Bà Ngô Đình Nhu
Page 1 of 1 • Share
Bà Ngô Đình Nhu
Dday la cam tuong cua toi khi ddoc van ong Nguyen. Cu ddoc 1 ddoan thi viet cam tuong chu 0 ddoi ddoc het 1 truyen moi ghi ra y nghi cua toi. Toi viet 0 dau cho nhanh, khi co dip se viet co dau.
Dao nay dduoc nghi urlaub, co the ddoc nhieu, ddoc nhanh, toi lay cuon nhung nguoi tron chay/nhung nguoi ti nan ra ddoc, tua original la the refugees, vi thay ong Nguyen bi cho la thien cong nen ddoc coi sao. Toi muon chinh minh nhan xet ong ta viet ra sao, thien cong ra sao. Cuon nay gom nhung truyen ngan, chuyen ddau tien thi toi thay ong ta phe binh chien tranh, ta canh mau chay ddau roi, nhung nguoi chet bat ddac ky tu tro thanh nhung con ma, anh cua nu nhan vat chinh ddi vuot bien va bi chet, nguoi me hay nhac toi hon ma ong anh tro ve. Chua thay co gi la thien cong ca.
Chi moi ddoc 1 nua truyen ngan ddau tien nen chua ket luan ong Nguyen la nha van nhu the nao, thay ong ta viet ok, trung binh tro len. Nha van ddoat giai Pulitzer, giai van chuong danh gia cua My chu ddau fai tam thuong.
Con chuyen co nhung nguoi tre vao bang ddang, ddi cuop, giet gia ddinh viet thi la co that, 0 fai tu che ra. Viet van thi co nhieu chuyen dde viet, viet ve cai tot va cai xau, la chuyen binh thuong. Ua thi hay ma o ua thi do, toi thay van chuong la vay. Co nhung cuon bestseller ca trieu nguoi ddoc khen nuc no ma toi ddoc thay binh thuong. Co nhung cuon cha may ai biet toi ma la sach toi rat yeu thich, moi lan ddoc lai nhan biet nhung ddieu moi la, sach goi ddau giuong cua toi. Ddoc truyen la tu cam nhan, tu suy xet tu nhung gi nha van viet.
Ddoc xong truyen ngan thu nhat thi thay la ong nguyen 0 noi gi dden viet cong truc tiep, chi ke My ddanh bom cho nen gia ddinh nu nhan vat chinh fai tron trong bunker ddia ddao, tron bang thuyen gap hai tac, anh nu chinh 15 tuoi bao ve em gai truoc hai tac nen bi hai tac giet chet, nu chinh co em gai luc ddo 13 tuoi bi hai tac hiep, sang My song gio dda gia 0 chong 0 con.
Me nu chinh bao 0 co chien tranh thi viet nam la ddai han, bo nu chinh 0 chet, nu chinh co chong co con, me nu chinh 0 fai ddi lam nail. Tom lai neu 0 fai nguoi viet trai qua nhung kinh nghiem voi viet cong thi ddoc xong truyen ngan neu 0 nghi sau xa se nghi do My va chien tranh ma ra, fai tron bang thuyen, bi hai tac, bi giet.
Trong truyen co 2 ddoan ong Nguyen noi ve cuoc song voi viet cong. Ddo la tra tan tu binh va 1 ddoan ngan khac cung 0 hay ho ve viet cong, toi 0 nho nua vi chi vai cau, thoang qua.
Tom lai cho toi bay gio thi thay ong Nguyen la nha van noi ve cai xau cua 2 fia, 0 hoan toan thien ve cong san, bao cong san chi co cai hay v.v..tuy la fe binh My thi cong khai, viet nhieu, fe binh viet cong thi chi la bong gio, noi qua hoa la canh, 0 noi truc tiep. Co le vi the cho nen truyen cua ong Nguyen dduoc viet cong cho dich, ban o viet nam. Bao chi viet cong nhieu lan fong van ong Nguyen.
Truyen ngan thu 2 thu vi vi ta nhan vat nam chinh la 1 nguoi ddong tinh. Toi ddoc thu nguoi cha gui cho nhan vat nam chinh 3 lan. Nguoi cha khen che ddo viet cong 0 het loi, vui ve lam, co ddieu trong truyen nhan vat chinh ke la thu han ta gui ve viet nam ddeu bi kiem duyet, bi mo ra ddoc. Boi the thu cua nguoi cha gui sang My cung vay thoi. Truyen cung ta than fan ddan ong viet truoc 75 khi con noi chien 0 the tham the nay cung the tham the khac. Ddoc xong 2 truyen thi toi thay ong Nguyen che ca hai fia chu 0 thien vi. Ddoc truyen ong ta thi 0 chi ddoc xuong ma con fai ddoc giua nhung dong chu. Viet kha.
Hom nay thi dda ddoc xong cuon truyen voi nhung truyen ngan. Co truyen toi thay hay, co truyen toi thay ok, binh thuong. Truyen cuoi que cha toi thay hay nhat. Dday la truyen toi thay ke ro nhat nhung van dde o VN, tam ly vai nguoi viet o My hoac la do hoan canh nen ho thanh ra nhu the. Hay. Chung chung thi truyen co nhung ddoan mia mai, chua chat. Tuy la truyen nhung co nhung ddoan ke nhu dda that su xay ra, co that.
Trang cuoi cua truyen la loi cam on. Ong nguyen nhac toi cha me dda ty nan 2 lan, nam 54 va nam 75. Dday la gia ddinh co kinh nghiem lau nam voi cong san, dda lanh nan cong san 2 lan. Ddoc nhung gi ong ta viet thi cung 0 thay ong ta noi tot cho che ddo cs, nguoc lai la ddang khac. Truyen cua ong ta noi ve nhung hoan canh kho khan cua nguoi ti nan o my. Ddo la kinh nghiem nhieu nguoi trai qua, thoi gian ddau la vay.
Dao nay 0 thay sach moi cua ong Nguyen. Neu ban ha gia thi toi lai mua. Fai noi cho ro la sach ha gia 0 fai la sach dom sach toi.
Toi thay ong Nguyen xung ddang nhan giai Pulitzer du chua ddoc cam tinh vien.
Dao nay dduoc nghi urlaub, co the ddoc nhieu, ddoc nhanh, toi lay cuon nhung nguoi tron chay/nhung nguoi ti nan ra ddoc, tua original la the refugees, vi thay ong Nguyen bi cho la thien cong nen ddoc coi sao. Toi muon chinh minh nhan xet ong ta viet ra sao, thien cong ra sao. Cuon nay gom nhung truyen ngan, chuyen ddau tien thi toi thay ong ta phe binh chien tranh, ta canh mau chay ddau roi, nhung nguoi chet bat ddac ky tu tro thanh nhung con ma, anh cua nu nhan vat chinh ddi vuot bien va bi chet, nguoi me hay nhac toi hon ma ong anh tro ve. Chua thay co gi la thien cong ca.
Chi moi ddoc 1 nua truyen ngan ddau tien nen chua ket luan ong Nguyen la nha van nhu the nao, thay ong ta viet ok, trung binh tro len. Nha van ddoat giai Pulitzer, giai van chuong danh gia cua My chu ddau fai tam thuong.
Con chuyen co nhung nguoi tre vao bang ddang, ddi cuop, giet gia ddinh viet thi la co that, 0 fai tu che ra. Viet van thi co nhieu chuyen dde viet, viet ve cai tot va cai xau, la chuyen binh thuong. Ua thi hay ma o ua thi do, toi thay van chuong la vay. Co nhung cuon bestseller ca trieu nguoi ddoc khen nuc no ma toi ddoc thay binh thuong. Co nhung cuon cha may ai biet toi ma la sach toi rat yeu thich, moi lan ddoc lai nhan biet nhung ddieu moi la, sach goi ddau giuong cua toi. Ddoc truyen la tu cam nhan, tu suy xet tu nhung gi nha van viet.
Ddoc xong truyen ngan thu nhat thi thay la ong nguyen 0 noi gi dden viet cong truc tiep, chi ke My ddanh bom cho nen gia ddinh nu nhan vat chinh fai tron trong bunker ddia ddao, tron bang thuyen gap hai tac, anh nu chinh 15 tuoi bao ve em gai truoc hai tac nen bi hai tac giet chet, nu chinh co em gai luc ddo 13 tuoi bi hai tac hiep, sang My song gio dda gia 0 chong 0 con.
Me nu chinh bao 0 co chien tranh thi viet nam la ddai han, bo nu chinh 0 chet, nu chinh co chong co con, me nu chinh 0 fai ddi lam nail. Tom lai neu 0 fai nguoi viet trai qua nhung kinh nghiem voi viet cong thi ddoc xong truyen ngan neu 0 nghi sau xa se nghi do My va chien tranh ma ra, fai tron bang thuyen, bi hai tac, bi giet.
Trong truyen co 2 ddoan ong Nguyen noi ve cuoc song voi viet cong. Ddo la tra tan tu binh va 1 ddoan ngan khac cung 0 hay ho ve viet cong, toi 0 nho nua vi chi vai cau, thoang qua.
Tom lai cho toi bay gio thi thay ong Nguyen la nha van noi ve cai xau cua 2 fia, 0 hoan toan thien ve cong san, bao cong san chi co cai hay v.v..tuy la fe binh My thi cong khai, viet nhieu, fe binh viet cong thi chi la bong gio, noi qua hoa la canh, 0 noi truc tiep. Co le vi the cho nen truyen cua ong Nguyen dduoc viet cong cho dich, ban o viet nam. Bao chi viet cong nhieu lan fong van ong Nguyen.
Truyen ngan thu 2 thu vi vi ta nhan vat nam chinh la 1 nguoi ddong tinh. Toi ddoc thu nguoi cha gui cho nhan vat nam chinh 3 lan. Nguoi cha khen che ddo viet cong 0 het loi, vui ve lam, co ddieu trong truyen nhan vat chinh ke la thu han ta gui ve viet nam ddeu bi kiem duyet, bi mo ra ddoc. Boi the thu cua nguoi cha gui sang My cung vay thoi. Truyen cung ta than fan ddan ong viet truoc 75 khi con noi chien 0 the tham the nay cung the tham the khac. Ddoc xong 2 truyen thi toi thay ong Nguyen che ca hai fia chu 0 thien vi. Ddoc truyen ong ta thi 0 chi ddoc xuong ma con fai ddoc giua nhung dong chu. Viet kha.
Hom nay thi dda ddoc xong cuon truyen voi nhung truyen ngan. Co truyen toi thay hay, co truyen toi thay ok, binh thuong. Truyen cuoi que cha toi thay hay nhat. Dday la truyen toi thay ke ro nhat nhung van dde o VN, tam ly vai nguoi viet o My hoac la do hoan canh nen ho thanh ra nhu the. Hay. Chung chung thi truyen co nhung ddoan mia mai, chua chat. Tuy la truyen nhung co nhung ddoan ke nhu dda that su xay ra, co that.
Trang cuoi cua truyen la loi cam on. Ong nguyen nhac toi cha me dda ty nan 2 lan, nam 54 va nam 75. Dday la gia ddinh co kinh nghiem lau nam voi cong san, dda lanh nan cong san 2 lan. Ddoc nhung gi ong ta viet thi cung 0 thay ong ta noi tot cho che ddo cs, nguoc lai la ddang khac. Truyen cua ong ta noi ve nhung hoan canh kho khan cua nguoi ti nan o my. Ddo la kinh nghiem nhieu nguoi trai qua, thoi gian ddau la vay.
Dao nay 0 thay sach moi cua ong Nguyen. Neu ban ha gia thi toi lai mua. Fai noi cho ro la sach ha gia 0 fai la sach dom sach toi.
Toi thay ong Nguyen xung ddang nhan giai Pulitzer du chua ddoc cam tinh vien.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Bà Ngô Đình Nhu
Đính chính: bán hàng giả là người tàu nhận vơ, 0 phải người việt
19/01/2018 by PHAN BA
NGƯỜI TỊ NẠN, VIET THANH NGUYEN
Ấn tượng đầu tiên là sách đắt nhưng số trang rất ít. Giá bìa 195k/213 trang. Tương đương 1 trang/1k. Tác giả Viet Thanh Nguyen là người gốc Việt, đã cùng gia đình di tản sang mỹ năm 1975. thắng giải Pulitzer. Sách được đặt tên nghe bình thường nhưng rất hấp dẫn ” người tị nạn”. Quả là một cuốn sách hay hội tụ nhiều yếu tố kiểu bom tấn.
Khi nghe tin sách được dịch và ra mắt tại Việt Nam, Trong suy nghĩ ban đầu của mình cũng như mọi người cho rằng nội dung sách sẽ đụng chạm khá nhiều dễ bị thu hồi. Nhưng không, Trong “người tị nạn” giọng văn tác giả đều đều, chậm rãi nói lên những vấn đề cũ. Riêng mình không đánh giá cao tác phẩm này.
Người tị nạn - Viet Thanh NguyenNGƯỜI TỊ NẠN – VIET THANH NGUYEN
Nhiều chủ đề cũ đại loại như những thuyền nhân vượt biên qua miền đất hứa. Do nỗi sợ hãi tin đồn khi quân giải phóng tiến về Sài Gòn sẽ thanh trừng và tắm máu – Đoàn tàu người vượt biên trong những chiếc thuyền chật hẹp tồi tàn. gặp cướp biển, tiền bạc bị cướp hết. Con gái bị bắt và cưỡng hiếp ngay trên thuyền. Đàn ông có thể bị giết ( Những người đàn bà mắt đen). Người sống sót bơ vơ hơn trên đất khách quê người. Bị phân biệt đối xử, đôi khi còn bị chính đồng hương mình giết hại để cướp tài sản, Người chết thì cũng đã chết, Nhưng nỗi đau người còn sống vẫn ở lại qua những ký ức đau buồn trên thuyền hoặc qua các trại tị nạn.
Vẫn là những cuộc chen lấn, giẫm đạp nhau, thậm chí còn xả súng vào dòng người để di tản . Trong truyện người thứ ba. Tác giả còn nhắn gởi thông điệp ẩn thông bức thư của người cha gởi cho con : Những người ở lại thì bị đi cải tạo. Nhà cửa xung vào công quỹ. Ở Mỹ cố gắng làm việc gởi tiền về Việt Nam. Cán bộ nhồi sọ nói xã hội Mỹ còn xấu hơn Việt Nam ( ngược lại ).
Ngoài ra còn có các truyện ngắn viết về người Việt gian xảo,lừa đảo. Bán hàng giả ngay trên đất Mỹ. Việt Kiều luôn thể hiện hình ảnh hoàng tráng khi về Việt Nam khoe này nọ nhưng bên Mẽo lại là đi làm thuê ở nhà thuê. Tình trạng về Việt Nam phải cho tiền người này người nọ rất mỏi trong khi ở Mẽo phải cong lưng ra làm thuê tiết kiệm từng đồng.
Điểm sáng trong tác phẩm là truyện ngắn ” Người Mỹ “. Kết nối giữa quá khứ và tương lai. Năm xưa người cha lái B52 ném bom trong chiến tranh. Hiện tại con gái là công dân Mỹ lại tình nguyện rời xa cha mẹ đến Việt Nam và ở lại để dạy tiếng anh cho đám trẻ. Người yêu của cô thì tham gia chương trình rà phá bom mìn còn xót lại sau chiến tranh.
Tóm lại giọng văn rời rạc. Đọc rất chán không như trong tưởng tượng về sách. Mấy vấn đề trong các tập chuyện ngắn đã cũ, mình đã đọc rất nhiều các vấn đề này rồi, nên đọc truyện này không có gì mới mẻ. Mong đợi tác phẩm” The Sympathier” sớm được xuất bản tại Việt Nam hơn.
Có rất nhiều nội dung ẩn ý được tác giả gởi gắm qua từng truyện ngắn trong cuốn sách này. Mình đợi bạn khác Review lại cuốn sách này theo nội dung khác, khía cạnh khác xem sao.
Vô Tình
19/01/2018 by PHAN BA
NGƯỜI TỊ NẠN, VIET THANH NGUYEN
Ấn tượng đầu tiên là sách đắt nhưng số trang rất ít. Giá bìa 195k/213 trang. Tương đương 1 trang/1k. Tác giả Viet Thanh Nguyen là người gốc Việt, đã cùng gia đình di tản sang mỹ năm 1975. thắng giải Pulitzer. Sách được đặt tên nghe bình thường nhưng rất hấp dẫn ” người tị nạn”. Quả là một cuốn sách hay hội tụ nhiều yếu tố kiểu bom tấn.
Khi nghe tin sách được dịch và ra mắt tại Việt Nam, Trong suy nghĩ ban đầu của mình cũng như mọi người cho rằng nội dung sách sẽ đụng chạm khá nhiều dễ bị thu hồi. Nhưng không, Trong “người tị nạn” giọng văn tác giả đều đều, chậm rãi nói lên những vấn đề cũ. Riêng mình không đánh giá cao tác phẩm này.
Người tị nạn - Viet Thanh NguyenNGƯỜI TỊ NẠN – VIET THANH NGUYEN
Nhiều chủ đề cũ đại loại như những thuyền nhân vượt biên qua miền đất hứa. Do nỗi sợ hãi tin đồn khi quân giải phóng tiến về Sài Gòn sẽ thanh trừng và tắm máu – Đoàn tàu người vượt biên trong những chiếc thuyền chật hẹp tồi tàn. gặp cướp biển, tiền bạc bị cướp hết. Con gái bị bắt và cưỡng hiếp ngay trên thuyền. Đàn ông có thể bị giết ( Những người đàn bà mắt đen). Người sống sót bơ vơ hơn trên đất khách quê người. Bị phân biệt đối xử, đôi khi còn bị chính đồng hương mình giết hại để cướp tài sản, Người chết thì cũng đã chết, Nhưng nỗi đau người còn sống vẫn ở lại qua những ký ức đau buồn trên thuyền hoặc qua các trại tị nạn.
Vẫn là những cuộc chen lấn, giẫm đạp nhau, thậm chí còn xả súng vào dòng người để di tản . Trong truyện người thứ ba. Tác giả còn nhắn gởi thông điệp ẩn thông bức thư của người cha gởi cho con : Những người ở lại thì bị đi cải tạo. Nhà cửa xung vào công quỹ. Ở Mỹ cố gắng làm việc gởi tiền về Việt Nam. Cán bộ nhồi sọ nói xã hội Mỹ còn xấu hơn Việt Nam ( ngược lại ).
Ngoài ra còn có các truyện ngắn viết về người Việt gian xảo,lừa đảo. Bán hàng giả ngay trên đất Mỹ. Việt Kiều luôn thể hiện hình ảnh hoàng tráng khi về Việt Nam khoe này nọ nhưng bên Mẽo lại là đi làm thuê ở nhà thuê. Tình trạng về Việt Nam phải cho tiền người này người nọ rất mỏi trong khi ở Mẽo phải cong lưng ra làm thuê tiết kiệm từng đồng.
Điểm sáng trong tác phẩm là truyện ngắn ” Người Mỹ “. Kết nối giữa quá khứ và tương lai. Năm xưa người cha lái B52 ném bom trong chiến tranh. Hiện tại con gái là công dân Mỹ lại tình nguyện rời xa cha mẹ đến Việt Nam và ở lại để dạy tiếng anh cho đám trẻ. Người yêu của cô thì tham gia chương trình rà phá bom mìn còn xót lại sau chiến tranh.
Tóm lại giọng văn rời rạc. Đọc rất chán không như trong tưởng tượng về sách. Mấy vấn đề trong các tập chuyện ngắn đã cũ, mình đã đọc rất nhiều các vấn đề này rồi, nên đọc truyện này không có gì mới mẻ. Mong đợi tác phẩm” The Sympathier” sớm được xuất bản tại Việt Nam hơn.
Có rất nhiều nội dung ẩn ý được tác giả gởi gắm qua từng truyện ngắn trong cuốn sách này. Mình đợi bạn khác Review lại cuốn sách này theo nội dung khác, khía cạnh khác xem sao.
Vô Tình
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Bà Ngô Đình Nhu
nhiều khi cuốn sách hay câu chuyện hay nếu người chuyển tải không đi vào lòng người thì bị giảm giá 50% lol
nếu đây không lầm thì tác giả focus về linh hồn sau khi chết không được siêu thoát mặc dù câu chuyện dựa trên câu chuyện vượt biên
nếu đây không lầm thì tác giả focus về linh hồn sau khi chết không được siêu thoát mặc dù câu chuyện dựa trên câu chuyện vượt biên
rua2m
Re: Bà Ngô Đình Nhu
rua2m wrote:nhiều khi cuốn sách hay câu chuyện hay nếu người chuyển tải không đi vào lòng người thì bị giảm giá 50% lol
Nick đặc biệt á bro Rua
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Bà Ngô Đình Nhu
Vc cho dịch, cho bán là ok rồi
‘Người tị nạn’ - những mảnh đời không hề mờ nhạt
Kiều Bích Hậu
Tôi mua cuốn sách Người tị nạn (Tập truyện ngắn - tác giả Viet Thanh Nguyen; Phạm Viêm Phương dịch, NXB Hội Nhà văn) tại sân bay Tân Sơn Nhất, và đọc mê mải đến mức sém chút lỡ chuyến bay, bởi cuốn sách có một sức hút ghê gớm…
Trong Người tị nạn (tựa gốc: The Refugees), mỗi phận người lại mở ra một thế giới bí ẩn mà ta chưa từng biết, hoặc một cách sống của phận người mà ta từng huyễn tưởng sai lạc. Quả thực, mọi điều về người tị nạn, không nhất thiết là người Việt, đều không như ta nghĩ, qua ngòi bút Viet Thanh Nguyen.
Điều khiến tôi không thể đọc nhanh cuốn Người tị nạn bởi hành văn lạ của tác giả này. Không được đọc bản gốc Anh ngữ của tác giả Việt kiều Viet Thanh Nguyen, nhưng tôi một lần tự cho mình thoải mái tin tưởng vào bản dịch của Phạm Viêm Phương. Những câu văn có cách dùng từ ngữ, hành văn rất khác với tác giả Việt sống trong nước. Cái lạ đó níu kéo độc giả là tôi cứ đọc đi đọc lại mỗi câu văn, gắng để khai thác thêm ý nghĩa nào ngụ dưới tầng chữ được thể hiện thật khác thường. Có thể đó là sức nặng từ những suy tư đảo ngược, kiểu như câu tự thoại của nhân vật trong truyện ngắn Những người đàn bà mắt đen: “Có người nói niềm tin cháy bỏng bên trong họ, nhưng niềm tin mới tìm được này lại lạnh buốt đối với tôi”. Hoặc “Người chết đi tiếp, nhưng người sống, chúng ta chỉ ở đây”. Hay như đoạn hội thoại này: “Ông không sợ ma sao?” - Tôi hỏi. Trong nín lặng, nghe rõ cả tiếng nhiễu sóng rin rít. “Cô đâu có sợ những thứ cô tin”, ông nói.
Trong truyện ngắn Những người đàn bà mắt đen, tác giả Viet Thanh Nguyen chỉ ra những hồn ma chẳng đáng sợ hay ám ảnh như ta thường nghĩ, mặc cho những hồn ma đó là người tị nạn bị giết trên biển, không chấp nhận mình lìa đời oan uổng khi còn chưa biết đời, hoặc những hồn ma sinh ra từ một tai nạn trong máy bay… Bởi lẽ, những con người đang tồn tại ở đây, dường như cuộc sống của họ cũng đã chấm dứt kể từ ngày người thân của họ bị cướp đi mạng sống. Họ vĩnh viễn tị nạn trong ký ức thảm khốc của cái chết, của mất mát. Những việc họ làm trong hiện tại dường như lặp đi lặp lại vô nghĩa, chỉ có ký ức về cái chết là sống. Đương nhiên như thế, những hồn ma có thể trở về, hiện tồn trong nền tảng của những xác sống tạo nên. Ngòi bút của Viet Thanh Nguyen khắc họa thật sâu ám ảnh này, chỉ ra những mất mát không gì bù đắp nổi trong lựa chọn của những người ra đi.
Người tị nạn, dù ở tầng lớp nào, lao động chân tay, sống nhờ vả người bản xứ, hay tầng lớp trí thức, giới kinh doanh, và cả kẻ buôn lậu,… thì đã bằng cách thức thể hiện của riêng mình, tạo nên một bản thể khó có thể lãng quên. Viet Thanh Nguyen không áp đặt nhân vật theo một khuôn mẫu thông thường được chúng ta hiểu về người tị nạn trên các phương tiện thông tin đại chúng, tác giả cho thấy những vệt đậm mà họ tạo ra và để lại trong nhân gian. Họ khẳng định cách sống không trùng khít với khuôn khổ xã hội, như nhân vật Louis Vũ trong truyện ngắn Vụ ghép tạng đã nói thẳng: “Và tôi không bao giờ nghĩ về quá khứ. Mỗi sáng thức dậy tôi là một con người mới”. Không quan trọng bạn làm gì để sống, quan trọng là bạn cư xử với chính mình ra sao.
“I’d love you to want me” (Anh thích em muốn anh) là truyện ngắn đỉnh cao, có năng lực thức tỉnh lương tri con người. Ngòi bút tài tình của Viet Thanh Nguyen tỉ mỉ phân tích tâm lý nhân vật bà Khanh, sống với người chồng là giáo sư nghỉ hưu đang dần mất trí nhớ, ban đầu bà ghen khi chồng bà đột ngột gọi tên bà bằng tên người phụ nữ khác. Bà lục tìm quá khứ từ khi hai người mới quen biết, cưới nhau và sống ở Việt Nam, cho tới khi qua Mỹ tạo dựng cuộc đời khác, lục tìm mọi cảnh huống để tìm ra người phụ nữ bí mật mà chồng bà đã giấu kín qua bốn mươi năm chung sống cùng bà, và chỉ bất lực để lộ ra khi ông đã mất trí nhớ. Nhưng sau tất cả ghen tuông, nghi ngờ, sau những nhu cầu sở hữu, hay chính danh, công việc hay thụ hưởng, những thét gào đòi hỏi của bản ngã, thì bà Khanh đã được thức tỉnh bởi một tai nạn trong chính nhà mình do người chồng mất trí gây nên. Và chính lúc ấy, bà mới hiểu ra rằng, sự hiện hữu của chính chồng bà, của chính bà lúc này mới là có thật, để bà vượt qua được bản ngã, dũng cảm tự mình nhận tên của người phụ nữ kia một cách bình thản nhất.
Viet Thanh Nguyen bằng những truyện ngắn để cho các phận người tị nạn được soi tỏ, và ít nhiều tỏa sáng theo cách riêng của họ, còn chỉ ra một sự thật rằng, bất cứ ai, nếu như không thức tỉnh kịp thời, thì cũng đang là người tị nạn theo một cách nào đó trong đời mình.
‘Người tị nạn’ - những mảnh đời không hề mờ nhạt
Kiều Bích Hậu
Tôi mua cuốn sách Người tị nạn (Tập truyện ngắn - tác giả Viet Thanh Nguyen; Phạm Viêm Phương dịch, NXB Hội Nhà văn) tại sân bay Tân Sơn Nhất, và đọc mê mải đến mức sém chút lỡ chuyến bay, bởi cuốn sách có một sức hút ghê gớm…
Trong Người tị nạn (tựa gốc: The Refugees), mỗi phận người lại mở ra một thế giới bí ẩn mà ta chưa từng biết, hoặc một cách sống của phận người mà ta từng huyễn tưởng sai lạc. Quả thực, mọi điều về người tị nạn, không nhất thiết là người Việt, đều không như ta nghĩ, qua ngòi bút Viet Thanh Nguyen.
Điều khiến tôi không thể đọc nhanh cuốn Người tị nạn bởi hành văn lạ của tác giả này. Không được đọc bản gốc Anh ngữ của tác giả Việt kiều Viet Thanh Nguyen, nhưng tôi một lần tự cho mình thoải mái tin tưởng vào bản dịch của Phạm Viêm Phương. Những câu văn có cách dùng từ ngữ, hành văn rất khác với tác giả Việt sống trong nước. Cái lạ đó níu kéo độc giả là tôi cứ đọc đi đọc lại mỗi câu văn, gắng để khai thác thêm ý nghĩa nào ngụ dưới tầng chữ được thể hiện thật khác thường. Có thể đó là sức nặng từ những suy tư đảo ngược, kiểu như câu tự thoại của nhân vật trong truyện ngắn Những người đàn bà mắt đen: “Có người nói niềm tin cháy bỏng bên trong họ, nhưng niềm tin mới tìm được này lại lạnh buốt đối với tôi”. Hoặc “Người chết đi tiếp, nhưng người sống, chúng ta chỉ ở đây”. Hay như đoạn hội thoại này: “Ông không sợ ma sao?” - Tôi hỏi. Trong nín lặng, nghe rõ cả tiếng nhiễu sóng rin rít. “Cô đâu có sợ những thứ cô tin”, ông nói.
Trong truyện ngắn Những người đàn bà mắt đen, tác giả Viet Thanh Nguyen chỉ ra những hồn ma chẳng đáng sợ hay ám ảnh như ta thường nghĩ, mặc cho những hồn ma đó là người tị nạn bị giết trên biển, không chấp nhận mình lìa đời oan uổng khi còn chưa biết đời, hoặc những hồn ma sinh ra từ một tai nạn trong máy bay… Bởi lẽ, những con người đang tồn tại ở đây, dường như cuộc sống của họ cũng đã chấm dứt kể từ ngày người thân của họ bị cướp đi mạng sống. Họ vĩnh viễn tị nạn trong ký ức thảm khốc của cái chết, của mất mát. Những việc họ làm trong hiện tại dường như lặp đi lặp lại vô nghĩa, chỉ có ký ức về cái chết là sống. Đương nhiên như thế, những hồn ma có thể trở về, hiện tồn trong nền tảng của những xác sống tạo nên. Ngòi bút của Viet Thanh Nguyen khắc họa thật sâu ám ảnh này, chỉ ra những mất mát không gì bù đắp nổi trong lựa chọn của những người ra đi.
Người tị nạn, dù ở tầng lớp nào, lao động chân tay, sống nhờ vả người bản xứ, hay tầng lớp trí thức, giới kinh doanh, và cả kẻ buôn lậu,… thì đã bằng cách thức thể hiện của riêng mình, tạo nên một bản thể khó có thể lãng quên. Viet Thanh Nguyen không áp đặt nhân vật theo một khuôn mẫu thông thường được chúng ta hiểu về người tị nạn trên các phương tiện thông tin đại chúng, tác giả cho thấy những vệt đậm mà họ tạo ra và để lại trong nhân gian. Họ khẳng định cách sống không trùng khít với khuôn khổ xã hội, như nhân vật Louis Vũ trong truyện ngắn Vụ ghép tạng đã nói thẳng: “Và tôi không bao giờ nghĩ về quá khứ. Mỗi sáng thức dậy tôi là một con người mới”. Không quan trọng bạn làm gì để sống, quan trọng là bạn cư xử với chính mình ra sao.
“I’d love you to want me” (Anh thích em muốn anh) là truyện ngắn đỉnh cao, có năng lực thức tỉnh lương tri con người. Ngòi bút tài tình của Viet Thanh Nguyen tỉ mỉ phân tích tâm lý nhân vật bà Khanh, sống với người chồng là giáo sư nghỉ hưu đang dần mất trí nhớ, ban đầu bà ghen khi chồng bà đột ngột gọi tên bà bằng tên người phụ nữ khác. Bà lục tìm quá khứ từ khi hai người mới quen biết, cưới nhau và sống ở Việt Nam, cho tới khi qua Mỹ tạo dựng cuộc đời khác, lục tìm mọi cảnh huống để tìm ra người phụ nữ bí mật mà chồng bà đã giấu kín qua bốn mươi năm chung sống cùng bà, và chỉ bất lực để lộ ra khi ông đã mất trí nhớ. Nhưng sau tất cả ghen tuông, nghi ngờ, sau những nhu cầu sở hữu, hay chính danh, công việc hay thụ hưởng, những thét gào đòi hỏi của bản ngã, thì bà Khanh đã được thức tỉnh bởi một tai nạn trong chính nhà mình do người chồng mất trí gây nên. Và chính lúc ấy, bà mới hiểu ra rằng, sự hiện hữu của chính chồng bà, của chính bà lúc này mới là có thật, để bà vượt qua được bản ngã, dũng cảm tự mình nhận tên của người phụ nữ kia một cách bình thản nhất.
Viet Thanh Nguyen bằng những truyện ngắn để cho các phận người tị nạn được soi tỏ, và ít nhiều tỏa sáng theo cách riêng của họ, còn chỉ ra một sự thật rằng, bất cứ ai, nếu như không thức tỉnh kịp thời, thì cũng đang là người tị nạn theo một cách nào đó trong đời mình.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Bà Ngô Đình Nhu
Những năm chiến tranh là 1 trong ~ truyện hay nhất mà 0 cho dịch và phổ biến
January 9, 2018
ĐỌC THE REFUGEES (NGƯỜI TỊ NẠN) CỦA VIET THANH NGUYEN
Đầu năm 2018, tôi có một niềm vui nho nhỏ là đã mua và đọc ngấu nghiến bản Việt ngữ cuốn The Refugees của Viet Thanh Nguyen chỉ trong vỏn vẹn một buổi chiều. Quyển sách để lại cho tôi rất nhiều cảm xúc và suy nghĩ nên tôi muốn trút ra đây hết cho bớt những ưu phiền. Bản gốc tiếng Anh gồm 8 mẩu truyện ngắn nhưng sau khi vượt qua được khâu kiểm duyệt ở xứ thiên đường thì chỉ còn 7 mẩu. Truyện ngắn “War Years/ Những Năm Chiến Tranh” bị cắt đi không thương tiếc do có nội dung hơi nhạy cảm. Dù sao thì tôi cũng khá ngạc nhiên và thầm cảm ơn thái độ cởi mở của Cục Xuất Bản nước nhà trong vụ này. Bởi muốn chữa lành những vết thương chiến tranh thì trước hết cần phải thấu hiểu tình cảnh của nhau thêm nhiều và nhiều hơn nữa.
Người Tị Nạn hay tôi vẫn quen viết là “Người Tỵ Nạn”, chẳng phải cụm từ xa lạ gì đối với dân Việt Nam chúng ta. Trong vòng ba thập niên kể từ sau chánh biến năm 1975, Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc ước tính đã có hơn 1,5 triệu người miền Nam vượt rừng, vượt biển bằng mọi giá để rời bỏ quê hương, đất nước. Gọi nôm na trong dân chúng là “vượt biên” hay có chút mỉa mai rằng “đến cây cột đèn mà có chân thì nó cũng sẽ đi”. Gia đình tôi có nhiều người tỵ nạn, theo diện HO (Humanitarian Operation) hay diện con lai và vượt biên đều đủ cả nhưng khi trò chuyện với nhau, chúng tôi không bao giờ nhắc đến đề tài này như một điều luật bất thành văn. Và dù cố quên đi, cố lãng tránh thì những ký ức kinh hoàng vẫn còn đó, lững lờ. Như bản thân tác giả – vốn cũng là một người tỵ nạn ở đầu sách có trích dẫn mấy dòng sau:
“Những thứ ám ảnh bạn không phải là những ký ức của bạn.
Không phải những điều bạn đã viết ra.
Mà là những điều bạn đã quên, bạn phải quên.
Những điều bạn phải tiếp tục quên suốt cả đời mình.
.
It is not your memories which haunt you.
It is not what you have written down.
It is what you have forgotten, what you must forget.
What you must go on forgetting all your life.”
(James Fenton, A German Requiem)
Không giống như những người Syria vượt biển sang trời Tây để tránh bom đạn chiến tranh, người tỵ nạn Việt Nam đi khi “hòa bình đến”. Vì sao ư? Câu hỏi nghe thì thật giản đơn dù thực tâm không phải ai cũng đủ dũng khí để trả lời. Chiến tranh đã tàn khốc nhưng những gì người ta đối đãi với nhau khi hòa bình lặp lại còn tàn khốc hơn. Đổi tiền, đánh tư sản, kinh tế mới, những nhà tù khổ sai coi mạng người như cỏ rác núp bóng trại học tập cải tạo, mất nhà, mất đất, phân biệt đối xử… là mấy nguyên cớ sơ sơ khiến nhiều người Việt vào thời điểm đó dứt áo ra đi, bởi họ “muốn cuộc đời còn có những nụ cười”. Và kể từ đó thế giới đã chứng kiến một thảm cảnh di cư thê lương chưa từng có trong lịch sử, con số thuyền nhân Việt Nam (Vietnamese Boat People) thiệt mạng khi vượt biển do đắm tàu hoặc bị hải tặc Thái Lan bắt giữ và giết hại… nằm trong khoảng từ 200,000 đến 400,000 người hoặc hơn thế nữa. Người ta chưa bao giờ có thể thống kê chính xác được. Nếu bạn có dịp đặt chân đến đảo Koh Kra (Thái Lan) hay đảo Bidong (Mã Lai) thì sẽ thấy có rất nhiều mồ mả tập thể của những thuyền nhân Việt xấu số năm xưa và nghe những câu chuyện thấm đẫm nước mắt về họ. Cuốn The Refugges của Viet Thanh Nguyen viết về cuộc sống trên đất Mỹ của những thuyền nhân khốn khổ năm xưa ấy mà ngày nay chúng ta trân trọng gọi họ là bà con “Việt Kiều” xứ cờ hoa.
Tám truyện ngắn trong cuốn sách này tuy không có gì mới mẻ và xa lạ với tôi nhưng vẫn mang một ma lực hấp dẫn đến kỳ lạ. Thông thường khi viết về chiến tranh hay hành trình tỵ nạn, dường như những cây bút người Việt luôn cố đưa vào càng nhiều tình tiết đau thương càng tốt, có tác phẩm hầu như chỉ gồm các đoạn độc thoại nội tâm và kể khổ cho nhau nghe. Tôi không bao giờ khóc khi đọc truyện của Viet Thanh Nguyen, văn chương của anh ta luôn mang một phong thái điềm tĩnh đến lạnh lùng và cũng có khi giễu nhại rất chua cay. Anh viết như thể anh vừa ở trong và ngoài cuộc, như thể anh ta có cái đầu lạnh của người Mỹ, con tim ấm áp của người Việt Nam và ngòi bút sắc sảo của một tay viết văn điêu luyện. Nhưng cuộc đời đã dạy cho tôi biết có những nỗi buồn mà ta không thể khóc mới là những nỗi buồn day dứt, ám ảnh suốt cuộc đời và làm hao mòn hết tâm can ta.
Nếu như ở quyển tiểu thuyết đoạt giải Pulitzer danh giá “The Sympathizer/ Cảm Tình Viên”, Viet Thanh Nguyen đã khắc họa nhân vật chính – một gã nằm vùng lai căng bị mắc kẹt giữa hai chiến tuyến Quốc – Cộng, trong đầu hắn luôn tồn tại một cuộc chiến nội tâm dữ dội không thua kém cuộc chiến có lửa khói và bom đạn ngoài kia; thì ở quyển sách này những người tỵ nạn của chúng ta cũng đang mắc kẹt giữa quá khứ và hiện tại, giữa quê cũ và quê mới, giữa những cuộc trùng phùng và ly biệt tiếp nối nhau. Điều gì sẽ xảy ra cho những người không thể thích nghi và bị mắc kẹt quá lâu giữa hai thế giới ấy? Có lẽ họ sẽ như một cô gái tỵ nạn đoạn nhảy xuống biển cả mênh mông để trốn chạy khỏi bọn hải tặc háo sắc và chẳng may bị kẹt vào một khe đá. Khi người ta cứu được cô ra, hai ống chân cô chỉ còn trơ xương vì bị cá tôm rỉa hết những mảng thịt. Những kẻ bị mắc kẹt ấy dẫu còn sống nhưng vĩnh viễn đã bị hủy diệt.
Đó là một ông cựu binh không quân Mỹ từng lái chiếc B-52 giội bom xuống miền đất Quảng Trị đau thương và giờ đây cùng cô con gái có tâm hồn Việt của mình trở lại để làm công tác cứu trợ nhân đạo rà soát bom mìn. Hương vị của bia 33 thì vẫn y như 30 năm trước, là mùi vị của những trận đánh mà ông không bao giờ quên được. Đó là người chồng già mắc bệnh Alzheimer luôn gọi vợ bằng cái tên Yến xa lạ trong truyện ngắn “I’d love you to want me”. Dầu người con trai đã chán ghét những câu chuyện xưa cũ nhưng hai vợ chồng già lại luôn lần mò về những nẻo cũ đường xưa. Về với ngôi nhà trên đường Phan Thanh Giản của một Sài Gòn giờ đã đổi tên, đổi chủ nhưng ở miền ký ức đó, họ đã yêu nhau thêm lần nữa. Đó là bà Hoa trong truyện ngắn bị cắt bỏ “War Years”, một thợ may quân phục ở San Jose, California chuyên đi năn nỉ bà con quyên tiền cho tổ chức chống Cộng tận Thái Lan. Việc mất chồng và hai con khiến bà sống như một hồn ma vất vưởng ở miền đất mới. Bà như chỉ sống ở cõi tạm và cứ mãi muốn khôi phục một quê hương sớm đã lâm chung, dù vẫn biết đó là vô vọng.
Và cuối cùng tôi xin bàn luận hơi nhiều về mẩu truyện mà tôi yêu thích nhất trong cuốn sách này, đó là câu chuyện về “Black-eyed women/ Những người đàn bà mắt đen”. Dù đọc bản Anh hay Việt ngữ thì tôi cũng đều thấy nó xuất sắc, cô đọng và đầy ám ảnh, có thể nói là hãi hùng. Truyện kể về một cô gái kiếm sống bằng nghề viết thuê hồi ký cho người khác (a ghostwriter). Cô không tin vào ma quỷ như người mẹ cho tới một ngày nọ, hồn ma của người anh đã chết vì cứu cô khỏi tay lũ hải tặc Thái Lan vào mấy mươi năm trước tới thăm gia đình. Kỳ lạ thay, người chết thì không còn thấy đau nhưng người sống thì còn. “Người chết đi tiếp, nhưng người sống, chúng ta chỉ ở đây. / The dead move on. But the living, we just stay here.” Mùi biển cả với nồng nặc mồ hôi và chất thải của hàng chục người nằm co rúm san sát nhau gợi nhớ tới những trải nghiệm kinh hoàng nhất đời cô. Hình ảnh con mắt trên chiếc thuyền của người tỵ nạn cứ lặp đi lặp lại như nói với cô gái rằng: mày cũng chết rồi, có điều mày không biết đó thôi.
“Tôi không quên được chiếc thuyền xanh dương không tên gọi của chúng tôi và nó cũng không quên tôi, đôi mắt đỏ vẽ hai bên mũi thuyền không bao giờ thôi nhìn xuống tôi.
I had not forgotten our nameless blue boat and it had not forgotten me, the red eyes painted on either side of its prow having never ceased to stare me down.”
Tám mẩu truyện ngắn đều dừng lại đầy trăn trở. Như nút thắt của những sợi dây vĩnh kết đồng tâm mà người ta không biết phải gỡ ra từ đâu. Chỉ biết đứng đó ngậm ngùi:
“Vì hai chữ Tự Do. Ta mang đời lưu vong.”
_Kimmy_
January 9, 2018
ĐỌC THE REFUGEES (NGƯỜI TỊ NẠN) CỦA VIET THANH NGUYEN
Đầu năm 2018, tôi có một niềm vui nho nhỏ là đã mua và đọc ngấu nghiến bản Việt ngữ cuốn The Refugees của Viet Thanh Nguyen chỉ trong vỏn vẹn một buổi chiều. Quyển sách để lại cho tôi rất nhiều cảm xúc và suy nghĩ nên tôi muốn trút ra đây hết cho bớt những ưu phiền. Bản gốc tiếng Anh gồm 8 mẩu truyện ngắn nhưng sau khi vượt qua được khâu kiểm duyệt ở xứ thiên đường thì chỉ còn 7 mẩu. Truyện ngắn “War Years/ Những Năm Chiến Tranh” bị cắt đi không thương tiếc do có nội dung hơi nhạy cảm. Dù sao thì tôi cũng khá ngạc nhiên và thầm cảm ơn thái độ cởi mở của Cục Xuất Bản nước nhà trong vụ này. Bởi muốn chữa lành những vết thương chiến tranh thì trước hết cần phải thấu hiểu tình cảnh của nhau thêm nhiều và nhiều hơn nữa.
Người Tị Nạn hay tôi vẫn quen viết là “Người Tỵ Nạn”, chẳng phải cụm từ xa lạ gì đối với dân Việt Nam chúng ta. Trong vòng ba thập niên kể từ sau chánh biến năm 1975, Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc ước tính đã có hơn 1,5 triệu người miền Nam vượt rừng, vượt biển bằng mọi giá để rời bỏ quê hương, đất nước. Gọi nôm na trong dân chúng là “vượt biên” hay có chút mỉa mai rằng “đến cây cột đèn mà có chân thì nó cũng sẽ đi”. Gia đình tôi có nhiều người tỵ nạn, theo diện HO (Humanitarian Operation) hay diện con lai và vượt biên đều đủ cả nhưng khi trò chuyện với nhau, chúng tôi không bao giờ nhắc đến đề tài này như một điều luật bất thành văn. Và dù cố quên đi, cố lãng tránh thì những ký ức kinh hoàng vẫn còn đó, lững lờ. Như bản thân tác giả – vốn cũng là một người tỵ nạn ở đầu sách có trích dẫn mấy dòng sau:
“Những thứ ám ảnh bạn không phải là những ký ức của bạn.
Không phải những điều bạn đã viết ra.
Mà là những điều bạn đã quên, bạn phải quên.
Những điều bạn phải tiếp tục quên suốt cả đời mình.
.
It is not your memories which haunt you.
It is not what you have written down.
It is what you have forgotten, what you must forget.
What you must go on forgetting all your life.”
(James Fenton, A German Requiem)
Không giống như những người Syria vượt biển sang trời Tây để tránh bom đạn chiến tranh, người tỵ nạn Việt Nam đi khi “hòa bình đến”. Vì sao ư? Câu hỏi nghe thì thật giản đơn dù thực tâm không phải ai cũng đủ dũng khí để trả lời. Chiến tranh đã tàn khốc nhưng những gì người ta đối đãi với nhau khi hòa bình lặp lại còn tàn khốc hơn. Đổi tiền, đánh tư sản, kinh tế mới, những nhà tù khổ sai coi mạng người như cỏ rác núp bóng trại học tập cải tạo, mất nhà, mất đất, phân biệt đối xử… là mấy nguyên cớ sơ sơ khiến nhiều người Việt vào thời điểm đó dứt áo ra đi, bởi họ “muốn cuộc đời còn có những nụ cười”. Và kể từ đó thế giới đã chứng kiến một thảm cảnh di cư thê lương chưa từng có trong lịch sử, con số thuyền nhân Việt Nam (Vietnamese Boat People) thiệt mạng khi vượt biển do đắm tàu hoặc bị hải tặc Thái Lan bắt giữ và giết hại… nằm trong khoảng từ 200,000 đến 400,000 người hoặc hơn thế nữa. Người ta chưa bao giờ có thể thống kê chính xác được. Nếu bạn có dịp đặt chân đến đảo Koh Kra (Thái Lan) hay đảo Bidong (Mã Lai) thì sẽ thấy có rất nhiều mồ mả tập thể của những thuyền nhân Việt xấu số năm xưa và nghe những câu chuyện thấm đẫm nước mắt về họ. Cuốn The Refugges của Viet Thanh Nguyen viết về cuộc sống trên đất Mỹ của những thuyền nhân khốn khổ năm xưa ấy mà ngày nay chúng ta trân trọng gọi họ là bà con “Việt Kiều” xứ cờ hoa.
Tám truyện ngắn trong cuốn sách này tuy không có gì mới mẻ và xa lạ với tôi nhưng vẫn mang một ma lực hấp dẫn đến kỳ lạ. Thông thường khi viết về chiến tranh hay hành trình tỵ nạn, dường như những cây bút người Việt luôn cố đưa vào càng nhiều tình tiết đau thương càng tốt, có tác phẩm hầu như chỉ gồm các đoạn độc thoại nội tâm và kể khổ cho nhau nghe. Tôi không bao giờ khóc khi đọc truyện của Viet Thanh Nguyen, văn chương của anh ta luôn mang một phong thái điềm tĩnh đến lạnh lùng và cũng có khi giễu nhại rất chua cay. Anh viết như thể anh vừa ở trong và ngoài cuộc, như thể anh ta có cái đầu lạnh của người Mỹ, con tim ấm áp của người Việt Nam và ngòi bút sắc sảo của một tay viết văn điêu luyện. Nhưng cuộc đời đã dạy cho tôi biết có những nỗi buồn mà ta không thể khóc mới là những nỗi buồn day dứt, ám ảnh suốt cuộc đời và làm hao mòn hết tâm can ta.
Nếu như ở quyển tiểu thuyết đoạt giải Pulitzer danh giá “The Sympathizer/ Cảm Tình Viên”, Viet Thanh Nguyen đã khắc họa nhân vật chính – một gã nằm vùng lai căng bị mắc kẹt giữa hai chiến tuyến Quốc – Cộng, trong đầu hắn luôn tồn tại một cuộc chiến nội tâm dữ dội không thua kém cuộc chiến có lửa khói và bom đạn ngoài kia; thì ở quyển sách này những người tỵ nạn của chúng ta cũng đang mắc kẹt giữa quá khứ và hiện tại, giữa quê cũ và quê mới, giữa những cuộc trùng phùng và ly biệt tiếp nối nhau. Điều gì sẽ xảy ra cho những người không thể thích nghi và bị mắc kẹt quá lâu giữa hai thế giới ấy? Có lẽ họ sẽ như một cô gái tỵ nạn đoạn nhảy xuống biển cả mênh mông để trốn chạy khỏi bọn hải tặc háo sắc và chẳng may bị kẹt vào một khe đá. Khi người ta cứu được cô ra, hai ống chân cô chỉ còn trơ xương vì bị cá tôm rỉa hết những mảng thịt. Những kẻ bị mắc kẹt ấy dẫu còn sống nhưng vĩnh viễn đã bị hủy diệt.
Đó là một ông cựu binh không quân Mỹ từng lái chiếc B-52 giội bom xuống miền đất Quảng Trị đau thương và giờ đây cùng cô con gái có tâm hồn Việt của mình trở lại để làm công tác cứu trợ nhân đạo rà soát bom mìn. Hương vị của bia 33 thì vẫn y như 30 năm trước, là mùi vị của những trận đánh mà ông không bao giờ quên được. Đó là người chồng già mắc bệnh Alzheimer luôn gọi vợ bằng cái tên Yến xa lạ trong truyện ngắn “I’d love you to want me”. Dầu người con trai đã chán ghét những câu chuyện xưa cũ nhưng hai vợ chồng già lại luôn lần mò về những nẻo cũ đường xưa. Về với ngôi nhà trên đường Phan Thanh Giản của một Sài Gòn giờ đã đổi tên, đổi chủ nhưng ở miền ký ức đó, họ đã yêu nhau thêm lần nữa. Đó là bà Hoa trong truyện ngắn bị cắt bỏ “War Years”, một thợ may quân phục ở San Jose, California chuyên đi năn nỉ bà con quyên tiền cho tổ chức chống Cộng tận Thái Lan. Việc mất chồng và hai con khiến bà sống như một hồn ma vất vưởng ở miền đất mới. Bà như chỉ sống ở cõi tạm và cứ mãi muốn khôi phục một quê hương sớm đã lâm chung, dù vẫn biết đó là vô vọng.
Và cuối cùng tôi xin bàn luận hơi nhiều về mẩu truyện mà tôi yêu thích nhất trong cuốn sách này, đó là câu chuyện về “Black-eyed women/ Những người đàn bà mắt đen”. Dù đọc bản Anh hay Việt ngữ thì tôi cũng đều thấy nó xuất sắc, cô đọng và đầy ám ảnh, có thể nói là hãi hùng. Truyện kể về một cô gái kiếm sống bằng nghề viết thuê hồi ký cho người khác (a ghostwriter). Cô không tin vào ma quỷ như người mẹ cho tới một ngày nọ, hồn ma của người anh đã chết vì cứu cô khỏi tay lũ hải tặc Thái Lan vào mấy mươi năm trước tới thăm gia đình. Kỳ lạ thay, người chết thì không còn thấy đau nhưng người sống thì còn. “Người chết đi tiếp, nhưng người sống, chúng ta chỉ ở đây. / The dead move on. But the living, we just stay here.” Mùi biển cả với nồng nặc mồ hôi và chất thải của hàng chục người nằm co rúm san sát nhau gợi nhớ tới những trải nghiệm kinh hoàng nhất đời cô. Hình ảnh con mắt trên chiếc thuyền của người tỵ nạn cứ lặp đi lặp lại như nói với cô gái rằng: mày cũng chết rồi, có điều mày không biết đó thôi.
“Tôi không quên được chiếc thuyền xanh dương không tên gọi của chúng tôi và nó cũng không quên tôi, đôi mắt đỏ vẽ hai bên mũi thuyền không bao giờ thôi nhìn xuống tôi.
I had not forgotten our nameless blue boat and it had not forgotten me, the red eyes painted on either side of its prow having never ceased to stare me down.”
Tám mẩu truyện ngắn đều dừng lại đầy trăn trở. Như nút thắt của những sợi dây vĩnh kết đồng tâm mà người ta không biết phải gỡ ra từ đâu. Chỉ biết đứng đó ngậm ngùi:
“Vì hai chữ Tự Do. Ta mang đời lưu vong.”
_Kimmy_
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Bà Ngô Đình Nhu
Đời ai nấy chết
Tôi đang đọc cuốn này, mới bắt đầu thôi, quá hay. ông Hans Fallada rất có tài viết, chỉ trong vòng 4 tuần viết xong tiểu thuyết này, sau đó qua đời vì hậu quả rượu và thuốc phiện.
Thật đúng như ông Nguyễn Du đã nói :
Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai 1 vần
https://znews.vn/tac-gia-viet-doi-ai-nay-chet-trong-24-ngay-qua-doi-khong-lau-sau-do-post1474873.html
Tôi đang đọc cuốn này, mới bắt đầu thôi, quá hay. ông Hans Fallada rất có tài viết, chỉ trong vòng 4 tuần viết xong tiểu thuyết này, sau đó qua đời vì hậu quả rượu và thuốc phiện.
Thật đúng như ông Nguyễn Du đã nói :
Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai 1 vần
https://znews.vn/tac-gia-viet-doi-ai-nay-chet-trong-24-ngay-qua-doi-khong-lau-sau-do-post1474873.html
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Bà Ngô Đình Nhu
tựa tiếng Đức là Jeder stirbt fuer sich allein.
Còn muốn đọc tiếng anh thì amazon bán:
https://www.amazon.de/Every-Man-Dies-Alone-Novel/dp/1935554042
Wiki: Three months after its 2009 English release it became a "surprise bestseller" in both the US and UK.[9] It was listed on the official UK Top 50 for all UK publishers, a rare occurrence for such an old book.[9] Hans Fallada's 80-year-old son, Ulrich Ditzen, a retired lawyer, told The Observer he was overwhelmed by the latest sales, "It's a phenomenon."[9] Primo Levi said it is "the greatest book ever written about German resistance to the Nazis."
Còn muốn đọc tiếng anh thì amazon bán:
https://www.amazon.de/Every-Man-Dies-Alone-Novel/dp/1935554042
Wiki: Three months after its 2009 English release it became a "surprise bestseller" in both the US and UK.[9] It was listed on the official UK Top 50 for all UK publishers, a rare occurrence for such an old book.[9] Hans Fallada's 80-year-old son, Ulrich Ditzen, a retired lawyer, told The Observer he was overwhelmed by the latest sales, "It's a phenomenon."[9] Primo Levi said it is "the greatest book ever written about German resistance to the Nazis."
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Bà Ngô Đình Nhu
Sis LDN co' hay đã viết sách / hay đong' góp cho magazines trước đây không ?
TuTu
Re: Bà Ngô Đình Nhu
Ldn chỉ mê đọc thôi sis TuTu
Có đôi khi viết này kia nọ suy nghĩ, dạng Nhật ký cho dzui, giải trí thôi.
Có đôi khi viết này kia nọ suy nghĩ, dạng Nhật ký cho dzui, giải trí thôi.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Bà Ngô Đình Nhu
Tt co' cô ban
mỹ her strong point là đọc và viết ...she biet nhan xet ve van chuong va viết cam nghĩ ...tt noi cô ta thu viet goi cho tui.làm
phim thử coi.lol.
mỹ her strong point là đọc và viết ...she biet nhan xet ve van chuong va viết cam nghĩ ...tt noi cô ta thu viet goi cho tui.làm
phim thử coi.lol.
TuTu
Re: Bà Ngô Đình Nhu
Thường thì viết sách, có nhiều người đọc, thành bestseller thì mới được mua bản quyền để làm phim.
Hobby của ldn là đọc, giúp giảm stress, là sở thích, thú vui. Ldn có nhiều điều lợi khi đọc sách. Chứ ldn 0 muốn sản xuất sách bán bản quyền để làm phim.
Hobby của ldn là đọc, giúp giảm stress, là sở thích, thú vui. Ldn có nhiều điều lợi khi đọc sách. Chứ ldn 0 muốn sản xuất sách bán bản quyền để làm phim.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Bà Ngô Đình Nhu
LDN wrote:tựa tiếng Đức là Jeder stirbt fuer sich allein.
Còn muốn đọc tiếng anh thì amazon bán:
https://www.amazon.de/Every-Man-Dies-Alone-Novel/dp/1935554042
Wiki: Three months after its 2009 English release it became a "surprise bestseller" in both the US and UK.[9] It was listed on the official UK Top 50 for all UK publishers, a rare occurrence for such an old book.[9] Hans Fallada's 80-year-old son, Ulrich Ditzen, a retired lawyer, told The Observer he was overwhelmed by the latest sales, "It's a phenomenon."[9] Primo Levi said it is "the greatest book ever written about German resistance to the Nazis."
LDN, có link tiếng Anh đọc free ở đây: https://www.readanybook.com/ebook/every-man-dies-alone-565827
Đọc lời giới thiệu thì truyện xưa lắm rôi. Khi nào rảnh sẽ đọc thử xem sao.
Cuom
Re: Bà Ngô Đình Nhu
Cuom wrote:LDN wrote:tựa tiếng Đức là Jeder stirbt fuer sich allein.
Còn muốn đọc tiếng anh thì amazon bán:
https://www.amazon.de/Every-Man-Dies-Alone-Novel/dp/1935554042
Wiki: Three months after its 2009 English release it became a "surprise bestseller" in both the US and UK.[9] It was listed on the official UK Top 50 for all UK publishers, a rare occurrence for such an old book.[9] Hans Fallada's 80-year-old son, Ulrich Ditzen, a retired lawyer, told The Observer he was overwhelmed by the latest sales, "It's a phenomenon."[9] Primo Levi said it is "the greatest book ever written about German resistance to the Nazis."
LDN, có link tiếng Anh đọc free ở đây: https://www.readanybook.com/ebook/every-man-dies-alone-565827
Đọc lời giới thiệu thì truyện xưa lắm rôi. Khi nào rảnh sẽ đọc thử xem sao.
Cảm ơn chị Cuom cho link truyện này đọc tội nghiệp.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Bà Ngô Đình Nhu
Chà, ở VN mà chém 18 EUR :smile:
[Sách bìa cứng] Đời Ai Nấy Chết
450.000₫
Khi cậu con trai độc nhất thiệt mạng ở mặt trận, vợ chồng nhà Quangel mất tất cả, chỉ còn lại nỗi đau, họ quyết tâm phát động một chiến dịch phản kháng dân sự đơn giản thầm lặng phản đối các chính sách của Hitler và chống chiến tranh. Họ tưởng tượng mình có thể khơi dậy một cuộc cách mạng, nhưng nỗ lực của họ không chỉ không có kết quả mà còn đưa họ đến gần với án tử. Và từ đây, Hans Fallada mở ra một bức tranh chi tiết về cuộc sống ở Berlin trong chiến tranh, với những nỗi kinh hoàng thường trực. Đức Quốc xã đã thi hành nhiều chính sách khủng bố và đàn áp để buộc những công dân bình thường phải do thám, nghi ngờ lẫn nhau, người quen chỉ điểm, hàng xóm mách lẻo, những tố cáo vô thưởng vô phạt cũng có thể đưa người ta lên đoạn đầu đài. Khi chính quyền yêu cầu dân chúng phải trung thành tuyệt đối và sự tận tâm cho Quốc trưởng thì trận chiến của vợ chồng nhà Quangel đã có thể thấy trước thất bại. Nhưng khi chọn lựa chiến đấu chống lại cái ác, chống lại những điều sai trái, tuy có thể không cứu được thế giới, nhưng ít nhất người ta cứu được lương tâm của chính mình.
Những khen ngợi:
“Cuốn sách hay nhất từng viết về cuộc kháng chiến của người Đức chống lại Đức Quốc xã.” - Primo Levi
“Một trong những cuốn tiểu thuyết đặc sắc và hấp dẫn nhất từng được viết về Thế chiến hai. Làm ơn, đừng bỏ lỡ điều này.” - Alan Furst
“Nó có chút gì đó kinh dị của Conrad, sự điên rồ của Dostoevsky và mối đe dọa lạnh lùng trong Máu lạnh của Capote... Với gia đình Quangel, Fallada đã tạo ra một biểu tượng bất tử về những người chiến đấu chống lại ‘kẻ hèn hạ’ ‘vượt qua mọi sự xấu xa’ và nhờ đó cứu chuộc tất cả chúng ta.” - Roger Cohen, The New York Times
“Một bức chân dung sống động có một không hai về cuộc sống ở Berlin thời chiến.” - Philip Kerr, tác giả cuốn tiểu thuyết Berlin Noir
“Một trong những sự hồi sinh văn học cực kỳ tham vọng trong ký ức gần đây...” - The Los Angeles Times
“Cuốn tiểu thuyết có một không hai... Fallada có thể được coi là một anh hùng, một nhà văn anh hùng, người đã sống sót đủ lâu để đánh trả những kẻ áp bức mình.” - The Globe and Mail
“Những nhân vật sống động đến kinh ngạc... đưa bạn vào trong nước Đức Quốc xã mà không cuốn tiểu thuyết nào khác có được.” - The San Francisco Chronicle
Giới thiệu tác giả
Hans Fallada (1893-1947) Hans Fallada là bút danh của Rudolf Ditzen - một trong những nhà văn Đức nổi tiếng nhất thế kỷ 20. Hans được lấy từ “Hans may mắn” trong truyện cổ Grimms, một gã ngốc luôn mỉm cười ngay cả khi bị lừa, còn Falada là con ngựa biết nói trong một câu chuyện cổ Grimms khác, mặc dù bị cô hầu giết nhưng vẫn tiếp tục nói lên sự thật trước quyền lực. Fallada đã thêm một chữ “l” vào tên Falada, và có lẽ nhờ có Hans may mắn, ông cũng đã tránh được số phận của con ngựa Falada. Ông từng nói: “tôi không thích những cử chỉ vĩ đại bị tàn sát trước ngai vàng bạo chúa một cách vô nghĩa không mang lại lợi ích cho ai...” Đời ai nấy chết của Fallada là một trong những cuốn tiểu thuyết chống Đức Quốc xã đầu tiên được một người Đức viết sau Thế chiến hai. Sách được Fallada hoàn thành chỉ trong vòng 24 ngày, và ông qua đời trước khi sách được xuất bản vài tuần. Năm 2009, ba tháng sau khi phát hành bằng tiếng Anh, Đời ai nấy chết đã trở thành “sách bán chạy bất ngờ” ở cả Mỹ và Anh, một điều hiếm thấy đối với một cuốn sách đã xuất bản từ lâu.
Tác phẩm
Đời ai nấy chết
Tác giả
Hans Fallada
Dịch giả
Hoàng Đăng Lãnh
Nhà xuất bản
Hội Nhà Văn
Khổ sách
16 x 24 cm
Số trang
700
Giá bìa
450.000đ
Ngày xuất bản
Tháng 5/2024
ISBN
9786043472394
Thể loại
Tiểu thuyết
[Sách bìa cứng] Đời Ai Nấy Chết
450.000₫
Khi cậu con trai độc nhất thiệt mạng ở mặt trận, vợ chồng nhà Quangel mất tất cả, chỉ còn lại nỗi đau, họ quyết tâm phát động một chiến dịch phản kháng dân sự đơn giản thầm lặng phản đối các chính sách của Hitler và chống chiến tranh. Họ tưởng tượng mình có thể khơi dậy một cuộc cách mạng, nhưng nỗ lực của họ không chỉ không có kết quả mà còn đưa họ đến gần với án tử. Và từ đây, Hans Fallada mở ra một bức tranh chi tiết về cuộc sống ở Berlin trong chiến tranh, với những nỗi kinh hoàng thường trực. Đức Quốc xã đã thi hành nhiều chính sách khủng bố và đàn áp để buộc những công dân bình thường phải do thám, nghi ngờ lẫn nhau, người quen chỉ điểm, hàng xóm mách lẻo, những tố cáo vô thưởng vô phạt cũng có thể đưa người ta lên đoạn đầu đài. Khi chính quyền yêu cầu dân chúng phải trung thành tuyệt đối và sự tận tâm cho Quốc trưởng thì trận chiến của vợ chồng nhà Quangel đã có thể thấy trước thất bại. Nhưng khi chọn lựa chiến đấu chống lại cái ác, chống lại những điều sai trái, tuy có thể không cứu được thế giới, nhưng ít nhất người ta cứu được lương tâm của chính mình.
Những khen ngợi:
“Cuốn sách hay nhất từng viết về cuộc kháng chiến của người Đức chống lại Đức Quốc xã.” - Primo Levi
“Một trong những cuốn tiểu thuyết đặc sắc và hấp dẫn nhất từng được viết về Thế chiến hai. Làm ơn, đừng bỏ lỡ điều này.” - Alan Furst
“Nó có chút gì đó kinh dị của Conrad, sự điên rồ của Dostoevsky và mối đe dọa lạnh lùng trong Máu lạnh của Capote... Với gia đình Quangel, Fallada đã tạo ra một biểu tượng bất tử về những người chiến đấu chống lại ‘kẻ hèn hạ’ ‘vượt qua mọi sự xấu xa’ và nhờ đó cứu chuộc tất cả chúng ta.” - Roger Cohen, The New York Times
“Một bức chân dung sống động có một không hai về cuộc sống ở Berlin thời chiến.” - Philip Kerr, tác giả cuốn tiểu thuyết Berlin Noir
“Một trong những sự hồi sinh văn học cực kỳ tham vọng trong ký ức gần đây...” - The Los Angeles Times
“Cuốn tiểu thuyết có một không hai... Fallada có thể được coi là một anh hùng, một nhà văn anh hùng, người đã sống sót đủ lâu để đánh trả những kẻ áp bức mình.” - The Globe and Mail
“Những nhân vật sống động đến kinh ngạc... đưa bạn vào trong nước Đức Quốc xã mà không cuốn tiểu thuyết nào khác có được.” - The San Francisco Chronicle
Giới thiệu tác giả
Hans Fallada (1893-1947) Hans Fallada là bút danh của Rudolf Ditzen - một trong những nhà văn Đức nổi tiếng nhất thế kỷ 20. Hans được lấy từ “Hans may mắn” trong truyện cổ Grimms, một gã ngốc luôn mỉm cười ngay cả khi bị lừa, còn Falada là con ngựa biết nói trong một câu chuyện cổ Grimms khác, mặc dù bị cô hầu giết nhưng vẫn tiếp tục nói lên sự thật trước quyền lực. Fallada đã thêm một chữ “l” vào tên Falada, và có lẽ nhờ có Hans may mắn, ông cũng đã tránh được số phận của con ngựa Falada. Ông từng nói: “tôi không thích những cử chỉ vĩ đại bị tàn sát trước ngai vàng bạo chúa một cách vô nghĩa không mang lại lợi ích cho ai...” Đời ai nấy chết của Fallada là một trong những cuốn tiểu thuyết chống Đức Quốc xã đầu tiên được một người Đức viết sau Thế chiến hai. Sách được Fallada hoàn thành chỉ trong vòng 24 ngày, và ông qua đời trước khi sách được xuất bản vài tuần. Năm 2009, ba tháng sau khi phát hành bằng tiếng Anh, Đời ai nấy chết đã trở thành “sách bán chạy bất ngờ” ở cả Mỹ và Anh, một điều hiếm thấy đối với một cuốn sách đã xuất bản từ lâu.
Tác phẩm
Đời ai nấy chết
Tác giả
Hans Fallada
Dịch giả
Hoàng Đăng Lãnh
Nhà xuất bản
Hội Nhà Văn
Khổ sách
16 x 24 cm
Số trang
700
Giá bìa
450.000đ
Ngày xuất bản
Tháng 5/2024
ISBN
9786043472394
Thể loại
Tiểu thuyết
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Bà Ngô Đình Nhu
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Similar topics
» Nhìn lại cục diện thế giới năm 2022: Định hình trong bất định
» Hà Nội mãi đỉnh
» Nói xấu gia đình gây chú ý
» Có Số định cư ở Mỹ...
» Gia đình Bảy Đần bị lộ….
» Hà Nội mãi đỉnh
» Nói xấu gia đình gây chú ý
» Có Số định cư ở Mỹ...
» Gia đình Bảy Đần bị lộ….
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum