Người chết còn không tha nói chi người sống
Page 1 of 1 • Share
Người chết còn không tha nói chi người sống
Miếu thờ "Người ở lại Charlie" bị phá huỷ trong dịp Tết Nguyên Đán
Miếu thờ Trung tá VNCH Nguyễn Đình Bảo bị đập phá
Một ngôi miếu được cho là thờ cố Trung tá Nguyễn Đình Bảo của Quân lực Việt Nam Cộng hoà (VNCH) trên đồi Charlie, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum, nghi bị phá hoại ngay dịp Tết Nguyên đán trong khi Nhà nước Việt Nam kêu gọi hoà giải dân tộc để xây dựng đất nước.
Trung tá Bảo là tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 11 nhảy dù, người bỏ thân xác lại ở đỉnh đồi Charlie cùng với các chiến hữu của mình năm 1972 và được nhạc sĩ Trần Thiện Thanh tưởng nhớ trong ca khúc nổi tiếng "Người ở lại Charlie."
Theo video clip của Facebooker Lina Nguyen (người Úc gốc Việt) đến viếng miếu vào ngày 28/1 (mùng 7 Tết Quý Mão), ngôi miếu đơn sơ nằm giữa ngọn đồi bị đập phá thành những mảnh vỡ nằm ngổn ngang, bên cạnh đó bàn thờ Phật còn nguyên.
Người ta vẫn còn nhận ra tấm đá có in huy hiệu của Binh chủng Nhảy dù Việt Nam Cộng hòa với con đại bàng sải cánh và cánh dù phía đằng sau, cùng với dòng chữ "VỊ QUỐC VONG THÂN."
Không rõ miếu thờ bị phá hoại từ khi nào nhưng vào ngày 06/1, Facebooker “Ngọc Thúy Bitin’s” cùng một nhóm du khách đi viếng đồi Charlie và tấm ảnh chụp lưu niệm khi đó cho thấy miếu thờ nêu trên vẫn còn nguyên vẹn.
Facebooker Lina Nguyen trong video của mình, cho biết bà phải nhờ người dùng xe máy chở bà với quãng đường dài khoảng 15 km đường đèo đến nơi ngôi miếu toạ lạc, đường đi hiểm trở, phần lớn quãng đường người lái xe máy chỉ có thể đi xe số một.
Do đường xá khó khăn như vậy nên bà loại trừ khả năng miếu bị đập phá bởi trẻ con, bà nghi ngờ “có một bàn tay phá hoại” trong việc phá miếu thờ.
Bình luận về việc miếu thờ Charlie bị đập bỏ, cựu tù nhân chính trị - nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình cho rằng có hai khả năng: hoặc miếu bị phá huỷ bởi cá nhân hay nhóm nào đó không liên quan đến chính quyền, hoặc do chính quyền Việt Nam chủ trương phá bỏ.
Ông nói với Đài Á Châu Tự Do vào ngày 07/2:
“Nếu đây là chủ trương của nhà cầm quyền, thực sự nó không đáng để họ làm cái điều này… Việc họ phá hoại ngôi miếu này, nếu có, đó rất là tồi bại, không có tính nhân bản của một thể chế đang cầm quyền.
Nếu có cái sự rắp tâm để phá huỷ cái miếu này từ phía nhà cầm quyền cộng sản thì đây là một vết nhơ, cái hoà hợp hoà giải dân tộc chỉ là trên môi miệng.”
Còn nếu việc đập phá không phải là chủ trương, chính quyền cần để cho người dân xây lại miếu thờ, cựu tù nhân lương tâm này nói.
Phóng viên có gọi điện và gửi email cho Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân và Chánh văn phòng UBND huyện Sa Thầy nhưng chưa nhận được phản hồi.
Ông Đặng Hoàng Nam, Chủ tịch UBND huyện Đắk Tô bác bỏ việc miếu bị đập phá. Ông nói qua điện thoại:
“Cái này không có đâu. Làm gì trên đó mà ai đập phá. Đường lên xuống đồi đó khó nên ai lên đó đâu mà đập phá. Tôi không có thông tin về việc này (đập phá- PV). Có gì tôi kiểm tra và thông tin lại.”
Trong một bài viết đăng trên tạp chí Sài Gòn Nhỏ vào cuối năm 2020, nhạc sĩ Tuấn Khanh cùng một nhóm bạn lên viếng thăm miếu "ông Bảo". Theo ông, hai căn cứ Charlie và Delta có vị trí chiến lược, là tuyến phòng thủ và quan sát khu vực ngã ba Đông Dương.
Nơi đây còn là vùng bảo vệ cho sân bay quân sự Phượng Hoàng và bản doanh Bộ Tư lệnh Hành quân Sư đoàn 22 Bộ binh ở Tân Cảng của miền Nam.
Việc đặt Tiểu đoàn 11 Nhảy dù Hòa trấn giữ ở đồi Charlie là một sự khó chịu vô cùng đối với quân đội Bắc Việt, vì mọi cuộc chuyển quân ở ngã ba Đông Dương hay từ Bắc vào, qua ngã này, đều có thể bị phát hiện. Cho nên, trong cuộc tổng tiến công năm 1972, đồi Charlie là mục tiêu cần phải bị xóa sổ.
Theo đó, quân đội Bắc Việt đã sử dụng khoảng 7.000 quân của Sư đoàn 320 để đối phó với khoảng 600 quân VNCH dưới sự chỉ huy của Trung tá Bảo. Sau bốn ngày chiến tranh, quân VNCH hết đạn và lương thực nên buộc phải rút lui, nhường đường cho tốp máy bay B-52 bỏ bom hủy diệt toàn bộ Sư đoàn 320 của quân đội Bắc Việt đang tràn lên đây.
Charlie phút chốc thành bình địa, kể cả những bộ đội từ Bắc vào, cho đến những thân xác còn nằm lại của quân nhân Việt Nam Cộng hòa. Trong trận chiến này, theo nhà văn Phan Nhật Nam cả hai bên thiệt hại rất nhiều quân, tổng cộng khoảng 4.000-5.000 quân, trong đó có 400 lính VNCH.
Sau năm 1975, chính quyền Việt Nam coi Đồi Charlie là di tích lịch sử Điểm cao 1015 thuộc địa phận của xã Rờ Kơi (huyện Sa Thầy) và xã Pô Cô (huyện Đăk Tô).
Theo thông tin từ trang web của chính quyền huyện Sa Thầy, cùng với Delta (Điểm cao 1049), Charlie là “những mắt xích trọng yếu của tuyến phòng thủ bảo vệ thị xã Kon Tum và các căn cứ Đăk Tô - Tân Cảnh, Plei Kần và Plei Kleng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước” và xoá bỏ hai căn cứ này của VNCH “có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, phá vỡ tuyến phòng thủ phía Tây sông Pô Kô của địch, đánh bại âm mưu ngăn chặn của chúng, tạo thế phát triển cho toàn Chiến dịch tiến đến giải phóng căn cứ E42 (Đăk Tô - Tân Cảnh) ngày 24/4/1972.”
Năm 2018, Ban Liên lạc truyền thống Đại đoàn Đồng bằng - Sư đoàn 320 của Quân đội nhân dân Việt Nam xây dựng hai Nhà bia tưởng niệm bề thế tại Điểm cao 1015 và 1049, trong khi đó người dân từ lâu âm thầm lập ngôi miếu nhỏ tưởng niệm cố Đại tá Bảo và những chiến hữu ngã xuống nơi đây.
Miếu này không đề tên ai, chỉ có dòng chữ “Vị quốc vong thân” nhưng những người muốn đến thắp hương cho phía VNCH đều tìm được đúng địa điểm cần.
Miếu thờ Trung tá VNCH Nguyễn Đình Bảo bị đập phá
Một ngôi miếu được cho là thờ cố Trung tá Nguyễn Đình Bảo của Quân lực Việt Nam Cộng hoà (VNCH) trên đồi Charlie, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum, nghi bị phá hoại ngay dịp Tết Nguyên đán trong khi Nhà nước Việt Nam kêu gọi hoà giải dân tộc để xây dựng đất nước.
Trung tá Bảo là tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 11 nhảy dù, người bỏ thân xác lại ở đỉnh đồi Charlie cùng với các chiến hữu của mình năm 1972 và được nhạc sĩ Trần Thiện Thanh tưởng nhớ trong ca khúc nổi tiếng "Người ở lại Charlie."
Theo video clip của Facebooker Lina Nguyen (người Úc gốc Việt) đến viếng miếu vào ngày 28/1 (mùng 7 Tết Quý Mão), ngôi miếu đơn sơ nằm giữa ngọn đồi bị đập phá thành những mảnh vỡ nằm ngổn ngang, bên cạnh đó bàn thờ Phật còn nguyên.
Người ta vẫn còn nhận ra tấm đá có in huy hiệu của Binh chủng Nhảy dù Việt Nam Cộng hòa với con đại bàng sải cánh và cánh dù phía đằng sau, cùng với dòng chữ "VỊ QUỐC VONG THÂN."
Không rõ miếu thờ bị phá hoại từ khi nào nhưng vào ngày 06/1, Facebooker “Ngọc Thúy Bitin’s” cùng một nhóm du khách đi viếng đồi Charlie và tấm ảnh chụp lưu niệm khi đó cho thấy miếu thờ nêu trên vẫn còn nguyên vẹn.
Facebooker Lina Nguyen trong video của mình, cho biết bà phải nhờ người dùng xe máy chở bà với quãng đường dài khoảng 15 km đường đèo đến nơi ngôi miếu toạ lạc, đường đi hiểm trở, phần lớn quãng đường người lái xe máy chỉ có thể đi xe số một.
Do đường xá khó khăn như vậy nên bà loại trừ khả năng miếu bị đập phá bởi trẻ con, bà nghi ngờ “có một bàn tay phá hoại” trong việc phá miếu thờ.
Bình luận về việc miếu thờ Charlie bị đập bỏ, cựu tù nhân chính trị - nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình cho rằng có hai khả năng: hoặc miếu bị phá huỷ bởi cá nhân hay nhóm nào đó không liên quan đến chính quyền, hoặc do chính quyền Việt Nam chủ trương phá bỏ.
Ông nói với Đài Á Châu Tự Do vào ngày 07/2:
“Nếu đây là chủ trương của nhà cầm quyền, thực sự nó không đáng để họ làm cái điều này… Việc họ phá hoại ngôi miếu này, nếu có, đó rất là tồi bại, không có tính nhân bản của một thể chế đang cầm quyền.
Nếu có cái sự rắp tâm để phá huỷ cái miếu này từ phía nhà cầm quyền cộng sản thì đây là một vết nhơ, cái hoà hợp hoà giải dân tộc chỉ là trên môi miệng.”
Còn nếu việc đập phá không phải là chủ trương, chính quyền cần để cho người dân xây lại miếu thờ, cựu tù nhân lương tâm này nói.
Phóng viên có gọi điện và gửi email cho Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân và Chánh văn phòng UBND huyện Sa Thầy nhưng chưa nhận được phản hồi.
Ông Đặng Hoàng Nam, Chủ tịch UBND huyện Đắk Tô bác bỏ việc miếu bị đập phá. Ông nói qua điện thoại:
“Cái này không có đâu. Làm gì trên đó mà ai đập phá. Đường lên xuống đồi đó khó nên ai lên đó đâu mà đập phá. Tôi không có thông tin về việc này (đập phá- PV). Có gì tôi kiểm tra và thông tin lại.”
Trong một bài viết đăng trên tạp chí Sài Gòn Nhỏ vào cuối năm 2020, nhạc sĩ Tuấn Khanh cùng một nhóm bạn lên viếng thăm miếu "ông Bảo". Theo ông, hai căn cứ Charlie và Delta có vị trí chiến lược, là tuyến phòng thủ và quan sát khu vực ngã ba Đông Dương.
Nơi đây còn là vùng bảo vệ cho sân bay quân sự Phượng Hoàng và bản doanh Bộ Tư lệnh Hành quân Sư đoàn 22 Bộ binh ở Tân Cảng của miền Nam.
Việc đặt Tiểu đoàn 11 Nhảy dù Hòa trấn giữ ở đồi Charlie là một sự khó chịu vô cùng đối với quân đội Bắc Việt, vì mọi cuộc chuyển quân ở ngã ba Đông Dương hay từ Bắc vào, qua ngã này, đều có thể bị phát hiện. Cho nên, trong cuộc tổng tiến công năm 1972, đồi Charlie là mục tiêu cần phải bị xóa sổ.
Theo đó, quân đội Bắc Việt đã sử dụng khoảng 7.000 quân của Sư đoàn 320 để đối phó với khoảng 600 quân VNCH dưới sự chỉ huy của Trung tá Bảo. Sau bốn ngày chiến tranh, quân VNCH hết đạn và lương thực nên buộc phải rút lui, nhường đường cho tốp máy bay B-52 bỏ bom hủy diệt toàn bộ Sư đoàn 320 của quân đội Bắc Việt đang tràn lên đây.
Charlie phút chốc thành bình địa, kể cả những bộ đội từ Bắc vào, cho đến những thân xác còn nằm lại của quân nhân Việt Nam Cộng hòa. Trong trận chiến này, theo nhà văn Phan Nhật Nam cả hai bên thiệt hại rất nhiều quân, tổng cộng khoảng 4.000-5.000 quân, trong đó có 400 lính VNCH.
Sau năm 1975, chính quyền Việt Nam coi Đồi Charlie là di tích lịch sử Điểm cao 1015 thuộc địa phận của xã Rờ Kơi (huyện Sa Thầy) và xã Pô Cô (huyện Đăk Tô).
Theo thông tin từ trang web của chính quyền huyện Sa Thầy, cùng với Delta (Điểm cao 1049), Charlie là “những mắt xích trọng yếu của tuyến phòng thủ bảo vệ thị xã Kon Tum và các căn cứ Đăk Tô - Tân Cảnh, Plei Kần và Plei Kleng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước” và xoá bỏ hai căn cứ này của VNCH “có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, phá vỡ tuyến phòng thủ phía Tây sông Pô Kô của địch, đánh bại âm mưu ngăn chặn của chúng, tạo thế phát triển cho toàn Chiến dịch tiến đến giải phóng căn cứ E42 (Đăk Tô - Tân Cảnh) ngày 24/4/1972.”
Năm 2018, Ban Liên lạc truyền thống Đại đoàn Đồng bằng - Sư đoàn 320 của Quân đội nhân dân Việt Nam xây dựng hai Nhà bia tưởng niệm bề thế tại Điểm cao 1015 và 1049, trong khi đó người dân từ lâu âm thầm lập ngôi miếu nhỏ tưởng niệm cố Đại tá Bảo và những chiến hữu ngã xuống nơi đây.
Miếu này không đề tên ai, chỉ có dòng chữ “Vị quốc vong thân” nhưng những người muốn đến thắp hương cho phía VNCH đều tìm được đúng địa điểm cần.
_________________
8DonCo
Similar topics
» Mỹ Texas Dallas: Bắn chết 8 người, làm 7 người bị thương trong đó 3 người bị thương rất nặng, rồi bị 1 cảnh sát bắn chết
» Con trai Giuliani: Mọi người không muốn sống ở Mỹ
» Một người chết rồi đi về đâu ?
» Thảm họa Itaewon: Người dân phản đối, đòi công lý cho người chết
» Người đẹp chết oan
» Con trai Giuliani: Mọi người không muốn sống ở Mỹ
» Một người chết rồi đi về đâu ?
» Thảm họa Itaewon: Người dân phản đối, đòi công lý cho người chết
» Người đẹp chết oan
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum