Đến Bỉ, thưởng thức gì?
Page 1 of 1 • Share
Đến Bỉ, thưởng thức gì?
Đến Bỉ, thưởng thức gì?
P. Nguyễn Dũng
20 tháng 7, 2023 - Sài Gòn nhỏ
Một góc Bruges, Belgium/Despina Galani/Unsplash
Ngày 21 Tháng Bảy 2023 là Quốc khánh của Bỉ. Nếu có cơ hội đến đất nước này, bạn đừng quên thưởng thức những món đặc sản lừng danh thế giới.
CHOCOLATE
Chocolate có nguồn gốc từ cây cocoa bên bán đảo Yucatan, Mexico thời văn minh Maya khoảng 2000 năm trước Công nguyên rồi được Conquistadores (đoàn binh viễn chinh của đế quốc Tây Ban Nha) du nhập về châu Âu khoảng 1.500 năm sau đó. Vài tài liệu lịch sử chép rằng tuy bị Tây Ban Nha giữ bí mật về nguồn gốc cây cocoa suốt cả trăm năm nhưng may sao vài hạt cocoa cũng đã được ai đó vận chuyển đến Bỉ, khi ấy còn là thuộc địa của Tây Ban Nha. Một hợp đồng mua bán cocoa thực hiện bởi vị tu sĩ trưởng Bandeloo ở Ghent vào năm 1635. Thời ấy chưa có chocolate ở dạng thanh như triệu triệu người quen biết ngày nay và bột cocoa chỉ được dùng làm thuốc trị bệnh hoặc pha với nước ấm làm thức uống của giới quý tộc.
Một góc Bruges (ảnh: wyron-unsplash)
Danh tiếng về loại thức uống thơm lừng này dần lan ra khắp Bỉ, đến mức Thị trưởng Zurich, ông Henri Escher đến thăm Brussels năm 1797, cũng đòi được nếm thử. Henri Escher mang ý tưởng phát triển cocoa, chocolat về Thụy Sĩ. Ngày nay Thụy Sĩ cũng nổi tiếng về chocolate và người dân Thụy Sĩ giữ kỷ lục tiêu thụ nhiều chocolat nhất thế giới, với gần 11.6kg/người/năm! Và Bỉ-Thụy Sĩ ngày nay luôn giành nhau về khoản danh thơm sản xuất chocolate ngon nhất thế giới. Theo nhiều tư liệu, Bỉ hiện được công nhận là nơi sản xuất chocolat thơm ngon nhất thế giới, hơn hẳn Pháp, Ý và cả Thụy Sĩ.
Bỉ có hơn 300 công ty chuyên sản xuất bánh kẹo chocolate, hơn 2,000 cửa hàng rải rác khắp thành phố lớn nhỏ. Rồi tại từng địa phương còn có vô số xưởng sản xuất nhỏ lẻ không thương hiệu. Riêng vùng Flanders được mang danh “Thủ đô chocolat của thế giới” với trên 360 cửa hàng chocolat. Các nhãn chocolate Bỉ nổi tiếng nhất mà du khách thường thấy ở những cửa hàng duty-free tại các phi trường quốc tế gồm Godiva, Leonidas, Belvas, Bruyerre, Côte d’Or, Daskalidès, Guylian, Limburg, Mary và đặc biệt Neuhaus.
Chocolate Neuhaus (ảnh: Jorge Luis Alvarez Pupo/Getty Images)
Sự kiện hội chợ quốc tế World Expo 1958 tổ chức tại thủ đô Brussels là “bệ phóng” cho ngành chocolate Bỉ vang danh năm châu. Có hơn 42 triệu khách tham quan và họ đã không bỏ qua cơ hội nếm thử đủ loại bánh kẹo chocolate mà các nhà sản xuất Bỉ trình ra ở bốn gian hàng rộng lớn. Ngày nay khi mua hộp chocolate 58 Côte d’Or thì xin biết rằng nó đã được nhà Neuhaus giới thiệu tại cuộc triển lãm này.
Còn có một nhà sản xuất chocolate mà nhiều người thưởng thức khắp thế giới ít nghe nhắc đến nhưng doanh thu từ xuất khẩu lên đến hơn $5 tỷ/năm: Barry Callebaut. Đây chính là công ty sản xuất chocolate lớn nhất thế giới, hình thành từ năm 1911, có cơ sở sản xuất tận bên châu Phi từ những năm 1950.
VẸM VÀ KHOAI CHIÊN
Nếu như ẩm thực Anh và các nước thuộc địa của Đế quốc Anh khi xưa có “fish and chips” (cá và khoai chiên) được dùng mãi tận ngày nay thì Bỉ có “moules frites” (tiếng Pháp có nghĩa, vẹm và khoai chiên) hoặc “mosselen friet” (tiếng Flemish). Nói không sai chứ món này có ở mọi nhà hàng trên khắp nước Bỉ, phát sinh từ nhu cầu “có thực mới vực được đạo” của tầng lớp lao động và nông dân nghèo túng. Họ không có thịt bò, thịt heo, thịt cừu ăn thỏa thuê như tầng lớp quý tộc thượng lưu mà còn phải tuân thủ quy định của nhà thờ về việc ăn chay kiêng thịt các ngày thứ Sáu trong tuần (từng có khoảng thời gian phải chay kiêng cả ngày thứ Tư).
Vào những ngày ấy, dân nhà nghèo làm gì có cá tôm cua ngon mà mua về nấu nướng nên chỉ còn vẹm giá rẻ là họ có thể với tới được, dù đó là hàng được mang về từ những kênh đào, sông ngòi ở miền Nam Hà Lan. Vẹm ngon nhất mà họ thích nhất là lấy từ Zeeland (đừng nhầm với nước Tân Tây Lan), ở bờ biển giáp biên giới Bỉ. Mỗi năm vùng này nuôi và thu hoạch được 60,000 tấn vẹm và gần 90% sản lượng này được chở qua cho người Bỉ tiêu thụ! Vẹm Zeeland là loại “king size”, dài đến 8cm, thịt dày.
Người Bỉ mua vẹm về nấu với vang trắng, hành, ngò và bơ (kiểu marinière) hoặc hấp cách thủy với kem và nước dùng gà, bò (kiểu à la crème) trong các tháng nào có ký tự “R”, tức Tháng Giêng (January), Tháng Hai (February), Tháng Ba (March), Tháng Tư (April), Tháng Chín (September), Tháng Mười (October), Tháng Mười Một (November) và Tháng Mười Hai (December). Những tháng còn lại trong năm bị cho là thời gian mà vẹm chưa đủ lớn, ăn không ngon. Tuy nhiên, với du khách ngoại quốc, đến Bỉ vào bất cứ tháng nào cũng có vẹm và khoai chiên phục vụ. Nhà hàng Chez Léon, phố La Rue des Bouchers tại Brussels mỗi ngày nấu cho khách gần một tấn vẹm!
Bày lên bàn, bên cạnh tô to đựng vẹm mới nấu nóng hổi là một tô to khác đầy “frites” (tiếng Pháp) hoặc “frietjes” (tiếng Femish) tức khoai chiên. Tốt nhất là nên gọi như thế, không cần thêm “french fries” như đa số người Mỹ vẫn dùng. Đó là hệ quả từ sự hiểu nhầm của các chàng lính Mỹ đổ bộ lên đất Bỉ tham chiến thời Đệ nhất Thế chiến. Không rành về địa lý, nghe quanh mình người dân nói tiếng Pháp, các chú lính trẻ Mỹ xuất phát từ các vùng xa xôi hẻo lánh đã gọi món khoai chiên là “french fries”, tức khoai chiên Pháp. Ngày nay người Bỉ vẫn tức anh ách cái kiểu gọi tên sai lầm này khi nói đến món khoai tây chiên của họ.
Món “frites” được bổ sung vào ẩm thực Bỉ vào mùa Đông những năm đầu thập niên 1860, khi nước sông Meuse đóng băng khiến dân làng quanh đó không thể bắt cá. Họ lấy khoai cắt thành thanh cho giống hình con cá nhỏ và chiên với mỡ bò, mỡ heo. Bên kia biên giới, người Pháp lại kể rằng món khoai chiên có gốc gác từ những tay buôn bán trên cây cầu mới (Pont Neuf) bắc ngang sông Seine tại Paris hồi Cách mạng Pháp 1789.
Cho đến nay chưa rõ bên nào đúng khi đề cập đến nguồn gốc lịch sử của món khoai tây chiên, chỉ biết rằng đa số người Bỉ, khi trả lời một cuộc thăm dò xã hội, đã chọn khoai chiên là hình ảnh biểu trưng quốc gia chứ không thích chú nhóc đứng tè Manneken Pis hoặc biểu tượng Atomium ở Brussels. Người Bỉ mê frites đến độ, ngày 17 Tháng Hai 2011, họ đã phá kỷ lục thế giới với “danh hiệu” đất nước vô chính phủ lâu ngày nhất (249 ngày, hơn hẳn Cambodia và Iraq) khi “toàn dân” xuống đường làm cuộc Cách mạng Khoai chiên, với hàng chục ngàn túi khoai chiên được phát miễn phí khắp các thành phố.
Có dịp bay sang Bỉ du lịch, muốn biết thêm về món khoai chiên Bỉ thì nơi phải đến là Friet Museum – Bảo tàng khoai chiên, tại Bruges, một thành phố cổ kính đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Tham quan xong thì nhớ ghé xuống tầng hầm để thưởng thức khoai đúng kiểu Bỉ trong “friterie” (nhà hàng bán khoai chiên, vẹm…). Tuyệt đối không được gọi bằng tên “French fries” nhe! À và nhớ gọi bia Bỉ nữa, cũng thuộc hàng ngon nhất thế giới!
BIA BỈ
Đến Bỉ là đến với Thiên đàng bia, Thủ đô bia của thế giới. Bỉ có hơn 3,000 loại bia, nhiều đến độ người Bỉ thường nói đùa rằng sẽ chỉ trở lại với một nhãn bia sau khi đã nếm thử hết mọi loại bia. Mà nhiều loại quá biết chừng nào mới thử hết, nên tạm cứ thử chai này mà bợm bia nào cũng biết: Stella Artois.
Biệt danh chẳng mỹ miều chút nào gắn cho bia vàng này là “wife beater” (gã đánh vợ) do độ cồn trong chai bia là 5.2% (tùy từng quốc gia nhập hàng, nó có thể làm thấp hơn). Gã nào nốc chừng 2 lốc 6 chai thì tan tiệc về nhà dễ nổi điên ra tay hành hung bà nhà, do đó, bia này bị gán tiếng xấu.
Ở Bỉ, Stella Artois thực ra bị đánh giá thấp. Nói chuyện với vài bạn Bỉ ở Brussels, Bruges, họ rất ngạc nhiên khi tôi kể rằng Stella Artois được nhiều người Việt yêu thích. Họ cho biết, Stella Artois chỉ chiếm được vài phần trăm toàn thị trường bia nội địa, chủ yếu bán ở khu vực quanh thị trấn Leuven, nơi nó được làm ra. Cuốn cẩm nang Good Beer Guide Belgium chỉ gắn hai sao cho bia Stella Artois.
Ngày nay, du khách có thể tìm biết nguồn gốc lò sản xuất Stella Artois từ thời Trung Cổ khi ghé vào bảo tàng trong lò bia Den Horn có trưng bày đủ loại chai Stella Artois theo dòng thời gian. Theo tiếng Latin, “Stella” có nghĩa là ngôi sao, biểu trưng cho ngôi sao chỉ đường cho ba vị chiêm tinh đi tìm Chúa Yêsu hài đồng sinh ra ở làng Bêlem bên Palestine. Bia Stella Artois lần đầu xuất xưởng vào mùa Giáng sinh năm 1926.
Bia Bỉ thơm ngon nổi tiếng nhất vẫn là những chai có hình lục lăng in trên nhãn, dấu chứng nhận làm ra bởi chính các tu sĩ trong sáu tu viện thuộc dòng tu Công giáo Trappist. Sáu nhãn bia ấy là Achel, Chimay, Orval, Rochefort, Westmalle và Westvleteren. Khi nào có dịp, tôi sẽ kể cho bạn nghe tại sao Westvleteren là BIA NGON NHẤT THẾ GIỚI, rất khó mua vì số lượng rất khiêm tốn.
P. Nguyễn Dũng
20 tháng 7, 2023 - Sài Gòn nhỏ
Một góc Bruges, Belgium/Despina Galani/Unsplash
Ngày 21 Tháng Bảy 2023 là Quốc khánh của Bỉ. Nếu có cơ hội đến đất nước này, bạn đừng quên thưởng thức những món đặc sản lừng danh thế giới.
CHOCOLATE
Chocolate có nguồn gốc từ cây cocoa bên bán đảo Yucatan, Mexico thời văn minh Maya khoảng 2000 năm trước Công nguyên rồi được Conquistadores (đoàn binh viễn chinh của đế quốc Tây Ban Nha) du nhập về châu Âu khoảng 1.500 năm sau đó. Vài tài liệu lịch sử chép rằng tuy bị Tây Ban Nha giữ bí mật về nguồn gốc cây cocoa suốt cả trăm năm nhưng may sao vài hạt cocoa cũng đã được ai đó vận chuyển đến Bỉ, khi ấy còn là thuộc địa của Tây Ban Nha. Một hợp đồng mua bán cocoa thực hiện bởi vị tu sĩ trưởng Bandeloo ở Ghent vào năm 1635. Thời ấy chưa có chocolate ở dạng thanh như triệu triệu người quen biết ngày nay và bột cocoa chỉ được dùng làm thuốc trị bệnh hoặc pha với nước ấm làm thức uống của giới quý tộc.
Một góc Bruges (ảnh: wyron-unsplash)
Danh tiếng về loại thức uống thơm lừng này dần lan ra khắp Bỉ, đến mức Thị trưởng Zurich, ông Henri Escher đến thăm Brussels năm 1797, cũng đòi được nếm thử. Henri Escher mang ý tưởng phát triển cocoa, chocolat về Thụy Sĩ. Ngày nay Thụy Sĩ cũng nổi tiếng về chocolate và người dân Thụy Sĩ giữ kỷ lục tiêu thụ nhiều chocolat nhất thế giới, với gần 11.6kg/người/năm! Và Bỉ-Thụy Sĩ ngày nay luôn giành nhau về khoản danh thơm sản xuất chocolate ngon nhất thế giới. Theo nhiều tư liệu, Bỉ hiện được công nhận là nơi sản xuất chocolat thơm ngon nhất thế giới, hơn hẳn Pháp, Ý và cả Thụy Sĩ.
Bỉ có hơn 300 công ty chuyên sản xuất bánh kẹo chocolate, hơn 2,000 cửa hàng rải rác khắp thành phố lớn nhỏ. Rồi tại từng địa phương còn có vô số xưởng sản xuất nhỏ lẻ không thương hiệu. Riêng vùng Flanders được mang danh “Thủ đô chocolat của thế giới” với trên 360 cửa hàng chocolat. Các nhãn chocolate Bỉ nổi tiếng nhất mà du khách thường thấy ở những cửa hàng duty-free tại các phi trường quốc tế gồm Godiva, Leonidas, Belvas, Bruyerre, Côte d’Or, Daskalidès, Guylian, Limburg, Mary và đặc biệt Neuhaus.
Chocolate Neuhaus (ảnh: Jorge Luis Alvarez Pupo/Getty Images)
Sự kiện hội chợ quốc tế World Expo 1958 tổ chức tại thủ đô Brussels là “bệ phóng” cho ngành chocolate Bỉ vang danh năm châu. Có hơn 42 triệu khách tham quan và họ đã không bỏ qua cơ hội nếm thử đủ loại bánh kẹo chocolate mà các nhà sản xuất Bỉ trình ra ở bốn gian hàng rộng lớn. Ngày nay khi mua hộp chocolate 58 Côte d’Or thì xin biết rằng nó đã được nhà Neuhaus giới thiệu tại cuộc triển lãm này.
Còn có một nhà sản xuất chocolate mà nhiều người thưởng thức khắp thế giới ít nghe nhắc đến nhưng doanh thu từ xuất khẩu lên đến hơn $5 tỷ/năm: Barry Callebaut. Đây chính là công ty sản xuất chocolate lớn nhất thế giới, hình thành từ năm 1911, có cơ sở sản xuất tận bên châu Phi từ những năm 1950.
VẸM VÀ KHOAI CHIÊN
Nếu như ẩm thực Anh và các nước thuộc địa của Đế quốc Anh khi xưa có “fish and chips” (cá và khoai chiên) được dùng mãi tận ngày nay thì Bỉ có “moules frites” (tiếng Pháp có nghĩa, vẹm và khoai chiên) hoặc “mosselen friet” (tiếng Flemish). Nói không sai chứ món này có ở mọi nhà hàng trên khắp nước Bỉ, phát sinh từ nhu cầu “có thực mới vực được đạo” của tầng lớp lao động và nông dân nghèo túng. Họ không có thịt bò, thịt heo, thịt cừu ăn thỏa thuê như tầng lớp quý tộc thượng lưu mà còn phải tuân thủ quy định của nhà thờ về việc ăn chay kiêng thịt các ngày thứ Sáu trong tuần (từng có khoảng thời gian phải chay kiêng cả ngày thứ Tư).
Vào những ngày ấy, dân nhà nghèo làm gì có cá tôm cua ngon mà mua về nấu nướng nên chỉ còn vẹm giá rẻ là họ có thể với tới được, dù đó là hàng được mang về từ những kênh đào, sông ngòi ở miền Nam Hà Lan. Vẹm ngon nhất mà họ thích nhất là lấy từ Zeeland (đừng nhầm với nước Tân Tây Lan), ở bờ biển giáp biên giới Bỉ. Mỗi năm vùng này nuôi và thu hoạch được 60,000 tấn vẹm và gần 90% sản lượng này được chở qua cho người Bỉ tiêu thụ! Vẹm Zeeland là loại “king size”, dài đến 8cm, thịt dày.
Người Bỉ mua vẹm về nấu với vang trắng, hành, ngò và bơ (kiểu marinière) hoặc hấp cách thủy với kem và nước dùng gà, bò (kiểu à la crème) trong các tháng nào có ký tự “R”, tức Tháng Giêng (January), Tháng Hai (February), Tháng Ba (March), Tháng Tư (April), Tháng Chín (September), Tháng Mười (October), Tháng Mười Một (November) và Tháng Mười Hai (December). Những tháng còn lại trong năm bị cho là thời gian mà vẹm chưa đủ lớn, ăn không ngon. Tuy nhiên, với du khách ngoại quốc, đến Bỉ vào bất cứ tháng nào cũng có vẹm và khoai chiên phục vụ. Nhà hàng Chez Léon, phố La Rue des Bouchers tại Brussels mỗi ngày nấu cho khách gần một tấn vẹm!
Bày lên bàn, bên cạnh tô to đựng vẹm mới nấu nóng hổi là một tô to khác đầy “frites” (tiếng Pháp) hoặc “frietjes” (tiếng Femish) tức khoai chiên. Tốt nhất là nên gọi như thế, không cần thêm “french fries” như đa số người Mỹ vẫn dùng. Đó là hệ quả từ sự hiểu nhầm của các chàng lính Mỹ đổ bộ lên đất Bỉ tham chiến thời Đệ nhất Thế chiến. Không rành về địa lý, nghe quanh mình người dân nói tiếng Pháp, các chú lính trẻ Mỹ xuất phát từ các vùng xa xôi hẻo lánh đã gọi món khoai chiên là “french fries”, tức khoai chiên Pháp. Ngày nay người Bỉ vẫn tức anh ách cái kiểu gọi tên sai lầm này khi nói đến món khoai tây chiên của họ.
Món “frites” được bổ sung vào ẩm thực Bỉ vào mùa Đông những năm đầu thập niên 1860, khi nước sông Meuse đóng băng khiến dân làng quanh đó không thể bắt cá. Họ lấy khoai cắt thành thanh cho giống hình con cá nhỏ và chiên với mỡ bò, mỡ heo. Bên kia biên giới, người Pháp lại kể rằng món khoai chiên có gốc gác từ những tay buôn bán trên cây cầu mới (Pont Neuf) bắc ngang sông Seine tại Paris hồi Cách mạng Pháp 1789.
Cho đến nay chưa rõ bên nào đúng khi đề cập đến nguồn gốc lịch sử của món khoai tây chiên, chỉ biết rằng đa số người Bỉ, khi trả lời một cuộc thăm dò xã hội, đã chọn khoai chiên là hình ảnh biểu trưng quốc gia chứ không thích chú nhóc đứng tè Manneken Pis hoặc biểu tượng Atomium ở Brussels. Người Bỉ mê frites đến độ, ngày 17 Tháng Hai 2011, họ đã phá kỷ lục thế giới với “danh hiệu” đất nước vô chính phủ lâu ngày nhất (249 ngày, hơn hẳn Cambodia và Iraq) khi “toàn dân” xuống đường làm cuộc Cách mạng Khoai chiên, với hàng chục ngàn túi khoai chiên được phát miễn phí khắp các thành phố.
Có dịp bay sang Bỉ du lịch, muốn biết thêm về món khoai chiên Bỉ thì nơi phải đến là Friet Museum – Bảo tàng khoai chiên, tại Bruges, một thành phố cổ kính đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Tham quan xong thì nhớ ghé xuống tầng hầm để thưởng thức khoai đúng kiểu Bỉ trong “friterie” (nhà hàng bán khoai chiên, vẹm…). Tuyệt đối không được gọi bằng tên “French fries” nhe! À và nhớ gọi bia Bỉ nữa, cũng thuộc hàng ngon nhất thế giới!
BIA BỈ
Đến Bỉ là đến với Thiên đàng bia, Thủ đô bia của thế giới. Bỉ có hơn 3,000 loại bia, nhiều đến độ người Bỉ thường nói đùa rằng sẽ chỉ trở lại với một nhãn bia sau khi đã nếm thử hết mọi loại bia. Mà nhiều loại quá biết chừng nào mới thử hết, nên tạm cứ thử chai này mà bợm bia nào cũng biết: Stella Artois.
Biệt danh chẳng mỹ miều chút nào gắn cho bia vàng này là “wife beater” (gã đánh vợ) do độ cồn trong chai bia là 5.2% (tùy từng quốc gia nhập hàng, nó có thể làm thấp hơn). Gã nào nốc chừng 2 lốc 6 chai thì tan tiệc về nhà dễ nổi điên ra tay hành hung bà nhà, do đó, bia này bị gán tiếng xấu.
Ở Bỉ, Stella Artois thực ra bị đánh giá thấp. Nói chuyện với vài bạn Bỉ ở Brussels, Bruges, họ rất ngạc nhiên khi tôi kể rằng Stella Artois được nhiều người Việt yêu thích. Họ cho biết, Stella Artois chỉ chiếm được vài phần trăm toàn thị trường bia nội địa, chủ yếu bán ở khu vực quanh thị trấn Leuven, nơi nó được làm ra. Cuốn cẩm nang Good Beer Guide Belgium chỉ gắn hai sao cho bia Stella Artois.
Ngày nay, du khách có thể tìm biết nguồn gốc lò sản xuất Stella Artois từ thời Trung Cổ khi ghé vào bảo tàng trong lò bia Den Horn có trưng bày đủ loại chai Stella Artois theo dòng thời gian. Theo tiếng Latin, “Stella” có nghĩa là ngôi sao, biểu trưng cho ngôi sao chỉ đường cho ba vị chiêm tinh đi tìm Chúa Yêsu hài đồng sinh ra ở làng Bêlem bên Palestine. Bia Stella Artois lần đầu xuất xưởng vào mùa Giáng sinh năm 1926.
Bia Bỉ thơm ngon nổi tiếng nhất vẫn là những chai có hình lục lăng in trên nhãn, dấu chứng nhận làm ra bởi chính các tu sĩ trong sáu tu viện thuộc dòng tu Công giáo Trappist. Sáu nhãn bia ấy là Achel, Chimay, Orval, Rochefort, Westmalle và Westvleteren. Khi nào có dịp, tôi sẽ kể cho bạn nghe tại sao Westvleteren là BIA NGON NHẤT THẾ GIỚI, rất khó mua vì số lượng rất khiêm tốn.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Similar topics
» Thượng thực - Ngô Cẩn Ngôn
» BÁNH MÌ KHÔNG PHẢI LÀ LƯƠNG THỰC , THỰC PHẨM
» Mỹ Texas Dallas: Bắn chết 8 người, làm 7 người bị thương trong đó 3 người bị thương rất nặng, rồi bị 1 cảnh sát bắn chết
» Thực đơn hôm nay
» Bội thực hoa hậu
» BÁNH MÌ KHÔNG PHẢI LÀ LƯƠNG THỰC , THỰC PHẨM
» Mỹ Texas Dallas: Bắn chết 8 người, làm 7 người bị thương trong đó 3 người bị thương rất nặng, rồi bị 1 cảnh sát bắn chết
» Thực đơn hôm nay
» Bội thực hoa hậu
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum