Our forum runs best with JavaScript enabled !

Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Page 49 of 55 Previous  1 ... 26 ... 48, 49, 50 ... 55  Next

View previous topic View next topic Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Mon Mar 06, 2023 2:39 am

Vũng lầy Ukraine (Liam Collins)*

Một người lính Ukraine đang huấn luyện gần tiền tuyến trong cuộc chiến Nga-Ukraine vào ngày 18 tháng 2 năm 2022.
Ảnh: Mustafa Ciftci / Anadolu Agency qua Getty Images / The Conversation

Có nhiều khả năng chiến tranh sẽ còn tiếp diễn lâu khi xung đột đang đi đến chỗ bế tắc, gây khó khăn cho tất cả các bên.

Hầu hết các nhà phân tích quân sự dự kiến Ukraine sẽ thất thủ trong vòng vài ngày khi Nga tiến hành xâm lược vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.

Tuy nhiên, một năm sau cuộc chiến, người Ukraine vẫn chiến đấu và thể hiện quyết tâm phi thường trước một đội quân hùng mạnh. Trên thực tế, một số nhà phân tích quân sự, trong đó có cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper, đã bắt đầu tự hỏi liệu cuộc chiến đã đi đến hồi kết hay chưa.

Theo quan điểm của tôi, với tư cách là một sĩ quan quân đội chuyên nghiệp của Hoa Kỳ, cuộc chiến vẫn chưa đi đến hồi kết. Thay vào đó, thời gian tạm lắng các hoạt động quân sự chỉ là “sự thăng trầm bình thường của một cuộc chiến tranh lâu dài được tiến hành bởi các quốc gia có nguồn lực tốt và có sự hỗ trợ từ bên ngoài”, như Tướng Mick Ryan của Úc đã lưu ý.

Đáng buồn thay, có nhiều khả năng cuộc chiến ở Ukraine còn tiếp diễn lâu.

Sự bế tắc ngày càng lớn

Các cuộc tấn công lớn, chẳng hạn như cuộc tấn công do Ukraine tiến hành vào mùa thu năm 2022, cần có thời gian để lên kế hoạch và tổ chức.

Đối với người Ukraine, việc lập kế hoạch cho cuộc phản công tiếp theo rất phức tạp, vì thực tế các hoạt động này phụ thuộc vào việc cung cấp thiết bị từ phương Tây và nếu điều đó liên quan đến hệ thống vũ khí mới thì còn mất nhiều thời gian hơn nữa.

Tương tự như vậy, Nga, sau khi hứng chịu những tổn thất đáng kể trong cuộc chiến, cho đến nay, phải động viên quân dự bị và cố gắng sửa chữa một hệ thống hậu cần đã bị hỏng hoàn toàn.

Kể từ những ngày đầu xâm lược, Nga dường như không có khả năng lên kế hoạch cho các cuộc tấn công lớn của riêng mình.

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi thấy tốc độ các chiến dịch chậm lại vào mùa đông khi cả hai phía cố gắng khôi phục khả năng chiến đấu và chuẩn bị cho cuộc tấn công lớn tiếp theo.

Những gì chúng ta có thể thấy trong nguyên cả năm thứ hai của cuộc chiến phần lớn sẽ là những gì mà chúng ta đã thấy trong năm vừa qua.

Ukraine sẽ giữ những vùng lãnh thổ mà họ có có thể giữ và buộc phải rút khỏi những vùng lãnh thổ cần rút để duy trì lực lượng cần thiết cho các cuộc phản công.

Xe bọc thép của Nga bị lực lượng Ukraine thu giữ được trưng bày tại Quảng trường Độc lập ở Kiev, Ukraine,
vào ngày 25/8/2022. Ảnh: Metin Aktas/Anadolu Agency qua Getty Images/The Conversation

Thách thức đối với Ukraine là những cuộc phản công này sẽ trở nên khó khăn hơn khi quân Nga được củng cố và tập trung ở một khu vực nhỏ hơn. Điều đó hạn chế lợi thế cơ động của Ukraine.

Bởi vì Nga thiếu quân đội được huấn luyện tốt để tiến hành các cuộc tấn công, nước này sẽ dựa vào các cuộc pháo kích để giành những phần lãnh thổ tương đối nhỏ ít giá trị chiến thuật và thậm chí còn ít giá trị chiến lược hơn. 

Theo quan điểm của tôi, cuộc chiến sẽ kéo dài cho đến khi chi phí kinh tế và chính trị của cuộc chiến trở nên quá lớn đối với Nga.

Nhưng đừng nhầm lẫn, Nga còn xa mới đến lúc đó và chiến tranh có thể sẽ còn tiếp diễn trong nhiều năm trước khi Nga đuối sức.

Trong khi chờ đợi, có sáu bài học sau rút ra qua năm đầu tiên của cuộc chiến.

Chiến tranh ở châu Âu chưa chấm dứt

Nếu cuộc xâm lược Georgia của Nga vào năm 2008 hay việc nước này sáp nhập Crimea bất hợp pháp và hỗ trợ trực tiếp cho phe ly khai ở Donbas của Ukraine vào năm 2014 không cho thấy rõ điều đó, thì cuộc xâm lược Ukraine năm 2022 của Nga đã đưa ra bằng chứng không thể chối cãi rằng chiến tranh trên lục địa châu Âu vẫn là hiện thực vào năm 2023.

Kết quả là, thay vì NATO đã “lỗi thời” như tuyên bố vào năm 2017 của tổng thống mới đắc cử lúc đó là Donald Trump, cuộc xâm lược của Nga đã củng cố liên minh châu Âu.

Sự củng cố này nhiều đến mức Thụy Điển và Phần Lan, hai quốc gia nổi tiếng trung lập, đang xin gia nhập NATO sau hơn 70 năm đứng ngoài kể từ khi NATO thành lập. 

Răn đe không ngăn được Nga

Rất khó để biết liệu Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể bị ngăn cản xâm lược Ukraine hay không.

Theo quan điểm của tôi, Hoa Kỳ và các đồng minh NATO đã không thực sự cố gắng ngăn chặn các cuộc xâm lược trước đó của Nga vào Ukraine và Crimea, và những thất bại này đã có từ thời chính quyền George W. Bush.

Các biện pháp trừng phạt sau cuộc xâm lược Georgia của Nga và sau sự sáp nhập bất hợp pháp Crimea chỉ là những trừng phạt nhẹ nhàng.

Khi Nga dành nhiều tháng để bố trí quân dọc biên giới, Hoa Kỳ và các đồng minh của họ chỉ đơn giản là đe dọa trừng phạt nếu Nga tiến hành xâm lược. Nhưng những lời đe dọa đó đã bị Putin phớt lờ.

Khi cuộc xâm lược sắp xảy ra, thay vì thực hiện nỗ lực cuối cùng để ngăn chặn, thì trên thực tế, Hoa Kỳ đã bật đèn xanh cho cuộc xâm lược bằng cách đóng cửa Đại sứ quán và di dời các nhà ngoại giao.

Để so sánh, trong Thế chiến II, Hoa Kỳ đã từ chối đóng cửa Đại sứ quán của mình ở Paris ngay cả khi Đức Quốc xã đe dọa Pháp.

Sức mạnh chiến đấu không chỉ là số lượng thiết bị và con người

Vào lúc bắt đầu cuộc xung đột, Nga được xem là cường quốc quân sự thứ hai trên thế giới, sau Hoa Kỳ. 

Nga có lợi thế 10/1 trước Ukraine ­– nước xếp thứ 22 về sức mạnh quân sự thế giới.

Mặc dù rất khó đo lường, nhưng cuộc chiến đã chỉ ra rằng học thuyết, huấn luyện, lãnh đạo và tinh thần cũng là những yếu tố quan trọng.

Cam kết của Ukraine chuyển mình từ quân đội Xô Viết sang quân đội kiểu phương Tây vào năm 2015 đã được đền đáp.

Nhưng các thiết bị chiến tranh vẫn quan trọng

Người dân Ukraine có thể có ý chí kháng cự, nhưng nếu không có đủ vũ khí và có các hệ thống vũ khí phù hợp, họ có thể đã thua trong cuộc chiến thông thường từ nhiều tháng trước và giờ đây là những chiến dịch nổi dậy xảy ra trên khắp đất nước. 

Phần lớn sự quan tâm về những vũ khí mà Ukraine cần đều hướng vào hệ thống tên lửa HIMARS, xe chiến đấu bộ binh, xe tăng và máy bay chiến đấu.

Nhưng với lực lượng quân sự yếu hơn nhiều so với Nga, Ukraine đang cần gần như mọi thứ.

Mặc dù không dễ nhìn thấy như xe tăng, nhưng đạn dược cũng quan trọng không kém và Ukraine không thể tự sản xuất đủ trong nước để thay thế cho các kho dự trữ đã cạn kiệt.

Một quân nhân Ukraine chất lên xe tải tên lửa chống tăng Javelin của Mỹ vào ngày 11/2/2022.
Ảnh: Sergei Supinsky / AFP qua Getty Images / The Conversation

Ukraine hoàn toàn cần những hệ thống vũ khí và đạn dược này để duy trì cuộc chiến. 

Chưa thể đưa xe tăng vào bảo tang

Một số nhà phân tích đã đặt câu hỏi rằng liệu xe tăng có phải đã lỗi thời sau cuộc chiến Nagorno-Karabakh năm 2020 giữa Armenia và Azerbaijan hay không, vì chúng dễ bị tấn công bởi hệ thống máy bay không người lái của Azerbaijan. 

Tương tự như vậy, Hoa Kỳ đã tiêu diệt các xe tăng của Iraq trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.

Nhưng vấn đề của cả hai cuộc chiến đó không phải là xe tăng, mà là đào tạo và tuyển dụng kém. 

Xe tăng vẫn có vai trò trong các cuộc diễn tập quân sự và người Ukraine đã chứng minh rằng chúng có thể rất hiệu quả khi được sử dụng đúng cách.

Các cuộc chiến thường xảy ra ở khu vực đô thị

Quân đội muốn tránh chiến tranh đô thị, và đúng như vậy.

Nó được cho là môi trường thách thức nhất để chiến đấu, và nó thường tàn bạo nhất, như cuộc chiến ở Ukraine đã cho thấy.

Nhưng chiến tranh cũng đã chứng minh rằng không thể tránh các cuộc chiến ở khu vực đô thị, chúng là nơi phần lớn các cuộc giao tranh đã xảy ra.

Tuy nhiên, bất chấp sự phổ biến của chiến tranh đô thị ở Ukraine, ở Marawi của Philippines và ở Iraq, quân đội vẫn chưa chuẩn bị sẵn sàng cho môi trường này.

Một bài học chưa được học

Đây có phải là cuộc chiến lớn cuối cùng mà chúng ta sẽ thấy các phi công chiến đấu?

Các máy bay chiến đấu ít gặp rủi ro trong các chiến dịch chống nổi dậy ở Afghanistan và Iraq, nhưng chúng cực kỳ dễ bị tấn công trước các hệ thống phòng không của các quốc gia tiên tiến hơn.

Trong cuộc chiến Nagorno-Karabakh năm 2020, máy bay không người lái nổi bật hơn so với máy bay chiến đấu, và điều đó cũng đúng trong cuộc chiến này.

Điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Việc chế tạo một chiếc máy bay sẽ dễ dàng và rẻ hơn nếu con người không phải lái nó. Còn quá sớm để nói đây là khởi đầu hay kết thúc của máy bay chiến đấu có người lái.

Nhiều khả năng, theo quan điểm của tôi, đây chỉ đơn giản là sự xuất hiện của các loại vũ khí mới chứ không phải là sự thay thế hoàn toàn vai trò của các phi công chiến đấu.

Liam Collins

(*) Liam Collins là Giám đốc Sáng lập Viện Chiến tranh Hiện đại, Học viện Quân sự Hoa Kỳ West Point

Nguồn: The making of a quagmire in Ukraine, Asia Times, February 27, 2023

Ly Ngữ dịch


Nguồn: https://boxitvn.online/?p=83226

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Mon Mar 06, 2023 4:12 pm

Ukraine sắp hết đạn, Châu Âu đối diện mặt với áp lực phải sản xuất nhiều hơn (Việt Linh)

Các kho dự trữ nước ngoài đang cạn kiệt là mối lo ngại ngày càng tăng khi Mỹ và các đồng minh khác tranh luận về cách tăng sản lượng vũ khí mà thế giới không cần thiết kể từ sau Chiến tranh Lạnh.

Khi Ukraine sắp hết đạn dược cần thiết để tiếp tục chống lại cuộc xâm lược của Nga và các kho dự trữ nước ngoài ngày càng cạn kiệt, một số người ủng hộ trung thành nhất của Kiev, bao gồm cả Hoa Kỳ, đang gây áp lực lên các đồng minh châu Âu để nhanh chóng tăng cường sản xuất vũ khí.

Một đề xuất đầy tham vọng do Estonia đưa ra sẽ yêu cầu châu Âu tăng sản lượng đạn pháo 155 ly lên gấp 7 lần, chuyển công suất sản xuất từ ​​240.000 lên 300.000 quả đạn mỗi năm lên tới 2,1 triệu quả đạn mỗi năm.

Chi phí ước tính sẽ là gần 4,25 tỷ đô la cho nỗ lực mua lại chung sẽ được chia sẻ bởi các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu. Nếu được đáp ứng, châu Âu sẽ sản xuất đủ nhu cầu đạn dược của Ukraine trong 6 tháng, thay vì 4 năm như ở mức sản xuất hiện tại, đề xuất cho biết.

Ngay trước khi có bài phát biểu gay gắt tố cáo Nga tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhân kỷ niệm một năm cuộc xâm lược vào tuần trước, Ngoại trưởng Estonia Urmas Reinsalu nói rằng ông đã thảo luận về đề xuất này với một số người đồng cấp châu Âu.

Ông nói rằng, một kế hoạch sẽ được thống nhất, vì chúng ta không có thời gian để lãng phí.

Ông nói thêm: “Phương thức hoạt động có thể khác nhau – ai sẽ thực hiện mua sắm và số lượng, v.v. – nhưng điều quan trọng là nó diễn ra nhanh chóng.”

Đối với Ukraine, việc sản xuất đạn pháo ở châu Âu và Mỹ đang ở thời điểm khủng hoảng.

Andriy Zagorodnyuk, người trước đây từng là Bộ trưởng Quốc phòng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy và hiện đang cố vấn cho chính phủ Ukraine về mua sắm vũ khí, cho biết: “Nếu sản lượng vẫn ở mức cũ hoặc cao hơn một chút, chúng tôi sẽ hết đạn trong năm nay”.

Estonia, quốc gia giáp Nga, từng là một phần của Liên Xô và các nhà lãnh đạo nước này trong nhiều năm đã cảnh báo về các xung lực bành trướng của Tổng thống Vladimir Putin. Theo một nhân viên Thượng viện thân cận với cuộc đối thoại sản xuất vũ khí giữa Mỹ và các đồng minh, đây là chìa khóa cho những nỗ lực nhằm tăng đáng kể sản lượng đạn dược.

Quốc gia nhỏ bé với dân số 1,3 triệu người này đã dành gần một nửa ngân sách quốc phòng để hỗ trợ Ukraine. Hiện tại, “Mỹ đang thúc giục các chính phủ châu Âu tăng cường sản xuất đạn pháo,” nhân viên này cho biết, khi Mỹ tăng gấp 5 lần sản lượng của chính mình.

Mua sắm và sản xuất vũ khí là một mục quan trọng trong chương trình nghị sự của chính quyền Biden, đặc biệt là trong những tháng gần đây khi ngày càng rõ ràng rằng các kho vũ khí của Hoa Kỳ đang cạn kiệt. Việc sản xuất vũ khí thông thường trong nước của Mỹ – như lựu pháo, xe tăng và đạn cần thiết cho chúng – đã không còn hợp thời trong cơ sở công nghiệp của Mỹ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Những dây chuyền sản xuất đó, đã bị bỏ hoang trong những thập kỷ sau đó, đã chậm hoạt động trở lại. Những lo ngại đã gia tăng trong những tháng gần đây rằng một mình Hoa Kỳ có thể không đủ khả năng duy trì nguồn cung cấp ổn định cho Ukraine.

Ba nhà ngoại giao châu Âu cho biết vấn đề này là ưu tiên hàng đầu đã được nêu ra trong chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden tới Ba Lan nhân lễ kỷ niệm chiến tranh và đây là chủ đề thảo luận thường xuyên trong Hội nghị An ninh Munich vào tháng trước giữa các quan chức châu Âu. Đây cũng được cho là chủ đề thảo luận trọng tâm của Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Biden trong cuộc gặp của họ tại Nhà Trắng hôm thứ Sáu vừa qua.

“Tất cả các giám đốc vũ khí của NATO đang cùng nhau tìm cách tăng năng lực sản xuất,” một quan chức chính quyền giấu tên cho biết để chia sẻ chi tiết về những nỗ lực đang diễn ra, đề cập đến các quan chức hàng đầu của mỗi quốc gia thành viên phụ trách mua sắm quốc phòng. “Với môi trường an ninh đang thay đổi, các đồng minh NATO đã xác định đây là một nhu cầu.”

Chính quyền Biden đã công bố hôm thứ Sáu rằng họ đang đóng góp nhiều đạn dược hơn nữa để giúp đỡ người Ukraine với gói 400 triệu đô la mới sẽ rút thiết bị khỏi kho của Ngũ Giác Đài.

Vấn đề không phải là có sự phản đối giữa những người châu Âu. Thay vào đó, thách thức là thời gian và bộ máy quan liêu của các quốc gia. Zagorodnyuk cho biết, đặc biệt xung quanh ngành công nghiệp quốc phòng, các quy định về an toàn và cạnh tranh của châu Âu khá khắt khe. Zagorodnyuk cho biết, việc mở rộng và xây dựng các nhà máy mới để đáp ứng đề xuất của Estonia trong vòng một năm sẽ cực kỳ nhanh đối với châu Âu, nhưng “ở Ukraine thì sẽ không đủ nhanh”.

Reinsalu của Estonia cho biết: “Sẽ mất thời gian: mua sắm, đặt hàng, dây chuyền sản xuất và hậu cần thực tế để giao hàng”, đồng thời gợi ý rằng các nước châu Âu vẫn có thể cung cấp đạn dược từ kho dự trữ còn lại của họ và lấp đầy sau khi sản xuất bắt kịp.

Một vấn đề đối với người Ukraine là chiến tranh là một kiểu thụt lùi về mặt quân sự. Trevor Taylor, giáo sư danh dự tại Đại học Cranfield, cho biết sau Chiến tranh Lạnh, cả các công ty quốc phòng của Mỹ và châu Âu đều được tổ chức để sản xuất vũ khí công nghệ cao, tiên tiến hơn trong thời bình và không chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh trên bộ ở châu Âu phụ thuộc nhiều vào pháo binh.    

“Hầu hết các nước NATO thực sự không lường trước được rằng họ sẽ tham gia vào một cuộc chiến tranh pháo binh. Ý tôi là đó là một cú sốc đối với hệ thống,” Taylor, người đứng đầu một chương trình nghiên cứu về quốc phòng và công nghiệp tại viện nghiên cứu Royal United Services Institute, nói.

Ông cho biết ngành công nghiệp quốc phòng của châu Âu đã tìm cách thích ứng với nhu cầu cao từ Ukraine nhưng đang tìm kiếm một cam kết dài hạn hơn từ các chính phủ để biện minh cho các khoản đầu tư lớn cần thiết để tăng cường sản xuất đạn pháo và các loại vũ khí khác.

Zelenskyy đã nói rõ nhu cầu của đất nước mình trong cuộc họp báo với Tổng thống Latvia Egils Levits ở Lviv vào thứ Sáu.

Ông nói: “Pháo binh là thứ chúng ta cần số 1 — cả hệ thống và đạn dược, cũng như đạn pháo với số lượng lớn — để ngăn chặn Nga. “Không phải để bắn vào lãnh thổ của họ, mà để ném họ ra khỏi lãnh thổ của chúng ta.”

Có vẻ như các cuộc đối thoại ở châu Âu đang bắt đầu chuyển từ các đề xuất giả định sang hành động cụ thể. Theo người phát ngôn của EU, Nabila Massrali, một nhóm các bộ trưởng quốc phòng châu Âu đang hướng tới một thỏa thuận vào tuần tới để chia sẻ gánh nặng chi phí sản xuất trên toàn Liên minh châu Âu.

Họ đang thảo luận về nhu cầu “xem xét việc mua sắm chung ở cấp độ châu Âu – vừa để bổ sung kho dự trữ của các quốc gia thành viên vừa duy trì những nỗ lực của chúng tôi trong việc hỗ trợ Ukraine,” bà nói. “Chúng tôi cần hỗ trợ ngành tăng cường năng lực sản xuất để đảm bảo họ có thể giao hàng theo đơn đặt hàng mới.”    

Liên minh châu Âu cũng dự kiến ​​sẽ cung cấp các loại đạn pháo rất cần thiết từ kho dự trữ của các nước thành viên, và Brussels sẽ hoàn trả cho họ.

Theo Taylor của RUSI, các chính phủ châu Âu đang xem xét hợp lý hóa các quy tắc mua vũ khí để đẩy nhanh quá trình và loại bỏ một số yêu cầu cạnh tranh.

Có lẽ sự thất vọng chính đối với Ukraine là phải mất hơn một năm sau khi Nga xâm chiếm lãnh thổ của mình thì các đối tác và đồng minh mới có phản ứng đáp trả.

Giám đốc điều hành Raytheon Greg Hayes cho biết tại Diễn đàn Quốc phòng Reagan vào tháng 12: “Chúng tôi chi rất nhiều tiền cho một số hệ thống lớn rất tinh vi và chúng tôi không chi nhiều như vậy cho các loại đạn dược cần thiết để hỗ trợ những hệ thống đó. “Chúng tôi không có ưu tiên hoàn thành dự trữ chiến tranh mà chúng tôi cần để chiến đấu trong một trận chiến dài hạn.”

Taylor cho biết ông hy vọng các nhà thầu quốc phòng của Mỹ và châu Âu có thể cung cấp đủ đạn dược cho Ukraine để tránh tình trạng thiếu hụt trầm trọng cho các lực lượng của nước này, nhưng điều đó có thể không đủ để Kiev giành được ưu thế.

Ông nói: “Người châu Âu và người Mỹ “sẽ có thể cung cấp cho Ukraine đủ đạn dược mà người Nga không thể giành được”. “Nhưng sẽ rất khó để cung cấp đủ cho người Ukraine để người Ukraine có thể, theo một nghĩa rõ ràng, đó là giành chiến thắng.”

Việt Linh (Theo Asia Times)

Nguồn: https://www.baocalitoday.com/noi-bat/ukraine-sap-het-dan-chau-au-phai-doi-mat-voi-ap-luc-phai-san-xuat-nhieu-hon.html

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Wed Mar 08, 2023 2:36 pm

Quân Nga bị sập bẫy ở Bakhmut (Ngô Nhân Dụng)

Bakhmut vốn là một thành trì vùng biên ải, với một truyền thống đối kháng,
trong lịch sử từng được người Cossack phòng ngự chống quân Nga hoặc quân Serbia.

Mùa Hè năm ngoái, Ukraine đã dùng một chiến thuật tương tự ở Severodonetsk và Lysychansk, cách 40 cây số về phía Bắc Bahkmut. Quân Nga đã tấn công hai thành phố này, số binh sĩ tổn thất quá nặng. Đến tháng Tám, quân Ukraine phản công, quân Nga thua, bỏ súng chạy, tỉnh Kharkiv được giải phóng.

Bakhmut sẽ được ghi như một trận đánh lịch sử trong chiến tranh Ukraine, chỉ vì trận chiến đã kéo dài đến chín tháng. Quân Nga bắt đầu tấn công Bakhmut, rồi để cho nhóm Wagner làm chủ chiến trường. Chính đạo quân lính đánh thuê này đã làm cho trận đánh nổi tiếng biến Bakhmut thành cái “máy xay thịt.”

Quân đội Ukraine từ tuần trước đã nói có thể rút khỏi Bakhmut. Ngày Thứ Năm 2 tháng 2, toán sử dụng máy bay không người lái (drone) cho biết đã được lệnh đưa tất cả ra ngoài.

Thành phố 70 ngàn dân này không phải là một địa điểm chiến lược, chỉ mở một con đường nhỏ tới Severodonetsk và Lysychansk ở phía Bắc. Nhưng nếu muốn tấn công hai thành phố lớn đó, quân Nga có thể dùng đường khác, không cần qua Bakhmut.

Bakhmut cũng không có một kho vũ khí hay chiến cụ nào. Chỉ có một mỏ muối nằm ở phía Bắc, đã ngưng hoạt động, và hầm rượu Artwinery rộng lớn chứa 50 triệu chai rượu chát mà Yevgeniy Prigozhin, lãnh tụ nhóm Wagner mới đứng chụp hình ở cửa hầm để khoe chiến công. Có lẽ hầm rượu này là một lý do Prigozhin tấn công Bakhmut vào tháng Năm năm ngoái. Bán rẻ mỗi chai $5 đô la cũng kiếm được nửa tỷ mỹ kim!

Prigozhin đánh Bakhmut cũng vì đang tranh giành ảnh hưởng với các tướng lãnh Nga; muốn chứng tỏ quân Wagner mạnh hơn những tân binh quân dịch không được huấn luyện, tinh thần uể oải và thiếu vũ khí, trong quân đội Nga. Trong 8 tháng cuối của năm 2022 đã có 4,000 quân Wagner chết, phần lớn là cựu tù nhân Nga chịu ra trận làm bia đỡ đạn để được xoá án. Nhiều tù nhân đã chết trước khi được trả lương, hơn $1,000 mỹ kim một tháng, theo báo The Guardian. Quân Ukraine cũng tổn thất, nhưng họ di tản những binh sĩ bị thương và thi hài. Quân Nga thì không. Prigozhin còn dùng hình ảnh xác lính Wagner để phản đối các tướng Nga không cung cấp đủ súng đạn. Ngày Thứ Sáu 3 tháng 3, Yevgeniy Prigozhin đã đứng trên một nóc nhà ở Bakhmut quay chiếu video, tuyên bố thành phố này đã bị bao vây ba mặt.

Viện binh Ukraine đưa tới Bakhmut gần đây rất nhỏ, trong đó không có những toán quân đã được huấn luyện ở Anh hay Đức, có thể sử dụng những vũ khí mới. Cũng không đưa tới những thiết giáp M-2 của Mỹ, Challenger 2 của Anh, Leopard 1 và Leopard 2 do Đức, Ba Lan và Canada tặng, hoặc xe tải quân CV-90 của Thụy Điển mới được viện trợ. Họ cố ý dè dặt để bảo toàn lực lượng ở hậu cứ, chuẩn bị các trận lớn sắp tới.

Ukraine đã báo trước có thể rút quân. Thành phố không có điện, không nước, dân chạy gần hết, chỉ còn 5,000 người già cả, họ dùng nước suối và kiếm củi đốt để sưởi. Trong những ngày sắp tới, quân Ukraine hoặc sẽ rút lui trên con đường duy nhất còn lại, hoặc cố cầm cự để quân Nga tiêu hao lực lượng càng lâu càng tốt, chờ đến khi băng tuyết tan hết sẽ mở cuộc tổng phản công mùa Hè.

Một ưu điểm của quân Ukraine là tinh thần binh sĩ vững vàng, kỷ luật chặt chẽ, họ sẵn sàng hy sinh, chiến đấu. Tướng Oleksandr Syrsky, tổng chỉ huy mặt trận miền Đông đã vào trong Bakhmut cổ động tinh thần binh sĩ, mặc dù đã có kế hoạch triệt thoái.

Báo New York Times điện thoại với Yuriy Syrotyuk, một chiến binh 46 tuổi ở trong Bakhmut. Anh phụ trách khẩu súng phóng lựu MK-19 của Mỹ, than rằng đang hết đạn, “Đáng lẽ mỗi ngày tôi bắn 300 trái lựu đạn, như hồi mùa Hè, bây giờ cấp chỉ huy chỉ cho phép bắn 5 đến 10 trái. Có lúc tôi nhìn thấy quân địch, nhưng không có gì để bắn.”

Bakhmut vốn là một thành trì vùng biên ải, với một truyền thống đối kháng, trong lịch sử từng được người Cossack phòng ngự chống quân Nga hoặc quân Serbia. Hai phần ba dân là người Ukraine, nhưng đa số nói thông thạo tiếng Nga. Khi Ukraine bị nhập vào Liên bang Xô Viết, Bakhmut bị đổi thành Artemivsk, tên một đảng viên cộng sản, một pho tượng Lenin lớn được dựng lên. Năm 2014, quân Nga bị đánh ra khỏi thành phố, tượng Lenin bị phá, tên Bakhmut được dùng lại.

Các tướng lãnh và bộ quốc phòng Nga đã bị quân Ukraine dùng kế khiêu dụ đổ quân vào cái bẫy Bahkmut làm chết hàng ngàn lính, khi chiếm được sẽ thấy không được ích lợi chiến lược nào!

Khi quân Ukraine rút đi, Nga sẽ được làm chủ một thành phố nhỏ không còn dân chúng, không còn đời sống, kinh tế trống rỗng. Đổi lại, quân Nga và lực lượng Wagner chết quá nhiều. Chiếm đóng Bakhmut không có ích lợi gì cho Nga trước cuộc tổng phản công mùa Hè Ukraine đang chuẩn bị.

Có lẽ đó chính là mưu thuật của quân đội Ukraine. Họ dùng Bakhmut làm một cái bẫy thu hút đối phương đưa quân đến đó chết, tiêu hao lực lượng. Khi quân Ukraine bắt đầu mở cuộc tổng phản công với các chiến xa và vũ khí mới, các đạo quân Nga đã mệt mỏi, kiệt quệ vì ham đánh chiếm Bakhmut.

Mùa Hè năm ngoái, Ukraine đã dùng một chiến thuật tương tự ở Severodonetsk và Lysychansk, cách 40 cây số về phía Bắc Bahkmut. Quân Nga đã tấn công hai thành phố này, số binh sĩ tổn thất quá nặng. Đến tháng Tám, quân Ukraine phản công, quân Nga thua, bỏ súng chạy, tỉnh Kharkiv được giải phóng.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/quan-nga-bi-sap-bay-o-bakhmut/6989842.html

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Thu Mar 09, 2023 3:00 am

Ukraine phủ nhận liên quan đến vụ nổ đường ống dẫn khí đốt Nord Stream

Hình minh họa NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

08.03.2023

Malu Cursino và Emily McGarvey

BBC News

Ukraine đã phủ nhận mọi liên quan đến cuộc tấn công hồi tháng 9 vào các đường ống Nord Stream, vốn được xây lắp để vận chuyển khí đốt tự nhiên của Nga tới Đức.

Sự phủ nhận này được đưa ra sau New York Times đưa tin, trong đó trích dẫn các quan chức tình báo Hoa Kỳ giấu tên, cho rằng một nhóm thân Ukraine chịu trách nhiệm về vụ này.

Mykhailo Podolyak, cố vấn của tổng thống Ukraine, cho biết Ukraine "tuyệt đối không dính líu".

Moscow bác bỏ tin này và coi đó là một "chiến dịch truyền thông giả mạo có phối hợp".

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đặt câu hỏi làm thế nào Hoa Kỳ có thể đưa ra các giả định mà không cần điều tra. Ông nói với hãng thông tấn nhà nước Ria-Novosti rằng “Rõ rang là những tác giả của cuộc tấn công muốn chuyển hướng sự chú ý.

Truyền thông Đức cho biết các nhà điều tra tin rằng họ đã xác định được chiếc thuyền được sử dụng để đặt chất nổ.

Việc cung cấp khí đốt của Nga đã bị đình chỉ trước các vụ nổ. Nga đã đóng cửa đường ống Nord Stream 1 vào tháng Tám năm ngoái, và nói rằng đường ống này cần được bảo trì. Nord Stream 2 chưa bao giờ được đưa vào sử dụng.

Nguyên nhân chính xác của vụ nổ ngày 26 tháng Chín tấn công các đường ống dẫn khí đốt tự nhiên vẫn chưa được biết, nhưng nhiều người tin rằng các đường ống này đã bị tấn công.

Moscow đã đổ lỗi cho phương Tây về các vụ nổ và kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc điều tra độc lập.

Các nhà lãnh đạo NATO và phương Tây đã không trực tiếp cáo buộc Nga tấn công các đường ống dẫn dầu của chính họ, mặc dù EU trước đây đã nói rằng Nga sử dụng các đường ống dẫn khí đốt của mình như một vũ khí chống lại phương Tây.

Hôm thứ Ba, tờ New York Times đưa tin rằng thông tin tình báo mới được các quan chức Hoa Kỳ rà soát cho thấy một nhóm thân Ukraine đã thực hiện cuộc tấn công vào các đường ống Nord Stream.

Trích dẫn giới chức Hoa Kỳ muốn ẩn danh, bản tin cho biết không có bằng chứng nào cho thấy Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hoặc các phụ tá hàng đầu của ông có liên quan đến hoạt động này.

Tờ báo Mỹ đưa tin rằng các quan chức từ chối tiết lộ bản chất của thông tin tình báo, cách thức thu được thông tin này hoặc "bất kỳ chi tiết nào về sức mạnh của bằng chứng có trong thông tin này".

Bài của báo này nói thêm: "Giới chức đã xem xét thông tin tình báo cho biết họ tin rằng những kẻ phá hoại rất có thể là công dân Ukraine hoặc Nga, hoặc một số kết hợp của cả hai."

Phản hồi lại bản tin của New York Times, ông Podolyak nói thêm rằng Kyiv không có thông tin gì về những gì đã xảy ra.

Cũng trong ngày thứ Ba, tờ Die Zeit của Đức đưa tin rằng nhà chức trách Đức đã đạt được bước đột phá trong cuộc điều tra nguyên nhân vụ tấn công.

Theo nghiên cứu chung được công bố bởi báo này và các tổ chức truyền thông Đức khác, chiếc thuyền được sử dụng để đặt chất nổ là một chiếc du thuyền được thuê từ một công ty có trụ sở tại Ba Lan, được cho là thuộc về hai người Ukraine. Hiện chưa rõ quốc tịch của những người thực hiện vụ tấn công.

Công tố viên của Đức từ chối bình luận về báo cáo nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Boris Pistorius cảnh báo không nên kết luận vội vàng.

Ông nói với đài phát thanh Đức rằng đó có thể là một hoạt động đánh lừa nhằm đổ lỗi cho các nhóm thân Ukraine: "Khả năng xảy ra [lý thuyết] này hay lý thuyết kia cũng cao như vậy."

Ít nhất 50m đường ống Nord Stream 1 dưới nước đưa khí đốt của Nga đến Đức được cho là đã bị phá hủy bởi vụ nổ hồi tháng Chín.

Cảnh sát Đan Mạch tin rằng "những vụ nổ mạnh" đã làm thủng 4 lỗ trên đường ống Nord Stream 1 và đường ống mới hơn là Nord Stream 2.

Chính quyền Đức, Đan Mạch và Thụy Điển đều đang điều tra vụ việc.

Ông Peskov cho biết các quốc gia cổ đông của Nord Stream nên yêu cầu một cuộc điều tra khẩn cấp, minh bạch.

"Chúng tôi vẫn không được phép tham gia cuộc điều tra," ông nói. "Chỉ vài ngày trước, chúng tôi đã nhận được thư tín lưu ý về vujv việc từ Đan Mạch và Thụy Điển. Toàn bộ sự việc này không chỉ kỳ lạ. Nó sặc mùi tội ác ghê tởm."

Trong nhiều thập niên, Nga đã cung cấp lượng lớn khí đốt tự nhiên cho Tây Âu. Nhưng sau khi cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu vào tháng Hai năm ngoái, hầu hết các nước EU đã giảm đáng kể sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Thu Mar 09, 2023 1:47 pm

Không thể tin cậy vào Putin (Christoph Heusgen/TAZ)

Christoph Heusgen tại Hội nghị An ninh Munich

Christoph Heusgen chủ trì Hội nghị An ninh Munich, bắt đầu vào thứ Sáu 16.2.2023. Và kêu gọi chuyển giao máy bay chiến đấu cho Ukraine trước.  

Christoph Heusgen cùng chịu trách nhiệm về chính sách Nga của bà Merkel, mà ông vẫn bảo vệ cho đến ngày nay

Từ năm 2005 đến 2017, người đàn ông 67 tuổi này đã từng là cố vấn chính sách đối ngoại cho Thủ tướng Angela Merkel và sau đó là Đại sứ Đức tại Liên Hiệp Quốc (LHQ). Ông hiện đang chủ trì Hội nghị An ninh Munich. Cuốn sách mới của ông “Lãnh đạo và Trách nhiệm – Chính sách Đối ngoại của Angela Merkel và Vai trò tương lai của Đức trên Thế giới” vừa được nhà xuất bản Siedler phát hành.

*

TAZ: Thưa ông Heusgen, ông từng là cố vấn về chính sách ngoại giao cho bà Angela Merkel trong 12 năm. Đức đã phạm sai lầm gì trong chính sách đối với Nga?

Christoph Heusgen: Tôi muốn tránh dùng từ sai lầm. Bạn phải xem ở sự tương quan toàn diện hơn. Mối quan hệ của chúng ta với Nga được định hình bởi Chiến tranh Thế giới II. Đức chịu trách nhiệm về cái chết của hơn 20 triệu người trên lãnh thổ Liên Xô. Và chúng ta biết ơn Gorbachev, người đã giúp nước Đức thống nhất. Cảm giác tội lỗi và lòng biết ơn là lý do sâu xa cho nhiều quyết định.

Vì vậy, ông và Merkel đã bị mù quáng bởi nhận thức lịch sử?

Không phải mù quáng mà chúng tôi đã bị ảnh hưởng bởi nhận thức lịch sử. Sai lầm của chúng tôi là đã đánh giá thấp bước ngoặt ảm đạm vào năm 2012, khi Putin nhậm chức tổng thống lần thứ hai. Sau năm 2012, Putin đã khác. Phe đối lập bị phân biệt đối xử, các tổ chức phi chính phủ bị cấm và quyền tự do truyền thông báo chí bị hạn chế. Đó là phản ứng của Putin đối với các cuộc biểu tình ở Nga và cuộc nổi dậy của dân chúng ở các nước Ả rập, nó cho thấy nhiều chính phủ có thể bị lật đổ. Khi nhìn lại, dường như những sự kiện này đã dẫn theo một đường thẳng đến cuộc tấn công vào Ukraine vào ngày 24 tháng Hai. Nhưng cũng phải tính đến ảnh hưởng của Corona và thực tế là Putin đã không có đối tác trao đổi đối thoại từ bên ngoài nước Nga trong hai năm qua.

Cảm thấy tội lỗi và chuộc lỗi lầm nghe có vẻ quý phái. Tuy nhiên có cả chuyện kinh doanh và mua khí đốt giá rẻ.

Chuyện đó có cùng một logic. Chính sách ngoại giao Phương Đông của Willy Brandt đã đi đôi với việc cải thiện các mối quan hệ kinh tế và kinh doanh đường ống khí đốt, tiếp dẫn sau đó là Nord Stream. Câu thần chú là “Làm Thay đổi thông qua Thương mại”. Đó là một phần của chính sách hòa giải.

Phải chăng Đức có thể đã ngăn chặn cuộc chiến này?

Thật khó nói. Chúng tôi luôn tìm ra giải pháp với Putin, ông hãy xem Thỏa thuận Minsk. Hollande và Merkel đã thành công trong việc ngăn chặn bước tiến của quân đội Nga ở Donbass. Tôi tự hỏi,phải chi nếu không có Corona thì chúng tôi có thể nói rõ cho Putin biết hậu quả của một cuộc tấn công vào Ukraine. Cuộc chiến không phải là một thành công đối với Nga, nó khiến Nga tụt hậu nhiều thập kỷ về kinh tế.

Năm 2008, Mỹ muốn kết nạp Ukraine vào NATO. Merkel đã ngăn chặn điều đó. Đó có phải là một sai lầm?

Việc kết nạp Georgia và Ukraine vào năm 2008 cũng gây nhiều tranh cãi kịch liệt trong chính phủ Hoa Kỳ. Ukraine chưa sẵn sàng trở thành thành viên NATO vào năm 2008. Tổng thống Yushchenko khi đó đã hoàn toàn bất đồng với Nữ thủ tướng Tymoshenko . Các cuộc thăm dò cho thấy hơn một nửa người dân Ukraine phản đối việc gia nhập. Do đó, theo quan điểm của chúng tôi, việc gia nhập NATO là không thể vào thời điểm đó.

Lúc đó là sai, nhưng liệu bây giờ có đúng không?

Không, chừng nào Ukraine còn chiến tranh với Nga, gia nhập trở thành thành viên NATO là không thể. Điều đó sẽ tự động dẫn đến một cuộc chiến của NATO chống lại Nga. Thủ tướng Scholz đã đúng khi loại trừ điều này. Nhưng câu hỏi về tư cách thành viên NATO sẽ nảy sinh khi có một lệnh ngừng bắn và một hiệp ước hòa bình. Ukraine đã đúng khi chỉ ra rằng Nga đã không tuân thủ Bản ghi nhớ Budapest năm 1994, không tuân thủ Hiệp ước Hữu nghị Ukraine-Nga, không tuân thủ Thỏa thuận Minsk. Các thỏa thuận với Nga không có giá trị như tờ giấy mà chúng được viết ra. Bạn không thể tin cậy vào Putin. Đó là lý do tại sao Kiev sẽ yêu cầu đảm bảo an ninh.

Và điều đó có nghĩa là gì?

Có ba lựa chọn. Thứ nhất: việc gia nhập NATO. Thứ hai: Đảm bảo an ninh từ các quốc gia NATO riêng lẻ. Thứ ba, vũ trang cho Ukraine ở mức độ thật hiện đại khiến cho bất kỳ cuộc tấn công nào nữa sẽ trở nên đầy rủi ro.

Và Mỹ là người tham gia chính?

Đúng. Ukraine sẽ không ký lệnh ngừng bắn nếu không có sự tham gia của Mỹ. Berlin làm rất nhiều cho Kiev về mặt quân sự – nhưng chỉ mang lại một phần mười những gì Hoa Kỳ mang lại. Không có họ thì không có sự đảm bảo đáng tin cậy nào về an ninh đối với Nga.

Có thể hình dung được rằng Putin sẽ chấp nhận tư cách thành viên chỉ trên thực tế hoặc thậm chí tư cách thành viên theo luật của Ukraine trong NATO?

Hiện tại thì không. Tôi nghĩ việc Scholz nói chuyện điện thoại với Putin là đúng. Nhưng thông điệp của Putin không thay đổi. Ông không công nhận Ukraine là một quốc gia và muốn một Ukraine phi quân sự hóa. Điều này là không thể chấp nhận được đối với Ukraine. Họ kiên quyết đòi khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của đất nước mình.

Có cơ hội đàm phán không ?


Có 15 triệu người phải sơ tán và hàng chục nghìn người chết. Trước những đau khổ khôn lường của con người, không nên bỏ lỡ bất kỳ cố gắng nào. Tuy nhiên, sẽ chỉ có các cuộc đàm phán hòa bình một khi Putin hiểu rằng ông ta không thể đạt được mục tiêu chiến tranh của mình là khuất phục Ukraine. Và khi Kiev thừa nhận: chiếm lại nhiều vùng lãnh thổ hơn sẽ phải trả giá bằng quá nhiều nhân mạng. Đó là hai điều kiện tiên quyết.

Điều đó có thể cần một thời gian dài.

Đúng, nhưng chúng ta cũng nên thấy rằng có điều gì đó thực hiện được giữa Moscow và Kiev. Cả hai bên đã đồng ý về việc trao đổi tù nhân và đồng ý về việc cung cấp ngũ cốc với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc tại Thổ Nhĩ Kỳ. Người ta có thể hy vọng rằng các thỏa thuận nhỏ hơn về ngừng bắn nhân đạo trong khu vực cũng sẽ khả thi. Nhưng tôi nghĩ đàm phán hòa bình hiện nay không thực tế.

Tổng thống Brazil Lula đã đề xuất đàm phán với Trung Quốc và Brazil. Đây có thể là một giải pháp?

Brazil và Trung Quốc nằm trong liên minh Brics với Nga. Ấn Độ bỏ phiếu trắng khi lên án Nga tại Hội đồng Bảo an. Ngoại trưởng Nga Lavrov được chào đón nồng nhiệt tại Nam Phi, cũng là một phần của Brics. Các nước Brics theo một nghĩa nào đó có tính phe phái. Do đó, ít nhất một quốc gia NATO sẽ phải có mặt trong các cuộc đàm phán.

Putin đang cố gắng thể hiện mình là một người chống chủ nghĩa đế quốc của phương Tây ở Nam bán cầu. Phương Tây đã hiểu đầy đủ về hiện tượng này chưa?

Câu hỏi này rất quan trọng. Ở châu Âu, tất cả đều rõ ai là thủ phạm và ai là nạn nhân. Nhưng với tư cách là đại sứ Đức tại Liên Hiệp Quốc, tôi thấy nhiều nước trên thế giới có suy nghĩ khác. Ngay cả trước chiến tranh của Nga, đã có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các câu chuyện truyền miệng. Nhiều nước ủng hộ Hiến chương Liên Hợp Quốc, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Trật tự dựa trên Luật lệ. Những nước khác nhấn mạnh nhiều vào chủ quyền quốc gia mà mọi thứ khác, bao gồm cả nhân quyền, đều trở thành thứ yếu. Nhiều nước coi cuộc chiến Ukraine là sự mở rộng của cuộc xung đột giữa hai khối Đông và Tây và xác định lập trường trung lập. Ở đây điều quan trọng là chúng ta phải phản bác. Đó không phải là sự tiếp tục của cuộc xung đột Đông-Tây, mà là một cuộc tấn công lớn vào Trật tự quốc tế dựa trên Luật lệ. Là quốc gia có nền kinh tế mạnh thứ tư trên thế giới với mức độ tín nhiệm cao, Đức phải làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ câu chuyện của chúng ta ở Nam bán cầu – Trật tự dựa trên Luật lệ, được xây dựng trên Hiến chương Liên hiệp quốc. Thủ tướng Scholz đã phải xác định ở Argentina và Brazil rằng chúng ta đang ở thế phòng thủ. Đức cần đấn thân nhiều hơn nữa vào Nam bán cầu.

Chẳng phải điều đó bao gồm việc tự phê bình nhiều hơn về phía phương Tây sao? Trong cuốn sách “Lãnh đạo và Trách nhiệm”, ông ­chỉ dành một trang để nói về những sai lầm của phương Tây, chẳng hạn như cuộc chiến tranh của Mỹ ở Iraq…

Vậy thì bạn mới chỉ đọc được một nửa cuốn sách. Tôi thậm chí đã cho thấy rằng phương Tây đã thường xuyên vi phạm trật tự dựa trên quy tắc mà chính họ tuyên truyền. Tôi chỉ trích việc Hoa Kỳ dưới thời Trump đã vi phạm luật pháp quốc tế khi chuyển đại sứ quán từ Tel Aviv đến Jerusalem hoặc công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan.

Đức nên đóng vai trò gì trong cuộc xung đột Ukraine trong tương lai?

Tiếp tục cung cấp hỗ trợ nhân đạo và kinh tế cho Ukraine và cung cấp cho nước này vũ khí cần thiết để tự vệ và chiếm lại các vùng lãnh thổ do Nga nắm giữ. Chỉ khi đó, một lệnh ngừng bắn mới có thể thực hiện được. Đặc biệt, Đức không nên áp đặt bất kỳ mục tiêu nào cho Kiev, mà nên hỗ trợ và sát cánh bên quốc gia bị tàn phá trong sự phối hợp chặt chẽ với các đối tác.

Khi bắt đầu chiến tranh, Ukraine yêu cầu một vùng cấm bay. NATO bác bỏ điều đó. Vì vậy, đồng ý theo mong muốn của Ukraine có thể rất rủi ro…

Người Ukraine không thể tự mình thực thi vùng cấm bay mà chỉ có sự trợ giúp của NATO. Nếu một tên lửa của NATO hay một tiêm kích Eurofighter bắn hạ một máy bay Nga, chúng ta sẽ trở thành một bên tham chiến. Điều đó hoàn toàn không thể được. Nhưng một điều có khác biệt là việc cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine. Tôi cho rằng điều đó không có vấn đề gì theo luật pháp quốc tế vì điều đó không có nghĩa là NATO trực tiếp tham gia vào cuộc chiến.

Khi nói đến máy bay chiến đấu, không phải ranh giới giữa việc tham gia vào cuộc chiến trở nên mờ nhạt sao? Các máy bay phản lực phương Tây như F-16 phải được bảo trì trên lãnh thổ NATO và bay từ đó để thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu ở Ukraine.

Điều đó cũng xảy ra với xe tăng và pháo tự hành. Chúng được sửa chữa ở Slovakia. Theo luật pháp quốc tế, chúng tôi có thể cung cấp vật liệu chiến tranh cho Ukraine mà không trở thành một bên tham chiến.

Máy bay chiến đấu được bảo trì ở các nước phương Tây và hoạt động trên lãnh thổ Nga có thể được coi là mối đe dọa từ quan điểm của Nga…

Máy bay chiến đấu sẽ chỉ được cung cấp với điều kiện giống như xe tăng – đó là Ukraine không được sử dụng chúng trên lãnh thổ Nga. Và Zelenski phải cam kết theo các thỏa thuận.

Lầu Năm Góc nói Không với máy bay chiến đấu vào tháng 3/2022 vì nguy cơ leo thang căng thẳng quá lớn. Đó sẽ là lằn ranh đỏ đối với người Nga.

Chính phủ Đức từ lâu đã lập luận điều này liên quan đến xe tăng chiến đấu. Ông Peskov, phát ngôn viên của Putin, đã nói rằng mọi hoạt động chuyển giao vũ khí đều vượt qua ranh giới đỏ. Chúng ta không nên khiến sự ủng hộ của mình đối với Ukraine phụ thuộc vào những đường đỏ được vẽ ra một cách tùy tiện của Điện Kremlin, mà hãy chọn một trọng tâm khác. Chúng ta phải ngăn Putin thành công về mặt quân sự. Bởi vì kế hoạch của ông ấy không chỉ kết thúc với cuộc chiến này. Tại Cộng hòa Moldova, đang có những lo ngại có thể hiểu được về một cuộc tấn công của Nga. Hãy nói chuyện với các đại diện chính trị của các nước vùng Baltic. Họ sợ rằng họ sẽ bị tấn công nếu không ngăn chặn được Putin ở Ukraine. Vì vậy, chúng ta phải làm bất cứ điều gì cần thiết để ngăn chặn thành công của Putin ở Ukraine.

Ông cho rằng một cuộc tấn công vào các quốc gia NATO ở các nước vùng Baltic chỉ là một nỗi sợ hãi có thể hiểu được do bắt nguồn từ lịch sử – hay cuộc tấn công sẽ là một kịch bản thực tế?

Ngay từ mùa thu năm 2021, tôi đã ủng hộ việc giao vũ khí cho Kiev và đã tranh luận với bà Baerbock về điều đó tại Hội nghị An ninh Munich vào tháng 2 năm 2022. Bà đã hoàn toàn phản đối. Vào ngày 20 tháng 2 năm 2022, tôi cho rằng với sự thống nhất của phương Tây, Putin sẽ không xâm lược Ukraine. Đó là một sai lầm. Tôi không định nói với Thủ tướng Estonia Kaja Kallas rằng bà ấy chỉ được dẫn dắt bởi những nỗi sợ hãi từ quá khứ. Chúng ta không nên tự cho mình có quyền khẳng định điều gì. Không phải sau khi hầu hết người Đức đã sai với kịch bản của họ vào tháng 2 năm 2022. Và không phải sau khi Đức bỏ ngoài tai lời khuyên của người Ba Lan, người Eston, người Litva, người Latvia và người Mỹ về Nord Stream. Bất kỳ sự cao ngạo biết nhiều hơn mọi người đều là chuyện không hay cần bị ngăn cấm.

Ban đầu, ông nói rằng quan điểm của Đức về Nga bị che mờ bởi cảm giác tội lỗi. Điều này hiện đang được lặp lại liên quan đến các nước Đông Âu – và liệu Đức có đang đền bù quá mức cho cảm giác tội lỗi?

Không! Đức đã mua dầu khí ở Nga với giá 25 tỷ euro kể từ khi bắt đầu chiến tranh vào tháng 2 năm 2022! Không thể nói về việc đền bù quá mức. Chúng tôi vẫn đang trong quá trình tháo dỡ những gì chúng tôi đã làm sai.

Đó có phải là lý do tại sao ông không mời Lavrov đến Hội nghị An ninh Munich?


Vào năm 2022, người Nga đã được mời – và đã không đến. Bây giờ chúng tôi không xem nhẹ quyết định này. Hội nghị An ninh Munich cung cấp một diễn đàn cho tất cả những ai đang tìm kiếm đối thoại hòa bình. Tôi biết Lavrov đủ rõ để biết điều gì có thể xảy ra. Chúng tôi sẽ trở thành sân khấu tuyên truyền thuần túy của Nga. Đó không phải là công việc của chúng tôi. Hiện không có dấu hiệu sẵn sàng đàm phán ở Moscow.

Ông có tìm hiểu các cuộc biểu tình phản đối?

Mọi người đều có thể tự do tham gia biểu tình và bày tỏ ý kiến của mình, điều này cũng phân biệt chúng ta với Nga. Nhưng tôi e rằng không có khoảng trống nào trong lịch trình của tôi trong thời gian diễn ra hội nghị.

Christoph Heusgen

Nguồn:  Auf Putin ist kein Verlass, Nhật báo TAZ

Người dịch: Daniel Trần

Nguồn: https://diendankhaiphong.org/2023/02/26/khong-the-tin-cay-putin

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Thu Mar 09, 2023 11:29 pm

BBC News, Tiếng Việt

LHQ cảnh báo khẩn cấp khi nhà máy hạt nhân Ukraine mất điện

Hiện trường tại vùng Lviv nơi tên lửa rơi NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
9 tháng 3 2023, 21:05 +07

Một quan chức Liên Hợp Quốc đã đưa ra cảnh báo khẩn cấp sau khi nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia bị mất điện sau các cuộc tấn công mới của Nga.

"Điều này không thể tiếp tục," ông Rafael Grossi nói với hội đồng quản trị của cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hợp Quốc trong một tuyên bố mạnh mẽ.

Trong một bài phát biểu, ông Rafael Grossi từ Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) nói: "Tôi ngạc nhiên trước sự chủ quan. Chúng tôi là IAEA, chúng tôi có nhiệm vụ quan tâm đến an toàn hạt nhân".

Ông nói thêm: "Một ngày nào đó vận may của chúng ta sẽ hết".

Nga đã bắn hơn 80 tên lửa vào Ukraine trong một cuộc tấn công kéo dài qua đêm – là đợt bắn lớn nhất trong nhiều tuần qua khiến ít nhất 9 người thiệt mạng.

Quân đội Ukraine cho biết họ đã bắn hạ được 34 tên lửa trong số này trong đó có 8 drone. tham gia.

Xác nhận vụ tấn công, Nga cho biết họ đã sử dụng tên lửa siêu thanh Kinzhal - loại vũ khí mà Ukraine cho rằng không thể bắn chặn.

Nga nói rằng các hệ thống tên lửa siêu thanh Kinzhal đã được phóng "để trả đũa" cho một cuộc xâm nhập mà họ cáo buộc Ukraine thực hiện ở khu vực biên giới Bryansk của Nga vào tháng trước - một tuyên bố mà Kyiv đã bác bỏ mạnh mẽ.

Người phát ngôn của lực lượng không quân Ukraine, Yuriy Ignat, xác nhận rằng 6 tên lửa Kinzhal đã được bắn đi.

Ignat nói thêm rằng Ukraine không có khả năng đánh chặn tên lửa siêu thanh như Kinzhal - loại tên lửa có thể di chuyển với tốc độ gấp năm lần âm thanh.

Nghị sĩ Ukraine Inna Sovsun trước đó nói với BBC rằng bà tin rằng cuộc tấn công mới nhất của Nga là một nỗ lực nhằm khiến người dân cảm thấy đất nước này "không an toàn" để tiếp tục sinh sống.

Bà Sovsun nói rằng bà tin rằng mục đích chính của các cuộc tấn công là để "đảm bảo rằng mọi người đều cảm thấy sợ hãi" sau một thời gian tương đối an toàn ở thủ đô Kyiv.

Một chuyên gia kỹ thuật hạt nhân cho biết nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia vẫn có thể được kiểm soát an toàn mặc dù có thêm một lần mất điện nữa.

Giáo sư Michael Fitzpatrick từ Đại học Coventry nói với BBC: "Tôi nghĩ rằng tôi có thể đảm bảo và nói rằng thực sự không thể so sánh với Chernobyl... Chernobyl được khởi xướng bởi một sự cố cụ thể trong hoạt động sai sót và chúng ta không ở trong tình huống đó. "

Giáo sư Fitzpatrick cho biết nhà máy Zaporizhzhia đã ngừng hoạt động hoàn toàn kể từ tháng 9 và hoạt động tại địa điểm này chỉ giới hạn ở việc duy trì "ngừng hoạt động nguội" liên quan đến việc giữ an toàn cho các lò phản ứng và cơ sở lưu trữ.

Nhưng ông nói rằng nếu nhà máy bị pháo kích trực tiếp thì có thể phóng xạ cục bộ sẽ thực sự "gây nguy hiểm nhất cho các lực lượng Nga trong khu vực".

Chernobyl ở miền bắc Ukraine là nơi xảy ra vụ tai nạn hạt nhân tồi tệ nhất thế giới năm 1986. Nó xảy ra khi các kỹ sư cắt điện để làm mát tua-bin, gây ra một vụ nổ hơi nước làm bung nắp một trong các lò phản ứng.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sat Mar 11, 2023 5:33 am

BBC News, Tiếng Việt

Chiến tranh Ukraine: Nga bắn tên lửa siêu thanh trong đợt oanh tạc mới

Henri Astier
BBC News

10.03.2023

Ukrainian rescuers work at the site of a damaged residential building following a missile strike, in Kharkiv, north-eastern Ukraine, 05 February 2023NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA
Chụp lại hình ảnh,
Các nhân viên cứu hộ làm việc tại một tòa nhà chung cư ở Kharkiv bị bắn phá hồi tháng Hai năm nay

Ít nhất chín người đã thiệt mạng trong làn sóng không kích mới trên khắp Ukraine trong đó Nga đã sử dụng các vũ khí mạnh gồm các tên lửa siêu thanh hiếm.

Đây được cho là lần đầu Nga bắn tên lửa siêu thanh Kinzhal - có khả năng tránh các hệ thống phòng không - kể từ những tháng đầu cuộc chiến.

Đợt oanh tạc mới nhất là đợt tấn công nặng nhất mà Ukraine phải gánh chịu trong nhiều tuần qua.

Nga bắn phá làm nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia bị mất điện, nhưng sau đó đã nối lại.

Hôm thứ Năm, người phát ngôn bộ quốc phòng Nga Igor Konashenkov nói: "Các vũ khí có độ chính xác cao tầm xa trên cạn, trên biển và trên không, trong đó có hệ thống tên lửa siêu thanh Kinzhal, đã đánh vào các vị trí quan trọng trong cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine."

Thứ năm ngày 9/3 là ngày Nga oanh tạc Ukraine mạnh nhất kể từ cuối tháng Một.

Quân đội Ukraine tuyên bố họ đã bắn hạ thành công 34 tên lửa hành trình và bốn drone Shahed sản xuất tại Iran.

Nhưng quân đội Ukraine cũng nói họ không thể chặn được sáu tên lửa đạn đạo Kinzhal - hay phá hủy được các vũ khí cũ hơn, như tên lửa chống hạm Kh-22 và tên lửa phòng không S-300.

"Đây là một vụ tấn công lớn và lần đầu tiên Nga tấn công với nhiều loại tên lửa khác nhau," hãng tin Reuters dẫn lời người phát ngôn không quân Ukraine. "Chưa bao giờ có đợt tấn công như vậy cả."

Tổng thống Vladimir Putin từng nhấn mạnh việc Nga đầu tư vào các tên lửa đạn đạo siêu thanh, có khả năng đi nhanh hơn tốc độ âm thanh tới năm lần.

Công ty năng lượng hạt nhân Energoatom nói vụ không kích vào nhà máy Zaporizhzhia đã cắt nhà máy này khỏi hệ thống điện Ukraine.

Đây là lần thứ sáu từ khi Nga chiếm nhà máy này cách đây một năm, nhà máy phải vận hành bằng máy nổ chạy diesel cho tới khi nguồn điện được nối lại.

"Việc mất tất cả điện bên ngoài ngày hôm nay một lần nữa cho thấy tình hình rất nguy hiểm và dễ tổn thương đối với Nhà máy Điện Hạt nhân Zaporizhzhia," ông Rafael Grossi, giám đốc Cơ quan Năng lượng Hạt nhân Quốc tế (IAEA) nói.

Sáng thứ Năm, ông kêu gọi cần có cam kết quốc tế bảo vệ nhà máy này, sau một chuỗi các đợt không kích kể từ khi Nga xâm lược Ukraine.

"Mỗi lần chúng ta lại lăn xúc xắc. Nếu chúng ta để tình trạng này tiếp tục hết lần này tới lần khác thì một ngày chúng ta sẽ không còn may mắn nữa," ông Grossi nói.

Ở thủ đô Kyiv, các dịch vụ khẩn cấp đến cứu hộ ở hiện trường nơi có các vụ nổ ở các quận phía tây và nam thành phố.

Một tên lửa cũng rơi trúng vào một nhà máy điện ở thành phố cảng Odesa, gây mất điện, thị trưởng Maksym Marchenko cho biết. Các khu dân cư cũng bị đánh nhưng không có thương vong nào bị ghi nhận.

Ở những nơi khác, quân đội Ukraine nói họ đã chống trả các cuộc tấn công tàn khốc của Nga ở thành phố Bakhmut, phía đông Ukraine. Quân Nga tuyên bố đã kiểm soát nửa phía đông của thành phố này.

Moscow đã tìm cách chiếm Bakhmut nhiều tháng qua, và cả hai bên chịu tổn thất nặng nề.

"Kẻ thù tiếp tục tấn công và không có dấu hiệu ngưng nghỉ đánh phá thành phố Bakhmut," tư lệnh quân đội Ukraine nói. "Các chiến sỹ tự vệ đã đẩy lùi các cuộc tấn công vào Bakhmut và các cộng đồng xung quanh."

Khoảng từ 20.000 tới 30.000 binh sỹ Nga đã bị giết hay bị thương trong trận đấu ở thành phố Bakhmut kể từ đầu mùa hè, các quan chức phương Tây nói. Con số này không thể được kiểm chứng độc lập.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sat Mar 11, 2023 6:53 am

Đức đào tạo Ukraine về vũ khí phòng không tiên tiến

Nghiencuuquocte 

Khoảng 40 binh sĩ Ukraine đang tham gia khóa học về một trong những hệ thống phòng không tiên tiến nhất của phương Tây, họ tự tin rằng hệ thống này sẽ giúp Kyiv chống lại các cuộc tấn công của Nga tốt hơn. Tự hào với tầm bắn khoảng 40 km và tầm nhìn 360 độ, hệ thống IRIS-T SLM là một trong những loại vũ khí được mong chờ nhất mà Berlin đã cung cấp cho Kiev. Cho đến nay, đơn vị IRIS-T duy nhất đã được triển khai ở Ukraine đã được sử dụng để bắn hạ tên lửa hành trình mà Moscow dùng để tấn công các nhà máy điện và máy bay bao gồm cả drone Shahed do Iran sản xuất – với tỷ lệ thành công đáng kinh ngạc. Berlin đã hứa sẽ gửi tổng cộng bốn hệ thống, với hệ thống thứ hai sẽ đến trong vòng vài tuần nữa.

Xem thêm tại: Reuters, Under the radar, Germany trains Ukrainians on advanced air defence weapon. Truy cập ngày 4/3/2023

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sun Mar 12, 2023 3:57 pm

Ukraine tuyên bố trận chiến Bakhmut là 'cú đánh cuối cùng' của Wagner (Andrew E. Kramer and Anatoly Kurmanaev)

Binh sĩ đơn vị súng cối Lữ đoàn 3 bắn vào quân Nga
để hỗ trợ bộ binh Ukraine gần Bakhmut, hôm thứ Ba.

Tóm tắt: Người Ukraine cho rằng nhóm lính đánh thuê Wagner của Nga đã dùng gần hết các chiến binh được tuyển mộ từ các nhà tù để tấn công vào Bakhmut, nơi quân Ukraine cũng chịu tổn thất nặng nề.

KYIV, Ukraine – Nhóm lính đánh thuê Wagner của Nga đã buộc phải sử dụng nhiều tân binh chuyên nghiệp hơn ở Bakhmut để thay thế nguồn cung cấp tù binh giờ đã cạn kiệt. Đã có hàng nghìn người lính Wagner cựu tù ngã xuống trong trận chiến dài nhất của cuộc chiến, một quan chức Ukraine cho biết hôm thứ Ba.

Tuyên bố này cho thấy bất chấp thương vong nặng nề mà Ukraine phải gánh chịu ở thành phố phía đông, họ đang có khả năng hạn chế các cuộc tấn công tù nhân gần như tự sát của Wagner, chiến thuật mà các chỉ huy của Ukraine coi là một trong những chiến thuật hiệu quả nhất của Nga.

“Đây là đòn cuối cùng của họ,” Đại tá Serhiy Cherevaty, phát ngôn viên của nhóm lực lượng phía đông Ukraine, nói với Radio Liberty trong một cuộc phỏng vấn, đề cập đến lực lượng của Wagner ở Bakhmut, nơi cuộc giao tranh ác liệt kéo dài hàng tháng của Nga và Ukraine đã khiến hàng nghìn binh sĩ thiệt mạng và thành phố bị chôn trong đống đổ nát.

Các quan chức Ukraine đã tuyên bố rằng gần 30.000 trong số 50.000 quân của Wagner đã đào ngũ hoặc bị giết hoặc bị thương, đa số ở xung quanh Bakhmut. Các con số trên không thể được xác minh độc lập và Ukraine đã không tiết lộ tổn thất của chính mình trong khu vực này. Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Sergei Shoigu, hôm thứ Ba tuyên bố rằng Ukraine đã mất hơn 11.000 quân trong tháng 2.

Khi cuộc chiến giành Bakhmut dường như đang bước vào giai đoạn quyết định, cả hai bên đang cố gắng biện minh cho những tổn thất kinh hoàng của họ tại một thành phố nhỏ không có giá trị chiến lược bao nhiêu, bằng cách nói rằng việc này là có lợi cho chính nghĩa của họ. Về cơ bản, Ukraine và Nga đưa ra cùng một tuyên bố, rằng cuộc giao tranh ở đó xứng đáng với cái giá khủng khiếp phải trả, vì nó làm suy yếu kẻ thù.

Người sáng lập Wagner, Yegveny V. Prigozhin, đã nhiều lần nói rằng tỷ lệ thương vong hàng ngày ở mức ba con số của nhóm của ông đang thu hút các đơn vị Ukraine dày dặn kinh nghiệm vào cái mà ông gọi là “máy xay thịt Bakhmut”, làm đảo lộn các kế hoạch tấn công của Ukraine ở những nơi khác.

Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết hôm thứ Hai 6/3 rằng thay vì rút khỏi thành phố, như đã được đồn đại, Ukraine sẽ gửi quân tiếp viện vào Bakhmut, nơi các chỉ huy Ukraine nói rằng cuộc giao tranh đã hạn chế lực lượng khổng lồ của Nga.

Ý nghĩa chiến lược thực sự của trận chiến rất có thể sẽ được những người chiến thắng viết lại.

Những người lính đánh thuê của Wagner đã giúp Nga tiến bộ đáng kể trong việc bao vây Bakhmut, chủ yếu bằng cách tung hết lần này đến lần khác các cựu tù nhân về các vị trí phòng thủ của Ukraine, khiến lực lượng của Kyiv phải trả giá đắt. “Hầu như tất cả các cựu tù này đã bị giết” ở Bakhmut, Đại tá Cherevaty nói về các đơn vị tù binh.

Một số nhà phân tích cho rằng nếu Ukraine có thể tiêu diệt hết lực lượng lính cựu tù của Nga ở Bakhmut, họ sẽ không phải đối mặt với làn sóng tấn công của họ ở những nơi khác. Viện Nghiên cứu Chiến tranh, một nhóm nghiên cứu ở Washington, cho biết trong một thông cáo tuần này rằng số lượng “tù binh Nga phù hợp với chiến đấu không phải là vô hạn”. Nhóm này lặp lại đánh giá của Ukraine, rằng các đơn vị Wagner đang chuyển hướng sang các lực lượng đặc biệt chất lượng cao hơn do các tân binh cựu tù đã phải chịu tổn thất cao.

Hôm thứ Hai, chính ông Prigozhin đã gióng lên hồi chuông cảnh báo, kêu gọi thêm quân tiếp viện khẩn cấp và đạn dược để chống lại một cuộc phản công tiềm tàng của Ukraine, mà ông cho rằng không chỉ có thể giải vây cho quân phòng thủ bị bao vây của Bakhmut mà thậm chí còn cắt đứt những đơn vị quân đang tấn công lính Wagner. “Nếu không, tất cả chúng ta đều gặp rắc rối,” Prigozhin nói, sử dụng một lời tục tĩu trong một tin nhắn âm thanh được đăng trên mạng xã hội.

Ông Prigozhin đã gợi ý rằng mối thù công khai ngày càng tăng của ông với Bộ Quốc phòng Nga vào tháng trước đã khiến ông không được vào các nhà tù của Nga để tuyển quân nữa. Trước đó kể từ tháng 7, ông đã có thể chiêu mộ hàng chục nghìn tù nhân với lời hứa về mức lương cao, khả năng hòa nhập xã hội và tự do – nếu họ sống sót sau khi được đưa đến tiền tuyến. Prigozhin đã gọi việc không cho Wagner tuyển dụng tù nhân là một nỗ lực nhằm “làm suy kiệt” Wagner, giảm “tiềm năng tấn công” của nhóm.

Các quan chức tình báo Hoa Kỳ vào tháng 12 ước tính rằng Wagner bao gồm khoảng 10.000 quân nhân chuyên nghiệp, hầu hết được tuyển mộ từ các cựu chiến binh của lực lượng an ninh Nga và 40.000 cựu tù nhân. Những người đào ngũ khỏi Wagner và các nhà hoạt động cho quyền của tù nhân Nga nói rằng các tù nhân bị ném vào trận chiến chỉ sau hai tuần huấn luyện. Họ chủ yếu được sử dụng để tấn công các vị trí của Ukraine trong các nhóm nhỏ, không được bảo vệ, nhằm phát hiện vị trí hỏa lực của kẻ thù và đào các hố cá nhân cho đợt tấn công tiếp theo .

Các nhà lãnh đạo của Wagner coi các đơn vị quân cựu tù là những dạng quân tiêu hao, với hầu hết các thành viên bị giết vài ngày hoặc thậm chí vài giờ sau khi đến mặt trận, theo những người đào ngũ khỏi Wagner, các nhà hoạt động vì quyền của tù nhân Nga cũng như các quan chức và chỉ huy quân sự Ukraine.

Tuy nhiên, một tù nhân được Wagner tuyển dụng đã trở về nhà trong tháng này sau khi thực hiện hợp đồng sáu tháng với Wagner, bao gồm cả xung quanh Bakhmut, đã mô tả cơ hội sống sót của mình giống như tung đồng xu, gợi ý rằng các chỉ huy khác nhau của Wagner đã sử dụng các chiến thuật tấn công khác nhau. Người lính này cho biết trong số khoảng 170 tù nhân nhập ngũ từ trại tù hình sự ở vùng Ivanov của Nga vào mùa thu năm ngoái, khoảng 80 người đã trở về nhà mà không bị thương nặng.

Người lính, không được xác định danh tính vì sợ bị trả thù, nói với bạn bè rằng anh ta dự định quay trở lại mặt trận để làm việc cho Wagner, với lý do có được mức lương tương đối cao mà Wagner trả và triển vọng làm việc hạn chế cho các cựu tù nhân khi trở về quê.

Mặc dù Wagner mất khả năng tuyển mộ trong các nhà tù, các đơn vị bao gồm các cựu tù gần như chắc chắn sẽ tiếp tục xuất hiện trong cuộc chiến. Ông Prigozhin và các nhà hoạt động nhân quyền Nga cho biết quân đội Nga gần đây đã bắt đầu tuyển mộ tù nhân.

Các nhà tù Nga vẫn có hơn 400.000 tù nhân vào đầu năm, theo trang web của cơ quan này, cho thấy một lượng lớn tân binh tiềm năng.

Đối với Wagner, ông Prigozhin đã cố gắng thay thế việc mất quyền tiếp cận nhà tù bằng việc nỗ lực gấp đôi để thu hút các chiến binh chuyên nghiệp. Những lời kêu gọi tuyển dụng của Wagner trong những tuần gần đây đã xuất hiện trên các bảng quảng cáo, phương tiện truyền thông xã hội và thậm chí trên các chương trình truyền hình nhà nước vào khung giờ vàng.

Ngoài ra, các tài khoản mạng xã hội liên kết với Wagner đã tăng cường tuyên truyền miêu tả lực lượng lính đánh thuê là điểm đến ưa thích của những người yêu nước Nga.

Trong một video được đăng trên các kênh truyền thông xã hội vào tuần trước, tám người đàn ông được trang bị vũ khí hạng nặng tự xưng đến từ một đơn vị quân đội Nga đã xuất ngũ kêu gọi ông Prigozhin chấp nhận họ vào hàng ngũ của mình. Đoạn video không thể được xác minh độc lập, nhưng vài giờ sau, ông Prigozhin đã công bố thông điệp bằng âm thanh, nói là đã chấp nhận những người này.

Ông nói: “Khi mọi người muốn chiến đấu chứ không phải ngồi không quanh các trường bắn hoặc căn cứ, thì chúng ta cần phải làm nó thôi.”

Ông Prigozhin và các đồng minh của ông cho rằng nhiệm vụ chính của Wagner ở Bakhmut không phải là giành lãnh thổ, mà là tiêu diệt các đơn vị Ukraine dày dạn kinh nghiệm có thể đã chiến đấu ở các khu vực khác của chiến tuyến dài 600 dặm giữa hai bên.

“Quân Ukraine gửi tất cả các đơn vị sẵn sàng chiến đấu của họ tới Bakhmut,” ông Prigozhin cho biết vào cuối tháng Giêng.

Lấy ví dụ, một số blogger quân sự ủng hộ chiến tranh của Nga – một nhóm có ảnh hưởng đang theo dõi chặt chẽ cuộc chiến – cho biết sự gia tăng cường độ của trận chiến Bakhmut trùng với thời điểm kết thúc các cuộc tiến công của Ukraine ở khu vực Kreminna xa hơn về phía bắc, nơi lực lượng của Điện Kremlin dường như đã có mặt và giành lại thế chủ động trong những tuần gần đây. Một số nhà phân tích phương Tây cũng có quan điểm tương tự, nói rằng cuộc giao tranh ở Bakhmut đang bắt đầu làm hao mòn sức mạnh của Ukraine, trước khi Ukraine tổ chức một cuộc phản công theo dự kiến.

Chiến dịch đó có thể sẽ tập trung vào khu vực phía nam Zaporizhzhia, nơi Ukraine đang xây dựng lực lượng, Đại tá Roman Kostenko, một thành viên của Quốc hội Ukraine đang phục vụ trong quân đội nước này, nói với truyền hình Ukraine hôm thứ Hai 6/3.

Các nhà phân tích quân sự và quan chức Ukraine cho biết, Ukraine có thể cố gắng tiếp cận cảng Melitopol do Nga kiểm soát và chia rẽ quân Nga ở bán đảo Crimea với lực lượng ở miền đông Ukraine. “Hướng Zaporizhzhia cũng nguy hiểm như hướng đông,” Đại tá Kostenko nói, đề cập đến những nỗ lực song song của Nga nhằm kiểm soát khu vực.

Tại một khu vực khác ở miền nam Ukraine, chính quyền Ukraine hôm thứ Ba 7/3 kêu gọi người dân sơ tán vì bị lực lượng Nga pháo kích, trong một sự thừa nhận ngầm rằng những nỗ lực khôi phục cuộc sống bình thường cho khu vực này đã bị cản trở. Ukraine đã tái chiếm thành phố Kherson vào mùa thu năm ngoái, nhưng quân đội Nga vẫn ở bờ đông sông Dnipro, sẵn sàng pháo kích dân thường và quân đội Ukraine.

Các nhà phân tích cho biết thương vong nặng nề ở Bakhmut có thể cản trở việc Ukraine tổ chức một cuộc phản công tại đây hoặc những nơi khác, làm nảy sinh những vấn đề tương tự như những vấn đề mà các chỉ huy Nga cũng đang phải đối mặt.

Michael Kofman, một chuyên gia về quân đội Nga tại Trung tâm Phân tích Hải quân có trụ sở tại Washington, đã viết trên Twitter hôm Chủ nhật sau khi đến thăm khu vực Bakhmut, rằng việc Ukraine đã bảo vệ Bakhmut một cách kiên cường cũng đã làm tiêu tốn nhân lực và đạn dược của Nga.

Ông viết thêm: “Các chiến lược có thể đang đạt đến điểm lợi nhuận giảm dần. Cuộc chiến này không mang lại lợi ích cho Ukraine.”

Andrew E. Kramer and Anatoly Kurmanaev

Nguồn: https://www.nytimes.com/2023/03/07/world/europe/bakhmut-ukraine-russia-wagner.html

Cù Tuấn dịch

Nguồn: https://www.facebook.com/tuan.cu.5/posts/pfbid0gdLAAYPLTtCndBFiDiocQAkHbrBABsACfzXDDUsqEf8BX4P6qfJcPNQ5jq

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sun Mar 12, 2023 4:01 pm

Chuyên gia người Đức: khi nào chiến tranh sẽ kết thúc (Tomasz Waleński)

Trọng tâm địa chính trị đã dịch chuyển về phía đông. Một trục mới được hình thành. Tạm gọi là W-W, Warsaw – Washington, tiến sĩ Markus Keupp, nhà kinh tế học an ninh, giảng viên Học viện Quân sự Zurich, nói với báo điện tử “Wirtualna Polska”, Ba lan. Chuyên gia này cũng dự đoán, khi nào cuộc chiến ở Ukraine sẽ kết thúc và Vladimir Putin sẽ có phản ứng như thế nào.

Tiến sĩ Markus Keupp tin rằng, Mátxcơva sẽ thua. Đến tháng 10 năm nay, tình hình trên chiến trường của Nga sẽ tồi tệ đến mức, là họ không có lối thoát. Trên thực tế, Putin phải đối mặt với hai lựa chọn: rút lui, hoặc quân đội của ông ta sẽ bị tiêu diệt. Áp lực lên Nga càng ngày càng gia tăng. Nếu đến cuối tháng 3 năm nay, quân đội của Putin, không thực hiện được một cuộc tấn công lớn và hiệu quả, thì họ sẽ đón chờ cuộc phản công từ phía Ukraine.

Chuyên gia ước tính, người Ukraine sẽ bắt đầu phản công trong vài tuần tới. Có thể nó sẽ xảy ra vào cuối tháng Ba, hoặc đầu tháng Tư. Trên chiến trường, các loại xe tăng, xe chiến đấu bộ binh của phương Tây như Bradley, Abrams… sẽ được sử dụng. Các loại vũ khí này hiện đại, tiên tiến và tốt hơn nhiều so với của Nga.

“Chìa khóa” chiến thắng Crym?

Crym được nhà khoa học Đức chỉ định là nơi quan trọng nhất. Việc bán đảo bị cắt khỏi các tuyến đường tiếp tế từ Nga, có thể kết thúc chiến tranh, đó là lý do tại sao, ông dự đoán một cuộc tấn công của Ukraine theo hướng này. Chiến tranh sẽ kết thúc, một khi các nguồn cung cấp từ Nga không thể chuyển đến Crym. Kiev có thể nói: “Chúng tôi kiểm soát các đường tiếp cận tới bán đảo”. Lúc đó, người Nga sẽ chỉ còn lựa chọn: rút lui hoặc bị tiêu diệt.

Nhà khoa học người Đức nhấn mạnh rằng, trọng tâm địa chính trị ở châu Âu đang dịch chuyển về phía đông. Các leader mới là Ba Lan và Phần Lan. Cùng nghĩa với việc, vị thế của Berlin và Paris bị giảm sút. Chúng ta nhìn thấy sự hình thành một trục mới W-W, tức là Warsaw – Washington. Ở Ba lan, các nước Baltic, Vương quốc Anh và Phần Lan, họ có cái nhìn và chiến lược rõ ràng: Ukraine phải giành chiến thắng. Trong khi đó ở Đức, cuộc thảo luận đi về hướng khác.

Chuyên gia chỉ ra vai trò của Ba Lan, với tư cách là một quốc gia tiền tuyến, và khu vực có tầm quan trọng đặc biệt cho chiến tranh đó là thành phố – Rzeszov, một Rammstein mới, nơi hiện có rất nhiều các cơ sở quân sự đang hoạt động. Trước chiến tranh, nó là một sân bay địa phương nhỏ, giờ đây nó là một trung tâm quan trọng về nhiều mặt, trong việc viện trợ cho Ukraine. Tình trạng này sẽ tiếp tục như vậy sau chiến tranh – tiến sĩ Keupp nói. Tôi có lần đã nói đùa, nếu ai bây giờ có đất ở phía đông nam Ba Lan, họ có thể kiếm được rất nhiều tiền, bởi vì, sẽ có rất nhiều cơ sở quân sự được xây dựng ở đó – ông nói thêm.

“Vai trò to lớn của Vácsava”

Nhà khoa học cũng chỉ ra, Ba Lan là một quốc gia, nên được các nước khác noi theo. Ba Lan biết rằng, họ đang phải đối phó với nước Nga hung hăng và một Belarus hiếu chiến. Vácsava quyết định trang bị vũ khí cực kỳ nhanh chóng, bằng cách ký kết thỏa thuận với Hàn Quốc. Theo tôi, đây là quyết định khả thi duy nhất. Vácsava sẽ có vai trò to lớn trong việc tái tạo tiềm năng quốc phòng của châu Âu – chuyên gia người Đức nhấn mạnh.

“Sai lầm của Đức”.

Tiến sĩ Keupp cũng chỉ ra những sai lầm, về chính sách an ninh của Đức trong 30 năm qua. Trong suốt thời gian này, một lý thuyết đã được hình thành, đặc biệt là ở Đức, rằng an ninh của Châu Âu chỉ có thể có cùng với nước Nga. Giờ đây, để có an toàn cho châu Âu, chúng ta phải chống lại Nga, tức là tái thiết quân đội truyền thống. Rất may, an ninh châu Âu không phụ thuộc vào Đức, nếu không chúng ta đã trở thành thuộc địa của Đế quốc Nga từ lâu – ông nói.

Chuyên gia người Đức cho rằng nếu Mátxcơva bị thua, thì Vladimir Putin có thể sẽ hối hận về những quyết định của mình, nhưng ông ta sẽ không dừng bước. Theo tôi, “ông ta sẽ không từ bỏ, không lùi bước, không ký một hiệp ước hòa bình”. Tuy nhiên, rất có khả năng sẽ có sự thay đổi quyền lực ở Điện Kremlin.

“Tình hình trong nước Nga kém ổn định hơn nhiều người nghĩ, trong bối cảnh đó sự bất ổn này có thể mang lại những hậu quả rất quan trọng”, tiến sĩ kết thúc.

Tomasz Waleński

Nguồn: https://wiadomosci.wp.pl/niemiecki-ekspert-jest-pewien-mowi-jak-zakonczy-sie-wojna-6873880554425056a

12.03.2023
Nguyễn Xuân Bích dịch

Nguồn: https://www.facebook.com/bich.nguyenx/posts/pfbid02kWCHdZ3XuUdoR3S8cCGg41eGkQHPK9DwjtqVMrmc6xvAh7mXgj2

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 49 of 55 Previous  1 ... 26 ... 48, 49, 50 ... 55  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum