World Cup Qatar 2022: Argentinien vô địch
Page 2 of 2 • Share
Page 2 of 2 • 1, 2
Re: World Cup Qatar 2022: Argentinien vô địch
World Cup 2022: Các chú ngựa ô sẽ lên ngôi?
Hoàng Đ. Minh Long
10 tháng 12, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Cầu thủ Jawad El Yamiq của Moracco vui mừng khi đội nhà chiến thắng Bồ Đào Nha trong trận đấu ngày 10 Tháng Mười Hai (ảnh: Zhizhao Wu/Getty Images)
FIFA World Cup 2022 là giải mà các con ngựa ô sẽ hất đổ các đại gia để giành cúp vô địch? Hai con ngựa ô Croatia và Morocco đã tiễn chân các đại gia lớn về nước đón Giáng sinh sớm. Điều thú vị là hai đội này nằm chung bảng tại vòng bảng và nay cả hai đội đều lọt vào bán kết.
Trước khi World Cup 2022 khai mạc, chẳng ai nghĩ Morocco qua được vòng bảng chứ đừng nói lọt cẳng lọt giò vào bán kết. Tuy nhiên, họ đã tạo ra cơn địa chấn khi tống tiễn đội Bỉ, một trong những ứng viên nặng ký cho chức vô địch, với chiến thắng 2-0. Ở vòng hai, Morocco lại khiến người khổng lồ Tây Ban Nha vẫy chào tạm biệt Qatar, trong khi Tây Ban Nha là ứng viên còn nặng ký hơn cả Bỉ. Tây Ban Nha đại bại sau loạt đá luân lưu mà trong đó không cầu thủ nào của họ đá được vào lưới thủ môn Bono bên Morocco.
Có lẽ sự xuất sắc của thủ môn Bono đã làm Bồ Đào Nha, đối thủ của Morocco ở vòng tứ kết, phải lo lắng quyết phải tránh đá luân lưu. Do đó, vừa vào trận, Bồ Đào Nha tràn lên tấn công và làm chủ thế trận khi cầm bóng trên 60% trận đấu. Cũng như những trận đối đầu với các đại gia trước, Morocco phòng thủ chắc và phản công chớp nhoáng. Cuối hiệp một, một trong những pha phản công như vậy đã đem lại kết quả cho chú ngựa ô khi thủ môn Bồ Đào Nha phạm sai lầm, giúp cầu thủ Morocco, dù bị kèm bởi hai hậu vệ Bồ Đào Nha, đánh đầu ghi bàn thắng duy nhất trận đấu. Bồ Đào Nha buộc phải lên đường qui cố hương. Cần nhắc lại, sau năm trận kể từ đầu World Cup 2022, Morocco mới thủng lưới có một lần.
Với chiến thuật phòng ngự bê tông và phản công chớp nhoáng, Morocco (áo đỏ) đã hạ gục Bồ Đào Nha vốn được đánh giá mạnh hơn nhiều lần (ảnh: MB Media/Getty Images)
Một con ngựa ô khác cũng vào đến bán kết năm nay là Croatia. Cách đây bốn năm, World Cup 2018, chú ngựa ô này đã phi nước kiệu vào đến tận chung kết và cuối cùng chỉ chịu thua trước đội Pháp với tỉ số 2-4. Mùa World Cup 2018, Croatia cũng tập trung chơi phòng ngự để giữ hòa trước những người khổng lồ rồi chiến thắng đối phương ở lượt đá luân lưu. Croatia năm nay tiếp tục bổn cũ soạn lại. Ở vòng hai, Croatia lội ngược dòng khi bị thua Nhật trước, nhưng sau đó thắng các chiến binh Phù Tang bằng loạt đại bác luân lưu.
Trong trận tứ kết gặp ứng cử viên số một Brazil, Croatia vẫn soạn lại bổn cũ như thể đó là chiến pháp thuần thục hiệu quả nhất của họ. Kết quả, họ cầm chân được Brazil với tỉ số 0-0 trong giờ thi đấu chính thức. Trong hiệp phụ thứ nhất, Brazil ghi bàn trước với sự tỏa sáng của Neymar.
Tưởng “xong phim” rồi. Ai dè, đời có ai học được chữ ngờ. Thiên hạ hay nói vậy. Gần hết hiệp phụ thứ hai, bất ngờ, trước những cái há hốc mồm kinh ngạc của cổ động viên Brazil lẫn cổ động viên nhà, Croatia vùng lên gỡ hòa. Cầu trường nổ tung. Thế cục bị rơi vào sự chẳng đặng đừng: Số phận được quyết định trên chấm phạt đền. Với kinh nghiệm ba trận đá luân lưu năm 2018 và trận luân lưu với Nhật ở vòng hai World Cup 2022, Croatia cuối cùng nhấn chìm niềm kiêu hãnh Brazil. Đội áo vàng tức tưởi. Neymar chùi lệ.
Cầu thủ Neymar của Brazil buồn bã với sự thất bại trước Croatia trong trận ngày 9 Tháng Mười Hai (ảnh: Meng Yongmin/Xinhua via Getty Images)
Bây giờ, Croatia đối đầu với một người khổng lồ khác là Argentina, trong trận bán kết ngày 13 Tháng Mười Hai; trong khi Morocco đụng trán gà trống Gauloises ngày 14 Tháng Mười Hai. Cục diện sẽ ra sao?
Đội Argentina đá với đội hình 3-5-2 thiên về tấn công. Đây là đội hình được cựu huấn luyện viên tuyển Pháp hồi thập niên 1980, Michel Hildango, phát minh và đem lại khá nhiều thành công cho Pháp. Theo truyền thống, các đội thường đá với đội hình 4-3-3 hay 4-4-2 (đây là đội hình Brazil sử dụng từ xưa đến nay).
Huấn luyện viên Hildango cho rằng hầu hết pha tranh cướp bóng giữa hai đội thường xảy ra giữa sân và đội nào nhỉnh chân nhỉnh cẳng hơn ở khu vực đó sẽ có ưu thế chiến thắng. Ông rút bớt một hậu vệ và một tiền đạo ra khỏi đội hình 4-3-3 và thay vào đó tăng cường hai tiền vệ để cho ra đời đội hình 3-5-2. Sự thành công sơ đồ 3-5-2 của Pháp đã được các nước như Đan Mạch hay Bồ Đào Nha sao chép và mang đến cho người xem những trận đấu đẹp mắt bùng nổ cầu trường.
Gauloises Pháp có thể ôm cúp vô địch lần thứ ba? (ảnh: Chris Brunskill/Fantasista/Getty Images)
Ngày nay Argentina cũng sử dụng đội hình 3-5-2, cộng thêm thiên tài Messi với những đường lừa banh lắt léo siêu đẹp cống hiến cho hàng triệu khán giả những giây phút như lạc lên cõi thần tiên. Tuy nhiên, vì chỉ có ba hậu vệ, sơ đồ 3-5-2 dễ bị các đội chơi phòng thủ chắc, phản công nhanh như Croatia phá trận.
Phần mình, Pháp có dàn tấn công với các cây đại pháo Mbappé (đang dẫn đầu giải vua phá lưới World Cup 2022 với năm bàn) và Giroud (hiện xếp thứ hai với bốn bàn). Gauloises rất đồng đều ở cả ba tuyến với đội hình nhiều sao. Tuy nhiên, Pháp đôi lúc quá tự tin, tỏ ra khinh thường đối thủ.
Trong khi đó, Morocco, như nói ở trên, là đội phòng thủ hay nhất giải và chỉ mới bị thủng lưới một bàn. Liệu dàn tấn công sắc bén của Pháp có đâm thủng được hàng phòng ngự kiên cường của thuộc địa cũ Morocco? Liệu Pháp có rơi vào sai lầm mà Bồ Đào Nha đã phạm ở tứ kết khi nôn nóng muốn thắng trong giờ đấu chính thức để rồi lãnh thua ngọt sớt?
Croatia – “nhỏ nhưng có võ” – (ảnh: Lan Hongguang/Xinhua via Getty Images)
Tóm lại, cả Croatia và Morocco đều có chiến thuật rõ ràng: Phòng thủ chặt như bê tông và phản công nhanh như hỏa tiễn. Họ có cùng chiến thuật: Cầm chân càng lâu càng tốt để đưa đối phương vào cuộc đấu cân não trong đó ai yếu bóng vía thì “lên đường”: Đó là đấu súng trực tiếp, bắn từng phát một. Mà thói thường “đội lớn” thì bị áp lực lớn, cho nên đấu súng từng phát luôn dễ bắn hụt; trong khi “đội nhỏ” – với tâm lý nhẹ nhàng chẳng có gì để mất – thì “sút đại” cũng trúng. Kể cả thủ môn cũng vậy. Thủ môn “đội lớn” thường dễ bị khớp và “chụp ếch”.
Liệu Croatia có thể, một lần nữa, khiến bản tango Argentina trở nên lạc điệu; và Morocco có thể buộc cho gà trống Gauloises Pháp im tiếng gáy? Dù biết dự đoán kết quả bóng đá chẳng khác gì xem mu rùa xủ quẻ, người viết cũng xin một phen thử làm thầy bói. Gauloises Pháp sẽ có đủ bản lĩnh để kìm Morocco tại bán kết; trong khi đó, Argentina có thể thất thủ trước Croatia vốn ngày càng hiển hiện dáng dấp những chiến binh vừa dũng mãnh vừa lì lợm.
Do đó, trận Chung kết 2022 ngày 18 Tháng Mười Hai sẽ là màn tái ngộ Pháp và Croatia, như trận Chung kết World Cup 2018. Cách đây bốn năm, Pháp thắng Croatia 4-2. Năm nay, không biết tỉ số như thế nào nhưng Pháp một lần nữa lại chiến thắng và gà trống Gauloises sẽ nâng chiếc cúp vô địch lần thứ ba.
Hoàng Đ. Minh Long
10 tháng 12, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Cầu thủ Jawad El Yamiq của Moracco vui mừng khi đội nhà chiến thắng Bồ Đào Nha trong trận đấu ngày 10 Tháng Mười Hai (ảnh: Zhizhao Wu/Getty Images)
FIFA World Cup 2022 là giải mà các con ngựa ô sẽ hất đổ các đại gia để giành cúp vô địch? Hai con ngựa ô Croatia và Morocco đã tiễn chân các đại gia lớn về nước đón Giáng sinh sớm. Điều thú vị là hai đội này nằm chung bảng tại vòng bảng và nay cả hai đội đều lọt vào bán kết.
Trước khi World Cup 2022 khai mạc, chẳng ai nghĩ Morocco qua được vòng bảng chứ đừng nói lọt cẳng lọt giò vào bán kết. Tuy nhiên, họ đã tạo ra cơn địa chấn khi tống tiễn đội Bỉ, một trong những ứng viên nặng ký cho chức vô địch, với chiến thắng 2-0. Ở vòng hai, Morocco lại khiến người khổng lồ Tây Ban Nha vẫy chào tạm biệt Qatar, trong khi Tây Ban Nha là ứng viên còn nặng ký hơn cả Bỉ. Tây Ban Nha đại bại sau loạt đá luân lưu mà trong đó không cầu thủ nào của họ đá được vào lưới thủ môn Bono bên Morocco.
Có lẽ sự xuất sắc của thủ môn Bono đã làm Bồ Đào Nha, đối thủ của Morocco ở vòng tứ kết, phải lo lắng quyết phải tránh đá luân lưu. Do đó, vừa vào trận, Bồ Đào Nha tràn lên tấn công và làm chủ thế trận khi cầm bóng trên 60% trận đấu. Cũng như những trận đối đầu với các đại gia trước, Morocco phòng thủ chắc và phản công chớp nhoáng. Cuối hiệp một, một trong những pha phản công như vậy đã đem lại kết quả cho chú ngựa ô khi thủ môn Bồ Đào Nha phạm sai lầm, giúp cầu thủ Morocco, dù bị kèm bởi hai hậu vệ Bồ Đào Nha, đánh đầu ghi bàn thắng duy nhất trận đấu. Bồ Đào Nha buộc phải lên đường qui cố hương. Cần nhắc lại, sau năm trận kể từ đầu World Cup 2022, Morocco mới thủng lưới có một lần.
Với chiến thuật phòng ngự bê tông và phản công chớp nhoáng, Morocco (áo đỏ) đã hạ gục Bồ Đào Nha vốn được đánh giá mạnh hơn nhiều lần (ảnh: MB Media/Getty Images)
Một con ngựa ô khác cũng vào đến bán kết năm nay là Croatia. Cách đây bốn năm, World Cup 2018, chú ngựa ô này đã phi nước kiệu vào đến tận chung kết và cuối cùng chỉ chịu thua trước đội Pháp với tỉ số 2-4. Mùa World Cup 2018, Croatia cũng tập trung chơi phòng ngự để giữ hòa trước những người khổng lồ rồi chiến thắng đối phương ở lượt đá luân lưu. Croatia năm nay tiếp tục bổn cũ soạn lại. Ở vòng hai, Croatia lội ngược dòng khi bị thua Nhật trước, nhưng sau đó thắng các chiến binh Phù Tang bằng loạt đại bác luân lưu.
Trong trận tứ kết gặp ứng cử viên số một Brazil, Croatia vẫn soạn lại bổn cũ như thể đó là chiến pháp thuần thục hiệu quả nhất của họ. Kết quả, họ cầm chân được Brazil với tỉ số 0-0 trong giờ thi đấu chính thức. Trong hiệp phụ thứ nhất, Brazil ghi bàn trước với sự tỏa sáng của Neymar.
Tưởng “xong phim” rồi. Ai dè, đời có ai học được chữ ngờ. Thiên hạ hay nói vậy. Gần hết hiệp phụ thứ hai, bất ngờ, trước những cái há hốc mồm kinh ngạc của cổ động viên Brazil lẫn cổ động viên nhà, Croatia vùng lên gỡ hòa. Cầu trường nổ tung. Thế cục bị rơi vào sự chẳng đặng đừng: Số phận được quyết định trên chấm phạt đền. Với kinh nghiệm ba trận đá luân lưu năm 2018 và trận luân lưu với Nhật ở vòng hai World Cup 2022, Croatia cuối cùng nhấn chìm niềm kiêu hãnh Brazil. Đội áo vàng tức tưởi. Neymar chùi lệ.
Cầu thủ Neymar của Brazil buồn bã với sự thất bại trước Croatia trong trận ngày 9 Tháng Mười Hai (ảnh: Meng Yongmin/Xinhua via Getty Images)
Bây giờ, Croatia đối đầu với một người khổng lồ khác là Argentina, trong trận bán kết ngày 13 Tháng Mười Hai; trong khi Morocco đụng trán gà trống Gauloises ngày 14 Tháng Mười Hai. Cục diện sẽ ra sao?
Đội Argentina đá với đội hình 3-5-2 thiên về tấn công. Đây là đội hình được cựu huấn luyện viên tuyển Pháp hồi thập niên 1980, Michel Hildango, phát minh và đem lại khá nhiều thành công cho Pháp. Theo truyền thống, các đội thường đá với đội hình 4-3-3 hay 4-4-2 (đây là đội hình Brazil sử dụng từ xưa đến nay).
Huấn luyện viên Hildango cho rằng hầu hết pha tranh cướp bóng giữa hai đội thường xảy ra giữa sân và đội nào nhỉnh chân nhỉnh cẳng hơn ở khu vực đó sẽ có ưu thế chiến thắng. Ông rút bớt một hậu vệ và một tiền đạo ra khỏi đội hình 4-3-3 và thay vào đó tăng cường hai tiền vệ để cho ra đời đội hình 3-5-2. Sự thành công sơ đồ 3-5-2 của Pháp đã được các nước như Đan Mạch hay Bồ Đào Nha sao chép và mang đến cho người xem những trận đấu đẹp mắt bùng nổ cầu trường.
Gauloises Pháp có thể ôm cúp vô địch lần thứ ba? (ảnh: Chris Brunskill/Fantasista/Getty Images)
Ngày nay Argentina cũng sử dụng đội hình 3-5-2, cộng thêm thiên tài Messi với những đường lừa banh lắt léo siêu đẹp cống hiến cho hàng triệu khán giả những giây phút như lạc lên cõi thần tiên. Tuy nhiên, vì chỉ có ba hậu vệ, sơ đồ 3-5-2 dễ bị các đội chơi phòng thủ chắc, phản công nhanh như Croatia phá trận.
Phần mình, Pháp có dàn tấn công với các cây đại pháo Mbappé (đang dẫn đầu giải vua phá lưới World Cup 2022 với năm bàn) và Giroud (hiện xếp thứ hai với bốn bàn). Gauloises rất đồng đều ở cả ba tuyến với đội hình nhiều sao. Tuy nhiên, Pháp đôi lúc quá tự tin, tỏ ra khinh thường đối thủ.
Trong khi đó, Morocco, như nói ở trên, là đội phòng thủ hay nhất giải và chỉ mới bị thủng lưới một bàn. Liệu dàn tấn công sắc bén của Pháp có đâm thủng được hàng phòng ngự kiên cường của thuộc địa cũ Morocco? Liệu Pháp có rơi vào sai lầm mà Bồ Đào Nha đã phạm ở tứ kết khi nôn nóng muốn thắng trong giờ đấu chính thức để rồi lãnh thua ngọt sớt?
Croatia – “nhỏ nhưng có võ” – (ảnh: Lan Hongguang/Xinhua via Getty Images)
Tóm lại, cả Croatia và Morocco đều có chiến thuật rõ ràng: Phòng thủ chặt như bê tông và phản công nhanh như hỏa tiễn. Họ có cùng chiến thuật: Cầm chân càng lâu càng tốt để đưa đối phương vào cuộc đấu cân não trong đó ai yếu bóng vía thì “lên đường”: Đó là đấu súng trực tiếp, bắn từng phát một. Mà thói thường “đội lớn” thì bị áp lực lớn, cho nên đấu súng từng phát luôn dễ bắn hụt; trong khi “đội nhỏ” – với tâm lý nhẹ nhàng chẳng có gì để mất – thì “sút đại” cũng trúng. Kể cả thủ môn cũng vậy. Thủ môn “đội lớn” thường dễ bị khớp và “chụp ếch”.
Liệu Croatia có thể, một lần nữa, khiến bản tango Argentina trở nên lạc điệu; và Morocco có thể buộc cho gà trống Gauloises Pháp im tiếng gáy? Dù biết dự đoán kết quả bóng đá chẳng khác gì xem mu rùa xủ quẻ, người viết cũng xin một phen thử làm thầy bói. Gauloises Pháp sẽ có đủ bản lĩnh để kìm Morocco tại bán kết; trong khi đó, Argentina có thể thất thủ trước Croatia vốn ngày càng hiển hiện dáng dấp những chiến binh vừa dũng mãnh vừa lì lợm.
Do đó, trận Chung kết 2022 ngày 18 Tháng Mười Hai sẽ là màn tái ngộ Pháp và Croatia, như trận Chung kết World Cup 2018. Cách đây bốn năm, Pháp thắng Croatia 4-2. Năm nay, không biết tỉ số như thế nào nhưng Pháp một lần nữa lại chiến thắng và gà trống Gauloises sẽ nâng chiếc cúp vô địch lần thứ ba.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: World Cup Qatar 2022: Argentinien vô địch
Cà kê sân cỏ Qatar
Ian Bùi
12 tháng 12, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Huấn luyện viên Walid Regragui của đội Morocco được các cầu thủ công kênh sau chiến thắng trước Bồ Đào Nha ngày 10 Tháng Mười Hai (ảnh: Harry Langer/DeFodi Images via Getty Images)
Sau trận thắng chấn động địa cầu của Ma-rốc (Morocco) trước đội Bồ Đào Nha với tỉ số 1-0, vô số các nhà bình luận viên đã không tiếc lời khen ngợi đoàn sư tử đến từ rặng núi Atlas. Nhưng có lẽ không ai tả chiến thắng lịch sử ấy ngắn gọn nhưng đầy đủ và nên thơ bằng Peter Drury, bình luận viên người Anh được xem như Huyền Vũ của Premier League hiện làm việc cho đài CBS của Mỹ:
“Drink it in Casablanca, relish it Rabat, this is your night. See it from atop the Atlas Mountains, all above the Marrakesh express, a night Morocco will never forget.”
Uống cạn đi em, Casablanca. Nếm kỹ đi anh, Rabat. Tối hôm nay thuộc về các bạn. Hãy đứng từ trên cao đỉnh núi Atlas, nhìn xuống thiết lộ Marrakesh Express, trong một đêm Ma-rốc không bao giờ quên.
CASABLANCA
Casablanca là thành phố lớn nhất Ma-rốc. Nổi tiếng với bộ phim bất hủ “Casablanca” (1942) đoạt bốn giải Oscar, kể cả Best Picture và Best Actor cho Humphrey Bogart. Bối cảnh là Ma-rốc thời Đệ Nhị Thế Chiến đang bị Nazi làm chủ sau khi nước Pháp bị Đức chiếm đóng. Thời đó Ma-rốc còn đang bị/được Pháp và Tây Ban Nha chia ra để “bảo hộ”. Tây Ban Nha lãnh hai vùng đất nhỏ phía Bắc bên bờ biển Địa Trung Hải và phía Nam giáp ranh sa mạc Sahara. Pháp chiếm phần mập nhất ở giữa với hai thành phố quan trọng là cảng biển Casablanca và thủ đô Rabat.
Màn đáng nhớ nhất trong phim – và cũng liên quan đến giải World Cup năm nay ở Doha, là cảnh Pháp kiều trong quán nhậu (và ổ cờ bạc) “Rick’s Café Americain” đồng thanh hát bản quốc ca “La Marseillaise” để át tiếng hát hò của một đám sĩ quan Đức. Sắp tới đây, “La Marseillaise” sẽ được cất lên giữa sa mạc Qatar kèm theo bản quốc ca của Ma-rốc, kể từ khi dân tộc Berber ngoan cường này giành được độc lập từ Pháp và Tây Ban Nha năm 1952.
Thắng sướng quá, cười đã ghê (cầu thủ Youssef En-Nesyri của Morocco sau chiến thắng trước Bồ Đào Nha ngày 10 Tháng Mười Hai – Harry Langer/DeFodi Images via Getty Images)
Người Berber, như ta biết, là một dân tộc theo đạo Hồi từng một thời làm mưa làm gió trên bán đảo Iberia (Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ngày nay), và đã tiến quân lên đến tận Toulon (Pháp). Lần này đội banh của họ lần lượt hạ thủ Spain rồi đến Portugal để đối đầu với France trong một cuộc thư hùng mang đầy kịch tính của lịch sử. Khán giả ở Qatar, tuyệt đại đa số theo đạo Hồi, chắc chắn sẽ ủng hộ Ma-rốc đến khản cổ.
THE DARK HORSE
Các nhà phân tích thể thao gọi đội tuyển Morocco là “dark horse.” Nhiều bài báo ở Việt Nam dịch là “ngựa ô.” Vào Google tra tiếng Hán thấy dịch “dark horse” là “hắc mã”. Cả hai đều sai, vì chữ “dark” ở đây tuy nghĩa đen là “tối” nhưng bản thân con ngựa không hẳn phải là màu đen mà có thể là bất cứ màu nào (giống ngựa chỉ có bốn màu lông).
“Dark horse” có nghĩa là con ngựa không ai để ý vì nghĩ nó không giỏi đủ để thắng. Ngày xưa nó đến từ trò đua ngựa. “Dark horse” xuất hiện trong sách in lần đầu trong quyển “The Young Duke” (1831) của tiểu thuyết gia Benjamin Disraeli (về sau lên làm Thủ tướng Anh).
Chữ này ngày nay được dùng chủ yếu trong các cuộc bầu cử nhiều hơn là đua ngựa, ám chỉ một ứng cử viên ít nổi tiếng nhưng lại có cơ hội thắng bất ngờ. Từ thập niên 1840 đến nay, danh sách các ứng cử viên tổng thống Mỹ được cho là “dark horse candidate” nhưng lại thắng bất ngờ phải nói là khá dài:
James Polk (1844); Franklin Pierce (1852); Abraham Lincoln (1860); Rutherford B. Hayes (1876); James Garfield (1880); Warren Harding (1920); Harry Truman (1948); Jimmy Carter (1976); Barack Obama (2008); và Donald Trump (2016).
Dựa theo đó, cách dịch sát nghĩa và dễ nghe nhất cho chữ “dark horse” có lẽ là “ngựa về ngược.”
UNDERDOG
Trong trận bán kết France vs Morocco sắp tới, hầu hết ai cũng cho Morocco là “underdog” – tức xác suất thua nhiều hơn thắng. Chữ này cũng đến từ giữa thế kỷ 19, dùng trong các trận chọi chó. Con chó thắng được gọi là “Top Dog,” con nào thua bị gọi là “Under Dog.”
Theo thời gian, “underdog” được dùng một cách rộng rãi hơn – từ thể thao cho đến chính trị cũng như bất cứ các cuộc tranh tài nào mà một bên có thế thượng phong rõ rệt. Tâm lý ủng hộ phe “underdog” cũng khá phổ biến, chẳng hạn như trong cuộc chiến bất xứng giữa Nga và Ukraine.
Underdog Croatia đã quật đổ tượng đài Brazil ngày 9 Tháng Mười Hai (ảnh: Laurence Griffiths/Getty Images)
Trong môn đá gà ở miền Tây có chữ “kèo trên” và “kèo dưới” cũng khá tương đương với “top dog” và “underdog”. Kèo trên còn gọi là kèo chấp, tức bắt độ con gà được cho là mạnh hơn. Cách chấp tiền gà chọi có “đá gà ăn 1” – tức bỏ ra 10 đồng thắng 1 đồng nếu con gà kia quá yếu, cho đến “đá gà ăn 9” khi thực lực hai bên khá ngang ngửa.
Trong trận France vs Morocco thì dĩ nhiên chú gà Gaulois nắm kèo trên rồi, vấn đề là chấp 10 ăn mấy mà thôi. Người viết tuy là dân ghiền thể thao nhưng không rành cá độ, nên xin dành chuyện đó cho các bậc cao nhân xử trí.
MARRAKESH EXPRESS
Nói đến gà chó tưởng cũng nên nhắc chút đỉnh đến tuyến xe lửa mà BLV Peter Drury nhắc đến ở đầu bài. “Marrakesh Express” là tựa một bản nhạc pop khá nổi tiếng của nhạc sĩ Graham Nash vào thập niên 1960. Nash khởi thủy là thành viên ban The Hollies, sau ra riêng và lập ban nhạc Crosby, Stills, Nash & Young.
Trong một chuyến du lịch sang Phi châu, Nash bắt chuyến tàu từ thành phố Marrakesh đến Casablanca. Ban đầu anh ngồi toa thượng hạng nhưng cảm thấy chán vì mấy mụ tóc xanh – “ladies in green hair”, nói toàn chuyện trên trời dưới đất. Nash bèn mò ra phía sau để ngồi chung với đám người bình dân cùng bầy gia súc họ mang theo lên tàu. Nhờ vậy mà Nash mới có cảm hứng soạn bài nhạc bất hủ ấy. Nó mở đầu với những ca từ tả chân hết sức bình thường nhưng đậm đặc chất thơ:
Looking at the world through the sunset in your eyes
Traveling the train through clear Moroccan skies
Ducks and pigs and chickens call
Animal carpet wall-to-wall…
Peter Drury (Twitter)
Bài nhạc được chơi trước công chúng lần đầu tại đại nhạc hội Woodstock năm 1969 và leo lên đến hạng 28 trên bảng Billboard Hot 100. Tuy nó không thành công như nhiều bài nhạc khác của Crosby, Stills, Nash & Young, nhưng “Marrakesh Express” đã trở thành một dấu ấn văn hóa và biến tuyến đường sắt Marrakesh-Casablanca thành một điểm du lịch không thể bỏ qua khi viếng thăm đất nước của người Moor kiên cường.
Peter Drury tỏ ra không những hiểu biết về đá banh mà còn rành địa lý và âm nhạc. Làm bình luận viên bóng đá ít ra phải vậy chớ!
Ian Bùi
12 tháng 12, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Huấn luyện viên Walid Regragui của đội Morocco được các cầu thủ công kênh sau chiến thắng trước Bồ Đào Nha ngày 10 Tháng Mười Hai (ảnh: Harry Langer/DeFodi Images via Getty Images)
Sau trận thắng chấn động địa cầu của Ma-rốc (Morocco) trước đội Bồ Đào Nha với tỉ số 1-0, vô số các nhà bình luận viên đã không tiếc lời khen ngợi đoàn sư tử đến từ rặng núi Atlas. Nhưng có lẽ không ai tả chiến thắng lịch sử ấy ngắn gọn nhưng đầy đủ và nên thơ bằng Peter Drury, bình luận viên người Anh được xem như Huyền Vũ của Premier League hiện làm việc cho đài CBS của Mỹ:
“Drink it in Casablanca, relish it Rabat, this is your night. See it from atop the Atlas Mountains, all above the Marrakesh express, a night Morocco will never forget.”
Uống cạn đi em, Casablanca. Nếm kỹ đi anh, Rabat. Tối hôm nay thuộc về các bạn. Hãy đứng từ trên cao đỉnh núi Atlas, nhìn xuống thiết lộ Marrakesh Express, trong một đêm Ma-rốc không bao giờ quên.
CASABLANCA
Casablanca là thành phố lớn nhất Ma-rốc. Nổi tiếng với bộ phim bất hủ “Casablanca” (1942) đoạt bốn giải Oscar, kể cả Best Picture và Best Actor cho Humphrey Bogart. Bối cảnh là Ma-rốc thời Đệ Nhị Thế Chiến đang bị Nazi làm chủ sau khi nước Pháp bị Đức chiếm đóng. Thời đó Ma-rốc còn đang bị/được Pháp và Tây Ban Nha chia ra để “bảo hộ”. Tây Ban Nha lãnh hai vùng đất nhỏ phía Bắc bên bờ biển Địa Trung Hải và phía Nam giáp ranh sa mạc Sahara. Pháp chiếm phần mập nhất ở giữa với hai thành phố quan trọng là cảng biển Casablanca và thủ đô Rabat.
Màn đáng nhớ nhất trong phim – và cũng liên quan đến giải World Cup năm nay ở Doha, là cảnh Pháp kiều trong quán nhậu (và ổ cờ bạc) “Rick’s Café Americain” đồng thanh hát bản quốc ca “La Marseillaise” để át tiếng hát hò của một đám sĩ quan Đức. Sắp tới đây, “La Marseillaise” sẽ được cất lên giữa sa mạc Qatar kèm theo bản quốc ca của Ma-rốc, kể từ khi dân tộc Berber ngoan cường này giành được độc lập từ Pháp và Tây Ban Nha năm 1952.
Thắng sướng quá, cười đã ghê (cầu thủ Youssef En-Nesyri của Morocco sau chiến thắng trước Bồ Đào Nha ngày 10 Tháng Mười Hai – Harry Langer/DeFodi Images via Getty Images)
Người Berber, như ta biết, là một dân tộc theo đạo Hồi từng một thời làm mưa làm gió trên bán đảo Iberia (Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ngày nay), và đã tiến quân lên đến tận Toulon (Pháp). Lần này đội banh của họ lần lượt hạ thủ Spain rồi đến Portugal để đối đầu với France trong một cuộc thư hùng mang đầy kịch tính của lịch sử. Khán giả ở Qatar, tuyệt đại đa số theo đạo Hồi, chắc chắn sẽ ủng hộ Ma-rốc đến khản cổ.
THE DARK HORSE
Các nhà phân tích thể thao gọi đội tuyển Morocco là “dark horse.” Nhiều bài báo ở Việt Nam dịch là “ngựa ô.” Vào Google tra tiếng Hán thấy dịch “dark horse” là “hắc mã”. Cả hai đều sai, vì chữ “dark” ở đây tuy nghĩa đen là “tối” nhưng bản thân con ngựa không hẳn phải là màu đen mà có thể là bất cứ màu nào (giống ngựa chỉ có bốn màu lông).
“Dark horse” có nghĩa là con ngựa không ai để ý vì nghĩ nó không giỏi đủ để thắng. Ngày xưa nó đến từ trò đua ngựa. “Dark horse” xuất hiện trong sách in lần đầu trong quyển “The Young Duke” (1831) của tiểu thuyết gia Benjamin Disraeli (về sau lên làm Thủ tướng Anh).
Chữ này ngày nay được dùng chủ yếu trong các cuộc bầu cử nhiều hơn là đua ngựa, ám chỉ một ứng cử viên ít nổi tiếng nhưng lại có cơ hội thắng bất ngờ. Từ thập niên 1840 đến nay, danh sách các ứng cử viên tổng thống Mỹ được cho là “dark horse candidate” nhưng lại thắng bất ngờ phải nói là khá dài:
James Polk (1844); Franklin Pierce (1852); Abraham Lincoln (1860); Rutherford B. Hayes (1876); James Garfield (1880); Warren Harding (1920); Harry Truman (1948); Jimmy Carter (1976); Barack Obama (2008); và Donald Trump (2016).
Dựa theo đó, cách dịch sát nghĩa và dễ nghe nhất cho chữ “dark horse” có lẽ là “ngựa về ngược.”
UNDERDOG
Trong trận bán kết France vs Morocco sắp tới, hầu hết ai cũng cho Morocco là “underdog” – tức xác suất thua nhiều hơn thắng. Chữ này cũng đến từ giữa thế kỷ 19, dùng trong các trận chọi chó. Con chó thắng được gọi là “Top Dog,” con nào thua bị gọi là “Under Dog.”
Theo thời gian, “underdog” được dùng một cách rộng rãi hơn – từ thể thao cho đến chính trị cũng như bất cứ các cuộc tranh tài nào mà một bên có thế thượng phong rõ rệt. Tâm lý ủng hộ phe “underdog” cũng khá phổ biến, chẳng hạn như trong cuộc chiến bất xứng giữa Nga và Ukraine.
Underdog Croatia đã quật đổ tượng đài Brazil ngày 9 Tháng Mười Hai (ảnh: Laurence Griffiths/Getty Images)
Trong môn đá gà ở miền Tây có chữ “kèo trên” và “kèo dưới” cũng khá tương đương với “top dog” và “underdog”. Kèo trên còn gọi là kèo chấp, tức bắt độ con gà được cho là mạnh hơn. Cách chấp tiền gà chọi có “đá gà ăn 1” – tức bỏ ra 10 đồng thắng 1 đồng nếu con gà kia quá yếu, cho đến “đá gà ăn 9” khi thực lực hai bên khá ngang ngửa.
Trong trận France vs Morocco thì dĩ nhiên chú gà Gaulois nắm kèo trên rồi, vấn đề là chấp 10 ăn mấy mà thôi. Người viết tuy là dân ghiền thể thao nhưng không rành cá độ, nên xin dành chuyện đó cho các bậc cao nhân xử trí.
MARRAKESH EXPRESS
Nói đến gà chó tưởng cũng nên nhắc chút đỉnh đến tuyến xe lửa mà BLV Peter Drury nhắc đến ở đầu bài. “Marrakesh Express” là tựa một bản nhạc pop khá nổi tiếng của nhạc sĩ Graham Nash vào thập niên 1960. Nash khởi thủy là thành viên ban The Hollies, sau ra riêng và lập ban nhạc Crosby, Stills, Nash & Young.
Trong một chuyến du lịch sang Phi châu, Nash bắt chuyến tàu từ thành phố Marrakesh đến Casablanca. Ban đầu anh ngồi toa thượng hạng nhưng cảm thấy chán vì mấy mụ tóc xanh – “ladies in green hair”, nói toàn chuyện trên trời dưới đất. Nash bèn mò ra phía sau để ngồi chung với đám người bình dân cùng bầy gia súc họ mang theo lên tàu. Nhờ vậy mà Nash mới có cảm hứng soạn bài nhạc bất hủ ấy. Nó mở đầu với những ca từ tả chân hết sức bình thường nhưng đậm đặc chất thơ:
Looking at the world through the sunset in your eyes
Traveling the train through clear Moroccan skies
Ducks and pigs and chickens call
Animal carpet wall-to-wall…
Peter Drury (Twitter)
Bài nhạc được chơi trước công chúng lần đầu tại đại nhạc hội Woodstock năm 1969 và leo lên đến hạng 28 trên bảng Billboard Hot 100. Tuy nó không thành công như nhiều bài nhạc khác của Crosby, Stills, Nash & Young, nhưng “Marrakesh Express” đã trở thành một dấu ấn văn hóa và biến tuyến đường sắt Marrakesh-Casablanca thành một điểm du lịch không thể bỏ qua khi viếng thăm đất nước của người Moor kiên cường.
Peter Drury tỏ ra không những hiểu biết về đá banh mà còn rành địa lý và âm nhạc. Làm bình luận viên bóng đá ít ra phải vậy chớ!
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: World Cup Qatar 2022: Argentinien vô địch
BBC News, Tiếng Việt
World Cup: Gareth Southgate chưa quyết về tương lai sau trận Anh bị loại
Southgate NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
HLV Southgate ra sân an ủi các cầu thủ của mình sau trận thua Pháp ở tứ kết World Cup, ngày 10/11/2022
12.12.2022
Huấn luyện viên đội tuyển bóng đá quốc gia xứ Anh, Gareth Southgate, nói rằng ông "băn khoăn" về tương lai của mình, và "cảm nhận rõ phần lớn khó khăn trong 18 tháng qua".
Đội bóng của Southgate đã bị loại khỏi World Cup 2022 vào thứ Bảy, khi để thua Pháp 1-2 ở tứ kết.
Sau đó, ông ấy nói rằng ông sẽ "xem xét và suy nghĩ" trước khi quyết định có tiếp tục vai trò của mình hay không.
“Tôi không muốn sau 4, 5 tháng nữa nghĩ lại thì thấy mình đã chọn sai,” HLV 52 tuổi nói thêm.
"Điều đó quá quan trọng đối với mọi người để có thể quyết định sai."
Các báo Anh tin rằng ông khó trụ lại để dẫn dắt tuyển Anh vào Giải Euro 2024.
Southgate, người được bổ nhiệm vào tháng 10/ 2016, đã dẫn dắt đội tuyển Anh đến bán kết World Cup 2018 và trận chung kết Giải vô địch châu Âu đầu tiên vào năm 2021.
Ông đã thắng 6 trận đấu loại trực tiếp ở các giải đấu lớn với tư cách là HLV của Tam Sư - bằng số trận thắng của đội tuyển Anh trong 48 năm trước khi ông nắm quyền.
Tuy nhiên, Anh đã tham dự World Cup Qatar sau khi xuống hạng từ tại UEFA Nations League sau ba trận thua và ba trận hòa.
Một trong những trận thua đó là trận thua 0-4 trước Hungary vào tháng 6 tại Molineux, trong trận đấu đó các cổ động viên Anh đã hét vào mặt huấn luyện viên: "Ông không biết mình đang làm gì đâu."
“Tôi thấy phần lớn thời gian trong 18 tháng qua là khó khăn," Southgate, có hợp đồng đến tháng 12/2024, nói.
"Đối với mọi thứ mà tôi yêu thích trong vài tuần qua, tôi vẫn hiểu mọi thứ đã diễn ra như thế nào trong 18 tháng - những gì đã được nói và những gì đã được viết, cái đêm ở Wolves.
"Có rất nhiều thứ trong đầu tôi thực sự mâu thuẫn vào lúc này, vì vậy điều tôi muốn chắc chắn rằng, nếu ở lại là điều đúng đắn, thì tôi chắc chắn có đủ năng lượng để làm điều đó."
Southgate đã giành chiến thắng 49 trong số 81 trận dẫn dắt đội tuyển Anh, với trận thua Pháp hôm thứ Bảy là trận thứ 14 của ông. Tỷ lệ thắng của ông ấy là 60,49%, xếp thứ tư trong số các HLV đội tuyển Anh.
Đội bóng của ông đã chịu thất bại 1-2 trước Croatia trong trận bán kết World Cup 2018 ở Nga sau khi dẫn trước 1-0, và Anh đã bị Ý đánh bại trên chấm phạt đền trong trận chung kết Euro 2020, sau khi cũng dẫn trước trận đấu đó nhờ bàn thắng sớm của Luke Shaw.
“Khi tôi trải qua vài giải đấu vừa qua, cảm xúc của tôi rất khó để thực sự suy nghĩ thấu đáo trong vài tuần sau đó,” Southgate nói thêm.
"Bạn đã mất rất nhiều năng lượng và bạn có quá nhiều thứ phải suy nghĩ trong đầu.
“Dù thế nào thì tôi cũng muốn đưa ra quyết định đúng đắn bởi vì đó phải là quyết định đúng đắn để đi tiếp, hoặc không đi nữa – và tôi không nghĩ tối nay là thời điểm để đưa ra quyết định như vậy.
"Cũng không hẳn là mấy ngày tới."
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Hợp đồng dẫn dắt đội tuyển Anh của HLV Southgate có thời hạn đến tháng 12/2024
Sau khi đội tuyển Anh bị loại khỏi World Cup, các cầu thủ của Southgate đã ủng hộ vị HLV của họ, với tiền vệ Declan Rice nói rằng anh ấy hy vọng ông ấy sẽ tiếp tục công việc này.
“Tôi thực sự hy vọng ông ấy ở lại vì một tập hợp nòng cốt mà chúng tôi có, và những gì ông ấy đã làm cho chúng tôi, thật đặc biệt khi được là một phần trong đó," Rice nói.
"Tôi thích chơi dưới vai trò HLV của ông ấy và tôi thích chơi cho đội tuyển Anh."
Trung vệ Harry Maguire nói Southgate là người "tuyệt vời", trong khi cựu đội trưởng đội tuyển Anh Alan Shearer nói trên chuyên mục của BBC Sport rằng vị HLV nên ở lại vì ông ấy có "công việc còn dang dở".
Với vai trò là nhà bình luận của ITV, các cựu tuyển thủ Anh Gary Neville và Ian Wright, cùng với cựu đội trưởng CH Ireland, Roy Keane, nhất trí rằng họ muốn thấy Southgate tiếp tục, trong khi các nhà bình luận cho BBC là Martin Keown và Jermaine Jenas, cũng là cựu tuyển thủ Anh, cho biết ông ấy "100%" nên tiếp tục.
Rio Ferdinand nói trên kênh YouTube của mình rằng một Southgate "sành sỏi" trước đây đã "làm chúng tôi thất vọng" với những sự thay người của ông ấy trong trận gặp Pháp, nhưng nói thêm rằng ông ấy không nên từ bỏ vai trò của mình vì "câu chuyện này vẫn chưa có hồi kết".
World Cup: Gareth Southgate chưa quyết về tương lai sau trận Anh bị loại
Southgate NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
HLV Southgate ra sân an ủi các cầu thủ của mình sau trận thua Pháp ở tứ kết World Cup, ngày 10/11/2022
12.12.2022
Huấn luyện viên đội tuyển bóng đá quốc gia xứ Anh, Gareth Southgate, nói rằng ông "băn khoăn" về tương lai của mình, và "cảm nhận rõ phần lớn khó khăn trong 18 tháng qua".
Đội bóng của Southgate đã bị loại khỏi World Cup 2022 vào thứ Bảy, khi để thua Pháp 1-2 ở tứ kết.
Sau đó, ông ấy nói rằng ông sẽ "xem xét và suy nghĩ" trước khi quyết định có tiếp tục vai trò của mình hay không.
“Tôi không muốn sau 4, 5 tháng nữa nghĩ lại thì thấy mình đã chọn sai,” HLV 52 tuổi nói thêm.
"Điều đó quá quan trọng đối với mọi người để có thể quyết định sai."
Các báo Anh tin rằng ông khó trụ lại để dẫn dắt tuyển Anh vào Giải Euro 2024.
Southgate, người được bổ nhiệm vào tháng 10/ 2016, đã dẫn dắt đội tuyển Anh đến bán kết World Cup 2018 và trận chung kết Giải vô địch châu Âu đầu tiên vào năm 2021.
Ông đã thắng 6 trận đấu loại trực tiếp ở các giải đấu lớn với tư cách là HLV của Tam Sư - bằng số trận thắng của đội tuyển Anh trong 48 năm trước khi ông nắm quyền.
Tuy nhiên, Anh đã tham dự World Cup Qatar sau khi xuống hạng từ tại UEFA Nations League sau ba trận thua và ba trận hòa.
Một trong những trận thua đó là trận thua 0-4 trước Hungary vào tháng 6 tại Molineux, trong trận đấu đó các cổ động viên Anh đã hét vào mặt huấn luyện viên: "Ông không biết mình đang làm gì đâu."
“Tôi thấy phần lớn thời gian trong 18 tháng qua là khó khăn," Southgate, có hợp đồng đến tháng 12/2024, nói.
"Đối với mọi thứ mà tôi yêu thích trong vài tuần qua, tôi vẫn hiểu mọi thứ đã diễn ra như thế nào trong 18 tháng - những gì đã được nói và những gì đã được viết, cái đêm ở Wolves.
"Có rất nhiều thứ trong đầu tôi thực sự mâu thuẫn vào lúc này, vì vậy điều tôi muốn chắc chắn rằng, nếu ở lại là điều đúng đắn, thì tôi chắc chắn có đủ năng lượng để làm điều đó."
Southgate đã giành chiến thắng 49 trong số 81 trận dẫn dắt đội tuyển Anh, với trận thua Pháp hôm thứ Bảy là trận thứ 14 của ông. Tỷ lệ thắng của ông ấy là 60,49%, xếp thứ tư trong số các HLV đội tuyển Anh.
Đội bóng của ông đã chịu thất bại 1-2 trước Croatia trong trận bán kết World Cup 2018 ở Nga sau khi dẫn trước 1-0, và Anh đã bị Ý đánh bại trên chấm phạt đền trong trận chung kết Euro 2020, sau khi cũng dẫn trước trận đấu đó nhờ bàn thắng sớm của Luke Shaw.
“Khi tôi trải qua vài giải đấu vừa qua, cảm xúc của tôi rất khó để thực sự suy nghĩ thấu đáo trong vài tuần sau đó,” Southgate nói thêm.
"Bạn đã mất rất nhiều năng lượng và bạn có quá nhiều thứ phải suy nghĩ trong đầu.
“Dù thế nào thì tôi cũng muốn đưa ra quyết định đúng đắn bởi vì đó phải là quyết định đúng đắn để đi tiếp, hoặc không đi nữa – và tôi không nghĩ tối nay là thời điểm để đưa ra quyết định như vậy.
"Cũng không hẳn là mấy ngày tới."
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Hợp đồng dẫn dắt đội tuyển Anh của HLV Southgate có thời hạn đến tháng 12/2024
Sau khi đội tuyển Anh bị loại khỏi World Cup, các cầu thủ của Southgate đã ủng hộ vị HLV của họ, với tiền vệ Declan Rice nói rằng anh ấy hy vọng ông ấy sẽ tiếp tục công việc này.
“Tôi thực sự hy vọng ông ấy ở lại vì một tập hợp nòng cốt mà chúng tôi có, và những gì ông ấy đã làm cho chúng tôi, thật đặc biệt khi được là một phần trong đó," Rice nói.
"Tôi thích chơi dưới vai trò HLV của ông ấy và tôi thích chơi cho đội tuyển Anh."
Trung vệ Harry Maguire nói Southgate là người "tuyệt vời", trong khi cựu đội trưởng đội tuyển Anh Alan Shearer nói trên chuyên mục của BBC Sport rằng vị HLV nên ở lại vì ông ấy có "công việc còn dang dở".
Với vai trò là nhà bình luận của ITV, các cựu tuyển thủ Anh Gary Neville và Ian Wright, cùng với cựu đội trưởng CH Ireland, Roy Keane, nhất trí rằng họ muốn thấy Southgate tiếp tục, trong khi các nhà bình luận cho BBC là Martin Keown và Jermaine Jenas, cũng là cựu tuyển thủ Anh, cho biết ông ấy "100%" nên tiếp tục.
Rio Ferdinand nói trên kênh YouTube của mình rằng một Southgate "sành sỏi" trước đây đã "làm chúng tôi thất vọng" với những sự thay người của ông ấy trong trận gặp Pháp, nhưng nói thêm rằng ông ấy không nên từ bỏ vai trò của mình vì "câu chuyện này vẫn chưa có hồi kết".
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: World Cup Qatar 2022: Argentinien vô địch
Khi toàn cầu hóa xâm nhập World Cup
Lê Tây Sơn
13 tháng 12, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Timothy Weah của đội tuyển quốc gia Mỹ là người gốc Liberia (ảnh: Ryan Pierse/Getty Images)
Trong 59 cầu thủ sinh ở Pháp dự World Cup lần này, hơn một nửa nằm trong các đội bóng châu Phi! Ở trận đấu thứ 13 của Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 tại Qatar, tiền đạo người Thụy Sĩ Breel Embolo chỉ nhẹ nhàng giơ tay chào sau khi ghi bàn quyết định vào lưới Cameroon.
Việc không ăn mừng quá đáng là một dấu hiệu của sự tôn trọng: Embolo vừa ghi bàn thắng đầu tiên tại World Cup vào lưới Cameroon, nơi anh sinh ra và cha anh đang sống!
Embolo là một trong 136 cầu thủ bóng đá tại Qatar đại diện cho các quốc gia không phải quốc gia họ chào đời. Tờ Quartz cho biết, hầu hết cầu thủ này chơi cho năm đội của châu Phi tại World Cup. Maroc là đội tuyển có “ngoại binh” nhiều nhất và là đội duy nhất tại World Cup 2022 có hơn một nửa trong 26 cầu thủ sinh ra ở các quốc gia khác! Đây không phải là một xu hướng mới.
Breel Embolo (ảnh: Lukas Schulze/Getty Images)
Trước đó, nhiều cầu thủ đã tham dự World Cup cho các quốc gia không phải nơi sinh của họ. Ví dụ, Eusebio, cầu thủ vĩ đại người Bồ Đào Nha và là vua phá lưới World Cup năm 1966, sinh ra ở Mozambique. Hoặc Miroslav Klose, tiền đạo người Đức hiện giữ kỷ lục ghi nhiều bàn thắng nhất tại các kỳ World Cup (16 bàn), là người sinh ở Ba Lan.
Danh thủ Eusébio da Silva Ferreira của Bồ Đào Nha và là vua phá lưới World Cup năm 1966, sinh ra ở Mozambique (ảnh: Alessandro Sabattini/Getty Images)
Tại World Cup Qatar, con số đáng kinh ngạc là có đến 16% cầu thủ tham gia giải đấu là những người rời đất nước mình để hy vọng mang lại vinh quang cho… nước khác! Xu hướng này ngày càng trở thành “động lực di cư” trong thể thao quốc tế. Vậy điều gì quyết định quốc tịch của một cầu thủ bóng đá?
Năm 2020, FIFA, cơ quan quản lý bóng đá toàn cầu, đã sửa đổi các điều kiện liên quan việc một cầu thủ phải đáp ứng để có thể được tham dự World Cup, trong đó nhấn mạnh: Phải có “mối liên hệ thực sự” với đội tuyển quốc gia mà họ muốn thi đấu. Các tiêu chí cơ bản bắt buộc là: Nơi sinh, nhập tịch theo nơi cư trú hoặc nơi sinh của ông nội hay bà nội. Nhưng cũng có ngoại lệ đối với các trường hợp phức tạp như người không quốc tịch.
Một trong những mục tiêu của việc sửa đổi điều lệ là ngăn chặn các hành vi “mua quốc tịch” trong tình hình các liên đoàn bóng đá quốc gia tìm mua những cầu thủ bị lãng quên trên quê hương họ.
Một ví dụ nổi tiếng cho chiến thuật này là nỗ lực của Qatar để mua ba cầu thủ Brazil vào năm 2005 bằng tiền mặt nghe nói lên đến $1 triệu. Bị FIFA ngăn cản, Qatar chọn con đường khác để xây dựng đội tuyển quốc gia: Tuyển mộ cầu thủ từ lúc còn nhỏ ở những nước khác, cho nhập tịch và đào tạo tại Học viện Aspire rộng lớn ở thủ đô Doha. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi đội hình của Qatar tại World Cup lần này có tới 10 cầu thủ sinh ở nước ngoài đến từ tám quốc gia khác nhau!
Kylian Mbappe của tuyển Pháp có cha là người Cameroon (ảnh: Chris Brunskill/Fantasista/Getty Images)
Các đội châu Phi tìm cầu thủ tại châu Âu
Senegal, Tunisia, Cameroon có nhiều cầu thủ sinh ra ở nước ngoài trong đội tuyển quốc gia dự World Cup. Nhưng có một sự khác biệt. Cả ba là thuộc địa cũ của Pháp với người dân nói tiếng Pháp và có mối quan hệ văn hóa và thương mại mạnh mẽ với Pháp. Nhiều người từ ba quốc gia này di cư đến Pháp và lập gia đình ở đó. Pháp và các quốc gia châu Âu khác như Bỉ và Hà Lan có các học viện bóng đá và câu lạc bộ chuyên nghiệp được tổ chức tốt (hầu như không có ở châu Phi).
Con cái của những người di cư châu Phi ở đó đã tìm cách vượt qua những trở ngại để trở thành cầu thủ bóng đá giỏi. Nhưng sự cạnh tranh ở đỉnh cao rất khốc liệt. Trong khi một số cầu thủ gốc Phi như Bukayo Saka và Antonio Rüdiger tiếp tục chơi cho các quốc gia châu Âu nơi họ sinh ra, thì nhiều người khác sẵn sàng thi đấu cho các đội châu Phi ngay cả sau khi đã chơi cho đội trẻ ở quê hương châu Âu của họ. Các đội bóng châu Phi không ngần ngại khi tận dụng nguồn tài năng có sẵn bên ngoài này.
Một động thái đáng chú ý trước thềm World Cup 2022 là việc Ghana thuyết phục cầu thủ 28 tuổi gốc Tây Ban Nha Iñaki Williams đầu quân cho đội “Black Stars” (Những ngôi sao đen) bất chấp việc em trai Nico của Williams được chọn vào đội tuyển Tây Ban Nha (Ghana đã làm điều tương tự với hai anh em Boateng vào năm 2010).
Thống kê cho thấy có 42% trong 130 cầu thủ châu Phi tại World Cup Qatar sinh ra bên ngoài lục địa đen, chủ yếu ở Pháp. Trong 59 cầu thủ gốc Pháp (sinh ở Pháp) dự World Cup lần này, hơn một nửa là đại diện cho các đội bóng châu Phi. Vào thời điểm mà các chính phủ châu Phi thuộc địa cũ của Pháp muốn nới lỏng sự ràng buộc của họ với nước Pháp (như hệ thống tiền tệ CFA và triển khai quân sự chẳng hạn), việc nhập khẩu tài năng bóng đá Pháp đến châu Phi vẫn sẽ tiếp tục.
Alphonso Davies (áo đỏ) của đội tuyển Canada có cha mẹ là người Liberia sống trong một trại tị nạn ở Ghana (ảnh: Richard Heathcote/Getty Images)
Người di cư châu Phi để lại dấu ấn tại Qatar
Có phải châu Phi là nguồn cung cấp phần lớn các cầu thủ sinh ở nước ngoài cho các đội tuyển châu Âu? Câu trả lời, vừa có vừa không! Có không quá hai cầu thủ trong đội tuyển Pháp sinh ra ở châu Phi. Giới hạn tương tự cũng áp dụng cho các đội châu Âu khác và Canada. Anh và Mỹ không có cầu thủ gốc châu Phi. Timothy Weah, tiền đạo người Mỹ, con trai của vua sân cỏ một thời George Weah (nay là tổng thống Liberia), sinh ở New York City.
Nhìn các đội tuyển trên sân tại Qatar 2022 sẽ thấy đậm dấu ấn người châu Phi di cư. Kylian Mbappe của tuyển Pháp (một trong những cầu thủ ghi bàn tốt nhất Vòng chung kết năm nay và là ứng cử viên cho danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất) có cha là người Cameroon. Đồng đội của anh là Aurélien Tchouaméni cũng thế. Cody Gakpo, một cầu thủ ghi bàn hàng đầu khác của Hà Lan, có cha là người Togo. Cầu thủ trẻ nhất World Cup năm nay Youssoufa Moukoko, 18 tuổi, chơi cho tuyển Đức nhưng sinh ở Cameroon.
Aurelien Tchouameni sinh ở Rouen, Seine-Maritime; trưởng thành ở Bordeaux, Gironde (Pháp), là người gốc Cameroon (ảnh: Liu Lu/VCG via Getty Images)
World Cup thời hiện đại không chỉ giới thiệu mô hình “toàn cầu hóa” trong bóng đá mà còn đưa ra những minh chứng mạnh mẽ cho thấy “tư tưởng bài ngoại là không có lợi”. Chẳng hạn, người Canada sẽ mãi nhớ bàn thắng đầu tiên tại World Cup của họ được ghi bởi Alphonso Davies, 22 tuổi có cha mẹ là người Liberia sống trong một trại tị nạn ở Ghana. Bốn năm nữa, khi Canada đăng cai tổ chức World Cup cùng với Mỹ và Mexico, ai biết được Davies sẽ lập thêm kỷ lục nào khác và sẽ có thêm đồng đội nào của anh sinh bên ngoài Canada?
Lê Tây Sơn
13 tháng 12, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Timothy Weah của đội tuyển quốc gia Mỹ là người gốc Liberia (ảnh: Ryan Pierse/Getty Images)
Trong 59 cầu thủ sinh ở Pháp dự World Cup lần này, hơn một nửa nằm trong các đội bóng châu Phi! Ở trận đấu thứ 13 của Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 tại Qatar, tiền đạo người Thụy Sĩ Breel Embolo chỉ nhẹ nhàng giơ tay chào sau khi ghi bàn quyết định vào lưới Cameroon.
Việc không ăn mừng quá đáng là một dấu hiệu của sự tôn trọng: Embolo vừa ghi bàn thắng đầu tiên tại World Cup vào lưới Cameroon, nơi anh sinh ra và cha anh đang sống!
Embolo là một trong 136 cầu thủ bóng đá tại Qatar đại diện cho các quốc gia không phải quốc gia họ chào đời. Tờ Quartz cho biết, hầu hết cầu thủ này chơi cho năm đội của châu Phi tại World Cup. Maroc là đội tuyển có “ngoại binh” nhiều nhất và là đội duy nhất tại World Cup 2022 có hơn một nửa trong 26 cầu thủ sinh ra ở các quốc gia khác! Đây không phải là một xu hướng mới.
Breel Embolo (ảnh: Lukas Schulze/Getty Images)
Trước đó, nhiều cầu thủ đã tham dự World Cup cho các quốc gia không phải nơi sinh của họ. Ví dụ, Eusebio, cầu thủ vĩ đại người Bồ Đào Nha và là vua phá lưới World Cup năm 1966, sinh ra ở Mozambique. Hoặc Miroslav Klose, tiền đạo người Đức hiện giữ kỷ lục ghi nhiều bàn thắng nhất tại các kỳ World Cup (16 bàn), là người sinh ở Ba Lan.
Danh thủ Eusébio da Silva Ferreira của Bồ Đào Nha và là vua phá lưới World Cup năm 1966, sinh ra ở Mozambique (ảnh: Alessandro Sabattini/Getty Images)
Tại World Cup Qatar, con số đáng kinh ngạc là có đến 16% cầu thủ tham gia giải đấu là những người rời đất nước mình để hy vọng mang lại vinh quang cho… nước khác! Xu hướng này ngày càng trở thành “động lực di cư” trong thể thao quốc tế. Vậy điều gì quyết định quốc tịch của một cầu thủ bóng đá?
Năm 2020, FIFA, cơ quan quản lý bóng đá toàn cầu, đã sửa đổi các điều kiện liên quan việc một cầu thủ phải đáp ứng để có thể được tham dự World Cup, trong đó nhấn mạnh: Phải có “mối liên hệ thực sự” với đội tuyển quốc gia mà họ muốn thi đấu. Các tiêu chí cơ bản bắt buộc là: Nơi sinh, nhập tịch theo nơi cư trú hoặc nơi sinh của ông nội hay bà nội. Nhưng cũng có ngoại lệ đối với các trường hợp phức tạp như người không quốc tịch.
Một trong những mục tiêu của việc sửa đổi điều lệ là ngăn chặn các hành vi “mua quốc tịch” trong tình hình các liên đoàn bóng đá quốc gia tìm mua những cầu thủ bị lãng quên trên quê hương họ.
Một ví dụ nổi tiếng cho chiến thuật này là nỗ lực của Qatar để mua ba cầu thủ Brazil vào năm 2005 bằng tiền mặt nghe nói lên đến $1 triệu. Bị FIFA ngăn cản, Qatar chọn con đường khác để xây dựng đội tuyển quốc gia: Tuyển mộ cầu thủ từ lúc còn nhỏ ở những nước khác, cho nhập tịch và đào tạo tại Học viện Aspire rộng lớn ở thủ đô Doha. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi đội hình của Qatar tại World Cup lần này có tới 10 cầu thủ sinh ở nước ngoài đến từ tám quốc gia khác nhau!
Kylian Mbappe của tuyển Pháp có cha là người Cameroon (ảnh: Chris Brunskill/Fantasista/Getty Images)
Các đội châu Phi tìm cầu thủ tại châu Âu
Senegal, Tunisia, Cameroon có nhiều cầu thủ sinh ra ở nước ngoài trong đội tuyển quốc gia dự World Cup. Nhưng có một sự khác biệt. Cả ba là thuộc địa cũ của Pháp với người dân nói tiếng Pháp và có mối quan hệ văn hóa và thương mại mạnh mẽ với Pháp. Nhiều người từ ba quốc gia này di cư đến Pháp và lập gia đình ở đó. Pháp và các quốc gia châu Âu khác như Bỉ và Hà Lan có các học viện bóng đá và câu lạc bộ chuyên nghiệp được tổ chức tốt (hầu như không có ở châu Phi).
Con cái của những người di cư châu Phi ở đó đã tìm cách vượt qua những trở ngại để trở thành cầu thủ bóng đá giỏi. Nhưng sự cạnh tranh ở đỉnh cao rất khốc liệt. Trong khi một số cầu thủ gốc Phi như Bukayo Saka và Antonio Rüdiger tiếp tục chơi cho các quốc gia châu Âu nơi họ sinh ra, thì nhiều người khác sẵn sàng thi đấu cho các đội châu Phi ngay cả sau khi đã chơi cho đội trẻ ở quê hương châu Âu của họ. Các đội bóng châu Phi không ngần ngại khi tận dụng nguồn tài năng có sẵn bên ngoài này.
Một động thái đáng chú ý trước thềm World Cup 2022 là việc Ghana thuyết phục cầu thủ 28 tuổi gốc Tây Ban Nha Iñaki Williams đầu quân cho đội “Black Stars” (Những ngôi sao đen) bất chấp việc em trai Nico của Williams được chọn vào đội tuyển Tây Ban Nha (Ghana đã làm điều tương tự với hai anh em Boateng vào năm 2010).
Thống kê cho thấy có 42% trong 130 cầu thủ châu Phi tại World Cup Qatar sinh ra bên ngoài lục địa đen, chủ yếu ở Pháp. Trong 59 cầu thủ gốc Pháp (sinh ở Pháp) dự World Cup lần này, hơn một nửa là đại diện cho các đội bóng châu Phi. Vào thời điểm mà các chính phủ châu Phi thuộc địa cũ của Pháp muốn nới lỏng sự ràng buộc của họ với nước Pháp (như hệ thống tiền tệ CFA và triển khai quân sự chẳng hạn), việc nhập khẩu tài năng bóng đá Pháp đến châu Phi vẫn sẽ tiếp tục.
Alphonso Davies (áo đỏ) của đội tuyển Canada có cha mẹ là người Liberia sống trong một trại tị nạn ở Ghana (ảnh: Richard Heathcote/Getty Images)
Người di cư châu Phi để lại dấu ấn tại Qatar
Có phải châu Phi là nguồn cung cấp phần lớn các cầu thủ sinh ở nước ngoài cho các đội tuyển châu Âu? Câu trả lời, vừa có vừa không! Có không quá hai cầu thủ trong đội tuyển Pháp sinh ra ở châu Phi. Giới hạn tương tự cũng áp dụng cho các đội châu Âu khác và Canada. Anh và Mỹ không có cầu thủ gốc châu Phi. Timothy Weah, tiền đạo người Mỹ, con trai của vua sân cỏ một thời George Weah (nay là tổng thống Liberia), sinh ở New York City.
Nhìn các đội tuyển trên sân tại Qatar 2022 sẽ thấy đậm dấu ấn người châu Phi di cư. Kylian Mbappe của tuyển Pháp (một trong những cầu thủ ghi bàn tốt nhất Vòng chung kết năm nay và là ứng cử viên cho danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất) có cha là người Cameroon. Đồng đội của anh là Aurélien Tchouaméni cũng thế. Cody Gakpo, một cầu thủ ghi bàn hàng đầu khác của Hà Lan, có cha là người Togo. Cầu thủ trẻ nhất World Cup năm nay Youssoufa Moukoko, 18 tuổi, chơi cho tuyển Đức nhưng sinh ở Cameroon.
Aurelien Tchouameni sinh ở Rouen, Seine-Maritime; trưởng thành ở Bordeaux, Gironde (Pháp), là người gốc Cameroon (ảnh: Liu Lu/VCG via Getty Images)
World Cup thời hiện đại không chỉ giới thiệu mô hình “toàn cầu hóa” trong bóng đá mà còn đưa ra những minh chứng mạnh mẽ cho thấy “tư tưởng bài ngoại là không có lợi”. Chẳng hạn, người Canada sẽ mãi nhớ bàn thắng đầu tiên tại World Cup của họ được ghi bởi Alphonso Davies, 22 tuổi có cha mẹ là người Liberia sống trong một trại tị nạn ở Ghana. Bốn năm nữa, khi Canada đăng cai tổ chức World Cup cùng với Mỹ và Mexico, ai biết được Davies sẽ lập thêm kỷ lục nào khác và sẽ có thêm đồng đội nào của anh sinh bên ngoài Canada?
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: World Cup Qatar 2022: Argentinien vô địch
Thắng hay thua Chung kết World Cup 2022, lưới Argentina vẫn thủng tan tác
Lê Tây Sơn
16 tháng 12, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Những chiếc sticker bóng đá đã tạm thời thay cho những ổ bánh mì (ảnh: Tomas Cuesta/Getty Images)
Tình thế Argentina nghiệt ngã hơn trên sân bóng rất nhiều: Lạm phát không giảm tốc và gần 40% dân số Argentina hiện sống dưới mức nghèo khổ. Tờ The Economist lưu ý: “Ngày nay, nền kinh tế Argentina đã được kềm giữ bằng hệ thống kiểm soát giá cả và hối đoái. Nhưng lạm phát vẫn gần 100% trong năm nay, và trên thị trường chợ đen (được chấp nhận) đồng peso có giá trị thấp hơn 1/4 giá trị của nó so với cách nay ba năm. Chính phủ ăn đong ngân sách từng tuần!”.
Đất nước chao đảo với khủng hoảng kinh tế
Vào đầu Tháng Chín 2022, Bộ trưởng Tài chính Argentina Sergio Massa đến Washington. Được mệnh danh là “siêu bộ trưởng”, Massa ấp ủ nhiều danh mục đầu tư khi ông điều hành nền kinh tế của một đất nước “không tìm được lối ra”. Ông có mặt tại thủ đô nước Mỹ như một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn nhằm ổn định nền kinh tế “ngàn cân treo sợi tóc”.
Argentina ngập trong nợ nần, dự trữ ngoại tệ cạn kiệt và đứng trên bờ vực của siêu lạm phát. Ưu tiên trong chuyến đi “cứu nguy” này là những giao dịch thương mại được kỳ vọng và các cuộc đàm phán vay nợ với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Vào thời điểm đó, áp lực lạm phát cũng đang tấn công nước Mỹ. Khi được hỏi liệu có bài học nào mà người Mỹ có thể rút ra từ kinh nghiệm khủng hoảng ngân sách kinh niên của Argentina? Massa trả lời thẳng thắn: “Chúng tôi luôn học hỏi và không đủ khả năng dạy bất cứ điều gì cho bất cứ ai!”.
Bộ trưởng Kinh tế Sergio Massa trong một buổi họp báo (ảnh: Tomas Cuesta/FIFA via Getty Images)
Trong những tháng kể từ đó, Massa luôn giữ vững hướng đi của mình: Tìm cách ngăn chặn những điều tồi tệ nhất xảy ra như cảnh báo của các chuyên gia kinh tế. Ông hiện là một trong những ứng cử viên được yêu thích trong vai trò lãnh đạo đảng Peronist bị mất uy tín và chia rẽ trong cuộc tổng tuyển cử vào năm tới.
Từ khi bước vào World Cup trong tháng qua, người dân Argentina khốn khổ gần như sống bằng những bàn thắng và chiến thắng của đội tuyển bóng đá quốc gia thân yêu sau hụt hẫng ban đầu: thua Saudi Arabia ở trận đầu vòng bảng. Vào Chủ nhật 18 Tháng Mười Hai 2022, Argentina sẽ đối mặt trong cuộc tái đấu định mệnh với Pháp ở trận chung kết.
Chiến thắng sẽ đánh dấu chức vô địch World Cup thứ ba cho quốc gia Nam Mỹ điên cuồng vì bóng đá và là chiến tích đưa sự nghiệp vốn đã vô song của tiền đạo Lionel Messi lên tột đỉnh như “cầu thủ vĩ đại nhất” từng chơi môn thể thao này. Giấc mơ cúp vàng đã chiếm lĩnh trí tưởng tượng của cả nước.
Dù sống cách xa Qatar ở Vùng Vịnh hàng ngàn dặm, nhưng người Argentina là một trong những nhóm cổ động viên lớn nhất đến Qatar, một thực tế mà bất kỳ ai tham dự hoặc xem các trận đấu của Argentina trên màn ảnh nhỏ đều phải công nhận. “World Cup là cơ hội để phục hồi nhiệt huyết ở một đất nước đang sống trong tuyệt vọng và ngập tràn cảm giác thất bại – José Abadi, bác sĩ tâm lý ở Buenos Aires, nói với tờ The Washington Post ngay trước khi World Cup bắt đầu – Cơ hội giành chiến thắng lần nữa và đạt được sự công nhận toàn cầu về chất lượng bóng đá của chúng tôi còn giá trị hơn số tiền chúng tôi đang nợ”!
Nhà báo Argentina Martin Mazur nói trên một podcast gần đây: “Chính phủ đã phải tổ chức một cuộc họp đặc biệt về cách giải quyết tình trạng thiếu… sticker bóng đá vì nó có tác động rất xấu đến tâm trạng của người dân. Và bây giờ, ngay cả khi lạm phát rất cao, hàng ngàn người Argentina vẫn cố gắng đến Qatar để xem trận bán kết và chung kết. Theo đúng nghĩa đen, họ đã dồn tất cả số tiền họ tiết kiệm được trong nhiều năm chỉ để có mặt ở đây và chờ… ăn mừng”.
Sau niềm vui bóng đá thì là gì?
Đối với Massa và các đồng minh của ông, đây là một cơ hội rõ ràng. Federico Rivas Molina viết trên tờ El Pais của Tây Ban Nha: “Ở Argentina, mọi người không nói về điều gì khác. Chiến thắng trước Croatia vào tuần trước trong trận bán kết đã định hình tuyên ngôn của công chúng. Các gia đình thảo luận về nơi họ sẽ xem trận chung kết với Pháp vào ngày Chủ nhật và các chính trị gia đang cố gắng giữ tư thế thấp để tránh thu hút sự chú ý của công chúng”.
Bóng đá, có lẽ hơn bất kỳ môn thể thao nào khác, có khả năng mang lại những khoảnh khắc không tưởng. Việc Morocco lọt vào đến tận bán kết giải đấu năm nay đã khơi dậy tình yêu và sự đoàn kết đáng kinh ngạc từ khắp Trung Đông, thế giới Arab, Châu Phi và sẽ được nhớ lại một cách kiêu hãnh trong nhiều năm tới.
Chương trình “Casa del Pueblo La Dignidad” phát chẩn thức ăn cho người nghèo tại Buenos Aires vào Tháng Tám 2022 (ảnh: Pablo Barrera/Anadolu Agency via Getty Images)
“Điều kỳ diệu của bóng đá là nó có thể mang đến hạnh phúc vừa thoáng qua vừa vĩnh cửu – nhà văn người Argentina Ariel Scher nhận định với hãng tin AFP – Không có vấn đề nào được giải quyết hoặc loại bỏ nhờ chiến thắng, nhưng nó sẽ làm chúng ta choáng ngợp một thời gian và sẽ để lại ký ức lâu dài”. Nhưng làm thế nào để xử lý ổn thỏa niềm hạnh phúc như một ân sủng sau những ngày hồi hộp chờ đợi vinh quang sẽ là bài học mà người Argentina cho thế giới.
Trong bối cảnh đó, thất bại trước Pháp, nhà đương kim vô địch thế giới, có thể là thảm họa dù một số người ở Argentina cố gắng giữ bình tĩnh. Bộ trưởng Lao động Kelly Olmos đã nhắc nhở các phóng viên nên chú ý về “những gì đã xảy ra trên đường phố” khi Argentina vô địch World Cup 1978 tổ chức tại quê nhà lúc chế độ độc tài quân sự còn nắm quyền.
“Chúng tôi (lúc đó) đang sống dưới chế độ độc tài, bị đàn áp không biết ngày mai ra sao, nhưng khi Argentina đoạt chức vô địch, chúng tôi tạm quên hết và tràn ra đường ăn mừng – Olmos nói – Nhưng sau đó phải quay lại thực tế phũ phàng”. Người hâm mộ Argentina có thể hy vọng vào một sự tha thứ lớn hơn nếu đội nhà chiến thắng tại Qatar nhưng dẫu thế nào thì họ cũng trở về với cuộc sống thường nhật, với câu hỏi lớn nhất: Ngày mai kiếm được bao nhiêu tiền để tiếp tục sống và chờ sự huy hoàng vào mùa World Cup kế tiếp.
__________
Lionel Messi
Argentina vẫn ngồi dưới cái bóng quá lớn của huyền thoại bóng đá quá cố Diego Maradona, người đã giúp đất nước mình giành chức vô địch World Cup năm 1986 và, nhờ danh tiếng và tính cách “không giống ai” ông đã xây dựng được một đội quân cổ động viên Argentina trên khắp thế giới.
Trong con mắt của những người cuồng tín ở những quốc gia xa xôi như Ấn Độ và Bangladesh, Messi chỉ là “người đi theo bước chân của Maradona”. Thật vậy, Messi bị di sản của Maradona che khuất. Đối với tất cả những danh hiệu và giải thưởng anh giành được ở cấp câu lạc bộ châu Âu, Messi chưa bao giờ nhận được tình cảm ở quê nhà như Maradona, người đã đạt được điều gì đó mà tiền đạo tài năng siêu phàm Messi vẫn chưa đạt được.
Lionel Messi trên đường phố Buenos Aires (ảnh: Matías Baglietto/NurPhoto via Getty Images)
Ngoài ra, Messi từng phải đối mặt với những thất bại nặng nề, trong đó có cả trận chung kết World Cup 2014 và bị loại một cách nhục nhã ở Nga năm 2018. Bị dày vò bởi thất bại, Messi thậm chí phải giã từ đội tuyển quốc gia trong một thời gian ngắn. Nhưng khi Messi 35 tuổi sắp bước vào giai đoạn hoàng hôn của sự nghiệp (anh đã thừa nhận với các phóng viên trong tuần này đây gần như chắc chắn là World Cup cuối cùng của anh) sự cuồng nhiệt và tình yêu dành cho anh bất ngờ tăng lên.
Tại các sân vận động ở Qatar, người hâm mộ Argentina ca ngợi đất nước họ là “vùng đất của Diego và Leo”. Tất cả đều muốn Messi tiến tới chiến thắng cuối cùng để được hưởng trọn vẹn ánh hào quang cho mình và cho đất nước. Trong khu vực dành cho báo chí của trận đấu vòng bảng Argentina-Ba Lan, một phóng viên Argentina nói với phóng viên Ishaan Tharoor của tờ The Washington Post: “Trong nhiều năm, đất nước của tôi đã chờ đợi Messi giúp họ vô địch World Cup. Bây giờ, đến phiên cả nước muốn muốn giành chiếc cúp cho Messi”.
Lê Tây Sơn
16 tháng 12, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Những chiếc sticker bóng đá đã tạm thời thay cho những ổ bánh mì (ảnh: Tomas Cuesta/Getty Images)
Tình thế Argentina nghiệt ngã hơn trên sân bóng rất nhiều: Lạm phát không giảm tốc và gần 40% dân số Argentina hiện sống dưới mức nghèo khổ. Tờ The Economist lưu ý: “Ngày nay, nền kinh tế Argentina đã được kềm giữ bằng hệ thống kiểm soát giá cả và hối đoái. Nhưng lạm phát vẫn gần 100% trong năm nay, và trên thị trường chợ đen (được chấp nhận) đồng peso có giá trị thấp hơn 1/4 giá trị của nó so với cách nay ba năm. Chính phủ ăn đong ngân sách từng tuần!”.
Đất nước chao đảo với khủng hoảng kinh tế
Vào đầu Tháng Chín 2022, Bộ trưởng Tài chính Argentina Sergio Massa đến Washington. Được mệnh danh là “siêu bộ trưởng”, Massa ấp ủ nhiều danh mục đầu tư khi ông điều hành nền kinh tế của một đất nước “không tìm được lối ra”. Ông có mặt tại thủ đô nước Mỹ như một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn nhằm ổn định nền kinh tế “ngàn cân treo sợi tóc”.
Argentina ngập trong nợ nần, dự trữ ngoại tệ cạn kiệt và đứng trên bờ vực của siêu lạm phát. Ưu tiên trong chuyến đi “cứu nguy” này là những giao dịch thương mại được kỳ vọng và các cuộc đàm phán vay nợ với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Vào thời điểm đó, áp lực lạm phát cũng đang tấn công nước Mỹ. Khi được hỏi liệu có bài học nào mà người Mỹ có thể rút ra từ kinh nghiệm khủng hoảng ngân sách kinh niên của Argentina? Massa trả lời thẳng thắn: “Chúng tôi luôn học hỏi và không đủ khả năng dạy bất cứ điều gì cho bất cứ ai!”.
Bộ trưởng Kinh tế Sergio Massa trong một buổi họp báo (ảnh: Tomas Cuesta/FIFA via Getty Images)
Trong những tháng kể từ đó, Massa luôn giữ vững hướng đi của mình: Tìm cách ngăn chặn những điều tồi tệ nhất xảy ra như cảnh báo của các chuyên gia kinh tế. Ông hiện là một trong những ứng cử viên được yêu thích trong vai trò lãnh đạo đảng Peronist bị mất uy tín và chia rẽ trong cuộc tổng tuyển cử vào năm tới.
Từ khi bước vào World Cup trong tháng qua, người dân Argentina khốn khổ gần như sống bằng những bàn thắng và chiến thắng của đội tuyển bóng đá quốc gia thân yêu sau hụt hẫng ban đầu: thua Saudi Arabia ở trận đầu vòng bảng. Vào Chủ nhật 18 Tháng Mười Hai 2022, Argentina sẽ đối mặt trong cuộc tái đấu định mệnh với Pháp ở trận chung kết.
Chiến thắng sẽ đánh dấu chức vô địch World Cup thứ ba cho quốc gia Nam Mỹ điên cuồng vì bóng đá và là chiến tích đưa sự nghiệp vốn đã vô song của tiền đạo Lionel Messi lên tột đỉnh như “cầu thủ vĩ đại nhất” từng chơi môn thể thao này. Giấc mơ cúp vàng đã chiếm lĩnh trí tưởng tượng của cả nước.
Dù sống cách xa Qatar ở Vùng Vịnh hàng ngàn dặm, nhưng người Argentina là một trong những nhóm cổ động viên lớn nhất đến Qatar, một thực tế mà bất kỳ ai tham dự hoặc xem các trận đấu của Argentina trên màn ảnh nhỏ đều phải công nhận. “World Cup là cơ hội để phục hồi nhiệt huyết ở một đất nước đang sống trong tuyệt vọng và ngập tràn cảm giác thất bại – José Abadi, bác sĩ tâm lý ở Buenos Aires, nói với tờ The Washington Post ngay trước khi World Cup bắt đầu – Cơ hội giành chiến thắng lần nữa và đạt được sự công nhận toàn cầu về chất lượng bóng đá của chúng tôi còn giá trị hơn số tiền chúng tôi đang nợ”!
Nhà báo Argentina Martin Mazur nói trên một podcast gần đây: “Chính phủ đã phải tổ chức một cuộc họp đặc biệt về cách giải quyết tình trạng thiếu… sticker bóng đá vì nó có tác động rất xấu đến tâm trạng của người dân. Và bây giờ, ngay cả khi lạm phát rất cao, hàng ngàn người Argentina vẫn cố gắng đến Qatar để xem trận bán kết và chung kết. Theo đúng nghĩa đen, họ đã dồn tất cả số tiền họ tiết kiệm được trong nhiều năm chỉ để có mặt ở đây và chờ… ăn mừng”.
Sau niềm vui bóng đá thì là gì?
Đối với Massa và các đồng minh của ông, đây là một cơ hội rõ ràng. Federico Rivas Molina viết trên tờ El Pais của Tây Ban Nha: “Ở Argentina, mọi người không nói về điều gì khác. Chiến thắng trước Croatia vào tuần trước trong trận bán kết đã định hình tuyên ngôn của công chúng. Các gia đình thảo luận về nơi họ sẽ xem trận chung kết với Pháp vào ngày Chủ nhật và các chính trị gia đang cố gắng giữ tư thế thấp để tránh thu hút sự chú ý của công chúng”.
Bóng đá, có lẽ hơn bất kỳ môn thể thao nào khác, có khả năng mang lại những khoảnh khắc không tưởng. Việc Morocco lọt vào đến tận bán kết giải đấu năm nay đã khơi dậy tình yêu và sự đoàn kết đáng kinh ngạc từ khắp Trung Đông, thế giới Arab, Châu Phi và sẽ được nhớ lại một cách kiêu hãnh trong nhiều năm tới.
Chương trình “Casa del Pueblo La Dignidad” phát chẩn thức ăn cho người nghèo tại Buenos Aires vào Tháng Tám 2022 (ảnh: Pablo Barrera/Anadolu Agency via Getty Images)
“Điều kỳ diệu của bóng đá là nó có thể mang đến hạnh phúc vừa thoáng qua vừa vĩnh cửu – nhà văn người Argentina Ariel Scher nhận định với hãng tin AFP – Không có vấn đề nào được giải quyết hoặc loại bỏ nhờ chiến thắng, nhưng nó sẽ làm chúng ta choáng ngợp một thời gian và sẽ để lại ký ức lâu dài”. Nhưng làm thế nào để xử lý ổn thỏa niềm hạnh phúc như một ân sủng sau những ngày hồi hộp chờ đợi vinh quang sẽ là bài học mà người Argentina cho thế giới.
Trong bối cảnh đó, thất bại trước Pháp, nhà đương kim vô địch thế giới, có thể là thảm họa dù một số người ở Argentina cố gắng giữ bình tĩnh. Bộ trưởng Lao động Kelly Olmos đã nhắc nhở các phóng viên nên chú ý về “những gì đã xảy ra trên đường phố” khi Argentina vô địch World Cup 1978 tổ chức tại quê nhà lúc chế độ độc tài quân sự còn nắm quyền.
“Chúng tôi (lúc đó) đang sống dưới chế độ độc tài, bị đàn áp không biết ngày mai ra sao, nhưng khi Argentina đoạt chức vô địch, chúng tôi tạm quên hết và tràn ra đường ăn mừng – Olmos nói – Nhưng sau đó phải quay lại thực tế phũ phàng”. Người hâm mộ Argentina có thể hy vọng vào một sự tha thứ lớn hơn nếu đội nhà chiến thắng tại Qatar nhưng dẫu thế nào thì họ cũng trở về với cuộc sống thường nhật, với câu hỏi lớn nhất: Ngày mai kiếm được bao nhiêu tiền để tiếp tục sống và chờ sự huy hoàng vào mùa World Cup kế tiếp.
__________
Lionel Messi
Argentina vẫn ngồi dưới cái bóng quá lớn của huyền thoại bóng đá quá cố Diego Maradona, người đã giúp đất nước mình giành chức vô địch World Cup năm 1986 và, nhờ danh tiếng và tính cách “không giống ai” ông đã xây dựng được một đội quân cổ động viên Argentina trên khắp thế giới.
Trong con mắt của những người cuồng tín ở những quốc gia xa xôi như Ấn Độ và Bangladesh, Messi chỉ là “người đi theo bước chân của Maradona”. Thật vậy, Messi bị di sản của Maradona che khuất. Đối với tất cả những danh hiệu và giải thưởng anh giành được ở cấp câu lạc bộ châu Âu, Messi chưa bao giờ nhận được tình cảm ở quê nhà như Maradona, người đã đạt được điều gì đó mà tiền đạo tài năng siêu phàm Messi vẫn chưa đạt được.
Lionel Messi trên đường phố Buenos Aires (ảnh: Matías Baglietto/NurPhoto via Getty Images)
Ngoài ra, Messi từng phải đối mặt với những thất bại nặng nề, trong đó có cả trận chung kết World Cup 2014 và bị loại một cách nhục nhã ở Nga năm 2018. Bị dày vò bởi thất bại, Messi thậm chí phải giã từ đội tuyển quốc gia trong một thời gian ngắn. Nhưng khi Messi 35 tuổi sắp bước vào giai đoạn hoàng hôn của sự nghiệp (anh đã thừa nhận với các phóng viên trong tuần này đây gần như chắc chắn là World Cup cuối cùng của anh) sự cuồng nhiệt và tình yêu dành cho anh bất ngờ tăng lên.
Tại các sân vận động ở Qatar, người hâm mộ Argentina ca ngợi đất nước họ là “vùng đất của Diego và Leo”. Tất cả đều muốn Messi tiến tới chiến thắng cuối cùng để được hưởng trọn vẹn ánh hào quang cho mình và cho đất nước. Trong khu vực dành cho báo chí của trận đấu vòng bảng Argentina-Ba Lan, một phóng viên Argentina nói với phóng viên Ishaan Tharoor của tờ The Washington Post: “Trong nhiều năm, đất nước của tôi đã chờ đợi Messi giúp họ vô địch World Cup. Bây giờ, đến phiên cả nước muốn muốn giành chiếc cúp cho Messi”.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: World Cup Qatar 2022: Argentinien vô địch
BBC News, Tiếng Việt
World Cup Qatar, cuộc phiêu lưu của ‘Hoàng tử bé’ Leo và chú ‘Ninja Rùa’ Kylian
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Hình minh họa
17 tháng 12 2022, 21:25 +07
Phạm Cao Phong, viết từ Pháp
Bên cây thông Giáng sinh mùa lễ hội năm nay, người hâm mộ bóng đá khát khao chờ đợi một món quà. Đó là những trang sách viết về cuộc phiêu lưu ở xứ sở Thần cát sa mạc của "Hoàng tử bé" Lionel Messi và chú bé thần đồng "Ninja Rùa" Kylian Mbappé đi săn tìm Cúp Vàng.
Những trang sách sẽ kể về những nỗi buồn không thể phai mờ và những giọt nước mắt hạnh phúc của một trong hai nhân vật. Người đó là ai, thì chỉ đến trang cuối mới hé lộ. Biết làm sao được, bản đàn giã biệt thảm cỏ World Cup của "Hoàng tử bé" Leovà tiếng gầm hoang dã của "Ninja Rùa-Kyky" hứa hẹn một tổng phổ âm nhạc tuyệt vời.
Vương miện World Cúp mà cơ hội chiến thắng ngang bằng giữa Pháp và Argentina đang chờ tân vương. Cả hai đội đều đã 2 lần bước lên đỉnh cao nhất của thế giới bóng đá. Ngôi sao thứ ba đang chờ phút xướng danh tên sở hữu chủ.
Ứng cử viên Chiếc giầy vàng "Vua phá lưới" Kyky và Leo đều đã ghi 5 bàn. Chiếc vương miện hiện đang cưa đôi. Ai sẽ giật được nửa phần đang còn trong tay đối thủ để lên đội lên đầu vòng nguyệt quế chiến thắng ?
Một chung kết có niềm đau và nỗi hoan ca của khúc ca bi tráng "một người về đỉnh cao, một người về vực sâu ", bi hùng cho ai và cánh cửa vĩnh hằng cho người khác.
Nếu Argentina chiến thắng, Messi sẽ bước vào ngôi đền vĩnh cửu của Diego Maradona và Mario Kempes, thỏa ước nguyện có được chiếc Cup cao quý còn thiếu trong sự nghiệp bóng đá lẫy lừng.
Ở Buenos Aires người ta nói rằng: " Mỗi lần Messi chạm vào bóng, chúng tôi quên đi những vấn đề của đất nước. Những vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội mà Argentina không giải quyết nổi. Bóng đá mang lại cho chúng tôi niềm vui mà chúng tôi không có trong cuộc sống hàng ngày."
Sau này, khi Messi không còn trong mầu áo đội tuyển Argentina, thế giới bóng đá sẽ hiều, họ côi cút làm sao. World Cúp mùa hè tới mà vắng Argentina, vắng Messi sẽ chỉ còn nỗi buồn " mây lang thang trong nắng hanh vàng.", khi ngày hạ về không có âm vực trầm bổng của cây vĩ cầm thiên tài Lionel Messi.
Người Argentina gọi Messi là "La Pulga"-Con bọ chét. Họ giận dữ và cáu kỉnh vì đã qua 4 World Cup, Leo, chẳng mang được một mảnh vụn vàng nào về cho Argentina. Những cú đốt của bọ chét Leo không giết nổi Đức trong trận chung kết 2014. Họ trách Messi lành quá, thiếu chất cuồng loạn, thiếu khí chất mạnh mẽ của một "gaucho" Argentina, những con người ngang tàng miền viễn tây như "Nanh trắng" của Jack London.
Messi bất hạnh sinh ra ở đất nước có một biểu tượng dân dã có sức hút hơn nhiều, đó là Diego Maradona. Bóng đá thích so sánh, đó là bất lợi cho Messi. Có người còn chỉ trích anh không đủ là "người Argentina", vì Messi rời đất nước sớm. Năm 13 tuổi Leo đến Barcelona chữa căn bệnh thiếu hormon tăng trưởng. Lấy cớ đó để mà trách được?
Đối với tôi, Messi vẫn đẹp, quyến rũ như Hoàng tử bé "Le Petit Prince" của nhà văn Pháp Antoine de Saint-Exupéry. Ngay cả khi Pulga nổi giận với cầu thủ Hà Lan Wout Weghorst " Que mira'bobo? Anda pa'alla-Nhìn gì, đồ ngốc. Cút đi !"
Màn trình diễn đầy cố gắng của Albiceleste tại World Cup lần này, được ví như cuộc biểu diễn hồi hộp của một nghệ sĩ đi dây. Điều đó không hề làm thuyên giảm sự cuồng nhiệt của đất nước 45 triệu dân. Tất cả đều mong muốn chứng kiến Messi nâng cao chiếc Cúp vô địch, 36 năm sau Diego Maradona.
Chắc chắn, người Argentina sẽ thích gặp trong trận chung kết một đối thủ khác, không phải là đội Pháp. Không dễ dàng gì gặp lại đối thủ cũ đã từng đánh bại họ trong một cuộc rượt đuổi tỷ số nghẹn thở.
Trận đấu ngày 30.6.2018 tại Kazan vẫn còn nhói đau, ngày mà Benjamin Pavard ghi bàn thắng đẹp nhất Word Cup ở nước Nga. Và câu chuyện về chú bé thần đồng Kyky chạy với cú nước rút rợn người 35km/h được truyền tụng cùng từ ngày ấy. Năm 2018, Argentina thua tiếc nuối 3-4, Messi ở tuổi 31, Kyky mới 19.
Phần thắng thiên về Kyky theo thống kê. Mbappé đã làm cú hat trick, ghi ba bàn vào lưới Barcelona ngay trên sân Camp Nou, trên lãnh địa săn bắn của sư tử Leo. Champions League 2021, Messi cũng chỉ ghi được một bàn trên chấm phạt đền ở phút 27, rồi để thua PSG 1-4.
Nhưng nếu tin các nhà thống kê đầu hói ngồi gẩy bàn tính, hẳn lịch sử sẽ buồn chán như câu chuyện "quanh Hồ Gươm chẳng còn ai kể chuyện vua Lê."
Bóng đá là những bùng nổ bất ngờ, những hoài nghi và khẳng định, có những ông vua lên ngôi ngày trước và hôm sau trở thành kẻ bị nguyền rủa thậm tệ, chết trên vỉa hè và chú bé có cái bụng rỗng tuếch trở thành triệu phú, con cháu họ có trứng cá cavia ăn hết đời.
Ai có thể đoán được rằng Antoine Griezmann, kẻ thất sủng ở Barcelona trở thành kiến trúc sư kiến tạo hơn hẳn Leo với 21 đường chuyền, so với con số 18 của Leo ?
Trên sân Camp Nou, Grizi thành kẻ vô hình trong mắt Messi. Leo không đưa bóng cho cái kẹo với chiều cao 1m73, như thể Antoine không tồn tại.
Người bạn thân thiết Luis Suárez của Messi mong muốn nỗ lực hòa giải giữa Grizi, cha đỡ đầu cho con gái thủ quân đội tuyển Urugoay của mình là Diego Godín. Suárez tổ chức một bữa thịt nướng mời cả hai gia đình đến nhà. Song Messi tảng lờ, không tới dự.
Ảnh hưởng của Messi đã làm hỏng tên tuổi của Antoine ở Barca, đẩy Grizi quyết định giảm lương, để về lại mái nhà xưa Atlético Madrid. Kỷ niệm về "cuộc chia tay mầu đỏ" ấy giữa họ chẳng thú vị gì.
Cậu bé Antoine Griezmann đã dũng cảm giã từ nước Pháp ở tuổi 14 vì chiều cao khiêm tốn không lọt mắt các ông bầu tuổi trạch của làng bóng đá Pháp, những người thích những khuôn hình đồ sộ, gây ấn tượng trên sân cỏ hơn vẻ mảnh dẻ của cậu.
Grizi đã chọn Tây Ban Nha là quê hương để theo đuổi đam mê trở thành một cầu thủ chuyên nghiệp, anh hẳn hiểu những gì trong đầu một cầu thủ cũng tha hương như mình ở tuổi bé thơ như "Pulga"
Antoine khi biết tin Leo chọn Paris St.Germain là bến đậu mùa hè 2021, đã gửi lời chia sẻ nồng ấm: "Messi, anh là tấm gương cho tôi về nhiều mặt, trong mọi chiều của cuộc sống. Tôi chắc rằng, sẽ không có lời vĩnh biệt giữa chúng ta mà là "à bientôt" (hẹn sớm gặp lại-tiếng Pháp)."
Chủ nhật tới Grizi sẽ gặp lại Leo sớm hơn dự kiến không phải trong mầu áo PSG, mà trong mầu áo xanh lam của đội tuyển Pháp.
Năm nay Pháp phá được lời nguyền phù thủy đối với các nhà cựu vô địch World Cup. Họ đã không bị loại ngay từ vòng một như Đức, Tây Ban Nha và như chính họ.
Pháp hiện tại là một đội khó nhằn nhất và là những kẻ như trong bài hát của Daniel Balavoine " nhìn những gã này bước vào thành phố, mọi người đều đi tránh sang vỉa hè bên kia."
Nhưng Pháp cũng đang là nạn nhân của ghen tuông. Thế giới muốn trong mắt mình chiến thắng của Messi và Argentina.
Nhà tấu hài người Bỉ Alex Vizorek từ khi đội tuyển Bỉ bị loại, anh trở nên ma mị chỉ khao khát được nhìn chú gà trống trở về nhà sớm : "Tôi là người Marocco ngày thứ tư, tôi là người Anh tuần trước, và tôi sẽ là người Argentina Chủ nhật này. Nếu Pháp chơi với Nam Hàn, tôi sẽ làm kiểu tóc như Kim Jong Un."
Đời vốn hàm chứa những bất công. Tài hoa chi lắm cho đời nó ghen ?
Song để chinh phục đội bóng của Didier Deschamps không dễ.
Hãy tưởng tượng một cầu thủ tiền đạo bị cơn đói bóng hành hạ khốn khổ ra sao. Những chiến tích sẽ trở thành xưa cũ khi đôi giầy không nhận được trái bóng và cú sút bằng chân thuận bị hậu vệ đối phương cướp lấy ở giây cuối cùng.
Pháp đưa chúng ta về hình ảnh thời bao cấp ở Việt Nam. Hẳn nhiều người còn nhớ cảnh xếp hàng rồng rắn cả ngày để chỉ mua được mấy lạng thịt bèo nhèo, hoặc mớ cá biển bé xíu, toàn xương phải cho vào cối xay nghiền ra rồi độn thêm bột và rau thìa là.
Trong trận đấu với Bồ Đào Nha, tiền đạo Marocco Youssef En-Nesyri đã bật cao 2m78 đánh đầu cắm bóng vào lưới Diego Costa. Cả thế giới ngả mũ trước bàn thắng kỳ vĩ. Ronaldo ngồi ngoài sân nhăn nhó, nhún vai.
Song trong trận đấu với Pháp, "Rocketmann"-Người hỏa tiễn En-Nesyri trong 66 phút có mặt trên sân chỉ chạm bóng được đúng 3 lần !!! Đúng là xếp hàng cả ngày, mà chẳng nên cơm cháo gì, thảm hơn cả ở thiên đường XHCN ?
Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí. Đội Pháp trước tiếng còi khai cuộc lại nhận tin dữ. Con virus cảm cúm vừa loại Raphaël Varane và Ibrahima Konaté, hai trụ cột hàng phòng ngự Pháp. Năm 2018, N'Golo Kanté và Paul Bạch tuộc Pogba đã đổ rượu vang chát của Pháp vào thùng thuốc súng Argentina làm nên chiến thắng của đoàn quân áo mầu xanh lam.
Hôm nay, cả Bạch tuộc Paul và Cáo Kanté không còn, Andrien Rabiot, Dayot Upamecano cũng không thể góp mặt trong trận đấu khó khăn với Marocco. Trước trận chúng kết, lại thêm Raphaël Varane, Ibrahima Konaté nối vào danh sách bị những con bệnh bí hiểm tấn công.
Chưa một World Cup nào đội Pháp bị trù yểm nhiều đến thế. Họ không gặp may ngay từ trận đầu, khi Lucas Hernandez chấn thương nặng ngay từ phút 13 phải bỏ giải. Sau đó các bàn thắng của Griezmann, Olivier Giroud đều bị trọng tài hủy bỏ. May thay, Pháp là có một đẳng cấp và bản lĩnh của những người vô địch. Từ năm 1998, Pháp đã ba lần vào chung kết World Cúp, hai lần giành Cúp vàng.
Trận chung kết sẽ do trọng tài người Ba Lan Szymon Marciniak cầm còi. Ông đã có mặt trong trận đấu Pháp thắng khó khăn Đan Mạch 2-1 và trận Argentina thắng thót tim Australia 2-1.
Năm nay, các trọng tài của giải hình như đều bị gió cát sa mạc làm cay mắt. Nhiều quyết định của họ đều gây tranh cãi trong gần như đủ ở các trận đấu quan trọng. Ủy ban kỷ luật FIFA chưa treo còi trọng tài nào, song đó vẫn như những sợi tóc trong món súp của ngày hội bóng đá.
Nhưng nếu tôi không nói về con bò tót Marcos Javier Acuña của Argentina sẽ là một thiếu sót tai hại. Bò tót Acuña có sức mạnh siêu phàm mà mỗi cú húc sẽ bắn văng hậu vệ kèm anh ra đường biên đã bị nhốt trong chiếc cũi sắt sau hai lần ăn thẻ vàng. Sự trở lại của Acuña sau án phạt biết đâu lại là may, vì các đồng đội của Marcos đã tiêu hủy năng lượng đến mức báo động.
Và còn Julián Álvarez, một ẩn số và vũ khí bí mật đã hủy diệt Croatia. Anh sẽ không để Messi cô đơn giữa những cú đá song phi của những chú gà chọi nước Pháp.
Cú bất tốc, nuốt gọn 52 m chiều dài sân cỏ của Álvarez trong 8 giây làm khơi lại kỷ niệm về Kyky trong ngày Argentina khóc đỏ mắt trên Kazan ở nước Nga xa xôi. Năm đó, Kyky cũng đã bay trên đôi cánh thiên thần hạ gục thủ thành Argentina.
Tất cả, Leo, Kyky, Grizi, Álvarez, Acuña sẽ có mặt Chủ nhật tới trên Lusail Stadium với 80 000 chỗ ngồi.
Nữ thần Chiến thắng vốn đỏng đảnh. Bà nhẹ dạ, cả tin, dễ xuôi theo những lời rỉ tai đường mật của May mắn, để rồi tùy hứng trao hạnh phúc cho kẻ bà ưa. Cũng chẳng thể trách bà, cả Leo và Kyky đều xứng đáng.
Ngày 20.12 tới cũng là ngày Kyky "Ninja Rùa" bước sang tuổi mới, hẳn thần đồng nước Pháp không muốn thổi ngọn nến sinh nhật với nỗi buồn thua trận?
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
World Cup Qatar, cuộc phiêu lưu của ‘Hoàng tử bé’ Leo và chú ‘Ninja Rùa’ Kylian
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Hình minh họa
17 tháng 12 2022, 21:25 +07
Phạm Cao Phong, viết từ Pháp
Bên cây thông Giáng sinh mùa lễ hội năm nay, người hâm mộ bóng đá khát khao chờ đợi một món quà. Đó là những trang sách viết về cuộc phiêu lưu ở xứ sở Thần cát sa mạc của "Hoàng tử bé" Lionel Messi và chú bé thần đồng "Ninja Rùa" Kylian Mbappé đi săn tìm Cúp Vàng.
Những trang sách sẽ kể về những nỗi buồn không thể phai mờ và những giọt nước mắt hạnh phúc của một trong hai nhân vật. Người đó là ai, thì chỉ đến trang cuối mới hé lộ. Biết làm sao được, bản đàn giã biệt thảm cỏ World Cup của "Hoàng tử bé" Leovà tiếng gầm hoang dã của "Ninja Rùa-Kyky" hứa hẹn một tổng phổ âm nhạc tuyệt vời.
Vương miện World Cúp mà cơ hội chiến thắng ngang bằng giữa Pháp và Argentina đang chờ tân vương. Cả hai đội đều đã 2 lần bước lên đỉnh cao nhất của thế giới bóng đá. Ngôi sao thứ ba đang chờ phút xướng danh tên sở hữu chủ.
Ứng cử viên Chiếc giầy vàng "Vua phá lưới" Kyky và Leo đều đã ghi 5 bàn. Chiếc vương miện hiện đang cưa đôi. Ai sẽ giật được nửa phần đang còn trong tay đối thủ để lên đội lên đầu vòng nguyệt quế chiến thắng ?
Một chung kết có niềm đau và nỗi hoan ca của khúc ca bi tráng "một người về đỉnh cao, một người về vực sâu ", bi hùng cho ai và cánh cửa vĩnh hằng cho người khác.
Nếu Argentina chiến thắng, Messi sẽ bước vào ngôi đền vĩnh cửu của Diego Maradona và Mario Kempes, thỏa ước nguyện có được chiếc Cup cao quý còn thiếu trong sự nghiệp bóng đá lẫy lừng.
Ở Buenos Aires người ta nói rằng: " Mỗi lần Messi chạm vào bóng, chúng tôi quên đi những vấn đề của đất nước. Những vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội mà Argentina không giải quyết nổi. Bóng đá mang lại cho chúng tôi niềm vui mà chúng tôi không có trong cuộc sống hàng ngày."
Sau này, khi Messi không còn trong mầu áo đội tuyển Argentina, thế giới bóng đá sẽ hiều, họ côi cút làm sao. World Cúp mùa hè tới mà vắng Argentina, vắng Messi sẽ chỉ còn nỗi buồn " mây lang thang trong nắng hanh vàng.", khi ngày hạ về không có âm vực trầm bổng của cây vĩ cầm thiên tài Lionel Messi.
Người Argentina gọi Messi là "La Pulga"-Con bọ chét. Họ giận dữ và cáu kỉnh vì đã qua 4 World Cup, Leo, chẳng mang được một mảnh vụn vàng nào về cho Argentina. Những cú đốt của bọ chét Leo không giết nổi Đức trong trận chung kết 2014. Họ trách Messi lành quá, thiếu chất cuồng loạn, thiếu khí chất mạnh mẽ của một "gaucho" Argentina, những con người ngang tàng miền viễn tây như "Nanh trắng" của Jack London.
Messi bất hạnh sinh ra ở đất nước có một biểu tượng dân dã có sức hút hơn nhiều, đó là Diego Maradona. Bóng đá thích so sánh, đó là bất lợi cho Messi. Có người còn chỉ trích anh không đủ là "người Argentina", vì Messi rời đất nước sớm. Năm 13 tuổi Leo đến Barcelona chữa căn bệnh thiếu hormon tăng trưởng. Lấy cớ đó để mà trách được?
Đối với tôi, Messi vẫn đẹp, quyến rũ như Hoàng tử bé "Le Petit Prince" của nhà văn Pháp Antoine de Saint-Exupéry. Ngay cả khi Pulga nổi giận với cầu thủ Hà Lan Wout Weghorst " Que mira'bobo? Anda pa'alla-Nhìn gì, đồ ngốc. Cút đi !"
Màn trình diễn đầy cố gắng của Albiceleste tại World Cup lần này, được ví như cuộc biểu diễn hồi hộp của một nghệ sĩ đi dây. Điều đó không hề làm thuyên giảm sự cuồng nhiệt của đất nước 45 triệu dân. Tất cả đều mong muốn chứng kiến Messi nâng cao chiếc Cúp vô địch, 36 năm sau Diego Maradona.
Chắc chắn, người Argentina sẽ thích gặp trong trận chung kết một đối thủ khác, không phải là đội Pháp. Không dễ dàng gì gặp lại đối thủ cũ đã từng đánh bại họ trong một cuộc rượt đuổi tỷ số nghẹn thở.
Trận đấu ngày 30.6.2018 tại Kazan vẫn còn nhói đau, ngày mà Benjamin Pavard ghi bàn thắng đẹp nhất Word Cup ở nước Nga. Và câu chuyện về chú bé thần đồng Kyky chạy với cú nước rút rợn người 35km/h được truyền tụng cùng từ ngày ấy. Năm 2018, Argentina thua tiếc nuối 3-4, Messi ở tuổi 31, Kyky mới 19.
Phần thắng thiên về Kyky theo thống kê. Mbappé đã làm cú hat trick, ghi ba bàn vào lưới Barcelona ngay trên sân Camp Nou, trên lãnh địa săn bắn của sư tử Leo. Champions League 2021, Messi cũng chỉ ghi được một bàn trên chấm phạt đền ở phút 27, rồi để thua PSG 1-4.
Nhưng nếu tin các nhà thống kê đầu hói ngồi gẩy bàn tính, hẳn lịch sử sẽ buồn chán như câu chuyện "quanh Hồ Gươm chẳng còn ai kể chuyện vua Lê."
Bóng đá là những bùng nổ bất ngờ, những hoài nghi và khẳng định, có những ông vua lên ngôi ngày trước và hôm sau trở thành kẻ bị nguyền rủa thậm tệ, chết trên vỉa hè và chú bé có cái bụng rỗng tuếch trở thành triệu phú, con cháu họ có trứng cá cavia ăn hết đời.
Ai có thể đoán được rằng Antoine Griezmann, kẻ thất sủng ở Barcelona trở thành kiến trúc sư kiến tạo hơn hẳn Leo với 21 đường chuyền, so với con số 18 của Leo ?
Trên sân Camp Nou, Grizi thành kẻ vô hình trong mắt Messi. Leo không đưa bóng cho cái kẹo với chiều cao 1m73, như thể Antoine không tồn tại.
Người bạn thân thiết Luis Suárez của Messi mong muốn nỗ lực hòa giải giữa Grizi, cha đỡ đầu cho con gái thủ quân đội tuyển Urugoay của mình là Diego Godín. Suárez tổ chức một bữa thịt nướng mời cả hai gia đình đến nhà. Song Messi tảng lờ, không tới dự.
Ảnh hưởng của Messi đã làm hỏng tên tuổi của Antoine ở Barca, đẩy Grizi quyết định giảm lương, để về lại mái nhà xưa Atlético Madrid. Kỷ niệm về "cuộc chia tay mầu đỏ" ấy giữa họ chẳng thú vị gì.
Cậu bé Antoine Griezmann đã dũng cảm giã từ nước Pháp ở tuổi 14 vì chiều cao khiêm tốn không lọt mắt các ông bầu tuổi trạch của làng bóng đá Pháp, những người thích những khuôn hình đồ sộ, gây ấn tượng trên sân cỏ hơn vẻ mảnh dẻ của cậu.
Grizi đã chọn Tây Ban Nha là quê hương để theo đuổi đam mê trở thành một cầu thủ chuyên nghiệp, anh hẳn hiểu những gì trong đầu một cầu thủ cũng tha hương như mình ở tuổi bé thơ như "Pulga"
Antoine khi biết tin Leo chọn Paris St.Germain là bến đậu mùa hè 2021, đã gửi lời chia sẻ nồng ấm: "Messi, anh là tấm gương cho tôi về nhiều mặt, trong mọi chiều của cuộc sống. Tôi chắc rằng, sẽ không có lời vĩnh biệt giữa chúng ta mà là "à bientôt" (hẹn sớm gặp lại-tiếng Pháp)."
Chủ nhật tới Grizi sẽ gặp lại Leo sớm hơn dự kiến không phải trong mầu áo PSG, mà trong mầu áo xanh lam của đội tuyển Pháp.
Năm nay Pháp phá được lời nguyền phù thủy đối với các nhà cựu vô địch World Cup. Họ đã không bị loại ngay từ vòng một như Đức, Tây Ban Nha và như chính họ.
Pháp hiện tại là một đội khó nhằn nhất và là những kẻ như trong bài hát của Daniel Balavoine " nhìn những gã này bước vào thành phố, mọi người đều đi tránh sang vỉa hè bên kia."
Nhưng Pháp cũng đang là nạn nhân của ghen tuông. Thế giới muốn trong mắt mình chiến thắng của Messi và Argentina.
Nhà tấu hài người Bỉ Alex Vizorek từ khi đội tuyển Bỉ bị loại, anh trở nên ma mị chỉ khao khát được nhìn chú gà trống trở về nhà sớm : "Tôi là người Marocco ngày thứ tư, tôi là người Anh tuần trước, và tôi sẽ là người Argentina Chủ nhật này. Nếu Pháp chơi với Nam Hàn, tôi sẽ làm kiểu tóc như Kim Jong Un."
Đời vốn hàm chứa những bất công. Tài hoa chi lắm cho đời nó ghen ?
Song để chinh phục đội bóng của Didier Deschamps không dễ.
Hãy tưởng tượng một cầu thủ tiền đạo bị cơn đói bóng hành hạ khốn khổ ra sao. Những chiến tích sẽ trở thành xưa cũ khi đôi giầy không nhận được trái bóng và cú sút bằng chân thuận bị hậu vệ đối phương cướp lấy ở giây cuối cùng.
Pháp đưa chúng ta về hình ảnh thời bao cấp ở Việt Nam. Hẳn nhiều người còn nhớ cảnh xếp hàng rồng rắn cả ngày để chỉ mua được mấy lạng thịt bèo nhèo, hoặc mớ cá biển bé xíu, toàn xương phải cho vào cối xay nghiền ra rồi độn thêm bột và rau thìa là.
Trong trận đấu với Bồ Đào Nha, tiền đạo Marocco Youssef En-Nesyri đã bật cao 2m78 đánh đầu cắm bóng vào lưới Diego Costa. Cả thế giới ngả mũ trước bàn thắng kỳ vĩ. Ronaldo ngồi ngoài sân nhăn nhó, nhún vai.
Song trong trận đấu với Pháp, "Rocketmann"-Người hỏa tiễn En-Nesyri trong 66 phút có mặt trên sân chỉ chạm bóng được đúng 3 lần !!! Đúng là xếp hàng cả ngày, mà chẳng nên cơm cháo gì, thảm hơn cả ở thiên đường XHCN ?
Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí. Đội Pháp trước tiếng còi khai cuộc lại nhận tin dữ. Con virus cảm cúm vừa loại Raphaël Varane và Ibrahima Konaté, hai trụ cột hàng phòng ngự Pháp. Năm 2018, N'Golo Kanté và Paul Bạch tuộc Pogba đã đổ rượu vang chát của Pháp vào thùng thuốc súng Argentina làm nên chiến thắng của đoàn quân áo mầu xanh lam.
Hôm nay, cả Bạch tuộc Paul và Cáo Kanté không còn, Andrien Rabiot, Dayot Upamecano cũng không thể góp mặt trong trận đấu khó khăn với Marocco. Trước trận chúng kết, lại thêm Raphaël Varane, Ibrahima Konaté nối vào danh sách bị những con bệnh bí hiểm tấn công.
Chưa một World Cup nào đội Pháp bị trù yểm nhiều đến thế. Họ không gặp may ngay từ trận đầu, khi Lucas Hernandez chấn thương nặng ngay từ phút 13 phải bỏ giải. Sau đó các bàn thắng của Griezmann, Olivier Giroud đều bị trọng tài hủy bỏ. May thay, Pháp là có một đẳng cấp và bản lĩnh của những người vô địch. Từ năm 1998, Pháp đã ba lần vào chung kết World Cúp, hai lần giành Cúp vàng.
Trận chung kết sẽ do trọng tài người Ba Lan Szymon Marciniak cầm còi. Ông đã có mặt trong trận đấu Pháp thắng khó khăn Đan Mạch 2-1 và trận Argentina thắng thót tim Australia 2-1.
Năm nay, các trọng tài của giải hình như đều bị gió cát sa mạc làm cay mắt. Nhiều quyết định của họ đều gây tranh cãi trong gần như đủ ở các trận đấu quan trọng. Ủy ban kỷ luật FIFA chưa treo còi trọng tài nào, song đó vẫn như những sợi tóc trong món súp của ngày hội bóng đá.
Nhưng nếu tôi không nói về con bò tót Marcos Javier Acuña của Argentina sẽ là một thiếu sót tai hại. Bò tót Acuña có sức mạnh siêu phàm mà mỗi cú húc sẽ bắn văng hậu vệ kèm anh ra đường biên đã bị nhốt trong chiếc cũi sắt sau hai lần ăn thẻ vàng. Sự trở lại của Acuña sau án phạt biết đâu lại là may, vì các đồng đội của Marcos đã tiêu hủy năng lượng đến mức báo động.
Và còn Julián Álvarez, một ẩn số và vũ khí bí mật đã hủy diệt Croatia. Anh sẽ không để Messi cô đơn giữa những cú đá song phi của những chú gà chọi nước Pháp.
Cú bất tốc, nuốt gọn 52 m chiều dài sân cỏ của Álvarez trong 8 giây làm khơi lại kỷ niệm về Kyky trong ngày Argentina khóc đỏ mắt trên Kazan ở nước Nga xa xôi. Năm đó, Kyky cũng đã bay trên đôi cánh thiên thần hạ gục thủ thành Argentina.
Tất cả, Leo, Kyky, Grizi, Álvarez, Acuña sẽ có mặt Chủ nhật tới trên Lusail Stadium với 80 000 chỗ ngồi.
Nữ thần Chiến thắng vốn đỏng đảnh. Bà nhẹ dạ, cả tin, dễ xuôi theo những lời rỉ tai đường mật của May mắn, để rồi tùy hứng trao hạnh phúc cho kẻ bà ưa. Cũng chẳng thể trách bà, cả Leo và Kyky đều xứng đáng.
Ngày 20.12 tới cũng là ngày Kyky "Ninja Rùa" bước sang tuổi mới, hẳn thần đồng nước Pháp không muốn thổi ngọn nến sinh nhật với nỗi buồn thua trận?
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: World Cup Qatar 2022: Argentinien vô địch
BBC News, Tiếng Việt
Qatar World Cup 2022: Đội quân 'superfan' của Argentina ở Bangladesh
17.12.2022
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Các fan của đội Argentina chơi bóng trên đường phố ở Sylhet, Bangladesh
Khi Lionel Messi bước ra sân vận động Lusail để đối mặt với đội Pháp trong trận chung kết World Cup Chủ nhật này, anh sẽ mang theo niềm hy vọng của cả một quốc gia.
Nhưng ở Bangladesh, một đất nước rất xa Argentina, 'cơn sốt Messi' đã lan rộng - và một đội quân 'superfan' nơi đây sẽ hết mình cổ vũ cho anh.
Vì sao một nước vốn có truyền thống cricket và đứng gần cuối bảng xếp hạng của FIFA (dưới Samoa và trên Djibouti) lại say mê bóng đá Argentina đến vậy?
Cũng như nhiều câu chuyện về môn thể thao này, tất cả đều bắt đầu từ một cái tên: Diego Armando Maradona.
"Khi anh ấy có bóng, anh ấy chơi thật ngạo nghễ! Chúng tôi xem mà sướng mê," ông Mashiur Rahman, 48 tuổi, từ thị trấn Kashiani ở miền Nam Bangladesh nhớ lại.
"Maradona tạo ra phép màu ở một World Cup, chúng tôi vẫn còn mê."
Chụp lại hình ảnh,
Mashiur Rahman và con trai Nafi ở miền Nam Bangladesh
World Cup đầu tiên được chiếu trên màn hình màu ở Bangladesh thuộc về Maradona. Tại Mexico 1986, cầu thủ 25 tuổi này tạo nên huyền thoại bóng đá, ghi được bàn thắng được cho là đẹp nhất của thế kỷ. Anh ghi năm bàn trong kỳ World Cup thành công thứ hai của Argentina.
Chỉ mới 12 tuổi khi đó, Mashiur nhớ lại rằng vì Bangladesh không có thành công trong bóng đá của riêng mình, gia đình anh và nhiều gia đình khác đã sẵn sàng đón nhận một người hùng mới. Thời điểm thật hoàn hảo.
"Tivi là một thứ có sức hút lớn ở nhà chúng tôi - chúng tôi mê mẩn bóng đá Argentina," ông kể lại.
"Các chú tôi đều là fan của Argentina. Tôi là một trong ba anh em trai và trừ cậu em út, chúng tôi đều là fan của Argentina."
"Ngay từ khi tôi hiểu về bóng đá, tôi đã bắt đầu ủng hộ Argentina."
Chụp lại hình ảnh,
Các superfan ở Kashiani, Bangladesh ăn mừng chiến thắng của Argentina trước Hà Lan
Hai quốc gia không có chuyến bay thẳng, và có rất ít điểm chung, nhưng bóng đá dường như đã đưa họ lại gần nhau hơn.
Tuần trước ngoại trưởng Argentina Santiago Cafiero viết trên Twitter rằng Buenos Aires sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao mới với Bangladesh.
Đây được cho là kết quả của sự ủng hộ nhiệt tình, tuôn trào trên mạng xã hội sau mỗi chiến thắng của Argentina.
Sự ủng hộ đó đã được ghi nhận. HLV trưởng Lionel Scaloni cảm ơn Bangladesh trong một cuộc họp báo trước trận đấu và tài khoản chính thức của đội tuyển quốc gia Argentina đăng hình ảnh của hàng ngàn fan Bangladesh với dòng tweet "Cảm ơn vì sự ủng hộ cho đội chúng tôi. Họ cũng điên rồ như chúng ta vậy!"
Bỏ qua Twitter tin, 1
Cuối Twitter tin, 1
Những ngày này Mashiur chia sẻ "di sản bóng đá" và niềm đam mê cho đội bóng có biệt hiệu 'La Albiceleste' ('đội trắng và xanh da trời') với con trai Nafi.
Nhưng Nafi có một người hùng mới. Nếu bạn đến Bangladesh lúc này, chính gương mặt của Lionel Messi được sơn trên tường ngoài đường phố Dhaka, và trên áo phông được bày bán ở chợ. Sự nổi tiếng của anh được mạng xã hội đẩy lên trong thế hệ fan bóng đá mới ở Bangladesh.
Mặc dù chơi khá chìm trong trận thua Ả Rập Saudi ở đầu World Cup này, các fan của Messi tin rằng anh sẽ mang về cho đất nước mình danh hiệu vô địch lần thứ ba.
"Maradona là không thể copy được vì thần thái của anh ấy, nhưng Messi cũng gần bằng, Messi thật đặc biệt," Mashiur nói.
"Chúng tôi tin rằng Argentina sẽ trở lại, có Lionel Messi mà."
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Fan của Argentina ở thủ đô Dhaka ăn mừng chiến thắng cho đội của họ sau trận bán kết gặp Croatia
Mashiur không cho phép mình nghĩ đến điều gì khác ngoài chiến thắng cho Argentina Chủ nhật tới này. Để chuẩn bị cho chiến thắng, ông thừa nhận còn nhiều việc phải làm.
Trong suốt World Cup, các fan ở thị trấn Kashiani đã thức đêm để xem Argentina thi đấu, vì nhiều trận bắt đầu vào sáng sớm.
Ở Dhaka, các màn hình lớn được dựng lên phục vụ cho hàng vạn người xem - Mashiur đã sắp xếp ba màn hình lớn cho hơn 1000 người xem trong khu phố của ông, cũng như nhiều đĩa cơm Khichuri lớn - món ăn yêu thích của fan và là món không thể vắng mặt trong các buổi picnic ở Bangladesh. Tất cả mà ông phải làm lúc này là chờ đợi.
"(Ở Bangladesh), tất cả các fan bóng đá đều tin chắc vào chiến thắng ở trận chung kết World Cup."
Qatar World Cup 2022: Đội quân 'superfan' của Argentina ở Bangladesh
17.12.2022
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Các fan của đội Argentina chơi bóng trên đường phố ở Sylhet, Bangladesh
Khi Lionel Messi bước ra sân vận động Lusail để đối mặt với đội Pháp trong trận chung kết World Cup Chủ nhật này, anh sẽ mang theo niềm hy vọng của cả một quốc gia.
Nhưng ở Bangladesh, một đất nước rất xa Argentina, 'cơn sốt Messi' đã lan rộng - và một đội quân 'superfan' nơi đây sẽ hết mình cổ vũ cho anh.
Vì sao một nước vốn có truyền thống cricket và đứng gần cuối bảng xếp hạng của FIFA (dưới Samoa và trên Djibouti) lại say mê bóng đá Argentina đến vậy?
Cũng như nhiều câu chuyện về môn thể thao này, tất cả đều bắt đầu từ một cái tên: Diego Armando Maradona.
"Khi anh ấy có bóng, anh ấy chơi thật ngạo nghễ! Chúng tôi xem mà sướng mê," ông Mashiur Rahman, 48 tuổi, từ thị trấn Kashiani ở miền Nam Bangladesh nhớ lại.
"Maradona tạo ra phép màu ở một World Cup, chúng tôi vẫn còn mê."
Chụp lại hình ảnh,
Mashiur Rahman và con trai Nafi ở miền Nam Bangladesh
World Cup đầu tiên được chiếu trên màn hình màu ở Bangladesh thuộc về Maradona. Tại Mexico 1986, cầu thủ 25 tuổi này tạo nên huyền thoại bóng đá, ghi được bàn thắng được cho là đẹp nhất của thế kỷ. Anh ghi năm bàn trong kỳ World Cup thành công thứ hai của Argentina.
Chỉ mới 12 tuổi khi đó, Mashiur nhớ lại rằng vì Bangladesh không có thành công trong bóng đá của riêng mình, gia đình anh và nhiều gia đình khác đã sẵn sàng đón nhận một người hùng mới. Thời điểm thật hoàn hảo.
"Tivi là một thứ có sức hút lớn ở nhà chúng tôi - chúng tôi mê mẩn bóng đá Argentina," ông kể lại.
"Các chú tôi đều là fan của Argentina. Tôi là một trong ba anh em trai và trừ cậu em út, chúng tôi đều là fan của Argentina."
"Ngay từ khi tôi hiểu về bóng đá, tôi đã bắt đầu ủng hộ Argentina."
Chụp lại hình ảnh,
Các superfan ở Kashiani, Bangladesh ăn mừng chiến thắng của Argentina trước Hà Lan
Hai quốc gia không có chuyến bay thẳng, và có rất ít điểm chung, nhưng bóng đá dường như đã đưa họ lại gần nhau hơn.
Tuần trước ngoại trưởng Argentina Santiago Cafiero viết trên Twitter rằng Buenos Aires sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao mới với Bangladesh.
Đây được cho là kết quả của sự ủng hộ nhiệt tình, tuôn trào trên mạng xã hội sau mỗi chiến thắng của Argentina.
Sự ủng hộ đó đã được ghi nhận. HLV trưởng Lionel Scaloni cảm ơn Bangladesh trong một cuộc họp báo trước trận đấu và tài khoản chính thức của đội tuyển quốc gia Argentina đăng hình ảnh của hàng ngàn fan Bangladesh với dòng tweet "Cảm ơn vì sự ủng hộ cho đội chúng tôi. Họ cũng điên rồ như chúng ta vậy!"
Bỏ qua Twitter tin, 1
Cuối Twitter tin, 1
Những ngày này Mashiur chia sẻ "di sản bóng đá" và niềm đam mê cho đội bóng có biệt hiệu 'La Albiceleste' ('đội trắng và xanh da trời') với con trai Nafi.
Nhưng Nafi có một người hùng mới. Nếu bạn đến Bangladesh lúc này, chính gương mặt của Lionel Messi được sơn trên tường ngoài đường phố Dhaka, và trên áo phông được bày bán ở chợ. Sự nổi tiếng của anh được mạng xã hội đẩy lên trong thế hệ fan bóng đá mới ở Bangladesh.
Mặc dù chơi khá chìm trong trận thua Ả Rập Saudi ở đầu World Cup này, các fan của Messi tin rằng anh sẽ mang về cho đất nước mình danh hiệu vô địch lần thứ ba.
"Maradona là không thể copy được vì thần thái của anh ấy, nhưng Messi cũng gần bằng, Messi thật đặc biệt," Mashiur nói.
"Chúng tôi tin rằng Argentina sẽ trở lại, có Lionel Messi mà."
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Fan của Argentina ở thủ đô Dhaka ăn mừng chiến thắng cho đội của họ sau trận bán kết gặp Croatia
Mashiur không cho phép mình nghĩ đến điều gì khác ngoài chiến thắng cho Argentina Chủ nhật tới này. Để chuẩn bị cho chiến thắng, ông thừa nhận còn nhiều việc phải làm.
Trong suốt World Cup, các fan ở thị trấn Kashiani đã thức đêm để xem Argentina thi đấu, vì nhiều trận bắt đầu vào sáng sớm.
Ở Dhaka, các màn hình lớn được dựng lên phục vụ cho hàng vạn người xem - Mashiur đã sắp xếp ba màn hình lớn cho hơn 1000 người xem trong khu phố của ông, cũng như nhiều đĩa cơm Khichuri lớn - món ăn yêu thích của fan và là món không thể vắng mặt trong các buổi picnic ở Bangladesh. Tất cả mà ông phải làm lúc này là chờ đợi.
"(Ở Bangladesh), tất cả các fan bóng đá đều tin chắc vào chiến thắng ở trận chung kết World Cup."
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: World Cup Qatar 2022: Argentinien vô địch
World Cup Qatar 2022 khép lại, để lại những gì?
Khi World Cup 2022 kết thúc, có nhiều điều được rút ra…
Lê Tây Sơn
18 tháng 12, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Budweiser (với bia không cồn), một trong những nhà tài trợ World Cup 2022 (ảnh: Markus Gilliar – GES Sportfoto/Getty Images)
Nhân quyền bị đặt xuống hàng thứ yếu
Khi FIFA trao quyền tổ chức một sự kiện thể thao quốc tế lớn cho Qatar vào năm 2010, những người bảo vệ quyền công dân đã đặt ra những câu hỏi ngay từ đầu. Họ hỏi tại sao lại chọn Qatar khi ở quốc gia giàu có này, ai cũng biết đồng tính luyến ái là bất hợp pháp, phụ nữ hầu như không có quyền gì khi phải tuân theo “luật giám hộ của nam giới” và bề dày hồ sơ vi phạm nhân quyền lâu đời của Qatar.
Ngay cả cựu chủ tịch FIFA Sepp Blatter, người từng chủ trì cuộc tuyển chọn quốc gia đăng cai (và Qatar chiến thắng), cũng thừa nhận: “Đó là một lựa chọn tồi!”. Theo tờ The Guardian và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch), các sân vận động và cơ sở hạ tầng dành cho World Cup 2022 được xây dựng bằng công sức của những lao động nghèo bị lạm dụng dẫn đến hệ quả thảm khốc là nhiều người bị chết oan uổng vì nhiều lý do.
Những nhà hoạt động nhân quyền biểu tình trước Tòa đại sứ Qatar ở The Hague, Hà Lan ngày 29 Tháng Mười Một 2022 (ảnh: Pierre Crom/Getty Images)
Qatar đã hối lộ các quan chức bóng đá có quyền bỏ phiếu chọn quốc gia đăng cai để giành vị thế nước chủ nhà World Cup và sau đó tiếp tục hối lộ cho nhiều quan chức chính phủ nước ngoài để họ ngoảnh mặt làm ngơ trước những nỗi đau của con người. Khi quả bóng bắt đầu lăn, chính phủ Qatar cũng khởi động chiến dịch kiểm soát chặt cách ăn mặc của những khán giả đến dự World Cup, lấy cớ vi phạm các nguyên tắc văn hóa, mỹ tục và tôn giáo của nước chủ nhà dù World Cup là môn thể thao không phân biệt.
Đồng tiền và sự hổ thẹn
Cả cầu thủ và khán giả chỉ bày tỏ sự phản đối chừng mực trước các quy tắc nghiêm ngặt của nước chủ nhà mà không gây ra tình huống nguy hiểm nào ảnh hưởng đến chất lượng các trận đấu và không khí hội hè bên ngoài sân cỏ. Ví dụ các cầu thủ Đức chỉ lấy tay che miệng khi chụp ảnh chính thức trước một trận đấu. “Đây không phải là tuyên bố chính trị nhưng nhân quyền là thứ không thể thương lượng” – tuyên bố của đội Đức nhấn mạnh. Đội trưởng của một số đội đã lên kế hoạch đeo băng tay cầu vồng để phản đối việc Qatar xem thường quyền của cộng đồng các giới tính khác LGBTQ, nhưng họ đã không làm sau khi FIFA đe dọa sẽ rút thẻ vàng.
Thay vào đó, các chính trị gia Đức, Anh và Bỉ thay mặt cầu thủ đeo băng tay cầu vồng trên khán đài. Các cầu thủ Iran dũng cảm từ chối hát theo Quốc ca trước khi trận đấu đầu tiên bắt đầu để bày tỏ tình đoàn kết với những người biểu tình chống chính phủ ở quê nhà. Lẽ ra không có ai ngạc nhiên trước sự mạnh tay của Qatar vì quốc gia này đã từng mua chuộc thành công nhiều chính phủ trên khắp thế giới để hoàn thành mục tiêu.
Mới đây, một phó chủ tịch Nghị viện châu Âu đã bị bắt với cáo buộc nhận hàng trăm ngàn đôla tiền mặt của Qatar để bảo vệ quốc gia này trước các chỉ trích. Theo nghiên cứu của tổ chức điều tra OpenSecrets, tại Mỹ, Qatar đã chi hơn $72 triệu cho cuộc vận động hành lang kể từ năm 2015, nhiều hơn cả Apple và Hiệp hội Súng trường Quốc gia (National Rifle Association-NRA) cộng lại.
Cổ động viên Iran biểu thị ủng hộ nữ quyền trên sân vận động Khalifa International Stadium trong trận Anh-Iran ngày 21 Tháng Mười Một 2022 (ảnh: Clive Brunskill/Getty Images)
FIFA bỏ lỡ cơ hội
FIFA đã có cơ hội cuối cùng để cứu vớt chút danh dự của mình, nhưng họ đã từ chối yêu cầu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky về việc chia sẻ một thông điệp hòa bình của ông trước trận chung kết. Dù các quan chức FIFA hứa sẽ tạo ra một quỹ để bồi thường thêm tiền cho người lao động nhập cư đóng góp cho World Cup bị thiệt thòi nhưng dường như chỉ là “hứa để mà hứa”!
Thay vì thừa nhận sai lầm, Chủ tịch FIFA Gianni Infantino đã sử dụng cuộc họp báo trước ngày khai mạc để buộc tội các quốc gia phương Tây là “đạo đức giả”, biện minh cho nước chủ nhà, nhưng ông ta không thể “không nghe không nhìn” trước những gì mà mọi người trên hành tinh đều chứng kiến.
Thật vậy, World Cup là sự kiện thể thao hiếm hoi quy tụ hàng trăm triệu người trên thế giới, từ các bàn giao dịch chứng khoán ở Phố Wall đến các đường phố nghèo ở Dhaka, Bangladesh, cùng nhau xem những trận đấu hấp dẫn, những bàn thắng đẹp mắt và những cuộc lội ngược dòng ngoạn mục. Các trận đấu hoành tráng trong 90 phút hoặc hơn còn là cơ hội để gửi đi những thông điệp đề cao nhân quyền và phẩm giá con người. Chỉ tiếc là cơ hội hiếm có này đã bị FIFA bỏ lỡ!
Tiền vẫn đổ về
Ngày 16 Tháng Mười Hai, tại một cuộc họp báo, Chủ tịch Gianni Infantino hồ hởi tuyên bố FIFA đã đạt được doanh thu kỷ lục $7.5 tỷ tại World Cup Qatar thông qua các hợp đồng quảng cáo, tức nhiều hơn $1 tỷ so với World Cup 2018 tại Nga. Tự tin, Infantino dự báo World Cup 2026 được tổ chức tại Bắc Mỹ (Hoa Kỳ, Mexico và Canada) sẽ đạt doanh thu khủng $11 tỷ!
Không chỉ thương hiệu của các công ty lớn mà nhiều cựu cầu thủ như Tim Cahill, Cafu, Samuel Eto’o và Xavi cũng nhận lời làm đại sứ cho giải đấu năm nay. Đáng chú ý nhất là cựu danh thủ Anh David Beckham, người bị chỉ trích tự làm hoen ố “thương hiệu Beckham” khi trở thành đại sứ World Cup 2022.
Thương hiệu Beckham được cho là dễ nhận biết không thua gì thương hiệu của nhiều công ty đa quốc gia khác. Ngoài vai trò đại sứ tại Qatar, Beckham còn hợp tác với hãng Adidas, thương hiệu đồng hồ Tudor và thương hiệu rượu whisky Haig Club của riêng mình. Beckham cũng là một trong những người sở hữu câu lạc bộ bóng đá MLS Inter Miami.
“Theo tôi, khi tham gia vào bất kỳ hình thức quan hệ thương mại nào, đặc biệt là nhà tài trợ hoặc đại sứ, đều có thể dẫn đến rủi ro địa chính trị – Simon Chadwick, giáo sư thể thao và kinh tế địa chính trị tại Trường Kinh doanh SKEMA nói với CNN Sport – Beckham là hiện thân của quá trình thương mại hóa các môn thể thao cuối thế kỷ 20. Nếu anh ta tiếp tục làm những gì đang làm bây giờ, tôi lo ngại giá trị thương hiệu của anh ấy sẽ bị giảm. Beckham đang cố gắng tiếp thị bản thân với những người ra quyết định và các nhà tài chính có liên quan đến thể thao chuyên nghiệp trên khắp thế giới. Điều anh ấy quan tâm là đảm bảo thương hiệu Inter Miami bền vững về mặt tài chính”.
Các hãng Trung Quốc chi rất đậm cho chiến dịch quảng cáo mùa World Cup 2022 (ảnh: Beata Zawrzel/NurPhoto via Getty Images)
Wanda, một tập đoàn có trụ sở tại Trung Quốc, Qatar Airways và Qatar Energy đều là các nhà tài trợ hàng đầu của FIFA nhưng không sợ bị tác động bởi các chỉ trích nhân quyền giống như các đối tác phương Tây. Bốn thương hiệu Trung Quốc tài trợ cho giải đấu, Wanda, Vivo, Mengniu Dairy và Hisense dĩ nhiên không quan tâm đến quyền của LGBTQ.
Tuy nhiên, một số thương hiệu có câu trả lời rõ ràng cho các cáo buộc nhân quyền tại Qatar 2022. Ví dụ, nhà sản xuất trang phục thể thao Đan Mạch Hummel đã cung cấp cho đội tuyển những trang phục thi đấu mang tuyên ngôn nhân quyền (FIFA cấm đội tuyển quốc gia Đan Mạch tham gia nếu vẫn mặc những chiếc áo này tại World Cup). Chuỗi siêu thị Rewe của Đức cũng chấm dứt quan hệ với Hiệp hội bóng đá Đức sau khi FIFA trừng phạt những cầu thủ đeo băng tay “OneLove” phản đối chính sách với người đồng tính của Qatar mà hiệp hội chẳng có ý kiến.
Nhưng ngoài những ví dụ này (đều đến từ các nhà tài trợ đội tuyển quốc gia thay vì các nhà tài trợ giải đấu), các công ty phương Tây vẫn tương đối im lặng tại một trong những sự kiện sinh lợi lớn nhất trong thể thao.
FIFA chia các nhà tài trợ giải đấu thành ba cấp: “Đối tác” gồm Coca-Cola, Adidas, Visa, Wanda, Qatar Airways, Qatar Energy, Hyundai Kia; “Các nhà tài trợ World Cup” gồm Budweiser, McDonald’s, Mengniu Dairy, Hisense; và “Những nhà tài trợ khu vực”.
Coca Cola, nhà tài trợ chính thức của FIFA World Cup Qatar 2022 (ảnh: Matthew Ashton – AMA/Getty Images)
Vào Tháng Bảy, ba tổ chức nhân quyền Amnesty International, Human Rights Watch và Fair Square đã viết thư cho 14 nhà tài trợ FIFA và các nhà tài trợ World Cup kêu gọi “Hãy có giải pháp đối với tình trạng lạm dụng lao động nhập cư trong thời gian chuẩn bị World Cup”. Nhưng phản hồi nhận được rất yếu ớt nếu không muốn nói là… bao che. Amnesty International nêu rõ: “Chỉ có AB InBev/Budweiser, Adidas, Coca-Cola và McDonald’s hứa hỗ trợ bồi thường tài chính cho những lao động nhập cư bị tử vong hoặc thương tật, bị ăn cắp tiền lương hoặc nợ nần do tuyển dụng bất hợp pháp. Nhưng 10 nhà tài trợ còn lại không hồi đáp yêu cầu”.
CNN đã liên hệ với Adidas và công ty cho biết đã “làm việc với các đối tác, gồm chính phủ Qatar, Tổng thư ký Ủy ban tối cao (Supreme Committee) tổ chức World Cup, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), các nhóm vận động nhân quyền, lao động quốc tế và các tổ chức công đoàn để cải thiện tình hình nhân quyền trong giải đấu. Coca-Cola cho biết “đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thành lập Ban Cố vấn Nhân quyền của FIFA (tổ chức đầu tiên như vậy được thành lập bởi một cơ quan quản lý thể thao toàn cầu)”.
Coca-Cola là nhà tài trợ chính thức của sự kiện ủng hộ những người giới tính khác London and Brighton Pride 2022. Adidas cũng sản xuất dòng quần áo cầu vồng cho sự kiện Pride; còn McDonald’s cam kết “hỗ trợ và đấu tranh cho cộng đồng LGBTQ+” trong thời gian diễn ra Pride và sau đó; Budweiser sản xuất cốc in chữ Pride; trong khi Hyundai-Kia đăng thông báo “Ủng hộ cộng đồng LGBTQ+ không chỉ trong Tháng Pride mà là 365 ngày trong năm”.
Dù World Cup năm nay bị vấn đề nhân quyền và lao động nhập cư làm vấy bẩn nhưng bản thân bóng đá không bao giờ bị lu mờ. FIFA cho biết World Cup 2022 đã thu hút lượng khán giả truyền hình kỷ lục. Với số người xem khổng lồ này, một phát ngôn viên của Adidas nói với Reuters: “Hy vọng doanh thu của chúng tôi mùa World Cup năm nay sẽ đạt khoảng $421 triệu”.
Khi World Cup 2022 kết thúc, có nhiều điều được rút ra…
Lê Tây Sơn
18 tháng 12, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Budweiser (với bia không cồn), một trong những nhà tài trợ World Cup 2022 (ảnh: Markus Gilliar – GES Sportfoto/Getty Images)
Nhân quyền bị đặt xuống hàng thứ yếu
Khi FIFA trao quyền tổ chức một sự kiện thể thao quốc tế lớn cho Qatar vào năm 2010, những người bảo vệ quyền công dân đã đặt ra những câu hỏi ngay từ đầu. Họ hỏi tại sao lại chọn Qatar khi ở quốc gia giàu có này, ai cũng biết đồng tính luyến ái là bất hợp pháp, phụ nữ hầu như không có quyền gì khi phải tuân theo “luật giám hộ của nam giới” và bề dày hồ sơ vi phạm nhân quyền lâu đời của Qatar.
Ngay cả cựu chủ tịch FIFA Sepp Blatter, người từng chủ trì cuộc tuyển chọn quốc gia đăng cai (và Qatar chiến thắng), cũng thừa nhận: “Đó là một lựa chọn tồi!”. Theo tờ The Guardian và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch), các sân vận động và cơ sở hạ tầng dành cho World Cup 2022 được xây dựng bằng công sức của những lao động nghèo bị lạm dụng dẫn đến hệ quả thảm khốc là nhiều người bị chết oan uổng vì nhiều lý do.
Những nhà hoạt động nhân quyền biểu tình trước Tòa đại sứ Qatar ở The Hague, Hà Lan ngày 29 Tháng Mười Một 2022 (ảnh: Pierre Crom/Getty Images)
Qatar đã hối lộ các quan chức bóng đá có quyền bỏ phiếu chọn quốc gia đăng cai để giành vị thế nước chủ nhà World Cup và sau đó tiếp tục hối lộ cho nhiều quan chức chính phủ nước ngoài để họ ngoảnh mặt làm ngơ trước những nỗi đau của con người. Khi quả bóng bắt đầu lăn, chính phủ Qatar cũng khởi động chiến dịch kiểm soát chặt cách ăn mặc của những khán giả đến dự World Cup, lấy cớ vi phạm các nguyên tắc văn hóa, mỹ tục và tôn giáo của nước chủ nhà dù World Cup là môn thể thao không phân biệt.
Đồng tiền và sự hổ thẹn
Cả cầu thủ và khán giả chỉ bày tỏ sự phản đối chừng mực trước các quy tắc nghiêm ngặt của nước chủ nhà mà không gây ra tình huống nguy hiểm nào ảnh hưởng đến chất lượng các trận đấu và không khí hội hè bên ngoài sân cỏ. Ví dụ các cầu thủ Đức chỉ lấy tay che miệng khi chụp ảnh chính thức trước một trận đấu. “Đây không phải là tuyên bố chính trị nhưng nhân quyền là thứ không thể thương lượng” – tuyên bố của đội Đức nhấn mạnh. Đội trưởng của một số đội đã lên kế hoạch đeo băng tay cầu vồng để phản đối việc Qatar xem thường quyền của cộng đồng các giới tính khác LGBTQ, nhưng họ đã không làm sau khi FIFA đe dọa sẽ rút thẻ vàng.
Thay vào đó, các chính trị gia Đức, Anh và Bỉ thay mặt cầu thủ đeo băng tay cầu vồng trên khán đài. Các cầu thủ Iran dũng cảm từ chối hát theo Quốc ca trước khi trận đấu đầu tiên bắt đầu để bày tỏ tình đoàn kết với những người biểu tình chống chính phủ ở quê nhà. Lẽ ra không có ai ngạc nhiên trước sự mạnh tay của Qatar vì quốc gia này đã từng mua chuộc thành công nhiều chính phủ trên khắp thế giới để hoàn thành mục tiêu.
Mới đây, một phó chủ tịch Nghị viện châu Âu đã bị bắt với cáo buộc nhận hàng trăm ngàn đôla tiền mặt của Qatar để bảo vệ quốc gia này trước các chỉ trích. Theo nghiên cứu của tổ chức điều tra OpenSecrets, tại Mỹ, Qatar đã chi hơn $72 triệu cho cuộc vận động hành lang kể từ năm 2015, nhiều hơn cả Apple và Hiệp hội Súng trường Quốc gia (National Rifle Association-NRA) cộng lại.
Cổ động viên Iran biểu thị ủng hộ nữ quyền trên sân vận động Khalifa International Stadium trong trận Anh-Iran ngày 21 Tháng Mười Một 2022 (ảnh: Clive Brunskill/Getty Images)
FIFA bỏ lỡ cơ hội
FIFA đã có cơ hội cuối cùng để cứu vớt chút danh dự của mình, nhưng họ đã từ chối yêu cầu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky về việc chia sẻ một thông điệp hòa bình của ông trước trận chung kết. Dù các quan chức FIFA hứa sẽ tạo ra một quỹ để bồi thường thêm tiền cho người lao động nhập cư đóng góp cho World Cup bị thiệt thòi nhưng dường như chỉ là “hứa để mà hứa”!
Thay vì thừa nhận sai lầm, Chủ tịch FIFA Gianni Infantino đã sử dụng cuộc họp báo trước ngày khai mạc để buộc tội các quốc gia phương Tây là “đạo đức giả”, biện minh cho nước chủ nhà, nhưng ông ta không thể “không nghe không nhìn” trước những gì mà mọi người trên hành tinh đều chứng kiến.
Thật vậy, World Cup là sự kiện thể thao hiếm hoi quy tụ hàng trăm triệu người trên thế giới, từ các bàn giao dịch chứng khoán ở Phố Wall đến các đường phố nghèo ở Dhaka, Bangladesh, cùng nhau xem những trận đấu hấp dẫn, những bàn thắng đẹp mắt và những cuộc lội ngược dòng ngoạn mục. Các trận đấu hoành tráng trong 90 phút hoặc hơn còn là cơ hội để gửi đi những thông điệp đề cao nhân quyền và phẩm giá con người. Chỉ tiếc là cơ hội hiếm có này đã bị FIFA bỏ lỡ!
Tiền vẫn đổ về
Ngày 16 Tháng Mười Hai, tại một cuộc họp báo, Chủ tịch Gianni Infantino hồ hởi tuyên bố FIFA đã đạt được doanh thu kỷ lục $7.5 tỷ tại World Cup Qatar thông qua các hợp đồng quảng cáo, tức nhiều hơn $1 tỷ so với World Cup 2018 tại Nga. Tự tin, Infantino dự báo World Cup 2026 được tổ chức tại Bắc Mỹ (Hoa Kỳ, Mexico và Canada) sẽ đạt doanh thu khủng $11 tỷ!
Không chỉ thương hiệu của các công ty lớn mà nhiều cựu cầu thủ như Tim Cahill, Cafu, Samuel Eto’o và Xavi cũng nhận lời làm đại sứ cho giải đấu năm nay. Đáng chú ý nhất là cựu danh thủ Anh David Beckham, người bị chỉ trích tự làm hoen ố “thương hiệu Beckham” khi trở thành đại sứ World Cup 2022.
Thương hiệu Beckham được cho là dễ nhận biết không thua gì thương hiệu của nhiều công ty đa quốc gia khác. Ngoài vai trò đại sứ tại Qatar, Beckham còn hợp tác với hãng Adidas, thương hiệu đồng hồ Tudor và thương hiệu rượu whisky Haig Club của riêng mình. Beckham cũng là một trong những người sở hữu câu lạc bộ bóng đá MLS Inter Miami.
“Theo tôi, khi tham gia vào bất kỳ hình thức quan hệ thương mại nào, đặc biệt là nhà tài trợ hoặc đại sứ, đều có thể dẫn đến rủi ro địa chính trị – Simon Chadwick, giáo sư thể thao và kinh tế địa chính trị tại Trường Kinh doanh SKEMA nói với CNN Sport – Beckham là hiện thân của quá trình thương mại hóa các môn thể thao cuối thế kỷ 20. Nếu anh ta tiếp tục làm những gì đang làm bây giờ, tôi lo ngại giá trị thương hiệu của anh ấy sẽ bị giảm. Beckham đang cố gắng tiếp thị bản thân với những người ra quyết định và các nhà tài chính có liên quan đến thể thao chuyên nghiệp trên khắp thế giới. Điều anh ấy quan tâm là đảm bảo thương hiệu Inter Miami bền vững về mặt tài chính”.
Các hãng Trung Quốc chi rất đậm cho chiến dịch quảng cáo mùa World Cup 2022 (ảnh: Beata Zawrzel/NurPhoto via Getty Images)
Wanda, một tập đoàn có trụ sở tại Trung Quốc, Qatar Airways và Qatar Energy đều là các nhà tài trợ hàng đầu của FIFA nhưng không sợ bị tác động bởi các chỉ trích nhân quyền giống như các đối tác phương Tây. Bốn thương hiệu Trung Quốc tài trợ cho giải đấu, Wanda, Vivo, Mengniu Dairy và Hisense dĩ nhiên không quan tâm đến quyền của LGBTQ.
Tuy nhiên, một số thương hiệu có câu trả lời rõ ràng cho các cáo buộc nhân quyền tại Qatar 2022. Ví dụ, nhà sản xuất trang phục thể thao Đan Mạch Hummel đã cung cấp cho đội tuyển những trang phục thi đấu mang tuyên ngôn nhân quyền (FIFA cấm đội tuyển quốc gia Đan Mạch tham gia nếu vẫn mặc những chiếc áo này tại World Cup). Chuỗi siêu thị Rewe của Đức cũng chấm dứt quan hệ với Hiệp hội bóng đá Đức sau khi FIFA trừng phạt những cầu thủ đeo băng tay “OneLove” phản đối chính sách với người đồng tính của Qatar mà hiệp hội chẳng có ý kiến.
Nhưng ngoài những ví dụ này (đều đến từ các nhà tài trợ đội tuyển quốc gia thay vì các nhà tài trợ giải đấu), các công ty phương Tây vẫn tương đối im lặng tại một trong những sự kiện sinh lợi lớn nhất trong thể thao.
FIFA chia các nhà tài trợ giải đấu thành ba cấp: “Đối tác” gồm Coca-Cola, Adidas, Visa, Wanda, Qatar Airways, Qatar Energy, Hyundai Kia; “Các nhà tài trợ World Cup” gồm Budweiser, McDonald’s, Mengniu Dairy, Hisense; và “Những nhà tài trợ khu vực”.
Coca Cola, nhà tài trợ chính thức của FIFA World Cup Qatar 2022 (ảnh: Matthew Ashton – AMA/Getty Images)
Vào Tháng Bảy, ba tổ chức nhân quyền Amnesty International, Human Rights Watch và Fair Square đã viết thư cho 14 nhà tài trợ FIFA và các nhà tài trợ World Cup kêu gọi “Hãy có giải pháp đối với tình trạng lạm dụng lao động nhập cư trong thời gian chuẩn bị World Cup”. Nhưng phản hồi nhận được rất yếu ớt nếu không muốn nói là… bao che. Amnesty International nêu rõ: “Chỉ có AB InBev/Budweiser, Adidas, Coca-Cola và McDonald’s hứa hỗ trợ bồi thường tài chính cho những lao động nhập cư bị tử vong hoặc thương tật, bị ăn cắp tiền lương hoặc nợ nần do tuyển dụng bất hợp pháp. Nhưng 10 nhà tài trợ còn lại không hồi đáp yêu cầu”.
CNN đã liên hệ với Adidas và công ty cho biết đã “làm việc với các đối tác, gồm chính phủ Qatar, Tổng thư ký Ủy ban tối cao (Supreme Committee) tổ chức World Cup, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), các nhóm vận động nhân quyền, lao động quốc tế và các tổ chức công đoàn để cải thiện tình hình nhân quyền trong giải đấu. Coca-Cola cho biết “đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thành lập Ban Cố vấn Nhân quyền của FIFA (tổ chức đầu tiên như vậy được thành lập bởi một cơ quan quản lý thể thao toàn cầu)”.
Coca-Cola là nhà tài trợ chính thức của sự kiện ủng hộ những người giới tính khác London and Brighton Pride 2022. Adidas cũng sản xuất dòng quần áo cầu vồng cho sự kiện Pride; còn McDonald’s cam kết “hỗ trợ và đấu tranh cho cộng đồng LGBTQ+” trong thời gian diễn ra Pride và sau đó; Budweiser sản xuất cốc in chữ Pride; trong khi Hyundai-Kia đăng thông báo “Ủng hộ cộng đồng LGBTQ+ không chỉ trong Tháng Pride mà là 365 ngày trong năm”.
Dù World Cup năm nay bị vấn đề nhân quyền và lao động nhập cư làm vấy bẩn nhưng bản thân bóng đá không bao giờ bị lu mờ. FIFA cho biết World Cup 2022 đã thu hút lượng khán giả truyền hình kỷ lục. Với số người xem khổng lồ này, một phát ngôn viên của Adidas nói với Reuters: “Hy vọng doanh thu của chúng tôi mùa World Cup năm nay sẽ đạt khoảng $421 triệu”.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: World Cup Qatar 2022: Argentinien vô địch
BBC News, Tiếng Việt
Argentina vô địch World Cup sau trận chung kết của những người khổng lồ
Tác giả Phạm Cao Phong Vai trò,Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Paris
19 tháng 12 2022
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Ngày hội bóng đá Qatar kết thúc bằng màn pháo hoa rực rỡ đón chào tân vương. Đội Argentina của Lionel Messi vĩ đại đã chiến thắng đội bóng Pháp kiên cường của Kylian Mbappé.
Trận chung kết giữa hai đội chỉ phân định phần thắng dành cho Argentina trên chấm 11m luân lưu. Phải nói rằng, đây là trận đấu tuyệt vời với tất cả vẻ đẹp của bóng đá hiện đại, đầy kịch tính và một cuộc rượt đuổi tỷ số không dành cho những trái tim yếu đuối.
Sau 120 phút thi đấu với hai hiệp phụ, hai đội chấp nhận tỷ số 3-3 và bước vào cuộc đấu trí bằng những cú sút luân lưu. Phía Pháp đá hỏng hai quả, do lỗi của Kingsley Coman, Aurélien Tchouaméni. Gonzalo Montiel của Argentina ấn định chiến thắng 4-2 cho Albiceleste.
Đội bóng áo xanh đã thay đôi tất màu đỏ truyền thống bằng những đôi tất xanh mà chưa bao giờ thấy họ dùng. Đó là điềm báo những điều chẳng lành?
Với chiến thắng nghẹn thở trước đội Pháp, Argentina có cùng một lúc 4 danh hiệu World Cup: Giải "Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất" cho Enzo Fernández (sinh năm 2001), "Chiếc găng vàng"cho thủ thành giỏi nhất giải Emiliano Martínez, "Quả bóng vàng World Cup Qatar" cho danh thủ xứng đáng nhất Lionel Messi.
Đội Pháp cũng có một ông vua, nhưng là "Vua phá lưới" của giải giành cho Kylian Mbappé. Mbappé trở thành cầu thủ đầu tiên ghi được 12 bàn sau hai giải thế giới trước 24 tuổi. Ngoài ra, Kylian Mbappé đã tái hiện kỳ tích năm 1966 của Geoff Hurst bằng cách lập hat-trick trong trận chung kết World Cup 2022 với Argentina.
Messi góp phần to lớn cho vinh quang này với hai bàn thắng trong hai hiệp chính (phút 23, 109) và 1 quả penalty thành công ở lượt sút luân lưu.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Kylian Mbappé ghi cả ba bàn cho đội Pháp trở thành cầu thủ ghi bàn nhiều nhất World Cup.
Với chiến thắng diệu kỳ World Cup, "Hoàng tử bé" Leo Messi cuối cùng cũng đã bước vào Thánh đường Pantheon của những con người bất tử. Đây là điều tuyệt vời, vì Leo hiện thân cho kết thúc có hậu cho một con người có lòng nhân ái, sự tử tế trong tâm hồn. Messi đã gặt hái được trong những giây phút cuối cùng của sự nghiệp tuyển thủ quốc gia phần thưởng đền bù cho sự hiến thân từ thời thơ ấu cho niềm đam mê trái bóng. Anh trở thành tấm gương tốt cho thế hệ mai sau, một lời đáp từ với những người dễ dao động rằng, cần phải nuôi dưỡng và củng cố niềm tin trên con đường sự nghiệp.
Điều khiến cho hình ảnh Messi sống mãi trong lòng người chính nằm bản tính kín đáo đó.
Nhận định về World Cup Qatar, Lothar Matthäus đánh giá rằng: " Messi là cầu thủ xuất sắc nhất thiên niên kỷ, còn Cristiano Ronaldo là thất bại lớn nhất của World Cup và Ronaldo đã làm hỏng đài tưởng niệm của chính mình."
Với trận đấu chung kết với Pháp, Messi cũng đã phá kỷ lục số lần tham dự World Cup của Lothar với 26 trận, hơn danh thủ Đức một trận.
Chiếc vương miện cao quý nhất của thế giới bóng đá thật xứng đáng với anh. Một nhân cách và một con người phải viết hoa cho những chữ dành cho Messi.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chứng kiến những tuyệt phẩm trên chấm 11m của Messi, tôi nghĩ hẳn ghi bàn trong tình huống mặt đối mặt với những thủ thành xuất sắc nhất thế giới, dưới áp lực nặng nề của trận đấu, dưới cặp mắt soi mói của hàng chục triệu người khó khăn nhường nào. Có thể sút tung lưới đối phương trong một đợt tấn công còn dễ hơn phải đá trong cuộc đọ tài về cân não như vậy?
Danh thủ Lothar Matthäus, đã từng từ chối không nhận đá cú phạt đền trong trận đấu tương tự, khi đội tuyển CHLB Đức gặp Argentina ở chung kết World Cup 1990. Anh đã đẩy nhiệm vụ đó cho Guido Buchwald.
Matthäus lẩn trách nhiệm phân công cho anh trong vai thủ quân đội tuyển, với lý do… chiếc đinh nhôm gắn dưới đế giày bị gãy. Hãng dụng cụ thể thao Đức Adidas sẽ rất buồn về chất lượng đôi giày? Mỗi tuyển thủ quốc gia chỉ có một đôi để đá chung kết?
Trong sinh hoạt bóng đá, tôi đã từng dùng đến ba chục đôi giày mà chưa bao giờ gặp trường hợp tương tự. Một lời bào chữa khó tin?
Lothar là không lạ gì cụm từ "Deutschland über alles" trong bản quốc ca phổ theo bản giao hưởng của Joseph Haydn viết năm1797. Có thể tạm dịch "Tất cả dưới chân nước Đức". Anh không cần ai phải dạy về lòng can đảm và sự dũng cảm? Anh đã khoác áo đội tuyển quốc gia đến con số kỷ lục 150 lần!!!
Argentina vô địch World Cup sau trận chung kết của những người khổng lồ
Tác giả Phạm Cao Phong Vai trò,Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Paris
19 tháng 12 2022
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Ngày hội bóng đá Qatar kết thúc bằng màn pháo hoa rực rỡ đón chào tân vương. Đội Argentina của Lionel Messi vĩ đại đã chiến thắng đội bóng Pháp kiên cường của Kylian Mbappé.
Trận chung kết giữa hai đội chỉ phân định phần thắng dành cho Argentina trên chấm 11m luân lưu. Phải nói rằng, đây là trận đấu tuyệt vời với tất cả vẻ đẹp của bóng đá hiện đại, đầy kịch tính và một cuộc rượt đuổi tỷ số không dành cho những trái tim yếu đuối.
Sau 120 phút thi đấu với hai hiệp phụ, hai đội chấp nhận tỷ số 3-3 và bước vào cuộc đấu trí bằng những cú sút luân lưu. Phía Pháp đá hỏng hai quả, do lỗi của Kingsley Coman, Aurélien Tchouaméni. Gonzalo Montiel của Argentina ấn định chiến thắng 4-2 cho Albiceleste.
Đội bóng áo xanh đã thay đôi tất màu đỏ truyền thống bằng những đôi tất xanh mà chưa bao giờ thấy họ dùng. Đó là điềm báo những điều chẳng lành?
Với chiến thắng nghẹn thở trước đội Pháp, Argentina có cùng một lúc 4 danh hiệu World Cup: Giải "Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất" cho Enzo Fernández (sinh năm 2001), "Chiếc găng vàng"cho thủ thành giỏi nhất giải Emiliano Martínez, "Quả bóng vàng World Cup Qatar" cho danh thủ xứng đáng nhất Lionel Messi.
Đội Pháp cũng có một ông vua, nhưng là "Vua phá lưới" của giải giành cho Kylian Mbappé. Mbappé trở thành cầu thủ đầu tiên ghi được 12 bàn sau hai giải thế giới trước 24 tuổi. Ngoài ra, Kylian Mbappé đã tái hiện kỳ tích năm 1966 của Geoff Hurst bằng cách lập hat-trick trong trận chung kết World Cup 2022 với Argentina.
Messi góp phần to lớn cho vinh quang này với hai bàn thắng trong hai hiệp chính (phút 23, 109) và 1 quả penalty thành công ở lượt sút luân lưu.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Kylian Mbappé ghi cả ba bàn cho đội Pháp trở thành cầu thủ ghi bàn nhiều nhất World Cup.
Với chiến thắng diệu kỳ World Cup, "Hoàng tử bé" Leo Messi cuối cùng cũng đã bước vào Thánh đường Pantheon của những con người bất tử. Đây là điều tuyệt vời, vì Leo hiện thân cho kết thúc có hậu cho một con người có lòng nhân ái, sự tử tế trong tâm hồn. Messi đã gặt hái được trong những giây phút cuối cùng của sự nghiệp tuyển thủ quốc gia phần thưởng đền bù cho sự hiến thân từ thời thơ ấu cho niềm đam mê trái bóng. Anh trở thành tấm gương tốt cho thế hệ mai sau, một lời đáp từ với những người dễ dao động rằng, cần phải nuôi dưỡng và củng cố niềm tin trên con đường sự nghiệp.
Điều khiến cho hình ảnh Messi sống mãi trong lòng người chính nằm bản tính kín đáo đó.
Nhận định về World Cup Qatar, Lothar Matthäus đánh giá rằng: " Messi là cầu thủ xuất sắc nhất thiên niên kỷ, còn Cristiano Ronaldo là thất bại lớn nhất của World Cup và Ronaldo đã làm hỏng đài tưởng niệm của chính mình."
Với trận đấu chung kết với Pháp, Messi cũng đã phá kỷ lục số lần tham dự World Cup của Lothar với 26 trận, hơn danh thủ Đức một trận.
Chiếc vương miện cao quý nhất của thế giới bóng đá thật xứng đáng với anh. Một nhân cách và một con người phải viết hoa cho những chữ dành cho Messi.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chứng kiến những tuyệt phẩm trên chấm 11m của Messi, tôi nghĩ hẳn ghi bàn trong tình huống mặt đối mặt với những thủ thành xuất sắc nhất thế giới, dưới áp lực nặng nề của trận đấu, dưới cặp mắt soi mói của hàng chục triệu người khó khăn nhường nào. Có thể sút tung lưới đối phương trong một đợt tấn công còn dễ hơn phải đá trong cuộc đọ tài về cân não như vậy?
Danh thủ Lothar Matthäus, đã từng từ chối không nhận đá cú phạt đền trong trận đấu tương tự, khi đội tuyển CHLB Đức gặp Argentina ở chung kết World Cup 1990. Anh đã đẩy nhiệm vụ đó cho Guido Buchwald.
Matthäus lẩn trách nhiệm phân công cho anh trong vai thủ quân đội tuyển, với lý do… chiếc đinh nhôm gắn dưới đế giày bị gãy. Hãng dụng cụ thể thao Đức Adidas sẽ rất buồn về chất lượng đôi giày? Mỗi tuyển thủ quốc gia chỉ có một đôi để đá chung kết?
Trong sinh hoạt bóng đá, tôi đã từng dùng đến ba chục đôi giày mà chưa bao giờ gặp trường hợp tương tự. Một lời bào chữa khó tin?
Lothar là không lạ gì cụm từ "Deutschland über alles" trong bản quốc ca phổ theo bản giao hưởng của Joseph Haydn viết năm1797. Có thể tạm dịch "Tất cả dưới chân nước Đức". Anh không cần ai phải dạy về lòng can đảm và sự dũng cảm? Anh đã khoác áo đội tuyển quốc gia đến con số kỷ lục 150 lần!!!
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Page 2 of 2 • 1, 2
Similar topics
» U23 Việt Nam vô địch Đông Nam Á 2022
» Một số kèo handicap thường gặp khi bắt kèo World Cup 2022
» The world's top 20 airlines in 2022, according to Skytrax
» Chia sẻ cách soi kèo World Cup 2022
» Phân tích cách bắt kèo World Cup 2022
» Một số kèo handicap thường gặp khi bắt kèo World Cup 2022
» The world's top 20 airlines in 2022, according to Skytrax
» Chia sẻ cách soi kèo World Cup 2022
» Phân tích cách bắt kèo World Cup 2022
Page 2 of 2
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum