Vài chuyện buồn vui với người Việt ở Thụy Sĩ
Page 1 of 1 • Share
Vài chuyện buồn vui với người Việt ở Thụy Sĩ
Vài chuyện buồn vui với người Việt ở Thụy Sĩ
Lưu An-Vũ Ngọc Ruẩn – 11 tháng 7, 2024
Saigon Nhỏ
Zurich, Thụy Sĩ. (Hình minh họa: Ilia Bronskiy/Unsplash)
Vào khoảng năm 1978 phong trào vượt biên bằng đường biển từ Việt Nam đến các quốc gia Đông Nam Á rất ồn ào.
Dưới áp lực của thế giới, Thụy Sĩ cũng như một số quốc gia Âu châu thịnh vượng khác như Áo, Hoà Lan , các nước Bắc Âu… phải chia sẻ gánh nặng với Âu Mỹ để nhận người Đông dương tỵ nạn. Tôi rời Nhật Bản, đến Thụy Sĩ (1979) định cư dưới chương trình đó.
Sau khi ổn định chỗ ở và công việc, cuối tuần hay ngày lễ rảnh rỗi, chẳng có gì làm tôi thường la cà đến thăm viếng những người Việt Nam tỵ nạn tại gia đình họ hay tại các trại tạm cư ở những làng xã trong tiểu bang, quanh bìa thành phố Zurich, nơi họ chờ làm thủ tục định cư.
Nhờ những chuyến đi thăm viếng đó, tôi đã có dịp quen biết một số người tỵ nạn để hỏi han về tình hình sinh sống tại Việt Nam sau năm 1975.
Nhờ biết tí chút Anh ngữ, đôi khi tôi giúp đỡ họ trong sự giao dịch, làm thủ tục giấy tờ hay đề đạt ý nguyện của họ với những người Thụy Sĩ đỡ đầu cho họ hay nhóm nhân viên điều hành cơ sở. Trong những công việc bên lề đó tôi đã có khá nhiều thân tình, gần gũi với nhiều gia đình người Việt tỵ nạn. Phần lớn họ là những nông dân, ngư dân, binh sĩ hay công nhân viên từ các tỉnh thành của miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Họ không thân nhân tỵ nạn trước tại các quốc gia khác bảo lãnh nên họ được Thụy Sĩ thâu nhận trong chính sách nhân đạo.
Cũng nhờ những dịp quen biết đó, đã khắc ghi vào trí nhớ tôi khá nhiều câu truyện buồn vui, đôi khi ngỡ ngàng từ những người Việt tỵ nạn phần lớn thuộc thành phần lao động của VNCH xa xưa. Phải nói là nhiều sự kiện xảy ra do kém hiểu biết của họ đôi lần đã làm tôi ngẩn ngơ ngạc nhiên vì không thể tưởng tượng đó là sự thật. Đến nay dù thời gian đã quá xa vào dĩ vãng, những người Việt tỵ nạn nhà quê, ít kiến thức đó, nếu còn sống trên thế gian, họ đã biến đổi theo thời gian, hoà nhập vào xã hội văn minh Thụy Sĩ một cách khá hoàn chỉnh rồi, nhất là với thế hệ con cháu họ.
Cà phê ‘bạo lực’
Một lần vào khoảng giữa năm 1979, có một nhóm người Việt từ các trại tỵ nạn ở Đông Nam Á vừa được chính phủ Thụy Sĩ nhận vào khu tạm cư ở Buelach một làng (Gemeinde) nhỏ sát cạnh thành phố Zuerich. Thời gian đó tôi chưa lập gia đình, cuối tuần chẳng biết làm gì tôi đến thăm họ với mục đích hỏi thăm về cuộc sống ở Việt Nam cũng như tại các trại tỵ nạn, nơi tôi cũng có vài ba gia đình quen biết của tôi đang chờ đợi đi định cư.
Phần lớn họ là những ngư dân hay dân cư vùng quê tại các tỉnh vùng biển, có vài ba người ở thành phố hay là binh sĩ thời VNCH, nói chung họ rất dễ thương. Gặp tôi, khi biết tôi là người ăn học thời xưa, đã ra đi từ trước năm 1975 nên họ rất quý mến. Đổi lại tôi cũng coi họ như người thân thiết, chỉ dẫn, khuyên nhủ họ với chân tình của một người đi trước, hiểu biết hơn họ. Tôi hoàn toàn không có thái độ của một kẻ dạy đời, coi thường người thua kém mình, tôi cũng chẳng giấu giếm khi họ muốn biết về gia cảnh cùng khổ của gia đình tôi khi còn ở quê nhà. Với tấm chân tình đó, chỉ với vài giờ gần nhau, tôi đã được họ coi như rất thân thiết.
Hôm đó, sau nhiều tiếng đồng hồ nói chuyện, tình thân thương càng lúc càng nhiều hơn, một nhóm năm, sáu người họ than phiền buồn chán, muốn tôi dẫn họ đi thăm viếng vùng trung tâm buôn bán của địa phương. Dĩ nhiên chẳng có lý do gì tôi từ chối, cũng là dịp chỉ dẫn họ nếp sống, buôn bán của dân địa phương. Sau một lúc đi dạo, họ đề nghị tôi dẫn vào một quán cà phê để giải khát và cũng để biết mùi vị cà phê của Thụy Sĩ ra sao. Chúng tôi vào một nhà hàng nhỏ bên đường, thông thường khách là dân địa phương đến uống cà phê hay nhâm nhi vài ly rượu với vài loại bánh ngọt do nhà hàng tự làm hay vài loại thịt biến chế như xúc xích (salami), thịt xông khói.
Chúng tôi đều gọi cà phê, mọi người im lặng nhìn cách phục vụ của quán với khá nhiều thích thú nhất là khi nhìn thấy ly cà phê nhỏ bé luộm cuộm lớp bọt màu nâu, kèm theo mỗi tách một thỏi kem sữa. Hoàn toàn khác với ly cà phê bằng thuỷ tinh, to lớn, màu đen không nổi bọt tại Việt Nam. Khi người phục vụ đi vào phía trong, họ hỏi tôi rất nhiều về ly cà phê, giá cả, thỏi kem sữa là gì, sử dụng ra sao, cũng như kiểu cách uống cà phê của dân Thụy Sĩ. Dĩ nhiên tôi chỉ dẫn họ rất tường tận để họ có thể cùng với nhau đi thưởng thức nếu họ muốn trong tương lai.
Chúng tôi nói chuyện với nhau rất nhiều, họ hỏi tôi về cuộc sống cá nhân, nơi làm việc, cuộc sống của tôi ngày xưa thời còn ở Việt Nam cũng như tại Nhật Bản và Thụy Sĩ. Dĩ nhiên tôi cũng chẳng giấu giếm bất cứ gì nếu họ muốn biết. Ngược lại cũng từ họ tôi biết được rất nhiều về Việt Nam sau năm 1975 và cả những chuyến vượt biên đầy hãi hùng trên biển cả với hải tặc, nạn giết người, hiếp dâm… Ngồi với nhau khá lâu, lúc chia tay, tôi tỏ ý gọi người phục vụ để tính tiền thì một người trong nhóm nhìn tôi và hỏi:
-Tiền cà phê bao nhiêu vậy chú? Nếu không quá mắc, để tụi cháu trả tiền cho chú.
Nghe anh ta hỏi, với tí chút chau mày, tôi nhìn anh ta:
-Mấy anh mới sang chưa đi làm, có tiền đâu mà trả cho tôi? Thật ra cũng chẳng đáng bao nhiêu, có lẽ khoảng 10 Franc cho tất cả mà thôi .
Cả đám, họ nhìn nhau, rồi một người nói:
-Chắc chú không biết, mỗi người chúng cháu, hàng ngày được họ phát cho 3 đồng để tiêu dùng nhưng chúng cháu chưa biết gì nên món tiền vẫn còn nguyên.
Lúc đó tôi mới biết là chính phủ Thụy Sĩ phát tiền cho họ để tiêu vặt. Nhưng vì mới sang mấy ngày, ngôn ngữ, đường xá lại mù tịt nên họ vẫn còn…. Họ nói vậy, nhưng làm sao tôi có thể để họ trả tiền cho mình được, dù món tiền chẳng bao nhiêu hoàn toàn trong khả năng của họ. Nghĩ như vậy, tôi nhìn họ mỉm cười:
-Có đáng là bao nhiêu đâu mà các anh phải lo cho mệt? Hơn nữa tôi đã đi làm và có lương hướng ngon lành, món tiền tiêu vặt vài ba Franc của các anh hãy để dằn túi mua thuốc hút hay ăn quà vặt, hợp lý hơn.
Cứ thế tôi và họ cứ lằng nhằng việc dành trả tiền. Cho đến một lúc, tôi đưa tay vẫy gọi bà phục vụ rồi móc tờ 20 Franc trong chiếc ví ra, coi như chẳng muốn thảo luận với họ nữa. Nhưng ngay lúc đó, một người trong số họ, với vẻ tức giận, anh ta đứng dậy nắm lấy cổ áo tôi rất giận dữ nói rất to:
-ĐM anh! Anh nghĩ anh giàu có, dám khinh rẻ chúng tôi nghèo túng, không đủ tiền trả cho anh ly cà phê sao?
Tôi choáng váng đến mức ngẩn ngơ vì thái độ quá kích động của anh ta. Đưa mắt nhìn sang vài chiếc bàn chung quanh, tất cả khách Thuỵ Sĩ trong tiệm cũng giật mình, ngạc nhiên trố mắt nhìn chúng tôi. Thấy có vẻ không suôi, tôi vỗ nhẹ vào cánh tay anh ta, miệng mỉm cười, nhỏ nhẹ tôi nói với họ:
-Được rồi, tôi xin lỗi… Vậy các anh trả tiền đi!
Lúc đó anh ta mới bỏ cổ áo của tôi ra, và mọi người chúng tôi lại trở lại vui vẻ , nói cười bình thường. Hành động của chúng tôi đã làm những người khách trong tiệm ngẩn ngơ nhìn ra vẻ không hiểu gì. Bà phục vụ khi đến bàn chúng tôi tính tiền cũng với ánh mắt tò mò. Để đánh tan thắc mắc của bà ta và khách trong quán, nhìn bà ta, tôi nói vài lời xin lỗi vì sự đùa giỡn ồn ào, có chút bạo lực của người bạn! Dĩ nhiên bà ta (có lẽ cả những người khách khác trong tiệm) cũng cười vui, họ lắc đầu thân thiện nghĩ rằng chúng tôi vừa diễn tả một câu truyện vui đùa mà thôi.
Sau lần dành trả tiền cà phê “bạo lực” đó, thỉnh thoảng tôi cũng đến trại tạm cư thăm viếng, chuyện trò với họ bình thường. Chỉ khác hơn là những lần tôi dẫn họ đi phố, tạt vào hàng quán ăn uống tí chút, việc trả tiền gần như do họ chi trả. Ngược lại vì không muốn để họ thiệt thòi, tôi thường mua bánh, trái cây đến mời họ và người khác trong khu tạm cư. Rồi với thời gian, họ lần lượt được chuyển đến các nơi định cư trong tiểu bang và lại có nhóm người mới đến thay vào… Cứ như vậy chương trình kéo dài đến khoảng năm 1981 thì chấm dứt. Với khoảng thời gian gần hai năm đó tôi vẫn đến thăm hỏi, giúp đỡ bất cứ ai những việc trong khả năng của tôi.
Cũng nhờ vậy tôi quen được khá nhiều người, đủ mọi thành phần trong xã hội Việt Nam xa xưa. Từ những chuyến viếng thăm đó tôi đã có rất nhiều kỷ niệm vui cũng như buồn khi gần gũi họ. Nhất là thời gian sau đó tôi lập gia đình, vợ tôi cũng rất yêu qúy họ, vì hiểu tấm lòng quá chân chất, nồng ấm của họ. Có thể nói không một lần nào chúng tôi gặp họ tại trại tạm cư hay khi họ đã được người bảo lãnh tìm cho họ chỗ ở và việc làm an định mà không được họ săn đón, mời ăn uống…. Đến mức chúng tôi phải sợ vì lòng tốt của họ! Đó là cá tính rất đáng qúi mến của dân Việt Nam, nhất là người Việt Nam bình dân, vùng thôn quê… Nhưng đôi khi tấm lòng quá chân tình của họ lại tạo ra những cảnh không đẹp, không vui…!
Một bồn tắm đầy cá
Một trong nhóm người quen biết mà vợ chồng tôi rất thân thiết, thường đến nhà họ tâm tình hay giúp đỡ, chỉ dẫn họ những giấy tờ khá phiền phức trong cuộc sống tại Thụy Sĩ, đó là gia đình chú Tư Nghĩa, chủ tàu đánh cá tại Rạch Giá.
Ngày xưa, thời còn là sinh viên, tôi đã xuống Rạch Giá để thực tập về môn đánh bắt Ngư Sản nhiều tuần lễ rồi sau khi tốt nghiệp đại học, tôi xuống Cần Thơ làm việc. Rạch Giá là một trong vài ba địa phương mà tôi rất thích, thường rong chơi ở đó. Có thể nói tôi đã thăm viếng và biết khá nhiều về Rạch Giá, Hà Tiên, tôi đã đi theo tàu đánh cá của ngư dân thăm viếng hầu hết những hải đảo lớn nhỏ như hòn Tre, hòn Rái, nhóm đảo Nam du, Thổ Chu… Đặc biệt tôi còn quen biết khá thân thiết với hai anh em ông Cái Văn Nhịn và Cái văn Nhẫn, là chủ nhân những con tàu đánh cá to lớn nhất của tỉnh Rạch Giá. Chính nhờ sự hiểu biết, quen thuộc của tôi như vậy đã tạo ra sự thân tình rất khắng khít của tôi và gia đình ông Tư Nghĩa.
Sau khoảng vài tháng sống trong khu tạm cư, gia đình ông Tư Nghĩa được nhóm bảo trợ giúp đỡ tìm cho một căn nhà của nông dân, rất rộng nằm riêng biệt giữa cánh đồng trồng lúa mì tại làng Ruemlang sát bìa thành phố Zuerich. Với căn nhà to lớn riêng biệt, giữa đồng đã là nơi quá tốt cho những người bạn của gia đình họ đến chơi, ăn nhậu hay bài bạc. Thím Tư và lũ con là khổ nhất vì phải lo nấu nướng, lau chùi, cung ứng cho những cuộc ăn nhậu gần như xảy ra rất thường. Đôi lần tôi có ý khuyên nhủ chú Tư nên cảm thông cho sự khổ sở của vợ con nhưng cũng chẳng có tác động, nên tôi cũng đành nhắm mắt làm lơ cho yên chuyện.
Một lần chúng tôi đến chơi, có lẽ vì ham chơi với mấy đứa bé khác nên thằng con của tôi tiểu ra quần, vợ chồng chúng tôi phải bỏ ngang cuộc nói chuyện đem thằng bé vào nhà tắm để rửa ráy. Ngay khi mở cửa phòng tắm chúng tôi đã ngẩn ngơ, không tin nổi mắt mình! Gần một nửa bồn tắm toàn là cá, phần lớn vẫn còn sống láp ngáp, chúng tôi tự hỏi từ đâu mà chú Tư mua được nhiều như vậy? Sau khi rửa sơ sài cho thằng con, trở lại phòng khách để tiếp tục nói chuyện với mọi người, tôi hỏi chú Tư về số cá đó.
Nghe tôi hỏi, chú Tư ngẩn ngơ tí chút, đưa mắt nhìn vợ rồi cho tôi biết, trong một lần chú Tư và vài người bạn đã đi thăm viếng hồ Katzensee, một hồ nước nhỏ ở giữa khu rừng không xa nhà. Đó là một khu du lịch của địa phương, gồm hai hồ nước nhỏ thông với nhau (có lẽ bằng hồ Hoàn Kiếm của Hà Nội). Hàng ngày, nhất là vào mùa nắng ấm dân cư đến đó vui chơi, nướng thịt hay đi dạo trên khu rừng thưa chung quanh hồ. Cả hai hồ nước có những cây cầu ngắn chắc chắn bắc ra ngoài hồ. Khách viếng hồ thường mua những gói bắp rang tại cái kiosk nhỏ để cho cá ăn, coi như trò tiêu khiển. Mỗi khi liệng nắm thức ăn xuống thì hàng trăm con cá xúm lại tranh ăn, làm thú vui cho khách, nhất là với lũ trẻ con. Ban đêm hay mùa lạnh không có khách thăm viếng, kiosk đóng cửa, khu vực của hồ nước hoàn toàn không có ai. Loại cá trong hồ phần lớn là cá trắng cỡ bằng bàn tay, giống như cá Trà Vinh của đồng bằng Cửu Long, Việt Nam. Theo tôi biết thì loại cá này không bán trên thị trường Thụy Sĩ vì có nhiều xương và thịt không ngon.
Cuối cùng với sự thắc mắc có chút nghi ngờ của tôi, chú Tư Nghĩa cho tôi biết, khi biết hồ có nhiều cá, ban tối vắng vẻ không có ai kiểm soát nên chú và mấy người bạn , dân đánh cá trong cùng nhóm tỵ nạn đã tìm mua dây cước về đan thành lưới rồi ban đêm rủ nhau ra hồ đánh cá . Cũng theo lời chú kể thì chỉ liệng vài nắm bắp rang xuống, cá bu lại, quăng chiếc lưới nhỏ bằng cái chiếu là thu ngay được khoảng 3, 4 kg cá dễ dàng. Nghe họ nói tôi ngẩn ngơ, thẫn thờ vì nó ra ngoài sự tưởng tượng của tôi. Với chút ngại ngần tôi nói với họ:
-Chú Tư và mọi người không nên làm như vậy nữa, không dễ dàng mãi đâu, ban đêm cảnh sát họ rất thường đi tuần. Tôi chắc chắn, khi họ thấy chú và mọi người bê vác “chiến lợi phẩm,“ nhất là dân ngoại quốc nữa… chắc chắn họ sẽ chặn lại hỏi han và chuyện vỡ lỡ thì rất phiền. Nhất là chú và mọi người đang sống dưới sự giúp đỡ tài chánh của địa phương.
Thấy mọi người im lặng, tôi nói tiếp:
-Thật ra loại cá này chẳng ai thèm ăn, bán không ai mua vì quá nhiều xương, thịt nhạt nhẽo, quá nhiều vảy… Nếu mọi người thích ăn cá thì mua tại siêu thị nhiều loại cá ngon hơn, đã đánh vẩy làm sạch ruột rồi , giá cả cũng đâu có mắc gì. Thành thật tôi mong chú Tư và mọi người nên suy nghĩ mà không làm như vậy nữa!
Hình như lời khuyên của tôi có phần làm mọi người hiểu biết, đưa mắt nhìn vợ chồng tôi, chú Tư trả lời:
-Đúng như vậy chú Hai, chúng tôi bắt về mới thấy thịt nó lạt nhách, toàn là xương… Chúng tôi chẳng ai muốn lấy, chắc phải đem liệng làm phân!
Nghe họ nói, thành thật tôi cũng chẳng biết đó là lời nói thật lòng hay đãi bôi cho tôi vui lòng. Nhưng nhiều năm sau đó, thi thoảng gia đình tôi vẫn đến thăm viếng cũng như giúp đỡ họ trong những vấn đề liên quan đến giấy tờ mà họ không hiểu biết … Tôi kín đáo dò la, nói chuyện với vợ con của họ, có vẻ như họ nói thật và không làm cái việc rất liều lĩnh và vô ý thức đó nữa.
Sự liên hệ của chúng tôi và gia đình chú Tư kéo dài khá lâu, cho mãi đến khoảng năm 1995 hay 1996, khi mấy đứa con của chú thím ấy đã lớn khôn, có đứa đã đi làm kiếm sống và nuôi gia đình. Vợ chồng tôi cũng bận bịu nhiều với cơ sở làm ăn riêng nên chúng tôi gần như không liên hệ với gia đình chú Tư và nhóm bạn bè của chú ấy nữa. Tuy nhiên vào khoảng năm 2000 tôi nghe tin chú Tư đã mất vì ung thư gan, thím Tư xin về Việt nam du lịch, nhưng đã không trở lại Thụy Sĩ nữa.
Nhà của ‘ngài chủ tịch’
Vào khoảng năm 1987, khi tôi còn làm việc tại viện khảo cứu về dinh dưỡng, tôi nhận được điện thoại từ một vị giáo sư của phòng khảo cứu thổ nhưỡng (Boden-Kuende Labor), thuộc phân khoa nông nghiệp của đại học Bách Khoa Zuerich nơi tôi đã làm việc nhiều năm về trước, khi tôi mới đến Thụy Sĩ.
Vị giáo sư biết tôi là người Việt Nam qua giáo sư H. Neukom chủ nhiệm phân khoa hóa thực phẩm (Food Chemistry), xếp trực tiếp của tôi. Ông cho biết, vợ chồng ông đang đỡ đầu cho một gia đình tỵ nạn Việt Nam, vì có vài vấn đề không thông hiểu nhau giữa vợ chồng ông và gia đình người Việt Nam, ông muốn nhờ tôi, giúp đỡ trong việc giao tiếp với họ. Dĩ nhiên tôi đồng ý vì đó là việc đáng và phải làm. Ông cho tôi số điện thoại của gia đình người tị nạn, mong tôi liên lạc để xếp đặt một cuộc hẹn vào cuối tuần để vợ chồng ông ta và tôi sẽ đến nhà họ để nói chuyện.
Ngay buổi tối hôm đó khi về nhà, tôi điện thoại đến nhà người Việt tỵ nạn như vị giáo sư yêu cầu. Tôi đã ngẩn ngơ vì nghĩ là ông giáo sư đã cho tôi sai số điện thoại vì khi quay số xong, tôi nhận được câu trả lời của một cô gái, con của chủ nhà:
-A lô, ai đó? Đây là nhà của ông Chủ tịch hội “ABC” đây! (Xin cho tôi không nói rõ hội đoàn)
Với chút ngạc nhiên, nhưng tôi vẫn trả lời:
-Cháu cho chú hỏi, đó có phải là nhà của ông Đạt không?
Cô bé trả lời rất tự nhiên:
-Đúng rồi ạ, để cháu gọi ba cháu cho chú nhe.
Thế là tôi được nói chuyện với “Ngài chủ tịch,” lúc đó tôi mới biết là mình không quay lộn số! Rồi qua vài lời giới thiệu về công việc , tôi cho anh ta biết ý định của ông bà giáo sư, người đỡ đầu cho gia đình anh ta muốn có cuộc hẹn với anh ta vào buổi tối cuối tuần sắp tới. Trong lần điện thoại đó, tôi cũng dành tí chút thời gian hỏi thăm sơ sài về hoàn cảnh gia đình, công việc làm của anh ta. Cuối cùng tôi được biết, với sự giúp đỡ của ông giáo, anh ta đang làm công nhân cho một cơ xưởng chế tạo tủ lạnh của một làng gần nơi anh ta sinh sống. Đặc biệt là anh ta đang làm chủ tịch của một hội đồng hương tôn giáo của người Việt nam tỵ nạn nào đó tại Thụy Sĩ.
Anh ta cho tôi biết ngày xưa, thời VNCH anh ta làm phó chi cục thuế của một tỉnh miền trung. Sau năm 1975, bị đi học tập vài năm, trở về nhờ tài năng nên được chính quyền CS địa phương cho tiếp tục làm việc tại sở thuế. Qua lời anh ta kể, tôi có cảm giác nể trọng vì nghĩ mình có dịp quen biết một người tỵ nạn có trình độ. Dĩ nhiên tôi không quên nhắc lại cho anh ta biết là vào buổi tối chủ nhật sắp tới, tôi và ông bà giáo sư, người đỡ đầu sẽ đến nhà anh để bàn luận với anh vài vấn đề liên quan đến việc giúp đỡ gia đình anh ta mà họ chưa minh bạch.
Đúng như ngày hẹn, trước khi đến nhà anh Đạt (tên ông chủ tịch) vợ chồng ông giáo sư và tôi hẹn gặp nhau trước tại một restaurant không xa nhà anh ta. Trong lúc ngồi uống cafe ông bà giáo sư cho tôi biết đại khái vấn đề mà ông bà ta muốn tôi giúp đỡ, đó là gia đình anh ta đã đòi hỏi quá nhiều, vượt khỏi phạm vi giúp đỡ của họ trong vai trò của người đỡ đầu, cũng như của hội bảo trợ người tỵ nạn của chính phủ Thụy Sĩ. Ông Giáo sư cũng cho tôi biết anh ta đã bị hãng trước thải việc vì làm việc không chăm chỉ, rất thường đi sớm về trễ… đã làm cho ông bà giáo sư rất phiền với công ty. Với hãng xưởng hiện tại, hình như cũng không được thoải mái lắm. Đã thế anh ta không muốn nhận quần áo cũng như vật dụng cũ (second hands) do các cơ sở thiện nguyện cung cấp mà muốn hội bảo trợ giúp tiền mua đồ mới.
Với hàng xóm, chung sống trong dãy nhà, gia đình anh ta cũng thường xảy ra những rắc rối, phiền hà vì tụ tập bạn bè, ăn nhậu gây ồn ào cho hàng xóm. Tóm lại ông bà giáo sư tỏ ra rất buồn bực, luôn luôn bị làm phiền vì phải lo giải quyết những chuyện không đâu từ hàng xóm, từ hãng xưởng nơi anh ta làm việc gọi lại than phiền. Chính vì vậy ông giáo sư muốn tôi nói rất rõ những gì mà người Việt tỵ nạn được giúp đỡ trong thời gian đầu, khi chưa quen thuộc, chưa hiểu biết về xã hội, con người Thụy Sĩ. Ông bà giáo sư nhờ tôi khuyên anh ta nên thay đổi để sớm hòa nhập vào xã hội định cư.
Sau đó chúng tôi đến nhà anh ta đúng như lời hẹn, lướt qua vài lời giới thiệu. Tôi cho anh ta biết tôi không phải là người làm việc cho cơ quan bảo trợ và cũng chẳng có quyền hạn gì ngoài việc đóng vai trò truyền đạt những ý muốn, đề nghị của anh ta cũng như của ông bà giáo sư, người đỡ đầu của gia đình anh ta, mong có được những sự cảm thông tốt đẹp giữa hai bên mà thôi. Dĩ nhiên trong buổi nói chuyện tôi cũng tìm cách khuyên nhủ vợ chồng anh ta nhìn rõ vấn đề, biết cái gì mình có thể xin được từ nhóm bảo trợ, cái gì mình phải cố gắng tự lo cho chính mình hay gia đình. Tuy nhiên dù cố gắng, thân tình khuyên răn, hướng dẫn rất chân tình cho vợ chồng anh ta, nhưng tôi có cảm tưởng những cố gắng của tôi hoàn toàn không tác dụng!
Có những câu nói của anh ta đã làm tôi ngỡ ngàng, nó quá sai lầm và đầy vô lý, tôi không dám dịch cho ông bà giáo sư nghe. Chẳng hạn anh ta nói chính phủ Thụy Sĩ đã thu nhận người tỵ nạn thì phải có trách nhiệm cưu mang và giúp đỡ những gì mà người tỵ nạn cần. Nếu không thì đừng nhận, anh ta sẽ đi các quốc gia khác như Mỹ, Canada hay Úc châu… Những nơi đó theo anh ta được giúp đỡ, cưu mang tốt hơn!
Tóm lại tôi thấy cuộc gặp mặt, giúp đỡ của tôi thu được rất ít kết quả. Thỉnh thoảng ông bà giáo sư đưa mắt nhìn tôi với vẻ chán nản, tôi cũng mang cảm giác buồn ra mặt. Cuối cùng thì cuộc gặp mặt cũng chấm dứt. Trên đường về hình như cảm nhận được vẻ không vui của tôi, vợ chồng vị giáo sư tế nhị nói vài lời cám ơn sự giúp đỡ của tôi, ít ra nhờ tôi mà họ truyền đạt những ý kiến, đề nghị của họ với gia đình anh ta.
Sau đó khoảng một tuần, thình lình tôi nhận được điện thoại của anh ta với ý định cuối tuần mời gia đình tôi đến nhà ăn cơm Việt Nam, cũng là dịp để gia đình anh ta gặp gỡ và làm quen với vợ con tôi. Dĩ nhiên tôi vui vẻ chấp nhận vì thật lòng tôi cũng muốn quen biết với một người có trình độ trong xã hội VNCH xa xưa và cả thời CS đương thời. Đúng hẹn chúng tôi đến nhà anh ta, không phải chỉ có gia đình tôi mà còn thêm khoảng 6, 7 người bạn khác của anh ta, trong đó có vài người từ Pháp sang, còn lại là những người tỵ nạn đến Thụy Sĩ cùng trong khu tạm cư với anh ta mà tôi chưa bao giờ gặp mặt.
Đúng là một cuộc hội mặt khá đông. Lũ trẻ con dành một căn phòng xem phim kiếm hiệp Hồng Kông la hét rất ồn ào. Các ông thì quây quần trên chiếc thảm giữa nhà chơi xập xám cũng chẳng yên lặng hơn đám trẻ con: Các bà, các cô, vài người lo chuẩn bị nấu ăn trong căn bếp, một nhóm khác thì quây quần chơi tứ sắc nói chuyện rôm rả!….. Tóm lại nhìn lối sinh hoạt đó, vợ chồng chúng tôi kín đáo đưa mắt nhìn nhau như đã hiểu rõ, sinh hoạt như vậy không tạo ra những phiền hà với hàng xóm mới là điều khác lạ.
Sau vài câu chào hỏi, giới thiệu người mới quen với vợ chồng tôi, ông chủ tịch và nhóm bạn có ý mời tôi nhập cuộc “Tapi”. Tôi lấy lý do không biết chơi, lịch sự để từ chối. Đến bữa ăn, dù bị ép mời uống rượu với mọi người kể cả những lời khích bác, nhưng tôi cũng phải tế nhị chối từ vì phải lái xe cũng như rất dễ bị nhức đầu. Tóm lại cuộc gặp mặt lần đó đã cho tôi hiểu rõ, dạng người của anh ta và nhóm bạn hoàn toàn không phải là người mà tôi thích thân cận.
Cũng trong cuộc ăn uống đó, tôi có hỏi anh ta về những công việc cũng như chức vị ngày xưa mà anh ta đã nói với tôi qua điện thoại (và cả trong tờ giấy khai với cơ quan nhận người tị nạn) cũng như trong lần gặp mặt đầu tiên với ông bà Thụy Sĩ bảo lãnh. Có vài điều mâu thuẫn, làm cho tôi có tí chút nghi ngờ sự xác thực. Tôi có cảm tưởng anh ta là người không thật thà và rất thích khoe khoang, mà người ta gọi là “nổ”!
Thành thật trong cuộc nói chuyện với anh ta và nhóm bè bạn, thực sự tôi không biết chính xác anh ta và nhóm bạn của anh ta đã sống và làm việc gì thời VNCH và cả thời VN sau năm 1975! nó mâu thuẫn với lời nói của anh ta trước kia. Anh ta cho biết gia thế rất giàu có ở Nha Trang, đã bỏ tiền ra mua hẳn một cái tàu đánh cá “6 blocks” tổ chức vượt biên thu gom rất nhiều Dollars Mỹ, vàng vòng của khách nhưng bị hải tặc cướp tất cả.
Tóm lại, tôi nghe anh ta nói nhưng càng lúc càng cảm thấy như đang nghe một cuộc tấu hài mà sự kiện không biết thật hay giả. Có lẽ anh ta và nhóm bạn hình như biết tôi không cùng đồng cảm trong lãnh vực giải trí, tìm vui, nhất là khi họ biết tôi không phải là người vượt biên mà tôi ra khỏi Việt Nam trước 1975 bằng con đường du học. Anh ta nhìn tôi đùa cợt cùng với những lời phù hoạ của nhóm bạn:
-Chú Hai ăn học quá nhiều rồi thành ra lú lẫn, quên đi những cái khoái cảm của cuộc đời!
Tôi mỉm cười cho qua và càng cảm nhận được lý do tại sao anh ta rất thường bị rắc rối trong sở làm, đụng chạm với hàng xóm, chung quanh. Tôi cũng thông hiểu và cảm thông vợ chồng ông giáo sư “Thổ nhưỡng học “ đã vì lòng tốt, thương người tỵ nạn mà không may nhận bảo hộ cho một gia đình với rất nhiều rắc rối này.
Một điều rất hài hước, sau đó có vài lần ông bà giáo sư nhờ tôi điện thoại đến nhà anh ta để nói cho anh ta vài điều gì liên quan đến việc làm hay giấy tờ bảo hiểm bệnh tật, lần nào điện thoại đến gia đình anh ta, đều do bà vợ hay đứa con trai, con gái lớn của anh ta nhắc điện thoại, tôi cũng phải nghe câu nói rất ngô nghê, nực cười:
-A lô, đây là nhà ông chủ tịch hội “ABC”, ai đầu dây đó ạ?
Có lẽ tôi cũng dành tí chút để viết thêm về một câu chuyện của “ngài Chủ Tịch “ đã khiến tôi nhớ mãi không quên. Lần đó vợ chồng vị giáo sư đỡ đầu lại điện thoại cho tôi. Họ lại nhờ tôi giúp đỡ, cùng đến nhà ngài “Chủ Tịch“ để giải quyết vụ lộn xộn giữa ngài chủ tịch và cậu con trai lớn, mua dàn máy video tại một công ty điện máy theo dạng trả góp, nhưng đã không trả đúng luật dù nhà bán hàng đã nhiều lần gửi giấy cảnh cáo… Cuối cùng vấn đề được đưa ra quận cảnh sát khu vực, kết quả lại lộn xộn và ông bà giáo sư muốn nhờ tôi cùng đến nhà anh ta để tìm cách giải quyết vấn đề.
Tôi và ông bà giáo sư đến nhà anh ta, phải qua một lúc nói qua, nói lại kèm theo lời khuyên nhủ, cuối cùng anh ta đồng ý cho người đỡ đầu liên hệ với nhà bán hàng và sở làm của anh ta. Mỗi tháng tách ra một món tiền nhỏ từ sổ lương của “ông Chủ Tịch” trả cho công ty bán hàng theo đúng giá mua nhưng không bị phạt vạ với lý do không hiểu rõ ngôn ngữ và luật lệ. Cũng trong lần gặp mặt, giải quyết vấn đề lộn xộn đó, có lẽ tôi đã cảm nhận được cá tính không tốt của anh ta, ông giáo sư có than phiền với tôi là anh ta không thật thà, nói xạo quá nhiều (Thật ra tôi cũng chẳng biết anh ta xạo với ông ta việc gì mà khiến ông ta nhận xét về anh ta như vậy ?). Tuy nhiên lời nhận xét của ông giáo sư đã làm tôi có phần bức xúc, tôi nhỏ nhẹ nói với anh ta:
-Anh nên cố tránh việc nói xạo với ông ta đi, dù sao họ cũng là người rất tốt đã giúp đỡ cưu mang gia đình anh trong nhiều năm qua.
Thấy anh ra im lặng, tôi nói tiếp:
-Ông ta vừa nói với tôi là anh nói xạo quá nhiều! Tôi không dám trách anh, nhưng theo tôi nếu anh nói xạo điều gì nên chú ý, nhớ kỹ. Nếu cần ghi nhớ vào sổ tay, để lần sau khi nói với ông ta, anh không sai lầm mà sinh ra mâu thuẫn không có lợi cho anh!
Tôi vừa nói xong, anh ta giương mắt nhìn tôi với vẻ hằn học, thái độ rất hung hăng như muốn đánh tôi, làm cho vợ chồng ông giáo sư ngạc nhiên, họ nhẹ nhàng kéo tôi ra xa. Anh ta đưa chỉ sát mặt tôi, với thái độ rất hung hăng anh ta nói:
-DM anh chứ! Anh tưởng anh có học muốn nói gì cũng được sao ? Hãy giữ vai trò thằng thông dịch cho đúng thì tốt hơn.
Ngưng lại một tí, vẫn vẻ bực tức, anh ta nói tiếp:
-DM anh, anh tự hỏi xem có thằng Việt Nam nào không nói xạo đâu! Anh cũng thế mà thôi, đừng làm ra vẻ đạo đức!…
Dù không hiểu nhưng có lẽ nhìn thấy sự kích động quá dữ dằn của anh ta với tôi, nó có phần vượt mức bình thường. Ông giáo sư vỗ vai anh ta vài cái nhẹ với vẻ thân thiện rồi ra dấu cho tôi im lặng rồi ông bà giáo sư kéo tay tôi, từ giã anh ta ra về!
Sau lần gặp mặt không vui đó tôi tự nói với mình, tôi phải tránh xa những rắc rối mà nó không phải công việc và trách nhiệm để khỏi bị bực mình thì hơn. Từ đó tôi không liên hệ với anh ta nữa.
Tôi đã tưởng rằng chuyện quen biết thoáng qua với gia đình “ngài chủ tịch “ đã đi vào quá khứ bởi vì “ tâm tư không đồng điệu,“ nhưng một hôm khi tôi vừa đi làm về thì vợ tôi cho biết, khoảng gần trưa người con trai cả của “ngài chủ tịch“ đến nhà tôi bất thình lình. Anh ta cho biết muốn gặp tôi có chút việc. Vợ tôi nói, tôi đi làm không về nhà buổi trưa và hỏi anh ta có việc gì không. Với tí chút ngại ngần anh ta cho biết vì có công việc đến một cơ quan lo giấy tờ nhưng vì không mang theo đủ tiền, về nhà thì quá xa nên điện thoại cho ông bố và biết địa chỉ của gia đình tôi, xin tôi cho mượn tiền để lo công việc. Anh ta hứa sẽ trả lại cho tôi ngày hôm sau. Bà vợ tôi không chút nghi ngờ nên đưa cho anh ta 200 SFr.
Khi tôi đi làm trở về nhà nghe vợ nói, tôi cười to và cho vợ tôi biết đó chỉ là cái trò ma mãnh để lừa đảo của những con người gian trá, không bao giờ biết xấu hổ! Nạn nhân là những người dễ tin mà thôi. Nghe tôi phân trần vợ tôi lắc đầu với vẻ ngạc nhiên ra vẻ không tin có dạng người như vậy! Nhưng ngày mai và nhiều ngày mai nữa vẫn im lặng và đúng như tôi dự đoán, anh ta không bao giờ đến, và bà vợ Nhật Bản ngu ngơ của tôi đã học được một bài học, nhớ đời!
Zurich, Thụy Sĩ. (Hình minh họa: Ilia Bronskiy/Unsplash)
Những bao hành tây và bắp non
Cũng trong những dịp đến thăm viếng người Việt nam tỵ nạn tại các nơi tạm cư đó, gia đình tôi quen biết được một gia đình ngư dân khác đến từ tỉnh Khánh Hoà (Nha Trang). Người chồng khoảng lứa tuổi của tôi nhưng vì kết hôn sớm nên họ có bốn đứa con xinh xắn và rất ngoan đều đã trên 10 tuổi. Gia đình họ được nhóm đỡ đầu mướn cho một căn hộ khá rộng, năm phòng tại tầng trệt của một chung cư trong một làng hơi xa trung tâm thành phố Zuerich. Chỉ người chồng làm việc cho một công ty sản xuất dụng cụ trong phòng tắm, WC…. vợ ở nhà chăm sóc con, thu nhập của chồng không đủ tiêu chuẩn nên hàng tháng vẫn phải nhận tiền hỗ trợ của quỹ an sinh xã hội.
Cũng giống như phần lớn gia đình Việt tỵ nạn khác, từ một xã hội nghèo, dân trí thấp như Việt Nam họ bước vào Thụy Sĩ, một xã hội phát triển, khuôn thước với rất nhiều luật lệ, những năm đầu tiên họ cũng vướng mắc vào khá nhiều luộm thuộm, gia đình vẫn có cuộc họp bạn, đàn đúm ăn nhậu, ồn ào làm phiền phức cho hàng xóm chung quanh.
Tuy nhiên với thời gian và nhất là cá tính phục thiện nên dù thuộc giới lao động, ít học tại Việt Nam nhưng cả hai vợ chồng rất thương yêu nhau, họ hiểu chuyện phải trái, chú ý học hỏi, sửa sai khi có người chỉ dẫn. Thêm vào đó mấy đứa con đi học tại trường được thầy cô giáo thương mến, luôn luôn tìm cách giúp đỡ chúng hoà nhập vào xã hội nhờ những sự giao tiếp với bạn bè trong trường.
Tóm lại chỉ sau vài ba năm gia đình họ thực sự đã hoà nhập vào nếp sống Thụy Sĩ rất đáng ngạc nhiên. Đó cũng là lý do mà gia đình tôi và họ có rất nhiều thân tình. Chúng tôi luôn luôn tìm cách giúp đỡ, chỉ dẫn họ những điều mà họ không biết vì thiếu thận trọng, hay vô tình mà vướng vào những lỗi lầm.
Tình thân của hai gia đình chúng tôi và họ rất tốt, vợ chồng họ thường hỏi han chúng tôi nhiều chuyện về Thụy Sĩ. Họ cũng chẳng ngại ngần khi nói những lời ân hận mỗi khi vì thiếu hiểu biết mà vướng vào sai lầm khi chúng tôi nói cho họ biết. Tóm lại dù là một gia đình lao động nhưng có tinh thần phục thiện, biết phải trái, rất mong hoà nhập vào xã hội văn minh. Tôi còn nhớ thời gian đầu tiên , mới định cư, có lẽ vì cô đơn, chưa hiểu nhiều về xã hội Thụy Sĩ nên họ cũng như bất cứ người VN nào khác, cũng vướng vào những lỗi lầm như thường tụ tập bạn bè đồng hương ăn nhậu, xem phim, đánh bài hay hát karaoke ồn ào nhiều lần phiền nhiễu với hàng xóm.
Nhưng qua những lần nói chuyện và với lời hướng dẫn khuyên nhủ của chúng tôi họ tiếp thu rất nhanh, dần dần đi vào khuôn thước của xã hội mà họ nhập cư . Hiện nay theo tôi được biết, vợ chồng họ đã về hưu, dành dụm tiền bạc sau nhiều chục năm làm việc cũng như đóng góp của 4 đứa con đã thành nhân, có nghề nghiệp ổn định, họ đã mua được một căn nhà khá rộng rãi ở làng nhỏ, khu kỹ nghệ thuộc tỉnh Zuerich. Một hiện tượng không dễ dàng, ngay cả với người dân Thụy Sĩ chính gốc.
Với gia đình này chúng tôi có rất nhiều ấn tượng tốt. Từ lúc họ còn luộm thuộm, phiền phức ban đầu khi mới định cư cho đến ngày họ vững trãi, tự tin trong vai vế người công dân đàng hoàng của Thụy Sĩ, một xã hội văn minh và thịnh vượng trên thế giới. Trong bài viết này tôi muốn đề cập đến một lỗi lầm của họ, nhưng với sự khuyên nhủ chân tình của tôi, vợ chồng họ đã nhìn thấy sự sai trái và sửa đổi. Theo tôi nghĩ chính nhờ cá tính phục thiện này mà hiện nay đại gia đình họ được coi là thành công, không thua kém bất cứ người Thụy Sĩ bình thường nào trong xã hội.
Một hôm, người chồng điện thoại đến nhà tôi, nhờ tôi liên hệ với một người bạn của họ sống tại Anh Quốc cho con trai lớn của họ muốn sang đó học thêm về Anh ngữ. Có lẽ vì sự giúp đỡ này, một lần vào cuối tuần, chúng tôi đến nhà họ chơi. Khi ra về, lúc tôi đang chuẩn bị lên xe thì người chồng khệ nệ vác một bao tải hành tây khá to bỏ vào “cốp “ xe của tôi. Anh ta cho biết vừa mua của một nhà nông trong khu vực. Dĩ nhiên chúng tôi rất vui mừng nhận món quà của họ.
Rồi một lần khác, không lâu sau đó, cũng lúc chúng tôi từ giã ra về, người chồng vác ra một bao tải toàn là bắp non, anh ta cho biết cũng vừa mua giá rất rẻ của một nông dân trồng bắp trong khu vực. Không như lần trước, lần này tôi thấy có điều gì đó không bình thường, vì nông dân Thụy Sĩ trồng loại bắp dùng cho gia súc, nên họ luôn luôn chờ cho bắp già, hạt to rồi mới thu hoạch, cung ứng cho các nhà máy sấy khô rồi xay nhỏ làm thức ăn pha trộn cho gia súc (trâu bò, heo, gà…), không có chuyện thu hoạch khi còn non. Đặc biệt loại bắp này khác với loại bắp ngọt được trồng cho người ăn, bán tại các siêu thị, loại bắp ngọt này trồng rất ít vì lượng tiêu thụ không nhiều.
Với suy nghĩ như vậy, tôi đưa mắt nghi ngờ nhìn hai vợ chồng họ, với tí chút ngại ngần tôi nói với họ những lý do làm cho tôi khó tin là anh ta mua. Cũng chẳng ngại ngần tôi khuyên họ không nên dại dột mà làm nhưng chuyện không trong sáng vì tương lai của chính họ và mấy đứa con, nhất là hiện nay chúng đang được thầy cô trong khu vực thương yêu và giúp đỡ.
Có lẽ lời khuyên bảo chân tình của tôi, vợ chồng họ có chút ngượng ngùng, người vợ không ngại càu nhàu người chồng. Bà ta cho tôi biết là có mấy người bạn của chồng đến nhà chơi rồi rủ nhau lúc đêm tối đến các khu nông trại trong khu vực hái trộm hành tây, bắp non của nông dân! Tôi đã thẩn thờ khi nghe họ nói, cuối cùng vì tình thân kèm theo sự quý mến, tôi khuyên nhủ và chẳng ngại ngần cho họ biết nếu họ tiếp tục làm trò ăn cắp như vậy thì chắc chắn chỉ một vài lần họ sẽ bị bắt ngay vì nông dân Thụy Sĩ không ngu ngơ mà không phòng bị khi nhìn thấy cơ sở của mình bị ăn trộm. Tôi cũng không quên nêu ra viễn tưởng rất phiền phức cho chính cá nhân họ và nhất là cho những đứa con của họ đang được dân cư trong khu vực thương mến, giúp đỡ.
Tôi cũng cho họ biết loại bắp đường, ngon hơn bán đầy ở siêu thị, hạt to và ngọt hơn, giá cũng rẻ thì cần gì phải làm cái trò dại dột đó mà bán tương lai của gia đình mình với vài chục Swiss Franc? Hình như lời khuyên nhủ chân tình của tôi đã làm vợ chồng họ ân hận khi nhìn ra vấn đề. Khi chúng tôi từ giã họ ra về , vừa vào nhà, chưa kịp thay quần áo thì vợ chồng họ điện thoại đến, cám ơn tôi đã chỉ dẫn cho họ những sai lầm do thiếu suy nghĩ mà nghe theo bạn bè làm chuyện ngu dại. Họ cũng không quên hứa với tôi là không và mãi mãi không bao giờ có chuyện đó xảy ra nữa.
Đúng như vậy, sau này mỗi khi chúng tôi gặp nhau, vợ chồng họ thi thoảng nhắc lại những sai lầm của thời gian mới đến Thụy Sĩ định cư vì thiếu hiểu biết với sự ân hận, họ không bao giờ quên dành cho chúng tôi những lời cám ơn rất chân tình. Đó cũng là lý do tôi và gia đình họ có rất nhiều tình cảm thân tình. Đến nay vợ chồng họ cũng như tôi đã vào tuổi hưu nghỉ trong thoải mái vì những đứa con của chúng tôi và họ không có gì để nói là vượt trội trong xã hội Thụy Sĩ nhưng cũng chẳng có gì để chúng tôi phải lo buồn cho chúng. Đó cũng là điều mà chúng tôi mong ước vậy.
(Viết từ Zuerich, Thụy Sĩ)
Lưu An-Vũ Ngọc Ruẩn – 11 tháng 7, 2024
Saigon Nhỏ
Zurich, Thụy Sĩ. (Hình minh họa: Ilia Bronskiy/Unsplash)
Vào khoảng năm 1978 phong trào vượt biên bằng đường biển từ Việt Nam đến các quốc gia Đông Nam Á rất ồn ào.
Dưới áp lực của thế giới, Thụy Sĩ cũng như một số quốc gia Âu châu thịnh vượng khác như Áo, Hoà Lan , các nước Bắc Âu… phải chia sẻ gánh nặng với Âu Mỹ để nhận người Đông dương tỵ nạn. Tôi rời Nhật Bản, đến Thụy Sĩ (1979) định cư dưới chương trình đó.
Sau khi ổn định chỗ ở và công việc, cuối tuần hay ngày lễ rảnh rỗi, chẳng có gì làm tôi thường la cà đến thăm viếng những người Việt Nam tỵ nạn tại gia đình họ hay tại các trại tạm cư ở những làng xã trong tiểu bang, quanh bìa thành phố Zurich, nơi họ chờ làm thủ tục định cư.
Nhờ những chuyến đi thăm viếng đó, tôi đã có dịp quen biết một số người tỵ nạn để hỏi han về tình hình sinh sống tại Việt Nam sau năm 1975.
Nhờ biết tí chút Anh ngữ, đôi khi tôi giúp đỡ họ trong sự giao dịch, làm thủ tục giấy tờ hay đề đạt ý nguyện của họ với những người Thụy Sĩ đỡ đầu cho họ hay nhóm nhân viên điều hành cơ sở. Trong những công việc bên lề đó tôi đã có khá nhiều thân tình, gần gũi với nhiều gia đình người Việt tỵ nạn. Phần lớn họ là những nông dân, ngư dân, binh sĩ hay công nhân viên từ các tỉnh thành của miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Họ không thân nhân tỵ nạn trước tại các quốc gia khác bảo lãnh nên họ được Thụy Sĩ thâu nhận trong chính sách nhân đạo.
Cũng nhờ những dịp quen biết đó, đã khắc ghi vào trí nhớ tôi khá nhiều câu truyện buồn vui, đôi khi ngỡ ngàng từ những người Việt tỵ nạn phần lớn thuộc thành phần lao động của VNCH xa xưa. Phải nói là nhiều sự kiện xảy ra do kém hiểu biết của họ đôi lần đã làm tôi ngẩn ngơ ngạc nhiên vì không thể tưởng tượng đó là sự thật. Đến nay dù thời gian đã quá xa vào dĩ vãng, những người Việt tỵ nạn nhà quê, ít kiến thức đó, nếu còn sống trên thế gian, họ đã biến đổi theo thời gian, hoà nhập vào xã hội văn minh Thụy Sĩ một cách khá hoàn chỉnh rồi, nhất là với thế hệ con cháu họ.
Cà phê ‘bạo lực’
Một lần vào khoảng giữa năm 1979, có một nhóm người Việt từ các trại tỵ nạn ở Đông Nam Á vừa được chính phủ Thụy Sĩ nhận vào khu tạm cư ở Buelach một làng (Gemeinde) nhỏ sát cạnh thành phố Zuerich. Thời gian đó tôi chưa lập gia đình, cuối tuần chẳng biết làm gì tôi đến thăm họ với mục đích hỏi thăm về cuộc sống ở Việt Nam cũng như tại các trại tỵ nạn, nơi tôi cũng có vài ba gia đình quen biết của tôi đang chờ đợi đi định cư.
Phần lớn họ là những ngư dân hay dân cư vùng quê tại các tỉnh vùng biển, có vài ba người ở thành phố hay là binh sĩ thời VNCH, nói chung họ rất dễ thương. Gặp tôi, khi biết tôi là người ăn học thời xưa, đã ra đi từ trước năm 1975 nên họ rất quý mến. Đổi lại tôi cũng coi họ như người thân thiết, chỉ dẫn, khuyên nhủ họ với chân tình của một người đi trước, hiểu biết hơn họ. Tôi hoàn toàn không có thái độ của một kẻ dạy đời, coi thường người thua kém mình, tôi cũng chẳng giấu giếm khi họ muốn biết về gia cảnh cùng khổ của gia đình tôi khi còn ở quê nhà. Với tấm chân tình đó, chỉ với vài giờ gần nhau, tôi đã được họ coi như rất thân thiết.
Hôm đó, sau nhiều tiếng đồng hồ nói chuyện, tình thân thương càng lúc càng nhiều hơn, một nhóm năm, sáu người họ than phiền buồn chán, muốn tôi dẫn họ đi thăm viếng vùng trung tâm buôn bán của địa phương. Dĩ nhiên chẳng có lý do gì tôi từ chối, cũng là dịp chỉ dẫn họ nếp sống, buôn bán của dân địa phương. Sau một lúc đi dạo, họ đề nghị tôi dẫn vào một quán cà phê để giải khát và cũng để biết mùi vị cà phê của Thụy Sĩ ra sao. Chúng tôi vào một nhà hàng nhỏ bên đường, thông thường khách là dân địa phương đến uống cà phê hay nhâm nhi vài ly rượu với vài loại bánh ngọt do nhà hàng tự làm hay vài loại thịt biến chế như xúc xích (salami), thịt xông khói.
Chúng tôi đều gọi cà phê, mọi người im lặng nhìn cách phục vụ của quán với khá nhiều thích thú nhất là khi nhìn thấy ly cà phê nhỏ bé luộm cuộm lớp bọt màu nâu, kèm theo mỗi tách một thỏi kem sữa. Hoàn toàn khác với ly cà phê bằng thuỷ tinh, to lớn, màu đen không nổi bọt tại Việt Nam. Khi người phục vụ đi vào phía trong, họ hỏi tôi rất nhiều về ly cà phê, giá cả, thỏi kem sữa là gì, sử dụng ra sao, cũng như kiểu cách uống cà phê của dân Thụy Sĩ. Dĩ nhiên tôi chỉ dẫn họ rất tường tận để họ có thể cùng với nhau đi thưởng thức nếu họ muốn trong tương lai.
Chúng tôi nói chuyện với nhau rất nhiều, họ hỏi tôi về cuộc sống cá nhân, nơi làm việc, cuộc sống của tôi ngày xưa thời còn ở Việt Nam cũng như tại Nhật Bản và Thụy Sĩ. Dĩ nhiên tôi cũng chẳng giấu giếm bất cứ gì nếu họ muốn biết. Ngược lại cũng từ họ tôi biết được rất nhiều về Việt Nam sau năm 1975 và cả những chuyến vượt biên đầy hãi hùng trên biển cả với hải tặc, nạn giết người, hiếp dâm… Ngồi với nhau khá lâu, lúc chia tay, tôi tỏ ý gọi người phục vụ để tính tiền thì một người trong nhóm nhìn tôi và hỏi:
-Tiền cà phê bao nhiêu vậy chú? Nếu không quá mắc, để tụi cháu trả tiền cho chú.
Nghe anh ta hỏi, với tí chút chau mày, tôi nhìn anh ta:
-Mấy anh mới sang chưa đi làm, có tiền đâu mà trả cho tôi? Thật ra cũng chẳng đáng bao nhiêu, có lẽ khoảng 10 Franc cho tất cả mà thôi .
Cả đám, họ nhìn nhau, rồi một người nói:
-Chắc chú không biết, mỗi người chúng cháu, hàng ngày được họ phát cho 3 đồng để tiêu dùng nhưng chúng cháu chưa biết gì nên món tiền vẫn còn nguyên.
Lúc đó tôi mới biết là chính phủ Thụy Sĩ phát tiền cho họ để tiêu vặt. Nhưng vì mới sang mấy ngày, ngôn ngữ, đường xá lại mù tịt nên họ vẫn còn…. Họ nói vậy, nhưng làm sao tôi có thể để họ trả tiền cho mình được, dù món tiền chẳng bao nhiêu hoàn toàn trong khả năng của họ. Nghĩ như vậy, tôi nhìn họ mỉm cười:
-Có đáng là bao nhiêu đâu mà các anh phải lo cho mệt? Hơn nữa tôi đã đi làm và có lương hướng ngon lành, món tiền tiêu vặt vài ba Franc của các anh hãy để dằn túi mua thuốc hút hay ăn quà vặt, hợp lý hơn.
Cứ thế tôi và họ cứ lằng nhằng việc dành trả tiền. Cho đến một lúc, tôi đưa tay vẫy gọi bà phục vụ rồi móc tờ 20 Franc trong chiếc ví ra, coi như chẳng muốn thảo luận với họ nữa. Nhưng ngay lúc đó, một người trong số họ, với vẻ tức giận, anh ta đứng dậy nắm lấy cổ áo tôi rất giận dữ nói rất to:
-ĐM anh! Anh nghĩ anh giàu có, dám khinh rẻ chúng tôi nghèo túng, không đủ tiền trả cho anh ly cà phê sao?
Tôi choáng váng đến mức ngẩn ngơ vì thái độ quá kích động của anh ta. Đưa mắt nhìn sang vài chiếc bàn chung quanh, tất cả khách Thuỵ Sĩ trong tiệm cũng giật mình, ngạc nhiên trố mắt nhìn chúng tôi. Thấy có vẻ không suôi, tôi vỗ nhẹ vào cánh tay anh ta, miệng mỉm cười, nhỏ nhẹ tôi nói với họ:
-Được rồi, tôi xin lỗi… Vậy các anh trả tiền đi!
Lúc đó anh ta mới bỏ cổ áo của tôi ra, và mọi người chúng tôi lại trở lại vui vẻ , nói cười bình thường. Hành động của chúng tôi đã làm những người khách trong tiệm ngẩn ngơ nhìn ra vẻ không hiểu gì. Bà phục vụ khi đến bàn chúng tôi tính tiền cũng với ánh mắt tò mò. Để đánh tan thắc mắc của bà ta và khách trong quán, nhìn bà ta, tôi nói vài lời xin lỗi vì sự đùa giỡn ồn ào, có chút bạo lực của người bạn! Dĩ nhiên bà ta (có lẽ cả những người khách khác trong tiệm) cũng cười vui, họ lắc đầu thân thiện nghĩ rằng chúng tôi vừa diễn tả một câu truyện vui đùa mà thôi.
Sau lần dành trả tiền cà phê “bạo lực” đó, thỉnh thoảng tôi cũng đến trại tạm cư thăm viếng, chuyện trò với họ bình thường. Chỉ khác hơn là những lần tôi dẫn họ đi phố, tạt vào hàng quán ăn uống tí chút, việc trả tiền gần như do họ chi trả. Ngược lại vì không muốn để họ thiệt thòi, tôi thường mua bánh, trái cây đến mời họ và người khác trong khu tạm cư. Rồi với thời gian, họ lần lượt được chuyển đến các nơi định cư trong tiểu bang và lại có nhóm người mới đến thay vào… Cứ như vậy chương trình kéo dài đến khoảng năm 1981 thì chấm dứt. Với khoảng thời gian gần hai năm đó tôi vẫn đến thăm hỏi, giúp đỡ bất cứ ai những việc trong khả năng của tôi.
Cũng nhờ vậy tôi quen được khá nhiều người, đủ mọi thành phần trong xã hội Việt Nam xa xưa. Từ những chuyến viếng thăm đó tôi đã có rất nhiều kỷ niệm vui cũng như buồn khi gần gũi họ. Nhất là thời gian sau đó tôi lập gia đình, vợ tôi cũng rất yêu qúy họ, vì hiểu tấm lòng quá chân chất, nồng ấm của họ. Có thể nói không một lần nào chúng tôi gặp họ tại trại tạm cư hay khi họ đã được người bảo lãnh tìm cho họ chỗ ở và việc làm an định mà không được họ săn đón, mời ăn uống…. Đến mức chúng tôi phải sợ vì lòng tốt của họ! Đó là cá tính rất đáng qúi mến của dân Việt Nam, nhất là người Việt Nam bình dân, vùng thôn quê… Nhưng đôi khi tấm lòng quá chân tình của họ lại tạo ra những cảnh không đẹp, không vui…!
Một bồn tắm đầy cá
Một trong nhóm người quen biết mà vợ chồng tôi rất thân thiết, thường đến nhà họ tâm tình hay giúp đỡ, chỉ dẫn họ những giấy tờ khá phiền phức trong cuộc sống tại Thụy Sĩ, đó là gia đình chú Tư Nghĩa, chủ tàu đánh cá tại Rạch Giá.
Ngày xưa, thời còn là sinh viên, tôi đã xuống Rạch Giá để thực tập về môn đánh bắt Ngư Sản nhiều tuần lễ rồi sau khi tốt nghiệp đại học, tôi xuống Cần Thơ làm việc. Rạch Giá là một trong vài ba địa phương mà tôi rất thích, thường rong chơi ở đó. Có thể nói tôi đã thăm viếng và biết khá nhiều về Rạch Giá, Hà Tiên, tôi đã đi theo tàu đánh cá của ngư dân thăm viếng hầu hết những hải đảo lớn nhỏ như hòn Tre, hòn Rái, nhóm đảo Nam du, Thổ Chu… Đặc biệt tôi còn quen biết khá thân thiết với hai anh em ông Cái Văn Nhịn và Cái văn Nhẫn, là chủ nhân những con tàu đánh cá to lớn nhất của tỉnh Rạch Giá. Chính nhờ sự hiểu biết, quen thuộc của tôi như vậy đã tạo ra sự thân tình rất khắng khít của tôi và gia đình ông Tư Nghĩa.
Sau khoảng vài tháng sống trong khu tạm cư, gia đình ông Tư Nghĩa được nhóm bảo trợ giúp đỡ tìm cho một căn nhà của nông dân, rất rộng nằm riêng biệt giữa cánh đồng trồng lúa mì tại làng Ruemlang sát bìa thành phố Zuerich. Với căn nhà to lớn riêng biệt, giữa đồng đã là nơi quá tốt cho những người bạn của gia đình họ đến chơi, ăn nhậu hay bài bạc. Thím Tư và lũ con là khổ nhất vì phải lo nấu nướng, lau chùi, cung ứng cho những cuộc ăn nhậu gần như xảy ra rất thường. Đôi lần tôi có ý khuyên nhủ chú Tư nên cảm thông cho sự khổ sở của vợ con nhưng cũng chẳng có tác động, nên tôi cũng đành nhắm mắt làm lơ cho yên chuyện.
Một lần chúng tôi đến chơi, có lẽ vì ham chơi với mấy đứa bé khác nên thằng con của tôi tiểu ra quần, vợ chồng chúng tôi phải bỏ ngang cuộc nói chuyện đem thằng bé vào nhà tắm để rửa ráy. Ngay khi mở cửa phòng tắm chúng tôi đã ngẩn ngơ, không tin nổi mắt mình! Gần một nửa bồn tắm toàn là cá, phần lớn vẫn còn sống láp ngáp, chúng tôi tự hỏi từ đâu mà chú Tư mua được nhiều như vậy? Sau khi rửa sơ sài cho thằng con, trở lại phòng khách để tiếp tục nói chuyện với mọi người, tôi hỏi chú Tư về số cá đó.
Nghe tôi hỏi, chú Tư ngẩn ngơ tí chút, đưa mắt nhìn vợ rồi cho tôi biết, trong một lần chú Tư và vài người bạn đã đi thăm viếng hồ Katzensee, một hồ nước nhỏ ở giữa khu rừng không xa nhà. Đó là một khu du lịch của địa phương, gồm hai hồ nước nhỏ thông với nhau (có lẽ bằng hồ Hoàn Kiếm của Hà Nội). Hàng ngày, nhất là vào mùa nắng ấm dân cư đến đó vui chơi, nướng thịt hay đi dạo trên khu rừng thưa chung quanh hồ. Cả hai hồ nước có những cây cầu ngắn chắc chắn bắc ra ngoài hồ. Khách viếng hồ thường mua những gói bắp rang tại cái kiosk nhỏ để cho cá ăn, coi như trò tiêu khiển. Mỗi khi liệng nắm thức ăn xuống thì hàng trăm con cá xúm lại tranh ăn, làm thú vui cho khách, nhất là với lũ trẻ con. Ban đêm hay mùa lạnh không có khách thăm viếng, kiosk đóng cửa, khu vực của hồ nước hoàn toàn không có ai. Loại cá trong hồ phần lớn là cá trắng cỡ bằng bàn tay, giống như cá Trà Vinh của đồng bằng Cửu Long, Việt Nam. Theo tôi biết thì loại cá này không bán trên thị trường Thụy Sĩ vì có nhiều xương và thịt không ngon.
Cuối cùng với sự thắc mắc có chút nghi ngờ của tôi, chú Tư Nghĩa cho tôi biết, khi biết hồ có nhiều cá, ban tối vắng vẻ không có ai kiểm soát nên chú và mấy người bạn , dân đánh cá trong cùng nhóm tỵ nạn đã tìm mua dây cước về đan thành lưới rồi ban đêm rủ nhau ra hồ đánh cá . Cũng theo lời chú kể thì chỉ liệng vài nắm bắp rang xuống, cá bu lại, quăng chiếc lưới nhỏ bằng cái chiếu là thu ngay được khoảng 3, 4 kg cá dễ dàng. Nghe họ nói tôi ngẩn ngơ, thẫn thờ vì nó ra ngoài sự tưởng tượng của tôi. Với chút ngại ngần tôi nói với họ:
-Chú Tư và mọi người không nên làm như vậy nữa, không dễ dàng mãi đâu, ban đêm cảnh sát họ rất thường đi tuần. Tôi chắc chắn, khi họ thấy chú và mọi người bê vác “chiến lợi phẩm,“ nhất là dân ngoại quốc nữa… chắc chắn họ sẽ chặn lại hỏi han và chuyện vỡ lỡ thì rất phiền. Nhất là chú và mọi người đang sống dưới sự giúp đỡ tài chánh của địa phương.
Thấy mọi người im lặng, tôi nói tiếp:
-Thật ra loại cá này chẳng ai thèm ăn, bán không ai mua vì quá nhiều xương, thịt nhạt nhẽo, quá nhiều vảy… Nếu mọi người thích ăn cá thì mua tại siêu thị nhiều loại cá ngon hơn, đã đánh vẩy làm sạch ruột rồi , giá cả cũng đâu có mắc gì. Thành thật tôi mong chú Tư và mọi người nên suy nghĩ mà không làm như vậy nữa!
Hình như lời khuyên của tôi có phần làm mọi người hiểu biết, đưa mắt nhìn vợ chồng tôi, chú Tư trả lời:
-Đúng như vậy chú Hai, chúng tôi bắt về mới thấy thịt nó lạt nhách, toàn là xương… Chúng tôi chẳng ai muốn lấy, chắc phải đem liệng làm phân!
Nghe họ nói, thành thật tôi cũng chẳng biết đó là lời nói thật lòng hay đãi bôi cho tôi vui lòng. Nhưng nhiều năm sau đó, thi thoảng gia đình tôi vẫn đến thăm viếng cũng như giúp đỡ họ trong những vấn đề liên quan đến giấy tờ mà họ không hiểu biết … Tôi kín đáo dò la, nói chuyện với vợ con của họ, có vẻ như họ nói thật và không làm cái việc rất liều lĩnh và vô ý thức đó nữa.
Sự liên hệ của chúng tôi và gia đình chú Tư kéo dài khá lâu, cho mãi đến khoảng năm 1995 hay 1996, khi mấy đứa con của chú thím ấy đã lớn khôn, có đứa đã đi làm kiếm sống và nuôi gia đình. Vợ chồng tôi cũng bận bịu nhiều với cơ sở làm ăn riêng nên chúng tôi gần như không liên hệ với gia đình chú Tư và nhóm bạn bè của chú ấy nữa. Tuy nhiên vào khoảng năm 2000 tôi nghe tin chú Tư đã mất vì ung thư gan, thím Tư xin về Việt nam du lịch, nhưng đã không trở lại Thụy Sĩ nữa.
Nhà của ‘ngài chủ tịch’
Vào khoảng năm 1987, khi tôi còn làm việc tại viện khảo cứu về dinh dưỡng, tôi nhận được điện thoại từ một vị giáo sư của phòng khảo cứu thổ nhưỡng (Boden-Kuende Labor), thuộc phân khoa nông nghiệp của đại học Bách Khoa Zuerich nơi tôi đã làm việc nhiều năm về trước, khi tôi mới đến Thụy Sĩ.
Vị giáo sư biết tôi là người Việt Nam qua giáo sư H. Neukom chủ nhiệm phân khoa hóa thực phẩm (Food Chemistry), xếp trực tiếp của tôi. Ông cho biết, vợ chồng ông đang đỡ đầu cho một gia đình tỵ nạn Việt Nam, vì có vài vấn đề không thông hiểu nhau giữa vợ chồng ông và gia đình người Việt Nam, ông muốn nhờ tôi, giúp đỡ trong việc giao tiếp với họ. Dĩ nhiên tôi đồng ý vì đó là việc đáng và phải làm. Ông cho tôi số điện thoại của gia đình người tị nạn, mong tôi liên lạc để xếp đặt một cuộc hẹn vào cuối tuần để vợ chồng ông ta và tôi sẽ đến nhà họ để nói chuyện.
Ngay buổi tối hôm đó khi về nhà, tôi điện thoại đến nhà người Việt tỵ nạn như vị giáo sư yêu cầu. Tôi đã ngẩn ngơ vì nghĩ là ông giáo sư đã cho tôi sai số điện thoại vì khi quay số xong, tôi nhận được câu trả lời của một cô gái, con của chủ nhà:
-A lô, ai đó? Đây là nhà của ông Chủ tịch hội “ABC” đây! (Xin cho tôi không nói rõ hội đoàn)
Với chút ngạc nhiên, nhưng tôi vẫn trả lời:
-Cháu cho chú hỏi, đó có phải là nhà của ông Đạt không?
Cô bé trả lời rất tự nhiên:
-Đúng rồi ạ, để cháu gọi ba cháu cho chú nhe.
Thế là tôi được nói chuyện với “Ngài chủ tịch,” lúc đó tôi mới biết là mình không quay lộn số! Rồi qua vài lời giới thiệu về công việc , tôi cho anh ta biết ý định của ông bà giáo sư, người đỡ đầu cho gia đình anh ta muốn có cuộc hẹn với anh ta vào buổi tối cuối tuần sắp tới. Trong lần điện thoại đó, tôi cũng dành tí chút thời gian hỏi thăm sơ sài về hoàn cảnh gia đình, công việc làm của anh ta. Cuối cùng tôi được biết, với sự giúp đỡ của ông giáo, anh ta đang làm công nhân cho một cơ xưởng chế tạo tủ lạnh của một làng gần nơi anh ta sinh sống. Đặc biệt là anh ta đang làm chủ tịch của một hội đồng hương tôn giáo của người Việt nam tỵ nạn nào đó tại Thụy Sĩ.
Anh ta cho tôi biết ngày xưa, thời VNCH anh ta làm phó chi cục thuế của một tỉnh miền trung. Sau năm 1975, bị đi học tập vài năm, trở về nhờ tài năng nên được chính quyền CS địa phương cho tiếp tục làm việc tại sở thuế. Qua lời anh ta kể, tôi có cảm giác nể trọng vì nghĩ mình có dịp quen biết một người tỵ nạn có trình độ. Dĩ nhiên tôi không quên nhắc lại cho anh ta biết là vào buổi tối chủ nhật sắp tới, tôi và ông bà giáo sư, người đỡ đầu sẽ đến nhà anh để bàn luận với anh vài vấn đề liên quan đến việc giúp đỡ gia đình anh ta mà họ chưa minh bạch.
Đúng như ngày hẹn, trước khi đến nhà anh Đạt (tên ông chủ tịch) vợ chồng ông giáo sư và tôi hẹn gặp nhau trước tại một restaurant không xa nhà anh ta. Trong lúc ngồi uống cafe ông bà giáo sư cho tôi biết đại khái vấn đề mà ông bà ta muốn tôi giúp đỡ, đó là gia đình anh ta đã đòi hỏi quá nhiều, vượt khỏi phạm vi giúp đỡ của họ trong vai trò của người đỡ đầu, cũng như của hội bảo trợ người tỵ nạn của chính phủ Thụy Sĩ. Ông Giáo sư cũng cho tôi biết anh ta đã bị hãng trước thải việc vì làm việc không chăm chỉ, rất thường đi sớm về trễ… đã làm cho ông bà giáo sư rất phiền với công ty. Với hãng xưởng hiện tại, hình như cũng không được thoải mái lắm. Đã thế anh ta không muốn nhận quần áo cũng như vật dụng cũ (second hands) do các cơ sở thiện nguyện cung cấp mà muốn hội bảo trợ giúp tiền mua đồ mới.
Với hàng xóm, chung sống trong dãy nhà, gia đình anh ta cũng thường xảy ra những rắc rối, phiền hà vì tụ tập bạn bè, ăn nhậu gây ồn ào cho hàng xóm. Tóm lại ông bà giáo sư tỏ ra rất buồn bực, luôn luôn bị làm phiền vì phải lo giải quyết những chuyện không đâu từ hàng xóm, từ hãng xưởng nơi anh ta làm việc gọi lại than phiền. Chính vì vậy ông giáo sư muốn tôi nói rất rõ những gì mà người Việt tỵ nạn được giúp đỡ trong thời gian đầu, khi chưa quen thuộc, chưa hiểu biết về xã hội, con người Thụy Sĩ. Ông bà giáo sư nhờ tôi khuyên anh ta nên thay đổi để sớm hòa nhập vào xã hội định cư.
Sau đó chúng tôi đến nhà anh ta đúng như lời hẹn, lướt qua vài lời giới thiệu. Tôi cho anh ta biết tôi không phải là người làm việc cho cơ quan bảo trợ và cũng chẳng có quyền hạn gì ngoài việc đóng vai trò truyền đạt những ý muốn, đề nghị của anh ta cũng như của ông bà giáo sư, người đỡ đầu của gia đình anh ta, mong có được những sự cảm thông tốt đẹp giữa hai bên mà thôi. Dĩ nhiên trong buổi nói chuyện tôi cũng tìm cách khuyên nhủ vợ chồng anh ta nhìn rõ vấn đề, biết cái gì mình có thể xin được từ nhóm bảo trợ, cái gì mình phải cố gắng tự lo cho chính mình hay gia đình. Tuy nhiên dù cố gắng, thân tình khuyên răn, hướng dẫn rất chân tình cho vợ chồng anh ta, nhưng tôi có cảm tưởng những cố gắng của tôi hoàn toàn không tác dụng!
Có những câu nói của anh ta đã làm tôi ngỡ ngàng, nó quá sai lầm và đầy vô lý, tôi không dám dịch cho ông bà giáo sư nghe. Chẳng hạn anh ta nói chính phủ Thụy Sĩ đã thu nhận người tỵ nạn thì phải có trách nhiệm cưu mang và giúp đỡ những gì mà người tỵ nạn cần. Nếu không thì đừng nhận, anh ta sẽ đi các quốc gia khác như Mỹ, Canada hay Úc châu… Những nơi đó theo anh ta được giúp đỡ, cưu mang tốt hơn!
Tóm lại tôi thấy cuộc gặp mặt, giúp đỡ của tôi thu được rất ít kết quả. Thỉnh thoảng ông bà giáo sư đưa mắt nhìn tôi với vẻ chán nản, tôi cũng mang cảm giác buồn ra mặt. Cuối cùng thì cuộc gặp mặt cũng chấm dứt. Trên đường về hình như cảm nhận được vẻ không vui của tôi, vợ chồng vị giáo sư tế nhị nói vài lời cám ơn sự giúp đỡ của tôi, ít ra nhờ tôi mà họ truyền đạt những ý kiến, đề nghị của họ với gia đình anh ta.
Sau đó khoảng một tuần, thình lình tôi nhận được điện thoại của anh ta với ý định cuối tuần mời gia đình tôi đến nhà ăn cơm Việt Nam, cũng là dịp để gia đình anh ta gặp gỡ và làm quen với vợ con tôi. Dĩ nhiên tôi vui vẻ chấp nhận vì thật lòng tôi cũng muốn quen biết với một người có trình độ trong xã hội VNCH xa xưa và cả thời CS đương thời. Đúng hẹn chúng tôi đến nhà anh ta, không phải chỉ có gia đình tôi mà còn thêm khoảng 6, 7 người bạn khác của anh ta, trong đó có vài người từ Pháp sang, còn lại là những người tỵ nạn đến Thụy Sĩ cùng trong khu tạm cư với anh ta mà tôi chưa bao giờ gặp mặt.
Đúng là một cuộc hội mặt khá đông. Lũ trẻ con dành một căn phòng xem phim kiếm hiệp Hồng Kông la hét rất ồn ào. Các ông thì quây quần trên chiếc thảm giữa nhà chơi xập xám cũng chẳng yên lặng hơn đám trẻ con: Các bà, các cô, vài người lo chuẩn bị nấu ăn trong căn bếp, một nhóm khác thì quây quần chơi tứ sắc nói chuyện rôm rả!….. Tóm lại nhìn lối sinh hoạt đó, vợ chồng chúng tôi kín đáo đưa mắt nhìn nhau như đã hiểu rõ, sinh hoạt như vậy không tạo ra những phiền hà với hàng xóm mới là điều khác lạ.
Sau vài câu chào hỏi, giới thiệu người mới quen với vợ chồng tôi, ông chủ tịch và nhóm bạn có ý mời tôi nhập cuộc “Tapi”. Tôi lấy lý do không biết chơi, lịch sự để từ chối. Đến bữa ăn, dù bị ép mời uống rượu với mọi người kể cả những lời khích bác, nhưng tôi cũng phải tế nhị chối từ vì phải lái xe cũng như rất dễ bị nhức đầu. Tóm lại cuộc gặp mặt lần đó đã cho tôi hiểu rõ, dạng người của anh ta và nhóm bạn hoàn toàn không phải là người mà tôi thích thân cận.
Cũng trong cuộc ăn uống đó, tôi có hỏi anh ta về những công việc cũng như chức vị ngày xưa mà anh ta đã nói với tôi qua điện thoại (và cả trong tờ giấy khai với cơ quan nhận người tị nạn) cũng như trong lần gặp mặt đầu tiên với ông bà Thụy Sĩ bảo lãnh. Có vài điều mâu thuẫn, làm cho tôi có tí chút nghi ngờ sự xác thực. Tôi có cảm tưởng anh ta là người không thật thà và rất thích khoe khoang, mà người ta gọi là “nổ”!
Thành thật trong cuộc nói chuyện với anh ta và nhóm bè bạn, thực sự tôi không biết chính xác anh ta và nhóm bạn của anh ta đã sống và làm việc gì thời VNCH và cả thời VN sau năm 1975! nó mâu thuẫn với lời nói của anh ta trước kia. Anh ta cho biết gia thế rất giàu có ở Nha Trang, đã bỏ tiền ra mua hẳn một cái tàu đánh cá “6 blocks” tổ chức vượt biên thu gom rất nhiều Dollars Mỹ, vàng vòng của khách nhưng bị hải tặc cướp tất cả.
Tóm lại, tôi nghe anh ta nói nhưng càng lúc càng cảm thấy như đang nghe một cuộc tấu hài mà sự kiện không biết thật hay giả. Có lẽ anh ta và nhóm bạn hình như biết tôi không cùng đồng cảm trong lãnh vực giải trí, tìm vui, nhất là khi họ biết tôi không phải là người vượt biên mà tôi ra khỏi Việt Nam trước 1975 bằng con đường du học. Anh ta nhìn tôi đùa cợt cùng với những lời phù hoạ của nhóm bạn:
-Chú Hai ăn học quá nhiều rồi thành ra lú lẫn, quên đi những cái khoái cảm của cuộc đời!
Tôi mỉm cười cho qua và càng cảm nhận được lý do tại sao anh ta rất thường bị rắc rối trong sở làm, đụng chạm với hàng xóm, chung quanh. Tôi cũng thông hiểu và cảm thông vợ chồng ông giáo sư “Thổ nhưỡng học “ đã vì lòng tốt, thương người tỵ nạn mà không may nhận bảo hộ cho một gia đình với rất nhiều rắc rối này.
Một điều rất hài hước, sau đó có vài lần ông bà giáo sư nhờ tôi điện thoại đến nhà anh ta để nói cho anh ta vài điều gì liên quan đến việc làm hay giấy tờ bảo hiểm bệnh tật, lần nào điện thoại đến gia đình anh ta, đều do bà vợ hay đứa con trai, con gái lớn của anh ta nhắc điện thoại, tôi cũng phải nghe câu nói rất ngô nghê, nực cười:
-A lô, đây là nhà ông chủ tịch hội “ABC”, ai đầu dây đó ạ?
Có lẽ tôi cũng dành tí chút để viết thêm về một câu chuyện của “ngài Chủ Tịch “ đã khiến tôi nhớ mãi không quên. Lần đó vợ chồng vị giáo sư đỡ đầu lại điện thoại cho tôi. Họ lại nhờ tôi giúp đỡ, cùng đến nhà ngài “Chủ Tịch“ để giải quyết vụ lộn xộn giữa ngài chủ tịch và cậu con trai lớn, mua dàn máy video tại một công ty điện máy theo dạng trả góp, nhưng đã không trả đúng luật dù nhà bán hàng đã nhiều lần gửi giấy cảnh cáo… Cuối cùng vấn đề được đưa ra quận cảnh sát khu vực, kết quả lại lộn xộn và ông bà giáo sư muốn nhờ tôi cùng đến nhà anh ta để tìm cách giải quyết vấn đề.
Tôi và ông bà giáo sư đến nhà anh ta, phải qua một lúc nói qua, nói lại kèm theo lời khuyên nhủ, cuối cùng anh ta đồng ý cho người đỡ đầu liên hệ với nhà bán hàng và sở làm của anh ta. Mỗi tháng tách ra một món tiền nhỏ từ sổ lương của “ông Chủ Tịch” trả cho công ty bán hàng theo đúng giá mua nhưng không bị phạt vạ với lý do không hiểu rõ ngôn ngữ và luật lệ. Cũng trong lần gặp mặt, giải quyết vấn đề lộn xộn đó, có lẽ tôi đã cảm nhận được cá tính không tốt của anh ta, ông giáo sư có than phiền với tôi là anh ta không thật thà, nói xạo quá nhiều (Thật ra tôi cũng chẳng biết anh ta xạo với ông ta việc gì mà khiến ông ta nhận xét về anh ta như vậy ?). Tuy nhiên lời nhận xét của ông giáo sư đã làm tôi có phần bức xúc, tôi nhỏ nhẹ nói với anh ta:
-Anh nên cố tránh việc nói xạo với ông ta đi, dù sao họ cũng là người rất tốt đã giúp đỡ cưu mang gia đình anh trong nhiều năm qua.
Thấy anh ra im lặng, tôi nói tiếp:
-Ông ta vừa nói với tôi là anh nói xạo quá nhiều! Tôi không dám trách anh, nhưng theo tôi nếu anh nói xạo điều gì nên chú ý, nhớ kỹ. Nếu cần ghi nhớ vào sổ tay, để lần sau khi nói với ông ta, anh không sai lầm mà sinh ra mâu thuẫn không có lợi cho anh!
Tôi vừa nói xong, anh ta giương mắt nhìn tôi với vẻ hằn học, thái độ rất hung hăng như muốn đánh tôi, làm cho vợ chồng ông giáo sư ngạc nhiên, họ nhẹ nhàng kéo tôi ra xa. Anh ta đưa chỉ sát mặt tôi, với thái độ rất hung hăng anh ta nói:
-DM anh chứ! Anh tưởng anh có học muốn nói gì cũng được sao ? Hãy giữ vai trò thằng thông dịch cho đúng thì tốt hơn.
Ngưng lại một tí, vẫn vẻ bực tức, anh ta nói tiếp:
-DM anh, anh tự hỏi xem có thằng Việt Nam nào không nói xạo đâu! Anh cũng thế mà thôi, đừng làm ra vẻ đạo đức!…
Dù không hiểu nhưng có lẽ nhìn thấy sự kích động quá dữ dằn của anh ta với tôi, nó có phần vượt mức bình thường. Ông giáo sư vỗ vai anh ta vài cái nhẹ với vẻ thân thiện rồi ra dấu cho tôi im lặng rồi ông bà giáo sư kéo tay tôi, từ giã anh ta ra về!
Sau lần gặp mặt không vui đó tôi tự nói với mình, tôi phải tránh xa những rắc rối mà nó không phải công việc và trách nhiệm để khỏi bị bực mình thì hơn. Từ đó tôi không liên hệ với anh ta nữa.
Tôi đã tưởng rằng chuyện quen biết thoáng qua với gia đình “ngài chủ tịch “ đã đi vào quá khứ bởi vì “ tâm tư không đồng điệu,“ nhưng một hôm khi tôi vừa đi làm về thì vợ tôi cho biết, khoảng gần trưa người con trai cả của “ngài chủ tịch“ đến nhà tôi bất thình lình. Anh ta cho biết muốn gặp tôi có chút việc. Vợ tôi nói, tôi đi làm không về nhà buổi trưa và hỏi anh ta có việc gì không. Với tí chút ngại ngần anh ta cho biết vì có công việc đến một cơ quan lo giấy tờ nhưng vì không mang theo đủ tiền, về nhà thì quá xa nên điện thoại cho ông bố và biết địa chỉ của gia đình tôi, xin tôi cho mượn tiền để lo công việc. Anh ta hứa sẽ trả lại cho tôi ngày hôm sau. Bà vợ tôi không chút nghi ngờ nên đưa cho anh ta 200 SFr.
Khi tôi đi làm trở về nhà nghe vợ nói, tôi cười to và cho vợ tôi biết đó chỉ là cái trò ma mãnh để lừa đảo của những con người gian trá, không bao giờ biết xấu hổ! Nạn nhân là những người dễ tin mà thôi. Nghe tôi phân trần vợ tôi lắc đầu với vẻ ngạc nhiên ra vẻ không tin có dạng người như vậy! Nhưng ngày mai và nhiều ngày mai nữa vẫn im lặng và đúng như tôi dự đoán, anh ta không bao giờ đến, và bà vợ Nhật Bản ngu ngơ của tôi đã học được một bài học, nhớ đời!
Zurich, Thụy Sĩ. (Hình minh họa: Ilia Bronskiy/Unsplash)
Những bao hành tây và bắp non
Cũng trong những dịp đến thăm viếng người Việt nam tỵ nạn tại các nơi tạm cư đó, gia đình tôi quen biết được một gia đình ngư dân khác đến từ tỉnh Khánh Hoà (Nha Trang). Người chồng khoảng lứa tuổi của tôi nhưng vì kết hôn sớm nên họ có bốn đứa con xinh xắn và rất ngoan đều đã trên 10 tuổi. Gia đình họ được nhóm đỡ đầu mướn cho một căn hộ khá rộng, năm phòng tại tầng trệt của một chung cư trong một làng hơi xa trung tâm thành phố Zuerich. Chỉ người chồng làm việc cho một công ty sản xuất dụng cụ trong phòng tắm, WC…. vợ ở nhà chăm sóc con, thu nhập của chồng không đủ tiêu chuẩn nên hàng tháng vẫn phải nhận tiền hỗ trợ của quỹ an sinh xã hội.
Cũng giống như phần lớn gia đình Việt tỵ nạn khác, từ một xã hội nghèo, dân trí thấp như Việt Nam họ bước vào Thụy Sĩ, một xã hội phát triển, khuôn thước với rất nhiều luật lệ, những năm đầu tiên họ cũng vướng mắc vào khá nhiều luộm thuộm, gia đình vẫn có cuộc họp bạn, đàn đúm ăn nhậu, ồn ào làm phiền phức cho hàng xóm chung quanh.
Tuy nhiên với thời gian và nhất là cá tính phục thiện nên dù thuộc giới lao động, ít học tại Việt Nam nhưng cả hai vợ chồng rất thương yêu nhau, họ hiểu chuyện phải trái, chú ý học hỏi, sửa sai khi có người chỉ dẫn. Thêm vào đó mấy đứa con đi học tại trường được thầy cô giáo thương mến, luôn luôn tìm cách giúp đỡ chúng hoà nhập vào xã hội nhờ những sự giao tiếp với bạn bè trong trường.
Tóm lại chỉ sau vài ba năm gia đình họ thực sự đã hoà nhập vào nếp sống Thụy Sĩ rất đáng ngạc nhiên. Đó cũng là lý do mà gia đình tôi và họ có rất nhiều thân tình. Chúng tôi luôn luôn tìm cách giúp đỡ, chỉ dẫn họ những điều mà họ không biết vì thiếu thận trọng, hay vô tình mà vướng vào những lỗi lầm.
Tình thân của hai gia đình chúng tôi và họ rất tốt, vợ chồng họ thường hỏi han chúng tôi nhiều chuyện về Thụy Sĩ. Họ cũng chẳng ngại ngần khi nói những lời ân hận mỗi khi vì thiếu hiểu biết mà vướng vào sai lầm khi chúng tôi nói cho họ biết. Tóm lại dù là một gia đình lao động nhưng có tinh thần phục thiện, biết phải trái, rất mong hoà nhập vào xã hội văn minh. Tôi còn nhớ thời gian đầu tiên , mới định cư, có lẽ vì cô đơn, chưa hiểu nhiều về xã hội Thụy Sĩ nên họ cũng như bất cứ người VN nào khác, cũng vướng vào những lỗi lầm như thường tụ tập bạn bè đồng hương ăn nhậu, xem phim, đánh bài hay hát karaoke ồn ào nhiều lần phiền nhiễu với hàng xóm.
Nhưng qua những lần nói chuyện và với lời hướng dẫn khuyên nhủ của chúng tôi họ tiếp thu rất nhanh, dần dần đi vào khuôn thước của xã hội mà họ nhập cư . Hiện nay theo tôi được biết, vợ chồng họ đã về hưu, dành dụm tiền bạc sau nhiều chục năm làm việc cũng như đóng góp của 4 đứa con đã thành nhân, có nghề nghiệp ổn định, họ đã mua được một căn nhà khá rộng rãi ở làng nhỏ, khu kỹ nghệ thuộc tỉnh Zuerich. Một hiện tượng không dễ dàng, ngay cả với người dân Thụy Sĩ chính gốc.
Với gia đình này chúng tôi có rất nhiều ấn tượng tốt. Từ lúc họ còn luộm thuộm, phiền phức ban đầu khi mới định cư cho đến ngày họ vững trãi, tự tin trong vai vế người công dân đàng hoàng của Thụy Sĩ, một xã hội văn minh và thịnh vượng trên thế giới. Trong bài viết này tôi muốn đề cập đến một lỗi lầm của họ, nhưng với sự khuyên nhủ chân tình của tôi, vợ chồng họ đã nhìn thấy sự sai trái và sửa đổi. Theo tôi nghĩ chính nhờ cá tính phục thiện này mà hiện nay đại gia đình họ được coi là thành công, không thua kém bất cứ người Thụy Sĩ bình thường nào trong xã hội.
Một hôm, người chồng điện thoại đến nhà tôi, nhờ tôi liên hệ với một người bạn của họ sống tại Anh Quốc cho con trai lớn của họ muốn sang đó học thêm về Anh ngữ. Có lẽ vì sự giúp đỡ này, một lần vào cuối tuần, chúng tôi đến nhà họ chơi. Khi ra về, lúc tôi đang chuẩn bị lên xe thì người chồng khệ nệ vác một bao tải hành tây khá to bỏ vào “cốp “ xe của tôi. Anh ta cho biết vừa mua của một nhà nông trong khu vực. Dĩ nhiên chúng tôi rất vui mừng nhận món quà của họ.
Rồi một lần khác, không lâu sau đó, cũng lúc chúng tôi từ giã ra về, người chồng vác ra một bao tải toàn là bắp non, anh ta cho biết cũng vừa mua giá rất rẻ của một nông dân trồng bắp trong khu vực. Không như lần trước, lần này tôi thấy có điều gì đó không bình thường, vì nông dân Thụy Sĩ trồng loại bắp dùng cho gia súc, nên họ luôn luôn chờ cho bắp già, hạt to rồi mới thu hoạch, cung ứng cho các nhà máy sấy khô rồi xay nhỏ làm thức ăn pha trộn cho gia súc (trâu bò, heo, gà…), không có chuyện thu hoạch khi còn non. Đặc biệt loại bắp này khác với loại bắp ngọt được trồng cho người ăn, bán tại các siêu thị, loại bắp ngọt này trồng rất ít vì lượng tiêu thụ không nhiều.
Với suy nghĩ như vậy, tôi đưa mắt nghi ngờ nhìn hai vợ chồng họ, với tí chút ngại ngần tôi nói với họ những lý do làm cho tôi khó tin là anh ta mua. Cũng chẳng ngại ngần tôi khuyên họ không nên dại dột mà làm nhưng chuyện không trong sáng vì tương lai của chính họ và mấy đứa con, nhất là hiện nay chúng đang được thầy cô trong khu vực thương yêu và giúp đỡ.
Có lẽ lời khuyên bảo chân tình của tôi, vợ chồng họ có chút ngượng ngùng, người vợ không ngại càu nhàu người chồng. Bà ta cho tôi biết là có mấy người bạn của chồng đến nhà chơi rồi rủ nhau lúc đêm tối đến các khu nông trại trong khu vực hái trộm hành tây, bắp non của nông dân! Tôi đã thẩn thờ khi nghe họ nói, cuối cùng vì tình thân kèm theo sự quý mến, tôi khuyên nhủ và chẳng ngại ngần cho họ biết nếu họ tiếp tục làm trò ăn cắp như vậy thì chắc chắn chỉ một vài lần họ sẽ bị bắt ngay vì nông dân Thụy Sĩ không ngu ngơ mà không phòng bị khi nhìn thấy cơ sở của mình bị ăn trộm. Tôi cũng không quên nêu ra viễn tưởng rất phiền phức cho chính cá nhân họ và nhất là cho những đứa con của họ đang được dân cư trong khu vực thương mến, giúp đỡ.
Tôi cũng cho họ biết loại bắp đường, ngon hơn bán đầy ở siêu thị, hạt to và ngọt hơn, giá cũng rẻ thì cần gì phải làm cái trò dại dột đó mà bán tương lai của gia đình mình với vài chục Swiss Franc? Hình như lời khuyên nhủ chân tình của tôi đã làm vợ chồng họ ân hận khi nhìn ra vấn đề. Khi chúng tôi từ giã họ ra về , vừa vào nhà, chưa kịp thay quần áo thì vợ chồng họ điện thoại đến, cám ơn tôi đã chỉ dẫn cho họ những sai lầm do thiếu suy nghĩ mà nghe theo bạn bè làm chuyện ngu dại. Họ cũng không quên hứa với tôi là không và mãi mãi không bao giờ có chuyện đó xảy ra nữa.
Đúng như vậy, sau này mỗi khi chúng tôi gặp nhau, vợ chồng họ thi thoảng nhắc lại những sai lầm của thời gian mới đến Thụy Sĩ định cư vì thiếu hiểu biết với sự ân hận, họ không bao giờ quên dành cho chúng tôi những lời cám ơn rất chân tình. Đó cũng là lý do tôi và gia đình họ có rất nhiều tình cảm thân tình. Đến nay vợ chồng họ cũng như tôi đã vào tuổi hưu nghỉ trong thoải mái vì những đứa con của chúng tôi và họ không có gì để nói là vượt trội trong xã hội Thụy Sĩ nhưng cũng chẳng có gì để chúng tôi phải lo buồn cho chúng. Đó cũng là điều mà chúng tôi mong ước vậy.
(Viết từ Zuerich, Thụy Sĩ)
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Similar topics
» Báo Anh: Hàng trăm nạn nhân buôn người mất tích, đa số là người Việt
» Băng đảng Việt và đường dây buôn người
» Chuyện ông chủ DHL người Mỹ và cô hầu phòng người Việt
» Đài Loan vớt 16 thi thể, nghi toàn người Việt trong đường dây buôn ngư
» Đức kêu gọi người Việt có tay nghề chuyên môn sang Đức làm việc
» Băng đảng Việt và đường dây buôn người
» Chuyện ông chủ DHL người Mỹ và cô hầu phòng người Việt
» Đài Loan vớt 16 thi thể, nghi toàn người Việt trong đường dây buôn ngư
» Đức kêu gọi người Việt có tay nghề chuyên môn sang Đức làm việc
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum