Nga: Hàng không Nga ê ẩm thấm đòn
Page 1 of 1 • Share
Nga: Hàng không Nga ê ẩm thấm đòn
Nghiên cứu quốc tế
Putin đang ngày càng giống Stalin
Nguồn: Andrei Kolesnikov, Putin’s Stalin Phase, Foreign Affairs, 08/11/2022
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Tổng thống Nga đang bị cô lập, hoang tưởng, và ngày càng giống với nhà độc tài thời Xô-viết.
Chính quyền của Tổng thống Nga Vladimir Putin càng trở nên khắc nghiệt và đàn áp hơn, thì trong mắt người dân Nga bình thường, chế độ Joseph Stalin sẽ càng thành công. Trong vòng 5 năm tính đến năm 2021, số lượng người Nga đồng ý rằng “Stalin là một nhà lãnh đạo vĩ đại” đã tăng gấp đôi từ 28% lên 56%, theo các cuộc thăm dò do Trung tâm Levada độc lập thực hiện. So với cùng kỳ, số người không đồng ý với tuyên bố đó đã giảm từ 23% xuống 14%. Kể từ năm 2015, Stalin đã được tán dương trong các ngày lễ quốc gia, và các cuộc thảo luận về sự đàn áp của ông phần lớn đã bị ngăn chặn. Sự quan tâm đối với nhà độc tài Liên Xô đôi khi còn được thể hiện theo kiểu ông đang cạnh tranh với Putin. Tuy nhiên, nói đúng hơn thì ông chỉ đơn giản là một người giúp đỡ từ quá khứ xa xôi, trấn an Tổng thống Nga đương nhiệm rằng ông đang đi đúng hướng.
Không chỉ có nguyên tắc ‘bàn tay sắt’ của Stalin mới trở thành hình mẫu cho Điện Kremlin ngày nay, bản thân Putin cũng ngày càng giống với Stalin trong những năm cuối đời, khi nhà lãnh đạo Liên Xô ở giai đoạn hoang tưởng và tồi tệ nhất. Tính đến cuối Thế chiến II, Stalin đã nắm quyền hơn 20 năm, và từ thời điểm đó cho đến khi ông qua đời vào năm 1953, ông đã đưa chế độ của mình đến những đỉnh cao chuyên chế mới: tuyệt đối không khoan dung với ý kiến của người khác; liên tục nghi ngờ các cộng sự thân cận; tàn nhẫn một cách công khai và vô liêm sỉ; và thường xuyên có ảo tưởng và ám ảnh. Giống như Stalin trong những năm cuối đời, Putin cũng đã nắm quyền hơn 20 năm, bao gồm cả thời gian giữ chức thủ tướng từ 2008 đến 2012, và trong nhiệm kỳ tổng thống hiện tại, bắt đầu vào năm 2018, ông cũng đã thể hiện nhiều khía cạnh giống Stalin. Trong thời gian này, ông đã sửa đổi hiến pháp Nga để xóa bỏ các giới hạn về nhiệm kỳ của tổng thống, đứng sau vụ đầu độc và bắt giữ thủ lĩnh phe đối lập Alexei Navalny, và phát động một cuộc chiến với hậu quả tàn khốc cho toàn thế giới.
Giờ đây, ở năm 2022, Nga đã hoàn toàn chuyển sang chế độ chuyên chế cá nhân. Bằng việc ủng hộ tư tưởng đế quốc và chủ nghĩa dân tộc, sẵn sàng đàn áp một cách tàn nhẫn đối với xã hội dân sự và bất kỳ hình thức bất đồng chính kiến nào, đồng thời kêu gọi vũ trang gần như toàn bộ đất nước, Putin đã tiếp nhận gần như tất cả các yếu tố căn bản của chủ nghĩa toàn trị kiểu Stalin, từ sự sùng bái cá nhân cho đến sùng bái cái chết của những anh hùng.
ẢO TƯỞNG
Điểm tương đồng giữa Putin và Stalin bắt đầu từ phong cách và mô hình lãnh đạo của họ. Đối với Putin, cũng như đối với Stalin, quá trình ra quyết định chỉ do một người thực hiện. Các cộng sự và cố vấn hầu như không có khả năng tác động đến bạo chúa hoặc đề xuất các hành động thay thế. Điều đó không chỉ khác xa với cách phát triển chính sách trong các hệ thống dân chủ, thậm chí trong các chế độ bán chuyên chế, nó cũng khác xa so với phong cách lãnh đạo tập thể của các thời kỳ khác trong lịch sử Liên Xô, chẳng hạn như thời kỳ Leonid Brezhnev. Ở một khía cạnh nào đó, Putin thậm chí đã vượt qua thần tượng của mình trong việc cá nhân hóa quyền lực. Chẳng hạn, Stalin thích nói chuyện bằng ngôi thứ nhất số nhiều: “Chúng tôi sẽ bắn anh.” Putin cũng thích nói chuyện nhân danh đất nước hoặc giới tinh hoa, nhưng vào tháng 10, khi được hỏi liệu ông có hối hận gì về “chiến dịch đặc biệt” ở Ukraine hay không, ông thừa nhận rằng cuộc chiến là dự án cá nhân của mình. “Hành động của tôi là đúng nơi đúng lúc,” ông đáp.
Putin cũng đã học được từ nhà độc tài Liên Xô cách đối phó với chế độ của chính mình. Càng về cuối đời, Stalin ngày càng nghi ngờ những kẻ thân tín với mình. Ông thường xuyên nổi cơn thịnh nộ với các cộng sự thân cận như Vyacheslav Molotov, Ngoại trưởng và cấp phó lâu năm của ông. Vào mùa thu năm 1945, khi trở về Moscow sau một thời gian vắng mặt, Stalin đã chỉ trích thậm tệ những người đã từng là cấp dưới trung thành nhất của ông – Lavrenty Beria, người đứng đầu lực lượng cảnh sát mật; Georgy Malenkov, ủy viên Bộ Chính trị có ảnh hưởng; Anastas Mikoyan, Bộ trưởng Thương mại, và Molotov – vì dám cho phép tờ Pravda xuất bản các đoạn trích trong bài phát biểu của Thủ tướng Anh Winston Churchill. Molotov đã nhận trách nhiệm về vụ việc, để rồi tiếp tục bị chỉ trích vì đã nới lỏng quy tắc kiểm duyệt đối với các phóng viên nước ngoài. Trong một bức điện gửi Beria, Malenkov, và Mikoyan, Stalin phàn nàn rằng “Molotov dường như không coi trọng lợi ích của nhà nước hoặc uy tín của chính phủ chúng ta.” Sau lần đó, nhân vật thứ hai của Liên Xô không còn được coi là người kế vị nhà độc tài. Tuy nhiên, Molotov cũng không phải là người duy nhất bị thất sủng: trong thời kỳ này, nhiều thành viên khác trong vòng thân tín của Stalin cũng không được ủng hộ vì lý do này hay lý do khác – mà thường xuyên hơn, là không vì lý do gì cả.
Giống như Stalin trong những năm cuối đời, Putin đã giành được quyền kiểm soát hoàn toàn đối với giới tinh hoa Nga, khiến họ tê liệt vì sợ hãi và ngấm ngầm căm phẫn người cai trị mình. Dưới thời Stalin, sự thù hận được thể hiện rõ nhất ngay sau khi ông qua đời, khi Nikita Khrushchev, Beria, và Malenkov đối đầu nhau để trở thành người kế nhiệm, cạnh tranh để tự do hóa chế độ càng nhanh càng tốt. Giới tinh hoa ngày nay sợ Putin, nhưng họ còn sợ nhau hơn, chẳng khác gì những người tiền nhiệm dưới thời Stalin. Giống như nhà độc tài Liên Xô, Putin thích sống ẩn mình trong những dinh thự cá nhân, nơi ông đã tự cô lập bản thân trên cả bình diện chính trị và bình diện con người. Chẳng hạn, ông ngày càng dành nhiều thời gian hơn ở dinh thự Sochi. Nó gợi nhớ đến căn nhà gỗ khiêm tốn nhưng được canh phòng cực kỳ cẩn thận ở Abkhazia mà Stalin đã chuyển đến sống vào tháng 10/1945 sau khi ông bị đột quỵ hoặc đau tim. Đáng chú ý là nơi ẩn cư của hai nhà độc tài cách nhau chưa đầy 48km, trong vùng cận nhiệt đới thoải mái của Biển Đen thuộc Caucasus.
Cũng giống như Stalin, Putin chưa có hành động quyết liệt nào chống lại những người thân tín của mình. Nhưng sự khó chịu của ông trước những lời nói và hành động của họ gợi ta nhớ đến Stalin. Hãy hồi tưởng lại cuộc họp trên truyền hình mà Putin tổ chức cùng với các cố vấn an ninh quốc gia hàng đầu của ông trong giai đoạn đầu của cuộc xâm lược Ukraine. Ngồi một mình ở chiếc bàn lớn trong một hội trường rộng, trong khi các cố vấn của ông được xếp ngồi ở góc khuất hơn của căn phòng, Putin đã nổi giận với giám đốc cơ quan tình báo nước ngoài, Sergei Naryshkin, vì đã “không làm bài tập về nhà” và nhầm lẫn việc Nga công nhận các nước cộng hòa ly khai ở miền đông Ukraine với việc biến các nước này trở thành một phần của Nga. (Vốn dĩ, theo kế hoạch, việc sáp nhận sẽ được thực hiện sau đó.)
Cũng tại cuộc họp đó, Putin đã có một cuộc trò chuyện không đầu không đuôi và đầy giận dữ với Dmitry Kozak, một cộng sự lâu năm từng chịu trách nhiệm đàm phán với Ukraine về việc thực hiện các thỏa thuận Minsk. Sau cuộc họp, Kozak hoàn toàn biến mất trước công chúng. Sang tháng 9, một số người thân cận với Điện Kremlin tiết lộ với Reuters rằng, trước khi chiến dịch đặc biệt nổ ra, Kozak rõ ràng đã được phía Ukraine hứa rằng họ sẽ không gia nhập NATO, theo đó xóa bớt một trong những mối lo ngại chính thúc đẩy cuộc xâm lược của Nga. Nhưng Putin không quan tâm: ông đã sẵn sàng cho cuộc chiến.
MÙA ĐÔNG CỦA PUTIN
Sử dụng vũ lực quân sự để giải quyết vấn đề – điều đã gần như lỗi thời trong thế kỷ 21 – là một chiến thuật khác mà Putin kế thừa từ Stalin. Hãy xem xét Chiến tranh Mùa đông năm 1939. Ngay trước khi Thế chiến II bùng nổ, Stalin đã không thể chiếm được những phần lãnh thổ mà ông muốn ở Phần Lan, vì thế ông đã phát động một cuộc xâm lược. Tương tự như Putin ở Ukraine, Stalin muốn chiếm những phần lãnh thổ mà ông cho là quan trọng về mặt chiến lược để làm vùng đệm trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công vào Liên Xô. Và cũng như các hành động “tự vệ” của Putin ở Ukraine, Stalin đã tìm một cái cớ, tạo ra một vụ khiêu khích ở biên giới, để cho phép các lực lượng của Moscow bắt đầu một cuộc chiến “hợp pháp”.
Trong cả hai trường hợp, nhà độc tài đều nói rằng quân địch đang tập hợp – vốn là điều không tồn tại. Và cả hai đều đánh giá thấp quyết tâm kháng cự của những người dân ở đất nước bị xâm lược: Stalin mong đợi giai cấp vô sản Phần Lan chào đón những đồng chí thuộc giai cấp lao động bằng những bó hoa, còn Putin cho rằng người Ukraine sẽ chào đón lính Nga như quân giải phóng. Cả hai nhà độc tài đều đã sai lầm một cách thảm hại. Ngay cả việc Putin sử dụng phe ly khai thân Nga cũng là một sự tái hiện phương thức của Stalin. Khi Putin thỏa thuận với các chính phủ tự xưng ở Donetsk và Luhansk, ông đang đi theo chân của Stalin, người đã cho thành lập một ban lãnh đạo Phần Lan do Điện Kremlin kiểm soát và sau đó ký một thỏa thuận với chế độ bù nhìn này.
Tuyên bố của Putin rằng chính phủ Ukraine chỉ là tấm bình phong của các cường quốc phương Tây hiếu chiến cũng là tiếng vọng của những luận điệu thời Stalin trong Chiến tranh Mùa đông. Trong hồi ký của mình, Juho Kusti Paasikivi, Đại sứ Phần Lan tại Moscow, người sau này trở thành Tổng thống Phần Lan, đã viết rằng “theo ý kiến của người Liên Xô, cuộc chiến này rõ ràng là cuộc chiến do Anh và Pháp tiến hành, để chống lại nước Nga Xô-viết.” Trong Chiến tranh Mùa đông, chính phủ Phần Lan giả do Stalin thành lập đã yêu cầu Liên Xô hỗ trợ thực hiện cái mà họ gọi là “khát vọng lâu đời của người Phần Lan: đưa người dân Karelia [sống trên lãnh thổ Liên Xô] vào một nhà nước Phần Lan thống nhất và độc lập.” Trong cuộc chiến của Putin ở Ukraine, “sự đoàn tụ của các dân tộc anh em” đã trở thành một câu thần chú. Khi biện minh cho sự cần thiết phải sáp nhập lãnh thổ Ukraine, Putin đã lặp lại gần như từng chữ một trong bức thư mà Molotov gửi cho Đại sứ Ba Lan vào tháng 9/1939, tuyên bố rằng “Chính phủ Liên Xô không thể thờ ơ khi những người Ukraine và Belarus ruột thịt sống trên lãnh thổ Ba Lan bị bỏ mặc cho số phận định đoạt, mà không có bất kỳ sự bảo vệ nào.”
Nhưng cuộc phiêu lưu của Putin ở Ukraine còn giống với một cuộc chiến khác của Stalin: Chiến tranh Triều Tiên. Rốt cuộc, chính Stalin là người chấp thuận để Triều Tiên tấn công phía nam bán đảo vào ngày 25/06/1950. Và theo một số nhà sử học, giống như Putin ở Ukraine, Stalin cho rằng Hàn Quốc sẽ bị chinh phục chỉ trong vài tuần. Và cũng giống như việc Nga xâm lược Ukraine năm nay, Liên Hiệp Quốc đã lên án cuộc tấn công của Triều Tiên. (Trong trường hợp Triều Tiên, quân đội Mỹ đã tham chiến dưới lá cờ của Liên Hiệp Quốc.) Là một cuộc chiến ủy nhiệm giữa Liên Xô và Mỹ, Chiến tranh Triều Tiên có sự tham gia của máy bay chiến đấu từ cả hai cường quốc, dù các phi công Liên Xô được lệnh không tiến vào không phận của Hàn Quốc. Khi thấy rõ rằng cuộc chiến sẽ tiếp tục kéo dài, Stalin không vội vàng kết thúc nó và chỉ thị cho chính phủ Triều Tiên phải kéo dài các cuộc đàm phán hòa bình. Mãi đến khi Stalin qua đời, người ta mới có thể chấm dứt xung đột, tương tự như rất nhiều sáng kiến cá nhân khác của ông. Ngoại trừ cái chết, chẳng điều gì và chẳng một ai có thể ngăn cản Stalin trong những năm tháng tuổi xế chiều – giống như Putin ngày nay.
IVAN BẠO CHÚA
Nhưng sự yêu thích của Putin dành cho nhà lãnh đạo Liên Xô còn vượt ra khỏi các phương pháp tàn nhẫn, để bao gồm cả thế giới quan của Stalin. Giống như Stalin, Putin nghĩ rằng thế giới được phân chia thành các vùng ảnh hưởng, và cho rằng ông có thể dễ dàng đánh dấu các vùng lãnh thổ mà ông cho là thuộc về mình chỉ bằng những nét vẽ trên bản đồ. Putin cũng tin rằng Nga có thể phát triển thịnh vượng bất chấp sự cô lập về chính trị và dưới một chính sách kinh tế chuyên chế. Ông cũng chia sẻ chủ nghĩa dân tộc đế quốc của Stalin. Cần nhắc lại rằng, dù là người Xô-viết chính thống, Stalin luôn sẵn sàng từ bỏ chủ nghĩa Marx-Lenin khi phù hợp và khéo léo chơi lá bài dân tộc chủ nghĩa, lôi kéo tình cảm của nhóm sắc tộc thống trị. Điều này đặc biệt đúng trong Thế chiến II. Trong bài phát biểu đầu tiên với nhân dân Liên Xô khi chiến tranh nổ ra, Stalin đã không bắt đầu bằng câu “Các đồng chí!” mà bằng “Các anh chị em!” Khi chiến tranh kết thúc, bài chúc mừng ngày 24/05/1945 nổi tiếng của ông không phải dành cho Liên Xô mà dành cho người Nga: “Cảm ơn sự tin tưởng của nước Nga!” Trong nhiều trường hợp, Stalin đã nhắc đến lịch sử Nga và niềm tự hào nước Nga. Chiến lược đó chính là một trong những nền tảng của chủ nghĩa Putin, từng được gọi là “chủ nghĩa sô vanh cường quốc” (great-power chauvinism).
Dễ thấy hơn nữa là việc Putin sử dụng câu chuyện của Stalin nhằm chính danh hóa chiến thắng của Nga trong Thế chiến II. Gần như ngay lập tức, Stalin đã biến một thảm kịch trong đó khoảng 20 triệu người Nga bị sát hại thành một câu chuyện về chiến thắng của chủ nghĩa anh hùng. Đồng thời, nhà độc tài cũng nhanh chóng thanh trừng bất kỳ tướng lĩnh nào mà sự nổi tiếng của họ với quần chúng có thể biến họ trở thành mối đe dọa với ông: nhiều người đã bị bắt và bị giết; ngay cả Georgy Zhukov, vị chỉ huy quân đội và kiến trúc sư đứng sau chiến thắng của Liên Xô, cũng bị gạt ra bên lề. Stalin lo ngại về mức độ nổi tiếng ngày càng tăng của các chỉ huy quân đội và cố gắng hết sức để làm cho các chi tiết của cuộc chiến nhanh chóng bị lãng quên. Putin đã xây dựng tính chính danh của mình xung quanh ý tưởng rằng ông là người thừa kế cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại – tên gọi chính thức của Thế chiến II tại Nga, đặt theo Chiến tranh Vệ quốc năm 1812 chống lại Napoléon.
Đồng thời, Putin còn nhắm đến Trung đoàn Bất tử (Immortal Regiment) – một lễ tưởng niệm dân sự diễn ra hàng năm, trong đó một lượng lớn người Nga diễu hành mang theo chân dung những người thân tham gia Thế chiến II – và biến nó thành một cuộc diễu hành quần chúng chính thức do chính ông dẫn đầu. Ông cũng đã biến sự sùng bái chiến thắng của Liên Xô thành sự sùng bái chiến tranh. Sau khi viết lại lịch sử và chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng, Putin tuyên bố cuộc xâm lược Ukraine là cuộc chiến chống lại “chủ nghĩa Quốc Xã” cùng với phương Tây, và không gì khác hơn, nó chính là sự tiếp nối của Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại còn dang dở. Đây là sự xuyên tạc lịch sử trên quy mô lớn và sự thao túng ý thức tập thể của cả một đất nước.
Đối với Putin, cũng như đối với Stalin, lịch sử đã trở thành một công cụ quan trọng để duy trì quyền cai trị và để kiểm soát đất nước. Trên hết là những ví dụ về Ivan Bạo chúa và Peter Đại đế, hai biểu tượng của sự tàn nhẫn và chủ nghĩa đế quốc. Stalin đã tìm cách kết nối chế độ của mình với Ivan Bạo chúa bằng cách giao cho đạo diễn Sergei Eisenstein dàn dựng một bộ phim hai phần về vị Nga hoàng và chế độ đáng sợ của ông. (Câu nói của một nhân vật nổi tiếng vào thời điểm đó, Leonid Sobolev, đã nói lên tất cả: “Chúng ta phải học cách yêu oprichnina,” lực lượng cảnh vệ khét tiếng của Ivan.) Cũng không lạ gì khi câu chuyện về triều đại tàn bạo của Ivan đã quay trở lại dưới thời Putin. Trong một cuộc mít tinh nhân dịp sáp nhập bốn khu vực của Ukraine, Ivan Okhlobystin, một diễn viên người Nga và là người trung thành với Putin, đã lên sân khấu và hét lên “Goida!” – vốn là khẩu hiệu của oprichnina. Và cũng giống như cách Stalin làm sống lại chủ nghĩa dân tộc Nga trong những năm Thế chiến II, Putin đã so sánh cuộc chiến của ông ở Ukraine với chiến dịch của Peter Đại đế chống lại đế quốc Thụy Điển.
Cũng như Stalin trong những năm đầu của Chiến tranh Lạnh, Putin đã cắt đứt quan hệ với phương Tây và bắt đầu miêu tả mọi thứ ở nước ngoài là không tương thích với ý thức hệ và giá trị của Nga. Những người mà Stalin gọi là “những kẻ theo chủ nghĩa toàn cầu mất gốc”, những người bị sa thải và bị ngược đãi, đã xuất hiện trở lại ở nước Nga của Putin với tên gọi “điệp viên nước ngoài”, những người sống lưu vong trên chính đất nước của họ. Dưới thời Stalin, việc có quan hệ với người nước ngoài có thể khiến một người phải ngồi tù. Kể từ tháng 10/2022, nước Nga của Putin đã bắt đầu áp dụng một luật mới – với tinh thần và công thức mơ hồ giống như thời Stalin – “về hợp tác bí mật với một quốc gia nước ngoài”. Putin đã hoàn thành việc phục hồi hình ảnh cho Stalin vào tháng 12/2021, vừa kịp lúc để chiến tranh nổ ra, khi ông cho phép lực lượng oprichnina của mình – tức các công tố viên và các thành viên khác của cái gọi là hệ thống tư pháp – tiêu diệt Memorial, một tổ chức nghiên cứu có mục đích lưu giữ ký ức về cuộc đàn áp thời Stalin. Memorial là một trong số ít các tổ chức độc lập ở Nga có thể bảo tồn lịch sử thực tế của nước Nga, thay vì phiên bản thời Stalin.
Bằng cách sử dụng các chiến thuật như vậy, Putin đã mở đường – cả về mặt biểu tượng lẫn trong thực tế – cho chiến tranh và cho các yếu tố của chủ nghĩa toàn trị trong hệ thống chính trị của mình. Trên thực tế, quá trình này đã diễn ra suốt nhiều năm: ông đã truyền bá cho người Nga phiên bản lịch sử của mình, tấn công nhận thức của họ bằng các bài báo và bài phát biểu của ông; và công việc của ông đã được khuếch đại bởi chiến dịch tuyên truyền lịch sử ủng hộ chủ nghĩa Stalin của nhiều tổ chức trong đó có Hiệp hội Lịch sử Nga thân Điện Kremlin và Hiệp hội Lịch sử Quân sự Nga. Do đó, vào đầu năm 2022, Putin đã dễ dàng được công chúng ủng hộ trong việc viết lại lịch sử và trong cuộc chiến của ông, và theo đó, nước Nga cũng sa vào chứng hoang tưởng kiểu Stalin: hàng xóm tố cáo lẫn nhau, giáo viên và học sinh tố cáo lẫn nhau.
CÔ ĐƠN TRÊN ĐỈNH QUYỀN LỰC
Trong hoàn cảnh thiếu vắng dân chủ, Putin đã không tạo ra cơ chế để chuyển giao quyền lực, vì cũng giống như Stalin, ông không có ý định từ bỏ quyền lực. Kết quả là, lịch sử Nga bị mắc kẹt trong một vòng luẩn quẩn. Nhưng không rõ liệu người Nga có chứng kiến sự lặp lại của một sự kiện vào tháng 3/1953, khi Stalin nằm đó hấp hối, còn các cộng sự thân cận nhất đang cạnh tranh để xóa bỏ di sản của ông.
Tương tự như Liên Xô dưới thời Stalin, người ta có ấn tượng rằng ở nước Nga ngày nay không ai có thể thay thế Putin. Điều này có nghĩa là không có phương án thay thế cho bất cứ điều gì ông nói hoặc làm, chống lại ông là vô ích. Giới tinh hoa Nga phải hành động theo logic này. Giống như giới tinh hoa dưới thời Stalin, họ sẽ chỉ đơn giản là đợi đến ngày tàn của tên bạo chúa, hy vọng bằng cách nào đó ông ta sẽ biến mất trước khi kịp sa thải hoặc bỏ tù họ. Đây là lý do tại sao các cử tri của Putin rất quan tâm đến sức khỏe của ông. Trong thời đại của Stalin, tình trạng sức khỏe của nhà độc tài ít được biết đến, nhưng những cộng sự và cấp dưới thân cận với ông trong những năm cuối đời đều hiểu rằng ông không khỏe. Điều này đã trở nên rõ ràng với công chúng tại Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Liên Xô vào tháng 10/1952, lúc đó Stalin đã già yếu. Ông đã thử thách các đồng đội của mình bằng cách gợi ý rằng ông sẽ để một nhà lãnh đạo trẻ hơn lên thay thế; cùng lúc đó, ông thực sự đưa những người tương đối trẻ vào các cơ quan quản lý; điều này, tất nhiên, làm cho các lãnh đạo lớn tuổi trở nên cực kỳ căng thẳng.
Putin có thể đi theo con đường tương tự, và một phần ông đã làm vậy, đặc biệt là ở cấp khu vực, nơi ông đã trao chức thống đốc cho những người trẻ trung, nhiệt thành. Nhưng dù đã bước vào độ tuổi gần với Stalin khi qua đời, Putin có vẻ khỏe mạnh hơn, và dường như ông vẫn còn nhiều thời gian hơn so với Stalin vào đầu những năm 1950. Tuy nhiên, vẫn có một bài học quan trọng cho Putin: lòng căm thù và sợ hãi đối với Stalin trong những năm cuối đời của ông mạnh mẽ đến nỗi, khi ông bị đột quỵ, trong những giờ phút còn có thể cứu chữa, các cộng sự thân cận nhất của ông đã không chạy đến giúp đỡ, và trong giờ phút hấp hối, ông thực sự chỉ có một mình. Putin đang có vẻ khỏe mạnh hơn bao giờ hết. Nhưng chẳng thể biết ai sẽ là người cứu ông nếu ông mất đi sức khỏe, giống như Stalin trong những năm cuối đời.
Andrei Kolesnikov là Nghiên cứu viên cấp cao của Viện Carnegie vì Hòa bình Quốc tế.
Putin đang ngày càng giống Stalin
Nguồn: Andrei Kolesnikov, Putin’s Stalin Phase, Foreign Affairs, 08/11/2022
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Tổng thống Nga đang bị cô lập, hoang tưởng, và ngày càng giống với nhà độc tài thời Xô-viết.
Chính quyền của Tổng thống Nga Vladimir Putin càng trở nên khắc nghiệt và đàn áp hơn, thì trong mắt người dân Nga bình thường, chế độ Joseph Stalin sẽ càng thành công. Trong vòng 5 năm tính đến năm 2021, số lượng người Nga đồng ý rằng “Stalin là một nhà lãnh đạo vĩ đại” đã tăng gấp đôi từ 28% lên 56%, theo các cuộc thăm dò do Trung tâm Levada độc lập thực hiện. So với cùng kỳ, số người không đồng ý với tuyên bố đó đã giảm từ 23% xuống 14%. Kể từ năm 2015, Stalin đã được tán dương trong các ngày lễ quốc gia, và các cuộc thảo luận về sự đàn áp của ông phần lớn đã bị ngăn chặn. Sự quan tâm đối với nhà độc tài Liên Xô đôi khi còn được thể hiện theo kiểu ông đang cạnh tranh với Putin. Tuy nhiên, nói đúng hơn thì ông chỉ đơn giản là một người giúp đỡ từ quá khứ xa xôi, trấn an Tổng thống Nga đương nhiệm rằng ông đang đi đúng hướng.
Không chỉ có nguyên tắc ‘bàn tay sắt’ của Stalin mới trở thành hình mẫu cho Điện Kremlin ngày nay, bản thân Putin cũng ngày càng giống với Stalin trong những năm cuối đời, khi nhà lãnh đạo Liên Xô ở giai đoạn hoang tưởng và tồi tệ nhất. Tính đến cuối Thế chiến II, Stalin đã nắm quyền hơn 20 năm, và từ thời điểm đó cho đến khi ông qua đời vào năm 1953, ông đã đưa chế độ của mình đến những đỉnh cao chuyên chế mới: tuyệt đối không khoan dung với ý kiến của người khác; liên tục nghi ngờ các cộng sự thân cận; tàn nhẫn một cách công khai và vô liêm sỉ; và thường xuyên có ảo tưởng và ám ảnh. Giống như Stalin trong những năm cuối đời, Putin cũng đã nắm quyền hơn 20 năm, bao gồm cả thời gian giữ chức thủ tướng từ 2008 đến 2012, và trong nhiệm kỳ tổng thống hiện tại, bắt đầu vào năm 2018, ông cũng đã thể hiện nhiều khía cạnh giống Stalin. Trong thời gian này, ông đã sửa đổi hiến pháp Nga để xóa bỏ các giới hạn về nhiệm kỳ của tổng thống, đứng sau vụ đầu độc và bắt giữ thủ lĩnh phe đối lập Alexei Navalny, và phát động một cuộc chiến với hậu quả tàn khốc cho toàn thế giới.
Giờ đây, ở năm 2022, Nga đã hoàn toàn chuyển sang chế độ chuyên chế cá nhân. Bằng việc ủng hộ tư tưởng đế quốc và chủ nghĩa dân tộc, sẵn sàng đàn áp một cách tàn nhẫn đối với xã hội dân sự và bất kỳ hình thức bất đồng chính kiến nào, đồng thời kêu gọi vũ trang gần như toàn bộ đất nước, Putin đã tiếp nhận gần như tất cả các yếu tố căn bản của chủ nghĩa toàn trị kiểu Stalin, từ sự sùng bái cá nhân cho đến sùng bái cái chết của những anh hùng.
ẢO TƯỞNG
Điểm tương đồng giữa Putin và Stalin bắt đầu từ phong cách và mô hình lãnh đạo của họ. Đối với Putin, cũng như đối với Stalin, quá trình ra quyết định chỉ do một người thực hiện. Các cộng sự và cố vấn hầu như không có khả năng tác động đến bạo chúa hoặc đề xuất các hành động thay thế. Điều đó không chỉ khác xa với cách phát triển chính sách trong các hệ thống dân chủ, thậm chí trong các chế độ bán chuyên chế, nó cũng khác xa so với phong cách lãnh đạo tập thể của các thời kỳ khác trong lịch sử Liên Xô, chẳng hạn như thời kỳ Leonid Brezhnev. Ở một khía cạnh nào đó, Putin thậm chí đã vượt qua thần tượng của mình trong việc cá nhân hóa quyền lực. Chẳng hạn, Stalin thích nói chuyện bằng ngôi thứ nhất số nhiều: “Chúng tôi sẽ bắn anh.” Putin cũng thích nói chuyện nhân danh đất nước hoặc giới tinh hoa, nhưng vào tháng 10, khi được hỏi liệu ông có hối hận gì về “chiến dịch đặc biệt” ở Ukraine hay không, ông thừa nhận rằng cuộc chiến là dự án cá nhân của mình. “Hành động của tôi là đúng nơi đúng lúc,” ông đáp.
Putin cũng đã học được từ nhà độc tài Liên Xô cách đối phó với chế độ của chính mình. Càng về cuối đời, Stalin ngày càng nghi ngờ những kẻ thân tín với mình. Ông thường xuyên nổi cơn thịnh nộ với các cộng sự thân cận như Vyacheslav Molotov, Ngoại trưởng và cấp phó lâu năm của ông. Vào mùa thu năm 1945, khi trở về Moscow sau một thời gian vắng mặt, Stalin đã chỉ trích thậm tệ những người đã từng là cấp dưới trung thành nhất của ông – Lavrenty Beria, người đứng đầu lực lượng cảnh sát mật; Georgy Malenkov, ủy viên Bộ Chính trị có ảnh hưởng; Anastas Mikoyan, Bộ trưởng Thương mại, và Molotov – vì dám cho phép tờ Pravda xuất bản các đoạn trích trong bài phát biểu của Thủ tướng Anh Winston Churchill. Molotov đã nhận trách nhiệm về vụ việc, để rồi tiếp tục bị chỉ trích vì đã nới lỏng quy tắc kiểm duyệt đối với các phóng viên nước ngoài. Trong một bức điện gửi Beria, Malenkov, và Mikoyan, Stalin phàn nàn rằng “Molotov dường như không coi trọng lợi ích của nhà nước hoặc uy tín của chính phủ chúng ta.” Sau lần đó, nhân vật thứ hai của Liên Xô không còn được coi là người kế vị nhà độc tài. Tuy nhiên, Molotov cũng không phải là người duy nhất bị thất sủng: trong thời kỳ này, nhiều thành viên khác trong vòng thân tín của Stalin cũng không được ủng hộ vì lý do này hay lý do khác – mà thường xuyên hơn, là không vì lý do gì cả.
Giống như Stalin trong những năm cuối đời, Putin đã giành được quyền kiểm soát hoàn toàn đối với giới tinh hoa Nga, khiến họ tê liệt vì sợ hãi và ngấm ngầm căm phẫn người cai trị mình. Dưới thời Stalin, sự thù hận được thể hiện rõ nhất ngay sau khi ông qua đời, khi Nikita Khrushchev, Beria, và Malenkov đối đầu nhau để trở thành người kế nhiệm, cạnh tranh để tự do hóa chế độ càng nhanh càng tốt. Giới tinh hoa ngày nay sợ Putin, nhưng họ còn sợ nhau hơn, chẳng khác gì những người tiền nhiệm dưới thời Stalin. Giống như nhà độc tài Liên Xô, Putin thích sống ẩn mình trong những dinh thự cá nhân, nơi ông đã tự cô lập bản thân trên cả bình diện chính trị và bình diện con người. Chẳng hạn, ông ngày càng dành nhiều thời gian hơn ở dinh thự Sochi. Nó gợi nhớ đến căn nhà gỗ khiêm tốn nhưng được canh phòng cực kỳ cẩn thận ở Abkhazia mà Stalin đã chuyển đến sống vào tháng 10/1945 sau khi ông bị đột quỵ hoặc đau tim. Đáng chú ý là nơi ẩn cư của hai nhà độc tài cách nhau chưa đầy 48km, trong vùng cận nhiệt đới thoải mái của Biển Đen thuộc Caucasus.
Cũng giống như Stalin, Putin chưa có hành động quyết liệt nào chống lại những người thân tín của mình. Nhưng sự khó chịu của ông trước những lời nói và hành động của họ gợi ta nhớ đến Stalin. Hãy hồi tưởng lại cuộc họp trên truyền hình mà Putin tổ chức cùng với các cố vấn an ninh quốc gia hàng đầu của ông trong giai đoạn đầu của cuộc xâm lược Ukraine. Ngồi một mình ở chiếc bàn lớn trong một hội trường rộng, trong khi các cố vấn của ông được xếp ngồi ở góc khuất hơn của căn phòng, Putin đã nổi giận với giám đốc cơ quan tình báo nước ngoài, Sergei Naryshkin, vì đã “không làm bài tập về nhà” và nhầm lẫn việc Nga công nhận các nước cộng hòa ly khai ở miền đông Ukraine với việc biến các nước này trở thành một phần của Nga. (Vốn dĩ, theo kế hoạch, việc sáp nhận sẽ được thực hiện sau đó.)
Cũng tại cuộc họp đó, Putin đã có một cuộc trò chuyện không đầu không đuôi và đầy giận dữ với Dmitry Kozak, một cộng sự lâu năm từng chịu trách nhiệm đàm phán với Ukraine về việc thực hiện các thỏa thuận Minsk. Sau cuộc họp, Kozak hoàn toàn biến mất trước công chúng. Sang tháng 9, một số người thân cận với Điện Kremlin tiết lộ với Reuters rằng, trước khi chiến dịch đặc biệt nổ ra, Kozak rõ ràng đã được phía Ukraine hứa rằng họ sẽ không gia nhập NATO, theo đó xóa bớt một trong những mối lo ngại chính thúc đẩy cuộc xâm lược của Nga. Nhưng Putin không quan tâm: ông đã sẵn sàng cho cuộc chiến.
MÙA ĐÔNG CỦA PUTIN
Sử dụng vũ lực quân sự để giải quyết vấn đề – điều đã gần như lỗi thời trong thế kỷ 21 – là một chiến thuật khác mà Putin kế thừa từ Stalin. Hãy xem xét Chiến tranh Mùa đông năm 1939. Ngay trước khi Thế chiến II bùng nổ, Stalin đã không thể chiếm được những phần lãnh thổ mà ông muốn ở Phần Lan, vì thế ông đã phát động một cuộc xâm lược. Tương tự như Putin ở Ukraine, Stalin muốn chiếm những phần lãnh thổ mà ông cho là quan trọng về mặt chiến lược để làm vùng đệm trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công vào Liên Xô. Và cũng như các hành động “tự vệ” của Putin ở Ukraine, Stalin đã tìm một cái cớ, tạo ra một vụ khiêu khích ở biên giới, để cho phép các lực lượng của Moscow bắt đầu một cuộc chiến “hợp pháp”.
Trong cả hai trường hợp, nhà độc tài đều nói rằng quân địch đang tập hợp – vốn là điều không tồn tại. Và cả hai đều đánh giá thấp quyết tâm kháng cự của những người dân ở đất nước bị xâm lược: Stalin mong đợi giai cấp vô sản Phần Lan chào đón những đồng chí thuộc giai cấp lao động bằng những bó hoa, còn Putin cho rằng người Ukraine sẽ chào đón lính Nga như quân giải phóng. Cả hai nhà độc tài đều đã sai lầm một cách thảm hại. Ngay cả việc Putin sử dụng phe ly khai thân Nga cũng là một sự tái hiện phương thức của Stalin. Khi Putin thỏa thuận với các chính phủ tự xưng ở Donetsk và Luhansk, ông đang đi theo chân của Stalin, người đã cho thành lập một ban lãnh đạo Phần Lan do Điện Kremlin kiểm soát và sau đó ký một thỏa thuận với chế độ bù nhìn này.
Tuyên bố của Putin rằng chính phủ Ukraine chỉ là tấm bình phong của các cường quốc phương Tây hiếu chiến cũng là tiếng vọng của những luận điệu thời Stalin trong Chiến tranh Mùa đông. Trong hồi ký của mình, Juho Kusti Paasikivi, Đại sứ Phần Lan tại Moscow, người sau này trở thành Tổng thống Phần Lan, đã viết rằng “theo ý kiến của người Liên Xô, cuộc chiến này rõ ràng là cuộc chiến do Anh và Pháp tiến hành, để chống lại nước Nga Xô-viết.” Trong Chiến tranh Mùa đông, chính phủ Phần Lan giả do Stalin thành lập đã yêu cầu Liên Xô hỗ trợ thực hiện cái mà họ gọi là “khát vọng lâu đời của người Phần Lan: đưa người dân Karelia [sống trên lãnh thổ Liên Xô] vào một nhà nước Phần Lan thống nhất và độc lập.” Trong cuộc chiến của Putin ở Ukraine, “sự đoàn tụ của các dân tộc anh em” đã trở thành một câu thần chú. Khi biện minh cho sự cần thiết phải sáp nhập lãnh thổ Ukraine, Putin đã lặp lại gần như từng chữ một trong bức thư mà Molotov gửi cho Đại sứ Ba Lan vào tháng 9/1939, tuyên bố rằng “Chính phủ Liên Xô không thể thờ ơ khi những người Ukraine và Belarus ruột thịt sống trên lãnh thổ Ba Lan bị bỏ mặc cho số phận định đoạt, mà không có bất kỳ sự bảo vệ nào.”
Nhưng cuộc phiêu lưu của Putin ở Ukraine còn giống với một cuộc chiến khác của Stalin: Chiến tranh Triều Tiên. Rốt cuộc, chính Stalin là người chấp thuận để Triều Tiên tấn công phía nam bán đảo vào ngày 25/06/1950. Và theo một số nhà sử học, giống như Putin ở Ukraine, Stalin cho rằng Hàn Quốc sẽ bị chinh phục chỉ trong vài tuần. Và cũng giống như việc Nga xâm lược Ukraine năm nay, Liên Hiệp Quốc đã lên án cuộc tấn công của Triều Tiên. (Trong trường hợp Triều Tiên, quân đội Mỹ đã tham chiến dưới lá cờ của Liên Hiệp Quốc.) Là một cuộc chiến ủy nhiệm giữa Liên Xô và Mỹ, Chiến tranh Triều Tiên có sự tham gia của máy bay chiến đấu từ cả hai cường quốc, dù các phi công Liên Xô được lệnh không tiến vào không phận của Hàn Quốc. Khi thấy rõ rằng cuộc chiến sẽ tiếp tục kéo dài, Stalin không vội vàng kết thúc nó và chỉ thị cho chính phủ Triều Tiên phải kéo dài các cuộc đàm phán hòa bình. Mãi đến khi Stalin qua đời, người ta mới có thể chấm dứt xung đột, tương tự như rất nhiều sáng kiến cá nhân khác của ông. Ngoại trừ cái chết, chẳng điều gì và chẳng một ai có thể ngăn cản Stalin trong những năm tháng tuổi xế chiều – giống như Putin ngày nay.
IVAN BẠO CHÚA
Nhưng sự yêu thích của Putin dành cho nhà lãnh đạo Liên Xô còn vượt ra khỏi các phương pháp tàn nhẫn, để bao gồm cả thế giới quan của Stalin. Giống như Stalin, Putin nghĩ rằng thế giới được phân chia thành các vùng ảnh hưởng, và cho rằng ông có thể dễ dàng đánh dấu các vùng lãnh thổ mà ông cho là thuộc về mình chỉ bằng những nét vẽ trên bản đồ. Putin cũng tin rằng Nga có thể phát triển thịnh vượng bất chấp sự cô lập về chính trị và dưới một chính sách kinh tế chuyên chế. Ông cũng chia sẻ chủ nghĩa dân tộc đế quốc của Stalin. Cần nhắc lại rằng, dù là người Xô-viết chính thống, Stalin luôn sẵn sàng từ bỏ chủ nghĩa Marx-Lenin khi phù hợp và khéo léo chơi lá bài dân tộc chủ nghĩa, lôi kéo tình cảm của nhóm sắc tộc thống trị. Điều này đặc biệt đúng trong Thế chiến II. Trong bài phát biểu đầu tiên với nhân dân Liên Xô khi chiến tranh nổ ra, Stalin đã không bắt đầu bằng câu “Các đồng chí!” mà bằng “Các anh chị em!” Khi chiến tranh kết thúc, bài chúc mừng ngày 24/05/1945 nổi tiếng của ông không phải dành cho Liên Xô mà dành cho người Nga: “Cảm ơn sự tin tưởng của nước Nga!” Trong nhiều trường hợp, Stalin đã nhắc đến lịch sử Nga và niềm tự hào nước Nga. Chiến lược đó chính là một trong những nền tảng của chủ nghĩa Putin, từng được gọi là “chủ nghĩa sô vanh cường quốc” (great-power chauvinism).
Dễ thấy hơn nữa là việc Putin sử dụng câu chuyện của Stalin nhằm chính danh hóa chiến thắng của Nga trong Thế chiến II. Gần như ngay lập tức, Stalin đã biến một thảm kịch trong đó khoảng 20 triệu người Nga bị sát hại thành một câu chuyện về chiến thắng của chủ nghĩa anh hùng. Đồng thời, nhà độc tài cũng nhanh chóng thanh trừng bất kỳ tướng lĩnh nào mà sự nổi tiếng của họ với quần chúng có thể biến họ trở thành mối đe dọa với ông: nhiều người đã bị bắt và bị giết; ngay cả Georgy Zhukov, vị chỉ huy quân đội và kiến trúc sư đứng sau chiến thắng của Liên Xô, cũng bị gạt ra bên lề. Stalin lo ngại về mức độ nổi tiếng ngày càng tăng của các chỉ huy quân đội và cố gắng hết sức để làm cho các chi tiết của cuộc chiến nhanh chóng bị lãng quên. Putin đã xây dựng tính chính danh của mình xung quanh ý tưởng rằng ông là người thừa kế cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại – tên gọi chính thức của Thế chiến II tại Nga, đặt theo Chiến tranh Vệ quốc năm 1812 chống lại Napoléon.
Đồng thời, Putin còn nhắm đến Trung đoàn Bất tử (Immortal Regiment) – một lễ tưởng niệm dân sự diễn ra hàng năm, trong đó một lượng lớn người Nga diễu hành mang theo chân dung những người thân tham gia Thế chiến II – và biến nó thành một cuộc diễu hành quần chúng chính thức do chính ông dẫn đầu. Ông cũng đã biến sự sùng bái chiến thắng của Liên Xô thành sự sùng bái chiến tranh. Sau khi viết lại lịch sử và chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng, Putin tuyên bố cuộc xâm lược Ukraine là cuộc chiến chống lại “chủ nghĩa Quốc Xã” cùng với phương Tây, và không gì khác hơn, nó chính là sự tiếp nối của Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại còn dang dở. Đây là sự xuyên tạc lịch sử trên quy mô lớn và sự thao túng ý thức tập thể của cả một đất nước.
Đối với Putin, cũng như đối với Stalin, lịch sử đã trở thành một công cụ quan trọng để duy trì quyền cai trị và để kiểm soát đất nước. Trên hết là những ví dụ về Ivan Bạo chúa và Peter Đại đế, hai biểu tượng của sự tàn nhẫn và chủ nghĩa đế quốc. Stalin đã tìm cách kết nối chế độ của mình với Ivan Bạo chúa bằng cách giao cho đạo diễn Sergei Eisenstein dàn dựng một bộ phim hai phần về vị Nga hoàng và chế độ đáng sợ của ông. (Câu nói của một nhân vật nổi tiếng vào thời điểm đó, Leonid Sobolev, đã nói lên tất cả: “Chúng ta phải học cách yêu oprichnina,” lực lượng cảnh vệ khét tiếng của Ivan.) Cũng không lạ gì khi câu chuyện về triều đại tàn bạo của Ivan đã quay trở lại dưới thời Putin. Trong một cuộc mít tinh nhân dịp sáp nhập bốn khu vực của Ukraine, Ivan Okhlobystin, một diễn viên người Nga và là người trung thành với Putin, đã lên sân khấu và hét lên “Goida!” – vốn là khẩu hiệu của oprichnina. Và cũng giống như cách Stalin làm sống lại chủ nghĩa dân tộc Nga trong những năm Thế chiến II, Putin đã so sánh cuộc chiến của ông ở Ukraine với chiến dịch của Peter Đại đế chống lại đế quốc Thụy Điển.
Cũng như Stalin trong những năm đầu của Chiến tranh Lạnh, Putin đã cắt đứt quan hệ với phương Tây và bắt đầu miêu tả mọi thứ ở nước ngoài là không tương thích với ý thức hệ và giá trị của Nga. Những người mà Stalin gọi là “những kẻ theo chủ nghĩa toàn cầu mất gốc”, những người bị sa thải và bị ngược đãi, đã xuất hiện trở lại ở nước Nga của Putin với tên gọi “điệp viên nước ngoài”, những người sống lưu vong trên chính đất nước của họ. Dưới thời Stalin, việc có quan hệ với người nước ngoài có thể khiến một người phải ngồi tù. Kể từ tháng 10/2022, nước Nga của Putin đã bắt đầu áp dụng một luật mới – với tinh thần và công thức mơ hồ giống như thời Stalin – “về hợp tác bí mật với một quốc gia nước ngoài”. Putin đã hoàn thành việc phục hồi hình ảnh cho Stalin vào tháng 12/2021, vừa kịp lúc để chiến tranh nổ ra, khi ông cho phép lực lượng oprichnina của mình – tức các công tố viên và các thành viên khác của cái gọi là hệ thống tư pháp – tiêu diệt Memorial, một tổ chức nghiên cứu có mục đích lưu giữ ký ức về cuộc đàn áp thời Stalin. Memorial là một trong số ít các tổ chức độc lập ở Nga có thể bảo tồn lịch sử thực tế của nước Nga, thay vì phiên bản thời Stalin.
Bằng cách sử dụng các chiến thuật như vậy, Putin đã mở đường – cả về mặt biểu tượng lẫn trong thực tế – cho chiến tranh và cho các yếu tố của chủ nghĩa toàn trị trong hệ thống chính trị của mình. Trên thực tế, quá trình này đã diễn ra suốt nhiều năm: ông đã truyền bá cho người Nga phiên bản lịch sử của mình, tấn công nhận thức của họ bằng các bài báo và bài phát biểu của ông; và công việc của ông đã được khuếch đại bởi chiến dịch tuyên truyền lịch sử ủng hộ chủ nghĩa Stalin của nhiều tổ chức trong đó có Hiệp hội Lịch sử Nga thân Điện Kremlin và Hiệp hội Lịch sử Quân sự Nga. Do đó, vào đầu năm 2022, Putin đã dễ dàng được công chúng ủng hộ trong việc viết lại lịch sử và trong cuộc chiến của ông, và theo đó, nước Nga cũng sa vào chứng hoang tưởng kiểu Stalin: hàng xóm tố cáo lẫn nhau, giáo viên và học sinh tố cáo lẫn nhau.
CÔ ĐƠN TRÊN ĐỈNH QUYỀN LỰC
Trong hoàn cảnh thiếu vắng dân chủ, Putin đã không tạo ra cơ chế để chuyển giao quyền lực, vì cũng giống như Stalin, ông không có ý định từ bỏ quyền lực. Kết quả là, lịch sử Nga bị mắc kẹt trong một vòng luẩn quẩn. Nhưng không rõ liệu người Nga có chứng kiến sự lặp lại của một sự kiện vào tháng 3/1953, khi Stalin nằm đó hấp hối, còn các cộng sự thân cận nhất đang cạnh tranh để xóa bỏ di sản của ông.
Tương tự như Liên Xô dưới thời Stalin, người ta có ấn tượng rằng ở nước Nga ngày nay không ai có thể thay thế Putin. Điều này có nghĩa là không có phương án thay thế cho bất cứ điều gì ông nói hoặc làm, chống lại ông là vô ích. Giới tinh hoa Nga phải hành động theo logic này. Giống như giới tinh hoa dưới thời Stalin, họ sẽ chỉ đơn giản là đợi đến ngày tàn của tên bạo chúa, hy vọng bằng cách nào đó ông ta sẽ biến mất trước khi kịp sa thải hoặc bỏ tù họ. Đây là lý do tại sao các cử tri của Putin rất quan tâm đến sức khỏe của ông. Trong thời đại của Stalin, tình trạng sức khỏe của nhà độc tài ít được biết đến, nhưng những cộng sự và cấp dưới thân cận với ông trong những năm cuối đời đều hiểu rằng ông không khỏe. Điều này đã trở nên rõ ràng với công chúng tại Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Liên Xô vào tháng 10/1952, lúc đó Stalin đã già yếu. Ông đã thử thách các đồng đội của mình bằng cách gợi ý rằng ông sẽ để một nhà lãnh đạo trẻ hơn lên thay thế; cùng lúc đó, ông thực sự đưa những người tương đối trẻ vào các cơ quan quản lý; điều này, tất nhiên, làm cho các lãnh đạo lớn tuổi trở nên cực kỳ căng thẳng.
Putin có thể đi theo con đường tương tự, và một phần ông đã làm vậy, đặc biệt là ở cấp khu vực, nơi ông đã trao chức thống đốc cho những người trẻ trung, nhiệt thành. Nhưng dù đã bước vào độ tuổi gần với Stalin khi qua đời, Putin có vẻ khỏe mạnh hơn, và dường như ông vẫn còn nhiều thời gian hơn so với Stalin vào đầu những năm 1950. Tuy nhiên, vẫn có một bài học quan trọng cho Putin: lòng căm thù và sợ hãi đối với Stalin trong những năm cuối đời của ông mạnh mẽ đến nỗi, khi ông bị đột quỵ, trong những giờ phút còn có thể cứu chữa, các cộng sự thân cận nhất của ông đã không chạy đến giúp đỡ, và trong giờ phút hấp hối, ông thực sự chỉ có một mình. Putin đang có vẻ khỏe mạnh hơn bao giờ hết. Nhưng chẳng thể biết ai sẽ là người cứu ông nếu ông mất đi sức khỏe, giống như Stalin trong những năm cuối đời.
Andrei Kolesnikov là Nghiên cứu viên cấp cao của Viện Carnegie vì Hòa bình Quốc tế.
Last edited by LDN on Thu Feb 09, 2023 3:54 pm; edited 5 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Nga: Hàng không Nga ê ẩm thấm đòn
Putin có kế hoạch đào thoát sang Nam Mỹ?
Bình Phương
8 tháng 12, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại một hội nghị ở Moscow hôm 24 tháng Mười Một. Tuy các nhà phân tích cho rằng không có khả năng Putin sẽ bị hạ bệ nhưng một nguồn tin ẩn danh nói Putin đã chuẩn bị kế hoạch di tản khẩn cấp sang Nam Mỹ nếu thất bại trong cuộc chiến ở Ukraine. Ảnh Contributor/Getty Images
Trong một bản tin chưa thể kiểm chứng độ xác thực, một số trang tin tức của Anh quốc và cả trang Business Insider của Mỹ loan tin Tổng thống Nga Vladimir Putin dự tính trốn sang Nam Mỹ nếu thua cuộc chiến ở Ukraine.
Các bản tin đó đều dẫn nguồn từ Abbas Gallyamov, một cựu phụ tá cao cấp của ông Putin. Gallyamov từng là người soạn diễn văn cho Putin trong những năm 2000-2001 và 2008-2010. Nhưng từ 2018 đến nay Gallyamov sống lưu vong ở Israel, có thể do quan hệ với Putin và chính quyền Nga không còn êm đẹp.
Từ Israel, Gallyamov thường xuyên bình luận về tình trạng chiến tranh ở Ukraine kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược vào ngày 24 tháng Hai 2022.
Trong thông tin mới nhất đăng trên mạng Telegram, Gallyamov tiết lộ rằng Điện Kremlin đã soạn thảo một kế hoạch bí mật để di tản Putin, gia đình và bộ máy thân cận của ông ta ra khỏi nước Nga vào mùa xuân tới, nếu cuộc chiến tranh ở Ukraine chuyển theo hướng tệ hại và sự nghiệp chính trị của Putin bị đe dọa. Kế hoạch bí mật này được đặt tên là “Chiếc thuyền của Noah” (Noah’s Ark) ấy từ một điển tích trong sách Sáng Thế Ký của Kinh Thánh và chỉ một vài cộng sự thân tín nhất của Putin biết được và tiết lộ cho Gallyamov trong bối cảnh các lực lượng của Moscow liên tiếp chịu thất bại trên chiến trường và mất lãnh thổ vào tay quân đội Ukraine.
Kế hoạch bí mật này nhắm vào việc “tìm những miền đất mới có thể di tảng đến khi quê hương đã trở nên hoàn toàn không còn thoải mái,” Gallyamov viết. “Bộ sậu của nhà lãnh đạo không loại trừ khả năng ông ta thất bại trong cuộc chiến tranh và phải di tản khẩn cấp tới một nơi nào đó”, Gallyamov viết.
Gallyamov cho biết ban đầu Putin đã cân nhắc khả năng di tản sang Trung Quốc theo đề nghị của Yury Kovalchuk – người được coi là tay hòm chìa khóa của nhà lãnh đạo Nga; nhưng sau đó Putin đã bác bỏ ý tưởng này sau khi các phụ tá thân cận đánh giá rằng Trung Quốc không phải là người bạn đáng tin cậy. “Trung Quốc quá e dè và quá khinh người – đặc biệt là khinh bỉ những kẻ thua cuộc”, theo tường thuật của Gallyamov dẫn một nguồn tin ẩn danh từ Điện Kremlin.
Sau đó Putin tính đến khả năng lưu vong sang Nam Mỹ, có thể là Argentina hoặc Venezuela – hai nước nằm hàng đầu trong danh sách lựa chọn của Putin. Theo Gallyamov, nhà tài phiệt Nga Igor Sechin – được coi là cánh tay mặt của Putin – có quan hệ mật thiết với nhà độc tài Venezuela, Tổng thống Nicolás Maduro. Ông Sechin cũng được cho là người chịu trách nhiệm thực thi kế hoạch di tản khẩn cấp của Putin.
Theo Gallyamov, một cộng sự thân tín của Igor Sechin là Yury Kurilin trong ban giám đốc tập đoàn dầu khí quốc doanh Nga Rosneft lo cho kế hoạch này. Từ mùa hè, Kurilin chính thức từ chức ở Rosneft và cống hiến toàn thời gian cho kế hoạch “Con tàu của Noah”. Ông ta có quốc tịch Mỹ và các mối quan hệ tốt; tốt nghiệp Đại học Hayward ở California, có thời gian làm giám đốc cho tập đoàn dầu khí BP.
Các nhà phân tích quân sự nhìn chung không dự đoán trước việc Tổng thống Nga Putin bị buộc phải từ bỏ quyền lực, bất chấp những thất bại nặng nề trong cuộc xâm lược Ukraine. Các cựu quan chức ngoại giao và chính phủ phương Tây nói với Reuters hồi tháng Mười rằng quyền lực của ông ta vẫn vững chắc. Các quan chức Mỹ hồi tháng Năm nói với đài CNN rằng không có khả năng Putin bị lật đổ ngay lập tức.
Mới đây, trong một bài phát biểu trên truyền hình hôm thứ Tư 7 tháng Mười Hai, Putin thừa nhận cuộc chiến tranh có thể kéo rất dài và cũng cảnh báo rằng nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang gia tăng.
Bình Phương
8 tháng 12, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại một hội nghị ở Moscow hôm 24 tháng Mười Một. Tuy các nhà phân tích cho rằng không có khả năng Putin sẽ bị hạ bệ nhưng một nguồn tin ẩn danh nói Putin đã chuẩn bị kế hoạch di tản khẩn cấp sang Nam Mỹ nếu thất bại trong cuộc chiến ở Ukraine. Ảnh Contributor/Getty Images
Trong một bản tin chưa thể kiểm chứng độ xác thực, một số trang tin tức của Anh quốc và cả trang Business Insider của Mỹ loan tin Tổng thống Nga Vladimir Putin dự tính trốn sang Nam Mỹ nếu thua cuộc chiến ở Ukraine.
Các bản tin đó đều dẫn nguồn từ Abbas Gallyamov, một cựu phụ tá cao cấp của ông Putin. Gallyamov từng là người soạn diễn văn cho Putin trong những năm 2000-2001 và 2008-2010. Nhưng từ 2018 đến nay Gallyamov sống lưu vong ở Israel, có thể do quan hệ với Putin và chính quyền Nga không còn êm đẹp.
Từ Israel, Gallyamov thường xuyên bình luận về tình trạng chiến tranh ở Ukraine kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược vào ngày 24 tháng Hai 2022.
Trong thông tin mới nhất đăng trên mạng Telegram, Gallyamov tiết lộ rằng Điện Kremlin đã soạn thảo một kế hoạch bí mật để di tản Putin, gia đình và bộ máy thân cận của ông ta ra khỏi nước Nga vào mùa xuân tới, nếu cuộc chiến tranh ở Ukraine chuyển theo hướng tệ hại và sự nghiệp chính trị của Putin bị đe dọa. Kế hoạch bí mật này được đặt tên là “Chiếc thuyền của Noah” (Noah’s Ark) ấy từ một điển tích trong sách Sáng Thế Ký của Kinh Thánh và chỉ một vài cộng sự thân tín nhất của Putin biết được và tiết lộ cho Gallyamov trong bối cảnh các lực lượng của Moscow liên tiếp chịu thất bại trên chiến trường và mất lãnh thổ vào tay quân đội Ukraine.
Kế hoạch bí mật này nhắm vào việc “tìm những miền đất mới có thể di tảng đến khi quê hương đã trở nên hoàn toàn không còn thoải mái,” Gallyamov viết. “Bộ sậu của nhà lãnh đạo không loại trừ khả năng ông ta thất bại trong cuộc chiến tranh và phải di tản khẩn cấp tới một nơi nào đó”, Gallyamov viết.
Gallyamov cho biết ban đầu Putin đã cân nhắc khả năng di tản sang Trung Quốc theo đề nghị của Yury Kovalchuk – người được coi là tay hòm chìa khóa của nhà lãnh đạo Nga; nhưng sau đó Putin đã bác bỏ ý tưởng này sau khi các phụ tá thân cận đánh giá rằng Trung Quốc không phải là người bạn đáng tin cậy. “Trung Quốc quá e dè và quá khinh người – đặc biệt là khinh bỉ những kẻ thua cuộc”, theo tường thuật của Gallyamov dẫn một nguồn tin ẩn danh từ Điện Kremlin.
Sau đó Putin tính đến khả năng lưu vong sang Nam Mỹ, có thể là Argentina hoặc Venezuela – hai nước nằm hàng đầu trong danh sách lựa chọn của Putin. Theo Gallyamov, nhà tài phiệt Nga Igor Sechin – được coi là cánh tay mặt của Putin – có quan hệ mật thiết với nhà độc tài Venezuela, Tổng thống Nicolás Maduro. Ông Sechin cũng được cho là người chịu trách nhiệm thực thi kế hoạch di tản khẩn cấp của Putin.
Theo Gallyamov, một cộng sự thân tín của Igor Sechin là Yury Kurilin trong ban giám đốc tập đoàn dầu khí quốc doanh Nga Rosneft lo cho kế hoạch này. Từ mùa hè, Kurilin chính thức từ chức ở Rosneft và cống hiến toàn thời gian cho kế hoạch “Con tàu của Noah”. Ông ta có quốc tịch Mỹ và các mối quan hệ tốt; tốt nghiệp Đại học Hayward ở California, có thời gian làm giám đốc cho tập đoàn dầu khí BP.
Các nhà phân tích quân sự nhìn chung không dự đoán trước việc Tổng thống Nga Putin bị buộc phải từ bỏ quyền lực, bất chấp những thất bại nặng nề trong cuộc xâm lược Ukraine. Các cựu quan chức ngoại giao và chính phủ phương Tây nói với Reuters hồi tháng Mười rằng quyền lực của ông ta vẫn vững chắc. Các quan chức Mỹ hồi tháng Năm nói với đài CNN rằng không có khả năng Putin bị lật đổ ngay lập tức.
Mới đây, trong một bài phát biểu trên truyền hình hôm thứ Tư 7 tháng Mười Hai, Putin thừa nhận cuộc chiến tranh có thể kéo rất dài và cũng cảnh báo rằng nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang gia tăng.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Nga: Hàng không Nga ê ẩm thấm đòn
Tình cảnh của những người Nga trốn quân dịch xin tị nạn ở Đức
Phạm Bá
26 tháng 12, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Nhiều người Nga đang cố gắng rời khỏi đất nước. Ảnh: Dmitry Feoktistov/Tass
Nhiều người Nga không muốn gia nhập quân đội và tham gia vào cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine đã nói với Hãng truyền thông Đức DW (Deutsche Welle – Làn sóng Đức) về cách thức và lý do tại sao họ lại đến Đức và cơ hội xin tị nạn của họ ở đây liệu có sáng sủa hay không.
Câu chuyện này bắt đầu bằng một lá thư gửi cho biên tập viên: “Tin vào lời hứa của ngài Scholz (Thủ tướng Đức) rằng nước Đức sẽ chấp nhận những người trốn lệnh động viên từ Nga, những người trốn lệnh động viên bắt đầu đến Đức… Hầu hết họ đã đến bằng Thị thực Schengen từ các nước thứ ba. Những người đến lần đầu tiên được đưa vào các trại tị nạn, được giữ ở đó trong khoảng ba tháng, và bây giờ, thậm chí không cần trình BAMF (Văn phòng Liên bang về Di cư và Người tị nạn) xem xét các trường hợp, họ bắt đầu bị trục xuất khỏi Đức đến các quốc gia thứ ba theo Thỏa thuận Dublin, ngay cả với những quốc gia đã công khai tuyên bố rằng việc trốn tránh tham gia vào các tội ác chiến tranh chống Ukraine không phải là cơ sở để các quốc gia này cấp quy chế tị nạn.”…
Các phóng viên của DW đã gặp tác giả của bức thư, Muscovite Alexander Yermakov, và một số người Nga khác, giống như anh ta, đã đến Đức theo những cách khác nhau và nộp đơn xin tị nạn cho chính quyền Đức để không bị buộc phải tham gia cuộc chiến giữa Nga và Ukraina.
Lời hứa của các chính trị gia Đức
Nói một cách chính xác, bức thư của Ermakov không phải là sự khởi đầu của lịch sử, mà là sự tiếp nối của nó. Một vài ngày sau khi Vladimir Putin tuyên bố vào ngày 21 Tháng Chín rằng ông ta thực hiện tổng động viên ở Nga, một số chính trị gia hàng đầu của Đức đã thực sự ủng hộ việc cấp tị nạn cho những người Nga trốn quân dịch.
Chẳng hạn, Bộ trưởng Nội vụ Đức Nancy Faeser đã nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Frankfurter Allgemeine Sonntagszeitung: “Bất cứ ai can đảm chống lại chế độ của Tổng thống Vladimir Putin và vì vậy tự đặt mình vào tình thế nguy hiểm đều có thể xin tị nạn ở Đức do bị đàn áp chính trị”.
Chủ đề tương tự đã được dành cho hầu hết cuộc họp báo của chính phủ ở Berlin vào ngày 23 Tháng Chín. Tiếp đó, trả lời câu hỏi của phóng viên DW, đại diện Bộ Nội vụ và Bộ Ngoại giao Đức nói rõ không cùng quan điểm với các nước EU không coi việc trốn tổng động viên ở Nga là cơ sở để xin tị nạn. Andrea Sasse, đại diện của Bộ Ngoại giao Đức cho biết vào thời điểm đó: “Lập trường của chính phủ liên bang rất rõ ràng. Chúng tôi muốn giúp đỡ mọi người. Chúng tôi hiểu tại sao có những người ở Nga không muốn ủng hộ cuộc chiến vi phạm luật pháp quốc tế của ông Putin và muốn thoát khỏi cuộc chiến này”.
Bộ trưởng Nội vụ Đức Nancy Faeser (AP Photo/Lisa Leutner)
Người phát ngôn của Thủ tướng Đức Steffen Hebestreit cũng có cùng quan điểm: “Đức đã tiếp đón những người chỉ trích chế độ Nga trong vài tháng nay. Chiến tranh để lại hậu quả cho nước Đức”.
Các chính trị gia Đức, bao gồm cả những người thuộc các đảng cầm quyền, nhưng không phải chịu trách nhiệm với chính phủ, lên tiếng rõ ràng hơn. Ví dụ, Irene Mihalic thuộc Đảng “xanh” và Đảng viên Đảng Dân chủ Xã hội Dirk Wiese gọi việc trốn quân dịch và trốn tránh sự đe dọa áp dụng các hình phạt khắc nghiệt vì lý do này là đủ để được cấp tị nạn ở Đức.
Những tuyên bố như vậy cũng được trích dẫn bởi những người trốn quân dịch của Nga đang xin tị nạn ở Đức.
Việc Đức có thể cho những người như anh ta tị nạn, Alexander Ermakov biết được từ một bài báo trên trang web DW. Alexander nói: “Họ cũng đã nói về điều này trên tờ Svoboda và Đài tiếng nói Hoa Kỳ. Họ viết rằng chính Scholz đã nói rằng Đức sẽ cấp tị nạn cho tất cả những người Nga ủng hộ các giá trị châu Âu và trốn tránh chiến dịch tổng động viên ở Nga”.
Alexander có một số quốc gia để lựa chọn – Israel, nơi anh ta có bạn bè, cũng như Ireland và Thụy Điển, nơi mà anh ta cũng nghe nói rằng họ cung cấp nơi trú ẩn cho những đối tượng trốn quân dịch. Nhưng số tiền chỉ đủ cho anh ta đi đến nước Đức qua ngả Azerbaijan. Chuyến đi tốn khoảng 700 euro.
Anh bay tới Berlin và ngay lập tức tại sân bay đã trình bày với cảnh sát về yêu cầu xin tị nạn. Ban đầu anh được gửi đến một trung tâm tiếp nhận người tị nạn ở Eisenhüttenstadt, sau đó được chuyển đến Frankfurt an der Oder và cuối cùng được sắp xếp ở tạm tại một nhà trọ ở Wünsdorf.
Cuộc phỏng vấn mà các nhân viên BAMF thực hiện với Ermakov chỉ thuần túy mang tính hình thức. Alexander nói: “Ngay cả khi đó, tôi đã có ý kiến rằng chúng tôi sẽ bị trục xuất, và nếu không trục xuất thì chính quyền Đức cũng sẽ tìm cách loại bỏ chúng tôi”. Nhưng Alexander hy vọng rằng sẽ không bị trục xuất đến Azerbaijan, mà là đến một nước thứ ba nào đó, chẳng hạn Tây Ban Nha.
Nhưng khốn nỗi ở Tây Ban Nha không có nơi ở tạm nào dành cho những người xin tị nạn: Hãy sống tùy thích cho đến khi bạn nhận được tư cách pháp nhân và sống bằng tiền của chính mình.
Giống như Alexander Yermakov, nhiều đàn ông Nga đã đến Đức theo những cách khác nhau, qua các quốc gia khác nhau và từ các thành phố khác nhau của Nga. Không phải ai cũng sẵn sàng cung cấp tên thật như Yermakov vì họ sợ bị trục xuất về Nga.
Mikhail (tên đã thay đổi), một cư dân của vùng Leningrad, đã đến biên giới Phần Lan khi biết rằng giấy triệu tập nhập ngũ theo lệnh tổng động viên sẽ tới trong vài ngày tới.
“Từ Phần Lan, tôi bay thẳng đến Berlin và ngay lập tức nộp đơn xin tị nạn tại sân bay. Tôi ở trong một nhà trọ ở Eisenhüttenstadt trong tháng tiếp theo. Ở đó có khoảng 20 người Nga – tất cả đều trốn quân dịch”.
Cũng có những người tị nạn Ukraine ở cùng ký túc xá, nhưng Mikhail đảm bảo rằng không có vấn đề gì khi giao tiếp với họ. “Nói chung, hoàn toàn không có vấn đề gì, mọi người đều hiểu mọi thứ, không có tiêu cực, đụng độ hay cãi vã, bởi vì trên thực tế, mọi người đều đến vì cùng một lý do,” Mikhail nói, đề cập đến cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine.
Từ trái: Viktor Orban, thủ tướng Hungary, Petr Fiala, thủ tướng Cộng hòa Czech, Eduard Heger, thủ tướng Slovakia và Mateusz Morawiecki, thủ tướng Ba Lan tham gia cuộc họp báo tại hội nghị thượng đỉnh V4 hôm 24 của Tháng Mười Một năm 2022 tại Bankov, Kosice, Slovakia. Thủ tướng Slovakia, Cộng hòa Séc, Ba Lan và Hungary thảo luận về tình hình hiện tại ở Âu châu trong bối cảnh Nga gây hấn ở Ukraine và cuộc khủng hoảng năng lượng. Cuộc họp cũng tập trung vào vấn đề di cư bất hợp pháp và đánh giá hợp tác trong khu vực V4. (ảnh: Robert Nemeti/Getty Images)
Tại sao anh ta quyết định đến Đức? Bởi vì anh ta được biết rằng Thủ tướng Scholz và Bộ trưởng Nội vụ nói rằng Đức sẵn sàng chấp nhận những người Nga chạy trốn khỏi cuộc tổng động viên, vì vậy anh quyết định nắm lấy cơ hội. Mikhail được nhân viên BAMF phỏng vấn hồi đầu Tháng Mười Hai và hiện đang chờ quyết định, nhưng niềm hi vọng được phía Đức chấp nhận cho tị nạn là vô cùng mong manh.
“Tôi thực sự muốn ở lại Đức. Nếu họ gửi tôi đến Phần Lan với tư cách là quốc gia đã cấp thị thực cho tôi, thì rất có thể tôi sẽ bị Phần Lan từ chối và trục xuất về Nga rồi ngồi tù rục xương”.
Còn rất nhiều trường hợp tương tự như hai nhân vật kể trên, nhưng do khuôn khổ bài báo có hạn, chúng tôi xin giản lược bớt.
Tất cả những người mà DW hỏi chuyện đều đảm bảo rằng họ lên án cuộc chiến do Nga gây ra chống lại Ukraine, tuy nhiên, gọi đó là tội ác với những mức độ thuyết phục khác nhau.
Phản hồi của Bộ Nội vụ Đức trước yêu cầu của DW
Phóng viên DW đã đề nghị Bộ Nội vụ Đức bình luận về tình trạng người Nga trốn tránh tổng động viên và xin tị nạn ở Đức.
“Những người Nga đào ngũ hoặc trốn quân dịch do không muốn tham gia vào cuộc chiến của Putin có thể nộp đơn xin tị nạn ở Đức. Họ thường nhận được sự bảo vệ quốc tế. Các thông lệ ra quyết định của BAMF về vấn đề này đã được điều chỉnh kể từ khi bắt đầu chiến tranh”, Sascha Lawrenz, phát ngôn viên của Bộ Nội vụ Đức cho biết.
Những người có nguy cơ bị gọi nhập ngũ và những người từ chối nghĩa vụ quân sự có thể nộp đơn xin tị nạn. “Đối với nhóm cá nhân này, các hoạt động ra quyết định của BAMF hiện đang được xem xét và điều chỉnh cho phù hợp”, người phát ngôn Bộ Nội vụ nói thêm.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mỗi đơn xin tị nạn được xem xét trên cơ sở cá nhân và thực tế là “mọi người có thể xin tị nạn ở Đức” không có nghĩa là họ sẽ được chấp thuận. Và cụm từ “các hoạt động của BAMF đang được xem xét và điều chỉnh” có nghĩa là bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra.
Phạm Bá
26 tháng 12, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Nhiều người Nga đang cố gắng rời khỏi đất nước. Ảnh: Dmitry Feoktistov/Tass
Nhiều người Nga không muốn gia nhập quân đội và tham gia vào cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine đã nói với Hãng truyền thông Đức DW (Deutsche Welle – Làn sóng Đức) về cách thức và lý do tại sao họ lại đến Đức và cơ hội xin tị nạn của họ ở đây liệu có sáng sủa hay không.
Câu chuyện này bắt đầu bằng một lá thư gửi cho biên tập viên: “Tin vào lời hứa của ngài Scholz (Thủ tướng Đức) rằng nước Đức sẽ chấp nhận những người trốn lệnh động viên từ Nga, những người trốn lệnh động viên bắt đầu đến Đức… Hầu hết họ đã đến bằng Thị thực Schengen từ các nước thứ ba. Những người đến lần đầu tiên được đưa vào các trại tị nạn, được giữ ở đó trong khoảng ba tháng, và bây giờ, thậm chí không cần trình BAMF (Văn phòng Liên bang về Di cư và Người tị nạn) xem xét các trường hợp, họ bắt đầu bị trục xuất khỏi Đức đến các quốc gia thứ ba theo Thỏa thuận Dublin, ngay cả với những quốc gia đã công khai tuyên bố rằng việc trốn tránh tham gia vào các tội ác chiến tranh chống Ukraine không phải là cơ sở để các quốc gia này cấp quy chế tị nạn.”…
Các phóng viên của DW đã gặp tác giả của bức thư, Muscovite Alexander Yermakov, và một số người Nga khác, giống như anh ta, đã đến Đức theo những cách khác nhau và nộp đơn xin tị nạn cho chính quyền Đức để không bị buộc phải tham gia cuộc chiến giữa Nga và Ukraina.
Lời hứa của các chính trị gia Đức
Nói một cách chính xác, bức thư của Ermakov không phải là sự khởi đầu của lịch sử, mà là sự tiếp nối của nó. Một vài ngày sau khi Vladimir Putin tuyên bố vào ngày 21 Tháng Chín rằng ông ta thực hiện tổng động viên ở Nga, một số chính trị gia hàng đầu của Đức đã thực sự ủng hộ việc cấp tị nạn cho những người Nga trốn quân dịch.
Chẳng hạn, Bộ trưởng Nội vụ Đức Nancy Faeser đã nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Frankfurter Allgemeine Sonntagszeitung: “Bất cứ ai can đảm chống lại chế độ của Tổng thống Vladimir Putin và vì vậy tự đặt mình vào tình thế nguy hiểm đều có thể xin tị nạn ở Đức do bị đàn áp chính trị”.
Chủ đề tương tự đã được dành cho hầu hết cuộc họp báo của chính phủ ở Berlin vào ngày 23 Tháng Chín. Tiếp đó, trả lời câu hỏi của phóng viên DW, đại diện Bộ Nội vụ và Bộ Ngoại giao Đức nói rõ không cùng quan điểm với các nước EU không coi việc trốn tổng động viên ở Nga là cơ sở để xin tị nạn. Andrea Sasse, đại diện của Bộ Ngoại giao Đức cho biết vào thời điểm đó: “Lập trường của chính phủ liên bang rất rõ ràng. Chúng tôi muốn giúp đỡ mọi người. Chúng tôi hiểu tại sao có những người ở Nga không muốn ủng hộ cuộc chiến vi phạm luật pháp quốc tế của ông Putin và muốn thoát khỏi cuộc chiến này”.
Bộ trưởng Nội vụ Đức Nancy Faeser (AP Photo/Lisa Leutner)
Người phát ngôn của Thủ tướng Đức Steffen Hebestreit cũng có cùng quan điểm: “Đức đã tiếp đón những người chỉ trích chế độ Nga trong vài tháng nay. Chiến tranh để lại hậu quả cho nước Đức”.
Các chính trị gia Đức, bao gồm cả những người thuộc các đảng cầm quyền, nhưng không phải chịu trách nhiệm với chính phủ, lên tiếng rõ ràng hơn. Ví dụ, Irene Mihalic thuộc Đảng “xanh” và Đảng viên Đảng Dân chủ Xã hội Dirk Wiese gọi việc trốn quân dịch và trốn tránh sự đe dọa áp dụng các hình phạt khắc nghiệt vì lý do này là đủ để được cấp tị nạn ở Đức.
Những tuyên bố như vậy cũng được trích dẫn bởi những người trốn quân dịch của Nga đang xin tị nạn ở Đức.
Việc Đức có thể cho những người như anh ta tị nạn, Alexander Ermakov biết được từ một bài báo trên trang web DW. Alexander nói: “Họ cũng đã nói về điều này trên tờ Svoboda và Đài tiếng nói Hoa Kỳ. Họ viết rằng chính Scholz đã nói rằng Đức sẽ cấp tị nạn cho tất cả những người Nga ủng hộ các giá trị châu Âu và trốn tránh chiến dịch tổng động viên ở Nga”.
Alexander có một số quốc gia để lựa chọn – Israel, nơi anh ta có bạn bè, cũng như Ireland và Thụy Điển, nơi mà anh ta cũng nghe nói rằng họ cung cấp nơi trú ẩn cho những đối tượng trốn quân dịch. Nhưng số tiền chỉ đủ cho anh ta đi đến nước Đức qua ngả Azerbaijan. Chuyến đi tốn khoảng 700 euro.
Anh bay tới Berlin và ngay lập tức tại sân bay đã trình bày với cảnh sát về yêu cầu xin tị nạn. Ban đầu anh được gửi đến một trung tâm tiếp nhận người tị nạn ở Eisenhüttenstadt, sau đó được chuyển đến Frankfurt an der Oder và cuối cùng được sắp xếp ở tạm tại một nhà trọ ở Wünsdorf.
Cuộc phỏng vấn mà các nhân viên BAMF thực hiện với Ermakov chỉ thuần túy mang tính hình thức. Alexander nói: “Ngay cả khi đó, tôi đã có ý kiến rằng chúng tôi sẽ bị trục xuất, và nếu không trục xuất thì chính quyền Đức cũng sẽ tìm cách loại bỏ chúng tôi”. Nhưng Alexander hy vọng rằng sẽ không bị trục xuất đến Azerbaijan, mà là đến một nước thứ ba nào đó, chẳng hạn Tây Ban Nha.
Nhưng khốn nỗi ở Tây Ban Nha không có nơi ở tạm nào dành cho những người xin tị nạn: Hãy sống tùy thích cho đến khi bạn nhận được tư cách pháp nhân và sống bằng tiền của chính mình.
Giống như Alexander Yermakov, nhiều đàn ông Nga đã đến Đức theo những cách khác nhau, qua các quốc gia khác nhau và từ các thành phố khác nhau của Nga. Không phải ai cũng sẵn sàng cung cấp tên thật như Yermakov vì họ sợ bị trục xuất về Nga.
Mikhail (tên đã thay đổi), một cư dân của vùng Leningrad, đã đến biên giới Phần Lan khi biết rằng giấy triệu tập nhập ngũ theo lệnh tổng động viên sẽ tới trong vài ngày tới.
“Từ Phần Lan, tôi bay thẳng đến Berlin và ngay lập tức nộp đơn xin tị nạn tại sân bay. Tôi ở trong một nhà trọ ở Eisenhüttenstadt trong tháng tiếp theo. Ở đó có khoảng 20 người Nga – tất cả đều trốn quân dịch”.
Cũng có những người tị nạn Ukraine ở cùng ký túc xá, nhưng Mikhail đảm bảo rằng không có vấn đề gì khi giao tiếp với họ. “Nói chung, hoàn toàn không có vấn đề gì, mọi người đều hiểu mọi thứ, không có tiêu cực, đụng độ hay cãi vã, bởi vì trên thực tế, mọi người đều đến vì cùng một lý do,” Mikhail nói, đề cập đến cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine.
Từ trái: Viktor Orban, thủ tướng Hungary, Petr Fiala, thủ tướng Cộng hòa Czech, Eduard Heger, thủ tướng Slovakia và Mateusz Morawiecki, thủ tướng Ba Lan tham gia cuộc họp báo tại hội nghị thượng đỉnh V4 hôm 24 của Tháng Mười Một năm 2022 tại Bankov, Kosice, Slovakia. Thủ tướng Slovakia, Cộng hòa Séc, Ba Lan và Hungary thảo luận về tình hình hiện tại ở Âu châu trong bối cảnh Nga gây hấn ở Ukraine và cuộc khủng hoảng năng lượng. Cuộc họp cũng tập trung vào vấn đề di cư bất hợp pháp và đánh giá hợp tác trong khu vực V4. (ảnh: Robert Nemeti/Getty Images)
Tại sao anh ta quyết định đến Đức? Bởi vì anh ta được biết rằng Thủ tướng Scholz và Bộ trưởng Nội vụ nói rằng Đức sẵn sàng chấp nhận những người Nga chạy trốn khỏi cuộc tổng động viên, vì vậy anh quyết định nắm lấy cơ hội. Mikhail được nhân viên BAMF phỏng vấn hồi đầu Tháng Mười Hai và hiện đang chờ quyết định, nhưng niềm hi vọng được phía Đức chấp nhận cho tị nạn là vô cùng mong manh.
“Tôi thực sự muốn ở lại Đức. Nếu họ gửi tôi đến Phần Lan với tư cách là quốc gia đã cấp thị thực cho tôi, thì rất có thể tôi sẽ bị Phần Lan từ chối và trục xuất về Nga rồi ngồi tù rục xương”.
Còn rất nhiều trường hợp tương tự như hai nhân vật kể trên, nhưng do khuôn khổ bài báo có hạn, chúng tôi xin giản lược bớt.
Tất cả những người mà DW hỏi chuyện đều đảm bảo rằng họ lên án cuộc chiến do Nga gây ra chống lại Ukraine, tuy nhiên, gọi đó là tội ác với những mức độ thuyết phục khác nhau.
Phản hồi của Bộ Nội vụ Đức trước yêu cầu của DW
Phóng viên DW đã đề nghị Bộ Nội vụ Đức bình luận về tình trạng người Nga trốn tránh tổng động viên và xin tị nạn ở Đức.
“Những người Nga đào ngũ hoặc trốn quân dịch do không muốn tham gia vào cuộc chiến của Putin có thể nộp đơn xin tị nạn ở Đức. Họ thường nhận được sự bảo vệ quốc tế. Các thông lệ ra quyết định của BAMF về vấn đề này đã được điều chỉnh kể từ khi bắt đầu chiến tranh”, Sascha Lawrenz, phát ngôn viên của Bộ Nội vụ Đức cho biết.
Những người có nguy cơ bị gọi nhập ngũ và những người từ chối nghĩa vụ quân sự có thể nộp đơn xin tị nạn. “Đối với nhóm cá nhân này, các hoạt động ra quyết định của BAMF hiện đang được xem xét và điều chỉnh cho phù hợp”, người phát ngôn Bộ Nội vụ nói thêm.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mỗi đơn xin tị nạn được xem xét trên cơ sở cá nhân và thực tế là “mọi người có thể xin tị nạn ở Đức” không có nghĩa là họ sẽ được chấp thuận. Và cụm từ “các hoạt động của BAMF đang được xem xét và điều chỉnh” có nghĩa là bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Nga: Hàng không Nga ê ẩm thấm đòn
2022 – Năm thê thảm của nền kinh tế Nga
Phạm Bá
27 tháng 12, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Hình minh họa: The World Economic Forum
Nga đã đánh mất châu Âu – thị trường chính cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, và là nhà đầu tư lớn nhất vào nền kinh tế Nga.
Năm 2022 được bắt đầu với việc các công ty nhà nước Nga Gazprom (khí đốt) và Rosneft (dầu mỏ), những người nộp ngân sách hàng đầu cho Nga, đã mở ra triển vọng mở rộng hoạt động kinh doanh đáng kể ở Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Gazprom và Rosneft đã mất những gì ở châu Âu?
Chính phủ mới của Đức đã công bố chính sách xây dựng một số lượng lớn các nhà máy điện chạy bằng khí bổ sung, được thiết kế để đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng của đất nước trước việc từ bỏ năng lượng hạt nhân và đóng cửa nhanh chóng các nhà máy nhiệt điện đốt than, vì mục đích bảo vệ khí hậu. Đối với Gazprom, điều này hứa hẹn sự gia tăng đáng kể hơn nữa nguồn cung cho thị trường bán hàng nước ngoài quan trọng nhất của họ – mặc dù đến thời điểm này, khoảng một phần tư (!) tổng lượng khí đốt xuất khẩu qua đường ống của Nga đã sang Đức năm này qua năm khác.
Ngoài ra, đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2, bất chấp sự phản đối của nhiều nước trong EU, vẫn có cơ hội được chứng nhận: Thủ tướng mới của Đức, Olaf Scholz, tiếp bước người tiền nhiệm Angela Merkel, tiếp tục duy trì dự án thương mại này.
Và Rosneft đang chuẩn bị tăng cổ phần của mình trong nhà máy lọc dầu PCK Raffinerie ở thành phố Schwedt của Đức từ 54% lên gần 92%. Nhà máy lọc dầu, cho đến nay vẫn sử dụng nguyên liệu thô độc quyền của Nga từ đường ống Druzhba, cung cấp xăng, dầu diesel và các sản phẩm dầu mỏ khác cho Berlin và phần lớn miền Đông nước Đức và nhiên liệu hàng không cho sân bay BER mới đang phát triển nhanh của thủ đô. Chỉ cần có được cái gật đầu của chính phủ Đức…
Và rồi năm 2022 trôi qua. Gazprom ngừng hoàn toàn việc cung cấp khí đốt cho Đức, Gazprom Germania, một công ty con, cùng với các cơ sở lưu trữ khí đốt lớn ở Đức của Gazprom, đã bị quốc hữu hóa, và dự án Nord Stream 2 bị chôn vùi. Trên lãnh thổ Đức, hai bến đầu tiên tiếp nhận khí hóa lỏng bắt đầu hoạt động, vào mùa Đông tới, số lượng của chúng sẽ tăng lên ít nhất sáu bến, để chúng không bao giờ phụ thuộc vào nguồn cung cấp đường ống của Nga nữa. Thủ tướng Scholz tuyên bố Nga là nhà cung cấp không đáng tin cậy.
Và Rosneft không những không được phép tăng cổ phần của mình trong PCK Raffinerie mà còn mất quyền kiểm soát đối với nhà máy lọc dầu này, vốn được đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước. Hơn nữa, một mối đe dọa quốc hữu hóa thực sự treo lơ lửng trên khối cổ phần vẫn thuộc sở hữu của công ty nhà nước Nga. Ngoài ra, tại Schwedt, đến ngày 31 Tháng Mười Hai, như một phần của lệnh cấm vận dầu mỏ của EU, họ sẽ ngừng sử dụng dầu từ Nga và chuyển sang các nhà cung cấp khác. Niềm hy vọng được đặt vào Kazakhstan.
Hệ thống đường ống dẫn khí đốt từ Nga đến châu Âu. Ảnh: MetroUK
Kinh tế Nga chú trọng hợp tác với EU
Đây là cách Gazprom và Rosneft trắng tay ở Đức chỉ trong một năm. Việc hai doanh nghiệp nhà nước chủ chốt của Nga mất thị trường Đức lớn nhất châu Âu là một minh họa rất rõ ràng về những thiệt hại mà nền kinh tế Nga phải chịu do cuộc chiến quy mô lớn chống lại Ukraine do Vladimir Putin gây ra vào ngày 24 Tháng Hai năm 2022. Sự gây hấn này không chỉ làm hỏng các dự án cá nhân mà còn phá hủy mô hình kinh doanh của nước Nga hiện đại, được hình thành hơn ba thập kỷ sau sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991.
Bản chất của mô hình kinh doanh này là các mặt hàng xuất khẩu chính của Nga – dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, than đá, kim loại – chủ yếu được bán sang EU và Nga dùng đồng tiền kiếm được ở đó để mua thiết bị công nghiệp nhằm hiện đại hóa nền kinh tế và mua hàng tiêu dùng để tăng phúc lợi cho người dân.
Việc tập trung vào EU với tư cách là thị trường bán hàng chính và nhà cung cấp chính hàng nhập khẩu chất lượng cao không chỉ do khoảng cách địa lý. Cùng với hậu cần thuận tiện, sự gần gũi về lịch sử và văn hóa có tầm quan trọng then chốt: Ít nhất kể từ thời Peter I, Nga đã là một phần không thể thiếu của châu Âu và được coi là đối tác thương mại chính.
Hầu như tất cả các đường ống dẫn khí đốt xuất khẩu của Nga, các đường ống dẫn dầu lớn nhất, các tuyến đường sắt và đường bộ quan trọng nhất, phần lớn các tuyến đường hàng không – tất cả chúng đều được đặt ở phía Tây đất nước, theo hướng gần với châu Âu. Việc hiện đại hóa các cảng ở Baltic, Biển Đen và cảng ở Murmansk nhằm mục đích tăng cường thương mại hơn nữa với châu Âu, vì mục đích này, các cảng dầu, than, cảng container cũ được mở rộng hoặc xây mới.
Châu Âu là nhà đầu tư chính trong nền kinh tế Nga
Một phần của mô hình kinh doanh là các nước châu Âu trở thành nhà đầu tư nước ngoài chính trong nền kinh tế của nước Nga thời hậu Xô Viết (các công ty Mỹ cũng đầu tư mạnh vào Nga, nhưng Mỹ chưa bao giờ là thị trường quan trọng đối với nước này như EU). Do đó, lĩnh vực dầu khí, vốn là chìa khóa cho sự thịnh vượng của người Nga, đã nhận được tiền và công nghệ từ BP và Shell của Anh, Total của Pháp và Wintershall của Đức.
Vào đầu những năm 2000, khi nhu cầu cấp thiết hiện đại hóa ngành điện của Liên bang Nga, E.on của Đức (nay là Unipro), Enel của Ý và Fortum của Phần Lan đã đến với Nga, mang theo vốn và bí quyết công nghệ. Khi ban lãnh đạo Liên bang Nga đặt ra nhiệm vụ tạo ra một ngành công nghiệp ô tô cạnh tranh hiện đại, việc sản xuất hàng loạt được cung cấp chủ yếu bởi hãng Renault của Pháp và Volkswagen của Đức.
Khi tầng lớp trung lưu Nga bắt đầu hình thành, nhu cầu ngày càng tăng về quần áo, đồ nội thất và đồ gia dụng thì họ bắt đầu được đáp ứng bởi tập đoàn Inditex của Tây Ban Nha với thương hiệu chính Zara, các công ty H&M và Ikea của Thụy Điển và Obi của Đức. Ngành sản xuất bia của Nga được phát triển bởi AB InBev của Bỉ và Carlsberg của Đan Mạch. Các hãng hàng không Nga đã đối phó với số lượng hành khách hàng không ngày càng tăng phần lớn nhờ vào việc mua máy bay từ Airbus của châu Âu.
Đồng ruble của Nga. Ảnh: The Moscow Times
Châu Âu bắt đầu không cần đến dầu mỏ, khí đốt và than đá từ Nga
Nhưng bây giờ tất cả điều kể trên đã trở thành quá khứ. Với việc tấn công Ukraine, do đó gây ra một cuộc chiến tranh quy mô lớn ở châu Âu và tạo ra mối đe dọa thực sự đối với các quốc gia khác trên lục địa, Vladimir Putin đã phá hủy mô hình kinh doanh cùng có lợi đang hoạt động tốt này chỉ trong vài tháng. Hầu hết các công ty lớn của châu Âu được đề cập ở đây – và hàng trăm công ty khác – chỉ đơn giản là rời khỏi Nga, những công ty khác từ chối đầu tư thêm, giảm hoặc ngừng sản xuất tại Nga và ngừng giao hàng cho thị trường Nga. Họ đã làm điều này vì các lệnh trừng phạt của EU và Hoa Kỳ, vì ác cảm với chiến tranh và kẻ xâm lược, vì cân nhắc hình ảnh, vì điều kiện kinh doanh bên trong nước Nga bị suy giảm nghiêm trọng.
Tuy nhiên, tổn thất kinh tế đau đớn nhất của Nga vào năm 2022 là nước này đã mất đi một thị trường xuất khẩu lớn cho các mặt hàng xuất khẩu chính của mình. Đồng thời, lệnh cấm vận của EU đối với việc nhập khẩu dầu mỏ của Nga bằng đường biển sẽ là đòn nặng nề nhất. Sự mất giá của đồng rúp, bắt đầu ngay sau đó, cho thấy thị trường Nga đã lo sợ về việc giảm mạnh thu nhập ngoại hối trong nước. Trước đây, một nửa số than đá xuất khẩu của Nga có địa chỉ đến là châu Âu thì nay đã bị cắt đứt hoàn toàn.
Về phần mình, Gazprom đã mất phần lớn khách hàng châu Âu – và thua vì các quyết định không phải của EU, mà là của Điện Kremlin. Đầu tiên, vào mùa Xuân, Moscow quyết định trừng phạt những quốc gia và công ty từ chối tham gia chương trình “thanh toán bằng đồng rúp” đã áp đặt cho họ bằng cách “khóa van gas”. Sau đó, vào mùa hè, Điện Kremlin, với lý do có vấn đề với tua-bin, đã ra lệnh cắt giảm mạnh nguồn cung cho Đức và các nước láng giềng qua Nord Stream. Và vào cuối Tháng Tám, tập đoàn Gazprom đã được lệnh dừng hoàn toàn đường ống dẫn khí đốt này với hy vọng khiến người châu Âu sợ hãi vì thiếu khí đốt trước thềm mùa đông. Ngoài ra, các vụ nổ bí ẩn gây thiệt hại nghiêm trọng cho cả hai Dòng chảy phương Bắc xảy ra vào ngày 26 Tháng Chín, gần một tháng sau khi ngừng hoàn toàn việc bơm nhiên liệu qua đường ống ở Baltic.
Kết quả là thị phần khí đốt qua đường ống của Nga tại thị trường châu Âu đã giảm mạnh và sẽ không phục hồi, đồng thời khoản lợi nhuận bị mất này không được bù đắp bằng nguồn cung khí đốt hóa lỏng của Nga cho EU vào năm 2022.
Tạo ra một mô hình kinh doanh mới cần có thời gian, tiền bạc và nhân lực
Do chiến tranh ở Ukraine và hậu quả của nó, một nhà tuyển dụng lớn và gần đây vẫn còn hấp dẫn như ngành công nghiệp khí đốt của Nga, cùng với ngành công nghiệp ô tô và hàng không dân dụng, đã rơi vào tình thế đặc biệt khó khăn. Cuối cùng, dầu và than có thể được chuyển hướng một phần sang châu Á, mặc dù, chẳng hạn như từ cảng Ust-Luga ở Baltic, việc tiếp tục vận chuyển dầu đến Rotterdam ở Hà Lan vẫn có lợi hơn nhiều so với, chẳng hạn, đến Ấn Độ xa xôi, và để mở rộng đáng kể xuất khẩu than sang phía đông thì năng lực của Đường sắt xuyên Siberia còn rất yếu.
Nhưng các đường ống dẫn khí khổng lồ dài hàng nghìn km, đã được đặt từ Tây Siberia trong 50 năm chỉ theo hướng Tây (ví dụ như Urengoy-Pomary-Uzhgorod và Yamal-châu Âu), không thể chuyển hướng đi bất cứ đâu. Mặc dù Moscow rõ ràng vẫn hy vọng đảm bảo tương lai của các mỏ khí đốt ở Tây Siberia bằng cách định hướng lại chúng về phía Trung Quốc với sự trợ giúp của dự án “Sức mạnh Siberia-2”. Đường ống dẫn khí đốt này được hình thành như một phần của mô hình kinh doanh mới của Nga, theo đánh giá các kế hoạch của Điện Kremlin, sẽ dựa trên việc xuất khẩu nguyên liệu thô sang Trung Quốc.
Tuy nhiên, để đặt một đường ống dẫn khí lớn và dài như vậy – và thậm chí còn hơn thế nữa để tạo ra một mô hình kinh doanh mới thì phải mất thời gian, tiền bạc và nhân lực. Tất cả những điều này bây giờ sẽ thiếu kinh niên ở Nga. Nga cần khẩn cấp nơi thay thế thị trường châu Âu, vì sự thua lỗ của nó, thu nhập ngoại hối của nước này đang giảm nhanh chóng; Nga đang nhanh chóng đốt dự trữ tiền mặt của mình trong chiến tranh, bị cô lập bởi các lệnh trừng phạt từ thị trường vốn quốc tế, mất hàng trăm hàng nghìn công dân khỏe mạnh đã chết ở mặt trận, trở về trong tình trạng tàn tật hoặc trốn khỏi đất nước ra nước ngoài, thường là cùng cả gia đình.
Vì vậy, năm 2023 sẽ là năm mà ngày càng nhiều người Nga bắt đầu cảm nhận ngày càng sâu sắc hơn những hậu quả vật chất của việc Tổng thống Putin, vì cuộc chiến ở Ukraine, đã phá hủy mô hình kinh doanh trước đây của Nga do chính ông ta tạo ra, là nguồn tài sản chính của họ (mặc dù thường rất khiêm tốn), và không thể đưa ra bất kỳ sự thay thế thực sự nào để đổi lại.
Phạm Bá
27 tháng 12, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Hình minh họa: The World Economic Forum
Nga đã đánh mất châu Âu – thị trường chính cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, và là nhà đầu tư lớn nhất vào nền kinh tế Nga.
Năm 2022 được bắt đầu với việc các công ty nhà nước Nga Gazprom (khí đốt) và Rosneft (dầu mỏ), những người nộp ngân sách hàng đầu cho Nga, đã mở ra triển vọng mở rộng hoạt động kinh doanh đáng kể ở Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Gazprom và Rosneft đã mất những gì ở châu Âu?
Chính phủ mới của Đức đã công bố chính sách xây dựng một số lượng lớn các nhà máy điện chạy bằng khí bổ sung, được thiết kế để đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng của đất nước trước việc từ bỏ năng lượng hạt nhân và đóng cửa nhanh chóng các nhà máy nhiệt điện đốt than, vì mục đích bảo vệ khí hậu. Đối với Gazprom, điều này hứa hẹn sự gia tăng đáng kể hơn nữa nguồn cung cho thị trường bán hàng nước ngoài quan trọng nhất của họ – mặc dù đến thời điểm này, khoảng một phần tư (!) tổng lượng khí đốt xuất khẩu qua đường ống của Nga đã sang Đức năm này qua năm khác.
Ngoài ra, đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2, bất chấp sự phản đối của nhiều nước trong EU, vẫn có cơ hội được chứng nhận: Thủ tướng mới của Đức, Olaf Scholz, tiếp bước người tiền nhiệm Angela Merkel, tiếp tục duy trì dự án thương mại này.
Và Rosneft đang chuẩn bị tăng cổ phần của mình trong nhà máy lọc dầu PCK Raffinerie ở thành phố Schwedt của Đức từ 54% lên gần 92%. Nhà máy lọc dầu, cho đến nay vẫn sử dụng nguyên liệu thô độc quyền của Nga từ đường ống Druzhba, cung cấp xăng, dầu diesel và các sản phẩm dầu mỏ khác cho Berlin và phần lớn miền Đông nước Đức và nhiên liệu hàng không cho sân bay BER mới đang phát triển nhanh của thủ đô. Chỉ cần có được cái gật đầu của chính phủ Đức…
Và rồi năm 2022 trôi qua. Gazprom ngừng hoàn toàn việc cung cấp khí đốt cho Đức, Gazprom Germania, một công ty con, cùng với các cơ sở lưu trữ khí đốt lớn ở Đức của Gazprom, đã bị quốc hữu hóa, và dự án Nord Stream 2 bị chôn vùi. Trên lãnh thổ Đức, hai bến đầu tiên tiếp nhận khí hóa lỏng bắt đầu hoạt động, vào mùa Đông tới, số lượng của chúng sẽ tăng lên ít nhất sáu bến, để chúng không bao giờ phụ thuộc vào nguồn cung cấp đường ống của Nga nữa. Thủ tướng Scholz tuyên bố Nga là nhà cung cấp không đáng tin cậy.
Và Rosneft không những không được phép tăng cổ phần của mình trong PCK Raffinerie mà còn mất quyền kiểm soát đối với nhà máy lọc dầu này, vốn được đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước. Hơn nữa, một mối đe dọa quốc hữu hóa thực sự treo lơ lửng trên khối cổ phần vẫn thuộc sở hữu của công ty nhà nước Nga. Ngoài ra, tại Schwedt, đến ngày 31 Tháng Mười Hai, như một phần của lệnh cấm vận dầu mỏ của EU, họ sẽ ngừng sử dụng dầu từ Nga và chuyển sang các nhà cung cấp khác. Niềm hy vọng được đặt vào Kazakhstan.
Hệ thống đường ống dẫn khí đốt từ Nga đến châu Âu. Ảnh: MetroUK
Kinh tế Nga chú trọng hợp tác với EU
Đây là cách Gazprom và Rosneft trắng tay ở Đức chỉ trong một năm. Việc hai doanh nghiệp nhà nước chủ chốt của Nga mất thị trường Đức lớn nhất châu Âu là một minh họa rất rõ ràng về những thiệt hại mà nền kinh tế Nga phải chịu do cuộc chiến quy mô lớn chống lại Ukraine do Vladimir Putin gây ra vào ngày 24 Tháng Hai năm 2022. Sự gây hấn này không chỉ làm hỏng các dự án cá nhân mà còn phá hủy mô hình kinh doanh của nước Nga hiện đại, được hình thành hơn ba thập kỷ sau sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991.
Bản chất của mô hình kinh doanh này là các mặt hàng xuất khẩu chính của Nga – dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, than đá, kim loại – chủ yếu được bán sang EU và Nga dùng đồng tiền kiếm được ở đó để mua thiết bị công nghiệp nhằm hiện đại hóa nền kinh tế và mua hàng tiêu dùng để tăng phúc lợi cho người dân.
Việc tập trung vào EU với tư cách là thị trường bán hàng chính và nhà cung cấp chính hàng nhập khẩu chất lượng cao không chỉ do khoảng cách địa lý. Cùng với hậu cần thuận tiện, sự gần gũi về lịch sử và văn hóa có tầm quan trọng then chốt: Ít nhất kể từ thời Peter I, Nga đã là một phần không thể thiếu của châu Âu và được coi là đối tác thương mại chính.
Hầu như tất cả các đường ống dẫn khí đốt xuất khẩu của Nga, các đường ống dẫn dầu lớn nhất, các tuyến đường sắt và đường bộ quan trọng nhất, phần lớn các tuyến đường hàng không – tất cả chúng đều được đặt ở phía Tây đất nước, theo hướng gần với châu Âu. Việc hiện đại hóa các cảng ở Baltic, Biển Đen và cảng ở Murmansk nhằm mục đích tăng cường thương mại hơn nữa với châu Âu, vì mục đích này, các cảng dầu, than, cảng container cũ được mở rộng hoặc xây mới.
Châu Âu là nhà đầu tư chính trong nền kinh tế Nga
Một phần của mô hình kinh doanh là các nước châu Âu trở thành nhà đầu tư nước ngoài chính trong nền kinh tế của nước Nga thời hậu Xô Viết (các công ty Mỹ cũng đầu tư mạnh vào Nga, nhưng Mỹ chưa bao giờ là thị trường quan trọng đối với nước này như EU). Do đó, lĩnh vực dầu khí, vốn là chìa khóa cho sự thịnh vượng của người Nga, đã nhận được tiền và công nghệ từ BP và Shell của Anh, Total của Pháp và Wintershall của Đức.
Vào đầu những năm 2000, khi nhu cầu cấp thiết hiện đại hóa ngành điện của Liên bang Nga, E.on của Đức (nay là Unipro), Enel của Ý và Fortum của Phần Lan đã đến với Nga, mang theo vốn và bí quyết công nghệ. Khi ban lãnh đạo Liên bang Nga đặt ra nhiệm vụ tạo ra một ngành công nghiệp ô tô cạnh tranh hiện đại, việc sản xuất hàng loạt được cung cấp chủ yếu bởi hãng Renault của Pháp và Volkswagen của Đức.
Khi tầng lớp trung lưu Nga bắt đầu hình thành, nhu cầu ngày càng tăng về quần áo, đồ nội thất và đồ gia dụng thì họ bắt đầu được đáp ứng bởi tập đoàn Inditex của Tây Ban Nha với thương hiệu chính Zara, các công ty H&M và Ikea của Thụy Điển và Obi của Đức. Ngành sản xuất bia của Nga được phát triển bởi AB InBev của Bỉ và Carlsberg của Đan Mạch. Các hãng hàng không Nga đã đối phó với số lượng hành khách hàng không ngày càng tăng phần lớn nhờ vào việc mua máy bay từ Airbus của châu Âu.
Đồng ruble của Nga. Ảnh: The Moscow Times
Châu Âu bắt đầu không cần đến dầu mỏ, khí đốt và than đá từ Nga
Nhưng bây giờ tất cả điều kể trên đã trở thành quá khứ. Với việc tấn công Ukraine, do đó gây ra một cuộc chiến tranh quy mô lớn ở châu Âu và tạo ra mối đe dọa thực sự đối với các quốc gia khác trên lục địa, Vladimir Putin đã phá hủy mô hình kinh doanh cùng có lợi đang hoạt động tốt này chỉ trong vài tháng. Hầu hết các công ty lớn của châu Âu được đề cập ở đây – và hàng trăm công ty khác – chỉ đơn giản là rời khỏi Nga, những công ty khác từ chối đầu tư thêm, giảm hoặc ngừng sản xuất tại Nga và ngừng giao hàng cho thị trường Nga. Họ đã làm điều này vì các lệnh trừng phạt của EU và Hoa Kỳ, vì ác cảm với chiến tranh và kẻ xâm lược, vì cân nhắc hình ảnh, vì điều kiện kinh doanh bên trong nước Nga bị suy giảm nghiêm trọng.
Tuy nhiên, tổn thất kinh tế đau đớn nhất của Nga vào năm 2022 là nước này đã mất đi một thị trường xuất khẩu lớn cho các mặt hàng xuất khẩu chính của mình. Đồng thời, lệnh cấm vận của EU đối với việc nhập khẩu dầu mỏ của Nga bằng đường biển sẽ là đòn nặng nề nhất. Sự mất giá của đồng rúp, bắt đầu ngay sau đó, cho thấy thị trường Nga đã lo sợ về việc giảm mạnh thu nhập ngoại hối trong nước. Trước đây, một nửa số than đá xuất khẩu của Nga có địa chỉ đến là châu Âu thì nay đã bị cắt đứt hoàn toàn.
Về phần mình, Gazprom đã mất phần lớn khách hàng châu Âu – và thua vì các quyết định không phải của EU, mà là của Điện Kremlin. Đầu tiên, vào mùa Xuân, Moscow quyết định trừng phạt những quốc gia và công ty từ chối tham gia chương trình “thanh toán bằng đồng rúp” đã áp đặt cho họ bằng cách “khóa van gas”. Sau đó, vào mùa hè, Điện Kremlin, với lý do có vấn đề với tua-bin, đã ra lệnh cắt giảm mạnh nguồn cung cho Đức và các nước láng giềng qua Nord Stream. Và vào cuối Tháng Tám, tập đoàn Gazprom đã được lệnh dừng hoàn toàn đường ống dẫn khí đốt này với hy vọng khiến người châu Âu sợ hãi vì thiếu khí đốt trước thềm mùa đông. Ngoài ra, các vụ nổ bí ẩn gây thiệt hại nghiêm trọng cho cả hai Dòng chảy phương Bắc xảy ra vào ngày 26 Tháng Chín, gần một tháng sau khi ngừng hoàn toàn việc bơm nhiên liệu qua đường ống ở Baltic.
Kết quả là thị phần khí đốt qua đường ống của Nga tại thị trường châu Âu đã giảm mạnh và sẽ không phục hồi, đồng thời khoản lợi nhuận bị mất này không được bù đắp bằng nguồn cung khí đốt hóa lỏng của Nga cho EU vào năm 2022.
Tạo ra một mô hình kinh doanh mới cần có thời gian, tiền bạc và nhân lực
Do chiến tranh ở Ukraine và hậu quả của nó, một nhà tuyển dụng lớn và gần đây vẫn còn hấp dẫn như ngành công nghiệp khí đốt của Nga, cùng với ngành công nghiệp ô tô và hàng không dân dụng, đã rơi vào tình thế đặc biệt khó khăn. Cuối cùng, dầu và than có thể được chuyển hướng một phần sang châu Á, mặc dù, chẳng hạn như từ cảng Ust-Luga ở Baltic, việc tiếp tục vận chuyển dầu đến Rotterdam ở Hà Lan vẫn có lợi hơn nhiều so với, chẳng hạn, đến Ấn Độ xa xôi, và để mở rộng đáng kể xuất khẩu than sang phía đông thì năng lực của Đường sắt xuyên Siberia còn rất yếu.
Nhưng các đường ống dẫn khí khổng lồ dài hàng nghìn km, đã được đặt từ Tây Siberia trong 50 năm chỉ theo hướng Tây (ví dụ như Urengoy-Pomary-Uzhgorod và Yamal-châu Âu), không thể chuyển hướng đi bất cứ đâu. Mặc dù Moscow rõ ràng vẫn hy vọng đảm bảo tương lai của các mỏ khí đốt ở Tây Siberia bằng cách định hướng lại chúng về phía Trung Quốc với sự trợ giúp của dự án “Sức mạnh Siberia-2”. Đường ống dẫn khí đốt này được hình thành như một phần của mô hình kinh doanh mới của Nga, theo đánh giá các kế hoạch của Điện Kremlin, sẽ dựa trên việc xuất khẩu nguyên liệu thô sang Trung Quốc.
Tuy nhiên, để đặt một đường ống dẫn khí lớn và dài như vậy – và thậm chí còn hơn thế nữa để tạo ra một mô hình kinh doanh mới thì phải mất thời gian, tiền bạc và nhân lực. Tất cả những điều này bây giờ sẽ thiếu kinh niên ở Nga. Nga cần khẩn cấp nơi thay thế thị trường châu Âu, vì sự thua lỗ của nó, thu nhập ngoại hối của nước này đang giảm nhanh chóng; Nga đang nhanh chóng đốt dự trữ tiền mặt của mình trong chiến tranh, bị cô lập bởi các lệnh trừng phạt từ thị trường vốn quốc tế, mất hàng trăm hàng nghìn công dân khỏe mạnh đã chết ở mặt trận, trở về trong tình trạng tàn tật hoặc trốn khỏi đất nước ra nước ngoài, thường là cùng cả gia đình.
Vì vậy, năm 2023 sẽ là năm mà ngày càng nhiều người Nga bắt đầu cảm nhận ngày càng sâu sắc hơn những hậu quả vật chất của việc Tổng thống Putin, vì cuộc chiến ở Ukraine, đã phá hủy mô hình kinh doanh trước đây của Nga do chính ông ta tạo ra, là nguồn tài sản chính của họ (mặc dù thường rất khiêm tốn), và không thể đưa ra bất kỳ sự thay thế thực sự nào để đổi lại.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Nga: Hàng không Nga ê ẩm thấm đòn
Các dự báo về nước Nga hậu Putin (Serhii Hromenko)
Dưới đây là phân tích dự báo của sử gia Ukraina Serhii HROMENKO, phó tiến sỹ khoa học lịch sử, chuyên gia của Viện Tương lai Ukraine.
Nội chiến ở Nga hậu Putin là không thể tránh
Tác giả: Serhii Hromenko
*
Nội chiến ở Nga hậu Putin là không thể tránh
Sự biến đổi của cuộc chiến tranh đế quốc thành một cuộc nội chiến là điều mà đồng chí Vladimir Ulyanov [Le Nin] đã dự đoán và thúc đẩy vào tháng 9 -10 năm 1914. Trong ba mùa thu, lời nói của ông đã trở thành hiện thực. Với sự yếu kém của nước Nga hiện đại so với Đế quốc Nga khi đó và tốc độ chung của nhịp sống, có lý khi cho rằng cuộc chiến Nga-Ukraine hiện tại sẽ kết thúc sớm hơn nhiều trong một cuộc nội chiến ở Nga.
Internet tràn ngập hình ảnh về sự tan rã của nước Nga trong tương lai thành nhiều hoặc hàng chục phần. Các tác giả, chủ yếu là người trong nước, hài lòng với sự phân mảnh của không gian hậu Nga, cuộc chiến tiềm ẩn của tất cả chống lại tất cả và sự suy yếu của mỗi người tham gia quá trình này. Điều này là rõ ràng – những người kế vị nhỏ bé, yếu ớt của Liên bang Nga sẽ không gây ra mối đe dọa cho Ukraine.
Về vấn đề này, tôi có hai tin:
Tin xấu là rất có thể sẽ không có sự sụp đổ hoàn toàn và biến “lục địa” duy nhất của Nga thành một “quần đảo” lố nhố, và tỉnh Ryazan sẽ không gây chiến với tỉnh Oryol. Vì sao lại thế là chủ đề của một cuộc trò chuyện riêng biệt. Tuy nhiên, cũng có một tin tốt – cho dù cuộc chiến Nga-Ukraine hiện tại kết thúc như thế nào và cho dù Nga có được cấu hình nào, một cuộc nội chiến đang chờ đợi nó trong tương lai, điều đó có nghĩa là các mối đe dọa đối với Ukraine sẽ giảm đi. Bởi vì nếu sự tan rã hoàn toàn của Nga phụ thuộc phần lớn vào tác động của các yếu tố bên ngoài, thì chính nó đang chuẩn bị một cuộc nội chiến ngay bây giờ.
Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của nhà nước (và có lẽ là đảm bảo quan trọng nhất cho hoạt động ổn định của nó) là độc quyền về bạo lực – bên ngoài và bên trong. Rõ ràng là có thể và nên có một số công cụ để thực hiện sự độc quyền này, và sự cạnh tranh sẽ nảy sinh giữa chúng một cách tự nhiên. Xung đột giữa quân đội và các [cơ quan] đặc vụ là một tác phẩm kinh điển của thể loại này ngay cả trong các chế độ toàn trị của Đệ tam Đế chế [Đức] và Liên Xô. Ít được biết đến hơn, nhưng thường không kém phần sâu sắc, là những mâu thuẫn giữa tình báo quân sự và phản gián dân sự.
Chà, không có bộ phim hành động nào của Hollywood hoàn hảo mà lại thiếu lời tố giác của các sỹ quan cảnh sát [địa phương] trung thực chống lại các nhân viên liên bang xấu xa. Tuy nhiên, bất chấp điều này, tất cả các cơ quan được đề cập vẫn là các tổ chức nhà nước và chính cơ quan nhà nước cao nhất đặt ra các quy tắc hoạt động của họ.
Nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Trong thời đại của các quốc gia yếu kém – vào buổi bình minh của nền văn minh hoặc trong thời Trung cổ – các chính quyền trung ương đã chuyển giao một số chức năng quyền lực nhất định cho các cá nhân. Do đó, tài sản của ông trùm đôi khi biến thành trụ sở tổng động viên hoặc trung tâm tư pháp (ngoài kho bạc địa phương). Và những người ở đó đã chiến đấu hoặc bị xét xử không phải nhân danh nhà nước hay người cai trị tối cao, mà nhân danh một ông trùm cụ thể. Vào những thời điểm nhất định, ở một số khu vực nhất định, quân đội lính đánh thuê tư nhân đã trở thành cách phổ biến nhất để tổ chức lực lượng vũ trang. Ngay cả trong thế kỷ 20 và 21, trong các cuộc chiến tranh lớn, một phần chủ quyền quốc gia của bên yếu hơn đã được chuyển vào tay các chỉ huy của các đơn vị đảng phái.
Điều này hoàn toàn tự nhiên – với một số ít bộ máy quan liêu ít học ở thủ đô và phương tiện liên lạc tệ hại, việc chuyển giao một phần quyền lực cho từng nhà lãnh đạo đôi khi là giải pháp tốt nhất cho việc quản lý nhà nước. Chỉ trong chốc lát, tình trạng này không chỉ trở thành lực cản đối với sự phát triển xã hội, mà trở thành mối đe dọa thực sự đối với toàn bộ chế độ chính trị. Do đó, sự xuất hiện của hầu hết mọi cường quốc hiện đại đều đi kèm với một cuộc đấu tranh lâu dài và thường đẫm máu của các chính quyền trung ương chống lại giới quý tộc độc đoán, các thành phố tự trị và các cộng đồng nông thôn vô chính phủ. Và một trong những hậu quả quan trọng nhất của cuộc đấu tranh này chính xác là sự độc quyền hóa quyền bạo lực.
Liên bang Nga hiện đại là người thừa kế của một số quốc gia nơi độc quyền về quyền bạo lực bị vặn vẹo đến mức tối đa
Liên bang Nga hiện đại là người thừa kế của một số quốc gia nơi mà sự độc quyền như thế đã bị vặn vẹo đến mức tối đa. Nhưng cũng có những giai đoạn trong lịch sử của nó khi chiến tranh và triều đình nằm trong tay của hàng chục, thậm chí hàng trăm trung tâm quyền lực nhỏ. Điều này thường xảy ra trong thời kỳ hỗn loạn và nội chiến, nhưng điều đặc biệt về tình hình hiện tại là sự hình thành một tình huống tương tự ngay bây giờ, khi Kremlin tưởng như đang mạnh hơn bao giờ hết. Và vâng, chúng ta đang nói về công ty quân sự tư nhân khét tiếng “Wagner”.
Chính thức, PMC không được hợp pháp hóa ở Nga và lính đánh thuê thường bị trừng phạt bởi bộ luật hình sự, nhưng [đó là] điều Vladimir Putin sẽ không làm cho “đầu bếp” Evgeni Prigozhin của mình! Sự sụp đổ của quân đội hợp đồng chính quy của Nga trong cuộc chiến với Ukraine vào cuối mùa hè đã trở nên rõ ràng ngay cả đối với Moskva. Để tìm cách cứu lấy quyền lực của mình (và thậm chí cả tính mạng), chủ nhân điện Kremlin đã dùng đến cách không được ưa chuộng nhất trong mọi cách – tổng động viên. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện tại, đám đông binh lính bất tài và thiếu động lực sẽ bất lực trong việc thay đổi hoàn toàn tình hình ở mặt trận. Do đó, để giải quyết các nhiệm vụ chính trị và quân sự quan trọng nhất ở Ukraine, những người lính đánh thuê “Wagner” đã tham gia (không chỉ họ, mà còn nhiều hơn nữa ở bên dưới).
Trước thềm cuộc xâm lược toàn diện, số lượng “Wagner” không vượt quá 6000 người – đủ theo chuẩn mực của người châu Phi, nhưng chẳng là gì trong thực tế Ukraine. Trong chiến tranh, có thể thu hút thêm 2000 tình nguyện quân – trên thực tế, cũng là một khoản nhỏ, mặc dù chính những người lính đánh thuê này đã được giao nhiệm vụ phá hủy cơ sở Ukraine, và trên tay họ là máu của dân các thành phố của tỉnh Kyiv. Tuy nhiên, những mất mát lớn nhất rơi vào họ. Và vào mùa hè, thời điểm quan trọng nhất đã đến với PMK – Putin thực sự đã nhượng lại một phần chủ quyền nhà nước cho Prigozhin, cho phép ông ta bỏ qua mọi luật lệ và chiêu mộ những tên tội phạm ngồi tù cho cuộc chiến.
Tính đến tháng 10, số lượng tù nhân Nga đã giảm 23 nghìn trong khi không có ân xá hay đại dịch nào. Không còn nghi ngờ gì nữa, tất cả họ đều tham chiến vì tiền và những lời hứa ân xá. Một số người chết đã được trao tặng “huân chương dũng cảm”. Ngoài ra, có những trường hợp được biết khi bị cáo đăng ký “Wagner” để đổi lấy một bản án giảm. Ba, hoặc thậm chí 40 nghìn chiến binh được trang bị tốt (đến cả không quân riêng) với nhiều kinh nghiệm xương máu và tính vô cảm là một lực lượng rất đáng gờm.
Sự độc lập hoàn toàn của Prigozhin đối với luật pháp Nga không chỉ được thể hiện ở việc thuê và thả những người bị kết án. Ông ta cũng thực hành xử bắn những kẻ đào ngũ, và vào ngày 13 tháng 10, ông ta đã ghi lại cảnh hành quyết “kẻ phản bội” bằng búa tạ và phát tán trên mạng. Và không có gì hết, Bộ Nội vụ, Ủy ban Điều tra hay FSB thậm chí không động đậy. Trong mọi vụ việc, thanh tra viên đều chỉ ra một tuyên bố mơ hồ như nhau.
Câu hỏi khi nào cả công ty này sẽ không tuân theo và bắt đầu khủng bố có tổ chức trên lãnh thổ Nga đã không còn là lý thuyết. Một tên cướp vặt, bị kết án vào năm 2016, đã ra mặt trận với tư cách là một “Wagner”, nơi anh ta bỏ trốn vào ngày 24 tháng 11 cùng với một khẩu súng máy cầm tay. Và vào ngày 6 tháng 12 tại vùng Rostov, anh ta đã dùng nó bắn chết ba người. Ngày hôm sau anh ta bị bắt. Và đặc biệt là Prigozhin tuyên bố sẽ điều tra xem đó có thực sự là quân của mình hay không. Tôi tự hỏi Wagner và các điều tra viên quân sự sẽ tương tác như thế nào trong trường hợp này? Chức năng nhà nước này sẽ được thuê ngoài chăng? Nhiều vụ khác sẽ đến. Vào ngày 7 tháng 12, 20 lính Wagner đã trốn thoát cùng với vũ khí khỏi Yasynuvata tạm thời bị chiếm đóng ở tỉnh Donetsk, 3 người đã bị lính Nga tìm thấy và bắn chết. Và có bao nhiêu trường hợp như vậy chúng ta vẫn chưa biết đến?
Chà, những tin đồn dai dẳng về việc Wagner thành lập đảng chính trị của chính mình không phải tự nhiên mà có.
Quân đội riêng của Prigozhin là một thực tế hoàn hảo của hiện tại và tương lai của Nga
Nói tóm lại, trong mọi trường hợp, quân đội riêng của Prigozhin là một thực tế đã được chứng minh của hiện tại và tương lai của Nga. Và sau tất cả những vi phạm và tội ác trắng trợn, ông ta đơn giản là không thể giả vờ như không có chuyện gì xảy ra. Và chính phủ mới của Nga cũng sẽ không nhắm mắt làm ngơ trước sự tồn tại của Wagner – đơn giản là vì bản năng tự bảo tồn. Ngay hôm nay, Prigozhin đang có một cuộc xung đột công khai gay gắt (với những tuyên bố trước Ủy ban Điều tra về tội phản quốc cao độ) với Thống đốc St Petersburg, và ở hậu trường với các thống đốc tỉnh Belgorod và tỉnh Kursk. Và điều gì sẽ xảy ra vào ngày mai, khi Putin ngừng kiềm chế “đầu bếp” của mình? Và không chắc Prigozhin thiển cận đến mức không thấy trước một cuộc săn lùng cái đầu của mình trong tương lai.
Và người ta không nên nghĩ rằng lực lượng vũ trang hàng triệu người hay lực lượng dân quân sẽ giải quyết mọi việc – vấn đề không phải là số lượng nhân sự mà là ý chí chính trị của cấp trên. Sự sụp đổ của chính quyền trung ương luôn kéo theo sự sụp đổ của các cơ quan thực thi pháp luật trung ương, thay vào đó, các chỉ huy cấp trung và cấp thấp lên nắm quyền.
Vâng, Dzhokhar Dudayev là thiếu tướng và chỉ huy của một sư đoàn, và không ngồi trong sở chỉ huy. Phong trào Da trắng năm 1918 và “dân quân nhân dân” năm 1612 do quân đội lãnh đạo. Nói chung, hiện tượng “chỉ huy chiến trường” là đặc trưng của mọi thời đại và mọi dân tộc, và người Nga không nên bị lừa dối rằng họ không ở Somalia. Thế là một đội quân đánh thuê nhỏ nhưng đoàn kết và máu lửa sẽ luôn hiệu quả và nguy hiểm hơn một quân đoàn bao gồm những người làm hợp đồng hoặc thậm chí là lính nghĩa vụ và bị động viên. Toàn bộ câu hỏi là Prigozhin sẽ hành xử chính xác như thế nào sau Putin. Và thực tế là chính quyền trung ương mới sẽ phải chiến đấu với ông ta là điều không thể nghi ngờ.
Nhưng “Wagner” không phải là cái gai duy nhất trong cơ thể của nước Nga tương lai. Prigozhin chỉ là một bản sao của một nhà cai trị khu vực có chủ quyền khác của Nga. Ramzan Kadyrov từ lâu đã có quyền đối với quân đội, cảnh sát và các vụ giết người cấp cao của chính mình, cũng như quyền miễn trừ hoàn toàn ngoài lãnh thổ – lực lượng an ninh Chechnya bắt giữ những người không bị trừng phạt trên khắp nước Nga và người Nga chỉ được phép làm việc ở Chechnya trong những trường hợp cá biệt. Chỉ có một căn cứ liên bang ở Khankala [trên đất Chechnya] nằm ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Và điều đặc trưng là tất cả những điều này là hậu quả của chiến tranh Chechnya lần thứ hai, cũng như sự trỗi dậy của Prigozhin là hậu quả của chúng ta. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà cả hai phe “phong kiến” lại hòa hợp một cách hoàn hảo và chiếm lĩnh thị trường ngách của “diều hâu”. Và gần đây, họ thậm chí còn đạt được sự từ chức của thượng tướng Alexander Lapin. Và vì Kadyrov khó có thể muốn chinh phục toàn bộ nước Nga và Prigozhin có thể đồng ý với chủ quyền trên thực tế của Chechnya, nên liên minh này sẽ không bị đe dọa trong tương lai. Và thực tế là có cả quân đội và chính trị gia đứng về phía liên minh này (tên của hai phe Sergeev – Surovikin và Kiriyenko được đề cập) khiến nó trở thành một bên chính thức của cuộc xung đột trong tương lai.
Kể từ mùa hè, các tiểu đoàn và đại đội “có tên” đã được thành lập ở một nửa khu vực của Nga. Vì họ được tuyển chọn từ những người đồng hương và chính quyền địa phương chịu trách nhiệm tài trợ, nên những cựu chiến binh sau này của những đội hình này có thể trở thành trụ cột của “đội cận vệ” của thống đốc hoặc những người anh em đồng hương. Như tôi đã viết, điều này không có nghĩa là quân đội của tỉnh Magadan sẽ tiến hành một chiến dịch chống lại tỉnh Omsk, bởi vì rất khó có khả năng sự tan rã của Nga sẽ diễn ra xuyên biên giới tỉnh. Ngược lại, sau sự sụp đổ của Putin, ít nhất hai (“diều hâu” muốn chiến tranh đến cùng và “bồ câu” muốn hòa bình ngay lập tức) hoặc một số ít lực lượng nữa sẽ xuất hiện để tranh giành quyền bính trên khắp đất nước. Và các công ty tư nhân và các đơn vị khu vực sẽ trở thành rơm bị ném vào cán cân của một cuộc xung đột lớn.
Chà, ở cấp độ thấp nhất, những người lính què cụt, cay cú, những người mà chính phủ mới chắc chắn sẽ nói rằng đã không gửi họ đến đó, sẽ bổ sung ồ ạt vào hàng ngũ các băng tội phạm. Hoặc, như đã xảy ra sau Afghanistan, chính họ sẽ tập hợp thành băng đảng và bắt đầu khủng bố nhân dân. Và những người chỉ huy chiến trường khéo léo hoặc những thống đốc đầy tham vọng sẽ bắt đầu thu hút họ vào hàng ngũ, bởi vì đơn giản là nhiều người sẽ không thể làm gì khác được. Nga đã trải qua tất cả những điều này nhiều lần sau sự sụp đổ của các đế chế – vào những năm 1610, 1917 và từ 1989 đến 1993. Nhưng sẽ có một khác biệt lớn với trường hợp cuối cùng. Lúc ấy, cuộc nội chiến kết thúc theo đúng nghĩa đen trong một tháng và chỉ ở Moskva, và sau đó cuộc đàn áp Chechnya bắt đầu, điều này cho phép củng cố phần còn lại của đất nước. Với sự giúp đỡ quảng đại của phương Tây, Nga đã cố gắng giữ vững. Lần này, độ sâu của sự sụp đổ sẽ không ít hơn, nhưng thái độ của phương Tây sẽ hoàn toàn khác. Bây giờ sẽ không có ai cứu Nga. Ngay khi Mỹ kiểm soát được vũ khí hạt nhân, người Nga và các vấn đề của họ bằng một cái phẩy tay sẽ bay biến.
Chính phủ mới của Nga sẽ không được bầu trong các cuộc bầu cử tự do và công khai. Nó được tôi luyện trong lò lửa của cuộc nội chiến. Và nhiều khả năng Nga sẽ mãi mãi mất miền Bắc Kavkaz và miền Nam Siberia, thậm chí cả miền Volga. Đây sẽ là cái giá phải trả cho cái chết của đế chế và một cuộc nội chiến nữa.
Và không ai ngoài những người Nga phải chịu trách nhiệm về điều đó.
Serhii Hromenko (gazeta.ua)
Kim Van Chinh, biên dịch
Nguồn: https://www.facebook.com/kimvanchinh/posts/pfbid02q8GN5SHv6AViJmuFXv1fvjMTGpyR624cu3SCjRDKKT9dNkeFH3
Dưới đây là phân tích dự báo của sử gia Ukraina Serhii HROMENKO, phó tiến sỹ khoa học lịch sử, chuyên gia của Viện Tương lai Ukraine.
Nội chiến ở Nga hậu Putin là không thể tránh
Tác giả: Serhii Hromenko
*
Nội chiến ở Nga hậu Putin là không thể tránh
Sự biến đổi của cuộc chiến tranh đế quốc thành một cuộc nội chiến là điều mà đồng chí Vladimir Ulyanov [Le Nin] đã dự đoán và thúc đẩy vào tháng 9 -10 năm 1914. Trong ba mùa thu, lời nói của ông đã trở thành hiện thực. Với sự yếu kém của nước Nga hiện đại so với Đế quốc Nga khi đó và tốc độ chung của nhịp sống, có lý khi cho rằng cuộc chiến Nga-Ukraine hiện tại sẽ kết thúc sớm hơn nhiều trong một cuộc nội chiến ở Nga.
Internet tràn ngập hình ảnh về sự tan rã của nước Nga trong tương lai thành nhiều hoặc hàng chục phần. Các tác giả, chủ yếu là người trong nước, hài lòng với sự phân mảnh của không gian hậu Nga, cuộc chiến tiềm ẩn của tất cả chống lại tất cả và sự suy yếu của mỗi người tham gia quá trình này. Điều này là rõ ràng – những người kế vị nhỏ bé, yếu ớt của Liên bang Nga sẽ không gây ra mối đe dọa cho Ukraine.
Về vấn đề này, tôi có hai tin:
Tin xấu là rất có thể sẽ không có sự sụp đổ hoàn toàn và biến “lục địa” duy nhất của Nga thành một “quần đảo” lố nhố, và tỉnh Ryazan sẽ không gây chiến với tỉnh Oryol. Vì sao lại thế là chủ đề của một cuộc trò chuyện riêng biệt. Tuy nhiên, cũng có một tin tốt – cho dù cuộc chiến Nga-Ukraine hiện tại kết thúc như thế nào và cho dù Nga có được cấu hình nào, một cuộc nội chiến đang chờ đợi nó trong tương lai, điều đó có nghĩa là các mối đe dọa đối với Ukraine sẽ giảm đi. Bởi vì nếu sự tan rã hoàn toàn của Nga phụ thuộc phần lớn vào tác động của các yếu tố bên ngoài, thì chính nó đang chuẩn bị một cuộc nội chiến ngay bây giờ.
Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của nhà nước (và có lẽ là đảm bảo quan trọng nhất cho hoạt động ổn định của nó) là độc quyền về bạo lực – bên ngoài và bên trong. Rõ ràng là có thể và nên có một số công cụ để thực hiện sự độc quyền này, và sự cạnh tranh sẽ nảy sinh giữa chúng một cách tự nhiên. Xung đột giữa quân đội và các [cơ quan] đặc vụ là một tác phẩm kinh điển của thể loại này ngay cả trong các chế độ toàn trị của Đệ tam Đế chế [Đức] và Liên Xô. Ít được biết đến hơn, nhưng thường không kém phần sâu sắc, là những mâu thuẫn giữa tình báo quân sự và phản gián dân sự.
Chà, không có bộ phim hành động nào của Hollywood hoàn hảo mà lại thiếu lời tố giác của các sỹ quan cảnh sát [địa phương] trung thực chống lại các nhân viên liên bang xấu xa. Tuy nhiên, bất chấp điều này, tất cả các cơ quan được đề cập vẫn là các tổ chức nhà nước và chính cơ quan nhà nước cao nhất đặt ra các quy tắc hoạt động của họ.
Nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Trong thời đại của các quốc gia yếu kém – vào buổi bình minh của nền văn minh hoặc trong thời Trung cổ – các chính quyền trung ương đã chuyển giao một số chức năng quyền lực nhất định cho các cá nhân. Do đó, tài sản của ông trùm đôi khi biến thành trụ sở tổng động viên hoặc trung tâm tư pháp (ngoài kho bạc địa phương). Và những người ở đó đã chiến đấu hoặc bị xét xử không phải nhân danh nhà nước hay người cai trị tối cao, mà nhân danh một ông trùm cụ thể. Vào những thời điểm nhất định, ở một số khu vực nhất định, quân đội lính đánh thuê tư nhân đã trở thành cách phổ biến nhất để tổ chức lực lượng vũ trang. Ngay cả trong thế kỷ 20 và 21, trong các cuộc chiến tranh lớn, một phần chủ quyền quốc gia của bên yếu hơn đã được chuyển vào tay các chỉ huy của các đơn vị đảng phái.
Điều này hoàn toàn tự nhiên – với một số ít bộ máy quan liêu ít học ở thủ đô và phương tiện liên lạc tệ hại, việc chuyển giao một phần quyền lực cho từng nhà lãnh đạo đôi khi là giải pháp tốt nhất cho việc quản lý nhà nước. Chỉ trong chốc lát, tình trạng này không chỉ trở thành lực cản đối với sự phát triển xã hội, mà trở thành mối đe dọa thực sự đối với toàn bộ chế độ chính trị. Do đó, sự xuất hiện của hầu hết mọi cường quốc hiện đại đều đi kèm với một cuộc đấu tranh lâu dài và thường đẫm máu của các chính quyền trung ương chống lại giới quý tộc độc đoán, các thành phố tự trị và các cộng đồng nông thôn vô chính phủ. Và một trong những hậu quả quan trọng nhất của cuộc đấu tranh này chính xác là sự độc quyền hóa quyền bạo lực.
Liên bang Nga hiện đại là người thừa kế của một số quốc gia nơi độc quyền về quyền bạo lực bị vặn vẹo đến mức tối đa
Liên bang Nga hiện đại là người thừa kế của một số quốc gia nơi mà sự độc quyền như thế đã bị vặn vẹo đến mức tối đa. Nhưng cũng có những giai đoạn trong lịch sử của nó khi chiến tranh và triều đình nằm trong tay của hàng chục, thậm chí hàng trăm trung tâm quyền lực nhỏ. Điều này thường xảy ra trong thời kỳ hỗn loạn và nội chiến, nhưng điều đặc biệt về tình hình hiện tại là sự hình thành một tình huống tương tự ngay bây giờ, khi Kremlin tưởng như đang mạnh hơn bao giờ hết. Và vâng, chúng ta đang nói về công ty quân sự tư nhân khét tiếng “Wagner”.
Chính thức, PMC không được hợp pháp hóa ở Nga và lính đánh thuê thường bị trừng phạt bởi bộ luật hình sự, nhưng [đó là] điều Vladimir Putin sẽ không làm cho “đầu bếp” Evgeni Prigozhin của mình! Sự sụp đổ của quân đội hợp đồng chính quy của Nga trong cuộc chiến với Ukraine vào cuối mùa hè đã trở nên rõ ràng ngay cả đối với Moskva. Để tìm cách cứu lấy quyền lực của mình (và thậm chí cả tính mạng), chủ nhân điện Kremlin đã dùng đến cách không được ưa chuộng nhất trong mọi cách – tổng động viên. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện tại, đám đông binh lính bất tài và thiếu động lực sẽ bất lực trong việc thay đổi hoàn toàn tình hình ở mặt trận. Do đó, để giải quyết các nhiệm vụ chính trị và quân sự quan trọng nhất ở Ukraine, những người lính đánh thuê “Wagner” đã tham gia (không chỉ họ, mà còn nhiều hơn nữa ở bên dưới).
Trước thềm cuộc xâm lược toàn diện, số lượng “Wagner” không vượt quá 6000 người – đủ theo chuẩn mực của người châu Phi, nhưng chẳng là gì trong thực tế Ukraine. Trong chiến tranh, có thể thu hút thêm 2000 tình nguyện quân – trên thực tế, cũng là một khoản nhỏ, mặc dù chính những người lính đánh thuê này đã được giao nhiệm vụ phá hủy cơ sở Ukraine, và trên tay họ là máu của dân các thành phố của tỉnh Kyiv. Tuy nhiên, những mất mát lớn nhất rơi vào họ. Và vào mùa hè, thời điểm quan trọng nhất đã đến với PMK – Putin thực sự đã nhượng lại một phần chủ quyền nhà nước cho Prigozhin, cho phép ông ta bỏ qua mọi luật lệ và chiêu mộ những tên tội phạm ngồi tù cho cuộc chiến.
Tính đến tháng 10, số lượng tù nhân Nga đã giảm 23 nghìn trong khi không có ân xá hay đại dịch nào. Không còn nghi ngờ gì nữa, tất cả họ đều tham chiến vì tiền và những lời hứa ân xá. Một số người chết đã được trao tặng “huân chương dũng cảm”. Ngoài ra, có những trường hợp được biết khi bị cáo đăng ký “Wagner” để đổi lấy một bản án giảm. Ba, hoặc thậm chí 40 nghìn chiến binh được trang bị tốt (đến cả không quân riêng) với nhiều kinh nghiệm xương máu và tính vô cảm là một lực lượng rất đáng gờm.
Sự độc lập hoàn toàn của Prigozhin đối với luật pháp Nga không chỉ được thể hiện ở việc thuê và thả những người bị kết án. Ông ta cũng thực hành xử bắn những kẻ đào ngũ, và vào ngày 13 tháng 10, ông ta đã ghi lại cảnh hành quyết “kẻ phản bội” bằng búa tạ và phát tán trên mạng. Và không có gì hết, Bộ Nội vụ, Ủy ban Điều tra hay FSB thậm chí không động đậy. Trong mọi vụ việc, thanh tra viên đều chỉ ra một tuyên bố mơ hồ như nhau.
Câu hỏi khi nào cả công ty này sẽ không tuân theo và bắt đầu khủng bố có tổ chức trên lãnh thổ Nga đã không còn là lý thuyết. Một tên cướp vặt, bị kết án vào năm 2016, đã ra mặt trận với tư cách là một “Wagner”, nơi anh ta bỏ trốn vào ngày 24 tháng 11 cùng với một khẩu súng máy cầm tay. Và vào ngày 6 tháng 12 tại vùng Rostov, anh ta đã dùng nó bắn chết ba người. Ngày hôm sau anh ta bị bắt. Và đặc biệt là Prigozhin tuyên bố sẽ điều tra xem đó có thực sự là quân của mình hay không. Tôi tự hỏi Wagner và các điều tra viên quân sự sẽ tương tác như thế nào trong trường hợp này? Chức năng nhà nước này sẽ được thuê ngoài chăng? Nhiều vụ khác sẽ đến. Vào ngày 7 tháng 12, 20 lính Wagner đã trốn thoát cùng với vũ khí khỏi Yasynuvata tạm thời bị chiếm đóng ở tỉnh Donetsk, 3 người đã bị lính Nga tìm thấy và bắn chết. Và có bao nhiêu trường hợp như vậy chúng ta vẫn chưa biết đến?
Chà, những tin đồn dai dẳng về việc Wagner thành lập đảng chính trị của chính mình không phải tự nhiên mà có.
Quân đội riêng của Prigozhin là một thực tế hoàn hảo của hiện tại và tương lai của Nga
Nói tóm lại, trong mọi trường hợp, quân đội riêng của Prigozhin là một thực tế đã được chứng minh của hiện tại và tương lai của Nga. Và sau tất cả những vi phạm và tội ác trắng trợn, ông ta đơn giản là không thể giả vờ như không có chuyện gì xảy ra. Và chính phủ mới của Nga cũng sẽ không nhắm mắt làm ngơ trước sự tồn tại của Wagner – đơn giản là vì bản năng tự bảo tồn. Ngay hôm nay, Prigozhin đang có một cuộc xung đột công khai gay gắt (với những tuyên bố trước Ủy ban Điều tra về tội phản quốc cao độ) với Thống đốc St Petersburg, và ở hậu trường với các thống đốc tỉnh Belgorod và tỉnh Kursk. Và điều gì sẽ xảy ra vào ngày mai, khi Putin ngừng kiềm chế “đầu bếp” của mình? Và không chắc Prigozhin thiển cận đến mức không thấy trước một cuộc săn lùng cái đầu của mình trong tương lai.
Và người ta không nên nghĩ rằng lực lượng vũ trang hàng triệu người hay lực lượng dân quân sẽ giải quyết mọi việc – vấn đề không phải là số lượng nhân sự mà là ý chí chính trị của cấp trên. Sự sụp đổ của chính quyền trung ương luôn kéo theo sự sụp đổ của các cơ quan thực thi pháp luật trung ương, thay vào đó, các chỉ huy cấp trung và cấp thấp lên nắm quyền.
Vâng, Dzhokhar Dudayev là thiếu tướng và chỉ huy của một sư đoàn, và không ngồi trong sở chỉ huy. Phong trào Da trắng năm 1918 và “dân quân nhân dân” năm 1612 do quân đội lãnh đạo. Nói chung, hiện tượng “chỉ huy chiến trường” là đặc trưng của mọi thời đại và mọi dân tộc, và người Nga không nên bị lừa dối rằng họ không ở Somalia. Thế là một đội quân đánh thuê nhỏ nhưng đoàn kết và máu lửa sẽ luôn hiệu quả và nguy hiểm hơn một quân đoàn bao gồm những người làm hợp đồng hoặc thậm chí là lính nghĩa vụ và bị động viên. Toàn bộ câu hỏi là Prigozhin sẽ hành xử chính xác như thế nào sau Putin. Và thực tế là chính quyền trung ương mới sẽ phải chiến đấu với ông ta là điều không thể nghi ngờ.
Nhưng “Wagner” không phải là cái gai duy nhất trong cơ thể của nước Nga tương lai. Prigozhin chỉ là một bản sao của một nhà cai trị khu vực có chủ quyền khác của Nga. Ramzan Kadyrov từ lâu đã có quyền đối với quân đội, cảnh sát và các vụ giết người cấp cao của chính mình, cũng như quyền miễn trừ hoàn toàn ngoài lãnh thổ – lực lượng an ninh Chechnya bắt giữ những người không bị trừng phạt trên khắp nước Nga và người Nga chỉ được phép làm việc ở Chechnya trong những trường hợp cá biệt. Chỉ có một căn cứ liên bang ở Khankala [trên đất Chechnya] nằm ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Và điều đặc trưng là tất cả những điều này là hậu quả của chiến tranh Chechnya lần thứ hai, cũng như sự trỗi dậy của Prigozhin là hậu quả của chúng ta. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà cả hai phe “phong kiến” lại hòa hợp một cách hoàn hảo và chiếm lĩnh thị trường ngách của “diều hâu”. Và gần đây, họ thậm chí còn đạt được sự từ chức của thượng tướng Alexander Lapin. Và vì Kadyrov khó có thể muốn chinh phục toàn bộ nước Nga và Prigozhin có thể đồng ý với chủ quyền trên thực tế của Chechnya, nên liên minh này sẽ không bị đe dọa trong tương lai. Và thực tế là có cả quân đội và chính trị gia đứng về phía liên minh này (tên của hai phe Sergeev – Surovikin và Kiriyenko được đề cập) khiến nó trở thành một bên chính thức của cuộc xung đột trong tương lai.
Kể từ mùa hè, các tiểu đoàn và đại đội “có tên” đã được thành lập ở một nửa khu vực của Nga. Vì họ được tuyển chọn từ những người đồng hương và chính quyền địa phương chịu trách nhiệm tài trợ, nên những cựu chiến binh sau này của những đội hình này có thể trở thành trụ cột của “đội cận vệ” của thống đốc hoặc những người anh em đồng hương. Như tôi đã viết, điều này không có nghĩa là quân đội của tỉnh Magadan sẽ tiến hành một chiến dịch chống lại tỉnh Omsk, bởi vì rất khó có khả năng sự tan rã của Nga sẽ diễn ra xuyên biên giới tỉnh. Ngược lại, sau sự sụp đổ của Putin, ít nhất hai (“diều hâu” muốn chiến tranh đến cùng và “bồ câu” muốn hòa bình ngay lập tức) hoặc một số ít lực lượng nữa sẽ xuất hiện để tranh giành quyền bính trên khắp đất nước. Và các công ty tư nhân và các đơn vị khu vực sẽ trở thành rơm bị ném vào cán cân của một cuộc xung đột lớn.
Chà, ở cấp độ thấp nhất, những người lính què cụt, cay cú, những người mà chính phủ mới chắc chắn sẽ nói rằng đã không gửi họ đến đó, sẽ bổ sung ồ ạt vào hàng ngũ các băng tội phạm. Hoặc, như đã xảy ra sau Afghanistan, chính họ sẽ tập hợp thành băng đảng và bắt đầu khủng bố nhân dân. Và những người chỉ huy chiến trường khéo léo hoặc những thống đốc đầy tham vọng sẽ bắt đầu thu hút họ vào hàng ngũ, bởi vì đơn giản là nhiều người sẽ không thể làm gì khác được. Nga đã trải qua tất cả những điều này nhiều lần sau sự sụp đổ của các đế chế – vào những năm 1610, 1917 và từ 1989 đến 1993. Nhưng sẽ có một khác biệt lớn với trường hợp cuối cùng. Lúc ấy, cuộc nội chiến kết thúc theo đúng nghĩa đen trong một tháng và chỉ ở Moskva, và sau đó cuộc đàn áp Chechnya bắt đầu, điều này cho phép củng cố phần còn lại của đất nước. Với sự giúp đỡ quảng đại của phương Tây, Nga đã cố gắng giữ vững. Lần này, độ sâu của sự sụp đổ sẽ không ít hơn, nhưng thái độ của phương Tây sẽ hoàn toàn khác. Bây giờ sẽ không có ai cứu Nga. Ngay khi Mỹ kiểm soát được vũ khí hạt nhân, người Nga và các vấn đề của họ bằng một cái phẩy tay sẽ bay biến.
Chính phủ mới của Nga sẽ không được bầu trong các cuộc bầu cử tự do và công khai. Nó được tôi luyện trong lò lửa của cuộc nội chiến. Và nhiều khả năng Nga sẽ mãi mãi mất miền Bắc Kavkaz và miền Nam Siberia, thậm chí cả miền Volga. Đây sẽ là cái giá phải trả cho cái chết của đế chế và một cuộc nội chiến nữa.
Và không ai ngoài những người Nga phải chịu trách nhiệm về điều đó.
Serhii Hromenko (gazeta.ua)
Kim Van Chinh, biên dịch
Nguồn: https://www.facebook.com/kimvanchinh/posts/pfbid02q8GN5SHv6AViJmuFXv1fvjMTGpyR624cu3SCjRDKKT9dNkeFH3
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Nga: Hàng không Nga ê ẩm thấm đòn
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Nga: Hàng không Nga ê ẩm thấm đòn
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Nga: Hàng không Nga ê ẩm thấm đòn
Có tin Nga 'tuyển nữ phạm nhân' từ một số trại tù để đưa sang chiến trường Ukraine
14.03.2023 - BBC
Banner with the letters Z and V, in support of the Russian military, on a building in Moscow - 19 May 2022NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA
Chụp lại hình ảnh,
Banner với chữ Z và V, dấu hiệu ủng hộ quân đội Nga, trên tường nhà ở Moscow - hình từ năm 2022
Các nguồn tin Ukraine và Nga nói có hiện tượng quân đội Nga tuyển "nữ phạm nhân" từ các trại tù phía Nam nước này để bổ sung cho chiến trường Ukraine.
Theo trang Moscow Times ở Nga hôm 13/03/2023, Bộ Tổng tham mưu quân lực Ukraine công bố tin về một chuyến tàu có "nữ tù nhân" tới vùng Donetsk, vào khu vực Nga chiếm.
Một nhà hoạt động người Nga, Olga Romanova, người sáng lập phong trào vì nữ quyền xác nhận tin này. Theo bà, chuyến tàu tới Donetsk tuần trước chở một số phạm nhân nữ từ trại giam ở Kushchevka, Vùng Krasnodar, phía Nam Liên bang Nga.
Từ tháng 2 đã có tin từ phía Ukraine tin rằng nữ phạm nhân Nga được bổ sung vào quân đội vì thương vong cao ở phía Nga.
Người Ukraine tin rằng có 50 nữ phạm nhân được tuyển từ trại Snizhne, thuộc vùng Donetsk.
Trang Istorie.media bằng tiếng Nga cho hay các nguồn khác gián tiếp xác nhận hiện tượng này nhưng cho hay nữ phạm nhân Nga được điều vào chiến trường để làm hộ lý, y bác sĩ hoặc nhân viên tín hiệu, chứ không tham gia chiến đấu.
Nguồn tin này cho hay từ tháng 12/2022, một quan chức vùng Sverdlovsk là Vyacheslav Wegner đã phát biểu công khai về sáng kiến "tuyển tù nhân ra trận" của chỉ huy đội quân đánh thuê Wagner khét tiếng, Yevgeny Prigozhin.
Ông ta nói một nhóm nữ phạm nhân đang thi hành án ở trại IK-6, thành phố Nizhny Tagil trong địa phương của ông "xung phong ra trận" để tham gia "chiến dịch quân sự đặc biệt" mà Nga tiến hành ở Ukraine. Ông Prigozhin đã cảm ơn đề xuất này và cho hay ông đang "hoạt động theo hướng đó", trang Istorie cho hay.
Tuy thế, gần đây, có vẻ như Bộ Quốc phòng Nga "giành lấy sáng kiến" của ông Prigozhin trong việc tuyển tù nhân.
Hôm 9/02/2023, Yevgeny Prigozhin nói ông ta đã ngừng tuyển tù nhân cho đội quân Wagner.
Cho tới nay chưa có xác nhận về chuyện "tuyển tù nhân nữ" cho nỗ lực chiến tranh ở Ukraine từ giới chức Kremlin.
Tuy thế, không chỉ Nga bây giờ mà Liên Xô trước đây đã tuyển tù hình sự vào quân đội.
NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA
Chụp lại hình ảnh,
Quân nhân Nga
Trang Russia Beyond cho hay trong Thế Chiến II có tới 1 triệu tù hình sự từ mạng lưới trại cải tạo khủng khiếp (Gulag) được cho vào cầm súng trong Hồng quân để đánh phát-xít Đức. Tù chính trị thì không được "ra trận", thậm chí còn bị canh gác nghiêm ngặt hơn.
Có cựu phạm nhân được phong anh hùng, như trường hợp của Alexey Otstavnov. Nhờ chiến đấu dũng cảm trong trận vượt sông Dnieper năm 1943 người này đã được trao huy chương anh hùng Liên Xô.
14.03.2023 - BBC
Banner with the letters Z and V, in support of the Russian military, on a building in Moscow - 19 May 2022NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA
Chụp lại hình ảnh,
Banner với chữ Z và V, dấu hiệu ủng hộ quân đội Nga, trên tường nhà ở Moscow - hình từ năm 2022
Các nguồn tin Ukraine và Nga nói có hiện tượng quân đội Nga tuyển "nữ phạm nhân" từ các trại tù phía Nam nước này để bổ sung cho chiến trường Ukraine.
Theo trang Moscow Times ở Nga hôm 13/03/2023, Bộ Tổng tham mưu quân lực Ukraine công bố tin về một chuyến tàu có "nữ tù nhân" tới vùng Donetsk, vào khu vực Nga chiếm.
Một nhà hoạt động người Nga, Olga Romanova, người sáng lập phong trào vì nữ quyền xác nhận tin này. Theo bà, chuyến tàu tới Donetsk tuần trước chở một số phạm nhân nữ từ trại giam ở Kushchevka, Vùng Krasnodar, phía Nam Liên bang Nga.
Từ tháng 2 đã có tin từ phía Ukraine tin rằng nữ phạm nhân Nga được bổ sung vào quân đội vì thương vong cao ở phía Nga.
Người Ukraine tin rằng có 50 nữ phạm nhân được tuyển từ trại Snizhne, thuộc vùng Donetsk.
Trang Istorie.media bằng tiếng Nga cho hay các nguồn khác gián tiếp xác nhận hiện tượng này nhưng cho hay nữ phạm nhân Nga được điều vào chiến trường để làm hộ lý, y bác sĩ hoặc nhân viên tín hiệu, chứ không tham gia chiến đấu.
Nguồn tin này cho hay từ tháng 12/2022, một quan chức vùng Sverdlovsk là Vyacheslav Wegner đã phát biểu công khai về sáng kiến "tuyển tù nhân ra trận" của chỉ huy đội quân đánh thuê Wagner khét tiếng, Yevgeny Prigozhin.
Ông ta nói một nhóm nữ phạm nhân đang thi hành án ở trại IK-6, thành phố Nizhny Tagil trong địa phương của ông "xung phong ra trận" để tham gia "chiến dịch quân sự đặc biệt" mà Nga tiến hành ở Ukraine. Ông Prigozhin đã cảm ơn đề xuất này và cho hay ông đang "hoạt động theo hướng đó", trang Istorie cho hay.
Tuy thế, gần đây, có vẻ như Bộ Quốc phòng Nga "giành lấy sáng kiến" của ông Prigozhin trong việc tuyển tù nhân.
Hôm 9/02/2023, Yevgeny Prigozhin nói ông ta đã ngừng tuyển tù nhân cho đội quân Wagner.
Cho tới nay chưa có xác nhận về chuyện "tuyển tù nhân nữ" cho nỗ lực chiến tranh ở Ukraine từ giới chức Kremlin.
Tuy thế, không chỉ Nga bây giờ mà Liên Xô trước đây đã tuyển tù hình sự vào quân đội.
NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA
Chụp lại hình ảnh,
Quân nhân Nga
Trang Russia Beyond cho hay trong Thế Chiến II có tới 1 triệu tù hình sự từ mạng lưới trại cải tạo khủng khiếp (Gulag) được cho vào cầm súng trong Hồng quân để đánh phát-xít Đức. Tù chính trị thì không được "ra trận", thậm chí còn bị canh gác nghiêm ngặt hơn.
Có cựu phạm nhân được phong anh hùng, như trường hợp của Alexey Otstavnov. Nhờ chiến đấu dũng cảm trong trận vượt sông Dnieper năm 1943 người này đã được trao huy chương anh hùng Liên Xô.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Nga: Hàng không Nga ê ẩm thấm đòn
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Nga: Hàng không Nga ê ẩm thấm đòn
Kinh tế Nga, từ ăn đong đến kiệt quệ
Lê Tây Sơn
29 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Người dân ngày càng tiết kiệm và ít mua sắm hơn. Ảnh: Trong một cửa hàng điện thoại di động tại Krasnogorsk, ngoại ô Moscow (Getty Images)
Nền kinh tế Nga đang bắt đầu thấm đòn trừng phạt và không còn chịu nổi các chi phí tốn kém cho chiến tranh. Đầu tư giảm, thiếu lao động, ngân sách eo hẹp. Bộ máy chiến tranh của Putin sẽ không còn tiền để bôi trơn trong năm tới!
Đã qua thời vàng son
Những tháng mở đầu cuộc xâm lược Ukraine của Nga đã đẩy giá dầu mỏ và khí đốt tự nhiên tăng cao, mang lại khoản tiền lớn cho Moscow. Nga đã tránh được điều tồi tệ nhất vào năm ngoái nhờ được cấp cứu bởi giá năng lượng cao trên toàn cầu. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chỉ giảm 2.1%, thấp hơn nhiều so với dự đoán ban đầu của một số chuyên gia là sẽ giảm từ 10% đến 15%. Xuất khẩu khí đốt sang châu Âu gần như ổn định, đến mùa hè năm ngoái mới bắt đầu giảm. Lệnh cấm của Liên hiệp châu Âu (EU) đối với dầu vận chuyển đường biển của Nga và mức trần giá áp đặt của nhóm nước G7 chỉ có hiệu lực từ Tháng Mười Hai năm ngoái.
Các biện pháp trừng phạt đối với các sản phẩm dầu mỏ như dầu diesel cũng mới có hiệu lực từ tháng Hai. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), chính sự chậm trễ này đã giúp doanh thu năng lượng của Nga tăng mạnh và giúp chính phủ Nga tung ra một gói kích thích tài chính khổng lồ đến 4% GDP trong năm 2022 để ổn định nền kinh tế và an dân.
Trụ sở Bộ Tài chính Nga (ảnh: Vlad Karkov/SOPA Images/LightRocket via Getty Images)
Tuy nhiên, khi chiến tranh không ngừng lại mà bước sang năm thứ hai với các biện pháp trừng phạt bổ sung của phương Tây, các nguồn thu ngân sách béo bở của chính phủ Nga đang cạn kiệt và nền kinh tế bắt đầu rơi vào tăng trưởng thấp, không chỉ ngắn hạn mà có thể kéo dài. Các mặt hàng xuất khẩu lớn nhất mang lại sự thừa mứa ngân sách, khí đốt và dầu mỏ, đã mất dần những khách hàng lớn.
Cán cân tài chính của chính phủ Nga đang căng thẳng. Đồng rúp mất giá 20% kể từ Tháng Mười Một 2022 so với đồng đôla Mỹ. Lực lượng lao động ít dần vì giới trẻ phải ra mặt trận hoặc trốn lính ra nước ngoài. Sự bất an cũng ảnh hưởng nặng nề đến các khoản đầu tư và kinh doanh mới. Alexandra Prokopenko, cựu quan chức Ngân hàng Trung ương Nga (người đã rời Nga khi cuộc xâm lược bắt đầu), dự đoán:
“Kinh tế Nga đang bước vào giai đoạn thoái trào dài hạn. Dù chưa có dấu hiệu cho thấy khó khăn kinh tế đủ tồi tệ để đe dọa tức thời cho cỗ máy chiến tranh, nhưng thu ngân sách không được như tính toán cho thấy tình thế tiến thoái lưỡng nan về cách dung hòa giữa chi tiêu quân sự không ngừng tăng và các khoản trợ cấp và chi tiêu xã hội để giúp Tổng thống Vladimir Putin duy trì sự ủng hộ tầng lớp yếu thế trong xã hội”.
Tháng Ba 2023, tại một hội nghị kinh tế của Nga, tỷ phú nguyên liệu thô Oleg Deripaska cảnh báo: “Chúng ta đang cạn kiệt tiền mặt. Sẽ không còn đủ tiền trong năm tới. Phải có sự tiếp sức của các khoản đầu tư nước ngoài”. Mất phần lớn thị trường EU và với việc các doanh nghiệp phương Tây rút khỏi Nga, Moscow ngày càng phải phụ thuộc vào Trung Quốc (TQ) khiến những lo ngại âm ỉ từ lâu ở Moscow về việc trở thành “thuộc địa kinh tế” của nước láng giềng phía Nam sẽ sớm trở thành hiện thực. Bà Maria Shagina, một thành viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (International Institute for Strategic Studies) ở London, nhận định: “Dù Nga có khả năng thoát hiểm trong ngắn hạn, nhưng bức tranh dài hạn rất ảm đạm, đặc biệt là việc Moscow sẽ phải hướng nội nhiều hơn và phụ thuộc nhiều hơn nữa vào TQ”.
Putin quá tin vào lợi thế của Nga!
Tình hình kinh tế Nga bắt đầu xấu đi vào năm ngoái khi Putin nhận thấy không còn sử dụng được nguồn tiền từ năng lượng để nuôi bộ máy chiến tranh và làm phá sản sự hỗ trợ của phơng Tây đối với Ukraine. Thay vì giảm bớt sự ủng hộ đối với Kyiv để bảo đảm nguồn cung năng lượng của Nga, các chính phủ châu Âu nhanh chóng chuyển sang tìm các nguồn khí đốt và dầu mỏ mới.
Kết quả, hầu hết vận chuyển khí đốt của Nga đến châu Âu đã ngưng lại; và sau vài tháng tăng giá mạnh, giá khí đốt đã giảm mạnh. Moscow phải cắt giảm sản lượng dầu thô 5% cho đến Tháng Sáu và đang bán dầu với giá rẻ hơn so với giá thế giới. Kết quả, doanh thu từ năng lượng của chính phủ Nga đã giảm gần một nửa trong hai tháng đầu năm nay so với năm ngoái, trong khi thâm hụt ngân sách ngày càng nặng. Thâm hụt $34 tỷ trong hai tháng đầu tiên của năm nay tương đương với hơn 1.5% GDP.
Hệ quả, Moscow phải trông cậy nhiều hơn vào “quỹ sovereign-wealth”, một trong những tấm đệm chống khủng hoảng chính. Chính phủ Nga vẫn có thể vay mượn trong nước và “quỹ sovereign-wealth” vẫn còn $147 tỷ (đã giảm $28 tỷ so với trước cuộc xâm lược). Nga đã tìm mọi cách để bán dầu dư thừa cho TQ và Ấn Độ. Đổi lại TQ cung cấp cho Nga nhiều thiết bị và linh kiện không còn mua được từ phương Tây.
Các quan chức Nga thừa nhận tình hình khó khăn nhưng vẫn tự tin “nền kinh tế sẽ biết cách thích nghi”. Thậm chí Putin còn khẳng định chính phủ của ông “đã giải quyết hiệu quả tất cả các mối đe dọa đối với nền kinh tế”. Trong phần lớn 20 năm cầm quyền của Putin, doanh thu cao từ dầu mỏ và khí đốt đã giúp thực hiện thành công “khế ước xã hội” (social contract) nâng cao mức sống để hầu hết người Nga không tham gia chính trị đối lập và biểu tình chống chính phủ. IMF ước tính tốc độ tăng trưởng an toàn của Nga (tốc độ tăng trưởng mà không cần lo lắng về lạm phát) đạt khoảng 3.5% trước năm 2014, khi Nga chưa chiếm bán đảo Crimea của Ukraine.
Theo một số nhà kinh tế tốc độ này đã giảm xuống còn khoảng 1% do năng suất giảm và nền kinh tế lạc hậu dần về công nghệ và bị cô lập hơn. Do các lệnh trừng phạt làm giảm nguồn thu từ dầu mỏ và khí đốt, chính phủ Nga đang đau đầu vì thâm hụt ngân sách và người tiêu dùng cũng giảm chi tiêu để đề phòng tương lai. Ngân hàng trung ương Nga cảnh báo xuất khẩu giảm, thị trường lao động thu hẹp và chi tiêu chính phủ tăng trong Tháng Ba sẽ làm trầm trọng thêm lạm phát hiện đã ở mức 11% trong Tháng Hai so với cùng kỳ năm ngoái.
Hệ thống ngân hàng Nga tiếp tục lao đao; trong ảnh là Ngân hàng Nông nghiệp (ảnh: Vlad Karkov/SOPA Images/LightRocket via Getty Images)
Viện Chính sách Kinh tế Gaidar (Gaidar Institute for Economic Policy) có trụ sở tại Moscow lưu ý: “Ngành công nghiệp của Nga đang trong tình trạng khủng hoảng lao động tồi tệ nhất kể từ khi bắt đầu thống kê vào năm 1993”. Theo Ngân hàng Trung ương, tình trạng chảy máu chất xám sau cuộc xâm lược và đợt huy động quân sự 300,000 binh lính vào mùa thu năm ngoái đã khiến khoảng một nửa số doanh nghiệp bị thiếu nhân công, đặc biệt là thợ hàn, thợ cơ khí và công nhân vận hành máy. Trong chuyến thăm một nhà máy sản xuất máy bay gần đây, Putin thừa nhận “tình trạng thiếu lao động đang cản trở tiến độ sản xuất quân sự” và cam kết chính phủ đã chuẩn bị một danh sách các ngành nghề ưu tiên được hoãn dịch.
Các công ty Nga đang thích nghi với lệnh cấm nhập khẩu của phương Tây. Nhưng trong khi Moscow tăng cường nhập khẩu các công nghệ quan trọng cho cuộc chiến ở Ukraine từ các quốc gia khác, như chip của TQ, thì trong nhiều lĩnh vực dân sự, có những bộ phận rất khó thay thế. Ngân hàng Trung ương Nga lưu ý: “Rủi ro đang gia tăng trong khu vực hàng không, nơi việc thiếu máy bay mới và các bộ phận thay thế có thể ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động bảo trì.
Các công ty tài chính và công nghệ thông tin cũng gặp khó khăn khi không còn được tiếp cận với các công nghệ phương Tây như phần mềm, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu, công cụ và thiết bị phân tích”. Nhiều năm qua, trước khi có lệnh trừng phạt Nga đã tìm cách thay thế hàng nhập khẩu nước ngoài bằng hàng hóa tự sản xuất nhưng thành công rất hạn chế. Một lượng lớn thiết bị viễn thông và phần mềm khoan dầu tiên tiến vẫn là hàng nhập.
Trở lại thời “ăn mắm mút dòi” với bóng ma Liên Xô
Vasily Astrov, nhà kinh tế tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Vienna (Vienna Institute for International Economic Studies), nhận xét: “Trong giống như Nga đang quay trở lại thời Xô Viết, tự làm mọi thứ nhưng lại không thể thay thế chính xác những gì còn thiếu!”. Giới phân tích đã gọi thực tế này là “công nghiệp hóa ngược”, cho thấy Nga quay lại phụ thuộc vào các công nghệ giản đơn và thô vốn đã bị đào thải nhiều chục năm nay.
Với tất cả những biến động, nền kinh tế Nga trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào “ân sủng” của chính phủ và người dân lệ thuộc vào trợ cấp của nhà nước. Phần lớn tăng trưởng sản xuất công nghiệp hiện nay đến từ các nhà máy sản xuất hoả tiễn, đạn pháo và quần áo quân sự để bổ sung cho những tổn thất lớn trong chiến tranh.
Sản lượng của “hàng kim loại thành phẩm” (chỉ vũ khí và đạn dược) đã tăng 7% trong năm 2022. Sản xuất máy tính, sản phẩm điện tử phục vụ quân sự cũng tăng trong Tháng Mười Hai so với Tháng Mười Một. Ngược lại, sản lượng xe hơi giảm khoảng 45% so với năm trước. Nhưng sản xuất quân sự không giúp vào tăng trưởng và phát triển nền kinh tế. Trong hai tháng đầu năm nay, số thu từ dầu khí chiếm gần một nửa tổng thu ngân sách nhưng đã giảm so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi chi ngân sách nhà nước tăng hơn 50%.
Các nhà phân tích ước tính, muốn tiền thu từ dầu hỏa bù thâm hụt ngân sách, giá dầu phải tăng lên hơn $100 một thùng. Nhưng dầu thô Urals hàng đầu của Nga đang có giá trung bình $49.56/thùng trong Tháng Hai, giảm sâu so với dầu Brent chuẩn, khoảng $80/thùng. Nga có ít quyền thương lượng hơn trên thị trường dầu mỏ thế giới vì Nga có ít sự lựa chọn hơn về nơi vận chuyển dầu.
Putin hiện chỉ có thể dồn sức vào công nghiệp vũ khí; trong ảnh là chuyến thị sát nhà máy quốc phòng Rostec của Putin ngày 14 Tháng Ba 2023 (Kremlin Press Office/Handout/Anadolu Agency via Getty Images)
Người Dân Nga đang sống cần kiệm hơn. Theo Hiệp hội các doanh nghiệp châu Âu (Association of European Businesses) có trụ sở tại Moscow, dữ liệu chính thức cho thấy doanh số bán lẻ đã giảm 6.7% trong năm 2022 (giảm mạnh nhất kể từ 2015). Doanh số bán xe hơi mới giảm 62% trong Tháng Hai so với cùng kỳ năm ngoái. Trong năm nay, hầu hết các nhà phân tích dự đoán GDP của Nga sẽ giảm thêm.
Công ty tư vấn Rystad Energy dự đoán đầu tư vào thăm dò và sản xuất dầu khí của Nga sẽ giảm chỉ còn $33 tỷ trong năm 2023 từ mức dự đoán $57 tỷ trước cuộc xâm lược. Các nhà phân tích tại BP PLC ước tính tổng sản lượng dầu của Nga, khoảng 12 triệu thùng/ngày vào năm 2019, sẽ giảm xuống còn từ 7 triệu đến 9 triệu thùng/ngày vào năm 2035. Vasily Astrov, nhà kinh tế tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Vienna, nói: “Chúng ta không nói về cuộc khủng hoảng trong một, hai năm mà là nền kinh tế Nga sẽ đi vào một quỹ đạo khác”, dẫn lại từ Wall Street Journal.
Lê Tây Sơn
29 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Người dân ngày càng tiết kiệm và ít mua sắm hơn. Ảnh: Trong một cửa hàng điện thoại di động tại Krasnogorsk, ngoại ô Moscow (Getty Images)
Nền kinh tế Nga đang bắt đầu thấm đòn trừng phạt và không còn chịu nổi các chi phí tốn kém cho chiến tranh. Đầu tư giảm, thiếu lao động, ngân sách eo hẹp. Bộ máy chiến tranh của Putin sẽ không còn tiền để bôi trơn trong năm tới!
Đã qua thời vàng son
Những tháng mở đầu cuộc xâm lược Ukraine của Nga đã đẩy giá dầu mỏ và khí đốt tự nhiên tăng cao, mang lại khoản tiền lớn cho Moscow. Nga đã tránh được điều tồi tệ nhất vào năm ngoái nhờ được cấp cứu bởi giá năng lượng cao trên toàn cầu. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chỉ giảm 2.1%, thấp hơn nhiều so với dự đoán ban đầu của một số chuyên gia là sẽ giảm từ 10% đến 15%. Xuất khẩu khí đốt sang châu Âu gần như ổn định, đến mùa hè năm ngoái mới bắt đầu giảm. Lệnh cấm của Liên hiệp châu Âu (EU) đối với dầu vận chuyển đường biển của Nga và mức trần giá áp đặt của nhóm nước G7 chỉ có hiệu lực từ Tháng Mười Hai năm ngoái.
Các biện pháp trừng phạt đối với các sản phẩm dầu mỏ như dầu diesel cũng mới có hiệu lực từ tháng Hai. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), chính sự chậm trễ này đã giúp doanh thu năng lượng của Nga tăng mạnh và giúp chính phủ Nga tung ra một gói kích thích tài chính khổng lồ đến 4% GDP trong năm 2022 để ổn định nền kinh tế và an dân.
Trụ sở Bộ Tài chính Nga (ảnh: Vlad Karkov/SOPA Images/LightRocket via Getty Images)
Tuy nhiên, khi chiến tranh không ngừng lại mà bước sang năm thứ hai với các biện pháp trừng phạt bổ sung của phương Tây, các nguồn thu ngân sách béo bở của chính phủ Nga đang cạn kiệt và nền kinh tế bắt đầu rơi vào tăng trưởng thấp, không chỉ ngắn hạn mà có thể kéo dài. Các mặt hàng xuất khẩu lớn nhất mang lại sự thừa mứa ngân sách, khí đốt và dầu mỏ, đã mất dần những khách hàng lớn.
Cán cân tài chính của chính phủ Nga đang căng thẳng. Đồng rúp mất giá 20% kể từ Tháng Mười Một 2022 so với đồng đôla Mỹ. Lực lượng lao động ít dần vì giới trẻ phải ra mặt trận hoặc trốn lính ra nước ngoài. Sự bất an cũng ảnh hưởng nặng nề đến các khoản đầu tư và kinh doanh mới. Alexandra Prokopenko, cựu quan chức Ngân hàng Trung ương Nga (người đã rời Nga khi cuộc xâm lược bắt đầu), dự đoán:
“Kinh tế Nga đang bước vào giai đoạn thoái trào dài hạn. Dù chưa có dấu hiệu cho thấy khó khăn kinh tế đủ tồi tệ để đe dọa tức thời cho cỗ máy chiến tranh, nhưng thu ngân sách không được như tính toán cho thấy tình thế tiến thoái lưỡng nan về cách dung hòa giữa chi tiêu quân sự không ngừng tăng và các khoản trợ cấp và chi tiêu xã hội để giúp Tổng thống Vladimir Putin duy trì sự ủng hộ tầng lớp yếu thế trong xã hội”.
Tháng Ba 2023, tại một hội nghị kinh tế của Nga, tỷ phú nguyên liệu thô Oleg Deripaska cảnh báo: “Chúng ta đang cạn kiệt tiền mặt. Sẽ không còn đủ tiền trong năm tới. Phải có sự tiếp sức của các khoản đầu tư nước ngoài”. Mất phần lớn thị trường EU và với việc các doanh nghiệp phương Tây rút khỏi Nga, Moscow ngày càng phải phụ thuộc vào Trung Quốc (TQ) khiến những lo ngại âm ỉ từ lâu ở Moscow về việc trở thành “thuộc địa kinh tế” của nước láng giềng phía Nam sẽ sớm trở thành hiện thực. Bà Maria Shagina, một thành viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (International Institute for Strategic Studies) ở London, nhận định: “Dù Nga có khả năng thoát hiểm trong ngắn hạn, nhưng bức tranh dài hạn rất ảm đạm, đặc biệt là việc Moscow sẽ phải hướng nội nhiều hơn và phụ thuộc nhiều hơn nữa vào TQ”.
Putin quá tin vào lợi thế của Nga!
Tình hình kinh tế Nga bắt đầu xấu đi vào năm ngoái khi Putin nhận thấy không còn sử dụng được nguồn tiền từ năng lượng để nuôi bộ máy chiến tranh và làm phá sản sự hỗ trợ của phơng Tây đối với Ukraine. Thay vì giảm bớt sự ủng hộ đối với Kyiv để bảo đảm nguồn cung năng lượng của Nga, các chính phủ châu Âu nhanh chóng chuyển sang tìm các nguồn khí đốt và dầu mỏ mới.
Kết quả, hầu hết vận chuyển khí đốt của Nga đến châu Âu đã ngưng lại; và sau vài tháng tăng giá mạnh, giá khí đốt đã giảm mạnh. Moscow phải cắt giảm sản lượng dầu thô 5% cho đến Tháng Sáu và đang bán dầu với giá rẻ hơn so với giá thế giới. Kết quả, doanh thu từ năng lượng của chính phủ Nga đã giảm gần một nửa trong hai tháng đầu năm nay so với năm ngoái, trong khi thâm hụt ngân sách ngày càng nặng. Thâm hụt $34 tỷ trong hai tháng đầu tiên của năm nay tương đương với hơn 1.5% GDP.
Hệ quả, Moscow phải trông cậy nhiều hơn vào “quỹ sovereign-wealth”, một trong những tấm đệm chống khủng hoảng chính. Chính phủ Nga vẫn có thể vay mượn trong nước và “quỹ sovereign-wealth” vẫn còn $147 tỷ (đã giảm $28 tỷ so với trước cuộc xâm lược). Nga đã tìm mọi cách để bán dầu dư thừa cho TQ và Ấn Độ. Đổi lại TQ cung cấp cho Nga nhiều thiết bị và linh kiện không còn mua được từ phương Tây.
Các quan chức Nga thừa nhận tình hình khó khăn nhưng vẫn tự tin “nền kinh tế sẽ biết cách thích nghi”. Thậm chí Putin còn khẳng định chính phủ của ông “đã giải quyết hiệu quả tất cả các mối đe dọa đối với nền kinh tế”. Trong phần lớn 20 năm cầm quyền của Putin, doanh thu cao từ dầu mỏ và khí đốt đã giúp thực hiện thành công “khế ước xã hội” (social contract) nâng cao mức sống để hầu hết người Nga không tham gia chính trị đối lập và biểu tình chống chính phủ. IMF ước tính tốc độ tăng trưởng an toàn của Nga (tốc độ tăng trưởng mà không cần lo lắng về lạm phát) đạt khoảng 3.5% trước năm 2014, khi Nga chưa chiếm bán đảo Crimea của Ukraine.
Theo một số nhà kinh tế tốc độ này đã giảm xuống còn khoảng 1% do năng suất giảm và nền kinh tế lạc hậu dần về công nghệ và bị cô lập hơn. Do các lệnh trừng phạt làm giảm nguồn thu từ dầu mỏ và khí đốt, chính phủ Nga đang đau đầu vì thâm hụt ngân sách và người tiêu dùng cũng giảm chi tiêu để đề phòng tương lai. Ngân hàng trung ương Nga cảnh báo xuất khẩu giảm, thị trường lao động thu hẹp và chi tiêu chính phủ tăng trong Tháng Ba sẽ làm trầm trọng thêm lạm phát hiện đã ở mức 11% trong Tháng Hai so với cùng kỳ năm ngoái.
Hệ thống ngân hàng Nga tiếp tục lao đao; trong ảnh là Ngân hàng Nông nghiệp (ảnh: Vlad Karkov/SOPA Images/LightRocket via Getty Images)
Viện Chính sách Kinh tế Gaidar (Gaidar Institute for Economic Policy) có trụ sở tại Moscow lưu ý: “Ngành công nghiệp của Nga đang trong tình trạng khủng hoảng lao động tồi tệ nhất kể từ khi bắt đầu thống kê vào năm 1993”. Theo Ngân hàng Trung ương, tình trạng chảy máu chất xám sau cuộc xâm lược và đợt huy động quân sự 300,000 binh lính vào mùa thu năm ngoái đã khiến khoảng một nửa số doanh nghiệp bị thiếu nhân công, đặc biệt là thợ hàn, thợ cơ khí và công nhân vận hành máy. Trong chuyến thăm một nhà máy sản xuất máy bay gần đây, Putin thừa nhận “tình trạng thiếu lao động đang cản trở tiến độ sản xuất quân sự” và cam kết chính phủ đã chuẩn bị một danh sách các ngành nghề ưu tiên được hoãn dịch.
Các công ty Nga đang thích nghi với lệnh cấm nhập khẩu của phương Tây. Nhưng trong khi Moscow tăng cường nhập khẩu các công nghệ quan trọng cho cuộc chiến ở Ukraine từ các quốc gia khác, như chip của TQ, thì trong nhiều lĩnh vực dân sự, có những bộ phận rất khó thay thế. Ngân hàng Trung ương Nga lưu ý: “Rủi ro đang gia tăng trong khu vực hàng không, nơi việc thiếu máy bay mới và các bộ phận thay thế có thể ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động bảo trì.
Các công ty tài chính và công nghệ thông tin cũng gặp khó khăn khi không còn được tiếp cận với các công nghệ phương Tây như phần mềm, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu, công cụ và thiết bị phân tích”. Nhiều năm qua, trước khi có lệnh trừng phạt Nga đã tìm cách thay thế hàng nhập khẩu nước ngoài bằng hàng hóa tự sản xuất nhưng thành công rất hạn chế. Một lượng lớn thiết bị viễn thông và phần mềm khoan dầu tiên tiến vẫn là hàng nhập.
Trở lại thời “ăn mắm mút dòi” với bóng ma Liên Xô
Vasily Astrov, nhà kinh tế tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Vienna (Vienna Institute for International Economic Studies), nhận xét: “Trong giống như Nga đang quay trở lại thời Xô Viết, tự làm mọi thứ nhưng lại không thể thay thế chính xác những gì còn thiếu!”. Giới phân tích đã gọi thực tế này là “công nghiệp hóa ngược”, cho thấy Nga quay lại phụ thuộc vào các công nghệ giản đơn và thô vốn đã bị đào thải nhiều chục năm nay.
Với tất cả những biến động, nền kinh tế Nga trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào “ân sủng” của chính phủ và người dân lệ thuộc vào trợ cấp của nhà nước. Phần lớn tăng trưởng sản xuất công nghiệp hiện nay đến từ các nhà máy sản xuất hoả tiễn, đạn pháo và quần áo quân sự để bổ sung cho những tổn thất lớn trong chiến tranh.
Sản lượng của “hàng kim loại thành phẩm” (chỉ vũ khí và đạn dược) đã tăng 7% trong năm 2022. Sản xuất máy tính, sản phẩm điện tử phục vụ quân sự cũng tăng trong Tháng Mười Hai so với Tháng Mười Một. Ngược lại, sản lượng xe hơi giảm khoảng 45% so với năm trước. Nhưng sản xuất quân sự không giúp vào tăng trưởng và phát triển nền kinh tế. Trong hai tháng đầu năm nay, số thu từ dầu khí chiếm gần một nửa tổng thu ngân sách nhưng đã giảm so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi chi ngân sách nhà nước tăng hơn 50%.
Các nhà phân tích ước tính, muốn tiền thu từ dầu hỏa bù thâm hụt ngân sách, giá dầu phải tăng lên hơn $100 một thùng. Nhưng dầu thô Urals hàng đầu của Nga đang có giá trung bình $49.56/thùng trong Tháng Hai, giảm sâu so với dầu Brent chuẩn, khoảng $80/thùng. Nga có ít quyền thương lượng hơn trên thị trường dầu mỏ thế giới vì Nga có ít sự lựa chọn hơn về nơi vận chuyển dầu.
Putin hiện chỉ có thể dồn sức vào công nghiệp vũ khí; trong ảnh là chuyến thị sát nhà máy quốc phòng Rostec của Putin ngày 14 Tháng Ba 2023 (Kremlin Press Office/Handout/Anadolu Agency via Getty Images)
Người Dân Nga đang sống cần kiệm hơn. Theo Hiệp hội các doanh nghiệp châu Âu (Association of European Businesses) có trụ sở tại Moscow, dữ liệu chính thức cho thấy doanh số bán lẻ đã giảm 6.7% trong năm 2022 (giảm mạnh nhất kể từ 2015). Doanh số bán xe hơi mới giảm 62% trong Tháng Hai so với cùng kỳ năm ngoái. Trong năm nay, hầu hết các nhà phân tích dự đoán GDP của Nga sẽ giảm thêm.
Công ty tư vấn Rystad Energy dự đoán đầu tư vào thăm dò và sản xuất dầu khí của Nga sẽ giảm chỉ còn $33 tỷ trong năm 2023 từ mức dự đoán $57 tỷ trước cuộc xâm lược. Các nhà phân tích tại BP PLC ước tính tổng sản lượng dầu của Nga, khoảng 12 triệu thùng/ngày vào năm 2019, sẽ giảm xuống còn từ 7 triệu đến 9 triệu thùng/ngày vào năm 2035. Vasily Astrov, nhà kinh tế tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Vienna, nói: “Chúng ta không nói về cuộc khủng hoảng trong một, hai năm mà là nền kinh tế Nga sẽ đi vào một quỹ đạo khác”, dẫn lại từ Wall Street Journal.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Nga: Hàng không Nga ê ẩm thấm đòn
Nga: Bị tù giam, đầu độc hay trục xuất? Cái giá phải trả cho việc chống lại Putin
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Những nhân vật chỉ trích hoặc đối lập với Tổng thống Putin thường bị trừng phạt, hoặc tệ hơn thế
Tác giả,Vitaly ShevchenkoVai trò,BBC Monitoring
02.04.2023 - BBC
Tổng thống Vladimir Putin hầu như không bị thách thức trong nền cai trị của mình tại Nga. Nhiều tiếng nói chỉ trích ông ta đã bị trục xuất, trong khi các nhân vật đối lập khác bị bỏ tù, hoặc một số trường hợp bị giết chết.
Trước khi Putin tiến hành cuộc xâm lược toàn diện nhằm vào Ukraine vào tháng 02/2022, hơn hai thập kỷ triệt tiêu những tiếng nói bất đồng dường như đã đánh bại hoàn toàn phe đối lập tại Nga.
Vào thời điểm Putin lên nắm quyền, ông ta đã buộc những nhà tài phiệt quyền lực của nước Nga tuân theo mệnh lệnh của mình, đây vốn là giới rất giàu có, và mang những tham vọng chính trị.
Mikhail Khodorkovsky, từng là người đứng đầu của tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Yukos, bị bắt năm 2003 và bị tuyên án 10 năm tù giam vì tội trốn thuế và biển thủ sau khi tài trợ cho các đảng đối lập. Sau khi được thả, ông ấy đã rời khỏi nước Nga.
QUẢNG CÁO
Boris Berezovsky, một nhà tài phiệt khác giúp Putin lên nắm quyền, sau đó cũng đối chọi với Putin và cuối cùng chết tại Anh vào năm 2013 sau khi bị trục xuất, theo thông tin là do tự sát.
Tất cả các hãng truyền thông chính tại Nga dần dần bị nhà nước kiểm soát hoặc phải tuân theo mệnh lệnh từ Điện Kremlin.
Alexei Navalny
Một nhân vật đối lập nổi bật nhất tại Nga hiện nay là Alexei Navalny, người đã cáo buộc ông Putin bỏ tù nhằm triệt hạ hàng trăm ngàn người phản kháng trong một cuộc chiến "tội phạm, đàn áp".
Vào tháng 08/2020, Navalny đã bị đầu độc bằng Novichok, một chất độc thần kinh chỉ quân đội mới sở hữu, khi ông ấy trên đường đi đến Siberia. Ông ấy suýt mất mạng vì vụ tấn công này và sau đó phải bay đến Đức để chữa trị.
Tổ chức Ân xá Quốc tế tước danh hiệu 'tù nhân lương tâm' của Alexei Navalny
Alexei Navalny: Hàng nghìn người biểu tình khắp nước Nga bất chấp lệnh cấm
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Vào tháng 05/2022, Alexei Navalny đã kháng cáo bất thành đối với mức án tù giam 9 năm
Khi Alexei Navalny trở về Nga vào tháng 01/2021, ông ấy đã giúp những người thuộc phe đối lập lên tinh thần chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, nhưng ngay lập tức sau đó bị bỏ tù vì tội biển thủ và khinh miệt tòa án. Hiện chính trị gia đối lập này đang thụ án chín năm tù giam, và trở thành nhân vật chính trong một bộ phim tài liệu đoạt giải Oscar năm nay.
Vào những năm 2010, ông Navalny tích cực tham gia vào các cuộc tuần hành phản đối chính phủ quy mô lớn và quỹ phi chính phủ chống tham nhũng mang tên Anti-Corruption Foundation (FBK) của ông đã vạch trần nhiều vụ tham nhũng, trang web của FBK cũng thu hút hàng triệu lượt xem. Vào năm 2021, quỹ này được Nga xem là cực đoan, bất hợp pháp và Navalny liên tục bác bỏ các cáo buộc và cho rằng chúng đều mang động cơ chính trị.
Nhiều nhân vật hợp tác với Nalvany chịu áp lực từ các cơ quan an ninh Nga, một số đã rời khỏi Nga, bao gồm người từng đứng đầu FBK Ivan Zhdanov, cựu luật sư của FBK Lyubov Sobol và hầu như, nếu không phải là tất cả, những người đứng đầu trong mạng lưới văn phòng mở rộng của Navalny trên khắp nước Nga.
Cánh tay phải đắc lực của Nalvany là Leonid Volkov cũng rời Nga sau khi có vụ án rửa tiền được nhắm vào ông ta vào năm 2019.
Phản chiến
Một nhân vật chỉ trích Putin quan trọng khác, hiện đang bị tù giam là Ilya Yashin, người đã chỉ trích kịch liệt cuộc chiến tranh của Nga nhằm vào Ukraine. Trong buổi livestream trên YouTube vào tháng 04/2022, ông ấy đã kêu gọi một cuộc điều tra nhằm vào những tội ác chiến tranh có thể do phía Nga gây nên và gọi Tổng thống Putin là "một tên đồ tể tồi tệ nhất trong cuộc chiến này".
Buổi livestream đó đã mang đến mức án tù giam 8,5 năm với tội vi phạm pháp luật vì cố tình reo rắc tin giả liên quan đến quân đội Nga. Luật này đã được Quốc hội Nga thông qua không lâu sau khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24/02/2022.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Ilya Yashin bị bắt vào tháng 06/2022 sau khi ông ấy lên án những cáo buộc về tội ác chiến tranh của Nga tại thị trấn Bucha ở Ukraine
Yashin tham gia chính trường từ năm 2000 khi 17 tuổi, cũng là thời điểm Putin lên nắm quyền.
Vào năm 2017, sau những năm hoạt động phản kháng, Yashin đã được bầu làm người đứng đầu hội đồng quận Krasnoselsky ở Moscow, nơi ông ấy tiếp tục cất tiếng nói chỉ trích Điện Kremlin.
Vào năm 2019, ông Yashin đã bị hơn một tháng tù giam vì tham gia tích cực trong các cuộc biểu tình chống lại sự loại trừ những ứng viên độc lập và mang tư tưởng đối lập của chính quyền trong các cuộc bầu cử hội đồng thành phố Moscow.
Nhà báo và nhà hoạt động từng học tại Đại học Cambridge, Vladimir Kara-Murza đã hai lần là nạn nhân trong các vụ đầu độc bí mật khiến ông ấy bị hôn mê, vào năm 2015 và sau đó là năm 2017. Ông ta đã bị bắt vào tháng 04/2022 theo sau sự chỉ trích nhằm vào cuộc xâm lược Ukraine của Nga, và bị cáo buộc chia sẻ "tin giả" về quân đội Nga, sắp xếp các hoạt động của một "tổ chức trái phép" và bội phản. Luật sư của ông ấy cho biết thân chủ của mình đang đối mặt với mức án 25 tù giam nếu bị kết tội.
Vladimir Kara-Murza là tác giả của rất nhiều bài báo chỉ trích ông Putin ở những hãng truyền thông lớn của Nga và Phương Tây, và vào năm 2011, ông ấy đã đi đầu trong các nỗ lực của phe đối lập nhằm đảm bảo việc thực thi các lệnh trừng phạt của Phương Tây nhằm vào những kẻ vi phạm nhân quyền tại Nga.
Các lệnh trừng phạt được nhiều quốc gia Phương Tây áp dụng được biết đến là đạo luật Magnitsky, sau khi "người thổi còi" là luật sư Sergei Magnitsky, đã chết trong nhà tù của Nga vào năm 2009 sau khi bị giới chức đưa ra cáo buộc về tội gian lận.
Tranh đấu vì dân chủ
Kara-Murza là phó chủ tịch Open Russia, một nhóm ủng hộ dân chủ hàng đầu tại Nga, được cựu tài phiệt Mikhail Khodorkovsky, người đã rời khỏi Nga, thành lập. Nhóm này bị Nga tuyên bố chính thức là "trái phép" và cuối cùng phải đóng cửa vào năm 2021. Người đứng đầu Open Russia, Andrei Pivovarov, đang thụ án bốn năm tù giam, sau khi bị kết tội có liên quan đến tổ chức "trái phép" này.
Kara-Murza có thể phải đối mặt với án tù giam lâu hơn nhưng ít ra là ông ấy còn giữ được mạng sống, không giống như người bạn thân và cũng là một lãnh đạo đối lập với Putin, Boris Nemtsov.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Boris Nemtsov bị một điệp viên có liên quan đến một đội ám sát chính trị, tiến hành theo dõi trong gần một năm trước khi bị bắn chết tại cầu Bolshoi Moskvoretsky vào ngày 27/02/2015
Trước kỷ nguyên quyền lực của Putin, ông Nemtsov là thống đốc vùng Nizhny Novgorod, bộ trưởng năng lượng và sau đó là phó thủ tướng, ông ấy cũng được bầu vào Quốc hội Nga. Sau đó ông ấy trở thành một tiếng nói đối lập với Điện Kremlin, và đăng tải một số báo cáo có nội dung chỉ trích Vladimir Putin và lãnh đạo nhiều cuộc tuần hành phản đối nhà lãnh đạo Nga.
Vào ngày 27/02/2015, Nemtsov đã bị bắn bốn phát đạn khi đi qua cây cầu bên ngoài Điện Kremlin, vài giờ sau khi kêu gọi sự ủng hộ đối với một cuộc tuần hành chống lại cuộc xâm lược đầu tiên của Nga nhằm vào Ukraine vào năm 2014.
Bốn người đàn ông gốc Chechnya bị cáo buộc đã gây nên cái chết của Nemtsov, nhưng không rõ ai và với lý do gì đã ra lệnh giết ông ta. Bảy năm sau cái chết của Nemtsov, một cuộc điều tra cho thấy bằng chứng rằng những tháng trước khi xảy ra vụ việc, Nemtsov đã bị một điệp viên chính phủ Nga theo dõi, người có liên quan đến một đội ám sát bí mật.
Những nhân vật đối lập hàng đầu này chỉ là một vài người bị nhắm đến tại Nga vì bày tỏ tiếng nói phản kháng.
Kể từ khi Nga bắt đầu xâm lược toàn diện nhằm vào Ukraine vào năm 2022, các hãng truyền thông độc lập của Nga đã phải ra khỏi đất nước, như các trang tin Meduza và Novaya Gazeta, và kênh TV Rain. Những cơ quan khác như đài phát thanh Ekho Moskvy phải đóng cửa.
Rất nhiều các nhà bình luận bị buộc phải rời khỏi đất nước, như nhà báo dày dặn kinh nghiệm Alexander Nevzorov, người bị Nga dán nhãn là "điệp viên nước ngoài" và bị tuyên án tám năm tù giam trong phiên xử vắng mặt vì đã reo rắc "sự giả mạo" nhằm vào quân đội Nga.
Nhưng không cần phải có hàng triệu khán giả mới bị nhắm đến. Hồi tháng 03/2023, Dmitry Ivanov, một sinh viên toán học, người điều hành một kênh Telegram phản chiến, đã bị kết án 8,5 năm tù giam - cùng vì đã reo rắc "sự giả mạo" nhằm vào quân đội Nga.
Trong khi đó, người cha Alexei Moskalev cũng bị kết án hai năm tù giam vì tội bất đồng chính kiến trên mạng xã hội sau một cuộc điều tra liên quan đến bức tranh phản chiến của cô con gái 13 tuổi ở trường học.
Vladimir Putin đã mất hơn hai thập niên để đảm bảo không có đối thủ đáng gờm nào có thể tự do thách thức quyền lực của mình. Nếu đó là kế hoạch của ông ta, thì giờ đã phát huy tác dụng.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Những nhân vật chỉ trích hoặc đối lập với Tổng thống Putin thường bị trừng phạt, hoặc tệ hơn thế
Tác giả,Vitaly ShevchenkoVai trò,BBC Monitoring
02.04.2023 - BBC
Tổng thống Vladimir Putin hầu như không bị thách thức trong nền cai trị của mình tại Nga. Nhiều tiếng nói chỉ trích ông ta đã bị trục xuất, trong khi các nhân vật đối lập khác bị bỏ tù, hoặc một số trường hợp bị giết chết.
Trước khi Putin tiến hành cuộc xâm lược toàn diện nhằm vào Ukraine vào tháng 02/2022, hơn hai thập kỷ triệt tiêu những tiếng nói bất đồng dường như đã đánh bại hoàn toàn phe đối lập tại Nga.
Vào thời điểm Putin lên nắm quyền, ông ta đã buộc những nhà tài phiệt quyền lực của nước Nga tuân theo mệnh lệnh của mình, đây vốn là giới rất giàu có, và mang những tham vọng chính trị.
Mikhail Khodorkovsky, từng là người đứng đầu của tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Yukos, bị bắt năm 2003 và bị tuyên án 10 năm tù giam vì tội trốn thuế và biển thủ sau khi tài trợ cho các đảng đối lập. Sau khi được thả, ông ấy đã rời khỏi nước Nga.
QUẢNG CÁO
Boris Berezovsky, một nhà tài phiệt khác giúp Putin lên nắm quyền, sau đó cũng đối chọi với Putin và cuối cùng chết tại Anh vào năm 2013 sau khi bị trục xuất, theo thông tin là do tự sát.
Tất cả các hãng truyền thông chính tại Nga dần dần bị nhà nước kiểm soát hoặc phải tuân theo mệnh lệnh từ Điện Kremlin.
Alexei Navalny
Một nhân vật đối lập nổi bật nhất tại Nga hiện nay là Alexei Navalny, người đã cáo buộc ông Putin bỏ tù nhằm triệt hạ hàng trăm ngàn người phản kháng trong một cuộc chiến "tội phạm, đàn áp".
Vào tháng 08/2020, Navalny đã bị đầu độc bằng Novichok, một chất độc thần kinh chỉ quân đội mới sở hữu, khi ông ấy trên đường đi đến Siberia. Ông ấy suýt mất mạng vì vụ tấn công này và sau đó phải bay đến Đức để chữa trị.
Tổ chức Ân xá Quốc tế tước danh hiệu 'tù nhân lương tâm' của Alexei Navalny
Alexei Navalny: Hàng nghìn người biểu tình khắp nước Nga bất chấp lệnh cấm
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Vào tháng 05/2022, Alexei Navalny đã kháng cáo bất thành đối với mức án tù giam 9 năm
Khi Alexei Navalny trở về Nga vào tháng 01/2021, ông ấy đã giúp những người thuộc phe đối lập lên tinh thần chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, nhưng ngay lập tức sau đó bị bỏ tù vì tội biển thủ và khinh miệt tòa án. Hiện chính trị gia đối lập này đang thụ án chín năm tù giam, và trở thành nhân vật chính trong một bộ phim tài liệu đoạt giải Oscar năm nay.
Vào những năm 2010, ông Navalny tích cực tham gia vào các cuộc tuần hành phản đối chính phủ quy mô lớn và quỹ phi chính phủ chống tham nhũng mang tên Anti-Corruption Foundation (FBK) của ông đã vạch trần nhiều vụ tham nhũng, trang web của FBK cũng thu hút hàng triệu lượt xem. Vào năm 2021, quỹ này được Nga xem là cực đoan, bất hợp pháp và Navalny liên tục bác bỏ các cáo buộc và cho rằng chúng đều mang động cơ chính trị.
Nhiều nhân vật hợp tác với Nalvany chịu áp lực từ các cơ quan an ninh Nga, một số đã rời khỏi Nga, bao gồm người từng đứng đầu FBK Ivan Zhdanov, cựu luật sư của FBK Lyubov Sobol và hầu như, nếu không phải là tất cả, những người đứng đầu trong mạng lưới văn phòng mở rộng của Navalny trên khắp nước Nga.
Cánh tay phải đắc lực của Nalvany là Leonid Volkov cũng rời Nga sau khi có vụ án rửa tiền được nhắm vào ông ta vào năm 2019.
Phản chiến
Một nhân vật chỉ trích Putin quan trọng khác, hiện đang bị tù giam là Ilya Yashin, người đã chỉ trích kịch liệt cuộc chiến tranh của Nga nhằm vào Ukraine. Trong buổi livestream trên YouTube vào tháng 04/2022, ông ấy đã kêu gọi một cuộc điều tra nhằm vào những tội ác chiến tranh có thể do phía Nga gây nên và gọi Tổng thống Putin là "một tên đồ tể tồi tệ nhất trong cuộc chiến này".
Buổi livestream đó đã mang đến mức án tù giam 8,5 năm với tội vi phạm pháp luật vì cố tình reo rắc tin giả liên quan đến quân đội Nga. Luật này đã được Quốc hội Nga thông qua không lâu sau khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24/02/2022.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Ilya Yashin bị bắt vào tháng 06/2022 sau khi ông ấy lên án những cáo buộc về tội ác chiến tranh của Nga tại thị trấn Bucha ở Ukraine
Yashin tham gia chính trường từ năm 2000 khi 17 tuổi, cũng là thời điểm Putin lên nắm quyền.
Vào năm 2017, sau những năm hoạt động phản kháng, Yashin đã được bầu làm người đứng đầu hội đồng quận Krasnoselsky ở Moscow, nơi ông ấy tiếp tục cất tiếng nói chỉ trích Điện Kremlin.
Vào năm 2019, ông Yashin đã bị hơn một tháng tù giam vì tham gia tích cực trong các cuộc biểu tình chống lại sự loại trừ những ứng viên độc lập và mang tư tưởng đối lập của chính quyền trong các cuộc bầu cử hội đồng thành phố Moscow.
Nhà báo và nhà hoạt động từng học tại Đại học Cambridge, Vladimir Kara-Murza đã hai lần là nạn nhân trong các vụ đầu độc bí mật khiến ông ấy bị hôn mê, vào năm 2015 và sau đó là năm 2017. Ông ta đã bị bắt vào tháng 04/2022 theo sau sự chỉ trích nhằm vào cuộc xâm lược Ukraine của Nga, và bị cáo buộc chia sẻ "tin giả" về quân đội Nga, sắp xếp các hoạt động của một "tổ chức trái phép" và bội phản. Luật sư của ông ấy cho biết thân chủ của mình đang đối mặt với mức án 25 tù giam nếu bị kết tội.
Vladimir Kara-Murza là tác giả của rất nhiều bài báo chỉ trích ông Putin ở những hãng truyền thông lớn của Nga và Phương Tây, và vào năm 2011, ông ấy đã đi đầu trong các nỗ lực của phe đối lập nhằm đảm bảo việc thực thi các lệnh trừng phạt của Phương Tây nhằm vào những kẻ vi phạm nhân quyền tại Nga.
Các lệnh trừng phạt được nhiều quốc gia Phương Tây áp dụng được biết đến là đạo luật Magnitsky, sau khi "người thổi còi" là luật sư Sergei Magnitsky, đã chết trong nhà tù của Nga vào năm 2009 sau khi bị giới chức đưa ra cáo buộc về tội gian lận.
Tranh đấu vì dân chủ
Kara-Murza là phó chủ tịch Open Russia, một nhóm ủng hộ dân chủ hàng đầu tại Nga, được cựu tài phiệt Mikhail Khodorkovsky, người đã rời khỏi Nga, thành lập. Nhóm này bị Nga tuyên bố chính thức là "trái phép" và cuối cùng phải đóng cửa vào năm 2021. Người đứng đầu Open Russia, Andrei Pivovarov, đang thụ án bốn năm tù giam, sau khi bị kết tội có liên quan đến tổ chức "trái phép" này.
Kara-Murza có thể phải đối mặt với án tù giam lâu hơn nhưng ít ra là ông ấy còn giữ được mạng sống, không giống như người bạn thân và cũng là một lãnh đạo đối lập với Putin, Boris Nemtsov.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Boris Nemtsov bị một điệp viên có liên quan đến một đội ám sát chính trị, tiến hành theo dõi trong gần một năm trước khi bị bắn chết tại cầu Bolshoi Moskvoretsky vào ngày 27/02/2015
Trước kỷ nguyên quyền lực của Putin, ông Nemtsov là thống đốc vùng Nizhny Novgorod, bộ trưởng năng lượng và sau đó là phó thủ tướng, ông ấy cũng được bầu vào Quốc hội Nga. Sau đó ông ấy trở thành một tiếng nói đối lập với Điện Kremlin, và đăng tải một số báo cáo có nội dung chỉ trích Vladimir Putin và lãnh đạo nhiều cuộc tuần hành phản đối nhà lãnh đạo Nga.
Vào ngày 27/02/2015, Nemtsov đã bị bắn bốn phát đạn khi đi qua cây cầu bên ngoài Điện Kremlin, vài giờ sau khi kêu gọi sự ủng hộ đối với một cuộc tuần hành chống lại cuộc xâm lược đầu tiên của Nga nhằm vào Ukraine vào năm 2014.
Bốn người đàn ông gốc Chechnya bị cáo buộc đã gây nên cái chết của Nemtsov, nhưng không rõ ai và với lý do gì đã ra lệnh giết ông ta. Bảy năm sau cái chết của Nemtsov, một cuộc điều tra cho thấy bằng chứng rằng những tháng trước khi xảy ra vụ việc, Nemtsov đã bị một điệp viên chính phủ Nga theo dõi, người có liên quan đến một đội ám sát bí mật.
Những nhân vật đối lập hàng đầu này chỉ là một vài người bị nhắm đến tại Nga vì bày tỏ tiếng nói phản kháng.
Kể từ khi Nga bắt đầu xâm lược toàn diện nhằm vào Ukraine vào năm 2022, các hãng truyền thông độc lập của Nga đã phải ra khỏi đất nước, như các trang tin Meduza và Novaya Gazeta, và kênh TV Rain. Những cơ quan khác như đài phát thanh Ekho Moskvy phải đóng cửa.
Rất nhiều các nhà bình luận bị buộc phải rời khỏi đất nước, như nhà báo dày dặn kinh nghiệm Alexander Nevzorov, người bị Nga dán nhãn là "điệp viên nước ngoài" và bị tuyên án tám năm tù giam trong phiên xử vắng mặt vì đã reo rắc "sự giả mạo" nhằm vào quân đội Nga.
Nhưng không cần phải có hàng triệu khán giả mới bị nhắm đến. Hồi tháng 03/2023, Dmitry Ivanov, một sinh viên toán học, người điều hành một kênh Telegram phản chiến, đã bị kết án 8,5 năm tù giam - cùng vì đã reo rắc "sự giả mạo" nhằm vào quân đội Nga.
Trong khi đó, người cha Alexei Moskalev cũng bị kết án hai năm tù giam vì tội bất đồng chính kiến trên mạng xã hội sau một cuộc điều tra liên quan đến bức tranh phản chiến của cô con gái 13 tuổi ở trường học.
Vladimir Putin đã mất hơn hai thập niên để đảm bảo không có đối thủ đáng gờm nào có thể tự do thách thức quyền lực của mình. Nếu đó là kế hoạch của ông ta, thì giờ đã phát huy tác dụng.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Nga: Hàng không Nga ê ẩm thấm đòn
Nga luân phiên giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ bất chấp sự giận dữ từ Ukraine
Một xe tăng của Nga tại thành phố Mariupol hiện do Moscow chiếm giữ, hình ảnh vào tháng 03/2022 NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Một xe tăng của Nga tại thành phố Mariupol hiện do Moscow chiếm giữ, hình ảnh vào tháng 03/2022
Tác giả,George Wright
Vai trò,BBC News
02.04.2023
Nga trở thành chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc bất chấp Ukraine kêu gọi các quốc gia thành viên ngăn chặn điều này.
Mỗi một quốc gia trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc gồm 15 thành viên sẽ luân phiên giữ vị trí chủ tịch trong vòng một tháng.
Lần cuối cùng mà Nga giữ chức vụ này là vào tháng 02/2022 khi tiến hành cuộc xâm lược toàn diện nhằm vào Ukraine.
Điều này có nghĩa quốc gia giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Bảo an lại đang có một tổng thống bị Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) phát lệnh bắt giữ liên quan đến cáo buộc tội ác chiến tranh.
Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), vốn không phải là một định chế thuộc Liên Hiệp Quốc, đã phát lệnh bắt giữ ông Vladimir Putin hồi tháng Ba.
Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh truy nã để bắt Tổng thống Vladimir Putin
Mặc dù Ukraine bày tỏ giận dữ liên quan đến động thái mới nhất này, Mỹ tuyên bố không thể chặn Nga, vốn là một trong những thành viên thường trực của Hội đồng Bảo An, nắm giữ vị trí chủ tịch luân phiên.
Những thành viên thường trực khác của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc gồm Anh, Mỹ, Pháp và Trung Quốc.
Vai trò này hầu như mang tính thủ tục, thế nhưng Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc, ông Vasily Nebenzia phát biểu với hãng thông tấn Nga Tass là ông có kế hoạch đóng vai trò giám sát một số cuộc tranh luận, bao gồm các vấn đề kiểm soát vũ khí.
Ông Vasily Nebenzia cho biết ông sẽ thảo luận về "một trật tự thế giới mới", mà ông cho biết sẽ xuất hiện để "thay thế trật tự đơn cực".
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba tuyên bố chuyện Nga giữ vị trí lãnh đạo Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là "trò đùa Cá tháng Tư dở chưa từng thấy" và là một gợi nhắc rõ ràng cho thấy điều gì đã sai trong cách thức vận hành của nền kiến trúc an ninh quốc tế".
Trong một bình luận vào hôm thứ Bảy 01/04, ông Dmytro Kuleba đã gọi điều này là "một cú tát vào cộng đồng quốc tế".
Cố vấn Tổng thống Ukraine, ông Mykhaylo Podolyak phát biểu trên Twitter rằng bước đi này là 'một sự xâm hại luật quốc tế... một thực thể, vốn đã tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược, vi phạm các tiêu chuẩn của luật pháp nhân quyền và hình sự, phá hủy Hiến chương Liên Hiệp Quốc, phớt lờ an ninh hạt nhân, thì không thể nào lãnh đạo một cơ quan an ninh quan trọng của thế giới được".
Tổng thống Volodymyr Zelensky hồi năm ngoái đã kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cải tổ hoặc "hãy cùng giải tán đi", cáo buộc cơ quan này đã không thực thi đủ các hành động nhằm ngăn chặn cuộc chiến tranh xâm lược của Nga.
Ông Zelensky cũng kêu gọi xóa bỏ tư cách thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc của Nga.
Thế nhưng Mỹ lại tuyên bố không thể làm gì được khi Hiến chương của Liên Hiệp Quốc không cho phép việc loại trừ một thành viên thường trực.
"Không may thay, Nga lại là một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an và không có một con đường pháp lý quốc tế khả thi nào tồn tại để thay đổi thực tế ấy," Thư ký báo chí Nhà Trắng, Karine Jean-Pierre phát biểu trong một cuộc họp báo hồi tuần rồi.
Bà Karine Jean-Pierre cho biết thêm Mỹ cho rằng Moscow "sẽ tiếp tục sử dụng chiếc ghế tại Hội đồng Bảo an để reo rắc tin giả" và biện minh cho các hành động tại Ukraine.
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là một cơ quan quốc tế chịu trách nhiệm trong việc duy trì nền hòa bình.
Năm quốc gia thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đại diện cho cấu trúc quyền lực sau khi Thế chiến lần hai kết thúc, khi cơ quan này được thành lập.
Năm thành viên thường trực này sẽ cùng phối hợp làm việc với 10 thành viên không thường trực khác.
Với vai trò là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Nga có quyền phủ quyết đối với các nghị quyết.
Để thông qua một nghị quyết tại Hội đồng Bảo an cần có chín phiếu thuận, và không có thành viên nào trong năm thành viên thường trực bỏ phiếu chống.
Hồi tháng 02/2022, Nga bỏ phiếu chống một nghị quyết nhằm chấm dứt cuộc xâm lược Ukraine (Trung Quốc, Ấn Độ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đều bỏ phiếu trắng).
Sau đó vào tháng 09/2022, Nga cũng bỏ phiếu chống một nghị quyết yêu cầu đảo ngược việc sáp nhập trái phép bốn vùng của Ukraine. Brazil, Trung Quốc, Gabon và Ấn Độ bỏ phiếu trắng.
Một xe tăng của Nga tại thành phố Mariupol hiện do Moscow chiếm giữ, hình ảnh vào tháng 03/2022 NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Một xe tăng của Nga tại thành phố Mariupol hiện do Moscow chiếm giữ, hình ảnh vào tháng 03/2022
Tác giả,George Wright
Vai trò,BBC News
02.04.2023
Nga trở thành chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc bất chấp Ukraine kêu gọi các quốc gia thành viên ngăn chặn điều này.
Mỗi một quốc gia trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc gồm 15 thành viên sẽ luân phiên giữ vị trí chủ tịch trong vòng một tháng.
Lần cuối cùng mà Nga giữ chức vụ này là vào tháng 02/2022 khi tiến hành cuộc xâm lược toàn diện nhằm vào Ukraine.
Điều này có nghĩa quốc gia giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Bảo an lại đang có một tổng thống bị Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) phát lệnh bắt giữ liên quan đến cáo buộc tội ác chiến tranh.
Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), vốn không phải là một định chế thuộc Liên Hiệp Quốc, đã phát lệnh bắt giữ ông Vladimir Putin hồi tháng Ba.
Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh truy nã để bắt Tổng thống Vladimir Putin
Mặc dù Ukraine bày tỏ giận dữ liên quan đến động thái mới nhất này, Mỹ tuyên bố không thể chặn Nga, vốn là một trong những thành viên thường trực của Hội đồng Bảo An, nắm giữ vị trí chủ tịch luân phiên.
Những thành viên thường trực khác của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc gồm Anh, Mỹ, Pháp và Trung Quốc.
Vai trò này hầu như mang tính thủ tục, thế nhưng Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc, ông Vasily Nebenzia phát biểu với hãng thông tấn Nga Tass là ông có kế hoạch đóng vai trò giám sát một số cuộc tranh luận, bao gồm các vấn đề kiểm soát vũ khí.
Ông Vasily Nebenzia cho biết ông sẽ thảo luận về "một trật tự thế giới mới", mà ông cho biết sẽ xuất hiện để "thay thế trật tự đơn cực".
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba tuyên bố chuyện Nga giữ vị trí lãnh đạo Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là "trò đùa Cá tháng Tư dở chưa từng thấy" và là một gợi nhắc rõ ràng cho thấy điều gì đã sai trong cách thức vận hành của nền kiến trúc an ninh quốc tế".
Trong một bình luận vào hôm thứ Bảy 01/04, ông Dmytro Kuleba đã gọi điều này là "một cú tát vào cộng đồng quốc tế".
Cố vấn Tổng thống Ukraine, ông Mykhaylo Podolyak phát biểu trên Twitter rằng bước đi này là 'một sự xâm hại luật quốc tế... một thực thể, vốn đã tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược, vi phạm các tiêu chuẩn của luật pháp nhân quyền và hình sự, phá hủy Hiến chương Liên Hiệp Quốc, phớt lờ an ninh hạt nhân, thì không thể nào lãnh đạo một cơ quan an ninh quan trọng của thế giới được".
Tổng thống Volodymyr Zelensky hồi năm ngoái đã kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cải tổ hoặc "hãy cùng giải tán đi", cáo buộc cơ quan này đã không thực thi đủ các hành động nhằm ngăn chặn cuộc chiến tranh xâm lược của Nga.
Ông Zelensky cũng kêu gọi xóa bỏ tư cách thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc của Nga.
Thế nhưng Mỹ lại tuyên bố không thể làm gì được khi Hiến chương của Liên Hiệp Quốc không cho phép việc loại trừ một thành viên thường trực.
"Không may thay, Nga lại là một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an và không có một con đường pháp lý quốc tế khả thi nào tồn tại để thay đổi thực tế ấy," Thư ký báo chí Nhà Trắng, Karine Jean-Pierre phát biểu trong một cuộc họp báo hồi tuần rồi.
Bà Karine Jean-Pierre cho biết thêm Mỹ cho rằng Moscow "sẽ tiếp tục sử dụng chiếc ghế tại Hội đồng Bảo an để reo rắc tin giả" và biện minh cho các hành động tại Ukraine.
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là một cơ quan quốc tế chịu trách nhiệm trong việc duy trì nền hòa bình.
Năm quốc gia thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đại diện cho cấu trúc quyền lực sau khi Thế chiến lần hai kết thúc, khi cơ quan này được thành lập.
Năm thành viên thường trực này sẽ cùng phối hợp làm việc với 10 thành viên không thường trực khác.
Với vai trò là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Nga có quyền phủ quyết đối với các nghị quyết.
Để thông qua một nghị quyết tại Hội đồng Bảo an cần có chín phiếu thuận, và không có thành viên nào trong năm thành viên thường trực bỏ phiếu chống.
Hồi tháng 02/2022, Nga bỏ phiếu chống một nghị quyết nhằm chấm dứt cuộc xâm lược Ukraine (Trung Quốc, Ấn Độ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đều bỏ phiếu trắng).
Sau đó vào tháng 09/2022, Nga cũng bỏ phiếu chống một nghị quyết yêu cầu đảo ngược việc sáp nhập trái phép bốn vùng của Ukraine. Brazil, Trung Quốc, Gabon và Ấn Độ bỏ phiếu trắng.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Nga: Hàng không Nga ê ẩm thấm đòn
Hàng không Nga ê ẩm thấm đòn
Lê Tây Sơn
6 tháng 4, 2023
Saigon Nhỏ
Hàng loạt máy bay của các hãng hàng không Nga, trong đó có S7 Airlines và Izhavia Airlines (như trong ảnh) đang cần được bảo trì khẩn cấp nhưng thiếu phụ tùng (ảnh: Vlad Karkov/SOPA Images/LightRocket via Getty Images)
Nhiều máy bay Airbus và Boeing mà hàng không của Nga đến hạn bảo dưỡng lớn nhưng họ không thể thực hiện. Lệnh trừng phạt của phương Tây đã cắt đứt quyền tiếp cận các thiết bị và công nghệ để tiến hành những hoạt động bảo trì chính, biến nhiều máy bay hàng không Nga giờ đây chẳng khác gì đống sắt vụn hoặc kém an toàn đến mức báo động…
Đòn trừng phạt phát huy hiệu quả
Theo một phân tích của tờ Wall Street Journal (WSJ), Nga chỉ có quyền tiếp cận hạn chế vào các bộ phận, phần mềm và kỹ năng kỹ thuật cần thiết để thực hiện bảo dưỡng quan trọng đối với hàng trăm máy bay thương mại đang hoạt động, làm dấy lên lo ngại của các giám đốc điều hành (CEO) hãng hàng không và cơ quan quản lý hàng không Nga.
Chỉ vài ngày sau khi Nga xâm lược Ukraine, nhiều nước phương Tây đã đóng cửa không phận đối với máy bay phản lực Nga. Mỹ và châu Âu cũng áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu nhằm ngăn chặn cung cấp các cơ phận, dịch vụ và công nghệ hàng không cho đội máy bay thương mại đông đảo của quốc gia này. Mục tiêu của phương Tây là tấn công ngành hàng không dân dụng, một trụ cột chính của nền kinh tế Nga nhưng lại phụ thuộc rất nhiều vào phương Tây.
Tuy nhiên, các hãng hàng không Nga vẫn tiếp tục vận chuyển khoảng 95 triệu hành khách vào năm ngoái trong bối cảnh nhu cầu bay nội địa tăng cao. Boeing và Airbus chiếm khoảng 77% trong tổng số 696 máy bay đang hoạt động của Nga. Tháng Mười Hai, Ngân hàng trung ương Nga cho biết các máy bay phản lực hiện đại phương Tây phụ trách 97% tổng lưu lượng hành khách của Nga và cần cập nhật phần mềm thường xuyên; truy cập vào hướng dẫn khắc phục sự cố cũng như bảo trì với đội ngũ kỹ sư lành nghề và quan trọng là phụ tùng thay thế để thay thế các bộ phận cũ hoặc không còn tồn tại.
Dù vậy, trong hơn một năm, các biện pháp trừng phạt của Mỹ và châu Âu đã cắt đứt hàng không Nga khỏi mọi liên hệ với các nhà sản xuất máy bay, dịch vụ bảo trì và nhiều nhà cung cấp các cơ phận quan trọng của máy bay, từ động cơ đến thiết bị hạ cánh.
Hệ quả, hàng trăm máy bay phản lực chở khách của Nga đã đạt đến mốc bảo dưỡng nhưng không thể thực hiện. Hàng trăm máy bay nữa sẽ đến hạn bảo dưỡng định kỳ lớn trong năm nay theo lịch trình. Trên nguyên tắc, việc kiểm tra an toàn của máy bay phải được thực hiện tại những thời điểm ấn định dựa trên số giờ bay hoặc số lần cất cánh và hạ cánh. Chúng có thể cần phải ngừng hoạt động hàng tuần hoặc hàng tháng. Karl Steeves, CEO công ty TrustFlight Ltd chuyên phần mềm bảo trì hàng không cảnh báo: “Nếu không được kiểm tra đúng cách và đúng hạn, việc bảo trì máy bay và giữ cho chúng tiếp tục hoạt động sẽ khó khăn hơn nhiều”.
Các hãng hàng không Nga vận chuyển khoảng 95 triệu hành khách nội địa vào năm ngoái. Ảnh: Cuộc Triển lãm Giao thông tại Moscow, Tháng Mười Một 2022 (ảnh: Sefa Karacan/Anadolu Agency via Getty Images)
Kiểm tra bảo trì rơi vào hai loại. Thứ nhất, kiểm tra “C” khoảng hai năm một lần và máy bay phải ngưng hoạt động trong từ ba đến bốn tuần để đánh giá cấu trúc máy bay. Thứ hai, kiểm tra “D” rộng hơn (có thể mất vài tháng và phải làm từ 6 đến 10 năm một lần, tùy thuộc vào số giờ bay và tuổi máy bay) liên quan đến việc tháo gần như toàn bộ máy bay để đánh giá thiệt hại và hao mòn từng bộ phận.
Năm ngoái, khoảng 170 máy bay phản lực chở khách của Nga đã đến hạn kiểm tra C (theo phân tích của WSJ dựa vào các mốc thời gian lịch trình dịch vụ của Airbus, Boeing và đối chiếu chúng với ngày giao máy bay cho các hãng hàng không Nga). Khoảng 55 máy bay phản lực đã đến hạn kiểm tra D. 159 máy bay phản lực Airbus và Boeing khác dự kiến sẽ trải qua kiểm tra C trong năm nay. 85 chiếc nữa sẽ đến hạn kiểm tra D vào năm 2023.
Còn khổ dài dài!
Do các lệnh trừng phạt, ngành công nghiệp hàng không của Nga đã gần như bị bỏ mặc không còn có những kiểm tra quan trọng mà phần lớn được thực hiện bằng cách thuê các công ty nước ngoài. Bây giờ, các hãng hàng không Nga không thể đưa máy bay đến kiểm ra tại nhiều sân bay nước ngoài như trước chiến tranh. Các chuyên gia kiểm tra ở Trung Quốc không dám xé rào vì sợ bị chặn kinh doanh với hai nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới Boeing và Airbus.
Các đội bảo trì nội địa cũng cạn kiệt kho dự trữ phụ tùng thay thế, mất quyền tiếp cận vào những thiết bị mới, cũng như nguồn cung từ các nhà sản xuất. Các hãng hàng không Nga còn mất quyền tiếp cận trực tiếp vào các hướng dẫn trực tuyến quan trọng và các tài liệu khắc phục sự cố mà Boeing và Airbus hỗ trợ cho khách hàng. Những hướng dẫn này là để giúp các hãng hàng không quản lý những hư hỏng bất ngờ hoặc sửa chữa máy bay đúng cách ngoài việc kiểm tra bảo dưỡng theo lịch trình. Các hệ thống điều khiển trên máy bay cần được cập nhật thường xuyên với các tinh chỉnh và cải tiến phần mềm.
Trong một cuộc phỏng vấn vào Tháng Mười Hai với tờ báo kinh doanh RBK của Nga, CEO Sergei Alexandrovsky của hãng hàng không quốc tế hàng đầu của Nga Aeroflot-Russian Airlines cho biết công ty chỉ còn đủ phụ tùng thay thế để sử dụng trong hai đến sáu tháng tới. Tháng Hai qua, ông Guillaume Faury, CEO Airbus cho biết: “Chúng tôi đã bắt đầu nghe về tình trạng Nga thiếu các bộ phận, linh kiện hoặc không thể giữ cho một số máy bay tiếp tục bay. Chúng tôi thật sự lo ngại về khả năng hoạt động an toàn của chúng”.
Người phát ngôn của Airbus cho biết công ty vẫn tuân thủ đầy đủ quy định kiểm soát xuất khẩu của Hoa Kỳ và lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) về việc cung cấp linh kiện, dữ liệu và hỗ trợ cho các hãng hàng không Nga. Ông nhấn mạnh:
“Không còn cách nào hợp pháp để các bộ phận, tài liệu và dịch vụ máy bay chính hãng có thể đến tay các hãng hàng không Nga. Các hạn chế cũng áp dụng trong việc cung cấp thiết bị và dịch vụ cho những thực thể không phải Nga nhưng có ý đồ chuyển các bộ phận đó cho Nga. Bất kỳ nhà cung cấp, hãng hàng không hoặc công ty bảo trì nào lén chuyển các bộ phận của Airbus cho các hãng hàng không Nga sẽ bị loại khỏi danh sách khách hàng của chúng tôi”.
Mô hình máy bay Sukhoi Superjet 100 (SSJ 100) tại một cuộc triển lãm đầu Tháng Hai 2022, trước khi Nga xâm lược Ukraine. Giờ đây, công nghiệp hàng không Nga hoàn toàn đình trệ (ảnh: Alexander Sayganov/SOPA Images/LightRocket via Getty Images)
Đầu năm 2022, người phát ngôn của Boeing khẳng định công ty đã ngừng cung cấp phụ tùng, bảo trì và hỗ trợ kỹ thuật cho các hãng hàng không và nhà cung cấp dịch vụ bảo trì ở Nga. Hiện Nga chưa công bố số liệu thống kê an toàn hàng không năm 2022. Truyền thông Nga cũng không đưa tin có ca tử vong nào do tai nạn máy bay thương mại trong 12 tháng qua.
Việc thiếu khả năng tiếp cận các nguồn lực bảo trì của Nga đã khiến Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (International Civil Aviation Organization) thuộc Liên Hợp Quốc hạ cấp đánh giá an toàn hàng không Nga và xếp hàng không Nga vào loại “đang đặt ra mối quan ngại về an toàn đáng kể do không đáp ứng các tiêu chuẩn giám sát và an toàn quốc tế”.
Hiện các hãng hàng không Nga đang tìm kiếm các đối tác khác để tiếp tục bảo trì cho ít nhất một số máy bay, trong đó có việc chuyển sang các nhà cung cấp bên thứ ba như Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. Tháng Một qua, Toà Bạch Ốc đã cảnh báo các quan chức ở Thổ Nhĩ Kỳ rằng, “những người vi phạm có nguy cơ bị ngồi tù, phạt tiền, mất đặc quyền xuất khẩu và các biện pháp khác nếu cung cấp các dịch vụ như tiếp nhiên liệu và phụ tùng cho các máy bay do Mỹ sản xuất bay đến và đi từ Nga và Belarus”.
Lê Tây Sơn
6 tháng 4, 2023
Saigon Nhỏ
Hàng loạt máy bay của các hãng hàng không Nga, trong đó có S7 Airlines và Izhavia Airlines (như trong ảnh) đang cần được bảo trì khẩn cấp nhưng thiếu phụ tùng (ảnh: Vlad Karkov/SOPA Images/LightRocket via Getty Images)
Nhiều máy bay Airbus và Boeing mà hàng không của Nga đến hạn bảo dưỡng lớn nhưng họ không thể thực hiện. Lệnh trừng phạt của phương Tây đã cắt đứt quyền tiếp cận các thiết bị và công nghệ để tiến hành những hoạt động bảo trì chính, biến nhiều máy bay hàng không Nga giờ đây chẳng khác gì đống sắt vụn hoặc kém an toàn đến mức báo động…
Đòn trừng phạt phát huy hiệu quả
Theo một phân tích của tờ Wall Street Journal (WSJ), Nga chỉ có quyền tiếp cận hạn chế vào các bộ phận, phần mềm và kỹ năng kỹ thuật cần thiết để thực hiện bảo dưỡng quan trọng đối với hàng trăm máy bay thương mại đang hoạt động, làm dấy lên lo ngại của các giám đốc điều hành (CEO) hãng hàng không và cơ quan quản lý hàng không Nga.
Chỉ vài ngày sau khi Nga xâm lược Ukraine, nhiều nước phương Tây đã đóng cửa không phận đối với máy bay phản lực Nga. Mỹ và châu Âu cũng áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu nhằm ngăn chặn cung cấp các cơ phận, dịch vụ và công nghệ hàng không cho đội máy bay thương mại đông đảo của quốc gia này. Mục tiêu của phương Tây là tấn công ngành hàng không dân dụng, một trụ cột chính của nền kinh tế Nga nhưng lại phụ thuộc rất nhiều vào phương Tây.
Tuy nhiên, các hãng hàng không Nga vẫn tiếp tục vận chuyển khoảng 95 triệu hành khách vào năm ngoái trong bối cảnh nhu cầu bay nội địa tăng cao. Boeing và Airbus chiếm khoảng 77% trong tổng số 696 máy bay đang hoạt động của Nga. Tháng Mười Hai, Ngân hàng trung ương Nga cho biết các máy bay phản lực hiện đại phương Tây phụ trách 97% tổng lưu lượng hành khách của Nga và cần cập nhật phần mềm thường xuyên; truy cập vào hướng dẫn khắc phục sự cố cũng như bảo trì với đội ngũ kỹ sư lành nghề và quan trọng là phụ tùng thay thế để thay thế các bộ phận cũ hoặc không còn tồn tại.
Dù vậy, trong hơn một năm, các biện pháp trừng phạt của Mỹ và châu Âu đã cắt đứt hàng không Nga khỏi mọi liên hệ với các nhà sản xuất máy bay, dịch vụ bảo trì và nhiều nhà cung cấp các cơ phận quan trọng của máy bay, từ động cơ đến thiết bị hạ cánh.
Hệ quả, hàng trăm máy bay phản lực chở khách của Nga đã đạt đến mốc bảo dưỡng nhưng không thể thực hiện. Hàng trăm máy bay nữa sẽ đến hạn bảo dưỡng định kỳ lớn trong năm nay theo lịch trình. Trên nguyên tắc, việc kiểm tra an toàn của máy bay phải được thực hiện tại những thời điểm ấn định dựa trên số giờ bay hoặc số lần cất cánh và hạ cánh. Chúng có thể cần phải ngừng hoạt động hàng tuần hoặc hàng tháng. Karl Steeves, CEO công ty TrustFlight Ltd chuyên phần mềm bảo trì hàng không cảnh báo: “Nếu không được kiểm tra đúng cách và đúng hạn, việc bảo trì máy bay và giữ cho chúng tiếp tục hoạt động sẽ khó khăn hơn nhiều”.
Các hãng hàng không Nga vận chuyển khoảng 95 triệu hành khách nội địa vào năm ngoái. Ảnh: Cuộc Triển lãm Giao thông tại Moscow, Tháng Mười Một 2022 (ảnh: Sefa Karacan/Anadolu Agency via Getty Images)
Kiểm tra bảo trì rơi vào hai loại. Thứ nhất, kiểm tra “C” khoảng hai năm một lần và máy bay phải ngưng hoạt động trong từ ba đến bốn tuần để đánh giá cấu trúc máy bay. Thứ hai, kiểm tra “D” rộng hơn (có thể mất vài tháng và phải làm từ 6 đến 10 năm một lần, tùy thuộc vào số giờ bay và tuổi máy bay) liên quan đến việc tháo gần như toàn bộ máy bay để đánh giá thiệt hại và hao mòn từng bộ phận.
Năm ngoái, khoảng 170 máy bay phản lực chở khách của Nga đã đến hạn kiểm tra C (theo phân tích của WSJ dựa vào các mốc thời gian lịch trình dịch vụ của Airbus, Boeing và đối chiếu chúng với ngày giao máy bay cho các hãng hàng không Nga). Khoảng 55 máy bay phản lực đã đến hạn kiểm tra D. 159 máy bay phản lực Airbus và Boeing khác dự kiến sẽ trải qua kiểm tra C trong năm nay. 85 chiếc nữa sẽ đến hạn kiểm tra D vào năm 2023.
Còn khổ dài dài!
Do các lệnh trừng phạt, ngành công nghiệp hàng không của Nga đã gần như bị bỏ mặc không còn có những kiểm tra quan trọng mà phần lớn được thực hiện bằng cách thuê các công ty nước ngoài. Bây giờ, các hãng hàng không Nga không thể đưa máy bay đến kiểm ra tại nhiều sân bay nước ngoài như trước chiến tranh. Các chuyên gia kiểm tra ở Trung Quốc không dám xé rào vì sợ bị chặn kinh doanh với hai nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới Boeing và Airbus.
Các đội bảo trì nội địa cũng cạn kiệt kho dự trữ phụ tùng thay thế, mất quyền tiếp cận vào những thiết bị mới, cũng như nguồn cung từ các nhà sản xuất. Các hãng hàng không Nga còn mất quyền tiếp cận trực tiếp vào các hướng dẫn trực tuyến quan trọng và các tài liệu khắc phục sự cố mà Boeing và Airbus hỗ trợ cho khách hàng. Những hướng dẫn này là để giúp các hãng hàng không quản lý những hư hỏng bất ngờ hoặc sửa chữa máy bay đúng cách ngoài việc kiểm tra bảo dưỡng theo lịch trình. Các hệ thống điều khiển trên máy bay cần được cập nhật thường xuyên với các tinh chỉnh và cải tiến phần mềm.
Trong một cuộc phỏng vấn vào Tháng Mười Hai với tờ báo kinh doanh RBK của Nga, CEO Sergei Alexandrovsky của hãng hàng không quốc tế hàng đầu của Nga Aeroflot-Russian Airlines cho biết công ty chỉ còn đủ phụ tùng thay thế để sử dụng trong hai đến sáu tháng tới. Tháng Hai qua, ông Guillaume Faury, CEO Airbus cho biết: “Chúng tôi đã bắt đầu nghe về tình trạng Nga thiếu các bộ phận, linh kiện hoặc không thể giữ cho một số máy bay tiếp tục bay. Chúng tôi thật sự lo ngại về khả năng hoạt động an toàn của chúng”.
Người phát ngôn của Airbus cho biết công ty vẫn tuân thủ đầy đủ quy định kiểm soát xuất khẩu của Hoa Kỳ và lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) về việc cung cấp linh kiện, dữ liệu và hỗ trợ cho các hãng hàng không Nga. Ông nhấn mạnh:
“Không còn cách nào hợp pháp để các bộ phận, tài liệu và dịch vụ máy bay chính hãng có thể đến tay các hãng hàng không Nga. Các hạn chế cũng áp dụng trong việc cung cấp thiết bị và dịch vụ cho những thực thể không phải Nga nhưng có ý đồ chuyển các bộ phận đó cho Nga. Bất kỳ nhà cung cấp, hãng hàng không hoặc công ty bảo trì nào lén chuyển các bộ phận của Airbus cho các hãng hàng không Nga sẽ bị loại khỏi danh sách khách hàng của chúng tôi”.
Mô hình máy bay Sukhoi Superjet 100 (SSJ 100) tại một cuộc triển lãm đầu Tháng Hai 2022, trước khi Nga xâm lược Ukraine. Giờ đây, công nghiệp hàng không Nga hoàn toàn đình trệ (ảnh: Alexander Sayganov/SOPA Images/LightRocket via Getty Images)
Đầu năm 2022, người phát ngôn của Boeing khẳng định công ty đã ngừng cung cấp phụ tùng, bảo trì và hỗ trợ kỹ thuật cho các hãng hàng không và nhà cung cấp dịch vụ bảo trì ở Nga. Hiện Nga chưa công bố số liệu thống kê an toàn hàng không năm 2022. Truyền thông Nga cũng không đưa tin có ca tử vong nào do tai nạn máy bay thương mại trong 12 tháng qua.
Việc thiếu khả năng tiếp cận các nguồn lực bảo trì của Nga đã khiến Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (International Civil Aviation Organization) thuộc Liên Hợp Quốc hạ cấp đánh giá an toàn hàng không Nga và xếp hàng không Nga vào loại “đang đặt ra mối quan ngại về an toàn đáng kể do không đáp ứng các tiêu chuẩn giám sát và an toàn quốc tế”.
Hiện các hãng hàng không Nga đang tìm kiếm các đối tác khác để tiếp tục bảo trì cho ít nhất một số máy bay, trong đó có việc chuyển sang các nhà cung cấp bên thứ ba như Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. Tháng Một qua, Toà Bạch Ốc đã cảnh báo các quan chức ở Thổ Nhĩ Kỳ rằng, “những người vi phạm có nguy cơ bị ngồi tù, phạt tiền, mất đặc quyền xuất khẩu và các biện pháp khác nếu cung cấp các dịch vụ như tiếp nhiên liệu và phụ tùng cho các máy bay do Mỹ sản xuất bay đến và đi từ Nga và Belarus”.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Similar topics
» Ankara Thổ Nhĩ Kỳ: Khủng bố hãng hàng không & không gian
» Như hạt mưa sa - Thẩm Thúy Hằng
» Thẩm mỹ viện mắt hai mí uy tín hàng đầu
» VN: Temu của Trung Quốc ‘đổ bộ,’ hàng Việt Nam thảm bại trên sân nhà
» Trước khi thăm Mỹ, Tổng thống Hàn Quốc xác nhận 'sẽ vẫn bán cho Ba Lan vũ khí hạng nặng'
» Như hạt mưa sa - Thẩm Thúy Hằng
» Thẩm mỹ viện mắt hai mí uy tín hàng đầu
» VN: Temu của Trung Quốc ‘đổ bộ,’ hàng Việt Nam thảm bại trên sân nhà
» Trước khi thăm Mỹ, Tổng thống Hàn Quốc xác nhận 'sẽ vẫn bán cho Ba Lan vũ khí hạng nặng'
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum