Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Page 37 of 38 • Share
Page 37 of 38 • 1 ... 20 ... 36, 37, 38
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Thanh tra - báo việt cộng
Thu nhập bình quân của lao động 7 triệu/tháng, hơn nửa triệu người đã mất việc, giảm giờ làm
Cập nhật lúc 23:25, Chủ nhật, 04/06/2023
(Thanh tra)- Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, những tháng đầu năm nay đã có hơn nửa triệu lao động bị thôi việc, mất việc, ngưng việc, giảm giờ làm và rút bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần gia tăng.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung sẽ trả lời chất vấn sáng ngày 6/6 tới đây. Ảnh: P.Thắng
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung vừa có báo cáo gửi Quốc hội một số nội dung liên quan nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp 5 vào tuần tới.
Lao động, việc làm khó khăn từ cuối tháng 4
Tại báo cáo này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho hay, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô của Việt Nam cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp, các cân đối lớn được bảo đảm, thu nhập của người lao động được cải thiện.
“Thu nhập bình quân của người lao động quý I là 7 triệu đồng, tăng 640 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước”, theo ông Dung.
Thị trường lao động có sự “phát triển nhẹ” nhờ sự tăng trưởng ở ngành thương mại - dịch vụ (ngành sử dụng nhiều lao động nhất) khi 4 tháng đầu năm nay có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 12,8%.
“Tuy nhiên, diễn biến cuối tháng 4 và tháng 5 về sản xuất kinh doanh kéo theo vấn đề lao động, việc làm có diễn biến khó khăn hơn”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu.
Theo Bộ trưởng, số doanh nghiệp gặp khó khăn phải cắt giảm lao động là 8.644 doanh nghiệp (chiếm 1% tổng số doanh nghiệp).
Tương ứng là 509.903 lao động bị ảnh hưởng việc làm; trong đó, số lao động thôi việc, mất việc làm là 279.409 người (chiếm 54,79% lao động bị ảnh hưởng).
Trước điều này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề cập đến nhiều giải pháp. Theo ông, cần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật để phát triển đồng bộ các yếu tố của thị trường lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động của các định chế trung gian của thị trường, phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động.
Thúc đẩy tạo việc làm bền vững, sử dụng lao động hiệu quả thông qua các chương trình, đề án, chính sách tín dụng hỗ trợ tạo việc làm, tham gia thị trường lao động.
Ông Dung nhấn mạnh đến thực hiện các giải pháp để thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.
“Cần tập trung vào hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, tìm kiếm đơn hàng mới, giảm chi phí sản xuất, kinh doanh thông qua việc giảm lãi suất vay, hỗ trợ giảm thuế, giảm các khoản phí, lệ phí phải đóng…”, Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội nêu.
Gần 1 triệu người rút BHXH 1 lần trong năm 2022
Từ tình trạng lao động thiếu việc làm, không có việc làm, mất việc làm gia tăng số người hưởng BHXH 1 lần, theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung.
Cạnh đó, do đa số người lao động có thu nhập không cao, khả năng tích lũy không nhiều nên khi mất việc làm phải đối mặt với các nhu cầu tài chính trước mắt rất lớn đã rút BHXH 1 lần.
“Hầu hết lao động trẻ chỉ quan tâm đến nhu cầu trước mắt hơn là nhu cầu hưởng lương hưu khi về già”, ông Dung nhận định.
Bộ trưởng thừa nhận, thiếu sự liên kết, hỗ trợ từ chính sách bảo hiểm thất nghiệp dẫn đến chưa thực hiện tốt việc duy trì việc làm cho người lao động như hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; hỗ trợ học nghề; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề để chuyển đổi nghề nghiệp…
Dẫn báo cáo của BHXH Việt Nam, ông Dung cho hay, trong năm 2022 số người giải quyết hưởng BHXH một lần là 997.470 người. Số này tăng 3,55% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong giai đoạn 2016 - 2022, cơ quan BHXH tại các tỉnh, thành phố đã giải quyết cho khoảng 4,84 triệu người hưởng BHXH một lần. Trong đó số người quay trở lại đóng BHXH là 1,24 triệu người, chiếm tỷ lệ 27,7% số người hưởng.
Nhiều giải pháp được tư lệnh ngành lao động đưa ra. Trong đó, ông tiếp tục nhấn mạnh, cần hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, phát triển thị trường lao động nhằm duy trì việc làm cho người lao động.
Song song với đó, là sửa đổi chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo hướng thực sự là công cụ hiệu quả hơn; sửa đổi quy định chính sách phù hợp, gia tăng quyền lợi, tăng tính hấp dẫn để người lao động tham gia BHXH.
Tăng cường phát huy hiệu quả các chính sách nhằm giải quyết các khó khăn về tài chính trước mắt của người lao động như chính sách hỗ trợ vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng nói về giải pháp tuyên truyền để nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đóng góp tích lũy cho chế độ hưu trí khi về già, từ đó tạo sự đồng thuận của người dân.
Theo chương trình kỳ họp 5, Bộ trưởng Đào Ngọc Dũng là tư lệnh ngành đăng đàn trả lời chất vấn đầu tiên, sáng ngày 6/6.
Nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội sẽ được chất vấn gồm:
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành, lĩnh vực; công tác quy hoạch, sắp xếp, tổ chức, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bảo đảm cung cấp đủ lao động có kỹ năng nghề tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm.
Thực trạng việc làm cho người lao động và giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tạo việc làm cho người lao động trong giai đoạn hiện nay.
Giải pháp khắc phục bất cập, hạn chế trong lĩnh vực BHXH (doanh nghiệp trốn đóng, chiếm dụng, nợ tiền BHXH, tình trạng cấu kết, lập khống, làm giả hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm, chi sai chế độ…); công tác quản lý Quỹ BHXH; giải pháp khắc phục tình trạng người lao động rút BHXH 1 lần có xu hướng gia tăng.
...
Hương Giang
Thu nhập bình quân của lao động 7 triệu/tháng, hơn nửa triệu người đã mất việc, giảm giờ làm
Cập nhật lúc 23:25, Chủ nhật, 04/06/2023
(Thanh tra)- Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, những tháng đầu năm nay đã có hơn nửa triệu lao động bị thôi việc, mất việc, ngưng việc, giảm giờ làm và rút bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần gia tăng.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung sẽ trả lời chất vấn sáng ngày 6/6 tới đây. Ảnh: P.Thắng
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung vừa có báo cáo gửi Quốc hội một số nội dung liên quan nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp 5 vào tuần tới.
Lao động, việc làm khó khăn từ cuối tháng 4
Tại báo cáo này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho hay, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô của Việt Nam cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp, các cân đối lớn được bảo đảm, thu nhập của người lao động được cải thiện.
“Thu nhập bình quân của người lao động quý I là 7 triệu đồng, tăng 640 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước”, theo ông Dung.
Thị trường lao động có sự “phát triển nhẹ” nhờ sự tăng trưởng ở ngành thương mại - dịch vụ (ngành sử dụng nhiều lao động nhất) khi 4 tháng đầu năm nay có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 12,8%.
“Tuy nhiên, diễn biến cuối tháng 4 và tháng 5 về sản xuất kinh doanh kéo theo vấn đề lao động, việc làm có diễn biến khó khăn hơn”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu.
Theo Bộ trưởng, số doanh nghiệp gặp khó khăn phải cắt giảm lao động là 8.644 doanh nghiệp (chiếm 1% tổng số doanh nghiệp).
Tương ứng là 509.903 lao động bị ảnh hưởng việc làm; trong đó, số lao động thôi việc, mất việc làm là 279.409 người (chiếm 54,79% lao động bị ảnh hưởng).
Trước điều này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề cập đến nhiều giải pháp. Theo ông, cần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật để phát triển đồng bộ các yếu tố của thị trường lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động của các định chế trung gian của thị trường, phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động.
Thúc đẩy tạo việc làm bền vững, sử dụng lao động hiệu quả thông qua các chương trình, đề án, chính sách tín dụng hỗ trợ tạo việc làm, tham gia thị trường lao động.
Ông Dung nhấn mạnh đến thực hiện các giải pháp để thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.
“Cần tập trung vào hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, tìm kiếm đơn hàng mới, giảm chi phí sản xuất, kinh doanh thông qua việc giảm lãi suất vay, hỗ trợ giảm thuế, giảm các khoản phí, lệ phí phải đóng…”, Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội nêu.
Gần 1 triệu người rút BHXH 1 lần trong năm 2022
Từ tình trạng lao động thiếu việc làm, không có việc làm, mất việc làm gia tăng số người hưởng BHXH 1 lần, theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung.
Cạnh đó, do đa số người lao động có thu nhập không cao, khả năng tích lũy không nhiều nên khi mất việc làm phải đối mặt với các nhu cầu tài chính trước mắt rất lớn đã rút BHXH 1 lần.
“Hầu hết lao động trẻ chỉ quan tâm đến nhu cầu trước mắt hơn là nhu cầu hưởng lương hưu khi về già”, ông Dung nhận định.
Bộ trưởng thừa nhận, thiếu sự liên kết, hỗ trợ từ chính sách bảo hiểm thất nghiệp dẫn đến chưa thực hiện tốt việc duy trì việc làm cho người lao động như hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; hỗ trợ học nghề; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề để chuyển đổi nghề nghiệp…
Dẫn báo cáo của BHXH Việt Nam, ông Dung cho hay, trong năm 2022 số người giải quyết hưởng BHXH một lần là 997.470 người. Số này tăng 3,55% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong giai đoạn 2016 - 2022, cơ quan BHXH tại các tỉnh, thành phố đã giải quyết cho khoảng 4,84 triệu người hưởng BHXH một lần. Trong đó số người quay trở lại đóng BHXH là 1,24 triệu người, chiếm tỷ lệ 27,7% số người hưởng.
Nhiều giải pháp được tư lệnh ngành lao động đưa ra. Trong đó, ông tiếp tục nhấn mạnh, cần hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, phát triển thị trường lao động nhằm duy trì việc làm cho người lao động.
Song song với đó, là sửa đổi chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo hướng thực sự là công cụ hiệu quả hơn; sửa đổi quy định chính sách phù hợp, gia tăng quyền lợi, tăng tính hấp dẫn để người lao động tham gia BHXH.
Tăng cường phát huy hiệu quả các chính sách nhằm giải quyết các khó khăn về tài chính trước mắt của người lao động như chính sách hỗ trợ vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng nói về giải pháp tuyên truyền để nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đóng góp tích lũy cho chế độ hưu trí khi về già, từ đó tạo sự đồng thuận của người dân.
Theo chương trình kỳ họp 5, Bộ trưởng Đào Ngọc Dũng là tư lệnh ngành đăng đàn trả lời chất vấn đầu tiên, sáng ngày 6/6.
Nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội sẽ được chất vấn gồm:
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành, lĩnh vực; công tác quy hoạch, sắp xếp, tổ chức, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bảo đảm cung cấp đủ lao động có kỹ năng nghề tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm.
Thực trạng việc làm cho người lao động và giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tạo việc làm cho người lao động trong giai đoạn hiện nay.
Giải pháp khắc phục bất cập, hạn chế trong lĩnh vực BHXH (doanh nghiệp trốn đóng, chiếm dụng, nợ tiền BHXH, tình trạng cấu kết, lập khống, làm giả hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm, chi sai chế độ…); công tác quản lý Quỹ BHXH; giải pháp khắc phục tình trạng người lao động rút BHXH 1 lần có xu hướng gia tăng.
...
Hương Giang
Last edited by LDN on Tue Jul 11, 2023 2:54 pm; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Thành Hồ lại thành hồ… nước mênh mông
Lê Thiệt
29 tháng 6, 2023
Saigon Nhỏ
Cơn mưa lớn kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ khiến một số tuyến đường ở thành Hồ như Nguyễn Văn Khối, Lê Đức Thọ, Lê Văn Thọ, Phạm Văn Chiêu (Q.Gò Vấp)… ngập sâu -Ảnh: Thanh Niên
“Cơn mưa lớn kéo dài vào chiều ngày 29 Tháng Sáu khiến nhiều con đường trên địa bàn Sài Gòn ngập sâu trong nước, nhiều đoạn nước chảy cuồn cuộn gây khó khăn cho người đi đường, nhất là lại vào giờ tan tầm”.
Người dân chật vật đẩy xe qua đoạn ngập sâu – Ảnh: Thanh Niên
Báo Lao Động tường thuật như thế về một cơn mưa như trút nước, bắt đầu vào khoảng 3 giờ chiều, kéo dài đến gần 6 giờ chiều. Thành Hồ bỗng thành hồ… nước lớn, có nơi thành sông, nhìn từ trên cao, mọi người như bơi về nhà.
Người dân lội nước ngập dắt xe chết máy tìm nơi sửa – Ảnh: VNExpress
Theo báo Thanh Niên, nhiều con đường như Lê Văn Thọ, Phạm Văn Chiêu, Lê Đức Thọ… (Q.Gò Vấp), đường Hồ Học Lãm, An Dương Vương… (Q.Bình Tân) ngập nặng, mênh mông biển nước.
Nước ngập sâu, có đoạn tới tận yên xe khiến người dân vừa bơi vừa đẩy xe trong dòng nước chảy xiết trên đường để vượt qua đoạn ngập. Có người ngã chúi nhủi xuống nước vì sóng khi một xe hơi cố chạy nhanh để khỏi bị chết máy. Một số đoạn nước ngập sâu khiến xe chết máy, người dân phải bì bõm lội nước dắt xe tìm chỗ sửa.
Nước ngập trước nhiều quán bar, quán ăn ở phố đi bộ Bùi Viện – ảnh: Thanh Niên
Tại đường Phan Huy Ích, quận Gò Vấp, nước ngập một đoạn dài hơn 500m. Nhiều hàng rào sắt, biển quảng cáo bị ngã đổ. Theo người dân sống tại đây, nguyên nhân gây ngập là mưa lớn kéo dài, thêm vào đó là hệ thống cống thoát nước chậm.
Phố đi bộ Bùi Viện (P.Phạm Ngũ Lão, Q.1) cũng bị ngập sau cơn mưa lớn. Nước ngập khiến người dân phải di chuyển chậm qua đoạn đường. Anh Vũ Văn Thành (27 tuổi, nhân viên quán bún thịt nướng trên đường Bùi Viện) cho biết hôm nay ngập sâu hơn những ngày trước. “Ban ngày mưa ngập, đêm tối mưa cũng vậy vì chỗ này là chỗ trũng. Mưa khoảng 30 phút nữa nước sẽ tràn vào nhà. Mỗi lần xe hơi chạy qua nước đều tràn vào quán. Quán tôi bán 24/24, cứ trời mưa là không có khách”.
Xe cứu hộ giải cứu chiếc xe tải nhẹ trên đường Hồ Học Lãm (quận Bình Tân) – Ảnh: Thanh Niên
Khi Thành Hồ thành hồ nước hay thành sông, chỉ có hai giới thích: Các công ty cứu hộ, chỉ cần giải cứu xe hơi trong một hai tiếng đồng hồ, họ có thể bỏ túi cả chục triệu. Còn trẻ em, chúng la hét sung sướng dưới các máng xối nước, thậm chí chúng còn nằm lăn ra đường, tưởng tượng như đang được bơi trong một dòng sông mát lạnh.
Trời mưa tạo niềm vui cho trẻ em – Ảnh: Thanh Niên
Ngoài tình trạng ngập nước, hàng loạt tuyến đường xảy ra kẹt xe nghiêm trọng sau mưa như Quốc lộ 13, Quốc lộ 1, xa lộ Hà Nội (TP Thủ Đức), đường Điện Biên Phủ (quận 3)… Trong đó, Quốc lộ 1 là điểm kẹt xe nghiêm trọng nhất. Dòng xe dài hơn 7km nối đuôi nhích từng chút một.
Lê Thiệt
29 tháng 6, 2023
Saigon Nhỏ
Cơn mưa lớn kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ khiến một số tuyến đường ở thành Hồ như Nguyễn Văn Khối, Lê Đức Thọ, Lê Văn Thọ, Phạm Văn Chiêu (Q.Gò Vấp)… ngập sâu -Ảnh: Thanh Niên
“Cơn mưa lớn kéo dài vào chiều ngày 29 Tháng Sáu khiến nhiều con đường trên địa bàn Sài Gòn ngập sâu trong nước, nhiều đoạn nước chảy cuồn cuộn gây khó khăn cho người đi đường, nhất là lại vào giờ tan tầm”.
Người dân chật vật đẩy xe qua đoạn ngập sâu – Ảnh: Thanh Niên
Báo Lao Động tường thuật như thế về một cơn mưa như trút nước, bắt đầu vào khoảng 3 giờ chiều, kéo dài đến gần 6 giờ chiều. Thành Hồ bỗng thành hồ… nước lớn, có nơi thành sông, nhìn từ trên cao, mọi người như bơi về nhà.
Người dân lội nước ngập dắt xe chết máy tìm nơi sửa – Ảnh: VNExpress
Theo báo Thanh Niên, nhiều con đường như Lê Văn Thọ, Phạm Văn Chiêu, Lê Đức Thọ… (Q.Gò Vấp), đường Hồ Học Lãm, An Dương Vương… (Q.Bình Tân) ngập nặng, mênh mông biển nước.
Nước ngập sâu, có đoạn tới tận yên xe khiến người dân vừa bơi vừa đẩy xe trong dòng nước chảy xiết trên đường để vượt qua đoạn ngập. Có người ngã chúi nhủi xuống nước vì sóng khi một xe hơi cố chạy nhanh để khỏi bị chết máy. Một số đoạn nước ngập sâu khiến xe chết máy, người dân phải bì bõm lội nước dắt xe tìm chỗ sửa.
Nước ngập trước nhiều quán bar, quán ăn ở phố đi bộ Bùi Viện – ảnh: Thanh Niên
Tại đường Phan Huy Ích, quận Gò Vấp, nước ngập một đoạn dài hơn 500m. Nhiều hàng rào sắt, biển quảng cáo bị ngã đổ. Theo người dân sống tại đây, nguyên nhân gây ngập là mưa lớn kéo dài, thêm vào đó là hệ thống cống thoát nước chậm.
Phố đi bộ Bùi Viện (P.Phạm Ngũ Lão, Q.1) cũng bị ngập sau cơn mưa lớn. Nước ngập khiến người dân phải di chuyển chậm qua đoạn đường. Anh Vũ Văn Thành (27 tuổi, nhân viên quán bún thịt nướng trên đường Bùi Viện) cho biết hôm nay ngập sâu hơn những ngày trước. “Ban ngày mưa ngập, đêm tối mưa cũng vậy vì chỗ này là chỗ trũng. Mưa khoảng 30 phút nữa nước sẽ tràn vào nhà. Mỗi lần xe hơi chạy qua nước đều tràn vào quán. Quán tôi bán 24/24, cứ trời mưa là không có khách”.
Xe cứu hộ giải cứu chiếc xe tải nhẹ trên đường Hồ Học Lãm (quận Bình Tân) – Ảnh: Thanh Niên
Khi Thành Hồ thành hồ nước hay thành sông, chỉ có hai giới thích: Các công ty cứu hộ, chỉ cần giải cứu xe hơi trong một hai tiếng đồng hồ, họ có thể bỏ túi cả chục triệu. Còn trẻ em, chúng la hét sung sướng dưới các máng xối nước, thậm chí chúng còn nằm lăn ra đường, tưởng tượng như đang được bơi trong một dòng sông mát lạnh.
Trời mưa tạo niềm vui cho trẻ em – Ảnh: Thanh Niên
Ngoài tình trạng ngập nước, hàng loạt tuyến đường xảy ra kẹt xe nghiêm trọng sau mưa như Quốc lộ 13, Quốc lộ 1, xa lộ Hà Nội (TP Thủ Đức), đường Điện Biên Phủ (quận 3)… Trong đó, Quốc lộ 1 là điểm kẹt xe nghiêm trọng nhất. Dòng xe dài hơn 7km nối đuôi nhích từng chút một.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Chưa đến tuổi hưu đã hết tuổi nghề
Baohaiduong - báo việt cộng
THỨ BA, 23/05/2023 06:02:32 Lao động mất việc khi mới ngoài 40 tuổi, trong khi còn khá nhiều thời gian nữa mới đủ tuổi nhận lương hưu khiến cuộc sống của họ gặp không ít khó khăn.
Nhiều lao động trung niên lo mất việc sớm, không có điều kiện đóng bảo hiểm xã hội tiếp để hưởng lương hưu
Những khó khăn của kinh tế sau đại dịch Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp và người lao động. Nhiều doanh nghiệp không tuyển dụng hoặc cắt giảm lao động. Những người bị ảnh hưởng lớn là lao động phổ thông và trung niên.
Mất việc sớm
Ngoài 40 tuổi, mất việc, các chị Nguyễn Thị Hằng, Phạm Thị Duyên ở xã Văn Tố (Tứ Kỳ) lên Trung tâm Dịch vụ việc làm - Giáo dục nghề nghiệp Hải Dương (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội) làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp. Với thâm niên hơn 10 năm làm trong ngành may mặc, kinh nghiệm có nhiều nhưng chị Duyên và chị Hằng vẫn bị sa thải và rất khó khăn tìm việc làm mới.
Chị Hằng cho biết: “Đơn hàng sụt giảm doanh nghiệp buộc phải cắt giảm nhân sự mà họ nhắm đến đầu tiên là những lao động trung niên như chúng tôi. Đi xin việc chỗ khác thì bị từ chối vì tuổi đã cao”.
Tại Trung tâm Dịch vụ việc làm - Giáo dục nghề nghiệp Hải Dương có rất nhiều lao động trung niên đến tìm việc nhưng đều rất khó. Nguyên nhân do phần lớn doanh nghiệp không muốn tuyển lao động ngoài 40 tuổi.
Anh Nguyễn Văn Long, chuyên viên tuyển dụng của một doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện, điện tử ở khu công nghiệp Đại An (TP Hải Dương) cho biết doanh nghiệp không muốn tuyển lao động tuổi cao vì năng suất lao động của họ sẽ giảm dần theo thời gian. Nhiều lao động của doanh nghiệp khi bước vào tuổi trung niên luôn phấp phỏng vì nguy cơ mất việc. 70% số lao động doanh nghiệp sa thải mỗi năm là lao động trung niên.
Lao động mất việc khi mới ngoài 40 tuổi trong khi còn khoảng 20 năm nữa mới đủ tuổi nghỉ hưu khiến cuộc sống của họ gặp không ít khó khăn. Nếu không được doanh nghiệp tiếp nhận, lao động sẽ không được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội. Điều này đồng nghĩa việc họ không đủ điều kiện hưởng lương hưu sau này.
“Muốn được hưởng lương hưu thì chúng tôi phải tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Mất việc làm, lương không có, bệnh tật nhiều nên khi bước vào tuổi trung niên lấy đâu tiền mà mua bảo hiểm tự nguyện dành dụm cho tuổi hưu”, chị Nguyễn Thị Thuận, Công ty TNHH May Trấn An (TP Hải Dương) chia sẻ.
Theo thống kê của Trung tâm Dịch vụ việc làm - Giáo dục nghề nghiệp, từ đầu năm đến ngày 17.5, Hải Dương có hơn 5.000 lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, trong đó hơn 30% là lao động trung niên (ngoài 40 tuổi), tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2022.
Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tạo việc làm cho lao động trung niên
Mong giảm tuổi hưu
Mất việc ở tuổi trung niên khiến con đường đến nhận sổ lĩnh lương hưu của người lao động thêm khó khăn hơn. Mất việc, người lao động sẽ không được doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội. Các quyền lợi dành cho người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ cũng không còn. Khi nghiên cứu Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) dự kiến trình Chính phủ vào tháng 6 tới, trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp tháng 10, bỏ phiếu thông qua tại kỳ họp tháng 5.2024, anh Phùng Văn Nhật, công nhân Công ty TNHH Sumidenso Việt Nam (khu công nghiệp Đại An) mong muốn nhà nước nghiên cứu giảm tuổi nghỉ hưu cho người lao động.
“Nếu đợi đến 60 tuổi mới được nghỉ hưu đối với nữ và 65 tuổi đối với nam thì thời gian chờ được hưởng lương hưu quá dài. Tôi hy vọng lần này chính phủ sẽ có phương án giảm tuổi nghỉ hưu cho người lao động”, anh Nhật đề xuất.
Để được hưởng lương hưu, người lao động phải đáp ứng hai điều kiện: đủ năm đóng bảo hiểm và chờ đến tuổi hưu theo quy định. Thách thức này không dễ vượt qua, đặc biệt trước sự cám dỗ của làn sóng rút bảo hiểm xã hội một lần đang lan rộng. Ở lần sửa đổi này, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội đang tính toán giảm số năm đóng để hưởng lương hưu từ 20 xuống 15 năm, đồng thời siết chặt chính sách rút bảo hiểm xã hội một lần. Những sửa đổi này nhằm tăng khả năng tiếp cận lương hưu của lao động. Song thực tế, nhiều người lao động vẫn rất băn khoăn bởi đề xuất này không phải dành cho số đông mà hướng tới lao động tham gia hệ thống an sinh muộn.
Chị Phùng Thị Hải, công nhân Công ty TNHH May Tinh Lợi (Nam Sách) cho rằng, mong muốn lớn nhất của người lao động là giảm tuổi nghỉ hưu để đường đến lương hưu gần hơn và quan trọng hơn Nhà nước cần có chính sách để lao động trung niên không mất việc sớm.
Ông Phan Nhật Minh, Phó Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Hải Dương khẳng định để được hưởng chế độ bảo hiểm thì người lao động phải tuân thủ nguyên tắc “có đóng, có hưởng”. Do đó giải pháp căn cơ là phải tạo điều kiện để lao động trung niên tiếp tục có việc làm ổn định. Nhà nước cần có giải pháp cụ thể với những doanh nghiệp không tái ký hợp đồng với lao động thâm niên. Doanh nghiệp có thể phân bổ, điều động lao động trên 40 tuổi làm các khâu đơn giản. Bên cạnh đó, Nhà nước nên có chính sách ưu đãi thuế; phí cũng cần ưu tiên những doanh nghiệp thực hiện tốt các chính sách này.
Tỷ lệ lao động bước vào tuổi trung niên của Việt Nam sẽ ngày càng tăng khi nước ta vượt qua giai đoạn dân số vàng. Do đó tìm giải pháp phù hợp cho lực lượng lao động này cần được tính toán sớm để tạo thị trường lao động ổn định, giảm tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần.
Theo điều 169 Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định 135/2020/NĐ-CP, tuổi nghỉ hưu của người lao động được điều chỉnh tăng theo lộ trình cho đến khi nam đủ 62 tuổi vào năm 2028 và nữ đủ 60 tuổi vào năm 2035. Năm 2023 là năm thứ ba thực hiện điều chỉnh tăng tuổi nghỉ của người lao động.
LAN ANH
Baohaiduong - báo việt cộng
THỨ BA, 23/05/2023 06:02:32 Lao động mất việc khi mới ngoài 40 tuổi, trong khi còn khá nhiều thời gian nữa mới đủ tuổi nhận lương hưu khiến cuộc sống của họ gặp không ít khó khăn.
Nhiều lao động trung niên lo mất việc sớm, không có điều kiện đóng bảo hiểm xã hội tiếp để hưởng lương hưu
Những khó khăn của kinh tế sau đại dịch Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp và người lao động. Nhiều doanh nghiệp không tuyển dụng hoặc cắt giảm lao động. Những người bị ảnh hưởng lớn là lao động phổ thông và trung niên.
Mất việc sớm
Ngoài 40 tuổi, mất việc, các chị Nguyễn Thị Hằng, Phạm Thị Duyên ở xã Văn Tố (Tứ Kỳ) lên Trung tâm Dịch vụ việc làm - Giáo dục nghề nghiệp Hải Dương (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội) làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp. Với thâm niên hơn 10 năm làm trong ngành may mặc, kinh nghiệm có nhiều nhưng chị Duyên và chị Hằng vẫn bị sa thải và rất khó khăn tìm việc làm mới.
Chị Hằng cho biết: “Đơn hàng sụt giảm doanh nghiệp buộc phải cắt giảm nhân sự mà họ nhắm đến đầu tiên là những lao động trung niên như chúng tôi. Đi xin việc chỗ khác thì bị từ chối vì tuổi đã cao”.
Tại Trung tâm Dịch vụ việc làm - Giáo dục nghề nghiệp Hải Dương có rất nhiều lao động trung niên đến tìm việc nhưng đều rất khó. Nguyên nhân do phần lớn doanh nghiệp không muốn tuyển lao động ngoài 40 tuổi.
Anh Nguyễn Văn Long, chuyên viên tuyển dụng của một doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện, điện tử ở khu công nghiệp Đại An (TP Hải Dương) cho biết doanh nghiệp không muốn tuyển lao động tuổi cao vì năng suất lao động của họ sẽ giảm dần theo thời gian. Nhiều lao động của doanh nghiệp khi bước vào tuổi trung niên luôn phấp phỏng vì nguy cơ mất việc. 70% số lao động doanh nghiệp sa thải mỗi năm là lao động trung niên.
Lao động mất việc khi mới ngoài 40 tuổi trong khi còn khoảng 20 năm nữa mới đủ tuổi nghỉ hưu khiến cuộc sống của họ gặp không ít khó khăn. Nếu không được doanh nghiệp tiếp nhận, lao động sẽ không được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội. Điều này đồng nghĩa việc họ không đủ điều kiện hưởng lương hưu sau này.
“Muốn được hưởng lương hưu thì chúng tôi phải tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Mất việc làm, lương không có, bệnh tật nhiều nên khi bước vào tuổi trung niên lấy đâu tiền mà mua bảo hiểm tự nguyện dành dụm cho tuổi hưu”, chị Nguyễn Thị Thuận, Công ty TNHH May Trấn An (TP Hải Dương) chia sẻ.
Theo thống kê của Trung tâm Dịch vụ việc làm - Giáo dục nghề nghiệp, từ đầu năm đến ngày 17.5, Hải Dương có hơn 5.000 lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, trong đó hơn 30% là lao động trung niên (ngoài 40 tuổi), tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2022.
Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tạo việc làm cho lao động trung niên
Mong giảm tuổi hưu
Mất việc ở tuổi trung niên khiến con đường đến nhận sổ lĩnh lương hưu của người lao động thêm khó khăn hơn. Mất việc, người lao động sẽ không được doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội. Các quyền lợi dành cho người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ cũng không còn. Khi nghiên cứu Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) dự kiến trình Chính phủ vào tháng 6 tới, trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp tháng 10, bỏ phiếu thông qua tại kỳ họp tháng 5.2024, anh Phùng Văn Nhật, công nhân Công ty TNHH Sumidenso Việt Nam (khu công nghiệp Đại An) mong muốn nhà nước nghiên cứu giảm tuổi nghỉ hưu cho người lao động.
“Nếu đợi đến 60 tuổi mới được nghỉ hưu đối với nữ và 65 tuổi đối với nam thì thời gian chờ được hưởng lương hưu quá dài. Tôi hy vọng lần này chính phủ sẽ có phương án giảm tuổi nghỉ hưu cho người lao động”, anh Nhật đề xuất.
Để được hưởng lương hưu, người lao động phải đáp ứng hai điều kiện: đủ năm đóng bảo hiểm và chờ đến tuổi hưu theo quy định. Thách thức này không dễ vượt qua, đặc biệt trước sự cám dỗ của làn sóng rút bảo hiểm xã hội một lần đang lan rộng. Ở lần sửa đổi này, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội đang tính toán giảm số năm đóng để hưởng lương hưu từ 20 xuống 15 năm, đồng thời siết chặt chính sách rút bảo hiểm xã hội một lần. Những sửa đổi này nhằm tăng khả năng tiếp cận lương hưu của lao động. Song thực tế, nhiều người lao động vẫn rất băn khoăn bởi đề xuất này không phải dành cho số đông mà hướng tới lao động tham gia hệ thống an sinh muộn.
Chị Phùng Thị Hải, công nhân Công ty TNHH May Tinh Lợi (Nam Sách) cho rằng, mong muốn lớn nhất của người lao động là giảm tuổi nghỉ hưu để đường đến lương hưu gần hơn và quan trọng hơn Nhà nước cần có chính sách để lao động trung niên không mất việc sớm.
Ông Phan Nhật Minh, Phó Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Hải Dương khẳng định để được hưởng chế độ bảo hiểm thì người lao động phải tuân thủ nguyên tắc “có đóng, có hưởng”. Do đó giải pháp căn cơ là phải tạo điều kiện để lao động trung niên tiếp tục có việc làm ổn định. Nhà nước cần có giải pháp cụ thể với những doanh nghiệp không tái ký hợp đồng với lao động thâm niên. Doanh nghiệp có thể phân bổ, điều động lao động trên 40 tuổi làm các khâu đơn giản. Bên cạnh đó, Nhà nước nên có chính sách ưu đãi thuế; phí cũng cần ưu tiên những doanh nghiệp thực hiện tốt các chính sách này.
Tỷ lệ lao động bước vào tuổi trung niên của Việt Nam sẽ ngày càng tăng khi nước ta vượt qua giai đoạn dân số vàng. Do đó tìm giải pháp phù hợp cho lực lượng lao động này cần được tính toán sớm để tạo thị trường lao động ổn định, giảm tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần.
Theo điều 169 Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định 135/2020/NĐ-CP, tuổi nghỉ hưu của người lao động được điều chỉnh tăng theo lộ trình cho đến khi nam đủ 62 tuổi vào năm 2028 và nữ đủ 60 tuổi vào năm 2035. Năm 2023 là năm thứ ba thực hiện điều chỉnh tăng tuổi nghỉ của người lao động.
LAN ANH
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Câu chuyện Michelin Guide tới Việt Nam gắn danh hiệu cho các quán ăn
Đại diện một trong bốn nhà hàng được gắn sao Michelin đầu tiên tại Việt NamNGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Đại diện một trong bốn nhà hàng được gắn sao Michelin đầu tiên tại Việt Nam
Tác giả,Tidoo Nguyễn
Vai trò,Gửi cho BBC từ Sài Gòn
30 tháng 6 2023
Đầu tháng 6/2023, sau khi đại diện của Michelin Guide đến Việt Nam lần đầu tiên để gắn danh cho các nhà hàng quán ăn thì truyền thông trong nước và cộng đồng mạng nổ ra nhiều tranh cãi.
Tôi thấy việc gắn danh “Một Sao Michelin” cho bốn nhà hàng (ba ở Hà Nội và một ở Sài Gòn) và “Bib Gourmand” cho 29 quán ăn gây ra nhiều ý kiến trái chiều nhất.
Thiếu sự đa dạng của ẩm thực Việt Nam?
James, một người bạn Anh sống ở Sài Gòn gần 10 năm, rất sành ăn và biết nấu nhiều món Việt mỗi lần gặp tôi đều ấm ức về danh sách “Bib Gourmand”, vì anh cho rằng trong đó toàn là phở, có đến 12 quán phở, chiếm gần một nửa danh sách. Theo anh, Việt Nam có rất nhiều món ăn ngon như bò lá lốt, mì Quảng, bún bò, bún thịt nướng, nem nướng, cao lầu, thậm chí là bún mắm, và các món hải sản v.v.
Anh bình luận rằng có lẽ Michelin Guide không “đi thực tế” để tìm hiểu tất cả các món ăn hiện đang có tại Việt Nam để thấy sự đa dạng, mà hình như chỉ dựa vào những quán có số điểm nhận xét cao từ thực khách có sẵn trên mạng Internet để chọn vào danh sách “Bib Gourmand”,danh hiệu dành cho các quán ăn đường phố.
Ý kiến về sự đa dạng trong nền ẩm thực Việt Nam của anh hoàn toàn đúng, vì hồi năm 2020, World Records Union (Worldkings) hay Liên minh Kỷ lục Đầu tiên trên thế giới đã công nhận Việt Nam có năm kỷ lục thế giới về nền ẩm thực: có nhiều nhất các món ăn nước lèo và xào với 164 món; có nhiều nhất các loại mắm và các món chế biến từ mắm với 100 món; có nhiều nhất các món ăn được chế biến từ 43 loài hoa với 272 món; có nhiều món cuốn nhất với 103 món; có nhiều món ăn được chế biến từ bột với 143 món. Các thông số trên vẫn còn đang được Worldkings cập nhật.
Quán phở Minh (quận Bình Thạnh) kê bàn cho thực khách ngồi ăn ở vỉa hè
NGUỒN HÌNH ẢNH,TIDOO NGUYỄN
Chụp lại hình ảnh,
Quán phở Minh (quận Bình Thạnh) kê bàn cho thực khách ngồi ăn ở vỉa hè
Chọn cả những quán ăn lấn chiếm vỉa hè, lòng đường
Ngoài việc chưa thể hiện sự đa dạng trong nền ẩm thực Việt thì trong danh sách “Bib Gourmand” có cả những quán ăn lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, bị các thành phố cho là vi phạm quy định hành chính và làm cho khách bộ hành buộc phải đi xuống lòng đường (rất nguy hiểm) khi đi ngang những quán ăn này.
Ở Hà Nội có quán phở Ấu Triệu mà như trang báo mạng Vietnamnet mô tả ngày 10/6/2023: “… trên phố Ấu Triệu cạnh Nhà thờ Lớn Hà Nội có một quán phở luôn tấp nập người ra người vào mấy chục năm qua. Tại đây, không khó để bắt gặp hình ảnh thực khách xếp hàng dài chờ đợi hay tự tay xếp ghế nhựa, bê phở và ngồi thưởng thức trên vỉa hè. Quán không trưng biển hiệu nhưng thực khách quen gọi là phở Ấu Triệu hay phở Tư Lùn - Ấu Triệu”.
Ở Sài Gòn có quán phở Hòa Pasteur (Quận 1). Tôi đi ngang quán này mỗi ngày đều thấy quán này chiếm dụng vỉa hè để cho khách dựng xe gắn máy, chiếm dụng lòng đường để khách đậu xe hơi; còn quán phở Minh (quận Bình Thạnh) thì chiếm vỉa hè để bày bàn ghế và dựng xe gắn máy.
Sau khi các quán này được bình chọn vào danh sách “Bib Gourmand” thì khách đến ăn đông “tợn” hơn, quán càng chiếm vỉa hè, lòng đường “ác chiến” hơn, thật khốn khổ cho khách bộ hành.
Quán phở Hòa Pasteur (quận 1) lấn chiếm vỉa hè và lòng đường Pasteur được giải Bib Gourmand
NGUỒN HÌNH ẢNH,TIDOO NGUYỄN
Chụp lại hình ảnh,
Quán phở Hòa Pasteur (quận 1) lấn chiếm vỉa hè và lòng đường Pasteur được giải Bib Gourmand
Có hay không sự thiên vị thủ đô?
Số quán ăn trong bảng danh sách “Bib Gourmand” ở Sài Gòn nhiều hơn ở thủ đô Ha Nội. Còn số nhà hàng được gắn “Một sao Michelin” ở thủ đô nhiều hơn ở Sài Gòn. Nhìn vào danh sách này, du khách quốc tế có thể lầm tưởng Sài Gòn chỉ xứng tầm “ẩm thực đường phố”? Anh bạn tôi nghi ngờ đằng sau danh hiệu Michelin Star có sự thiên vị thủ đô.
Theo “Báo cáo thị trường Kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2022” do iPos.vn thực hiện, Việt Nam có gần 338,600 nhà hàng/café. Trong đó, Sài Gòn có nhiều hàng quán nhất, chiếm 39.78% số lượng trên toàn quốc, gấp gần ba lần so với Hà Nội. Như vậy, lẽ dĩ nhiên xác suất số lượng nhà hàng/quán ăn có phẩm chất cao ở Sài Gòn phải nhiều hơn ở thủ đô.
Thế nhưng, Michelin Guide gắn “Một Sao Michelin” đến ba nhà hàng Hà Nội gồm Gia, Hibana by Koki và Tầm Vị, còn Sài Gòn chỉ có một là Ănăn Saigon.
Trong khi đó Sài Gòn không thiếu các nhà hàng quán ăn đạt năm tiêu chí cho danh hiệu Michelin Star: phẩm chất món ăn, sự hài hòa của hương vị, kỹ thuật nấu thuần thục, cá tính của đầu bếp được thể hiện qua các món ăn, sự nhất quán của món ăn theo thời gian và trên toàn bộ thực đơn.
Ngoài ra, kết quả Michelin Guide công bố tối 6/6/2023 chưa “nhìn thấy” các nhà hàng ở Hội An, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, Cần Thơ… Có vẻ như Michelin Guide chưa đi thực tế hết để thẩm định ẩm thực Việt Nam một cách khách quan và chính xác.
Nhà tài trợ thắng lớn
Đội ngũ thẩm định ẩm thực Michelin không tự nhiên ghé đến Việt Nam. Tiền Phong ngày 18/06/2023 đã dẫn lời bà Nguyễn Vũ Quỳnh Anh, tổng giám đốc Sun Hospipatily Group (Sun Group) cho biết:
“Một trong những điều khách du lịch ưa thích nhất, ấn tượng sâu sắc nhất là ẩm thực. Đây cũng là một trong những lý do để đơn vị này đồng hành đưa Michelin Guide đến Việt Nam cho cả chặng đường đánh giá, thẩm định ba năm liên tiếp.”
Sun Group là nhà tài trợ đưa Michelin Guide vào Việt Nam trong ba năm 2023-2024-2025. Nghĩa là nhờ có Sun Group, Michelin Guide còn tiếp tục đến Việt Nam để thẩm định các nhà hàng, quán ăn trong năm tới và năm tới nữa.
Đổi lại, Sun Group được gì? Thì đây, theo công bố trên trang web Sun Group, nhà hàng Hibana by Koki nằm trong khách sạn Capella Hanoi của Sun Group đã đạt được Michelin Star (một sao); còn hai nhà hàng khác (cũng thuộc khách sạn này) là Backstage và Izakaya by Koki cũng lọt vào danh sách Michelin Selected (nhà hàng được Michelin gợi ý nên thử).
Báo Đà Nẵng ngày 19 Tháng Sáu 2023 ngợi ca Capella Hanoi “tính đến thời điểm hiện tại cũng là khách sạn duy nhất tại Việt Nam sở hữu tới ba nhà hàng được Michelin vinh danh. Trên thế giới, đây cũng là một trong số ít khách sạn làm được điều này”.
Đằng sau các sự kiện hay giải thưởng ở Việt Nam có hay không vai trò nhà tài trợ? Và dư luận có vì thế mà thay đổi thói quen ăn uống của họ? Điều này từng người sành ăn ở Việt Nam sẽ tự biết để lựa chọn.
Bài thể hiện quan điểm riêng của tác giả Tidoo Nguyễn, hiện đang sinh sống tại TP HCM, Việt Nam.
Đại diện một trong bốn nhà hàng được gắn sao Michelin đầu tiên tại Việt NamNGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Đại diện một trong bốn nhà hàng được gắn sao Michelin đầu tiên tại Việt Nam
Tác giả,Tidoo Nguyễn
Vai trò,Gửi cho BBC từ Sài Gòn
30 tháng 6 2023
Đầu tháng 6/2023, sau khi đại diện của Michelin Guide đến Việt Nam lần đầu tiên để gắn danh cho các nhà hàng quán ăn thì truyền thông trong nước và cộng đồng mạng nổ ra nhiều tranh cãi.
Tôi thấy việc gắn danh “Một Sao Michelin” cho bốn nhà hàng (ba ở Hà Nội và một ở Sài Gòn) và “Bib Gourmand” cho 29 quán ăn gây ra nhiều ý kiến trái chiều nhất.
Thiếu sự đa dạng của ẩm thực Việt Nam?
James, một người bạn Anh sống ở Sài Gòn gần 10 năm, rất sành ăn và biết nấu nhiều món Việt mỗi lần gặp tôi đều ấm ức về danh sách “Bib Gourmand”, vì anh cho rằng trong đó toàn là phở, có đến 12 quán phở, chiếm gần một nửa danh sách. Theo anh, Việt Nam có rất nhiều món ăn ngon như bò lá lốt, mì Quảng, bún bò, bún thịt nướng, nem nướng, cao lầu, thậm chí là bún mắm, và các món hải sản v.v.
Anh bình luận rằng có lẽ Michelin Guide không “đi thực tế” để tìm hiểu tất cả các món ăn hiện đang có tại Việt Nam để thấy sự đa dạng, mà hình như chỉ dựa vào những quán có số điểm nhận xét cao từ thực khách có sẵn trên mạng Internet để chọn vào danh sách “Bib Gourmand”,danh hiệu dành cho các quán ăn đường phố.
Ý kiến về sự đa dạng trong nền ẩm thực Việt Nam của anh hoàn toàn đúng, vì hồi năm 2020, World Records Union (Worldkings) hay Liên minh Kỷ lục Đầu tiên trên thế giới đã công nhận Việt Nam có năm kỷ lục thế giới về nền ẩm thực: có nhiều nhất các món ăn nước lèo và xào với 164 món; có nhiều nhất các loại mắm và các món chế biến từ mắm với 100 món; có nhiều nhất các món ăn được chế biến từ 43 loài hoa với 272 món; có nhiều món cuốn nhất với 103 món; có nhiều món ăn được chế biến từ bột với 143 món. Các thông số trên vẫn còn đang được Worldkings cập nhật.
Quán phở Minh (quận Bình Thạnh) kê bàn cho thực khách ngồi ăn ở vỉa hè
NGUỒN HÌNH ẢNH,TIDOO NGUYỄN
Chụp lại hình ảnh,
Quán phở Minh (quận Bình Thạnh) kê bàn cho thực khách ngồi ăn ở vỉa hè
Chọn cả những quán ăn lấn chiếm vỉa hè, lòng đường
Ngoài việc chưa thể hiện sự đa dạng trong nền ẩm thực Việt thì trong danh sách “Bib Gourmand” có cả những quán ăn lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, bị các thành phố cho là vi phạm quy định hành chính và làm cho khách bộ hành buộc phải đi xuống lòng đường (rất nguy hiểm) khi đi ngang những quán ăn này.
Ở Hà Nội có quán phở Ấu Triệu mà như trang báo mạng Vietnamnet mô tả ngày 10/6/2023: “… trên phố Ấu Triệu cạnh Nhà thờ Lớn Hà Nội có một quán phở luôn tấp nập người ra người vào mấy chục năm qua. Tại đây, không khó để bắt gặp hình ảnh thực khách xếp hàng dài chờ đợi hay tự tay xếp ghế nhựa, bê phở và ngồi thưởng thức trên vỉa hè. Quán không trưng biển hiệu nhưng thực khách quen gọi là phở Ấu Triệu hay phở Tư Lùn - Ấu Triệu”.
Ở Sài Gòn có quán phở Hòa Pasteur (Quận 1). Tôi đi ngang quán này mỗi ngày đều thấy quán này chiếm dụng vỉa hè để cho khách dựng xe gắn máy, chiếm dụng lòng đường để khách đậu xe hơi; còn quán phở Minh (quận Bình Thạnh) thì chiếm vỉa hè để bày bàn ghế và dựng xe gắn máy.
Sau khi các quán này được bình chọn vào danh sách “Bib Gourmand” thì khách đến ăn đông “tợn” hơn, quán càng chiếm vỉa hè, lòng đường “ác chiến” hơn, thật khốn khổ cho khách bộ hành.
Quán phở Hòa Pasteur (quận 1) lấn chiếm vỉa hè và lòng đường Pasteur được giải Bib Gourmand
NGUỒN HÌNH ẢNH,TIDOO NGUYỄN
Chụp lại hình ảnh,
Quán phở Hòa Pasteur (quận 1) lấn chiếm vỉa hè và lòng đường Pasteur được giải Bib Gourmand
Có hay không sự thiên vị thủ đô?
Số quán ăn trong bảng danh sách “Bib Gourmand” ở Sài Gòn nhiều hơn ở thủ đô Ha Nội. Còn số nhà hàng được gắn “Một sao Michelin” ở thủ đô nhiều hơn ở Sài Gòn. Nhìn vào danh sách này, du khách quốc tế có thể lầm tưởng Sài Gòn chỉ xứng tầm “ẩm thực đường phố”? Anh bạn tôi nghi ngờ đằng sau danh hiệu Michelin Star có sự thiên vị thủ đô.
Theo “Báo cáo thị trường Kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2022” do iPos.vn thực hiện, Việt Nam có gần 338,600 nhà hàng/café. Trong đó, Sài Gòn có nhiều hàng quán nhất, chiếm 39.78% số lượng trên toàn quốc, gấp gần ba lần so với Hà Nội. Như vậy, lẽ dĩ nhiên xác suất số lượng nhà hàng/quán ăn có phẩm chất cao ở Sài Gòn phải nhiều hơn ở thủ đô.
Thế nhưng, Michelin Guide gắn “Một Sao Michelin” đến ba nhà hàng Hà Nội gồm Gia, Hibana by Koki và Tầm Vị, còn Sài Gòn chỉ có một là Ănăn Saigon.
Trong khi đó Sài Gòn không thiếu các nhà hàng quán ăn đạt năm tiêu chí cho danh hiệu Michelin Star: phẩm chất món ăn, sự hài hòa của hương vị, kỹ thuật nấu thuần thục, cá tính của đầu bếp được thể hiện qua các món ăn, sự nhất quán của món ăn theo thời gian và trên toàn bộ thực đơn.
Ngoài ra, kết quả Michelin Guide công bố tối 6/6/2023 chưa “nhìn thấy” các nhà hàng ở Hội An, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, Cần Thơ… Có vẻ như Michelin Guide chưa đi thực tế hết để thẩm định ẩm thực Việt Nam một cách khách quan và chính xác.
Nhà tài trợ thắng lớn
Đội ngũ thẩm định ẩm thực Michelin không tự nhiên ghé đến Việt Nam. Tiền Phong ngày 18/06/2023 đã dẫn lời bà Nguyễn Vũ Quỳnh Anh, tổng giám đốc Sun Hospipatily Group (Sun Group) cho biết:
“Một trong những điều khách du lịch ưa thích nhất, ấn tượng sâu sắc nhất là ẩm thực. Đây cũng là một trong những lý do để đơn vị này đồng hành đưa Michelin Guide đến Việt Nam cho cả chặng đường đánh giá, thẩm định ba năm liên tiếp.”
Sun Group là nhà tài trợ đưa Michelin Guide vào Việt Nam trong ba năm 2023-2024-2025. Nghĩa là nhờ có Sun Group, Michelin Guide còn tiếp tục đến Việt Nam để thẩm định các nhà hàng, quán ăn trong năm tới và năm tới nữa.
Đổi lại, Sun Group được gì? Thì đây, theo công bố trên trang web Sun Group, nhà hàng Hibana by Koki nằm trong khách sạn Capella Hanoi của Sun Group đã đạt được Michelin Star (một sao); còn hai nhà hàng khác (cũng thuộc khách sạn này) là Backstage và Izakaya by Koki cũng lọt vào danh sách Michelin Selected (nhà hàng được Michelin gợi ý nên thử).
Báo Đà Nẵng ngày 19 Tháng Sáu 2023 ngợi ca Capella Hanoi “tính đến thời điểm hiện tại cũng là khách sạn duy nhất tại Việt Nam sở hữu tới ba nhà hàng được Michelin vinh danh. Trên thế giới, đây cũng là một trong số ít khách sạn làm được điều này”.
Đằng sau các sự kiện hay giải thưởng ở Việt Nam có hay không vai trò nhà tài trợ? Và dư luận có vì thế mà thay đổi thói quen ăn uống của họ? Điều này từng người sành ăn ở Việt Nam sẽ tự biết để lựa chọn.
Bài thể hiện quan điểm riêng của tác giả Tidoo Nguyễn, hiện đang sinh sống tại TP HCM, Việt Nam.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Tuổi trẻ Online - 25/05/2023 14:05
Công nhân đi tìm việc thời... thất nghiệp
MẠNH DŨNG
Tháng 6 này, Vui sẽ nhận trợ cấp thôi việc 209 triệu đồng cho 24 năm làm việc ở Công ty PouYuen, TP.HCM. Cục tiền lớn với cô công nhân làm đế giày nhưng cô chính thức mất việc và phải làm lại từ đầu ở tuổi 42...
Bước ngoặt của công nhân Nguyễn Thị Vui cũng đang là nỗi niềm nhiều người khác. Những ai làm việc ở các công ty bảo đảm được chế độ còn đỡ, họ được khoản tiền trợ cấp để có thể tính toán việc mới. Những người làm việc ở các quán xá, cơ sở nhỏ thì thật sự đáng lo khi không có khoản tiền thất nghiệp này.
Hồi chưa làm công nhân, tôi đã phụ bán hàng nên chắc bán lại sẽ được. Tôi cũng định bán quần áo trẻ em và đồ chơi, vốn ít mà lỡ ế ẩm thì cũng không sợ hư hỏng như đồ ăn.
Trần Thị Thanh Trà
Những nỗi lo
Trò chuyện với chúng tôi, Vui nói: "Tụi em đã đoán được ngày phải nghỉ việc. Suốt mấy tháng, công nhân vẫn lên công ty nhưng cứ ngồi đó, rất ít việc làm. Nhưng cũng may là công ty vẫn trả đầy đủ lương bổng, suất ăn trưa. Giờ nghỉ việc thì được bảo đảm đầy đủ các chế độ theo quy định nên mình có khoản tiền để tính toán được tương lai sắp tới".
Nhiều bạn của Vui cũng được PouYuen cho nghỉ việc đợt này. Có người được lãnh trợ cấp cũng ngót nghét một vài trăm triệu, có người chỉ vài chục triệu tùy thâm niên làm việc...
Những người như Vui làm việc cho công ty lớn đã được bảo đảm tốt chế độ cho thôi việc cũng lo lắng nhưng không quá nặng nề vì vẫn có khoản tiền để xoay xở tìm việc mới. Thậm chí, những người được nhận tiền trợ cấp nhiều như Vui còn tính nghỉ tìm việc lãnh lương để ra làm "chủ" buôn bán nhỏ, thay đổi hẳn đường hướng cuộc đời.
Ngược lại, những người làm công nhật hay ở các cơ sở nhỏ, cửa tiệm, quán xá lại đang rất lo lắng khi mất việc làm ở thời điểm này, bởi họ không có trợ cấp thất nghiệp hoặc rất ít ỏi.
"Lương bổng nhiều người chỉ được tính đến ngày nghỉ làm, thậm chí em còn bị xù lương" - Nguyễn Thị Lành, cô gái 21 tuổi, làm bưng bê ở nhà hàng - cà phê G.T. trên đường Trần Văn Giàu (quận Bình Tân, TP.HCM), lo lắng tâm sự. Cô kể năm 2022 xin việc ở đây.
"Con gái đi làm nhà hàng nên cũng lo. Nhưng khi làm thấy đàng hoàng nên yên tâm, nào ngờ mất việc nhanh quá", Lành kể cô được lãnh lương cơ bản 5 triệu đồng cho ca tám tiếng, bao cơm trưa và cuối tháng được chia tiền tip của khách. Để thêm thu nhập, cô xin làm luôn ca tối và được trả 25.000 đồng mỗi giờ làm thêm.
Tuy nhiên, chỉ sáu tháng cô được lãnh lương đúng thỏa thuận, sau đó thì bị nợ lương vì nhà hàng ế ẩm, tiền tip khách cho cũng không còn.
"Một sáng, em đi làm thì thấy các nhân viên khác đang đứng nhốn nháo trước cánh cửa treo bảng 'nhà hàng tạm nghỉ để sửa chữa'. Kỳ lạ là tụi em không hề được báo trước và đồ đạc giá trị bên trong đều chở đi đâu hết", Lành kể. Những nhà dân ở gần bên nói hồi đêm thấy nhiều xe tải đến chở đồ quán đi rồi...
Lành gọi điện thoại cho chủ nhà hàng không được. Lát sau, thêm những người lạ đến tìm chủ cũng không được. Mọi người mới vỡ lẽ ông chủ đã bỏ trốn. Những người đến tìm, có người là chủ nợ, có người là đầu mối cung cấp nguyên liệu thức ăn.
Tất cả đều đã bị ông ta "trốn nợ"nhưng buồn nhất là nhân viên như Lành. Họ bị nợ một tháng lương, lại thêm tháng này đã tới ngày lãnh lương mà chủ bỏ trốn. Tính ra, họ đã bị "xù" hai tháng lương, dù đó là đồng lương vốn quá ít ỏi cho cuộc sống.
Từ Bình Tân, chúng tôi đi dọc qua các quận Tân Phú, Tân Bình, 11, kể cả trung tâm như quận 1, quận 3 và nghe nhiều chuyện người lao động gặp khó khi các cửa hàng, quán xá đóng cửa hoặc thu hẹp, giảm nhân viên. Hầu hết họ đều chỉ được trả lương đến ngày cuối làm việc, một số may mắn thì được cho thêm một vài triệu tiền tàu xe về quê hoặc tháng tiền trọ để tìm việc mới.
Cô gái 27 tuổi Hà Thị Thanh Thủy đang làm thu ngân cho quán ăn T.H. lớn ở cư xá Bắc Hải, quận 10, thì được chủ báo "tạm thôi việc" từ tháng 6 này. "Em nhận lương 7 triệu đồng hết tháng 5 và bà chủ cho thêm 3 triệu đồng hỗ trợ một tháng tiền nhà trọ để đi tìm việc khác", Thủy kể thêm mình bị mất việc là do quán ít khách và cùng nghỉ với cô còn có sáu nhân viên nữa.
Bị cho thôi việc và nhận được khoản trợ cấp tương đối lớn, cô công nhân Nguyễn Thị Vui đang tính chuyển hướng làm việc - Ảnh: M.DŨNG
Bị cho thôi việc và nhận được khoản trợ cấp tương đối lớn, cô công nhân Nguyễn Thị Vui đang tính chuyển hướng làm việc - Ảnh: M.DŨNG
Chuyển hướng mưu sinh
Trò chuyện với chúng tôi, hầu hết những người mất việc đều nói họ không bất ngờ vì hiểu tình hình khó khăn của nơi làm. Vấn đề của họ hiện nay là sẽ tiếp tục mưu sinh như thế nào? Các công nhân bị mất việc ở những công ty bảo đảm được chế độ trợ cấp thất nghiệp cho biết việc đầu tiên họ làm khi nghỉ việc là gửi ngay khoản trợ cấp vào ngân hàng để thêm chút lãi và tránh bị "nát" tiền.
"Chắc chắn tôi sẽ gửi ngay ngân hàng khi tháng 6 được nhận khoản tiền trợ cấp, bởi nếu giữ chắc sẽ hết nhanh thôi", cô công nhân Nguyễn Thị Vui cho biết.
Vui nói thêm cô cũng đang phân vân tiếp tục xin việc làm lãnh lương hay trích ít tiền trợ cấp thất nghiệp để buôn bán nhỏ. "Tôi đã xin được việc bảo mẫu nhà trẻ nhưng lương chỉ 7 triệu đồng. Mình đã làm công nhân 24 năm và nhận lương 15 triệu đồng, giờ việc mới chưa được nửa lương cũ nên cũng đắn đo", Vui nói có lẽ sẽ khởi nghiệp nhỏ gì đó để thử khả năng mình sẵn lúc bị mất việc.
Nhưng cô cũng nói thêm là dù khởi nghiệp gì thì cũng chỉ dám trích một phần trong khoản trợ cấp thất nghiệp, phần còn lại phải để dự phòng thất bại.
Một số người khác thì cho biết sẽ về quê, lấy tiền trợ cấp để chăn nuôi và buôn bán nhỏ gần nhà. "Vợ chồng tôi tính kỹ chuyện về quê. Đầu tiên, mình tiết kiệm được tiền trọ, rồi con cái về trường quê cũng ít học phí hơn hẳn TP. Tiền ăn uống cũng giảm hẳn khi có gà qué, rau rác vườn nhà" - cô công nhân Trần Thị Thanh Trà, 31 tuổi, cho biết.
Hướng tính của cô thuận lợi là có người chồng vẫn đang làm ruộng ở quê huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi. Cô về thì anh vẫn làm ruộng, còn cô sẽ lấy tiền trợ cấp ra buôn bán ở chợ xã.
Trong lúc một số người tính chuyển nghề hoặc về quê lập nghiệp thì nhiều người cho biết họ vẫn trụ lại TP để tìm việc mới. Trong 25 người thất nghiệp mà chúng tôi thử khảo sát nhỏ thì hơn hai phần ba cho biết họ vẫn ở lại. Có người đã xin được việc làm ở công ty khác, có người nhảy ra làm tự do và có người vẫn đang tìm việc.
Hai anh em Lê Thanh Bình, Lê Thanh Hùng quê Bố Trạch, Quảng Bình, kể họ bị mất việc dập đinh, ốc ở cơ sở tại huyện Bình Chánh gần hai tháng qua nhưng tuần này đã xin được việc phụ hồ. Họ chấp nhận lương công nhật 350.000 đồng mỗi ngày, vì lương cơ sở dập đinh cũng chưa được 8 triệu đồng.
Việc họ sẽ ổn định trong ít nhất sáu tháng nữa vì căn nhà năm tầng họ đang xây rất rộng, chủ thầu cũng mới báo đã có hợp đồng mới ngay sau công trình này.
Có một công việc nữa mà hiện nay một số công nhân nữ bị thất nghiệp cũng muốn làm là "osin theo giờ". Công việc nghe có việc "ngại ngại" nhưng thu nhập khá ổn, thậm chí là khá nếu đã quen việc và có sức khỏe tốt để "chạy sô" nhiều nơi. Cô công nhân Thạch Thị Mỹ ở Khu công nghiệp Tân Tạo kể chỉ sau vài ngày thất nghiệp hồi cuối năm 2022, cô đã được giới thiệu làm việc nhà theo giờ và có thu nhập cao hơn hẳn làm công ty.
"Tôi mới 35 tuổi, từng là dân ruộng Trà Vinh quen cực khổ nên nhận việc vệ sinh nhà cửa. Tùy quy mô nhà, mỗi nhà tôi được khoảng 200.000 - 400.000 đồng. Mình có sức khỏe nên gắng làm nhanh để đi làm nhà khác, miễn sao sạch sẽ để chủ nhà ưng bụng", Mỹ kể thêm hiện nay cô "chạy sô" ít nhất hai nhà mỗi ngày, có ngày cô làm được cả bốn nhà, thu nhập hơn gấp đôi đi làm công nhân thời ít việc, không tăng ca...
"Tôi nghĩ mình có sức khỏe, thật sự muốn làm việc là sẽ có việc làm thôi, đừng lo lắng quá", Mỹ tự tin nói.
Theo Tổng cục Thống kê, số người thất nghiệp ở độ tuổi lao động quý 1-2023 khoảng 1,05 triệu người, giảm 34.600 so với quý trước và giảm 65.100 người so với cùng kỳ năm 2022. Tỉ lệ thất nghiệp ở độ tuổi lao động quý 1-2023 là 2,25%, giảm 0,07 điểm phần trăm so quý trước và giảm 0,21 điểm phần trăm so với cùng kỳ 2022.
Thu nhập bình quân của người lao động mỗi tháng ở quý 1-2023 là 7 triệu đồng, tăng 197.000 đồng so với quý trước và tăng 640.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.
Công nhân đi tìm việc thời... thất nghiệp
MẠNH DŨNG
Tháng 6 này, Vui sẽ nhận trợ cấp thôi việc 209 triệu đồng cho 24 năm làm việc ở Công ty PouYuen, TP.HCM. Cục tiền lớn với cô công nhân làm đế giày nhưng cô chính thức mất việc và phải làm lại từ đầu ở tuổi 42...
Bước ngoặt của công nhân Nguyễn Thị Vui cũng đang là nỗi niềm nhiều người khác. Những ai làm việc ở các công ty bảo đảm được chế độ còn đỡ, họ được khoản tiền trợ cấp để có thể tính toán việc mới. Những người làm việc ở các quán xá, cơ sở nhỏ thì thật sự đáng lo khi không có khoản tiền thất nghiệp này.
Hồi chưa làm công nhân, tôi đã phụ bán hàng nên chắc bán lại sẽ được. Tôi cũng định bán quần áo trẻ em và đồ chơi, vốn ít mà lỡ ế ẩm thì cũng không sợ hư hỏng như đồ ăn.
Trần Thị Thanh Trà
Những nỗi lo
Trò chuyện với chúng tôi, Vui nói: "Tụi em đã đoán được ngày phải nghỉ việc. Suốt mấy tháng, công nhân vẫn lên công ty nhưng cứ ngồi đó, rất ít việc làm. Nhưng cũng may là công ty vẫn trả đầy đủ lương bổng, suất ăn trưa. Giờ nghỉ việc thì được bảo đảm đầy đủ các chế độ theo quy định nên mình có khoản tiền để tính toán được tương lai sắp tới".
Nhiều bạn của Vui cũng được PouYuen cho nghỉ việc đợt này. Có người được lãnh trợ cấp cũng ngót nghét một vài trăm triệu, có người chỉ vài chục triệu tùy thâm niên làm việc...
Những người như Vui làm việc cho công ty lớn đã được bảo đảm tốt chế độ cho thôi việc cũng lo lắng nhưng không quá nặng nề vì vẫn có khoản tiền để xoay xở tìm việc mới. Thậm chí, những người được nhận tiền trợ cấp nhiều như Vui còn tính nghỉ tìm việc lãnh lương để ra làm "chủ" buôn bán nhỏ, thay đổi hẳn đường hướng cuộc đời.
Ngược lại, những người làm công nhật hay ở các cơ sở nhỏ, cửa tiệm, quán xá lại đang rất lo lắng khi mất việc làm ở thời điểm này, bởi họ không có trợ cấp thất nghiệp hoặc rất ít ỏi.
"Lương bổng nhiều người chỉ được tính đến ngày nghỉ làm, thậm chí em còn bị xù lương" - Nguyễn Thị Lành, cô gái 21 tuổi, làm bưng bê ở nhà hàng - cà phê G.T. trên đường Trần Văn Giàu (quận Bình Tân, TP.HCM), lo lắng tâm sự. Cô kể năm 2022 xin việc ở đây.
"Con gái đi làm nhà hàng nên cũng lo. Nhưng khi làm thấy đàng hoàng nên yên tâm, nào ngờ mất việc nhanh quá", Lành kể cô được lãnh lương cơ bản 5 triệu đồng cho ca tám tiếng, bao cơm trưa và cuối tháng được chia tiền tip của khách. Để thêm thu nhập, cô xin làm luôn ca tối và được trả 25.000 đồng mỗi giờ làm thêm.
Tuy nhiên, chỉ sáu tháng cô được lãnh lương đúng thỏa thuận, sau đó thì bị nợ lương vì nhà hàng ế ẩm, tiền tip khách cho cũng không còn.
"Một sáng, em đi làm thì thấy các nhân viên khác đang đứng nhốn nháo trước cánh cửa treo bảng 'nhà hàng tạm nghỉ để sửa chữa'. Kỳ lạ là tụi em không hề được báo trước và đồ đạc giá trị bên trong đều chở đi đâu hết", Lành kể. Những nhà dân ở gần bên nói hồi đêm thấy nhiều xe tải đến chở đồ quán đi rồi...
Lành gọi điện thoại cho chủ nhà hàng không được. Lát sau, thêm những người lạ đến tìm chủ cũng không được. Mọi người mới vỡ lẽ ông chủ đã bỏ trốn. Những người đến tìm, có người là chủ nợ, có người là đầu mối cung cấp nguyên liệu thức ăn.
Tất cả đều đã bị ông ta "trốn nợ"nhưng buồn nhất là nhân viên như Lành. Họ bị nợ một tháng lương, lại thêm tháng này đã tới ngày lãnh lương mà chủ bỏ trốn. Tính ra, họ đã bị "xù" hai tháng lương, dù đó là đồng lương vốn quá ít ỏi cho cuộc sống.
Từ Bình Tân, chúng tôi đi dọc qua các quận Tân Phú, Tân Bình, 11, kể cả trung tâm như quận 1, quận 3 và nghe nhiều chuyện người lao động gặp khó khi các cửa hàng, quán xá đóng cửa hoặc thu hẹp, giảm nhân viên. Hầu hết họ đều chỉ được trả lương đến ngày cuối làm việc, một số may mắn thì được cho thêm một vài triệu tiền tàu xe về quê hoặc tháng tiền trọ để tìm việc mới.
Cô gái 27 tuổi Hà Thị Thanh Thủy đang làm thu ngân cho quán ăn T.H. lớn ở cư xá Bắc Hải, quận 10, thì được chủ báo "tạm thôi việc" từ tháng 6 này. "Em nhận lương 7 triệu đồng hết tháng 5 và bà chủ cho thêm 3 triệu đồng hỗ trợ một tháng tiền nhà trọ để đi tìm việc khác", Thủy kể thêm mình bị mất việc là do quán ít khách và cùng nghỉ với cô còn có sáu nhân viên nữa.
Bị cho thôi việc và nhận được khoản trợ cấp tương đối lớn, cô công nhân Nguyễn Thị Vui đang tính chuyển hướng làm việc - Ảnh: M.DŨNG
Bị cho thôi việc và nhận được khoản trợ cấp tương đối lớn, cô công nhân Nguyễn Thị Vui đang tính chuyển hướng làm việc - Ảnh: M.DŨNG
Chuyển hướng mưu sinh
Trò chuyện với chúng tôi, hầu hết những người mất việc đều nói họ không bất ngờ vì hiểu tình hình khó khăn của nơi làm. Vấn đề của họ hiện nay là sẽ tiếp tục mưu sinh như thế nào? Các công nhân bị mất việc ở những công ty bảo đảm được chế độ trợ cấp thất nghiệp cho biết việc đầu tiên họ làm khi nghỉ việc là gửi ngay khoản trợ cấp vào ngân hàng để thêm chút lãi và tránh bị "nát" tiền.
"Chắc chắn tôi sẽ gửi ngay ngân hàng khi tháng 6 được nhận khoản tiền trợ cấp, bởi nếu giữ chắc sẽ hết nhanh thôi", cô công nhân Nguyễn Thị Vui cho biết.
Vui nói thêm cô cũng đang phân vân tiếp tục xin việc làm lãnh lương hay trích ít tiền trợ cấp thất nghiệp để buôn bán nhỏ. "Tôi đã xin được việc bảo mẫu nhà trẻ nhưng lương chỉ 7 triệu đồng. Mình đã làm công nhân 24 năm và nhận lương 15 triệu đồng, giờ việc mới chưa được nửa lương cũ nên cũng đắn đo", Vui nói có lẽ sẽ khởi nghiệp nhỏ gì đó để thử khả năng mình sẵn lúc bị mất việc.
Nhưng cô cũng nói thêm là dù khởi nghiệp gì thì cũng chỉ dám trích một phần trong khoản trợ cấp thất nghiệp, phần còn lại phải để dự phòng thất bại.
Một số người khác thì cho biết sẽ về quê, lấy tiền trợ cấp để chăn nuôi và buôn bán nhỏ gần nhà. "Vợ chồng tôi tính kỹ chuyện về quê. Đầu tiên, mình tiết kiệm được tiền trọ, rồi con cái về trường quê cũng ít học phí hơn hẳn TP. Tiền ăn uống cũng giảm hẳn khi có gà qué, rau rác vườn nhà" - cô công nhân Trần Thị Thanh Trà, 31 tuổi, cho biết.
Hướng tính của cô thuận lợi là có người chồng vẫn đang làm ruộng ở quê huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi. Cô về thì anh vẫn làm ruộng, còn cô sẽ lấy tiền trợ cấp ra buôn bán ở chợ xã.
Trong lúc một số người tính chuyển nghề hoặc về quê lập nghiệp thì nhiều người cho biết họ vẫn trụ lại TP để tìm việc mới. Trong 25 người thất nghiệp mà chúng tôi thử khảo sát nhỏ thì hơn hai phần ba cho biết họ vẫn ở lại. Có người đã xin được việc làm ở công ty khác, có người nhảy ra làm tự do và có người vẫn đang tìm việc.
Hai anh em Lê Thanh Bình, Lê Thanh Hùng quê Bố Trạch, Quảng Bình, kể họ bị mất việc dập đinh, ốc ở cơ sở tại huyện Bình Chánh gần hai tháng qua nhưng tuần này đã xin được việc phụ hồ. Họ chấp nhận lương công nhật 350.000 đồng mỗi ngày, vì lương cơ sở dập đinh cũng chưa được 8 triệu đồng.
Việc họ sẽ ổn định trong ít nhất sáu tháng nữa vì căn nhà năm tầng họ đang xây rất rộng, chủ thầu cũng mới báo đã có hợp đồng mới ngay sau công trình này.
Có một công việc nữa mà hiện nay một số công nhân nữ bị thất nghiệp cũng muốn làm là "osin theo giờ". Công việc nghe có việc "ngại ngại" nhưng thu nhập khá ổn, thậm chí là khá nếu đã quen việc và có sức khỏe tốt để "chạy sô" nhiều nơi. Cô công nhân Thạch Thị Mỹ ở Khu công nghiệp Tân Tạo kể chỉ sau vài ngày thất nghiệp hồi cuối năm 2022, cô đã được giới thiệu làm việc nhà theo giờ và có thu nhập cao hơn hẳn làm công ty.
"Tôi mới 35 tuổi, từng là dân ruộng Trà Vinh quen cực khổ nên nhận việc vệ sinh nhà cửa. Tùy quy mô nhà, mỗi nhà tôi được khoảng 200.000 - 400.000 đồng. Mình có sức khỏe nên gắng làm nhanh để đi làm nhà khác, miễn sao sạch sẽ để chủ nhà ưng bụng", Mỹ kể thêm hiện nay cô "chạy sô" ít nhất hai nhà mỗi ngày, có ngày cô làm được cả bốn nhà, thu nhập hơn gấp đôi đi làm công nhân thời ít việc, không tăng ca...
"Tôi nghĩ mình có sức khỏe, thật sự muốn làm việc là sẽ có việc làm thôi, đừng lo lắng quá", Mỹ tự tin nói.
Theo Tổng cục Thống kê, số người thất nghiệp ở độ tuổi lao động quý 1-2023 khoảng 1,05 triệu người, giảm 34.600 so với quý trước và giảm 65.100 người so với cùng kỳ năm 2022. Tỉ lệ thất nghiệp ở độ tuổi lao động quý 1-2023 là 2,25%, giảm 0,07 điểm phần trăm so quý trước và giảm 0,21 điểm phần trăm so với cùng kỳ 2022.
Thu nhập bình quân của người lao động mỗi tháng ở quý 1-2023 là 7 triệu đồng, tăng 197.000 đồng so với quý trước và tăng 640.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
YouTuber Hà Nội lãnh án tù 6 năm vì “chống nhà nước”
An Vui
4 tháng 7, 2023
Saigon Nhỏ
Ông Phan Sơn Tùng đội chiếc mũ do ông tự sản xuất có dòng chữ mang tên kênh YouTube do ông sáng lập “Vì Việt Nam Thịnh Vượng – Ảnh: Youtube/Vì Việt Nam Thịnh Vượng
Một YouTuber ở Hà Nội vừa bị kết án 6 năm tù về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước” trong phiên xử sơ thẩm hôm 3 Tháng Bảy.
Danh tính YouTuber vừa bị Hà Nội kết án tù là Phan Sơn Tùng (39 tuổi, ngụ phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội), trong cáo trạng bị kết tội là đã làm và đăng trên Facebook và YouTube các video clip “nói xấu chế độ, xuyên tạc sai sự thật về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam, bôi nhọ lãnh đạo đảng, nhà nước”.
Ba kênh YouTube của ông Sơn Tùng mang tên “Vì Việt Nam thịnh vượng”, “Sơn Tùng TV” và “Phan Sơn Tùng”, còn trên mạng Facebook là tài khoản “David Phan”, đã chia sẻ 22 video, với 150 triệu lượt xem và 530,000 người dõi theo.
Tháng Tám 2022, một nội dung clip có đoạn kêu gọi thành lập “Đảng Việt Nam thịnh vượng” nhằm đối chọi với đảng cộng sản Việt Nam, nên Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đã theo dõi, thu thập chứng cứ để chuyển cho Công an Hà Nội điều tra, sau đó đưa sang Viện Kiểm sát Hà Nội truy tố.
Truyền thông trong nước cho rằng những thông tin ông Tùng đăng tải là “bịa đặt, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của người khác” nhằm “gây hoang mang trong nhân dân, tuyên truyền chiến tranh tâm lý và chống nhà nước, chống đảng”.
Mặc dù thừa nhận tại tòa là chính ông đã làm và đăng tải các đoạn clip đó nhưng ông Phan Sơn Tùng không nhận tội.
Thanh Niên ngày 3 Tháng Bảy còn cho biết, các kênh YouTube của ông Tùng từ lúc mở đến Tháng Tám 2022 kiếm được gần $80,000. Ngoài ra, ông Tùng còn đặt làm 500 chiếc mũ lưỡi trai, in dòng chữ “Vì Việt Nam thịnh vượng” và bán gần 400 cái trên ba kênh YouTube và một kênh Facebook với giá 150,000 đồng/chiếc.
Công an Hà Nội còn ủy thác cho 39 cơ quan điều tra các tỉnh, thành lấy lời khai những người mua mũ từ Phan Sơn Tùng, buộc họ giao nộp.
Luật sư Luân Lê cho biết trên trang Facebook cá nhân: Ông Phan Sơn Tùng trước đây từng làm việc trong Ban quản lý dự án của công ty bất động sản Viettel. Sau đó, ông Tùng tự thành lập công ty riêng để hoạt động và trao đổi về các vấn đề của đất nước.
Trước tình hình xã hội nhiều tệ nạn, ông Phan Sơn Tùng đã lên tiếng bằng cách tổng hợp và phân tích các vấn đề dưới góc nhìn cá nhân, mục đích chính yếu là xây dựng một nước Việt Nam vững mạnh hơn, có nhà nước trong sạch và uy tín.
Sau khi bị bắt, ông Tùng đã nộp lại số tiền bán mũ, còn số tiền nhận được từ số lượt xem trên YouTube, ông Tùng đã nộp thuế theo quy định.
Ông Phan Sơn Tùng là người hoạt động thứ 6 bị kết tội “… tuyên truyền chống nhà nước” từ đầu năm 2023 đến nay. Năm người trước đó là ông Trần Văn Bang và Đặng Đăng Phước bị tuyên 8 năm tù giam; ông Trương Văn Dũng và Nguyễn Lân Thắng bị tuyên 6 năm tù giam; ông Bùi Tuấn Lâm bị tuyên 5 năm 6 tháng tù giam.
Thầy giáo dạy nhạc Đăng Đăng Phước ở Đăk Lăk bị kết án 8 năm tù – Ảnh FB DP
Trước đó, ngày 6 Tháng Sáu 2023, Tòa án Đăk Lăk kết án cựu giảng viên âm nhạc trường Cao đẳng Sư phạm Đăk Lăk Đặng Đăng Phước (63 tuổi) 8 năm tù vì tội ủng hộ dân chủ và đa đảng.
Cáo trạng của Viện Kiểm sát tỉnh Đăk Lăk buộc tội ông Phước đã đăng nhiều bài viết “mang nội dung xuyên tạc phỉ báng chính quyền; bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; và gây chiến tranh tâm lý…”.
Ông Phước cũng hát và phát trên Facebook những bài hát “Con đường Việt Nam”, do cựu tù chính trị, ca sĩ Việt Khang sáng tác, nhằm tôn vinh cựu tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức; bài hát “Gánh xiếc to trên quê hương bé nhỏ” do nhạc sĩ Tuấn Khanh sáng tác.
Trong bài đăng hồi Tháng Tám 2022, ông Phước bày tỏ sự ủng hộ đối với Bùi Tuấn Lâm – người có biệt danh “Thánh rắc hành”vừa bị xử tù sau khi ông Lâm có video chế giễu bữa ăn đắt tiền tại nhà hàng của Salt Bae của Bộ trưởng công an Tô Lâm.
Chưa đầy hai giờ sau khi ông Phước đăng bài viết này, công an Đăk Lăk ập vào nhà bắt ông.
Ông Phước từng phục vụ trong quân đội Việt Nam và đóng quân tại Lào trong bốn năm. Sau khi rời quân đội, ông trở thành giáo viên dạy nhạc. Ông thường bình luận về các vấn đề chính trị, xã hội và môi trường trên Facebook cá nhân, lên tiếng bảo vệ những người yếu thế, trong đó có những người dân mất đất và người Thượng Tây Nguyên.
Ngoài ra, ông Phước còn lên tiếng bảo vệ quyền dân sự và chính trị, trong đó có quyền tự do ngôn luận, biểu đạt, hội họp và tôn giáo. Ông từng công khai phản đối Luật An ninh mạng năm 2018.
Ông Bùi Tuấn Lâm, nổi tiếng trên mạng với biệt danh “Thánh rắc hành” – Ảnh: Peter Lam Bui/Facebook
Còn trong Tháng Năm 2023, có hai nhà hoạt động xã hội trên mạng cũng bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam kết án là Bùi Tuấn Lâm và Trần Bang.
Ông Bùi Tuấn Lâm (39 tuổi, ngụ phường Thanh Bình, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng) thường được gọi là “Peter Lam Bui” hay “Thánh rắc hành” bị Tòa án Đà Nẵng kết án 5 năm 6 tháng tù ngày 25 Tháng Năm 2023 về tội “làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Truyền thông trong nước dẫn cáo trạng của Tòa án Đà Nẵng cho biết trong thời gian từ ngày 20 Tháng Tư 2019 đến ngày 7 Tháng Chín 2022, ông Bùi Tuấn Lâm đã đăng tải 19 bài viết lên tài khoản mạng xã hội Facebook mang tên “Peter Lam Bui” và có 25 video, bài viết trên kênh YouTube có nội dung “không đúng sự thật, xuyên tạc, bôi nhọ nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Ngoài mức án 5 năm 6 tháng tù, ông Bùi Tuấn Lâm còn bị phạt quản chế 4 năm kể từ ngày mãn hạn tù.
Ông Trần Văn Bang bình thản trong vòng vây công an sau phiên xử ông 8 năm tù – Ảnh: Dân Trí
Cũng với tội danh tương tự, ngày 12 Tháng Năm, Tòa án ở Sài Gòn đã kết án ông Trần Bang (Trần Văn Bang, 62 tuổi, ngụ Sài Gòn) 8 năm tù.
Tòa TP.HCM đã cáo buộc ông Bang đã sử dụng các tài khoản mạng xã hội “Trần Bang”, “Bang Trần” và “Tran Josh” đăng tải 39 bài viết có nội dung “tuyên truyền, xuyên tạc, nói xấu chính quyền nhân dân; thông tin sai sự thật gây hoang mang dư luận”, vì ông Bang đã nói sự thật là việc đảng cộng sản cầm quyền tuyệt đối sẽ dẫn đến tình trạng tha hóa, không có tự do dân chủ, nhân quyền.
Ngoài ra, ông Trần Bang còn bị cáo buộc tàng trữ nhiều tài liệu, sách báo, trong đó có bốn cuốn tài liệu của các nhà báo tự do Phạm Đoan Trang và Phạm Chí Thành… Cả hai nhà báo tự do này hiện đang bị nhà cầm quyền Hà Nội giam cầm.
An Vui
4 tháng 7, 2023
Saigon Nhỏ
Ông Phan Sơn Tùng đội chiếc mũ do ông tự sản xuất có dòng chữ mang tên kênh YouTube do ông sáng lập “Vì Việt Nam Thịnh Vượng – Ảnh: Youtube/Vì Việt Nam Thịnh Vượng
Một YouTuber ở Hà Nội vừa bị kết án 6 năm tù về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước” trong phiên xử sơ thẩm hôm 3 Tháng Bảy.
Danh tính YouTuber vừa bị Hà Nội kết án tù là Phan Sơn Tùng (39 tuổi, ngụ phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội), trong cáo trạng bị kết tội là đã làm và đăng trên Facebook và YouTube các video clip “nói xấu chế độ, xuyên tạc sai sự thật về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam, bôi nhọ lãnh đạo đảng, nhà nước”.
Ba kênh YouTube của ông Sơn Tùng mang tên “Vì Việt Nam thịnh vượng”, “Sơn Tùng TV” và “Phan Sơn Tùng”, còn trên mạng Facebook là tài khoản “David Phan”, đã chia sẻ 22 video, với 150 triệu lượt xem và 530,000 người dõi theo.
Tháng Tám 2022, một nội dung clip có đoạn kêu gọi thành lập “Đảng Việt Nam thịnh vượng” nhằm đối chọi với đảng cộng sản Việt Nam, nên Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đã theo dõi, thu thập chứng cứ để chuyển cho Công an Hà Nội điều tra, sau đó đưa sang Viện Kiểm sát Hà Nội truy tố.
Truyền thông trong nước cho rằng những thông tin ông Tùng đăng tải là “bịa đặt, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của người khác” nhằm “gây hoang mang trong nhân dân, tuyên truyền chiến tranh tâm lý và chống nhà nước, chống đảng”.
Mặc dù thừa nhận tại tòa là chính ông đã làm và đăng tải các đoạn clip đó nhưng ông Phan Sơn Tùng không nhận tội.
Thanh Niên ngày 3 Tháng Bảy còn cho biết, các kênh YouTube của ông Tùng từ lúc mở đến Tháng Tám 2022 kiếm được gần $80,000. Ngoài ra, ông Tùng còn đặt làm 500 chiếc mũ lưỡi trai, in dòng chữ “Vì Việt Nam thịnh vượng” và bán gần 400 cái trên ba kênh YouTube và một kênh Facebook với giá 150,000 đồng/chiếc.
Công an Hà Nội còn ủy thác cho 39 cơ quan điều tra các tỉnh, thành lấy lời khai những người mua mũ từ Phan Sơn Tùng, buộc họ giao nộp.
Luật sư Luân Lê cho biết trên trang Facebook cá nhân: Ông Phan Sơn Tùng trước đây từng làm việc trong Ban quản lý dự án của công ty bất động sản Viettel. Sau đó, ông Tùng tự thành lập công ty riêng để hoạt động và trao đổi về các vấn đề của đất nước.
Trước tình hình xã hội nhiều tệ nạn, ông Phan Sơn Tùng đã lên tiếng bằng cách tổng hợp và phân tích các vấn đề dưới góc nhìn cá nhân, mục đích chính yếu là xây dựng một nước Việt Nam vững mạnh hơn, có nhà nước trong sạch và uy tín.
Sau khi bị bắt, ông Tùng đã nộp lại số tiền bán mũ, còn số tiền nhận được từ số lượt xem trên YouTube, ông Tùng đã nộp thuế theo quy định.
Ông Phan Sơn Tùng là người hoạt động thứ 6 bị kết tội “… tuyên truyền chống nhà nước” từ đầu năm 2023 đến nay. Năm người trước đó là ông Trần Văn Bang và Đặng Đăng Phước bị tuyên 8 năm tù giam; ông Trương Văn Dũng và Nguyễn Lân Thắng bị tuyên 6 năm tù giam; ông Bùi Tuấn Lâm bị tuyên 5 năm 6 tháng tù giam.
Thầy giáo dạy nhạc Đăng Đăng Phước ở Đăk Lăk bị kết án 8 năm tù – Ảnh FB DP
Trước đó, ngày 6 Tháng Sáu 2023, Tòa án Đăk Lăk kết án cựu giảng viên âm nhạc trường Cao đẳng Sư phạm Đăk Lăk Đặng Đăng Phước (63 tuổi) 8 năm tù vì tội ủng hộ dân chủ và đa đảng.
Cáo trạng của Viện Kiểm sát tỉnh Đăk Lăk buộc tội ông Phước đã đăng nhiều bài viết “mang nội dung xuyên tạc phỉ báng chính quyền; bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; và gây chiến tranh tâm lý…”.
Ông Phước cũng hát và phát trên Facebook những bài hát “Con đường Việt Nam”, do cựu tù chính trị, ca sĩ Việt Khang sáng tác, nhằm tôn vinh cựu tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức; bài hát “Gánh xiếc to trên quê hương bé nhỏ” do nhạc sĩ Tuấn Khanh sáng tác.
Trong bài đăng hồi Tháng Tám 2022, ông Phước bày tỏ sự ủng hộ đối với Bùi Tuấn Lâm – người có biệt danh “Thánh rắc hành”vừa bị xử tù sau khi ông Lâm có video chế giễu bữa ăn đắt tiền tại nhà hàng của Salt Bae của Bộ trưởng công an Tô Lâm.
Chưa đầy hai giờ sau khi ông Phước đăng bài viết này, công an Đăk Lăk ập vào nhà bắt ông.
Ông Phước từng phục vụ trong quân đội Việt Nam và đóng quân tại Lào trong bốn năm. Sau khi rời quân đội, ông trở thành giáo viên dạy nhạc. Ông thường bình luận về các vấn đề chính trị, xã hội và môi trường trên Facebook cá nhân, lên tiếng bảo vệ những người yếu thế, trong đó có những người dân mất đất và người Thượng Tây Nguyên.
Ngoài ra, ông Phước còn lên tiếng bảo vệ quyền dân sự và chính trị, trong đó có quyền tự do ngôn luận, biểu đạt, hội họp và tôn giáo. Ông từng công khai phản đối Luật An ninh mạng năm 2018.
Ông Bùi Tuấn Lâm, nổi tiếng trên mạng với biệt danh “Thánh rắc hành” – Ảnh: Peter Lam Bui/Facebook
Còn trong Tháng Năm 2023, có hai nhà hoạt động xã hội trên mạng cũng bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam kết án là Bùi Tuấn Lâm và Trần Bang.
Ông Bùi Tuấn Lâm (39 tuổi, ngụ phường Thanh Bình, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng) thường được gọi là “Peter Lam Bui” hay “Thánh rắc hành” bị Tòa án Đà Nẵng kết án 5 năm 6 tháng tù ngày 25 Tháng Năm 2023 về tội “làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Truyền thông trong nước dẫn cáo trạng của Tòa án Đà Nẵng cho biết trong thời gian từ ngày 20 Tháng Tư 2019 đến ngày 7 Tháng Chín 2022, ông Bùi Tuấn Lâm đã đăng tải 19 bài viết lên tài khoản mạng xã hội Facebook mang tên “Peter Lam Bui” và có 25 video, bài viết trên kênh YouTube có nội dung “không đúng sự thật, xuyên tạc, bôi nhọ nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Ngoài mức án 5 năm 6 tháng tù, ông Bùi Tuấn Lâm còn bị phạt quản chế 4 năm kể từ ngày mãn hạn tù.
Ông Trần Văn Bang bình thản trong vòng vây công an sau phiên xử ông 8 năm tù – Ảnh: Dân Trí
Cũng với tội danh tương tự, ngày 12 Tháng Năm, Tòa án ở Sài Gòn đã kết án ông Trần Bang (Trần Văn Bang, 62 tuổi, ngụ Sài Gòn) 8 năm tù.
Tòa TP.HCM đã cáo buộc ông Bang đã sử dụng các tài khoản mạng xã hội “Trần Bang”, “Bang Trần” và “Tran Josh” đăng tải 39 bài viết có nội dung “tuyên truyền, xuyên tạc, nói xấu chính quyền nhân dân; thông tin sai sự thật gây hoang mang dư luận”, vì ông Bang đã nói sự thật là việc đảng cộng sản cầm quyền tuyệt đối sẽ dẫn đến tình trạng tha hóa, không có tự do dân chủ, nhân quyền.
Ngoài ra, ông Trần Bang còn bị cáo buộc tàng trữ nhiều tài liệu, sách báo, trong đó có bốn cuốn tài liệu của các nhà báo tự do Phạm Đoan Trang và Phạm Chí Thành… Cả hai nhà báo tự do này hiện đang bị nhà cầm quyền Hà Nội giam cầm.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Người Mỹ ở Sài Gòn: 'Tôi ước mang văn hóa cà phê Việt Nam về Mỹ'
Chụp lại hình ảnh,
Dustin Cheverier (trái) và Tyler Maurice Kooy là hai người Mỹ đang sống ở Việt Nam
Tác giả,Thương LêVai trò,BBC News Tiếng Việt
06.07.2023
Là một thức uống được ưa chuộng trên khắp thế giới, nhưng cà phê ở mỗi nước lại được pha chế theo những cách khác nhau và cách thưởng thức cũng rất khác biệt.
BBC trao đổi với một số người Mỹ đang sống tại Việt Nam để tìm hiểu những nét độc đáo trong văn hóa uống cà phê của người Mỹ, và so sánh với Việt Nam để tìm ra những điểm khác biệt thú vị.
Việt Nam: Cà phê ở khắp mọi nơi
Tyler Maurice Kooy, 32 tuổi, chủ tiệm cà phê Lost and Found ở quận 1, TP HCM cho rằng điểm tương đồng nổi bật nhất giữa văn hóa cà phê Mỹ và Việt Nam là niềm đam mê dành cho cà phê cũng như số lượng cửa tiệm chuyên về cà phê đặc sản.
Tuy nhiên, anh nhận xét rằng cà phê ở Việt Nam phổ biến hơn ở Mỹ rất nhiều.
“Ở Việt Nam, mỗi con đường có ít nhất 10 quán cà phê, thậm chí có nhiều con đường có tới 20-30 quán là bình thường”, Tyler cho biết.
Đồng quan điểm, Dustin Cheverier, một YouTuber người Mỹ đã ở Việt Nam 10 năm, nói với BBC rằng ở Việt Nam, chỉ cần đi bộ một chút là có thể mua được một ly cà phê.
“Từ các cửa tiệm gia đình cho tới người bán hàng rong, hoặc các chuỗi cà phê có thương hiệu, bạn có thể tìm thấy cà phê ngon, rẻ và độc nhất vô nhị”, anh nói.
Một khác biệt nữa mà Dustin chỉ ra là vì Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới, nên hương vị, phong cách cà phê ở các vùng miền khác nhau của Việt Nam cũng đa dạng hơn.
Văn hóa cà phê ở Việt Nam có khía cạnh xã hội hơn
Nhiều người nước ngoài khi đến Việt Nam đã ngạc nhiên khi thấy cà phê không chỉ là một thức uống mà còn là một phong cách sống đối với người dân địa phương.
Trao đổi với BBC, Tyler nhận xét rằng ở Việt Nam, việc đi gặp gỡ bạn bè hoặc đồng nghiệp tại một quán cà phê vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày - sáng, trưa, chiều, tối - sẽ được xã hội chấp nhận hơn trong khi ở Mỹ thì không như vậy.
Trong khi đó, Dustin nói rằng văn hóa uống cà phê ở Việt Nam có khía cạnh xã hội hơn ở Mỹ.
“Mọi người có thể đi uống cà phê và đi chơi với nhau trước giờ làm việc, trong giờ nghỉ, sau giờ làm việc hàng ngày, điều mà tôi không thấy xảy ra nhiều ở Mỹ. Người Mỹ cũng sẽ uống cà phê để đi chơi, giao lưu... nhưng Việt Nam thì ở một cấp độ khác”, YouTuber chuyên làm nội dung về Việt Nam cho biết.
Tự nhận là một người chỉ uống cà phê để tỉnh táo chứ không thích đi chơi ở các quán cà phê, nhưng Dustin chia sẻ rằng anh thích văn hóa cà phê của Việt Nam hơn ở Mỹ.
Tyler cũng bày tỏ sự yêu thích với văn hóa cà phê ở Việt Nam và nói anh ước có thể mang văn hóa cà phê ở Việt Nam về Mỹ.
NGUỒN HÌNH ẢNH,TYLER MAURICE KOOY
Chụp lại hình ảnh,
Tyler và vợ đã mở một quán cà phê mang phong cách thời bao cấp tại TP HCM
Khác biệt về giá
Khi BBC hỏi về các thương hiệu cà phê Mỹ tại Việt Nam, cả hai nhân vật trong bài đều so sánh rằng cà phê được bán ở các quán Việt có giá rẻ hơn nhiều trong khi có hương vị ngang bằng hoặc ngon hơn.
“Tôi đến từ Seattle, quê hương của chuỗi cà phê Starbucks, nhưng tôi chưa từng đến một tiệm Starbucks nào trong suốt bảy năm sống ở Việt Nam”, Tyler chia sẻ.
Lý giải về lý do tại sao Starbucks không phải là lựa chọn đầu tiên khi đi uống cà phê, chàng trai Mỹ nói rằng ở Việt Nam, người ta có thể chi ít tiền hơn để có được một thức uống truyền thống và ngon miệng hơn từ “một quán cà phê có những chiếc ghế nhựa xếp bên ngoài và một bà dì lớn tuổi đang đứng bên ấm đun nước nghi ngút khói với những phin cà phê mới pha”.
“Tôi nghĩ Starbucks và các chuỗi cà phê ngoại khác chỉ thiếu một chút văn hóa cà phê thực sự của Việt Nam, đó là việc ngồi với một nhóm bạn trên những chiếc ghế nhựa hoặc gỗ ngoài trời và nhâm nhi những ly cà phê sữa đá và những ly trà đá”, anh nói thêm.
Dustin đưa ra một kết luận khác sau 10 năm sống ở Việt Nam là các cửa hàng Starbucks thường hiện diện ở những khu vực có nhiều người nước ngoài sinh sống.
Trên kênh YouTube có gần 800.000 người theo dõi, Dustin cũng đăng tải những video đạt hàng trăm ngàn lượt view nói về việc Starbucks không thành công ở Việt Nam.
“Tôi biết có một thực trạng ở Starbucks, người ta chụp ảnh tự sướng rồi đăng Facebook để mọi người biết rằng họ vừa uống ở đó”, Dustin nói với BBC.
NGUỒN HÌNH ẢNH,DUSTIN CHEVERIER
Chụp lại hình ảnh,
Dustin Cheverier trong một video nói về cà phê Việt Nam
Quán cà phê trang trí độc lạ
Bên cạnh yếu tố giá cả, những người nước ngoài tại Việt Nam cũng đánh giá cao những nhà hàng có thiết kế và phong cách trang trí sáng tạo.
Dustin nhận xét rằng: “Ở Việt Nam bạn có thể tìm thấy các cửa tiệm cà phê có thiết kế cực kỳ thú vị, hấp dẫn khác hơn là cách bài trí điển hình của Starbucks. Còn ở Mỹ cũng có những quán trang trí độc đáo nhưng ít hơn đáng kể”.
Quán Lost and Found của Tyler cũng nằm trong số những tiệm cà phê được biết đến với phong cách trang trí độc lạ.
Tọa lạc trong một tòa chung cư cũ ở quận 1, quán Tyler và vợ Phương Thảo trang trí theo phong cách tái hiện thời bao cấp, với những hoạt tiết con công hay những món đồ cổ như cửa sổ lá sách, bàn ghế gỗ, tivi cổ, dàn máy casset, tranh ảnh tường, máy đánh chữ...
“Con hẻm và tòa chung cư thấp tầng từ thời Pháp thuộc đã khiến quán cà phê của tôi trở nên đặc biệt. Chúng tôi thấy không gian này và quyết định giữ lại nét hoài niệm này cho quán cà phê của mình.”
“Khi bước vào, bạn có cảm giác như mình đã quay ngược thời gian đến một góc khuất giữa lòng thành phố, một nơi rất yên bình và thư giãn để ngồi với bạn bè và tận hưởng thời gian của bạn”, Tyler nói thêm.
NGUỒN HÌNH ẢNH,TYLER MAURICE KOOY
Chụp lại hình ảnh,
Không gian quán cà phê Lost and Found của Tyler
Tình yêu với cà phê
Trò truyện với BBC, Tyler cũng chia sẻ về cơ duyên mở quán cà phê tại Việt Nam, nơi anh ban đầu chỉ dự định đến du lịch trong vài tháng.
“Thành thật mà nói khi đặt chân đến Việt Nam bảy năm trước, nếu có người hỏi về ý định mở một quán cà phê ở Việt Nam, tôi sẽ trả lời điều đó thật điên rồ”.
Nhưng qua những lần thưởng thức cà phê Việt, chàng trai Mỹ đã bị hấp dẫn bởi thức uống này.
“Kỷ niệm đầu tiên của tôi trong ngày đầu tiên đến Việt Nam là ngồi trong quán cà phê Rainforest ở Gò Vấp và vô cùng ấn tượng trước cách bày biện cà phê phin và bình trà xanh đá miễn phí trên bàn”, Tyler kể lại.
Sau khi mở quán bar tại Việt Nam, chàng trai Mỹ bắt đầu nghĩ nhiều hơn về lý do đưa anh đến công việc này, đó là tình yêu với cà phê và học cách trở thành một người pha chế.
Anh chia sẻ: “Tôi cho rằng những người pha chế rượu giỏi trước hết là những người pha chế cà phê. Tôi may mắn gặp được những người trong ngành và học được những thứ cần thiết để bắt đầu mở quán cà phê của riêng mình tại Việt Nam”.
Chụp lại hình ảnh,
Dustin Cheverier (trái) và Tyler Maurice Kooy là hai người Mỹ đang sống ở Việt Nam
Tác giả,Thương LêVai trò,BBC News Tiếng Việt
06.07.2023
Là một thức uống được ưa chuộng trên khắp thế giới, nhưng cà phê ở mỗi nước lại được pha chế theo những cách khác nhau và cách thưởng thức cũng rất khác biệt.
BBC trao đổi với một số người Mỹ đang sống tại Việt Nam để tìm hiểu những nét độc đáo trong văn hóa uống cà phê của người Mỹ, và so sánh với Việt Nam để tìm ra những điểm khác biệt thú vị.
Việt Nam: Cà phê ở khắp mọi nơi
Tyler Maurice Kooy, 32 tuổi, chủ tiệm cà phê Lost and Found ở quận 1, TP HCM cho rằng điểm tương đồng nổi bật nhất giữa văn hóa cà phê Mỹ và Việt Nam là niềm đam mê dành cho cà phê cũng như số lượng cửa tiệm chuyên về cà phê đặc sản.
Tuy nhiên, anh nhận xét rằng cà phê ở Việt Nam phổ biến hơn ở Mỹ rất nhiều.
“Ở Việt Nam, mỗi con đường có ít nhất 10 quán cà phê, thậm chí có nhiều con đường có tới 20-30 quán là bình thường”, Tyler cho biết.
Đồng quan điểm, Dustin Cheverier, một YouTuber người Mỹ đã ở Việt Nam 10 năm, nói với BBC rằng ở Việt Nam, chỉ cần đi bộ một chút là có thể mua được một ly cà phê.
“Từ các cửa tiệm gia đình cho tới người bán hàng rong, hoặc các chuỗi cà phê có thương hiệu, bạn có thể tìm thấy cà phê ngon, rẻ và độc nhất vô nhị”, anh nói.
Một khác biệt nữa mà Dustin chỉ ra là vì Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới, nên hương vị, phong cách cà phê ở các vùng miền khác nhau của Việt Nam cũng đa dạng hơn.
Văn hóa cà phê ở Việt Nam có khía cạnh xã hội hơn
Nhiều người nước ngoài khi đến Việt Nam đã ngạc nhiên khi thấy cà phê không chỉ là một thức uống mà còn là một phong cách sống đối với người dân địa phương.
Trao đổi với BBC, Tyler nhận xét rằng ở Việt Nam, việc đi gặp gỡ bạn bè hoặc đồng nghiệp tại một quán cà phê vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày - sáng, trưa, chiều, tối - sẽ được xã hội chấp nhận hơn trong khi ở Mỹ thì không như vậy.
Trong khi đó, Dustin nói rằng văn hóa uống cà phê ở Việt Nam có khía cạnh xã hội hơn ở Mỹ.
“Mọi người có thể đi uống cà phê và đi chơi với nhau trước giờ làm việc, trong giờ nghỉ, sau giờ làm việc hàng ngày, điều mà tôi không thấy xảy ra nhiều ở Mỹ. Người Mỹ cũng sẽ uống cà phê để đi chơi, giao lưu... nhưng Việt Nam thì ở một cấp độ khác”, YouTuber chuyên làm nội dung về Việt Nam cho biết.
Tự nhận là một người chỉ uống cà phê để tỉnh táo chứ không thích đi chơi ở các quán cà phê, nhưng Dustin chia sẻ rằng anh thích văn hóa cà phê của Việt Nam hơn ở Mỹ.
Tyler cũng bày tỏ sự yêu thích với văn hóa cà phê ở Việt Nam và nói anh ước có thể mang văn hóa cà phê ở Việt Nam về Mỹ.
NGUỒN HÌNH ẢNH,TYLER MAURICE KOOY
Chụp lại hình ảnh,
Tyler và vợ đã mở một quán cà phê mang phong cách thời bao cấp tại TP HCM
Khác biệt về giá
Khi BBC hỏi về các thương hiệu cà phê Mỹ tại Việt Nam, cả hai nhân vật trong bài đều so sánh rằng cà phê được bán ở các quán Việt có giá rẻ hơn nhiều trong khi có hương vị ngang bằng hoặc ngon hơn.
“Tôi đến từ Seattle, quê hương của chuỗi cà phê Starbucks, nhưng tôi chưa từng đến một tiệm Starbucks nào trong suốt bảy năm sống ở Việt Nam”, Tyler chia sẻ.
Lý giải về lý do tại sao Starbucks không phải là lựa chọn đầu tiên khi đi uống cà phê, chàng trai Mỹ nói rằng ở Việt Nam, người ta có thể chi ít tiền hơn để có được một thức uống truyền thống và ngon miệng hơn từ “một quán cà phê có những chiếc ghế nhựa xếp bên ngoài và một bà dì lớn tuổi đang đứng bên ấm đun nước nghi ngút khói với những phin cà phê mới pha”.
“Tôi nghĩ Starbucks và các chuỗi cà phê ngoại khác chỉ thiếu một chút văn hóa cà phê thực sự của Việt Nam, đó là việc ngồi với một nhóm bạn trên những chiếc ghế nhựa hoặc gỗ ngoài trời và nhâm nhi những ly cà phê sữa đá và những ly trà đá”, anh nói thêm.
Dustin đưa ra một kết luận khác sau 10 năm sống ở Việt Nam là các cửa hàng Starbucks thường hiện diện ở những khu vực có nhiều người nước ngoài sinh sống.
Trên kênh YouTube có gần 800.000 người theo dõi, Dustin cũng đăng tải những video đạt hàng trăm ngàn lượt view nói về việc Starbucks không thành công ở Việt Nam.
“Tôi biết có một thực trạng ở Starbucks, người ta chụp ảnh tự sướng rồi đăng Facebook để mọi người biết rằng họ vừa uống ở đó”, Dustin nói với BBC.
NGUỒN HÌNH ẢNH,DUSTIN CHEVERIER
Chụp lại hình ảnh,
Dustin Cheverier trong một video nói về cà phê Việt Nam
Quán cà phê trang trí độc lạ
Bên cạnh yếu tố giá cả, những người nước ngoài tại Việt Nam cũng đánh giá cao những nhà hàng có thiết kế và phong cách trang trí sáng tạo.
Dustin nhận xét rằng: “Ở Việt Nam bạn có thể tìm thấy các cửa tiệm cà phê có thiết kế cực kỳ thú vị, hấp dẫn khác hơn là cách bài trí điển hình của Starbucks. Còn ở Mỹ cũng có những quán trang trí độc đáo nhưng ít hơn đáng kể”.
Quán Lost and Found của Tyler cũng nằm trong số những tiệm cà phê được biết đến với phong cách trang trí độc lạ.
Tọa lạc trong một tòa chung cư cũ ở quận 1, quán Tyler và vợ Phương Thảo trang trí theo phong cách tái hiện thời bao cấp, với những hoạt tiết con công hay những món đồ cổ như cửa sổ lá sách, bàn ghế gỗ, tivi cổ, dàn máy casset, tranh ảnh tường, máy đánh chữ...
“Con hẻm và tòa chung cư thấp tầng từ thời Pháp thuộc đã khiến quán cà phê của tôi trở nên đặc biệt. Chúng tôi thấy không gian này và quyết định giữ lại nét hoài niệm này cho quán cà phê của mình.”
“Khi bước vào, bạn có cảm giác như mình đã quay ngược thời gian đến một góc khuất giữa lòng thành phố, một nơi rất yên bình và thư giãn để ngồi với bạn bè và tận hưởng thời gian của bạn”, Tyler nói thêm.
NGUỒN HÌNH ẢNH,TYLER MAURICE KOOY
Chụp lại hình ảnh,
Không gian quán cà phê Lost and Found của Tyler
Tình yêu với cà phê
Trò truyện với BBC, Tyler cũng chia sẻ về cơ duyên mở quán cà phê tại Việt Nam, nơi anh ban đầu chỉ dự định đến du lịch trong vài tháng.
“Thành thật mà nói khi đặt chân đến Việt Nam bảy năm trước, nếu có người hỏi về ý định mở một quán cà phê ở Việt Nam, tôi sẽ trả lời điều đó thật điên rồ”.
Nhưng qua những lần thưởng thức cà phê Việt, chàng trai Mỹ đã bị hấp dẫn bởi thức uống này.
“Kỷ niệm đầu tiên của tôi trong ngày đầu tiên đến Việt Nam là ngồi trong quán cà phê Rainforest ở Gò Vấp và vô cùng ấn tượng trước cách bày biện cà phê phin và bình trà xanh đá miễn phí trên bàn”, Tyler kể lại.
Sau khi mở quán bar tại Việt Nam, chàng trai Mỹ bắt đầu nghĩ nhiều hơn về lý do đưa anh đến công việc này, đó là tình yêu với cà phê và học cách trở thành một người pha chế.
Anh chia sẻ: “Tôi cho rằng những người pha chế rượu giỏi trước hết là những người pha chế cà phê. Tôi may mắn gặp được những người trong ngành và học được những thứ cần thiết để bắt đầu mở quán cà phê của riêng mình tại Việt Nam”.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Việt Nam im lặng phóng thích ông Châu Văn Khảm
Như Hồ
11 tháng 7, 2023
Saigon Nhỏ
Ông Châu Văn Khảm và vợ ngày gặp lại nhau (ảnh: gia đình cung cấp)
Vào sáng sớm ngày 11 Tháng Bảy, ông Châu Văn Khảm đã về đến nhà, sau khi có sự can thiệp của chính quyền Úc đưa ông ra khỏi nhà tù, trở về đoàn tụ với gia đình tại Úc.
Ông Châu Văn Khảm, một công dân Úc gốc Việt, là thợ làm bánh đã nghỉ hưu, bị công an bắt giữ tại Việt Nam vào Tháng Giêng năm 2019 và bị kết án 12 năm tù về tội khủng bố.
Ông Khảm cùng bà Trang, hiền thê của ông, đã ôm nhau khóc ngay trên đường nhập cảnh Úc. Đây là lần đầu tiên hai người mới gặp lại nhau sau 4.5 năm ông Khảm bị biệt giam và sống trong tù như khổ sai. Trả lời đài ABC, bà Trang cảm ơn chính phủ Úc đã không ngừng can thiệp với chính quyền Việt Nam để đưa ông Khảm về nước.
Ông Khảm năm nay 74 tuổi, bị tuyên án 12 năm tù vì tội “xâm phạm an ninh quốc gia”. Ông là thành viên của Việt Tân, một nhóm vận động cho dân chủ ở Việt Nam mà chính phủ Việt Nam coi là một tổ chức khủng bố. Việc bắt giữ và kết án nặng ông Khảm được coi như là một cách trừng trị để làm gương với những ai tham gia Việt Tân.
Thủ tướng Úc Anthony Albanese cho biết chính phủ Úc “rất hoan nghênh việc Châu Văn Khảm được trả tự do”, đồng thời cho biết thêm việc ông Châu bị giam giữ là một vấn đề về nhân đạo cấp thiết mà ông đã nêu ra với các đối tác Việt Nam trong chuyến thăm vào tháng trước. Việt Nam có vẻ làm ngơ để gây áp lực với chính phủ Úc trong một số vấn đề đến mức ông Albanese kể rằng đích thân ông đã đại diện cho ông Châu Văn Khảm, lên tiếng nói trong các cuộc họp cấp cao ở quốc gia Đông Nam Á, và luôn tìm cách xin chuyển tù nhân.
Dân biểu Úc Chris Bowen, ông Châu Văn Khảm, vợ ông Khảm, luật sư Đan Phượng (ảnh: Việt Tân)
Một nguồn tin khác cho biết, áp lực của Úc đạt được là trong tiến trình vận động chung về vấn đề tái tạo năng lượng tại Việt Nam đang gặp trắc trở bởi các vụ bắt bớ những nhà vận động môi trường. Một bức ảnh tuy không có thuyết minh gì nhưng nó giúp người ta xác tín thêm về vấn đề này, đó là gia đình của ông Khảm chụp hình chung cùng với Bộ trưởng Năng lượng và Biến đổi Khí hậu Chris Bowen.
Ông Châu bị bắt công an chặn bắt vào năm 2019 khi đang gặp một nhà hoạt động dân chủ, và chính quyền cáo buộc ông vào nước này qua ngả Campuchia bằng giấy tờ giả. Cuối năm đó, ông Khảm bị kết án 12 năm tù vì có chức vụ cấp cao trong phân hội Việt Tân ở Sydney, và thêm tội “tài trợ khủng bố”. Phiên tòa xét xử ông kéo dài chưa đầy năm giờ, và giới quan sát nói đó là một phiên xử giả tạo, trong khi các nhóm nhân quyền bày tỏ lo ngại về thủ tục tố tụng không có gì minh bạch.
“Bản án mười hai năm gần giống như bản án tử hình đối với một người ở độ tuổi của ông Khảm, nhưng chúng tôi rất vui vì ông đã về nhà”, Đan Nguyên, Luật sư của ông Khảm tại Sydney nói với đài ABC.
Ông Khảm cũng như những tù nhân chính trị khác có quốc tịch phương Tây đều là những người may mắn vì thường họ phải chịu đựng thời gian ở trong tù ngắn hơn những bản án của họ đã được tuyên. Những người sống trong nước, bị kết án cùng sự vụ, đều có những án tù rất nặng.
Như Hồ
11 tháng 7, 2023
Saigon Nhỏ
Ông Châu Văn Khảm và vợ ngày gặp lại nhau (ảnh: gia đình cung cấp)
Vào sáng sớm ngày 11 Tháng Bảy, ông Châu Văn Khảm đã về đến nhà, sau khi có sự can thiệp của chính quyền Úc đưa ông ra khỏi nhà tù, trở về đoàn tụ với gia đình tại Úc.
Ông Châu Văn Khảm, một công dân Úc gốc Việt, là thợ làm bánh đã nghỉ hưu, bị công an bắt giữ tại Việt Nam vào Tháng Giêng năm 2019 và bị kết án 12 năm tù về tội khủng bố.
Ông Khảm cùng bà Trang, hiền thê của ông, đã ôm nhau khóc ngay trên đường nhập cảnh Úc. Đây là lần đầu tiên hai người mới gặp lại nhau sau 4.5 năm ông Khảm bị biệt giam và sống trong tù như khổ sai. Trả lời đài ABC, bà Trang cảm ơn chính phủ Úc đã không ngừng can thiệp với chính quyền Việt Nam để đưa ông Khảm về nước.
Ông Khảm năm nay 74 tuổi, bị tuyên án 12 năm tù vì tội “xâm phạm an ninh quốc gia”. Ông là thành viên của Việt Tân, một nhóm vận động cho dân chủ ở Việt Nam mà chính phủ Việt Nam coi là một tổ chức khủng bố. Việc bắt giữ và kết án nặng ông Khảm được coi như là một cách trừng trị để làm gương với những ai tham gia Việt Tân.
Thủ tướng Úc Anthony Albanese cho biết chính phủ Úc “rất hoan nghênh việc Châu Văn Khảm được trả tự do”, đồng thời cho biết thêm việc ông Châu bị giam giữ là một vấn đề về nhân đạo cấp thiết mà ông đã nêu ra với các đối tác Việt Nam trong chuyến thăm vào tháng trước. Việt Nam có vẻ làm ngơ để gây áp lực với chính phủ Úc trong một số vấn đề đến mức ông Albanese kể rằng đích thân ông đã đại diện cho ông Châu Văn Khảm, lên tiếng nói trong các cuộc họp cấp cao ở quốc gia Đông Nam Á, và luôn tìm cách xin chuyển tù nhân.
Dân biểu Úc Chris Bowen, ông Châu Văn Khảm, vợ ông Khảm, luật sư Đan Phượng (ảnh: Việt Tân)
Một nguồn tin khác cho biết, áp lực của Úc đạt được là trong tiến trình vận động chung về vấn đề tái tạo năng lượng tại Việt Nam đang gặp trắc trở bởi các vụ bắt bớ những nhà vận động môi trường. Một bức ảnh tuy không có thuyết minh gì nhưng nó giúp người ta xác tín thêm về vấn đề này, đó là gia đình của ông Khảm chụp hình chung cùng với Bộ trưởng Năng lượng và Biến đổi Khí hậu Chris Bowen.
Ông Châu bị bắt công an chặn bắt vào năm 2019 khi đang gặp một nhà hoạt động dân chủ, và chính quyền cáo buộc ông vào nước này qua ngả Campuchia bằng giấy tờ giả. Cuối năm đó, ông Khảm bị kết án 12 năm tù vì có chức vụ cấp cao trong phân hội Việt Tân ở Sydney, và thêm tội “tài trợ khủng bố”. Phiên tòa xét xử ông kéo dài chưa đầy năm giờ, và giới quan sát nói đó là một phiên xử giả tạo, trong khi các nhóm nhân quyền bày tỏ lo ngại về thủ tục tố tụng không có gì minh bạch.
“Bản án mười hai năm gần giống như bản án tử hình đối với một người ở độ tuổi của ông Khảm, nhưng chúng tôi rất vui vì ông đã về nhà”, Đan Nguyên, Luật sư của ông Khảm tại Sydney nói với đài ABC.
Ông Khảm cũng như những tù nhân chính trị khác có quốc tịch phương Tây đều là những người may mắn vì thường họ phải chịu đựng thời gian ở trong tù ngắn hơn những bản án của họ đã được tuyên. Những người sống trong nước, bị kết án cùng sự vụ, đều có những án tù rất nặng.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Nhà nước và nhà chùa trong mặt trận giành giật thanh thiếu niên (Lương Lâm Lan)
Các em học sinh tham gia khoá tu mùa hè ở Chùa Ba Vàng (Chùa Ba Vàng)
Sau vụ một thiếu niên tham gia Khóa tu mùa hè ở chùa Cự Đà (Hà Nội) bị bạn đánh, (một số) vị quan chức chính quyền đang giật mình nhận ra trong cuộc chiến giành sự ảnh hưởng với lứa tuổi thanh thiếu niên, chính quyền đã đi trước nhưng về rất sau so với các chùa.
Các tôn giáo khác như Công giáo, Tin lành… cũng có hoạt động hè (bên cạnh hoạt động quanh năm) cho thanh thiếu niên. Nhưng thường là các hoạt động nội bộ, khá kín đáo vì chỉ tổ chức trong phạm vi thanh thiếu niên đạo hữu. Ngoài giáo hữu thì gần như ngoài xã hội không mấy người biết.
Các chùa ngược lại. Thanh thiếu niên nào muốn tham gia chỉ cần điền đầy đủ thông tin theo mẫu gửi tới chùa, tuyệt đại đa số đều sẽ được nhận, bất kể có phải là phật tử hay không.
7.000 khóa sinh một khóa tu mùa hè, Đoàn Thanh niên khóc thét
Ba Vàng-ngôi chùa tai tiếng nhất trong thời gian qua, cũng là ngôi chùa xưng là đã thu hút được số khóa sinh đăng ký khóa tu mùa hè lớn nhất từ trước đến nay. Trụ trì Thích Trúc Thái Minh cho biết có đến 7.000 khóa sinh trong ba độ tuổi đã đăng ký khóa tu mùa hè năm nay, cao gấp hai ba lần so với các năm trước.
7.000 thanh thiếu niên tự nguyện tham gia một chương trình hoạt động là con số khổng lồ.
Chùa Bái Đính (Ninh Bình), ngôi chùa có vị trí cực đẹp nằm trong quần thể danh thắng Tràng An, cũng từng chiếm giữ nhiều kỷ lục kiểu “Chùa có tượng Phật dát vàng lớn nhất châu Á”, “Chùa có tháp Xá Lợi Phật cao nhất châu Á” “Chùa có tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất châu Á”…. trong tháng 6 đón 1.500 khóa sinh tu mùa hè.
Chùa Hoằng Pháp, một trong những ngôi chùa lớn nhất ở TP HCM, nhận 2.500 khóa sinh.
Còn hầu hết các chùa khác chỉ kham nổi vài trăm khóa sinh mỗi khóa.
Vài năm gần đây, gần như tất cả các chùa lớn ở mọi địa phương đều có mở khóa tu mùa hè. Trong cả nước, có đến cả trăm ngôi chùa mở khóa tu mùa hè, đối tượng chủ yếu đều là học sinh, sinh viên. Thời gian thường khoảng 5-7 ngày. Chi phí ăn ở sinh hoạt hầu hết không bắt buộc đóng mà tùy hỉ cúng dường; có chùa chỉ yêu cầu người tham gia mua ba bộ đồ lam để mặc trong thời gian tu.
Nói thẳng cánh cò bay thì khóa tu mùa hè là chuyến cắm trại gần như miễn phí. Địa điểm thường ở những nơi danh thắng nổi tiếng, có núi rừng, sông suối, thiên nhiên rộng lớn. Ăn chay – cách ăn được đánh giá là lành mạnh. Trẻ được vận động nhiều ngoài thiên nhiên, gặp nhiều bạn bè khắp nơi, tối đến nghe các sư giảng pháp, giảng giải các bài học luân lý đạo đức về biết ơn cha mẹ, kính trọng ông bà, người thân, ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội, giữ tâm thiện… Và cha mẹ thích nhất là trẻ bị cấm dùng điện thoại hay các thiết bị vào mạng.
Với nhiều trẻ con thành thị, kỳ nghỉ hè phổ biến bây giờ là được tự do nằm nhà lướt điện thoại, chơi game. Nhà chật không có chỗ chạy nhảy, nhốt con trong nhà bí bách xót lắm, nhưng ra đường thì sợ tai nạn, bắt cóc, dụ dỗ hút chích. Nhà ai có ông bà và vườn ruộng rộng rãi ở quê thì nhất định đưa trẻ về quê, bọn trẻ mê vô cùng. Nhưng không phải ai cũng có điều kiện như vậy. Rất nhiều gia đình cha mẹ bận đi làm nên không có cách nào khác ngoài nhốt con ở nhà suốt kỳ nghỉ hè.
Khóa tu mùa hè là giải pháp tuyệt hảo giải quyết trọn vẹn tất cả các nhu cầu, ưu tư đó của các gia đình. Đã thế còn miễn phí, hoặc chỉ với một khoản tiền không đáng kể (trừ việc cúng dường).
Cha mẹ, người thân nếu có thời gian lại có thể đăng ký làm công quả, tình nguyện viên trong các khóa tu, vừa giải quyết nhu cầu tích thiện tích phước, vừa chăm sóc con cái của mình luôn. Tiện cả đôi đường.
Gia đình nào chẳng mê tít?
Hàng xóm nhà tôi cũng gởi mấy đứa con cháu đi khóa tu mùa hè một tuần. Mà đăng ký trễ hơn người khác nên các chùa gần đều đã đóng đơn, chỉ còn chùa xa. Họ vẫn quyết cho tụi nhóc đi. Còn chính tụi trẻ con thì chỉ biết tới chùa sẽ phải ăn chay, mặc áo lam, ngoài ra chưa biết gì thêm cả.
Thế nhưng khóa tu mùa hè không chỉ là những dịp cắm trại học đạo đức. Thanh thiếu niên là lực lượng mạnh mẽ đông đảo và có bầu máu nóng nhất. Ai tạo được ảnh hưởng sâu rộng với lực lượng này sẽ là lãnh đạo của nó.
Nhà chùa mới thực sự là thủ lĩnh thanh niên?
Thành thử, khi tin tức về một thiếu niên bị bạn đánh khi cùng tham gia khóa tu mùa hè lan ra, kéo theo hàng loạt thông tin trên báo chí tìm hiểu, phân tích các khóa tu mùa hè ở chùa thì nhiều cấp chính quyền giật bắn mình.
Ngay lập tức, các bác vớ điện thoại hỏi ngay tổ chức sinh hoạt mùa hè cho thanh thiếu niên ở địa phương thế nào rồi, ơ không làm gì à, thế là thế nào, chết chết.
Cũng gần như ngay lập tức, chương trình thời sự buổi tối trên tivi ngày nào cũng đưa tin cụ thể về các hoạt động sinh hoạt hè bổ ích tại địa phương. Hừm, phản xạ nhanh nhạy nhưng lộ liễu quá các anh ơi!
Tuy thế, sinh hoạt hè quốc doanh không thể so sánh với các trại hè dưới bất cứ tên gọi nào do xã hội dân sự tổ chức.
Ví dụ trong một bản tin, có anh thanh niên làm việc ở phường nói hoạt động hè ở phường chúng tôi cũng phong phú lắm, sáng nay đã tổ chức cho các em tìm hiểu luật giao thông.
Nghe là đã hình dung ra ngay sự cứng nhắc, nhàm chán, một chiều theo kiểu tuyên truyền và áp đặt.
Hoạt động của các khóa tu mùa hè thì sao?
Trong khóa tu, sáng sớm khóa sinh thường nối nhau đi thiền hành trong khuôn viên chùa hoặc ngoài thiên nhiên. Trong ngày xen kẽ xem hài kịch, ảo thuật, đá bóng, chơi cầu lông, chơi đủ thứ trò chơi ngoài thiên nhiên hoặc trong không gian rộng lớn, thoáng mát. Tối đến tập trung nghe các tăng ni giảng pháp về kỹ năng tự lập, hiếu nghĩa với cha mẹ ông bà, xây dựng nhân cách, lối sống, ý thức về việc học, hỏi đáp tư vấn tâm lý lứa tuổi… nội dung tùy theo độ tuổi. Cách giảng của các sư thường rủ rỉ dễ thấm, hay kể các câu chuyện ngoài đời hoặc truyện trong các tác phẩm văn học Phật giáo, nhiều truyện có tính thần thoại, tâm linh nên rất thu hút người nghe, không chỉ tuổi thanh thiếu niên.
Chỉ xem hình ảnh con mình bật khóc, mắt mũi đỏ hoe trong buổi nghe giảng pháp về đạo hiếu làm con, cha mẹ đã xúc động đến tận đáy lòng.
Sau một tuần, thấy con về biết tự lập hơn, biết thương cha mẹ hơn, chững chạc rắn rỏi, bạo dạn hơn, cha mẹ nào chả mừng rỡ?
Một nghi thức thường được thực hiện vào mỗi khóa tu là buổi lễ báo hiếu, con rửa chân cho cha mẹ, càng khiến phụ huynh biết ơn và gắn bó với chùa một cách tự nhiên và tha thiết.
Giáo dục một cách tự nhiên thông qua cảm xúc, kết nối mạnh mẽ và rộng rãi, học mà chơi ngoài thiên nhiên, được tôn trọng và lắng nghe, được tư vấn tâm lý lứa tuổi, được hỏi và nghe người lớn chân tình chỉ bảo những điều cần thiết nhất trong lứa tuổi. Đó là điều bọn trẻ cần nhất.
Đồng thời cũng chính là điểm yếu của giáo dục Việt Nam.
Suốt nhiều chục năm qua, ngành giáo dục Việt Nam đã để giáo dục gia đình đứng ngoài quá trình giáo dục trẻ.
Tương tác giữa nhà trường và gia đình hầu hết chỉ qua sổ học bạ. Cuối học kỳ đi họp phụ huynh. Đóng cha mẹ nghĩ rằng con đã đến trường thì việc giáo dục nó chính là việc của thầy cô. Cha mẹ còn bận đi làm kiếm tiền để trả lương cho thầy cô dạy dỗ con cái họ cơ mà!
Bận đến nỗi nhiều gia đình cha mẹ đi làm về thì con đã ngủ.
Đến khi cha mẹ thấy mất kết học phí đầy đủ.
Ngoài ra, đa số nối với con, con không thích nói chuyện cũng không quan tâm tới cha mẹ, thể lực yếu ớt, ít bạn bè thật nhiều bạn ảo, ngơ ngác trong cuộc sống thực, cả ngày chỉ biết cắm đầu vào máy tính hoặc điện thoại, nhà không biết quét, cơm không biết nấu… thì hầu như chúng đã lớn, đã khó uốn. Còn cha mẹ rối bời không biết bắt đầu sửa chữa như thế nào.
Nhà chùa đã nắm được điểm yếu này để bù đắp.
Các em học sinh tham gia khoá tu mùa hè ở Chùa Ba Vàng hè 2023. Chùa Ba Vàng
Sự gắn bó đa chiều giữa các tu sinh và gia đình với nhà chùa, không một tổ chức chính thức nào của Nhà nước có thể sánh kịp.
Có rất nhiều tổ chức của Nhà nước lập nên để quản lý/tập hợp thanh thiếu niên. Dễ trông thấy nhất là Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh với chiếc khăn quàng đỏ. Ở cuối cấp 2 và cấp 3, thanh niên được tập hợp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam dành cho rộng rãi thanh niên.
Các tổ chức này đều thành lập và hoạt động chính thức theo luật, được cấp kinh phí và trụ sở làm việc, theo hệ thống từ Trung ương đến tận địa phương, có đầy đủ ban bệ như một cơ quan, có các báo chí truyền thông để tuyên truyền. Thiếu nhi có báo Rùa Vàng, Nhi đồng. Thiếu niên có báo Khăn quàng đỏ, Thiếu niên tiền phong. Thế còn thanh niên? Thì có báo Tuổi Trẻ chính là tờ báo của Thành Đoàn TP HCM đó. Ngạc nhiên chưa?
Nhưng chẳng hoạt động nào của Đội, Đoàn, hay hội thanh niên đủ sức thu hút thanh thiếu niên như mong muốn.
Trừ vài chương trình nổi bật như Tiếp sức mùa thi, Mùa hè xanh (mà giờ đã bị các khóa tu mùa hè đánh bật), thì Đội, Đoàn, Hội Thanh niên… hầu hết vẫn hoạt động theo cách thức công chức, tuyên truyền áp đặt, một chiều và bề trên.
Từ rất nhiều năm nay, vẫn thấy khăn đỏ áo xanh (đồng phục Đoàn) đó, nhưng không ai còn biết đội viên thiếu niên hay đoàn viên thanh niên có các hoạt động đặc trưng, đặc sắc nào.
Nhà chùa hoàn toàn ngược lại.
Ngay từ sự quảng bá cho các Khóa tu mùa hè đã vô cùng rầm rộ và thiết thực. Từ trước khi bắt đầu các khóa tu mới, các chùa đã chạy truyền thông dày đặc và cập nhật liên tục với vô số hình ảnh. Các hoạt động rất quan trọng với gia đình khóa sinh nhỏ tuổi để họ tin tưởng gửi con đi, như việc chuẩn bị thức ăn hàng ngày, quần áo, chăn gối, nơi sinh hoạt, tắm rửa, hoạt động học và chơi… đều được quay phim, chụp ảnh kỹ lưỡng, cụ thể. Cha mẹ khóa sinh ngồi nhà, chỉ cần mở điện thoại lên đã thấy hàng tấn hoa quả, rau trái tươi mới được đưa đến kìn kìn. Áo quần đồng phục được các phật tử làm công quả tự tay giặt sạch, phơi khô trong nắng gió. Từng gói chăn gối được xếp sẵn ngăn nắp la liệt trong những phòng ngủ rộng thênh thang. Ống kính đặc tả từng chi tiết, thông báo từng con số, theo từng giờ, từng ngày. Hàng trăm, hàng ngàn phật tử lên chùa làm công quả, tự tay làm tất cả mọi việc chuẩn bị cho khóa tu đều hết sức hồ hởi, phấn khích và mong chờ ngày khai mạc.
Có nhiều đứa trẻ đi một khóa tu về thì chỉ mong đi khóa tu tiếp theo, vì chúng có bạn bè, chơi vui, học đạo đức thấm vào đầu, và được người lớn yêu thương, tôn trọng, chỉ vẽ.
Những kết nối hình thành trong một khóa tu có nhiều cơ hội để phát triển, gắn bó lâu dài bọn trẻ, gia đình chúng và giữa họ với chùa.
Việc gì tự nguyện làm sẽ nhẹ nhõm, chu tất, đầy tình thương yêu và xả thân. Còn hoạt động thanh thiếu niên theo kiểu công chức, hô hào, tuyên truyền, nặng định hướng chính trị… thì bị chính tuổi trẻ thờ ơ là chuyện tất nhiên.
Trên vũ đài chiếm lấy sự ảnh hưởng với thanh thiếu niên, ai thắng ai đã rõ.
Lương Lâm Lan
Nguồn: https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/state-and-pagodas-battle-to-gain-the-youth-07072023125429.html
Tham khảo:
https://tuoitre.vn/tre-bi-danh-phai-di-vien-ban-to-chuc-khoa-tu-mua-he-noi-gi-20230617101441573.htm
https://thanhnien.vn/khoa-tu-mua-he-bong-hot-phu-huynh-chon-khoa-tu-cho-con-vi-sao-185230621185704616.htm
https://www.chuahoangphap.com.vn/tin-tuc/
https://phatsuonline.com/nghe-an-mot-so-hoat-dong-trong-khoa-tu-mua-he-chua-chi-linh/
Các em học sinh tham gia khoá tu mùa hè ở Chùa Ba Vàng (Chùa Ba Vàng)
Sau vụ một thiếu niên tham gia Khóa tu mùa hè ở chùa Cự Đà (Hà Nội) bị bạn đánh, (một số) vị quan chức chính quyền đang giật mình nhận ra trong cuộc chiến giành sự ảnh hưởng với lứa tuổi thanh thiếu niên, chính quyền đã đi trước nhưng về rất sau so với các chùa.
Các tôn giáo khác như Công giáo, Tin lành… cũng có hoạt động hè (bên cạnh hoạt động quanh năm) cho thanh thiếu niên. Nhưng thường là các hoạt động nội bộ, khá kín đáo vì chỉ tổ chức trong phạm vi thanh thiếu niên đạo hữu. Ngoài giáo hữu thì gần như ngoài xã hội không mấy người biết.
Các chùa ngược lại. Thanh thiếu niên nào muốn tham gia chỉ cần điền đầy đủ thông tin theo mẫu gửi tới chùa, tuyệt đại đa số đều sẽ được nhận, bất kể có phải là phật tử hay không.
7.000 khóa sinh một khóa tu mùa hè, Đoàn Thanh niên khóc thét
Ba Vàng-ngôi chùa tai tiếng nhất trong thời gian qua, cũng là ngôi chùa xưng là đã thu hút được số khóa sinh đăng ký khóa tu mùa hè lớn nhất từ trước đến nay. Trụ trì Thích Trúc Thái Minh cho biết có đến 7.000 khóa sinh trong ba độ tuổi đã đăng ký khóa tu mùa hè năm nay, cao gấp hai ba lần so với các năm trước.
7.000 thanh thiếu niên tự nguyện tham gia một chương trình hoạt động là con số khổng lồ.
Chùa Bái Đính (Ninh Bình), ngôi chùa có vị trí cực đẹp nằm trong quần thể danh thắng Tràng An, cũng từng chiếm giữ nhiều kỷ lục kiểu “Chùa có tượng Phật dát vàng lớn nhất châu Á”, “Chùa có tháp Xá Lợi Phật cao nhất châu Á” “Chùa có tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất châu Á”…. trong tháng 6 đón 1.500 khóa sinh tu mùa hè.
Chùa Hoằng Pháp, một trong những ngôi chùa lớn nhất ở TP HCM, nhận 2.500 khóa sinh.
Còn hầu hết các chùa khác chỉ kham nổi vài trăm khóa sinh mỗi khóa.
Vài năm gần đây, gần như tất cả các chùa lớn ở mọi địa phương đều có mở khóa tu mùa hè. Trong cả nước, có đến cả trăm ngôi chùa mở khóa tu mùa hè, đối tượng chủ yếu đều là học sinh, sinh viên. Thời gian thường khoảng 5-7 ngày. Chi phí ăn ở sinh hoạt hầu hết không bắt buộc đóng mà tùy hỉ cúng dường; có chùa chỉ yêu cầu người tham gia mua ba bộ đồ lam để mặc trong thời gian tu.
Nói thẳng cánh cò bay thì khóa tu mùa hè là chuyến cắm trại gần như miễn phí. Địa điểm thường ở những nơi danh thắng nổi tiếng, có núi rừng, sông suối, thiên nhiên rộng lớn. Ăn chay – cách ăn được đánh giá là lành mạnh. Trẻ được vận động nhiều ngoài thiên nhiên, gặp nhiều bạn bè khắp nơi, tối đến nghe các sư giảng pháp, giảng giải các bài học luân lý đạo đức về biết ơn cha mẹ, kính trọng ông bà, người thân, ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội, giữ tâm thiện… Và cha mẹ thích nhất là trẻ bị cấm dùng điện thoại hay các thiết bị vào mạng.
Với nhiều trẻ con thành thị, kỳ nghỉ hè phổ biến bây giờ là được tự do nằm nhà lướt điện thoại, chơi game. Nhà chật không có chỗ chạy nhảy, nhốt con trong nhà bí bách xót lắm, nhưng ra đường thì sợ tai nạn, bắt cóc, dụ dỗ hút chích. Nhà ai có ông bà và vườn ruộng rộng rãi ở quê thì nhất định đưa trẻ về quê, bọn trẻ mê vô cùng. Nhưng không phải ai cũng có điều kiện như vậy. Rất nhiều gia đình cha mẹ bận đi làm nên không có cách nào khác ngoài nhốt con ở nhà suốt kỳ nghỉ hè.
Khóa tu mùa hè là giải pháp tuyệt hảo giải quyết trọn vẹn tất cả các nhu cầu, ưu tư đó của các gia đình. Đã thế còn miễn phí, hoặc chỉ với một khoản tiền không đáng kể (trừ việc cúng dường).
Cha mẹ, người thân nếu có thời gian lại có thể đăng ký làm công quả, tình nguyện viên trong các khóa tu, vừa giải quyết nhu cầu tích thiện tích phước, vừa chăm sóc con cái của mình luôn. Tiện cả đôi đường.
Gia đình nào chẳng mê tít?
Hàng xóm nhà tôi cũng gởi mấy đứa con cháu đi khóa tu mùa hè một tuần. Mà đăng ký trễ hơn người khác nên các chùa gần đều đã đóng đơn, chỉ còn chùa xa. Họ vẫn quyết cho tụi nhóc đi. Còn chính tụi trẻ con thì chỉ biết tới chùa sẽ phải ăn chay, mặc áo lam, ngoài ra chưa biết gì thêm cả.
Thế nhưng khóa tu mùa hè không chỉ là những dịp cắm trại học đạo đức. Thanh thiếu niên là lực lượng mạnh mẽ đông đảo và có bầu máu nóng nhất. Ai tạo được ảnh hưởng sâu rộng với lực lượng này sẽ là lãnh đạo của nó.
Nhà chùa mới thực sự là thủ lĩnh thanh niên?
Thành thử, khi tin tức về một thiếu niên bị bạn đánh khi cùng tham gia khóa tu mùa hè lan ra, kéo theo hàng loạt thông tin trên báo chí tìm hiểu, phân tích các khóa tu mùa hè ở chùa thì nhiều cấp chính quyền giật bắn mình.
Ngay lập tức, các bác vớ điện thoại hỏi ngay tổ chức sinh hoạt mùa hè cho thanh thiếu niên ở địa phương thế nào rồi, ơ không làm gì à, thế là thế nào, chết chết.
Cũng gần như ngay lập tức, chương trình thời sự buổi tối trên tivi ngày nào cũng đưa tin cụ thể về các hoạt động sinh hoạt hè bổ ích tại địa phương. Hừm, phản xạ nhanh nhạy nhưng lộ liễu quá các anh ơi!
Tuy thế, sinh hoạt hè quốc doanh không thể so sánh với các trại hè dưới bất cứ tên gọi nào do xã hội dân sự tổ chức.
Ví dụ trong một bản tin, có anh thanh niên làm việc ở phường nói hoạt động hè ở phường chúng tôi cũng phong phú lắm, sáng nay đã tổ chức cho các em tìm hiểu luật giao thông.
Nghe là đã hình dung ra ngay sự cứng nhắc, nhàm chán, một chiều theo kiểu tuyên truyền và áp đặt.
Hoạt động của các khóa tu mùa hè thì sao?
Trong khóa tu, sáng sớm khóa sinh thường nối nhau đi thiền hành trong khuôn viên chùa hoặc ngoài thiên nhiên. Trong ngày xen kẽ xem hài kịch, ảo thuật, đá bóng, chơi cầu lông, chơi đủ thứ trò chơi ngoài thiên nhiên hoặc trong không gian rộng lớn, thoáng mát. Tối đến tập trung nghe các tăng ni giảng pháp về kỹ năng tự lập, hiếu nghĩa với cha mẹ ông bà, xây dựng nhân cách, lối sống, ý thức về việc học, hỏi đáp tư vấn tâm lý lứa tuổi… nội dung tùy theo độ tuổi. Cách giảng của các sư thường rủ rỉ dễ thấm, hay kể các câu chuyện ngoài đời hoặc truyện trong các tác phẩm văn học Phật giáo, nhiều truyện có tính thần thoại, tâm linh nên rất thu hút người nghe, không chỉ tuổi thanh thiếu niên.
Chỉ xem hình ảnh con mình bật khóc, mắt mũi đỏ hoe trong buổi nghe giảng pháp về đạo hiếu làm con, cha mẹ đã xúc động đến tận đáy lòng.
Sau một tuần, thấy con về biết tự lập hơn, biết thương cha mẹ hơn, chững chạc rắn rỏi, bạo dạn hơn, cha mẹ nào chả mừng rỡ?
Một nghi thức thường được thực hiện vào mỗi khóa tu là buổi lễ báo hiếu, con rửa chân cho cha mẹ, càng khiến phụ huynh biết ơn và gắn bó với chùa một cách tự nhiên và tha thiết.
Giáo dục một cách tự nhiên thông qua cảm xúc, kết nối mạnh mẽ và rộng rãi, học mà chơi ngoài thiên nhiên, được tôn trọng và lắng nghe, được tư vấn tâm lý lứa tuổi, được hỏi và nghe người lớn chân tình chỉ bảo những điều cần thiết nhất trong lứa tuổi. Đó là điều bọn trẻ cần nhất.
Đồng thời cũng chính là điểm yếu của giáo dục Việt Nam.
Suốt nhiều chục năm qua, ngành giáo dục Việt Nam đã để giáo dục gia đình đứng ngoài quá trình giáo dục trẻ.
Tương tác giữa nhà trường và gia đình hầu hết chỉ qua sổ học bạ. Cuối học kỳ đi họp phụ huynh. Đóng cha mẹ nghĩ rằng con đã đến trường thì việc giáo dục nó chính là việc của thầy cô. Cha mẹ còn bận đi làm kiếm tiền để trả lương cho thầy cô dạy dỗ con cái họ cơ mà!
Bận đến nỗi nhiều gia đình cha mẹ đi làm về thì con đã ngủ.
Đến khi cha mẹ thấy mất kết học phí đầy đủ.
Ngoài ra, đa số nối với con, con không thích nói chuyện cũng không quan tâm tới cha mẹ, thể lực yếu ớt, ít bạn bè thật nhiều bạn ảo, ngơ ngác trong cuộc sống thực, cả ngày chỉ biết cắm đầu vào máy tính hoặc điện thoại, nhà không biết quét, cơm không biết nấu… thì hầu như chúng đã lớn, đã khó uốn. Còn cha mẹ rối bời không biết bắt đầu sửa chữa như thế nào.
Nhà chùa đã nắm được điểm yếu này để bù đắp.
Các em học sinh tham gia khoá tu mùa hè ở Chùa Ba Vàng hè 2023. Chùa Ba Vàng
Sự gắn bó đa chiều giữa các tu sinh và gia đình với nhà chùa, không một tổ chức chính thức nào của Nhà nước có thể sánh kịp.
Có rất nhiều tổ chức của Nhà nước lập nên để quản lý/tập hợp thanh thiếu niên. Dễ trông thấy nhất là Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh với chiếc khăn quàng đỏ. Ở cuối cấp 2 và cấp 3, thanh niên được tập hợp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam dành cho rộng rãi thanh niên.
Các tổ chức này đều thành lập và hoạt động chính thức theo luật, được cấp kinh phí và trụ sở làm việc, theo hệ thống từ Trung ương đến tận địa phương, có đầy đủ ban bệ như một cơ quan, có các báo chí truyền thông để tuyên truyền. Thiếu nhi có báo Rùa Vàng, Nhi đồng. Thiếu niên có báo Khăn quàng đỏ, Thiếu niên tiền phong. Thế còn thanh niên? Thì có báo Tuổi Trẻ chính là tờ báo của Thành Đoàn TP HCM đó. Ngạc nhiên chưa?
Nhưng chẳng hoạt động nào của Đội, Đoàn, hay hội thanh niên đủ sức thu hút thanh thiếu niên như mong muốn.
Trừ vài chương trình nổi bật như Tiếp sức mùa thi, Mùa hè xanh (mà giờ đã bị các khóa tu mùa hè đánh bật), thì Đội, Đoàn, Hội Thanh niên… hầu hết vẫn hoạt động theo cách thức công chức, tuyên truyền áp đặt, một chiều và bề trên.
Từ rất nhiều năm nay, vẫn thấy khăn đỏ áo xanh (đồng phục Đoàn) đó, nhưng không ai còn biết đội viên thiếu niên hay đoàn viên thanh niên có các hoạt động đặc trưng, đặc sắc nào.
Nhà chùa hoàn toàn ngược lại.
Ngay từ sự quảng bá cho các Khóa tu mùa hè đã vô cùng rầm rộ và thiết thực. Từ trước khi bắt đầu các khóa tu mới, các chùa đã chạy truyền thông dày đặc và cập nhật liên tục với vô số hình ảnh. Các hoạt động rất quan trọng với gia đình khóa sinh nhỏ tuổi để họ tin tưởng gửi con đi, như việc chuẩn bị thức ăn hàng ngày, quần áo, chăn gối, nơi sinh hoạt, tắm rửa, hoạt động học và chơi… đều được quay phim, chụp ảnh kỹ lưỡng, cụ thể. Cha mẹ khóa sinh ngồi nhà, chỉ cần mở điện thoại lên đã thấy hàng tấn hoa quả, rau trái tươi mới được đưa đến kìn kìn. Áo quần đồng phục được các phật tử làm công quả tự tay giặt sạch, phơi khô trong nắng gió. Từng gói chăn gối được xếp sẵn ngăn nắp la liệt trong những phòng ngủ rộng thênh thang. Ống kính đặc tả từng chi tiết, thông báo từng con số, theo từng giờ, từng ngày. Hàng trăm, hàng ngàn phật tử lên chùa làm công quả, tự tay làm tất cả mọi việc chuẩn bị cho khóa tu đều hết sức hồ hởi, phấn khích và mong chờ ngày khai mạc.
Có nhiều đứa trẻ đi một khóa tu về thì chỉ mong đi khóa tu tiếp theo, vì chúng có bạn bè, chơi vui, học đạo đức thấm vào đầu, và được người lớn yêu thương, tôn trọng, chỉ vẽ.
Những kết nối hình thành trong một khóa tu có nhiều cơ hội để phát triển, gắn bó lâu dài bọn trẻ, gia đình chúng và giữa họ với chùa.
Việc gì tự nguyện làm sẽ nhẹ nhõm, chu tất, đầy tình thương yêu và xả thân. Còn hoạt động thanh thiếu niên theo kiểu công chức, hô hào, tuyên truyền, nặng định hướng chính trị… thì bị chính tuổi trẻ thờ ơ là chuyện tất nhiên.
Trên vũ đài chiếm lấy sự ảnh hưởng với thanh thiếu niên, ai thắng ai đã rõ.
Lương Lâm Lan
Nguồn: https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/state-and-pagodas-battle-to-gain-the-youth-07072023125429.html
Tham khảo:
https://tuoitre.vn/tre-bi-danh-phai-di-vien-ban-to-chuc-khoa-tu-mua-he-noi-gi-20230617101441573.htm
https://thanhnien.vn/khoa-tu-mua-he-bong-hot-phu-huynh-chon-khoa-tu-cho-con-vi-sao-185230621185704616.htm
https://www.chuahoangphap.com.vn/tin-tuc/
https://phatsuonline.com/nghe-an-mot-so-hoat-dong-trong-khoa-tu-mua-he-chua-chi-linh/
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Điều tài tình nhất của đạo diễn bộ phim “Chuyến bay giải cứu”
Điều tài tình nhất của đạo diễn bộ phim “Chuyến bay giải cứu”
Tùng Phong
16 tháng 7, 2023
Saigon Nhỏ
Vài gương mặt đình đám trong vụ án Chuyến bay giải cứu (VietnamNet)
Phiên tòa xét xử vụ án “Chuyến bay giải cứu” đang diễn ra tại Hà Nội có vẻ giống như một cuộc tấu hài:
Một viên thiếu tướng công an nói rằng hắn “vì thương người mà phạm tội”, xin được khoan hồng bởi tuổi cao, mắc bệnh nan y; Một viên thứ trưởng thì “không nhận thức được hành vi phạm tội” khi nhận hơn 21 tỷ đồng; Một viên cục phó thì kể lể 35 năm công tác rất trong sạch, chỉ sáu tháng cuối cùng thì “vấy bẩn”; Một viên phó chủ tịch tỉnh thì trình bày đem tiền tham nhũng đi làm việc có ý nghĩa…
Những phát ngôn mà có lẽ chỉ những “người miền Bắc, có lý luận” mới có thể nghĩ ra (21 cựu quan chức, viên chức trong 54 bị can vụ án đều là người miền Bắc và Bắc Trung Bộ). Kỳ thực, đó là những lời nói rất… chân thật. Nó cho thấy trong “nhận thức” của họ, nhận tiền hối lộ không phải là hành vi sai trái, thậm chí là bình thường. Họ nghiễm nhiên cướp bóc, “làm tiền” từ những đồng bào trong hoàn cảnh khốn cùng, từ người dân nghèo, những thân phận tha phương cho đến du học sinh và cả “khúc ruột ngàn dặm” Việt kiều….
Họ thản nhiên chia tiền trên xương máu đồng loại. Ngay cả khi đứng trước vành móng ngựa với đầy đủ nhân chứng, vật chứng, họ vẫn bao biện cho “đạo đức cách mạng sáng ngời” như viên cựu cục phó “35 năm trong sạch” nọ. Những kẻ “cắn xé thịt người ngọt xớt” ấy hoàn toàn không có chút khái niệm gì về Lương tri.
Dư luận Việt Nam quan tâm phiên tòa xét xử vụ án “Chuyến bay giải cứu” như xem một buổi diễn hoành tráng với bao căm phẫn. Ban Tuyên giáo Trung ương ngầm bật đèn xanh cho những tờ báo “lề phải” ghi nhận những lời “gạch đá” có lựa chọn và gài vào những câu định hướng quen thuộc “Chính sách của đảng rất nhân văn, nhân ái, nhân tình. Vì mấy con sâu này mà làm mất uy tín của chính quyền, của đảng. Phải xử thật nghiêm”.
Ngay cả những nhà báo trung thành tuyệt đối với cộng sản vốn lâu nay luôn dùng miệng lưỡi uốn éo để ngụy biện bao che cho đảng cai trị thối nát, như HHV, cũng đăng đàn cảm thán “… Vụ tham nhũng đáng xấu hổ nhất của loài người, kể từ khi bắt đầu có nhà nước… là nỗi nhục quốc gia. Trong lịch sử loài người hiếm khi có một nhà nước nào đối xử với công dân của mình như thế. Từ tướng công an đến đại sứ đều ăn tiền của người dân trong hoạn nạn một cách thản nhiên. Tham nhũng đã trở thành một thứ văn hóa đang chế ngự và lộng hành đất nước…” Rồi thì phải ngăn chặn tham nhũng từ gốc, phải bỏ cơ chế “xin cho”, phải tăng lương cho công bộc…
Hãy nhìn nhận lại toàn bộ vở đại hí kịch này. Trong bữa tiệc xác người mang tên “chuyến bay giải cứu” không chỉ có 54 con kền kền và mục đích cuối cùng của phiên tòa hôm nay cũng chẳng vì Công lý.
Đồ họa của VnExpress
Phiên tòa không có “bên bị hại”
Điều kỳ lạ nhất của phiên tòa thế kỷ này là không có bóng dáng “bên bị hại”. Tất cả 54 người, gồm 21 cựu quan chức, viên chức cùng liên đới, cấu kết, đưa hối lộ, nhận hối lội, ép buộc doanh nghiệp, môi giới, chạy án… với số tiền tham nhũng khoảng 180 tỷ đồng (tương đương $8 triệu Mỹ kim) theo như truyền thông trong nước đưa tin. Một con số khiêm tốn hơn rất nhiều con số $300 triệu Mỹ kim được nhiều người ước tính dựa trên số lượng hơn 800 chuyến bay và gần 200,000 lượt người.
“Bên bị hại” trong những “chuyến bay giải cứu” không ai khác là 200,000 người được “giải cứu”. Để có một chiếc vé một chiều từ các nước trong khu vực Đông Nam Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore… thì du học sinh, người lao động Việt Nam phải trả từ 40-50 triệu đồng. Còn vé từ Châu Âu, Mỹ, Canada, Úc, Châu Phi là hàng trăm triệu. Chưa kể người dân còn phải chi trả các “combo dịch vụ bắt buộc” với cái giá cắt cổ. Họ là nạn nhân của cuộc trấn lột, cưỡng bức, xâm hại, chiếm đoạt tiền bạc… do chính bộ máy nhà nước cộng sản Việt Nam tổ chức và thực hiện.
Thế nhưng, trong năm tội danh mà Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố trong vụ án “Chuyến bay giải cứu” về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Môi giới hối lộ”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” (lần lượt theo các Điều 354, 364, 365, 174 và 356 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017), thì không tội danh nào xác định những người mua vé “chuyến bay giải cứu” là nạn nhân/bị hại hay nguyên đơn dân sự. Do đó, 200,000 nạn nhân trong vụ án không có quyền yêu cầu phần bồi thường thiệt hại thông qua vụ án này.
Phiên tòa xét xử “chuyến bay giải cứu” chỉ có “bên xét xử” và bên “bị xét xử”. Tức là chỉ có bên “củi” và bên “lò” mà không hề có “bên bị hại”. Điều đó có nghĩa sẽ không có nạn nhân nào được đền bù, được trả lại tiền, hay chí ít nhận được lời xin lỗi từ phía nhà nước, chính quyền – chủ thể đã gây ra tội ác ghê tởm này. Vậy thì có Công lý ở đây hay không?
Chưa xét đến việc nếu như thu hồi được tiền tang vật từ vụ án thì tòa sẽ xử lý như thế nào? Về lý thì nếu xác định rõ là tiền bất chính và thu hồi được thì sẽ sung công. Nhưng thực chất, con số 180 tỷ bất chính chỉ là phần rất nhỏ trong hàng trăm triệu Mỹ kim mà gần 200,000 người dân bị cưỡng đoạt.
Biếm họa của DAD
“Bữa tiệc xác người” của bầy kền kền đâu chỉ có 54 con!
Vụ án “chuyến bay giải cứu” có tổng cộng bảy bên dính líu: Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an, UBND TP Hà Nội và UBND tỉnh Quảng Nam.
Tại Văn phòng Chính phủ có Vụ quan hệ quốc tế, trợ lý Thủ tướng thường trực.
Tại Bộ Ngoại giao có Cục lãnh sự, Phòng Bảo hộ công dân, một số đại sứ Việt Nam ở nước ngoài, thậm chí có cả cựu đại sứ.
Tại Bộ Công an có cán bộ Cục Xuất nhập cảnh, cựu Phó giám đốc Công an Hà Nội.
Tại Bộ Y tế có thư ký của thứ trưởng.
Cần nhắc lại một chút về diễn biến vụ án:
Ban đầu, năm Bộ ngành được giao phối hợp đề xuất chuyến bay. Kết quả khi được tập hợp lại sẽ gởi lên Văn phòng chính phủ để nơi này “tham mưu”, đề xuất lãnh đạo Chính phủ phê duyệt (cho công ty nào được tổ chức bay, bao nhiêu chuyến v.v…).
Tuy nhiên, khi đám viên chức Văn phòng chính phủ ngửi thấy “hơi đồng” quá đậm, đã lờ luôn năm bộ ngành tham mưu và trực tiếp ghi tên các doanh nghiệp để trình ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ký duyệt. Kể từ đó, thay vì doanh nghiệp chỉ phải “cảm ơn” một đầu mối là Văn phòng Chính phủ thì nay phải “cảm ơn” cả năm Bộ ngành liên quan, chưa kể các địa phương có khu cách ly đón nhận người từ nước ngoài về. “Cảm ơn” ở đây không phải là thái độ. Nó luôn được “hiện thực hóa” bằng tiền hối lộ. Nói cách khác, thay vì qui trình hối lộ “một cửa”, thì sau khi được điều chỉnh, tất cả được thay bằng qui trình hối lộ “nhiều cửa”.
Điều kỳ lạ thứ hai mà ngay cả trẻ con cũng thấy phi lý là cấp thư ký Bộ trưởng Bộ y tế và thư ký Phó Thủ tướng thường trực có thể vơ vét, gọi điện, đe nẹt doanh nghiệp, thu tiền hàng ngày giống như mấy tay giang hồ cho vay nặng lãi Hải Phòng, trong khi thủ trưởng cơ quan, tức sếp lãnh đạo trực tiếp của họ, thì… không biết, không hay, không nhận tiền ăn chia, không liên đới gì cả!? Theo lời khai của doanh nghiệp thì việc giao nhận tiền được thực hiện thậm chí ở ngay văn phòng Bộ, văn phòng Chủ tịch. Vậy mà các sếp to không biết gì là thế nào?!
Một diễn biến bất ngờ là trong 54 bị can, có 53 tên đều “thành thật khai báo, nhận lỗi, xin đảng và nhà nước khoan hồng”, riêng cựu Trưởng phòng 5 thuộc Bộ Công an Hoàng Văn Hưng lại chối bai bải không nhận tội và phản bác cáo buộc của hội đồng xét xử. Với lập luận của một điều tra viên đầy kinh nghiệm, Hưng cho rằng qui kết của tòa “thiếu căn cứ và bỏ lọt tội phạm”. Tại tòa, cựu trưởng phòng 5 Hoàng Văn Hưng cãi tay đôi với công tố viên, phủ nhận mọi cáo buộc. Thậm chí, Hưng công khai thách thức “Viện kiểm soát chỉ cần đưa ra một chứng cứ thì tôi sẽ nhận tội ngay”.
Xem ra, kịch còn nhiều tập, “củi” cũng rất sẵn nhưng đó cũng chỉ là cuộc ăn thịt lẫn nhau khi họ tranh đoạt quyền lực và sát phạt nội bộ. Những phiên tòa không có “người bị hại” lẫn Công lý sẽ không có ý nghĩa gì hơn một màn trình diễn “vĩ đại” mà khán giả không mất tiền mua vé. Nhiều người dân ngây thơ sẽ vỗ tay tán thưởng như xem một bộ phim hài nhảm nhí của Trấn Thành, nhưng những người dân khác thì chỉ “hưởng ứng” bằng cái trừng mắt kinh tởm.
Trong bộ phim “Chuyến bay giải cứu”, điều tài tình nhất của đạo diễn không phải là cách thức xây dựng kịch bản mà là… kỹ thuật che giấu những kẻ thật sự là trùm cuối, trong đó có Trần Thị Nguyệt Thu, người được dư luận cho rằng không chỉ dính dáng đến đại án test kit Việt Á mà còn có một vai trò nhất định trong “chuyến bay giải cứu”. Chẳng phải tự nhiên mà Nguyễn Xuân Phúc, chồng của Nguyệt Thu, bị hất khỏi ghế Chủ tịch nước vào đầu năm nay.
Tùng Phong
16 tháng 7, 2023
Saigon Nhỏ
Vài gương mặt đình đám trong vụ án Chuyến bay giải cứu (VietnamNet)
Phiên tòa xét xử vụ án “Chuyến bay giải cứu” đang diễn ra tại Hà Nội có vẻ giống như một cuộc tấu hài:
Một viên thiếu tướng công an nói rằng hắn “vì thương người mà phạm tội”, xin được khoan hồng bởi tuổi cao, mắc bệnh nan y; Một viên thứ trưởng thì “không nhận thức được hành vi phạm tội” khi nhận hơn 21 tỷ đồng; Một viên cục phó thì kể lể 35 năm công tác rất trong sạch, chỉ sáu tháng cuối cùng thì “vấy bẩn”; Một viên phó chủ tịch tỉnh thì trình bày đem tiền tham nhũng đi làm việc có ý nghĩa…
Những phát ngôn mà có lẽ chỉ những “người miền Bắc, có lý luận” mới có thể nghĩ ra (21 cựu quan chức, viên chức trong 54 bị can vụ án đều là người miền Bắc và Bắc Trung Bộ). Kỳ thực, đó là những lời nói rất… chân thật. Nó cho thấy trong “nhận thức” của họ, nhận tiền hối lộ không phải là hành vi sai trái, thậm chí là bình thường. Họ nghiễm nhiên cướp bóc, “làm tiền” từ những đồng bào trong hoàn cảnh khốn cùng, từ người dân nghèo, những thân phận tha phương cho đến du học sinh và cả “khúc ruột ngàn dặm” Việt kiều….
Họ thản nhiên chia tiền trên xương máu đồng loại. Ngay cả khi đứng trước vành móng ngựa với đầy đủ nhân chứng, vật chứng, họ vẫn bao biện cho “đạo đức cách mạng sáng ngời” như viên cựu cục phó “35 năm trong sạch” nọ. Những kẻ “cắn xé thịt người ngọt xớt” ấy hoàn toàn không có chút khái niệm gì về Lương tri.
Dư luận Việt Nam quan tâm phiên tòa xét xử vụ án “Chuyến bay giải cứu” như xem một buổi diễn hoành tráng với bao căm phẫn. Ban Tuyên giáo Trung ương ngầm bật đèn xanh cho những tờ báo “lề phải” ghi nhận những lời “gạch đá” có lựa chọn và gài vào những câu định hướng quen thuộc “Chính sách của đảng rất nhân văn, nhân ái, nhân tình. Vì mấy con sâu này mà làm mất uy tín của chính quyền, của đảng. Phải xử thật nghiêm”.
Ngay cả những nhà báo trung thành tuyệt đối với cộng sản vốn lâu nay luôn dùng miệng lưỡi uốn éo để ngụy biện bao che cho đảng cai trị thối nát, như HHV, cũng đăng đàn cảm thán “… Vụ tham nhũng đáng xấu hổ nhất của loài người, kể từ khi bắt đầu có nhà nước… là nỗi nhục quốc gia. Trong lịch sử loài người hiếm khi có một nhà nước nào đối xử với công dân của mình như thế. Từ tướng công an đến đại sứ đều ăn tiền của người dân trong hoạn nạn một cách thản nhiên. Tham nhũng đã trở thành một thứ văn hóa đang chế ngự và lộng hành đất nước…” Rồi thì phải ngăn chặn tham nhũng từ gốc, phải bỏ cơ chế “xin cho”, phải tăng lương cho công bộc…
Hãy nhìn nhận lại toàn bộ vở đại hí kịch này. Trong bữa tiệc xác người mang tên “chuyến bay giải cứu” không chỉ có 54 con kền kền và mục đích cuối cùng của phiên tòa hôm nay cũng chẳng vì Công lý.
Đồ họa của VnExpress
Phiên tòa không có “bên bị hại”
Điều kỳ lạ nhất của phiên tòa thế kỷ này là không có bóng dáng “bên bị hại”. Tất cả 54 người, gồm 21 cựu quan chức, viên chức cùng liên đới, cấu kết, đưa hối lộ, nhận hối lội, ép buộc doanh nghiệp, môi giới, chạy án… với số tiền tham nhũng khoảng 180 tỷ đồng (tương đương $8 triệu Mỹ kim) theo như truyền thông trong nước đưa tin. Một con số khiêm tốn hơn rất nhiều con số $300 triệu Mỹ kim được nhiều người ước tính dựa trên số lượng hơn 800 chuyến bay và gần 200,000 lượt người.
“Bên bị hại” trong những “chuyến bay giải cứu” không ai khác là 200,000 người được “giải cứu”. Để có một chiếc vé một chiều từ các nước trong khu vực Đông Nam Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore… thì du học sinh, người lao động Việt Nam phải trả từ 40-50 triệu đồng. Còn vé từ Châu Âu, Mỹ, Canada, Úc, Châu Phi là hàng trăm triệu. Chưa kể người dân còn phải chi trả các “combo dịch vụ bắt buộc” với cái giá cắt cổ. Họ là nạn nhân của cuộc trấn lột, cưỡng bức, xâm hại, chiếm đoạt tiền bạc… do chính bộ máy nhà nước cộng sản Việt Nam tổ chức và thực hiện.
Thế nhưng, trong năm tội danh mà Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố trong vụ án “Chuyến bay giải cứu” về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Môi giới hối lộ”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” (lần lượt theo các Điều 354, 364, 365, 174 và 356 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017), thì không tội danh nào xác định những người mua vé “chuyến bay giải cứu” là nạn nhân/bị hại hay nguyên đơn dân sự. Do đó, 200,000 nạn nhân trong vụ án không có quyền yêu cầu phần bồi thường thiệt hại thông qua vụ án này.
Phiên tòa xét xử “chuyến bay giải cứu” chỉ có “bên xét xử” và bên “bị xét xử”. Tức là chỉ có bên “củi” và bên “lò” mà không hề có “bên bị hại”. Điều đó có nghĩa sẽ không có nạn nhân nào được đền bù, được trả lại tiền, hay chí ít nhận được lời xin lỗi từ phía nhà nước, chính quyền – chủ thể đã gây ra tội ác ghê tởm này. Vậy thì có Công lý ở đây hay không?
Chưa xét đến việc nếu như thu hồi được tiền tang vật từ vụ án thì tòa sẽ xử lý như thế nào? Về lý thì nếu xác định rõ là tiền bất chính và thu hồi được thì sẽ sung công. Nhưng thực chất, con số 180 tỷ bất chính chỉ là phần rất nhỏ trong hàng trăm triệu Mỹ kim mà gần 200,000 người dân bị cưỡng đoạt.
Biếm họa của DAD
“Bữa tiệc xác người” của bầy kền kền đâu chỉ có 54 con!
Vụ án “chuyến bay giải cứu” có tổng cộng bảy bên dính líu: Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an, UBND TP Hà Nội và UBND tỉnh Quảng Nam.
Tại Văn phòng Chính phủ có Vụ quan hệ quốc tế, trợ lý Thủ tướng thường trực.
Tại Bộ Ngoại giao có Cục lãnh sự, Phòng Bảo hộ công dân, một số đại sứ Việt Nam ở nước ngoài, thậm chí có cả cựu đại sứ.
Tại Bộ Công an có cán bộ Cục Xuất nhập cảnh, cựu Phó giám đốc Công an Hà Nội.
Tại Bộ Y tế có thư ký của thứ trưởng.
Cần nhắc lại một chút về diễn biến vụ án:
Ban đầu, năm Bộ ngành được giao phối hợp đề xuất chuyến bay. Kết quả khi được tập hợp lại sẽ gởi lên Văn phòng chính phủ để nơi này “tham mưu”, đề xuất lãnh đạo Chính phủ phê duyệt (cho công ty nào được tổ chức bay, bao nhiêu chuyến v.v…).
Tuy nhiên, khi đám viên chức Văn phòng chính phủ ngửi thấy “hơi đồng” quá đậm, đã lờ luôn năm bộ ngành tham mưu và trực tiếp ghi tên các doanh nghiệp để trình ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ký duyệt. Kể từ đó, thay vì doanh nghiệp chỉ phải “cảm ơn” một đầu mối là Văn phòng Chính phủ thì nay phải “cảm ơn” cả năm Bộ ngành liên quan, chưa kể các địa phương có khu cách ly đón nhận người từ nước ngoài về. “Cảm ơn” ở đây không phải là thái độ. Nó luôn được “hiện thực hóa” bằng tiền hối lộ. Nói cách khác, thay vì qui trình hối lộ “một cửa”, thì sau khi được điều chỉnh, tất cả được thay bằng qui trình hối lộ “nhiều cửa”.
Điều kỳ lạ thứ hai mà ngay cả trẻ con cũng thấy phi lý là cấp thư ký Bộ trưởng Bộ y tế và thư ký Phó Thủ tướng thường trực có thể vơ vét, gọi điện, đe nẹt doanh nghiệp, thu tiền hàng ngày giống như mấy tay giang hồ cho vay nặng lãi Hải Phòng, trong khi thủ trưởng cơ quan, tức sếp lãnh đạo trực tiếp của họ, thì… không biết, không hay, không nhận tiền ăn chia, không liên đới gì cả!? Theo lời khai của doanh nghiệp thì việc giao nhận tiền được thực hiện thậm chí ở ngay văn phòng Bộ, văn phòng Chủ tịch. Vậy mà các sếp to không biết gì là thế nào?!
Một diễn biến bất ngờ là trong 54 bị can, có 53 tên đều “thành thật khai báo, nhận lỗi, xin đảng và nhà nước khoan hồng”, riêng cựu Trưởng phòng 5 thuộc Bộ Công an Hoàng Văn Hưng lại chối bai bải không nhận tội và phản bác cáo buộc của hội đồng xét xử. Với lập luận của một điều tra viên đầy kinh nghiệm, Hưng cho rằng qui kết của tòa “thiếu căn cứ và bỏ lọt tội phạm”. Tại tòa, cựu trưởng phòng 5 Hoàng Văn Hưng cãi tay đôi với công tố viên, phủ nhận mọi cáo buộc. Thậm chí, Hưng công khai thách thức “Viện kiểm soát chỉ cần đưa ra một chứng cứ thì tôi sẽ nhận tội ngay”.
Xem ra, kịch còn nhiều tập, “củi” cũng rất sẵn nhưng đó cũng chỉ là cuộc ăn thịt lẫn nhau khi họ tranh đoạt quyền lực và sát phạt nội bộ. Những phiên tòa không có “người bị hại” lẫn Công lý sẽ không có ý nghĩa gì hơn một màn trình diễn “vĩ đại” mà khán giả không mất tiền mua vé. Nhiều người dân ngây thơ sẽ vỗ tay tán thưởng như xem một bộ phim hài nhảm nhí của Trấn Thành, nhưng những người dân khác thì chỉ “hưởng ứng” bằng cái trừng mắt kinh tởm.
Trong bộ phim “Chuyến bay giải cứu”, điều tài tình nhất của đạo diễn không phải là cách thức xây dựng kịch bản mà là… kỹ thuật che giấu những kẻ thật sự là trùm cuối, trong đó có Trần Thị Nguyệt Thu, người được dư luận cho rằng không chỉ dính dáng đến đại án test kit Việt Á mà còn có một vai trò nhất định trong “chuyến bay giải cứu”. Chẳng phải tự nhiên mà Nguyễn Xuân Phúc, chồng của Nguyệt Thu, bị hất khỏi ghế Chủ tịch nước vào đầu năm nay.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Việt Nam: Kinh tế ảm đạm, thất nghiệp tràn lan
An Vui
19 tháng 7, 2023
Saigon Nhỏ
Không kiếm được việc tiếp theo thì người lao động phải rút BHXH một lần thôi – Ảnh VnExpress chụp tại Sài Gòn Tháng Tư 2023
So với Quý I/2023, tổng số lao động Việt Nam làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp và rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần trong Quý II/2023 tăng gấp rưỡi.
VnExpress ngày 19 Tháng Bảy 2023 dẫn con số từ Bộ Lao động đưa ra là 357,500 người, tăng hơn 152,200 người so Quý I/2023.
Trong số đó, số lao động phổ thông chiếm gần 69%; có trình độ đại học 13%; cao đẳng 5.8%; sơ cấp 6.8% và trung cấp 5.4%.
Công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành có lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp đông nhất, khoảng 46%; tiếp đến là dịch vụ 31%; nông lâm ngư nghiệp 4.4%; xây dựng 2.7%; bán buôn bán lẻ 2.6%.
Nghề nghiệp có số lao động nộp hồ sơ nhận trợ cấp thất nghiệp đông nhất là công nhân may/thêu, lắp ráp, bán hàng, kỹ thuật viên điện tử và kế toán.
Mất việc, cắt giảm việc làm cũng khiến số lao động rút BHXH một lần tăng cao, hơn 665,000 người trong sáu tháng qua, theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Xét riêng quý II, lượng người rút BHXH một lần tăng gần 1.5 lần so với Quý I.
Lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp, rút BHXH một lần tăng mạnh, phản ảnh thực trạng nhiều công ty đang mất đơn hàng, phải cắt giảm lao động, kéo dài từ giữa năm 2022 đến nay.
Số lao động rút BHXH một lần, từ 2016- Tháng Sáu 2023, cho thấy chỉ trong 6 tháng 2023, số lao động rút BHXH một lần suýt soát cả năm 2018 – Đồ họa: VnExpress
Thống kê giai đoạn 2016-2022, gần 4.85 triệu người đã rời bỏ hệ thống an sinh xã hội. Trong số này, chỉ có 1.3 triệu người quay lại hệ thống, tiếp tục đi làm và đóng BHXH; còn gần 3.55 triệu người “gia nhập đội ngũ làm nghề tự do”. Đáng chú ý, trong số này có 907,000 lao động từng rút hai lượt BHXH một lần; hơn 61,000 người rút ba lượt BHXH một lần.
Cũng VnExpress ngày 18 Tháng Bảy cho biết có gần 19,000 công chức, viên chức (đa số ở Hà Nội và Sài Gòn), tự nghỉ việc trong một năm, từ Tháng Bảy 2022 đến hết Tháng Sáu 2023. Số công chức, viên chức tự nghỉ việc này tăng gần 260 người mỗi tháng so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong số gần 19,000 người có 1,967 công chức, còn lại là viên chức, đa số đang làm việc trong ngành giáo dục và y tế và trong độ tuổi dưới 50, gần 50% có trình độ đại học và 16% có trình độ thạc sĩ.
Năm 2022, Việt Nam có 16,000 giáo viên bỏ việc, bình quân cứ 100 nhà giáo thì một người ra khỏi ngành. Lĩnh vực y tế đã có gần 10,000 nhân viên tại các cơ sở công lập chuyển sang tư nhân từ đầu năm 2021 đến hết Tháng Sáu 2022.
Tình trạng nhiều công chức, viên chức rời bỏ cơ quan nhà nước diễn ra từ năm 2020 đến nay và có xu hướng tăng. Nếu tính từ đầu năm 2020 đến giữa 2022, Việt Nam có 39,500 cán bộ, công chức, viên chức tự nghỉ việc để chuyển sang làm việc ở khu vực tư nhân.
Số lao động hưởng BHXH một lần tính theo khu vực từ 2016-2021 cho thấy lao động vùng Đông Nam Bộ phải rút BHXH một lần đông nhất – Đồ họa: VnExpress
Dưới thông tin của VnExpress có rất nhiều bình luận của độc giả, cho thấy bức tranh ảm đạm của thị trường lao động Việt Nam. Đa số ý kiến đều cho rằng việc rút BHXH một lần là đúng (theo luật là sau khi nghỉ việc liên tục một năm mà vẫn chưa có việc mới thì mới được lãnh BHXH một lần), vì nếu chờ đến tuổi hưu mới nhận – có khi vài chục năm sau, thì chẳng còn giá trị gì do đồng tiền mất giá, hơn nữa đã bị nghỉ việc thì ai cũng khốn khó, cần tiền.
Bên cạnh đó, lao động Việt thiếu niềm tin vào chính sách bảo hiểm xã hội của nhà cầm quyền, họ sợ nếu không rút nhanh thì quỹ BHXH bị vỡ, họ sẽ bị mất.
Cũng theo luật, chỉ những lao động đóng BHXH dưới 20 năm mới được rút BHXH một lần, vì thế những người bị mất việc trước tuổi nghỉ hưu mà đã đóng tiền BHXH hơn 20 năm thì bắt buộc phải chờ.
Một độc giả tên Tuan Vu cho biết: “Tôi 51 tuổi, 30 năm đóng bảo hiểm. Giờ thất nghiệp mà phải chờ thêm 12 năm nữa mới được hưởng lương hưu, hiện chỉ được hưởng trợ cấp thất nghiệp một năm. Vậy trong chục năm còn lại nếu không kiếm nổi việc làm thì biết trông vào đâu??? Nếu được lấy một cục thì tôi cũng lấy!!!”.
Độc giả Trần Phong trả lời Tuan Vu, đồng thời đặt ra vấn đề khác: “Anh may mắn là đã đóng đủ 30 năm. Còn hàng nghìn lao động khác, họ không thể kiếm được việc làm khi bị cho thôi việc ở tuổi 45 trở đi, quãng thời gian còn lại, làm gì để có thể đóng tiếp thì BHXH không đề cập tới. Và nữa, cứ cho là họ có thể chờ thêm 15 năm nữa để lĩnh lương hưu, nhưng với mức đóng thấp và thời gian đóng ngắn, lương hưu liệu có đủ mua gạo, mua rau?”.
Ngoài ra, những độc giả đang còn làm việc cũng phản ảnh thực trạng “chết lâm sàng” của một số công ty: “Kinh tế khó khăn , thất nghiệp tăng, phòng Kỹ thuật tôi 17 người nghỉ hết 15 người. Ở lại giảm 50% lương nhưng tới nay 4 – 5 tháng rồi chưa có lương. Người lao động nghỉ để hưởng trợ cấp thất nghiệp chắc nhanh hơn lương tháng ở một số công ty” (khaithinh2014);
Nam công nhân 39 tuổi đợi làm hồ sơ rút một lần trước cơ quan Bảo hiểm xã hội TP.Thủ Đức, Sài Gòn, hồi cuối năm 2022, sau một năm không có việc làm vì công ty đóng cửa – Ảnh: VnExpress
“Tôi đang làm việc tại Bình Dương , tại đây vài tháng nay có khá nhiều công ty đóng cửa hoặc cắt giảm nhân sự! Đợt cắt giảm tiếp theo này của các công ty phản ảnh thiếu đơn hàng ở mức trầm trọng hơn! Không ít công nhân về quê khi thị trường lao động khó khăn như hiện tại!” (Quốc Trung);
“Bên Trung Quốc lao động 55-65 tuổi vẫn nhận vào làm việc, không cần giấy tờ gì chủ nhận vào hết. Thu nhập bình quân của lao động phổ thông chân tay cũng trên 15 triệu. Trung Quốc có rất nhiều làng nghề, làm đủ loại từ gốm sứ, inox, bánh kẹo – giấy… Nói chung là dễ dàng kiếm việc làm, không có chuyện thanh niên lêu lổng cướp giật.
Còn bên mình thì giấy tờ bằng cấp đủ thứ, chỉ tuyển từ 18-25 hoặc 18-33. Những lao động qua 36 tuổi thường làm những công việc nặng độc hại như gỗ, sơn, bảo vệ, có mức lương thấp… Vấn đề ở đây là cần tạo ra nhiều công ăn việc làm chứ thất nghiệp ở tuổi 36 thì họ phải rút BHXH một lần để chi phí sinh hoạt là bình thường. Cái quy định độ tuổi nghỉ hưu là không phù hợp, nó chỉ phù hợp văn phòng, cơ quan nhà nước…” (Lời Nói Dối);
“Tôi làm nghề xây dựng. Công việc nay đây mai đó. Ngày xưa đi làm không để ý, đến lúc nghỉ việc mới biết là doanh nghiệp lừa-không đóng BHXH cho. Trải qua một vài công ty tôi đều bị quỵt BHXH. Đến bây giờ trải qua gần 20 năm nghề nhưng mới đóng BHXH được 10 năm, trong khi tuổi đã gần U50 rồi. Sau này xác định không có lương hưu mà chỉ rút BHXH một lần thôi” (phung.thehiep2309);
Cán bộ làm thủ tục hành chính tại Ủy ban TP.Thủ Đức, Sài Gòn- Ảnh VnExpress chụp Tháng Tám 2022
Bình luận về việc công chức, viên chức nghỉ việc tăng thì đa số độc giả cũng tán đồng. Có người thừa nhận từng làm việc trong hệ thống nhà nước nhưng nghỉ việc ra làm tự do thấy cuộc sống tốt hơn và chưa bao giờ hối hận: “Tôi đã nghỉ được hơn ba năm, mặc dù lương nơi tôi từng làm viên chức thuộc vào hàng cao nhất thành phố, nhưng chưa bao giờ tôi hối hận với quyết định của mình” ($trungle);
“Tôi bỏ được gần 10 năm, lập doanh nghiệp riêng. Long đong gây dựng mất 5 năm, lại gặp dịch 2 năm. Nhưng đến bây giờ tôi vẫn thấy mình may mắn vì có quyết định đúng” (John Đi bộ); “Tôi cũng đã nghỉ vì quá mệt mỏi, áp lực, mặc dù ước mơ làm nghề giáo từ nhỏ, tôi đành rời xa bục giảng vì không còn nhiệt huyết nữa” (leminhviet7654321).
An Vui
19 tháng 7, 2023
Saigon Nhỏ
Không kiếm được việc tiếp theo thì người lao động phải rút BHXH một lần thôi – Ảnh VnExpress chụp tại Sài Gòn Tháng Tư 2023
So với Quý I/2023, tổng số lao động Việt Nam làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp và rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần trong Quý II/2023 tăng gấp rưỡi.
VnExpress ngày 19 Tháng Bảy 2023 dẫn con số từ Bộ Lao động đưa ra là 357,500 người, tăng hơn 152,200 người so Quý I/2023.
Trong số đó, số lao động phổ thông chiếm gần 69%; có trình độ đại học 13%; cao đẳng 5.8%; sơ cấp 6.8% và trung cấp 5.4%.
Công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành có lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp đông nhất, khoảng 46%; tiếp đến là dịch vụ 31%; nông lâm ngư nghiệp 4.4%; xây dựng 2.7%; bán buôn bán lẻ 2.6%.
Nghề nghiệp có số lao động nộp hồ sơ nhận trợ cấp thất nghiệp đông nhất là công nhân may/thêu, lắp ráp, bán hàng, kỹ thuật viên điện tử và kế toán.
Mất việc, cắt giảm việc làm cũng khiến số lao động rút BHXH một lần tăng cao, hơn 665,000 người trong sáu tháng qua, theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Xét riêng quý II, lượng người rút BHXH một lần tăng gần 1.5 lần so với Quý I.
Lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp, rút BHXH một lần tăng mạnh, phản ảnh thực trạng nhiều công ty đang mất đơn hàng, phải cắt giảm lao động, kéo dài từ giữa năm 2022 đến nay.
Số lao động rút BHXH một lần, từ 2016- Tháng Sáu 2023, cho thấy chỉ trong 6 tháng 2023, số lao động rút BHXH một lần suýt soát cả năm 2018 – Đồ họa: VnExpress
Thống kê giai đoạn 2016-2022, gần 4.85 triệu người đã rời bỏ hệ thống an sinh xã hội. Trong số này, chỉ có 1.3 triệu người quay lại hệ thống, tiếp tục đi làm và đóng BHXH; còn gần 3.55 triệu người “gia nhập đội ngũ làm nghề tự do”. Đáng chú ý, trong số này có 907,000 lao động từng rút hai lượt BHXH một lần; hơn 61,000 người rút ba lượt BHXH một lần.
Cũng VnExpress ngày 18 Tháng Bảy cho biết có gần 19,000 công chức, viên chức (đa số ở Hà Nội và Sài Gòn), tự nghỉ việc trong một năm, từ Tháng Bảy 2022 đến hết Tháng Sáu 2023. Số công chức, viên chức tự nghỉ việc này tăng gần 260 người mỗi tháng so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong số gần 19,000 người có 1,967 công chức, còn lại là viên chức, đa số đang làm việc trong ngành giáo dục và y tế và trong độ tuổi dưới 50, gần 50% có trình độ đại học và 16% có trình độ thạc sĩ.
Năm 2022, Việt Nam có 16,000 giáo viên bỏ việc, bình quân cứ 100 nhà giáo thì một người ra khỏi ngành. Lĩnh vực y tế đã có gần 10,000 nhân viên tại các cơ sở công lập chuyển sang tư nhân từ đầu năm 2021 đến hết Tháng Sáu 2022.
Tình trạng nhiều công chức, viên chức rời bỏ cơ quan nhà nước diễn ra từ năm 2020 đến nay và có xu hướng tăng. Nếu tính từ đầu năm 2020 đến giữa 2022, Việt Nam có 39,500 cán bộ, công chức, viên chức tự nghỉ việc để chuyển sang làm việc ở khu vực tư nhân.
Số lao động hưởng BHXH một lần tính theo khu vực từ 2016-2021 cho thấy lao động vùng Đông Nam Bộ phải rút BHXH một lần đông nhất – Đồ họa: VnExpress
Dưới thông tin của VnExpress có rất nhiều bình luận của độc giả, cho thấy bức tranh ảm đạm của thị trường lao động Việt Nam. Đa số ý kiến đều cho rằng việc rút BHXH một lần là đúng (theo luật là sau khi nghỉ việc liên tục một năm mà vẫn chưa có việc mới thì mới được lãnh BHXH một lần), vì nếu chờ đến tuổi hưu mới nhận – có khi vài chục năm sau, thì chẳng còn giá trị gì do đồng tiền mất giá, hơn nữa đã bị nghỉ việc thì ai cũng khốn khó, cần tiền.
Bên cạnh đó, lao động Việt thiếu niềm tin vào chính sách bảo hiểm xã hội của nhà cầm quyền, họ sợ nếu không rút nhanh thì quỹ BHXH bị vỡ, họ sẽ bị mất.
Cũng theo luật, chỉ những lao động đóng BHXH dưới 20 năm mới được rút BHXH một lần, vì thế những người bị mất việc trước tuổi nghỉ hưu mà đã đóng tiền BHXH hơn 20 năm thì bắt buộc phải chờ.
Một độc giả tên Tuan Vu cho biết: “Tôi 51 tuổi, 30 năm đóng bảo hiểm. Giờ thất nghiệp mà phải chờ thêm 12 năm nữa mới được hưởng lương hưu, hiện chỉ được hưởng trợ cấp thất nghiệp một năm. Vậy trong chục năm còn lại nếu không kiếm nổi việc làm thì biết trông vào đâu??? Nếu được lấy một cục thì tôi cũng lấy!!!”.
Độc giả Trần Phong trả lời Tuan Vu, đồng thời đặt ra vấn đề khác: “Anh may mắn là đã đóng đủ 30 năm. Còn hàng nghìn lao động khác, họ không thể kiếm được việc làm khi bị cho thôi việc ở tuổi 45 trở đi, quãng thời gian còn lại, làm gì để có thể đóng tiếp thì BHXH không đề cập tới. Và nữa, cứ cho là họ có thể chờ thêm 15 năm nữa để lĩnh lương hưu, nhưng với mức đóng thấp và thời gian đóng ngắn, lương hưu liệu có đủ mua gạo, mua rau?”.
Ngoài ra, những độc giả đang còn làm việc cũng phản ảnh thực trạng “chết lâm sàng” của một số công ty: “Kinh tế khó khăn , thất nghiệp tăng, phòng Kỹ thuật tôi 17 người nghỉ hết 15 người. Ở lại giảm 50% lương nhưng tới nay 4 – 5 tháng rồi chưa có lương. Người lao động nghỉ để hưởng trợ cấp thất nghiệp chắc nhanh hơn lương tháng ở một số công ty” (khaithinh2014);
Nam công nhân 39 tuổi đợi làm hồ sơ rút một lần trước cơ quan Bảo hiểm xã hội TP.Thủ Đức, Sài Gòn, hồi cuối năm 2022, sau một năm không có việc làm vì công ty đóng cửa – Ảnh: VnExpress
“Tôi đang làm việc tại Bình Dương , tại đây vài tháng nay có khá nhiều công ty đóng cửa hoặc cắt giảm nhân sự! Đợt cắt giảm tiếp theo này của các công ty phản ảnh thiếu đơn hàng ở mức trầm trọng hơn! Không ít công nhân về quê khi thị trường lao động khó khăn như hiện tại!” (Quốc Trung);
“Bên Trung Quốc lao động 55-65 tuổi vẫn nhận vào làm việc, không cần giấy tờ gì chủ nhận vào hết. Thu nhập bình quân của lao động phổ thông chân tay cũng trên 15 triệu. Trung Quốc có rất nhiều làng nghề, làm đủ loại từ gốm sứ, inox, bánh kẹo – giấy… Nói chung là dễ dàng kiếm việc làm, không có chuyện thanh niên lêu lổng cướp giật.
Còn bên mình thì giấy tờ bằng cấp đủ thứ, chỉ tuyển từ 18-25 hoặc 18-33. Những lao động qua 36 tuổi thường làm những công việc nặng độc hại như gỗ, sơn, bảo vệ, có mức lương thấp… Vấn đề ở đây là cần tạo ra nhiều công ăn việc làm chứ thất nghiệp ở tuổi 36 thì họ phải rút BHXH một lần để chi phí sinh hoạt là bình thường. Cái quy định độ tuổi nghỉ hưu là không phù hợp, nó chỉ phù hợp văn phòng, cơ quan nhà nước…” (Lời Nói Dối);
“Tôi làm nghề xây dựng. Công việc nay đây mai đó. Ngày xưa đi làm không để ý, đến lúc nghỉ việc mới biết là doanh nghiệp lừa-không đóng BHXH cho. Trải qua một vài công ty tôi đều bị quỵt BHXH. Đến bây giờ trải qua gần 20 năm nghề nhưng mới đóng BHXH được 10 năm, trong khi tuổi đã gần U50 rồi. Sau này xác định không có lương hưu mà chỉ rút BHXH một lần thôi” (phung.thehiep2309);
Cán bộ làm thủ tục hành chính tại Ủy ban TP.Thủ Đức, Sài Gòn- Ảnh VnExpress chụp Tháng Tám 2022
Bình luận về việc công chức, viên chức nghỉ việc tăng thì đa số độc giả cũng tán đồng. Có người thừa nhận từng làm việc trong hệ thống nhà nước nhưng nghỉ việc ra làm tự do thấy cuộc sống tốt hơn và chưa bao giờ hối hận: “Tôi đã nghỉ được hơn ba năm, mặc dù lương nơi tôi từng làm viên chức thuộc vào hàng cao nhất thành phố, nhưng chưa bao giờ tôi hối hận với quyết định của mình” ($trungle);
“Tôi bỏ được gần 10 năm, lập doanh nghiệp riêng. Long đong gây dựng mất 5 năm, lại gặp dịch 2 năm. Nhưng đến bây giờ tôi vẫn thấy mình may mắn vì có quyết định đúng” (John Đi bộ); “Tôi cũng đã nghỉ vì quá mệt mỏi, áp lực, mặc dù ước mơ làm nghề giáo từ nhỏ, tôi đành rời xa bục giảng vì không còn nhiệt huyết nữa” (leminhviet7654321).
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Đại án “Chuyến bay giải cứu” – miệng lưỡi trơ tráo đến ngàn thu
Trung Khánh
21 tháng 7, 2023
Saigon Nhỏ
Cục phó Cục Quản lý xuất nhập cảnh Trần Văn Dự
Trong lịch sử tố tụng của Việt Nam và thế giới, đại án tham ô không hiếm, có nhiều trường hợp bị cáo giả điên giả khùng hòng được giảm nhẹ tội. Nhưng cách các bị cáo trong đại án “Chuyến bay giải cứu” tự bào chữa suốt mấy ngày nay vô cùng lố bịch, kệch cỡm, khiến quần chúng tự khỏi không biết họ còn chút liêm sỉ nào của con người.
Phiên toà “Chuyến bay giải cứu”… cứu ai?
Cho đến hôm nay, đã mười ngày kể từ khi Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 54 bị cáo trong vụ án “Chuyến bay giải cứu” về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Môi giới hối lộ”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Người dân luôn ngóng chờ tiếng nói công lý, họ đợi những bản án xứng đáng với tội ác của những cán bộ mất hết tính người, những kẻ đong đếm tính mạng đồng loại bằng những con số đếm được của đồng tiền. Nhưng có thể nói mỗi ngày trôi qua, tất cả những gì phiên toà mang lại chỉ là hai tiếng “thất vọng”.
Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn (VNE)
Con số thống kê của Bộ Y tế cho biết hơn 43,000 người đã vĩnh viễn ra đi bởi đại dịch COVID-19, con số thực tế chắc chắn cao hơn nhiều. Thậm chí những người may mắn ở lại đã không được quyền tưởng như cơ bản nhất: Nhìn thi thể người thân lần cuối. Thế mà trong lúc khó khăn ngặt nghèo nhất, những cán bộ được giao trách nhiệm làm chuyện công vẫn thản nhiên kiếm tiền trên xương máu của đồng bào.
Có trùng hợp không khi trong lúc đang diễn ra vào sáng ngày 17 tháng Bảy, phiên tòa xét xử vụ án “Chuyến bay giải cứu” đã tạm dừng để… các bị cáo xuất trình chứng từ nộp tiền khắc phục hậu quả trước khi Viện kiểm sát đề nghị mức án? Như vậy liệu tiền khắc phục hậu quả sẽ ảnh hưởng đến mức án? Phiên toà “chuyến bay giải cứu” sẽ lấy lại công bằng cho 200,000 người dân (du học sinh, người lao động) phải trực tiếp bỏ một số tiền lớn ra để chi trả cho các chuyến bay combo, hay là “giải cứu” cho những kẻ đang đứng trước vành móng ngựa kia?
Tuồng hay còn ở phía trước
Gần như chưa từng có phiên toà xét đại án liên quan đến hệ thống Đảng nào mà báo chí trong nước được bật đèn xanh để tường thuật một cách chân thực, vạch trần những gương mặt cộm cán như lần này. Điều đơn giản là có muốn che đậy cũng không được. 200,000 hành khách đi trên các chuyến bay giải cứu là những nhân chứng sống không thể bịt miệng. Nói cách khác, vết bẩn này không thể xoá, mà chỉ có thể kiếm cách tẩy bớt nó đi. Mặt khác cũng thuận tiện thể hiện được “tính nghiêm minh” của chế độ.
Kể ra cũng lại buồn cười, nhưng chưa bao giờ nhà báo mảng pháp luật trong nước được “tự do” hành nghề đến vậy. Theo dõi từ đầu phiên toà, cứ cảm giác đây là một vở tuồng hay được một đạo diễn giỏi cầm trịch, và 54 bị cáo là những kép hát vô cùng tài năng.
Trần Thị Mai Xa, Giám đốc Công ty Masterlife (baodautu.vn)
Trước tội ác của chính mình, các bị cáo vẫn ngây thơ thốt nên những từ ngữ, những câu nói trơ trẽn đến chưa từng. Những nhà biên kịch hàng đầu thế giới có lẽ cũng không bao giờ nghĩ ra. Đôi khi người chứng kiến phải tự hỏi rằng liệu có nghe nhầm, hoặc họ đang có ẩn ý gì hay chăng. Bởi dù là người điên cũng không ăn nói vô liêm sỉ như vậy. Chưa kể, hầu như tất cả các bị cáo đều tự bào chữa với phong cách đáng tởm như nhau:
Lời khai mang tính “bức xúc” nhất là của bị cáo Trần Thị Mai Xa (Giám đốc Công ty Masterlife) khi cho rằng mình bị buộc đưa hối lộ hơn 8 tỷ đồng để được cấp phép các chuyến bay và bà “rất giận Cục Lãnh Sự” khi đưa bà vào vòng lao lý: “Bị cáo không có ý thức về vấn đề đó (đưa hối lộ – PV). Lần đầu tiên đã bị ép phải đưa rồi, lần sau cứ phải đưa thôi.” Bà Xa trần tình.
Bị cáo Tô Anh Dũng – cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao – bị truy tố tội “nhận hối lộ” 37 lần với tổng số tiền 21,5 tỷ đồng. Ông Dũng cho rằng do trước đây phạm pháp là do “nhận thức sai”, còn bây giờ thì đã biết lỗi: “Doanh nghiệp gặp, bị cáo cũng không đòi hỏi. Doanh nghiệp tổ chức chuyến bay xong thì đến báo cáo kết quả, bị cáo lắng nghe để rút kinh nghiệm thêm. Bị cáo có nhận quà nhưng không mở ra xem, chỉ nhận thức đó là quà doanh nghiệp cảm ơn”.
Giống Tô Anh Dũng, bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan – cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự, dưới quyền ông Tô Anh Dũng – biện minh rằng hành vi nhận hối lộ 25 tỷ là do “nhận thức chưa đầy đủ về việc nhận quà cảm ơn.”
Nặng nhất trong tội “nhận hối lộ” là ông Phạm Trung Kiên – cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế – với cáo buộc nhận hối lộ 42,6 tỷ và bị đề nghị mức án tử hình. Tuy nhận tội nhưng ông Kiên phủ nhận cáo buộc ép doanh nghiệp chung chi. Ông lập luận rằng các doanh nghiệp đều chi tiền… sau khi đã được Bộ Y tế phê duyệt chuyến bay, chứ trước đó ông không gợi ý hay ép buộc gì. Ông Kiên cũng được đánh giá là… người chồng yêu vợ nhất trong đại án khi khai “không chia cho ai”, chỉ “mang hết tiền về cho vợ.”
Bị truy tố về tội “môi giới hối lộ” với số tiền môi giới là 2,65 triệu USD (gần 62 tỷ đồng), cựu Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn bật khóc trước toà, cho rằng do mình “thương người”, chạy án vì tình cảm anh em: “Cũng chỉ xuất phát do mình quá thương người, quá tin người nên bị truy tố tội môi giới hối lộ.”
“Nhân văn” nhất là cựu phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam Trần Văn Tân. Theo cáo trạng, ông Tân đã nhận hối lộ 9 lần từ công ty Bluesky với tổng số tiền hơn 5 tỷ đồng. Ông khai: “Lần đầu nhận tiền, bị cáo nghĩ rằng sẽ trả lại, nhưng do bận công việc nên không kịp trả. Sau đó nhận tiếp lần hai và sử dụng tiền vào việc có ý nghĩa.”
Tuy không nhận hối lộ nhiều nhất, nhưng để lại câu nói “bất hủ” nhất là cựu Cục phó Cục Quản lý xuất nhập cảnh Trần Văn Dự. Khi bị cáo buộc nhận hối lộ 7,6 tỷ, ông cho hay bản thân chỉ “vô tình” nhận hối lộ chứ không phải “biết mà vẫn nhận”. Cuối phần tự bào chữa, ông chốt: “Tôi số đen, không may thì thôi trả lại cho Nhà nước cũng được, không sao cả.”
Lịch sử hôm nay sẽ không chỉ là tội ác mang tên “Chuyến bay giải cứu”, mà còn ghi lại những câu nói trơ tráo đến ngàn thu. Có thể thấy, đến khi đứng trước vành móng ngựa, lần lượt những con người từng có địa vị cao trong xã hội, từng là chủ doanh nghiệp cho đến Thứ trưởng,… đều quẹt nước mắt mong được tha thứ và giảm án; không có bất kỳ ai tỏ ra một chút ăn năn, chấp nhận bản án như kết quả của tội ác mà họ gây ra. Tất cả toàn là những lời lấp liếm, ngụỵ biện đầy mâu thuẫn với những gì họ đáng lý phải phụng sự.
Cựu Cục phó Cục Quản lý xuất nhập cảnh Trần Văn Dự (VNE)
Cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam – Trần Văn Tân (VOV)
Cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng (VOV)
Chợt nhớ lại những ngày “Chuyến bay giải cứu” được thực hiện rầm rộ cũng là lúc dịch bệnh đang cao điểm. Những chuyến bay combo nhộn nhịp trên không lúc đó được ca ngợi không ngớt, dưới mặt đất là một khung cảnh hoàn toàn khác hẳn.
“Sự sống đã rút vào sau những cánh cửa đóng kín. Chỉ có những chốt kiểm soát là hoạt động. Mà ngay cả ở đó thì những người làm nhiệm vụ cũng không buồn ngước mặt nhìn một chiếc xe cấp cứu đang vùn vụn lao qua. Ngồi trên xe cấp cứu, niềm ao ước mãnh liệt nhất của tôi là một ngày nào đó được tháo tấm khiên che mặt xuống, cởi bộ đồ bảo hộ thùng thình và bất tiện để được hoà vào dòng người đông đúc trên phố. Kẹt xe cũng được, ngập nước cũng được, gây nhau cũng được, miễn đông người là hạnh phúc rồi” – trích tản văn Phía Tây Thành Phố của BS. Lê Minh Khôi.
Bây giờ cuộc sống đang bắt đầu trở lại như bác sĩ Khôi mong muốn trong những ngày chống chọi cùng đại dịch. Đáng tiếc là sau COVID-19, vẫn còn một dịch bệnh trầm kha và nguy hiểm hơn, đó là khi con người đi vào một guồng máy chạy theo đồng tiền bằng cách lạm dụng bóc lột đồng loại bằng mọi cách. Và như thường lệ, kẻ thủ ác thì luôn phủ nhận tội lỗi của mình.
Cách mà đại án “Chuyến bay giải cứu” đang diễn ra khiến nhiều người hoài nghi rằng 54 bị cáo của những ngày qua vốn chỉ là những con tốt thí, “trùm cuối” vẫn ẩn mình phía sau, những trò dối trá vẫn còn chưa được phanh phui đến tận cùng. Tất cả đều là dối trá trơ trẽn. Chỉ có nước mắt nhân dân là thật. Chỉ có những xác người chết vì Covid không được người thân đưa tiễn là thật. Chỉ có tội ác ngàn đời không phai là thật.
Trung Khánh
21 tháng 7, 2023
Saigon Nhỏ
Cục phó Cục Quản lý xuất nhập cảnh Trần Văn Dự
Trong lịch sử tố tụng của Việt Nam và thế giới, đại án tham ô không hiếm, có nhiều trường hợp bị cáo giả điên giả khùng hòng được giảm nhẹ tội. Nhưng cách các bị cáo trong đại án “Chuyến bay giải cứu” tự bào chữa suốt mấy ngày nay vô cùng lố bịch, kệch cỡm, khiến quần chúng tự khỏi không biết họ còn chút liêm sỉ nào của con người.
Phiên toà “Chuyến bay giải cứu”… cứu ai?
Cho đến hôm nay, đã mười ngày kể từ khi Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 54 bị cáo trong vụ án “Chuyến bay giải cứu” về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Môi giới hối lộ”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Người dân luôn ngóng chờ tiếng nói công lý, họ đợi những bản án xứng đáng với tội ác của những cán bộ mất hết tính người, những kẻ đong đếm tính mạng đồng loại bằng những con số đếm được của đồng tiền. Nhưng có thể nói mỗi ngày trôi qua, tất cả những gì phiên toà mang lại chỉ là hai tiếng “thất vọng”.
Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn (VNE)
Con số thống kê của Bộ Y tế cho biết hơn 43,000 người đã vĩnh viễn ra đi bởi đại dịch COVID-19, con số thực tế chắc chắn cao hơn nhiều. Thậm chí những người may mắn ở lại đã không được quyền tưởng như cơ bản nhất: Nhìn thi thể người thân lần cuối. Thế mà trong lúc khó khăn ngặt nghèo nhất, những cán bộ được giao trách nhiệm làm chuyện công vẫn thản nhiên kiếm tiền trên xương máu của đồng bào.
Có trùng hợp không khi trong lúc đang diễn ra vào sáng ngày 17 tháng Bảy, phiên tòa xét xử vụ án “Chuyến bay giải cứu” đã tạm dừng để… các bị cáo xuất trình chứng từ nộp tiền khắc phục hậu quả trước khi Viện kiểm sát đề nghị mức án? Như vậy liệu tiền khắc phục hậu quả sẽ ảnh hưởng đến mức án? Phiên toà “chuyến bay giải cứu” sẽ lấy lại công bằng cho 200,000 người dân (du học sinh, người lao động) phải trực tiếp bỏ một số tiền lớn ra để chi trả cho các chuyến bay combo, hay là “giải cứu” cho những kẻ đang đứng trước vành móng ngựa kia?
Tuồng hay còn ở phía trước
Gần như chưa từng có phiên toà xét đại án liên quan đến hệ thống Đảng nào mà báo chí trong nước được bật đèn xanh để tường thuật một cách chân thực, vạch trần những gương mặt cộm cán như lần này. Điều đơn giản là có muốn che đậy cũng không được. 200,000 hành khách đi trên các chuyến bay giải cứu là những nhân chứng sống không thể bịt miệng. Nói cách khác, vết bẩn này không thể xoá, mà chỉ có thể kiếm cách tẩy bớt nó đi. Mặt khác cũng thuận tiện thể hiện được “tính nghiêm minh” của chế độ.
Kể ra cũng lại buồn cười, nhưng chưa bao giờ nhà báo mảng pháp luật trong nước được “tự do” hành nghề đến vậy. Theo dõi từ đầu phiên toà, cứ cảm giác đây là một vở tuồng hay được một đạo diễn giỏi cầm trịch, và 54 bị cáo là những kép hát vô cùng tài năng.
Trần Thị Mai Xa, Giám đốc Công ty Masterlife (baodautu.vn)
Trước tội ác của chính mình, các bị cáo vẫn ngây thơ thốt nên những từ ngữ, những câu nói trơ trẽn đến chưa từng. Những nhà biên kịch hàng đầu thế giới có lẽ cũng không bao giờ nghĩ ra. Đôi khi người chứng kiến phải tự hỏi rằng liệu có nghe nhầm, hoặc họ đang có ẩn ý gì hay chăng. Bởi dù là người điên cũng không ăn nói vô liêm sỉ như vậy. Chưa kể, hầu như tất cả các bị cáo đều tự bào chữa với phong cách đáng tởm như nhau:
Lời khai mang tính “bức xúc” nhất là của bị cáo Trần Thị Mai Xa (Giám đốc Công ty Masterlife) khi cho rằng mình bị buộc đưa hối lộ hơn 8 tỷ đồng để được cấp phép các chuyến bay và bà “rất giận Cục Lãnh Sự” khi đưa bà vào vòng lao lý: “Bị cáo không có ý thức về vấn đề đó (đưa hối lộ – PV). Lần đầu tiên đã bị ép phải đưa rồi, lần sau cứ phải đưa thôi.” Bà Xa trần tình.
Bị cáo Tô Anh Dũng – cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao – bị truy tố tội “nhận hối lộ” 37 lần với tổng số tiền 21,5 tỷ đồng. Ông Dũng cho rằng do trước đây phạm pháp là do “nhận thức sai”, còn bây giờ thì đã biết lỗi: “Doanh nghiệp gặp, bị cáo cũng không đòi hỏi. Doanh nghiệp tổ chức chuyến bay xong thì đến báo cáo kết quả, bị cáo lắng nghe để rút kinh nghiệm thêm. Bị cáo có nhận quà nhưng không mở ra xem, chỉ nhận thức đó là quà doanh nghiệp cảm ơn”.
Giống Tô Anh Dũng, bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan – cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự, dưới quyền ông Tô Anh Dũng – biện minh rằng hành vi nhận hối lộ 25 tỷ là do “nhận thức chưa đầy đủ về việc nhận quà cảm ơn.”
Nặng nhất trong tội “nhận hối lộ” là ông Phạm Trung Kiên – cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế – với cáo buộc nhận hối lộ 42,6 tỷ và bị đề nghị mức án tử hình. Tuy nhận tội nhưng ông Kiên phủ nhận cáo buộc ép doanh nghiệp chung chi. Ông lập luận rằng các doanh nghiệp đều chi tiền… sau khi đã được Bộ Y tế phê duyệt chuyến bay, chứ trước đó ông không gợi ý hay ép buộc gì. Ông Kiên cũng được đánh giá là… người chồng yêu vợ nhất trong đại án khi khai “không chia cho ai”, chỉ “mang hết tiền về cho vợ.”
Bị truy tố về tội “môi giới hối lộ” với số tiền môi giới là 2,65 triệu USD (gần 62 tỷ đồng), cựu Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn bật khóc trước toà, cho rằng do mình “thương người”, chạy án vì tình cảm anh em: “Cũng chỉ xuất phát do mình quá thương người, quá tin người nên bị truy tố tội môi giới hối lộ.”
“Nhân văn” nhất là cựu phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam Trần Văn Tân. Theo cáo trạng, ông Tân đã nhận hối lộ 9 lần từ công ty Bluesky với tổng số tiền hơn 5 tỷ đồng. Ông khai: “Lần đầu nhận tiền, bị cáo nghĩ rằng sẽ trả lại, nhưng do bận công việc nên không kịp trả. Sau đó nhận tiếp lần hai và sử dụng tiền vào việc có ý nghĩa.”
Tuy không nhận hối lộ nhiều nhất, nhưng để lại câu nói “bất hủ” nhất là cựu Cục phó Cục Quản lý xuất nhập cảnh Trần Văn Dự. Khi bị cáo buộc nhận hối lộ 7,6 tỷ, ông cho hay bản thân chỉ “vô tình” nhận hối lộ chứ không phải “biết mà vẫn nhận”. Cuối phần tự bào chữa, ông chốt: “Tôi số đen, không may thì thôi trả lại cho Nhà nước cũng được, không sao cả.”
Lịch sử hôm nay sẽ không chỉ là tội ác mang tên “Chuyến bay giải cứu”, mà còn ghi lại những câu nói trơ tráo đến ngàn thu. Có thể thấy, đến khi đứng trước vành móng ngựa, lần lượt những con người từng có địa vị cao trong xã hội, từng là chủ doanh nghiệp cho đến Thứ trưởng,… đều quẹt nước mắt mong được tha thứ và giảm án; không có bất kỳ ai tỏ ra một chút ăn năn, chấp nhận bản án như kết quả của tội ác mà họ gây ra. Tất cả toàn là những lời lấp liếm, ngụỵ biện đầy mâu thuẫn với những gì họ đáng lý phải phụng sự.
Cựu Cục phó Cục Quản lý xuất nhập cảnh Trần Văn Dự (VNE)
Cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam – Trần Văn Tân (VOV)
Cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng (VOV)
Chợt nhớ lại những ngày “Chuyến bay giải cứu” được thực hiện rầm rộ cũng là lúc dịch bệnh đang cao điểm. Những chuyến bay combo nhộn nhịp trên không lúc đó được ca ngợi không ngớt, dưới mặt đất là một khung cảnh hoàn toàn khác hẳn.
“Sự sống đã rút vào sau những cánh cửa đóng kín. Chỉ có những chốt kiểm soát là hoạt động. Mà ngay cả ở đó thì những người làm nhiệm vụ cũng không buồn ngước mặt nhìn một chiếc xe cấp cứu đang vùn vụn lao qua. Ngồi trên xe cấp cứu, niềm ao ước mãnh liệt nhất của tôi là một ngày nào đó được tháo tấm khiên che mặt xuống, cởi bộ đồ bảo hộ thùng thình và bất tiện để được hoà vào dòng người đông đúc trên phố. Kẹt xe cũng được, ngập nước cũng được, gây nhau cũng được, miễn đông người là hạnh phúc rồi” – trích tản văn Phía Tây Thành Phố của BS. Lê Minh Khôi.
Bây giờ cuộc sống đang bắt đầu trở lại như bác sĩ Khôi mong muốn trong những ngày chống chọi cùng đại dịch. Đáng tiếc là sau COVID-19, vẫn còn một dịch bệnh trầm kha và nguy hiểm hơn, đó là khi con người đi vào một guồng máy chạy theo đồng tiền bằng cách lạm dụng bóc lột đồng loại bằng mọi cách. Và như thường lệ, kẻ thủ ác thì luôn phủ nhận tội lỗi của mình.
Cách mà đại án “Chuyến bay giải cứu” đang diễn ra khiến nhiều người hoài nghi rằng 54 bị cáo của những ngày qua vốn chỉ là những con tốt thí, “trùm cuối” vẫn ẩn mình phía sau, những trò dối trá vẫn còn chưa được phanh phui đến tận cùng. Tất cả đều là dối trá trơ trẽn. Chỉ có nước mắt nhân dân là thật. Chỉ có những xác người chết vì Covid không được người thân đưa tiễn là thật. Chỉ có tội ác ngàn đời không phai là thật.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Khi thể chế hợp pháp hóa tội ác
Tùng Phong
21 tháng 7, 2023
Saigon Nhỏ
Phiên tòa xét xử vụ án “chuyến bay giải cứu” đang có những diễn biến bất ngờ. Từ một vở hài kịch trở thành một phiên chợ chạy án công khai. Phiên tòa này đã và đang ghi những kỷ lục vô tiền khoán hậu, đáng ghê tởm nhất mà một nền tư pháp bệnh hoạn có thể “đẻ” ra.
Chưa từng có trong lịch sử tư pháp từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây lại có một phiên tòa hoãn xử để chờ các bị can “cập nhật” tiền chạy án. Ấy thế mà nó đang diễn ra công khai, nghiễm nhiên, trắng trợn ở Hà Nội.
Theo luật pháp hiện hành của Việt Nam, Luật Hình sự 2015 đã dành một chương quy định các tội phạm về chức vụ. Trong đó, hai điều luật quy định mức hình phạt cao nhất là tử hình đối với tội tham ô tài sản (điều 353) và tội nhận hối lộ (điều 354).
Khoản 4, điều 353 Bộ luật Hình sự quy định, người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý giá trị 1 tỉ đồng trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản 5 tỉ đồng trở lên thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Khoản 4, điều 354 quy định, người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận, hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thân người đó hoặc cho người, tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ mà của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1 tỉ đồng trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản 5 tỉ đồng trở lên thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Có thể nói những điều luật này đưa ra cho có, mang tính mị dân là chính. Thực chất, nó đã bị vô hiệu hóa bởi điểm c, khoản 3, điều 40 của Bộ Luật hình 2015 quy định không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc trường hợp:
Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ; và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
Những người cộng sản đã lo xa rất chu toàn. Tất cả đều biết rõ “không có con dòi nào trong đống phân trong sạch cả”. Nên một khi “số phần của tôi đen đủi” (như một bị cáo trong vụ chuyến bay giải cứu than thở) và bị đồng bọn đem ra xử lý thì vẫn phải chừa cho nhau “cửa thoát hiểm” cuối cùng. Bởi cơ chế và nguyên tắc đảng trị là “cá nhân phụ trách, tập thể lãnh đạo”, không một đảng viên nào không thuộc lòng luật im lặng của băng đảng và nguyên tắc “Đừng bao giờ đi ăn một mình”.
Chuyến bay giả cứu (biếm họa của Tuổi Trẻ Cười)
Đã có quá nhiều những kẻ “trượt vỏ chuối” té lầu chết, đột quị không rõ nguyên nhân hay “mắc virus lạ”. Do đó, việc luật hóa “chủ trương hạn chế hình phạt tử hình” đã được “khẳng định” tại nghị quyết 49 năm 2005 của Bộ Chính trị khóa IX về cải cách tư pháp tới năm 2020. Thực chất đây là chủ trương hợp pháp hóa việc chạy án, chạy tội cho quan chức và đảng viên tham ô, tham nhũng.
Ai cũng thấy “những con voi khổng lồ trong phòng họp” – những lỗ hổng quá lớn trong rừng luật Việt Nam nhưng tất cả đảng viên đều đồng thuận và người dân thấp cổ bé họng không bao giờ được tham gia hay lên tiếng về việc “làm luật” của Quốc hội – nơi có 98% đại biểu đều là đảng viên đảng cộng sản Việt Nam, tức đảng cai trị và là đảng độc nhất cai trị.
Ngay cả những người như ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó Ban dân nguyện Quốc hội, từng nhiều lần phản đối qui định cho phép nộp tiền để thoát án tử đối với quan chức phạm tội. Nhưng tiếng nói lẻ loi của ông chỉ rơi vào hư không giữa hội trường hoàn toàn vắng bóng Nhân Dân. Luật pháp Việt Nam là như vậy, nó hợp pháp hóa, cho phép những kẻ là quan chức, đảng viên phạm tội có thể dễ dàng thoát tội, chạy tội chỉ bằng việc nộp lại một phần tài sản tham nhũng, tham ô.
Từ lâu, mạng xã hội đã lan truyền bí kíp “làm giàu không khó” như sau:
Tham nhũng 4000 tỷ, nếu có “đen” thì nộp lại 3000 tỷ để thoát tội chết, bỏ thêm 300 tỷ chạy án, chịu cái án khoảng 20 năm. Vào trại an dưỡng, tiếp tục “chạy” thêm 50 tỷ nữa để giảm án nhờ “quá trình cải tạo tu dưỡng tốt”. Sau 7, 8 năm “an dưỡng”, ra tù vẫn có dư dăm bảy trăm tỷ để chia chác cho con cái, bồ nhí, ăn chơi đế vương tới hết đời.
Chỉ định: “Bí kíp” chỉ có những đồng chí đảng viên trung kiên, thấm nhuần tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, có chức vụ trong đảng. Lý lịch trong sạch ba đời.
Luật pháp Việt Nam rất “nhân văn, nhân ái, nhân đạo” với cán bộ nhưng với dân là cỗ máy sắt máu bạo tàn. Đúng như câu nói bất hủ của Geoger Orwell trong tác phẩm Animal Farm lừng danh “Mọi con vật đều bình đẳng, nhưng một số con vật bình đẳng hơn những con khác.” Phiên tòa xét xử vụ án “Chuyến bay giải cứu” không phải để bảo vệ bên bị hại, lập lại công bằng xã hội. Nó đơn thuần là một cuộc cướp bóc khác trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam, sau cuộc trấn lột, cưỡng bức hàng trăm ngàn người dân trong cơn khốn cùng.
Với diễn biến “cập nhật tiền khắc phục hậu quả”, có thể dễ đoán kết quả của phiên tòa này. Sẽ không có kẻ nào bị tử hình hết. Và “công lý” ở xứ thiên đường XHCN thực sự chỉ là một thằng hề, như vốn dĩ luôn là một thằng hề.
Theo thống kê của Viện Kiểm sát, 54 bị cáo trong đại án “chuyến bay giải cứu” đã nộp tiền “khắc phục hậu quả” gần 130 tỷ đồng và $1.5 triệu. Riêng nhóm bị cáo “nhận hối lộ” đã nộp lại gần 90 tỷ đồng. Người duy nhất bị kêu án tử hình là Phạm Trung Kiên đã “khắc phục” 35 tỷ đồng trong tổng 42 tỷ đồng nhận hối lộ.
Trong 21 cựu quan chức chỉ có Vũ Anh Tuấn – phó phòng tham mưu Cục quản lý xuất nhập cảnh; Nguyễn Thị Hương Lan – cục trưởng Cục lãnh sự, Bộ ngoại giao; Đỗ Hoàng Tùng, Cục phó Cục lãnh sự là ba người có số tiền “khắc phục” còn ít và đang phải… thu xếp.
Chỉ duy nhất trường hợp Hoàng Văn Hưng là gây khó khăn cho Viện kiểm sát. Hưng một mực chối tội và đưa ra lập luận phản bác lại lời buộc tội phía Viện kiểm sát, cũng như không chịu đóng tiền “khắc phục hậu quả”. Đây là một biến số nằm ngoài “kịch bản” của phiên tòa. Hưng dường như quá tự tin với trình độ nghiệp vụ của bản thân nhưng có lẽ đến khi anh ta có được trải nghiệm thế nào là luật pháp của chính quyền “chuyên chính vô sản” thì cơ hội để “xin lỗi bác Trọng” đã muộn.
Diễn biến phiên tòa “chuyến bay giải cứu” còn cho thấy một điều: Sự nhượng bộ đáng kể của phe “đốt lò”. Dường như, cả hai bên đang có những “hiệp thương chính trị” để sớm khép lại phiên tòa ô nhục này. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang trình diễn trước quốc tế và quốc dân một phiên tòa mà ở đó chỉ có những con thú đồng mưu, những con thú có quyền lực lớn hơn “ăn thịt” những con thú yếu thế hơn. Tất cả cho thấy một nền tư pháp được tạo ra để cướp bóc và hợp pháp hóa việc cướp bóc bằng thứ luật rừng do một Quốc hội giả hình ban hành.
Tùng Phong
21 tháng 7, 2023
Saigon Nhỏ
Phiên tòa xét xử vụ án “chuyến bay giải cứu” đang có những diễn biến bất ngờ. Từ một vở hài kịch trở thành một phiên chợ chạy án công khai. Phiên tòa này đã và đang ghi những kỷ lục vô tiền khoán hậu, đáng ghê tởm nhất mà một nền tư pháp bệnh hoạn có thể “đẻ” ra.
Chưa từng có trong lịch sử tư pháp từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây lại có một phiên tòa hoãn xử để chờ các bị can “cập nhật” tiền chạy án. Ấy thế mà nó đang diễn ra công khai, nghiễm nhiên, trắng trợn ở Hà Nội.
Theo luật pháp hiện hành của Việt Nam, Luật Hình sự 2015 đã dành một chương quy định các tội phạm về chức vụ. Trong đó, hai điều luật quy định mức hình phạt cao nhất là tử hình đối với tội tham ô tài sản (điều 353) và tội nhận hối lộ (điều 354).
Khoản 4, điều 353 Bộ luật Hình sự quy định, người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý giá trị 1 tỉ đồng trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản 5 tỉ đồng trở lên thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Khoản 4, điều 354 quy định, người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận, hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thân người đó hoặc cho người, tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ mà của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1 tỉ đồng trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản 5 tỉ đồng trở lên thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Có thể nói những điều luật này đưa ra cho có, mang tính mị dân là chính. Thực chất, nó đã bị vô hiệu hóa bởi điểm c, khoản 3, điều 40 của Bộ Luật hình 2015 quy định không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc trường hợp:
Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ; và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
Những người cộng sản đã lo xa rất chu toàn. Tất cả đều biết rõ “không có con dòi nào trong đống phân trong sạch cả”. Nên một khi “số phần của tôi đen đủi” (như một bị cáo trong vụ chuyến bay giải cứu than thở) và bị đồng bọn đem ra xử lý thì vẫn phải chừa cho nhau “cửa thoát hiểm” cuối cùng. Bởi cơ chế và nguyên tắc đảng trị là “cá nhân phụ trách, tập thể lãnh đạo”, không một đảng viên nào không thuộc lòng luật im lặng của băng đảng và nguyên tắc “Đừng bao giờ đi ăn một mình”.
Chuyến bay giả cứu (biếm họa của Tuổi Trẻ Cười)
Đã có quá nhiều những kẻ “trượt vỏ chuối” té lầu chết, đột quị không rõ nguyên nhân hay “mắc virus lạ”. Do đó, việc luật hóa “chủ trương hạn chế hình phạt tử hình” đã được “khẳng định” tại nghị quyết 49 năm 2005 của Bộ Chính trị khóa IX về cải cách tư pháp tới năm 2020. Thực chất đây là chủ trương hợp pháp hóa việc chạy án, chạy tội cho quan chức và đảng viên tham ô, tham nhũng.
Ai cũng thấy “những con voi khổng lồ trong phòng họp” – những lỗ hổng quá lớn trong rừng luật Việt Nam nhưng tất cả đảng viên đều đồng thuận và người dân thấp cổ bé họng không bao giờ được tham gia hay lên tiếng về việc “làm luật” của Quốc hội – nơi có 98% đại biểu đều là đảng viên đảng cộng sản Việt Nam, tức đảng cai trị và là đảng độc nhất cai trị.
Ngay cả những người như ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó Ban dân nguyện Quốc hội, từng nhiều lần phản đối qui định cho phép nộp tiền để thoát án tử đối với quan chức phạm tội. Nhưng tiếng nói lẻ loi của ông chỉ rơi vào hư không giữa hội trường hoàn toàn vắng bóng Nhân Dân. Luật pháp Việt Nam là như vậy, nó hợp pháp hóa, cho phép những kẻ là quan chức, đảng viên phạm tội có thể dễ dàng thoát tội, chạy tội chỉ bằng việc nộp lại một phần tài sản tham nhũng, tham ô.
Từ lâu, mạng xã hội đã lan truyền bí kíp “làm giàu không khó” như sau:
Tham nhũng 4000 tỷ, nếu có “đen” thì nộp lại 3000 tỷ để thoát tội chết, bỏ thêm 300 tỷ chạy án, chịu cái án khoảng 20 năm. Vào trại an dưỡng, tiếp tục “chạy” thêm 50 tỷ nữa để giảm án nhờ “quá trình cải tạo tu dưỡng tốt”. Sau 7, 8 năm “an dưỡng”, ra tù vẫn có dư dăm bảy trăm tỷ để chia chác cho con cái, bồ nhí, ăn chơi đế vương tới hết đời.
Chỉ định: “Bí kíp” chỉ có những đồng chí đảng viên trung kiên, thấm nhuần tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, có chức vụ trong đảng. Lý lịch trong sạch ba đời.
Luật pháp Việt Nam rất “nhân văn, nhân ái, nhân đạo” với cán bộ nhưng với dân là cỗ máy sắt máu bạo tàn. Đúng như câu nói bất hủ của Geoger Orwell trong tác phẩm Animal Farm lừng danh “Mọi con vật đều bình đẳng, nhưng một số con vật bình đẳng hơn những con khác.” Phiên tòa xét xử vụ án “Chuyến bay giải cứu” không phải để bảo vệ bên bị hại, lập lại công bằng xã hội. Nó đơn thuần là một cuộc cướp bóc khác trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam, sau cuộc trấn lột, cưỡng bức hàng trăm ngàn người dân trong cơn khốn cùng.
Với diễn biến “cập nhật tiền khắc phục hậu quả”, có thể dễ đoán kết quả của phiên tòa này. Sẽ không có kẻ nào bị tử hình hết. Và “công lý” ở xứ thiên đường XHCN thực sự chỉ là một thằng hề, như vốn dĩ luôn là một thằng hề.
Theo thống kê của Viện Kiểm sát, 54 bị cáo trong đại án “chuyến bay giải cứu” đã nộp tiền “khắc phục hậu quả” gần 130 tỷ đồng và $1.5 triệu. Riêng nhóm bị cáo “nhận hối lộ” đã nộp lại gần 90 tỷ đồng. Người duy nhất bị kêu án tử hình là Phạm Trung Kiên đã “khắc phục” 35 tỷ đồng trong tổng 42 tỷ đồng nhận hối lộ.
Trong 21 cựu quan chức chỉ có Vũ Anh Tuấn – phó phòng tham mưu Cục quản lý xuất nhập cảnh; Nguyễn Thị Hương Lan – cục trưởng Cục lãnh sự, Bộ ngoại giao; Đỗ Hoàng Tùng, Cục phó Cục lãnh sự là ba người có số tiền “khắc phục” còn ít và đang phải… thu xếp.
Chỉ duy nhất trường hợp Hoàng Văn Hưng là gây khó khăn cho Viện kiểm sát. Hưng một mực chối tội và đưa ra lập luận phản bác lại lời buộc tội phía Viện kiểm sát, cũng như không chịu đóng tiền “khắc phục hậu quả”. Đây là một biến số nằm ngoài “kịch bản” của phiên tòa. Hưng dường như quá tự tin với trình độ nghiệp vụ của bản thân nhưng có lẽ đến khi anh ta có được trải nghiệm thế nào là luật pháp của chính quyền “chuyên chính vô sản” thì cơ hội để “xin lỗi bác Trọng” đã muộn.
Diễn biến phiên tòa “chuyến bay giải cứu” còn cho thấy một điều: Sự nhượng bộ đáng kể của phe “đốt lò”. Dường như, cả hai bên đang có những “hiệp thương chính trị” để sớm khép lại phiên tòa ô nhục này. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang trình diễn trước quốc tế và quốc dân một phiên tòa mà ở đó chỉ có những con thú đồng mưu, những con thú có quyền lực lớn hơn “ăn thịt” những con thú yếu thế hơn. Tất cả cho thấy một nền tư pháp được tạo ra để cướp bóc và hợp pháp hóa việc cướp bóc bằng thứ luật rừng do một Quốc hội giả hình ban hành.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Page 37 of 38 • 1 ... 20 ... 36, 37, 38
Similar topics
» Nếu mình bị nhiễm cúm Trung Quốc Corona....
» Ưu tiên cho người Trung Quốc
» Việt Nam đã nhập sâu vào Trung Quốc (Phạm Trần)
» Bi đát phận đời con gái Việt bị bán sang Trung Quốc
» Một hòn đảo nhỏ của Canada mời gọi dân Việt Nam, Trung Quốc nhập cư
» Ưu tiên cho người Trung Quốc
» Việt Nam đã nhập sâu vào Trung Quốc (Phạm Trần)
» Bi đát phận đời con gái Việt bị bán sang Trung Quốc
» Một hòn đảo nhỏ của Canada mời gọi dân Việt Nam, Trung Quốc nhập cư
Page 37 of 38
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum