Chúng ta đã có thể ngăn chặn được cuộc chiến tranh Iraq'
Page 1 of 1 • Share
Chúng ta đã có thể ngăn chặn được cuộc chiến tranh Iraq'
Chúng ta đã có thể ngăn chặn được cuộc chiến tranh Iraq'
Ông Jose Mauricio Bustani vào năm 2010NGUỒN HÌNH ẢNH,BRAZILIAN FOREIGN MINISTRY
Chụp lại hình ảnh,
Cựu Đại sứ Brazil tại Anh và Pháp, ông Jose Mauricio Bustani đã bị buộc rời khỏi chức vụ người đứng đầu Tổ chức Cấm Vũ khí hóa học (OPCW) vào năm 2002
Tác giả,Fernando Duarte
Vai trò,BBC World Service
Twitter,@fernando_duarte
19 tháng 3 2023, 10:04 +07
Ông Jose Mauricio Bustani chưa thể vượt qua quãng thời gian khó khăn đó. 20 năm sau cuộc chiến tranh Iraq, cựu quan chức ngoại giao Brazil, 77 tuổi, vẫn bị ám ảnh về vai trò mà ông tin rằng đã có thể ngăn chặn được cuộc xung đột xảy ra.
“Cảm giác của tôi không hề thay đổi trong 20 năm qua,” ông Bustani nói với BBC.
“Đã xảy ra một cuộc chiến tranh vô ích khiến một số lượng lớn người thiệt mạng cho cả đôi bên và điều duy nhất mà cuộc xung đột này minh chứng là bạn có thể thao túng một xã hội quốc tế chỉ thuần túy bằng vũ lực,” ông nói thêm.
Cựu quan chức ngoại giao của Brazil từng là những nhân vật chính trong một chương lịch sử đáng tranh cãi nhất – mặc dù bị lãng quên – đó là thời gian trước khi xảy ra cuộc chiến tranh Iraq. Vào tháng 04/2002, ông ấy đã bị sa thải khỏi vị trí Tổng Giám đốc Tổ chức Cấm Vũ khí hóa học (OPCW) theo sau quá trình vận động hành lang mạnh mẽ từ Washington.
Cuộc tìm kiếm các vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iraq đã 'vỡ vụn' như thế nào?
OPCW đoạt giải Nobel Hòa bình
Lời hứa từ Baghdad
Ông Bustani vào thời điểm đó đã cố gắng thuyết phục Iraq tham gia OPCW, theo đó, một hiệp ước sẽ mang tính ràng buộc chế độ của Saddam Hussein sẽ cho phép các điều tra viên được tiếp cận hoàn toàn đối với bất kỳ loại vũ khí hóa học nào mà họ mong muốn.
Các tuyên bố rằng Saddam có “kho” vũ khí như vậy là lý do chính cho cuộc chiến tranh mà chính quyền Tổng thống George W. Bush đưa ra nhằm biện minh cho hành động xâm lược quốc gia Trung Đông này.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Ông Bustani nói với BBC là OPCW có "đủ thông tin tình báo" rằng các vũ khí hóa học của Iraq đã bị phá hủy sau Chiến tranh Vùng Vịnh (xảy ra từ năm 1990 đến 1991)
"Tôi đã nhận được một lá thư từ chính phủ Iraq vào cuối năm 2001, theo đó họ nói đã 'sẵn sàng' chấp nhận việc Tổ chức Cấm Vũ khí hóa học (OPCW) tiến hành điều tra tại quốc gia mình," cựu quan chức ngoại giao Brazil nhớ lại.
"Đây là thời khắc thật hạnh phúc cho tôi, nhưng người Mỹ không thích tin tức này chút nào."
Quá trình liên lạc với Baghdad chỉ diễn ra một thời gian ngắn sau Thông điệp Liên bang đáng nhớ của Tổng thống Bush vào tháng 01/2022, lần đầu tiên sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11/09.
Trong bài phát biểu, ông Bush đã nhắc đến Iran, Iraq và Bắc Hàn là “trục ma quỷ” và cáo buộc chính quyền của ông Saddam có âm mưu phát triển vũ khí hóa học và hạt nhân.
Ông Bustani, người đã phụ trách cơ quan OPCW kể từ năm 1997 và đắc cử nhiệm kỳ thứ hai vào năm 2000, nói với BBC là cơ quan này có "đủ thông tin tình báo" rằng các vũ khí hóa học của Iraq đã bị phá hủy sau Chiến tranh Vùng Vịnh từ năm 1990 đến 1991 và quốc gia này "không có đủ năng lực" để lắp đầy kho vũ khí vì phải gánh chịu các lệnh trừng phạt nặng nề sau cuộc xung đột đó.
"Tôi tin là Washington đã có sẵn kế hoạch phục thù cho cuộc tấn công khủng bố ngày 11/09 khi họ tin rằng Saddam có can dự. Ngay sau khi tôi nói với họ về Iraq, chiến dịch nhằm lật đổ tôi bắt đầu."
Washington 'quay 180 độ'
Chính phủ Mỹ đã phàn nàn về "cách quản lý" của ông ấy, và sau đó thêm vào các cáo buộc về "sai phạm trong quản lý tài chính", "thiên lệch" và "những ý tưởng bị cân nhắc kém". Đây là một sự thay đổi nghiêm trọng từ lời khen mà ông ấy đã nhận được từ Ngoại trưởng Mỹ khi đó là ông Colin Powell, người vào năm 2001 đã viết thư cảm ơn ông Bustani về công việc "rất ấn tượng" của ông ấy.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Cách tiếp cận của ông Bustani về Iraq đã không diễn ra tốt đẹp dưới thời của chính quyền Tổng thống Bush
Là quốc gia đóng góp chính cho ngân sách của OPCW, Mỹ đã đe dọa rút nguồn tài trợ của mình cho cơ quan này.
Vào ngày 21/04, theo yêu cầu của Mỹ, một cuộc họp đặc biệt đã diễn ra, quyết định số phận của cựu quan chức ngoại giao người Brazil với phiên bỏ phiếu đặc biệt: 48 quốc gia bỏ phiếu thuận để ông ấy bị cách chức, 7 phiếu chống và 43 phiếu trắng.
“Một số quốc gia đã quan ngại về cách quản lý của ông ấy trong một khoảng thời gian, và tất cả chúng tôi quyết định thuyết phục ông ấy lặng lẽ ra đi và tìm một lối thoát thích hợp. Ông ấy đã chọn không thực hiện điều đó,” một quan chức Mỹ nói với tờ Washington Post vào ngày 23/04.
Một bài báo tương tự cũng nêu chương lịch sử này "đã đánh dấu một chiến dịch công khai cay đắng nhất của nước Mỹ trong việc ép một quan chức quốc tế cấp cao từ chức, kể từ khi chính quyền Tổng thống Clinton ngăn chặn việc Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Boutros Boutros Ghali được bầu lại".
Chiến thắng với giá quá đắt
Trong 5 năm tại nhiệm, ông Bustani đã phụ trách việc mở rộng OPCW từ 87 lên 145 quốc gia thành viên cùng việc phá hủy phần lớn các cơ sở vũ khí hóa học của thế giới, như BBC đã đưa tin vào thời điểm đó. Sau đó ông ấy đã đảm nhận chức vụ Đại sứ Brazil ở Anh và Pháp, và về hưu vào năm 2015.
"Anh Quốc là một trong những quốc gia bỏ phiếu thuận cho việc tôi bị sa thải tại OPCW, nhưng thời gian tôi ở đó không kỳ quặc như người ta có thể tưởng tượng," cựu viên chức ngoại giao đùa.
Ông ấy đã thắng trong vụ kiện OPCW vì đã sa thải không công bằng do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), một cơ quan của Liên Hiệp Quốc làm trọng tài. Ông Bustani đã đóng góp toàn bộ số tiền được bồi thường vào ngân sách của OPCW.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Sau khi bị cách chức tại OPCW, ông Bustani đã đảm nhận chức vụ Đại sứ Brazil ở Anh và Pháp, và về hưu vào năm 2015
Nhưng chiến thắng đó không khiến cựu quan chức Brazil thấy thỏa mãn – cũng như việc liên tục thiếu bằng chứng cho bất kỳ loại vũ khí hủy diệt hàng loạt nào ở Iraq vào thời điểm xảy ra cuộc xung đột.
“Điều này không mang lại cho tôi sự an ủi nào. 20 năm sau, tôi vẫn còn mang nỗi buồn là một cuộc chiến tranh không cần thiết, tác động đến toàn cầu đã xảy ra,” ông Bustani nói.
“Lẽ ra tôi nên được chứng minh là tôi đã đúng và tránh được cuộc xung đột. Và tôi vẫn tin điều đó lẽ ra có thể làm được.”
Ông Jose Mauricio Bustani vào năm 2010NGUỒN HÌNH ẢNH,BRAZILIAN FOREIGN MINISTRY
Chụp lại hình ảnh,
Cựu Đại sứ Brazil tại Anh và Pháp, ông Jose Mauricio Bustani đã bị buộc rời khỏi chức vụ người đứng đầu Tổ chức Cấm Vũ khí hóa học (OPCW) vào năm 2002
Tác giả,Fernando Duarte
Vai trò,BBC World Service
Twitter,@fernando_duarte
19 tháng 3 2023, 10:04 +07
Ông Jose Mauricio Bustani chưa thể vượt qua quãng thời gian khó khăn đó. 20 năm sau cuộc chiến tranh Iraq, cựu quan chức ngoại giao Brazil, 77 tuổi, vẫn bị ám ảnh về vai trò mà ông tin rằng đã có thể ngăn chặn được cuộc xung đột xảy ra.
“Cảm giác của tôi không hề thay đổi trong 20 năm qua,” ông Bustani nói với BBC.
“Đã xảy ra một cuộc chiến tranh vô ích khiến một số lượng lớn người thiệt mạng cho cả đôi bên và điều duy nhất mà cuộc xung đột này minh chứng là bạn có thể thao túng một xã hội quốc tế chỉ thuần túy bằng vũ lực,” ông nói thêm.
Cựu quan chức ngoại giao của Brazil từng là những nhân vật chính trong một chương lịch sử đáng tranh cãi nhất – mặc dù bị lãng quên – đó là thời gian trước khi xảy ra cuộc chiến tranh Iraq. Vào tháng 04/2002, ông ấy đã bị sa thải khỏi vị trí Tổng Giám đốc Tổ chức Cấm Vũ khí hóa học (OPCW) theo sau quá trình vận động hành lang mạnh mẽ từ Washington.
Cuộc tìm kiếm các vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iraq đã 'vỡ vụn' như thế nào?
OPCW đoạt giải Nobel Hòa bình
Lời hứa từ Baghdad
Ông Bustani vào thời điểm đó đã cố gắng thuyết phục Iraq tham gia OPCW, theo đó, một hiệp ước sẽ mang tính ràng buộc chế độ của Saddam Hussein sẽ cho phép các điều tra viên được tiếp cận hoàn toàn đối với bất kỳ loại vũ khí hóa học nào mà họ mong muốn.
Các tuyên bố rằng Saddam có “kho” vũ khí như vậy là lý do chính cho cuộc chiến tranh mà chính quyền Tổng thống George W. Bush đưa ra nhằm biện minh cho hành động xâm lược quốc gia Trung Đông này.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Ông Bustani nói với BBC là OPCW có "đủ thông tin tình báo" rằng các vũ khí hóa học của Iraq đã bị phá hủy sau Chiến tranh Vùng Vịnh (xảy ra từ năm 1990 đến 1991)
"Tôi đã nhận được một lá thư từ chính phủ Iraq vào cuối năm 2001, theo đó họ nói đã 'sẵn sàng' chấp nhận việc Tổ chức Cấm Vũ khí hóa học (OPCW) tiến hành điều tra tại quốc gia mình," cựu quan chức ngoại giao Brazil nhớ lại.
"Đây là thời khắc thật hạnh phúc cho tôi, nhưng người Mỹ không thích tin tức này chút nào."
Quá trình liên lạc với Baghdad chỉ diễn ra một thời gian ngắn sau Thông điệp Liên bang đáng nhớ của Tổng thống Bush vào tháng 01/2022, lần đầu tiên sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11/09.
Trong bài phát biểu, ông Bush đã nhắc đến Iran, Iraq và Bắc Hàn là “trục ma quỷ” và cáo buộc chính quyền của ông Saddam có âm mưu phát triển vũ khí hóa học và hạt nhân.
Ông Bustani, người đã phụ trách cơ quan OPCW kể từ năm 1997 và đắc cử nhiệm kỳ thứ hai vào năm 2000, nói với BBC là cơ quan này có "đủ thông tin tình báo" rằng các vũ khí hóa học của Iraq đã bị phá hủy sau Chiến tranh Vùng Vịnh từ năm 1990 đến 1991 và quốc gia này "không có đủ năng lực" để lắp đầy kho vũ khí vì phải gánh chịu các lệnh trừng phạt nặng nề sau cuộc xung đột đó.
"Tôi tin là Washington đã có sẵn kế hoạch phục thù cho cuộc tấn công khủng bố ngày 11/09 khi họ tin rằng Saddam có can dự. Ngay sau khi tôi nói với họ về Iraq, chiến dịch nhằm lật đổ tôi bắt đầu."
Washington 'quay 180 độ'
Chính phủ Mỹ đã phàn nàn về "cách quản lý" của ông ấy, và sau đó thêm vào các cáo buộc về "sai phạm trong quản lý tài chính", "thiên lệch" và "những ý tưởng bị cân nhắc kém". Đây là một sự thay đổi nghiêm trọng từ lời khen mà ông ấy đã nhận được từ Ngoại trưởng Mỹ khi đó là ông Colin Powell, người vào năm 2001 đã viết thư cảm ơn ông Bustani về công việc "rất ấn tượng" của ông ấy.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Cách tiếp cận của ông Bustani về Iraq đã không diễn ra tốt đẹp dưới thời của chính quyền Tổng thống Bush
Là quốc gia đóng góp chính cho ngân sách của OPCW, Mỹ đã đe dọa rút nguồn tài trợ của mình cho cơ quan này.
Vào ngày 21/04, theo yêu cầu của Mỹ, một cuộc họp đặc biệt đã diễn ra, quyết định số phận của cựu quan chức ngoại giao người Brazil với phiên bỏ phiếu đặc biệt: 48 quốc gia bỏ phiếu thuận để ông ấy bị cách chức, 7 phiếu chống và 43 phiếu trắng.
“Một số quốc gia đã quan ngại về cách quản lý của ông ấy trong một khoảng thời gian, và tất cả chúng tôi quyết định thuyết phục ông ấy lặng lẽ ra đi và tìm một lối thoát thích hợp. Ông ấy đã chọn không thực hiện điều đó,” một quan chức Mỹ nói với tờ Washington Post vào ngày 23/04.
Một bài báo tương tự cũng nêu chương lịch sử này "đã đánh dấu một chiến dịch công khai cay đắng nhất của nước Mỹ trong việc ép một quan chức quốc tế cấp cao từ chức, kể từ khi chính quyền Tổng thống Clinton ngăn chặn việc Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Boutros Boutros Ghali được bầu lại".
Chiến thắng với giá quá đắt
Trong 5 năm tại nhiệm, ông Bustani đã phụ trách việc mở rộng OPCW từ 87 lên 145 quốc gia thành viên cùng việc phá hủy phần lớn các cơ sở vũ khí hóa học của thế giới, như BBC đã đưa tin vào thời điểm đó. Sau đó ông ấy đã đảm nhận chức vụ Đại sứ Brazil ở Anh và Pháp, và về hưu vào năm 2015.
"Anh Quốc là một trong những quốc gia bỏ phiếu thuận cho việc tôi bị sa thải tại OPCW, nhưng thời gian tôi ở đó không kỳ quặc như người ta có thể tưởng tượng," cựu viên chức ngoại giao đùa.
Ông ấy đã thắng trong vụ kiện OPCW vì đã sa thải không công bằng do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), một cơ quan của Liên Hiệp Quốc làm trọng tài. Ông Bustani đã đóng góp toàn bộ số tiền được bồi thường vào ngân sách của OPCW.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Sau khi bị cách chức tại OPCW, ông Bustani đã đảm nhận chức vụ Đại sứ Brazil ở Anh và Pháp, và về hưu vào năm 2015
Nhưng chiến thắng đó không khiến cựu quan chức Brazil thấy thỏa mãn – cũng như việc liên tục thiếu bằng chứng cho bất kỳ loại vũ khí hủy diệt hàng loạt nào ở Iraq vào thời điểm xảy ra cuộc xung đột.
“Điều này không mang lại cho tôi sự an ủi nào. 20 năm sau, tôi vẫn còn mang nỗi buồn là một cuộc chiến tranh không cần thiết, tác động đến toàn cầu đã xảy ra,” ông Bustani nói.
“Lẽ ra tôi nên được chứng minh là tôi đã đúng và tránh được cuộc xung đột. Và tôi vẫn tin điều đó lẽ ra có thể làm được.”
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Similar topics
» Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
» Chiến tranh ở Gaza làm phức tạp cuộc chiến Ukraine đối với cả Zelensky và Putin
» cuộc chiến tranh lạnh giữa trên lầu và dưới lầu
» Ấn Độ Dương có thể là 'gót chân Achilles' của Trung Quốc nếu xảy ra chiến tranh Đài Loan?
» Trung Quốc và chiến lược ‘chiến tranh hỗn hợp’ toàn cầu (Kevin Andrews
» Chiến tranh ở Gaza làm phức tạp cuộc chiến Ukraine đối với cả Zelensky và Putin
» cuộc chiến tranh lạnh giữa trên lầu và dưới lầu
» Ấn Độ Dương có thể là 'gót chân Achilles' của Trung Quốc nếu xảy ra chiến tranh Đài Loan?
» Trung Quốc và chiến lược ‘chiến tranh hỗn hợp’ toàn cầu (Kevin Andrews
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum