Tại sao NATO cần phải kết nạp Ukraine?
Page 1 of 1 • Share
Tại sao NATO cần phải kết nạp Ukraine?
Nghiên cứu quốc tế
Tại sao NATO cần phải kết nạp Ukraine?
Nguồn: Dmytro Kuleba, “Why NATO Must Admit Ukraine,” Foreign Affairs, 25/04/2023
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Ukraine cần NATO, và NATO cần Ukraine.
Ngày 04/04, tôi ngồi tại chiếc bàn tròn lớn bên trong trụ sở NATO ở Brussels và vỗ tay khi Phần Lan chính thức được kết nạp vào liên minh. Tôi mừng cho những người bạn Phần Lan của mình và tôi hoan nghênh sự thay đổi trong cấu trúc an ninh châu Âu. Nhưng đất nước của tôi, Ukraine, vẫn chưa là thành viên NATO, và sự thay đổi sẽ không hoàn tất cho đến khi chúng tôi trở thành thành viên. May mắn cho chúng tôi, bánh xe lịch sử đang quay, và không ai có thể ngăn cản điều đó.
Cuộc chiến của Nga với Ukraine không đơn thuần chỉ là việc Nga sát hại người Ukraine rồi cướp đất của chúng tôi. Tổng thống Vladimir Putin đang cố gắng phá hủy nền tảng của trật tự an ninh châu Âu vốn đã hình thành sau năm 1945. Đây là lý do tại sao rủi ro là rất lớn, không chỉ đối với Ukraine mà còn với toàn bộ cộng đồng châu Âu-Đại Tây Dương.
Người Ukraine đã không chọn trận chiến này. Mỹ và các đồng minh NATO cũng vậy. Nga mới là bên phát động chiến tranh. Tuy nhiên, nhiệm vụ của Ukraine và các đối tác phương Tây là chấm dứt xung đột, giành được một chiến thắng chính đáng để đảm bảo hòa bình và ổn định ở châu Âu cho các thế hệ mai sau.
Để làm được điều đó đòi hỏi chúng ta phải chấp nhận điều không thể tránh khỏi: Ukraine sẽ trở thành thành viên NATO, dù sớm hay muộn. Đã đến lúc liên minh ngừng viện dẫn đủ loại lý do và bắt đầu quá trình dẫn đến việc gia nhập của Ukraine, để Putin thấy rằng ông ta đã thất bại và buộc phải tiết chế tham vọng của mình. Xuyên suốt cuộc chiến này, chúng tôi đã chứng minh rằng chúng tôi đã sẵn sàng trở thành thành viên, và chúng tôi có thể mang lại nhiều thứ cho liên minh. Những gì chúng tôi cần là một tuyên bố rõ ràng bằng văn bản từ liên minh để vạch ra lộ trình gia nhập.
ĐỦ LOẠI LÝ DO BIỆN HỘ
Là liên minh phòng thủ thành công nhất trong lịch sử, NATO vừa là người bảo đảm an ninh, vừa là biểu hiện của một tương lai chính trị chung. Nhưng sức mạnh của liên minh bắt nguồn từ ý chí chính trị của các thành viên, vốn là thứ còn thiếu mỗi khi nhắc đến việc kết nạp Ukraine.
Tại hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2008 ở Bucharest, các thành viên đã đồng ý sẽ kết nạp Ukraine, nhưng lại dành thời gian để báo hiệu cho Nga rằng điều đó sẽ không xảy ra (chí ít là trong tương lai gần), hơn là thực hiện các bước cần thiết để hiện thực hóa tư cách thành viên của chúng tôi. Nói cách khác, liên minh bày tỏ mong muốn giữ cho cánh cửa trở thành thành viên luôn rộng mở, nhưng lại giả định rằng Ukraine sẽ không sớm bước đến ngưỡng cửa của NATO. Sau ba cuộc chiến – tại Gruzia năm 2008, tại Ukraine năm 2014, và tại Ukraine ngay lúc này – có thể thấy rõ rằng sự mơ hồ là đồng minh tốt nhất của Putin.
Trong vòng 15 năm kể từ thượng đỉnh Bucharest, Ukraine đã phải nghe nhiều tranh luận về việc tại sao chúng tôi không thể gia nhập NATO. Các thành viên liên minh từng tuyên bố rằng việc kết nạp thêm thành viên mới có chung đường biên giới với Nga có thể chọc giận Moscow. Lập luận này đã sai ngay từ đầu, nhưng việc lặp lại nó lúc này nghe thật nực cười. Vào thời điểm Nga chiếm đóng Crimea năm 2014, về mặt chính thức, Ukraine là một quốc gia không liên kết và không có tham vọng gia nhập NATO. Năm 2022, khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược tổng lực khủng khiếp, NATO vẫn chưa mở ra con đường thực sự để Ukraine trở thành thành viên. Khi tôi viết những dòng này, còi báo động không kích đang vang lên ở Kyiv, và lính Nga đang tiến hành một cuộc tấn công kéo dài hàng tháng trời vào thành phố Bakhmut. Moscow cũng chuẩn bị để đẩy lùi hàng loạt đòn phản công của Ukraine. Vậy nên, tôi có một lời đáp đơn giản dành cho bất kỳ ai lập luận rằng việc kết nạp Ukraine vào NATO sẽ khiêu khích Nga: Anh có nghiêm túc không?
Đáng ngạc nhiên là những người phản đối tư cách thành viên của Ukraine vẫn tiếp tục nhắc lại lập luận này sau hơn một năm chiến tranh tổng lực. Tuy nhiên, việc Phần Lan gia nhập liên minh đã chứng minh, một lần và mãi mãi, lý do tại sao lập luận kể trên là thiếu logic. Trước sự mở rộng mới nhất của NATO – kết nạp một thành viên có đường biên giới trực tiếp với Nga – người Nga đã không phản ứng bằng cách tấn công Phần Lan, mà bằng cách hạ thấp tầm quan trọng của việc nước này gia nhập, có lẽ là để tránh nhấn mạnh đến thất bại của chính họ trong việc giữ cho Helsinki không gia nhập liên minh.
Những người phản đối việc kết nạp Ukraine cũng lập luận rằng chính người Ukraine cũng đang chia rẽ về việc có nên gia nhập NATO hay không. Trong quá khứ điều này là đúng, nhưng giờ thì không. Người Ukraine ngày càng ủng hộ việc gia nhập liên minh kể từ năm 2014, khi Nga chiếm đóng trái phép Crimea và châm ngòi một cuộc chiến ở vùng Donbass. Năm 2019, Ukraine chính thức sửa đổi hiến pháp để thực hiện cam kết gia nhập NATO. Đại đa số người Ukraine – 82%, theo kết quả thăm dò tháng 2/2023 của Viện Cộng hòa Quốc tế – ủng hộ việc tham gia liên minh. Cũng không còn chia rẽ vùng miền nào xoay quanh vấn đề này: đa số người Ukraine ở mọi miền đất nước đều ủng hộ việc gia nhập NATO.
Cư dân của các quốc gia NATO ngày càng xem Ukraine là một phần của cộng đồng rộng lớn hơn của họ. Theo một cuộc khảo sát trên toàn EU được thực hiện vào tháng 2/2023, 68% công dân EU coi cuộc tấn công của Nga vào Ukraine là một cuộc tấn công vào toàn bộ châu Âu. Đây là quan điểm của 80% người Ba Lan và Tây Ban Nha, 70% người Hà Lan, 65% người Đức và Pháp. Cả lãnh đạo của hầu hết các quốc gia NATO lẫn công chúng của họ đều xem Ukraine là một phần không thể thiếu trong cấu trúc an ninh phương Tây. Đã đến lúc hành động dựa trên những niềm tin này.
Lập luận mới nhất chống lại việc Ukraine gia nhập là vì điều đó sẽ gây chia rẽ liên minh. Nhưng lập luận phản đối này đã được đưa ra bởi chính những người tìm cách ngăn chặn Ukraine trở thành thành viên Liên minh châu Âu. Cách đây hơn một năm, chúng tôi được thông báo rằng EU đang chia rẽ về việc có nên cấp tư cách ứng viên cho Ukraine hay không. Tuy nhiên, vào tháng 6/2022, toàn bộ 27 quốc gia thành viên EU đều ủng hộ việc cấp cho Ukraine tư cách này, vì nó mang lại cho khối một cảm giác thống nhất, mục đích và sức mạnh mới. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra với NATO khi quyết định về con đường trở thành thành viên của Ukraine được đưa ra.
Hành động gây hấn của Nga nhắm vào Ukraine đã tiếp thêm sinh lực cho liên minh và mang lại cho nó một mục đích mới. Phần Lan đã gia nhập liên minh sau khi giải quyết những bất đồng với các nước NATO. Thụy Điển sẽ sớm được kết nạp và Ukraine cũng có thể theo sau. Vấn đề chỉ là ý chí chính trị. Nếu chúng ta cứ tập trung vào sự chia rẽ, chúng ta sẽ bị chia rẽ. Nhưng nếu chúng ta tìm kiếm các giải pháp thiết thực, NATO sẽ mạnh hơn và thống nhất hơn. Đã đến lúc chấm dứt viện dẫn lý do và chấp nhận rằng nếu mục tiêu của NATO là đảm bảo an ninh cho cộng đồng châu Âu-Đại Tây Dương, thì không có lựa chọn nào khác ngoài việc kết nạp Ukraine.
Tôi không đặt câu hỏi về cam kết hiện tại của NATO đối với Ukraine. Các thành viên liên minh đã có những hỗ trợ quan trọng cho Kyiv kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện. Nhưng tôi đang đặt câu hỏi về chiến lược của NATO khi nói đến Ukraine và an ninh lâu dài của khu vực châu Âu-Đại Tây Dương. Nỗi sợ đã cản trở khả năng phán đoán của liên minh, khiến họ chọn áp dụng một chiến lược quá thận trọng, gây hậu quả nghiêm trọng cho hàng nghìn người Ukraine đã bị bắt cóc, hãm hiếp, tra tấn, bị ép di cư hoặc bị giết. Chiến lược thiếu sót của NATO cũng đã cho phép Nga phá hoại an ninh phương Tây bằng các cuộc tấn công mạng, hoạt động gián điệp và can thiệp chính trị.
Các nhà lãnh đạo hiện tại của các nước NATO đã không đưa ra các quyết định sai lầm và đẩy chúng ta vào tình thế này, nhưng họ có thể đưa ra quyết định táo bạo để mở rộng liên minh, và theo đó bảo vệ châu Âu-Đại Tây Dương. Không kết nạp Ukraine sẽ chỉ khiến châu Âu thêm bất ổn và Nga thêm hung hăng.
VƯỢT RA NGOÀI HỘI NGHỊ BUCHAREST
Ukraine đang tìm kiếm tư cách thành viên NATO và cùng với đó là sự bảo vệ của Điều 5, trong đó yêu cầu các thành viên coi một cuộc tấn công vũ trang chống lại một hoặc nhiều thành viên liên minh ở châu Âu hoặc Bắc Mỹ là một cuộc tấn công chống lại toàn khối, và “thực hiện các hành động cần thiết, kể cả việc sử dụng lực lượng vũ trang, để khôi phục và duy trì an ninh của khu vực Bắc Đại Tây Dương.” Ai ở vào vị trí của chúng tôi lại không tìm kiếm một sự bảo vệ như vậy? Nhưng chúng tôi là những người thực tế. Chúng tôi không tìm cách lôi kéo Mỹ hoặc các nước NATO khác vào một cuộc chiến. Đây là cuộc chiến của chúng tôi, và chúng tôi đang chiến đấu thành công với sự hỗ trợ hào phóng của các đối tác và đồng minh.
Chúng tôi chưa bao giờ yêu cầu bất kỳ ai gửi quân đến Ukraine và chúng tôi không có ý định đưa ra những yêu cầu kiểu đó. Chúng tôi không tìm kiếm một cây đũa thần có thể kết thúc chiến tranh một cách thần kỳ mà không cần giành chiến thắng trên chiến trường. Những gì chúng tôi đang mong đợi là một thời gian biểu cụ thể để Ukraine gia nhập NATO.
Tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới của liên minh ở Vilnius, Litva, các thành viên NATO nên gửi đi một tín hiệu bằng văn bản tới Nga, rằng trò chơi đã kết thúc: Ukraine là một phần của phương Tây, đang ở ngưỡng cửa của NATO, và sẽ sớm bước qua cánh cửa đó. Để tránh gây hiểu lầm, người Ukraine chúng tôi không nói về việc đạt được tư cách thành viên ngay lập tức tại hội nghị thượng đỉnh Vilnius, mà về việc các đồng minh NATO đang thực hiện một bước đi lịch sử để kết nạp chúng tôi.
Không cần phải có một kế hoạch hành động đặt ra các tiêu chuẩn nhất định để Ukraine đáp ứng trước khi gia nhập. Phần Lan và Thụy Điển đã cho thấy rằng những kế hoạch như vậy là không cần thiết và Ukraine thừa điều kiện để tham gia liên minh. Đã đến lúc cần có sự rõ ràng thay vì cứ nhắc lại chính sách mở cửa và để Putin tận dụng sự mơ hồ của nó. NATO phải chống cự lại cám dỗ đưa ra các yêu cầu bổ sung – thứ sẽ tiếp tục trì hoãn tư cách thành viên của Ukraine.
Thay vào đó, NATO nên đưa ra một quyết định chính trị để xác lập thời gian biểu cho việc kết nạp Ukraine, tại hội nghị thượng đỉnh Vilnius hoặc vào cuối năm 2023. Việc gia nhập sẽ là cả quá trình, và việc đạt được mục tiêu cuối cùng là Ukraine trở thành thành viên liên minh sẽ phụ thuộc vào tình hình an ninh, nhưng quá trình này cần phải bắt đầu ngay lập tức.
Sẽ hợp lý hơn nếu các thành viên NATO quyết định loại bảo đảm an ninh nào họ muốn cung cấp cho Ukraine ngay bây giờ, trong khi chờ được gia nhập, và những bảo đảm nào trong số này sẽ tiếp tục được áp dụng sau khi Ukraine trở thành thành viên của NATO (ngoài những bảo đảm được quy định trong hiệp ước NATO). Tuy nhiên, nếu NATO không hành động tại hội nghị thượng đỉnh Vilnius, nỗi xấu hổ từ sau Hội nghị Bucharest sẽ còn tiếp diễn. Cần phải hành động ngay bây giờ.
UKRAINE LÀ TÀI SẢN, KHÔNG PHẢI MÓN NỢ
Ukraine có thể nhận được nhiều thứ từ NATO, nhưng chúng tôi cũng có nhiều thứ để đổi lại. Ukraine đang bảo vệ toàn bộ sườn phía đông của NATO và chia sẻ những gì họ học được với các thành viên liên minh. Ví dụ, quân đội Ukraine đã chỉ ra rằng nguyên tắc phi tập trung hóa của NATO – trao quyền ra quyết định cho cấp dưới – có thể hiệu quả với các đơn vị quân nhân chuyên nghiệp và các nhà thầu quân sự nhỏ, nhưng nó không phù hợp với một cuộc chiến toàn diện nơi lính nghĩa vụ chiếm tới 70% lực lượng. Kinh nghiệm của Ukraine cũng cho thấy rằng, trái ngược với thông lệ của NATO, các chỉ huy huấn luyện các đơn vị phải chính là người dẫn dắt các đơn vị đó tham chiến. Những bài học khác mà Ukraine đã dạy cho NATO bao gồm giá trị của sự sáng tạo, sự khéo léo, sáng kiến địa phương, hỗ trợ dân sự cho quân đội, và phòng thủ dân sự.
Trong suốt cuộc chiến, Ukraine đã giúp củng cố các quy tắc, tiêu chuẩn, và thủ tục của NATO, cải thiện khả năng của liên minh trong việc chiến đấu trong chiến tranh hiện đại, cường độ cao. Ukraine cũng sở hữu kinh nghiệm tuyệt vời trong việc chống lại các mối đe dọa hỗn hợp, tiến hành chiến tranh thông tin, và đảm bảo khả năng phục hồi của các tổ chức nhà nước và cơ sở hạ tầng quan trọng. Hôm nay, hàng triệu người Ukraine đang trau dồi kỹ năng của họ trong cuộc chiến đẫm máu nhất ở châu Âu trong thế kỷ 21. Ngày mai, họ sẽ sử dụng những kỹ năng đó để củng cố an ninh tập thể của NATO.
Cách tốt nhất để đảm bảo an ninh châu Âu-Đại Tây Dương là chào đón Ukraine gia nhập NATO. Các chính trị gia, nhà ngoại giao, và nhà phân tích luôn có thể đưa ra những lập luận mới nhằm giữ Ukraine đứng ngoài liên minh, như họ đã làm trong nhiều năm nay. Tin tốt là mỗi lập luận mới đều yếu hơn lập luận trước. Tin xấu là việc liên tục phải phản bác chúng sẽ làm lãng phí thời gian quý báu và ảnh hưởng đến an ninh của tất cả mọi người. Ukraine cần NATO, và NATO cần Ukraine.
Dmytro Kuleba là Ngoại trưởng Ukraine.
Tại sao NATO cần phải kết nạp Ukraine?
Nguồn: Dmytro Kuleba, “Why NATO Must Admit Ukraine,” Foreign Affairs, 25/04/2023
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Ukraine cần NATO, và NATO cần Ukraine.
Ngày 04/04, tôi ngồi tại chiếc bàn tròn lớn bên trong trụ sở NATO ở Brussels và vỗ tay khi Phần Lan chính thức được kết nạp vào liên minh. Tôi mừng cho những người bạn Phần Lan của mình và tôi hoan nghênh sự thay đổi trong cấu trúc an ninh châu Âu. Nhưng đất nước của tôi, Ukraine, vẫn chưa là thành viên NATO, và sự thay đổi sẽ không hoàn tất cho đến khi chúng tôi trở thành thành viên. May mắn cho chúng tôi, bánh xe lịch sử đang quay, và không ai có thể ngăn cản điều đó.
Cuộc chiến của Nga với Ukraine không đơn thuần chỉ là việc Nga sát hại người Ukraine rồi cướp đất của chúng tôi. Tổng thống Vladimir Putin đang cố gắng phá hủy nền tảng của trật tự an ninh châu Âu vốn đã hình thành sau năm 1945. Đây là lý do tại sao rủi ro là rất lớn, không chỉ đối với Ukraine mà còn với toàn bộ cộng đồng châu Âu-Đại Tây Dương.
Người Ukraine đã không chọn trận chiến này. Mỹ và các đồng minh NATO cũng vậy. Nga mới là bên phát động chiến tranh. Tuy nhiên, nhiệm vụ của Ukraine và các đối tác phương Tây là chấm dứt xung đột, giành được một chiến thắng chính đáng để đảm bảo hòa bình và ổn định ở châu Âu cho các thế hệ mai sau.
Để làm được điều đó đòi hỏi chúng ta phải chấp nhận điều không thể tránh khỏi: Ukraine sẽ trở thành thành viên NATO, dù sớm hay muộn. Đã đến lúc liên minh ngừng viện dẫn đủ loại lý do và bắt đầu quá trình dẫn đến việc gia nhập của Ukraine, để Putin thấy rằng ông ta đã thất bại và buộc phải tiết chế tham vọng của mình. Xuyên suốt cuộc chiến này, chúng tôi đã chứng minh rằng chúng tôi đã sẵn sàng trở thành thành viên, và chúng tôi có thể mang lại nhiều thứ cho liên minh. Những gì chúng tôi cần là một tuyên bố rõ ràng bằng văn bản từ liên minh để vạch ra lộ trình gia nhập.
ĐỦ LOẠI LÝ DO BIỆN HỘ
Là liên minh phòng thủ thành công nhất trong lịch sử, NATO vừa là người bảo đảm an ninh, vừa là biểu hiện của một tương lai chính trị chung. Nhưng sức mạnh của liên minh bắt nguồn từ ý chí chính trị của các thành viên, vốn là thứ còn thiếu mỗi khi nhắc đến việc kết nạp Ukraine.
Tại hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2008 ở Bucharest, các thành viên đã đồng ý sẽ kết nạp Ukraine, nhưng lại dành thời gian để báo hiệu cho Nga rằng điều đó sẽ không xảy ra (chí ít là trong tương lai gần), hơn là thực hiện các bước cần thiết để hiện thực hóa tư cách thành viên của chúng tôi. Nói cách khác, liên minh bày tỏ mong muốn giữ cho cánh cửa trở thành thành viên luôn rộng mở, nhưng lại giả định rằng Ukraine sẽ không sớm bước đến ngưỡng cửa của NATO. Sau ba cuộc chiến – tại Gruzia năm 2008, tại Ukraine năm 2014, và tại Ukraine ngay lúc này – có thể thấy rõ rằng sự mơ hồ là đồng minh tốt nhất của Putin.
Trong vòng 15 năm kể từ thượng đỉnh Bucharest, Ukraine đã phải nghe nhiều tranh luận về việc tại sao chúng tôi không thể gia nhập NATO. Các thành viên liên minh từng tuyên bố rằng việc kết nạp thêm thành viên mới có chung đường biên giới với Nga có thể chọc giận Moscow. Lập luận này đã sai ngay từ đầu, nhưng việc lặp lại nó lúc này nghe thật nực cười. Vào thời điểm Nga chiếm đóng Crimea năm 2014, về mặt chính thức, Ukraine là một quốc gia không liên kết và không có tham vọng gia nhập NATO. Năm 2022, khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược tổng lực khủng khiếp, NATO vẫn chưa mở ra con đường thực sự để Ukraine trở thành thành viên. Khi tôi viết những dòng này, còi báo động không kích đang vang lên ở Kyiv, và lính Nga đang tiến hành một cuộc tấn công kéo dài hàng tháng trời vào thành phố Bakhmut. Moscow cũng chuẩn bị để đẩy lùi hàng loạt đòn phản công của Ukraine. Vậy nên, tôi có một lời đáp đơn giản dành cho bất kỳ ai lập luận rằng việc kết nạp Ukraine vào NATO sẽ khiêu khích Nga: Anh có nghiêm túc không?
Đáng ngạc nhiên là những người phản đối tư cách thành viên của Ukraine vẫn tiếp tục nhắc lại lập luận này sau hơn một năm chiến tranh tổng lực. Tuy nhiên, việc Phần Lan gia nhập liên minh đã chứng minh, một lần và mãi mãi, lý do tại sao lập luận kể trên là thiếu logic. Trước sự mở rộng mới nhất của NATO – kết nạp một thành viên có đường biên giới trực tiếp với Nga – người Nga đã không phản ứng bằng cách tấn công Phần Lan, mà bằng cách hạ thấp tầm quan trọng của việc nước này gia nhập, có lẽ là để tránh nhấn mạnh đến thất bại của chính họ trong việc giữ cho Helsinki không gia nhập liên minh.
Những người phản đối việc kết nạp Ukraine cũng lập luận rằng chính người Ukraine cũng đang chia rẽ về việc có nên gia nhập NATO hay không. Trong quá khứ điều này là đúng, nhưng giờ thì không. Người Ukraine ngày càng ủng hộ việc gia nhập liên minh kể từ năm 2014, khi Nga chiếm đóng trái phép Crimea và châm ngòi một cuộc chiến ở vùng Donbass. Năm 2019, Ukraine chính thức sửa đổi hiến pháp để thực hiện cam kết gia nhập NATO. Đại đa số người Ukraine – 82%, theo kết quả thăm dò tháng 2/2023 của Viện Cộng hòa Quốc tế – ủng hộ việc tham gia liên minh. Cũng không còn chia rẽ vùng miền nào xoay quanh vấn đề này: đa số người Ukraine ở mọi miền đất nước đều ủng hộ việc gia nhập NATO.
Cư dân của các quốc gia NATO ngày càng xem Ukraine là một phần của cộng đồng rộng lớn hơn của họ. Theo một cuộc khảo sát trên toàn EU được thực hiện vào tháng 2/2023, 68% công dân EU coi cuộc tấn công của Nga vào Ukraine là một cuộc tấn công vào toàn bộ châu Âu. Đây là quan điểm của 80% người Ba Lan và Tây Ban Nha, 70% người Hà Lan, 65% người Đức và Pháp. Cả lãnh đạo của hầu hết các quốc gia NATO lẫn công chúng của họ đều xem Ukraine là một phần không thể thiếu trong cấu trúc an ninh phương Tây. Đã đến lúc hành động dựa trên những niềm tin này.
Lập luận mới nhất chống lại việc Ukraine gia nhập là vì điều đó sẽ gây chia rẽ liên minh. Nhưng lập luận phản đối này đã được đưa ra bởi chính những người tìm cách ngăn chặn Ukraine trở thành thành viên Liên minh châu Âu. Cách đây hơn một năm, chúng tôi được thông báo rằng EU đang chia rẽ về việc có nên cấp tư cách ứng viên cho Ukraine hay không. Tuy nhiên, vào tháng 6/2022, toàn bộ 27 quốc gia thành viên EU đều ủng hộ việc cấp cho Ukraine tư cách này, vì nó mang lại cho khối một cảm giác thống nhất, mục đích và sức mạnh mới. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra với NATO khi quyết định về con đường trở thành thành viên của Ukraine được đưa ra.
Hành động gây hấn của Nga nhắm vào Ukraine đã tiếp thêm sinh lực cho liên minh và mang lại cho nó một mục đích mới. Phần Lan đã gia nhập liên minh sau khi giải quyết những bất đồng với các nước NATO. Thụy Điển sẽ sớm được kết nạp và Ukraine cũng có thể theo sau. Vấn đề chỉ là ý chí chính trị. Nếu chúng ta cứ tập trung vào sự chia rẽ, chúng ta sẽ bị chia rẽ. Nhưng nếu chúng ta tìm kiếm các giải pháp thiết thực, NATO sẽ mạnh hơn và thống nhất hơn. Đã đến lúc chấm dứt viện dẫn lý do và chấp nhận rằng nếu mục tiêu của NATO là đảm bảo an ninh cho cộng đồng châu Âu-Đại Tây Dương, thì không có lựa chọn nào khác ngoài việc kết nạp Ukraine.
Tôi không đặt câu hỏi về cam kết hiện tại của NATO đối với Ukraine. Các thành viên liên minh đã có những hỗ trợ quan trọng cho Kyiv kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện. Nhưng tôi đang đặt câu hỏi về chiến lược của NATO khi nói đến Ukraine và an ninh lâu dài của khu vực châu Âu-Đại Tây Dương. Nỗi sợ đã cản trở khả năng phán đoán của liên minh, khiến họ chọn áp dụng một chiến lược quá thận trọng, gây hậu quả nghiêm trọng cho hàng nghìn người Ukraine đã bị bắt cóc, hãm hiếp, tra tấn, bị ép di cư hoặc bị giết. Chiến lược thiếu sót của NATO cũng đã cho phép Nga phá hoại an ninh phương Tây bằng các cuộc tấn công mạng, hoạt động gián điệp và can thiệp chính trị.
Các nhà lãnh đạo hiện tại của các nước NATO đã không đưa ra các quyết định sai lầm và đẩy chúng ta vào tình thế này, nhưng họ có thể đưa ra quyết định táo bạo để mở rộng liên minh, và theo đó bảo vệ châu Âu-Đại Tây Dương. Không kết nạp Ukraine sẽ chỉ khiến châu Âu thêm bất ổn và Nga thêm hung hăng.
VƯỢT RA NGOÀI HỘI NGHỊ BUCHAREST
Ukraine đang tìm kiếm tư cách thành viên NATO và cùng với đó là sự bảo vệ của Điều 5, trong đó yêu cầu các thành viên coi một cuộc tấn công vũ trang chống lại một hoặc nhiều thành viên liên minh ở châu Âu hoặc Bắc Mỹ là một cuộc tấn công chống lại toàn khối, và “thực hiện các hành động cần thiết, kể cả việc sử dụng lực lượng vũ trang, để khôi phục và duy trì an ninh của khu vực Bắc Đại Tây Dương.” Ai ở vào vị trí của chúng tôi lại không tìm kiếm một sự bảo vệ như vậy? Nhưng chúng tôi là những người thực tế. Chúng tôi không tìm cách lôi kéo Mỹ hoặc các nước NATO khác vào một cuộc chiến. Đây là cuộc chiến của chúng tôi, và chúng tôi đang chiến đấu thành công với sự hỗ trợ hào phóng của các đối tác và đồng minh.
Chúng tôi chưa bao giờ yêu cầu bất kỳ ai gửi quân đến Ukraine và chúng tôi không có ý định đưa ra những yêu cầu kiểu đó. Chúng tôi không tìm kiếm một cây đũa thần có thể kết thúc chiến tranh một cách thần kỳ mà không cần giành chiến thắng trên chiến trường. Những gì chúng tôi đang mong đợi là một thời gian biểu cụ thể để Ukraine gia nhập NATO.
Tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới của liên minh ở Vilnius, Litva, các thành viên NATO nên gửi đi một tín hiệu bằng văn bản tới Nga, rằng trò chơi đã kết thúc: Ukraine là một phần của phương Tây, đang ở ngưỡng cửa của NATO, và sẽ sớm bước qua cánh cửa đó. Để tránh gây hiểu lầm, người Ukraine chúng tôi không nói về việc đạt được tư cách thành viên ngay lập tức tại hội nghị thượng đỉnh Vilnius, mà về việc các đồng minh NATO đang thực hiện một bước đi lịch sử để kết nạp chúng tôi.
Không cần phải có một kế hoạch hành động đặt ra các tiêu chuẩn nhất định để Ukraine đáp ứng trước khi gia nhập. Phần Lan và Thụy Điển đã cho thấy rằng những kế hoạch như vậy là không cần thiết và Ukraine thừa điều kiện để tham gia liên minh. Đã đến lúc cần có sự rõ ràng thay vì cứ nhắc lại chính sách mở cửa và để Putin tận dụng sự mơ hồ của nó. NATO phải chống cự lại cám dỗ đưa ra các yêu cầu bổ sung – thứ sẽ tiếp tục trì hoãn tư cách thành viên của Ukraine.
Thay vào đó, NATO nên đưa ra một quyết định chính trị để xác lập thời gian biểu cho việc kết nạp Ukraine, tại hội nghị thượng đỉnh Vilnius hoặc vào cuối năm 2023. Việc gia nhập sẽ là cả quá trình, và việc đạt được mục tiêu cuối cùng là Ukraine trở thành thành viên liên minh sẽ phụ thuộc vào tình hình an ninh, nhưng quá trình này cần phải bắt đầu ngay lập tức.
Sẽ hợp lý hơn nếu các thành viên NATO quyết định loại bảo đảm an ninh nào họ muốn cung cấp cho Ukraine ngay bây giờ, trong khi chờ được gia nhập, và những bảo đảm nào trong số này sẽ tiếp tục được áp dụng sau khi Ukraine trở thành thành viên của NATO (ngoài những bảo đảm được quy định trong hiệp ước NATO). Tuy nhiên, nếu NATO không hành động tại hội nghị thượng đỉnh Vilnius, nỗi xấu hổ từ sau Hội nghị Bucharest sẽ còn tiếp diễn. Cần phải hành động ngay bây giờ.
UKRAINE LÀ TÀI SẢN, KHÔNG PHẢI MÓN NỢ
Ukraine có thể nhận được nhiều thứ từ NATO, nhưng chúng tôi cũng có nhiều thứ để đổi lại. Ukraine đang bảo vệ toàn bộ sườn phía đông của NATO và chia sẻ những gì họ học được với các thành viên liên minh. Ví dụ, quân đội Ukraine đã chỉ ra rằng nguyên tắc phi tập trung hóa của NATO – trao quyền ra quyết định cho cấp dưới – có thể hiệu quả với các đơn vị quân nhân chuyên nghiệp và các nhà thầu quân sự nhỏ, nhưng nó không phù hợp với một cuộc chiến toàn diện nơi lính nghĩa vụ chiếm tới 70% lực lượng. Kinh nghiệm của Ukraine cũng cho thấy rằng, trái ngược với thông lệ của NATO, các chỉ huy huấn luyện các đơn vị phải chính là người dẫn dắt các đơn vị đó tham chiến. Những bài học khác mà Ukraine đã dạy cho NATO bao gồm giá trị của sự sáng tạo, sự khéo léo, sáng kiến địa phương, hỗ trợ dân sự cho quân đội, và phòng thủ dân sự.
Trong suốt cuộc chiến, Ukraine đã giúp củng cố các quy tắc, tiêu chuẩn, và thủ tục của NATO, cải thiện khả năng của liên minh trong việc chiến đấu trong chiến tranh hiện đại, cường độ cao. Ukraine cũng sở hữu kinh nghiệm tuyệt vời trong việc chống lại các mối đe dọa hỗn hợp, tiến hành chiến tranh thông tin, và đảm bảo khả năng phục hồi của các tổ chức nhà nước và cơ sở hạ tầng quan trọng. Hôm nay, hàng triệu người Ukraine đang trau dồi kỹ năng của họ trong cuộc chiến đẫm máu nhất ở châu Âu trong thế kỷ 21. Ngày mai, họ sẽ sử dụng những kỹ năng đó để củng cố an ninh tập thể của NATO.
Cách tốt nhất để đảm bảo an ninh châu Âu-Đại Tây Dương là chào đón Ukraine gia nhập NATO. Các chính trị gia, nhà ngoại giao, và nhà phân tích luôn có thể đưa ra những lập luận mới nhằm giữ Ukraine đứng ngoài liên minh, như họ đã làm trong nhiều năm nay. Tin tốt là mỗi lập luận mới đều yếu hơn lập luận trước. Tin xấu là việc liên tục phải phản bác chúng sẽ làm lãng phí thời gian quý báu và ảnh hưởng đến an ninh của tất cả mọi người. Ukraine cần NATO, và NATO cần Ukraine.
Dmytro Kuleba là Ngoại trưởng Ukraine.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Similar topics
» Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
» Tổng thư ký Nato tái khẳng định Ukraine sẽ gia nhập liên minh
» Nato sẽ thảo luận về khả năng Ukraine có gia nhập liên minh hay không
» NATO bảo vệ Rumaenien: chiến đấu cơ ở biên giới Ukraine - Rumaenien
» NATO: Nato 'Viễn Đông hóa' được một tù nhân chính trị Việt Nam tiên đoán từ 2013
» Tổng thư ký Nato tái khẳng định Ukraine sẽ gia nhập liên minh
» Nato sẽ thảo luận về khả năng Ukraine có gia nhập liên minh hay không
» NATO bảo vệ Rumaenien: chiến đấu cơ ở biên giới Ukraine - Rumaenien
» NATO: Nato 'Viễn Đông hóa' được một tù nhân chính trị Việt Nam tiên đoán từ 2013
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum