Irak Một trong những nền văn minh thịnh vượng nhất thế giới rơi vào thảm cảnh như thế nào?
Page 1 of 1 • Share
Irak Một trong những nền văn minh thịnh vượng nhất thế giới rơi vào thảm cảnh như thế nào?
Một trong những nền văn minh thịnh vượng nhất thế giới rơi vào thảm cảnh như thế nào?
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Iraq là một trong những cái nôi của nền văn minh thế giới, tuy nhiên người dân nước này đã phải chịu đựng quá nhiều
Tác giả Feras Killani, BBC News Arabic, Baghdad
9 tháng 4 2023, 10:35 +07
Sông Tigris uốn lượn quanh thủ đô Baghdad và ẩn chứa nhiều bí mật.
Không ai biết là có bao nhiêu thi thể bị vứt xuống dòng sông này. 20 năm sau cuộc xâm lược Iraq do Mỹ dẫn đầu, thật khó để chấp nhận một trong những nền văn minh thịnh vượng nhất của thế giới, nền văn minh Babylon cổ đại, đã chìm vào thảm họa.
Ngày nay, dù tình hình có ổn định, nhưng ở Iraq vẫn còn xảy những vụ giết chóc trả đũa liên quan đến phe phái tôn giáo, những chiếc xe bị cài bom, sự trỗi dậy của những tay súng cực đoan Hồi giáo dòng Sunni và Shia. Một số bắt nguồn từ những năm 2000, thời gian quyền lực của nước Mỹ không gặp thách thức.
'Chúng ta đã có thể ngăn chặn được cuộc chiến tranh Iraq'
Quyết định xâm lược
Nước Mỹ đã trở thành mục tiêu tấn công khủng bố của tổ chức al-Qaeda ngay trên chính lãnh thổ của mình vào ngày 11/09/2001. Washington đã thiết lập một liên minh để xâm lược Afghanistan, nơi al-Qaeda lập căn cứ vào năm 2001.
'Thành công' ở đây có thể thấy Mỹ quan tâm quay trở lại Iraq. Massoud Barzani, cựu chủ tịch vùng người Kurd ở Iraq, nói ông và đối thủ chính trị người Kurd, đã nhận được thư mời có chuyến thăm bí mật đến Washington vào tháng 04/2002.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Cựu Chủ tịch người Kurd ở Iraq, ông Massoud Barzani kể lại những mối liên kết của ông ấy với nước Mỹ cách đây vài thập niên
“Quyết định nhằm lật đổ chế độ của Saddam được đưa ra dù chúng tôi có đồng thuận hay không, hay muốn tham gia hay không,” ông nói.
Ông Barzani cũng cho biết Washington đã tổ chức một hội nghị và mời nhiều lãnh đạo đối lập tại Iraq, một ‘chính phủ dự bị’ tiềm năng sẵn sàng lãnh nhận trách nhiệm khi Saddam Hussein bị lật đổ. Hội nghị đó được tổ chức tại London vào tháng 12/2002 và hình thức một quốc gia Iraq liên bang, dân chủ được thông qua.
Nhưng ông Barzani cho biết có xuất hiện những hồi chuông cảnh báo khi ông chứng kiến điều mà bản thân mình mô tả là “ý muốn phục thù” từ một số đảng của người Shia. Dưới thời của Saddam Hussein, đông đảo cộng đồng người Hồi giáo dòng Shia ở Iraq đã bị đàn áp bạo lực.
Mỹ và Anh sau đó đã nêu lý do cho cuộc chiến tranh là việc Iraq sở hữu “vũ khí hủy diệt hàng loạt”, vốn không bao giờ được tìm thấy. Chiến dịch quân sự bắt đầu vào ngày 19/03/2003 với trận ném bom dữ dội nhằm vào Baghdad.
Saddam Hussein bị lật đổ
Ba tuần sau, vào ngày 09/04, Saddam Hussein đã có chuyến đi cuối cùng đến một cộng đồng người Sunni ở Adhamiya, Baghdad. Quân đội Mỹ đã tiến vào thành phố này trước và chỉ vài giờ sau họ đã lật đổ bức tượng của Hussein.
Nhà báo người Iraq, Diyar al-Omari có mặt tại Baghdad vào thời điểm đó. Ông ta nói những người dân Iraq tập trung tại quảng trường, lúc đầu không thể kéo hạ bức tượng. Điều này đã khiến quân đội Mỹ phải sử dụng xe thiết giáp.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Khi tượng Saddam Hussein bị lật đổ, xã hội Iraq cũng bắt đầu tan rã
Thế nhưng trụ đỡ bức tượng và bàn chân của Saddam Hussein vẫn nằm dưới mặt đất. Đây là một điềm gở về chuyện sẽ xảy đến - chế độ theo chủ nghĩa Baathism của Saddam Hussein đã ăn sâu vào xã hội Iraq trong hàng thập kỷ.
Sau khi Baghdad sụp đổ, tổng thống Iraq và gia đình ông ta đã bỏ chạy đến tỉnh Anbar. Ali Hatem Suleiman, một lãnh đạo người Sunni tại Iraq, nói về lý do chọn địa điểm đó của Saddam Hussein.
“Anbar là một thành trì của người Sunni và thành trì của các bộ tộc người Ả Rập tại Iraq và vì thế đây một nơi trú ẩn an toàn.”
Liên minh của Mỹ quyết định hoàn toàn “giải trừ chủ nghĩa Baathism” đối với xã hội Iraq với việc đảng của Saddam Hussein bị loại trừ khỏi nền chính trị và xã hội. Tham gia đảng đóng vai trò sống còn để có việc làm và học hành tại Iraq. Quyết định này dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn quân đội, an ninh và các định chế dân sự của Iraq.
“Thành phần người Sunni là những người thất bại nhất trong quá trình này. Họ bị cho ra rìa, loại thải và vai trò bị hạn chế,” Ali Hatam Suleiman nói. “Họ được xem ủng hộ chế độ của Saddam và điều này không đúng.”
Điều này đã khiến cựu giới chức quân sự và an ninh của Iraq tham gia vào các tổ chức cực đoan. Al-Qaeda thấy một cơ hội xuất hiện trở lại và bắt đầu một cuộc nổi dậy kéo dài nhiều năm.
Trong khi đó, Saddam Hussein đã bị lực lượng quân đội Mỹ bắt vào tháng 12/2003. Ba năm sau, ông ấy bị kết án tội ác chống lại loài người và bị kết án xử tử.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Việc cựu Tổng thống Iraq, Saddam Hussein bị xử tử đã khiến các quốc gia trong khu vực chấn động
Ông Saddam Hussein đã bị xử tử lúc bình minh Eid al-Adha, ngày lễ về sự hi sinh và thiêng liêng nhất đối với những tín đồ Hồi giáo, tạo nên một làn sóng giận dữ trên khắp các tỉnh của người Sunni ở Iraq, cũng như ở nhiều quốc gia Ả Rập.
Cựu Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki, người được xem thân thiết với Iran, nói với BBC News Arabic rằng ông quyết tâm cho thấy sức mạnh của mình, thậm chí nếu điều đó đồng nghĩa sẽ khiến người dân Iraq giận dữ.
“Đây là một lãnh đạo Ả Rập dòng Sunni (Saddam), làm sao mà một lãnh đạo dòng Shiite (Maliki) có thể cai trị ông ấy?” ông al-Maliki nói.
Al-Maliki cho biết lý do mà ông ấy đẩy nhanh việc xử tử là để tránh bất kỳ nỗ lực thách thức tòa án nào. Ông ấy lo ngại Saddam Hussein sẽ bị đưa sang nước ngoài và sẽ cuối cùng được thả tự do.
“Một số quốc gia Vùng Vịnh muốn cứu Saddam và đó là lý do vội vàng xử tử ông ấy vào thời điểm đó,” cựu thủ tướng Iraq cho biết, và nói thêm những nước này cũng đã gây áp lực lên chính quyền Mỹ vào lúc đó.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Ông Nouri al-Maliki giữ chức Thủ tướng Iraq từ năm 2006 đến 2014
Tình hình gây tranh cãi hơn sau khi một đoạn phim về vụ xử tử bị rò rỉ. Saddam Hussein dường như tỏ ra điềm tĩnh trong video, điều này tương phản với hình ảnh do một quan chức an ninh Iraq cấp cao mô tả vào thời điểm đó. Ông ta nói Saddam run rẩy khi bước lên giá treo cổ.
Sự bất mãn của người Sunni
Khi số lượng người chết gia tăng, Mỹ cuối cùng đã thuyết phục các bộ tộc người Sunni tham gia chiến đấu chống lại al-Qaeda và nhóm phiến quân này bị đánh bại. Trước năm 2011, đa số binh sĩ Mỹ và Anh đã rời khỏi Iraq.
Thế nhưng sự bất mãn của dòng người Sunni ở thành thị đối với các chính sách của Thủ tướng al-Maliki xuất hiện trở lại khi những người đàn ông trẻ tuổi biểu tình gần Fallujah. Lãnh đạo Sunni, Ali Hatem Suleiman nêu những bất mãn của họ.
“Sự áp bức của họ nhằm vào những người Sunni, xét xử không công bằng, chính trị hóa luật pháp và tư pháp của Iraq,” ông cho biết.
Ông Al-Maliki bác bỏ điều này và cho rằng chính al-Qaeda đứng đằng sau các cuộc biểu tình, nhằm chờ cơ hội quay trở lại. Vào cuối năm 2013, ông al-Maliki ra lệnh quân đội tràn vào các quảng trường. Điều này dẫn đến sự bất ổn bên trong và bên ngoài biên giới Iraq.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Thành phố Mosul bị lực lượng Iraq và liên minh đánh bom nặng nề nhằm đẩy lùi những tay súng của tổ chức khủng bố IS
Al-Qaeda trở lại với một vỏ bọc mới, mạnh hơn và bạo tàn hơn. Một số thành phố rơi vào tay của ‘Nhà nước Hồi giáo IS’.
Quân đội Iraq dường như biến mất qua đêm. “Lực lượng quân đội được xây dựng trong 10 năm lại bốc hơi trong 10 giờ,” cựu Chủ tịch người Kurd, Massoud Barzani nói.
Cựu Thủ tướng al-Maliki tự hỏi làm cách nào mà các tổng chỉ huy của toàn bộ các tư lệnh quân đội lại có thể rút quân chỉ vài giờ trước khi IS tiến công. Haider al-Abadi kế nhiệm vị trí thủ tướng của ông al-Maliki, và tiếp cận cởi mở hơn về các vấn đề.
“Điều này đã trở thành một trận chiến giữa các phe phái tôn giáo và là vấn đề nghiêm trọng,” ông nói. “IS mang tính phe phái tôn giáo nhưng hệ thống nhà nước cũng trở nên như vậy.”
Tuy nhiên, ông al-Abadi từ chối mô tả các chính sách của al-Maliki là mang tính phe phái tôn giáo, và đưa ra sự giải thích của chính ông về lý do vì sao một số thành phố của người Sunni lại đón chào IS.
“Một hệ thống an ninh thối nát, mang lại nền an ninh cho người dân Iraq thông qua nạn tống tiền,” ông cho biết. “Người dân Iraq mất lòng tin vào hệ thống này và sẵn sàng phối hợp với người khác để bảo vệ chính họ.”
Một nỗ lực quân sự và an ninh quy mô lớn của Iraq đã giúp đánh bại IS sau bốn năm. Nhưng cuộc chiến này đã để lại những vết thương hằn sâu tại các tỉnh của người Sunni. Điều này dễ thấy tại Mosul, thành phố quan trọng nhất của người Sunni.
Với giọng nói chứa đựng sự đau buồn, người đứng đầu một trong những đền thờ Hồi giáo lâu đời nhất ở Mosul đã kêu gọi quay ngược thời gian và để Iraq được ai đó cai trị như Saddam Hussein. Ông không muốn nêu danh tính vì tính chất nhạy cảm của vấn đề.
“Chúng tôi không muốn nói điều gì đang xảy ra ở quốc gia này,” ông cho biết. “Nước Mỹ nói đã giải phóng Iraq nhưng vừa dâng tặng quốc gia này cho Iran.
Cuộc tìm kiếm các vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iraq đã 'vỡ vụn' như thế nào?
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Iraq có tỷ lệ nghèo đói cao mặc dù giàu dầu mỏ và khí đốt
Thế nhưng ai nắm quyền kiểm soát và kiểm soát gì là một lập luận học thuật trong lúc người dân phải chật vật kiếm ăn qua ngày. Iraq có dân số trẻ và không có việc làm.
Nếu Iraq trở thành một quốc gia mà không có trò chơi tổng bằng không [zero-sum game] liên quan đến những kẻ phá hoại đất nước, hãy tưởng tượng quốc gia giàu có tài nguyên này còn có thể đạt thành tựu đến thế nào.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Iraq là một trong những cái nôi của nền văn minh thế giới, tuy nhiên người dân nước này đã phải chịu đựng quá nhiều
Tác giả Feras Killani, BBC News Arabic, Baghdad
9 tháng 4 2023, 10:35 +07
Sông Tigris uốn lượn quanh thủ đô Baghdad và ẩn chứa nhiều bí mật.
Không ai biết là có bao nhiêu thi thể bị vứt xuống dòng sông này. 20 năm sau cuộc xâm lược Iraq do Mỹ dẫn đầu, thật khó để chấp nhận một trong những nền văn minh thịnh vượng nhất của thế giới, nền văn minh Babylon cổ đại, đã chìm vào thảm họa.
Ngày nay, dù tình hình có ổn định, nhưng ở Iraq vẫn còn xảy những vụ giết chóc trả đũa liên quan đến phe phái tôn giáo, những chiếc xe bị cài bom, sự trỗi dậy của những tay súng cực đoan Hồi giáo dòng Sunni và Shia. Một số bắt nguồn từ những năm 2000, thời gian quyền lực của nước Mỹ không gặp thách thức.
'Chúng ta đã có thể ngăn chặn được cuộc chiến tranh Iraq'
Quyết định xâm lược
Nước Mỹ đã trở thành mục tiêu tấn công khủng bố của tổ chức al-Qaeda ngay trên chính lãnh thổ của mình vào ngày 11/09/2001. Washington đã thiết lập một liên minh để xâm lược Afghanistan, nơi al-Qaeda lập căn cứ vào năm 2001.
'Thành công' ở đây có thể thấy Mỹ quan tâm quay trở lại Iraq. Massoud Barzani, cựu chủ tịch vùng người Kurd ở Iraq, nói ông và đối thủ chính trị người Kurd, đã nhận được thư mời có chuyến thăm bí mật đến Washington vào tháng 04/2002.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Cựu Chủ tịch người Kurd ở Iraq, ông Massoud Barzani kể lại những mối liên kết của ông ấy với nước Mỹ cách đây vài thập niên
“Quyết định nhằm lật đổ chế độ của Saddam được đưa ra dù chúng tôi có đồng thuận hay không, hay muốn tham gia hay không,” ông nói.
Ông Barzani cũng cho biết Washington đã tổ chức một hội nghị và mời nhiều lãnh đạo đối lập tại Iraq, một ‘chính phủ dự bị’ tiềm năng sẵn sàng lãnh nhận trách nhiệm khi Saddam Hussein bị lật đổ. Hội nghị đó được tổ chức tại London vào tháng 12/2002 và hình thức một quốc gia Iraq liên bang, dân chủ được thông qua.
Nhưng ông Barzani cho biết có xuất hiện những hồi chuông cảnh báo khi ông chứng kiến điều mà bản thân mình mô tả là “ý muốn phục thù” từ một số đảng của người Shia. Dưới thời của Saddam Hussein, đông đảo cộng đồng người Hồi giáo dòng Shia ở Iraq đã bị đàn áp bạo lực.
Mỹ và Anh sau đó đã nêu lý do cho cuộc chiến tranh là việc Iraq sở hữu “vũ khí hủy diệt hàng loạt”, vốn không bao giờ được tìm thấy. Chiến dịch quân sự bắt đầu vào ngày 19/03/2003 với trận ném bom dữ dội nhằm vào Baghdad.
Saddam Hussein bị lật đổ
Ba tuần sau, vào ngày 09/04, Saddam Hussein đã có chuyến đi cuối cùng đến một cộng đồng người Sunni ở Adhamiya, Baghdad. Quân đội Mỹ đã tiến vào thành phố này trước và chỉ vài giờ sau họ đã lật đổ bức tượng của Hussein.
Nhà báo người Iraq, Diyar al-Omari có mặt tại Baghdad vào thời điểm đó. Ông ta nói những người dân Iraq tập trung tại quảng trường, lúc đầu không thể kéo hạ bức tượng. Điều này đã khiến quân đội Mỹ phải sử dụng xe thiết giáp.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Khi tượng Saddam Hussein bị lật đổ, xã hội Iraq cũng bắt đầu tan rã
Thế nhưng trụ đỡ bức tượng và bàn chân của Saddam Hussein vẫn nằm dưới mặt đất. Đây là một điềm gở về chuyện sẽ xảy đến - chế độ theo chủ nghĩa Baathism của Saddam Hussein đã ăn sâu vào xã hội Iraq trong hàng thập kỷ.
Sau khi Baghdad sụp đổ, tổng thống Iraq và gia đình ông ta đã bỏ chạy đến tỉnh Anbar. Ali Hatem Suleiman, một lãnh đạo người Sunni tại Iraq, nói về lý do chọn địa điểm đó của Saddam Hussein.
“Anbar là một thành trì của người Sunni và thành trì của các bộ tộc người Ả Rập tại Iraq và vì thế đây một nơi trú ẩn an toàn.”
Liên minh của Mỹ quyết định hoàn toàn “giải trừ chủ nghĩa Baathism” đối với xã hội Iraq với việc đảng của Saddam Hussein bị loại trừ khỏi nền chính trị và xã hội. Tham gia đảng đóng vai trò sống còn để có việc làm và học hành tại Iraq. Quyết định này dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn quân đội, an ninh và các định chế dân sự của Iraq.
“Thành phần người Sunni là những người thất bại nhất trong quá trình này. Họ bị cho ra rìa, loại thải và vai trò bị hạn chế,” Ali Hatam Suleiman nói. “Họ được xem ủng hộ chế độ của Saddam và điều này không đúng.”
Điều này đã khiến cựu giới chức quân sự và an ninh của Iraq tham gia vào các tổ chức cực đoan. Al-Qaeda thấy một cơ hội xuất hiện trở lại và bắt đầu một cuộc nổi dậy kéo dài nhiều năm.
Trong khi đó, Saddam Hussein đã bị lực lượng quân đội Mỹ bắt vào tháng 12/2003. Ba năm sau, ông ấy bị kết án tội ác chống lại loài người và bị kết án xử tử.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Việc cựu Tổng thống Iraq, Saddam Hussein bị xử tử đã khiến các quốc gia trong khu vực chấn động
Ông Saddam Hussein đã bị xử tử lúc bình minh Eid al-Adha, ngày lễ về sự hi sinh và thiêng liêng nhất đối với những tín đồ Hồi giáo, tạo nên một làn sóng giận dữ trên khắp các tỉnh của người Sunni ở Iraq, cũng như ở nhiều quốc gia Ả Rập.
Cựu Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki, người được xem thân thiết với Iran, nói với BBC News Arabic rằng ông quyết tâm cho thấy sức mạnh của mình, thậm chí nếu điều đó đồng nghĩa sẽ khiến người dân Iraq giận dữ.
“Đây là một lãnh đạo Ả Rập dòng Sunni (Saddam), làm sao mà một lãnh đạo dòng Shiite (Maliki) có thể cai trị ông ấy?” ông al-Maliki nói.
Al-Maliki cho biết lý do mà ông ấy đẩy nhanh việc xử tử là để tránh bất kỳ nỗ lực thách thức tòa án nào. Ông ấy lo ngại Saddam Hussein sẽ bị đưa sang nước ngoài và sẽ cuối cùng được thả tự do.
“Một số quốc gia Vùng Vịnh muốn cứu Saddam và đó là lý do vội vàng xử tử ông ấy vào thời điểm đó,” cựu thủ tướng Iraq cho biết, và nói thêm những nước này cũng đã gây áp lực lên chính quyền Mỹ vào lúc đó.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Ông Nouri al-Maliki giữ chức Thủ tướng Iraq từ năm 2006 đến 2014
Tình hình gây tranh cãi hơn sau khi một đoạn phim về vụ xử tử bị rò rỉ. Saddam Hussein dường như tỏ ra điềm tĩnh trong video, điều này tương phản với hình ảnh do một quan chức an ninh Iraq cấp cao mô tả vào thời điểm đó. Ông ta nói Saddam run rẩy khi bước lên giá treo cổ.
Sự bất mãn của người Sunni
Khi số lượng người chết gia tăng, Mỹ cuối cùng đã thuyết phục các bộ tộc người Sunni tham gia chiến đấu chống lại al-Qaeda và nhóm phiến quân này bị đánh bại. Trước năm 2011, đa số binh sĩ Mỹ và Anh đã rời khỏi Iraq.
Thế nhưng sự bất mãn của dòng người Sunni ở thành thị đối với các chính sách của Thủ tướng al-Maliki xuất hiện trở lại khi những người đàn ông trẻ tuổi biểu tình gần Fallujah. Lãnh đạo Sunni, Ali Hatem Suleiman nêu những bất mãn của họ.
“Sự áp bức của họ nhằm vào những người Sunni, xét xử không công bằng, chính trị hóa luật pháp và tư pháp của Iraq,” ông cho biết.
Ông Al-Maliki bác bỏ điều này và cho rằng chính al-Qaeda đứng đằng sau các cuộc biểu tình, nhằm chờ cơ hội quay trở lại. Vào cuối năm 2013, ông al-Maliki ra lệnh quân đội tràn vào các quảng trường. Điều này dẫn đến sự bất ổn bên trong và bên ngoài biên giới Iraq.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Thành phố Mosul bị lực lượng Iraq và liên minh đánh bom nặng nề nhằm đẩy lùi những tay súng của tổ chức khủng bố IS
Al-Qaeda trở lại với một vỏ bọc mới, mạnh hơn và bạo tàn hơn. Một số thành phố rơi vào tay của ‘Nhà nước Hồi giáo IS’.
Quân đội Iraq dường như biến mất qua đêm. “Lực lượng quân đội được xây dựng trong 10 năm lại bốc hơi trong 10 giờ,” cựu Chủ tịch người Kurd, Massoud Barzani nói.
Cựu Thủ tướng al-Maliki tự hỏi làm cách nào mà các tổng chỉ huy của toàn bộ các tư lệnh quân đội lại có thể rút quân chỉ vài giờ trước khi IS tiến công. Haider al-Abadi kế nhiệm vị trí thủ tướng của ông al-Maliki, và tiếp cận cởi mở hơn về các vấn đề.
“Điều này đã trở thành một trận chiến giữa các phe phái tôn giáo và là vấn đề nghiêm trọng,” ông nói. “IS mang tính phe phái tôn giáo nhưng hệ thống nhà nước cũng trở nên như vậy.”
Tuy nhiên, ông al-Abadi từ chối mô tả các chính sách của al-Maliki là mang tính phe phái tôn giáo, và đưa ra sự giải thích của chính ông về lý do vì sao một số thành phố của người Sunni lại đón chào IS.
“Một hệ thống an ninh thối nát, mang lại nền an ninh cho người dân Iraq thông qua nạn tống tiền,” ông cho biết. “Người dân Iraq mất lòng tin vào hệ thống này và sẵn sàng phối hợp với người khác để bảo vệ chính họ.”
Một nỗ lực quân sự và an ninh quy mô lớn của Iraq đã giúp đánh bại IS sau bốn năm. Nhưng cuộc chiến này đã để lại những vết thương hằn sâu tại các tỉnh của người Sunni. Điều này dễ thấy tại Mosul, thành phố quan trọng nhất của người Sunni.
Với giọng nói chứa đựng sự đau buồn, người đứng đầu một trong những đền thờ Hồi giáo lâu đời nhất ở Mosul đã kêu gọi quay ngược thời gian và để Iraq được ai đó cai trị như Saddam Hussein. Ông không muốn nêu danh tính vì tính chất nhạy cảm của vấn đề.
“Chúng tôi không muốn nói điều gì đang xảy ra ở quốc gia này,” ông cho biết. “Nước Mỹ nói đã giải phóng Iraq nhưng vừa dâng tặng quốc gia này cho Iran.
Cuộc tìm kiếm các vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iraq đã 'vỡ vụn' như thế nào?
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Iraq có tỷ lệ nghèo đói cao mặc dù giàu dầu mỏ và khí đốt
Thế nhưng ai nắm quyền kiểm soát và kiểm soát gì là một lập luận học thuật trong lúc người dân phải chật vật kiếm ăn qua ngày. Iraq có dân số trẻ và không có việc làm.
Nếu Iraq trở thành một quốc gia mà không có trò chơi tổng bằng không [zero-sum game] liên quan đến những kẻ phá hoại đất nước, hãy tưởng tượng quốc gia giàu có tài nguyên này còn có thể đạt thành tựu đến thế nào.
Last edited by LDN on Sun Apr 09, 2023 12:10 pm; edited 4 times in total (Reason for editing : Irak Một trong những nền văn minh thịnh vượng nhất thế giới rơi vào thảm cảnh như thế nào?[)
LDN
Similar topics
» Tàu: Khủng hoảng bất động sản huỷ hoại thịnh vượng của giới trung lưu
» Nhật: Nhật Bản từng là tương lai nhưng đang mắc kẹt trong quá khứ
» Thảm Cảnh Trong Gia Đình Việt Ở Mỹ: Chồng Giết Vợ , Rồi Tự Tử
» Tại sao chỉ có linh hồn mình mới là quan trọng nhất.
» Tại sao mode đem con bỏ ranh giới MỸ đang thịnh hành?
» Nhật: Nhật Bản từng là tương lai nhưng đang mắc kẹt trong quá khứ
» Thảm Cảnh Trong Gia Đình Việt Ở Mỹ: Chồng Giết Vợ , Rồi Tự Tử
» Tại sao chỉ có linh hồn mình mới là quan trọng nhất.
» Tại sao mode đem con bỏ ranh giới MỸ đang thịnh hành?
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum