Miến Điện: Pháp sư nơi cửa Phật
Page 1 of 1 • Share
Miến Điện: Pháp sư nơi cửa Phật
Fanny PotkinBBC Travel
18 tháng 10 2016
Chùa Shwedagon ở Yangon là nơi có những bức tượng pháp sư của Miến Điện
"Tôi có thể nhìn thấy tương lai của cô và của tất cả những người tôi gặp," U Aung Baung mỉm cười, sau lưng ông là bóng ngôi chùa huyền thoại Shwedagon lộng lẫy trong đêm. "Nhưng cô phải bắt đầu tuân theo những giới luật Phật pháp rồi tôi mới có thể nói cho cô nghe bất kỳ điều gì."
Tôi tới ngôi chùa Phật giáo thiêng liêng nhất của nước này để tìm kiếm weikzas, tức là những vị pháp sư có khả năng làm được những điều kỳ lạ, và là hiện thân của thế giới tâm linh.
Người ta nói rằng những pháp sư thời hiện đại có được sức mạnh nhờ việc rao giảng đạo Phật và thiền, cũng như nhờ vào những câu thần chú và thuật giả kim. Dân địa phương trông cậy vào các vị pháp sư trong mọi việc, từ xin cho tai qua nạn khỏi cho tới cầu thăng quan tiến chức.
Tôi băn khoăn tự hỏi trong lúc Myanmar đang tiếp tục mở cửa ra thế giới, liệu những truyền thống, phong tục này có còn tồn tại được lâu nữa không?
"Tôi thấy khó mà tin vào những chuyện đó," một dân biểu Yangon nói. "Nhưng tôi đã thấy họ làm những việc không thể lý giải được." Ông đề nghị không nêu danh bởi sợ coi là mê tín.
Người tài xế taxi chở tôi đi thì nhiệt thành hơn. "Tất nhiên rồi, tôi tin vào các thầy phù thủy," anh nói. "Có ba lần rồi, trong lúc tôi đang cầu nguyện, họ đã xuất hiện trong tâm trí tôi và giúp tôi có những quyết định quan trọng."
Trên thực tế, thầy pháp là thứ đã bắt rễ thâm căn cố đế trong xã hội Miến Điện, cho nên ta có thể thấy weikza tazaungs, tức những ngôi đền đặc biệt chuyên tôn thờ các vị weikzas nổi tiếng, ở các ngôi chùa Phật giáo trên cả nước.
Đây là nơi các vị phù thủy tới tĩnh tọa và là nơi người dân tới cầu xin phép màu.
Các thầy phù thủy được cho là có được sức mạnh từ việc rao giảng Phật pháp, dùng bùa chú và thuật giả kim
Tôi gặp U Aung Baung tại weikza tazaung của chùa Shwedagon, ngôi chùa với quy mô ấn tượng nằm ở vị trí quan trọng khiến nó trở thành một địa điểm đặc biệt thánh linh đối với các weikzas. Ông nói với tôi rằng ông 93 tuổi, và đã tu luyện trở thành pháp sư được 37 năm.
"Để trở thành một thầy phù thủy, bạn phải tuân theo các quy tắc đạo đức Phật giáo và phải tập luyện một hình thức thiền đặc biệt. Weikzas có được quyền uy từ việc tuân thủy Phật pháp và tập thiền này," ông nói với tôi rồi liếc nhìn một đệ tử của mình, người đang chơi điện thoại. "Một số người chúng tôi thậm chí còn có thể bay được."
Phật giáo và pháp thuật từ lâu nay đã gắn bó với nhau một cách độc đáo tại Miến Điện.
Theo Tiến sỹ Thomas Patton, một chuyên gia về weikzas tại Đại học City University ở Hong Kong, thì weikza gần như chắc chắn bắt nguồn từ các thầy lang thời chống thuộc địa và các vị thánh thần được tôn sùng trong thế kỷ 19 và 20.
"Sau khi hoàng gia Miến Điện bị xóa bỏ [hồi năm 1885], các vị sư, các nhà tu hành ẩn dật, bodaw (tức các vị tu hành khổ hạnh có phép thuật), và các thầy lang đều cạnh tranh nhau trong việc thể hiện quyền lực, và bắt đầu tạo ảnh hưởng của mình lên các nhóm người ngày càng trở nên đông đảo, và điều đó khiến người Anh tức giận," ông giải thích.
"Các lực lượng của Anh đã phải đánh trả nhiều nhóm người tới tuần hành quanh nơi quân Anh đóng nhằm đòi bảo vệ tôn giáo là đạo Phật và đòi đuổi người Anh đi, mà thông thường là các nhóm người đó áp dụng các biện pháp siêu nhiên."
Không rõ cụ thể những sức mạnh siêu nhiên đó là gì, và U Aung Baung thì không chịu cho biết bất kỳ chi tiết nào về khả năng đặc biệt của mình. Tuy nhiên, ông tiết lộ rằng ông đã đi khắp đất nước, mọi người biếu ông đồ ăn thức uống để được ông chỉ dẫn bằng sức mạnh siêu nhiên.
U Tin Naing nói rằng ông đã 90 tuổi và chuyên chữa bệnh
Người ta tin rằng một người khi đạt được đầy đủ vị thế của một weikza sẽ trở nên bất tử và rời khỏi Trái Đất, rũ bỏ thân xác lại hoặc có thể biến mất cùng cả xác phàm, để tới một vương quốc thần bí, nơi các vị phù thủy dõi mắt xuống cuộc sống con người nơi trần thế.
U Tin Naing, một thầy pháp khác ở Chua Shwedagon, dứt khoát nói rằng ông đã 90 tuổi, tuy bề ngoài tôi thấy ông trông phải trẻ hơn thế chừng ba thập niên.
Ông cố gắng giải thích cho tôi: "Tôi không thể mô tả cho cô một cách chính xác quyền lực của tôi, nhưng tôi có thể giải thích mục đích của mình. Là các thầy phù thủy, chúng tôi muốn hướng tới Niết Bàn, tới sự cứu rỗi. Chúng tôi không thể chết, bởi chúng tôi đang chờ đợi sự xuất hiện của Đức Phật Di Lặc," ông nói. "Nhưng chúng tôi cũng phải chết để có thể rời khỏi thế giới này rồi đi vào cõi thiên đàng."
U Tin Naing có gia đình và hai con, ông cho tôi xem ảnh. Khác với các nhà sư, các thầy phù thủy có thể là đàn ông hoặc đàn bà, và có thể kết hôn. Tuy nhiên, khi chọn con đường trở thành thầy phù thủy, họ phải bắt đầu cuộc đời độc thân và sống một cuộc sống khổ hạnh.
"Mọi người tới tìm tôi khi đau ốm hoặc khi có những khó khăn cá nhân," U Tin Naining nói. "Tôi dùng quyền lực của mình để xua tà ma vốn làm họ đau yếu, và làm thay đổi nguồn năng lượng trong con người họ."
Một số weikzas, như U Tin Naing, nổi tiếng về một số kỹ năng cụ thể liên quan tới việc chữa bệnh và làm bùa yểm trừ tà ma; họ thường được các gia đình đã chữa trị bằng các biện pháp hiện đại mà không thành công, mời đến.
Một kỹ năng được dùng một cách phổ biến là đúc khuôn những hình thù pháp thuật và dùng chúng để chữa bệnh hoặc để làm vật bùa chú bảo hộ. Những hình này có thể được in trên bùa chú, trên những miếng giấy, hoặc thậm chí xăm thẳn vào cơ thể.
Các pháp sư giả kim thuật, những người chuyên biến kim loại thành vàng, khá hiếm hoi so với các vị pháp sư, thầy phù thủy khác
Hình thức pháp thuật huyền bí nhất là các weikzas giả kim thuật, tức những người dành cả đời theo đuổi thuật giả kim nhằm biến kim loại (mà thường là thủy ngân) thành vàng, hoặc khiến kim loại trở nên có ứng nghiệm đặc biệt giúp các weikzas có thể liên lạc được với những người đeo chúng, qua đó thi triển pháp thuật.
Các pháp sư giả kim thuật khá là hiếm hoi, và rất khó gặp được. Một học giả người Pháp, người đề nghị được giấu tên, nói với tôi về cuộc gặp khó khăn của bà với một vị phù thủy giả kim thuật hồi hơn hai thập niên trước.
"Ông ấy đọc một câu thần chú và rồi khiến cho thủy ngân trong chiếc lọ nhỏ mà ông ấy cầm biến thành một quả cầu thủy ngân nằm trên tay tôi. Khi tôi trở về Paris, tôi làm mất hòn đá và đã không gặp lại ông ấy trong suốt bốn năm," bà nói.
"Ấy vậy mà ông ấy vẫn có thể mô tả chính xác cái giảng đường nơi mà tôi đánh mất hòn đá. Rồi sau đó ông ấy lại khiến cho có một quả cầu thủy ngân mới hiện ra, mà lần này là hiện ra trong cái ba lô của tôi, khi đó đang khóa kín."
"Tôi không bao giờ có thể hiểu được," bà nói rồi chìa cho tôi xem một khối cầu bạc nhỏ xíu, cỡ bằng đồng một xu Anh. "Kể cả khi ở Miến Điện, họ đôi khi cũng nghi ngờ câu chuyện này."
Trên thực tế, nhiều người Miến Điện có học không tin vào weikzas và coi đó là những kẻ bịp bợm chỉ lừa được dân nghèo. "Weikzas không phải là một phần của Phật giáo thực sự," nhiều người nói với tôi như vậy. Vậy nhưng việc chấp nhận các vị phù thủy có tài thánh lại ngày càng trở nên phát triển rộng rãi, mạnh mẽ hơn.
Các bức tượng Bo Bo Aung, một pháp sư nổi tiếng ở Miến Điện, được đặt tại các đền chùa trên cả nước
Cho tới 2013, các ấn phẩm về các thầy phù thủy Phật giáo thường bị chính quyền quân nhân kiểm duyệt gắt gao.
Nhưng kể từ khi đất nước mở cửa, các đầu sách và cẩm nang hướng dẫn liên quan tới weikza được tung ra như nấm, và việc viện dẫn đến các thầy phù thủy nay đang trở thành chuyện cơm bữa trong các chương trình thời sự và các tạp chí lá cải ở Miến Điện.
Theo Patton, thậm chí nay còn có xu hướng là các ngôi sao điện ảnh và các nhạc sỹ Miến Điện thuê đoàn làm phim thực hiện cảnh họ đi cung tiến cho việc dựng tượng một vị phù thủy nào đó.
Mà không chỉ người Miến. "Nhiều doanh nhân Trung Quốc giàu có đến Miến Điện để tìm các weikzas có thể giúp cho việc làm ăn của họ phát đạt. Họ coi các thầy phù thủy như những tấm bùa sống đem lại sự may mắn," Patton nói với tôi.
Đó cũng là một sự hấp dẫn dễ hiểu. Như Patton chỉ ra, một vị weikza theo cách hiểu truyền thống sẽ đem đến cho bạn một cách đi khác nhằm giúp bạn đạt được điều mình mong muốn.
Ai mà không muốn có được điều kỳ diệu đó cơ chứ?
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
18 tháng 10 2016
Chùa Shwedagon ở Yangon là nơi có những bức tượng pháp sư của Miến Điện
"Tôi có thể nhìn thấy tương lai của cô và của tất cả những người tôi gặp," U Aung Baung mỉm cười, sau lưng ông là bóng ngôi chùa huyền thoại Shwedagon lộng lẫy trong đêm. "Nhưng cô phải bắt đầu tuân theo những giới luật Phật pháp rồi tôi mới có thể nói cho cô nghe bất kỳ điều gì."
Tôi tới ngôi chùa Phật giáo thiêng liêng nhất của nước này để tìm kiếm weikzas, tức là những vị pháp sư có khả năng làm được những điều kỳ lạ, và là hiện thân của thế giới tâm linh.
Người ta nói rằng những pháp sư thời hiện đại có được sức mạnh nhờ việc rao giảng đạo Phật và thiền, cũng như nhờ vào những câu thần chú và thuật giả kim. Dân địa phương trông cậy vào các vị pháp sư trong mọi việc, từ xin cho tai qua nạn khỏi cho tới cầu thăng quan tiến chức.
Tôi băn khoăn tự hỏi trong lúc Myanmar đang tiếp tục mở cửa ra thế giới, liệu những truyền thống, phong tục này có còn tồn tại được lâu nữa không?
Niềm tin rộng khắp
"Tôi thấy khó mà tin vào những chuyện đó," một dân biểu Yangon nói. "Nhưng tôi đã thấy họ làm những việc không thể lý giải được." Ông đề nghị không nêu danh bởi sợ coi là mê tín.
Người tài xế taxi chở tôi đi thì nhiệt thành hơn. "Tất nhiên rồi, tôi tin vào các thầy phù thủy," anh nói. "Có ba lần rồi, trong lúc tôi đang cầu nguyện, họ đã xuất hiện trong tâm trí tôi và giúp tôi có những quyết định quan trọng."
Trên thực tế, thầy pháp là thứ đã bắt rễ thâm căn cố đế trong xã hội Miến Điện, cho nên ta có thể thấy weikza tazaungs, tức những ngôi đền đặc biệt chuyên tôn thờ các vị weikzas nổi tiếng, ở các ngôi chùa Phật giáo trên cả nước.
Đây là nơi các vị phù thủy tới tĩnh tọa và là nơi người dân tới cầu xin phép màu.
Các thầy phù thủy được cho là có được sức mạnh từ việc rao giảng Phật pháp, dùng bùa chú và thuật giả kim
Tôi gặp U Aung Baung tại weikza tazaung của chùa Shwedagon, ngôi chùa với quy mô ấn tượng nằm ở vị trí quan trọng khiến nó trở thành một địa điểm đặc biệt thánh linh đối với các weikzas. Ông nói với tôi rằng ông 93 tuổi, và đã tu luyện trở thành pháp sư được 37 năm.
"Để trở thành một thầy phù thủy, bạn phải tuân theo các quy tắc đạo đức Phật giáo và phải tập luyện một hình thức thiền đặc biệt. Weikzas có được quyền uy từ việc tuân thủy Phật pháp và tập thiền này," ông nói với tôi rồi liếc nhìn một đệ tử của mình, người đang chơi điện thoại. "Một số người chúng tôi thậm chí còn có thể bay được."
Phật giáo - Pháp thuật song hành
Phật giáo và pháp thuật từ lâu nay đã gắn bó với nhau một cách độc đáo tại Miến Điện.
Theo Tiến sỹ Thomas Patton, một chuyên gia về weikzas tại Đại học City University ở Hong Kong, thì weikza gần như chắc chắn bắt nguồn từ các thầy lang thời chống thuộc địa và các vị thánh thần được tôn sùng trong thế kỷ 19 và 20.
"Sau khi hoàng gia Miến Điện bị xóa bỏ [hồi năm 1885], các vị sư, các nhà tu hành ẩn dật, bodaw (tức các vị tu hành khổ hạnh có phép thuật), và các thầy lang đều cạnh tranh nhau trong việc thể hiện quyền lực, và bắt đầu tạo ảnh hưởng của mình lên các nhóm người ngày càng trở nên đông đảo, và điều đó khiến người Anh tức giận," ông giải thích.
"Các lực lượng của Anh đã phải đánh trả nhiều nhóm người tới tuần hành quanh nơi quân Anh đóng nhằm đòi bảo vệ tôn giáo là đạo Phật và đòi đuổi người Anh đi, mà thông thường là các nhóm người đó áp dụng các biện pháp siêu nhiên."
Không rõ cụ thể những sức mạnh siêu nhiên đó là gì, và U Aung Baung thì không chịu cho biết bất kỳ chi tiết nào về khả năng đặc biệt của mình. Tuy nhiên, ông tiết lộ rằng ông đã đi khắp đất nước, mọi người biếu ông đồ ăn thức uống để được ông chỉ dẫn bằng sức mạnh siêu nhiên.
U Tin Naing nói rằng ông đã 90 tuổi và chuyên chữa bệnh
'Hướng tới Niết Bàn'
Người ta tin rằng một người khi đạt được đầy đủ vị thế của một weikza sẽ trở nên bất tử và rời khỏi Trái Đất, rũ bỏ thân xác lại hoặc có thể biến mất cùng cả xác phàm, để tới một vương quốc thần bí, nơi các vị phù thủy dõi mắt xuống cuộc sống con người nơi trần thế.
U Tin Naing, một thầy pháp khác ở Chua Shwedagon, dứt khoát nói rằng ông đã 90 tuổi, tuy bề ngoài tôi thấy ông trông phải trẻ hơn thế chừng ba thập niên.
Ông cố gắng giải thích cho tôi: "Tôi không thể mô tả cho cô một cách chính xác quyền lực của tôi, nhưng tôi có thể giải thích mục đích của mình. Là các thầy phù thủy, chúng tôi muốn hướng tới Niết Bàn, tới sự cứu rỗi. Chúng tôi không thể chết, bởi chúng tôi đang chờ đợi sự xuất hiện của Đức Phật Di Lặc," ông nói. "Nhưng chúng tôi cũng phải chết để có thể rời khỏi thế giới này rồi đi vào cõi thiên đàng."
U Tin Naing có gia đình và hai con, ông cho tôi xem ảnh. Khác với các nhà sư, các thầy phù thủy có thể là đàn ông hoặc đàn bà, và có thể kết hôn. Tuy nhiên, khi chọn con đường trở thành thầy phù thủy, họ phải bắt đầu cuộc đời độc thân và sống một cuộc sống khổ hạnh.
"Mọi người tới tìm tôi khi đau ốm hoặc khi có những khó khăn cá nhân," U Tin Naining nói. "Tôi dùng quyền lực của mình để xua tà ma vốn làm họ đau yếu, và làm thay đổi nguồn năng lượng trong con người họ."
Một số weikzas, như U Tin Naing, nổi tiếng về một số kỹ năng cụ thể liên quan tới việc chữa bệnh và làm bùa yểm trừ tà ma; họ thường được các gia đình đã chữa trị bằng các biện pháp hiện đại mà không thành công, mời đến.
Một kỹ năng được dùng một cách phổ biến là đúc khuôn những hình thù pháp thuật và dùng chúng để chữa bệnh hoặc để làm vật bùa chú bảo hộ. Những hình này có thể được in trên bùa chú, trên những miếng giấy, hoặc thậm chí xăm thẳn vào cơ thể.
Pháp sư giả kim thuật
Các pháp sư giả kim thuật, những người chuyên biến kim loại thành vàng, khá hiếm hoi so với các vị pháp sư, thầy phù thủy khác
Hình thức pháp thuật huyền bí nhất là các weikzas giả kim thuật, tức những người dành cả đời theo đuổi thuật giả kim nhằm biến kim loại (mà thường là thủy ngân) thành vàng, hoặc khiến kim loại trở nên có ứng nghiệm đặc biệt giúp các weikzas có thể liên lạc được với những người đeo chúng, qua đó thi triển pháp thuật.
Các pháp sư giả kim thuật khá là hiếm hoi, và rất khó gặp được. Một học giả người Pháp, người đề nghị được giấu tên, nói với tôi về cuộc gặp khó khăn của bà với một vị phù thủy giả kim thuật hồi hơn hai thập niên trước.
"Ông ấy đọc một câu thần chú và rồi khiến cho thủy ngân trong chiếc lọ nhỏ mà ông ấy cầm biến thành một quả cầu thủy ngân nằm trên tay tôi. Khi tôi trở về Paris, tôi làm mất hòn đá và đã không gặp lại ông ấy trong suốt bốn năm," bà nói.
"Ấy vậy mà ông ấy vẫn có thể mô tả chính xác cái giảng đường nơi mà tôi đánh mất hòn đá. Rồi sau đó ông ấy lại khiến cho có một quả cầu thủy ngân mới hiện ra, mà lần này là hiện ra trong cái ba lô của tôi, khi đó đang khóa kín."
"Tôi không bao giờ có thể hiểu được," bà nói rồi chìa cho tôi xem một khối cầu bạc nhỏ xíu, cỡ bằng đồng một xu Anh. "Kể cả khi ở Miến Điện, họ đôi khi cũng nghi ngờ câu chuyện này."
Sùng bái
Trên thực tế, nhiều người Miến Điện có học không tin vào weikzas và coi đó là những kẻ bịp bợm chỉ lừa được dân nghèo. "Weikzas không phải là một phần của Phật giáo thực sự," nhiều người nói với tôi như vậy. Vậy nhưng việc chấp nhận các vị phù thủy có tài thánh lại ngày càng trở nên phát triển rộng rãi, mạnh mẽ hơn.
Các bức tượng Bo Bo Aung, một pháp sư nổi tiếng ở Miến Điện, được đặt tại các đền chùa trên cả nước
Cho tới 2013, các ấn phẩm về các thầy phù thủy Phật giáo thường bị chính quyền quân nhân kiểm duyệt gắt gao.
Nhưng kể từ khi đất nước mở cửa, các đầu sách và cẩm nang hướng dẫn liên quan tới weikza được tung ra như nấm, và việc viện dẫn đến các thầy phù thủy nay đang trở thành chuyện cơm bữa trong các chương trình thời sự và các tạp chí lá cải ở Miến Điện.
Theo Patton, thậm chí nay còn có xu hướng là các ngôi sao điện ảnh và các nhạc sỹ Miến Điện thuê đoàn làm phim thực hiện cảnh họ đi cung tiến cho việc dựng tượng một vị phù thủy nào đó.
Mà không chỉ người Miến. "Nhiều doanh nhân Trung Quốc giàu có đến Miến Điện để tìm các weikzas có thể giúp cho việc làm ăn của họ phát đạt. Họ coi các thầy phù thủy như những tấm bùa sống đem lại sự may mắn," Patton nói với tôi.
Đó cũng là một sự hấp dẫn dễ hiểu. Như Patton chỉ ra, một vị weikza theo cách hiểu truyền thống sẽ đem đến cho bạn một cách đi khác nhằm giúp bạn đạt được điều mình mong muốn.
Ai mà không muốn có được điều kỳ diệu đó cơ chứ?
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
Sim
Similar topics
» Pháp: Hệ thống xe điện bị kẻ lạ tấn công
» Hợp đồng điện tử Viettel: Giải pháp hiện đại cho giao dịch kỹ thuật số
» Hitler Phát Điên Về Việc Trung Quốc Đem Giàn Khoan Vào Biển Việt Nam
» Chuyện bên Úc- "Chùa làm kinh tế là chuyện không trái với Phật pháp"
» Té xuống đường xe điện vì mãi coi điện thoại
» Hợp đồng điện tử Viettel: Giải pháp hiện đại cho giao dịch kỹ thuật số
» Hitler Phát Điên Về Việc Trung Quốc Đem Giàn Khoan Vào Biển Việt Nam
» Chuyện bên Úc- "Chùa làm kinh tế là chuyện không trái với Phật pháp"
» Té xuống đường xe điện vì mãi coi điện thoại
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum