Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Page 55 of 55 • Share
Page 55 of 55 • 1 ... 29 ... 53, 54, 55
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Lầu Năm Góc nói Wagner không còn quan trọng ở Ukraine
Sau cuộc nổi loạn không thành, các chiến binh Wagner được thông báo rằng họ có thể gia nhập lực lượng chính quy của Nga hoặc đến Belarus
Tác giả,Laura Gozzi & Phelan ChatterjeeVai trò, BBC News
14 tháng 7 2023
Tập đoàn lính đánh thuê Wagner không còn “tham gia vào bất kì hoạt động quan trọng nào để hỗ trợ các hoạt động chiến đấu ở Ukraine”, phát ngôn viên của Lầu Năm Góc cho hay.
Diễn biến này xảy ra vài tuần sau cuộc binh biến kéo dài 24 giờ của Wagner ở Nga - một thách thức đối với chính quyền của Tổng thống Vladimir Putin.
Wagner được cho là đã giúp Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014 và đã tham gia một số trận chiến đẫm máu nhất gần đây.
Tập đoàn quân sự tư nhân này là công cụ để chiếm thành phố Bakhmut phía đông cho Nga.
Theo thỏa thuận chấm dứt cuộc nổi dậy vào tháng 6, các tay súng Wagner được thông báo rằng họ có thể gia nhập quân đội chính quy của Nga hoặc tới Belarus cùng với thủ lĩnh của họ, Yevgeny Prigozhin.
Tổng thống Putin 'đã gặp' thủ lĩnh Wagner Yevgeny Prigozhin sau vụ binh biến
Putin có linh cảm gì về nguy cơ 'đại loạn' hay 'smuta' ở Nga?
Tướng Nga ở Ukraine bị sa thải sau khi chỉ trích lãnh đạo
Nhưng đầu tuần này, Điện Kremlin nói rằng Tổng thống Putin đã gặp ông Prigozhin ở Moscow chỉ vài ngày sau cuộc binh biến.
Putin khẳng định ông đã nói rõ đề nghị của mình với các binh lính trong cuộc gặp đó.
Trả lời nhật báo Kommersant của Nga hôm 13/7, nhà lãnh đạo Nga nói rằng họ có thể đã chọn "tiếp tục phục vụ" cho lực lượng vũ trang chính quy của Nga.
“Họ sẽ được dẫn dắt bởi người đã từng là chỉ huy thực sự của họ trong suốt thời gian đó,” Putin phát biểu, rõ ràng ám chỉ chính mình.
Ông cũng nhấn mạnh không có khung pháp lý cho các tổ chức quân sự tư nhân ở Nga. Tổng thống Nga nói một cách thẳng thừng: "Wagner không tồn tại."
Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Joe Biden trước đó phát biểu tại một cuộc họp báo ở Phần Lan rằng ông Prighozin nên cẩn thận bị đầu độc sau cuộc nổi dậy.
"Có Chúa mới biết ông ta sẽ làm gì. Chúng tôi thậm chí còn không chắc ông ta đang ở đâu và có mối quan hệ gì [với Putin]. Nếu tôi là ông ấy, tôi sẽ cẩn thận với đồ ăn của mình. Tôi sẽ chú ý tới các món trong thực đơn," ông Biden nói.
Phát biểu sau hội nghị thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo Bắc Âu ở Helsinki, ông Biden cũng cho biết không có khả năng ông Putin chiến thắng trong cuộc chiến ở Ukraine.
"Ông ta đã thua cuộc chiến này rồi," Tổng thống Mỹ nói.
Ông Biden nói Tổng thống Nga cuối cùng sẽ "quyết định rằng việc tiếp tục cuộc chiến này không mang lại lợi ích cho Nga, về mặt kinh tế, chính trị hay các mặt khác. Nhưng tôi không thể dự đoán chính xác điều đó sẽ xảy ra như thế nào."
Ông cũng bày tỏ "hy vọng và kỳ vọng" rằng Ukraine sẽ đạt được thành tựu trong cuộc phản công hiện tại để dẫn đến việc đàm phán một giải pháp hoà bình.
Nhưng hơn một tháng sau khi cuộc phản công đã được lên kế hoạch từ lâu của Ukraine bắt đầu, một số người Ukraine và các đồng minh của họ đang bày tỏ lo ngại về tiến công chậm chạp của quân đội Kyiv.
Những người khác tin rằng hệ thống phòng thủ của Nga cuối cùng sẽ sụp đổ, cho phép Ukraine tái chiếm phần lãnh thổ có ý nghĩa chiến lược và tiến về phía Crimea do Nga kiểm soát.
Ukraine từ lâu đã kêu gọi các đồng minh phương Tây gửi thêm viện trợ quân sự để giúp nước này chống lại cuộc xâm lược của Nga.
Mặc dù không chắc chắn về thời điểm gia nhập Nato tại hội nghị thượng đỉnh gần đây ở Litva, nhưng Ukraine đã nhận được lời hứa đảm bảo an ninh dài hạn từ các quốc gia G7 để trong cuộc kháng chiến chống Nga.
Các lãnh đạo G7 nói họ sẽ đồng ý ra một gói hỗ trợ song phương về quân sự và kinh tế cho Ukraine, để ngăn cản sự xâm lược của Nga trước khi Ukraine gia nhập Nato.
Nato: Kiểm tra thực tế cho Ukraine dù có lời lẽ nồng ấm
Hôm 13/7, chỉ huy quân đội Ukraine Oleksandr Tarnavskyi nói với đài CNN của Mỹ rằng quân đội nước này đã nhận được lô bom chùm đầu tiên mà Mỹ hứa hẹn viện trợ trong một động thái gây tranh cãi.
Ông nhấn mạnh rằng loại vũ khí này sẽ tạo ra sự khác biệt đối với vận mệnh của Ukraine trên tiền tuyến. “Chúng tôi vừa nhận được lô bom chùm này, chúng tôi chưa sử dụng chúng, nhưng loại vũ khí này có thể thay đổi hoàn toàn [chiến trường],” ông Tarnavskyi nói.
Sau cuộc nổi loạn không thành, các chiến binh Wagner được thông báo rằng họ có thể gia nhập lực lượng chính quy của Nga hoặc đến Belarus
Tác giả,Laura Gozzi & Phelan ChatterjeeVai trò, BBC News
14 tháng 7 2023
Tập đoàn lính đánh thuê Wagner không còn “tham gia vào bất kì hoạt động quan trọng nào để hỗ trợ các hoạt động chiến đấu ở Ukraine”, phát ngôn viên của Lầu Năm Góc cho hay.
Diễn biến này xảy ra vài tuần sau cuộc binh biến kéo dài 24 giờ của Wagner ở Nga - một thách thức đối với chính quyền của Tổng thống Vladimir Putin.
Wagner được cho là đã giúp Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014 và đã tham gia một số trận chiến đẫm máu nhất gần đây.
Tập đoàn quân sự tư nhân này là công cụ để chiếm thành phố Bakhmut phía đông cho Nga.
Theo thỏa thuận chấm dứt cuộc nổi dậy vào tháng 6, các tay súng Wagner được thông báo rằng họ có thể gia nhập quân đội chính quy của Nga hoặc tới Belarus cùng với thủ lĩnh của họ, Yevgeny Prigozhin.
Tổng thống Putin 'đã gặp' thủ lĩnh Wagner Yevgeny Prigozhin sau vụ binh biến
Putin có linh cảm gì về nguy cơ 'đại loạn' hay 'smuta' ở Nga?
Tướng Nga ở Ukraine bị sa thải sau khi chỉ trích lãnh đạo
Nhưng đầu tuần này, Điện Kremlin nói rằng Tổng thống Putin đã gặp ông Prigozhin ở Moscow chỉ vài ngày sau cuộc binh biến.
Putin khẳng định ông đã nói rõ đề nghị của mình với các binh lính trong cuộc gặp đó.
Trả lời nhật báo Kommersant của Nga hôm 13/7, nhà lãnh đạo Nga nói rằng họ có thể đã chọn "tiếp tục phục vụ" cho lực lượng vũ trang chính quy của Nga.
“Họ sẽ được dẫn dắt bởi người đã từng là chỉ huy thực sự của họ trong suốt thời gian đó,” Putin phát biểu, rõ ràng ám chỉ chính mình.
Ông cũng nhấn mạnh không có khung pháp lý cho các tổ chức quân sự tư nhân ở Nga. Tổng thống Nga nói một cách thẳng thừng: "Wagner không tồn tại."
Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Joe Biden trước đó phát biểu tại một cuộc họp báo ở Phần Lan rằng ông Prighozin nên cẩn thận bị đầu độc sau cuộc nổi dậy.
"Có Chúa mới biết ông ta sẽ làm gì. Chúng tôi thậm chí còn không chắc ông ta đang ở đâu và có mối quan hệ gì [với Putin]. Nếu tôi là ông ấy, tôi sẽ cẩn thận với đồ ăn của mình. Tôi sẽ chú ý tới các món trong thực đơn," ông Biden nói.
Phát biểu sau hội nghị thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo Bắc Âu ở Helsinki, ông Biden cũng cho biết không có khả năng ông Putin chiến thắng trong cuộc chiến ở Ukraine.
"Ông ta đã thua cuộc chiến này rồi," Tổng thống Mỹ nói.
Ông Biden nói Tổng thống Nga cuối cùng sẽ "quyết định rằng việc tiếp tục cuộc chiến này không mang lại lợi ích cho Nga, về mặt kinh tế, chính trị hay các mặt khác. Nhưng tôi không thể dự đoán chính xác điều đó sẽ xảy ra như thế nào."
Ông cũng bày tỏ "hy vọng và kỳ vọng" rằng Ukraine sẽ đạt được thành tựu trong cuộc phản công hiện tại để dẫn đến việc đàm phán một giải pháp hoà bình.
Nhưng hơn một tháng sau khi cuộc phản công đã được lên kế hoạch từ lâu của Ukraine bắt đầu, một số người Ukraine và các đồng minh của họ đang bày tỏ lo ngại về tiến công chậm chạp của quân đội Kyiv.
Những người khác tin rằng hệ thống phòng thủ của Nga cuối cùng sẽ sụp đổ, cho phép Ukraine tái chiếm phần lãnh thổ có ý nghĩa chiến lược và tiến về phía Crimea do Nga kiểm soát.
Ukraine từ lâu đã kêu gọi các đồng minh phương Tây gửi thêm viện trợ quân sự để giúp nước này chống lại cuộc xâm lược của Nga.
Mặc dù không chắc chắn về thời điểm gia nhập Nato tại hội nghị thượng đỉnh gần đây ở Litva, nhưng Ukraine đã nhận được lời hứa đảm bảo an ninh dài hạn từ các quốc gia G7 để trong cuộc kháng chiến chống Nga.
Các lãnh đạo G7 nói họ sẽ đồng ý ra một gói hỗ trợ song phương về quân sự và kinh tế cho Ukraine, để ngăn cản sự xâm lược của Nga trước khi Ukraine gia nhập Nato.
Nato: Kiểm tra thực tế cho Ukraine dù có lời lẽ nồng ấm
Hôm 13/7, chỉ huy quân đội Ukraine Oleksandr Tarnavskyi nói với đài CNN của Mỹ rằng quân đội nước này đã nhận được lô bom chùm đầu tiên mà Mỹ hứa hẹn viện trợ trong một động thái gây tranh cãi.
Ông nhấn mạnh rằng loại vũ khí này sẽ tạo ra sự khác biệt đối với vận mệnh của Ukraine trên tiền tuyến. “Chúng tôi vừa nhận được lô bom chùm này, chúng tôi chưa sử dụng chúng, nhưng loại vũ khí này có thể thay đổi hoàn toàn [chiến trường],” ông Tarnavskyi nói.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Quân đội Ukraine lần đầu tiên triển khai lựu pháo CAESAR 8×8 của Đan Mạch
Nghiencuuquocte
Ukraine triển khai phiên bản 8×8 của pháo tự hành CAESAR155mm để tiến hành các hoạt động chiến đấu chống lại lực lượng Nga, do Đan Mạch viện trợ. CAESAR 8×8 được đặt trên khung gầm 8×8 Tatra, giúp tăng cường khả năng cơ động của pháo CAESAR trên các địa hình khác nhau. Thêm vào đó, CAESAR được trang bị súng 155mm/52 cal, có khả năng bắn các loại đạn tiêu chuẩn của NATO. Nó có tốc độ bắn sáu phát mỗi phút và tầm bắn tối đa khoảng 42 km với đạn tiêu chuẩn, tăng tầm tới 55 km với đạn hỗ trợ tên lửa.
Xem thêm tại: Army Recog, Ukrainian Army deploys for the first time Danish CAESAR 8×8 howitzers to fight Russian troops. Truy cập ngày 18/7/2023
Ukraine nói giao tranh ở miền đông gia tăng
Quân đội Ukraine cho biết giao tranh ở miền đông Ukraine “có phần gia tăng” khi các lực lượng Ukraine và Nga đụng độ tại ít nhất ba khu vực ở mặt trận phía đông. Ngoài ra, quân đội Ukraine cho biết họ đã giành quyền kiểm soát một phần ngôi làng phía đông nam vùng Donetsk, gần một chuỗi các khu định cư nhỏ mà Ukraine chiếm lại hồi tháng 6. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hanna Maliar cho biết các lực lượng Nga đã tấn công theo hướng Kupyansk ở khu vực Kharkiv trong hai ngày liên tiếp. Bà Hanna Maliar cũng cho biết quân đội Ukraine và Nga đang tấn công lẫn nhau xung quanh thành phố Bakhmut nhưng các lực lượng Ukraine đang “dần tiến về phía trước” dọc theo sườn phía nam.
Xem thêm tại: Reuters, Ukraine says fighting in east has intensified. Truy cập ngày 18/7/2023
Mỹ công bố viện trợ quân sự 1,3 tỷ USD cho Ukraine
Mỹ công bố một cam kết gói viện trợ quân sự trị giá 1,3 tỷ USD cho Kyiv. Gói viện trợ mới bao gồm hệ thống phòng không tên lửa VAMPIRE, hai loại đạn tuần kích khác nhau, drone Phoenix Ghost. Ngoài ra, Ukraine cũng sẽ nhận được một số lượng đáng kể các hệ thống diệt drone do DroneShield Ltd (DRO.AX) của Úc sản xuất cùng với các radar, cảm biến và hệ thống phân tích.
Xem thêm tại: Reuters, U.S. to announce $1.3 bln in military aid for Ukraine. Truy cập ngày 19/7/2023
Hàn Quốc cung cấp thêm thiết bị rà phá bom mìn cho Ukraine
Hàn Quốc sẽ cung cấp thêm thiết bị rà phá bom mìn cho Ukraine sau chuyến thăm của Tổng thống Yoon Suk-yeol tới Kyiv. Tổng thống Yoon cho biết Hàn Quốc sẽ cung cấp các vật tư quân sự với quy mô lớn hơn cho Ukraine trong năm nay, sau khi cung cấp các vật tư phi sát thương như áo giáp và mũ bảo hiểm vào năm ngoái. Trước đây, Hàn Quốc đã chống lại áp lực của phương Tây trong việc trực tiếp giúp cung cấp vũ khí cho Ukraine với lý do có quan hệ kinh doanh với Nga và ảnh hưởng của Moscow đối với Triều Tiên.
Xem thêm tại: Reuters, South Korea to provide more demining equipment to Ukraine. Truy cập ngày 17/8/2023
EU lên kế hoạch gây quỹ 20 tỷ euro để viện trợ quân đội Ukraine trong nhiều năm
EU đề xuất một quỹ chuyên dụng để duy trì dự trữ quân sự của Ukraine trong 4 năm tới với chi phí lên tới 20 tỷ euro. Đề xuất này sẽ không liên quan đến việc EU trực tiếp trả tiền mua vũ khí cho Ukraine. Thay vào đó, Brussels sẽ giúp các quốc gia trang trải chi phí mua và tặng các mặt hàng như đạn dược, tên lửa và xe tăng cho Ukraine. Trải dài trong bốn năm, quỹ này sẽ cho phép EU rút tiền từ một khoản trị giá 5 tỷ euro hàng năm. Tuy nhiên, các số liệu sẽ đại diện cho một mức trần và không nhằm mục đích đảm bảo rằng tất cả số tiền đó sẽ được chi tiêu.
Nghiencuuquocte
Ukraine triển khai phiên bản 8×8 của pháo tự hành CAESAR155mm để tiến hành các hoạt động chiến đấu chống lại lực lượng Nga, do Đan Mạch viện trợ. CAESAR 8×8 được đặt trên khung gầm 8×8 Tatra, giúp tăng cường khả năng cơ động của pháo CAESAR trên các địa hình khác nhau. Thêm vào đó, CAESAR được trang bị súng 155mm/52 cal, có khả năng bắn các loại đạn tiêu chuẩn của NATO. Nó có tốc độ bắn sáu phát mỗi phút và tầm bắn tối đa khoảng 42 km với đạn tiêu chuẩn, tăng tầm tới 55 km với đạn hỗ trợ tên lửa.
Xem thêm tại: Army Recog, Ukrainian Army deploys for the first time Danish CAESAR 8×8 howitzers to fight Russian troops. Truy cập ngày 18/7/2023
Ukraine nói giao tranh ở miền đông gia tăng
Quân đội Ukraine cho biết giao tranh ở miền đông Ukraine “có phần gia tăng” khi các lực lượng Ukraine và Nga đụng độ tại ít nhất ba khu vực ở mặt trận phía đông. Ngoài ra, quân đội Ukraine cho biết họ đã giành quyền kiểm soát một phần ngôi làng phía đông nam vùng Donetsk, gần một chuỗi các khu định cư nhỏ mà Ukraine chiếm lại hồi tháng 6. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hanna Maliar cho biết các lực lượng Nga đã tấn công theo hướng Kupyansk ở khu vực Kharkiv trong hai ngày liên tiếp. Bà Hanna Maliar cũng cho biết quân đội Ukraine và Nga đang tấn công lẫn nhau xung quanh thành phố Bakhmut nhưng các lực lượng Ukraine đang “dần tiến về phía trước” dọc theo sườn phía nam.
Xem thêm tại: Reuters, Ukraine says fighting in east has intensified. Truy cập ngày 18/7/2023
Mỹ công bố viện trợ quân sự 1,3 tỷ USD cho Ukraine
Mỹ công bố một cam kết gói viện trợ quân sự trị giá 1,3 tỷ USD cho Kyiv. Gói viện trợ mới bao gồm hệ thống phòng không tên lửa VAMPIRE, hai loại đạn tuần kích khác nhau, drone Phoenix Ghost. Ngoài ra, Ukraine cũng sẽ nhận được một số lượng đáng kể các hệ thống diệt drone do DroneShield Ltd (DRO.AX) của Úc sản xuất cùng với các radar, cảm biến và hệ thống phân tích.
Xem thêm tại: Reuters, U.S. to announce $1.3 bln in military aid for Ukraine. Truy cập ngày 19/7/2023
Hàn Quốc cung cấp thêm thiết bị rà phá bom mìn cho Ukraine
Hàn Quốc sẽ cung cấp thêm thiết bị rà phá bom mìn cho Ukraine sau chuyến thăm của Tổng thống Yoon Suk-yeol tới Kyiv. Tổng thống Yoon cho biết Hàn Quốc sẽ cung cấp các vật tư quân sự với quy mô lớn hơn cho Ukraine trong năm nay, sau khi cung cấp các vật tư phi sát thương như áo giáp và mũ bảo hiểm vào năm ngoái. Trước đây, Hàn Quốc đã chống lại áp lực của phương Tây trong việc trực tiếp giúp cung cấp vũ khí cho Ukraine với lý do có quan hệ kinh doanh với Nga và ảnh hưởng của Moscow đối với Triều Tiên.
Xem thêm tại: Reuters, South Korea to provide more demining equipment to Ukraine. Truy cập ngày 17/8/2023
EU lên kế hoạch gây quỹ 20 tỷ euro để viện trợ quân đội Ukraine trong nhiều năm
EU đề xuất một quỹ chuyên dụng để duy trì dự trữ quân sự của Ukraine trong 4 năm tới với chi phí lên tới 20 tỷ euro. Đề xuất này sẽ không liên quan đến việc EU trực tiếp trả tiền mua vũ khí cho Ukraine. Thay vào đó, Brussels sẽ giúp các quốc gia trang trải chi phí mua và tặng các mặt hàng như đạn dược, tên lửa và xe tăng cho Ukraine. Trải dài trong bốn năm, quỹ này sẽ cho phép EU rút tiền từ một khoản trị giá 5 tỷ euro hàng năm. Tuy nhiên, các số liệu sẽ đại diện cho một mức trần và không nhằm mục đích đảm bảo rằng tất cả số tiền đó sẽ được chi tiêu.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Vài gạch đầu dòng quanh cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine – ngày 21/7/2023 (Phúc Lai)
Tiếp tục câu chuyện súng Kalashikov
Hôm qua sau khi viết về chuyện gì đó mà có khẩu AK-12, tui nhận được 3 tin nhắn và 1 cuộc gọi nói chuyện trực tiếp với một… chuyên gia nghiên cứu về vũ khí, bộ tội nhà mình hẳn hoi, cũng phải thượng tá rồi í. Chú này kém tui mấy tuổi và thâm niên thì thua tui xa, nhưng về chuyên môn thì đúng là vũ khí. Chú ấy nói xa xả về các tính năng của AK-12, và kết luận: nó là khẩu súng tốt, ưu việt, vượt xa những thứ tương tự của phương Tây.
Tui cười hì hì: chú nói đúng cả rồi, nhưng mà chú đang nói với một tay mù tịt về vũ khí, tất cả những tính năng gì gì đó chú vừa nói, nó quá xịn, nghe cũng sướng, nhưng mà chú đã cầm nó trên tay chưa? Chưa đúng không?
Vậy ta nói chuyện trên một số cách tiếp cận khác nhé – hôm qua khi viết cái đó tui có lỗi vì làm cho người đọc hiểu lầm là tui nói về súng, thực ra không phải, tui nói về cái chương trình Ratnik của Nga kia. Còn về khẩu AK-12, điều duy nhất tui biết mà cũng là nghe hơi nồi chõ, là nó dùng chung đạn 5.45×39mm, là thứ mà người ta bẩu rằng so với đạn NATO 5.56×45mm là nó thua về LƯỢNG thuốc súng ở trong. Điều này thực tế, chưa chắc đã đúng. Tui nhớ từ lâu rồi nói chuyện với một sĩ quan người Nga, ông ấy bảo và điều nhiều người trong số các bác chưa chắc đã nghe, rằng tại sao người Nga hay Liên Xô ngày xưa lại phát triển cái đạn ít thuốc đó, ngay các chuyên gia Chiều Nay cũng thừa nhận rằng nó mạnh không kém gì đạn của NATO?
Vì thuốc đạn của Liên Xô ngày xưa nổ rất mạnh – họ sẵn sàng nghiên cứu thành phần thuốc đạn để có sức nổ mạnh nhất, để giảm nhẹ gánh nặng cho sản xuất đại trà, và đồng thời giảm nhẹ gánh nặng cho hậu cần vận tải (còn tải đạn cho người lính thì khác biệt không đáng kể giữa đạn Liên Xô và đạn NATO). Nhưng cũng chính vì tăng sức nổ của thuốc mạnh lên, tư tưởng này được áp dụng cho tất cả các loại đạn dược khác của họ kể cả đạn pháo nên các kho đạn của Nga khi bị người Ukraine bắn trúng đều nổ rất khủng là như thế. Đặc biệt là xe tăng, ngoài chuyện hệ thống nạp đạn tự động của nó làm cho tổ lái được ngồi trên một cái “mâm đạn” thì mỗi lần trúng đạn, đạn xe tăng Nga cực kỳ dễ bị kích nổ, và vụ nổ xe tăng thường trông giống như một vụ “nổ hạt nhân cỡ micro.”
Thôi thì cứ cho là đạn Liên Xô và đạn NATO tương đương nhau đi, với tui chẳng quan trọng.
Tui có nói với ông bạn vũ khí kia về một câu chuyện từ thời ông cậu tui còn sống – ổng vốn là kỹ sư chế tạo máy rất giỏi và tui học được rất nhiều từ ổng. Thời đó chỗ ổng làm tiếp nhận hai dây chuyền sản xuất, một của Liên Xô để sản xuất hàng gia công cho các nước Đông Âu, một của Nhật Bản cũng để gia công thuê. Tui còn nhớ những thứ ổng mang về dùng được kỹ sư Nhật cho, từ cái bật lửa ga nhựa màu đỏ trong veo, dùng hết ga ổng cho tui mà nó còn chắc nịch, những kết cấu bánh răng đánh lửa tinh xảo mà cái “bật lửa tàu không dầu cũng cháy” chỉ là thứ thô lậu thảm hại nếu đặt bên cạnh… Lần đầu tiên tui cầm trong tay cái tuốc-nơ-vít cán nhựa hơi trong, vừa vặn vít, vừa là đục, vừa là bút thử điện… cực kỳ tốt.
Khi ổng cho tui vào chơi trong nhà máy, xem cả hai dây chuyền và sau này khi ổng kể về nhiều chuyện, tui mới hiểu sự khác biệt như thế nào giữa người Nga với người Nhật. Cùng một cái máy, ý là cùng thứ máy chức năng tương đương, nó có một cặp bánh răng giảm tốc thì ở máy Liên Xô là cặp bánh răng chéo, còn của Nhật là bánh răng thẳng. Ông chuyên gia Liên Xô chính xác là người Nga lúc nào cũng vênh vang: thiết kế bánh răng chéo như thế này là từ người Đức, về kỹ thuật thì Nhật còn học Đức nhiều. Sau người Đức, người Nga đã nghiên cứu và phát triển nó rất lâu và rất… cao xa trong các viện nghiên cứu. Ông ấy viện dẫn ra đủ các thứ tiến sĩ khoa học, phó tiến sĩ, viện sĩ nữa chứ. Ưu điểm của bánh răng chéo là nó rất êm, và độ mòn của răng trên bánh răng rất thấp, do đó nó rất bền.
Trong khi đó, máy của Nhật thì luôn dùng cặp bánh răng thẳng. Ông cậu tui nói chuyện với ông kỹ sư Nhật đang giúp lắp dây chuyền, thì ông ấy chẳng nói gì nhiều. Ông ấy bảo: ông băn khoăn đúng rồi, rằng bánh răng chéo sẽ gây lực phá dọc trục dẫn đến hỏng các vòng bi ở gối đỡ bên ngoài. Người Nga rất giỏi kinh viện nên người ta tính rằng làm như thế sẽ tiết kiệm được công sửa bánh răng còn vòng bi thì dễ thay. Còn người Nhật thì thấy rằng, làm bánh răng chéo thừa sức, nhưng giá thành sẽ cao, trong khi vòng bi Liên Xô thì tồi sẽ phải thay liên tục. Vòng bi Nhật thì vừa rẻ vừa tốt, thay vòng bi thì nhanh không. Nói về ÊM thì, ông thử lấy máy đo độ ồn ra đây thử xem máy nào ồn hơn máy nào. Máy Liên Xô bánh răng chéo mà còn kêu như thế, thì làm bánh răng thẳng nó còn kêu to đến đâu.
Trong cả cái nhà máy mấy trăm máy chạy một lúc, độ ồn là kinh khủng – người Nga cố giảm độ ồn của nhà máy bằng cách giảm độ ồn của từng máy. Người Nhật thì vốn dĩ có trình độ luyện kim cao hơn (đỡ ồn hơn hẳn nếu vật liệu cao cấp hơn) thì đầu tư vào trang bị… bảo hộ lao động cho công nhân. Liên Xô chuyển giao dây chuyền nhưng không có một tí gì về lĩnh vực đó, trong khi Nhật Bản đưa đầy đủ từ quần áo, găng tay, kính và bịt tai…
Ơ thế cái bánh răng có liên quan gì đến súng Kalashnikov? Ông Nhật ổng còn nói: những thứ cao siêu, hay kỹ thuật cao cấp đó người Đức ứng dụng được, vì trình độ công nghệ chế tạo của họ cao, đặc biệt là khả năng sản xuất lớn (mass production) còn nếu không sản xuất được số lượng lớn, thì cao siêu để làm gì? Về sau ông cậu tui vào miền nam mới nhận ra là máy Mỹ để tại từ thời Việt Nam cộng hòa, được chế tạo không khác gì máy Nhật. Ông ấy bảo: có những cái cần đơn giản thì người Nga cố kinh viện, nhưng nhìn chung thì máy móc Liên Xô thô sơ đến kỳ lạ – mãi về sau mới hiểu là do họ không tổ chức sản xuất được số lượng lớn với những cái kinh viện đó.
Có rất nhiều ý kiến của người Chiều Nay, những người tôn sùng vũ khí Nga cho rằng AK-74 tốt, thì AK-12 cũng phải tốt – nếu nhìn câu chuyện từ góc độ sản xuất lớn, thì đó là hai câu chuyện khác nhau. Ví dụ, AK-47 bây giờ bác Ngô Gia Khảm nhà ta có thể tổ chức sản xuất ở tận Bốt-xoa-na bên châu Phi, dễ ợt; còn dây chuyền AK-74 của Nga mà lôi ra, dỡ chiếu phủ, phủi bụi rồi cho chạy, nó lại chạy ầm ầm vì ngày xưa vốn dĩ nó đã sản xuất hàng triệu khẩu trong một thời gian ngắn.
Thế nhưng bây giờ mà bảo Nga sản xuất ra những cái cao siêu họ vẽ trong phòng thiết kế với số lượng lớn – nó đặt ra yêu cầu máy móc vừa chính xác, vừa hiện đại tự động hóa mức độ cao (giảm số lượng công nhân trực tiếp đỡ phải đào tạo nhiều) lại vừa phải công suất lớn, là thua. Đó là chưa kể đến chuỗi cung ứng, lại dẫn đến những câu chuyện khác nữa.
Ví dụ, với cái khẩu súng AK-12 kia mà tây họ bảo nó có vấn đề liên quan đến cái cần gạt an toàn nào đó bị cứng, tui không biết nó có cấu tạo bên trong như thế nào nhưng giả định nó có cái lò xo nào đó, thì chuyện thép lò xo là cả một vấn đề. Kể cho các bác nghe một chuyện khó tin nữa nhé. Tại sao tất cả các xe máy của H. Chiều Nay, có giảm xóc trước cứng đơ đơ như thế, nó thua xa của Y và S??? Giá thành là một chuyện – tui đồng ý, nhưng còn chuyện công nghệ nữa. H. Chiều Nay nhập lò xo từ Tân Đại Châu bên Trung Quốc, còn Y và S thì dùng từ các nhà cung ứng bên Thái Lan. Riêng về phụ tùng xe máy, Thái Lan cách xa Trung Quốc rất rất nhiều bậc. Gì chứ lò xo giảm xóc, Trung Quốc có thể làm được cho xe tải vì nó to, không cần êm mà cần bền và khỏe, lái xe tải người ta khỏe mạnh chịu được tất. Nhưng nếu bác nào sang đặt hàng bộ linh kiện ô tô con, muốn đi sướng, êm ái mà không dẹo dọ, thì phải lắp giảm xóc của nước khác, bét nhất là của Nhật.
Lại đến chuyện – vậy Hàn quốc thì sao? Bác nào đi Santa Fe rồi thì biết, hồi 2010 tui chạy dự án có cái như thế, ốm đòn với đôi giảm xóc sau của nó: rất êm, rất mềm nhưng mềm quá hóa yếu. Muốn cải thiện chỉ có chi 2 mấy triệu đồng mua đôi mới và sau khi ngó kỹ, tui biết là nhiều chi tiết trong đôi giảm xóc thay thế đó, Hàn Quốc họ đi mua. Đến trình độ luyện kim của Hàn Quốc còn có những cái khó khăn, Trung Quốc lâu nay cắm cúi sản xuất lớn còn kẹt, thì Nga tuổi gì.
Không biết các bác thế nào, chứ tui thì rất tâm đắc với câu nhận xét của thằng Girkin: “Công nghiệp của nước Nga đã trải qua một cuộc “đại tàn phá” trong vòng 30 năm.”
Tui rất tin AK-12 là một khẩu súng tốt, tốt nhất thế giới luôn đi cho đỡ phải cãi cọ. Nhưng với điều kiện cấm vận hiện nay, thì nhập được thép lò xo tốt không dễ à nha! Vấn đề của Nga là sau khi Liên Xô tan rã, nền sản xuất của họ mất luôn chuỗi cung ứng, do vậy nếu cố sản xuất thì giá thành luôn cao chổng phộc, thà đi nhập khẩu còn hơn.
Có một câu hỏi rằng, tại sao số lượng súng đặt hàng lớn như thế mà người ta không đầu tư bài bản mà sản xuất? 150.000 khẩu ăn thua gì, đơn đặt hàng phải là 1,5 triệu khẩu rồi lên 15 triệu thì đầu tư mới bõ chứ. Xin hãy nhìn lại câu chuyện của chuỗi cung ứng, bây giờ muốn có nền sản xuất hoàn hảo thì phải phát triển bao nhiêu nhà máy sản xuất phụ tùng, chi tiết, linh kiện. Lại nhớ năm ngoái cậu kỹ sư Nga gửi cho video dây chuyền sản xuất ốc vít của Trung Quốc vừa chuyển cho và chửi: cái đồ giẻ rách này ngày xưa Liên Xô không bao giờ thèm dùng, bây giờ lại phải đi mua của Tàu.
Nga bây giờ thì tui tin là đến ốc vít cũng không sản xuất được đâu. À mà đinh đóng vào tường cũng mua của Trung Quốc đó.
Đến đây các bác đã rõ là quá trình “cải lùi” từ phòng thí nghiệm đến xưởng sản xuất của Nga nó đã có truyền thống mấy chục năm rồi chứ không phải đến bây giờ mới có.
P/S. Chúng ta cần nhớ lại năm ngoái lính Nga đã bắt đầu than phiền rằng đạn 5.45x39mm của Nga không xuyên được áo giáp thế hệ mới của Tây viện trợ cho lính Ukraine.
Về vụ Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc, tài khoản Viện nghiên cứu Chiến lược biển Đen (BSSI) có bài rất thú vị trên Telegram:
Việc Liên bang Nga rút khỏi “thỏa thuận ngũ cốc”, kèm theo đó là các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng cảng biển của Ukraine, được cho là để cho cả thế giới thấy rằng “nếu không có Liên bang Nga, thương mại ngũ cốc thế giới sẽ “thất bại”” (một phiên bản khác của huyền thoại “thế giới sẽ đóng băng nếu không có khí đốt của chúng ta”).
Nhưng hóa ra trước đó nền kinh tế thế giới đã hoạt động hoàn hảo mà không cần khí đốt từ Liên bang Nga, vì vậy nếu không có “thỏa thuận ngũ cốc” – nói chung là dự án trên tinh thần xung phong của Erdogan – thì cũng chẳng có gì xảy ra với thương mại ngũ cốc và Nga đang ở trong tình thế tồi tệ hơn:
#1. Nỗ lực của Liên bang Nga nhằm loại Ukraine ra khỏi thương mại ngũ cốc thế giới đã khiến giá của nó tăng 9% vào thời điểm hiện tại, nhưng ngay cả khi các lệnh trừng phạt chống lại Liên bang Nga được dỡ bỏ thì trong trường hợp này, Liên bang Nga sẽ không thể thay thế khối lượng ngũ cốc của Ukraine trên thị trường. Còn khi Nga đang bị trừng phạt thì khỏi nói.
#2. Việc Điện Kremlin không có khả năng nghĩ trước vài nước cờ đôi khi dẫn đến những thành công về mặt chiến thuật và sau đó là những thất bại về mặt chiến lược. Liên bang Nga sẽ không thể kiếm được một xu nào từ việc tăng giá ngũ cốc (mà chỉ Ukraine và các thương nhân sẽ thu bộn tiền); mà chỉ có Trung Quốc, người đang mua 1/3 ngũ cốc của Ukraine, hiện đang mất nguồn hàng ngũ cốc từ Liên bang Nga và phải chịu những khoản lỗ. Đúng là một “chư hầu tốt” được nuôi dưỡng bởi Chủ tịch Tập …
#3. Những lời đe dọa của Shoigu coi tất cả các tàu đến Ukraine là tàu chở vũ khí là vô giá trị nếu sau đó chúng không được thực hiện. Nhưng cuộc tấn công của Hạm đội Biển Đen Liên bang Nga nhằm vào các tàu ở vùng biển quốc tế sẽ là một hành động leo thang không thể chấp nhận được đến mức hậu quả có thể xảy ra có thể dẫn đến việc bổ sung “phi đội tàu ngầm” ( #tuần_dương_hạm_Moskva ). Shoigu hiểu rất rõ điều này nên Liên bang Nga không tấn công các tàu nước ngoài mà đánh vào các cảng của Ukraine.
#4. Tuy nhiên, mặc dù “thỏa thuận ngũ cốc” đã kết thúc, nhưng việc xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine vẫn không bị dừng lại và vẫn tiếp tục theo phương thức tương tự thông qua các cảng của Ukraine trên sông Danube và xa hơn là đến Romania, với lối vào biển Đen thông qua lãnh hải của nước này.
#5. Hơn nữa, một giải pháp thay thế khác cho giao thông trực tiếp Odesa – Bosphorus đương nhiên cũng sẽ được áp dụng, nó giúp giảm thiểu việc cản trở hoạt động thương mại: các tàu chở hàng khô chở ngũ cốc có thể đi dọc theo bờ biển trong vùng lãnh hải 12 hải lý từ Odesa dọc theo bờ biển của Romania và Bulgaria đến chính Istanbul. Đồng thời, các cảng hạng nhất của Constanta và Varna, với tất cả các cơ sở hạ tầng cần thiết, đang hoạt động hỗ trợ trên đường đi. Không có khả năng Romania và Bulgaria sẽ từ chối kiếm tiền từ việc trung chuyển ngũ cốc của Ukraine. Và Liên bang Nga sẽ không bao giờ tấn công lãnh thổ NATO.
#6. Do đó, rất có thể, cuộc tấn công của Lực lượng Vũ trang Ukraine vào cây cầu Crimean vào ngày 17 tháng 7 – vào ngày cuối cùng của thỏa thuận ngũ cốc – hầu như không phải là ngẫu nhiên. Đây không chỉ là một “lời từ biệt”, mà còn là một tín hiệu dứt khoát. Việc dừng thỏa thuận ngũ cốc khá có lợi cho Ukraine, bởi vì điều này không chỉ loại trừ Liên bang Nga khỏi vấn đề này (không còn chuyện kiểm tra tàu), mà còn có thêm thu nhập từ việc tăng giá (đối với người mua, Liên bang Nga bên đã rút khỏi thỏa thuận phải chịu trách nhiệm về mọi thứ), và giao thông dọc theo các tuyến đường thay thế có thể được lên kế hoạch trước.
Điểm mấu chốt: rạp xiếc được gọi là “thỏa thuận ngũ cốc” đã đóng cửa, Ukraine không còn phải chịu sự kiểm soát của Nga đối với các xe chở ngũ cốc đồng thời sẽ kiếm được nhiều tiền hơn và Nga, như thường lệ, là thủ phạm chính của mọi vấn đề.
#7. Khả năng duy nhất để Liên bang Nga can thiệp bằng cách nào đó vào tình hình mới là tiếp tục tấn công các cảng của Ukraine. Nhưng, thứ nhất, (bằng cách nào đó) kết quả có vẻ là không tốt lắm với các cú tấn công; và thứ hai, các nhà quan sát ghi nhận sự gia tăng đáng kể về khả năng phòng không ở những khu vực này. Tối nay, lực lượng phòng không đã làm việc ở vùng Mykolaiiv, những thiết bị chưa từng thấy ở đó trước đây. Và Hoa Kỳ đã tuyên bố hỗ trợ Ukraine trong việc bảo vệ cơ sở hạ tầng cảng biển.
Sự cứu rỗi cho Nga trong tình huống này chỉ có thể đến từ Erdogan, người có thể “cứu thể diện của Putin” bằng cách đề xuất một số thỏa thuận riêng biệt mới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Liên bang Nga, điều này sẽ giúp Putin có cơ hội suy nghĩ về vai trò quốc tế của mình và Erdogan sẽ mang lại lợi ích chính trị.
Nhưng nếu không, thì Liên bang Nga sẽ đơn giản bị loại hoàn toàn khỏi thị trường ngũ cốc, như trước đây đã bị loại khỏi thị trường dầu khí, và sẽ bán ngũ cốc của mình cho châu Phi với giá thấp hơn giá thị trường, hoặc thậm chí cho không (Putin đã tuyên bố điều này) chứ không giống như Ukraine, quốc gia tiếp tục thu lợi. Ukraine là nhà cung cấp ngũ cốc quá quan trọng đối với Nga để phải tìm bằng được cách nào đó hạn chế họ.
(Bộ phận Phân tích BSSI)
#Bình_loạn_của_Phúc_Lai: Về câu chuyện này, bọn blogger Nga viết cực buồn cười:
Nga đã tấn công Ukraine bằng tên lửa hành trình Kalibr công nghệ cao, phóng chúng theo hướng hóc hiểm và ở độ cao thấp để không thể bị phát hiện và tiêu diệt. Tên lửa tấn công một doanh nghiệp nông nghiệp ở vùng Odesa. 100 tấn đậu Hà Lan và 20 tấn lúa mạch đã bị phá hủy. “Tất cả hạt đậu của kẻ thù đã bị phá hủy. Tất cả! Còn lại lúa mạch, bạn sẽ phải dùng dao găm (Kinzhal) để xử lý chúng.”
Giá của 100 tấn đậu hạt là khoảng 20.000 USD, giá của một chiếc Kalibr là 300-350.000 USD (phiên bản xuất khẩu lên tới 500.000 USD).
Nhìn chung, có thể hiểu logic của các cuộc tấn công bằng vũ khí công nghệ cao và hiếm hoi vào các kho ngũ cốc và cơ sở hạ tầng cảng của Ukraine – đây là hành vi tống tiền nhằm ép Ukraine ký tiếp một thỏa thuận ngũ cốc với Nga, nhưng với các điều kiện có lợi hơn (mở SWIFT cho ngân hàng của Patrushev “Rosselkhozbank”, cho phép Nga xuất khẩu amoniac v.v…). Dừng thỏa thuận với chúng tao, chúng tao sẽ ném bom mọi thứ của mày và sẽ không có bất cứ thứ gì xuất khẩu được dọc theo hành lang ngũ cốc.
Nhưng, có vài cái “nhưng”, bao gồm độ chính xác của các cuộc tấn công (100 tấn đậu Hà Lan sẽ không thuyết phục được bất cứ ai), việc tăng cường phòng không ở khu vực Odesa (một cặp tổ hợp Patriot sẽ làm giảm đáng kể mối đe dọa) cộng với lời hứa của Mỹ sẽ cung cấp cho Ukraine phương tiện để bảo vệ cơ sở hạ tầng cảng. Khi điều này xảy ra, hiệu quả của các cuộc “đàm phán tên lửa” sẽ giảm đi rất nhiều.
BSSI đã đăng một phân tích thú vị về tình hình “sau thỏa thuận ngũ cốc.” Nói tóm lại, cuộc tấn công vào cây cầu Crimea ngay trước thềm thỏa thuận có thể được gia hạn đã được tính toán cẩn thận và chính xác là nhằm mục đích để Liên bang Nga rút khỏi thỏa thuận, nhờ đó Ukraine có lợi dụng việc giá cả tăng cao. Có vẻ như đây là một kế hoạch nhằm loại bỏ Nga khỏi thị trường ngũ cốc thế giới, như đã từng xảy ra với thị trường khí đốt. Kế hoạch này được tạo điều kiện thuận lợi bởi tình hình thị trường – các chuyên gia kỳ vọng vụ mùa năm 2023 sẽ được mùa, sản lượng ngũ cốc thế giới có thể đạt 786 triệu tấn, chỉ thấp hơn 1,3% so với mức năm 2022 (và điều này xảy ra trong bối cảnh chiến tranh!) và cũng không ai lường được cú tăng giá này.
Chúng tôi đã mô tả kịch bản này vào tháng Ba năm ngoái. Thuật toán rất đơn giản và, một lần nữa, có thể bắt đầu như tình huống đã xảy ra với khí đốt. Nga đang rời khỏi thị trường khí đốt – giá khí đốt đang tăng lên, lợi nhuận của thương mại khí đốt cũng tăng – Hoa Kỳ đang tham gia và thay thế khối lượng cần thiết bằng LNG của mình. Bây giờ với ngũ cốc: Nga đang cố gắng loại Ukraine ra khỏi thị trường ngũ cốc – nước này đang mất khả năng tiếp cận thị trường – giá ngũ cốc ngày càng tăng – cỗ máy Hoa Kỳ đang khởi động và thay thế khối lượng cần thiết bằng ngũ cốc của chính họ. Một vài năm trước, các doanh nghiệp nông nghiệp ở Hoa Kỳ đã đóng cửa bởi vì Nga và Ukraine đã nghiền nát họ bằng ngũ cốc giá rẻ của mình, và hiện các Quốc gia đều đang dự báo về việc gia tăng sản xuất và xuất khẩu (https://exp.idk.ru/…/usda-prognoziruet-rost…/619806/).
Khi chúng tôi nói rằng “thỏa thuận ngũ cốc” với Liên bang Nga là không có giải pháp thay thế, thì chúng tôi đã gần như khẳng định được điều này. Có thể làm xấu đi vị thế của một người, nhưng gần như không thể cải thiện nó. Nhưng một lần nữa – như Tổng thống Putin thích nói, chúng ta đã “bị lừa, đơn giản là bị lừa đảo” và bị kích động trước những phản ứng cần thiết. Nhưng Liên bang Nga rất kỳ vọng vào xuất khẩu nông sản, đặc biệt là gia tộc Patrushev. Tất nhiên, ta thể vận chuyển ngũ cốc miễn phí đến Châu Phi, nhưng điều này khó có thể xảy ra như họ mong đợi…
Liên quan đến tình hình biển Đen: người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, Adam Hodge, trích dẫn dữ liệu tình báo tuyên bố Nga đã thả thủy lôi một số khu vực biển Đen gần các cảng của Ukraine. Thông tin này đã được báo cáo bởi Bloomberg. “Chúng tôi tin rằng đây là một nỗ lực phối hợp để biện minh cho bất kỳ cuộc tấn công nào vào các tàu dân sự ở Biển Đen và đổ lỗi cho Ukraine.”
Một số tin chiến sự
– Bộ Quốc phòng Ukraine tuyên bố sẽ coi các tàu di chuyển trên Biển Đen theo hướng các cảng biển của Nga là chở hàng quân sự.
– Từ 05:00 ngày 20 tháng 7, Ukraine cấm đi lại ở các khu vực phía đông bắc Biển Đen và eo biển Kerch – Yenikal do nguy hiểm.
– Trả lời phỏng vấn đài BBC, Tư lệnh Lực lượng Mặt đất của Lực lượng Vũ trang Ukraine, thượng tướng Alexander Syrsky cho biết quân đội Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công vào sườn Bakhmut và tạo mọi điều kiện để giải phóng thành phố. Theo vị tướng, quân đội Nga đang ở trong tình trạng bao vây một nửa.
Syrsky giải thích rằng về nguyên tắc ông ấy rất muốn lấy Bakhmut. “Đây là vấn đề nguyên tắc, là vấn đề danh dự. Bởi vì chúng tôi đã mất rất nhiều anh em, nhiều quân nhân của mình khi bảo vệ Bakhmut,” ông nói. Người đứng đầu Lực lượng mặt đất cũng không đồng ý với nhận định rằng Bakhmut không phải là một thành phố quan trọng từ quan điểm chiến lược. Vị tướng lưu ý rằng các con đường từ Debaltseve, Slovyansk, Horlivka, Kostyantynivka và Siversk đều đi qua nó.
– Chỉ huy Lữ đoàn 123 của Lực lượng Vũ trang Nga, Thiếu tướng Denis Ivanov đã chết ở Ukraine do một máy bay không người lái kamikaze đâm vào ô tô của hắn ta.
#Bình_loạn_của_Phúc_Lai: trong ngày 20/7 quân Nga đã nối lại tấn công ở Masyutivka. Nếu như cô Malyar vẫn nói là “giao tranh ác liệt” nhưng vẫn chỉ là tấn công cấp làng và suốt mấy ngày ròng rã không có kết quả thì cần phải xem lại cú AI PHẢN CÔNG AI NÀY, chất lượng quân cán và năng lực của Nga đến đâu.
– Tin cuối, với một tin khá “buồn” với tui: thằng Igor Girkin vừa bị bế lên phường. Vợ hắn viết trên mạng xã hội:
“Hôm nay, vào khoảng 11:30, đại diện của ủy ban điều tra đã đến nhà chúng tôi. Lúc đó tôi không có ở nhà. Ngay sau đó, họ đã túm lấy chồng tôi và đưa anh ấy đi theo một hướng không xác định. Qua bạn bè, tôi biết được rằng chồng tôi bị buộc tội theo điều 282 Bộ luật Hình sự Liên bang Nga. Tôi không biết gì về tung tích của chồng tôi, cũng không liên lạc được với anh ấy. Vào thời điểm bị bắt, tôi không có ở nhà.”
#Bình_loạn_của_Phúc_Lai: Nga tiếp tục thao túng lập pháp để đàn áp bất đồng chính kiến trong nước thông qua việc đưa ra đe dọa về việc sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự. Hôm qua do bài dài quá nên tui đã bỏ chuyện này lại: tờ Telegraph kết luận rằng Alexander Lukashenko và chính quyền Belarus đã và đang tích cực tham gia vào việc trục xuất cưỡng bức trẻ em Ukraine. Chính quyền Belarus và Nga đã hợp tác để cưỡng bức vận chuyển ít nhất 2.150 trẻ em Ukraine đến Belarus kể từ tháng 9 năm 2022 và số trẻ em Ukraine ở Belarus có thể sẽ lên tới 3.000 vào mùa thu năm 2023.
Với Putox, vận mệnh nó lên hồi 2010 đến 2014 là đỉnh cao sau đó là đi xuống – với các lệnh cấm vận. Khổ cái hắn chẳng biết cái gì về triết học hay sao ấy các bác ạ, thấy không ổn phải dừng ngay chứ, cứ ham dấn mãi, đến bây giờ diệt vong sẽ là kết cục không tránh khỏi.
Câu chuyện này còn liên quan đến Wagner của Prigozhin: Lukashenko tuổi gì mà bảo kê được cho đầu bếp, chẳng qua là trong thời gian qua đã có những chỉ dấu cho thấy tình hình nội bộ của Belarus có thể còn vỡ trước Nga, do vậy bộ ba Putox – Lukashenko và Prigozhin tìm một giải pháp: Pu tạm lờ đi để Lukashenko sử dụng Prigozhin, như vắt nốt một quả chanh. Về phần mình, Prigozhin chắc chắn cũng phải tính kế riêng, cứ hoãn binh thế đã có cơ hội là té luôn. Cũng chưa loại trừ kịch bản đầu bếp giúp ai đó lật Lukashenko trước, rồi Putox bị lôi đổ theo.
Sự kiện Girkin bị bắt đã dẫn đến tâm trạng bi quan của bọn dân tộc chủ nghĩa Nga, một thằng nào đó viết: “Đây là một tin rất xấu và có nghĩa là các cuộc đàn áp đã bắt đầu không chỉ đối với các thành viên của PKK (Câu lạc bộ những người yêu nước giận dữ), mà còn đối với toàn bộ cộng đồng yêu nước tích cực, mà (cộng đồng này) rõ ràng đã trở nên nguy hiểm đối với quyền lực tối cao. Chúng ta phải đoàn kết và ủng hộ Strelkov, vì đây mới chỉ là khởi đầu.
Đánh giá theo hành động của cơ quan điều tra, một nỗ lực có khả năng khiến anh ta phải ngồi tù. Các nhân viên thực thi pháp luật cần phải suy nghĩ lại, bởi vì tất cả những điều này có thể dẫn đến hậu quả tai hại.
Tự do cho Strelkov!”
Nên nhớ rằng cách đây khoảng 5 ngày, trong một cuộc họp nào đó của Putox, vấn đề xử lý Girkin đã được đặt ra.
Tại sao tui cứ liều #đoán_mò – khăng khăng cho rằng người Ukraine sẽ sớm chiến thắng trong cuộc chiến này? Đến nay sau vụ “thỏa thuận ngũ cốc” vừa mới cứng khẳng định nhận xét của tui đã từng viết trước đây, rằng về mặt kinh tế mà nói Puto không cần dầu khí và than đá của Ukraine. Điều hắn ta muốn là ngăn Ukraine bán nó cho châu Âu. Nhưng “người tính không bằng trời tính” tất cả những kế hoạch rồi hành động của Nga – Putox đã gây ra phản tác dụng dẫn đến hậu quả rất xấu. Xuất khẩu dầu khí của Nga – Putox giảm 40% và chính quyền của hắn sẽ đi đến chỗ phá sản. Đó là về dài hạn.
Về trung hạn, tui xin dẫn lời tờ “The Economist” đã viết “Nền kinh tế Nga có thể chịu được một cuộc chiến lâu dài, nhưng không thể chịu nổi một cuộc chiến khốc liệt hơn.” Putox tính toán là nền kinh tế Nga có thể chịu được vài năm nữa – ít nhất đến cuối 2024 hoặc giữa năm 2025 mới thực sự lao đao vì hết tiền bất chấp lệnh cấm vận và trừng phạt; với cuộc chiến này như thế đã là dài hạn. Còn nếu hắn kéo được đến thời điểm các chiến dịch tranh cử tổng thống nhiệm kỳ tiếp theo ở Mỹ bắt đầu khởi động, các nguồn viện trợ cho Ukraine sẽ giảm nhanh chóng đến bằng 0, thì hắn sẽ thắng. Như vậy thời điểm trung hạn có thể trước thời điểm dài hạn khoảng hơn 1 năm.
Chúng ta cần hiểu ý của The Economist chính xác “cuộc chiến lâu dài” và sau đó “khốc liệt” là như thế nào? Chẳng hạn hiện nay quân Nga sau khoảng 10 tháng chuẩn bị đã cho thấy họ có thể làm được một hệ thống công sự phòng ngự khá tốt, và hoàn toàn có thể ngồi đằng sau đó để thách thức quân Ukraine được. Nếu như bây giờ người Ukraine hoàn toàn không làm gì cả, không tấn công, không phá hậu cần phía sau quân Nga… thì đó chính là rơi vào ý đồ thi hành một “cuộc chiến lâu dài” kéo được thừa đến thời điểm trung hạn của Nga – Putox.
Để hóa giải chuyện đó, người Ukraine buộc phải vừa tấn công mặt trước, vừa phá hậu cần ở mặt sau và phải gia tăng cường độ liên tục. Đến bây giờ thì chúng ta đã nhìn thấy rất rõ ý đồ của họ, công khai và không cần giấu diếm, nhưng với Nga thì hoàn toàn không có cách nào chống cự. Các sự kiện diễn ra liên tục, như từ khi bắt đầu cuộc phản công đầu tháng Sáu, đúng kiểu “3 ngày một tiệc nhỏ, 5 ngày một tiệc lớn” các kho, điểm tập trung quân bị quại liên tục, những vụ to đùng như cầu Chongar, rồi đến cầu Kerch thì cách nhau cỡ 3 tuần… Đánh toàn đánh hiểm cả. Ngoài chiến trường, như hôm trước tui báo cáo các bác về cách đánh mới: tiến chậm bằng các nhóm nhỏ nhưng quân Nga cứ hễ phản kích hoặc di chuyển ứng cứu thì sẽ ăn pháo.
Nhận định của The Economist còn có một khía cạnh nữa ta không nên bỏ sót: nền kinh tế Nga, mà ở đây cụ thể là nền kinh tế sản xuất sẽ không đáp ứng được một yêu cầu của một cuộc chiến đòi hỏi sản lượng ào ạt – chúng ta đã bắt đầu nhìn thấy lượng đạn pháo quân Nga bắn trên chiến trường kém đi so với trước rất nhiều. Chẳng hạn, năm ngoái khi Nga chiếm Serevodonetsk lượng đạn pháo họ bắn so với Ukraine gấp khoảng 20 lần, năm nay theo trả lời phỏng vấn BBC của ông Syrskyi, phía Nga vẫn bắn nhiều gấp khoảng 7 đến 8 lần so với Ukraine.
Đọc đoạn này chúng ta cũng lại cần hiểu, là 7 – 8 lần thì… trước nay vẫn thế, người Ukraine có cách sử dụng pháo binh khác người Nga. Đồng thời nếu đếm số lượng khu dân cư bị Nga pháo kích trong bản tin của Ukraine thời điểm hiện tại so với năm ngoái chỉ vào cỡ khoảng 20%.
Vậy tại sao tui lại cho rằng Ukraine sẽ sớm thắng?
– Thứ nhất, chiến thuật – chiến lược đó là rất hợp lý và nó được thực hiện với tính chuyên nghiệp cao, có lẽ là cực kỳ khoa học, lựa chọn mục tiêu nào vào thời điểm nào. Chẳng hạn vụ cầu Kerch lần này, nó là một đòn bắn hạ mấy mục tiêu một lúc chứ không phải chỉ cái cầu vật lý. Chưa cần hạ tiếp cầu Chongar, cầu Kerch bị bắn sẽ gây rất nhiều điểm ùn tắc dẫn tới sự hình thành rất nhiều kho dã chiến, kho tạm, điểm tập kết hàng và cả điểm dừng đỗ xe tạm thời, sẽ là những mục tiêu rất ngon ăn cho tên lửa Storm Shadow của Ukraine.
– Thứ hai, càng ngày Ukraine sẽ nhận được thêm những vũ khí mới khác với những tính năng kỹ thuật – chiến thuật khác, đem lại những hiệu quả cao hơn trong tác chiến. Đạn chùm là một ví dụ, và sẽ còn nhiều loại khác.
– Thứ ba, về sức mạnh quốc gia, Nga hiện nay chỉ cho thấy họ đang là nước TO, chứ không phải là nước lớn và đúng là họ quá giàu tài nguyên nhưng đang trong tình trạng “đào xúc múc” được nhưng chưa chắc đã bán được hoặc bán được nhưng chẳng mấy lời lãi. Ukraine tuy nước nhỏ hơn nhưng cũng ít dân hơn, vẫn túc tắc sản xuất được – và còn hậu phương các nước đang hỗ trợ họ nữa. Tuy vậy vẫn cần cẩn thận việc nguồn viện trợ bị ảnh hưởng nên dù sao, thắng càng sớm cũng là càng tốt.
– Thứ tư, về sức mạnh của lực lượng vũ trang nói chung, Nga càng ngày càng thua xa về chất lượng, đặc biệt về chất lượng vũ khí và tính tinh nhuệ của người lính. Do vậy bản thân bộ máy quân sự của họ là một cỗ máy gần như không chạy được với nghĩa là cỗ máy hoàn chỉnh, mà là đang cựa ngón tay này một cái, ngón tay kia một cái… và nó sẽ bị sụp đổ bởi chính sức nặng của nó, càng đông, càng đổ đẹp như trong phim. Về tinh thần, kỷ luật, động lực của cá nhân nhân dân và lính tráng, thiển nghĩ không cần phải nói nhiều nữa.
– Thứ năm, cuối cùng là tất cả những đòn đánh của người Ukraine đều có tính chính trị rất cao và mỗi cú lại đẩy Putox vào chân tường. Vì vậy chắc chắn sẽ đến lúc hắn bị chính nội bộ của mình xử lý. Tui thì dự rằng chỉ cuối năm nay thôi, là sinh mạng chính trị của hắn sẽ đi đời nhà ma.
Phúc Lai
Nguồn: https://www.facebook.com/phuc.lai.07/posts/pfbid02nqMysAxGP2Y99WiFhzkLrxqXcf7QxPhXsVAk2dvh3JtNLdRb3Z982jJXX
Tiếp tục câu chuyện súng Kalashikov
Hôm qua sau khi viết về chuyện gì đó mà có khẩu AK-12, tui nhận được 3 tin nhắn và 1 cuộc gọi nói chuyện trực tiếp với một… chuyên gia nghiên cứu về vũ khí, bộ tội nhà mình hẳn hoi, cũng phải thượng tá rồi í. Chú này kém tui mấy tuổi và thâm niên thì thua tui xa, nhưng về chuyên môn thì đúng là vũ khí. Chú ấy nói xa xả về các tính năng của AK-12, và kết luận: nó là khẩu súng tốt, ưu việt, vượt xa những thứ tương tự của phương Tây.
Tui cười hì hì: chú nói đúng cả rồi, nhưng mà chú đang nói với một tay mù tịt về vũ khí, tất cả những tính năng gì gì đó chú vừa nói, nó quá xịn, nghe cũng sướng, nhưng mà chú đã cầm nó trên tay chưa? Chưa đúng không?
Vậy ta nói chuyện trên một số cách tiếp cận khác nhé – hôm qua khi viết cái đó tui có lỗi vì làm cho người đọc hiểu lầm là tui nói về súng, thực ra không phải, tui nói về cái chương trình Ratnik của Nga kia. Còn về khẩu AK-12, điều duy nhất tui biết mà cũng là nghe hơi nồi chõ, là nó dùng chung đạn 5.45×39mm, là thứ mà người ta bẩu rằng so với đạn NATO 5.56×45mm là nó thua về LƯỢNG thuốc súng ở trong. Điều này thực tế, chưa chắc đã đúng. Tui nhớ từ lâu rồi nói chuyện với một sĩ quan người Nga, ông ấy bảo và điều nhiều người trong số các bác chưa chắc đã nghe, rằng tại sao người Nga hay Liên Xô ngày xưa lại phát triển cái đạn ít thuốc đó, ngay các chuyên gia Chiều Nay cũng thừa nhận rằng nó mạnh không kém gì đạn của NATO?
Vì thuốc đạn của Liên Xô ngày xưa nổ rất mạnh – họ sẵn sàng nghiên cứu thành phần thuốc đạn để có sức nổ mạnh nhất, để giảm nhẹ gánh nặng cho sản xuất đại trà, và đồng thời giảm nhẹ gánh nặng cho hậu cần vận tải (còn tải đạn cho người lính thì khác biệt không đáng kể giữa đạn Liên Xô và đạn NATO). Nhưng cũng chính vì tăng sức nổ của thuốc mạnh lên, tư tưởng này được áp dụng cho tất cả các loại đạn dược khác của họ kể cả đạn pháo nên các kho đạn của Nga khi bị người Ukraine bắn trúng đều nổ rất khủng là như thế. Đặc biệt là xe tăng, ngoài chuyện hệ thống nạp đạn tự động của nó làm cho tổ lái được ngồi trên một cái “mâm đạn” thì mỗi lần trúng đạn, đạn xe tăng Nga cực kỳ dễ bị kích nổ, và vụ nổ xe tăng thường trông giống như một vụ “nổ hạt nhân cỡ micro.”
Thôi thì cứ cho là đạn Liên Xô và đạn NATO tương đương nhau đi, với tui chẳng quan trọng.
Tui có nói với ông bạn vũ khí kia về một câu chuyện từ thời ông cậu tui còn sống – ổng vốn là kỹ sư chế tạo máy rất giỏi và tui học được rất nhiều từ ổng. Thời đó chỗ ổng làm tiếp nhận hai dây chuyền sản xuất, một của Liên Xô để sản xuất hàng gia công cho các nước Đông Âu, một của Nhật Bản cũng để gia công thuê. Tui còn nhớ những thứ ổng mang về dùng được kỹ sư Nhật cho, từ cái bật lửa ga nhựa màu đỏ trong veo, dùng hết ga ổng cho tui mà nó còn chắc nịch, những kết cấu bánh răng đánh lửa tinh xảo mà cái “bật lửa tàu không dầu cũng cháy” chỉ là thứ thô lậu thảm hại nếu đặt bên cạnh… Lần đầu tiên tui cầm trong tay cái tuốc-nơ-vít cán nhựa hơi trong, vừa vặn vít, vừa là đục, vừa là bút thử điện… cực kỳ tốt.
Khi ổng cho tui vào chơi trong nhà máy, xem cả hai dây chuyền và sau này khi ổng kể về nhiều chuyện, tui mới hiểu sự khác biệt như thế nào giữa người Nga với người Nhật. Cùng một cái máy, ý là cùng thứ máy chức năng tương đương, nó có một cặp bánh răng giảm tốc thì ở máy Liên Xô là cặp bánh răng chéo, còn của Nhật là bánh răng thẳng. Ông chuyên gia Liên Xô chính xác là người Nga lúc nào cũng vênh vang: thiết kế bánh răng chéo như thế này là từ người Đức, về kỹ thuật thì Nhật còn học Đức nhiều. Sau người Đức, người Nga đã nghiên cứu và phát triển nó rất lâu và rất… cao xa trong các viện nghiên cứu. Ông ấy viện dẫn ra đủ các thứ tiến sĩ khoa học, phó tiến sĩ, viện sĩ nữa chứ. Ưu điểm của bánh răng chéo là nó rất êm, và độ mòn của răng trên bánh răng rất thấp, do đó nó rất bền.
Trong khi đó, máy của Nhật thì luôn dùng cặp bánh răng thẳng. Ông cậu tui nói chuyện với ông kỹ sư Nhật đang giúp lắp dây chuyền, thì ông ấy chẳng nói gì nhiều. Ông ấy bảo: ông băn khoăn đúng rồi, rằng bánh răng chéo sẽ gây lực phá dọc trục dẫn đến hỏng các vòng bi ở gối đỡ bên ngoài. Người Nga rất giỏi kinh viện nên người ta tính rằng làm như thế sẽ tiết kiệm được công sửa bánh răng còn vòng bi thì dễ thay. Còn người Nhật thì thấy rằng, làm bánh răng chéo thừa sức, nhưng giá thành sẽ cao, trong khi vòng bi Liên Xô thì tồi sẽ phải thay liên tục. Vòng bi Nhật thì vừa rẻ vừa tốt, thay vòng bi thì nhanh không. Nói về ÊM thì, ông thử lấy máy đo độ ồn ra đây thử xem máy nào ồn hơn máy nào. Máy Liên Xô bánh răng chéo mà còn kêu như thế, thì làm bánh răng thẳng nó còn kêu to đến đâu.
Trong cả cái nhà máy mấy trăm máy chạy một lúc, độ ồn là kinh khủng – người Nga cố giảm độ ồn của nhà máy bằng cách giảm độ ồn của từng máy. Người Nhật thì vốn dĩ có trình độ luyện kim cao hơn (đỡ ồn hơn hẳn nếu vật liệu cao cấp hơn) thì đầu tư vào trang bị… bảo hộ lao động cho công nhân. Liên Xô chuyển giao dây chuyền nhưng không có một tí gì về lĩnh vực đó, trong khi Nhật Bản đưa đầy đủ từ quần áo, găng tay, kính và bịt tai…
Ơ thế cái bánh răng có liên quan gì đến súng Kalashnikov? Ông Nhật ổng còn nói: những thứ cao siêu, hay kỹ thuật cao cấp đó người Đức ứng dụng được, vì trình độ công nghệ chế tạo của họ cao, đặc biệt là khả năng sản xuất lớn (mass production) còn nếu không sản xuất được số lượng lớn, thì cao siêu để làm gì? Về sau ông cậu tui vào miền nam mới nhận ra là máy Mỹ để tại từ thời Việt Nam cộng hòa, được chế tạo không khác gì máy Nhật. Ông ấy bảo: có những cái cần đơn giản thì người Nga cố kinh viện, nhưng nhìn chung thì máy móc Liên Xô thô sơ đến kỳ lạ – mãi về sau mới hiểu là do họ không tổ chức sản xuất được số lượng lớn với những cái kinh viện đó.
Có rất nhiều ý kiến của người Chiều Nay, những người tôn sùng vũ khí Nga cho rằng AK-74 tốt, thì AK-12 cũng phải tốt – nếu nhìn câu chuyện từ góc độ sản xuất lớn, thì đó là hai câu chuyện khác nhau. Ví dụ, AK-47 bây giờ bác Ngô Gia Khảm nhà ta có thể tổ chức sản xuất ở tận Bốt-xoa-na bên châu Phi, dễ ợt; còn dây chuyền AK-74 của Nga mà lôi ra, dỡ chiếu phủ, phủi bụi rồi cho chạy, nó lại chạy ầm ầm vì ngày xưa vốn dĩ nó đã sản xuất hàng triệu khẩu trong một thời gian ngắn.
Thế nhưng bây giờ mà bảo Nga sản xuất ra những cái cao siêu họ vẽ trong phòng thiết kế với số lượng lớn – nó đặt ra yêu cầu máy móc vừa chính xác, vừa hiện đại tự động hóa mức độ cao (giảm số lượng công nhân trực tiếp đỡ phải đào tạo nhiều) lại vừa phải công suất lớn, là thua. Đó là chưa kể đến chuỗi cung ứng, lại dẫn đến những câu chuyện khác nữa.
Ví dụ, với cái khẩu súng AK-12 kia mà tây họ bảo nó có vấn đề liên quan đến cái cần gạt an toàn nào đó bị cứng, tui không biết nó có cấu tạo bên trong như thế nào nhưng giả định nó có cái lò xo nào đó, thì chuyện thép lò xo là cả một vấn đề. Kể cho các bác nghe một chuyện khó tin nữa nhé. Tại sao tất cả các xe máy của H. Chiều Nay, có giảm xóc trước cứng đơ đơ như thế, nó thua xa của Y và S??? Giá thành là một chuyện – tui đồng ý, nhưng còn chuyện công nghệ nữa. H. Chiều Nay nhập lò xo từ Tân Đại Châu bên Trung Quốc, còn Y và S thì dùng từ các nhà cung ứng bên Thái Lan. Riêng về phụ tùng xe máy, Thái Lan cách xa Trung Quốc rất rất nhiều bậc. Gì chứ lò xo giảm xóc, Trung Quốc có thể làm được cho xe tải vì nó to, không cần êm mà cần bền và khỏe, lái xe tải người ta khỏe mạnh chịu được tất. Nhưng nếu bác nào sang đặt hàng bộ linh kiện ô tô con, muốn đi sướng, êm ái mà không dẹo dọ, thì phải lắp giảm xóc của nước khác, bét nhất là của Nhật.
Lại đến chuyện – vậy Hàn quốc thì sao? Bác nào đi Santa Fe rồi thì biết, hồi 2010 tui chạy dự án có cái như thế, ốm đòn với đôi giảm xóc sau của nó: rất êm, rất mềm nhưng mềm quá hóa yếu. Muốn cải thiện chỉ có chi 2 mấy triệu đồng mua đôi mới và sau khi ngó kỹ, tui biết là nhiều chi tiết trong đôi giảm xóc thay thế đó, Hàn Quốc họ đi mua. Đến trình độ luyện kim của Hàn Quốc còn có những cái khó khăn, Trung Quốc lâu nay cắm cúi sản xuất lớn còn kẹt, thì Nga tuổi gì.
Không biết các bác thế nào, chứ tui thì rất tâm đắc với câu nhận xét của thằng Girkin: “Công nghiệp của nước Nga đã trải qua một cuộc “đại tàn phá” trong vòng 30 năm.”
Tui rất tin AK-12 là một khẩu súng tốt, tốt nhất thế giới luôn đi cho đỡ phải cãi cọ. Nhưng với điều kiện cấm vận hiện nay, thì nhập được thép lò xo tốt không dễ à nha! Vấn đề của Nga là sau khi Liên Xô tan rã, nền sản xuất của họ mất luôn chuỗi cung ứng, do vậy nếu cố sản xuất thì giá thành luôn cao chổng phộc, thà đi nhập khẩu còn hơn.
Có một câu hỏi rằng, tại sao số lượng súng đặt hàng lớn như thế mà người ta không đầu tư bài bản mà sản xuất? 150.000 khẩu ăn thua gì, đơn đặt hàng phải là 1,5 triệu khẩu rồi lên 15 triệu thì đầu tư mới bõ chứ. Xin hãy nhìn lại câu chuyện của chuỗi cung ứng, bây giờ muốn có nền sản xuất hoàn hảo thì phải phát triển bao nhiêu nhà máy sản xuất phụ tùng, chi tiết, linh kiện. Lại nhớ năm ngoái cậu kỹ sư Nga gửi cho video dây chuyền sản xuất ốc vít của Trung Quốc vừa chuyển cho và chửi: cái đồ giẻ rách này ngày xưa Liên Xô không bao giờ thèm dùng, bây giờ lại phải đi mua của Tàu.
Nga bây giờ thì tui tin là đến ốc vít cũng không sản xuất được đâu. À mà đinh đóng vào tường cũng mua của Trung Quốc đó.
Đến đây các bác đã rõ là quá trình “cải lùi” từ phòng thí nghiệm đến xưởng sản xuất của Nga nó đã có truyền thống mấy chục năm rồi chứ không phải đến bây giờ mới có.
P/S. Chúng ta cần nhớ lại năm ngoái lính Nga đã bắt đầu than phiền rằng đạn 5.45x39mm của Nga không xuyên được áo giáp thế hệ mới của Tây viện trợ cho lính Ukraine.
Về vụ Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc, tài khoản Viện nghiên cứu Chiến lược biển Đen (BSSI) có bài rất thú vị trên Telegram:
Việc Liên bang Nga rút khỏi “thỏa thuận ngũ cốc”, kèm theo đó là các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng cảng biển của Ukraine, được cho là để cho cả thế giới thấy rằng “nếu không có Liên bang Nga, thương mại ngũ cốc thế giới sẽ “thất bại”” (một phiên bản khác của huyền thoại “thế giới sẽ đóng băng nếu không có khí đốt của chúng ta”).
Nhưng hóa ra trước đó nền kinh tế thế giới đã hoạt động hoàn hảo mà không cần khí đốt từ Liên bang Nga, vì vậy nếu không có “thỏa thuận ngũ cốc” – nói chung là dự án trên tinh thần xung phong của Erdogan – thì cũng chẳng có gì xảy ra với thương mại ngũ cốc và Nga đang ở trong tình thế tồi tệ hơn:
#1. Nỗ lực của Liên bang Nga nhằm loại Ukraine ra khỏi thương mại ngũ cốc thế giới đã khiến giá của nó tăng 9% vào thời điểm hiện tại, nhưng ngay cả khi các lệnh trừng phạt chống lại Liên bang Nga được dỡ bỏ thì trong trường hợp này, Liên bang Nga sẽ không thể thay thế khối lượng ngũ cốc của Ukraine trên thị trường. Còn khi Nga đang bị trừng phạt thì khỏi nói.
#2. Việc Điện Kremlin không có khả năng nghĩ trước vài nước cờ đôi khi dẫn đến những thành công về mặt chiến thuật và sau đó là những thất bại về mặt chiến lược. Liên bang Nga sẽ không thể kiếm được một xu nào từ việc tăng giá ngũ cốc (mà chỉ Ukraine và các thương nhân sẽ thu bộn tiền); mà chỉ có Trung Quốc, người đang mua 1/3 ngũ cốc của Ukraine, hiện đang mất nguồn hàng ngũ cốc từ Liên bang Nga và phải chịu những khoản lỗ. Đúng là một “chư hầu tốt” được nuôi dưỡng bởi Chủ tịch Tập …
#3. Những lời đe dọa của Shoigu coi tất cả các tàu đến Ukraine là tàu chở vũ khí là vô giá trị nếu sau đó chúng không được thực hiện. Nhưng cuộc tấn công của Hạm đội Biển Đen Liên bang Nga nhằm vào các tàu ở vùng biển quốc tế sẽ là một hành động leo thang không thể chấp nhận được đến mức hậu quả có thể xảy ra có thể dẫn đến việc bổ sung “phi đội tàu ngầm” ( #tuần_dương_hạm_Moskva ). Shoigu hiểu rất rõ điều này nên Liên bang Nga không tấn công các tàu nước ngoài mà đánh vào các cảng của Ukraine.
#4. Tuy nhiên, mặc dù “thỏa thuận ngũ cốc” đã kết thúc, nhưng việc xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine vẫn không bị dừng lại và vẫn tiếp tục theo phương thức tương tự thông qua các cảng của Ukraine trên sông Danube và xa hơn là đến Romania, với lối vào biển Đen thông qua lãnh hải của nước này.
#5. Hơn nữa, một giải pháp thay thế khác cho giao thông trực tiếp Odesa – Bosphorus đương nhiên cũng sẽ được áp dụng, nó giúp giảm thiểu việc cản trở hoạt động thương mại: các tàu chở hàng khô chở ngũ cốc có thể đi dọc theo bờ biển trong vùng lãnh hải 12 hải lý từ Odesa dọc theo bờ biển của Romania và Bulgaria đến chính Istanbul. Đồng thời, các cảng hạng nhất của Constanta và Varna, với tất cả các cơ sở hạ tầng cần thiết, đang hoạt động hỗ trợ trên đường đi. Không có khả năng Romania và Bulgaria sẽ từ chối kiếm tiền từ việc trung chuyển ngũ cốc của Ukraine. Và Liên bang Nga sẽ không bao giờ tấn công lãnh thổ NATO.
#6. Do đó, rất có thể, cuộc tấn công của Lực lượng Vũ trang Ukraine vào cây cầu Crimean vào ngày 17 tháng 7 – vào ngày cuối cùng của thỏa thuận ngũ cốc – hầu như không phải là ngẫu nhiên. Đây không chỉ là một “lời từ biệt”, mà còn là một tín hiệu dứt khoát. Việc dừng thỏa thuận ngũ cốc khá có lợi cho Ukraine, bởi vì điều này không chỉ loại trừ Liên bang Nga khỏi vấn đề này (không còn chuyện kiểm tra tàu), mà còn có thêm thu nhập từ việc tăng giá (đối với người mua, Liên bang Nga bên đã rút khỏi thỏa thuận phải chịu trách nhiệm về mọi thứ), và giao thông dọc theo các tuyến đường thay thế có thể được lên kế hoạch trước.
Điểm mấu chốt: rạp xiếc được gọi là “thỏa thuận ngũ cốc” đã đóng cửa, Ukraine không còn phải chịu sự kiểm soát của Nga đối với các xe chở ngũ cốc đồng thời sẽ kiếm được nhiều tiền hơn và Nga, như thường lệ, là thủ phạm chính của mọi vấn đề.
#7. Khả năng duy nhất để Liên bang Nga can thiệp bằng cách nào đó vào tình hình mới là tiếp tục tấn công các cảng của Ukraine. Nhưng, thứ nhất, (bằng cách nào đó) kết quả có vẻ là không tốt lắm với các cú tấn công; và thứ hai, các nhà quan sát ghi nhận sự gia tăng đáng kể về khả năng phòng không ở những khu vực này. Tối nay, lực lượng phòng không đã làm việc ở vùng Mykolaiiv, những thiết bị chưa từng thấy ở đó trước đây. Và Hoa Kỳ đã tuyên bố hỗ trợ Ukraine trong việc bảo vệ cơ sở hạ tầng cảng biển.
Sự cứu rỗi cho Nga trong tình huống này chỉ có thể đến từ Erdogan, người có thể “cứu thể diện của Putin” bằng cách đề xuất một số thỏa thuận riêng biệt mới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Liên bang Nga, điều này sẽ giúp Putin có cơ hội suy nghĩ về vai trò quốc tế của mình và Erdogan sẽ mang lại lợi ích chính trị.
Nhưng nếu không, thì Liên bang Nga sẽ đơn giản bị loại hoàn toàn khỏi thị trường ngũ cốc, như trước đây đã bị loại khỏi thị trường dầu khí, và sẽ bán ngũ cốc của mình cho châu Phi với giá thấp hơn giá thị trường, hoặc thậm chí cho không (Putin đã tuyên bố điều này) chứ không giống như Ukraine, quốc gia tiếp tục thu lợi. Ukraine là nhà cung cấp ngũ cốc quá quan trọng đối với Nga để phải tìm bằng được cách nào đó hạn chế họ.
(Bộ phận Phân tích BSSI)
#Bình_loạn_của_Phúc_Lai: Về câu chuyện này, bọn blogger Nga viết cực buồn cười:
Nga đã tấn công Ukraine bằng tên lửa hành trình Kalibr công nghệ cao, phóng chúng theo hướng hóc hiểm và ở độ cao thấp để không thể bị phát hiện và tiêu diệt. Tên lửa tấn công một doanh nghiệp nông nghiệp ở vùng Odesa. 100 tấn đậu Hà Lan và 20 tấn lúa mạch đã bị phá hủy. “Tất cả hạt đậu của kẻ thù đã bị phá hủy. Tất cả! Còn lại lúa mạch, bạn sẽ phải dùng dao găm (Kinzhal) để xử lý chúng.”
Giá của 100 tấn đậu hạt là khoảng 20.000 USD, giá của một chiếc Kalibr là 300-350.000 USD (phiên bản xuất khẩu lên tới 500.000 USD).
Nhìn chung, có thể hiểu logic của các cuộc tấn công bằng vũ khí công nghệ cao và hiếm hoi vào các kho ngũ cốc và cơ sở hạ tầng cảng của Ukraine – đây là hành vi tống tiền nhằm ép Ukraine ký tiếp một thỏa thuận ngũ cốc với Nga, nhưng với các điều kiện có lợi hơn (mở SWIFT cho ngân hàng của Patrushev “Rosselkhozbank”, cho phép Nga xuất khẩu amoniac v.v…). Dừng thỏa thuận với chúng tao, chúng tao sẽ ném bom mọi thứ của mày và sẽ không có bất cứ thứ gì xuất khẩu được dọc theo hành lang ngũ cốc.
Nhưng, có vài cái “nhưng”, bao gồm độ chính xác của các cuộc tấn công (100 tấn đậu Hà Lan sẽ không thuyết phục được bất cứ ai), việc tăng cường phòng không ở khu vực Odesa (một cặp tổ hợp Patriot sẽ làm giảm đáng kể mối đe dọa) cộng với lời hứa của Mỹ sẽ cung cấp cho Ukraine phương tiện để bảo vệ cơ sở hạ tầng cảng. Khi điều này xảy ra, hiệu quả của các cuộc “đàm phán tên lửa” sẽ giảm đi rất nhiều.
BSSI đã đăng một phân tích thú vị về tình hình “sau thỏa thuận ngũ cốc.” Nói tóm lại, cuộc tấn công vào cây cầu Crimea ngay trước thềm thỏa thuận có thể được gia hạn đã được tính toán cẩn thận và chính xác là nhằm mục đích để Liên bang Nga rút khỏi thỏa thuận, nhờ đó Ukraine có lợi dụng việc giá cả tăng cao. Có vẻ như đây là một kế hoạch nhằm loại bỏ Nga khỏi thị trường ngũ cốc thế giới, như đã từng xảy ra với thị trường khí đốt. Kế hoạch này được tạo điều kiện thuận lợi bởi tình hình thị trường – các chuyên gia kỳ vọng vụ mùa năm 2023 sẽ được mùa, sản lượng ngũ cốc thế giới có thể đạt 786 triệu tấn, chỉ thấp hơn 1,3% so với mức năm 2022 (và điều này xảy ra trong bối cảnh chiến tranh!) và cũng không ai lường được cú tăng giá này.
Chúng tôi đã mô tả kịch bản này vào tháng Ba năm ngoái. Thuật toán rất đơn giản và, một lần nữa, có thể bắt đầu như tình huống đã xảy ra với khí đốt. Nga đang rời khỏi thị trường khí đốt – giá khí đốt đang tăng lên, lợi nhuận của thương mại khí đốt cũng tăng – Hoa Kỳ đang tham gia và thay thế khối lượng cần thiết bằng LNG của mình. Bây giờ với ngũ cốc: Nga đang cố gắng loại Ukraine ra khỏi thị trường ngũ cốc – nước này đang mất khả năng tiếp cận thị trường – giá ngũ cốc ngày càng tăng – cỗ máy Hoa Kỳ đang khởi động và thay thế khối lượng cần thiết bằng ngũ cốc của chính họ. Một vài năm trước, các doanh nghiệp nông nghiệp ở Hoa Kỳ đã đóng cửa bởi vì Nga và Ukraine đã nghiền nát họ bằng ngũ cốc giá rẻ của mình, và hiện các Quốc gia đều đang dự báo về việc gia tăng sản xuất và xuất khẩu (https://exp.idk.ru/…/usda-prognoziruet-rost…/619806/).
Khi chúng tôi nói rằng “thỏa thuận ngũ cốc” với Liên bang Nga là không có giải pháp thay thế, thì chúng tôi đã gần như khẳng định được điều này. Có thể làm xấu đi vị thế của một người, nhưng gần như không thể cải thiện nó. Nhưng một lần nữa – như Tổng thống Putin thích nói, chúng ta đã “bị lừa, đơn giản là bị lừa đảo” và bị kích động trước những phản ứng cần thiết. Nhưng Liên bang Nga rất kỳ vọng vào xuất khẩu nông sản, đặc biệt là gia tộc Patrushev. Tất nhiên, ta thể vận chuyển ngũ cốc miễn phí đến Châu Phi, nhưng điều này khó có thể xảy ra như họ mong đợi…
Liên quan đến tình hình biển Đen: người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, Adam Hodge, trích dẫn dữ liệu tình báo tuyên bố Nga đã thả thủy lôi một số khu vực biển Đen gần các cảng của Ukraine. Thông tin này đã được báo cáo bởi Bloomberg. “Chúng tôi tin rằng đây là một nỗ lực phối hợp để biện minh cho bất kỳ cuộc tấn công nào vào các tàu dân sự ở Biển Đen và đổ lỗi cho Ukraine.”
Một số tin chiến sự
– Bộ Quốc phòng Ukraine tuyên bố sẽ coi các tàu di chuyển trên Biển Đen theo hướng các cảng biển của Nga là chở hàng quân sự.
– Từ 05:00 ngày 20 tháng 7, Ukraine cấm đi lại ở các khu vực phía đông bắc Biển Đen và eo biển Kerch – Yenikal do nguy hiểm.
– Trả lời phỏng vấn đài BBC, Tư lệnh Lực lượng Mặt đất của Lực lượng Vũ trang Ukraine, thượng tướng Alexander Syrsky cho biết quân đội Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công vào sườn Bakhmut và tạo mọi điều kiện để giải phóng thành phố. Theo vị tướng, quân đội Nga đang ở trong tình trạng bao vây một nửa.
Syrsky giải thích rằng về nguyên tắc ông ấy rất muốn lấy Bakhmut. “Đây là vấn đề nguyên tắc, là vấn đề danh dự. Bởi vì chúng tôi đã mất rất nhiều anh em, nhiều quân nhân của mình khi bảo vệ Bakhmut,” ông nói. Người đứng đầu Lực lượng mặt đất cũng không đồng ý với nhận định rằng Bakhmut không phải là một thành phố quan trọng từ quan điểm chiến lược. Vị tướng lưu ý rằng các con đường từ Debaltseve, Slovyansk, Horlivka, Kostyantynivka và Siversk đều đi qua nó.
– Chỉ huy Lữ đoàn 123 của Lực lượng Vũ trang Nga, Thiếu tướng Denis Ivanov đã chết ở Ukraine do một máy bay không người lái kamikaze đâm vào ô tô của hắn ta.
#Bình_loạn_của_Phúc_Lai: trong ngày 20/7 quân Nga đã nối lại tấn công ở Masyutivka. Nếu như cô Malyar vẫn nói là “giao tranh ác liệt” nhưng vẫn chỉ là tấn công cấp làng và suốt mấy ngày ròng rã không có kết quả thì cần phải xem lại cú AI PHẢN CÔNG AI NÀY, chất lượng quân cán và năng lực của Nga đến đâu.
– Tin cuối, với một tin khá “buồn” với tui: thằng Igor Girkin vừa bị bế lên phường. Vợ hắn viết trên mạng xã hội:
“Hôm nay, vào khoảng 11:30, đại diện của ủy ban điều tra đã đến nhà chúng tôi. Lúc đó tôi không có ở nhà. Ngay sau đó, họ đã túm lấy chồng tôi và đưa anh ấy đi theo một hướng không xác định. Qua bạn bè, tôi biết được rằng chồng tôi bị buộc tội theo điều 282 Bộ luật Hình sự Liên bang Nga. Tôi không biết gì về tung tích của chồng tôi, cũng không liên lạc được với anh ấy. Vào thời điểm bị bắt, tôi không có ở nhà.”
#Bình_loạn_của_Phúc_Lai: Nga tiếp tục thao túng lập pháp để đàn áp bất đồng chính kiến trong nước thông qua việc đưa ra đe dọa về việc sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự. Hôm qua do bài dài quá nên tui đã bỏ chuyện này lại: tờ Telegraph kết luận rằng Alexander Lukashenko và chính quyền Belarus đã và đang tích cực tham gia vào việc trục xuất cưỡng bức trẻ em Ukraine. Chính quyền Belarus và Nga đã hợp tác để cưỡng bức vận chuyển ít nhất 2.150 trẻ em Ukraine đến Belarus kể từ tháng 9 năm 2022 và số trẻ em Ukraine ở Belarus có thể sẽ lên tới 3.000 vào mùa thu năm 2023.
Với Putox, vận mệnh nó lên hồi 2010 đến 2014 là đỉnh cao sau đó là đi xuống – với các lệnh cấm vận. Khổ cái hắn chẳng biết cái gì về triết học hay sao ấy các bác ạ, thấy không ổn phải dừng ngay chứ, cứ ham dấn mãi, đến bây giờ diệt vong sẽ là kết cục không tránh khỏi.
Câu chuyện này còn liên quan đến Wagner của Prigozhin: Lukashenko tuổi gì mà bảo kê được cho đầu bếp, chẳng qua là trong thời gian qua đã có những chỉ dấu cho thấy tình hình nội bộ của Belarus có thể còn vỡ trước Nga, do vậy bộ ba Putox – Lukashenko và Prigozhin tìm một giải pháp: Pu tạm lờ đi để Lukashenko sử dụng Prigozhin, như vắt nốt một quả chanh. Về phần mình, Prigozhin chắc chắn cũng phải tính kế riêng, cứ hoãn binh thế đã có cơ hội là té luôn. Cũng chưa loại trừ kịch bản đầu bếp giúp ai đó lật Lukashenko trước, rồi Putox bị lôi đổ theo.
Sự kiện Girkin bị bắt đã dẫn đến tâm trạng bi quan của bọn dân tộc chủ nghĩa Nga, một thằng nào đó viết: “Đây là một tin rất xấu và có nghĩa là các cuộc đàn áp đã bắt đầu không chỉ đối với các thành viên của PKK (Câu lạc bộ những người yêu nước giận dữ), mà còn đối với toàn bộ cộng đồng yêu nước tích cực, mà (cộng đồng này) rõ ràng đã trở nên nguy hiểm đối với quyền lực tối cao. Chúng ta phải đoàn kết và ủng hộ Strelkov, vì đây mới chỉ là khởi đầu.
Đánh giá theo hành động của cơ quan điều tra, một nỗ lực có khả năng khiến anh ta phải ngồi tù. Các nhân viên thực thi pháp luật cần phải suy nghĩ lại, bởi vì tất cả những điều này có thể dẫn đến hậu quả tai hại.
Tự do cho Strelkov!”
Nên nhớ rằng cách đây khoảng 5 ngày, trong một cuộc họp nào đó của Putox, vấn đề xử lý Girkin đã được đặt ra.
Tại sao tui cứ liều #đoán_mò – khăng khăng cho rằng người Ukraine sẽ sớm chiến thắng trong cuộc chiến này? Đến nay sau vụ “thỏa thuận ngũ cốc” vừa mới cứng khẳng định nhận xét của tui đã từng viết trước đây, rằng về mặt kinh tế mà nói Puto không cần dầu khí và than đá của Ukraine. Điều hắn ta muốn là ngăn Ukraine bán nó cho châu Âu. Nhưng “người tính không bằng trời tính” tất cả những kế hoạch rồi hành động của Nga – Putox đã gây ra phản tác dụng dẫn đến hậu quả rất xấu. Xuất khẩu dầu khí của Nga – Putox giảm 40% và chính quyền của hắn sẽ đi đến chỗ phá sản. Đó là về dài hạn.
Về trung hạn, tui xin dẫn lời tờ “The Economist” đã viết “Nền kinh tế Nga có thể chịu được một cuộc chiến lâu dài, nhưng không thể chịu nổi một cuộc chiến khốc liệt hơn.” Putox tính toán là nền kinh tế Nga có thể chịu được vài năm nữa – ít nhất đến cuối 2024 hoặc giữa năm 2025 mới thực sự lao đao vì hết tiền bất chấp lệnh cấm vận và trừng phạt; với cuộc chiến này như thế đã là dài hạn. Còn nếu hắn kéo được đến thời điểm các chiến dịch tranh cử tổng thống nhiệm kỳ tiếp theo ở Mỹ bắt đầu khởi động, các nguồn viện trợ cho Ukraine sẽ giảm nhanh chóng đến bằng 0, thì hắn sẽ thắng. Như vậy thời điểm trung hạn có thể trước thời điểm dài hạn khoảng hơn 1 năm.
Chúng ta cần hiểu ý của The Economist chính xác “cuộc chiến lâu dài” và sau đó “khốc liệt” là như thế nào? Chẳng hạn hiện nay quân Nga sau khoảng 10 tháng chuẩn bị đã cho thấy họ có thể làm được một hệ thống công sự phòng ngự khá tốt, và hoàn toàn có thể ngồi đằng sau đó để thách thức quân Ukraine được. Nếu như bây giờ người Ukraine hoàn toàn không làm gì cả, không tấn công, không phá hậu cần phía sau quân Nga… thì đó chính là rơi vào ý đồ thi hành một “cuộc chiến lâu dài” kéo được thừa đến thời điểm trung hạn của Nga – Putox.
Để hóa giải chuyện đó, người Ukraine buộc phải vừa tấn công mặt trước, vừa phá hậu cần ở mặt sau và phải gia tăng cường độ liên tục. Đến bây giờ thì chúng ta đã nhìn thấy rất rõ ý đồ của họ, công khai và không cần giấu diếm, nhưng với Nga thì hoàn toàn không có cách nào chống cự. Các sự kiện diễn ra liên tục, như từ khi bắt đầu cuộc phản công đầu tháng Sáu, đúng kiểu “3 ngày một tiệc nhỏ, 5 ngày một tiệc lớn” các kho, điểm tập trung quân bị quại liên tục, những vụ to đùng như cầu Chongar, rồi đến cầu Kerch thì cách nhau cỡ 3 tuần… Đánh toàn đánh hiểm cả. Ngoài chiến trường, như hôm trước tui báo cáo các bác về cách đánh mới: tiến chậm bằng các nhóm nhỏ nhưng quân Nga cứ hễ phản kích hoặc di chuyển ứng cứu thì sẽ ăn pháo.
Nhận định của The Economist còn có một khía cạnh nữa ta không nên bỏ sót: nền kinh tế Nga, mà ở đây cụ thể là nền kinh tế sản xuất sẽ không đáp ứng được một yêu cầu của một cuộc chiến đòi hỏi sản lượng ào ạt – chúng ta đã bắt đầu nhìn thấy lượng đạn pháo quân Nga bắn trên chiến trường kém đi so với trước rất nhiều. Chẳng hạn, năm ngoái khi Nga chiếm Serevodonetsk lượng đạn pháo họ bắn so với Ukraine gấp khoảng 20 lần, năm nay theo trả lời phỏng vấn BBC của ông Syrskyi, phía Nga vẫn bắn nhiều gấp khoảng 7 đến 8 lần so với Ukraine.
Đọc đoạn này chúng ta cũng lại cần hiểu, là 7 – 8 lần thì… trước nay vẫn thế, người Ukraine có cách sử dụng pháo binh khác người Nga. Đồng thời nếu đếm số lượng khu dân cư bị Nga pháo kích trong bản tin của Ukraine thời điểm hiện tại so với năm ngoái chỉ vào cỡ khoảng 20%.
Vậy tại sao tui lại cho rằng Ukraine sẽ sớm thắng?
– Thứ nhất, chiến thuật – chiến lược đó là rất hợp lý và nó được thực hiện với tính chuyên nghiệp cao, có lẽ là cực kỳ khoa học, lựa chọn mục tiêu nào vào thời điểm nào. Chẳng hạn vụ cầu Kerch lần này, nó là một đòn bắn hạ mấy mục tiêu một lúc chứ không phải chỉ cái cầu vật lý. Chưa cần hạ tiếp cầu Chongar, cầu Kerch bị bắn sẽ gây rất nhiều điểm ùn tắc dẫn tới sự hình thành rất nhiều kho dã chiến, kho tạm, điểm tập kết hàng và cả điểm dừng đỗ xe tạm thời, sẽ là những mục tiêu rất ngon ăn cho tên lửa Storm Shadow của Ukraine.
– Thứ hai, càng ngày Ukraine sẽ nhận được thêm những vũ khí mới khác với những tính năng kỹ thuật – chiến thuật khác, đem lại những hiệu quả cao hơn trong tác chiến. Đạn chùm là một ví dụ, và sẽ còn nhiều loại khác.
– Thứ ba, về sức mạnh quốc gia, Nga hiện nay chỉ cho thấy họ đang là nước TO, chứ không phải là nước lớn và đúng là họ quá giàu tài nguyên nhưng đang trong tình trạng “đào xúc múc” được nhưng chưa chắc đã bán được hoặc bán được nhưng chẳng mấy lời lãi. Ukraine tuy nước nhỏ hơn nhưng cũng ít dân hơn, vẫn túc tắc sản xuất được – và còn hậu phương các nước đang hỗ trợ họ nữa. Tuy vậy vẫn cần cẩn thận việc nguồn viện trợ bị ảnh hưởng nên dù sao, thắng càng sớm cũng là càng tốt.
– Thứ tư, về sức mạnh của lực lượng vũ trang nói chung, Nga càng ngày càng thua xa về chất lượng, đặc biệt về chất lượng vũ khí và tính tinh nhuệ của người lính. Do vậy bản thân bộ máy quân sự của họ là một cỗ máy gần như không chạy được với nghĩa là cỗ máy hoàn chỉnh, mà là đang cựa ngón tay này một cái, ngón tay kia một cái… và nó sẽ bị sụp đổ bởi chính sức nặng của nó, càng đông, càng đổ đẹp như trong phim. Về tinh thần, kỷ luật, động lực của cá nhân nhân dân và lính tráng, thiển nghĩ không cần phải nói nhiều nữa.
– Thứ năm, cuối cùng là tất cả những đòn đánh của người Ukraine đều có tính chính trị rất cao và mỗi cú lại đẩy Putox vào chân tường. Vì vậy chắc chắn sẽ đến lúc hắn bị chính nội bộ của mình xử lý. Tui thì dự rằng chỉ cuối năm nay thôi, là sinh mạng chính trị của hắn sẽ đi đời nhà ma.
Phúc Lai
Nguồn: https://www.facebook.com/phuc.lai.07/posts/pfbid02nqMysAxGP2Y99WiFhzkLrxqXcf7QxPhXsVAk2dvh3JtNLdRb3Z982jJXX
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Khi nào chiến tranh Ukraine kết thúc?
Lê Tây Sơn
19 tháng 7, 2023
Saigon Nhỏ
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Getty Images)
Để trả lời câu hỏi này, tờ Wall Street Journal đã tìm đến một số chuyên gia về các vấn đề quốc tế. Sau đây là cảm nghĩ của họ.
Rafael Arbex-Murut, Khoa khoa học dữ liệu và thông tin Đại học California, Berkeley: Vladimir Putin cần phải ra đi
Cuộc chiến ở Ukraine là một phần trong kế hoạch chính trị của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Là một cựu điệp viên KGB, ông Putin được thúc đẩy bởi viễn cảnh khôi phục nước Nga như những gì ông tin là vinh quang của Liên Xô trước đây. Điều này giải thích cho việc ông sáp nhập Crimea năm 2014 và phát động cuộc xâm lược Ukraine năm 2022 mà ông gọi là “chiến dịch đặc biệt”.
Putin muốn khiêu khích phương Tây bằng cách mở rộng lãnh thổ và củng cố quyền lực của nước Nga, tất cả đều dưới chiêu bài “phi quân sự hóa” Ukraine, chống tân phát xít. Cuộc chiến ở Ukraine chỉ kết thúc khi Putin mất quyền lực. Sau khi ông ta ra đi, có thể Nga sẽ trở thành một quốc gia dân chủ nếu các biện pháp trừng phạt và phản đối chiến tranh phát huy tác dụng. Hoặc có thể một nhà chuyên quyền tham nhũng không kém sẽ thay thế ông Putin và giữ nguyên hệ thống chính trị hiện nay.
Nếu Yevgeny Prigozhin, lãnh đạo của Tập đoàn quân tư nhân Wagner thành công trong cuộc nổi loạn của mình, thì chúng ta có thể đã thấy chiến tranh kết thúc nhưng chế độ độc tài chính trị vẫn tiếp tục. Bất chấp điều đó, cơ sở ủng hộ Putin bắt đầu rạn nứt khi các công dân Nga và các nhân vật chính trị tuyên bố phản đối chế độ. Phương Tây cần tận dụng cơ hội bằng cách tiếp tục hỗ trợ Ukraine trên chiến trường và đấu trường quốc tế.
William Rampe, Khoa hành chính công Đại học Hamilton: Tùy thuộc vào Ukraine
Việc Ukraine bảo vệ lãnh thổ của mình là chính đáng. Người dân Ukraine xứng đáng được tôn vinh vì lòng dũng cảm và tình yêu đất nước. Nhưng nhận thức đó không làm cho chiến thắng của Ukraine và thất bại của Nga trở thành mối quan tâm sống còn của Hoa Kỳ. Mỹ cần xem xét lại các chính sách liên quan đến Ukraine, đặc biệt là cam kết viện trợ và mở rộng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (Council on Foreign Relations) vừa công bố báo cáo tổng viện trợ của Hoa Kỳ cho Ukraine đã vượt quá $76 tỷ, nhiều hơn gấp đôi so với những gì Liên minh Châu Âu (EU) đã cung cấp cho Ukraine cho cùng lý do tương tự và nhiều hơn năm lần tổng số tiền Hoa Kỳ đã chi trong những năm gần đây cho sáu nước nhận viện trợ xếp sau Ukraine. Dù vẫn còn thấp so với những gì cần thiết, nhưng chi tiêu ở quy mô này sẽ không nhận được sự ủng hộ của Quốc hội Hoa Kỳ mãi mãi.
Tổng thống Biden đã thể hiện sự mập mờ về địa chính trị khi gần đây ông cam kết chỉ chào đón Ukraine gia nhập NATO trong tương lai vì ngại khiêu khích Nga. Nhưng Nga có động cơ để kéo dài cuộc xung đột vô thời hạn cho đến khi chiến thắng. Tại sao cuộc chiến lại kết thúc khi Mỹ đã cam kết giữ Ukraine nằm ngoài NATO và phía bên kia vẫn tấn công? Một nước Nga suy yếu sẽ dẫn đến một thế giới an toàn hơn, nhưng mục tiêu này chỉ có thể đạt được thông qua các biện pháp trừng phạt mạnh tay và tăng cường sản xuất vũ khí để Ukraine có những thứ mà họ sử dụng khi cần.
Thông qua viện trợ quân sự nước ngoài, Hoa Kỳ có thể cung cấp cho Ukraine các khoản vay để mua vũ khí và sau đó sẽ thanh toán bằng các tài sản của Nga bị Hoa Kỳ và EU đóng băng. Chỉ Ukraine mới có thể quyết định xem họ muốn kết thúc chiến tranh bằng hòa giải hay chiến thắng. Việc chiếm lại Crimea chắc chắn là một khả năng, nhưng Ukraine sẽ cần quyết định xem làm như vậy có xứng đáng với cái giá phải trả hay không.
Một cuộc biểu tình lên án Putin tại Brussels, Bỉ (ảnh: Thierry Monasse/Getty Images)
Stephen Tahbaz, Khoa chính trị, triết học và kinh tế Đại học Pennsylvania: Nghĩ về hình ảnh nước Mỹ
Hoa Kỳ đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến của Nga với Ukraine. Trên mặt đất, sự an toàn mà người dân Ukraine có được là nhờ viện trợ của Hoa Kỳ. Các hệ thống phòng thủ trên không và mặt đất tiên tiến của chúng ta đã bảo vệ vô số phụ nữ và trẻ em để họ không sẽ bị pháo binh Nga bắn phá tàn nhẫn.
Ở cấp độ địa chính trị, bất kỳ dàn xếp nào không trả Crimea về cho Ukraine đều có vẻ không tốt như cuộc rút quân thảm khốc ở Afghanistan của Biden, trong đó vô số đồng minh bị bỏ lại phía sau, khiến Hoa Kỳ tỏ ra yếu thế trên trường quốc tế. Các đối thủ nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, hiện nhìn về Ukraine như một phép thử đối với sức mạnh của Mỹ ở nước ngoài. Hãy để họ thấy một quốc gia quyết tâm thực hiện sứ mệnh bảo vệ tự do và bảo vệ các đồng minh của mình.
Eli Kravinsky, Khoa khoa học chính trị Đại học Haverford: Vấn đề thời gian
Những thất bại trong chiến dịch của Nga đã biến quân đội Nga thành một mớ hỗn độn không thể hòa giải với đội quân tư nhân và mở ra những rạn nứt giữa các chỉ huy Nga ngoài tiền tuyến và các lãnh đạo chính trị của họ. Cuộc đảo chính thất bại của Wagner vào tháng trước chỉ là ví dụ gần nhất về sự thoái hóa này nhưng sẽ không phải là cuối cùng. Ông Putin trước đây dựa vào sự lừa dối, chiến tranh kinh tế và áp dụng hạn chế lực lượng quân sự để đạt được mục tiêu của mình ở nước ngoài, nhưng chiến lược này không còn hiệu nghiệm vì đã đạt đến giới hạn.
NATO không có dấu hiệu giảm hỗ trợ cho Ukraine và châu Âu gần như đã hoàn toàn thoát khỏi sự phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng của Nga để chuyển sang nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng không phải của Nga. Nga về cơ bản đã trở thành một quốc gia bị bỏ rơi, như đã thấy gần đây trong bản cáo trạng của Tòa án Hình sự Quốc tế (International Criminal Court) đối với Putin. Ngay cả khi Ukraine phải đối mặt với những thất bại trong cuộc phản công, thời gian vẫn đứng về phía họ. Dù không thể đạt được một bước đột phá ấn tượng như mong muốn nhưng Ukraine cũng có thể giành chiến thắng bằng cách từ từ đẩy các lực lượng đang suy yếu và mất tinh thần của Nga quay trở lại đường biên giới thực sự của nước này vào năm 1991.
Sam Walhout, Khoa kinh tế Đại học Brown: Cuộc chiến bất tận
Cuộc chiến ở Ukraine sẽ không bao giờ kết thúc. Cuộc chiến có thể chấm dứt, các giải pháp ngoại giao có thể đạt được, nhưng chiến tranh kinh tế sẽ tiếp diễn. Máy bay không người lái, vệ tinh, hạn chế thương mại và trừng phạt kinh tế là những vũ khí cân não của chiến tranh hiện đại. Nga có thể tạm ngưng huy động xe tăng, nhưng tình trạng chiến tranh ở Đông Âu vẫn tiếp diễn chừng nào họ còn tranh giành quyền bá chủ tài chính thông qua các biện pháp thù địch.
Hoa Kỳ không tham chiến tích cực ở Ukraine, nhưng thông qua việc cho vay và cho thuê vật tư chiến tranh, nước Mỹ cũng đang chiến đấu. Viện trợ nước ngoài sẽ luôn sẵn sàng cho Ukraine, ngay cả khi chiến tranh kết thúc. Cuộc đấu tranh cho tự do và công lý sẽ không bao giờ có hồi kết. Và sẽ thật ngu ngốc nếu tin như thế.
Lê Tây Sơn
19 tháng 7, 2023
Saigon Nhỏ
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Getty Images)
Để trả lời câu hỏi này, tờ Wall Street Journal đã tìm đến một số chuyên gia về các vấn đề quốc tế. Sau đây là cảm nghĩ của họ.
Rafael Arbex-Murut, Khoa khoa học dữ liệu và thông tin Đại học California, Berkeley: Vladimir Putin cần phải ra đi
Cuộc chiến ở Ukraine là một phần trong kế hoạch chính trị của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Là một cựu điệp viên KGB, ông Putin được thúc đẩy bởi viễn cảnh khôi phục nước Nga như những gì ông tin là vinh quang của Liên Xô trước đây. Điều này giải thích cho việc ông sáp nhập Crimea năm 2014 và phát động cuộc xâm lược Ukraine năm 2022 mà ông gọi là “chiến dịch đặc biệt”.
Putin muốn khiêu khích phương Tây bằng cách mở rộng lãnh thổ và củng cố quyền lực của nước Nga, tất cả đều dưới chiêu bài “phi quân sự hóa” Ukraine, chống tân phát xít. Cuộc chiến ở Ukraine chỉ kết thúc khi Putin mất quyền lực. Sau khi ông ta ra đi, có thể Nga sẽ trở thành một quốc gia dân chủ nếu các biện pháp trừng phạt và phản đối chiến tranh phát huy tác dụng. Hoặc có thể một nhà chuyên quyền tham nhũng không kém sẽ thay thế ông Putin và giữ nguyên hệ thống chính trị hiện nay.
Nếu Yevgeny Prigozhin, lãnh đạo của Tập đoàn quân tư nhân Wagner thành công trong cuộc nổi loạn của mình, thì chúng ta có thể đã thấy chiến tranh kết thúc nhưng chế độ độc tài chính trị vẫn tiếp tục. Bất chấp điều đó, cơ sở ủng hộ Putin bắt đầu rạn nứt khi các công dân Nga và các nhân vật chính trị tuyên bố phản đối chế độ. Phương Tây cần tận dụng cơ hội bằng cách tiếp tục hỗ trợ Ukraine trên chiến trường và đấu trường quốc tế.
William Rampe, Khoa hành chính công Đại học Hamilton: Tùy thuộc vào Ukraine
Việc Ukraine bảo vệ lãnh thổ của mình là chính đáng. Người dân Ukraine xứng đáng được tôn vinh vì lòng dũng cảm và tình yêu đất nước. Nhưng nhận thức đó không làm cho chiến thắng của Ukraine và thất bại của Nga trở thành mối quan tâm sống còn của Hoa Kỳ. Mỹ cần xem xét lại các chính sách liên quan đến Ukraine, đặc biệt là cam kết viện trợ và mở rộng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (Council on Foreign Relations) vừa công bố báo cáo tổng viện trợ của Hoa Kỳ cho Ukraine đã vượt quá $76 tỷ, nhiều hơn gấp đôi so với những gì Liên minh Châu Âu (EU) đã cung cấp cho Ukraine cho cùng lý do tương tự và nhiều hơn năm lần tổng số tiền Hoa Kỳ đã chi trong những năm gần đây cho sáu nước nhận viện trợ xếp sau Ukraine. Dù vẫn còn thấp so với những gì cần thiết, nhưng chi tiêu ở quy mô này sẽ không nhận được sự ủng hộ của Quốc hội Hoa Kỳ mãi mãi.
Tổng thống Biden đã thể hiện sự mập mờ về địa chính trị khi gần đây ông cam kết chỉ chào đón Ukraine gia nhập NATO trong tương lai vì ngại khiêu khích Nga. Nhưng Nga có động cơ để kéo dài cuộc xung đột vô thời hạn cho đến khi chiến thắng. Tại sao cuộc chiến lại kết thúc khi Mỹ đã cam kết giữ Ukraine nằm ngoài NATO và phía bên kia vẫn tấn công? Một nước Nga suy yếu sẽ dẫn đến một thế giới an toàn hơn, nhưng mục tiêu này chỉ có thể đạt được thông qua các biện pháp trừng phạt mạnh tay và tăng cường sản xuất vũ khí để Ukraine có những thứ mà họ sử dụng khi cần.
Thông qua viện trợ quân sự nước ngoài, Hoa Kỳ có thể cung cấp cho Ukraine các khoản vay để mua vũ khí và sau đó sẽ thanh toán bằng các tài sản của Nga bị Hoa Kỳ và EU đóng băng. Chỉ Ukraine mới có thể quyết định xem họ muốn kết thúc chiến tranh bằng hòa giải hay chiến thắng. Việc chiếm lại Crimea chắc chắn là một khả năng, nhưng Ukraine sẽ cần quyết định xem làm như vậy có xứng đáng với cái giá phải trả hay không.
Một cuộc biểu tình lên án Putin tại Brussels, Bỉ (ảnh: Thierry Monasse/Getty Images)
Stephen Tahbaz, Khoa chính trị, triết học và kinh tế Đại học Pennsylvania: Nghĩ về hình ảnh nước Mỹ
Hoa Kỳ đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến của Nga với Ukraine. Trên mặt đất, sự an toàn mà người dân Ukraine có được là nhờ viện trợ của Hoa Kỳ. Các hệ thống phòng thủ trên không và mặt đất tiên tiến của chúng ta đã bảo vệ vô số phụ nữ và trẻ em để họ không sẽ bị pháo binh Nga bắn phá tàn nhẫn.
Ở cấp độ địa chính trị, bất kỳ dàn xếp nào không trả Crimea về cho Ukraine đều có vẻ không tốt như cuộc rút quân thảm khốc ở Afghanistan của Biden, trong đó vô số đồng minh bị bỏ lại phía sau, khiến Hoa Kỳ tỏ ra yếu thế trên trường quốc tế. Các đối thủ nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, hiện nhìn về Ukraine như một phép thử đối với sức mạnh của Mỹ ở nước ngoài. Hãy để họ thấy một quốc gia quyết tâm thực hiện sứ mệnh bảo vệ tự do và bảo vệ các đồng minh của mình.
Eli Kravinsky, Khoa khoa học chính trị Đại học Haverford: Vấn đề thời gian
Những thất bại trong chiến dịch của Nga đã biến quân đội Nga thành một mớ hỗn độn không thể hòa giải với đội quân tư nhân và mở ra những rạn nứt giữa các chỉ huy Nga ngoài tiền tuyến và các lãnh đạo chính trị của họ. Cuộc đảo chính thất bại của Wagner vào tháng trước chỉ là ví dụ gần nhất về sự thoái hóa này nhưng sẽ không phải là cuối cùng. Ông Putin trước đây dựa vào sự lừa dối, chiến tranh kinh tế và áp dụng hạn chế lực lượng quân sự để đạt được mục tiêu của mình ở nước ngoài, nhưng chiến lược này không còn hiệu nghiệm vì đã đạt đến giới hạn.
NATO không có dấu hiệu giảm hỗ trợ cho Ukraine và châu Âu gần như đã hoàn toàn thoát khỏi sự phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng của Nga để chuyển sang nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng không phải của Nga. Nga về cơ bản đã trở thành một quốc gia bị bỏ rơi, như đã thấy gần đây trong bản cáo trạng của Tòa án Hình sự Quốc tế (International Criminal Court) đối với Putin. Ngay cả khi Ukraine phải đối mặt với những thất bại trong cuộc phản công, thời gian vẫn đứng về phía họ. Dù không thể đạt được một bước đột phá ấn tượng như mong muốn nhưng Ukraine cũng có thể giành chiến thắng bằng cách từ từ đẩy các lực lượng đang suy yếu và mất tinh thần của Nga quay trở lại đường biên giới thực sự của nước này vào năm 1991.
Sam Walhout, Khoa kinh tế Đại học Brown: Cuộc chiến bất tận
Cuộc chiến ở Ukraine sẽ không bao giờ kết thúc. Cuộc chiến có thể chấm dứt, các giải pháp ngoại giao có thể đạt được, nhưng chiến tranh kinh tế sẽ tiếp diễn. Máy bay không người lái, vệ tinh, hạn chế thương mại và trừng phạt kinh tế là những vũ khí cân não của chiến tranh hiện đại. Nga có thể tạm ngưng huy động xe tăng, nhưng tình trạng chiến tranh ở Đông Âu vẫn tiếp diễn chừng nào họ còn tranh giành quyền bá chủ tài chính thông qua các biện pháp thù địch.
Hoa Kỳ không tham chiến tích cực ở Ukraine, nhưng thông qua việc cho vay và cho thuê vật tư chiến tranh, nước Mỹ cũng đang chiến đấu. Viện trợ nước ngoài sẽ luôn sẵn sàng cho Ukraine, ngay cả khi chiến tranh kết thúc. Cuộc đấu tranh cho tự do và công lý sẽ không bao giờ có hồi kết. Và sẽ thật ngu ngốc nếu tin như thế.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Bài học từ Ukraine (Phần 1): Công nghệ thay đổi chiến trường (The Economist)
Vào thập niên 1970, các tướng lĩnh Liên Xô nhận ra rằng nước Mỹ, với ưu thế về vi điện tử, đã vượt lên trước trong cuộc đua phát triển các loại vũ khí tầm xa có độ chính xác cao, các hệ thống cảm biến (ví dụ như vệ tinh) để chỉ thị mục tiêu, và các mạng lưới giúp kết nối hai thành tố đó lại với nhau. Họ đã gọi toàn bộ chuỗi công nghệ này với một khái niệm to lớn: “tổ hợp trinh sát-tấn công” (reconnaissance-strike complex). Chiến dịch Bão táp Sa mạc, một chiến thắng chóng vánh của Mỹ trước Iraq vào năm 1991, dường như đã trở thành một ví dụ chứng minh cho khái niệm trên. Tại sao lại phải ẩn nấp trong những chiến hào khi bạn có thể làm tê liệt kẻ thù với các đòn tấn công như đặt vào các sở chỉ huy và hậu cần ở sâu trong hậu phương? Các chiến lược gia Mỹ đã ca ngợi bước ngoặt mới đó là “cuộc cách mạng trong quân sự” (revolution in military affairs hay RMA).
Ngay các lực lượng quân sự dày dặn kinh nghiệm như quân đội Israel cũng đồng ý với điều này. Eado Hecht, giảng viên tại trường sĩ quan Israel, đã viết rằng, “các tướng lĩnh cao cấp của Israel tin rằng quá trình điều động các nhóm quân theo đội hình lớn sẽ không còn là một phần quan trọng của các cuộc chiến tranh tương lai nữa”. “Chiếm đóng lãnh thổ sẽ bị xem là không còn cần thiết, và thậm chí là… phản tác dụng”. Chiến thắng của Azerbaijan trước Armenia vào năm 2020 đã một lần nữa khẳng định sự thống trị của các loại vũ khí chính xác so với lục quân. Boris Johnson, cựu thủ tướng Anh đã phát biểu vào tháng 11 năm 2021 rằng “chúng tôi nhận thấy các khái niệm chiến tranh kiểu cũ, ví dụ như tiến hành các trận đấu tăng lớn trên lục địa Châu Âu, đã trở nên lỗi thời”. “Chúng ta sẽ phải đầu tư vào những thứ khác tốt hơn như tác chiến mạng – đây sẽ là những thứ quyết định tương lai chiến tranh”. Ba tháng sau, Nga xâm lược Ukraine.
Cuộc chiến đang xảy ra là một bài học nhãn tiền về chiến tranh tiêu hao kiểu cũ: một cuộc xung đột về nhân lực, sắt thép và thuốc nổ ở quy mô công nghiệp. Nga được cho là đã phải hứng chịu hơn 200.000 thương vong. Con số này lớn hơn gấp bốn lần số thương vong của Liên Xô tại Afghanistan, cuộc chiến vốn kéo dài một thập kỷ. Con số này cũng lớn gấp hơn 2,5 lần tổng số binh lính của lục quân Anh. Hơn 20.000 binh lính Nga tử trận chỉ trong vòng từ tháng 12 năm 2022 cho tới tháng 4 năm 2023, theo các nguồn thông tin từ Mỹ, hầu hết là ở trong và xung quanh Bakhmut, một thị trấn phía đông Ukraine trước đây vốn không được cho là quan trọng. Kể từ cuộc tấn công Basra thảm hoạ của Iran vào năm 1987, chưa từng có một đội quân nào mất nhiều binh lính trong một thời gian ngắn tới như vậy, với kết quả nhận lại hầu như không có gì.
Ukraine cũng bị “chảy máu” một cách tồi tệ. Các báo cáo tình báo rò rỉ của Mỹ hồi cuối tháng 2 cho thấy bản thân Ukraine cũng đã phải hứng chịu hơn 100.000 thương vong, với hơn 15.000 binh sĩ tử trận. Lực lượng quân đội được gầy dựng trước chiến tranh của cả Nga và Ukraine đã bị phá huỷ hoàn toàn và đang được gầy dựng lại hoàn toàn mới, vốn bao gồm chủ yếu là lính nghĩa vụ và tình nguyện không có hoặc có ít kinh nghiệm chiến trường. Một số quốc gia Châu Âu, như Thuỵ Điển chẳng hạn, có khả năng động viên binh lính số lượng lớn trong một thời gian ngắn nếu bị đặt trong hoàn cảnh tương tự. Hầu hết các nước còn lại, vốn đã bãi bỏ chế độ nghĩa vụ, sẽ không làm được như thế.
So sánh cuộc chiến hiện tại với Thế chiến thứ nhất có phần hơi quá đà: quân đội Anh giai đoạn đó đã bắn hơn 200.000 quả đạn pháo mỗi ngày cho tới trước chiến dịch tấn công Somme vào năm 1916, so sánh với con số ước tính của Ukraine cho số đạn pháo mà quân đội Nga đã sử dụng giai đoạn cao điểm mùa hè vừa qua là 60.000 quả. Thế nhưng tốc độ tiêu hao đạn dược đã vượt quá dự báo cũng như khả năng sản xuất trước chiến tranh (khiến cho nòng pháo bị nóng chảy), phơi bày những lỗ hổng chết người của công nghiệp phương Tây. Jonathan Caverley từ Học viện Hải chiến Hoa Kỳ viết rằng “đạn dược giống như xi măng”. “Người dùng không thường xuyên sử dụng chúng, nhưng khi họ cần sử dụng tới thì lại cần một số lượng khổng lồ”. Cuộc phản công của Ukraine đã không thể xảy ra nếu không có nguồn cung đạn pháo dồi dào từ Hàn Quốc.
Mức độ phá huỷ không thể tưởng tượng được cả về vật chất lẫn nhân mạng, trên một vùng không gian dày đặc chiến hào, không phải những gì mà các chuyên gia công nghệ quân sự mường tượng trong đầu khi họ nói về RMA. Loại vũ khí tối thượng của cuộc chiến, những khẩu pháo, hoàn toàn không phải là thứ gì đó xa lạ với một binh sĩ thời Napoleon. Jack Watling của Viện Nghiên cứu Quốc phòng Hoàng gia (RUSI), một think-tank, nói rằng “thứ khiến Nga phải chùn bước ở phía bắc Kyiv là hai lữ đoàn pháo binh khai hoả tất cả những gì mà họ có, hằng ngày”. Ukraine đóng vai trò là một lời nhắc nhở đanh thép với ý tưởng cho rằng công nghệ luôn luôn chiếm ưu thế so với số lượng: rằng chất lượng có thể thay thế cho số lượng. Tướng Patrick Sanders, người đứng đầu lục quân Anh, nói một cách chua chát vào năm ngoái rằng: “Không ai có thể dùng không gian mạng để vượt qua một con sông”.
Thế nhưng nghịch lý của chiến tranh là ở chỗ số lượng và công nghệ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Thậm chí chiến thuật sử dụng pháo binh cũng cho thấy điều này. Nhiều tuần trước cuộc xâm lược, Mỹ gửi cho Ukraine các quả đạn pháo Excalibur. Trong mỗi đầu đạn đều được tích hợp các con chíp nhỏ và đơn giản giúp chúng có thể tiếp nhận tín hiệu GPS từ mạng lưới vệ tinh dẫn đường của Mỹ. Trong khi Nga phải dựa vào việc bắn phá cấp tập một khu vực địa lý rộng lớn, thì các pháo thủ Ukraine lại sử dụng pháo binh một cách chính xác hơn. Mỗi quả đạn bắn ra đều “hiệu quả một cách không tương xứng”, trích dẫn một nghiên cứu của Watling và đồng nghiệp tại RUSI dựa trên dữ liệu của Bộ tổng Tham mưu Ukraine. Các pháo thủ không những có thể tiêu diệt mục tiêu một cách đáng tin cậy hơn, mà họ còn có thể giảm số lượng đạn cần thiết, và qua đó giảm thiểu gánh nặng hậu cần (đạn pháo thì thường khá nặng).
Bắt đầu kỷ nguyên drone
Các thiết bị bay không người lái (hay drone) là trái tim của tấn công chính xác. Theo Richard Barrons, một tướng nghỉ hưu người Anh, ý tưởng cải thiện năng lực tấn công của pháo binh thông qua quan sát trên không đã có từ thời nội chiến Mỹ, khi khinh khí cầu được sử dụng cho công tác này. Drone có khả năng lưu hình ảnh, rồi sau đó gửi trả lại các đoạn phim bằng cách thả dù, đã được sử dụng từ thập niên 1970. Vào thập niên 1980, các loại drone đã có thể gửi dữ liệu theo thời gian thực nếu chúng ở trong tầm thu phát tín hiệu thích hợp. Hiện tại thì trên bầu trời đầy rẫy các loại drone: trong trận Bakhmut vào mỗi thời điểm xác định đều có 50 drone hoạt động cùng một lúc. Khoảng 86% khả năng chỉ thị mục tiêu của Ukraine là tới từ drone, theo T.J. Holland, binh sĩ thuộc Quân đoàn Đổ bộ Đường không số 18 của Mỹ.
Trong 6 tháng đầu tiên của cuộc chiến, một số đơn vị pháo binh Nga, vốn sở hữu drone của chính họ mà không phụ thuộc vào tổng hành dinh, đã có thể tấn công trong vòng từ 3 tới 5 phút sau khi phát hiện ra mục tiêu. Những đơn vị không sở hữu drone phải tốn khoảng nửa giờ đồng hồ để tấn công mục tiêu, và với độ chính xác thấp hơn. Drone là hoàn toàn có thể thay thế và có tuổi thọ ngắn: khoảng 90% số drone được sử dụng bởi quân đội Ukraine tứ tháng 2 cho tới tháng 7 năm 2022 đều bị tiêu diệt, theo RUSI. Dòng đời trung bình của drone cánh bằng vào khoảng 6 giờ bay; còn với drone cánh quạt đơn giản hơn thì khoảng 3 giờ. Một nghiên cứu gần đây cho thấy Ukraine mất khoảng 10.000 drone mỗi tháng.
Quân đội các nước phương Tây từ lâu đã khao khát thực hiện một hình thức chiến tranh đặc biệt trong đó rất nhiều các loại cảm biến (từ video, ảnh nhiệt, sóng radio, v/v) có khả năng phát hiện mục tiêu, chuyển dữ liệu cho các phương tiện bắn phù hợp nhất, bất kể đó là pháo binh, tên lửa hay tàu chiến, và tạo ra một “kill chain” – hay sử dụng một thuật ngữ mới được sáng tạo gần đây, “kill web” – với sự hiệu quả và tốc độ chưa từng thấy. Đây chính là tầm nhìn của tổ hợp trinh sát-tấn công Liên Xô cũng như của RMA: một chiến trường hoàn toàn minh bạch và bán tự động. Ukraine chưa đạt đến mức độ đó. Tuy nhiên Ukraine chính là một sân khấu để thử nghiệm công nghệ, và để cho chúng ta thấy được khả năng của các loại công nghệ ấy.
Hãy tưởng tượng một drone đang quay phim vị trí của quân Nga. Nếu người điều khiển drone phát hiện một xe tăng, anh ta có thể đánh dấu vị trí của chiếc xe tăng đó lên Kropyva, một ứng dụng (app) do chính người Ukraine tạo ra. Thông qua app này vị trí của chiếc xe tăng được chia sẻ cho mọi khẩu đội pháo binh có mặt ở khu vực. Hệ thống đó, đôi khi được gọi là Uber của pháo binh, kéo giảm thời gian tác chiến từ khoảng chục phút xuống còn vài phút, và chỉ vài phút đó thôi là đã đủ để quyết định thành công hay thất bại. Kết nối số giữa “cảm biến” và “phương tiện bắn” đang ngày càng được hoàn thiện hơn.
Drones đang thu thập một số lượng lớn video, với dung lượng lên tới hàng petabyte mỗi giờ. Chúng không thể gửi tất cả số dữ liệu đó về lại sở chỉ huy: không có đủ dung lượng đường truyền, và thông tin liên lạc thì thường xuyên bị gây nhiễu. Hầu hết mọi công việc cần thiết đều phải được tiến hành “on the edge”, hay ngay tại chỗ, tức là được đảm nhiệm bởi chính thiết bị drone. Ngày càng nhiều các drone của Ukraine được trang bị “năng lực AI giới hạn”, theo một tướng lĩnh Châu Âu. Các con chíp nhỏ, tiêu tốn ít năng lượng có thể giúp phân biệt phương tiện đang di chuyển bên dưới là một chiếc xe tăng T-72 hay T-90, công việc trước đây vốn chỉ có thể thực hiện được qua các máy chủ đám mây ở xa. Drone có thể truyền phát một vài kilobyte dữ liệu quan trọng, ví dụ như loại mục tiêu và toạ độ, ngay cả trong trường hợp liên lạc bị gián đoạn.
Quá trình số hoá phần cứng phản ánh sự va chạm giữa các phương thức chiến tranh mới và cũ. Hầu hết vũ khí mà Ukraine nhận được là đồ cũ, ví dụ như các khẩu pháo của Mỹ hay các dàn phóng tên lửa Liên Xô vốn được thiết kế từ trước khủng hoảng tên lửa Cuba, hay chúng bị tháo bỏ các bộ phận nhạy cảm. Theo một cố vấn đối ngoại ở Kyiv, Ukraine đang tiên phong trong việc “biến đống sắt thép từ thời chiến tranh Lạnh thành một thứ gì đó có thể kết nối với nhau và là một phần của chiến tranh thuật toán”. James Heappey, Quốc vụ khanh Bộ Quốc phòng Anh, đã nói rằng “thật điên rồ, chúng ta đang cung cấp cho Ukraine… năng lực mà ngay cả lực lượng vũ trang Anh phải mất nhiều năm nữa mới đạt được”.
Thông tin ở khắp mọi nơi. Việc Ukraine kết nối được với Starlink, một chùm các vệ tinh ở quỹ đạo thấp của Trái Đất được phóng bởi SpaceX – một công ty Mỹ sở hữu bởi Elon Musk – có nghĩa là một binh sỹ ở cấp thấp nhất có được sự kết nối và thông tin mà trước đây chỉ có lãnh đạo cấp lữ đoàn mới tiếp cận được. Chẳng cần bất cứ một trang thiết bị phức tạp nào. Ngồi trong góc một nhà hàng ở Kyiv, một người lính Ukraine đã mở chiếc Macbook của anh ta lên và cho tác giả bài viết này thấy chuỗi cập nhật sự kiện trực tiếp từ chiến trường, với thông tin về các máy bay phản lực của Nga đang được triển khai.
Ứng dụng có tên là Delta, được phát triển bởi các tình nguyên viên rành công nghệ, tích hợp tất cả mọi thứ từ hình ảnh do drone mang lại cho tới thông tin lấy được từ mạng xã hội Nga. Ứng dụng này được tích hợp với Cơ quan Tình báo Không gian Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ, cho phép người dùng có thể sử dụng hình ảnh từ các vệ tinh thương mại (dĩ nhiên là không thể tiếp cận các hình ảnh nhạy cảm). Điều này tạo điều kiện để các dòng dữ liệu có thể được kết hợp với nhau theo những cách khá thông minh. Một tiểu đoàn quân đội Ukraine có thể sử dụng các vệ tinh radio sóng ngắn của Mỹ để phát hiện tín hiệu của một đài ra-đa Nga ở một khu vực nhất định, và sau đó triển khai drone giá rẻ của Trung Quốc với nhiệm vụ tìm kiếm địa điểm cụ thể của đài ra-đa đó.
Ở cấp độ chiến thuật, Nga đang tiến hành một hình thức của chiến tranh mạng lưới (networked warfare). Sau khởi đầu chậm chạp, Nga hiện nay đã áp dụng hệ thống chỉ huy và kiểm soát được vi tính hoá để kết nối các drone và khẩu đội pháo binh với nhau. Nga cũng sở hữu khả năng tình báo con người (ví dụ như hệ thống gián điệp) tốt và hệ thống vệ tinh của riêng mình. Thế nhưng cuộc chiến cho thấy chỉ có tình báo không thì chưa đủ: bạn phải có khả năng sử dụng thông tin tình báo một cách hiệu quả. Việc không quân Nga thất bại trong nhiệm vụ tiêu diệt phòng không Ukraine trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến không chỉ do huấn luyện và chuẩn bị kém cỏi, mà còn bởi vì tình báo quân đội Nga đã phải tiêu tốn hai ngày hoặc hơn để chuyển thông tin mục tiêu tới trung tâm chỉ huy ở Moscow, và sau đó là tới các máy bay chiến đấu. Với khoảng thời gian lâu như thế, mục tiêu về cơ bản đã không còn ở vị trí ban đầu. Thậm chí 16 tháng sau khi cuộc chiến xảy ra, quân đội Nga vẫn đang vật lộn với việc tìm kiếm và tiêu diệt các mục tiêu di động.
Các nhà hoạch định quốc phòng Ukraine, ngược lại, đang tiến hành một cuộc “chiến tranh được dẫn dắt bởi dữ liệu” (data-driven combat) với tốc độ và sự chính xác mà ngay cả NATO cũng chưa đạt tới, dẫn theo một báo cáo của Nico Lange, một cựu tham mưu trưởng quốc phòng Đức. Một phần của thành công đó tới từ các công cụ như Kropyva và Delta. Các công ty như Palantir, một công ty công nghệ Mỹ, đã sử dụng công nghệ AI tân tiến nhất để hỗ trợ Ukraine tìm ra các mục tiêu có giá trị cao. Thế nhưng sau vẻ hào nhoáng bên ngoài, chiến tranh được dẫn dắt bởi dữ liệu cũng có thể có một bộ mặt hết sức bình thường. Một sĩ quan cảnh sát Ukraine giải thích rằng vào năm ngoái đơn vị của ông đã có thể định vị binh sĩ Nga chỉ đơn giản bằng cách nghe lén 1.000 cuộc hội thoại mỗi ngày (con số này hiện nay đã cao hơn). Nếu họ tìm thấy một viên tướng, thông tin được chia sẻ trên một nhóm WhatsApp có liên quan. “Chúng tôi thiết lập được kết nối với chính những kẻ tiến hành ném bom [vào Ukraine]”
Tốc độ và mức độ chính xác cao như vậy tạo ra nhiều hệ quả đối với việc thực thi chiến thuật tác chiến. Tướng James Rainey, người đứng đầu Bộ chỉ huy Tương lai (Futures Command) của Lục quân Mỹ nói rằng “chúng ta sẽ chiến đấu dưới điều kiện bị theo dõi liên tục và phải tiến hành liên lạc một cách không ngừng nghỉ”. “Không có quãng nghỉ. Không hề có nơi nào an toàn”. Một cách đối phó với vấn đề trên là quay lại sử dụng những phương thức có tuổi đời hàng thế kỷ. Các chiến hào và công sự trải dài hàng cây số khắp phía đông Ukraine. Nguỵ trang là một chiến thuật khác, mặc dù nguỵ trang đã trở nên ngày càng thiếu hiệu quả do sử dụng phối hợp các khí tài cảm biến: màn chắn nhiệt (thermal blanket) có thể chống lại các loại camera hồng ngoại, thế nhưng ra-đa vệ tinh có khả năng phát hiện các dấu hiệu bất thường liên quan tới bánh xe vốn có thể dẫn tới vị trí đang cần được che dấu. Phương thức tốt nhất để tồn tại, theo RUSI, chỉ đơn giản là phân tán và di chuyển với tốc độ nhanh hơn tốc độ phát hiện mục tiêu của kẻ địch. Thậm chí ngay cả các toán biệt kích Ukraine hoạt động ở quy mô các nhóm có số lượng nhỏ cũng có thể bị drone của Nga phát hiện nếu họ dừng lại một chỗ quá lâu.
Nguy cơ kể trên được phản ánh ở một chiến trường thưa thớt một cách đáng ngạc nhiên. Tại Ukraine khoảng 350.000 binh lính Nga được triển khai ở tiền tuyến trải dài 1.200 cây số – khoảng 300 người mỗi cây số và, trong một số thời điểm vào năm ngoái, con số chỉ còn khoảng một nửa. Theo Christopher Lawrence thuộc Viện Dupuy, con số kể trên chỉ bằng một phần mười con số trung bình ở cùng một khu vực trong Thế chiến thứ hai. Các tiểu đoàn hàng trăm người được triển khai ở những khu vực mà trước đây đã từng in dấu giày của các lữ đoàn với quân số hàng nghìn người.
Theo Lawrence, về mặt lý thuyết, đây là một môi trường hết sức thuận lợi cho bên tấn công. Tiến tuyến thưa người sẽ dễ dàng hơn để chọc thủng. Các khí tài cảm biến mới, đạn dược chính xác hơn, và mạng lưới số hoá tốt hơn khiến cho việc tìm và tấn công mục tiêu trở nên dễ dàng hơn. Vấn đề ở đây là bên tấn công phải tập trung lực lượng để xuyên thủng các phòng tuyến được bảo vệ dày đặc, như những gì mà Ukraine đang cố gắng làm với cuộc phản công đang diễn ra. Việc tập trung binh lực số lượng lớn ở cùng một khu vực như thế có thể bị phát hiện và bị tấn công – không phải là thường xuyên, nhưng với tần suất rõ ràng là nhiều hơn so với trước. Theo Frank Hoffman thuộc Đại học Quốc phòng Quốc gia ở Washington thì “ở thời điểm hiện tại ưu thế đang nghiêng về phe phòng thủ trong tác chiến trên bộ, tương tự như những gì đã xảy ra dưới thời của Helmuth von Moltke ‘già’, khi cuộc cách mạng trong hoả lực vào cuối thế kỷ 19 khiến cho các đội hình bộ binh khổng lồ và vận động chiến trở nên hầu như là bất khả thi”.
Kết quả là một nghịch lý đã xuất hiện. Chiến tranh chính xác cao có thể giúp chống lại một số lợi thế của chiến tranh dựa trên số lượng: Ukraine bị áp đảo 12 trên 1 ở phía bắc Kyiv. Tuy nhiên nó cũng có thể bổ trợ cho số lượng. Xác định mục tiêu dựa trên phần mềm giúp tiết kiệm từ 15-30% số lượng đạn pháo, theo một số nguồn tin quen thuộc với dữ liệu liên quan. Thế nhưng những gì mà năng lực tấn công chính xác không làm được, theo Michael Kofman thuộc Trung tâm Phân tích Hải quân (CNA), thì số lượng sẽ làm được. Ý tưởng đằng sau khái niệm “tổ hợp trinh sát-tấn công” của Liên Xô hay RMA của Mỹ là chiến thắng bằng cách làm tê liệt kẻ địch, chứ không phải là làm bào mòn năng lực của chúng. Thế nhưng dường như không có cách nào để có thể thoát khỏi chiến tranh tiêu hao. Chiến tranh mà không chi tiêu quá nhiều tiền bạc (war on the cheap) là một sự ảo tưởng. Nhiều người kỳ vọng rằng cuộc xâm lược của Nga sẽ là “chiến dịch Bão táp Sa mạc thứ hai”, theo Andrew Krepinevich, quan chức quốc phòng Mỹ tiên phong đề xuất khái niệm RMA vào những năm 1990. “Hoá ra nó lại là một cuộc chiến Iran-Iraq thứ hai”.
Báo cáo đặc biệt này tập trung vào những bài học liên quan tới quân sự, đặc biệt cho phương Tây, rút ra từ chiến tranh. Những bài học này bao gồm hậu cần, phòng thủ dân sự và tác chiến hải quân. Nước Nga cũng đang rút ra những bài học tương tự. Tuy nhiên, bài viết tiếp theo sẽ tập trung vào một loại công nghệ đe doạ làm mờ đi lợi thế của drone và tấn công chính xác: tác chiến điện tử.
The Economist
Nguồn: https://www.economist.com/special-report/2023/07/03/the-war-in-ukraine-shows-how-technology-is-changing-the-battlefield
Cù Tuấn biên dịch
Nguồn: https://www.facebook.com/tuan.cu.5/posts/pfbid0R4ZsQBVWvAvpMnvyvm2srbfDpjQTV9w89RFz3F6kJHU3X9ERFKjH5
Vào thập niên 1970, các tướng lĩnh Liên Xô nhận ra rằng nước Mỹ, với ưu thế về vi điện tử, đã vượt lên trước trong cuộc đua phát triển các loại vũ khí tầm xa có độ chính xác cao, các hệ thống cảm biến (ví dụ như vệ tinh) để chỉ thị mục tiêu, và các mạng lưới giúp kết nối hai thành tố đó lại với nhau. Họ đã gọi toàn bộ chuỗi công nghệ này với một khái niệm to lớn: “tổ hợp trinh sát-tấn công” (reconnaissance-strike complex). Chiến dịch Bão táp Sa mạc, một chiến thắng chóng vánh của Mỹ trước Iraq vào năm 1991, dường như đã trở thành một ví dụ chứng minh cho khái niệm trên. Tại sao lại phải ẩn nấp trong những chiến hào khi bạn có thể làm tê liệt kẻ thù với các đòn tấn công như đặt vào các sở chỉ huy và hậu cần ở sâu trong hậu phương? Các chiến lược gia Mỹ đã ca ngợi bước ngoặt mới đó là “cuộc cách mạng trong quân sự” (revolution in military affairs hay RMA).
Ngay các lực lượng quân sự dày dặn kinh nghiệm như quân đội Israel cũng đồng ý với điều này. Eado Hecht, giảng viên tại trường sĩ quan Israel, đã viết rằng, “các tướng lĩnh cao cấp của Israel tin rằng quá trình điều động các nhóm quân theo đội hình lớn sẽ không còn là một phần quan trọng của các cuộc chiến tranh tương lai nữa”. “Chiếm đóng lãnh thổ sẽ bị xem là không còn cần thiết, và thậm chí là… phản tác dụng”. Chiến thắng của Azerbaijan trước Armenia vào năm 2020 đã một lần nữa khẳng định sự thống trị của các loại vũ khí chính xác so với lục quân. Boris Johnson, cựu thủ tướng Anh đã phát biểu vào tháng 11 năm 2021 rằng “chúng tôi nhận thấy các khái niệm chiến tranh kiểu cũ, ví dụ như tiến hành các trận đấu tăng lớn trên lục địa Châu Âu, đã trở nên lỗi thời”. “Chúng ta sẽ phải đầu tư vào những thứ khác tốt hơn như tác chiến mạng – đây sẽ là những thứ quyết định tương lai chiến tranh”. Ba tháng sau, Nga xâm lược Ukraine.
Cuộc chiến đang xảy ra là một bài học nhãn tiền về chiến tranh tiêu hao kiểu cũ: một cuộc xung đột về nhân lực, sắt thép và thuốc nổ ở quy mô công nghiệp. Nga được cho là đã phải hứng chịu hơn 200.000 thương vong. Con số này lớn hơn gấp bốn lần số thương vong của Liên Xô tại Afghanistan, cuộc chiến vốn kéo dài một thập kỷ. Con số này cũng lớn gấp hơn 2,5 lần tổng số binh lính của lục quân Anh. Hơn 20.000 binh lính Nga tử trận chỉ trong vòng từ tháng 12 năm 2022 cho tới tháng 4 năm 2023, theo các nguồn thông tin từ Mỹ, hầu hết là ở trong và xung quanh Bakhmut, một thị trấn phía đông Ukraine trước đây vốn không được cho là quan trọng. Kể từ cuộc tấn công Basra thảm hoạ của Iran vào năm 1987, chưa từng có một đội quân nào mất nhiều binh lính trong một thời gian ngắn tới như vậy, với kết quả nhận lại hầu như không có gì.
Ukraine cũng bị “chảy máu” một cách tồi tệ. Các báo cáo tình báo rò rỉ của Mỹ hồi cuối tháng 2 cho thấy bản thân Ukraine cũng đã phải hứng chịu hơn 100.000 thương vong, với hơn 15.000 binh sĩ tử trận. Lực lượng quân đội được gầy dựng trước chiến tranh của cả Nga và Ukraine đã bị phá huỷ hoàn toàn và đang được gầy dựng lại hoàn toàn mới, vốn bao gồm chủ yếu là lính nghĩa vụ và tình nguyện không có hoặc có ít kinh nghiệm chiến trường. Một số quốc gia Châu Âu, như Thuỵ Điển chẳng hạn, có khả năng động viên binh lính số lượng lớn trong một thời gian ngắn nếu bị đặt trong hoàn cảnh tương tự. Hầu hết các nước còn lại, vốn đã bãi bỏ chế độ nghĩa vụ, sẽ không làm được như thế.
So sánh cuộc chiến hiện tại với Thế chiến thứ nhất có phần hơi quá đà: quân đội Anh giai đoạn đó đã bắn hơn 200.000 quả đạn pháo mỗi ngày cho tới trước chiến dịch tấn công Somme vào năm 1916, so sánh với con số ước tính của Ukraine cho số đạn pháo mà quân đội Nga đã sử dụng giai đoạn cao điểm mùa hè vừa qua là 60.000 quả. Thế nhưng tốc độ tiêu hao đạn dược đã vượt quá dự báo cũng như khả năng sản xuất trước chiến tranh (khiến cho nòng pháo bị nóng chảy), phơi bày những lỗ hổng chết người của công nghiệp phương Tây. Jonathan Caverley từ Học viện Hải chiến Hoa Kỳ viết rằng “đạn dược giống như xi măng”. “Người dùng không thường xuyên sử dụng chúng, nhưng khi họ cần sử dụng tới thì lại cần một số lượng khổng lồ”. Cuộc phản công của Ukraine đã không thể xảy ra nếu không có nguồn cung đạn pháo dồi dào từ Hàn Quốc.
Mức độ phá huỷ không thể tưởng tượng được cả về vật chất lẫn nhân mạng, trên một vùng không gian dày đặc chiến hào, không phải những gì mà các chuyên gia công nghệ quân sự mường tượng trong đầu khi họ nói về RMA. Loại vũ khí tối thượng của cuộc chiến, những khẩu pháo, hoàn toàn không phải là thứ gì đó xa lạ với một binh sĩ thời Napoleon. Jack Watling của Viện Nghiên cứu Quốc phòng Hoàng gia (RUSI), một think-tank, nói rằng “thứ khiến Nga phải chùn bước ở phía bắc Kyiv là hai lữ đoàn pháo binh khai hoả tất cả những gì mà họ có, hằng ngày”. Ukraine đóng vai trò là một lời nhắc nhở đanh thép với ý tưởng cho rằng công nghệ luôn luôn chiếm ưu thế so với số lượng: rằng chất lượng có thể thay thế cho số lượng. Tướng Patrick Sanders, người đứng đầu lục quân Anh, nói một cách chua chát vào năm ngoái rằng: “Không ai có thể dùng không gian mạng để vượt qua một con sông”.
Thế nhưng nghịch lý của chiến tranh là ở chỗ số lượng và công nghệ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Thậm chí chiến thuật sử dụng pháo binh cũng cho thấy điều này. Nhiều tuần trước cuộc xâm lược, Mỹ gửi cho Ukraine các quả đạn pháo Excalibur. Trong mỗi đầu đạn đều được tích hợp các con chíp nhỏ và đơn giản giúp chúng có thể tiếp nhận tín hiệu GPS từ mạng lưới vệ tinh dẫn đường của Mỹ. Trong khi Nga phải dựa vào việc bắn phá cấp tập một khu vực địa lý rộng lớn, thì các pháo thủ Ukraine lại sử dụng pháo binh một cách chính xác hơn. Mỗi quả đạn bắn ra đều “hiệu quả một cách không tương xứng”, trích dẫn một nghiên cứu của Watling và đồng nghiệp tại RUSI dựa trên dữ liệu của Bộ tổng Tham mưu Ukraine. Các pháo thủ không những có thể tiêu diệt mục tiêu một cách đáng tin cậy hơn, mà họ còn có thể giảm số lượng đạn cần thiết, và qua đó giảm thiểu gánh nặng hậu cần (đạn pháo thì thường khá nặng).
Bắt đầu kỷ nguyên drone
Các thiết bị bay không người lái (hay drone) là trái tim của tấn công chính xác. Theo Richard Barrons, một tướng nghỉ hưu người Anh, ý tưởng cải thiện năng lực tấn công của pháo binh thông qua quan sát trên không đã có từ thời nội chiến Mỹ, khi khinh khí cầu được sử dụng cho công tác này. Drone có khả năng lưu hình ảnh, rồi sau đó gửi trả lại các đoạn phim bằng cách thả dù, đã được sử dụng từ thập niên 1970. Vào thập niên 1980, các loại drone đã có thể gửi dữ liệu theo thời gian thực nếu chúng ở trong tầm thu phát tín hiệu thích hợp. Hiện tại thì trên bầu trời đầy rẫy các loại drone: trong trận Bakhmut vào mỗi thời điểm xác định đều có 50 drone hoạt động cùng một lúc. Khoảng 86% khả năng chỉ thị mục tiêu của Ukraine là tới từ drone, theo T.J. Holland, binh sĩ thuộc Quân đoàn Đổ bộ Đường không số 18 của Mỹ.
Trong 6 tháng đầu tiên của cuộc chiến, một số đơn vị pháo binh Nga, vốn sở hữu drone của chính họ mà không phụ thuộc vào tổng hành dinh, đã có thể tấn công trong vòng từ 3 tới 5 phút sau khi phát hiện ra mục tiêu. Những đơn vị không sở hữu drone phải tốn khoảng nửa giờ đồng hồ để tấn công mục tiêu, và với độ chính xác thấp hơn. Drone là hoàn toàn có thể thay thế và có tuổi thọ ngắn: khoảng 90% số drone được sử dụng bởi quân đội Ukraine tứ tháng 2 cho tới tháng 7 năm 2022 đều bị tiêu diệt, theo RUSI. Dòng đời trung bình của drone cánh bằng vào khoảng 6 giờ bay; còn với drone cánh quạt đơn giản hơn thì khoảng 3 giờ. Một nghiên cứu gần đây cho thấy Ukraine mất khoảng 10.000 drone mỗi tháng.
Quân đội các nước phương Tây từ lâu đã khao khát thực hiện một hình thức chiến tranh đặc biệt trong đó rất nhiều các loại cảm biến (từ video, ảnh nhiệt, sóng radio, v/v) có khả năng phát hiện mục tiêu, chuyển dữ liệu cho các phương tiện bắn phù hợp nhất, bất kể đó là pháo binh, tên lửa hay tàu chiến, và tạo ra một “kill chain” – hay sử dụng một thuật ngữ mới được sáng tạo gần đây, “kill web” – với sự hiệu quả và tốc độ chưa từng thấy. Đây chính là tầm nhìn của tổ hợp trinh sát-tấn công Liên Xô cũng như của RMA: một chiến trường hoàn toàn minh bạch và bán tự động. Ukraine chưa đạt đến mức độ đó. Tuy nhiên Ukraine chính là một sân khấu để thử nghiệm công nghệ, và để cho chúng ta thấy được khả năng của các loại công nghệ ấy.
Hãy tưởng tượng một drone đang quay phim vị trí của quân Nga. Nếu người điều khiển drone phát hiện một xe tăng, anh ta có thể đánh dấu vị trí của chiếc xe tăng đó lên Kropyva, một ứng dụng (app) do chính người Ukraine tạo ra. Thông qua app này vị trí của chiếc xe tăng được chia sẻ cho mọi khẩu đội pháo binh có mặt ở khu vực. Hệ thống đó, đôi khi được gọi là Uber của pháo binh, kéo giảm thời gian tác chiến từ khoảng chục phút xuống còn vài phút, và chỉ vài phút đó thôi là đã đủ để quyết định thành công hay thất bại. Kết nối số giữa “cảm biến” và “phương tiện bắn” đang ngày càng được hoàn thiện hơn.
Drones đang thu thập một số lượng lớn video, với dung lượng lên tới hàng petabyte mỗi giờ. Chúng không thể gửi tất cả số dữ liệu đó về lại sở chỉ huy: không có đủ dung lượng đường truyền, và thông tin liên lạc thì thường xuyên bị gây nhiễu. Hầu hết mọi công việc cần thiết đều phải được tiến hành “on the edge”, hay ngay tại chỗ, tức là được đảm nhiệm bởi chính thiết bị drone. Ngày càng nhiều các drone của Ukraine được trang bị “năng lực AI giới hạn”, theo một tướng lĩnh Châu Âu. Các con chíp nhỏ, tiêu tốn ít năng lượng có thể giúp phân biệt phương tiện đang di chuyển bên dưới là một chiếc xe tăng T-72 hay T-90, công việc trước đây vốn chỉ có thể thực hiện được qua các máy chủ đám mây ở xa. Drone có thể truyền phát một vài kilobyte dữ liệu quan trọng, ví dụ như loại mục tiêu và toạ độ, ngay cả trong trường hợp liên lạc bị gián đoạn.
Quá trình số hoá phần cứng phản ánh sự va chạm giữa các phương thức chiến tranh mới và cũ. Hầu hết vũ khí mà Ukraine nhận được là đồ cũ, ví dụ như các khẩu pháo của Mỹ hay các dàn phóng tên lửa Liên Xô vốn được thiết kế từ trước khủng hoảng tên lửa Cuba, hay chúng bị tháo bỏ các bộ phận nhạy cảm. Theo một cố vấn đối ngoại ở Kyiv, Ukraine đang tiên phong trong việc “biến đống sắt thép từ thời chiến tranh Lạnh thành một thứ gì đó có thể kết nối với nhau và là một phần của chiến tranh thuật toán”. James Heappey, Quốc vụ khanh Bộ Quốc phòng Anh, đã nói rằng “thật điên rồ, chúng ta đang cung cấp cho Ukraine… năng lực mà ngay cả lực lượng vũ trang Anh phải mất nhiều năm nữa mới đạt được”.
Thông tin ở khắp mọi nơi. Việc Ukraine kết nối được với Starlink, một chùm các vệ tinh ở quỹ đạo thấp của Trái Đất được phóng bởi SpaceX – một công ty Mỹ sở hữu bởi Elon Musk – có nghĩa là một binh sỹ ở cấp thấp nhất có được sự kết nối và thông tin mà trước đây chỉ có lãnh đạo cấp lữ đoàn mới tiếp cận được. Chẳng cần bất cứ một trang thiết bị phức tạp nào. Ngồi trong góc một nhà hàng ở Kyiv, một người lính Ukraine đã mở chiếc Macbook của anh ta lên và cho tác giả bài viết này thấy chuỗi cập nhật sự kiện trực tiếp từ chiến trường, với thông tin về các máy bay phản lực của Nga đang được triển khai.
Ứng dụng có tên là Delta, được phát triển bởi các tình nguyên viên rành công nghệ, tích hợp tất cả mọi thứ từ hình ảnh do drone mang lại cho tới thông tin lấy được từ mạng xã hội Nga. Ứng dụng này được tích hợp với Cơ quan Tình báo Không gian Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ, cho phép người dùng có thể sử dụng hình ảnh từ các vệ tinh thương mại (dĩ nhiên là không thể tiếp cận các hình ảnh nhạy cảm). Điều này tạo điều kiện để các dòng dữ liệu có thể được kết hợp với nhau theo những cách khá thông minh. Một tiểu đoàn quân đội Ukraine có thể sử dụng các vệ tinh radio sóng ngắn của Mỹ để phát hiện tín hiệu của một đài ra-đa Nga ở một khu vực nhất định, và sau đó triển khai drone giá rẻ của Trung Quốc với nhiệm vụ tìm kiếm địa điểm cụ thể của đài ra-đa đó.
Ở cấp độ chiến thuật, Nga đang tiến hành một hình thức của chiến tranh mạng lưới (networked warfare). Sau khởi đầu chậm chạp, Nga hiện nay đã áp dụng hệ thống chỉ huy và kiểm soát được vi tính hoá để kết nối các drone và khẩu đội pháo binh với nhau. Nga cũng sở hữu khả năng tình báo con người (ví dụ như hệ thống gián điệp) tốt và hệ thống vệ tinh của riêng mình. Thế nhưng cuộc chiến cho thấy chỉ có tình báo không thì chưa đủ: bạn phải có khả năng sử dụng thông tin tình báo một cách hiệu quả. Việc không quân Nga thất bại trong nhiệm vụ tiêu diệt phòng không Ukraine trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến không chỉ do huấn luyện và chuẩn bị kém cỏi, mà còn bởi vì tình báo quân đội Nga đã phải tiêu tốn hai ngày hoặc hơn để chuyển thông tin mục tiêu tới trung tâm chỉ huy ở Moscow, và sau đó là tới các máy bay chiến đấu. Với khoảng thời gian lâu như thế, mục tiêu về cơ bản đã không còn ở vị trí ban đầu. Thậm chí 16 tháng sau khi cuộc chiến xảy ra, quân đội Nga vẫn đang vật lộn với việc tìm kiếm và tiêu diệt các mục tiêu di động.
Các nhà hoạch định quốc phòng Ukraine, ngược lại, đang tiến hành một cuộc “chiến tranh được dẫn dắt bởi dữ liệu” (data-driven combat) với tốc độ và sự chính xác mà ngay cả NATO cũng chưa đạt tới, dẫn theo một báo cáo của Nico Lange, một cựu tham mưu trưởng quốc phòng Đức. Một phần của thành công đó tới từ các công cụ như Kropyva và Delta. Các công ty như Palantir, một công ty công nghệ Mỹ, đã sử dụng công nghệ AI tân tiến nhất để hỗ trợ Ukraine tìm ra các mục tiêu có giá trị cao. Thế nhưng sau vẻ hào nhoáng bên ngoài, chiến tranh được dẫn dắt bởi dữ liệu cũng có thể có một bộ mặt hết sức bình thường. Một sĩ quan cảnh sát Ukraine giải thích rằng vào năm ngoái đơn vị của ông đã có thể định vị binh sĩ Nga chỉ đơn giản bằng cách nghe lén 1.000 cuộc hội thoại mỗi ngày (con số này hiện nay đã cao hơn). Nếu họ tìm thấy một viên tướng, thông tin được chia sẻ trên một nhóm WhatsApp có liên quan. “Chúng tôi thiết lập được kết nối với chính những kẻ tiến hành ném bom [vào Ukraine]”
Tốc độ và mức độ chính xác cao như vậy tạo ra nhiều hệ quả đối với việc thực thi chiến thuật tác chiến. Tướng James Rainey, người đứng đầu Bộ chỉ huy Tương lai (Futures Command) của Lục quân Mỹ nói rằng “chúng ta sẽ chiến đấu dưới điều kiện bị theo dõi liên tục và phải tiến hành liên lạc một cách không ngừng nghỉ”. “Không có quãng nghỉ. Không hề có nơi nào an toàn”. Một cách đối phó với vấn đề trên là quay lại sử dụng những phương thức có tuổi đời hàng thế kỷ. Các chiến hào và công sự trải dài hàng cây số khắp phía đông Ukraine. Nguỵ trang là một chiến thuật khác, mặc dù nguỵ trang đã trở nên ngày càng thiếu hiệu quả do sử dụng phối hợp các khí tài cảm biến: màn chắn nhiệt (thermal blanket) có thể chống lại các loại camera hồng ngoại, thế nhưng ra-đa vệ tinh có khả năng phát hiện các dấu hiệu bất thường liên quan tới bánh xe vốn có thể dẫn tới vị trí đang cần được che dấu. Phương thức tốt nhất để tồn tại, theo RUSI, chỉ đơn giản là phân tán và di chuyển với tốc độ nhanh hơn tốc độ phát hiện mục tiêu của kẻ địch. Thậm chí ngay cả các toán biệt kích Ukraine hoạt động ở quy mô các nhóm có số lượng nhỏ cũng có thể bị drone của Nga phát hiện nếu họ dừng lại một chỗ quá lâu.
Nguy cơ kể trên được phản ánh ở một chiến trường thưa thớt một cách đáng ngạc nhiên. Tại Ukraine khoảng 350.000 binh lính Nga được triển khai ở tiền tuyến trải dài 1.200 cây số – khoảng 300 người mỗi cây số và, trong một số thời điểm vào năm ngoái, con số chỉ còn khoảng một nửa. Theo Christopher Lawrence thuộc Viện Dupuy, con số kể trên chỉ bằng một phần mười con số trung bình ở cùng một khu vực trong Thế chiến thứ hai. Các tiểu đoàn hàng trăm người được triển khai ở những khu vực mà trước đây đã từng in dấu giày của các lữ đoàn với quân số hàng nghìn người.
Theo Lawrence, về mặt lý thuyết, đây là một môi trường hết sức thuận lợi cho bên tấn công. Tiến tuyến thưa người sẽ dễ dàng hơn để chọc thủng. Các khí tài cảm biến mới, đạn dược chính xác hơn, và mạng lưới số hoá tốt hơn khiến cho việc tìm và tấn công mục tiêu trở nên dễ dàng hơn. Vấn đề ở đây là bên tấn công phải tập trung lực lượng để xuyên thủng các phòng tuyến được bảo vệ dày đặc, như những gì mà Ukraine đang cố gắng làm với cuộc phản công đang diễn ra. Việc tập trung binh lực số lượng lớn ở cùng một khu vực như thế có thể bị phát hiện và bị tấn công – không phải là thường xuyên, nhưng với tần suất rõ ràng là nhiều hơn so với trước. Theo Frank Hoffman thuộc Đại học Quốc phòng Quốc gia ở Washington thì “ở thời điểm hiện tại ưu thế đang nghiêng về phe phòng thủ trong tác chiến trên bộ, tương tự như những gì đã xảy ra dưới thời của Helmuth von Moltke ‘già’, khi cuộc cách mạng trong hoả lực vào cuối thế kỷ 19 khiến cho các đội hình bộ binh khổng lồ và vận động chiến trở nên hầu như là bất khả thi”.
Kết quả là một nghịch lý đã xuất hiện. Chiến tranh chính xác cao có thể giúp chống lại một số lợi thế của chiến tranh dựa trên số lượng: Ukraine bị áp đảo 12 trên 1 ở phía bắc Kyiv. Tuy nhiên nó cũng có thể bổ trợ cho số lượng. Xác định mục tiêu dựa trên phần mềm giúp tiết kiệm từ 15-30% số lượng đạn pháo, theo một số nguồn tin quen thuộc với dữ liệu liên quan. Thế nhưng những gì mà năng lực tấn công chính xác không làm được, theo Michael Kofman thuộc Trung tâm Phân tích Hải quân (CNA), thì số lượng sẽ làm được. Ý tưởng đằng sau khái niệm “tổ hợp trinh sát-tấn công” của Liên Xô hay RMA của Mỹ là chiến thắng bằng cách làm tê liệt kẻ địch, chứ không phải là làm bào mòn năng lực của chúng. Thế nhưng dường như không có cách nào để có thể thoát khỏi chiến tranh tiêu hao. Chiến tranh mà không chi tiêu quá nhiều tiền bạc (war on the cheap) là một sự ảo tưởng. Nhiều người kỳ vọng rằng cuộc xâm lược của Nga sẽ là “chiến dịch Bão táp Sa mạc thứ hai”, theo Andrew Krepinevich, quan chức quốc phòng Mỹ tiên phong đề xuất khái niệm RMA vào những năm 1990. “Hoá ra nó lại là một cuộc chiến Iran-Iraq thứ hai”.
Báo cáo đặc biệt này tập trung vào những bài học liên quan tới quân sự, đặc biệt cho phương Tây, rút ra từ chiến tranh. Những bài học này bao gồm hậu cần, phòng thủ dân sự và tác chiến hải quân. Nước Nga cũng đang rút ra những bài học tương tự. Tuy nhiên, bài viết tiếp theo sẽ tập trung vào một loại công nghệ đe doạ làm mờ đi lợi thế của drone và tấn công chính xác: tác chiến điện tử.
The Economist
Nguồn: https://www.economist.com/special-report/2023/07/03/the-war-in-ukraine-shows-how-technology-is-changing-the-battlefield
Cù Tuấn biên dịch
Nguồn: https://www.facebook.com/tuan.cu.5/posts/pfbid0R4ZsQBVWvAvpMnvyvm2srbfDpjQTV9w89RFz3F6kJHU3X9ERFKjH5
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Bài học từ Ukraine (Phần 2): Cuộc chiến gây nhiễu bằng tia điện tử (The Economist)
Điều khiển Excalibur – Image: Sgt. Sean Harriman/ US Army phot
Tóm tắt: Tia điện tử gây nhiễu đang đánh bật các máy bay không người lái và tên lửa ra khỏi bầu trời
Khi các xạ thủ Ukraine bắt đầu bắn những quả đạn dẫn đường chính xác Excalibur ngay từ đầu trong cuộc chiến, họ đã rất tự tin. Các loại đạn thông thường cần nhiều viên đạn để bắn trúng mục tiêu, ngay cả khi bạn biết chính xác địa chỉ mục tiêu của mình. Excalibur, được GPS dẫn đường, dường như là một viên đạn bạc: một phát, một đòn. Nhưng vào tháng 3 năm 2023, có điều gì đó đã thay đổi. Đạn Excalibur bắt đầu rơi từ trên trời xuống hoặc không tiêu diệt được mục tiêu. Và không chỉ một lần: nhiều tuần trôi qua mà không có viên đạn nào bắn trúng thành công. Đó là một lời nhắc nhở đáng lo ngại về cuộc chiến điện tử ở Ukraine đã ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc chiến hữu hình như thế nào.
Nếu chiến tranh hiện đại dựa trên ba trụ cột—các cảm biến ngày càng mạnh mẽ hơn để phát hiện mục tiêu, các loại đạn ngày càng chính xác để bắn trúng mục tiêu và hệ thống mạng kết nối cả hai—, thì chiến tranh điện tử có thể phá vỡ từng mục tiêu. Excalibur có thể rơi như ruồi vì Nga đang bật các thiết bị gây nhiễu mạnh làm gián đoạn tín hiệu GPS dẫn đường cho chúng đến mục tiêu hoặc nhiều khả năng hơn, đã gây nhiễu ngòi nổ radar báo cho chúng biết khi nào phải phát nổ. Excalibur không phải là vũ khí duy nhất bị vô hiệu hóa theo cách này.
Các tài liệu bị rò rỉ của Lầu Năm Góc từ mùa xuân cho thấy 4 trong số 9 cuộc không kích của Ukraine bằng bom JDAM-ER do Mỹ cung cấp có thể đã rơi trượt mục tiêu do thiết bị gây nhiễu GPS của Nga. “Các thiết bị gây nhiễu [của Nga] là ưu tiên hàng đầu,” một slide nói, “và chúng tôi sẽ tiếp tục… khuyến nghị rằng những thiết bị gây nhiễu đó cần phải bị gián đoạn/phá hủy… ở mức tối đa có thể.” GMLRS, tên lửa dẫn đường chính xác được bắn từ các bệ phóng HIMARS của Mỹ, cũng ngày càng trượt xa mục tiêu hoặc không đạt được hiệu quả mong muốn. Sóng vô tuyến ở Kiev và Moscow luôn dày đặc nhiễu sóng khi cả hai bên tìm cách làm chệch hướng máy bay không người lái và tên lửa của nhau.
Loại chiến tranh điện tử này (EW – electronic warfare) không phải là mới. Nó có thể bắt đầu vào năm 1904 trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật. Mặc dù những quả đạn pháo của thời đại đó thật ngớ ngẩn — ngòi nổ điều chỉnh bằng radar chỉ ra đời sau đó 40 năm và các vệ tinh GPS chỉ ra đời sau đó 70 năm — nhưng đó là thời đại của sóng phát thanh. Một nhà điều hành đài phát thanh Nga ở Port Arthur đã làm nhiễu hoàn toàn đường truyền âm thanh từ một tàu chiến Nhật Bản, dùng để điều chỉnh tầm súng của hải quân nước này. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cái gọi là trận chiến chùm tia đã cho thấy nước Anh đã gây nhiễu và đánh lừa các tín hiệu vô tuyến được máy bay ném bom Đức sử dụng để điều hướng đến mục tiêu. Và khi sức mạnh không quân ngày càng trở nên quan trọng trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, việc tìm kiếm và gây nhiễu phát xạ của các radar phòng không trở nên quan trọng.
Nga từ lâu đã được cho là xuất sắc trong việc này. Quốc gia này đã đầu tư rất nhiều vào các phương tiện EW mới trong một thập kỷ trước và đã thử nghiệm nhiều phương tiện ở Ukraine vào năm 2014, và sau đó là Syria vào năm 2015, thường gây ra sự gián đoạn trong vận hành của các máy bay dân sự. Nhưng cuộc xâm lược Ukraine mới nhất của họ đưa ra một bức tranh hỗn hợp hơn. Cơ quan cố vấn RUSI kết luận rằng EW của Nga “có hiệu quả cao” trong một số lĩnh vực. Các máy bay phản lực của Ukraine ban đầu phát hiện ra rằng thông tin liên lạc, điều hướng và radar của họ đều bị gián đoạn và trong một số trường hợp bị tắt hoàn toàn. Sự gián đoạn điều khiển đối với Excalibur đã khiến một số quan chức phương Tây lo lắng. Tuy nhiên, các khả năng về EW trên bộ và trên biển của Nga vẫn “mờ nhạt”, Thomas Withon, một chuyên gia phân tích về EW, lập luận. “Đánh giá [trước chiến tranh] của chúng tôi về khả năng tác chiến điện tử của Nga ở mức bi quan,” Edward Stringer, một nguyên soái không quân đã nghỉ hưu trong Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh, cũng đồng ý với ý kiến này. “Chiến tranh điện tử của Nga hoàn toàn có thể bị đánh bại.”
Người điều khiển máy bay không người lái có thể không phải lúc nào cũng cảm thấy như vậy. Ukraine đôi khi mất tới 10.000 máy bay không người lái trong một tháng. Theo Andriy (không phải tên thật), một sĩ quan cấp cao trong bộ tổng tham mưu Ukraine, khoảng một nửa trong số những tổn thất đó là do tấn công điện tử trực tiếp gây ra. Việc gây nhiễu sóng thường chặn các tín hiệu điều khiển được sử dụng để điều khiển máy bay không người lái từ xa hoặc liên kết liên lạc cần thiết để gửi dữ liệu. Người điều khiển máy bay có thể giải quyết vấn đề này bằng cách yêu cầu máy bay không người lái bay theo một lộ trình định sẵn và tải xuống dữ liệu khi nó quay trở lại, nhưng việc đó làm trì hoãn việc nhắm mục tiêu, gây độ trễ hàng giờ liền. Và nó không giải quyết được vấn đề cốt lõi: hầu hết các máy bay không người lái bị mất khi tín hiệu GPS của chúng bị gián đoạn, khiến chúng đi lang thang, không trở về được nơi cất cánh.
Điều này tạo ra một sự trả giá lớn cho quân phòng thủ. Máy bay không người lái quân sự (và tên lửa) có thể được trang bị máy thu đặc biệt đọc tín hiệu “M-code” từ các vệ tinh GPS của Mỹ. Dana Goward, chủ tịch của Resilient Navigation and Timing Foundation, một tổ chức phi lợi nhuận ở Virginia, cho biết những tín hiệu đó có công suất cao hơn so với GPS dân sự và được mã hóa, khiến chúng vừa dễ tiếp nhận hơn vừa khó gây nhiễu hơn—khó hơn khoảng tám lần. Nhưng máy thu mã M phải chịu sự kiểm soát xuất khẩu và cũng đắt tiền hơn. Việc che chắn điện tử làm tốn tiền và tăng thêm khối lượng. Đội máy bay không người lái của Ukraine chủ yếu là rẻ đến mức có thể dễ dàng sử dụng một lần rồi bỏ.
Điều này đang thay đổi, mặc dù chậm chạp. Các quan chức Ukraine hy vọng sẽ loại bỏ dần máy bay không người lái DJI của Trung Quốc đang phổ biến ở cả hai bên chiến tuyến để sử dụng các máy bay có nền tảng chuyên nghiệp hơn. Ông Withington nói: “Một trong những bài học rút ra từ Ukraine là phải mã hóa tất cả các liên kết vô tuyến. Nếu bạn là NATO, bạn cần mã hóa mọi thứ.” Ngay cả khi đó, M-code sẽ chỉ mang lại lợi ích “không đáng kể”, ông Goward cảnh báo, bởi vì công nghệ này hiện đã có gần hai thập kỷ và tín hiệu GPS vốn đã yếu sẵn.
Yếu không có nghĩa là không sử dụng được. Quân đội phương Tây từ lâu đã lo lắng rằng cuộc tấn công điện tử chớp nhoáng của Nga có thể chống lại lợi thế công nghệ của họ. Thiếu tướng Charles Collins, trợ lý tổng tham mưu trưởng quân đội Anh, viết trong một bài báo gần đây: “Chiến tranh điện tử là công cụ san bằng lợi thế tuyệt vời. Bằng cách tước đi khả năng kết nối của các lực lượng, nó đẩy quân đội trở lại thế kỷ 20.” Tuy nhiên, điều đó đã không được chứng minh là đúng ở Ukraine.
Trong thực tế, việc gây nhiễu là không hoàn hảo và không liên tục. Một lý do là các hệ thống EW là rất khan hiếm. Nga đã buộc phải giữ một số hệ thống ở quê nhà để bảo vệ các thành phố và căn cứ. Một điều nữa là việc sử dụng chúng phải trả giá. Thiết bị gây nhiễu lớn phát ra tín hiệu mạnh, khiến chúng trở thành mục tiêu dễ bị phát hiện. Một quan chức cho biết Nga đã phải kéo nhiều hệ thống gây nhiễu tốt nhất của mình ra phía sau tiền tuyến. Điều này để lại những khoảng trống để khai thác. Mỹ đang cung cấp cho Ukraine các hình chụp tức thời, hoặc bản đồ, về hoạt động điện từ—về cơ bản, vị trí gây nhiễu và tần số được sử dụng— với tần suất 32 lần một ngày, theo chuyên gia T.J. Holland của tổ chức America’s XVIII Corps. Đó là một lợi thế cho các binh sĩ điều khiển máy bay không người lái Ukraine.
Làm nhiễu thiết bị gây nhiễu
EW cũng không thể cắt đứt mọi tín hiệu liên lạc. Nga đã thất bại trong việc đánh sập các thiết bị đầu cuối Starlink cung cấp cho quân đội Ukraine quyền truy cập internet gần như toàn cầu thông qua các vệ tinh liên lạc. Một lý do là chùm tia Starlink cực kỳ hẹp — bạn phải đi tới trong phạm vi 100-200 mét để phát hiện ra nó, Andriy nói. Ông Withington cho biết, các phương tiện EW của Nga dường như cũng không có khả năng gây nhiễu tần số vô tuyến Starlink hoặc radio chiến thuật SINCGARS mà Mỹ đã cung cấp cho Ukraine.
Nếu tác chiến điện tử của Nga thường xuyên thất bại, thì đôi khi nó cũng quá mạnh và gây ảnh hưởng đến chính nó. Một bài báo của Justin Bronk và các đồng nghiệp của ông tại RUSI mô tả “tình huynh đệ tương tàn nghiêm trọng ở cấp độ điện tử”. Hai ngày sau cuộc xâm lược, Nga đã phải giảm quy mô gây nhiễu trên mặt đất vì sự gây nhiễu này đã cản trở liên lạc của chính quân đội Nga. Đó là một lý do tại sao các radar phòng không của Ukraine có thể được hoạt động trở lại, khiến các máy bay chiến đấu của Nga bị bắn hạ với số lượng đáng kể vào tháng 3 năm 2022. Hơn nữa, các máy bay phản lực của Nga bay theo cặp đã phát hiện ra rằng các EW của một máy bay Nga đã gây nhiễu cho radar của máy bay kia. Trên thực tế, họ có thể lựa chọn giữa việc gây nhiễu các tên lửa đang bay tới hoặc duy trì một radar hoạt động.
Có nhiều cách khác để đánh bại EW. Máy bay không người lái bị mất tín hiệu GPS có thể sử dụng tính năng khớp địa hình: so sánh hình ảnh của mặt đất bên dưới với bản đồ được lưu trữ. Kỹ thuật này có từ những năm 1950 và được nhiều tên lửa hành trình như Tomahawk của Mỹ sử dụng. Nhưng các thuật toán hiện đại và sức mạnh tính toán cho phép việc so sánh này được thực hiện với độ chính xác vượt trội, với chi phí thấp hơn và trên một con chip nhỏ hơn.
Ông Goward gợi ý rằng GPS cũng có thể được bổ sung tín hiệu từ các vệ tinh liên lạc ở quỹ đạo thấp (như Starlink), các vị trí truyền dẫn trên mặt đất (như hệ thống Loran của Nga) và thậm chí cả điều hướng từ trường. Và khi vũ khí ngày càng biến thành máy tính có khả năng nổ, ranh giới giữa EW và các cuộc tấn công mạng đang mờ dần. Andriy, sĩ quan Ukraine, cho biết Ukraine thường chèn mã độc vào máy bay không người lái của Nga ngay giữa các lần bay.
EW cuối cùng là trò chơi mèo vờn chuột. Ông Withington nói rằng cả Nga và Ukraine đều tìm kiếm “uy quyền điện từ”, nhưng cả hai đều không thể đạt được điều đó mãi mãi. “Việc kiểm soát sóng sẽ tăng giảm trong suốt trận chiến.” Những kẻ gây nhiễu sẽ tìm cách vượt qua; quân phòng thủ cuối cùng sẽ lấp đầy các khoảng cách. Mỹ đã giúp Ukraine khắc phục sự cố với JDAM-ER bằng cách đảm bảo rằng các quả bom thu được tín hiệu GPS tốt trước khi rời khỏi máy bay, theo các tài liệu bị rò rỉ. Một quan chức phương Tây cho biết Excalibur hiện tại sẽ tấn công các mục tiêu của nó một lần nữa nếu bị nhiễu sóng. Andriy nói: “Trong tác chiến điện tử, mọi thứ thay đổi rất nhanh. Nhưng trận chiến phải được tiến hành. Trong cuộc chiến này, chúng tôi thấy rằng nếu bạn không chiếm ưu thế trong lĩnh vực tác chiến điện tử, bạn sẽ không hiệu quả trong các lĩnh vực khác.”
The Economist
Nguồn: https://www.economist.com/special-report/2023/07/03/the-latest-in-the-battle-of-jamming-with-electronic-beams
Cù Tuấn biên dịch
Nguồn: https://www.facebook.com/tuan.cu.5/posts/pfbid0Mqi5RR98UWaddCJgLj5VBDw16QoL2NNHdv2frFKsE4
Điều khiển Excalibur – Image: Sgt. Sean Harriman/ US Army phot
Tóm tắt: Tia điện tử gây nhiễu đang đánh bật các máy bay không người lái và tên lửa ra khỏi bầu trời
Khi các xạ thủ Ukraine bắt đầu bắn những quả đạn dẫn đường chính xác Excalibur ngay từ đầu trong cuộc chiến, họ đã rất tự tin. Các loại đạn thông thường cần nhiều viên đạn để bắn trúng mục tiêu, ngay cả khi bạn biết chính xác địa chỉ mục tiêu của mình. Excalibur, được GPS dẫn đường, dường như là một viên đạn bạc: một phát, một đòn. Nhưng vào tháng 3 năm 2023, có điều gì đó đã thay đổi. Đạn Excalibur bắt đầu rơi từ trên trời xuống hoặc không tiêu diệt được mục tiêu. Và không chỉ một lần: nhiều tuần trôi qua mà không có viên đạn nào bắn trúng thành công. Đó là một lời nhắc nhở đáng lo ngại về cuộc chiến điện tử ở Ukraine đã ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc chiến hữu hình như thế nào.
Nếu chiến tranh hiện đại dựa trên ba trụ cột—các cảm biến ngày càng mạnh mẽ hơn để phát hiện mục tiêu, các loại đạn ngày càng chính xác để bắn trúng mục tiêu và hệ thống mạng kết nối cả hai—, thì chiến tranh điện tử có thể phá vỡ từng mục tiêu. Excalibur có thể rơi như ruồi vì Nga đang bật các thiết bị gây nhiễu mạnh làm gián đoạn tín hiệu GPS dẫn đường cho chúng đến mục tiêu hoặc nhiều khả năng hơn, đã gây nhiễu ngòi nổ radar báo cho chúng biết khi nào phải phát nổ. Excalibur không phải là vũ khí duy nhất bị vô hiệu hóa theo cách này.
Các tài liệu bị rò rỉ của Lầu Năm Góc từ mùa xuân cho thấy 4 trong số 9 cuộc không kích của Ukraine bằng bom JDAM-ER do Mỹ cung cấp có thể đã rơi trượt mục tiêu do thiết bị gây nhiễu GPS của Nga. “Các thiết bị gây nhiễu [của Nga] là ưu tiên hàng đầu,” một slide nói, “và chúng tôi sẽ tiếp tục… khuyến nghị rằng những thiết bị gây nhiễu đó cần phải bị gián đoạn/phá hủy… ở mức tối đa có thể.” GMLRS, tên lửa dẫn đường chính xác được bắn từ các bệ phóng HIMARS của Mỹ, cũng ngày càng trượt xa mục tiêu hoặc không đạt được hiệu quả mong muốn. Sóng vô tuyến ở Kiev và Moscow luôn dày đặc nhiễu sóng khi cả hai bên tìm cách làm chệch hướng máy bay không người lái và tên lửa của nhau.
Loại chiến tranh điện tử này (EW – electronic warfare) không phải là mới. Nó có thể bắt đầu vào năm 1904 trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật. Mặc dù những quả đạn pháo của thời đại đó thật ngớ ngẩn — ngòi nổ điều chỉnh bằng radar chỉ ra đời sau đó 40 năm và các vệ tinh GPS chỉ ra đời sau đó 70 năm — nhưng đó là thời đại của sóng phát thanh. Một nhà điều hành đài phát thanh Nga ở Port Arthur đã làm nhiễu hoàn toàn đường truyền âm thanh từ một tàu chiến Nhật Bản, dùng để điều chỉnh tầm súng của hải quân nước này. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cái gọi là trận chiến chùm tia đã cho thấy nước Anh đã gây nhiễu và đánh lừa các tín hiệu vô tuyến được máy bay ném bom Đức sử dụng để điều hướng đến mục tiêu. Và khi sức mạnh không quân ngày càng trở nên quan trọng trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, việc tìm kiếm và gây nhiễu phát xạ của các radar phòng không trở nên quan trọng.
Nga từ lâu đã được cho là xuất sắc trong việc này. Quốc gia này đã đầu tư rất nhiều vào các phương tiện EW mới trong một thập kỷ trước và đã thử nghiệm nhiều phương tiện ở Ukraine vào năm 2014, và sau đó là Syria vào năm 2015, thường gây ra sự gián đoạn trong vận hành của các máy bay dân sự. Nhưng cuộc xâm lược Ukraine mới nhất của họ đưa ra một bức tranh hỗn hợp hơn. Cơ quan cố vấn RUSI kết luận rằng EW của Nga “có hiệu quả cao” trong một số lĩnh vực. Các máy bay phản lực của Ukraine ban đầu phát hiện ra rằng thông tin liên lạc, điều hướng và radar của họ đều bị gián đoạn và trong một số trường hợp bị tắt hoàn toàn. Sự gián đoạn điều khiển đối với Excalibur đã khiến một số quan chức phương Tây lo lắng. Tuy nhiên, các khả năng về EW trên bộ và trên biển của Nga vẫn “mờ nhạt”, Thomas Withon, một chuyên gia phân tích về EW, lập luận. “Đánh giá [trước chiến tranh] của chúng tôi về khả năng tác chiến điện tử của Nga ở mức bi quan,” Edward Stringer, một nguyên soái không quân đã nghỉ hưu trong Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh, cũng đồng ý với ý kiến này. “Chiến tranh điện tử của Nga hoàn toàn có thể bị đánh bại.”
Người điều khiển máy bay không người lái có thể không phải lúc nào cũng cảm thấy như vậy. Ukraine đôi khi mất tới 10.000 máy bay không người lái trong một tháng. Theo Andriy (không phải tên thật), một sĩ quan cấp cao trong bộ tổng tham mưu Ukraine, khoảng một nửa trong số những tổn thất đó là do tấn công điện tử trực tiếp gây ra. Việc gây nhiễu sóng thường chặn các tín hiệu điều khiển được sử dụng để điều khiển máy bay không người lái từ xa hoặc liên kết liên lạc cần thiết để gửi dữ liệu. Người điều khiển máy bay có thể giải quyết vấn đề này bằng cách yêu cầu máy bay không người lái bay theo một lộ trình định sẵn và tải xuống dữ liệu khi nó quay trở lại, nhưng việc đó làm trì hoãn việc nhắm mục tiêu, gây độ trễ hàng giờ liền. Và nó không giải quyết được vấn đề cốt lõi: hầu hết các máy bay không người lái bị mất khi tín hiệu GPS của chúng bị gián đoạn, khiến chúng đi lang thang, không trở về được nơi cất cánh.
Điều này tạo ra một sự trả giá lớn cho quân phòng thủ. Máy bay không người lái quân sự (và tên lửa) có thể được trang bị máy thu đặc biệt đọc tín hiệu “M-code” từ các vệ tinh GPS của Mỹ. Dana Goward, chủ tịch của Resilient Navigation and Timing Foundation, một tổ chức phi lợi nhuận ở Virginia, cho biết những tín hiệu đó có công suất cao hơn so với GPS dân sự và được mã hóa, khiến chúng vừa dễ tiếp nhận hơn vừa khó gây nhiễu hơn—khó hơn khoảng tám lần. Nhưng máy thu mã M phải chịu sự kiểm soát xuất khẩu và cũng đắt tiền hơn. Việc che chắn điện tử làm tốn tiền và tăng thêm khối lượng. Đội máy bay không người lái của Ukraine chủ yếu là rẻ đến mức có thể dễ dàng sử dụng một lần rồi bỏ.
Điều này đang thay đổi, mặc dù chậm chạp. Các quan chức Ukraine hy vọng sẽ loại bỏ dần máy bay không người lái DJI của Trung Quốc đang phổ biến ở cả hai bên chiến tuyến để sử dụng các máy bay có nền tảng chuyên nghiệp hơn. Ông Withington nói: “Một trong những bài học rút ra từ Ukraine là phải mã hóa tất cả các liên kết vô tuyến. Nếu bạn là NATO, bạn cần mã hóa mọi thứ.” Ngay cả khi đó, M-code sẽ chỉ mang lại lợi ích “không đáng kể”, ông Goward cảnh báo, bởi vì công nghệ này hiện đã có gần hai thập kỷ và tín hiệu GPS vốn đã yếu sẵn.
Yếu không có nghĩa là không sử dụng được. Quân đội phương Tây từ lâu đã lo lắng rằng cuộc tấn công điện tử chớp nhoáng của Nga có thể chống lại lợi thế công nghệ của họ. Thiếu tướng Charles Collins, trợ lý tổng tham mưu trưởng quân đội Anh, viết trong một bài báo gần đây: “Chiến tranh điện tử là công cụ san bằng lợi thế tuyệt vời. Bằng cách tước đi khả năng kết nối của các lực lượng, nó đẩy quân đội trở lại thế kỷ 20.” Tuy nhiên, điều đó đã không được chứng minh là đúng ở Ukraine.
Trong thực tế, việc gây nhiễu là không hoàn hảo và không liên tục. Một lý do là các hệ thống EW là rất khan hiếm. Nga đã buộc phải giữ một số hệ thống ở quê nhà để bảo vệ các thành phố và căn cứ. Một điều nữa là việc sử dụng chúng phải trả giá. Thiết bị gây nhiễu lớn phát ra tín hiệu mạnh, khiến chúng trở thành mục tiêu dễ bị phát hiện. Một quan chức cho biết Nga đã phải kéo nhiều hệ thống gây nhiễu tốt nhất của mình ra phía sau tiền tuyến. Điều này để lại những khoảng trống để khai thác. Mỹ đang cung cấp cho Ukraine các hình chụp tức thời, hoặc bản đồ, về hoạt động điện từ—về cơ bản, vị trí gây nhiễu và tần số được sử dụng— với tần suất 32 lần một ngày, theo chuyên gia T.J. Holland của tổ chức America’s XVIII Corps. Đó là một lợi thế cho các binh sĩ điều khiển máy bay không người lái Ukraine.
Làm nhiễu thiết bị gây nhiễu
EW cũng không thể cắt đứt mọi tín hiệu liên lạc. Nga đã thất bại trong việc đánh sập các thiết bị đầu cuối Starlink cung cấp cho quân đội Ukraine quyền truy cập internet gần như toàn cầu thông qua các vệ tinh liên lạc. Một lý do là chùm tia Starlink cực kỳ hẹp — bạn phải đi tới trong phạm vi 100-200 mét để phát hiện ra nó, Andriy nói. Ông Withington cho biết, các phương tiện EW của Nga dường như cũng không có khả năng gây nhiễu tần số vô tuyến Starlink hoặc radio chiến thuật SINCGARS mà Mỹ đã cung cấp cho Ukraine.
Nếu tác chiến điện tử của Nga thường xuyên thất bại, thì đôi khi nó cũng quá mạnh và gây ảnh hưởng đến chính nó. Một bài báo của Justin Bronk và các đồng nghiệp của ông tại RUSI mô tả “tình huynh đệ tương tàn nghiêm trọng ở cấp độ điện tử”. Hai ngày sau cuộc xâm lược, Nga đã phải giảm quy mô gây nhiễu trên mặt đất vì sự gây nhiễu này đã cản trở liên lạc của chính quân đội Nga. Đó là một lý do tại sao các radar phòng không của Ukraine có thể được hoạt động trở lại, khiến các máy bay chiến đấu của Nga bị bắn hạ với số lượng đáng kể vào tháng 3 năm 2022. Hơn nữa, các máy bay phản lực của Nga bay theo cặp đã phát hiện ra rằng các EW của một máy bay Nga đã gây nhiễu cho radar của máy bay kia. Trên thực tế, họ có thể lựa chọn giữa việc gây nhiễu các tên lửa đang bay tới hoặc duy trì một radar hoạt động.
Có nhiều cách khác để đánh bại EW. Máy bay không người lái bị mất tín hiệu GPS có thể sử dụng tính năng khớp địa hình: so sánh hình ảnh của mặt đất bên dưới với bản đồ được lưu trữ. Kỹ thuật này có từ những năm 1950 và được nhiều tên lửa hành trình như Tomahawk của Mỹ sử dụng. Nhưng các thuật toán hiện đại và sức mạnh tính toán cho phép việc so sánh này được thực hiện với độ chính xác vượt trội, với chi phí thấp hơn và trên một con chip nhỏ hơn.
Ông Goward gợi ý rằng GPS cũng có thể được bổ sung tín hiệu từ các vệ tinh liên lạc ở quỹ đạo thấp (như Starlink), các vị trí truyền dẫn trên mặt đất (như hệ thống Loran của Nga) và thậm chí cả điều hướng từ trường. Và khi vũ khí ngày càng biến thành máy tính có khả năng nổ, ranh giới giữa EW và các cuộc tấn công mạng đang mờ dần. Andriy, sĩ quan Ukraine, cho biết Ukraine thường chèn mã độc vào máy bay không người lái của Nga ngay giữa các lần bay.
EW cuối cùng là trò chơi mèo vờn chuột. Ông Withington nói rằng cả Nga và Ukraine đều tìm kiếm “uy quyền điện từ”, nhưng cả hai đều không thể đạt được điều đó mãi mãi. “Việc kiểm soát sóng sẽ tăng giảm trong suốt trận chiến.” Những kẻ gây nhiễu sẽ tìm cách vượt qua; quân phòng thủ cuối cùng sẽ lấp đầy các khoảng cách. Mỹ đã giúp Ukraine khắc phục sự cố với JDAM-ER bằng cách đảm bảo rằng các quả bom thu được tín hiệu GPS tốt trước khi rời khỏi máy bay, theo các tài liệu bị rò rỉ. Một quan chức phương Tây cho biết Excalibur hiện tại sẽ tấn công các mục tiêu của nó một lần nữa nếu bị nhiễu sóng. Andriy nói: “Trong tác chiến điện tử, mọi thứ thay đổi rất nhanh. Nhưng trận chiến phải được tiến hành. Trong cuộc chiến này, chúng tôi thấy rằng nếu bạn không chiếm ưu thế trong lĩnh vực tác chiến điện tử, bạn sẽ không hiệu quả trong các lĩnh vực khác.”
The Economist
Nguồn: https://www.economist.com/special-report/2023/07/03/the-latest-in-the-battle-of-jamming-with-electronic-beams
Cù Tuấn biên dịch
Nguồn: https://www.facebook.com/tuan.cu.5/posts/pfbid0Mqi5RR98UWaddCJgLj5VBDw16QoL2NNHdv2frFKsE4
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Nga: Tiếp tục ném quân vào cỗ máy chiến tranh
Lê Tây Sơn
27 tháng 7, 2023
Saigon Nhỏ
Hoàn toàn tuyệt vọng trong việc xoay trở cục diện cuộc chiến Ukraine, Vladimir Putin vẫn lì lợm ném quân vào bãi lửa chiến trường (Getty Images)
Từ những khó khăn trên chiến trường đến chia rẽ nội bộ và chuẩn bị cho cuộc chiến tổng lực, cuộc xâm lược Ukraine của Nga hoàn toàn không có màu hồng như Vladimir Putin tuyên bố. Lãnh đạo Nga có vẻ đang chờ phép màu phản chiến tại Mỹ và cạn kiệt vũ khí của các nước phương Tây để “bất chiến tự nhiên thành”. Nhưng kỳ vọng là một chuyện, thực tế là chuyện khác!
Ukraine tăng cường tấn công và đạt được một số thắng lợi
Ngày 26 Tháng Bảy, các lực lượng Ukraine đã phát động một đợt phản công mới chống lại quân xâm lược Nga và tiến về phía Nam thành phố biển Orikhiv thuộc vùng Zaporizhzhia. Mục tiêu của Kyiv là tiến tới Biển Azov và cắt đứt cầu nối đất liền Nga với Crimea bị chiếm đóng, một đường dẫn quan trọng để di chuyển quân đội, thiết bị và vật tư của quân Nga vào Ukraine.
Các lực lượng Ukraine vẫn còn cách Orikhiv khoảng 60 dặm. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hanna Maliar xác nhận quân Ukraine đang tiến dần về hướng các thành phố ven biển Melitopol và Berdyansk, nhưng bà không cho biết họ đã di chuyển được bao xa. Cả phía Nga lẫn Ukraine đều thừa nhận có giao tranh dữ dội xung quanh thị trấn Robotyne, nhưng đưa ra cách giải thích khác nhau. Một quan chức Ukraine cho biết quân Ukraine đã chịu một số thương vong nhưng bác bỏ thông tin cho rằng các loạt pháo của Nga đã khiến họ phải rút lui.
Bộ Quốc phòng Ukraine cũng tuyên bố chặn đứng thành công các cuộc tấn công của Nga tại một số địa điểm dọc theo chiến tuyến dài 600 dặm và đã đạt được một số tiến bộ về lãnh thổ tại vùng Zaporizhzhia. Một quan chức Hoa Kỳ giấu tên bày tỏ sự thận trọng trong việc đánh giá các biến động mới chiến trường.
“Chúng tôi nhận thấy các dấu hiệu Ukraine tăng cường lực lượng ở khu vực Zaporizhzhia. Nhưng không rõ mục đích của động thái đó là gì – một quan chức giấu tên nói – Có thể các đơn vị được cử đến đó để thăm dò giúp thiết lập các điều kiện thuận lợi cho một trận chiến lớn hơn, hoặc tìm ra điểm yếu để phá hủy hệ thống phòng thủ của đối phương. Cũng có thể là chỉ là đợt thay quân cho những người lính đã kiệt sức sau cuộc chiến khó khăn chống lại các lực lượng Nga đang cố thủ. Không có dấu hiệu sắp có cuộc tổng tấn công” – dẫn lại từ The Washington Post.
Các cuộc giao tranh ác liệt, pháo binh và không kích đã được báo cáo suốt ngày ở vùng Zaporizhzhia và gần Bakhmut, Avdiivka ở phía Đông Ukraine. Vào tối 26 Tháng Bảy, Moscow đã tung ra một loạt cuộc tấn công bằng hoả tiễn (có cả bốn hoả tiễn đạn đạo siêu thanh Kinzhal) vào nhiều mục tiêu trên khắp Ukraine, gồm cả một sân bay ở khu vực Khmelnytskyi. Nhiều hoả tiễn bị đánh chặn.
Bảng “quảng cáo” tuyển quân, Moscow ngày 12 Tháng Bảy 2023 (Getty Images)
Nga bắt giữ một nhà hoạt động cánh tả cộm cán
Trong một diễn biến khác, ngày 25 Tháng Bảy, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) đã bắt giữ nhà xã hội học cánh tả Boris Kagarlitsky với cáo buộc “biện minh cho chủ nghĩa khủng bố” vì những bình luận của ông ta trên mạng xã hội vào Tháng Mười.
Đây là động thái mới nhất trong chiến dịch đàn áp mở rộng của chính phủ Tổng thống Vladimir Putin đối với những người bất đồng chính kiến. Là nhà bất đồng chính kiến Liên Xô cũ, một tác giả và nhà hoạt động theo chủ nghĩa Marx, Kagarlitsky đã bị chính quyền chuyển đến thành phố phía Bắc Syktyvkar, cách nhà ông ở Moscow hơn 800 dặm.
Ông bị giam trong nhà tù Lefortovo hơn một năm thời Tổng bí thư Leonid Brezhnev vì tội “tuyên truyền chống Liên Xô”. Năm 2007, ông thành lập nhóm chuyên gia cố vấn cánh tả, Viện Nghiên cứu Toàn cầu hóa và Các Phong trào Xã hội (Globalization Studies and Social Movements) tại Moscow.
Năm 2018, viện này bị Bộ Tư pháp Nga xếp vào danh sách “tác nhân nước ngoài”. Tháng Năm 2022, Kagarlitsky cũng bị gắn mác này. Kagarlitsky bị bắt sau khi cơ quan FSB phát hiện một bài đăng của ông trên mạng xã hội có ý biện minh cho chủ nghĩa khủng bố. Bài đăng liên quan đến một cuộc tấn công vào Cầu Crimean vào Tháng Mười và được diễn đạt cẩn thận để tránh vi phạm luật cấm chỉ trích chiến tranh khắc nghiệt nhưng cảnh báo việc cây cầu bị hư hại sẽ tạo ra các vấn đề về cung cấp quân sự.
Kagarlitsky thường lập luận rằng người Nga đang xa lánh chiến tranh do vỡ mộng trước tình trạng tham nhũng. Bị cấm bày tỏ ý kiến, họ rút lui vào thế giới cá nhân, tránh chính trị, phản đối chiến tranh và nói về cuộc xâm lược. Ông Sergei Markov, nhà phân tích nổi tiếng ủng hộ Điện Kremlin, gọi vụ bắt giữ là “một sai lầm chính trị thô thiển”.
Hãy để yên Kagarlitsky – Markov cảnh báo trên Telegram – Kagarlitsky có lẽ là chính trị gia Nga có ảnh hưởng nhất hôm nay và là chuyên gia của phe cánh tả trên thế giới. Điện Kremlin nên tích cực làm việc với ông ta chứ không nên bỏ tù. Bỏ tù ông ấy sẽ gây ra tổn hại lớn cho Nga hơn là có lợi.
Vụ bắt giữ làm nổi bật những rạn nứt ngày càng sâu sắc trong xã hội Nga khi Putin tiếp tục cuộc chiến của mình ở Ukraine bất chấp những dấu hiệu cho thấy quân đội của ông phần lớn bị bế tắc và đang dần thất thế trong bối cảnh Ukraine phản công dữ dội. Việc bắt giữ Kagarlitsky xảy ra sau vụ giam giữ vài ngày blogger dân tộc chủ nghĩa ủng hộ chiến tranh Igor Girkin. Bị cáo buộc thúc đẩy chủ nghĩa cực đoan, Girkin là nhân vật ủng hộ chiến tranh đầu tiên bị bắt theo luật cấm chỉ trích quân đội.
Tiếp tục thảy quân vào bãi lửa chiến trường
Về mặt nổi, Putin tự tin cuộc phản công của Ukraine đã “thất bại” và nguồn cung cấp vũ khí nhỏ giọt của phương Tây sẽ không thể giúp Ukraine chiến thắng. Nhưng đã có những dấu hiệu cho thấy quân đội Nga đang đối mặt với những thách thức khẩn cấp hơn về nhân sự khi các nhà lập pháp ở Moscow sắp thông qua luật mở rộng nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Luật sẽ nâng độ tuổi tối đa nhập ngũ của nam giới từ 27 lên 30.
Nezavisimaya Gazeta, một tờ báo lớn của Nga, đưa tin: “Duma Quốc gia (Quốc hội Nga) đã ngửi thấy mùi của một cuộc chiến kéo dài”. Nhà lập pháp có ảnh hưởng Andrei Kartapolov, người đứng đầu Ủy ban quốc phòng tại Duma Quốc gia cho biết luật này được soạn thảo “cho một cuộc chiến lớn và cần tổng động viên. Và thực sự nó đã mang hơi thở của một cuộc chiến tổng lực”.
Đây là một dấu hiệu nữa cho thấy chế độ của Putin đang chuẩn bị cho một cuộc chiến kéo dài, tàn bạo và đẫm máu, với niềm tin rằng sự hỗ trợ quân sự của phương Tây cuối cùng sẽ tiêu tan khi áp lực chính trị quá sức chịu đụng. Trong sự bất đồng quan điểm ít thấy tại Duma Quốc gia, một số nhà lập pháp phản đối dự luật.
Viktor Bondarev, người đứng đầu Ủy ban quốc phòng có ảnh hưởng lớn ở Thượng viện, cho biết ông cảm thấy hoang mang trước sự thay đổi đột ngột này. Andrei Klishas, người đứng đầu ủy ban pháp lý của Thượng viện ủng hộ mạnh mẽ Bondarev và đặt câu hỏi về tính khẩn trương của dự luật. Những thay đổi được đề xuất đối với luật nghĩa vụ quân sự cho thấy Nga đang tiếp tục tăng quân để gửi tới Ukraine sau khi một chiến dịch tuyển mộ tích cực trong các nhà tù cho phép những người tù nhân được ân xá để đoái công chuộc tội trong tập đoàn quân tư nhân Wagner.
Ngày 24 Tháng Bảy, Putin đã ký một đạo luật tăng giới hạn tuổi cao nhất mà quân nhân dự bị từ 50 lên 55, và từ 55 lên 60 đối với sĩ quan giải ngũ, trong khi tuổi thọ trung bình của nam giới Nga là 67. Một luật khác cho phép các thống đốc Nga thành lập lực lượng dân quân và trang bị vũ khí cho họ “nhằm tăng cường bảo vệ trật tự và an toàn công cộng trong thời chiến”.
Lê Tây Sơn
27 tháng 7, 2023
Saigon Nhỏ
Hoàn toàn tuyệt vọng trong việc xoay trở cục diện cuộc chiến Ukraine, Vladimir Putin vẫn lì lợm ném quân vào bãi lửa chiến trường (Getty Images)
Từ những khó khăn trên chiến trường đến chia rẽ nội bộ và chuẩn bị cho cuộc chiến tổng lực, cuộc xâm lược Ukraine của Nga hoàn toàn không có màu hồng như Vladimir Putin tuyên bố. Lãnh đạo Nga có vẻ đang chờ phép màu phản chiến tại Mỹ và cạn kiệt vũ khí của các nước phương Tây để “bất chiến tự nhiên thành”. Nhưng kỳ vọng là một chuyện, thực tế là chuyện khác!
Ukraine tăng cường tấn công và đạt được một số thắng lợi
Ngày 26 Tháng Bảy, các lực lượng Ukraine đã phát động một đợt phản công mới chống lại quân xâm lược Nga và tiến về phía Nam thành phố biển Orikhiv thuộc vùng Zaporizhzhia. Mục tiêu của Kyiv là tiến tới Biển Azov và cắt đứt cầu nối đất liền Nga với Crimea bị chiếm đóng, một đường dẫn quan trọng để di chuyển quân đội, thiết bị và vật tư của quân Nga vào Ukraine.
Các lực lượng Ukraine vẫn còn cách Orikhiv khoảng 60 dặm. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hanna Maliar xác nhận quân Ukraine đang tiến dần về hướng các thành phố ven biển Melitopol và Berdyansk, nhưng bà không cho biết họ đã di chuyển được bao xa. Cả phía Nga lẫn Ukraine đều thừa nhận có giao tranh dữ dội xung quanh thị trấn Robotyne, nhưng đưa ra cách giải thích khác nhau. Một quan chức Ukraine cho biết quân Ukraine đã chịu một số thương vong nhưng bác bỏ thông tin cho rằng các loạt pháo của Nga đã khiến họ phải rút lui.
Bộ Quốc phòng Ukraine cũng tuyên bố chặn đứng thành công các cuộc tấn công của Nga tại một số địa điểm dọc theo chiến tuyến dài 600 dặm và đã đạt được một số tiến bộ về lãnh thổ tại vùng Zaporizhzhia. Một quan chức Hoa Kỳ giấu tên bày tỏ sự thận trọng trong việc đánh giá các biến động mới chiến trường.
“Chúng tôi nhận thấy các dấu hiệu Ukraine tăng cường lực lượng ở khu vực Zaporizhzhia. Nhưng không rõ mục đích của động thái đó là gì – một quan chức giấu tên nói – Có thể các đơn vị được cử đến đó để thăm dò giúp thiết lập các điều kiện thuận lợi cho một trận chiến lớn hơn, hoặc tìm ra điểm yếu để phá hủy hệ thống phòng thủ của đối phương. Cũng có thể là chỉ là đợt thay quân cho những người lính đã kiệt sức sau cuộc chiến khó khăn chống lại các lực lượng Nga đang cố thủ. Không có dấu hiệu sắp có cuộc tổng tấn công” – dẫn lại từ The Washington Post.
Các cuộc giao tranh ác liệt, pháo binh và không kích đã được báo cáo suốt ngày ở vùng Zaporizhzhia và gần Bakhmut, Avdiivka ở phía Đông Ukraine. Vào tối 26 Tháng Bảy, Moscow đã tung ra một loạt cuộc tấn công bằng hoả tiễn (có cả bốn hoả tiễn đạn đạo siêu thanh Kinzhal) vào nhiều mục tiêu trên khắp Ukraine, gồm cả một sân bay ở khu vực Khmelnytskyi. Nhiều hoả tiễn bị đánh chặn.
Bảng “quảng cáo” tuyển quân, Moscow ngày 12 Tháng Bảy 2023 (Getty Images)
Nga bắt giữ một nhà hoạt động cánh tả cộm cán
Trong một diễn biến khác, ngày 25 Tháng Bảy, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) đã bắt giữ nhà xã hội học cánh tả Boris Kagarlitsky với cáo buộc “biện minh cho chủ nghĩa khủng bố” vì những bình luận của ông ta trên mạng xã hội vào Tháng Mười.
Đây là động thái mới nhất trong chiến dịch đàn áp mở rộng của chính phủ Tổng thống Vladimir Putin đối với những người bất đồng chính kiến. Là nhà bất đồng chính kiến Liên Xô cũ, một tác giả và nhà hoạt động theo chủ nghĩa Marx, Kagarlitsky đã bị chính quyền chuyển đến thành phố phía Bắc Syktyvkar, cách nhà ông ở Moscow hơn 800 dặm.
Ông bị giam trong nhà tù Lefortovo hơn một năm thời Tổng bí thư Leonid Brezhnev vì tội “tuyên truyền chống Liên Xô”. Năm 2007, ông thành lập nhóm chuyên gia cố vấn cánh tả, Viện Nghiên cứu Toàn cầu hóa và Các Phong trào Xã hội (Globalization Studies and Social Movements) tại Moscow.
Năm 2018, viện này bị Bộ Tư pháp Nga xếp vào danh sách “tác nhân nước ngoài”. Tháng Năm 2022, Kagarlitsky cũng bị gắn mác này. Kagarlitsky bị bắt sau khi cơ quan FSB phát hiện một bài đăng của ông trên mạng xã hội có ý biện minh cho chủ nghĩa khủng bố. Bài đăng liên quan đến một cuộc tấn công vào Cầu Crimean vào Tháng Mười và được diễn đạt cẩn thận để tránh vi phạm luật cấm chỉ trích chiến tranh khắc nghiệt nhưng cảnh báo việc cây cầu bị hư hại sẽ tạo ra các vấn đề về cung cấp quân sự.
Kagarlitsky thường lập luận rằng người Nga đang xa lánh chiến tranh do vỡ mộng trước tình trạng tham nhũng. Bị cấm bày tỏ ý kiến, họ rút lui vào thế giới cá nhân, tránh chính trị, phản đối chiến tranh và nói về cuộc xâm lược. Ông Sergei Markov, nhà phân tích nổi tiếng ủng hộ Điện Kremlin, gọi vụ bắt giữ là “một sai lầm chính trị thô thiển”.
Hãy để yên Kagarlitsky – Markov cảnh báo trên Telegram – Kagarlitsky có lẽ là chính trị gia Nga có ảnh hưởng nhất hôm nay và là chuyên gia của phe cánh tả trên thế giới. Điện Kremlin nên tích cực làm việc với ông ta chứ không nên bỏ tù. Bỏ tù ông ấy sẽ gây ra tổn hại lớn cho Nga hơn là có lợi.
Vụ bắt giữ làm nổi bật những rạn nứt ngày càng sâu sắc trong xã hội Nga khi Putin tiếp tục cuộc chiến của mình ở Ukraine bất chấp những dấu hiệu cho thấy quân đội của ông phần lớn bị bế tắc và đang dần thất thế trong bối cảnh Ukraine phản công dữ dội. Việc bắt giữ Kagarlitsky xảy ra sau vụ giam giữ vài ngày blogger dân tộc chủ nghĩa ủng hộ chiến tranh Igor Girkin. Bị cáo buộc thúc đẩy chủ nghĩa cực đoan, Girkin là nhân vật ủng hộ chiến tranh đầu tiên bị bắt theo luật cấm chỉ trích quân đội.
Tiếp tục thảy quân vào bãi lửa chiến trường
Về mặt nổi, Putin tự tin cuộc phản công của Ukraine đã “thất bại” và nguồn cung cấp vũ khí nhỏ giọt của phương Tây sẽ không thể giúp Ukraine chiến thắng. Nhưng đã có những dấu hiệu cho thấy quân đội Nga đang đối mặt với những thách thức khẩn cấp hơn về nhân sự khi các nhà lập pháp ở Moscow sắp thông qua luật mở rộng nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Luật sẽ nâng độ tuổi tối đa nhập ngũ của nam giới từ 27 lên 30.
Nezavisimaya Gazeta, một tờ báo lớn của Nga, đưa tin: “Duma Quốc gia (Quốc hội Nga) đã ngửi thấy mùi của một cuộc chiến kéo dài”. Nhà lập pháp có ảnh hưởng Andrei Kartapolov, người đứng đầu Ủy ban quốc phòng tại Duma Quốc gia cho biết luật này được soạn thảo “cho một cuộc chiến lớn và cần tổng động viên. Và thực sự nó đã mang hơi thở của một cuộc chiến tổng lực”.
Đây là một dấu hiệu nữa cho thấy chế độ của Putin đang chuẩn bị cho một cuộc chiến kéo dài, tàn bạo và đẫm máu, với niềm tin rằng sự hỗ trợ quân sự của phương Tây cuối cùng sẽ tiêu tan khi áp lực chính trị quá sức chịu đụng. Trong sự bất đồng quan điểm ít thấy tại Duma Quốc gia, một số nhà lập pháp phản đối dự luật.
Viktor Bondarev, người đứng đầu Ủy ban quốc phòng có ảnh hưởng lớn ở Thượng viện, cho biết ông cảm thấy hoang mang trước sự thay đổi đột ngột này. Andrei Klishas, người đứng đầu ủy ban pháp lý của Thượng viện ủng hộ mạnh mẽ Bondarev và đặt câu hỏi về tính khẩn trương của dự luật. Những thay đổi được đề xuất đối với luật nghĩa vụ quân sự cho thấy Nga đang tiếp tục tăng quân để gửi tới Ukraine sau khi một chiến dịch tuyển mộ tích cực trong các nhà tù cho phép những người tù nhân được ân xá để đoái công chuộc tội trong tập đoàn quân tư nhân Wagner.
Ngày 24 Tháng Bảy, Putin đã ký một đạo luật tăng giới hạn tuổi cao nhất mà quân nhân dự bị từ 50 lên 55, và từ 55 lên 60 đối với sĩ quan giải ngũ, trong khi tuổi thọ trung bình của nam giới Nga là 67. Một luật khác cho phép các thống đốc Nga thành lập lực lượng dân quân và trang bị vũ khí cho họ “nhằm tăng cường bảo vệ trật tự và an toàn công cộng trong thời chiến”.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Mười tám tháng chiến tranh của Nga ở Ukraine và những băn khoăn – Phần 1 (Phúc Lai)
Ngày 19/8 sân bay Solti ở vùng Novgorod cách biên giới Ukraine khoảng 700 ki-lô-mét là căn cứ mà lực lượng
hàng không vũ trụ Nga bố trí máy bay ném bom chiến lược Tu-22M4, bị UAV tấn công và hai chiếc máy bay bị tiêu hủy.
Tại sao nước Nga bị tấn công bởi UAV, thậm chí vào Mátxcơva?
Đã nói “thậm chí” thì phải nói rằng, nếu không tính cú tấn công vào điện Kremlin mà đến nay vẫn chưa rõ ràng, thì cú tấn công mới nhất vào ngày 18/8, mảnh vỡ của UAV đã rơi xuống trung tâm Triển lãm Expocentr (Экспоцентр) ở trung tâm thành phố Mátxcơva và nó chỉ cách điện Kremlin có hơn 4 ki-lô-mét theo đường chim bay.
Liên quan đến những đợt tấn công của UAV vào lãnh thổ Nga và cả thủ đô Mátxcơva làm xuất hiện câu hỏi: “Hệ thống phòng không của Nga ở đâu?” và thậm chí có nhiều ý kiến cho rằng vũ khí của Nga vẫn bị thổi phồng năng lực như mọi khi, và chúng là vô dụng. Điều này có điểm đúng, nhưng cũng có điểm chưa đúng lắm. Vũ khí của Nga thực sự là tốt với những yêu cầu cơ bản chứ không tồi tệ. Điều mà dẫn đến việc vũ khí Nga dễ bị nhận xét là “nổ quá đà” là do, thường khi đặt ý tưởng cho dự án các công trình sư và thành viên nhóm thiết kế thường muốn tích hợp những yếu tố tân kỳ nhất, ưu việt nhất nhưng cuối cùng những thiết kế này vượt quá năng lực sản xuất hàng loạt của nền công nghiệp quốc phòng nên chúng bị lược bỏ.
Ví dụ như chiếc tiêm kích phổ biến nhất của Liên Xô thời Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Yak-9 với số lượng sản xuất hơn 16.000 chiếc, ban đầu có thiết kế 2 khẩu pháo và 2 súng máy, rồi rút xuống 1 pháo và 1 súng máy. Cuối cùng nó được trang bị đại trà với tiêu chuẩn 1 pháo 20 mm ShVAK, (120 viên đạn) và 1 súng máy 12,7 mm “UBS”, cơ số 170 viên đạn. Trong khi đó chiếc tiêm kích nổi tiếng nhất được giao cho Liên Xô theo hợp đồng thuê mượn (lend-lease) P-39 Aira Cobra, nó được trang bị 1 pháo M4 37 mm lắp đồng trục trong lõi rỗng của trục cánh quạt với cơ số 30 quả đạn nổ, 4 súng máy 12,7 mm trong đó 2 khẩu gắn nắp trước với 200 viên đạn mỗi khẩu, 2 khẩu gắn cánh (1 khẩu mỗi bên cánh) cơ số 300 viên đạn mỗi khẩu. Ngoài ra nó có thể đem theo 230 kg bom ở ngoài cánh. Nếu so sánh sâu thêm, tốc độ của Yak-9 đạt 700 ki-lô-mét/giờ còn Cobra chỉ có hơn 600 ki-lô-mét/giờ, nhưng bù lại khả năng chịu đựng tốc độ bổ nhào của Cobra tốt hơn do có độ bền khung thân cao hơn rất nhiều. Những đặc tính trên đây làm cho Cobra mặc dù là tiêm kích nhưng lại có thể đóng vai trò cường kích rất tốt không thua kém quá nhiều so với IL-2 nhưng lại cơ động và tự bảo vệ tốt hơn vì dù sao nó vẫn là máy bay tiêm kích. Đồng thời tầm bay của Cobra là gần 1.800 ki-lô-mét, trong khi tầm bay của Yak-9 chỉ non 700 ki-lô-mét, điều này làm hạn chế thời gian hoạt động của Yak trên chiến trường, phi công hay phải quay về và do vậy, Liên Xô phải tăng số lượng sản xuất máy bay lên.
Viết thêm: khi giao cho Liên Xô, người ta đã tháo bớt hai khẩu súng máy ở ngoài cánh để mong tăng khả năng cơ động của máy bay và dồn đạn cho hai khẩu còn lại, đồng thời đồng bộ cò súng của pháo và súng máy làm một, đây là một việc làm rất thông minh. Thực tế hỏa lực thiết kế gốc của P-39 là rất mạnh và chỉ thua chiếc “Messerschmitt” Bf-109 phiên bản có thêm hai cụm pháo 20mm ở ngoài gắn dưới bụng.
Quay lại với câu chuyện “tăng tích hợp tính năng khi thiết kế”, chiếc Yak-9 nói riêng và vũ khí Liên Xô nói chung (và sau này là Nga) có một đặc điểm là, ngoài các mục tiêu quân sự các nhà thiết kế luôn luôn phải chay theo các mục tiêu chính trị. Ví dụ, khi thiết kế máy bay tiêm kích họ phải căn cứ trên các thông số kỹ thuật của chiếc “Messerschmitt” Bf-109 về tốc độ, tầm bay và khả năng mang theo vũ khí, nhưng về chính trị thì phải cố vượt được tất cả từ Đức đến phương Tây và tìm cách chê bai các vũ khí của họ cung cấp. Stalin khi nhận xét về vũ khí phương Tây, nói rằng: “Chiến sĩ của chúng ta không thích xe tăng Mỹ vì nó chạy xăng, cháy quá nhanh.” Điều đó đúng, nhưng mới chỉ là một nửa: nó bắt cháy ngay lập tức nhưng khả năng cô lập đám cháy từ khi được thiết kế đã rất tốt. Trong khi đó xe tăng Liên Xô chạy dầu diesel cháy chậm hơn nhưng từ khi bắt đầu cháy cho đến khi nổ tung rất nhanh (chủ yếu là do đạn pháo xe tăng Liên Xô thuốc đạn thiếu tinh khiết, nổ mạnh và phát nổ rất nhanh theo nhiệt độ). Do thiết kế chật chội nên việc thoát hiểm của lính xe tăng trên xe tăng Liên Xô cũng chậm hơn rất nhiều so với xe tăng Mỹ và Đức. Đó là do cách tiếp cận của tư duy khác nhau, chứ không có cái nào tốt hơn cái nào.
Với máy bay cũng vậy, chiếc Yak mà làm toàn bộ bằng kim loại có cả bọc thép như Cobra, thì thậm chí còn không mang được pháo – một phần vì động cơ yếu hay Liên Xô không thể làm được động cơ với tiêu chuẩn của Anh, Mỹ hoặc Đức, nhất là về tỉ số công suất/khối lượng. Nhưng có những thời gian rất dài, người Nga thường hay đưa những thông số thiết kế ra để tuyên truyền (và bây giờ để quảng cáo bán hàng) còn bản được trang bị đại trà cắt giảm đi rất nhiều, thậm chí còn không đạt tiêu chuẩn đưa ra về chất lượng, độ bền… thì rất khó đánh giá. Ngược lại với xe tăng, Yak là loại máy bay tiêm kích được đánh giá là cháy nhanh nhất trên chiến trường khi bị trúng đạn.
Vấn đề với hệ thống phòng không Nga cũng vậy thôi, vũ khí của họ rất tốt, nhưng với những bàn tay khối óc sáng tạo và thông minh thì còn… tốt hơn. Trong những năm chống chiến tranh phá hoại của không quân Hoa Kỳ vào miền Bắc, bộ đội tên lửa Việt Nam cùng chuyên gia Liên Xô nhiều lúc tưởng chừng đã bó tay với các chiêu trò của người Mỹ. Theo lời kể của các cựu chiến binh tên lửa, chuyên gia Liên Xô đã có lúc nhận định rằng “không thể đánh được” vì khả năng phương án chiến tranh điện tử của Mỹ phát triển quá nhanh. Tuy vậy đến khi “chỉ có người Việt với nhau” thì bộ đội Việt Nam đã tìm được chìa khóa “vạch nhiễu tìm thù” làm nên “Điện Biên Phủ trên không 12 ngày đêm,” thế giới này đúng là mấy ai bắn rơi được nhiều B-52 như người Việt.
Có thể nói hiện nay ai đó đang thả UAV vào Mátxcơva đã tìm ra được những “điểm mù” hay vùng tối giữa các khu vực phòng thủ phòng không của Nga – nhất là trong điều kiện chiến tranh hiện nay, rất có thể họ đã phải dồn khá nhiều hệ thống phòng không ra chiến trường để chống tập kích đường không của người Ukraine, cũng sẽ làm “mỏng” đi hệ thống phòng không của Nga. Cuối cùng là công nghệ vật liệu, càng ngày các UAV càng dễ tàng hình trước sóng radar, trong khi bị cấm vận/trừng phạt Nga không có khả năng nâng cao được trình độ công nghệ, cũng sẽ là một yếu tố quan trọng cho việc hệ thống phòng không kém hiệu quả trong bảo vệ trước các cuộc tấn công vào nước Nga bằng UAV và cao hơn, nhiều loại vũ khí tập kích đường không khác.
Một nguyên nhân nữa của sự yếu kém, như vụ phi công trẻ tuổi và nghiệp dư Mathias Rust cái chiếc Cesna hạ cánh xuống quảng trường Đỏ ngày 28/5/1987 đã cho thấy, điểm yếu của hệ thống phòng không Liên Xô hồi đó nằm ở thể chế. Tư lệnh các khu vực phòng không không dám quyết định bắn hạ mục tiêu vì bản thân nó không rõ ràng trên màn hình radar là cái gì, nên “để cho nó đi qua” với hi vọng là “người ở phía sau sẽ quyết định.”
Câu hỏi tôi nhận được thường là “tại sao người Ukraine dùng UAV tấn công vào nước Nga, thậm chí vào Mátxcơva?” nhưng tôi xin sửa thành “tại sao nước Nga, thậm chí cả Mátxcơva bị tấn công bằng UAV?” và có một câu hỏi phụ là “liệu điện Kremlin có bị tấn công hay không?”. Theo tôi thì nếu người Ukraine đứng sau chuyện này (đứng sau nhé) thì điện Kremlin sẽ không bị tấn công, vì họ (người Ukraine) là những người tôn trọng lịch sử. Vì vậy cuộc tấn công trước đây vào Kremlin, tôi không cho rằng người Ukraine làm việc đó mà đó chỉ là một “cờ giả” của Putin và bộ sậu mà thôi. Vậy những mục tiêu sẽ là gì? Là cơ sở quốc phòng trên toàn nước Nga, mà bây giờ với tình trạng hệ thống phòng không như vậy sẽ đẩy tình hình lên căng thẳng hơn nữa. Về chính trị, các mục tiêu ví dụ như ở Mátxcơva là những tòa nhà ít giá trị lịch sử – toàn nhôm và kính nhưng mỗi lần có vụ tấn công là ngừng trệ hoạt động của thành phố. Ví dụ như các sân bay của Mátxcơva thường xuyên phải đóng cửa nhanh cũng vài giờ đồng hồ, đó là đòn đánh kinh tế nhưng lại tác động tâm lý rất mạnh. Nó cho người dân Nga “ngấm” dần với thực tế, là Putin không thể bảo vệ được họ. Vì vậy thực chất đó là những đòn đánh vào uy tín của Putin.
Mới đây nhất, ngày 19/8 sân bay Solti ở vùng Novgorod cách biên giới Ukraine khoảng 700 ki-lô-mét là căn cứ mà lực lượng hàng không vũ trụ Nga bố trí máy bay ném bom chiến lược Tu-22M4, bị UAV tấn công và hai chiếc máy bay bị tiêu hủy.
Có đúng là Nga xây dựng lại thành phố Mariupol mặc dù họ không có hi vọng ở lại đó lâu dài?
Đúng, và như những người Việt Nam ủng hộ Putin ca ngợi, tốc độ xây dựng là “thần kỳ” với những tòa nhà lắp ghép lòe loẹt và mỏng mảnh. Họ làm như vậy để nhằm che giấu những tội ác trong thời gian đánh chiếm thành phố. Với những hành động tấn công tàn bạo có tính diệt chủng của mình, đã có những ngôi mộ tập thể chôn rất nhiều người Ukraine ở thành phố này.
Ngày 12/1/2023, ông Thị trưởng thành phố Mariupol Vadym Boychenko đã báo cáo rằng hơn 1.500 ngôi mộ mới đã xuất hiện trong thành phố do quân đội Nga chiếm đóng.
Theo ông, người Nga đã chôn thi thể của những cư dân đã chết ở Mariupol trong những ngôi mộ tập thể. Đó là lý do con số chính xác của những người thiệt mạng hiện vẫn chưa xác định được, chỉ có một điều rõ ràng là đã lên đến hàng vạn người thiệt mạng. Đã có 2.600 căn hộ chung cư trong thành phố không còn tồn tại. Nếu chúng ta tưởng tượng rằng 30 – 50 người ẩn náu trong mỗi tòa nhà thì số người thiệt mạng là hàng chục nghìn người.
Vadym Boychenko nói thêm rằng hiện nay đây là thành phố có tỷ lệ tử vong cao. Người dân không được tiếp cận với nguồn thuốc men hoặc được chăm sóc y tế đủ tiêu chuẩn, thậm chí còn không có quyền tiếp cận ngay cả với việc cung cấp thực phẩm thiết yếu.
Để đề phòng những tội ác của mình bị phát giác, quân Nga đã học cách làm của người Đức – trồng cây lên trên những ngôi mộ tập thể, mặc dù tình yêu môi trường của những kẻ xâm lược rất đáng được nghi ngờ. Bây giờ quân Nga ngoài trồng cây thì còn xây nhà, nhưng với số lượng mộ tập thể rất lớn đó thì còn lâu mới xây đủ nhà và trồng đủ cây. Người Ukraine đang tiến hành thu thập chứng cứ để truy tố những tên tội phạm chiến tranh ra trước pháp luật sau khi hòa bình lập lại.
Vậy có căn cứ nào để cho rằng “người Nga không có hi vọng ở lại Mariupol lâu dài?” – vì ngoài những trò trên, họ chẳng có các hành động thực sự được gọi là “khôi phục cuộc sống bình thường thời không có chiến tranh” ở thành phố: những cư dân của thành phố vẫn thiếu nước, thiếu điện, mùa đông đến vẫn thiếu phương tiện sưởi ấm và các dịch vụ công ích vẫn chỉ ở mức tối thiểu, nếu như không muốn nói là không có ở nhiều nơi.
Nhân câu hỏi về việc “tại sao người Ukraine không tấn công vào cây cầu trên đường M-14 ở Mariupol?”
Chúng ta sẽ tìm hiểu xem nó là cầu gì – đó là cây cầu trên sông Kalmius (Кальміус) nối từ thành phố Mariupol sang Tổ hợp thép Azovstal (Комбинат “Азовсталь”). Thực ra ở đây có hai cầu, một cầu Post và một vòm cung (cầu “Mặt Trăng” bên Trung Quốc và Nhật Bản) bắc qua sông ở phố Shmidta. Cầu Post là cách chính cho các phương tiện đi qua sông trên đường M-14 tức E-58.
Sau đây là bản tin và các ảnh chụp của cái gọi là “Thông tấn xã Donetsk” ( DAN – thuộc chính quyền ly khai thân Nga) thực hiện ở Mariupol ngày 17 tháng 11 năm 2022:
“Một cầu vượt tạm thời qua sông Kalmius ở Mariupol, nằm giữa cầu Post và cầu Vồng đi bộ, đã bắt đầu hoạt động hết công suất. Đây là báo cáo chính xác của DAN từ hiện trường. Vận chuyển hành khách và hàng hóa bắt đầu được tiến hành trên nó.
Trước đó, “thị trưởng Mariupol” Konstantin Ivashchenko cho biết các chuyên gia của công ty EuroTransStroy của Nga đã hoàn thành việc xây dựng một cây cầu tạm bên cạnh cây cầu chính đã bị “những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine” cho nổ tung. Sau khi được thử nghiệm, vận chuyển hàng hóa và hành khách theo hướng sang tả ngạn sông Kalmius đã đạt công suất mong đợi.”
Cây cầu tạm này sẽ giải tỏa giao thông giữa các quận của thành phố, và cái cũ sẽ được khôi phục trong vòng một năm rưỡi đến hai năm.”
Ai là “những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine?” Chính là những người lính Ukraine bảo vệ thành phố Mariupol hồi tháng Ba năm 2022, và nòng cốt của họ là Trung đoàn Azov. Hồi đó chúng ta đã hồi hộp theo dõi trận đánh bảo vệ thành phố, rồi bảo vệ khu Liên hợp Thép Azov (Azovstal) mất cả tháng còn gì. Việc cho phá nổ cây cầu chắc hẳn là một hành động làm chậm bước tiến của quân Nga sang tả ngạn sông Kalmius.
Ngược dòng thời gian một chút – ngày 27 tháng Hai năm 2022, trang tin Bryansk của Nga đã đưa tin “những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine” này đã cho nổ một cây cầu khác – nó quá một chút về phía đông, cách cầu Post khoảng 15 ki-lô-mét theo đường chim bay và cũng bắc qua sông Kalmius, giữa hai phường – hay làng, khu dân cư… gì đó của Mariupol là Sartana ở phía tây và Talakivka ở phía đông. Bản tin này do tay nhà báo người Smolensk, Semyon Pegov đưa tin và bình luận: mặc dù cầu đã bị phá, “nhưng những chiến binh Cộng hòa nhân dân Donetsk vẫn dũng mãnh vượt sông trên xe bọc thép. Nồi hầm đông nam Mariupol đã đóng lại.”
Tôi bổ sung tin phá cây cầu trên con đường nhỏ này để chúng ta cùng hình dung rằng ở thời điểm khó khăn đó, quân Nga đã ép dần các đơn vị Ukraine bảo vệ thành phố sang phía đông, hay về phía biển và sông Kalmius cũng đóng góp một phần nào vào công cuộc phòng thủ thành phố.
Quay lại với cây cầu Post trên xa lộ M-14 qua sông Kalmius, bây giờ nếu xem những tấm ảnh tôi gửi kèm theo đây thì chúng ta có thể nhận thấy, cây cầu tạm do Nga dựng không thể đáp ứng được nhu cầu vận tải thời chiến để đáp ứng cho một mặt trận lớn trên 100.000 quân lính và hơn thế nữa, nếu đúng là trong thời gian này Nga không thể xây dựng lại được cây cầu cũ thì thêm một căn cứ khẳng định rằng họ không có kế hoạch ở lại Mariupol lâu dài.
Sau những thông tin về mấy cây cầu của Mariupol, chúng ta có thể phát triển từ nó ra thành câu chuyện lớn hơn:
Thứ nhất. Hệ thống hậu cần của Nga vẫn nặng về sử dụng sức người (không có đủ pallet, bốc dỡ bằng tay là chủ yếu…), phụ thuộc quá nặng nề vào đường sắt và tập trung vào trục chính là các trục đường sắt, từ đó hình thành nên các trung tâm hậu cần lớn cũng loanh quanh trục đường đó. Do vậy, khi có một áp lực tác dụng lên hệ thống này, nó sẽ bộc lộ sự yếu kém vốn có: Quân đội Nga không có khả năng về trí tuệ và vật chất trong việc phân phối lại các kho tiếp liệu và thay thế đường sắt bằng vận tải đường bộ – đặc biệt là thiếu xe tải. Năm nay, khoảng tháng Năm chúng ta đã thấy xuất hiện trên mạng video bộ trưởng quốc phòng Liên bang Nga S.Shoigu đi thăm một đơn vị quân đội Nga và họ xếp hàng phía trước khoảng vài chục đến một trăm chiếc xe tải Zil-131 chuyên dụng thùng kín rất mới. Từ thông tin này, chúng ta có thể nhận xét rằng quân đội Nga đã bắt đầu vét đến kho dự trữ chiến lược, vì thông thường quân đội Nga sử dụng những loại mới hơn như năm ngoái thấy họ sử dụng chủ yếu là Ural và KamaZ.
Việc hệ thống hậu cần của Nga suy giảm năng lực đồng thời bị tấn công một cách có kế hoạch từ phía Ukraine, đã dẫn đến sự sụt giảm đáng kể hỏa lực pháo binh ở phía đông là nơi Nga được hưởng lợi nhiều nhất từ mạng lưới đường sắt dày đặc và ở phía nam với đặc điểm là các tuyến hậu cần dài hơn nhiều.
Thứ hai. Những hạn chế về nhân lực và hậu cần ngăn cản quân đội Nga giành lại thế chủ động trong tác chiến và khiến quân đội này dễ bị tổn thương nghiêm trọng trước áp lực thậm chí chỉ ở mức vừa phải của Ukraine. Đến nay, áp lực đó ngày một gia tăng – mặc dù nó không thể hiện ra là một chiến dịch phản công ồ ạt với tốc độ tiến quân nhanh chóng, thần tốc như mọi người mong muốn, nhưng nó gia tăng ở các khía cạnh khác. Sau đợt tấn công “nháp” theo các chiến thuật được huấn luyện từ phương Tây, người Ukraine đã thay đổi và gia tăng sức ép lên quân Nga một cách đa dạng: thời gian, hướng đánh và mục tiêu hướng tới. Chuyển sang tấn công ngày đêm bằng các đơn vị luân phiên nhau, trên những hướng đánh cách nhau với một khoảng cách đủ xa để cho quân Nga liên tục phải di chuyển sau mặt trận tới các vị trí tiền tiêu, từ đó đạt mục tiêu dùng pháo binh tiêu diệt từ xa những lực lượng này của Nga.
Tính từ tây sang đông, tuyến đường M-14 hay E-58 chạy qua những thành phố quan trọng như Melitopol, Berdyansk và Mariupol. Ở xung quanh hai thành phố đầu tiên tôi vừa đề cập ở trên, có rất nhiều hoạt động du kích. Ngoài ra, ở thời điểm hiện tại cuộc tấn công chính của Ukraine đang diễn ra ở chính hướng này: Melitopol và Berdyansk. Vì những yếu tố đó, cả ba thành phố lớn này đều nằm ở mặt trận phía nam và do có tuyến đường tiếp tế M-14 quan trọng cắt ngang, trong suốt một thời gian dài quân Nga đã cho hình thành các trung tâm tiếp tế chính trong khu vực. Trước đây, vì chúng nằm cách mặt trận hơn 80 ki-lô-mét, nên các kho tàng của Nga có thể được phân tán ở xa hơn tầm HIMARS, nhưng với các cuộc tấn công gần đây của quân Ukraine xuống phía biển Azov, thì việc các trung tâm hậu cần của Nga nằm trong tầm HIMARS đã thành hiện thực.
Cuối cùng, có một câu hỏi thường thấy như không quá lớn: tại sao trong vấn đề vận tải quân sự chiến lược, Nga không chú trọng đường bộ mà lại quá phụ thuộc đường sắt như vậy? Điều này căn cứ trên điều kiện địa lý: đất nước quá to lớn mà các khu vực tác chiến chiến lược lại toàn là ở những vùng có khí hậu khắc nghiệt, việc phát triển đường bộ cũng như duy tu bảo dưỡng chúng sau mỗi mùa tuyết, là cực kỳ vất vả. Do vậy đường sắt Nga rất phát triển và đảm nhận phần lớn nhu cầu vận tải trong nước. Đến mùa đông, khả năng vận tải đường bộ giảm đi rất nhiều so với mùa hè nhất là vận tải đường dài, do không có khả năng dọn tuyết được ở những đoạn đường xa.
Vào mùa hè với những điều kiện thông thường – thuận lợi, vận tải đường bộ của Nga có thể đáp ứng được 30 đến 35% tổng nhu cầu, nhưng vào mùa đông con số này chỉ còn 15%. Với điều kiện chiến trường thì con số đó còn không đạt, chỉ vào khoảng dưới 10%. Đó là lý do mà con đường M-14 dù quan trọng nhưng lại vẫn chưa bị HIMARS và tên lửa Ukraine hỏi thăm là như vậy.
Có đúng kế hoạch tấn công của Ukraine ở Robotyne làm họ thương vong đến 40.000 binh lính chỉ trong một thời gian ngắn cỡ hai đến ba tuần?
Những thông tin này là bí mật, về phía Ukraine không cho phép những thông tin đó lọt ra ngoài. Vì vậy kể cả các hãng truyền thông phương Tây hay thậm chí, cơ quan tình báo phương Tây cũng không nắm được vấn đề này. Đó là lý do mà chúng ta không nên tin tưởng vào những nhận định của các “nhà quân sự vỉa hè” tung ra những tin tức “động trời” kiểu như vậy.
Nhưng những tuyên bố của các quan chức quân sự Ukraine về tỉ lệ thương vong giữa hai bên, mà từ đầu tháng Sáu đến nay nghiêng hẳn về phía Ukraine, có đáng tin cậy hay không hay họ bịa ra? Chúng ta không có cách nào khác ngoài việc phân tích các số liệu, chẳng hạn cập nhật đến ngày 21 tháng Tám năm 2023 theo phía Ukraine họ đã phá hủy 5264 hệ thống pháo của quân Nga. Về chỉ số này ngày 4 tháng Sáu năm 2023, ngày được cho là bắt đầu chiến dịch phản công của người Ukraine ở phía nam là 3555 hệ thống pháo binh, như vậy trong 78 ngày họ đã tiêu diệt của Nga 1709 hệ thống. Năm ngoái khi bắt đầu chiến tranh, Nga đưa vào chiến trường Ukraine khoảng 4000 hệ thống pháo binh và từ đó đã bổ sung nhiều lần – theo nguồn Forbes.
Ở giai đoạn hiện tại, không có căn cứ nào cho thấy Bộ chỉ huy Nga dù có cố gắng cũng có thể đạt được con số ban đầu, mặc dù con số bị tiêu diệt đã vượt quá số lượng 4000 đó từ lâu.
Tại sao tôi lại nói đến pháo binh của Nga ở đây? Bởi vì theo lời của một sĩ quan Ukraine nói từ mùa thu năm ngoái, đỉnh điểm của sử dụng pháo binh một các dữ dội của Nga là trong giai đoạn chiếm hai thành phố Sievierodonetsk và Lysychansk (nhiều nhất là 70.000 quả đạn một ngày) và đây là một chỉ số quan trọng: 70% thương vong của lính Ukraine bị gây ra bởi pháo binh Nga. Nếu đến thời điểm hiện tại khả năng của pháo binh Nga sa sút cả về số lượng hệ thống pháo và đạn dược đến như vậy thì không có lý gì để đưa ra nhận định được rằng “quân Ukraine phải hứng chịu tổn thất lớn về người” cả.
Vậy tại sao vẫn xuất hiện những ý kiến cho rằng cuộc phản công của người Ukraine là “dậm chân tại chỗ?” thậm chí từ những người từ trước đến nay vẫn ủng hộ Ukraine mạnh mẽ nhất?
Chúng ta sẽ điểm qua một số khu vực chính của mặt trận.
Ở phía đông, khó có thể xảy ra cuộc tấn công của quân Ukraine trên chiến tuyến kéo dài từ phía nam Bakhmut đến bên dưới thành phố Donetsk. Khu vực Donbas tập trung nhiều khu đô thị, điều này mang lại lợi thế lớn cho quân phòng thủ. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai nhiều cuộc tấn công đã thất bại ở đây và cả người Đức cũng như Hồng quân Liên Xô phải tiến hành các cuộc tấn công “đi vòng” ra xung quanh rìa của các khu tập trung dân cư. Trong 8 năm nội chiến, cả hai bên đã tăng cường xây dựng các tuyến phòng thủ có chiều sâu ở đây. Ngay cả khi cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện của Liên bang Nga đã diễn ra, hệ thống này vẫn tỏ ra rất hiệu quả và khu vực xung quanh thành phố Donetsk quân Nga không tiến thêm được bao nhiêu. Điều này cũng đúng với thị xã Bakhmut, nhờ có hệ thống công sự phòng ngự mà quân Ukraine đã cầm cự với quân Nga rất lâu và quân Nga chỉ có thể chiếm được gần hết khu nội đô của thị xã với một giá rất đắt. Mặt trận của quân Nga chỉ có thể vỡ trong trường hợp có sự đổ vỡ ở một trọng điểm nào đó, chẳng hạn Bakhmut. Ngoài ra chúng ta cũng cần phải tính đến việc, quân Nga sẽ không tử thủ bảo vệ thành phố, chẳng hạn như Donetsk mà trong trường hợp bị phong tỏa giống như ở Kherson thì chúng sẽ rút khi tình hình trở nên nguy ngập. Hiện nay các tiền đề của việc này đã hội đủ vì quân Ukraine đã áp sát thành phố từ phía tây rồi.
Ở mặt trận phía nam.
Ở khu vực này của mặt trận, hầu hết các nhà quan sát đều nhận định rằng Nga có vị trí vững chắc hơn, nhưng cá nhân tôi thì cho rằng chính ở hướng này quân Nga lại rất dễ bị tổn thương. Lại quay lại với vấn đề hậu cần: các tuyến hậu cần của khu vực mặt trận này quá dài, đồng thời Bộ chỉ huy Nga phải bảo vệ các mục tiêu quan trọng trước sự đe dọa của hoạt động của các lực lượng đặc biệt Ukraine và du kích của Ukraine trong vùng. Trong khi đó, bên kia chiến tuyến, quân Ukraine được phép hoạt động trên các tuyến đường nội địa, do đó họ có thể di chuyển lực lượng nhanh hơn nhiều và do đó, chủ động quyết định tốc độ hoạt động chiến đấu.
Một yếu tố nữa, là những hạn chế về nhân lực của Nga trong khu vực. Tổng diện tích của lãnh thổ do Nga chiếm đóng khu vực này là khoảng 18.000 ki-lô-mét vuông, và họ đã có khoảng gần một năm để xây dựng các công sự. Nhưng thực chất, ban đầu quân Nga có tương đối ít quân ở đây cho một chiến tuyến dài như vậy: khoảng 180 đến cỡ 200 ki-lô-mét chiều dài với quân số ban đầu chỉ dưới 40 BTG (nhóm chiến thuật cấp tiểu đoàn). Do vậy họ đã cố gắng để bổ sung quân số này nhưng các chuyên gia quân sự ước tính, dù có tăng lên gấp ba lần (khoảng gần 100.000 quân trên toàn bộ khu vực) thì vẫn là một mật độ rất mỏng trên một diện tích lớn như thế.
Vì vậy, một khi cuộc tấn công của người Ukraine ở miền Nam đã có những tiền đề để phát triển thuận lợi, thì quân Nga sẽ không đủ quân số để ổn định tình hình, đó là chưa nói đến nhu cầu tổ chức phản công.
Cuộc phản công của Ukraine hiện nay – thời điểm tháng Tám đã qua được 2/3 vẫn đang trong giai đoạn “định hình.” Nhận thức được sự “thiếu quân” của Nga ở khu vực (điều này còn được thể hiện qua những nỗ lực tấn công ở đông bắc, hướng Kupyansk của tỉnh Kharkiv mong hút được bớt quân Ukraine về ứng cứu), quân Ukraine như trên đây tôi đã viết, tiến hành hoạt động “bào mòn” lực lượng của Nga một cách chậm rãi, từ từ và có kế hoạch. Các đợt tấn công ở cách xa nhau đã làm cho Bộ chỉ huy Nga phải điều quân từ chỗ này sang chỗ khác và lại làm mồi cho pháo binh tầm xa của Ukraine.
Việc quân Nga ở trục đông – tây của Mặt trận phía Nam thuộc tỉnh Zaporizhia: Vuhledar – Velyka Novosilka – Hulyaipole – Orikhiv – Kamyanske bị tấn công đều đặn và liên tục, kết hợp với việc tấn công vào các trung tâm phía sau (doanh trại, sở chỉ huy, kho đạn, hệ thống pháo và phòng không…) đã khẳng định nhận định “quân số của Nga ở khu vực là không đủ” là đúng, vì họ đã bắt đầu phải rút quân từ tỉnh Kherson vùng tả ngạn sang Zaporizhia rồi. Điều này tạo ra cơ hội cho các hoạt động của quân Ukraine ở đây.
Các hoạt động của quân Ukraine ở tỉnh Kherson vùng tả ngạn như vậy cũng đang được tiến hành. Kế hoạch định hình khá rõ: đang chia bờ sông ở phía bắc sông Dnipro chỗ quân Nga đang chiếm thành các đoạn và cũng sử dụng hỏa lực tầm xa để phá vỡ hậu cần. Theo thời gian, hoạt động này cũng lại làm suy giảm sức mạnh chiến đấu của Nga. Kết quả đã bắt đầu thấy được: quân Ukraine đổ bộ với số lượng nhỏ sang bên này sông, chiếm một số “bàn đạp” có thể sử dụng làm đầu cầu, nhưng quân Nga tỏ ra khá bị động và yếu kém trong tổ chức phản kích để thủ tiêu những “bàn đạp” đó của quân Ukraine.
Tất cả những hành động này của người Ukraine sẽ gặp phải một trở ngại rất lớn: hy vọng theo kiểu trước đây của người Ukraine là Bộ chỉ huy Nga sẽ “cắt lỗ” nhằm giảm tổn thất và rút quân, giống như họ đã làm xung quanh Kyiv, ở đảo Rắn và tả ngạn Kherson… sẽ khó diễn ra. Tại sao vậy? Vì lúc đó quân Nga còn nhiều sức mạnh hơn bây giờ vì vậy, chẳng hạn theo quyết định của Surovikin quân Nga rút rất sớm khỏi tả ngạn Kherson để bảo toàn lực lượng, vì còn hi vọng phản công lật ngược thế cờ. Còn bây giờ, nếu chỉ còn một tướng Nga tỉnh táo thì anh ta cũng sẽ nhận ra về sức mạnh quốc gia, Nga không còn có hi vọng nào để tổ chức tấn công chiếm thêm đất nữa, vì vậy chỉ còn lựa chọn duy nhất là cố bổ sung lực lượng vào chiến trường để phòng thủ.
Vì vậy, chúng ta sang một câu hỏi tiếp theo, xin gặp lại bạn đọc ở phần thứ hai của bài viết.
Phúc Lai
Nguồn: https://www.facebook.com/phuc.lai.07/posts/pfbid02GJsC7Q4Ev88zXN4Xryh4FGRrKX4abfQqTYbrDudJDkbaEL5vC6qPnVu
Ngày 19/8 sân bay Solti ở vùng Novgorod cách biên giới Ukraine khoảng 700 ki-lô-mét là căn cứ mà lực lượng
hàng không vũ trụ Nga bố trí máy bay ném bom chiến lược Tu-22M4, bị UAV tấn công và hai chiếc máy bay bị tiêu hủy.
Tại sao nước Nga bị tấn công bởi UAV, thậm chí vào Mátxcơva?
Đã nói “thậm chí” thì phải nói rằng, nếu không tính cú tấn công vào điện Kremlin mà đến nay vẫn chưa rõ ràng, thì cú tấn công mới nhất vào ngày 18/8, mảnh vỡ của UAV đã rơi xuống trung tâm Triển lãm Expocentr (Экспоцентр) ở trung tâm thành phố Mátxcơva và nó chỉ cách điện Kremlin có hơn 4 ki-lô-mét theo đường chim bay.
Liên quan đến những đợt tấn công của UAV vào lãnh thổ Nga và cả thủ đô Mátxcơva làm xuất hiện câu hỏi: “Hệ thống phòng không của Nga ở đâu?” và thậm chí có nhiều ý kiến cho rằng vũ khí của Nga vẫn bị thổi phồng năng lực như mọi khi, và chúng là vô dụng. Điều này có điểm đúng, nhưng cũng có điểm chưa đúng lắm. Vũ khí của Nga thực sự là tốt với những yêu cầu cơ bản chứ không tồi tệ. Điều mà dẫn đến việc vũ khí Nga dễ bị nhận xét là “nổ quá đà” là do, thường khi đặt ý tưởng cho dự án các công trình sư và thành viên nhóm thiết kế thường muốn tích hợp những yếu tố tân kỳ nhất, ưu việt nhất nhưng cuối cùng những thiết kế này vượt quá năng lực sản xuất hàng loạt của nền công nghiệp quốc phòng nên chúng bị lược bỏ.
Ví dụ như chiếc tiêm kích phổ biến nhất của Liên Xô thời Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Yak-9 với số lượng sản xuất hơn 16.000 chiếc, ban đầu có thiết kế 2 khẩu pháo và 2 súng máy, rồi rút xuống 1 pháo và 1 súng máy. Cuối cùng nó được trang bị đại trà với tiêu chuẩn 1 pháo 20 mm ShVAK, (120 viên đạn) và 1 súng máy 12,7 mm “UBS”, cơ số 170 viên đạn. Trong khi đó chiếc tiêm kích nổi tiếng nhất được giao cho Liên Xô theo hợp đồng thuê mượn (lend-lease) P-39 Aira Cobra, nó được trang bị 1 pháo M4 37 mm lắp đồng trục trong lõi rỗng của trục cánh quạt với cơ số 30 quả đạn nổ, 4 súng máy 12,7 mm trong đó 2 khẩu gắn nắp trước với 200 viên đạn mỗi khẩu, 2 khẩu gắn cánh (1 khẩu mỗi bên cánh) cơ số 300 viên đạn mỗi khẩu. Ngoài ra nó có thể đem theo 230 kg bom ở ngoài cánh. Nếu so sánh sâu thêm, tốc độ của Yak-9 đạt 700 ki-lô-mét/giờ còn Cobra chỉ có hơn 600 ki-lô-mét/giờ, nhưng bù lại khả năng chịu đựng tốc độ bổ nhào của Cobra tốt hơn do có độ bền khung thân cao hơn rất nhiều. Những đặc tính trên đây làm cho Cobra mặc dù là tiêm kích nhưng lại có thể đóng vai trò cường kích rất tốt không thua kém quá nhiều so với IL-2 nhưng lại cơ động và tự bảo vệ tốt hơn vì dù sao nó vẫn là máy bay tiêm kích. Đồng thời tầm bay của Cobra là gần 1.800 ki-lô-mét, trong khi tầm bay của Yak-9 chỉ non 700 ki-lô-mét, điều này làm hạn chế thời gian hoạt động của Yak trên chiến trường, phi công hay phải quay về và do vậy, Liên Xô phải tăng số lượng sản xuất máy bay lên.
Viết thêm: khi giao cho Liên Xô, người ta đã tháo bớt hai khẩu súng máy ở ngoài cánh để mong tăng khả năng cơ động của máy bay và dồn đạn cho hai khẩu còn lại, đồng thời đồng bộ cò súng của pháo và súng máy làm một, đây là một việc làm rất thông minh. Thực tế hỏa lực thiết kế gốc của P-39 là rất mạnh và chỉ thua chiếc “Messerschmitt” Bf-109 phiên bản có thêm hai cụm pháo 20mm ở ngoài gắn dưới bụng.
Quay lại với câu chuyện “tăng tích hợp tính năng khi thiết kế”, chiếc Yak-9 nói riêng và vũ khí Liên Xô nói chung (và sau này là Nga) có một đặc điểm là, ngoài các mục tiêu quân sự các nhà thiết kế luôn luôn phải chay theo các mục tiêu chính trị. Ví dụ, khi thiết kế máy bay tiêm kích họ phải căn cứ trên các thông số kỹ thuật của chiếc “Messerschmitt” Bf-109 về tốc độ, tầm bay và khả năng mang theo vũ khí, nhưng về chính trị thì phải cố vượt được tất cả từ Đức đến phương Tây và tìm cách chê bai các vũ khí của họ cung cấp. Stalin khi nhận xét về vũ khí phương Tây, nói rằng: “Chiến sĩ của chúng ta không thích xe tăng Mỹ vì nó chạy xăng, cháy quá nhanh.” Điều đó đúng, nhưng mới chỉ là một nửa: nó bắt cháy ngay lập tức nhưng khả năng cô lập đám cháy từ khi được thiết kế đã rất tốt. Trong khi đó xe tăng Liên Xô chạy dầu diesel cháy chậm hơn nhưng từ khi bắt đầu cháy cho đến khi nổ tung rất nhanh (chủ yếu là do đạn pháo xe tăng Liên Xô thuốc đạn thiếu tinh khiết, nổ mạnh và phát nổ rất nhanh theo nhiệt độ). Do thiết kế chật chội nên việc thoát hiểm của lính xe tăng trên xe tăng Liên Xô cũng chậm hơn rất nhiều so với xe tăng Mỹ và Đức. Đó là do cách tiếp cận của tư duy khác nhau, chứ không có cái nào tốt hơn cái nào.
Với máy bay cũng vậy, chiếc Yak mà làm toàn bộ bằng kim loại có cả bọc thép như Cobra, thì thậm chí còn không mang được pháo – một phần vì động cơ yếu hay Liên Xô không thể làm được động cơ với tiêu chuẩn của Anh, Mỹ hoặc Đức, nhất là về tỉ số công suất/khối lượng. Nhưng có những thời gian rất dài, người Nga thường hay đưa những thông số thiết kế ra để tuyên truyền (và bây giờ để quảng cáo bán hàng) còn bản được trang bị đại trà cắt giảm đi rất nhiều, thậm chí còn không đạt tiêu chuẩn đưa ra về chất lượng, độ bền… thì rất khó đánh giá. Ngược lại với xe tăng, Yak là loại máy bay tiêm kích được đánh giá là cháy nhanh nhất trên chiến trường khi bị trúng đạn.
Vấn đề với hệ thống phòng không Nga cũng vậy thôi, vũ khí của họ rất tốt, nhưng với những bàn tay khối óc sáng tạo và thông minh thì còn… tốt hơn. Trong những năm chống chiến tranh phá hoại của không quân Hoa Kỳ vào miền Bắc, bộ đội tên lửa Việt Nam cùng chuyên gia Liên Xô nhiều lúc tưởng chừng đã bó tay với các chiêu trò của người Mỹ. Theo lời kể của các cựu chiến binh tên lửa, chuyên gia Liên Xô đã có lúc nhận định rằng “không thể đánh được” vì khả năng phương án chiến tranh điện tử của Mỹ phát triển quá nhanh. Tuy vậy đến khi “chỉ có người Việt với nhau” thì bộ đội Việt Nam đã tìm được chìa khóa “vạch nhiễu tìm thù” làm nên “Điện Biên Phủ trên không 12 ngày đêm,” thế giới này đúng là mấy ai bắn rơi được nhiều B-52 như người Việt.
Có thể nói hiện nay ai đó đang thả UAV vào Mátxcơva đã tìm ra được những “điểm mù” hay vùng tối giữa các khu vực phòng thủ phòng không của Nga – nhất là trong điều kiện chiến tranh hiện nay, rất có thể họ đã phải dồn khá nhiều hệ thống phòng không ra chiến trường để chống tập kích đường không của người Ukraine, cũng sẽ làm “mỏng” đi hệ thống phòng không của Nga. Cuối cùng là công nghệ vật liệu, càng ngày các UAV càng dễ tàng hình trước sóng radar, trong khi bị cấm vận/trừng phạt Nga không có khả năng nâng cao được trình độ công nghệ, cũng sẽ là một yếu tố quan trọng cho việc hệ thống phòng không kém hiệu quả trong bảo vệ trước các cuộc tấn công vào nước Nga bằng UAV và cao hơn, nhiều loại vũ khí tập kích đường không khác.
Một nguyên nhân nữa của sự yếu kém, như vụ phi công trẻ tuổi và nghiệp dư Mathias Rust cái chiếc Cesna hạ cánh xuống quảng trường Đỏ ngày 28/5/1987 đã cho thấy, điểm yếu của hệ thống phòng không Liên Xô hồi đó nằm ở thể chế. Tư lệnh các khu vực phòng không không dám quyết định bắn hạ mục tiêu vì bản thân nó không rõ ràng trên màn hình radar là cái gì, nên “để cho nó đi qua” với hi vọng là “người ở phía sau sẽ quyết định.”
Câu hỏi tôi nhận được thường là “tại sao người Ukraine dùng UAV tấn công vào nước Nga, thậm chí vào Mátxcơva?” nhưng tôi xin sửa thành “tại sao nước Nga, thậm chí cả Mátxcơva bị tấn công bằng UAV?” và có một câu hỏi phụ là “liệu điện Kremlin có bị tấn công hay không?”. Theo tôi thì nếu người Ukraine đứng sau chuyện này (đứng sau nhé) thì điện Kremlin sẽ không bị tấn công, vì họ (người Ukraine) là những người tôn trọng lịch sử. Vì vậy cuộc tấn công trước đây vào Kremlin, tôi không cho rằng người Ukraine làm việc đó mà đó chỉ là một “cờ giả” của Putin và bộ sậu mà thôi. Vậy những mục tiêu sẽ là gì? Là cơ sở quốc phòng trên toàn nước Nga, mà bây giờ với tình trạng hệ thống phòng không như vậy sẽ đẩy tình hình lên căng thẳng hơn nữa. Về chính trị, các mục tiêu ví dụ như ở Mátxcơva là những tòa nhà ít giá trị lịch sử – toàn nhôm và kính nhưng mỗi lần có vụ tấn công là ngừng trệ hoạt động của thành phố. Ví dụ như các sân bay của Mátxcơva thường xuyên phải đóng cửa nhanh cũng vài giờ đồng hồ, đó là đòn đánh kinh tế nhưng lại tác động tâm lý rất mạnh. Nó cho người dân Nga “ngấm” dần với thực tế, là Putin không thể bảo vệ được họ. Vì vậy thực chất đó là những đòn đánh vào uy tín của Putin.
Mới đây nhất, ngày 19/8 sân bay Solti ở vùng Novgorod cách biên giới Ukraine khoảng 700 ki-lô-mét là căn cứ mà lực lượng hàng không vũ trụ Nga bố trí máy bay ném bom chiến lược Tu-22M4, bị UAV tấn công và hai chiếc máy bay bị tiêu hủy.
Có đúng là Nga xây dựng lại thành phố Mariupol mặc dù họ không có hi vọng ở lại đó lâu dài?
Đúng, và như những người Việt Nam ủng hộ Putin ca ngợi, tốc độ xây dựng là “thần kỳ” với những tòa nhà lắp ghép lòe loẹt và mỏng mảnh. Họ làm như vậy để nhằm che giấu những tội ác trong thời gian đánh chiếm thành phố. Với những hành động tấn công tàn bạo có tính diệt chủng của mình, đã có những ngôi mộ tập thể chôn rất nhiều người Ukraine ở thành phố này.
Ngày 12/1/2023, ông Thị trưởng thành phố Mariupol Vadym Boychenko đã báo cáo rằng hơn 1.500 ngôi mộ mới đã xuất hiện trong thành phố do quân đội Nga chiếm đóng.
Theo ông, người Nga đã chôn thi thể của những cư dân đã chết ở Mariupol trong những ngôi mộ tập thể. Đó là lý do con số chính xác của những người thiệt mạng hiện vẫn chưa xác định được, chỉ có một điều rõ ràng là đã lên đến hàng vạn người thiệt mạng. Đã có 2.600 căn hộ chung cư trong thành phố không còn tồn tại. Nếu chúng ta tưởng tượng rằng 30 – 50 người ẩn náu trong mỗi tòa nhà thì số người thiệt mạng là hàng chục nghìn người.
Vadym Boychenko nói thêm rằng hiện nay đây là thành phố có tỷ lệ tử vong cao. Người dân không được tiếp cận với nguồn thuốc men hoặc được chăm sóc y tế đủ tiêu chuẩn, thậm chí còn không có quyền tiếp cận ngay cả với việc cung cấp thực phẩm thiết yếu.
Để đề phòng những tội ác của mình bị phát giác, quân Nga đã học cách làm của người Đức – trồng cây lên trên những ngôi mộ tập thể, mặc dù tình yêu môi trường của những kẻ xâm lược rất đáng được nghi ngờ. Bây giờ quân Nga ngoài trồng cây thì còn xây nhà, nhưng với số lượng mộ tập thể rất lớn đó thì còn lâu mới xây đủ nhà và trồng đủ cây. Người Ukraine đang tiến hành thu thập chứng cứ để truy tố những tên tội phạm chiến tranh ra trước pháp luật sau khi hòa bình lập lại.
Vậy có căn cứ nào để cho rằng “người Nga không có hi vọng ở lại Mariupol lâu dài?” – vì ngoài những trò trên, họ chẳng có các hành động thực sự được gọi là “khôi phục cuộc sống bình thường thời không có chiến tranh” ở thành phố: những cư dân của thành phố vẫn thiếu nước, thiếu điện, mùa đông đến vẫn thiếu phương tiện sưởi ấm và các dịch vụ công ích vẫn chỉ ở mức tối thiểu, nếu như không muốn nói là không có ở nhiều nơi.
Nhân câu hỏi về việc “tại sao người Ukraine không tấn công vào cây cầu trên đường M-14 ở Mariupol?”
Chúng ta sẽ tìm hiểu xem nó là cầu gì – đó là cây cầu trên sông Kalmius (Кальміус) nối từ thành phố Mariupol sang Tổ hợp thép Azovstal (Комбинат “Азовсталь”). Thực ra ở đây có hai cầu, một cầu Post và một vòm cung (cầu “Mặt Trăng” bên Trung Quốc và Nhật Bản) bắc qua sông ở phố Shmidta. Cầu Post là cách chính cho các phương tiện đi qua sông trên đường M-14 tức E-58.
Sau đây là bản tin và các ảnh chụp của cái gọi là “Thông tấn xã Donetsk” ( DAN – thuộc chính quyền ly khai thân Nga) thực hiện ở Mariupol ngày 17 tháng 11 năm 2022:
“Một cầu vượt tạm thời qua sông Kalmius ở Mariupol, nằm giữa cầu Post và cầu Vồng đi bộ, đã bắt đầu hoạt động hết công suất. Đây là báo cáo chính xác của DAN từ hiện trường. Vận chuyển hành khách và hàng hóa bắt đầu được tiến hành trên nó.
Trước đó, “thị trưởng Mariupol” Konstantin Ivashchenko cho biết các chuyên gia của công ty EuroTransStroy của Nga đã hoàn thành việc xây dựng một cây cầu tạm bên cạnh cây cầu chính đã bị “những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine” cho nổ tung. Sau khi được thử nghiệm, vận chuyển hàng hóa và hành khách theo hướng sang tả ngạn sông Kalmius đã đạt công suất mong đợi.”
Cây cầu tạm này sẽ giải tỏa giao thông giữa các quận của thành phố, và cái cũ sẽ được khôi phục trong vòng một năm rưỡi đến hai năm.”
Ai là “những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine?” Chính là những người lính Ukraine bảo vệ thành phố Mariupol hồi tháng Ba năm 2022, và nòng cốt của họ là Trung đoàn Azov. Hồi đó chúng ta đã hồi hộp theo dõi trận đánh bảo vệ thành phố, rồi bảo vệ khu Liên hợp Thép Azov (Azovstal) mất cả tháng còn gì. Việc cho phá nổ cây cầu chắc hẳn là một hành động làm chậm bước tiến của quân Nga sang tả ngạn sông Kalmius.
Ngược dòng thời gian một chút – ngày 27 tháng Hai năm 2022, trang tin Bryansk của Nga đã đưa tin “những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine” này đã cho nổ một cây cầu khác – nó quá một chút về phía đông, cách cầu Post khoảng 15 ki-lô-mét theo đường chim bay và cũng bắc qua sông Kalmius, giữa hai phường – hay làng, khu dân cư… gì đó của Mariupol là Sartana ở phía tây và Talakivka ở phía đông. Bản tin này do tay nhà báo người Smolensk, Semyon Pegov đưa tin và bình luận: mặc dù cầu đã bị phá, “nhưng những chiến binh Cộng hòa nhân dân Donetsk vẫn dũng mãnh vượt sông trên xe bọc thép. Nồi hầm đông nam Mariupol đã đóng lại.”
Tôi bổ sung tin phá cây cầu trên con đường nhỏ này để chúng ta cùng hình dung rằng ở thời điểm khó khăn đó, quân Nga đã ép dần các đơn vị Ukraine bảo vệ thành phố sang phía đông, hay về phía biển và sông Kalmius cũng đóng góp một phần nào vào công cuộc phòng thủ thành phố.
Quay lại với cây cầu Post trên xa lộ M-14 qua sông Kalmius, bây giờ nếu xem những tấm ảnh tôi gửi kèm theo đây thì chúng ta có thể nhận thấy, cây cầu tạm do Nga dựng không thể đáp ứng được nhu cầu vận tải thời chiến để đáp ứng cho một mặt trận lớn trên 100.000 quân lính và hơn thế nữa, nếu đúng là trong thời gian này Nga không thể xây dựng lại được cây cầu cũ thì thêm một căn cứ khẳng định rằng họ không có kế hoạch ở lại Mariupol lâu dài.
Sau những thông tin về mấy cây cầu của Mariupol, chúng ta có thể phát triển từ nó ra thành câu chuyện lớn hơn:
Thứ nhất. Hệ thống hậu cần của Nga vẫn nặng về sử dụng sức người (không có đủ pallet, bốc dỡ bằng tay là chủ yếu…), phụ thuộc quá nặng nề vào đường sắt và tập trung vào trục chính là các trục đường sắt, từ đó hình thành nên các trung tâm hậu cần lớn cũng loanh quanh trục đường đó. Do vậy, khi có một áp lực tác dụng lên hệ thống này, nó sẽ bộc lộ sự yếu kém vốn có: Quân đội Nga không có khả năng về trí tuệ và vật chất trong việc phân phối lại các kho tiếp liệu và thay thế đường sắt bằng vận tải đường bộ – đặc biệt là thiếu xe tải. Năm nay, khoảng tháng Năm chúng ta đã thấy xuất hiện trên mạng video bộ trưởng quốc phòng Liên bang Nga S.Shoigu đi thăm một đơn vị quân đội Nga và họ xếp hàng phía trước khoảng vài chục đến một trăm chiếc xe tải Zil-131 chuyên dụng thùng kín rất mới. Từ thông tin này, chúng ta có thể nhận xét rằng quân đội Nga đã bắt đầu vét đến kho dự trữ chiến lược, vì thông thường quân đội Nga sử dụng những loại mới hơn như năm ngoái thấy họ sử dụng chủ yếu là Ural và KamaZ.
Việc hệ thống hậu cần của Nga suy giảm năng lực đồng thời bị tấn công một cách có kế hoạch từ phía Ukraine, đã dẫn đến sự sụt giảm đáng kể hỏa lực pháo binh ở phía đông là nơi Nga được hưởng lợi nhiều nhất từ mạng lưới đường sắt dày đặc và ở phía nam với đặc điểm là các tuyến hậu cần dài hơn nhiều.
Thứ hai. Những hạn chế về nhân lực và hậu cần ngăn cản quân đội Nga giành lại thế chủ động trong tác chiến và khiến quân đội này dễ bị tổn thương nghiêm trọng trước áp lực thậm chí chỉ ở mức vừa phải của Ukraine. Đến nay, áp lực đó ngày một gia tăng – mặc dù nó không thể hiện ra là một chiến dịch phản công ồ ạt với tốc độ tiến quân nhanh chóng, thần tốc như mọi người mong muốn, nhưng nó gia tăng ở các khía cạnh khác. Sau đợt tấn công “nháp” theo các chiến thuật được huấn luyện từ phương Tây, người Ukraine đã thay đổi và gia tăng sức ép lên quân Nga một cách đa dạng: thời gian, hướng đánh và mục tiêu hướng tới. Chuyển sang tấn công ngày đêm bằng các đơn vị luân phiên nhau, trên những hướng đánh cách nhau với một khoảng cách đủ xa để cho quân Nga liên tục phải di chuyển sau mặt trận tới các vị trí tiền tiêu, từ đó đạt mục tiêu dùng pháo binh tiêu diệt từ xa những lực lượng này của Nga.
Tính từ tây sang đông, tuyến đường M-14 hay E-58 chạy qua những thành phố quan trọng như Melitopol, Berdyansk và Mariupol. Ở xung quanh hai thành phố đầu tiên tôi vừa đề cập ở trên, có rất nhiều hoạt động du kích. Ngoài ra, ở thời điểm hiện tại cuộc tấn công chính của Ukraine đang diễn ra ở chính hướng này: Melitopol và Berdyansk. Vì những yếu tố đó, cả ba thành phố lớn này đều nằm ở mặt trận phía nam và do có tuyến đường tiếp tế M-14 quan trọng cắt ngang, trong suốt một thời gian dài quân Nga đã cho hình thành các trung tâm tiếp tế chính trong khu vực. Trước đây, vì chúng nằm cách mặt trận hơn 80 ki-lô-mét, nên các kho tàng của Nga có thể được phân tán ở xa hơn tầm HIMARS, nhưng với các cuộc tấn công gần đây của quân Ukraine xuống phía biển Azov, thì việc các trung tâm hậu cần của Nga nằm trong tầm HIMARS đã thành hiện thực.
Cuối cùng, có một câu hỏi thường thấy như không quá lớn: tại sao trong vấn đề vận tải quân sự chiến lược, Nga không chú trọng đường bộ mà lại quá phụ thuộc đường sắt như vậy? Điều này căn cứ trên điều kiện địa lý: đất nước quá to lớn mà các khu vực tác chiến chiến lược lại toàn là ở những vùng có khí hậu khắc nghiệt, việc phát triển đường bộ cũng như duy tu bảo dưỡng chúng sau mỗi mùa tuyết, là cực kỳ vất vả. Do vậy đường sắt Nga rất phát triển và đảm nhận phần lớn nhu cầu vận tải trong nước. Đến mùa đông, khả năng vận tải đường bộ giảm đi rất nhiều so với mùa hè nhất là vận tải đường dài, do không có khả năng dọn tuyết được ở những đoạn đường xa.
Vào mùa hè với những điều kiện thông thường – thuận lợi, vận tải đường bộ của Nga có thể đáp ứng được 30 đến 35% tổng nhu cầu, nhưng vào mùa đông con số này chỉ còn 15%. Với điều kiện chiến trường thì con số đó còn không đạt, chỉ vào khoảng dưới 10%. Đó là lý do mà con đường M-14 dù quan trọng nhưng lại vẫn chưa bị HIMARS và tên lửa Ukraine hỏi thăm là như vậy.
Có đúng kế hoạch tấn công của Ukraine ở Robotyne làm họ thương vong đến 40.000 binh lính chỉ trong một thời gian ngắn cỡ hai đến ba tuần?
Những thông tin này là bí mật, về phía Ukraine không cho phép những thông tin đó lọt ra ngoài. Vì vậy kể cả các hãng truyền thông phương Tây hay thậm chí, cơ quan tình báo phương Tây cũng không nắm được vấn đề này. Đó là lý do mà chúng ta không nên tin tưởng vào những nhận định của các “nhà quân sự vỉa hè” tung ra những tin tức “động trời” kiểu như vậy.
Nhưng những tuyên bố của các quan chức quân sự Ukraine về tỉ lệ thương vong giữa hai bên, mà từ đầu tháng Sáu đến nay nghiêng hẳn về phía Ukraine, có đáng tin cậy hay không hay họ bịa ra? Chúng ta không có cách nào khác ngoài việc phân tích các số liệu, chẳng hạn cập nhật đến ngày 21 tháng Tám năm 2023 theo phía Ukraine họ đã phá hủy 5264 hệ thống pháo của quân Nga. Về chỉ số này ngày 4 tháng Sáu năm 2023, ngày được cho là bắt đầu chiến dịch phản công của người Ukraine ở phía nam là 3555 hệ thống pháo binh, như vậy trong 78 ngày họ đã tiêu diệt của Nga 1709 hệ thống. Năm ngoái khi bắt đầu chiến tranh, Nga đưa vào chiến trường Ukraine khoảng 4000 hệ thống pháo binh và từ đó đã bổ sung nhiều lần – theo nguồn Forbes.
Ở giai đoạn hiện tại, không có căn cứ nào cho thấy Bộ chỉ huy Nga dù có cố gắng cũng có thể đạt được con số ban đầu, mặc dù con số bị tiêu diệt đã vượt quá số lượng 4000 đó từ lâu.
Tại sao tôi lại nói đến pháo binh của Nga ở đây? Bởi vì theo lời của một sĩ quan Ukraine nói từ mùa thu năm ngoái, đỉnh điểm của sử dụng pháo binh một các dữ dội của Nga là trong giai đoạn chiếm hai thành phố Sievierodonetsk và Lysychansk (nhiều nhất là 70.000 quả đạn một ngày) và đây là một chỉ số quan trọng: 70% thương vong của lính Ukraine bị gây ra bởi pháo binh Nga. Nếu đến thời điểm hiện tại khả năng của pháo binh Nga sa sút cả về số lượng hệ thống pháo và đạn dược đến như vậy thì không có lý gì để đưa ra nhận định được rằng “quân Ukraine phải hứng chịu tổn thất lớn về người” cả.
Vậy tại sao vẫn xuất hiện những ý kiến cho rằng cuộc phản công của người Ukraine là “dậm chân tại chỗ?” thậm chí từ những người từ trước đến nay vẫn ủng hộ Ukraine mạnh mẽ nhất?
Chúng ta sẽ điểm qua một số khu vực chính của mặt trận.
Ở phía đông, khó có thể xảy ra cuộc tấn công của quân Ukraine trên chiến tuyến kéo dài từ phía nam Bakhmut đến bên dưới thành phố Donetsk. Khu vực Donbas tập trung nhiều khu đô thị, điều này mang lại lợi thế lớn cho quân phòng thủ. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai nhiều cuộc tấn công đã thất bại ở đây và cả người Đức cũng như Hồng quân Liên Xô phải tiến hành các cuộc tấn công “đi vòng” ra xung quanh rìa của các khu tập trung dân cư. Trong 8 năm nội chiến, cả hai bên đã tăng cường xây dựng các tuyến phòng thủ có chiều sâu ở đây. Ngay cả khi cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện của Liên bang Nga đã diễn ra, hệ thống này vẫn tỏ ra rất hiệu quả và khu vực xung quanh thành phố Donetsk quân Nga không tiến thêm được bao nhiêu. Điều này cũng đúng với thị xã Bakhmut, nhờ có hệ thống công sự phòng ngự mà quân Ukraine đã cầm cự với quân Nga rất lâu và quân Nga chỉ có thể chiếm được gần hết khu nội đô của thị xã với một giá rất đắt. Mặt trận của quân Nga chỉ có thể vỡ trong trường hợp có sự đổ vỡ ở một trọng điểm nào đó, chẳng hạn Bakhmut. Ngoài ra chúng ta cũng cần phải tính đến việc, quân Nga sẽ không tử thủ bảo vệ thành phố, chẳng hạn như Donetsk mà trong trường hợp bị phong tỏa giống như ở Kherson thì chúng sẽ rút khi tình hình trở nên nguy ngập. Hiện nay các tiền đề của việc này đã hội đủ vì quân Ukraine đã áp sát thành phố từ phía tây rồi.
Ở mặt trận phía nam.
Ở khu vực này của mặt trận, hầu hết các nhà quan sát đều nhận định rằng Nga có vị trí vững chắc hơn, nhưng cá nhân tôi thì cho rằng chính ở hướng này quân Nga lại rất dễ bị tổn thương. Lại quay lại với vấn đề hậu cần: các tuyến hậu cần của khu vực mặt trận này quá dài, đồng thời Bộ chỉ huy Nga phải bảo vệ các mục tiêu quan trọng trước sự đe dọa của hoạt động của các lực lượng đặc biệt Ukraine và du kích của Ukraine trong vùng. Trong khi đó, bên kia chiến tuyến, quân Ukraine được phép hoạt động trên các tuyến đường nội địa, do đó họ có thể di chuyển lực lượng nhanh hơn nhiều và do đó, chủ động quyết định tốc độ hoạt động chiến đấu.
Một yếu tố nữa, là những hạn chế về nhân lực của Nga trong khu vực. Tổng diện tích của lãnh thổ do Nga chiếm đóng khu vực này là khoảng 18.000 ki-lô-mét vuông, và họ đã có khoảng gần một năm để xây dựng các công sự. Nhưng thực chất, ban đầu quân Nga có tương đối ít quân ở đây cho một chiến tuyến dài như vậy: khoảng 180 đến cỡ 200 ki-lô-mét chiều dài với quân số ban đầu chỉ dưới 40 BTG (nhóm chiến thuật cấp tiểu đoàn). Do vậy họ đã cố gắng để bổ sung quân số này nhưng các chuyên gia quân sự ước tính, dù có tăng lên gấp ba lần (khoảng gần 100.000 quân trên toàn bộ khu vực) thì vẫn là một mật độ rất mỏng trên một diện tích lớn như thế.
Vì vậy, một khi cuộc tấn công của người Ukraine ở miền Nam đã có những tiền đề để phát triển thuận lợi, thì quân Nga sẽ không đủ quân số để ổn định tình hình, đó là chưa nói đến nhu cầu tổ chức phản công.
Cuộc phản công của Ukraine hiện nay – thời điểm tháng Tám đã qua được 2/3 vẫn đang trong giai đoạn “định hình.” Nhận thức được sự “thiếu quân” của Nga ở khu vực (điều này còn được thể hiện qua những nỗ lực tấn công ở đông bắc, hướng Kupyansk của tỉnh Kharkiv mong hút được bớt quân Ukraine về ứng cứu), quân Ukraine như trên đây tôi đã viết, tiến hành hoạt động “bào mòn” lực lượng của Nga một cách chậm rãi, từ từ và có kế hoạch. Các đợt tấn công ở cách xa nhau đã làm cho Bộ chỉ huy Nga phải điều quân từ chỗ này sang chỗ khác và lại làm mồi cho pháo binh tầm xa của Ukraine.
Việc quân Nga ở trục đông – tây của Mặt trận phía Nam thuộc tỉnh Zaporizhia: Vuhledar – Velyka Novosilka – Hulyaipole – Orikhiv – Kamyanske bị tấn công đều đặn và liên tục, kết hợp với việc tấn công vào các trung tâm phía sau (doanh trại, sở chỉ huy, kho đạn, hệ thống pháo và phòng không…) đã khẳng định nhận định “quân số của Nga ở khu vực là không đủ” là đúng, vì họ đã bắt đầu phải rút quân từ tỉnh Kherson vùng tả ngạn sang Zaporizhia rồi. Điều này tạo ra cơ hội cho các hoạt động của quân Ukraine ở đây.
Các hoạt động của quân Ukraine ở tỉnh Kherson vùng tả ngạn như vậy cũng đang được tiến hành. Kế hoạch định hình khá rõ: đang chia bờ sông ở phía bắc sông Dnipro chỗ quân Nga đang chiếm thành các đoạn và cũng sử dụng hỏa lực tầm xa để phá vỡ hậu cần. Theo thời gian, hoạt động này cũng lại làm suy giảm sức mạnh chiến đấu của Nga. Kết quả đã bắt đầu thấy được: quân Ukraine đổ bộ với số lượng nhỏ sang bên này sông, chiếm một số “bàn đạp” có thể sử dụng làm đầu cầu, nhưng quân Nga tỏ ra khá bị động và yếu kém trong tổ chức phản kích để thủ tiêu những “bàn đạp” đó của quân Ukraine.
Tất cả những hành động này của người Ukraine sẽ gặp phải một trở ngại rất lớn: hy vọng theo kiểu trước đây của người Ukraine là Bộ chỉ huy Nga sẽ “cắt lỗ” nhằm giảm tổn thất và rút quân, giống như họ đã làm xung quanh Kyiv, ở đảo Rắn và tả ngạn Kherson… sẽ khó diễn ra. Tại sao vậy? Vì lúc đó quân Nga còn nhiều sức mạnh hơn bây giờ vì vậy, chẳng hạn theo quyết định của Surovikin quân Nga rút rất sớm khỏi tả ngạn Kherson để bảo toàn lực lượng, vì còn hi vọng phản công lật ngược thế cờ. Còn bây giờ, nếu chỉ còn một tướng Nga tỉnh táo thì anh ta cũng sẽ nhận ra về sức mạnh quốc gia, Nga không còn có hi vọng nào để tổ chức tấn công chiếm thêm đất nữa, vì vậy chỉ còn lựa chọn duy nhất là cố bổ sung lực lượng vào chiến trường để phòng thủ.
Vì vậy, chúng ta sang một câu hỏi tiếp theo, xin gặp lại bạn đọc ở phần thứ hai của bài viết.
Phúc Lai
Nguồn: https://www.facebook.com/phuc.lai.07/posts/pfbid02GJsC7Q4Ev88zXN4Xryh4FGRrKX4abfQqTYbrDudJDkbaEL5vC6qPnVu
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Những vũ khí nào được chứng nghiệm “hàng xịn chất lượng cao” tại Ukraine?
Ukraine, bãi thử vũ khí khổng lồ
Lê Tây Sơn
28 tháng 9, 2023
Saigon Nhỏ
Đại pháo Panzerhaubitze 2000 (ảnh: Morris MacMatzen/Getty Images)
Các công ty sản xuất những loại vũ khí đang sử dụng ở Ukraine đã giành được nhiều đơn đặt hàng lớn, đủ để khôi phục dây chuyền sản xuất lâu nay hoạt động gần như cầm chừng.
Việc triển khai số lượng lớn vũ khí trị giá nhiều tỷ đôla trong cuộc chiến tranh trên bộ cũng mang đến cho các nhà sản xuất và quân đội một số nước phương Tây cơ hội “bằng vàng” để đánh giá hiệu suất chiến trường của vũ khí và nâng cấp chúng sao cho hiệu quả nhất.
Cú hích lớn cho công nghiệp vũ khí
Kíp lái Ukraine sử dụng hệ thống pháo binh công nghệ cao của Đức có thể bắn ba quả đạn trong vòng vài giây và bắn trúng mục tiêu cách hơn 25 dặm. Nhưng đó là khi khẩu súng lớn chưa bị hỏng. Pháo Panzerhaubitze là một phần trong kho vũ khí đang được thử nghiệm ở Ukraine trong cái gọi là “bãi thử và chợ quảng cáo vũ khí lớn nhất thế giới”.
Quá trình sử dụng đại bác Panzerhaubitze cũng cho thấy tầm quan trọng của việc phải sửa chữa ngay tại chiến trường nếu có hỏng hóc. Một loại pháo đơn giản hơn, M777, được chứng minh là đáng tin cậy hơn nhưng dễ bị tấn công hơn. Cuộc tranh luận xung quanh hiệu suất của hai loại pháo này và nhiều loại vũ khí khác đã định hình hoạt động mua sắm vũ khí trong nhiều năm tới.
Ukraine đang vận hành 17 loại đại bác khác nhau của phương Tây và Liên Xô cũ. Tại hội chợ vũ khí lớn ở London trong tháng này, các nhà triển lãm cho biết họ thường xuyên được hỏi về hiệu quả vũ khí của họ ở Ukraine. Rõ ràng, Ukraine là một bãi thử nghiệm lý tưởng. Hoa Kỳ và các quốc gia châu Âu đã gửi số vũ khí và trang thiết bị trị giá hàng tỷ đôla đến Ukraine từ các kho dự trữ nên đang phải cấp tập bổ sung và thay thế trong bối cảnh chi tiêu quân sự ngày càng tăng.
Cuộc chiến dai dẳng đang biến Ukraine trở thành bãi thử nghiệm khổng lồ về tính hiệu quả của các loại vũ khí hiện đại nhất thế giới (ảnh: Wolfgang Schwan/Anadolu Agency via Getty Images)
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (Stockholm International Peace Research Institute), năm 2022, chi tiêu quân sự toàn cầu đã tăng năm thứ tám liên tiếp lên mức cao kỷ lục $2.24 ngàn tỷ! Đại bác và đạn pháo, máy bay không người lái, hệ thống phòng thủ tên lửa và bệ phóng tên lửa đa nòng đều được sử dụng nhiều ở Ukraine.
Theo các nhà sản xuất vũ khí, nhiều vũ khí do BAE Systems, Rheinmetall, Lockheed Martin và RTX (trước đây gọi là Raytheon Technologies) sản xuất đã nhận được đơn đặt hàng hoặc sự quan tâm từ những người mua tiềm năng. Tom Arseneault, giám đốc điều hành các hoạt động của BAE Systems tại Hoa Kỳ nhận xét: “Mọi người đang nhìn về Ukraine và xem những gì đang hoạt động tốt ở đó”.
Tập đoàn quốc phòng khổng lồ của Anh này cho biết họ đang đàm phán với Kyiv để sản xuất pháo đạn pháo L199 ngay bên trong Ukraine sau khi nó chứng minh được tính hiệu quả và số đơn đặt hàng tăng mạnh. Tương tự, công ty cũng nhận được nhiều yêu cầu hơn về xe chiến đấu CV90 và M777.
CV90 tại một cuộc triển lãm vũ khí ở London (ảnh: Leon Neal/Getty Images)
Tướng Patrick Sanders, người đứng đầu quân đội Anh, cho biết cuộc chiến Ukraine đã ảnh hưởng đến các quyết định mua sắm của quân đội. Các cuộc xung đột gần đây như tại Syria cũng ảnh hưởng đến các đơn đặt hàng mua sắm của Vương quốc Anh, quốc gia có ngân sách quân sự lớn nhất châu Âu. “Bài học từ Ukraine là rất quan trọng để đánh giá lại vũ khí trong thực tế chiến trường” – ông nói.
Nhận xét này đặc biệt phù hợp với loại pháo nòng dài di động và là loại vũ khí phương Tây được sử dụng rộng rãi nhất ở Ukraine. Một đội pháo binh Ukraine hoạt động bên ngoài Bakhmut ở miền Đông Ukraine đã ca ngợi độ chính xác và tốc độ bắn của pháo Panzerhaubitze. Họ cho biết, loại thép cao cấp, dày của nó có khả năng bảo vệ hơn các loại pháo khác. Đây là lý do nó vẫn sống sót trong trận pháo kích kéo dài một giờ của địch mà chỉ bị vài mảnh đạn. Panzerhaubitze, do Rheinmetall và chi nhánh KNDS của Đức sản xuất, đã nhận được đơn đặt hàng của quân đội Đức để thay thế số pháo được gửi đến Ukraine.
Thử thách về vận hành và sửa chữa, thay thế tại chỗ
Một số nhà phân tích quân sự lưu ý một vấn đề đáng quan tâm khác là không có đủ thời gian huấn luyện các pháo thủ Ukraine để họ nhanh chóng làm chủ các vũ khí mới. Lính pháo binh Ukraine chỉ được huấn luyện năm tuần đã phải vận hành Panzerhaubitze trong khi thường phải mất bốn tháng.
Các loại pháo khác của phương Tây cũng gặp vấn đề khi bắt chúng làm việc quá mức cho phép. Một người vận hành pháo tự hành AHS Krab của Ba Lan cho biết khẩu pháo được sử dụng quá nhiều đến nỗi nòng bị rách.
Theo Đại tá Serhiy Baranov, người đứng đầu tổng cục tên lửa, pháo binh và thiết bị bay không người lái của Lực lượng Vũ trang Ukraine, thường có gần 70% số pháo do nước ngoài cung cấp hoạt động vào cùng một thời điểm. Ông nói: “Khẩu M777 do Anh sản xuất hoạt động nhiều hơn các loại pháo khác vì nó dễ sửa chữa hơn và có nhiều phụ tùng thay thế hơn”.
Đầu tháng này, Bill LaPlante, giám đốc phụ trách mua lại của Ngũ Giác Đài nói với các nhà báo Mỹ: “Gần đây chúng tôi đã hoàn thành việc đào tạo người Ukraine về cách dùng máy in 3-D lớn cỡ xe tải để tự sản xuất phụ tùng cho xe chở quân và pháo binh”. Quay lại với M777, một lính pháo binh cũng Ukraine nhận xét: “Khẩu pháo này dễ học sử dụng hơn và rất chính xác, đồng thời các bộ phận bằng titan nhẹ của nó giúp di chuyển qua các cánh đồng lầy lội dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc cần phải kéo đi có nghĩa là M777 di chuyển chậm hơn và dễ bị phản công hơn. Các bộ phận nhẹ của pháo cũng khiến nó dễ bị hư hại do mảnh đạn hơn”. BAE Systems, công ty sản xuất M777 cho biết đã nhận được nhiều đơn đặt hàng nên công ty sẽ sớm khởi động lại sản xuất loại pháo này.
Ngày 25 Tháng Chín 2023, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết lô xe tăng Mỹ Abrams đầu tiên vừa được giao cho quân đội Ukraine (ảnh: Artur Widak/NurPhoto via Getty Images)
“Đã được thử nghiệm chiến trường”, lá bùa bán vũ khí
Ukraine đã thử nghiệm nhiều vũ khí của phương Tây tại một môi trường khắc nghiệt hơn những gì chúng từng được thử nghiệm trước đây. “Ví dụ, CV90 (Combat Vehicle 90) đã tham chiến ở Afghanistan và Liberia, nhưng nó hoàn toàn khác khi tham chiến tại Ukraine – Dan Lindell, giám đốc phụ trách tại chi nhánh của BAE Systems ở Thụy Điển chuyên về xe bọc thép, nhận xét – BAE nhận được nhiều quan tâm về CV90 nhờ hiệu quả của nó ở Ukraine”.
Chính phủ Thụy Điển và Ukraine đã ký một thỏa thuận mở đường cho việc sản xuất CV90 ở Ukraine. Hai loại vũ khí nhận được nhiều lời khen ngợi khác (và chứng thực của Tổng thống Volodymyr Zelensky) là bệ phóng tên lửa di động Himars của Mỹ và tên lửa tầm xa Storm Shadow của Anh. Ngoài Himars, Tướng Patrick Sanders, người đứng đầu quân đội Anh, còn bị ấn tượng mạnh độ chính xác, hỏa lực tập trung và tầm bắn của M270S, cũng do Mỹ sản xuất.
Các công ty sản xuất ba loại vũ khí này đã giành được các đơn đặt hàng mới và đang đẩy mạnh sản xuất. Kể từ khi chiến tranh bắt đầu, Ngũ Giác Đài đã trao cho Lockheed Martin số hợp đồng trị giá $630 triệu để sản xuất Himars cho quân đội Mỹ và các đồng minh. Trong khi đó, RTX đang tăng sản lượng hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot lên 12 hệ thống mỗi năm và có kế hoạch giao thêm năm hệ thống nữa cho Ukraine vào cuối năm tới. Phần mềm của Patriot đã được tinh chỉnh để tiêu diệt được tên lửa siêu thanh.
Nicholas Drummond, cựu sĩ quan quân đội Anh, người điều hành công ty tư vấn công nghiệp quốc phòng AURA Consulting Ltd, kết luận: “Thử nghiệm thành công tại chiến trường Ukraine đã cho phép các nhà sản xuất ghi thêm dòng chữ quảng cáo ‘đã được chứng minh trong chiến đấu’; một chứng thực mạnh mẽ để bán hàng” – dẫn lại từ Wall Street Journal.
Ukraine, bãi thử vũ khí khổng lồ
Lê Tây Sơn
28 tháng 9, 2023
Saigon Nhỏ
Đại pháo Panzerhaubitze 2000 (ảnh: Morris MacMatzen/Getty Images)
Các công ty sản xuất những loại vũ khí đang sử dụng ở Ukraine đã giành được nhiều đơn đặt hàng lớn, đủ để khôi phục dây chuyền sản xuất lâu nay hoạt động gần như cầm chừng.
Việc triển khai số lượng lớn vũ khí trị giá nhiều tỷ đôla trong cuộc chiến tranh trên bộ cũng mang đến cho các nhà sản xuất và quân đội một số nước phương Tây cơ hội “bằng vàng” để đánh giá hiệu suất chiến trường của vũ khí và nâng cấp chúng sao cho hiệu quả nhất.
Cú hích lớn cho công nghiệp vũ khí
Kíp lái Ukraine sử dụng hệ thống pháo binh công nghệ cao của Đức có thể bắn ba quả đạn trong vòng vài giây và bắn trúng mục tiêu cách hơn 25 dặm. Nhưng đó là khi khẩu súng lớn chưa bị hỏng. Pháo Panzerhaubitze là một phần trong kho vũ khí đang được thử nghiệm ở Ukraine trong cái gọi là “bãi thử và chợ quảng cáo vũ khí lớn nhất thế giới”.
Quá trình sử dụng đại bác Panzerhaubitze cũng cho thấy tầm quan trọng của việc phải sửa chữa ngay tại chiến trường nếu có hỏng hóc. Một loại pháo đơn giản hơn, M777, được chứng minh là đáng tin cậy hơn nhưng dễ bị tấn công hơn. Cuộc tranh luận xung quanh hiệu suất của hai loại pháo này và nhiều loại vũ khí khác đã định hình hoạt động mua sắm vũ khí trong nhiều năm tới.
Ukraine đang vận hành 17 loại đại bác khác nhau của phương Tây và Liên Xô cũ. Tại hội chợ vũ khí lớn ở London trong tháng này, các nhà triển lãm cho biết họ thường xuyên được hỏi về hiệu quả vũ khí của họ ở Ukraine. Rõ ràng, Ukraine là một bãi thử nghiệm lý tưởng. Hoa Kỳ và các quốc gia châu Âu đã gửi số vũ khí và trang thiết bị trị giá hàng tỷ đôla đến Ukraine từ các kho dự trữ nên đang phải cấp tập bổ sung và thay thế trong bối cảnh chi tiêu quân sự ngày càng tăng.
Cuộc chiến dai dẳng đang biến Ukraine trở thành bãi thử nghiệm khổng lồ về tính hiệu quả của các loại vũ khí hiện đại nhất thế giới (ảnh: Wolfgang Schwan/Anadolu Agency via Getty Images)
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (Stockholm International Peace Research Institute), năm 2022, chi tiêu quân sự toàn cầu đã tăng năm thứ tám liên tiếp lên mức cao kỷ lục $2.24 ngàn tỷ! Đại bác và đạn pháo, máy bay không người lái, hệ thống phòng thủ tên lửa và bệ phóng tên lửa đa nòng đều được sử dụng nhiều ở Ukraine.
Theo các nhà sản xuất vũ khí, nhiều vũ khí do BAE Systems, Rheinmetall, Lockheed Martin và RTX (trước đây gọi là Raytheon Technologies) sản xuất đã nhận được đơn đặt hàng hoặc sự quan tâm từ những người mua tiềm năng. Tom Arseneault, giám đốc điều hành các hoạt động của BAE Systems tại Hoa Kỳ nhận xét: “Mọi người đang nhìn về Ukraine và xem những gì đang hoạt động tốt ở đó”.
Tập đoàn quốc phòng khổng lồ của Anh này cho biết họ đang đàm phán với Kyiv để sản xuất pháo đạn pháo L199 ngay bên trong Ukraine sau khi nó chứng minh được tính hiệu quả và số đơn đặt hàng tăng mạnh. Tương tự, công ty cũng nhận được nhiều yêu cầu hơn về xe chiến đấu CV90 và M777.
CV90 tại một cuộc triển lãm vũ khí ở London (ảnh: Leon Neal/Getty Images)
Tướng Patrick Sanders, người đứng đầu quân đội Anh, cho biết cuộc chiến Ukraine đã ảnh hưởng đến các quyết định mua sắm của quân đội. Các cuộc xung đột gần đây như tại Syria cũng ảnh hưởng đến các đơn đặt hàng mua sắm của Vương quốc Anh, quốc gia có ngân sách quân sự lớn nhất châu Âu. “Bài học từ Ukraine là rất quan trọng để đánh giá lại vũ khí trong thực tế chiến trường” – ông nói.
Nhận xét này đặc biệt phù hợp với loại pháo nòng dài di động và là loại vũ khí phương Tây được sử dụng rộng rãi nhất ở Ukraine. Một đội pháo binh Ukraine hoạt động bên ngoài Bakhmut ở miền Đông Ukraine đã ca ngợi độ chính xác và tốc độ bắn của pháo Panzerhaubitze. Họ cho biết, loại thép cao cấp, dày của nó có khả năng bảo vệ hơn các loại pháo khác. Đây là lý do nó vẫn sống sót trong trận pháo kích kéo dài một giờ của địch mà chỉ bị vài mảnh đạn. Panzerhaubitze, do Rheinmetall và chi nhánh KNDS của Đức sản xuất, đã nhận được đơn đặt hàng của quân đội Đức để thay thế số pháo được gửi đến Ukraine.
Thử thách về vận hành và sửa chữa, thay thế tại chỗ
Một số nhà phân tích quân sự lưu ý một vấn đề đáng quan tâm khác là không có đủ thời gian huấn luyện các pháo thủ Ukraine để họ nhanh chóng làm chủ các vũ khí mới. Lính pháo binh Ukraine chỉ được huấn luyện năm tuần đã phải vận hành Panzerhaubitze trong khi thường phải mất bốn tháng.
Các loại pháo khác của phương Tây cũng gặp vấn đề khi bắt chúng làm việc quá mức cho phép. Một người vận hành pháo tự hành AHS Krab của Ba Lan cho biết khẩu pháo được sử dụng quá nhiều đến nỗi nòng bị rách.
Theo Đại tá Serhiy Baranov, người đứng đầu tổng cục tên lửa, pháo binh và thiết bị bay không người lái của Lực lượng Vũ trang Ukraine, thường có gần 70% số pháo do nước ngoài cung cấp hoạt động vào cùng một thời điểm. Ông nói: “Khẩu M777 do Anh sản xuất hoạt động nhiều hơn các loại pháo khác vì nó dễ sửa chữa hơn và có nhiều phụ tùng thay thế hơn”.
Đầu tháng này, Bill LaPlante, giám đốc phụ trách mua lại của Ngũ Giác Đài nói với các nhà báo Mỹ: “Gần đây chúng tôi đã hoàn thành việc đào tạo người Ukraine về cách dùng máy in 3-D lớn cỡ xe tải để tự sản xuất phụ tùng cho xe chở quân và pháo binh”. Quay lại với M777, một lính pháo binh cũng Ukraine nhận xét: “Khẩu pháo này dễ học sử dụng hơn và rất chính xác, đồng thời các bộ phận bằng titan nhẹ của nó giúp di chuyển qua các cánh đồng lầy lội dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc cần phải kéo đi có nghĩa là M777 di chuyển chậm hơn và dễ bị phản công hơn. Các bộ phận nhẹ của pháo cũng khiến nó dễ bị hư hại do mảnh đạn hơn”. BAE Systems, công ty sản xuất M777 cho biết đã nhận được nhiều đơn đặt hàng nên công ty sẽ sớm khởi động lại sản xuất loại pháo này.
Ngày 25 Tháng Chín 2023, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết lô xe tăng Mỹ Abrams đầu tiên vừa được giao cho quân đội Ukraine (ảnh: Artur Widak/NurPhoto via Getty Images)
“Đã được thử nghiệm chiến trường”, lá bùa bán vũ khí
Ukraine đã thử nghiệm nhiều vũ khí của phương Tây tại một môi trường khắc nghiệt hơn những gì chúng từng được thử nghiệm trước đây. “Ví dụ, CV90 (Combat Vehicle 90) đã tham chiến ở Afghanistan và Liberia, nhưng nó hoàn toàn khác khi tham chiến tại Ukraine – Dan Lindell, giám đốc phụ trách tại chi nhánh của BAE Systems ở Thụy Điển chuyên về xe bọc thép, nhận xét – BAE nhận được nhiều quan tâm về CV90 nhờ hiệu quả của nó ở Ukraine”.
Chính phủ Thụy Điển và Ukraine đã ký một thỏa thuận mở đường cho việc sản xuất CV90 ở Ukraine. Hai loại vũ khí nhận được nhiều lời khen ngợi khác (và chứng thực của Tổng thống Volodymyr Zelensky) là bệ phóng tên lửa di động Himars của Mỹ và tên lửa tầm xa Storm Shadow của Anh. Ngoài Himars, Tướng Patrick Sanders, người đứng đầu quân đội Anh, còn bị ấn tượng mạnh độ chính xác, hỏa lực tập trung và tầm bắn của M270S, cũng do Mỹ sản xuất.
Các công ty sản xuất ba loại vũ khí này đã giành được các đơn đặt hàng mới và đang đẩy mạnh sản xuất. Kể từ khi chiến tranh bắt đầu, Ngũ Giác Đài đã trao cho Lockheed Martin số hợp đồng trị giá $630 triệu để sản xuất Himars cho quân đội Mỹ và các đồng minh. Trong khi đó, RTX đang tăng sản lượng hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot lên 12 hệ thống mỗi năm và có kế hoạch giao thêm năm hệ thống nữa cho Ukraine vào cuối năm tới. Phần mềm của Patriot đã được tinh chỉnh để tiêu diệt được tên lửa siêu thanh.
Nicholas Drummond, cựu sĩ quan quân đội Anh, người điều hành công ty tư vấn công nghiệp quốc phòng AURA Consulting Ltd, kết luận: “Thử nghiệm thành công tại chiến trường Ukraine đã cho phép các nhà sản xuất ghi thêm dòng chữ quảng cáo ‘đã được chứng minh trong chiến đấu’; một chứng thực mạnh mẽ để bán hàng” – dẫn lại từ Wall Street Journal.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Tâm lý mòn mỏi với cục diện Ukraine
Lương Thái Sỹ
13 tháng 11, 2023
Saigon Nhỏ
Một người lính Ukraine trên mặt trận Donetsk Oblast ngày 11 Tháng Mười Một 2023: Chiến tranh chừng nào kết thúc? (ảnh: Diego Herrera Carcedo/Anadolu via Getty Images)
Trong một bài tiểu luận và cuộc phỏng vấn gần đây với tờ The Economist, ông Valery Zaluzhny, vị tướng hàng đầu của Ukraine, đã công khai nêu rõ “những sự thật hiển nhiên” trên chiến trường: Ukraine đang ở trong thế giằng co với Nga và rất có thể sẽ không bên nào có bước đột phá lớn và ý nghĩa!”.
Kiệt sức và mệt mỏi
Tuyên bố của Zaluzhny cho thấy Ukraine cần thay đổi chiến lược trong cuộc chiến chống xâm lược Nga, ngay cả khi Hoa Kỳ và các đồng minh châu Âu vẫn tiếp tục giúp đỡ như trước. Vị tướng nhấn mạnh:
“Hiện nay Ukraine và Nga đều đạt đến trạng thái không biết phải làm thế nào trong các chiến hào, giống như thời Đệ nhất Thế chiến, và không bên nào có thể giành được lợi thế trước đối phương. Thực tế đơn giản là chúng tôi biết những gì kẻ thù đang làm và họ cũng biết mọi việc chúng tôi đang làm. Nhưng cả hai đều giậm chân tại chỗ, không biết cái gì đang chờ phía trước. Để phá vỡ sự bế tắc, chúng tôi cần điều gì đó mới mẻ. Ukraine cần một bước nhảy vọt về công nghệ, phải có sức mạnh không quân mới, pháo binh mới, khả năng tác chiến điện tử và công nghệ dò mìn”.
Thêm vào tuyên bố u ám của Zaluzhny, những gì Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky suy nghĩ trong bài viết trên tạp chí TIME mới đây đã phản ánh mối lo phương Tây đang bỏ rơi Kyiv trước khi lực lượng của họ có thể đẩy lùi quân xâm lược Nga. Zelensky nói: “Điều đáng sợ nhất là một phần thế giới đã nhàm chán với cuộc chiến Ukraine. Tâm lý kiệt sức vì chiến tranh đang lan nhanh như cơn sóng. Bạn nhìn thấy nó ở Hoa Kỳ, ở Châu Âu. Giống như phải xem một bộ phim nhiều lần, khi sự mệt mỏi đến khán giả sẽ phàn nàn: Tôi không thể xem lại bộ phim này lần thứ… 10 nữa!”.
Về mặt quân sự, Ukraine đã làm hết sức có thể. Họ đã mở được hành lang vận chuyển ngũ cốc, đẩy lùi lực lượng hải quân Nga bằng các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái. Trong chiến đấu trên bộ, lực lượng Ukraine đã gây thiệt hại rất lớn về thiết giáp và nhân lực cho quân Nga.
Trong trận chiến giành thị trấn Avdiivka vào Tháng Mười, thương vong của Nga có lúc lên tới 900 người trong chỉ một ngày. Tuy nhiên, người ta vẫn có cảm giác cuộc chiến này chiến tranh đã bị đình trệ. “Chúng ta cần đoàn kết lại! – Zelensky trấn an người dân trong chương trình truyền hình “Meet the Press” – Quân đội chúng ta đang thiết kế các kế hoạch khác nhau và các hoạt động khác nhau để phản công nhanh hơn và bất ngờ hơn”.
Tốc độ chuyển giao vũ khí của phương Tây cho Ukraine hiện vẫn ổn định nhưng “chừng mực và thận trọng” khiến Zelensky thất vọng. Ukraine nghĩ các đồng minh chỉ giúp họ tồn tại chứ không phải giành chiến thắng, một phần vì lo ngại của Tổng thống Biden về việc Nga đưa cuộc chiến ra ngoài Ukraine. Trong vài tuần tới, Quốc hội Mỹ có thể vực dậy tinh thần chiến đấu và nhịp độ chiến tranh của Ukraine bằng cách thông qua một gói viện trợ kinh tế và quân sự đủ để không xảy ra những gián đoạn khiến Ukraine bị thất thế trên chiến trường. Bất chấp sự miễn cưỡng của một số thành viên đảng Cộng hòa tại Hạ viện, vẫn có đa số khá lớn ở cả hai viện ủng hộ một gói như thế.
Chiến thuật câu giờ và chờ đợi của Nga
Hoa Kỳ và các đồng minh cũng cần nỗ lực ngăn chặn Kremlin vi phạm mức trần $60/thùng áp đặt cho dầu xuất khẩu của Nga (các công ty phương Tây chỉ được vận chuyển, buôn bán hoặc bảo hiểm dầu của Nga có giá bán bằng hoặc thấp hơn mức trần nếu không sẽ phải đối mặt với các hình phạt).
Để lách quy định này, các công ty dầu mỏ và thương nhân Nga đã ranh ma xây dựng một đội tàu chở dầu thay thế. Các khách hàng lớn nhất của họ, Trung Quốc và Ấn Độ cũng không tôn trọng mức trần khi mua dầu giá rẻ của Nga. Nhìn chung, doanh thu từ dầu mỏ của Nga trong Tháng Mười đã tăng hơn 1/4 so với cùng kỳ năm 2022, quá đủ để giúp Nga nuôi béo bộ máy chiến tranh. Muốn mức trần có thực chất, phương Tây cần áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những người tạo điều kiện cho “hạm đội chở dầu bóng tối”.
Việc Tổng thống Nga Vladimir Putin chuẩn bị cho một cuộc chiến lâu dài (như Tổng thống Latvia vừa cảnh báo) phải được xem là mối nguy hiểm thực sự đối với Kyiv vì Ukraine phải phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp và hỗ trợ từ bên ngoài chứ không thể tự lực tự cường. Với Kremlin, ngân sách sắp được Quốc hội Nga thông qua có chi tiêu quốc phòng tăng 70% trong năm 2024 (chiếm gần 1/3 tổng chi tiêu công và gần 6% tổng sản phẩm quốc nội).
Rõ ràng, Putin đang hy vọng vắt kiệt sự kiên nhẫn của phương Tây cũng như nguồn dự trữ binh lính và trang thiết bị của Ukraine (có thể Putin cũng chờ đợi cựu Tổng thống Donald Trump đắc cử và ý chí của Mỹ suy giảm mạnh trong việc tiếp tục hỗ trợ Ukraine). Tất cả những toan tính này của Nga báo hiệu trước nguy cơ Ukraine sắp đối mặt với thực tế: Sẽ phải đàm phán với kẻ thù Nga, nơi đang áp dụng chiến lược sẵn sàng hy sinh không ngừng của cải và mạng sống trên chiến trường.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Dòng người từ Nga vào Ukraine, trốn chạy khỏi cuộc sống bị chiếm đóng (Andrew E. Kramer, Maria Varenikova and Matthew Mpoke Bigg)
Những người Ukraine vượt biên giới vào miền bắc Ukraine sau khi đi từ vùng đất
do Nga kiểm soát sẽ được cung cấp chỗ ngủ và ăn qua đêm trước khi bắt tàu tới Kiev
Tóm tắt: Khoảng 100 người Ukraine mỗi ngày quay trở lại Ukraine tại một cửa khẩu biên giới không chính thức, mang theo những câu chuyện về sự đàn áp và nỗi sợ hãi về cuộc sống ở các vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát.
Những người lính Nga đến nhà Evelina vào lúc gần nửa đêm với một thông điệp đáng lo ngại.
“Họ nói, ‘Nếu trong hai tuần nữa chị không có hộ chiếu Nga, chúng tôi sẽ nói chuyện với chị theo cách khác”, Evelina, một nhân viên xã hội cho đến tháng này vẫn sống dưới sự chiếm đóng của Nga ở miền đông nam Ukraine, kể lại.
Evelina không chờ đợi đến lúc đó. Thay vào đó, cô gói một ít tài sản vào vali và rời đi cùng cô con gái tuổi teen, hướng tới lãnh thổ do Ukraine kiểm soát.
Cô nói, ở những vùng đất do Nga cai trị, tình hình đã trở nên căng thẳng đến mức “bạn sợ phải nhìn ra ngoài cửa sổ của chính nhà mình”.
Bế tắc quân sự lan rộng khắp miền Đông Nam Ukraine đặt ra mối đe dọa an ninh tiềm ẩn đối với phần còn lại của đất nước này và đe dọa châu Âu với một thời gian dài bất ổn. Nhưng đối với khoảng 4 đến 6 triệu người Ukraine sống ở các khu vực do Nga nắm giữ, như Evelina, sự bế tắc có nghĩa là một điều gì đó đáng chán nản hơn: một sự chiếm đóng không có hồi kết.
Chỉ còn lại khoảng một nửa dân số và dưới sự cai trị quân sự khắc nghiệt, vùng lãnh thổ do Nga chiếm đóng, một khu vực có diện tích bằng Hà Lan, bị mắc kẹt trong tình trạng lấp lửng đáng lo ngại: lãnh thổ do Nga điều hành nhưng được hầu hết các quốc gia coi là thuộc Ukraine.
Nhân khẩu học ở những khu vực này đang thay đổi khi những người trong độ tuổi lao động bỏ trốn, khiến dân số trở nên già hơn và nghèo hơn.
Lính Nga trú ngụ trong những ngôi nhà bỏ hoang và tội phạm gia tăng. Các doanh nhân Nga đang thúc đẩy mạnh mẽ các chủ doanh nghiệp địa phương bán đi các cửa hàng và trang trại, và những người di cư Trung Á đã xuất hiện để buôn bán ở chợ và làm công nhân.
Việc khám xét nhà trở thành chuyện cơm bữa. Serhiy, 41 tuổi, người đã rời thành phố Enerhodar trong tháng này, cho biết căn hộ của anh đã bị 3 binh sĩ lục soát. “Một người đứng ở cầu thang với một khẩu súng và hai người còn lại vào trong và lục lọi đồ đạc của bạn”, anh ta nói.
Sự đàn áp, bao gồm tra tấn tại các địa điểm giam giữ tạm thời dưới tầng hầm, nhắm vào những người bộc lộ quan điểm thân Ukraine, làm thay đổi bộ mặt chính trị của khu vực theo hướng có lợi cho Nga nhưng cũng làm thay đổi bối cảnh văn hóa khỏi ngôn ngữ và bản sắc Ukraine.
Nga hiện kiểm soát khoảng 17% đất đai Ukraine, một vùng đất nông nghiệp, làng mạc và thành phố rộng lớn hình bán nguyệt ở phía đông nam. Khu vực này bị cấm đối với các nhóm nhân quyền và hầu hết các phóng viên độc lập, nhưng lời kể của những người đã rời khỏi khu vực bị chiếm đóng đã mở ra một góc nhìn vào khu vực này của Ukraine.
Evelina đã đi một con đường bất thường nhưng ngày càng phổ biến để quay lại lãnh thổ do Ukraine kiểm soát: đi vào sâu trong nước Nga, đi về phía bắc và phía tây, sau đó quay trở lại Ukraine qua một cửa khẩu biên giới không chính thức gần thành phố Sumy phía bắc.
Con đường đó được khoảng 100 người Ukraine đi mỗi ngày. Họ thuê tài xế hoặc đi phương tiện công cộng ở Nga để đến biên giới. Từ đó, họ ròng rã đi bộ tới Ukraine, một dòng người mỏng manh gồm những gia đình kiệt sức đi bộ hai dặm trên con đường nông thôn gồ ghề giữa quân đội 2 nước, một hành lang hòa bình khó có thể xảy ra giữa hai quốc gia đang chiến đấu trong một cuộc chiến tranh bạo lực.
Lực lượng biên phòng làm việc trong khu vực cho biết, quân đội sử dụng lối đi này để trao đổi thi thể và tù nhân, đồng thời đã đàm phán về một thỏa thuận ngừng bắn không chính thức mà hầu hết vẫn được duy trì. Dân thường biết đến địa điểm này và những người có hộ chiếu Ukraine đã lợi dụng lệnh ngừng bắn không chính thức để đi thoát khỏi vùng chiếm đóng.
Khi đến nơi, họ nghỉ ngơi một thời gian tại một ngôi trường được cơ quan tình báo Ukraine sử dụng để thẩm vấn, được gọi là địa điểm thanh lọc. Trong các cuộc phỏng vấn, họ mô tả sự đàn áp và tàn bạo của Nga nhưng cũng mô tả hoạt động của chính quyền địa phương và hệ thống phúc lợi khi Nga củng cố quyền kiểm soát.
Đối với Evelina, nỗi sợ bị bắt và nỗi lo lắng ngày càng tăng của con gái đã thúc đẩy cô rời đi.
Trong mùa hè, có vẻ như quê hương của cô sẽ sớm được đổi chủ. Nó chỉ nằm cách điểm mà cuộc phản công của Ukraine bắt đầu vào tháng 6 chỉ 40km và là mục tiêu chính trong nỗ lực đánh bật quân Nga ra khỏi miền nam Ukraine. Nhưng cuộc tấn công bị đình trệ sau khi quân Ukraine tiến được khoảng 17km.
Vào thời điểm cô rời đi trong tháng 11/2023, Evelina cho biết, khoảng một nửa dân số đã chấp nhận sự chiếm đóng. Họ đã nhận được hộ chiếu Nga và các khoản lương hưu hoặc phúc lợi. Cô từ chối nêu tên thị trấn và giống như những người khác được phỏng vấn cho bài báo này, cô yêu cầu giữ kín họ của mình vì lý do an toàn.
Cô nói, họ sống cùng với hàng trăm binh sĩ Nga đóng quân trong những ngôi nhà bỏ hoang và những người dân tộc Azerbaijan mới đến, bán hàng ở chợ địa phương.
Chuyến viếng thăm nhà cô vào đêm khuya của những người lính và lời đe dọa của họ – một hoạt động trị an mà những người di tản khác cho là chuyện bình thường – khiến cô con gái 16 tuổi của cô khiếp sợ. “Con bé khóc, không nói chuyện và lấy chăn che mặt”, Evelina nói.
Thông thường, chính quyền chiếm đóng địa phương bổ nhiệm một cộng tác viên làm lãnh đạo bù nhìn cho chính quyền địa phương hoặc khu vực trong khi một chỉ huy quân sự Nga thực hiện quyền kiểm soát trên thực tế đối với cộng đồng dân cư.
Để hỗ trợ kinh tế và chuyên môn trong chính quyền thành phố và địa phương, Nga đã thiết lập một thỏa thuận thành phố kết nghĩa, nơi các thành phố của Nga kết hợp với những thành phố bị chiếm đóng ở Ukraine. Ví dụ, chính quyền thành phố St. Petersburg đã đóng góp một số tài chính để tái phát triển Mariupol, thành phố cảng biển Azov bị san phẳng phần lớn trong một cuộc bao vây năm ngoái.
Các lãnh đạo địa phương bị chiếm đóng đã được mời làm việc ở Nga nếu họ làm tốt, thiết lập con đường sự nghiệp khuyến khích những người Nga và cộng tác viên có năng lực giữ các vị trí ở Ukraine bị chiếm đóng. Ví dụ, một phó lãnh đạo vùng Donetsk bị chiếm đóng đã trở thành thống đốc vùng Omsk thuộc Siberia ở Nga.
Những cơ hội nghề nghiệp đó nảy sinh cho các cộng tác viên ngay cả khi họ khiến người dân địa phương phải chịu sự lãnh đạo dường như không đạt tiêu chuẩn.
Chẳng hạn, một người đàn ông từng điều hành một doanh nghiệp cung cấp diễn viên ông già Noel cho các bữa tiệc ngày lễ đã trở thành người đứng đầu khu vực Donetsk vào năm 2014, khi quân đội Nga và các tay súng ủy quyền chiếm giữ các vùng ở miền Đông Ukraine. Năm ngoái vợ ông trở thành phó tỉnh trưởng vùng Kherson.
Theo một nghiên cứu được công bố vào mùa thu năm nay bởi David Lewis, một thành viên cấp cao tại Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia, một viện nghiên cứu có trụ sở tại London, các chính sách chiếm đóng của Nga cũng đã mang lại lợi ích kinh tế cho các cộng tác viên và người Nga kết hợp chính trị, kinh doanh và tội phạm có tổ chức.
Ông Lewis viết: “Có một loạt lợi ích kinh doanh, các nhóm tội phạm, công ty quân sự tư nhân và các tiểu đoàn ‘tình nguyện’ đáng kinh ngạc, nhiều trong số đó kết hợp chặt chẽ giữa hệ tư tưởng, chiến tranh và kinh doanh”.
Một quy trình pháp lý cho phép tài sản bị những người Ukraine chạy trốn bỏ lại sẽ được giao cho người khác quản lý, điển hình là các doanh nhân Nga.
Nhưng người Nga quản lý việc chiếm đóng chủ yếu thông qua đàn áp, để lại bằng chứng về việc giam giữ, tra tấn và giết chóc ở bất cứ nơi nào họ rút lui. Các tình nguyện viên tại điểm vượt biên gần Sumy cho biết người Ukraine đến đây với những lời kể đau lòng về các tội ác chiến tranh, diễn ra vài lần một tuần.
Một người phụ nữ tên Olha kể lại việc binh lính đã vào nhà cô và dùng chảo rán đánh chồng cô, buộc tội anh ta thuộc lực lượng kháng chiến ngầm Ukraine. Cô kể, khi họ đánh anh, họ hét lên: “Mày đang giúp ai vậy?”
Cô nói, sau đó là một màn thẩm vấn quái ác.
Quân lính chia tách đôi vợ chồng. Olha cho biết sau đó họ nói với cô rằng chồng cô đã thú nhận là gián điệp, khuyến khích cô cũng đổ lỗi cho anh ta. Olha cho biết chồng cô đã bị giam cầm và thi thể của anh sau đó được tìm thấy trong một khu rừng bên ngoài thị trấn.
Điển hình hơn, người Ukraine kể lại áp lực hàng ngày ép phải làm hộ chiếu Nga và kể về việc mọi người sẽ bị giam giữ nếu họ tình cờ nghe được lời nói xấu Tổng thống Nga Vladimir V. Putin.
Chính quyền Ukraine cho biết họ không phản đối việc người Ukraine lấy hộ chiếu Nga để tránh bị bắt hoặc được phép đi lại.
Ivan Fedorov, thị trưởng Melitopol, người đã trốn sang lãnh thổ do Ukraine kiểm soát trong những tháng sau khi thành phố của ông bị quân Nga chiếm giữ, cho biết: “Sống mà không có hộ chiếu Nga ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng tạm thời là rất khó khăn và nguy hiểm”.
Tetyana Korobkova, nhà tâm lý học tư vấn cho những người vượt biên trong trạng thái tâm lý bất ổn, cho biết những người lớn tuổi thường lo lắng về ngôi nhà hoặc trang trại mà họ đã bỏ lại phía sau. Họ cảm thấy rằng công sức cả đời đã bị đổ sông đổ bể và dường như họ có rất ít cơ hội để lấy lại các tài sản trên, trừ phi có những bước tiến về quân sự của Ukraine.
Bà Korobkova cho biết những phụ nữ trẻ chạy trốn qua biên giới đã bị cưỡng hiếp. Và các bậc phụ huynh lo lắng con mình sẽ vô tình bộc lộ quan điểm chống Nga của gia đình khi đi học. Bà nói: “Họ hỏi các em những câu hỏi ranh ma ở trường học. Nếu trẻ trả lời sai thì họ sẽ đến gặp bố mẹ các em”.
Nhiều người di tản thấy mình rơi vào tình trạng lơ lửng về mặt cảm xúc, không thể hoàn toàn cam kết với cuộc sống mới trong môi trường xung quanh mới và có lẽ họ hy vọng một ngày nào đó họ sẽ trở về quê hương của mình.
Mykola, 64 tuổi, chạy trốn khỏi Enerhodar, một thành phố trên sông Dnipro với dân số trước chiến tranh khoảng 50.000 người. Ông ước tính vẫn còn khoảng 8.000 người ở lại đó.
Mykola không hối hận khi ra đi. Ông nói, thành phố này và phần lớn vùng Ukraine bị chiếm đóng “giống như khu vực Chernobyl”, một khu vực gồm những thị trấn trống rỗng, kỳ lạ bị bỏ hoang sau thảm họa hạt nhân năm 1986.
Ông nói, các tấm pano quảng cáo trong thành phố tuyên bố: “Enerhodar mãi mãi thuộc về nước Nga”.
Andrew E. Kramer, Maria Varenikova and Matthew Mpoke Bigg
Nguồn: https://www.nytimes.com/2023/11/16/world/europe/russia-ukraine-war-border-crossing.html
Cù Tuấn biên dịch
Nguồn: https://www.facebook.com/tuan.cu.5/posts/pfbid0xP1v5xtajW1rLCokiLvSigGZsRtcie6VzgfeJUdrUnv
Những người Ukraine vượt biên giới vào miền bắc Ukraine sau khi đi từ vùng đất
do Nga kiểm soát sẽ được cung cấp chỗ ngủ và ăn qua đêm trước khi bắt tàu tới Kiev
Tóm tắt: Khoảng 100 người Ukraine mỗi ngày quay trở lại Ukraine tại một cửa khẩu biên giới không chính thức, mang theo những câu chuyện về sự đàn áp và nỗi sợ hãi về cuộc sống ở các vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát.
Những người lính Nga đến nhà Evelina vào lúc gần nửa đêm với một thông điệp đáng lo ngại.
“Họ nói, ‘Nếu trong hai tuần nữa chị không có hộ chiếu Nga, chúng tôi sẽ nói chuyện với chị theo cách khác”, Evelina, một nhân viên xã hội cho đến tháng này vẫn sống dưới sự chiếm đóng của Nga ở miền đông nam Ukraine, kể lại.
Evelina không chờ đợi đến lúc đó. Thay vào đó, cô gói một ít tài sản vào vali và rời đi cùng cô con gái tuổi teen, hướng tới lãnh thổ do Ukraine kiểm soát.
Cô nói, ở những vùng đất do Nga cai trị, tình hình đã trở nên căng thẳng đến mức “bạn sợ phải nhìn ra ngoài cửa sổ của chính nhà mình”.
Bế tắc quân sự lan rộng khắp miền Đông Nam Ukraine đặt ra mối đe dọa an ninh tiềm ẩn đối với phần còn lại của đất nước này và đe dọa châu Âu với một thời gian dài bất ổn. Nhưng đối với khoảng 4 đến 6 triệu người Ukraine sống ở các khu vực do Nga nắm giữ, như Evelina, sự bế tắc có nghĩa là một điều gì đó đáng chán nản hơn: một sự chiếm đóng không có hồi kết.
Chỉ còn lại khoảng một nửa dân số và dưới sự cai trị quân sự khắc nghiệt, vùng lãnh thổ do Nga chiếm đóng, một khu vực có diện tích bằng Hà Lan, bị mắc kẹt trong tình trạng lấp lửng đáng lo ngại: lãnh thổ do Nga điều hành nhưng được hầu hết các quốc gia coi là thuộc Ukraine.
Nhân khẩu học ở những khu vực này đang thay đổi khi những người trong độ tuổi lao động bỏ trốn, khiến dân số trở nên già hơn và nghèo hơn.
Lính Nga trú ngụ trong những ngôi nhà bỏ hoang và tội phạm gia tăng. Các doanh nhân Nga đang thúc đẩy mạnh mẽ các chủ doanh nghiệp địa phương bán đi các cửa hàng và trang trại, và những người di cư Trung Á đã xuất hiện để buôn bán ở chợ và làm công nhân.
Việc khám xét nhà trở thành chuyện cơm bữa. Serhiy, 41 tuổi, người đã rời thành phố Enerhodar trong tháng này, cho biết căn hộ của anh đã bị 3 binh sĩ lục soát. “Một người đứng ở cầu thang với một khẩu súng và hai người còn lại vào trong và lục lọi đồ đạc của bạn”, anh ta nói.
Sự đàn áp, bao gồm tra tấn tại các địa điểm giam giữ tạm thời dưới tầng hầm, nhắm vào những người bộc lộ quan điểm thân Ukraine, làm thay đổi bộ mặt chính trị của khu vực theo hướng có lợi cho Nga nhưng cũng làm thay đổi bối cảnh văn hóa khỏi ngôn ngữ và bản sắc Ukraine.
Nga hiện kiểm soát khoảng 17% đất đai Ukraine, một vùng đất nông nghiệp, làng mạc và thành phố rộng lớn hình bán nguyệt ở phía đông nam. Khu vực này bị cấm đối với các nhóm nhân quyền và hầu hết các phóng viên độc lập, nhưng lời kể của những người đã rời khỏi khu vực bị chiếm đóng đã mở ra một góc nhìn vào khu vực này của Ukraine.
Evelina đã đi một con đường bất thường nhưng ngày càng phổ biến để quay lại lãnh thổ do Ukraine kiểm soát: đi vào sâu trong nước Nga, đi về phía bắc và phía tây, sau đó quay trở lại Ukraine qua một cửa khẩu biên giới không chính thức gần thành phố Sumy phía bắc.
Con đường đó được khoảng 100 người Ukraine đi mỗi ngày. Họ thuê tài xế hoặc đi phương tiện công cộng ở Nga để đến biên giới. Từ đó, họ ròng rã đi bộ tới Ukraine, một dòng người mỏng manh gồm những gia đình kiệt sức đi bộ hai dặm trên con đường nông thôn gồ ghề giữa quân đội 2 nước, một hành lang hòa bình khó có thể xảy ra giữa hai quốc gia đang chiến đấu trong một cuộc chiến tranh bạo lực.
Lực lượng biên phòng làm việc trong khu vực cho biết, quân đội sử dụng lối đi này để trao đổi thi thể và tù nhân, đồng thời đã đàm phán về một thỏa thuận ngừng bắn không chính thức mà hầu hết vẫn được duy trì. Dân thường biết đến địa điểm này và những người có hộ chiếu Ukraine đã lợi dụng lệnh ngừng bắn không chính thức để đi thoát khỏi vùng chiếm đóng.
Khi đến nơi, họ nghỉ ngơi một thời gian tại một ngôi trường được cơ quan tình báo Ukraine sử dụng để thẩm vấn, được gọi là địa điểm thanh lọc. Trong các cuộc phỏng vấn, họ mô tả sự đàn áp và tàn bạo của Nga nhưng cũng mô tả hoạt động của chính quyền địa phương và hệ thống phúc lợi khi Nga củng cố quyền kiểm soát.
Đối với Evelina, nỗi sợ bị bắt và nỗi lo lắng ngày càng tăng của con gái đã thúc đẩy cô rời đi.
Trong mùa hè, có vẻ như quê hương của cô sẽ sớm được đổi chủ. Nó chỉ nằm cách điểm mà cuộc phản công của Ukraine bắt đầu vào tháng 6 chỉ 40km và là mục tiêu chính trong nỗ lực đánh bật quân Nga ra khỏi miền nam Ukraine. Nhưng cuộc tấn công bị đình trệ sau khi quân Ukraine tiến được khoảng 17km.
Vào thời điểm cô rời đi trong tháng 11/2023, Evelina cho biết, khoảng một nửa dân số đã chấp nhận sự chiếm đóng. Họ đã nhận được hộ chiếu Nga và các khoản lương hưu hoặc phúc lợi. Cô từ chối nêu tên thị trấn và giống như những người khác được phỏng vấn cho bài báo này, cô yêu cầu giữ kín họ của mình vì lý do an toàn.
Cô nói, họ sống cùng với hàng trăm binh sĩ Nga đóng quân trong những ngôi nhà bỏ hoang và những người dân tộc Azerbaijan mới đến, bán hàng ở chợ địa phương.
Chuyến viếng thăm nhà cô vào đêm khuya của những người lính và lời đe dọa của họ – một hoạt động trị an mà những người di tản khác cho là chuyện bình thường – khiến cô con gái 16 tuổi của cô khiếp sợ. “Con bé khóc, không nói chuyện và lấy chăn che mặt”, Evelina nói.
Thông thường, chính quyền chiếm đóng địa phương bổ nhiệm một cộng tác viên làm lãnh đạo bù nhìn cho chính quyền địa phương hoặc khu vực trong khi một chỉ huy quân sự Nga thực hiện quyền kiểm soát trên thực tế đối với cộng đồng dân cư.
Để hỗ trợ kinh tế và chuyên môn trong chính quyền thành phố và địa phương, Nga đã thiết lập một thỏa thuận thành phố kết nghĩa, nơi các thành phố của Nga kết hợp với những thành phố bị chiếm đóng ở Ukraine. Ví dụ, chính quyền thành phố St. Petersburg đã đóng góp một số tài chính để tái phát triển Mariupol, thành phố cảng biển Azov bị san phẳng phần lớn trong một cuộc bao vây năm ngoái.
Các lãnh đạo địa phương bị chiếm đóng đã được mời làm việc ở Nga nếu họ làm tốt, thiết lập con đường sự nghiệp khuyến khích những người Nga và cộng tác viên có năng lực giữ các vị trí ở Ukraine bị chiếm đóng. Ví dụ, một phó lãnh đạo vùng Donetsk bị chiếm đóng đã trở thành thống đốc vùng Omsk thuộc Siberia ở Nga.
Những cơ hội nghề nghiệp đó nảy sinh cho các cộng tác viên ngay cả khi họ khiến người dân địa phương phải chịu sự lãnh đạo dường như không đạt tiêu chuẩn.
Chẳng hạn, một người đàn ông từng điều hành một doanh nghiệp cung cấp diễn viên ông già Noel cho các bữa tiệc ngày lễ đã trở thành người đứng đầu khu vực Donetsk vào năm 2014, khi quân đội Nga và các tay súng ủy quyền chiếm giữ các vùng ở miền Đông Ukraine. Năm ngoái vợ ông trở thành phó tỉnh trưởng vùng Kherson.
Theo một nghiên cứu được công bố vào mùa thu năm nay bởi David Lewis, một thành viên cấp cao tại Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia, một viện nghiên cứu có trụ sở tại London, các chính sách chiếm đóng của Nga cũng đã mang lại lợi ích kinh tế cho các cộng tác viên và người Nga kết hợp chính trị, kinh doanh và tội phạm có tổ chức.
Ông Lewis viết: “Có một loạt lợi ích kinh doanh, các nhóm tội phạm, công ty quân sự tư nhân và các tiểu đoàn ‘tình nguyện’ đáng kinh ngạc, nhiều trong số đó kết hợp chặt chẽ giữa hệ tư tưởng, chiến tranh và kinh doanh”.
Một quy trình pháp lý cho phép tài sản bị những người Ukraine chạy trốn bỏ lại sẽ được giao cho người khác quản lý, điển hình là các doanh nhân Nga.
Nhưng người Nga quản lý việc chiếm đóng chủ yếu thông qua đàn áp, để lại bằng chứng về việc giam giữ, tra tấn và giết chóc ở bất cứ nơi nào họ rút lui. Các tình nguyện viên tại điểm vượt biên gần Sumy cho biết người Ukraine đến đây với những lời kể đau lòng về các tội ác chiến tranh, diễn ra vài lần một tuần.
Một người phụ nữ tên Olha kể lại việc binh lính đã vào nhà cô và dùng chảo rán đánh chồng cô, buộc tội anh ta thuộc lực lượng kháng chiến ngầm Ukraine. Cô kể, khi họ đánh anh, họ hét lên: “Mày đang giúp ai vậy?”
Cô nói, sau đó là một màn thẩm vấn quái ác.
Quân lính chia tách đôi vợ chồng. Olha cho biết sau đó họ nói với cô rằng chồng cô đã thú nhận là gián điệp, khuyến khích cô cũng đổ lỗi cho anh ta. Olha cho biết chồng cô đã bị giam cầm và thi thể của anh sau đó được tìm thấy trong một khu rừng bên ngoài thị trấn.
Điển hình hơn, người Ukraine kể lại áp lực hàng ngày ép phải làm hộ chiếu Nga và kể về việc mọi người sẽ bị giam giữ nếu họ tình cờ nghe được lời nói xấu Tổng thống Nga Vladimir V. Putin.
Chính quyền Ukraine cho biết họ không phản đối việc người Ukraine lấy hộ chiếu Nga để tránh bị bắt hoặc được phép đi lại.
Ivan Fedorov, thị trưởng Melitopol, người đã trốn sang lãnh thổ do Ukraine kiểm soát trong những tháng sau khi thành phố của ông bị quân Nga chiếm giữ, cho biết: “Sống mà không có hộ chiếu Nga ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng tạm thời là rất khó khăn và nguy hiểm”.
Tetyana Korobkova, nhà tâm lý học tư vấn cho những người vượt biên trong trạng thái tâm lý bất ổn, cho biết những người lớn tuổi thường lo lắng về ngôi nhà hoặc trang trại mà họ đã bỏ lại phía sau. Họ cảm thấy rằng công sức cả đời đã bị đổ sông đổ bể và dường như họ có rất ít cơ hội để lấy lại các tài sản trên, trừ phi có những bước tiến về quân sự của Ukraine.
Bà Korobkova cho biết những phụ nữ trẻ chạy trốn qua biên giới đã bị cưỡng hiếp. Và các bậc phụ huynh lo lắng con mình sẽ vô tình bộc lộ quan điểm chống Nga của gia đình khi đi học. Bà nói: “Họ hỏi các em những câu hỏi ranh ma ở trường học. Nếu trẻ trả lời sai thì họ sẽ đến gặp bố mẹ các em”.
Nhiều người di tản thấy mình rơi vào tình trạng lơ lửng về mặt cảm xúc, không thể hoàn toàn cam kết với cuộc sống mới trong môi trường xung quanh mới và có lẽ họ hy vọng một ngày nào đó họ sẽ trở về quê hương của mình.
Mykola, 64 tuổi, chạy trốn khỏi Enerhodar, một thành phố trên sông Dnipro với dân số trước chiến tranh khoảng 50.000 người. Ông ước tính vẫn còn khoảng 8.000 người ở lại đó.
Mykola không hối hận khi ra đi. Ông nói, thành phố này và phần lớn vùng Ukraine bị chiếm đóng “giống như khu vực Chernobyl”, một khu vực gồm những thị trấn trống rỗng, kỳ lạ bị bỏ hoang sau thảm họa hạt nhân năm 1986.
Ông nói, các tấm pano quảng cáo trong thành phố tuyên bố: “Enerhodar mãi mãi thuộc về nước Nga”.
Andrew E. Kramer, Maria Varenikova and Matthew Mpoke Bigg
Nguồn: https://www.nytimes.com/2023/11/16/world/europe/russia-ukraine-war-border-crossing.html
Cù Tuấn biên dịch
Nguồn: https://www.facebook.com/tuan.cu.5/posts/pfbid0xP1v5xtajW1rLCokiLvSigGZsRtcie6VzgfeJUdrUnv
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Vài gạch đầu dòng về cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine – ngày 25/11/2023 (Phúc Lai)
Trên chiến trường có gì?
Về tình hình chung trong hơn hai tuần vừa qua, chiến trường Ukraine “giảm nhiệt” – điều này tôi cũng đoán phần nào được tình hình thời tiết sẽ bất lợi cho các hoạt động tác chiến và đã viết khoảng đôi ba lần gì đó từ trước khi xin phép các bác cho nghỉ một thời gian. Và đây là những nội dung trong báo cáo của ISW, tôi xin nhặt ra những ý chính:
– Ngày 22 tháng 11: lực lượng Ukraine và Ruzzia tiếp tục tiến hành các hoạt động tấn công ở miền đông và miền nam Ukraine bất chấp điều kiện thời tiết mưa và tuyết. Cố vấn quản lý quân sự tỉnh Kherson của Ukraina, Serhiy Khlan, tuyên bố vào ngày 20 tháng 11 rằng các cuộc pháo kích của Ruzzia vào bờ phía tây (phải) của tỉnh Kherson đã giảm do điều kiện thời tiết xấu.
– Người phát ngôn Lữ đoàn cơ giới số 14 Ukraine Nadiya Zamryha tuyên bố vào ngày 21 tháng 11 rằng các lực lượng Nga tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công theo hướng Kupyansk bất chấp tuyết và băng giá. Zamryha nói thêm rằng số lượng các cuộc tấn công của Nga có thể sẽ giảm do điều kiện thời tiết nhưng lực lượng Nga sẽ không dừng hoàn toàn các hoạt động tấn công.
– Các blogger Ruzzia tuyên bố vào ngày 20 và 21 tháng 11 rằng cả lực lượng Ruzzia và Ukraine đang gặp khó khăn trong việc vận hành máy bay không người lái, bao gồm cả việc điều chỉnh hỏa lực pháo binh, trong điều kiện thời tiết xấu trên khắp mặt trận.
– Các blogger Ruzzia cũng tuyên bố rằng điều kiện lầy lội đang làm phức tạp việc di chuyển của các phương tiện nhưng cả lực lượng Ukraine và Ruzzia vẫn tiếp tục cơ động và hoạt động theo mọi hướng.
– Bất chấp điều kiện mưa, tuyết, lực lượng Ukraine và Ruzzia vẫn tiếp tục các hoạt động tấn công ở miền đông và miền nam Ukraine. Thời tiết mùa đông lạnh giá có thể thúc đẩy chiến đấu tích cực hơn.
– Ruzzia tuyên bố Ukraine đã tấn công không thành công gần khu vực Zahoruykivka không tồn tại ở phía đông Kupyansk và gần Kreminna và Kuzmyne. Một blogger quân sự Ruzzia tuyên bố Ukraine đã tấn công không thành công gần rừng Serebryanske phía tây nam Kreminna, nơi một blogger quân sự khác tuyên bố đang có những cuộc giao tranh ở địa phương.
– Shói-gù tuyên bố Ruzzia đã ngăn chặn mọi hoạt động đổ bộ của Ukraine theo hướng Kherson và đang gây ra tổn thất “khổng lồ”, điều này nhằm mục đích giảm bớt mối lo ngại của các blogger quân sự về việc Ruzzia không có khả năng đẩy lùi các cuộc tấn công một cách dứt khoát.
– Ruzzia tiếp tục hoạt động gần Avdiivka vào ngày 21 tháng 11 và được cho là đã tiến triển ở một số khu vực. Các nguồn tin Ruzzia tuyên bố Ruzzia đã tiến về phía bắc Krasnohorivka và Stepove phía tây bắc Avdiivka, nhắc lại những tuyên bố gần đây về việc Ukraine rút khỏi Stepove. Các nguồn tin cũng khẳng định Ruzzia đã tiến về phía đông nam Avdiivka và giao tranh vẫn tiếp tục diễn ra gần nhà máy than cốc và Novokalynove ở phía tây bắc. Ukraine cho biết họ đã đẩy lùi các cuộc tấn công ở một số thị trấn gần Avdiivka.
– Ukraine được cho là đã tiến hành các hoạt động không thành công gần Avdiivka nhưng không tiến lên vào ngày 21/11. Một nguồn tin Ruzzia khẳng định Ukraine phản công không thành công gần ga xe lửa phía đông nam Avdiivka.
– Ruzzia tiếp tục tấn công bất thành về phía tây và tây nam thành phố Donetsk vào ngày 21/11. Ukraine cho biết họ đã đẩy lùi các cuộc tấn công của Ruzzia gần Marinka, Pobieda và Novomykhaiivka. Ukraine không tiến hành bất kỳ cuộc tấn công nào được xác nhận hoặc tuyên bố ở đó.
– Các blogger quân sự Ruzzia thừa nhận sự hiện diện của Ukraina ở bờ đông sông Dnipro tỉnh Kherson và phàn nàn rằng các lực lượng không thể ngăn chặn các hoạt động ở đó. Một người tuyên bố cuộc tấn công của Ukraine đã giết chết 76 quân nhân Ruzzia đang được cố gắng điều động.
#Bình_loạn_của_Phúc_Lai: tất cả không nằm ngoài những hình dung từ trước, tôi đã cố gắng thuyết phục quý vị rằng:
Thứ nhất, Ruzzia chiếm xong rồi thì… khổ vì đỗ ở lại đó không được đâu, sẽ bị tấn công thôi và do đó để không bị tấn công, chúng buộc phải tấn công và đúng là chúng vẫn tấn công ở hai điểm đáng kể nhất là Kupyansk và Avdiivka. Còn tấn công như thế nào thì quý vị biết rồi. Tất nhiên tình thế sẽ không dừng lại ở đây, nó tiếp diễn như thế nào xin phép quý vị tôi sẽ tiếp tục ở vài phần sau.
Thứ hai. Người Ukraine sẽ không tấn công ào ạt đâu mà thời gian qua, họ lặng lẽ qua sông – mặc dù đã có những người háo hức vì xe bọc thép (có bác còn bảo là xe tăng) của Ukraine qua sông – tôi vẫn cho rằng họ chỉ qua ở mức độ vừa phải, nhưng theo chiến thuật đánh lấn, mở rộng dần và cứ hễ Ruzzia xua quân tới khắc phục tình hình là xử lý bằng pháo binh để tiêu hao. Sở dĩ có chiến thuật như thế này vì – xin quý vị quá bộ xem bản đồ tôi đánh số 1. Với địa hình như vậy – vùng ngập nước chiếm diện tích lớn không thể tiến hành các hoạt động tấn công cơ động có quy mô lớn được. Trên bản đồ những vùng được gạch ngang bằng những vạch nhỏ chính là những vùng bùn lầy quanh năm. Chỉ có thể cơ động xe cơ giới được khi mặt đất đóng băng khoảng 1 tháng đến hơn, mà hiện nay theo AccuWeather thì Kherson ngày hôm nay thứ Bảy (25/11) mưa, ngày mai Chủ nhật sẽ có tuyết khoảng 1 đến 2cm.
Có điều gì đáng chú ý trong cách thi hành chiến tranh của người Ukraine trên chiến trường?
2.1. Một số điểm sơ lược.
Điều này tôi cũng đã viết rồi, nhưng bây giờ cần phải nhìn nhận lại một lần nữa cho rõ, để quý vị không bị hút vào những tin tức bi quan nhất là khi đọc bài của 1 trong gần 700 tờ báo trong nước, à trong một nước nào đó. Chúng ta cần phải không bị cuốn theo những cách tiếp cận chiến tranh kiểu cũ, là phải chiếm đất. Thực tiễn chiến trường hiện nay cho thấy, như hồi năm ngoái tôi và tư lệnh LHA nói chuyện với nhau, Ruzzia chiếm đất mới là chết – ngay cả bên phía Ukraine chiếm lại được một diện tích đất đáng kể từ chiến dịch mùa thu năm ngoái, cũng sẽ có những khó khăn nhất định trong việc căng lực lượng ra để giữ. Điều đem lại lợi thế hiện nay, là do sự vượt trội về pháo binh của người Ukraine đã làm cho cán cân nghiêng về phía họ.
– Mục đích của người Ukraine rất rõ: hiểu rõ tính chất máy móc của quân sự Ruzzia: cứ bị chiếm mất một vị trí, là phải cố điều quân khắc phục tình hình và tạo điều kiện cho đối phương đánh tiêu hao. Thậm chí từ năm 2014 đến nay, quân đội Ukraine đã tích lũy được đủ kinh nghiệm trong chiến thuật phòng thủ cơ động, thì ngày nay trong cuộc chiến tranh này, quân Ruzzia tấn công không phải là thảm họa với người Ukraine mà chính là thảm họa cho quân Ruzzia. Tình thế hiện nay cho thấy, nhiều trường hợp quân Ruzzia tấn công rồi bị đánh thiệt hại nặng phải lùi về xa hơn và tùy từng trường hợp mà vùng xám đó được quân Ukraine chiếm hoặc vẫn chưa vội chiếm. Một ví dụ cụ thể rõ ràng nhất là ở Ivanivka ngày hôm qua, sau khi quân Ruzzia tấn công ở hai hướng phía bắc và phía đông của Kupyansk và không những không đạt được mục đích mà còn bị thiệt hại và phải lùi về, thì quân Ukraine đã tiến và làm chủ được một diện tích nhất định ở đây (xin xem các bản đồ số 2 và 3).
– Trong một chiến lược lớn hơn, và điều này tôi cũng viết rồi: tiếp tục “bào mòn” năng lực quân sự của Liên bang Ruzzia. Ngày hôm qua một cú tấn công lớn đã diễn ra vào mục tiêu ở Dzhankoi, cửa ngõ bán đảo Crimea bị chiếm đóng và kết quả là một giàn S-300 bị tiêu diệt cùng một kho hậu cần lớn ngay gần đầu mối giao thông. Những “câu chuyện” dạng này chúng ta cũng đã bàn luận từ trước và chắc chắn, nó sẽ diễn ra nhiều hơn trong thời gian tới, cho đến khi nào quân Ruzzia chết đói thì thôi.
2.2. Vậy người Ukraine đã chuẩn bị những gì cho câu chuyện này? ATACMS đâu? F-16 đâu?
ATACMS ở đâu tôi không biết, nhưng chắc chắn bây giờ chưa phải lúc dùng nó. Về F-16 thì… các thông tin về chương trình đào tạo phi công nói chung là… rất khó hiểu. Loại máy bay này được cho là – một dòng ý kiến thấy nó đem lại hi vọng cho người Ukraine trên chiến trường và dòng ý kiến khác lại cho rằng nó khá lỗi thời không chắc đã thắng được máy bay Ruzzia. Dù thế nào chăng nữa, thì hiện tại năng lực của không quân Ruzzia đã suy giảm tương đối nhiều và cơ hội để các cổ động viên hiếu chiến cả hai bên được chứng kiến những trận không chiến cũng không phải là cao. Nhưng F-16 chỉ xuất hiện khi quân Ukraine tiến hành những chiến dịch tấn công và bây giờ cũng chưa phải lúc.
Nhưng… người Ukraine cũng không ngồi yên. Sau sáu tháng tưởng chừng đã biến mất, tên lửa đạn đạo Tochka của Ukraine lại xuất hiện trở lại.
Khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, có tới 500 tên lửa đạn đạo Tochka còn lại trong các kho của quân đội Liên Xô trên lãnh thổ Ukraine. Trước thời điểm cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine nổ ra tháng 2/2022, kho Tochka của quân đội Ukraine đã giảm xuống còn 90 tên lửa trong tình trạng sẵn sàng. Điều này là có nguyên nhân của nó. Tochka nặng 2 tấn, tầm bắn trên 100 ki-lô-mét với đầu đạn nặng gần 500kg, dẫn đường bằng quán tính có động cơ nhiên liệu rắn một tầng. Nhiên liệu tên lửa dạng rắn sẽ bị quá hạn và không sử dụng được nữa sau một thời gian nhất định.
Đơn vị duy nhất được trang bị tên lửa của quân đội Ukraine được biết đến trên các nguồn tin công khai là Lữ đoàn tên lửa số 19. Trong cuộc chiến tranh này, từ khi nó nổ ra cho đến tận mùa hè năm 2023, hiếm khi thấy bất kỳ bằng chứng nào về vụ phóng Tochka của quân đội Ukraine; điều này cho thấy có thể họ đã bắn gần như toàn bộ số Tochka còn có thể dùng được của họ.
Vậy mà Tochka đã trở lại! Tuần qua một bức ảnh được lan truyền trên mạng xã hội cho thấy phần còn lại của một quả tên lửa dạng Tochka ở Belgorod. Mục tiêu là một đơm vị quân sự nào đó chỉ cách biên giới Ruzzia – Ukraine vài ki-lô-mét. Một cuộc tấn công khác của Tochka nhằm vào lực lượng Ruzzia ở Donetsk bị chiếm đóng, được cho là đã diễn ra hai ngày trước đó.
Việc Ukraine lại sử dụng Tochka cũng không có gì đáng ngạc nhiên vì họ từ lâu đã sở hữu một trong những ngành công nghiệp tên lửa lớn nhất châu Âu: Khu phức hợp Yuzhmash hay còn gọi là Pivdenmash ở Dnipro, sản xuất nhiều loại tên lửa và bộ phận tên lửa cho cả các vụ phóng vào không gian vũ trụ và sử dụng cho mục đích quân sự…
Phải chăng vụ tấn công Dzhankoi hôm qua, là do Tochka? Rất có thể, vì nó rất vừa tầm và với hậu quả lớn như vậy, khó có thể cho rằng drone là “thủ phạm” của vụ tấn công này.
Còn tôi thì xin báo cáo lại với quý vị, rằng từ khi chúng ta còn mơ hồ về việc có hay không có ATACMS, tôi đã viết rằng người Ukraine sẽ có những thứ vũ khí của họ, vì đằng nào cũng phải có những cái đó họ mới tấn công được những mục tiêu trên lãnh thổ của Ruzzia.
“Cầu Kerch bị phá hủy!” – Sẽ có rất nhiều điều bất ngờ và cũng sẽ sớm thôi!
Đó là lời của người đứng đầu SBU Vasyl Malyuk trong bộ phim tài liệu trên kênh truyền hình 1+1, “SBU – Chiến dịch Chiến thắng Đặc biệt. Giải mật (vụ) cầu Crimea.” Trong chương trình này, Malyuk đã nói về việc Cơ quan An ninh Ukraine đã cho nổ tung cây cầu như thế nào, đặc biệt là với sự trợ giúp của drone không người lái dưới nước “Sea Baby.”
Theo lời ông Malyuk: “Chúng tôi thực sự đã đảo ngược triết lý hoạt động hải quân. Chúng tôi đã phá hủy huyền thoại về sự bất khả chiến bại của lá cờ Nga. Đây là một đất nước dối trá. Cây cầu sẽ diệt vong. Sẽ có nhiều điều bất ngờ sau này này, và không chỉ liên quan đến cây cầu Crimea.”
Bọn Ruzzia đã huênh hoang với cả thế giới rằng cây cầu với hệ thống bảo vệ trị giá 1 tỷ đô-la Mỹ là công trình được bảo vệ tốt nhất trên thế giới. Nhưng người Ukraine đã chứng minh: “Này, phét lác vừa thôi”. Các cuộc tấn công thành công của SBU vào cầu Kerch đã cắt đứt huyết mạch hậu cần này của Ruzzia và như tôi đã báo cáo trong bài trước, bây giờ quân chiếm đóng buộc phải vận chuyển vũ khí, đạn dược và cả thức ăn cho quân của chúng bằng phà biển.
Malyuk nói thêm: “Sea Baby” của SBU được chế tạo không chỉ là drone không người lái của hải quân mà còn là một nền tảng đa năng, hiện nay được sử dụng rất tích cực để bảo vệ đất nước Ukraine. Để tiến hành chiến dịch này, SBU có tài liệu mật về việc xây dựng cây cầu Kerch và cũng thu thập dữ liệu từ các nguồn công khai từ chính người của chúng. Ví dụ, một người phụ nữ đã quay video khi đang nghỉ ngơi trên du thuyền mà nhờ đó, có thể nhìn thấy rõ cấu trúc của vòm cầu.
Nội dung chính của bộ phim tài liệu về việc phá hoại cây cầu này có điểm nhấn là đích thân Tổng thống Zelenskyy ra lệnh phá hủy nó. Tổng thống đã được thông báo về sự sẵn sàng 3 tháng trước khi hoạt động.
Phải mất 4 tháng để đào tạo một phi công điều khiển drone không người lái mặt nước. Các binh sĩ Ukraine đã vượt qua khóa học nhận dạng tàu bè ở biển Đen nhanh nhất từ trước đến nay. 5 drone không người lái mặt nước đã được sử dụng để làm nổ tung cây cầu – mọi việc phải hoàn thành trước 2 giờ sáng. Chúng được điều khiển từ Kyiv cách mục tiêu khoảng 1.000 ki-lô-mét.
Để theo dõi thêm, xin quý vị đọc lại bài ngày 15/8 của tôi về tình hình cầu Kerch:
https://www.facebook.com/phuc.lai.07/posts/948809609540430
Đến đây chúng ta có thể khẳng định rằng tất cả những trò “phục hồi hoàn toàn hoạt động của cầu Kerch” của Ruzzia, là bịp bợm 100% vì nếu đúng, thì quân Ruzzia ở Kherson không đến nỗi đói đến cỡ như hiện nay – mạng xã hội Ruzzia đang không giấu diếm nổi tình trạng đói cả thức ăn lẫn đạn trên chiến trường và một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất của câu chuyện hậu cần, là thiếu nhiên liệu.
Chưa dừng lại ở đó: du kích Ukraine được cho thấy là đang ngày càng hoạt động mạnh đặc biệt là vùng Kherson bị chiếm đóng. Cách đây 2 ngày một đoàn xe lớn đang đi ra chiến trường bị diệt. Tình hình đang lặp lại hồi tháng Ba – tháng Tư năm ngoái ở miền Bắc gần Kharkiv: quân Ruzzia phải dùng xe bọc thép để vận chuyển nhu yếu phẩm và đạn…
Đập tan luận điệu bịp bợm của cả bọn quân sự Ruzzia lẫn bọn dư luận viên “shit Putox thơm.”
Những ngày chiến trường suy giảm các hoạt động của cả hai bên, cũng là những ngày có rất nhiều ý kiến – thậm chí từ các chuyên gia phương Tây cho rằng cuộc chiến đang đi vào bế tắc và điều đáng nó là phần lớn chúng có xuất phát điểm với lý luận rằng: “Người Ukraine đã thất bại nặng nề trong chiến dịch tấn công mùa hè dẫn đến việc họ không còn khả năng quân sự nữa.” Điều này cũng được khẳng định qua chính mồm của Bộ trưởng quốc phòng Ruzzia, Shói-gù: quân đội Ukraine coi như không còn gì, các lữ đoàn phương Tây bị tiêu diệt hoàn toàn, tổng cộng đã mất đến 90.000 quân lính trên chiến trường.
Bọn phản động đó nói rằng cuộc phản công của Ukraine đã thất bại, bất chấp NATO cung cấp vũ khí tốt nhất, huấn luyện binh lính Ukraine bởi những huấn luyện viên giỏi nhất, được lên kế hoạch bởi những chiến lược gia giỏi nhất, Ukraine đã sử dụng những binh sĩ giỏi nhất của mình (còn gọi là “các Lữ đoàn phương Tây”) được hỗ trợ bởi các sĩ quan chỉ huy và cả tình báo của Mỹ?
Bullshit. Nếu thực sự cuộc phản công này là thất bại, chúng ta phải nhìn thấy hàng trăm xe tăng bị phá hủy và hàng chục, thậm chí hàng trăm nghìn binh sĩ Ukraine thiệt mạng trên chiến trường đã diễn ra cuộc phản công. Tôi không biết quý vị nắm tình hình ra sao, nhưng ngay cả trên các nguồn thông tin của Ruzzia mà sau đó, truyền thông xứ nào đó vội vàng vồ lấy, tôi không thấy các hoạt động đó hoặc bất kỳ hoạt động nào khác mà chúng ta có thể gọi là một cuộc “phản công toàn diện” (tương tự như Chiến dịch mùa thu năm 2022),
Tôi phải nói rằng nó – cuộc phản công kiểu Blitzkrieg đó chưa bao giờ xảy ra như một số người mong đợi, và do đó nó làm gì có để bị coi là thất bại. Chúng ta không bao giờ thấy hàng trăm xe tăng của NATO viện trợ cho Ukraine bị đốt cháy trên chiến trường – điều mà nếu có thật thì truyền thông Ruzzia không bao giờ tha để vội vàng tóm lấy, làm rùm beng lên. Không có một cái nào cả, hay chính xác là chỉ vài cái!
Vì vậy nếu ai đó nói với tôi rằng, cuộc phản công đó chỉ là một kế hoạch nghi binh – vì phòng tuyến Surovikin được Ruzzia xây dựng công khai và chắc chắn là người Ukraine biết – thì tôi sẽ không nghi ngờ điều đó. Họ làm như vậy để người Ruzzia tin rằng sau “phản công” lực lượng vũ trang Ukraine sẽ không còn gì, và Ruzzia sẽ lại tấn công, và sập bẫy. Đến bây giờ thì tôi cũng không hề nghi ngờ rằng, người Ruzzia có thể không biết, phần nhiều là giả vờ không biết rằng người Ukraine vẫn còn lực lượng, nhưng buộc phải chấp nhận một trận đánh chiếm thành phố khác – trận đánh mà chúng ta vẫn đang quan tâm #The_Battle_of_Avdiivka. Ruzzia không có cách nào khác để xua quân lao vào đó cố kiếm một chiến thắng cho chiến dịch bầu cử của Putox, và tổn thất kinh khủng về cả nhân lực lẫn vũ khí.
Vậy cuộc phản công đó của người Ukraine có diễn ra không và đã – đang diễn ra như thế nào? Có ai tên là “thất bại” ở đây không?
Tôi sẽ không nhắc chuyện “cuộc chiến tranh 3 ngày” để tóm gọn Chính phủ Zelenskyy phá sản như thế nào nữa. Nhưng cần khẳng định rằng, sau đó chiến dịch #The_Battle_of_Donbas kết thúc thất bại cho Ruzzia – chỉ chiếm được hai thành phố là Sieviedonetsk và Lysychansk với một cái giá rất lớn về nhân lực của cả hai bên nhưng có một cái giá cực lớn về đạn pháo và nòng pháo của Ruzzia mà hậu quả của nó đến nay vẫn rất rõ: Putox đi cầu xin đạn dược và pháo binh của Kim Văn Uỷn. Toàn bộ Donbas không chiếm được và quân đội Ruzzia sa vào đà đi xuống, sau đó là chiến dịch mùa thu bị người Ukraine đòi lại phía đông tỉnh Kharkiv, thị trấn Lyman cuối cùng chính thành phố Kherson cũng không giữ được.
Hai thành phố Sieviedonetsk và Lysychansk với Ukraine là đáng kể về ĐẤT ĐAI, nhưng cái mất của Ruzzia về chiến lược là cực kỳ nghiêm trọng và không thể bù đắp được. Có thể nói Ruzzia đi từ thất bại này đến thất bại khác. Trận đánh #The_Battle_of_Bakhmut cũng tương tự như vậy, nó làm hao tổn của Ruzzia những lực lượng cực kỳ lớn.
Trong những lần người Ukraine chiếm lại được đất, chúng ta đều chứng kiến những diễn biến rất ngoạn mục, khi họ đuổi quân Ruzzia chạy không kịp nhìn ra đằng sau. Trong khi đó những gì Ruzzia chiếm được đều với những cái giá cực lớn.
Không, tôi không phải là nhà phân tích quân sự, nên tôi nhìn thấy những điều khác ngoài những điều trên. Hòng bẻ gãy ý chí của người Ukraine, Putox cho bắn tên lửa và thả drone trên toàn đất nước này, đến mức một nửa hệ thống điện của Ukraine bị đánh sập vào cùng một thời điểm – đó là mùa đông năm ngoái. Vậy sau đó, chúng ta có thấy người Ukraine gục ngã không? Không! Trước đó, hắn tức tên tội phạm Putox còn ra lệnh phong tỏa biển Đen để Ukraine không xuất khẩu được ngũ cốc, làm cho dân Ukraine chết đói.
Nhưng dân Ukraine vẫn sản xuất ngũ cốc. Và lưới điện của Ukraine được phục hồi một cách kỳ diệu. Không những thế, có vẻ như hệ thống này đã được “ngầm hóa” một cách ngoạn mục hoàn toàn có thể thách thức những mưu ma chước quỷ của bè lũ Putox. Phát-xít Đức đã tưởng rằng Anh quốc sẽ nhượng bộ trước kế hoạch khủng bố bằng bom bay V-2 vào các thành phố – chúng đã sai. Và bây giờ thì Putox cũng đang sai lầm nghiêm trọng. Hắn chỉ làm cho ý chí chiến đấu của người Ukraine thêm mạnh mẽ mà thôi.
Chưa hết. Cầu Kerch bị đánh lần thứ hai, làm cho quân Ruzzia ở chiến trường miền Nam chỉ còn cách ôm bụng đói nằm sau bãi mìn, thứ sẽ làm cho chúng không thể tấn công đi đâu được nữa. Hạm đội biển Đen của Ruzzia bị đánh hết tàu này đến tàu khác, cái chìm cái cháy, cái bị tử thương và phải cao chạy xa bay về Novorossisk – thật nhục nhã – mà bởi ai, bởi một lực lượng Hải quân không còn tàu chiến!
Bây giờ thì là lúc người Ukraine có thể xuất khẩu được ngũ cốc còn nếu tàu Ruzzia qua lại biển Đen, hoàn toàn có thể bị đánh chìm!
Còn nữa. Lực lượng không quân Ruzzia từ đầu chiến tranh làm mưa làm gió trên chiến trường, thì bây giờ tháo chạy về tận Taganrog mà vẫn bị tấn công. Không có không quân, lại thiếu pháo binh quân Ruzzia trên chiến trường như một lũ bù nhìn giữ dưa, lao lên làm bia thịt trước đạn pháo chùm của người Ukraine. Thật là bi kịch.
Đó là người Ukraine chưa bao giờ được phương Tây trang bị những loại vũ khí, hệ thống vũ khí đặc biệt là vũ khí tấn công tốt nhất và hiện đại nhất. Trên thực tế thì họ hầu hết được viện trợ một cách hết sức từ từ và nhỏ giọt bằng các loại vũ khí cũ và lỗi thời với số lượng hạn chế. Đặc biệt Ukraine chỉ được trang bị những loại vũ khí phòng thủ nhằm giảm bớt tác hại của các cuộc tấn công khủng bố của Ruzzia nhằm vào dân thường, cơ sở dân sự và tài sản cơ sở hạ tầng mà thôi.
Điểm qua một số điều trên, chúng ta nhận ra ai là người có tên là “phản công” – đó là một chiến lược to lớn mà về lâu về dài, nó làm cho bộ máy quân sự của Ruzzia không còn sức lực. Sau cuộc chiến này, Ruzzia sẽ phải mất 20 – 30 năm trong điều kiện bình thường để phục hồi như trước chiến tranh.
Vậy theo quý vị, nếu cái gọi là “phản công” như trên đây, thì nó thắng lợi hay thất bại? Nhân đây tôi cũng xin đề nghị quý vị, hết sức cảnh giác với một số “trẻ trâu” thích phân tích “sư đoàn này, lữ đoàn kia…” say mê với những chiến dịch phản công hoành tráng. Sẽ không bao giờ có chuyện như thế mà cuộc chiến này sẽ tiếp tục kéo dài thử thách lòng kiên nhẫn của chúng ta cho đến một ngày, hay một sớm mai ngủ dậy quý vị thấy Putox đã bị hạ bệ và chiến tranh sẽ chấm dứt một cách bất ngờ như thế.
Những diễn biến chiến trường nào cho phép một số nguồn phản động tung tin rằng chiến tranh thì bế tắc và người Ukraine thì đang thua?
Trên đây tôi đã nói về cách thi hành chiến tranh của người Ukraine, thực chất là chiến thuật của họ với ví dụ cụ thể ở Kupyansk cách đây một đến hai ngày. Thế nhưng, tình hình ở Bakhmut và Avdiivka cũng trong khoảng 3 ngày vừa qua có những diễn biến có thể nói là bất lợi cho quân Ukraine, sự thực như thế nào?
Cụ thể, một số nguồn tin Ruzzia (được báo chí trong nước nào đó hào hứng đưa tin) cho rằng quân Ruzzia phản công ở Klishchiivka ( https://maps.app.goo.gl/Sw8CpL3Cyb91ybFD8 ) (điểm cao hôm nào đó bị quân Ukraine chiếm được) và chiếm lại được làng – trên thực tế, hóa ra đó là tin giả do bọn blogger thân Kremlin tung ra và hôm qua các nguồn phân tích quân sự đã xác minh quân Ukraine vẫn làm chủ điểm cao này và từ đó khống chế quân Ruzzia trong cái chảo Bakhmut.
Một tin nữa còn xác thực hơn, mà theo bạn Facebook của tôi, bác NTT cho biết ở phía đông nam Avdiivka quân Ruzzia tiến được 800 mét trong… 10 ngày và ở phía bắc thì chúng cố mở rộng khu vực đã chiếm được. Còn báo chí nước nào đó thì dẫn tin của tài khoảng Rybar (thân Kremlin) thì sung sướng đưa tin quân Ruzzia chuẩn bị khép vòng vây ở Avdiivka – thị trấn bị vây chỉ trong vài ngày nữa. Bài báo này là một ví dụ:
https://dantri.com.vn/…/chien-su-ukraine-2311-tang…
nhưng chuyện này thì… có thể tin được, nhưng cần phải xem xét nó dưới một cái nhìn tổng quát hơn, và tôi xin phép lần ngược lại khoảng một tuần kể từ hôm nay, chúng ta đến với thị xã Horlivka ( https://maps.app.goo.gl/mUYFHD6piE4tFw5s6 ). Thị xã nằm ở phía bắc thành phố Donetsk, đường chim bay dưới 20 ki-lô-mét và trong chiến dịch này của quân Ruzzia, nó được sử dụng như trung tâm hậu cần của Ruzzia. Từ đầu tháng 10, các thành viên mạng xã hội người Ruzzia đã nói về “địa ngục Horlivka” khi các bệnh viện dã chiến ở đó quá tải đầy ngập thương binh Ruzzia.
Khoảng ngày 18/11 tức cách đây đúng một tuần, người Ukraine bắt đầu tổ chức phản công khá mạnh ít nhất ba mũi đồng loạt vào các địa danh như Shumy ( https://maps.app.goo.gl/mSu2at2Um8CGMMo27 ), Zalizne ( https://maps.app.goo.gl/V2N28ebqsDyVSixcA ) và Niu-York ( https://maps.app.goo.gl/P8GkqfDdBxxUiRMo8 ), nhưng có thể do say máu Ruzzia cố gắng cho quân lao ra từ Horlivka (được biết ở thị xã này chúng có đến 40.000 quân cả lành lặn lẫn thương binh) https://maps.app.goo.gl/P8GkqfDdBxxUiRMo811 báo cáo của Bộ tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết riêng hôm đó quân Ruzzia thiệt hại 1190 nhân mạng, 13 xe tăng và 25 xe bọc thép (xin quý vị xem bản đồ số 5).
Đến ngày hôm nay, theo bản đồ (tôi đánh số 6) của ISW, thì quân Ukraine vẫn làm chủ được một khu vực tô màu xanh phía tây của Horlivka, nó làm cho tuyến đường tiếp tế cho chiến trường Avdiivka từ Horlivka của quân Ruzzia càng nằm dưới tầm hỏa lực của Ukraine.
Đánh giá về sự kiện này, tôi có tham khảo một chuyên gia nước ngoài thì ý kiến của anh này cho rằng, đây như một đòn giải vây cho Avdiivka, nó cho phép quân Ukraine rút bớt lực lượng từ trong thị trấn này ra ngoài đề phòng trường hợp bị vây thật. Nếu dự đoán đó là đúng thì trong ngắn hạn quân Ruzzia có thể sẽ tiến được một chút ở Avdiivka do lực lượng phòng thủ của Ukraine mỏng đi, nhưng về dài hạn thì quân Ruzzia càng không có hi vọng chiếm được thị trấn này.
Một số hình dung cho tương lai.
Trong một bài nào đó trước đây tôi đã viết về cái mốc tháng 11 căn cứ trên tính toán rằng chiến dịch bầu cử của Ruzzia diễn ra vào cuối tháng Ba năm 2024 thì tháng 11 sẽ phải có một số những động tác khởi động. Cụ thể là, Ngày Đoàn kết toàn dân Ruzzia (День народного единства) 4/11/2024 sẽ là ngày Putox đăng đàn tuyên bố chiến thắng trên chiến trường Ukraine và bắt đầu chiến dịch bầu cử quốc gia. Sau đó lễ khai mạc Triển lãm “Ruzzia” cực lớn đã diễn ra nhưng không có sự có mặt của tên độc tài, vốn được dự kiến là CÓ ĐẾN DỰ.
Như vậy là các tính toán của tôi đã báo cáo các bác quả có đúng phần nào, tôi đã viết nếu người Ukraine kéo dài được trận chiến #The_Battle_of_Avdiivka thì bước đầu đã phá được chiến dịch bầu cử này của Putox. Putox không xuất hiện ở cả hai sự kiện, do đó chưa tuyên bố bât đầu chiến dịch bầu cử tổng thống Ruzzia 2024, coi như chiến dịch này bước đầu XÌ HƠI.
Tuy nhiên, thời gian của hắn vẫn còn, vì chiến dịch bầu cử của Ruzzia thường kéo dài 4 tháng, như vậy quỹ thời gian vẫn còn “dư địa” được một tháng, cũng là cao tay. Vậy là, hắn vẫn còn khoảng hai tuần đến cùng lắm là 20 ngày nữa để dứt điểm #The_Battle_of_Avdiivka, nếu không thì sẽ buộc phải hoãn bầu cử. Trong trường hợp đó, chỉ có một lý do duy nhất là tuyên bố đất nước đang ở tình trạng chiến tranh và Tổng thống hiện nay sẽ nắm quyền cho đến khi nào tình trạng đó chấm dứt.
Nhưng với tình thế chính trị của Putox thì đó là điều không thể chấp nhận được, đường đường một cường quốc có vũ khí hạt nhân, có quân đội thứ hai trên thế giới với những vũ khí quy ước cũng kinh khủng mạnh mẽ, mà lại sa lầy đến mức ban bố tình trạng chiến tranh, mà với ai? – với một dân tộc Ukraine theo chính lời của hắn – một dân tộc chưa bao giờ từng tồn tại. Người Việt Nam chúng ta có câu “ếch chết tại miệng” quả không sai.
Có những điều không bao giờ giấu được, kể cả dân chúng Ruzzia cũng đã và ngày càng biết rõ. Số lượng thương binh chở về ngày càng nhiều. Lượng lính chết lại càng không giấu được. Kinh tế kinh khủng về suy thoái, chẳng bao giờ có chuyện “càng cấm vận thì Ruzzia càng mạnh” – quên đi! Nước ta lại chẳng thấm đòn cấm vận mãi rồi còn lạ gì. Hiện nay người đau răng Ruzzia không có vật liệu hàn răng, đến mấy cái tay khoan hỏng còn chẳng nhập khẩu nổi, thì sao người ta không biết hậu quả chiến tranh ra sao. Chưa hết, tình trạng xẻ thịt máy bay trong hàng không Ruzzia, như chúng ta đã tiên đoán từ năm ngoái, năm nay đã diễn ra trầm trọng. Điều này sẽ diễn ra trong ngành đường sắt, khi mà vòng bi Trung Quốc không thể chống chọi được với tải trọng của các đoàn tàu Ruzzia, khi giao thông vận tải tê liệt thì nền kinh tế tê liệt.
Điều đáng kể nhất là lòng tin của dân Ruzzia vào năng lực của quân đội nước này giảm từ 80 xuống 75%. Với truyền thống dối trá thì con số 5% này phải là 30, 40% trên thực tế.
Để thêm thắt vào đó, mùa đông năm nay người Ukraine sẽ “ưu ái” các hệ thống năng lượng Ruzzia: điện, sưởi ấm… người dân Ruzzia sẽ phải đọc các bản giới thiệu nhân vật ứng cử trong giá rét (vui nhỉ!). Chưa hết, như người Ukraine đã tuyên bố đã đến lúc phải hỏi thăm hệ thống kinh tế dầu khí của Ruzzia (công nghiệp lọc dầu) – khi đó thì xong đời Putox. Tôi xin nhắc lại điều tôi đã viết nhiều lần, sẽ không có đối lập nổi lên đánh bại Putox đâu mà sẽ là chính bọn chúng lật Putox, để thay thế hắn bằng một nhân vật khác.
Để luận tội Putox thì có nhiều, chúng ta tạm liệt kê ra đây: đến nay đã có ba cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong cuộc chiến ở Ukraine. Một là việc Ruzzia rút lui khỏi khu vực Kharkiv của Ukraine vào tháng 9 năm 2022 và sau đó là chạy khỏi Kherson, cuộc nổi dậy của lính đánh thuê Wagner thất bại vào tháng 6 năm 2023 và tình trạng bất ổn bài Do Thái ở Bắc Kavkaz vào tháng 10.
Cuộc khủng hoảng đầu tiên đã dẫn đến tuyên bố huy động một phần. Tuy nhiên, hai cuộc khủng hoảng sau đó không dẫn đến nhiều phản ứng thực chất từ chính quyền trung ương Kremlin. Chóp bu Kremlin tính toán rằng theo thời gian, mọi chuyện sẽ lắng xuống và rơi vào quên lãng. Nhưng không, lúc chúng phải lôi ra nói chuyện với nhau thì không có gì bị quên lãng cả.
Vì vậy bất cứ sự cố nào trên chiến trường từ Bakhmut, Avdiivka, Kherson, Crimea… đều có thể dẫn tới biến động trong chính trường Ruzzia – chúng ta cần hình dung rằng hiện nay với Putox, ở Avdiivka quân Ruzzia đánh nhau không thắng, thì đã là thất bại rồi.
Đó cũng là lý do tại sao năm ngoái, khi Putox tuyên bố Ruzzia sáp nhập 4 tỉnh của Ukraine một cách vội vàng – một nước cờ chính trị và hắn tưởng rằng vị thế của hắn sẽ mạnh lên, chuyện này còn làm cho bọn dư luận viên ngu muội người Việt Nam vốn tôn thờ Putox, háo hức tuyên bố: người dân Ruzzia sẽ vùng lên lao vào chiến tranh. Tôi chưa bao giờ nghe thấy một ý kiến ngu ngốc đến cỡ đó! Khi thấy động thái này của Putox, tôi đã phát biểu: về chiến lược, thằng này như thế đã đặt thợ mộc đặt đóng cho hắn cái quan tài. Hắn không chỉ bằng tuyên bố sáp nhập suông mà ngăn người Ukraine tấn công vào những vùng đất họ đang bị chiếm, mà khi đó với người Ruzzia, thì Putox hóa ra không bảo vệ được những vùng đất của mình. Ngu không để đâu cho hết. Như người nào ở Việt Nam nói: tất cả nằm trong tính toán của Putox cả!
Về phía người Ukraine, quá trình bào mòn sức mạnh quân sự của quân đội Ruzzia trên chiến trường có thể diễn ra trong một thời gian nữa mới có những đòn đánh quân sự quyết định. Năm nay rét muộn như thế này, thì theo kinh nghiệm dân gian nó sẽ rét sâu trong một thời gian có thể sẽ ngắn hơn, và thời gian lạnh nhất sẽ là tháng Một năm 2024. Nhưng với thời tiết như thế này thì Ruzzia có thể sẽ không chờ thêm được đến lúc đó, mà từ nay đến giữa tháng 12 sẽ phải cố tấn công rất mạnh ở Avdiivka và có thể, ở Bakhmut và Kupyansk. Cũng có thể dự đoán rằng lúc này chúng đang chuẩn bị cho giai đoạn đó, vì vậy chúng duy trì tấn công bằng bộ binh là chính, đang để dành xe tăng và xe bọc thép.
Nếu Bộ chỉ huy Ukraine cũng dự đoán như thế, thì họ cũng sẽ có phương án đón đánh và lại một trận đánh đẫm máu mới sẽ diễn ra, và chắc chắn thất bại sẽ là cho… Putox, Shói-gù, Gerasimov… và lúc này mới là lúc không gượng nổi. Và lại quay lại với những #đoán_mò trước đây, quân Ukraine khi đó mới có đòn đánh ở Kherson từ Antonovsky theo hướng Dzhankoi – Armiansk; đòn đổ bộ ở Crimea sau khi đánh sập vĩnh viễn cầu Kerch… Nhưng tôi vẫn hi vọng một bất ngờ ở thành phố Donetsk. Mất Donetsk đồng nghĩa với bộ ba Putox, Shói-gù, Gerasimov lên giá treo cổ.
Phúc Lai
Nguồn: https://www.facebook.com/phuc.lai.07/posts/pfbid0ekNsHmb5iXKnXMGVgx68d2ewPMV57SA5P4yKdTZS
Trên chiến trường có gì?
Về tình hình chung trong hơn hai tuần vừa qua, chiến trường Ukraine “giảm nhiệt” – điều này tôi cũng đoán phần nào được tình hình thời tiết sẽ bất lợi cho các hoạt động tác chiến và đã viết khoảng đôi ba lần gì đó từ trước khi xin phép các bác cho nghỉ một thời gian. Và đây là những nội dung trong báo cáo của ISW, tôi xin nhặt ra những ý chính:
– Ngày 22 tháng 11: lực lượng Ukraine và Ruzzia tiếp tục tiến hành các hoạt động tấn công ở miền đông và miền nam Ukraine bất chấp điều kiện thời tiết mưa và tuyết. Cố vấn quản lý quân sự tỉnh Kherson của Ukraina, Serhiy Khlan, tuyên bố vào ngày 20 tháng 11 rằng các cuộc pháo kích của Ruzzia vào bờ phía tây (phải) của tỉnh Kherson đã giảm do điều kiện thời tiết xấu.
– Người phát ngôn Lữ đoàn cơ giới số 14 Ukraine Nadiya Zamryha tuyên bố vào ngày 21 tháng 11 rằng các lực lượng Nga tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công theo hướng Kupyansk bất chấp tuyết và băng giá. Zamryha nói thêm rằng số lượng các cuộc tấn công của Nga có thể sẽ giảm do điều kiện thời tiết nhưng lực lượng Nga sẽ không dừng hoàn toàn các hoạt động tấn công.
– Các blogger Ruzzia tuyên bố vào ngày 20 và 21 tháng 11 rằng cả lực lượng Ruzzia và Ukraine đang gặp khó khăn trong việc vận hành máy bay không người lái, bao gồm cả việc điều chỉnh hỏa lực pháo binh, trong điều kiện thời tiết xấu trên khắp mặt trận.
– Các blogger Ruzzia cũng tuyên bố rằng điều kiện lầy lội đang làm phức tạp việc di chuyển của các phương tiện nhưng cả lực lượng Ukraine và Ruzzia vẫn tiếp tục cơ động và hoạt động theo mọi hướng.
– Bất chấp điều kiện mưa, tuyết, lực lượng Ukraine và Ruzzia vẫn tiếp tục các hoạt động tấn công ở miền đông và miền nam Ukraine. Thời tiết mùa đông lạnh giá có thể thúc đẩy chiến đấu tích cực hơn.
– Ruzzia tuyên bố Ukraine đã tấn công không thành công gần khu vực Zahoruykivka không tồn tại ở phía đông Kupyansk và gần Kreminna và Kuzmyne. Một blogger quân sự Ruzzia tuyên bố Ukraine đã tấn công không thành công gần rừng Serebryanske phía tây nam Kreminna, nơi một blogger quân sự khác tuyên bố đang có những cuộc giao tranh ở địa phương.
– Shói-gù tuyên bố Ruzzia đã ngăn chặn mọi hoạt động đổ bộ của Ukraine theo hướng Kherson và đang gây ra tổn thất “khổng lồ”, điều này nhằm mục đích giảm bớt mối lo ngại của các blogger quân sự về việc Ruzzia không có khả năng đẩy lùi các cuộc tấn công một cách dứt khoát.
– Ruzzia tiếp tục hoạt động gần Avdiivka vào ngày 21 tháng 11 và được cho là đã tiến triển ở một số khu vực. Các nguồn tin Ruzzia tuyên bố Ruzzia đã tiến về phía bắc Krasnohorivka và Stepove phía tây bắc Avdiivka, nhắc lại những tuyên bố gần đây về việc Ukraine rút khỏi Stepove. Các nguồn tin cũng khẳng định Ruzzia đã tiến về phía đông nam Avdiivka và giao tranh vẫn tiếp tục diễn ra gần nhà máy than cốc và Novokalynove ở phía tây bắc. Ukraine cho biết họ đã đẩy lùi các cuộc tấn công ở một số thị trấn gần Avdiivka.
– Ukraine được cho là đã tiến hành các hoạt động không thành công gần Avdiivka nhưng không tiến lên vào ngày 21/11. Một nguồn tin Ruzzia khẳng định Ukraine phản công không thành công gần ga xe lửa phía đông nam Avdiivka.
– Ruzzia tiếp tục tấn công bất thành về phía tây và tây nam thành phố Donetsk vào ngày 21/11. Ukraine cho biết họ đã đẩy lùi các cuộc tấn công của Ruzzia gần Marinka, Pobieda và Novomykhaiivka. Ukraine không tiến hành bất kỳ cuộc tấn công nào được xác nhận hoặc tuyên bố ở đó.
– Các blogger quân sự Ruzzia thừa nhận sự hiện diện của Ukraina ở bờ đông sông Dnipro tỉnh Kherson và phàn nàn rằng các lực lượng không thể ngăn chặn các hoạt động ở đó. Một người tuyên bố cuộc tấn công của Ukraine đã giết chết 76 quân nhân Ruzzia đang được cố gắng điều động.
#Bình_loạn_của_Phúc_Lai: tất cả không nằm ngoài những hình dung từ trước, tôi đã cố gắng thuyết phục quý vị rằng:
Thứ nhất, Ruzzia chiếm xong rồi thì… khổ vì đỗ ở lại đó không được đâu, sẽ bị tấn công thôi và do đó để không bị tấn công, chúng buộc phải tấn công và đúng là chúng vẫn tấn công ở hai điểm đáng kể nhất là Kupyansk và Avdiivka. Còn tấn công như thế nào thì quý vị biết rồi. Tất nhiên tình thế sẽ không dừng lại ở đây, nó tiếp diễn như thế nào xin phép quý vị tôi sẽ tiếp tục ở vài phần sau.
Thứ hai. Người Ukraine sẽ không tấn công ào ạt đâu mà thời gian qua, họ lặng lẽ qua sông – mặc dù đã có những người háo hức vì xe bọc thép (có bác còn bảo là xe tăng) của Ukraine qua sông – tôi vẫn cho rằng họ chỉ qua ở mức độ vừa phải, nhưng theo chiến thuật đánh lấn, mở rộng dần và cứ hễ Ruzzia xua quân tới khắc phục tình hình là xử lý bằng pháo binh để tiêu hao. Sở dĩ có chiến thuật như thế này vì – xin quý vị quá bộ xem bản đồ tôi đánh số 1. Với địa hình như vậy – vùng ngập nước chiếm diện tích lớn không thể tiến hành các hoạt động tấn công cơ động có quy mô lớn được. Trên bản đồ những vùng được gạch ngang bằng những vạch nhỏ chính là những vùng bùn lầy quanh năm. Chỉ có thể cơ động xe cơ giới được khi mặt đất đóng băng khoảng 1 tháng đến hơn, mà hiện nay theo AccuWeather thì Kherson ngày hôm nay thứ Bảy (25/11) mưa, ngày mai Chủ nhật sẽ có tuyết khoảng 1 đến 2cm.
Có điều gì đáng chú ý trong cách thi hành chiến tranh của người Ukraine trên chiến trường?
2.1. Một số điểm sơ lược.
Điều này tôi cũng đã viết rồi, nhưng bây giờ cần phải nhìn nhận lại một lần nữa cho rõ, để quý vị không bị hút vào những tin tức bi quan nhất là khi đọc bài của 1 trong gần 700 tờ báo trong nước, à trong một nước nào đó. Chúng ta cần phải không bị cuốn theo những cách tiếp cận chiến tranh kiểu cũ, là phải chiếm đất. Thực tiễn chiến trường hiện nay cho thấy, như hồi năm ngoái tôi và tư lệnh LHA nói chuyện với nhau, Ruzzia chiếm đất mới là chết – ngay cả bên phía Ukraine chiếm lại được một diện tích đất đáng kể từ chiến dịch mùa thu năm ngoái, cũng sẽ có những khó khăn nhất định trong việc căng lực lượng ra để giữ. Điều đem lại lợi thế hiện nay, là do sự vượt trội về pháo binh của người Ukraine đã làm cho cán cân nghiêng về phía họ.
– Mục đích của người Ukraine rất rõ: hiểu rõ tính chất máy móc của quân sự Ruzzia: cứ bị chiếm mất một vị trí, là phải cố điều quân khắc phục tình hình và tạo điều kiện cho đối phương đánh tiêu hao. Thậm chí từ năm 2014 đến nay, quân đội Ukraine đã tích lũy được đủ kinh nghiệm trong chiến thuật phòng thủ cơ động, thì ngày nay trong cuộc chiến tranh này, quân Ruzzia tấn công không phải là thảm họa với người Ukraine mà chính là thảm họa cho quân Ruzzia. Tình thế hiện nay cho thấy, nhiều trường hợp quân Ruzzia tấn công rồi bị đánh thiệt hại nặng phải lùi về xa hơn và tùy từng trường hợp mà vùng xám đó được quân Ukraine chiếm hoặc vẫn chưa vội chiếm. Một ví dụ cụ thể rõ ràng nhất là ở Ivanivka ngày hôm qua, sau khi quân Ruzzia tấn công ở hai hướng phía bắc và phía đông của Kupyansk và không những không đạt được mục đích mà còn bị thiệt hại và phải lùi về, thì quân Ukraine đã tiến và làm chủ được một diện tích nhất định ở đây (xin xem các bản đồ số 2 và 3).
– Trong một chiến lược lớn hơn, và điều này tôi cũng viết rồi: tiếp tục “bào mòn” năng lực quân sự của Liên bang Ruzzia. Ngày hôm qua một cú tấn công lớn đã diễn ra vào mục tiêu ở Dzhankoi, cửa ngõ bán đảo Crimea bị chiếm đóng và kết quả là một giàn S-300 bị tiêu diệt cùng một kho hậu cần lớn ngay gần đầu mối giao thông. Những “câu chuyện” dạng này chúng ta cũng đã bàn luận từ trước và chắc chắn, nó sẽ diễn ra nhiều hơn trong thời gian tới, cho đến khi nào quân Ruzzia chết đói thì thôi.
2.2. Vậy người Ukraine đã chuẩn bị những gì cho câu chuyện này? ATACMS đâu? F-16 đâu?
ATACMS ở đâu tôi không biết, nhưng chắc chắn bây giờ chưa phải lúc dùng nó. Về F-16 thì… các thông tin về chương trình đào tạo phi công nói chung là… rất khó hiểu. Loại máy bay này được cho là – một dòng ý kiến thấy nó đem lại hi vọng cho người Ukraine trên chiến trường và dòng ý kiến khác lại cho rằng nó khá lỗi thời không chắc đã thắng được máy bay Ruzzia. Dù thế nào chăng nữa, thì hiện tại năng lực của không quân Ruzzia đã suy giảm tương đối nhiều và cơ hội để các cổ động viên hiếu chiến cả hai bên được chứng kiến những trận không chiến cũng không phải là cao. Nhưng F-16 chỉ xuất hiện khi quân Ukraine tiến hành những chiến dịch tấn công và bây giờ cũng chưa phải lúc.
Nhưng… người Ukraine cũng không ngồi yên. Sau sáu tháng tưởng chừng đã biến mất, tên lửa đạn đạo Tochka của Ukraine lại xuất hiện trở lại.
Khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, có tới 500 tên lửa đạn đạo Tochka còn lại trong các kho của quân đội Liên Xô trên lãnh thổ Ukraine. Trước thời điểm cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine nổ ra tháng 2/2022, kho Tochka của quân đội Ukraine đã giảm xuống còn 90 tên lửa trong tình trạng sẵn sàng. Điều này là có nguyên nhân của nó. Tochka nặng 2 tấn, tầm bắn trên 100 ki-lô-mét với đầu đạn nặng gần 500kg, dẫn đường bằng quán tính có động cơ nhiên liệu rắn một tầng. Nhiên liệu tên lửa dạng rắn sẽ bị quá hạn và không sử dụng được nữa sau một thời gian nhất định.
Đơn vị duy nhất được trang bị tên lửa của quân đội Ukraine được biết đến trên các nguồn tin công khai là Lữ đoàn tên lửa số 19. Trong cuộc chiến tranh này, từ khi nó nổ ra cho đến tận mùa hè năm 2023, hiếm khi thấy bất kỳ bằng chứng nào về vụ phóng Tochka của quân đội Ukraine; điều này cho thấy có thể họ đã bắn gần như toàn bộ số Tochka còn có thể dùng được của họ.
Vậy mà Tochka đã trở lại! Tuần qua một bức ảnh được lan truyền trên mạng xã hội cho thấy phần còn lại của một quả tên lửa dạng Tochka ở Belgorod. Mục tiêu là một đơm vị quân sự nào đó chỉ cách biên giới Ruzzia – Ukraine vài ki-lô-mét. Một cuộc tấn công khác của Tochka nhằm vào lực lượng Ruzzia ở Donetsk bị chiếm đóng, được cho là đã diễn ra hai ngày trước đó.
Việc Ukraine lại sử dụng Tochka cũng không có gì đáng ngạc nhiên vì họ từ lâu đã sở hữu một trong những ngành công nghiệp tên lửa lớn nhất châu Âu: Khu phức hợp Yuzhmash hay còn gọi là Pivdenmash ở Dnipro, sản xuất nhiều loại tên lửa và bộ phận tên lửa cho cả các vụ phóng vào không gian vũ trụ và sử dụng cho mục đích quân sự…
Phải chăng vụ tấn công Dzhankoi hôm qua, là do Tochka? Rất có thể, vì nó rất vừa tầm và với hậu quả lớn như vậy, khó có thể cho rằng drone là “thủ phạm” của vụ tấn công này.
Còn tôi thì xin báo cáo lại với quý vị, rằng từ khi chúng ta còn mơ hồ về việc có hay không có ATACMS, tôi đã viết rằng người Ukraine sẽ có những thứ vũ khí của họ, vì đằng nào cũng phải có những cái đó họ mới tấn công được những mục tiêu trên lãnh thổ của Ruzzia.
“Cầu Kerch bị phá hủy!” – Sẽ có rất nhiều điều bất ngờ và cũng sẽ sớm thôi!
Đó là lời của người đứng đầu SBU Vasyl Malyuk trong bộ phim tài liệu trên kênh truyền hình 1+1, “SBU – Chiến dịch Chiến thắng Đặc biệt. Giải mật (vụ) cầu Crimea.” Trong chương trình này, Malyuk đã nói về việc Cơ quan An ninh Ukraine đã cho nổ tung cây cầu như thế nào, đặc biệt là với sự trợ giúp của drone không người lái dưới nước “Sea Baby.”
Theo lời ông Malyuk: “Chúng tôi thực sự đã đảo ngược triết lý hoạt động hải quân. Chúng tôi đã phá hủy huyền thoại về sự bất khả chiến bại của lá cờ Nga. Đây là một đất nước dối trá. Cây cầu sẽ diệt vong. Sẽ có nhiều điều bất ngờ sau này này, và không chỉ liên quan đến cây cầu Crimea.”
Bọn Ruzzia đã huênh hoang với cả thế giới rằng cây cầu với hệ thống bảo vệ trị giá 1 tỷ đô-la Mỹ là công trình được bảo vệ tốt nhất trên thế giới. Nhưng người Ukraine đã chứng minh: “Này, phét lác vừa thôi”. Các cuộc tấn công thành công của SBU vào cầu Kerch đã cắt đứt huyết mạch hậu cần này của Ruzzia và như tôi đã báo cáo trong bài trước, bây giờ quân chiếm đóng buộc phải vận chuyển vũ khí, đạn dược và cả thức ăn cho quân của chúng bằng phà biển.
Malyuk nói thêm: “Sea Baby” của SBU được chế tạo không chỉ là drone không người lái của hải quân mà còn là một nền tảng đa năng, hiện nay được sử dụng rất tích cực để bảo vệ đất nước Ukraine. Để tiến hành chiến dịch này, SBU có tài liệu mật về việc xây dựng cây cầu Kerch và cũng thu thập dữ liệu từ các nguồn công khai từ chính người của chúng. Ví dụ, một người phụ nữ đã quay video khi đang nghỉ ngơi trên du thuyền mà nhờ đó, có thể nhìn thấy rõ cấu trúc của vòm cầu.
Nội dung chính của bộ phim tài liệu về việc phá hoại cây cầu này có điểm nhấn là đích thân Tổng thống Zelenskyy ra lệnh phá hủy nó. Tổng thống đã được thông báo về sự sẵn sàng 3 tháng trước khi hoạt động.
Phải mất 4 tháng để đào tạo một phi công điều khiển drone không người lái mặt nước. Các binh sĩ Ukraine đã vượt qua khóa học nhận dạng tàu bè ở biển Đen nhanh nhất từ trước đến nay. 5 drone không người lái mặt nước đã được sử dụng để làm nổ tung cây cầu – mọi việc phải hoàn thành trước 2 giờ sáng. Chúng được điều khiển từ Kyiv cách mục tiêu khoảng 1.000 ki-lô-mét.
Để theo dõi thêm, xin quý vị đọc lại bài ngày 15/8 của tôi về tình hình cầu Kerch:
https://www.facebook.com/phuc.lai.07/posts/948809609540430
Đến đây chúng ta có thể khẳng định rằng tất cả những trò “phục hồi hoàn toàn hoạt động của cầu Kerch” của Ruzzia, là bịp bợm 100% vì nếu đúng, thì quân Ruzzia ở Kherson không đến nỗi đói đến cỡ như hiện nay – mạng xã hội Ruzzia đang không giấu diếm nổi tình trạng đói cả thức ăn lẫn đạn trên chiến trường và một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất của câu chuyện hậu cần, là thiếu nhiên liệu.
Chưa dừng lại ở đó: du kích Ukraine được cho thấy là đang ngày càng hoạt động mạnh đặc biệt là vùng Kherson bị chiếm đóng. Cách đây 2 ngày một đoàn xe lớn đang đi ra chiến trường bị diệt. Tình hình đang lặp lại hồi tháng Ba – tháng Tư năm ngoái ở miền Bắc gần Kharkiv: quân Ruzzia phải dùng xe bọc thép để vận chuyển nhu yếu phẩm và đạn…
Đập tan luận điệu bịp bợm của cả bọn quân sự Ruzzia lẫn bọn dư luận viên “shit Putox thơm.”
Những ngày chiến trường suy giảm các hoạt động của cả hai bên, cũng là những ngày có rất nhiều ý kiến – thậm chí từ các chuyên gia phương Tây cho rằng cuộc chiến đang đi vào bế tắc và điều đáng nó là phần lớn chúng có xuất phát điểm với lý luận rằng: “Người Ukraine đã thất bại nặng nề trong chiến dịch tấn công mùa hè dẫn đến việc họ không còn khả năng quân sự nữa.” Điều này cũng được khẳng định qua chính mồm của Bộ trưởng quốc phòng Ruzzia, Shói-gù: quân đội Ukraine coi như không còn gì, các lữ đoàn phương Tây bị tiêu diệt hoàn toàn, tổng cộng đã mất đến 90.000 quân lính trên chiến trường.
Bọn phản động đó nói rằng cuộc phản công của Ukraine đã thất bại, bất chấp NATO cung cấp vũ khí tốt nhất, huấn luyện binh lính Ukraine bởi những huấn luyện viên giỏi nhất, được lên kế hoạch bởi những chiến lược gia giỏi nhất, Ukraine đã sử dụng những binh sĩ giỏi nhất của mình (còn gọi là “các Lữ đoàn phương Tây”) được hỗ trợ bởi các sĩ quan chỉ huy và cả tình báo của Mỹ?
Bullshit. Nếu thực sự cuộc phản công này là thất bại, chúng ta phải nhìn thấy hàng trăm xe tăng bị phá hủy và hàng chục, thậm chí hàng trăm nghìn binh sĩ Ukraine thiệt mạng trên chiến trường đã diễn ra cuộc phản công. Tôi không biết quý vị nắm tình hình ra sao, nhưng ngay cả trên các nguồn thông tin của Ruzzia mà sau đó, truyền thông xứ nào đó vội vàng vồ lấy, tôi không thấy các hoạt động đó hoặc bất kỳ hoạt động nào khác mà chúng ta có thể gọi là một cuộc “phản công toàn diện” (tương tự như Chiến dịch mùa thu năm 2022),
Tôi phải nói rằng nó – cuộc phản công kiểu Blitzkrieg đó chưa bao giờ xảy ra như một số người mong đợi, và do đó nó làm gì có để bị coi là thất bại. Chúng ta không bao giờ thấy hàng trăm xe tăng của NATO viện trợ cho Ukraine bị đốt cháy trên chiến trường – điều mà nếu có thật thì truyền thông Ruzzia không bao giờ tha để vội vàng tóm lấy, làm rùm beng lên. Không có một cái nào cả, hay chính xác là chỉ vài cái!
Vì vậy nếu ai đó nói với tôi rằng, cuộc phản công đó chỉ là một kế hoạch nghi binh – vì phòng tuyến Surovikin được Ruzzia xây dựng công khai và chắc chắn là người Ukraine biết – thì tôi sẽ không nghi ngờ điều đó. Họ làm như vậy để người Ruzzia tin rằng sau “phản công” lực lượng vũ trang Ukraine sẽ không còn gì, và Ruzzia sẽ lại tấn công, và sập bẫy. Đến bây giờ thì tôi cũng không hề nghi ngờ rằng, người Ruzzia có thể không biết, phần nhiều là giả vờ không biết rằng người Ukraine vẫn còn lực lượng, nhưng buộc phải chấp nhận một trận đánh chiếm thành phố khác – trận đánh mà chúng ta vẫn đang quan tâm #The_Battle_of_Avdiivka. Ruzzia không có cách nào khác để xua quân lao vào đó cố kiếm một chiến thắng cho chiến dịch bầu cử của Putox, và tổn thất kinh khủng về cả nhân lực lẫn vũ khí.
Vậy cuộc phản công đó của người Ukraine có diễn ra không và đã – đang diễn ra như thế nào? Có ai tên là “thất bại” ở đây không?
Tôi sẽ không nhắc chuyện “cuộc chiến tranh 3 ngày” để tóm gọn Chính phủ Zelenskyy phá sản như thế nào nữa. Nhưng cần khẳng định rằng, sau đó chiến dịch #The_Battle_of_Donbas kết thúc thất bại cho Ruzzia – chỉ chiếm được hai thành phố là Sieviedonetsk và Lysychansk với một cái giá rất lớn về nhân lực của cả hai bên nhưng có một cái giá cực lớn về đạn pháo và nòng pháo của Ruzzia mà hậu quả của nó đến nay vẫn rất rõ: Putox đi cầu xin đạn dược và pháo binh của Kim Văn Uỷn. Toàn bộ Donbas không chiếm được và quân đội Ruzzia sa vào đà đi xuống, sau đó là chiến dịch mùa thu bị người Ukraine đòi lại phía đông tỉnh Kharkiv, thị trấn Lyman cuối cùng chính thành phố Kherson cũng không giữ được.
Hai thành phố Sieviedonetsk và Lysychansk với Ukraine là đáng kể về ĐẤT ĐAI, nhưng cái mất của Ruzzia về chiến lược là cực kỳ nghiêm trọng và không thể bù đắp được. Có thể nói Ruzzia đi từ thất bại này đến thất bại khác. Trận đánh #The_Battle_of_Bakhmut cũng tương tự như vậy, nó làm hao tổn của Ruzzia những lực lượng cực kỳ lớn.
Trong những lần người Ukraine chiếm lại được đất, chúng ta đều chứng kiến những diễn biến rất ngoạn mục, khi họ đuổi quân Ruzzia chạy không kịp nhìn ra đằng sau. Trong khi đó những gì Ruzzia chiếm được đều với những cái giá cực lớn.
Không, tôi không phải là nhà phân tích quân sự, nên tôi nhìn thấy những điều khác ngoài những điều trên. Hòng bẻ gãy ý chí của người Ukraine, Putox cho bắn tên lửa và thả drone trên toàn đất nước này, đến mức một nửa hệ thống điện của Ukraine bị đánh sập vào cùng một thời điểm – đó là mùa đông năm ngoái. Vậy sau đó, chúng ta có thấy người Ukraine gục ngã không? Không! Trước đó, hắn tức tên tội phạm Putox còn ra lệnh phong tỏa biển Đen để Ukraine không xuất khẩu được ngũ cốc, làm cho dân Ukraine chết đói.
Nhưng dân Ukraine vẫn sản xuất ngũ cốc. Và lưới điện của Ukraine được phục hồi một cách kỳ diệu. Không những thế, có vẻ như hệ thống này đã được “ngầm hóa” một cách ngoạn mục hoàn toàn có thể thách thức những mưu ma chước quỷ của bè lũ Putox. Phát-xít Đức đã tưởng rằng Anh quốc sẽ nhượng bộ trước kế hoạch khủng bố bằng bom bay V-2 vào các thành phố – chúng đã sai. Và bây giờ thì Putox cũng đang sai lầm nghiêm trọng. Hắn chỉ làm cho ý chí chiến đấu của người Ukraine thêm mạnh mẽ mà thôi.
Chưa hết. Cầu Kerch bị đánh lần thứ hai, làm cho quân Ruzzia ở chiến trường miền Nam chỉ còn cách ôm bụng đói nằm sau bãi mìn, thứ sẽ làm cho chúng không thể tấn công đi đâu được nữa. Hạm đội biển Đen của Ruzzia bị đánh hết tàu này đến tàu khác, cái chìm cái cháy, cái bị tử thương và phải cao chạy xa bay về Novorossisk – thật nhục nhã – mà bởi ai, bởi một lực lượng Hải quân không còn tàu chiến!
Bây giờ thì là lúc người Ukraine có thể xuất khẩu được ngũ cốc còn nếu tàu Ruzzia qua lại biển Đen, hoàn toàn có thể bị đánh chìm!
Còn nữa. Lực lượng không quân Ruzzia từ đầu chiến tranh làm mưa làm gió trên chiến trường, thì bây giờ tháo chạy về tận Taganrog mà vẫn bị tấn công. Không có không quân, lại thiếu pháo binh quân Ruzzia trên chiến trường như một lũ bù nhìn giữ dưa, lao lên làm bia thịt trước đạn pháo chùm của người Ukraine. Thật là bi kịch.
Đó là người Ukraine chưa bao giờ được phương Tây trang bị những loại vũ khí, hệ thống vũ khí đặc biệt là vũ khí tấn công tốt nhất và hiện đại nhất. Trên thực tế thì họ hầu hết được viện trợ một cách hết sức từ từ và nhỏ giọt bằng các loại vũ khí cũ và lỗi thời với số lượng hạn chế. Đặc biệt Ukraine chỉ được trang bị những loại vũ khí phòng thủ nhằm giảm bớt tác hại của các cuộc tấn công khủng bố của Ruzzia nhằm vào dân thường, cơ sở dân sự và tài sản cơ sở hạ tầng mà thôi.
Điểm qua một số điều trên, chúng ta nhận ra ai là người có tên là “phản công” – đó là một chiến lược to lớn mà về lâu về dài, nó làm cho bộ máy quân sự của Ruzzia không còn sức lực. Sau cuộc chiến này, Ruzzia sẽ phải mất 20 – 30 năm trong điều kiện bình thường để phục hồi như trước chiến tranh.
Vậy theo quý vị, nếu cái gọi là “phản công” như trên đây, thì nó thắng lợi hay thất bại? Nhân đây tôi cũng xin đề nghị quý vị, hết sức cảnh giác với một số “trẻ trâu” thích phân tích “sư đoàn này, lữ đoàn kia…” say mê với những chiến dịch phản công hoành tráng. Sẽ không bao giờ có chuyện như thế mà cuộc chiến này sẽ tiếp tục kéo dài thử thách lòng kiên nhẫn của chúng ta cho đến một ngày, hay một sớm mai ngủ dậy quý vị thấy Putox đã bị hạ bệ và chiến tranh sẽ chấm dứt một cách bất ngờ như thế.
Những diễn biến chiến trường nào cho phép một số nguồn phản động tung tin rằng chiến tranh thì bế tắc và người Ukraine thì đang thua?
Trên đây tôi đã nói về cách thi hành chiến tranh của người Ukraine, thực chất là chiến thuật của họ với ví dụ cụ thể ở Kupyansk cách đây một đến hai ngày. Thế nhưng, tình hình ở Bakhmut và Avdiivka cũng trong khoảng 3 ngày vừa qua có những diễn biến có thể nói là bất lợi cho quân Ukraine, sự thực như thế nào?
Cụ thể, một số nguồn tin Ruzzia (được báo chí trong nước nào đó hào hứng đưa tin) cho rằng quân Ruzzia phản công ở Klishchiivka ( https://maps.app.goo.gl/Sw8CpL3Cyb91ybFD8 ) (điểm cao hôm nào đó bị quân Ukraine chiếm được) và chiếm lại được làng – trên thực tế, hóa ra đó là tin giả do bọn blogger thân Kremlin tung ra và hôm qua các nguồn phân tích quân sự đã xác minh quân Ukraine vẫn làm chủ điểm cao này và từ đó khống chế quân Ruzzia trong cái chảo Bakhmut.
Một tin nữa còn xác thực hơn, mà theo bạn Facebook của tôi, bác NTT cho biết ở phía đông nam Avdiivka quân Ruzzia tiến được 800 mét trong… 10 ngày và ở phía bắc thì chúng cố mở rộng khu vực đã chiếm được. Còn báo chí nước nào đó thì dẫn tin của tài khoảng Rybar (thân Kremlin) thì sung sướng đưa tin quân Ruzzia chuẩn bị khép vòng vây ở Avdiivka – thị trấn bị vây chỉ trong vài ngày nữa. Bài báo này là một ví dụ:
https://dantri.com.vn/…/chien-su-ukraine-2311-tang…
nhưng chuyện này thì… có thể tin được, nhưng cần phải xem xét nó dưới một cái nhìn tổng quát hơn, và tôi xin phép lần ngược lại khoảng một tuần kể từ hôm nay, chúng ta đến với thị xã Horlivka ( https://maps.app.goo.gl/mUYFHD6piE4tFw5s6 ). Thị xã nằm ở phía bắc thành phố Donetsk, đường chim bay dưới 20 ki-lô-mét và trong chiến dịch này của quân Ruzzia, nó được sử dụng như trung tâm hậu cần của Ruzzia. Từ đầu tháng 10, các thành viên mạng xã hội người Ruzzia đã nói về “địa ngục Horlivka” khi các bệnh viện dã chiến ở đó quá tải đầy ngập thương binh Ruzzia.
Khoảng ngày 18/11 tức cách đây đúng một tuần, người Ukraine bắt đầu tổ chức phản công khá mạnh ít nhất ba mũi đồng loạt vào các địa danh như Shumy ( https://maps.app.goo.gl/mSu2at2Um8CGMMo27 ), Zalizne ( https://maps.app.goo.gl/V2N28ebqsDyVSixcA ) và Niu-York ( https://maps.app.goo.gl/P8GkqfDdBxxUiRMo8 ), nhưng có thể do say máu Ruzzia cố gắng cho quân lao ra từ Horlivka (được biết ở thị xã này chúng có đến 40.000 quân cả lành lặn lẫn thương binh) https://maps.app.goo.gl/P8GkqfDdBxxUiRMo811 báo cáo của Bộ tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết riêng hôm đó quân Ruzzia thiệt hại 1190 nhân mạng, 13 xe tăng và 25 xe bọc thép (xin quý vị xem bản đồ số 5).
Đến ngày hôm nay, theo bản đồ (tôi đánh số 6) của ISW, thì quân Ukraine vẫn làm chủ được một khu vực tô màu xanh phía tây của Horlivka, nó làm cho tuyến đường tiếp tế cho chiến trường Avdiivka từ Horlivka của quân Ruzzia càng nằm dưới tầm hỏa lực của Ukraine.
Đánh giá về sự kiện này, tôi có tham khảo một chuyên gia nước ngoài thì ý kiến của anh này cho rằng, đây như một đòn giải vây cho Avdiivka, nó cho phép quân Ukraine rút bớt lực lượng từ trong thị trấn này ra ngoài đề phòng trường hợp bị vây thật. Nếu dự đoán đó là đúng thì trong ngắn hạn quân Ruzzia có thể sẽ tiến được một chút ở Avdiivka do lực lượng phòng thủ của Ukraine mỏng đi, nhưng về dài hạn thì quân Ruzzia càng không có hi vọng chiếm được thị trấn này.
Một số hình dung cho tương lai.
Trong một bài nào đó trước đây tôi đã viết về cái mốc tháng 11 căn cứ trên tính toán rằng chiến dịch bầu cử của Ruzzia diễn ra vào cuối tháng Ba năm 2024 thì tháng 11 sẽ phải có một số những động tác khởi động. Cụ thể là, Ngày Đoàn kết toàn dân Ruzzia (День народного единства) 4/11/2024 sẽ là ngày Putox đăng đàn tuyên bố chiến thắng trên chiến trường Ukraine và bắt đầu chiến dịch bầu cử quốc gia. Sau đó lễ khai mạc Triển lãm “Ruzzia” cực lớn đã diễn ra nhưng không có sự có mặt của tên độc tài, vốn được dự kiến là CÓ ĐẾN DỰ.
Như vậy là các tính toán của tôi đã báo cáo các bác quả có đúng phần nào, tôi đã viết nếu người Ukraine kéo dài được trận chiến #The_Battle_of_Avdiivka thì bước đầu đã phá được chiến dịch bầu cử này của Putox. Putox không xuất hiện ở cả hai sự kiện, do đó chưa tuyên bố bât đầu chiến dịch bầu cử tổng thống Ruzzia 2024, coi như chiến dịch này bước đầu XÌ HƠI.
Tuy nhiên, thời gian của hắn vẫn còn, vì chiến dịch bầu cử của Ruzzia thường kéo dài 4 tháng, như vậy quỹ thời gian vẫn còn “dư địa” được một tháng, cũng là cao tay. Vậy là, hắn vẫn còn khoảng hai tuần đến cùng lắm là 20 ngày nữa để dứt điểm #The_Battle_of_Avdiivka, nếu không thì sẽ buộc phải hoãn bầu cử. Trong trường hợp đó, chỉ có một lý do duy nhất là tuyên bố đất nước đang ở tình trạng chiến tranh và Tổng thống hiện nay sẽ nắm quyền cho đến khi nào tình trạng đó chấm dứt.
Nhưng với tình thế chính trị của Putox thì đó là điều không thể chấp nhận được, đường đường một cường quốc có vũ khí hạt nhân, có quân đội thứ hai trên thế giới với những vũ khí quy ước cũng kinh khủng mạnh mẽ, mà lại sa lầy đến mức ban bố tình trạng chiến tranh, mà với ai? – với một dân tộc Ukraine theo chính lời của hắn – một dân tộc chưa bao giờ từng tồn tại. Người Việt Nam chúng ta có câu “ếch chết tại miệng” quả không sai.
Có những điều không bao giờ giấu được, kể cả dân chúng Ruzzia cũng đã và ngày càng biết rõ. Số lượng thương binh chở về ngày càng nhiều. Lượng lính chết lại càng không giấu được. Kinh tế kinh khủng về suy thoái, chẳng bao giờ có chuyện “càng cấm vận thì Ruzzia càng mạnh” – quên đi! Nước ta lại chẳng thấm đòn cấm vận mãi rồi còn lạ gì. Hiện nay người đau răng Ruzzia không có vật liệu hàn răng, đến mấy cái tay khoan hỏng còn chẳng nhập khẩu nổi, thì sao người ta không biết hậu quả chiến tranh ra sao. Chưa hết, tình trạng xẻ thịt máy bay trong hàng không Ruzzia, như chúng ta đã tiên đoán từ năm ngoái, năm nay đã diễn ra trầm trọng. Điều này sẽ diễn ra trong ngành đường sắt, khi mà vòng bi Trung Quốc không thể chống chọi được với tải trọng của các đoàn tàu Ruzzia, khi giao thông vận tải tê liệt thì nền kinh tế tê liệt.
Điều đáng kể nhất là lòng tin của dân Ruzzia vào năng lực của quân đội nước này giảm từ 80 xuống 75%. Với truyền thống dối trá thì con số 5% này phải là 30, 40% trên thực tế.
Để thêm thắt vào đó, mùa đông năm nay người Ukraine sẽ “ưu ái” các hệ thống năng lượng Ruzzia: điện, sưởi ấm… người dân Ruzzia sẽ phải đọc các bản giới thiệu nhân vật ứng cử trong giá rét (vui nhỉ!). Chưa hết, như người Ukraine đã tuyên bố đã đến lúc phải hỏi thăm hệ thống kinh tế dầu khí của Ruzzia (công nghiệp lọc dầu) – khi đó thì xong đời Putox. Tôi xin nhắc lại điều tôi đã viết nhiều lần, sẽ không có đối lập nổi lên đánh bại Putox đâu mà sẽ là chính bọn chúng lật Putox, để thay thế hắn bằng một nhân vật khác.
Để luận tội Putox thì có nhiều, chúng ta tạm liệt kê ra đây: đến nay đã có ba cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong cuộc chiến ở Ukraine. Một là việc Ruzzia rút lui khỏi khu vực Kharkiv của Ukraine vào tháng 9 năm 2022 và sau đó là chạy khỏi Kherson, cuộc nổi dậy của lính đánh thuê Wagner thất bại vào tháng 6 năm 2023 và tình trạng bất ổn bài Do Thái ở Bắc Kavkaz vào tháng 10.
Cuộc khủng hoảng đầu tiên đã dẫn đến tuyên bố huy động một phần. Tuy nhiên, hai cuộc khủng hoảng sau đó không dẫn đến nhiều phản ứng thực chất từ chính quyền trung ương Kremlin. Chóp bu Kremlin tính toán rằng theo thời gian, mọi chuyện sẽ lắng xuống và rơi vào quên lãng. Nhưng không, lúc chúng phải lôi ra nói chuyện với nhau thì không có gì bị quên lãng cả.
Vì vậy bất cứ sự cố nào trên chiến trường từ Bakhmut, Avdiivka, Kherson, Crimea… đều có thể dẫn tới biến động trong chính trường Ruzzia – chúng ta cần hình dung rằng hiện nay với Putox, ở Avdiivka quân Ruzzia đánh nhau không thắng, thì đã là thất bại rồi.
Đó cũng là lý do tại sao năm ngoái, khi Putox tuyên bố Ruzzia sáp nhập 4 tỉnh của Ukraine một cách vội vàng – một nước cờ chính trị và hắn tưởng rằng vị thế của hắn sẽ mạnh lên, chuyện này còn làm cho bọn dư luận viên ngu muội người Việt Nam vốn tôn thờ Putox, háo hức tuyên bố: người dân Ruzzia sẽ vùng lên lao vào chiến tranh. Tôi chưa bao giờ nghe thấy một ý kiến ngu ngốc đến cỡ đó! Khi thấy động thái này của Putox, tôi đã phát biểu: về chiến lược, thằng này như thế đã đặt thợ mộc đặt đóng cho hắn cái quan tài. Hắn không chỉ bằng tuyên bố sáp nhập suông mà ngăn người Ukraine tấn công vào những vùng đất họ đang bị chiếm, mà khi đó với người Ruzzia, thì Putox hóa ra không bảo vệ được những vùng đất của mình. Ngu không để đâu cho hết. Như người nào ở Việt Nam nói: tất cả nằm trong tính toán của Putox cả!
Về phía người Ukraine, quá trình bào mòn sức mạnh quân sự của quân đội Ruzzia trên chiến trường có thể diễn ra trong một thời gian nữa mới có những đòn đánh quân sự quyết định. Năm nay rét muộn như thế này, thì theo kinh nghiệm dân gian nó sẽ rét sâu trong một thời gian có thể sẽ ngắn hơn, và thời gian lạnh nhất sẽ là tháng Một năm 2024. Nhưng với thời tiết như thế này thì Ruzzia có thể sẽ không chờ thêm được đến lúc đó, mà từ nay đến giữa tháng 12 sẽ phải cố tấn công rất mạnh ở Avdiivka và có thể, ở Bakhmut và Kupyansk. Cũng có thể dự đoán rằng lúc này chúng đang chuẩn bị cho giai đoạn đó, vì vậy chúng duy trì tấn công bằng bộ binh là chính, đang để dành xe tăng và xe bọc thép.
Nếu Bộ chỉ huy Ukraine cũng dự đoán như thế, thì họ cũng sẽ có phương án đón đánh và lại một trận đánh đẫm máu mới sẽ diễn ra, và chắc chắn thất bại sẽ là cho… Putox, Shói-gù, Gerasimov… và lúc này mới là lúc không gượng nổi. Và lại quay lại với những #đoán_mò trước đây, quân Ukraine khi đó mới có đòn đánh ở Kherson từ Antonovsky theo hướng Dzhankoi – Armiansk; đòn đổ bộ ở Crimea sau khi đánh sập vĩnh viễn cầu Kerch… Nhưng tôi vẫn hi vọng một bất ngờ ở thành phố Donetsk. Mất Donetsk đồng nghĩa với bộ ba Putox, Shói-gù, Gerasimov lên giá treo cổ.
Phúc Lai
Nguồn: https://www.facebook.com/phuc.lai.07/posts/pfbid0ekNsHmb5iXKnXMGVgx68d2ewPMV57SA5P4yKdTZS
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Cuộc tấn công dữ dội bằng máy bay không người lái của Nga đã phá vỡ sự yên bình của Kyiv (Fredrick Kunkle and Kostiantyn Khudov)
Các nhân viên dọn dẹp các mảnh vỡ bên trong một trường mẫu giáo bị hư hại
trong cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Nga vào Kiev hôm thứ Bảy 25/11.
KYIV – Nga đã phóng một loạt máy bay không người lái mang theo chất nổ dữ dội vào Kyiv và các mục tiêu khác vào sáng sớm thứ Bảy 25/11, làm gián đoạn tình trạng bình lặng đã kéo dài một tuần ở thủ đô Ukraine và làm tăng thêm tâm trạng u ám của thủ đô này.
Quân đội Ukraine cho biết lực lượng phòng không đã phá hủy 74 trong số 75 máy bay không người lái Shahed do Iran sản xuất trong cuộc tấn công kéo dài 6 giờ, bao gồm hàng chục máy bay nhắm vào Kyiv, mà thị trưởng thành phố này cho biết là cuộc tấn công bằng máy bay không người lái lớn nhất kể từ cuộc xâm lược của Nga vào tháng 2 năm 2022.
Thị trưởng Kyiv Vitali Klitschko cho biết trong một bài đăng trên Telegram rằng tất cả các máy bay không người lái hướng tới Kyiv đều bị chặn và phá hủy, mặc dù các mảnh vỡ đã rơi trúng một trường mẫu giáo, gây ra một số đám cháy và làm 5 người bị thương, trong đó có một trẻ 11 tuổi.
Một ngày ồn ào nhất trong nhiều tuần, nếu không nói là nhiều tháng, đến như một lời nhắc nhở về những ngày khó khăn hơn phía trước – với nhiều người Ukraine chuẩn bị cho việc Nga tấn công cơ sở hạ tầng dân sự trong suốt mùa đông. Nhưng ở Kyiv, nỗi sợ hãi đó đã chìm sâu vào bầu không khí yên tĩnh kỳ lạ trong những tuần gần đây.
Mykola Yarmoluk, 68 tuổi, một thành viên đã nghỉ hưu của cơ quan ngoại giao Ukraine, cho biết chỉ vài ngày trước cuộc tấn công bằng máy bay không người lái rạng sáng hôm thứ Bảy: “Thành thật mà nói, ở Kyiv, chúng tôi không còn cảm thấy chiến tranh nhiều nữa.”
Yarmoluk cho biết nhiều xác xe tăng Nga bị cháy sém và rỉ sét được trưng bày trong thành phố đã lùi dần về dĩ vãng, cũng như ký ức về tiếng còi báo động không kích hàng đêm và các cuộc không kích của Nga.
Các bao cát vẫn được chất thành đống để phòng thủ gần các tòa nhà chính phủ quan trọng và hai sân bay ở Kyiv vẫn còn đang tan hoang. Những vị khách cấp cao, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, người đã đến đây vào cuối tuần trước, vẫn phải đi tới Kiev qua Ba Lan bằng đường bộ.
Nhưng trong nhiều tuần, thủ đô này nhìn chung khá yên tĩnh, dù không thoải mái, ngay cả khi giao tranh ác liệt vẫn tiếp diễn ở mặt trận phía đông và phía nam.
Theo các phương tiện truyền thông Ukraine, trong cuộc tấn công suốt đêm, Nga đã điều động các đợt máy bay không người lái từ nhiều hướng khác nhau và trên nhiều đường bay khác nhau nhằm gây nhầm lẫn cho lực lượng phòng không Ukraine.
Lực lượng không quân Ukraine cho biết trên kênh Telegram của mình rằng 15 trong số 20 máy bay không người lái đã bị bắn hạ trên không phận ở các vùng Kyiv, Poltava và Cherkasy. Một tên lửa của Nga đã được phóng vào Kyiv vào ngày 11 tháng 11 nhưng đã bị đánh chặn.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gợi ý rằng cuộc tấn công bằng máy bay không người lái lớn hôm thứ Bảy trùng với ngày người Ukraine tưởng niệm Holodomor, nạn đói do nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin gây ra vào đầu những năm 1930 mà đã giết chết hàng triệu người Ukraine.
Yarmoluk, nhà ngoại giao Ukraine đã nghỉ hưu cho biết: “Chúng tôi có một lựa chọn: tiếp tục sống và tiếp tục chiến đấu”. Ông cho biết ông và nhiều người Ukraine khác vẫn lạc quan một cách ngoan cường.
Bất chấp tình hình tương đối yên tĩnh, bầu không khí ở Kiev đã trở nên u ám trong nhiều tuần, khi các quan chức quân sự cấp cao thừa nhận rằng cuộc phản công được chờ đợi từ lâu của Ukraine phần lớn đã bị đình trệ và sự chú ý của quốc tế đang chuyển sang cuộc chiến ở Dải Gaza.
Các quan chức ở Kyiv cũng thận trọng theo dõi khi một số đảng viên Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ chặn viện trợ bổ sung cho Ukraine do Tổng thống Biden đề xuất, và khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đang xin hỗ trợ nỗ lực chiến tranh từ các nước Iran và Bắc Triều Tiên.
Ở trong nước, tinh thần quyết tâm và đoàn kết đã giúp Ukraine đoàn kết chống lại kẻ thù mạnh hơn đã nhường chỗ cho nhận thức rằng cuộc chiến đang đi vào bế tắc, và người Ukraine lo lắng rằng các tính toán lạnh lùng đang nghiêng về phía Nga, quốc gia lớn hơn nhiều là và kẻ xâm lược được vũ trang tốt hơn.
Liudmyla Radchenko, 61 tuổi, một bảo mẫu đang đẩy một đứa trẻ sơ sinh trên xe đẩy quanh công viên thành phố trong một đợt rét đậm, cho biết tâm trạng của bà đã thay đổi. Bà nói: “Chúng tôi rất yêu nước và tin rằng chúng tôi sẽ sớm giành chiến thắng. Nhưng hiện tại tất cả chúng tôi đều nhận ra rằng kẻ thù rất mạnh.”
Bà cho biết bà hy vọng sự không chắc chắn về tương lai hỗ trợ của Mỹ sẽ đẩy nhanh nỗ lực của Ukraine trong việc xây dựng kho vũ khí của riêng mình.
Tinh thần của Ukraine đã được nâng cao một chút trong tuần này khi đội bóng đá của họ đấu với Ý, nhà đương kim vô địch châu Âu, và giành được một trận hòa đầy cam go ở vòng loại giải vô địch châu Âu 2024.
Oleksandr Postuvalov, 25 tuổi, người đang tụ tập quanh bàn cùng ba người bạn để xem trận đấu tại một quán bar thể thao, cho biết: “Hiện tại thì trận đấu này chắc chắn là một trận đấu mang tính biểu tượng hơn.”
Postuvalov cho biết quan điểm đang thay đổi của nhiều người Ukraine về cuộc xung đột đã được định hình lại sau một cuộc phỏng vấn gần đây, Tướng Valery Zaluzhny, quan chức hàng đầu của quốc gia, khi trả lời phỏng vấn của tờ Economist, đã bày tỏ niềm tin rằng cuộc chiến đã đi đến bế tắc giống như Thế chiến thứ nhất.
Postuvalov nói: “Nó giống như một gáo nước lạnh dội vào chúng tôi. Truyền thông Ukraine đã tuyên truyền hơi quá.”
Đầu ngày hôm đó, một nhóm tang lễ nhỏ đã diễu hành qua cổng Nhà thờ St. Michael ở Kyiv để bày tỏ lòng kính trọng đối với một công dân Anh đã chết khi làm bác sĩ ở Ukraine. Một bông hoa cắm theo hình Union Jack tựa vào bức tường bên ngoài của sân nhà thờ, trên đó có treo ảnh các quân nhân Ukraine đã thiệt mạng kể từ năm 2014, khi cuộc xung đột vũ trang với Nga và phe ly khai được Nga hậu thuẫn bắt đầu.
Tamara Pylypenko, 61 tuổi, làm việc ở văn phòng gần đó, đã đến thăm “Bức tường tưởng niệm” để bày tỏ lòng kính trọng với hai người bạn của con trai bà, những người đã tình nguyện nhập ngũ sau khi chiến tranh bắt đầu vào năm 2014. Con trai bà hiện đang chiến đấu ở Vuledar cùng Lữ đoàn 72.
“Sứ mệnh của tôi là bày tỏ lòng kính trọng của tất cả chúng ta đối với những người lính đã thiệt mạng,” Pylypenko nói và nói thêm rằng bà cũng đóng góp vào mục đích này bằng cách làm “nến chiến hào” – một loại đèn đốt Sterno tự chế được làm từ parafin, bìa cứng và lon thiếc cũ – và bà đã đan lưới ngụy trang để phủ lên một tạo hình hố xe tăng và trạm kiểm soát trên chiếc đèn.
Trong khi người Ukraine thương tiếc sự mất mát của hàng chục nghìn sinh mạng, thì sự phàn nàn ngày càng gia tăng về một số lượng không xác định những người trốn quân dịch với cảm giác rằng trong khi phần lớn đất nước này phải gánh chịu nỗi kinh hoàng hàng ngày trước sự tấn công dữ dội của Nga, một số người khác vẫn tiếp tục công việc của họ như bình thường.
Iryna Vovchuk, 62 tuổi, người bán trái cây và rau quả tại Zhitnii Rynok, một khu chợ mở thời Liên Xô ở Kyiv, cho biết: “Chúng tôi cần thêm binh lính”. Nhưng bà cũng bày tỏ cảm nhận chung rằng những thanh niên Ukraine giỏi nhất và tận tâm nhất đã tham gia vào cuộc chiến.
Tatiana Shapolova, 69 tuổi, một nhân viên ngân hàng đã nghỉ hưu, đang lựa thịt từ một nhà cung cấp yêu thích để gửi cho con trai và gia đình tị nạn của bà ở Pháp, cho biết bà đã nghe bạn bè bàn tán và xem các bản tin về tinh thần sa sút và số lượng nam giới Ukraine trốn quân dịch ngày càng tăng. Tuy nhiên, bà cho biết tỷ lệ những người trốn tránh nghĩa vụ quân sự là rất nhỏ. Hầu hết mọi người – bao gồm cả cháu trai đã 18 tuổi của bà cũng muốn nhập ngũ – đều biết điều gì đang bị đe dọa. “Chúng tôi đang chiến đấu cho cuộc sống mà chúng tôi từng có. Tôi không muốn sống trong chế độ độc tài của Putin”, bà nói.
Iryna Afansieva, 50 tuổi, bán hoa ở Zhitnii Rynok, cho biết người Ukraine hiểu rằng Mỹ và các đồng minh phương Tây khác có những ưu tiên cho các quốc gia khác, nhưng bà cũng tin tưởng rằng Ukraine sẽ thắng thế.
“Chúng tôi rất, rất biết ơn người dân Mỹ và chính phủ của họ vì những gì chúng tôi đã nhận được. Đó là một sự trợ giúp to lớn”, Afansieva, 50 tuổi, nói. “Nhưng nếu các bạn gặp một số vấn đề ở Mỹ, chúng tôi hiểu điều đó và chúng tôi có thể đợi bạn giải quyết.”
Cuối cùng, Afansieva cho biết, bà tin tưởng rằng các đồng minh của Ukraine sẽ hiểu tầm quan trọng của việc đứng lên chống lại Nga và mang đến những viện trợ cần thiết.
“Về tâm trạng – hãy nhìn những bông hoa của tôi. Chúng đang nở hoa,” bà nói. “Hoa và công việc kinh doanh của tôi vẫn nở rộ bất kể cuộc chiến này.”
Fredrick Kunkle and Kostiantyn Khudov
Nguồn: https://www.washingtonpost.com/world/2023/11/25/drone-attack-kyiv-russia-war/
Cù Tuấn biên dịch phóng sự của Washington Post.
Nguồn: https://www.facebook.com/tuan.cu.5/posts/pfbid0PSpwEgrgrXQhY4LsvaoZQkDe9E9B33Xbz3PSpfwkTxH
Các nhân viên dọn dẹp các mảnh vỡ bên trong một trường mẫu giáo bị hư hại
trong cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Nga vào Kiev hôm thứ Bảy 25/11.
KYIV – Nga đã phóng một loạt máy bay không người lái mang theo chất nổ dữ dội vào Kyiv và các mục tiêu khác vào sáng sớm thứ Bảy 25/11, làm gián đoạn tình trạng bình lặng đã kéo dài một tuần ở thủ đô Ukraine và làm tăng thêm tâm trạng u ám của thủ đô này.
Quân đội Ukraine cho biết lực lượng phòng không đã phá hủy 74 trong số 75 máy bay không người lái Shahed do Iran sản xuất trong cuộc tấn công kéo dài 6 giờ, bao gồm hàng chục máy bay nhắm vào Kyiv, mà thị trưởng thành phố này cho biết là cuộc tấn công bằng máy bay không người lái lớn nhất kể từ cuộc xâm lược của Nga vào tháng 2 năm 2022.
Thị trưởng Kyiv Vitali Klitschko cho biết trong một bài đăng trên Telegram rằng tất cả các máy bay không người lái hướng tới Kyiv đều bị chặn và phá hủy, mặc dù các mảnh vỡ đã rơi trúng một trường mẫu giáo, gây ra một số đám cháy và làm 5 người bị thương, trong đó có một trẻ 11 tuổi.
Một ngày ồn ào nhất trong nhiều tuần, nếu không nói là nhiều tháng, đến như một lời nhắc nhở về những ngày khó khăn hơn phía trước – với nhiều người Ukraine chuẩn bị cho việc Nga tấn công cơ sở hạ tầng dân sự trong suốt mùa đông. Nhưng ở Kyiv, nỗi sợ hãi đó đã chìm sâu vào bầu không khí yên tĩnh kỳ lạ trong những tuần gần đây.
Mykola Yarmoluk, 68 tuổi, một thành viên đã nghỉ hưu của cơ quan ngoại giao Ukraine, cho biết chỉ vài ngày trước cuộc tấn công bằng máy bay không người lái rạng sáng hôm thứ Bảy: “Thành thật mà nói, ở Kyiv, chúng tôi không còn cảm thấy chiến tranh nhiều nữa.”
Yarmoluk cho biết nhiều xác xe tăng Nga bị cháy sém và rỉ sét được trưng bày trong thành phố đã lùi dần về dĩ vãng, cũng như ký ức về tiếng còi báo động không kích hàng đêm và các cuộc không kích của Nga.
Các bao cát vẫn được chất thành đống để phòng thủ gần các tòa nhà chính phủ quan trọng và hai sân bay ở Kyiv vẫn còn đang tan hoang. Những vị khách cấp cao, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, người đã đến đây vào cuối tuần trước, vẫn phải đi tới Kiev qua Ba Lan bằng đường bộ.
Nhưng trong nhiều tuần, thủ đô này nhìn chung khá yên tĩnh, dù không thoải mái, ngay cả khi giao tranh ác liệt vẫn tiếp diễn ở mặt trận phía đông và phía nam.
Theo các phương tiện truyền thông Ukraine, trong cuộc tấn công suốt đêm, Nga đã điều động các đợt máy bay không người lái từ nhiều hướng khác nhau và trên nhiều đường bay khác nhau nhằm gây nhầm lẫn cho lực lượng phòng không Ukraine.
Lực lượng không quân Ukraine cho biết trên kênh Telegram của mình rằng 15 trong số 20 máy bay không người lái đã bị bắn hạ trên không phận ở các vùng Kyiv, Poltava và Cherkasy. Một tên lửa của Nga đã được phóng vào Kyiv vào ngày 11 tháng 11 nhưng đã bị đánh chặn.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gợi ý rằng cuộc tấn công bằng máy bay không người lái lớn hôm thứ Bảy trùng với ngày người Ukraine tưởng niệm Holodomor, nạn đói do nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin gây ra vào đầu những năm 1930 mà đã giết chết hàng triệu người Ukraine.
Yarmoluk, nhà ngoại giao Ukraine đã nghỉ hưu cho biết: “Chúng tôi có một lựa chọn: tiếp tục sống và tiếp tục chiến đấu”. Ông cho biết ông và nhiều người Ukraine khác vẫn lạc quan một cách ngoan cường.
Bất chấp tình hình tương đối yên tĩnh, bầu không khí ở Kiev đã trở nên u ám trong nhiều tuần, khi các quan chức quân sự cấp cao thừa nhận rằng cuộc phản công được chờ đợi từ lâu của Ukraine phần lớn đã bị đình trệ và sự chú ý của quốc tế đang chuyển sang cuộc chiến ở Dải Gaza.
Các quan chức ở Kyiv cũng thận trọng theo dõi khi một số đảng viên Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ chặn viện trợ bổ sung cho Ukraine do Tổng thống Biden đề xuất, và khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đang xin hỗ trợ nỗ lực chiến tranh từ các nước Iran và Bắc Triều Tiên.
Ở trong nước, tinh thần quyết tâm và đoàn kết đã giúp Ukraine đoàn kết chống lại kẻ thù mạnh hơn đã nhường chỗ cho nhận thức rằng cuộc chiến đang đi vào bế tắc, và người Ukraine lo lắng rằng các tính toán lạnh lùng đang nghiêng về phía Nga, quốc gia lớn hơn nhiều là và kẻ xâm lược được vũ trang tốt hơn.
Liudmyla Radchenko, 61 tuổi, một bảo mẫu đang đẩy một đứa trẻ sơ sinh trên xe đẩy quanh công viên thành phố trong một đợt rét đậm, cho biết tâm trạng của bà đã thay đổi. Bà nói: “Chúng tôi rất yêu nước và tin rằng chúng tôi sẽ sớm giành chiến thắng. Nhưng hiện tại tất cả chúng tôi đều nhận ra rằng kẻ thù rất mạnh.”
Bà cho biết bà hy vọng sự không chắc chắn về tương lai hỗ trợ của Mỹ sẽ đẩy nhanh nỗ lực của Ukraine trong việc xây dựng kho vũ khí của riêng mình.
Tinh thần của Ukraine đã được nâng cao một chút trong tuần này khi đội bóng đá của họ đấu với Ý, nhà đương kim vô địch châu Âu, và giành được một trận hòa đầy cam go ở vòng loại giải vô địch châu Âu 2024.
Oleksandr Postuvalov, 25 tuổi, người đang tụ tập quanh bàn cùng ba người bạn để xem trận đấu tại một quán bar thể thao, cho biết: “Hiện tại thì trận đấu này chắc chắn là một trận đấu mang tính biểu tượng hơn.”
Postuvalov cho biết quan điểm đang thay đổi của nhiều người Ukraine về cuộc xung đột đã được định hình lại sau một cuộc phỏng vấn gần đây, Tướng Valery Zaluzhny, quan chức hàng đầu của quốc gia, khi trả lời phỏng vấn của tờ Economist, đã bày tỏ niềm tin rằng cuộc chiến đã đi đến bế tắc giống như Thế chiến thứ nhất.
Postuvalov nói: “Nó giống như một gáo nước lạnh dội vào chúng tôi. Truyền thông Ukraine đã tuyên truyền hơi quá.”
Đầu ngày hôm đó, một nhóm tang lễ nhỏ đã diễu hành qua cổng Nhà thờ St. Michael ở Kyiv để bày tỏ lòng kính trọng đối với một công dân Anh đã chết khi làm bác sĩ ở Ukraine. Một bông hoa cắm theo hình Union Jack tựa vào bức tường bên ngoài của sân nhà thờ, trên đó có treo ảnh các quân nhân Ukraine đã thiệt mạng kể từ năm 2014, khi cuộc xung đột vũ trang với Nga và phe ly khai được Nga hậu thuẫn bắt đầu.
Tamara Pylypenko, 61 tuổi, làm việc ở văn phòng gần đó, đã đến thăm “Bức tường tưởng niệm” để bày tỏ lòng kính trọng với hai người bạn của con trai bà, những người đã tình nguyện nhập ngũ sau khi chiến tranh bắt đầu vào năm 2014. Con trai bà hiện đang chiến đấu ở Vuledar cùng Lữ đoàn 72.
“Sứ mệnh của tôi là bày tỏ lòng kính trọng của tất cả chúng ta đối với những người lính đã thiệt mạng,” Pylypenko nói và nói thêm rằng bà cũng đóng góp vào mục đích này bằng cách làm “nến chiến hào” – một loại đèn đốt Sterno tự chế được làm từ parafin, bìa cứng và lon thiếc cũ – và bà đã đan lưới ngụy trang để phủ lên một tạo hình hố xe tăng và trạm kiểm soát trên chiếc đèn.
Trong khi người Ukraine thương tiếc sự mất mát của hàng chục nghìn sinh mạng, thì sự phàn nàn ngày càng gia tăng về một số lượng không xác định những người trốn quân dịch với cảm giác rằng trong khi phần lớn đất nước này phải gánh chịu nỗi kinh hoàng hàng ngày trước sự tấn công dữ dội của Nga, một số người khác vẫn tiếp tục công việc của họ như bình thường.
Iryna Vovchuk, 62 tuổi, người bán trái cây và rau quả tại Zhitnii Rynok, một khu chợ mở thời Liên Xô ở Kyiv, cho biết: “Chúng tôi cần thêm binh lính”. Nhưng bà cũng bày tỏ cảm nhận chung rằng những thanh niên Ukraine giỏi nhất và tận tâm nhất đã tham gia vào cuộc chiến.
Tatiana Shapolova, 69 tuổi, một nhân viên ngân hàng đã nghỉ hưu, đang lựa thịt từ một nhà cung cấp yêu thích để gửi cho con trai và gia đình tị nạn của bà ở Pháp, cho biết bà đã nghe bạn bè bàn tán và xem các bản tin về tinh thần sa sút và số lượng nam giới Ukraine trốn quân dịch ngày càng tăng. Tuy nhiên, bà cho biết tỷ lệ những người trốn tránh nghĩa vụ quân sự là rất nhỏ. Hầu hết mọi người – bao gồm cả cháu trai đã 18 tuổi của bà cũng muốn nhập ngũ – đều biết điều gì đang bị đe dọa. “Chúng tôi đang chiến đấu cho cuộc sống mà chúng tôi từng có. Tôi không muốn sống trong chế độ độc tài của Putin”, bà nói.
Iryna Afansieva, 50 tuổi, bán hoa ở Zhitnii Rynok, cho biết người Ukraine hiểu rằng Mỹ và các đồng minh phương Tây khác có những ưu tiên cho các quốc gia khác, nhưng bà cũng tin tưởng rằng Ukraine sẽ thắng thế.
“Chúng tôi rất, rất biết ơn người dân Mỹ và chính phủ của họ vì những gì chúng tôi đã nhận được. Đó là một sự trợ giúp to lớn”, Afansieva, 50 tuổi, nói. “Nhưng nếu các bạn gặp một số vấn đề ở Mỹ, chúng tôi hiểu điều đó và chúng tôi có thể đợi bạn giải quyết.”
Cuối cùng, Afansieva cho biết, bà tin tưởng rằng các đồng minh của Ukraine sẽ hiểu tầm quan trọng của việc đứng lên chống lại Nga và mang đến những viện trợ cần thiết.
“Về tâm trạng – hãy nhìn những bông hoa của tôi. Chúng đang nở hoa,” bà nói. “Hoa và công việc kinh doanh của tôi vẫn nở rộ bất kể cuộc chiến này.”
Fredrick Kunkle and Kostiantyn Khudov
Nguồn: https://www.washingtonpost.com/world/2023/11/25/drone-attack-kyiv-russia-war/
Cù Tuấn biên dịch phóng sự của Washington Post.
Nguồn: https://www.facebook.com/tuan.cu.5/posts/pfbid0PSpwEgrgrXQhY4LsvaoZQkDe9E9B33Xbz3PSpfwkTxH
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Làn sóng tân binh tiếp theo của Nga đến từ đâu? (Logan Nye)
KYIV, UKRAINE – 27/11: Người dân đứng xung quanh đài tưởng niệm các binh sĩ Ukraine đã hy sinh
sau trận tuyết rơi ngày 27/11/2023 tại Kyiv, Ukraine. (Ảnh của Danylo Antoniuk/Global Images Ukraine qua Getty Images)
Dường như có một điểm được lặp lại trong cuộc thảo luận hiện nay xung quanh Chiến tranh Nga-Ukraine. Ukraine sẽ luôn gặp khó khăn về nhân lực vì là một quốc gia dân chủ, nhỏ hơn. Và Nga sẽ luôn phát triển mạnh trong cuộc chiến nhân lực vì nước này lớn hơn và được điều hành bởi một nhà độc tài.
Vì vậy Ukraine và Nga là hai động vật chiến đấu, và Nga có thể đổ máu lâu hơn Ukraine có thể chiến đấu.
Nhưng thật vậy không? Có phải tất cả chúng ta đều quên rằng năm ngoái Nga đã công bố lệnh tòng quân 300.000 người và chứng kiến hàng trăm nghìn người Nga chạy trốn khỏi đất nước? Thật vậy, hơn 1 triệu người Nga đã đến Georgia trong 9 tháng sau khi Nga xâm chiếm Ukraine. Vì vậy, hãy thẩm vấn ý kiến cho rằng Nga có nguồn nhân lực vô tận.
Nhưng trước tiên, chúng ta nên thừa nhận rằng Ukraine cũng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực thực sự.
Cuộc chiến nhân lực của Ukraine
Chúng ta nên giải quyết vấn đề này vì mặc dù tác giả hoàn toàn ủng hộ Ukraine, nhưng sẽ là không trung thực khi thảo luận về những khó khăn về nhân lực của Nga mà không thừa nhận rằng Ukraine cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề tương tự.
Ukraine có dân số nhỏ hơn nhiều so với hai nước. Ukraine chỉ có khoảng 14 triệu nam giới trong độ tuổi 15-64. Nga có hơn 45 triệu. Hồ bơi của Ukraine có kích thước nhỏ hơn một phần ba theo đúng nghĩa đen.
Và Ukraine đã phải đối mặt với vấn đề trốn quân dịch. Ước tính có khoảng 20.000 người trong độ tuổi chiến đấu đã bỏ trốn vào tháng 11 năm 2023. Đó là giá trị của 5 lữ đoàn, cả một sư đoàn, nếu Ukraine bị chia thành nhiều sư đoàn.
Trong khi đó, nó đã mất khoảng 200.000 thương vong trong quân đội và hơn 26.000 thương vong dân sự.
Về lý thuyết, Ukraine có thêm hàng triệu quân để có thể phục vụ. Nhưng trên thực tế, quân đội của nước này đã tăng gấp ba lần quy mô kể từ tháng 2 năm 2022 nhưng có lẽ không thể tăng gấp đôi trở lại nếu không có căng thẳng lớn.
Cuộc chiến nhân lực của Nga
Vì vậy, vâng, dân số Nga gần gấp ba lần dân số Ukraine. Và họ đang chịu tổn thất chỉ bằng 1,5 lần so với Ukraine (ước tính khoảng 300.000 người Nga thương vong và 200.000 người Ukraine thương vong). Nếu Nga và Ukraine cùng đổ máu đàn ông của mình xuống hố với tốc độ hiện tại thì Ukraine sẽ cạn kiệt trước Nga rất lâu.
Nhưng Nga đang tiến hành một cuộc chiến tranh lựa chọn và xâm lược rất kém. Và quần chúng nghèo và bị tước quyền công dân hiểu rằng họ đang bị sử dụng làm thức ăn cho cuộc chiến phù phiếm của Putin. Dân số Nga đa dạng một cách đáng ngạc nhiên, với 5 nhóm thiểu số chiếm hơn 1% dân số mỗi nước và hơn 23% người Nga không tuyên bố là dân tộc Nga.
Nhưng Nga đang kêu gọi các dân tộc thiểu số của mình một cách không cân xứng và họ đã nhận ra điều này. Và, dù bạn có tin hay không, những nhóm thiểu số bị áp bức thường không muốn chết trước sự áp bức của các dân tộc khác.
Bạn có nhớ khi Nga triệu tập 300.000 nam giới đi nghĩa vụ quân sự và ước tính hơn 200.000 người đã trốn khỏi đất nước trong một tuần?
Và AP vừa công bố các cuộc điện thoại của binh sĩ Nga muốn chạy trốn khỏi đơn vị của họ.
Nga hầu như không thể duy trì được số tiền thưởng cần thiết để tiếp tục thu hút tình nguyện viên vào quân đội, và đó là do không phải trả nhiều khoản tiền thưởng khi tử vong. Bởi vì, đúng vậy, các gia đình Nga lẽ ra phải nhận được tiền trợ cấp tử vong, nhưng Nga được cho là đang che giấu nhiều cái chết để ngăn cản việc chi trả.
Trong khi đó, nền kinh tế Nga tiếp tục phát ra những dấu hiệu cảnh báo, nền kinh tế cần cung cấp những khoản tiền thưởng đó. Cũng như trả tiền cho số lượng lớn vật liệu chiến tranh bị phá hủy.
Việc cưỡng bách tòng quân còn gây thiệt hại thêm cho nền kinh tế, đòi hỏi nhiều tiền hơn cho việc đào tạo, tiền cho việc cưỡng chế, và sau đó là nhiều tiền hơn cho tiền thưởng khi chết và tang lễ. Thật vậy, Putin được cho là ngại kêu gọi một cuộc tổng động viên khác bởi chính vì nó gây thiệt hại cho nền kinh tế và tâm lý quần chúng.
Nền kinh tế Nga đang suy sụp
Hầu hết các phương tiện truyền thông đều đăng tải một cách đáng tin cậy bất kỳ con số kinh tế nào mà Nga tuyên bố. Nhưng các nhà kinh tế hoài nghi hơn đã kiểm tra lại những tuyên bố của Nga. Đầu tiên, phần lớn thu nhập của Nga, như mọi khi, đến từ việc bán dầu thô Urals. Nhưng Urals Crude đang giao dịch ở mức dưới 62 USD một thùng tính đến thời điểm viết bài. Và đó là bất chấp việc cắt giảm sản lượng lớn của OPEC và Nga hạn chế xuất khẩu. Vì vậy, Nga đang thu được ít mỗi thùng trong khi cũng bán được ít thùng hơn.
Con số chính xác được giấu kín vì có quá nhiều dầu của Nga được buôn lậu trên một đội tàu chở dầu “đen tối” mà Nga phải mua, nhưng doanh thu từ dầu chắc chắn giảm.
Trong khi đó, Nga tuyên bố rằng nền kinh tế của họ đã phát triển đồng thời thừa nhận rằng phần lớn nền kinh tế nước này hiện độc quyền sản xuất hàng hóa phục vụ chiến tranh thay vì hàng tiêu dùng. Nhưng ngay cả những con số đó cũng đáng nghi ngờ, vì các nhà nghiên cứu tại Ngân hàng Trung ương Châu Âu phát hiện ra rằng Nga tuyên bố các nhà máy của họ đang hoạt động hết công suất ngay cả khi dữ liệu về chất lượng không khí và mức tiêu thụ năng lượng cho thấy khá rõ ràng rằng các nhà máy của Nga hẳn đã sử dụng hoàn toàn năng lượng mặt trời hoặc không hoạt động. nằm im.
Nhà kinh tế học Tiến sĩ Joeri Schasfoort đã tổ chức một buổi phát trực tiếp trên YouTube với một trong những nhà nghiên cứu của Ngân hàng Trung ương Châu Âu trên kênh Money & Macro của ông. Ông cho biết các học giả phần lớn tin tưởng vào các con số của Nga trước chiến tranh, nhưng dữ liệu của nước này kể từ khi lệnh trừng phạt bắt đầu hoàn toàn đáng nghi ngờ.
Vì vậy, vâng, Nga là quốc gia lớn hơn với dân số đông hơn. Nhưng với nền kinh tế vốn đã căng thẳng, những người đàn ông của họ đã trốn khỏi nghĩa vụ quân sự với tốc độ gần như tốc độ mà nam giới chấp nhận và họ phải chịu tổn thất nặng nề hơn Ukraine, nên thực tế không rõ liệu họ có vô số binh lính hay không.
Thay vào đó, chúng ta nên coi Nga như một con thú đã bị tổn thương. Chúng ta có thể không biết nó còn lại bao nhiêu máu. Nhưng chúng ta cũng biết nó sẽ qua đời hoặc chết trước khi chạm mức 0. Việc tưởng tượng rằng nước Nga có thể đổ máu mãi mãi là một ảo tưởng lạ lùng và đen tối.
Logan Nye
(*) Logan Nye là một nhà báo quân đội và lính nhảy dù thuộc Sư đoàn Dù 82. Bây giờ, anh ấy là một nhà văn tự do và người phát trực tiếp. Ngoài việc đưa tin về quân sự và xung đột tại We Are The Mighty, anh ấy còn có một kênh kiến thức quân sự sắp ra mắt trên Twitch.tv/logannyewrites.
Trọng Khiêm dịch
Nguồn: https://news.yahoo.com/where-russias-next-wave-men-193803935.html
KYIV, UKRAINE – 27/11: Người dân đứng xung quanh đài tưởng niệm các binh sĩ Ukraine đã hy sinh
sau trận tuyết rơi ngày 27/11/2023 tại Kyiv, Ukraine. (Ảnh của Danylo Antoniuk/Global Images Ukraine qua Getty Images)
Dường như có một điểm được lặp lại trong cuộc thảo luận hiện nay xung quanh Chiến tranh Nga-Ukraine. Ukraine sẽ luôn gặp khó khăn về nhân lực vì là một quốc gia dân chủ, nhỏ hơn. Và Nga sẽ luôn phát triển mạnh trong cuộc chiến nhân lực vì nước này lớn hơn và được điều hành bởi một nhà độc tài.
Vì vậy Ukraine và Nga là hai động vật chiến đấu, và Nga có thể đổ máu lâu hơn Ukraine có thể chiến đấu.
Nhưng thật vậy không? Có phải tất cả chúng ta đều quên rằng năm ngoái Nga đã công bố lệnh tòng quân 300.000 người và chứng kiến hàng trăm nghìn người Nga chạy trốn khỏi đất nước? Thật vậy, hơn 1 triệu người Nga đã đến Georgia trong 9 tháng sau khi Nga xâm chiếm Ukraine. Vì vậy, hãy thẩm vấn ý kiến cho rằng Nga có nguồn nhân lực vô tận.
Nhưng trước tiên, chúng ta nên thừa nhận rằng Ukraine cũng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực thực sự.
Cuộc chiến nhân lực của Ukraine
Chúng ta nên giải quyết vấn đề này vì mặc dù tác giả hoàn toàn ủng hộ Ukraine, nhưng sẽ là không trung thực khi thảo luận về những khó khăn về nhân lực của Nga mà không thừa nhận rằng Ukraine cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề tương tự.
Ukraine có dân số nhỏ hơn nhiều so với hai nước. Ukraine chỉ có khoảng 14 triệu nam giới trong độ tuổi 15-64. Nga có hơn 45 triệu. Hồ bơi của Ukraine có kích thước nhỏ hơn một phần ba theo đúng nghĩa đen.
Và Ukraine đã phải đối mặt với vấn đề trốn quân dịch. Ước tính có khoảng 20.000 người trong độ tuổi chiến đấu đã bỏ trốn vào tháng 11 năm 2023. Đó là giá trị của 5 lữ đoàn, cả một sư đoàn, nếu Ukraine bị chia thành nhiều sư đoàn.
Trong khi đó, nó đã mất khoảng 200.000 thương vong trong quân đội và hơn 26.000 thương vong dân sự.
Về lý thuyết, Ukraine có thêm hàng triệu quân để có thể phục vụ. Nhưng trên thực tế, quân đội của nước này đã tăng gấp ba lần quy mô kể từ tháng 2 năm 2022 nhưng có lẽ không thể tăng gấp đôi trở lại nếu không có căng thẳng lớn.
Cuộc chiến nhân lực của Nga
Vì vậy, vâng, dân số Nga gần gấp ba lần dân số Ukraine. Và họ đang chịu tổn thất chỉ bằng 1,5 lần so với Ukraine (ước tính khoảng 300.000 người Nga thương vong và 200.000 người Ukraine thương vong). Nếu Nga và Ukraine cùng đổ máu đàn ông của mình xuống hố với tốc độ hiện tại thì Ukraine sẽ cạn kiệt trước Nga rất lâu.
Nhưng Nga đang tiến hành một cuộc chiến tranh lựa chọn và xâm lược rất kém. Và quần chúng nghèo và bị tước quyền công dân hiểu rằng họ đang bị sử dụng làm thức ăn cho cuộc chiến phù phiếm của Putin. Dân số Nga đa dạng một cách đáng ngạc nhiên, với 5 nhóm thiểu số chiếm hơn 1% dân số mỗi nước và hơn 23% người Nga không tuyên bố là dân tộc Nga.
Nhưng Nga đang kêu gọi các dân tộc thiểu số của mình một cách không cân xứng và họ đã nhận ra điều này. Và, dù bạn có tin hay không, những nhóm thiểu số bị áp bức thường không muốn chết trước sự áp bức của các dân tộc khác.
Bạn có nhớ khi Nga triệu tập 300.000 nam giới đi nghĩa vụ quân sự và ước tính hơn 200.000 người đã trốn khỏi đất nước trong một tuần?
Và AP vừa công bố các cuộc điện thoại của binh sĩ Nga muốn chạy trốn khỏi đơn vị của họ.
Nga hầu như không thể duy trì được số tiền thưởng cần thiết để tiếp tục thu hút tình nguyện viên vào quân đội, và đó là do không phải trả nhiều khoản tiền thưởng khi tử vong. Bởi vì, đúng vậy, các gia đình Nga lẽ ra phải nhận được tiền trợ cấp tử vong, nhưng Nga được cho là đang che giấu nhiều cái chết để ngăn cản việc chi trả.
Trong khi đó, nền kinh tế Nga tiếp tục phát ra những dấu hiệu cảnh báo, nền kinh tế cần cung cấp những khoản tiền thưởng đó. Cũng như trả tiền cho số lượng lớn vật liệu chiến tranh bị phá hủy.
Việc cưỡng bách tòng quân còn gây thiệt hại thêm cho nền kinh tế, đòi hỏi nhiều tiền hơn cho việc đào tạo, tiền cho việc cưỡng chế, và sau đó là nhiều tiền hơn cho tiền thưởng khi chết và tang lễ. Thật vậy, Putin được cho là ngại kêu gọi một cuộc tổng động viên khác bởi chính vì nó gây thiệt hại cho nền kinh tế và tâm lý quần chúng.
Nền kinh tế Nga đang suy sụp
Hầu hết các phương tiện truyền thông đều đăng tải một cách đáng tin cậy bất kỳ con số kinh tế nào mà Nga tuyên bố. Nhưng các nhà kinh tế hoài nghi hơn đã kiểm tra lại những tuyên bố của Nga. Đầu tiên, phần lớn thu nhập của Nga, như mọi khi, đến từ việc bán dầu thô Urals. Nhưng Urals Crude đang giao dịch ở mức dưới 62 USD một thùng tính đến thời điểm viết bài. Và đó là bất chấp việc cắt giảm sản lượng lớn của OPEC và Nga hạn chế xuất khẩu. Vì vậy, Nga đang thu được ít mỗi thùng trong khi cũng bán được ít thùng hơn.
Con số chính xác được giấu kín vì có quá nhiều dầu của Nga được buôn lậu trên một đội tàu chở dầu “đen tối” mà Nga phải mua, nhưng doanh thu từ dầu chắc chắn giảm.
Trong khi đó, Nga tuyên bố rằng nền kinh tế của họ đã phát triển đồng thời thừa nhận rằng phần lớn nền kinh tế nước này hiện độc quyền sản xuất hàng hóa phục vụ chiến tranh thay vì hàng tiêu dùng. Nhưng ngay cả những con số đó cũng đáng nghi ngờ, vì các nhà nghiên cứu tại Ngân hàng Trung ương Châu Âu phát hiện ra rằng Nga tuyên bố các nhà máy của họ đang hoạt động hết công suất ngay cả khi dữ liệu về chất lượng không khí và mức tiêu thụ năng lượng cho thấy khá rõ ràng rằng các nhà máy của Nga hẳn đã sử dụng hoàn toàn năng lượng mặt trời hoặc không hoạt động. nằm im.
Nhà kinh tế học Tiến sĩ Joeri Schasfoort đã tổ chức một buổi phát trực tiếp trên YouTube với một trong những nhà nghiên cứu của Ngân hàng Trung ương Châu Âu trên kênh Money & Macro của ông. Ông cho biết các học giả phần lớn tin tưởng vào các con số của Nga trước chiến tranh, nhưng dữ liệu của nước này kể từ khi lệnh trừng phạt bắt đầu hoàn toàn đáng nghi ngờ.
Vì vậy, vâng, Nga là quốc gia lớn hơn với dân số đông hơn. Nhưng với nền kinh tế vốn đã căng thẳng, những người đàn ông của họ đã trốn khỏi nghĩa vụ quân sự với tốc độ gần như tốc độ mà nam giới chấp nhận và họ phải chịu tổn thất nặng nề hơn Ukraine, nên thực tế không rõ liệu họ có vô số binh lính hay không.
Thay vào đó, chúng ta nên coi Nga như một con thú đã bị tổn thương. Chúng ta có thể không biết nó còn lại bao nhiêu máu. Nhưng chúng ta cũng biết nó sẽ qua đời hoặc chết trước khi chạm mức 0. Việc tưởng tượng rằng nước Nga có thể đổ máu mãi mãi là một ảo tưởng lạ lùng và đen tối.
Logan Nye
(*) Logan Nye là một nhà báo quân đội và lính nhảy dù thuộc Sư đoàn Dù 82. Bây giờ, anh ấy là một nhà văn tự do và người phát trực tiếp. Ngoài việc đưa tin về quân sự và xung đột tại We Are The Mighty, anh ấy còn có một kênh kiến thức quân sự sắp ra mắt trên Twitch.tv/logannyewrites.
Trọng Khiêm dịch
Nguồn: https://news.yahoo.com/where-russias-next-wave-men-193803935.html
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
BBC News, Tiếng Việt
Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
NGUỒN HÌNH ẢNH,AFP
Chụp lại hình ảnh,
Binh sĩ Ukraine, ảnh ngày 13/12
Tác giả,Halyna Korba & Kateryna KhinkulovaVai trò,BBC World Service
26.12.2023
Là tâm điểm của truyền thông quốc tế trong gần hai năm qua, cuộc chiến tranh toàn diện tại Ukraine sẽ tiếp tục bước sang năm 2024 với diễn biến có thể khác đi.
Sau đây là năm yếu tố có thể tác động đến cuộc chiến tranh này trong năm 2024.
Tiền bạc
Khả năng kháng cự của Ukraine trong cuộc chiến tranh chống Nga vào lúc bắt đầu nổ ra cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2/2022 đã khiến nhiều người ngỡ ngàng và trở thành một trong những lý do chính khiến các đối tác quốc tế của Kyiv bắt đầu viện trợ thêm vũ khí.
Năm 2024, điều này có thể thay đổi, khi hai gói viện trợ đang bị hoãn lại.
Tại Mỹ, gói viện trợ dành cho Ukraine cần được Quốc hội phê chuẩn và có liên quan đến cuộc thảo luận giữa Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ liên quan đến khoản chi. Phải đến đầu tháng 1 năm sau thì gói viện trợ quân sự lên đến 61 tỷ USD mới được đưa ra thảo luận.
Tại Liên minh châu Âu (EU), gói tài chính trị giá 55 tỷ USD cũng còn phụ thuộc vào cuộc đàm phán căng thẳng giữa Hungary và phần còn lại của liên minh. Không giống các quốc gia còn lại của EU, Hungary thực tế đã đứng về phía Nga và muốn chấm dứt viện trợ cho Ukraine.
Khí tài
Sự trễ nải của viện trợ nước ngoài đang làm chậm khả năng của Ukraine trong việc cung cấp vũ khí cho quân đội, khiến Kyiv ngày càng lo ngại còn Moscow thì ngày càng vững tin.
Trong cuộc họp báo vào cuối năm, Tổng thống Vladimir Putin nói quân đội Nga càng đánh càng mạnh trong khi mô tả Kyvi đang "rơi tự do" khi Phương Tây có thể "sẽ sớm cạn kiệt".
NGUỒN HÌNH ẢNH,AFP
Chụp lại hình ảnh,
Ukraine cần gói viện trợ vũ khí từ nước ngoài để cung cấp nguồn đạn dược cho quân đội
Trong cuộc họp báo cuối năm 2023, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhận định tình hình đang khó khăn nhưng bày tỏ hy vọng vấn đề viện trợ quân sự sẽ được giải quyết sớm và rằng Ukraine sẽ có thể tăng tốc sản xuất thiết bị bay không người lái, vũ khí đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến tranh.
Hồi tháng 11, EU cho biết đã không đạt mục tiêu cung cấp một triệu quả đạn pháo 155 ly cho Ukraine trước thời điểm tháng 3/2024. Tổng thống Zelensky nói một trong những lý do mà cuộc phản công của Ukraine không bắt đầu sớm hơn là do thiếu vũ khí. Trong cuộc phỏng vấn mới đây của BBC, quân đội Ukraine nói họ đang phải tiết kiệm đạn pháo.
Việc có ít đạn dược hơn đồng nghĩa người Ukraine có thể phải từ bỏ thêm các vị trí và cũng như các vùng lãnh thổ. Hiện Nga đã kiểm soát khoảng 17% lãnh thổ của Ukraine.
Ukraine ước tính cuộc chiến tranh đã khiến nền kinh tế quốc gia này tiêu tốn 150 tỷ USD. Năm 2024, Ukraine có kế hoạch chi 43,2 tỷ USD cho quân đội. Ngân sách dành quân sự của Nga ước tính vào ở mức kỷ lục 112 tỷ USD.
Donald Trump sẽ định hình ngoại giao của Hoa Kỳ ra sao nếu tái đắc cử?
Nhân lực
Quân số đầy đủ sẽ là một thách thức cho cả hai phía.
Trước tháng 2/2022, dân số Ukraine vào khoảng 44 triệu người.
Ước tính sáu triệu người dân Ukraine đã rời bỏ quê hương mặc dù nhiều người được cho là đã trở về. Hàng trăm ngàn người đã phải di tản ở trong nước do sự chiếm đóng của Nga và các cuộc tấn công tiếp diễn. Hàng ngàn dân thường đã bị thiệt mạng.
Việc huy động và huấn luyện lực lượng quân sự mới sẽ là một thách thức. Theo thiết quân luật, Ukraine đã cấm nam giới tuổi từ 18 đến 60 rời khỏi quốc gia này. Gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov nói Kyiv có thể cần yêu cầu đàn ông Ukraine sống ở nước ngoài thực hiện nghĩa vụ quân sự. Hàng trăm ngàn đàn ông Ukraine trong độ tuổi chiến đấu được cho là đang ở nước ngoài. Estonia đã tuyên bố sẽ hỗ trợ Kyiv trong việc huy động các công dân Ukraine phù hợp phục vụ trong quân ngũ, những người hiện đang sống tại Estonia.
Dù Nga có lực lượng quân đội lớn hơn nhiều và tổng dân số lớn hơn hẳn, con số chính thức vào khoảng 144 triệu người, tổn thất binh sĩ của Nga trong gần hai năm qua cũng rất đáng kể. Các chuyên gia quân sự và chính những người lính cũng đã nói về dạng tác chiến kiểu "máy nghiền thịt".
Nhiều binh sĩ được huấn luyện tốt nhất của Nga đã bỏ mạng, chẳng hạn các lính nhảy dù và lực lượng không quân tinh nhuệ, những người trải qua công tác huấn luyện tốn kém và mất nhiều năm.
Ước tính khoảng một triệu người Nga đã rời khỏi quốc gia này theo sau cuộc xâm lược Ukraine và khi lệnh tổng động viên được công bố. Chính quyền Nga đã tìm đến cách tuyển các tù nhân hoặc những người nhập cư không giấy tờ nhằm tăng cường quân số.
Donald Trump sẽ định hình ngoại giao của Hoa Kỳ ra sao nếu tái đắc cử?
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Bất chấp tổn thất nặng nề, Tổng thống Putin đã kiên quyết tiếp tục cuộc chiến tranh tại Ukraine
Cả hai phía đều không công bố con số đầy đủ về tổn thất binh sĩ, nhưng ước tính ít nhất là hàng chục ngàn người về phía Ukraine.
Về phía Nga, BBC Tiếng Nga đã tập hợp một danh sách các quân nhân được xác nhận đã thiệt mạng lên đến 40.000 người vào cuối tháng 12/2023.
Tình báo Mỹ gần đây đã công bố các báo cáo mật cho thấy con số tổn thất từ phía Nga, bị giết hoặc bị thương, lên đến 315.000 người.
Tình trạng 'mệt mỏi Ukraine'
Điều khiến Kyiv lo ngại nhất là tình trạng có tên gọi "sự mệt mỏi Ukraine" - khi lòng cảm thông và ủng hộ của công chúng bị suy giảm tại các quốc gia đối tác của Kyiv.
Kết quả các cuộc bầu cử gần đây tại Hà Lan và Slovakia đã dẫn đến sự ủng hộ bị suy giảm. Slovakia đã ngừng một gói viện trợ tương đối lớn dành cho Ukraine, trong khi Hà Lan có thể sẽ không chuyển các chiến đấu cơ F-16 mà nước này từ lâu đã hứa sẽ viện trợ cho Ukraine.
Tại Mỹ, cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra vào tháng 11/2024, sự trở lại Nhà Trắng của cựu Tổng thống Donald Trump có thể đồng nghĩa là một thay đổi chính sách nghiêm trọng đến Ukraine và Nga.
Các cuộc thăm dò ý kiến tại Mỹ cho thấy số người cho rằng Washington đang giúp Ukraine quá nhiều đang tăng từ mức 21% lên 41%. Tại 8 trong số 27 quốc gia EU, càng có thêm người chống lại việc viện trợ cho Ukraine.
Cả Ukraine và Nga sẽ tiếp tục tìm kiếm sự ủng hộ tại Nam Bán Cầu trong năm mới. Theo truyền thống, nhiều quốc gia tại Trung Đông, Mỹ La-tinh và châu Phi đã trở nên thân thiện với Moscow trong cuộc đối đầu với Mỹ. Kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện, Nga đã ra sức củng cố vị thế của mình, trong khi Ukraine ra sức giành lấy sự ảnh hưởng.
Trong 12 tháng qua, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã công du đến châu Phi bốn lần, thăm 14 quốc gia. Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đã thăm chín quốc gia trong hai chuyến đi đến châu Phi cùng quãng thời gian này.
Ukraine sẽ gặp khó khăn trong việc chống lại sức ảnh hưởng của Nga ở châu Phi, nơi vẫn có cả bộ máy tuyên truyền của Moscow và tại một số nước, nhóm đánh thuê Wagner đã trở thành công cụ hiệu quả để củng cố sức ảnh hưởng của Nga.
Hồi kết
"Cuộc chiến tranh này sẽ kết thúc như thế nào?" là câu hỏi mà nhiều chính trị gia và chuyên gia đã cố gắng tìm lời đáp.
Ukraine tuyên bố chỉ có việc Nga rút quân hoàn toàn khỏi vùng chiếm đóng và quay trở lại đường biên giới được quốc tế công nhận mới giúp chấm dứt cuộc xung đột.
Kyiv đã cảnh báo rằng bất kỳ sự thỏa hiệp nào với Nga đều sẽ khuyến khích không chỉ Moscow thâu tóm thêm các vùng lãnh thổ mà còn khuyến khích các hàng động tương tự ở những phần khác trên thế giới. Nga tuyên bố đang bị mắc kẹt trong cuộc một xung đột rộng lớn hơn với Phương Tây và quyết tâm tiếp tục cuộc chiến tranh.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Kyiv tiếp tục hứng chịu các cuộc tấn công bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái từ Nga
Hầu như sẽ không thể kết thúc trong năm 2024, cuộc chiến tranh này sẽ vẫn tiếp diễn, với giao tranh tiền tuyến ngày càng ác liệt hơn, Ukraine gánh chịu thêm tổn thất và số người bỏ mạng hằng ngày tại Ukraine gia tăng, Nga thì ngày càng bị cô lập hơn và gánh chịu khó khăn về mặt kinh tế.
Trong bối cảnh cuộc chiến tranh Gaza vẫn chưa có lối thoát và nguy cơ các điểm nóng mới xuất hiện, cuộc xung đột này sẽ trở nên ít được quan tâm hơn bất chấp quy mô về sức tác động của nó đối với trật tự chính trị thế giới và nền kinh tế toàn cầu.
Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
NGUỒN HÌNH ẢNH,AFP
Chụp lại hình ảnh,
Binh sĩ Ukraine, ảnh ngày 13/12
Tác giả,Halyna Korba & Kateryna KhinkulovaVai trò,BBC World Service
26.12.2023
Là tâm điểm của truyền thông quốc tế trong gần hai năm qua, cuộc chiến tranh toàn diện tại Ukraine sẽ tiếp tục bước sang năm 2024 với diễn biến có thể khác đi.
Sau đây là năm yếu tố có thể tác động đến cuộc chiến tranh này trong năm 2024.
Tiền bạc
Khả năng kháng cự của Ukraine trong cuộc chiến tranh chống Nga vào lúc bắt đầu nổ ra cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2/2022 đã khiến nhiều người ngỡ ngàng và trở thành một trong những lý do chính khiến các đối tác quốc tế của Kyiv bắt đầu viện trợ thêm vũ khí.
Năm 2024, điều này có thể thay đổi, khi hai gói viện trợ đang bị hoãn lại.
Tại Mỹ, gói viện trợ dành cho Ukraine cần được Quốc hội phê chuẩn và có liên quan đến cuộc thảo luận giữa Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ liên quan đến khoản chi. Phải đến đầu tháng 1 năm sau thì gói viện trợ quân sự lên đến 61 tỷ USD mới được đưa ra thảo luận.
Tại Liên minh châu Âu (EU), gói tài chính trị giá 55 tỷ USD cũng còn phụ thuộc vào cuộc đàm phán căng thẳng giữa Hungary và phần còn lại của liên minh. Không giống các quốc gia còn lại của EU, Hungary thực tế đã đứng về phía Nga và muốn chấm dứt viện trợ cho Ukraine.
Khí tài
Sự trễ nải của viện trợ nước ngoài đang làm chậm khả năng của Ukraine trong việc cung cấp vũ khí cho quân đội, khiến Kyiv ngày càng lo ngại còn Moscow thì ngày càng vững tin.
Trong cuộc họp báo vào cuối năm, Tổng thống Vladimir Putin nói quân đội Nga càng đánh càng mạnh trong khi mô tả Kyvi đang "rơi tự do" khi Phương Tây có thể "sẽ sớm cạn kiệt".
NGUỒN HÌNH ẢNH,AFP
Chụp lại hình ảnh,
Ukraine cần gói viện trợ vũ khí từ nước ngoài để cung cấp nguồn đạn dược cho quân đội
Trong cuộc họp báo cuối năm 2023, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhận định tình hình đang khó khăn nhưng bày tỏ hy vọng vấn đề viện trợ quân sự sẽ được giải quyết sớm và rằng Ukraine sẽ có thể tăng tốc sản xuất thiết bị bay không người lái, vũ khí đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến tranh.
Hồi tháng 11, EU cho biết đã không đạt mục tiêu cung cấp một triệu quả đạn pháo 155 ly cho Ukraine trước thời điểm tháng 3/2024. Tổng thống Zelensky nói một trong những lý do mà cuộc phản công của Ukraine không bắt đầu sớm hơn là do thiếu vũ khí. Trong cuộc phỏng vấn mới đây của BBC, quân đội Ukraine nói họ đang phải tiết kiệm đạn pháo.
Việc có ít đạn dược hơn đồng nghĩa người Ukraine có thể phải từ bỏ thêm các vị trí và cũng như các vùng lãnh thổ. Hiện Nga đã kiểm soát khoảng 17% lãnh thổ của Ukraine.
Ukraine ước tính cuộc chiến tranh đã khiến nền kinh tế quốc gia này tiêu tốn 150 tỷ USD. Năm 2024, Ukraine có kế hoạch chi 43,2 tỷ USD cho quân đội. Ngân sách dành quân sự của Nga ước tính vào ở mức kỷ lục 112 tỷ USD.
Donald Trump sẽ định hình ngoại giao của Hoa Kỳ ra sao nếu tái đắc cử?
Nhân lực
Quân số đầy đủ sẽ là một thách thức cho cả hai phía.
Trước tháng 2/2022, dân số Ukraine vào khoảng 44 triệu người.
Ước tính sáu triệu người dân Ukraine đã rời bỏ quê hương mặc dù nhiều người được cho là đã trở về. Hàng trăm ngàn người đã phải di tản ở trong nước do sự chiếm đóng của Nga và các cuộc tấn công tiếp diễn. Hàng ngàn dân thường đã bị thiệt mạng.
Việc huy động và huấn luyện lực lượng quân sự mới sẽ là một thách thức. Theo thiết quân luật, Ukraine đã cấm nam giới tuổi từ 18 đến 60 rời khỏi quốc gia này. Gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov nói Kyiv có thể cần yêu cầu đàn ông Ukraine sống ở nước ngoài thực hiện nghĩa vụ quân sự. Hàng trăm ngàn đàn ông Ukraine trong độ tuổi chiến đấu được cho là đang ở nước ngoài. Estonia đã tuyên bố sẽ hỗ trợ Kyiv trong việc huy động các công dân Ukraine phù hợp phục vụ trong quân ngũ, những người hiện đang sống tại Estonia.
Dù Nga có lực lượng quân đội lớn hơn nhiều và tổng dân số lớn hơn hẳn, con số chính thức vào khoảng 144 triệu người, tổn thất binh sĩ của Nga trong gần hai năm qua cũng rất đáng kể. Các chuyên gia quân sự và chính những người lính cũng đã nói về dạng tác chiến kiểu "máy nghiền thịt".
Nhiều binh sĩ được huấn luyện tốt nhất của Nga đã bỏ mạng, chẳng hạn các lính nhảy dù và lực lượng không quân tinh nhuệ, những người trải qua công tác huấn luyện tốn kém và mất nhiều năm.
Ước tính khoảng một triệu người Nga đã rời khỏi quốc gia này theo sau cuộc xâm lược Ukraine và khi lệnh tổng động viên được công bố. Chính quyền Nga đã tìm đến cách tuyển các tù nhân hoặc những người nhập cư không giấy tờ nhằm tăng cường quân số.
Donald Trump sẽ định hình ngoại giao của Hoa Kỳ ra sao nếu tái đắc cử?
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Bất chấp tổn thất nặng nề, Tổng thống Putin đã kiên quyết tiếp tục cuộc chiến tranh tại Ukraine
Cả hai phía đều không công bố con số đầy đủ về tổn thất binh sĩ, nhưng ước tính ít nhất là hàng chục ngàn người về phía Ukraine.
Về phía Nga, BBC Tiếng Nga đã tập hợp một danh sách các quân nhân được xác nhận đã thiệt mạng lên đến 40.000 người vào cuối tháng 12/2023.
Tình báo Mỹ gần đây đã công bố các báo cáo mật cho thấy con số tổn thất từ phía Nga, bị giết hoặc bị thương, lên đến 315.000 người.
Tình trạng 'mệt mỏi Ukraine'
Điều khiến Kyiv lo ngại nhất là tình trạng có tên gọi "sự mệt mỏi Ukraine" - khi lòng cảm thông và ủng hộ của công chúng bị suy giảm tại các quốc gia đối tác của Kyiv.
Kết quả các cuộc bầu cử gần đây tại Hà Lan và Slovakia đã dẫn đến sự ủng hộ bị suy giảm. Slovakia đã ngừng một gói viện trợ tương đối lớn dành cho Ukraine, trong khi Hà Lan có thể sẽ không chuyển các chiến đấu cơ F-16 mà nước này từ lâu đã hứa sẽ viện trợ cho Ukraine.
Tại Mỹ, cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra vào tháng 11/2024, sự trở lại Nhà Trắng của cựu Tổng thống Donald Trump có thể đồng nghĩa là một thay đổi chính sách nghiêm trọng đến Ukraine và Nga.
Các cuộc thăm dò ý kiến tại Mỹ cho thấy số người cho rằng Washington đang giúp Ukraine quá nhiều đang tăng từ mức 21% lên 41%. Tại 8 trong số 27 quốc gia EU, càng có thêm người chống lại việc viện trợ cho Ukraine.
Cả Ukraine và Nga sẽ tiếp tục tìm kiếm sự ủng hộ tại Nam Bán Cầu trong năm mới. Theo truyền thống, nhiều quốc gia tại Trung Đông, Mỹ La-tinh và châu Phi đã trở nên thân thiện với Moscow trong cuộc đối đầu với Mỹ. Kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện, Nga đã ra sức củng cố vị thế của mình, trong khi Ukraine ra sức giành lấy sự ảnh hưởng.
Trong 12 tháng qua, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã công du đến châu Phi bốn lần, thăm 14 quốc gia. Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đã thăm chín quốc gia trong hai chuyến đi đến châu Phi cùng quãng thời gian này.
Ukraine sẽ gặp khó khăn trong việc chống lại sức ảnh hưởng của Nga ở châu Phi, nơi vẫn có cả bộ máy tuyên truyền của Moscow và tại một số nước, nhóm đánh thuê Wagner đã trở thành công cụ hiệu quả để củng cố sức ảnh hưởng của Nga.
Hồi kết
"Cuộc chiến tranh này sẽ kết thúc như thế nào?" là câu hỏi mà nhiều chính trị gia và chuyên gia đã cố gắng tìm lời đáp.
Ukraine tuyên bố chỉ có việc Nga rút quân hoàn toàn khỏi vùng chiếm đóng và quay trở lại đường biên giới được quốc tế công nhận mới giúp chấm dứt cuộc xung đột.
Kyiv đã cảnh báo rằng bất kỳ sự thỏa hiệp nào với Nga đều sẽ khuyến khích không chỉ Moscow thâu tóm thêm các vùng lãnh thổ mà còn khuyến khích các hàng động tương tự ở những phần khác trên thế giới. Nga tuyên bố đang bị mắc kẹt trong cuộc một xung đột rộng lớn hơn với Phương Tây và quyết tâm tiếp tục cuộc chiến tranh.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Kyiv tiếp tục hứng chịu các cuộc tấn công bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái từ Nga
Hầu như sẽ không thể kết thúc trong năm 2024, cuộc chiến tranh này sẽ vẫn tiếp diễn, với giao tranh tiền tuyến ngày càng ác liệt hơn, Ukraine gánh chịu thêm tổn thất và số người bỏ mạng hằng ngày tại Ukraine gia tăng, Nga thì ngày càng bị cô lập hơn và gánh chịu khó khăn về mặt kinh tế.
Trong bối cảnh cuộc chiến tranh Gaza vẫn chưa có lối thoát và nguy cơ các điểm nóng mới xuất hiện, cuộc xung đột này sẽ trở nên ít được quan tâm hơn bất chấp quy mô về sức tác động của nó đối với trật tự chính trị thế giới và nền kinh tế toàn cầu.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Đôi điều suy ngẫm từ cuộc chiến Nga - Ukraina (Kim Văn Chính)
1.Cuộc chiến Nga – Ukraina suy đến cùng, có nguồn gốc rất sâu xa từ nguyên nhân nhân chủng học.
Dân tộc Nga và dân tộc Ukraina vừa là anh em (cùng dòng Slavic, cùng gốc Kievian Rus), vừa đủ tách biệt, khác biệt về chủng tộc đến mức xung đột cao, mức độ gây chiến sinh tử với nhau.
Tộc Ukraina thuần Âu.
Tộc Nga rất phức tạp: Nguồn gốc của người dân Nga rất phức tạp và có đặc điểm nhiều mặt. Nga hiện đại được cho là đã hình thành từ sự kết hợp của các bộ lạc Slavic, Finno-Ugric và Turkic- Tactar định cư ở khu vực ngày nay được gọi là Nga.
Tôi đã đi 1 tháng rất sâu vào vùng người Ukraina sinh sống (và cả vùng người Nga sinh sống), chứng kiến sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, lối sống giữa người Ukraina văn minh và người Nga mọi rợ. Khái niệm biên giới chủng tộc, biên giới dân tộc nó khá phức tạp, phức tạp hơn nhiều người thường cho là nó rất đơn giản là cái biên giới 1991!
Tư duy đơn giản quá thì không giải quyết triệt để được cuộc chiến này…
Người Tatar-Mông Cổ, còn được gọi là Đế quốc Mông Cổ, đã chinh phục phần lớn nước Nga vào thế kỷ 13, nhưng cuối cùng họ đã bị các hoàng tử Nga đánh đuổi vào cuối thế kỷ 14 và đầu thế kỷ 15. Người Tatar-Mông Cổ không đơn giản biến mất mà họ tiếp tục hiện diện đáng kể ở Trung Á và Nga vùng Volga – Ural và Siberi. Nhiều người Tatar-Mông Cổ đã hòa nhập vào cộng đồng người Nga rộng lớn, tạo nên sự đa dạng của nguồn gen người Nga hiện đại…
Tại sao người Nga tin vào lý thuyết Á – Âu (Euroasianism) của mình?
Tại sao Nga cố tình gây nên cuộc chiến với Phương Tây và chọn Ukraina làm địa bàn thể hiện?
Tại sao 2 tướng quan trọng nhất mà Putin bổ nhiệm và sử dụng rất tin cậy là Shoygu (người Turk) và Gerasimov (người Nga lai vùng Cộng hòa Tactar)?
Tại sao Putin và Kremlin huy động ban đầu chủ yếu là lính người gốc các dân tộc Siberi – Trung Á – Mông cổ và 1 phần Chechnya – Osetia? (trong khi khá nương nhẹ cho người Nga gốc Âu vùng Moskva- SPB trốn quân dịch, di tản ra nước ngoài???
Tại sao lãnh tụ thời hiện đại mà nước Nga suy tôn thì Stalin (người Tactar Gruzin) xếp số 1, Lenin (Gốc Siberi) xếp số 2. Những lãnh tụ thuần Âu hơn như Gorbachop, Khrutshop… đều bị miệt thị, thành kiến và bị coi là phản bội lợi ích nước Nga??
3.Tộc Nga, góc độ nhất định, họ đã thành công trong quá khứ, khi chiếm cứ và liên tục mở rộng bờ cõi, thống trị vùng đất rộng với tài nguyên giàu có, khẳng định một nền văn minh kiểu Nga rất lạc hậu, dị biệt, gần như nhiều điểm cách biệt với thế giới, nhưng có khả năng tồn tại độc lập với thế giới còn lại, vừa vẫn khai thác thế mạnh về sở hữu tài nguyên và địa chính trị độc đáo của mình…
Họ tiếp tục triết lý tồn tại được không?
Rất cần nhiều nghiên cứu cơ bản hơn nữa dưới góc độ nhân chủng học, di truyền học, dân tộc học, tâm lý học, hơn là các phán xét (phần lớn là rất tào lao vì nó không có giá trị gì đối với người Nga) hời hợt về chính nghĩa – phi nghĩa theo các chuẩn đạo đức của văn minh Phương Tây.
(Mở rộng chủ đề: Tại sao ở Việt Nam, rất nhiều người ủng hộ Putin lại là người Nghệ An – Thanh Hóa?)
Kim Văn Chính
Nguồn: https://www.facebook.com/kimvanchinh/posts/pfbid02DW7Q77PFt48ih88Sis3LYKEo5yG31X7Mstq7HeSaTx2Yc7itH4m
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Page 55 of 55 • 1 ... 29 ... 53, 54, 55
Similar topics
» Chiến tranh ở Gaza làm phức tạp cuộc chiến Ukraine đối với cả Zelensky và Putin
» Putin đã đúng về những điều gì trong Chiến tranh Ukraine?
» Durov và Telegram trong cuộc chiến ở Ukraine (Nguyễn Xuân Bích)
» Trung Quốc và chiến lược ‘chiến tranh hỗn hợp’ toàn cầu (Kevin Andrews
» Mỹ nghiên cứu Ukraine để đối phó với cuộc chiến Đài Loan
» Putin đã đúng về những điều gì trong Chiến tranh Ukraine?
» Durov và Telegram trong cuộc chiến ở Ukraine (Nguyễn Xuân Bích)
» Trung Quốc và chiến lược ‘chiến tranh hỗn hợp’ toàn cầu (Kevin Andrews
» Mỹ nghiên cứu Ukraine để đối phó với cuộc chiến Đài Loan
Page 55 of 55
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum