bia va ruou
Page 1 of 1 • Share
bia va ruou
Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) đặt hàng loạt câu hỏi xoay quanh quy định này: "Ban soạn thảo đã đánh giá hết các tác động chưa? Có phù hợp với các quy định liên quan đến thương mại không? Có trái với tinh thần chủ trương của chúng ta trong thời đại thương mại số không?"
Sẽ tạo sự phản ứng ngược
Đại biểu Trần Quang Chiểu (Nam Định) cho rằng bia và rượu là hai mặt hàng hoàn toàn khác nhau, không thể đưa ra một bộ khung pháp lý để chế tài giống nhau.
"Rượu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, còn bia thì không. Do đó cấm bán bia rượu trên Internet là trái luật, trái với chủ trương của Chính phủ về việc tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp trong thời đại 4.0", ông Chiểu nói.
Đại biểu Nam Định cũng lo quy định cấm bán bia trên Internet sẽ tạo sự phản ứng ngược từ các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh đồ uống có cồn. "Các doanh nghiệp sẽ nhận định rằng Việt Nam là đất nước không nhất quán trong chính sách, ảnh hưởng đến chỉ số niềm tin và chỉ số cạnh tranh", ông Chiểu nói.
Đại biểu Phan Thái Bình (Quảng Nam) thì cho rằng hiện nay bán hàng qua mạng là công cụ rất phổ biến, phù hợp với xu thế thời đại, là kênh minh bạch, các giao dịch đều để lại các thông tin làm cơ sở để thu thuế, xuất hoá đơn điện tử... Quản lý bán hàng trên mạng cũng giúp cơ quan nhà nước bảo vệ người tiêu dùng tốt hơn, hạn chế việc bảo vệ bán bia rượu cho trẻ em.
Vì thế, ông Bình kiến nghị bỏ quy định không đúng luật này vì trái với Luật Đầu tư.
Sẽ là không công bằng khi áp chung chế tài cho cả rượu và bia. Rượu là rượu mà bia là bia. Rượu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, còn bia thì không.
Đại biểu Phan Thái Bình (Quảng Nam)
Người sử dụng phải có ý thức?
Đại biểu Trần Quang Chiểu tiếp tục nhận định rằng đặt vấn đề rượu bia có hại là thiếu hợp lý, vì rượu bia chỉ có hại khi uống quá chén, sử dụng những sản phẩm không đảm bảo chất lượng.
"Chúng ta nghĩ gì khi trong những ngày lễ tết với tấm lòng thành kính tiên tổ, với người đã mất, tiễn năm cũ đón năm mới truyền thống văn hoá ngàn đời thì mọi gia đình dân tộc Việt Nam đều có mâm cơm chén rượu cúng lên bàn thờ lúc giao thừa? Chúng ta nghĩ gì khi khách đến nhà, gia chủ làm cơm nhưng không mời khách một chén rượu nhạt? ". Ông Chiểu phát biểu tiếp: "Nói bia rượu là có tác hại thì chúng ta dùng cái gọi là tác hại để dâng lên tổ tiên, trời đất, với khách đến nhà và khách quốc tế hay sao?".
Từ quan điểm này, ông Trần Quang Chiểu cho rằng đối tượng chịu tác động luật phải là người sản xuất phải đảm bảo chất lượng, người sử dụng phải có ý thức. "Nếu có ý thức thì người tiêu dùng sẽ quyết định uống như thế nào và nhà sản xuất phải sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng để không ảnh hưởng đến sức khoẻ, cộng đồng", đại biểu Nam Định nói.
Giơ bảng tranh luận ngay sau đó, đại biểu Nguyễn Quang Tuấn (Hà Nội) nhấn mạnh dự luật không cấm rượu bia mà "phòng chống các tác hại của rượu bia đối với sức khoẻ".
"Mục đích hướng đến của luật là ngăn sự lạm dụng, uống quá độ, nghiện bia rượu, uống có mức nguy hại. Cho dù rượu hay bia thì bản chất vẫn là đưa ethanol vào cơ thể, nếu uống ít thì không sao nhưng uống nhiều thì sẽ gây tác hại. Bởi vậy mục đích của luật là ngăn lạm dụng chứ không ngăn sử dụng", ông Tuấn khẳng định.
Các đại biểu tán đồng quan điểm của ông Tuấn cũng cho rằng dù khó khăn, dù ảnh hưởng đến nguồn thu, luật này vẫn phải quyết tâm hoàn thành vì sức khoẻ, tương lai người Việt. Các đại biểu đề nghị phải triệt tiêu cho được các lợi ích xen kẽ, len lỏi trong hoạt động kinh doanh đồ uống có cồn đối với dự luật Phòng chống tác hại rượu bia.
Sẽ tạo sự phản ứng ngược
Đại biểu Trần Quang Chiểu (Nam Định) cho rằng bia và rượu là hai mặt hàng hoàn toàn khác nhau, không thể đưa ra một bộ khung pháp lý để chế tài giống nhau.
"Rượu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, còn bia thì không. Do đó cấm bán bia rượu trên Internet là trái luật, trái với chủ trương của Chính phủ về việc tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp trong thời đại 4.0", ông Chiểu nói.
Đại biểu Nam Định cũng lo quy định cấm bán bia trên Internet sẽ tạo sự phản ứng ngược từ các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh đồ uống có cồn. "Các doanh nghiệp sẽ nhận định rằng Việt Nam là đất nước không nhất quán trong chính sách, ảnh hưởng đến chỉ số niềm tin và chỉ số cạnh tranh", ông Chiểu nói.
Đại biểu Phan Thái Bình (Quảng Nam) thì cho rằng hiện nay bán hàng qua mạng là công cụ rất phổ biến, phù hợp với xu thế thời đại, là kênh minh bạch, các giao dịch đều để lại các thông tin làm cơ sở để thu thuế, xuất hoá đơn điện tử... Quản lý bán hàng trên mạng cũng giúp cơ quan nhà nước bảo vệ người tiêu dùng tốt hơn, hạn chế việc bảo vệ bán bia rượu cho trẻ em.
Vì thế, ông Bình kiến nghị bỏ quy định không đúng luật này vì trái với Luật Đầu tư.
Sẽ là không công bằng khi áp chung chế tài cho cả rượu và bia. Rượu là rượu mà bia là bia. Rượu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, còn bia thì không.
Đại biểu Phan Thái Bình (Quảng Nam)
Người sử dụng phải có ý thức?
Đại biểu Trần Quang Chiểu tiếp tục nhận định rằng đặt vấn đề rượu bia có hại là thiếu hợp lý, vì rượu bia chỉ có hại khi uống quá chén, sử dụng những sản phẩm không đảm bảo chất lượng.
"Chúng ta nghĩ gì khi trong những ngày lễ tết với tấm lòng thành kính tiên tổ, với người đã mất, tiễn năm cũ đón năm mới truyền thống văn hoá ngàn đời thì mọi gia đình dân tộc Việt Nam đều có mâm cơm chén rượu cúng lên bàn thờ lúc giao thừa? Chúng ta nghĩ gì khi khách đến nhà, gia chủ làm cơm nhưng không mời khách một chén rượu nhạt? ". Ông Chiểu phát biểu tiếp: "Nói bia rượu là có tác hại thì chúng ta dùng cái gọi là tác hại để dâng lên tổ tiên, trời đất, với khách đến nhà và khách quốc tế hay sao?".
Từ quan điểm này, ông Trần Quang Chiểu cho rằng đối tượng chịu tác động luật phải là người sản xuất phải đảm bảo chất lượng, người sử dụng phải có ý thức. "Nếu có ý thức thì người tiêu dùng sẽ quyết định uống như thế nào và nhà sản xuất phải sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng để không ảnh hưởng đến sức khoẻ, cộng đồng", đại biểu Nam Định nói.
Giơ bảng tranh luận ngay sau đó, đại biểu Nguyễn Quang Tuấn (Hà Nội) nhấn mạnh dự luật không cấm rượu bia mà "phòng chống các tác hại của rượu bia đối với sức khoẻ".
"Mục đích hướng đến của luật là ngăn sự lạm dụng, uống quá độ, nghiện bia rượu, uống có mức nguy hại. Cho dù rượu hay bia thì bản chất vẫn là đưa ethanol vào cơ thể, nếu uống ít thì không sao nhưng uống nhiều thì sẽ gây tác hại. Bởi vậy mục đích của luật là ngăn lạm dụng chứ không ngăn sử dụng", ông Tuấn khẳng định.
Các đại biểu tán đồng quan điểm của ông Tuấn cũng cho rằng dù khó khăn, dù ảnh hưởng đến nguồn thu, luật này vẫn phải quyết tâm hoàn thành vì sức khoẻ, tương lai người Việt. Các đại biểu đề nghị phải triệt tiêu cho được các lợi ích xen kẽ, len lỏi trong hoạt động kinh doanh đồ uống có cồn đối với dự luật Phòng chống tác hại rượu bia.
vietnam4all
Re: bia va ruou
Kết luận là bên vn vẫn cho bán beer và rượu qua mạng, không cần biết ai là người mua hay uống?
Còn ai uống tới ngất ngư là bị phạt? Còn ai uống mà láy xe được thì không thành vấn đề? Còn lúc đụng xe thì chết người thì chỉ cần trả vài 3 triệu là xong.
Còn ai uống tới ngất ngư là bị phạt? Còn ai uống mà láy xe được thì không thành vấn đề? Còn lúc đụng xe thì chết người thì chỉ cần trả vài 3 triệu là xong.
vietnam4all
8DonCo
Re: bia va ruou
Bỏ sau được khi mấy ông quan chức bên đó vẫn còn nói cái như vậy "Nói bia rượu là có tác hại thì chúng ta dùng cái gọi là tác hại để dâng lên tổ tiên, trời đất, với khách đến nhà và khách quốc tế hay sao? "Từ quan điểm này, ông Trần Quang Chiểu cho rằng đối tượng chịu tác động luật phải là người sản xuất phải đảm bảo chất lượng, người sử dụng phải có ý thức. "Nếu có ý thức thì người tiêu dùng sẽ quyết định uống như thế nào và nhà sản xuất phải sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng để không ảnh hưởng đến sức khoẻ, cộng đồng"
vietnam4all
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum