World Cup Qatar 2022: Argentinien vô địch
Page 1 of 2 • Share
Page 1 of 2 • 1, 2
World Cup Qatar 2022: Argentinien vô địch
WM Spielplan
https://www.ran.de/datenbank/fussball/wm/spielplan/
~
“Chi phí máu” của World Cup Qatar 2022
Lê Tây Sơn
4 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Vận động trường Al Bayt, nơi tổ chức các trận cầu World Cup 2022 tại Doha, Qatar (ảnh: Xinhua via Getty Images)
Giải vô địch bóng đá thế giới sắp diễn ra ở Qatar nhưng phía sau nó là các vụ bê bối và những lời hứa hão trên số phận đáng thương của những người lao động nhập cư.
Những con số tranh cãi
Vào Tháng Tám 2018, Tej Narayan Tharu ngã xuống đất chết khi đang làm việc tại một công trường xây dựng World Cup của Qatar. Trước đó anh là một thanh niên 24 tuổi có một gia đình và một tương lai nhưng nay chỉ còn là một hũ tro cốt hỏa táng. Tại Itahari, Nepal, nhìn ngọn lửa bao phủ quan tài chồng, người vợ gục xuống khóc thảm. Cái chết của Tharu đã trở thành chủ đề cho cuộc tranh cãi kéo dài nhiều năm về “chi phí máu” cho World Cup 2022. Cả FIFA lẫn Ủy ban tổ chức World Cup của Qatar đều khẳng định Tharu là một trong chỉ ba công nhân nhập cư bỏ mạng khi xây dựng các công trình phục vụ World Cup, trong khi vô số người phương Tây tin rằng anh là một trong hàng ngàn người chết.
Nick McGeehan, một nhà điều tra người Anh ủng hộ quyền của người lao động tại FairSquare nhận định: “Số người chết chưa phải là thứ khiến tôi bận tâm nhất mà là sự bóc lột, các điều kiện sống tệ hại và làm việc kinh khủng của công nhân nhập cư. Đó mới thực sự là xì căng đan”. Làn sóng giận dữ về hàng ngàn người chết bắt nguồn từ một bài báo sai sót của tờ The Guardian năm 2021 có tiêu đề và nội dung phải sửa đổi một tuần sau khi xuất bản. Bài báo tiết lộ có hơn 6,500 công nhân nhập cư từ Ấn Độ, Pakistan, Nepal, Bangladesh và Sri Lanka đã chết trên đất Qatar kể từ khi quốc gia này giành quyền đăng cai World Cup cách đây 10 năm; rồi sau đó họ đính chính 6,500 là số công nhân xây dựng sân vận động và chỉ có 37 người chết liên quan trực tiếp đến việc xây dựng các sân vận động World Cup!
Theo số liệu của chính phủ Qatar, hơn 17,000 người nhập cư thuộc mọi quốc tịch đã qua đời ở Qatar kể từ năm 2010 (chỉ có một số chết do giúp xây dựng World Cup) trong hơn hai triệu người di cư đến Qatar.
Công nhân nước ngoài tại công trường Lusail Iconic Stadium, Doha, Qatar (ảnh: Matthew Ashton – AMA/Getty Images)
Công nhân nhập cư chết như thế nào?
Không ai biết chính xác nhưng hơn một nửa số ca tử vong của công nhân nhập cư ở Qatar được cho là do “nguyên nhân không xác định”, “nguyên nhân tự nhiên” hoặc “bệnh tim mạch”. Sự mơ hồ đã dẫn đến giả định rằng điều kiện sống và làm việc vô nhân đạo đã góp phần gây ra những cái chết. Trong những nguy hiểm cho người lao động ở Qatar có tình trạng nhiệt độ cực cao, nhà ở mất vệ sinh, thiếu khả năng tiếp cận chăm sóc y tế, làm việc nhiều giờ và tình trạng bóc lột mang tính hệ thống.
Dù các lao động nam khỏe mạnh không chết vì World Cup, thì nhiều người vẫn phải chịu đựng cái nóng mùa hè thiêu đốt của Qatar, trong một hệ thống được nhiều người ví như “chế độ nô lệ hiện đại”. Nhiều công nhân làm việc 12 giờ ngoài trời dưới nhiệt độ thường xuyên trên dưới 100 độ F. Theo các báo cáo trên truyền thông, họ sống trong các lán trại tồi tàn, đông đúc ở ngoại ô Doha, hàng ngàn dặm cách xa gia đình và người thân đang vô vọng chờ tiền gửi về nhưng nhiều khi không có.
Qatar, nơi có bình quân đầu người giàu nhất thế giới, đã nỗ lực đăng cai World Cup 2022 và để tổ chức, họ đã khai thác những người nghèo nhất ở một số quốc gia nghèo nhất thế giới, thông qua hệ thống tuyển dụng kafala. Đây là hệ thống sao chép thời hiện đại của thực dân Anh, trong đó yêu cầu người lao động phải ký cam kết với các công ty Qatar để có được thị thực, biến các công ty này trở thành “nhà tài trợ” giữ quyền sinh sát đối với công nhân. Họ tịch thu hộ chiếu, đơn phương viết lại hợp đồng và thường khấu trừ lương. Công nhân, trong nhiều trường hợp, đã phải trả khoản “phí tuyển dụng” rất cao so với số tiền lương hàng tháng ít ỏi để được đến Qatar làm việc. Nợ nần chồng chất, nhiều tháng trời họ không thể gửi tiền về nhà.
Luật Qatar không cho phép họ rời đất nước dễ dàng, và không thể thay đổi công việc mà không có sự cho phép của chủ lao động. Một số công nhân phản đối hoặc đình công, nhưng tại Qatar, việc kết bè nhóm biểu tình là bất hợp pháp. Phần lớn người di cư không nơi nương tựa nên các tổ chức nhân quyền xem mô hình lao động tại Qatar là cưỡng bức. Nhưng tại sao lao động nhập cư tiếp tục đến Qatar để bị bóc lột? Thực tế, mức lương ít ỏi, khoảng $3,000-$4,000 mỗi năm cũng đủ tạo ra sự thay đổi cho gia đình ở quê nhà. Khoảng 80% người Nam Á sống với mức dưới $5.50 mỗi ngày. Một người trưởng thành ở Nepal kiếm được nhiều tiền hơn ở nước ngoài, dù là lương thấp, so với những gì họ có thể kiếm được trong nước.
Công nhân làm việc dưới cái nóng cực kỳ khủng khiếp (ảnh: David Ramos – FIFA/FIFA via Getty Images)
Qatar bãi bỏ kafala. Nhưng có thật như thế?
Dưới áp lực to lớn từ các nhóm nhân quyền, truyền thông phương Tây và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), chính phủ Qatar đã đồng ý vào năm 2019 sẽ xóa bỏ kafala. Hiện nay, theo luật, người lao động nhập cư ở Qatar có thể thay đổi công việc và về nước mà không cần xin phép người sử dụng lao động. Chính phủ cũng đã thành lập các tòa án lao động, tăng mức lương tối thiểu và có chế độ đặc biệt cho lao động làm việc từ 10 giờ sáng đến 3 giờ 30 chiều, lúc nhiệt độ nóng nhất. Qatar cũng giới thiệu một hệ thống bảo vệ tiền lương để giám sát việc trả lương, lập quỹ hỗ trợ và bảo hiểm cho người lao động khi họ không được trả lương, hoặc khi người lao động bị thương hoặc chết vì tai nạn liên quan đến công việc.
Người phát ngôn của chính phủ Qatar cho biết khoảng $271 triệu đã được trích từ quỹ hỗ trợ như vậy trong năm nay. Năm ngoái, Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết: “Dù đã có những cải thiện, tiến độ triển khai và thực thi cải cách vẫn diễn ra chậm chạp và những thay đổi về luật pháp chưa hoàn toàn bảo vệ tốt cho người lao động nhập cư ”. Kết quả là nhiều lao động vẫn phải trả “phí tuyển dụng”, không được nhận lương đúng hợp đồng hoặc trả chậm kéo dài, bị đối xử bất công và bị trả thù nếu khiếu kiện lên tòa án lao động.
Người sử dụng lao động vẫn bày ra các quy tắc riêng và bẫy công nhân vào tội danh “bỏ trốn” để họ không thể thay đổi công việc. Nhà ở dù được cải thiện nhưng một số điều kiện sống vẫn tồi tệ. Mức lương tối thiểu vẫn là $275 mỗi tháng, ít hơn 25% so với mức lương ở Mỹ và ít hơn 16% so với mức lương ở Canada, Đức, Anh, Pháp và Úc. Trong khi đó, mạng lưới phức tạp gồm các nhà thầu và nhà thầu phụ hiếm khi phải chịu trách nhiệm khi vi phạm pháp luật.
Lusail Stadium sau khi được xây dựng xong (ảnh: Nikku/Xinhua via Getty Images)
Uỷ ban tổ chức World Cup Qatar đã thiết lập “Tiêu chuẩn phúc lợi cho người lao động”, với mục tiêu “làm sao cho người lao động tại các địa điểm diễn ra World Cup có điều kiện ăn ở và được bảo vệ tốt hơn, với những khu vực nghỉ ngơi mát mẻ, được cấp nước sạch, bữa ăn đầy đủ và dịch vụ chăm sóc y tế tốt”. Tuy nhiên, hơn 95% công nhân xây dựng các tòa nhà và cơ sở hạ tầng khác không bao giờ được hưởng các phúc lợi trên, vì các công ty nằm ngoài sự giám sát của Ủy ban.
FIFA sẽ thu về hàng tỷ đôla từ World Cup 2022 và sẽ phân phối $440 triệu tiền thưởng cho 32 liên đoàn bóng đá tham gia. Một liên minh các nhóm nhân quyền muốn FIFA phân phối số tiền tương tự cho những người lao động phải chịu đựng hành vi trộm cắp tiền lương, cho gia đình của những người thiệt mạng. Uỷ ban tổ chức World Cup Qatar cho biết đã trả khoản tiền 5 con số cho gia đình những công nhân thiệt mạng khi làm việc tại các địa điểm chính thức của World Cup. Nhưng nhiều gia đình của những người đã chết ở nơi khác vẫn chưa được trả tiền!
FIFA không cho biết họ có sẵn sàng đưa ra bất kỳ khoản bồi thường nào hay không. Tại cuộc họp báo giữa Tháng Mười với các nhà tổ chức World Cup, người đứng đầu bộ phận quan hệ truyền thông của FIFA, Bryan Swanson, đã trả lời câu hỏi về việc bồi thường cho người lao động: “FIFA vẫn đang đối thoại tích cực với ILO, Liên đoàn Công đoàn Quốc tế (International Trade Union Confederation), và tất cả cơ quan hữu trách ở Qatar về những sáng kiến mang lại lợi ích cho người lao động nhập cư ở Qatar sau trận đấu cuối cùng của World Cup. Thông tin thêm sẽ được cung cấp vào thời điểm thích hợp” – Yahoo News cho biết.
https://www.ran.de/datenbank/fussball/wm/spielplan/
~
“Chi phí máu” của World Cup Qatar 2022
Lê Tây Sơn
4 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Vận động trường Al Bayt, nơi tổ chức các trận cầu World Cup 2022 tại Doha, Qatar (ảnh: Xinhua via Getty Images)
Giải vô địch bóng đá thế giới sắp diễn ra ở Qatar nhưng phía sau nó là các vụ bê bối và những lời hứa hão trên số phận đáng thương của những người lao động nhập cư.
Những con số tranh cãi
Vào Tháng Tám 2018, Tej Narayan Tharu ngã xuống đất chết khi đang làm việc tại một công trường xây dựng World Cup của Qatar. Trước đó anh là một thanh niên 24 tuổi có một gia đình và một tương lai nhưng nay chỉ còn là một hũ tro cốt hỏa táng. Tại Itahari, Nepal, nhìn ngọn lửa bao phủ quan tài chồng, người vợ gục xuống khóc thảm. Cái chết của Tharu đã trở thành chủ đề cho cuộc tranh cãi kéo dài nhiều năm về “chi phí máu” cho World Cup 2022. Cả FIFA lẫn Ủy ban tổ chức World Cup của Qatar đều khẳng định Tharu là một trong chỉ ba công nhân nhập cư bỏ mạng khi xây dựng các công trình phục vụ World Cup, trong khi vô số người phương Tây tin rằng anh là một trong hàng ngàn người chết.
Nick McGeehan, một nhà điều tra người Anh ủng hộ quyền của người lao động tại FairSquare nhận định: “Số người chết chưa phải là thứ khiến tôi bận tâm nhất mà là sự bóc lột, các điều kiện sống tệ hại và làm việc kinh khủng của công nhân nhập cư. Đó mới thực sự là xì căng đan”. Làn sóng giận dữ về hàng ngàn người chết bắt nguồn từ một bài báo sai sót của tờ The Guardian năm 2021 có tiêu đề và nội dung phải sửa đổi một tuần sau khi xuất bản. Bài báo tiết lộ có hơn 6,500 công nhân nhập cư từ Ấn Độ, Pakistan, Nepal, Bangladesh và Sri Lanka đã chết trên đất Qatar kể từ khi quốc gia này giành quyền đăng cai World Cup cách đây 10 năm; rồi sau đó họ đính chính 6,500 là số công nhân xây dựng sân vận động và chỉ có 37 người chết liên quan trực tiếp đến việc xây dựng các sân vận động World Cup!
Theo số liệu của chính phủ Qatar, hơn 17,000 người nhập cư thuộc mọi quốc tịch đã qua đời ở Qatar kể từ năm 2010 (chỉ có một số chết do giúp xây dựng World Cup) trong hơn hai triệu người di cư đến Qatar.
Công nhân nước ngoài tại công trường Lusail Iconic Stadium, Doha, Qatar (ảnh: Matthew Ashton – AMA/Getty Images)
Công nhân nhập cư chết như thế nào?
Không ai biết chính xác nhưng hơn một nửa số ca tử vong của công nhân nhập cư ở Qatar được cho là do “nguyên nhân không xác định”, “nguyên nhân tự nhiên” hoặc “bệnh tim mạch”. Sự mơ hồ đã dẫn đến giả định rằng điều kiện sống và làm việc vô nhân đạo đã góp phần gây ra những cái chết. Trong những nguy hiểm cho người lao động ở Qatar có tình trạng nhiệt độ cực cao, nhà ở mất vệ sinh, thiếu khả năng tiếp cận chăm sóc y tế, làm việc nhiều giờ và tình trạng bóc lột mang tính hệ thống.
Dù các lao động nam khỏe mạnh không chết vì World Cup, thì nhiều người vẫn phải chịu đựng cái nóng mùa hè thiêu đốt của Qatar, trong một hệ thống được nhiều người ví như “chế độ nô lệ hiện đại”. Nhiều công nhân làm việc 12 giờ ngoài trời dưới nhiệt độ thường xuyên trên dưới 100 độ F. Theo các báo cáo trên truyền thông, họ sống trong các lán trại tồi tàn, đông đúc ở ngoại ô Doha, hàng ngàn dặm cách xa gia đình và người thân đang vô vọng chờ tiền gửi về nhưng nhiều khi không có.
Qatar, nơi có bình quân đầu người giàu nhất thế giới, đã nỗ lực đăng cai World Cup 2022 và để tổ chức, họ đã khai thác những người nghèo nhất ở một số quốc gia nghèo nhất thế giới, thông qua hệ thống tuyển dụng kafala. Đây là hệ thống sao chép thời hiện đại của thực dân Anh, trong đó yêu cầu người lao động phải ký cam kết với các công ty Qatar để có được thị thực, biến các công ty này trở thành “nhà tài trợ” giữ quyền sinh sát đối với công nhân. Họ tịch thu hộ chiếu, đơn phương viết lại hợp đồng và thường khấu trừ lương. Công nhân, trong nhiều trường hợp, đã phải trả khoản “phí tuyển dụng” rất cao so với số tiền lương hàng tháng ít ỏi để được đến Qatar làm việc. Nợ nần chồng chất, nhiều tháng trời họ không thể gửi tiền về nhà.
Luật Qatar không cho phép họ rời đất nước dễ dàng, và không thể thay đổi công việc mà không có sự cho phép của chủ lao động. Một số công nhân phản đối hoặc đình công, nhưng tại Qatar, việc kết bè nhóm biểu tình là bất hợp pháp. Phần lớn người di cư không nơi nương tựa nên các tổ chức nhân quyền xem mô hình lao động tại Qatar là cưỡng bức. Nhưng tại sao lao động nhập cư tiếp tục đến Qatar để bị bóc lột? Thực tế, mức lương ít ỏi, khoảng $3,000-$4,000 mỗi năm cũng đủ tạo ra sự thay đổi cho gia đình ở quê nhà. Khoảng 80% người Nam Á sống với mức dưới $5.50 mỗi ngày. Một người trưởng thành ở Nepal kiếm được nhiều tiền hơn ở nước ngoài, dù là lương thấp, so với những gì họ có thể kiếm được trong nước.
Công nhân làm việc dưới cái nóng cực kỳ khủng khiếp (ảnh: David Ramos – FIFA/FIFA via Getty Images)
Qatar bãi bỏ kafala. Nhưng có thật như thế?
Dưới áp lực to lớn từ các nhóm nhân quyền, truyền thông phương Tây và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), chính phủ Qatar đã đồng ý vào năm 2019 sẽ xóa bỏ kafala. Hiện nay, theo luật, người lao động nhập cư ở Qatar có thể thay đổi công việc và về nước mà không cần xin phép người sử dụng lao động. Chính phủ cũng đã thành lập các tòa án lao động, tăng mức lương tối thiểu và có chế độ đặc biệt cho lao động làm việc từ 10 giờ sáng đến 3 giờ 30 chiều, lúc nhiệt độ nóng nhất. Qatar cũng giới thiệu một hệ thống bảo vệ tiền lương để giám sát việc trả lương, lập quỹ hỗ trợ và bảo hiểm cho người lao động khi họ không được trả lương, hoặc khi người lao động bị thương hoặc chết vì tai nạn liên quan đến công việc.
Người phát ngôn của chính phủ Qatar cho biết khoảng $271 triệu đã được trích từ quỹ hỗ trợ như vậy trong năm nay. Năm ngoái, Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết: “Dù đã có những cải thiện, tiến độ triển khai và thực thi cải cách vẫn diễn ra chậm chạp và những thay đổi về luật pháp chưa hoàn toàn bảo vệ tốt cho người lao động nhập cư ”. Kết quả là nhiều lao động vẫn phải trả “phí tuyển dụng”, không được nhận lương đúng hợp đồng hoặc trả chậm kéo dài, bị đối xử bất công và bị trả thù nếu khiếu kiện lên tòa án lao động.
Người sử dụng lao động vẫn bày ra các quy tắc riêng và bẫy công nhân vào tội danh “bỏ trốn” để họ không thể thay đổi công việc. Nhà ở dù được cải thiện nhưng một số điều kiện sống vẫn tồi tệ. Mức lương tối thiểu vẫn là $275 mỗi tháng, ít hơn 25% so với mức lương ở Mỹ và ít hơn 16% so với mức lương ở Canada, Đức, Anh, Pháp và Úc. Trong khi đó, mạng lưới phức tạp gồm các nhà thầu và nhà thầu phụ hiếm khi phải chịu trách nhiệm khi vi phạm pháp luật.
Lusail Stadium sau khi được xây dựng xong (ảnh: Nikku/Xinhua via Getty Images)
Uỷ ban tổ chức World Cup Qatar đã thiết lập “Tiêu chuẩn phúc lợi cho người lao động”, với mục tiêu “làm sao cho người lao động tại các địa điểm diễn ra World Cup có điều kiện ăn ở và được bảo vệ tốt hơn, với những khu vực nghỉ ngơi mát mẻ, được cấp nước sạch, bữa ăn đầy đủ và dịch vụ chăm sóc y tế tốt”. Tuy nhiên, hơn 95% công nhân xây dựng các tòa nhà và cơ sở hạ tầng khác không bao giờ được hưởng các phúc lợi trên, vì các công ty nằm ngoài sự giám sát của Ủy ban.
FIFA sẽ thu về hàng tỷ đôla từ World Cup 2022 và sẽ phân phối $440 triệu tiền thưởng cho 32 liên đoàn bóng đá tham gia. Một liên minh các nhóm nhân quyền muốn FIFA phân phối số tiền tương tự cho những người lao động phải chịu đựng hành vi trộm cắp tiền lương, cho gia đình của những người thiệt mạng. Uỷ ban tổ chức World Cup Qatar cho biết đã trả khoản tiền 5 con số cho gia đình những công nhân thiệt mạng khi làm việc tại các địa điểm chính thức của World Cup. Nhưng nhiều gia đình của những người đã chết ở nơi khác vẫn chưa được trả tiền!
FIFA không cho biết họ có sẵn sàng đưa ra bất kỳ khoản bồi thường nào hay không. Tại cuộc họp báo giữa Tháng Mười với các nhà tổ chức World Cup, người đứng đầu bộ phận quan hệ truyền thông của FIFA, Bryan Swanson, đã trả lời câu hỏi về việc bồi thường cho người lao động: “FIFA vẫn đang đối thoại tích cực với ILO, Liên đoàn Công đoàn Quốc tế (International Trade Union Confederation), và tất cả cơ quan hữu trách ở Qatar về những sáng kiến mang lại lợi ích cho người lao động nhập cư ở Qatar sau trận đấu cuối cùng của World Cup. Thông tin thêm sẽ được cung cấp vào thời điểm thích hợp” – Yahoo News cho biết.
Last edited by LDN on Sun Dec 18, 2022 12:56 pm; edited 19 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: World Cup Qatar 2022: Argentinien vô địch
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: World Cup Qatar 2022: Argentinien vô địch
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: World Cup Qatar 2022: Argentinien vô địch
Khi trái banh lăn theo chính trị
Ảnh: Ryan Pierse/Getty Images
Mỹ Anh
19 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Giới chức hàng đầu Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) đang yêu cầu 32 đội tuyển dự World Cup 2022 chỉ nên tập trung vào các trận huyết chiến ở Qatar hơn là kêu gọi các thông điệp chính trị “phi thể thao”…
Người hâm mộ Đức kêu gọi tẩy chay World Cup Qatar (ảnh: Matthias Hangst/Getty Images)
World Cup Qatar có gì liên quan chính trị?
Chủ tịch FIFA Gianni Infantino và Tổng thư ký FIFA Fatma Samoura đã gửi thư yêu cầu các đội bóng dự World Cup Qatar “xin hãy tập trung vào bóng đá!” và FIFA “không cho phép không khí World Cup bị kéo vào cuộc chiến ý thức hệ hoặc chính trị đang tồn tại.” Việc Qatar được chọn đăng cai World Cup đã và tiếp tục dấy lên sự chú ý về cách đối xử những người lao động nhập cư khi họ được thuê cho các công trình xây dựng vận động trường với mức lương bèo bọt; cũng như chính sách phân biệt người đồng tính của Qatar cùng nhiều vấn đề khác liên quan nhân quyền.
Chủ tịch FIFA Gianni Infantino (ảnh: Leon Neal/Getty Images,)
Trong khi đó, tám đội tuyển châu Âu đã đồng ý để đội trưởng đội tuyển quốc gia của họ đeo băng tay hình trái tim – một hành động được xem là vi phạm các quy tắc FIFA -nhằm bày tỏ ủng hộ chiến dịch chống phân biệt đối xử được đội tuyển Hà Lan phát động; trong khi cầu thủ Úc có mặt trong một video bày tỏ lo ngại về hồ sơ nhân quyền của Qatar. Một số huấn luyện viên và liên đoàn bóng đá quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, đã ủng hộ lời kêu gọi thành lập quỹ bồi thường cho gia đình những người lao động nhập cư; và đội tuyển Đan Mạch thậm chí quyết định mặc áo thi đấu màu đen nhằm “để tang” cho những công nhân xây dựng thiệt mạng ở Qatar.
Chưa hết, Liên đoàn bóng đá Hà Lan thúc FIFA, yêu cầu chính phủ Qatar tái khẳng định cam kết việc “thực hiện những cải thiện lâu dài trong việc đối xử người lao động nhập cư ở Qatar.” Trong khi đó, nhiều người tiếp tục kêu gọi “tống cổ” Iran khỏi World Cup Qatar (năm nay, Iran nằm trong Bảng B – gồm Iran, Anh, Mỹ và Wales).
Iran và Mỹ lại gặp nhau năm nay – ảnh: Mỹ và Iran tại World Cup 1998 (ảnh: Simon Bruty/Anychance/Getty Images)
Lời kêu gọi “né” chính trị của FIFA trong thực tế chẳng bao giờ có thể thực hiện vì lịch sử bóng đá đầy dẫy chuyện chính trị đan xen và chính FIFA cũng chính trị hóa ngay kỳ World Cup năm nay, khi họ loại đội tuyển quốc gia Nga để phản ứng trước cuộc xâm lược Ukraine của Kremlin – dù điều này không phải sai. Cần nhắc lại, ngày 28 Tháng Hai, FIFA đã đình chỉ vô thời hạn tất cả đội tuyển Nga tham gia tất cả giải bóng đá trong khuôn khổ FIFA; loại đội tuyển quốc gia nam của Nga khỏi World Cup Qatar và đội tuyển quốc gia nữ của Nga khỏi Giải vô địch bóng đá nữ Châu Âu 2022 (UEFA Women’s Euro 2022).
Đội tuyển quốc gia Nga đã bị cấm dự World Cup 2022 (ảnh: Kirill Kudryavtsev – Pool/Getty Images)
Khi trái banh lăn theo chính trị
Cách đây không lâu, năm 2019, cầu thủ lừng danh người Đức Mesut Özil bắt đầu “biến mất” khỏi Trung Quốc. Một diễn đàn trực tuyến dành riêng cho anh bị “đóng cửa”. Tên tuổi anh bị xóa khỏi trò chơi điện tử Pro Evolution Soccer ở Trung Quốc. Trận đấu cuối cùng của đội Arsenal (trong đó có Mesut Özil) tại Giải Ngoại hạng Anh (Premier League), trên sân nhà trước Manchester City, không được phát sóng trên truyền hình Trung Quốc.
“Tội” của Mesut Özil là “dám” chỉ trích việc Bắc Kinh giam giữ người Duy Ngô Nhĩ. Cầu thủ này còn kêu gọi người Hồi giáo khắp thế giới lên tiếng phản đối chính sách ác độc của Bắc Kinh. Tuy nhiên, điều đáng nói hơn cả là cách phản ứng của CLB Arsenal. Thay vì bày tỏ ủng hộ Mesut Özil, Arsenal “lừa bóng” né xa “khung thành” Trung Quốc bằng cách thanh minh thanh nga rằng đó là quan điểm của Mesut Özil chứ Arsenal chẳng dính dáng gì… Vài ngày sau, Jürgen Klopp, huấn luyện viên CLB Liverpool, được đặt một câu hỏi về nhân quyền ở Qatar. Jürgen Klopp – “khôn” hơn Mesut Özil – lập tức nói rằng “câu trả lời nên đến từ những người biết nhiều hơn về nó. Tôi có ảnh hưởng trong bóng đá chứ không phải trong chính trị. Bất cứ điều gì tôi nói cũng chẳng giúp được gì…”.
Cầu thủ Mesut Ozil dưới màu áo CLB Arsenal đá với Chelsea tại ở sân vận động Điểu Sào, Bắc Kinh ngày 22 Tháng Bảy 2017 – trước khi bị Trung Quốc “lên án” (ảnh: David Price/Arsenal FC via Getty Images)
Theo thời gian, hai thập kỷ qua có thể được coi là thời kỳ đỉnh cao của bóng đá chuyên nghiệp, với sự phát triển cực mạnh khi nó len lỏi vào gần như mọi sinh hoạt cũng như mọi thị trường. Bóng đá thường được sử dụng như một công cụ của quyền lực mềm, nhưng nó cũng là một dạng của quyền lực mềm. Giải Ngoại hạng Anh (Premier League) thậm chí được xếp ngang hàng với BBC và Hoàng gia.
____________
Cùng với đó là sự thỏa hiệp chính trị của bóng đá nhà nghề. Các câu lạc bộ lừng lẫy cũng như hệ thống giải đấu của châu Âu – nói theo ngôn ngữ của tiểu thuyết gia đương đại nổi tiếng người Anh Jasper Fforde – đã chấp nhận sự phát triển bên cạnh khối ung thư.
_____________
Những câu lạc bộ nhà nghề và cầu thủ nhà nghề đi khắp nơi thế giới, có thể biết ít nhiều mặt trái của những quốc gia mà họ đặt chân đến nhưng họ chỉ nhắm vào việc kiếm tiền hơn là đặt ra những vấn đề đạo đức và lương tâm. Tất cả họ đều rất tự hào về hiện tượng văn hóa mà họ là một phần. Họ nói về vai trò xã hội của bóng đá, lợi ích phát triển của nó, tiềm năng “thống nhất” và khả năng “xóa bỏ xung đột chính trị” của nó. Tuy nhiên, họ lại lảng tránh chính trị, đặc biệt những “thứ” chính trị có thể làm ảnh hưởng nguồn thu của họ.
Trong thực tế, bóng đá chuyên nghiệp thỏa hiệp vô số lần với chính trị bằng hình thức này hay hình thức khác. Bóng đá chuyên nghiệp được chơi trong sân vận động được xây dựng bởi lao động nô lệ thời hiện đại. Bóng đá chuyên nghiệp rửa tiền cho các cartel ma túy. Bóng đá chuyên nghiệp khúm núm trước những kẻ chuyên quyền nhưng tự bịt mắt để khỏi thấy những trường hợp vi phạm nhân quyền; và cuối cùng, luôn nói rằng, môn thể thao này là… phi chính trị.
Cổ động viên Nga không có cơ hội ủng hộ đội nhà tại World Cup 2022 cũng như UEFA Women’s Euro 2022 (ảnh: Ian MacNicol/Getty Images)
Lịch sử chính trị của túc cầu
Một cách chính xác, lịch sử túc cầu không chỉ là lịch sử những cú ghi bàn thần tốc hay lịch sử những tên tuổi cầu thủ làm vang danh quốc gia họ. Một môn thể thao phổ biến như túc cầu không thể đứng ngoài chính trị. Tại nhiều quốc gia, bóng đá là lá phiếu. Tại Ý chẳng hạn, khó có thể nói Silvio Berlusconi nhờ bóng đá mới lên được ghế Thủ tướng Ý nhưng bóng đá đã ít nhiều đem lại thành công trong sự nghiệp chính trị của ông. Năm 1986, ông trùm thông tin Silvio Berlusconi bắt đầu cai quản Câu lạc bộ AC Milan (thời điểm đó đang tơi tả từ vụ xìcăngđan tài chính năm 1979). Ðến trước năm 1989, AC Milan trở thành một trong những câu lạc bộ mạnh nhất châu Âu.
Trong cùng thời điểm, Berlusconi thành lập đảng Forza Italia (lấy theo tên bài hát bóng đá quen thuộc) và gọi các ứng cử viên đảng mình là Azzurri (Những người áo xanh – tên thân mật của đội tuyển quốc gia Ý). Năm 1994, Berlusconi đắc cử thủ tướng…
Tại Brazil, các chính khách khi tung chiến dịch tranh cử thường mặc áo câu lạc bộ mình yêu thích. Cách đây hai thập niên, tại Cameroon, Tổng thống Paul Biya đã dời cuộc bầu cử Quốc hội vào dịp World Cup 2002 với hy vọng chiến thắng của đội nhà sẽ tạo niềm phấn khích cho dân chúng và cử tri sẽ vui vẻ bỏ phiếu tái bầu cử cho đảng mình… Tại Anh, Thủ tướng Harold Wilson (1964-1970, 1974-1976) từng đổ thừa rằng do đội Anh thua bất ngờ tại World Cup nên ông mới thất bại trong cuộc tổng tuyển cử (1970) vào vài ngày sau…
Năm 1941, khi Thụy Sĩ hạ Ðức 2-1 trong trận đấu vào sinh nhật Adolf Hitler, Paul Joseph Goebbels – cái loa phóng thanh của Ðức quốc xã – đã tức tối nói rằng kết quả trên không phản ánh trung thực khả năng đội Ðức. Năm sau, 1942, khi Ðức bị Thụy Ðiển nện ngay trên sân nhà, Goebbels đã cấm đội tuyển Ðức tham gia ở bất kỳ giải quốc tế nào… Màu sắc chính trị và bóng đá còn có thể thấy tại Trung Ðông. Ngày 9 Tháng Bảy 1996, tại Tripoli (Libya), bạo loạn dữ dội đã nổ ra sau một trận đấu mà trong đó trọng tài do thiên vị đã cho đội bóng của con trai thủ lĩnh Muammar Al-Qaddafi hưởng quả phạt đền. Dân Libya xuống đường rần rần và người ta buộc phải dùng súng chế ngự (kết quả 50 người chết).
Các đội bóng Premier League ngày càng giàu có và quan tâm nhiều hơn đến việc kiếm tiền hơn là dính líu chính trị (ảnh: David Horton – CameraSport via Getty Images)
Ở Iran, cơn sốt bóng đá điên loạn không kém Libya. Năm 1997, khi đội tuyển Iran hạ đội Úc để lọt vào vòng chung kết World Cup 1998, hàng ngàn phụ nữ Iran đã phấn khích ào xuống sân bóng. Vài người trong số họ còn lột cả khăn choàng mặt. Tại khắp góc phố, người ta nhảy múa và thậm chí ôm hôn nhau, bất chấp luật Hồi giáo nghiêm khắc cấm đoán. Mùa Thu 2001, khi Iran tỏ ra có khả năng lọt vào vòng chung kết World Cup 2002, những tiệc mừng ngoài đường phố lại bùng lên.
Với Iran, bóng đá có nhiều ý nghĩa chứ không thuần túy là một môn thể thao (ảnh: Amin M. Jamali/Getty Images)
Ban đầu, không khí chỉ mang màu sắc bóng đá nhưng sau đó “đổi màu” sang chính trị. Tại vài thị trấn, người ta tấn công các ngân hàng nhà nước và trụ sở chính quyền. Họ kêu to: “Tử hình bọn đại giáo sĩ!” và bày tỏ ủng hộ sự trở lại của gia đình cựu hoàng Shah (bị lật đổ từ cuộc Cách mạng Hồi giáo 1979). Hàng ngàn người bị bắt. Cuối cùng, đội tuyển quốc gia Iran bại trận. Dân chúng cho rằng Chính phủ Teheran đã… ép đội nhà phải thua để tránh hỗn loạn…
Xin nhắc lại, tại World Cup 1998 ở Pháp, cảnh sát châu Âu đã phá vỡ âm mưu khủng bố của một nhóm Hồi giáo. Kế hoạch khủng bố được tiết lộ khi bảy tên Algeria bị bắt ở Bỉ vào ngày 3 Tháng Ba 1998. Ngày 26 Tháng Năm, hàng chục ngôi nhà tình nghi bị khám xét và gần 100 người bị bắt. Cuộc tấn công dự kiến xảy ra vào ngày 15 Tháng Sáu 1998, khi đội tuyển Anh gặp Tunisia tại Marseilles; với kế hoạch sau khi tấn công đội Anh, nhóm khủng bố sẽ xông vào khách sạn và “cắt cổ bọn Mỹ”…
Ảnh: Ryan Pierse/Getty Images
Mỹ Anh
19 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Giới chức hàng đầu Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) đang yêu cầu 32 đội tuyển dự World Cup 2022 chỉ nên tập trung vào các trận huyết chiến ở Qatar hơn là kêu gọi các thông điệp chính trị “phi thể thao”…
Người hâm mộ Đức kêu gọi tẩy chay World Cup Qatar (ảnh: Matthias Hangst/Getty Images)
World Cup Qatar có gì liên quan chính trị?
Chủ tịch FIFA Gianni Infantino và Tổng thư ký FIFA Fatma Samoura đã gửi thư yêu cầu các đội bóng dự World Cup Qatar “xin hãy tập trung vào bóng đá!” và FIFA “không cho phép không khí World Cup bị kéo vào cuộc chiến ý thức hệ hoặc chính trị đang tồn tại.” Việc Qatar được chọn đăng cai World Cup đã và tiếp tục dấy lên sự chú ý về cách đối xử những người lao động nhập cư khi họ được thuê cho các công trình xây dựng vận động trường với mức lương bèo bọt; cũng như chính sách phân biệt người đồng tính của Qatar cùng nhiều vấn đề khác liên quan nhân quyền.
Chủ tịch FIFA Gianni Infantino (ảnh: Leon Neal/Getty Images,)
Trong khi đó, tám đội tuyển châu Âu đã đồng ý để đội trưởng đội tuyển quốc gia của họ đeo băng tay hình trái tim – một hành động được xem là vi phạm các quy tắc FIFA -nhằm bày tỏ ủng hộ chiến dịch chống phân biệt đối xử được đội tuyển Hà Lan phát động; trong khi cầu thủ Úc có mặt trong một video bày tỏ lo ngại về hồ sơ nhân quyền của Qatar. Một số huấn luyện viên và liên đoàn bóng đá quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, đã ủng hộ lời kêu gọi thành lập quỹ bồi thường cho gia đình những người lao động nhập cư; và đội tuyển Đan Mạch thậm chí quyết định mặc áo thi đấu màu đen nhằm “để tang” cho những công nhân xây dựng thiệt mạng ở Qatar.
Chưa hết, Liên đoàn bóng đá Hà Lan thúc FIFA, yêu cầu chính phủ Qatar tái khẳng định cam kết việc “thực hiện những cải thiện lâu dài trong việc đối xử người lao động nhập cư ở Qatar.” Trong khi đó, nhiều người tiếp tục kêu gọi “tống cổ” Iran khỏi World Cup Qatar (năm nay, Iran nằm trong Bảng B – gồm Iran, Anh, Mỹ và Wales).
Iran và Mỹ lại gặp nhau năm nay – ảnh: Mỹ và Iran tại World Cup 1998 (ảnh: Simon Bruty/Anychance/Getty Images)
Lời kêu gọi “né” chính trị của FIFA trong thực tế chẳng bao giờ có thể thực hiện vì lịch sử bóng đá đầy dẫy chuyện chính trị đan xen và chính FIFA cũng chính trị hóa ngay kỳ World Cup năm nay, khi họ loại đội tuyển quốc gia Nga để phản ứng trước cuộc xâm lược Ukraine của Kremlin – dù điều này không phải sai. Cần nhắc lại, ngày 28 Tháng Hai, FIFA đã đình chỉ vô thời hạn tất cả đội tuyển Nga tham gia tất cả giải bóng đá trong khuôn khổ FIFA; loại đội tuyển quốc gia nam của Nga khỏi World Cup Qatar và đội tuyển quốc gia nữ của Nga khỏi Giải vô địch bóng đá nữ Châu Âu 2022 (UEFA Women’s Euro 2022).
Đội tuyển quốc gia Nga đã bị cấm dự World Cup 2022 (ảnh: Kirill Kudryavtsev – Pool/Getty Images)
Khi trái banh lăn theo chính trị
Cách đây không lâu, năm 2019, cầu thủ lừng danh người Đức Mesut Özil bắt đầu “biến mất” khỏi Trung Quốc. Một diễn đàn trực tuyến dành riêng cho anh bị “đóng cửa”. Tên tuổi anh bị xóa khỏi trò chơi điện tử Pro Evolution Soccer ở Trung Quốc. Trận đấu cuối cùng của đội Arsenal (trong đó có Mesut Özil) tại Giải Ngoại hạng Anh (Premier League), trên sân nhà trước Manchester City, không được phát sóng trên truyền hình Trung Quốc.
“Tội” của Mesut Özil là “dám” chỉ trích việc Bắc Kinh giam giữ người Duy Ngô Nhĩ. Cầu thủ này còn kêu gọi người Hồi giáo khắp thế giới lên tiếng phản đối chính sách ác độc của Bắc Kinh. Tuy nhiên, điều đáng nói hơn cả là cách phản ứng của CLB Arsenal. Thay vì bày tỏ ủng hộ Mesut Özil, Arsenal “lừa bóng” né xa “khung thành” Trung Quốc bằng cách thanh minh thanh nga rằng đó là quan điểm của Mesut Özil chứ Arsenal chẳng dính dáng gì… Vài ngày sau, Jürgen Klopp, huấn luyện viên CLB Liverpool, được đặt một câu hỏi về nhân quyền ở Qatar. Jürgen Klopp – “khôn” hơn Mesut Özil – lập tức nói rằng “câu trả lời nên đến từ những người biết nhiều hơn về nó. Tôi có ảnh hưởng trong bóng đá chứ không phải trong chính trị. Bất cứ điều gì tôi nói cũng chẳng giúp được gì…”.
Cầu thủ Mesut Ozil dưới màu áo CLB Arsenal đá với Chelsea tại ở sân vận động Điểu Sào, Bắc Kinh ngày 22 Tháng Bảy 2017 – trước khi bị Trung Quốc “lên án” (ảnh: David Price/Arsenal FC via Getty Images)
Theo thời gian, hai thập kỷ qua có thể được coi là thời kỳ đỉnh cao của bóng đá chuyên nghiệp, với sự phát triển cực mạnh khi nó len lỏi vào gần như mọi sinh hoạt cũng như mọi thị trường. Bóng đá thường được sử dụng như một công cụ của quyền lực mềm, nhưng nó cũng là một dạng của quyền lực mềm. Giải Ngoại hạng Anh (Premier League) thậm chí được xếp ngang hàng với BBC và Hoàng gia.
____________
Cùng với đó là sự thỏa hiệp chính trị của bóng đá nhà nghề. Các câu lạc bộ lừng lẫy cũng như hệ thống giải đấu của châu Âu – nói theo ngôn ngữ của tiểu thuyết gia đương đại nổi tiếng người Anh Jasper Fforde – đã chấp nhận sự phát triển bên cạnh khối ung thư.
_____________
Những câu lạc bộ nhà nghề và cầu thủ nhà nghề đi khắp nơi thế giới, có thể biết ít nhiều mặt trái của những quốc gia mà họ đặt chân đến nhưng họ chỉ nhắm vào việc kiếm tiền hơn là đặt ra những vấn đề đạo đức và lương tâm. Tất cả họ đều rất tự hào về hiện tượng văn hóa mà họ là một phần. Họ nói về vai trò xã hội của bóng đá, lợi ích phát triển của nó, tiềm năng “thống nhất” và khả năng “xóa bỏ xung đột chính trị” của nó. Tuy nhiên, họ lại lảng tránh chính trị, đặc biệt những “thứ” chính trị có thể làm ảnh hưởng nguồn thu của họ.
Trong thực tế, bóng đá chuyên nghiệp thỏa hiệp vô số lần với chính trị bằng hình thức này hay hình thức khác. Bóng đá chuyên nghiệp được chơi trong sân vận động được xây dựng bởi lao động nô lệ thời hiện đại. Bóng đá chuyên nghiệp rửa tiền cho các cartel ma túy. Bóng đá chuyên nghiệp khúm núm trước những kẻ chuyên quyền nhưng tự bịt mắt để khỏi thấy những trường hợp vi phạm nhân quyền; và cuối cùng, luôn nói rằng, môn thể thao này là… phi chính trị.
Cổ động viên Nga không có cơ hội ủng hộ đội nhà tại World Cup 2022 cũng như UEFA Women’s Euro 2022 (ảnh: Ian MacNicol/Getty Images)
Lịch sử chính trị của túc cầu
Một cách chính xác, lịch sử túc cầu không chỉ là lịch sử những cú ghi bàn thần tốc hay lịch sử những tên tuổi cầu thủ làm vang danh quốc gia họ. Một môn thể thao phổ biến như túc cầu không thể đứng ngoài chính trị. Tại nhiều quốc gia, bóng đá là lá phiếu. Tại Ý chẳng hạn, khó có thể nói Silvio Berlusconi nhờ bóng đá mới lên được ghế Thủ tướng Ý nhưng bóng đá đã ít nhiều đem lại thành công trong sự nghiệp chính trị của ông. Năm 1986, ông trùm thông tin Silvio Berlusconi bắt đầu cai quản Câu lạc bộ AC Milan (thời điểm đó đang tơi tả từ vụ xìcăngđan tài chính năm 1979). Ðến trước năm 1989, AC Milan trở thành một trong những câu lạc bộ mạnh nhất châu Âu.
Trong cùng thời điểm, Berlusconi thành lập đảng Forza Italia (lấy theo tên bài hát bóng đá quen thuộc) và gọi các ứng cử viên đảng mình là Azzurri (Những người áo xanh – tên thân mật của đội tuyển quốc gia Ý). Năm 1994, Berlusconi đắc cử thủ tướng…
Tại Brazil, các chính khách khi tung chiến dịch tranh cử thường mặc áo câu lạc bộ mình yêu thích. Cách đây hai thập niên, tại Cameroon, Tổng thống Paul Biya đã dời cuộc bầu cử Quốc hội vào dịp World Cup 2002 với hy vọng chiến thắng của đội nhà sẽ tạo niềm phấn khích cho dân chúng và cử tri sẽ vui vẻ bỏ phiếu tái bầu cử cho đảng mình… Tại Anh, Thủ tướng Harold Wilson (1964-1970, 1974-1976) từng đổ thừa rằng do đội Anh thua bất ngờ tại World Cup nên ông mới thất bại trong cuộc tổng tuyển cử (1970) vào vài ngày sau…
Năm 1941, khi Thụy Sĩ hạ Ðức 2-1 trong trận đấu vào sinh nhật Adolf Hitler, Paul Joseph Goebbels – cái loa phóng thanh của Ðức quốc xã – đã tức tối nói rằng kết quả trên không phản ánh trung thực khả năng đội Ðức. Năm sau, 1942, khi Ðức bị Thụy Ðiển nện ngay trên sân nhà, Goebbels đã cấm đội tuyển Ðức tham gia ở bất kỳ giải quốc tế nào… Màu sắc chính trị và bóng đá còn có thể thấy tại Trung Ðông. Ngày 9 Tháng Bảy 1996, tại Tripoli (Libya), bạo loạn dữ dội đã nổ ra sau một trận đấu mà trong đó trọng tài do thiên vị đã cho đội bóng của con trai thủ lĩnh Muammar Al-Qaddafi hưởng quả phạt đền. Dân Libya xuống đường rần rần và người ta buộc phải dùng súng chế ngự (kết quả 50 người chết).
Các đội bóng Premier League ngày càng giàu có và quan tâm nhiều hơn đến việc kiếm tiền hơn là dính líu chính trị (ảnh: David Horton – CameraSport via Getty Images)
Ở Iran, cơn sốt bóng đá điên loạn không kém Libya. Năm 1997, khi đội tuyển Iran hạ đội Úc để lọt vào vòng chung kết World Cup 1998, hàng ngàn phụ nữ Iran đã phấn khích ào xuống sân bóng. Vài người trong số họ còn lột cả khăn choàng mặt. Tại khắp góc phố, người ta nhảy múa và thậm chí ôm hôn nhau, bất chấp luật Hồi giáo nghiêm khắc cấm đoán. Mùa Thu 2001, khi Iran tỏ ra có khả năng lọt vào vòng chung kết World Cup 2002, những tiệc mừng ngoài đường phố lại bùng lên.
Với Iran, bóng đá có nhiều ý nghĩa chứ không thuần túy là một môn thể thao (ảnh: Amin M. Jamali/Getty Images)
Ban đầu, không khí chỉ mang màu sắc bóng đá nhưng sau đó “đổi màu” sang chính trị. Tại vài thị trấn, người ta tấn công các ngân hàng nhà nước và trụ sở chính quyền. Họ kêu to: “Tử hình bọn đại giáo sĩ!” và bày tỏ ủng hộ sự trở lại của gia đình cựu hoàng Shah (bị lật đổ từ cuộc Cách mạng Hồi giáo 1979). Hàng ngàn người bị bắt. Cuối cùng, đội tuyển quốc gia Iran bại trận. Dân chúng cho rằng Chính phủ Teheran đã… ép đội nhà phải thua để tránh hỗn loạn…
Xin nhắc lại, tại World Cup 1998 ở Pháp, cảnh sát châu Âu đã phá vỡ âm mưu khủng bố của một nhóm Hồi giáo. Kế hoạch khủng bố được tiết lộ khi bảy tên Algeria bị bắt ở Bỉ vào ngày 3 Tháng Ba 1998. Ngày 26 Tháng Năm, hàng chục ngôi nhà tình nghi bị khám xét và gần 100 người bị bắt. Cuộc tấn công dự kiến xảy ra vào ngày 15 Tháng Sáu 1998, khi đội tuyển Anh gặp Tunisia tại Marseilles; với kế hoạch sau khi tấn công đội Anh, nhóm khủng bố sẽ xông vào khách sạn và “cắt cổ bọn Mỹ”…
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: World Cup Qatar 2022: Argentinien vô địch
Hôm qua đọc thì bảo 16:20 h trở đi zdf đức chiếu khai mạc, giờ đọc lại thì 15:30 h đã có rồi
Giờ coi trận mở đầu vớt vát vậy
Giờ coi trận mở đầu vớt vát vậy
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: World Cup Qatar 2022: Argentinien vô địch
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: World Cup Qatar 2022: Argentinien vô địch
Hôm nay World Cup 2022 khai màn
Việt Bình
20 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ
(Photo by Mohamed Farag/Getty Images)
World Cup là giải đấu bóng đá quốc tế lớn nhất thế giới và là sự kiện thể thao được theo dõi nhiều nhất trên thế giới. Ba mươi hai đội cạnh tranh để giành chức vô địch World Cup bốn năm một lần.
Dĩ nhiên World Cup là dịp hội tụ những tài năng bóng đá hàng đầu thế giới, từ Lionel Messi, Neymar, Kylian Mbappe, Cristiano Ronaldo, Harry Kane, đến Kevin De Bruyne… Với Messi của Argentina (35 tuổi) và Ronaldo của Bồ Đào Nha (37 tuổi), đây có thể là kỳ World Cup cuối cùng của họ.
World Cup đầu tiên ở Trung Đông
Giải đấu sẽ được tổ chức tại Qatar, lần đầu tiên FIFA World Cup được tổ chức tại Trung Đông. Qatar đã đánh bại Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Úc để giành quyền đăng cai trong cuộc bầu chọn năm 2010. Sẽ có 64 trận đấu chính thức tại World Cup 2022.
World Cup mùa đông đầu tiên
Đây là kỳ World Cup đầu tiên được tổ chức trong những tháng mùa đông, nhằm tránh cái nóng khủng khiếp ở Qatar vào mùa hè. Mức cao trung bình vào Tháng Bảy tại Qatar là 106 độ F, trong khi nhiệt độ trung bình vào Tháng Mười Một là 84 độ F và 75 độ F vào Tháng Mười Hai. Toàn bộ sân vận động tại Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 đều có hệ thống điều hòa nhiệt độ.
World Cup tốn kém nhất
Qatar thiếu cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất nên phải xây dựng nhiều thứ từ đầu. Người ta ước tính rằng cơ sở hạ tầng bao gồm sân vận động, khách sạn, đường xá đã tiêu tốn của Qatar hơn $220 tỷ.
Sân vận động Ahmad Bin Ali (ảnh: Mohammed Dabbous/Anadolu Agency via Getty Images)
Sân vận động Al Thumama (ảnh: Hector Vivas – FIFA/FIFA via Getty Images)
Các địa điểm World Cup 2022
Có tám địa điểm khác nhau cho giải đấu ở năm thành phố đăng cai khác nhau. Chúng như sau:
-Sân vận động Lusail Iconic ở Lusail (sức chứa 80,000 chỗ ngồi)
-Sân vận động Al Bayt ở Al Khor (60,000)
-Sân vận động 974 ở Doha (40,000)
-Sân vận động Al Thumama ở Doha (40,000)
-Sân vận động quốc tế Khalifa ở Al Rayyan (45,416)
-Sân vận động Thành phố Giáo dục (Education City Stadium) ở Al Rayyan (45,350)
-Sân vận động Ahmad bin Ali ở Al Rayyan (44,740)
-Sân vận động Al Janoub ở Al Wakrah (40,000)
Rượu có được phục vụ tại World Cup Qatar?
Uống rượu nơi công cộng, cũng như say rượu nơi công cộng, là bất hợp pháp ở Qatar. Bạn có thể đối mặt với án tù sáu tháng hoặc bị phạt tới $850. Các sân vận động sẽ không bán rượu trong các trận đấu, tuy nhiên, có những khu vực chỉ định để người hâm mộ có thể uống rượu và “quậy”.
Quy định đội thay đổi
FIFA đã chuẩn thuận một đội hình gồm 26 người, tăng so với 23 bình thường. Các huấn luyện viên sẽ được phép thực hiện 5 quyền thay người tại World Cup 2022. Trong trường hợp trận đấu loại trực tiếp bước sang hiệp phụ, các đội sẽ được phép thay thêm một cầu thủ dự bị.
Tuyển Pháp – nhà đương kim vô địch (ảnh: Julien Mattia/NurPhoto via Getty Images)
World Cup đã diễn ra được bao lâu và đội nào vô địch nhiều nhất?
Đã có 21 kỳ World Cup nam, với Qatar là kỳ World Cup thứ 22. FIFA đã tổ chức các kỳ World Cup từ năm 1930. Đó là khi Uruguay tổ chức kỳ World Cup đầu tiên và đánh bại Argentina trong trận chung kết với tỷ số 4-2. Hoa Kỳ về thứ ba. World Cup diễn ra bốn năm một lần kể từ năm 1930 ngoại trừ năm 1942 và 1946, bị hủy bỏ do Thế chiến II. Brazil có năm lần vô địch (1958, 1962, 1970, 1994, 2002). Ý và Đức xếp sau, với bốn lần mỗi nước.
Dĩ nhiên không thể không kể đương kim vô địch Pháp. Les Bleus (tuyển áo xanh) đã giành vô địch World Cup 2018 ở Nga, đánh bại Croatia trong trận chung kết. Đó là danh hiệu World Cup thứ hai của họ. Nếu giành chiến thắng một lần nữa, họ sẽ là nhà vô địch hai mùa World Cup liên tiếp sau Brazil (1958, 1962).
Hoa Kỳ từng ôm cúp vô địch World Cup chưa?
Có, nhưng chỉ ở tuyển nữ. Đội tuyển quốc gia nam của Hoa Kỳ chưa bao giờ vô địch World Cup. Đội tuyển quốc gia nữ Hoa Kỳ đã vô địch bốn kỳ World Cup. Tuyển nam Hoa Kỳ chỉ lọt vào bán kết năm 1930 và tứ kết năm 2002.
Hoa Kỳ từng tổ chức World Cup nam lẫn nữ – Giải World Cup nam năm 1994; và Giải World Cup nữ vào năm 1999 và 2003. World Cup (nam) 2026 sẽ được tổ chức ở Mỹ, Mexico và Canada.
USMNT trở lại
Đây là lần đầu tiên đội tuyển quốc gia nam của Hoa Kỳ (USMNT) dự World Cup kể từ World Cup 2014, sau khi không đủ điều kiện dự World Cup 2018. Hoa Kỳ kết thúc vòng loại ở vị trí thứ ba với thành tích 7–4–3, kém hơn Canada và Mexico ba điểm. Lịch thi đấu vòng bảng của tuyển Mỹ tại World Cup 2022: Gặp Wales, 2 giờ chiều ngày 21 Tháng Mười Một (ET); Anh – 2 giờ chiều ngày 25 Tháng Mười Một (ET); Iran – 2 giờ chiều ngày 29 Tháng Mười Một (ET).
al-Rihla – quả bóng Adidas chính thức được dùng tại World Cup 2022 (ảnh: Alexander Hassenstein – FIFA/FIFA via Getty Images)
Những đội nào đến từ Châu Phi?
Cameroon, Ghana, Morocco, Senegal và Tunisia.
Những đội nào từ Châu Á?
Úc, Iran, Nhật Bản, Qatar, Saudi Arabia và Hàn Quốc.
Nga bị cấm
Bốn năm sau khi đăng cai một kỳ World Cup, đội tuyển Nga bị cấm tham dự World Cup 2022, sau khi Vladimir Putin thực hiện cuộc xâm lược Ukraine.
Quả bóng
Quả bóng được sử dụng tại World Cup 2022 là sản phẩm của Adidas. Nó có tên Al Rihla Pro.
Mascot (linh vật) La’eeb của World Cup 2022 (ảnh: Federico Gambarini/picture alliance via Getty Images)
Linh vật
Linh vật của World Cup 2022 là La’eeb.
Bài hát chính thức
Bài hát chính thức World Cup 2022 là “Hayya Hayya”, có nghĩa “Better Together” do Trinidad Cardona, Davido và Aisha thể hiện.
VAR (Video Assistant Referee)
“Trợ lý trọng tài video” sẽ được sử dụng tại World Cup 2022 sau khi được sử dụng vào năm 2018. VAR được dùng để quyết định phạt các pha bóng nguy hiểm cũng như phạt đền và việt vị. Ngoài ra, còn có hệ thống việt vị bán tự động (semi-auto offside system) – công cụ hỗ trợ mới sử dụng 12 camera bên dưới mái sân vận động.
Trọng tài
Stephanie Frappart từ Pháp, Salima Mukansanga từ Rwanda và Yoshimi Yamashita từ Nhật Bản là những nữ trọng tài đầu tiên tại một kỳ World Cup nam.
Yoshimi Yamashita, một trong những nữ trọng tài lần đầu tiên có mặt tại một kỳ World Cup nam (ảnh: Masashi Hara/Getty Images)
Đội nào “mất tích”?
World Cup 2022 sẽ vắng mặt Ý. Họ đã thất bại thảm hại trong hai kỳ World Cup gần nhất. Họ lại thảm bại trước North Macedonia trên sân nhà vào Tháng Ba khi giành vé đến Qatar.
Tỷ lệ cá cược dành cho đội nào?
Theo Caesars Sportsbook, Brazil có tỷ lệ cược tốt nhất để vô địch World Cup, với +450, trong khi Pháp đứng thứ hai với +550. Anh đang ở mức +700, trong khi Argentina cũng ở mức +700. Có lý do để hy vọng cho Argentina. Tuyển Argentina giờ đây có nhiều gương mặt trẻ. Họ không thua trận nào kể từ trận chung kết Copa America 2019 (33 trận bất bại!). Gương mặt đáng sợ nữa là Bồ Đào Nha. Tuyển nước này đã được nạp đạn. Sáu năm kể từ khi vô địch Euro 2016, tuyển Bồ Đào Nha không chỉ có Cristiano Ronaldo. Với Joao Cancelo, Bernardo Silva, Rafael Leao, Diogo Jota, v.v., họ có nhiều hỏa lực có thể oanh tạc khốc liệt khung thành đối phương.
Đội tuyển Brazil là quốc gia duy nhất đủ điều kiện tham dự mọi kỳ World Cup. Brazil, Argentina, Anh, Bỉ, Pháp, Thụy Sĩ, Serbia và Maroc đều kết thúc vòng loại World Cup với thành tích bất bại.
Harry Kane (trái), cầu thủ đang được kỳ vọng có thể giành Chiếc giày vàng World Cup 2022 (ảnh: Tottenham Hotspur FC/Tottenham Hotspur FC via Getty Images)
Heung-Min Son (Hàn Quốc) – một trong những cầu thủ trẻ được đánh giá cao trong làng bóng đá thế giới hiện nay (ảnh: Jon Super – Pool/Getty Images)
Tỷ lệ cược tốt nhất giành Chiếc giày vàng
Theo Caesars Sportsbook, Harry Kane của Anh là một trong những cầu thủ được yêu thích nhất và có thể giành Chiếc giày vàng với điểm số +800. Kylian Mbappe của Pháp đứng thứ hai với +900, đồng đội của anh là Karim Benzema với +1000. Cả Messi và Ronaldo đều ở mức +1400. Tuy nhiên, cần nói thêm, Heung-Min Son của Hàn Quốc cũng là cầu thủ đáng xem. Không chỉ là cầu thủ xuất sắc nhất châu Á, Heung-Min Son là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất thế giới hiện nay. Tiền đạo Heung-Min Son (đá cho CLB Tottenham của Anh) hiện sung mãn và được đánh giá đang trên đường trở thành một huyền thoại.
Việt Bình
20 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ
(Photo by Mohamed Farag/Getty Images)
World Cup là giải đấu bóng đá quốc tế lớn nhất thế giới và là sự kiện thể thao được theo dõi nhiều nhất trên thế giới. Ba mươi hai đội cạnh tranh để giành chức vô địch World Cup bốn năm một lần.
Dĩ nhiên World Cup là dịp hội tụ những tài năng bóng đá hàng đầu thế giới, từ Lionel Messi, Neymar, Kylian Mbappe, Cristiano Ronaldo, Harry Kane, đến Kevin De Bruyne… Với Messi của Argentina (35 tuổi) và Ronaldo của Bồ Đào Nha (37 tuổi), đây có thể là kỳ World Cup cuối cùng của họ.
World Cup đầu tiên ở Trung Đông
Giải đấu sẽ được tổ chức tại Qatar, lần đầu tiên FIFA World Cup được tổ chức tại Trung Đông. Qatar đã đánh bại Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Úc để giành quyền đăng cai trong cuộc bầu chọn năm 2010. Sẽ có 64 trận đấu chính thức tại World Cup 2022.
World Cup mùa đông đầu tiên
Đây là kỳ World Cup đầu tiên được tổ chức trong những tháng mùa đông, nhằm tránh cái nóng khủng khiếp ở Qatar vào mùa hè. Mức cao trung bình vào Tháng Bảy tại Qatar là 106 độ F, trong khi nhiệt độ trung bình vào Tháng Mười Một là 84 độ F và 75 độ F vào Tháng Mười Hai. Toàn bộ sân vận động tại Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 đều có hệ thống điều hòa nhiệt độ.
World Cup tốn kém nhất
Qatar thiếu cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất nên phải xây dựng nhiều thứ từ đầu. Người ta ước tính rằng cơ sở hạ tầng bao gồm sân vận động, khách sạn, đường xá đã tiêu tốn của Qatar hơn $220 tỷ.
Sân vận động Ahmad Bin Ali (ảnh: Mohammed Dabbous/Anadolu Agency via Getty Images)
Sân vận động Al Thumama (ảnh: Hector Vivas – FIFA/FIFA via Getty Images)
Các địa điểm World Cup 2022
Có tám địa điểm khác nhau cho giải đấu ở năm thành phố đăng cai khác nhau. Chúng như sau:
-Sân vận động Lusail Iconic ở Lusail (sức chứa 80,000 chỗ ngồi)
-Sân vận động Al Bayt ở Al Khor (60,000)
-Sân vận động 974 ở Doha (40,000)
-Sân vận động Al Thumama ở Doha (40,000)
-Sân vận động quốc tế Khalifa ở Al Rayyan (45,416)
-Sân vận động Thành phố Giáo dục (Education City Stadium) ở Al Rayyan (45,350)
-Sân vận động Ahmad bin Ali ở Al Rayyan (44,740)
-Sân vận động Al Janoub ở Al Wakrah (40,000)
Rượu có được phục vụ tại World Cup Qatar?
Uống rượu nơi công cộng, cũng như say rượu nơi công cộng, là bất hợp pháp ở Qatar. Bạn có thể đối mặt với án tù sáu tháng hoặc bị phạt tới $850. Các sân vận động sẽ không bán rượu trong các trận đấu, tuy nhiên, có những khu vực chỉ định để người hâm mộ có thể uống rượu và “quậy”.
Quy định đội thay đổi
FIFA đã chuẩn thuận một đội hình gồm 26 người, tăng so với 23 bình thường. Các huấn luyện viên sẽ được phép thực hiện 5 quyền thay người tại World Cup 2022. Trong trường hợp trận đấu loại trực tiếp bước sang hiệp phụ, các đội sẽ được phép thay thêm một cầu thủ dự bị.
Tuyển Pháp – nhà đương kim vô địch (ảnh: Julien Mattia/NurPhoto via Getty Images)
World Cup đã diễn ra được bao lâu và đội nào vô địch nhiều nhất?
Đã có 21 kỳ World Cup nam, với Qatar là kỳ World Cup thứ 22. FIFA đã tổ chức các kỳ World Cup từ năm 1930. Đó là khi Uruguay tổ chức kỳ World Cup đầu tiên và đánh bại Argentina trong trận chung kết với tỷ số 4-2. Hoa Kỳ về thứ ba. World Cup diễn ra bốn năm một lần kể từ năm 1930 ngoại trừ năm 1942 và 1946, bị hủy bỏ do Thế chiến II. Brazil có năm lần vô địch (1958, 1962, 1970, 1994, 2002). Ý và Đức xếp sau, với bốn lần mỗi nước.
Dĩ nhiên không thể không kể đương kim vô địch Pháp. Les Bleus (tuyển áo xanh) đã giành vô địch World Cup 2018 ở Nga, đánh bại Croatia trong trận chung kết. Đó là danh hiệu World Cup thứ hai của họ. Nếu giành chiến thắng một lần nữa, họ sẽ là nhà vô địch hai mùa World Cup liên tiếp sau Brazil (1958, 1962).
Hoa Kỳ từng ôm cúp vô địch World Cup chưa?
Có, nhưng chỉ ở tuyển nữ. Đội tuyển quốc gia nam của Hoa Kỳ chưa bao giờ vô địch World Cup. Đội tuyển quốc gia nữ Hoa Kỳ đã vô địch bốn kỳ World Cup. Tuyển nam Hoa Kỳ chỉ lọt vào bán kết năm 1930 và tứ kết năm 2002.
Hoa Kỳ từng tổ chức World Cup nam lẫn nữ – Giải World Cup nam năm 1994; và Giải World Cup nữ vào năm 1999 và 2003. World Cup (nam) 2026 sẽ được tổ chức ở Mỹ, Mexico và Canada.
USMNT trở lại
Đây là lần đầu tiên đội tuyển quốc gia nam của Hoa Kỳ (USMNT) dự World Cup kể từ World Cup 2014, sau khi không đủ điều kiện dự World Cup 2018. Hoa Kỳ kết thúc vòng loại ở vị trí thứ ba với thành tích 7–4–3, kém hơn Canada và Mexico ba điểm. Lịch thi đấu vòng bảng của tuyển Mỹ tại World Cup 2022: Gặp Wales, 2 giờ chiều ngày 21 Tháng Mười Một (ET); Anh – 2 giờ chiều ngày 25 Tháng Mười Một (ET); Iran – 2 giờ chiều ngày 29 Tháng Mười Một (ET).
al-Rihla – quả bóng Adidas chính thức được dùng tại World Cup 2022 (ảnh: Alexander Hassenstein – FIFA/FIFA via Getty Images)
Những đội nào đến từ Châu Phi?
Cameroon, Ghana, Morocco, Senegal và Tunisia.
Những đội nào từ Châu Á?
Úc, Iran, Nhật Bản, Qatar, Saudi Arabia và Hàn Quốc.
Nga bị cấm
Bốn năm sau khi đăng cai một kỳ World Cup, đội tuyển Nga bị cấm tham dự World Cup 2022, sau khi Vladimir Putin thực hiện cuộc xâm lược Ukraine.
Quả bóng
Quả bóng được sử dụng tại World Cup 2022 là sản phẩm của Adidas. Nó có tên Al Rihla Pro.
Mascot (linh vật) La’eeb của World Cup 2022 (ảnh: Federico Gambarini/picture alliance via Getty Images)
Linh vật
Linh vật của World Cup 2022 là La’eeb.
Bài hát chính thức
Bài hát chính thức World Cup 2022 là “Hayya Hayya”, có nghĩa “Better Together” do Trinidad Cardona, Davido và Aisha thể hiện.
VAR (Video Assistant Referee)
“Trợ lý trọng tài video” sẽ được sử dụng tại World Cup 2022 sau khi được sử dụng vào năm 2018. VAR được dùng để quyết định phạt các pha bóng nguy hiểm cũng như phạt đền và việt vị. Ngoài ra, còn có hệ thống việt vị bán tự động (semi-auto offside system) – công cụ hỗ trợ mới sử dụng 12 camera bên dưới mái sân vận động.
Trọng tài
Stephanie Frappart từ Pháp, Salima Mukansanga từ Rwanda và Yoshimi Yamashita từ Nhật Bản là những nữ trọng tài đầu tiên tại một kỳ World Cup nam.
Yoshimi Yamashita, một trong những nữ trọng tài lần đầu tiên có mặt tại một kỳ World Cup nam (ảnh: Masashi Hara/Getty Images)
Đội nào “mất tích”?
World Cup 2022 sẽ vắng mặt Ý. Họ đã thất bại thảm hại trong hai kỳ World Cup gần nhất. Họ lại thảm bại trước North Macedonia trên sân nhà vào Tháng Ba khi giành vé đến Qatar.
Tỷ lệ cá cược dành cho đội nào?
Theo Caesars Sportsbook, Brazil có tỷ lệ cược tốt nhất để vô địch World Cup, với +450, trong khi Pháp đứng thứ hai với +550. Anh đang ở mức +700, trong khi Argentina cũng ở mức +700. Có lý do để hy vọng cho Argentina. Tuyển Argentina giờ đây có nhiều gương mặt trẻ. Họ không thua trận nào kể từ trận chung kết Copa America 2019 (33 trận bất bại!). Gương mặt đáng sợ nữa là Bồ Đào Nha. Tuyển nước này đã được nạp đạn. Sáu năm kể từ khi vô địch Euro 2016, tuyển Bồ Đào Nha không chỉ có Cristiano Ronaldo. Với Joao Cancelo, Bernardo Silva, Rafael Leao, Diogo Jota, v.v., họ có nhiều hỏa lực có thể oanh tạc khốc liệt khung thành đối phương.
Đội tuyển Brazil là quốc gia duy nhất đủ điều kiện tham dự mọi kỳ World Cup. Brazil, Argentina, Anh, Bỉ, Pháp, Thụy Sĩ, Serbia và Maroc đều kết thúc vòng loại World Cup với thành tích bất bại.
Harry Kane (trái), cầu thủ đang được kỳ vọng có thể giành Chiếc giày vàng World Cup 2022 (ảnh: Tottenham Hotspur FC/Tottenham Hotspur FC via Getty Images)
Heung-Min Son (Hàn Quốc) – một trong những cầu thủ trẻ được đánh giá cao trong làng bóng đá thế giới hiện nay (ảnh: Jon Super – Pool/Getty Images)
Tỷ lệ cược tốt nhất giành Chiếc giày vàng
Theo Caesars Sportsbook, Harry Kane của Anh là một trong những cầu thủ được yêu thích nhất và có thể giành Chiếc giày vàng với điểm số +800. Kylian Mbappe của Pháp đứng thứ hai với +900, đồng đội của anh là Karim Benzema với +1000. Cả Messi và Ronaldo đều ở mức +1400. Tuy nhiên, cần nói thêm, Heung-Min Son của Hàn Quốc cũng là cầu thủ đáng xem. Không chỉ là cầu thủ xuất sắc nhất châu Á, Heung-Min Son là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất thế giới hiện nay. Tiền đạo Heung-Min Son (đá cho CLB Tottenham của Anh) hiện sung mãn và được đánh giá đang trên đường trở thành một huyền thoại.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: World Cup Qatar 2022: Argentinien vô địch
Hôm nay đội Mỹ ra sân, “Only Forward”!
Việt Bình
21 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Đội tuyển quốc gia Hoa Kỳ (ảnh: John Dorton/ISI Photos/Getty Images)
Nằm trong Bảng B (Anh, Mỹ, Iran và Wales), lúc 2pm (ET) ngày 21 Tháng Mười Một 2022, đội Mỹ ra sân với trận đầu tiên tại World Cup 2022, gặp tuyển Wales. Chưa bao giờ đội tuyển nam bóng đá Mỹ (United States men’s national soccer team – USMNST) có một đội hình đẹp và sung sức như vậy…
Với độ tuổi trung bình 25 tuổi 214 ngày, USMNST là đội trẻ nhất trong 32 đội dự World Cup 2022 (nếu không kể Ghana, với độ tuổi trung bình 25 năm 108 ngày). USMNST là đội World Cup Gen Z đầu tiên của Mỹ. “Một trong số họ thậm chí không biết (ca sĩ lừng danh) Prince là ai,” tiền vệ Kellyn Acosta, 27 tuổi, một trong những cầu thủ khá lớn tuổi trong đội, nói về những đồng đội trẻ trong “USA Team”.
Không chỉ trẻ, USMNST năm nay có một đội hình mạnh nhất lịch sử túc cầu Mỹ. Chưa bao giờ đội tuyển quốc gia Hoa Kỳ tập hợp nhiều chân sút thượng thặng thi đấu cho các đội hàng đầu ở các giải hay nhất thế giới. Cặp giò của họ nhảy múa trên các sân Anh, Đức, Pháp và Ý.
Brenden Aaronson (hiện đá cho Leeds United) – ảnh: Visionhaus/Getty Images
“Chúng tôi coi tuổi trẻ của mình là một lợi thế,” hậu vệ Walker Zimmerman, người chào sân World Cup ở tuổi 29, cho biết. “Chúng tôi biết rằng mình có năng lượng, cường độ tấn công và khả năng gây khó khăn cho các đối thủ.” Christian Pulisic, đội trưởng và cầu thủ xuất sắc nhất của đội, sinh ngày 18 Tháng Chín 1998, ngày phim “Rush Hour” ra rạp.
Tiền đạo Jesus Ferreira sinh ngày 24 Tháng Mười Hai 2000, khi ca khúc “Independent Women Part I” của nhóm Destiny Child lọt vào danh sách bài hát số 1 tại Mỹ. Tiền đạo Gio Reyna sinh ngày 13 Tháng Mười Một 2002, năm tháng sau khi đội tuyển quốc gia Hoa Kỳ do cha anh, ông Claudio làm đội trưởng, bị Đức loại ở tứ kết World Cup tại Hàn Quốc. “(Lúc đó) Tôi ở trong bụng mẹ,” Reyna nói về trận đấu kết thúc với tỉ số 0-1 trước Đức mà cha anh tham gia.
Giovanni Reyna (ảnh: Brad Smith/ISI Photos/Getty Images)
Gio Reyna, người vừa tròn 20 tuổi vào ngày 13 Tháng Mười Một 2022, cùng hậu vệ Joe Scally và tiền vệ Yunus Musah (đều 19 tuổi) là ba cầu thủ… chưa đủ tuổi mua đồ uống có cồn hợp pháp ở Mỹ. Tuy nhiên, như đã nói, dù trẻ nhưng họ đầy kinh nghiệm chinh chiến.
Nhiều người trong số họ, trong đó có danh thủ Brenden Aaronson, 22 tuổi, đã chuyển sang thi đấu chuyên nghiệp khi còn là thiếu niên, và hiện chơi ở các sân túc cầu đỉnh cao như Giải Ngoại hạng Anh (Premier League) hoặc các giải đấu cấp châu lục như Champions League (tức UEFA Champions League, Giải Bóng đá Vô địch các Câu lạc bộ châu Âu; còn được dân hâm mộ bằng cái tên quen thuộc “Cúp C1 châu Âu”). Một cách chính xác, có đến 10 cầu thủ Mỹ có tên trong danh sách Champions League mùa này.
Jesus Ferreira (ảnh: Omar Vega/Getty Images)
Hậu vệ DeAndre Yedlin, 29 tuổi, cho biết: “Vài người trong số họ thậm chí còn chưa được sinh ra khi sự kiện 11/9 xảy ra”. Yedlin, một cựu binh của World Cup 2014 tổ chức ở Brazil, là cầu thủ duy nhất trong đội hình USMNST hiện tại có kinh nghiệm World Cup. Những năm gần đây, USMNST đã được quyết liệt thay máu, với khẩu hiệu “Only Forward”.
Điều đáng nói nhất khi đề cập USMNST là tinh thần đoàn kết của họ. Đây là điều mà gần như tất cả bài báo về USMNST thời gian gần đây đều nhắc đến. Tiền vệ Weston McKennie, 24 tuổi, cho biết: “Sức mạnh lớn nhất của chúng tôi là sự ăn ý, tình anh em mà chúng tôi gắn bó với nhau. Chúng tôi biết nhau từ rất lâu. Chúng tôi luôn chơi với nhau khi lớn lên. Một số người trong bọn chúng tôi thậm chí từng sống cùng nhau.”
Yunus Musah, trái (ảnh: Francisco Macia/Quality Sport Images/Getty Images)
Thông thường, các đội tuyển dự World Cup luôn có những cầu thủ trẻ nhưng họ được xếp ngồi ghế dự bị. Các huấn luyện viên thường có khuynh hướng tung ra sân những chân sút kinh nghiệm. Theo thống kê, các đội có đội hình xuất phát trẻ thường không tiến sâu vào các vòng trong trong lịch sử World Cup. Theo công ty dữ liệu Gracenote thuộc Nielsen, hầu hết trong 44 đội từng chơi trong một trận chung kết World Cup có đội hình 11 người với độ tuổi trung bình ít nhất 26. Ngoại lệ duy nhất là Argentina năm 1930 (24 năm 116 ngày), Tây Đức năm 1966 (25 năm 176 ngày) và Argentina năm 1978 (25 năm 254 ngày).
DeAndre Yedlin, phải (ảnh: Mauricio Salas/Jam Media/Getty Images)
Nói cách khác, nhiều người tin rằng tuổi trẻ khó có thể làm nên thành tích cao tại World Cup. USMNST, dù tự tin, cũng khiêm tốn ý thức rằng sức trẻ không phải là vũ khí duy nhất giúp họ thành công. Sau khi USMNST bị Nhật Bản hạ gục với tỷ số 2-0 trong một trận đấu giao hữu vào Tháng Chín 2022, Tyler Adams, 23 tuổi, cho rằng họ cần phải học nhiều hơn. Nhật đã gây rối loạn hàng ngũ đội Mỹ với chiến thuật gây áp lực cực kỳ cao và đội Mỹ chưa đủ dày dạn và tỉnh táo để điều chỉnh.
Sự thiếu kinh nghiệm World Cup của USMNST khiến không ít người lo ngại rằng liệu tuyển Mỹ năm nay đủ “ngon lành” để chinh chiến tại một đấu trường khốc liệt như World Cup hay không. Với các cầu thủ USMNST, họ nói rằng họ không có thời gian để hoang mang. Với họ, vấn đề là có thể để lại dấu ấn và hướng tới mục tiêu của mình, thay đổi cách thế giới nhìn nhận bóng đá Mỹ, và họ tin rằng đã đến lúc để làm điều này.
Việt Bình
21 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Đội tuyển quốc gia Hoa Kỳ (ảnh: John Dorton/ISI Photos/Getty Images)
Nằm trong Bảng B (Anh, Mỹ, Iran và Wales), lúc 2pm (ET) ngày 21 Tháng Mười Một 2022, đội Mỹ ra sân với trận đầu tiên tại World Cup 2022, gặp tuyển Wales. Chưa bao giờ đội tuyển nam bóng đá Mỹ (United States men’s national soccer team – USMNST) có một đội hình đẹp và sung sức như vậy…
Với độ tuổi trung bình 25 tuổi 214 ngày, USMNST là đội trẻ nhất trong 32 đội dự World Cup 2022 (nếu không kể Ghana, với độ tuổi trung bình 25 năm 108 ngày). USMNST là đội World Cup Gen Z đầu tiên của Mỹ. “Một trong số họ thậm chí không biết (ca sĩ lừng danh) Prince là ai,” tiền vệ Kellyn Acosta, 27 tuổi, một trong những cầu thủ khá lớn tuổi trong đội, nói về những đồng đội trẻ trong “USA Team”.
Không chỉ trẻ, USMNST năm nay có một đội hình mạnh nhất lịch sử túc cầu Mỹ. Chưa bao giờ đội tuyển quốc gia Hoa Kỳ tập hợp nhiều chân sút thượng thặng thi đấu cho các đội hàng đầu ở các giải hay nhất thế giới. Cặp giò của họ nhảy múa trên các sân Anh, Đức, Pháp và Ý.
Brenden Aaronson (hiện đá cho Leeds United) – ảnh: Visionhaus/Getty Images
“Chúng tôi coi tuổi trẻ của mình là một lợi thế,” hậu vệ Walker Zimmerman, người chào sân World Cup ở tuổi 29, cho biết. “Chúng tôi biết rằng mình có năng lượng, cường độ tấn công và khả năng gây khó khăn cho các đối thủ.” Christian Pulisic, đội trưởng và cầu thủ xuất sắc nhất của đội, sinh ngày 18 Tháng Chín 1998, ngày phim “Rush Hour” ra rạp.
Tiền đạo Jesus Ferreira sinh ngày 24 Tháng Mười Hai 2000, khi ca khúc “Independent Women Part I” của nhóm Destiny Child lọt vào danh sách bài hát số 1 tại Mỹ. Tiền đạo Gio Reyna sinh ngày 13 Tháng Mười Một 2002, năm tháng sau khi đội tuyển quốc gia Hoa Kỳ do cha anh, ông Claudio làm đội trưởng, bị Đức loại ở tứ kết World Cup tại Hàn Quốc. “(Lúc đó) Tôi ở trong bụng mẹ,” Reyna nói về trận đấu kết thúc với tỉ số 0-1 trước Đức mà cha anh tham gia.
Giovanni Reyna (ảnh: Brad Smith/ISI Photos/Getty Images)
Gio Reyna, người vừa tròn 20 tuổi vào ngày 13 Tháng Mười Một 2022, cùng hậu vệ Joe Scally và tiền vệ Yunus Musah (đều 19 tuổi) là ba cầu thủ… chưa đủ tuổi mua đồ uống có cồn hợp pháp ở Mỹ. Tuy nhiên, như đã nói, dù trẻ nhưng họ đầy kinh nghiệm chinh chiến.
Nhiều người trong số họ, trong đó có danh thủ Brenden Aaronson, 22 tuổi, đã chuyển sang thi đấu chuyên nghiệp khi còn là thiếu niên, và hiện chơi ở các sân túc cầu đỉnh cao như Giải Ngoại hạng Anh (Premier League) hoặc các giải đấu cấp châu lục như Champions League (tức UEFA Champions League, Giải Bóng đá Vô địch các Câu lạc bộ châu Âu; còn được dân hâm mộ bằng cái tên quen thuộc “Cúp C1 châu Âu”). Một cách chính xác, có đến 10 cầu thủ Mỹ có tên trong danh sách Champions League mùa này.
Jesus Ferreira (ảnh: Omar Vega/Getty Images)
Hậu vệ DeAndre Yedlin, 29 tuổi, cho biết: “Vài người trong số họ thậm chí còn chưa được sinh ra khi sự kiện 11/9 xảy ra”. Yedlin, một cựu binh của World Cup 2014 tổ chức ở Brazil, là cầu thủ duy nhất trong đội hình USMNST hiện tại có kinh nghiệm World Cup. Những năm gần đây, USMNST đã được quyết liệt thay máu, với khẩu hiệu “Only Forward”.
Điều đáng nói nhất khi đề cập USMNST là tinh thần đoàn kết của họ. Đây là điều mà gần như tất cả bài báo về USMNST thời gian gần đây đều nhắc đến. Tiền vệ Weston McKennie, 24 tuổi, cho biết: “Sức mạnh lớn nhất của chúng tôi là sự ăn ý, tình anh em mà chúng tôi gắn bó với nhau. Chúng tôi biết nhau từ rất lâu. Chúng tôi luôn chơi với nhau khi lớn lên. Một số người trong bọn chúng tôi thậm chí từng sống cùng nhau.”
Yunus Musah, trái (ảnh: Francisco Macia/Quality Sport Images/Getty Images)
Thông thường, các đội tuyển dự World Cup luôn có những cầu thủ trẻ nhưng họ được xếp ngồi ghế dự bị. Các huấn luyện viên thường có khuynh hướng tung ra sân những chân sút kinh nghiệm. Theo thống kê, các đội có đội hình xuất phát trẻ thường không tiến sâu vào các vòng trong trong lịch sử World Cup. Theo công ty dữ liệu Gracenote thuộc Nielsen, hầu hết trong 44 đội từng chơi trong một trận chung kết World Cup có đội hình 11 người với độ tuổi trung bình ít nhất 26. Ngoại lệ duy nhất là Argentina năm 1930 (24 năm 116 ngày), Tây Đức năm 1966 (25 năm 176 ngày) và Argentina năm 1978 (25 năm 254 ngày).
DeAndre Yedlin, phải (ảnh: Mauricio Salas/Jam Media/Getty Images)
Nói cách khác, nhiều người tin rằng tuổi trẻ khó có thể làm nên thành tích cao tại World Cup. USMNST, dù tự tin, cũng khiêm tốn ý thức rằng sức trẻ không phải là vũ khí duy nhất giúp họ thành công. Sau khi USMNST bị Nhật Bản hạ gục với tỷ số 2-0 trong một trận đấu giao hữu vào Tháng Chín 2022, Tyler Adams, 23 tuổi, cho rằng họ cần phải học nhiều hơn. Nhật đã gây rối loạn hàng ngũ đội Mỹ với chiến thuật gây áp lực cực kỳ cao và đội Mỹ chưa đủ dày dạn và tỉnh táo để điều chỉnh.
Sự thiếu kinh nghiệm World Cup của USMNST khiến không ít người lo ngại rằng liệu tuyển Mỹ năm nay đủ “ngon lành” để chinh chiến tại một đấu trường khốc liệt như World Cup hay không. Với các cầu thủ USMNST, họ nói rằng họ không có thời gian để hoang mang. Với họ, vấn đề là có thể để lại dấu ấn và hướng tới mục tiêu của mình, thay đổi cách thế giới nhìn nhận bóng đá Mỹ, và họ tin rằng đã đến lúc để làm điều này.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: World Cup Qatar 2022: Argentinien vô địch
Chỉ túc cầu mới có thể “cứu rỗi” Argentina!
Lê Tây Sơn
21 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Cổ động viên Argentina tại Doha, Qatar (ảnh: Francois Nel/Getty Images)
Cứ bốn năm lại có một tháng Argentina sống trong “cơn sốt quốc gia” bao trùm và sự chia rẽ chính trị tan biến khi thành phố Buenos Aires khoác lên mình màu áo quốc gia. Khi đội tuyển quốc gia ra sân, đường phố vắng tanh, các cửa hàng đóng cửa và các nhà máy ngưng làm việc. Học sinh và giáo viên quây quần bên màn ảnh truyền hình. Bộ trưởng Bộ Giáo dục Jaime Perczyk nói với The Washington Post: “Nếu trận đấu đúng vào giờ học, các trường học phải phát sóng nó. Nếu không, toàn bộ học sinh sẽ ra về!
Với người Argentina, bóng đá là tất cả! (ảnh: Clive Mason/Getty Images)
Soccermania
Đó là một ngày thi đấu bình thường tại câu lạc bộ bóng đá nhỏ Abanderado Grandoli của tầng lớp lao động ở thành phố Rosario lớn thứ ba Argentina. Các gia đình địa phương đóng $1 mỗi tháng để những đứa con trai 4 tuổi của họ được tham gia trận bóng mỗi bên bảy người. Đây là bước đầu tiên mà họ hy vọng con mình sẽ tiến sâu vào sự nghiệp bóng đá chuyên nghiệp, một nỗi ám ảnh của quốc gia Nam Mỹ này.
Trong phòng thay đồ nhỏ có treo một tấm áp phích của một đứa trẻ đã từng ở câu lạc bộ cách nay ba thập niên để làm nguồn cảm hứng cho những cậu bé có ước mơ lớn. Đó là danh thủ bóng đá Lionel Messi. “Nhìn Messi thi đấu ở độ tuổi đó không ai có thể quên được – Chủ tịch câu lạc bộ David Treves, hiện 45 tuổi, nói – Làm sao quên được khi cậu ta từ một đứa trẻ 4 tuổi nhỏ bé, nhút nhát nay đang làm những gì mà cả thế giới thích thú chứng kiến. Messi nhận bóng từ thủ môn và rê bóng qua cầu thủ đối phương cho đến khi ghi bàn. Thật tuyệt vời, rất tuyệt vời!” – dẫn lại từ The Washington Post.
Lionel Messi (ảnh: Glenn Gervot/Icon Sportswire via Getty Images)
Giờ đây, người hâm mộ Argentina đang mong chờ cơ hội cuối cùng để Messi, 35 tuổi, một trong những cầu thủ vĩ đại nhất lịch sử bóng đá thế giới trở thành cầu thủ đoạt chiếc cup vô địch đầu tiên trong giải đấu World Cup cuối cùng của anh. Argentina bắt đầu trận đấu vòng bảng với Ả-rập Saudi vào thứ Ba 22 Tháng Mười Một.
Đối với người dân Argentina, trận khai màn lẽ ra phải đến sớm hơn để giải nhiệt cho một quốc gia 46 triệu dân đang bị tấn công bởi nhiều tin xấu: Lạm phát ước tính 100%, một vụ ám sát vào Tháng Chín nhằm vào Phó Tổng thống Cristina Fernández de Kirchner và sự cần thiết phải cơ cấu lại gói cứu trợ lớn nhất thế giới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để tránh vỡ nợ (de Kirchner, cũng là một cựu tổng thống đang bị dính vào các vụ kiện tham nhũng kéo dài).
Lionel Messi được xem như “Chúa” (ảnh: Clive Rose/Getty Images)
Các cuộc khảo sát những người Argentina bình thường cho thấy cảm giác bi quan là “đáng kinh ngạc”. Theo số liệu mới nhất từ Caesars Sportsbook, giới cá cược đặt tỷ lệ cược 11-2 là đội Albiceleste (biệt danh của đội tuyển quốc gia, sự kết hợp giữa màu cờ trắng và xanh da trời với màu áo thi đấu) sẽ thắng World Cup. Tỷ lệ cá cược chỉ đứng sau người hàng xóm và đối thủ không đội trời chung Brazil. Nhiều người Argentina kỳ vọng World Cup là cơ hội để phục hồi sức sống tại một đất nước đang chán nản và tràn ngập cảm giác thất bại. Đó cũng là cơ hội chiến thắng một lần và đạt được sự công nhận trên toàn cầu về trình độ tuyệt hảo của môn bóng đá thay vì thế giới chỉ biết về số tiền quốc gia này còn nợ.
Bóng đá là một phần của văn hóa Argentina. Cristian Pereyra, 48 tuổi, làm việc trong một nhà máy sản xuất bộ phận giảm xóc và giảm chấn cho biết ban giám đốc chuẩn bị sẵn một chiếc TV để 500 nhân viên không bỏ lỡ trận đấu nào. “Khi đội Argentina ra sân, mọi hoạt động của nhà máy đều dừng lại. Một số không thích bóng đá, nhưng vẫn phải hoà vào”. Hội chứng bóng đá (Soccermania) đến từ đầu năm nay đến nỗi chính phủ phải “can thiệp” để sản xuất các bức tượng nhỏ, những miếng dán được người già và trẻ em sưu tầm.
Từ Maradona đến Messi
Huấn luyện viên Marcos Almada của câu lạc bộ Grandoli nói Messi rất được tôn sùng từ khi còn nhỏ, thậm chí được gọi là “Diego Maradona mới”. Maradona đã dẫn dắt Argentina đến chức vô địch World Cup lần thứ hai và sau đó vượt qua Đức vào năm 1986. Cùng với Pelé của Brazil, Messi được FIFA vinh danh là “Cầu thủ của thế kỷ 20”.
Tại Club Servando Bayo, một câu lạc bộ nhỏ ở Rosario, một nhóm khoảng 150 người tập trung vào đêm 30 Tháng Mười 2022 mừng sinh nhật Maradona. Đối với các tín đồ của Church of Maradona (“Giáo phái Maradona”), đây là năm 62 A.D (After Diego) chứ không phải 2022! Năm 1998, một chục năm sau khi bàn thắng khét tiếng “Bàn tay của Chúa” của Maradona giúp mang chiếc Cúp vô địch về nhà, một nhóm người cuồng tín đã quyết định tôn thờ thần tượng của họ vĩnh viễn. Họ đưa ra “Mười Điều Răn”, trong đó có những điều như “Bạn phải yêu bóng đá hơn tất cả mọi thứ; Bạn phải tuyên bố tình yêu vô điều kiện dành cho Diego” và nhiều nữa… Thậm chí có cả kinh sách, thơ ca và nghi thức rửa tội mô phỏng bàn thắng bằng tay đưa Argentina vượt lên dẫn 1-0 trước Anh ở tứ kết năm 1986!
Maradona bất tử với người Argentina (ảnh: Gustavo Garello/Jam Media/Getty Images)
Kể từ khi người hùng của họ qua đời vào năm 2020, “giáo phái” tiếp tục phát triển. Hernán Amez, một thành viên sáng lập “giáo phái” cho biết: “Không có Diego, tình yêu của chúng tôi dành cho ông càng sâu đậm hơn. Vào lễ Giáng sinh, chúng tôi trưng bày những bức tranh về những bàn thắng lớn nhất của ông và phát những đoạn video nổi bật trong sự nghiệp của ông”.
Messi là ngôi sao xuất sắc ở châu Âu, nơi anh đã chơi cho Barcelona và Paris Saint-Germain, đồng thời giành được 11 chức vô địch câu lạc bộ và bốn chức vô địch UEFA Champions League. Messi cũng bảy lần (gần đây nhất là năm 2021) giành được Ballon d’Or (Quả bóng vàng, được trao mỗi năm cho cầu thủ bóng đá nam xuất sắc nhất thế giới).
Tuy nhiên, phần lớn danh hiệu quốc gia lại lảng tránh anh! Dù đã giành huy chương vàng Olympic cùng tuyển Argentina tại Bắc Kinh năm 2008, Argentina lại để thua Đức trong trận chung kết World Cup 2014 và thua chung kết Copa América ba lần. Dù vậy, tại World Cup năm nay, hy vọng Argentina mang về chiếc cúp lần thứ ba và lần đầu tiên cho Messi là rất cao. Ezequiel Fernández Moores, một nhà báo thể thao Argentina nhận xét: “Ở thời kỳ hoàng hôn của sự nghiệp, Messi đến Qatar với tư cách là một trong những cầu thủ hàng đầu thế giới. Tôi chưa bao giờ thấy Messi đỉnh cao như thế trong đội tuyển quốc gia, cả cá nhân anh và bóng đá Argentina. Messi thoải mái và trưởng thành hơn như một thủ lĩnh bẩm sinh của đội”.
Lionel Messi và chiếc cúp Copa America 2021 sau trận thắng Brazil tại sân vận động Maracana ở Rio de Janeiro, Brazil ngày 10 Tháng Bảy 2021 (ảnh: Alexandre Schneider/Getty Images)
_______________
World Cup 2022 chứng kiến sự trình diễn lần cuối những tài năng thượng thặng
Lionel Messi 35 tuổi của Argentina và Cristiano Ronaldo 37 tuổi của Bồ Đào Nha vẫn dẫn đầu một thế hệ cầu thủ vĩ đại trở lại vòng chung kết bóng đá thế giới. Khác biệt lần này là vòng đấu thế giới cuối cùng trận của họ. Messi và Ronaldo đều nói họ sẽ ngưng tham gia World Cup năm 2026. Luka Modric, người dẫn dắt tuyển Croatia đến trận chung kết World Cup 2018, và Karim Benzema thuộc tuyển Pháp, cũng sẽ tranh cúp lần cuối. Nói cách khác, World Cup Qatar sẽ chứng kiến sự ra đi lớn của các tài năng bóng đá so với bất kỳ giải đấu nào gần đây.
“Không chỉ Messi và Ronaldo mà còn năm hoặc sáu cầu thủ đang ở đỉnh cao sẽ chơi kỳ World Cup cuối cùng của họ – cựu tiền đạo đội tuyển Ý, Alessandro Del Piero nhận định – Giải đấu sẽ rất khác nếu thiếu họ”. Robert Lewandowski (Ba Lan), tiền đạo đá cho CLB Barcelona với hơn 550 bàn thắng trong sự nghiệp, hiện 34 tuổi cũng khó có thể thi đấu thêm bốn năm nữa. Thủ môn Manuel Neuer và tiền đạo Thomas Muller (Đức) từng vô địch World Cup 2014 đã “đủ tuổi” nghỉ hưu. Ngay cả Neymar, số 10 của Brazil, được xem là cầu thủ xuất sắc thứ ba sau Messi và Ronaldo, cũng sẽ biểu diễn điệu nhảy samba cuối cùng tại World Cup 2022.
Lê Tây Sơn
21 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Cổ động viên Argentina tại Doha, Qatar (ảnh: Francois Nel/Getty Images)
Cứ bốn năm lại có một tháng Argentina sống trong “cơn sốt quốc gia” bao trùm và sự chia rẽ chính trị tan biến khi thành phố Buenos Aires khoác lên mình màu áo quốc gia. Khi đội tuyển quốc gia ra sân, đường phố vắng tanh, các cửa hàng đóng cửa và các nhà máy ngưng làm việc. Học sinh và giáo viên quây quần bên màn ảnh truyền hình. Bộ trưởng Bộ Giáo dục Jaime Perczyk nói với The Washington Post: “Nếu trận đấu đúng vào giờ học, các trường học phải phát sóng nó. Nếu không, toàn bộ học sinh sẽ ra về!
Với người Argentina, bóng đá là tất cả! (ảnh: Clive Mason/Getty Images)
Soccermania
Đó là một ngày thi đấu bình thường tại câu lạc bộ bóng đá nhỏ Abanderado Grandoli của tầng lớp lao động ở thành phố Rosario lớn thứ ba Argentina. Các gia đình địa phương đóng $1 mỗi tháng để những đứa con trai 4 tuổi của họ được tham gia trận bóng mỗi bên bảy người. Đây là bước đầu tiên mà họ hy vọng con mình sẽ tiến sâu vào sự nghiệp bóng đá chuyên nghiệp, một nỗi ám ảnh của quốc gia Nam Mỹ này.
Trong phòng thay đồ nhỏ có treo một tấm áp phích của một đứa trẻ đã từng ở câu lạc bộ cách nay ba thập niên để làm nguồn cảm hứng cho những cậu bé có ước mơ lớn. Đó là danh thủ bóng đá Lionel Messi. “Nhìn Messi thi đấu ở độ tuổi đó không ai có thể quên được – Chủ tịch câu lạc bộ David Treves, hiện 45 tuổi, nói – Làm sao quên được khi cậu ta từ một đứa trẻ 4 tuổi nhỏ bé, nhút nhát nay đang làm những gì mà cả thế giới thích thú chứng kiến. Messi nhận bóng từ thủ môn và rê bóng qua cầu thủ đối phương cho đến khi ghi bàn. Thật tuyệt vời, rất tuyệt vời!” – dẫn lại từ The Washington Post.
Lionel Messi (ảnh: Glenn Gervot/Icon Sportswire via Getty Images)
Giờ đây, người hâm mộ Argentina đang mong chờ cơ hội cuối cùng để Messi, 35 tuổi, một trong những cầu thủ vĩ đại nhất lịch sử bóng đá thế giới trở thành cầu thủ đoạt chiếc cup vô địch đầu tiên trong giải đấu World Cup cuối cùng của anh. Argentina bắt đầu trận đấu vòng bảng với Ả-rập Saudi vào thứ Ba 22 Tháng Mười Một.
Đối với người dân Argentina, trận khai màn lẽ ra phải đến sớm hơn để giải nhiệt cho một quốc gia 46 triệu dân đang bị tấn công bởi nhiều tin xấu: Lạm phát ước tính 100%, một vụ ám sát vào Tháng Chín nhằm vào Phó Tổng thống Cristina Fernández de Kirchner và sự cần thiết phải cơ cấu lại gói cứu trợ lớn nhất thế giới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để tránh vỡ nợ (de Kirchner, cũng là một cựu tổng thống đang bị dính vào các vụ kiện tham nhũng kéo dài).
Lionel Messi được xem như “Chúa” (ảnh: Clive Rose/Getty Images)
Các cuộc khảo sát những người Argentina bình thường cho thấy cảm giác bi quan là “đáng kinh ngạc”. Theo số liệu mới nhất từ Caesars Sportsbook, giới cá cược đặt tỷ lệ cược 11-2 là đội Albiceleste (biệt danh của đội tuyển quốc gia, sự kết hợp giữa màu cờ trắng và xanh da trời với màu áo thi đấu) sẽ thắng World Cup. Tỷ lệ cá cược chỉ đứng sau người hàng xóm và đối thủ không đội trời chung Brazil. Nhiều người Argentina kỳ vọng World Cup là cơ hội để phục hồi sức sống tại một đất nước đang chán nản và tràn ngập cảm giác thất bại. Đó cũng là cơ hội chiến thắng một lần và đạt được sự công nhận trên toàn cầu về trình độ tuyệt hảo của môn bóng đá thay vì thế giới chỉ biết về số tiền quốc gia này còn nợ.
Bóng đá là một phần của văn hóa Argentina. Cristian Pereyra, 48 tuổi, làm việc trong một nhà máy sản xuất bộ phận giảm xóc và giảm chấn cho biết ban giám đốc chuẩn bị sẵn một chiếc TV để 500 nhân viên không bỏ lỡ trận đấu nào. “Khi đội Argentina ra sân, mọi hoạt động của nhà máy đều dừng lại. Một số không thích bóng đá, nhưng vẫn phải hoà vào”. Hội chứng bóng đá (Soccermania) đến từ đầu năm nay đến nỗi chính phủ phải “can thiệp” để sản xuất các bức tượng nhỏ, những miếng dán được người già và trẻ em sưu tầm.
Từ Maradona đến Messi
Huấn luyện viên Marcos Almada của câu lạc bộ Grandoli nói Messi rất được tôn sùng từ khi còn nhỏ, thậm chí được gọi là “Diego Maradona mới”. Maradona đã dẫn dắt Argentina đến chức vô địch World Cup lần thứ hai và sau đó vượt qua Đức vào năm 1986. Cùng với Pelé của Brazil, Messi được FIFA vinh danh là “Cầu thủ của thế kỷ 20”.
Tại Club Servando Bayo, một câu lạc bộ nhỏ ở Rosario, một nhóm khoảng 150 người tập trung vào đêm 30 Tháng Mười 2022 mừng sinh nhật Maradona. Đối với các tín đồ của Church of Maradona (“Giáo phái Maradona”), đây là năm 62 A.D (After Diego) chứ không phải 2022! Năm 1998, một chục năm sau khi bàn thắng khét tiếng “Bàn tay của Chúa” của Maradona giúp mang chiếc Cúp vô địch về nhà, một nhóm người cuồng tín đã quyết định tôn thờ thần tượng của họ vĩnh viễn. Họ đưa ra “Mười Điều Răn”, trong đó có những điều như “Bạn phải yêu bóng đá hơn tất cả mọi thứ; Bạn phải tuyên bố tình yêu vô điều kiện dành cho Diego” và nhiều nữa… Thậm chí có cả kinh sách, thơ ca và nghi thức rửa tội mô phỏng bàn thắng bằng tay đưa Argentina vượt lên dẫn 1-0 trước Anh ở tứ kết năm 1986!
Maradona bất tử với người Argentina (ảnh: Gustavo Garello/Jam Media/Getty Images)
Kể từ khi người hùng của họ qua đời vào năm 2020, “giáo phái” tiếp tục phát triển. Hernán Amez, một thành viên sáng lập “giáo phái” cho biết: “Không có Diego, tình yêu của chúng tôi dành cho ông càng sâu đậm hơn. Vào lễ Giáng sinh, chúng tôi trưng bày những bức tranh về những bàn thắng lớn nhất của ông và phát những đoạn video nổi bật trong sự nghiệp của ông”.
Messi là ngôi sao xuất sắc ở châu Âu, nơi anh đã chơi cho Barcelona và Paris Saint-Germain, đồng thời giành được 11 chức vô địch câu lạc bộ và bốn chức vô địch UEFA Champions League. Messi cũng bảy lần (gần đây nhất là năm 2021) giành được Ballon d’Or (Quả bóng vàng, được trao mỗi năm cho cầu thủ bóng đá nam xuất sắc nhất thế giới).
Tuy nhiên, phần lớn danh hiệu quốc gia lại lảng tránh anh! Dù đã giành huy chương vàng Olympic cùng tuyển Argentina tại Bắc Kinh năm 2008, Argentina lại để thua Đức trong trận chung kết World Cup 2014 và thua chung kết Copa América ba lần. Dù vậy, tại World Cup năm nay, hy vọng Argentina mang về chiếc cúp lần thứ ba và lần đầu tiên cho Messi là rất cao. Ezequiel Fernández Moores, một nhà báo thể thao Argentina nhận xét: “Ở thời kỳ hoàng hôn của sự nghiệp, Messi đến Qatar với tư cách là một trong những cầu thủ hàng đầu thế giới. Tôi chưa bao giờ thấy Messi đỉnh cao như thế trong đội tuyển quốc gia, cả cá nhân anh và bóng đá Argentina. Messi thoải mái và trưởng thành hơn như một thủ lĩnh bẩm sinh của đội”.
Lionel Messi và chiếc cúp Copa America 2021 sau trận thắng Brazil tại sân vận động Maracana ở Rio de Janeiro, Brazil ngày 10 Tháng Bảy 2021 (ảnh: Alexandre Schneider/Getty Images)
_______________
World Cup 2022 chứng kiến sự trình diễn lần cuối những tài năng thượng thặng
Lionel Messi 35 tuổi của Argentina và Cristiano Ronaldo 37 tuổi của Bồ Đào Nha vẫn dẫn đầu một thế hệ cầu thủ vĩ đại trở lại vòng chung kết bóng đá thế giới. Khác biệt lần này là vòng đấu thế giới cuối cùng trận của họ. Messi và Ronaldo đều nói họ sẽ ngưng tham gia World Cup năm 2026. Luka Modric, người dẫn dắt tuyển Croatia đến trận chung kết World Cup 2018, và Karim Benzema thuộc tuyển Pháp, cũng sẽ tranh cúp lần cuối. Nói cách khác, World Cup Qatar sẽ chứng kiến sự ra đi lớn của các tài năng bóng đá so với bất kỳ giải đấu nào gần đây.
“Không chỉ Messi và Ronaldo mà còn năm hoặc sáu cầu thủ đang ở đỉnh cao sẽ chơi kỳ World Cup cuối cùng của họ – cựu tiền đạo đội tuyển Ý, Alessandro Del Piero nhận định – Giải đấu sẽ rất khác nếu thiếu họ”. Robert Lewandowski (Ba Lan), tiền đạo đá cho CLB Barcelona với hơn 550 bàn thắng trong sự nghiệp, hiện 34 tuổi cũng khó có thể thi đấu thêm bốn năm nữa. Thủ môn Manuel Neuer và tiền đạo Thomas Muller (Đức) từng vô địch World Cup 2014 đã “đủ tuổi” nghỉ hưu. Ngay cả Neymar, số 10 của Brazil, được xem là cầu thủ xuất sắc thứ ba sau Messi và Ronaldo, cũng sẽ biểu diễn điệu nhảy samba cuối cùng tại World Cup 2022.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: World Cup Qatar 2022: Argentinien vô địch
BBC News, Tiếng Việt
World Cup 2022: Nhật Bản lội ngược dòng thắng ngoạn mục Đức
Tác giả,Emma Sanders
23.11.2022
Vai trò,Phóng viên BBC Thể thao tại SVĐ Khalifa, Qatar
một giờ trước
Japan
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Cổ động viên Nhật Bản trong trận đấu gặp đội tuyển Đức ở bảng E ngày 23/11 tại World Cup 2022 Qatar
Màn lội ngược dòng muộn ngoạn mục của Nhật Bản đã chứng kiến Đức, đội từng 4 lần vô địch, thất bại sốc trong trận mở màn World Cup tại Qatar.
Đức chiếm ưu thế trong một trận đấu điên cuồng với những pha bóng lớn nhưng không tận dụng được áp lực mà họ tạo ra - trước khi Nhật Bản khiến Sân vận động Quốc tế Khalifa nổ ra một màn ăn mừng xen lẫn bất ngờ.
Cầu thủ vào thay người Takuma Asano đã thực hiện một pha dứt điểm từ góc hẹp để nâng tỷ số lên 2-1 cho Nhật Bản và chạy đến chỗ các nhiếp ảnh gia ở góc sân vận động trong niềm vui tột độ.
Cả sân vận động im lặng như nín thở khi trái bóng lăn từ nóc lưới xuống trước khi những người ủng hộ nhận ra bóng đã đi vào khung thành.
Ilkay Gundogan của Manchester City đã giúp Đức vượt lên dẫn trước từ chấm phạt đền trong hiệp một, trước khi cầu thủ vào thay người Nhật Bản Ritsu Doan gỡ hòa ở phút 75.
Bàn gỡ hòa đến sau một loạt pha cứu thua xuất sắc ở mỗi cuối hiệp - Shuichi Gonda của Nhật Bản thực hiện hai pha cản phá từ chối Serge Gnabry và Jonas Hofmann, trước khi Manuel Neuer của Đức cản phá được nỗ lực của Junya Ito.
Đức, đội xếp cuối bảng tại Nga năm 2018, đã bỏ lỡ nhiều cơ hội để gia tăng cách biệt khi tỷ số còn là 1-0.
Họ phải đối mặt với sự đối đầu gay gắt ở bảng E với đội vô địch năm 2010 là Tây Ban Nha vào Chủ nhật, sau đó là trận đấu cuối cùng của vòng bảng với Costa Rica.
Trước khi trận đấu bắt đầu, các cầu thủ Đức đưa tay lên che miệng khi chụp ảnh cả đội và trên khán đài, bộ trưởng chính phủ Đức, Nancy Faeser, đeo băng tay OneLove.
Nó xuất hiện sau khi có thông tin liên đoàn bóng đá Đức đang điều tra xem liệu việc Fifa đe dọa xử phạt các cầu thủ đeo băng tay OneLove ở Qatar có hợp pháp hay không.
Đội tuyển Đức sau đó đã tweet rằng nhân quyền là "không thể thương lượng" và "chúng tôi giữ vững lập trường của mình".
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Cầu thủ Nhật Bản ăn mừng chiến thắng trước Đức trong trận đấu của bảng E ngày 23/11 ở World Cup 2022 Qatar
Hồi tưởng cho Đức khi Nhật Bản ăn mừng chiến thắng đáng nhớ
Không thể quên nỗi đau của Đức bị loại sớm khỏi World Cup ở Nga khi đoàn quân của Hansi Flick lê bước trên sân trong cả trận và lại phải chịu thất bại dưới tay đối thủ châu Á.
Những người ủng hộ họ đến với hy vọng nhiều hơn là kỳ vọng rằng những ngôi sao trẻ của họ sẽ dẫn dắt họ vào một kỷ nguyên mới.
Nhật Bản chơi không ngừng nghỉ và không chịu nhượng bộ, bất chấp việc Đức kiểm soát các đợt tấn công lớn.
Các cổ động viên Nhật Bản đã vô cùng lo lắng ở những phút cuối giờ khi Leon Goretzka của Đức sút xa và thủ môn Neuer lên tham gia tấn công trong các pha phạt góc liên tiếp để cố gắng cứu vãn một bàn gỡ hòa đầy kịch tính.
Tuy nhiên, Nhật Bản đã giữ vững và khi tiếng còi mãn cuộc vang lên, các cầu thủ trong đội đã lao vào sân để ăn mừng và những lá cờ được vẫy vui mừng trên khán đài.
Họ đã gây khó khăn cho Đức trong hiệp một khi tiền đạo Daizen Maeda của Celtic có một bàn thắng không được công nhận vì lỗi việt vị, trước khi Kai Havertz của Đức cũng có tình huống tương tự.
Gundogan và Antonio Rudiger đều sút trượt mục tiêu với những cơ hội ngon ăn trong hiệp một, trong khi tiền vệ Joshua Kimmich bị Gonda từ chối hai lần.
Gundogan thực hiện quả phạt đền một cách lạnh lùng sau khi David Raum bị Gonda đẩy ngã để giúp Đức dẫn trước xứng đáng, nhưng họ đã phải trả giá cho những cơ hội bị bỏ lỡ.
Cầu thủ trẻ tuổi của Bayern Munich, Jamal Musiala, đã đánh bại bốn cầu thủ trong vòng cấm và sút vọt xà ngang vào đầu hiệp hai, trước khi Goretzka tung cú sút đi chệch cột dọc trong những giây phút cuối cùng.
World Cup 2022: Nhật Bản lội ngược dòng thắng ngoạn mục Đức
Tác giả,Emma Sanders
23.11.2022
Vai trò,Phóng viên BBC Thể thao tại SVĐ Khalifa, Qatar
một giờ trước
Japan
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Cổ động viên Nhật Bản trong trận đấu gặp đội tuyển Đức ở bảng E ngày 23/11 tại World Cup 2022 Qatar
Màn lội ngược dòng muộn ngoạn mục của Nhật Bản đã chứng kiến Đức, đội từng 4 lần vô địch, thất bại sốc trong trận mở màn World Cup tại Qatar.
Đức chiếm ưu thế trong một trận đấu điên cuồng với những pha bóng lớn nhưng không tận dụng được áp lực mà họ tạo ra - trước khi Nhật Bản khiến Sân vận động Quốc tế Khalifa nổ ra một màn ăn mừng xen lẫn bất ngờ.
Cầu thủ vào thay người Takuma Asano đã thực hiện một pha dứt điểm từ góc hẹp để nâng tỷ số lên 2-1 cho Nhật Bản và chạy đến chỗ các nhiếp ảnh gia ở góc sân vận động trong niềm vui tột độ.
Cả sân vận động im lặng như nín thở khi trái bóng lăn từ nóc lưới xuống trước khi những người ủng hộ nhận ra bóng đã đi vào khung thành.
Ilkay Gundogan của Manchester City đã giúp Đức vượt lên dẫn trước từ chấm phạt đền trong hiệp một, trước khi cầu thủ vào thay người Nhật Bản Ritsu Doan gỡ hòa ở phút 75.
Bàn gỡ hòa đến sau một loạt pha cứu thua xuất sắc ở mỗi cuối hiệp - Shuichi Gonda của Nhật Bản thực hiện hai pha cản phá từ chối Serge Gnabry và Jonas Hofmann, trước khi Manuel Neuer của Đức cản phá được nỗ lực của Junya Ito.
Đức, đội xếp cuối bảng tại Nga năm 2018, đã bỏ lỡ nhiều cơ hội để gia tăng cách biệt khi tỷ số còn là 1-0.
Họ phải đối mặt với sự đối đầu gay gắt ở bảng E với đội vô địch năm 2010 là Tây Ban Nha vào Chủ nhật, sau đó là trận đấu cuối cùng của vòng bảng với Costa Rica.
Trước khi trận đấu bắt đầu, các cầu thủ Đức đưa tay lên che miệng khi chụp ảnh cả đội và trên khán đài, bộ trưởng chính phủ Đức, Nancy Faeser, đeo băng tay OneLove.
Nó xuất hiện sau khi có thông tin liên đoàn bóng đá Đức đang điều tra xem liệu việc Fifa đe dọa xử phạt các cầu thủ đeo băng tay OneLove ở Qatar có hợp pháp hay không.
Đội tuyển Đức sau đó đã tweet rằng nhân quyền là "không thể thương lượng" và "chúng tôi giữ vững lập trường của mình".
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Cầu thủ Nhật Bản ăn mừng chiến thắng trước Đức trong trận đấu của bảng E ngày 23/11 ở World Cup 2022 Qatar
Hồi tưởng cho Đức khi Nhật Bản ăn mừng chiến thắng đáng nhớ
Không thể quên nỗi đau của Đức bị loại sớm khỏi World Cup ở Nga khi đoàn quân của Hansi Flick lê bước trên sân trong cả trận và lại phải chịu thất bại dưới tay đối thủ châu Á.
Những người ủng hộ họ đến với hy vọng nhiều hơn là kỳ vọng rằng những ngôi sao trẻ của họ sẽ dẫn dắt họ vào một kỷ nguyên mới.
Nhật Bản chơi không ngừng nghỉ và không chịu nhượng bộ, bất chấp việc Đức kiểm soát các đợt tấn công lớn.
Các cổ động viên Nhật Bản đã vô cùng lo lắng ở những phút cuối giờ khi Leon Goretzka của Đức sút xa và thủ môn Neuer lên tham gia tấn công trong các pha phạt góc liên tiếp để cố gắng cứu vãn một bàn gỡ hòa đầy kịch tính.
Tuy nhiên, Nhật Bản đã giữ vững và khi tiếng còi mãn cuộc vang lên, các cầu thủ trong đội đã lao vào sân để ăn mừng và những lá cờ được vẫy vui mừng trên khán đài.
Họ đã gây khó khăn cho Đức trong hiệp một khi tiền đạo Daizen Maeda của Celtic có một bàn thắng không được công nhận vì lỗi việt vị, trước khi Kai Havertz của Đức cũng có tình huống tương tự.
Gundogan và Antonio Rudiger đều sút trượt mục tiêu với những cơ hội ngon ăn trong hiệp một, trong khi tiền vệ Joshua Kimmich bị Gonda từ chối hai lần.
Gundogan thực hiện quả phạt đền một cách lạnh lùng sau khi David Raum bị Gonda đẩy ngã để giúp Đức dẫn trước xứng đáng, nhưng họ đã phải trả giá cho những cơ hội bị bỏ lỡ.
Cầu thủ trẻ tuổi của Bayern Munich, Jamal Musiala, đã đánh bại bốn cầu thủ trong vòng cấm và sút vọt xà ngang vào đầu hiệp hai, trước khi Goretzka tung cú sút đi chệch cột dọc trong những giây phút cuối cùng.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: World Cup Qatar 2022: Argentinien vô địch
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: World Cup Qatar 2022: Argentinien vô địch
Đẳng cấp của cổ động viên Nhật
Phạm Vũ
23 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Đội tuyển Nhật đã mang đến sân vận động Quốc tế Khalifa ở Qatar một hình ảnh đáng nhớ trong trận đấu mở màn Bảng E với “xe tăng” Đức. Chiến thắng ngoạn mục từ bàn gỡ hoà cho đến bàn thắng nâng tỉ số đã thể hiện tính kiên cường vốn có của người Nhật Bản.
Chưa dừng ở đó! Người dân xứ Phù Tang còn mang đến World Cup 2022 Qatar một tinh thần khác, thượng võ hơn, văn hoá hơn, đẳng cấp hơn.
Tỉ số 2-1 trong lần ra quân đầu tiên của đội nhà xứng đáng để họ ào ra khỏi sân, reo hò ăn mừng niềm vui chiến thắng. Nhưng không, tất cả cổ động viên Nhật Bản đã ở lại sau trận đấu. Không phải để xin chữ ký hay để bắt tay các cầu thủ thân yêu của đất nước họ. Họ ở lại để dọn khay thức ăn, ly nước, giấy gói các loại… tất cả những gì gọi là rác do các cổ động viên của hai đội để lại trên khán đài.
Đội quân “Samurai Blue” nán lại trên sân đến khi các cổ động viên Nhật thực hiện xong một thói quen vốn đã ăn sâu vào tiềm thức của người Nhật.
Hình ảnh đẹp và văn minh của đội Nhật được trang Twitter của FIFA ghi ngắn gọn: “Sau chiến thắng lịch sử trước đội tuyển Đức tại World Cup 2022, các cổ động viên Nhật đã dọn dẹp những đồ vật thừa trên khán đài. Trong lúc đó, đội tuyển Samurai Blue rời phòng thay đồ của họ ở sân vận động Quốc tế Khalifa với hình ảnh thế này.” Đó là tấm ảnh phòng thay đồ của cầu thủ “sạch như mới”. Thức ăn còn (chưa dùng), nước suối, đồng phục thi đấu được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp.
Trang Twitter của FIFA kết thúc dòng tin bằng câu: Domo Arigato Japan – Cảm ơn nước Nhật rất nhiều.
Cổ động viên và đội tuyển Nhật đã làm điều tương tự tại World Cup ở Nga bốn năm trước. Đặc biệt năm đó, họ thất bại 3-2 trước Bỉ, theo BBC Sport. Ở xứ Mặt trời mọc, sự sạch sẽ, ngăn nắp là một phần của văn hóa. Mỗi người dân Nhật đã được dạy về ý thức này từ thưở chưa biết nói.
Năm 2018, Scott North, giáo sư xã hội học tại Đại học Osaka, nói với BBC rằng việc dọn dẹp ngăn nắp là cách người Nhật “thể hiện niềm tự hào về cách sống của họ.” Ông nói: “Dọn dẹp sau các trận đấu bóng đá là phần ‘phụ đạo’ của các bài học cơ bản được dạy ở trường, nơi trẻ em dọn dẹp lớp học và hành lang của trường.”
Phạm Vũ
23 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Đội tuyển Nhật đã mang đến sân vận động Quốc tế Khalifa ở Qatar một hình ảnh đáng nhớ trong trận đấu mở màn Bảng E với “xe tăng” Đức. Chiến thắng ngoạn mục từ bàn gỡ hoà cho đến bàn thắng nâng tỉ số đã thể hiện tính kiên cường vốn có của người Nhật Bản.
Chưa dừng ở đó! Người dân xứ Phù Tang còn mang đến World Cup 2022 Qatar một tinh thần khác, thượng võ hơn, văn hoá hơn, đẳng cấp hơn.
Tỉ số 2-1 trong lần ra quân đầu tiên của đội nhà xứng đáng để họ ào ra khỏi sân, reo hò ăn mừng niềm vui chiến thắng. Nhưng không, tất cả cổ động viên Nhật Bản đã ở lại sau trận đấu. Không phải để xin chữ ký hay để bắt tay các cầu thủ thân yêu của đất nước họ. Họ ở lại để dọn khay thức ăn, ly nước, giấy gói các loại… tất cả những gì gọi là rác do các cổ động viên của hai đội để lại trên khán đài.
Đội quân “Samurai Blue” nán lại trên sân đến khi các cổ động viên Nhật thực hiện xong một thói quen vốn đã ăn sâu vào tiềm thức của người Nhật.
Hình ảnh đẹp và văn minh của đội Nhật được trang Twitter của FIFA ghi ngắn gọn: “Sau chiến thắng lịch sử trước đội tuyển Đức tại World Cup 2022, các cổ động viên Nhật đã dọn dẹp những đồ vật thừa trên khán đài. Trong lúc đó, đội tuyển Samurai Blue rời phòng thay đồ của họ ở sân vận động Quốc tế Khalifa với hình ảnh thế này.” Đó là tấm ảnh phòng thay đồ của cầu thủ “sạch như mới”. Thức ăn còn (chưa dùng), nước suối, đồng phục thi đấu được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp.
Trang Twitter của FIFA kết thúc dòng tin bằng câu: Domo Arigato Japan – Cảm ơn nước Nhật rất nhiều.
Cổ động viên và đội tuyển Nhật đã làm điều tương tự tại World Cup ở Nga bốn năm trước. Đặc biệt năm đó, họ thất bại 3-2 trước Bỉ, theo BBC Sport. Ở xứ Mặt trời mọc, sự sạch sẽ, ngăn nắp là một phần của văn hóa. Mỗi người dân Nhật đã được dạy về ý thức này từ thưở chưa biết nói.
Năm 2018, Scott North, giáo sư xã hội học tại Đại học Osaka, nói với BBC rằng việc dọn dẹp ngăn nắp là cách người Nhật “thể hiện niềm tự hào về cách sống của họ.” Ông nói: “Dọn dẹp sau các trận đấu bóng đá là phần ‘phụ đạo’ của các bài học cơ bản được dạy ở trường, nơi trẻ em dọn dẹp lớp học và hành lang của trường.”
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: World Cup Qatar 2022: Argentinien vô địch
Japan v.s Germany
The supporters collected bottles, cups and food wrappers (Picture: AP)
The mood was very different in the Germany end afterwards (Picture: Getty)
The supporters collected bottles, cups and food wrappers (Picture: AP)
The mood was very different in the Germany end afterwards (Picture: Getty)
_________________
8DonCo
Re: World Cup Qatar 2022: Argentinien vô địch
Kính chào Nhật Bản và niềm khích lệ cho bóng đá Việt Nam
24.11.2022
Phạm Cao Phong
Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Paris
Japan
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Cổ động viên Nhật Bản mặc kimono cầm cờ trước trận đấu bảng E giữa Đức và Nhật Bản tại Sân vận động Quốc tế Khalifa, ngày 23/11 ở Qatar
Đội tuyển Nhật Bản đã mang đến cho ngày hội bóng đá của hành tinh năm nay một niềm xúc động thú vị.
Chiến thắng của đất nước mặt trời mọc thắp niềm tin cho các môn thể thao châu Á và là niềm động viên cho các thế hệ trẻ, lớp người nuôi mơ ước có một ngày làm rạng danh đất nước như các tuyển thủ Nhật đã thành công hôm nay.
Phải chăng, đã quá nhiều dư thừa sự chỉ trích và dèm pha khi trái bóng còn chưa lăn trên các mặt sân cỏ Qatar?
Tôi không phải là tín đồ cuồng nhiệt của ma men và cũng chẳng cho rằng vị thế của kẻ đàn ông đo bằng dung tích lượng bia rượu đi qua thực quản đến bất tỉnh lăn ra đất mới là anh hùng, và "trai vô tửu như cờ vô phong", nên thấy quyết định không cho bán đồ uống có cồn ở các sân vận động World Cup lần thứ 22 này như một tội ác.
Mà quả thật, tôi chẳng thấy thể thao cần phải gắn chặt với tấm biển mầu đỏ chói lòa của Budweiser chạy ầm ầm trên các băng quảng cáo xung quanh các sân vận động. Đương nhiên còn chuyện ủng hộ giới đồng tính, hoặc vô số thứ có thể kể thêm. Nhưng tôi thích nhìn những mặt tích cực ở đây.
Nhìn bán đảo Qatar nhô ra biển xanh như một củ khoai tây, chỉ lớn hơn gần 4 lần diện tích Hà Nội mà dũng cảm bỏ ra khối tiền khổng lồ lớn hơn cả tổng kinh phí của bẩy giải VĐTG tiền nhiệm để cho thế giới biết mảnh đất này ở đâu trên thế giới cũng đáng làm lắm hay không?
Trên khán đài, có quan chức Saudi Arabia quàng quốc kỳ Qatar chuyển tải thông điệp gì ? Điều đó tương tự như hình ảnh người Trung quốc quàng cờ Việt Nam lắng nghe Tiến quân ca trên sân Mỹ Đình vậy.
Hình ảnh các cầu thủ Tây Ban Nha sau trận đấu với chiến thắng 7-0 trước đội Costa Rica để ôm hôn, chia buồn với thủ môn Keylor Navas thật cao đẹp. Họ tôn trọng nỗi buồn không bảo vệ được mầu cờ sắc áo của người thủ thành nhiều năm chơi trong mầu áo Real Madrid, nhiều năm cũng gieo đau khổ cho chính họ, đã cống hiến hết mình để Real có những thành tích diệu kỳ.
Và tôi cũng thấy một Messi cô đơn, buồn bã ngước lên bầu trời trong buổi chiều Argentina sụp đổ. Argentina ứng viên sáng chói cho chức vô địch cũng đang lo mất ăn mất ngủ như Đức nếu không lọt qua vòng bảng.
Có những bức tranh đa sắc mầu ấy phải cám ơn Qatar?
Cũng nên kể đến hình ảnh đẹp, khi các cổ động viên Nhật Bản còn đang hân hoan trong niềm vui của người chiến thắng đi từng hàng ghế trên khán đài sân vận động Khalifa International thu lượm rác mà các cổ động viên xả ra trong trận đấu.
Nếu chúng ta làm được những cử chỉ và có ý thức tương tự như người Nhật,hẳn các đường phố, bãi biển, những nơi công cộng ở Việt Nam sẽ sạch đẹp hơn, quyến rũ hơn trong mắt bạn bè quốc tế?
Bóng đá đúng ra chỉ là môn thể thao. Nhưng không đơn thuần chỉ có thế.
Chàng thanh niên mảnh dẻ Bernard Shaw khi bỏ lên London với mẹ ở tuổi 20 đã chiêm nghiệm bóng đá đã giúp ích ra sao cho cậu bé. Bỏ lại sau Dublin và người chồng nghiện rượu, người mẹ không nghĩ rằng con đường chông gai mà bà chọn cho đứa con mình sẽ giúp ích cho cậu bé trở thành nhà văn giành giải Nobel văn học.
Trên đỉnh cao văn đàn, Shaw hồi tưởng: "Bóng đá đã dạy tôi trở thành một người đàn ông chân chính. Học chấp nhận thất bại, rèn luyện tinh thần đồng đội, đứng lên mạnh mẽ sau những lần ngã xuống."
Bóng đá Nhật du nhập vào nước Nhật khá sớm. Năm 1917, ở Tokyo đã có một CLB bóng đá mang tên ‘Tokyo Shukyu Dan.’
Trang đầu tiên của bóng đá Nhật ghi nhận những thất bại đầy hổ thẹn, khi để thua Trung Quốc 0-5, hoặc trận thua Philippines (2-15).
Đội Nhật phải đợi đến ngày 27/9/1967 mới rửa được nỗi buồn thất trận 50 năm về trước, bằng chiến thắng Philippines 15-0.
Bây giờ, Trung Quốc và Philippines hẳn không còn nhiều tự tin nếu phải đối đầu với Nhật bản?
Và hôm nay, các chàng trai "Samurai Blue" đã quật đổ một tượng đài của bóng đá thế giới, một đội bóng đến góp mặt ở World Cup luôn nhòm ngó ngôi vị cao nhất.
Ở giải năm nay, Nhật bắt phải lá thăm rơi vào bảng đấu tử thần. Đội nào đối với Nhật cũng là những đối thủ gai góc: Tây Ban Nha, Đức và Costa Rica. Nhìn từ góc độ bảng đánh giá của FIFA, nếu Nhật xếp thứ ba cũng đã là danh giá lắm cho đội bóng châu Á.
Người hâm mộ Việt Nam vẫn còn nhớ những trận đấu vòng loại World Cup vừa qua. Việt Nam chỉ để thua sát nút 0-1 trên sân Mỹ Đình, và thủ hòa 1-1 ngày 29/3/2022 trên đất Nhật. Ngay ở Hà Nội, không có nhiều người bắt cửa Nhật sẽ đá bại đội Đức.
Nên vẻ vang này của Nhật gây tiếng vang lớn.
Tờ La Repubblica của Italia ca ngợi: "Sự sụp đổ của các vị thần: sau Argentina, ngay cả Đức cũng thất thủ."
Gazzetta dello Sport: "Cú tự sát hara-kiri của đội Đức: Nhật Bản đảo chính lật đổ Đức và giành chiến thắng 2-1."
Báo Thụy sĩ Blick: "Thay vì khởi đầu World Cup với một chiến thắng dễ dàng, Đức đã chật vật sau 90 phút tại Qatar. Nhật Bản khiến cả nước Đức phải câm nín."
Trận thắng của Nhật Bản trước "ông kẹ" trong làng bóng tròn là CHLB Đức hẳn xóa bớt mặc cảm châu Á cho chúng ta?
Ritsu Doan của Nhật Bản (số ghi bàn gỡ hòa trong trận đấu bảng E World Cup Qatar 2022 giữa Đức và Nhật Bản, ngày 23 tháng 11 năm 2022.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Ritsu Doan của Nhật Bản (số ghi bàn gỡ hòa trong trận đấu bảng E World Cup Qatar 2022 giữa Đức và Nhật Bản, ngày 23 tháng 11 năm 2022.
Điều thú vị là, Nhật Bản thắng Đức đúng bằng những chính vũ khí, khí tài "Made in Germanie", thứ đã đưa Đức thành danh trên trường quốc tế. Đó là sự kiên cường, gan góc đến phút cuối cùng, lì lợm trong đấu pháp, thể lực vượt trội và kỷ luật chiến thuật vốn là đẳng cấp của bóng đá Đức.
Đội Đức chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho trận đối đầu, họ không hề sao nhãng trước Nhật. Đội Đức vẫn đá với sơ đồ chiến thuật bốn hậu vệ, không một chút khinh xuất.
Trong giải châu Âu UEFA Nations League vừa qua, Đức đã thua Hungaria 0-1, chắc hẳn điều đó nhắc nhở bất cứ sự chủ quan nào đều trả giá. Họ đã từng đè bẹp Brazil 7-1 trong World Cup 2014 mà Brazil là đội chủ nhà, để đến nỗi Vua Pele phải ai oán nói rằng, Brazil cần phải thắng 4 giải liên tiếp để không còn ai nói về nỗi ô nhục đó nữa.
Đội Đức đá chặt chẽ và hay hơn Argentina hôm trước. Trong suốt 70 phút của trận đấu, Đức thể hiện một lối chơi cường lực đến nghẹt thở, áp sát và để bóng bay với tốc độ cao, các pha đánh biên, sút từ mọi cự ly. Chỉ cần chểnh mảng một tíc tắc trước các tiền đạo, tiền vệ Đức là phải trả giá.
Thủ thành Shuichi Gonda không phải vào lưới nhặt bóng sau 4 đường bóng dập như dội lửa vào khung thành, liên tiếp trong các phút 70-72 của trận đấu hẳn là một điều phi thường.
Đức chiếm lĩnh bóng đến 81%, chỉ dành cho các võ sĩ Samurai một khoảnh nhỏ để thể hiện mình.
Nhưng trong không gian chật hẹp để sinh tồn đó, Nhật đã hạ gục ông khổng lồ chân đất sét. 25 phát đại bác của Đức nã liên tiếp không làm sụp đổ tinh thần võ sĩ đạo, thì Nhật bản đã chứng minh rằng những lưỡi kiếm từ các lò rèn xứ hoa anh đào chẳng thua nhụt chất thép Krupp, vốn dùng để đúc các chiến xa Con Cọp.
Nhật dùng 2 cầu thủ dự bị đã thử lửa trong giải Bundesliga, để tước khí giới của đội tuyển quốc gia Đức. Họ chứng tỏ đủ khả năng chơi sòng phẳng, thậm chí xóa sạch huyền thoại "bóng đá là trò chơi của 22 cầu thủ, và cuối cùng người chiến thắng là đội Đức".
Phút 74, cầu thủ Nhật chỉnh lại thước ngắm sau cú sút của Ito bị thủ môn Đức Neuer cản phá. Nhật dồn lên tới 5 cầu thủ áp sát khung thành đội bóng Đức.
Phút 75, cú sút của Minamino lại bị Neuer chặn được, nhưng không đủ văng xa để ngăn Ritsu Doan, cầu thủ mới vào sân lao vào quật bóng bằng xung lực cực mạnh, san bằng tỉ số.
Sau khi bị Nhật gỡ hòa, đội Đức đánh mất mình. Sự hoảng loạn đó dẫn đến họ bị phạt trên phần sân đối phương do tranh chấp bóng thô bạo. Và cú đá vượt tuyến hơn 70m từ phần sân Nhật đưa bóng đúng tầm khống chế của Takuma Asano. Asano trong tình huống bị Schlotterbeck đeo bám, đối mặt với Neuer đã đá tung nóc lưới đội tuyển Đức, mang chiến thắng chung cuộc về cho đội nhà.
Điều tệ hại nhất với đội Đức vẫn chưa xẩy ra, phía trước họ còn hai trận đấu. Song, đội bóng của huấn luyện viên Hansi Flick sẽ phải thắng cả hai trận còn lại để có cơ hội đi tiếp, một nhiệm vụ không dễ dàng. Tây Ban Nha vừa đè bẹp Costa Rica đến 7-0. Và với một đội Nam Mỹ vừa thua nặng, cố gỡ thể diện, liệu Đức có dễ nuốt chửng Costa Rica?
Football
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Nguyễn Thanh Bình đánh đầu ghi bàn thắng vào lưới đội Nhật Bản trong trận đấu vòng loại World Cup khu vực châu Á, ngày 29/3/2022 ở Saitama, Nhật Bản
'Niềm khích lệ cho bóng đá Việt Nam'
Tôi thích cách đội Nhật đá thắng Đức trong trận đấu. Đó là niềm khích lệ cho bóng đá châu Á nói chung và cho Việt Nam nói riêng.
Hẳn chưa thể nói bóng đá Việt Nam tiệm cận bóng đá Nhật Bản. Một chặng đường còn dài, đòi hỏi nhiều cố gắng đối với bóng đá nước nhà.
Song cũng nên vui mừng nhìn nhận rằng, Việt Nam đang đi đúng hướng, từ cấp độ đội tuyển quốc gia đến lứa kế cận đều có những cầu thủ xuất sắc, có triển vọng. Điều còn thiếu là, chưa có nhiều cầu thủ chúng ta thành công khi ra thi đấu ở nước ngoài.
Các cầu thủ Nhật như Ritsu Doan chơi cho SC Fribourg, Hiroki Ito chơi cho VfB Stuttgart, Maya Yoshida chơi cho Schalke 04, Daichi Kamada ở Eintracht Francfort. Họ học triết lý bóng đá của Đức để mài rũa vũ khí.
Chỉ có 5 tuyển thủ trong số 26 tuyển thủ quốc gia chơi ở Nhật, số còn lại đều chơi ở nước ngoài.
Bơi ra biển lớn, tự rèn luyện trong môi trường khắc nghiệt của bóng đá chuyên nghiệp mới có thể tìm ra những nhân tài cho một đội tuyển quốc gia làm rạng rỡ đất nước như bóng đá Nhật Bản hôm nay.
Bốn năm nữa, một thời gian không phải là dài để chúng ta đón đầu việc giải thế giới mở rộng bằng việc nâng World Cup tăng thêm số đội tham dự.
Dịp này chuyên chở thêm cơ hội cho Việt Nam bước vào sân chơi thế giới?
Việt Nam nên chủ động đẩy nhanh và rút ngắn chặng đường, học những gì bạn đã khai mở.
Bốn năm không nhiều, nhưng với cuộc đời của một cầu thủ bóng đá gần như là một nửa chặng đường sự nghiệp. Cơ hội chỉ đến với ai biết nắm bắt và dũng cảm.
Bài thể hiện quan điểm riêng và văn phong của tác giả, một nhà báo và phóng viên thể thao tự do từ Paris.
24.11.2022
Phạm Cao Phong
Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Paris
Japan
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Cổ động viên Nhật Bản mặc kimono cầm cờ trước trận đấu bảng E giữa Đức và Nhật Bản tại Sân vận động Quốc tế Khalifa, ngày 23/11 ở Qatar
Đội tuyển Nhật Bản đã mang đến cho ngày hội bóng đá của hành tinh năm nay một niềm xúc động thú vị.
Chiến thắng của đất nước mặt trời mọc thắp niềm tin cho các môn thể thao châu Á và là niềm động viên cho các thế hệ trẻ, lớp người nuôi mơ ước có một ngày làm rạng danh đất nước như các tuyển thủ Nhật đã thành công hôm nay.
Phải chăng, đã quá nhiều dư thừa sự chỉ trích và dèm pha khi trái bóng còn chưa lăn trên các mặt sân cỏ Qatar?
Tôi không phải là tín đồ cuồng nhiệt của ma men và cũng chẳng cho rằng vị thế của kẻ đàn ông đo bằng dung tích lượng bia rượu đi qua thực quản đến bất tỉnh lăn ra đất mới là anh hùng, và "trai vô tửu như cờ vô phong", nên thấy quyết định không cho bán đồ uống có cồn ở các sân vận động World Cup lần thứ 22 này như một tội ác.
Mà quả thật, tôi chẳng thấy thể thao cần phải gắn chặt với tấm biển mầu đỏ chói lòa của Budweiser chạy ầm ầm trên các băng quảng cáo xung quanh các sân vận động. Đương nhiên còn chuyện ủng hộ giới đồng tính, hoặc vô số thứ có thể kể thêm. Nhưng tôi thích nhìn những mặt tích cực ở đây.
Nhìn bán đảo Qatar nhô ra biển xanh như một củ khoai tây, chỉ lớn hơn gần 4 lần diện tích Hà Nội mà dũng cảm bỏ ra khối tiền khổng lồ lớn hơn cả tổng kinh phí của bẩy giải VĐTG tiền nhiệm để cho thế giới biết mảnh đất này ở đâu trên thế giới cũng đáng làm lắm hay không?
Trên khán đài, có quan chức Saudi Arabia quàng quốc kỳ Qatar chuyển tải thông điệp gì ? Điều đó tương tự như hình ảnh người Trung quốc quàng cờ Việt Nam lắng nghe Tiến quân ca trên sân Mỹ Đình vậy.
Hình ảnh các cầu thủ Tây Ban Nha sau trận đấu với chiến thắng 7-0 trước đội Costa Rica để ôm hôn, chia buồn với thủ môn Keylor Navas thật cao đẹp. Họ tôn trọng nỗi buồn không bảo vệ được mầu cờ sắc áo của người thủ thành nhiều năm chơi trong mầu áo Real Madrid, nhiều năm cũng gieo đau khổ cho chính họ, đã cống hiến hết mình để Real có những thành tích diệu kỳ.
Và tôi cũng thấy một Messi cô đơn, buồn bã ngước lên bầu trời trong buổi chiều Argentina sụp đổ. Argentina ứng viên sáng chói cho chức vô địch cũng đang lo mất ăn mất ngủ như Đức nếu không lọt qua vòng bảng.
Có những bức tranh đa sắc mầu ấy phải cám ơn Qatar?
Cũng nên kể đến hình ảnh đẹp, khi các cổ động viên Nhật Bản còn đang hân hoan trong niềm vui của người chiến thắng đi từng hàng ghế trên khán đài sân vận động Khalifa International thu lượm rác mà các cổ động viên xả ra trong trận đấu.
Nếu chúng ta làm được những cử chỉ và có ý thức tương tự như người Nhật,hẳn các đường phố, bãi biển, những nơi công cộng ở Việt Nam sẽ sạch đẹp hơn, quyến rũ hơn trong mắt bạn bè quốc tế?
Bóng đá đúng ra chỉ là môn thể thao. Nhưng không đơn thuần chỉ có thế.
Chàng thanh niên mảnh dẻ Bernard Shaw khi bỏ lên London với mẹ ở tuổi 20 đã chiêm nghiệm bóng đá đã giúp ích ra sao cho cậu bé. Bỏ lại sau Dublin và người chồng nghiện rượu, người mẹ không nghĩ rằng con đường chông gai mà bà chọn cho đứa con mình sẽ giúp ích cho cậu bé trở thành nhà văn giành giải Nobel văn học.
Trên đỉnh cao văn đàn, Shaw hồi tưởng: "Bóng đá đã dạy tôi trở thành một người đàn ông chân chính. Học chấp nhận thất bại, rèn luyện tinh thần đồng đội, đứng lên mạnh mẽ sau những lần ngã xuống."
Bóng đá Nhật du nhập vào nước Nhật khá sớm. Năm 1917, ở Tokyo đã có một CLB bóng đá mang tên ‘Tokyo Shukyu Dan.’
Trang đầu tiên của bóng đá Nhật ghi nhận những thất bại đầy hổ thẹn, khi để thua Trung Quốc 0-5, hoặc trận thua Philippines (2-15).
Đội Nhật phải đợi đến ngày 27/9/1967 mới rửa được nỗi buồn thất trận 50 năm về trước, bằng chiến thắng Philippines 15-0.
Bây giờ, Trung Quốc và Philippines hẳn không còn nhiều tự tin nếu phải đối đầu với Nhật bản?
Và hôm nay, các chàng trai "Samurai Blue" đã quật đổ một tượng đài của bóng đá thế giới, một đội bóng đến góp mặt ở World Cup luôn nhòm ngó ngôi vị cao nhất.
Ở giải năm nay, Nhật bắt phải lá thăm rơi vào bảng đấu tử thần. Đội nào đối với Nhật cũng là những đối thủ gai góc: Tây Ban Nha, Đức và Costa Rica. Nhìn từ góc độ bảng đánh giá của FIFA, nếu Nhật xếp thứ ba cũng đã là danh giá lắm cho đội bóng châu Á.
Người hâm mộ Việt Nam vẫn còn nhớ những trận đấu vòng loại World Cup vừa qua. Việt Nam chỉ để thua sát nút 0-1 trên sân Mỹ Đình, và thủ hòa 1-1 ngày 29/3/2022 trên đất Nhật. Ngay ở Hà Nội, không có nhiều người bắt cửa Nhật sẽ đá bại đội Đức.
Nên vẻ vang này của Nhật gây tiếng vang lớn.
Tờ La Repubblica của Italia ca ngợi: "Sự sụp đổ của các vị thần: sau Argentina, ngay cả Đức cũng thất thủ."
Gazzetta dello Sport: "Cú tự sát hara-kiri của đội Đức: Nhật Bản đảo chính lật đổ Đức và giành chiến thắng 2-1."
Báo Thụy sĩ Blick: "Thay vì khởi đầu World Cup với một chiến thắng dễ dàng, Đức đã chật vật sau 90 phút tại Qatar. Nhật Bản khiến cả nước Đức phải câm nín."
Trận thắng của Nhật Bản trước "ông kẹ" trong làng bóng tròn là CHLB Đức hẳn xóa bớt mặc cảm châu Á cho chúng ta?
Ritsu Doan của Nhật Bản (số ghi bàn gỡ hòa trong trận đấu bảng E World Cup Qatar 2022 giữa Đức và Nhật Bản, ngày 23 tháng 11 năm 2022.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Ritsu Doan của Nhật Bản (số ghi bàn gỡ hòa trong trận đấu bảng E World Cup Qatar 2022 giữa Đức và Nhật Bản, ngày 23 tháng 11 năm 2022.
Điều thú vị là, Nhật Bản thắng Đức đúng bằng những chính vũ khí, khí tài "Made in Germanie", thứ đã đưa Đức thành danh trên trường quốc tế. Đó là sự kiên cường, gan góc đến phút cuối cùng, lì lợm trong đấu pháp, thể lực vượt trội và kỷ luật chiến thuật vốn là đẳng cấp của bóng đá Đức.
Đội Đức chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho trận đối đầu, họ không hề sao nhãng trước Nhật. Đội Đức vẫn đá với sơ đồ chiến thuật bốn hậu vệ, không một chút khinh xuất.
Trong giải châu Âu UEFA Nations League vừa qua, Đức đã thua Hungaria 0-1, chắc hẳn điều đó nhắc nhở bất cứ sự chủ quan nào đều trả giá. Họ đã từng đè bẹp Brazil 7-1 trong World Cup 2014 mà Brazil là đội chủ nhà, để đến nỗi Vua Pele phải ai oán nói rằng, Brazil cần phải thắng 4 giải liên tiếp để không còn ai nói về nỗi ô nhục đó nữa.
Đội Đức đá chặt chẽ và hay hơn Argentina hôm trước. Trong suốt 70 phút của trận đấu, Đức thể hiện một lối chơi cường lực đến nghẹt thở, áp sát và để bóng bay với tốc độ cao, các pha đánh biên, sút từ mọi cự ly. Chỉ cần chểnh mảng một tíc tắc trước các tiền đạo, tiền vệ Đức là phải trả giá.
Thủ thành Shuichi Gonda không phải vào lưới nhặt bóng sau 4 đường bóng dập như dội lửa vào khung thành, liên tiếp trong các phút 70-72 của trận đấu hẳn là một điều phi thường.
Đức chiếm lĩnh bóng đến 81%, chỉ dành cho các võ sĩ Samurai một khoảnh nhỏ để thể hiện mình.
Nhưng trong không gian chật hẹp để sinh tồn đó, Nhật đã hạ gục ông khổng lồ chân đất sét. 25 phát đại bác của Đức nã liên tiếp không làm sụp đổ tinh thần võ sĩ đạo, thì Nhật bản đã chứng minh rằng những lưỡi kiếm từ các lò rèn xứ hoa anh đào chẳng thua nhụt chất thép Krupp, vốn dùng để đúc các chiến xa Con Cọp.
Nhật dùng 2 cầu thủ dự bị đã thử lửa trong giải Bundesliga, để tước khí giới của đội tuyển quốc gia Đức. Họ chứng tỏ đủ khả năng chơi sòng phẳng, thậm chí xóa sạch huyền thoại "bóng đá là trò chơi của 22 cầu thủ, và cuối cùng người chiến thắng là đội Đức".
Phút 74, cầu thủ Nhật chỉnh lại thước ngắm sau cú sút của Ito bị thủ môn Đức Neuer cản phá. Nhật dồn lên tới 5 cầu thủ áp sát khung thành đội bóng Đức.
Phút 75, cú sút của Minamino lại bị Neuer chặn được, nhưng không đủ văng xa để ngăn Ritsu Doan, cầu thủ mới vào sân lao vào quật bóng bằng xung lực cực mạnh, san bằng tỉ số.
Sau khi bị Nhật gỡ hòa, đội Đức đánh mất mình. Sự hoảng loạn đó dẫn đến họ bị phạt trên phần sân đối phương do tranh chấp bóng thô bạo. Và cú đá vượt tuyến hơn 70m từ phần sân Nhật đưa bóng đúng tầm khống chế của Takuma Asano. Asano trong tình huống bị Schlotterbeck đeo bám, đối mặt với Neuer đã đá tung nóc lưới đội tuyển Đức, mang chiến thắng chung cuộc về cho đội nhà.
Điều tệ hại nhất với đội Đức vẫn chưa xẩy ra, phía trước họ còn hai trận đấu. Song, đội bóng của huấn luyện viên Hansi Flick sẽ phải thắng cả hai trận còn lại để có cơ hội đi tiếp, một nhiệm vụ không dễ dàng. Tây Ban Nha vừa đè bẹp Costa Rica đến 7-0. Và với một đội Nam Mỹ vừa thua nặng, cố gỡ thể diện, liệu Đức có dễ nuốt chửng Costa Rica?
Football
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Nguyễn Thanh Bình đánh đầu ghi bàn thắng vào lưới đội Nhật Bản trong trận đấu vòng loại World Cup khu vực châu Á, ngày 29/3/2022 ở Saitama, Nhật Bản
'Niềm khích lệ cho bóng đá Việt Nam'
Tôi thích cách đội Nhật đá thắng Đức trong trận đấu. Đó là niềm khích lệ cho bóng đá châu Á nói chung và cho Việt Nam nói riêng.
Hẳn chưa thể nói bóng đá Việt Nam tiệm cận bóng đá Nhật Bản. Một chặng đường còn dài, đòi hỏi nhiều cố gắng đối với bóng đá nước nhà.
Song cũng nên vui mừng nhìn nhận rằng, Việt Nam đang đi đúng hướng, từ cấp độ đội tuyển quốc gia đến lứa kế cận đều có những cầu thủ xuất sắc, có triển vọng. Điều còn thiếu là, chưa có nhiều cầu thủ chúng ta thành công khi ra thi đấu ở nước ngoài.
Các cầu thủ Nhật như Ritsu Doan chơi cho SC Fribourg, Hiroki Ito chơi cho VfB Stuttgart, Maya Yoshida chơi cho Schalke 04, Daichi Kamada ở Eintracht Francfort. Họ học triết lý bóng đá của Đức để mài rũa vũ khí.
Chỉ có 5 tuyển thủ trong số 26 tuyển thủ quốc gia chơi ở Nhật, số còn lại đều chơi ở nước ngoài.
Bơi ra biển lớn, tự rèn luyện trong môi trường khắc nghiệt của bóng đá chuyên nghiệp mới có thể tìm ra những nhân tài cho một đội tuyển quốc gia làm rạng rỡ đất nước như bóng đá Nhật Bản hôm nay.
Bốn năm nữa, một thời gian không phải là dài để chúng ta đón đầu việc giải thế giới mở rộng bằng việc nâng World Cup tăng thêm số đội tham dự.
Dịp này chuyên chở thêm cơ hội cho Việt Nam bước vào sân chơi thế giới?
Việt Nam nên chủ động đẩy nhanh và rút ngắn chặng đường, học những gì bạn đã khai mở.
Bốn năm không nhiều, nhưng với cuộc đời của một cầu thủ bóng đá gần như là một nửa chặng đường sự nghiệp. Cơ hội chỉ đến với ai biết nắm bắt và dũng cảm.
Bài thể hiện quan điểm riêng và văn phong của tác giả, một nhà báo và phóng viên thể thao tự do từ Paris.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: World Cup Qatar 2022: Argentinien vô địch
Zero-Covid ở Trung Quốc đặt ra câu hỏi: World Cup ở hành tinh khác à?
Kerry Allen
BBC Monitoring
24 tháng 11 2022, 10:59 +07
Xi Jinping kicking a football in front of a crowd
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Khoảnh khắc Chủ tịch Tập tung bóng trong chuyến thăm Dublin năm 2012, ông là một người yêu bóng đá
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã dành nhiều chú ý đến World Cup trong tuần này, nhưng các trận đấu đang khiến người dân bực bội khi họ bị gạt ra bên lề mùa giải.
Ngoài việc đội tuyển quốc gia nam của Trung Quốc không đủ điều kiện tham dự sự kiện này, cảnh ăn mừng và tụ tập ồn ào mà không đeo khẩu trang ở Qatar đã khiến người xem khó chịu, những người bị ngăn cản tụ tập để xem các trận đấu.
Nhiều người đã dùng World Cup để phàn nàn trên mạng về các chiến lược hiện hành của Trung Quốc. Quốc gia này duy trì chính sách Zero Covid, nơi mà toàn bộ cộng đồng bị phong tỏa nếu có ca nhiễm virus đơn lẻ, để ngăn Covid lây lan.
Trung Quốc hiện đang trải qua đợt bùng phát tồi tệ nhất trong vòng sáu tháng và các đợt phong tỏa cục bộ đã tăng lên trong vài tuần qua. Trong 24 giờ qua, Trung Quốc ghi nhận hơn 28.000 ca mắc mới; đây là ở mọi khu vực cấp tỉnh.
Xem từ nhà và khu cách ly
Bóng đá rất được yêu chuộng ở Trung Quốc. Chủ tịch Tập Cận Bình được biết đến là người yêu thích thể thao và trước đây ông từng nói rằng đây là giấc mơ của đất nước khi giành chức vô địch World Cup.
Do đó, các trận đấu được phát sóng trên đài truyền hình quốc gia CCTV, và các phương tiện truyền thông nhà nước đã tìm cách khuếch đại "sự hiện diện" của Trung Quốc. Thời báo Hoàn cầu đã đưa tin về cách các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất "từ xe buýt đến sân vận động [Lusail], và thậm chí cả máy lạnh đều đại diện tại sự kiện".
Các đài truyền hình hàng đầu như CCTV cũng quảng bá về sự hiện diện của những người cầm cờ Trung Quốc tại lễ khai mạc và cách hai chú gấu trúc khổng lồ đến Qatar để "gặp gỡ" những du khách đến tham dự sự kiện.
A child interacting with a Chinese giant panda through glass
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Một cô bé chơi với một trong những con gấu trúc khổng lồ mà Trung Quốc tặng cho Qatar nhân dịp khai mạc World Cup
Nhưng rõ ràng là Covid-19 đã làm cụt hứng các buổi xem bóng đá. Tại các thành phố lớn, dịch bệnh bùng phát khiến các cơ sở kinh doanh không thiết yếu một lần nữa phải đóng cửa và người dân được khuyến khích hạn chế việc đi lại.
Không có quán bar để đến, tờ Thời báo Hoàn cầu cho biết một số người hâm mộ đang "chọn xem các trận đấu ở nhà với gia đình của họ". Những người khác cũng đã được đưa đến các điểm cách ly.
Các chuyến bay giữa Qatar và Trung Quốc cũng vẫn có sự hạn chế nghiêm ngặt đối với những người muốn trực tiếp đến xem mùa giải.
People in Shanghai sitting in a near-empty pub watching a screen showing Croatian footballer Luka Modric
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Đây là khung cảnh trong một quán rượu thưa thớt người ở Thượng Hải trong lễ khai mạc giải đấu
Nhiều người đang cảm thấy bị cô lập cực kỳ khi theo dõi sự kiện năm nay.
'Trên cùng một hành tinh?'
Một bức thư ngỏ đặt câu hỏi về các chính sách tiếp tục thực thi Zero Covid của đất nước và hỏi liệu Trung Quốc có "cùng hành tinh" với Qatar hay không, đã nhanh chóng lan truyền trên ứng dụng nhắn tin di động WeChat vào thứ Ba, trước khi bị kiểm duyệt.
Những bình luận trên mạng xã hội Weibo (giống như Twitter) tràn ngập những người xem nói về việc theo dõi các trận đấu năm nay khiến họ cảm thấy bị gạt ra lề với phần còn lại của thế giới ra sao.
Một số người bày tỏ quan điểm của họ rằng thật "kỳ quặc" khi thấy hàng trăm nghìn người tụ tập mà không đeo khẩu trang hay không cần xuất trình giấy xét nghiệm Covid-19 gần nhất. "Không có chỗ ngồi tách ra để mọi người có thể duy trì giãn cách xã hội, và không có ai mặc đồ bảo hộ [y tế] màu trắng và xanh bên ngoài. Hành tinh này đã thực sự bị phân chia."
"Một bên hội hè linh đình là World Cup, bên kia là quy định không được đến những nơi công cộng trong năm ngày," một người nói.
Một số người nói rằng họ gặp khó khăn trong việc giải thích cho con cái tại sao những cảnh tượng tại World Cup lại khác với những gì mọi người phải đối mặt ở nhà.
Tuy nhiên, có nhiều người ở Trung Quốc chỉ trích việc các quốc gia nước ngoài mở cửa trong khi Tổ chức Y tế Thế giới vẫn gọi virus Covid-19 là "tình trạng khẩn cấp toàn cầu".
Tuy nhiên, các biện pháp hiện hành của Trung Quốc vẫn chưa đi đến hồi kết. Tuần này, người phát ngôn của Ủy ban Y tế Quốc gia "cảnh báo chống bất kỳ sự chậm trễ nào trong phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh" và thúc giục "các biện pháp kiên quyết và dứt khoát hơn" để kiểm soát các ca bệnh.
Chính quyền địa phương ở các thành phố lớn đã áp dụng lại xét nghiệm đại trà và việc hạn chế đi lại, đồng thời đưa ra thông điệp rằng mọi người nên cố gắng ở nhà.
Nhưng sau ba năm thực hiện các biện pháp như vậy, người dân nản lòng, dẫn đến các cuộc biểu tình vào tháng trước ở cả hai thành phố Quảng Châu và Trịnh Châu.
Kerry Allen
BBC Monitoring
24 tháng 11 2022, 10:59 +07
Xi Jinping kicking a football in front of a crowd
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Khoảnh khắc Chủ tịch Tập tung bóng trong chuyến thăm Dublin năm 2012, ông là một người yêu bóng đá
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã dành nhiều chú ý đến World Cup trong tuần này, nhưng các trận đấu đang khiến người dân bực bội khi họ bị gạt ra bên lề mùa giải.
Ngoài việc đội tuyển quốc gia nam của Trung Quốc không đủ điều kiện tham dự sự kiện này, cảnh ăn mừng và tụ tập ồn ào mà không đeo khẩu trang ở Qatar đã khiến người xem khó chịu, những người bị ngăn cản tụ tập để xem các trận đấu.
Nhiều người đã dùng World Cup để phàn nàn trên mạng về các chiến lược hiện hành của Trung Quốc. Quốc gia này duy trì chính sách Zero Covid, nơi mà toàn bộ cộng đồng bị phong tỏa nếu có ca nhiễm virus đơn lẻ, để ngăn Covid lây lan.
Trung Quốc hiện đang trải qua đợt bùng phát tồi tệ nhất trong vòng sáu tháng và các đợt phong tỏa cục bộ đã tăng lên trong vài tuần qua. Trong 24 giờ qua, Trung Quốc ghi nhận hơn 28.000 ca mắc mới; đây là ở mọi khu vực cấp tỉnh.
Xem từ nhà và khu cách ly
Bóng đá rất được yêu chuộng ở Trung Quốc. Chủ tịch Tập Cận Bình được biết đến là người yêu thích thể thao và trước đây ông từng nói rằng đây là giấc mơ của đất nước khi giành chức vô địch World Cup.
Do đó, các trận đấu được phát sóng trên đài truyền hình quốc gia CCTV, và các phương tiện truyền thông nhà nước đã tìm cách khuếch đại "sự hiện diện" của Trung Quốc. Thời báo Hoàn cầu đã đưa tin về cách các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất "từ xe buýt đến sân vận động [Lusail], và thậm chí cả máy lạnh đều đại diện tại sự kiện".
Các đài truyền hình hàng đầu như CCTV cũng quảng bá về sự hiện diện của những người cầm cờ Trung Quốc tại lễ khai mạc và cách hai chú gấu trúc khổng lồ đến Qatar để "gặp gỡ" những du khách đến tham dự sự kiện.
A child interacting with a Chinese giant panda through glass
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Một cô bé chơi với một trong những con gấu trúc khổng lồ mà Trung Quốc tặng cho Qatar nhân dịp khai mạc World Cup
Nhưng rõ ràng là Covid-19 đã làm cụt hứng các buổi xem bóng đá. Tại các thành phố lớn, dịch bệnh bùng phát khiến các cơ sở kinh doanh không thiết yếu một lần nữa phải đóng cửa và người dân được khuyến khích hạn chế việc đi lại.
Không có quán bar để đến, tờ Thời báo Hoàn cầu cho biết một số người hâm mộ đang "chọn xem các trận đấu ở nhà với gia đình của họ". Những người khác cũng đã được đưa đến các điểm cách ly.
Các chuyến bay giữa Qatar và Trung Quốc cũng vẫn có sự hạn chế nghiêm ngặt đối với những người muốn trực tiếp đến xem mùa giải.
People in Shanghai sitting in a near-empty pub watching a screen showing Croatian footballer Luka Modric
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Đây là khung cảnh trong một quán rượu thưa thớt người ở Thượng Hải trong lễ khai mạc giải đấu
Nhiều người đang cảm thấy bị cô lập cực kỳ khi theo dõi sự kiện năm nay.
'Trên cùng một hành tinh?'
Một bức thư ngỏ đặt câu hỏi về các chính sách tiếp tục thực thi Zero Covid của đất nước và hỏi liệu Trung Quốc có "cùng hành tinh" với Qatar hay không, đã nhanh chóng lan truyền trên ứng dụng nhắn tin di động WeChat vào thứ Ba, trước khi bị kiểm duyệt.
Những bình luận trên mạng xã hội Weibo (giống như Twitter) tràn ngập những người xem nói về việc theo dõi các trận đấu năm nay khiến họ cảm thấy bị gạt ra lề với phần còn lại của thế giới ra sao.
Một số người bày tỏ quan điểm của họ rằng thật "kỳ quặc" khi thấy hàng trăm nghìn người tụ tập mà không đeo khẩu trang hay không cần xuất trình giấy xét nghiệm Covid-19 gần nhất. "Không có chỗ ngồi tách ra để mọi người có thể duy trì giãn cách xã hội, và không có ai mặc đồ bảo hộ [y tế] màu trắng và xanh bên ngoài. Hành tinh này đã thực sự bị phân chia."
"Một bên hội hè linh đình là World Cup, bên kia là quy định không được đến những nơi công cộng trong năm ngày," một người nói.
Một số người nói rằng họ gặp khó khăn trong việc giải thích cho con cái tại sao những cảnh tượng tại World Cup lại khác với những gì mọi người phải đối mặt ở nhà.
Tuy nhiên, có nhiều người ở Trung Quốc chỉ trích việc các quốc gia nước ngoài mở cửa trong khi Tổ chức Y tế Thế giới vẫn gọi virus Covid-19 là "tình trạng khẩn cấp toàn cầu".
Tuy nhiên, các biện pháp hiện hành của Trung Quốc vẫn chưa đi đến hồi kết. Tuần này, người phát ngôn của Ủy ban Y tế Quốc gia "cảnh báo chống bất kỳ sự chậm trễ nào trong phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh" và thúc giục "các biện pháp kiên quyết và dứt khoát hơn" để kiểm soát các ca bệnh.
Chính quyền địa phương ở các thành phố lớn đã áp dụng lại xét nghiệm đại trà và việc hạn chế đi lại, đồng thời đưa ra thông điệp rằng mọi người nên cố gắng ở nhà.
Nhưng sau ba năm thực hiện các biện pháp như vậy, người dân nản lòng, dẫn đến các cuộc biểu tình vào tháng trước ở cả hai thành phố Quảng Châu và Trịnh Châu.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: World Cup Qatar 2022: Argentinien vô địch
Khi các công ty xem lợi nhuận lớn hơn nhân quyền
Lương Thái Sỹ
26 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ
AB InBev, nơi trả $75 triệu cho FIFA để thương hiệu Budweiser có thể bán cả trên khán đài, đã phải chuyển sản phẩm bia ra khỏi các sân vận động và hủy bỏ một số sự kiện tiếp thị (Steven Paston/PA Images via Getty Images)
World Cup 2022 ở Qatar bị “vấy bẩn” bởi những tranh cãi dây dưa suốt nhiều năm nhưng các công ty đa quốc gia vẫn quyết định trở thành một phần của mớ hổ lốn.
Ai nói mặc ai, đường ta cứ đi
Suốt nhiều tháng nay, các tổ chức nhân quyền liên tục nói về việc nhiều công nhân nhập cư bị chết trong quá trình xây dựng bảy sân vận động World Cup và các dự án khác trong cái nóng bỏng rát của sa mạc (chính phủ Qatar chỉ thừa nhận ba trường hợp tử vong). Một câu hỏi dai dẳng khác là “làm thế nào FIFA, cơ quan quản lý quyền lực của bóng đá thế giới, cho phép một trong những sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh được tổ chức tại một quốc gia nhỏ bé, nơi người đồng tính luyến ái có thể bị tù”.
Một số cầu thủ châu Âu đã lên kế hoạch đeo băng tay bảy sắc cầu vồng để ủng hộ những người đồng tính (LGBTQ); và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cũng chỉ trích lệnh của FIFA cấm mang băng đội trưởng “OneLove”, trong đó nhấn mạnh: “Bất kỳ hạn chế nào đối với quyền tự do ngôn luận đều là điều đáng lo ngại”.
Trước trận đấu đầu tiên của mình, các cầu thủ Đức phản đối quyết định của FIFA bằng cách che miệng trước người hâm mộ và khán giả truyền hình. Hành động nổi dậy âm thầm này đã gây được tiếng vang trong nhiều ngày, thậm chí sau khi Đức thất bại ê chề trước Nhật Bản.
Những nhà tài trợ World Cup 2022 (ảnh: Christian Charisius/picture alliance via Getty Images)
Ngay cả lúc bình thường, việc kinh doanh thể thao thường khó lường và lộn xộn. Tuy nhiên, rất ít tổ chức kiếm được nhiều tiền từ sự lộn xộn đó như FIFA, tổ chức có sức mạnh vô song trong thể thao chuyên nghiệp. Nhiều chính phủ ở châu Á, Nam Mỹ và châu Phi, những thị trường giúp các doanh nghiệp lớn tăng trưởng trong tương lai, ít quan tâm đến các vấn đề xã hội vốn được xem là ưu tiên của truyền thông phương Tây.
Điều này hoàn toàn trái ngược với việc một số thành phố phải từ bỏ kế hoạch đăng cai Thế vận hội (Olympic) khi gặp sự phản đối gay gắt của công chúng. FIFA với tôn chỉ xem bóng đá là chiến thắng cho các chính phủ chứ không phải cho quyền con người, tuyên bố tiếp tục tài trợ lớn cho các hiệp hội bóng đá quốc gia để bảo đảm lòng trung thành của họ và “loại bỏ” bất cứ sự phản đối nào. FIFA đã gây sửng sốt cho thế giới bóng đá vào năm 2010 khi các thành viên điều hành của họ chọn Qatar là nước chủ nhà vòng chung kết năm 2022.
Năm 2015, Loretta Lynch, khi đó là Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, đã truy tố 14 quan chức và giám đốc tiếp thị FIFA về tội tham những “tràn lan, có hệ thống”, với $150 triệu tiền hối lộ liên quan quyền đăng cai World Cup trong khoảng thời gian 24 năm. Các cuộc đột kích và bắt giữ của FBI đã gần như dẫn đến sự sụp đổ của FIFA. Sepp Blatter, chủ tịch lâu năm của FIFA, phải từ chức. Năm 2020, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết một số người trong FIFA điều hành cuộc bỏ phiếu chọn quốc gia đăng cai đã nhận hối lộ hàng triệu đôla để đảm bảo quyền đăng cai World Cup 2018 cho Nga và Qatar bốn năm sau đó.
Banner các nhà tài trợ World Cup 2022 trước sân vận động Khalifa International Stadium (ảnh: Adam Davy/PA Images via Getty Images)
Lợi nhuận là trên hết
Bất chấp các tranh cãi về nhân quyền và phân biệt đối xử, các thương hiệu lớn nhất như Visa, Sony và McDonald’s vẫn nhanh chóng đăng ký tài trợ World Cup. Khi Bloomberg liên hệ với 76 nhà tài trợ và đội bóng của FIFA trong tháng này, không ai nói sẽ xem lại việc làm ăn cùng FIFA trong tương lai. Adidas kỳ vọng doanh số sẽ đạt 400 triệu euro nhờ giải đấu. Cần nhấn mạnh, dù chi hàng chục triệu đôla, các công ty vẫn ngoan ngoãn tuân theo những qui định bất lợi của chính phủ Qatar khiến họ thiệt hại.
Hai ngày trước khi giải đấu bắt đầu, Qatar cấm đồ uống có cồn tại tám sân vận động. Hậu quả, AB InBev, nơi trả $75 triệu cho FIFA để thương hiệu Budweiser của họ có thể bán cả trên khán đài, đã phải chuyển sản phẩm bia ra khỏi các sân vận động và hủy bỏ một số sự kiện tiếp thị. Và Budweiser vẫn là nhà tài trợ World Cup 2026 tại Bắc Mỹ dù đang tìm kiếm một khoản chiết khấu từ FIFA để bù vào thiệt hại tại Qatar.
Bên ngoài một cửa hàng McDonalds (ở Doha, Qatar) – một trong những nhà tài trợ World Cup 2022 (ảnh: Matthew Ashton – AMA/Getty Images)
Không có cuộc tẩy chay nào và FIFA cho biết vẫn thu đầy đủ các cam kết tài trợ từ các đối tác lâu năm như Coca-Cola và Adidas cùng những khuôn mặt mới như Crypto.com. Đồng tiền đã chiến thắng quyền con người! Trong khi đó, cỗ máy kiếm tiền của FIFA tiếp tục thắng lớn cả trong lẫn ngoài sân cỏ.
Bữa tiệc bóng đá kéo dài một tháng có ý nghĩa rất lớn đối với những người hâm mộ và thương hiệu thể thao. Trong bài viết ngày 25 Tháng Mười Một, The New York Times cho biết, dự báo cho thấy các công ty gồm cả Ford, T-Mobile, Coca-Cola (KO) và Samsung phải bỏ ra $2 tỷ cho các chương trình khuyến mãi.
Thật dễ dàng để biết tại sao các ông lớn kinh doanh quá quan tâm đến World Cup. Năm 2018, World Cup đã thu hút được con số kỷ lục 3.6 tỷ người xem và hơn 1.1 tỷ người chứng kiến trực tiếp trận chung kết! Với mức độ tương tác cao như vậy, các công ty xem World Cup là một cơ hội “bằng vàng” cần khai thác tối đa để kiếm tiền.
Biểu tình trước một cửa hàng Adidas tại Berlin, Đức để phản đối việc Adidas tài trợ World Cup 2022 với những cáo buộc vi phạm nhân quyền (ảnh: Sean Gallup/Getty Images)
Trung Quốc thắng đậm nhất
Một số thương hiệu Trung Quốc (TQ) là nhà tài trợ lớn nhất cho giải đấu, thậm chí còn vượt xa các công ty Mỹ như Coca-Cola, McDonald’s hay Budweiser. Theo GlobalData, một công ty tư vấn và phân tích dữ liệu trụ sở tại London, các nhà tài trợ của TQ đã bỏ ra $1.395 tỷ cho World Cup, vượt qua $1.1 tỷ của các công ty Mỹ. Sự thống trị của doanh nghiệp TQ tại một giải đấu quốc tế đã phản ánh nguyện vọng của các thương hiệu TQ trong việc mở rộng sự công nhận ở nước ngoài sao cho xứng với quy mô và phạm vi tiếp cận ngày càng tăng của họ. Số nhà tài trợ TQ tăng lên đồng nghĩa với giấc mơ của Chủ tịch Tập Cận Bình là biến TQ thành một cường quốc bóng đá thông qua các kế hoạch và mục tiêu đầy tham vọng, chẳng hạn đưa số trường học có sân bóng đá lên gấp 10 lần vào năm 2025.
Trong khi bốn nhà tài trợ TQ cho Qatar 2022 (Wanda Group, Vivo, Mengniu Dairy và Hisense) được biết đến tương đối ít bên ngoài quốc gia của họ, thì tại TQ đây là những doanh nghiệp khổng lồ với doanh thu hàng tỷ đôla hàng năm và hàng ngàn nhân viên. Wanda Group thành lập năm 1988 và Mengniu, một trong những nhà sản xuất sữa lớn nhất TQ, từng nhiều lần lọt vào danh sách Fortune 500.
Việc trở thành nhà tài trợ và đối tác tiếp thị World Cup của một số thương hiệu có đủ khả năng chi trả còn là minh chứng cho khát vọng đưa các thương hiệu TQ vươn ra ngoài biên giới. Wanda Group là một trong bảy Đối tác chính thức của FIFA (tài trợ nhiều nhất) cùng với Coca-Cola, Adidas, Hyundai, Kia, Qatar Airways, QatarEnergy và Visa. Tập đoàn đặt trụ sở tại Bắc Kinh chuyên đầu tư vào bất động sản, giải trí, truyền thông, sản xuất và dịch vụ tài chính này cam kết tài trợ $850 triệu trong thỏa thuận kéo dài 15 năm với FIFA gồm tất cả các sự kiện World Cup cho đến 2030.
Paul Temporal, một chuyên gia xây dựng thương hiệu tại Trường Kinh doanh Saïd của Đại học Oxford, nhận định: “Tài trợ thể thao cho phép các thương hiệu TQ kết nối với khán giả toàn cầu yêu thể thao. Bóng đá vượt qua mọi ranh giới văn hóa và có quy mô toàn cầu. Các thương hiệu TQ đã học được từ các đối tác phương Tây:
Tốn kém tiền tài trợ các sự kiện thể thao tốt nhất thế giới sẽ mang lại kết quả lâu dài cho cả chủ sở hữu thương hiệu lẫn uy thế quốc gia. Các thương hiệu vươn ra toàn cầu là đại sứ thương hiệu cho TQ, và nếu thành công về mặt thị phần sẽ ảnh hưởng tích cực đến hình ảnh thương hiệu quốc gia”. Và tất nhiên, với Trung Quốc, vấn đề nhân quyền chưa bao giờ là quan trọng.
Lương Thái Sỹ
26 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ
AB InBev, nơi trả $75 triệu cho FIFA để thương hiệu Budweiser có thể bán cả trên khán đài, đã phải chuyển sản phẩm bia ra khỏi các sân vận động và hủy bỏ một số sự kiện tiếp thị (Steven Paston/PA Images via Getty Images)
World Cup 2022 ở Qatar bị “vấy bẩn” bởi những tranh cãi dây dưa suốt nhiều năm nhưng các công ty đa quốc gia vẫn quyết định trở thành một phần của mớ hổ lốn.
Ai nói mặc ai, đường ta cứ đi
Suốt nhiều tháng nay, các tổ chức nhân quyền liên tục nói về việc nhiều công nhân nhập cư bị chết trong quá trình xây dựng bảy sân vận động World Cup và các dự án khác trong cái nóng bỏng rát của sa mạc (chính phủ Qatar chỉ thừa nhận ba trường hợp tử vong). Một câu hỏi dai dẳng khác là “làm thế nào FIFA, cơ quan quản lý quyền lực của bóng đá thế giới, cho phép một trong những sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh được tổ chức tại một quốc gia nhỏ bé, nơi người đồng tính luyến ái có thể bị tù”.
Một số cầu thủ châu Âu đã lên kế hoạch đeo băng tay bảy sắc cầu vồng để ủng hộ những người đồng tính (LGBTQ); và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cũng chỉ trích lệnh của FIFA cấm mang băng đội trưởng “OneLove”, trong đó nhấn mạnh: “Bất kỳ hạn chế nào đối với quyền tự do ngôn luận đều là điều đáng lo ngại”.
Trước trận đấu đầu tiên của mình, các cầu thủ Đức phản đối quyết định của FIFA bằng cách che miệng trước người hâm mộ và khán giả truyền hình. Hành động nổi dậy âm thầm này đã gây được tiếng vang trong nhiều ngày, thậm chí sau khi Đức thất bại ê chề trước Nhật Bản.
Những nhà tài trợ World Cup 2022 (ảnh: Christian Charisius/picture alliance via Getty Images)
Ngay cả lúc bình thường, việc kinh doanh thể thao thường khó lường và lộn xộn. Tuy nhiên, rất ít tổ chức kiếm được nhiều tiền từ sự lộn xộn đó như FIFA, tổ chức có sức mạnh vô song trong thể thao chuyên nghiệp. Nhiều chính phủ ở châu Á, Nam Mỹ và châu Phi, những thị trường giúp các doanh nghiệp lớn tăng trưởng trong tương lai, ít quan tâm đến các vấn đề xã hội vốn được xem là ưu tiên của truyền thông phương Tây.
Điều này hoàn toàn trái ngược với việc một số thành phố phải từ bỏ kế hoạch đăng cai Thế vận hội (Olympic) khi gặp sự phản đối gay gắt của công chúng. FIFA với tôn chỉ xem bóng đá là chiến thắng cho các chính phủ chứ không phải cho quyền con người, tuyên bố tiếp tục tài trợ lớn cho các hiệp hội bóng đá quốc gia để bảo đảm lòng trung thành của họ và “loại bỏ” bất cứ sự phản đối nào. FIFA đã gây sửng sốt cho thế giới bóng đá vào năm 2010 khi các thành viên điều hành của họ chọn Qatar là nước chủ nhà vòng chung kết năm 2022.
Năm 2015, Loretta Lynch, khi đó là Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, đã truy tố 14 quan chức và giám đốc tiếp thị FIFA về tội tham những “tràn lan, có hệ thống”, với $150 triệu tiền hối lộ liên quan quyền đăng cai World Cup trong khoảng thời gian 24 năm. Các cuộc đột kích và bắt giữ của FBI đã gần như dẫn đến sự sụp đổ của FIFA. Sepp Blatter, chủ tịch lâu năm của FIFA, phải từ chức. Năm 2020, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết một số người trong FIFA điều hành cuộc bỏ phiếu chọn quốc gia đăng cai đã nhận hối lộ hàng triệu đôla để đảm bảo quyền đăng cai World Cup 2018 cho Nga và Qatar bốn năm sau đó.
Banner các nhà tài trợ World Cup 2022 trước sân vận động Khalifa International Stadium (ảnh: Adam Davy/PA Images via Getty Images)
Lợi nhuận là trên hết
Bất chấp các tranh cãi về nhân quyền và phân biệt đối xử, các thương hiệu lớn nhất như Visa, Sony và McDonald’s vẫn nhanh chóng đăng ký tài trợ World Cup. Khi Bloomberg liên hệ với 76 nhà tài trợ và đội bóng của FIFA trong tháng này, không ai nói sẽ xem lại việc làm ăn cùng FIFA trong tương lai. Adidas kỳ vọng doanh số sẽ đạt 400 triệu euro nhờ giải đấu. Cần nhấn mạnh, dù chi hàng chục triệu đôla, các công ty vẫn ngoan ngoãn tuân theo những qui định bất lợi của chính phủ Qatar khiến họ thiệt hại.
Hai ngày trước khi giải đấu bắt đầu, Qatar cấm đồ uống có cồn tại tám sân vận động. Hậu quả, AB InBev, nơi trả $75 triệu cho FIFA để thương hiệu Budweiser của họ có thể bán cả trên khán đài, đã phải chuyển sản phẩm bia ra khỏi các sân vận động và hủy bỏ một số sự kiện tiếp thị. Và Budweiser vẫn là nhà tài trợ World Cup 2026 tại Bắc Mỹ dù đang tìm kiếm một khoản chiết khấu từ FIFA để bù vào thiệt hại tại Qatar.
Bên ngoài một cửa hàng McDonalds (ở Doha, Qatar) – một trong những nhà tài trợ World Cup 2022 (ảnh: Matthew Ashton – AMA/Getty Images)
Không có cuộc tẩy chay nào và FIFA cho biết vẫn thu đầy đủ các cam kết tài trợ từ các đối tác lâu năm như Coca-Cola và Adidas cùng những khuôn mặt mới như Crypto.com. Đồng tiền đã chiến thắng quyền con người! Trong khi đó, cỗ máy kiếm tiền của FIFA tiếp tục thắng lớn cả trong lẫn ngoài sân cỏ.
Bữa tiệc bóng đá kéo dài một tháng có ý nghĩa rất lớn đối với những người hâm mộ và thương hiệu thể thao. Trong bài viết ngày 25 Tháng Mười Một, The New York Times cho biết, dự báo cho thấy các công ty gồm cả Ford, T-Mobile, Coca-Cola (KO) và Samsung phải bỏ ra $2 tỷ cho các chương trình khuyến mãi.
Thật dễ dàng để biết tại sao các ông lớn kinh doanh quá quan tâm đến World Cup. Năm 2018, World Cup đã thu hút được con số kỷ lục 3.6 tỷ người xem và hơn 1.1 tỷ người chứng kiến trực tiếp trận chung kết! Với mức độ tương tác cao như vậy, các công ty xem World Cup là một cơ hội “bằng vàng” cần khai thác tối đa để kiếm tiền.
Biểu tình trước một cửa hàng Adidas tại Berlin, Đức để phản đối việc Adidas tài trợ World Cup 2022 với những cáo buộc vi phạm nhân quyền (ảnh: Sean Gallup/Getty Images)
Trung Quốc thắng đậm nhất
Một số thương hiệu Trung Quốc (TQ) là nhà tài trợ lớn nhất cho giải đấu, thậm chí còn vượt xa các công ty Mỹ như Coca-Cola, McDonald’s hay Budweiser. Theo GlobalData, một công ty tư vấn và phân tích dữ liệu trụ sở tại London, các nhà tài trợ của TQ đã bỏ ra $1.395 tỷ cho World Cup, vượt qua $1.1 tỷ của các công ty Mỹ. Sự thống trị của doanh nghiệp TQ tại một giải đấu quốc tế đã phản ánh nguyện vọng của các thương hiệu TQ trong việc mở rộng sự công nhận ở nước ngoài sao cho xứng với quy mô và phạm vi tiếp cận ngày càng tăng của họ. Số nhà tài trợ TQ tăng lên đồng nghĩa với giấc mơ của Chủ tịch Tập Cận Bình là biến TQ thành một cường quốc bóng đá thông qua các kế hoạch và mục tiêu đầy tham vọng, chẳng hạn đưa số trường học có sân bóng đá lên gấp 10 lần vào năm 2025.
Trong khi bốn nhà tài trợ TQ cho Qatar 2022 (Wanda Group, Vivo, Mengniu Dairy và Hisense) được biết đến tương đối ít bên ngoài quốc gia của họ, thì tại TQ đây là những doanh nghiệp khổng lồ với doanh thu hàng tỷ đôla hàng năm và hàng ngàn nhân viên. Wanda Group thành lập năm 1988 và Mengniu, một trong những nhà sản xuất sữa lớn nhất TQ, từng nhiều lần lọt vào danh sách Fortune 500.
Việc trở thành nhà tài trợ và đối tác tiếp thị World Cup của một số thương hiệu có đủ khả năng chi trả còn là minh chứng cho khát vọng đưa các thương hiệu TQ vươn ra ngoài biên giới. Wanda Group là một trong bảy Đối tác chính thức của FIFA (tài trợ nhiều nhất) cùng với Coca-Cola, Adidas, Hyundai, Kia, Qatar Airways, QatarEnergy và Visa. Tập đoàn đặt trụ sở tại Bắc Kinh chuyên đầu tư vào bất động sản, giải trí, truyền thông, sản xuất và dịch vụ tài chính này cam kết tài trợ $850 triệu trong thỏa thuận kéo dài 15 năm với FIFA gồm tất cả các sự kiện World Cup cho đến 2030.
Paul Temporal, một chuyên gia xây dựng thương hiệu tại Trường Kinh doanh Saïd của Đại học Oxford, nhận định: “Tài trợ thể thao cho phép các thương hiệu TQ kết nối với khán giả toàn cầu yêu thể thao. Bóng đá vượt qua mọi ranh giới văn hóa và có quy mô toàn cầu. Các thương hiệu TQ đã học được từ các đối tác phương Tây:
Tốn kém tiền tài trợ các sự kiện thể thao tốt nhất thế giới sẽ mang lại kết quả lâu dài cho cả chủ sở hữu thương hiệu lẫn uy thế quốc gia. Các thương hiệu vươn ra toàn cầu là đại sứ thương hiệu cho TQ, và nếu thành công về mặt thị phần sẽ ảnh hưởng tích cực đến hình ảnh thương hiệu quốc gia”. Và tất nhiên, với Trung Quốc, vấn đề nhân quyền chưa bao giờ là quan trọng.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: World Cup Qatar 2022: Argentinien vô địch
BBC News, Tiếng Việt
World Cup 2022: 'Là CĐV đồng tính ở Qatar là điều cấm kỵ, chúng tôi như vô hình'
"Tôi không cảm thấy phải chọn giữa việc là một người đồng tính nam và một CĐV Anh," Phil nói
NGUỒN HÌNH ẢNH,BBC/DAVID CHEESEMAN
Chụp lại hình ảnh,
"Tôi không cảm thấy phải chọn giữa việc là một người đồng tính nam và một CĐV Anh," Phil nói
29 tháng 11 2022, 18:53 +07
Phil, 39 tuổi, là một người hâm mộ bóng đá suốt đời, đang ở Qatar để tham dự World Cup lần thứ tư liên tiếp.
Qatar đã nói "mọi người đều được chào đón", nhưng là một người đồng tính nam đi du lịch ở một quốc gia nơi các mối quan hệ đồng giới bị hình sự hóa, ông kể cho chúng tôi qua nhật ký của mình về trải nghiệm đầy thử thách như thế nào.
World Cup 2022 - Lịch thi đấu và kết quả
Video, World Cup 2022: Điều gì đã và chưa bị cấm ở Qatar?, Thời lượng 2,44
World Cup 2022: “Tôi cắt [tóc] cho cậu đẹp, cậu phải ghi bàn nhé."
Thứ Ba, ngày 22/11, 18:00 - Nhà ga số 5 Sân bay Heathrow, Anh Quốc
Trên đường đến dự World Cup ở Nga năm 2018, sân bay khi đó chật cứng người hâm mộ từ khắp nơi trên thế giới, nhưng nó có vẻ như một ngày thứ Ba bình thường ở đây tối nay.
Tôi là fan của đội tuyển Anh lâu hơn cả khi tôi biết từ "gay" nghĩa là gì. Những kỷ niệm đầu tiên của tôi về bóng đá là xem World Cup 1990 tại nhà ông bà tôi, và được phép thức khuya để xem các trận đấu của đội tuyển Anh.
Tôi biết rằng quyết định đến Qatar của tôi đưa tôi vào nhóm thiểu số đáng kể của những CĐV đồng tính nam của đội tuyển Anh.
Nhưng tôi sẽ không để việc quyền LGBT bị hạn chế tại Qatar ngăn cản tôi thưởng thức các trận đấu mà tôi yêu thích. Tôi không cảm thấy mình phải lựa chọn giữa việc là một người đồng tính nam và một người hâm mộ đội tuyển Anh.
Tôi chấp nhận rằng tôi đang nói điều đó từ một vị trí cực kỳ đặc quyền. Có một sự bảo vệ dành cho tôi với tư cách là một người nước ngoài phương Tây mà không áp dụng cho người đồng tính Qatar. Đó là điều tôi cảm thấy mâu thuẫn nhất.
Thứ Tư, ngày 23/11, khoảng 14:30 - Sân vận động Quốc tế Khalifa
Tôi vừa bước ra khỏi sân vận động sau trận đấu đầu tiên, Nhật Bản 2-1 Đức. Một trận đấu tuyệt vời.
Nhưng tất cả đều rất kỳ lạ ở đây. Có một bầu không khí vô trùng bên trong các sân vận động, dường như không ai biết phải làm gì.
An ninh đang quản lý mọi thứ khá chặt chẽ - có một khu vực cụ thể để kiểm tra cờ và biểu ngữ của bạn trước khi vào sân.
Doha
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
An ninh rất nghiêm ngặt ở các sân vận động ở Doha
Thứ Năm, ngày 24/11, 01:15
Trên tàu điện ngầm tối nay, tôi thấy một tấm biển ghi bóng đá là "phương tiện để tôn trọng nhân quyền" - nhưng nhân quyền của ai?
Có rất nhiều biện pháp an ninh bên trong các sân vận động, nhiều hơn những gì tôi từng thấy ở bất kỳ giải đấu nào khác. Thật tò mò vì bầu không khí ở đây dường như không có gì nguy hiểm. Vậy thì chính xác họ đang tìm kiếm cái gì?
20:10 - Souq Waqif
Tôi nói chuyện với một CĐV đồng tính đến từ Hà Lan trong một quán bar trước đó. Giống như tôi, ông ấy cảm thấy có gì đó mâu thuẫn khi ở đây.
Tôi cũng đã mở một trong những ứng dụng hẹn hò của mình hôm nay và nhận được một số tin nhắn từ những người đàn ông Ả Rập. Vì vậy, người Qatar có thể giả vờ rằng cuộc sống kỳ lạ ở Trung Đông đã chết, nhưng trên mạng thì nó vẫn sống và rất tốt.
Doha
NGUỒN HÌNH ẢNH,PA MEDIA
Chụp lại hình ảnh,
Fan đang ăn mừng ở Souq Waqif của Doha
Thứ Bảy, ngày 26/11, 00:15 - Sân vận động Al Bayt
Vừa xem xong trận Anh - Mỹ. Vào giờ nghỉ giữa hiệp, tôi tình cờ gặp một fan của đội tuyển Anh đang đeo ruy băng cầu vồng, và tôi hỏi ông ấy có gặp khó khăn gì khi vào sân vận động không.
Rõ ràng ông ấy bị ba hoặc bốn người kiểm tra, nhưng sau đó được nói: "Ồ, giờ thì ok rồi".
Tôi đã suy nghĩ khá nhiều về khẩu hiệu "bóng đá dành cho tất cả mọi người" kể từ khi tôi đến đây. Tôi nghĩ người dân địa phương thực sự tin vào điều đó, họ chỉ không coi những người hâm mộ đồng tính là một phần của phương trình. Nó không hẳn là kỳ thị đồng tính, nó chỉ là một chủ đề cấm kỵ mà chúng tôi như vô hình.
Đó là một trong những lý do khiến nhiều người hâm mộ là LGBT và là bạn của tôi không thể đến đây - họ cảm thấy, vì những lý do dễ hiểu, bị biệt lập.
Khoảng 14:30 - Sân vận động Al Janoub
Tôi đang bước ra khỏi sân vận động khi trận đấu giữa Australia và Tunisia kết thúc.
Ngay sau khi hiệp một kết thúc, một nhóm cổ động viên Tunisia đã giương cao lá cờ lớn có nội dung "Palestine tự do".
Không có gì sai với điều đó - nhưng khi các quan chức nói về việc không đem chính trị vào thể thao, và sau đó một lá cờ mà có kích thước được cho phép mang vào bởi cảnh sát tại sân vận động.
Doha
NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA
Chụp lại hình ảnh,
Trong trận đấu giữa Úc và Tunisia, người hâm mộ đã giương cao biểu ngữ có nội dung "Palestine tự do"
Gần 22:00 - ngoại ô Doha
Chúng tôi xem trận Pháp và Đan Mạch ở trung tâm thành phố Doha với các nhóm CĐV Mexico, Argentina và châu Âu, nói chuyện về sự khác biệt giữa giải đấu này với các kỳ World Cup khác. Đối với tôi, có rất nhiều điều thích thú về cách Qatar điều hành điều này từ góc độ bóng đá thuần túy, và trên sân đã có một số trận đấu hay.
Nhưng điều tôi tiếp tục quay trở lại là sự đạo đức giả tuyệt đối của thông điệp "nói không với phân biệt đối xử". Tôi đã gặp một vài người nói rằng, "bạn hoàn toàn an toàn ở đây, tại sao việc bạn là người đồng tính lại quan trọng?".
Tôi biết tôi có đặc quyền tương đối an toàn so với LGBT Qatar, nhưng trừ khi bạn thực sự đặt mình vào vị trí của chúng tôi, và cảm thấy khó chịu, cảm giác bị loại ra khỏi, điều đó rất khó diễn tả.
Chủ nhật, ngày 27/11, 05:15 - Sân bay Quốc tế Doha Hamad
Tôi sắp sửa lên chuyến bay trở lại Vương quốc Anh, vì vậy, hãy viết cho ngày cuối ở Qatar.
Khi Qatar được trao quyền đăng cai World Cup vào năm 2010, đã có một sự phản đối kịch liệt - nhưng đó là về các cáo buộc tham nhũng, chứ không phải quyền của LGBT. Có lẽ đó là thước đo sự tiến bộ ở Châu Âu và Vương quốc Anh.
Tôi đã bao giờ cảm thấy lo lắng cho sự an toàn của mình ở đây chưa? Chưa. Tôi có nghĩ rằng tôi đáng lẽ sẽ phải lo lắng, trong những trường hợp khác? Cũng lại không. Nhưng tôi có cảm thấy rằng trải nghiệm của mình ở đây đã bị tổn hại khi biết điều gì xảy ra với cộng đồng LGBT địa phương không? Có, tôi có thấy.
Chúng ta được yêu cầu chỉ "tập trung vào bóng đá", nhưng có những điều quan trọng hơn trong cuộc sống.
world cup
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Việc Qatar tổ chức World Cup đã gây tranh cãi kể từ khi nó được công bố lần đầu tiên vào năm 2010
World Cup 2022: 'Là CĐV đồng tính ở Qatar là điều cấm kỵ, chúng tôi như vô hình'
"Tôi không cảm thấy phải chọn giữa việc là một người đồng tính nam và một CĐV Anh," Phil nói
NGUỒN HÌNH ẢNH,BBC/DAVID CHEESEMAN
Chụp lại hình ảnh,
"Tôi không cảm thấy phải chọn giữa việc là một người đồng tính nam và một CĐV Anh," Phil nói
29 tháng 11 2022, 18:53 +07
Phil, 39 tuổi, là một người hâm mộ bóng đá suốt đời, đang ở Qatar để tham dự World Cup lần thứ tư liên tiếp.
Qatar đã nói "mọi người đều được chào đón", nhưng là một người đồng tính nam đi du lịch ở một quốc gia nơi các mối quan hệ đồng giới bị hình sự hóa, ông kể cho chúng tôi qua nhật ký của mình về trải nghiệm đầy thử thách như thế nào.
World Cup 2022 - Lịch thi đấu và kết quả
Video, World Cup 2022: Điều gì đã và chưa bị cấm ở Qatar?, Thời lượng 2,44
World Cup 2022: “Tôi cắt [tóc] cho cậu đẹp, cậu phải ghi bàn nhé."
Thứ Ba, ngày 22/11, 18:00 - Nhà ga số 5 Sân bay Heathrow, Anh Quốc
Trên đường đến dự World Cup ở Nga năm 2018, sân bay khi đó chật cứng người hâm mộ từ khắp nơi trên thế giới, nhưng nó có vẻ như một ngày thứ Ba bình thường ở đây tối nay.
Tôi là fan của đội tuyển Anh lâu hơn cả khi tôi biết từ "gay" nghĩa là gì. Những kỷ niệm đầu tiên của tôi về bóng đá là xem World Cup 1990 tại nhà ông bà tôi, và được phép thức khuya để xem các trận đấu của đội tuyển Anh.
Tôi biết rằng quyết định đến Qatar của tôi đưa tôi vào nhóm thiểu số đáng kể của những CĐV đồng tính nam của đội tuyển Anh.
Nhưng tôi sẽ không để việc quyền LGBT bị hạn chế tại Qatar ngăn cản tôi thưởng thức các trận đấu mà tôi yêu thích. Tôi không cảm thấy mình phải lựa chọn giữa việc là một người đồng tính nam và một người hâm mộ đội tuyển Anh.
Tôi chấp nhận rằng tôi đang nói điều đó từ một vị trí cực kỳ đặc quyền. Có một sự bảo vệ dành cho tôi với tư cách là một người nước ngoài phương Tây mà không áp dụng cho người đồng tính Qatar. Đó là điều tôi cảm thấy mâu thuẫn nhất.
Thứ Tư, ngày 23/11, khoảng 14:30 - Sân vận động Quốc tế Khalifa
Tôi vừa bước ra khỏi sân vận động sau trận đấu đầu tiên, Nhật Bản 2-1 Đức. Một trận đấu tuyệt vời.
Nhưng tất cả đều rất kỳ lạ ở đây. Có một bầu không khí vô trùng bên trong các sân vận động, dường như không ai biết phải làm gì.
An ninh đang quản lý mọi thứ khá chặt chẽ - có một khu vực cụ thể để kiểm tra cờ và biểu ngữ của bạn trước khi vào sân.
Doha
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
An ninh rất nghiêm ngặt ở các sân vận động ở Doha
Thứ Năm, ngày 24/11, 01:15
Trên tàu điện ngầm tối nay, tôi thấy một tấm biển ghi bóng đá là "phương tiện để tôn trọng nhân quyền" - nhưng nhân quyền của ai?
Có rất nhiều biện pháp an ninh bên trong các sân vận động, nhiều hơn những gì tôi từng thấy ở bất kỳ giải đấu nào khác. Thật tò mò vì bầu không khí ở đây dường như không có gì nguy hiểm. Vậy thì chính xác họ đang tìm kiếm cái gì?
20:10 - Souq Waqif
Tôi nói chuyện với một CĐV đồng tính đến từ Hà Lan trong một quán bar trước đó. Giống như tôi, ông ấy cảm thấy có gì đó mâu thuẫn khi ở đây.
Tôi cũng đã mở một trong những ứng dụng hẹn hò của mình hôm nay và nhận được một số tin nhắn từ những người đàn ông Ả Rập. Vì vậy, người Qatar có thể giả vờ rằng cuộc sống kỳ lạ ở Trung Đông đã chết, nhưng trên mạng thì nó vẫn sống và rất tốt.
Doha
NGUỒN HÌNH ẢNH,PA MEDIA
Chụp lại hình ảnh,
Fan đang ăn mừng ở Souq Waqif của Doha
Thứ Bảy, ngày 26/11, 00:15 - Sân vận động Al Bayt
Vừa xem xong trận Anh - Mỹ. Vào giờ nghỉ giữa hiệp, tôi tình cờ gặp một fan của đội tuyển Anh đang đeo ruy băng cầu vồng, và tôi hỏi ông ấy có gặp khó khăn gì khi vào sân vận động không.
Rõ ràng ông ấy bị ba hoặc bốn người kiểm tra, nhưng sau đó được nói: "Ồ, giờ thì ok rồi".
Tôi đã suy nghĩ khá nhiều về khẩu hiệu "bóng đá dành cho tất cả mọi người" kể từ khi tôi đến đây. Tôi nghĩ người dân địa phương thực sự tin vào điều đó, họ chỉ không coi những người hâm mộ đồng tính là một phần của phương trình. Nó không hẳn là kỳ thị đồng tính, nó chỉ là một chủ đề cấm kỵ mà chúng tôi như vô hình.
Đó là một trong những lý do khiến nhiều người hâm mộ là LGBT và là bạn của tôi không thể đến đây - họ cảm thấy, vì những lý do dễ hiểu, bị biệt lập.
Khoảng 14:30 - Sân vận động Al Janoub
Tôi đang bước ra khỏi sân vận động khi trận đấu giữa Australia và Tunisia kết thúc.
Ngay sau khi hiệp một kết thúc, một nhóm cổ động viên Tunisia đã giương cao lá cờ lớn có nội dung "Palestine tự do".
Không có gì sai với điều đó - nhưng khi các quan chức nói về việc không đem chính trị vào thể thao, và sau đó một lá cờ mà có kích thước được cho phép mang vào bởi cảnh sát tại sân vận động.
Doha
NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA
Chụp lại hình ảnh,
Trong trận đấu giữa Úc và Tunisia, người hâm mộ đã giương cao biểu ngữ có nội dung "Palestine tự do"
Gần 22:00 - ngoại ô Doha
Chúng tôi xem trận Pháp và Đan Mạch ở trung tâm thành phố Doha với các nhóm CĐV Mexico, Argentina và châu Âu, nói chuyện về sự khác biệt giữa giải đấu này với các kỳ World Cup khác. Đối với tôi, có rất nhiều điều thích thú về cách Qatar điều hành điều này từ góc độ bóng đá thuần túy, và trên sân đã có một số trận đấu hay.
Nhưng điều tôi tiếp tục quay trở lại là sự đạo đức giả tuyệt đối của thông điệp "nói không với phân biệt đối xử". Tôi đã gặp một vài người nói rằng, "bạn hoàn toàn an toàn ở đây, tại sao việc bạn là người đồng tính lại quan trọng?".
Tôi biết tôi có đặc quyền tương đối an toàn so với LGBT Qatar, nhưng trừ khi bạn thực sự đặt mình vào vị trí của chúng tôi, và cảm thấy khó chịu, cảm giác bị loại ra khỏi, điều đó rất khó diễn tả.
Chủ nhật, ngày 27/11, 05:15 - Sân bay Quốc tế Doha Hamad
Tôi sắp sửa lên chuyến bay trở lại Vương quốc Anh, vì vậy, hãy viết cho ngày cuối ở Qatar.
Khi Qatar được trao quyền đăng cai World Cup vào năm 2010, đã có một sự phản đối kịch liệt - nhưng đó là về các cáo buộc tham nhũng, chứ không phải quyền của LGBT. Có lẽ đó là thước đo sự tiến bộ ở Châu Âu và Vương quốc Anh.
Tôi đã bao giờ cảm thấy lo lắng cho sự an toàn của mình ở đây chưa? Chưa. Tôi có nghĩ rằng tôi đáng lẽ sẽ phải lo lắng, trong những trường hợp khác? Cũng lại không. Nhưng tôi có cảm thấy rằng trải nghiệm của mình ở đây đã bị tổn hại khi biết điều gì xảy ra với cộng đồng LGBT địa phương không? Có, tôi có thấy.
Chúng ta được yêu cầu chỉ "tập trung vào bóng đá", nhưng có những điều quan trọng hơn trong cuộc sống.
world cup
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Việc Qatar tổ chức World Cup đã gây tranh cãi kể từ khi nó được công bố lần đầu tiên vào năm 2010
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: World Cup Qatar 2022: Argentinien vô địch
BBC News, Tiếng Việt
Địa chấn World Cup 2022: Châu Âu vỡ mộng vì Bỉ, Đức nhạt nhòa
Tuyển Đức bị loại dù trận cuối thắng Costa Rica 4-2
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Tuyển Đức bị loại dù trận cuối thắng Costa Rica 4-2
2 tháng 12 2022, 18:17 +07
Phạm Cao Phong, gửi bài từ Pháp
Trong cùng một ngày đầu tiên của tháng 12, hai trận động đất liên tiếp đã xẩy ra làm rung chuyển hành tinh bóng đá.
Đầu tiên đó là thất bại của đội tuyên bóng đá Bỉ. "Quỷ đỏ" (Belgian Red Devils) đã không vượt qua nổi Croatia, chấp nhận tỷ số hòa 0-0 và bị loại.
Đội tuyển Bỉ với thế hệ vàng gồm những danh thủ thượng thặng như Eden Hazard, Romelu Lukaku, Thibaut Courtois, Kevin De Bruyne…liên tiếp được đứng thứ hai trên bảng đánh giá của FIFA với 1816 điểm, không kém quá so với Braxil ngôi đầu với 1841 điểm.
Vị trí trên giấy của Bỉ đã bị thực tế phũ phàng trên mặt cỏ.
Việc phải chia tay với World Cup 2022 của đội bóng uy danh này được đánh giá ngoài sức tưởng tượng.
Xếp trong bảng F với Canada, Marocco, Croatia, "Quỷ đỏ" chắc như cua gạch không đứng thứ nhất thì cũng đứng thứ hai, chỉ cần cẩn thận khi gặp đội á quân World Cup 2018 là Croatia với danh thủ đoạt giải Quả bóng vàng năm đó là Lucas Modric.
Song, "Quỷ đỏ" không làm được điều đó. Không vào nổi vòng 18, thì Bỉ chỉ có thể trách chính họ.
Ở nơi tụ hội các tinh hoa của bóng đá thế giới, nơi mà trình độ các đội đến Qatar năm nay gây nhiều bất ngờ ngay từ ngày đầu tiên, sự tự tin thái quá của Bỉ giống như chiếc lưỡi hái Tử thần Boomerang quay ngược lại, quật ngã đội bóng đầy sao tầm cỡ thế giới của nước này.
Thông thường các đội bóng mạnh thường chọn điểm rơi thời điểm sung mãn nhất về thể lực ở các vòng mang tính sống còn, thường sau vòng đấu bảng. Họ khởi động như cỗ máy xe tăng chạy bằng dầu diesel, càng nóng máy công suất lực đẩy càng cao, càng vào sâu, đá càng chắc chân.
Bỉ có truyền thống khá tốt trong quá khứ, đứng thứ ba thế giới năm 2018, dự chung kết châu Âu 1980, vô địch Olympique 1920. Nghĩa là không tồi với một đất nước nhỏ, chỉ có 11,60 triệu dân.
Năm nay, trời đất nổi cơn gió bụi không giống quá khứ. Nhiễm biến đổi khí hậu đầy tai biến hay sao đó, các đội bóng nhỏ mang nỗi buồn lớn tặng cho các đội bóng lớn trung thành với giáo trình bóng đá cổ xưa.
Nguyên nhân Bỉ bị đá bật ra khỏi giải đấu, không chỉ nằm ở trận cuối cùng của vòng bảng.
Ở đất nước mà ¾ ủng hộ đội tuyển quốc gia nước nhà thì có tới ¼ ủng hộ ra mặt đội Marocco, thì thủ quân Eden Hazard không chứng minh được tài năng của mình ở hai trận trước.
Bỉ thua 0-2 trước Marocco, đã chuyển tải tín hiệu xấu, báo hiệu sự cáo chung của đội bóng.
Lẽ ra phải cùng nhau lên dây cót tinh thần, gắn bó hơn, các tuyển thủ Bỉ lại quay ra xâu xé lẫn nhau. Kevin De Bruyne bình phẩm, Bỉ không có cơ hội vô địch World Cup vì lứa cầu thủ hậu vệ hiện tại quá già, không gánh được nhiệm vụ phòng ngự.
Khi Hazard không có mặt trên sân, chính De Bruyne lĩnh trách nhiệm đội trưởng trên sân. Sự báng bổ đồng đội của anh làm hỏng hoàn toàn mối quan hệ trong đội, cũng như phân tâm tuyển thủ Bỉ trước trận đấu.
Không chỉ HLV Martinez, nhiều đồng đội cũng tỏ ra khó chịu với phát biểu của De Bruyne. Trung vệ Jan Vertonghen chia sẻ với thái độ mỉa mai sau trận thất bại trước Marocco: "Chúng tôi tấn công kém vì cả đội quá già, đúng không nhỉ ?"
Hai người thậm chí lao vào nhau, thay ngôn từ bằng nắm đấm, Lukaku phải nhảy tới can ngăn.
Phải chăng cơn sóng ngầm xuất hiện trong lòng tuyển Bỉ đã làm đôi chân các tiền đạo "Quỷ đỏ" nặng như đeo chì ? Có tới 4 cơ hội trước khung thành Croatia ở các phút 60, 62, 87 và 90, mà cả Yannick Carrasco, Lukaku đều bỏ phí, không đủ lạnh lùng để đánh bại thủ thành Livakovic.
Đáng xấu hổ là sau trận đấu Lukaku đã đấm vỡ tan tấm mi ca chắn gió cabin dành cho các cầu thủ dự bị trên sân.
Huấn luyện viên Roberto Martinez của Bỉ cũng nói lời chia tay với ánh mắt rớm lệ trong buổi họp báo sau trận: "Đây là trận đấu cuối cùng của tôi dẫn dắt đội tuyển quốc gia."
Hình ảnh Thomas Meunier ngồi bệt trên ngoài đường biên với ánh mắt thất thần hẳn sẽ còn đọng lại trong ký ức của một thế hệ đi qua đầy tiếc nuối.
Không ai ngờ sự sụp đổ của đội tuyển vàng cay đắng và chán chường như thế.
Đội tuyển Bỉ nhận trái đắng. "Hùm thiêng khi đã xa cơ cũng hèn ! "
ĐỨC THEO VẾT XE ĐỔ CỦA BỈ
Ngày mùng một, mở hàng tháng mười hai còn tiễn đưa một siêu cường bốn lần vô địch thế giới. Đó là đội tuyển Đức "Nationale Deutsche Mannschaft."
Thuật ngữ bóng đá gọi đội Đức là Turnier Mannschaft. Nghĩa là giải nào cũng phải đếm xỉa đến vai trò của Đức, một đội "không một tuần chay nào không có nước mắt", chăm chỉ quan tâm đến chiếc chiếu giữa đình. Đội làng nhàng gặp đội Đức cầm chắc cái thua, thậm chí thua đậm. Chẳng hạn, Đức gọt đội Nga tới 16-0 (1.6.1912).
Đội nào cũng ngán gặp phải đội Đức.
Đức mà thua thì là thua thật, chứ không phải thua do rủi ro hay đất lệch, vì tinh thần thi đấu của Đức được làm gương cho cả thế giới bóng đá về kỷ luật chiến thuật, sự kiên cường không giã từ vũ khí hay nản lòng cho đến giây cuối cùng của mỗi trận quyết đấu.
Năm nay, rơi vào bảng E, với các đối thủ Nhật, Tây Ban Nha, Costa Rica, Đức chắc mẩm ăn gỏi đàn em Nhật, Costa Rica. Trong mắt các chuyên gia bóng đá, hai đội kể trên vẫn "chưa sạch nước cản", đủ sức nặng làm kỳ đà cản xích xe tăng Đức.
Giải World Cup 2018, đội Đức bước vào với tâm thế của đội đương kim vô địch thế giới.
Song lời nguyền phù thủy ám quẻ các đội đã ẵm Cúp vàng World Cup vẫn còn thời hiệu, Đức thua ngay ở vòng bảng. Xấu hổ nhất là thua đội bóng đại diện châu Á Nam Hàn.
Năm nay, Đức khát khao phục hận, tưởng không còn phải chịu kiếp tai ương, ai ngờ bị đội bóng của Thái dương Thần nữ xử đẹp bằng hai nhát kiếm ở hiệp hai, thua ngay trong trận mở màn.
Cái dớp gặp đội đại diện châu Á chưa phá xong, lại càng dầy thêm.
Trong trận đấu với Costa Rica bốn ngày trước, ở phút 81, tiền vệ phòng ngự Maya Yoshida chuyền bóng hớ hênh để cầu thủ Costa Rica cướp mất bóng. Keysher Fuller sau đó sút một cú bóng với tốc độ rùa bò 34km/h, song vượt tầm với của thủ thành Nhật vào lưới.
Đội đại diện khu vực CONCACAF thắng bằng đúng một cú sút trúng đích trong cả trận.
Cú trượt chân của đội Nhật, thua vớ vẩn trong một thế trận khó thua trước Costa Riga 0-1, làm sống lại hy vọng đi tiếp cho đội Đức.
Ai ngờ, lợi thế Nhật bản trao cho Đức đã không tận dụng được. Đức bị Tây Ban Nha thủ hòa 1-1. Bước vào trận cuối gặp đối thủ yếu nhất bảng, đã từng thua muối mặt Tây Ban Nha tới 0-7, Đức đè bẹp dễ dàng Costa Rica 4-2.
Nhưng trận thắng càng xát muối vào vết thương. Nhật quật cường vùng lên, đá thắng Tây Ban Nha 2-1. Với tỷ số này, muốn đi tiếp, Đức phải cần đá thắng với con số 10-2, để vượt Tây Ban Nha về hiệu số. Điều đó không xẩy ra.
Trận Đức- Costa Rica là trận đầu tiên trong một giải cúp của FIFA sử dụng tới 4 trọng tài đều là nữ. Trọng tài nữ người Pháp Stéphanie Frappart thổi còi chính cho trận này. Bà đúng thành biểu tượng ra ngõ gặp gái với đội bóng Đức.
Các nhà bình luận theo thuyết âm mưu nhận định rằng Tây Ban Nha cố tình thua Nhật Bản để tránh gặp Brazil hoặc Argentina, vòng 16 đội cũng chỉ chạm trán với Morocco thay vì Croatia, đồng thời loại luôn Đức khỏi World Cup, một kỳ phùng địch thủ, nếu gặp lại tại chung kết cũng chẳng vui vẻ gì ???
Song trách ai bây giờ, trách Tây Ban Nha viện trợ không hoàn lại cho Đức tái thiết nền bóng đá, hay trách mình trước đã ? Huấn luyện viên Luis Enrique có quyền toan tính cho bài toán của mình, nếu một trận thua được nhiều hơn mất cho Tây Ban Nha thì tại sao phải ngần ngại ?
Thuyết âm mưu này có cơ sở hay không ?
Toàn bộ hiệp một, tôi thấy "La Roja" thể hiện đẳng cấp vượt trội về thế trận trước Nhật Bản. Ngay phút 11, Tây Ban Nha dẫn trước sau cú đánh đầu của Alvaro Morata, kiểm soát bóng chặt, đập vỡ dễ dàng các đợt lên bóng của tiền đạo Nhật, không cho Nhật đánh giáp lá cà trước khung thành của Unai Simon.
Bất ngờ xảy ra ở ngay 3 phút đầu hiệp hai, khi hậu vệ Tây Ban Nha trở lại sân còn chểnh mảng.
Đội Nhật có hai bàn liên tiếp ở phút 48 và 51. Tây Ban Nha thua ngược nhưng vẫn cầm bóng lượn đi lượn lại, không tạo nhiều sóng gió về phía khung thành của đối thủ đến từ châu Á.
Ở trận cùng giờ, Costa Rica có lúc đẩy Tây Ban Nha xuống thứ ba. Cuộc rượt đuổi tỷ số ở hai bảng lên đến đỉnh điểm đầy ẩn số.
"Xe tăng Đức" cứu được Tây Ban Nha nhưng lại không thể giành vé đi tiếp. Thầy trò huấn luyện viên Hansi Flick có cùng 4 điểm với Tây Ban Nha nhưng chỉ xếp thứ 3 do kém hiệu số bàn thắng bại (+1 so với +6).
Với kết quả này, Nhật Bản với vị thế nhất bảng E sẽ gặp đương kim á quân Croatia ở vòng 16 đội trong khi Tây Ban Nha đứng nhì bảng sẽ gặp Morocco.
Báo Đức Bild vừa tiết lộ,
Vào 5h sáng ngày 2.11, giờ Berlin, một chiếc Airbus A330-300 với số hiệu D-AIKQ đã cất cánh từ Frankfurt đến Doha (Qatar). Tuyển Đức được cho là sẽ bay trở lại Đức trên chuyến bay này vào 14h30 cùng ngày.
Theo Bild, đây là quyết định được đưa ra bởi DFB từ tối thứ 5 khi trận đấu quyết định cửa đi tiếp của "Die Mannschaft" còn chưa diễn ra. Đến lúc này, DFB vẫn từ chối trả lời các câu hỏi từ truyền thông. Trong khi đó, các tờ báo của Đức miêu tả việc bị loại từ vòng bảng của "Die Mannschaft" là một "nỗi ô nhục đầy đắng cay".
Dư âm những trận đấu vừa qua khẳng định đây là một trong những giải đấu kịch tính và thú vị nhất từ trước tới nay. Tôi muốn nhắc tới các trận bám đuổi đến nghẹn thở của các trận Đức-Nhật, Nam Hàn-Ghana, Serbia-Cameroon, Argentina-Saudi Arabia, Nhật-Tây Ban Nha.
Những hoài nghi về việc tổ chức ngày hội bóng đá ở một đất nước mà các cuộc đua lạc đà là chủ soái đã không còn lý do để biện minh. Những trận đấu nóng bỏng, những màn trình diễn bi hùng ở World Cup Qatar đã làm gửi nắng đến mùa đông xám xịt ở châu Âu. Những trầm cảm thời vụ vẫn được mệnh danh là nỗi buồn mầu xanh nước biển ‘Melancholy Blues’ được trái bóng tròn xóa nhòa:
Tôi đang ở trạng thái tồi tệ nhất,
Như thấy mình bị nhấn chìm trong bầu trời đầy mây u ám
Đừng mong đợi gì tôi sẽ cư xử hoàn hảo và nụ cười tỏa nắng.
Bóng đá đang đóng trọn vẹn những vai trò tích cực của môn thể thao vua.
Trái bóng lăn làm chúng ta nhận ra đời sống hiện tại không chỉ có nỗi buồn, những đám mây xám, mà còn cả nụ cười, hy vọng.
Đội bóng Qatar không còn được bước ra thảm cỏ xanh của những sân vận động hoành tráng mà họ đã xây dựng, để lễ hội bóng đá xúng xính trong bộ trang phục mới nhớ đến mình.
Tôi nghĩ Qatar dự cảm được là họ chưa đủ tầm cầm chịch đỉnh cao bóng đá đỉnh cao của hành tinh. Song họ vẫn làm.
Riêng điều đó thôi,theo tôi cần cám ơn Qatar ? Còn thêm những trận cầu nẩy lửa vừa qua, tuyệt quá còn gì hơn ?
Bài thể hiện quan điểm riêng và văn phong của tác giả, một nhà báo tự do từ Paris.
Địa chấn World Cup 2022: Châu Âu vỡ mộng vì Bỉ, Đức nhạt nhòa
Tuyển Đức bị loại dù trận cuối thắng Costa Rica 4-2
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Tuyển Đức bị loại dù trận cuối thắng Costa Rica 4-2
2 tháng 12 2022, 18:17 +07
Phạm Cao Phong, gửi bài từ Pháp
Trong cùng một ngày đầu tiên của tháng 12, hai trận động đất liên tiếp đã xẩy ra làm rung chuyển hành tinh bóng đá.
Đầu tiên đó là thất bại của đội tuyên bóng đá Bỉ. "Quỷ đỏ" (Belgian Red Devils) đã không vượt qua nổi Croatia, chấp nhận tỷ số hòa 0-0 và bị loại.
Đội tuyển Bỉ với thế hệ vàng gồm những danh thủ thượng thặng như Eden Hazard, Romelu Lukaku, Thibaut Courtois, Kevin De Bruyne…liên tiếp được đứng thứ hai trên bảng đánh giá của FIFA với 1816 điểm, không kém quá so với Braxil ngôi đầu với 1841 điểm.
Vị trí trên giấy của Bỉ đã bị thực tế phũ phàng trên mặt cỏ.
Việc phải chia tay với World Cup 2022 của đội bóng uy danh này được đánh giá ngoài sức tưởng tượng.
Xếp trong bảng F với Canada, Marocco, Croatia, "Quỷ đỏ" chắc như cua gạch không đứng thứ nhất thì cũng đứng thứ hai, chỉ cần cẩn thận khi gặp đội á quân World Cup 2018 là Croatia với danh thủ đoạt giải Quả bóng vàng năm đó là Lucas Modric.
Song, "Quỷ đỏ" không làm được điều đó. Không vào nổi vòng 18, thì Bỉ chỉ có thể trách chính họ.
Ở nơi tụ hội các tinh hoa của bóng đá thế giới, nơi mà trình độ các đội đến Qatar năm nay gây nhiều bất ngờ ngay từ ngày đầu tiên, sự tự tin thái quá của Bỉ giống như chiếc lưỡi hái Tử thần Boomerang quay ngược lại, quật ngã đội bóng đầy sao tầm cỡ thế giới của nước này.
Thông thường các đội bóng mạnh thường chọn điểm rơi thời điểm sung mãn nhất về thể lực ở các vòng mang tính sống còn, thường sau vòng đấu bảng. Họ khởi động như cỗ máy xe tăng chạy bằng dầu diesel, càng nóng máy công suất lực đẩy càng cao, càng vào sâu, đá càng chắc chân.
Bỉ có truyền thống khá tốt trong quá khứ, đứng thứ ba thế giới năm 2018, dự chung kết châu Âu 1980, vô địch Olympique 1920. Nghĩa là không tồi với một đất nước nhỏ, chỉ có 11,60 triệu dân.
Năm nay, trời đất nổi cơn gió bụi không giống quá khứ. Nhiễm biến đổi khí hậu đầy tai biến hay sao đó, các đội bóng nhỏ mang nỗi buồn lớn tặng cho các đội bóng lớn trung thành với giáo trình bóng đá cổ xưa.
Nguyên nhân Bỉ bị đá bật ra khỏi giải đấu, không chỉ nằm ở trận cuối cùng của vòng bảng.
Ở đất nước mà ¾ ủng hộ đội tuyển quốc gia nước nhà thì có tới ¼ ủng hộ ra mặt đội Marocco, thì thủ quân Eden Hazard không chứng minh được tài năng của mình ở hai trận trước.
Bỉ thua 0-2 trước Marocco, đã chuyển tải tín hiệu xấu, báo hiệu sự cáo chung của đội bóng.
Lẽ ra phải cùng nhau lên dây cót tinh thần, gắn bó hơn, các tuyển thủ Bỉ lại quay ra xâu xé lẫn nhau. Kevin De Bruyne bình phẩm, Bỉ không có cơ hội vô địch World Cup vì lứa cầu thủ hậu vệ hiện tại quá già, không gánh được nhiệm vụ phòng ngự.
Khi Hazard không có mặt trên sân, chính De Bruyne lĩnh trách nhiệm đội trưởng trên sân. Sự báng bổ đồng đội của anh làm hỏng hoàn toàn mối quan hệ trong đội, cũng như phân tâm tuyển thủ Bỉ trước trận đấu.
Không chỉ HLV Martinez, nhiều đồng đội cũng tỏ ra khó chịu với phát biểu của De Bruyne. Trung vệ Jan Vertonghen chia sẻ với thái độ mỉa mai sau trận thất bại trước Marocco: "Chúng tôi tấn công kém vì cả đội quá già, đúng không nhỉ ?"
Hai người thậm chí lao vào nhau, thay ngôn từ bằng nắm đấm, Lukaku phải nhảy tới can ngăn.
Phải chăng cơn sóng ngầm xuất hiện trong lòng tuyển Bỉ đã làm đôi chân các tiền đạo "Quỷ đỏ" nặng như đeo chì ? Có tới 4 cơ hội trước khung thành Croatia ở các phút 60, 62, 87 và 90, mà cả Yannick Carrasco, Lukaku đều bỏ phí, không đủ lạnh lùng để đánh bại thủ thành Livakovic.
Đáng xấu hổ là sau trận đấu Lukaku đã đấm vỡ tan tấm mi ca chắn gió cabin dành cho các cầu thủ dự bị trên sân.
Huấn luyện viên Roberto Martinez của Bỉ cũng nói lời chia tay với ánh mắt rớm lệ trong buổi họp báo sau trận: "Đây là trận đấu cuối cùng của tôi dẫn dắt đội tuyển quốc gia."
Hình ảnh Thomas Meunier ngồi bệt trên ngoài đường biên với ánh mắt thất thần hẳn sẽ còn đọng lại trong ký ức của một thế hệ đi qua đầy tiếc nuối.
Không ai ngờ sự sụp đổ của đội tuyển vàng cay đắng và chán chường như thế.
Đội tuyển Bỉ nhận trái đắng. "Hùm thiêng khi đã xa cơ cũng hèn ! "
ĐỨC THEO VẾT XE ĐỔ CỦA BỈ
Ngày mùng một, mở hàng tháng mười hai còn tiễn đưa một siêu cường bốn lần vô địch thế giới. Đó là đội tuyển Đức "Nationale Deutsche Mannschaft."
Thuật ngữ bóng đá gọi đội Đức là Turnier Mannschaft. Nghĩa là giải nào cũng phải đếm xỉa đến vai trò của Đức, một đội "không một tuần chay nào không có nước mắt", chăm chỉ quan tâm đến chiếc chiếu giữa đình. Đội làng nhàng gặp đội Đức cầm chắc cái thua, thậm chí thua đậm. Chẳng hạn, Đức gọt đội Nga tới 16-0 (1.6.1912).
Đội nào cũng ngán gặp phải đội Đức.
Đức mà thua thì là thua thật, chứ không phải thua do rủi ro hay đất lệch, vì tinh thần thi đấu của Đức được làm gương cho cả thế giới bóng đá về kỷ luật chiến thuật, sự kiên cường không giã từ vũ khí hay nản lòng cho đến giây cuối cùng của mỗi trận quyết đấu.
Năm nay, rơi vào bảng E, với các đối thủ Nhật, Tây Ban Nha, Costa Rica, Đức chắc mẩm ăn gỏi đàn em Nhật, Costa Rica. Trong mắt các chuyên gia bóng đá, hai đội kể trên vẫn "chưa sạch nước cản", đủ sức nặng làm kỳ đà cản xích xe tăng Đức.
Giải World Cup 2018, đội Đức bước vào với tâm thế của đội đương kim vô địch thế giới.
Song lời nguyền phù thủy ám quẻ các đội đã ẵm Cúp vàng World Cup vẫn còn thời hiệu, Đức thua ngay ở vòng bảng. Xấu hổ nhất là thua đội bóng đại diện châu Á Nam Hàn.
Năm nay, Đức khát khao phục hận, tưởng không còn phải chịu kiếp tai ương, ai ngờ bị đội bóng của Thái dương Thần nữ xử đẹp bằng hai nhát kiếm ở hiệp hai, thua ngay trong trận mở màn.
Cái dớp gặp đội đại diện châu Á chưa phá xong, lại càng dầy thêm.
Trong trận đấu với Costa Rica bốn ngày trước, ở phút 81, tiền vệ phòng ngự Maya Yoshida chuyền bóng hớ hênh để cầu thủ Costa Rica cướp mất bóng. Keysher Fuller sau đó sút một cú bóng với tốc độ rùa bò 34km/h, song vượt tầm với của thủ thành Nhật vào lưới.
Đội đại diện khu vực CONCACAF thắng bằng đúng một cú sút trúng đích trong cả trận.
Cú trượt chân của đội Nhật, thua vớ vẩn trong một thế trận khó thua trước Costa Riga 0-1, làm sống lại hy vọng đi tiếp cho đội Đức.
Ai ngờ, lợi thế Nhật bản trao cho Đức đã không tận dụng được. Đức bị Tây Ban Nha thủ hòa 1-1. Bước vào trận cuối gặp đối thủ yếu nhất bảng, đã từng thua muối mặt Tây Ban Nha tới 0-7, Đức đè bẹp dễ dàng Costa Rica 4-2.
Nhưng trận thắng càng xát muối vào vết thương. Nhật quật cường vùng lên, đá thắng Tây Ban Nha 2-1. Với tỷ số này, muốn đi tiếp, Đức phải cần đá thắng với con số 10-2, để vượt Tây Ban Nha về hiệu số. Điều đó không xẩy ra.
Trận Đức- Costa Rica là trận đầu tiên trong một giải cúp của FIFA sử dụng tới 4 trọng tài đều là nữ. Trọng tài nữ người Pháp Stéphanie Frappart thổi còi chính cho trận này. Bà đúng thành biểu tượng ra ngõ gặp gái với đội bóng Đức.
Các nhà bình luận theo thuyết âm mưu nhận định rằng Tây Ban Nha cố tình thua Nhật Bản để tránh gặp Brazil hoặc Argentina, vòng 16 đội cũng chỉ chạm trán với Morocco thay vì Croatia, đồng thời loại luôn Đức khỏi World Cup, một kỳ phùng địch thủ, nếu gặp lại tại chung kết cũng chẳng vui vẻ gì ???
Song trách ai bây giờ, trách Tây Ban Nha viện trợ không hoàn lại cho Đức tái thiết nền bóng đá, hay trách mình trước đã ? Huấn luyện viên Luis Enrique có quyền toan tính cho bài toán của mình, nếu một trận thua được nhiều hơn mất cho Tây Ban Nha thì tại sao phải ngần ngại ?
Thuyết âm mưu này có cơ sở hay không ?
Toàn bộ hiệp một, tôi thấy "La Roja" thể hiện đẳng cấp vượt trội về thế trận trước Nhật Bản. Ngay phút 11, Tây Ban Nha dẫn trước sau cú đánh đầu của Alvaro Morata, kiểm soát bóng chặt, đập vỡ dễ dàng các đợt lên bóng của tiền đạo Nhật, không cho Nhật đánh giáp lá cà trước khung thành của Unai Simon.
Bất ngờ xảy ra ở ngay 3 phút đầu hiệp hai, khi hậu vệ Tây Ban Nha trở lại sân còn chểnh mảng.
Đội Nhật có hai bàn liên tiếp ở phút 48 và 51. Tây Ban Nha thua ngược nhưng vẫn cầm bóng lượn đi lượn lại, không tạo nhiều sóng gió về phía khung thành của đối thủ đến từ châu Á.
Ở trận cùng giờ, Costa Rica có lúc đẩy Tây Ban Nha xuống thứ ba. Cuộc rượt đuổi tỷ số ở hai bảng lên đến đỉnh điểm đầy ẩn số.
"Xe tăng Đức" cứu được Tây Ban Nha nhưng lại không thể giành vé đi tiếp. Thầy trò huấn luyện viên Hansi Flick có cùng 4 điểm với Tây Ban Nha nhưng chỉ xếp thứ 3 do kém hiệu số bàn thắng bại (+1 so với +6).
Với kết quả này, Nhật Bản với vị thế nhất bảng E sẽ gặp đương kim á quân Croatia ở vòng 16 đội trong khi Tây Ban Nha đứng nhì bảng sẽ gặp Morocco.
Báo Đức Bild vừa tiết lộ,
Vào 5h sáng ngày 2.11, giờ Berlin, một chiếc Airbus A330-300 với số hiệu D-AIKQ đã cất cánh từ Frankfurt đến Doha (Qatar). Tuyển Đức được cho là sẽ bay trở lại Đức trên chuyến bay này vào 14h30 cùng ngày.
Theo Bild, đây là quyết định được đưa ra bởi DFB từ tối thứ 5 khi trận đấu quyết định cửa đi tiếp của "Die Mannschaft" còn chưa diễn ra. Đến lúc này, DFB vẫn từ chối trả lời các câu hỏi từ truyền thông. Trong khi đó, các tờ báo của Đức miêu tả việc bị loại từ vòng bảng của "Die Mannschaft" là một "nỗi ô nhục đầy đắng cay".
Dư âm những trận đấu vừa qua khẳng định đây là một trong những giải đấu kịch tính và thú vị nhất từ trước tới nay. Tôi muốn nhắc tới các trận bám đuổi đến nghẹn thở của các trận Đức-Nhật, Nam Hàn-Ghana, Serbia-Cameroon, Argentina-Saudi Arabia, Nhật-Tây Ban Nha.
Những hoài nghi về việc tổ chức ngày hội bóng đá ở một đất nước mà các cuộc đua lạc đà là chủ soái đã không còn lý do để biện minh. Những trận đấu nóng bỏng, những màn trình diễn bi hùng ở World Cup Qatar đã làm gửi nắng đến mùa đông xám xịt ở châu Âu. Những trầm cảm thời vụ vẫn được mệnh danh là nỗi buồn mầu xanh nước biển ‘Melancholy Blues’ được trái bóng tròn xóa nhòa:
Tôi đang ở trạng thái tồi tệ nhất,
Như thấy mình bị nhấn chìm trong bầu trời đầy mây u ám
Đừng mong đợi gì tôi sẽ cư xử hoàn hảo và nụ cười tỏa nắng.
Bóng đá đang đóng trọn vẹn những vai trò tích cực của môn thể thao vua.
Trái bóng lăn làm chúng ta nhận ra đời sống hiện tại không chỉ có nỗi buồn, những đám mây xám, mà còn cả nụ cười, hy vọng.
Đội bóng Qatar không còn được bước ra thảm cỏ xanh của những sân vận động hoành tráng mà họ đã xây dựng, để lễ hội bóng đá xúng xính trong bộ trang phục mới nhớ đến mình.
Tôi nghĩ Qatar dự cảm được là họ chưa đủ tầm cầm chịch đỉnh cao bóng đá đỉnh cao của hành tinh. Song họ vẫn làm.
Riêng điều đó thôi,theo tôi cần cám ơn Qatar ? Còn thêm những trận cầu nẩy lửa vừa qua, tuyệt quá còn gì hơn ?
Bài thể hiện quan điểm riêng và văn phong của tác giả, một nhà báo tự do từ Paris.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: World Cup Qatar 2022: Argentinien vô địch
BBC News, Tiếng Việt
World Cup 2022: Các đội đã vào vòng 16 và đội nào còn có thể?
World Cup
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
1 tháng 12 2022
Pháp là đội bóng đầu tiên ghi tên vào danh sách 16 đội bước tiếp vào vòng sau.
Anh lọt vào vòng 16 đội World Cup với chiến thắng 3-0 trước xứ Wales, và đội bóng xứ Wales sẽ phải về nước trong chuyến bay tiếp theo .
Tam Sư sẽ đấu với Senegal trong trận đấu loại trực tiếp ở vòng hai vào lúc 19:00 GMT Chủ Nhật (4/12), trong khi Hoa Kỳ sẽ đấu với Hà Lan vào lúc 15:00 GMT vào Thứ Bảy (3/12).
Chiến thắng 2-1 của Pháp trước Đan Mạch đã chứng kiến họ trở thành đội đầu tiên giành được suất vào vòng 16 đội, trước khi Brazil tham gia cùng họ bằng cách đánh bại Thụy Sĩ với tỷ số 1-0.
Úc về nhì sau Pháp ở bảng D sau khi đánh bại Đan Mạch 1-0 hôm thứ Tư để lần thứ hai lọt vào vòng 16 đội.
Argentina đã giành quyền vào vòng hai đá với Úc nhờ chiến thắng trước Ba Lan, đội sẽ đối mặt với Pháp bất chấp thất bại trước Argentina, do vượt qua Mexico để giành vị trí á quân bảng C nhờ hơn hiệu số bàn thắng bại. Bồ Đào Nha cũng đảm bảo suất đi tiếp sau khi đánh bại Uruguay 2-0 vào thứ Hai nhưng chủ nhà Qatar, Canada và Ecuador đã bị loại cùng với Iran, Đan Mạch, Tunisia, Mexico và Saudi Arabia. Khi chúng ta đang đến giai đoạn cuối của vòng bảng, hãy cùng nhìn lại các bảng đấu để xem các đội nào còn có cơ hội vào vòng 1/8.
Bảng A
Từng 3 lần vào chung kết, Hà Lan tiến vào vòng 16 đội với tư cách là đội nhất bảng A với chiến thắng dễ dàng 2-0 trước chủ nhà Qatar, đội đã bị loại khỏi giải đấu.
Trong khi đó, Senegal đã giành chiến thắng 2-1 trước Ecuador khi họ lần thứ hai tiến vào vòng loại trực tiếp, sau khi lọt vào tứ kết ở World Cup 2002.
Bảng B
Anh tiến vào vòng 16 đội với chiến thắng 3-0 trước xứ Wales, đội xếp cuối bảng và đã bị loại.
Hoa Kỳ đã vượt qua ở vị trí thứ hai sau Anh với chiến thắng 1-0 trước Iran, đội đã chỉ cần một điểm để đi tiếp nhưng không thành.
Bảng C
Argentina đã giành chiến thắng 2-0 trước Ba Lan vào thứ Tư để đi tiếp với tư cách là đội nhất bảng sau khi họ lấy lại tinh thần sau thất bại choáng váng trước Saudi Arabia trong trận mở màn.
Các cầu thủ Ba Lan cũng đi tiếp, với hệ số bàn thắng bại sít sao, sau loạt trận cuối cùng đầy kịch tính, với việc Mexico bị loại dù đánh bại Saudi Arabia với tỷ số 2-1.
Bảng D
Đương kim vô địch Pháp đã giành quyền vào vòng đấu loại trực tiếp sau khi giành chiến thắng trong hai trận mở màn và họ đứng đầu bảng bất chấp thất bại gây sốc 0-1 trước Tunisia hôm thứ Tư.
Tuy nhiên, chiến thắng đó không đủ để đưa đội bóng bắc Phi đi tiếp, khi Úc đánh bại Đan Mạch đầy thất vọng với tỷ số 1-0 nhờ bàn thắng của Mathew Leckie để đảm bảo vị trí á quân cho Socceroos.
Bảng E
Cả 4 đội ở bảng E vẫn có thể đi tiếp sau khi Đức đã lội ngược dòng để hòa 1-1 với Tây Ban Nha hôm Chủ Nhật.
Các trận đấu cuối ở bảng này diễn ra cùng lúc 19:00 GMT thứ Năm, với Costa Rica gặp Đức và Nhật Bản đối đầu với Tây Ban Nha.
Tây Ban Nha sẽ nhất bảng với một chiến thắng hoặc một trận hòa - miễn là trận đấu còn lại cũng kết thúc với tỷ số hòa hoặc Đức thắng.
Nếu Tây Ban Nha thua, Nhật Bản sẽ giành quyền vào bảng và Tây Ban Nha vẫn có thể bị loại. Để điều đó xảy ra, đội bóng của Luis Enrique cần phải thua và Costa Rica đánh bại Đức, hoặc để Đức giành chiến thắng và vượt qua hiệu số bàn thắng bại hiện kém hơn Tây Ban Nha tới 8 bàn.
Nhật Bản cũng sẽ kết thúc ở vị trí thứ hai nếu cả hai trận đấu kết thúc với tỷ số hòa.
Costa Rica sẽ đi tiếp nếu đánh bại Đức và sẽ đứng đầu bảng nếu Tây Ban Nha hòa Nhật Bản. Một trận hòa cho Costa Rica sẽ chỉ đủ để vượt qua vòng loại nếu Tây Ban Nha đánh bại Nhật Bản.
Đức xếp cuối bảng nhưng sẽ giành quyền á quân nếu họ thắng và Nhật Bản thua. Nếu Nhật Bản hòa, Đức có thể cần chiến thắng cách biệt 2 bàn vì hiệu số bàn thắng bại của họ hiện đang kém Nhật Bản 1 bàn.
Bảng F
Canada đã có bàn thắng đầu tiên của họ ở World Cup vào Chủ Nhật nhưng đó chỉ là niềm vui thoáng qua khi Croatia phản công, ghi bốn bàn để loại họ khỏi cuộc đua vào vòng 16 đội.
Điều đó khiến Croatia đứng đầu bảng F nhờ hiệu số bàn thắng bại, biết rằng họ sẽ đảm bảo suất đi tiếp nếu tránh được thất bại trước Bỉ. Họ cũng sẽ giành ngôi đầu bảng nếu có cùng kết quả với Morocco ở lượt trận đấu cuối và duy trì hiệu số bàn thắng bại vượt trội.
Morocco sẽ đi tiếp nếu họ thắng hoặc hòa trận cuối vòng bảng với Canada.
Bỉ sẽ vượt qua vòng loại với chiến thắng trước Croatia. Một trận hòa sẽ chỉ là đủ nếu Morocco thua Canada, với hiệu số bàn thắng bại quyết định thứ tự đội nào sẽ đi tiếp.
Các trận đấu cuối sẽ diễn ra lúc 19:00 GMT, thứ Năm (1/12).
Bảng G
Nhà vô địch năm lần Brazil đã đảm bảo một suất vào vòng loại trực tiếp World Cup sau khi Casemiro ghi bàn, bảy phút trước khi hết giờ để ấn định chiến thắng 1-0 trước Thụy Sĩ vào thứ Hai.
Đoàn quân của Tite cần một điểm ở trận cuối gặp Cameroon để giành ngôi đầu bảng khi hai trận cuối bảng G diễn ra lúc 19:00 GMT thứ Sáu (2/12_.
Bất kỳ đội nào trong số ba đội còn lại đều có thể tham gia cùng Brazil vào vòng 16 đội.
Đội xếp thứ hai là Thụy Sĩ phải đánh bại Serbia để đảm bảo suất đi tiếp, trong khi một điểm là đủ nếu Cameroon không thắng được Brazil.
Serbia và Cameroon đều cần phải giành chiến thắng trong các trận đấu tương ứng để nuôi hy vọng vượt qua vòng loại.
Nếu cả hai đội đều giành được chiến thắng cần thiết, Cameroon sẽ có chút lợi thế với hiệu số bàn thắng bại nhỉnh hơn.
Bảng H
Bồ Đào Nha đã cùng với Pháp và Brazil giành vé vào vòng loại trực tiếp nhờ chiến thắng 2-0 trước Uruguay hôm thứ Hai.
Họ chỉ cần một điểm khi gặp Hàn Quốc vào thứ Sáu lúc 15:00 GMT để đảm bảo vị trí đầu bảng.
Đội nhì bảng Ghana sẽ tiến vào vòng 16 đội bằng cách đánh bại Uruguay. Một trận hòa cũng sẽ đủ miễn là Hàn Quốc không đánh bại Bồ Đào Nha với cách biệt 2 bàn trở lên.
Trong trường hợp Bồ Đào Nha thua và Ghana thắng, ngôi đầu bảng sẽ được quyết định dựa trên hiệu số bàn thắng bại và số bàn thắng được ghi.
Hàn Quốc có hai con đường để lọt vào vòng tiếp theo tại Qatar, mà cả hai đều dựa vào việc họ đánh bại Bồ Đào Nha.
Nếu Ghana và Uruguay hòa, Hàn Quốc sẽ phải thắng Bồ Đào Nha với cách biệt 2 bàn để đi tiếp.
Nếu Uruguay và Hàn Quốc đều giành chiến thắng thì điều đó phụ thuộc vào hiệu số bàn thắng bại - và có thể là số bàn thắng được ghi - với việc đội bóng châu Á nắm lợi thế một bàn.
Con đường đến vòng 16 đội đơn giản nhất của Uruguay là đánh bại Ghana ở trận đấu cuối cùng và hy vọng Hàn Quốc thất bại trước Bồ Đào Nha.
Lọt vào vòng 1/8 được quyết định như thế nào?
Nếu các đội bằng điểm sau ba trận vòng bảng, thì suất đi tiếp được quyết định bằng hiệu số bàn thắng bại. Các tiêu chí đầy đủ sẽ là:
Điểm tích lũy
Hiệu số bàn thắng bại
Số bàn thắng ghi được
Kết quả đối đầu
Fair play: Fair play: đội nào tích lũy được ít điểm vô kỷ luật nhất sẽ thắng (thẻ vàng bằng một điểm, thẻ đỏ do hai thẻ vàng bằng ba điểm, thẻ đỏ trực tiếp bằng bốn điểm và thẻ đỏ trực tiếp dành cho cầu thủ đã có một thẻ vàng bằng năm điểm)
Bốc thăm
World Cup 2022: Các đội đã vào vòng 16 và đội nào còn có thể?
World Cup
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
1 tháng 12 2022
Pháp là đội bóng đầu tiên ghi tên vào danh sách 16 đội bước tiếp vào vòng sau.
Anh lọt vào vòng 16 đội World Cup với chiến thắng 3-0 trước xứ Wales, và đội bóng xứ Wales sẽ phải về nước trong chuyến bay tiếp theo .
Tam Sư sẽ đấu với Senegal trong trận đấu loại trực tiếp ở vòng hai vào lúc 19:00 GMT Chủ Nhật (4/12), trong khi Hoa Kỳ sẽ đấu với Hà Lan vào lúc 15:00 GMT vào Thứ Bảy (3/12).
Chiến thắng 2-1 của Pháp trước Đan Mạch đã chứng kiến họ trở thành đội đầu tiên giành được suất vào vòng 16 đội, trước khi Brazil tham gia cùng họ bằng cách đánh bại Thụy Sĩ với tỷ số 1-0.
Úc về nhì sau Pháp ở bảng D sau khi đánh bại Đan Mạch 1-0 hôm thứ Tư để lần thứ hai lọt vào vòng 16 đội.
Argentina đã giành quyền vào vòng hai đá với Úc nhờ chiến thắng trước Ba Lan, đội sẽ đối mặt với Pháp bất chấp thất bại trước Argentina, do vượt qua Mexico để giành vị trí á quân bảng C nhờ hơn hiệu số bàn thắng bại. Bồ Đào Nha cũng đảm bảo suất đi tiếp sau khi đánh bại Uruguay 2-0 vào thứ Hai nhưng chủ nhà Qatar, Canada và Ecuador đã bị loại cùng với Iran, Đan Mạch, Tunisia, Mexico và Saudi Arabia. Khi chúng ta đang đến giai đoạn cuối của vòng bảng, hãy cùng nhìn lại các bảng đấu để xem các đội nào còn có cơ hội vào vòng 1/8.
Bảng A
Từng 3 lần vào chung kết, Hà Lan tiến vào vòng 16 đội với tư cách là đội nhất bảng A với chiến thắng dễ dàng 2-0 trước chủ nhà Qatar, đội đã bị loại khỏi giải đấu.
Trong khi đó, Senegal đã giành chiến thắng 2-1 trước Ecuador khi họ lần thứ hai tiến vào vòng loại trực tiếp, sau khi lọt vào tứ kết ở World Cup 2002.
Bảng B
Anh tiến vào vòng 16 đội với chiến thắng 3-0 trước xứ Wales, đội xếp cuối bảng và đã bị loại.
Hoa Kỳ đã vượt qua ở vị trí thứ hai sau Anh với chiến thắng 1-0 trước Iran, đội đã chỉ cần một điểm để đi tiếp nhưng không thành.
Bảng C
Argentina đã giành chiến thắng 2-0 trước Ba Lan vào thứ Tư để đi tiếp với tư cách là đội nhất bảng sau khi họ lấy lại tinh thần sau thất bại choáng váng trước Saudi Arabia trong trận mở màn.
Các cầu thủ Ba Lan cũng đi tiếp, với hệ số bàn thắng bại sít sao, sau loạt trận cuối cùng đầy kịch tính, với việc Mexico bị loại dù đánh bại Saudi Arabia với tỷ số 2-1.
Bảng D
Đương kim vô địch Pháp đã giành quyền vào vòng đấu loại trực tiếp sau khi giành chiến thắng trong hai trận mở màn và họ đứng đầu bảng bất chấp thất bại gây sốc 0-1 trước Tunisia hôm thứ Tư.
Tuy nhiên, chiến thắng đó không đủ để đưa đội bóng bắc Phi đi tiếp, khi Úc đánh bại Đan Mạch đầy thất vọng với tỷ số 1-0 nhờ bàn thắng của Mathew Leckie để đảm bảo vị trí á quân cho Socceroos.
Bảng E
Cả 4 đội ở bảng E vẫn có thể đi tiếp sau khi Đức đã lội ngược dòng để hòa 1-1 với Tây Ban Nha hôm Chủ Nhật.
Các trận đấu cuối ở bảng này diễn ra cùng lúc 19:00 GMT thứ Năm, với Costa Rica gặp Đức và Nhật Bản đối đầu với Tây Ban Nha.
Tây Ban Nha sẽ nhất bảng với một chiến thắng hoặc một trận hòa - miễn là trận đấu còn lại cũng kết thúc với tỷ số hòa hoặc Đức thắng.
Nếu Tây Ban Nha thua, Nhật Bản sẽ giành quyền vào bảng và Tây Ban Nha vẫn có thể bị loại. Để điều đó xảy ra, đội bóng của Luis Enrique cần phải thua và Costa Rica đánh bại Đức, hoặc để Đức giành chiến thắng và vượt qua hiệu số bàn thắng bại hiện kém hơn Tây Ban Nha tới 8 bàn.
Nhật Bản cũng sẽ kết thúc ở vị trí thứ hai nếu cả hai trận đấu kết thúc với tỷ số hòa.
Costa Rica sẽ đi tiếp nếu đánh bại Đức và sẽ đứng đầu bảng nếu Tây Ban Nha hòa Nhật Bản. Một trận hòa cho Costa Rica sẽ chỉ đủ để vượt qua vòng loại nếu Tây Ban Nha đánh bại Nhật Bản.
Đức xếp cuối bảng nhưng sẽ giành quyền á quân nếu họ thắng và Nhật Bản thua. Nếu Nhật Bản hòa, Đức có thể cần chiến thắng cách biệt 2 bàn vì hiệu số bàn thắng bại của họ hiện đang kém Nhật Bản 1 bàn.
Bảng F
Canada đã có bàn thắng đầu tiên của họ ở World Cup vào Chủ Nhật nhưng đó chỉ là niềm vui thoáng qua khi Croatia phản công, ghi bốn bàn để loại họ khỏi cuộc đua vào vòng 16 đội.
Điều đó khiến Croatia đứng đầu bảng F nhờ hiệu số bàn thắng bại, biết rằng họ sẽ đảm bảo suất đi tiếp nếu tránh được thất bại trước Bỉ. Họ cũng sẽ giành ngôi đầu bảng nếu có cùng kết quả với Morocco ở lượt trận đấu cuối và duy trì hiệu số bàn thắng bại vượt trội.
Morocco sẽ đi tiếp nếu họ thắng hoặc hòa trận cuối vòng bảng với Canada.
Bỉ sẽ vượt qua vòng loại với chiến thắng trước Croatia. Một trận hòa sẽ chỉ là đủ nếu Morocco thua Canada, với hiệu số bàn thắng bại quyết định thứ tự đội nào sẽ đi tiếp.
Các trận đấu cuối sẽ diễn ra lúc 19:00 GMT, thứ Năm (1/12).
Bảng G
Nhà vô địch năm lần Brazil đã đảm bảo một suất vào vòng loại trực tiếp World Cup sau khi Casemiro ghi bàn, bảy phút trước khi hết giờ để ấn định chiến thắng 1-0 trước Thụy Sĩ vào thứ Hai.
Đoàn quân của Tite cần một điểm ở trận cuối gặp Cameroon để giành ngôi đầu bảng khi hai trận cuối bảng G diễn ra lúc 19:00 GMT thứ Sáu (2/12_.
Bất kỳ đội nào trong số ba đội còn lại đều có thể tham gia cùng Brazil vào vòng 16 đội.
Đội xếp thứ hai là Thụy Sĩ phải đánh bại Serbia để đảm bảo suất đi tiếp, trong khi một điểm là đủ nếu Cameroon không thắng được Brazil.
Serbia và Cameroon đều cần phải giành chiến thắng trong các trận đấu tương ứng để nuôi hy vọng vượt qua vòng loại.
Nếu cả hai đội đều giành được chiến thắng cần thiết, Cameroon sẽ có chút lợi thế với hiệu số bàn thắng bại nhỉnh hơn.
Bảng H
Bồ Đào Nha đã cùng với Pháp và Brazil giành vé vào vòng loại trực tiếp nhờ chiến thắng 2-0 trước Uruguay hôm thứ Hai.
Họ chỉ cần một điểm khi gặp Hàn Quốc vào thứ Sáu lúc 15:00 GMT để đảm bảo vị trí đầu bảng.
Đội nhì bảng Ghana sẽ tiến vào vòng 16 đội bằng cách đánh bại Uruguay. Một trận hòa cũng sẽ đủ miễn là Hàn Quốc không đánh bại Bồ Đào Nha với cách biệt 2 bàn trở lên.
Trong trường hợp Bồ Đào Nha thua và Ghana thắng, ngôi đầu bảng sẽ được quyết định dựa trên hiệu số bàn thắng bại và số bàn thắng được ghi.
Hàn Quốc có hai con đường để lọt vào vòng tiếp theo tại Qatar, mà cả hai đều dựa vào việc họ đánh bại Bồ Đào Nha.
Nếu Ghana và Uruguay hòa, Hàn Quốc sẽ phải thắng Bồ Đào Nha với cách biệt 2 bàn để đi tiếp.
Nếu Uruguay và Hàn Quốc đều giành chiến thắng thì điều đó phụ thuộc vào hiệu số bàn thắng bại - và có thể là số bàn thắng được ghi - với việc đội bóng châu Á nắm lợi thế một bàn.
Con đường đến vòng 16 đội đơn giản nhất của Uruguay là đánh bại Ghana ở trận đấu cuối cùng và hy vọng Hàn Quốc thất bại trước Bồ Đào Nha.
Lọt vào vòng 1/8 được quyết định như thế nào?
Nếu các đội bằng điểm sau ba trận vòng bảng, thì suất đi tiếp được quyết định bằng hiệu số bàn thắng bại. Các tiêu chí đầy đủ sẽ là:
Điểm tích lũy
Hiệu số bàn thắng bại
Số bàn thắng ghi được
Kết quả đối đầu
Fair play: Fair play: đội nào tích lũy được ít điểm vô kỷ luật nhất sẽ thắng (thẻ vàng bằng một điểm, thẻ đỏ do hai thẻ vàng bằng ba điểm, thẻ đỏ trực tiếp bằng bốn điểm và thẻ đỏ trực tiếp dành cho cầu thủ đã có một thẻ vàng bằng năm điểm)
Bốc thăm
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: World Cup Qatar 2022: Argentinien vô địch
Đằng sau những đôi giày và quần áo cầu thủ World Cup
Việt Bình
3 tháng 12, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Ít người biết rằng Adidas Al Rihla, quả bóng chính thức của World Cup 2022, được sản xuất từ những bàn tay tươm máu (ảnh: Maddie Meyer – FIFA/FIFA via Getty Images)
Khi World Cup Qatar khai mạc vào tuần trước, hàng triệu người hâm mộ đã mặc những chiếc áo có giá từ $90 đến $150 được bán bởi Nike và Adidas, nhà cung cấp trang phục chính thức của giải đấu năm nay. Với giầy thì có giá bán lẻ hơn $200.
Những bộ đồ làm từ nước mắt
Những người làm ra những món đồ này được trả bao nhiêu? Với 7,800 công nhân tại nhà máy Pou Chen ở Yangon, Myanmar, nhà cung cấp giày bóng đá cho Adidas, mỗi công nhân nhận được vỏn vẹn 4,800 kyat, tương đương $2.27/ngày. Đây cũng là nơi chứng kiến cuộc đấu tranh liên tục của nhiều người trong khoảng 40 triệu công nhân may mặc ở Nam Á, vốn từ lâu vật lộn với điều kiện làm việc và tiền lương tồi tệ. Mới đây, Tháng Mười, sau khi công nhân đình công đòi lương $3.78/ngày, nhà máy đã gọi binh lính vào khu liên hợp và sau đó sa thải 26 công nhân, trong đó có 16 thành viên công đoàn, những người được cho là “đầu têu” lãnh đạo cuộc đình công của hơn 2,000 công nhân.
The New York Times cho biết, một số công nhân nói rằng nhà máy đang tận dụng cơ hội này để trừng phạt những công nhân tham gia lao động có tổ chức, vào thời điểm mà chính quyền quân sự cầm quyền Myanmar đang tìm cách phá bỏ hệ thống cấu trúc dân chủ. Lạm phát gia tăng và đồng tiền suy yếu đang gây áp lực lên sinh kế của người dân Myanmar. Kể từ cuộc đảo chính năm ngoái, đồng kyat đã giảm hơn 50% so với Mỹ kim và chi phí hàng hóa, vận chuyển và nhà ở ngày càng tăng vọt. Một công nhân thậm chí kể rằng cô phải nhịn ăn ba ngày.
Giày Nike của đội tuyển Canada tại FIFA World Cup Qatar 2022 (ảnh: Robbie Jay Barratt – AMA/Getty Images)
Trong một tuyên bố gửi qua email từ trụ sở chính Pou Chen tại Đài Loan, công ty nói rằng họ tuân thủ luật pháp và quy định địa phương trong việc tính toán và chi trả tiền lương và các vấn đề nhân sự, đồng thời tôn trọng quyền thương lượng tập thể của người lao động. Trong khi đó, Adidas tuyên bố: “Adidas phản đối mạnh mẽ việc sa thải này, điều này vi phạm các tiêu chuẩn về nơi làm việc và cam kết lâu dài của chúng tôi trong việc duy trì quyền tự do lập hội của người lao động. Chúng tôi đang điều tra tính hợp pháp về hành động của nhà cung cấp và chúng tôi đã kêu gọi Pou Chen ngay lập tức tái thuê mướn những công nhân bị sa thải.”
Hầu hết thương hiệu thời trang và đồ thể thao phương Tây không sở hữu các cơ sở sản xuất, thay vào đó họ ký hợp đồng với các nhà máy hoặc nhà cung cấp độc lập, thường ở Nam bán cầu. Điều này có nghĩa về mặt kỹ thuật, họ không phải là người sử dụng lao động và do đó không chịu trách nhiệm pháp lý trong việc thực thi các tiêu chuẩn lao động hoặc nhân quyền. Một số công ty, chẳng hạn H&M, Adidas và Nike, gần đây bắt đầu cung cấp rõ hơn về chuỗi cung ứng bằng cách đưa ra thông tin cho biết nhà máy nào sản xuất hàng của họ. Adidas thậm chí cung cấp một danh sách các nhà cung cấp hàng may mặc cho World Cup. Trong khi đó Nike, công ty sản xuất bộ dụng cụ (kits) cho 13 đội tuyển dự World Cup như Mỹ, Anh và Brazil, lại không công bố danh sách các nhà cung cấp.
Những quả bóng từ những bàn tay rướm máu
Hơn 2/3 quả bóng trên thế giới được sản xuất tại một trong 1,000 nhà máy ở Sialkot, Pakistan; trong đó có Adidas Al Rihla, quả bóng chính thức của FIFA World Cup 2022. Tờ Bloomberg cho biết, ở Sialkot, có khoảng 60,000 người làm việc trong các phân xưởng may bóng da – tương đương khoảng 8% dân số thành phố. Họ thường làm việc trong nhiều giờ và khâu các miếng da lại bằng tay. Hơn 80% quả bóng đá được sản xuất tại Sialkot làm bằng kỹ thuật thủ công, một quy trình tốn nhiều công sức giúp quả bóng bền hơn và ổn định hơn về mặt khí động học. Đường may sâu hơn, mũi có độ căng lớn hơn so với may bằng máy.
Nam giới làm các giai đoạn khác nhau của quy trình sản xuất, chuẩn bị nguyên liệu hoặc kiểm tra chất lượng. Cho đến khi các quy định về lao động được ban hành vào năm 1997, các nhà máy ở Sialkot từng tuyển trẻ em 5 tuổi cùng với cha mẹ chúng. Trong khi đó, một báo cáo 2016 lại nói rằng việc cấm lao động trẻ em là mối đe dọa đối với ngành công nghiệp may bóng da ở Sialkot, vì điều đó “làm mất đi một phần thế hệ tay nghề tiềm năng,” dẫn đến tình trạng thiếu lao động đang diễn ra.
Công nhân may bóng da tại Sialkot, Pakistan (ảnh: Warrick Page/Getty Images)
Tại nhà máy Anwar Khawaja Industries, thợ khâu được trả chừng 160 rupee – khoảng $0.75 – cho mỗi quả bóng. Mỗi người mất ba giờ để hoàn thành. Mỗi quả bóng được tạo thành từ 20 miếng lục giác và 12 miếng ngũ giác được nối với nhau bằng 690 mũi khâu. Với ba quả bóng một ngày, một thợ khâu có thể kiếm được khoảng 9,600 rupee mỗi tháng. Đây là mức thu nhập quá thấp. Theo ước tính của các nhà nghiên cứu, mức lương đủ sống cho Sialkot là khoảng 20,000 rupee một tháng. Hầu hết người khâu bóng da là phụ nữ. Trong một ngày nào đó tại Anwar Khawaja Industries, họ có thể khâu hai quả bóng, trở về nhà nấu nướng cho con cái, rồi tiếp tục công việc ở ngôi làng gần đó vào buổi chiều.
Những gia đình không có ruộng để canh tác hay không có bò để lấy sữa thì cần ít nhất hai người khâu bóng toàn thời gian mới kiếm được ba bữa ăn mỗi ngày. Những người này là thành viên của giai cấp vô sản toàn cầu. Sự nghèo khó của họ đem lại những sản phẩm đầy mồ hôi và nước mắt cho thế giới. Các nhóm hoạt động nhân quyền muốn thức tỉnh thế giới bóng đá rằng những ngôi sao hàng đầu của họ đang đá quả bóng thấm đượm mồ hôi lao động trẻ em. Tuy nhiên, thực tế vẫn là bi kịch tiếp nối bi kịch.
Việt Bình
3 tháng 12, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Ít người biết rằng Adidas Al Rihla, quả bóng chính thức của World Cup 2022, được sản xuất từ những bàn tay tươm máu (ảnh: Maddie Meyer – FIFA/FIFA via Getty Images)
Khi World Cup Qatar khai mạc vào tuần trước, hàng triệu người hâm mộ đã mặc những chiếc áo có giá từ $90 đến $150 được bán bởi Nike và Adidas, nhà cung cấp trang phục chính thức của giải đấu năm nay. Với giầy thì có giá bán lẻ hơn $200.
Những bộ đồ làm từ nước mắt
Những người làm ra những món đồ này được trả bao nhiêu? Với 7,800 công nhân tại nhà máy Pou Chen ở Yangon, Myanmar, nhà cung cấp giày bóng đá cho Adidas, mỗi công nhân nhận được vỏn vẹn 4,800 kyat, tương đương $2.27/ngày. Đây cũng là nơi chứng kiến cuộc đấu tranh liên tục của nhiều người trong khoảng 40 triệu công nhân may mặc ở Nam Á, vốn từ lâu vật lộn với điều kiện làm việc và tiền lương tồi tệ. Mới đây, Tháng Mười, sau khi công nhân đình công đòi lương $3.78/ngày, nhà máy đã gọi binh lính vào khu liên hợp và sau đó sa thải 26 công nhân, trong đó có 16 thành viên công đoàn, những người được cho là “đầu têu” lãnh đạo cuộc đình công của hơn 2,000 công nhân.
The New York Times cho biết, một số công nhân nói rằng nhà máy đang tận dụng cơ hội này để trừng phạt những công nhân tham gia lao động có tổ chức, vào thời điểm mà chính quyền quân sự cầm quyền Myanmar đang tìm cách phá bỏ hệ thống cấu trúc dân chủ. Lạm phát gia tăng và đồng tiền suy yếu đang gây áp lực lên sinh kế của người dân Myanmar. Kể từ cuộc đảo chính năm ngoái, đồng kyat đã giảm hơn 50% so với Mỹ kim và chi phí hàng hóa, vận chuyển và nhà ở ngày càng tăng vọt. Một công nhân thậm chí kể rằng cô phải nhịn ăn ba ngày.
Giày Nike của đội tuyển Canada tại FIFA World Cup Qatar 2022 (ảnh: Robbie Jay Barratt – AMA/Getty Images)
Trong một tuyên bố gửi qua email từ trụ sở chính Pou Chen tại Đài Loan, công ty nói rằng họ tuân thủ luật pháp và quy định địa phương trong việc tính toán và chi trả tiền lương và các vấn đề nhân sự, đồng thời tôn trọng quyền thương lượng tập thể của người lao động. Trong khi đó, Adidas tuyên bố: “Adidas phản đối mạnh mẽ việc sa thải này, điều này vi phạm các tiêu chuẩn về nơi làm việc và cam kết lâu dài của chúng tôi trong việc duy trì quyền tự do lập hội của người lao động. Chúng tôi đang điều tra tính hợp pháp về hành động của nhà cung cấp và chúng tôi đã kêu gọi Pou Chen ngay lập tức tái thuê mướn những công nhân bị sa thải.”
Hầu hết thương hiệu thời trang và đồ thể thao phương Tây không sở hữu các cơ sở sản xuất, thay vào đó họ ký hợp đồng với các nhà máy hoặc nhà cung cấp độc lập, thường ở Nam bán cầu. Điều này có nghĩa về mặt kỹ thuật, họ không phải là người sử dụng lao động và do đó không chịu trách nhiệm pháp lý trong việc thực thi các tiêu chuẩn lao động hoặc nhân quyền. Một số công ty, chẳng hạn H&M, Adidas và Nike, gần đây bắt đầu cung cấp rõ hơn về chuỗi cung ứng bằng cách đưa ra thông tin cho biết nhà máy nào sản xuất hàng của họ. Adidas thậm chí cung cấp một danh sách các nhà cung cấp hàng may mặc cho World Cup. Trong khi đó Nike, công ty sản xuất bộ dụng cụ (kits) cho 13 đội tuyển dự World Cup như Mỹ, Anh và Brazil, lại không công bố danh sách các nhà cung cấp.
Những quả bóng từ những bàn tay rướm máu
Hơn 2/3 quả bóng trên thế giới được sản xuất tại một trong 1,000 nhà máy ở Sialkot, Pakistan; trong đó có Adidas Al Rihla, quả bóng chính thức của FIFA World Cup 2022. Tờ Bloomberg cho biết, ở Sialkot, có khoảng 60,000 người làm việc trong các phân xưởng may bóng da – tương đương khoảng 8% dân số thành phố. Họ thường làm việc trong nhiều giờ và khâu các miếng da lại bằng tay. Hơn 80% quả bóng đá được sản xuất tại Sialkot làm bằng kỹ thuật thủ công, một quy trình tốn nhiều công sức giúp quả bóng bền hơn và ổn định hơn về mặt khí động học. Đường may sâu hơn, mũi có độ căng lớn hơn so với may bằng máy.
Nam giới làm các giai đoạn khác nhau của quy trình sản xuất, chuẩn bị nguyên liệu hoặc kiểm tra chất lượng. Cho đến khi các quy định về lao động được ban hành vào năm 1997, các nhà máy ở Sialkot từng tuyển trẻ em 5 tuổi cùng với cha mẹ chúng. Trong khi đó, một báo cáo 2016 lại nói rằng việc cấm lao động trẻ em là mối đe dọa đối với ngành công nghiệp may bóng da ở Sialkot, vì điều đó “làm mất đi một phần thế hệ tay nghề tiềm năng,” dẫn đến tình trạng thiếu lao động đang diễn ra.
Công nhân may bóng da tại Sialkot, Pakistan (ảnh: Warrick Page/Getty Images)
Tại nhà máy Anwar Khawaja Industries, thợ khâu được trả chừng 160 rupee – khoảng $0.75 – cho mỗi quả bóng. Mỗi người mất ba giờ để hoàn thành. Mỗi quả bóng được tạo thành từ 20 miếng lục giác và 12 miếng ngũ giác được nối với nhau bằng 690 mũi khâu. Với ba quả bóng một ngày, một thợ khâu có thể kiếm được khoảng 9,600 rupee mỗi tháng. Đây là mức thu nhập quá thấp. Theo ước tính của các nhà nghiên cứu, mức lương đủ sống cho Sialkot là khoảng 20,000 rupee một tháng. Hầu hết người khâu bóng da là phụ nữ. Trong một ngày nào đó tại Anwar Khawaja Industries, họ có thể khâu hai quả bóng, trở về nhà nấu nướng cho con cái, rồi tiếp tục công việc ở ngôi làng gần đó vào buổi chiều.
Những gia đình không có ruộng để canh tác hay không có bò để lấy sữa thì cần ít nhất hai người khâu bóng toàn thời gian mới kiếm được ba bữa ăn mỗi ngày. Những người này là thành viên của giai cấp vô sản toàn cầu. Sự nghèo khó của họ đem lại những sản phẩm đầy mồ hôi và nước mắt cho thế giới. Các nhóm hoạt động nhân quyền muốn thức tỉnh thế giới bóng đá rằng những ngôi sao hàng đầu của họ đang đá quả bóng thấm đượm mồ hôi lao động trẻ em. Tuy nhiên, thực tế vẫn là bi kịch tiếp nối bi kịch.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Page 1 of 2 • 1, 2
Similar topics
» U23 Việt Nam vô địch Đông Nam Á 2022
» Một số kèo handicap thường gặp khi bắt kèo World Cup 2022
» The world's top 20 airlines in 2022, according to Skytrax
» Chia sẻ cách soi kèo World Cup 2022
» Phân tích cách bắt kèo World Cup 2022
» Một số kèo handicap thường gặp khi bắt kèo World Cup 2022
» The world's top 20 airlines in 2022, according to Skytrax
» Chia sẻ cách soi kèo World Cup 2022
» Phân tích cách bắt kèo World Cup 2022
Page 1 of 2
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum