Sắp tàn mới nói thật
Page 1 of 1 • Share
Sắp tàn mới nói thật
#VNTB “Điềm báo” ông Vũ Đức Đam sắp rời ghế phó thủ tướng?
“Con chim sắp chết kêu tiếng bi ai; con người sắp chết nói lời tốt lành” – Khổng Tử.
Nguyễn Nam
Với những gì mà ông Vũ Đức Đam vừa phát biểu trên cương vị phó thủ tướng, đượm ít nhiều cay đắng ở nghị trường Quốc hội hôm 28-10, cho thấy dường như sự nghiệp công hầu của ông sắp kết thúc, vì thường trong thể chế chính trị Việt Nam, đa phần khi rời chức tước, người ta mới nói lời thật lòng.
Xin được trích ở đây những phát biểu có vẻ ngoài thật lòng đó của phó thủ tướng Vũ Đức Đam mà báo chí nhà nước đã tường thuật với những lời dẫn trực tiếp.
Nhấn mạnh vấn đề tự chủ các đơn vị sự nghiệp công trong y tế, giáo dục, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói, đây là vấn đề “rất khó khăn từ nhiều năm nay”.
“Chúng ta đang làm khác thế giới và thực tế vừa qua chứng minh ta phải thay đổi theo xu thế thế giới” – Theo phó thủ tướng, trên thế giới, quản trị bệnh viện và trường học xuất phát từ yêu cầu chuyên môn, được phát huy tính tự chủ, sáng tạo của cơ sở, từ đó người ta được quyền tự chủ về bộ máy, về nhân sự, về đầu tư và về lương, về chi.
Trong khi đó, ở Việt Nam, vì thiếu tiền cho nên thiết kế tự chủ theo hướng lấy tài chính làm tiêu chí đầu tiên. Theo đó, nếu lo được hết cả chi đầu tư và chi thường xuyên thì mới cho tự chủ hoàn toàn. Ở mức thấp hơn, không lo được đầu tư, chỉ lo được được chi thường xuyên là tự chủ chi thường xuyên. Một mức nữa là tự chủ được một phần chi thường xuyên. Mức cuối cùng là không tự chủ được.
“Đây là phương pháp chúng ta đặt ra để quản lý các đơn vị sự nghiệp công lập. Chúng tôi vẫn nói với nhau đó là một khóa 4 nấc và 2 chìa”, ông Đam nói, và dẫn chứng: “Ở Đức, một đại học tự chủ thì ngân sách nhà nước vẫn lo 85%, còn ở chúng ta nếu ngân sách nhà nước còn lo thì không có tự chủ. Chúng tôi rất tha thiết là chúng ta sẽ phải thay đổi việc này”.
Tuy nhiên trong lần phát biểu giải trình ấy ở Quốc hội, ông Vũ Đức Đam rất khôn ngoan khi “chừa đường lui” cho chính mình khi ông nhấn mạnh đặc trưng của ngành giáo dục, y tế là “muốn có thành tích cũng phải nhiều năm, bất cập cũng nhiều năm mới bộc lộ, và khi bộc lộ thì thường cũng mất nhiều năm mới khắc phục được”.
Ông Đam mong muốn những vấn đề đặt ra sẽ được giải quyết song “cần phải có một thời gian dài mới khắc phục được triệt để”.
Quan sát những phát biểu được cho là “ruột gan” của phó thủ tướng Vũ Đức Đam, theo nhận xét của một nhà báo đang là thông tín viên của trang Việt Nam Thời Báo, thì dường như ông này đang tự biện minh cho sự thất bại trong chức trách của mình, hơn là cách hiểu con chim sắp chết kêu tiếng bi ai.
Vị nhà báo nói trên kể hồi cuối tháng 8 vừa qua, khi làm việc với quyền Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan, 2 bệnh viện công hàng đầu là Bạch Mai và K lần lượt xin dừng thí điểm tự chủ toàn diện sau 2 năm thực hiện.
Lý do xin dừng, theo lời của ông Dương Đức Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản lý bệnh viện Bạch Mai, “Chúng tôi chưa bao giờ được giao đủ điều kiện tự chủ. Ba điều kiện tự chủ là tự chủ về tổ chức bộ máy, tự chủ về giá và giao vốn để làm tự chủ, Bạch Mai chưa bao giờ được tự chủ. Bệnh viện đang tự chủ trên danh nghĩa”.
Như vậy nếu lý do của phía lãnh đạo bệnh viện Bạch Mai là đúng, cho thấy chức trách được phân công về y tế – giáo dục của phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã – nói theo ngôn ngữ tuyên giáo Đảng, đó là “không hoàn thành nhiệm vụ” kéo dài từ nhiệm kỳ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thủ tướng Phạm Minh Chính.
“Con chim sắp chết kêu tiếng bi ai; con người sắp chết nói lời tốt lành” – Khổng Tử.
Nguyễn Nam
Với những gì mà ông Vũ Đức Đam vừa phát biểu trên cương vị phó thủ tướng, đượm ít nhiều cay đắng ở nghị trường Quốc hội hôm 28-10, cho thấy dường như sự nghiệp công hầu của ông sắp kết thúc, vì thường trong thể chế chính trị Việt Nam, đa phần khi rời chức tước, người ta mới nói lời thật lòng.
Xin được trích ở đây những phát biểu có vẻ ngoài thật lòng đó của phó thủ tướng Vũ Đức Đam mà báo chí nhà nước đã tường thuật với những lời dẫn trực tiếp.
Nhấn mạnh vấn đề tự chủ các đơn vị sự nghiệp công trong y tế, giáo dục, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói, đây là vấn đề “rất khó khăn từ nhiều năm nay”.
“Chúng ta đang làm khác thế giới và thực tế vừa qua chứng minh ta phải thay đổi theo xu thế thế giới” – Theo phó thủ tướng, trên thế giới, quản trị bệnh viện và trường học xuất phát từ yêu cầu chuyên môn, được phát huy tính tự chủ, sáng tạo của cơ sở, từ đó người ta được quyền tự chủ về bộ máy, về nhân sự, về đầu tư và về lương, về chi.
Trong khi đó, ở Việt Nam, vì thiếu tiền cho nên thiết kế tự chủ theo hướng lấy tài chính làm tiêu chí đầu tiên. Theo đó, nếu lo được hết cả chi đầu tư và chi thường xuyên thì mới cho tự chủ hoàn toàn. Ở mức thấp hơn, không lo được đầu tư, chỉ lo được được chi thường xuyên là tự chủ chi thường xuyên. Một mức nữa là tự chủ được một phần chi thường xuyên. Mức cuối cùng là không tự chủ được.
“Đây là phương pháp chúng ta đặt ra để quản lý các đơn vị sự nghiệp công lập. Chúng tôi vẫn nói với nhau đó là một khóa 4 nấc và 2 chìa”, ông Đam nói, và dẫn chứng: “Ở Đức, một đại học tự chủ thì ngân sách nhà nước vẫn lo 85%, còn ở chúng ta nếu ngân sách nhà nước còn lo thì không có tự chủ. Chúng tôi rất tha thiết là chúng ta sẽ phải thay đổi việc này”.
Tuy nhiên trong lần phát biểu giải trình ấy ở Quốc hội, ông Vũ Đức Đam rất khôn ngoan khi “chừa đường lui” cho chính mình khi ông nhấn mạnh đặc trưng của ngành giáo dục, y tế là “muốn có thành tích cũng phải nhiều năm, bất cập cũng nhiều năm mới bộc lộ, và khi bộc lộ thì thường cũng mất nhiều năm mới khắc phục được”.
Ông Đam mong muốn những vấn đề đặt ra sẽ được giải quyết song “cần phải có một thời gian dài mới khắc phục được triệt để”.
Quan sát những phát biểu được cho là “ruột gan” của phó thủ tướng Vũ Đức Đam, theo nhận xét của một nhà báo đang là thông tín viên của trang Việt Nam Thời Báo, thì dường như ông này đang tự biện minh cho sự thất bại trong chức trách của mình, hơn là cách hiểu con chim sắp chết kêu tiếng bi ai.
Vị nhà báo nói trên kể hồi cuối tháng 8 vừa qua, khi làm việc với quyền Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan, 2 bệnh viện công hàng đầu là Bạch Mai và K lần lượt xin dừng thí điểm tự chủ toàn diện sau 2 năm thực hiện.
Lý do xin dừng, theo lời của ông Dương Đức Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản lý bệnh viện Bạch Mai, “Chúng tôi chưa bao giờ được giao đủ điều kiện tự chủ. Ba điều kiện tự chủ là tự chủ về tổ chức bộ máy, tự chủ về giá và giao vốn để làm tự chủ, Bạch Mai chưa bao giờ được tự chủ. Bệnh viện đang tự chủ trên danh nghĩa”.
Như vậy nếu lý do của phía lãnh đạo bệnh viện Bạch Mai là đúng, cho thấy chức trách được phân công về y tế – giáo dục của phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã – nói theo ngôn ngữ tuyên giáo Đảng, đó là “không hoàn thành nhiệm vụ” kéo dài từ nhiệm kỳ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thủ tướng Phạm Minh Chính.
_________________
8DonCo
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum