Our forum runs best with JavaScript enabled !

Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Page 12 of 38 Previous  1 ... 7 ... 11, 12, 13 ... 25 ... 38  Next

View previous topic View next topic Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Sun Jun 19, 2022 11:57 am


Những cụm từ gợi nhắc bi kịch dưới chế độ cộng sản

Song Chi
18 tháng 6, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Hý hoạ: L.A.P
Suốt gần bảy thập niên độc quyền lãnh đạo đất nước, Đảng Cộng sản đã gây ra vô số những sai lầm nghiêm trọng, và những sai lầm ấy thường gắn liền với những từ ngữ, cụm từ, còn lưu giữ hoặc vẫn đang tồn tại trong ký ức lẫn đời sống của xã hội, con người, văn hóa Việt Nam.

Chẳng hạn, cứ nghe đến những cụm từ như Nhân Văn Giai Phẩm, Cải cách ruộng đất, vụ án Xét lại chống Đảng… trước ngày 30 Tháng Tư 1975 ở ngoài Bắc, cải tạo tư sản mại bản, cải tạo tư thương, học tập cải tạo, thuyền nhân, kinh tế thời bao cấp, đổi mới, mở cửa, giải phóng mặt bằng, dân oan… sau ngày 30 Tháng Tư 1975 ở miền Nam và trên toàn quốc v.v… là ngay lập tức, người Việt nhớ hoặc nghĩ ngay đến những giai đoạn khốn khổ, đau thương trong quá khứ và cả trong hiện tại.

Thuyền nhân

Trong đó đặc biệt phải nói đến hai chữ “thuyền nhân”. Tại sao vậy. Vì nó không chỉ là một trong những thảm kịch lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 20 mà còn là một trong những thảm kịch tỵ nạn dai dẳng nhất trong lịch sử thế giới, kéo dài tới 20 năm, bắt đầu không bao lâu ngay sau khi cuộc chiến VN kết thúc, khi Đảng Cộng sản đang trong tâm lý hân hoan ngạo nghễ ăn mừng chiến thắng!

Bỏ lại sau lưng nhà cửa tài sản, bỏ lại tất cả, liều mình ra đi, những người vượt biển đồng thời phải đối mặt với sự rủi ro năm phần sống năm phần chết, bị hải tặc cướp bóc, hãm hiếp, có người bị hãm hiếp mấy chục lần trong chuyến đi, có người bị hãm hiếp đến chết, những nhục nhằn lo âu mỏi mòn trong thời gian ở trong trại tỵ nạn chờ được một quốc gia thứ ba tiếp nhận…

Ước tính có khoảng một triệu người, gồm cả người miền Bắc, đã trở thành thuyền nhân. Còn nhà cầm quyền thì nhanh chóng nghĩ ra cách kiếm tiền từ sự việc này, đó là tổ chức những chuyến đi gọi là vượt biển bán chính thức, tức là thu mỗi người mấy lượng vàng để đưa họ lên những con tàu chở ra đến hải phận quốc tế. Hàng chục nghìn người Việt gốc Hoa đã ra đi bằng cách này trong giai đoạn mà nạn Hoa kiều đang rộ lên, nhưng cũng có cả người Việt. Nhờ đó, nhà cầm quyền và tầng lớp cán bộ đã thu được rất nhiều tiền, tài sản mà các thuyền nhân bỏ lại.

Để có thể thu lợi tối đa, quan chức tại các địa phương có tổ chức bến bãi ra đi bán chính thức đã nhồi nhét càng nhiều người càng tốt trên tàu, dẫn tới vài chiếc bị đắm, vài trăm người chết, trong khi hàng chục nghìn người khác chen nhau cập bến các quốc gia láng giềng, vượt quá sức chứa của các nước. Thảm kịch “thuyền nhân” Việt bắt đầu từ Tháng Năm 1975 cho mãi đến 1990-1995 là bắt đầu có chính sách cưỡng bức hồi hương, đóng cửa dần các trại tỵ nạn ở các nước và số người vượt biển bắt đầu giảm dần, và đến năm 2000 thì Hong Kong đóng cửa trại tỵ nạn cuối cùng.

Từ bi kịch này, thế giới có thêm từ “boat people”. Sau này khi nhìn cảnh hàng trăm hàng ngàn người dân từ các nước Trung Đông, châu Phi chen chúc nhau trên những con thuyền tìm cách vượt biển vào châu Âu, chúng ta lại nhớ đến bi kịch “thuyền nhân” của Việt Nam. Bi kịch đó vẫn chưa hết. Bởi vì suốt 47 năm qua, dòng người tìm mọi cách ra đi khỏi Việt Nam vẫn chưa bao giờ dừng lại, nhưng người ta tìm những con đường khác.

Ngoài những con đường hợp pháp như lập gia đình, đi du học rồi ở lại, đi theo con đường làm việc, đầu tư kinh doanh… thì rủi ro, nguy hiểm hơn nhiều là tìm cách nhập cư lậu vào các nước, ví dụ như đi bằng visa du lịch sang Nga rồi từ đó được các nhóm buôn lậu người đưa vào Ba Lan, Đức, Tiệp, Anh… hoặc vượt biển từ Pháp qua Anh bằng container đông lạnh, bằng thuyền cao su vượt qua English Channel. Một trong những bi kịch nhập cư lậu rúng động dư luận thế giới gần đây là việc 39 người Việt chết trong thùng của một chiếc container đông lạnh, khi tìm cách vượt biên bất hợp pháp vào nước Anh Tháng Mười 2019.

Phải gặp gỡ những người Việt từng trải qua những chuyến đi vượt rừng xuyên biên giới từ Nga qua các nước châu Âu mới thấy hết nỗi hãi hùng, tủi nhục, cay đắng, và nạn hãm hiếp, trấn lột bởi những kẻ dẫn đường thường xuyên xảy ra.

“Xuất khẩu lao động”

Một cụm từ gợi đến một bi kịch lớn khác nữa là “xuất khẩu lao động”, viết đầy đủ là “xuất khẩu lao động Việt Nam ra nước ngoài”, tức là một hình thức cung ứng lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc có thời hạn. Ngay cụm từ “xuất khẩu lao động” đã cho thấy con người bị coi như một món hàng hóa rồi. Hoạt động này bắt đầu từ năm 1980, dưới hình thức hợp tác lao động với các nước xã hội chủ nghĩa, trong tình hình kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn.

Người dân đi “xuất khẩu lao động”. Ảnh Báo Thanh Tra
Từ sau 1991, khi nhiều biến động chính trị lớn xảy ra tại các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và khủng hoảng kinh tế, Việt Nam chuyển dần sang cung ứng lao động cho các nước khác. Cho tới nay, hoạt động này vẫn tiếp tục, mỗi năm hàng chục ngàn cho tới gần trăm ngàn người lao động được đưa đi làm việc tại nhiều quốc gia khác nhau từ Trung Đông, Ả Rập, Nga, Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản… đem lại một nguồn lợi lớn cho nhà cầm quyền Việt Nam. Trung bình mỗi năm người lao động Việt gửi về từ $1.6 tỷ đến $2 tỷ, đồng thời cũng giúp cho nhiều người có công ăn việc làm, có thu nhập khá hơn đi làm nông, làm lao động phổ thông trong nước.

Nhưng mặt trái của hoạt động “xuất khẩu lao động” thì rất nhiều, đó là tình trạng người lao động bị lừa gạt tiền, bị bóc lột sức lao động, bị ngược đãi, thậm chí bị lạm dụng tình dục, bị cưỡng bức… Báo chí người Việt ở nước ngoài, báo chí quốc tế, các tổ chức phi chính phủ trong đó có Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới ở châu Á (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia – CAMSA) đã lên tiếng tố cáo và có những hoạt động từ nhiều năm nay để hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân buôn người, nạn nô lệ lao động. Chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ các nước phương Tây cũng đã nhiều lần chỉ trích, đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần phải lưu ý về nạn buôn người.

Phía sau những đồng tiền người lao động gửi về là mồ hôi, nước mắt, máu và biết bao nhiêu tủi nhục của thân phận đi làm thuê xứ người, nhất là nếu lại đi làm việc ở những quốc gia mà người lao động nước ngoài cũng không được đối xử văn minh, tử tế cho lắm. Đúng là chưa có bao giờ trong lịch sử Việt Nam mà người dân lại bị đem đi “xuất khẩu” làm thuê khắp bốn phương trời như thế này!

“Tự xử”

Một cụm từ khác nữa, xuất hiện nhiều trên báo chí, trong dư luận những năm 2013- 2014 là “tự xử,” nói lên tình trạng người dân “tự làm luật” với nhau và với chính quyền. “Tự xử” ví dụ như những vụ người dân hè nhau đánh đập, có khi tới chết, một kẻ bắt trộm chó. Hiện tượng này đã xảy ra nhiều lần, tại các vùng khác nhau như Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị… Có khi người dân tức giận đến mức đánh chết xong còn thiêu cả xe, cả xác của kẻ trộm chó.

Dư luận xã hội ở Việt Nam xung quanh những vụ việc như vậy vẫn chưa hoàn toàn thống nhất. Ða số lên án chuyện đánh chết người vì dù sao đi nữa mạng chó không thể đổi với mạng người, và không ai có quyền tước đi sinh mạng của người khác, nhưng vẫn có những người đồng tình, lấy lý do nạn trộm chó ngày càng hoàng hành, không coi ai ra gì, còn chính quyền địa phương thì xử lý chậm chạp, không thật cương quyết, khiến người dân bức xúc, phải “tự xử.”

“Tự xử” ví dụ như có những bệnh nhân, sản phụ bị tử vong do “tai nạn nghề nghiệp,” do cung cách làm việc tắc trách, vô lương tâm của đội ngũ y bác sĩ, cán bộ y tế, khiến người nhà nạn nhân tức giận, xông vào bệnh viện đập phá đồ đạc, đuổi đánh y bác sĩ, hoặc mang xác nạn nhân tới bệnh viện để đòi làm ra lẽ. Thỉnh thoảng lại thấy những vụ như vậy xảy ra, như tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Ðồng ngày 20 Tháng Sáu 2013, tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh ngày 12 Tháng Tám 2013, tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Ðịnh ngày 22 Tháng Chín 2013 v.v…

Có những vụ người dân khiếu nại mãi nhưng chính quyền địa phương vẫn không giải quyết, buộc họ phải cùng nhau “làm luật” như vụ hàng ngàn người xuống đường phản đối việc khai thác cát gây sạt lở nặng cửa biển Cửa Ðại của sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi (“Dân xuống đường, phản đối khai thác cát,” Người Lao Ðộng). Hay hàng trăm người dân bao vây công ty cổ phần Nicotex Thành Thái để ngăn chặn không cho tẩu tán khối lượng lớn hóa chất độc hại đã được đào lên, cho đến khi chính quyền địa phương, các ban ngành phải vào cuộc xử lý (“Hàng trăm người vây hiện trường DN chôn giấu thuốc trừ sâu,” Người Lao Ðộng)…

Có những khi, vì uất ức, tuyệt vọng quá mức, người ta chỉ còn cách đem chính sinh mạng của mình ra “tự xử.” Ðã có những vụ tự thiêu mà nguyên nhân sâu xa do cách làm ăn quan liêu, coi thường tính mạng, danh dự nhân phẩm người dân của nhà cầm quyền, hay do luật pháp bất công, xét xử oan sai. Dấn thêm một bước nữa, người dân không chỉ đem sinh mạng ra để gióng lên tiếng chuông cảnh báo những sự bất công, sai trái của nhà cầm quyền mà còn đương đầu lại, phản kháng lại.

Ðiển hình là vụ hai anh em nông dân Đoàn Văn Vươn dùng súng hoa cải chống lại lực lượng công an và quân đội cưỡng chế đất tại đầm Cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng vào đầu năm 2012, mà nhiều người vẫn so sánh với vụ án Ðồng Nọc Nạn thời Pháp thuộc. Vụ anh Ðặng Ngọc Viết, xuất phát từ việc bồi thường giải phóng mặt bằng không thỏa đáng của chính quyền địa phương, đã dùng súng bắn chết và bị thương năm cán bộ của Trung Tâm Phát Triển Quỹ Ðất TP Thái Bình, rồi tự sát sau đó vài giờ.

Hay vụ tranh chấp đất tại Đồng Tâm gồm hai sự kiện là “bắt giữ con tin” (người dân làng bắt giữ một số công an, nhà báo và cán bộ chính quyền) năm 2017 và “trấn áp bạo lực” năm 2020, khi nhà cầm quyền đưa công an, quân đội đến tấn công thôn Hoành, giết người nông dân mấy chục tuổi đảng, “thủ lĩnh tinh thần” của dân làng Đồng Tâm là cụ Lê Đình Kình, bắt giữ hàng chục người, dẫn đến vụ án oan dậy trời đất kết án bao nhiêu dân làng sau đó v.v… Và còn nhiều vụ nữa, mà nguyên nhân là do cưỡng chế đất đai, hoặc bồi thường không thỏa đáng.

Chưa kể những vụ lẻ tẻ như “Thanh Hóa: Phóng hỏa đốt nhà phó bí thư xã trong đêm”, 2013 (Tiền Phong), “Nhà phó công an xã bị giội bom xăng” (Thanh Niên) tại xã Tam Hiệp (Châu Thành, Tiền Giang) năm 2013, “Nhà của nguyên bí thư Huyện ủy bị ném bom xăng trong đêm”, Hà Tĩnh, 2017, Thanh Niên… Những hành vi “tự xử” liên tục xảy ra, với mức độ bạo lực ngày càng cao chứng tỏ mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn giữa nhà cầm quyền và nhân dân ngày càng sâu sắc. Về phía dân chúng, là sự mất lòng tin vào chính quyền, vào luật pháp. Về phía nhà cầm quyền là sự bất lực của bộ máy khi không thể giải quyết được những yêu cầu chính đáng của người dân.

Sâu xa hơn, nó nói lên bản chất của chế độ: sự quan liêu, xa rời dân, coi thường dân, không lắng nghe, thấu hiểu những nỗi bức xúc của dân. Một xã hội có quá nhiều hành vi dùng luật rừng để “tự xử” là một xã hội thụt lùi trở về thời kỳ mông muội, dã man, con người coi thường luật pháp, vì chính nhà nước này đã tự đặt mình, đặt đảng cầm quyền đứng cao hơn luật pháp. Âu cũng là “luật nhân quả,” chính quyền đối với dân thế nào thì dân sẽ đối lại như thế.

Giải cứu

Lúc đầu hai chữ “giải cứu” xuất hiện trên báo chí trong nước để nói đến việc một mặt hàng nào đó, thường là nông sản, bị ế đọng, phải kêu gọi cộng đồng, xã hội hoặc nhà nước mua tức“giải cứu”. Nào “giải cứu” thanh long, dưa hấu, mít, khoai lang…

Chuyện này xảy ra nhiều lần đến mức báo chí phải giật tít: “Điệp khúc ‘giải cứu’ nông sản Việt” (VNEXpress), nguyên nhân là do “Năm nào cũng có những đợt “giải cứu” nông sản, nhưng người nông dân Việt vẫn sản xuất tự phát, thiếu hệ thống, để rồi rơi vào thế bị động”, phần khác nông sản, hải sản Việt Nam quá phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ Trung Quốc nên khi Trung Quốc ngừng nhập khẩu một mặt hàng nào đó là người nông dân Việt Nam lại khốn đốn.

Một ví dụ gần đây, khi Trung Quốc siết chặt biên giới để phòng dịch Covid-19, nông sản Việt bị ùn tắc nhiều ngày tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, cuối cùng phải quay về bán rẻ trong nước. Điều mà người nông dân cần là một chính sách, giải pháp bền vững chứ không phải năm nào cũng có chuyện “giải cứu”, bao nhiêu công sức mồ hôi nước mắt của người nông dân đổ ra cuối cùng lại phải bán đổ bán tháo.

Khi đại dịch COVID-19 xảy ra, có nhiều người Việt đi học, đi du lịch, đi thăm thân hoặc lao động ngắn hạn ở nước ngoài bị kẹt không về được vì biên giới các nước bị phong tỏa, Việt Nam lại rộ lên chuyện “những chuyến bay giải cứu”. Lúc đầu ai cũng mừng, xúc động với hình ảnh những chuyến bay xuyên lục địa, đưa các công dân Việt Nam từ hải ngoại trở về Tổ quốc thời điểm dịch căng thẳng đó. Một số bài báo giật những cái tít rất kêu như “Những chuyến bay mang nặng ‘nghĩa tình’, xung phong vào tâm dịch cứu đồng bào”, “Vào vùng dịch đón đồng bào”… Còn trên Facebook, đám dư luận viên, “bò đỏ” bưng bô chế độ thì “hót” nào “Ngạo nghễ Việt Nam”, nào “Bay thẳng vào tâm dịch để đón công dân của mình về nước chăm sóc! Chỉ có thể là Việt Nam!” v.v…

Nhưng rồi sự thật dần dần phơi bày. Hóa ra có những cán bộ, quan chức đã lợi dụng chuyện này để trục lợi chính sách, một chuyến bay “combo” bao gồm vé máy bay, chi phí xét nghiệm, ăn ở trong thời gian cách ly… được “thổi” giá lên cao ngất, lợi nhuận lên đến vài tỷ đồng một chuyến, mà có gần 2,000 chuyến bay như vậy (“Mỗi chuyến bay giải cứu “bị thu lợi vài tỷ đồng” VNExpress). Và trong thực tế, vì giá một chuyến bay “giải cứu” quá cao như vậy nên rất nhiều người đã không thể mua được vé về Việt Nam, và nhiều bi kịch đã xảy ra như người thân qua đời mà không về được. Giờ đây cụm từ “chuyến bay giải cứu” có lẽ sẽ để lại trong nhiều người những ấn tượng xấu khó phai mờ!

“Trùm cuối”

Hai chữ “trùm cuối”, không biết từ đâu ra, nhưng bắt đầu rộ lên từ khi đại án vụ test kit “đểu” Việt Á bị phanh phui. Cho đến nay, đã có 62 người bị khởi tố, bắt giam trong vụ đại án Việt Á, trong đó có nhiều lãnh đạo cấp cao của các bộ, ngành, địa phương. Cứ mỗi lần một quan chức bị bắt là trên mạng, hoặc báo chí độc lập bên ngoài lại nổi lên câu hỏi “Ai là “trùm cuối” vụ này?”. Có nghĩa, ai là người chủ mưu, chịu trách nhiệm cao nhất của vụ đại án điển hình cho tham nhũng đã ở mức độ lũng đoạn nhà nước này.

Cựu Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh (trái) và Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long – hai cán bộ cao cấp vừa bị bắt – vẫn chưa là “trùm cuối”
Đã có những lời đồn đại, phỏng đoán nhân vật đó phải cỡ là ông Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, từng là Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch COVID-19, trực tiếp chỉ huy công cuộc phòng chống dịch trong giai đoạn từ Tháng Một 2020 đến Tháng Tám 2021 hay Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hay Thủ tướng Phạm Minh Chính! Và liệu chiến dịch “đốt lò” của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có dám đưa luôn những thanh củi bự cỡ đó?

Dù sao, chữ “trùm” khiến người ta liên tưởng tới trùm mafia, trùm băng đảng. Mà thực sự thì đảng cộng sản ngày nay có khác gì một tổ chức mafia chuyên vơ vét tài sản của đất nước, bóc lột, bóp nặn nhân dân? Còn nhiều, nhiều nữa. Chế độ này còn tồn tại thì sẽ còn nhiều chính sách sai lầm, nhiều bi kịch đau thương cho dân tộc, gắn với những cụm từ không bao giờ phai mờ trong ký ức người dân.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Tue Jul 19, 2022 1:12 pm

Sài Gòn Muôn Nẻo

Sài Gòn: Của thơm còn một chút này…

Nguyên Quốc
19 tháng 7, 2022 - Sài Gòn nhỏ 

Cuối đường Nguyễn Thông, Q.3, gần ga Sài Gòn là một loạt các khu nhà trọ bình dân dành cho những khách lỡ độ đường khi đến Sài Gòn. Đây cũng là nơi tập trung rất đông dân lao động nghèo với đầy đủ những ngành nghề khác nhau, những người mà nhu cầu ăn uống rất giản dị và đơn sơ. Và thế là “con đường cơm trắng” ra đời…

“Cứu tinh” của bao tử người nghèo

Đoạn đường chỉ dài hơn 100m, phục vụ hầu hết mọi thân phận con người, từ những người vô gia cư, xe ôm, bán vé số dạo, người lao động nghèo, học sinh sinh viên cho đến dân văn phòng hay những công nhân đi làm về không kịp nấu ăn, thậm chí những quán cơm có khi thiếu cơm giờ cao điểm cũng đến đây lấy cơm về bán. Cơm được bán theo ký, bỏ trong các bọc nylon gói ghém gọn gàng rồi mới đưa đến tay người mua.

Cơm không ở đây giá từ 20,000đ đến 25,000đ/kg ($0.85-1.07), tùy theo loại gạo. Cố định một ngày hai buổi, trưa và chiều, các tiệm cơm trắng ở đây tấp nập người mua, những tiếng gọi í ới “bán tui 2.000, 3.000, 5.000,… cơm trắng”. Ngoài các tiệm bán cơm không, vài tiệm còn bán thêm dưa mắm, cà muối, cà pháo… Với những người nghèo, đây thật sự là một sự lựa chọn phù hợp nhất, vì họ chỉ cần có vậy là xong bữa. Gọi là “phố” nghe cho “xôm” thôi chứ các hàng cơm trắng nằm rải rác ở đường Nguyễn Thông và Hoà Hưng chứ không tập trung lại một chỗ.

“Cho tui năm ngàn cơm không đi chị”, anh xe ôm mua bữa cơm trưa
Ở đây, tiệm của chị Nguyễn Thị Thanh Nga (67 tuổi), nằm trên đường Nguyễn Thông, là quán lớn nhất, “thâm niên” nhất với hơn 20 năm. Chị Nga cho biết: “Hơn 20 năm trước, tôi kinh doanh cửa hàng buôn bán gạo. Việc buôn bán ế ẩm, lại thấy người lao động ở ga xe lửa có nhu cầu mua cơm trắng nên tôi nấu cơm bán thử. Mấy năm đầu, công việc kinh doanh khá thuận lợi rồi dần dà, nó thành cái nghề. Thấy bán được, lại đơn giản, nhiều nhà bán theo… riết rồi nở nồi thành cả khu hồi nào không hay.”

Chị Nga cho biết thường, một ký gạo nấu thành hai ký cơm, chủ yếu là gạo thường bởi người mua chủ yếu là dân nghèo, họ cần ăn no chứ chưa… thèm ăn ngon. Mỗi ngày, chị Nga cùng người làm, thường phải thức dậy sớm từ 4-5g sáng để vo gạo, nấu cơm để kịp bày bán, xế trưa và chiều lại còn phải nấu thêm hai đợt nữa. Cực là vậy, bận rộn là vậy nhưng hầu hết những người bán cơm trắng ở đây đều vui và hài lòng với công việc của mình. Mỗi ngày, quán của chị bán 500-600kg gạo, tính ra cũng “xêm xêm” hơn một tấn cơm… không.

Thật vậy, các tiệm cơm trắng ở khu này chính là “vị cứu tinh”, giúp cho những người nghèo tiết kiệm được chút tiền để lo cho gia đình hay gửi về quê, hoặc giúp tầng lớp sinh viên nghèo có thể ăn no bụng mà không phải tốn tiền đi ăn cơm tiệm. Có những khu nhà trọ khó khăn trong việc ăn uống, không cho người thuê nấu ăn trong phòng, thì cơm trắng cũng là giải pháp đầu tiên mà họ nghĩ đến. Một ký cơm, “vừa bụng” khoảng ba người ăn, với người lao động nghèo thì chỉ cần thêm miếng cà pháo, dưa muối… Còn dân sinh viên thì ăn theo kiểu “hợp tác xã”, nghĩa là ai có gì lấy ra ăn chung, nào là đậu phộng rang muối, chà bông, rau sống… cho đến những món đặc sản ở quê mà gia đình vừa gửi lên, để… “tẩm bổ”.

Bữa cơm sinh viên có gì ăn nấy, tuy thiếu thốn nhưng ngập tràn tiếng cười, chính là một trong những ký ức khó phai nhất của thời đại học. Hầu hết những người bán cơm ở đây đều hiểu được hoàn cảnh khó khăn của người mua, họ đều có chung “cái lòng”: Xã hội bây giờ vẫn còn rất nhiều người nghèo khổ, họ phải làm việc vất vả mà ăn uống thì rất tằn tiện, kham khổ vì còn bao nhiêu nỗi lo phải nghĩ đến. “Làm nghề này thì không ai mong giàu cả, lấy công làm lời thôi chứ mỗi lần tăng giá một chút là lại thấy xót cho những người nghèo lắm” – chị Nga tâm tình.

Bán cơm cho khách ở tiệm chị Nga trên đường Nguyễn Thông, quận 3, Sài Gòn
Những túi cơm chia sẻ

Có người đã bán ở đây hơn chục năm, nhìn thấy hết không biết bao nhiêu cảnh đời éo le, khốn khó và nhờ vậy mới thấy vui vì công việc của mình đang làm. Bán cơm trắng đỡ cực hơn những quán ăn khác, vì không phải lo chùi rửa dầu mỡ, hơn nữa việc bảo quản gạo thì cũng dễ hơn các loại thực phẩm tươi sống khác.
 
Công việc đơn giản là vậy, nhưng họ chắc cũng không biết rằng những bọc cơm trắng nóng hổi của họ đã đem lại hơi ấm tình thương, hơi ấm của tinh thần “lá lành đùm lá rách” cho những người lao động nghèo, những người vô gia cư xe ôm, vé số dạo hay những cô cậu sinh viên xa nhà để những con người ấy hiểu được rằng: Sài Gòn không phải chỉ là một thành phố xa hoa lộng lẫy đến lạnh lùng, mà Sài Gòn còn có những nơi luôn chan chứa và ấm áp tình thương, tình đồng bào đùm bọc lẫn nhau đối với những người con xa quê mỗi khi họ cần đến.

Sau hai năm dịch Covid-19, rồi một thời gian dài Sài Gòn phong tỏa toàn diện, “con đường cơm không” tưởng như đã chết thẳng cẳng. Sau dịch, nhiều cửa hàng bán cơm trắng buộc phải đóng cửa chuyển nghề. Tiệm của chị Tuyết (cách tiệm chị Nga chừng 30m) cũng thu hẹp nhưng vẫn không nỡ đóng cửa. Chị bộc bạch: “Gạo tăng giá, tôi vẫn cố nấu gạo có chất lượng khá một chút. Trời nóng, ăn uống đâu có vô, cơm ngon chút, không có đồ ăn, chan nước mắm, xịt nước tương ăn cũng thấy ngon. Tôi bán cơm trắng khách mua ăn đều khen ngon, thật bụng nếu không ngon sao còn khách”.

Chị Tuyết sẻ chia như một chuyên gia… ẩm thực, mua gạo ngon quá thì không có lời, bán giá cao không ai mua, mua gạo khá một chút, nấu lên thơm dẻo người ta ăn thấy ngon, ngày mai ghé mua ăn nữa. “Đừng nghĩ người nghèo thì không biết gạo ngon, gạo dở. Người nghèo mới biết chính xác cơm gạo nào ngon, bởi bữa cơm của họ, cơm không là chính, chứ thức ăn làm gì có mỹ vị, đặc sản hảo hạng”, chị Tuyết vừa dẻo tay xới cơm cho khách, vừa nói. Chị Tuyết bán cơm trắng cũng được hơn 10 năm. Nhờ có bán kèm tạp hóa, tiệm cơm trắng của chị còn trụ đến giờ. “Gạo lên quá trời, bán không có lời. Một nồi cơm lời khoảng 30,000 đồng, chưa trừ điện nước. Tăng giá thì không ai mua, bán đắt thì tội”, chị Tuyết giãi bày.

Chuẩn bị bán cơm tại một tiệm cơm ở “con đường cơm trắng”
Của thơm còn một chút này…

Ngồi nhẩm tính, các chị chủ ở đây cho biết, trừ tiền điện, tiền nước, tiền thuê người làm, mỗi nồi cơm lời chỉ khoảng 10,000 đồng ($0.43). Công việc buôn bán rất cực, quần quật từ 4g sáng cho đến tận 9g tối. Giở nắp nồi cơm điện công nghiệp, trong hơi cơm thơm đậm tỏa nồng, chị Nga trầm giọng: “Có người chạy xe ôm đến 10g tối về còn gõ cửa hỏi mua cơm, họ nói lỡ đi khách xa về không còn gì ăn. Tôi chưa kịp nói thì người ta đã than: Bà hết bán cơm, tôi lấy gì ăn đây trời, nghe mà ứa nước mắt”.

Ở đây, cơm trắng bán theo ký, một ký khoảng 8,000đ đến 10,000 đồng và khách thường chỉ mua khoảng từ 5,000đ đến 15,000 đồng. Với chục ngàn cơm trắng, mua thêm 15,000 -20,000 đồng thức ăn ở tiệm cơm thì người nghèo đã có thể… ấm bụng cả ngày. Bởi ở đất Sài Gòn đắt đỏ, nhất là giá xăng tăng phi mã, kéo giá cả mọi thứ tăng theo, cơm tiệm “bèo lắm” cũng có giá 25,000 đồng/dĩa, ngày ăn hai bữa là bay hết 50,000 đồng ($2.14).

Dân bán vé số, nhặt ve chai, xe ôm… đi rạc cả chân, chạy bạc cả mặt cũng chỉ có được từng đó, nếu xài hết vào cái bao tử thì tiền trọ, tiền điện… lấy tiền đâu mà trang trải. Chưa kể chuyện ốm đau, thuốc men. Nhất là với người các tỉnh, thành kéo về Sài Gòn mưu sinh. Sau đại dịch, dân các tỉnh bỏ về nhà nhiều nên đội quân vé số, đánh giày có vẻ như vơi đi. Nhưng lại nảy ra đội quân “xe ôm công nghệ” nhiều vô kể. Rất nhiều người trong đó là nhân viên công ty đã phá sản, cả dân văn phòng cũng nghỉ việc dạt ra đây và những người vẫn âm thầm làm thiện nguyện cho các bữa ăn của bệnh nhân tại các bệnh viện…

___________

Bài và ảnh: Nguyên Quốc

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Wed Jul 27, 2022 5:46 pm


Những người mưu sinh trên xe bán dạo ngoài phố Sài Gòn

25 tháng 7 2022
Song May

Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ TP.HCM

Song May
NGUỒN HÌNH ẢNH,SONG MAY
Chụp lại hình ảnh,
Một phụ nữ bán rong trên đường Đồng Khởi nơi người giàu người nghèo đều có cách mưu sinh riêng của mình, chụp ngày 18/11/2021

Tháng 4 và tháng 7/2022, một công ty tư nhân sản xuất cà phê ở TP.HCM tặng sáu xe bán cà phê lưu động (loại bốn bánh) cho người nghèo ở quận Phú Nhuận và Quận 6, trị giá mỗi xe là hơn 7 triệu đồng, theo công bố của công ty.

Đây có lẽ là cách giúp người nghèo mưu sinh “bắt” đúng xu hướng nhất ở TP.HCM, nơi đang nở rộ cảnh người dân rong ruổi đi bộ đẩy xe ba- bốn bánh (có gắn thêm chiếc dù) hoặc dùng xe (xe đạp/xe đạp điện/xe gắn máy) chở theo hàng hóa để bán.

Ngoài những bánh xe di động làm điểm chung, không có một khuôn mẫu thống nhất nào cho các loại xe hàng rong thế hệ mới này, vì tùy theo hoàn cảnh của người bán, họ sắm sửa chiếc xe và trưng bày hàng hóa theo kiểu của mình.

Hàng hóa họ bán rất đa dạng, từ đồ dùng trong nhà, vật dụng chăm sóc cá nhân, quần áo, cây cảnh, đến thực phẩm, rau củ, trái cây, thức uống, đồ ăn vặt…

Bạn có thể bắt gặp họ đang di chuyển trên đường hoặc dừng lại ở một góc đường và trong các con hẻm. Cũng có khi bạn thấy họ bán cố định tại một điểm nào đó trong một khoảng thời gian nào đó, phục vụ cho một nhóm khách riêng như dân văn phòng, du khách…

Song May
NGUỒN HÌNH ẢNH,SONG MAY
Chụp lại hình ảnh,
Một quán cà phê trên đường Phạm Ngọc Thạch, Quận 1 bày thức uống trên chiếc xe đẩy có hình như xe Vespa để thu hút khách

Điều đáng nói là kể từ cuối năm 2021, tức khi đại dịch vừa lắng xuống, ban ngày xuất hiện rất nhiều xe bán rong trái cây, thực phẩm ở những góc đường, lề đường, thậm chí trên mặt cầu… Họ len vào tận các con hẻm, đi cả vào những nơi có chợ họp trên lòng lề đường và trên xe không chỉ có rau củ, trái cây mà còn có cả thịt, cá…

Thanh niên trên những chiếc xe

Còn ban đêm, tại nhiều con hẻm xuất hiện rất nhiều xe bán cà phê, trà chanh, trà sữa, nước ép… và bán đồ ăn vặt như đồ chiên, bánh tráng trộn, phá lấu, khoai lắc… với màu sắc trẻ trung, vì người bán đa phần chỉ trên dưới 30, thanh niên trai tráng. Đó là nét mới.

Dường như giới trẻ đàn ông thất nghiệp nhiều hơn, hay vì họ thích làm nghề tự do, không bị ràng buộc bởi giờ giấc chốn công sở?

Một thanh niên trên 30 tuổi – chủ một xe gỏi khô bò chỉ bán buổi chiều trước một con hẻm trên đường Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, tâm sự với tôi: "Gia đình của con làm nghề này mấy chục năm rồi, nay ba con mất, mẹ con bệnh, nên đến lượt con bán. Vì không tốn tiền thuê mặt bằng, cũng không phải đóng thuế nên con mới có tiền nuôi mẹ con và sống nổi qua mùa dịch."

Còn một phụ nữ khoảng 40 tuổi chạy xe gắn máy chở cái thùng bán cà phê, cà phê sữa và nước mơ ở khu vực trung tâm Quận 1 thổ lộ một ngày cô có thể bán tới 6kg cà phê cho dân văn phòng chung quanh, thu nhập tốt hơn gấp mấy lần hồi cô còn đi bán hàng cho chủ ở khu vực này.

Song May
NGUỒN HÌNH ẢNH,SONG MAY
Chụp lại hình ảnh,
Xe đẩy bán đủ thứ nước uống trên đường Nguyễn Thiệp, quận 1

Song May
NGUỒN HÌNH ẢNH,SONG MAY
Chụp lại hình ảnh,
Sau đại dịch xuất hiện nhiều những chiếc xe bán thực phẩm tươi sống và rau củ vào tận những con hẻm

Lang thang trên nhiều con đường, tôi từng bắt gặp cảnh những người bán rong hối hả hè nhau đẩy xe hàng của họ vào các con hẻm để tránh bị công an phạt vì lấn chiếm lòng lề đường.

“Có thể chạy bất cứ khi nào bị công an đuổi” – đó là lý do để họ chọn cách mưu sinh trên những bánh xe.

Nếu xui rủi, họ có thể bị “hốt” nguyên chiếc xe, vốn liếng bay sạch. Đó là tình cảnh của một chị bán rau củ - trái cây ở chợ gần nhà tôi.

Chị than: "Buổi sáng con ngồi bán chợ này thì chồng con cũng cất hàng bỏ lên xe ba gác chở đi bán, nhưng mới đây, chồng con chạy không kịp, bị hốt nguyên xe rồi, vốn liếng cả chục triệu đồng mất sạch cô ơi."

Hình thức buôn bán trên những chiếc xe di động đầu tiên là chọn lựa của người nghèo, không có tiền mua chỗ trong nhà lồng chợ hay không có tiền thuê mặt bằng… dường như bây giờ đang trở thành xu hướng của không ít chủ quán, khi họ có chỗ thuê bán ổn định nhưng vẫn bày thức uống và đồ ăn vặt trên những chiếc xe đẩy để hấp dẫn người mua.

Ra phố đi bộ Nguyễn Huệ bạn có thể mua kem và chè bưởi, nước ép trái cây bán trên xe đẩy…., tất nhiên phải trả giá cao hơn giá bán tại những xe hàng rong thứ thiệt.

Không có con số thống kê hiện có bao nhiêu người dân đang sinh sống bằng nghề bán rong trên bánh xe, nhưng có lẽ điều này đã góp phần vào việc TP.HCM luôn có tỷ lệ thất nghiệp thấp - một thành phố dường như không ngủ cả ngày lẫn đêm, luôn có chỗ cho tất cả mọi người sinh sống.

Bài thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của bạn đọc Song May từ TP Hồ Chí Minh.

Xe nước dừa tươi
NGUỒN HÌNH ẢNH,SONG MAY
Chụp lại hình ảnh,
Nước dừa tươi từ xe bán dạo có giá rẻ hơn trong tiệm vì xe không phải trả tiền thuê chỗ

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Fri Jul 29, 2022 4:44 pm

pale Công nhân khốn khổ vì 'bão giá'

TUỆ PHƯƠNG

14/06/2022 daidoanket

“Bão Covid-19” tạm lắng nhưng công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội lại phải đối mặt với cơn bão mới, đó là “bão giá”. Xăng tăng, gas tăng kéo theo hàng loạt mặt hàng thiết yếu đội giá lên theo. Việc này, khiến cho những đồng lương ít ỏi của công nhân càng trở nên eo hẹp. Họ phải thắt lưng buộc bụng trong chi tiêu, nỗi lo cơm, áo, gạo, tiền thêm trĩu nặng.

Bữa ăn đạm bạc của một gia đình công nhân thời “bão giá”.

Thắt lưng buộc bụng

Giữa thời tiết ỏi ả mùa hè, không khí càng trở nên ngột ngạt hơn tại các khu nhà trọ của công nhân Khu công nghiệp Bắc Thăng Long tại thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh (Hà Nội). Tận mắt chứng kiến bữa ăn gia đình của hầu hết công nhân nơi đây trong thời “bão giá” mà không khỏi chạnh lòng. Một mâm cơm chỉ có rau, đậu, cá khô và trứng rán. Những món ăn mặn như cá, thịt thường được dành cho bữa ăn cuối tuần để cải thiện. Số tiền mà nhiều công nhân làm ra hàng tháng cũng chỉ đủ chi tiêu tằn tiện.

Chị Nguyễn Thị Vân Anh, hiện đang làm việc tại Công ty Canon, Khu công nghiệp Bắc Thăng Long cho biết, xăng tăng, gas tăng, sữa tăng, thực phẩm tăng, để đủ chi tiêu trong cả tháng cho gia đình gồm 5 miệng ăn của hai vợ chồng và 3 con nhỏ, chị Anh phải tính toán chi ly, cắt giảm mọi thứ để bù lại.

Trong căn phòng trọ chật hẹp, ẩm thấp chị Anh buồn rầu chia sẻ, bản thân chị làm công nhân nhiều năm nhưng lương thấp. Con nhỏ, mọi chi phí sinh hoạt đều tốn kém hơn. Tiền sữa, tiền ốm đau chữa bệnh rồi lại tiền điện, nước, khiến chị lúc nào cũng “quay như chong chóng”. Từ việc con cái cho đến ăn tiêu gia đình đều do một mình gánh vác. “Hôm nào đi làm tăng ca thì chồng chăm con hoặc bí quá thì gửi hàng xóm. Cũng may là chị em khu trọ đều là công nhân nên ai cũng thông cảm, biết sẻ chia, giúp đỡ nhau lúc khó khăn” - chị Anh nói.

Thương vợ con vất vả, anh Nguyễn Văn Chiến (chồng chị Vân Anh) cũng chịu khó làm tăng ca, tăng giờ để có thêm đồng ra đồng vào nhưng mọi thứ đều như muối bỏ bể khi giá cả các mặt hàng ngày càng tăng. Trước đây, nếu muốn đổ xăng chỉ cần mua 50 nghìn đồng nhưng nay để đổ đầy bình anh Chiến phải mua 80 nghìn đồng. Hai vợ chồng làm công nhân hơn mười năm nhưng tổng thu nhập chỉ khoảng hơn chục triệu đồng. Vừa lo trang trải cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, vừa lo chi phí sinh hoạt cho 3 con nhỏ khiến cho gánh nặng cơm áo đè nặng hai vai.

Còn đối với vợ chồng anh Nguyễn Viết Thắng, công nhân Công ty TNHH Fit Active Việt Nam, tại Khu công nghiệp Quang Minh (huyện Mê Linh, Hà Nội) đời sống có vẻ bớt khó khăn hơn do có ông bà nội đỡ đần, trông nom con cái. Tuy nhiên, mỗi tháng anh Thắng làm tăng ca và thêm giờ mới được 7 triệu đồng. Trong đó, riêng tiền thuê trọ đã gần 2 triệu đồng/tháng, còn chưa kể tiền điện, nước. Do đó, hai vợ chồng anh luôn trong tình trạng phải thắt chặt “hầu bao” với mong muốn dư chút tiền gửi về đỡ đần ông bà nuôi cháu. Ở trong căn phòng trọ 15m2 có gác xép khá ngăn nắp, hai vợ chồng anh Thắng còn tranh thủ gọt ít hoa quả, chuẩn bị trà nước để tối ra đầu ngõ bán. Quán nước chè cũng phần nào giúp vợ chồng anh có thêm thu nhập. So với đời sống của công nhân trọ quanh đây thì thu nhập của anh Thắng, chị Mai cũng được coi là tạm ổn.

Cần có chính sách hỗ trợ kịp thời

Để đánh giá đúng thực trạng đời sống công nhân, ông Vũ Minh Tiến - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, theo tính toán của Viện, công nhân Việt Nam chiếm khoảng 15% dân số, 27% lực lượng lao động nhưng đóng góp 70% ngân sách và 65% GDP. Tuy đóng góp nhiều như vậy nhưng công nhân chưa được hưởng thành quả tương xứng. Họ có đời sống còn bấp bênh, nhiều vấn đề cấp bách về tiền lương, nhà ở, nuôi con... chưa được giải quyết thỏa đáng.

“Nếu không làm thêm giờ, tiền lương cơ bản của công nhân lao động chỉ ở mức trung bình 4,92 triệu đồng/tháng. Hầu hết những gia đình công nhân sẽ rơi vào khó khăn ngay cả khi họ không làm thêm giờ” - ông Tiến nói.

Trong các khu công nghiệp đều có các điểm sinh hoạt văn hóa công nhân ở những khu nhà trọ xã hội. Tại nơi đây, nhiều hoạt động văn hóa cũng được các cấp, các ngành tổ chức triển khai để hỗ trợ cho công nhân có đời sống khó khăn. Ông Lê Đình Hùng - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội cho biết, giá cả leo thang, người bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là công nhân đang làm việc trực tiếp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Mặc dù từ ngày 1/7 tới, Chính phủ sẽ điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng lên 6% nhưng vẫn không thể bù đắp được những thiếu hụt do giá cả tăng phi mã.

Thời gian qua, trước thực trạng đời sống công nhân gặp nhiều khó khăn, công đoàn các cấp cũng đã đưa ra nhiều chính sách hỗ hợ như trao quà cho công nhân nghèo, hỗ trợ gói an sinh, phiên chợ 0 đồng... Những món quà tuy nhỏ nhưng là tình cảm, sự quan tâm của tổ chức Công đoàn với đoàn viên, người lao động với mong muốn chia sẻ, hỗ trợ để đoàn viên, người lao động được ấm lòng và có thêm động lực vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

Tuy nhiên, trước thực trạng người lao động đang gặp khó khăn, các cấp công đoàn cần đưa ra một chính sách dài hơi, mang tầm chiến lược để công nhân nói riêng và người lao động nói chung có thể sống bằng lương và được hưởng những quyền lợi cơ bản nhất để trang trải cuộc sống.

Điều tra năm 2021 chỉ rõ 5% người lao động được hỏi cho biết bữa ăn có thịt cá chỉ khoảng 1 - 2 lần/tuần; 41% không đủ tiền mua thuốc cơ bản và không dám chữa bệnh vì không có tiền… Đặc biệt, theo khảo sát của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức vào tháng 4/2022 trên 2.000 công nhân, trên 50% cho biết tiền lương và thu nhập chỉ đủ sống; khoảng 1/4 số người được hỏi phải chi tiêu tằn tiện, kham khổ; khoảng 20% từng rút bảo hiểm xã hội một lần sau đó tiếp tục tham gia lại.


Last edited by LDN on Sat Jul 30, 2022 6:04 pm; edited 3 times in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Fri Jul 29, 2022 4:51 pm

Hôm nay mới có thời gian theo dõi đề tài này.

Xăng tăng như gió, xuống như rùa, công nhân được mùa khốn khổ

Bài: MINH TUẤN - Ảnh: TUẤN VỸ | 30/06/2022, 05:00:00

DIENDANDOANHNGHIEP.VN Giá xăng dầu tăng ở mức cao nhất mọi thời đại, đời sống công nhân, dân lao động bị đánh thẳng vào đầu tiên, tiếp đến là các doanh nghiệp vận tải hàng khách, hàng hóa, nghề cá…

Em te tái vừa chạy vừa gọi tôi trong cái nắng xiên khoai cuối chiều nóng bỏng rát. Em dúi vội cho tôi cái túi đựng rau thơm vườn nhà, hổn hển thở, tay gạt mồ hôi trán vội vàng: "Em sợ rau nát nên chỉ rửa qua, bác về rửa lại nhé, em phải về ngay kiểu chậm xe buýt".

Tôi nhìn em chạy tất tả, lúp xúp, cụp cả cái ô xuống chạy cho nhanh dù trời còn nắng vì sợ xe chạy mất. Nắng nóng ngồi không còn vã mồ hôi, huống hồ mặc nguyên đồng phục chạy bộ trên đường bê tông bỏng rát thế này thì...

Tay cầm túi rau húng thơm, lá lốt, tía tô, diếp cá mà lòng trĩu nặng, tiếc cho bóng dáng cô bé xinh đẹp ngày nào. Gánh nặng cơm áo, gia đình đã biến em thành bà mẹ hai con đầy ắp nỗi lo toan vụn vặt.

Nhắn tin với em mới thấy công việc, gia đình cuốn hết thời gian sống của em. Em ngây thơ hỏi từ ngày 01/07/2022 thấy nói được tăng lương mà sao chưa thấy thông tin gì? Trời ạ, đó là tăng lương tối thiểu vùng áp dụng cho khối khác, còn với doanh nghiệp FDI áp dụng cao hơn mức lương tối thiểu rồi, thì không có điều chỉnh gì hết.

Dãy nhà trọ đơn giản, thiếu thốn đủ bề của công nhân. Ảnh: Tuấn Vỹ

Lương thì đứng yên còn giá thì bứt tốc. Công nhân, lao động lao đao, liêu xiêu trong cơn bão tăng giá, “giật gấu vá vai, kéo đầu hở đuôi” mà không có cách nào chi tiêu duy trì cho ổn. Số tiền hàng tháng như manh chiếu hẹp đắp ông khổng lồ, khéo ăn, khéo co thế nào cũng không đủ no, đủ ấm.

Cuộc chiến Nga - Ukraine đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến nồi cơm, manh áo của người lao động phổ thông hoặc công nhân viên sống bằng lương đơn thuần ở Việt Nam. Giá nhiêu liệu tăng như gió, xuống như rùa, đẩy tất cả chi phí sinh hoạt tăng theo. Đổ xăng xe thấy như bị móc túi vì trước đổ 60 ngàn nay phải đổ cả 100 ngàn. Ai đó còn ủng hộ chiến tranh thì đó là người đen tối, độc ác bởi chính vì cuộc chiến đó mà thêm bao nhiêu người nghèo bị vào mùa khốn khổ.

Như vợ chồng em, hai vợ chồng làm công ăn lương cho công ty nước ngoài, tổng thu nhập hai vợ chồng hàng tháng chừng 16 triệu. Nhưng do ảnh hưởng chiến tranh, dịch bệnh COVID-19, công ty bị thiếu nguyên phụ kiện phải giãn cách sản xuất, tuần làm việc có bốn ngày, tuyệt đối không tăng ca, thêm giờ, làm ngày nghỉ.

Trước đây khi giá xăng tầm trên 20 ngàn, việc nhiều, chịu khó tăng ca, làm ngày nghỉ thì vất vả nhưng đủ chi phí, có thêm chút ít để ra. Bây giờ ngày nghỉ tính lương chờ việc lại phải tự lo chi tiêu ăn uống, số tiền cứ bị hụt âm vào.

Giá xăng dầu tăng ở mức cao nhất mọi thời đại, đời sống công nhân, dân lao động bị ảnh hưởng quá nhiều. Ảnh: Tuấn Vỹ

Để tiết kiệm chi phí tối đa, nhân dịp con nghỉ hè, cả nhà em về sống với ông bà ở quê để giảm chi phí sinh hoạt. Chấp nhận đi xe buýt, chứ đi xe máy thì tiền đổ xăng quá cao. Hai vợ chồng “thắt lưng buộc bụng” để con về ông bà ăn rau vườn nhà, cá dưới ao, chỉ mua thêm chút thức ăn và sữa. Nhưng giá sữa cũng vọt lên nên trẻ con cũng phải hạn chế uống sữa. Nếu ở lại nhà gần công ty, nghỉ chờ việc ở nhà riêng tiền điện, nước, sữa… cũng mất hơn ba triệu, đi lại xăng xe mất gần hai triệu, cứ cộng mỗi thứ một ít vào thì cuối tháng âm cả tiền lương.

“Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí”, cho con về quê, tối đến thằng bé đạp xe đi chơi bị ngay cậu choai choai phóng ẩu xô vào, bị thương vùng đầu phải nhập viện. Sau chuỗi ngày chăm con vất vả, chả ai còn nhận ra cô bé xinh đẹp ngày nào, giờ trông xơ xác, tội nghiệp. Bữa ăn thì ngày càng đạm bạc, toàn rau đậu là chính, giá gas tăng cao, dùng bếp ga cũng tốn mà dùng bếp điện cũng kém. Cứ loay hoay như “gà mắc tóc” mà chẳng hết được khó khăn, thiếu hụt. Ông bà thương con cháu cũng chỉ giúp được việc trông nom, chứ kinh tế thì già rồi chẳng thể giúp được gì.

Giá xăng dầu tăng ở mức cao nhất mọi thời đại, đời sống công nhân, dân lao động bị đánh thẳng vào đầu tiên, tiếp đến là các doanh nghiệp vận tải hàng khách, hàng hóa, nghề cá… Không làm thì mất mối, mất lốt, còn cố làm thì “cắt máu”, chịu cảnh “càng làm càng lỗ”.

Có những thuyền ngư phủ sau một đêm vất vả đánh bắt hải sản hết năm, sáu triệu tiền dầu, số hải sản đánh bắt được bán đi chỉ dư ra hơn triệu chia cho cả tàu. Đúng là không bõ làm, không xứng với công sức bỏ ra.

Nếu không có biện pháp mạnh mẽ kìm chế lạm phát, hỗ trợ giảm giá xăng dầu thì không hiểu người dân lao động phải chịu khổ đến bao giờ? Nhìn cảnh bà cháu bồng bế nhau giữa trưa nắng ra gốc cây tránh nóng vì tiết kiệm không dám bật điều hòa, thật tội nghiệp, đánh vào lòng trắc ẩn của con người.

Nên chăng thuế tiêu thụ đặc biệt của xăng dầu cần xem xét lại, khi giá càng tăng thì số thuế thu được càng cao. Việt Nam là nước nhập siêu xăng dầu khi xuất khẩu xăng dầu so với nhập khẩu là 28%. Thuế phí từ xăng dầu lên đến 30%. Liệu có nên giảm bớt thuế phí, chia sẻ gánh nặng với người dân, hay cứ để “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi?”.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Fri Jul 29, 2022 5:08 pm

Báo Lào Cai

Người lao động oằn mình trước "bão" giá

Vân Thảo

03-07-2022

“Bao nhiêu tiền một mớ rau muống bà ơi?”, người bán rau đã luống tuổi trả lời “mười nghìn chị nhé”, “sao đắt thế?”, “xăng còn tăng giá nữa là mớ rau”. Câu chuyện giữa chị Trần Thị Hương, tổ 3, phường Kim Tân, thành phố Lào Cai và người bán rau trong một buổi chợ sớm đã phần nào phản ánh giá cả thị trường thời gian gần đây. Bình thường bó rau muống có giá từ 5.000 đồng - 7.000 đồng thì nay đã tăng lên 10.000 đồng; nước mắm tăng 5.000 đồng/chai; bí xanh tăng 2.000 đồng/kg; rau cải tăng 3.000 đồng/kg…

Chị Trần Thị Hương chia sẻ: Giá cả gần đây tăng theo giá xăng khiến người nội trợ như chúng tôi gặp nhiều vấn đề trong chi tiêu. Mua thức ăn hằng ngày cũng đội chi phí khá nhiều. Để tiết kiệm, tôi thường đi chợ sớm hoặc chợ đêm mong mua được thực phẩm giá rẻ cho bữa ăn gia đình.

Chị Nguyễn Thị Bình sống ở phường Nam Cường (thành phố Lào Cai) đang lật cuốn sổ ghi chép các khoản phải chi tiêu hằng tháng. Tiền gửi cho con lớn học đại học 5 triệu đồng/tháng; tiền điện, nước 1,2 triệu đồng/tháng, tiền học cho con bé, tiền internet, tiền điện thoại… là những khoản cứng không thể thay đổi, chị đang tính toán xem có thể giảm chi tiêu ở khoản nào bởi lẽ mấy tháng nay gia đình chị đều tiêu âm so với thu nhập của hai vợ chồng.

Chị Bình là công nhân của Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Lào Cai, chồng chị làm việc tự do, mức thu nhập bình quân của hai vợ chồng được 12 triệu đồng/tháng. Công việc của chị Bình rất vất vả, buổi sáng bắt đầu thu gom, dọn dẹp rác từ 4 giờ, ngày làm việc kết thúc lúc 22 giờ. Chị và đồng nghiệp phụ trách vệ sinh một đoạn đường Hoàng Liên, Soi Tiền và An Dương Vương. Nếu một tháng không ốm đau, làm đủ 26 công thì chị Bình được trả lương 7,5 triệu đồng.

Chị Nguyễn Thị Bình cho biết: Mức thu nhập 12 triệu đồng/tháng đối với gia đình 4 người ở thành phố là không đủ. Gia đình tôi có hai cháu, cháu lớn học đại học mỗi tháng phải gửi 5 triệu đồng cho cháu, 7 triệu đồng còn lại chi tiêu cho 3 người. Cháu nhỏ đang học tiểu học, tôi không đủ điều kiện để cho cháu học thêm hoặc tham gia lớp năng khiếu. Gần đây, giá cả các mặt hàng tăng khiến chi tiêu của gia đình liên tục âm, vợ chồng tôi đang loay hoay tìm việc làm thêm mới đủ trang trải cuộc sống.

Giá cả leo thang gây áp lực với nhiều lao động.
Không chỉ ở thành phố, những người lao động nông thôn cũng đang oằn mình chống chọi với “bão” giá. Bà Lù Thị Xuân, 63 tuổi ở Phong Niên (huyện Bảo Thắng) đang chật vật với việc chi tiêu hằng ngày. Công việc chính của bà là bán rau ở chợ Cốc Lếu (thành phố Lào Cai). Buổi sáng, bà dậy từ 3 giờ, hái rau, bầu, mướp, ớt… chở ra chợ Cốc Lếu bán. Lý do bà đi chợ xa nhà là bởi ở thành phố bán được giá hơn. Công việc này mỗi ngày đem lại thu nhập 100.000 đồng, ngày nhiều nhất được 150.000 đồng.

Giá xăng, dầu tăng kéo theo các mặt hàng đều tăng giá.
Theo bà Lù Thị Xuân, mức thu nhập này thời điểm trước có thể tạm ổn, bà đóng góp thêm cho các con chi tiêu hằng ngày nhưng với tình hình tăng giá như hiện nay, cộng thêm công việc phát sinh hằng tháng thì mức thu nhập của bà không đủ tiêu nói gì đến góp thêm một khoản cho các con.

“Bão” giá đang gây áp lực đến cuộc sống của nhiều lao động nghèo mưu sinh ở thành phố, họ buộc phải tìm giải pháp tiết kiệm nhất có thể những mong tích cóp được chút ít gửi về quê cho các con ăn học. Chị Lý Thị Tình (quê Phú Thọ) đã lên thành phố Lào Cai được 5 năm. Công việc của chị là làm thuê, nấu cơm ở các công trình xây dựng, thu mua sắt vụn, chị Tình làm đủ mọi nghề miễn là kiếm tiền hợp pháp, bởi trên lưng chị đang phải gồng gánh cả gia đình với người chồng bệnh tật cùng hai đứa con đang tuổi ăn, tuổi học.

5 năm làm thuê ở Lào Cai, chưa dám ăn ngon một bữa, chị Tình chỉ chi tiêu ăn uống từ 800.000 đồng - 1 triệu đồng/tháng. Món ăn chính trong mỗi bữa cơm là đậu phụ, trứng, hoặc lạc rang. Dáng chị gầy gò vì ăn không đủ chất, lại lao động chân tay nặng nhọc nhưng chị Tình bảo vất vả mấy cũng chịu được chỉ lo không có tiền nộp học cho hai đứa nhỏ ở quê. Với tình hình giá cả leo thang, cuộc sống mưu sinh ở thành phố của chị Tình lại càng vất vả.

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 tăng 0,17% so với tháng 4 và tăng 2,06% so với cùng kỳ năm trước, trong khi đó tại Lào Cai, chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 tăng 1,57% so với cùng kỳ năm 2021.

Riêng giá xăng, từ đầu năm 2022 đến nay đã có 15 kỳ điều chỉnh bao gồm 12 lần tăng, 3 lần giảm; qua 6 tháng tăng hơn 8.000 đồng/lít. Giá xăng tăng tác động đến mọi mặt kinh tế - xã hội, giá cả các mặt hàng đều tăng, tạo áp lực đối với cuộc sống của người dân, nhất là đối với người nghèo, người có thu nhập thấp, không ổn định. Bên cạnh giải pháp tiết kiệm chi tiêu, ai cũng mong muốn Chính phủ có giải pháp hiệu quả trong kiềm chế lạm phát, tăng lương, giảm giá xăng, dầu...

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Sat Jul 30, 2022 1:49 am

Oằn lưng trong “cơn bão” giá - Bài 1: Nồi cơm vơi, giọt mồ hôi rơi dày

Ngân Vân Sương - 23/07/2022 - baodautu

Chúng tôi lặng đi khi chứng kiến bữa cơm của gia đình anh công nhân Nguyễn Văn Vàng, khi trên mâm chỉ là đĩa rau, vài con cá nhỏ xíu nhường cho 2 đứa con đang tuổi ăn, tuổi lớn.

Sau trận cuồng phong Covid-19, người dân, doanh nghiệp lại hứng tiếp cơn bão giá. Chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt đoạn, căng thẳng địa chính trị, giá xăng dầu tăng vùn vụt, lạm phát đạt mức kỷ lục tại nhiều nền kinh tế lớn… đã kéo các loại hàng hóa leo thang. Cơn bão giá đánh trực tiếp vào bữa cơm của từng gia đình, vào sự sống còn của từng doanh nghiệp.

Bài 1: Nồi cơm vơi, giọt mồ hôi rơi dày

Chúng tôi lặng đi khi chứng kiến bữa cơm của gia đình anh công nhân Nguyễn Văn Vàng, khi trên mâm chỉ là đĩa rau, vài con cá nhỏ xíu nhường cho 2 đứa con đang tuổi ăn, tuổi lớn.

Công nhân than thở

“Nếu trong thời gian tới, giá cả không giảm và còn phải lo các khoản học phí trong năm học mới cho con thì vợ chồng tôi khó trụ lại TP.HCM. Có thể tôi sẽ chạy Grab ban đêm để kiếm thêm, hoặc đường cùng thì về quê sống”, anh Nguyễn Văn Vàng, công nhân Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thiệu Trinh (quận Bình Tân, TP.HCM) vừa lúi húi bê nồi cơm ra, vừa thở dài nói.

Món ăn chính của gia đình anh Vàng chỉ là đĩa rau xào, thêm mấy con cá kho mặn, vợ anh canh lúc chợ chiều để mua cho rẻ. Đồng lương công nhân của cả 2 vợ chồng chỉ hơn 15 triệu đồng/tháng, trong khi giá mớ rau, con cá ở chợ cóc tăng vọt lên 30-40%. Những khoản chi tiêu cố định như tiền nhà trọ, điện, nước không thể cắt giảm, chỉ còn cách cắt giảm chất lượng bữa ăn để co kéo gắng tồn tại trong khoản thu nhập đó.


Chị Nguyễn Thị Tuyết Lợi trước đây bán khoảng 300 - 400 tờ vé số/ngày, thì nay giảm mất gần một nửa
Ngay cả với công nhân của doanh nghiệp nước ngoài, thu nhập cao hơn doanh nghiệp trong nước, cũng phải “thắt lưng, buộc bụng” hết mức. Anh Hoàng Văn Trai là công nhân Công ty Roeders Việt Nam (thuộc Tập đoàn Roeders GmbH, Đức), có thu nhập 10-11 triệu đồng/tháng, cũng than thở: “Trước đây, gia đình tôi chỉ tốn khoảng 100.000 đồng cho bữa cơm của 4 người, thì hiện đã phải chi lên 150.000 đồng rồi. Từng lạng thịt, con cá, mớ rau đều tăng vọt”.

Những khoản chi tiêu cố định như tiền nhà trọ, điện, nước không thể cắt giảm, người lao động chỉ còn cách cắt giảm chất lượng bữa ăn để co kéo gắng tồn tại trong cơn bão giá.
Gia đình anh Trai phải cắt giảm mọi nhu cầu tiêu dùng thiết yếu như hạn chế sử dụng điện, nước và giờ xem… ti vi của con cái để giảm được đồng nào hay đồng đó.

Chị Lê Thị Kim Cương, công nhân Công ty TNHH Chang Yang Việt Nam (Khu công nghiệp Tân Bình) cho hay: “Trước đây, khi giá xăng chưa tăng, mỗi tháng nhà tôi dành gần 3 triệu đồng mua sữa bột cho con gái (2 tuổi). Giờ phải thay thế từ sữa bột sang sữa bịch để giảm tiền, chỉ lo cháu không đảm bảo sức khỏe và tăng trưởng vì sữa bịch hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn sữa bột nhiều”.

Với gia đình 5 người cùng ở một nơi, cùng làm một chỗ của nữ công nhân Nguyễn Thị Vặn thì “đau đầu” bởi chi phí xăng xe do nơi ở (quận Bình Tân) và nơi làm (quận 7) khá xa. Trước đây, 5 người đi chung 3 xe máy để đi làm. Nay phải tiết kiệm bằng cách thu xếp 2 thành viên ở lại nơi làm việc, tức cắt giảm xăng 1 xe máy. Còn lại 3 người thì bắt buộc phải chạy xe đi làm, cứ 2 ngày lại phải tốn hơn 100.000 đồng tiền xăng cho 1 xe. Tính ra mỗi tháng, riêng tiền xăng cũng “đốt” gần 3 triệu đồng. “Số tiền đó rất lớn đối với thu nhập công nhân nghèo như tụi tôi, nên gia đình không có dư để ăn uống cho đàng hoàng”, chị Vặn nói.


Bữa cơm đạm bạc của gia đình anh công nhân Nguyễn Văn Vàng (quận Bình Tân, TP.HCM)
Công chức cũng… nhăn nhó

So với công nhân, thì tầng lớp công chức, viên chức vốn được xem là tầng lớp “trên” khi có thu nhập ổn định, thậm chí có nhà cửa ở TP.HCM. Nhưng sự “ổn định” này liệu đã là đủ để họ trang trải các chi phí đắt đỏ của cuộc sống hiện nay?

Chị Phạm Thị Oanh là viên chức nhà nước, có căn hộ ngay quận 3 nên không tốn tiền thuê nhà, không phải đi xa, nhưng với giá cả tăng phi mã, chị cũng phải thay đổi cách chi tiêu. “Tôi mới được lên lương tháng này, cũng thêm được khoảng hơn 200.000 đồng, không thể chạy theo sự gia tăng của giá cả được”, chị Oanh nói.


Nếu như trước kia, hai vợ chồng chị thỉnh thoảng đặt đồ ăn ngoài về, nhưng giờ tuyệt đối không để tiết kiệm. Không những thế, sáng sớm, chị tranh thủ đi chợ mua đồ về nấu nướng để mang cơm đi ăn trưa nhằm giảm chi phí. Vậy mà chi tiền ăn của gia đình 3 người cũng lên tới 9-10 triệu đồng/tháng, gấp rưỡi so với trước khi giá xăng tăng.

“Sau hai năm dịch bệnh, nhà tôi chẳng đi du lịch đâu. Giờ mọi thứ trở lại bình thường, hè này, tôi cũng muốn cho con đi du lịch chút mà giá cả leo thang, vậy là phải tính toán lại. Có tháng nhà tôi âm tiền, phải lấy tiền tiết kiệm để bù vào rồi”, chị Oanh tâm sự.

Tương tự, chị Lê Thị Hải, một công chức có thâm niên 19 năm, nhưng cuộc sống vẫn rất khó khăn. Chị đang phải thuê trọ hơn 2 triệu đồng/tháng tận quận 12, cách cơ quan tới 16 km. Dù đã quen với việc phải đi làm xa, nhưng chị Hải rất sốc khi tiền xăng xe máy lên tới 700.000 đồng/tháng. Điều khó hiểu hơn nữa là dù giá xăng đã giảm, nhưng mọi thứ giá cả vẫn không hạ, đi chợ cứ như bị mất cắp. Tiền ăn của gia đình chị từ 5 triệu đồng/tháng, thì nay tăng lên hơn 7 triệu đồng, chưa kể tiền học cho con cái, tiền điện, tiền nước và “ti tỉ” các khoản khác.

“Từ trước đến nay, gia đình tôi cũng chỉ chi những khoản cần chi. Giờ giá lên thì cũng không thể cắt chi tiêu những nhu cầu cơ bản nhất, nên nếu có khoản nào phát sinh thêm thì phải xoay xở vay mượn hoặc có thể tính việc làm thêm thôi, chứ không còn khoản dư nào khác cả”, chị Hải chia sẻ.

Còn anh Nguyễn Hoàng Khôi, nhân viên văn phòng, thì quyết định bỏ qua sĩ diện, tranh thủ tối chạy xe ôm công nghệ (Hãng Be) kiếm thêm được khoảng 100.000 -  200.000 đồng/buổi để trang trải cho gia đình.

Thực tế trên cho thấy, lương “ổn định” đồng nghĩa với một mức sống “bình bình, thường thường” và khó để đối phó được với sự “bất thường” của cuộc sống, từ đại dịch cho đến cơn bão giá nối đuôi nhau như hiện nay.

Người lao động tự do kiệt quệ

Trên chuyến xe ôm giữa giờ cao điểm, khi trò chuyện về giá cả hiện nay, anh Nguyễn Thế Hùng, tài xế xe ôm công nghệ (Hãng Gojek) cho biết, sau khi trừ tất cả chi phí, thu nhập của anh dao động từ 300.000 đến 400.000 đồng/ngày, tức mỗi tháng khoảng 9 - 12 triệu đồng. Cả nhà 4 miệng ăn trông cậy vào đồng thu nhập đó.

Trước khi vật giá leo thang, chỉ riêng tiền ăn, cả nhà tốn 3 - 4 triệu đồng/tháng, giờ đã tăng vọt lên khoảng 5 - 6 triệu đồng/tháng, chưa nói tiền điện, nước… “Giờ chẳng may mà đổ bệnh thì chỉ còn cách đi vay mượn lo thuốc men thôi”, anh Hùng nói.

Với giới xe ôm công nghệ, xe ôm truyền thống, shipper, ngoài gánh nặng cơm áo, thì lo lắng không kém là chi phí bảo dưỡng sửa xe - chiếc cần câu cơm, cũng tăng vọt lên trong cơn bão giá.

“Chạy xe ôm thì phải bảo dưỡng xe thường xuyên, nếu không xe sẽ rất nhanh hỏng. Dạo này giá sửa xe, thay nhớt linh tinh cũng lên cao lắm, thành ra chạy xe ôm như tôi bị thâm hụt thu nhập. Trước tôi chỉ chạy khoảng 13  tiếng/ngày, nay phải chạy nhiều hơn, tới 15 tiếng/ngày mới được 300.000 - 400.000 đồng, vậy mà chưa gánh nổi mấy miệng ăn ở nhà. Tôi cũng có tuổi rồi, thỉnh thoảng đau ốm vặt không chạy xe được thì còn không đủ ăn”, ông Nguyễn Văn Thăng, 64 tuổi, tài xế xe ôm truyền thống tại TP.HCM tâm sự.

Giá cả tăng vọt, người dân giảm mua hàng không thiết yếu, khiến người bán vé số cũng lao đao. Ngồi bệt xuống gốc cây sau khi đi đến rạc chân nửa con phố mời khách mua vé số, chị Nguyễn Thị Tuyết Lợi (46 tuổi, trú tại quận 10, TP.HCM) ngao ngán cho hay, hai vợ chồng chị đều đi bán vé số. Trước đây, mỗi người bán được khoảng 300 - 400 tờ vé số/ngày, nay giảm mất gần một nửa, nên thu nhập hai vợ chồng từ hơn 10 triệu đồng/tháng đã giảm chỉ còn 7- 8 triệu đồng/tháng.

“Tiền sinh hoạt của cả nhà ở thành phố đã nhiều, tiền gửi về cho ông bà ở quê cũng phải tăng lên vì ngay cả ở quê cũng tăng giá. Thôi thì giờ mình cũng đành chịu, đành chi tiêu, mua sắm ít lại chứ biết sao được”, chị Lợi thở dài.

Cả ba đối tượng công nhân, viên chức và người lao động tự do đều phải oằn lưng trong cơn  bão giá. Khi giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng thì không có chuyện hạ, cho dù giá xăng đã giảm. Thực tế này đòi hỏi cơ quan quản lý phải có biện pháp phù hợp trong điều hành giá cả.

(Còn tiếp)

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Sat Jul 30, 2022 1:59 am

Oằn lưng trong “cơn bão” giá - Bài 2: Kinh doanh dịch vụ vật vã xoay xở

Ngân Vân Sương - 26/07/2022 - Sài Gòn nhỏ

Xăng dù hạ nhiệt, nhưng hàng loạt nhu yếu phẩm không giảm theo, mà vẫn neo ở mặt bằng giá mới khiến người dân phải thắt chặt chi tiêu. Tình cảnh này khiến nhiều chủ cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phải vật vã xoay xở.

Giá xăng dầu dự báo giảm mạnh vào ngày mai 21/7
[Infographic] Giá xăng RON 95-III giảm hơn 3.600 đồng/lít
Sau trận cuồng phong Covid-19, người dân, doanh nghiệp lại hứng tiếp cơn bão giá. Chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt đoạn, căng thẳng địa chính trị, giá xăng dầu tăng vùn vụt, lạm phát đạt mức kỷ lục tại nhiều nền kinh tế lớn… đã kéo các loại hàng hóa leo thang. Cơn bão giá đánh trực tiếp vào bữa cơm của từng gia đình, vào sự sống còn của từng doanh nghiệp.
“Gồng hết nổi xin quý khách thông cảm”

Bước vào quán phở Hưng Thịnh ở phường Tân Phước Khánh (thị xã Tân Uyên, Bình Dương), chúng tôi bắt gặp ngay dòng chữ nguệch ngoạc viết vội lên tường: “Xin phép lên giá, mỗi tô 3 ngàn. Gồng hết nổi, quý khách thông cảm!”.

Anh Tuấn Đạt (33 tuổi), chủ quán thanh minh: “Hồi trước, khi xăng chưa tăng giá, quán bán 35.000 - 55.000 đồng tùy tô, nhưng nay lên mỗi tô 3.000 đồng mới bù đắp nổi chi phí. Tôi không muốn lên giá vì mong khách ăn vừa túi tiền, nhưng vì vật giá leo thang, nguyên liệu tăng mạnh nên tôi đành phải tăng giá bán nếu không sẽ lỗ”.


Dòng chữ “Xin phép lên giá, mỗi tô 3 ngàn. Gồng hết nổi, quý khách thông cảm!” của quán phở Hưng Thịnh (thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương)
Trong khi các nhà hàng, quán ăn tư nhân có thể điều chỉnh giá món để bù đắp chi phí, thì quán Tocotoco 95 - Dân Chủ (TP. Thủ Đức) vốn là cửa hàng nhượng quyền của một thương hiệu trà sữa lớn nên không thể tự ý thay đổi giá bán, mà phải theo quy định của hệ thống. Nhưng bởi “chịu không nổi”, chủ cửa hàng dán giấy trước cửa đề nghị khách và shiper tự trông xe do quán cắt giảm bảo vệ.

“Quán mình đã giảm khoảng 20% lượng khách. Bên cạnh việc cắt giảm bảo vệ, quán cũng không sử dụng tầng 2 nữa, mà chỉ để khách ngồi tầng 1 nhằm giảm tiền điện”, chủ quán Tocotoco 95 - Dân Chủ không giấu giếm.

"Đợt tăng giá hàng hóa vào thời điểm này của thị trường là đáng chú ý nhất vì biên độ tăng và số lượng mặt hàng buộc phải tăng giá là rất lớn. Sức mua hiện tại yếu, người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu, chỉ ưu tiên mua sắm hàng thiết yếu nên Co.opmart, Co.opXtra và các nhà cung cấp đang thống nhất phối hợp chia sẻ lợi nhuận, rà soát cắt giảm chi phí vận hành để không những giữ giá, mà còn tiết kiệm tối đa chi phí để thực hiện khuyến mãi kích cầu, duy trì sức mua."

- Ông Nguyễn Ngọc Thắng, Giám đốc vận hành chuỗi Co.opmart

"Nguyên liệu đầu vào đã tăng 5-10% ở các mặt hàng như rau, củ, quả… nhưng các tiểu thương ở chợ Bến Thành vẫn chấp nhận giữ giá bán hoặc tăng nhẹ 2.000-3.000 đồng. Các tiểu thương đang chấp nhận giảm lợi nhuận 30-50%/tháng để đạt mục tiêu tăng lượng khách mua sắm."

Ông Nguyễn Vĩnh Hà, đội trưởng nghiệp vụ chợ Bến Thành

Với nhà hàng lớn, áp lực tăng giá để bù lỗ, hay không tăng giá để giữ khách còn vật vã hơn. Là chủ nhà hàng lẩu 4 tầng ở đường Nguyễn Gia Trí (khu kinh doanh sầm uất bậc nhất ở quận Bình Thạnh, TP.HCM), chị Như Huệ cho hay, những ngày này, mỗi lần nhập nguyên liệu, chị không khỏi “đau đầu” bởi giá cả tăng gấp 2,5 lần so với thời điểm 3 tháng trước.

“Ngay cả căn nhà này tôi thuê với giá 150 triệu đồng/tháng để kinh doanh đã là rất cao, mà đến đầu tháng 8 tới phải đóng thêm 10% nữa theo yêu cầu chủ nhà. Giá món ăn nhà hàng cũng phải tăng để bù chi phí, nhưng nếu tăng quá thì sẽ mất khách. Tăng mức bao nhiêu quả là bài toán khó”, chị Huệ nói.

Cũng có nơi chọn giải pháp lỗ hoặc hòa vốn để giữ khách, để đón “trời quang” sau “bão giá”. Điển hình, anh An Đoàn, chủ nhà hàng Anhouse Cafe & Craft Beer cho biết, nhà hàng đã giảm 30% lợi nhuận mỗi tháng. “Dự kiến trong quý tiếp theo, nếu tình hình lạm phát không giảm, nhà hàng sẽ tăng giá trong biên độ cho phép là khoảng 10% trên thực đơn để duy trì hoạt động kinh doanh”, anh An Đoàn nói.

Ngành hàng không thiết yếu như… chợ chiều

Người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, cắt giảm tối đa mặt hàng không thiết yếu, ưu tiên cho nhu yếu phẩm, nên các siêu thị hàng điện máy, công nghệ lâm cảnh “chợ chiều” dù rầm rộ giảm giá khuyến mãi, tặng quà, tăng thời hạn bảo hành, tặng voucher, mua trả góp không lãi suất.

Đơn cử, tại hệ thống Trung tâm Điện máy Nguyễn Kim đang triển khai hoạt động giảm giá mạnh lên đến gần 50% cho nhóm sản phẩm điện máy.


Hệ thống điện máy Thiên Nam Hòa đang chạy chương trình khuyến mãi "Alo Hè! Mưa deal mát mẻ", áp dụng cho đa dạng ngành hàng, với nhiều hình thức ưu đãi.


Siêu thị điện máy căng biển siêu giảm giá, nhưng khách vẫn đìu hiu
Tương tự, Điện máy Chợ Lớn cũng đang triển khai nhiều chương trình khuyến mại cho điều hòa đến từ nhiều thương hiệu, tặng phiếu mua hàng và miễn phí vận chuyển, lắp đặt cho khách.

Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, những hoạt động khuyến mãi, giảm giá chưa đủ sức kích cầu tiêu dùng. Theo chị Lê Thu Hương, phụ trách kinh doanh tại một siêu thị điện máy trên đường Cách Mạng Tháng Tám (quận 3, TP.HCM), trước đây các hệ thống bán lẻ chỉ chạy chương trình ưu đãi vào các dịp lễ, còn năm nay phải chạy gần như mỗi tuần với số lượng quà tặng “khủng” để thu hút khách hàng. Không chỉ mặt hàng cũ, mà cả những mẫu mới nhất cũng đều có thông tin giảm giá, tặng quà, trả góp không lãi suất… nhưng mức tiêu thụ vẫn rất chậm.

Anh Nguyễn Hoàng, nhân viên bán hàng tại một siêu thị điện máy ở đường Phạm Văn Đồng (TP.Thủ Đức) thở dài: “Trước đây, bình quân mỗi ngày siêu thị thu hút khoảng 1.000 lượt khách hàng, nhưng nay chỉ khoảng 200 lượt người đến mua sắm. Thậm chí, có ngày chỉ vài chục khách đến siêu thị, song chỉ đến khảo giá, chứ không mua hàng”.

Với hệ thống Bách hóa Xanh (đang đóng hơn 300 cửa hàng), ông Đặng Thanh Phong, Giám đốc truyền thông của Thế giới Di động (đơn vị chủ quản Bách hóa Xanh) cho hay: “Đây là thời điểm khó khăn với hầu hết người tiêu dùng, vì thế, các hệ thống thuộc Thế giới Di động đang tích cực đưa ra các chương trình ưu đãi nhằm giảm gánh nặng chi tiêu cho khách hàng. Đồng thời làm việc với các hãng, nhà cung cấp và tối ưu hóa quy trình để giảm chi phí, chuyển phần lợi ích này cho khách hàng”.

“Nghiến răng” giảm lợi nhuận để “vượt bão”

Giá cả leo thang, nhưng thu nhập người dân không tăng, khiến ngay cả những chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp sản phẩm thiết yếu cũng phải vật lộn đối phó.

Ông Nguyễn Ngọc Thắng, Giám đốc Vận hành chuỗi Co.opmart thuộc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) chia sẻ, với xu hướng chỉ ưu tiên mua sắm hàng thiết yếu nên Co.opmart, Co.opXtra và các nhà cung cấp đang thống nhất phối hợp rà soát cắt giảm chi phí vận hành để tiết kiệm tối đa, không những giữ giá, mà còn thực hiện khuyến mãi kích cầu, duy trì sức mua.

“Chủ trương của Saigon Co.op là nói không với các đề nghị tăng giá bất hợp lý. Muốn tăng giá, đơn vị cung cấp phải chứng minh được chi phí đầu vào tăng một cách khách quan và ảnh hưởng trực tiếp lên chi phí sản xuất của lô sản phẩm đó. Ngoài ra, việc áp dụng tăng giá còn phải xem xét dựa trên sức mua chung và độ trễ đặc trưng của từng ngành hàng”, ông Thắng nói về giải pháp của Saigon Co.op.

Ông Nguyễn Trọng Tuấn, Giám đốc vận hành Hệ thống siêu thị WinMart cho biết, cả các mặt hàng trong hệ thống bán lẻ WinMart/WinMart+ cũng chịu ảnh hưởng do áp lực từ các nhà cung cấp. Tuy nhiên, WinCommerce vẫn đang chủ động đàm phán cùng đối tác nhằm trì hoãn việc tăng giá, đặc biệt với nhóm hàng nhu yếu phẩm…

Theo vị đại diện WinMart, bên cạnh việc duy trì đàm phán, phối hợp với các đối tác, nhà cung cấp để kìm giá, doanh nghiệp còn chủ động cam kết thu mua số lượng lớn để tạo đầu ra ổn định cho các nhà sản xuất, nhà cung cấp, giúp giữ giá cả ổn định đến tay người tiêu dùng. Đặc biệt, WinMart cũng chủ động sản xuất những sản phẩm nhãn hàng riêng như WM Good, WM Home, WM Cook, WM Care, WinEco với quy trình khép kín, đảm bảo kiểm soát được chất lượng đầu ra và giá thành ổn định.

Còn với hệ thống siêu thị Aeon Mall, theo ông Bùi Trung Chính, Giám đốc Khối thu mua ngành hàng thực phẩm của AEON Việt Nam, vào một số giai đoạn cao điểm, nhà bán lẻ này chấp nhận giảm biên độ lợi nhuận để đồng hành với khách hàng. Bên cạnh đó, AEON Việt Nam cũng triển khai nhiều chương trình ưu đãi và khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng như "Thứ 4 vui vẻ", "Ngày hội thành viên 5&20 hàng tháng", hay chương trình "Giá thấp mỗi ngày".

Giá thành sản phẩm tăng, hơn ai hết người kinh doanh dịch vụ mong ngóng giải pháp ở đầu nguồn sản xuất. Nhưng các nhà sản xuất cũng có nỗi khổ riêng bởi chung “dây chuyền” domino bão giá.

(Còn tiếp)

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Fri Aug 05, 2022 5:38 pm

Vụ passport và quyền lực nghiêng trời của Bộ trưởng Tô Lâm

Vụ đổi mẫu sổ thông hành (passport) cho thấy ông thủ tướng Phạm Minh Chính không dám đụng ông tướng công an Tô Lâm
Hiếu Chân
4 tháng 8, 2022

Ông Phạm Minh Chính và ông Tô Lâm (phía sau) tại một sự kiện của ngành công an hồi giữa Tháng Bảy. (Hình: Zing)
Vụ lộn xộn chung quanh cuốn thông hành (passport) mẫu mới, mà Việt Nam gọi là hộ chiếu do Bộ Công An phát ra càng lúc càng rối nhưng không ai phải chịu trách nhiệm.

Đã có ít nhất ba quốc gia châu Âu (Đức, Tây Ban Nha, Cộng hòa Czech) từ chối cấp thị thực (visa) cho công dân Việt Nam dùng sổ thông hành (passport) mới này; đồng nghĩa với việc cánh cửa vào khu vực Schengen 26 nước của người Việt đang khép lại. Nhiều nước khác đang theo dõi và có thể có hành động từ chối tương tự. Các công ty du lịch, lữ hành đang phải đình hoãn hoặc hủy bỏ nhiều đoàn du khách đi châu Âu, thiệt hại lớn mà không biết kêu kiện vào đâu khi Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh cho rằng cuốn sổ này “được cấp theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và đạt tiêu chuẩn ICAO (Tổ Chức Hàng Không Dân Dụng Quốc Tế).”

Cho đến bây giờ, Bộ Công an vẫn không thông tin cho người dân biết lý do tại sao phải đổi cuốn sổ thông hành bìa màu xanh lá cây hiện hành sang mẫu mới màu tím than, chi phí cho việc đổi sổ này là bao nhiêu, tác động như thế nào đến các hoạt động kinh tế-xã hội và quan hệ quốc tế.
 
Và cũng không rõ ai là người chịu trách nhiệm. Nhưng mọi con mắt đều đổ dồn vào ông Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an. Nhà báo Trân Văn trên đài VOA xác quyết “ông Tô Lâm chính là người trực tiếp chỉ đạo việc thay đổi mẫu hộ chiếu cho phù hợp với xu thế của “cuộc cách mạng công nghệ 4.0” và ý tưởng đổi mẫu passport đã được ông Tô Lâm trình bày được Quốc Hội Việt Nam Tháng Năm 2019.

Nhưng thực tế cho thấy, thay vì “phù hợp với xu thế công nghệ” vụ đổi mẫu passport thể hiện sự ngu dốt và kém cỏi không ngờ của các quan chức công an mà xã hội phải trả giá không rẻ.

Hộ chiếu mẫu mới có bìa màu xanh tím – Ảnh: Phạm Dự
Lẽ ra với một “sai sót tầm quốc tế” như phát hành hàng triệu cuốn sổ thông hành mới mà trong đó không ghi nơi sinh của chủ nhân làm các nước phản ứng, thì Bộ Công an và ông Tô Lâm nói riêng phải bị xử phạt bằng một hình thức nào đó. Nhưng theo báo chí trong nước, tại cuộc họp thường kỳ của chính phủ hôm 3 Tháng Tám, ông Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ “khều” nhẹ ông Tô Lâm mà không đặt vấn đề xem xét trách nhiệm:

“Đề nghị Bộ Công An nghiên cứu và có giải pháp về vấn đề liên quan tới mẫu sổ thông hành mới, tránh những tác động bất lợi trong bối cảnh mở cửa, phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội,” ông Chính nói, theo trích dẫn của báo Tuổi Trẻ. Ông Chính chỉ “đề nghị” mà ông Tô Lâm cũng không trả lời có chấp nhận đề nghị hay không.

Từ đó có thông tin xã hội nói rằng, vụ passport cho thấy trong nội bộ Bộ Công an có thế lực “gài bẫy” để làm mất uy tín ông Tô Lâm, cản đường ông này leo lên chiếc ghế tổng bí thư mà ông Nguyễn Phú Trọng sẽ sớm phải từ bỏ do tuổi tác và bệnh tật. Trang mạng thoibao.de của người Việt ở Đức còn nói rõ, người ngáng chân ông Tô Lâm không ai khác là ông Trần Quốc Tỏ, đương kim Thứ trưởng Bộ Công an và là em ông Chủ tịch nước quá cố Trần Đại Quang – người có cái mả rộng nhất thế giới, chiếm hàng ngàn mét vuông đất. Thực hư chuyện này khó mà kiểm tra được. 

Một luồng dư luận thứ hai cho rằng trong thể chế chính trị của cộng sản Việt Nam, vị thế của Bộ trưởng Công an ngang ngửa, thậm chí có phần lấn lướt cả Thủ tướng. Không phải đợi đến vụ sổ thông hành, Bộ trưởng Tô Lâm trước đây đã có những sai lầm trầm trọng hơn nhiều, như vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay giữa thủ đô Berlin của nước Đức hay “đớp” thịt bò dát vàng ở thủ đô London nước Anh, mà ông ta vẫn bình an vô sự. Hàng chục tướng lãnh của Bộ Công an nối nhau vào tù vì tham nhũng nhưng ông bộ trưởng vẫn bình chân như vại, không phải liên đới trách nhiệm gì cả.

Tại cuộc họp thường kỳ của chính phủ hôm 3 Tháng Tám, ông thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ “khều” nhẹ ông Tô Lâm mà không đặt vấn đề xem xét trách nhiệm. Ông Tô Lâm ngồi phía tay phải ông Chính, cách hai người. Ảnh baochinhphu.vn

Quả thật, trong cơ chế đảng trị, quyền lực tập trung ở một ông “vua tập thể” là Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam. Về mặt hành chánh, ông Thủ tướng Chính là “thủ trưởng” của ông Bộ trưởng Lâm, nhưng trong Bộ Chính trị, cả hai ông đều chỉ là thành viên dưới quyền ông đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng. Tô Lâm là cánh tay đắc lực của ông Trọng, Bộ Công an là “thanh kiếm và lá chắn” bảo vệ đảng Cộng sản nên ông thủ tướng Chính chẳng thể làm gì được ông Bộ trưởng Lâm. Cố Thủ tướng Phan Văn Khải trước đây và cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng trước nữa, cũng đã nhiều lần than thở là thủ tướng chẳng có quyền hành gì là như vậy.

Nhân danh bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ, Bộ Công an cộng sản không chỉ rình mò các tổ chức và nhân vật đối lập, bất đồng chính kiến mà còn lập hồ sơ theo dõi từng hành động và lời nói của các quan chức chóp bu của chế độ và thân nhân gia đình họ. Tất cả các nhân vật tai to mặt lớn đều có hồ sơ dày cộp với đầy đủ hình ảnh, ghi âm, trong tủ sắt của Bộ Công an và sẽ được tung ra khi cần thiết để triệt hạ đối thủ trong các cuộc đấu đá quyền lực ở Ba Đình. Chuyện này không mới, không lạ, những người quan sát chính trường Hà Nội đều biết. 

Từng là thứ trưởng Bộ Công an, phụ trách tình báo, ông Thủ tướng Phạm Minh Chính hẳn biết rõ các tội lỗi của ông ta, như vụ “xét nghiệm thần tốc, xét nghiệm toàn dân” dính với test-kit Việt Á hay vụ dan díu giữa ông ta và nữ quái Nguyễn Thị Thanh Nhàn – hiện đang bị truy nã quốc tế – không nằm ngoài cặp mắt cú vọ của Bộ trưởng Tô Lâm. Một động tác cứng rắn của ông Chính đối với ông Tô Lâm lúc này có nghĩa là ông Chính tự sát về mặt chính trị.

Cách đây nhiều chục năm từng có chuyện một Bộ trưởng Công an, ông Trần Quốc Hoàn, hãm hiếp và thủ tiêu diệt khẩu bà Nông Thị Xuân, người tình và người sinh con cho “cha già” Hồ Chí Minh, nhưng ông Hoàn chẳng những không bị trừng trị mà còn được coi là công thần của chế độ, được đặt tên cho những đường phố lớn ở cả Hà Nội và Sài Gòn. Truyền thống công an đứng trên pháp luật và có quyền hành tuyệt đối không ai làm gì được đã kéo dài từ đó tới nay.

Xem ra trong thể chế cộng sản ở Hà Nội, người đứng đầu bộ máy hành chính là thủ tướng, lãnh đạo toàn diện là Bộ Chính trị (!) nhưng người có thực quyền hơn hết là Bộ trưởng Công an. Vì thế, chế độ độc tài đảng trị cũng được gọi là chế độ công an trị! Trong một chế độ công an trị, người dân lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, không biết đến lúc nào mình và người thân sẽ bị sờ gáy, bị tống vào tù vì những “tội lỗi” ất ơ; chuyện phiền toái vì tấm sổ thông hành mới đâu đáng kể!

Những tội lỗi của ông Bộ trưởng Công an Tô Lâm rõ mồn một, ai cũng thấy nhưng có cho kẹo ông Thủ tướng Phạm Minh Chính, và cả ông đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng, cũng không dám đụng đến lông chân ông Tô Lâm. Nghịch lý của thể chế cộng sản “dân chủ gấp vạn lần tư bản” là như vậy.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 12 of 38 Previous  1 ... 7 ... 11, 12, 13 ... 25 ... 38  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum