Kinh tế Trung Quốc sẽ không theo kịp Mỹ
Page 1 of 1 • Share
Kinh tế Trung Quốc sẽ không theo kịp Mỹ
Kinh tế Trung Quốc sẽ không theo kịp Mỹ
Hiếu Chân
26 tháng 5, 2023
Saigon Nhỏ
Micron là nhà sản xuất bán dẫn lớn của Mỹ, chuyên về bộ nhớ máy vi tính và điện thoại di động. Tuần trước Bắc Kinh đã ra lệnh cấm mua bán và sử dụng sản phẩm của Micron trong thiết bị ở nước này vì lý do “an ninh”. Ảnh minh họa Rafael Henrique/SOPA Images/LightRocket via Getty Images
Giáo sư Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei), gốc Hoa, chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Claremont McKenna ở California nhận định Trung Quốc sẽ không bắt kịp Mỹ về kinh tế vì ông Tập Cận Bình bị ám ảnh về an ninh nên đã có những quyết định phá hoại sự tăng trưởng kinh tế.
Trong một bài bình luận đăng trên Bloomberg Opinion, giáo sư Bùi nói rằng cả Mỹ và Trung Quốc đều đề cao an ninh quốc gia lên trên phát triển kinh tế nhưng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden có cách hành xử khác nhau, nền kinh tế Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn, cản trở nỗ lực bắt kịp Mỹ của Bắc Kinh. “Chắc chắn một trong hai người đã sai — và đó có thể là Trung Quốc,” giáo sư Bùi cho biết và nói thêm rằng Trung Quốc sẽ phải trả giá cao hơn trong trò chơi cạnh tranh kinh tế với Mỹ.
“Ông Tập phải biết rằng việc mất quyền tiếp cận công nghệ và thị trường Mỹ sẽ ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng của Trung Quốc, nhưng dường như ông ta đánh cược rằng sự tăng trưởng của Mỹ cũng sẽ bị ảnh hưởng”, giáo sư Bùi nói.
Do tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc dự kiến vẫn cao hơn Mỹ, người ta vẫn hy vọng rằng nền kinh tế lớn thứ hai cuối cùng sẽ bắt kịp nền kinh tế lớn nhất thế giới. “Tuy nhiên, chi phí cho một chiến lược phát triển lấy an ninh làm trung tâm của Trung Quốc có thể cao hơn nhiều so với Mỹ”, ông Bùi dự đoán.
Hiện những kỳ vọng trước đây về sự phục hồi mạnh mẽ của Trung Quốc sau Covid dường như đã bị tàn lui sau khi người ta chứng kiến nhu cầu và sản lượng sản xuất sụt giảm, số công ty nhà máy phải đóng cửa ngày càng nhiều và thanh niên thất nghiệp nhiều chưa từng thấy. Và do các nhà đầu tư nhận ra rằng Bắc Kinh đang đặt an ninh lên trên nền kinh tế, đầu tư tư nhân trong năm nay chỉ tăng 0,4%.
Ông Tập lại đang làm cho môi trường kinh doanh ở Trung Quốc trở nên tồi tệ hơn khi ban hành luật chống gián điệp mới mà theo đó một hoạt động kinh doanh bình thường cũng có thể bị coi là vi phạm pháp luật, bất cứ công ty nào cũng có thể trở thành nạn nhân cho những quy định mơ hồ và những bản án tùy tiện.
Tổng thống Mỹ Joe Biden nói chuyện với báo chí về tăng trưởng kinh tế Mỹ và luật CHIPS ông mới ký ban hành trước khi bay tới New York thăm nhà máy của công ty Micron Technology Inc cuối tháng 10-2022. Anna Moneymaker/Getty Images
Tuần trước, công an Trung Quốc đã bất ngờ xông vào lục soát văn phòng của các công ty tư vấn kinh doanh Mintz Group và Bain & Co.; điều tra công ty Capvision, tra hỏi nhân viên và mang đi nhiều tài liệu, máy vi tính. Cả ba đơn vị này này đều là công ty Mỹ hoạt động trong lĩnh vực tư vấn về quản trị doanh nghiệp quốc tế.
Trước đó, công an Trung Quốc bắt giữ một viên chức quản lý công ty dược phẩm Nhật Bản Astellas Pharma khiến chính phủ Nhật cảnh báo công dân của mình phải cẩn thận, đừng để bị cáo buộc vi phạm luật chống gián điệp mới của Trung Quốc.
Những vụ bố ráp các công ty nước ngoài, bắt giữ tùy tiện theo luật chống gián điệp mới đã làm các công ty nước ngoài hết sức lo sợ.
Trung Quốc mới đây còn siết chặt việc minh bạch thông tin kinh tế của đất nước, cắt đứt việc truy cập từ nước ngoài vào các cơ sở dữ liệu kinh tế của nước này. Điều đó có nghĩa là các công ty, cơ quan nghiên cứu nước ngoài không còn tìm hiểu được các thông tin quan trọng về kinh doanh và đầu tư ở Trung Quốc, không xem được các dữ liệu về mua sắm công, thành lập và giải tán doanh nghiệp hoặc tình hình bản quyền sáng chế v.v… Không có những dữ liệu như vậy, không ai biết được sự thật về nền kinh tế của quốc gia này ngoài những con số do chính quyền công bố vốn thường bị bóp méo để phục vụ các mục tiêu chính trị. Thiếu thông tin đáng tin cậy, nhà đầu tư sẽ khó mà đưa ra những quyết định đầu tư hoặc chiến lược phát triển.
Theo giáo sư Bùi, “nỗi ám ảnh về an ninh” của ông Tập sẽ khiến các công ty nước ngoài khó kinh doanh hơn ở nước này. “Các hành động của Trung Quốc nhằm tăng cường phòng thủ kinh tế có thể sẽ tốn kém hơn nhiều so với các hành động tương đương của Mỹ, gây tổn hại cho Trung Quốc nhiều hơn so với Mỹ. Điều này chắc chắn sẽ làm suy giảm tiềm năng tăng trưởng của Trung Quốc và cản trở tham vọng bắt kịp đối thủ của họ”, ông Bùi viết.
Chính phủ Trung Quốc đang cử Bộ trưởng Thương mại Vương Văn Đào (Wang Wentao) sang Mỹ trong tuần này, gặp Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo và Đại diện Thương mại Đới Kỳ (Katherine Tai) cùng cộng đồng doanh nghiệp Mỹ để vận động các công ty Mỹ gia tăng đầu tư vào Trung Quốc. Trước khi lên đường, ông Vương đã nói tại Thượng Hải hôm 22 tháng Năm rằng Trung Quốc hoàn toàn mở rộng cửa cho hoạt động của các công ty Mỹ và nhiệt liệt chào đón nguồn vốn đầu tư từ Mỹ.
Nhưng thông điệp của ông Vương dường như không được chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp Mỹ nhiệt tình đón nhận; nói thẳng ra là họ không tin. Bị ám ảnh về an ninh, coi trọng an ninh hơn kinh tế, ông Tập có xu hướng coi các công ty nước ngoài là cánh tay nối dài của các chính phủ thù địch, hoạt động để bao vây, cản trở sự phát triển của Trung Quốc. Cái nhìn hoang tưởng đó của giới lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc không phù hợp với bản chất thị trường tự do của các công ty nước ngoài, khiến họ lo lắng và tìm cách chuyển toàn bộ hoặc một phần hoạt động sản xuất kinh doanh ra ngoài Trung Quốc.
Hiếu Chân
26 tháng 5, 2023
Saigon Nhỏ
Micron là nhà sản xuất bán dẫn lớn của Mỹ, chuyên về bộ nhớ máy vi tính và điện thoại di động. Tuần trước Bắc Kinh đã ra lệnh cấm mua bán và sử dụng sản phẩm của Micron trong thiết bị ở nước này vì lý do “an ninh”. Ảnh minh họa Rafael Henrique/SOPA Images/LightRocket via Getty Images
Giáo sư Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei), gốc Hoa, chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Claremont McKenna ở California nhận định Trung Quốc sẽ không bắt kịp Mỹ về kinh tế vì ông Tập Cận Bình bị ám ảnh về an ninh nên đã có những quyết định phá hoại sự tăng trưởng kinh tế.
Trong một bài bình luận đăng trên Bloomberg Opinion, giáo sư Bùi nói rằng cả Mỹ và Trung Quốc đều đề cao an ninh quốc gia lên trên phát triển kinh tế nhưng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden có cách hành xử khác nhau, nền kinh tế Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn, cản trở nỗ lực bắt kịp Mỹ của Bắc Kinh. “Chắc chắn một trong hai người đã sai — và đó có thể là Trung Quốc,” giáo sư Bùi cho biết và nói thêm rằng Trung Quốc sẽ phải trả giá cao hơn trong trò chơi cạnh tranh kinh tế với Mỹ.
“Ông Tập phải biết rằng việc mất quyền tiếp cận công nghệ và thị trường Mỹ sẽ ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng của Trung Quốc, nhưng dường như ông ta đánh cược rằng sự tăng trưởng của Mỹ cũng sẽ bị ảnh hưởng”, giáo sư Bùi nói.
Do tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc dự kiến vẫn cao hơn Mỹ, người ta vẫn hy vọng rằng nền kinh tế lớn thứ hai cuối cùng sẽ bắt kịp nền kinh tế lớn nhất thế giới. “Tuy nhiên, chi phí cho một chiến lược phát triển lấy an ninh làm trung tâm của Trung Quốc có thể cao hơn nhiều so với Mỹ”, ông Bùi dự đoán.
Hiện những kỳ vọng trước đây về sự phục hồi mạnh mẽ của Trung Quốc sau Covid dường như đã bị tàn lui sau khi người ta chứng kiến nhu cầu và sản lượng sản xuất sụt giảm, số công ty nhà máy phải đóng cửa ngày càng nhiều và thanh niên thất nghiệp nhiều chưa từng thấy. Và do các nhà đầu tư nhận ra rằng Bắc Kinh đang đặt an ninh lên trên nền kinh tế, đầu tư tư nhân trong năm nay chỉ tăng 0,4%.
Ông Tập lại đang làm cho môi trường kinh doanh ở Trung Quốc trở nên tồi tệ hơn khi ban hành luật chống gián điệp mới mà theo đó một hoạt động kinh doanh bình thường cũng có thể bị coi là vi phạm pháp luật, bất cứ công ty nào cũng có thể trở thành nạn nhân cho những quy định mơ hồ và những bản án tùy tiện.
Tổng thống Mỹ Joe Biden nói chuyện với báo chí về tăng trưởng kinh tế Mỹ và luật CHIPS ông mới ký ban hành trước khi bay tới New York thăm nhà máy của công ty Micron Technology Inc cuối tháng 10-2022. Anna Moneymaker/Getty Images
Tuần trước, công an Trung Quốc đã bất ngờ xông vào lục soát văn phòng của các công ty tư vấn kinh doanh Mintz Group và Bain & Co.; điều tra công ty Capvision, tra hỏi nhân viên và mang đi nhiều tài liệu, máy vi tính. Cả ba đơn vị này này đều là công ty Mỹ hoạt động trong lĩnh vực tư vấn về quản trị doanh nghiệp quốc tế.
Trước đó, công an Trung Quốc bắt giữ một viên chức quản lý công ty dược phẩm Nhật Bản Astellas Pharma khiến chính phủ Nhật cảnh báo công dân của mình phải cẩn thận, đừng để bị cáo buộc vi phạm luật chống gián điệp mới của Trung Quốc.
Những vụ bố ráp các công ty nước ngoài, bắt giữ tùy tiện theo luật chống gián điệp mới đã làm các công ty nước ngoài hết sức lo sợ.
Trung Quốc mới đây còn siết chặt việc minh bạch thông tin kinh tế của đất nước, cắt đứt việc truy cập từ nước ngoài vào các cơ sở dữ liệu kinh tế của nước này. Điều đó có nghĩa là các công ty, cơ quan nghiên cứu nước ngoài không còn tìm hiểu được các thông tin quan trọng về kinh doanh và đầu tư ở Trung Quốc, không xem được các dữ liệu về mua sắm công, thành lập và giải tán doanh nghiệp hoặc tình hình bản quyền sáng chế v.v… Không có những dữ liệu như vậy, không ai biết được sự thật về nền kinh tế của quốc gia này ngoài những con số do chính quyền công bố vốn thường bị bóp méo để phục vụ các mục tiêu chính trị. Thiếu thông tin đáng tin cậy, nhà đầu tư sẽ khó mà đưa ra những quyết định đầu tư hoặc chiến lược phát triển.
Theo giáo sư Bùi, “nỗi ám ảnh về an ninh” của ông Tập sẽ khiến các công ty nước ngoài khó kinh doanh hơn ở nước này. “Các hành động của Trung Quốc nhằm tăng cường phòng thủ kinh tế có thể sẽ tốn kém hơn nhiều so với các hành động tương đương của Mỹ, gây tổn hại cho Trung Quốc nhiều hơn so với Mỹ. Điều này chắc chắn sẽ làm suy giảm tiềm năng tăng trưởng của Trung Quốc và cản trở tham vọng bắt kịp đối thủ của họ”, ông Bùi viết.
Chính phủ Trung Quốc đang cử Bộ trưởng Thương mại Vương Văn Đào (Wang Wentao) sang Mỹ trong tuần này, gặp Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo và Đại diện Thương mại Đới Kỳ (Katherine Tai) cùng cộng đồng doanh nghiệp Mỹ để vận động các công ty Mỹ gia tăng đầu tư vào Trung Quốc. Trước khi lên đường, ông Vương đã nói tại Thượng Hải hôm 22 tháng Năm rằng Trung Quốc hoàn toàn mở rộng cửa cho hoạt động của các công ty Mỹ và nhiệt liệt chào đón nguồn vốn đầu tư từ Mỹ.
Nhưng thông điệp của ông Vương dường như không được chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp Mỹ nhiệt tình đón nhận; nói thẳng ra là họ không tin. Bị ám ảnh về an ninh, coi trọng an ninh hơn kinh tế, ông Tập có xu hướng coi các công ty nước ngoài là cánh tay nối dài của các chính phủ thù địch, hoạt động để bao vây, cản trở sự phát triển của Trung Quốc. Cái nhìn hoang tưởng đó của giới lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc không phù hợp với bản chất thị trường tự do của các công ty nước ngoài, khiến họ lo lắng và tìm cách chuyển toàn bộ hoặc một phần hoạt động sản xuất kinh doanh ra ngoài Trung Quốc.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Similar topics
» Năm lý do khiến nền kinh tế Trung Quốc gặp khó khăn
» Những rủi ro thực sự khi kinh doanh tại Trung Quốc
» Điện thoại Trung Quốc tự động gởi thông tin người dùng về Bắc Kinh
» TikTok có thể thuyết phục thế giới rằng nó không phải là công cụ của Trung Quốc không?
» Sức mạnh Bắc Kinh: Tổng thống thiên tả của Honduras bỏ Đài Loan, công nhận Trung Quốc
» Những rủi ro thực sự khi kinh doanh tại Trung Quốc
» Điện thoại Trung Quốc tự động gởi thông tin người dùng về Bắc Kinh
» TikTok có thể thuyết phục thế giới rằng nó không phải là công cụ của Trung Quốc không?
» Sức mạnh Bắc Kinh: Tổng thống thiên tả của Honduras bỏ Đài Loan, công nhận Trung Quốc
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum