Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Page 1 of 38 • Share
Page 1 of 38 • 1, 2, 3 ... 19 ... 38
Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Last edited by LDN on Sun May 07, 2023 7:30 am; edited 236 times in total (Reason for editing : Tin VN: Cập nhật tin tức)
LDN
Học cho lắm
Ở VN nghèo là khỏi học vì $$$ đâu mua sách vở. Muốn được điểm tốt phải học thêm trả $$$ . Học cho lắm, có bằng đại học mà 0 phải con ông cháu cha hay đút lót $$$ , quen biết đúng người thì sau đó giấu bằng đại học đi làm công nhân, lái xe Uber & co.
https://youtu.be/qZ-0xE-0qys
https://youtu.be/qZ-0xE-0qys
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Công nhân VN
Vĩnh biệt Sài Gòn
Trước hay trong đại dịch, quyền sống và phẩm giá của công nhân vẫn luôn bị chính quyền xem nhẹ.
04/11/2021By MAY - luật khoa
Ngày đầu công ty mở cửa, kêu gọi công nhân trở lại nhà máy sau thời gian giãn cách vì dịch COVID-19, Thanh (29 tuổi) đâm đơn nghỉ việc. Cô muốn rời Sài Gòn, về quê Trà Vinh, ngay trong thời điểm thành phố tung ra nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút người lao động.
Lẽ ra, Thanh đã cùng chồng đi xe máy về quê hồi đầu tháng Mười như hàng chục ngàn lao động khác, nhưng nếu nghỉ ngang, không làm thủ tục chấm dứt hợp đồng, cô sẽ mất trắng bảo hiểm xã hội – khoản tích góp cuối cùng sau hơn một năm lên Sài Gòn làm công nhân. Trong đơn, lý do nghỉ, Thanh viết: “Sợ chết nơi đất khách quê người”. Con số lẫn hình ảnh người chết do COVID-19 ở TP. Hồ Chí Minh đã ám ảnh Thanh.
“Em sợ cả đói nữa”, cô nói với tôi một nguyên do khác thôi thúc cô rời thành phố, dù không được trình bày trong đơn nghỉ việc.
Chồng Thanh làm thợ hồ, anh thất nghiệp từ tháng Sáu. Nhà máy gia công giày Đài Loan nơi Thanh làm việc thì đóng cửa một tháng sau đó. Công ty hỗ trợ cho người lao động hơn 1 triệu đồng/ tháng, vừa đủ để Thanh trả tiền nhà. Cặp vợ chồng trẻ không có tiền tiết kiệm, sống sót qua mùa dịch nhờ những túi gạo, chai nước tương từ các hội nhóm từ thiện. Đã không có gói hỗ trợ nào của thành phố đến với họ.
“Ba tháng rồi em chưa ăn thịt”, Thanh kể qua điện thoại. Bữa ăn trong hơn 100 ngày phong tỏa của vợ chồng cô là “cơm trắng chan mắm hoặc nước tương”.
“Về quê bắt ốc, hái rau ít tiền nhưng không lo đói. Em sẽ không ở lại đây.”
Cô (cũng như nhiều đồng nghiệp khác) dứt khoát giữ nguyên lá đơn, dù công ty hứa tăng lương cho những ai quay lại làm. “Nếu hồi dịch, chính quyền có hỗ trợ thì giờ em còn nghĩ lại, chứ họ nói không à, em chờ từ tháng Bảy đến tháng Mười vẫn không thấy tiền đâu.”
Bây giờ, dù số ca nhiễm của thành phố đã xuống thấp, nhưng Thanh sợ dịch có thể bùng lại bất cứ lúc nào. Khi ấy, liệu có ai chìa tay giúp đỡ?
Vợ chồng cô quyết định sẽ về quê ngay khi công ty giải quyết xong hồ sơ và không hẹn ngày quay lại.
“Em sợ đất Sài Gòn rồi”, Thanh nói.
***
Cuối tháng Mười, vợ chồng Hoa (28 tuổi) đã xong thời hạn cách ly tại quê nhà Sóc Trăng. Họ đã có mặt trong dòng người tháo chạy khỏi Sài Gòn, đổ về cửa ngõ miền Tây khi thành phố vừa nới lỏng giãn cách.
Công ty sản xuất thú bông Hàn Quốc nơi cả hai từng làm ở Sài Gòn đã hoạt động trở lại, nhưng Hoa cương quyết: “Họ thưởng 10 triệu đồng, em cũng không lên.”
Có hai lý do khiến cô không muốn quay lại Sài Gòn: “Em không tin tưởng… Công ty đã không quan tâm, không hỗ trợ người lao động trong dịch. Còn chính quyền không lo cho dân bao nhiêu. Nghe hỗ trợ thì mừng nhưng không thấy đâu.”
Những người lao động ôm con chờ rời thành phố theo chuyến xe 0 đồng của một nhóm từ thiện, ngày 11/10/2021. Ảnh: Người Sài Gòn.
Suốt ba tháng thất nghiệp, duy nhất một lần vợ chồng cô nhận được 1,5 triệu đồng trong gói hỗ trợ đợt 1 của thành phố, nhưng số tiền ấy chỉ vừa đủ một tháng thuê trọ. May mắn hơn nhiều người, sau hơn hai năm làm công nhân, vợ chồng Hoa để dành được 1,5 chỉ vàng. Số tiền ấy cùng vài khoản vay đã giúp họ không bị đứt bữa, nhưng cũng chỉ có thể cầm hơi đến hết tháng Chín. Tháng Mười sang, họ rơi vào cảnh “cạn kiệt”, không còn sức trụ lại Sài Gòn. Về quê là cách duy nhất để sinh tồn.
“Bọn em tới quê rồi mới thấy tổ dân phố kêu ra nhận hỗ trợ đợt 4”, Hoa kể. “Nếu tiền đó đến sớm hơn, bọn em đã ráng ở lại, chờ ngày công ty mở cửa.”
Cô và chồng đang làm hồ sơ xin việc tại một nhà máy ở Vị Thanh (Hậu Giang). Sài Gòn đã không còn nằm trong hoạch định tương lai của gia đình nhỏ này, ngay cả khi đại dịch qua đi.
“Em sẽ không lên lại Sài Gòn”, giọng cương quyết, Hoa nhắc lại nhiều lần trong cuộc trò chuyện với người viết.
***
Hoa và Thanh là hai trong số các công nhân mà tôi được trò chuyện trong tháng Mười qua. Có nhiều mẫu số chung giữa họ, nhưng rõ nét nhất là sự rơi rụng niềm tin với chính quyền hiện tại. Sau tất cả những gì trải qua, Sài Gòn đã không còn là vùng đất hứa của hai cô gái cũng như của rất nhiều công nhân khác, không phải vì ở đó hết cơ hội, mà vì họ không tin rằng chính quyền có thể giúp mình trong nguy cấp.
Đó có thể không phải là suy nghĩ điển hình, đại diện cho tiếng nói toàn thể công nhân, nhưng có một điều chắc chắn: nỗi sợ của họ là có cơ sở. Nhìn lại suốt ba tháng đỉnh dịch của Sài Gòn, hay dài hơi hơn là hơn 30 năm kể từ những đồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đầu tiên đổ vào Việt Nam, quyền lợi của lực lượng công nhân – tuyến đầu của nền kinh tế quốc gia – vẫn luôn là một thứ nhạt nhòa trong các chính sách.
Tháng Bảy, TP. Hồ Chí Minh bắt đầu chỉ thị 16, nhiều nhà máy đóng cửa, công nhân thất nghiệp. Trước đó hai tháng, hàng ngàn công nhân cũng đã bị cho nghỉ việc vì công ty thiếu đơn hàng sản xuất. Con số người nhiễm, người chết sau đó tăng vọt. Người đói cũng không ngoại lệ. Không có con số thống kê cụ thể cho những công nhân phải ăn mì gói, cơm trắng, tệ hơn nữa là bị đứt bữa nhiều ngày liền. Cũng không có thống kê số người ốm đau phải ngưng thuốc vì hết tiền điều trị và xét nghiệm COVID-19 mỗi lần đến viện. Càng không có thống kê những đứa trẻ bị cắt sữa khi cha mẹ đang phập phồng lo bị chủ trọ đuổi ra ngoài do hết tiền đóng. Những con số ấy không xuất hiện trên một báo cáo nào nhưng bạn có thể nhìn thấy những lời cầu xin tiền, gạo, thuốc, sữa dày đặc trên các nhóm Facebook; hoặc chứng thực từ những cá nhân giúp đỡ người túng đói thông qua Zalo Connect hay SOS Map.
Những khó khăn chồng chất đã đẩy cuộc sống của công nhân lùi xa khỏi ngưỡng phúc lợi an toàn. Chỉ cần một biến cố xảy ra mà không có một tấm lưới an sinh nào hứng đỡ, mọi thứ dễ dàng sụp đổ.
Chính quyền làm gì trong khoảng thời gian này? Lần lượt ba gói an sinh được túc tắc triển khai như những chính sách rơi vãi sau một loạt quyết sách chống dịch của thành phố. Nói là “túc tắc”, “rơi vãi”, bởi so với các chỉ thị giãn cách được tung ra và thực thi một cách nhanh chóng, quyết liệt, đồng bộ từ ngõ ra đường, từ phường đến quận; thì tiền hỗ trợ vì lý do nào đó vẫn không thể đến được tay nhiều người, hoặc đến trong muộn màng (bạn có thể xem lại chương trình “Dân hỏi – Thành phố trả lời” để kiểm chứng). [1] Ra đường kiếm ăn có thể sẽ bị phạt vài triệu ngay tắp lự (và bị chửi là thiếu ý thức), nhưng ở nhà dài cổ vẫn không thấy tăm hơi tiền nhà nước, nhiều người đói quá phải đánh liều. Sự cứng rắn của các chỉ thị có thể đã ngăn không cho virus chui qua cánh cửa phòng trọ nhưng cũng đã bịt đường sống của hàng ngàn công nhân (cũng như hàng ngàn người lao động tự do khác), khi mà những chính sách cứu trợ đã không cùng song hành.
Một cách thẳng thắn, nếu đại dịch bùng phát ở một nơi không có bề dày hoạt động từ thiện, không có nhiều cá nhân, tổ chức, hội nhóm cứu trợ như ở Sài Gòn, rất có thể nhiều người chưa kịp chết vì virus đã chết vì đói. Và đến cuối cùng, người dân cũng phải tự mình xoay xở ở cửa sinh tồn. Dòng người cả trẻ con, người già, bà bầu tháo chạy khỏi Sài Gòn trong mưa gió hồi đầu tháng Mười không đơn thuần là một cuộc hồi hương, mà đó là một cuộc trốn chạy khỏi cửa chết. Ngay cả khi ấy, đường sống của những công nhân, người lao động một lần nữa vẫn bị chặn lại, đối đầu với những quy định hẳn là được ban hành trong phòng lạnh khô ráo.
***
Sẽ có người xem việc tiêm vaccine cho công nhân hồi tháng Sáu, trước cả nhiều nhóm có nguy cơ tử vong cao khi nhiễm, là một chính sách ưu tiên của thành phố. [2] Tiếc là sự ưu ái này chỉ làm lộ ra rằng, cái giá sinh mạng của công nhân được đo đếm bằng đồng tiền họ làm ra cho đất nước.
Có thể giá trị gia tăng mà họ tạo ra rất thấp do đặc thù của nền kinh tế thâm dụng lao động, nhưng hàng triệu công nhân vẫn là nhân tố không thể thiếu đằng sau con số tăng trưởng hàng năm của Việt Nam (khu vực FDI hiện đóng góp khoảng 20% GDP, theo Niên giám thống kê 2020). [3] Chính quyền lúc đó thừa hiểu công nhân là một tài sản đặc biệt; vì vậy, bảo vệ họ khỏi virus cũng là bảo vệ nền kinh tế đang hụt hơi do COVID-19, cũng là níu kéo đồng ngoại tệ không chạy sang quốc gia khác. Thế nhưng, đến khi lực lượng này không thể tham gia sản xuất, đã không có mấy chính sách được thiết kế kịp thời nhằm hỗ trợ cho một gia đình công nhân điển hình: phòng trọ 12 mét vuông giá thuê 1 – 1,5 triệu đồng/ tháng; với những con người có mức lương cơ bản mỗi tháng chưa đầy 5 triệu đồng, không hoặc có rất ít tiền tích lũy.
Trong hơn ba thập niên sau Đổi mới, Việt Nam đã tự định vị mình là nền kinh tế dựa nhiều vào dòng vốn FDI, dùng “nhân công giá rẻ” như một thương hiệu thu hút nhà đầu tư. Đánh đổi với nền kinh tế thâm dụng lao động là sức vóc, tuổi trẻ, tương lai, phẩm giá của hàng trăm ngàn người đã bỏ lại nơi công xưởng. Công nhân gia công lắp ráp, dệt may, da giày, v.v. nếu không tăng ca sẽ không thể “đủ sống” với mức lương cơ bản như quy định hiện tại.
Theo báo cáo của Oxfam năm 2019, 69% công nhân dệt may cho biết họ không có đủ tiền để trang trải nhu cầu sinh hoạt của mình; 28% công nhân nói rằng tiền lương không đủ để đảm bảo chi tiêu ăn uống cho gia đình trong cả tháng, trong đó 50% cho biết họ phải vay tiền để mua thức ăn; 53% không đủ khả năng điều trị khi ốm đau và có tới 94% công nhân không dám nghỉ ốm khi cần. [4]
Đây không chỉ là thực trạng của riêng công nhân dệt may. Để có thể đảm bảo mức sống tối thiểu của bản thân và nuôi con, Hoa – công nhân dán đế giày, Thanh – công nhân may thú nhồi bông, đã không có lựa chọn nào khác ngoài “tình nguyện” lao vào tăng ca. Nhưng cũng như hơn 30% công nhân trong khảo sát của Oxfam, họ không tiết kiệm được gì từ tiền lương, ngoại trừ một khoản tiền từ bảo hiểm xã hội nếu họ mất việc.
Hết thế hệ công nhân này đến thế hệ công nhân khác, họ đã quen nai lưng ra tự tìm cách xoay xở. Khu công nghiệp mọc lên nhưng thiếu trường mẫu giáo, thiếu lớp bán trú cho con công nhân: họ gửi con lại cho ông bà ở quê (Thanh, Hoa cũng vậy). Lương cơ bản tăng chậm so với vật giá leo thang: họ tăng ca và tiết kiệm, ở phòng trọ chật hẹp là một giải pháp lý tưởng. Kỳ kinh nguyệt không được nghỉ 30 phút như luật lao động quy định: họ im lặng và chịu đựng.
Những khó khăn chồng chất đã đẩy cuộc sống của công nhân lùi xa khỏi ngưỡng phúc lợi an toàn. Chỉ cần một biến cố xảy ra mà không có một tấm lưới an sinh nào hứng đỡ, mọi thứ dễ dàng sụp đổ. Thể tích một giọt nước không là gì so với một ly nước, nhưng nếu liên tục nhỏ nước vào ly, hẳn sẽ đến lúc có một giọt nước tràn ly. Một con lạc đà có thể gồng gánh rất nhiều hàng hoá, nhưng khi đến sát ngưỡng chịu đựng, chỉ một cọng rơm cũng có thể làm nó gục ngã. Mà COVID-19 thì đâu chỉ là cọng rơm.
Không ai khác, hàng trăm ngàn công nhân phải hứng chịu cái giá phải trả cho một nền kinh tế đứng trên đôi chân nhân công giá rẻ. Sức lực, tương lai của họ và cả những đứa con mà họ phải chia xa khi còn chưa dứt sữa đã trở thành vật nhẹ tênh, bị hy sinh trên bàn cân kinh tế. Trước hay trong đại dịch, quyền sống và phẩm giá của công nhân vẫn luôn đi sau, thậm chí là bị bỏ rơi trong nhiều quyết sách của chính quyền.
Khi được hỏi tại sao không viết đơn khiếu nại tiền hỗ trợ, Hoa đã thẳng thắn “mình nghèo từ bao giờ, họ [nhà nước] cho thì nhận không cho thì thôi, mình chỉ biết đi làm…”. Hơn ba thập niên qua, nhín nhịn chỗ này sang chỗ khác, từ vật chất cho tới tinh thần, các công nhân đã quen với việc tự mình vượt qua những lỗ hổng của chính sách trong cuộc mưu sinh. Vĩnh biệt Sài Gòn, bỏ lại niềm tin với chính quyền như cách họ chọn lựa bây giờ, cũng là một sự xoay xở để sống tiếp.
Tên của các nhân vật đã được thay đổi hoặc lược bớt để đảm bảo an toàn.
Trước hay trong đại dịch, quyền sống và phẩm giá của công nhân vẫn luôn bị chính quyền xem nhẹ.
04/11/2021By MAY - luật khoa
Ngày đầu công ty mở cửa, kêu gọi công nhân trở lại nhà máy sau thời gian giãn cách vì dịch COVID-19, Thanh (29 tuổi) đâm đơn nghỉ việc. Cô muốn rời Sài Gòn, về quê Trà Vinh, ngay trong thời điểm thành phố tung ra nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút người lao động.
Lẽ ra, Thanh đã cùng chồng đi xe máy về quê hồi đầu tháng Mười như hàng chục ngàn lao động khác, nhưng nếu nghỉ ngang, không làm thủ tục chấm dứt hợp đồng, cô sẽ mất trắng bảo hiểm xã hội – khoản tích góp cuối cùng sau hơn một năm lên Sài Gòn làm công nhân. Trong đơn, lý do nghỉ, Thanh viết: “Sợ chết nơi đất khách quê người”. Con số lẫn hình ảnh người chết do COVID-19 ở TP. Hồ Chí Minh đã ám ảnh Thanh.
“Em sợ cả đói nữa”, cô nói với tôi một nguyên do khác thôi thúc cô rời thành phố, dù không được trình bày trong đơn nghỉ việc.
Chồng Thanh làm thợ hồ, anh thất nghiệp từ tháng Sáu. Nhà máy gia công giày Đài Loan nơi Thanh làm việc thì đóng cửa một tháng sau đó. Công ty hỗ trợ cho người lao động hơn 1 triệu đồng/ tháng, vừa đủ để Thanh trả tiền nhà. Cặp vợ chồng trẻ không có tiền tiết kiệm, sống sót qua mùa dịch nhờ những túi gạo, chai nước tương từ các hội nhóm từ thiện. Đã không có gói hỗ trợ nào của thành phố đến với họ.
“Ba tháng rồi em chưa ăn thịt”, Thanh kể qua điện thoại. Bữa ăn trong hơn 100 ngày phong tỏa của vợ chồng cô là “cơm trắng chan mắm hoặc nước tương”.
“Về quê bắt ốc, hái rau ít tiền nhưng không lo đói. Em sẽ không ở lại đây.”
Cô (cũng như nhiều đồng nghiệp khác) dứt khoát giữ nguyên lá đơn, dù công ty hứa tăng lương cho những ai quay lại làm. “Nếu hồi dịch, chính quyền có hỗ trợ thì giờ em còn nghĩ lại, chứ họ nói không à, em chờ từ tháng Bảy đến tháng Mười vẫn không thấy tiền đâu.”
Bây giờ, dù số ca nhiễm của thành phố đã xuống thấp, nhưng Thanh sợ dịch có thể bùng lại bất cứ lúc nào. Khi ấy, liệu có ai chìa tay giúp đỡ?
Vợ chồng cô quyết định sẽ về quê ngay khi công ty giải quyết xong hồ sơ và không hẹn ngày quay lại.
“Em sợ đất Sài Gòn rồi”, Thanh nói.
***
Cuối tháng Mười, vợ chồng Hoa (28 tuổi) đã xong thời hạn cách ly tại quê nhà Sóc Trăng. Họ đã có mặt trong dòng người tháo chạy khỏi Sài Gòn, đổ về cửa ngõ miền Tây khi thành phố vừa nới lỏng giãn cách.
Công ty sản xuất thú bông Hàn Quốc nơi cả hai từng làm ở Sài Gòn đã hoạt động trở lại, nhưng Hoa cương quyết: “Họ thưởng 10 triệu đồng, em cũng không lên.”
Có hai lý do khiến cô không muốn quay lại Sài Gòn: “Em không tin tưởng… Công ty đã không quan tâm, không hỗ trợ người lao động trong dịch. Còn chính quyền không lo cho dân bao nhiêu. Nghe hỗ trợ thì mừng nhưng không thấy đâu.”
Những người lao động ôm con chờ rời thành phố theo chuyến xe 0 đồng của một nhóm từ thiện, ngày 11/10/2021. Ảnh: Người Sài Gòn.
Suốt ba tháng thất nghiệp, duy nhất một lần vợ chồng cô nhận được 1,5 triệu đồng trong gói hỗ trợ đợt 1 của thành phố, nhưng số tiền ấy chỉ vừa đủ một tháng thuê trọ. May mắn hơn nhiều người, sau hơn hai năm làm công nhân, vợ chồng Hoa để dành được 1,5 chỉ vàng. Số tiền ấy cùng vài khoản vay đã giúp họ không bị đứt bữa, nhưng cũng chỉ có thể cầm hơi đến hết tháng Chín. Tháng Mười sang, họ rơi vào cảnh “cạn kiệt”, không còn sức trụ lại Sài Gòn. Về quê là cách duy nhất để sinh tồn.
“Bọn em tới quê rồi mới thấy tổ dân phố kêu ra nhận hỗ trợ đợt 4”, Hoa kể. “Nếu tiền đó đến sớm hơn, bọn em đã ráng ở lại, chờ ngày công ty mở cửa.”
Cô và chồng đang làm hồ sơ xin việc tại một nhà máy ở Vị Thanh (Hậu Giang). Sài Gòn đã không còn nằm trong hoạch định tương lai của gia đình nhỏ này, ngay cả khi đại dịch qua đi.
“Em sẽ không lên lại Sài Gòn”, giọng cương quyết, Hoa nhắc lại nhiều lần trong cuộc trò chuyện với người viết.
***
Hoa và Thanh là hai trong số các công nhân mà tôi được trò chuyện trong tháng Mười qua. Có nhiều mẫu số chung giữa họ, nhưng rõ nét nhất là sự rơi rụng niềm tin với chính quyền hiện tại. Sau tất cả những gì trải qua, Sài Gòn đã không còn là vùng đất hứa của hai cô gái cũng như của rất nhiều công nhân khác, không phải vì ở đó hết cơ hội, mà vì họ không tin rằng chính quyền có thể giúp mình trong nguy cấp.
Đó có thể không phải là suy nghĩ điển hình, đại diện cho tiếng nói toàn thể công nhân, nhưng có một điều chắc chắn: nỗi sợ của họ là có cơ sở. Nhìn lại suốt ba tháng đỉnh dịch của Sài Gòn, hay dài hơi hơn là hơn 30 năm kể từ những đồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đầu tiên đổ vào Việt Nam, quyền lợi của lực lượng công nhân – tuyến đầu của nền kinh tế quốc gia – vẫn luôn là một thứ nhạt nhòa trong các chính sách.
Tháng Bảy, TP. Hồ Chí Minh bắt đầu chỉ thị 16, nhiều nhà máy đóng cửa, công nhân thất nghiệp. Trước đó hai tháng, hàng ngàn công nhân cũng đã bị cho nghỉ việc vì công ty thiếu đơn hàng sản xuất. Con số người nhiễm, người chết sau đó tăng vọt. Người đói cũng không ngoại lệ. Không có con số thống kê cụ thể cho những công nhân phải ăn mì gói, cơm trắng, tệ hơn nữa là bị đứt bữa nhiều ngày liền. Cũng không có thống kê số người ốm đau phải ngưng thuốc vì hết tiền điều trị và xét nghiệm COVID-19 mỗi lần đến viện. Càng không có thống kê những đứa trẻ bị cắt sữa khi cha mẹ đang phập phồng lo bị chủ trọ đuổi ra ngoài do hết tiền đóng. Những con số ấy không xuất hiện trên một báo cáo nào nhưng bạn có thể nhìn thấy những lời cầu xin tiền, gạo, thuốc, sữa dày đặc trên các nhóm Facebook; hoặc chứng thực từ những cá nhân giúp đỡ người túng đói thông qua Zalo Connect hay SOS Map.
Những khó khăn chồng chất đã đẩy cuộc sống của công nhân lùi xa khỏi ngưỡng phúc lợi an toàn. Chỉ cần một biến cố xảy ra mà không có một tấm lưới an sinh nào hứng đỡ, mọi thứ dễ dàng sụp đổ.
Chính quyền làm gì trong khoảng thời gian này? Lần lượt ba gói an sinh được túc tắc triển khai như những chính sách rơi vãi sau một loạt quyết sách chống dịch của thành phố. Nói là “túc tắc”, “rơi vãi”, bởi so với các chỉ thị giãn cách được tung ra và thực thi một cách nhanh chóng, quyết liệt, đồng bộ từ ngõ ra đường, từ phường đến quận; thì tiền hỗ trợ vì lý do nào đó vẫn không thể đến được tay nhiều người, hoặc đến trong muộn màng (bạn có thể xem lại chương trình “Dân hỏi – Thành phố trả lời” để kiểm chứng). [1] Ra đường kiếm ăn có thể sẽ bị phạt vài triệu ngay tắp lự (và bị chửi là thiếu ý thức), nhưng ở nhà dài cổ vẫn không thấy tăm hơi tiền nhà nước, nhiều người đói quá phải đánh liều. Sự cứng rắn của các chỉ thị có thể đã ngăn không cho virus chui qua cánh cửa phòng trọ nhưng cũng đã bịt đường sống của hàng ngàn công nhân (cũng như hàng ngàn người lao động tự do khác), khi mà những chính sách cứu trợ đã không cùng song hành.
Một cách thẳng thắn, nếu đại dịch bùng phát ở một nơi không có bề dày hoạt động từ thiện, không có nhiều cá nhân, tổ chức, hội nhóm cứu trợ như ở Sài Gòn, rất có thể nhiều người chưa kịp chết vì virus đã chết vì đói. Và đến cuối cùng, người dân cũng phải tự mình xoay xở ở cửa sinh tồn. Dòng người cả trẻ con, người già, bà bầu tháo chạy khỏi Sài Gòn trong mưa gió hồi đầu tháng Mười không đơn thuần là một cuộc hồi hương, mà đó là một cuộc trốn chạy khỏi cửa chết. Ngay cả khi ấy, đường sống của những công nhân, người lao động một lần nữa vẫn bị chặn lại, đối đầu với những quy định hẳn là được ban hành trong phòng lạnh khô ráo.
***
Sẽ có người xem việc tiêm vaccine cho công nhân hồi tháng Sáu, trước cả nhiều nhóm có nguy cơ tử vong cao khi nhiễm, là một chính sách ưu tiên của thành phố. [2] Tiếc là sự ưu ái này chỉ làm lộ ra rằng, cái giá sinh mạng của công nhân được đo đếm bằng đồng tiền họ làm ra cho đất nước.
Có thể giá trị gia tăng mà họ tạo ra rất thấp do đặc thù của nền kinh tế thâm dụng lao động, nhưng hàng triệu công nhân vẫn là nhân tố không thể thiếu đằng sau con số tăng trưởng hàng năm của Việt Nam (khu vực FDI hiện đóng góp khoảng 20% GDP, theo Niên giám thống kê 2020). [3] Chính quyền lúc đó thừa hiểu công nhân là một tài sản đặc biệt; vì vậy, bảo vệ họ khỏi virus cũng là bảo vệ nền kinh tế đang hụt hơi do COVID-19, cũng là níu kéo đồng ngoại tệ không chạy sang quốc gia khác. Thế nhưng, đến khi lực lượng này không thể tham gia sản xuất, đã không có mấy chính sách được thiết kế kịp thời nhằm hỗ trợ cho một gia đình công nhân điển hình: phòng trọ 12 mét vuông giá thuê 1 – 1,5 triệu đồng/ tháng; với những con người có mức lương cơ bản mỗi tháng chưa đầy 5 triệu đồng, không hoặc có rất ít tiền tích lũy.
Trong hơn ba thập niên sau Đổi mới, Việt Nam đã tự định vị mình là nền kinh tế dựa nhiều vào dòng vốn FDI, dùng “nhân công giá rẻ” như một thương hiệu thu hút nhà đầu tư. Đánh đổi với nền kinh tế thâm dụng lao động là sức vóc, tuổi trẻ, tương lai, phẩm giá của hàng trăm ngàn người đã bỏ lại nơi công xưởng. Công nhân gia công lắp ráp, dệt may, da giày, v.v. nếu không tăng ca sẽ không thể “đủ sống” với mức lương cơ bản như quy định hiện tại.
Theo báo cáo của Oxfam năm 2019, 69% công nhân dệt may cho biết họ không có đủ tiền để trang trải nhu cầu sinh hoạt của mình; 28% công nhân nói rằng tiền lương không đủ để đảm bảo chi tiêu ăn uống cho gia đình trong cả tháng, trong đó 50% cho biết họ phải vay tiền để mua thức ăn; 53% không đủ khả năng điều trị khi ốm đau và có tới 94% công nhân không dám nghỉ ốm khi cần. [4]
Đây không chỉ là thực trạng của riêng công nhân dệt may. Để có thể đảm bảo mức sống tối thiểu của bản thân và nuôi con, Hoa – công nhân dán đế giày, Thanh – công nhân may thú nhồi bông, đã không có lựa chọn nào khác ngoài “tình nguyện” lao vào tăng ca. Nhưng cũng như hơn 30% công nhân trong khảo sát của Oxfam, họ không tiết kiệm được gì từ tiền lương, ngoại trừ một khoản tiền từ bảo hiểm xã hội nếu họ mất việc.
Hết thế hệ công nhân này đến thế hệ công nhân khác, họ đã quen nai lưng ra tự tìm cách xoay xở. Khu công nghiệp mọc lên nhưng thiếu trường mẫu giáo, thiếu lớp bán trú cho con công nhân: họ gửi con lại cho ông bà ở quê (Thanh, Hoa cũng vậy). Lương cơ bản tăng chậm so với vật giá leo thang: họ tăng ca và tiết kiệm, ở phòng trọ chật hẹp là một giải pháp lý tưởng. Kỳ kinh nguyệt không được nghỉ 30 phút như luật lao động quy định: họ im lặng và chịu đựng.
Những khó khăn chồng chất đã đẩy cuộc sống của công nhân lùi xa khỏi ngưỡng phúc lợi an toàn. Chỉ cần một biến cố xảy ra mà không có một tấm lưới an sinh nào hứng đỡ, mọi thứ dễ dàng sụp đổ. Thể tích một giọt nước không là gì so với một ly nước, nhưng nếu liên tục nhỏ nước vào ly, hẳn sẽ đến lúc có một giọt nước tràn ly. Một con lạc đà có thể gồng gánh rất nhiều hàng hoá, nhưng khi đến sát ngưỡng chịu đựng, chỉ một cọng rơm cũng có thể làm nó gục ngã. Mà COVID-19 thì đâu chỉ là cọng rơm.
Không ai khác, hàng trăm ngàn công nhân phải hứng chịu cái giá phải trả cho một nền kinh tế đứng trên đôi chân nhân công giá rẻ. Sức lực, tương lai của họ và cả những đứa con mà họ phải chia xa khi còn chưa dứt sữa đã trở thành vật nhẹ tênh, bị hy sinh trên bàn cân kinh tế. Trước hay trong đại dịch, quyền sống và phẩm giá của công nhân vẫn luôn đi sau, thậm chí là bị bỏ rơi trong nhiều quyết sách của chính quyền.
Khi được hỏi tại sao không viết đơn khiếu nại tiền hỗ trợ, Hoa đã thẳng thắn “mình nghèo từ bao giờ, họ [nhà nước] cho thì nhận không cho thì thôi, mình chỉ biết đi làm…”. Hơn ba thập niên qua, nhín nhịn chỗ này sang chỗ khác, từ vật chất cho tới tinh thần, các công nhân đã quen với việc tự mình vượt qua những lỗ hổng của chính sách trong cuộc mưu sinh. Vĩnh biệt Sài Gòn, bỏ lại niềm tin với chính quyền như cách họ chọn lựa bây giờ, cũng là một sự xoay xở để sống tiếp.
Tên của các nhân vật đã được thay đổi hoặc lược bớt để đảm bảo an toàn.
Last edited by LDN on Sat Nov 27, 2021 6:33 pm; edited 4 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Việt cộng vơ vét
Ông Huy là Kim Dung fan, đem kiếm hiệp KD ra giảng , diễn giải theo cái nhìn chính trị quốc gia - cộng sản.
Nói Quách Tỉnh gặp hên là không đúng hẳn. Quách Tỉnh chàng chậm tiêu nhờ tâm tánh tốt nên Hoàng Dung đem lòng yêu thương, giúp đỡ, nịnh Hồng Thất Công để ông dạy võ cho QT. Thật ra HTC rất thích Hoàng Dung, muốn truyền võ công lại cho nàng vì ông nhắm để nàng mai này nối nghiệp làm bang chủ cái bang, là truyền nhân của ông. Có điều Hoàng Dung vì yêu, muốn giúp người yêu nên cứ dụ HTC dạy võ cho chàng Quách.
Bởi vậy người Việt cũng có câu: sang vì vợ. Chàng Quách mà không có Hoàng Dung hết lòng giúp đỡ thì có lẽ chỉ là 1 anh chàng nông dân hoặc chăn cừu mà thôi, sao được danh hiệu là Quách Đại Hiệp
N10tv
https://youtu.be/4CCHXp6Pu-g
Ai chưa biết Anh Hùng Xạ Điêu thì coi bản, version này. Riêng tôi thì thích nhất bản, version Chu ân đóng Hoàng Dung: xinh đẹp, dễ thương, tinh nghịch, thông minh, đáng yêu, tóm lại là Hoàng Dung giống với nhân vật trong truyện nhất. Version này tôi tìm trong youtube không thấy.
https://youtu.be/Uk-uTJNyMtg
Nói Quách Tỉnh gặp hên là không đúng hẳn. Quách Tỉnh chàng chậm tiêu nhờ tâm tánh tốt nên Hoàng Dung đem lòng yêu thương, giúp đỡ, nịnh Hồng Thất Công để ông dạy võ cho QT. Thật ra HTC rất thích Hoàng Dung, muốn truyền võ công lại cho nàng vì ông nhắm để nàng mai này nối nghiệp làm bang chủ cái bang, là truyền nhân của ông. Có điều Hoàng Dung vì yêu, muốn giúp người yêu nên cứ dụ HTC dạy võ cho chàng Quách.
Bởi vậy người Việt cũng có câu: sang vì vợ. Chàng Quách mà không có Hoàng Dung hết lòng giúp đỡ thì có lẽ chỉ là 1 anh chàng nông dân hoặc chăn cừu mà thôi, sao được danh hiệu là Quách Đại Hiệp
N10tv
https://youtu.be/4CCHXp6Pu-g
Ai chưa biết Anh Hùng Xạ Điêu thì coi bản, version này. Riêng tôi thì thích nhất bản, version Chu ân đóng Hoàng Dung: xinh đẹp, dễ thương, tinh nghịch, thông minh, đáng yêu, tóm lại là Hoàng Dung giống với nhân vật trong truyện nhất. Version này tôi tìm trong youtube không thấy.
https://youtu.be/Uk-uTJNyMtg
Last edited by LDN on Thu Oct 06, 2022 4:19 pm; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Vẫn chuyện bò dát vàng TL
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Dịch chồng dịch
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Cô giáo giữa đường nói thực trạng
Cô nhân viên thư viện trường giữa đường nói thực trạng giáo dục VN. Cầm loa phóng thanh nói mới ghê
https://youtu.be/DOOk6jYkY-8
https://youtu.be/DOOk6jYkY-8
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Tử vong sau khi tiêm
tội nghiệp người dân VN.
Thanh Hóa: 4 ca tử vong sau tiêm vaccine Vero Cell - Nguyên nhân vì đâu?
Mỹ Hằng
BBC News Tiếng Việt
26.11.2021
Việc 4 ca tử vong liên tiếp xảy ra tại Thanh Hoá sau khi tiêm vaccine Vero Cell của Trung Quốc đang thu hút sự quan tâm của người dân Việt Nam.
2 trường hợp đầu đã tử vong vào lúc 0h45 và 08h45 ngày 24/11/2021.
Đến tối 24.11, thêm một công nhân tử vong.
Chiều 25/11, đã có thêm 1 công nhân tử vong.
Tất cả đều được tiêm mũi hai Vero Cell tại Trung tâm Y tế huyện Nông Cống, Thanh Hóa hôm 23/11.
Vaccine Vero Cell, của hãng nhà nước Trung Quốc Sinopharm, do Beijing Institute of Biological Products sản xuất tại Trung Quốc, là một trong tám loại vaccine mà Việt Nam đã phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
'Cần ngừng tiêm Vero Cell lập tức'
Trả lời BBC News Tiếng Việt hôm 26/11, TS Nguyễn Hồng Vũ từ Viện nghiên cứu City of Hope, California, Mỹ kiêm cố vấn khoa học Ruy Băng Tím, cho rằng việc đã có 4 ca tử vong ở cùng một nơi "có thể khiến ông nghĩ tới lý do 'chất lượng vaccine'".
"Việc cần làm ngay là ngưng tiêm vaccine Vero Cell và kiểm tra lại chất lượng, tạp chất, độc tố trong các lô vaccine này ngay lập tức," TS Vũ nói.
Trong khi đó, GS Nguyễn Văn Tuấn từ ĐH New South Wales, Australia nói với BBC rằng nếu chỉ quan sát vài ca tử vong sau khi tiêm vaccine thì chưa đủ chứng cứ để nói đến mối liên hệ nhân quả giữa tiêm vaccine và tử vong.
GS Tuấn lý giải: "Chúng ta cần ghi nhận rằng xác suất tử vong liên quan đến Covid ở người chưa tiêm vaccine cao gấp 10-20 lần so với người đã tiêm vaccine.
"Số người tử vong sau khi tiêm đủ 2 liều vaccine chỉ chiếm dưới 1% tổng số tử vong, và trong số này đa số là người cao tuổi (trên 65) với 2 bệnh nền trở lên. Những bệnh nền phổ biến là tim mạch, tiểu đường, suy thận, và ung thư.
GS Nguyen Van Tuan
BBC
"Ở Việt Nam, số ca tử vong mới được ghi nhận đa số xảy ra ở người đã tiêm vaccine Sinopharm hay Vero Cell. Nhưng xin nhấn mạnh rằng sự thật đó vẫn chưa đủ để nói rằng tử vong là do vaccine Trung Quốc, bởi những người tử vong có thể có nhiều bệnh khác mà chúng ta chưa biết."
Dù vậy, GS Tuấn cũng có chung quan điểm rằng khi có hàng loạt ca tử vong như vậy thì "cần tạm ngưng tiêm vaccine Vero Cell và tiến hành điều tra."
GS Tuấn chỉ rõ: "Cần phải có điều tra độc lập về chất lượng vaccine, từ khâu bảo quản đến khâu pha chế trước khi tiêm. Điều tra qui trình tiêm vaccine có đúng với các tiêu chuẩn đề ra hay không. Dĩ nhiên, cần phải xem xét kĩ tiền sử bệnh lý của những người tử vong."
"Không có những thông tin đó, rất khó tiếp tục chương trình tiêm chủng đại trà," GS Nguyễn Văn Tuấn nói với BBC từ Australia.
Các nguyên nhân có thể gây tử vong sau tiêm vaccine Covid-19?
Theo TS Nguyễn Hồng Vũ, các vaccine Covid-19 nói chung có nguy cơ chung gây "sốc phản vệ" (anaphylaxis). Phản ứng này xảy khi người được chích ngừa "dị ứng mạnh" với thành phần có trong vaccine.
"Tuy nhiên, chuyện này thường là rất hiếm vì các vaccine đã trải qua các giai đoạn nghiên cứu để giảm thiểu nguy cơ này. Nếu có xảy ra thì tối đa chỉ vài phần triệu," TS Vũ nói.
"Ngoài ra, mỗi loại vaccine Covid-19 thì lại có những nguy cơ riêng như chúng ta biết hiện nay," TS Vũ giải thích thêm.
"Chẳng hạn vaccine AstraZeneca, J&J với bản chất Adenovirus có nguy cơ rất nhỏ gây đông máu, vaccine Pfizer/BioNTech, Moderna với bản chất mRNA có nguy cơ nhỏ gây viêm cơ tim.
"Khó bàn về vaccine Vero Cell vì các nghiên cứu về vaccine này so với các vaccine phương Tây là quá ít mà các kết quả không đồng nhất," TS Nguyễn Hồng Vũ cho biết.
GS Nguyễn Văn Tuấn trong khi đó nhấn mạnh rằng loại vaccine của Trung Quốc 'hiệu quả thấp' hơn các vaccine khác của Anh, Mỹ.
"Dữ liệu nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng vaccine Sinopharm và CoronaVac có hiệu quả thấp hơn vaccine phương Tây như Pfizer, AstraZeneca và Moderna."
"Chẳng hạn như một nghiên cứu ở Thái Lan trên 185 người cho thấy chỉ có 60% người được tiêm có lượng kháng thể đáng kể sau 1 tháng tiêm liều 2 liều CoronaVac. Con số này đối với AstraZeneca vaccine là 86%.
"Điều đáng ngại hơn nữa là 3 tháng sau tiêm đủ 2 liều CoronaVac, chỉ có 12% là có lượng kháng thể đủ để chống lại nCov.
"Hiệu lực của vaccine Trung Quốc có vẻ tuỳ thuộc vào độ tuổi. Ở người trẻ tuổi (20 - 39) CoronaVac giảm tử vong lên đến 83%, nhưng vẫn thấp hơn so với AstraZeneca (98%) và Pfizer (90%).
"Tuy nhiên, ở những người 80+ tuổi trở lên, hiệu quả của CoronaVac chỉ 30% đối với những ca nhiễm nặng, và 45% giảm tử vong; con số này đối với AstraZeneca là 67% và 85%. Nghiên cứu này cho thấy rõ vaccine CoronaVac có hiệu lực kém hơn AstraZeneca.
Tử vong 'liên quan vaccine Covid-19' ở các nước khác
Nước láng giềng của Việt Nam, Thái Lan, hôm 4/11 công bố 3 ca tử vong "do tiêm vaccine Covid-19", theo Bangkok Post. Trong đó 2 người do hội chứng đông máu và 1 người do số lượng tiểu cầu thấp.
Ba ca này nằm trong tổng số 1269 ca tử vong sau tiêm vaccine Covid-19 tại Thái Lan. Giới chức y tế sau đó đã cho điều tra 842 ca. Những ca tử vong khác trong số này được kết luận là do viêm phổi nặng (257 người), tim mạch (109), đột quỵ (37), nhiễm trùng máu (29), chảy máu bụng (, ung thư phổi (6), thuyên tắc phổi (máu đông trong phổi - 4), ung thư vú (2) và suy gan (2) sau khi ăn phải nấm độc.
Hàng chục trường hợp tử vong sau tiêm không xác định được nguyên nhân do không đủ thông tin.
Trường hợp tử vong sau tiêm vaccine Covid-19 mới đây nhất tại Thái Lan xảy ra hôm 24/11, một nam giới chết sau khi tiêm liều hai vaccine Moderna. Liều một là vaccine Sinopharm hồi đầu tháng Chín.
Hồi tháng 10, một sinh viên Thái Lan 20 tuổi chết sau khi tiêm liều hai AstraZeneca, liều một là Sinopharm.
Các trường hợp tử vong đều xảy ra sau khi tiêm vaccine 'trộn', liều một là Sinopharm của Trung Quốc và liều hai vaccine Pfizer hoặc AstraZeneca, theo Bangkok Post.
Về các trường hợp này, GS Nguyễn Văn Tuấn nói với BBC rằng "trước đây, một số giới chức y tế phương Tây không khuyến khích trộn vaccine. Nhưng sau này khi đã có kết quả nghiên cứu thì người ta đồng ý cho tiêm trộn vaccine như Pfizer và AstraZeneca. Còn trộn vaccine Vero Cell và AstraZeneca thì chỉ mới được triển khai ở Thái Lan."
"Tôi nghĩ trước những chứng cứ về hiệu quả tương đối thấp của vaccine Sinopharm hay Vero Cell thì việc tiêm thêm liều 3 vaccine AstraZeneca hay Pfizer cho những người đã tiêm 2 liều vaccine Vero Cell là hợp lý," GS Tuấn nói.
Tại NewZealand, một phụ nữ tử vong hồi tháng Tám sau khi tiêm Pfizer và được kết luận do 'viêm cơ tim' - một phản ứng hiếm gặp của loại vaccine này.
Tại Anh Quốc, từ 9/12/2020 đến 8/9/2021, có 1.645 ca tử vong ngay sau khi được tiêm một trong các loại vaccine Covid-19. Đây là số trường hợp tử vong được báo cáo "có thể liên quan đến vaccine", tuy nhiên chúng chưa được điều tra đầy đủ tại thời điểm báo cáo và một báo cáo không phải là bằng chứng về nguyên nhân, theo tổ chức Yellow Card Scheme.
Số liệu từ các tổ chức khác cho hay tới tháng 8/2021, có 9 ca tử vong ở Anh Quốc mà vaccine Covid-19 "đóng vai trò trong chuỗi các sự kiện dẫn đến cái chết".
WHO khuyến cáo gì về vaccine Vero Cell?
Theo tài liệu của WHO về Vero Cel công bố hôm 24/5/2021, SARS-CoV-2 (VeroCell) là vaccine bất hoạt chống lại Covid-19 thông qua kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể mà không gây bệnh. Sau khi virus bất hoạt được đưa vào hệ miễn dịch của cơ thể, chúng kích thích sản xuất các kháng thể và làm cho cơ thể sẵn sàng ứng phó với tình trạng nhiễm SARS-CoV-2 sống.
Một thử nghiệm giai đoạn 3 trên quy mô đa quốc gia đã chỉ ra rằng hai liều Vero Cell được sử dụng cách nhau 21 ngày có hiệu quả 79% chống lại việc nhiễm SARS-CoV-2 có triệu chứng trong 14 ngày hoặc hơn sau khi tiêm liều thứ hai. Các thử nghiệm không được thiết kế để minh chứng cho hiệu quả của vaccine trong việc ngăn ngừa bệnh nặng.
Hiệu quả của vaccine trong việc ngăn ngừa bệnh nhân phải nhập viện là 79%.
Dữ liệu được xem xét tại thời điểm này hỗ trợ kết luận rằng các lợi ích đã biết và tiềm năng của vaccine Sinopharm vượt trội hơn những rủi ro đã biết và rủi ro tiềm ẩn.
Tuổi khuyến cáo để tiêm vaccine Vero Cell: 18 trở lên.
Vaccine cần được sử dụng ngay, không được pha loãng.
Khi tiêm, cần kiểm tra lọ hoặc ống tiêm chứa vaccine để đảm bảo rằng chất lỏng là hỗn dịch màu trắng đục, màu trắng sữa.
Nếu thấy kết tủa phân tầng, cần lắc lọ đựng vaccine.
Cần rút vaccine ra khỏi lọ vào thời điểm tiêm. Tiêm ngay lập tức vì vaccine không chứa chất bảo quản.
Trong các buổi tiêm chủng, các lọ và / hoặc ống tiêm chứa thuốc tiêm nên được giữ trong khoảng từ +2 đến +8 ° C và tránh ánh sáng.
Chống chỉ định tiêm đối với người đã có tiền sử sốc phản vệ với bất kỳ thành phần nào của vaccine; Những người đã có phản vệ sau liều đầu tiên không nên tiêm liều hai.
Tất cả mọi người nên được tiêm chủng tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe có đội ngũ y tế sẵn sàng ứng cứu trong trường hợp phản ứng dị ứng. Cần quan sát sau 15 phút tiêm phòng. Những người đang sốt nặng cấp tính (thân nhiệt độ trên 38,5 ° C) nên hoãn tiêm cho đến khi hết sốt hoàn toàn. Hoãn tiêm những người mắc Covid-19 cấp tính cho đến khi họ đã khỏi và đủ tiêu chuẩn để ngừng cách ly.
Các ca tử vong khác sau tiêm vaccine Covid-19 tại VN?
Hôm 28/9 xảy ra một ca tử vong ở TPHCM sau khi tiêm vaccine Pfizer.
Khi đó Sở Y tế TP.HCM nói kết luận ban đầu của các chuyên gia không ghi nhận bằng chứng tử vong liên quan đến chất lượng vaccine.
Hôm 5/11, tỉnh Gia Lai cho biết đang điều tra để xác định nguyên nhân một người phụ nữ trẻ tử vong sau khi tiêm vaccine AstraZeneca.
Thanh Hóa: 4 ca tử vong sau tiêm vaccine Vero Cell - Nguyên nhân vì đâu?
Mỹ Hằng
BBC News Tiếng Việt
26.11.2021
Việc 4 ca tử vong liên tiếp xảy ra tại Thanh Hoá sau khi tiêm vaccine Vero Cell của Trung Quốc đang thu hút sự quan tâm của người dân Việt Nam.
2 trường hợp đầu đã tử vong vào lúc 0h45 và 08h45 ngày 24/11/2021.
Đến tối 24.11, thêm một công nhân tử vong.
Chiều 25/11, đã có thêm 1 công nhân tử vong.
Tất cả đều được tiêm mũi hai Vero Cell tại Trung tâm Y tế huyện Nông Cống, Thanh Hóa hôm 23/11.
Vaccine Vero Cell, của hãng nhà nước Trung Quốc Sinopharm, do Beijing Institute of Biological Products sản xuất tại Trung Quốc, là một trong tám loại vaccine mà Việt Nam đã phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
'Cần ngừng tiêm Vero Cell lập tức'
Trả lời BBC News Tiếng Việt hôm 26/11, TS Nguyễn Hồng Vũ từ Viện nghiên cứu City of Hope, California, Mỹ kiêm cố vấn khoa học Ruy Băng Tím, cho rằng việc đã có 4 ca tử vong ở cùng một nơi "có thể khiến ông nghĩ tới lý do 'chất lượng vaccine'".
"Việc cần làm ngay là ngưng tiêm vaccine Vero Cell và kiểm tra lại chất lượng, tạp chất, độc tố trong các lô vaccine này ngay lập tức," TS Vũ nói.
Trong khi đó, GS Nguyễn Văn Tuấn từ ĐH New South Wales, Australia nói với BBC rằng nếu chỉ quan sát vài ca tử vong sau khi tiêm vaccine thì chưa đủ chứng cứ để nói đến mối liên hệ nhân quả giữa tiêm vaccine và tử vong.
GS Tuấn lý giải: "Chúng ta cần ghi nhận rằng xác suất tử vong liên quan đến Covid ở người chưa tiêm vaccine cao gấp 10-20 lần so với người đã tiêm vaccine.
"Số người tử vong sau khi tiêm đủ 2 liều vaccine chỉ chiếm dưới 1% tổng số tử vong, và trong số này đa số là người cao tuổi (trên 65) với 2 bệnh nền trở lên. Những bệnh nền phổ biến là tim mạch, tiểu đường, suy thận, và ung thư.
GS Nguyen Van Tuan
BBC
"Ở Việt Nam, số ca tử vong mới được ghi nhận đa số xảy ra ở người đã tiêm vaccine Sinopharm hay Vero Cell. Nhưng xin nhấn mạnh rằng sự thật đó vẫn chưa đủ để nói rằng tử vong là do vaccine Trung Quốc, bởi những người tử vong có thể có nhiều bệnh khác mà chúng ta chưa biết."
Dù vậy, GS Tuấn cũng có chung quan điểm rằng khi có hàng loạt ca tử vong như vậy thì "cần tạm ngưng tiêm vaccine Vero Cell và tiến hành điều tra."
GS Tuấn chỉ rõ: "Cần phải có điều tra độc lập về chất lượng vaccine, từ khâu bảo quản đến khâu pha chế trước khi tiêm. Điều tra qui trình tiêm vaccine có đúng với các tiêu chuẩn đề ra hay không. Dĩ nhiên, cần phải xem xét kĩ tiền sử bệnh lý của những người tử vong."
"Không có những thông tin đó, rất khó tiếp tục chương trình tiêm chủng đại trà," GS Nguyễn Văn Tuấn nói với BBC từ Australia.
Các nguyên nhân có thể gây tử vong sau tiêm vaccine Covid-19?
Theo TS Nguyễn Hồng Vũ, các vaccine Covid-19 nói chung có nguy cơ chung gây "sốc phản vệ" (anaphylaxis). Phản ứng này xảy khi người được chích ngừa "dị ứng mạnh" với thành phần có trong vaccine.
"Tuy nhiên, chuyện này thường là rất hiếm vì các vaccine đã trải qua các giai đoạn nghiên cứu để giảm thiểu nguy cơ này. Nếu có xảy ra thì tối đa chỉ vài phần triệu," TS Vũ nói.
"Ngoài ra, mỗi loại vaccine Covid-19 thì lại có những nguy cơ riêng như chúng ta biết hiện nay," TS Vũ giải thích thêm.
"Chẳng hạn vaccine AstraZeneca, J&J với bản chất Adenovirus có nguy cơ rất nhỏ gây đông máu, vaccine Pfizer/BioNTech, Moderna với bản chất mRNA có nguy cơ nhỏ gây viêm cơ tim.
"Khó bàn về vaccine Vero Cell vì các nghiên cứu về vaccine này so với các vaccine phương Tây là quá ít mà các kết quả không đồng nhất," TS Nguyễn Hồng Vũ cho biết.
GS Nguyễn Văn Tuấn trong khi đó nhấn mạnh rằng loại vaccine của Trung Quốc 'hiệu quả thấp' hơn các vaccine khác của Anh, Mỹ.
"Dữ liệu nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng vaccine Sinopharm và CoronaVac có hiệu quả thấp hơn vaccine phương Tây như Pfizer, AstraZeneca và Moderna."
"Chẳng hạn như một nghiên cứu ở Thái Lan trên 185 người cho thấy chỉ có 60% người được tiêm có lượng kháng thể đáng kể sau 1 tháng tiêm liều 2 liều CoronaVac. Con số này đối với AstraZeneca vaccine là 86%.
"Điều đáng ngại hơn nữa là 3 tháng sau tiêm đủ 2 liều CoronaVac, chỉ có 12% là có lượng kháng thể đủ để chống lại nCov.
"Hiệu lực của vaccine Trung Quốc có vẻ tuỳ thuộc vào độ tuổi. Ở người trẻ tuổi (20 - 39) CoronaVac giảm tử vong lên đến 83%, nhưng vẫn thấp hơn so với AstraZeneca (98%) và Pfizer (90%).
"Tuy nhiên, ở những người 80+ tuổi trở lên, hiệu quả của CoronaVac chỉ 30% đối với những ca nhiễm nặng, và 45% giảm tử vong; con số này đối với AstraZeneca là 67% và 85%. Nghiên cứu này cho thấy rõ vaccine CoronaVac có hiệu lực kém hơn AstraZeneca.
Tử vong 'liên quan vaccine Covid-19' ở các nước khác
Nước láng giềng của Việt Nam, Thái Lan, hôm 4/11 công bố 3 ca tử vong "do tiêm vaccine Covid-19", theo Bangkok Post. Trong đó 2 người do hội chứng đông máu và 1 người do số lượng tiểu cầu thấp.
Ba ca này nằm trong tổng số 1269 ca tử vong sau tiêm vaccine Covid-19 tại Thái Lan. Giới chức y tế sau đó đã cho điều tra 842 ca. Những ca tử vong khác trong số này được kết luận là do viêm phổi nặng (257 người), tim mạch (109), đột quỵ (37), nhiễm trùng máu (29), chảy máu bụng (, ung thư phổi (6), thuyên tắc phổi (máu đông trong phổi - 4), ung thư vú (2) và suy gan (2) sau khi ăn phải nấm độc.
Hàng chục trường hợp tử vong sau tiêm không xác định được nguyên nhân do không đủ thông tin.
Trường hợp tử vong sau tiêm vaccine Covid-19 mới đây nhất tại Thái Lan xảy ra hôm 24/11, một nam giới chết sau khi tiêm liều hai vaccine Moderna. Liều một là vaccine Sinopharm hồi đầu tháng Chín.
Hồi tháng 10, một sinh viên Thái Lan 20 tuổi chết sau khi tiêm liều hai AstraZeneca, liều một là Sinopharm.
Các trường hợp tử vong đều xảy ra sau khi tiêm vaccine 'trộn', liều một là Sinopharm của Trung Quốc và liều hai vaccine Pfizer hoặc AstraZeneca, theo Bangkok Post.
Về các trường hợp này, GS Nguyễn Văn Tuấn nói với BBC rằng "trước đây, một số giới chức y tế phương Tây không khuyến khích trộn vaccine. Nhưng sau này khi đã có kết quả nghiên cứu thì người ta đồng ý cho tiêm trộn vaccine như Pfizer và AstraZeneca. Còn trộn vaccine Vero Cell và AstraZeneca thì chỉ mới được triển khai ở Thái Lan."
"Tôi nghĩ trước những chứng cứ về hiệu quả tương đối thấp của vaccine Sinopharm hay Vero Cell thì việc tiêm thêm liều 3 vaccine AstraZeneca hay Pfizer cho những người đã tiêm 2 liều vaccine Vero Cell là hợp lý," GS Tuấn nói.
Tại NewZealand, một phụ nữ tử vong hồi tháng Tám sau khi tiêm Pfizer và được kết luận do 'viêm cơ tim' - một phản ứng hiếm gặp của loại vaccine này.
Tại Anh Quốc, từ 9/12/2020 đến 8/9/2021, có 1.645 ca tử vong ngay sau khi được tiêm một trong các loại vaccine Covid-19. Đây là số trường hợp tử vong được báo cáo "có thể liên quan đến vaccine", tuy nhiên chúng chưa được điều tra đầy đủ tại thời điểm báo cáo và một báo cáo không phải là bằng chứng về nguyên nhân, theo tổ chức Yellow Card Scheme.
Số liệu từ các tổ chức khác cho hay tới tháng 8/2021, có 9 ca tử vong ở Anh Quốc mà vaccine Covid-19 "đóng vai trò trong chuỗi các sự kiện dẫn đến cái chết".
WHO khuyến cáo gì về vaccine Vero Cell?
Theo tài liệu của WHO về Vero Cel công bố hôm 24/5/2021, SARS-CoV-2 (VeroCell) là vaccine bất hoạt chống lại Covid-19 thông qua kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể mà không gây bệnh. Sau khi virus bất hoạt được đưa vào hệ miễn dịch của cơ thể, chúng kích thích sản xuất các kháng thể và làm cho cơ thể sẵn sàng ứng phó với tình trạng nhiễm SARS-CoV-2 sống.
Một thử nghiệm giai đoạn 3 trên quy mô đa quốc gia đã chỉ ra rằng hai liều Vero Cell được sử dụng cách nhau 21 ngày có hiệu quả 79% chống lại việc nhiễm SARS-CoV-2 có triệu chứng trong 14 ngày hoặc hơn sau khi tiêm liều thứ hai. Các thử nghiệm không được thiết kế để minh chứng cho hiệu quả của vaccine trong việc ngăn ngừa bệnh nặng.
Hiệu quả của vaccine trong việc ngăn ngừa bệnh nhân phải nhập viện là 79%.
Dữ liệu được xem xét tại thời điểm này hỗ trợ kết luận rằng các lợi ích đã biết và tiềm năng của vaccine Sinopharm vượt trội hơn những rủi ro đã biết và rủi ro tiềm ẩn.
Tuổi khuyến cáo để tiêm vaccine Vero Cell: 18 trở lên.
Vaccine cần được sử dụng ngay, không được pha loãng.
Khi tiêm, cần kiểm tra lọ hoặc ống tiêm chứa vaccine để đảm bảo rằng chất lỏng là hỗn dịch màu trắng đục, màu trắng sữa.
Nếu thấy kết tủa phân tầng, cần lắc lọ đựng vaccine.
Cần rút vaccine ra khỏi lọ vào thời điểm tiêm. Tiêm ngay lập tức vì vaccine không chứa chất bảo quản.
Trong các buổi tiêm chủng, các lọ và / hoặc ống tiêm chứa thuốc tiêm nên được giữ trong khoảng từ +2 đến +8 ° C và tránh ánh sáng.
Chống chỉ định tiêm đối với người đã có tiền sử sốc phản vệ với bất kỳ thành phần nào của vaccine; Những người đã có phản vệ sau liều đầu tiên không nên tiêm liều hai.
Tất cả mọi người nên được tiêm chủng tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe có đội ngũ y tế sẵn sàng ứng cứu trong trường hợp phản ứng dị ứng. Cần quan sát sau 15 phút tiêm phòng. Những người đang sốt nặng cấp tính (thân nhiệt độ trên 38,5 ° C) nên hoãn tiêm cho đến khi hết sốt hoàn toàn. Hoãn tiêm những người mắc Covid-19 cấp tính cho đến khi họ đã khỏi và đủ tiêu chuẩn để ngừng cách ly.
Các ca tử vong khác sau tiêm vaccine Covid-19 tại VN?
Hôm 28/9 xảy ra một ca tử vong ở TPHCM sau khi tiêm vaccine Pfizer.
Khi đó Sở Y tế TP.HCM nói kết luận ban đầu của các chuyên gia không ghi nhận bằng chứng tử vong liên quan đến chất lượng vaccine.
Hôm 5/11, tỉnh Gia Lai cho biết đang điều tra để xác định nguyên nhân một người phụ nữ trẻ tử vong sau khi tiêm vaccine AstraZeneca.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
4 người chết sau khi tiêm Vero Cell
Bốn người chết sau khi tiêm vaccine Vero Cell ở Thanh Hóa
26/11/2021
VOA Tiếng Việt
Đã có bốn người chết do biến chứng sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Trung Quốc ở tỉnh Thanh Hóa trong khi hàng chục người khác vẫn đang tiếp tục được theo dõi tại bệnh viện trong sự cố tiêm ngừa vaccine COVID-19 nghiêm trọng nhất ở Việt Nam cho đến nay.
Ca tử vong thứ tư là một nữ công nhân 36 tuổi của Công ty Giày Kim Việt. Cô đã được tiên lượng nguy kịch từ trước và tử vong sau khi can thiệp ECMO (chạy tim phổi nhân tạo bên ngoài cơ thể) được hai ngày, theo trang mạng VnExpress.
Nữ công nhân này là một trong hơn 60 người bị phản ứng sau tiêm vaccine Vero Cell ở huyện Nông Cống ba ngày trước đây. Trong đó, có 9 người bị nặng phải đưa lên bệnh viện tuyến tỉnh còn những người còn lại biểu hiện nhẹ hơn nên được theo dõi ở bệnh viện tuyến huyện.
Đều là nữ
Tất cả những người bị biến chứng sau khi chích vaccine Vero Cell đều là nữ trong độ tuổi 25-30, cùng là công nhân ở Công ty Giày Kim Việt, cũng theo VnExpress. Trước đó, hôm 23/11, công ty này đã tổ chức tiêm vaccine Trung Quốc cho khoảng 400 công nhân thì xảy ra sự cố.
Hiện giờ, ngoài bốn người không qua khỏi, những công nhân còn lại đang được theo dõi ở bệnh viện tỉnh và huyện ‘đều đã ổn định’, ‘tiến triển tốt’ và ‘đang chờ xuất viện’, theo lời lãnh đạo Sở Y tế Thanh Hóa thông tin cho báo chí.
VnExpress dẫn lời bác sỹ Nguyễn Văn Chi, người được Bộ Y tế điều động từ Bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nội vào Thanh Hóa chữa trị cho các bệnh nhân bị biến chứng sau khi tiêm cho biết những người bị nặng là ‘do sốc phản vệ’ dẫn đến viêm cơ tim và giảm tiểu cầu.
Còn những người bị nhẹ đang được theo dõi ở Bệnh viện huyện Nông Cống là ‘phản ứng thông thường sau tiêm’. Họ chỉ bị đau đầu, đau tay nhẹ chứ không bị tụt huyết áp như nhóm bị sốc phản vệ.
Đình chỉ lô vaccine
Trong lúc này, chính quyền tỉnh Thanh Hóa đã đình chỉ lô vaccine Vero Cell liên quan đến sự cố sốc phản vệ sau khi tiêm. Lô này đang còn 43.000 liều chưa tiêm hiện đang lưu kho ở huyện Nông Cống trong tổng số 53.000 liều được phân bổ hôm 18/11.
Tuy nhiên, ngoại trừ lô vaccine này ra thì các lô vaccine Vero Cell khác đã được phân phối đến tỉnh vẫn sẽ được triển khai tiêm theo kế hoạch, ông Lương Ngọc Trương, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa, được VnExpress dẫn lời cho biết.
Trước đó, hôm 24/11, chỉ sau một ngày được tiêm vaccine Vero Cell, đã có hai nữ công nhân tử vong vào buổi sáng và một người vào buổi chiều.
Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa Trịnh Hữu Hùng được dẫn lời cho biết tất cả những người được chích Vero Cell hôm 23/11 đều đã được khám sàng lọc, được tư vấn về các phản ứng phụ sau tiêm từ trước.
Vaccine Vero Cell do Trung Quốc sản xuất là một trong các loại vaccine ngừa COVID-19 hiện được cho phép lưu hành ở Việt Nam, bên cạnh các loại vaccine AstraZeneca, Pfizer, Moderna của phương Tây, Sputnik V của Nga và Abdala của Cuba.
Mặc dù vaccine Trung Quốc được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước đông nam Á, nhất là ở Campuchia, nhưng ở Việt Nam loại vaccine này bị người dân e dè và thậm chí tẩy chay do xuất xứ của nó. Theo tìm hiểu của VOA thì nhiều người dân Việt Nam chẳng thà đợi đến khi có vaccine khác chứ nhất quyết không tiêm vaccine Vero Cell bất chấp lời kêu gọi của chính quyền rằng ‘vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất’.
Việt Nam cũng đã từng ghi nhận ca tử vong do sốc phản vệ sau khi tiêm vaccine AstraZeneca hồi đầu tháng 5. Nạn nhân là một nữ nhân viên y tế 35 tuổi làm việc tại Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Châu, tỉnh An Giang. Người này tử vong chỉ một ngày sau khi chích ngừa.
26/11/2021
VOA Tiếng Việt
Đã có bốn người chết do biến chứng sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Trung Quốc ở tỉnh Thanh Hóa trong khi hàng chục người khác vẫn đang tiếp tục được theo dõi tại bệnh viện trong sự cố tiêm ngừa vaccine COVID-19 nghiêm trọng nhất ở Việt Nam cho đến nay.
Ca tử vong thứ tư là một nữ công nhân 36 tuổi của Công ty Giày Kim Việt. Cô đã được tiên lượng nguy kịch từ trước và tử vong sau khi can thiệp ECMO (chạy tim phổi nhân tạo bên ngoài cơ thể) được hai ngày, theo trang mạng VnExpress.
Nữ công nhân này là một trong hơn 60 người bị phản ứng sau tiêm vaccine Vero Cell ở huyện Nông Cống ba ngày trước đây. Trong đó, có 9 người bị nặng phải đưa lên bệnh viện tuyến tỉnh còn những người còn lại biểu hiện nhẹ hơn nên được theo dõi ở bệnh viện tuyến huyện.
Đều là nữ
Tất cả những người bị biến chứng sau khi chích vaccine Vero Cell đều là nữ trong độ tuổi 25-30, cùng là công nhân ở Công ty Giày Kim Việt, cũng theo VnExpress. Trước đó, hôm 23/11, công ty này đã tổ chức tiêm vaccine Trung Quốc cho khoảng 400 công nhân thì xảy ra sự cố.
Hiện giờ, ngoài bốn người không qua khỏi, những công nhân còn lại đang được theo dõi ở bệnh viện tỉnh và huyện ‘đều đã ổn định’, ‘tiến triển tốt’ và ‘đang chờ xuất viện’, theo lời lãnh đạo Sở Y tế Thanh Hóa thông tin cho báo chí.
VnExpress dẫn lời bác sỹ Nguyễn Văn Chi, người được Bộ Y tế điều động từ Bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nội vào Thanh Hóa chữa trị cho các bệnh nhân bị biến chứng sau khi tiêm cho biết những người bị nặng là ‘do sốc phản vệ’ dẫn đến viêm cơ tim và giảm tiểu cầu.
Còn những người bị nhẹ đang được theo dõi ở Bệnh viện huyện Nông Cống là ‘phản ứng thông thường sau tiêm’. Họ chỉ bị đau đầu, đau tay nhẹ chứ không bị tụt huyết áp như nhóm bị sốc phản vệ.
Đình chỉ lô vaccine
Trong lúc này, chính quyền tỉnh Thanh Hóa đã đình chỉ lô vaccine Vero Cell liên quan đến sự cố sốc phản vệ sau khi tiêm. Lô này đang còn 43.000 liều chưa tiêm hiện đang lưu kho ở huyện Nông Cống trong tổng số 53.000 liều được phân bổ hôm 18/11.
Tuy nhiên, ngoại trừ lô vaccine này ra thì các lô vaccine Vero Cell khác đã được phân phối đến tỉnh vẫn sẽ được triển khai tiêm theo kế hoạch, ông Lương Ngọc Trương, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa, được VnExpress dẫn lời cho biết.
Trước đó, hôm 24/11, chỉ sau một ngày được tiêm vaccine Vero Cell, đã có hai nữ công nhân tử vong vào buổi sáng và một người vào buổi chiều.
Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa Trịnh Hữu Hùng được dẫn lời cho biết tất cả những người được chích Vero Cell hôm 23/11 đều đã được khám sàng lọc, được tư vấn về các phản ứng phụ sau tiêm từ trước.
Vaccine Vero Cell do Trung Quốc sản xuất là một trong các loại vaccine ngừa COVID-19 hiện được cho phép lưu hành ở Việt Nam, bên cạnh các loại vaccine AstraZeneca, Pfizer, Moderna của phương Tây, Sputnik V của Nga và Abdala của Cuba.
Mặc dù vaccine Trung Quốc được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước đông nam Á, nhất là ở Campuchia, nhưng ở Việt Nam loại vaccine này bị người dân e dè và thậm chí tẩy chay do xuất xứ của nó. Theo tìm hiểu của VOA thì nhiều người dân Việt Nam chẳng thà đợi đến khi có vaccine khác chứ nhất quyết không tiêm vaccine Vero Cell bất chấp lời kêu gọi của chính quyền rằng ‘vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất’.
Việt Nam cũng đã từng ghi nhận ca tử vong do sốc phản vệ sau khi tiêm vaccine AstraZeneca hồi đầu tháng 5. Nạn nhân là một nữ nhân viên y tế 35 tuổi làm việc tại Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Châu, tỉnh An Giang. Người này tử vong chỉ một ngày sau khi chích ngừa.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Công nhân mùa dịch, nói gì đến Tết
Công nhân vùng dịch: Tiền trọ, điện nước còn chưa xoay được, nói gì đến Tết
LĐO | 27/11/2021 | Lao động
Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
LONG AN - Thời điểm cuối năm, Tết Nguyên đán Nhâm Dần cũng kề cận. Tết này sẽ ra sao? Về quê đoàn viên với gia đình hay ở lại nơi tạm trú? Không biết lương thưởng năm nay thế nào?... Bao trăn trở bắt đầu ùa về trong suy nghĩ của nhiều người lao động, nhất là với những người xa quê đang làm việc tại Long An.
Trao đổi với Lao Động, nhiều công nhân lao động tại Long An chia sẻ: “Dịch bệnh kéo dài thời gian qua, ngay cả tiền nhà trọ, điện nước cũng không xoay xở được thì nghĩ gì đến Tết”.
Chị Nguyễn Thị Hường - công nhân Công ty TNHH MTV IS ViNa (huyện Đức Hòa) - tâm sự: Sau một thời gian dài công ty nghỉ dịch nên bản thân không có nguồn thu nhập, cuộc sống rất vất vả. May mà còn được các cấp, các ngành quan tâm hỗ trợ nhu yếu phẩm và được hưởng các chế độ chính sách theo quy định nên cũng cố cầm cự trong dịch.
“Em mới đi làm lại được chưa đầy 1 tháng nay. Nói chung vừa mừng vừa lo. Mừng vì sẽ có thu nhập trang trải cuộc sống, lo vì nguy cơ nhiễm dịch bệnh hiện vẫn tiềm ẩn dù bản thân đã được tiêm đủ 2 liều vaccine. Còn chuyện Tết này thế nào, nói thật là giờ em cũng chưa nghĩ tới” - chị Hường nói.
Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Lý, quê ở Quảng Nam, công nhân làm việc trong Khu Công nghiệp Thuận Đạo (huyện Bến Lức) cho biết, thời gian qua dịch bệnh căng thẳng nhưng vẫn cố gắng cầm cự tại địa phương, chờ dịch được kiểm soát đi làm lại có thu nhập. Hiện tại anh đã trở lại làm việc tại công ty được hơn 1 tháng nay.
“Mấy tháng liền nghỉ dịch nên không có thu nhập, cũng may được chủ nhà trọ miễn cho 2 tháng tiền nhà”. Hỏi về kế hoạch Tết sắp tới, anh Lý thổ lộ: Anh rời quê vào Long An làm công nhân được 4 năm. Năm 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên không về quê dịp Tết mà ở lại phòng trọ. Dự định Tết năm nay anh sẽ về quê đoàn tụ với gia đình. Nhưng tình hình khó khăn do dịch hiện nay nên cũng đang suy nghĩ, cân nhắc.
“Tôi cũng rất mong mỏi Tết này công ty sẽ có chính sách hỗ trợ, thưởng Tết cho công nhân. Nhưng với tình hình khó khăn chung do ảnh hưởng của dịch bệnh thì cũng khó kỳ vọng nhiều. Khả năng năm nay tôi sẽ tiếp tục không về quê ăn Tết”, anh Lý buồn buồn nói.
Sau thời gian ngưng hoạt động do dịch, Công ty Kachi-H (TP. Tân An) đã hoạt động bình thường trở lại hơn 1 tháng nay. Tất cả công nhân đều đã được tiêm ngừa vaccine đầy đủ. Những lô hàng sản xuất ra cũng được cung cấp ra thị trường, bước đầu có nguồn thu trở lại. Bà Trần Thị Hằng, Giám đốc công ty cho biết: “Còn hơn 2 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán 2022, công ty cũng đang khá khó khăn nhưng ngay từ bây giờ, chúng tôi bắt đầu suy nghĩ đến việc chăm lo Tết cho công nhân. Bản thân tôi cũng thường xuyên tìm hiểu, nắm bắt hoàn cảnh của công nhân để có những động viên, hỗ trợ kịp thời ”.
Bà Lê Thị Thu Cúc, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Long An, cho biết: Để thực hiện tốt công tác chăm lo, hỗ trợ cho công đoàn viên, người lao động, từ giữa tháng 11, LĐLĐ tỉnh đã xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai, tổ chức các hoạt động chăm lo Tết Nguyên đán 2022 cho công nhân, người lao động với chủ đề “Tết Sum vầy - Xuân Bình an” và phương châm “Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”.
AN LONG
LĐO | 27/11/2021 | Lao động
Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
LONG AN - Thời điểm cuối năm, Tết Nguyên đán Nhâm Dần cũng kề cận. Tết này sẽ ra sao? Về quê đoàn viên với gia đình hay ở lại nơi tạm trú? Không biết lương thưởng năm nay thế nào?... Bao trăn trở bắt đầu ùa về trong suy nghĩ của nhiều người lao động, nhất là với những người xa quê đang làm việc tại Long An.
Trao đổi với Lao Động, nhiều công nhân lao động tại Long An chia sẻ: “Dịch bệnh kéo dài thời gian qua, ngay cả tiền nhà trọ, điện nước cũng không xoay xở được thì nghĩ gì đến Tết”.
Chị Nguyễn Thị Hường - công nhân Công ty TNHH MTV IS ViNa (huyện Đức Hòa) - tâm sự: Sau một thời gian dài công ty nghỉ dịch nên bản thân không có nguồn thu nhập, cuộc sống rất vất vả. May mà còn được các cấp, các ngành quan tâm hỗ trợ nhu yếu phẩm và được hưởng các chế độ chính sách theo quy định nên cũng cố cầm cự trong dịch.
“Em mới đi làm lại được chưa đầy 1 tháng nay. Nói chung vừa mừng vừa lo. Mừng vì sẽ có thu nhập trang trải cuộc sống, lo vì nguy cơ nhiễm dịch bệnh hiện vẫn tiềm ẩn dù bản thân đã được tiêm đủ 2 liều vaccine. Còn chuyện Tết này thế nào, nói thật là giờ em cũng chưa nghĩ tới” - chị Hường nói.
Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Lý, quê ở Quảng Nam, công nhân làm việc trong Khu Công nghiệp Thuận Đạo (huyện Bến Lức) cho biết, thời gian qua dịch bệnh căng thẳng nhưng vẫn cố gắng cầm cự tại địa phương, chờ dịch được kiểm soát đi làm lại có thu nhập. Hiện tại anh đã trở lại làm việc tại công ty được hơn 1 tháng nay.
“Mấy tháng liền nghỉ dịch nên không có thu nhập, cũng may được chủ nhà trọ miễn cho 2 tháng tiền nhà”. Hỏi về kế hoạch Tết sắp tới, anh Lý thổ lộ: Anh rời quê vào Long An làm công nhân được 4 năm. Năm 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên không về quê dịp Tết mà ở lại phòng trọ. Dự định Tết năm nay anh sẽ về quê đoàn tụ với gia đình. Nhưng tình hình khó khăn do dịch hiện nay nên cũng đang suy nghĩ, cân nhắc.
“Tôi cũng rất mong mỏi Tết này công ty sẽ có chính sách hỗ trợ, thưởng Tết cho công nhân. Nhưng với tình hình khó khăn chung do ảnh hưởng của dịch bệnh thì cũng khó kỳ vọng nhiều. Khả năng năm nay tôi sẽ tiếp tục không về quê ăn Tết”, anh Lý buồn buồn nói.
Sau thời gian ngưng hoạt động do dịch, Công ty Kachi-H (TP. Tân An) đã hoạt động bình thường trở lại hơn 1 tháng nay. Tất cả công nhân đều đã được tiêm ngừa vaccine đầy đủ. Những lô hàng sản xuất ra cũng được cung cấp ra thị trường, bước đầu có nguồn thu trở lại. Bà Trần Thị Hằng, Giám đốc công ty cho biết: “Còn hơn 2 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán 2022, công ty cũng đang khá khó khăn nhưng ngay từ bây giờ, chúng tôi bắt đầu suy nghĩ đến việc chăm lo Tết cho công nhân. Bản thân tôi cũng thường xuyên tìm hiểu, nắm bắt hoàn cảnh của công nhân để có những động viên, hỗ trợ kịp thời ”.
Bà Lê Thị Thu Cúc, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Long An, cho biết: Để thực hiện tốt công tác chăm lo, hỗ trợ cho công đoàn viên, người lao động, từ giữa tháng 11, LĐLĐ tỉnh đã xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai, tổ chức các hoạt động chăm lo Tết Nguyên đán 2022 cho công nhân, người lao động với chủ đề “Tết Sum vầy - Xuân Bình an” và phương châm “Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”.
AN LONG
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Tin Việt Nam thời buổi dịch trên toàn thế giới
Thư Sài Gòn: Omicron thì vẫn ráng vui chơi và tập thể dục vì dân sợ cách ly, sợ cấp cứu
Song May
Gửi bài cho BBC từ TP HCM/ Saigon
28.11.2021
Cuối tuần, thông tin về biến thể Omicron mới phát giác ở Nam Phi dường như chưa chạm đến số đông người Sài Gòn.
Hôm Chủ Nhật 28/11, những hàng quán bình dân lề đường quận 1, quận 3, quận 5 và khu ẩm thực Phan Xích Long, Phú Nhuận vẫn có khách ra vào và sáng đèn đến giờ buộc phải đóng cửa.
Trên các nhóm dân cư mạng ở nhiều quận huyện, mọi người vẫn chỉ lo bán hàng là chính. Còn nhóm Giúp nhau mùa dịch hiện đang tràn ngập thông tin trao đổi cách chữa trị cho F0.
"F0 bị xử lý khi không khai báo, còn trạm y tế phường không làm việc thì ai phạt?"
Đó là câu hỏi của nhiều người dân Sài Gòn ngày 27/11 khi đọc thông tin trên báo trích lời Phó Giám đốc Sở Y tế nói rằng nếu người dân tự test nhanh tại nhà thấy dương tính mà không thông báo cho trạm y tế địa phương sẽ bị xử lý.
F0 "tự bơi" vì thấy khai báo cũng vô ích
Trên diễn đàn của nhiều group dân cư, nhiều người dân Sài Gòn phản ảnh sự thờ ơ lãnh đạm của nhân viên trạm y tế địa phương khiến họ phải chọn cách im lặng, tự test, tự mua thuốc uống, không khai báo.
Một bạn kể: "Báo y tế phường, họ nói chạy ra phường test lại giá 180 ngàn VND, nếu sốt trên 38 độ 5 mới miễn phí, kết quả dương tính mới phát thuốc. Mua thuốc chữa viêm đường hô hấp ở tiệm thuốc tây rẻ hơn tiền test, em chọn cách nào?"
Nhiều bạn phụ họa: "Thiệt, mấy cái trạm y tế phường giờ chỉ mỗi nhiệm vụ cấp giấy, có hỗ trợ gì đâu?" "Khai báo qua các app khai báo y tế cũng không nhận được cuộc gọi, gọi thì chỉ nghe mỗi tiếng tổng đài tự động." "Giờ không cấp thuốc, báo rồi chính quyền xuống phong tỏa rồi thuốc đâu uống?" "Bắt dân khai báo để trạm y tế chỉ làm mỗi việc thống kê, dán bảng, giăng dây thì ai khai báo làm gì?"
Bạn khác kể: "Chị chồng mình bị F0, báo y tế phường mà không ai xuống, nhà tự xử. Hên bà chị không bị nặng chứ bị nặng chờ y tế chắc chết queo. Dân Việt Nam được cái tự lo cho mình là tốt nhất."
Và những câu hỏi không có lời đáp: "Vậy khai báo xong bị bỏ lơ ai sẽ chịu trách nhiệm?" "Vậy nhà nước không nhập thuốc kháng virus đủ cho dân dùng như Monulpiravir có bị xử lý không? Tại sao phải đợi nhà tài trợ, tiền góp mua vaccine, thuốc trị.. cho dân đâu?"
Trong rất nhiều tiếng than, cũng có người phản ảnh nhân viên y tế ở phường họ đưa gói C (có thuốc kháng virus Monulpiravir) đến tận nhà nên mau hết bệnh. Đó là số ít lạc lõng trước tình trạng hiện nay các phường/xã chỉ phát cho dân gói thuốc A (vitamin và thuốc hạ sốt) mà không còn gói B (các loại kháng sinh, kháng viêm chống đông máu) và gói C. Tuy nhiên trên mạng lại rao bán thuốc kháng virus này với giá cả chục triệu đồng một liệu trình điều trị 5 ngày, nên VNE ngày 12/11 có thông tin Sở Y tế đang điều tra cán bộ dược đã bán thuốc này ra ngoài.
Cuối tháng 11, khi một bạn lên tiếng: "Gia đình mình có 6 người đều bị dương tính. Liên hệ y tế phường chỉ nhận được gói thuốc A gồm paracetamol và C. Mình xin thuốc gói C trị Covid thì được báo là hết thuốc. Vậy xin group tư vấn giúp mình phải làm sao ạ. Xin cảm ơn cả nhà" thì mọi người đều khuyên: "Ra nhà thuốc mua về uống đi cho nó lẹ. Con mình cũng bị mấy đứa, ra mua về uống, chờ đợi y tế bệnh còn nặng thêm"; "Kinh nghiệm của mình là nên tự trang bị. Đừng tin vào mấy ổng"; "Giờ này mà ngồi chờ phát thuốc gì nữa. Tự mua cho nhanh".
C.t.
Song May
Gửi bài cho BBC từ TP HCM/ Saigon
28.11.2021
Cuối tuần, thông tin về biến thể Omicron mới phát giác ở Nam Phi dường như chưa chạm đến số đông người Sài Gòn.
Hôm Chủ Nhật 28/11, những hàng quán bình dân lề đường quận 1, quận 3, quận 5 và khu ẩm thực Phan Xích Long, Phú Nhuận vẫn có khách ra vào và sáng đèn đến giờ buộc phải đóng cửa.
Trên các nhóm dân cư mạng ở nhiều quận huyện, mọi người vẫn chỉ lo bán hàng là chính. Còn nhóm Giúp nhau mùa dịch hiện đang tràn ngập thông tin trao đổi cách chữa trị cho F0.
"F0 bị xử lý khi không khai báo, còn trạm y tế phường không làm việc thì ai phạt?"
Đó là câu hỏi của nhiều người dân Sài Gòn ngày 27/11 khi đọc thông tin trên báo trích lời Phó Giám đốc Sở Y tế nói rằng nếu người dân tự test nhanh tại nhà thấy dương tính mà không thông báo cho trạm y tế địa phương sẽ bị xử lý.
F0 "tự bơi" vì thấy khai báo cũng vô ích
Trên diễn đàn của nhiều group dân cư, nhiều người dân Sài Gòn phản ảnh sự thờ ơ lãnh đạm của nhân viên trạm y tế địa phương khiến họ phải chọn cách im lặng, tự test, tự mua thuốc uống, không khai báo.
Một bạn kể: "Báo y tế phường, họ nói chạy ra phường test lại giá 180 ngàn VND, nếu sốt trên 38 độ 5 mới miễn phí, kết quả dương tính mới phát thuốc. Mua thuốc chữa viêm đường hô hấp ở tiệm thuốc tây rẻ hơn tiền test, em chọn cách nào?"
Nhiều bạn phụ họa: "Thiệt, mấy cái trạm y tế phường giờ chỉ mỗi nhiệm vụ cấp giấy, có hỗ trợ gì đâu?" "Khai báo qua các app khai báo y tế cũng không nhận được cuộc gọi, gọi thì chỉ nghe mỗi tiếng tổng đài tự động." "Giờ không cấp thuốc, báo rồi chính quyền xuống phong tỏa rồi thuốc đâu uống?" "Bắt dân khai báo để trạm y tế chỉ làm mỗi việc thống kê, dán bảng, giăng dây thì ai khai báo làm gì?"
Bạn khác kể: "Chị chồng mình bị F0, báo y tế phường mà không ai xuống, nhà tự xử. Hên bà chị không bị nặng chứ bị nặng chờ y tế chắc chết queo. Dân Việt Nam được cái tự lo cho mình là tốt nhất."
Và những câu hỏi không có lời đáp: "Vậy khai báo xong bị bỏ lơ ai sẽ chịu trách nhiệm?" "Vậy nhà nước không nhập thuốc kháng virus đủ cho dân dùng như Monulpiravir có bị xử lý không? Tại sao phải đợi nhà tài trợ, tiền góp mua vaccine, thuốc trị.. cho dân đâu?"
Trong rất nhiều tiếng than, cũng có người phản ảnh nhân viên y tế ở phường họ đưa gói C (có thuốc kháng virus Monulpiravir) đến tận nhà nên mau hết bệnh. Đó là số ít lạc lõng trước tình trạng hiện nay các phường/xã chỉ phát cho dân gói thuốc A (vitamin và thuốc hạ sốt) mà không còn gói B (các loại kháng sinh, kháng viêm chống đông máu) và gói C. Tuy nhiên trên mạng lại rao bán thuốc kháng virus này với giá cả chục triệu đồng một liệu trình điều trị 5 ngày, nên VNE ngày 12/11 có thông tin Sở Y tế đang điều tra cán bộ dược đã bán thuốc này ra ngoài.
Cuối tháng 11, khi một bạn lên tiếng: "Gia đình mình có 6 người đều bị dương tính. Liên hệ y tế phường chỉ nhận được gói thuốc A gồm paracetamol và C. Mình xin thuốc gói C trị Covid thì được báo là hết thuốc. Vậy xin group tư vấn giúp mình phải làm sao ạ. Xin cảm ơn cả nhà" thì mọi người đều khuyên: "Ra nhà thuốc mua về uống đi cho nó lẹ. Con mình cũng bị mấy đứa, ra mua về uống, chờ đợi y tế bệnh còn nặng thêm"; "Kinh nghiệm của mình là nên tự trang bị. Đừng tin vào mấy ổng"; "Giờ này mà ngồi chờ phát thuốc gì nữa. Tự mua cho nhanh".
C.t.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Lao động VN bị lừa sang Serbia làm cho công ty TQ
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Nhiều người chết sau khi tiêm
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Đúng nà hoa hậu bị nhồi sọ
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Biểu diễn nhạc quánh Mẽo
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
DELETE@
Last edited by LDN on Thu Oct 06, 2022 4:20 pm; edited 4 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Cô gái vót chông
Cô gái vót chông
Như bao cô gái ở trên non
Cô gái sông Ba đầu búi tóc thon
Tay vót chông miệng hát không nghỉ
Như bao cô gái ở trên non
Như bao cô gái ở Tây Nguyên
Ai nhanh tay vót bằng tay em
Chim hót không hay bằng tiếng hát em
Mỗi mũi chông nhọn sắc căm thù
Xiên thây quân cướp nào vô đây
Xiên thây quân cướp nào vô đây
Còn giặc Mỹ cọp beo khi còn giặc Mỹ cọp beo
Em chưa ngừng tay vót chông và bủa vây
Nhưng mai đây giặc chạy rồi
Tre rừng ta làm nhà làm chòi cao
Ê chân ta đi chưa nghỉ trời chưa xanh
Em còn vót chông nhiều làm cạm bẫy
Ê quân xâm lăng gian ác bay muốn vào
Mũi chông sẵn sàng đây chờ bọn bay diệt bọn bay
Như bao cô gái ở trên non
Cô gái sông Ba đầu búi tóc thon
Tay vót chông miệng hát không nghỉ
Như bao cô gái ở trên non
Như bao cô gái ở Tây Nguyên
Ai nhanh tay vót bằng tay em
Chim hót không hay bằng tiếng hát em
Chim hót không hay bằng tiếng hát em
Oh oh oh oh oh
Oh oh oh oh oh
Ê chân ta đi chưa nghỉ trời chưa xanh
Em còn vót chông nhiều làm cạm bẫy
Ê quân xâm lăng gian ác bay muốn vào
Mũi chông sẵn sàng đây chờ bọn bay diệt bọn bay
Chờ bọn bay diệt bọn bay
Như bao cô gái ở trên non
Cô gái sông Ba đầu búi tóc thon
Tay vót chông miệng hát không nghỉ
Như bao cô gái ở trên non
Như bao cô gái ở Tây Nguyên
Ai nhanh tay vót bằng tay em
Chim hót không hay bằng tiếng hát em
Mỗi mũi chông nhọn sắc căm thù
Xiên thây quân cướp nào vô đây
Xiên thây quân cướp nào vô đây
Còn giặc Mỹ cọp beo khi còn giặc Mỹ cọp beo
Em chưa ngừng tay vót chông và bủa vây
Nhưng mai đây giặc chạy rồi
Tre rừng ta làm nhà làm chòi cao
Ê chân ta đi chưa nghỉ trời chưa xanh
Em còn vót chông nhiều làm cạm bẫy
Ê quân xâm lăng gian ác bay muốn vào
Mũi chông sẵn sàng đây chờ bọn bay diệt bọn bay
Như bao cô gái ở trên non
Cô gái sông Ba đầu búi tóc thon
Tay vót chông miệng hát không nghỉ
Như bao cô gái ở trên non
Như bao cô gái ở Tây Nguyên
Ai nhanh tay vót bằng tay em
Chim hót không hay bằng tiếng hát em
Chim hót không hay bằng tiếng hát em
Oh oh oh oh oh
Oh oh oh oh oh
Ê chân ta đi chưa nghỉ trời chưa xanh
Em còn vót chông nhiều làm cạm bẫy
Ê quân xâm lăng gian ác bay muốn vào
Mũi chông sẵn sàng đây chờ bọn bay diệt bọn bay
Chờ bọn bay diệt bọn bay
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Hoa hậu VN
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
TP HCM sau 2 tháng 'mở cửa'
Thứ tư, 1/12/2021 | vnexpress
Số ca nhiễm mới mỗi ngày vẫn trên dưới 1.000, nhưng nhịp sống tại TP HCM cơ bản trở lại bình thường, trừ một số dịch vụ không thiết yếu chưa được hoạt động.
Tối thứ bảy cuối tháng 11, dãy hàng quán trên đường Phạm Văn Đồng, quận Gò Vấp khá đông người ra vào. Các bàn được kê ít hơn để đảm bảo an toàn phòng dịch nhưng không khí trong quán khá náo nhiệt. Dòng người và xe ở đường phố Sài Gòn cuối năm cũng nhộn nhịp hơn. Lượng người mua sắm ở trung tâm thương mại, siêu thị... đông đúc hơn so với cách đây một tháng.
Cuộc sống ở TP HCM tấp nập trở lại do từ giữa tháng trước, chính quyền thành phố cho hàng quán ở địa bàn "vùng xanh và vàng" - an toàn và ít nguy cơ, được hoạt động "bình thường mới", mở đến 22h. Tại những nơi nguy cơ cao, hàng quán bị kiểm soát chặt hơn, song phần nào đáp ứng yêu cầu người dân trong bối cảnh dịch bệnh.
Bên cạnh dịch vụ ăn uống, thành phố cũng mở cửa nhiều lĩnh vực như biểu diễn, giải trí, văn hóa, nghệ thuật, sự kiện, lễ hội..., quy mô hoạt động tuỳ từng cấp độ dịch ở địa bàn. Cùng với đó, các loại hình bán hàng rong, vé số dạo, xe ôm công nghệ và truyền thống... được hoạt động bình thường ở "vùng xanh".
Một số dịch vụ không thiết yếu như karaoke, vũ trường, spa... đã được phép mở ở các địa bàn kiểm soát được dịch, từ hôm 16/11. Tuy nhiên, sau đó UBND thành phố đã phải tạm dừng các loại hình này vì lo ngại dịch bùng phát.
Về công tác phòng chống dịch bệnh, sau hai tháng mở cửa, thành phố bắt đầu ghi nhận một số tín hiệu "phức tạp". Nếu trong tháng 10, các chỉ số về số ca mắc mới, số bệnh nặng phải nhập viện và tử vong do Covid-19 đều giảm so với thời điểm giãn cách xã hội, vài tuần gần đây các chỉ số này xu hướng tăng dần.
14 ngày qua, số ca mắc mới tăng 30% so với nửa tháng trước. Trong một tuần gần nhất (22-28/11), số ca nhiễm mới được ghi nhận tại thành phố mỗi ngày đều trên 1.400. Riêng hôm 26/11, con số này lên đến 1.809 ca. Đây là số ca mắc cao nhất được ghi nhận tại thành phố kể từ ngày 10/10.
Số ca nặng, tử vong cũng gia tăng thời gian gần đây. Trong đó, số tử vong do Covid-19 bảy ngày qua là 455 ca (trung bình mỗi ngày 65 ca), nhiều nhất là hôm 23/11 với 77 ca. Một tuần liền kề trước đó là 309 ca (trung bình 44 ca mỗi ngày).
Tổng số các ca nhiễm ở thành phố đang cách ly, theo dõi thời gian qua đã hơn 80.000 người. Trong 5 ngày tính từ 25/11, hơn 7.000 F0 nhập viện, còn số ra viện khoảng 4.300. Các bệnh viện TP HCM đang điều trị hơn 14.500 F0, trong đó 374 bệnh nhân nặng thở máy, 14 ca can thiệp ECMO.
Số F0 nằm viện đang thấp hơn nhiều so với giai đoạn cao điểm (hồi cuối tháng 8 hơn 40.000 F0 nằm viện, trong đó gần 2.800 ca thở máy, ECMO). Tuy nhiên các bệnh viện điều trị Covid-19 tại thành phố đang mở hết công suất tiếp nhận bệnh nhân. Bởi trong bối cảnh thích ứng mới, nhiều bệnh viện điều trị Covid-19 đã giải thể hoặc phục hồi công năng khám chữa bệnh thông thường.
Về độ phủ vaccine, tính đến hết ngày 25/11, gần 100% người (trên 18 tuổi) tại TP HCM đã tiêm ít nhất một mũi vaccine (đạt trên 70% theo tiêu chí Bộ Y tế) và gần 98% người từ 50 tuổi trở lên tiêm 2 mũi vaccine. Thành phố đang lên kế hoạch tiêm mũi 3 cho người dân.
Theo Sở Y tế TP HCM, số lượng F0 tăng gần đây xuất phát từ việc mở cửa trở lại các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở thành phố và đây là diễn tiến được lường trước. Thành phố đã có rất nhiều biện pháp nhưng số ca nhiễm vẫn chiều hướng tăng nhẹ, dẫn đến số bệnh nhân tử vong cũng gia tăng.
Qua phân tích, các ca tử vong những ngày qua đều liên quan những người trên 65 tuổi, người bệnh nền và người chưa tiêm vaccine. Ngoài ra, số ca tử vong tăng cũng đến từ những ca bệnh nặng và rất nặng từ bệnh viện các tỉnh khác chuyển viện tới thành phố.
Theo Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi, thành phố đã có kế hoạch củng cố hệ thống y tế cộng đồng, y tế điều trị, y tế phục hồi. Trong đó hệ thống y tế cơ sở cần được củng cố vị trí lãnh đạo, trưởng phó trạm, bổ sung cán bộ, cơ chế chính sách...
Về việc tiếp tục mở cửa hay siết lại các hoạt động, ông Mãi nói rằng tinh thần Nghị quyết 128 đã nêu rõ là thích ứng an toàn với dịch nên độ mở của hoạt động xã hội, kinh tế tùy thuộc diễn biến Covid-19. Nếu dịch giảm, màu xanh rộng hơn, các hoạt động được mở nhiều hơn và ngược lại sẽ có biện pháp siết lại. Thành phố vẫn đánh giá dịch hàng tuần để có biện pháp phù hợp.
Nhận định tình hình TP HCM sau 2 tháng mở cửa, PGS. TS Đỗ Văn Dũng (Đại học Y Dược TP HCM) cho rằng số ca nặng và tử vong tăng gần đây là điều đáng tiếc. Tuy nhiên, nhờ độ phủ vaccine lớn nên việc lây lan ít hơn, không hình thành những ổ dịch lớn như trước đây.
Theo ông Dũng, số ca nặng và tử vong tăng, ngoài các nguyên nhân khách quan còn đến từ sự chủ quan. Qua số liệu của ngành y tế, 75% bệnh nhân tử vong là chưa tiêm vaccine hoặc chưa tiêm đủ liều. Điều này cho thấy công tác tiêm vaccine chưa phủ hết, còn để sót, nhất là người bệnh nền, lớn tuổi. Bên cạnh đó, còn tình trạng F0 cách ly tại nhà chưa được chăm sóc, người bệnh liên hệ y tế nhiều lần nhưng chậm được cấp thuốc...
Từ đó, thành phố cần rà soát những người chưa tiêm vaccine, nhất là người trở lại từ địa phương khác, lên kế hoạch tiêm mũi 3 cho những người bệnh nền, lớn tuổi, lực lượng tuyến đầu, người làm những công việc tiếp xúc nhiều. Đồng thời, nhân viên y tế cần tiếp cận chăm sóc F0 tại nhà sớm hơn. Người dân cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc biện pháp 5K.
Đề cập việc "mở cửa" trong thời gian tới, ông Dũng cho rằng thành phố nên mạnh dạn cho các ngành nghề hoạt động bình thường để khôi phục kinh tế. Thành phố cần cho phép doanh nghiệp được tự chủ triển khai các hoạt động phòng chống dịch, tăng cường tuyên truyền về trách nhiệm tuân thủ quy định phòng dịch của người dân.
"Việc tiếp tục mở cửa không chỉ giúp kinh tế phục hồi sau thời gian dài tạm dừng mà còn giúp có nguồn lực cho công tác phòng chống dịch tốt hơn. Ngành y tế không bị ngưng trệ cũng giúp bệnh nhân ngoài Covid-19 được chăm sóc chu đáo", ông Dũng nói.
Hữu Công
Thứ tư, 1/12/2021 | vnexpress
Số ca nhiễm mới mỗi ngày vẫn trên dưới 1.000, nhưng nhịp sống tại TP HCM cơ bản trở lại bình thường, trừ một số dịch vụ không thiết yếu chưa được hoạt động.
Tối thứ bảy cuối tháng 11, dãy hàng quán trên đường Phạm Văn Đồng, quận Gò Vấp khá đông người ra vào. Các bàn được kê ít hơn để đảm bảo an toàn phòng dịch nhưng không khí trong quán khá náo nhiệt. Dòng người và xe ở đường phố Sài Gòn cuối năm cũng nhộn nhịp hơn. Lượng người mua sắm ở trung tâm thương mại, siêu thị... đông đúc hơn so với cách đây một tháng.
Cuộc sống ở TP HCM tấp nập trở lại do từ giữa tháng trước, chính quyền thành phố cho hàng quán ở địa bàn "vùng xanh và vàng" - an toàn và ít nguy cơ, được hoạt động "bình thường mới", mở đến 22h. Tại những nơi nguy cơ cao, hàng quán bị kiểm soát chặt hơn, song phần nào đáp ứng yêu cầu người dân trong bối cảnh dịch bệnh.
Bên cạnh dịch vụ ăn uống, thành phố cũng mở cửa nhiều lĩnh vực như biểu diễn, giải trí, văn hóa, nghệ thuật, sự kiện, lễ hội..., quy mô hoạt động tuỳ từng cấp độ dịch ở địa bàn. Cùng với đó, các loại hình bán hàng rong, vé số dạo, xe ôm công nghệ và truyền thống... được hoạt động bình thường ở "vùng xanh".
Một số dịch vụ không thiết yếu như karaoke, vũ trường, spa... đã được phép mở ở các địa bàn kiểm soát được dịch, từ hôm 16/11. Tuy nhiên, sau đó UBND thành phố đã phải tạm dừng các loại hình này vì lo ngại dịch bùng phát.
Về công tác phòng chống dịch bệnh, sau hai tháng mở cửa, thành phố bắt đầu ghi nhận một số tín hiệu "phức tạp". Nếu trong tháng 10, các chỉ số về số ca mắc mới, số bệnh nặng phải nhập viện và tử vong do Covid-19 đều giảm so với thời điểm giãn cách xã hội, vài tuần gần đây các chỉ số này xu hướng tăng dần.
14 ngày qua, số ca mắc mới tăng 30% so với nửa tháng trước. Trong một tuần gần nhất (22-28/11), số ca nhiễm mới được ghi nhận tại thành phố mỗi ngày đều trên 1.400. Riêng hôm 26/11, con số này lên đến 1.809 ca. Đây là số ca mắc cao nhất được ghi nhận tại thành phố kể từ ngày 10/10.
Số ca nặng, tử vong cũng gia tăng thời gian gần đây. Trong đó, số tử vong do Covid-19 bảy ngày qua là 455 ca (trung bình mỗi ngày 65 ca), nhiều nhất là hôm 23/11 với 77 ca. Một tuần liền kề trước đó là 309 ca (trung bình 44 ca mỗi ngày).
Tổng số các ca nhiễm ở thành phố đang cách ly, theo dõi thời gian qua đã hơn 80.000 người. Trong 5 ngày tính từ 25/11, hơn 7.000 F0 nhập viện, còn số ra viện khoảng 4.300. Các bệnh viện TP HCM đang điều trị hơn 14.500 F0, trong đó 374 bệnh nhân nặng thở máy, 14 ca can thiệp ECMO.
Số F0 nằm viện đang thấp hơn nhiều so với giai đoạn cao điểm (hồi cuối tháng 8 hơn 40.000 F0 nằm viện, trong đó gần 2.800 ca thở máy, ECMO). Tuy nhiên các bệnh viện điều trị Covid-19 tại thành phố đang mở hết công suất tiếp nhận bệnh nhân. Bởi trong bối cảnh thích ứng mới, nhiều bệnh viện điều trị Covid-19 đã giải thể hoặc phục hồi công năng khám chữa bệnh thông thường.
Về độ phủ vaccine, tính đến hết ngày 25/11, gần 100% người (trên 18 tuổi) tại TP HCM đã tiêm ít nhất một mũi vaccine (đạt trên 70% theo tiêu chí Bộ Y tế) và gần 98% người từ 50 tuổi trở lên tiêm 2 mũi vaccine. Thành phố đang lên kế hoạch tiêm mũi 3 cho người dân.
Theo Sở Y tế TP HCM, số lượng F0 tăng gần đây xuất phát từ việc mở cửa trở lại các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở thành phố và đây là diễn tiến được lường trước. Thành phố đã có rất nhiều biện pháp nhưng số ca nhiễm vẫn chiều hướng tăng nhẹ, dẫn đến số bệnh nhân tử vong cũng gia tăng.
Qua phân tích, các ca tử vong những ngày qua đều liên quan những người trên 65 tuổi, người bệnh nền và người chưa tiêm vaccine. Ngoài ra, số ca tử vong tăng cũng đến từ những ca bệnh nặng và rất nặng từ bệnh viện các tỉnh khác chuyển viện tới thành phố.
Theo Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi, thành phố đã có kế hoạch củng cố hệ thống y tế cộng đồng, y tế điều trị, y tế phục hồi. Trong đó hệ thống y tế cơ sở cần được củng cố vị trí lãnh đạo, trưởng phó trạm, bổ sung cán bộ, cơ chế chính sách...
Về việc tiếp tục mở cửa hay siết lại các hoạt động, ông Mãi nói rằng tinh thần Nghị quyết 128 đã nêu rõ là thích ứng an toàn với dịch nên độ mở của hoạt động xã hội, kinh tế tùy thuộc diễn biến Covid-19. Nếu dịch giảm, màu xanh rộng hơn, các hoạt động được mở nhiều hơn và ngược lại sẽ có biện pháp siết lại. Thành phố vẫn đánh giá dịch hàng tuần để có biện pháp phù hợp.
Nhận định tình hình TP HCM sau 2 tháng mở cửa, PGS. TS Đỗ Văn Dũng (Đại học Y Dược TP HCM) cho rằng số ca nặng và tử vong tăng gần đây là điều đáng tiếc. Tuy nhiên, nhờ độ phủ vaccine lớn nên việc lây lan ít hơn, không hình thành những ổ dịch lớn như trước đây.
Theo ông Dũng, số ca nặng và tử vong tăng, ngoài các nguyên nhân khách quan còn đến từ sự chủ quan. Qua số liệu của ngành y tế, 75% bệnh nhân tử vong là chưa tiêm vaccine hoặc chưa tiêm đủ liều. Điều này cho thấy công tác tiêm vaccine chưa phủ hết, còn để sót, nhất là người bệnh nền, lớn tuổi. Bên cạnh đó, còn tình trạng F0 cách ly tại nhà chưa được chăm sóc, người bệnh liên hệ y tế nhiều lần nhưng chậm được cấp thuốc...
Từ đó, thành phố cần rà soát những người chưa tiêm vaccine, nhất là người trở lại từ địa phương khác, lên kế hoạch tiêm mũi 3 cho những người bệnh nền, lớn tuổi, lực lượng tuyến đầu, người làm những công việc tiếp xúc nhiều. Đồng thời, nhân viên y tế cần tiếp cận chăm sóc F0 tại nhà sớm hơn. Người dân cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc biện pháp 5K.
Đề cập việc "mở cửa" trong thời gian tới, ông Dũng cho rằng thành phố nên mạnh dạn cho các ngành nghề hoạt động bình thường để khôi phục kinh tế. Thành phố cần cho phép doanh nghiệp được tự chủ triển khai các hoạt động phòng chống dịch, tăng cường tuyên truyền về trách nhiệm tuân thủ quy định phòng dịch của người dân.
"Việc tiếp tục mở cửa không chỉ giúp kinh tế phục hồi sau thời gian dài tạm dừng mà còn giúp có nguồn lực cho công tác phòng chống dịch tốt hơn. Ngành y tế không bị ngưng trệ cũng giúp bệnh nhân ngoài Covid-19 được chăm sóc chu đáo", ông Dũng nói.
Hữu Công
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Page 1 of 38 • 1, 2, 3 ... 19 ... 38
Similar topics
» Nếu mình bị nhiễm cúm Trung Quốc Corona....
» Ưu tiên cho người Trung Quốc
» Việt Nam đã nhập sâu vào Trung Quốc (Phạm Trần)
» Bi đát phận đời con gái Việt bị bán sang Trung Quốc
» Một hòn đảo nhỏ của Canada mời gọi dân Việt Nam, Trung Quốc nhập cư
» Ưu tiên cho người Trung Quốc
» Việt Nam đã nhập sâu vào Trung Quốc (Phạm Trần)
» Bi đát phận đời con gái Việt bị bán sang Trung Quốc
» Một hòn đảo nhỏ của Canada mời gọi dân Việt Nam, Trung Quốc nhập cư
Page 1 of 38
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum