Mỹ: Lốc xoáy ở Mỹ, hơn 10 người bị thương
Page 1 of 3 • Share
Page 1 of 3 • 1, 2, 3
Mỹ: Lốc xoáy ở Mỹ, hơn 10 người bị thương
Bầu cử giữa kỳ Mỹ: Năm lý do vì sao sự kiện này quan trọng?
Anthony Zurcher
BBC Bắc Mỹ
1 tháng 11 2022
Bầu cử giữa kỳ của Mỹ vào 8/11 sẽ có tác động rộng lớn lên đường lối phát triển của quốc gia này, cũng như số phận của người lãnh đạo và đảng lãnh đạo của Nhà Trắng.
Joe Biden không có tên trong cuộc bỏ phiếu - cuộc bầu cử giữa kỳ quyết định ai kiểm soát Quốc hội cũng như các cơ quan lập pháp tiểu bang và văn phòng thống đốc. Nhưng các cuộc bầu cử sẽ trao cho người bỏ phiếu cơ hội bày tỏ trực tiếp quan điểm của họ về nhiệm kỳ tổng thống của ông Joe Biden và đường hướng hiện tại của đất nước.
Với việc nền kinh tế Mỹ đang gặp khó khăn và người bỏ phiếu quan ngại về tội phạm và người nhập cư không giấy tờ, kết quả có thể khắc nghiệt đối với tổng thống đương nhiệm. Hơn nữa, kết quả sẽ ảnh hưởng tới chiến dịch bầu cử tổng thống 2024, và đặc biệt là khả năng Donald Trump tái tranh cử.
Dưới đây là năm lý do vì sao cuộc bầu cử này lại quan trọng như vậy:
1.Quyền hoặc hạn chế phá thai
Một Quốc hội trong hình hài mới có thể trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người Mỹ trên khắp đất nước. Phá thai là một ví dụ điển hình.
Vào tháng Sáu, Tòa án Tối cao đã bãi bỏ quyền phá thai được bảo vệ trong hiến pháp. Cả hai đảng đã đề xuất các luật mới trên toàn quốc nếu họ giành được quyền kiểm soát Quốc hội vào giữa nhiệm kỳ.
Đảng Dân chủ đã hứa sẽ duy trì quyền phá thai trong khi đảng Cộng hòa đề xuất cấm phá thai sau 15 tuần trên toàn quốc.
Abortion protesters
Ở cấp tiểu bang, kết quả của các cuộc chạy đua bầu cử thống đống trong các chiến trường chính trị truyền thống như Pennsylvania, Wisconsin và Michigan có thể đồng nghĩa với việc các luật hạn chế phá thai sẽ được áp dụng tại đó.
Ai sẽ kiểm soát Quốc hội và ai sẽ lên nắm quyền tại các tiểu bang cũng sẽ ảnh hưởng tới những gì các chính sách khác tập trung vào, bên cạnh vấn đề phá thai.
Nếu đảng Cộng hòa chiếm ưu thế, vấn đề người di cư, quyền tự do tôn giáo và tội phạm bạo lực có thể là các ưu tiên.
Đối với đảng Dân chủ, môi trường, chăm sóc sức khỏe, quyền bỏ phiếu và kiểm soát súng sẽ tiếp tục là các vấn đề trọng tâm.
2.Đến lượt đảng Cộng hòa điều tra đảng Dân chủ
Tuy nhiên, các cuộc bỏ phiếu giữa kỳ sẽ có tác động vượt lên trên các vấn đề chính trị.
Kiểm soát Quốc hội có nghĩa có quyền thành lập ủy ban điều tra.
Trong hai năm, đảng Dân chủ đã giới hạn số lượng các cuộc điều tra mà Nhà Trắng phải đối mặt, và đặt trọng tâm ưu tiên lên điều tra vụ tấn công vào Quốc hội Mỹ ngày 6/1/2021.
Đảng Dân chủ đã phỏng vấn hàng trăm người và tổ chức các phiên điều trần trong các khung giờ vàng về vụ việc, nhằm tìm hiểu xem điều gì Nhà Trắng của Trump đã biết từ trước và đã phản ứng ra sao.
Họ kỳ vọng sẽ xuất bản một báo cáo trước khi bước sang năm mới 2023.
Nhưng tất cả những điều này dường như đã sẵn sàng để thay đổi. Đảng Cộng hòa, những người đã đoán trước họ sẽ kiểm soát Hạ viện, nói rằng họ sẽ dập tắt ủy ban điều tra vụ tấn công vào Quốc hội hôm 6/1 và sẽ tiến hành một phiên điều trần về mối quan hệ của con trai Joe Biden, ông Hunter, với Trung Quốc.
Họ cũng muốn rà soát lại các chính sách nhập cư của chính quyền Biden, việc Mỹ rút quân khỏi Àghnistan và nguồn gốc dịch Covid-19 ở Trung Quốc. Nếu đảng Cộng hòa kiểm soát Thượng viện, thì quá trình xác nhận những người mà Biden lựa chọn để làm việc cho tòa án liên bang và các cơ quan chủ chốt của chính phủ sẽ đi vào bế tắc.
3.Tương lai của Joe Biden
Các cuộc bầu cử giữa kỳ thường được coi là một cuộc trưng cầu dân ý trong hai năm đầu tiên của một nhiệm kỳ tổng thống - với việc đảng cầm quyền thường bị đánh bại.
Tỷ lệ tín nhiệm của ông Biden rất thấp trong vòng hơn một năm qua. Trong khi vận may của đảng Dân chủ có vẻ đã phục hồi sau trong mùa hè, lạm phát cao và lo ngại về nền kinh tế lại bồi thêm vào giai đoạn cuối của chiến dịch giữa kỳ, khiến đảng Dân chủ phải đối mặt với một cuộc chiến khó khăn để nắm giữ cả hai viện của Quốc hội.
Joe Biden
Trong hai năm đầu tiên làm tổng thống, ông Biden đã thúc đẩy thông qua các luật mới về biến đổi khí hậu, kiểm soát súng, đầu tư hạ tầng và chính sách cho trẻ em nghèo bất chất việc ông có đa số hẹp trong Quốc hội.
Nếu một trong số hai viện chuyển sang đảng Cộng hòa kiểm soát, họ sẽ có quyền chặn các dự luật của đảng Dân chủ trước khi nó được Quốc hội thông qua, và kết quả sẽ là sự bế tắc.
Một đêm tồi tệ cho đảng Dân chủ sẽ nhanh chóng bị diễn dịch thành một dấu hiệu cho sự yếu kém về chính trị của ông Biden - và có thể lại làm dấy lên các lời kêu gọi ông Biden nhường đường cho một đảng viên Dânn chủ khác khi mùa tranh cử tổng thống 2024 bắt đầu.
Tuy nhiên, tổng thống Mỹ và các cố vấn của ông khẳng định ông sẽ tái tranh cử, và việc một tổng thống đương nhiệm bị mất chức trong một kỳ bầu cử so bộ - khi các ứng cử viên của cùng một đảng cạnh tranh vị trí ứng cử viên - chỉ mới xảy ra một lần trong kỷ nguyên chính trị hiện đại.
4.Khi Trump tái tranh cử
Không giống các vị tổng thống bất bại gần đây, ông Trump không để chính trị ngủ yên.
Ông có vẻ vẫn còn nuôi dưỡng mối quan tâm của mình vào việc quay trở lại Nhà Trắng trong năm 2024 - và bầu cử giữa kỳ có thể củng cố hoặc làm tan vỡ hi vọng của ông. Trong khi ông không có tên trong danh sách bầu cử, hàng chục ứng cử viên mà ông lựa chọn đang chạy đua trên khắp nước Mỹ.
Cựu tổng thống đã có thể cất nhắc một số ứng cử viên Thượng viện, như cựu cầu thủ bóng đá Herschel Walker ở Georgia, bác sỹ truyền hình Mehmet Oz ở Pennsylvania và tác giả nền dân túy JD Vance ở Ohio, trong số các chính trị gia Cộng hòa truyền thống, bất chấp phản đối từ các lãnh đạo Cộng hòa cao tuổi.
Nếu họ chiến thắng, điều này có thể chứng minh rằng bản năng chính trị của ông Trump rất sắc bén - và thương hiệu chính trị bảo thủ của ông có một sự quyến rũ mang tầm quốc gia. Nhưng nếu đảng Cộng hòa không giành đủ ghế trong Quốc hội, điều này là do thất bại của các ứng cử viên do chính tay ông Trump chọn không theo quy luật, cựu tổng thống có thể cùng gánh vác trách nhiệm.
Một kết quả như vậy có thể sẽ làm tăng hi vọng cho các đối thủ của ôgn Trump trong đảng. Cả thống đốc Florida, Ron DeSantis và thống đốc Taxas, Greg Abbott, đều đang sẵn sàng tranh cử vào tháng 11, và có thể dùng các kết quả này làm bàn đạp cho chiến dịch của chính họ để giành được đề cử của đảng Cộng hòa để chạy đua tranh chức tổng thống vào 2024.
5.Liệu những người phản đối kết quả bầu cử có kiểm soát bầu cử không?
Các cuộc bầu cử giữa kỳ 2022 sẽ là những cuộc bầu cử liên bang đầu tiên kể từ vụ tấn công Quốc hội ngày 6/1, khi những người ủng hộ ông Trump cố gắng ngăn việc xác nhận chiến thắng của ông Biden.
Các kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022 sẽ là cuộc bầu cử liên bang đầu tiên kể từ cuộc tấn công ngày 6 tháng 1 vào Điện Capitol của Mỹ, khi những người ủng hộ Trump cố gắng ngăn cản chiến thắng bầu cử của Joe Biden được chứng nhận.
Không bị trừng phạt bởi cuộc bạo loạn nói trên, ông Trump tiếp tục đặt câu hỏi về kết quả của cuộc bầu cử đó và đã tích cực ủng hộ các ứng cử viên Đảng Cộng hòa, những người nói rằng chiến thắng của Trump đã bị đánh cắp khỏi họ.
Nhiều ứng cử viên trong số này, như ứng cử viên chức bộ trưởng Mark Finchem ở Arizona và Jim Marchant ở Nevada và ứng cử viên thống đốc Doug Mastriano ở Pennsylvania, đang tranh cử các chức vụ nơi họ sẽ có ít nhất một số quyền kiểm soát đối với hệ thống bầu cử của các tiểu bang này cho tới cuộc tranh cử tổng thống năm 2024 .
Những chính trị gia này, nếu được bầu, có thể từ chối xác nhận kết quả bầu cử của bang họ trong một cuộc bầu cử có kết quả sát nút.
Họ cũng có thể tham gia các vụ kiện chống lại các địa phương dựa trên các cáo buộc tham nhũng bầu cử, hoặc ban hành các quy tắc và quy định mới hạn chế một số phương thức bỏ phiếu, chẳng hạn như qua đường bưu điện hoặc thông qua các thùng bỏ phiếu.
Vào năm 2020, dưới áp lực của Trump để đảo ngược một số kết quả, các quan chức đảng Cộng hòa ở nhiều bang đã từ chối yêu cầu của ông.
Hai năm kể từ bây giờ, nếu một cuộc bầu cử có tranh chấp tương tự diễn ra, kết quả của những cuộc bầu cử này có thể hoàn toàn khác.
Anthony Zurcher
BBC Bắc Mỹ
1 tháng 11 2022
Bầu cử giữa kỳ của Mỹ vào 8/11 sẽ có tác động rộng lớn lên đường lối phát triển của quốc gia này, cũng như số phận của người lãnh đạo và đảng lãnh đạo của Nhà Trắng.
Joe Biden không có tên trong cuộc bỏ phiếu - cuộc bầu cử giữa kỳ quyết định ai kiểm soát Quốc hội cũng như các cơ quan lập pháp tiểu bang và văn phòng thống đốc. Nhưng các cuộc bầu cử sẽ trao cho người bỏ phiếu cơ hội bày tỏ trực tiếp quan điểm của họ về nhiệm kỳ tổng thống của ông Joe Biden và đường hướng hiện tại của đất nước.
Với việc nền kinh tế Mỹ đang gặp khó khăn và người bỏ phiếu quan ngại về tội phạm và người nhập cư không giấy tờ, kết quả có thể khắc nghiệt đối với tổng thống đương nhiệm. Hơn nữa, kết quả sẽ ảnh hưởng tới chiến dịch bầu cử tổng thống 2024, và đặc biệt là khả năng Donald Trump tái tranh cử.
Dưới đây là năm lý do vì sao cuộc bầu cử này lại quan trọng như vậy:
1.Quyền hoặc hạn chế phá thai
Một Quốc hội trong hình hài mới có thể trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người Mỹ trên khắp đất nước. Phá thai là một ví dụ điển hình.
Vào tháng Sáu, Tòa án Tối cao đã bãi bỏ quyền phá thai được bảo vệ trong hiến pháp. Cả hai đảng đã đề xuất các luật mới trên toàn quốc nếu họ giành được quyền kiểm soát Quốc hội vào giữa nhiệm kỳ.
Đảng Dân chủ đã hứa sẽ duy trì quyền phá thai trong khi đảng Cộng hòa đề xuất cấm phá thai sau 15 tuần trên toàn quốc.
Abortion protesters
Ở cấp tiểu bang, kết quả của các cuộc chạy đua bầu cử thống đống trong các chiến trường chính trị truyền thống như Pennsylvania, Wisconsin và Michigan có thể đồng nghĩa với việc các luật hạn chế phá thai sẽ được áp dụng tại đó.
Ai sẽ kiểm soát Quốc hội và ai sẽ lên nắm quyền tại các tiểu bang cũng sẽ ảnh hưởng tới những gì các chính sách khác tập trung vào, bên cạnh vấn đề phá thai.
Nếu đảng Cộng hòa chiếm ưu thế, vấn đề người di cư, quyền tự do tôn giáo và tội phạm bạo lực có thể là các ưu tiên.
Đối với đảng Dân chủ, môi trường, chăm sóc sức khỏe, quyền bỏ phiếu và kiểm soát súng sẽ tiếp tục là các vấn đề trọng tâm.
2.Đến lượt đảng Cộng hòa điều tra đảng Dân chủ
Tuy nhiên, các cuộc bỏ phiếu giữa kỳ sẽ có tác động vượt lên trên các vấn đề chính trị.
Kiểm soát Quốc hội có nghĩa có quyền thành lập ủy ban điều tra.
Trong hai năm, đảng Dân chủ đã giới hạn số lượng các cuộc điều tra mà Nhà Trắng phải đối mặt, và đặt trọng tâm ưu tiên lên điều tra vụ tấn công vào Quốc hội Mỹ ngày 6/1/2021.
Đảng Dân chủ đã phỏng vấn hàng trăm người và tổ chức các phiên điều trần trong các khung giờ vàng về vụ việc, nhằm tìm hiểu xem điều gì Nhà Trắng của Trump đã biết từ trước và đã phản ứng ra sao.
Họ kỳ vọng sẽ xuất bản một báo cáo trước khi bước sang năm mới 2023.
Nhưng tất cả những điều này dường như đã sẵn sàng để thay đổi. Đảng Cộng hòa, những người đã đoán trước họ sẽ kiểm soát Hạ viện, nói rằng họ sẽ dập tắt ủy ban điều tra vụ tấn công vào Quốc hội hôm 6/1 và sẽ tiến hành một phiên điều trần về mối quan hệ của con trai Joe Biden, ông Hunter, với Trung Quốc.
Họ cũng muốn rà soát lại các chính sách nhập cư của chính quyền Biden, việc Mỹ rút quân khỏi Àghnistan và nguồn gốc dịch Covid-19 ở Trung Quốc. Nếu đảng Cộng hòa kiểm soát Thượng viện, thì quá trình xác nhận những người mà Biden lựa chọn để làm việc cho tòa án liên bang và các cơ quan chủ chốt của chính phủ sẽ đi vào bế tắc.
3.Tương lai của Joe Biden
Các cuộc bầu cử giữa kỳ thường được coi là một cuộc trưng cầu dân ý trong hai năm đầu tiên của một nhiệm kỳ tổng thống - với việc đảng cầm quyền thường bị đánh bại.
Tỷ lệ tín nhiệm của ông Biden rất thấp trong vòng hơn một năm qua. Trong khi vận may của đảng Dân chủ có vẻ đã phục hồi sau trong mùa hè, lạm phát cao và lo ngại về nền kinh tế lại bồi thêm vào giai đoạn cuối của chiến dịch giữa kỳ, khiến đảng Dân chủ phải đối mặt với một cuộc chiến khó khăn để nắm giữ cả hai viện của Quốc hội.
Joe Biden
Trong hai năm đầu tiên làm tổng thống, ông Biden đã thúc đẩy thông qua các luật mới về biến đổi khí hậu, kiểm soát súng, đầu tư hạ tầng và chính sách cho trẻ em nghèo bất chất việc ông có đa số hẹp trong Quốc hội.
Nếu một trong số hai viện chuyển sang đảng Cộng hòa kiểm soát, họ sẽ có quyền chặn các dự luật của đảng Dân chủ trước khi nó được Quốc hội thông qua, và kết quả sẽ là sự bế tắc.
Một đêm tồi tệ cho đảng Dân chủ sẽ nhanh chóng bị diễn dịch thành một dấu hiệu cho sự yếu kém về chính trị của ông Biden - và có thể lại làm dấy lên các lời kêu gọi ông Biden nhường đường cho một đảng viên Dânn chủ khác khi mùa tranh cử tổng thống 2024 bắt đầu.
Tuy nhiên, tổng thống Mỹ và các cố vấn của ông khẳng định ông sẽ tái tranh cử, và việc một tổng thống đương nhiệm bị mất chức trong một kỳ bầu cử so bộ - khi các ứng cử viên của cùng một đảng cạnh tranh vị trí ứng cử viên - chỉ mới xảy ra một lần trong kỷ nguyên chính trị hiện đại.
4.Khi Trump tái tranh cử
Không giống các vị tổng thống bất bại gần đây, ông Trump không để chính trị ngủ yên.
Ông có vẻ vẫn còn nuôi dưỡng mối quan tâm của mình vào việc quay trở lại Nhà Trắng trong năm 2024 - và bầu cử giữa kỳ có thể củng cố hoặc làm tan vỡ hi vọng của ông. Trong khi ông không có tên trong danh sách bầu cử, hàng chục ứng cử viên mà ông lựa chọn đang chạy đua trên khắp nước Mỹ.
Cựu tổng thống đã có thể cất nhắc một số ứng cử viên Thượng viện, như cựu cầu thủ bóng đá Herschel Walker ở Georgia, bác sỹ truyền hình Mehmet Oz ở Pennsylvania và tác giả nền dân túy JD Vance ở Ohio, trong số các chính trị gia Cộng hòa truyền thống, bất chấp phản đối từ các lãnh đạo Cộng hòa cao tuổi.
Nếu họ chiến thắng, điều này có thể chứng minh rằng bản năng chính trị của ông Trump rất sắc bén - và thương hiệu chính trị bảo thủ của ông có một sự quyến rũ mang tầm quốc gia. Nhưng nếu đảng Cộng hòa không giành đủ ghế trong Quốc hội, điều này là do thất bại của các ứng cử viên do chính tay ông Trump chọn không theo quy luật, cựu tổng thống có thể cùng gánh vác trách nhiệm.
Một kết quả như vậy có thể sẽ làm tăng hi vọng cho các đối thủ của ôgn Trump trong đảng. Cả thống đốc Florida, Ron DeSantis và thống đốc Taxas, Greg Abbott, đều đang sẵn sàng tranh cử vào tháng 11, và có thể dùng các kết quả này làm bàn đạp cho chiến dịch của chính họ để giành được đề cử của đảng Cộng hòa để chạy đua tranh chức tổng thống vào 2024.
5.Liệu những người phản đối kết quả bầu cử có kiểm soát bầu cử không?
Các cuộc bầu cử giữa kỳ 2022 sẽ là những cuộc bầu cử liên bang đầu tiên kể từ vụ tấn công Quốc hội ngày 6/1, khi những người ủng hộ ông Trump cố gắng ngăn việc xác nhận chiến thắng của ông Biden.
Các kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022 sẽ là cuộc bầu cử liên bang đầu tiên kể từ cuộc tấn công ngày 6 tháng 1 vào Điện Capitol của Mỹ, khi những người ủng hộ Trump cố gắng ngăn cản chiến thắng bầu cử của Joe Biden được chứng nhận.
Không bị trừng phạt bởi cuộc bạo loạn nói trên, ông Trump tiếp tục đặt câu hỏi về kết quả của cuộc bầu cử đó và đã tích cực ủng hộ các ứng cử viên Đảng Cộng hòa, những người nói rằng chiến thắng của Trump đã bị đánh cắp khỏi họ.
Nhiều ứng cử viên trong số này, như ứng cử viên chức bộ trưởng Mark Finchem ở Arizona và Jim Marchant ở Nevada và ứng cử viên thống đốc Doug Mastriano ở Pennsylvania, đang tranh cử các chức vụ nơi họ sẽ có ít nhất một số quyền kiểm soát đối với hệ thống bầu cử của các tiểu bang này cho tới cuộc tranh cử tổng thống năm 2024 .
Những chính trị gia này, nếu được bầu, có thể từ chối xác nhận kết quả bầu cử của bang họ trong một cuộc bầu cử có kết quả sát nút.
Họ cũng có thể tham gia các vụ kiện chống lại các địa phương dựa trên các cáo buộc tham nhũng bầu cử, hoặc ban hành các quy tắc và quy định mới hạn chế một số phương thức bỏ phiếu, chẳng hạn như qua đường bưu điện hoặc thông qua các thùng bỏ phiếu.
Vào năm 2020, dưới áp lực của Trump để đảo ngược một số kết quả, các quan chức đảng Cộng hòa ở nhiều bang đã từ chối yêu cầu của ông.
Hai năm kể từ bây giờ, nếu một cuộc bầu cử có tranh chấp tương tự diễn ra, kết quả của những cuộc bầu cử này có thể hoàn toàn khác.
Last edited by LDN on Sat Feb 04, 2023 7:47 am; edited 21 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Mỹ: Lốc xoáy ở Mỹ, hơn 10 người bị thương
Nghiên cứu quốc tế
Bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ: Năm điều châu Á cần biết
Nguồn: Jack Stone Truitt, “U.S. midterm elections: Five things Asia should know,” Nikkei Asia, 01/11/2022
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Đảng của Biden có khả năng mất đa số trong Quốc hội. Vậy hàm ý cho châu Á là gì?
Chỉ còn một tuần nữa, cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ của Mỹ sẽ diễn ra, và kết quả sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình hai năm còn lại trong nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden, cũng như định hình kịch bản có thể xảy ra trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024.
Nhưng không chỉ có chính sách đối nội mới bị ảnh hưởng, vì những gì xảy ra ở Mỹ thường có ảnh hưởng lan rộng sang phần còn lại của thế giới nói chung, và châu Á nói riêng. Các quyết định chính sách kinh tế và đối ngoại chính sẽ bị ảnh hưởng bởi câu hỏi: Ai sẽ là người kiểm soát hai viện của Quốc hội Mỹ – Hạ viện và Thượng viện – Đảng Dân chủ của Biden hay Đảng Cộng hòa đối lập?
Vậy cuộc bầu cử vào ngày 08/11 có ý nghĩa gì đối với châu Á? Dưới đây là năm câu hỏi quan trọng cần xem xét.
Bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ diễn ra như thế nào?
Người Mỹ tổ chức bầu cử quốc hội hai năm một lần, và những cuộc bầu cử được tổ chức vào giữa nhiệm kỳ tổng thống bốn năm được gọi là bầu cử giữa nhiệm kỳ (midterms). Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu giữa nhiệm kỳ thường thấp hơn so với những đợt bầu cử quốc hội trùng với bầu cử tổng thống.
Trong kỳ bỏ phiếu sắp tới, toàn bộ 435 ghế tại Hạ viện sẽ được bầu lại, vì các hạ nghị sĩ phục vụ theo nhiệm kỳ hai năm. Tuy nhiên, chỉ có 34 trong số 100 ghế tại Thượng viện sẽ được bầu lại, vì các thượng nghị sĩ phục vụ theo nhiệm kỳ sáu năm. Đảng Dân chủ hiện đang chiếm đa số sít sao trong Hạ viện và đa số thậm chí còn sít sao hơn ở Thượng viện, nơi mỗi đảng đều có 50 đại diện và Phó Tổng thống Kamala Harris chính là người tạo ra thế đa số cho phe Dân chủ.
Trong lịch sử, các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đóng vai trò như một cuộc trưng cầu dân ý về tổng thống đương nhiệm, và đảng đối lập thường giành được quyền kiểm soát một hoặc cả hai viện của Quốc hội khi các cử tri bày tỏ sự thất vọng với Nhà Trắng. Kể từ Thế chiến II đến nay, chỉ có 2 lần đảng của tổng thống tăng được số ghế trong Hạ viện sau bầu cử giữa nhiệm kỳ.
Với việc kiểm soát một hoặc cả hai viện của Quốc hội – đặc biệt là trong môi trường chính trị phân cực ở nước Mỹ ngày nay – đảng đối lập về cơ bản có thể làm xáo trộn tất cả các chương trình nghị sự lập pháp của tổng thống và ngăn chặn việc bổ nhiệm các vị trí quan trọng như thẩm phán và các đại sứ. Trừ phi Đảng Dân chủ giữ được cả Hạ viện và Thượng viện, phần lớn chương trình nghị sự của Biden sẽ rơi vào đình trệ không mong muốn.
Ai đang có lợi thế giành thêm ghế trong Quốc hội?
Theo một mô hình từ trang web phân tích thăm dò dư luận FiveThirtyEight, dựa trên kết quả từ các cuộc thăm dò, gây quỹ, và xu hướng bỏ phiếu, Đảng Cộng hòa có 80% cơ hội giành được Hạ viện và 40% cơ hội giành được Thượng viện.
Những dự báo này đã biến động một cách bất thường trong những tháng trước cuộc bầu cử. Chỉ hơn một tháng trước, Đảng Dân chủ vẫn nắm lợi thế rất lớn trong việc giữ quyền kiểm soát Thượng viện, sau một chuỗi thắng lợi lập pháp quan trọng và sự phản kháng chính trị trước việc Đảng Cộng hòa thúc đẩy hình sự hóa hành động phá thai sau khi Tối cao Pháp viện lật ngược vụ Roe v. Wade.
Tuy nhiên, những lo ngại kinh tế ngày càng tăng về tình trạng lạm phát và sự suy giảm của thị trường chứng khoán đã bắt đầu tạo ra cơn cuồng phong chính trị chống lại đảng của Biden. Kết quả thăm dò dư luận của Gallup cho thấy, kinh tế là mối quan tâm số 1 của cử tri, tiếp theo là phá thai và tội phạm.
Điều gì sẽ xảy ra vào năm 2023, sau bầu cử giữa nhiệm kỳ?
Nếu Đảng Cộng hòa giành được quyền kiểm soát cả hai viện của Quốc hội Mỹ, Biden sẽ không còn khả năng thực thi chính sách. Tất cả các đạo luật, chỉ trừ những luật cơ bản nhất, sẽ bị đình trệ, và các vị trí do liên bang bổ nhiệm như đại sứ và thẩm phán sẽ trở thành những trận chiến chính trị. Trong trường hợp một thẩm phán của Tối cao Pháp viện qua đời hoặc từ chức, có rất ít khả năng Thượng viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát chấp thuận bất kỳ nhân vật nào mà Biden đề cử.
Nếu Đảng Cộng hòa giành được Hạ viện và Đảng Dân chủ giữ được Thượng viện, chương trình lập pháp của Biden vẫn sẽ bị dừng lại. Nhưng ông có thể ảnh hưởng đến chính sách thông qua các vai trò do Thượng viện bổ nhiệm như thẩm phán và đại sứ.
Việc Đảng Dân chủ giành chiến thắng ở cả Hạ viện và Thượng viện – kịch bản khó xảy ra – sẽ là một tuyên bố vang dội chống lại Đảng Cộng hòa hiện vẫn do cựu Tổng thống Donald Trump thống trị, và nó sẽ có ý nghĩa lớn đối với vòng bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng hòa cho cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024. Nó cũng sẽ mang lại quyền lực lập pháp, dù nhỏ nhưng vẫn rất mạnh, cho Biden trong phần còn lại của nhiệm kỳ tổng thống.
Dựa trên xu hướng bỏ phiếu và thông tin về những ghế sẽ được bầu lại ở Thượng viện, hầu như không có cơ hội nào để Đảng Dân chủ giành được Hạ viện còn Đảng Cộng hòa chiếm được Thượng viện. FiveThirtyEight ước tính khả năng kịch bản này xảy ra là dưới 1%.
Vậy điều này có ý nghĩa gì đối với châu Á?
Nếu Đảng Cộng hòa giành được Hạ viện, nền kinh tế châu Á và thế giới sẽ cần theo dõi về mức trần nợ công của Mỹ. Mức trần nợ công, về cơ bản, là số tiền mà chính phủ Mỹ được phép vay, và lãnh đạo Đảng Cộng hòa Kevin McCarthy cho biết đảng của ông có thể đe dọa không nâng trần nợ công – như một đòn bẩy để buộc giảm chi tiêu. Khi Đảng Cộng hòa sử dụng chiến thuật này vào năm 2011, lần đầu tiên xếp hạng tín dụng của Mỹ đã bị hạ cấp.
Dù không có khả năng Quốc hội do Đảng Cộng hòa kiểm soát sẽ siết chặt ngân sách đến mức nước Mỹ phải vỡ nợ, nhưng kể từ năm 2011, đảng này đã trở nên cực đoan hơn nhiều trong các trò chơi chính trị cứng rắn.
Nếu Đảng Dân chủ duy trì quyền kiểm soát của mình, chính sách đối ngoại tập trung vào Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Biden sẽ không bị thách thức, và Nhà Trắng sẽ không gặp trở ngại trong việc bổ nhiệm các đại sứ và các nhà ngoại giao mới nếu Đảng Dân chủ giữ được Thượng viện. Biden có thể xem sự hỗ trợ trong nước như một dấu hiệu của sức mạnh, và sẽ có động lực hơn khi làm việc với các đối tác như các thành viên của Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, chính sách đối ngoại của Biden trong hai năm tới có lẽ sẽ bị ảnh hưởng bởi các sự kiện bên ngoài nước Mỹ nhiều hơn là bởi Quốc hội, đặc biệt là khi cuộc chiến của Nga ở Ukraine chưa có dấu hiệu dừng lại.
Michael O’Hanlon, chuyên gia chính sách đối ngoại cấp cao tại Viện Brookings nhận xét, “Tôi không chắc rằng chính trị trong nước sẽ quan trọng hơn tình hình thế giới.”
Hạ viện Mỹ ít có ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại so với Thượng viện, nhưng một Quốc hội do Đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát có thể sẽ làm cho Biden trông mềm yếu về vấn đề Trung Quốc, chẳng hạn bằng cách cản trở các nỗ lực cộng tác với Bắc Kinh trong những lĩnh vực trung lập như khí hậu. Đảng Cộng hòa cũng có thể sử dụng đòn bẩy này để gắn các mục tiêu chính sách của họ vào các lĩnh vực khác khi Biden tìm cách khẳng định chương trình nghị sự chính sách đối ngoại của mình.
O’Hanlon cho biết các hành động có thể bao gồm “yêu cầu một số hạn chế đối với thương mại, hoặc cung cấp nhiều tiền hơn cho Đài Loan, hoặc một điều gì đó nhằm gia tăng sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Nó sẽ rất phức tạp.”
Là cựu chuyên viên phân tích của Văn phòng Ngân sách Quốc hội, O’Hanlon tin rằng sẽ có ít tranh cãi về chi tiêu quốc phòng hoặc chính sách thương mại chung của Mỹ.
Ông nói, “Để Quốc hội rơi vào tay Đảng Cộng hòa có thể là một thay đổi lớn. Tuy nhiên, lưỡng đảng đều ủng hộ một nền quốc phòng mạnh mẽ và thận trọng hơn đối với thương mại.”
Nhìn chung, lập trường đối địch đối với Trung Quốc nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng ở Washington.
Người Mỹ gốc Á sẽ bỏ phiếu như thế nào?
Người Mỹ gốc Á đã trở thành một khối cử tri ngày càng có ảnh hưởng. Họ là nhóm chủng tộc hay sắc tộc phát triển nhanh nhất ở Mỹ trong hai thập niên qua. Trung tâm Nghiên cứu Pew cho biết khối dân cư này đã tăng 81% từ năm 2000 đến 2019, từ 10,5 triệu lên 18,9 triệu người. Họ cũng đi bỏ phiếu ngày càng nhiều, và là nhóm có tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu tăng mạnh nhất trong lần bầu cử giữa nhiệm kỳ gần nhất, hồi năm 2018.
Nhìn chung, cử tri người Mỹ gốc Á nghiêng về phe Dân chủ, với 54% dự định bỏ phiếu cho đại diện của đảng này, theo Khảo sát Cử tri người Mỹ gốc Á năm 2022 của APIA Vote, một tổ chức tập trung vào việc thúc đẩy sự tham gia chính trị của người Mỹ gốc Á.
Trong số các nhóm được khảo sát, cử tri gốc Ấn Độ và Nhật Bản là những người nghiêng về Đảng Dân chủ mạnh nhất, trong khi cử tri gốc Việt Nam là nhóm duy nhất nghiêng về Đảng Cộng hòa. Cử tri gốc Việt cũng là nhóm xem chính sách đối ngoại là ưu tiên lớn nhất khi bỏ phiếu.
Bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ: Năm điều châu Á cần biết
Nguồn: Jack Stone Truitt, “U.S. midterm elections: Five things Asia should know,” Nikkei Asia, 01/11/2022
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Đảng của Biden có khả năng mất đa số trong Quốc hội. Vậy hàm ý cho châu Á là gì?
Chỉ còn một tuần nữa, cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ của Mỹ sẽ diễn ra, và kết quả sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình hai năm còn lại trong nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden, cũng như định hình kịch bản có thể xảy ra trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024.
Nhưng không chỉ có chính sách đối nội mới bị ảnh hưởng, vì những gì xảy ra ở Mỹ thường có ảnh hưởng lan rộng sang phần còn lại của thế giới nói chung, và châu Á nói riêng. Các quyết định chính sách kinh tế và đối ngoại chính sẽ bị ảnh hưởng bởi câu hỏi: Ai sẽ là người kiểm soát hai viện của Quốc hội Mỹ – Hạ viện và Thượng viện – Đảng Dân chủ của Biden hay Đảng Cộng hòa đối lập?
Vậy cuộc bầu cử vào ngày 08/11 có ý nghĩa gì đối với châu Á? Dưới đây là năm câu hỏi quan trọng cần xem xét.
Bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ diễn ra như thế nào?
Người Mỹ tổ chức bầu cử quốc hội hai năm một lần, và những cuộc bầu cử được tổ chức vào giữa nhiệm kỳ tổng thống bốn năm được gọi là bầu cử giữa nhiệm kỳ (midterms). Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu giữa nhiệm kỳ thường thấp hơn so với những đợt bầu cử quốc hội trùng với bầu cử tổng thống.
Trong kỳ bỏ phiếu sắp tới, toàn bộ 435 ghế tại Hạ viện sẽ được bầu lại, vì các hạ nghị sĩ phục vụ theo nhiệm kỳ hai năm. Tuy nhiên, chỉ có 34 trong số 100 ghế tại Thượng viện sẽ được bầu lại, vì các thượng nghị sĩ phục vụ theo nhiệm kỳ sáu năm. Đảng Dân chủ hiện đang chiếm đa số sít sao trong Hạ viện và đa số thậm chí còn sít sao hơn ở Thượng viện, nơi mỗi đảng đều có 50 đại diện và Phó Tổng thống Kamala Harris chính là người tạo ra thế đa số cho phe Dân chủ.
Trong lịch sử, các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đóng vai trò như một cuộc trưng cầu dân ý về tổng thống đương nhiệm, và đảng đối lập thường giành được quyền kiểm soát một hoặc cả hai viện của Quốc hội khi các cử tri bày tỏ sự thất vọng với Nhà Trắng. Kể từ Thế chiến II đến nay, chỉ có 2 lần đảng của tổng thống tăng được số ghế trong Hạ viện sau bầu cử giữa nhiệm kỳ.
Với việc kiểm soát một hoặc cả hai viện của Quốc hội – đặc biệt là trong môi trường chính trị phân cực ở nước Mỹ ngày nay – đảng đối lập về cơ bản có thể làm xáo trộn tất cả các chương trình nghị sự lập pháp của tổng thống và ngăn chặn việc bổ nhiệm các vị trí quan trọng như thẩm phán và các đại sứ. Trừ phi Đảng Dân chủ giữ được cả Hạ viện và Thượng viện, phần lớn chương trình nghị sự của Biden sẽ rơi vào đình trệ không mong muốn.
Ai đang có lợi thế giành thêm ghế trong Quốc hội?
Theo một mô hình từ trang web phân tích thăm dò dư luận FiveThirtyEight, dựa trên kết quả từ các cuộc thăm dò, gây quỹ, và xu hướng bỏ phiếu, Đảng Cộng hòa có 80% cơ hội giành được Hạ viện và 40% cơ hội giành được Thượng viện.
Những dự báo này đã biến động một cách bất thường trong những tháng trước cuộc bầu cử. Chỉ hơn một tháng trước, Đảng Dân chủ vẫn nắm lợi thế rất lớn trong việc giữ quyền kiểm soát Thượng viện, sau một chuỗi thắng lợi lập pháp quan trọng và sự phản kháng chính trị trước việc Đảng Cộng hòa thúc đẩy hình sự hóa hành động phá thai sau khi Tối cao Pháp viện lật ngược vụ Roe v. Wade.
Tuy nhiên, những lo ngại kinh tế ngày càng tăng về tình trạng lạm phát và sự suy giảm của thị trường chứng khoán đã bắt đầu tạo ra cơn cuồng phong chính trị chống lại đảng của Biden. Kết quả thăm dò dư luận của Gallup cho thấy, kinh tế là mối quan tâm số 1 của cử tri, tiếp theo là phá thai và tội phạm.
Điều gì sẽ xảy ra vào năm 2023, sau bầu cử giữa nhiệm kỳ?
Nếu Đảng Cộng hòa giành được quyền kiểm soát cả hai viện của Quốc hội Mỹ, Biden sẽ không còn khả năng thực thi chính sách. Tất cả các đạo luật, chỉ trừ những luật cơ bản nhất, sẽ bị đình trệ, và các vị trí do liên bang bổ nhiệm như đại sứ và thẩm phán sẽ trở thành những trận chiến chính trị. Trong trường hợp một thẩm phán của Tối cao Pháp viện qua đời hoặc từ chức, có rất ít khả năng Thượng viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát chấp thuận bất kỳ nhân vật nào mà Biden đề cử.
Nếu Đảng Cộng hòa giành được Hạ viện và Đảng Dân chủ giữ được Thượng viện, chương trình lập pháp của Biden vẫn sẽ bị dừng lại. Nhưng ông có thể ảnh hưởng đến chính sách thông qua các vai trò do Thượng viện bổ nhiệm như thẩm phán và đại sứ.
Việc Đảng Dân chủ giành chiến thắng ở cả Hạ viện và Thượng viện – kịch bản khó xảy ra – sẽ là một tuyên bố vang dội chống lại Đảng Cộng hòa hiện vẫn do cựu Tổng thống Donald Trump thống trị, và nó sẽ có ý nghĩa lớn đối với vòng bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng hòa cho cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024. Nó cũng sẽ mang lại quyền lực lập pháp, dù nhỏ nhưng vẫn rất mạnh, cho Biden trong phần còn lại của nhiệm kỳ tổng thống.
Dựa trên xu hướng bỏ phiếu và thông tin về những ghế sẽ được bầu lại ở Thượng viện, hầu như không có cơ hội nào để Đảng Dân chủ giành được Hạ viện còn Đảng Cộng hòa chiếm được Thượng viện. FiveThirtyEight ước tính khả năng kịch bản này xảy ra là dưới 1%.
Vậy điều này có ý nghĩa gì đối với châu Á?
Nếu Đảng Cộng hòa giành được Hạ viện, nền kinh tế châu Á và thế giới sẽ cần theo dõi về mức trần nợ công của Mỹ. Mức trần nợ công, về cơ bản, là số tiền mà chính phủ Mỹ được phép vay, và lãnh đạo Đảng Cộng hòa Kevin McCarthy cho biết đảng của ông có thể đe dọa không nâng trần nợ công – như một đòn bẩy để buộc giảm chi tiêu. Khi Đảng Cộng hòa sử dụng chiến thuật này vào năm 2011, lần đầu tiên xếp hạng tín dụng của Mỹ đã bị hạ cấp.
Dù không có khả năng Quốc hội do Đảng Cộng hòa kiểm soát sẽ siết chặt ngân sách đến mức nước Mỹ phải vỡ nợ, nhưng kể từ năm 2011, đảng này đã trở nên cực đoan hơn nhiều trong các trò chơi chính trị cứng rắn.
Nếu Đảng Dân chủ duy trì quyền kiểm soát của mình, chính sách đối ngoại tập trung vào Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Biden sẽ không bị thách thức, và Nhà Trắng sẽ không gặp trở ngại trong việc bổ nhiệm các đại sứ và các nhà ngoại giao mới nếu Đảng Dân chủ giữ được Thượng viện. Biden có thể xem sự hỗ trợ trong nước như một dấu hiệu của sức mạnh, và sẽ có động lực hơn khi làm việc với các đối tác như các thành viên của Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, chính sách đối ngoại của Biden trong hai năm tới có lẽ sẽ bị ảnh hưởng bởi các sự kiện bên ngoài nước Mỹ nhiều hơn là bởi Quốc hội, đặc biệt là khi cuộc chiến của Nga ở Ukraine chưa có dấu hiệu dừng lại.
Michael O’Hanlon, chuyên gia chính sách đối ngoại cấp cao tại Viện Brookings nhận xét, “Tôi không chắc rằng chính trị trong nước sẽ quan trọng hơn tình hình thế giới.”
Hạ viện Mỹ ít có ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại so với Thượng viện, nhưng một Quốc hội do Đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát có thể sẽ làm cho Biden trông mềm yếu về vấn đề Trung Quốc, chẳng hạn bằng cách cản trở các nỗ lực cộng tác với Bắc Kinh trong những lĩnh vực trung lập như khí hậu. Đảng Cộng hòa cũng có thể sử dụng đòn bẩy này để gắn các mục tiêu chính sách của họ vào các lĩnh vực khác khi Biden tìm cách khẳng định chương trình nghị sự chính sách đối ngoại của mình.
O’Hanlon cho biết các hành động có thể bao gồm “yêu cầu một số hạn chế đối với thương mại, hoặc cung cấp nhiều tiền hơn cho Đài Loan, hoặc một điều gì đó nhằm gia tăng sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Nó sẽ rất phức tạp.”
Là cựu chuyên viên phân tích của Văn phòng Ngân sách Quốc hội, O’Hanlon tin rằng sẽ có ít tranh cãi về chi tiêu quốc phòng hoặc chính sách thương mại chung của Mỹ.
Ông nói, “Để Quốc hội rơi vào tay Đảng Cộng hòa có thể là một thay đổi lớn. Tuy nhiên, lưỡng đảng đều ủng hộ một nền quốc phòng mạnh mẽ và thận trọng hơn đối với thương mại.”
Nhìn chung, lập trường đối địch đối với Trung Quốc nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng ở Washington.
Người Mỹ gốc Á sẽ bỏ phiếu như thế nào?
Người Mỹ gốc Á đã trở thành một khối cử tri ngày càng có ảnh hưởng. Họ là nhóm chủng tộc hay sắc tộc phát triển nhanh nhất ở Mỹ trong hai thập niên qua. Trung tâm Nghiên cứu Pew cho biết khối dân cư này đã tăng 81% từ năm 2000 đến 2019, từ 10,5 triệu lên 18,9 triệu người. Họ cũng đi bỏ phiếu ngày càng nhiều, và là nhóm có tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu tăng mạnh nhất trong lần bầu cử giữa nhiệm kỳ gần nhất, hồi năm 2018.
Nhìn chung, cử tri người Mỹ gốc Á nghiêng về phe Dân chủ, với 54% dự định bỏ phiếu cho đại diện của đảng này, theo Khảo sát Cử tri người Mỹ gốc Á năm 2022 của APIA Vote, một tổ chức tập trung vào việc thúc đẩy sự tham gia chính trị của người Mỹ gốc Á.
Trong số các nhóm được khảo sát, cử tri gốc Ấn Độ và Nhật Bản là những người nghiêng về Đảng Dân chủ mạnh nhất, trong khi cử tri gốc Việt Nam là nhóm duy nhất nghiêng về Đảng Cộng hòa. Cử tri gốc Việt cũng là nhóm xem chính sách đối ngoại là ưu tiên lớn nhất khi bỏ phiếu.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Mỹ: Lốc xoáy ở Mỹ, hơn 10 người bị thương
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Mỹ: Lốc xoáy ở Mỹ, hơn 10 người bị thương
Trận chiến tháng 11: Khi Cộng hòa lẫn Dân chủ giành lá phiếu người Mỹ gốc Á
Mỹ Anh
6 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Dân biểu Grace Meng (Dân chủ, New York) trong một buổi nói chuyện tại Shanghai Plaza, Las Vegas, Neveda, ngày 22 Tháng Mười 2022 (ảnh: Bill Clark/CQ-Roll Call, Inc via Getty Images)
Loạt thăm dò gần đây cho thấy các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Quốc hội, tiểu bang và địa phương gần đây, lá phiếu của người Mỹ gốc Á ngày càng quan trọng. Chính tỷ lệ cử tri người Mỹ gốc Á đi bầu kỷ lục đã giúp Dân chủ giành chiến thắng ở các bang như Arizona, Georgia và Pennsylvania vào năm 2020.
Sức mạnh chính trị của cộng đồng người Mỹ gốc Á nói chung đang tăng nhanh và có sức ảnh hưởng mang tính quyết định đối với lá phiếu ở cấp địa phương lẫn liên bang (ảnh: Chip Somodevilla/Getty Images)
Trong mùa bầu cử giữa kỳ 2022, các nhóm vận động gốc Á đã hoạt động cực mạnh để kêu gọi cử tri thể hiện quyền công dân. Bloomberg News cho biết, tháng trước, nhóm APIAVote đã gửi thư được viết với hơn chục ngôn ngữ đến hơn một triệu hộ gia đình Mỹ gốc Á và gốc Thái Bình Dương (AAPI) để kêu gọi mọi người đi bầu. Một nhóm khác, Mạng lưới quyền lực người Mỹ gốc Á (AAPN), vào Tháng Chín, đã công bố tài trợ $10 triệu để vận động cử tri Arizona, Georgia, Michigan, North Carolina, Nevada và Pennsylvania.
Người Mỹ gốc Á và AAPI là nhóm cử tri phát triển nhanh nhất trong các cộng đồng chủng tộc và cộng đồng thiểu số ở Mỹ. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, tỷ lệ cử tri AAPI đi bầu tăng 47% so với mùa bầu cử 2016; so với mức tăng 12% của tất cả các thành phần cử tri khác ở Mỹ, tạo ra “tác động chưa từng có”, theo Tom Bonier, giám đốc điều hành công ty dữ liệu chính trị TargetSmart. Bonier cho biết thêm, số cử tri Mỹ gốc Á tăng vọt là yếu tố then chốt quyết định kết quả một số cuộc tranh cử tổng thống sít sao nhất ở cấp tiểu bang. Tại Georgia, tỷ lệ cử tri đi bầu của AAPI năm 2020 tăng gần 62,000 phiếu so với năm 2016. Tổng thống Joe Biden đã giành chiến thắng ở tiểu bang này với số phiếu nhỉnh hơn 12,000 phiếu bầu.
Từ lâu, người Mỹ gốc Á đã đóng góp đáng kể vào đời sống văn hóa Mỹ (ảnh: Michael Nagle/Xinhua via Getty Images)
Theo báo cáo APIAVote, năm 2020, gần 60% người Mỹ gốc Á đi bỏ phiếu, tăng từ 49% so với năm 2016. Tuy nhiên, nhóm cử tri gốc Á nói chung vẫn chưa nhận được sự chú ý tương xứng. Chỉ khoảng một nửa số người Mỹ gốc Á có đăng ký đi bầu được một trong hai đảng lớn liên lạc, theo một khảo sát do APIAVote thực hiện khi thăm dò 1,610 cử tri đăng ký đi bầu vào mùa xuân 2022. Cuộc khảo sát cho biết thêm, có 44% cử tri AAPI ủng hộ Dân chủ, 19% Cộng hòa và 29% Độc lập.
Một trong những động lực thúc đẩy cử tri gốc Á đi bỏ phiếu là sự gia tăng nạn thù địch chống người châu Á và phân biệt chủng tộc trong đại dịch COVID-19. Sự thay đổi của cục diện còn đến từ tài trợ của giới tài phiệt. Đầu năm nay, tổ chức Open Society Foundations (OSF) của tỷ phú George Soros đã cam kết tài trợ $40 triệu cho các tổ chức liên quan AAPI cũng như như các tổ chức đấu tranh cho quyền lợi người Mỹ theo Hồi giáo và gốc Arab, trong đó có APIAVote.
Nhìn chung, cả Cộng hòa lẫn Dân chủ đang dốc sức giành phiếu người Mỹ gốc Á trong cuộc bầu cử Tháng Mười Một. Lá phiếu AAPI hiện có sức ảnh hưởng lớn đến mức có thể thay đổi kết quả tại sáu tiểu bang và hơn 40 khu vực tranh cử Quốc hội, theo AAPI Victory Fund, một nhóm vận động cử tri bắt đầu hoạt động từ năm 2016. Nhóm này cũng tập trung vào các cuộc bầu cử ở Texas, Florida và Pennsylvania.
AAPI là thành phần đa dạng, với những khác biệt từ giáo dục đến thu nhập, ngôn ngữ và lịch sử nhập cư, từ những người giàu có và có trình độ học vấn cao đến những người không có giấy tờ hoặc nghèo khó, từ những người mới di cư đến những người Mỹ thế hệ thứ tư. Ví dụ, nhóm thiểu số người Mỹ gốc Á lớn nhất ở Wisconsin là người Hmong mà nhiều người trong số đó đến Mỹ tị nạn từ Lào sau Chiến tranh Việt Nam và sau các cuộc xung đột khác ở Đông Nam Á. Ở Wisconsin, 32% người Mỹ gốc Á chỉ có thể nói tiếng Anh ở mức độ “hạn chế” và 78% nói một ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh ở nhà, theo APIAVote.
Trong khi đó, ở Georgia, các nhóm sắc tộc Mỹ gốc Á đông nhất là người Ấn Độ và người Hàn. Trên toàn tiểu bang, 37% người Mỹ gốc Á nói tiếng Anh ở mức độ hạn chế và 82% nói một ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh ở nhà. Tại Arizona và Nevada, người Philippines là nhóm Mỹ gốc Á lớn nhất.
Tiếng nói người Mỹ gốc Á tăng nhanh xuất phát từ tình trạng thù địch đối với cộng đồng người Mỹ gốc Á bùng nổ dữ dội vào thời Trump (ảnh: Samuel Corum/Getty Images)
Bất luận thế nào, như đã nói, sức mạnh chính trị người Mỹ gốc Á đang tăng mạnh. Thử khảo sát Nevada, từ bài viết mới đây của AP. Trong gia đình Rochelle Nguyen, có người theo Dân chủ, có người theo Cộng hòa. Những ngày gần đây, hộp thư Rochelle Nguyen đầy thư gửi đến, có nhiều thư viết bằng tiếng Việt. Đó là điều khác biệt trong cuộc bầu cử lần này. Nữ nghị sĩ Nevada Rochelle Nguyen nói: “Mọi thứ từ nhắn tin trên mạng xã hội đến thư từ, tôi chưa bao giờ nhận được nhiều như vậy bằng tiếng Việt.”
Hàng đống thư chính trị trong nhà của Nguyen ở Las Vegas là chỉ số cho thấy cộng đồng người Mỹ gốc Việt nói riêng và gốc Á nói chung đã nổi lên như một khu vực bầu cử quan trọng đối với cả đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ, đặc biệt là ở các chiến trường quan trọng như Khu vực 3 của Nevada – nơi đang chứng kiến một trong những cuộc đua Quốc hội tốn kém nhất nước Mỹ. Dân số trong độ tuổi bỏ phiếu của người Mỹ gốc Á tại Neveda là khoảng 350,000 người. Tổng thống Joe Biden đã giành chiến thắng vào năm 2020 với khoảng 34,000 phiếu.
Một cách tổng quát, nếu muốn thấy sức mạnh người Mỹ gốc Á đang thâm nhập sâu vào đời sống chính trị Mỹ như thế nào thì Neveda là nơi có thể thấy rõ nhất – như loạt ghi nhận trên báo chí Mỹ trong đó có The New York Times. Quỹ Lãnh đạo Quốc hội (Congressional Leadership Fund) của đảng Cộng hòa đã chi $10.9 triệu để vận động ở khu vực Las Vegas – nhiều hơn bất kỳ nơi nào ở Mỹ. Theo dữ liệu được tổng hợp bởi California Target Book, tổ chức theo dõi hồ sơ tài chính chiến dịch liên bang, Đảng Dân chủ cũng đã chi $3.4 triệu tại chiến địa nóng hổi này.
Ứng cử viên thượng viện Adam Laxalt (Cộng hòa) trong buổi tiếp xúc cử tri tại Las Vegas, Nevada, ngày 4 Tháng Mười Một 2022 (ảnh: Mario Tama/Getty Images)
Dân số người Mỹ gốc Á đã bùng nổ ở Nevada trong ba thập niên qua và người Mỹ gốc Á hiện chiếm khoảng 10% số cử tri đủ điều kiện của tiểu bang, một tỷ lệ lớn hơn ở bất kỳ tiểu bang nào ngoại trừ Hawaii hoặc California.
Đảng Cộng hòa đang tung ra các tài liệu vận động tranh cử bằng tiếng Trung, tiếng Hindi, tiếng Hàn và tiếng Việt; và quảng cáo trên các tờ báo cộng đồng như Philippine Times of South Nevada và Asian Journal of Las Vegas, nơi Chủ tịch RNC (Republican National Committee) Ronna McDaniel vừa tung ra bài báo vào tháng trước có tựa: “Người Mỹ gốc Philippines giúp làm mạnh mẽ đất nước chúng ta. Đảng Dân chủ thì không.” (“Filipino Americans Strengthen Our Country. Democrats Don’t.”)
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói chuyện với cộng đồng người Mỹ gốc Á tại San Francisco, California, ngày 31 Tháng Năm 2022 (ảnh: Justin Sullivan/Getty Images)
Năm nay ở Nevada, Ủy ban Chiến dịch tranh cử Quốc hội của Đảng Dân chủ chạy các quảng cáo tập trung vào vấn đề phá thai và nạn thù địch người Mỹ gốc Á. Có quảng cáo được thể hiện bằng ngôn ngữ Tagalog của người Philippines. Họ chạy quảng cáo trên cả những tờ báo cộng đồng mà phe Cộng hòa sử dụng, chẳng hạn Korea Times Las Vegas và đài phát thanh PHLV của Philippines.
Dù người Mỹ gốc Á trong lịch sử thường có khuynh hướng nghiêng về Dân chủ, nhưng Cộng hòa hy vọng có thể giật được phiếu người Mỹ gốc Á lần này. Tuy nhiên, với một số người Mỹ gốc Việt, đa số thường có khuynh hướng ủng hộ Cộng hòa, hiện bắt đầu thay đổi. The New York Times cho biết, Tuan Pham, một nhân vật lãnh đạo cộng đồng ở Neveda, đã đăng ký bỏ phiếu với tư cách cử tri độc lập. Ông Tuan Pham nói rằng Đảng Cộng hòa đang tụt hậu so với Đảng Dân chủ về tính nhất quán và cam kết của họ đối với sự tiếp cận dành cho người Mỹ gốc Á. Ông Phạm nói: “Thông điệp của đảng Cộng hòa không đủ mạnh – đó là một điểm yếu lớn”.
Mỹ Anh
6 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Dân biểu Grace Meng (Dân chủ, New York) trong một buổi nói chuyện tại Shanghai Plaza, Las Vegas, Neveda, ngày 22 Tháng Mười 2022 (ảnh: Bill Clark/CQ-Roll Call, Inc via Getty Images)
Loạt thăm dò gần đây cho thấy các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Quốc hội, tiểu bang và địa phương gần đây, lá phiếu của người Mỹ gốc Á ngày càng quan trọng. Chính tỷ lệ cử tri người Mỹ gốc Á đi bầu kỷ lục đã giúp Dân chủ giành chiến thắng ở các bang như Arizona, Georgia và Pennsylvania vào năm 2020.
Sức mạnh chính trị của cộng đồng người Mỹ gốc Á nói chung đang tăng nhanh và có sức ảnh hưởng mang tính quyết định đối với lá phiếu ở cấp địa phương lẫn liên bang (ảnh: Chip Somodevilla/Getty Images)
Trong mùa bầu cử giữa kỳ 2022, các nhóm vận động gốc Á đã hoạt động cực mạnh để kêu gọi cử tri thể hiện quyền công dân. Bloomberg News cho biết, tháng trước, nhóm APIAVote đã gửi thư được viết với hơn chục ngôn ngữ đến hơn một triệu hộ gia đình Mỹ gốc Á và gốc Thái Bình Dương (AAPI) để kêu gọi mọi người đi bầu. Một nhóm khác, Mạng lưới quyền lực người Mỹ gốc Á (AAPN), vào Tháng Chín, đã công bố tài trợ $10 triệu để vận động cử tri Arizona, Georgia, Michigan, North Carolina, Nevada và Pennsylvania.
Người Mỹ gốc Á và AAPI là nhóm cử tri phát triển nhanh nhất trong các cộng đồng chủng tộc và cộng đồng thiểu số ở Mỹ. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, tỷ lệ cử tri AAPI đi bầu tăng 47% so với mùa bầu cử 2016; so với mức tăng 12% của tất cả các thành phần cử tri khác ở Mỹ, tạo ra “tác động chưa từng có”, theo Tom Bonier, giám đốc điều hành công ty dữ liệu chính trị TargetSmart. Bonier cho biết thêm, số cử tri Mỹ gốc Á tăng vọt là yếu tố then chốt quyết định kết quả một số cuộc tranh cử tổng thống sít sao nhất ở cấp tiểu bang. Tại Georgia, tỷ lệ cử tri đi bầu của AAPI năm 2020 tăng gần 62,000 phiếu so với năm 2016. Tổng thống Joe Biden đã giành chiến thắng ở tiểu bang này với số phiếu nhỉnh hơn 12,000 phiếu bầu.
Từ lâu, người Mỹ gốc Á đã đóng góp đáng kể vào đời sống văn hóa Mỹ (ảnh: Michael Nagle/Xinhua via Getty Images)
Theo báo cáo APIAVote, năm 2020, gần 60% người Mỹ gốc Á đi bỏ phiếu, tăng từ 49% so với năm 2016. Tuy nhiên, nhóm cử tri gốc Á nói chung vẫn chưa nhận được sự chú ý tương xứng. Chỉ khoảng một nửa số người Mỹ gốc Á có đăng ký đi bầu được một trong hai đảng lớn liên lạc, theo một khảo sát do APIAVote thực hiện khi thăm dò 1,610 cử tri đăng ký đi bầu vào mùa xuân 2022. Cuộc khảo sát cho biết thêm, có 44% cử tri AAPI ủng hộ Dân chủ, 19% Cộng hòa và 29% Độc lập.
Một trong những động lực thúc đẩy cử tri gốc Á đi bỏ phiếu là sự gia tăng nạn thù địch chống người châu Á và phân biệt chủng tộc trong đại dịch COVID-19. Sự thay đổi của cục diện còn đến từ tài trợ của giới tài phiệt. Đầu năm nay, tổ chức Open Society Foundations (OSF) của tỷ phú George Soros đã cam kết tài trợ $40 triệu cho các tổ chức liên quan AAPI cũng như như các tổ chức đấu tranh cho quyền lợi người Mỹ theo Hồi giáo và gốc Arab, trong đó có APIAVote.
Nhìn chung, cả Cộng hòa lẫn Dân chủ đang dốc sức giành phiếu người Mỹ gốc Á trong cuộc bầu cử Tháng Mười Một. Lá phiếu AAPI hiện có sức ảnh hưởng lớn đến mức có thể thay đổi kết quả tại sáu tiểu bang và hơn 40 khu vực tranh cử Quốc hội, theo AAPI Victory Fund, một nhóm vận động cử tri bắt đầu hoạt động từ năm 2016. Nhóm này cũng tập trung vào các cuộc bầu cử ở Texas, Florida và Pennsylvania.
AAPI là thành phần đa dạng, với những khác biệt từ giáo dục đến thu nhập, ngôn ngữ và lịch sử nhập cư, từ những người giàu có và có trình độ học vấn cao đến những người không có giấy tờ hoặc nghèo khó, từ những người mới di cư đến những người Mỹ thế hệ thứ tư. Ví dụ, nhóm thiểu số người Mỹ gốc Á lớn nhất ở Wisconsin là người Hmong mà nhiều người trong số đó đến Mỹ tị nạn từ Lào sau Chiến tranh Việt Nam và sau các cuộc xung đột khác ở Đông Nam Á. Ở Wisconsin, 32% người Mỹ gốc Á chỉ có thể nói tiếng Anh ở mức độ “hạn chế” và 78% nói một ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh ở nhà, theo APIAVote.
Trong khi đó, ở Georgia, các nhóm sắc tộc Mỹ gốc Á đông nhất là người Ấn Độ và người Hàn. Trên toàn tiểu bang, 37% người Mỹ gốc Á nói tiếng Anh ở mức độ hạn chế và 82% nói một ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh ở nhà. Tại Arizona và Nevada, người Philippines là nhóm Mỹ gốc Á lớn nhất.
Tiếng nói người Mỹ gốc Á tăng nhanh xuất phát từ tình trạng thù địch đối với cộng đồng người Mỹ gốc Á bùng nổ dữ dội vào thời Trump (ảnh: Samuel Corum/Getty Images)
Bất luận thế nào, như đã nói, sức mạnh chính trị người Mỹ gốc Á đang tăng mạnh. Thử khảo sát Nevada, từ bài viết mới đây của AP. Trong gia đình Rochelle Nguyen, có người theo Dân chủ, có người theo Cộng hòa. Những ngày gần đây, hộp thư Rochelle Nguyen đầy thư gửi đến, có nhiều thư viết bằng tiếng Việt. Đó là điều khác biệt trong cuộc bầu cử lần này. Nữ nghị sĩ Nevada Rochelle Nguyen nói: “Mọi thứ từ nhắn tin trên mạng xã hội đến thư từ, tôi chưa bao giờ nhận được nhiều như vậy bằng tiếng Việt.”
Hàng đống thư chính trị trong nhà của Nguyen ở Las Vegas là chỉ số cho thấy cộng đồng người Mỹ gốc Việt nói riêng và gốc Á nói chung đã nổi lên như một khu vực bầu cử quan trọng đối với cả đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ, đặc biệt là ở các chiến trường quan trọng như Khu vực 3 của Nevada – nơi đang chứng kiến một trong những cuộc đua Quốc hội tốn kém nhất nước Mỹ. Dân số trong độ tuổi bỏ phiếu của người Mỹ gốc Á tại Neveda là khoảng 350,000 người. Tổng thống Joe Biden đã giành chiến thắng vào năm 2020 với khoảng 34,000 phiếu.
Một cách tổng quát, nếu muốn thấy sức mạnh người Mỹ gốc Á đang thâm nhập sâu vào đời sống chính trị Mỹ như thế nào thì Neveda là nơi có thể thấy rõ nhất – như loạt ghi nhận trên báo chí Mỹ trong đó có The New York Times. Quỹ Lãnh đạo Quốc hội (Congressional Leadership Fund) của đảng Cộng hòa đã chi $10.9 triệu để vận động ở khu vực Las Vegas – nhiều hơn bất kỳ nơi nào ở Mỹ. Theo dữ liệu được tổng hợp bởi California Target Book, tổ chức theo dõi hồ sơ tài chính chiến dịch liên bang, Đảng Dân chủ cũng đã chi $3.4 triệu tại chiến địa nóng hổi này.
Ứng cử viên thượng viện Adam Laxalt (Cộng hòa) trong buổi tiếp xúc cử tri tại Las Vegas, Nevada, ngày 4 Tháng Mười Một 2022 (ảnh: Mario Tama/Getty Images)
Dân số người Mỹ gốc Á đã bùng nổ ở Nevada trong ba thập niên qua và người Mỹ gốc Á hiện chiếm khoảng 10% số cử tri đủ điều kiện của tiểu bang, một tỷ lệ lớn hơn ở bất kỳ tiểu bang nào ngoại trừ Hawaii hoặc California.
Đảng Cộng hòa đang tung ra các tài liệu vận động tranh cử bằng tiếng Trung, tiếng Hindi, tiếng Hàn và tiếng Việt; và quảng cáo trên các tờ báo cộng đồng như Philippine Times of South Nevada và Asian Journal of Las Vegas, nơi Chủ tịch RNC (Republican National Committee) Ronna McDaniel vừa tung ra bài báo vào tháng trước có tựa: “Người Mỹ gốc Philippines giúp làm mạnh mẽ đất nước chúng ta. Đảng Dân chủ thì không.” (“Filipino Americans Strengthen Our Country. Democrats Don’t.”)
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói chuyện với cộng đồng người Mỹ gốc Á tại San Francisco, California, ngày 31 Tháng Năm 2022 (ảnh: Justin Sullivan/Getty Images)
Năm nay ở Nevada, Ủy ban Chiến dịch tranh cử Quốc hội của Đảng Dân chủ chạy các quảng cáo tập trung vào vấn đề phá thai và nạn thù địch người Mỹ gốc Á. Có quảng cáo được thể hiện bằng ngôn ngữ Tagalog của người Philippines. Họ chạy quảng cáo trên cả những tờ báo cộng đồng mà phe Cộng hòa sử dụng, chẳng hạn Korea Times Las Vegas và đài phát thanh PHLV của Philippines.
Dù người Mỹ gốc Á trong lịch sử thường có khuynh hướng nghiêng về Dân chủ, nhưng Cộng hòa hy vọng có thể giật được phiếu người Mỹ gốc Á lần này. Tuy nhiên, với một số người Mỹ gốc Việt, đa số thường có khuynh hướng ủng hộ Cộng hòa, hiện bắt đầu thay đổi. The New York Times cho biết, Tuan Pham, một nhân vật lãnh đạo cộng đồng ở Neveda, đã đăng ký bỏ phiếu với tư cách cử tri độc lập. Ông Tuan Pham nói rằng Đảng Cộng hòa đang tụt hậu so với Đảng Dân chủ về tính nhất quán và cam kết của họ đối với sự tiếp cận dành cho người Mỹ gốc Á. Ông Phạm nói: “Thông điệp của đảng Cộng hòa không đủ mạnh – đó là một điểm yếu lớn”.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Mỹ: Lốc xoáy ở Mỹ, hơn 10 người bị thương
Bầu cử giữa kỳ: Người Mỹ gốc Việt trên con đường tham gia vào chính trị
19 tháng 10 2022
Song Chi
Gửi bài cho BBC từ Leeds, Anh Quốc
NGUỒN HÌNH ẢNH,JANET2022.COM
Chụp lại hình ảnh,
Bà Janet Nguyễn (áo xanh, đứng) thuộc đảng Cộng hòa, cựu Thượng nghị sĩ tiểu bang, cựu Giám sát viên Quận Cam, và cựu Nghị viên thành phố Garden Grove sẽ ra tranh cử trong cuộc bầu cử giữa kỳ 2022 ở Mỹ
Chỉ còn mấy tuần nữa, vào thứ Ba 8/11 tới là cuộc bầu cử giữa kỳ 2022 (Midterm Elections 2022) ở Mỹ sẽ diễn ra để bầu chọn lại tất cả 435 ghế trong Hạ viện Hoa Kỳ, và 35 trong số 100 ghế trong Thượng viện. Ngoài ra, ba mươi chín cuộc bầu cử Thống đốc bang và vùng lãnh thổ, cũng như nhiều cuộc bầu cử cấp bang và địa phương khác, cũng sẽ được tổ chức.
Nhiều người Mỹ gốc Việt cũng ra tranh cử dịp này, nhất là ở những tiểu bang có đông người Việt như California, Texas. Có thể điểm qua một số người như bà Janet Nguyễn, đảng Cộng hòa, cựu Thượng nghị sĩ tiểu bang, cựu Giám sát viên Quận Cam, và cựu Nghị viên thành phố Garden Grove, ứng cử Thượng nghị sĩ California, địa hạt 36; bà Diedre Thu Hà Nguyễn, đảng Dân chủ, phó thị trưởng Garden Grove, ứng cử chức vụ dân biểu California, địa hạt 70; ông Trí Tạ, đảng Cộng hòa, thị trưởng thành phố Westminster, ứng cử dân biểu California, địa hạt 70; ông Hubert Võ, đảng Dân chủ, người Mỹ gốc Việt đầu tiên và duy nhất được bầu vào cơ quan lập pháp Texas, tiếp tục tái tranh cử lần thứ 10 chức vụ dân biểu tiểu bang Texas, đơn vị 149.
Những gương mặt tranh cử vào các vị trí cao hơn có ông Hùng Cao, tranh cử chức vụ Dân biểu Liên bang tại địa hạt 10 của tiểu bang Virginia. Ông Hùng Cao là cựu Hải Quân đại tá Hoa Kỳ, chuyên viên lặn biển sâu và xử lý vật liệu nổ của Hải quân và là ứng cử viên đảng Cộng Hòa. Quan điểm của ông Hùng Cao khá gần với những người da trắng bảo thủ, ủng hộ Tổng thống Donald Trump.
Người viết bài có cơ hội phỏng vấn một vài người Mỹ gốc Việt ra tranh cử lần này như ông Tạ Trung, kỹ sư, từng làm việc trong ngành Quốc phòng và Không gian Hoa Kỳ tại các hãng Hughes Aircraft, Boeing và Raytheon trong gần 40 năm. Ông cũng được biết trong cộng đồng người Việt tại Nam California là nhà giáo dục và nhà lãnh đạo cộng đồng. Kỹ sư Tạ Trung ra ứng cử vào chức vụ Nghị viên Hội đồng Thành phố Garden Grove, California. Hay kỹ sư Tuấn Nguyễn, từng làm việc cho những công ty lớn như Ericsson Research Canada, HP (trước đây là Tandem Telecom) và AMDOCS, trước khi trở thành Điều phối viên Gắn kết Cộng đồng cho tổ chức Boat People SOS (BPSOS) từ năm 2017. Ông Tuấn “TQ” Nguyễn ra tranh cử vào Thượng viện Hoa Kỳ đại diện cho Florida, với tư cách là một ứng cử viên độc lập.
NGUỒN HÌNH ẢNH,TA TRUNG
Chụp lại hình ảnh,
Kỹ sư Tạ Trung từng làm việc trong ngành Quốc phòng và Không gian Hoa Kỳ tại các hãng Hughes Aircraft, Boeing và Raytheon
Trả lời câu hỏi tại sao ông quyết định ra ứng cử với tư cách là một ứng viên độc lập, ông Tuấn Nguyễn trả lời: “Chính trị Mỹ ngày hôm nay có một sự tranh cãi rất là gay gắt giữa hai đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ, đến mức độ đôi lúc có những dự luật đúng đắn cho đất nước, nhưng vì cái tính đảng tranh đưa đến tình trạng các đảng viên bên này biết là dự luật bên kia đưa ra là đúng nhưng họ vẫn không ủng hộ. Trong khi đó, nếu được trở thành một Thượng nghị sĩ độc lập, tôi có thể cũng đưa những dự luật đó ra nhưng vì tôi không thuộc bên nào cả, thành ra hai bên đều có thể nói tôi bầu cho dự luật này nhưng tôi không phải đi theo đối thủ vì người này đứng ở giữa”. Ông Tuấn Nguyễn khẳng định ông ra tranh cử không phải để đưa ra một đường lối thứ ba, mà để giúp cho hai đảng Cộng hòa, Dân chủ có thể đạt được nhiều thỏa thuận hơn và có thể thông qua những dự luật cần thiết cho người dân Mỹ. Nhưng ông cũng thừa nhận cơ hội thắng cử của các ứng cử viên độc lập là không cao.
Khi được hỏi về thử thách nội bộ lớn nhất của Hoa Kỳ hiện nay, cả hai ông Tuấn Nguyễn và Tạ Trung đều cho rằng đó là tình trạng chia rẽ sâu sắc giữa hai đảng và trong xã hội Mỹ, sự xuống cấp về mặt đạo đức chính trị so với 10, 15, 20 năm trước. Theo ông Tạ Trung: “Nguyên nhân một phần cũng do tin giả, thông tin sai lệch rồi thuyết âm mưu…đã tạo nên sự chia rẽ, phân hóa không những trong các đảng với nhau, trong chính trường, mà ngay cả trong các gia đình. Chúng ta thấy trong gia đình nhiều người Việt cũng bị tan nát rất nhiều”.
Ông Tuấn Nguyễn nói thêm: “Ở Mỹ hiện tại đang có một sự xuống cấp về văn hóa thấy rõ, đưa đến nhận thức chính trị cũng đi xuống. Nước Mỹ bây giờ vẫn là siêu cường số 1 trên thế giới, nhưng nếu chúng ta nhìn vào học sinh ra trường ở cấp trung học chẳng hạn và vốn kiến thức thực sự tại học đường phổ thông của các em thì phải nói là thua xa những học sinh phổ thông trung học ở Âu châu, thậm chí thua Nam Hàn, Nhật Bản là chuyện bình thường. Khi kiến thức đi xuống và nhận thức chỉ giới hạn thôi thì dễ bị các chính trị gia lung lay bởi những lời mỵ dân của họ”. Ông Tuấn Nguyễn cho biết, chính vì vậy, một trong những ưu tiên hàng đầu của ông khi ra tranh cử là phải đầu tư vào học đường, vào giáo dục của Hoa Kỳ.
Dự đoán về kết quả cuộc bầu cử giữa kỳ sắp tới, liệu đảng Dân chủ có bị mất đa số ở Hạ viện, hoặc Thượng viện, hoặc cả hai, các ông Tuấn Nguyễn, Tạ Trung và ông Nguyễn Đình Minh Quốc từ Houston, Texas, Giáo sư, đồng thời là một trong những diễn giả trên Nguoi-Viet Channel, đều cho rằng khả năng đảng Dân chủ giữ lại được Thượng viện cao hơn là giữ được Hạ viện hoặc cả hai. Và nếu như vậy thì cũng đã là ngoại lệ, vì thông thường cuộc bầu cử giữa kỳ thì đảng của Tổng thống đương nhiệm hay bị mất ít nhất một Viện, đôi khi hai Viện.
NGUỒN HÌNH ẢNH,TUAN NGUYEN
Chụp lại hình ảnh,
Ông Tuấn Nguyễn khẳng định ra tranh cử để giúp cho đảng Cộng hòa và Dân chủ có thể đạt được nhiều thỏa thuận hơn và có thể thông qua những dự luật cần thiết cho người dân Mỹ.
Bao giờ thì có một Tổng thống người Mỹ gốc Việt?
Về viễn ảnh liệu trong tương lai gần có một Tổng thống người Mỹ gốc Việt, cả ba ông đều cho rằng khả năng đó không thể sớm xảy ra. Theo kỹ sư Tạ Trung, ngay cả so với một vài cộng đổng gốc Á khác như người Mỹ gốc Ấn, gốc Hoa, gốc Nhật thì họ cũng đều đã đến nước Mỹ trước cộng đồng người Việt từ rất lâu, và họ có sự đầu tư rất nhiều cho người của họ vào các chức vụ khác nhau trong hệ thống chính trị Mỹ, ví dụ như Thứ trưởng, Bộ trưởng… Người Việt mình chưa có, trước đây chỉ có ông Đinh Việt (Đinh Đồng Phụng Việt) dưới thời của Tổng thống Bush là Thứ trưởng của Bộ tư pháp. Mặc dù người Việt cũng có nhiều người rất giỏi, nhưng chưa có khả năng để đầu tư lớn như vậy, nên mặc dù rất mong muốn, tôi nghĩ những cộng đồng khác sẽ có Tổng thống Mỹ trước mình.
Ông Tuấn Nguyễn nhận xét, người Việt mình thường cho con đi học những ngành như bác sĩ, kỹ sư, nhưng ít cho con đi học về chính trị, văn chương hay truyền thông, mà truyền thông là cánh cửa rất lớn để chúng ta đem tiếng nói của cộng đồng mình ra bên ngoài. Nói chung chúng ta hơi chú trọng một vài điểm nhọn thay vì phát triển đều, toàn diện hơn.
Còn theo GS Nguyễn Đình Minh Quốc, nếu nhìn vào lịch sử của nước Mỹ thì cộng đồng người Mỹ da đen đóng góp rất nhiều, từ chiến tranh cho tới văn hóa, thể thao, vậy mà mấy trăm năm nay rồi, trải qua bao nhiêu sự đấu tranh họ chỉ mới có được một tổng thống thôi, huống hồ tổng thống gốc Tàu, gốc Nhật cho tới gốc Việt. Nhất là ở cái thời điểm này, nạn kỳ thị, phân biệt chủng tộc sau một thời gian chìm lắng dường như lại bùng phát trở lại trong xã hội Mỹ.
NGUỒN HÌNH ẢNH,NGUYEN DINH MINH QUOC
Chụp lại hình ảnh,
GS Nguyễn Đình Minh Quốc nhận xét cộng đồng người Mỹ da đen đóng góp rất nhiều trong lịch sử Mỹ nhưng họ mới chỉ có được một người làm tổng thống.
Điểm qua những khuôn mặt chính khách nổi bật của người Mỹ gốc Việt từ trước đến nay, GS Nguyễn Đình Minh Quốc nhắc đến ông Cao Quang Ánh tức Joseph Cao, đảng Cộng hòa, đại diện cho khu bầu cử quốc hội số 2 của tiểu bang Louisiana từ năm 2009 đến năm 2011, một người thực sự có lòng, thực hiện đúng vai trò của một người dân biểu người Mỹ gốc Việt, tức là bảo vệ cho cộng đồng Việt đồng thời quan tâm đến những vấn đề của Việt Nam.
Người thứ hai là bà Stephanie Murphy, đảng Dân chủ, là phụ nữ gốc Việt đầu tiên và là người gốc Việt thứ hai trúng cử Dân biểu Liên bang Hoa Kỳ, đại diện cho Ðịa Hạt 7 tại Florida từ năm 2017, đã được bà Nancy Pelosi lựa chọn vào Ủy ban điều tra vụ bạo loạn 6/1/2021 để bảo vệ nền dân chủ của Hoa Kỳ.
Hoặc bà Bee Nguyễn, đảng Dân chủ, sẽ ra tranh cử cho vị trí ứng viên Secretary of State (tạm dịch Bộ trưởng Nội vụ) tiểu bang Georgia. Tiểu bang Georgia hiện đã thông qua một số dự luật nhằm hạn chế, thắt chặt quyền bầu cử, và do đó sẽ gây thiệt thòi cho người da đen (chiếm tới 23% dân số ở đây, đông nhất trên toàn nước Mỹ), các dân tộc thiểu số và người nhập cư. Nếu đắc cử, là một người tích cực ủng hộ quyền bầu cử, bà Bee Nguyễn mong muốn sẽ giúp cho những cuộc bầu cử được công bằng.
NGUỒN HÌNH ẢNH,MURPHY.HOUSE.GOV
Chụp lại hình ảnh,
Bà Stephanie Murphy (thứ 4 từ phải sang) được bà Nancy Pelosi lựa chọn vào Ủy ban điều tra vụ bạo loạn 6/1/2021
Sự thành công của người nhập cư - những câu chuyện chỉ có ở nước Mỹ
Mặc dù tỷ lệ tham gia và giữ những chức vụ cao trong chính trường của người Mỹ gốc Việt vẫn còn khiêm tốn so với nhiều cộng đồng nhập cư khác, nhưng so với chính cộng đồng người Việt tại các quốc gia khác thì vẫn là một sự thành công. Nhiều người Mỹ gốc Việt là Thẩm phán, Chánh án tại các Tòa thượng thẩm địa phương, là dân biểu, hay tướng tá trong quân đội như Thiếu tướng lục quân Lương Xuân Việt, vị tướng người Mỹ gốc Việt có quân hàm cao nhất trong quân đội Hoa Kỳ, Nguyễn Từ Tuấn, Chuẩn tướng Hải quân, phó đề đốc người Mỹ gốc Việt đầu tiên tại Hoa Kỳ…
Hầu hết họ là thuyền nhân, người tỵ nạn buộc phải chạy trốn chế độ cộng sản trước và sau biến cố 30/4/1975, hoặc là con em trong những gia đình như vậy, rời Việt Nam khi mới là đứa trẻ, vậy mà chỉ vài chục năm sau họ đã vươn lên, đạt được những thành tựu như vậy. Nguyên do chính là từ môi trường tự do, nhiều cơ hội của nước Mỹ, và do số lượng người Việt đến Mỹ tỵ nạn nhiều hơn các quốc gia khác, trong đó có những thành phần ưu tú từng làm việc trong bộ máy chính quyền Sài Gòn hoặc giữ những chức vụ cao trong xã hội, nên bản thân họ hay con cái họ nhanh chóng hội nhập vào xã hội Mỹ. Phần khác, do ảnh hưởng quan điểm chính trị từ gia đình, những người Mỹ gốc Việt cũng thích tham gia vào quân đội hay chính trường để nối nghiệp cha mẹ hoặc để phục vụ cho nước Mỹ.
Người Mỹ gốc Việt và những suy tư về quê nhà
Với người Mỹ gốc Việt thế hệ thứ nhất hoặc thế hệ một rưỡi, dù sống trên đất Mỹ nhưng luôn nặng lòng nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn cho tới bây giờ vẫn chưa phồn thịnh, vẫn chưa có tự do dân chủ, đồng bào đa số vẫn phải chịu nhiều nhọc nhằn, thiệt thòi, bất công. Họ thường tâm niệm làm được điều gì là để trả ơn cho quê hương thứ hai, giúp đỡ cho cộng đồng người Việt trên đất Mỹ, nhưng nếu hỗ trợ được thêm cho Việt Nam thì cũng đều sẵn lòng, thậm chí những hoạt động hay số tiền từ thiện họ đóng góp cho Việt Nam còn nhiều hơn cho chính nước Mỹ.
Nhưng từ thế hệ thứ hai, thứ ba trở đi, mọi chuyện sẽ nhạt nhòa hơn nhiều. Đa số các em không sử dụng được tiếng Việt, không biết nhiều về lịch sử văn hóa Việt Nam nên cũng không chia sẻ được những tâm tư của thế hệ đi trước.
Theo ông Nguyễn Tuấn, nếu Việt Nam là một nước dân chủ, hoặc thay đổi chuyển hóa thành một nước dân chủ thì vấn đề sẽ khác. Nhà nước Việt Nam sẽ được sự ủng hộ rất lớn từ cộng đồng hải ngoại. Hiện tại Việt Nam vẫn nhận được kiều hối gửi về rất nhiều, nhưng chỉ là tiền, nhà nước kệu gọi rất nhiều nhưng có bao nhiêu người ở nước ngoài về làm việc tại VN đâu. Tại vì người Việt ở bên ngoài biết chính sách ở VN không tự do cởi mở, cung cách làm việc không tôn trọng dân chủ, không tôn trọng nguyên tắc luật lệ, những điều hay đóng góp sẽ bị gạt ra ngoài thì về làm gì, hoặc chì về vui chơi rồi đi. Nhưng nếu nhà nước Việt Nam nhìn ra vấn đề và trở thành một nhà nước dân chủ thì lúc đó không phải là tài lực, mà tất cả chất xám hoặc đầu tư ở nước ngoài sẽ tràn về, ngay cả thế hệ các em sau này cũng cảm thấy muốn về đóng góp. Nhà nước Việt Nam sẽ được một nguồn giúp đỡ kinh khủng trong khi bây giờ họ vẫn mướn một số người ngoại quốc về làm việc. Và đó là một điều đáng tiếc.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhà báo tự do Song Chi.
19 tháng 10 2022
Song Chi
Gửi bài cho BBC từ Leeds, Anh Quốc
NGUỒN HÌNH ẢNH,JANET2022.COM
Chụp lại hình ảnh,
Bà Janet Nguyễn (áo xanh, đứng) thuộc đảng Cộng hòa, cựu Thượng nghị sĩ tiểu bang, cựu Giám sát viên Quận Cam, và cựu Nghị viên thành phố Garden Grove sẽ ra tranh cử trong cuộc bầu cử giữa kỳ 2022 ở Mỹ
Chỉ còn mấy tuần nữa, vào thứ Ba 8/11 tới là cuộc bầu cử giữa kỳ 2022 (Midterm Elections 2022) ở Mỹ sẽ diễn ra để bầu chọn lại tất cả 435 ghế trong Hạ viện Hoa Kỳ, và 35 trong số 100 ghế trong Thượng viện. Ngoài ra, ba mươi chín cuộc bầu cử Thống đốc bang và vùng lãnh thổ, cũng như nhiều cuộc bầu cử cấp bang và địa phương khác, cũng sẽ được tổ chức.
Nhiều người Mỹ gốc Việt cũng ra tranh cử dịp này, nhất là ở những tiểu bang có đông người Việt như California, Texas. Có thể điểm qua một số người như bà Janet Nguyễn, đảng Cộng hòa, cựu Thượng nghị sĩ tiểu bang, cựu Giám sát viên Quận Cam, và cựu Nghị viên thành phố Garden Grove, ứng cử Thượng nghị sĩ California, địa hạt 36; bà Diedre Thu Hà Nguyễn, đảng Dân chủ, phó thị trưởng Garden Grove, ứng cử chức vụ dân biểu California, địa hạt 70; ông Trí Tạ, đảng Cộng hòa, thị trưởng thành phố Westminster, ứng cử dân biểu California, địa hạt 70; ông Hubert Võ, đảng Dân chủ, người Mỹ gốc Việt đầu tiên và duy nhất được bầu vào cơ quan lập pháp Texas, tiếp tục tái tranh cử lần thứ 10 chức vụ dân biểu tiểu bang Texas, đơn vị 149.
Những gương mặt tranh cử vào các vị trí cao hơn có ông Hùng Cao, tranh cử chức vụ Dân biểu Liên bang tại địa hạt 10 của tiểu bang Virginia. Ông Hùng Cao là cựu Hải Quân đại tá Hoa Kỳ, chuyên viên lặn biển sâu và xử lý vật liệu nổ của Hải quân và là ứng cử viên đảng Cộng Hòa. Quan điểm của ông Hùng Cao khá gần với những người da trắng bảo thủ, ủng hộ Tổng thống Donald Trump.
Người viết bài có cơ hội phỏng vấn một vài người Mỹ gốc Việt ra tranh cử lần này như ông Tạ Trung, kỹ sư, từng làm việc trong ngành Quốc phòng và Không gian Hoa Kỳ tại các hãng Hughes Aircraft, Boeing và Raytheon trong gần 40 năm. Ông cũng được biết trong cộng đồng người Việt tại Nam California là nhà giáo dục và nhà lãnh đạo cộng đồng. Kỹ sư Tạ Trung ra ứng cử vào chức vụ Nghị viên Hội đồng Thành phố Garden Grove, California. Hay kỹ sư Tuấn Nguyễn, từng làm việc cho những công ty lớn như Ericsson Research Canada, HP (trước đây là Tandem Telecom) và AMDOCS, trước khi trở thành Điều phối viên Gắn kết Cộng đồng cho tổ chức Boat People SOS (BPSOS) từ năm 2017. Ông Tuấn “TQ” Nguyễn ra tranh cử vào Thượng viện Hoa Kỳ đại diện cho Florida, với tư cách là một ứng cử viên độc lập.
NGUỒN HÌNH ẢNH,TA TRUNG
Chụp lại hình ảnh,
Kỹ sư Tạ Trung từng làm việc trong ngành Quốc phòng và Không gian Hoa Kỳ tại các hãng Hughes Aircraft, Boeing và Raytheon
Trả lời câu hỏi tại sao ông quyết định ra ứng cử với tư cách là một ứng viên độc lập, ông Tuấn Nguyễn trả lời: “Chính trị Mỹ ngày hôm nay có một sự tranh cãi rất là gay gắt giữa hai đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ, đến mức độ đôi lúc có những dự luật đúng đắn cho đất nước, nhưng vì cái tính đảng tranh đưa đến tình trạng các đảng viên bên này biết là dự luật bên kia đưa ra là đúng nhưng họ vẫn không ủng hộ. Trong khi đó, nếu được trở thành một Thượng nghị sĩ độc lập, tôi có thể cũng đưa những dự luật đó ra nhưng vì tôi không thuộc bên nào cả, thành ra hai bên đều có thể nói tôi bầu cho dự luật này nhưng tôi không phải đi theo đối thủ vì người này đứng ở giữa”. Ông Tuấn Nguyễn khẳng định ông ra tranh cử không phải để đưa ra một đường lối thứ ba, mà để giúp cho hai đảng Cộng hòa, Dân chủ có thể đạt được nhiều thỏa thuận hơn và có thể thông qua những dự luật cần thiết cho người dân Mỹ. Nhưng ông cũng thừa nhận cơ hội thắng cử của các ứng cử viên độc lập là không cao.
Khi được hỏi về thử thách nội bộ lớn nhất của Hoa Kỳ hiện nay, cả hai ông Tuấn Nguyễn và Tạ Trung đều cho rằng đó là tình trạng chia rẽ sâu sắc giữa hai đảng và trong xã hội Mỹ, sự xuống cấp về mặt đạo đức chính trị so với 10, 15, 20 năm trước. Theo ông Tạ Trung: “Nguyên nhân một phần cũng do tin giả, thông tin sai lệch rồi thuyết âm mưu…đã tạo nên sự chia rẽ, phân hóa không những trong các đảng với nhau, trong chính trường, mà ngay cả trong các gia đình. Chúng ta thấy trong gia đình nhiều người Việt cũng bị tan nát rất nhiều”.
Ông Tuấn Nguyễn nói thêm: “Ở Mỹ hiện tại đang có một sự xuống cấp về văn hóa thấy rõ, đưa đến nhận thức chính trị cũng đi xuống. Nước Mỹ bây giờ vẫn là siêu cường số 1 trên thế giới, nhưng nếu chúng ta nhìn vào học sinh ra trường ở cấp trung học chẳng hạn và vốn kiến thức thực sự tại học đường phổ thông của các em thì phải nói là thua xa những học sinh phổ thông trung học ở Âu châu, thậm chí thua Nam Hàn, Nhật Bản là chuyện bình thường. Khi kiến thức đi xuống và nhận thức chỉ giới hạn thôi thì dễ bị các chính trị gia lung lay bởi những lời mỵ dân của họ”. Ông Tuấn Nguyễn cho biết, chính vì vậy, một trong những ưu tiên hàng đầu của ông khi ra tranh cử là phải đầu tư vào học đường, vào giáo dục của Hoa Kỳ.
Dự đoán về kết quả cuộc bầu cử giữa kỳ sắp tới, liệu đảng Dân chủ có bị mất đa số ở Hạ viện, hoặc Thượng viện, hoặc cả hai, các ông Tuấn Nguyễn, Tạ Trung và ông Nguyễn Đình Minh Quốc từ Houston, Texas, Giáo sư, đồng thời là một trong những diễn giả trên Nguoi-Viet Channel, đều cho rằng khả năng đảng Dân chủ giữ lại được Thượng viện cao hơn là giữ được Hạ viện hoặc cả hai. Và nếu như vậy thì cũng đã là ngoại lệ, vì thông thường cuộc bầu cử giữa kỳ thì đảng của Tổng thống đương nhiệm hay bị mất ít nhất một Viện, đôi khi hai Viện.
NGUỒN HÌNH ẢNH,TUAN NGUYEN
Chụp lại hình ảnh,
Ông Tuấn Nguyễn khẳng định ra tranh cử để giúp cho đảng Cộng hòa và Dân chủ có thể đạt được nhiều thỏa thuận hơn và có thể thông qua những dự luật cần thiết cho người dân Mỹ.
Bao giờ thì có một Tổng thống người Mỹ gốc Việt?
Về viễn ảnh liệu trong tương lai gần có một Tổng thống người Mỹ gốc Việt, cả ba ông đều cho rằng khả năng đó không thể sớm xảy ra. Theo kỹ sư Tạ Trung, ngay cả so với một vài cộng đổng gốc Á khác như người Mỹ gốc Ấn, gốc Hoa, gốc Nhật thì họ cũng đều đã đến nước Mỹ trước cộng đồng người Việt từ rất lâu, và họ có sự đầu tư rất nhiều cho người của họ vào các chức vụ khác nhau trong hệ thống chính trị Mỹ, ví dụ như Thứ trưởng, Bộ trưởng… Người Việt mình chưa có, trước đây chỉ có ông Đinh Việt (Đinh Đồng Phụng Việt) dưới thời của Tổng thống Bush là Thứ trưởng của Bộ tư pháp. Mặc dù người Việt cũng có nhiều người rất giỏi, nhưng chưa có khả năng để đầu tư lớn như vậy, nên mặc dù rất mong muốn, tôi nghĩ những cộng đồng khác sẽ có Tổng thống Mỹ trước mình.
Ông Tuấn Nguyễn nhận xét, người Việt mình thường cho con đi học những ngành như bác sĩ, kỹ sư, nhưng ít cho con đi học về chính trị, văn chương hay truyền thông, mà truyền thông là cánh cửa rất lớn để chúng ta đem tiếng nói của cộng đồng mình ra bên ngoài. Nói chung chúng ta hơi chú trọng một vài điểm nhọn thay vì phát triển đều, toàn diện hơn.
Còn theo GS Nguyễn Đình Minh Quốc, nếu nhìn vào lịch sử của nước Mỹ thì cộng đồng người Mỹ da đen đóng góp rất nhiều, từ chiến tranh cho tới văn hóa, thể thao, vậy mà mấy trăm năm nay rồi, trải qua bao nhiêu sự đấu tranh họ chỉ mới có được một tổng thống thôi, huống hồ tổng thống gốc Tàu, gốc Nhật cho tới gốc Việt. Nhất là ở cái thời điểm này, nạn kỳ thị, phân biệt chủng tộc sau một thời gian chìm lắng dường như lại bùng phát trở lại trong xã hội Mỹ.
NGUỒN HÌNH ẢNH,NGUYEN DINH MINH QUOC
Chụp lại hình ảnh,
GS Nguyễn Đình Minh Quốc nhận xét cộng đồng người Mỹ da đen đóng góp rất nhiều trong lịch sử Mỹ nhưng họ mới chỉ có được một người làm tổng thống.
Điểm qua những khuôn mặt chính khách nổi bật của người Mỹ gốc Việt từ trước đến nay, GS Nguyễn Đình Minh Quốc nhắc đến ông Cao Quang Ánh tức Joseph Cao, đảng Cộng hòa, đại diện cho khu bầu cử quốc hội số 2 của tiểu bang Louisiana từ năm 2009 đến năm 2011, một người thực sự có lòng, thực hiện đúng vai trò của một người dân biểu người Mỹ gốc Việt, tức là bảo vệ cho cộng đồng Việt đồng thời quan tâm đến những vấn đề của Việt Nam.
Người thứ hai là bà Stephanie Murphy, đảng Dân chủ, là phụ nữ gốc Việt đầu tiên và là người gốc Việt thứ hai trúng cử Dân biểu Liên bang Hoa Kỳ, đại diện cho Ðịa Hạt 7 tại Florida từ năm 2017, đã được bà Nancy Pelosi lựa chọn vào Ủy ban điều tra vụ bạo loạn 6/1/2021 để bảo vệ nền dân chủ của Hoa Kỳ.
Hoặc bà Bee Nguyễn, đảng Dân chủ, sẽ ra tranh cử cho vị trí ứng viên Secretary of State (tạm dịch Bộ trưởng Nội vụ) tiểu bang Georgia. Tiểu bang Georgia hiện đã thông qua một số dự luật nhằm hạn chế, thắt chặt quyền bầu cử, và do đó sẽ gây thiệt thòi cho người da đen (chiếm tới 23% dân số ở đây, đông nhất trên toàn nước Mỹ), các dân tộc thiểu số và người nhập cư. Nếu đắc cử, là một người tích cực ủng hộ quyền bầu cử, bà Bee Nguyễn mong muốn sẽ giúp cho những cuộc bầu cử được công bằng.
NGUỒN HÌNH ẢNH,MURPHY.HOUSE.GOV
Chụp lại hình ảnh,
Bà Stephanie Murphy (thứ 4 từ phải sang) được bà Nancy Pelosi lựa chọn vào Ủy ban điều tra vụ bạo loạn 6/1/2021
Sự thành công của người nhập cư - những câu chuyện chỉ có ở nước Mỹ
Mặc dù tỷ lệ tham gia và giữ những chức vụ cao trong chính trường của người Mỹ gốc Việt vẫn còn khiêm tốn so với nhiều cộng đồng nhập cư khác, nhưng so với chính cộng đồng người Việt tại các quốc gia khác thì vẫn là một sự thành công. Nhiều người Mỹ gốc Việt là Thẩm phán, Chánh án tại các Tòa thượng thẩm địa phương, là dân biểu, hay tướng tá trong quân đội như Thiếu tướng lục quân Lương Xuân Việt, vị tướng người Mỹ gốc Việt có quân hàm cao nhất trong quân đội Hoa Kỳ, Nguyễn Từ Tuấn, Chuẩn tướng Hải quân, phó đề đốc người Mỹ gốc Việt đầu tiên tại Hoa Kỳ…
Hầu hết họ là thuyền nhân, người tỵ nạn buộc phải chạy trốn chế độ cộng sản trước và sau biến cố 30/4/1975, hoặc là con em trong những gia đình như vậy, rời Việt Nam khi mới là đứa trẻ, vậy mà chỉ vài chục năm sau họ đã vươn lên, đạt được những thành tựu như vậy. Nguyên do chính là từ môi trường tự do, nhiều cơ hội của nước Mỹ, và do số lượng người Việt đến Mỹ tỵ nạn nhiều hơn các quốc gia khác, trong đó có những thành phần ưu tú từng làm việc trong bộ máy chính quyền Sài Gòn hoặc giữ những chức vụ cao trong xã hội, nên bản thân họ hay con cái họ nhanh chóng hội nhập vào xã hội Mỹ. Phần khác, do ảnh hưởng quan điểm chính trị từ gia đình, những người Mỹ gốc Việt cũng thích tham gia vào quân đội hay chính trường để nối nghiệp cha mẹ hoặc để phục vụ cho nước Mỹ.
Người Mỹ gốc Việt và những suy tư về quê nhà
Với người Mỹ gốc Việt thế hệ thứ nhất hoặc thế hệ một rưỡi, dù sống trên đất Mỹ nhưng luôn nặng lòng nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn cho tới bây giờ vẫn chưa phồn thịnh, vẫn chưa có tự do dân chủ, đồng bào đa số vẫn phải chịu nhiều nhọc nhằn, thiệt thòi, bất công. Họ thường tâm niệm làm được điều gì là để trả ơn cho quê hương thứ hai, giúp đỡ cho cộng đồng người Việt trên đất Mỹ, nhưng nếu hỗ trợ được thêm cho Việt Nam thì cũng đều sẵn lòng, thậm chí những hoạt động hay số tiền từ thiện họ đóng góp cho Việt Nam còn nhiều hơn cho chính nước Mỹ.
Nhưng từ thế hệ thứ hai, thứ ba trở đi, mọi chuyện sẽ nhạt nhòa hơn nhiều. Đa số các em không sử dụng được tiếng Việt, không biết nhiều về lịch sử văn hóa Việt Nam nên cũng không chia sẻ được những tâm tư của thế hệ đi trước.
Theo ông Nguyễn Tuấn, nếu Việt Nam là một nước dân chủ, hoặc thay đổi chuyển hóa thành một nước dân chủ thì vấn đề sẽ khác. Nhà nước Việt Nam sẽ được sự ủng hộ rất lớn từ cộng đồng hải ngoại. Hiện tại Việt Nam vẫn nhận được kiều hối gửi về rất nhiều, nhưng chỉ là tiền, nhà nước kệu gọi rất nhiều nhưng có bao nhiêu người ở nước ngoài về làm việc tại VN đâu. Tại vì người Việt ở bên ngoài biết chính sách ở VN không tự do cởi mở, cung cách làm việc không tôn trọng dân chủ, không tôn trọng nguyên tắc luật lệ, những điều hay đóng góp sẽ bị gạt ra ngoài thì về làm gì, hoặc chì về vui chơi rồi đi. Nhưng nếu nhà nước Việt Nam nhìn ra vấn đề và trở thành một nhà nước dân chủ thì lúc đó không phải là tài lực, mà tất cả chất xám hoặc đầu tư ở nước ngoài sẽ tràn về, ngay cả thế hệ các em sau này cũng cảm thấy muốn về đóng góp. Nhà nước Việt Nam sẽ được một nguồn giúp đỡ kinh khủng trong khi bây giờ họ vẫn mướn một số người ngoại quốc về làm việc. Và đó là một điều đáng tiếc.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhà báo tự do Song Chi.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Mỹ: Lốc xoáy ở Mỹ, hơn 10 người bị thương
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Mỹ: Lốc xoáy ở Mỹ, hơn 10 người bị thương
Bầu cử tại Quận Cam: Thấy gì từ cuộc so găng giữa Jay Chen và Michelle Steel?
Little Saigon đang trở thành chiến địa giữa Jay Chen-Dân chủ, người đang muốn lật ghế của Michelle Steel-Cộng hòa.
Mỹ Anh
8 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Jay Chen trong văn phòng chiến dịch tranh cử ở Garden Grove, California (ảnh: Jenna Schoenefeld/The Washington Post/Getty Images)
Little Saigon ở Quận Cam, California, tự hào là nơi tập trung đông người Việt nhất bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Nơi này đang trở thành chiến địa của ứng cử viên Jay Chen-đại diện Dân chủ, người đang muốn lật ghế của nghị sĩ đương nhiệm Michelle Steel-đại diện Cộng hòa.
Một ngày Tháng Chín, Jay Chen, trong bộ quân phục Lực lượng Dự bị Hải quân Hoa Kỳ, đến thăm Bảo tàng Việt Nam Cộng Hòa, nơi lưu giữ hiện vật của các cựu binh và thuyền nhân tị nạn. Các ứng cử viên như Jay Chen tranh cử ở một nơi như Little Saiogn không thể không có mặt ở những địa điểm nổi bật trong cộng đồng như vậy.
Họ nhận thức rõ rằng người Mỹ gốc Việt đang là khối bỏ phiếu người Mỹ gốc Á lớn nhất trong khu vực, một khu vực bầu cử có thể đảo chiều kết quả bầu cử. Trong khu vực bầu cử 54 (gọi là “CA-45” – gồm Artesia, Cerritos, Cypress, Fountain Valley, Midway City, Westminster, Garden Grove…) mà Chen đang tranh cử, người Mỹ gốc Việt chiếm đến 16% tổng số cử tri. Các nhóm người Mỹ gốc Á quan trọng khác trong khu vực bao gồm người gốc Hàn Quốc, Trung Quốc và Ấn Độ – cùng chiếm một phần ba tổng số cử tri đăng ký.
Jay Chen là người Mỹ gốc Đài Loan. Anh đang tranh cử với Michelle Steel, người Mỹ gốc Hàn. Cục diện cho thấy đây thật sự là vấn đề chính trị truyền thống của California: Giữa người nhập cư và người lai, nơi chủng tộc và bản sắc chính trị gặp nhau.
Cuộc chiến ở Quận Cam cũng cho thấy sự phức tạp đối với lá phiếu của người Mỹ gốc Á. Nó đang trở thành một trong những cuộc đua Quốc hội được theo dõi chặt chẽ nhất trong mùa bầu cử năm nay và có khả năng sẽ kích hoạt sự suy nghĩ lại đối với các chính trị gia về cách thức truyền thống mà họ khảo sát người Mỹ gốc Á. Trên toàn quốc, người Mỹ gốc Á là một trong những nhóm cử tri phát triển nhanh nhất Hoa Kỳ, với số cử tri đi bỏ phiếu kỷ lục vào năm 2020.
Với nhóm này, họ dĩ nhiên quan tâm các vấn đề quốc nội, như hầu hết cử tri Mỹ nói chung. Tuy nhiên, họ còn đặc biệt quan tâm đến chính sách đối ngoại, đặc biệt đối với nhóm cử tri thế hệ thứ nhất.
Bảng quảng cáo chiến dịch tranh cử của Michelle Steel bên ngoài một khu mua sắm ở Westminster, California (ảnh: Jenna Schoenefeld/The Washington Post/Getty Images)
Yếu tố chống Cộng
Sự lựa chọn chính trị trong lá phiếu của người nhập cư gần như luôn dính dáng đến những vấn đề liên quan đất nước quê hương họ. Long Bùi, giáo sư khoa học chính trị tại UC Irvine, người chuyên nghiên cứu về người Mỹ gốc Á, giải thích (dẫn lại từ NPR): “Trung Quốc tiếp tục là vấn đề quan trọng đối với cử tri người Mỹ gốc Việt”. Người Việt nói chung luôn phẫn nộ trước sự tự tung tự tác của Trung Quốc ở biển Đông, cũng như sự hèn hạ của chính quyền cộng sản Việt Nam trước Bắc Kinh.
Một cách tổng quát, đối với những người Mỹ gốc Á từng rời bỏ các quốc gia độc tài, họ thường có khuynh hướng tin tưởng vào đảng chính trị nào ở Mỹ mà họ tin rằng có cách tiếp cận cứng rắn hơn đối với các quốc gia phi dân chủ. “Cộng đồng người Mỹ gốc Việt thực sự chú ý đến chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với sự bành trướng của Cộng sản Trung Quốc ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Chúng tôi luôn chống Cộng mạnh mẽ” – phát biểu của Trí Tạ, Thị trưởng Westminster thuộc Đảng Cộng hòa, người ủng hộ chiến dịch tranh cử của Michelle Steel.
Nhìn chung, các ứng cử viên tranh cử tại Quận Cam trước nay thường luôn khai thác yếu tố chống cộng và chống Trung Quốc của cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Tuy nhiên, bức tranh phức tạp hơn được tưởng. Trong cuộc bầu cử năm 2020, 2/3 người Mỹ gốc Á đã bỏ phiếu cho Joe Biden. Donald Trump bị đẩy ra rìa khi thể hiện luận điệu gián tiếp chống người Mỹ gốc Á, đặc biệt thái độ của ông ta trong đại dịch COVID-19. Dù vậy, cũng trong cùng cuộc bầu cử 2020, Cộng hòa (GOP) lại giật được hai ghế ở California, lật đổ những người đương nhiệm của đảng Dân chủ. Hai phụ nữ Mỹ gốc Á từ Quận Cam đã giành chiến thắng là Michelle Steel và Young Kim.
Quảng cáo tranh cử bôi nhọ Jay Chen ở Westminster, California (Jenna Schoenefeld/ The Washington Post/Getty Images)
Trong Quốc hội, Michelle Steel hiện ngồi trong Ủy ban Điều hành Quốc hội về Trung Quốc (Congressional Executive Commission on China), cơ quan giám sát các vi phạm nhân quyền của Trung Quốc; trong khi Young Kim (với tư cách nghị sĩ Quốc hội) đưa ra các dự luật như Đạo luật DICTATOR (DICTATOR Act), kêu gọi điều tra sự hỗ trợ tiềm năng của Trung Quốc dành cho Nga trong việc tránh các lệnh trừng phạt liên quan cuộc chiến Ukraine.
Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa (RNC) đã mở một văn phòng tại Little Saigon vào năm ngoái. Nainoa Johsens, Giám đốc Truyền thông Người Mỹ gốc Châu Á Thái Bình Dương tại RNC cho biết: “RNC đã đầu tư hàng triệu đôla để xây dựng gắn kết với người Mỹ gốc Á Thái Bình Dương. Chúng tôi đang bám rễ sâu vào cộng đồng, trò chuyện với người dân và giành được phiếu”.
Theo AAPIData, sự ủng hộ dành cho Đảng Dân chủ đã giảm khoảng 10 điểm phần trăm kể từ năm 2020, mặc dù người Mỹ gốc Á vẫn nghiêng về Đảng Dân chủ. Trong khi kinh tế, giáo dục và tội phạm là vài vấn đề quan tâm hàng đầu của cộng đồng, phần lớn những người được thăm dò ý kiến cho biết chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Hoa Kỳ là “rất quan trọng” hoặc “cực kỳ quan trọng” đối với họ, và các cử tri người Mỹ gốc Á vẫn chia rẽ trong quan điểm rằng đảng nào (Dân chủ/Cộng hòa) làm tốt hơn về hai vấn đề này.
Nghị sĩ Michelle Steel (Cộng hòa, đại diện khu vực Huntington Beach) – ảnh: Paul Bersebach/MediaNews Group/Orange County Register/Getty Images)
Jay Chen đối đầu Michelle Steel
Trong khu vực bầu cử CA-45, điều đó có nghĩa ứng cử viên phải khai thác tối đa tâm lý chống Cộng của những người Mỹ gốc Việt. Mới đây, Michelle Steel đã gửi thư đến các cử tri Little Saigon, nói rằng Chen có thiện cảm với Trung Quốc và là “dân Cộng sản”. Lời “tố cáo” được gửi kèm bức ảnh ngụy tạo chụp Jay Chen cầm bản Tuyên ngôn Cộng sản. Nhóm chiến dịch tranh cử của Michelle Steel còn nói rằng, một thập niên trước, khi có chân trong hội đồng trường học địa phương, Jay Chen đã làm việc với Viện Khổng Tử…
Chen phản đòn khi chỉ ra rằng Michelle Steel đã bỏ phiếu chống lại Đạo luật CHIPS (CHIPS Act), liên quan chương trình đầu tư trị giá hàng tỷ đôla của chính phủ Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn Mỹ để cản trở tham vọng vươn lên đè Mỹ trên lĩnh vực kỹ thuật của Trung Quốc. Và Steel không “lùi bước”. Mới đây bà đương kim nghị sĩ này phát sóng một video trong đó hai diễn viên đóng vai điệp viên Trung Quốc nói rằng Chen là “một người trong chúng ta.” Video này bị phản ứng dữ dội từ cộng đồng người Mỹ gốc Á.
Cần nhấn mạnh thêm, đối với người Mỹ gốc Á trẻ hơn, cái gọi là “chính trị quê hương” (“homeland politics”) thật ra không đóng vai trò nào trong các quyết định bầu cử của họ. Nhóm này quan tâm đến các vấn đề xã hội phổ biến ở Mỹ chẳng hạn phá thai và chống phân biệt chủng tộc.
Little Saigon đang trở thành chiến địa giữa Jay Chen-Dân chủ, người đang muốn lật ghế của Michelle Steel-Cộng hòa.
Mỹ Anh
8 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Jay Chen trong văn phòng chiến dịch tranh cử ở Garden Grove, California (ảnh: Jenna Schoenefeld/The Washington Post/Getty Images)
Little Saigon ở Quận Cam, California, tự hào là nơi tập trung đông người Việt nhất bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Nơi này đang trở thành chiến địa của ứng cử viên Jay Chen-đại diện Dân chủ, người đang muốn lật ghế của nghị sĩ đương nhiệm Michelle Steel-đại diện Cộng hòa.
Một ngày Tháng Chín, Jay Chen, trong bộ quân phục Lực lượng Dự bị Hải quân Hoa Kỳ, đến thăm Bảo tàng Việt Nam Cộng Hòa, nơi lưu giữ hiện vật của các cựu binh và thuyền nhân tị nạn. Các ứng cử viên như Jay Chen tranh cử ở một nơi như Little Saiogn không thể không có mặt ở những địa điểm nổi bật trong cộng đồng như vậy.
Họ nhận thức rõ rằng người Mỹ gốc Việt đang là khối bỏ phiếu người Mỹ gốc Á lớn nhất trong khu vực, một khu vực bầu cử có thể đảo chiều kết quả bầu cử. Trong khu vực bầu cử 54 (gọi là “CA-45” – gồm Artesia, Cerritos, Cypress, Fountain Valley, Midway City, Westminster, Garden Grove…) mà Chen đang tranh cử, người Mỹ gốc Việt chiếm đến 16% tổng số cử tri. Các nhóm người Mỹ gốc Á quan trọng khác trong khu vực bao gồm người gốc Hàn Quốc, Trung Quốc và Ấn Độ – cùng chiếm một phần ba tổng số cử tri đăng ký.
Jay Chen là người Mỹ gốc Đài Loan. Anh đang tranh cử với Michelle Steel, người Mỹ gốc Hàn. Cục diện cho thấy đây thật sự là vấn đề chính trị truyền thống của California: Giữa người nhập cư và người lai, nơi chủng tộc và bản sắc chính trị gặp nhau.
Cuộc chiến ở Quận Cam cũng cho thấy sự phức tạp đối với lá phiếu của người Mỹ gốc Á. Nó đang trở thành một trong những cuộc đua Quốc hội được theo dõi chặt chẽ nhất trong mùa bầu cử năm nay và có khả năng sẽ kích hoạt sự suy nghĩ lại đối với các chính trị gia về cách thức truyền thống mà họ khảo sát người Mỹ gốc Á. Trên toàn quốc, người Mỹ gốc Á là một trong những nhóm cử tri phát triển nhanh nhất Hoa Kỳ, với số cử tri đi bỏ phiếu kỷ lục vào năm 2020.
Với nhóm này, họ dĩ nhiên quan tâm các vấn đề quốc nội, như hầu hết cử tri Mỹ nói chung. Tuy nhiên, họ còn đặc biệt quan tâm đến chính sách đối ngoại, đặc biệt đối với nhóm cử tri thế hệ thứ nhất.
Bảng quảng cáo chiến dịch tranh cử của Michelle Steel bên ngoài một khu mua sắm ở Westminster, California (ảnh: Jenna Schoenefeld/The Washington Post/Getty Images)
Yếu tố chống Cộng
Sự lựa chọn chính trị trong lá phiếu của người nhập cư gần như luôn dính dáng đến những vấn đề liên quan đất nước quê hương họ. Long Bùi, giáo sư khoa học chính trị tại UC Irvine, người chuyên nghiên cứu về người Mỹ gốc Á, giải thích (dẫn lại từ NPR): “Trung Quốc tiếp tục là vấn đề quan trọng đối với cử tri người Mỹ gốc Việt”. Người Việt nói chung luôn phẫn nộ trước sự tự tung tự tác của Trung Quốc ở biển Đông, cũng như sự hèn hạ của chính quyền cộng sản Việt Nam trước Bắc Kinh.
Một cách tổng quát, đối với những người Mỹ gốc Á từng rời bỏ các quốc gia độc tài, họ thường có khuynh hướng tin tưởng vào đảng chính trị nào ở Mỹ mà họ tin rằng có cách tiếp cận cứng rắn hơn đối với các quốc gia phi dân chủ. “Cộng đồng người Mỹ gốc Việt thực sự chú ý đến chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với sự bành trướng của Cộng sản Trung Quốc ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Chúng tôi luôn chống Cộng mạnh mẽ” – phát biểu của Trí Tạ, Thị trưởng Westminster thuộc Đảng Cộng hòa, người ủng hộ chiến dịch tranh cử của Michelle Steel.
Nhìn chung, các ứng cử viên tranh cử tại Quận Cam trước nay thường luôn khai thác yếu tố chống cộng và chống Trung Quốc của cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Tuy nhiên, bức tranh phức tạp hơn được tưởng. Trong cuộc bầu cử năm 2020, 2/3 người Mỹ gốc Á đã bỏ phiếu cho Joe Biden. Donald Trump bị đẩy ra rìa khi thể hiện luận điệu gián tiếp chống người Mỹ gốc Á, đặc biệt thái độ của ông ta trong đại dịch COVID-19. Dù vậy, cũng trong cùng cuộc bầu cử 2020, Cộng hòa (GOP) lại giật được hai ghế ở California, lật đổ những người đương nhiệm của đảng Dân chủ. Hai phụ nữ Mỹ gốc Á từ Quận Cam đã giành chiến thắng là Michelle Steel và Young Kim.
Quảng cáo tranh cử bôi nhọ Jay Chen ở Westminster, California (Jenna Schoenefeld/ The Washington Post/Getty Images)
Trong Quốc hội, Michelle Steel hiện ngồi trong Ủy ban Điều hành Quốc hội về Trung Quốc (Congressional Executive Commission on China), cơ quan giám sát các vi phạm nhân quyền của Trung Quốc; trong khi Young Kim (với tư cách nghị sĩ Quốc hội) đưa ra các dự luật như Đạo luật DICTATOR (DICTATOR Act), kêu gọi điều tra sự hỗ trợ tiềm năng của Trung Quốc dành cho Nga trong việc tránh các lệnh trừng phạt liên quan cuộc chiến Ukraine.
Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa (RNC) đã mở một văn phòng tại Little Saigon vào năm ngoái. Nainoa Johsens, Giám đốc Truyền thông Người Mỹ gốc Châu Á Thái Bình Dương tại RNC cho biết: “RNC đã đầu tư hàng triệu đôla để xây dựng gắn kết với người Mỹ gốc Á Thái Bình Dương. Chúng tôi đang bám rễ sâu vào cộng đồng, trò chuyện với người dân và giành được phiếu”.
Theo AAPIData, sự ủng hộ dành cho Đảng Dân chủ đã giảm khoảng 10 điểm phần trăm kể từ năm 2020, mặc dù người Mỹ gốc Á vẫn nghiêng về Đảng Dân chủ. Trong khi kinh tế, giáo dục và tội phạm là vài vấn đề quan tâm hàng đầu của cộng đồng, phần lớn những người được thăm dò ý kiến cho biết chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Hoa Kỳ là “rất quan trọng” hoặc “cực kỳ quan trọng” đối với họ, và các cử tri người Mỹ gốc Á vẫn chia rẽ trong quan điểm rằng đảng nào (Dân chủ/Cộng hòa) làm tốt hơn về hai vấn đề này.
Nghị sĩ Michelle Steel (Cộng hòa, đại diện khu vực Huntington Beach) – ảnh: Paul Bersebach/MediaNews Group/Orange County Register/Getty Images)
Jay Chen đối đầu Michelle Steel
Trong khu vực bầu cử CA-45, điều đó có nghĩa ứng cử viên phải khai thác tối đa tâm lý chống Cộng của những người Mỹ gốc Việt. Mới đây, Michelle Steel đã gửi thư đến các cử tri Little Saigon, nói rằng Chen có thiện cảm với Trung Quốc và là “dân Cộng sản”. Lời “tố cáo” được gửi kèm bức ảnh ngụy tạo chụp Jay Chen cầm bản Tuyên ngôn Cộng sản. Nhóm chiến dịch tranh cử của Michelle Steel còn nói rằng, một thập niên trước, khi có chân trong hội đồng trường học địa phương, Jay Chen đã làm việc với Viện Khổng Tử…
Chen phản đòn khi chỉ ra rằng Michelle Steel đã bỏ phiếu chống lại Đạo luật CHIPS (CHIPS Act), liên quan chương trình đầu tư trị giá hàng tỷ đôla của chính phủ Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn Mỹ để cản trở tham vọng vươn lên đè Mỹ trên lĩnh vực kỹ thuật của Trung Quốc. Và Steel không “lùi bước”. Mới đây bà đương kim nghị sĩ này phát sóng một video trong đó hai diễn viên đóng vai điệp viên Trung Quốc nói rằng Chen là “một người trong chúng ta.” Video này bị phản ứng dữ dội từ cộng đồng người Mỹ gốc Á.
Cần nhấn mạnh thêm, đối với người Mỹ gốc Á trẻ hơn, cái gọi là “chính trị quê hương” (“homeland politics”) thật ra không đóng vai trò nào trong các quyết định bầu cử của họ. Nhóm này quan tâm đến các vấn đề xã hội phổ biến ở Mỹ chẳng hạn phá thai và chống phân biệt chủng tộc.
Last edited by LDN on Wed Nov 09, 2022 4:04 pm; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Mỹ: Lốc xoáy ở Mỹ, hơn 10 người bị thương
Bầu cử 2022 sẽ mở đầu bất ổn chính trị mới tại Mỹ?
Charlotte, North Carolina, ngày 6 Tháng Mười Một (ảnh: Sean Rayford/Getty Images)
Lê Tây Sơn
7 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Suốt cả năm 2022, câu hỏi luôn tồn tại trong các cuộc vận động tranh cử giữa nhiệm kỳ là liệu đảng Dân chủ có thể thoát khỏi sức ép chính trị rất nặng nề hay không? Khi ngày bầu cử đến, câu trả lời dường như là: Không, hoặc ít nhất là không hoàn toàn!
Tại Milwaukee, Wisconsin ngày 5 Tháng Mười Một (ảnh: Sara Stathas/The Washington Post/Getty Images)
Những chỉ dẫn của quá khứ
Các cuộc bầu cử giữa kỳ hầu như luôn tồi tệ đối với đảng đang nắm giữ Toà Bạch Ốc và đặc biệt tồi tệ khi hầu hết người Mỹ không hài lòng với nền kinh tế và hiệu suất hành pháp của tổng thống đương nhiệm. Nay vẫn thế, khi các cuộc thăm dò mới đều cho thấy hầu hết người Mỹ không tán thành cách Tổng thống Joe Biden xử lý các vấn đề mà họ quan tâm, từ tội phạm, biên giới, đặc biệt là nền kinh tế xấu đi trong tình hình lạm phát tăng. Sự bi quan về nền kinh tế tiếp tục lan rộng. Các thành công của Tổng thống tại Quốc hội và quyền phá thai không được quan tâm lắm.
Trong lịch sử, những đánh giá như thế luôn có lợi cho đảng không giữ Toà Bạch Ốc, năm nay là đảng Cộng hòa (GOP) khi đa số cử tri không hài lòng với hướng đi của đất nước sẽ bỏ phiếu chống lại đảng cầm quyền. Trên thực tế, đảng của tổng thống đương nhiệm luôn bị mất ghế Hạ viện, trừ ba cuộc bầu cử giữa kỳ kể từ Nội chiến (Civil War). Tại Hạ viện, kể từ Đại chiến Thế giới lần thứ hai, ít có khả năng đảng Dân chủ “bất ngờ” duy trì được thế đa số hơn là GOP vượt lên trung bình 26 ghế trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ.
Nhưng đảng Dân chủ vẫn có thể tạo được bất ngờ trong cuộc đua Thượng viện và thống đốc năm nay bằng cách tập trung sự chú ý không chỉ vào những gì Tổng thống Biden đã làm, mà còn vào những gì GOP sẽ làm khi chiếm được quyền lực tại Quốc hội. Thực tế cho thấy, trong khi hầu hết cử tri ở các tiểu bang quan trọng than phiền hiệu suất công việc của Biden cũng nói rằng họ có cái nhìn tiêu cực về các ứng viên GOP, đặc biệt là những người được cựu Tổng thống Donald Trump ủng hộ. Nhiều ứng viên GOP được cử tri Cộng hòa đánh giá là “không đủ tiêu chuẩn, cực đoan và đe dọa đối với nền dân chủ”.
Phiếu bầu gửi qua bưu điện, Salt Lake, Utah, ngày 8 Tháng Mười Một (ảnh: George Frey/Getty Images)
Động thái tương tự cũng có thể cứu một số đảng viên Dân chủ Hạ viện ở các quận hạt nơi Biden bị giảm sự ủng hộ của đa số. Khi các cuộc đua gần đến mức, các cuộc thăm dò công khai cho thấy làn sóng đỏ không thực sự mạnh như dự báo, dẫn đến tiếng thở phào nhẹ nhỏm của đảng Dân chủ. Một tín hiệu hy vọng là trong các cuộc khảo sát cuối cùng, các ứng viên Dân chủ luôn được lòng các cử tri đã đăng ký và làm tốt hơn mong đợi ở các khu vực bầu cử quan trọng nhờ các nhóm vận động hùng mạnh như Unite Here gõ cửa hơn 1,000 nhà mỗi ngày tại các tiểu bang chiến trường Arizona, Nevada và Pennsylvania.
Nếu GOP lấy lại được một trong hai viện Quốc hội, đây sẽ là cuộc bầu cử thứ năm liên tiếp tổng thống đương nhiệm mất kiểm soát toàn bộ hai viện Quốc hội giữa nhiệm kỳ. Bốn lần trước xảy ra với Donald Trump năm 2018, Barack Obama năm 2010, George W. Bush năm 2006 và Bill Clinton năm 1994. Trên thực tế, không có tổng thống nào bảo vệ thành công quyền kiểm soát toàn bộ Quốc hội trong cả nhiệm kỳ kể từ thời Tổng thống Jimmy Carter vào năm 1978, bất kể đảng Dân chủ có lợi thế lớn sau vụ bê bối Watergate của Nixon và miền Nam vẫn là cứ địa vững chắc của đảng Dân chủ.
___________
GOP dưới thời George W. Bush đã giành lại quyền kiểm soát cả hai viện Quốc hội trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2002, một năm sau vụ tấn công 11 Tháng Chín (trước đó, một thượng nghị sĩ GOP đổi đảng vào đầu năm 2001 đã chuyển quyền kiểm soát Thượng viện cho đảng Dân chủ). Việc GOP tiếp quản một trong hai hoặc cả hai viện sẽ mở rộng một trong những xu hướng xác định của nền chính trị Mỹ hiện đại: Không đảng nào nắm giữ Toà Bạch Ốc và Quốc hội hơn bốn năm liên tiếp kể từ năm 1968! Bất kể điều gì xảy ra vào ngày thứ Ba, hầu hết chuyên gia đều không đoán chắc đảng nào sẽ phá vỡ được thế đứng mong manh hiện nay để thiết lập một lợi thế lâu dài.
Làn sóng MAGA mạnh mẽ đằng sau GOP hầu như đảm bảo chiến thắng cho một số, hoặc nhiều hơn trong hàng trăm ứng viên GOP ủng hộ những phủ nhận của Trump về cuộc bầu cử năm 2020. Một số báo nghiêng về các quy tắc bầu cử của GOP, thậm chí có thể từ chối chiến thắng của đối thủ nếu bị thua.
Một số bắt chước Trump sau năm 2020 với tuyên bố gian lận (ứng viên GOP Arizona Kari Lake và Thượng nghị sĩ GOP Ron Johnson ở Wisconsin đều ngụ ý như thế). Trong các tính toán chính trị thông thường hơn, kết quả bầu cử giữa kỳ có khả năng sẽ khơi lại các cuộc tranh luận, vốn đã phần nào chìm lắng trong triều đại Trump, về những thách thức cơ cấu bầu cử, về địa lý mà đảng Dân chủ phải đối mặt trong cuộc chiến giành quyền kiểm soát Quốc hội.
Cử tri bỏ phiếu tại Columbus, Ohio ngày 7 Tháng Mười Một (ảnh: Andrew Spear/Getty Images)
Yếu tố địa lý và nhân khẩu học
Thời hiện đại của bầu cử Quốc hội Hoa Kỳ được cho là bắt đầu từ năm 1994, khi GOP chiếm được cả Hạ viện và Thượng viện trước phản ứng dữ dội của người dân chống lại hai năm đầu hỗn loạn của chính quyền Bill Clinton. Nó cũng kết thúc kỷ nguyên đảng Dân chủ chiếm đa số tại Hạ viện trong 40 năm liên tiếp và kiểm soát vững chắc Thượng viện, thường với cách biệt lớn, trừ sáu năm trong 40 năm này. Tuy nhiên, kể từ năm 1994, GOP kiểm soát Quốc hội thường xuyên hơn đảng Dân chủ. GOP đã nắm giữ Thượng viện trong khoảng 16 năm rưỡi và đảng Dân chủ chỉ trong khoảng 11 năm rưỡi.
Sự mất cân bằng tại Hạ viện còn nhiều hơn: GOP nắm giữ Hạ viện đến 20 năm trong 28 năm qua, trong khi đảng Dân chủ chỉ có tám! Đặc biệt đáng ngại đối với đảng Dân chủ là nếu họ mất Hạ viện vào ngày thứ Ba, điều đó sẽ đánh dấu lần thứ hai liên tiếp họ mất thế đa số chỉ bốn năm sau khi giành lại nó (lần đầu xảy ra khi có cuộc nổi dậy của Đảng Trà (Tea Party) trong GOP vào năm 2010, chỉ bốn năm sau khi Dân chủ chiếm lại Hạ viện vào năm 2006). Ngược lại, GOP nắm giữ Hạ viện 12 năm liên tục từ 1994 đến 2006, và sau đó tám năm từ 2010 đến 2018.
Điều làm cho sự chênh lệch giữa hai đảng trở nên đáng chú ý hơn là nó xảy ra ngay cả khi đảng Dân chủ đã giành được số phiếu phổ thông nhiều nhất ở bảy trong tám cuộc bầu cử tổng thống kể từ năm 1992, một thành tích mà không đảng nào làm được kể từ khi hình thành hệ thống lưỡng đảng vào năm 1828 (chưa đảng nào có ứng viên tổng thống đạt được 51% tổng số phiếu phổ thông kể từ năm 1988.) Những kết quả này cho thấy dù liên minh bầu cử Dân chủ hiện đại (chủ yếu là những người trẻ tuổi, chủng tộc thiểu số và người da trắng có trình độ đại học) tính trên quy mô toàn quốc lớn hơn liên minh của GOP nhưng GOP lại thường kiểm soát đa số Quốc hội trong thời đại hiện nay.
Thành công của GOP tại Quốc hội phần lớn phản ánh những hạn chế về địa lý và nhân khẩu học của liên minh Dân chủ mà gần như chắc chắn sẽ được tái hiện rõ ràng vào ngày thứ Ba. Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sẽ nhắc nhở các đảng viên Dân chủ một lần nữa họ đang bỏ sót một số vị trí địa lý và dân số nên khó lòng giữ thế đa số lâu dài tại Quốc hội. Ở Hạ viện, GOP đã thiết lập sự thống trị áp đảo tại các địa hạt nông thôn và ngoại thành đến mức đảng Dân chủ phải giành được tỷ lệ rất cao các địa hạt nội thành và ngoại ô mới đạt được thế đa số.
Ngay cả bây giờ, khi sự phản kháng tiếp tục của các cử tri ngoại ô có trình độ đại học đối với GOP từ thời Trump đã tạo cơ hội cho đảng Dân chủ kìm hãm tổn thất, nhưng việc nhường quá nhiều ghế ở nông thôn, ngoại thành và thị trấn nhỏ khiến đảng Dân chủ không thể để mất bất cứ ghế đang giữ nào ở ngoại ô. Tiếc thay, nguy cơ này có thể xảy ra khi sự bất mãn về kinh tế, tội phạm đang dâng cao ở những vùng ngoại ô. Thách thức địa lý của đảng Dân chủ thậm chí còn lớn hơn ở Thượng viện. Hiện nay, một xu hướng chủ đạo trong chính trị hiện đại của Hoa Kỳ là cả hai đảng đều giành được tất cả các ghế Thượng viện ở các tiểu bang ủng hộ các ứng viên tổng thống của họ.
Thách thức đối với đảng Dân chủ là dù đảng liên tiếp giành chiến thắng phiếu phổ thông trong bầu cử tổng thống, các bang có GOP là thống đốc vẫn nghiêng về GOP hơn. Đảng Dân chủ nắm giữ 39 trong 40 ghế Thượng viện ở 20 tiểu bang đã bỏ phiếu chống Donald Trump cả hai lần (Susan Collin ở Maine là ngoại lệ duy nhất), nhưng 25 bang đã bỏ phiếu cho Trump cả hai lần đã giúp GOP có số thành viên Thượng viện còn lớn hơn. GOP nắm 47 trong 50 ghế tại 25 bang này. Đảng Dân chủ đạt được đa số Thượng viện 50-50 bấp bênh hiện nay nhờ giành được tám trong mười ghế ở năm bang đã chuyển từ Trump vào năm 2016 sang Biden vào năm 2020 (Pennsylvania, Michigan, Wisconsin, Arizona và Georgia).
Thực trạng địa lý đã khiến cuộc bầu cử Thượng viện ngày thứ Ba trở nên rất quan trọng đối với đảng Dân chủ. Các cuộc đua quan trọng năm nay gần như diễn ra hoàn toàn ở các tiểu bang Biden đã giành chiến thắng, dù đa số rất sít sao, khi các đảng viên Dân chủ phải bảo vệ các ghế ở Arizona, Georgia, Nevada, New Hampshire, Colorado và Washington, đồng thời nhắm vào các ghế do GOP kiểm soát ở Pennsylvania và Wisconsin (đảng Dân chủ cũng thách thức các ghế của GOP ở Ohio và North Carolina, hai tiểu bang đã hai lần bỏ phiếu cho Trump). Sau cuộc bầu cử năm nay, bản đồ Thượng viện sẽ trở thành điềm báo xấu hay tốt cho đảng Dân chủ trong tương lai.
Vào năm 2024, đảng Dân chủ sẽ phải bảo vệ tất cả ba ghế thượng viện đang nắm giữ ở các tiểu bang từ thời Trump (Sherrod Brown ở Ohio, Joe Manchin ở Tây Virginia và Jon Tester ở Montana) cũng như các ghế ở nửa tá tiểu bang khác. Tại Arizona, Nevada, New Hampshire, Pennsylvania, Wisconsin và Michigan cũng thế, để không cho phép GOP thống trị Thượng viện trong cả thập niên này. Doug Sosnik, cố vấn chính trị cấp cao của Toà Bạch Ốc thời Bill Clinton, nhận định: “Nếu GOP chiếm Thượng viện, tôi không biết chúng ta sẽ chiếm lại đa số như thế nào trong thời của mình?”
Những người ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump; Latrobe, Pennsylvania, ngày 5 Tháng Mười Một (ảnh: Shuran Huang for The Washington Post via Getty Images)
Phát súng báo hiệu cuộc tái đấu Biden-Trump
Phần lớn “vấn đề” tại Thượng viện của đảng Dân chủ bắt nguồn từ điều khoản Hiến pháp chia hai ghế Thượng viện cho tất cả tiểu bang. Quy định này có lợi cho các tiểu bang dân cư thưa thớt, nông thôn do GOP kiểm soát. Hầu như không có khả năng đảng Dân chủ sớm giành được bất cứ ghế Thượng viện nào ở Wyoming, Idaho hoặc Bắc và Nam Dakota. Nhiều chiến lược gia của đảng Dân chủ khuyến cáo đảng phải mở rộng bản đồ địa lý cử tri tại Thượng viện bằng cách thu hút thêm nhiều cử tri không phải thành phần có bằng cấp đại học và không sống thành thị, đặc biệt là người da trắng, nhưng khác chủng tộc, ở ít nhất tại một vài bang nữa. Danh sách các mục tiêu tiềm năng có Ohio, Iowa và Florida, nơi các ứng viên Dân chủ đã cạnh tranh hiệu quả hơn dưới thời Tổng thống Barack Obama.
Sự không chắc chắn lớn nhất còn lại đối với cuộc bầu cử ngày thứ Ba là có bao nhiêu người trẻ tuổi, những người mà các cuộc thăm dò cho thấy tiếp tục ủng hộ Đảng Dân chủ với tỷ lệ lớn, sẽ đi bầu. Thông thường, tỷ lệ cử tri đi bầu ở những người trẻ tuổi nhiều hơn so với các thế hệ lớn tuổi trong các cuộc bầu cử tổng thống và giữa nhiệm kỳ. Năm 2018, tỷ lệ cử tri trẻ đi bầu cao đã giúp đảng Dân chủ đạt được thành công. Các cuộc thăm dò quy mô lớn tập trung vào cử tri trẻ (chẳng hạn như cuộc khảo sát của Viện Chính trị Harvard) cho thấy họ bày tỏ mức độ quan tâm tương đương với năm 2018.
Nếu tỷ lệ cử tri đi bầu ở giới trẻ không như kỳ vọng vào thứ Ba, lời khuyên đảng Dân chủ phải ưu tiên hơn nữa cho số cử tri trung niên, thu nhập trung bình, đặc biệt là những người không có bằng đại học (gồm cả cử tri Mỹ Latin không học đại học, đặc biệt là nam giới) là có lý. Ngoài ra còn cuộc tranh luận gay gắt đang diễn ra giữa các đảng viên Dân chủ về việc liệu đảng có nên quay về cách tiếp cận bảo thủ hơn về tội phạm và nhập cư, hai vấn đề đang được GOP khai thác để thu hút cử tri.
Cựu Tổng thống Barack Obama trong chiến dịch vận động cho Đảng Dân chủ, Philadelphia, Pennsylvania, ngày 5 Tháng Mười Một (ảnh: Mark Makela/Getty Images)
Tuy nhiên, một kết quả tồi tệ vào ngày thứ Ba sẽ không dẫn đến hoảng sợ cho đảng Dân chủ khi nhìn về năm 2024. Các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ không có nhiều giá trị dự báo kết quả cho cuộc bầu cử tổng thống hai năm sau đó. Jimmy Carter và George H.W. Bush có những kết quả giữa nhiệm kỳ đầu tiên tương đối tốt nhưng vẫn thất bại trong các cuộc đua tái cử.
Năm 1958, 1966, 1974 và 2018, các tổng thống (hoặc đảng của ông ta) bị mất Toà Bạch Ốc hai năm sau thất bại giữa nhiệm kỳ nhưng Harry Truman năm 1948, Ronald Reagan năm 1984, Bill Clinton năm 1996 và Barack Obama năm 2012 thắng cử một cách thuyết phục hai năm sau khi thua giữa kỳ. Cuộc tranh cử tổng thống năm 2024 sẽ bắt đầu gần như ngay lập tức sau ngày thứ Ba, thậm chí trước khi tất cả phiếu được kiểm. Trump sẽ giải thích chiến thắng của GOP như lời kêu gọi rõ ràng cho sự trở lại của ông (các trợ lý cho biết ông có thể tuyên bố ứng cử vào năm 2024 ngay trong tháng này).
Các quan chức Toà Bạch Ốc cũng tin Biden chắc chắn sẽ tranh cử nếu Trump làm vậy vì ông coi cựu tổng thống là mối đe dọa hiện hữu đối với nền dân chủ Mỹ. Vào Ngày tổng tuyển cử năm 2024, độ tuổi cộng lại của hai người đàn ông này sẽ là gần 160 tuổi. Cuộc đối đầu mới diễn ra với bộ máy bầu cử ở các tiểu bang đóng vai trò quan trọng đối với các đồng minh của Trump, những người muốn làm nghiêng lệch, thậm chí lật đổ hệ thống bầu cử. Bất kể cơn bão nào làm rung chuyển nền chính trị Mỹ trong tuần này, cơn bão thực sự chỉ đến vào năm 2024 và nó có thể gây căng thẳng lớn nhất cho sự đoàn kết của nước Mỹ kể từ Nội chiến – phân tích của Ronald Brownstein, CNN.
Charlotte, North Carolina, ngày 6 Tháng Mười Một (ảnh: Sean Rayford/Getty Images)
Lê Tây Sơn
7 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Suốt cả năm 2022, câu hỏi luôn tồn tại trong các cuộc vận động tranh cử giữa nhiệm kỳ là liệu đảng Dân chủ có thể thoát khỏi sức ép chính trị rất nặng nề hay không? Khi ngày bầu cử đến, câu trả lời dường như là: Không, hoặc ít nhất là không hoàn toàn!
Tại Milwaukee, Wisconsin ngày 5 Tháng Mười Một (ảnh: Sara Stathas/The Washington Post/Getty Images)
Những chỉ dẫn của quá khứ
Các cuộc bầu cử giữa kỳ hầu như luôn tồi tệ đối với đảng đang nắm giữ Toà Bạch Ốc và đặc biệt tồi tệ khi hầu hết người Mỹ không hài lòng với nền kinh tế và hiệu suất hành pháp của tổng thống đương nhiệm. Nay vẫn thế, khi các cuộc thăm dò mới đều cho thấy hầu hết người Mỹ không tán thành cách Tổng thống Joe Biden xử lý các vấn đề mà họ quan tâm, từ tội phạm, biên giới, đặc biệt là nền kinh tế xấu đi trong tình hình lạm phát tăng. Sự bi quan về nền kinh tế tiếp tục lan rộng. Các thành công của Tổng thống tại Quốc hội và quyền phá thai không được quan tâm lắm.
Trong lịch sử, những đánh giá như thế luôn có lợi cho đảng không giữ Toà Bạch Ốc, năm nay là đảng Cộng hòa (GOP) khi đa số cử tri không hài lòng với hướng đi của đất nước sẽ bỏ phiếu chống lại đảng cầm quyền. Trên thực tế, đảng của tổng thống đương nhiệm luôn bị mất ghế Hạ viện, trừ ba cuộc bầu cử giữa kỳ kể từ Nội chiến (Civil War). Tại Hạ viện, kể từ Đại chiến Thế giới lần thứ hai, ít có khả năng đảng Dân chủ “bất ngờ” duy trì được thế đa số hơn là GOP vượt lên trung bình 26 ghế trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ.
Nhưng đảng Dân chủ vẫn có thể tạo được bất ngờ trong cuộc đua Thượng viện và thống đốc năm nay bằng cách tập trung sự chú ý không chỉ vào những gì Tổng thống Biden đã làm, mà còn vào những gì GOP sẽ làm khi chiếm được quyền lực tại Quốc hội. Thực tế cho thấy, trong khi hầu hết cử tri ở các tiểu bang quan trọng than phiền hiệu suất công việc của Biden cũng nói rằng họ có cái nhìn tiêu cực về các ứng viên GOP, đặc biệt là những người được cựu Tổng thống Donald Trump ủng hộ. Nhiều ứng viên GOP được cử tri Cộng hòa đánh giá là “không đủ tiêu chuẩn, cực đoan và đe dọa đối với nền dân chủ”.
Phiếu bầu gửi qua bưu điện, Salt Lake, Utah, ngày 8 Tháng Mười Một (ảnh: George Frey/Getty Images)
Động thái tương tự cũng có thể cứu một số đảng viên Dân chủ Hạ viện ở các quận hạt nơi Biden bị giảm sự ủng hộ của đa số. Khi các cuộc đua gần đến mức, các cuộc thăm dò công khai cho thấy làn sóng đỏ không thực sự mạnh như dự báo, dẫn đến tiếng thở phào nhẹ nhỏm của đảng Dân chủ. Một tín hiệu hy vọng là trong các cuộc khảo sát cuối cùng, các ứng viên Dân chủ luôn được lòng các cử tri đã đăng ký và làm tốt hơn mong đợi ở các khu vực bầu cử quan trọng nhờ các nhóm vận động hùng mạnh như Unite Here gõ cửa hơn 1,000 nhà mỗi ngày tại các tiểu bang chiến trường Arizona, Nevada và Pennsylvania.
Nếu GOP lấy lại được một trong hai viện Quốc hội, đây sẽ là cuộc bầu cử thứ năm liên tiếp tổng thống đương nhiệm mất kiểm soát toàn bộ hai viện Quốc hội giữa nhiệm kỳ. Bốn lần trước xảy ra với Donald Trump năm 2018, Barack Obama năm 2010, George W. Bush năm 2006 và Bill Clinton năm 1994. Trên thực tế, không có tổng thống nào bảo vệ thành công quyền kiểm soát toàn bộ Quốc hội trong cả nhiệm kỳ kể từ thời Tổng thống Jimmy Carter vào năm 1978, bất kể đảng Dân chủ có lợi thế lớn sau vụ bê bối Watergate của Nixon và miền Nam vẫn là cứ địa vững chắc của đảng Dân chủ.
___________
GOP dưới thời George W. Bush đã giành lại quyền kiểm soát cả hai viện Quốc hội trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2002, một năm sau vụ tấn công 11 Tháng Chín (trước đó, một thượng nghị sĩ GOP đổi đảng vào đầu năm 2001 đã chuyển quyền kiểm soát Thượng viện cho đảng Dân chủ). Việc GOP tiếp quản một trong hai hoặc cả hai viện sẽ mở rộng một trong những xu hướng xác định của nền chính trị Mỹ hiện đại: Không đảng nào nắm giữ Toà Bạch Ốc và Quốc hội hơn bốn năm liên tiếp kể từ năm 1968! Bất kể điều gì xảy ra vào ngày thứ Ba, hầu hết chuyên gia đều không đoán chắc đảng nào sẽ phá vỡ được thế đứng mong manh hiện nay để thiết lập một lợi thế lâu dài.
Làn sóng MAGA mạnh mẽ đằng sau GOP hầu như đảm bảo chiến thắng cho một số, hoặc nhiều hơn trong hàng trăm ứng viên GOP ủng hộ những phủ nhận của Trump về cuộc bầu cử năm 2020. Một số báo nghiêng về các quy tắc bầu cử của GOP, thậm chí có thể từ chối chiến thắng của đối thủ nếu bị thua.
Một số bắt chước Trump sau năm 2020 với tuyên bố gian lận (ứng viên GOP Arizona Kari Lake và Thượng nghị sĩ GOP Ron Johnson ở Wisconsin đều ngụ ý như thế). Trong các tính toán chính trị thông thường hơn, kết quả bầu cử giữa kỳ có khả năng sẽ khơi lại các cuộc tranh luận, vốn đã phần nào chìm lắng trong triều đại Trump, về những thách thức cơ cấu bầu cử, về địa lý mà đảng Dân chủ phải đối mặt trong cuộc chiến giành quyền kiểm soát Quốc hội.
Cử tri bỏ phiếu tại Columbus, Ohio ngày 7 Tháng Mười Một (ảnh: Andrew Spear/Getty Images)
Yếu tố địa lý và nhân khẩu học
Thời hiện đại của bầu cử Quốc hội Hoa Kỳ được cho là bắt đầu từ năm 1994, khi GOP chiếm được cả Hạ viện và Thượng viện trước phản ứng dữ dội của người dân chống lại hai năm đầu hỗn loạn của chính quyền Bill Clinton. Nó cũng kết thúc kỷ nguyên đảng Dân chủ chiếm đa số tại Hạ viện trong 40 năm liên tiếp và kiểm soát vững chắc Thượng viện, thường với cách biệt lớn, trừ sáu năm trong 40 năm này. Tuy nhiên, kể từ năm 1994, GOP kiểm soát Quốc hội thường xuyên hơn đảng Dân chủ. GOP đã nắm giữ Thượng viện trong khoảng 16 năm rưỡi và đảng Dân chủ chỉ trong khoảng 11 năm rưỡi.
Sự mất cân bằng tại Hạ viện còn nhiều hơn: GOP nắm giữ Hạ viện đến 20 năm trong 28 năm qua, trong khi đảng Dân chủ chỉ có tám! Đặc biệt đáng ngại đối với đảng Dân chủ là nếu họ mất Hạ viện vào ngày thứ Ba, điều đó sẽ đánh dấu lần thứ hai liên tiếp họ mất thế đa số chỉ bốn năm sau khi giành lại nó (lần đầu xảy ra khi có cuộc nổi dậy của Đảng Trà (Tea Party) trong GOP vào năm 2010, chỉ bốn năm sau khi Dân chủ chiếm lại Hạ viện vào năm 2006). Ngược lại, GOP nắm giữ Hạ viện 12 năm liên tục từ 1994 đến 2006, và sau đó tám năm từ 2010 đến 2018.
Điều làm cho sự chênh lệch giữa hai đảng trở nên đáng chú ý hơn là nó xảy ra ngay cả khi đảng Dân chủ đã giành được số phiếu phổ thông nhiều nhất ở bảy trong tám cuộc bầu cử tổng thống kể từ năm 1992, một thành tích mà không đảng nào làm được kể từ khi hình thành hệ thống lưỡng đảng vào năm 1828 (chưa đảng nào có ứng viên tổng thống đạt được 51% tổng số phiếu phổ thông kể từ năm 1988.) Những kết quả này cho thấy dù liên minh bầu cử Dân chủ hiện đại (chủ yếu là những người trẻ tuổi, chủng tộc thiểu số và người da trắng có trình độ đại học) tính trên quy mô toàn quốc lớn hơn liên minh của GOP nhưng GOP lại thường kiểm soát đa số Quốc hội trong thời đại hiện nay.
Thành công của GOP tại Quốc hội phần lớn phản ánh những hạn chế về địa lý và nhân khẩu học của liên minh Dân chủ mà gần như chắc chắn sẽ được tái hiện rõ ràng vào ngày thứ Ba. Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sẽ nhắc nhở các đảng viên Dân chủ một lần nữa họ đang bỏ sót một số vị trí địa lý và dân số nên khó lòng giữ thế đa số lâu dài tại Quốc hội. Ở Hạ viện, GOP đã thiết lập sự thống trị áp đảo tại các địa hạt nông thôn và ngoại thành đến mức đảng Dân chủ phải giành được tỷ lệ rất cao các địa hạt nội thành và ngoại ô mới đạt được thế đa số.
Ngay cả bây giờ, khi sự phản kháng tiếp tục của các cử tri ngoại ô có trình độ đại học đối với GOP từ thời Trump đã tạo cơ hội cho đảng Dân chủ kìm hãm tổn thất, nhưng việc nhường quá nhiều ghế ở nông thôn, ngoại thành và thị trấn nhỏ khiến đảng Dân chủ không thể để mất bất cứ ghế đang giữ nào ở ngoại ô. Tiếc thay, nguy cơ này có thể xảy ra khi sự bất mãn về kinh tế, tội phạm đang dâng cao ở những vùng ngoại ô. Thách thức địa lý của đảng Dân chủ thậm chí còn lớn hơn ở Thượng viện. Hiện nay, một xu hướng chủ đạo trong chính trị hiện đại của Hoa Kỳ là cả hai đảng đều giành được tất cả các ghế Thượng viện ở các tiểu bang ủng hộ các ứng viên tổng thống của họ.
Thách thức đối với đảng Dân chủ là dù đảng liên tiếp giành chiến thắng phiếu phổ thông trong bầu cử tổng thống, các bang có GOP là thống đốc vẫn nghiêng về GOP hơn. Đảng Dân chủ nắm giữ 39 trong 40 ghế Thượng viện ở 20 tiểu bang đã bỏ phiếu chống Donald Trump cả hai lần (Susan Collin ở Maine là ngoại lệ duy nhất), nhưng 25 bang đã bỏ phiếu cho Trump cả hai lần đã giúp GOP có số thành viên Thượng viện còn lớn hơn. GOP nắm 47 trong 50 ghế tại 25 bang này. Đảng Dân chủ đạt được đa số Thượng viện 50-50 bấp bênh hiện nay nhờ giành được tám trong mười ghế ở năm bang đã chuyển từ Trump vào năm 2016 sang Biden vào năm 2020 (Pennsylvania, Michigan, Wisconsin, Arizona và Georgia).
Thực trạng địa lý đã khiến cuộc bầu cử Thượng viện ngày thứ Ba trở nên rất quan trọng đối với đảng Dân chủ. Các cuộc đua quan trọng năm nay gần như diễn ra hoàn toàn ở các tiểu bang Biden đã giành chiến thắng, dù đa số rất sít sao, khi các đảng viên Dân chủ phải bảo vệ các ghế ở Arizona, Georgia, Nevada, New Hampshire, Colorado và Washington, đồng thời nhắm vào các ghế do GOP kiểm soát ở Pennsylvania và Wisconsin (đảng Dân chủ cũng thách thức các ghế của GOP ở Ohio và North Carolina, hai tiểu bang đã hai lần bỏ phiếu cho Trump). Sau cuộc bầu cử năm nay, bản đồ Thượng viện sẽ trở thành điềm báo xấu hay tốt cho đảng Dân chủ trong tương lai.
Vào năm 2024, đảng Dân chủ sẽ phải bảo vệ tất cả ba ghế thượng viện đang nắm giữ ở các tiểu bang từ thời Trump (Sherrod Brown ở Ohio, Joe Manchin ở Tây Virginia và Jon Tester ở Montana) cũng như các ghế ở nửa tá tiểu bang khác. Tại Arizona, Nevada, New Hampshire, Pennsylvania, Wisconsin và Michigan cũng thế, để không cho phép GOP thống trị Thượng viện trong cả thập niên này. Doug Sosnik, cố vấn chính trị cấp cao của Toà Bạch Ốc thời Bill Clinton, nhận định: “Nếu GOP chiếm Thượng viện, tôi không biết chúng ta sẽ chiếm lại đa số như thế nào trong thời của mình?”
Những người ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump; Latrobe, Pennsylvania, ngày 5 Tháng Mười Một (ảnh: Shuran Huang for The Washington Post via Getty Images)
Phát súng báo hiệu cuộc tái đấu Biden-Trump
Phần lớn “vấn đề” tại Thượng viện của đảng Dân chủ bắt nguồn từ điều khoản Hiến pháp chia hai ghế Thượng viện cho tất cả tiểu bang. Quy định này có lợi cho các tiểu bang dân cư thưa thớt, nông thôn do GOP kiểm soát. Hầu như không có khả năng đảng Dân chủ sớm giành được bất cứ ghế Thượng viện nào ở Wyoming, Idaho hoặc Bắc và Nam Dakota. Nhiều chiến lược gia của đảng Dân chủ khuyến cáo đảng phải mở rộng bản đồ địa lý cử tri tại Thượng viện bằng cách thu hút thêm nhiều cử tri không phải thành phần có bằng cấp đại học và không sống thành thị, đặc biệt là người da trắng, nhưng khác chủng tộc, ở ít nhất tại một vài bang nữa. Danh sách các mục tiêu tiềm năng có Ohio, Iowa và Florida, nơi các ứng viên Dân chủ đã cạnh tranh hiệu quả hơn dưới thời Tổng thống Barack Obama.
Sự không chắc chắn lớn nhất còn lại đối với cuộc bầu cử ngày thứ Ba là có bao nhiêu người trẻ tuổi, những người mà các cuộc thăm dò cho thấy tiếp tục ủng hộ Đảng Dân chủ với tỷ lệ lớn, sẽ đi bầu. Thông thường, tỷ lệ cử tri đi bầu ở những người trẻ tuổi nhiều hơn so với các thế hệ lớn tuổi trong các cuộc bầu cử tổng thống và giữa nhiệm kỳ. Năm 2018, tỷ lệ cử tri trẻ đi bầu cao đã giúp đảng Dân chủ đạt được thành công. Các cuộc thăm dò quy mô lớn tập trung vào cử tri trẻ (chẳng hạn như cuộc khảo sát của Viện Chính trị Harvard) cho thấy họ bày tỏ mức độ quan tâm tương đương với năm 2018.
Nếu tỷ lệ cử tri đi bầu ở giới trẻ không như kỳ vọng vào thứ Ba, lời khuyên đảng Dân chủ phải ưu tiên hơn nữa cho số cử tri trung niên, thu nhập trung bình, đặc biệt là những người không có bằng đại học (gồm cả cử tri Mỹ Latin không học đại học, đặc biệt là nam giới) là có lý. Ngoài ra còn cuộc tranh luận gay gắt đang diễn ra giữa các đảng viên Dân chủ về việc liệu đảng có nên quay về cách tiếp cận bảo thủ hơn về tội phạm và nhập cư, hai vấn đề đang được GOP khai thác để thu hút cử tri.
Cựu Tổng thống Barack Obama trong chiến dịch vận động cho Đảng Dân chủ, Philadelphia, Pennsylvania, ngày 5 Tháng Mười Một (ảnh: Mark Makela/Getty Images)
Tuy nhiên, một kết quả tồi tệ vào ngày thứ Ba sẽ không dẫn đến hoảng sợ cho đảng Dân chủ khi nhìn về năm 2024. Các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ không có nhiều giá trị dự báo kết quả cho cuộc bầu cử tổng thống hai năm sau đó. Jimmy Carter và George H.W. Bush có những kết quả giữa nhiệm kỳ đầu tiên tương đối tốt nhưng vẫn thất bại trong các cuộc đua tái cử.
Năm 1958, 1966, 1974 và 2018, các tổng thống (hoặc đảng của ông ta) bị mất Toà Bạch Ốc hai năm sau thất bại giữa nhiệm kỳ nhưng Harry Truman năm 1948, Ronald Reagan năm 1984, Bill Clinton năm 1996 và Barack Obama năm 2012 thắng cử một cách thuyết phục hai năm sau khi thua giữa kỳ. Cuộc tranh cử tổng thống năm 2024 sẽ bắt đầu gần như ngay lập tức sau ngày thứ Ba, thậm chí trước khi tất cả phiếu được kiểm. Trump sẽ giải thích chiến thắng của GOP như lời kêu gọi rõ ràng cho sự trở lại của ông (các trợ lý cho biết ông có thể tuyên bố ứng cử vào năm 2024 ngay trong tháng này).
Các quan chức Toà Bạch Ốc cũng tin Biden chắc chắn sẽ tranh cử nếu Trump làm vậy vì ông coi cựu tổng thống là mối đe dọa hiện hữu đối với nền dân chủ Mỹ. Vào Ngày tổng tuyển cử năm 2024, độ tuổi cộng lại của hai người đàn ông này sẽ là gần 160 tuổi. Cuộc đối đầu mới diễn ra với bộ máy bầu cử ở các tiểu bang đóng vai trò quan trọng đối với các đồng minh của Trump, những người muốn làm nghiêng lệch, thậm chí lật đổ hệ thống bầu cử. Bất kể cơn bão nào làm rung chuyển nền chính trị Mỹ trong tuần này, cơn bão thực sự chỉ đến vào năm 2024 và nó có thể gây căng thẳng lớn nhất cho sự đoàn kết của nước Mỹ kể từ Nội chiến – phân tích của Ronald Brownstein, CNN.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Mỹ: Lốc xoáy ở Mỹ, hơn 10 người bị thương
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Mỹ: Lốc xoáy ở Mỹ, hơn 10 người bị thương
Bầu cử giữa kỳ Mỹ: Ai sẽ thắng, và họ sẽ làm gì?
8 tháng 11 2022
Anthony Zurcher
BBC News, Washington
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Đảng Dân chủ của ông Joe Biden đối mặt với một cuộc chiến cam go để giữ quyền kiểm soát Quốc hội
Các cuộc thăm dò cuối cùng của cuộc bầu cử giữa kỳ đã kết thúc và có thể giúp chúng ta trả lời cho câu hỏi trong suy nghĩ của mọi người - ai sẽ thắng? Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hòa?
Các dấu hiệu cho thấy Đảng Cộng hòa đang trên đà giành lại quyền kiểm soát Hạ viện Hoa Kỳ lần đầu tiên sau 4 năm.
Thượng viện, chưa thể dự đoán ai sẽ chiến thắng.
Tại Hạ viện, đảng Cộng hòa chỉ cần lật 5 ghế trong số 435 ghế để chiếm đa số.
Theo Cook Political Report, phân tích các cuộc đua, đảng Cộng hòa đang giành được ủng hộ với 212 ghế và sẽ chỉ cần giành chiến thắng sáu trong số 35 cuộc đua là có thể lật đổ để kiểm soát đa số.
Tại Thượng viện nơi có 100 ghế, chỉ có 35 ghế được đưa ra bầu cử trong năm nay, và chỉ có một số ít cuộc đua cạnh tranh gay gắt. Chỉ một ghế dành cho đảng Cộng hòa sẽ mang lại quyền kiểm soát sau đó.
Có vẻ như đảng Cộng hòa sẽ kiểm soát ít nhất một viện của Quốc hội.
Sau hai năm dưới quyền kiểm soát thống nhất của đảng Dân chủ ở Washington, động lực thay đổi quyền lực ở thủ đô đang sẵn sàng.
Dưới đây là bốn tác động rất thực tế đối với chính trị Mỹ trong hai năm tới.
Chấm dứt chương trình lập pháp của Joe Biden
Trong hai năm nắm quyền, Joe Biden và đảng Dân chủ đã có thể ban hành một chương trình nghị sự khá thực chất, bao gồm các nguồn chi khổng lồ cho môi trường, y tế và các chương trình xã hội khác.
Tất cả điều đó sẽ kết thúc với chiến thắng của đảng Cộng hòa vào thứ Ba.
NGUỒN HÌNH ẢNH,OHN MOORE
Chụp lại hình ảnh,
Di dân tìm kiếm tị nạn ở Mỹ chờ đợi được xét duyệt bởi nhân viên biên phòng ở Arizona
Sẽ có cơ hội cho một số hợp tác - ví dụ, đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đã kết hợp với nhau để thông qua việc kiểm soát súng và đầu tư công nghệ trong năm nay cũng như chi tiêu cho cơ sở hạ tầng vào năm ngoái.
Tuy nhiên, các ưu tiên lớn trong vấn đề phá thai, giáo dục và quyền bầu cử sẽ khó có thể trong tương lai.
Đảng Cộng hòa có chương trình nghị sự riêng của họ, tập trung vào an ninh biên giới, chi tiêu cho thực thi pháp luật, cắt giảm ngân sách và khai thác nhiên liệu hóa thạch.
Nhưng ngay cả khi đảng Cộng hòa chiếm cả hai viện của Quốc hội, đảng Dân chủ sẽ có thể chặn việc thông qua ở Thượng viện bằng cách sử dụng quyền phủ quyết của ông Biden.
Trong hai năm tới, bế tắc lập pháp sẽ là tên của cuộc chơi.
Đảng Cộng hòa nắm quyền điều tra
Trong hai năm, đảng Dân chủ đã kêu gọi một cuộc điều tra mở rộng về cuộc tấn công ngày 6/1/2021 vào Điện Capitol, và các phiên điều trần về các chủ đề bao gồm phá thai, chăm sóc sức khỏe và quyền bầu cử.
Nếu đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát các ủy ban của quốc hội, các ưu tiên này sẽ nhanh chóng thay đổi.
Những người bảo thủ tại Hạ viện đã hứa sẽ điều trần về mối quan hệ kinh doanh của con trai Joe Biden là Hunter với Trung Quốc.
Họ cũng muốn xem xét các chính sách nhập cư của chính quyền Biden, việc Mỹ rút khỏi Afghanistan và nguồn gốc của đại dịch Covid ở Trung Quốc.
Trong hai năm qua, đảng Dân chủ đã lập kỷ lục về số lượng thẩm phán mới được bổ nhiệm trọn đời.
Nếu đảng Cộng hòa cũng nắm quyền kiểm soát Thượng viện Hoa Kỳ, thì quá trình xác nhận các ứng cử viên được đề cử của ông Biden sẽ đi vào bế tắc.
Nguy cơ chính phủ đóng cửa
Với sự kiểm soát của đảng Dân chủ trong Quốc hội, Hoa Kỳ đã có hai năm ngưng đối đầu giữa hai đảng mà dẫn đến việc chính phủ phải đóng cửa và gần như vỡ nợ đối với các khoản nợ quốc gia.
Điều đó sắp kết thúc.
Một số đảng viên Cộng hòa, bao gồm cả Hạ nghị sĩ Kevin McCarthy, người sẵn sàng trở thành chủ tịch Hạ viện nếu đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm sóa, đã đe dọa buộc các đảng viên Dân chủ đồng ý cắt giảm ngân sách.
Mỹ chưa bao giờ vỡ nợ. Tuy nhiên, việc chính phủ đóng cửa một phần do Quốc hội không thể thông qua luật chi tiêu hàng năm đã trở nên phổ biến hơn.
Nó đã xảy ra hai lần trong chính quyền Trump và một lần dưới thời Tổng thống Barack Obama.
Con đường nguy hiểm phía trước của Joe Biden
Việc kiểm soát Quốc hội của đảng Cộng hòa sẽ là một liều thuốc đắng cho ông Biden.
Ông đã vận động tranh cử với tư cách là người có thể đoàn kết người Mỹ sau bốn năm đầy biến động khi ông Trump trên cương vị tổng thống.
Thay vào đó, ông sẽ phải đối mặt với một quốc gia bị chia rẽ như mọi khi, một Quốc hội thù địch, và khả năng ông Trump sẽ tìm cách giành lại Nhà Trắng.
Hầu hết các tổng thống đều phải trải qua những thất bại trong bầu cử giữa chừng trong nhiệm kỳ đầu tiên họ tại vị.
Nhưng để mất Quốc hội sẽ được coi là một dấu hiệu của sự suy yếu chính trị tiếp tục của ông Biden.
Nó có thể lại làm xuất hiện các lời kêu gọi ông nhường chỗ cho một đảng viên Dân chủ khác khi mùa vận động tranh cử tổng thống năm 2024 bắt đầu.
Tổng thống và các cố vấn của ông đều khẳng định ông sẽ tái tranh cử.
8 tháng 11 2022
Anthony Zurcher
BBC News, Washington
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Đảng Dân chủ của ông Joe Biden đối mặt với một cuộc chiến cam go để giữ quyền kiểm soát Quốc hội
Các cuộc thăm dò cuối cùng của cuộc bầu cử giữa kỳ đã kết thúc và có thể giúp chúng ta trả lời cho câu hỏi trong suy nghĩ của mọi người - ai sẽ thắng? Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hòa?
Các dấu hiệu cho thấy Đảng Cộng hòa đang trên đà giành lại quyền kiểm soát Hạ viện Hoa Kỳ lần đầu tiên sau 4 năm.
Thượng viện, chưa thể dự đoán ai sẽ chiến thắng.
Tại Hạ viện, đảng Cộng hòa chỉ cần lật 5 ghế trong số 435 ghế để chiếm đa số.
Theo Cook Political Report, phân tích các cuộc đua, đảng Cộng hòa đang giành được ủng hộ với 212 ghế và sẽ chỉ cần giành chiến thắng sáu trong số 35 cuộc đua là có thể lật đổ để kiểm soát đa số.
Tại Thượng viện nơi có 100 ghế, chỉ có 35 ghế được đưa ra bầu cử trong năm nay, và chỉ có một số ít cuộc đua cạnh tranh gay gắt. Chỉ một ghế dành cho đảng Cộng hòa sẽ mang lại quyền kiểm soát sau đó.
Có vẻ như đảng Cộng hòa sẽ kiểm soát ít nhất một viện của Quốc hội.
Sau hai năm dưới quyền kiểm soát thống nhất của đảng Dân chủ ở Washington, động lực thay đổi quyền lực ở thủ đô đang sẵn sàng.
Dưới đây là bốn tác động rất thực tế đối với chính trị Mỹ trong hai năm tới.
Chấm dứt chương trình lập pháp của Joe Biden
Trong hai năm nắm quyền, Joe Biden và đảng Dân chủ đã có thể ban hành một chương trình nghị sự khá thực chất, bao gồm các nguồn chi khổng lồ cho môi trường, y tế và các chương trình xã hội khác.
Tất cả điều đó sẽ kết thúc với chiến thắng của đảng Cộng hòa vào thứ Ba.
NGUỒN HÌNH ẢNH,OHN MOORE
Chụp lại hình ảnh,
Di dân tìm kiếm tị nạn ở Mỹ chờ đợi được xét duyệt bởi nhân viên biên phòng ở Arizona
Sẽ có cơ hội cho một số hợp tác - ví dụ, đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đã kết hợp với nhau để thông qua việc kiểm soát súng và đầu tư công nghệ trong năm nay cũng như chi tiêu cho cơ sở hạ tầng vào năm ngoái.
Tuy nhiên, các ưu tiên lớn trong vấn đề phá thai, giáo dục và quyền bầu cử sẽ khó có thể trong tương lai.
Đảng Cộng hòa có chương trình nghị sự riêng của họ, tập trung vào an ninh biên giới, chi tiêu cho thực thi pháp luật, cắt giảm ngân sách và khai thác nhiên liệu hóa thạch.
Nhưng ngay cả khi đảng Cộng hòa chiếm cả hai viện của Quốc hội, đảng Dân chủ sẽ có thể chặn việc thông qua ở Thượng viện bằng cách sử dụng quyền phủ quyết của ông Biden.
Trong hai năm tới, bế tắc lập pháp sẽ là tên của cuộc chơi.
Đảng Cộng hòa nắm quyền điều tra
Trong hai năm, đảng Dân chủ đã kêu gọi một cuộc điều tra mở rộng về cuộc tấn công ngày 6/1/2021 vào Điện Capitol, và các phiên điều trần về các chủ đề bao gồm phá thai, chăm sóc sức khỏe và quyền bầu cử.
Nếu đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát các ủy ban của quốc hội, các ưu tiên này sẽ nhanh chóng thay đổi.
Những người bảo thủ tại Hạ viện đã hứa sẽ điều trần về mối quan hệ kinh doanh của con trai Joe Biden là Hunter với Trung Quốc.
Họ cũng muốn xem xét các chính sách nhập cư của chính quyền Biden, việc Mỹ rút khỏi Afghanistan và nguồn gốc của đại dịch Covid ở Trung Quốc.
Trong hai năm qua, đảng Dân chủ đã lập kỷ lục về số lượng thẩm phán mới được bổ nhiệm trọn đời.
Nếu đảng Cộng hòa cũng nắm quyền kiểm soát Thượng viện Hoa Kỳ, thì quá trình xác nhận các ứng cử viên được đề cử của ông Biden sẽ đi vào bế tắc.
Nguy cơ chính phủ đóng cửa
Với sự kiểm soát của đảng Dân chủ trong Quốc hội, Hoa Kỳ đã có hai năm ngưng đối đầu giữa hai đảng mà dẫn đến việc chính phủ phải đóng cửa và gần như vỡ nợ đối với các khoản nợ quốc gia.
Điều đó sắp kết thúc.
Một số đảng viên Cộng hòa, bao gồm cả Hạ nghị sĩ Kevin McCarthy, người sẵn sàng trở thành chủ tịch Hạ viện nếu đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm sóa, đã đe dọa buộc các đảng viên Dân chủ đồng ý cắt giảm ngân sách.
Mỹ chưa bao giờ vỡ nợ. Tuy nhiên, việc chính phủ đóng cửa một phần do Quốc hội không thể thông qua luật chi tiêu hàng năm đã trở nên phổ biến hơn.
Nó đã xảy ra hai lần trong chính quyền Trump và một lần dưới thời Tổng thống Barack Obama.
Con đường nguy hiểm phía trước của Joe Biden
Việc kiểm soát Quốc hội của đảng Cộng hòa sẽ là một liều thuốc đắng cho ông Biden.
Ông đã vận động tranh cử với tư cách là người có thể đoàn kết người Mỹ sau bốn năm đầy biến động khi ông Trump trên cương vị tổng thống.
Thay vào đó, ông sẽ phải đối mặt với một quốc gia bị chia rẽ như mọi khi, một Quốc hội thù địch, và khả năng ông Trump sẽ tìm cách giành lại Nhà Trắng.
Hầu hết các tổng thống đều phải trải qua những thất bại trong bầu cử giữa chừng trong nhiệm kỳ đầu tiên họ tại vị.
Nhưng để mất Quốc hội sẽ được coi là một dấu hiệu của sự suy yếu chính trị tiếp tục của ông Biden.
Nó có thể lại làm xuất hiện các lời kêu gọi ông nhường chỗ cho một đảng viên Dân chủ khác khi mùa vận động tranh cử tổng thống năm 2024 bắt đầu.
Tổng thống và các cố vấn của ông đều khẳng định ông sẽ tái tranh cử.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Mỹ: Lốc xoáy ở Mỹ, hơn 10 người bị thương
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Mỹ: Lốc xoáy ở Mỹ, hơn 10 người bị thương
Nga hy vọng sau bầu cử Mỹ sẽ hỗn loạn, giảm viện trợ Ukraine
Bình Phương
8 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Cộng đồng người Mỹ gốc Ukraine và Belarus biểu tình ủng hộ sự đoàn kết với Ukraine ở Chicago, Hoa Kỳ hôm 16 tháng Mười 2022. Ảnh Beata Zawrzel/NurPhoto via Getty Images
Các lực lượng ủng hộ ông Putin và Điện Kremlin ở Nga đang hy vọng trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đang diễn ra đảng Cộng Hòa sẽ giành được quyền kiểm soát Quốc Hội Mỹ, là Tổng thống Dân Chủ Joe Biden phải đối mặt với sự chống đối cứng rắn hơn, dai dẳng hơn khi thông qua các gói viện trợ quân sự cho Ukraine, tường trình của Reuters.
Bản tin của Reuters cũng cho biết ở Moscow, ít người tin rằng sự đồng thuận chính trị lưỡng đảng của Hoa Kỳ về hỗ trợ Ukraine sẽ rạn nứt, bất kể đảng nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử. Họ cũng không tin sự ủng hộ của Washington đối với Kyiv sẽ giảm đáng kể.
Thay vào đó, người Nga tập trung chú ý vào cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ năm 2024 và khả năng phục hồi của Mỹ – một kẻ thù địa chính trị mà họ tin rằng thời điểm ngự trị trong lịch sử sắp phải kết thúc. Những người Nga ủng hộ Điện Kremlin hy vọng kết quả bầu cử 2024 sẽ bị tranh chấp và hệ thống chính trị Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với những xáo trộn mới.
Lập trường của họ phản ánh niềm tin của Tổng thống Vladimir Putin rằng cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine ngày 24 tháng Hai, mà ông ta gọi là “hoạt động quân sự đặc biệt”, là một phần của công cuộc tái cơ cấu lịch sử, xa rời cái thế giới do Hoa Kỳ thống trị sang một thế giới đa cực mà quan điểm của các nước như Nga và Trung Quốc phải được tính đến.
“Chiến thắng của đảng Cộng Hòa trong cuộc bầu cử quốc hội Hoa Kỳ sẽ không dẫn đến một cuộc cách mạng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và chấm dứt sự ủng hộ của Washington đối với Ukraine. Nhưng chính quyền Biden sẽ gặp khó khăn hơn trong việc thúc đẩy các chương trình viện trợ tài chính cho Kyiv và vị thế của những người chỉ trích Mỹ về viện trợ không giới hạn cho Ukraine sẽ được củng cố rõ rệt“, Alexei Pushkov, một thượng nghị sĩ Nga diều hâu và chuyên gia chính sách đối ngoại, viết trên mạng Telegram.
Ông Pushkov là người đã bị Liên minh châu Âu (EU) áp đặt lệnh trừng phạt vào tháng Ba vì bỏ phiếu ủng hộ chính sách Ukraine của Moscow, cho biết ông nghĩ rằng có khả năng đảng Cộng Hòa nhắm mục tiêu vào cái mà ông gọi là “chi tiêu lãng phí cho Ukraine” của chính quyền Biden để làm tổn hại uy tín của đảng Dân Chủ.
Nhưng một báo cáo do Viện Nghiên cứu Quốc tế có trụ sở tại Moscow, nơi chia sẻ kết quả nghiên cứu với Bộ Ngoại giao Nga và các cơ quan nhà nước khác, kết luận rằng cuộc bầu cử khó có thể mang lại những thay đổi lớn trong chính sách Ukraine của Washington.
***
Ukraine hiếm khi trở thành mối quan tâm chính của cử tri Mỹ. Những người được thăm dò trước cuộc bầu cử cho biết họ chủ yếu lo lắng về các vấn đề trong nước như lạm phát, tội phạm và phá thai.
Những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Nga tin rằng cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ – trong đó đảng Cộng Hòa được dự đoán sẽ giành quyền kiểm soát Hạ Viện và có thể là Thượng viện – sẽ là điều tốt cho lợi ích lâu dài của Nga.
“Vào một thời điểm quan trọng trong lịch sử thế giới, cuộc bầu cử này có thể có tác động lớn đến môi trường địa chính trị, và đặc biệt là Ukraine,” Tsargrad, một cổng tin tức trực tuyến và đài truyền hình được nhà tài phiệt dân tộc cực đoan người Nga Konstantin Malofeev tài trợ, nhận định.
“Nhưng nó cũng có thể là ngòi nổ cho các quá trình ly tâm trong nước, có thể dẫn tới sự kết thúc của Hoa Kỳ như chúng ta biết ngày nay”, Tsargrad nói, ám chỉ khả năng xảy ra một cuộc nội chiến do phân cực chính trị và sự mất lòng tin vào kết quả bầu cử.
Tsargrad dự đoán, nếu một kịch bản như vậy xảy ra, Washington sẽ không có khả năng tiếp tục thực hiện chính sách Ukraine của mình.
Trong một chuyên mục của hãng thông tấn nhà nước RIA, nhà báo Pyotr Akopov cũng dự báo Nga mới là người chiến thắng thực sự trong cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ vì cuộc bỏ phiếu sẽ làm sâu sắc thêm sự chia rẽ chính trị trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 mà ông dự đoán sẽ bị tranh chấp.
Akopov nhấn mạnh: “Cho dù Mỹ tiếp tục tồn tại như một quốc gia duy nhất, nó sẽ thay đổi đáng kể và vị thế toàn cầu của nước này sẽ suy yếu trong bất kỳ hoàn cảnh nào”.
Ông nói: “Cuộc đối đầu với Trung Quốc đòi hỏi Mỹ phải sự huy động tất cả các nguồn lực toàn cầu của đất nước – và sự chú ý đến châu Âu chắc chắn sẽ yếu đi”, ông Akopov viết. “Nếu không có một sự đoàn kết mạnh mẽ thì phương Tây sẽ không thể duy trì quyền kiểm soát các vùng đất phía tây của Nga trong thời gian dài “
Bình Phương
8 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Cộng đồng người Mỹ gốc Ukraine và Belarus biểu tình ủng hộ sự đoàn kết với Ukraine ở Chicago, Hoa Kỳ hôm 16 tháng Mười 2022. Ảnh Beata Zawrzel/NurPhoto via Getty Images
Các lực lượng ủng hộ ông Putin và Điện Kremlin ở Nga đang hy vọng trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đang diễn ra đảng Cộng Hòa sẽ giành được quyền kiểm soát Quốc Hội Mỹ, là Tổng thống Dân Chủ Joe Biden phải đối mặt với sự chống đối cứng rắn hơn, dai dẳng hơn khi thông qua các gói viện trợ quân sự cho Ukraine, tường trình của Reuters.
Bản tin của Reuters cũng cho biết ở Moscow, ít người tin rằng sự đồng thuận chính trị lưỡng đảng của Hoa Kỳ về hỗ trợ Ukraine sẽ rạn nứt, bất kể đảng nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử. Họ cũng không tin sự ủng hộ của Washington đối với Kyiv sẽ giảm đáng kể.
Thay vào đó, người Nga tập trung chú ý vào cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ năm 2024 và khả năng phục hồi của Mỹ – một kẻ thù địa chính trị mà họ tin rằng thời điểm ngự trị trong lịch sử sắp phải kết thúc. Những người Nga ủng hộ Điện Kremlin hy vọng kết quả bầu cử 2024 sẽ bị tranh chấp và hệ thống chính trị Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với những xáo trộn mới.
Lập trường của họ phản ánh niềm tin của Tổng thống Vladimir Putin rằng cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine ngày 24 tháng Hai, mà ông ta gọi là “hoạt động quân sự đặc biệt”, là một phần của công cuộc tái cơ cấu lịch sử, xa rời cái thế giới do Hoa Kỳ thống trị sang một thế giới đa cực mà quan điểm của các nước như Nga và Trung Quốc phải được tính đến.
“Chiến thắng của đảng Cộng Hòa trong cuộc bầu cử quốc hội Hoa Kỳ sẽ không dẫn đến một cuộc cách mạng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và chấm dứt sự ủng hộ của Washington đối với Ukraine. Nhưng chính quyền Biden sẽ gặp khó khăn hơn trong việc thúc đẩy các chương trình viện trợ tài chính cho Kyiv và vị thế của những người chỉ trích Mỹ về viện trợ không giới hạn cho Ukraine sẽ được củng cố rõ rệt“, Alexei Pushkov, một thượng nghị sĩ Nga diều hâu và chuyên gia chính sách đối ngoại, viết trên mạng Telegram.
Ông Pushkov là người đã bị Liên minh châu Âu (EU) áp đặt lệnh trừng phạt vào tháng Ba vì bỏ phiếu ủng hộ chính sách Ukraine của Moscow, cho biết ông nghĩ rằng có khả năng đảng Cộng Hòa nhắm mục tiêu vào cái mà ông gọi là “chi tiêu lãng phí cho Ukraine” của chính quyền Biden để làm tổn hại uy tín của đảng Dân Chủ.
Nhưng một báo cáo do Viện Nghiên cứu Quốc tế có trụ sở tại Moscow, nơi chia sẻ kết quả nghiên cứu với Bộ Ngoại giao Nga và các cơ quan nhà nước khác, kết luận rằng cuộc bầu cử khó có thể mang lại những thay đổi lớn trong chính sách Ukraine của Washington.
***
Ukraine hiếm khi trở thành mối quan tâm chính của cử tri Mỹ. Những người được thăm dò trước cuộc bầu cử cho biết họ chủ yếu lo lắng về các vấn đề trong nước như lạm phát, tội phạm và phá thai.
Những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Nga tin rằng cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ – trong đó đảng Cộng Hòa được dự đoán sẽ giành quyền kiểm soát Hạ Viện và có thể là Thượng viện – sẽ là điều tốt cho lợi ích lâu dài của Nga.
“Vào một thời điểm quan trọng trong lịch sử thế giới, cuộc bầu cử này có thể có tác động lớn đến môi trường địa chính trị, và đặc biệt là Ukraine,” Tsargrad, một cổng tin tức trực tuyến và đài truyền hình được nhà tài phiệt dân tộc cực đoan người Nga Konstantin Malofeev tài trợ, nhận định.
“Nhưng nó cũng có thể là ngòi nổ cho các quá trình ly tâm trong nước, có thể dẫn tới sự kết thúc của Hoa Kỳ như chúng ta biết ngày nay”, Tsargrad nói, ám chỉ khả năng xảy ra một cuộc nội chiến do phân cực chính trị và sự mất lòng tin vào kết quả bầu cử.
Tsargrad dự đoán, nếu một kịch bản như vậy xảy ra, Washington sẽ không có khả năng tiếp tục thực hiện chính sách Ukraine của mình.
Trong một chuyên mục của hãng thông tấn nhà nước RIA, nhà báo Pyotr Akopov cũng dự báo Nga mới là người chiến thắng thực sự trong cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ vì cuộc bỏ phiếu sẽ làm sâu sắc thêm sự chia rẽ chính trị trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 mà ông dự đoán sẽ bị tranh chấp.
Akopov nhấn mạnh: “Cho dù Mỹ tiếp tục tồn tại như một quốc gia duy nhất, nó sẽ thay đổi đáng kể và vị thế toàn cầu của nước này sẽ suy yếu trong bất kỳ hoàn cảnh nào”.
Ông nói: “Cuộc đối đầu với Trung Quốc đòi hỏi Mỹ phải sự huy động tất cả các nguồn lực toàn cầu của đất nước – và sự chú ý đến châu Âu chắc chắn sẽ yếu đi”, ông Akopov viết. “Nếu không có một sự đoàn kết mạnh mẽ thì phương Tây sẽ không thể duy trì quyền kiểm soát các vùng đất phía tây của Nga trong thời gian dài “
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Mỹ: Lốc xoáy ở Mỹ, hơn 10 người bị thương
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Mỹ: Lốc xoáy ở Mỹ, hơn 10 người bị thương
7 điểm nổi bật của bầu cử giữa kỳ
Mai Vũ Phạm
11 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Ảnh: Suzanne Kreiter/The Boston Globe via Getty Images
Không có “red wave” cho đảng Cộng hòa
Trong những ngày cuối cùng của chiến dịch tranh cử, các cuộc thăm dò đều cho rằng đảng Cộng hòa sẽ tạo ra “red wave”. Quan trọng hơn, theo lịch sử bầu cử giữa kỳ của những năm trước, đảng của tổng thống đương nhiệm rất thường mất nhiều vị trí tại lưỡng viện trong cuộc bầu cử giữa kỳ. Đây cũng là tâm lý của cử tri Mỹ nhằm phân chia quyền lực giữa chính phủ & quốc hội.
Tuy nhiên, “làn sóng đỏ” của đảng Cộng hòa đã không hề xảy ra như Cộng hòa kỳ vọng, khi mà đảng Dân chủ đã tạo ra bất ngờ, khi giành chiến thắng tại các bang mà đảng Cộng hòa nghĩ rằng họ sẽ thắng. Tại kỳ bầu cử giữa kỳ năm 2018, Trump đã mất 40 ghế tại Hạ viện, giúp Đảng Dân chủ nắm quyền kiểm soát Hạ viện cho đến nay.
Ảnh: Nathan Posner/Anadolu Agency via Getty Images
Các cuộc đếm phiếu vẫn đang diễn ra tại các tiểu bang. Khả năng Cộng hòa giành quyền kiểm soát tại Hạ viện trong kỳ giữa kỳ 2022 là cao, tuy nhiên họ sẽ không thắng được nhiều ghế. Còn tại Thượng viện, khả năng Dân chủ tiếp tục giữ quyền kiểm soát là có cơ sở.
Đối với Tổng Thống Biden, việc Cộng hòa giành quyền ở Hạ viện đánh dấu thời kỳ khó khăn, bế tắc trong nhiệm kỳ tổng thống của ông. Giống như thời cựu Tổng Thống Barack Obama, Đảng Cộng hòa, khi giành quyền kiểm soát của lưỡng viện, đã liên tục ngăn chặn các dự luật cũng như chương trình nghị sự của ông.
Loại bỏ Trump và những kẻ gieo rắc dối trá về cuộc bầu cử tổng thống 2020
Nhiều nhà bình luận phe bảo thủ đã tuyên bố rằng Trump, cùng với những tuyên truyền dối trá về cuộc bầu cử tổng thống 2020, là thủ phạm gây ra thất bại đáng kể của đảng Cộng hoà trong các cuộc bầu cử giữa kỳ 2022. Ban biên tập tờ báo bảo thủ nổi tiếng, Wall Street Journal, đã có bài viết qui trách nhiệm cho Trump trong thất bại đau đớn của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử giữa kỳ hôm thứ Ba: “Trump là kẻ thất bại thảm hại nhứt của Đảng Cộng hòa.”
Các thuyết âm mưu về cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 mà Trump cố tình thêu dệt đã được các ứng cử viên Cộng hoà rao truyền trong các cuộc vận động tranh cử. Các ứng viên đảng Dân chủ ở Michigan và Minnesota – hai bang quan trọng vào năm 2024 – đã đánh bại những ứng viên Cộng hòa đã tuyên truyền các thuyết âm mưu bẻ cong sự thật của Trump.
Quyền lựa chọn của phụ nữ giúp đảng Dân chủ
Đông đảo cử tri, bất phân đảng phái, đã tham gia bầu cử vì muốn gửi thông điệp chống lại phán quyết của tòa Tối cao Pháp viện Mỹ, khi đã bãi bỏ tiền lệ 50 năm, công nhận quyền bỏ thai của phụ nữ theo Hiến pháp, vốn cho phép phụ nữ được bỏ thai trước khi thai nhi có thể tồn tại ngoài tử cung – từ 24 đến 28 tuần của thai kỳ.
Đông đảo giới trẻ tham gia bầu cử ủng hộ đảng Dân chủ
Theo cuộc khảo sát của Nhóm Bầu cử Quốc gia do Edison Research thực hiện, 63% giới trẻ toàn quốc đã bỏ phiếu cho đảng Dân chủ và 35% bỏ phiếu cho đảng Cộng hòa vào Hạ viện Hoa Kỳ.
Đông đảo cử tri đảng Dân chủ đi bỏ phiếu
Trong các cuộc bầu cử giữa kỳ của năm 2010 và 2014, số lượng cử tri dân chủ đi bỏ phiếu giảm khoảng 20% so với cuộc bầu cử tổng thống trước đó. Nhưng theo kết quả vào thời điểm này, số lượng cử tri Dân chủ đi bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử giữa kỳ tăng nhiều.
Phần lớn cử tri độc lập bỏ phiếu cho đảng Dân chủ
Theo phân tích kết quả bầu cử của CNN, 49% cử tri độc lập đứng về phía các ứng cử viên Dân chủ tại Hạ viện, so với 47% bỏ phiếu của đảng Cộng hòa. Điều này rất quan trọng bởi vì theo lịch sử, các cử tri độc lập thường bỏ phiếu cho đảng Cộng hòa vào giữa kỳ.
Bầu cử giữa kỳ 2022 tốn kém nhất lịch sử
Tổng chi phí cho các chiến dịch bầu cử và quảng cáo lên tới $16.7 tỷ, trở thành cuộc bầu cử giữa kỳ tốn kém nhất từ trước đến nay, theo nghiên cứu mới của tổ chức phi đảng phái OpenSecrets.
Sheila Krumholz, Giám đốc điều hành của OpenSecrets, nói: “Không có cuộc bầu cử giữa kỳ nào có mức chi ở cấp tiểu bang và liên bang nhiều như cuộc bầu cử năm 2022. Chúng tôi đang chứng kiến mức chi tiêu kỷ lục cho các cuộc bầu cử.”
Mai Vũ Phạm
11 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Ảnh: Suzanne Kreiter/The Boston Globe via Getty Images
Không có “red wave” cho đảng Cộng hòa
Trong những ngày cuối cùng của chiến dịch tranh cử, các cuộc thăm dò đều cho rằng đảng Cộng hòa sẽ tạo ra “red wave”. Quan trọng hơn, theo lịch sử bầu cử giữa kỳ của những năm trước, đảng của tổng thống đương nhiệm rất thường mất nhiều vị trí tại lưỡng viện trong cuộc bầu cử giữa kỳ. Đây cũng là tâm lý của cử tri Mỹ nhằm phân chia quyền lực giữa chính phủ & quốc hội.
Tuy nhiên, “làn sóng đỏ” của đảng Cộng hòa đã không hề xảy ra như Cộng hòa kỳ vọng, khi mà đảng Dân chủ đã tạo ra bất ngờ, khi giành chiến thắng tại các bang mà đảng Cộng hòa nghĩ rằng họ sẽ thắng. Tại kỳ bầu cử giữa kỳ năm 2018, Trump đã mất 40 ghế tại Hạ viện, giúp Đảng Dân chủ nắm quyền kiểm soát Hạ viện cho đến nay.
Ảnh: Nathan Posner/Anadolu Agency via Getty Images
Các cuộc đếm phiếu vẫn đang diễn ra tại các tiểu bang. Khả năng Cộng hòa giành quyền kiểm soát tại Hạ viện trong kỳ giữa kỳ 2022 là cao, tuy nhiên họ sẽ không thắng được nhiều ghế. Còn tại Thượng viện, khả năng Dân chủ tiếp tục giữ quyền kiểm soát là có cơ sở.
Đối với Tổng Thống Biden, việc Cộng hòa giành quyền ở Hạ viện đánh dấu thời kỳ khó khăn, bế tắc trong nhiệm kỳ tổng thống của ông. Giống như thời cựu Tổng Thống Barack Obama, Đảng Cộng hòa, khi giành quyền kiểm soát của lưỡng viện, đã liên tục ngăn chặn các dự luật cũng như chương trình nghị sự của ông.
Loại bỏ Trump và những kẻ gieo rắc dối trá về cuộc bầu cử tổng thống 2020
Nhiều nhà bình luận phe bảo thủ đã tuyên bố rằng Trump, cùng với những tuyên truyền dối trá về cuộc bầu cử tổng thống 2020, là thủ phạm gây ra thất bại đáng kể của đảng Cộng hoà trong các cuộc bầu cử giữa kỳ 2022. Ban biên tập tờ báo bảo thủ nổi tiếng, Wall Street Journal, đã có bài viết qui trách nhiệm cho Trump trong thất bại đau đớn của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử giữa kỳ hôm thứ Ba: “Trump là kẻ thất bại thảm hại nhứt của Đảng Cộng hòa.”
Các thuyết âm mưu về cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 mà Trump cố tình thêu dệt đã được các ứng cử viên Cộng hoà rao truyền trong các cuộc vận động tranh cử. Các ứng viên đảng Dân chủ ở Michigan và Minnesota – hai bang quan trọng vào năm 2024 – đã đánh bại những ứng viên Cộng hòa đã tuyên truyền các thuyết âm mưu bẻ cong sự thật của Trump.
Quyền lựa chọn của phụ nữ giúp đảng Dân chủ
Đông đảo cử tri, bất phân đảng phái, đã tham gia bầu cử vì muốn gửi thông điệp chống lại phán quyết của tòa Tối cao Pháp viện Mỹ, khi đã bãi bỏ tiền lệ 50 năm, công nhận quyền bỏ thai của phụ nữ theo Hiến pháp, vốn cho phép phụ nữ được bỏ thai trước khi thai nhi có thể tồn tại ngoài tử cung – từ 24 đến 28 tuần của thai kỳ.
Đông đảo giới trẻ tham gia bầu cử ủng hộ đảng Dân chủ
Theo cuộc khảo sát của Nhóm Bầu cử Quốc gia do Edison Research thực hiện, 63% giới trẻ toàn quốc đã bỏ phiếu cho đảng Dân chủ và 35% bỏ phiếu cho đảng Cộng hòa vào Hạ viện Hoa Kỳ.
Đông đảo cử tri đảng Dân chủ đi bỏ phiếu
Trong các cuộc bầu cử giữa kỳ của năm 2010 và 2014, số lượng cử tri dân chủ đi bỏ phiếu giảm khoảng 20% so với cuộc bầu cử tổng thống trước đó. Nhưng theo kết quả vào thời điểm này, số lượng cử tri Dân chủ đi bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử giữa kỳ tăng nhiều.
Phần lớn cử tri độc lập bỏ phiếu cho đảng Dân chủ
Theo phân tích kết quả bầu cử của CNN, 49% cử tri độc lập đứng về phía các ứng cử viên Dân chủ tại Hạ viện, so với 47% bỏ phiếu của đảng Cộng hòa. Điều này rất quan trọng bởi vì theo lịch sử, các cử tri độc lập thường bỏ phiếu cho đảng Cộng hòa vào giữa kỳ.
Bầu cử giữa kỳ 2022 tốn kém nhất lịch sử
Tổng chi phí cho các chiến dịch bầu cử và quảng cáo lên tới $16.7 tỷ, trở thành cuộc bầu cử giữa kỳ tốn kém nhất từ trước đến nay, theo nghiên cứu mới của tổ chức phi đảng phái OpenSecrets.
Sheila Krumholz, Giám đốc điều hành của OpenSecrets, nói: “Không có cuộc bầu cử giữa kỳ nào có mức chi ở cấp tiểu bang và liên bang nhiều như cuộc bầu cử năm 2022. Chúng tôi đang chứng kiến mức chi tiêu kỷ lục cho các cuộc bầu cử.”
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Mỹ: Lốc xoáy ở Mỹ, hơn 10 người bị thương
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Mỹ: Lốc xoáy ở Mỹ, hơn 10 người bị thương
BBC News
US midterms: Democrats retain control of Senate after key Nevada victory
By George Wright
BBC News
13 November 2022, 05:11 GMT
Video caption,
Watch: Time for Republicans to decide 'who they are' - Biden
The Democrats will retain majority control of the US Senate after winning a pivotal race in the state of Nevada.
Senator Catherine Cortez Masto is projected to defeat Republican challenger Adam Laxalt, who was backed by former President Donald Trump.
The results amount to the best midterm performance for a sitting party in 20 years.
US President Joe Biden said he was incredibly pleased, and it was time for Republicans to decide "who they are".
Democratic Senate Majority leader, Chuck Schumer, said the results showed the American people had rejected what he called the "violent rhetoric" of the Republican Party.
The Democrats will now have 50 Senate seats, with Republicans currently on 49.
The remaining seat, Georgia, is going to a run-off in December. In the event of the Senate being divided equally between the two parties, Vice-President Kamala Harris has the casting vote.
Republicans could still take control of the US House of Representatives as votes continue to be tallied from a handful of districts after Tuesday's elections.
If the Republicans win the House they could still thwart much of Mr Biden's agenda.
Why a Republican 'wave' never happened
How Republican Ron DeSantis conquered Florida
Why Trump is attacking his Republican rivals
"I'm not surprised by the turnout. I'm incredibly pleased. And I think it's a reflection of the quality of our candidates," Mr Biden said in Cambodia, where he is attending a summit.
Mr Schumer said the country "showed that we believed in our democracy and that the roots are strong and it will prevail as long as we fight for it".
Ms Cortez Masto was neck-and-neck with her challenger Adam Laxalt throughout the midterm elections.
The Republican gained notoriety two years ago for championing defeated former President Trump's false claims of election fraud. One recent poll had Mr Laxalt making inroads with Latino voters, who make up one in five eligible voters in Nevada.
But Ms Cortez Masto managed to secure victory, and with it her party's control of the Senate.
Senator Cortez Masto
IMAGE SOURCE,GETTY IMAGES
Image caption,
Catherine Cortez Masto received a congratulatory call from President Biden after the result
The result is a big blow to the Republicans, who were hoping for a "red wave" - an electoral rout which would deliver a harsh rebuke of President Biden and his Democrats.
While the Republicans have made modest gains and remain favoured to win the House of Representatives, the Democrats have performed much better than expected.
Mr Trump - who continues to insist, falsely, that he won the 2020 presidential election - has been making unsubstantiated claims about the midterms.
"The Democrats are finding all sorts of votes in Nevada and Arizona. What a disgrace that this can be allowed to happen!" he posted on his Truth Social platform on Friday.
Mr Trump is expected to announce that he will run for president again in 2024, but candidates he backed received mixed results in the midterms.
Republican Senator Josh Hawley - who represents Missouri - said after the Senate result that the old party was "dead" and it was time for something new.
Result will bolster Biden's standing in party
The Republican midterm flameout is now official. Democrats have retained control of the US Senate, which will pave the way for Joe Biden to spend two more years filling the federal courts with his nominees and staffing his administration largely the way he sees fit.
The Georgia Senate run-off is no longer a pivotal contest to determine control of the chamber, although a victory for Democrats there would make holding the majority in two years easier, when the party will have more at-risk seats to defend.
There is still a likelihood, although not certainty, that the Republicans will control a slim majority in the House of Representatives, bringing a variety of headaches for the president.
His legislative agenda is dead, and more aggressive Republican oversight is in store, but even that has a silver lining - if his political opponents are unable to effectively govern due to internal discord.
The consequences of this history-defying midterm election result are still being revealed.
Donald Trump's political future has been damaged, although how enduringly remains to be seen. Joe Biden's standing within his party has been bolstered. The political world in the US looks considerably different than it did just a week ago.
The midterm elections are for Congress, which is made up of two parts - the House of Representatives and the Senate.
Congress makes nationwide laws. The House decides which laws are voted on while the Senate can block or approve them, confirm appointments made by the president and, more rarely, conduct any investigations against him.
These votes are held every two years and when they fall in the middle of the president's four-year term of office, they are called the midterm elections.
Each state has two senators who sit for six-year terms. Representatives serve for two years, and represent smaller districts.
All the seats in the House of Representatives were up for election in the midterms, alongside one-third of the Senate.
Several major states also have elections for their governor and local officials.
US midterms: Democrats retain control of Senate after key Nevada victory
By George Wright
BBC News
13 November 2022, 05:11 GMT
Video caption,
Watch: Time for Republicans to decide 'who they are' - Biden
The Democrats will retain majority control of the US Senate after winning a pivotal race in the state of Nevada.
Senator Catherine Cortez Masto is projected to defeat Republican challenger Adam Laxalt, who was backed by former President Donald Trump.
The results amount to the best midterm performance for a sitting party in 20 years.
US President Joe Biden said he was incredibly pleased, and it was time for Republicans to decide "who they are".
Democratic Senate Majority leader, Chuck Schumer, said the results showed the American people had rejected what he called the "violent rhetoric" of the Republican Party.
The Democrats will now have 50 Senate seats, with Republicans currently on 49.
The remaining seat, Georgia, is going to a run-off in December. In the event of the Senate being divided equally between the two parties, Vice-President Kamala Harris has the casting vote.
Republicans could still take control of the US House of Representatives as votes continue to be tallied from a handful of districts after Tuesday's elections.
If the Republicans win the House they could still thwart much of Mr Biden's agenda.
Why a Republican 'wave' never happened
How Republican Ron DeSantis conquered Florida
Why Trump is attacking his Republican rivals
"I'm not surprised by the turnout. I'm incredibly pleased. And I think it's a reflection of the quality of our candidates," Mr Biden said in Cambodia, where he is attending a summit.
Mr Schumer said the country "showed that we believed in our democracy and that the roots are strong and it will prevail as long as we fight for it".
Ms Cortez Masto was neck-and-neck with her challenger Adam Laxalt throughout the midterm elections.
The Republican gained notoriety two years ago for championing defeated former President Trump's false claims of election fraud. One recent poll had Mr Laxalt making inroads with Latino voters, who make up one in five eligible voters in Nevada.
But Ms Cortez Masto managed to secure victory, and with it her party's control of the Senate.
Senator Cortez Masto
IMAGE SOURCE,GETTY IMAGES
Image caption,
Catherine Cortez Masto received a congratulatory call from President Biden after the result
The result is a big blow to the Republicans, who were hoping for a "red wave" - an electoral rout which would deliver a harsh rebuke of President Biden and his Democrats.
While the Republicans have made modest gains and remain favoured to win the House of Representatives, the Democrats have performed much better than expected.
Mr Trump - who continues to insist, falsely, that he won the 2020 presidential election - has been making unsubstantiated claims about the midterms.
"The Democrats are finding all sorts of votes in Nevada and Arizona. What a disgrace that this can be allowed to happen!" he posted on his Truth Social platform on Friday.
Mr Trump is expected to announce that he will run for president again in 2024, but candidates he backed received mixed results in the midterms.
Republican Senator Josh Hawley - who represents Missouri - said after the Senate result that the old party was "dead" and it was time for something new.
Result will bolster Biden's standing in party
The Republican midterm flameout is now official. Democrats have retained control of the US Senate, which will pave the way for Joe Biden to spend two more years filling the federal courts with his nominees and staffing his administration largely the way he sees fit.
The Georgia Senate run-off is no longer a pivotal contest to determine control of the chamber, although a victory for Democrats there would make holding the majority in two years easier, when the party will have more at-risk seats to defend.
There is still a likelihood, although not certainty, that the Republicans will control a slim majority in the House of Representatives, bringing a variety of headaches for the president.
His legislative agenda is dead, and more aggressive Republican oversight is in store, but even that has a silver lining - if his political opponents are unable to effectively govern due to internal discord.
The consequences of this history-defying midterm election result are still being revealed.
Donald Trump's political future has been damaged, although how enduringly remains to be seen. Joe Biden's standing within his party has been bolstered. The political world in the US looks considerably different than it did just a week ago.
The midterm elections are for Congress, which is made up of two parts - the House of Representatives and the Senate.
Congress makes nationwide laws. The House decides which laws are voted on while the Senate can block or approve them, confirm appointments made by the president and, more rarely, conduct any investigations against him.
These votes are held every two years and when they fall in the middle of the president's four-year term of office, they are called the midterm elections.
Each state has two senators who sit for six-year terms. Representatives serve for two years, and represent smaller districts.
All the seats in the House of Representatives were up for election in the midterms, alongside one-third of the Senate.
Several major states also have elections for their governor and local officials.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Mỹ: Lốc xoáy ở Mỹ, hơn 10 người bị thương
Nước Mỹ, từ những cuộc bầu cử “bát nháo”
XÃ LUẬN CUỐI TUẦN
Ảnh: Andrew Renneisen/Getty Images
Mỹ Anh
13 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Những kẻ thất bại thảm nhất từ cuộc bầu cử giữa kỳ 2022 ở Mỹ không chỉ là “đảng MAGA” mà còn là chủ nghĩa dân túy, lực lượng chính trị cánh hữu cực đoan và… Trung Quốc và Nga. Sự “bát nháo” của hệ thống bầu cử Mỹ, trong đó lá phiếu cử tri là quyết định một phần vận mệnh quốc gia, một lần nữa cho thấy hệ thống dân chủ Mỹ vẫn mạnh, dù từ nhiều thập niên nay, thế giới tin rằng thời của nước Mỹ đã kết thúc và sự suy tàn của đế quốc Mỹ là tất yếu; nhường lại sân chơi cho kỷ nguyên “hậu Hoa Kỳ” (post-American), “hậu phương Tây” (post-Western)… được đánh dấu bằng sự ngoi lên của sức mạnh địa chính trị từ Trung Quốc và Nga.
Một cuộc kiểm phiếu ở Bắc Las Vegas, tiểu bang Nevada, ngày 10 Tháng Mười Một 2022 (ảnh: Mario Tama/Getty Images)
Vai trò Nga và Trung Quốc với sự công khai tranh giành ánh đèn sân khấu với vị trí độc tôn của Mỹ là không thể xem thường; và ai cũng có thể thấy Hoa Kỳ đang dần đánh mất vị trí thống lĩnh trong việc phân bổ quyền lực trên toàn cầu. Khi những người khác tỏa sáng thì Chú Sam phải mất đi vẻ lung linh. Thậm chí chính người Mỹ cũng than thở rằng những ngày đẹp nhất của đất nước họ đã trở thành ký ức quá khứ…
Tuy nhiên, trên thực tế, Chú Sam vẫn thở khỏe. Ánh đèn sân khấu dành cho Hoa Kỳ có mờ đi so với nhiều thập niên trước nhưng là so với chính họ. Khi so với hai đối thủ Nga và Trung Quốc, ảnh hưởng của ánh đèn Mỹ hiện vẫn sáng nhất thế giới. Sau mỗi cuộc bầu cử “bát nháo”, ít nhất là hai cuộc bầu cử gần đây – 2020 và 2022, người ta thấy rõ rằng nền dân chủ “tan nát” của Mỹ vẫn còn mạnh hơn được tưởng.
Nga và Trung Quốc hy vọng sự tan rã hệ thống dân chủ Mỹ ngay trong lòng nước Mỹ là cơ hội trời cho đối với họ. Nhưng, nước Mỹ “phức tạp” quá. Hệ thống chính trị Mỹ và dân Mỹ luôn phức tạp – một sự phức tạp thích ứng với những biến động chính trị xã hội mà những chế độ vốn được thiết dựng trên nền tảng chính trị độc tài không bao giờ có thể hiểu. Hóa ra những nhà “tiên tri chính trị” đều sai, hoặc chưa đúng, ít nhất ở thời điểm này, khi họ tin rằng bánh xe lịch sử xoay chuyển, các đế chế đến rồi đi – và giờ đây, đã đến lúc Hoa Kỳ phải đi vào giai đoạn “chết già”.
Ở một góc độ thì điều đó dường như đúng. Mỹ giống như một đế chế cũ rích. Tuy nhiên, nhìn kỹ hơn, người ta thấy rằng quyền lực Mỹ không chỉ dựa trên sức mạnh gân cốt mà còn dựa trên những ý tưởng, thể chế và giá trị được đan kết vào cấu trúc hiện đại.
Trật tự toàn cầu mà Hoa Kỳ đã xây dựng kể từ khi Thế chiến thứ hai kết thúc được xem không phải là một đế chế mà là một hệ thống thế giới, một hệ thống chính trị đa diện rộng lớn, nhiều thăng trầm, tạo cơ hội cho mọi người trên khắp hành tinh.
Hệ thống thế giới này đã chứng minh sức mạnh của nó khi quan sát phản ứng toàn cầu trước cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine mà tổng hành dinh chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ cuộc chiến, đặc biệt trên bình diện đấm đá chính trị quốc tế, và giúp Ukraine không gục ngã trước Nga, không phải ở Kyiv mà ở Washington DC.
Các cuộc bầu cử “bát nháo” ở Mỹ còn cho thấy mô hình chính trị của Mỹ vượt trội hơn mô hình các nước độc tài như thế nào. Và thể chế của Mỹ mạnh hơn thể chế cộng sản Trung Quốc như thế nào, đặc biệt khi so sánh một thể chế mang tính cá nhân (Bắc Kinh) với thể chế mang tính tập thể trong đó người dân là yếu tố quyết định (Washington).
Mỗi công dân, bất kể sắc tộc, đều có tiếng nói của mình (ảnh: Jon Cherry/Getty Images)
Cuộc so găng giữa Mỹ cùng hai đối thủ “có nanh có mỏ” Trung Quốc và Nga là cuộc chiến giữa hai logic thay thế của trật tự thế giới.
Hoa Kỳ bảo vệ một trật tự quốc tế mà họ dẫn dắt trong 3/4 thế kỷ – một trật tự cởi mở, đa phương, và gắn bó với các hiệp ước an ninh và quan hệ đối tác với các nền dân chủ tự do khác. Trung Quốc và Nga tìm kiếm một trật tự quốc tế truất ngôi các giá trị tự do của phương Tây.
Hoa Kỳ duy trì một trật tự quốc tế bảo vệ và thúc đẩy các lợi ích của nền dân chủ tự do. Trung Quốc và Nga thèm khát xây dựng một trật tự quốc tế bảo vệ chế độ độc tài.
Hoa Kỳ cung cấp cho thế giới một tầm nhìn về một hệ thống toàn cầu hậu đế quốc (postimperial global system). Trong khi đó, giới lãnh đạo Nga và Trung Quốc “sáng tạo” các chính sách đối ngoại dựa căn bản vào nền chính trị đế quốc, hay nói chính xác hơn là thực dân kiểu mới.
Nước Mỹ vẫn tiếp tục có một sức hấp dẫn nhất định, về năng lực kinh tế, công nghệ, giáo dục; chưa kể sức mạnh quân sự vô song. Hoa Kỳ sẽ vẫn là trung tâm của hệ thống thế giới một phần vì những khả năng vật chất và vai trò xoay trục trong cán cân quyền lực toàn cầu. Hoa Kỳ tiếp tục duy trì hình ảnh quan trọng còn là vì: Sự hấp dẫn của các ý tưởng, thể chế và năng lực xây dựng quan hệ đối tác và liên minh, khiến nước này trở thành một lực lượng không thể thiếu đối với bất kỳ quốc gia nào, kể cả với những nước cộng sản như Trung Quốc hay Việt Nam. Trong “30 giây”, thế giới có thể đẩy Nga ra rìa một phát một. Chẳng ai có thể làm được điều đó với Mỹ cả.
Mỹ không chỉ là một quốc gia giàu có về vật chất. Xã hội dân sự của Mỹ, thể hiện ở lá phiếu cử tri, còn được “làm giàu” nhờ nền tảng nhập cư đa chủng tộc và đa văn hóa, kết nối đất nước với thế giới trong mạng lưới ảnh hưởng theo cách mà Trung Quốc, Nga không thể làm nổi. Không như các đối thủ cường quốc, Hoa Kỳ là quốc gia của những người nhập cư, đa văn hóa và đa chủng tộc. Điều mà nhà sử học Frank Ninkovich gọi là một “nền cộng hòa toàn cầu”.
Thế giới đến với Hoa Kỳ, và kết quả là Hoa Kỳ được kết nối sâu sắc với tất cả khu vực trên thế giới thông qua các mối quan hệ gia đình, sắc tộc và văn hóa. Những mối quan hệ phức tạp và sâu rộng này, hoạt động bên ngoài lĩnh vực chính phủ và ngoại giao, làm cho Hoa Kỳ trở nên phù hợp và gắn bó trên toàn thế giới. Hoa Kỳ hiểu biết hơn về thế giới bên ngoài, và thế giới bên ngoài có vai trò lớn hơn trong những gì xảy ra ở Hoa Kỳ.
Truyền thống nhập cư ở Hoa Kỳ đã mang lại rất nhiều lợi ích trong việc xây dựng “nguồn vốn con người” cho nước Mỹ. Nếu không có nền văn hóa nhập cư, Hoa Kỳ sẽ kém giàu có hơn và nổi bật trong các lĩnh vực tri thức hàng đầu, bao gồm y học, khoa học, công nghệ, thương mại và nghệ thuật. Trong 104 người Mỹ được trao Nobel hóa học, y học và vật lý kể từ năm 2000, 40 người là thành phần nhập cư.
Hình ảnh Mỹ có thể lu mờ ít nhiều so với nước Mỹ của quá khứ nhưng vị thế chính trị quốc tế của Mỹ vẫn luôn ở tư cách dẫn đầu thế giới (ảnh: Samuel Corum/Getty Images)
Tương tự sự đa dạng về dân số liên kết Mỹ với thế giới, sự kết hợp của các nhóm xã hội dân sự của Hoa Kỳ cũng xây dựng một mạng lưới có ảnh hưởng rộng khắp toàn cầu. Trong thế kỷ qua, xã hội dân sự Hoa Kỳ ngày càng trở thành một phần của xã hội dân sự toàn cầu mở rộng. Xã hội dân sự xuyên quốc gia rộng lớn này là một nguồn ảnh hưởng thường bị bỏ qua của Mỹ, thúc đẩy sự hợp tác và đoàn kết trên toàn thế giới dân chủ tự do.
Chính xã hội dân sự toàn cầu của Mỹ đã giúp củng cố các nguyên tắc tự do, tăng cường vai trò trung tâm của Hoa Kỳ trong các cuộc đối đầu toàn cầu về trật tự thế giới. Trung Quốc và Nga có mạng lưới chính trị và cộng đồng người nước ngoài của riêng họ nhưng họ tuyệt đối không có một hệ thống xã hội dân sự toàn cầu nào; thậm chí Trung Quốc và Nga đều thẳng tay đàn áp hoạt động của các nhóm xã hội dân sự trong nước cũng như quốc tế trong lãnh thổ họ.
Cho đến giờ, một cách tổng quát, bất chấp những ý kiến rằng “thời của Mỹ đã tàn”, Hoa Kỳ vẫn là trung tâm của một hệ thống trật tự tự do cung cấp các giải pháp thể chế cho những vấn đề cơ bản nhất của chính trị thế giới. Hoa Kỳ vẫn là nhà vô địch với những nỗ lực định hình môi trường hoạt động của quan hệ quốc tế. Còn nữa, về cốt lõi, một trong những sức mạnh lớn nhất của Hoa Kỳ là khả năng nếm chịu thất bại và học từ thất bại; từ thất bại kinh tế đến thất bại chính trị; từ thất bại lá phiếu cổ đông trong một đại công ty đến thất bại của lá phiếu cử tri dành cho một chính trị gia hay một đảng phái… Với tư cách một xã hội tự do, Mỹ luôn thừa nhận những điểm yếu và sai sót và tìm cách cải thiện – điều mà hệ thống chính trị, thể chế lẫn xã hội ở những nước như Nga và Trung Quốc không hề tồn tại.
Trừ phi có một hệ thống tự do và bầu cử tự do dân chủ thật sự, Nga và Trung Quốc có rất ít khả năng “đập chết” nước Mỹ. Cột trụ của nước Mỹ không chỉ là hệ thống chính trị, nó còn là giá trị và sức mạnh của lá phiếu bầu cử tự do.
XÃ LUẬN CUỐI TUẦN
Ảnh: Andrew Renneisen/Getty Images
Mỹ Anh
13 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Những kẻ thất bại thảm nhất từ cuộc bầu cử giữa kỳ 2022 ở Mỹ không chỉ là “đảng MAGA” mà còn là chủ nghĩa dân túy, lực lượng chính trị cánh hữu cực đoan và… Trung Quốc và Nga. Sự “bát nháo” của hệ thống bầu cử Mỹ, trong đó lá phiếu cử tri là quyết định một phần vận mệnh quốc gia, một lần nữa cho thấy hệ thống dân chủ Mỹ vẫn mạnh, dù từ nhiều thập niên nay, thế giới tin rằng thời của nước Mỹ đã kết thúc và sự suy tàn của đế quốc Mỹ là tất yếu; nhường lại sân chơi cho kỷ nguyên “hậu Hoa Kỳ” (post-American), “hậu phương Tây” (post-Western)… được đánh dấu bằng sự ngoi lên của sức mạnh địa chính trị từ Trung Quốc và Nga.
Một cuộc kiểm phiếu ở Bắc Las Vegas, tiểu bang Nevada, ngày 10 Tháng Mười Một 2022 (ảnh: Mario Tama/Getty Images)
Vai trò Nga và Trung Quốc với sự công khai tranh giành ánh đèn sân khấu với vị trí độc tôn của Mỹ là không thể xem thường; và ai cũng có thể thấy Hoa Kỳ đang dần đánh mất vị trí thống lĩnh trong việc phân bổ quyền lực trên toàn cầu. Khi những người khác tỏa sáng thì Chú Sam phải mất đi vẻ lung linh. Thậm chí chính người Mỹ cũng than thở rằng những ngày đẹp nhất của đất nước họ đã trở thành ký ức quá khứ…
Tuy nhiên, trên thực tế, Chú Sam vẫn thở khỏe. Ánh đèn sân khấu dành cho Hoa Kỳ có mờ đi so với nhiều thập niên trước nhưng là so với chính họ. Khi so với hai đối thủ Nga và Trung Quốc, ảnh hưởng của ánh đèn Mỹ hiện vẫn sáng nhất thế giới. Sau mỗi cuộc bầu cử “bát nháo”, ít nhất là hai cuộc bầu cử gần đây – 2020 và 2022, người ta thấy rõ rằng nền dân chủ “tan nát” của Mỹ vẫn còn mạnh hơn được tưởng.
Nga và Trung Quốc hy vọng sự tan rã hệ thống dân chủ Mỹ ngay trong lòng nước Mỹ là cơ hội trời cho đối với họ. Nhưng, nước Mỹ “phức tạp” quá. Hệ thống chính trị Mỹ và dân Mỹ luôn phức tạp – một sự phức tạp thích ứng với những biến động chính trị xã hội mà những chế độ vốn được thiết dựng trên nền tảng chính trị độc tài không bao giờ có thể hiểu. Hóa ra những nhà “tiên tri chính trị” đều sai, hoặc chưa đúng, ít nhất ở thời điểm này, khi họ tin rằng bánh xe lịch sử xoay chuyển, các đế chế đến rồi đi – và giờ đây, đã đến lúc Hoa Kỳ phải đi vào giai đoạn “chết già”.
Ở một góc độ thì điều đó dường như đúng. Mỹ giống như một đế chế cũ rích. Tuy nhiên, nhìn kỹ hơn, người ta thấy rằng quyền lực Mỹ không chỉ dựa trên sức mạnh gân cốt mà còn dựa trên những ý tưởng, thể chế và giá trị được đan kết vào cấu trúc hiện đại.
Trật tự toàn cầu mà Hoa Kỳ đã xây dựng kể từ khi Thế chiến thứ hai kết thúc được xem không phải là một đế chế mà là một hệ thống thế giới, một hệ thống chính trị đa diện rộng lớn, nhiều thăng trầm, tạo cơ hội cho mọi người trên khắp hành tinh.
Hệ thống thế giới này đã chứng minh sức mạnh của nó khi quan sát phản ứng toàn cầu trước cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine mà tổng hành dinh chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ cuộc chiến, đặc biệt trên bình diện đấm đá chính trị quốc tế, và giúp Ukraine không gục ngã trước Nga, không phải ở Kyiv mà ở Washington DC.
Các cuộc bầu cử “bát nháo” ở Mỹ còn cho thấy mô hình chính trị của Mỹ vượt trội hơn mô hình các nước độc tài như thế nào. Và thể chế của Mỹ mạnh hơn thể chế cộng sản Trung Quốc như thế nào, đặc biệt khi so sánh một thể chế mang tính cá nhân (Bắc Kinh) với thể chế mang tính tập thể trong đó người dân là yếu tố quyết định (Washington).
Mỗi công dân, bất kể sắc tộc, đều có tiếng nói của mình (ảnh: Jon Cherry/Getty Images)
Cuộc so găng giữa Mỹ cùng hai đối thủ “có nanh có mỏ” Trung Quốc và Nga là cuộc chiến giữa hai logic thay thế của trật tự thế giới.
Hoa Kỳ bảo vệ một trật tự quốc tế mà họ dẫn dắt trong 3/4 thế kỷ – một trật tự cởi mở, đa phương, và gắn bó với các hiệp ước an ninh và quan hệ đối tác với các nền dân chủ tự do khác. Trung Quốc và Nga tìm kiếm một trật tự quốc tế truất ngôi các giá trị tự do của phương Tây.
Hoa Kỳ duy trì một trật tự quốc tế bảo vệ và thúc đẩy các lợi ích của nền dân chủ tự do. Trung Quốc và Nga thèm khát xây dựng một trật tự quốc tế bảo vệ chế độ độc tài.
Hoa Kỳ cung cấp cho thế giới một tầm nhìn về một hệ thống toàn cầu hậu đế quốc (postimperial global system). Trong khi đó, giới lãnh đạo Nga và Trung Quốc “sáng tạo” các chính sách đối ngoại dựa căn bản vào nền chính trị đế quốc, hay nói chính xác hơn là thực dân kiểu mới.
Nước Mỹ vẫn tiếp tục có một sức hấp dẫn nhất định, về năng lực kinh tế, công nghệ, giáo dục; chưa kể sức mạnh quân sự vô song. Hoa Kỳ sẽ vẫn là trung tâm của hệ thống thế giới một phần vì những khả năng vật chất và vai trò xoay trục trong cán cân quyền lực toàn cầu. Hoa Kỳ tiếp tục duy trì hình ảnh quan trọng còn là vì: Sự hấp dẫn của các ý tưởng, thể chế và năng lực xây dựng quan hệ đối tác và liên minh, khiến nước này trở thành một lực lượng không thể thiếu đối với bất kỳ quốc gia nào, kể cả với những nước cộng sản như Trung Quốc hay Việt Nam. Trong “30 giây”, thế giới có thể đẩy Nga ra rìa một phát một. Chẳng ai có thể làm được điều đó với Mỹ cả.
Mỹ không chỉ là một quốc gia giàu có về vật chất. Xã hội dân sự của Mỹ, thể hiện ở lá phiếu cử tri, còn được “làm giàu” nhờ nền tảng nhập cư đa chủng tộc và đa văn hóa, kết nối đất nước với thế giới trong mạng lưới ảnh hưởng theo cách mà Trung Quốc, Nga không thể làm nổi. Không như các đối thủ cường quốc, Hoa Kỳ là quốc gia của những người nhập cư, đa văn hóa và đa chủng tộc. Điều mà nhà sử học Frank Ninkovich gọi là một “nền cộng hòa toàn cầu”.
Thế giới đến với Hoa Kỳ, và kết quả là Hoa Kỳ được kết nối sâu sắc với tất cả khu vực trên thế giới thông qua các mối quan hệ gia đình, sắc tộc và văn hóa. Những mối quan hệ phức tạp và sâu rộng này, hoạt động bên ngoài lĩnh vực chính phủ và ngoại giao, làm cho Hoa Kỳ trở nên phù hợp và gắn bó trên toàn thế giới. Hoa Kỳ hiểu biết hơn về thế giới bên ngoài, và thế giới bên ngoài có vai trò lớn hơn trong những gì xảy ra ở Hoa Kỳ.
Truyền thống nhập cư ở Hoa Kỳ đã mang lại rất nhiều lợi ích trong việc xây dựng “nguồn vốn con người” cho nước Mỹ. Nếu không có nền văn hóa nhập cư, Hoa Kỳ sẽ kém giàu có hơn và nổi bật trong các lĩnh vực tri thức hàng đầu, bao gồm y học, khoa học, công nghệ, thương mại và nghệ thuật. Trong 104 người Mỹ được trao Nobel hóa học, y học và vật lý kể từ năm 2000, 40 người là thành phần nhập cư.
Hình ảnh Mỹ có thể lu mờ ít nhiều so với nước Mỹ của quá khứ nhưng vị thế chính trị quốc tế của Mỹ vẫn luôn ở tư cách dẫn đầu thế giới (ảnh: Samuel Corum/Getty Images)
Tương tự sự đa dạng về dân số liên kết Mỹ với thế giới, sự kết hợp của các nhóm xã hội dân sự của Hoa Kỳ cũng xây dựng một mạng lưới có ảnh hưởng rộng khắp toàn cầu. Trong thế kỷ qua, xã hội dân sự Hoa Kỳ ngày càng trở thành một phần của xã hội dân sự toàn cầu mở rộng. Xã hội dân sự xuyên quốc gia rộng lớn này là một nguồn ảnh hưởng thường bị bỏ qua của Mỹ, thúc đẩy sự hợp tác và đoàn kết trên toàn thế giới dân chủ tự do.
Chính xã hội dân sự toàn cầu của Mỹ đã giúp củng cố các nguyên tắc tự do, tăng cường vai trò trung tâm của Hoa Kỳ trong các cuộc đối đầu toàn cầu về trật tự thế giới. Trung Quốc và Nga có mạng lưới chính trị và cộng đồng người nước ngoài của riêng họ nhưng họ tuyệt đối không có một hệ thống xã hội dân sự toàn cầu nào; thậm chí Trung Quốc và Nga đều thẳng tay đàn áp hoạt động của các nhóm xã hội dân sự trong nước cũng như quốc tế trong lãnh thổ họ.
Cho đến giờ, một cách tổng quát, bất chấp những ý kiến rằng “thời của Mỹ đã tàn”, Hoa Kỳ vẫn là trung tâm của một hệ thống trật tự tự do cung cấp các giải pháp thể chế cho những vấn đề cơ bản nhất của chính trị thế giới. Hoa Kỳ vẫn là nhà vô địch với những nỗ lực định hình môi trường hoạt động của quan hệ quốc tế. Còn nữa, về cốt lõi, một trong những sức mạnh lớn nhất của Hoa Kỳ là khả năng nếm chịu thất bại và học từ thất bại; từ thất bại kinh tế đến thất bại chính trị; từ thất bại lá phiếu cổ đông trong một đại công ty đến thất bại của lá phiếu cử tri dành cho một chính trị gia hay một đảng phái… Với tư cách một xã hội tự do, Mỹ luôn thừa nhận những điểm yếu và sai sót và tìm cách cải thiện – điều mà hệ thống chính trị, thể chế lẫn xã hội ở những nước như Nga và Trung Quốc không hề tồn tại.
Trừ phi có một hệ thống tự do và bầu cử tự do dân chủ thật sự, Nga và Trung Quốc có rất ít khả năng “đập chết” nước Mỹ. Cột trụ của nước Mỹ không chỉ là hệ thống chính trị, nó còn là giá trị và sức mạnh của lá phiếu bầu cử tự do.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Mỹ: Lốc xoáy ở Mỹ, hơn 10 người bị thương
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Mỹ: Lốc xoáy ở Mỹ, hơn 10 người bị thương
The Guardian
A view of the US Capitol through tree branches in silhouette
Show caption
US midterm elections 2022
Republicans scrape back control of US House after midterms flop
The slim majority effectively hands great power to every member of the party, possibly stymying any legislation
Guardian staff
Wed 16 Nov 2022 23.52 EST
Share on FacebookShare on TwitterShare via Email
Republicans have won back control of the House of Representatives scraping a victory from a midterms election that many had expected to be a red wave of wins but which instead turned into more of a trickle.
Nevertheless, the party finally won its crucial 218th seat in the lower chamber of Congress, wresting away control from the Democrats and setting the stage for a showdown with Joe Biden in the next two years of his presidency.
Trump for 2024 would be ‘bad mistake’, Republican says as blame game deepens
The result means the end of Democrat Nancy Pelosi’s venerable time as House speaker and is likely to pass the speaker’s gavel to Republican leader Kevin McCarthy who has announced his intention to take up the post.
Control of the House is crucial as it will allow the Republicans to launch an array of congressional investigations ranging from Biden’s botched withdrawal from Afghanistan to more obviously politicized probes of government actions during the coronavirus pandemic and Biden’s son Hunter’s business activities.
The Republican-run House is likely to be a raucous affair as its predicted slim majority means that it will only take a few rebels to stymie any legislation – effectively handing great power to almost every member. With the Republican right full of fringe figures, like Georgia’s Marjorie Taylor Greene, that could be a recipe for chaos and the promotion of extremist beliefs and measures.
Biden and his party had gone into election day largely expecting to get a thumping from an electorate angry at high inflation that has wrought misery for millions of Americans struggling with bills and spiraling prices. Republicans had doubled down on that by running campaigns that stoked fears of violent crime and portrayed Democrats as far-left politicians out of touch with voters’ concerns.
But the Democrats fought back, pointing out the extremist nature of many Republican politicians, especially a cadre of far-right figures backed by Donald Trump, and warning of the threat to US democracy that they represented. They were also boosted by the ongoing backlash from the loss of federal abortion rights, taken away by a conservative-dominated supreme court.
The result was a shock: Democrats held up in vast swathes of the country and while in some parts – such as Florida – Republicans won, in many other parts their candidates were defeated. High-profile Trump-backed candidates like Mehmet Oz and Doug Mastriano in Pennsylvania lost their races.
Meanwhile, Republican performance in the Senate was worse. Democrats retained control of the upper chamber when their incumbent senator was projected as the winner in Nevada the Saturday after election night. The remaining seat up for grabs, in Georgia, will be decided in a run-off between incumbent Raphael Warnock and his Republican challenger Herschel Walker in early December after neither surpassed 50% of the vote.
If Warnock wins, Democrats will enjoy a one-seat majority, 51-50, in the 100-seat senate, a small but significant improvement on the current 50-50 balance that will continue should Walker win, with Kamala Harris continuing as the tie-breaker for the Democrats in the vice-president’s traditional role as president of the senate.
A view of the US Capitol through tree branches in silhouette
Show caption
US midterm elections 2022
Republicans scrape back control of US House after midterms flop
The slim majority effectively hands great power to every member of the party, possibly stymying any legislation
Guardian staff
Wed 16 Nov 2022 23.52 EST
Share on FacebookShare on TwitterShare via Email
Republicans have won back control of the House of Representatives scraping a victory from a midterms election that many had expected to be a red wave of wins but which instead turned into more of a trickle.
Nevertheless, the party finally won its crucial 218th seat in the lower chamber of Congress, wresting away control from the Democrats and setting the stage for a showdown with Joe Biden in the next two years of his presidency.
Trump for 2024 would be ‘bad mistake’, Republican says as blame game deepens
The result means the end of Democrat Nancy Pelosi’s venerable time as House speaker and is likely to pass the speaker’s gavel to Republican leader Kevin McCarthy who has announced his intention to take up the post.
Control of the House is crucial as it will allow the Republicans to launch an array of congressional investigations ranging from Biden’s botched withdrawal from Afghanistan to more obviously politicized probes of government actions during the coronavirus pandemic and Biden’s son Hunter’s business activities.
The Republican-run House is likely to be a raucous affair as its predicted slim majority means that it will only take a few rebels to stymie any legislation – effectively handing great power to almost every member. With the Republican right full of fringe figures, like Georgia’s Marjorie Taylor Greene, that could be a recipe for chaos and the promotion of extremist beliefs and measures.
Biden and his party had gone into election day largely expecting to get a thumping from an electorate angry at high inflation that has wrought misery for millions of Americans struggling with bills and spiraling prices. Republicans had doubled down on that by running campaigns that stoked fears of violent crime and portrayed Democrats as far-left politicians out of touch with voters’ concerns.
But the Democrats fought back, pointing out the extremist nature of many Republican politicians, especially a cadre of far-right figures backed by Donald Trump, and warning of the threat to US democracy that they represented. They were also boosted by the ongoing backlash from the loss of federal abortion rights, taken away by a conservative-dominated supreme court.
The result was a shock: Democrats held up in vast swathes of the country and while in some parts – such as Florida – Republicans won, in many other parts their candidates were defeated. High-profile Trump-backed candidates like Mehmet Oz and Doug Mastriano in Pennsylvania lost their races.
Meanwhile, Republican performance in the Senate was worse. Democrats retained control of the upper chamber when their incumbent senator was projected as the winner in Nevada the Saturday after election night. The remaining seat up for grabs, in Georgia, will be decided in a run-off between incumbent Raphael Warnock and his Republican challenger Herschel Walker in early December after neither surpassed 50% of the vote.
If Warnock wins, Democrats will enjoy a one-seat majority, 51-50, in the 100-seat senate, a small but significant improvement on the current 50-50 balance that will continue should Walker win, with Kamala Harris continuing as the tie-breaker for the Democrats in the vice-president’s traditional role as president of the senate.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Mỹ: Lốc xoáy ở Mỹ, hơn 10 người bị thương
Bầu cử 2022: Hai xu hướng cấp tiến và bảo thủ trong người Mỹ gốc Việt
Tác giả,Joaquin Nguyễn Hòa
Vai trò,Gửi bài từ San Jose, Hoa Kỳ
26.11.2011
Sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, ngày 8/11/2022, khảo sát của hãng tin NBC cho biết là có 64% cử tri Mỹ gốc Á châu bầu cho các dân biểu hạ viện thuộc đảng Dân chủ, 66% bầu cho các thượng nghị sĩ đảng Dân chủ.
Tuyệt đại đa số những người theo khuynh hướng cấp tiến bầu cho đảng Dân chủ Mỹ hiện nay.
Điều này thấy khá rõ là trong các ứng cử viên gốc Việt thành công trong cuộc bầu cử năm nay, chỉ có vài người thuộc đảng Cộng hòa. Ông Tri Ta của đảng Cộng hòa thắng bà Diedre Thu-Ha Nguyen của đảng Dân chủ giành một ghế tại nghị viện tiểu bang Califfornia, và bà Janet Nguyen giữ được ghế tại thượng viện của tiểu California.
Trong khi đó các ứng cử viên gốc Việt thuộc đảng Dân chủ thắng nhiều nơi hơn, như bà Tram Nguyen, giữ được chiếc ghế ở nghị viện tiểu bang Massachusetts, bà Stephanie Nguyen thắng một ghế ở nghị viện California, đại diện một khu vực gần thủ phủ Sacramento, bà Rochelle Nguyen thắng một ghế ở nghị viện Nevada.
Điều đáng kể hơn cả. Làm thành một sự kiện mang ý nghĩa toàn quốc, đó là cùng một lúc có tới 5 người Mỹ gốc Việt, các ông bà Khanh Pham, Hoa Nguyen, Thuy Tran, Daniel Nguyen, và Hai Pham, đều thuộc khuynh hướng cấp tiến, thắng cử vào nghị viện bang Oregon. Họ làm nên một nhóm các nhà lập pháp gốc Việt lớn nhất trên toàn liên bang.
Thế nhưng thắng lợi của các ứng cử viên gốc Việt thuộc khuynh hướng cấp tiến không có nghĩa là khuynh hướng bầu cử của cử tri gốc Việt đã chuyển thành cấp tiến. Ở hai khu vực mà ông Tri Ta và bà Janet Nguyên, cả hai thuộc đảng Cộng hòa, thắng cử đều có rất đông cử tri gốc Việt. Thắng lợi của họ chắc chắn có sự góp sức to lớn của đồng hương.
NGUỒN HÌNH ẢNH,THÁI VŨ
Một xu thế đang hình thành
Theo phân tích của tờ New York Times, số ra trước ngày bầu cử, thì khối cử tri gốc Việt ở Mỹ đang chuyển sang khuynh hướng độc lập, hoặc nghiêng về đảng Dân chủ, nhưng có thể thấy sự chuyển hướng đó là từ từ.
Khuynh hướng bầu cho đảng Cộng hòa vẫn chiếm đa số ở các cử tri gốc Việt lớn tuổi, và họ là nhóm cư dân đông đúc tại nơi mà ông Tri Ta và Janet Nguyen thắng.
Điều này cũng có thể thấy rất rõ tại khu vực bầu cử số 45, California, cho một ghế dân biểu quốc hội liên bang. Tại đây, bà Michelle Steel, người Mỹ gốc Hàn là đại diện đảng Cộng hòa, tranh với ông Jay Chen, gốc Đài Loan, đại diện đảng Dân chủ.
Khu vực 45 này bao trùm lên Little Saigon, nơi có rất đông người gốc Việt sinh sống. Bà Steel đã thành công với chiến dịch tranh cử chụp mũ ông Jay Chen là ‘cộng sản’. Dĩ nhiên là cựu sĩ quan hải quân Mỹ Jay Chen không thể nào là ‘cộng sản’, nhưng thủ đoạn của bà Steel đã rất thành công trong việc lấy lòng cử tri gốc Việt lớn tuổi ở đây. Vào năm 2018, bà Steel đã thắng một đối thủ người Mỹ da trắng một phần cũng nhờ chụp cho ông chiếc mũ ‘cộng sản’.
NGUỒN HÌNH ẢNH,MICHAEL BÙI
Chụp lại hình ảnh,
Bà Steel chụp mũ ông Jay Chan là cộng sản
Chiến thắng của ông Tri Ta, bà Janet Nguyen, bà Michelle Steel đưa đến một khả năng rất lý thú là những chính trị gia gốc Việt có khuynh hướng cấp tiến sẽ thắng ở những nơi đa dạng sắc tộc hơn, giống với nước Mỹ cấp tiến hơn. Tại những nơi tập trung đông cử tri gốc Việt lớn tuổi, họ khó thành công hơn. Tại Oregon, 5 ứng cử viên cấp tiến gốc Việt thắng lớn ở khu vực thành phố Portland, vùng đất nổi tiếng là cấp tiến từ thời phong trào hippy chống chiến tranh Việt Nam.
Bà Khanh Pham, một trong những ứng cử viên thắng tại bang Oregon, nói với một tờ báo địa phương sau khi thắng rằng đừng chỉ nhìn (5 người) qua lăng kính sắc tộc, mà họ là đại diện cho tất cả cư dân Oregon.
Nhưng không phải quan điểm không phân biệt sắc tộc đều được các ứng cử viên gốc Việt đưa ra. Tại San Jose, một ứng cử viên gốc Việt thắng cử một chức vụ nhỏ (nên không gây chú ý trên truyền thông). Chính tôi nghe ông ta đi vận động cử tri gốc Việt hai lần, lần nào cũng nói rằng nếu bà con người
Việt không bầu cho ông là người gốc Việt, thì người gốc Mexico sẽ lấy hết những lợi ích của thành phố. Không rõ ông này ứng cử dưới màu áo của đảng nào, nhưng ông được hai YouTubers người Việt nổi tiếng là MAGA ủng hộ (MAGA, khẩu hiệu Make America Great Again của ông cựu tổng thống Trump.)
Thế nhưng cấp tiến là gì mà những người Việt lớn tuổi không ưa?
Và tại sao họ lại bị đối thủ thuộc đảng Cộng hòa dán nhãn … cộng sản như vậy?
NGUỒN HÌNH ẢNH,MICHAEL BÙI
Có thể hiểu sơ lược rằng những người cấp tiến chống sở hữu súng, ủng hộ phá thai, ủng hộ tách trường học công cộng ra khỏi tôn giáo, ủng hộ một hệ thống phúc lợi công cộng giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội...
Những điều này không đi ngược lại với lợi ích của cộng đồng người Việt tại Mỹ, nhất là vấn đề phúc lợi xã hội, vì số người nghèo trong cộng đồng người Việt tại Mỹ, sống dựa vào sự trợ giúp xã hội là khá cao.
Nhiều người Việt cho rằng chính vì Quốc hội Hoa Kỳ do đảng Dân chủ kiểm soát đã không đồng ý tiếp tục viện trợ cho Việt Nam Cộng hòa, dẫn đến sự sụp đổ vào năm 1975, mà tuyệt đại đa số người Việt tại Mỹ có gốc gác từ những người tị nạn sau khi miền Nam Việt Nam sụp đổ.
Thế nhưng cũng có hai chuyện thực tế khác là vị tổng thống Mỹ quyết định đưa quân can thiệp vào Việt Nam là ông Lyndon Johnson thuộc đảng Dân chủ, và vị tổng thống chủ trương bình thường hóa quan hệ với Trung hoa lục địa cộng sản vào năm 1972 là ông Richard Nixon thuộc đảng Cộng hòa. Việc bình thường hóa này dẫn đến sự lỗi thời của thuyết domino, và vì thế vị trí tiền đồn chống cộng của Việt Nam Cộng hòa không còn quan trọng nữa.
Nhưng dù hiểu những sự kiện lịch sử như thế nào, thì cộng đồng người Việt tại Mỹ có tâm lý chống cộng rất mạnh, vì thế việc dán nhãn một đối thủ chính trị là cộng sản sẽ dễ dàng đánh đúng tâm lý của cử tri người Việt. Việc dán nhãn bất kể sự thực này hiện là một cách hành xử của đảng Cộng hòa hiện nay, mà nhà báo Jeremy W. Peters của tờ New York Times gọi là Dog-whistling, no apologies political culture (tạm dịch là văn hóa chính trị xấc xược).
Bà Sarah Pailin từng gọi ông Barack Obama là ‘khủng bố’, bà Marjorie Greene bảo ông Bill Gates “đốt rừng California bằng tia laser”, còn bà Michelle Steel hai lần bầu cử liên tục đều dán nhãn ‘cộng sản’ cho đối thủ, và đều thắng nhờ lá phiếu cử tri gốc Việt.
Hai tuần lễ sau bầu cử, tôi dự đám tang của một gia đình người Việt tại quận Marin, California. Đây là một quận được xem là cấp tiến bậc nhất California, cũng như miền bắc của tiểu bang này nói chung. Một người họ hàng của tang gia, khoảng 70 tuổi liên tục bàn chuyện chính trị.
Ông ủng hộ cựu tổng thống Trump một cách cuồng nhiệt và dĩ nhiên chống phe cấp tiến. Tôi và một người khác góp chuyện về những cuộc đình công do công đoàn tổ chức xảy ra vào ngày hôm đó, của nhân viên bệnh viện Sutter, và Cà phê Starbucks. Trước đó vài tháng là cuộc đình công kéo dài của công đoàn hãng lọc dầu Chevron. Ông ủng hộ ông Trump chụp lấy ngay: “Đó đó, đúng là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa California mà!”
Ý ông ấy nói rằng những chuyện đình công là do công đoàn giật dây, mà công đoàn tức là chống chủ nghĩa tư bản, mà chống như vậy tức là cộng sản rồi còn gì nữa. À, tôi nghĩ thầm, cũng có lý vì chả phái Karl Marx, Engels, các ông tổ chủ nghĩa cộng sản, đều ủng hộ công đoàn sao!
Thế nhưng, tôi nghĩ tiếp, tại năm quốc gia cộng sản còn lại trên thế giới là Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Lào, và Triều Tiên, đâu có...công đoàn nào tổ chức đình công như thế, vì công đoàn do nhà nước điều khiển thôi, chứ đâu phải là công đoàn của Sutter, Chevron, hay Starbucks. Nghịch lý này tuy thế khó được ông khách kia cùng những người như ông hiểu cho.
Bài thể hiện quan điểm riêng của ông Joaquin Nguyễn Hoà từ San Jose, California, Hoa Kỳ.
Tác giả,Joaquin Nguyễn Hòa
Vai trò,Gửi bài từ San Jose, Hoa Kỳ
26.11.2011
Sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, ngày 8/11/2022, khảo sát của hãng tin NBC cho biết là có 64% cử tri Mỹ gốc Á châu bầu cho các dân biểu hạ viện thuộc đảng Dân chủ, 66% bầu cho các thượng nghị sĩ đảng Dân chủ.
Tuyệt đại đa số những người theo khuynh hướng cấp tiến bầu cho đảng Dân chủ Mỹ hiện nay.
Điều này thấy khá rõ là trong các ứng cử viên gốc Việt thành công trong cuộc bầu cử năm nay, chỉ có vài người thuộc đảng Cộng hòa. Ông Tri Ta của đảng Cộng hòa thắng bà Diedre Thu-Ha Nguyen của đảng Dân chủ giành một ghế tại nghị viện tiểu bang Califfornia, và bà Janet Nguyen giữ được ghế tại thượng viện của tiểu California.
Trong khi đó các ứng cử viên gốc Việt thuộc đảng Dân chủ thắng nhiều nơi hơn, như bà Tram Nguyen, giữ được chiếc ghế ở nghị viện tiểu bang Massachusetts, bà Stephanie Nguyen thắng một ghế ở nghị viện California, đại diện một khu vực gần thủ phủ Sacramento, bà Rochelle Nguyen thắng một ghế ở nghị viện Nevada.
Điều đáng kể hơn cả. Làm thành một sự kiện mang ý nghĩa toàn quốc, đó là cùng một lúc có tới 5 người Mỹ gốc Việt, các ông bà Khanh Pham, Hoa Nguyen, Thuy Tran, Daniel Nguyen, và Hai Pham, đều thuộc khuynh hướng cấp tiến, thắng cử vào nghị viện bang Oregon. Họ làm nên một nhóm các nhà lập pháp gốc Việt lớn nhất trên toàn liên bang.
Thế nhưng thắng lợi của các ứng cử viên gốc Việt thuộc khuynh hướng cấp tiến không có nghĩa là khuynh hướng bầu cử của cử tri gốc Việt đã chuyển thành cấp tiến. Ở hai khu vực mà ông Tri Ta và bà Janet Nguyên, cả hai thuộc đảng Cộng hòa, thắng cử đều có rất đông cử tri gốc Việt. Thắng lợi của họ chắc chắn có sự góp sức to lớn của đồng hương.
NGUỒN HÌNH ẢNH,THÁI VŨ
Một xu thế đang hình thành
Theo phân tích của tờ New York Times, số ra trước ngày bầu cử, thì khối cử tri gốc Việt ở Mỹ đang chuyển sang khuynh hướng độc lập, hoặc nghiêng về đảng Dân chủ, nhưng có thể thấy sự chuyển hướng đó là từ từ.
Khuynh hướng bầu cho đảng Cộng hòa vẫn chiếm đa số ở các cử tri gốc Việt lớn tuổi, và họ là nhóm cư dân đông đúc tại nơi mà ông Tri Ta và Janet Nguyen thắng.
Điều này cũng có thể thấy rất rõ tại khu vực bầu cử số 45, California, cho một ghế dân biểu quốc hội liên bang. Tại đây, bà Michelle Steel, người Mỹ gốc Hàn là đại diện đảng Cộng hòa, tranh với ông Jay Chen, gốc Đài Loan, đại diện đảng Dân chủ.
Khu vực 45 này bao trùm lên Little Saigon, nơi có rất đông người gốc Việt sinh sống. Bà Steel đã thành công với chiến dịch tranh cử chụp mũ ông Jay Chen là ‘cộng sản’. Dĩ nhiên là cựu sĩ quan hải quân Mỹ Jay Chen không thể nào là ‘cộng sản’, nhưng thủ đoạn của bà Steel đã rất thành công trong việc lấy lòng cử tri gốc Việt lớn tuổi ở đây. Vào năm 2018, bà Steel đã thắng một đối thủ người Mỹ da trắng một phần cũng nhờ chụp cho ông chiếc mũ ‘cộng sản’.
NGUỒN HÌNH ẢNH,MICHAEL BÙI
Chụp lại hình ảnh,
Bà Steel chụp mũ ông Jay Chan là cộng sản
Chiến thắng của ông Tri Ta, bà Janet Nguyen, bà Michelle Steel đưa đến một khả năng rất lý thú là những chính trị gia gốc Việt có khuynh hướng cấp tiến sẽ thắng ở những nơi đa dạng sắc tộc hơn, giống với nước Mỹ cấp tiến hơn. Tại những nơi tập trung đông cử tri gốc Việt lớn tuổi, họ khó thành công hơn. Tại Oregon, 5 ứng cử viên cấp tiến gốc Việt thắng lớn ở khu vực thành phố Portland, vùng đất nổi tiếng là cấp tiến từ thời phong trào hippy chống chiến tranh Việt Nam.
Bà Khanh Pham, một trong những ứng cử viên thắng tại bang Oregon, nói với một tờ báo địa phương sau khi thắng rằng đừng chỉ nhìn (5 người) qua lăng kính sắc tộc, mà họ là đại diện cho tất cả cư dân Oregon.
Nhưng không phải quan điểm không phân biệt sắc tộc đều được các ứng cử viên gốc Việt đưa ra. Tại San Jose, một ứng cử viên gốc Việt thắng cử một chức vụ nhỏ (nên không gây chú ý trên truyền thông). Chính tôi nghe ông ta đi vận động cử tri gốc Việt hai lần, lần nào cũng nói rằng nếu bà con người
Việt không bầu cho ông là người gốc Việt, thì người gốc Mexico sẽ lấy hết những lợi ích của thành phố. Không rõ ông này ứng cử dưới màu áo của đảng nào, nhưng ông được hai YouTubers người Việt nổi tiếng là MAGA ủng hộ (MAGA, khẩu hiệu Make America Great Again của ông cựu tổng thống Trump.)
Thế nhưng cấp tiến là gì mà những người Việt lớn tuổi không ưa?
Và tại sao họ lại bị đối thủ thuộc đảng Cộng hòa dán nhãn … cộng sản như vậy?
NGUỒN HÌNH ẢNH,MICHAEL BÙI
Có thể hiểu sơ lược rằng những người cấp tiến chống sở hữu súng, ủng hộ phá thai, ủng hộ tách trường học công cộng ra khỏi tôn giáo, ủng hộ một hệ thống phúc lợi công cộng giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội...
Những điều này không đi ngược lại với lợi ích của cộng đồng người Việt tại Mỹ, nhất là vấn đề phúc lợi xã hội, vì số người nghèo trong cộng đồng người Việt tại Mỹ, sống dựa vào sự trợ giúp xã hội là khá cao.
Nhiều người Việt cho rằng chính vì Quốc hội Hoa Kỳ do đảng Dân chủ kiểm soát đã không đồng ý tiếp tục viện trợ cho Việt Nam Cộng hòa, dẫn đến sự sụp đổ vào năm 1975, mà tuyệt đại đa số người Việt tại Mỹ có gốc gác từ những người tị nạn sau khi miền Nam Việt Nam sụp đổ.
Thế nhưng cũng có hai chuyện thực tế khác là vị tổng thống Mỹ quyết định đưa quân can thiệp vào Việt Nam là ông Lyndon Johnson thuộc đảng Dân chủ, và vị tổng thống chủ trương bình thường hóa quan hệ với Trung hoa lục địa cộng sản vào năm 1972 là ông Richard Nixon thuộc đảng Cộng hòa. Việc bình thường hóa này dẫn đến sự lỗi thời của thuyết domino, và vì thế vị trí tiền đồn chống cộng của Việt Nam Cộng hòa không còn quan trọng nữa.
Nhưng dù hiểu những sự kiện lịch sử như thế nào, thì cộng đồng người Việt tại Mỹ có tâm lý chống cộng rất mạnh, vì thế việc dán nhãn một đối thủ chính trị là cộng sản sẽ dễ dàng đánh đúng tâm lý của cử tri người Việt. Việc dán nhãn bất kể sự thực này hiện là một cách hành xử của đảng Cộng hòa hiện nay, mà nhà báo Jeremy W. Peters của tờ New York Times gọi là Dog-whistling, no apologies political culture (tạm dịch là văn hóa chính trị xấc xược).
Bà Sarah Pailin từng gọi ông Barack Obama là ‘khủng bố’, bà Marjorie Greene bảo ông Bill Gates “đốt rừng California bằng tia laser”, còn bà Michelle Steel hai lần bầu cử liên tục đều dán nhãn ‘cộng sản’ cho đối thủ, và đều thắng nhờ lá phiếu cử tri gốc Việt.
Hai tuần lễ sau bầu cử, tôi dự đám tang của một gia đình người Việt tại quận Marin, California. Đây là một quận được xem là cấp tiến bậc nhất California, cũng như miền bắc của tiểu bang này nói chung. Một người họ hàng của tang gia, khoảng 70 tuổi liên tục bàn chuyện chính trị.
Ông ủng hộ cựu tổng thống Trump một cách cuồng nhiệt và dĩ nhiên chống phe cấp tiến. Tôi và một người khác góp chuyện về những cuộc đình công do công đoàn tổ chức xảy ra vào ngày hôm đó, của nhân viên bệnh viện Sutter, và Cà phê Starbucks. Trước đó vài tháng là cuộc đình công kéo dài của công đoàn hãng lọc dầu Chevron. Ông ủng hộ ông Trump chụp lấy ngay: “Đó đó, đúng là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa California mà!”
Ý ông ấy nói rằng những chuyện đình công là do công đoàn giật dây, mà công đoàn tức là chống chủ nghĩa tư bản, mà chống như vậy tức là cộng sản rồi còn gì nữa. À, tôi nghĩ thầm, cũng có lý vì chả phái Karl Marx, Engels, các ông tổ chủ nghĩa cộng sản, đều ủng hộ công đoàn sao!
Thế nhưng, tôi nghĩ tiếp, tại năm quốc gia cộng sản còn lại trên thế giới là Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Lào, và Triều Tiên, đâu có...công đoàn nào tổ chức đình công như thế, vì công đoàn do nhà nước điều khiển thôi, chứ đâu phải là công đoàn của Sutter, Chevron, hay Starbucks. Nghịch lý này tuy thế khó được ông khách kia cùng những người như ông hiểu cho.
Bài thể hiện quan điểm riêng của ông Joaquin Nguyễn Hoà từ San Jose, California, Hoa Kỳ.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Page 1 of 3 • 1, 2, 3
Similar topics
» Mỹ Texas Dallas: Bắn chết 8 người, làm 7 người bị thương trong đó 3 người bị thương rất nặng, rồi bị 1 cảnh sát bắn chết
» Amok ở Prag Tiệp Khắc, sinh viên Sử giết cha, 15 người và làm 24 người bị thương sau đó tự sát
» Người tâm thần lừa $34 triệu đô những người bình thường
» xoay qua xoay lại gần tới Thanksgiving rồi
» Cờ vàng: Biểu tượng của những người da vàng thượng đẳng ủng hộ Trump
» Amok ở Prag Tiệp Khắc, sinh viên Sử giết cha, 15 người và làm 24 người bị thương sau đó tự sát
» Người tâm thần lừa $34 triệu đô những người bình thường
» xoay qua xoay lại gần tới Thanksgiving rồi
» Cờ vàng: Biểu tượng của những người da vàng thượng đẳng ủng hộ Trump
Page 1 of 3
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum