“Hong Kong 47” và cái chết đáng buồn của một nền dân chủ
Page 1 of 1 • Share
“Hong Kong 47” và cái chết đáng buồn của một nền dân chủ
“Hong Kong 47” và cái chết đáng buồn của một nền dân chủ
Sau Chu Đình, thêm một nhà hoạt động dân chủ trẻ Hong Kong đi tỵ nạn
Minh An – 28 tháng 12, 2023 - Sài Gòn nhỏ
Cuộc biểu tình chống Trung Quốc của phong trào dân chủ Hong Kong từng là một trong những hình ảnh để lại ấn tượng đẹp nhất của phong trào dân chủ thế giới vốn ngày càng co cụm, yếu kém và ít được quan tâm (ảnh: Anthony Kwan/Getty Images)
Sau Agnes Chow (Chu Đình), Tony Chung (Chung Hàn Lâm) 22 tuổi cũng vừa trốn sang Anh xin tỵ nạn. Tony Chung cho biết anh thường xuyên bị giám sát chặt khiến cuộc sống trở nên “cực kỳ căng thẳng”. Tương tự Agnes Chow, Tony Chung là một trong những nhà hoạt động dân chủ trẻ nổi bật nhất Hong Kong.
Là người sáng lập tổ chức sinh viên Studentlocalism (Học sinh động nguyên, 學生動源) với mục đích cổ xúy độc lập và môi trường chính trị dân chủ cho Hong Kong, Tony Chung là nhân vật chính trị đầu tiên bị bắt (ngày 29 Tháng Bảy 2020) vì “vi phạm luật an ninh quốc gia”, cùng với tội “rửa tiền” và “tung ra những bài viết có tính chất nổi loạn”. Sau khi được thả, Tony Chung sống khổ sống sở, trong một tình huống “thậm chí còn nguy hiểm hơn”. Anh phải chịu lệnh giám sát kéo dài một năm. Tony Chung không được đi đâu mà không xin phép. Mãi gần đây, chính quyền mới đồng ý cho anh đến Nhật vào ngày 20 Tháng Mười Hai để nghỉ lễ sáu ngày. Tony Chung quyết định không quay lại Hong Kong và bay sang Anh xin tị nạn.
Tony Chung
Trước khi đến Anh ngày 28 Tháng Mười Hai 2023, Tony Chung từng tìm cách tìm kiếm sự bảo vệ tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Hong Kong. Tuy nhiên, Tony Chung không thể tới được cổng Lãnh sự quán. Khi vừa xuống taxi đối diện Lãnh sự quán vào cuối Tháng Mười 2020, Tony Chung phát hiện những kẻ đang theo dõi mình. Tony Chung không còn lựa chọn nào khác ngoài việc nhận tội trước những cáo buộc nhằm vào mình. Tháng Mười Một 2021, anh ta bị kết án ba năm bảy tháng tù, chỉ bởi viết những bài có nội dung “phản động” trên Facebook. Thẩm phán nói rằng mức án là cần thiết để “ngăn chặn những hành vi trong tương lai”.
Tony Chung (trái) – ảnh: Dickson Lee/South China Morning Post via Getty Images
Trong thời gian bị giam, Tony Chung bị ép theo một chương trình tẩy não, với các “bài học lịch sử” nói về những thành tựu Trung Quốc. Tony Chung kể, “họ liên tục nói với chúng tôi rằng chính phủ Hoa Kỳ thực sự tồi tệ và chúng tôi đã bị Hoa Kỳ thao túng”. Tony Chung được trả tự do vào Tháng Sáu 2023. Một tuần trước khi anh được trả tự do, an ninh quốc gia đến gặp anh, cảnh báo dằn mặt rằng không được tiếp tục gây rối, thực hiện bất kỳ hoạt động nào liên quan việc “chia rẽ” Trung Quốc, giữ im lặng và không được rời khỏi Hong Kong trong một năm. Ngoài ra, anh không đăng hoặc nói bất cứ điều gì có thể gây tổn hại an ninh quốc gia của Hong Kong, không được phép phát biểu công khai bất kỳ điều gì. Nhà chức trách cũng cấm Tony Chung đi làm kiếm sống.
Không có việc làm, Tony Chung hoàn toàn kiệt quệ. Bắt đầu từ lúc đó, bọn an ninh đề nghị anh làm nguồn cung cấp tin “được trả lương” (từ 500 đôla Hong Kong đến 3,000 đôla Hong Kong). Tony Chung cho biết mình “không có lựa chọn nào khác”, vì việc không nhận tiền sẽ làm dấy lên nghi ngờ rằng anh “bất hợp tác”. Tony Chung cho biết anh chỉ cung cấp một số thông tin cập nhật cơ bản và hình ảnh liên quan những người được cảnh sát quan tâm, đáp ứng “các yêu cầu tối thiểu” của cảnh sát. Và từ khi Chung được thả, nhân viên Cục Cải huấn Hong Kong yêu cầu anh “họp” hai đến bốn tuần một lần, hẹn tại địa điểm ngẫu nhiên và sau đó anh được đến những nơi không được tiết lộ trên một chiếc xe tải bảy chỗ có rèm kín.
Ngày càng ngột ngạt, Tony Chung cảm thấy mình không thể kiểm soát được cuộc sống riêng. Cảnh sát có tất cả thông tin cá nhân của anh, từ tài khoản ngân hàng, thẻ sinh viên và đến lịch học. “Tôi không bao giờ có thể thoải mái, dù một giây”. Ngay cả những việc đơn giản như đi dạo cũng trở nên căng thẳng, khi anh phải suy nghĩ cách giải thích với cảnh sát. Chung cho biết trong những lần gặp an ninh, anh bị thẩm vấn về những hoạt động của mình những tuần trước, được yêu cầu cung cấp tên các bạn cùng lớp thời tiểu học cũng như “thông tin chi tiết những lần anh đến nhà hàng và quán bar, cùng với nội dung các cuộc trò chuyện”. Trong một cuộc gặp vào Tháng Chín 2023, an ninh Hong Kong hỏi liệu anh sẵn lòng tới Trung Quốc đại lục không…
Khi thái độ đám an ninh bớt căng thẳng, Tony Chung “trình bày nguyện vọng” mình muốn đi nghỉ ở Okinawa vào dịp Giáng sinh, rằng mình cần “điều chỉnh về mặt cảm xúc” với cuộc sống bên ngoài nơi giam giữ. Tony Chung nộp đầy đủ chi tiết chuyến đi, từ chuyến bay đến chỗ ở. Cơ quan An ninh Quốc gia cuối cùng duyệt đồng ý. Khi đến Okinawa, Tony Chung mua vé máy bay từ Okinawa đến Anh…
Đầu Tháng Mười Hai 2023, nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng Agnes Chow (Chu Đình) cũng tuyên bố không trở lại Hong Kong sau khi đến Canada. Agnes Chow từng bị bắt vì tội “thông đồng với thế lực nước ngoài”. Cô được cấp phép đi du học Canada trong thời gian bị điều tra. Tony Chung và Agnes Chow là những người may mắn. Nhiều người khác vẫn ngày đêm bị theo dõi và nhiều người đang bị ngồi tù hoặc bị xét xử, trong đó có ông trùm truyền thông Jimmy Lai (Lê Trí Anh). Chính quyền Hong Kong đang treo thưởng tiền mặt cho việc bắt 13 nhà hoạt động hiện ở nước ngoài.
Agnes Chow trong một buổi nói chuyện tại Đại học Minh Trị (Meiji University), Tokyo ngày 12 Tháng Sáu 2019 (ảnh: Keith Tsuji/Getty Images)
“Hong Kong 47”
Nền dân chủ mong manh Hong Kong coi như đã bị khai tử. Thời điểm hiện tại (Tháng Mười Hai 2023), 47 nhà hoạt động và chính trị gia đang bị buộc tội “âm mưu lật đổ chính quyền”, với vai trò tổ chức một cuộc bầu cử sơ bộ không chính thức vào năm 2020 để quyết định ai tranh cử vào vị trí ghế lập pháp. Nếu bị kết tội, họ phải đối mặt với hình phạt cao nhất là tù chung thân. Vụ truy tố này là cuộc đàn áp sâu rộng nhất đối với phe ủng hộ dân chủ ở Hong Kong kể từ khi Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia vào năm 2020 sau các cuộc biểu tình chống chính phủ.
Số phận của “Hong Kong 47” – 47 bị cáo – cũng là số phận của nền dân chủ Hong Kong. Hầu hết bị cáo đã bị giam giữ hơn hai năm. Họ gồm các chính trị gia dày dạn kinh nghiệm, những nhà lập pháp được bầu hợp lệ, các nhà lãnh đạo biểu tình trẻ tuổi, giới học giả, nhà báo và thậm chí nhân viên y tế. Họ thuộc nhiều thế hệ và có phạm vi hoạt động chính trị rộng – từ những nhà dân chủ ôn hòa đến những người ủng hộ quyền tự quyết của Hong Kong. Trong số những nhân vật nổi tiếng, có:
Joshua Wong (Hoàng Chi Phong), 27 tuổi, nổi tiếng thế giới với tư cách là gương mặt đại diện cho các cuộc biểu tình dân chủ do sinh viên lãnh đạo ở Hong Kong; Benny Tai (Đái Diệu Đình), 59 tuổi, một học giả pháp lý và đồng sáng lập phong trào Nhượng Ái Hòa bình Chiếm lĩnh Trung Hoàn (Occupy Central with Love and Peace) năm 2014; Claudia Mo (Mao Mạnh Tĩnh), 66 tuổi, một cựu nhà báo chuyển sang làm nhà lập pháp…
Joshua Wong (giữa) – gương mặt nổi tiếng toàn cầu (ảnh: Anthony Kwan/Getty Images)
“Hong Kong 47” – 47 người ủng hộ dân chủ – đã bị bắt hàng loạt trong một cuộc đột kích rạng sáng một ngày Tháng Giêng 2021 và bị buộc tội hai tháng sau đó. 31 người đã nhận tội, giúp bản án được giảm nhẹ. Tòa án Tây Cửu Long (The West Kowloon Court, ”Tây Cửu Long Pháp Viện”) bắt đầu xét xử vụ án “Hong Kong 47” vào Tháng Hai 2023. Trong số những người không nhận tội có cựu nhà báo Gwyneth Ho (Hà Quế Lam), 33 tuổi; và cựu nghị sĩ Leung Kwok-hung (Lương Quốc Hùng), 67 tuổi.
Trong phiên xử “Hong Kong 47” cuối Tháng Mười Một 2023, ba thẩm phán chủ trì cho biết họ cần thêm ba đến bốn tháng để đưa ra phán quyết. Các cáo buộc xoay quanh cuộc bầu cử sơ bộ mà các nhà hoạt động đối lập và chính trị gia tổ chức vào Tháng Bảy 2020 để chọn ra ứng cử viên xứng đáng nhất cho cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp dự kiến vào cuối năm đó. Giới chức trách Hong Kong – bây giờ chỉ là những kẻ bù nhìn của Bắc Kinh – cho biết cuộc bỏ phiếu sơ bộ này là một “âm mưu xấu xa” nhằm “làm tê liệt chính quyền và làm suy yếu quyền lực nhà nước”.
Benny Tai – người đang nằm trong nhóm “Hong Kong 47” (ảnh: Anthony Kwan/Getty Images)
Ở Trung Quốc đại lục, hệ thống tòa án được đảng cộng sản cầm quyền kiểm soát. Trong khi đó, Hong Kong tuân theo hệ thống thông luật được giữ nguyên sau khi thuộc địa cũ của Anh được trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997. Tuy nhiên, các vụ án về an ninh quốc gia – đặc biệt vụ “Hong Kong 47” – đang đặt ra những tiền lệ pháp lý mới. Phiên tòa “Hong Kong 47” đã được xét xử mà không có bồi thẩm đoàn, đi chệch khỏi truyền thống thông luật lâu đời của Hong Kong. Tòa được chủ trì bởi một ban gồm ba thẩm phán được chỉ định bởi đặc khu trưởng – hiện là John Lee (Lý Gia Siêu).
Luật mới cũng đặt ra ngưỡng bảo lãnh cao hơn. 32 bị cáo đã bị từ chối bảo lãnh và bị giam kể từ năm 2021 – một hành vi hết sức bất thường đối với những vụ án không liên quan giết người. Chỉ có 15 người được tại ngoại, nhưng hai người trong số đó lại phải vào trại giam vì “vi phạm các điều kiện tại ngoại”. Luật còn nêu rằng, một số trường hợp “đặc biệt nghiêm trọng” sẽ được đưa qua Hoa lục xử! Hội đồng Lập pháp Hong Kong hiện không có bất kỳ nhà lập pháp ủng hộ dân chủ nào; và cuộc bầu cử hội đồng quận vào ngày 10 Tháng Mười Hai 2023 cũng không có bất kỳ ứng cử viên ủng hộ dân chủ nào.
Jimmy Lai (ảnh: Tommy Walker/NurPhoto via Getty Images)
__________
Ngày 28 Tháng Mười Hai 2023, ba nhà hoạt động Hong Kong đã bị xử tù, sau khi nhận tội lên kế hoạch “đánh bom khủng bố”.
Ho Yu-wang, 20 tuổi; Kwok Man-hei, 21 tuổi; và Cheung Ho-yeung, 23 tuổi, đều bị buộc tội “âm mưu thực hiện khủng bố” theo Luật An ninh Quốc gia. Thẩm phán Tòa án Tối cao Alex Lee phán rằng “bầu không khí xã hội thù địch” trong các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ kéo dài ở Hong Kong có thể “dễ dàng che mờ phán đoán đạo đức của một người… (và) có thể biến những người có tính cách tốt trước đây trở thành những kẻ cực đoan”.
Theo cáo trạng, Kwok thuộc một nhóm ủng hộ độc lập có tên “Quang Thành Giả” (光城者, báo chí tiếng Anh dịch là “Returning Valiant”). Cả ba bị cáo buộc lên kế hoạch chế tạo các thiết bị nổ và đặt ở những nơi công cộng, trong đó có văn phòng chính quyền, đường hầm xuyên cảng, khu nhân viên cảnh sát, đường sắt…, trong khoảng thời gian từ ngày 1 Tháng Tư 2021 đến ngày 5 Tháng Bảy 2021. Ho Yu-wang, được cho là người chủ mưu, và Cheung Ho-yeung bị kết án sáu năm tù, trong khi Kwok Man-hei bị xử 30 tháng tù.
Sau Chu Đình, thêm một nhà hoạt động dân chủ trẻ Hong Kong đi tỵ nạn
Minh An – 28 tháng 12, 2023 - Sài Gòn nhỏ
Cuộc biểu tình chống Trung Quốc của phong trào dân chủ Hong Kong từng là một trong những hình ảnh để lại ấn tượng đẹp nhất của phong trào dân chủ thế giới vốn ngày càng co cụm, yếu kém và ít được quan tâm (ảnh: Anthony Kwan/Getty Images)
Sau Agnes Chow (Chu Đình), Tony Chung (Chung Hàn Lâm) 22 tuổi cũng vừa trốn sang Anh xin tỵ nạn. Tony Chung cho biết anh thường xuyên bị giám sát chặt khiến cuộc sống trở nên “cực kỳ căng thẳng”. Tương tự Agnes Chow, Tony Chung là một trong những nhà hoạt động dân chủ trẻ nổi bật nhất Hong Kong.
Là người sáng lập tổ chức sinh viên Studentlocalism (Học sinh động nguyên, 學生動源) với mục đích cổ xúy độc lập và môi trường chính trị dân chủ cho Hong Kong, Tony Chung là nhân vật chính trị đầu tiên bị bắt (ngày 29 Tháng Bảy 2020) vì “vi phạm luật an ninh quốc gia”, cùng với tội “rửa tiền” và “tung ra những bài viết có tính chất nổi loạn”. Sau khi được thả, Tony Chung sống khổ sống sở, trong một tình huống “thậm chí còn nguy hiểm hơn”. Anh phải chịu lệnh giám sát kéo dài một năm. Tony Chung không được đi đâu mà không xin phép. Mãi gần đây, chính quyền mới đồng ý cho anh đến Nhật vào ngày 20 Tháng Mười Hai để nghỉ lễ sáu ngày. Tony Chung quyết định không quay lại Hong Kong và bay sang Anh xin tị nạn.
Tony Chung
Trước khi đến Anh ngày 28 Tháng Mười Hai 2023, Tony Chung từng tìm cách tìm kiếm sự bảo vệ tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Hong Kong. Tuy nhiên, Tony Chung không thể tới được cổng Lãnh sự quán. Khi vừa xuống taxi đối diện Lãnh sự quán vào cuối Tháng Mười 2020, Tony Chung phát hiện những kẻ đang theo dõi mình. Tony Chung không còn lựa chọn nào khác ngoài việc nhận tội trước những cáo buộc nhằm vào mình. Tháng Mười Một 2021, anh ta bị kết án ba năm bảy tháng tù, chỉ bởi viết những bài có nội dung “phản động” trên Facebook. Thẩm phán nói rằng mức án là cần thiết để “ngăn chặn những hành vi trong tương lai”.
Tony Chung (trái) – ảnh: Dickson Lee/South China Morning Post via Getty Images
Trong thời gian bị giam, Tony Chung bị ép theo một chương trình tẩy não, với các “bài học lịch sử” nói về những thành tựu Trung Quốc. Tony Chung kể, “họ liên tục nói với chúng tôi rằng chính phủ Hoa Kỳ thực sự tồi tệ và chúng tôi đã bị Hoa Kỳ thao túng”. Tony Chung được trả tự do vào Tháng Sáu 2023. Một tuần trước khi anh được trả tự do, an ninh quốc gia đến gặp anh, cảnh báo dằn mặt rằng không được tiếp tục gây rối, thực hiện bất kỳ hoạt động nào liên quan việc “chia rẽ” Trung Quốc, giữ im lặng và không được rời khỏi Hong Kong trong một năm. Ngoài ra, anh không đăng hoặc nói bất cứ điều gì có thể gây tổn hại an ninh quốc gia của Hong Kong, không được phép phát biểu công khai bất kỳ điều gì. Nhà chức trách cũng cấm Tony Chung đi làm kiếm sống.
Không có việc làm, Tony Chung hoàn toàn kiệt quệ. Bắt đầu từ lúc đó, bọn an ninh đề nghị anh làm nguồn cung cấp tin “được trả lương” (từ 500 đôla Hong Kong đến 3,000 đôla Hong Kong). Tony Chung cho biết mình “không có lựa chọn nào khác”, vì việc không nhận tiền sẽ làm dấy lên nghi ngờ rằng anh “bất hợp tác”. Tony Chung cho biết anh chỉ cung cấp một số thông tin cập nhật cơ bản và hình ảnh liên quan những người được cảnh sát quan tâm, đáp ứng “các yêu cầu tối thiểu” của cảnh sát. Và từ khi Chung được thả, nhân viên Cục Cải huấn Hong Kong yêu cầu anh “họp” hai đến bốn tuần một lần, hẹn tại địa điểm ngẫu nhiên và sau đó anh được đến những nơi không được tiết lộ trên một chiếc xe tải bảy chỗ có rèm kín.
Ngày càng ngột ngạt, Tony Chung cảm thấy mình không thể kiểm soát được cuộc sống riêng. Cảnh sát có tất cả thông tin cá nhân của anh, từ tài khoản ngân hàng, thẻ sinh viên và đến lịch học. “Tôi không bao giờ có thể thoải mái, dù một giây”. Ngay cả những việc đơn giản như đi dạo cũng trở nên căng thẳng, khi anh phải suy nghĩ cách giải thích với cảnh sát. Chung cho biết trong những lần gặp an ninh, anh bị thẩm vấn về những hoạt động của mình những tuần trước, được yêu cầu cung cấp tên các bạn cùng lớp thời tiểu học cũng như “thông tin chi tiết những lần anh đến nhà hàng và quán bar, cùng với nội dung các cuộc trò chuyện”. Trong một cuộc gặp vào Tháng Chín 2023, an ninh Hong Kong hỏi liệu anh sẵn lòng tới Trung Quốc đại lục không…
Khi thái độ đám an ninh bớt căng thẳng, Tony Chung “trình bày nguyện vọng” mình muốn đi nghỉ ở Okinawa vào dịp Giáng sinh, rằng mình cần “điều chỉnh về mặt cảm xúc” với cuộc sống bên ngoài nơi giam giữ. Tony Chung nộp đầy đủ chi tiết chuyến đi, từ chuyến bay đến chỗ ở. Cơ quan An ninh Quốc gia cuối cùng duyệt đồng ý. Khi đến Okinawa, Tony Chung mua vé máy bay từ Okinawa đến Anh…
Đầu Tháng Mười Hai 2023, nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng Agnes Chow (Chu Đình) cũng tuyên bố không trở lại Hong Kong sau khi đến Canada. Agnes Chow từng bị bắt vì tội “thông đồng với thế lực nước ngoài”. Cô được cấp phép đi du học Canada trong thời gian bị điều tra. Tony Chung và Agnes Chow là những người may mắn. Nhiều người khác vẫn ngày đêm bị theo dõi và nhiều người đang bị ngồi tù hoặc bị xét xử, trong đó có ông trùm truyền thông Jimmy Lai (Lê Trí Anh). Chính quyền Hong Kong đang treo thưởng tiền mặt cho việc bắt 13 nhà hoạt động hiện ở nước ngoài.
Agnes Chow trong một buổi nói chuyện tại Đại học Minh Trị (Meiji University), Tokyo ngày 12 Tháng Sáu 2019 (ảnh: Keith Tsuji/Getty Images)
“Hong Kong 47”
Nền dân chủ mong manh Hong Kong coi như đã bị khai tử. Thời điểm hiện tại (Tháng Mười Hai 2023), 47 nhà hoạt động và chính trị gia đang bị buộc tội “âm mưu lật đổ chính quyền”, với vai trò tổ chức một cuộc bầu cử sơ bộ không chính thức vào năm 2020 để quyết định ai tranh cử vào vị trí ghế lập pháp. Nếu bị kết tội, họ phải đối mặt với hình phạt cao nhất là tù chung thân. Vụ truy tố này là cuộc đàn áp sâu rộng nhất đối với phe ủng hộ dân chủ ở Hong Kong kể từ khi Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia vào năm 2020 sau các cuộc biểu tình chống chính phủ.
Số phận của “Hong Kong 47” – 47 bị cáo – cũng là số phận của nền dân chủ Hong Kong. Hầu hết bị cáo đã bị giam giữ hơn hai năm. Họ gồm các chính trị gia dày dạn kinh nghiệm, những nhà lập pháp được bầu hợp lệ, các nhà lãnh đạo biểu tình trẻ tuổi, giới học giả, nhà báo và thậm chí nhân viên y tế. Họ thuộc nhiều thế hệ và có phạm vi hoạt động chính trị rộng – từ những nhà dân chủ ôn hòa đến những người ủng hộ quyền tự quyết của Hong Kong. Trong số những nhân vật nổi tiếng, có:
Joshua Wong (Hoàng Chi Phong), 27 tuổi, nổi tiếng thế giới với tư cách là gương mặt đại diện cho các cuộc biểu tình dân chủ do sinh viên lãnh đạo ở Hong Kong; Benny Tai (Đái Diệu Đình), 59 tuổi, một học giả pháp lý và đồng sáng lập phong trào Nhượng Ái Hòa bình Chiếm lĩnh Trung Hoàn (Occupy Central with Love and Peace) năm 2014; Claudia Mo (Mao Mạnh Tĩnh), 66 tuổi, một cựu nhà báo chuyển sang làm nhà lập pháp…
Joshua Wong (giữa) – gương mặt nổi tiếng toàn cầu (ảnh: Anthony Kwan/Getty Images)
“Hong Kong 47” – 47 người ủng hộ dân chủ – đã bị bắt hàng loạt trong một cuộc đột kích rạng sáng một ngày Tháng Giêng 2021 và bị buộc tội hai tháng sau đó. 31 người đã nhận tội, giúp bản án được giảm nhẹ. Tòa án Tây Cửu Long (The West Kowloon Court, ”Tây Cửu Long Pháp Viện”) bắt đầu xét xử vụ án “Hong Kong 47” vào Tháng Hai 2023. Trong số những người không nhận tội có cựu nhà báo Gwyneth Ho (Hà Quế Lam), 33 tuổi; và cựu nghị sĩ Leung Kwok-hung (Lương Quốc Hùng), 67 tuổi.
Trong phiên xử “Hong Kong 47” cuối Tháng Mười Một 2023, ba thẩm phán chủ trì cho biết họ cần thêm ba đến bốn tháng để đưa ra phán quyết. Các cáo buộc xoay quanh cuộc bầu cử sơ bộ mà các nhà hoạt động đối lập và chính trị gia tổ chức vào Tháng Bảy 2020 để chọn ra ứng cử viên xứng đáng nhất cho cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp dự kiến vào cuối năm đó. Giới chức trách Hong Kong – bây giờ chỉ là những kẻ bù nhìn của Bắc Kinh – cho biết cuộc bỏ phiếu sơ bộ này là một “âm mưu xấu xa” nhằm “làm tê liệt chính quyền và làm suy yếu quyền lực nhà nước”.
Benny Tai – người đang nằm trong nhóm “Hong Kong 47” (ảnh: Anthony Kwan/Getty Images)
Ở Trung Quốc đại lục, hệ thống tòa án được đảng cộng sản cầm quyền kiểm soát. Trong khi đó, Hong Kong tuân theo hệ thống thông luật được giữ nguyên sau khi thuộc địa cũ của Anh được trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997. Tuy nhiên, các vụ án về an ninh quốc gia – đặc biệt vụ “Hong Kong 47” – đang đặt ra những tiền lệ pháp lý mới. Phiên tòa “Hong Kong 47” đã được xét xử mà không có bồi thẩm đoàn, đi chệch khỏi truyền thống thông luật lâu đời của Hong Kong. Tòa được chủ trì bởi một ban gồm ba thẩm phán được chỉ định bởi đặc khu trưởng – hiện là John Lee (Lý Gia Siêu).
Luật mới cũng đặt ra ngưỡng bảo lãnh cao hơn. 32 bị cáo đã bị từ chối bảo lãnh và bị giam kể từ năm 2021 – một hành vi hết sức bất thường đối với những vụ án không liên quan giết người. Chỉ có 15 người được tại ngoại, nhưng hai người trong số đó lại phải vào trại giam vì “vi phạm các điều kiện tại ngoại”. Luật còn nêu rằng, một số trường hợp “đặc biệt nghiêm trọng” sẽ được đưa qua Hoa lục xử! Hội đồng Lập pháp Hong Kong hiện không có bất kỳ nhà lập pháp ủng hộ dân chủ nào; và cuộc bầu cử hội đồng quận vào ngày 10 Tháng Mười Hai 2023 cũng không có bất kỳ ứng cử viên ủng hộ dân chủ nào.
Jimmy Lai (ảnh: Tommy Walker/NurPhoto via Getty Images)
__________
Ngày 28 Tháng Mười Hai 2023, ba nhà hoạt động Hong Kong đã bị xử tù, sau khi nhận tội lên kế hoạch “đánh bom khủng bố”.
Ho Yu-wang, 20 tuổi; Kwok Man-hei, 21 tuổi; và Cheung Ho-yeung, 23 tuổi, đều bị buộc tội “âm mưu thực hiện khủng bố” theo Luật An ninh Quốc gia. Thẩm phán Tòa án Tối cao Alex Lee phán rằng “bầu không khí xã hội thù địch” trong các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ kéo dài ở Hong Kong có thể “dễ dàng che mờ phán đoán đạo đức của một người… (và) có thể biến những người có tính cách tốt trước đây trở thành những kẻ cực đoan”.
Theo cáo trạng, Kwok thuộc một nhóm ủng hộ độc lập có tên “Quang Thành Giả” (光城者, báo chí tiếng Anh dịch là “Returning Valiant”). Cả ba bị cáo buộc lên kế hoạch chế tạo các thiết bị nổ và đặt ở những nơi công cộng, trong đó có văn phòng chính quyền, đường hầm xuyên cảng, khu nhân viên cảnh sát, đường sắt…, trong khoảng thời gian từ ngày 1 Tháng Tư 2021 đến ngày 5 Tháng Bảy 2021. Ho Yu-wang, được cho là người chủ mưu, và Cheung Ho-yeung bị kết án sáu năm tù, trong khi Kwok Man-hei bị xử 30 tháng tù.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Similar topics
» Dân Hong Kong di tản
» Nhuộm đỏ Hong Kong
» Mất Dấu 1 phim Hong Kong
» Người Đẹp Hong Kong
» Dân Hong Kong ra đi gần 10,000 người / tháng
» Nhuộm đỏ Hong Kong
» Mất Dấu 1 phim Hong Kong
» Người Đẹp Hong Kong
» Dân Hong Kong ra đi gần 10,000 người / tháng
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum