Ô nhiễm không khí nặng ở Thái Lan: Tôi thấy thương con gái tôi
Page 1 of 1 • Share
Ô nhiễm không khí nặng ở Thái Lan: Tôi thấy thương con gái tôi
Ô nhiễm không khí nặng ở Thái Lan: ‘Tôi thấy thương con gái tôi’
Thommamoon Khowasat rất lo lắng về tình trạng ô nhiễm không khí kéo dài ở Chiang Rai
Tác giả,Tossapol Chaisamritpol & Joel Guinto
Vai trò,Từ Bangkok và Singapore
1 tháng 4 2023 - BBC
Suốt mấy tuần qua, Thommamoon Khowasat kiên trì giải thích cho cô con gái bốn tuổi rằng đám mây vàng bên ngoài cửa sổ nhà họ - điều kích thích trí tưởng tượng của cô bé – thật ra là rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Nỗi lo sợ bao phủ miền Bắc Thái Lan nơi hàng triệu người đang thấy ngày một khó thở.
Tình trạng nông dân đốt rơm rạ và các vụ cháy rừng đã tạo nên khói mù dày đặc hơn bình thường, làm các cộng đồng ngạt thở và khiến họ gặp nguy cơ mắc bệnh hô hấp.
Ở tỉnh Chiang Rai, vốn được khách du lịch ưa chuộng, và ngay cả ở thủ đô Bangkok, nhiều người lo lắng kiểm tra chất lượng không khí hàng ngày.
“Tôi thấy rất thương cho con gái tôi,” anh Thommamoon nói. Anh nói anh chưa thấy khói mù dầy như vậy trong suốt 20 năm anh sống ở Chiang Rai.
“Vì còn bé nên cháu không biết. Cháu nghĩ đó là sương mù tự nhiện. Nhưng thực ra đó là khói mù độc hại.”
Bé gái được dặn không được ra khỏi nhà, nhưng thậm chí ở trong nhà và với máy lọc không khí chạy vù vù, chất lượng không khí vẫn bị ảnh hưởng.
Play video, "Drone footage captures thick smog choking Chiang Rai", Thời lượng 0,15
00:15
Chụp lại video,
Ô nhiễm không khí Thái Lan: Khói mù dày đặc bao phủ Chiang Rai tuần này
Tại Bệnh viện Mae Chan của Chiang Rai, TS Veera Isarathanan lo lắng cho trẻ sơ sinh phải thở không khí ô nhiễm.
"Thật sự đáng buồn là trẻ em mới sinh phải chịu ô nhiễm như thế này. Phổi của các bé mới bắt đầu hoạt động,” TS Isarathanan nói.
Mỗi năm, cứ vào mùa khô, ô nhiễm không khí của Thái Lan – thường từ tháng 11 đến tháng 3 – chủ yếu do nông dân đốt làm vệ sinh ruộng mía và ruộng lúa.
Nhưng tình trạng khói mù năm nay đặc biệt nghiêm trọng.
Hôm 10/3, chính quyền Thái Lan đưa tin trong chín tuần đầu năm, hơn 1,3 triệu người mắc các bệnh có liên quan tới ô nhiễm không khí.
Gần 200.000 ca nhiễm được ghi nhận trong tuần đầu tháng Ba – khi khói mù trở nên tồi tệ hơn.
Ở Chiang Rai, khói mù dầy đặc đến nỗi nó che mờ cả các ngọn núi, và màu xanh tươi tốt của núi rừng mọi khi giờ đây chỉ là màu xám. Hình ảnh quay từ drone bay trên các công viên và đường phố cho thấy chúng gần như không thể nhận ra nổi, và nhiều tòa nhà chỉ còn là hình ảnh mờ mờ màu khói.
Mức độ bụi mịn nguy hại PM 2.5 cũng tăng vọt – đây là những phân tử bụi nhỏ xíu có thể vào phổi và thậm chí vào đường dẫn máu.
Nếu bị phơi nhiễm bụi mịn PM 2.5, bạn có thể thấy mắt và da bị xót và ngứa, cũng như bị ho và thấy khó thở. Những triệu chứng này có thể còn tệ hơn ở những người có bệnh nền tim hay phổi.
Ở Chiang Rai, xe cứu hỏa được điều động để phun nước vào không khí làm tan bụi. Nhưng đây chỉ là một biện pháp tạm thời.
Chính quyền cảnh báo rằng tình trạng ô nhiễm này sẽ tiếp diễn trong những ngày tới, nhưng có dự báo gió to, điều có thể giúp cuốn bụi đi.
Hôm thứ Hai, hơn 200 người ở Quận Mae Sai, tỉnh Chiang Rai biểu tình bên ngoài tòa nhà chính quyền địa phương yêu cầu họ phải có biện pháp giải quyết.
“Lúc này, người dân Mae Sei sống khổ sở. Cả người già và người trẻ đều sống trong khổ sở,” Somyot Nittayaroj một trong những người biểu tình nói.
Somyot cho biết tình trạng khói mù trở nên tệ hơn trong hai, ba năm qua.
NGUỒN HÌNH ẢNH,SOMJIT RUNGRASSAMEE /BBC THAI
Chụp lại hình ảnh,
Người dân địa phương đeo khẩu trang đi biểu tình tuần này và kêu gọi chính quyền hành động với các khẩu hiệu như 'Hãy cứu Mae Sai'
Ngày có biểu tình, chất lượng không khí ở một số vùng tại Chiang Rai cao gần 125 lần giới hạn được Tổ chức Y tế Thế giới coi là an toàn.
Người biểu tình nói Thái Lan phải đàm phán với Myanmar và các nước láng giềng nơi việc đốt rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần gây ra khói mù.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy nhiều điểm nóng nằm ở Myanmar, sau đó là Lào. Các đám cháy do đốt rơm rạ cũng được thấy ở Campuchia và Việt Nam.
Tuy nhiên, đa phần ô nhiễm vẫn đến từ các nguồn gần hơn.
Thủ tướng Prayuth Chan-ocha chỉ đạo cho các nhà lập pháp truy tìm những kẻ đốt phá rừng, và hiện đã có luật nhằm kiểm soát tình trạng đốt nông nghiệp.
Nhưng vấn đề là ở chỗ hầu hết các quy định này bị phớt lờ. Đối với nông dân, đốt vệ sinh mảnh ruộng của họ là cách dễ nhất và rẻ nhất để dọn đất.
Thommamoon Khowasat rất lo lắng về tình trạng ô nhiễm không khí kéo dài ở Chiang Rai
Tác giả,Tossapol Chaisamritpol & Joel Guinto
Vai trò,Từ Bangkok và Singapore
1 tháng 4 2023 - BBC
Suốt mấy tuần qua, Thommamoon Khowasat kiên trì giải thích cho cô con gái bốn tuổi rằng đám mây vàng bên ngoài cửa sổ nhà họ - điều kích thích trí tưởng tượng của cô bé – thật ra là rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Nỗi lo sợ bao phủ miền Bắc Thái Lan nơi hàng triệu người đang thấy ngày một khó thở.
Tình trạng nông dân đốt rơm rạ và các vụ cháy rừng đã tạo nên khói mù dày đặc hơn bình thường, làm các cộng đồng ngạt thở và khiến họ gặp nguy cơ mắc bệnh hô hấp.
Ở tỉnh Chiang Rai, vốn được khách du lịch ưa chuộng, và ngay cả ở thủ đô Bangkok, nhiều người lo lắng kiểm tra chất lượng không khí hàng ngày.
“Tôi thấy rất thương cho con gái tôi,” anh Thommamoon nói. Anh nói anh chưa thấy khói mù dầy như vậy trong suốt 20 năm anh sống ở Chiang Rai.
“Vì còn bé nên cháu không biết. Cháu nghĩ đó là sương mù tự nhiện. Nhưng thực ra đó là khói mù độc hại.”
Bé gái được dặn không được ra khỏi nhà, nhưng thậm chí ở trong nhà và với máy lọc không khí chạy vù vù, chất lượng không khí vẫn bị ảnh hưởng.
Play video, "Drone footage captures thick smog choking Chiang Rai", Thời lượng 0,15
00:15
Chụp lại video,
Ô nhiễm không khí Thái Lan: Khói mù dày đặc bao phủ Chiang Rai tuần này
Tại Bệnh viện Mae Chan của Chiang Rai, TS Veera Isarathanan lo lắng cho trẻ sơ sinh phải thở không khí ô nhiễm.
"Thật sự đáng buồn là trẻ em mới sinh phải chịu ô nhiễm như thế này. Phổi của các bé mới bắt đầu hoạt động,” TS Isarathanan nói.
Mỗi năm, cứ vào mùa khô, ô nhiễm không khí của Thái Lan – thường từ tháng 11 đến tháng 3 – chủ yếu do nông dân đốt làm vệ sinh ruộng mía và ruộng lúa.
Nhưng tình trạng khói mù năm nay đặc biệt nghiêm trọng.
Hôm 10/3, chính quyền Thái Lan đưa tin trong chín tuần đầu năm, hơn 1,3 triệu người mắc các bệnh có liên quan tới ô nhiễm không khí.
Gần 200.000 ca nhiễm được ghi nhận trong tuần đầu tháng Ba – khi khói mù trở nên tồi tệ hơn.
Ở Chiang Rai, khói mù dầy đặc đến nỗi nó che mờ cả các ngọn núi, và màu xanh tươi tốt của núi rừng mọi khi giờ đây chỉ là màu xám. Hình ảnh quay từ drone bay trên các công viên và đường phố cho thấy chúng gần như không thể nhận ra nổi, và nhiều tòa nhà chỉ còn là hình ảnh mờ mờ màu khói.
Mức độ bụi mịn nguy hại PM 2.5 cũng tăng vọt – đây là những phân tử bụi nhỏ xíu có thể vào phổi và thậm chí vào đường dẫn máu.
Nếu bị phơi nhiễm bụi mịn PM 2.5, bạn có thể thấy mắt và da bị xót và ngứa, cũng như bị ho và thấy khó thở. Những triệu chứng này có thể còn tệ hơn ở những người có bệnh nền tim hay phổi.
Ở Chiang Rai, xe cứu hỏa được điều động để phun nước vào không khí làm tan bụi. Nhưng đây chỉ là một biện pháp tạm thời.
Chính quyền cảnh báo rằng tình trạng ô nhiễm này sẽ tiếp diễn trong những ngày tới, nhưng có dự báo gió to, điều có thể giúp cuốn bụi đi.
Hôm thứ Hai, hơn 200 người ở Quận Mae Sai, tỉnh Chiang Rai biểu tình bên ngoài tòa nhà chính quyền địa phương yêu cầu họ phải có biện pháp giải quyết.
“Lúc này, người dân Mae Sei sống khổ sở. Cả người già và người trẻ đều sống trong khổ sở,” Somyot Nittayaroj một trong những người biểu tình nói.
Somyot cho biết tình trạng khói mù trở nên tệ hơn trong hai, ba năm qua.
NGUỒN HÌNH ẢNH,SOMJIT RUNGRASSAMEE /BBC THAI
Chụp lại hình ảnh,
Người dân địa phương đeo khẩu trang đi biểu tình tuần này và kêu gọi chính quyền hành động với các khẩu hiệu như 'Hãy cứu Mae Sai'
Ngày có biểu tình, chất lượng không khí ở một số vùng tại Chiang Rai cao gần 125 lần giới hạn được Tổ chức Y tế Thế giới coi là an toàn.
Người biểu tình nói Thái Lan phải đàm phán với Myanmar và các nước láng giềng nơi việc đốt rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần gây ra khói mù.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy nhiều điểm nóng nằm ở Myanmar, sau đó là Lào. Các đám cháy do đốt rơm rạ cũng được thấy ở Campuchia và Việt Nam.
Tuy nhiên, đa phần ô nhiễm vẫn đến từ các nguồn gần hơn.
Thủ tướng Prayuth Chan-ocha chỉ đạo cho các nhà lập pháp truy tìm những kẻ đốt phá rừng, và hiện đã có luật nhằm kiểm soát tình trạng đốt nông nghiệp.
Nhưng vấn đề là ở chỗ hầu hết các quy định này bị phớt lờ. Đối với nông dân, đốt vệ sinh mảnh ruộng của họ là cách dễ nhất và rẻ nhất để dọn đất.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Similar topics
» Chú trump nhìn thấy thương không?
» Có nên nâng mũi đẹp ở Thái Lan không?
» Nâng mũi bọc sụn thái dương có đẹp không?
» Nhật: Fukushima: Lo âu và giận dữ về kế hoạch xả nước thải nhiễm phóng xạ của Nhật Bản
» Quan hệ nhiều lần có tăng khả năng mang thai không?
» Có nên nâng mũi đẹp ở Thái Lan không?
» Nâng mũi bọc sụn thái dương có đẹp không?
» Nhật: Fukushima: Lo âu và giận dữ về kế hoạch xả nước thải nhiễm phóng xạ của Nhật Bản
» Quan hệ nhiều lần có tăng khả năng mang thai không?
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum