Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Page 36 of 38 • Share
Page 36 of 38 • 1 ... 19 ... 35, 36, 37, 38
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Last edited by LDN on Sat Jun 17, 2023 2:34 pm; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Biểu tình, chống là chết với việt cộng. Tụi nó cho vô tù hết
Trần Bang, người yêu nước cương trực (Mạc Văn Trang)
Trần Bang bị đánh đổ máu trong một cuộc biểu tình tại tại tp HCM
Gia đình Kỹ sư, Cựu chiến binh Trần Bang cho biết: 8 giờ sáng ngày 12 tháng 5 năm 2023 Trần Bang sẽ ra Toà xét xử công khai, tại 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Ngày 18/4 Thư ký Tòa đã thông báo cho Trần Bang, anh bị xét xử theo điều 117 Bộ luật Hình sự 2015: “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”.
Trần Bang tên đầy đủ là Trần Văn Bang, sinh ngày 13/3/1961, tại xã Đức Chính, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương. Trần Bang luôn là học sinh giỏi từ trường cấp 2 đến trường cấp 3 Cẩm Giàng; năm 16 tuổi tốt nghiệp Trung học loại Giỏi, khoá thi 1977.
Trần Bang là sinh viên Học viện Thuỷ Lợi khóa 1977 – 1982. Anh tốt nghiệp Đại học loại Giỏi được giữ lại trường để đào tạo thành giảng viên, cán bộ nghiên cứu, nhưng anh xin nhập ngũ từ biên chế của Học Viện Thuỷ lợi.
Anh tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc từ 1982, lúc đó cuộc chiến chống Tàu cộng xâm lược vẫn “máu đã đổ trên khắp giải biên cương” vô cùng ác liệt. Những ngày ở biên giới, chàng chiến sĩ Trần Bang 22 tuổi thường viết thư cho người yêu mối tình đầu ở quê.
Sinh nhật người yêu, từ chiến trường Trần Bang viết tặng bài Thơ dài, mở đầu:
“Anh nhớ em quên sao ngày sinh nhật
Biết tìm gì làm kỷ vật tặng em
Làm chi có bưu thiếp màu sặc sỡ
Hay đóa tuyết hồng sánh với tuổi em”
…………….
Và cuối bài:
“Bọn bành trướng làm anh không về được
Biết tìm gì làm kỷ vật tặng em
Anh chỉ biết chúc em yêu trẻ mãi
Qua dòng thư em hiểu lính mà em!
(Tháng 5 nóng bỏng – Lao Cai)”
Tháng 6/1985 Trần Bang cầm Giấy Chứng nhận của đơn vị “Đã hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự”, về lại Học viện Thuỷ Lợi để nhận nhiệm vụ mới.
Trần Bang có thể ở Học viên để nghiên cứu, giảng dạy, nhưng “máu” kỹ sư Thuỷ lợi của anh đang sôi sục trong trái tim người lính, anh xung phong dấn thân vào công trình Thuỷ điện Trị An, nơi đang cần những người có tri thức và nhiệt huyết. Anh làm việc cùng các chuyên gia Liên Xô trong những năm tháng vô cùng khó khăn, gian khổ. Ai đã đọc cuốn “Đá nổi xôn xao” của Hoài Tố Hạnh thì hiểu được lòng yêu nước, say mê dấn thân lao động quên mình của đội ngũ chuyên gia, kỹ sư, công nhân và biết bao sự hy sinh của những người dân địa phương, để có dòng điện cho đất nước trong những năm tháng vô cùng khốn khó…
Trần Bang là người thông minh, năng động, đầy bản lĩnh, trở về đời thường anh có cuộc sống đàng hoàng, vợ con yên ấm. Nhưng với lòng yêu nước sôi sục, anh đã lên án mạnh mẽ và nhiều lần xuống đường phản đối những hành động ngang ngược của Trung quốc trên lãnh hải nước ta. Đỉnh điểm là cuộc biểu tình phản đối cho “người nước ngoài thuê ba đặc khu 99 năm”. Trong cuộc biểu tình dữ dội của người dân Sài Gòn, nhiều người đã đổ máu, trong đó có Trần Bang.
Vì những hoạt động nói trên, Trần Bang và gia đình bị an ninh làm khó đủ chuyện, vợ chồng mâu thuẫn, nhưng anh quyết không từ bỏ cách sống đã chọn lựa, khiến gia đình anh đổ vỡ.
Trần Bang đã viết nhiều bài lên án mạnh mẽ thái độ của nhà cầm quyền “hèn với giặc, ác với dân”. Anh đã say mê tìm hiểu những kiến thức sâu rộng về xã hội, lịch sử, chính trị, pháp luật để viết nhiều bài phản biện về chính trị xã hội sâu sắc, bênh vực dân oan, lên án những hành động bất nhân, phi pháp của nhà cầm quyền đối với dân oan. Với lòng thương xót những người dân “thấp cổ bé họng”, những gia đình tù nhân lương tâm oan ức, anh đã hết lòng giúp đỡ họ.
Trần Bang là một người chính trực, yêu nước, thương dân, khát khao hành động vì tiến bộ xã hội, lên án mạnh mẽ cái xấu, cái ác, cái bất công, phi lý.
“Tội” của anh chỉ là một Trí thức cương trực, một Cựu chiến binh đã thể hiện lòng yêu nước quá sôi sục, phê phán những sai trái của nhà cầm quyền quá mạnh mẽ, có thể cực đoan không khoan nhượng, đúng tính cách của người lính trên trận tuyến.
Vậy mà, 8 giờ sáng ngày 12 tháng 5 năm 2023 Trần Bang sẽ bị ra trước Toà án CHXHCNVN xét xử, tại 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, TP Hồ Chí Minh. Thấy nói phiên tòa “công khai”, nên tôi sẽ đến dự xem người ta kết án Trần Bang thế nào?
Ngày 8/5/2023
Mạc Van Trang
Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0ZKrBteLVFaYHmhzStjwsEwuhArmDbHgbEt44G6k5pPoLXM2gkA
Trần Bang, người yêu nước cương trực (Mạc Văn Trang)
Trần Bang bị đánh đổ máu trong một cuộc biểu tình tại tại tp HCM
Gia đình Kỹ sư, Cựu chiến binh Trần Bang cho biết: 8 giờ sáng ngày 12 tháng 5 năm 2023 Trần Bang sẽ ra Toà xét xử công khai, tại 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Ngày 18/4 Thư ký Tòa đã thông báo cho Trần Bang, anh bị xét xử theo điều 117 Bộ luật Hình sự 2015: “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”.
Trần Bang tên đầy đủ là Trần Văn Bang, sinh ngày 13/3/1961, tại xã Đức Chính, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương. Trần Bang luôn là học sinh giỏi từ trường cấp 2 đến trường cấp 3 Cẩm Giàng; năm 16 tuổi tốt nghiệp Trung học loại Giỏi, khoá thi 1977.
Trần Bang là sinh viên Học viện Thuỷ Lợi khóa 1977 – 1982. Anh tốt nghiệp Đại học loại Giỏi được giữ lại trường để đào tạo thành giảng viên, cán bộ nghiên cứu, nhưng anh xin nhập ngũ từ biên chế của Học Viện Thuỷ lợi.
Anh tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc từ 1982, lúc đó cuộc chiến chống Tàu cộng xâm lược vẫn “máu đã đổ trên khắp giải biên cương” vô cùng ác liệt. Những ngày ở biên giới, chàng chiến sĩ Trần Bang 22 tuổi thường viết thư cho người yêu mối tình đầu ở quê.
Sinh nhật người yêu, từ chiến trường Trần Bang viết tặng bài Thơ dài, mở đầu:
“Anh nhớ em quên sao ngày sinh nhật
Biết tìm gì làm kỷ vật tặng em
Làm chi có bưu thiếp màu sặc sỡ
Hay đóa tuyết hồng sánh với tuổi em”
…………….
Và cuối bài:
“Bọn bành trướng làm anh không về được
Biết tìm gì làm kỷ vật tặng em
Anh chỉ biết chúc em yêu trẻ mãi
Qua dòng thư em hiểu lính mà em!
(Tháng 5 nóng bỏng – Lao Cai)”
Tháng 6/1985 Trần Bang cầm Giấy Chứng nhận của đơn vị “Đã hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự”, về lại Học viện Thuỷ Lợi để nhận nhiệm vụ mới.
Trần Bang có thể ở Học viên để nghiên cứu, giảng dạy, nhưng “máu” kỹ sư Thuỷ lợi của anh đang sôi sục trong trái tim người lính, anh xung phong dấn thân vào công trình Thuỷ điện Trị An, nơi đang cần những người có tri thức và nhiệt huyết. Anh làm việc cùng các chuyên gia Liên Xô trong những năm tháng vô cùng khó khăn, gian khổ. Ai đã đọc cuốn “Đá nổi xôn xao” của Hoài Tố Hạnh thì hiểu được lòng yêu nước, say mê dấn thân lao động quên mình của đội ngũ chuyên gia, kỹ sư, công nhân và biết bao sự hy sinh của những người dân địa phương, để có dòng điện cho đất nước trong những năm tháng vô cùng khốn khó…
Trần Bang là người thông minh, năng động, đầy bản lĩnh, trở về đời thường anh có cuộc sống đàng hoàng, vợ con yên ấm. Nhưng với lòng yêu nước sôi sục, anh đã lên án mạnh mẽ và nhiều lần xuống đường phản đối những hành động ngang ngược của Trung quốc trên lãnh hải nước ta. Đỉnh điểm là cuộc biểu tình phản đối cho “người nước ngoài thuê ba đặc khu 99 năm”. Trong cuộc biểu tình dữ dội của người dân Sài Gòn, nhiều người đã đổ máu, trong đó có Trần Bang.
Vì những hoạt động nói trên, Trần Bang và gia đình bị an ninh làm khó đủ chuyện, vợ chồng mâu thuẫn, nhưng anh quyết không từ bỏ cách sống đã chọn lựa, khiến gia đình anh đổ vỡ.
Trần Bang đã viết nhiều bài lên án mạnh mẽ thái độ của nhà cầm quyền “hèn với giặc, ác với dân”. Anh đã say mê tìm hiểu những kiến thức sâu rộng về xã hội, lịch sử, chính trị, pháp luật để viết nhiều bài phản biện về chính trị xã hội sâu sắc, bênh vực dân oan, lên án những hành động bất nhân, phi pháp của nhà cầm quyền đối với dân oan. Với lòng thương xót những người dân “thấp cổ bé họng”, những gia đình tù nhân lương tâm oan ức, anh đã hết lòng giúp đỡ họ.
Trần Bang là một người chính trực, yêu nước, thương dân, khát khao hành động vì tiến bộ xã hội, lên án mạnh mẽ cái xấu, cái ác, cái bất công, phi lý.
“Tội” của anh chỉ là một Trí thức cương trực, một Cựu chiến binh đã thể hiện lòng yêu nước quá sôi sục, phê phán những sai trái của nhà cầm quyền quá mạnh mẽ, có thể cực đoan không khoan nhượng, đúng tính cách của người lính trên trận tuyến.
Vậy mà, 8 giờ sáng ngày 12 tháng 5 năm 2023 Trần Bang sẽ bị ra trước Toà án CHXHCNVN xét xử, tại 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, TP Hồ Chí Minh. Thấy nói phiên tòa “công khai”, nên tôi sẽ đến dự xem người ta kết án Trần Bang thế nào?
Ngày 8/5/2023
Mạc Van Trang
Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0ZKrBteLVFaYHmhzStjwsEwuhArmDbHgbEt44G6k5pPoLXM2gkA
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Cần Thơ: Sạt lở kinh hoàng, bảy ngôi nhà trôi sông
Lê Thiệt
10 tháng 5, 2023
Saigon Nhỏ
Vụ sạt lở làm trôi xuống sông 7 căn nhà tại Cần Thơ. (ảnh: Báo Nhân Dân)
Vụ sạt lở nghiêm trọng xảy ra rạng sáng 8 Tháng Năm tại khu vực ấp Mỹ Phước, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ, khiến bảy căn nhà đổ sập xuống sông.
Nơi đây thuộc phạm vi dự án kè sông Cần Thơ, đoạn từ cầu Cái Sơn, phường An Bình, quận Ninh Kiều đến xã Mỹ Khánh. Nguyên nhân vụ sạt lở có thể do nạn “cát tặc” lộng hành nhiều năm nay, có sự thông đồng của chính quyền địa phương. Không có ai tử vong, nhưng vụ sạt lở sài 50 mét cũng làm thiệt hại tài sản của bà con hơn 10 tỷ đồng.
Ông Tô Kim Hải, 67 tuổi, kể rằng vợ chồng ông phải chạy trối chết khỏi căn nhà đang từ từ chìm xuống nước với tiếng rung rắc mạnh như tiếng nghiến răng của loài ma quỷ. Ông nói: “Đó là cảm giác kinh hoàng, ám ảnh tôi suốt những ngày qua”.
Căn nhà hầu như bị sạt lở hoàn toàn của ông Hải. (ảnh: báo Nhân Dân)
Vợ chồng ông Nguyễn Văn Lắm cũng thoát chết, nhưng đồ đạc cũng chẳng còn gì. Ông kể trong nỗi thất thần vẫn còn nguyên, dù đã qua ngày thứ hai của cuộc sạt lở: “Người còn sống đã là may mắn rồi. Tôi và vợ cùng nhau chạy loạn trong khoảng 10 phút trước khi căn nhà trôi dần xuống sông”.
Hiện trạng vùng sạt lở chỉ còn lại những căn nhà xiêu vẹo, trống rỗng. (ảnh: báo Nhân Dân)
Bà Hồng, vợ ông Lắm, trong khi quay trở lại nhà cũ vớt vát chút tài sản còn lại, cho biết: “Những gì trải qua là nỗi ám ảnh lớn, tài sản gây dựng nhiều năm bỗng chốc mất trắng”.
Theo chính quyền địa phương, vụ sạt lở thiệt hại khoảng 10 tỷ đồng. (ảnh: Báo Nhân Dân)
Chính quyền xã Mỹ Khánh khi hay tin, chỉ biết huy động lực lượng công an, tự vệ, trở lại hiện trường giúp bà con lượm lặt những tài sản chưa kịp trôi. Ông Nguyễn Trường Ca, Chủ tịch UBND xã Mỹ Khánh, nói ông cũng chẳng biết làm gì hơn ngoài chuyện tìm hướng hỗ trợ bà con ứng phó với thiệt hại, giúp mọi người ổn định cuộc sống. Ông cho biết thêm đã báo cáo lên huyện tìm cách “tháo gỡ” và huy động sự trợ giúp của các mạnh thường quân.
Lê Thiệt
10 tháng 5, 2023
Saigon Nhỏ
Vụ sạt lở làm trôi xuống sông 7 căn nhà tại Cần Thơ. (ảnh: Báo Nhân Dân)
Vụ sạt lở nghiêm trọng xảy ra rạng sáng 8 Tháng Năm tại khu vực ấp Mỹ Phước, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ, khiến bảy căn nhà đổ sập xuống sông.
Nơi đây thuộc phạm vi dự án kè sông Cần Thơ, đoạn từ cầu Cái Sơn, phường An Bình, quận Ninh Kiều đến xã Mỹ Khánh. Nguyên nhân vụ sạt lở có thể do nạn “cát tặc” lộng hành nhiều năm nay, có sự thông đồng của chính quyền địa phương. Không có ai tử vong, nhưng vụ sạt lở sài 50 mét cũng làm thiệt hại tài sản của bà con hơn 10 tỷ đồng.
Ông Tô Kim Hải, 67 tuổi, kể rằng vợ chồng ông phải chạy trối chết khỏi căn nhà đang từ từ chìm xuống nước với tiếng rung rắc mạnh như tiếng nghiến răng của loài ma quỷ. Ông nói: “Đó là cảm giác kinh hoàng, ám ảnh tôi suốt những ngày qua”.
Căn nhà hầu như bị sạt lở hoàn toàn của ông Hải. (ảnh: báo Nhân Dân)
Vợ chồng ông Nguyễn Văn Lắm cũng thoát chết, nhưng đồ đạc cũng chẳng còn gì. Ông kể trong nỗi thất thần vẫn còn nguyên, dù đã qua ngày thứ hai của cuộc sạt lở: “Người còn sống đã là may mắn rồi. Tôi và vợ cùng nhau chạy loạn trong khoảng 10 phút trước khi căn nhà trôi dần xuống sông”.
Hiện trạng vùng sạt lở chỉ còn lại những căn nhà xiêu vẹo, trống rỗng. (ảnh: báo Nhân Dân)
Bà Hồng, vợ ông Lắm, trong khi quay trở lại nhà cũ vớt vát chút tài sản còn lại, cho biết: “Những gì trải qua là nỗi ám ảnh lớn, tài sản gây dựng nhiều năm bỗng chốc mất trắng”.
Theo chính quyền địa phương, vụ sạt lở thiệt hại khoảng 10 tỷ đồng. (ảnh: Báo Nhân Dân)
Chính quyền xã Mỹ Khánh khi hay tin, chỉ biết huy động lực lượng công an, tự vệ, trở lại hiện trường giúp bà con lượm lặt những tài sản chưa kịp trôi. Ông Nguyễn Trường Ca, Chủ tịch UBND xã Mỹ Khánh, nói ông cũng chẳng biết làm gì hơn ngoài chuyện tìm hướng hỗ trợ bà con ứng phó với thiệt hại, giúp mọi người ổn định cuộc sống. Ông cho biết thêm đã báo cáo lên huyện tìm cách “tháo gỡ” và huy động sự trợ giúp của các mạnh thường quân.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Chỉ với 39 bài viết trên mạng xã hội, ông Trần Bang bị xử 8 năm tù!
An Vui
12 tháng 5, 2023
Saigon Nhỏ
Ông Trần Bang
Theo VnExpress, tòa cho rằng ông Trần Bang đã tàng trữ nhiều tài liệu và đăng 39 bài viết trên Facebook có nội dung “xuyên tạc, chống phá nhà nước”, tuyên phạt ông 8 năm tù về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Điều 117 Bộ luật hình sự”.
Hội đồng xét xử cho rằng “hành vi” của bị cáo là “rất nghiêm trọng, nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến an ninh quốc gia” khi ông Trần Bang sử dụng tài khoản Facebook Trần Bang, Bang Trần và Tran Josh đăng 39 bài viết có nội dung “xuyên tạc, nói xấu chính quyền nhân dân”; “thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân”; kêu gọi tẩy chay việc tổ chức bầu cử đại biểu quốc hội Việt Nam.
Trong thời gian được xét xử, ông Bang thừa nhận đã đăng các bài viết như cáo trạng nêu, nhưng khẳng định hành vi của mình không phạm tội.
Vẻ cương nghị của người yêu nước Trần Bang sau phiên xử ngày 12 Tháng Năm 2023 tại Sài Gòn – Ảnh VnExpress
Với nhiều cây bút phản biện nổi tiếng trên mạng xã hội, họ luôn nhớ Trần Bang là một người yêu nước, hoàn toàn khác với những gì mà tòa án TP.HCM đã kết tội ông.
Bình luận về bản án này, nhà báo Huynh Ngoc Chenh viết trên Facebook: “Kỹ sư Trần Bang, cựu chiến binh chiến trường Vị Xuyên, người yêu nước cương trực, người đấu tranh cho nhân quyền không mệt mỏi, bước ra khỏi toà án trưa ngày 12/5/2023 cùng bản án 8 năm tù giam và 3 năm quản chế với gương mặt bình thản và cương nghị”.
Phó GS-TS Mạc Van Trang viết: “TRẦN BANG KHÔNG ÂN HẬN: Anh biết trước: “Dấn thân vô là phải chịu tù đày”!”. Trong một status khác, ông Trang cho biết: “Nói xử CÔNG KHAI nhưng CA (công an) ngăn cản, cả MẸ của Trần Bang hơn 90 tuổi cũng không được vào “xem chúng nó xử” con mình thế nào?!”.
Vợ ông Mạc Văn Trang, diễn viên Kim Chi, viết về Trần Bang sáng 12 Tháng Năm, khi phiên tòa chưa bắt đầu:
“TRẦN BANG ƠI! Hôm nay là ngày 12/5/2023, tòa sẽ đưa em ra xử. Đêm qua chị cứ thao thức nghĩ về em. Càng nghĩ chị càng quý trọng, nể phục tấm lòng của em dành cho quê hương, đất nước và bà con dân oan mình. Chị còn nhớ trước khi em bị bắt, em đã đến thăm anh chị. Hai chị em mình đã nhận định rằng họ sắp bắt em… chị nói với em: “Cchị thương em quá Bang ơi! Với chị thì em chỉ có công chứ không hề có tội”.
Em đã cười buồn và lắc đầu nói: “Nhân quyền và tự do không miễn phí… Em chỉ sợ ngày em trở về thì mẹ em không còn nữa… Bà đã già yếu quá rồi! Em thương mẹ em quá!”
Đuổi giặc xâm lấn biển đảo của Việt Nam thì sao lại là người có tội? Phê phán cái xấu cái ác thì sao lại có tội? Chị tin sau này lịch sử sẽ công nhận những người đã dũng cảm dấn thân cho những điều tốt đẹp như em. Chị cầu chúc cho em mau hồi phục sức khỏe và vững vàng trước cái xấu, cái ác. Tất cả bạn bè chúng ta đều tin tưởng và yêu quý em”.
Thống kê số tù nhân lương tâm bị bắt giam và xét xử từ năm 2020 – 2022 của RFA Tiếng Việt – Ảnh An Vui chụp màn hình
Một trong những thành viên của CLB Lê Hiếu Đằng, ông Son Long cho biết nhiều người bạn của ông Trần Bang bị ngăn cản tại nhà hoặc tại phiên tòa bị cấm không cho vào, phải đứng cùng nhau bên ngoài tòa, trong đó có người mẹ hơn 90 tuổi và em gái ông Trần Bang.
Không chỉ có thân nhân và bằng hữu của ông Trần Bang bị cấm tham dự phiên tòa, RFA Tiếng Việt chiều 12 Tháng Năm cho biết thêm: “Các viên chức ngoại giao nước ngoài bị tòa án từ chối không cho tham dự phiên tòa, hai viên chức của Tổng lãnh sự quán Mỹ và Pháp chỉ được đứng trong sân tòa trong buổi sáng nay và đợi giữa trời nắng cho đến khi kết thúc phiên xử”.
Ông Trần Bang từng là bộ đội chống Trung Quốc xâm lược năm 1979. Sau khi ra quân, ông đi học đại học và có bằng kỹ sư thủy lợi. Ông từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn với Việt Nam. Hồi Tháng Mười Một 2015, trong cuộc biểu tình phản đối chuyến thăm của Tập Cận Bình đến Việt Nam, ông bị an ninh hành hung đến bị thương.
Ông cũng từng tham gia vào những cuộc biểu tình chống gây ô nhiễm môi trường, kêu gọi nhân quyền, phản đối Dự Luật An ninh Mạng hồi năm 2018. Ông công khai ủng hộ nhiều tù nhân chính trị đã có án hay đang bị giam giữ gồm Nguyễn Thúy Hạnh, Phạm Đoan Trang, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Lê Đình Lượng, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Chí Dũng, Lê Hữu Minh Tuấn, Nguyễn Văn Hóa, Phạm Chí Thành, Nguyễn Năng Tĩnh…
Hồi Tháng Mười Hai 2020, ông Trần Bang tham gia tuyệt thực một ngày để ủng hộ tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức. Ông Bang cũng giúp gây quỹ để hỗ trợ cho những nhà hoạt động khác như Đinh Văn Hải, Vũ Tiến Chi khi những người này bị an ninh tấn công hồi Tháng Sáu 2018 do đến thăm cựu tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh tại Lâm Đồng.
Thống kê số tù nhân lương tâm bị bắt giam và khép vào tội danh “Điều 331” đông nhất vào năm 2022 của RFA Tiếng Việt – Ảnh An Vui chụp màn hình
Đưa tin về bản án kết tội ông Trần Bang, VOA Tiếng Việt dẫn nguồn tin từ ông Phil Robertson, phó giám đốc châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nêu nhận định: “Thật vô cùng phẫn nộ và không thể chấp nhận được khi ông Trần Văn Bang nhận bản án tù dài như vậy, chỉ vì thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình, thông qua các nền tảng truyền thông xã hội khác nhau”.
Ông Roberston khuyến cáo: “Đã đến lúc đưa một nghị quyết về Việt Nam lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, lồng các điều khoản về nhân quyền trong Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam, và để Hoa Kỳ đưa ra các biện pháp trừng phạt Magnitsky đối với các quan chức hàng đầu của Bộ Công an. Nếu không, tình hình sẽ tiếp tục xấu đi và nhiều nhà hoạt động như Trần Văn Bang sẽ phải ngồi tù những năm còn lại”.
Trước khi phiên tòa xử ông Trần Bang diễn ra, ngày 11 Tháng Năm, HRW và Tổ chức Ân xá Quốc tế lên tiếng bênh vực cho ông Trần Bang, kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam hủy bỏ mọi cáo buộc và trả tự do cho ông ngay lập tức.
HRW ước tính, hiện Hà Nội đang giam giữ ít nhất khoảng 150 tù chính trị, mặc dù nhà cầm quyền Việt Nam luôn khẳng định Việt Nam không có tù chính trị, chỉ có những người vi phạm pháp luật.
Báo cáo của Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) công bố hồi cuối năm 2022 cho thấy Việt Nam vẫn đang giam giữ ít nhất 39 nhà báo, và là một trong 5 quốc gia cầm tù nhiều nhà báo nhất thế giới.
Thống kê của RFA trong giai đoạn 2020 – 2022 cho thấy, chính quyền Việt Nam đã bắt giữ ít nhất 16 nhà báo. Mười bốn người trong số này bị cáo buộc vi phạm các Điều 117 (Tuyên truyền chống Nhà nước) và Điều 331 (Lợi dụng các quyền dân chủ) thuộc Bộ luật Hình sự. Đây là các điều luật đã bị quốc tế chỉ trích là mù mờ và thường dùng để bịt miệng những người dám lên tiếng chỉ trích nhà cầm quyền.
Trong giai đoạn này, có ít nhất 34 người bị kết án theo Điều 331, 34 người bị kết án theo Điều 117, với các án tù từ dưới 5 năm đến trên 10 năm tù.
Giá của TỰ DO không bao giờ rẻ.
An Vui
12 tháng 5, 2023
Saigon Nhỏ
Ông Trần Bang
Theo VnExpress, tòa cho rằng ông Trần Bang đã tàng trữ nhiều tài liệu và đăng 39 bài viết trên Facebook có nội dung “xuyên tạc, chống phá nhà nước”, tuyên phạt ông 8 năm tù về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Điều 117 Bộ luật hình sự”.
Hội đồng xét xử cho rằng “hành vi” của bị cáo là “rất nghiêm trọng, nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến an ninh quốc gia” khi ông Trần Bang sử dụng tài khoản Facebook Trần Bang, Bang Trần và Tran Josh đăng 39 bài viết có nội dung “xuyên tạc, nói xấu chính quyền nhân dân”; “thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân”; kêu gọi tẩy chay việc tổ chức bầu cử đại biểu quốc hội Việt Nam.
Trong thời gian được xét xử, ông Bang thừa nhận đã đăng các bài viết như cáo trạng nêu, nhưng khẳng định hành vi của mình không phạm tội.
Vẻ cương nghị của người yêu nước Trần Bang sau phiên xử ngày 12 Tháng Năm 2023 tại Sài Gòn – Ảnh VnExpress
Với nhiều cây bút phản biện nổi tiếng trên mạng xã hội, họ luôn nhớ Trần Bang là một người yêu nước, hoàn toàn khác với những gì mà tòa án TP.HCM đã kết tội ông.
Bình luận về bản án này, nhà báo Huynh Ngoc Chenh viết trên Facebook: “Kỹ sư Trần Bang, cựu chiến binh chiến trường Vị Xuyên, người yêu nước cương trực, người đấu tranh cho nhân quyền không mệt mỏi, bước ra khỏi toà án trưa ngày 12/5/2023 cùng bản án 8 năm tù giam và 3 năm quản chế với gương mặt bình thản và cương nghị”.
Phó GS-TS Mạc Van Trang viết: “TRẦN BANG KHÔNG ÂN HẬN: Anh biết trước: “Dấn thân vô là phải chịu tù đày”!”. Trong một status khác, ông Trang cho biết: “Nói xử CÔNG KHAI nhưng CA (công an) ngăn cản, cả MẸ của Trần Bang hơn 90 tuổi cũng không được vào “xem chúng nó xử” con mình thế nào?!”.
Vợ ông Mạc Văn Trang, diễn viên Kim Chi, viết về Trần Bang sáng 12 Tháng Năm, khi phiên tòa chưa bắt đầu:
“TRẦN BANG ƠI! Hôm nay là ngày 12/5/2023, tòa sẽ đưa em ra xử. Đêm qua chị cứ thao thức nghĩ về em. Càng nghĩ chị càng quý trọng, nể phục tấm lòng của em dành cho quê hương, đất nước và bà con dân oan mình. Chị còn nhớ trước khi em bị bắt, em đã đến thăm anh chị. Hai chị em mình đã nhận định rằng họ sắp bắt em… chị nói với em: “Cchị thương em quá Bang ơi! Với chị thì em chỉ có công chứ không hề có tội”.
Em đã cười buồn và lắc đầu nói: “Nhân quyền và tự do không miễn phí… Em chỉ sợ ngày em trở về thì mẹ em không còn nữa… Bà đã già yếu quá rồi! Em thương mẹ em quá!”
Đuổi giặc xâm lấn biển đảo của Việt Nam thì sao lại là người có tội? Phê phán cái xấu cái ác thì sao lại có tội? Chị tin sau này lịch sử sẽ công nhận những người đã dũng cảm dấn thân cho những điều tốt đẹp như em. Chị cầu chúc cho em mau hồi phục sức khỏe và vững vàng trước cái xấu, cái ác. Tất cả bạn bè chúng ta đều tin tưởng và yêu quý em”.
Thống kê số tù nhân lương tâm bị bắt giam và xét xử từ năm 2020 – 2022 của RFA Tiếng Việt – Ảnh An Vui chụp màn hình
Một trong những thành viên của CLB Lê Hiếu Đằng, ông Son Long cho biết nhiều người bạn của ông Trần Bang bị ngăn cản tại nhà hoặc tại phiên tòa bị cấm không cho vào, phải đứng cùng nhau bên ngoài tòa, trong đó có người mẹ hơn 90 tuổi và em gái ông Trần Bang.
Không chỉ có thân nhân và bằng hữu của ông Trần Bang bị cấm tham dự phiên tòa, RFA Tiếng Việt chiều 12 Tháng Năm cho biết thêm: “Các viên chức ngoại giao nước ngoài bị tòa án từ chối không cho tham dự phiên tòa, hai viên chức của Tổng lãnh sự quán Mỹ và Pháp chỉ được đứng trong sân tòa trong buổi sáng nay và đợi giữa trời nắng cho đến khi kết thúc phiên xử”.
Ông Trần Bang từng là bộ đội chống Trung Quốc xâm lược năm 1979. Sau khi ra quân, ông đi học đại học và có bằng kỹ sư thủy lợi. Ông từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn với Việt Nam. Hồi Tháng Mười Một 2015, trong cuộc biểu tình phản đối chuyến thăm của Tập Cận Bình đến Việt Nam, ông bị an ninh hành hung đến bị thương.
Ông cũng từng tham gia vào những cuộc biểu tình chống gây ô nhiễm môi trường, kêu gọi nhân quyền, phản đối Dự Luật An ninh Mạng hồi năm 2018. Ông công khai ủng hộ nhiều tù nhân chính trị đã có án hay đang bị giam giữ gồm Nguyễn Thúy Hạnh, Phạm Đoan Trang, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Lê Đình Lượng, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Chí Dũng, Lê Hữu Minh Tuấn, Nguyễn Văn Hóa, Phạm Chí Thành, Nguyễn Năng Tĩnh…
Hồi Tháng Mười Hai 2020, ông Trần Bang tham gia tuyệt thực một ngày để ủng hộ tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức. Ông Bang cũng giúp gây quỹ để hỗ trợ cho những nhà hoạt động khác như Đinh Văn Hải, Vũ Tiến Chi khi những người này bị an ninh tấn công hồi Tháng Sáu 2018 do đến thăm cựu tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh tại Lâm Đồng.
Thống kê số tù nhân lương tâm bị bắt giam và khép vào tội danh “Điều 331” đông nhất vào năm 2022 của RFA Tiếng Việt – Ảnh An Vui chụp màn hình
Đưa tin về bản án kết tội ông Trần Bang, VOA Tiếng Việt dẫn nguồn tin từ ông Phil Robertson, phó giám đốc châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nêu nhận định: “Thật vô cùng phẫn nộ và không thể chấp nhận được khi ông Trần Văn Bang nhận bản án tù dài như vậy, chỉ vì thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình, thông qua các nền tảng truyền thông xã hội khác nhau”.
Ông Roberston khuyến cáo: “Đã đến lúc đưa một nghị quyết về Việt Nam lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, lồng các điều khoản về nhân quyền trong Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam, và để Hoa Kỳ đưa ra các biện pháp trừng phạt Magnitsky đối với các quan chức hàng đầu của Bộ Công an. Nếu không, tình hình sẽ tiếp tục xấu đi và nhiều nhà hoạt động như Trần Văn Bang sẽ phải ngồi tù những năm còn lại”.
Trước khi phiên tòa xử ông Trần Bang diễn ra, ngày 11 Tháng Năm, HRW và Tổ chức Ân xá Quốc tế lên tiếng bênh vực cho ông Trần Bang, kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam hủy bỏ mọi cáo buộc và trả tự do cho ông ngay lập tức.
HRW ước tính, hiện Hà Nội đang giam giữ ít nhất khoảng 150 tù chính trị, mặc dù nhà cầm quyền Việt Nam luôn khẳng định Việt Nam không có tù chính trị, chỉ có những người vi phạm pháp luật.
Báo cáo của Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) công bố hồi cuối năm 2022 cho thấy Việt Nam vẫn đang giam giữ ít nhất 39 nhà báo, và là một trong 5 quốc gia cầm tù nhiều nhà báo nhất thế giới.
Thống kê của RFA trong giai đoạn 2020 – 2022 cho thấy, chính quyền Việt Nam đã bắt giữ ít nhất 16 nhà báo. Mười bốn người trong số này bị cáo buộc vi phạm các Điều 117 (Tuyên truyền chống Nhà nước) và Điều 331 (Lợi dụng các quyền dân chủ) thuộc Bộ luật Hình sự. Đây là các điều luật đã bị quốc tế chỉ trích là mù mờ và thường dùng để bịt miệng những người dám lên tiếng chỉ trích nhà cầm quyền.
Trong giai đoạn này, có ít nhất 34 người bị kết án theo Điều 331, 34 người bị kết án theo Điều 117, với các án tù từ dưới 5 năm đến trên 10 năm tù.
Giá của TỰ DO không bao giờ rẻ.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Các shopping mall ở Sài Gòn: Vì sao eo sèo?
An Vui
13 tháng 5, 2023
Saigon Nhỏ
Chi nhánh Parkson cuối cùng ở Việt Nam đã nộp đơn lên tòa án, bắt đầu thủ tục phá sản tự nguyện từ ngày 28 Tháng Tư 2023 – Ảnh: Tuổi Trẻ
Trung tâm thương mại Parkson một thời đình đám ở Sài Gòn mới nộp đơn phá sản, rút khỏi Việt Nam cuối Tháng Tư 2023, cho thấy ngành bán lẻ bắt đầu khó khăn khi phải gồng tiền thuê mặt bằng quá cao mà doanh thu thì thấp vì vắng khách.
Chuỗi bán lẻ Parkson thời hoàng kim có tổng cộng 10 trung tâm, khi nộp đơn phá sản chỉ còn duy nhất Parkson Saigon Tourist Plaza (Lê Thánh Tôn, góc Đồng Khởi, quận 1). Phá sản, chính thức rút khỏi thị trường Việt Nam, chuỗi bán lẻ của công ty Parkson Retail Asia (PRA) – được niêm yết trên sàn chứng khoán Singapore với hơn 67% thuộc sở hữu của Tập đoàn Parkson Holdings Bhd (Malaysia), vẫn còn vướng hợp đồng thuê mặt bằng với Saigon Tourist (tổng công ty du lịch Sài Gòn) thời hạn đến năm 2030, chưa rõ sẽ giải quyết ra sao.
Hiện nay, tại mặt bằng Parkson Saigon Tourist Plaza, chỉ còn hai cửa hàng lớn của các công ty Nhật Bản là Uniqlo, Muji có đông khách ghé thăm, các cửa hàng còn lại, khách đi qua thậm chí không dừng chân.
Tuổi Trẻ dẫn nguồn tin từ PRA cho biết chi nhánh Parkson Vietnam Co Ltd đã nộp đơn lên tòa án thành phố (Sài Gòn), bắt đầu thủ tục phá sản tự nguyện từ ngày 28 Tháng Tư 2023.
Trong thông báo mới đây, Parkson Holdings cho biết Parkson Vietnam đang trải qua giai đoạn thua lỗ, vì không được hỗ trợ về mặt bằng, khó khăn về thuế đất, môi trường kinh doanh không thuận lợi.
Năm tài chính 2022, Parkson ghi nhận mức lỗ trước thuế là 2 triệu 300 ngàn đôla Singapore.
Sau khi đánh giá tình hình, Parkson quyết định việc tiếp tục hoạt động tại Việt Nam là không khả thi về mặt thương mại. Do đó, Parkson xác định việc nộp đơn phá sản là giải pháp tốt nhất để bảo vệ lợi ích. Rời Việt Nam, PRA chỉ còn các trung tâm thương mại ở Malaysia và Trung Quốc.
Sửa chữa từ Tháng Hai 2023, đến nay Bitexco vẫn treo bảng đang nâng cấp – Ảnh: Tuổi Trẻ
Bên cạnh Parkson thúc thủ rút lui, Bitexco (Hải Triều, quận 1) sau hơn 10 năm mở cửa cũng đang đóng cửa làm mới, hy vọng có khách thuê mặt bằng và kéo được khách đến mua sắm; Diamond Plaza (Lê Duẩn-Phạm Ngọc Thạch – Nguyễn Văn Chiêm, quận 1) mới đại trùng tu hồi năm 2022 để tiếp tục tồn tại.
Diamond Plaza có 5 tầng làm shopping mall, vị trí đẹp, thời hoàng kim từ năm 2000 – 2010 là nơi khách sang và giới trẻ nhà giàu lui tới thường xuyên để mua sắm, ăn uống và giải trí. Từ khi có sự xuất hiện của Vincom Center Đồng Khởi (2010) và Takashimaya Saigon Centre (2016) đến nay thì mỗi năm khách mỗi vắng, chỉ còn quán cà phê Highland mở cửa đàng trước tòa nhà là đông khách.
Tuổi Trẻ ngày 13 Tháng Năm 2023 cho biết, báo cáo thị trường quý I/2023 của Savills Việt Nam cho thấy công suất thuê mặt bằng bán lẻ toàn thị trường đạt 92% (?), ổn định theo quý và giảm nhẹ -0,4 điểm phần trăm theo năm.
Một trong những xu hướng đáng chú ý là khách thuê tiếp tục bỏ trống và không gia hạn thêm hợp đồng tại các trung tâm thương mại ở các quận xa (ngoài quận 1), do vị trí thuê không tốt, khách vắng, chính sách marketing và quản lý không hiệu quả từ chủ đầu tư. Theo thống kê của Savills, diện tích bị bỏ trống của ngành hàng ăn uống chiếm 30%, ngành hàng thời trang chiếm 21%, ngành vui chơi giải trí chiếm 20% và ngành giáo dục chiếm 6%.
Tuy nhiên, không chỉ các trung tâm thương mại ở xa quận 1 mới vắng khách và bị bỏ trống vì thiếu khách thuê, khảo sát của Tuổi Trẻ ngày 9 Tháng Tư 2023 cho thấy rất nhiều mặt bằng có vị trí đẹp ở Nguyễn Huệ, Đồng Khởi, Lê Lợi, Hai Bà Trưng, Nguyễn Trãi… cũng đóng cửa vì không có khách thuê.
Đường Nguyễn Huệ hiếm khi trống mặt bằng, ngay cả thời điểm dịch, nhưng hiện nay có những mặt bằng đóng cửa nhiều tháng – Ảnh: Tuổi Trẻ
Tuổi Trẻ nhận định: “Sức mua giảm sút, chi phí mặt bằng ngốn hết lợi nhuận nên không ít doanh nghiệp phải ‘tháo chạy’ khỏi các mặt bằng cho thuê ở TP.HCM”. Tiêu biểu là đường Hai Bà Trưng quận 1, từ chợ Tân Định đến tượng đài Trần Hưng Đạo có đến 30 mặt bằng đóng cửa, treo biển cho thuê, trong đó khoảng 1/3 mặt bằng đã để trống hơn một năm nay, còn lại là các mặt bằng cho thuê bị “tháo chạy” từ cuối năm ngoái.
Phân nửa các mặt bằng để trống này từng là nơi kinh doanh của các thương hiệu lớn trong ngành thời trang, ẩm thực, cửa hàng tiện lợi và mỹ phẩm…
Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện một thương hiệu thời trang nội địa cho biết do giá mặt bằng tăng cao, còn doanh số lại kém, buộc thương hiệu này phải đóng cửa, chuyển sang bán online.
Ngay cả vị trí vàng như đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Đồng Khởi…cũng nhiều nơi bị đóng cửa, treo bảng cho thuê. Tuổi Trẻ thống kê đường Nguyễn Huệ có 5 mặt bằng, Lê Lợi có 20, Hồ Tùng Mậu có 6. Khảo sát gần 20 mặt bằng tại đường Lê Lợi (quận 1), phần lớn giá rao cho thuê các căn nhà đều trên 200 triệu đồng/tháng ($8,520), thậm chí có căn rao cho thuê đến 600 triệu đồng/tháng ($25,560).
Ông Nguyễn Văn Đính, chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam, nói với Tuổi Trẻ, nhu cầu thuê mặt bằng bán lẻ vẫn có nhưng do giá chào thuê quá cao – tăng 30-40% so với trước dịch, thậm chí tăng gấp đôi, nên chả ai dám thuê.
Cùng nhận định, ông Lê Hữu Nghĩa, phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản thành phố (Sài Gòn) cũng cho rằng mặt bằng để trống nhiều, thậm chí kéo dài cả năm, do giá thuê quá cao.
An Vui
13 tháng 5, 2023
Saigon Nhỏ
Chi nhánh Parkson cuối cùng ở Việt Nam đã nộp đơn lên tòa án, bắt đầu thủ tục phá sản tự nguyện từ ngày 28 Tháng Tư 2023 – Ảnh: Tuổi Trẻ
Trung tâm thương mại Parkson một thời đình đám ở Sài Gòn mới nộp đơn phá sản, rút khỏi Việt Nam cuối Tháng Tư 2023, cho thấy ngành bán lẻ bắt đầu khó khăn khi phải gồng tiền thuê mặt bằng quá cao mà doanh thu thì thấp vì vắng khách.
Chuỗi bán lẻ Parkson thời hoàng kim có tổng cộng 10 trung tâm, khi nộp đơn phá sản chỉ còn duy nhất Parkson Saigon Tourist Plaza (Lê Thánh Tôn, góc Đồng Khởi, quận 1). Phá sản, chính thức rút khỏi thị trường Việt Nam, chuỗi bán lẻ của công ty Parkson Retail Asia (PRA) – được niêm yết trên sàn chứng khoán Singapore với hơn 67% thuộc sở hữu của Tập đoàn Parkson Holdings Bhd (Malaysia), vẫn còn vướng hợp đồng thuê mặt bằng với Saigon Tourist (tổng công ty du lịch Sài Gòn) thời hạn đến năm 2030, chưa rõ sẽ giải quyết ra sao.
Hiện nay, tại mặt bằng Parkson Saigon Tourist Plaza, chỉ còn hai cửa hàng lớn của các công ty Nhật Bản là Uniqlo, Muji có đông khách ghé thăm, các cửa hàng còn lại, khách đi qua thậm chí không dừng chân.
Tuổi Trẻ dẫn nguồn tin từ PRA cho biết chi nhánh Parkson Vietnam Co Ltd đã nộp đơn lên tòa án thành phố (Sài Gòn), bắt đầu thủ tục phá sản tự nguyện từ ngày 28 Tháng Tư 2023.
Trong thông báo mới đây, Parkson Holdings cho biết Parkson Vietnam đang trải qua giai đoạn thua lỗ, vì không được hỗ trợ về mặt bằng, khó khăn về thuế đất, môi trường kinh doanh không thuận lợi.
Năm tài chính 2022, Parkson ghi nhận mức lỗ trước thuế là 2 triệu 300 ngàn đôla Singapore.
Sau khi đánh giá tình hình, Parkson quyết định việc tiếp tục hoạt động tại Việt Nam là không khả thi về mặt thương mại. Do đó, Parkson xác định việc nộp đơn phá sản là giải pháp tốt nhất để bảo vệ lợi ích. Rời Việt Nam, PRA chỉ còn các trung tâm thương mại ở Malaysia và Trung Quốc.
Sửa chữa từ Tháng Hai 2023, đến nay Bitexco vẫn treo bảng đang nâng cấp – Ảnh: Tuổi Trẻ
Bên cạnh Parkson thúc thủ rút lui, Bitexco (Hải Triều, quận 1) sau hơn 10 năm mở cửa cũng đang đóng cửa làm mới, hy vọng có khách thuê mặt bằng và kéo được khách đến mua sắm; Diamond Plaza (Lê Duẩn-Phạm Ngọc Thạch – Nguyễn Văn Chiêm, quận 1) mới đại trùng tu hồi năm 2022 để tiếp tục tồn tại.
Diamond Plaza có 5 tầng làm shopping mall, vị trí đẹp, thời hoàng kim từ năm 2000 – 2010 là nơi khách sang và giới trẻ nhà giàu lui tới thường xuyên để mua sắm, ăn uống và giải trí. Từ khi có sự xuất hiện của Vincom Center Đồng Khởi (2010) và Takashimaya Saigon Centre (2016) đến nay thì mỗi năm khách mỗi vắng, chỉ còn quán cà phê Highland mở cửa đàng trước tòa nhà là đông khách.
Tuổi Trẻ ngày 13 Tháng Năm 2023 cho biết, báo cáo thị trường quý I/2023 của Savills Việt Nam cho thấy công suất thuê mặt bằng bán lẻ toàn thị trường đạt 92% (?), ổn định theo quý và giảm nhẹ -0,4 điểm phần trăm theo năm.
Một trong những xu hướng đáng chú ý là khách thuê tiếp tục bỏ trống và không gia hạn thêm hợp đồng tại các trung tâm thương mại ở các quận xa (ngoài quận 1), do vị trí thuê không tốt, khách vắng, chính sách marketing và quản lý không hiệu quả từ chủ đầu tư. Theo thống kê của Savills, diện tích bị bỏ trống của ngành hàng ăn uống chiếm 30%, ngành hàng thời trang chiếm 21%, ngành vui chơi giải trí chiếm 20% và ngành giáo dục chiếm 6%.
Tuy nhiên, không chỉ các trung tâm thương mại ở xa quận 1 mới vắng khách và bị bỏ trống vì thiếu khách thuê, khảo sát của Tuổi Trẻ ngày 9 Tháng Tư 2023 cho thấy rất nhiều mặt bằng có vị trí đẹp ở Nguyễn Huệ, Đồng Khởi, Lê Lợi, Hai Bà Trưng, Nguyễn Trãi… cũng đóng cửa vì không có khách thuê.
Đường Nguyễn Huệ hiếm khi trống mặt bằng, ngay cả thời điểm dịch, nhưng hiện nay có những mặt bằng đóng cửa nhiều tháng – Ảnh: Tuổi Trẻ
Tuổi Trẻ nhận định: “Sức mua giảm sút, chi phí mặt bằng ngốn hết lợi nhuận nên không ít doanh nghiệp phải ‘tháo chạy’ khỏi các mặt bằng cho thuê ở TP.HCM”. Tiêu biểu là đường Hai Bà Trưng quận 1, từ chợ Tân Định đến tượng đài Trần Hưng Đạo có đến 30 mặt bằng đóng cửa, treo biển cho thuê, trong đó khoảng 1/3 mặt bằng đã để trống hơn một năm nay, còn lại là các mặt bằng cho thuê bị “tháo chạy” từ cuối năm ngoái.
Phân nửa các mặt bằng để trống này từng là nơi kinh doanh của các thương hiệu lớn trong ngành thời trang, ẩm thực, cửa hàng tiện lợi và mỹ phẩm…
Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện một thương hiệu thời trang nội địa cho biết do giá mặt bằng tăng cao, còn doanh số lại kém, buộc thương hiệu này phải đóng cửa, chuyển sang bán online.
Ngay cả vị trí vàng như đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Đồng Khởi…cũng nhiều nơi bị đóng cửa, treo bảng cho thuê. Tuổi Trẻ thống kê đường Nguyễn Huệ có 5 mặt bằng, Lê Lợi có 20, Hồ Tùng Mậu có 6. Khảo sát gần 20 mặt bằng tại đường Lê Lợi (quận 1), phần lớn giá rao cho thuê các căn nhà đều trên 200 triệu đồng/tháng ($8,520), thậm chí có căn rao cho thuê đến 600 triệu đồng/tháng ($25,560).
Ông Nguyễn Văn Đính, chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam, nói với Tuổi Trẻ, nhu cầu thuê mặt bằng bán lẻ vẫn có nhưng do giá chào thuê quá cao – tăng 30-40% so với trước dịch, thậm chí tăng gấp đôi, nên chả ai dám thuê.
Cùng nhận định, ông Lê Hữu Nghĩa, phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản thành phố (Sài Gòn) cũng cho rằng mặt bằng để trống nhiều, thậm chí kéo dài cả năm, do giá thuê quá cao.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Thứ bảy, 13/5/2023 - VnExpress
Pou Yuen dự kiến giảm gần 6.000 công nhân
Đơn hàng giảm, doanh nghiệp đông lao động nhất TP HCM là Pou Yuen với hơn 50.000 công nhân sẽ giảm gần 6.000 lao động, sau lần cắt hơn 2.300 người hồi tháng 2.
Tại buổi làm việc với ngành chức năng thành phố mới đây, lãnh đạo Tập đoàn Pou Chen Việt Nam và Công ty TNHH Pou Yuen Việt Nam (quận Bình Tân) cho biết các nhãn hàng gia công sụt giảm số lượng, nhà máy buộc phải giảm lao động. Từ cuối năm ngoái nhà máy phải điều chỉnh kế hoạch sản xuất, sắp xếp lao động nghỉ luân phiên, thỏa thuận ngừng việc, bố trí công nhân sang các xưởng sản xuất.
Dự kiến, ở lần giảm lao động này, công ty cho nghỉ việc 5.744 người có hợp đồng không xác định thời hạn, tương đương 10% tổng số 50.500 lao động. Công nhân sẽ nghỉ vào hai đợt, lần đầu vào ngày 24/6 với 4.519 người và lần tiếp theo vào 8/7 với 1.225 người. Đây được xem là đợt giảm lao động quy mô lớn nhất kể từ khi Pou Yuen hoạt động ở TP HCM từ năm 1996.
Người lao động nghỉ việc cứ mỗi năm được hỗ trợ 0,8 tháng tiền lương. Mức chi trả được tính bình quân 6 tháng liền kề trước khi nghỉ. Ví dụ, lương bình quân 6 tháng liền kề của lao động thâm niên 20 năm là 12 triệu đồng, mức trợ cấp mỗi năm sẽ là 9,6 triệu đồng. Tổng số tiền công nhân nhận được ở 20 năm làm việc là 192 triệu đồng.
Ngoài ra, trong thời gian báo trước chấm dứt hợp đồng, lao động không đến nhà máy vẫn được trả lương, đóng bảo hiểm xã hội, y tế và thất nghiệp... Thời gian chi trả trong vòng 7 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động cho 2 đợt vào ngày 30/6 và ngày 14/7.
Pou Yuen không đưa vào diện chấm dứt hợp đồng đối với người lao động mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi; hộ nghèo, lao động khuyết tật... Công ty sẽ gặp người lao động để thông tin nội dung liên quan như cách chỉ trả trợ cấp thôi việc, ngày nhận lương, sổ bảo hiểm xã hội, thủ tục thuế.
Chị Nguyễn Thị Hà, làm tại khu C, thâm niên hơn 15 năm ở Pou Yuen, cho biết, lao động bị giảm đợt này chủ yếu ở hai khu C và D. Công ty phát phiếu đăng ký nghỉ việc cho người lao động. Những người muốn tiếp tục làm việc sẽ được chuyển qua khu K. Chị Hà và chồng đều đăng ký nghỉ việc ở lần cắt giảm này.
Pou Yuen thuộc Tập đoàn quốc tế Pou Chen Đài Loan, hoạt động ở lĩnh vực sản xuất giày, là công ty đông lao động nhất ở TP HCM. Hồi tháng 2, Pou Yuen đã cắt giảm 2.358 người cũng do đơn hàng khó khăn. Đây là đợt giảm lao động thứ ba quy mô lớn ở doanh nghiệp đông lao động nhất thành phố. Hồi tháng 6/2020, hơn 2.800 người ở công ty bị cho nghỉ việc.
UBND TP HCM chỉ đạo các sở, ngành, quận Bình Tân theo dõi, giám sát chặt tình hình sản xuất, việc làm của người lao động tại công ty này. Thành phố cũng đề nghị các đơn vị liên quan nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, hỗ trợ người lao động... Trung tâm dịch vụ việc làm phối hợp kết nối để giới thiệu việc làm cho công nhân mất việc.
Tình trạng cắt giảm lao động cũng diễn ra ở một số doanh nghiệp trước bối cảnh kinh tế khó khăn. Theo khảo sát của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP HCM về nhu cầu sử dụng lao động của gần 4.000 doanh nghiệp trong quý 1, so với cuối năm ngoái, gần 31% giảm lao động, trên 50% giữ nguyên, không tuyển mới và khoảng 19% tăng lao động. Nhóm cắt giảm lao động chủ yếu trong lĩnh vực giày da, dệt may, xây dựng, chế biến lương thực phẩm...
Lê Tuyết
Pou Yuen dự kiến giảm gần 6.000 công nhân
Đơn hàng giảm, doanh nghiệp đông lao động nhất TP HCM là Pou Yuen với hơn 50.000 công nhân sẽ giảm gần 6.000 lao động, sau lần cắt hơn 2.300 người hồi tháng 2.
Tại buổi làm việc với ngành chức năng thành phố mới đây, lãnh đạo Tập đoàn Pou Chen Việt Nam và Công ty TNHH Pou Yuen Việt Nam (quận Bình Tân) cho biết các nhãn hàng gia công sụt giảm số lượng, nhà máy buộc phải giảm lao động. Từ cuối năm ngoái nhà máy phải điều chỉnh kế hoạch sản xuất, sắp xếp lao động nghỉ luân phiên, thỏa thuận ngừng việc, bố trí công nhân sang các xưởng sản xuất.
Dự kiến, ở lần giảm lao động này, công ty cho nghỉ việc 5.744 người có hợp đồng không xác định thời hạn, tương đương 10% tổng số 50.500 lao động. Công nhân sẽ nghỉ vào hai đợt, lần đầu vào ngày 24/6 với 4.519 người và lần tiếp theo vào 8/7 với 1.225 người. Đây được xem là đợt giảm lao động quy mô lớn nhất kể từ khi Pou Yuen hoạt động ở TP HCM từ năm 1996.
Người lao động nghỉ việc cứ mỗi năm được hỗ trợ 0,8 tháng tiền lương. Mức chi trả được tính bình quân 6 tháng liền kề trước khi nghỉ. Ví dụ, lương bình quân 6 tháng liền kề của lao động thâm niên 20 năm là 12 triệu đồng, mức trợ cấp mỗi năm sẽ là 9,6 triệu đồng. Tổng số tiền công nhân nhận được ở 20 năm làm việc là 192 triệu đồng.
Ngoài ra, trong thời gian báo trước chấm dứt hợp đồng, lao động không đến nhà máy vẫn được trả lương, đóng bảo hiểm xã hội, y tế và thất nghiệp... Thời gian chi trả trong vòng 7 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động cho 2 đợt vào ngày 30/6 và ngày 14/7.
Pou Yuen không đưa vào diện chấm dứt hợp đồng đối với người lao động mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi; hộ nghèo, lao động khuyết tật... Công ty sẽ gặp người lao động để thông tin nội dung liên quan như cách chỉ trả trợ cấp thôi việc, ngày nhận lương, sổ bảo hiểm xã hội, thủ tục thuế.
Chị Nguyễn Thị Hà, làm tại khu C, thâm niên hơn 15 năm ở Pou Yuen, cho biết, lao động bị giảm đợt này chủ yếu ở hai khu C và D. Công ty phát phiếu đăng ký nghỉ việc cho người lao động. Những người muốn tiếp tục làm việc sẽ được chuyển qua khu K. Chị Hà và chồng đều đăng ký nghỉ việc ở lần cắt giảm này.
Pou Yuen thuộc Tập đoàn quốc tế Pou Chen Đài Loan, hoạt động ở lĩnh vực sản xuất giày, là công ty đông lao động nhất ở TP HCM. Hồi tháng 2, Pou Yuen đã cắt giảm 2.358 người cũng do đơn hàng khó khăn. Đây là đợt giảm lao động thứ ba quy mô lớn ở doanh nghiệp đông lao động nhất thành phố. Hồi tháng 6/2020, hơn 2.800 người ở công ty bị cho nghỉ việc.
UBND TP HCM chỉ đạo các sở, ngành, quận Bình Tân theo dõi, giám sát chặt tình hình sản xuất, việc làm của người lao động tại công ty này. Thành phố cũng đề nghị các đơn vị liên quan nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, hỗ trợ người lao động... Trung tâm dịch vụ việc làm phối hợp kết nối để giới thiệu việc làm cho công nhân mất việc.
Tình trạng cắt giảm lao động cũng diễn ra ở một số doanh nghiệp trước bối cảnh kinh tế khó khăn. Theo khảo sát của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP HCM về nhu cầu sử dụng lao động của gần 4.000 doanh nghiệp trong quý 1, so với cuối năm ngoái, gần 31% giảm lao động, trên 50% giữ nguyên, không tuyển mới và khoảng 19% tăng lao động. Nhóm cắt giảm lao động chủ yếu trong lĩnh vực giày da, dệt may, xây dựng, chế biến lương thực phẩm...
Lê Tuyết
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Phụ huynh ngậm ngùi với các khoản thu ‘lách luật’ của nhà trường
An Vui
16 tháng 5, 2023
Saigon Nhỏ
Trường tiểu học Hoằng Thanh buộc phải dừng thu khoản xây dựng trường vào cuối năm và trả lại tiền cho phụ huynh. (ảnh: VietnamNet)
Đầu năm học đã thu mỗi em học sinh 200,000 đồng ($8.5) tiền cơ sở vật chất, đến cuối năm, một trường tiểu học ở Thanh Hóa lại vận động phụ huynh đóng tiếp 600,000 đồng ($25).
Số tiền trên được nhà trường cho hay là dùng để sửa chữa một số hạng mục cơ sở vật chất, “chuẩn bị sự kiện đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2”.
Do phụ huynh phản ứng, thanh tra Sở giáo dục tỉnh Thanh Hóa đã phải làm việc với ban giám hiệu trường này, đó là trường tiểu học Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa.
Ông Trần Văn Thức, giám đốc Sở giáo dục, xác nhận thông tin với VnExpress và cho biết chủ trương của trường Hoằng Thanh chưa được phòng Giáo dục huyện Hoằng Hóa phê duyệt, phụ huynh chưa đồng thuận, nên trường phải dừng thu và trả tiền lại cho số phụ huynh đã đóng.
Số là hồi giữa Tháng Tư, phụ huynh trường Hoằng Thanh nhận được thông báo của trường vận động mỗi học sinh đóng 600,000 đồng để sửa chữa một số hạng mục cơ sở vật chất, mục đích là để trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2.
Công trình dự kiến tu sửa bao gồm lan can an toàn tầng 2-3; mái che nhà vệ sinh; bảng biểu cho 17 phòng chức năng và mái che khu bán trú. Tổng dự toán thu của hơn 1,000 học sinh khoảng 600 triệu đồng ($25,578).
Khi phụ huynh phản ứng thì nhà trường chia làm hai đợt đóng góp, đợt một đóng ngay 300,000 đồng ($12.7), số còn lại sẽ đóng vào đầu năm học mới.
Phụ huynh tiếp tục phản đối vì đầu năm họ đã phải đóng 200,000 đồng tiền cơ sở vật chất/học sinh, giờ đóng tiếp 600,000 đồng nữa, vị chi 800,000 đồng tiền cơ sở vật chất/học sinh ($34) cho một niên học, quá cao so với thu nhập của người dân nông thôn. Nhà nào có hai đứa con học ở trường này thì số tiền đóng gấp đôi, một khoản chi quá sức của họ.
Trường tiểu học Hoằng Thanh buộc phải dừng thu khoản xây dựng trường vào cuối năm và trả lại tiền cho phụ huynh – Ảnh: VietnamNet
Bà Trần Thị Lan, hiệu trưởng trường tiểu học Hoằng Thanh, nói trường mới xây dựng kế hoạch, chưa được phòng Giáo dục phê duyệt nên chưa thu. Tuy nhiên, có 16 phụ huynh đã nộp tiền nên trường sẽ trả lại.
Các trường học công lập từ Nam chí Bắc ở Việt Nam hiện nay thường lạm dụng cái gọi “vận động xã hội hóa” để đẻ ra nhiều khoản thu đầu năm học như tiền cơ sở vật chất, tiền quỹ hội phụ huynh học sinh, tiền trang thiết bị cho lớp học….làm phụ huynh nghèo khốn khổ khi cho con đi học. Chỉ cần chậm đóng thì con của họ sẽ bị thầy cô đối xử phân biệt.
Hồi Tháng Hai 2023, trường trung học phổ thông Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh (Sài Gòn) cũng phải trả lại 715 triệu đồng ($30,480) cho ban đại diện phụ huynh học sinh do vận động xã hội hóa sai quy định, sau khi thanh tra Sở kiểm tra và ra lệnh trả lại.
Theo quy định của Bộ giáo dục, các trường học được vận động, tiếp nhận tài trợ để cải tạo, sửa chữa xây dựng các hạng mục công trình phục vụ hoạt động giáo dục. Song, việc này phải được lấy ý kiến, được cấp quản lý phê duyệt và thực hiện trên tinh thần tự nguyện, minh bạch, không cào bằng hay quy định mức đóng góp tối thiểu.
Còn từ Tháng Mười 2022, Sở giáo dục thành phố (Sài Gòn) đã ra văn bản yêu cầu các trường chấn chỉnh công tác quản lý thu đầu năm học, nghiêm cấm các trường lợi dụng danh nghĩa ban đại diện phụ huynh học sinh để thu các khoản ngoài quy định.
Thế nhưng, ai có con đi học trường công lập cũng ngậm ngùi với các khoản thu “lách luật” của nhà trường, bởi không hề có giáo dục miễn phí và y tế miễn phí ở đất nước này.
An Vui
16 tháng 5, 2023
Saigon Nhỏ
Trường tiểu học Hoằng Thanh buộc phải dừng thu khoản xây dựng trường vào cuối năm và trả lại tiền cho phụ huynh. (ảnh: VietnamNet)
Đầu năm học đã thu mỗi em học sinh 200,000 đồng ($8.5) tiền cơ sở vật chất, đến cuối năm, một trường tiểu học ở Thanh Hóa lại vận động phụ huynh đóng tiếp 600,000 đồng ($25).
Số tiền trên được nhà trường cho hay là dùng để sửa chữa một số hạng mục cơ sở vật chất, “chuẩn bị sự kiện đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2”.
Do phụ huynh phản ứng, thanh tra Sở giáo dục tỉnh Thanh Hóa đã phải làm việc với ban giám hiệu trường này, đó là trường tiểu học Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa.
Ông Trần Văn Thức, giám đốc Sở giáo dục, xác nhận thông tin với VnExpress và cho biết chủ trương của trường Hoằng Thanh chưa được phòng Giáo dục huyện Hoằng Hóa phê duyệt, phụ huynh chưa đồng thuận, nên trường phải dừng thu và trả tiền lại cho số phụ huynh đã đóng.
Số là hồi giữa Tháng Tư, phụ huynh trường Hoằng Thanh nhận được thông báo của trường vận động mỗi học sinh đóng 600,000 đồng để sửa chữa một số hạng mục cơ sở vật chất, mục đích là để trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2.
Công trình dự kiến tu sửa bao gồm lan can an toàn tầng 2-3; mái che nhà vệ sinh; bảng biểu cho 17 phòng chức năng và mái che khu bán trú. Tổng dự toán thu của hơn 1,000 học sinh khoảng 600 triệu đồng ($25,578).
Khi phụ huynh phản ứng thì nhà trường chia làm hai đợt đóng góp, đợt một đóng ngay 300,000 đồng ($12.7), số còn lại sẽ đóng vào đầu năm học mới.
Phụ huynh tiếp tục phản đối vì đầu năm họ đã phải đóng 200,000 đồng tiền cơ sở vật chất/học sinh, giờ đóng tiếp 600,000 đồng nữa, vị chi 800,000 đồng tiền cơ sở vật chất/học sinh ($34) cho một niên học, quá cao so với thu nhập của người dân nông thôn. Nhà nào có hai đứa con học ở trường này thì số tiền đóng gấp đôi, một khoản chi quá sức của họ.
Trường tiểu học Hoằng Thanh buộc phải dừng thu khoản xây dựng trường vào cuối năm và trả lại tiền cho phụ huynh – Ảnh: VietnamNet
Bà Trần Thị Lan, hiệu trưởng trường tiểu học Hoằng Thanh, nói trường mới xây dựng kế hoạch, chưa được phòng Giáo dục phê duyệt nên chưa thu. Tuy nhiên, có 16 phụ huynh đã nộp tiền nên trường sẽ trả lại.
Các trường học công lập từ Nam chí Bắc ở Việt Nam hiện nay thường lạm dụng cái gọi “vận động xã hội hóa” để đẻ ra nhiều khoản thu đầu năm học như tiền cơ sở vật chất, tiền quỹ hội phụ huynh học sinh, tiền trang thiết bị cho lớp học….làm phụ huynh nghèo khốn khổ khi cho con đi học. Chỉ cần chậm đóng thì con của họ sẽ bị thầy cô đối xử phân biệt.
Hồi Tháng Hai 2023, trường trung học phổ thông Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh (Sài Gòn) cũng phải trả lại 715 triệu đồng ($30,480) cho ban đại diện phụ huynh học sinh do vận động xã hội hóa sai quy định, sau khi thanh tra Sở kiểm tra và ra lệnh trả lại.
Theo quy định của Bộ giáo dục, các trường học được vận động, tiếp nhận tài trợ để cải tạo, sửa chữa xây dựng các hạng mục công trình phục vụ hoạt động giáo dục. Song, việc này phải được lấy ý kiến, được cấp quản lý phê duyệt và thực hiện trên tinh thần tự nguyện, minh bạch, không cào bằng hay quy định mức đóng góp tối thiểu.
Còn từ Tháng Mười 2022, Sở giáo dục thành phố (Sài Gòn) đã ra văn bản yêu cầu các trường chấn chỉnh công tác quản lý thu đầu năm học, nghiêm cấm các trường lợi dụng danh nghĩa ban đại diện phụ huynh học sinh để thu các khoản ngoài quy định.
Thế nhưng, ai có con đi học trường công lập cũng ngậm ngùi với các khoản thu “lách luật” của nhà trường, bởi không hề có giáo dục miễn phí và y tế miễn phí ở đất nước này.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Vụ Đặng Đình Bách: 'Luật thuế VN mù mờ khiến nhiều tổ chức, cá nhân gặp họa'
Mỹ Hằng
BBC News Tiếng Việt
17.05.2023
Bốn nhà hoạt động môi trường (từ trái qua): Mai Phan Lợi, Đặng Đình Bách, Bạch Hùng Dương, Ngụy Thị Khanh cùng chịu án tù vì tội trốn thuế. Trong số này, chỉ có bà Khanh mới được trả tự do hôm 13/5/2023
Liên tiếp thời gian qua, chính phủ Việt Nam đã cho bắt giữ nhiều người bất đồng chính kiến và khép họ vào tội danh trốn thuế.
Có thể kể ra đây các vụ 'trốn thuế' điển hình mà nhà nước Việt Nam tuyên cho nhà hoạt động môi trường Đặng Đình Bách, Mai Phan Lợi, Bạch Hùng Dương, Ngụy Thị Khanh. Trước đó vài năm là luật sư, TS Hoàng Ngọc Giao, nhà báo Trương Duy Nhất, luật sư Lê Quốc Quân... Các phiên tòa 'kín' chóng vánh chỉ kéo dài một hoặc nửa ngày trong khi bị can đã chịu tù giam để điều tra trong nhiều tháng.
Đã có những cáo báo từ các tổ chức quốc tế, như Dự án 88, chỉ ra rằng nhà nước Việt Nam đã vũ khí hóa luật thuế để đàn áp giới hoạt động với 'động cơ chính trị'.
Cụ thể, báo cáo mới đây của Dự án 88 chỉ ra 'điều bất bình thường' trong các vụ án này. Theo đó, các án trốn thuế ở Việt Nam thường chỉ là án dân sự, không phải hình sự.
Bên cạnh đó, người bị điều tra tội này hầu hết không bị giam trước khi ra tòa mà chỉ bị quản thúc tại gia (86%).
Đặc biệt hơn, những vụ như của Đặng ĐÌnh Bách, bị cáo buộc trốn thuế hơn 1 tỷ đồng nhưng lại trực tiếp do Cơ quan Điều tra An ninh Hà Nội điều tra. Trong khi nhiều vụ khác trốn thuế khác với số tiền lớn hơn lại chỉ do Cơ quan Cảnh sát điều tra.
Cần biết rằng, theo luật về các cơ quan điều tra hình sự, Cơ quan An ninh Điều tra chỉ có thẩm quyền điều tra 'tội phạm an ninh quốc gia', tội phạm chiến tranh và tội phạm nghiêm trọng, các loại tội phạm này không bao gồm trốn thuế.
Cơ quan này chỉ được điều tra các tội hình sự khác nếu bộ trưởng bộ công an, trong trường hợp này là ông Tô Lâm, cho phép trường hợp ngoại lệ.
Trong bài viết ở kỳ 1, chúng tôi đã đưa tin về trường hợp của nhà hoạt động Đặng Đình Bách, người nói sẽ 'tuyệt thực đến chết' để phản đối bản án tù năm năm với tội danh trốn thuế dành cho ông.
Trong kỳ này, BBC News Tiếng Việt phỏng vấn luật sư Kate Holcombe từ Liên minh Luật Môi trường Toàn cầu (ELAW) - một trong những tổ chức đã đồng hành cùng nhiều cơ quan phi chính phủ (NGO) của Việt Nam, trong đó có Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Pháp luật và Phát triển Bền vững (LPSD) do ông Đặng Đình Bách làm giám đốc.
Bình luận về vụ việc ông Đặng Đình Bách, luật sư Kate Holcombe cho hay:
Chúng tôi tin rằng Bách vô tội.
Anh ấy đã luôn khẳng định mình vô tội và chúng tôi biết rằng anh ấy đáng tin cậy. Anh ấy đã luôn làm việc trong khuôn khổ pháp luật và phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với chỉnh phủ trong nhiều năm.
Chúng tôi cũng biết rằng nhìn vào cáo trạng có thể thấy trường hợp của Bách là cá biệt ở mọi khía cạnh.
Án tù của anh ấy đặc biệt dài hơn những người bị tuyên với cùng tội danh.
Bách bị điều tra bởi lực lượng an ninh quốc gia, chứ không phải là cục thuế, điều này đặc biệt không bình thường.
Chụp lại hình ảnh,
Ông Đặng Đình Bách
Chúng tôi cũng biết rằng tòa án đã từ chối không nghe bào chữa của anh ấy.
Sự bất công trong thủ tục tố tụng và bản án hà khắc khiến chúng ta không khỏi thấy rằng anh ấy đã bị nhắm tới vì những lý do nào khác chứ không phải vì thuế.
BBC: Trong thời gian làm việc với ông Bách trước khi ông bị bắt, bà đánh giá thế nào về tính hiệu quả của Trung tâm LPSD?
Luật sư Kate Holcombe: Chúng tôi không đánh giá tính hiệu quả của các cơ quan đối tác, nhìn chung là như vậy. LPSD đã thực hiện các công việc như chúng tôi kỳ vọng, và họ phản ứng rất kịp thời và nhanh chóng trong các trao đổi giữa chúng tôi.
Chúng tôi hiểu rằng LPSD được đánh giá cao ở Việt Nam và được ghi nhận rất tích cực, cả tại Việt Nam lẫn quốc tế, về hiệu quả công việc của họ.
NGUỒN HÌNH ẢNH,ELAW
Chụp lại hình ảnh,
Luật sư Kate Holcombe
BBC: Theo bà, chính phủ Việt Nam nên có các hình thức xử lý như thế nào đối với tội trốn thuế thay vì hình thức phạt tù, để đảm bảo tính răn đe đồng thời không gây oan sai?
Luật sư Kate Holcombe: Ở hầu hết các quốc gia, vi phạm luật thuế được coi là tội dân sự và không dẫn tới hình phạt bị tù.
Nếu một tổ chức mắc một lỗi về thuế thì họ sẽ nhận được thông báo và sẽ được cho cơ hội để 'sửa' lỗi. Tuy nhiên, Bách không nhận được bất kỳ thông báo nào như vậy rằng tổ chức của anh ấy không tuân thủ luật thuế, cũng không có cơ hội để hoàn tiền hay sửa bất kỳ lỗi vô ý nà
Luật thuế Việt Nam nổi tiếng là mù mờ, khiến nhiều tổ chức gặp họa về mặt pháp lý bởi vì họ không chắc họ có tuân thủ luật hay không.
Liên Hiệp Quốc đã nhiều lần tham vấn với chính phủ Việt Nam rằng luật thuế của nước này vi phạm quyền tự do biểu đạt và hội họp bởi sự mù mờ, không rõ ràng của nó; các tổ chức không thể hoạt động một cách tự do bởi nỗi lo sợ vô ý vi phạm luật.
Nếu mục đích khách quan của chính phủ thực sự là để ngăn chặn các vi phạm về phuế, họ cần phải làm rõ luật thuế và cung cấp các hướng dẫn cho các tổ chức về các thức thực hiện.
Việc chính phủ Việt Nam không làm được điều này làm dấy lên câu hỏi có phải họ quan tâm tới việc phòng chống hoạt động trốn thuế hay quan tâm tới việc sử dụng các luật này để đe dọa và kiểm soát các tổ chức NGO.
BBC: Việc ông Đặng Đình Bách và ba nhà hoạt động môi trường hàng đầu Việt Nam bị bỏ tù không lâu trước khi chính phủ Việt Nam tuyên bố giảm điện than để đạt phát thải ròng bằng không vào 2050 nói lên điều gì?
Luật sư Kate Holcombe: Thật không may khi các lãnh đạo của các tổ chức xã hội dân sự này không được tự do để hỗ trợ thực hiện quá trình chuyển đổi năng lượng sạch của Việt Nam.
Một cam kết thực sự để chuyển đổi sang năng lượng sạch nhằm đạt cam kết net zero vào năm 2050 sẽ đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các bên, bao gồm chính phủ và xã hội dân sự - và quan trọng hơn nữa, với các chuyên gia - những người nắm bối cảnh của Việt Nam rõ nhất.
Các chuyên gia hàng đầu Việt Nam nay đang ở trong tù và bị 'bịt miệng' bởi lời buộc tội của các đồng nghiệp.
Kết quả của các vụ bắt bớ này có vẻ như là một môi trường xã hội dân sự bị đàn áp - môi trường này đang loại trừ các chuyên gia khỏi việc đưa ra những lời khuyên, đánh giá, giám sát hay bất kỳ các đóng góp ý nghĩa nào để đất nước này có thể đạt được mục tiêu tham vọng nói trên.
BBC: Tổ chức của bà cùng một số tổ chức nhân quyền và môi trường quốc tế khác có kế hoạch gì để ủng hộ ông Bách và nêu trường hợp của ông ra trước công luận thế giới?
Luật sư Kate Holcombe: Trong tình đoàn kết với Bách, chúng tôi sẽ cùng các đồng nghiệp trên khắp thế giới thực hiện một chiến dịch tuyệt thực 'tiếp sức' trong một tháng, từ 24/6.
Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng các cơ quan quốc tế, như UN, được thông về việc Bách bị đối xử ra sao và tình trạng của anh ấy.
BBC: Vụ việc của ông Đặng Đình Bách có ý nghĩa gì đối với tình hình nhân quyền tại Việt Nam hiện nay?
Luật sư Kate Holcombe: Theo đánh giá của chúng tôi, trường hợp của Bách một điển hình của một khuynh hướng đáng lo ngại hiện nay tại Việt Nam.
Việt Nam hiện là thành viên của Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, tuy nhiên họ tiếp tục phớt lờ hàng loạt những đối thoại và các kết luận từ UN về luật thuế của mình cũng như về cách thức họ đàn áp tự do biểu đạt và tự do hội họp.
Chúng ta có thể sẽ thấy không gian dân sự ngày càng thu hẹp sẽ càng bóp nghẹt tiếng nói của những ai muốn lên tiếng để bảo vệ quyền có một môi trường trong lành, điều này không chỉ ảnh hưởng tới người dân Việt Nam mà còn tới cả hành tinh của chúng ta.
Mỹ Hằng
BBC News Tiếng Việt
17.05.2023
Bốn nhà hoạt động môi trường (từ trái qua): Mai Phan Lợi, Đặng Đình Bách, Bạch Hùng Dương, Ngụy Thị Khanh cùng chịu án tù vì tội trốn thuế. Trong số này, chỉ có bà Khanh mới được trả tự do hôm 13/5/2023
Liên tiếp thời gian qua, chính phủ Việt Nam đã cho bắt giữ nhiều người bất đồng chính kiến và khép họ vào tội danh trốn thuế.
Có thể kể ra đây các vụ 'trốn thuế' điển hình mà nhà nước Việt Nam tuyên cho nhà hoạt động môi trường Đặng Đình Bách, Mai Phan Lợi, Bạch Hùng Dương, Ngụy Thị Khanh. Trước đó vài năm là luật sư, TS Hoàng Ngọc Giao, nhà báo Trương Duy Nhất, luật sư Lê Quốc Quân... Các phiên tòa 'kín' chóng vánh chỉ kéo dài một hoặc nửa ngày trong khi bị can đã chịu tù giam để điều tra trong nhiều tháng.
Đã có những cáo báo từ các tổ chức quốc tế, như Dự án 88, chỉ ra rằng nhà nước Việt Nam đã vũ khí hóa luật thuế để đàn áp giới hoạt động với 'động cơ chính trị'.
Cụ thể, báo cáo mới đây của Dự án 88 chỉ ra 'điều bất bình thường' trong các vụ án này. Theo đó, các án trốn thuế ở Việt Nam thường chỉ là án dân sự, không phải hình sự.
Bên cạnh đó, người bị điều tra tội này hầu hết không bị giam trước khi ra tòa mà chỉ bị quản thúc tại gia (86%).
Đặc biệt hơn, những vụ như của Đặng ĐÌnh Bách, bị cáo buộc trốn thuế hơn 1 tỷ đồng nhưng lại trực tiếp do Cơ quan Điều tra An ninh Hà Nội điều tra. Trong khi nhiều vụ khác trốn thuế khác với số tiền lớn hơn lại chỉ do Cơ quan Cảnh sát điều tra.
Cần biết rằng, theo luật về các cơ quan điều tra hình sự, Cơ quan An ninh Điều tra chỉ có thẩm quyền điều tra 'tội phạm an ninh quốc gia', tội phạm chiến tranh và tội phạm nghiêm trọng, các loại tội phạm này không bao gồm trốn thuế.
Cơ quan này chỉ được điều tra các tội hình sự khác nếu bộ trưởng bộ công an, trong trường hợp này là ông Tô Lâm, cho phép trường hợp ngoại lệ.
Trong bài viết ở kỳ 1, chúng tôi đã đưa tin về trường hợp của nhà hoạt động Đặng Đình Bách, người nói sẽ 'tuyệt thực đến chết' để phản đối bản án tù năm năm với tội danh trốn thuế dành cho ông.
Trong kỳ này, BBC News Tiếng Việt phỏng vấn luật sư Kate Holcombe từ Liên minh Luật Môi trường Toàn cầu (ELAW) - một trong những tổ chức đã đồng hành cùng nhiều cơ quan phi chính phủ (NGO) của Việt Nam, trong đó có Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Pháp luật và Phát triển Bền vững (LPSD) do ông Đặng Đình Bách làm giám đốc.
Bình luận về vụ việc ông Đặng Đình Bách, luật sư Kate Holcombe cho hay:
Chúng tôi tin rằng Bách vô tội.
Anh ấy đã luôn khẳng định mình vô tội và chúng tôi biết rằng anh ấy đáng tin cậy. Anh ấy đã luôn làm việc trong khuôn khổ pháp luật và phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với chỉnh phủ trong nhiều năm.
Chúng tôi cũng biết rằng nhìn vào cáo trạng có thể thấy trường hợp của Bách là cá biệt ở mọi khía cạnh.
Án tù của anh ấy đặc biệt dài hơn những người bị tuyên với cùng tội danh.
Bách bị điều tra bởi lực lượng an ninh quốc gia, chứ không phải là cục thuế, điều này đặc biệt không bình thường.
Chụp lại hình ảnh,
Ông Đặng Đình Bách
Chúng tôi cũng biết rằng tòa án đã từ chối không nghe bào chữa của anh ấy.
Sự bất công trong thủ tục tố tụng và bản án hà khắc khiến chúng ta không khỏi thấy rằng anh ấy đã bị nhắm tới vì những lý do nào khác chứ không phải vì thuế.
BBC: Trong thời gian làm việc với ông Bách trước khi ông bị bắt, bà đánh giá thế nào về tính hiệu quả của Trung tâm LPSD?
Luật sư Kate Holcombe: Chúng tôi không đánh giá tính hiệu quả của các cơ quan đối tác, nhìn chung là như vậy. LPSD đã thực hiện các công việc như chúng tôi kỳ vọng, và họ phản ứng rất kịp thời và nhanh chóng trong các trao đổi giữa chúng tôi.
Chúng tôi hiểu rằng LPSD được đánh giá cao ở Việt Nam và được ghi nhận rất tích cực, cả tại Việt Nam lẫn quốc tế, về hiệu quả công việc của họ.
NGUỒN HÌNH ẢNH,ELAW
Chụp lại hình ảnh,
Luật sư Kate Holcombe
BBC: Theo bà, chính phủ Việt Nam nên có các hình thức xử lý như thế nào đối với tội trốn thuế thay vì hình thức phạt tù, để đảm bảo tính răn đe đồng thời không gây oan sai?
Luật sư Kate Holcombe: Ở hầu hết các quốc gia, vi phạm luật thuế được coi là tội dân sự và không dẫn tới hình phạt bị tù.
Nếu một tổ chức mắc một lỗi về thuế thì họ sẽ nhận được thông báo và sẽ được cho cơ hội để 'sửa' lỗi. Tuy nhiên, Bách không nhận được bất kỳ thông báo nào như vậy rằng tổ chức của anh ấy không tuân thủ luật thuế, cũng không có cơ hội để hoàn tiền hay sửa bất kỳ lỗi vô ý nà
Luật thuế Việt Nam nổi tiếng là mù mờ, khiến nhiều tổ chức gặp họa về mặt pháp lý bởi vì họ không chắc họ có tuân thủ luật hay không.
Liên Hiệp Quốc đã nhiều lần tham vấn với chính phủ Việt Nam rằng luật thuế của nước này vi phạm quyền tự do biểu đạt và hội họp bởi sự mù mờ, không rõ ràng của nó; các tổ chức không thể hoạt động một cách tự do bởi nỗi lo sợ vô ý vi phạm luật.
Nếu mục đích khách quan của chính phủ thực sự là để ngăn chặn các vi phạm về phuế, họ cần phải làm rõ luật thuế và cung cấp các hướng dẫn cho các tổ chức về các thức thực hiện.
Việc chính phủ Việt Nam không làm được điều này làm dấy lên câu hỏi có phải họ quan tâm tới việc phòng chống hoạt động trốn thuế hay quan tâm tới việc sử dụng các luật này để đe dọa và kiểm soát các tổ chức NGO.
BBC: Việc ông Đặng Đình Bách và ba nhà hoạt động môi trường hàng đầu Việt Nam bị bỏ tù không lâu trước khi chính phủ Việt Nam tuyên bố giảm điện than để đạt phát thải ròng bằng không vào 2050 nói lên điều gì?
Luật sư Kate Holcombe: Thật không may khi các lãnh đạo của các tổ chức xã hội dân sự này không được tự do để hỗ trợ thực hiện quá trình chuyển đổi năng lượng sạch của Việt Nam.
Một cam kết thực sự để chuyển đổi sang năng lượng sạch nhằm đạt cam kết net zero vào năm 2050 sẽ đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các bên, bao gồm chính phủ và xã hội dân sự - và quan trọng hơn nữa, với các chuyên gia - những người nắm bối cảnh của Việt Nam rõ nhất.
Các chuyên gia hàng đầu Việt Nam nay đang ở trong tù và bị 'bịt miệng' bởi lời buộc tội của các đồng nghiệp.
Kết quả của các vụ bắt bớ này có vẻ như là một môi trường xã hội dân sự bị đàn áp - môi trường này đang loại trừ các chuyên gia khỏi việc đưa ra những lời khuyên, đánh giá, giám sát hay bất kỳ các đóng góp ý nghĩa nào để đất nước này có thể đạt được mục tiêu tham vọng nói trên.
BBC: Tổ chức của bà cùng một số tổ chức nhân quyền và môi trường quốc tế khác có kế hoạch gì để ủng hộ ông Bách và nêu trường hợp của ông ra trước công luận thế giới?
Luật sư Kate Holcombe: Trong tình đoàn kết với Bách, chúng tôi sẽ cùng các đồng nghiệp trên khắp thế giới thực hiện một chiến dịch tuyệt thực 'tiếp sức' trong một tháng, từ 24/6.
Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng các cơ quan quốc tế, như UN, được thông về việc Bách bị đối xử ra sao và tình trạng của anh ấy.
BBC: Vụ việc của ông Đặng Đình Bách có ý nghĩa gì đối với tình hình nhân quyền tại Việt Nam hiện nay?
Luật sư Kate Holcombe: Theo đánh giá của chúng tôi, trường hợp của Bách một điển hình của một khuynh hướng đáng lo ngại hiện nay tại Việt Nam.
Việt Nam hiện là thành viên của Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, tuy nhiên họ tiếp tục phớt lờ hàng loạt những đối thoại và các kết luận từ UN về luật thuế của mình cũng như về cách thức họ đàn áp tự do biểu đạt và tự do hội họp.
Chúng ta có thể sẽ thấy không gian dân sự ngày càng thu hẹp sẽ càng bóp nghẹt tiếng nói của những ai muốn lên tiếng để bảo vệ quyền có một môi trường trong lành, điều này không chỉ ảnh hưởng tới người dân Việt Nam mà còn tới cả hành tinh của chúng ta.
Last edited by LDN on Sat May 20, 2023 3:32 pm; edited 2 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Gia tộc hào quang xứ Quảng lâm nguy (Bùi Thanh Hiếu)
Trước yêu cầu của ông Phan Đình Trạc đề nghị kết luận sớm các vụ trọng án, Bộ Công An đã xin hoãn kết luận vụ Việt Á và Chuyến Bay Giải cứu sang quý 3.
Bà Nguyễn Thị Thanh Thuỷ sinh năm 1967 ở Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội bị bắt vì tội liên quan đến đại án Việt Á và đấu thầu giấy khi còn làm ở Công ty TNHH Một thành viên Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bà Thuỷ với ông Phúc là anh em con chú, con bác.
Với tội danh lợi dụng ảnh hưởng với người có quyền hạn, chức vụ để trục lợi. Sau khi bà bị bắt được vài tuần, ông Nguyễn Xuân Phúc đệ đơn từ chức và tuyên bố uỷ ban kiểm tra trung ương đã xác định vợ con ông không dính đến Việt Á như lời đồn.
Tuyên bố của ông Phúc ngay lập tức bị chỉ đạo tháo gỡ khỏi mọi tờ báo.
Người mà bà Thuỷ lợi dụng chức vụ của họ để trục lợi là ai?
Đương nhiên là ông Phúc.
Nếu người ta đổ tiền cho bà Thuỷ và đạt được yêu cầu một cách không minh bạch, rõ ràng ông Phúc có liên quan. Bởi liên quan ông mới tác động cho những kẻ đổ tiền cho bà Thuỷ đạt được mục đích.
Ông Phúc sẽ vô can, nếu như những kẻ đổ tiền cho bà Thuỷ vì nghĩ bà là em họ ông, sẽ tác động được. Nhưng chúng không đạt được mục đích gì, như vậy chuyện nào đi chuyện đấy, chỉ có mình bà Thuỷ phải chịu.
Câu chuyện này C03 đã làm rõ, bà Thuỷ nhận tiền và nộp cho bà Thu vợ ông Phúc. Bà Thu gọi điện cho các quan chức bộ ngành nói hỗ trợ giúp đỡ cho những kẻ đã đổ tiền qua bà Thuỷ kia.
Bà Thu hiện đã bị giam lỏng và cấm xuất cảnh, thường xuyên phải làm việc với C03. Bà chỉ được phép gặp chồng dưới sự giám sát của cơ quan chức năng. Lẽ ra đúng luật, bà phải bị bắt giữ với tội danh như bà Thuỷ, vì chính bà mới là người chủ mưu điều khiển bà Thuỷ nhận tiền và lợi dụng ảnh hưởng của chồng sai khiến các quan chức hỗ trợ cho Việt Á.
Phu nhân của nguyên chủ tịch nước, nguyên thủ tướng nhận hối lộ trong thời kỳ chồng minh đương chức, gây hậu quả lớn cho đất nước và nhân dân. Xử lý thế nào để nghiêm minh pháp luật, nêu cao tinh thần chống giặc nội xâm mà vẫn không làm sứt mẻ tình đồng chí trong đảng?
Quá khó cho những người đang lãnh đạo đảng, nhà nước để cân nhắc làm đúng luật, thực hiện bắt giữ bà Thu. Đây là điểm mấu chốt khiến cho cơ quan công an chần chừ không kết thúc được vụ án này.
Gia tộc anh em ông Phúc, anh em bà Thu, thông gia với nhà ông bà đã thu lợi khổng lồ trong nhiều năm qua. Ước tính nhẹ tổng tài sản của những người này phải đến chục nghìn tỷ.
Làm sao thu được số tiền này về cho đảng, nhà nước cũng là một vấn đề khiến tiến độ vụ án phải rời sang quý 3.
Hiện nay cơ quan chức năng đang thu thập những tài sản của con rể ông Phúc là Vũ Chí Hùng, tổng cục phó tổng cục thuế. Hùng đã thừa nhận về số cổ phần trong ngân hàng, số lượng cổ phiếu nhiều nơi, các bất động sản cũng như cổ phần một số dự án bất động sản… tuy nhiên còn chưa đủ.
Trong vụ việc thâu tóm ngân hàng Sacombank, ông Phúc đã nhận 1000 tỷ của Minh Himlam để loại trừ các đối thủ có ý định mua ngân hàng này. Chắc chắn sau hội nghị trung ương 7, cơ quan chức năng buộc phải làm việc mới Minh Xoài và ông Phúc theo dạng lấy lời khai nghi phạm trong vụ án hối lộ và nhận hối lộ.
Minh Xoài Himlam chủ ngân hàng Liên Việt, không lần nào bị thanh tra, Minh Xoài rời khỏi Liên Việt trước khi làm ông chủ Sacombank có một tuần. Ở Liên Việt Minh Xoài lập kỳ tích 8 năm không bị thanh tra, sang đến Sacombank lại lập kỳ tích nữa là 7 năm không chia lợi tức cho cổ đông và hứa năm thứ 8 sẽ xem xét.
Kết thúc của hào quang xứ Quảng có thể sẽ bi đát, chỉ có gian thần lão luyện Nguyễn Công Khế duy nhất bình yên với khối tài sản khổng lồ mà hắn kiếm chác được trong một thời gian người đồng hương Nguyễn Xuân Phúc làm uỷ viên BCT. Khế không phải tháo chạy, bán tài sản như những người thân của ông Phúc như bây giờ.
Hiện nay gia tộc hào quang xứ Quảng đang bán tẩu tán tài sản, chứng khoán, cổ phần, bất động sản, dự án thuỷ điện, công ty các ngành …do họ sở hữu.
Anh em đầu tư có tiền ở Sacombak thì nên cân nhắc chuyển sang mua tài sản của gia tộc hào quang xứ Quảng bây giờ là hợp lý.
Bùi Thanh Hiếu
Nguồn: https://www.facebook.com/hieugio1972/posts/pfbid02ehRouz6LrY3eykYJt585eagpZs5nv3mkk786YyN2iaMNTrDYB35Gz
Trước yêu cầu của ông Phan Đình Trạc đề nghị kết luận sớm các vụ trọng án, Bộ Công An đã xin hoãn kết luận vụ Việt Á và Chuyến Bay Giải cứu sang quý 3.
Bà Nguyễn Thị Thanh Thuỷ sinh năm 1967 ở Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội bị bắt vì tội liên quan đến đại án Việt Á và đấu thầu giấy khi còn làm ở Công ty TNHH Một thành viên Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bà Thuỷ với ông Phúc là anh em con chú, con bác.
Với tội danh lợi dụng ảnh hưởng với người có quyền hạn, chức vụ để trục lợi. Sau khi bà bị bắt được vài tuần, ông Nguyễn Xuân Phúc đệ đơn từ chức và tuyên bố uỷ ban kiểm tra trung ương đã xác định vợ con ông không dính đến Việt Á như lời đồn.
Tuyên bố của ông Phúc ngay lập tức bị chỉ đạo tháo gỡ khỏi mọi tờ báo.
Người mà bà Thuỷ lợi dụng chức vụ của họ để trục lợi là ai?
Đương nhiên là ông Phúc.
Nếu người ta đổ tiền cho bà Thuỷ và đạt được yêu cầu một cách không minh bạch, rõ ràng ông Phúc có liên quan. Bởi liên quan ông mới tác động cho những kẻ đổ tiền cho bà Thuỷ đạt được mục đích.
Ông Phúc sẽ vô can, nếu như những kẻ đổ tiền cho bà Thuỷ vì nghĩ bà là em họ ông, sẽ tác động được. Nhưng chúng không đạt được mục đích gì, như vậy chuyện nào đi chuyện đấy, chỉ có mình bà Thuỷ phải chịu.
Câu chuyện này C03 đã làm rõ, bà Thuỷ nhận tiền và nộp cho bà Thu vợ ông Phúc. Bà Thu gọi điện cho các quan chức bộ ngành nói hỗ trợ giúp đỡ cho những kẻ đã đổ tiền qua bà Thuỷ kia.
Bà Thu hiện đã bị giam lỏng và cấm xuất cảnh, thường xuyên phải làm việc với C03. Bà chỉ được phép gặp chồng dưới sự giám sát của cơ quan chức năng. Lẽ ra đúng luật, bà phải bị bắt giữ với tội danh như bà Thuỷ, vì chính bà mới là người chủ mưu điều khiển bà Thuỷ nhận tiền và lợi dụng ảnh hưởng của chồng sai khiến các quan chức hỗ trợ cho Việt Á.
Phu nhân của nguyên chủ tịch nước, nguyên thủ tướng nhận hối lộ trong thời kỳ chồng minh đương chức, gây hậu quả lớn cho đất nước và nhân dân. Xử lý thế nào để nghiêm minh pháp luật, nêu cao tinh thần chống giặc nội xâm mà vẫn không làm sứt mẻ tình đồng chí trong đảng?
Quá khó cho những người đang lãnh đạo đảng, nhà nước để cân nhắc làm đúng luật, thực hiện bắt giữ bà Thu. Đây là điểm mấu chốt khiến cho cơ quan công an chần chừ không kết thúc được vụ án này.
Gia tộc anh em ông Phúc, anh em bà Thu, thông gia với nhà ông bà đã thu lợi khổng lồ trong nhiều năm qua. Ước tính nhẹ tổng tài sản của những người này phải đến chục nghìn tỷ.
Làm sao thu được số tiền này về cho đảng, nhà nước cũng là một vấn đề khiến tiến độ vụ án phải rời sang quý 3.
Hiện nay cơ quan chức năng đang thu thập những tài sản của con rể ông Phúc là Vũ Chí Hùng, tổng cục phó tổng cục thuế. Hùng đã thừa nhận về số cổ phần trong ngân hàng, số lượng cổ phiếu nhiều nơi, các bất động sản cũng như cổ phần một số dự án bất động sản… tuy nhiên còn chưa đủ.
Trong vụ việc thâu tóm ngân hàng Sacombank, ông Phúc đã nhận 1000 tỷ của Minh Himlam để loại trừ các đối thủ có ý định mua ngân hàng này. Chắc chắn sau hội nghị trung ương 7, cơ quan chức năng buộc phải làm việc mới Minh Xoài và ông Phúc theo dạng lấy lời khai nghi phạm trong vụ án hối lộ và nhận hối lộ.
Minh Xoài Himlam chủ ngân hàng Liên Việt, không lần nào bị thanh tra, Minh Xoài rời khỏi Liên Việt trước khi làm ông chủ Sacombank có một tuần. Ở Liên Việt Minh Xoài lập kỳ tích 8 năm không bị thanh tra, sang đến Sacombank lại lập kỳ tích nữa là 7 năm không chia lợi tức cho cổ đông và hứa năm thứ 8 sẽ xem xét.
Kết thúc của hào quang xứ Quảng có thể sẽ bi đát, chỉ có gian thần lão luyện Nguyễn Công Khế duy nhất bình yên với khối tài sản khổng lồ mà hắn kiếm chác được trong một thời gian người đồng hương Nguyễn Xuân Phúc làm uỷ viên BCT. Khế không phải tháo chạy, bán tài sản như những người thân của ông Phúc như bây giờ.
Hiện nay gia tộc hào quang xứ Quảng đang bán tẩu tán tài sản, chứng khoán, cổ phần, bất động sản, dự án thuỷ điện, công ty các ngành …do họ sở hữu.
Anh em đầu tư có tiền ở Sacombak thì nên cân nhắc chuyển sang mua tài sản của gia tộc hào quang xứ Quảng bây giờ là hợp lý.
Bùi Thanh Hiếu
Nguồn: https://www.facebook.com/hieugio1972/posts/pfbid02ehRouz6LrY3eykYJt585eagpZs5nv3mkk786YyN2iaMNTrDYB35Gz
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Cuộc ‘tháo chạy’ của các đại gia tại trung tâm Sài Gòn
Lê Thiệt
20 tháng 5, 2023
Saigon Nhỏ
Sau khi được tháo dỡ rào chắn từ Tháng Tám năm 2022, nhiều căn nhà đường Lê Lợi vẫn phải đóng cửa vì chưa tìm được người thuê. (ảnh: Zing News)
Các thương hiệu lớn như eDiGi, McDonald’s, Cafe Saigon La Poste, Mellower Coffee, PhinDeli… bỗng dưng đồng loạt trả mặt bằng ở khu vực “đất vàng” Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Thành phố, khiến nhịp sống của Sài Gòn chậm hẳn lại.
Những con đường gần đó như Đồng Khởi, Nguyễn Du cũng bị ảnh hưởng. Thêm nữa, mặt bằng ‘đất vàng’ Lê Lợi vẫn ế ẩm sau gần một năm tháo gỡ rào chắn, làm cho gương mặt Sài Gòn xám xịt.
Nguyên nhân chính của cuộc “tháo chạy” này là do tiền thuê mặt bằng quá cao.
Nhà thờ Đức Bà và Bưu điện Thành phố là các công trình tiêu biểu, tọa lạc ngay trung tâm Sài Gòn. Nhờ đó, mặt bằng bán lẻ trên các tuyến đường quanh đây luôn được các thương hiệu lớn săn đón. Tuy nhiên giờ đây, người ta chứng kiến cuốc “tháo chạy” của nhiều thương hiệu lớn. (ảnh: Zing News)
Theo Cushman & Wakefield, giá thuê mặt bằng bán lẻ khu vực này luôn thuộc top đắt đỏ nhất nhì khu trung tâm thành phố Sài Gòn. Các căn nhà phố lẻ mặt tiền có diện tích từ 400 m2 trở lên, đoạn đầu đường Nguyễn Du, Đồng Khởi, có giá thuê lên đến hàng chục ngàn đôla mỗi tháng. Trong khi đó, giá thuê tầng trệt các cao ốc dao động ở mức $100-150/m2/tháng, chưa bao gồm thuế và phí quản lý.
Mới đây, thương hiệu eDiGi thông báo ngừng hoạt động cửa hàng bán lẻ ủy quyền cao cấp của Apple (APR) trên đường Công Xã Paris, ngay cạnh Bưu điện Thành phố từ cuối Tháng Tư. Đây là cửa hàng đạt cùng lúc hai chuẩn Apple Premium Reseller (APR) và Apple Service Provider (ASP) đầu tiên tại Việt Nam.
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch IPP Group – công ty mẹ của eDiGi – cho biết tập đoàn buộc phải đóng cửa hàng này do điều kiện thị trường không thuận lợi.
Một loạt mặt bằng có vị trí đẹp nhất xoay quanh Nhà thờ Đức Bà đều đã đóng cửa, một số mặt bằng chủ cũ rút đi cả năm qua nhưng chưa có người mới. Làn sóng trả mặt bằng cũng dần lan sang các con đường lân cận như Nguyễn Du, Đồng Khởi… (ảnh: Đất Việt)
Cũng trong khoảng thời gian cuối Tháng Tư, quán cà phê Mellower Coffee nằm tại tòa nhà Metropolitan trên đường Đồng Khởi, gần Nhà thờ Đức Bà cũng đã đóng cửa. Đây là một cú sốc lớn cho khách hàng của chuỗi F&B sau bốn năm hoạt động.
Cũng trong tòa nhà Metropolitan này, cà phê PhinDeli cũng đã trả lại mặt bằng cách đó không lâu, làm tòa nhà đã trống lại càng thêm ảm đạm.
Đối diện tòa nhà Metropolitan, căn góc hai mặt tiền có diện tích 18×30 m trên đường Nguyễn Du với Công Xã Paris cũng vắng bóng khách thuê. Giá rao thuê hiện ở mức 400 triệu đồng/tháng được cho là quá cao so với tình hình kinh doanh hiện tại.
Cũng ngay trung tâm Quận 1, con đường Lê Lợi sai khi được tháo dỡ rào chắn (Tháng Tám năm 2022), nhiều mặt bằng vẫn đóng cửa im lìm chờ đợi. Thậm chí có nhiều khách thuê bỏ đi do giá thuê tăng cao.
Mặt bằng ở gần chợ Bến Thành được báo giá thuê 400 triệu đồng. Tuy nhiên, chủ nhà rất giới hạn tiếp khách, chỉ mong muốn cho showroom nội thất và cửa hàng vàng bạc đá quý thuê. (ảnh: Zing News)
Hiện nhiều mặt bằng tại đây đều được dán chi chít thông báo sang nhượng, cùng với đó là những nét vẽ nguệch ngoạc ở phía ngoài mặt bằng.
Một người bán hàng tại cửa hàng số 112 Lê Lợi khẳng định lượng khách hiện tại rất vắng. “Nhiều ngày liên tục cửa không bán được đồng nào, ngày đắt khách nhất cũng chỉ bán được một triệu đồng, doanh số này đã giảm 50-70% so với hồi xưa”, ông nói thêm:
“Hồi trước còn hai hàng cây xanh mát mẻ, giờ ban ngày ở đây rất nắng nóng, tôi nghĩ điều này cũng là một phần nguyên nhân làm cho khách không quá mặn mà dừng lại mua sắm, nhưng việc gắn mái che thì sẽ làm u tối đoạn đường hơn”.
Trong khi nhiều thương hiệu lớn buộc lòng “tháo chạy” khỏi thị trường với giá thuê mặt bằng cao ngất ngưởng, thì cũng có những chủ nhà rất kén khách thuê, thậm chí có chủ nhà không bớt tiền thuê nhà dù chỉ một đồng.
Chủ nhà mặt bằng ở góc 2 mặt tiền Lưu Văn Lang và Nguyễn Trung Trực, Quận 1, rất kén khách thuê, mong muốn người thuê kinh doanh thời trang, quán cà phê thay vì mở quán bar. (ảnh: Zing News)
Một môi giới cho biết chủ mặt bằng ở góc 2 mặt tiền Lưu Văn Lang và Nguyễn Trung Trực, Quận 1, rất kén khách thuê. Chủ đòi $28,000/tháng (khoảng 662 triệu đồng) với kết cấu 1 trệt, 3 lầu và sân thượng, kèm thêm một điều kiện: Người thuê kinh doanh thời trang, quán cà phê thay vì mở quán bar.
Một chuyên gia về kinh tế cho rằng với tình hình kinh tế hiện nay, thị trường cho thuê mặt bằng kinh doanh tại Quận 1 sẽ còn xuống dốc nữa vì nhiều nguyên nhân. “Chủ nhà cần nhìn nhận thực trạng này để ra giá cho thuê phù hợp. Chủ nhà và người thuê luôn có mối cộng sinh chặt chẽ, kiểu như ‘Trạng chết Chúa cũng băng hà’, nên nếu chủ nhà cứ giữ giá và đưa ra nhiều điều kiện khắt khe thì cả hai chắc cùng ‘kéo nhau xuống hố’!”
Lê Thiệt
20 tháng 5, 2023
Saigon Nhỏ
Sau khi được tháo dỡ rào chắn từ Tháng Tám năm 2022, nhiều căn nhà đường Lê Lợi vẫn phải đóng cửa vì chưa tìm được người thuê. (ảnh: Zing News)
Các thương hiệu lớn như eDiGi, McDonald’s, Cafe Saigon La Poste, Mellower Coffee, PhinDeli… bỗng dưng đồng loạt trả mặt bằng ở khu vực “đất vàng” Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Thành phố, khiến nhịp sống của Sài Gòn chậm hẳn lại.
Những con đường gần đó như Đồng Khởi, Nguyễn Du cũng bị ảnh hưởng. Thêm nữa, mặt bằng ‘đất vàng’ Lê Lợi vẫn ế ẩm sau gần một năm tháo gỡ rào chắn, làm cho gương mặt Sài Gòn xám xịt.
Nguyên nhân chính của cuộc “tháo chạy” này là do tiền thuê mặt bằng quá cao.
Nhà thờ Đức Bà và Bưu điện Thành phố là các công trình tiêu biểu, tọa lạc ngay trung tâm Sài Gòn. Nhờ đó, mặt bằng bán lẻ trên các tuyến đường quanh đây luôn được các thương hiệu lớn săn đón. Tuy nhiên giờ đây, người ta chứng kiến cuốc “tháo chạy” của nhiều thương hiệu lớn. (ảnh: Zing News)
Theo Cushman & Wakefield, giá thuê mặt bằng bán lẻ khu vực này luôn thuộc top đắt đỏ nhất nhì khu trung tâm thành phố Sài Gòn. Các căn nhà phố lẻ mặt tiền có diện tích từ 400 m2 trở lên, đoạn đầu đường Nguyễn Du, Đồng Khởi, có giá thuê lên đến hàng chục ngàn đôla mỗi tháng. Trong khi đó, giá thuê tầng trệt các cao ốc dao động ở mức $100-150/m2/tháng, chưa bao gồm thuế và phí quản lý.
Mới đây, thương hiệu eDiGi thông báo ngừng hoạt động cửa hàng bán lẻ ủy quyền cao cấp của Apple (APR) trên đường Công Xã Paris, ngay cạnh Bưu điện Thành phố từ cuối Tháng Tư. Đây là cửa hàng đạt cùng lúc hai chuẩn Apple Premium Reseller (APR) và Apple Service Provider (ASP) đầu tiên tại Việt Nam.
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch IPP Group – công ty mẹ của eDiGi – cho biết tập đoàn buộc phải đóng cửa hàng này do điều kiện thị trường không thuận lợi.
Một loạt mặt bằng có vị trí đẹp nhất xoay quanh Nhà thờ Đức Bà đều đã đóng cửa, một số mặt bằng chủ cũ rút đi cả năm qua nhưng chưa có người mới. Làn sóng trả mặt bằng cũng dần lan sang các con đường lân cận như Nguyễn Du, Đồng Khởi… (ảnh: Đất Việt)
Cũng trong khoảng thời gian cuối Tháng Tư, quán cà phê Mellower Coffee nằm tại tòa nhà Metropolitan trên đường Đồng Khởi, gần Nhà thờ Đức Bà cũng đã đóng cửa. Đây là một cú sốc lớn cho khách hàng của chuỗi F&B sau bốn năm hoạt động.
Cũng trong tòa nhà Metropolitan này, cà phê PhinDeli cũng đã trả lại mặt bằng cách đó không lâu, làm tòa nhà đã trống lại càng thêm ảm đạm.
Đối diện tòa nhà Metropolitan, căn góc hai mặt tiền có diện tích 18×30 m trên đường Nguyễn Du với Công Xã Paris cũng vắng bóng khách thuê. Giá rao thuê hiện ở mức 400 triệu đồng/tháng được cho là quá cao so với tình hình kinh doanh hiện tại.
Cũng ngay trung tâm Quận 1, con đường Lê Lợi sai khi được tháo dỡ rào chắn (Tháng Tám năm 2022), nhiều mặt bằng vẫn đóng cửa im lìm chờ đợi. Thậm chí có nhiều khách thuê bỏ đi do giá thuê tăng cao.
Mặt bằng ở gần chợ Bến Thành được báo giá thuê 400 triệu đồng. Tuy nhiên, chủ nhà rất giới hạn tiếp khách, chỉ mong muốn cho showroom nội thất và cửa hàng vàng bạc đá quý thuê. (ảnh: Zing News)
Hiện nhiều mặt bằng tại đây đều được dán chi chít thông báo sang nhượng, cùng với đó là những nét vẽ nguệch ngoạc ở phía ngoài mặt bằng.
Một người bán hàng tại cửa hàng số 112 Lê Lợi khẳng định lượng khách hiện tại rất vắng. “Nhiều ngày liên tục cửa không bán được đồng nào, ngày đắt khách nhất cũng chỉ bán được một triệu đồng, doanh số này đã giảm 50-70% so với hồi xưa”, ông nói thêm:
“Hồi trước còn hai hàng cây xanh mát mẻ, giờ ban ngày ở đây rất nắng nóng, tôi nghĩ điều này cũng là một phần nguyên nhân làm cho khách không quá mặn mà dừng lại mua sắm, nhưng việc gắn mái che thì sẽ làm u tối đoạn đường hơn”.
Trong khi nhiều thương hiệu lớn buộc lòng “tháo chạy” khỏi thị trường với giá thuê mặt bằng cao ngất ngưởng, thì cũng có những chủ nhà rất kén khách thuê, thậm chí có chủ nhà không bớt tiền thuê nhà dù chỉ một đồng.
Chủ nhà mặt bằng ở góc 2 mặt tiền Lưu Văn Lang và Nguyễn Trung Trực, Quận 1, rất kén khách thuê, mong muốn người thuê kinh doanh thời trang, quán cà phê thay vì mở quán bar. (ảnh: Zing News)
Một môi giới cho biết chủ mặt bằng ở góc 2 mặt tiền Lưu Văn Lang và Nguyễn Trung Trực, Quận 1, rất kén khách thuê. Chủ đòi $28,000/tháng (khoảng 662 triệu đồng) với kết cấu 1 trệt, 3 lầu và sân thượng, kèm thêm một điều kiện: Người thuê kinh doanh thời trang, quán cà phê thay vì mở quán bar.
Một chuyên gia về kinh tế cho rằng với tình hình kinh tế hiện nay, thị trường cho thuê mặt bằng kinh doanh tại Quận 1 sẽ còn xuống dốc nữa vì nhiều nguyên nhân. “Chủ nhà cần nhìn nhận thực trạng này để ra giá cho thuê phù hợp. Chủ nhà và người thuê luôn có mối cộng sinh chặt chẽ, kiểu như ‘Trạng chết Chúa cũng băng hà’, nên nếu chủ nhà cứ giữ giá và đưa ra nhiều điều kiện khắt khe thì cả hai chắc cùng ‘kéo nhau xuống hố’!”
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
'Thánh rắc hành' - Bùi Tuấn Lâm bị tuyên 5 năm 6 tháng tù, 4 năm quản chế
NGUỒN HÌNH ẢNH,PETER LAM BUI
Chụp lại hình ảnh,
Vợ Bùi Tuấn Lâm (ngoài cùng bên phải) cùng bạn bè kêu gọi thả tự do cho anh
24 tháng 5 2023
Cập nhật 25 tháng 5 2023
Ngày 25/5, toà án thành phố Đà Nẵng tuyên ông Bùi Tuấn Lâm 5 năm 6 tháng tù giam và 4 năm quản chế vì vi phạm Điều 117 BLHS.
Ông Lê Đình Việt, một trong hai luật sư bào chữa cho ông Bùi Tuấn Lâm nói với BBC sau phiên tòa về bản án:
"Quan điểm của Bùi Tuấn Lâm là anh ấy thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình. Trong suốt quá trình diễn ra phiên tòa thì Lâm rất bình tĩnh, có thể nói Lâm có tinh thần rất bình thản trước bản án được tuyên.
"Với vụ án của ông Bùi Tuấn Lâm, bản thân tôi cho rằng thứ nhất - không có đủ căn cứ để kết tội anh ấy. Về cáo trạng, chủ yếu dựa trên các kết luận giám định - được thực hiện một cách trái quy định của luật giám định tư pháp và các văn bản hướng dẫn.
"Vấn đề thứ hai, liên quan đến cấu thành tội phạm. Nội dung khách thể tội phạm ở đây là nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong khi đó, có những vấn đề không liên quan đến nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ví như liên quan đến một số tổ chức, một số cá nhân khác - không phải là khách thể tội phạm được quy định tại điều 117.
"Ngoài ra, quá trình giải quyết vụ án, Viện kiểm sát cũng không chứng minh được mục đích thực hiện hành vi của Lâm là chống nhà nước Việt Nam, vì Lâm nói mình chỉ thực hiện tự do ngôn luận," LS Việt phân tích tính chất vụ án của ông Lâm.
Luật sư Việt cũng xác nhận với BBC rằng vợ ông Bùi Tuấn Lâm - bà Lê Thị Thanh Lâm không được tham dự phiên tòa:
"Việc này các luật sư cũng đã có ý kiến nhưng Hội đồng xét xử không cho phép, chỉ nói do hội trường dành cho những thành phần khác, những người làm nhiệm vụ và rồi chuyển sang phần khác."
Vụ xử Peter Bùi Tuấn Lâm – nhìn từ góc độ con người và cáo trạng
VN: 'Thánh rắc hành' Bùi Tuấn Lâm bị bắt, gia đình nói gì?
Cũng trong sáng 25/5, bà Lâm gửi thư cho các tổ chức quốc tế và đại diện phái đoàn EU, các Đại sứ quán Mỹ, Đức, Pháp, Thuỵ Điển, bà Lâm viết bà được thông báo không được vào phiên toà:
“Là vợ cũng như các thành viên thân thiết nhất trong gia đình của anh ấy, tôi tin mình có quyền tham dự quá trình tố tụng để đảm bảo rằng các quyền của anh ấy được bảo vệ và công lý được thực thi.
“Do đó, tôi tìm kiếm hành động khẩn thiết của quý vị trong vấn đề này. Với tư cách là đại diện của các quốc gia tương ứng, tôi mong quý vị thúc giục chính phủ Việt Nam cho phép tôi tham dự phiên tòa xét xử chồng tôi.”
Trước phiên tòa của chồng mình, ngày 24/5, bà Lê Thị Thanh Lâm nói với BBC rằng dù bản án tòa tuyên bao nhiêu năm đi chăng nữa thì vẫn là "oan sai" và "vô nhân đạo", vì ông Bùi Tuấn Lâm không có tội.
Theo cáo trạng, Viện Kiểm sát thành phố Đà Nẵng cho rằng ông Bùi Tuấn Lâm đã có hành vi: “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân và gây hoang mang trong nhân dân”.
VN: Người dân 'bỏ phiếu bằng chân' khi ủng hộ quán 'thánh rắc hành'?
Đà Nẵng: Bắt chước 'thánh rắc muối', công an triệu tập, báo tiếng Anh đưa tin
Ông Bùi Tuấn Lâm nổi tiếng với biệt danh "Thánh rắc hành" nhờ video đăng hồi 10/11/2021. Trong đó ông Lâm nhại lại động tác rắc muối của đầu bếp Thổ Nhĩ Kỳ có biệt danh Salt Bae, người phục vụ món bò dát vàng cho Bộ trưởng Công an Tô Lâm ở London, một sự việc trước đó gây ồn ào cho báo chí quốc tế vào thời điểm đó.
Trong các 19 bài viết và 25 video đăng trên Facebook lẫn YouTube có nội dung mà Viện kiểm sát cho là vi phạm vào Điều 117 BLHS, không có cái nào liên quan đến video nhại lại Salt Bae.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) hôm 24/5 kêu gọi thả tự do cho ông Bùi Tuấn Lâm và bỏ hết mọi bản án nhắm vào ông Lâm.
Chụp lại video,
Bộ trưởng Tô Lâm và tiệc steak dát vàng 'vang danh' thế giới
'Ba hay mùa hè về trước'
Ông Bùi Tuấn Lâm cùng vợ là Lê Thị Thanh Lâm có ba người con gái: An Nhiên (7 tuổi), Bảo Nhiên (6 tuổi) và Tuệ Nhiên (3 tuổi). Quán bún bò của vợ chồng ông tên "Ba cô gái" là vì vậy.
Từ ngày ông Tuấn Lâm bị bắt vào 7/9/2022 tới nay đã hơn tám tháng, vợ cùng ba cô con gái chỉ được gặp ông Lâm duy nhất một lần vào ngày 13/5 vừa rồi. Cuộc đoàn tụ diễn ra vỏn vẹn 10 phút.
"Việc đầu tiên là anh Lâm thông báo cho tôi phiên tòa sẽ diễn ra vào ngày 25/5, nếu không tôi cũng không biết. Về tinh thần thì anh rất ổn, rất mạnh mẽ nhưng có ốm đi nhiều.
"Mấy đứa nhỏ quá bỡ ngỡ khi gặp ba nên cũng không nói được gì nhiều, chỉ hỏi có nhớ ba không, hỏi thăm sức khỏe nhau và anh dặn tôi phải đòi quyền vào phiên tòa. Lúc gần chia tay thì bốn cha con hát với nhau một bài," bà Lâm kể lại.
Những đứa trẻ lớn lên trong gia đình có cha mẹ là nhà hoạt động ở Việt Nam có khi hiểu chuyện đến mức làm người lớn cũng phải chạnh lòng. Cả ba cô con gái nhà ông Lâm đều biết ba bị công an bắt đi và ngay cả Tuệ Nhiên - thời điểm đó chỉ mới hơn 2 tuổi.
"Các con tôi đều biết ba đi tù, dù ba vô tội. Vì còn nhỏ nên bé không đo lường được thời gian nên hay hỏi ngây ngô là mùa hè tới trước hay ba sẽ về trước. Tôi trả lời các con: "Đương nhiên là ba về lâu hơn rồi". Nhưng các bé đều rất ngoan và hiểu chuyện," bà Lâm bộc bạch.
NGUỒN HÌNH ẢNH,PETER LAM BUI
Chụp lại hình ảnh,
Báo chí tiếng Anh quan tâm vụ ông Bùi Tuấn Lâm và video nhại lại Salt Bae của ông
Cuộc khám nhà ông Bùi Tuấn Lâm vào ngày 7/9/2022 được bà Lâm mô tả như một cuộc "khủng bố tinh thần" với khoảng 200 người thi hành công vụ được trang bị "súng đạn, dùi cui, đồ phòng hộ".
Theo lời bà Lâm, lúc đó đại gia đình bà có khoảng 20 người, gồm 8 trẻ em, đều bị nhốt trong một phòng kín do một cô an ninh canh gác. Vì phải làm việc với công an khi họ tịch thu máy móc, thiết bị nên dù bà Lâm có xin thì phía cơ quan chức năng cũng không cho bà vào với con.
"Các con tôi bị ảnh hưởng nhiều sau cuộc khám nhà và bắt anh Lâm đi đó, nhất là con bé út. Một cô an ninh nữ chạy xộc lên phòng chúng tôi, dùng mền trùm kín mít bé út lúc đó chỉ hơn 2 tuổi, rồi đưa nó vào phòng nhốt chung với 7 đứa con nít còn lại. Đứa lớn nhất trong đám chỉ có 8 tuổi, bọn trẻ trong nhà hoảng loạn vô cùng trong suốt hai tiếng trời.
"Lúc họ đưa anh Lâm đi xong, cửa mở, tôi nhìn thấy con mình mà rớt nước mắt vì bé khóc như một con chuột ướt. Ba bị bắt đi đột ngột, bé bị sốc như mất đi một người bảo vệ, một người trụ cột nên rơi vào hoảng loạn. Kể từ khi anh Lâm đi, đêm bé ngủ thường lo lắng bất an, hay gào thét gọi ba rồi khóc xong rồi ngủ thiếp đi," bà Lâm thuật lại.
Chồng vắng nhà, bà Lâm một mình chăm lo cho ba cô con gái và cáng đáng cả kinh tế gia đình. Quán bún bò của vợ chồng bà, nơi người dân đổ về ủng hộ như một cách "bỏ phiếu bằng chân" cho những việc ông Bùi Tuấn Lâm làm cũng phải đóng cửa sau đó vài tháng.
"Bán quán phải dậy sớm tầm 4 giờ sáng, con bé út vẫn còn hoảng loạn nên tôi dậy là nó cũng dậy theo. Tôi đẩy tủ ra bán thì bé vật vờ ngồi trong nhà nên tôi phải đổi hướng, làm công việc khác để có thể chăm lo cho tụi nhỏ.
"Có những lúc cũng quá sức với tôi vì hồi xưa việc gì cũng hai người cùng làm. Chăm bọn trẻ thôi cũng hết thời gian, huống chi giờ một mình chăm ba đứa, dạy tụi nhỏ học, đi làm nữa. Nhưng rồi cũng cố gắng vượt qua vì các con tôi và vì gia đình, bạn bè đều hỗ trợ về mặt tinh thần và vật chất," bà Lâm nói qua điện thoại với BBC.
Chụp lại video,
Vụ bị triệu tập sau video 'rắc hành': Chủ nhân khẳng định sẽ không gỡ video
Lá thư "màu nhiệm"
Chỉ vài ngày trước phiên tòa của chồng mình, bà Thanh Lâm nhận được cuộc gọi của một người lạ nói rằng nhặt được mẩu thư được ông Lâm viết từ trong trại giam.
Sau khi gặp và nhận lấy lá thư của chồng, thực chất chỉ là những mảnh giấy vụn được viết chi chít, to bằng nửa lòng bàn tay ghép lại, bà Lâm tâm sự đó lại là cả phép màu tưới tắm lên cuộc sống của bốn mẹ con:
"Tôi đọc thư chồng vào lúc 12 giờ đêm nên khóc quá trời, sáng hôm sau đọc cho các con rồi bốn mẹ con ôm nhau khóc. Cả gia đình ai đọc cũng thấy những mẩu thư đó là điều kỳ diệu. Trong thư anh viết sẽ không nhận tội và tặng cho bốn mẹ con hai bài thơ con cóc anh làm."
NGUỒN HÌNH ẢNH,LÊ THANH LÂM
Chụp lại hình ảnh,
Những mẩu thư mà ông Bùi Tuấn Lâm viết tặng cho vợ con ngày 7/1/2023 và cầu nguyện sẽ có người nhặt được và gửi đến vợ ông
Chụp cho BBC những mảnh giấy của ông Lâm, bà Lâm nói để có thể đọc được, bà đã phải ép các mảnh giấy vào sách cho thẳng thớm. Nhưng bà vẫn nhận ra nét chữ và những tâm tình mà chồng gửi gắm:
"Trong này mọi thứ hiếm hoi và thiếu thốn quá, nên anh không viết nhiều cho em được. Anh gửi vợ đôi chút tâm tư tình cảm của mình cho bốn mẹ con qua 2 bài thơ con cóc này.
"Nếu nó đến được với em là một kỳ tích đối với anh đó...Anh không bao giờ nhận tội, vì có tội gì mà nhận đúng không em."
Về việc bày tỏ chính kiến của chồng mình, bà Lâm nói chưa bao giờ phản đối vì từ lúc chưa lấy nhau, cả hai đều xác định có thể một ngày nào đó, ông Lâm sẽ phải đi tù vì lý tưởng của mình.
"Việc hoạt động xã hội là lý tưởng của chồng tôi nên nếu biểu anh ấy từ bỏ thì anh sẽ không lấy vợ. Tôi và anh Lâm có lý tưởng như nhau nên tôi sẵn sàng chấp nhận cái giá phải trả và chuyện anh Lâm đi tù, tôi cũng đã biết chỉ là một sớm một chiều," bà Lâm diễn giải.
Vợ chồng keo sơn đã được 10 năm, khi chồng thực sự phải đi tù, bà Lâm liên tục cập nhật tình hình, thông tin về vụ án của chồng mình trên Facebook cá nhân cũng như kêu gọi sự chú ý của dư luận về phiên tòa ngày 25/5 của ông Lâm.
Bà nói với BBC, bất kỳ một người vợ nào có chồng là tù nhân chính trị đều sẽ đấu tranh, lên tiếng cho chồng mình bằng tất cả cách có thể và cũng phải dũng cảm nhất có thể:
"Tôi không thấy cô đơn vì có gia đình, anh em bạn bè đồng hành. Và quan trọng nhất, tôi còn ba đứa con nhỏ, một mình tôi không thể cáng đáng và cần người đồng hành nuôi dạy con và tôi sẽ đấu tranh tới cùng khi chồng mình chịu một bản án oan sai."
Ông Bùi Tuấn Lâm bị cáo buộc vi phạm điểm a, b Khoản 1 Điều 117 BLHS, mức án cao nhất ông có thể phải đối mặt là 12 năm tù.
NGUỒN HÌNH ẢNH,PETER LAM BUI
Chụp lại hình ảnh,
Vợ Bùi Tuấn Lâm (ngoài cùng bên phải) cùng bạn bè kêu gọi thả tự do cho anh
24 tháng 5 2023
Cập nhật 25 tháng 5 2023
Ngày 25/5, toà án thành phố Đà Nẵng tuyên ông Bùi Tuấn Lâm 5 năm 6 tháng tù giam và 4 năm quản chế vì vi phạm Điều 117 BLHS.
Ông Lê Đình Việt, một trong hai luật sư bào chữa cho ông Bùi Tuấn Lâm nói với BBC sau phiên tòa về bản án:
"Quan điểm của Bùi Tuấn Lâm là anh ấy thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình. Trong suốt quá trình diễn ra phiên tòa thì Lâm rất bình tĩnh, có thể nói Lâm có tinh thần rất bình thản trước bản án được tuyên.
"Với vụ án của ông Bùi Tuấn Lâm, bản thân tôi cho rằng thứ nhất - không có đủ căn cứ để kết tội anh ấy. Về cáo trạng, chủ yếu dựa trên các kết luận giám định - được thực hiện một cách trái quy định của luật giám định tư pháp và các văn bản hướng dẫn.
"Vấn đề thứ hai, liên quan đến cấu thành tội phạm. Nội dung khách thể tội phạm ở đây là nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong khi đó, có những vấn đề không liên quan đến nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ví như liên quan đến một số tổ chức, một số cá nhân khác - không phải là khách thể tội phạm được quy định tại điều 117.
"Ngoài ra, quá trình giải quyết vụ án, Viện kiểm sát cũng không chứng minh được mục đích thực hiện hành vi của Lâm là chống nhà nước Việt Nam, vì Lâm nói mình chỉ thực hiện tự do ngôn luận," LS Việt phân tích tính chất vụ án của ông Lâm.
Luật sư Việt cũng xác nhận với BBC rằng vợ ông Bùi Tuấn Lâm - bà Lê Thị Thanh Lâm không được tham dự phiên tòa:
"Việc này các luật sư cũng đã có ý kiến nhưng Hội đồng xét xử không cho phép, chỉ nói do hội trường dành cho những thành phần khác, những người làm nhiệm vụ và rồi chuyển sang phần khác."
Vụ xử Peter Bùi Tuấn Lâm – nhìn từ góc độ con người và cáo trạng
VN: 'Thánh rắc hành' Bùi Tuấn Lâm bị bắt, gia đình nói gì?
Cũng trong sáng 25/5, bà Lâm gửi thư cho các tổ chức quốc tế và đại diện phái đoàn EU, các Đại sứ quán Mỹ, Đức, Pháp, Thuỵ Điển, bà Lâm viết bà được thông báo không được vào phiên toà:
“Là vợ cũng như các thành viên thân thiết nhất trong gia đình của anh ấy, tôi tin mình có quyền tham dự quá trình tố tụng để đảm bảo rằng các quyền của anh ấy được bảo vệ và công lý được thực thi.
“Do đó, tôi tìm kiếm hành động khẩn thiết của quý vị trong vấn đề này. Với tư cách là đại diện của các quốc gia tương ứng, tôi mong quý vị thúc giục chính phủ Việt Nam cho phép tôi tham dự phiên tòa xét xử chồng tôi.”
Trước phiên tòa của chồng mình, ngày 24/5, bà Lê Thị Thanh Lâm nói với BBC rằng dù bản án tòa tuyên bao nhiêu năm đi chăng nữa thì vẫn là "oan sai" và "vô nhân đạo", vì ông Bùi Tuấn Lâm không có tội.
Theo cáo trạng, Viện Kiểm sát thành phố Đà Nẵng cho rằng ông Bùi Tuấn Lâm đã có hành vi: “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân và gây hoang mang trong nhân dân”.
VN: Người dân 'bỏ phiếu bằng chân' khi ủng hộ quán 'thánh rắc hành'?
Đà Nẵng: Bắt chước 'thánh rắc muối', công an triệu tập, báo tiếng Anh đưa tin
Ông Bùi Tuấn Lâm nổi tiếng với biệt danh "Thánh rắc hành" nhờ video đăng hồi 10/11/2021. Trong đó ông Lâm nhại lại động tác rắc muối của đầu bếp Thổ Nhĩ Kỳ có biệt danh Salt Bae, người phục vụ món bò dát vàng cho Bộ trưởng Công an Tô Lâm ở London, một sự việc trước đó gây ồn ào cho báo chí quốc tế vào thời điểm đó.
Trong các 19 bài viết và 25 video đăng trên Facebook lẫn YouTube có nội dung mà Viện kiểm sát cho là vi phạm vào Điều 117 BLHS, không có cái nào liên quan đến video nhại lại Salt Bae.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) hôm 24/5 kêu gọi thả tự do cho ông Bùi Tuấn Lâm và bỏ hết mọi bản án nhắm vào ông Lâm.
Chụp lại video,
Bộ trưởng Tô Lâm và tiệc steak dát vàng 'vang danh' thế giới
'Ba hay mùa hè về trước'
Ông Bùi Tuấn Lâm cùng vợ là Lê Thị Thanh Lâm có ba người con gái: An Nhiên (7 tuổi), Bảo Nhiên (6 tuổi) và Tuệ Nhiên (3 tuổi). Quán bún bò của vợ chồng ông tên "Ba cô gái" là vì vậy.
Từ ngày ông Tuấn Lâm bị bắt vào 7/9/2022 tới nay đã hơn tám tháng, vợ cùng ba cô con gái chỉ được gặp ông Lâm duy nhất một lần vào ngày 13/5 vừa rồi. Cuộc đoàn tụ diễn ra vỏn vẹn 10 phút.
"Việc đầu tiên là anh Lâm thông báo cho tôi phiên tòa sẽ diễn ra vào ngày 25/5, nếu không tôi cũng không biết. Về tinh thần thì anh rất ổn, rất mạnh mẽ nhưng có ốm đi nhiều.
"Mấy đứa nhỏ quá bỡ ngỡ khi gặp ba nên cũng không nói được gì nhiều, chỉ hỏi có nhớ ba không, hỏi thăm sức khỏe nhau và anh dặn tôi phải đòi quyền vào phiên tòa. Lúc gần chia tay thì bốn cha con hát với nhau một bài," bà Lâm kể lại.
Những đứa trẻ lớn lên trong gia đình có cha mẹ là nhà hoạt động ở Việt Nam có khi hiểu chuyện đến mức làm người lớn cũng phải chạnh lòng. Cả ba cô con gái nhà ông Lâm đều biết ba bị công an bắt đi và ngay cả Tuệ Nhiên - thời điểm đó chỉ mới hơn 2 tuổi.
"Các con tôi đều biết ba đi tù, dù ba vô tội. Vì còn nhỏ nên bé không đo lường được thời gian nên hay hỏi ngây ngô là mùa hè tới trước hay ba sẽ về trước. Tôi trả lời các con: "Đương nhiên là ba về lâu hơn rồi". Nhưng các bé đều rất ngoan và hiểu chuyện," bà Lâm bộc bạch.
NGUỒN HÌNH ẢNH,PETER LAM BUI
Chụp lại hình ảnh,
Báo chí tiếng Anh quan tâm vụ ông Bùi Tuấn Lâm và video nhại lại Salt Bae của ông
Cuộc khám nhà ông Bùi Tuấn Lâm vào ngày 7/9/2022 được bà Lâm mô tả như một cuộc "khủng bố tinh thần" với khoảng 200 người thi hành công vụ được trang bị "súng đạn, dùi cui, đồ phòng hộ".
Theo lời bà Lâm, lúc đó đại gia đình bà có khoảng 20 người, gồm 8 trẻ em, đều bị nhốt trong một phòng kín do một cô an ninh canh gác. Vì phải làm việc với công an khi họ tịch thu máy móc, thiết bị nên dù bà Lâm có xin thì phía cơ quan chức năng cũng không cho bà vào với con.
"Các con tôi bị ảnh hưởng nhiều sau cuộc khám nhà và bắt anh Lâm đi đó, nhất là con bé út. Một cô an ninh nữ chạy xộc lên phòng chúng tôi, dùng mền trùm kín mít bé út lúc đó chỉ hơn 2 tuổi, rồi đưa nó vào phòng nhốt chung với 7 đứa con nít còn lại. Đứa lớn nhất trong đám chỉ có 8 tuổi, bọn trẻ trong nhà hoảng loạn vô cùng trong suốt hai tiếng trời.
"Lúc họ đưa anh Lâm đi xong, cửa mở, tôi nhìn thấy con mình mà rớt nước mắt vì bé khóc như một con chuột ướt. Ba bị bắt đi đột ngột, bé bị sốc như mất đi một người bảo vệ, một người trụ cột nên rơi vào hoảng loạn. Kể từ khi anh Lâm đi, đêm bé ngủ thường lo lắng bất an, hay gào thét gọi ba rồi khóc xong rồi ngủ thiếp đi," bà Lâm thuật lại.
Chồng vắng nhà, bà Lâm một mình chăm lo cho ba cô con gái và cáng đáng cả kinh tế gia đình. Quán bún bò của vợ chồng bà, nơi người dân đổ về ủng hộ như một cách "bỏ phiếu bằng chân" cho những việc ông Bùi Tuấn Lâm làm cũng phải đóng cửa sau đó vài tháng.
"Bán quán phải dậy sớm tầm 4 giờ sáng, con bé út vẫn còn hoảng loạn nên tôi dậy là nó cũng dậy theo. Tôi đẩy tủ ra bán thì bé vật vờ ngồi trong nhà nên tôi phải đổi hướng, làm công việc khác để có thể chăm lo cho tụi nhỏ.
"Có những lúc cũng quá sức với tôi vì hồi xưa việc gì cũng hai người cùng làm. Chăm bọn trẻ thôi cũng hết thời gian, huống chi giờ một mình chăm ba đứa, dạy tụi nhỏ học, đi làm nữa. Nhưng rồi cũng cố gắng vượt qua vì các con tôi và vì gia đình, bạn bè đều hỗ trợ về mặt tinh thần và vật chất," bà Lâm nói qua điện thoại với BBC.
Chụp lại video,
Vụ bị triệu tập sau video 'rắc hành': Chủ nhân khẳng định sẽ không gỡ video
Lá thư "màu nhiệm"
Chỉ vài ngày trước phiên tòa của chồng mình, bà Thanh Lâm nhận được cuộc gọi của một người lạ nói rằng nhặt được mẩu thư được ông Lâm viết từ trong trại giam.
Sau khi gặp và nhận lấy lá thư của chồng, thực chất chỉ là những mảnh giấy vụn được viết chi chít, to bằng nửa lòng bàn tay ghép lại, bà Lâm tâm sự đó lại là cả phép màu tưới tắm lên cuộc sống của bốn mẹ con:
"Tôi đọc thư chồng vào lúc 12 giờ đêm nên khóc quá trời, sáng hôm sau đọc cho các con rồi bốn mẹ con ôm nhau khóc. Cả gia đình ai đọc cũng thấy những mẩu thư đó là điều kỳ diệu. Trong thư anh viết sẽ không nhận tội và tặng cho bốn mẹ con hai bài thơ con cóc anh làm."
NGUỒN HÌNH ẢNH,LÊ THANH LÂM
Chụp lại hình ảnh,
Những mẩu thư mà ông Bùi Tuấn Lâm viết tặng cho vợ con ngày 7/1/2023 và cầu nguyện sẽ có người nhặt được và gửi đến vợ ông
Chụp cho BBC những mảnh giấy của ông Lâm, bà Lâm nói để có thể đọc được, bà đã phải ép các mảnh giấy vào sách cho thẳng thớm. Nhưng bà vẫn nhận ra nét chữ và những tâm tình mà chồng gửi gắm:
"Trong này mọi thứ hiếm hoi và thiếu thốn quá, nên anh không viết nhiều cho em được. Anh gửi vợ đôi chút tâm tư tình cảm của mình cho bốn mẹ con qua 2 bài thơ con cóc này.
"Nếu nó đến được với em là một kỳ tích đối với anh đó...Anh không bao giờ nhận tội, vì có tội gì mà nhận đúng không em."
Về việc bày tỏ chính kiến của chồng mình, bà Lâm nói chưa bao giờ phản đối vì từ lúc chưa lấy nhau, cả hai đều xác định có thể một ngày nào đó, ông Lâm sẽ phải đi tù vì lý tưởng của mình.
"Việc hoạt động xã hội là lý tưởng của chồng tôi nên nếu biểu anh ấy từ bỏ thì anh sẽ không lấy vợ. Tôi và anh Lâm có lý tưởng như nhau nên tôi sẵn sàng chấp nhận cái giá phải trả và chuyện anh Lâm đi tù, tôi cũng đã biết chỉ là một sớm một chiều," bà Lâm diễn giải.
Vợ chồng keo sơn đã được 10 năm, khi chồng thực sự phải đi tù, bà Lâm liên tục cập nhật tình hình, thông tin về vụ án của chồng mình trên Facebook cá nhân cũng như kêu gọi sự chú ý của dư luận về phiên tòa ngày 25/5 của ông Lâm.
Bà nói với BBC, bất kỳ một người vợ nào có chồng là tù nhân chính trị đều sẽ đấu tranh, lên tiếng cho chồng mình bằng tất cả cách có thể và cũng phải dũng cảm nhất có thể:
"Tôi không thấy cô đơn vì có gia đình, anh em bạn bè đồng hành. Và quan trọng nhất, tôi còn ba đứa con nhỏ, một mình tôi không thể cáng đáng và cần người đồng hành nuôi dạy con và tôi sẽ đấu tranh tới cùng khi chồng mình chịu một bản án oan sai."
Ông Bùi Tuấn Lâm bị cáo buộc vi phạm điểm a, b Khoản 1 Điều 117 BLHS, mức án cao nhất ông có thể phải đối mặt là 12 năm tù.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Vụ xử Peter Bùi Tuấn Lâm – nhìn từ góc độ con người và cáo trạng
Peter Lâm Bùi
NGUỒN HÌNH ẢNH,PETER LÂM BÙI
Tác giả,Luật sư Lê Quốc Quân
Vai trò,Gửi bài tới Diễn đàn BBC từ Hà Nội
23 tháng 5 2023
Ngày 25/5 này anh Bùi Tuấn Lâm (Peter Lâm Bùi), hay còn được biết đến là Thánh rắc hành, sẽ bị đem ra xét xử sơ thẩm tại toà án thành phố Đà Nẵng.
Anh bị cáo buộc vi phạm điểm a, b Khoản 1 Điều 117 Bộ luật Hình sự với mức án từ 05 năm đến 12 năm1:
Cáo trạng số 45/CT-VKS-P1 ngày 11/4/2023, Viện Kiểm sát thành phố Đà Nẵng cho rằng anh Bùi Tuấn Lâm đã có hành vi: “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân và gây hoang mang trong nhân dân”.
Gây hoang mang cho ai?
Theo cáo trạng thì bị can Bùi Tuấn Lâm đã mở trang Facebook “Tôi tớ hèn mọn", (hiện không còn nữa) đăng 19 bài có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân. Trên trang YouTube anh đăng tải 159 video trong đó có 25 video có nội dung mà Viện kiểm sát cho là vi phạm vào điều 117 BLHS.
Bùi Tuấn Lâm công nhận mình đăng những bài đó trên Facebook và có phát trực tiếp một số đoạn video trên YouTube, nhưng anh cho rằng tất cả đó là sự thật, là thực hành quyền tự do ngôn luận được pháp luật bảo vệ.
Quả thật, nếu ai đã từng xem các video và các bài anh đã đăng hoặc chia sẻ lại thì sẽ thấy rằng những điều anh đưa ra là sự thật, là sẻ chia nỗi đau của từng thân phận con người, là khắc khoải với tiền đồ đất nước.
Trong số 19 bài trên FB có những bài như về “Nhìn tấm hình này đau lòng quá…”, “Trong khi dân đói ăn, thiếu thốn trăm bề thì những kẻ cầm quyền lại tụ nhau nói dóc….”, “Thư của Phạm Đoan Trang” “Lời nói cuối cùng của Phạm Đoan Trang”.
Bộ trưởng Tô Lâm 'thuộc số thực khách cuối cùng' ở Anh được Salt Bae 'rắc muối đút thịt'?
VN: Hình ảnh Bộ trưởng Tô Lâm ăn bò dát vàng gây bão dư luận
Miếng thịt bò ‘dát vàng’ và chuyện ‘nồi cơm chính trị’ nước Việt
Trên YouTube, anh hay quay clip hát. Những bài hát mà anh gọi là “nghêu ngao” đó, chứa đựng tình người, tình yêu quê hương tha thiết, sâu thẳm. Ví dụ: “Việt Nam tôi đâu?” của Việt Khang, “Trả lại cho dân phiên bản đường phố..” hay như bình luận về “Vụ án cháu bé 8 tuổi bị đánh chết và vấn đề nhân quyền”.
Những bài hát này không thuộc danh sách nào bị cấm hát trên mạng theo bất cứ một đạo luật nào của Việt Nam.
Một clip gây xôn xao nhất là việc anh bắt chước Thánh rắc muối “Salt Bae” - phục vụ món bò dát vàng cho Bộ trưởng Tô Lâm trong một nhà hàng sang trọng tại Anh. Mạng xã hội và nhiều tờ báo quốc tế, gồm cả CNN đưa tin trong khi không một tờ báo nào trong nước đưa tin.
Tuy không được đề cập trong cáo trạng, nhưng nhiều người tin rằng clip giễu nhại nhân vật quyền lực nhất của Bộ Công an khiến Peter Bùi Tuấn Lâm bị đưa ra xử.
Peter Lâm Bùi
NGUỒN HÌNH ẢNH,PETER LÂM BÙI
Chụp lại hình ảnh,
Báo chí tiếng Anh quan tâm vụ ông Bùi Tuấn Lâm và video nhại Salt Bae của ông
Nhưng điều ta cần xem là Bùi Tuấn Lâm có vi phạm pháp luật Việt Nam hay là không?
Theo tôi, tất cả những điều anh làm là thực hành một quyền cơ bản của con người đã được ghi nhận tại Khoản 2, Điều 19, Công ước Quốc tế về quyền Chính trị và Dân sự của Liên Hiệp Quốc và phù hợp với Điều 25 Hiến pháp Việt Nam.
Khoản 2, Điều 19 Công ước kể trên khẳng định rằng: “Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.”
Việc Bùi Tuấn Lâm nói, hát, kể về những suy nghĩ, tâm tư của mình đối với con người, với đất nước là tốt đẹp, phù hợp với Công ước và không phương hại đến một cá nhân nào.
Điều 25 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 cũng ghi nhận: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
Luật Hình sự Việt Nam không có chế định xúc phạm “ chế độ và lãnh tụ” trong khi Luật dân sự cho rằng ai bị xúc phạm về nhân phẩm, uy tín thì có thể tiến hành khởi kiện ra toà và đòi bồi thường.
Bộ luật hình sự của Việt Nam không có chế định “xúc phạm lãnh tụ” và không được đề cập trong bất cứ một điều luật nào. Tại Điểm C, Khoản 1, Điều 16 Luật An Ninh Mạng có đề cập đến việc hành vi xúc phạm “vĩ nhân, lãnh tụ, anh hùng dân tộc..” nhưng chỉ là để có biện pháp phòng ngừa và xử lý ngăn chặn.
Vì vậy nếu như anh Bùi Tuấn Lâm đã xúc phạm ông Tô Lâm hoặc “lãnh tụ” thì chính các cá nhân đó phải đứng ra tố cáo hoặc khởi kiện trước toà. Nếu phạm tội anh Tuấn Lâm sẽ bị truy cứu theo Khoản 1, Điều 155 về tội “Làm nhục người khác” với mức án tối đa là 3 năm tù treo chứ không phải Điều 117 thuộc Chương “xâm phạm an ninh quốc gia”.
Ngược lại, nếu như toà án thấy rằng không có việc xúc phạm thì các cá nhân đứng đơn khởi kiện có thể vi phạm hình sự về hành vi “Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền” quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 156 Bộ Luật Hình sự.
Bùi Tuấn Lâm là ai?
Bùi Tuấn Lâm là một người Công giáo sinh ngày 6/5/1984 tại Đà Nẵng. Anh là một thanh niên luôn năng nổ với công việc chung và đã tham gia vào các cuộc biểu tình chống Trung quốc, các hoạt động bác ái từ thiện trong Giáo hội Công giáo cũng như ngoài xã hội.
Anh là người khởi xướng, tự thiết kế và in áo để cổ vũ cho các tù nhân lương tâm. Khi tham dự phiên toà của Nguyễn Phương Uyên, anh đã mặc một chiếc áo ngoài và đã cởi ra để lộ một chiếc áo phông với hình tự do cho Phương Uyên và Nguyên Kha ngay tại toà, gây một sự xúc động hiếm có cho tất cả những người dự khán.
NGUỒN HÌNH ẢNH,PETER LÂM BÙI
Chụp lại hình ảnh,
Vợ Bùi Tuấn Lâm (ngoài cùng bên phải) cùng bạn bè kêu gọi thả tự do cho anh
Anh tham gia phong trào Con đường Việt Nam và trực tiếp làm ra các sản phẩm như áo sơ mi, mũ, móc khoá, vòng đeo tay, đồng hồ có biểu tượng về quyền con người để ủng hộ và nâng cao nhận thức về quyền con người.
Lâm còn tham gia kêu gọi cầu nguyện và góp công góp sức giúp đỡ cho các gia đình tù nhân lương tâm. Không chỉ hoạt động trong nước, Lâm đã từng sang tận Phillipines để tham gia làm từ thiện sau khi thành phố Tacloban bị cơn bão Haiyan tàn phá năm 2013.
Anh nói “Phillipines đã từng giúp đỡ rất nhiều thuyền nhân Việt Nam, lúc họ khó khăn thì cần được giúp đỡ thì mình cố gắng hết sức.”
Lâm có ba người con và một quán bún bò “Ba Cô Gái”, dù không dư dật nhưng anh sẵn sàng bán miễn phí cho nhiều người khó khăn, bao gồm cả các thương phế binh VNCH. Anh gặp vợ mình là chị Lê Thanh Lâm trong những lần tham gia hoạt động bác ái và từ thiện.
Chụp lại video,
Vụ bị triệu tập sau video 'rắc hành': Chủ nhân khẳng định sẽ không gỡ video
Động cơ là gì?
Ở Việt Nam, suốt hơn 70 năm nay, các cơ quan thực thi pháp luật thường quan tâm rất lớn đến một vấn đề. Đó là “động cơ”. Họ cố gắng luồn sâu vào tâm tư, như nhà thơ Lê Đạt đã viết “Bục công an đặt giữa trái tim người” để dò xét về tư tưởng, xem thực sự người dân làm gì, nghĩ gì.
Chính khái niệm đó đã ăn sâu vào nếp nghĩ của cơ quan công an và ngành tư pháp, cho nên họ thường “đối nhân” chứ không “đối sự”; không xem xét các biểu hiện khách quan của hành vi mà đi sâu vào tìm hiểu và áp đặt những động cơ chủ quan để cáo buộc và đưa ra các cấu thành tội phạm.
Ví dụ, cũng là hành vi đi làm từ thiện nhưng chính quyền sẽ không cho một số người làm; cũng một sự “góp ý” như nhau nhưng chính quyền sẽ luôn luôn dò xét “động cơ đằng sau” là gì của từng người.
Bởi vậy, tất cả các hành vi của Bùi Tuấn Lâm, cũng như của các nhà hoạt động dân chủ khác, đều áp đặt một giả định dứt khoát từ đầu là “Chống nhà nước” và dù có nói thật, có thiết tha với nhân dân đất nước đến đâu cũng đều bị coi là phản động, là tội phạm.
Điều này xuất phát từ một nguyên lý rất cơ bản của Pháp luật XHCH là ưu tiên bảo vệ chế độ và “nền chuyên chế” thay vì bảo vệ công lý và công dân.
Tôi không có tham vọng để thay đổi cả toàn bộ nhận thức của hệ thống pháp luật XHCN, nhưng tôi có thể đặt ra một câu hỏi hoàn toàn ngược lại cho các thẩm phán “Có bao giờ các ông thấy rằng con người bị cáo trước mặt là điều quan trọng nhất không?”.
Cũng tương tự như vậy, Bùi Tuấn Lâm công nhận các hành vi mình làm nhưng không coi là có tội hình sự. Anh đã rất trung thực mở ra một khoảng không gian rộng lớn cho các luật sư tranh biện, chống lại những cáo buộc của thân chủ mình và gợi mở một chiều kích tư duy khác cho các thẩm phán. “Liệu có thẩm phán nào dám coi con người trước mặt mình đã trung thực và đó là là một tình tiết giảm nhẹ không?”.
Hai câu hỏi nhức buốt này là câu hỏi dành cho con người, dựa trên nhân vị lớn lao của mỗi một hối nhân mà người thẩm phán phải tự trả lời.
Khi viết những dòng này, tôi luôn nghĩ về sự bình đẳng trước pháp luật và mong ước một cuộc chạy đua tìm kiếm công lý giữa hai các luật sư với sự chứng kiến của các cơ quan truyền thông tự do.
Bài thể hiện quan điểm riêng của LS Lê Quốc Quân, một nhà hoạt động hiện sống tại Hà Nội.
Peter Lâm Bùi
NGUỒN HÌNH ẢNH,PETER LÂM BÙI
Tác giả,Luật sư Lê Quốc Quân
Vai trò,Gửi bài tới Diễn đàn BBC từ Hà Nội
23 tháng 5 2023
Ngày 25/5 này anh Bùi Tuấn Lâm (Peter Lâm Bùi), hay còn được biết đến là Thánh rắc hành, sẽ bị đem ra xét xử sơ thẩm tại toà án thành phố Đà Nẵng.
Anh bị cáo buộc vi phạm điểm a, b Khoản 1 Điều 117 Bộ luật Hình sự với mức án từ 05 năm đến 12 năm1:
Cáo trạng số 45/CT-VKS-P1 ngày 11/4/2023, Viện Kiểm sát thành phố Đà Nẵng cho rằng anh Bùi Tuấn Lâm đã có hành vi: “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân và gây hoang mang trong nhân dân”.
Gây hoang mang cho ai?
Theo cáo trạng thì bị can Bùi Tuấn Lâm đã mở trang Facebook “Tôi tớ hèn mọn", (hiện không còn nữa) đăng 19 bài có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân. Trên trang YouTube anh đăng tải 159 video trong đó có 25 video có nội dung mà Viện kiểm sát cho là vi phạm vào điều 117 BLHS.
Bùi Tuấn Lâm công nhận mình đăng những bài đó trên Facebook và có phát trực tiếp một số đoạn video trên YouTube, nhưng anh cho rằng tất cả đó là sự thật, là thực hành quyền tự do ngôn luận được pháp luật bảo vệ.
Quả thật, nếu ai đã từng xem các video và các bài anh đã đăng hoặc chia sẻ lại thì sẽ thấy rằng những điều anh đưa ra là sự thật, là sẻ chia nỗi đau của từng thân phận con người, là khắc khoải với tiền đồ đất nước.
Trong số 19 bài trên FB có những bài như về “Nhìn tấm hình này đau lòng quá…”, “Trong khi dân đói ăn, thiếu thốn trăm bề thì những kẻ cầm quyền lại tụ nhau nói dóc….”, “Thư của Phạm Đoan Trang” “Lời nói cuối cùng của Phạm Đoan Trang”.
Bộ trưởng Tô Lâm 'thuộc số thực khách cuối cùng' ở Anh được Salt Bae 'rắc muối đút thịt'?
VN: Hình ảnh Bộ trưởng Tô Lâm ăn bò dát vàng gây bão dư luận
Miếng thịt bò ‘dát vàng’ và chuyện ‘nồi cơm chính trị’ nước Việt
Trên YouTube, anh hay quay clip hát. Những bài hát mà anh gọi là “nghêu ngao” đó, chứa đựng tình người, tình yêu quê hương tha thiết, sâu thẳm. Ví dụ: “Việt Nam tôi đâu?” của Việt Khang, “Trả lại cho dân phiên bản đường phố..” hay như bình luận về “Vụ án cháu bé 8 tuổi bị đánh chết và vấn đề nhân quyền”.
Những bài hát này không thuộc danh sách nào bị cấm hát trên mạng theo bất cứ một đạo luật nào của Việt Nam.
Một clip gây xôn xao nhất là việc anh bắt chước Thánh rắc muối “Salt Bae” - phục vụ món bò dát vàng cho Bộ trưởng Tô Lâm trong một nhà hàng sang trọng tại Anh. Mạng xã hội và nhiều tờ báo quốc tế, gồm cả CNN đưa tin trong khi không một tờ báo nào trong nước đưa tin.
Tuy không được đề cập trong cáo trạng, nhưng nhiều người tin rằng clip giễu nhại nhân vật quyền lực nhất của Bộ Công an khiến Peter Bùi Tuấn Lâm bị đưa ra xử.
Peter Lâm Bùi
NGUỒN HÌNH ẢNH,PETER LÂM BÙI
Chụp lại hình ảnh,
Báo chí tiếng Anh quan tâm vụ ông Bùi Tuấn Lâm và video nhại Salt Bae của ông
Nhưng điều ta cần xem là Bùi Tuấn Lâm có vi phạm pháp luật Việt Nam hay là không?
Theo tôi, tất cả những điều anh làm là thực hành một quyền cơ bản của con người đã được ghi nhận tại Khoản 2, Điều 19, Công ước Quốc tế về quyền Chính trị và Dân sự của Liên Hiệp Quốc và phù hợp với Điều 25 Hiến pháp Việt Nam.
Khoản 2, Điều 19 Công ước kể trên khẳng định rằng: “Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.”
Việc Bùi Tuấn Lâm nói, hát, kể về những suy nghĩ, tâm tư của mình đối với con người, với đất nước là tốt đẹp, phù hợp với Công ước và không phương hại đến một cá nhân nào.
Điều 25 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 cũng ghi nhận: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
Luật Hình sự Việt Nam không có chế định xúc phạm “ chế độ và lãnh tụ” trong khi Luật dân sự cho rằng ai bị xúc phạm về nhân phẩm, uy tín thì có thể tiến hành khởi kiện ra toà và đòi bồi thường.
Bộ luật hình sự của Việt Nam không có chế định “xúc phạm lãnh tụ” và không được đề cập trong bất cứ một điều luật nào. Tại Điểm C, Khoản 1, Điều 16 Luật An Ninh Mạng có đề cập đến việc hành vi xúc phạm “vĩ nhân, lãnh tụ, anh hùng dân tộc..” nhưng chỉ là để có biện pháp phòng ngừa và xử lý ngăn chặn.
Vì vậy nếu như anh Bùi Tuấn Lâm đã xúc phạm ông Tô Lâm hoặc “lãnh tụ” thì chính các cá nhân đó phải đứng ra tố cáo hoặc khởi kiện trước toà. Nếu phạm tội anh Tuấn Lâm sẽ bị truy cứu theo Khoản 1, Điều 155 về tội “Làm nhục người khác” với mức án tối đa là 3 năm tù treo chứ không phải Điều 117 thuộc Chương “xâm phạm an ninh quốc gia”.
Ngược lại, nếu như toà án thấy rằng không có việc xúc phạm thì các cá nhân đứng đơn khởi kiện có thể vi phạm hình sự về hành vi “Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền” quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 156 Bộ Luật Hình sự.
Bùi Tuấn Lâm là ai?
Bùi Tuấn Lâm là một người Công giáo sinh ngày 6/5/1984 tại Đà Nẵng. Anh là một thanh niên luôn năng nổ với công việc chung và đã tham gia vào các cuộc biểu tình chống Trung quốc, các hoạt động bác ái từ thiện trong Giáo hội Công giáo cũng như ngoài xã hội.
Anh là người khởi xướng, tự thiết kế và in áo để cổ vũ cho các tù nhân lương tâm. Khi tham dự phiên toà của Nguyễn Phương Uyên, anh đã mặc một chiếc áo ngoài và đã cởi ra để lộ một chiếc áo phông với hình tự do cho Phương Uyên và Nguyên Kha ngay tại toà, gây một sự xúc động hiếm có cho tất cả những người dự khán.
NGUỒN HÌNH ẢNH,PETER LÂM BÙI
Chụp lại hình ảnh,
Vợ Bùi Tuấn Lâm (ngoài cùng bên phải) cùng bạn bè kêu gọi thả tự do cho anh
Anh tham gia phong trào Con đường Việt Nam và trực tiếp làm ra các sản phẩm như áo sơ mi, mũ, móc khoá, vòng đeo tay, đồng hồ có biểu tượng về quyền con người để ủng hộ và nâng cao nhận thức về quyền con người.
Lâm còn tham gia kêu gọi cầu nguyện và góp công góp sức giúp đỡ cho các gia đình tù nhân lương tâm. Không chỉ hoạt động trong nước, Lâm đã từng sang tận Phillipines để tham gia làm từ thiện sau khi thành phố Tacloban bị cơn bão Haiyan tàn phá năm 2013.
Anh nói “Phillipines đã từng giúp đỡ rất nhiều thuyền nhân Việt Nam, lúc họ khó khăn thì cần được giúp đỡ thì mình cố gắng hết sức.”
Lâm có ba người con và một quán bún bò “Ba Cô Gái”, dù không dư dật nhưng anh sẵn sàng bán miễn phí cho nhiều người khó khăn, bao gồm cả các thương phế binh VNCH. Anh gặp vợ mình là chị Lê Thanh Lâm trong những lần tham gia hoạt động bác ái và từ thiện.
Chụp lại video,
Vụ bị triệu tập sau video 'rắc hành': Chủ nhân khẳng định sẽ không gỡ video
Động cơ là gì?
Ở Việt Nam, suốt hơn 70 năm nay, các cơ quan thực thi pháp luật thường quan tâm rất lớn đến một vấn đề. Đó là “động cơ”. Họ cố gắng luồn sâu vào tâm tư, như nhà thơ Lê Đạt đã viết “Bục công an đặt giữa trái tim người” để dò xét về tư tưởng, xem thực sự người dân làm gì, nghĩ gì.
Chính khái niệm đó đã ăn sâu vào nếp nghĩ của cơ quan công an và ngành tư pháp, cho nên họ thường “đối nhân” chứ không “đối sự”; không xem xét các biểu hiện khách quan của hành vi mà đi sâu vào tìm hiểu và áp đặt những động cơ chủ quan để cáo buộc và đưa ra các cấu thành tội phạm.
Ví dụ, cũng là hành vi đi làm từ thiện nhưng chính quyền sẽ không cho một số người làm; cũng một sự “góp ý” như nhau nhưng chính quyền sẽ luôn luôn dò xét “động cơ đằng sau” là gì của từng người.
Bởi vậy, tất cả các hành vi của Bùi Tuấn Lâm, cũng như của các nhà hoạt động dân chủ khác, đều áp đặt một giả định dứt khoát từ đầu là “Chống nhà nước” và dù có nói thật, có thiết tha với nhân dân đất nước đến đâu cũng đều bị coi là phản động, là tội phạm.
Điều này xuất phát từ một nguyên lý rất cơ bản của Pháp luật XHCH là ưu tiên bảo vệ chế độ và “nền chuyên chế” thay vì bảo vệ công lý và công dân.
Tôi không có tham vọng để thay đổi cả toàn bộ nhận thức của hệ thống pháp luật XHCN, nhưng tôi có thể đặt ra một câu hỏi hoàn toàn ngược lại cho các thẩm phán “Có bao giờ các ông thấy rằng con người bị cáo trước mặt là điều quan trọng nhất không?”.
Cũng tương tự như vậy, Bùi Tuấn Lâm công nhận các hành vi mình làm nhưng không coi là có tội hình sự. Anh đã rất trung thực mở ra một khoảng không gian rộng lớn cho các luật sư tranh biện, chống lại những cáo buộc của thân chủ mình và gợi mở một chiều kích tư duy khác cho các thẩm phán. “Liệu có thẩm phán nào dám coi con người trước mặt mình đã trung thực và đó là là một tình tiết giảm nhẹ không?”.
Hai câu hỏi nhức buốt này là câu hỏi dành cho con người, dựa trên nhân vị lớn lao của mỗi một hối nhân mà người thẩm phán phải tự trả lời.
Khi viết những dòng này, tôi luôn nghĩ về sự bình đẳng trước pháp luật và mong ước một cuộc chạy đua tìm kiếm công lý giữa hai các luật sư với sự chứng kiến của các cơ quan truyền thông tự do.
Bài thể hiện quan điểm riêng của LS Lê Quốc Quân, một nhà hoạt động hiện sống tại Hà Nội.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Vì sao nhiều nhà đấu tranh đã ngừng hoạt động vẫn bị bắt (Bùi Thanh Hiếu)
Ảnh anh bạn Trần Minh Trường, nguyên học viên trường sĩ quan pháo binh Sơn Tây,
đấu tranh cho dân chủ Việt Nam từ thời bức tướng Berlin sụp đổ, nick admin Dân Luận là Hồ Gươm.
Gần đây rất nhiều người hỏi tôi vì sao người này, người kia đã ngừng đấu tranh, không còn hoạt động gì nữa mà vẫn bị công an Việt Nam bắt và xử án nặng ?
Tôi trả lời tôi đã từng viết bài có tên là Chúng Ta Đều Ở Trong Rọ, bài viết đại khái là khi chúng ta làm gì đó, công an chưa bắt ngay, đến ngày nào đó họ cần đối thoại về nhân quyền, cần thành tích lên chức, họ bắt người đấu tranh. Có rất nhiều người cũng đã trả lời câu hỏi này trên mạng xã hội, nội dung là do cộng sản ác độc, muốn trấn áp những người đấu tranh ôn hoà để duy trì quyền lực.
Hôm nay có anh bạn đến chơi, anh muốn mượn xe 9 chỗ của tôi chở gia đình anh đi dự đám cưới họ hàng, anh bạn từng là một trong những admin của trang Dân Luận lừng lẫy một thời, cho đến khi làn sóng Facebook đánh bẹp các trang website, trang Dân Luận mất dần lượng người đọc và rồi hình như cũng chẳng còn hoạt động nữa, nhất là khi phong trào Con Đường Việt Nam được khởi xướng trên trang có nhiều thành viên ly tán bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
Anh bạn đã có tuổi, vợ sinh con nhỏ, anh đi làm ở nhà hàng đến tối mới về. Chẳng còn thời gian cũng như sức lực mà lên facebook chiến đấu nữa. Viết thì không phải sỏ trường, cập nhật tin thì nhiều trang facebook trẻ trung, năng động và am hiểu kỹ thuật họ làm tốt hơn anh nhiều.
Tôi làm cho anh bát phở to ú hụ, gấp đôi người khác vì biết cơ thể đồ sộ của anh phải cần như vậy.
Lúc trà thuốc, anh lại hỏi tôi câu hỏi mà bao năm qua, đã bao nhiêu người hỏi tôi.
– Sao bọn Lân Thắng, Lâm Bùi có làm gì nữa đâu, bọn nó chăm con bỏ mẹ, mà lại bị bắt nhỉ?
Tôi nhớ, anh chính là người đã đăng bài Chúng Ta Đều Ở Trong Rọ của tôi lên trang Dân Luận hơn 10 năm trước, chắc chắn anh không quên nội dung bài đó.
Trích đoạn:
”Là chúng ta, những người viết blog sẽ có thể bị bắt bất cứ lúc nào khi mà cơ quan an ninh muốn. Không phải ngày hôm nay chúng ta ngừng viết, chúng ta không sờ đến bàn phím nữa, chúng ta sẽ yên lành. Chúng ta đều ở trong rọ, đến thời hạn cần thăng chức, lên lon, xét duyệt, thời điểm cần vụ án chính trị để phục vụ mục đính chính trị. Người ta thò tay vào rọ và chọn ai đó trong số chúng ta. Những bài viết mà chúng ta viết đều được một bộ phận theo dõi in ra, một bộ phận sẽ cần mẫn hàng ngày đọc từng câu, dòng để vạch xanh đỏ vào đó đánh dấu rồi kết luận bên lề là “điều 88” điều “79”. Khi cần rất nhanh chóng, những tập giấy in bài viết này được chuyển sang bên sở văn hoá TTTT cho các “chuyên gia” thẩm định trong vòng vài tiếng cho hợp lệ.”
Bây giờ anh vẫn hỏi tôi chuyện này.
Tôi không phải là cơ quan an ninh bắt người, cho nên những câu trả lời của tôi thế nào cũng chỉ là cảm nhận. Nếu là cảm nhận thì nói riêng với anh em thân thiết với nhau chẳng có vấn đề gì, nhưng viết ra công khai đăng lên mạng là điều cần phải cân nhắc. Không chừng viết ra lại bị quy rằng làm nhụt chí người đấu tranh, phá hoại phong trào đấu tranh dân chủ.
Anh bạn nghe tôi kể cảm nhận của bản thân, sau vài chuyện về làm ăn rồi đi ngủ.
Tôi thức mãi đến 1 giờ đêm, dậy pha trà và quyết định viết và lại những gì tôi đã kể với anh.
*****
Hồi đó em và Lân Thắng, Trương Dũng bị bắt trong một khách sạn ở thành phố Vinh lúc mờ sáng. Hơn trăm cảnh sát và dân phòng bao vây kín khách sạn, bọn em đưa lên xe kín chở về công an TP Vinh. Buổi trưa bọn em ăn cơm ở nhà ăn công an thành phố, ngồi cùng bàn có cả đại tá, thiếu tướng. Đến chiều thì Lân Thắng và Trương Dũng được thả ra khỏi công an thành phố. Riêng em bị giữ lại đến tối, nằm trên cái giường trong phòng của cán bộ nào đó, tầm 8 giờ người ta mới bảo em.
– Ngoài kia họ muốn chúng tôi đưa anh về, giờ không có chuyến bay nào cả. Chúng mình đi xe ô tô vậy. Trước khi đi anh cho chúng tôi chụp anh kiểu ảnh để làm bằng chứng anh khoẻ mạnh không bị đánh đập gì khi ở đây.
Em ra bàn uống nước ngồi, hai tay xếp khoanh trên bàn, nở nụ cười cho họ chụp ảnh.
Sau đó họ đưa em ra một chiếc xe con 7 chỗ ngồi, có 6 người công an cùng đi, lái xe cũng là công an. Họ mặc sắc phục, quân hàm đại tá, thượng tá, thiếu tá đủ loại.
Xe đi nửa đường, họ dừng lại trước một quán ăn khá to. Viên đại tá bảo em.
– Chúng ta vào đây nghỉ, ăn gì đó.
Vào quán họ gọi gà luộc và bia, em ăn bát phở và không uống. Em ăn xong trước ra bàn uống nước ngồi, những quán ăn ven đường quốc lộ hay có cái bàn đặt bên ngoài, có bộ ấm chén, trà xanh, điếu cày cho khách dùng. Ông chủ quán thấy tốp khách công an đi đêm, chắc nghĩ có chuyện gì quan trọng lắm, đến gần em lân la hỏi.
– Các anh đi công tác gì mà đêm khuya vất vả thế ?
Em bảo:
– Công tác mẹ gì, tôi là người bị bắt, còn mấy ông kia là người áp giải. Ông nhìn tôi mặc thường phục như này, họ mặc như kia mà không nhận ra à?
Tất nhiên ông ta chẳng nhận ra và cũng chẳng tin lời em nói, vì có thằng tội phạm nào bị bắt mà nhởn nhơ ăn xong ra uống trà, hút thuốc lào trong khi mấy ông áp giải đang ăn uống bên trong.
Ăn xong, uống nước trà xong. ” Đoàn Công Tác ” bọn em lại lên đường ra Hà Nội.
Đến Hà Nội 7 giờ sáng, em được đưa vào Hà Đông, nơi trụ sở của an ninh thành phố Hà Nội. Họ bàn giao em cho một cô công an khá xinh, đồng thời đưa một số giấy tờ cho cô ấy ký và chào em rồi đi.
Em ngồi với cô công an, hỏi cô ấy có mua hộ cho em bao thuốc lá được không. Cô ấy cười xoè, bảo thuốc lá thì em có đầy tủ, rồi cô mở tủ lấy ra bao 555 đưa em. Hỏi bao tiền, cô bảo mấy khi mời được anh Buôn Gió bao thuốc. Hỏi sao cô sẵn thuốc và trà thế, cô bảo việc cô liên quan đến tiền nong, tiếp phẩm, kế toán, thủ quỹ.
Lúc sau người làm việc với em đến, là người từng triệu tập em nhiều lần. Anh ta nhìn xấp giấy mà cô công an kia đưa, nhìn em rồi chửi thề.
– Đm ông ra đây mà xem, mình ông đưa từ đấy ra mà mất từng này tiền, làm gì đến 6 người đưa ông ra. Toàn các ông tranh thủ đi thăm con học, ở lại còn tính tiền khách sạn sang nữa.
Em hỏi ngạc nhiên:
– Thế các ông phải trả tiền cho họ à ?
Người kia nói:
– Chứ còn gì nữa, hạch toán độc lập, chúng tôi đề nghị họ đưa ông ra đây thì chúng tôi phải chịu chi phí đó.
Em không nhịn được cười, vì em nghĩ em là quan trọng lắm nên mới được công an Vinh cho ăn uống cùng bàn, được xe riêng có 6 người áp giải mà không bị còng tay, không bị quát mắng gì. Hoá ra là các ông công an Vinh tranh thủ làm chuyến đi thăm con mang em ra làm cái cớ để quyết toán chi phí. Cười vì mình ngộ nhận, nhưng cũng bật cười vì cái cách ông kia cay cú bị mất tiền vì mình.
Nhưng rồi em không cười nữa, em cảm thấy lo sợ. Vì bản chất em là con buôn, em ngồi ngẫm lại mấy năm qua người ta đi theo dõi em khắp nơi, người ta lên tận công an Lạng Sơn gặp em đến mấy xe ô tô, người ta theo em về Hải Phòng, Nam Định…nữa. Nếu mà tính người và của thì họ tốn khá nhiều. Ngay cả chính cái ông hỏi cung này, có hôm giữ em lại bảo ở trong phòng ngủ công an, em bảo ngủ đây nhìn toàn quần áo công an treo trên tường, sợ không ngủ được, em đòi ngủ khách sạn. Ông ấy xin xe ô tô chở em ra khách sạn, chọn phòng 4 giường để thêm ông nữa ngủ cùng. Sáng dậy còn đi ăn phở, trưa ăn cơm trong nhà ăn công an, thịt gà, hải sản đủ thứ. Lúc ăn có ông còn nói, nhờ có anh mà bọn tôi được ăn thêm nhiều món như này đấy.
Em nghĩ đấy là tiền ngân sách, nhưng họ phải hạch toán.
Và cũng như con buôn, họ phải kê khai số tiền đã chi ra vào em, và kết quả họ thu được, như anh em mình đầu tư nhà hàng, bỏ vốn rồi tính thu lời ấy.
Cái lời của cơ quan an ninh nó khác với con buôn. Họ triệu tập làm việc nhiều lần thấy mình không liên quan đến tổ chức gì, chỉ riêng mình làm, nếu mình nhận lỗi, họ bảo mình viết kiểm điểm và hứa không tái phạm, mong được tha thứ. Họ cho mình về với lời đe là tạm ngừng làm việc để trình cấp trên. Mình về và không hoạt động, không viết lách gì thời gian dài dài qua vài năm thì họ xếp hồ sơ. Coi như đã xong chuyên án xử lý đối tượng chính trị, kết luận đối tượng đã bị khuất phục không còn thái độ chống đối nữa. Cái bản kiểm điểm và xin được tha thứ ấy chính là bản quyết toán hay gọi là chốt lãi của cơ quan an ninh.
Có người đã viết như thế, sau về một thời gian lại hoạt động, bị bắt luôn chẳng cần phải triệu tập thêm lần nào nữa. Vì đã có bản kiểm điểm hứa không tái phạm, xin được tha thứ nay lại hoạt động thì sẵn đó rồi cứ thế họ khiêng đi.
Nhiều người bị triệu tập, thái độ của họ ngoan cường, đối đáp khảng khái với cơ quan an ninh. Họ vẫn được về, một thời gian sau lại bị triệu tập dù họ hoạt động có giảm hơn trước. Đây mới là triệu tập chốt sổ lờ lãi. Nếu tinh thần vẫn khảng khái thì chỉ nhanh chậm dăm bữa sau là bị bắt tù.
Vì giáo dục, răn đe, doạ nạt không hiệu qủa, đối tượng không khuất phục, do đó dù đối tượng đã ít hoạt động hơn trước nhưng bản chất không thay đổi, chỉ tạm lắng chờ dịp. Cho nên kết luận chốt sổ cho đi tù để còn hạch toán dứt điểm chuyên án này, lập ngân sách cho chuyên án khác.
Kiểm điểm rồi xin tha thứ là việc em không thể làm rồi, không phải em anh hùng mẹ gì. Mà em biết tính em hay ngứa miệng, kiểu gì có lúc lại nói. Làm kiểm điểm xin tha thứ như thế càng làm mình bị bế đi nhanh. Còn anh hùng khảng khái khẳng định lập trường muốn thay đổi chế độ thì bị bế càng nhanh, nhưng như em nói rồi, em có phải anh hùng đâu mà khảng khái.
Thế là em chơi bài với họ, tôi biết gì về dân chủ hay đa nguyên đâu, mấy thứ đó thực tình loại lưu manh như tôi làm sao hiểu nổi, tôi còn học chưa hết cấp ba. Chẳng qua nhìn mấy cái chuyện lặt vặt thì ngứa mồm mà nói thôi. Ngoài hàng trà đá xe ôm người ta cũng bàn tán như thế hàng ngày. Mấy chuyện tầm phào như thế mà kiểm điểm hay xin tha thứ thì các anh thừa thời gian và người quá. Chuyện vặt người ta buôn dưa lê ngoài hè đường như đánh đề, độ bóng mà nâng tầm như thế thì các anh hết việc quan trọng làm rồi.
Em được về, nhưng em biết chưa đến lúc họ chốt sổ. Dù sao tiền và công sức an ninh Việt Nam bỏ ra với em cũng nhiều hơn người khác rồi. Chỉ vài tháng nữa thôi, sẽ có lần triệu tập chốt sổ. Em về liên hệ với bên Đức, nơi đã gửi giấy học bổng cho em lần trước nhưng bị cấm xuất cảnh, họ nói sẽ can thiệp để em đi.
An ninh lại gọi em lên, họ chỉ thăm hỏi em rất tình cảm, rồi mời em ra quán ăn. Họ nói em là người tài, nếu thích viết thì họ nhận em làm báo Công An Thủ Đô hay Hà Nội Mới, hoặc không muốn viết mà muốn làm nghề quảng cáo thì họ cấp cho hợp đồng treo băng rôn, cờ quạt của thành phố, việc có quanh năm tha hồ dư dật.
Em bảo làm quảng cáo cũng hay, nhưng mà em quyết đi Đức thời gian cho các anh đỡ bận tâm rồi.
Họ không ngạc nhiên khi em nói sẽ đi, họ bảo em nên ở lại làm gì cho đất nước, kể cả mảng tiêu cực cũng cần người viết, nhưng viết phải đăng báo nhà nước đàng hoàng, có lương, có đãi ngộ chứ đăng trên mạng rồi thỉnh thoảng nhận vài ba đồng của bọn nước ngoài làm gì.
Em cảm ơn và vẫn nói sẽ đi Đức.
Ba ngày sau, giám đốc Chung Con cho người gọi em lên CATP, đưa cuốn hộ chiếu mới và nói.
– Thôi anh đi thì chúng tôi cũng chẳng giữ làm gì, chúc anh đi nhiều may mắn.
*****
Bây giờ đã 3 giờ sáng, câu chuyện mà tôi kể với anh bạn đã viết lại xong. Có thể nhiều người đấu tranh sẽ không thích câu chuyện này, vì nó chỉ đơn lẻ trong bao nhiêu trường hợp bị an ninh trấn áp, không khái quát được toàn bộ bản chất của an ninh cộng sản Việt Nam.
Nhưng nó là câu chuyện có thật hoàn toàn và những suy nghĩ thật sự của tôi để mong ai đó cân nhắc khi gặp lần chốt sổ tính lờ lãi của an ninh.
Chúng ta vào thời điểm này không thể làm ra một cơn sóng thần quật đổ ngay tức khắc chế độ này, chúng ta cũng không thể làm ra mùa xuân Ả Rập, cách mạng Đông Âu trong thời điểm này, chúng ta không thể thức tỉnh ngay được hàng triệu người dân xuống đường biểu tình vào lúc này. Đó là sự thực cần được nhìn nhận, chứ không phải là sự hèn nhát mà nói vậy và không phải là dư luận viên cài trong hàng ngũ đấu tranh nói vậy để làm suy giảm tính đấu tranh.
Cứ mệt mỏi, lo lắng ở những lần triệu tập đầu tiên rồi dừng lại, khi mà chuyên án còn là quả trứng, chưa nở thành con gà. Thành gà rồi thì các bạn biết đấy, sớm muộn cũng bị chốt sổ. Người khác sẽ tiếp nối hình thành quả trứng rồi dừng lại, để người khác tiếp nối lại hình thành quả trứng. Chúng ta cần nhiều quả trứng vào giai đoạn này chứ không phải cần có quả trứng nào nở thành gà luôn rồi kết cục là bị thịt.
Bùi Thanh Hiếu
Nguồn: https://www.facebook.com/hieugio1972/posts/pfbid0RmbfhkJE1whJuDt7XuGxo8ctxQZ3zpAvveY1kzvsZ6Ab7UmeD5TnQAB
Ảnh anh bạn Trần Minh Trường, nguyên học viên trường sĩ quan pháo binh Sơn Tây,
đấu tranh cho dân chủ Việt Nam từ thời bức tướng Berlin sụp đổ, nick admin Dân Luận là Hồ Gươm.
Gần đây rất nhiều người hỏi tôi vì sao người này, người kia đã ngừng đấu tranh, không còn hoạt động gì nữa mà vẫn bị công an Việt Nam bắt và xử án nặng ?
Tôi trả lời tôi đã từng viết bài có tên là Chúng Ta Đều Ở Trong Rọ, bài viết đại khái là khi chúng ta làm gì đó, công an chưa bắt ngay, đến ngày nào đó họ cần đối thoại về nhân quyền, cần thành tích lên chức, họ bắt người đấu tranh. Có rất nhiều người cũng đã trả lời câu hỏi này trên mạng xã hội, nội dung là do cộng sản ác độc, muốn trấn áp những người đấu tranh ôn hoà để duy trì quyền lực.
Hôm nay có anh bạn đến chơi, anh muốn mượn xe 9 chỗ của tôi chở gia đình anh đi dự đám cưới họ hàng, anh bạn từng là một trong những admin của trang Dân Luận lừng lẫy một thời, cho đến khi làn sóng Facebook đánh bẹp các trang website, trang Dân Luận mất dần lượng người đọc và rồi hình như cũng chẳng còn hoạt động nữa, nhất là khi phong trào Con Đường Việt Nam được khởi xướng trên trang có nhiều thành viên ly tán bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
Anh bạn đã có tuổi, vợ sinh con nhỏ, anh đi làm ở nhà hàng đến tối mới về. Chẳng còn thời gian cũng như sức lực mà lên facebook chiến đấu nữa. Viết thì không phải sỏ trường, cập nhật tin thì nhiều trang facebook trẻ trung, năng động và am hiểu kỹ thuật họ làm tốt hơn anh nhiều.
Tôi làm cho anh bát phở to ú hụ, gấp đôi người khác vì biết cơ thể đồ sộ của anh phải cần như vậy.
Lúc trà thuốc, anh lại hỏi tôi câu hỏi mà bao năm qua, đã bao nhiêu người hỏi tôi.
– Sao bọn Lân Thắng, Lâm Bùi có làm gì nữa đâu, bọn nó chăm con bỏ mẹ, mà lại bị bắt nhỉ?
Tôi nhớ, anh chính là người đã đăng bài Chúng Ta Đều Ở Trong Rọ của tôi lên trang Dân Luận hơn 10 năm trước, chắc chắn anh không quên nội dung bài đó.
Trích đoạn:
”Là chúng ta, những người viết blog sẽ có thể bị bắt bất cứ lúc nào khi mà cơ quan an ninh muốn. Không phải ngày hôm nay chúng ta ngừng viết, chúng ta không sờ đến bàn phím nữa, chúng ta sẽ yên lành. Chúng ta đều ở trong rọ, đến thời hạn cần thăng chức, lên lon, xét duyệt, thời điểm cần vụ án chính trị để phục vụ mục đính chính trị. Người ta thò tay vào rọ và chọn ai đó trong số chúng ta. Những bài viết mà chúng ta viết đều được một bộ phận theo dõi in ra, một bộ phận sẽ cần mẫn hàng ngày đọc từng câu, dòng để vạch xanh đỏ vào đó đánh dấu rồi kết luận bên lề là “điều 88” điều “79”. Khi cần rất nhanh chóng, những tập giấy in bài viết này được chuyển sang bên sở văn hoá TTTT cho các “chuyên gia” thẩm định trong vòng vài tiếng cho hợp lệ.”
Bây giờ anh vẫn hỏi tôi chuyện này.
Tôi không phải là cơ quan an ninh bắt người, cho nên những câu trả lời của tôi thế nào cũng chỉ là cảm nhận. Nếu là cảm nhận thì nói riêng với anh em thân thiết với nhau chẳng có vấn đề gì, nhưng viết ra công khai đăng lên mạng là điều cần phải cân nhắc. Không chừng viết ra lại bị quy rằng làm nhụt chí người đấu tranh, phá hoại phong trào đấu tranh dân chủ.
Anh bạn nghe tôi kể cảm nhận của bản thân, sau vài chuyện về làm ăn rồi đi ngủ.
Tôi thức mãi đến 1 giờ đêm, dậy pha trà và quyết định viết và lại những gì tôi đã kể với anh.
*****
Hồi đó em và Lân Thắng, Trương Dũng bị bắt trong một khách sạn ở thành phố Vinh lúc mờ sáng. Hơn trăm cảnh sát và dân phòng bao vây kín khách sạn, bọn em đưa lên xe kín chở về công an TP Vinh. Buổi trưa bọn em ăn cơm ở nhà ăn công an thành phố, ngồi cùng bàn có cả đại tá, thiếu tướng. Đến chiều thì Lân Thắng và Trương Dũng được thả ra khỏi công an thành phố. Riêng em bị giữ lại đến tối, nằm trên cái giường trong phòng của cán bộ nào đó, tầm 8 giờ người ta mới bảo em.
– Ngoài kia họ muốn chúng tôi đưa anh về, giờ không có chuyến bay nào cả. Chúng mình đi xe ô tô vậy. Trước khi đi anh cho chúng tôi chụp anh kiểu ảnh để làm bằng chứng anh khoẻ mạnh không bị đánh đập gì khi ở đây.
Em ra bàn uống nước ngồi, hai tay xếp khoanh trên bàn, nở nụ cười cho họ chụp ảnh.
Sau đó họ đưa em ra một chiếc xe con 7 chỗ ngồi, có 6 người công an cùng đi, lái xe cũng là công an. Họ mặc sắc phục, quân hàm đại tá, thượng tá, thiếu tá đủ loại.
Xe đi nửa đường, họ dừng lại trước một quán ăn khá to. Viên đại tá bảo em.
– Chúng ta vào đây nghỉ, ăn gì đó.
Vào quán họ gọi gà luộc và bia, em ăn bát phở và không uống. Em ăn xong trước ra bàn uống nước ngồi, những quán ăn ven đường quốc lộ hay có cái bàn đặt bên ngoài, có bộ ấm chén, trà xanh, điếu cày cho khách dùng. Ông chủ quán thấy tốp khách công an đi đêm, chắc nghĩ có chuyện gì quan trọng lắm, đến gần em lân la hỏi.
– Các anh đi công tác gì mà đêm khuya vất vả thế ?
Em bảo:
– Công tác mẹ gì, tôi là người bị bắt, còn mấy ông kia là người áp giải. Ông nhìn tôi mặc thường phục như này, họ mặc như kia mà không nhận ra à?
Tất nhiên ông ta chẳng nhận ra và cũng chẳng tin lời em nói, vì có thằng tội phạm nào bị bắt mà nhởn nhơ ăn xong ra uống trà, hút thuốc lào trong khi mấy ông áp giải đang ăn uống bên trong.
Ăn xong, uống nước trà xong. ” Đoàn Công Tác ” bọn em lại lên đường ra Hà Nội.
Đến Hà Nội 7 giờ sáng, em được đưa vào Hà Đông, nơi trụ sở của an ninh thành phố Hà Nội. Họ bàn giao em cho một cô công an khá xinh, đồng thời đưa một số giấy tờ cho cô ấy ký và chào em rồi đi.
Em ngồi với cô công an, hỏi cô ấy có mua hộ cho em bao thuốc lá được không. Cô ấy cười xoè, bảo thuốc lá thì em có đầy tủ, rồi cô mở tủ lấy ra bao 555 đưa em. Hỏi bao tiền, cô bảo mấy khi mời được anh Buôn Gió bao thuốc. Hỏi sao cô sẵn thuốc và trà thế, cô bảo việc cô liên quan đến tiền nong, tiếp phẩm, kế toán, thủ quỹ.
Lúc sau người làm việc với em đến, là người từng triệu tập em nhiều lần. Anh ta nhìn xấp giấy mà cô công an kia đưa, nhìn em rồi chửi thề.
– Đm ông ra đây mà xem, mình ông đưa từ đấy ra mà mất từng này tiền, làm gì đến 6 người đưa ông ra. Toàn các ông tranh thủ đi thăm con học, ở lại còn tính tiền khách sạn sang nữa.
Em hỏi ngạc nhiên:
– Thế các ông phải trả tiền cho họ à ?
Người kia nói:
– Chứ còn gì nữa, hạch toán độc lập, chúng tôi đề nghị họ đưa ông ra đây thì chúng tôi phải chịu chi phí đó.
Em không nhịn được cười, vì em nghĩ em là quan trọng lắm nên mới được công an Vinh cho ăn uống cùng bàn, được xe riêng có 6 người áp giải mà không bị còng tay, không bị quát mắng gì. Hoá ra là các ông công an Vinh tranh thủ làm chuyến đi thăm con mang em ra làm cái cớ để quyết toán chi phí. Cười vì mình ngộ nhận, nhưng cũng bật cười vì cái cách ông kia cay cú bị mất tiền vì mình.
Nhưng rồi em không cười nữa, em cảm thấy lo sợ. Vì bản chất em là con buôn, em ngồi ngẫm lại mấy năm qua người ta đi theo dõi em khắp nơi, người ta lên tận công an Lạng Sơn gặp em đến mấy xe ô tô, người ta theo em về Hải Phòng, Nam Định…nữa. Nếu mà tính người và của thì họ tốn khá nhiều. Ngay cả chính cái ông hỏi cung này, có hôm giữ em lại bảo ở trong phòng ngủ công an, em bảo ngủ đây nhìn toàn quần áo công an treo trên tường, sợ không ngủ được, em đòi ngủ khách sạn. Ông ấy xin xe ô tô chở em ra khách sạn, chọn phòng 4 giường để thêm ông nữa ngủ cùng. Sáng dậy còn đi ăn phở, trưa ăn cơm trong nhà ăn công an, thịt gà, hải sản đủ thứ. Lúc ăn có ông còn nói, nhờ có anh mà bọn tôi được ăn thêm nhiều món như này đấy.
Em nghĩ đấy là tiền ngân sách, nhưng họ phải hạch toán.
Và cũng như con buôn, họ phải kê khai số tiền đã chi ra vào em, và kết quả họ thu được, như anh em mình đầu tư nhà hàng, bỏ vốn rồi tính thu lời ấy.
Cái lời của cơ quan an ninh nó khác với con buôn. Họ triệu tập làm việc nhiều lần thấy mình không liên quan đến tổ chức gì, chỉ riêng mình làm, nếu mình nhận lỗi, họ bảo mình viết kiểm điểm và hứa không tái phạm, mong được tha thứ. Họ cho mình về với lời đe là tạm ngừng làm việc để trình cấp trên. Mình về và không hoạt động, không viết lách gì thời gian dài dài qua vài năm thì họ xếp hồ sơ. Coi như đã xong chuyên án xử lý đối tượng chính trị, kết luận đối tượng đã bị khuất phục không còn thái độ chống đối nữa. Cái bản kiểm điểm và xin được tha thứ ấy chính là bản quyết toán hay gọi là chốt lãi của cơ quan an ninh.
Có người đã viết như thế, sau về một thời gian lại hoạt động, bị bắt luôn chẳng cần phải triệu tập thêm lần nào nữa. Vì đã có bản kiểm điểm hứa không tái phạm, xin được tha thứ nay lại hoạt động thì sẵn đó rồi cứ thế họ khiêng đi.
Nhiều người bị triệu tập, thái độ của họ ngoan cường, đối đáp khảng khái với cơ quan an ninh. Họ vẫn được về, một thời gian sau lại bị triệu tập dù họ hoạt động có giảm hơn trước. Đây mới là triệu tập chốt sổ lờ lãi. Nếu tinh thần vẫn khảng khái thì chỉ nhanh chậm dăm bữa sau là bị bắt tù.
Vì giáo dục, răn đe, doạ nạt không hiệu qủa, đối tượng không khuất phục, do đó dù đối tượng đã ít hoạt động hơn trước nhưng bản chất không thay đổi, chỉ tạm lắng chờ dịp. Cho nên kết luận chốt sổ cho đi tù để còn hạch toán dứt điểm chuyên án này, lập ngân sách cho chuyên án khác.
Kiểm điểm rồi xin tha thứ là việc em không thể làm rồi, không phải em anh hùng mẹ gì. Mà em biết tính em hay ngứa miệng, kiểu gì có lúc lại nói. Làm kiểm điểm xin tha thứ như thế càng làm mình bị bế đi nhanh. Còn anh hùng khảng khái khẳng định lập trường muốn thay đổi chế độ thì bị bế càng nhanh, nhưng như em nói rồi, em có phải anh hùng đâu mà khảng khái.
Thế là em chơi bài với họ, tôi biết gì về dân chủ hay đa nguyên đâu, mấy thứ đó thực tình loại lưu manh như tôi làm sao hiểu nổi, tôi còn học chưa hết cấp ba. Chẳng qua nhìn mấy cái chuyện lặt vặt thì ngứa mồm mà nói thôi. Ngoài hàng trà đá xe ôm người ta cũng bàn tán như thế hàng ngày. Mấy chuyện tầm phào như thế mà kiểm điểm hay xin tha thứ thì các anh thừa thời gian và người quá. Chuyện vặt người ta buôn dưa lê ngoài hè đường như đánh đề, độ bóng mà nâng tầm như thế thì các anh hết việc quan trọng làm rồi.
Em được về, nhưng em biết chưa đến lúc họ chốt sổ. Dù sao tiền và công sức an ninh Việt Nam bỏ ra với em cũng nhiều hơn người khác rồi. Chỉ vài tháng nữa thôi, sẽ có lần triệu tập chốt sổ. Em về liên hệ với bên Đức, nơi đã gửi giấy học bổng cho em lần trước nhưng bị cấm xuất cảnh, họ nói sẽ can thiệp để em đi.
An ninh lại gọi em lên, họ chỉ thăm hỏi em rất tình cảm, rồi mời em ra quán ăn. Họ nói em là người tài, nếu thích viết thì họ nhận em làm báo Công An Thủ Đô hay Hà Nội Mới, hoặc không muốn viết mà muốn làm nghề quảng cáo thì họ cấp cho hợp đồng treo băng rôn, cờ quạt của thành phố, việc có quanh năm tha hồ dư dật.
Em bảo làm quảng cáo cũng hay, nhưng mà em quyết đi Đức thời gian cho các anh đỡ bận tâm rồi.
Họ không ngạc nhiên khi em nói sẽ đi, họ bảo em nên ở lại làm gì cho đất nước, kể cả mảng tiêu cực cũng cần người viết, nhưng viết phải đăng báo nhà nước đàng hoàng, có lương, có đãi ngộ chứ đăng trên mạng rồi thỉnh thoảng nhận vài ba đồng của bọn nước ngoài làm gì.
Em cảm ơn và vẫn nói sẽ đi Đức.
Ba ngày sau, giám đốc Chung Con cho người gọi em lên CATP, đưa cuốn hộ chiếu mới và nói.
– Thôi anh đi thì chúng tôi cũng chẳng giữ làm gì, chúc anh đi nhiều may mắn.
*****
Bây giờ đã 3 giờ sáng, câu chuyện mà tôi kể với anh bạn đã viết lại xong. Có thể nhiều người đấu tranh sẽ không thích câu chuyện này, vì nó chỉ đơn lẻ trong bao nhiêu trường hợp bị an ninh trấn áp, không khái quát được toàn bộ bản chất của an ninh cộng sản Việt Nam.
Nhưng nó là câu chuyện có thật hoàn toàn và những suy nghĩ thật sự của tôi để mong ai đó cân nhắc khi gặp lần chốt sổ tính lờ lãi của an ninh.
Chúng ta vào thời điểm này không thể làm ra một cơn sóng thần quật đổ ngay tức khắc chế độ này, chúng ta cũng không thể làm ra mùa xuân Ả Rập, cách mạng Đông Âu trong thời điểm này, chúng ta không thể thức tỉnh ngay được hàng triệu người dân xuống đường biểu tình vào lúc này. Đó là sự thực cần được nhìn nhận, chứ không phải là sự hèn nhát mà nói vậy và không phải là dư luận viên cài trong hàng ngũ đấu tranh nói vậy để làm suy giảm tính đấu tranh.
Cứ mệt mỏi, lo lắng ở những lần triệu tập đầu tiên rồi dừng lại, khi mà chuyên án còn là quả trứng, chưa nở thành con gà. Thành gà rồi thì các bạn biết đấy, sớm muộn cũng bị chốt sổ. Người khác sẽ tiếp nối hình thành quả trứng rồi dừng lại, để người khác tiếp nối lại hình thành quả trứng. Chúng ta cần nhiều quả trứng vào giai đoạn này chứ không phải cần có quả trứng nào nở thành gà luôn rồi kết cục là bị thịt.
Bùi Thanh Hiếu
Nguồn: https://www.facebook.com/hieugio1972/posts/pfbid0RmbfhkJE1whJuDt7XuGxo8ctxQZ3zpAvveY1kzvsZ6Ab7UmeD5TnQAB
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
VN: Thấy gì từ việc luật sư, người nhà của 'Thánh rắc hành' bị sách nhiễu?
26 tháng 5 2023 - BBC
Luật sư Ngô Anh Tuấn, người bào chữa cho ông Bùi Tuấn Lâm bị mời ra khỏi phòng xét xử trong lúc diễn ra phiên tòa. Còn người nhà ông Tuấn Lâm gồm vợ và hai em trai thì bị lực lượng an ninh áp giải về phường Hoà Cường Bắc, quận Hải Châu.
Bà Lê Thị Thanh Lâm, vợ ông Bùi Tuấn Lâm kể với BBC News Tiếng Việt ngày 26/6 về trải nghiệm "kinh khủng khiếp" khi bị lôi đi xềnh xệch lên xe cảnh sát chỉ vì hét lên "chồng tôi vô tội" trước cổng tòa án sau khi phiên toàn kết thúc.
Cùng lúc đó, hai em chồng của bà cũng bị lực lương an ninh trấn áp, bắt lên xe đem về đồn cùng bà Lâm.
Luật sư Ngô Anh Tuấn viết trên Facebook cá nhân rằng ông đã tham gia rất nhiều vụ án mang màu sắc chính trị "nhưng chưa một lần bị mời khỏi phòng xử một cách tức tưởi như hôm nay".
Vụ xét xử của ông Bùi Tuấn Lâm cũng được báo chí nước ngoài như BBC News, Reuters và CNN đưa tin.
Chuyện gì đã xảy ra trong và ngoài phiên tòa?
Phiên tòa ông Bùi Tuấn Lâm được ấn định diễn ra vào lúc 7g30 sáng ngày 25/5. Bà Lê Thị Thanh Lâm đi cùng các luật sư đến tòa thì chỉ có các luật sư được vào dù bà đã trình bày đây là phiên tòa công khai và bà là vợ hợp pháp của bị cáo. Nhưng lực lượng chức năng coi giữ an ninh tại tòa không cho phép bà Lâm vào, cũng không giải thích gì thêm.
Ông Lê Đình Việt - luật sư bào chữa cho ông Bùi Tuấn Lâm cũng xác nhận với BBC rằng vợ ông Lâm không được tham dự phiên tòa:
"Việc này các luật sư cũng đã có ý kiến nhưng Hội đồng xét xử không cho phép, chỉ nói do hội trường dành cho những thành phần khác, những người làm nhiệm vụ và rồi chuyển sang phần khác."
Khi diễn ra phiên tòa, trong phần tranh luận với vị đại diện Viện Kiểm sát, LS Ngô Anh Tuấn nói rằng, vì quan điểm giữa luật sư bào chữa và Viện Kiểm sát chưa đồng nhất nên ông Tuấn phân tích để kiểm sát viên tranh luận tiếp thì một vị thẩm phán yêu cầu ông không nhắc lại nội dung đã trình bày.
Dù đã lý giải rằng theo luật thì luật sư có thể tiếp tiếp tục tranh luận nhưng vị thẩm phán không phải chủ tọa đã yêu cầu luật sư Tuấn rời phòng xét xử dù ông không có bất kỳ một hành vi to tiếng, quá khích nào nhằm cản trở hoạt động của phiên toà.
Tuy không đồng tình với quyết định của vị Chủ toạ nhưng luật sư Tuấn chấp nhận rời phòng xử "vì không muốn không khí phòng xử nặng nề thêm".
Sau đó, luật sư Tuấn rời phòng xét xử và vào ngồi ở một phòng làm việc có ghi “Chánh văn phòng” thuộc TAND thành phố Đà Nẵng. Tại đây, ông Tuấn nói mình bị một số người không rõ danh tính đã làm việc với ông.
"Họ quay phim, lập biên bản vi phạm hành chính với nội dung không phản án đúng sự thật khách quan đã diễn ra. Nếu hôm nay không có luật sư Lê Đình Việt, người đồng nghiệp cùng tham gia bào chữa cùng tôi chứng kiến, làm chứng nội dung sự việc thì mình tôi sẽ không còn cách nào để “minh oan” cho mình," ông Tuấn tường thuật trên Facebook.
Vụ xử Peter Bùi Tuấn Lâm – nhìn từ góc độ con người và cáo trạng
Công an triệu tập Bùi Tuấn Lâm: Không phải vì video ‘thánh rắc hành’?
'Thánh rắc hành' - Bùi Tuấn Lâm bị tuyên 5 năm 6 tháng tù, 4 năm quản chế
VN: Người dân 'bỏ phiếu bằng chân' khi ủng hộ quán 'thánh rắc hành'?
Khoảng hơn 12 giờ, khi tòa tuyên án xong thì có hai ba xe bít bùng đến để áp giải ông Bùi Tuấn Lâm. Sau hơn 5 tiếng đồng hồ đợi ngoài cổng tòa, gia đình ông Lâm chạy theo xe để mong có thể nhìn mặt người thân của mình.
"Gia đình tôi chạy theo xe và gọi với theo "Bùi Tuấn Lâm vô tội". Ngay sau câu nói đó, một người công an mặc sắc phục gô cổ tôi. Bao nhiêu an ninh đứng trước tòa cũng nhào vô cưỡng chế tôi một cách thô bạo. Hai đầu gối tôi chà xát xuống mặt đường nóng khi họ lôi xềnh xệch tôi đi. Tôi bị kẹp cổ, xốc nách lôi lên xe.
"Tôi chất vấn viên an ninh vì sao hành xử như vậy với phụ nữ thì người đàn ông nói lại: "Tao làm đó!". Khi trên xe tôi thấy hai em chồng cũng bị cưỡng chế lên xe về phường Hoà Cường Bắc, quận Hải Châu. Hai em tôi được làm việc trước, tới khoảng 14 giờ thì được thả ra, tôi bị giữ lại," bà Lâm nói với BBC.
Bà Lê Thị Thanh Lâm bị cho là quay phim, chụp ảnh quanh phiên tòa nên bị bắt giao nộp điện thoại cũng như ký vào văn bản xử phạt hành chính.
"Tôi nói điện thoại là quyền riêng tư nên tôi không để bị xâm phạm thì có thêm nhiều an ninh vào phòng để thị uy và cưỡng chế tôi. Có những người đã theo dõi gia đình tôi từ sáng thì giờ tự xưng là thường dân, làm chứng việc tôi có quay phim chụp hình.
"Những cô nữ an ninh xộc vào tôi, lục soát khắp người tôi, đụng chạm vào những nơi nhạy cảm để tìm xem có máy ghi âm hay thiết bị điện tử. Họ kiểm tra từng cây son môi, từng tấm thẻ... hết thảy mọi thứ.
"Khi đó tôi thấy mình không còn là con người, nhất là không thể tin điều này xảy ra giữa ủy ban của một thành phố được coi là đáng sống như Đà Nẵng."
NGUỒN HÌNH ẢNH,LÊ THANH LÂM
Chụp lại hình ảnh,
Hai đầu gối trầy xước của bà Lê Thị Thanh Lâm khi bị áp giải về phường Hoà Cường Bắc, quận Hải Châu ngay sau phiên tòa của chồng mình
Trong suốt thời gian bị câu lưu, bà Lâm kể bà bị mạt sát, xúc xiểm với những lời lẽ đầy ác ý nói đến chồng và con bà. Hai đầu gối bà Lâm trầy xước một vùng lớn, dấu tích của việc cưỡng chế lên xe cảnh sát.
"Thật sự kinh khủng, tôi chưa bao giờ bị xúc phạm bằng lời nói, vào thân thể một cách vô luân như vậy. Khi không thể tìm ra mật khẩu, họ đã làm ướt điện thoại tôi," bà Lâm nói, không khỏi bàng hoàng.
Nỗi niềm được thấy ông Bùi Tuấn Lâm của gia đình ông cũng tan thành mây khói: "Họ không chừa một kẽ hở nào để người nhà có thể thấy mặt anh Lâm, dù đó là phiên tòa công khai," bà Lâm nói.
Ngay cả các trang báo trong nước như Vnexpress, Thanh Niên Online, Vietnamnet hay Người Lao động đưa tin về bản án của ông Bùi Tuấn Lâm cũng chỉ có hình ảnh cũ của ông Lâm trước đó, hình ảnh trong và ngoài phiên tòa 25/5 vắng bóng.
NGUỒN HÌNH ẢNH,LÊ THANH LÂM
Chụp lại hình ảnh,
Bà Lê Thị Thanh Lâm cùng ba cô con gái đòi thả tự do cho ông Bùi Tuấn Lâm
Nền tư pháp đầy những án 'bỏ túi'
Ở Việt Nam, những phiên tòa xử những nhà bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động vẫn được diễn ra, có khi công khai, có khi xử kín - như trường hợp ông Nguyễn Lân Thắng. Đáng chú ý, luật sư vẫn được quyền bào chữa cho các án liên quan đến chính trị như vậy.
Tuy nhiên, với thủ tục tố tục hình sự diễn ra trong phiên tòa, mức án được tuyên và cách báo chí trong nước đưa tin, có thể thấy được rằng, những phiên tòa nói trên dường như đã được định đoạt trước kết quả. Luật sư bào chữa có nêu quan điểm dựa theo quy định của pháp luật thì cũng dễ dàng bị gạt bỏ, thậm chí bị mời khỏi phiên tòa, như trường hợp của luật sư Ngô Anh Tuấn.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực châu Á, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nói với BBC hôm 26/5:
"Khá rõ ràng là chính quyền Việt Nam chỉ đang thể hiện rằng mình cũng có hệ thống tư pháp, có tòa án, có luật sư để đẹp mã trước quốc tế. Nhưng thực chất, đó là những phiên tòa chuột túi - kangaroo - với những mức án đã được ấn định trước, chứ không phải là một phiên tòa công bằng và tự do. Bằng chứng là trong phiên tòa của ông Bùi Tuấn Lâm, gia đình ông ấy không được tham dự dù là phiên xử công khai. Ông Lâm cũng chỉ được gặp luật sư bào chữa hai tuần trước khi ra tòa. Lúc xử thì luật sư bị mời khỏi phiên tòa khi tranh luận giữa chừng. Người nhà thì bị sách nhiễu..." ông Phil phân tích.
Thời gian gần đây, một vài luật sư nhân quyền khác cũng bị triệu tập như nhóm các luật sư bào chữa trong vụ Tịnh Thất Bồng Lai. Cụ thể, LS Đặng Đình Mạnh, LS Nguyễn Văn Miếng, LS Đào Kim Lân, LS Trịnh Vĩnh Phúc , LS Ngô Thị Hoàng Anh đều bị Cơ quan Cảnh sát điều tra tỉnh Long An mời lên làm việc.
Trong đó, LS Đặng Đình Mạnh bị cho là "có hành vi phát tán trên mạng clip hình ảnh, bài viết có dấu hiệu lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ luật Hình sự", theo trang Pháp Luật TPHCM.
Trước sự việc này, Ủy ban Luật gia Quốc tế (ICJ) hồi tháng 3 đã gửi thư ngỏ tới Bộ Tư pháp và Bộ Công an Việt Nam, lên án việc điều tra đang diễn ra nhắm vào luật sư nhân quyền Đặng Đình Mạnh theo Điều 331 BLHS.
ICJ kêu gọi Bộ Tư pháp và Công an của Việt Nam ngay lập "chấm dứt các biện pháp điều tra hình sự tuỳ tiện” đối với luật sư Đặng Đình Mạnh và những luật sư khác nhằm phương hại đến công việc và quyền tự do biểu đạt của họ với tư cách là luật sư nhân quyền.
Ông Phil Robertson thì bình luận với BBC hôm 26/5 rằng, việc chính quyền Việt Nam làm với luật sư Ngô Anh Tuấn, trước đó là dùng Điều 331 BLHS nhắm vào luật sư Đặng Đình Mạnh chỉ "phơi bày sự thật của nền tư pháp Việt Nam là đầy rẫy những án bỏ túi".
"Tội lỗi thật sự của những luật sư, trong mắt của nhà cầm quyền, đó là đã dám lên tiếng thách thức những tội ác về nhân quyền trong những cuộc đàn áp ngày càng sâu rộng đối với bất kỳ sự bất đồng ý kiến nào," ông Phil nói.
26 tháng 5 2023 - BBC
Luật sư Ngô Anh Tuấn, người bào chữa cho ông Bùi Tuấn Lâm bị mời ra khỏi phòng xét xử trong lúc diễn ra phiên tòa. Còn người nhà ông Tuấn Lâm gồm vợ và hai em trai thì bị lực lượng an ninh áp giải về phường Hoà Cường Bắc, quận Hải Châu.
Bà Lê Thị Thanh Lâm, vợ ông Bùi Tuấn Lâm kể với BBC News Tiếng Việt ngày 26/6 về trải nghiệm "kinh khủng khiếp" khi bị lôi đi xềnh xệch lên xe cảnh sát chỉ vì hét lên "chồng tôi vô tội" trước cổng tòa án sau khi phiên toàn kết thúc.
Cùng lúc đó, hai em chồng của bà cũng bị lực lương an ninh trấn áp, bắt lên xe đem về đồn cùng bà Lâm.
Luật sư Ngô Anh Tuấn viết trên Facebook cá nhân rằng ông đã tham gia rất nhiều vụ án mang màu sắc chính trị "nhưng chưa một lần bị mời khỏi phòng xử một cách tức tưởi như hôm nay".
Vụ xét xử của ông Bùi Tuấn Lâm cũng được báo chí nước ngoài như BBC News, Reuters và CNN đưa tin.
Chuyện gì đã xảy ra trong và ngoài phiên tòa?
Phiên tòa ông Bùi Tuấn Lâm được ấn định diễn ra vào lúc 7g30 sáng ngày 25/5. Bà Lê Thị Thanh Lâm đi cùng các luật sư đến tòa thì chỉ có các luật sư được vào dù bà đã trình bày đây là phiên tòa công khai và bà là vợ hợp pháp của bị cáo. Nhưng lực lượng chức năng coi giữ an ninh tại tòa không cho phép bà Lâm vào, cũng không giải thích gì thêm.
Ông Lê Đình Việt - luật sư bào chữa cho ông Bùi Tuấn Lâm cũng xác nhận với BBC rằng vợ ông Lâm không được tham dự phiên tòa:
"Việc này các luật sư cũng đã có ý kiến nhưng Hội đồng xét xử không cho phép, chỉ nói do hội trường dành cho những thành phần khác, những người làm nhiệm vụ và rồi chuyển sang phần khác."
Khi diễn ra phiên tòa, trong phần tranh luận với vị đại diện Viện Kiểm sát, LS Ngô Anh Tuấn nói rằng, vì quan điểm giữa luật sư bào chữa và Viện Kiểm sát chưa đồng nhất nên ông Tuấn phân tích để kiểm sát viên tranh luận tiếp thì một vị thẩm phán yêu cầu ông không nhắc lại nội dung đã trình bày.
Dù đã lý giải rằng theo luật thì luật sư có thể tiếp tiếp tục tranh luận nhưng vị thẩm phán không phải chủ tọa đã yêu cầu luật sư Tuấn rời phòng xét xử dù ông không có bất kỳ một hành vi to tiếng, quá khích nào nhằm cản trở hoạt động của phiên toà.
Tuy không đồng tình với quyết định của vị Chủ toạ nhưng luật sư Tuấn chấp nhận rời phòng xử "vì không muốn không khí phòng xử nặng nề thêm".
Sau đó, luật sư Tuấn rời phòng xét xử và vào ngồi ở một phòng làm việc có ghi “Chánh văn phòng” thuộc TAND thành phố Đà Nẵng. Tại đây, ông Tuấn nói mình bị một số người không rõ danh tính đã làm việc với ông.
"Họ quay phim, lập biên bản vi phạm hành chính với nội dung không phản án đúng sự thật khách quan đã diễn ra. Nếu hôm nay không có luật sư Lê Đình Việt, người đồng nghiệp cùng tham gia bào chữa cùng tôi chứng kiến, làm chứng nội dung sự việc thì mình tôi sẽ không còn cách nào để “minh oan” cho mình," ông Tuấn tường thuật trên Facebook.
Vụ xử Peter Bùi Tuấn Lâm – nhìn từ góc độ con người và cáo trạng
Công an triệu tập Bùi Tuấn Lâm: Không phải vì video ‘thánh rắc hành’?
'Thánh rắc hành' - Bùi Tuấn Lâm bị tuyên 5 năm 6 tháng tù, 4 năm quản chế
VN: Người dân 'bỏ phiếu bằng chân' khi ủng hộ quán 'thánh rắc hành'?
Khoảng hơn 12 giờ, khi tòa tuyên án xong thì có hai ba xe bít bùng đến để áp giải ông Bùi Tuấn Lâm. Sau hơn 5 tiếng đồng hồ đợi ngoài cổng tòa, gia đình ông Lâm chạy theo xe để mong có thể nhìn mặt người thân của mình.
"Gia đình tôi chạy theo xe và gọi với theo "Bùi Tuấn Lâm vô tội". Ngay sau câu nói đó, một người công an mặc sắc phục gô cổ tôi. Bao nhiêu an ninh đứng trước tòa cũng nhào vô cưỡng chế tôi một cách thô bạo. Hai đầu gối tôi chà xát xuống mặt đường nóng khi họ lôi xềnh xệch tôi đi. Tôi bị kẹp cổ, xốc nách lôi lên xe.
"Tôi chất vấn viên an ninh vì sao hành xử như vậy với phụ nữ thì người đàn ông nói lại: "Tao làm đó!". Khi trên xe tôi thấy hai em chồng cũng bị cưỡng chế lên xe về phường Hoà Cường Bắc, quận Hải Châu. Hai em tôi được làm việc trước, tới khoảng 14 giờ thì được thả ra, tôi bị giữ lại," bà Lâm nói với BBC.
Bà Lê Thị Thanh Lâm bị cho là quay phim, chụp ảnh quanh phiên tòa nên bị bắt giao nộp điện thoại cũng như ký vào văn bản xử phạt hành chính.
"Tôi nói điện thoại là quyền riêng tư nên tôi không để bị xâm phạm thì có thêm nhiều an ninh vào phòng để thị uy và cưỡng chế tôi. Có những người đã theo dõi gia đình tôi từ sáng thì giờ tự xưng là thường dân, làm chứng việc tôi có quay phim chụp hình.
"Những cô nữ an ninh xộc vào tôi, lục soát khắp người tôi, đụng chạm vào những nơi nhạy cảm để tìm xem có máy ghi âm hay thiết bị điện tử. Họ kiểm tra từng cây son môi, từng tấm thẻ... hết thảy mọi thứ.
"Khi đó tôi thấy mình không còn là con người, nhất là không thể tin điều này xảy ra giữa ủy ban của một thành phố được coi là đáng sống như Đà Nẵng."
NGUỒN HÌNH ẢNH,LÊ THANH LÂM
Chụp lại hình ảnh,
Hai đầu gối trầy xước của bà Lê Thị Thanh Lâm khi bị áp giải về phường Hoà Cường Bắc, quận Hải Châu ngay sau phiên tòa của chồng mình
Trong suốt thời gian bị câu lưu, bà Lâm kể bà bị mạt sát, xúc xiểm với những lời lẽ đầy ác ý nói đến chồng và con bà. Hai đầu gối bà Lâm trầy xước một vùng lớn, dấu tích của việc cưỡng chế lên xe cảnh sát.
"Thật sự kinh khủng, tôi chưa bao giờ bị xúc phạm bằng lời nói, vào thân thể một cách vô luân như vậy. Khi không thể tìm ra mật khẩu, họ đã làm ướt điện thoại tôi," bà Lâm nói, không khỏi bàng hoàng.
Nỗi niềm được thấy ông Bùi Tuấn Lâm của gia đình ông cũng tan thành mây khói: "Họ không chừa một kẽ hở nào để người nhà có thể thấy mặt anh Lâm, dù đó là phiên tòa công khai," bà Lâm nói.
Ngay cả các trang báo trong nước như Vnexpress, Thanh Niên Online, Vietnamnet hay Người Lao động đưa tin về bản án của ông Bùi Tuấn Lâm cũng chỉ có hình ảnh cũ của ông Lâm trước đó, hình ảnh trong và ngoài phiên tòa 25/5 vắng bóng.
NGUỒN HÌNH ẢNH,LÊ THANH LÂM
Chụp lại hình ảnh,
Bà Lê Thị Thanh Lâm cùng ba cô con gái đòi thả tự do cho ông Bùi Tuấn Lâm
Nền tư pháp đầy những án 'bỏ túi'
Ở Việt Nam, những phiên tòa xử những nhà bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động vẫn được diễn ra, có khi công khai, có khi xử kín - như trường hợp ông Nguyễn Lân Thắng. Đáng chú ý, luật sư vẫn được quyền bào chữa cho các án liên quan đến chính trị như vậy.
Tuy nhiên, với thủ tục tố tục hình sự diễn ra trong phiên tòa, mức án được tuyên và cách báo chí trong nước đưa tin, có thể thấy được rằng, những phiên tòa nói trên dường như đã được định đoạt trước kết quả. Luật sư bào chữa có nêu quan điểm dựa theo quy định của pháp luật thì cũng dễ dàng bị gạt bỏ, thậm chí bị mời khỏi phiên tòa, như trường hợp của luật sư Ngô Anh Tuấn.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực châu Á, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nói với BBC hôm 26/5:
"Khá rõ ràng là chính quyền Việt Nam chỉ đang thể hiện rằng mình cũng có hệ thống tư pháp, có tòa án, có luật sư để đẹp mã trước quốc tế. Nhưng thực chất, đó là những phiên tòa chuột túi - kangaroo - với những mức án đã được ấn định trước, chứ không phải là một phiên tòa công bằng và tự do. Bằng chứng là trong phiên tòa của ông Bùi Tuấn Lâm, gia đình ông ấy không được tham dự dù là phiên xử công khai. Ông Lâm cũng chỉ được gặp luật sư bào chữa hai tuần trước khi ra tòa. Lúc xử thì luật sư bị mời khỏi phiên tòa khi tranh luận giữa chừng. Người nhà thì bị sách nhiễu..." ông Phil phân tích.
Thời gian gần đây, một vài luật sư nhân quyền khác cũng bị triệu tập như nhóm các luật sư bào chữa trong vụ Tịnh Thất Bồng Lai. Cụ thể, LS Đặng Đình Mạnh, LS Nguyễn Văn Miếng, LS Đào Kim Lân, LS Trịnh Vĩnh Phúc , LS Ngô Thị Hoàng Anh đều bị Cơ quan Cảnh sát điều tra tỉnh Long An mời lên làm việc.
Trong đó, LS Đặng Đình Mạnh bị cho là "có hành vi phát tán trên mạng clip hình ảnh, bài viết có dấu hiệu lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ luật Hình sự", theo trang Pháp Luật TPHCM.
Trước sự việc này, Ủy ban Luật gia Quốc tế (ICJ) hồi tháng 3 đã gửi thư ngỏ tới Bộ Tư pháp và Bộ Công an Việt Nam, lên án việc điều tra đang diễn ra nhắm vào luật sư nhân quyền Đặng Đình Mạnh theo Điều 331 BLHS.
ICJ kêu gọi Bộ Tư pháp và Công an của Việt Nam ngay lập "chấm dứt các biện pháp điều tra hình sự tuỳ tiện” đối với luật sư Đặng Đình Mạnh và những luật sư khác nhằm phương hại đến công việc và quyền tự do biểu đạt của họ với tư cách là luật sư nhân quyền.
Ông Phil Robertson thì bình luận với BBC hôm 26/5 rằng, việc chính quyền Việt Nam làm với luật sư Ngô Anh Tuấn, trước đó là dùng Điều 331 BLHS nhắm vào luật sư Đặng Đình Mạnh chỉ "phơi bày sự thật của nền tư pháp Việt Nam là đầy rẫy những án bỏ túi".
"Tội lỗi thật sự của những luật sư, trong mắt của nhà cầm quyền, đó là đã dám lên tiếng thách thức những tội ác về nhân quyền trong những cuộc đàn áp ngày càng sâu rộng đối với bất kỳ sự bất đồng ý kiến nào," ông Phil nói.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Mẹ của Trần Bang (Mạc Văn Trang)
Hôm qua vợ chồng tôi gặp cô Biết, em gái Trần Bang, hỏi thăm tình hình. Cô cho biết, sau hôm ra tòa, gia đình vẫn chưa được thăm gặp Trần Bang, không biết sức khỏe anh thế nào; luật sư có gặp anh để xem kháng án ra sao…
– Bà thế nào, nhìn thấy con trai bị còng tay, bị xét xử, rồi bị kết án 8 năm tù, bà có bị sốc không? Nay sức khoẻ bà thế nào? – Tôi hỏi.
Cô Biết bảo, họ nói xử công khai, nhưng người nhà cũng không ai được vào. Phải đấu tranh mãi, rằng bà mẹ 92 tuổi, phải được vào để thấy con trai, có thể đây là lần cuối bà được nhìn mặt con. Hai đứa em xốc nách bà ào vào thế là em vào được. Bà bình tĩnh lắm, không bị sốc mà còn thấy có vẻ an tâm.
– Bà bản lĩnh quá nhỉ. Hẳn Bà biết ý nghĩa, giá trị việc làm vì nước vì dân của Trần Bang nên bằng lòng về con trai?
– Không phải thế đâu ạ. Bà bảo từ hôm anh Bang bị bắt Bà lo buồn lắm, bà không nói ra thôi, chỉ biết cầu Trời, khấn Phật. Nay thấy anh còn sống, Bà mừng lắm. Bà bảo, tao cứ nghĩ thằng Bang không còn sống đâu, mà có sống cũng thành tật; nay nhìn thấy nó vẫn còn sống, còn nguyên vẹn đi đứng ngay ngắn, tao mừng lắm. Bà chả để ý bản án nặng nhẹ ra sao, bị tù mấy năm, chỉ thấy con còn sống là yên tâm.
Rồi Bà kể, cái giống Việt Minh nó ác lắm, vào tay nó không chết thì cũng tàn tật. Ngày hội tề ấy, có ông Lý cựu, mù hai mắt, tai điếc, ông nói to lắm, ông hỏi tối qua Việt Minh về họp bàn cái gì?… Thế thôi mà họ về giết ông ấy. Họ giết để được thành tích, báo cáo lên trên là đã diệt được một tên việt gian, phản động.
Rồi cải cách ruộng đất, nó bắt mấy người giàu có trong làng đem giam cầm, đấu tố. Người bị bắn chết, người còn sống, thì thân tàn ma dại. Nay thằng Bang bị bọn nó bắt, giam cầm hơn một năm mà còn sống nguyên lành. Coi như trước khi chết, mẹ được thấy nó lần cuối là mừng rồi!
Chúng tôi ngồi lặng đi để cố thấu hiểu nỗi lòng người Mẹ đã chứng kiến biết bao khổ đau, oan trái ở đời; thì ra bà không còn quan tâm đến việc đúng – sai, phải – trái, nhân quyền – công lý trong chế độ này, chỉ biết bị “Việt minh” bắt mà còn sống lành lặn là mừng rồi!
Cô Biết, emcuar Trần BangCô Biết, em Trần Bang ngồi giữa. Ảnh: FB tác giả chụp hôm 25/5/2023
Ôi câu chuyện của bà mẹ Trần Bang cho tôi hiểu sâu sắc thêm một điều: Bà cụ cũng như đa số dân ta, đã trải qua cuộc đời đầy cay đắng, bất công, phi lý, đói khổ, chứng kiến bao nhiêu chuyện tàn ác, chỉ biết rằng, mình được sống, được làm ăn, yên ổn, có bị bắt, bị tù mà còn sống, không tàn tật là mừng rồi. Họ có suy nghĩ cặn vặn gì đâu đến chuyện nhà cầm quyền làm đúng hay sai, luật pháp thế nào, nói gì đến Tự do, Dân chủ, Nhân quyền!
Mà bà Mẹ Trần Bang đâu phải người ngu muội, u mê. Cách đây hai năm, bọn tôi đến thăm Bà, bà kể chuyện “ngày xưa” vanh vách; bà thuộc hết cả Truyện Kiều, nhớ hàng trăm câu ca dao, tục ngữ. Trí nhớ của Bà thật tuyệt vời.
Nhưng chế độ “Việt Minh” tài tình, là đã làm cho những người dân thông minh như Bà cũng hoàn toàn “liệt kháng”, chấp nhận mọi hành xử của nhà cầm quyền, miễn sao mình còn sống, còn lành lặn là mừng rồi!
Mạc Văn Trang
Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02bo2pHXcBDqqv9ZNLPgLgwAPamuAyrhEs3Ljy3om7ZV8bqZpdb
Hôm qua vợ chồng tôi gặp cô Biết, em gái Trần Bang, hỏi thăm tình hình. Cô cho biết, sau hôm ra tòa, gia đình vẫn chưa được thăm gặp Trần Bang, không biết sức khỏe anh thế nào; luật sư có gặp anh để xem kháng án ra sao…
– Bà thế nào, nhìn thấy con trai bị còng tay, bị xét xử, rồi bị kết án 8 năm tù, bà có bị sốc không? Nay sức khoẻ bà thế nào? – Tôi hỏi.
Cô Biết bảo, họ nói xử công khai, nhưng người nhà cũng không ai được vào. Phải đấu tranh mãi, rằng bà mẹ 92 tuổi, phải được vào để thấy con trai, có thể đây là lần cuối bà được nhìn mặt con. Hai đứa em xốc nách bà ào vào thế là em vào được. Bà bình tĩnh lắm, không bị sốc mà còn thấy có vẻ an tâm.
– Bà bản lĩnh quá nhỉ. Hẳn Bà biết ý nghĩa, giá trị việc làm vì nước vì dân của Trần Bang nên bằng lòng về con trai?
– Không phải thế đâu ạ. Bà bảo từ hôm anh Bang bị bắt Bà lo buồn lắm, bà không nói ra thôi, chỉ biết cầu Trời, khấn Phật. Nay thấy anh còn sống, Bà mừng lắm. Bà bảo, tao cứ nghĩ thằng Bang không còn sống đâu, mà có sống cũng thành tật; nay nhìn thấy nó vẫn còn sống, còn nguyên vẹn đi đứng ngay ngắn, tao mừng lắm. Bà chả để ý bản án nặng nhẹ ra sao, bị tù mấy năm, chỉ thấy con còn sống là yên tâm.
Rồi Bà kể, cái giống Việt Minh nó ác lắm, vào tay nó không chết thì cũng tàn tật. Ngày hội tề ấy, có ông Lý cựu, mù hai mắt, tai điếc, ông nói to lắm, ông hỏi tối qua Việt Minh về họp bàn cái gì?… Thế thôi mà họ về giết ông ấy. Họ giết để được thành tích, báo cáo lên trên là đã diệt được một tên việt gian, phản động.
Rồi cải cách ruộng đất, nó bắt mấy người giàu có trong làng đem giam cầm, đấu tố. Người bị bắn chết, người còn sống, thì thân tàn ma dại. Nay thằng Bang bị bọn nó bắt, giam cầm hơn một năm mà còn sống nguyên lành. Coi như trước khi chết, mẹ được thấy nó lần cuối là mừng rồi!
Chúng tôi ngồi lặng đi để cố thấu hiểu nỗi lòng người Mẹ đã chứng kiến biết bao khổ đau, oan trái ở đời; thì ra bà không còn quan tâm đến việc đúng – sai, phải – trái, nhân quyền – công lý trong chế độ này, chỉ biết bị “Việt minh” bắt mà còn sống lành lặn là mừng rồi!
Cô Biết, emcuar Trần BangCô Biết, em Trần Bang ngồi giữa. Ảnh: FB tác giả chụp hôm 25/5/2023
Ôi câu chuyện của bà mẹ Trần Bang cho tôi hiểu sâu sắc thêm một điều: Bà cụ cũng như đa số dân ta, đã trải qua cuộc đời đầy cay đắng, bất công, phi lý, đói khổ, chứng kiến bao nhiêu chuyện tàn ác, chỉ biết rằng, mình được sống, được làm ăn, yên ổn, có bị bắt, bị tù mà còn sống, không tàn tật là mừng rồi. Họ có suy nghĩ cặn vặn gì đâu đến chuyện nhà cầm quyền làm đúng hay sai, luật pháp thế nào, nói gì đến Tự do, Dân chủ, Nhân quyền!
Mà bà Mẹ Trần Bang đâu phải người ngu muội, u mê. Cách đây hai năm, bọn tôi đến thăm Bà, bà kể chuyện “ngày xưa” vanh vách; bà thuộc hết cả Truyện Kiều, nhớ hàng trăm câu ca dao, tục ngữ. Trí nhớ của Bà thật tuyệt vời.
Nhưng chế độ “Việt Minh” tài tình, là đã làm cho những người dân thông minh như Bà cũng hoàn toàn “liệt kháng”, chấp nhận mọi hành xử của nhà cầm quyền, miễn sao mình còn sống, còn lành lặn là mừng rồi!
Mạc Văn Trang
Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02bo2pHXcBDqqv9ZNLPgLgwAPamuAyrhEs3Ljy3om7ZV8bqZpdb
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Tuổi trẻ Online - báo việt cộng
03/06/2023 07:24 GMT+7
Hơn nửa triệu lao động bị mất việc, giảm giờ làm, ngành nào nhiều nhất?
NGỌC AN
Đã có 509.903 người lao động bị ảnh hưởng việc làm như mất việc, thôi việc, giảm giờ làm, tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc nghỉ không lương tính đến ngày 31-5.
Hơn nửa triệu lao động bị mất việc, giảm giờ làm, ngành nào nhiều nhất? - Ảnh 1.
Công ty PouYuen là một trong những doanh nghiệp cắt giảm nhiều lao động. Trong ảnh: công nhân PouYuen tan ca sau giờ làm - Ảnh: TỰ TRUNG
Thông tin về tình hình lao động, việc làm 5 tháng đầu năm 2023 trên được Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu trong báo cáo kinh tế - xã hội gửi Chính phủ.
Như vậy, hơn nửa triệu lao động bị ảnh hưởng việc làm chiếm khoảng 3,4% tổng số lao động trong doanh nghiệp. Trong đó, số lao động bị mất việc, thôi việc là 279.409 người (chiếm 54,79%). Tình trạng lao động bị mất việc, giãn việc chủ yếu tập trung tại một số tỉnh, thành phố lớn có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất.
Lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất bị mất việc, giãn việc nhiều nhất
Cụ thể như: Bình Dương (71.590 người), Đồng Nai (32.450 người), TP.HCM (44.890 người), Bắc Giang (27.500 người), Bắc Ninh (13.990 người), Hải Dương (16.020 người), Hà Nội (46.860 người)… Trong 5 tháng đầu năm, tổng số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp là 393.377 người, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Phân loại cụ thể hơn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay số lao động mất việc làm tập trung tại các doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo ở một số ngành như dệt may, da giày, sản xuất và lắp ráp linh kiện điện tử, chế biến gỗ.
Trong đó lao động ngành dệt may là 68.782 người, da giày 31.653 người, sản xuất linh kiện và sản phẩm điện tử là 45.075 người.
Tuy nhiên, bên cạnh một số ngành cắt giảm lao động thì nhiều doanh nghiệp vẫn có nhu cầu tuyển dụng lao động với số lượng lớn. Trong 4 tháng đầu năm 2023, nhu cầu tuyển dụng lao động là 481.200 người; trong đó nhu cầu tuyển tại các khu công nghiệp, khu chế xuất khoảng 146.000 lao động.
Thiếu đơn hàng, nhiều công nhân tại Đà Nẵng nghỉ việc, giảm giờ làm
Hơn 5 triệu lao động mất việc, giảm giờ làm vì COVID-19
'Giảm giờ làm sẽ kéo giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế'
Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định việc cắt giảm lao động hiện tại mang tính cục bộ, vẫn trong khả năng kiểm soát. Tuy nhiên, nếu khó khăn về thiếu đơn hàng, thiếu nguyên vật liệu, giá năng lượng không được giải quyết thì số lượng lao động phải cắt giảm việc làm sẽ tăng cao, lan rộng sang các ngành nghề khác trong thời gian tới.
Bức tranh việc làm của người lao động cũng phần nào thể hiện sức khỏe của doanh nghiệp. Trong 5 tháng, số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường đạt 94.959 doanh nghiệp, giảm 3,7% so với cùng kỳ. Tuy vậy, có 88.040 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 22,6%, chủ yếu lựa chọn hình thức tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn.
Mặc dù bức tranh lao động, việc làm như trên còn nhiều khó khăn, nhưng theo khảo sát tình hình đời sống của hộ dân cư tháng 5-2023 tiếp tục được cải thiện. Tỉ lệ hộ đánh giá có thu nhập trong tháng không thay đổi và tăng lên so với cùng kỳ năm trước là 94,8% (tăng 0,4 điểm phần trăm so với kỳ báo cáo tháng 4-2023). Tỉ lệ hộ đánh giá có thu nhập giảm và không biết là 5,2%.
Giá cả hàng hóa tăng và dịch bệnh tác động tiêu cực đến đời sống
Các nguyên nhân chính làm cho thu nhập giảm được các hộ gia đình đánh giá là do: có 40,7% hộ gia đình có thành viên mất việc làm/tạm nghỉ việc; 27,3% hộ đánh giá do chi phí đầu vào cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ tăng và 19,8% hộ đánh giá do giá bán các sản phẩm từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ giảm.
Đánh giá về những tác động tiêu cực của yếu tố bên ngoài, các hộ gia đình đã chỉ ra: 31,3% hộ đang phải chịu những ảnh hưởng do giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao; 6,3% hộ gia đình chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh đối với con người và 2,1% hộ gia đình chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh đối với vật nuôi, cây trồng.
Trong 5 tháng đầu năm 2023, có gần 10,3% hộ gia đình được phỏng vấn nhận được sự trợ giúp từ các nguồn hỗ trợ khác nhau. Trong đó, tỉ lệ hộ nhận được trợ giúp từ họ hàng, người thân là 6,7%; từ các chương trình, chính sách của địa phương là 3,5%; từ các chương trình, chính sách chung của quốc gia là 3,1%; từ các hoạt động từ thiện của các tổ chức và cá nhân khác là 1,7% và 0,02% từ các nguồn khác.
Cũng theo báo cáo từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong 5 tháng đầu năm 2023, Chính phủ đã hỗ trợ hơn 18.200 tấn gạo cho 204.700 hộ với hơn 1,2 triệu nhân khẩu. Trong đó: hỗ trợ gạo cho người dân dịp Tết Nguyên đán là 16.900 tấn gạo; hỗ trợ cho người dân kỳ giáp hạt năm 2023 hơn 1.300 tấn gạo.
03/06/2023 07:24 GMT+7
Hơn nửa triệu lao động bị mất việc, giảm giờ làm, ngành nào nhiều nhất?
NGỌC AN
Đã có 509.903 người lao động bị ảnh hưởng việc làm như mất việc, thôi việc, giảm giờ làm, tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc nghỉ không lương tính đến ngày 31-5.
Hơn nửa triệu lao động bị mất việc, giảm giờ làm, ngành nào nhiều nhất? - Ảnh 1.
Công ty PouYuen là một trong những doanh nghiệp cắt giảm nhiều lao động. Trong ảnh: công nhân PouYuen tan ca sau giờ làm - Ảnh: TỰ TRUNG
Thông tin về tình hình lao động, việc làm 5 tháng đầu năm 2023 trên được Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu trong báo cáo kinh tế - xã hội gửi Chính phủ.
Như vậy, hơn nửa triệu lao động bị ảnh hưởng việc làm chiếm khoảng 3,4% tổng số lao động trong doanh nghiệp. Trong đó, số lao động bị mất việc, thôi việc là 279.409 người (chiếm 54,79%). Tình trạng lao động bị mất việc, giãn việc chủ yếu tập trung tại một số tỉnh, thành phố lớn có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất.
Lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất bị mất việc, giãn việc nhiều nhất
Cụ thể như: Bình Dương (71.590 người), Đồng Nai (32.450 người), TP.HCM (44.890 người), Bắc Giang (27.500 người), Bắc Ninh (13.990 người), Hải Dương (16.020 người), Hà Nội (46.860 người)… Trong 5 tháng đầu năm, tổng số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp là 393.377 người, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Phân loại cụ thể hơn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay số lao động mất việc làm tập trung tại các doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo ở một số ngành như dệt may, da giày, sản xuất và lắp ráp linh kiện điện tử, chế biến gỗ.
Trong đó lao động ngành dệt may là 68.782 người, da giày 31.653 người, sản xuất linh kiện và sản phẩm điện tử là 45.075 người.
Tuy nhiên, bên cạnh một số ngành cắt giảm lao động thì nhiều doanh nghiệp vẫn có nhu cầu tuyển dụng lao động với số lượng lớn. Trong 4 tháng đầu năm 2023, nhu cầu tuyển dụng lao động là 481.200 người; trong đó nhu cầu tuyển tại các khu công nghiệp, khu chế xuất khoảng 146.000 lao động.
Thiếu đơn hàng, nhiều công nhân tại Đà Nẵng nghỉ việc, giảm giờ làm
Hơn 5 triệu lao động mất việc, giảm giờ làm vì COVID-19
'Giảm giờ làm sẽ kéo giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế'
Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định việc cắt giảm lao động hiện tại mang tính cục bộ, vẫn trong khả năng kiểm soát. Tuy nhiên, nếu khó khăn về thiếu đơn hàng, thiếu nguyên vật liệu, giá năng lượng không được giải quyết thì số lượng lao động phải cắt giảm việc làm sẽ tăng cao, lan rộng sang các ngành nghề khác trong thời gian tới.
Bức tranh việc làm của người lao động cũng phần nào thể hiện sức khỏe của doanh nghiệp. Trong 5 tháng, số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường đạt 94.959 doanh nghiệp, giảm 3,7% so với cùng kỳ. Tuy vậy, có 88.040 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 22,6%, chủ yếu lựa chọn hình thức tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn.
Mặc dù bức tranh lao động, việc làm như trên còn nhiều khó khăn, nhưng theo khảo sát tình hình đời sống của hộ dân cư tháng 5-2023 tiếp tục được cải thiện. Tỉ lệ hộ đánh giá có thu nhập trong tháng không thay đổi và tăng lên so với cùng kỳ năm trước là 94,8% (tăng 0,4 điểm phần trăm so với kỳ báo cáo tháng 4-2023). Tỉ lệ hộ đánh giá có thu nhập giảm và không biết là 5,2%.
Giá cả hàng hóa tăng và dịch bệnh tác động tiêu cực đến đời sống
Các nguyên nhân chính làm cho thu nhập giảm được các hộ gia đình đánh giá là do: có 40,7% hộ gia đình có thành viên mất việc làm/tạm nghỉ việc; 27,3% hộ đánh giá do chi phí đầu vào cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ tăng và 19,8% hộ đánh giá do giá bán các sản phẩm từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ giảm.
Đánh giá về những tác động tiêu cực của yếu tố bên ngoài, các hộ gia đình đã chỉ ra: 31,3% hộ đang phải chịu những ảnh hưởng do giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao; 6,3% hộ gia đình chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh đối với con người và 2,1% hộ gia đình chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh đối với vật nuôi, cây trồng.
Trong 5 tháng đầu năm 2023, có gần 10,3% hộ gia đình được phỏng vấn nhận được sự trợ giúp từ các nguồn hỗ trợ khác nhau. Trong đó, tỉ lệ hộ nhận được trợ giúp từ họ hàng, người thân là 6,7%; từ các chương trình, chính sách của địa phương là 3,5%; từ các chương trình, chính sách chung của quốc gia là 3,1%; từ các hoạt động từ thiện của các tổ chức và cá nhân khác là 1,7% và 0,02% từ các nguồn khác.
Cũng theo báo cáo từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong 5 tháng đầu năm 2023, Chính phủ đã hỗ trợ hơn 18.200 tấn gạo cho 204.700 hộ với hơn 1,2 triệu nhân khẩu. Trong đó: hỗ trợ gạo cho người dân dịp Tết Nguyên đán là 16.900 tấn gạo; hỗ trợ cho người dân kỳ giáp hạt năm 2023 hơn 1.300 tấn gạo.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Page 36 of 38 • 1 ... 19 ... 35, 36, 37, 38
Similar topics
» Nếu mình bị nhiễm cúm Trung Quốc Corona....
» Ưu tiên cho người Trung Quốc
» Việt Nam đã nhập sâu vào Trung Quốc (Phạm Trần)
» Bi đát phận đời con gái Việt bị bán sang Trung Quốc
» Một hòn đảo nhỏ của Canada mời gọi dân Việt Nam, Trung Quốc nhập cư
» Ưu tiên cho người Trung Quốc
» Việt Nam đã nhập sâu vào Trung Quốc (Phạm Trần)
» Bi đát phận đời con gái Việt bị bán sang Trung Quốc
» Một hòn đảo nhỏ của Canada mời gọi dân Việt Nam, Trung Quốc nhập cư
Page 36 of 38
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum