Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Page 25 of 38 • Share
Page 25 of 38 • 1 ... 14 ... 24, 25, 26 ... 31 ... 38
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
DELETE@
Tin VN, Tàu v.v...
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
BBC News, Tiếng Việt
Tôi gặp những bé 'Hạo Nam' kiếm ăn trên phố Sài Gòn
09.01.2023
Song May
Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Sài Gòn
Song MayNGUỒN HÌNH ẢNH,SONG MAY
Chụp lại hình ảnh,
Cậu bé 10 tuổi nhỏ thó như trẻ 6 tuổi
Xin nói rõ câu chuyện về những “Hạo Nam” ở Sài Gòn mà tôi kể dưới đây chỉ liên quan đến việc trẻ em phải kiếm tiền giúp đỡ cha mẹ giống như Hạo Nam ở Đồng Tháp, không hề có ý liên tưởng đến kết cuộc bi thảm như Nam.
Suy cho cùng, những cậu bé “Hạo Nam” mà tôi tình cờ tìm thấy trên đường phố Sài Gòn hôm 5/1/2023 vẫn có những phút giây vui vẻ, hạnh phúc vì tình thương hào phóng của dân Sài Gòn. Và để bảo vệ đời tư của các bé trong tương lai, câu chuyện này sẽ không có tên và địa chỉ của bất cứ đứa trẻ nào.
Kết luận bé Hạo Nam đã tử vong khi chưa có bằng chứng là 'không đúng quy trình y khoa'?
Để trẻ em VN không ngã vào hố sâu của nghèo đói, bất công
Có bao nhiêu Hạo Nam còn sống?
Hai cậu bé “Hạo Nam” từ Campuchia ở quận 1 và Chợ Lớn
Thằng bé 6 tuổi còm nhom đen nhẻm có đôi mắt đen với hàng mi dày và cong, cái quần đùi rộng rinh như mặc bính của ai đó, rảo quanh các cửa hàng ở đường Nguyễn Hữu Cầu quận 1 để bán vé số.
Hỏi nhiều câu con mới trả lời, từng tiếng một. Con ở đâu? Campuchia. Mẹ con đâu? Đi bán. Ba con đâu? Lắc đầu. Vé số bao nhiêu một tờ? 10 ngàn. Con có đi học không? Nhìn và cười.
Một ông chủ tiệm bánh gọi con lại mua vài tờ vé số và cho con nhiều hơn số tiền ông phải trả. Ông bảo về làm bánh ở đây mấy năm ngày nào cũng gặp ba mẹ con. Bà mẹ địu đứa con nhỏ, không biết đi đâu làm gì. Còn thằng nhỏ đi bán vé số quanh khu này, nhà ở đâu không biết. Thỉnh thoảng ông gọi thằng nhỏ, cho bánh ăn và mua vài tờ vé số. Cũng có người nhìn thấy cho thằng bé tiền chứ không lấy vé số, dù nó không hề xin. Ai cho tiền, nó xòe tay nhận và cười. Đơn giản vậy thôi.
Cuối đường Võ Văn Kiệt rẽ sang Hải Thượng Lãn Ông quận 5, tôi gặp người đàn bà mặc quần áo sặc sỡ địu một đứa bé khoảng vài tháng. Tay bà cầm cái nón lá che cho đứa bé. Tôi đoán bà sẽ ngừng lại ở đâu đó đặt đứa bé trên vỉa hè để xin ăn như đã từng gặp nhiều phụ nữ Campuchia làm vậy trên đường phố Sài Gòn.
Thế nhưng không. Bà chọn một bậc thềm căn nhà đã đóng cửa và ngồi xuống, mắt ngóng ra phía vòng xoay. Ra bà đợi ông chồng đến đón về phòng trọ, sau một buổi sáng đi lang thang bán vé số cùng cháu ngoại.
Gia đình bà gồm 3 người từ Campuchia sang Việt Nam hơn 10 năm nay. Họ thuê một cái phòng ở quận 6. Phòng thuê nhiêu tiền? Hơn 2 triệu đồng. Nhà mấy người? 5, tôi và chồng, con và chồng, và thằng bé này, 4 tháng. Hỏi con gái đâu? Nó làm công ty rồi. Hỏi con rể đâu? Nó cũng đi làm rồi. Chồng chị làm gì? Làm đinh.
Hỏi vé số chị đâu, tôi mua? Bán hết rồi. Vậy tiền này cho bé uống sữa nhé. Cảm ơn. Hỏi có ai làm khó chị khi đi bán không? Không, có ai đâu.
Đứa bé trai có khuôn mặt đẹp, sạch sẽ, bọc trong tấm vải như cái võng trong lòng bà ngoại, say sưa ngủ. Bà bảo tiền sữa cho nó đắt lắm. Người ta mua vé số thì cũng cho tiền nó mua sữa, thế là thằng bé có sữa uống.
Đứa trẻ “Hạo Nam” của bà cũng tự biết kiếm tiền rồi đó, từ tấm lòng của bá tánh Sài Gòn.
Song May
NGUỒN HÌNH ẢNH,SONG MAY
Chụp lại hình ảnh,
Đứa bé từ Campuchia này may mắn có bà ngoại địu đi bán vé số chứ chưa phải nằm một chỗ xin ăn
Cậu bé “Hạo Nam” ở Chợ Lớn
Cậu bé bảnh trai ngồi bên cạnh bao tải đựng đồ phế thải trong tiểu công viên giữa đường Hải Thượng Lãn Ông. Hỏi bao nhiêu tuổi. Không biết. Cha mẹ đâu? Đi tù rồi.
Thằng bé cười nhe cái răng cửa trên đã thay to đùng, bên cạnh những cái răng khác nhỏ hơn có phần bị sâu. Tôi thầm nghĩ chắc cậu bé 7-8 tuổi rồi, nhưng người nhỏ thó, các ngón tay ngón chân móng dài và bám bụi đất đen thui. Hỏi con sống với ai? Chỉ người đàn bà phía xa đang bồng một đứa bé trên vai. Hỏi có anh chị em không? Có.
Người đàn bà đi tới đặt đứa bé gái xuống tấm cạc tông đã trải sẵn. Đứa bé gái 3 tuổi này là con tui. Tui tuổi mùi, 1991. Gia đình trước giờ ở đây, nhưng cha mẹ giành gia tài không lại bị đuổi ra khỏi nhà ông bà. Chồng tui chết rồi. Còn ba mẹ thằng này, đi tù rồi. Hôm ba mẹ nó bị công an bắt, tui đến nhà trọ nhận nó. Mẹ nó là em gái tui. Nó không có quần áo, giày dép gì hết, tui phải sắm cho nó. Nó 10 tuổi rồi đó, có một anh, một chị. Anh chị nó cũng đi lượm ve chai, ở hai bên phố này nè.
Người đàn bà huơ tay chỉ vào hai dãy phố bên đường đang phủ kín màu đỏ và vàng của những liễn, đèn, dây treo cây mai… trang trí nhà ngày tết. Con bé nằm ngủ say dù xe chạy ào ào hai bên đường, có khuôn mặt sáng nhưng lem luốc, móng tay móng chân dài chưa cắt bám bụi đen thui y như thằng em họ.
Song May
NGUỒN HÌNH ẢNH,SONG MAY
Chụp lại hình ảnh,
Người đàn bà hơn 30 tuổi và hai đứa trẻ 3 tuổi và 10 tuổi ngồi chờ ve chai thải ra từ dãy phố buôn bán hai bên đường
Bà mẹ con bé đi chân đất, lòng bàn chân có màu đen sậm của bụi bám lâu ngày quết lại. Hai dì cháu uống chung một ly nước màu đỏ trong cái ly nhựa. Tui mua 10 ly vầy có 40 chục ngàn mà bên kia họ bỏ đá vào bán 15 ngàn một ly! Nhà tui hả? Thuê xa đây lắm, tối tui mới về nhà. Con bé này cũng phụ tui lượm ve chai nè.
Trời lất phất mưa, thằng em họ lấy miếng bìa cạc tông phía trên che cho con chị họ.
Khi con bé 3 tuổi đã ngủ dậy, tôi đưa túi bánh mới mua, nó cầm lấy liền và giữ chặt, mặt sừng sộ lườm thằng em họ không cho đụng vào.
Tôi nói: Bà cho hai đứa, không phải cho một đứa, chia cho em đi. Thế là nó miễn cưỡng đưa bánh cho thằng em. Nhìn khuôn mặt sung sướng của hai đứa nhỏ bên túi bánh, tôi quay đi, bỗng thấy vui lây.
Song May
NGUỒN HÌNH ẢNH,SONG MAY
Chụp lại hình ảnh,
Một người lớn và hai đứa trẻ cùng sinh sống bằng nghề lượm ve chai giữa đường phố nhộn nhịp sắc đỏ mừng Tết sắp đến
Những “Hạo Nam” sống nhờ tình thương
Cuối tháng 12/2022, khi ngồi trong quán uống cà phê, tình cờ tôi chứng kiến trò khè lửa mua vui trước quán của một thiếu niên có khuôn mặt khờ khạo. Sau tiếng kêu lớn như lời chào, thiếu niên nuốt ngọn lửa vào miệng, uống ngụm dầu hôi đựng trong cái chai nhựa cũ kỹ rồi phun ra ngọn lửa lớn bao trùm cả nửa thân người. Sau khi kết thúc, thiếu niên cầm cái nón đi từng bàn xin tiền và thi thoảng mới có người cho, vì ai cũng cắm cúi nhìn điện thoại. Ông bảo vệ quán nói với tôi: Nghề này nguy hiểm lắm, thế mà có hôm mấy đứa nhỏ hơn cậu này cũng đến đây khè lửa. Có cả con gái nữa. Tội lắm.
Tôi chạy theo cậu thiếu niên khi cậu rời quán, hỏi vội: Con bao nhiêu tuổi? 17. Sao con làm nghề này nguy hiểm vậy? Không có chứng minh nhân dân cô ơi, cha con làm mất hết giấy tờ. Không có giấy không ai thuê con làm việc!
Chiều 5/1/2023, tôi chạy dọc theo các con đường có nhiều quán nhậu để tìm những đứa trẻ khè lửa mua vui nhưng không nhìn thấy một đứa bé nào. Lúc đó là hơn 8 giờ tối. Có người bảo bọn trẻ khè lửa mua vui thường đến tầm 6 – 7 giờ tối, hôm nay bé này, ngày mai bé khác, không ai biết bọn trẻ đến từ đâu.
Song May
NGUỒN HÌNH ẢNH,SONG MAY
Chụp lại hình ảnh,
Cậu bé 17 tuổi ngậm dầu hôi phun lửa mua vui cho khách ở quán cà phê
Khi chạy qua bệnh viện Ung Bướu, tôi nhìn thấy một đứa trẻ ngồi một mình bên vệ đường, trong ánh đèn đường vàng vọt và dòng xe liên tục qua lại chiếu đèn lóa cả mắt. Thằng bé có khuôn mặt sáng, đội mũ, ăn mặc tử tế, cái khẩu trang kéo xuống cằm.
Tôi dừng lại hỏi: Sao con ngồi đây một mình? Con chờ người ta đến cho tiền. Rồi có ai cho con tiền chưa? Có. Mẹ con đâu? Cậu bé chỉ ra phía sau. Một người đàn bà mặc áo khoác đen, đội mũ, đeo khẩu trang, ngồi trước cổng bệnh viện Nhân Dân Gia Định – nay đã đóng kín vì đang sửa chữa. Bà ấy bước đến, nói với tôi một tràng, không đầu không đuôi. Cuối cùng ráp lại thì thế này:
Cháu trai 7 tuổi, đang học lớp một, hai mẹ con thuê phòng trọ hơn 1 triệu đồng một tháng. Ba của cậu bé lăng nhăng đi theo vợ nhỏ nên mỗi ngày đợi con học xong, mẹ chở con đến khu vực quanh bệnh viện vừa lượm ve chai vừa xin tiền. Khu vực này có rất nhiều đoàn từ thiện đến cho quà và cho tiền trẻ bị bệnh, nên nếu may mắn, cháu trai sẽ xin được đồ ăn và cả tiền nữa.
Người mẹ hơn 40 tuổi, bảo có cho con đi học và mua bảo hiểm học sinh cho con. Chiều nay con ngồi trên lề đường cũng được người ta cho phần gà chiên, mẹ con ăn xong còn dư mang về mai ăn tiếp. Khi thằng bé khoe con mới được cho 100 ngàn, người mẹ bảo “Con đưa đây mẹ cất”.
Song May
NGUỒN HÌNH ẢNH,SONG MAY
Chụp lại hình ảnh,
Con ngồi chờ người đến cho tiền_ lời thật tình của cậu bé 7 tuổi ngồi trên lề đường ở quận Bình Thạnh lúc hơn 8 giờ tối
Tạm biệt hai mẹ con, nhìn trên lề đường đối diện bệnh viện Ung Bướu tôi thấy một người cha đang trải chiếu cho đứa con nhỏ. Ra ngoài ngã tư Nơ Trang Long và Phan Đăng Lưu, tôi lại gặp một người đàn ông nữa ôm trong tay một đứa bé ngồi trên lề đường.
Dường như khu vực này vào ban đêm là “chốn kiếm tiền” của những phụ huynh có con nhỏ, bằng cách trông chờ tình thương của người qua đường.
Những “Hạo Nam” ở Sài Gòn kiếm tiền có vẻ dễ dàng hơn nhờ tình thương hào phóng của dân Sài Gòn. Tôi chỉ mong rằng khi lớn lên các em sẽ nối tiếp sự hào phóng ấy để cưu mang những phận đời nhỏ nhoi, vô danh giữa đô thị giàu nhất đất nước XHCN.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả Song May hiện sống ở Sài Gòn.
Tôi gặp những bé 'Hạo Nam' kiếm ăn trên phố Sài Gòn
09.01.2023
Song May
Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Sài Gòn
Song MayNGUỒN HÌNH ẢNH,SONG MAY
Chụp lại hình ảnh,
Cậu bé 10 tuổi nhỏ thó như trẻ 6 tuổi
Xin nói rõ câu chuyện về những “Hạo Nam” ở Sài Gòn mà tôi kể dưới đây chỉ liên quan đến việc trẻ em phải kiếm tiền giúp đỡ cha mẹ giống như Hạo Nam ở Đồng Tháp, không hề có ý liên tưởng đến kết cuộc bi thảm như Nam.
Suy cho cùng, những cậu bé “Hạo Nam” mà tôi tình cờ tìm thấy trên đường phố Sài Gòn hôm 5/1/2023 vẫn có những phút giây vui vẻ, hạnh phúc vì tình thương hào phóng của dân Sài Gòn. Và để bảo vệ đời tư của các bé trong tương lai, câu chuyện này sẽ không có tên và địa chỉ của bất cứ đứa trẻ nào.
Kết luận bé Hạo Nam đã tử vong khi chưa có bằng chứng là 'không đúng quy trình y khoa'?
Để trẻ em VN không ngã vào hố sâu của nghèo đói, bất công
Có bao nhiêu Hạo Nam còn sống?
Hai cậu bé “Hạo Nam” từ Campuchia ở quận 1 và Chợ Lớn
Thằng bé 6 tuổi còm nhom đen nhẻm có đôi mắt đen với hàng mi dày và cong, cái quần đùi rộng rinh như mặc bính của ai đó, rảo quanh các cửa hàng ở đường Nguyễn Hữu Cầu quận 1 để bán vé số.
Hỏi nhiều câu con mới trả lời, từng tiếng một. Con ở đâu? Campuchia. Mẹ con đâu? Đi bán. Ba con đâu? Lắc đầu. Vé số bao nhiêu một tờ? 10 ngàn. Con có đi học không? Nhìn và cười.
Một ông chủ tiệm bánh gọi con lại mua vài tờ vé số và cho con nhiều hơn số tiền ông phải trả. Ông bảo về làm bánh ở đây mấy năm ngày nào cũng gặp ba mẹ con. Bà mẹ địu đứa con nhỏ, không biết đi đâu làm gì. Còn thằng nhỏ đi bán vé số quanh khu này, nhà ở đâu không biết. Thỉnh thoảng ông gọi thằng nhỏ, cho bánh ăn và mua vài tờ vé số. Cũng có người nhìn thấy cho thằng bé tiền chứ không lấy vé số, dù nó không hề xin. Ai cho tiền, nó xòe tay nhận và cười. Đơn giản vậy thôi.
Cuối đường Võ Văn Kiệt rẽ sang Hải Thượng Lãn Ông quận 5, tôi gặp người đàn bà mặc quần áo sặc sỡ địu một đứa bé khoảng vài tháng. Tay bà cầm cái nón lá che cho đứa bé. Tôi đoán bà sẽ ngừng lại ở đâu đó đặt đứa bé trên vỉa hè để xin ăn như đã từng gặp nhiều phụ nữ Campuchia làm vậy trên đường phố Sài Gòn.
Thế nhưng không. Bà chọn một bậc thềm căn nhà đã đóng cửa và ngồi xuống, mắt ngóng ra phía vòng xoay. Ra bà đợi ông chồng đến đón về phòng trọ, sau một buổi sáng đi lang thang bán vé số cùng cháu ngoại.
Gia đình bà gồm 3 người từ Campuchia sang Việt Nam hơn 10 năm nay. Họ thuê một cái phòng ở quận 6. Phòng thuê nhiêu tiền? Hơn 2 triệu đồng. Nhà mấy người? 5, tôi và chồng, con và chồng, và thằng bé này, 4 tháng. Hỏi con gái đâu? Nó làm công ty rồi. Hỏi con rể đâu? Nó cũng đi làm rồi. Chồng chị làm gì? Làm đinh.
Hỏi vé số chị đâu, tôi mua? Bán hết rồi. Vậy tiền này cho bé uống sữa nhé. Cảm ơn. Hỏi có ai làm khó chị khi đi bán không? Không, có ai đâu.
Đứa bé trai có khuôn mặt đẹp, sạch sẽ, bọc trong tấm vải như cái võng trong lòng bà ngoại, say sưa ngủ. Bà bảo tiền sữa cho nó đắt lắm. Người ta mua vé số thì cũng cho tiền nó mua sữa, thế là thằng bé có sữa uống.
Đứa trẻ “Hạo Nam” của bà cũng tự biết kiếm tiền rồi đó, từ tấm lòng của bá tánh Sài Gòn.
Song May
NGUỒN HÌNH ẢNH,SONG MAY
Chụp lại hình ảnh,
Đứa bé từ Campuchia này may mắn có bà ngoại địu đi bán vé số chứ chưa phải nằm một chỗ xin ăn
Cậu bé “Hạo Nam” ở Chợ Lớn
Cậu bé bảnh trai ngồi bên cạnh bao tải đựng đồ phế thải trong tiểu công viên giữa đường Hải Thượng Lãn Ông. Hỏi bao nhiêu tuổi. Không biết. Cha mẹ đâu? Đi tù rồi.
Thằng bé cười nhe cái răng cửa trên đã thay to đùng, bên cạnh những cái răng khác nhỏ hơn có phần bị sâu. Tôi thầm nghĩ chắc cậu bé 7-8 tuổi rồi, nhưng người nhỏ thó, các ngón tay ngón chân móng dài và bám bụi đất đen thui. Hỏi con sống với ai? Chỉ người đàn bà phía xa đang bồng một đứa bé trên vai. Hỏi có anh chị em không? Có.
Người đàn bà đi tới đặt đứa bé gái xuống tấm cạc tông đã trải sẵn. Đứa bé gái 3 tuổi này là con tui. Tui tuổi mùi, 1991. Gia đình trước giờ ở đây, nhưng cha mẹ giành gia tài không lại bị đuổi ra khỏi nhà ông bà. Chồng tui chết rồi. Còn ba mẹ thằng này, đi tù rồi. Hôm ba mẹ nó bị công an bắt, tui đến nhà trọ nhận nó. Mẹ nó là em gái tui. Nó không có quần áo, giày dép gì hết, tui phải sắm cho nó. Nó 10 tuổi rồi đó, có một anh, một chị. Anh chị nó cũng đi lượm ve chai, ở hai bên phố này nè.
Người đàn bà huơ tay chỉ vào hai dãy phố bên đường đang phủ kín màu đỏ và vàng của những liễn, đèn, dây treo cây mai… trang trí nhà ngày tết. Con bé nằm ngủ say dù xe chạy ào ào hai bên đường, có khuôn mặt sáng nhưng lem luốc, móng tay móng chân dài chưa cắt bám bụi đen thui y như thằng em họ.
Song May
NGUỒN HÌNH ẢNH,SONG MAY
Chụp lại hình ảnh,
Người đàn bà hơn 30 tuổi và hai đứa trẻ 3 tuổi và 10 tuổi ngồi chờ ve chai thải ra từ dãy phố buôn bán hai bên đường
Bà mẹ con bé đi chân đất, lòng bàn chân có màu đen sậm của bụi bám lâu ngày quết lại. Hai dì cháu uống chung một ly nước màu đỏ trong cái ly nhựa. Tui mua 10 ly vầy có 40 chục ngàn mà bên kia họ bỏ đá vào bán 15 ngàn một ly! Nhà tui hả? Thuê xa đây lắm, tối tui mới về nhà. Con bé này cũng phụ tui lượm ve chai nè.
Trời lất phất mưa, thằng em họ lấy miếng bìa cạc tông phía trên che cho con chị họ.
Khi con bé 3 tuổi đã ngủ dậy, tôi đưa túi bánh mới mua, nó cầm lấy liền và giữ chặt, mặt sừng sộ lườm thằng em họ không cho đụng vào.
Tôi nói: Bà cho hai đứa, không phải cho một đứa, chia cho em đi. Thế là nó miễn cưỡng đưa bánh cho thằng em. Nhìn khuôn mặt sung sướng của hai đứa nhỏ bên túi bánh, tôi quay đi, bỗng thấy vui lây.
Song May
NGUỒN HÌNH ẢNH,SONG MAY
Chụp lại hình ảnh,
Một người lớn và hai đứa trẻ cùng sinh sống bằng nghề lượm ve chai giữa đường phố nhộn nhịp sắc đỏ mừng Tết sắp đến
Những “Hạo Nam” sống nhờ tình thương
Cuối tháng 12/2022, khi ngồi trong quán uống cà phê, tình cờ tôi chứng kiến trò khè lửa mua vui trước quán của một thiếu niên có khuôn mặt khờ khạo. Sau tiếng kêu lớn như lời chào, thiếu niên nuốt ngọn lửa vào miệng, uống ngụm dầu hôi đựng trong cái chai nhựa cũ kỹ rồi phun ra ngọn lửa lớn bao trùm cả nửa thân người. Sau khi kết thúc, thiếu niên cầm cái nón đi từng bàn xin tiền và thi thoảng mới có người cho, vì ai cũng cắm cúi nhìn điện thoại. Ông bảo vệ quán nói với tôi: Nghề này nguy hiểm lắm, thế mà có hôm mấy đứa nhỏ hơn cậu này cũng đến đây khè lửa. Có cả con gái nữa. Tội lắm.
Tôi chạy theo cậu thiếu niên khi cậu rời quán, hỏi vội: Con bao nhiêu tuổi? 17. Sao con làm nghề này nguy hiểm vậy? Không có chứng minh nhân dân cô ơi, cha con làm mất hết giấy tờ. Không có giấy không ai thuê con làm việc!
Chiều 5/1/2023, tôi chạy dọc theo các con đường có nhiều quán nhậu để tìm những đứa trẻ khè lửa mua vui nhưng không nhìn thấy một đứa bé nào. Lúc đó là hơn 8 giờ tối. Có người bảo bọn trẻ khè lửa mua vui thường đến tầm 6 – 7 giờ tối, hôm nay bé này, ngày mai bé khác, không ai biết bọn trẻ đến từ đâu.
Song May
NGUỒN HÌNH ẢNH,SONG MAY
Chụp lại hình ảnh,
Cậu bé 17 tuổi ngậm dầu hôi phun lửa mua vui cho khách ở quán cà phê
Khi chạy qua bệnh viện Ung Bướu, tôi nhìn thấy một đứa trẻ ngồi một mình bên vệ đường, trong ánh đèn đường vàng vọt và dòng xe liên tục qua lại chiếu đèn lóa cả mắt. Thằng bé có khuôn mặt sáng, đội mũ, ăn mặc tử tế, cái khẩu trang kéo xuống cằm.
Tôi dừng lại hỏi: Sao con ngồi đây một mình? Con chờ người ta đến cho tiền. Rồi có ai cho con tiền chưa? Có. Mẹ con đâu? Cậu bé chỉ ra phía sau. Một người đàn bà mặc áo khoác đen, đội mũ, đeo khẩu trang, ngồi trước cổng bệnh viện Nhân Dân Gia Định – nay đã đóng kín vì đang sửa chữa. Bà ấy bước đến, nói với tôi một tràng, không đầu không đuôi. Cuối cùng ráp lại thì thế này:
Cháu trai 7 tuổi, đang học lớp một, hai mẹ con thuê phòng trọ hơn 1 triệu đồng một tháng. Ba của cậu bé lăng nhăng đi theo vợ nhỏ nên mỗi ngày đợi con học xong, mẹ chở con đến khu vực quanh bệnh viện vừa lượm ve chai vừa xin tiền. Khu vực này có rất nhiều đoàn từ thiện đến cho quà và cho tiền trẻ bị bệnh, nên nếu may mắn, cháu trai sẽ xin được đồ ăn và cả tiền nữa.
Người mẹ hơn 40 tuổi, bảo có cho con đi học và mua bảo hiểm học sinh cho con. Chiều nay con ngồi trên lề đường cũng được người ta cho phần gà chiên, mẹ con ăn xong còn dư mang về mai ăn tiếp. Khi thằng bé khoe con mới được cho 100 ngàn, người mẹ bảo “Con đưa đây mẹ cất”.
Song May
NGUỒN HÌNH ẢNH,SONG MAY
Chụp lại hình ảnh,
Con ngồi chờ người đến cho tiền_ lời thật tình của cậu bé 7 tuổi ngồi trên lề đường ở quận Bình Thạnh lúc hơn 8 giờ tối
Tạm biệt hai mẹ con, nhìn trên lề đường đối diện bệnh viện Ung Bướu tôi thấy một người cha đang trải chiếu cho đứa con nhỏ. Ra ngoài ngã tư Nơ Trang Long và Phan Đăng Lưu, tôi lại gặp một người đàn ông nữa ôm trong tay một đứa bé ngồi trên lề đường.
Dường như khu vực này vào ban đêm là “chốn kiếm tiền” của những phụ huynh có con nhỏ, bằng cách trông chờ tình thương của người qua đường.
Những “Hạo Nam” ở Sài Gòn kiếm tiền có vẻ dễ dàng hơn nhờ tình thương hào phóng của dân Sài Gòn. Tôi chỉ mong rằng khi lớn lên các em sẽ nối tiếp sự hào phóng ấy để cưu mang những phận đời nhỏ nhoi, vô danh giữa đô thị giàu nhất đất nước XHCN.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả Song May hiện sống ở Sài Gòn.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Tẩm hóa chất vào thực phẩm vẫn xảy ra tại chợ đầu mối Sài Gòn
An Vui
13 tháng 1, 2023 - Sài Gòn nhỏ
Măng đổ tràn xuống nền nhà tại một cơ sở sơ chế măng trong chợ Bình Điền – Ảnh: Công an
Cuối tuần qua, một số loại rau, củ bị tẩm ướp hóa chất đã bị phác giác tại chợ đầu mối Bình Điền (quận 8, Sài Gòn), theo tin từ Đội 5, Phòng cảnh sát môi trường Công an TP.HCM hôm 11 Tháng Giêng 2023. Cụ thể có ba vựa buôn hàng sỉ tại chợ Bình Điền đã sử dụng hóa chất không nhãn mác, không rõ nguồn gốc ngâm măng và ngó sen trước khi bán.
Tại thời điểm kiểm tra, các loại hóa chất được đựng trong các túi nylon, ca nhựa rất bẩn. Một vựa sơ chế măng tươi có 10 bồn nhựa với tổng cộng 950kg (2,117.8lb) măng đã ngâm hóa chất, 2kg (4.4lb) hóa chất; còn vựa kia có 850kg (1,873.9lb) măng và 18kg (39.6lb) hóa chất các loại. Còn vựa bán ngó sen có 135kg (297.62lb) ngó sen đang ngâm hóa chất và 620gr (1.36lb) hóa chất màu trắng.
Ngó sen ngâm hóa chất trong các thùng nhựa lớn cho trắng, giòn – Ảnh: Công an
Chủ vựa khai toàn bộ hóa chất được mua tại chợ Kim Biên (quận 5), không có nhãn mác nên không biết là hóa chất gì, độc hại như thế nào. Chất tẩy ngâm với măng, ngó sen để cho măng và ngó sen trắng hơn; còn hóa chất màu vàng, cam bỏ vào măng để măng vàng và đẹp hơn.
Điều đáng nói là thực phẩm ngâm hóa chất với số lượng lớn bị phát giác nhiều lần. Hồi Tháng Bảy 2022, trong một đợt kiểm tra của Sở Y tế tại ba chợ đầu mối ở Sài Gòn cho thấy: có 271/570 mẫu rau quả và trái cây có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chiếm tỷ lệ 47.54%, trong đó 198 mẫu nằm trong mức giới hạn cho phép, 58 mẫu (tỷ lệ 10.2%) không nằm trong danh mục cho phép, 20 mẫu (tỷ lệ 3.5%) vượt mức giới hạn cho phép.
Trong đó, đối với mặt hàng rau củ quả, cơ quan chức năng phát giác hoạt chất carbendazim trên cải bó xôi, cà chua, cải ngọt, cải thìa, cải xanh, mồng tơi, rau dền, húng cây… Dư lượng thuốc trừ sâu gồm các hoạt chất permethrine trên cải bó xôi, cải ngọt, cải thảo, cải thìa, rau muống; hoạt chất cypermethrine trên cải dún, cải ngọt, cải xanh củ cải trắng, húng cây, rau muống hạt; hoạt chất imidacloprid trên cải ngọt, cà chua.
Hóa chất không rõ nguồn gốc mua từ chợ Kim Biên – Ảnh: Công an
Bên cạnh đó, có hơn 40% hải sản đều “chứa hóa chất, kim loại nặng”, nhiều mẫu vượt giới hạn cho phép. Nhận định về kết quả này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, cựu giảng viên Viện công nghệ sinh học và thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội nói với báo Tuổi Trẻ, những hoạt chất như carbendazim (trị nấm), hoạt chất permethrine (thuốc trừ sâu), hoạt chất cypermethrine, hoạt chất imidacloprid, hoạt chất chloramphenicol, ciprofloxacin và enrofloxacin đều ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe người dùng, chẳng hạn như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau dạ dầy, đau đầu…
Cách quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm của Việt Nam thật lạ: Lâu lâu chính quyền đi bắt một vụ, phanh phui đủ thứ, rồi đâu lại hoàn đấy. Việc tịch thu hàng hóa hay phạt tiền rốt cuộc chả giải quyết được gì.
Mua rau ở chợ với giá rẻ lo đủ thứ, nhưng rau củ ở siêu thị có giá đắt hơn liệu có an toàn không? Câu trả lời là không. Hồi Tháng Chín 2022, báo Tuổi Trẻ đã làm phóng sự phanh phui có những cơ sở lấy rau và nấm ở chợ sau đó biến đổi thành bao bì công ty với chứng nhận đạt chuẩn VietGAP (thực phẩm an toàn) để bán trong hệ thống siêu thị Winmart, Tiki Ngon, Bách Hóa Xanh. Đặc biệt toàn bộ các loại nấm đều là hàng Trung Quốc, bị xé nhãn và bao bì gốc và thay bao bì mới mang tên công ty Việt.
Điều khôi hài là trong lĩnh vực trồng trọt, hiện có 45 tổ chức được cấp quyết định là tổ chức chứng nhận phù hợp VietGAP, trong đó Bộ Nông nghiệp quản lý 14 đơn vị, Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý 31 đơn vị, thay vì giống như ở nước ngoài chỉ cần có một cơ quan của Bộ Nông nghiệp đảm trách. Báo chí đã chỉ ra việc có quá nhiều đơn vị cấp giấy chứng nhận VietGAP chính là lỗ hổng trong việc giám sát chất lượng.
Vì không có cái chứng nhận an toàn thực phẩm nào ở Việt Nam đáng tin như USDA hay FDA của Mỹ, nên các bà nội trợ Sài Gòn phải tự mình tìm kiếm nguồn rau an toàn, và cách an toàn nhất theo họ là… tự trồng, vì rau củ được bán trong các cửa hàng thực phẩm cao cấp như VG Food, Organica, Đà Lạt Gap, Annam Gourmet, Nam An… với giá trung bình phải gấp đôi, gấp ba.
Giờ ai có mảnh sân thượng nhỏ trồng được vài thùng rau thơm, rau cải, salad… trở thành niềm ao ước của nhiều người.
An Vui
13 tháng 1, 2023 - Sài Gòn nhỏ
Măng đổ tràn xuống nền nhà tại một cơ sở sơ chế măng trong chợ Bình Điền – Ảnh: Công an
Cuối tuần qua, một số loại rau, củ bị tẩm ướp hóa chất đã bị phác giác tại chợ đầu mối Bình Điền (quận 8, Sài Gòn), theo tin từ Đội 5, Phòng cảnh sát môi trường Công an TP.HCM hôm 11 Tháng Giêng 2023. Cụ thể có ba vựa buôn hàng sỉ tại chợ Bình Điền đã sử dụng hóa chất không nhãn mác, không rõ nguồn gốc ngâm măng và ngó sen trước khi bán.
Tại thời điểm kiểm tra, các loại hóa chất được đựng trong các túi nylon, ca nhựa rất bẩn. Một vựa sơ chế măng tươi có 10 bồn nhựa với tổng cộng 950kg (2,117.8lb) măng đã ngâm hóa chất, 2kg (4.4lb) hóa chất; còn vựa kia có 850kg (1,873.9lb) măng và 18kg (39.6lb) hóa chất các loại. Còn vựa bán ngó sen có 135kg (297.62lb) ngó sen đang ngâm hóa chất và 620gr (1.36lb) hóa chất màu trắng.
Ngó sen ngâm hóa chất trong các thùng nhựa lớn cho trắng, giòn – Ảnh: Công an
Chủ vựa khai toàn bộ hóa chất được mua tại chợ Kim Biên (quận 5), không có nhãn mác nên không biết là hóa chất gì, độc hại như thế nào. Chất tẩy ngâm với măng, ngó sen để cho măng và ngó sen trắng hơn; còn hóa chất màu vàng, cam bỏ vào măng để măng vàng và đẹp hơn.
Điều đáng nói là thực phẩm ngâm hóa chất với số lượng lớn bị phát giác nhiều lần. Hồi Tháng Bảy 2022, trong một đợt kiểm tra của Sở Y tế tại ba chợ đầu mối ở Sài Gòn cho thấy: có 271/570 mẫu rau quả và trái cây có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chiếm tỷ lệ 47.54%, trong đó 198 mẫu nằm trong mức giới hạn cho phép, 58 mẫu (tỷ lệ 10.2%) không nằm trong danh mục cho phép, 20 mẫu (tỷ lệ 3.5%) vượt mức giới hạn cho phép.
Trong đó, đối với mặt hàng rau củ quả, cơ quan chức năng phát giác hoạt chất carbendazim trên cải bó xôi, cà chua, cải ngọt, cải thìa, cải xanh, mồng tơi, rau dền, húng cây… Dư lượng thuốc trừ sâu gồm các hoạt chất permethrine trên cải bó xôi, cải ngọt, cải thảo, cải thìa, rau muống; hoạt chất cypermethrine trên cải dún, cải ngọt, cải xanh củ cải trắng, húng cây, rau muống hạt; hoạt chất imidacloprid trên cải ngọt, cà chua.
Hóa chất không rõ nguồn gốc mua từ chợ Kim Biên – Ảnh: Công an
Bên cạnh đó, có hơn 40% hải sản đều “chứa hóa chất, kim loại nặng”, nhiều mẫu vượt giới hạn cho phép. Nhận định về kết quả này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, cựu giảng viên Viện công nghệ sinh học và thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội nói với báo Tuổi Trẻ, những hoạt chất như carbendazim (trị nấm), hoạt chất permethrine (thuốc trừ sâu), hoạt chất cypermethrine, hoạt chất imidacloprid, hoạt chất chloramphenicol, ciprofloxacin và enrofloxacin đều ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe người dùng, chẳng hạn như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau dạ dầy, đau đầu…
Cách quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm của Việt Nam thật lạ: Lâu lâu chính quyền đi bắt một vụ, phanh phui đủ thứ, rồi đâu lại hoàn đấy. Việc tịch thu hàng hóa hay phạt tiền rốt cuộc chả giải quyết được gì.
Mua rau ở chợ với giá rẻ lo đủ thứ, nhưng rau củ ở siêu thị có giá đắt hơn liệu có an toàn không? Câu trả lời là không. Hồi Tháng Chín 2022, báo Tuổi Trẻ đã làm phóng sự phanh phui có những cơ sở lấy rau và nấm ở chợ sau đó biến đổi thành bao bì công ty với chứng nhận đạt chuẩn VietGAP (thực phẩm an toàn) để bán trong hệ thống siêu thị Winmart, Tiki Ngon, Bách Hóa Xanh. Đặc biệt toàn bộ các loại nấm đều là hàng Trung Quốc, bị xé nhãn và bao bì gốc và thay bao bì mới mang tên công ty Việt.
Điều khôi hài là trong lĩnh vực trồng trọt, hiện có 45 tổ chức được cấp quyết định là tổ chức chứng nhận phù hợp VietGAP, trong đó Bộ Nông nghiệp quản lý 14 đơn vị, Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý 31 đơn vị, thay vì giống như ở nước ngoài chỉ cần có một cơ quan của Bộ Nông nghiệp đảm trách. Báo chí đã chỉ ra việc có quá nhiều đơn vị cấp giấy chứng nhận VietGAP chính là lỗ hổng trong việc giám sát chất lượng.
Vì không có cái chứng nhận an toàn thực phẩm nào ở Việt Nam đáng tin như USDA hay FDA của Mỹ, nên các bà nội trợ Sài Gòn phải tự mình tìm kiếm nguồn rau an toàn, và cách an toàn nhất theo họ là… tự trồng, vì rau củ được bán trong các cửa hàng thực phẩm cao cấp như VG Food, Organica, Đà Lạt Gap, Annam Gourmet, Nam An… với giá trung bình phải gấp đôi, gấp ba.
Giờ ai có mảnh sân thượng nhỏ trồng được vài thùng rau thơm, rau cải, salad… trở thành niềm ao ước của nhiều người.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Dấu ấn Việt kiều trên màn bạc
Lâm Lê
14 tháng 1, 2023 - Sài Gòn nhỏ
Cảnh trong ‘Mùi đu đủ xanh’
Charlie Nguyễn, Victor Vũ, Hàm Trần, Lê Văn Kiệt, Johnny Trí Nguyễn, Dustin Nguyễn, Ngô Thanh Vân, Kathy Uyên… là những cái tên chủ lực của điện ảnh Việt Nam. Họ có một điểm chung:
Đều là những đạo diễn, diễn viên Việt kiều trở về quê hương với khát vọng kể những câu chuyện mang hương sắc Việt Nam bằng ngôn ngữ điện ảnh. Nhìn ở một góc độ, chính họ là những người thật sự tạo nên một diện mạo mới mẻ với một thứ ngôn ngữ riêng cho làng điện ảnh Việt Nam sau 1975…
THẾ HỆ ĐẠO DIỄN VIỆT KIỀU ĐẦU TIÊN: MÙA NẮNG, MÙA MƯA & MÙA HY VỌNG
Phải hơn 10 năm sau 1975 mới có những đạo diễn hải ngoại trở về nước làm phim. Đạo diễn Việt kiều đầu tiên đặt chân về Việt Nam có thể nhắc đến Hồ Quang Minh, vốn là một tiến sĩ vật lý sống ở Thụy Sĩ. Hồ Quang Minh gây tiếng vang với hai bộ phim thời đầu của anh là Con thú tật nguyền và Bụi hồng – đều được thực hiện trong những năm cuối 1980 và đầu thập niên 1990. Con thú tật nguyền, với sự tham gia của tài tử Trần Quang, ngôi sao nổi tiếng của Sài Gòn trước 1975, gây tiếng vang khá lớn khi tham dự vài Liên hoan phim quốc tế.
Nhưng phải đến năm 1993, với Mùi đu đủ xanh, phim đầu tay của đạo diễn Pháp gốc Việt Trần Anh Hùng giành được Camera D’or tại LHP Cannes và sau đó được đề cử Oscar phim nói tiếng nước ngoài hay nhất, giới làm phim Việt kiều mới bắt đầu gây ấn tượng mạnh.
Mùi đu đủ xanh là một hồi ức đẹp về Sài Gòn những năm đầu thập niên 1960, được kể lại qua con mắt thuần khiết của Mùi, một cô bé nông thôn lên Sài Gòn giúp việc cho một gia đình trung lưu và chứng kiến những thăng trầm của gia đình này. Mùi đu đủ xanh gây kinh ngạc với những hình ảnh duy mỹ, đánh thức giác quan, khiến khán giả chìm đắm vào vẻ đẹp hoài cổ.
Cyclo – một trong những phim bị cấm chiếu chẳng vì lý do gì
Hai năm sau, với Xích lô (1995) – tái hiện một Sài Gòn với hiện thực khốc liệt đầu thập niên 1990, nơi ống kính không ngần ngại phơi bày những mặt tối xã hội, đặc biệt thế giới băng đảng và sự tha hóa của một lớp người dưới đáy – Trần Anh Hùng đã vươn lên đỉnh cao sự nghiệp khi giành được giải cao nhất – Sư tử vàng, tại LHP Venice 1995.
Mặc dù đoạt được một trong những giải danh giá nhất thế giới, Xích lô lại bị cấm chiếu tại Việt Nam mà không lý do nào được đưa ra từ cơ quan kiểm duyệt. Năm 2000, Trần Anh Hùng hoàn thiện “trilogy” (bộ ba) về đề tài Việt Nam với Mùa hè chiều thẳng đứng, cũng được chọn tham gia LHP Cannes. Phim không đoạt giải, dù được giới phê bình đánh giá cao về mặt nghệ thuật.
Khi Mỹ dỡ bỏ cấm vận Việt Nam năm 1994, một số đạo diễn Việt kiều Mỹ bắt đầu về nước làm phim, trong đó có hai anh em Tony Bùi và Timothy Linh Bùi. Năm 1996, họ trở về Sài Gòn để quay bộ phim Ba mùa (Three Seasons). Đây được coi là bộ phim Mỹ đầu tiên được quay tại Việt Nam sau khi kết thúc chiến tranh. Ba mùa có cấu trúc lạ với câu chuyện đa tuyến nhưng có một điểm chung là các nhân vật đều đi tìm sự cứu rỗi và niềm hy vọng. Phim có sự tham gia của dàn diễn viên Mỹ-Việt, trong đó có Harvey Keitel, Đơn Dương, Ngọc Hiệp, Mạnh Cường…
Ba mùa – với bối cảnh chính ở Sài Gòn – là mùa nắng, mùa mưa và mùa hy vọng. Bộ phim lập tức gây tiếng vang khi tranh giải LHP Sundance – một LHP độc lập hàng đầu tại Mỹ – và giành chiến thắng với ba giải quan trọng: Giải thưởng lớn của Ban giám khảo, giải Khán giả bình chọn và giải Quay phim xuất sắc nhất vào năm 1999.
Điểm dễ thấy của thế hệ đạo diễn Việt kiều đầu tiên là họ tái hiện những câu chuyện hoài cổ về một thời đã qua hoặc góc nhìn trực diện về hiện thực. Dòng phim họ chọn thường là độc lập (indie) hoặc nghệ thuật (arthouse); và mang đi tranh giải tại các LHP quốc tế danh giá hơn là dành cho khán giả nội địa.
Một số đạo diễn Việt kiều sau này tiếp nối tinh thần nghệ thuật của thế hệ đi trước cũng tạo dựng được thành công quốc tế, có thể kể đến Nguyễn Võ Nghiêm Minh với Mùa len trâu (2004), Lưu Huỳnh với Áo lụa Hà Đông (2006) và Leon Le với Song Lang (2018). Điểm khác biệt là ở các đạo diễn sau, mặc dù vẫn kế thừa phong cách làm phim nghệ thuật nhưng họ bắt đầu có sự thay đổi đáng kể trong cách kể chuyện cũng như xu hướng tiếp cận thị trường để gần khán giả nội địa hơn.
Cảnh trong ‘Song Lang’
LÀN SÓNG VIỆT KIỀU THỨ HAI: CHIẾM LĨNH THỊ TRƯỜNG
Đầu những năm 2000, khi thị trường nội địa khởi sắc sau thành công của một số bộ phim giải trí như Gái nhảy (2003) của đạo diễn Lê Hoàng, Những cô gái chân dài (2004) của Vũ Ngọc Đãng và Nụ hôn thần chết (2006) của Nguyễn Quang Dũng…, làn sóng đạo diễn Việt kiều thứ hai bắt đầu xuất hiện.
Điểm khác biệt của thế hệ thứ hai là đa số đều trở về từ Mỹ và nhanh nhạy nắm bắt thị hiếu khán giả. Mục tiêu của họ là chinh phục điện ảnh nội địa, một thị trường tiềm năng với hơn 90 triệu dân và có lượng khán giả trẻ chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên, không dễ dàng để chinh phục khán giả trẻ vì trình độ thưởng thức của họ đã cao hơn, nhờ tiếp cận những bộ phim giải trí đến từ Hollywood cũng như những nền điện ảnh phát triển ở châu Á.
Đó là lý do khiến một số đạo diễn Việt kiều, được đào tạo bài bản và nhiều tham vọng, nhưng chưa có nhiều trải nghiệm về văn hóa bản địa, đã thất bại đau đớn.
Đó là những trường hợp của hai đạo diễn trẻ Nguyễn Nghiêm Đặng Tuấn với 1735km, phim hành trình (roadtrip) của một đôi bạn trẻ từ Hà Nội vào Sài Gòn; hay Ringo Le với Saigon Love Story, được dựng theo phong cách nhạc kịch, có sự tham gia của hai diễn viên trẻ đang lên lúc đó là Ngô Thanh Vân và Hứa Vĩ Văn. Một đạo diễn khác, xuất thân từ dân làm quảng cáo – Othello Khanh – cũng thất bại thê thảm với Sài Gòn nhật thực.
Mắt Biếc – một trong những bộ phim thành công của Victor Vũ
Dòng phim giải trí của thế hệ đạo diễn Việt kiều thứ hai chỉ thực sự khởi sắc với sự xuất hiện của Charlie Nguyễn và Victor Vũ. 15 năm qua, từ lúc đặt chân về Việt Nam đến nay, họ vẫn là hai đạo diễn thành công nhất, bắt đầu với phim hành động dã sử Dòng máu anh hùng (The Rebel) năm 2007 của anh em đạo diễn, diễn viên Charlie Nguyễn và Johnny Trí Nguyễn.
Charlie Nguyễn, trước đó được biết đến nhờ những phim hài anh thực hiện cho Vân Sơn; trong khi đó Johnny Trí Nguyễn đã thành danh với tư cách một cascadeur cho nhiều phim bom tấn Hollywood. Khát vọng anh em Nguyễn là thực hiện những phim hành động võ thuật để tiếp nối giấc mơ của cha họ – một võ sư nổi tiếng trước 1975 tên Nguyễn Chánh Sử, cũng như của người chú – diễn viên Nguyễn Chánh Tín.
Dòng máu anh hùng, bộ phim đầu tay của anh em Nguyễn, được đầu tư với $1 triệu, một con số rất lớn thời điểm năm 2007, tạo được tiếng vang tức thì. Kịch tính, hấp dẫn với phong cách làm phim hành động đậm đặc chất Hollywood trên nền một câu chuyện dã sử lấy cảm hứng thời kháng chiến chống Pháp, Dòng máu anh hùng thực sự nâng tầm điện ảnh giải trí Việt Nam. Đáng tiếc, ở thời điểm phim ra mắt, thị trường điện ảnh Việt Nam còn quá nhỏ, với số rạp chiếu ít ỏi.
Đó là lý do khiến phim thua lỗ. Tuy nhiên, chính sự thất bại doanh thu của Dòng máu anh hùng đã khiến anh em Nguyễn chuyển sang dòng phim hài với kinh phí sản xuất thấp, và họ đạt được thành công lớn, với Để Mai tính, Cưới ngay kẻo lỡ, Long ruồi, Tèo em, Để Hội tính…; rồi những phim do Charlie Nguyễn sản xuất như Em chưa 18 (từng lập kỷ lục ăn khách với hơn 170 tỷ đồng), Chàng vợ của em…
Đạo diễn Victor Vũ (Facebook)
Năm 2014, Charlie và Johnny Trí Nguyễn quay trở lại với giấc mơ làm phim hành động võ thuật. Bụi đời Chợ Lớn – bộ phim đầy tham vọng với kinh phí đầu tư lớn – phải chịu một cái kết đắng khi giới kiểm duyệt cấm chiếu với lý do “bạo lực và có nhiều cảnh đâm chém”.
Chậm hơn anh em Nguyễn một chút, Victor Vũ “chào sân” với bộ phim lãng mạn hài Chuyện tình xa xứ (Passport to Love) năm 2009. Đây là phim được quay ở Mỹ và Việt Nam, với sự tham gia của Huy Khánh, Bình Minh và Kathy Uyên. Chuyện tình xa xứ, dù không gây tiếng vang như Dòng máu anh hùng, nhưng phong cách làm phim chuyên nghiệp và cách nắm bắt thị hiếu khán giả thông minh của Victor Vũ, đã đủ để giới thiệu một đạo diễn Việt kiều tiềm năng tại Việt Nam.
Diễn viên-nhà sản xuất Kathy Uyên (Facebook)
Sau scandal phim Giao lộ định mệnh (được cho là copy một kịch bản phim hình sự của Hollywood), Victor Vũ nhanh chóng lấy lại được tên tuổi nhờ Cô dâu đại chiến và Scandal – Bí mật thảm đỏ. Hai bộ phim thuộc hai thể loại – một hài (Cô dâu đại chiến), một hình sự kinh dị (Bí mật thảm đỏ) – đều có điểm chung là phong cách kể chuyện hấp dẫn.
Sự thành công tại phòng vé (và cả những giải thưởng điện ảnh) cho thấy Victor Vũ là một đạo diễn thông minh và nhanh nhạy. Điều đó đã được chứng minh bằng loạt phim thành công như Thiên mệnh anh hùng; và Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Mắt biếc (hai phim chuyển thể từ tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh)…
Sau Charlie Nguyễn và Victor Vũ, nhiều đạo diễn và nhà làm phim Việt kiều lần lượt trở về như Hàm Trần, Dustin Nguyễn, Lê Văn Kiệt… Trong số này, không thể không kể hai gương mặt nữ nổi trội là Kathy Uyên và Ngô Thanh Vân. Kathy Uyên bắt đầu được biết đến với vai trò diễn viên trong Chuyện tình xa xứ (2009).
Hơn 10 năm qua, cô khá thành công ở một số bộ phim như Âm mưu giày gót nhọn (đạo diễn Hàm Trần) hoặc giữ vai trò đạo diễn, nhà sản xuất với bộ phim Chị chị em em. Gần đây, Kathy Uyên còn mở một trung tâm đào tạo diễn xuất.
Ngô Thanh Vân trong ‘Cô Ba Sài Gòn’
Ngô Thanh Vân, một người đẹp trở về từ Na Uy, bắt đầu bước vào lĩnh vực giải trí với hình ảnh người mẫu, ca sĩ hồi đầu những năm 2000 rồi lấn sân sang điện ảnh. Nghệ thuật thứ bảy mới là lĩnh vực mà Ngô Thanh Vân thành công nhất, với hình tượng “đả nữ” qua các phim hành động như Dòng máu anh hùng, Truy sát…
Cô cũng là nữ diễn viên gốc Việt hiếm hoi xuất hiện trong một số phim Hollywood. Ngô Thanh Vân còn là nhà sản xuất và đạo diễn rất thành công về mặt thương mại với công ty Studio 68, nơi sản xuất nhiều phim thắng lớn như Tấm Cám – Chuyện chưa kể, Cô Ba Sài Gòn hay Hai Phượng, bộ phim mà cô vừa là diễn viên chính vừa là nhà sản xuất, lập kỷ lục phòng vé khi thu hơn 200 tỷ đồng…
Đến nay, một lần nữa, có thể nói, điện ảnh Việt Nam sau 1975 đã tồn tại với sự đóng góp đáng kể của những đạo diễn-diễn viên Việt kiều. Dĩ nhiên họ làm ăn. Họ có tính toán. Tuy nhiên, dù bị kiểm duyệt khống chế, họ vẫn xoay sở để tạo ra một thế giới riêng biệt bằng phong cách làm phim tự do trong chừng mực có thể, bằng ngôn ngữ ít nhiều không bị bó buộc vào khuôn khổ thuần túy phục vụ tuyên truyền cho chế độ cầm quyền.
Lâm Lê
14 tháng 1, 2023 - Sài Gòn nhỏ
Cảnh trong ‘Mùi đu đủ xanh’
Charlie Nguyễn, Victor Vũ, Hàm Trần, Lê Văn Kiệt, Johnny Trí Nguyễn, Dustin Nguyễn, Ngô Thanh Vân, Kathy Uyên… là những cái tên chủ lực của điện ảnh Việt Nam. Họ có một điểm chung:
Đều là những đạo diễn, diễn viên Việt kiều trở về quê hương với khát vọng kể những câu chuyện mang hương sắc Việt Nam bằng ngôn ngữ điện ảnh. Nhìn ở một góc độ, chính họ là những người thật sự tạo nên một diện mạo mới mẻ với một thứ ngôn ngữ riêng cho làng điện ảnh Việt Nam sau 1975…
THẾ HỆ ĐẠO DIỄN VIỆT KIỀU ĐẦU TIÊN: MÙA NẮNG, MÙA MƯA & MÙA HY VỌNG
Phải hơn 10 năm sau 1975 mới có những đạo diễn hải ngoại trở về nước làm phim. Đạo diễn Việt kiều đầu tiên đặt chân về Việt Nam có thể nhắc đến Hồ Quang Minh, vốn là một tiến sĩ vật lý sống ở Thụy Sĩ. Hồ Quang Minh gây tiếng vang với hai bộ phim thời đầu của anh là Con thú tật nguyền và Bụi hồng – đều được thực hiện trong những năm cuối 1980 và đầu thập niên 1990. Con thú tật nguyền, với sự tham gia của tài tử Trần Quang, ngôi sao nổi tiếng của Sài Gòn trước 1975, gây tiếng vang khá lớn khi tham dự vài Liên hoan phim quốc tế.
Nhưng phải đến năm 1993, với Mùi đu đủ xanh, phim đầu tay của đạo diễn Pháp gốc Việt Trần Anh Hùng giành được Camera D’or tại LHP Cannes và sau đó được đề cử Oscar phim nói tiếng nước ngoài hay nhất, giới làm phim Việt kiều mới bắt đầu gây ấn tượng mạnh.
Mùi đu đủ xanh là một hồi ức đẹp về Sài Gòn những năm đầu thập niên 1960, được kể lại qua con mắt thuần khiết của Mùi, một cô bé nông thôn lên Sài Gòn giúp việc cho một gia đình trung lưu và chứng kiến những thăng trầm của gia đình này. Mùi đu đủ xanh gây kinh ngạc với những hình ảnh duy mỹ, đánh thức giác quan, khiến khán giả chìm đắm vào vẻ đẹp hoài cổ.
Cyclo – một trong những phim bị cấm chiếu chẳng vì lý do gì
Hai năm sau, với Xích lô (1995) – tái hiện một Sài Gòn với hiện thực khốc liệt đầu thập niên 1990, nơi ống kính không ngần ngại phơi bày những mặt tối xã hội, đặc biệt thế giới băng đảng và sự tha hóa của một lớp người dưới đáy – Trần Anh Hùng đã vươn lên đỉnh cao sự nghiệp khi giành được giải cao nhất – Sư tử vàng, tại LHP Venice 1995.
Mặc dù đoạt được một trong những giải danh giá nhất thế giới, Xích lô lại bị cấm chiếu tại Việt Nam mà không lý do nào được đưa ra từ cơ quan kiểm duyệt. Năm 2000, Trần Anh Hùng hoàn thiện “trilogy” (bộ ba) về đề tài Việt Nam với Mùa hè chiều thẳng đứng, cũng được chọn tham gia LHP Cannes. Phim không đoạt giải, dù được giới phê bình đánh giá cao về mặt nghệ thuật.
Khi Mỹ dỡ bỏ cấm vận Việt Nam năm 1994, một số đạo diễn Việt kiều Mỹ bắt đầu về nước làm phim, trong đó có hai anh em Tony Bùi và Timothy Linh Bùi. Năm 1996, họ trở về Sài Gòn để quay bộ phim Ba mùa (Three Seasons). Đây được coi là bộ phim Mỹ đầu tiên được quay tại Việt Nam sau khi kết thúc chiến tranh. Ba mùa có cấu trúc lạ với câu chuyện đa tuyến nhưng có một điểm chung là các nhân vật đều đi tìm sự cứu rỗi và niềm hy vọng. Phim có sự tham gia của dàn diễn viên Mỹ-Việt, trong đó có Harvey Keitel, Đơn Dương, Ngọc Hiệp, Mạnh Cường…
Ba mùa – với bối cảnh chính ở Sài Gòn – là mùa nắng, mùa mưa và mùa hy vọng. Bộ phim lập tức gây tiếng vang khi tranh giải LHP Sundance – một LHP độc lập hàng đầu tại Mỹ – và giành chiến thắng với ba giải quan trọng: Giải thưởng lớn của Ban giám khảo, giải Khán giả bình chọn và giải Quay phim xuất sắc nhất vào năm 1999.
Điểm dễ thấy của thế hệ đạo diễn Việt kiều đầu tiên là họ tái hiện những câu chuyện hoài cổ về một thời đã qua hoặc góc nhìn trực diện về hiện thực. Dòng phim họ chọn thường là độc lập (indie) hoặc nghệ thuật (arthouse); và mang đi tranh giải tại các LHP quốc tế danh giá hơn là dành cho khán giả nội địa.
Một số đạo diễn Việt kiều sau này tiếp nối tinh thần nghệ thuật của thế hệ đi trước cũng tạo dựng được thành công quốc tế, có thể kể đến Nguyễn Võ Nghiêm Minh với Mùa len trâu (2004), Lưu Huỳnh với Áo lụa Hà Đông (2006) và Leon Le với Song Lang (2018). Điểm khác biệt là ở các đạo diễn sau, mặc dù vẫn kế thừa phong cách làm phim nghệ thuật nhưng họ bắt đầu có sự thay đổi đáng kể trong cách kể chuyện cũng như xu hướng tiếp cận thị trường để gần khán giả nội địa hơn.
Cảnh trong ‘Song Lang’
LÀN SÓNG VIỆT KIỀU THỨ HAI: CHIẾM LĨNH THỊ TRƯỜNG
Đầu những năm 2000, khi thị trường nội địa khởi sắc sau thành công của một số bộ phim giải trí như Gái nhảy (2003) của đạo diễn Lê Hoàng, Những cô gái chân dài (2004) của Vũ Ngọc Đãng và Nụ hôn thần chết (2006) của Nguyễn Quang Dũng…, làn sóng đạo diễn Việt kiều thứ hai bắt đầu xuất hiện.
Điểm khác biệt của thế hệ thứ hai là đa số đều trở về từ Mỹ và nhanh nhạy nắm bắt thị hiếu khán giả. Mục tiêu của họ là chinh phục điện ảnh nội địa, một thị trường tiềm năng với hơn 90 triệu dân và có lượng khán giả trẻ chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên, không dễ dàng để chinh phục khán giả trẻ vì trình độ thưởng thức của họ đã cao hơn, nhờ tiếp cận những bộ phim giải trí đến từ Hollywood cũng như những nền điện ảnh phát triển ở châu Á.
Đó là lý do khiến một số đạo diễn Việt kiều, được đào tạo bài bản và nhiều tham vọng, nhưng chưa có nhiều trải nghiệm về văn hóa bản địa, đã thất bại đau đớn.
Đó là những trường hợp của hai đạo diễn trẻ Nguyễn Nghiêm Đặng Tuấn với 1735km, phim hành trình (roadtrip) của một đôi bạn trẻ từ Hà Nội vào Sài Gòn; hay Ringo Le với Saigon Love Story, được dựng theo phong cách nhạc kịch, có sự tham gia của hai diễn viên trẻ đang lên lúc đó là Ngô Thanh Vân và Hứa Vĩ Văn. Một đạo diễn khác, xuất thân từ dân làm quảng cáo – Othello Khanh – cũng thất bại thê thảm với Sài Gòn nhật thực.
Mắt Biếc – một trong những bộ phim thành công của Victor Vũ
Dòng phim giải trí của thế hệ đạo diễn Việt kiều thứ hai chỉ thực sự khởi sắc với sự xuất hiện của Charlie Nguyễn và Victor Vũ. 15 năm qua, từ lúc đặt chân về Việt Nam đến nay, họ vẫn là hai đạo diễn thành công nhất, bắt đầu với phim hành động dã sử Dòng máu anh hùng (The Rebel) năm 2007 của anh em đạo diễn, diễn viên Charlie Nguyễn và Johnny Trí Nguyễn.
Charlie Nguyễn, trước đó được biết đến nhờ những phim hài anh thực hiện cho Vân Sơn; trong khi đó Johnny Trí Nguyễn đã thành danh với tư cách một cascadeur cho nhiều phim bom tấn Hollywood. Khát vọng anh em Nguyễn là thực hiện những phim hành động võ thuật để tiếp nối giấc mơ của cha họ – một võ sư nổi tiếng trước 1975 tên Nguyễn Chánh Sử, cũng như của người chú – diễn viên Nguyễn Chánh Tín.
Dòng máu anh hùng, bộ phim đầu tay của anh em Nguyễn, được đầu tư với $1 triệu, một con số rất lớn thời điểm năm 2007, tạo được tiếng vang tức thì. Kịch tính, hấp dẫn với phong cách làm phim hành động đậm đặc chất Hollywood trên nền một câu chuyện dã sử lấy cảm hứng thời kháng chiến chống Pháp, Dòng máu anh hùng thực sự nâng tầm điện ảnh giải trí Việt Nam. Đáng tiếc, ở thời điểm phim ra mắt, thị trường điện ảnh Việt Nam còn quá nhỏ, với số rạp chiếu ít ỏi.
Đó là lý do khiến phim thua lỗ. Tuy nhiên, chính sự thất bại doanh thu của Dòng máu anh hùng đã khiến anh em Nguyễn chuyển sang dòng phim hài với kinh phí sản xuất thấp, và họ đạt được thành công lớn, với Để Mai tính, Cưới ngay kẻo lỡ, Long ruồi, Tèo em, Để Hội tính…; rồi những phim do Charlie Nguyễn sản xuất như Em chưa 18 (từng lập kỷ lục ăn khách với hơn 170 tỷ đồng), Chàng vợ của em…
Đạo diễn Victor Vũ (Facebook)
Năm 2014, Charlie và Johnny Trí Nguyễn quay trở lại với giấc mơ làm phim hành động võ thuật. Bụi đời Chợ Lớn – bộ phim đầy tham vọng với kinh phí đầu tư lớn – phải chịu một cái kết đắng khi giới kiểm duyệt cấm chiếu với lý do “bạo lực và có nhiều cảnh đâm chém”.
Chậm hơn anh em Nguyễn một chút, Victor Vũ “chào sân” với bộ phim lãng mạn hài Chuyện tình xa xứ (Passport to Love) năm 2009. Đây là phim được quay ở Mỹ và Việt Nam, với sự tham gia của Huy Khánh, Bình Minh và Kathy Uyên. Chuyện tình xa xứ, dù không gây tiếng vang như Dòng máu anh hùng, nhưng phong cách làm phim chuyên nghiệp và cách nắm bắt thị hiếu khán giả thông minh của Victor Vũ, đã đủ để giới thiệu một đạo diễn Việt kiều tiềm năng tại Việt Nam.
Diễn viên-nhà sản xuất Kathy Uyên (Facebook)
Sau scandal phim Giao lộ định mệnh (được cho là copy một kịch bản phim hình sự của Hollywood), Victor Vũ nhanh chóng lấy lại được tên tuổi nhờ Cô dâu đại chiến và Scandal – Bí mật thảm đỏ. Hai bộ phim thuộc hai thể loại – một hài (Cô dâu đại chiến), một hình sự kinh dị (Bí mật thảm đỏ) – đều có điểm chung là phong cách kể chuyện hấp dẫn.
Sự thành công tại phòng vé (và cả những giải thưởng điện ảnh) cho thấy Victor Vũ là một đạo diễn thông minh và nhanh nhạy. Điều đó đã được chứng minh bằng loạt phim thành công như Thiên mệnh anh hùng; và Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Mắt biếc (hai phim chuyển thể từ tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh)…
Sau Charlie Nguyễn và Victor Vũ, nhiều đạo diễn và nhà làm phim Việt kiều lần lượt trở về như Hàm Trần, Dustin Nguyễn, Lê Văn Kiệt… Trong số này, không thể không kể hai gương mặt nữ nổi trội là Kathy Uyên và Ngô Thanh Vân. Kathy Uyên bắt đầu được biết đến với vai trò diễn viên trong Chuyện tình xa xứ (2009).
Hơn 10 năm qua, cô khá thành công ở một số bộ phim như Âm mưu giày gót nhọn (đạo diễn Hàm Trần) hoặc giữ vai trò đạo diễn, nhà sản xuất với bộ phim Chị chị em em. Gần đây, Kathy Uyên còn mở một trung tâm đào tạo diễn xuất.
Ngô Thanh Vân trong ‘Cô Ba Sài Gòn’
Ngô Thanh Vân, một người đẹp trở về từ Na Uy, bắt đầu bước vào lĩnh vực giải trí với hình ảnh người mẫu, ca sĩ hồi đầu những năm 2000 rồi lấn sân sang điện ảnh. Nghệ thuật thứ bảy mới là lĩnh vực mà Ngô Thanh Vân thành công nhất, với hình tượng “đả nữ” qua các phim hành động như Dòng máu anh hùng, Truy sát…
Cô cũng là nữ diễn viên gốc Việt hiếm hoi xuất hiện trong một số phim Hollywood. Ngô Thanh Vân còn là nhà sản xuất và đạo diễn rất thành công về mặt thương mại với công ty Studio 68, nơi sản xuất nhiều phim thắng lớn như Tấm Cám – Chuyện chưa kể, Cô Ba Sài Gòn hay Hai Phượng, bộ phim mà cô vừa là diễn viên chính vừa là nhà sản xuất, lập kỷ lục phòng vé khi thu hơn 200 tỷ đồng…
Đến nay, một lần nữa, có thể nói, điện ảnh Việt Nam sau 1975 đã tồn tại với sự đóng góp đáng kể của những đạo diễn-diễn viên Việt kiều. Dĩ nhiên họ làm ăn. Họ có tính toán. Tuy nhiên, dù bị kiểm duyệt khống chế, họ vẫn xoay sở để tạo ra một thế giới riêng biệt bằng phong cách làm phim tự do trong chừng mực có thể, bằng ngôn ngữ ít nhiều không bị bó buộc vào khuôn khổ thuần túy phục vụ tuyên truyền cho chế độ cầm quyền.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
BBC News, Tiếng Việt
Dân 'bụi đời' quanh dòng kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè sống ra sao?
16.01.2023
Tidoo Nguyễn
Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Sài Gòn
NGUỒN HÌNH ẢNH,TIDOO NGUYEN
Chụp lại hình ảnh,
Bên trong công viên dọc kênh Nhiêu Lộc có bảng cấm đánh bắt cá và cấm tụ tập buôn bán
Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè có chiều dài gần 9 cây số, bắt đầu từ điểm giao giữa hai con đường Lê Bình và Út Tịch nằm ở quận Tân Bình, chảy dài qua các quận: Tân Bình, quận 3, Phú Nhuận, quận 1, Bình Thạnh, rồi đổ ra sông Sài Gòn tại cảng Ba Son, quận 1.
Dự án cải tạo môi trường kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè bắt đầu vào tháng 3 năm 2003 và hoàn tất vào tháng 8 năm 2012 (gần 10 năm). Sau đó, tháng 2 năm 2020, nhà nước tiếp tục phải nạo vét đoạn kênh từ cầu Lê Văn Sỹ đến ngã ba sông Sài Gòn dài khoảng 5,8 cây số, hoàn thành hồi tháng 5 năm 2020.
Đi ngang con đường Hoàng Sa và Trường Sa ở hai bên bờ kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, hầu như ai cũng chứng kiến cuộc sống của người dân vào ban ngày, tuy nhiên hiếm ai biết sinh hoạt ban đêm ở nơi đây. Đặc biệt là cuộc sống của “dân bụi đời” trong công viên, dọc theo hai bên bờ kè kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè.
Các băng ghế nằm rải rác trong công viên quanh bờ kè là “giường” của những thanh niên “đi bụi” từ 23 tuổi đến 30 tuổi – độ tuổi lao động sung sức nhất. Hầu hết các thanh niên “đi bụi” khi được hỏi chuyện đều có chung một hoàn cảnh là “hết tiền”.
NGUỒN HÌNH ẢNH,TIDOO NGUYEN
Chụp lại hình ảnh,
Hạ nguồn kênh Nhiêu Lộc ở quận 1 đổ ra sông Sài Gòn
Hai thanh niên “bụi đời” trong đồng phục của dịch vụ giao hàng
Một đêm, tôi gặp hai thanh niên mặc đồng phục của dịch vụ giao hàng, một người khoảng 25 tuổi nằm trên võng được giăng vào hai gốc cây hoa sứ trong công viên và người kia nằm trên băng ghế bên cạnh che mặt ngủ, chiếc xe gắn máy dựng kế bên được che bảng số.
Khi thấy tôi, người nằm trên võng hỏi xin vài điếu thuốc hút, và giãi bày là bị cướp điện thoại, đang rất đói mà không còn tiền để ăn, cho dù là một ổ bánh mì. Rồi người này móc trong túi ra cho xem chỉ còn ba ngàn đồng và đề nghị tôi giúp đỡ.
Tôi chỉ có thể chia sẻ cho thanh niên này vài điếu thuốc hút vì không đem theo tiền và điện thoại khi đi bộ vào ban đêm. Tôi tiếp tục chặng đường của mình, một hồi sau quay lại chỗ cũ thì hai người này đã biến mất.
NGUỒN HÌNH ẢNH,TIDOO NGUYEN
Chụp lại hình ảnh,
Đêm trên dòng kênh Nhiêu Lộc nhìn cũng lung linh mờ ảo
Thanh niên 30 tuổi không dám về nhà vì sợ mẹ la
Đêm khác, tôi gặp một thanh niên đứng tựa vào thanh chắn bờ kè, đối diện là một xe gắn máy được dựng bên lề đường. Khi thấy tôi đi ngang, thanh niên này hỏi xin tôi một điếu thuốc, và than thở về hoàn cảnh bị cướp điện thoại, hết tiền đổ xăng, và không dám về nhà ở quận 11 vì sợ mẹ la (?). Tôi hỏi bao nhiêu tuổi rồi mà sợ mẹ la? Thanh niên trả lời: 30 tuổi.
Khi biết tôi không đem theo tiền và điện thoại, thì người này đề nghị tôi về nhà lấy tiền để trợ giúp vài chục ngàn cho anh chàng đổ xăng.
Tôi cũng chỉ chia sẻ vài điếu thuốc và đi tiếp. Một lát sau, tôi đi bộ ngang qua chỗ cũ thì thanh niên này đã biến mất cùng với chiếc xe, dù xe đang hết xăng (!)
Một thanh niên trẻ đang mắc võng vào thanh chắn trên bờ kè thì tôi đi ngang. Tôi hỏi: “Sao không về nhà ngủ?”. Thanh niên này cho biết 23 tuổi, quê Bến Tre, ban ngày đi sơn các loại kệ cho siêu thị, ban đêm đi nuôi bà nội 95 tuổi đang nằm bệnh viện. Khi từ bệnh viện về, anh chàng ghé nhà bà chị ở Bình Thạnh ngủ nhưng về trễ quá, chó sủa, sợ con của chị mới 3 tháng tuổi thức giấc nên ra công viên ngủ chờ sáng mới về.
Tôi mời thanh niên này một điếu thuốc và đưa thêm vài điếu để dành. Rồi anh chàng móc trong túi ra cái điện thoại Vertu (?), than thở trong tài khoản điện thoại hết tiền mà cũng không có tiền mặt để đi xe ôm về nhà. Tôi làm lơ và chào tạm biệt.
Đêm hôm sau, tôi gặp lại anh chàng này ở chỗ cũ. Tôi hỏi: “Chưa về nhà à? Rồi tắm rửa ở đâu?”. Anh chàng trả lời: “Tắm ở nhà tắm trong bệnh viện hoặc nhà tắm ở khu Lăng Ông Bà Chiểu”. Hôm sau và vài hôm sau nữa, tôi vẫn thấy thanh niên này lang thang trong công viên.
NGUỒN HÌNH ẢNH,TIDOO NGUYEN
Chụp lại hình ảnh,
Khi nước ròng trên dòng kênh Nhiêu Lộc lại có thuyền đi vớt rác người dân vô ý thức thả xuống kênh
Đi bụi vì mất việc hoặc đang đi tìm việc
Có những thanh niên “đi bụi” kể với tôi vừa bị mất việc vì gây lộn với đồng nghiệp. Có người lại kể mới từ dưới quê lên tìm việc trên Sài Gòn và chưa tìm được việc nên họ ra băng ghế trong công viên ngủ cho qua ngày. Thế nhưng tôi gặp họ rất nhiều lần trong công viên vào ban đêm. Tôi hỏi: “Chưa có việc tại sao không về lại quê?”. Họ trả lời tôi bằng sự im lặng.
Trong những khoảnh khắc im lặng ở đây, tôi nghe được cả tiếng cá quẫy mình giận dữ trong dòng nước đen của con kênh, tiếng chim lẻ loi kêu vang một vùng trời, tiếng sột soạt của những con chuột moi rác, tiếng gió thổi ù ù…
Làn gió se lạnh của Sài Gòn vào những ngày cận tết Nguyên Đán làm người có việc ra đường ban đêm rùng mình, và với dân bụi đời đang lang thang hay nằm co ro một mình trên băng ghế trong bóng tối chắc sẽ vừa lạnh vừa cô đơn. Có điều lý do thực sự của việc “đi bụi” chỉ có họ mới biết và chỉ có họ mới tự mình thoát ra nếu muốn, bởi có lẽ chả ai muốn sống và sinh hoạt giữa bóng đêm – dù là nghĩa đen hay nghĩa bóng.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả hiện đang sinh sống ở Sài Gòn.
Dân 'bụi đời' quanh dòng kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè sống ra sao?
16.01.2023
Tidoo Nguyễn
Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Sài Gòn
NGUỒN HÌNH ẢNH,TIDOO NGUYEN
Chụp lại hình ảnh,
Bên trong công viên dọc kênh Nhiêu Lộc có bảng cấm đánh bắt cá và cấm tụ tập buôn bán
Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè có chiều dài gần 9 cây số, bắt đầu từ điểm giao giữa hai con đường Lê Bình và Út Tịch nằm ở quận Tân Bình, chảy dài qua các quận: Tân Bình, quận 3, Phú Nhuận, quận 1, Bình Thạnh, rồi đổ ra sông Sài Gòn tại cảng Ba Son, quận 1.
Dự án cải tạo môi trường kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè bắt đầu vào tháng 3 năm 2003 và hoàn tất vào tháng 8 năm 2012 (gần 10 năm). Sau đó, tháng 2 năm 2020, nhà nước tiếp tục phải nạo vét đoạn kênh từ cầu Lê Văn Sỹ đến ngã ba sông Sài Gòn dài khoảng 5,8 cây số, hoàn thành hồi tháng 5 năm 2020.
Đi ngang con đường Hoàng Sa và Trường Sa ở hai bên bờ kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, hầu như ai cũng chứng kiến cuộc sống của người dân vào ban ngày, tuy nhiên hiếm ai biết sinh hoạt ban đêm ở nơi đây. Đặc biệt là cuộc sống của “dân bụi đời” trong công viên, dọc theo hai bên bờ kè kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè.
Các băng ghế nằm rải rác trong công viên quanh bờ kè là “giường” của những thanh niên “đi bụi” từ 23 tuổi đến 30 tuổi – độ tuổi lao động sung sức nhất. Hầu hết các thanh niên “đi bụi” khi được hỏi chuyện đều có chung một hoàn cảnh là “hết tiền”.
NGUỒN HÌNH ẢNH,TIDOO NGUYEN
Chụp lại hình ảnh,
Hạ nguồn kênh Nhiêu Lộc ở quận 1 đổ ra sông Sài Gòn
Hai thanh niên “bụi đời” trong đồng phục của dịch vụ giao hàng
Một đêm, tôi gặp hai thanh niên mặc đồng phục của dịch vụ giao hàng, một người khoảng 25 tuổi nằm trên võng được giăng vào hai gốc cây hoa sứ trong công viên và người kia nằm trên băng ghế bên cạnh che mặt ngủ, chiếc xe gắn máy dựng kế bên được che bảng số.
Khi thấy tôi, người nằm trên võng hỏi xin vài điếu thuốc hút, và giãi bày là bị cướp điện thoại, đang rất đói mà không còn tiền để ăn, cho dù là một ổ bánh mì. Rồi người này móc trong túi ra cho xem chỉ còn ba ngàn đồng và đề nghị tôi giúp đỡ.
Tôi chỉ có thể chia sẻ cho thanh niên này vài điếu thuốc hút vì không đem theo tiền và điện thoại khi đi bộ vào ban đêm. Tôi tiếp tục chặng đường của mình, một hồi sau quay lại chỗ cũ thì hai người này đã biến mất.
NGUỒN HÌNH ẢNH,TIDOO NGUYEN
Chụp lại hình ảnh,
Đêm trên dòng kênh Nhiêu Lộc nhìn cũng lung linh mờ ảo
Thanh niên 30 tuổi không dám về nhà vì sợ mẹ la
Đêm khác, tôi gặp một thanh niên đứng tựa vào thanh chắn bờ kè, đối diện là một xe gắn máy được dựng bên lề đường. Khi thấy tôi đi ngang, thanh niên này hỏi xin tôi một điếu thuốc, và than thở về hoàn cảnh bị cướp điện thoại, hết tiền đổ xăng, và không dám về nhà ở quận 11 vì sợ mẹ la (?). Tôi hỏi bao nhiêu tuổi rồi mà sợ mẹ la? Thanh niên trả lời: 30 tuổi.
Khi biết tôi không đem theo tiền và điện thoại, thì người này đề nghị tôi về nhà lấy tiền để trợ giúp vài chục ngàn cho anh chàng đổ xăng.
Tôi cũng chỉ chia sẻ vài điếu thuốc và đi tiếp. Một lát sau, tôi đi bộ ngang qua chỗ cũ thì thanh niên này đã biến mất cùng với chiếc xe, dù xe đang hết xăng (!)
Một thanh niên trẻ đang mắc võng vào thanh chắn trên bờ kè thì tôi đi ngang. Tôi hỏi: “Sao không về nhà ngủ?”. Thanh niên này cho biết 23 tuổi, quê Bến Tre, ban ngày đi sơn các loại kệ cho siêu thị, ban đêm đi nuôi bà nội 95 tuổi đang nằm bệnh viện. Khi từ bệnh viện về, anh chàng ghé nhà bà chị ở Bình Thạnh ngủ nhưng về trễ quá, chó sủa, sợ con của chị mới 3 tháng tuổi thức giấc nên ra công viên ngủ chờ sáng mới về.
Tôi mời thanh niên này một điếu thuốc và đưa thêm vài điếu để dành. Rồi anh chàng móc trong túi ra cái điện thoại Vertu (?), than thở trong tài khoản điện thoại hết tiền mà cũng không có tiền mặt để đi xe ôm về nhà. Tôi làm lơ và chào tạm biệt.
Đêm hôm sau, tôi gặp lại anh chàng này ở chỗ cũ. Tôi hỏi: “Chưa về nhà à? Rồi tắm rửa ở đâu?”. Anh chàng trả lời: “Tắm ở nhà tắm trong bệnh viện hoặc nhà tắm ở khu Lăng Ông Bà Chiểu”. Hôm sau và vài hôm sau nữa, tôi vẫn thấy thanh niên này lang thang trong công viên.
NGUỒN HÌNH ẢNH,TIDOO NGUYEN
Chụp lại hình ảnh,
Khi nước ròng trên dòng kênh Nhiêu Lộc lại có thuyền đi vớt rác người dân vô ý thức thả xuống kênh
Đi bụi vì mất việc hoặc đang đi tìm việc
Có những thanh niên “đi bụi” kể với tôi vừa bị mất việc vì gây lộn với đồng nghiệp. Có người lại kể mới từ dưới quê lên tìm việc trên Sài Gòn và chưa tìm được việc nên họ ra băng ghế trong công viên ngủ cho qua ngày. Thế nhưng tôi gặp họ rất nhiều lần trong công viên vào ban đêm. Tôi hỏi: “Chưa có việc tại sao không về lại quê?”. Họ trả lời tôi bằng sự im lặng.
Trong những khoảnh khắc im lặng ở đây, tôi nghe được cả tiếng cá quẫy mình giận dữ trong dòng nước đen của con kênh, tiếng chim lẻ loi kêu vang một vùng trời, tiếng sột soạt của những con chuột moi rác, tiếng gió thổi ù ù…
Làn gió se lạnh của Sài Gòn vào những ngày cận tết Nguyên Đán làm người có việc ra đường ban đêm rùng mình, và với dân bụi đời đang lang thang hay nằm co ro một mình trên băng ghế trong bóng tối chắc sẽ vừa lạnh vừa cô đơn. Có điều lý do thực sự của việc “đi bụi” chỉ có họ mới biết và chỉ có họ mới tự mình thoát ra nếu muốn, bởi có lẽ chả ai muốn sống và sinh hoạt giữa bóng đêm – dù là nghĩa đen hay nghĩa bóng.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả hiện đang sinh sống ở Sài Gòn.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
BBC News, Tiếng Việt
Có người thợ cắt tóc ở Sài Gòn 19 năm chưa về quê ăn Tết
17 01.2023
Thanh Thủy
Gửi bài cho BBC từ TP Sài Gòn
Saigon
Chụp lại hình ảnh,
Quán nhậu sáng đèn gần tiệm cắt tóc của Ốm Nhom
Tôi đã từng gặp rất nhiều người, nhưng chưa thấy ai khổ như Ốm Nhom, biệt danh tôi đặt cho bạn ấy.
Đó là người thợ cắt tóc cho tôi 15 năm nay, người đàn ông vừa qua tuổi 50.
Đã 19 năm em chưa về quê - Ốm Nhom kể. Vợ em và hai đứa nhỏ chưa biết quê nội là gì! Cả cha và mẹ em đều không có tiền vào Sài Gòn chơi.
Lúc em có tiền thì ngày Tết bận làm đẹp cho khách.
Còn bây giờ, với em tiền ăn còn không đủ, lấy đâu tiền về quê? Mặt khác, về quê thì “đâm đầu vào đâu”?
Vì mẹ em cũng ở trọ, còn cha em đang ở nhà vợ sau.
Từ quê ra và đến nay vẫn khổ
Cuộc đời đã khổ từ lâu. Ốm Nhom kể tiếp: "Năm em học lớp 2, cha mẹ em ly dị. Từ Đà Nẵng em phải vào Pleiku sống với cô ruột. Sáng sớm em phải nấu cám heo, dọn hàng ngoài chợ cho cô, rồi mới được cô cho 200 đồng ăn xôi."
"Nếu học buổi sáng thì em luôn đến lớp trễ. Đến năm lớp 8, khổ quá, em xin về Đà Nẵng ở cùng cha, học được đến năm lớp 10 thì nhà nghèo quá, em nghỉ và quay về Pleiku. Về đó, ngoài giờ phụ giúp cô, em hay qua tiệm tóc gần nhà, ngó người ta làm.
"Người chủ tiệm thấy vậy bảo họ sẽ dạy em miễn phí nhưng cô em phải gửi gạo. Em về xin, cô không cho. Thế là em về Đà Nẵng xin người bác 100.000 đồng. Bác em cho 200.000 đồng, em mới nhờ cha dẫn về Pleiku gửi tiền cho người chủ tiệm và xin cho em học. Tới nơi, cha gửi em nhưng không đưa tiền, ông về Đà Nẵng ngay với số tiền mà người bác cho em.
"Bà chủ tiệm tóc tội nghiệp, cho em vừa học vừa giúp việc. Đến tối khi hết khách, em dọn dẹp sạch sẽ trong ngoài tiệm và trải chiếu xuống nền đất ngủ, trời Pleiku rất lạnh. Người ta học 3 năm mới ra nghề, em học một năm đã phụ được chủ tiệm, nên có người bảo em vào Sài Gòn. Thế là em vào Sài Gòn, xin phụ làm tóc ở nhiều nơi, học hỏi từ từ, tay nghề lên dần. Khi công việc đã vững vàng, em quen với bà xã, lúc đó đang bán quán cơm em thường tới ăn.
Theo những gì tôi được biết, khi lấy vợ, Ốm Nhom sống luôn ở nhà vợ - ngôi nhà từ đường của dòng họ, vốn là của ông nội để lại cho bốn người con – và thuê căn nhà ngoài mặt đường làm tiệm. Ốm Nhom cắt tóc, vợ trang điểm, họ thuê bốn nữ nhân viên, học trò lúc nào cũng vài người. Tiệm tóc làm ăn phát đạt, nhân viên mỗi năm một kiểu đồng phục, hai vợ chồng Ốm Nhom dành dụm tiền xây lại căn nhà từ đường của nhà vợ – làm nơi trú ngụ của nhiều gia đình, với ba thế hệ.
Lúc Ốm Nhom làm có tiền, tháng nào em cũng dành tiền gửi mẹ, gửi cha, gửi em gái, em trai, rồi khi em gái chết vì bệnh, em còn gửi tiền nuôi đứa con duy nhất của em gái. Với mẹ, em thường gửi số tiền đủ dùng trong 6 tháng, nhưng thường sau 3 tháng, bà lại gọi xin nữa. Giờ em quá chật vật, chẳng cưu mang được ai, nhưng khi mẹ gọi nói cần tiền thì em không đành lòng, phải đi mượn tiền để biếu bà.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
TP HCM một dịp Tễt
Chặng đường gánh vác 'Thánh Giá'
Năm 6 tuổi, chuẩn bị vào lớp 1, con trai của Ốm Nhom bị khối u ở bàng quang. Cháu mổ lần đầu tiên ở Bình Dân để cắt bàng quang. Xét nghiệm khối u, bệnh viện nói ổn, không cần làm gì thêm. Một năm sau, cháu thấy khó chịu, đi CT Scan thì bệnh viện nói không ổn phải chuyển qua Ung Bướu. Gần 2 năm theo con đi bệnh viện, Ốm Nhom đóng cửa tiệm nhiều lần, khách vơi dần, cuối cùng chỉ còn một nhân viên.
Sau khi con trai kết thúc điều trị, vợ chồng Ốm Nhom phải học làm y tá, lau rửa ống thông tiểu và làm vệ sinh da cho con mỗi ngày vì cháu phải mang ống thông tiểu bên ngoài. Nỗi khát khao của Ốm Nhom là dành dụm đủ tiền chờ ngày con được phép mổ tái tạo bàng quang, bác sĩ tư vấn phải chờ 5 năm, vì sợ khối u sẽ mọc trở lại.
Thế mà năm 2017, Ốm Nhom bị chẩn đoán ung thư vòm họng. Khi biết tin, tôi bàng hoàng không thể tin. Ông bà vẫn thường nói: Qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai, nhưng cơn bĩ cực của Ốm Nhom quá dài, chưa thấy ngày “thái lai”.
Sau trận chữa ung thư kéo dài cả năm, Ốm Nhom giống hệt bộ xương di động. Khi tôi tặng cho Ốm Nhom bộ quần áo size S, Ốm Nhom mặc thùng thình phải đem đi sửa. Điều tệ hơn, khách làm tóc quen của Ốm Nhom đi đâu mất, Ốm Nhom phải trả mặt bằng, về sửa phòng khách của nhà vợ trong hẻm thành tiệm tóc và cho nhân viên cuối cùng nghỉ.
Cuối năm 2019, khi 12 tuổi, con trai của Ốm Nhom được phép tái tạo bàng quang, nhưng ca mổ thuộc loại “kỹ thuật cao” phải làm bên khoa dịch vụ bệnh viện Bình Dân tốn hơn 100 triệu đồng. Một Mạnh Thường Quân đã giúp Ốm Nhom số tiền đó. Rủi thay, sau ca mổ, dù có bàng quang giả, cậu bé vẫn không tiểu bình thường được vì niệu đạo bị tắc. Lần nong niệu đạo đầu tiên không thành công, cậu bé phải làm lần thứ hai, với số tiền mỗi lần 20 triệu đồng!
Con trai của Ốm Nhom nay đã 16 tuổi, đang học lớp 10, đã biết đi xe gắn máy (một người họ hàng thương tình cho cái xe cũ) và thỉnh thoảng ra ngoài chơi đá banh chút chút với trẻ em (cháu không dám chơi đá banh với bạn cùng lứa vì không chạy nổi). Cháu có gương mặt khôi ngô, cao lớn hơn cha, nhìn vẻ ngoài không ai biết cháu đã từng trải qua những ngày kinh khủng trong bệnh viện. Ốm Nhom bảo con trai hay quên lắm, học được gì thì học, em tùy cháu.
Sau ca mổ tái tạo bàng quang, cậu bé có vẻ tự tin hơn, nhưng Ốm Nhom vẫn âm thầm lo lắng, như có lưỡi gươm “Damocles” treo trên đầu.
Cậu ấy nói với tôi:
“Thỉnh thoảng thằng bé vẫn bị tắc….hoặc không kiềm được nước tiểu, mỗi lần như vậy, em phải đưa cháu vào bệnh viện, sợ lắm chị.”
"Còn em, có đi tái khám định kỳ không?"
"Kệ chị ơi, em bỏ tái khám lâu rồi. Em nghĩ có khi chết đi lại là điều sung sướng nhất."
Nhìn mặt Ốm Nhom, tôi biết em nói thật. Sau khi xạ trị vòm họng, Ốm Nhom không phân biệt được mùi vị, em ăn uống rất ít. Mặt khác, có chút tiền em lại dồn tiền học cho con. Thỉnh thoảng buổi tối không ngủ được, Ốm Nhom lại rủ vợ “nhậu”.
Hai vợ chồng mua hai lon bia, uống với bịch đậu phộng rang, cốt để Ốm Nhom ngủ được, đỡ phải nghĩ ngợi.
Ốm Nhom hầu như không ra ngoài cả năm nay vì đôi vợ chồng dành xe gắn máy cho con gái lớn đi học, mặt khác sức khỏe kém, em lái xe không tự tin và rất sợ tiếng ồn.
Vì có tuổi thơ sống ở nhà họ hàng, thiếu cha mẹ, Ốm Nhom rất yêu quý vợ và các con.
Tôi biết cậu luôn giành phần lo kinh tế gia đình, không để vợ hay con phải bươn chải. Con gái tự hào kể với bạn rằng chưa bao giờ nghe ba mẹ cãi nhau. Tình yêu thương của vợ và hai đứa con có lẽ là điểm sáng duy nhất giúp một người đàn ông như Ốm Nhom tồn tại.
Niềm hy vọng cuối cùng đặt vào con gái
Giữa năm 2022, khi biết tin con gái lớn dư điểm vào đại học công, Ốm Nhom rất vui mừng. Sau nhiều năm, tôi thấy ánh mắt em ánh lên niềm hy vọng khi nói về con gái. Hôm đó, em bảo: Con em đủ điểm vào được nhiều trường, nhưng trường con em muốn học lấy tiền cao quá, hơn 100 triệu đồng một năm nên con bé chọn trường công, gần 60 triệu đồng/năm. Em tưởng con khai giảng rồi mới đóng tiền, ai dè mới nộp hồ sơ qua mạng là nhà trường đã buộc phải gửi tiền học kỳ 1 rồi, làm hai vợ chồng phải đi vay nóng.
Chụp lại hình ảnh,
Những điểm ăn chơi, tiêu thụ ở Sài Gòn thế này nằm ngoài tầm với của không ít dân nghèo
Hôm 22 tết, tôi đến tiệm của em cắt tóc. Gần tết thiên hạ rủ nhau đi làm đẹp rần rần mà tiệm tóc của em vắng hoe, thật cám cảnh khi nhớ đến thời hoàng kim của em. Giờ tiệm của em chỉ có một người phụ là vợ em và đã từ rất lâu, Ốm Nhom không còn học trò nữa. Ốm Nhom nuôi hy vọng tết này có nhiều khách, đủ tiền đóng học phí học kỳ 2 cho con gái, nhưng ế ẩm thế này, em không biết xoay tiếp ra sao.
Kể từ khi vướng vào căn bệnh ung thư, kiệt quệ tài chánh, gia đình Ốm Nhom không còn đi xem đường hoa Nguyễn Huệ, mơ gì tới du lịch các tỉnh thành khác! Những ngày trước tết, mặc mọi người hối hả mua sắm, ăn nhậu hết tất niên lại tân niên, gia đình Ốm Nhom chỉ còn niềm vui đón những người khách quen cuối cùng đến làm đẹp và nhận từ họ những món quà, góp lại là thành tết.
Ngoài việc mất dần khách trong thời gian chữa trị ung thư cho con và cho mình, có lẽ khách quen có tên tuổi giờ cũng ngại đến tiệm tóc nghèo nàn trong hẻm, dù người thợ giỏi và tận tâm. Ngay như người bạn 15 năm trước giới thiệu tôi đến đây làm tóc khi giàu lên cũng đã đổi tiệm khác sang hơn. Mỗi lần đến cắt tóc, nhìn tiệm vắng khách và thấy Ốm Nhom hút thuốc lá trở lại, tôi biết em đang căng thẳng lắm.
Sài Gòn mỗi năm lại có một lớp thợ làm tóc mới ra đời, cập nhật nhiều xu hướng mới đến chóng mặt. Vợ chồng em đã “đứng lại” trong nghề 10 năm, từ khi con trai bị bệnh.
Với tôi, em vẫn là thợ làm tóc giỏi nhất, để hết tâm huyết vào việc tạo ra mái tóc phù hợp với khuôn mặt và tính cách của khách. Nhìn em say sưa cắt tóc, tôi thấy vui vì mình đã tạo ra những phút giây hạnh phúc hiếm hoi khi em được làm công việc mình yêu thích.
Trong suốt 15 năm, tôi xem việc mình gặp em, lắng nghe em trút nỗi lòng là một mối duyên của cuộc đời.
Sài Gòn hoa lệ đang luôn có những cảnh đời như thế, mà khi Xuân về, Tết đến là lúc tôi nghĩ đến Ốm Nhom.
Bài thể hiện quan điểm và cách hành văn riêng của Thanh Thủy từ TP Sài Gòn.
Có người thợ cắt tóc ở Sài Gòn 19 năm chưa về quê ăn Tết
17 01.2023
Thanh Thủy
Gửi bài cho BBC từ TP Sài Gòn
Saigon
Chụp lại hình ảnh,
Quán nhậu sáng đèn gần tiệm cắt tóc của Ốm Nhom
Tôi đã từng gặp rất nhiều người, nhưng chưa thấy ai khổ như Ốm Nhom, biệt danh tôi đặt cho bạn ấy.
Đó là người thợ cắt tóc cho tôi 15 năm nay, người đàn ông vừa qua tuổi 50.
Đã 19 năm em chưa về quê - Ốm Nhom kể. Vợ em và hai đứa nhỏ chưa biết quê nội là gì! Cả cha và mẹ em đều không có tiền vào Sài Gòn chơi.
Lúc em có tiền thì ngày Tết bận làm đẹp cho khách.
Còn bây giờ, với em tiền ăn còn không đủ, lấy đâu tiền về quê? Mặt khác, về quê thì “đâm đầu vào đâu”?
Vì mẹ em cũng ở trọ, còn cha em đang ở nhà vợ sau.
Từ quê ra và đến nay vẫn khổ
Cuộc đời đã khổ từ lâu. Ốm Nhom kể tiếp: "Năm em học lớp 2, cha mẹ em ly dị. Từ Đà Nẵng em phải vào Pleiku sống với cô ruột. Sáng sớm em phải nấu cám heo, dọn hàng ngoài chợ cho cô, rồi mới được cô cho 200 đồng ăn xôi."
"Nếu học buổi sáng thì em luôn đến lớp trễ. Đến năm lớp 8, khổ quá, em xin về Đà Nẵng ở cùng cha, học được đến năm lớp 10 thì nhà nghèo quá, em nghỉ và quay về Pleiku. Về đó, ngoài giờ phụ giúp cô, em hay qua tiệm tóc gần nhà, ngó người ta làm.
"Người chủ tiệm thấy vậy bảo họ sẽ dạy em miễn phí nhưng cô em phải gửi gạo. Em về xin, cô không cho. Thế là em về Đà Nẵng xin người bác 100.000 đồng. Bác em cho 200.000 đồng, em mới nhờ cha dẫn về Pleiku gửi tiền cho người chủ tiệm và xin cho em học. Tới nơi, cha gửi em nhưng không đưa tiền, ông về Đà Nẵng ngay với số tiền mà người bác cho em.
"Bà chủ tiệm tóc tội nghiệp, cho em vừa học vừa giúp việc. Đến tối khi hết khách, em dọn dẹp sạch sẽ trong ngoài tiệm và trải chiếu xuống nền đất ngủ, trời Pleiku rất lạnh. Người ta học 3 năm mới ra nghề, em học một năm đã phụ được chủ tiệm, nên có người bảo em vào Sài Gòn. Thế là em vào Sài Gòn, xin phụ làm tóc ở nhiều nơi, học hỏi từ từ, tay nghề lên dần. Khi công việc đã vững vàng, em quen với bà xã, lúc đó đang bán quán cơm em thường tới ăn.
Theo những gì tôi được biết, khi lấy vợ, Ốm Nhom sống luôn ở nhà vợ - ngôi nhà từ đường của dòng họ, vốn là của ông nội để lại cho bốn người con – và thuê căn nhà ngoài mặt đường làm tiệm. Ốm Nhom cắt tóc, vợ trang điểm, họ thuê bốn nữ nhân viên, học trò lúc nào cũng vài người. Tiệm tóc làm ăn phát đạt, nhân viên mỗi năm một kiểu đồng phục, hai vợ chồng Ốm Nhom dành dụm tiền xây lại căn nhà từ đường của nhà vợ – làm nơi trú ngụ của nhiều gia đình, với ba thế hệ.
Lúc Ốm Nhom làm có tiền, tháng nào em cũng dành tiền gửi mẹ, gửi cha, gửi em gái, em trai, rồi khi em gái chết vì bệnh, em còn gửi tiền nuôi đứa con duy nhất của em gái. Với mẹ, em thường gửi số tiền đủ dùng trong 6 tháng, nhưng thường sau 3 tháng, bà lại gọi xin nữa. Giờ em quá chật vật, chẳng cưu mang được ai, nhưng khi mẹ gọi nói cần tiền thì em không đành lòng, phải đi mượn tiền để biếu bà.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
TP HCM một dịp Tễt
Chặng đường gánh vác 'Thánh Giá'
Năm 6 tuổi, chuẩn bị vào lớp 1, con trai của Ốm Nhom bị khối u ở bàng quang. Cháu mổ lần đầu tiên ở Bình Dân để cắt bàng quang. Xét nghiệm khối u, bệnh viện nói ổn, không cần làm gì thêm. Một năm sau, cháu thấy khó chịu, đi CT Scan thì bệnh viện nói không ổn phải chuyển qua Ung Bướu. Gần 2 năm theo con đi bệnh viện, Ốm Nhom đóng cửa tiệm nhiều lần, khách vơi dần, cuối cùng chỉ còn một nhân viên.
Sau khi con trai kết thúc điều trị, vợ chồng Ốm Nhom phải học làm y tá, lau rửa ống thông tiểu và làm vệ sinh da cho con mỗi ngày vì cháu phải mang ống thông tiểu bên ngoài. Nỗi khát khao của Ốm Nhom là dành dụm đủ tiền chờ ngày con được phép mổ tái tạo bàng quang, bác sĩ tư vấn phải chờ 5 năm, vì sợ khối u sẽ mọc trở lại.
Thế mà năm 2017, Ốm Nhom bị chẩn đoán ung thư vòm họng. Khi biết tin, tôi bàng hoàng không thể tin. Ông bà vẫn thường nói: Qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai, nhưng cơn bĩ cực của Ốm Nhom quá dài, chưa thấy ngày “thái lai”.
Sau trận chữa ung thư kéo dài cả năm, Ốm Nhom giống hệt bộ xương di động. Khi tôi tặng cho Ốm Nhom bộ quần áo size S, Ốm Nhom mặc thùng thình phải đem đi sửa. Điều tệ hơn, khách làm tóc quen của Ốm Nhom đi đâu mất, Ốm Nhom phải trả mặt bằng, về sửa phòng khách của nhà vợ trong hẻm thành tiệm tóc và cho nhân viên cuối cùng nghỉ.
Cuối năm 2019, khi 12 tuổi, con trai của Ốm Nhom được phép tái tạo bàng quang, nhưng ca mổ thuộc loại “kỹ thuật cao” phải làm bên khoa dịch vụ bệnh viện Bình Dân tốn hơn 100 triệu đồng. Một Mạnh Thường Quân đã giúp Ốm Nhom số tiền đó. Rủi thay, sau ca mổ, dù có bàng quang giả, cậu bé vẫn không tiểu bình thường được vì niệu đạo bị tắc. Lần nong niệu đạo đầu tiên không thành công, cậu bé phải làm lần thứ hai, với số tiền mỗi lần 20 triệu đồng!
Con trai của Ốm Nhom nay đã 16 tuổi, đang học lớp 10, đã biết đi xe gắn máy (một người họ hàng thương tình cho cái xe cũ) và thỉnh thoảng ra ngoài chơi đá banh chút chút với trẻ em (cháu không dám chơi đá banh với bạn cùng lứa vì không chạy nổi). Cháu có gương mặt khôi ngô, cao lớn hơn cha, nhìn vẻ ngoài không ai biết cháu đã từng trải qua những ngày kinh khủng trong bệnh viện. Ốm Nhom bảo con trai hay quên lắm, học được gì thì học, em tùy cháu.
Sau ca mổ tái tạo bàng quang, cậu bé có vẻ tự tin hơn, nhưng Ốm Nhom vẫn âm thầm lo lắng, như có lưỡi gươm “Damocles” treo trên đầu.
Cậu ấy nói với tôi:
“Thỉnh thoảng thằng bé vẫn bị tắc….hoặc không kiềm được nước tiểu, mỗi lần như vậy, em phải đưa cháu vào bệnh viện, sợ lắm chị.”
"Còn em, có đi tái khám định kỳ không?"
"Kệ chị ơi, em bỏ tái khám lâu rồi. Em nghĩ có khi chết đi lại là điều sung sướng nhất."
Nhìn mặt Ốm Nhom, tôi biết em nói thật. Sau khi xạ trị vòm họng, Ốm Nhom không phân biệt được mùi vị, em ăn uống rất ít. Mặt khác, có chút tiền em lại dồn tiền học cho con. Thỉnh thoảng buổi tối không ngủ được, Ốm Nhom lại rủ vợ “nhậu”.
Hai vợ chồng mua hai lon bia, uống với bịch đậu phộng rang, cốt để Ốm Nhom ngủ được, đỡ phải nghĩ ngợi.
Ốm Nhom hầu như không ra ngoài cả năm nay vì đôi vợ chồng dành xe gắn máy cho con gái lớn đi học, mặt khác sức khỏe kém, em lái xe không tự tin và rất sợ tiếng ồn.
Vì có tuổi thơ sống ở nhà họ hàng, thiếu cha mẹ, Ốm Nhom rất yêu quý vợ và các con.
Tôi biết cậu luôn giành phần lo kinh tế gia đình, không để vợ hay con phải bươn chải. Con gái tự hào kể với bạn rằng chưa bao giờ nghe ba mẹ cãi nhau. Tình yêu thương của vợ và hai đứa con có lẽ là điểm sáng duy nhất giúp một người đàn ông như Ốm Nhom tồn tại.
Niềm hy vọng cuối cùng đặt vào con gái
Giữa năm 2022, khi biết tin con gái lớn dư điểm vào đại học công, Ốm Nhom rất vui mừng. Sau nhiều năm, tôi thấy ánh mắt em ánh lên niềm hy vọng khi nói về con gái. Hôm đó, em bảo: Con em đủ điểm vào được nhiều trường, nhưng trường con em muốn học lấy tiền cao quá, hơn 100 triệu đồng một năm nên con bé chọn trường công, gần 60 triệu đồng/năm. Em tưởng con khai giảng rồi mới đóng tiền, ai dè mới nộp hồ sơ qua mạng là nhà trường đã buộc phải gửi tiền học kỳ 1 rồi, làm hai vợ chồng phải đi vay nóng.
Chụp lại hình ảnh,
Những điểm ăn chơi, tiêu thụ ở Sài Gòn thế này nằm ngoài tầm với của không ít dân nghèo
Hôm 22 tết, tôi đến tiệm của em cắt tóc. Gần tết thiên hạ rủ nhau đi làm đẹp rần rần mà tiệm tóc của em vắng hoe, thật cám cảnh khi nhớ đến thời hoàng kim của em. Giờ tiệm của em chỉ có một người phụ là vợ em và đã từ rất lâu, Ốm Nhom không còn học trò nữa. Ốm Nhom nuôi hy vọng tết này có nhiều khách, đủ tiền đóng học phí học kỳ 2 cho con gái, nhưng ế ẩm thế này, em không biết xoay tiếp ra sao.
Kể từ khi vướng vào căn bệnh ung thư, kiệt quệ tài chánh, gia đình Ốm Nhom không còn đi xem đường hoa Nguyễn Huệ, mơ gì tới du lịch các tỉnh thành khác! Những ngày trước tết, mặc mọi người hối hả mua sắm, ăn nhậu hết tất niên lại tân niên, gia đình Ốm Nhom chỉ còn niềm vui đón những người khách quen cuối cùng đến làm đẹp và nhận từ họ những món quà, góp lại là thành tết.
Ngoài việc mất dần khách trong thời gian chữa trị ung thư cho con và cho mình, có lẽ khách quen có tên tuổi giờ cũng ngại đến tiệm tóc nghèo nàn trong hẻm, dù người thợ giỏi và tận tâm. Ngay như người bạn 15 năm trước giới thiệu tôi đến đây làm tóc khi giàu lên cũng đã đổi tiệm khác sang hơn. Mỗi lần đến cắt tóc, nhìn tiệm vắng khách và thấy Ốm Nhom hút thuốc lá trở lại, tôi biết em đang căng thẳng lắm.
Sài Gòn mỗi năm lại có một lớp thợ làm tóc mới ra đời, cập nhật nhiều xu hướng mới đến chóng mặt. Vợ chồng em đã “đứng lại” trong nghề 10 năm, từ khi con trai bị bệnh.
Với tôi, em vẫn là thợ làm tóc giỏi nhất, để hết tâm huyết vào việc tạo ra mái tóc phù hợp với khuôn mặt và tính cách của khách. Nhìn em say sưa cắt tóc, tôi thấy vui vì mình đã tạo ra những phút giây hạnh phúc hiếm hoi khi em được làm công việc mình yêu thích.
Trong suốt 15 năm, tôi xem việc mình gặp em, lắng nghe em trút nỗi lòng là một mối duyên của cuộc đời.
Sài Gòn hoa lệ đang luôn có những cảnh đời như thế, mà khi Xuân về, Tết đến là lúc tôi nghĩ đến Ốm Nhom.
Bài thể hiện quan điểm và cách hành văn riêng của Thanh Thủy từ TP Sài Gòn.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Page 25 of 38 • 1 ... 14 ... 24, 25, 26 ... 31 ... 38
Similar topics
» Bi đát phận đời con gái Việt bị bán sang Trung Quốc
» Ưu tiên cho người Trung Quốc
» Việt Nam đã nhập sâu vào Trung Quốc (Phạm Trần)
» Một hòn đảo nhỏ của Canada mời gọi dân Việt Nam, Trung Quốc nhập cư
» Vaccine Trung Quốc về Việt Nam sử dụng thế nào?
» Ưu tiên cho người Trung Quốc
» Việt Nam đã nhập sâu vào Trung Quốc (Phạm Trần)
» Một hòn đảo nhỏ của Canada mời gọi dân Việt Nam, Trung Quốc nhập cư
» Vaccine Trung Quốc về Việt Nam sử dụng thế nào?
Page 25 of 38
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum