TT Đức nói TQ phản đối sử dụng vũ khí hạt nhân tại Ukraine đủ là lý d
Page 1 of 1 • Share
TT Đức nói TQ phản đối sử dụng vũ khí hạt nhân tại Ukraine đủ là lý d
Thủ tướng Đức nói TQ phản đối sử dụng vũ khí hạt nhân tại Ukraine đủ là lý do cho chuyến đi
BBC
Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Thủ tướng Đức Olaf Scholz gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh vào ngày 04/11
06.11.2022
Thủ tướng Đức Olaf Scholz, người đã bị chỉ trích nặng nề sau chuyến đi đến Bắc Kinh vào tuần này nói hôm thứ Bảy 05/11 rằng tuyên bố chung của ông và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về việc phản đối việc sử dụng vũ khí hạt nhân tại Ukraine cũng đáng là lý do cho chuyến công du.
Bình luận của ông Scholz được đưa ra chỉ một ngày sau chuyến thăm của ông đến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cùng sự tháp tùng của các giám đốc điều hành các tập đoàn Đức, ông cũng là lãnh đạo trong khối G7 lần đầu tiên đến Trung Quốc kể từ khi dịch Covid bùng phát.
Lo ngại Đức phụ thuộc TQ phủ bóng lên chuyến thăm Bắc Kinh của Thủ tướng Scholz
Nhân quyền VN: 'Mỹ không nên mềm mỏng khi VN chơi trò địa chính trị'
"Bởi vì chính phủ Trung Quốc, Chủ tịch nước và tôi đã có thể tuyên bố không có vũ khí hạt nhân nào nên được sử dụng trong cuộc chiến này, chỉ điều này thôi đã khiến chuyến thăm có giá trị," ông Scholz nói trong một sự kiện của Đảng Dân chủ Xã hội.
Chủ tịch Tập Cận Bình, người đắc cử nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp cách đây hai tuần, đồng ý rằng cả hai nhà lãnh đạo "cùng nhau chống lại việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân" tại Ukraine, nhưng cũng tránh không chỉ trích Nga hoặc kêu gọi Moscow rút quân.
Ông Scholz, người vốn đã bị chỉ trích về việc dường như vẫn tiếp tục chiến lược khiến nền kinh tế Đức phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc, đối tác thương mại quan trọng nhất của Berlin, đã tuyên bố việc đa dạng hóa là yếu tố then chốt để giảm những tác động tiêu cực khi mối quan hệ đôi bên trở nên xấu đi.
"Chúng ta có một kế hoạch rõ ràng và chúng ta theo kế hoạch này xuyên suốt. Và điều này đồng nghĩa việc đa dạng hóa đối với tất cả quốc gia mà chúng ta có giao dịch thương mại, đặc biệt dĩ nhiên là một quốc gia quá lớn và có một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế thế giới như vậy," ông Scholz tuyên bố.
"Chúng ta sẽ tiếp tục giao dịch kinh tế với Trung Quốc... Nhưng cũng rõ ràng là, chúng ta sẽ tự định vị và có thể đối mặt với một tình huống vào bất kỳ khi nào có khó khăn - liệu là 10 năm tính từ lúc này hay là 30 năm.
Global Times: Các ông Trọng, Scholz, Sharif tới là dấu hiệu quốc tế 'tích cực’ về TQ sau Đại hội Đảng
'Phải đa dạng ngay'
Công nhân tập đoàn Daimler của Đức
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Tập đoàn Daimler đang mở rộng nguồn lực tại Trung Quốc
Trong chuyến đi đến Trung Quốc, ông Scholz đã nói với các lãnh đạo doanh nghiệp, bao gồm giám đốc điều hành của Deutsche Bank, Volkswagen, BASF, Siemens, BMW, Merck và BioNTech không nên gác việc đa dạng hóa sang một bên, một nguồn tin từ phái đoàn đi cùng nói với Reuters.
Tại cuộc họp kín, ông cho biết sẽ phải mất khoảng từ 10 đến 15 năm để hoàn toàn việc loại bỏ rủi ro.
Một nguồn tin riêng nói với Reuters rằng ấn tượng là thông điệp này đã được nắm bắt và các công ty đang tiến hành đa dạng hóa trong khi phát triển các mối quan hệ với Trung Quốc.
Đây đặc biệt là một điểm quan trọng đối với các tập đoàn sản xuất xe của Đức đang hoạt động tại Trung Quốc, thị trường hàng đầu, bao gồm Volkswagen, vốn thường xuyên bị chỉ trích vì có nhà máy tại vùng Tân Cương, nơi có các báo cáo vi phạm nhân quyền.
Lo ngại Đức phụ thuộc TQ phủ bóng lên chuyến thăm Bắc Kinh của Thủ tướng Scholz
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc, kêu gọi quan hệ kinh tế 'bình đẳng'
Các vật liệu chế tạo pin dùng cho xe điện cũng đang được quan tâm. Các hãng sản xuất xe của Đức phụ thuộc Trung Quốc đối với nguồn lithium, nickel và cobalt, trong khi châu Âu đã tiến hành các chương trình để thiết lập nguồn cung của chính mình nhưng chưa hoàn thành.
Mối quan hệ kinh doanh giữa Đức với Trung Quốc đã bị theo dõi chặt chẽ kể từ tháng Hai khi Nga bắt đầu xâm lược Ukraine, dẫn đến kết thúc mối quan hệ kéo dài một thập niên về mặt năng lượng giữa Berlin và Moscow.
Hiện mối quan ngại ngày càng gia tăng liên quan đến các hậu qua có thể xảy đến đối với nền kinh tế Đức trong trường hợp Trung Quốc xâm lược Đài Loan.
"Hãy bắt đầu ngay, đừng gác lại vấn đề này. Thực hiện ngay lúc này," ông Scholz nói trong một sự kiện của Đảng Dân chủ Xã hội dường như nhắm đến giới lãnh đạo doanh nghiệp Đức liên quan đến vấn đề đa dạng hóa.
BBC
Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Thủ tướng Đức Olaf Scholz gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh vào ngày 04/11
06.11.2022
Thủ tướng Đức Olaf Scholz, người đã bị chỉ trích nặng nề sau chuyến đi đến Bắc Kinh vào tuần này nói hôm thứ Bảy 05/11 rằng tuyên bố chung của ông và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về việc phản đối việc sử dụng vũ khí hạt nhân tại Ukraine cũng đáng là lý do cho chuyến công du.
Bình luận của ông Scholz được đưa ra chỉ một ngày sau chuyến thăm của ông đến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cùng sự tháp tùng của các giám đốc điều hành các tập đoàn Đức, ông cũng là lãnh đạo trong khối G7 lần đầu tiên đến Trung Quốc kể từ khi dịch Covid bùng phát.
Lo ngại Đức phụ thuộc TQ phủ bóng lên chuyến thăm Bắc Kinh của Thủ tướng Scholz
Nhân quyền VN: 'Mỹ không nên mềm mỏng khi VN chơi trò địa chính trị'
"Bởi vì chính phủ Trung Quốc, Chủ tịch nước và tôi đã có thể tuyên bố không có vũ khí hạt nhân nào nên được sử dụng trong cuộc chiến này, chỉ điều này thôi đã khiến chuyến thăm có giá trị," ông Scholz nói trong một sự kiện của Đảng Dân chủ Xã hội.
Chủ tịch Tập Cận Bình, người đắc cử nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp cách đây hai tuần, đồng ý rằng cả hai nhà lãnh đạo "cùng nhau chống lại việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân" tại Ukraine, nhưng cũng tránh không chỉ trích Nga hoặc kêu gọi Moscow rút quân.
Ông Scholz, người vốn đã bị chỉ trích về việc dường như vẫn tiếp tục chiến lược khiến nền kinh tế Đức phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc, đối tác thương mại quan trọng nhất của Berlin, đã tuyên bố việc đa dạng hóa là yếu tố then chốt để giảm những tác động tiêu cực khi mối quan hệ đôi bên trở nên xấu đi.
"Chúng ta có một kế hoạch rõ ràng và chúng ta theo kế hoạch này xuyên suốt. Và điều này đồng nghĩa việc đa dạng hóa đối với tất cả quốc gia mà chúng ta có giao dịch thương mại, đặc biệt dĩ nhiên là một quốc gia quá lớn và có một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế thế giới như vậy," ông Scholz tuyên bố.
"Chúng ta sẽ tiếp tục giao dịch kinh tế với Trung Quốc... Nhưng cũng rõ ràng là, chúng ta sẽ tự định vị và có thể đối mặt với một tình huống vào bất kỳ khi nào có khó khăn - liệu là 10 năm tính từ lúc này hay là 30 năm.
Global Times: Các ông Trọng, Scholz, Sharif tới là dấu hiệu quốc tế 'tích cực’ về TQ sau Đại hội Đảng
'Phải đa dạng ngay'
Công nhân tập đoàn Daimler của Đức
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Tập đoàn Daimler đang mở rộng nguồn lực tại Trung Quốc
Trong chuyến đi đến Trung Quốc, ông Scholz đã nói với các lãnh đạo doanh nghiệp, bao gồm giám đốc điều hành của Deutsche Bank, Volkswagen, BASF, Siemens, BMW, Merck và BioNTech không nên gác việc đa dạng hóa sang một bên, một nguồn tin từ phái đoàn đi cùng nói với Reuters.
Tại cuộc họp kín, ông cho biết sẽ phải mất khoảng từ 10 đến 15 năm để hoàn toàn việc loại bỏ rủi ro.
Một nguồn tin riêng nói với Reuters rằng ấn tượng là thông điệp này đã được nắm bắt và các công ty đang tiến hành đa dạng hóa trong khi phát triển các mối quan hệ với Trung Quốc.
Đây đặc biệt là một điểm quan trọng đối với các tập đoàn sản xuất xe của Đức đang hoạt động tại Trung Quốc, thị trường hàng đầu, bao gồm Volkswagen, vốn thường xuyên bị chỉ trích vì có nhà máy tại vùng Tân Cương, nơi có các báo cáo vi phạm nhân quyền.
Lo ngại Đức phụ thuộc TQ phủ bóng lên chuyến thăm Bắc Kinh của Thủ tướng Scholz
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc, kêu gọi quan hệ kinh tế 'bình đẳng'
Các vật liệu chế tạo pin dùng cho xe điện cũng đang được quan tâm. Các hãng sản xuất xe của Đức phụ thuộc Trung Quốc đối với nguồn lithium, nickel và cobalt, trong khi châu Âu đã tiến hành các chương trình để thiết lập nguồn cung của chính mình nhưng chưa hoàn thành.
Mối quan hệ kinh doanh giữa Đức với Trung Quốc đã bị theo dõi chặt chẽ kể từ tháng Hai khi Nga bắt đầu xâm lược Ukraine, dẫn đến kết thúc mối quan hệ kéo dài một thập niên về mặt năng lượng giữa Berlin và Moscow.
Hiện mối quan ngại ngày càng gia tăng liên quan đến các hậu qua có thể xảy đến đối với nền kinh tế Đức trong trường hợp Trung Quốc xâm lược Đài Loan.
"Hãy bắt đầu ngay, đừng gác lại vấn đề này. Thực hiện ngay lúc này," ông Scholz nói trong một sự kiện của Đảng Dân chủ Xã hội dường như nhắm đến giới lãnh đạo doanh nghiệp Đức liên quan đến vấn đề đa dạng hóa.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Similar topics
» Chỉ cần là thường trú nhân ở Ukraine, Đức cũng cho tị nạn vì chiến
» Vụ LHQ bỏ phiếu phản đối Nga xâm lăng Ukraine
» Nhân Duyên Đại Nhân Xin Dừng Bước
» Sức mạnh của quân đội Phần lan và hệ lụy từ cuộc chiến Nga -Ukraine do
» Đức cho phép Ukraine dùng vũ khí Đức bắn sang Nga
» Vụ LHQ bỏ phiếu phản đối Nga xâm lăng Ukraine
» Nhân Duyên Đại Nhân Xin Dừng Bước
» Sức mạnh của quân đội Phần lan và hệ lụy từ cuộc chiến Nga -Ukraine do
» Đức cho phép Ukraine dùng vũ khí Đức bắn sang Nga
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum