Cuộc khủng hoảng Rohingya: Vì sao người tị nạn liều mạng vượt biển?
Page 1 of 1 • Share
Cuộc khủng hoảng Rohingya: Vì sao người tị nạn liều mạng vượt biển?
BBC News, Tiếng Việt
Cuộc khủng hoảng Rohingya: Vì sao người tị nạn liều mạng vượt biển?
Tác giả,Swaminathan NatarajanVai trò,BBC World Service
26 tháng 2 2023, 12:18 +07
NGUỒN HÌNH ẢNH,SHARIFA KHATUN
Bốn thành viên trong gia đình của cô Sharifa Khatun đã bị mất tích trên biển
Trời tối, hoang vu và lạnh lẽo.
Fazal Ahmed (không phải tên thật của anh ấy) 24 tuổi và độc thân. Sau khi sống tại các trại tị nạn dành cho người Rohingya ở Bangladesh trong hơn mười năm, anh ấy đã quyết định ra đi bằng cách trả tiền cho bọn buôn người.
Anh ấy cẩn trọng đi đến một con sông phân định thành phố Cox's Bazaar ở Bangladesh với bang Rakhine của Myanmar.
"Tôi biết nhiều người đã chết trên đường đi, nhưng tôi cũng biết nhiều người đã đến được Malaysia. Tôi không thể sống như thế này," Ahmed nói với BBC.
Cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc nói ít nhất 348 người Rohingya đã chết hoặc bị mất tích trên biển vào năm 2022, một trong những năm chết chóc nhất kể từ 2014.
Cho đến nay Liên Hiệp Quốc cho biết số lượng người liều lĩnh vượt biển sang Malaysia tăng vọt. Điều gì đã đẩy những người tị nạn bỏ mặc những hiểm nguy?
Chụp lại hình ảnh,
Fazal Ahmed nói việc đánh cược với một chuyến đi nguy hiểm đến Malaysia còn hơn là "tiếp tục chết mòn trong trại tị nạn dành cho người Rohingya"
Ahmed có các em gái và hai em trai. Cha mẹ của anh đều đã qua đời và anh là người lớn nhất trong gia đình. Anh muốn cải thiện tương lai của gia đình mình.
"Ở Bangladesh cuộc sống của chúng tôi không an toàn. Tôi không có bất kỳ cơ hội làm việc nào," anh nói.
Ahmed hy vọng cuộc đời của mình sẽ thay đổi vĩnh viễn khi đến được Malaysia.
Người tị nạn Hồi giáo Rohingya đã chạy trốn đến Bangladesh trong hàng chục năm qua. Myanmar từ chối công nhận họ là công dân.
Quân đội Myanmar đã tiến hành một chiến dịch quy mô lớn tại bang Rakhine vào năm 2017, mà Liên Hiệp Quốc mô tả là "một ví dụ sách giáo khoa về nạn diệt chủng". Gần một triệu người Rohingya đã chạy sang tị nạn tại Bangladesh.
Ahmed và gia đình mình đã sống tại các trại tị nạn dành cho người Rohingya ở Bangladesh trước đó.
"Chúng tôi mất hy vọng là Myanmar sẽ nhận chúng tôi lại," ông nói.
Ahmed đã liên lạc với một kẻ buôn người hứa hẹn đưa anh ấy đến Malaysia với giá 4.400 USD. Anh ấy đã trả 950 USD trong đợt đầu tiên. Gia đình anh ấy sẽ chi trả khoản còn lại tùy theo tiến trình.
Em gái của anh ấy, đang làm người giúp việc, lo phần tiền đó. Phần còn lại lấy từ việc bán nữ trang vàng của gia đình.
Người bị mất tích
UNHCR nói 3.500 người tị nạn Rohingya đã cố gắng vượt biển vào năm ngoái, so với con số 700 người vào năm 2021.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Nhiều người tị nạn Rohingya gặp bão ngoài biển và chết trên đường đi
Một số con tàu bị chìm không để lại dấu vết. Liên Hiệp Quốc nói một con tàu, được cho đã rời Cox's Bazar vào ngày 02/12/2022 với khoảng 180 người tị nạn Rohingya trên khoang, đã bị chìm tại Biển Andaman.
Kể từ khi người Rohingya bị vô quốc tịch và đang tiến hành cuộc hành trình thông qua các mạng lưới tội phạm, thì rất ít người thân có thể tìm được dấu vết những người mất tích.
Sharifa Khatun, một góa phụ 33 tuổi đã sống tại một trại tị nạn kể từ năm 2016. Bốn thành viên trong gia đình của cô đã bị mất tích trrên biển.
"Chị tôi đi cùng ba đứa con của mình đến Malaysia - hai đứa con gái và một cậu con trai," cô cho biết.
Người anh rể đã đến Malaysia từ Myanmar vào năm 2013 bằng một chuyến tàu đầy nguy hiểm.
Chị của Khatun và con của mình sau đó bay đến Bangladesh vào năm 2016 để chạy trốn bạo lực. Kể từ khi đó, cô ấy muốn đoàn tụ với chồng mình ở Malaysia.
"Bọn buôn người đã trao cho chị tôi niềm hy vọng. Chị tôi trả khoảng 2.500 USD trong phần đầu tiên, và đưa tôi cách thức chi trả phần còn lại khi chị ấy đến nơi," Khatun nói.
"Chị ấy đã rời đi vào ngày 22/11 và sau khoảng hai tuần, chị ấy gọi tôi từ thị trấn Rathedaung, nằm dọc bờ biển bang Rakhine của Myanmar."
Kể từ khi đó, Khatun không còn nghe tin tức gì từ chị của mình nữa.
"Tôi nói chị tôi đừng đi, nhưng tụi buôn người đã dụ dỗ chị ấy bằng những lời ngọt ngào."
VN cứu 154 người Rohingya trên biển và trao trả cho Myanmar: Quan ngại nhân quyền?
Số vụ buôn người tăng vọt
Trại tị nạn Kutupalong ở khu vực Cox's Bazar - thường được mô tả là lớn nhất thế giới - là nơi ở của nhiều người như Khatun, không biết chuyện gì đã xảy đến với những người thân của họ.
NGUỒN HÌNH ẢNH,MOHAMMED AZIZ
Nhà hoạt động người Rohingya Mohammed Aziz nói những kẻ buôn người thường dẫn dắt người tị nạn bằng những hy vọng hão huyền
"Nạn buôn người tăng lên từng ngày. Tôi không biết làm sao để chấm dứt điều đó," Mohammed Aziz, một nhà hoạt động người Rohingya từ Cox's Bazar nói.
"Trong khoảng hai tuần cuối tháng Giêng, ít nhất ba con tàu đã di chuyển đến Malaysia. Một tàu vào ngày 16/01, con tàu thứ hai vào ngày 20/01 và con tàu cuối cùng là vào 27/01."
Ông cho biết hơn 350 người trên những con tàu này, và có thể có người khác.
Kể từ khi đó, các nguồn tin bên trong những trại tị nạn người Rohingya cho BBC biết một con tàu với 200 người đã rời Tankaf ở Bangladesh vào ngày 17/02.
Bởi vì người tị nạn Rohingya không được phép làm việc, Aziz nói hầu hết người tị nạn đều nhận tiền từ họ hàng ở nước ngoài cho chuyến đi.
"Hầu hết người di cư đều là nam giới và phụ nữ trẻ tuổi. Một số người mang con cái đi cùng với mình."
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Người Rohingya đã chịu dựng nhiều trận hỏa hoạn, lũ lụt và sạt lở đất bên trong trại tị nạn
Những kẻ buôn người sử dụng tàu cá để đi, những con tàu này không thể chở quá nhiều người trong một quãng đường dài. Những tên này cũng phóng đại về những gì đang chờ đón người tị nạn ở đích đến.
"Những kẻ buôn người nói với người tị nạn sau khi đến Malaysia họ có thể được Mỹ, Canada và châu Âu cho tị nạn," Aziz cho biết.
"Tất cả chỉ là lời dối trá."
Bế tắc và tuyệt vọng
Nhưng đối với nhiều người Rohingya, sống tại Banglesh, một trong những quốc gia có mật độ dân số đông nhất thế giới, cũng không mấy sáng sủa gì.
NGUỒN HÌNH ẢNH,UNHCR
Các tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc cảnh báo người dân về nguy hiểm của nạn buôn người
"Các trại tị nạn không bao giờ là nhà. Họ trở nên bế tắc và tuyệt vọng. Đó là lý do họ cố liều mạng ra đi," Mohammad Mizanur Rahma, một điều phối viên cho một tổ chức phi chính phủ ở Cox's Bazar nói.
"Chúng tôi đã đệ đơn lên toà đối với 12 vụ buôn người vào năm ngoái. Chúng tôi cũng đã bắt giữ những người có liên quan và bắt một số con tàu dùng để buôn người," Rahman nói.
Chính quyền Banglesh và Liên Hiệp Quốc cũng nói họ đang tiến hành các bước để cảnh báo việc di chuyển bất thường, nhưng, vì hầu hết các chuyến đi này đều diễn ra trong bí mật, Liên Hiệp Quốc nói khó khăn trong việc giám sát người ra đi.
"UNHCR không có năng lực tìm kiếm người trên biển. Nếu chúng tôi được thông báo có một con tàu bị trôi dạt, chúng tôi có thể thông báo đến các cơ quan nhân đạo khác của Liên Hiệp Quốc gần đó," Regina De La Portilla, nhân viên truyền thông của UNHCR ở Cox's Bazar nói.
Trong quá khứ, Liên Hiệp Quốc đã thành công trong việc điều động sự trợ giúp đối với những con tàu gặp nạn trên biển. Một con tàu như vậy với hơn 100 người Rohingya đã cuối cùng đến được Sri Lanka hồi tháng 12 năm ngoái.
Hy vọng
Trở lại trại tị nạn, Khatun giờ trong trạng thái bất định. Cô không thích điều kiện sống của mình nhưng người góa phụ với ba đứa con nhỏ vẫn quyết tâm ở yên chỗ.
NGUỒN HÌNH ẢNH,SHARIFA KHATUN
Chụp lại hình ảnh,
Bốn người trong gia đình của Sharifa Khatun đã bị mất tích trên biển
Cô ấy không chắc chắn ai sẽ giúp mình để tìm thông tin về người chị mất tích.
"Tôi cảm thấy rất buồn. Tôi không nhận được tin tức gì từ họ. Lần cuối tôi nói chuyện với họ là vào ngày 14/12," Khatun nói.
"Tôi hy vọng vào ngày nào đó sẽ gặp lại chị tôi và các cháu."
Ra đi đầy cảm xúc
Một giờ sau khi nói chuyện với chúng tôi, Fazal Ahmed nhận được cuộc gọi từ những tên buôn người. Anh ấy sẽ không chờ đợi.
Chụp lại hình ảnh,
Những người tị nạn chỉ được mang một giỏ xách nhỏ
Ahmed tháo đôi sandal và xắn chiếc sarong của mình lên. Khi chạm đến nước, cảm xúc trong anh trỗi dậy.
"Em gái và em trái tôi nói tôi đừng đi. Ở đây thì tôi không có việc làm," anh nói và bắt đầu khóc.
Anh hy vọng được thuê công việc tay chân vì anh không thể đọc hay viết.
"Tôi sẽ đến Malaysia để mang tiền về cho các em. Số tiền này sẽ giúp cho chuyện học hành của các em tôi."
Ahmed biết đây sẽ là một chuyến đi đổi đời, theo cách này hay cách khác.
Anh đã lội nước trong màn đêm đến con tàu mà anh hy vọng sẽ chở mình đến một cuộc đời tươi sáng hơn.
Cuộc khủng hoảng Rohingya: Vì sao người tị nạn liều mạng vượt biển?
Tác giả,Swaminathan NatarajanVai trò,BBC World Service
26 tháng 2 2023, 12:18 +07
NGUỒN HÌNH ẢNH,SHARIFA KHATUN
Bốn thành viên trong gia đình của cô Sharifa Khatun đã bị mất tích trên biển
Trời tối, hoang vu và lạnh lẽo.
Fazal Ahmed (không phải tên thật của anh ấy) 24 tuổi và độc thân. Sau khi sống tại các trại tị nạn dành cho người Rohingya ở Bangladesh trong hơn mười năm, anh ấy đã quyết định ra đi bằng cách trả tiền cho bọn buôn người.
Anh ấy cẩn trọng đi đến một con sông phân định thành phố Cox's Bazaar ở Bangladesh với bang Rakhine của Myanmar.
"Tôi biết nhiều người đã chết trên đường đi, nhưng tôi cũng biết nhiều người đã đến được Malaysia. Tôi không thể sống như thế này," Ahmed nói với BBC.
Cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc nói ít nhất 348 người Rohingya đã chết hoặc bị mất tích trên biển vào năm 2022, một trong những năm chết chóc nhất kể từ 2014.
Cho đến nay Liên Hiệp Quốc cho biết số lượng người liều lĩnh vượt biển sang Malaysia tăng vọt. Điều gì đã đẩy những người tị nạn bỏ mặc những hiểm nguy?
Chụp lại hình ảnh,
Fazal Ahmed nói việc đánh cược với một chuyến đi nguy hiểm đến Malaysia còn hơn là "tiếp tục chết mòn trong trại tị nạn dành cho người Rohingya"
Ahmed có các em gái và hai em trai. Cha mẹ của anh đều đã qua đời và anh là người lớn nhất trong gia đình. Anh muốn cải thiện tương lai của gia đình mình.
"Ở Bangladesh cuộc sống của chúng tôi không an toàn. Tôi không có bất kỳ cơ hội làm việc nào," anh nói.
Ahmed hy vọng cuộc đời của mình sẽ thay đổi vĩnh viễn khi đến được Malaysia.
Người tị nạn Hồi giáo Rohingya đã chạy trốn đến Bangladesh trong hàng chục năm qua. Myanmar từ chối công nhận họ là công dân.
Quân đội Myanmar đã tiến hành một chiến dịch quy mô lớn tại bang Rakhine vào năm 2017, mà Liên Hiệp Quốc mô tả là "một ví dụ sách giáo khoa về nạn diệt chủng". Gần một triệu người Rohingya đã chạy sang tị nạn tại Bangladesh.
Ahmed và gia đình mình đã sống tại các trại tị nạn dành cho người Rohingya ở Bangladesh trước đó.
"Chúng tôi mất hy vọng là Myanmar sẽ nhận chúng tôi lại," ông nói.
Ahmed đã liên lạc với một kẻ buôn người hứa hẹn đưa anh ấy đến Malaysia với giá 4.400 USD. Anh ấy đã trả 950 USD trong đợt đầu tiên. Gia đình anh ấy sẽ chi trả khoản còn lại tùy theo tiến trình.
Em gái của anh ấy, đang làm người giúp việc, lo phần tiền đó. Phần còn lại lấy từ việc bán nữ trang vàng của gia đình.
Người bị mất tích
UNHCR nói 3.500 người tị nạn Rohingya đã cố gắng vượt biển vào năm ngoái, so với con số 700 người vào năm 2021.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Nhiều người tị nạn Rohingya gặp bão ngoài biển và chết trên đường đi
Một số con tàu bị chìm không để lại dấu vết. Liên Hiệp Quốc nói một con tàu, được cho đã rời Cox's Bazar vào ngày 02/12/2022 với khoảng 180 người tị nạn Rohingya trên khoang, đã bị chìm tại Biển Andaman.
Kể từ khi người Rohingya bị vô quốc tịch và đang tiến hành cuộc hành trình thông qua các mạng lưới tội phạm, thì rất ít người thân có thể tìm được dấu vết những người mất tích.
Sharifa Khatun, một góa phụ 33 tuổi đã sống tại một trại tị nạn kể từ năm 2016. Bốn thành viên trong gia đình của cô đã bị mất tích trrên biển.
"Chị tôi đi cùng ba đứa con của mình đến Malaysia - hai đứa con gái và một cậu con trai," cô cho biết.
Người anh rể đã đến Malaysia từ Myanmar vào năm 2013 bằng một chuyến tàu đầy nguy hiểm.
Chị của Khatun và con của mình sau đó bay đến Bangladesh vào năm 2016 để chạy trốn bạo lực. Kể từ khi đó, cô ấy muốn đoàn tụ với chồng mình ở Malaysia.
"Bọn buôn người đã trao cho chị tôi niềm hy vọng. Chị tôi trả khoảng 2.500 USD trong phần đầu tiên, và đưa tôi cách thức chi trả phần còn lại khi chị ấy đến nơi," Khatun nói.
"Chị ấy đã rời đi vào ngày 22/11 và sau khoảng hai tuần, chị ấy gọi tôi từ thị trấn Rathedaung, nằm dọc bờ biển bang Rakhine của Myanmar."
Kể từ khi đó, Khatun không còn nghe tin tức gì từ chị của mình nữa.
"Tôi nói chị tôi đừng đi, nhưng tụi buôn người đã dụ dỗ chị ấy bằng những lời ngọt ngào."
VN cứu 154 người Rohingya trên biển và trao trả cho Myanmar: Quan ngại nhân quyền?
Số vụ buôn người tăng vọt
Trại tị nạn Kutupalong ở khu vực Cox's Bazar - thường được mô tả là lớn nhất thế giới - là nơi ở của nhiều người như Khatun, không biết chuyện gì đã xảy đến với những người thân của họ.
NGUỒN HÌNH ẢNH,MOHAMMED AZIZ
Nhà hoạt động người Rohingya Mohammed Aziz nói những kẻ buôn người thường dẫn dắt người tị nạn bằng những hy vọng hão huyền
"Nạn buôn người tăng lên từng ngày. Tôi không biết làm sao để chấm dứt điều đó," Mohammed Aziz, một nhà hoạt động người Rohingya từ Cox's Bazar nói.
"Trong khoảng hai tuần cuối tháng Giêng, ít nhất ba con tàu đã di chuyển đến Malaysia. Một tàu vào ngày 16/01, con tàu thứ hai vào ngày 20/01 và con tàu cuối cùng là vào 27/01."
Ông cho biết hơn 350 người trên những con tàu này, và có thể có người khác.
Kể từ khi đó, các nguồn tin bên trong những trại tị nạn người Rohingya cho BBC biết một con tàu với 200 người đã rời Tankaf ở Bangladesh vào ngày 17/02.
Bởi vì người tị nạn Rohingya không được phép làm việc, Aziz nói hầu hết người tị nạn đều nhận tiền từ họ hàng ở nước ngoài cho chuyến đi.
"Hầu hết người di cư đều là nam giới và phụ nữ trẻ tuổi. Một số người mang con cái đi cùng với mình."
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Người Rohingya đã chịu dựng nhiều trận hỏa hoạn, lũ lụt và sạt lở đất bên trong trại tị nạn
Những kẻ buôn người sử dụng tàu cá để đi, những con tàu này không thể chở quá nhiều người trong một quãng đường dài. Những tên này cũng phóng đại về những gì đang chờ đón người tị nạn ở đích đến.
"Những kẻ buôn người nói với người tị nạn sau khi đến Malaysia họ có thể được Mỹ, Canada và châu Âu cho tị nạn," Aziz cho biết.
"Tất cả chỉ là lời dối trá."
Bế tắc và tuyệt vọng
Nhưng đối với nhiều người Rohingya, sống tại Banglesh, một trong những quốc gia có mật độ dân số đông nhất thế giới, cũng không mấy sáng sủa gì.
NGUỒN HÌNH ẢNH,UNHCR
Các tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc cảnh báo người dân về nguy hiểm của nạn buôn người
"Các trại tị nạn không bao giờ là nhà. Họ trở nên bế tắc và tuyệt vọng. Đó là lý do họ cố liều mạng ra đi," Mohammad Mizanur Rahma, một điều phối viên cho một tổ chức phi chính phủ ở Cox's Bazar nói.
"Chúng tôi đã đệ đơn lên toà đối với 12 vụ buôn người vào năm ngoái. Chúng tôi cũng đã bắt giữ những người có liên quan và bắt một số con tàu dùng để buôn người," Rahman nói.
Chính quyền Banglesh và Liên Hiệp Quốc cũng nói họ đang tiến hành các bước để cảnh báo việc di chuyển bất thường, nhưng, vì hầu hết các chuyến đi này đều diễn ra trong bí mật, Liên Hiệp Quốc nói khó khăn trong việc giám sát người ra đi.
"UNHCR không có năng lực tìm kiếm người trên biển. Nếu chúng tôi được thông báo có một con tàu bị trôi dạt, chúng tôi có thể thông báo đến các cơ quan nhân đạo khác của Liên Hiệp Quốc gần đó," Regina De La Portilla, nhân viên truyền thông của UNHCR ở Cox's Bazar nói.
Trong quá khứ, Liên Hiệp Quốc đã thành công trong việc điều động sự trợ giúp đối với những con tàu gặp nạn trên biển. Một con tàu như vậy với hơn 100 người Rohingya đã cuối cùng đến được Sri Lanka hồi tháng 12 năm ngoái.
Hy vọng
Trở lại trại tị nạn, Khatun giờ trong trạng thái bất định. Cô không thích điều kiện sống của mình nhưng người góa phụ với ba đứa con nhỏ vẫn quyết tâm ở yên chỗ.
NGUỒN HÌNH ẢNH,SHARIFA KHATUN
Chụp lại hình ảnh,
Bốn người trong gia đình của Sharifa Khatun đã bị mất tích trên biển
Cô ấy không chắc chắn ai sẽ giúp mình để tìm thông tin về người chị mất tích.
"Tôi cảm thấy rất buồn. Tôi không nhận được tin tức gì từ họ. Lần cuối tôi nói chuyện với họ là vào ngày 14/12," Khatun nói.
"Tôi hy vọng vào ngày nào đó sẽ gặp lại chị tôi và các cháu."
Ra đi đầy cảm xúc
Một giờ sau khi nói chuyện với chúng tôi, Fazal Ahmed nhận được cuộc gọi từ những tên buôn người. Anh ấy sẽ không chờ đợi.
Chụp lại hình ảnh,
Những người tị nạn chỉ được mang một giỏ xách nhỏ
Ahmed tháo đôi sandal và xắn chiếc sarong của mình lên. Khi chạm đến nước, cảm xúc trong anh trỗi dậy.
"Em gái và em trái tôi nói tôi đừng đi. Ở đây thì tôi không có việc làm," anh nói và bắt đầu khóc.
Anh hy vọng được thuê công việc tay chân vì anh không thể đọc hay viết.
"Tôi sẽ đến Malaysia để mang tiền về cho các em. Số tiền này sẽ giúp cho chuyện học hành của các em tôi."
Ahmed biết đây sẽ là một chuyến đi đổi đời, theo cách này hay cách khác.
Anh đã lội nước trong màn đêm đến con tàu mà anh hy vọng sẽ chở mình đến một cuộc đời tươi sáng hơn.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Similar topics
» Người Việt đánh cược cả cuộc đời khi vượt hàng rào biên giới vào Mỹ
» Người Việt đánh cược cả cuộc đời khi vượt hàng rào biên giới vào Mỹ từ Mexico
» Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)
» Mỹ và châu Âu đối mặt một cuộc khủng hoảng tị nạn mới
» Ấn Độ liệu có thể vượt qua Trung Quốc để trở thành siêu cường?
» Người Việt đánh cược cả cuộc đời khi vượt hàng rào biên giới vào Mỹ từ Mexico
» Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)
» Mỹ và châu Âu đối mặt một cuộc khủng hoảng tị nạn mới
» Ấn Độ liệu có thể vượt qua Trung Quốc để trở thành siêu cường?
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum