Our forum runs best with JavaScript enabled !

Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Page 6 of 38 Previous  1 ... 5, 6, 7 ... 22 ... 38  Next

View previous topic View next topic Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Mon Jan 31, 2022 6:19 am


Giá bán quá thấp, thương lái chém bỏ đào giữa phố

Đằng Vân
30 tháng 1, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Đào cảnh chất đống bên đường, còn người bán mòn mỏi chờ khách – Ảnh: Người Lao Động

Dịch bệnh Covid-19 kéo dài khiến thị trường hoa, cây cảnh Tết Nhâm Dần 2022 ở thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa ảm đạm chưa từng có. Không người bán nào nghĩ sẽ thất bại, vì không có các quy định cấm đoán, hạn chế nào được đưa ra, ngăn cản người dân đi chợ, đi sắm tết. Thế nhưng, qua một năm bị giãn cách, mất việc nhiều, sức mua của người dân rõ ràng bị giảm tới mức không ai ngờ. Nhiều người còn không có tiền ăn tết, thì lấy tiền đâu ra để mua cây cảnh trưng bày.

Thương lái chán nản chặt bỏ đào giữa phố – Ảnh: Người Lao Động
Đại lộ CSEDP (ở phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) người bán đào, quất ngồi dài hàng cây số. Ghi nhận chiều 29 và sáng 30 Tháng Giêng (tức ngày 27, 28 Tết), cả tuyến đường dài khoảng 5-7 km đào bán tràn lan, nhưng hầu như chẳng có người ghé mua, khiến những người bán đào đành ngậm ngùi vác dao chém bỏ đào ngay giữa phố.

Những cây đào bị chặt bỏ ném chỏng chơ trên đại lộ CSEDP – Ảnh: Người Lao Động
Nhìn cảnh người dân chém, đập bỏ cây giữa phố mà ai cũng thấy xót xa. Nhiều thương lái năm nay chấp nhận lỗ nặng, bởi đến thời điểm này mà không bán được hàng thì coi như Tết này thất bát, đành phải đập bỏ, chặt hết cành chở gốc về trồng, chăm sóc cho mùa Tết sau.

Mà cũng chẳng ai biết, họ có còn vốn để năm sau quay trở lại mua bán đào nữa hay không? (Theo Người Lao Động)

Với người buôn bán đào, quất… Tết năm nay là một năm thất bại.


Last edited by LDN on Tue Feb 01, 2022 5:24 am; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Mon Jan 31, 2022 12:47 pm

Tết của người giàu, người nghèo: "Tiền có thể thiếu nhưng Tết không thể vắng một cành mai"

Dy Khoa - Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị, 31/01/2022 - soha

Tết của người giàu, người nghèo: "Tiền có thể thiếu nhưng Tết không thể vắng một cành mai"

Tết với nhiều người có thể chỉ cần một cành mai, cành đào.
Có cành mai đã là Tết!

Là một trong những phường từng bị ảnh hưởng nặng nề nhất do Covid-19, phường Thạnh Lộc (quận 12) tập trung lượng lớn công nhân, người dân nhập cư từ các tỉnh thành về sinh sống, ở trong các căn hộ tạm bợ, chen chúc. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến phường này trở thành điểm nóng của đại dịch trong làn sóng thứ 4.

Trở lại thăm bệnh nhân mà tôi biết khi tham gia tuyến đầu chống dịch tại đây, tôi gặp chị Nguyễn Thị Huyền (38 tuổi, giúp việc thuê) sống cùng hai con. Khi còn bệnh, chị lo lắng cho sức khỏe của mình, lo nhất là nếu không còn thì lấy ai chăm cho mấy đứa nhỏ mới 8 và 9 tuổi.

Sau gần nửa năm ở nhà do giãn cách, thêm một tháng ở nhà cách ly điều trị bệnh (quy định cũ Bộ Y tế là người bệnh phải cách ly tại nhà 14 ngày, theo dõi thêm 14 ngày), chị gần như kiệt quệ về tiền bạc. "Tài sản đáng giá nhất chắc là cái mạng này", chị nửa thật nửa đùa.

Chị đã dùng hết tiền tiết kiệm trong hơn 20 năm mưu sinh tại đất Sài thành trong đợt giãn cách kéo dài. Huyền cũng phải mượn tiền từ nhiều nguồn như người quen biết, vay tiền để trang trải cuộc sống. Gần đây mọi chuyện đã khá hơn rất nhiều. Chị bắt đầu đi làm lại và có lương. Người phụ nữ kham khổ quê ở miền Trung nhưng đã lâu không về do hoàn cảnh không cho phép.

"Tết của nhà chị đơn giản lắm em ơi. Có cành mai là được. Tiền thì có thể thiếu nhưng không thể vắng một cành mai", chị Huyền nói.

Không khí căn nhà trọ, phải đi qua mấy khúc quanh còn nước dâng ngập mỗi khi triều cường lên, bây giờ đã vui hơn nhiều. Tiếng cười nói của con nít trong xóm trọ đã rộn vang, thay cho vẻ ủ rũ hồi đó.

Chị kể mấy nay tranh thủ "chạy" nhiều nhà hơn để ráng có một cái Tết tươm tất. "Mỗi nhà chị làm 2-3 tiếng cũng được trăm nghìn. Ráng thôi. Mình còn khỏe là mình còn kiếm được tiền".

Với chị Huyền, Tết mang nhiều ý nghĩa bởi nó mang lại không khí bình yên và bắt đầu một khởi đầu mới cùng những hy vọng mới. "Mong là năm mới chị được nhiều người thuê hơn. Giàu nghèo thì chị tin do số phận. Nhưng mình phải cố gắng làm ăn, chứ không thể buông theo số phận được", chị nói.

Tết đâu chỉ dành riêng cho người giàu sang
|"Nhà nghèo mà cũng đòi ăn Tết", một câu thoại trong phim sitcom Gia đình cục súc phát trên Youtube làm tôi nhớ hoài. Vì nó sâu cay. Nó hằng định trong tâm khảm nhiều người về một cái Tết đủ đầy, tưởng chừng là đặc quyền của những người giàu có.

Tết hiện đại làm người ta bị áp lực hơn. Thông tin trên các kênh truyền thông nói nhiều về những mặt hàng đắt đỏ dịp Tết, nào là các kỳ hoa dị thảo, món ăn đắt tiền. Chưa kể, Tết còn bị vịn vào như một cơ hội "kiếm tiền" cho lũ nhỏ thông qua chiếc phong bao lì xì.

Dĩ nhiên phấn đấu để cuộc sống tốt đẹp hơn là điều ai cũng có quyền nhưng được mấy ai đạt được. Việc phân biệt Tết giàu, Tết nghèo chỉ là nỗi khổ cho người đang tha phương cầu thực. Như chị Huyền, Tết đơn giản chỉ là một cành mai. Nhưng với nhiều người, Tết lại phải là những món ăn, quần áo đắt tiền hơn rất nhiều so với ngày bình thường. "Ừ thì Tết mà", nhiều người sẽ phản đáp như vậy. Nhưng rõ cái "Tết mà" đó ảnh hưởng rất lớn đến thói quen tiêu dùng của chính họ và các thế hệ sau này.

*Vì yêu cầu của nhân vật, tên đã được thay đổi.

https://youtu.be/dPzT0oFX3AE

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Tue Feb 01, 2022 5:23 am

Không chấp nhận bán rẻ, nhà vườn tiêu hủy 500 chậu hoa ế

Tường Vy
31 tháng 1, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Xe ép rác Công ty công viên cây xanh TP HCM tiêu hủy 500 chậu hoa ế sau khi anh Thiện đồng ý, trưa 29 Tết – Ảnh: VNExpress

11 giờ sáng ngày 31 Tháng Giêng (29 Tháng Chạp), Ban quản lý công viên Gia Định, quận Phú Nhuận, yêu cầu tiểu thương trả mặt bằng để công nhân vệ sinh dọn dẹp, chuẩn bị đón khách dịp Tết. Nhiều nhà vườn hối hả khiêng chậu hoa ra lề đường Hoàng Minh Giám bán đến chiều mong kiếm thêm chút đỉnh trước khi về quê. Nhưng gia đình anh Thiện còn hơn 500 chậu cúc mâm xôi đành chấp nhận tiêu hủy chứ không bán rẻ. Anh Thiện đau lòng nói:

“Tôi làm hoa hơn chục năm rồi, chưa năm nào ế như vậy”.

Những năm trước, chỉ đến sáng 30 Tết là cả gia đình ăn thu dọn hành lý, đón xe về quê ăn Tết, nhưng năm nay thì khác, cứ nghĩ đến “Tết” là anh lại thở dài.

Một người dân (trái) tới mua hoa ủng hộ gia đình anh Thiện – Ảnh: VNExpress

Tết năm nay, gia đình anh Thiện đưa hơn 800 chậu cúc mâm xôi lên Sài Gòn, nhưng đến trưa 29 Tết mới bán chưa đến 300 chậu. Giá mỗi cặp loại một 400,000 đồng, loại hai 300,000 đồng nhưng khách chủ yếu đến hỏi, sau đó quay xe đi. Anh nói với giọng nghẹn ngào: “Gần đến giờ trả mặt bằng, chúng tôi đã giảm giá còn phân nửa nhưng họ vẫn mặc cả thấp hơn. Thà mình chịu lỗ vài chục triệu chứ không bán”.

12 giờ trưa, hơn chục bảo vệ công viên Gia Định đưa xe ép rác đến khu vực bán hoa của anh Thiện. Hoa được chất thành đống sau đó đưa lên xe tiêu hủy. Chạy xe vừa tới, chị Kim Thương, ngụ quận Tân Bình, rút trong ví tờ 200,000 đồng mua hai chậu. Chị nói: “Tôi mua ủng hộ nhà vườn. Họ bỏ nhiều công sức chăm sóc hoa rồi, đến giờ này ai cũng muốn bán hết để về quê đón Tết”.

Người bán cắt cành chậu bông giấy, không bán rẻ tại công viên 23/9, quận 1, trưa 31 Tháng giêng – Ảnh: VNExpress
Ngược với hành động mua ủng hộ của chi Thương, nhiều người đi đến khu vực này để xin hoa, có người tới lặng lẽ xách chậu đi nhưng bị bảo vệ ngăn lại. Một bảo vệ nói: “Chúng tôi phải chất thành đống tiêu huỷ theo yêu cầu của chủ tiệm, không cho người dân đến hôi của”.

Cách công viên Gia Định chừng 15 km, ở chợ hoa Công viên 23/9 (quận 1), nhiều tiểu thương chấp nhận cắt bỏ hoa ế chứ không bán rẻ. Anh Nguyễn Phú Tài, nhà vườn ở tỉnh Tiền Giang, nói phải tiêu hủy hoa xót xa lắm nhưng thà chịu lỗ để năm sau còn kinh doanh chứ không bán rẻ. “Bán thấp quá tạo thành thói quen, nhiều người chờ đến ngày cuối cùng để mua giá rẻ”. (Theo VNExpress)

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Tue Feb 01, 2022 6:28 pm

Chỉ thị chống dịch chồng chéo: dân phải tự lo phòng thân!

RFA

2022.01.20

Một sư cô mang khẩu trang phòng tránh COVID-19 ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày 18 tháng 4 năm 2020.

REUTERS

Hôm 19 tháng 1, Thủ tướng Chính phủ ra công điện yêu cầu các địa phương không đặt ra những biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trái với quy định của Chính phủ và Bộ Y tế, gây khó khăn cho người dân về quê ăn Tết. Thủ tướng nhấn mạnh, các biện pháp phòng chống dịch dứt khoát phải được thực hiện thống nhất trên toàn quốc nhưng linh hoạt trong phạm vi nhất định, các địa phương nếu áp dụng các biện pháp khác hoặc cao hơn quy định chung thì phải báo cáo.

Theo truyền thông Nhà nước, tuy Chính phủ, Bộ Y tế đã có hướng dẫn các quy định thích ứng an toàn và yêu cầu “địa phương không chống dịch cao hơn quy định”, nhưng mỗi tỉnh thành đang đề ra biện pháp cách ly, xét nghiệm khác nhau với người về quê ăn Tết. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng cho rằng việc ứng xử của các tỉnh đối với người dân về quê ăn Tết đang là vấn đề cần được quan tâm giải quyết.

Anh Nhân, chủ một cửa hàng buôn bán hàng nội thất cho RFA hay:

“Không phải địa phương nào cũng bị tình trạng đó. Em có anh thợ mộc phải thu xếp về quê trước một tuần để kịp Tết vì còn cách ly. Về sát ngày quá là không kịp Tết. Cách làm của họ làm cản trở người đi từ xa về, đặc biệt là công nhân, bởi họ làm cho các công ty thì các công ty đâu cho nghỉ sớm. Hiện một số các công ty ở Sài Gòn nương theo những quy định đó mà khuyên công nhân nên ở lại thành phố. Cả chính quyền thành phố cũng khuyên người dân nên ở lại ăn Tết chứ không nên về quê. Nhưng cái Tết cổ truyền thì ai đi xa làm việc cũng mong cuối năm về nhà ăn sum họp với gia đình.

Chủ trương của Chính phủ là bình thường trong điều kiện mới là địa phương cản trở họ bằng những điều như cách ly thì không đúng.”

Anh Nhân phân tích thêm, ở Việt Nam, địa phương nào để dịch lây lan thì chủ tịch tỉnh chịu trách nhiệm nên họ đẩy trách nhiệm xuống chủ tịch huyện, huyện đẩy xuống chủ tịch xã. Mấy anh ở xã lại là mấy anh kém về nhận thức và kém về hiểu biết cho nên để an toàn cho cái ghế của mình, họ đặt ra những quy định ‘không giống ai’ làm khổ dân.

Trong đợt dịch COVID-19 năm ngoái, rất nhiều quy định được chính quyền cấp dưới ban hành không theo chỉ đạo của cấp trên được người dân gọi là ‘phép vua thua lệ làng’. Tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc về kết quả phòng, chống dịch hôm 17 tháng 10 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc thực hiện “Nghị quyết 128 - Hướng đến bình thường mới” phải nhất quán, thông suốt từ trung ương xuống địa phương; cấp dưới phải phục tùng cấp trên.

Ông H. một người am hiểu tình hình nội bộ ĐCSVN ở Hà Nội sau đó nói với RFA rằng:

“Sở dĩ có chuyện ‘trên bảo dưới không nghe’ là vì cấp dưới chỉ lo giữ ghế. Họ không làm vì trách nhiệm vừa chống dịch vừa không ngăn sống cấm chợ, bất lợi cho dân hay ảnh hưởng đến kinh tế trong dài hạn. Do đó, chuyện cấp dưới bất tuân cấp trên là chuyện có thật. Còn trách nhiệm của ai thì phải mổ xẻ vấn đề mới nói được.”

Bên ngoài một bệnh viện dã chiến 500 giường dành cho bệnh nhân Covid-19 ở Hà Nội vào ngày 30 tháng 8 năm 2021. AFP
Để ứng phó với tình trạng ‘mỗi nơi làm một kiểu’, ‘phép vua thua lệ làng’, người dân thấp cổ bé miệng chỉ biết tự lo cho mình để có thể sum họp với gia đình ngày Tết.

Cô Tuyết, công nhân tạm trú ở quận Bình Thạnh kể với RFA sáng 20 tháng 1:

“Ông Thủ tướng yêu cầu không làm khó dân khi về quê ăn tết nhưng thực tế mỗi nơi một kiểu. Mấy ông ở địa phương đâu có nghe. Họ coi thường lời ông Thủ tướng nói. Mấy ổng làm khó dân để kiếm tiền hoặc ở bên trong nội bộ họ có gì đó mà họ không tin ông thủ tướng nữa. Mỗi nơi chống dịch một kiểu nên người lao động tụi tui phải xin về quê sớm hơn mọi năm để trừ hao cách ly. Mấy ổng chống dịch theo chỉ thị từ hồi đó tới giờ mà, có theo khoa học đâu. Ai mà dám tin, mình lo thân mình thôi.

Như cái vụ bắt dân xét nghiệm mỗi tuần mấy lần, giờ lòi ra cái vụ Việt Á mấy ổng bán kit test luôn. Bởi vậy cấp dưới không nghe cấp trên, dân tụi tui không nghe lời mấy ổng luôn vì mấy ổng nói một đường làm một nẻo.”

Trong đợt dịch thứ tư bùng phát vào tháng 4 năm 2021, Chính phủ bị chỉ trích là chống dịch theo chỉ thị chứ không theo khoa học. Điều này dường như được lập lại khi lãnh đạo một số thôn, xã mặc sức ra những quy định vượt rào so với chỉ đạo của chính quyền cấp trên.

Báo Nhà nước đưa tin trường hợp gia đình anh Bình ở tỉnh Thái Bình bị trưởng thôn khóa trái cửa nhốt trong nhà bảy ngày, từ ngày 9 tháng 1 đến ngày 16 tháng 1 do có người trong gia đình đến từ vùng đỏ. Chủ tịch xã sau đó cho biết việc khóa cửa nhà dân là sai quy định, xã không chỉ đạo thôn làm việc này. Còn ở Thanh Hóa, gần 30 hộ dân ở xã Thiệu Phú được chính quyền địa phương vận động đã đồng ý cho chính quyền địa phương khoá cổng nhà để phòng dịch COVID-19 do gia đình có người từ tỉnh ngoài trở về.

Cách chống dịch của chính quyền lâu nay bị cho là cứng nhắc, không theo khoa học mà chỉ theo chỉ thị dẫn đến số người tử vong đến nay là hơn 36.000. Bác sĩ Võ Xuân Sơn từng bày tỏ với RFA:

“Có một sai lầm mà theo tôi là lớn nhất trong tất cả các sai lầm gây ra số tử vong cao là do chính sách vĩ mô. Họ hoạch định chính sách không đúng. Những người trong ban chỉ đạo phòng, chống dịch từ trên xuống dưới không đánh giá đúng vai trò của ngành y trong việc chống dịch.”

Bác sĩ Đinh Đức Long thì khẳng định, chính quyền đã đi sai hướng nên dịch bệnh bùng phát:

“Các nước chống dịch phải dựa vào các chuyên gia dịch tễ học lâm sàng, tức là các nhà y học chuyên ngành về lâm sàng. Đằng này, Việt Nam, cụ thể là thành phố Hồ Chí Minh lại chống dịch dựa vào các nhà chuyên gia về hành chính công. Mà nói về luật hành chính, quan hệ hành chính là quan hệ phục tùng. Nghĩa là cấp dưới phục tùng cấp trên.

Như vậy tư duy chống dịch của họ sai khi chống dịch bằng quan hệ hành chính. Tư duy đó là tư duy trấn áp, mệnh lệnh. Không thể ra lệnh cho con vi-rút không được phát triển. Theo tôi, cách chống dịch hiện nay là ‘chống dịch theo định hướng xã hội chủ nghĩa’.”

Có lẽ rút kinh nghiệm từ đợt dịch thứ tư với hậu quả quá nặng nề, mới đây, phát biểu kết luận hội nghị triển khai công tác y tế năm 2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu nghiên cứu việc tiêm vắc xin mũi thứ tư phòng COVID-19 cho người dân, đồng thời tham khảo kinh nghiệm quốc tế về tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi với quyết tâm mở cửa trường học an toàn trong thời gian sớm nhất.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Wed Feb 02, 2022 6:26 am

Cha hãy phù hộ cho dân tộc, cho giáo hội cg VN.

Ai đã giết linh mục Giuse Trần Ngọc Thanh?

Phạm Minh Vũ
1 tháng 2, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Nguyễn Văn Kiên, kẻ này đã ra tay sát hại Cha Giuse Trần Ngọc Thanh trong khi Cha Thanh đang ngồi tòa giải tội ở giáo họ Sa-loong thuộc giáo xứ Đak Mot -Plei Kần – Ngọc Hồi- Kon Tum. Theo một người thân cận của Cha kể lại hắn ta là một người bình thường, không bị điên, càng không ngáo đá, nói nó ngáo đá đó là tin tức bịa đặt, sai sự thật. Từ lúc hắn ta chia tay vợ, thì thường lui tới chơi với những công an viên xã. Hắn đã bị bắt để điều tra sau khi chém Cha Thanh.

Nằm ở phía Tây Bắc của Cao Nguyên trung phần, đây là một vùng giáp biên có Dân thưa thớt, đại đa số là người Thượng, nên hoạt động tôn giáo bị nhiều hạn chế bởi chính quyền, hàng chục năm qua chịu nhiều sự bách hại từ chính quyền địa phương. Theo nhiều anh chị em hoạt động thiện nguyện cho biết, những vùng như thế này, nếu lên để làm thiện nguyện mà không xin chính quyền tại đó thì sẽ bị kẻ lạ mặt tấn công vô cớ.

Ở Kontum người ta kể ra ít nhất 4 vụ linh mục bị hành hung giữa thanh thiên bạch nhật, mà điểm chung là những người đó đều bị chính quyền từng nhiều lần đe dọa trực tiếp hay gián tiếp.

Cha Thanh, một Linh mục Dòng Đa Minh, được thụ phong linh mục năm 2018, năm 2019 đã xung phong lên giúp xứ Đak Mot và lên phó xứ, và sau đó phụ trách nhiều giáo họ trong xứ, trong đó Đak Xú là một nơi gắn bó với Cha từ ngày lên nhận xứ, tình yêu thương người nghèo, thương những em nhỏ vùng biên nơi tới trường phải đi chân đất lội bộ cả chục km, nơi các em cơm ăn trộn với cơm trắng, Cha đã cố gắng tìm nhiều ân nhân, xin nhiều nơi bằng nhiều cách để mong sự quan tâm của họ tới nơi vùng xa mặt trời này.

Giáo họ Sa-Loong chuẩn bị tách ra lên giáo xứ Cha Thanh về quản nhiệm tại đây mới chỉ đúng một tháng. Mới đúng một tháng Cha còn chưa kịp nhớ tên của ban bệ trong giáo họ thì làm sao gây thù oán cùng với ai? Cha Thanh không hề biết tên Kiên này là ai, càng không gây thù oán với anh ta, vậy mà anh ta lại tung những nhát dao chát chúa vào vị mục tử vì đàn chiên này!

Nhưng vì sao anh ta lại giết Cha là một câu hỏi chắc sẽ khó có câu trả lời, hiện tại tất cả truyền thông nhà nước đều im bặt một cách khó hiểu, thường một vụ án giết người thì đám báo chí nhà nước chắc không bỏ qua để chạy tin kiếm view, nhưng đây thì im.

Mấy tháng trước Cha đang còn ở Đak Xú, có ân nhân tặng cho Cha bàn đá và tượng Thánh Giuse, khi công trình hoàn thành xong thì một tuần sau Cha báo tin cho chị ân nhân ấy là tượng thánh Giuse ở Đak xú bị chính quyền tới cẩu đi sau nhiều lần đe dọa phải tháo dỡ. Chỉ còn trơ bệ tượng Cha không chịu khuất phục nên bị chính quyền cẩu đi, Cha Thanh phải xin tượng Thánh Giuse nhỏ hơn, chưa kịp thì Cha đã…

Phải nói rằng, ở Tây Nguyên các hoạt động tôn giáo bị bách hại rất khủng khiếp, những năm qua những người theo Tin Lành phải chạy sáng Thái Lan tị nạn vì bị chính quyền đàn áp thô bạo. Phật giáo như Bát Nhã ở Bảo Lộc – Lâm Đồng cũng bị chính quyền đàn áp làm cho 400 tu sĩ phải chạy sang Thái Lan tị nạn chính trị và lập Làng Mai. Ngay cả mấy tháng trước ở Kontum có một linh mục bị đâm trọng thương, và nhiều tu sĩ nam nữ bị chính quyền tấn công vô cớ như đâm xe, hay chọi đá. Ngay việc xây dựng một cái bếp của mấy nữ tu sĩ công giáo cũng bị xách nhiễu đủ điều, bị chính quyền hạnh họe là chưa đủ tiêu chuẩn abc.. thì dự định xây một nhà thờ của Cha Thanh chắc là…

Tôi không dám chắc chắn chính quyền đứng đằng sau vụ sát hại Cha Thanh hay không, nhưng tôi tin chắc chắn rằng Cha Thanh và kẻ thủ ác tên Kiên này không hề có xích mích hay thù oán với nhau.

Không thù oán mà ra tay tàn nhẫn như thế chắc chắn phải có động cơ nào? Ai giật dây đằng sau.

Đức Cha Aloisiô Nguyên Hùng Vị, Kon Tum dâng thánh lễ danh dự cho Cha Cố. Giuse Trần Ngọc Thanh, O.P., tại nhà nguyện Plei Đôn, giáo xứ Kon Rơbang, Việt Nam, ngày 30 tháng 1 năm 2022

Ghi chú: Sự kiện linh mục Trần Ngọc Thanh bị sát hại ở Kon Tum đã trở thành tin tức được nằm ngay trên đầu tất cả những bản tin công giáo quốc tế. Thông Tấn Xã Công Giáo (The Catholic News Agency – CNA) cũng đưa tin về sự kiện này. Một nguồn tin giấu tên nói rõ là công an Kontum lại chỉ đạo cho tất cả những báo chí trong vùng, thậm chí các bản tin của giáo xứ, phải đưa tin rằng cha Trần Ngọc Thanh chết tại nhà.  Nhưng trên CNA, bản tin cũng dẫn lời tin độc lập điều tra tại địa phương tường thuật rõ là “Linh mục Trần bị tấn công vào ngày 29 tháng 1 tại một nhiệm sở ở Dak Mot, cách Kon Tum khoảng 40 dặm về phía Tây bắc. Khi đó ông đang nghe những lời thú tội trước thánh lễ cuối cùng của buổi tối, tin cũng được loan trên Facebook Ordo Praedicatorum”.

https://youtu.be/aeUIKjAiSv4

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Wed Feb 02, 2022 9:54 am

Khi nào báo nhà nước đưa tin về cái chết của Linh mục Trần Ngọc Thanh?

31 tháng 1 2022
Cập nhật 6 giờ trước -BBC

Giáo phận Kon Tum làm Thánh lễ "đưa chân Cha Giuse Trần Ngọc Thanh" hôm 30/01
NGUỒN HÌNH ẢNH,GIÁO PHẬN KON TUM
Chụp lại hình ảnh,
Giáo phận Kon Tum làm Thánh lễ "đưa chân Cha Giuse Trần Ngọc Thanh" hôm 30/01

Báo chí Việt Nam dường như vẫn im lặng, bốn ngày sau khi Linh mục Trần Ngọc Thanh được cho là bị sát hại hôm 29/1.

Vụ việc cũng được loan tải trên mạng xã hội là xảy ra trong lúc linh mục đang làm lễ giải tội ở Giáo xứ Đăk Mót ở Kon Tum.

Mặc dù vẫn đang trong kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, vụ việc được nhiều người quan tâm, đưa ra nhiều bình luận nhức nhối trên Facebook.

Phương Nga Bùi viết trên một Thiên Hạ Chuyện: "Con mèo Trấn Thành chết báo chí ầm ầm đưa tin tiếc thương... tóm lại phải có tiền họ mới viết ,ông Linh mục chết rồi ai đưa tiền thuê họ viết mà họ viết."

Danh khoản Nguyễn Đức đồng tình: "Không hề thấy TV đưa tin. Nếu không có fb thì làm gì ai biết?"

Đã có những bài đăng mà độc giả không tiếp cận được với lý do được Facebook nêu là "Nội dung này hiện tại không có sẵn."

Gây án ngay tại nơi hành lễ?

Được biết, nghi phạm đã bị bắt giữ để điều tra, theo nguồn tin ở địa phương.

Thông tin đăng tải trên website của Giáo phận Kon Tum, vụ việc xảy ra vào ngày 29/1 tại nhà thờ thuộc Giáo xứ Đăk Mót.

Nhưng trang Catholic News Agency, bản tiếng Anh lại nói "ông bị chém bằng dao tại nhà" (in his house).

Nguồn tin này nói cha Giuse Trần Ngọc Thanh, dòng Đa Minh (Dominican) bị sát hại khi đang ngồi toà giải tội và qua đời vào 23h30 cùng ngày tại bệnh viện. Nguồn tin của Giáo hội, đăng trên các trang giáo phận khác nhau, cho biết cha Thanh là phó xứ của Đăk Mót.

Trả lời BBC từ Hà Nội, LS Lê Quốc Quân nói:

"Tôi có nói chuyện với một Linh mục trong khu vực và với một người là bà con của Cha Thanh và sự việc đã được xác định. Cha bị chém hai nhát vào đầu, vỡ sọ và tử vong. Một người thầy khác đang lau bàn thờ quay lại can cũng bị chém sượt đầu, giơ ghế lên đỡ cũng bị chém gãy ghế."

Tin gây bàng hoàng

Đức cha Aloisiô (Giám mục Giáo phận Kon Tum) chia sẻ rằng ông "bàng hoàng" khi biết tin. "Không ngờ lại có một chuyện đã xảy ra như thế", Giáo phận Kon Tum trích lời Đức cha ngày 30/1.

Giáo phận Kon Tum không chia sẻ chi tiết nguyên nhân tử vong của cha Thanh. Tuy nhiên, trên một số diễn đàn của người Công giáo, một số giáo dân chia sẻ hình ảnh vết thương nặng vào đầu cha Thanh.

Tính đến chiều 31/1, chưa có tờ báo chí chính thống nào ở Việt Nam đưa tin về vụ sát hại này.

Website chính thức của Dòng Đa Minh và Giáo phận Kon Tum chỉ đưa cáo phó và tin tức về lễ tang, còn trang tin của Công an Kon Tum và báo Kon Tum (của chính quyền địa phương) chưa thấy đưa tin về vụ việc cũng như việc bắt giữ nghi phạm, theo tìm hiểu của BBC tính đến 21 giờ ngày 31/01, theo giờ VN.

Trong khi đó, một số trang tin công giáo tiếng Anh như Catholic News Agency và National Catholic Register đã đưa tin về vụ sát hại.

Trang Catholic News Agency chạy tin "Dominican priest killed in Vietnam".

Các ý kiến khác nhau

Thông tin về nghi phạm không được giáo phận tiết lộ ngoài chi tiết người này "đã bị bắt để điều tra".

Trên group Thắc mắc Công Giáo, một số tài khoản chia sẻ thông tin chi tết về nghi phạm sát hại cha Trần Ngọc Thanh.

Tài khoản Phạm Minh Vũ cho biết cha Thanh mới về quản nhiệm tại Sa Loong khoảng một tháng và không biết nghi phạm là ai. Tài khoản này đặt ra câu hỏi về động cơ vụ sát hại.

Trên trang Facebook, luật sư Lê Quốc Quân, tại Hà Nội bình luận "cái chết đau đớn của linh mục là đầy nghi vấn và gây ra sự phẫn uất lớn trong lòng các xứ đạo nói riêng và dân chúng tại khu vực Kon Tum nói chung...".

Trang tin VietCatholic.net dẫn lại lời linh mục Nguyễn Minh Nhật (Sài Gòn) rằng linh mục Trần Ngọc Thanh bị chém bởi một kẻ thần kinh và không có động thái né tránh vì bất ngờ. Tuy nhiên, một số thành viên trên diễn đàn Thắc mắc Công giáo cho rằng "nghi phạm không phải là người bị tâm thần".

Trang Truyền thông Thái Hà viết:

"Cái chết đau đớn của linh mục là đầy nghi vấn và gây ra sự phẫn uất lớn trong lòng các xứ đạo nói riêng và dân chúng tại khu vực Kontum nói chung. Có người cho là có động cơ đê hèn và 'bàn tay lông lá' phía sau, nhưng cũng có nguồn tin cho rằng kẻ chém Cha là một kẻ tâm thần."

Trên mạng xã hội tiếng Việt, một số Facebookers đã nêu ra vấn đề này:

Ví dụ Hua Bui nói: "Phải làm ra đúng lẽ chứ ai mà chịu vậy được một linh mục của giáo dân chứ có phải người bình thường đâu?"

Hữu Lê: Buồn thay! Một vụ giết người tàn độc như vậy mà không có một tờ báo nào của bên ăn thuế của dân nói đến..."

Viet Quốc: "Tâm thần sao nó không chém mấy người chung quanh mà nó phải tìm đúng vị linh mục để chém."

Các ý kiến khác nêu "cha Thanh là người nơi khác đến, không có oán thù sâu nặng gì và cũng chưa kịp có xích mích", hoặc nói Kon Tum là "vùng đất vô pháp vô thiên".

An toàn cho người hành đạo

Vụ việc đặt ra nhiều câu hỏi về sự an toàn của những người truyền đạo Công giáo ở khu vực Tây Nguyên.

Vẫn LS Lê Quốc Quân bình luận về vụ việc:

"Theo tôi tình tiết đáng chú ý nhất là việc "Một linh mục bị sát hại ngay tại tòa giải tội' và là hành vi 'cố sát'. Ở đây là vùng truyền giáo mới, cho nên cũng ít dân và chủ yếu là người Thượng, chính quyền rõ ràng là không muốn tôn giáo phát triển mạnh ở đây. Việc linh mục và những người làm thiện nguyện bị đe dọa, tấn công là khá phổ biến, nhưng hành động đi vào nhà thờ, chém chết linh mục khi đang ngồi ở tòa giải tội là điều bất thường và cực kỳ nguy hiểm."

Theo Báo Tuổi Trẻ, hồi tháng 4/2021, một vụ tấn công cha xứ cũng diễn ra tại nhà thờ giáo xứ An Khê (Gia Lai). Nghi phạm Trần Trọng Ca đã xông vào nhà thờ, chém bị thương một linh mục và dùng xăng đốt nhà thờ. Nghi phạm sau đó bị công an bắt giữ để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Linh mục Giuse Trần Ngọc Thanh sinh năm 1981 tại Sài Gòn.

Ông được thụ phong linh mục vào tháng 8/2018. Trước khi qua đời, linh mục Trần Ngọc Thanh phục vụ tại Giáo họ Sa Loong, Giáo xứ Đăk Mót, thuộc Giáo phận Kon Tum.

Thánh lễ đưa chân được tổ chức vào chiều 30/1 tại Tu xá Đa Minh Kon Tum và an táng tại tu viện Đa Minh ở Đồng Nai.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Thu Feb 03, 2022 2:40 am

Hmmm, người dân ở gần lại bị ô nhiễm.

https://youtu.be/cdy0TP03b2k

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Thu Feb 03, 2022 6:25 am

Vc tay trái 0 biết tay phải làm gì. Ngày 1 Tết xông vào nhà dân chắc muốn kiếm $$$.

https://youtu.be/WL42fXADVlY

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Thu Feb 03, 2022 8:05 am

Đọc bài này mà chạnh lòng. Tha phương cầu thực, xa lìa con cái, công dân à 0, người xa lạ nước ngoài ở Nga. 

Việt kiều về quê ăn Tết, đâu phải lúc nào cũng thấy niềm vui

SGN
2 tháng 2, 2022 - Sài Gòn nhỏ 

Cũng là sống xa quê nhà, cũng được gọi là Việt kiều. Nhưng khác với những người Việt định cư ở phương Tây, hiện cũng có hàng chục ngàn người Việt định cư ở phía Đông. Sự ra đi của họ hoàn toàn khác với những người đi tìm tự do: Đó là con đường mưu sinh, tìm một kế sách sinh tồn khác, so với ở quê nhà.
Câu chuyện dưới đây của chị Như Nguyệt, một Việt kiều ở Nga, tâm tình với ngày Tết đến, nỗi mong nhớ quê nhà ở Bắc Ninh cùng những nỗi niềm mà không phải ai cũng dễ dàng mở lòng bày tỏ.

Chật vật kiếm sống bên Nga nhưng mỗi lần về làng ai ai cũng tưởng chúng tôi giàu có lắm và Tết thì phải biếu quà không thiếu ai.

Đã 4 năm rồi tôi mới về Việt Nam đúng dịp Tết. Cảm giác thật ấm áp và hạnh phúc khi được ở bên người thân những ngày cuối năm rộn rịp đi chợ sắm sửa, chuẩn bị gói bánh chưng, gặp lần lượt những đứa bạn cũng đi xa trở về đoàn tụ. Nhưng niềm vui không xóa được hết những âu lo và cảm giác mệt mỏi trong tôi.

Tôi sang Nga theo người thân cách đây 15 năm và gặp chồng mình tại đó. Chúng tôi đều bán hàng tại một khu trung tâm thương mại lớn ở Matxcova. Cưới nhau được 11 năm, chúng tôi hầu như cách năm đều về quê nhưng về vào Tết thì đây mới là lần thứ 3.

Những năm ở lại, cứ đến dịp cận Tết là trong người tôi nôn nao, nhớ về những ngày này hồi ấu thơ, khi các anh chị em háo hức đợi bố mẹ mua quần áo mới, cùng nhau dọn căn nhà nền đất, cọ lá, gói bánh, ngồi quây quần bên nồi bánh chưng. Những ngày đó, vợ chồng tôi vẫn phải đi bán hàng nhưng cũng làm mâm cỗ, về sớm hơn “ăn Tết”. Chúng tôi liên tục gọi điện thoại và nhận cuộc gọi từ người thân Việt Nam, được mọi người cho xem cảnh cả gia đình làm cỗ, quây tụ ăn tất niên, chúc tụng, ngồi đánh bài… Nghe, nhìn những hình ảnh đó, tôi lúc thì ngậm ngùi trào nước mắt, khi thì cười không ngừng lại được. Ở lại thì thực sự thèm không khí Tết, mong về lắm nhưng việc trở về không dễ dàng chút nào.

Sau khi kết hôn 5 năm vợ chồng tôi mới sinh con đầu lòng vì gặp trục trặc nhưng ở bên này không dễ dàng khám, chữa nên phải đợi mỗi đợt về nước mới đi kiểm tra, lấy thuốc. May mắn là sau đó, tôi cũng có bầu và sinh lần lượt 2 bé, giờ cả hai 6 và 3 tuổi. Chúng tôi thuê một gian hàng bán đồ may mặc, vài năm trước cũng kiếm được nhưng mấy năm gần đây việc buôn bán hầu như luôn trong cảnh cầm chừng.

Ở Maxcova, vợ chồng tôi thuê một gian hàng với giá khoảng 400.000 rúp (khoảng hơn 155 triệu đồng) mỗi tháng. Gia đình tôi 4 người, thêm một em chồng và một người trông trẻ, ở chung trong căn hộ gần 50m2, với giá thuê tương đương với khoảng 20 triệu/tháng. Ngoài ra, chúng tôi tốn tiền ăn, lương cho người chăm con, đi lại, đóng khẩu nên hầu như khoản dành dụm không đáng là bao.

Nếu về Tết, hầu như hai vợ chồng phải tiêu hết khoản làm được của cả năm. Vé khứ hồi cho mỗi người trên dưới 20 triệu, chưa kể quà cáp cho hai bên nội ngoại tốn ít cũng tầm 100 triệu. Cả tôi lẫn chồng đều người nông thôn, gia đình đông đúc, mua quà phải đủ khắp từ các ông, bà trên 80 tới các cháu bé lít nhít vừa chào đời. Riêng khoản nghĩ mua gì cho ai, bao tiền cũng khiến chúng tôi đau đầu cả tháng. Rút kinh nghiệm lần trước mua đồ bên Nga mang về vừa đắt vừa có khi không vừa, chẳng hợp khiến người nhà phải bỏ đi, lần này, với trẻ nhỏ, tôi về chỉ cho chút bánh kẹo rồi dẫn ra chợ sắm đồ.

Ở bên kia, dù việc buôn bán cũng nguội lơ nhưng chúng tôi hầu như không dám bỏ buổi chợ nào để giữ khách. Vì thế, muốn về Tết, vợ chồng tôi không thể đi cùng chuyến. Như đợt này, tôi đưa hai con về trước, từ giữa tháng Chạp, chồng tôi tới 29 Tết mới bay về, sau khi thuê người quen trông hàng giùm khoảng 20 ngày. Chuyến bay về với tôi cũng khá hãi hùng khi một nách hai con với vô thiên lủng đồ đạc.

Tôi quê Bắc Ninh, chồng ở Nghệ An nên việc đi lại giữa hai nơi cũng khá oải và tốn kém. Ba mẹ con tôi đang ở nhà ngoại, chờ chồng tôi về thì cả gia đình sẽ thuê xe về bên nội, sau đó qua rằm mới lại quay trở về thăm bố mẹ tôi. Chuyến về lần này đặc biệt hơn vì sau Tết sẽ chỉ hai vợ chồng tôi trở lại Nga, các con ở nhà với ông bà. Cháu lớn đã đến tuổi đi học, cháu nhỏ cũng cần đi lớp. Ở bên kia, các cháu quanh quẩn cả ngày ở với người giúp việc. Chi phí học trường tư bên đó quá cao, chúng tôi không kham nổi. Học trường công được miễn phí nhưng nhiều người bản địa còn phải xếp hàng dài, đâu đã đến lượt con tôi. Mường tượng cảnh phải xa con, vợ chồng tôi đều thương nhớ và chẳng muốn chút nào nhưng đành chấp nhận khi nghĩ về tương lai các cháu.

Nỗi sợ lớn nhất của tôi khi về vào Tết là cảm giác… mất chồng. Tôi còn nhớ rõ đợt về quê lần trước, tôi hầu như chẳng nói chuyện được với chồng một lần. Anh ấy như người khác, con người của gia đình lớn chứ không phải của tôi. Anh hàn huyên với bố mẹ, các chị gái, em trai. Anh đi ăn từ nhà bác này sang nhà chú kia rồi tụ tập với hết đám bạn cùng xóm tới nhóm lớp cấp 2, cấp 3. Anh say triền miên rồi mang về đồng nào là tiêu sạch sẽ đồng đó. Tôi thì như người vô hình, chỉ đến ngày chuẩn bị lên đường mới thấy chồng hỏi han tới mình.

Chúng tôi ở Nga chật vật kiếm sống, cũng tiết kiệm từng xu nhưng về nước thì chồng không tiếc sắm sanh thứ gì. Anh bảo “Kiếm để tiêu chứ làm gì, về được mấy lần đâu”. Ai ai cũng nghĩ chúng tôi ở nước ngoài kiếm tiền dễ dàng, sống rủng rỉnh lắm. Thậm chí có lần khi cắt thuốc bắc ở một ông lang cùng xã, họ còn “hồn nhiên” định không trả lại tôi tiền thừa vài trăm vì bảo “chỗ này với anh chị Việt kiều đáng gì”. Thực tế thì chúng tôi sẽ phải cày cuốc cả năm chưa chắc đã đủ cho những ngày về. Nhiều khi làm ăn quá khó khăn bên kia, vợ chồng tôi cũng bàn chuyện về nước nhưng chưa nghĩ ra mình có thể làm gì và tôi thực sự cũng sợ cảnh chồng sẽ thay đổi nên cuối cùng vẫn bàn ở lại.

Dẫu sao, được đoàn tụ với người thân dịp Tết là mong muốn của đa số những người phải đi làm ăn xa xứ. Tôi vẫn thấy thật ấm áp trong cái lạnh quê nhà khi sáng mở mắt ra nghe được giọng nói thân quen của mẹ, tiếng gà gáy vang rồi âm thanh líu ríu của đám trẻ trước ngõ.


Last edited by LDN on Thu Feb 03, 2022 9:45 am; edited 2 times in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Thu Feb 03, 2022 12:58 pm

THÔNG TIN THÊM VỀ VỤ GIẾT CHẾT LINH MỤC TRẦN NGỌC THANH

Thông tin thêm về vụ giết chết Linh Mục Trần Ngọc Thanh

Lê Quốc Quân - viettin

Do thấy Chính quyền cũng như Giáo quyền khá im lặng trong vụ Cha Giuse Trần Ngọc Thanh bị sát hại, nên tôi đưa bổ sung thêm thông tin và mong muốn được mọi người chia sẻ rộng rãi.

Lúc Cha Thanh bị tên Kiên chém là vào khoảng 7giờ 15' tối ngày 29/1. Sau khi dâng lễ chiều vào lúc 6 giờ thì Ngài bắt đầu giải tội. Toà giải tội ở cuối nhà Nguyện rất đơn sơ, chỉ là một tấm vải vắt ngang và Cha ngồi ở ghế 1 bên, hối nhân ngồi phía bên kia và xưng tội. Có một số người đang đợi xưng tội cùng các em nhỏ chơi xung quanh.

Khi Cha đang giải tội thì Kiên lao vào và vung dao chém 2 nhát vào đầu, Cha gục xuống, mọi người kêu thét thất thanh. Khi đó có một thầy tu dòng Daminh là Phan Văn Giáo, đang tập hát ở cánh gà nhà nguyện, Kiên lao tới chém Thầy thẳng vào đầu vì theo suy đoán thì do thấy Thầy đang mặc áo dòng. Thầy giơ chiếc ghế nhựa lên đỡ và ghế toác ra. Sau đó Thầy sợ quá bỏ chạy ra giữa nhà thờ, Kiên rượt theo.

Khi ra đến giữa nhà thờ, Thầy Giáo thấy nhiều trẻ em kêu khóc và tiếng la hét. Thầy nghĩ đây là một vụ thảm sát, Ngay lúc đó, như tiếng gọi từ sâu thẳm tâm hồn hay như tiếng vang lời Chúa từ cung thánh gọi giật lại. Thầy chợt bừng lên, vượt qua nỗi sợ hãi, Thầy Giáo quay đầu đối mặt với tên sát nhân. Kiên lao đến giơ dao lên chém, nhưng rất nhanh Thầy đã gạt được tay Kiên, xoay lưng vòng tay và khoá cổ lại, ghì mạnh và cả 2 trượt ngã xuống nền gạch nhà thờ. Bà con ùa đến, đè tên Kiên xuống và bắt được.

Thầy Giáo vốn là người nhỏ hơn tên hung thủ, nhưng theo Thầy thì nhờ ơn Chúa mà Thầy đã quật ngã được nó. "Nếu cho làm lại thì em không thể làm được" Thầy nói. Người tu sĩ này còn yêu cầu bà con không được đánh tên Kiên mà phải bắt giữ và gọi công an, còn cá nhân thầy lao đến với Cha và gọi ông Trùm đưa Cha ra bệnh viện thị trấn Ngọc Hồi cách đó khoảng 12 km, rồi sau đó cùng theo xe đưa Cha xuống bệnh viện tỉnh Kontum. Thầy đã chứng kiến cha Thanh qua đời trong sầu đau vào 11h30' đêm đó.

THÔNG TIN THÊM VỀ HUNG THỦ
Nguyễn Văn Kiên kẻ giết cha Thanh.

Giáo Họ Sa-Long chủ yếu là người dân tộc Se-đăng, nhưng Nguyễn Văn Kiên là một trong thiểu số người Kinh, độc thân. Kiên cũng là người Công giáo ở trong xứ nhưng không đi lễ, không thích các Cha và các Thầy ở nhà xứ. Theo tin đồn thì Kiên cho rằng các Cha đã ngăn cản tình cảm yêu đương của Kiên với một vài người đang tu trì trong giáo họ. Kiên cũng được cho rằng có nhiều hành vi biến thái, lỗi đạo, như ngó nhìn phụ nữ tắm, đặc biệt hay rình rập các Sour.
Nghe dân làng nói thì trước khi vụ án xảy ra, Kiên còn ngăn cản mẹ mình đi lễ và nói rằng "nếu hôm nay mẹ đi lễ thì sẽ có án mạng xảy ra, một người sẽ phải chết". Bà mẹ vẫn đi lễ và sự việc đã xảy ra. Như vậy, hung thủ đã có sự chuẩn bị và quyết thực hiện hành vi giết người đến tận cùng.

Hung thủ Nguyễn Văn Kiên có một em trai cũng mới đi tù về. Mặc dù nghe tin là gây ra án mạng chết người nhưng chỉ bị tù 3 năm vì tội ngộ sát. Hung thủ cũng có một người em gái mà gia đình mới gửi xuống một cộng đoàn tu nữ để được học hỏi thêm về ơn gọi cách xa nhà. Có người nói Kiên là tay sai và thường giao du với chính quyền nhưng thông tin này không khả tín, nhưng về cơ bản Kiên không phải bị "điên". Việc giám định và quyết định có tâm thần hay không thì hoàn toàn do nhà nước tiến hành sau này.

MONG CHỜ HY VỌNG

Mặc dù báo chí chính thống của Nhà nước chưa đưa tin nhưng việc một linh mục Công Giáo bị chém chết khi đang giải tội cho các hối nhân là sự thật.

Án mạng đã xảy ra, hậu quả là khủng khiếp và hung thủ cũng đã bị bắt. Vậy còn khuất tất gì mà chưa đưa tin?. Mỗi chúng ta đều bị lương tâm tra khảo? Vì sao và vì sao?.

Là một luật sư, tôi biết là sẽ có một tiến trình tư pháp để giải quyết vấn để: từ khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Tuy nhiên, một sự việc nhỏ như con mèo của Trấn Thành chết báo chí cũng xô vào đưa tin, thì tại sao một án mạng khủng khiếp như vậy, thông tin tràn ngập trên mạng và có thể kiểm chứng nhưng không báo chí chính thống nào đưa tin? Cũng chưa thấy "định hướng" ra sao?

Là một người tín hữu, yêu mến các linh mục và giáo hội, tôi biết là giáo hội rất nhân từ, không phán xét ai và luôn tha thứ cho mọi hành vi tội lỗi của con người (giống như Cha đã chết khi giải tội cho mọi người). Thế nhưng, lương tâm của các tín hữu kêu gọi và đòi buộc một sự lên tiếng, một sự thật rõ ràng để hiểu thấu vấn đề và công lý phải được thực thi.

Một linh mục bị giết là một vấn đề hết sức lớn lao, truyền thông nước ngoài cũng đang rất quan tâm, tất cả đều cần biết sự thật vì "Sự thât sẽ giải thoát chúng ta" (Ga 8;32).

Tất cả những người yêu mến sự thật công lý, đang chờ đợi sự lên tiếng của Nhà nước và Giáo hội, đòi hỏi hung thủ phải trả giá tương xứng với tội phạm mình đã gây ra, tránh chìm xuống. Bởi khi chúng ta im lặng trước cái ác, là chúng ta đồng loã với nó.

Martin Luther King đã nói: "Cuộc đời của chúng ta bắt đầu kết thúc khi chúng ta im lặng về những điều lẽ ra phải lên tiếng".

Với những thông tin bổ sung như trên, tôi mong rằng sự thật sẽ sớm được sáng tỏ.

P/s: Có một số đài báo quốc tế băn khoăn về nơi bị giết là: Nhà Nguyện, Nhà thờ hay Nhà riêng (in his house) thì tôi xin giải thích như sau: Đây là vùng truyền giáo mới, chưa có nhà thờ to. Đây được coi là một ngôi nhà nhưng có đặt mình thánh Chúa để chầu, là nơi sinh hoạt tôn giáo chính của họ đạo nên có thể gọi là Nhà nguyện hoặc nhà thờ (dù nhỏ). Về nơi sống của các Linh mục thì thường ở những nơi như thế này, cha sẽ có 1 phòng riêng để sinh hoạt nhưng cũng nằm trong khuôn viên nhà nguyện, cho nên cũng có thể gọi đó là Nhà của cha ở (his house). Các tên gọi không làm thay đổi bản chất sự việc.

Ls. Lê Quốc Quân


_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 6 of 38 Previous  1 ... 5, 6, 7 ... 22 ... 38  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum