Our forum runs best with JavaScript enabled !

Dự luật nói di dân vượt biển vào Anh sẽ vĩnh viễn bị cấm quay lại

View previous topic View next topic Go down

New Dự luật nói di dân vượt biển vào Anh sẽ vĩnh viễn bị cấm quay lại

Post by LDN Tue Mar 07, 2023 1:28 am

Dự luật nói di dân vượt biển vào Anh sẽ vĩnh viễn bị cấm quay lại

Tác giả,Marie Jackson & Simon Jones
Vai trò,BBC News

06.03.2023

Getty ImagesNGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Người nhập cư phi pháp bằng đường biển từ lục địa châu Âu vào Anh sẽ bị trục xuất, bị cấm tái nhập cảnh vĩnh viễn trong tương lai và sẽ không thể đăng ký xin quốc tịch Anh, theo nội dung luật mới.

Một loạt các đề xuất sẽ được áp dụng cho bất kỳ ai vào bờ biển Vương quốc Anh bằng thuyền nhỏ dạ̣ng vượt biên.

Thông tin chi tiết dự kiến sẽ được chính phủ Anh công bố vào thứ Ba.

Hội đồng Tị nạn đã chỉ trích các kế hoạch trên và nói rằng điều này sẽ dẫn đến kết quả là hàng ngàn người sẽ rơi vào "tình trạng lấp lửng vĩnh viễn".

Thủ tướng Rishi Sunak, người coi việc "dừng tàu thuyền" là một trong những ưu tiên hàng đầu của mình, nói với tờ Mail on Sunday: "Đừng mắc sai lầm, nếu đến đây bất hợp pháp, bạn sẽ không thể ở lại."

Luật mới sẽ đặt nhiệm vụ cho Bộ trưởng Nội vụ là phải đưa bất kỳ ai đến Anh bằng thuyền nhỏ đến Rwanda hoặc một nước thứ ba "an toàn" nào đó, "ngay khi có thể thực hiện được một cách hợp lý" và cấm họ không bao giờ được quay trở lại Anh.

Hiện tại, những người xin tị nạn khi đến Anh có quyền xin được bảo vệ theo Công ước về Người tị nạn của Liên Hiệp Quốc và Công ước về Nhân quyền của Châu Âu.

Nhưng tờ Mail on Sunday cho biết một điều khoản trong Dự luật Di cư Bất hợp pháp dự kiến sẽ áp dụng "ngưng chặn các quyền" theo đó cho phép chính phủ can thiệp vào các công ước một cách hiệu quả.

Chính phủ từ lâu đã cố gắng giải quyết tình trạng số lượng người xin tị nạn vượt biên nguy hiểm từ Pháp sang Anh tăng cao.

Tuy nhiên, không rõ chính phủ đang đề xuất chính xác những gì để hạn chế quyền của người xin tị nạn.

Việc thực hiện cam kết trục xuất người xin tị nạn cũng không phải là chuyện đơn giản.

Tuy đã đạt thỏa thuận vào năm ngoái nhưng đến nay vẫn chưa có một di dân nào được đưa đến Rwanda, và mọi kế hoạch nhằm triển khai việc này hiện đều đang tạm ngưng. Anh cũng không có thỏa thuận 'trả người' cho EU.

Kế hoạch Rwanda vẫn chưa được triển khai sau khi vấp phải sự phản đối gay gắt từ các nhà vận động và sự can thiệp của pháp luật.

Tuy nhiên, vào tháng 12, Tòa Thượng thẩm ra phán quyết theo đó nói kế hoạch này không vi phạm Công ước về Người tị nạn của Liên Hiệp Quốc. Quyết định của tòa đang phải đối mặt với những khiếu nại tiếp theo tại các tòa án, với phiên điều trần sơ bộ dự kiến sẽ diễn ra ​​vào hôm thứ Hai tại Tòa Phúc thẩm.

Hội đồng Người tị nạn đã cáo buộc các bộ trưởng phá vỡ cam kết lâu nay của Anh theo Công ước Liên Hiệp Quốc trong việc trao cho mọi người quyền có phiên trình bày một cách công bằng, bất kể họ đến Anh theo cách nào.

Giám đốc điều hành Enver Solomon cho biết luật "thiếu sót" sẽ không ngăn chặn được những chiếc thuyền mà còn dẫn đến việc hàng chục nghìn người bị giam giữ với chi phí rất lớn, vĩnh viễn trong tình trạng lấp lửng và bị coi như tội phạm chỉ vì họ muốn tìm nơi ẩn náu.

"Điều đó không khả thi, tốn kém và sẽ không ngăn được các con thuyền," ông nói.

Bộ trưởng Nội vụ Suella Braverman, người sẽ trình bày các luật mới, nói với tờ The Sun on Sunday rằng "con đường duy nhất để đến Vương quốc Anh phải là con đường an toàn và hợp pháp".

Bộ Nội vụ cho biết có một số con đường "an toàn và hợp pháp" để đến Anh. Tuy nhiên, một số chỉ dành cho những người đến từ các quốc gia nhất định như Afghanistan và Ukraine, hoặc cho những người có quốc tịch Anh hải ngoại ở Hong Kong.

Các tuyến đường tị nạn khác chỉ chấp nhận một số lượng người tị nạn hạn chế với những tiêu chí rõ ràng.

Bộ trưởng Bắc Ireland của chính phủ, Chris Heaton-Harris, nói với chương trình 'Chủ nhật với Laura Kuenssberg' của BBC rằng luật mới chỉ là một phần trong cách ứng phó của Anh, đồng thời nói thêm: "Chúng tôi cần có đầy đủ mọi vũ khí trong tay để nỗ lực ngăn chặn cả nạn buôn người lẫn nạn di dân bất hợp pháp qua eo biển với Pháp."

Kế hoạch 'vô đạo đức'

Tuy nhiên, dự luật đang vấp phải nhiều phản đối mạnh mẽ.

Một số gương mặt thuộc đảng Lao động đối lập nói rằng các biện pháp mới là không khả thi, khó được Quốc hội thông qua và cũng sẽ không nhận được sự hậu thuẫn từ Pháp.

Trong lúc đó, đảng Tự do Dân chủ gọi kế hoạch này là "vô đạo đức, không hiệu quả và cực kỳ tốn kém cho người dân đóng thuế trong khi không làm gì để ngăn chặn những chuyến vượt biển trên những chiếc thuyền nhỏ".

Freedom from Torture, một tổ chức thiện nguyện chuyên giúp đỡ người xin tị nạn, gọi các đề xuất này là "có tính báo thù và rối loạn chức năng".

Chính phủ Anh từng nói kế hoạch đưa người xin tị nạn đi Rwanda sẽ khiến di dân chùn bước, không băng qua eo biển nữa, nhưng cho đến nay không có bằng chứng nào cho thấy điều đó đã xảy ra.

Vào năm 2022, đã có 45.756 di dân vượt qua Eo biển La Manche để đến Anh trên những chiếc thuyền nhỏ, theo số liệu của chính phủ mà BBC thu thập, đối chiếu.

Đó là con số cao nhất kể từ khi tình trạng này được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 2018.

Số liệu mới nhất của Bộ Nội vụ cho thấy 2.953 người đã vượt qua eo biển bằng cách này trong năm nay, khởi hành từ nhiều quốc gia bao gồm Albania, Iran, Iraq, Afghanistan và Syria.

Theo BBC News Tiếng Việt tìm hiểu, hơn một năm qua, có những người Việt từ VN qua ngả châu Âu vẫn tìm cách vào Anh bằng đường biển, bất chấp hiểm nguy.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum