Đài Loan: Tại sao Đài Loan có thể tránh được số phận như của Ukraine? (Gideon Rachman)
Page 2 of 2 • Share
Page 2 of 2 • 1, 2
Re: Đài Loan: Tại sao Đài Loan có thể tránh được số phận như của Ukraine? (Gideon Rachman)
Vấn Đề Hôm Nay
Bao giờ chiến tranh Trung-Đài bắt đầu?
XÃ LUẬN CUỐI TUẦN
Tùng Phong
19 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Tập Cận Bình bắt đầu công du Moscow gặp Vladimir Putin ngày 20 Tháng Ba 2023 – trong ảnh là cuộc gặp ngày 4 Tháng Hai 2022 tại Bắc Kinh (ảnh: Kremlin Press Office/Handout/Anadolu Agency via Getty Images)
Chiến Tranh là Hòa Bình
Tự Do là Nô Lệ
Ngu Dốt là Sức Mạnh
War is Peace, Freedom is Slavery, Ignorance is Strength
(1984, George Orwell)
Không còn những lời lẽ ngoại giao bặt thiệp hay né tránh, thông điệp của các nhà lãnh đạo Trung Quốc ngày 10 Tháng Ba 2023 rõ ràng là một lời đe dọa và tuyên bố tình trạng chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh. Tần Cương, tân Ngoại trưởng Trung Quốc, đã cao giọng:
Nếu Hoa Kỳ không đạp phanh mà tiếp tục đi sai đường thì không có hàng rào bảo vệ nào có thể ngăn cản việc trật bánh và chắc chắn sẽ xảy ra xung đột và đối đầu… Các nước phương Tây do Hoa Kỳ lãnh đạo đã thực hiện việc ngăn chặn, bao vây và đàn áp toàn diện Trung Quốc, điều này đã mang lại những thách thức nghiêm trọng chưa từng có đối với sự phát triển của quốc gia chúng ta.
Tập Cận Bình, người đã bước ra khỏi cái bóng Mao Trạch Đông, trở thành Tổng bí thư Đảng cộng sản kiêm Chủ tịch nước lần thứ ba, sau cuộc họp mang tính nghi thức của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc vừa qua, đã hối thúc:
Lực lượng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc phải nhanh chóng nâng cấp lực lượng vũ trang lên các tiêu chuẩn đẳng cấp thế giới. Trung Quốc phải tối đa hóa khả năng chiến lược quốc gia của mình trong nỗ lực nâng cấp một cách có hệ thống sức mạnh tổng thể của đất nước để đối phó với rủi ro chiến lược, bảo vệ lợi ích chiến lược và thực hiện các mục tiêu chiến lược.
Thế đối đầu Trung Quốc và Hoa Kỳ đã không ngừng gia tăng căng thẳng nhiều năm qua. Các nhà nghiên cứu chính trị, quân sự quốc tế nói về “bẫy Thucydides” và một cuộc chiến tranh ủy nhiệm hoặc thậm chí là đụng độ trực tiếp giữa hai đại cường ở eo biển Đài Loan hay Biển Đông dường như đã rất gần. Cuộc chiến tranh Nga-Ukraine dường như càng thúc đẩy nhanh hơn cỗ xe của thần Ares lao đến Đông Á. Trong hơn một năm quan sát cuộc chiến Nga-Ukraine, hẳn Tập Cận Bình và nội các chiến tranh của ông ta đã rút ra nhiều bài học về chiến thuật lẫn chiến lược trong các thế cờ của Tây Phương.
Tại các diễn đàn quốc tế, Trung Quốc luôn “bảo kê” cho các chính sách của Nga (ảnh: Michael M. Santiago/Getty Images)
Trung Quốc là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc chiến tranh Nga-Ukraine về nhiều phương diện. Chỉ một năm sau khi bắt đầu cuộc chiến, Trung Quốc đã thâu tóm những phần bánh béo bở nhất thị trường nội địa Nga. Theo dữ liệu từ Counterpoint, các công ty Trung Quốc đã gần như chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường điện thoại thông minh tại Nga, với 95% thị phần.
Đối với thị trường xe hơi, theo RIA Novosti, năm 2022, lượng xe hơi lớn nhất được nhập khẩu từ Trung Quốc, với hơn 117,000 xe, tăng gần 40% so với năm trước đó. Tổng doanh số xe hơi Trung Quốc ở Nga lên đến 19.2%, qua mặt những hãng xe Tây Phương đã cắm rễ nhiều thập niên ở thị trường này. Việc các thương hiệu lớn Tây Phương rút đi đã tặng cho những doanh nghiệp Trung Quốc cơ hội ngàn năm có một.
Không chỉ hàng dân dụng. Khi các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga phát huy tác dụng, nguồn linh kiện cho công nghiệp quốc phòng như mainboard, chip, màn hình LCD, kính viễn vọng hồng ngoại, thiết bị GPS, máy laser, camera phân giải cao… nhanh chóng cạn kiệt. Mức độ tiêu hao khủng khiếp trên chiến trường Ukraine khiến nhu cầu về mọi thứ từ vòng bi xe lửa, lốp xe tải, đạn pháo và súng bộ binh… cũng thiếu hụt nghiêm trọng.
Nga không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tìm đến Iran, Trung Quốc, thậm chí cả Triều Tiên – những quốc gia luôn bị cho là ở “chiếu dưới”, để tìm nguồn cung thay thế. Nga bắt đầu phụ thuộc vào Trung Quốc hơn bao giờ hết về mọi mặt. Hẳn Putin phải nhượng bộ và đánh đổi nhiều bí mật quân sự, tài nguyên và thị trường, bán rẻ khí đốt, dầu thô cho Trung Quốc để đổi lại nguồn cung cấp quân nhu, vũ khí, đạn dược.
Trung Quốc cùng với Nga luôn song hành ở thế đối lập với phương Tây sau Chiến tranh Lạnh. Cặp tình nhân dị hợm này vừa là “đồng chí”, khi từng chia xẻ chung ý thức hệ Marxism và giờ đây gắn bó nhau bởi các lợi ích thực dụng của hai đế quốc; nhưng cũng vừa là cựu thù dai dẳng trong suốt tiến trình lịch sử từ Trung cổ tới cận đại. Cả hai đều hiểu rõ nhau, đều nghi ngờ và căm ghét nhau, nhưng đều cần nhau cho các mục đích riêng. Không ít lần họ cùng song ca khi biến diễn đàn lớn nhất thế giới LHQ thành sân khấu của những diễn viên độc tài, biến các tổ chức như Hội đồng Nhân Quyền, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)… trở thành những chi bộ của Trung Quốc cộng sản đảng.
Một nhân vật tự mãn như Putin dễ bị đánh lừa bằng những trò vuốt ve – ảnh: sách ca tụng Putin tại Trung Quốc (Sheldon Cooper/SOPA Images/LightRocket via Getty Images)
Trước khi tiến hành cuộc xâm lược toàn diện Ukraine, Putin và Tập đã qua lại với nhau với tần suất nhiều hơn cả một cặp tình nhân và trao cho nhau những lời chúc phúc thắm thiết cho sự nghiệp “vinh quang bốn lần”. Cả hai đều tuyên bố quan hệ Trung-Nga là “không có giới hạn” và ủng hộ nhiệt thành các “lợi ích cốt lõi” của mỗi bên. Nói cách khác, Nga ủng hộ Trung Quốc trong các vấn đề đàn áp nhân quyền nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, về “chủ quyền” “đường lưỡi bò” ở Biển Đông, đàn áp phong trào dân chủ ở Hong Kong và cả chủ trương thống nhất Đài Loan. Đổi lại, Trung Quốc ủng hộ Nga trong các cuộc chiến ở Crimea, Syria, xâm lược toàn diện Ukraine…
Trong quá khứ, cuộc đối đầu giữa hai đế quốc lục địa này từng là tâm điểm của Chiến Tranh Lạnh. Trung Quốc chưa bao giờ thôi nuối tiếc những vùng đất rộng lớn, giàu có tài nguyên ở Viễn Đông và một phần diện tích từng thuộc về Mãn Châu đã mất vào tay Nga dưới triều đại nhà Thanh. Giới lãnh đạo Trung Quốc cũng khó có thể quên “mối nhục 100 năm” và những gì người Nga đã làm với mình.
Năm 1935, đế quốc Đỏ Soviet đã gần như biến tỉnh Tân Cương phía Tây của Trung Quốc thành vệ tinh của họ. Cả hai từng nhiều lần triển khai hàng triệu quân dọc theo đường biên giới chung và đe dọa nhau bằng cả vũ khí hạt nhân. Vậy cớ làm sao Putin có thể tin rằng Tập Cận Bình sẽ che lưng cho ông ta và là một đồng minh đáng tin cậy? Hay nói như kiểu Việt Nam là làm thế nào mà Tập có thể xúi Putin “ăn cứt gà” khi mà mối quan hệ Trung- Nga có cả một lịch sử lâu dài là đại địch của nhau?
Dù rất thông minh và lọc lõi, Putin dường như vẫn luôn đi sau Tập Cận Bình nham hiểm bội lần (ảnh: Mikhail Svetlov/Getty Images)
So sánh về phong cách lãnh đạo, Putin và Tập là hai hình ảnh trái ngược. Trong khi giới tinh hoa thế giới đánh giá Tập là một chính trị gia cáo già đầy mưu mô thì Putin là tay võ biền, dù nham hiểm và thông minh, nhưng thích thể hiện bằng lời nói và hấp tấp trong hành động. Putin thích trích dẫn, cố diễn giải các quyết định chính trị dưới “góc nhìn văn hóa” của một sử gia.
Các bài diễn thuyết dài lê thê của ông ta thường xuyên phủ kín sóng truyền hình, nơi ông ta phô diễn khả năng hùng biện với lối lập ngôn dữ dội mang màu sắc mị dân. Trong hành động, Putin thích sử dụng nắm đấm, thích đe dọa “tắm máu”, và thường xuyên dùng chiến thuật “tống tiền”. Và cũng chính bởi yếu tố đó, Tập đã quỷ quyệt vuốt ve Putin để mượn tay Putin làm cho nước Nga suy yếu.
Trung Quốc có chiến thuật cổ xưa áp dụng cho các chính sách ngoại giao: Lấy “phiên” đánh “phiên” và “Ngũ bả”. Tự nhận là “trung tâm thế giới” và Hoàng đế là đấng Thiên Tử, Trung Quốc tự hào với nền văn minh ngàn năm và coi các quốc gia khác là “phiên”.
Các hoàng đế Trung Hoa khuất phục các “phiên” bằng “dây cương buông lỏng” và “dùng phiên trị phiên”, mua chuộc sự thần phục của các thủ lãnh “phiên” bằng sự giàu có, tráng lệ, hùng mạnh của “vương quốc trung tâm”. Ngày nay, lý thuyết và những thủ đoạn này vẫn hữu dụng và được các lãnh đạo Trung Quốc triệt để thi hành. “Cái gì không thể mua được bằng tiền thì có thể mua được bằng rất nhiều tiền”. Trung Quốc đã mua chuộc, thao túng các chính trị gia, các đảng phái, tổ chức chính trị lẫn phi chính phủ, giới truyền thông, giải trí trên thế giới để chiếm ưu thế trong mọi lĩnh vực.
Ban cho họ quần áo sặc sỡ và xe ngựa để làm mắt họ mù. Ban cho họ đồ ăn ngon để miệng họ câm. Ban cho họ âm nhạc và phụ nữ đẹp để làm tai họ điếc. Cung cấp các tòa nhà uy nghi, tráng lệ, các kho thóc và nô lệ để làm dạ dày họ no nê. Đối với những ai đến xin hàng, Hoàng đế ban ơn cho họ và mời họ dự tiệc tiếp đãi của triều đình. Tại đó, Hoàng đế phải đích thân mời họ rượu ngon, đồ ăn hấp dẫn để làm tâm trí họ lú lẫn. Đây gọi là “ngũ bả” (năm mồi nhử).
Cùng chiến thuật “phiên” đánh “phiên”, Trung Quốc còn áp dụng nghệ thuật cờ vây trong đối ngoại. Đó là một chiến lược bao vây toàn diện, dồn ép để triệt hạ đối thủ. Trên bàn cờ, mỗi bên sở hữu 180 quân cờ có giá trị tương đương nhau và có thể bắt đầu trên bất cứ điểm nào trên bàn cờ lưới 19×19. Trên bàn cờ, có thể cùng lúc có nhiều trận chiến, cán cân thay đổi liên tục với từng bước đi; và khi kết thúc, điểm biên lợi thế có thể rất nhỏ mà người chơi nghiệp dư khó lòng nhìn ra.
Kịch bản hoàn hảo nhất đối với Trung Quốc là một nước Nga suy yếu đủ để Bắc Kinh dễ dàng thao túng, nhưng không đến mức sụp đổ và rơi vào hỗn loạn. Với Bắc Kinh, giờ đây Putin vẫn còn giá trị sử dụng lớn, đặc biệt trong chiến thuật dùng phiên đánh phiên. Nga ngày càng kiệt quệ trong khi Tập thong thả nhấm trà và cân nhắc thế đánh kế tiếp trên bàn cờ vây.
Với sự vượt trội về kinh tế, dân số, được hậu thuẫn sức mạnh quân sự, Trung Quốc sẽ làm chủ từ Trung Á cho đến Viễn Đông, từ Biển Đông cho đến Thái Bình Dương. Trung Quốc còn nắm một thứ vũ khí vô hình đáng sợ: Một cộng đồng Hoa kiều đông đảo trải khắp các lục địa, với sức mạnh kinh tài cũng như sự đoàn kết đặc sệt văn hóa Trung Hoa.
Cuối cùng, với sự suy yếu của Nga, Trung Quốc sẽ lấn sâu vào vùng trung tâm theo sơ đồ của lý thuyết gia Halford Mackinder (1861-1947; người được xem là cha đẻ của học thuyết địa chính trị), lấy lại vùng Viễn Đông mà Nga đã gần như bỏ rơi nhiều thập niên sau sự sụp đổ của liên bang Soviet.
Qua thời gian, Trung Quốc sẽ thực sự là chủ nhân của đại lục địa Á – Âu với những vùng ngoại vi mở rộng bao trùm Trung Á, tiểu lục địa Ấn Độ, cùng với bán đảo Đông Dương. Với một cái đầu tham vọng như Tập Cận Bình, kẻ đã từ bỏ di sản chiến lược “thao quang dưỡng hối” của Đặng Tiểu Bình, ông muốn thấy “giấc mộng Trung Hoa” trở thành hiện thực ngay trong thời gian ông ta còn tại vị.
Hải quân Đài Loan luôn trong tình trạng cảnh giác cao độ (ảnh: Annabelle Chih/Getty Images)
Với Tập, “không có gì là không thể”. Chính sách Zero Covid của ông ta rõ ràng mang tính tập quyền và bất chấp hậu quả. Nội các mới trong nhiệm kỳ thứ ba của Tập là một cỗ máy chiến tranh trong đó mọi người, từ “tể tướng” đến các quan lớn nhỏ trong triều đình, đều tôn kính uy quyền “Thiên tử” của Tập một cách tuyệt đối. Chính bởi vậy, dù là một chính trị gia đầy mưu mô, Tập rồi cuối cùng có thể sẽ mắc kẹt trong “echo chamber” với những cuồng vọng hoang tưởng thống trị thế giới. Vào một ngày đẹp trời nào đó, khi thời tiết eo biển Đài Loan thuận lợi cho một cuộc đổ bộ, tiếng gầm của đại pháo sẽ vang lên rung chuyển thế giới?
“Tôi hy vọng là tôi sai, nhưng cảm nghĩ của tôi mách bảo rằng chúng ta sẽ tham chiến vào năm 2025”, tướng Mike Minihan, một trong những lãnh đạo của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ đã viết như vậy trong bản ghi nhớ ngày 1 Tháng Hai 2023.
Với Sa hoàng Putin và Hoàng đế Tập, đường vinh quang dường như nhất thiết phải luôn được “xây xác quân thù”! Với những kẻ như Tập và Putin, trong dòng chảy văn minh nhân loại, cỗ xe của thần Chiến tranh Ares phải lăn bánh, nghiền nát thế giới cũ và để hình thành nên “trật tự thế giới mới”, vì – như George Orwell đã mỉa mai bằng khẩu hiệu của đế chế hư cấu trong tác phẩm “1984” của ông – rằng: “Chiến Tranh là Hòa Bình. Tự Do là Nô Lệ. Ngu Dốt là Sức Mạnh”.
Tuy nhiên, biết đâu chừng, chiến tranh cũng lại là con đường ngắn nhất dẫn đến Hòa Bình cho Đông Á và là cơ hội cho những quốc gia dũng cảm được thoát thai, tái sinh và rũ bỏ những ràng buộc lịch sử? Chẳng phải chúng ta đang thấy điều đó ở Ukraine đó sao?
Bao giờ chiến tranh Trung-Đài bắt đầu?
XÃ LUẬN CUỐI TUẦN
Tùng Phong
19 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Tập Cận Bình bắt đầu công du Moscow gặp Vladimir Putin ngày 20 Tháng Ba 2023 – trong ảnh là cuộc gặp ngày 4 Tháng Hai 2022 tại Bắc Kinh (ảnh: Kremlin Press Office/Handout/Anadolu Agency via Getty Images)
Chiến Tranh là Hòa Bình
Tự Do là Nô Lệ
Ngu Dốt là Sức Mạnh
War is Peace, Freedom is Slavery, Ignorance is Strength
(1984, George Orwell)
Không còn những lời lẽ ngoại giao bặt thiệp hay né tránh, thông điệp của các nhà lãnh đạo Trung Quốc ngày 10 Tháng Ba 2023 rõ ràng là một lời đe dọa và tuyên bố tình trạng chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh. Tần Cương, tân Ngoại trưởng Trung Quốc, đã cao giọng:
Nếu Hoa Kỳ không đạp phanh mà tiếp tục đi sai đường thì không có hàng rào bảo vệ nào có thể ngăn cản việc trật bánh và chắc chắn sẽ xảy ra xung đột và đối đầu… Các nước phương Tây do Hoa Kỳ lãnh đạo đã thực hiện việc ngăn chặn, bao vây và đàn áp toàn diện Trung Quốc, điều này đã mang lại những thách thức nghiêm trọng chưa từng có đối với sự phát triển của quốc gia chúng ta.
Tập Cận Bình, người đã bước ra khỏi cái bóng Mao Trạch Đông, trở thành Tổng bí thư Đảng cộng sản kiêm Chủ tịch nước lần thứ ba, sau cuộc họp mang tính nghi thức của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc vừa qua, đã hối thúc:
Lực lượng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc phải nhanh chóng nâng cấp lực lượng vũ trang lên các tiêu chuẩn đẳng cấp thế giới. Trung Quốc phải tối đa hóa khả năng chiến lược quốc gia của mình trong nỗ lực nâng cấp một cách có hệ thống sức mạnh tổng thể của đất nước để đối phó với rủi ro chiến lược, bảo vệ lợi ích chiến lược và thực hiện các mục tiêu chiến lược.
Thế đối đầu Trung Quốc và Hoa Kỳ đã không ngừng gia tăng căng thẳng nhiều năm qua. Các nhà nghiên cứu chính trị, quân sự quốc tế nói về “bẫy Thucydides” và một cuộc chiến tranh ủy nhiệm hoặc thậm chí là đụng độ trực tiếp giữa hai đại cường ở eo biển Đài Loan hay Biển Đông dường như đã rất gần. Cuộc chiến tranh Nga-Ukraine dường như càng thúc đẩy nhanh hơn cỗ xe của thần Ares lao đến Đông Á. Trong hơn một năm quan sát cuộc chiến Nga-Ukraine, hẳn Tập Cận Bình và nội các chiến tranh của ông ta đã rút ra nhiều bài học về chiến thuật lẫn chiến lược trong các thế cờ của Tây Phương.
Tại các diễn đàn quốc tế, Trung Quốc luôn “bảo kê” cho các chính sách của Nga (ảnh: Michael M. Santiago/Getty Images)
Trung Quốc là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc chiến tranh Nga-Ukraine về nhiều phương diện. Chỉ một năm sau khi bắt đầu cuộc chiến, Trung Quốc đã thâu tóm những phần bánh béo bở nhất thị trường nội địa Nga. Theo dữ liệu từ Counterpoint, các công ty Trung Quốc đã gần như chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường điện thoại thông minh tại Nga, với 95% thị phần.
Đối với thị trường xe hơi, theo RIA Novosti, năm 2022, lượng xe hơi lớn nhất được nhập khẩu từ Trung Quốc, với hơn 117,000 xe, tăng gần 40% so với năm trước đó. Tổng doanh số xe hơi Trung Quốc ở Nga lên đến 19.2%, qua mặt những hãng xe Tây Phương đã cắm rễ nhiều thập niên ở thị trường này. Việc các thương hiệu lớn Tây Phương rút đi đã tặng cho những doanh nghiệp Trung Quốc cơ hội ngàn năm có một.
Không chỉ hàng dân dụng. Khi các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga phát huy tác dụng, nguồn linh kiện cho công nghiệp quốc phòng như mainboard, chip, màn hình LCD, kính viễn vọng hồng ngoại, thiết bị GPS, máy laser, camera phân giải cao… nhanh chóng cạn kiệt. Mức độ tiêu hao khủng khiếp trên chiến trường Ukraine khiến nhu cầu về mọi thứ từ vòng bi xe lửa, lốp xe tải, đạn pháo và súng bộ binh… cũng thiếu hụt nghiêm trọng.
Nga không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tìm đến Iran, Trung Quốc, thậm chí cả Triều Tiên – những quốc gia luôn bị cho là ở “chiếu dưới”, để tìm nguồn cung thay thế. Nga bắt đầu phụ thuộc vào Trung Quốc hơn bao giờ hết về mọi mặt. Hẳn Putin phải nhượng bộ và đánh đổi nhiều bí mật quân sự, tài nguyên và thị trường, bán rẻ khí đốt, dầu thô cho Trung Quốc để đổi lại nguồn cung cấp quân nhu, vũ khí, đạn dược.
Trung Quốc cùng với Nga luôn song hành ở thế đối lập với phương Tây sau Chiến tranh Lạnh. Cặp tình nhân dị hợm này vừa là “đồng chí”, khi từng chia xẻ chung ý thức hệ Marxism và giờ đây gắn bó nhau bởi các lợi ích thực dụng của hai đế quốc; nhưng cũng vừa là cựu thù dai dẳng trong suốt tiến trình lịch sử từ Trung cổ tới cận đại. Cả hai đều hiểu rõ nhau, đều nghi ngờ và căm ghét nhau, nhưng đều cần nhau cho các mục đích riêng. Không ít lần họ cùng song ca khi biến diễn đàn lớn nhất thế giới LHQ thành sân khấu của những diễn viên độc tài, biến các tổ chức như Hội đồng Nhân Quyền, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)… trở thành những chi bộ của Trung Quốc cộng sản đảng.
Một nhân vật tự mãn như Putin dễ bị đánh lừa bằng những trò vuốt ve – ảnh: sách ca tụng Putin tại Trung Quốc (Sheldon Cooper/SOPA Images/LightRocket via Getty Images)
Trước khi tiến hành cuộc xâm lược toàn diện Ukraine, Putin và Tập đã qua lại với nhau với tần suất nhiều hơn cả một cặp tình nhân và trao cho nhau những lời chúc phúc thắm thiết cho sự nghiệp “vinh quang bốn lần”. Cả hai đều tuyên bố quan hệ Trung-Nga là “không có giới hạn” và ủng hộ nhiệt thành các “lợi ích cốt lõi” của mỗi bên. Nói cách khác, Nga ủng hộ Trung Quốc trong các vấn đề đàn áp nhân quyền nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, về “chủ quyền” “đường lưỡi bò” ở Biển Đông, đàn áp phong trào dân chủ ở Hong Kong và cả chủ trương thống nhất Đài Loan. Đổi lại, Trung Quốc ủng hộ Nga trong các cuộc chiến ở Crimea, Syria, xâm lược toàn diện Ukraine…
Trong quá khứ, cuộc đối đầu giữa hai đế quốc lục địa này từng là tâm điểm của Chiến Tranh Lạnh. Trung Quốc chưa bao giờ thôi nuối tiếc những vùng đất rộng lớn, giàu có tài nguyên ở Viễn Đông và một phần diện tích từng thuộc về Mãn Châu đã mất vào tay Nga dưới triều đại nhà Thanh. Giới lãnh đạo Trung Quốc cũng khó có thể quên “mối nhục 100 năm” và những gì người Nga đã làm với mình.
Năm 1935, đế quốc Đỏ Soviet đã gần như biến tỉnh Tân Cương phía Tây của Trung Quốc thành vệ tinh của họ. Cả hai từng nhiều lần triển khai hàng triệu quân dọc theo đường biên giới chung và đe dọa nhau bằng cả vũ khí hạt nhân. Vậy cớ làm sao Putin có thể tin rằng Tập Cận Bình sẽ che lưng cho ông ta và là một đồng minh đáng tin cậy? Hay nói như kiểu Việt Nam là làm thế nào mà Tập có thể xúi Putin “ăn cứt gà” khi mà mối quan hệ Trung- Nga có cả một lịch sử lâu dài là đại địch của nhau?
Dù rất thông minh và lọc lõi, Putin dường như vẫn luôn đi sau Tập Cận Bình nham hiểm bội lần (ảnh: Mikhail Svetlov/Getty Images)
So sánh về phong cách lãnh đạo, Putin và Tập là hai hình ảnh trái ngược. Trong khi giới tinh hoa thế giới đánh giá Tập là một chính trị gia cáo già đầy mưu mô thì Putin là tay võ biền, dù nham hiểm và thông minh, nhưng thích thể hiện bằng lời nói và hấp tấp trong hành động. Putin thích trích dẫn, cố diễn giải các quyết định chính trị dưới “góc nhìn văn hóa” của một sử gia.
Các bài diễn thuyết dài lê thê của ông ta thường xuyên phủ kín sóng truyền hình, nơi ông ta phô diễn khả năng hùng biện với lối lập ngôn dữ dội mang màu sắc mị dân. Trong hành động, Putin thích sử dụng nắm đấm, thích đe dọa “tắm máu”, và thường xuyên dùng chiến thuật “tống tiền”. Và cũng chính bởi yếu tố đó, Tập đã quỷ quyệt vuốt ve Putin để mượn tay Putin làm cho nước Nga suy yếu.
Trung Quốc có chiến thuật cổ xưa áp dụng cho các chính sách ngoại giao: Lấy “phiên” đánh “phiên” và “Ngũ bả”. Tự nhận là “trung tâm thế giới” và Hoàng đế là đấng Thiên Tử, Trung Quốc tự hào với nền văn minh ngàn năm và coi các quốc gia khác là “phiên”.
Các hoàng đế Trung Hoa khuất phục các “phiên” bằng “dây cương buông lỏng” và “dùng phiên trị phiên”, mua chuộc sự thần phục của các thủ lãnh “phiên” bằng sự giàu có, tráng lệ, hùng mạnh của “vương quốc trung tâm”. Ngày nay, lý thuyết và những thủ đoạn này vẫn hữu dụng và được các lãnh đạo Trung Quốc triệt để thi hành. “Cái gì không thể mua được bằng tiền thì có thể mua được bằng rất nhiều tiền”. Trung Quốc đã mua chuộc, thao túng các chính trị gia, các đảng phái, tổ chức chính trị lẫn phi chính phủ, giới truyền thông, giải trí trên thế giới để chiếm ưu thế trong mọi lĩnh vực.
Ban cho họ quần áo sặc sỡ và xe ngựa để làm mắt họ mù. Ban cho họ đồ ăn ngon để miệng họ câm. Ban cho họ âm nhạc và phụ nữ đẹp để làm tai họ điếc. Cung cấp các tòa nhà uy nghi, tráng lệ, các kho thóc và nô lệ để làm dạ dày họ no nê. Đối với những ai đến xin hàng, Hoàng đế ban ơn cho họ và mời họ dự tiệc tiếp đãi của triều đình. Tại đó, Hoàng đế phải đích thân mời họ rượu ngon, đồ ăn hấp dẫn để làm tâm trí họ lú lẫn. Đây gọi là “ngũ bả” (năm mồi nhử).
Cùng chiến thuật “phiên” đánh “phiên”, Trung Quốc còn áp dụng nghệ thuật cờ vây trong đối ngoại. Đó là một chiến lược bao vây toàn diện, dồn ép để triệt hạ đối thủ. Trên bàn cờ, mỗi bên sở hữu 180 quân cờ có giá trị tương đương nhau và có thể bắt đầu trên bất cứ điểm nào trên bàn cờ lưới 19×19. Trên bàn cờ, có thể cùng lúc có nhiều trận chiến, cán cân thay đổi liên tục với từng bước đi; và khi kết thúc, điểm biên lợi thế có thể rất nhỏ mà người chơi nghiệp dư khó lòng nhìn ra.
Kịch bản hoàn hảo nhất đối với Trung Quốc là một nước Nga suy yếu đủ để Bắc Kinh dễ dàng thao túng, nhưng không đến mức sụp đổ và rơi vào hỗn loạn. Với Bắc Kinh, giờ đây Putin vẫn còn giá trị sử dụng lớn, đặc biệt trong chiến thuật dùng phiên đánh phiên. Nga ngày càng kiệt quệ trong khi Tập thong thả nhấm trà và cân nhắc thế đánh kế tiếp trên bàn cờ vây.
Với sự vượt trội về kinh tế, dân số, được hậu thuẫn sức mạnh quân sự, Trung Quốc sẽ làm chủ từ Trung Á cho đến Viễn Đông, từ Biển Đông cho đến Thái Bình Dương. Trung Quốc còn nắm một thứ vũ khí vô hình đáng sợ: Một cộng đồng Hoa kiều đông đảo trải khắp các lục địa, với sức mạnh kinh tài cũng như sự đoàn kết đặc sệt văn hóa Trung Hoa.
Cuối cùng, với sự suy yếu của Nga, Trung Quốc sẽ lấn sâu vào vùng trung tâm theo sơ đồ của lý thuyết gia Halford Mackinder (1861-1947; người được xem là cha đẻ của học thuyết địa chính trị), lấy lại vùng Viễn Đông mà Nga đã gần như bỏ rơi nhiều thập niên sau sự sụp đổ của liên bang Soviet.
Qua thời gian, Trung Quốc sẽ thực sự là chủ nhân của đại lục địa Á – Âu với những vùng ngoại vi mở rộng bao trùm Trung Á, tiểu lục địa Ấn Độ, cùng với bán đảo Đông Dương. Với một cái đầu tham vọng như Tập Cận Bình, kẻ đã từ bỏ di sản chiến lược “thao quang dưỡng hối” của Đặng Tiểu Bình, ông muốn thấy “giấc mộng Trung Hoa” trở thành hiện thực ngay trong thời gian ông ta còn tại vị.
Hải quân Đài Loan luôn trong tình trạng cảnh giác cao độ (ảnh: Annabelle Chih/Getty Images)
Với Tập, “không có gì là không thể”. Chính sách Zero Covid của ông ta rõ ràng mang tính tập quyền và bất chấp hậu quả. Nội các mới trong nhiệm kỳ thứ ba của Tập là một cỗ máy chiến tranh trong đó mọi người, từ “tể tướng” đến các quan lớn nhỏ trong triều đình, đều tôn kính uy quyền “Thiên tử” của Tập một cách tuyệt đối. Chính bởi vậy, dù là một chính trị gia đầy mưu mô, Tập rồi cuối cùng có thể sẽ mắc kẹt trong “echo chamber” với những cuồng vọng hoang tưởng thống trị thế giới. Vào một ngày đẹp trời nào đó, khi thời tiết eo biển Đài Loan thuận lợi cho một cuộc đổ bộ, tiếng gầm của đại pháo sẽ vang lên rung chuyển thế giới?
“Tôi hy vọng là tôi sai, nhưng cảm nghĩ của tôi mách bảo rằng chúng ta sẽ tham chiến vào năm 2025”, tướng Mike Minihan, một trong những lãnh đạo của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ đã viết như vậy trong bản ghi nhớ ngày 1 Tháng Hai 2023.
Với Sa hoàng Putin và Hoàng đế Tập, đường vinh quang dường như nhất thiết phải luôn được “xây xác quân thù”! Với những kẻ như Tập và Putin, trong dòng chảy văn minh nhân loại, cỗ xe của thần Chiến tranh Ares phải lăn bánh, nghiền nát thế giới cũ và để hình thành nên “trật tự thế giới mới”, vì – như George Orwell đã mỉa mai bằng khẩu hiệu của đế chế hư cấu trong tác phẩm “1984” của ông – rằng: “Chiến Tranh là Hòa Bình. Tự Do là Nô Lệ. Ngu Dốt là Sức Mạnh”.
Tuy nhiên, biết đâu chừng, chiến tranh cũng lại là con đường ngắn nhất dẫn đến Hòa Bình cho Đông Á và là cơ hội cho những quốc gia dũng cảm được thoát thai, tái sinh và rũ bỏ những ràng buộc lịch sử? Chẳng phải chúng ta đang thấy điều đó ở Ukraine đó sao?
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Đài Loan: Tại sao Đài Loan có thể tránh được số phận như của Ukraine? (Gideon Rachman)
Đài Loan khó chiếm thì lấy VN trước
_________________
8DonCo
Re: Đài Loan: Tại sao Đài Loan có thể tránh được số phận như của Ukraine? (Gideon Rachman)
Thật ra thì VN là Provinz của Tàu rồi, chỉ là chưa chính thức mà thôi.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Đài Loan: Tại sao Đài Loan có thể tránh được số phận như của Ukraine? (Gideon Rachman)
Tổng thống Đài Loan quá cảnh ở Mỹ, Trung Quốc phản đối
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS/ANN WANG
Chụp lại hình ảnh,
Tổng thống Đài Loan - bà Thái Anh Văn vẫy tay gần cổng lên máy bay vào ngày bà khởi hành đến New York trong hành trình tới Guatemala và Belize, tại Đào Viên, Đài Loan ngày 29/3/2023
30.03.2023
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã đến New York, một chặng dừng chân nhạy cảm vào thứ Tư, thề sẽ không để áp lực bên ngoài ngăn hòn đảo này giao lưu với thế giới.
Diễn biến này đến sau khi Trung Quốc đe dọa trả đũa nếu bà Thái gặp Chủ tịch Hạ viện Mỹ, Kevin McCarthy, theo Reuters.
Trung Quốc, nước tuyên bố chủ quyền lãnh thổ với Đài Loan dân chủ, đã nhiều lần cảnh báo các quan chức Hoa Kỳ không được gặp bà Thái Anh Văn, người đang có chuyến quá cảnh đầu tiên tại Mỹ kể từ năm 2019, coi đây là hành động ủng hộ khát khao của hòn đảo muốn được công nhận là một quốc gia riêng biệt.
Trung Quốc đã tổ chức các cuộc tập trận lớn, mô phỏng chiến tranh xung quanh Đài Loan vào tháng 8 khi Chủ tịch Hạ viện lúc đó là bà Nancy Pelosi đến thăm Đài Bắc.
Trung Quốc lần nữa tập trận quanh Đài Loan
TQ mở hai cuộc tập trận, gồm cả bắn đạn thật, trước tin bà Pelosi tới Đài Loan
TQ nói Mỹ sẽ 'chịu hậu quả' nếu bà Nancy Pelosi thăm Đài Loan
Lực lượng vũ trang Đài Loan cho biết họ đang theo dõi bất kỳ động thái nào của Trung Quốc khi bà Thái ở nước ngoài.
Bà Thái đang trên đường đến Guatemala và Belize, hai trong số ít quốc gia công nhận Đài Loan về mặt ngoại giao.
Bà sẽ nghỉ chân lại New York cho đến thứ Bảy và cũng sẽ đến thăm Los Angeles khi trở về từ Trung Mỹ. Bà Thái dự kiến sẽ gặp ông McCarthy ở California, dù điều này chưa được chính thức xác nhận.
Play video, "Liệu Trung Quốc có xâm lược Đài Loan?", Thời lượng 8,12
08:12
Chụp lại video,
Liệu Trung Quốc có xâm lược Đài Loan?
“Áp lực bên ngoài sẽ không cản trở quyết tâm vươn mình ra thế giới của chúng tôi”, bà Thái nói trước khi khởi hành tại sân bay quốc tế chính của Đài Loan ở Đào Viên.
"Chúng tôi bình tĩnh và tự tin, sẽ không nhượng bộ lẫn không khiêu khích. Đài Loan sẽ vững bước trên con đường tự do dân chủ và tiến ra thế giới. Dù con đường này có gập ghềnh nhưng Đài Loan không đơn phương độc mã", bà Thái nói.
Cơ quan vận hành như sứ quán Đài Loan tại Hoa Kỳ đã xác nhận việc bà Thái đến New York vào chiều thứ Tư và cho biết không có sự kiện nào của bà ở Mỹ mở cửa cho báo chí hoặc công chúng trong thời gian dừng chân của bà. Các video cho thấy bà được những người ủng hộ vẫy cờ chào đón trong thành phố.
Đài Loan đã dần mất đi sự công nhận chính thức của nhiều quốc gia hơn khi các nước này chuyển hướng sang Bắc Kinh. Honduras đã thay đổi lòng trung thành vào Chủ nhật, nên chỉ còn lại 13 quốc gia có quan hệ chính thức với Đài Loan.
Bắc Kinh nói rằng Đài Loan thuộc về "một Trung Quốc" và là một tỉnh của Trung Quốc, nên không có quyền quan hệ cấp nhà nước với nước khác. Đài Loan bất đồng với điều này.
Đài Loan là vấn đề lãnh thổ nhạy cảm nhất của Trung Quốc và là vấn đề gây bất hoà lớn với Washington. Và giống như hầu hết các quốc gia, Mỹ chỉ duy trì quan hệ không chính thức với Đài Bắc.
Tàu chiến Hoa Kỳ đi qua eo biển Đài Loan khiến Trung Quốc nổi giận
Đài Loan nâng thời gian nghĩa vụ quân sự lên một năm do lo ngại TQ
Tuy nhiên, theo luật pháp Hoa Kỳ, chính phủ Mỹ phải cung cấp cho hòn đảo các phương tiện để tự vệ và tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyến dừng chân không chính thức.
Người phát ngôn của Văn phòng các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc, Zhu Fenglian, cho biết từ Bắc Kinh rằng nếu bà Thái Anh Văn gặp McCarthy, Trung Quốc "chắc chắn sẽ thực hiện các biện pháp để kiên quyết chống trả."
Bà Xu Xueyuan, đại biện lâm thời tại đại sứ quán Trung Quốc ở Washington, nói với các phóng viên rằng một cuộc gặp như vậy "có thể dẫn đến một cuộc đối đầu nghiêm trọng khác trong mối quan hệ Trung Quốc-Mỹ."
“Chúng tôi đã nhiều lần long trọng tuyên bố với phía Mỹ và nói rõ ràng với họ rằng mọi hậu quả sẽ do phía Hoa Kỳ gánh chịu,” bà nói.
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS/JEENAH MOON
Chụp lại hình ảnh,
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đến khách sạn Lotte ở Manhattan ở Thành phố New York, Hoa Kỳ, ngày 2932023
Hội họp và dự tiệc
Chuyến quá cảnh Hoa Kỳ lần thứ bảy của bà Thái kể từ khi nhậm chức vào năm 2016 và diễn ra trong bối cảnh Mỹ và các nơi khác lo ngại cuộc xâm lược Ukraine của Nga có thể khuyến khích Trung Quốc hành động nhắm vào Đài Loan.
Cuộc gặp với McCarthy sẽ là cuộc gặp đầu tiên giữa một nhà lãnh đạo Đài Loan và một Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ trên đất Mỹ, dù nó được coi là một giải pháp thay thế mang tính ít khiêu khích hơn so với việc McCarthy đến thăm Đài Loan, điều mà ông đã nói rằng ông hy vọng sẽ làm.
Hai nguồn tin nói với Reuters rằng có khoảng 20 nhà lập pháp Mỹ trở lên đã lên kế hoạch tháp tùng McCarthy trong cuộc gặp của ông với bà Thái Anh Văn, ban đầu được ấn định tại Thư viện Tổng thống Ronald Reagan gần Los Angeles. Thư viện này vẫn chưa xác nhận cuộc họp.
Mỹ-Trung: Đài Loan là chương trình nghị sự hàng đầu của Tập và Biden
Mỹ cho rằng một số khinh khí cầu do thám quân sự 'được TQ thả đi từ đảo Hải Nam'
Hai nguồn tin khác cho biết bà Thái sẽ tham dự một bữa tiệc với người Mỹ gốc Đài và người Đài Loan ở nước ngoài ở New York, cũng như một sự kiện vào thứ Năm với Viện Hudson, một nhóm chuyên gia cố vấn mà chính phủ Đài Loan là một nhà tài trợ quan trọng, dựa trên các báo cáo hàng năm.
Các quan chức Hoa Kỳ cho biết bà Thái sẽ gặp Laura Rosenberger, chủ tịch tại trụ sở Washington của Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan (AIT), một tổ chức phi lợi nhuận do chính phủ Hoa Kỳ điều hành, thực hiện các mối quan hệ không chính thức với Đài Loan.
Rosenberger, người đã đảm nhận vị trí này vào tuần rồi, trước đây là quan chức cấp cao về Trung Quốc và Đài Loan trong Hội đồng An ninh Quốc gia của Tổng thống Joe Biden.
Chuyến quá cảnh của bà Thái diễn ra khi quan hệ của Hoa Kỳ với Trung Quốc đang ở mức mà một số nhà phân tích coi là tồi tệ nhất kể từ khi Washington bình thường hóa quan hệ với Bắc Kinh vào năm 1979 và chuyển sự công nhận ngoại giao từ Đài Bắc sang Bắc Kinh.
Phát ngôn viên an ninh quốc gia của Nhà Trắng, John Kirby, kêu gọi Trung Quốc không sử dụng chặng dừng chân "bình thường" như một cái cớ để gia tăng hành động gây hấn nhắm vào Đài Loan.
“Chúng tôi lưu tâm rằng sự việc đang căng thẳng ngay bây giờ” giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, Kirby nói, nhưng ông kêu gọi Bắc Kinh vẫn giữ các đường dây liên lạc.
Không quân Mỹ bắn hạ chiếc khinh khí cầu 'do thám' của Trung Quốc ở Đại Tây Dương
Mỹ tìm mảnh khinh khí cầu 'do thám' của Trung Quốc
Kirby cho biết Washington vẫn muốn lên lịch lại chuyến công du tới Bắc Kinh của Ngoại trưởng Antony Blinken, bị hoãn vào tháng trước khi một khinh khí cầu tình nghi là do thám của Trung Quốc bị chiến đấu cơ của Mỹ bắn hạ.
Một quan chức cấp cao của chính quyền Hoa Kỳ nói với các phóng viên rằng Bắc Kinh đã tăng cường áp lực quân sự, kinh tế và ngoại giao lên Đài Loan, nhưng Washington sẽ không thay đổi "thông lệ lâu đời" của họ là tạo điều kiện thuận lợi cho việc quá cảnh ở Hoa Kỳ.
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS/ANN WANG
Chụp lại hình ảnh,
Tổng thống Đài Loan - bà Thái Anh Văn vẫy tay gần cổng lên máy bay vào ngày bà khởi hành đến New York trong hành trình tới Guatemala và Belize, tại Đào Viên, Đài Loan ngày 29/3/2023
30.03.2023
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã đến New York, một chặng dừng chân nhạy cảm vào thứ Tư, thề sẽ không để áp lực bên ngoài ngăn hòn đảo này giao lưu với thế giới.
Diễn biến này đến sau khi Trung Quốc đe dọa trả đũa nếu bà Thái gặp Chủ tịch Hạ viện Mỹ, Kevin McCarthy, theo Reuters.
Trung Quốc, nước tuyên bố chủ quyền lãnh thổ với Đài Loan dân chủ, đã nhiều lần cảnh báo các quan chức Hoa Kỳ không được gặp bà Thái Anh Văn, người đang có chuyến quá cảnh đầu tiên tại Mỹ kể từ năm 2019, coi đây là hành động ủng hộ khát khao của hòn đảo muốn được công nhận là một quốc gia riêng biệt.
Trung Quốc đã tổ chức các cuộc tập trận lớn, mô phỏng chiến tranh xung quanh Đài Loan vào tháng 8 khi Chủ tịch Hạ viện lúc đó là bà Nancy Pelosi đến thăm Đài Bắc.
Trung Quốc lần nữa tập trận quanh Đài Loan
TQ mở hai cuộc tập trận, gồm cả bắn đạn thật, trước tin bà Pelosi tới Đài Loan
TQ nói Mỹ sẽ 'chịu hậu quả' nếu bà Nancy Pelosi thăm Đài Loan
Lực lượng vũ trang Đài Loan cho biết họ đang theo dõi bất kỳ động thái nào của Trung Quốc khi bà Thái ở nước ngoài.
Bà Thái đang trên đường đến Guatemala và Belize, hai trong số ít quốc gia công nhận Đài Loan về mặt ngoại giao.
Bà sẽ nghỉ chân lại New York cho đến thứ Bảy và cũng sẽ đến thăm Los Angeles khi trở về từ Trung Mỹ. Bà Thái dự kiến sẽ gặp ông McCarthy ở California, dù điều này chưa được chính thức xác nhận.
Play video, "Liệu Trung Quốc có xâm lược Đài Loan?", Thời lượng 8,12
08:12
Chụp lại video,
Liệu Trung Quốc có xâm lược Đài Loan?
“Áp lực bên ngoài sẽ không cản trở quyết tâm vươn mình ra thế giới của chúng tôi”, bà Thái nói trước khi khởi hành tại sân bay quốc tế chính của Đài Loan ở Đào Viên.
"Chúng tôi bình tĩnh và tự tin, sẽ không nhượng bộ lẫn không khiêu khích. Đài Loan sẽ vững bước trên con đường tự do dân chủ và tiến ra thế giới. Dù con đường này có gập ghềnh nhưng Đài Loan không đơn phương độc mã", bà Thái nói.
Cơ quan vận hành như sứ quán Đài Loan tại Hoa Kỳ đã xác nhận việc bà Thái đến New York vào chiều thứ Tư và cho biết không có sự kiện nào của bà ở Mỹ mở cửa cho báo chí hoặc công chúng trong thời gian dừng chân của bà. Các video cho thấy bà được những người ủng hộ vẫy cờ chào đón trong thành phố.
Đài Loan đã dần mất đi sự công nhận chính thức của nhiều quốc gia hơn khi các nước này chuyển hướng sang Bắc Kinh. Honduras đã thay đổi lòng trung thành vào Chủ nhật, nên chỉ còn lại 13 quốc gia có quan hệ chính thức với Đài Loan.
Bắc Kinh nói rằng Đài Loan thuộc về "một Trung Quốc" và là một tỉnh của Trung Quốc, nên không có quyền quan hệ cấp nhà nước với nước khác. Đài Loan bất đồng với điều này.
Đài Loan là vấn đề lãnh thổ nhạy cảm nhất của Trung Quốc và là vấn đề gây bất hoà lớn với Washington. Và giống như hầu hết các quốc gia, Mỹ chỉ duy trì quan hệ không chính thức với Đài Bắc.
Tàu chiến Hoa Kỳ đi qua eo biển Đài Loan khiến Trung Quốc nổi giận
Đài Loan nâng thời gian nghĩa vụ quân sự lên một năm do lo ngại TQ
Tuy nhiên, theo luật pháp Hoa Kỳ, chính phủ Mỹ phải cung cấp cho hòn đảo các phương tiện để tự vệ và tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyến dừng chân không chính thức.
Người phát ngôn của Văn phòng các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc, Zhu Fenglian, cho biết từ Bắc Kinh rằng nếu bà Thái Anh Văn gặp McCarthy, Trung Quốc "chắc chắn sẽ thực hiện các biện pháp để kiên quyết chống trả."
Bà Xu Xueyuan, đại biện lâm thời tại đại sứ quán Trung Quốc ở Washington, nói với các phóng viên rằng một cuộc gặp như vậy "có thể dẫn đến một cuộc đối đầu nghiêm trọng khác trong mối quan hệ Trung Quốc-Mỹ."
“Chúng tôi đã nhiều lần long trọng tuyên bố với phía Mỹ và nói rõ ràng với họ rằng mọi hậu quả sẽ do phía Hoa Kỳ gánh chịu,” bà nói.
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS/JEENAH MOON
Chụp lại hình ảnh,
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đến khách sạn Lotte ở Manhattan ở Thành phố New York, Hoa Kỳ, ngày 2932023
Hội họp và dự tiệc
Chuyến quá cảnh Hoa Kỳ lần thứ bảy của bà Thái kể từ khi nhậm chức vào năm 2016 và diễn ra trong bối cảnh Mỹ và các nơi khác lo ngại cuộc xâm lược Ukraine của Nga có thể khuyến khích Trung Quốc hành động nhắm vào Đài Loan.
Cuộc gặp với McCarthy sẽ là cuộc gặp đầu tiên giữa một nhà lãnh đạo Đài Loan và một Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ trên đất Mỹ, dù nó được coi là một giải pháp thay thế mang tính ít khiêu khích hơn so với việc McCarthy đến thăm Đài Loan, điều mà ông đã nói rằng ông hy vọng sẽ làm.
Hai nguồn tin nói với Reuters rằng có khoảng 20 nhà lập pháp Mỹ trở lên đã lên kế hoạch tháp tùng McCarthy trong cuộc gặp của ông với bà Thái Anh Văn, ban đầu được ấn định tại Thư viện Tổng thống Ronald Reagan gần Los Angeles. Thư viện này vẫn chưa xác nhận cuộc họp.
Mỹ-Trung: Đài Loan là chương trình nghị sự hàng đầu của Tập và Biden
Mỹ cho rằng một số khinh khí cầu do thám quân sự 'được TQ thả đi từ đảo Hải Nam'
Hai nguồn tin khác cho biết bà Thái sẽ tham dự một bữa tiệc với người Mỹ gốc Đài và người Đài Loan ở nước ngoài ở New York, cũng như một sự kiện vào thứ Năm với Viện Hudson, một nhóm chuyên gia cố vấn mà chính phủ Đài Loan là một nhà tài trợ quan trọng, dựa trên các báo cáo hàng năm.
Các quan chức Hoa Kỳ cho biết bà Thái sẽ gặp Laura Rosenberger, chủ tịch tại trụ sở Washington của Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan (AIT), một tổ chức phi lợi nhuận do chính phủ Hoa Kỳ điều hành, thực hiện các mối quan hệ không chính thức với Đài Loan.
Rosenberger, người đã đảm nhận vị trí này vào tuần rồi, trước đây là quan chức cấp cao về Trung Quốc và Đài Loan trong Hội đồng An ninh Quốc gia của Tổng thống Joe Biden.
Chuyến quá cảnh của bà Thái diễn ra khi quan hệ của Hoa Kỳ với Trung Quốc đang ở mức mà một số nhà phân tích coi là tồi tệ nhất kể từ khi Washington bình thường hóa quan hệ với Bắc Kinh vào năm 1979 và chuyển sự công nhận ngoại giao từ Đài Bắc sang Bắc Kinh.
Phát ngôn viên an ninh quốc gia của Nhà Trắng, John Kirby, kêu gọi Trung Quốc không sử dụng chặng dừng chân "bình thường" như một cái cớ để gia tăng hành động gây hấn nhắm vào Đài Loan.
“Chúng tôi lưu tâm rằng sự việc đang căng thẳng ngay bây giờ” giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, Kirby nói, nhưng ông kêu gọi Bắc Kinh vẫn giữ các đường dây liên lạc.
Không quân Mỹ bắn hạ chiếc khinh khí cầu 'do thám' của Trung Quốc ở Đại Tây Dương
Mỹ tìm mảnh khinh khí cầu 'do thám' của Trung Quốc
Kirby cho biết Washington vẫn muốn lên lịch lại chuyến công du tới Bắc Kinh của Ngoại trưởng Antony Blinken, bị hoãn vào tháng trước khi một khinh khí cầu tình nghi là do thám của Trung Quốc bị chiến đấu cơ của Mỹ bắn hạ.
Một quan chức cấp cao của chính quyền Hoa Kỳ nói với các phóng viên rằng Bắc Kinh đã tăng cường áp lực quân sự, kinh tế và ngoại giao lên Đài Loan, nhưng Washington sẽ không thay đổi "thông lệ lâu đời" của họ là tạo điều kiện thuận lợi cho việc quá cảnh ở Hoa Kỳ.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Đài Loan: Tại sao Đài Loan có thể tránh được số phận như của Ukraine? (Gideon Rachman)
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Đài Loan: Tại sao Đài Loan có thể tránh được số phận như của Ukraine? (Gideon Rachman)
Chủ tịch Hạ viện Mỹ xác nhận cuộc gặp với bà Thái Anh Văn, bất chấp cảnh báo của Trung Quốc
NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA
Chụp lại hình ảnh,
Nhà lãnh đạo Đài Loan đã đến thăm Guatemala và Belize trong chuyến thăm nhằm tăng cường hỗ trợ trong khu vực
Tác giả,Nicholas YongVai trò, BBC News Singapore
4 tháng 4 2023
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy đã xác nhận ông sẽ gặp Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tại California trong tuần này, bất chấp cảnh báo của Trung Quốc rằng điều này có thể dẫn đến "cuộc đối đầu nghiêm trọng".
Bà Thái sẽ dừng chân tại Mỹ vào thứ Tư, khi bà trở về sau chuyến công du tới các đồng minh của Đài Loan ở Trung Mỹ.
Tổng thống Đài Loan quá cảnh ở Mỹ, Trung Quốc phản đối
Thái Anh Văn: Tổng thống Đài Loan - người dám thách thức Trung Quốc - là ai?
Sức mạnh Bắc Kinh: Tổng thống thiên tả của Honduras bỏ Đài Loan, công nhận Trung Quốc
Chuyến thăm Đài Loan năm ngoái của cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ bị Trung Quốc xem là một hành động khiêu khích lớn. Bắc Kinh đã phản ứng bằng các cuộc tập trận quân sự xung quanh hòn đảo này.
Căng thẳng gia tăng sau tranh cãi về cáo buộc khinh khí cầu do thám và nỗ lực ngày càng tăng của Mỹ nhằm cắt đứt khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến của Trung Quốc.
Ông McCarthy sẽ gặp nhà lãnh đạo Đài Loan trong một cuộc họp "lưỡng đảng" tại Thư viện Tổng thống Ronald Reagan bên ngoài Los Angeles.
Cuộc họp ở Mỹ, trái ngược với khi ở Đài Loan, được coi là một sự thỏa hiệp để tránh gây căng thẳng với Trung Quốc.
Nhưng Bắc Kinh tuần trước đã cảnh báo rằng bất kỳ cuộc gặp nào giữa bà Thái Anh Văn và quan chức cấp cao thứ ba của Mỹ đều có thể dẫn đến việc Hoa Kỳ phải gánh chịu "hậu quả nghiêm trọng".
Hôm thứ Hai, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh "mạnh mẽ" phản đối bất kỳ hình thức tương tác và liên lạc chính thức nào giữa chính phủ Hoa Kỳ và Đài Loan.
Mỹ duy trì quan hệ ngoại giao toàn vẹn với Bắc Kinh nhưng là nhà cung cấp vũ khí và đồng minh quan trọng nhất của Đài Loan.
Kể từ khi bà Thái được bầu lên vào năm 2016, Bắc Kinh đã tăng cường áp lực quân sự, kinh tế và ngoại giao lên hòn đảo này.
Trung Quốc đã đẩy mạnh đầu tư vào Mỹ Latinh, một chiến trường ngoại giao quan trọng giữa hai bên, nơi Đài Loan chỉ có 13 đồng minh ngoại giao.
Bà Thái đã đến thăm Guatemala và Belize, nơi bà gặp gỡ các nhà lãnh đạo của cả hai quốc gia và tái khẳng định quan hệ ngoại giao.
Đài Loan đã mất một đồng minh trong khu vực, Honduras, vào tháng trước khi nước này chuyển sự trung thành sang Trung Quốc.
Các quan chức quốc phòng Đài Loan cho biết chuyến công du nước ngoài của Tổng thống Thái Anh Văn đã chứng kiến hơn chục máy bay Trung Quốc đi qua ranh giới giữa eo biển Đài Loan vào thứ Sáu và thứ Bảy.
Đài Loan cho biết máy bay Trung Quốc thường xuyên sách nhiễu.
Bắc Kinh xem Đài Loan, một hòn đảo tự trị với 23 triệu dân, là một tỉnh ly khai sẽ bị thâu tóm bằng vũ lực nếu cần thiết.
Trung Quốc và Đài Loan: Tóm tắt cơ bản
Vì sao Trung Quốc và Đài Loan quan hệ không tốt? Trung Quốc coi hòn đảo tự trị là một phần lãnh thổ của mình và khẳng định hòn đảo này cần được thống nhất với đại lục, bằng vũ lực nếu cần thiếtĐài Loan được cai quản như thế nào? Hòn đảo có hiến pháp riêng, các nhà lãnh đạo được bầu cử dân chủ và khoảng 300.000 binh sĩ đang hoạt động trong lực lượng vũ trangNước nào công nhận Đài Loan? Chỉ một số quốc gia công nhận Đài Loan. Thay vào đó, hầu hết công nhận chính phủ Trung Quốc ở Bắc Kinh. Hoa Kỳ không có quan hệ chính thức với Đài Loan nhưng có luật yêu cầu Hoa Kỳ cung cấp cho hòn đảo các phương tiện để tự vệ
NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA
Chụp lại hình ảnh,
Nhà lãnh đạo Đài Loan đã đến thăm Guatemala và Belize trong chuyến thăm nhằm tăng cường hỗ trợ trong khu vực
Tác giả,Nicholas YongVai trò, BBC News Singapore
4 tháng 4 2023
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy đã xác nhận ông sẽ gặp Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tại California trong tuần này, bất chấp cảnh báo của Trung Quốc rằng điều này có thể dẫn đến "cuộc đối đầu nghiêm trọng".
Bà Thái sẽ dừng chân tại Mỹ vào thứ Tư, khi bà trở về sau chuyến công du tới các đồng minh của Đài Loan ở Trung Mỹ.
Tổng thống Đài Loan quá cảnh ở Mỹ, Trung Quốc phản đối
Thái Anh Văn: Tổng thống Đài Loan - người dám thách thức Trung Quốc - là ai?
Sức mạnh Bắc Kinh: Tổng thống thiên tả của Honduras bỏ Đài Loan, công nhận Trung Quốc
Chuyến thăm Đài Loan năm ngoái của cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ bị Trung Quốc xem là một hành động khiêu khích lớn. Bắc Kinh đã phản ứng bằng các cuộc tập trận quân sự xung quanh hòn đảo này.
Căng thẳng gia tăng sau tranh cãi về cáo buộc khinh khí cầu do thám và nỗ lực ngày càng tăng của Mỹ nhằm cắt đứt khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến của Trung Quốc.
Ông McCarthy sẽ gặp nhà lãnh đạo Đài Loan trong một cuộc họp "lưỡng đảng" tại Thư viện Tổng thống Ronald Reagan bên ngoài Los Angeles.
Cuộc họp ở Mỹ, trái ngược với khi ở Đài Loan, được coi là một sự thỏa hiệp để tránh gây căng thẳng với Trung Quốc.
Nhưng Bắc Kinh tuần trước đã cảnh báo rằng bất kỳ cuộc gặp nào giữa bà Thái Anh Văn và quan chức cấp cao thứ ba của Mỹ đều có thể dẫn đến việc Hoa Kỳ phải gánh chịu "hậu quả nghiêm trọng".
Hôm thứ Hai, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh "mạnh mẽ" phản đối bất kỳ hình thức tương tác và liên lạc chính thức nào giữa chính phủ Hoa Kỳ và Đài Loan.
Mỹ duy trì quan hệ ngoại giao toàn vẹn với Bắc Kinh nhưng là nhà cung cấp vũ khí và đồng minh quan trọng nhất của Đài Loan.
Kể từ khi bà Thái được bầu lên vào năm 2016, Bắc Kinh đã tăng cường áp lực quân sự, kinh tế và ngoại giao lên hòn đảo này.
Trung Quốc đã đẩy mạnh đầu tư vào Mỹ Latinh, một chiến trường ngoại giao quan trọng giữa hai bên, nơi Đài Loan chỉ có 13 đồng minh ngoại giao.
Bà Thái đã đến thăm Guatemala và Belize, nơi bà gặp gỡ các nhà lãnh đạo của cả hai quốc gia và tái khẳng định quan hệ ngoại giao.
Đài Loan đã mất một đồng minh trong khu vực, Honduras, vào tháng trước khi nước này chuyển sự trung thành sang Trung Quốc.
Các quan chức quốc phòng Đài Loan cho biết chuyến công du nước ngoài của Tổng thống Thái Anh Văn đã chứng kiến hơn chục máy bay Trung Quốc đi qua ranh giới giữa eo biển Đài Loan vào thứ Sáu và thứ Bảy.
Đài Loan cho biết máy bay Trung Quốc thường xuyên sách nhiễu.
Bắc Kinh xem Đài Loan, một hòn đảo tự trị với 23 triệu dân, là một tỉnh ly khai sẽ bị thâu tóm bằng vũ lực nếu cần thiết.
Trung Quốc và Đài Loan: Tóm tắt cơ bản
Vì sao Trung Quốc và Đài Loan quan hệ không tốt? Trung Quốc coi hòn đảo tự trị là một phần lãnh thổ của mình và khẳng định hòn đảo này cần được thống nhất với đại lục, bằng vũ lực nếu cần thiếtĐài Loan được cai quản như thế nào? Hòn đảo có hiến pháp riêng, các nhà lãnh đạo được bầu cử dân chủ và khoảng 300.000 binh sĩ đang hoạt động trong lực lượng vũ trangNước nào công nhận Đài Loan? Chỉ một số quốc gia công nhận Đài Loan. Thay vào đó, hầu hết công nhận chính phủ Trung Quốc ở Bắc Kinh. Hoa Kỳ không có quan hệ chính thức với Đài Loan nhưng có luật yêu cầu Hoa Kỳ cung cấp cho hòn đảo các phương tiện để tự vệ
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Đài Loan: Tại sao Đài Loan có thể tránh được số phận như của Ukraine? (Gideon Rachman)
Đài Loan đang lâm nguy trong 'mối tình tay ba'?
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Tổng thống Thái Anh Văn ở New York để tham dự buổi trao giải cho nhà lãnh đạo vào ngày 30/03
Tác giả Rupert Wingfield-Hayes, BBC News
5 tháng 4 2023, 12:09 +07
Đài Loan đang bị rơi vào một 'cuộc tình tay ba' nguy hiểm.
Hồi tuần rồi, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn được chào đón tại New York. Giờ thì bà sẽ đến California, và sẽ có cuộc gặp quan trọng trực tiếp với Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy.
Thời điểm chắc chắn không phải là sự tình cờ. Tại Mỹ, ngày càng có sự thù địch sâu sắc và dâng cao nhằm vào Trung Quốc. Và điều này đang tạo động lực có thêm thể hiện sự ủng hộ công khai dành cho Đài Loan, khi phe Dân chủ và Cộng hòa đang cạnh tranh nhau.
Đây là lý do quan trọng khi cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ, bà Nancy Pelosi công du đến Đài Bắc mùa hè năm ngoái, mặc cho điều này đã kích hoạt phản ứng giận dữ từ Trung Quốc. Hòn đảo tự trị này, vốn được Bắc Kinh tuyên bố là lãnh thổ của mình, rõ ràng là một điểm nóng xung đột lớn nhất giữa Mỹ và Trung Quốc.
"Cá nhân tôi rất phản đối chuyến đi của bà Pelosi," Giáo sư William Stanton, cựu giám đốc Viện American Institute ở Đài Loan cho biết. "Việc một chính trị gia cấp cao từ Mỹ đi thăm hòn đảo này như chọc giận Trung Quốc mà không mang lại ích lợi gì. Và hậu quả thì khá đáng sợ."
Các tên lửa của Trung Quốc bay sang hòn đảo này trong bối cảnh Bắc Kinh đưa ra những lời đe dọa vô cùng đáng sợ. Chính phủ các nước trong khu vực bắt đầu thảo luận nghiêm túc về thời gian Trung Quốc xâm lược Đài Loan.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ xác nhận cuộc gặp với bà Thái Anh Văn, bất chấp cảnh báo của Trung Quốc
Mặc cho điều này, ngay sau khi nhậm chức Chủ tịch Hạ viện Mỹ hồi tháng Giêng, ông McCarthy, một đảng viên Đảng Cộng hòa đã tuyên bố ý định theo gương của bà Pelosi. Nhưng Tổng thống Thái Anh Văn đã quyết định đó không phải là một ý hay, Giáo sư Stanton nói.
"Tôi nghĩ rõ ràng là ông Kevin McCarthy muốn theo hướng của bà Pelosi," ông cho biết. "Nhưng bà Thái Anh Văn nói, 'không cảm ơn, hay là thay vào đó, chúng ta nên uống trà ở California'."
Tổng thống Thái có lẽ chưa muốn có một chuyến thăm gây tranh cãi nữa từ một nhà lãnh đạo Mỹ đến Đài Loan - nhưng bà cũng muốn cho Trung Quốc thấy quốc gia này sẽ không thành công trong việc đóng sập cánh cửa liên lạc giữa chính phủ được bầu theo hình thức dân chủ ở Đài Bắc với một đồng minh mạnh nhất của mình từ Washington.
Và vì thế, cuộc gặp ở California, ông McCarthy chắc chắn không thể xem nhẹ, và gọi đây là cuộc họp "lưỡng đảng", bất chấp lời cảnh báo từ Trung Quốc rằng Mỹ "đang đùa với lửa trong câu hỏi về Đài Loan".
Cái gọi là "nền ngoại giao quá cảnh" [transit diplomacy] rất quan trọng đối với Đài Loan, Tống Văn Địch, một nhà khoa học chính trị từ Đại học Quốc gia Australia cho biết.
Các năm qua, Trung Quốc đã thành công trong việc chiêu dụ nhiều đồng minh chính thức của Đài Loan, thu hẹp số quốc gia có xác lập quan hệ ngoại giao với Đài Bắc xuống chỉ còn 13.
"Những chuyến đi quốc tế này phù hợp với nhu cầu của xã hội Đài Loan về sự công nhận quốc tế," ông Tống nói. "Khi thiếu vắng sự công nhận quốc tế, những dấu hiệu đại diện khác của quốc tế rất quan trọng đối với người dân Đài Loan."
Thái Anh Văn: Tổng thống Đài Loan - người dám thách thức Trung Quốc - là ai?
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Chuyến đi của cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi's đến Đài Loan vào năm 2022 đã khiến Bắc Kinh giận dữ
Trong lúc đó Đảng Cộng sản Trung Quốc gia tăng chiến lược đắc nhân tâm của mình bằng cách mời người tiền nhiệm của bà Thái là ông Mã Anh Cửu đến công du đại lục.
Ông Mã đã có chuyến tham quan chưa từng có tới năm thành phố của Trung Quốc, bề ngoài là để bày tỏ bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên của mình. Ông Mã đã đến thăm nơi yên nghỉ của họ ở miền trung Trung Quốc. Nhưng chuyến đi này cũng mang ý nghĩa chính trị. Thật sự, đây là lần đầu tiên, một cựu Tổng thống Đài Loan được mời đến kể từ thời Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa kể từ khi quốc gia này được thành lập vào năm 1949.
"Bắc Kinh đang cố gắng làm dịu thái độ đối với Đài Loan... tiến hành đắc nhân tâm, và cũng tránh việc chủ nghĩa dân tộc của Đài Loan gia tăng trong chiến dịch tổng thống năm 2024," ông Tống nhận định.
Chuyến đi của ông Mã, chuyên gia Tống nhận định, đã mang lại "một vỏ bọc chính trị" để thực hiện điều đó.
Khi đáp xuống tỉnh Nam Kinh hồi tuần rồi, ông Mã đã có một bài phát biểu chính trị thật ấn tượng: "Người dân ở cả hai phía eo biển Đài Loan đều là người Trung Quốc. Và cả hai đều là hậu duệ của Viêm Đế và Hoàng Đế."
"Bắc Kinh đang đối đãi tốt đẹp với Mã Anh Cửu bởi vì ông ấy đại diện cho sự chấp nhận thua cuộc," Giáo sư Stanton nói. "Ông ấy nói 'tất cả chúng ta đều là người Trung Quốc'. Đây là điều mà ông ấy và cả người Trung Quốc đều đồng ý, nhưng không phải là điều người Đài Loan đồng thuận."
Rủi ro trong chiến lược của ông Mã là hơn 60% người dân Đài Loan, theo các cuộc khảo sát, mô tả họ là người Đài Loan, không phải là người Trung Quốc.
Nhưng điều này cũng có thể mang lại ích lợi. Các cuộc điều tra cho thấy hơn một nửa người dân Đài Loan tin rằng cuộc chiến với Trung Quốc có thể xảy ra. Và mục tiêu của ông Mã là thuyết phục các cử tri Đài Loan là chỉ có Quốc Dân Đảng (Kuomintang - KMT) có thể giúp tránh được cuộc chiến tranh đó, ông Tống bình luận.
"Điều này là về việc củng cố di sản của ông Mã như một cây cầu nối liền hai bờ eo biển Đài Loan. Và về cấp độ chính trị trong nước, Đài Loan đang bắt đầu chiến dịch tranh cử tổng thống. Lập luận mà phía KMT đưa ra là chúng tôi có thể mang lại nền hòa bình với Trung Quốc."
Giới chức Đài Loan phê phán các phát biểu của ông Mã Anh Cửu khi thăm TQ
Khái niệm 'Hán nhân' và 'Hán tộc' mới định hình đầu thế kỷ 20
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Ông Mã Anh Cửu và những người chị đến thăm mộ của ông mình tại tỉnh Hồ Nam vào ngày 01/04 trong chuyến đi đến Trung Quốc
Thế nhưng vấn đề rõ mười mươi là mối quan hệ đang xấu đi giữa hai người cùng đang theo đuổi Đài Loan là Washington và Bắc Kinh. Mối quan hệ này đang ở mức tệ nhất chưa từng có kể từ khi Mỹ và Trung Quốc chính thức bình thường hóa ngoại giao vào năm 1979, bà Bonnie Glaser, người đứng đầu chương trình Châu Á từ cơ quan nghiên cứu German Marshall Fund of the United States cho biết.
"Họ [Bắc Kinh] đang không nhận cuộc gọi từ Tổng thống Biden hoặc Lầu Năm Góc. Quốc hội Mỹ cũng đã tuyên bố Trung Quốc là một mối đe dọa hiện hữu," bà Bonnie Glaser nhận định.
Trong hàng thập kỷ, Washington đã duy trì được một hiện trạng khá tế nhị, thừa nhận, nếu không phải là ủng hộ lập trường của Bắc Kinh về một chính phủ Trung Quốc duy nhất - ở tại lục địa. Washington cũng duy trì các mối quan hệ chính thức với chính phủ Trung Quốc, chứ không phải Đài Loan, kể từ năm 1979. Mỹ cũng giữ mối quan hệ đồng minh vững chắc đối với Đài Loan, đảm bảo việc sẽ giúp đỡ hòn đảo này tự vệ.
Thế nhưng điều đáng lo ngại là Trung Quốc hiện tin rằng Mỹ đang bắt đầu thay đổi hiện trạng này - vốn giúp duy trì nền hoa bình tại eo biển Đài Loan trong khoảng 40 năm qua.
"Tổng thống Biden nói với ông Tập Cận Bình là ông ấy sẽ không sử dụng Đài Loan như mọt một vũ khí, và ông không ủng hộ việc Đài Loan tách khỏi Trung Quốc," bà Glaser nói.
Thế nhưng những sự đảm bảo này không có khả năng thành công sau những chuyến thăm cấp nhà nước hoặc cuộc gặp chính thức của Mỹ với giới lãnh đạo Đài Loan, bà Glaser cho biết.
Và trong khi ông Mã công du Trung Quốc và bà Thái uống trà tại California, điều Đài Loan cũng cần là ông Tập nghe điện thoại.
Thái Anh Văn: Tổng thống Đài Loan - người dám thách thức Trung Quốc - là ai?
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cxepr33pzvlo
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Tổng thống Thái Anh Văn ở New York để tham dự buổi trao giải cho nhà lãnh đạo vào ngày 30/03
Tác giả Rupert Wingfield-Hayes, BBC News
5 tháng 4 2023, 12:09 +07
Đài Loan đang bị rơi vào một 'cuộc tình tay ba' nguy hiểm.
Hồi tuần rồi, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn được chào đón tại New York. Giờ thì bà sẽ đến California, và sẽ có cuộc gặp quan trọng trực tiếp với Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy.
Thời điểm chắc chắn không phải là sự tình cờ. Tại Mỹ, ngày càng có sự thù địch sâu sắc và dâng cao nhằm vào Trung Quốc. Và điều này đang tạo động lực có thêm thể hiện sự ủng hộ công khai dành cho Đài Loan, khi phe Dân chủ và Cộng hòa đang cạnh tranh nhau.
Đây là lý do quan trọng khi cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ, bà Nancy Pelosi công du đến Đài Bắc mùa hè năm ngoái, mặc cho điều này đã kích hoạt phản ứng giận dữ từ Trung Quốc. Hòn đảo tự trị này, vốn được Bắc Kinh tuyên bố là lãnh thổ của mình, rõ ràng là một điểm nóng xung đột lớn nhất giữa Mỹ và Trung Quốc.
"Cá nhân tôi rất phản đối chuyến đi của bà Pelosi," Giáo sư William Stanton, cựu giám đốc Viện American Institute ở Đài Loan cho biết. "Việc một chính trị gia cấp cao từ Mỹ đi thăm hòn đảo này như chọc giận Trung Quốc mà không mang lại ích lợi gì. Và hậu quả thì khá đáng sợ."
Các tên lửa của Trung Quốc bay sang hòn đảo này trong bối cảnh Bắc Kinh đưa ra những lời đe dọa vô cùng đáng sợ. Chính phủ các nước trong khu vực bắt đầu thảo luận nghiêm túc về thời gian Trung Quốc xâm lược Đài Loan.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ xác nhận cuộc gặp với bà Thái Anh Văn, bất chấp cảnh báo của Trung Quốc
Mặc cho điều này, ngay sau khi nhậm chức Chủ tịch Hạ viện Mỹ hồi tháng Giêng, ông McCarthy, một đảng viên Đảng Cộng hòa đã tuyên bố ý định theo gương của bà Pelosi. Nhưng Tổng thống Thái Anh Văn đã quyết định đó không phải là một ý hay, Giáo sư Stanton nói.
"Tôi nghĩ rõ ràng là ông Kevin McCarthy muốn theo hướng của bà Pelosi," ông cho biết. "Nhưng bà Thái Anh Văn nói, 'không cảm ơn, hay là thay vào đó, chúng ta nên uống trà ở California'."
Tổng thống Thái có lẽ chưa muốn có một chuyến thăm gây tranh cãi nữa từ một nhà lãnh đạo Mỹ đến Đài Loan - nhưng bà cũng muốn cho Trung Quốc thấy quốc gia này sẽ không thành công trong việc đóng sập cánh cửa liên lạc giữa chính phủ được bầu theo hình thức dân chủ ở Đài Bắc với một đồng minh mạnh nhất của mình từ Washington.
Và vì thế, cuộc gặp ở California, ông McCarthy chắc chắn không thể xem nhẹ, và gọi đây là cuộc họp "lưỡng đảng", bất chấp lời cảnh báo từ Trung Quốc rằng Mỹ "đang đùa với lửa trong câu hỏi về Đài Loan".
Cái gọi là "nền ngoại giao quá cảnh" [transit diplomacy] rất quan trọng đối với Đài Loan, Tống Văn Địch, một nhà khoa học chính trị từ Đại học Quốc gia Australia cho biết.
Các năm qua, Trung Quốc đã thành công trong việc chiêu dụ nhiều đồng minh chính thức của Đài Loan, thu hẹp số quốc gia có xác lập quan hệ ngoại giao với Đài Bắc xuống chỉ còn 13.
"Những chuyến đi quốc tế này phù hợp với nhu cầu của xã hội Đài Loan về sự công nhận quốc tế," ông Tống nói. "Khi thiếu vắng sự công nhận quốc tế, những dấu hiệu đại diện khác của quốc tế rất quan trọng đối với người dân Đài Loan."
Thái Anh Văn: Tổng thống Đài Loan - người dám thách thức Trung Quốc - là ai?
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Chuyến đi của cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi's đến Đài Loan vào năm 2022 đã khiến Bắc Kinh giận dữ
Trong lúc đó Đảng Cộng sản Trung Quốc gia tăng chiến lược đắc nhân tâm của mình bằng cách mời người tiền nhiệm của bà Thái là ông Mã Anh Cửu đến công du đại lục.
Ông Mã đã có chuyến tham quan chưa từng có tới năm thành phố của Trung Quốc, bề ngoài là để bày tỏ bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên của mình. Ông Mã đã đến thăm nơi yên nghỉ của họ ở miền trung Trung Quốc. Nhưng chuyến đi này cũng mang ý nghĩa chính trị. Thật sự, đây là lần đầu tiên, một cựu Tổng thống Đài Loan được mời đến kể từ thời Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa kể từ khi quốc gia này được thành lập vào năm 1949.
"Bắc Kinh đang cố gắng làm dịu thái độ đối với Đài Loan... tiến hành đắc nhân tâm, và cũng tránh việc chủ nghĩa dân tộc của Đài Loan gia tăng trong chiến dịch tổng thống năm 2024," ông Tống nhận định.
Chuyến đi của ông Mã, chuyên gia Tống nhận định, đã mang lại "một vỏ bọc chính trị" để thực hiện điều đó.
Khi đáp xuống tỉnh Nam Kinh hồi tuần rồi, ông Mã đã có một bài phát biểu chính trị thật ấn tượng: "Người dân ở cả hai phía eo biển Đài Loan đều là người Trung Quốc. Và cả hai đều là hậu duệ của Viêm Đế và Hoàng Đế."
"Bắc Kinh đang đối đãi tốt đẹp với Mã Anh Cửu bởi vì ông ấy đại diện cho sự chấp nhận thua cuộc," Giáo sư Stanton nói. "Ông ấy nói 'tất cả chúng ta đều là người Trung Quốc'. Đây là điều mà ông ấy và cả người Trung Quốc đều đồng ý, nhưng không phải là điều người Đài Loan đồng thuận."
Rủi ro trong chiến lược của ông Mã là hơn 60% người dân Đài Loan, theo các cuộc khảo sát, mô tả họ là người Đài Loan, không phải là người Trung Quốc.
Nhưng điều này cũng có thể mang lại ích lợi. Các cuộc điều tra cho thấy hơn một nửa người dân Đài Loan tin rằng cuộc chiến với Trung Quốc có thể xảy ra. Và mục tiêu của ông Mã là thuyết phục các cử tri Đài Loan là chỉ có Quốc Dân Đảng (Kuomintang - KMT) có thể giúp tránh được cuộc chiến tranh đó, ông Tống bình luận.
"Điều này là về việc củng cố di sản của ông Mã như một cây cầu nối liền hai bờ eo biển Đài Loan. Và về cấp độ chính trị trong nước, Đài Loan đang bắt đầu chiến dịch tranh cử tổng thống. Lập luận mà phía KMT đưa ra là chúng tôi có thể mang lại nền hòa bình với Trung Quốc."
Giới chức Đài Loan phê phán các phát biểu của ông Mã Anh Cửu khi thăm TQ
Khái niệm 'Hán nhân' và 'Hán tộc' mới định hình đầu thế kỷ 20
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Ông Mã Anh Cửu và những người chị đến thăm mộ của ông mình tại tỉnh Hồ Nam vào ngày 01/04 trong chuyến đi đến Trung Quốc
Thế nhưng vấn đề rõ mười mươi là mối quan hệ đang xấu đi giữa hai người cùng đang theo đuổi Đài Loan là Washington và Bắc Kinh. Mối quan hệ này đang ở mức tệ nhất chưa từng có kể từ khi Mỹ và Trung Quốc chính thức bình thường hóa ngoại giao vào năm 1979, bà Bonnie Glaser, người đứng đầu chương trình Châu Á từ cơ quan nghiên cứu German Marshall Fund of the United States cho biết.
"Họ [Bắc Kinh] đang không nhận cuộc gọi từ Tổng thống Biden hoặc Lầu Năm Góc. Quốc hội Mỹ cũng đã tuyên bố Trung Quốc là một mối đe dọa hiện hữu," bà Bonnie Glaser nhận định.
Trong hàng thập kỷ, Washington đã duy trì được một hiện trạng khá tế nhị, thừa nhận, nếu không phải là ủng hộ lập trường của Bắc Kinh về một chính phủ Trung Quốc duy nhất - ở tại lục địa. Washington cũng duy trì các mối quan hệ chính thức với chính phủ Trung Quốc, chứ không phải Đài Loan, kể từ năm 1979. Mỹ cũng giữ mối quan hệ đồng minh vững chắc đối với Đài Loan, đảm bảo việc sẽ giúp đỡ hòn đảo này tự vệ.
Thế nhưng điều đáng lo ngại là Trung Quốc hiện tin rằng Mỹ đang bắt đầu thay đổi hiện trạng này - vốn giúp duy trì nền hoa bình tại eo biển Đài Loan trong khoảng 40 năm qua.
"Tổng thống Biden nói với ông Tập Cận Bình là ông ấy sẽ không sử dụng Đài Loan như mọt một vũ khí, và ông không ủng hộ việc Đài Loan tách khỏi Trung Quốc," bà Glaser nói.
Thế nhưng những sự đảm bảo này không có khả năng thành công sau những chuyến thăm cấp nhà nước hoặc cuộc gặp chính thức của Mỹ với giới lãnh đạo Đài Loan, bà Glaser cho biết.
Và trong khi ông Mã công du Trung Quốc và bà Thái uống trà tại California, điều Đài Loan cũng cần là ông Tập nghe điện thoại.
Thái Anh Văn: Tổng thống Đài Loan - người dám thách thức Trung Quốc - là ai?
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cxepr33pzvlo
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Đài Loan: Tại sao Đài Loan có thể tránh được số phận như của Ukraine? (Gideon Rachman)
Trung Quốc bắt đầu tập trận quanh Đài Loan sau cuộc gặp của bà Thái và Chủ tịch Hạ Viện Mỹ
Tổng thống Đài Loan Tsai Ing-wen gặp Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Kevin McCarthyNGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn gặp Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Kevin McCarthy hôm 5/4 tại Mỹ
8 tháng 4 2023 - BBC
Trung Quốc bắt đầu cuộc tập trận quân sự kéo dài ba ngày quanh Đài Loan vào thứ Bảy để tỏ sự tức giận trước cuộc gặp của Tổng thống Đài Loan, Thái Anh Văn với Chủ tịch Hạ viện Mỹ, theo Reuters.
Bộ Quốc phòng của hòn đảo cho biết họ sẽ phản ứng một cách bình tĩnh.
Các cuộc tập trận, được công bố một ngày sau khi bà Thái Anh Văn trở về từ Mỹ, đã được đoán trước, sau khi Trung Quốc lên án cuộc gặp của bà với Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy ở Los Angeles.
Trung Quốc coi Đài Loan, vốn được cai trị một cách dân chủ, là lãnh thổ của mình và chưa bao giờ từ bỏ việc sử dụng vũ lực để kiểm soát hòn đảo này.
Thông báo của Bắc Kinh cũng được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Trung Quốc tiếp đón các nhà lãnh đạo cấp cao châu Âu.
Bộ Tư lệnh Mặt trận miền Đông của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc cho biết họ đã bắt đầu các cuộc tuần tra sẵn sàng chiến đấu và các cuộc tập trận Joint Sword xung quanh Đài Loan. Trước đó họ đã nói rằng sẽ tổ chức các cuộc tập trận này ở eo biển Đài Loan và phía bắc, nam và đông của Đài Loan "theo kế hoạch đã vạch ra".
“Đây là lời cảnh báo nghiêm trọng đối với lực lượng ly khai đòi độc lập của Đài Loan cũng như sự thông đồng và khiêu khích của các thế lực bên ngoài, đồng thời là hành động cần thiết để bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ”, tuyên bố ngắn của cơ quan này viết.
Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết họ đang theo dõi tình hình, duy trì cảnh giác cao độ và sẽ có phản ứng thích hợp để bảo vệ an ninh của hòn đảo.
Bộ này cũng nói trong một tuyên bố rằng Trung Quốc đang sử dụng chuyến quá cảnh ở Hoa Kỳ của bà Thái "như một cái cớ để tiến hành các cuộc tập trận quân sự, điều này đã gây tổn hại nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định và an ninh khu vực".
"Quân đội sẽ ứng phó với thái độ bình tĩnh, có chừng mực và nghiêm túc, đồng thời sẽ canh gác và giám sát theo nguyên tắc 'không leo thang lẫn không tranh chấp' để bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh quốc gia."
'Sách nhiễu' và 'siết chặt'
Một quan chức cấp cao của Đài Loan thông thạo với việc lập kế hoạch an ninh trong khu vực nói với Reuters rằng, Trung Quốc có thể sẽ tăng cường tuần tra trên biển và trên không trong nỗ lực "sách nhiễu" vùng phòng không của Đài Loan và "siết chặt" sát hơn đường trung tuyến của Eo biển Đài Loan, vốn thường phục vụ như một rào cản không chính thức giữa hai bên.
Tình hình diễn ra "lường trước" và có thể kiểm soát được, và chính quyền Đài Loan đã chuẩn bị trước nhiều kịch bản cho những phản hồi của họ. Người này nói với điều kiện ẩn danh vì họ không được trao thẩm quyền nói chuyện với giới truyền thông.
Vào sáng thứ Bảy, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết trong vòng 24 giờ trước đó, họ đã phát hiện bốn máy bay Trung Quốc trong khu vực phòng không của họ, đây không phải là một con số bất thường.
Các phóng viên của Reuters tại một khu vực ven biển gần Phúc Châu, nằm đối diện với quần đảo Matsu do Đài Loan kiểm soát, đã nhìn thấy một tàu chiến Trung Quốc bắn đạn pháo vào một khu vực tập trận trên bờ biển Trung Quốc, một phần của cuộc tập trận mà Trung Quốc công bố vào cuối ngày thứ Sáu.
Bà Thái sẽ gặp phái đoàn các nhà lập pháp Hoa Kỳ do Michael McCaul, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện dẫn đầu, vào cuối ngày thứ Bảy.
Nhân dân Nhật báo, là tiếng nói chính thức của đảng cầm quyền duy nhất - đảng Cộng sản Trung Quốc, cho biết trong một bài bình luận hôm thứ Bảy, rằng chính phủ có "khả năng mạnh mẽ để cản trở bất kỳ hình thức ly khai độc lập nào của Đài Loan".
“Tất cả các biện pháp đối phó do chính phủ Trung Quốc thực đều thuộc quyền lợi và pháp lý hợp lệ của Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ”, bài báo ghi.
Bà Thái Anh Văn, người mạnh mẽ bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh, đã nhiều lần đề nghị đàm phán với Trung Quốc nhưng bị từ chối vì chính phủ coi bà là một phần tử ly khai. Bà nói chỉ có người dân Đài Loan mới có thể quyết định tương lai của họ.
NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA
Chụp lại hình ảnh,
Nhà lãnh đạo Đài Loan đã đến thăm Guatemala và Belize trong chuyến thăm nhằm tăng cường hỗ trợ trong khu vực
Ngoại giao và những cuộc tập trận
Trung Quốc đã đe dọa sẽ có những màn trả đũa không xác định nếu cuộc gặp của bà Thái với McCarthy - người đứng thứ hai trong danh sách kế nhiệm tổng thống Mỹ, sau phó tổng thống - diễn ra. Bắc Kinh đã tổ chức các cuộc tập trận xung quanh Đài Loan, bao gồm cả các vụ phóng tên lửa đạn đạo vào tháng 8 sau khi Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đến thăm Đài Bắc.
Tuy nhiên, không giống như hồi tháng 8, Trung Quốc vẫn chưa công bố liệu họ có tổ chức các cuộc tập trận tên lửa hay không.
Trong trường hợp trước đây, Trung Quốc công bố bản đồ tập trận cùng lúc với thông báo về các cuộc tập trận, cho thấy các khu vực biển gần Đài Loan mà nước này sẽ bắn tới.
Các quan chức Đài Loan đã kỳ vọng một phản ứng ít nghiêm trọng hơn đối với cuộc gặp của ông McCarthy, vì nó diễn ra ở Mỹ, nhưng họ đã nói rằng không thể loại trừ khả năng Trung Quốc đang tổ chức thêm các cuộc tập trận.
Thông báo của Trung Quốc phát đi vài giờ sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron rời Trung Quốc. Ông Macron đã hội kiến với các nhà lãnh đạo cấp cao, gồm cả Chủ tịch Tập Cận Bình, khi mà Macron kêu gọi Bắc Kinh nói lý với Nga về cuộc chiến ở Ukraine.
Sức mạnh Bắc Kinh: Tổng thống thiên tả của Honduras bỏ Đài Loan, công nhận Trung Quốc
Nga cáo buộc Mỹ 'đang đùa với lửa' liên quan đến vấn đề Đài Loan
Giới chức Đài Loan phê phán các phát biểu của ông Mã Anh Cửu khi thăm TQ
Người đứng đầu Liên minh châu Âu, Ursula von der Leyen, cũng ở Trung Quốc trong tuần này để gặp ông Tập, cũng cho biết sự ổn định ở eo biển Đài Loan là điều tối quan trọng.
Tập Cận Bình đã phản ứng bằng cách nói rằng mong đợi Trung Quốc thỏa hiệp về vấn đề Đài Loan là "mơ tưởng", theo báo cáo chính thức của Trung Quốc về cuộc họp.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã đưa ra thông báo về các cuộc tập trận xung quanh Đài Loan, đồng thời đăng những bức ảnh về việc ông Tập gặp Macron và von der Leyen lên trang chủ website của mình.
Nguồn tin an ninh Đài Loan cho biết những nỗ lực gần đây của Trung Quốc nhằm "đắc nhân tâm" các nhà lãnh đạo nước ngoài đều đổ sông đổ bể sau thông báo về cuộc tập trận.
"Sau thông báo về các cuộc tập trận ở eo biển, tất cả những nỗ lực đó đã tan biến sau một đêm và trở thành một nỗ lực lãng phí."
Tổng thống Đài Loan Tsai Ing-wen gặp Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Kevin McCarthyNGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn gặp Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Kevin McCarthy hôm 5/4 tại Mỹ
8 tháng 4 2023 - BBC
Trung Quốc bắt đầu cuộc tập trận quân sự kéo dài ba ngày quanh Đài Loan vào thứ Bảy để tỏ sự tức giận trước cuộc gặp của Tổng thống Đài Loan, Thái Anh Văn với Chủ tịch Hạ viện Mỹ, theo Reuters.
Bộ Quốc phòng của hòn đảo cho biết họ sẽ phản ứng một cách bình tĩnh.
Các cuộc tập trận, được công bố một ngày sau khi bà Thái Anh Văn trở về từ Mỹ, đã được đoán trước, sau khi Trung Quốc lên án cuộc gặp của bà với Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy ở Los Angeles.
Trung Quốc coi Đài Loan, vốn được cai trị một cách dân chủ, là lãnh thổ của mình và chưa bao giờ từ bỏ việc sử dụng vũ lực để kiểm soát hòn đảo này.
Thông báo của Bắc Kinh cũng được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Trung Quốc tiếp đón các nhà lãnh đạo cấp cao châu Âu.
Bộ Tư lệnh Mặt trận miền Đông của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc cho biết họ đã bắt đầu các cuộc tuần tra sẵn sàng chiến đấu và các cuộc tập trận Joint Sword xung quanh Đài Loan. Trước đó họ đã nói rằng sẽ tổ chức các cuộc tập trận này ở eo biển Đài Loan và phía bắc, nam và đông của Đài Loan "theo kế hoạch đã vạch ra".
“Đây là lời cảnh báo nghiêm trọng đối với lực lượng ly khai đòi độc lập của Đài Loan cũng như sự thông đồng và khiêu khích của các thế lực bên ngoài, đồng thời là hành động cần thiết để bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ”, tuyên bố ngắn của cơ quan này viết.
Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết họ đang theo dõi tình hình, duy trì cảnh giác cao độ và sẽ có phản ứng thích hợp để bảo vệ an ninh của hòn đảo.
Bộ này cũng nói trong một tuyên bố rằng Trung Quốc đang sử dụng chuyến quá cảnh ở Hoa Kỳ của bà Thái "như một cái cớ để tiến hành các cuộc tập trận quân sự, điều này đã gây tổn hại nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định và an ninh khu vực".
"Quân đội sẽ ứng phó với thái độ bình tĩnh, có chừng mực và nghiêm túc, đồng thời sẽ canh gác và giám sát theo nguyên tắc 'không leo thang lẫn không tranh chấp' để bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh quốc gia."
'Sách nhiễu' và 'siết chặt'
Một quan chức cấp cao của Đài Loan thông thạo với việc lập kế hoạch an ninh trong khu vực nói với Reuters rằng, Trung Quốc có thể sẽ tăng cường tuần tra trên biển và trên không trong nỗ lực "sách nhiễu" vùng phòng không của Đài Loan và "siết chặt" sát hơn đường trung tuyến của Eo biển Đài Loan, vốn thường phục vụ như một rào cản không chính thức giữa hai bên.
Tình hình diễn ra "lường trước" và có thể kiểm soát được, và chính quyền Đài Loan đã chuẩn bị trước nhiều kịch bản cho những phản hồi của họ. Người này nói với điều kiện ẩn danh vì họ không được trao thẩm quyền nói chuyện với giới truyền thông.
Vào sáng thứ Bảy, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết trong vòng 24 giờ trước đó, họ đã phát hiện bốn máy bay Trung Quốc trong khu vực phòng không của họ, đây không phải là một con số bất thường.
Các phóng viên của Reuters tại một khu vực ven biển gần Phúc Châu, nằm đối diện với quần đảo Matsu do Đài Loan kiểm soát, đã nhìn thấy một tàu chiến Trung Quốc bắn đạn pháo vào một khu vực tập trận trên bờ biển Trung Quốc, một phần của cuộc tập trận mà Trung Quốc công bố vào cuối ngày thứ Sáu.
Bà Thái sẽ gặp phái đoàn các nhà lập pháp Hoa Kỳ do Michael McCaul, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện dẫn đầu, vào cuối ngày thứ Bảy.
Nhân dân Nhật báo, là tiếng nói chính thức của đảng cầm quyền duy nhất - đảng Cộng sản Trung Quốc, cho biết trong một bài bình luận hôm thứ Bảy, rằng chính phủ có "khả năng mạnh mẽ để cản trở bất kỳ hình thức ly khai độc lập nào của Đài Loan".
“Tất cả các biện pháp đối phó do chính phủ Trung Quốc thực đều thuộc quyền lợi và pháp lý hợp lệ của Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ”, bài báo ghi.
Bà Thái Anh Văn, người mạnh mẽ bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh, đã nhiều lần đề nghị đàm phán với Trung Quốc nhưng bị từ chối vì chính phủ coi bà là một phần tử ly khai. Bà nói chỉ có người dân Đài Loan mới có thể quyết định tương lai của họ.
NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA
Chụp lại hình ảnh,
Nhà lãnh đạo Đài Loan đã đến thăm Guatemala và Belize trong chuyến thăm nhằm tăng cường hỗ trợ trong khu vực
Ngoại giao và những cuộc tập trận
Trung Quốc đã đe dọa sẽ có những màn trả đũa không xác định nếu cuộc gặp của bà Thái với McCarthy - người đứng thứ hai trong danh sách kế nhiệm tổng thống Mỹ, sau phó tổng thống - diễn ra. Bắc Kinh đã tổ chức các cuộc tập trận xung quanh Đài Loan, bao gồm cả các vụ phóng tên lửa đạn đạo vào tháng 8 sau khi Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đến thăm Đài Bắc.
Tuy nhiên, không giống như hồi tháng 8, Trung Quốc vẫn chưa công bố liệu họ có tổ chức các cuộc tập trận tên lửa hay không.
Trong trường hợp trước đây, Trung Quốc công bố bản đồ tập trận cùng lúc với thông báo về các cuộc tập trận, cho thấy các khu vực biển gần Đài Loan mà nước này sẽ bắn tới.
Các quan chức Đài Loan đã kỳ vọng một phản ứng ít nghiêm trọng hơn đối với cuộc gặp của ông McCarthy, vì nó diễn ra ở Mỹ, nhưng họ đã nói rằng không thể loại trừ khả năng Trung Quốc đang tổ chức thêm các cuộc tập trận.
Thông báo của Trung Quốc phát đi vài giờ sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron rời Trung Quốc. Ông Macron đã hội kiến với các nhà lãnh đạo cấp cao, gồm cả Chủ tịch Tập Cận Bình, khi mà Macron kêu gọi Bắc Kinh nói lý với Nga về cuộc chiến ở Ukraine.
Sức mạnh Bắc Kinh: Tổng thống thiên tả của Honduras bỏ Đài Loan, công nhận Trung Quốc
Nga cáo buộc Mỹ 'đang đùa với lửa' liên quan đến vấn đề Đài Loan
Giới chức Đài Loan phê phán các phát biểu của ông Mã Anh Cửu khi thăm TQ
Người đứng đầu Liên minh châu Âu, Ursula von der Leyen, cũng ở Trung Quốc trong tuần này để gặp ông Tập, cũng cho biết sự ổn định ở eo biển Đài Loan là điều tối quan trọng.
Tập Cận Bình đã phản ứng bằng cách nói rằng mong đợi Trung Quốc thỏa hiệp về vấn đề Đài Loan là "mơ tưởng", theo báo cáo chính thức của Trung Quốc về cuộc họp.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã đưa ra thông báo về các cuộc tập trận xung quanh Đài Loan, đồng thời đăng những bức ảnh về việc ông Tập gặp Macron và von der Leyen lên trang chủ website của mình.
Nguồn tin an ninh Đài Loan cho biết những nỗ lực gần đây của Trung Quốc nhằm "đắc nhân tâm" các nhà lãnh đạo nước ngoài đều đổ sông đổ bể sau thông báo về cuộc tập trận.
"Sau thông báo về các cuộc tập trận ở eo biển, tất cả những nỗ lực đó đã tan biến sau một đêm và trở thành một nỗ lực lãng phí."
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Đài Loan: Tại sao Đài Loan có thể tránh được số phận như của Ukraine? (Gideon Rachman)
Trung Quốc diễn tập giả định tấn công 'các mục tiêu chính' ở Đài Loan
NGUỒN HÌNH ẢNH,EASTERN THEATRE COMMAND/HANDOUT VIA REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Một máy bay quân sự của Trung Quốc tham gia cuộc tập trận "Joint Sword" xung quanh Đài Loan, ảnh ngày 08/04/2023
Tác giả Matt Murphy & Christy Cooney, BBC News
9 tháng 4 2023, 14:52 +07
Trung Quốc đã tiến hành tấn công giả định nhằm vào các mục tiêu trọng yếu tại Đài Loan trong ngày thứ hai tập trận xung quanh hòn đảo, truyền thông nhà nước đưa tin.
Cuộc tập trận được phía Bắc Kinh gọi là "lời cảnh báo cứng rắn" đối với Đài Bắc - xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng dâng cao sau chuyến đi Mỹ của Tổng thống Thái Anh Văn hồi tuần rồi.
Mỹ kêu gọi Trung Quốc thể hiện sự kiềm chế khi lực lượng hải quân và không quân nước này tham gia cuộc bao vây giả định hòn đảo Đài Loan.
Đài Loan cho biết hàng chục máy bay Trung Quốc đã bay tập trận tấn công xung quanh hòn đảo này vào hôm nay 09/04.
Đài Loan cho biết đã phát hiện chín con tàu. Cuộc tập trận, được phía Bắc Kinh gọi là "Joint Sword" sẽ còn diễn ra vào ngày thứ Hai 10/04.
Giới chức Đài Loan nổi giận trước cuộc tập trận này, hôm qua, giới chức quốc phòng Đài Bắc đã cáo buộc Bắc Kinh lợi dụng chuyến đi của bà Thái đến Mỹ và gặp Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy là "một cái cớ để tiến hành các cuộc tập trận quân sự, gây tổn hại nghiêm trọng đến nền hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực".
Hôm thứ Bảy 08/04, một trong những tàu chiến của Trung Quốc đã bắn đạn thật khi neo tại đảo Bình Đàm, nơi gần Đài Loan nhất của Trung Quốc, theo hãng tin Reuters.
Hội đồng Các vấn đề Đại dương của Đài Loan, điều hành lực lượng Cảnh sát biển đã công bố một video cho thấy một trong những con tàu của Đài Loan đã bám sát một tàu chiến của Trung Quốc, mặc dù không công bố địa điểm.
Trong video, có thể nghe thấy tiếng một thủy thủ Đài Loan phát đi thông điệp đến phía tàu chiến Trung Quốc qua sóng radio: "Quý vị đang gây tổn hại nghiêm trọng đến nền hòa bình trong khu vực. Hãy ngay lập tức chuyển hướng và rời đi ngay. Nếu quý vị còn tiếp tục, chúng tôi sẽ tiến hành các biện pháp xua đuổi."
Hình ảnh khác cho thấy một tàu chiến Đài Loan, mang tên Địch Hoa, đã hộ tống tàu Hải cảnh mà theo một cảnh sát lực lượng này gọi là một "cuộc đối đầu" với tàu Trung Quốc.
Trong khi các cuộc tập trận của Trung Quốc kết thúc lúc hoàng hôn tối ngày thứ Bảy 08/04, giới chức quốc phòng tại Đài Bắc nói với Reuters là máy bay chiến đấu lại bắt đầu tập trận tấn công vào sáng Chủ nhật 09/04.
Hôm Chủ nhật 09/04, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết 71 máy bay quân sự của Đài Loan và chín con tàu đã vượt qua đường trung tuyến trên eo biển Đài Loan trong 24 giờ trước đó.
Đường trung tuyến này được xem là lằn ranh không chính thức giữa lãnh thổ Trung Quốc và Đài Loan.
Giới chức Bộ Ngoại giao Mỹ đã kêu gọi Trung Quốc không phản ứng thái quá đối với cuộc gặp giữa Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy tại California, và kêu gọi "sự kiềm chế và không làm thay đổi hiện trạng".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói quốc gia này "đang theo dõi sát sao những hành động của Trung Quốc" và khẳng định Mỹ "có đủ nguồn lực trong khu vực để đảm bảo sự nền hòa bình và sự ổn định, đáp ứng những cam kết an ninh của chúng tôi".
Đài Loan đang lâm nguy trong 'mối tình tay ba'?
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS/THOMAS PETER
Chụp lại hình ảnh,
Một tàu chiến Trung Quốc tham gia tập trận gần quần đảo Mã Tổ do Đài Loan kiểm soát, ảnh vào ngày 08/04/2023
Mỹ đã chọn thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh vào năm 1979, nhưng có đạo luật hỗ trợ quân sự cho Đài Loan giúp hòn đảo này tự vệ.
Tổng thống Mỹ Joe Biden trong một vài lần tuyên bố Mỹ sẽ can thiệp nếu Trung Quốc tấn công hòn đảo này, nhưng cách Mỹ truyền đi thông điệp về chính xác cách thức hành động lại không rõ ràng.
Trong cuộc họp hôm thứ Tư 05/04, bà Thái đã cảm ơn ông McCarthy vì "sự hậu thuẫn bền vững" của nước Mỹ, và khẳng định điều này đã "tái cam kết với người dân Đài Loan là chúng tôi sẽ không bị cô lập và chúng tôi sẽ không đơn độc".
Ông McCarthy ban đầu định đi đến Đài Loan, nhưng thay vào đó chọn có cuộc gặp với bà Thái tại California để tránh làm thổi bùng căng thẳng với phía Trung Quốc.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc nói các cuộc tập trận, vốn sẽ diễn ra đến ngày thứ Hai 10/04, sẽ "tiến hành đồng loạt tuần tra và tiến công xung quanh đảo Đài Loan, hình thành thế bao vây và đánh chặn toàn diện".
Bắc Kinh cho biết thêm "rocket tầm xa, tàu chiến hải quân, tàu có trang bị tên lửa, máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, thiết bị phá sóng và động cơ nạp nhiên liệu" đã được quân sự Trung Quốc huy động.
Thế nhưng tại Đài Bắc, người dân dường như không mấy lo lắng trước động thái mới nhất từ Trung Quốc.
"Tôi nghĩ nhiều người Đài Loan giờ đã quen với chuyện này rồi, cảm giác như, lại một lần nữa!" Jim Tsai nói.
Trong khi đó Michael Chuang nói: "Họ [Trung Quốc] thích làm chuyện đó, bao vây Đài Loan như của họ vậy. Tôi giờ quen với chuyện đó rồi."
"Nếu họ xâm lược thì chúng tôi không thể nào trốn thoát được. Chúng tôi sẽ xem tương lai thế nào và bắt đầu từ đó thôi."
Đài Loan nằm trong tình trạng mơ hồ kể từ năm 1949, sau cuộc Nội chiến Trung Quốc khi Đảng Cộng sản Trung Quốc giành chiến thắng còn Quốc Dân Đảng phải bỏ chạy sang hòn đảo này.
Đài Loan từ khi đó xem mình là một nhà nước có chủ quyền, với hiến pháp và lãnh đạo riêng, nhưng Trung Quốc xem Đài Loan là một tỉnh ly khai và cuối cùng sẽ bị Bắc Kinh kiểm soát - bằng vũ lực nếu cần thiết.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố "quá trình tái thống nhất" với Đài Loan "phải được hoàn thành".
NGUỒN HÌNH ẢNH,EASTERN THEATRE COMMAND/HANDOUT VIA REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Một máy bay quân sự của Trung Quốc tham gia cuộc tập trận "Joint Sword" xung quanh Đài Loan, ảnh ngày 08/04/2023
Tác giả Matt Murphy & Christy Cooney, BBC News
9 tháng 4 2023, 14:52 +07
Trung Quốc đã tiến hành tấn công giả định nhằm vào các mục tiêu trọng yếu tại Đài Loan trong ngày thứ hai tập trận xung quanh hòn đảo, truyền thông nhà nước đưa tin.
Cuộc tập trận được phía Bắc Kinh gọi là "lời cảnh báo cứng rắn" đối với Đài Bắc - xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng dâng cao sau chuyến đi Mỹ của Tổng thống Thái Anh Văn hồi tuần rồi.
Mỹ kêu gọi Trung Quốc thể hiện sự kiềm chế khi lực lượng hải quân và không quân nước này tham gia cuộc bao vây giả định hòn đảo Đài Loan.
Đài Loan cho biết hàng chục máy bay Trung Quốc đã bay tập trận tấn công xung quanh hòn đảo này vào hôm nay 09/04.
Đài Loan cho biết đã phát hiện chín con tàu. Cuộc tập trận, được phía Bắc Kinh gọi là "Joint Sword" sẽ còn diễn ra vào ngày thứ Hai 10/04.
Giới chức Đài Loan nổi giận trước cuộc tập trận này, hôm qua, giới chức quốc phòng Đài Bắc đã cáo buộc Bắc Kinh lợi dụng chuyến đi của bà Thái đến Mỹ và gặp Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy là "một cái cớ để tiến hành các cuộc tập trận quân sự, gây tổn hại nghiêm trọng đến nền hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực".
Hôm thứ Bảy 08/04, một trong những tàu chiến của Trung Quốc đã bắn đạn thật khi neo tại đảo Bình Đàm, nơi gần Đài Loan nhất của Trung Quốc, theo hãng tin Reuters.
Hội đồng Các vấn đề Đại dương của Đài Loan, điều hành lực lượng Cảnh sát biển đã công bố một video cho thấy một trong những con tàu của Đài Loan đã bám sát một tàu chiến của Trung Quốc, mặc dù không công bố địa điểm.
Trong video, có thể nghe thấy tiếng một thủy thủ Đài Loan phát đi thông điệp đến phía tàu chiến Trung Quốc qua sóng radio: "Quý vị đang gây tổn hại nghiêm trọng đến nền hòa bình trong khu vực. Hãy ngay lập tức chuyển hướng và rời đi ngay. Nếu quý vị còn tiếp tục, chúng tôi sẽ tiến hành các biện pháp xua đuổi."
Hình ảnh khác cho thấy một tàu chiến Đài Loan, mang tên Địch Hoa, đã hộ tống tàu Hải cảnh mà theo một cảnh sát lực lượng này gọi là một "cuộc đối đầu" với tàu Trung Quốc.
Trong khi các cuộc tập trận của Trung Quốc kết thúc lúc hoàng hôn tối ngày thứ Bảy 08/04, giới chức quốc phòng tại Đài Bắc nói với Reuters là máy bay chiến đấu lại bắt đầu tập trận tấn công vào sáng Chủ nhật 09/04.
Hôm Chủ nhật 09/04, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết 71 máy bay quân sự của Đài Loan và chín con tàu đã vượt qua đường trung tuyến trên eo biển Đài Loan trong 24 giờ trước đó.
Đường trung tuyến này được xem là lằn ranh không chính thức giữa lãnh thổ Trung Quốc và Đài Loan.
Giới chức Bộ Ngoại giao Mỹ đã kêu gọi Trung Quốc không phản ứng thái quá đối với cuộc gặp giữa Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy tại California, và kêu gọi "sự kiềm chế và không làm thay đổi hiện trạng".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói quốc gia này "đang theo dõi sát sao những hành động của Trung Quốc" và khẳng định Mỹ "có đủ nguồn lực trong khu vực để đảm bảo sự nền hòa bình và sự ổn định, đáp ứng những cam kết an ninh của chúng tôi".
Đài Loan đang lâm nguy trong 'mối tình tay ba'?
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS/THOMAS PETER
Chụp lại hình ảnh,
Một tàu chiến Trung Quốc tham gia tập trận gần quần đảo Mã Tổ do Đài Loan kiểm soát, ảnh vào ngày 08/04/2023
Mỹ đã chọn thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh vào năm 1979, nhưng có đạo luật hỗ trợ quân sự cho Đài Loan giúp hòn đảo này tự vệ.
Tổng thống Mỹ Joe Biden trong một vài lần tuyên bố Mỹ sẽ can thiệp nếu Trung Quốc tấn công hòn đảo này, nhưng cách Mỹ truyền đi thông điệp về chính xác cách thức hành động lại không rõ ràng.
Trong cuộc họp hôm thứ Tư 05/04, bà Thái đã cảm ơn ông McCarthy vì "sự hậu thuẫn bền vững" của nước Mỹ, và khẳng định điều này đã "tái cam kết với người dân Đài Loan là chúng tôi sẽ không bị cô lập và chúng tôi sẽ không đơn độc".
Ông McCarthy ban đầu định đi đến Đài Loan, nhưng thay vào đó chọn có cuộc gặp với bà Thái tại California để tránh làm thổi bùng căng thẳng với phía Trung Quốc.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc nói các cuộc tập trận, vốn sẽ diễn ra đến ngày thứ Hai 10/04, sẽ "tiến hành đồng loạt tuần tra và tiến công xung quanh đảo Đài Loan, hình thành thế bao vây và đánh chặn toàn diện".
Bắc Kinh cho biết thêm "rocket tầm xa, tàu chiến hải quân, tàu có trang bị tên lửa, máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, thiết bị phá sóng và động cơ nạp nhiên liệu" đã được quân sự Trung Quốc huy động.
Thế nhưng tại Đài Bắc, người dân dường như không mấy lo lắng trước động thái mới nhất từ Trung Quốc.
"Tôi nghĩ nhiều người Đài Loan giờ đã quen với chuyện này rồi, cảm giác như, lại một lần nữa!" Jim Tsai nói.
Trong khi đó Michael Chuang nói: "Họ [Trung Quốc] thích làm chuyện đó, bao vây Đài Loan như của họ vậy. Tôi giờ quen với chuyện đó rồi."
"Nếu họ xâm lược thì chúng tôi không thể nào trốn thoát được. Chúng tôi sẽ xem tương lai thế nào và bắt đầu từ đó thôi."
Đài Loan nằm trong tình trạng mơ hồ kể từ năm 1949, sau cuộc Nội chiến Trung Quốc khi Đảng Cộng sản Trung Quốc giành chiến thắng còn Quốc Dân Đảng phải bỏ chạy sang hòn đảo này.
Đài Loan từ khi đó xem mình là một nhà nước có chủ quyền, với hiến pháp và lãnh đạo riêng, nhưng Trung Quốc xem Đài Loan là một tỉnh ly khai và cuối cùng sẽ bị Bắc Kinh kiểm soát - bằng vũ lực nếu cần thiết.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố "quá trình tái thống nhất" với Đài Loan "phải được hoàn thành".
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Đài Loan: Tại sao Đài Loan có thể tránh được số phận như của Ukraine? (Gideon Rachman)
Nghiên cứu quốc tế
Tại Đài Loan, bạn bè đang bắt đầu mâu thuẫn với nhau vì Trung Quốc
Nguồn: Yingtai Lung (Long Ứng Đài), “In Taiwan, Friends Are Starting to Turn Against Each Other,” New York Times, 18/04/2023
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Một người bạn của tôi ở Đài Bắc gần đây đã viết một bài đăng đầy nhiệt huyết trên Facebook, kêu gọi những người trẻ tuổi ở Đài Loan hãy chuẩn bị cho cuộc chiến với Trung Quốc. Ông lập luận rằng cách duy nhất để đáp trả việc Trung Quốc đe dọa chiếm đảo là dùng vũ lực; mọi đáp án khác đều là ảo tưởng. Dù đã ngoài 60 tuổi, ông thề sẽ cầm vũ khí nếu cần thiết.
Tình cảm này đã trở nên phổ biến đến đáng lo ngại ở Đài Loan. Tôi đã nhắn tin riêng cho người bạn để nói rằng vũ lực chỉ nên là một phần trong chiến lược của Đài Loan, rằng các chính trị gia và các nhân vật công chúng khác nên thể hiện lòng dũng cảm thực sự bằng cách tiếp cận Trung Quốc để xuống thang. Khi một kẻ bắt nạt mạnh hơn đe dọa bạn, điều trước tiên nên làm không phải là cố gắng xoa dịu tình hình hay sao?
“Đừng đầu hàng,” anh bạn đáp trả.
Cuộc trò chuyện này, một cuộc trò chuyện khiến bạn bè chống lại nhau, tượng trưng cho những thiệt hại mà Trung Quốc đã gây ra cho Đài Loan mà chẳng cần đến một phát súng.
Mối đe dọa bị Trung Quốc xâm lược, và cách để đương đầu với nó, đang gây chia rẽ trong xã hội Đài Loan. Việc cáo buộc ai đó là kẻ phản bội “theo đuôi Cộng sản,” hoặc ngược lại là kẻ thổi bùng căng thẳng bằng cách trở nên “bài Trung,” đã trở thành thông lệ. Nỗi sợ xung đột với Trung Quốc đang hủy hoại lòng khoan dung, sự văn minh, và niềm tin vào xã hội dân chủ mà chúng tôi đã dày công xây dựng. Tháng trước, khi 37 học giả và cựu học giả Đài Loan gửi một bức thư ngỏ kêu gọi Đài Bắc tự vạch ra một con đường trung dung giữa Trung Quốc và Mỹ, đồng thời chỉ trích “chủ nghĩa quân phiệt” của Mỹ, họ đã bị chỉ trích là ngây thơ và yếu đuối trước Trung Quốc. Sự chia rẽ và mất lòng tin này đang tạo lợi thế cho Trung Quốc.
Khả năng nổ ra chiến tranh với Trung Quốc đã xuất hiện trong hầu hết các cuộc trò chuyện trên bàn ăn ở Đài Loan.
Trong một buổi họp mặt gần đây, tôi và bạn bè đã thảo luận về việc liệu Trung Quốc có không kích Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (Taiwan Semiconductor Manufacturing Company, TSMC), nhà sản xuất chip máy tính tiên tiến lớn nhất thế giới, để phá hủy một trong những tài sản kinh tế lớn nhất của hòn đảo hay không. Hay Mỹ sẽ thả bom để ngăn TSMC rơi vào tay Trung Quốc? Liệu các nhà máy điện hạt nhân của Đài Loan có bị cho nổ tung theo một chính sách tiêu thổ nhằm biến hòn đảo thành một vùng đất nhiễm phóng xạ, vô dụng đối với Trung Quốc?
Trong một bữa trưa có sự tham gia của các quan chức quân sự và các chiến lược gia, một cựu quan chức quốc phòng cấp cao đã nghỉ hưu nói rằng Trung Quốc có thể đơn giản là phong tỏa Đài Loan, hòn đảo với nguồn cung khí đốt tự nhiên chỉ đủ dùng trong 8 ngày; cắt đứt cáp viễn thông dưới biển; hoặc bóp nghẹt Đài Loan về mặt kinh tế bằng cách chấm dứt trao đổi thương mại. (Khoảng 40% xuất khẩu của Đài Loan hiện sang Trung Quốc hoặc Hong Kong.) Theo ông, Trung Quốc có thể chiếm hòn đảo mà không cần dùng đến hành động quân sự.
Không điều nào trong số này là hoàn toàn mới đối với người dân Đài Loan. Chúng tôi đã sống dưới cái bóng của Trung Quốc hơn 70 năm, và điều đó định hình việc chúng tôi là ai.
Khi tôi còn là một nữ sinh hồi thập niên 1950, những lời cảnh báo như “gián điệp Cộng sản ở xung quanh bạn” được dán đầy trên các bức tường lớp học, và lời xúc phạm tồi tệ nhất là buộc tội ai đó đang lập mưu cùng “bọn cướp Cộng sản” – biệt danh mà người Đài Loan đã dùng suốt hàng chục năm qua để chỉ Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Dù chúng tôi sống ở đảo, nhưng nhiều người trong thế hệ của tôi chưa bao giờ học bơi, vì khi còn nhỏ, chúng tôi rất sợ ra biển. Sau khi chính phủ Quốc Dân Đảng thua trong cuộc nội chiến với phe Cộng sản của Mao và chạy sang Đài Loan vào năm 1949, người ta lo ngại xảy ra một cuộc xâm lược và đã ban bố tình trạng thiết quân luật. Binh lính thường tuần tra trên các bãi biển, trên tay là súng trường với lưỡi lê sáng loáng, và các đảo gần bờ biển Trung Quốc bị cài mìn dày đặc. Chúng tôi đã được cảnh báo rằng người nhái của Cộng sản có thể bơi vào bờ với khuôn mặt phủ sơn ngụy trang và miệng ngậm chặt những lưỡi dao.
Chúng tôi tự hào về nền dân chủ sôi động và về thành công kinh tế mà chúng tôi đã đạt được bất chấp những điều kiện này. Chúng tôi đã chứng minh rằng nền dân chủ có thể tương thích với văn hóa Trung Quốc. Sự pha trộn giữa lo lắng, tự hào, và kiên trì là bản chất tính cách người Đài Loan, nhưng nó thường bị thế giới bỏ qua do xu hướng xem Đài Loan là con tốt thí trong cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ. Nhưng chúng tôi cũng là con người bằng xương bằng thịt.
Tính cách của chúng tôi có lẽ được minh họa rõ nhất khi tránh xa những ồn ào chính trị của Đài Bắc, và đến với những vùng nông thôn và làng chài nơi người ta thích cười, thường tặng nhau những món quà nông sản hào phóng, hoặc ngẫu hứng mời nhau dùng bữa tối. Ngay cả ở những nơi này, ý kiến về Trung Quốc cũng khác nhau, nhưng có một mẫu số chung là chủ nghĩa thực dụng thực tế, mà tôi hy vọng, vì lợi ích của tất cả chúng ta, nó sẽ thắng thế về lâu dài. Không phải người dân bình thường tin rằng chống lại Trung Quốc là vô ích, nhưng Đài Loan sẽ luôn nằm trong tầm ảnh hưởng to lớn của Trung Quốc, và chủ nghĩa thực dụng, thậm chí là hòa thuận với Trung Quốc, có lẽ tốt hơn là gây chiến với họ.
Một người bạn của tôi, một nông dân có làn da rám nắng, chuyên trồng roi (mận), thường thức dậy vào lúc tờ mờ sáng trước bình minh, bật đèn pha và cẩn thận kiểm tra vườn cây ăn quả của mình để tìm sâu bệnh. Ông sẽ không nói điều này một cách công khai vì sợ bị xem là bắt tay với cộng sản, nhưng ông ủng hộ việc thống nhất với Trung Quốc, đơn giản vì đó là vùng đất của tổ tiên mình. Ông tin rằng những người có cùng di sản, văn hóa, và lịch sử nên là một quốc gia. Ông muốn một Trung Quốc hùng mạnh, thịnh vượng, vững vàng trên trường thế giới, với Đài Loan là một phần trong đó. Nhưng, như một hiện thân của những cảm xúc lẫn lộn ở Đài Loan, ông vẫn sẽ chiến đấu nếu chiến tranh nổ ra, vì quê hương, gia đình, và làng mạc của mình.
Phan Chí Dân, một nông dân khác mà tôi biết, trồng cây táo Ấn Độ tại vườn cây ăn quả của mình ở miền nam Đài Loan. Trung Quốc là thị trường lớn của ông. Chính phủ Quốc Dân Đảng thân thiện hơn với Trung Quốc, mà tôi từng phục vụ, đã ký một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc vào năm 2010, cho phép trái cây của ông được chuyển đến các siêu thị Trung Quốc chỉ trong vòng vài ngày. Nhưng sau khi Đảng Dân Tiến ủng hộ độc lập giành được ghế tổng thống vào năm 2016, Trung Quốc đã thắt chặt tiếp cận thị trường nước này bằng một loạt lệnh cấm. Phan buộc phải quay sang Nhật Bản, thị trường đòi hỏi một hành trình tốn kém kéo dài tận ba tuần mới đến nơi. Những trái táo ngọt ngào, mọng nước thường sẽ trở nên vô vị khi đến bàn ăn của người Nhật.
Phan nhắc đến câu chuyện của Tokugawa Ieyasu, một nhà cai trị quân sự quan trọng của Nhật Bản vào thế kỷ 17, người gắn liền với sự kiên nhẫn và bền bỉ, những đức tính mà ông cảm thấy Đài Loan phải vận dụng khi đối mặt với Trung Quốc.
“Lúc máy bay chiến đấu bay trên đầu, bà biết nông dân chúng tôi làm gì không?” ông hỏi. “Chúng tôi cúi xuống và tiếp tục xới đất.”
Trên bờ biển phía đông hiểm trở nhưng xinh đẹp của Đài Loan, nơi tôi có một ngôi nhà, sóng biển Thái Bình Dương vỗ vào bờ đá, cây trái chín mọng dưới ánh mặt trời, và nhịp sống gần như không đổi suốt hàng thập niên.
Và tại đó, Trung Quốc cũng luôn ở trong tâm trí của mọi người. Vào tháng 8 năm ngoái, khi Trung Quốc tổ chức các cuộc tập trận bắn đạn thật ở vùng biển xung quanh Đài Loan, để bày tỏ sự tức giận trước chuyến thăm Đài Bắc của Chủ tịch Hạ viện Mỹ lúc bấy giờ, Nancy Pelosi, tôi đứng trong nhà quan sát, trong lúc các máy bay chiến đấu của Đài Loan gầm rú ngoài khơi, khiến đám chó trong làng phải trốn dưới bụi rậm. Người hàng xóm Ngô Phương Phương đã nhắn tin cho tôi. Bà gợi ý rằng mỗi gia đình nên trồng một loại rau khác nhau để mọi người có thể trao đổi với nhau nếu các cuộc tập trận quân sự chuyển thành một cuộc chiến làm gián đoạn nguồn cung thực phẩm.
Bà hỏi: Thế còn máy phát điện thì sao?
Những bữa tiệc lớn nhất trong khu phố được tổ chức tại nhà của Trần Chí Hòa, một ngư dân có thói quen mời bạn bè đến chơi mỗi khi bắt được mẻ cá ngon. Năm 13 tuổi, Trần đã học cách câu cá kiếm – bằng phương pháp truyền thống sử dụng lao móc – từ cha mình, người đã học nó từ một ngư dân Nhật Bản, người đã chọn ở lại hòn đảo sau khi Đài Loan chấm dứt nửa thế kỷ là thuộc địa của Nhật vào năm 1945. Với khả năng giữ thăng bằng đáng kinh ngạc, sự khéo léo và khả năng nhắm mục tiêu, Trần, người nay đã ngoài 50 tuổi, ra đứng ở mũi thuyền khi nó nhấp nhô lên xuống và phóng lao vào con cá dài 1,8 mét đang vùng vẫy.
Nếu chiến tranh nổ ra, Trần nói trong bữa tối mà ông tổ chức gần đây, ông sẽ đi thuyền đến đảo Okinawa của Nhật Bản, cách đó khoảng 500 dặm. “Có ai cần đi nhờ không?” ông đùa. Có người hỏi chi phí xin giấy tờ cư trú ở Nhật Bản là bao nhiêu. Người khác lại nói rằng sẽ rất chán nếu cứ ăn sashimi mỗi ngày. Tất cả chúng tôi đều cười.
Nhưng Trần nói với tôi rằng nếu Trung Quốc xâm lược Đài Loan, ông ấy sẽ kháng cự, “giống như người Ukraine đã làm,” không phải vì ông có ác ý với Trung Quốc – dù hành vi hung hăng của Bắc Kinh khiến ông tức giận – mà bởi những người kiếm kế sinh nhai từ biển khơi đã quen với nguy hiểm; họ chiến đấu để tồn tại.
Tôi hỏi liệu con trai ông có dám cầm vũ khí không.
Ông thở dài. Ông nói, nhiều cư dân Đài Loan trẻ tuổi – mải mê với điện thoại di động, giao lưu xã hội, và các hoạt động giải trí khác – dường như không hay biết gì về mối nguy hiểm này. Tuy nhiên, ông sẽ không đánh giá ai đó chỉ vì họ không muốn chiến đấu hay có quan điểm khác biệt.
Đài Loan đang chuẩn bị tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống quan trọng vào tháng 1 năm sau, và câu hỏi liệu nên đối đầu với Trung Quốc hay theo đuổi hòa giải sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với tất cả chúng tôi trong những tháng tới. Nếu Quốc Dân Đảng chiến thắng, căng thẳng với Trung Quốc có thể sẽ giảm bớt; nếu Đảng Dân Tiến giữ được quyền lực, chẳng ai biết được chuyện gì sẽ xảy ra.
Trần nói dù sao thì điều đó cũng không phải vấn đề: Mỹ và Trung Quốc sẽ quyết định số phận của chúng tôi.
“Anh sẽ đổ lỗi cho ai nếu chiến tranh nổ ra?” tôi hỏi.
“Kẻ nào nổ phát súng đầu tiên.”
Long Ứng Đài là một nhà văn, nhà tiểu luận, và nhà phê bình văn hóa ở Đài Loan. Bà là Bộ trưởng Văn hóa đầu tiên của Đài Loan, nhiệm kỳ từ năm 2012 đến năm 2014. Các cuốn sách của bà bao gồm “Đại Hà, Đại Hải – Chuyện Chưa Kể Năm 1949.”
Tại Đài Loan, bạn bè đang bắt đầu mâu thuẫn với nhau vì Trung Quốc
Nguồn: Yingtai Lung (Long Ứng Đài), “In Taiwan, Friends Are Starting to Turn Against Each Other,” New York Times, 18/04/2023
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Một người bạn của tôi ở Đài Bắc gần đây đã viết một bài đăng đầy nhiệt huyết trên Facebook, kêu gọi những người trẻ tuổi ở Đài Loan hãy chuẩn bị cho cuộc chiến với Trung Quốc. Ông lập luận rằng cách duy nhất để đáp trả việc Trung Quốc đe dọa chiếm đảo là dùng vũ lực; mọi đáp án khác đều là ảo tưởng. Dù đã ngoài 60 tuổi, ông thề sẽ cầm vũ khí nếu cần thiết.
Tình cảm này đã trở nên phổ biến đến đáng lo ngại ở Đài Loan. Tôi đã nhắn tin riêng cho người bạn để nói rằng vũ lực chỉ nên là một phần trong chiến lược của Đài Loan, rằng các chính trị gia và các nhân vật công chúng khác nên thể hiện lòng dũng cảm thực sự bằng cách tiếp cận Trung Quốc để xuống thang. Khi một kẻ bắt nạt mạnh hơn đe dọa bạn, điều trước tiên nên làm không phải là cố gắng xoa dịu tình hình hay sao?
“Đừng đầu hàng,” anh bạn đáp trả.
Cuộc trò chuyện này, một cuộc trò chuyện khiến bạn bè chống lại nhau, tượng trưng cho những thiệt hại mà Trung Quốc đã gây ra cho Đài Loan mà chẳng cần đến một phát súng.
Mối đe dọa bị Trung Quốc xâm lược, và cách để đương đầu với nó, đang gây chia rẽ trong xã hội Đài Loan. Việc cáo buộc ai đó là kẻ phản bội “theo đuôi Cộng sản,” hoặc ngược lại là kẻ thổi bùng căng thẳng bằng cách trở nên “bài Trung,” đã trở thành thông lệ. Nỗi sợ xung đột với Trung Quốc đang hủy hoại lòng khoan dung, sự văn minh, và niềm tin vào xã hội dân chủ mà chúng tôi đã dày công xây dựng. Tháng trước, khi 37 học giả và cựu học giả Đài Loan gửi một bức thư ngỏ kêu gọi Đài Bắc tự vạch ra một con đường trung dung giữa Trung Quốc và Mỹ, đồng thời chỉ trích “chủ nghĩa quân phiệt” của Mỹ, họ đã bị chỉ trích là ngây thơ và yếu đuối trước Trung Quốc. Sự chia rẽ và mất lòng tin này đang tạo lợi thế cho Trung Quốc.
Khả năng nổ ra chiến tranh với Trung Quốc đã xuất hiện trong hầu hết các cuộc trò chuyện trên bàn ăn ở Đài Loan.
Trong một buổi họp mặt gần đây, tôi và bạn bè đã thảo luận về việc liệu Trung Quốc có không kích Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (Taiwan Semiconductor Manufacturing Company, TSMC), nhà sản xuất chip máy tính tiên tiến lớn nhất thế giới, để phá hủy một trong những tài sản kinh tế lớn nhất của hòn đảo hay không. Hay Mỹ sẽ thả bom để ngăn TSMC rơi vào tay Trung Quốc? Liệu các nhà máy điện hạt nhân của Đài Loan có bị cho nổ tung theo một chính sách tiêu thổ nhằm biến hòn đảo thành một vùng đất nhiễm phóng xạ, vô dụng đối với Trung Quốc?
Trong một bữa trưa có sự tham gia của các quan chức quân sự và các chiến lược gia, một cựu quan chức quốc phòng cấp cao đã nghỉ hưu nói rằng Trung Quốc có thể đơn giản là phong tỏa Đài Loan, hòn đảo với nguồn cung khí đốt tự nhiên chỉ đủ dùng trong 8 ngày; cắt đứt cáp viễn thông dưới biển; hoặc bóp nghẹt Đài Loan về mặt kinh tế bằng cách chấm dứt trao đổi thương mại. (Khoảng 40% xuất khẩu của Đài Loan hiện sang Trung Quốc hoặc Hong Kong.) Theo ông, Trung Quốc có thể chiếm hòn đảo mà không cần dùng đến hành động quân sự.
Không điều nào trong số này là hoàn toàn mới đối với người dân Đài Loan. Chúng tôi đã sống dưới cái bóng của Trung Quốc hơn 70 năm, và điều đó định hình việc chúng tôi là ai.
Khi tôi còn là một nữ sinh hồi thập niên 1950, những lời cảnh báo như “gián điệp Cộng sản ở xung quanh bạn” được dán đầy trên các bức tường lớp học, và lời xúc phạm tồi tệ nhất là buộc tội ai đó đang lập mưu cùng “bọn cướp Cộng sản” – biệt danh mà người Đài Loan đã dùng suốt hàng chục năm qua để chỉ Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Dù chúng tôi sống ở đảo, nhưng nhiều người trong thế hệ của tôi chưa bao giờ học bơi, vì khi còn nhỏ, chúng tôi rất sợ ra biển. Sau khi chính phủ Quốc Dân Đảng thua trong cuộc nội chiến với phe Cộng sản của Mao và chạy sang Đài Loan vào năm 1949, người ta lo ngại xảy ra một cuộc xâm lược và đã ban bố tình trạng thiết quân luật. Binh lính thường tuần tra trên các bãi biển, trên tay là súng trường với lưỡi lê sáng loáng, và các đảo gần bờ biển Trung Quốc bị cài mìn dày đặc. Chúng tôi đã được cảnh báo rằng người nhái của Cộng sản có thể bơi vào bờ với khuôn mặt phủ sơn ngụy trang và miệng ngậm chặt những lưỡi dao.
Chúng tôi tự hào về nền dân chủ sôi động và về thành công kinh tế mà chúng tôi đã đạt được bất chấp những điều kiện này. Chúng tôi đã chứng minh rằng nền dân chủ có thể tương thích với văn hóa Trung Quốc. Sự pha trộn giữa lo lắng, tự hào, và kiên trì là bản chất tính cách người Đài Loan, nhưng nó thường bị thế giới bỏ qua do xu hướng xem Đài Loan là con tốt thí trong cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ. Nhưng chúng tôi cũng là con người bằng xương bằng thịt.
Tính cách của chúng tôi có lẽ được minh họa rõ nhất khi tránh xa những ồn ào chính trị của Đài Bắc, và đến với những vùng nông thôn và làng chài nơi người ta thích cười, thường tặng nhau những món quà nông sản hào phóng, hoặc ngẫu hứng mời nhau dùng bữa tối. Ngay cả ở những nơi này, ý kiến về Trung Quốc cũng khác nhau, nhưng có một mẫu số chung là chủ nghĩa thực dụng thực tế, mà tôi hy vọng, vì lợi ích của tất cả chúng ta, nó sẽ thắng thế về lâu dài. Không phải người dân bình thường tin rằng chống lại Trung Quốc là vô ích, nhưng Đài Loan sẽ luôn nằm trong tầm ảnh hưởng to lớn của Trung Quốc, và chủ nghĩa thực dụng, thậm chí là hòa thuận với Trung Quốc, có lẽ tốt hơn là gây chiến với họ.
Một người bạn của tôi, một nông dân có làn da rám nắng, chuyên trồng roi (mận), thường thức dậy vào lúc tờ mờ sáng trước bình minh, bật đèn pha và cẩn thận kiểm tra vườn cây ăn quả của mình để tìm sâu bệnh. Ông sẽ không nói điều này một cách công khai vì sợ bị xem là bắt tay với cộng sản, nhưng ông ủng hộ việc thống nhất với Trung Quốc, đơn giản vì đó là vùng đất của tổ tiên mình. Ông tin rằng những người có cùng di sản, văn hóa, và lịch sử nên là một quốc gia. Ông muốn một Trung Quốc hùng mạnh, thịnh vượng, vững vàng trên trường thế giới, với Đài Loan là một phần trong đó. Nhưng, như một hiện thân của những cảm xúc lẫn lộn ở Đài Loan, ông vẫn sẽ chiến đấu nếu chiến tranh nổ ra, vì quê hương, gia đình, và làng mạc của mình.
Phan Chí Dân, một nông dân khác mà tôi biết, trồng cây táo Ấn Độ tại vườn cây ăn quả của mình ở miền nam Đài Loan. Trung Quốc là thị trường lớn của ông. Chính phủ Quốc Dân Đảng thân thiện hơn với Trung Quốc, mà tôi từng phục vụ, đã ký một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc vào năm 2010, cho phép trái cây của ông được chuyển đến các siêu thị Trung Quốc chỉ trong vòng vài ngày. Nhưng sau khi Đảng Dân Tiến ủng hộ độc lập giành được ghế tổng thống vào năm 2016, Trung Quốc đã thắt chặt tiếp cận thị trường nước này bằng một loạt lệnh cấm. Phan buộc phải quay sang Nhật Bản, thị trường đòi hỏi một hành trình tốn kém kéo dài tận ba tuần mới đến nơi. Những trái táo ngọt ngào, mọng nước thường sẽ trở nên vô vị khi đến bàn ăn của người Nhật.
Phan nhắc đến câu chuyện của Tokugawa Ieyasu, một nhà cai trị quân sự quan trọng của Nhật Bản vào thế kỷ 17, người gắn liền với sự kiên nhẫn và bền bỉ, những đức tính mà ông cảm thấy Đài Loan phải vận dụng khi đối mặt với Trung Quốc.
“Lúc máy bay chiến đấu bay trên đầu, bà biết nông dân chúng tôi làm gì không?” ông hỏi. “Chúng tôi cúi xuống và tiếp tục xới đất.”
Trên bờ biển phía đông hiểm trở nhưng xinh đẹp của Đài Loan, nơi tôi có một ngôi nhà, sóng biển Thái Bình Dương vỗ vào bờ đá, cây trái chín mọng dưới ánh mặt trời, và nhịp sống gần như không đổi suốt hàng thập niên.
Và tại đó, Trung Quốc cũng luôn ở trong tâm trí của mọi người. Vào tháng 8 năm ngoái, khi Trung Quốc tổ chức các cuộc tập trận bắn đạn thật ở vùng biển xung quanh Đài Loan, để bày tỏ sự tức giận trước chuyến thăm Đài Bắc của Chủ tịch Hạ viện Mỹ lúc bấy giờ, Nancy Pelosi, tôi đứng trong nhà quan sát, trong lúc các máy bay chiến đấu của Đài Loan gầm rú ngoài khơi, khiến đám chó trong làng phải trốn dưới bụi rậm. Người hàng xóm Ngô Phương Phương đã nhắn tin cho tôi. Bà gợi ý rằng mỗi gia đình nên trồng một loại rau khác nhau để mọi người có thể trao đổi với nhau nếu các cuộc tập trận quân sự chuyển thành một cuộc chiến làm gián đoạn nguồn cung thực phẩm.
Bà hỏi: Thế còn máy phát điện thì sao?
Những bữa tiệc lớn nhất trong khu phố được tổ chức tại nhà của Trần Chí Hòa, một ngư dân có thói quen mời bạn bè đến chơi mỗi khi bắt được mẻ cá ngon. Năm 13 tuổi, Trần đã học cách câu cá kiếm – bằng phương pháp truyền thống sử dụng lao móc – từ cha mình, người đã học nó từ một ngư dân Nhật Bản, người đã chọn ở lại hòn đảo sau khi Đài Loan chấm dứt nửa thế kỷ là thuộc địa của Nhật vào năm 1945. Với khả năng giữ thăng bằng đáng kinh ngạc, sự khéo léo và khả năng nhắm mục tiêu, Trần, người nay đã ngoài 50 tuổi, ra đứng ở mũi thuyền khi nó nhấp nhô lên xuống và phóng lao vào con cá dài 1,8 mét đang vùng vẫy.
Nếu chiến tranh nổ ra, Trần nói trong bữa tối mà ông tổ chức gần đây, ông sẽ đi thuyền đến đảo Okinawa của Nhật Bản, cách đó khoảng 500 dặm. “Có ai cần đi nhờ không?” ông đùa. Có người hỏi chi phí xin giấy tờ cư trú ở Nhật Bản là bao nhiêu. Người khác lại nói rằng sẽ rất chán nếu cứ ăn sashimi mỗi ngày. Tất cả chúng tôi đều cười.
Nhưng Trần nói với tôi rằng nếu Trung Quốc xâm lược Đài Loan, ông ấy sẽ kháng cự, “giống như người Ukraine đã làm,” không phải vì ông có ác ý với Trung Quốc – dù hành vi hung hăng của Bắc Kinh khiến ông tức giận – mà bởi những người kiếm kế sinh nhai từ biển khơi đã quen với nguy hiểm; họ chiến đấu để tồn tại.
Tôi hỏi liệu con trai ông có dám cầm vũ khí không.
Ông thở dài. Ông nói, nhiều cư dân Đài Loan trẻ tuổi – mải mê với điện thoại di động, giao lưu xã hội, và các hoạt động giải trí khác – dường như không hay biết gì về mối nguy hiểm này. Tuy nhiên, ông sẽ không đánh giá ai đó chỉ vì họ không muốn chiến đấu hay có quan điểm khác biệt.
Đài Loan đang chuẩn bị tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống quan trọng vào tháng 1 năm sau, và câu hỏi liệu nên đối đầu với Trung Quốc hay theo đuổi hòa giải sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với tất cả chúng tôi trong những tháng tới. Nếu Quốc Dân Đảng chiến thắng, căng thẳng với Trung Quốc có thể sẽ giảm bớt; nếu Đảng Dân Tiến giữ được quyền lực, chẳng ai biết được chuyện gì sẽ xảy ra.
Trần nói dù sao thì điều đó cũng không phải vấn đề: Mỹ và Trung Quốc sẽ quyết định số phận của chúng tôi.
“Anh sẽ đổ lỗi cho ai nếu chiến tranh nổ ra?” tôi hỏi.
“Kẻ nào nổ phát súng đầu tiên.”
Long Ứng Đài là một nhà văn, nhà tiểu luận, và nhà phê bình văn hóa ở Đài Loan. Bà là Bộ trưởng Văn hóa đầu tiên của Đài Loan, nhiệm kỳ từ năm 2012 đến năm 2014. Các cuốn sách của bà bao gồm “Đại Hà, Đại Hải – Chuyện Chưa Kể Năm 1949.”
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Đài Loan: Tại sao Đài Loan có thể tránh được số phận như của Ukraine? (Gideon Rachman)
Nghiên cứu quốc tế
Tại sao Đài Loan đang mất dần đồng minh?
Nguồn: “Why is Taiwan losing its friends?”, The Economist, 28/03/2023.
Biên dịch: Tạ Hà Chi
Trung Quốc đang dần thu hút các đồng minh của hòn đảo này thông qua chính sách “ngoại giao ngân phiếu”
Các sản phẩm từ Đài Loan đang giúp vận hành mọi thứ, từ iPhone và tủ lạnh cho tới tên lửa đạn đạo. Hòn đảo này sản xuất tới hơn 60% lượng chip bán dẫn trên toàn thế giới. Đồng thời, chính nó cũng đóng vai trò quan trọng trong cuộc cạnh tranh giữa hai siêu cường Trung – Mỹ. Dù có vị trí quan trọng như vậy, nhưng chỉ có một ít quốc gia công nhận chính phủ Đài Loan. Hiện chỉ có 13 quốc gia có quan hệ ngoại giao với Đài Loan, chủ yếu là các quốc gia nhỏ ở vùng Caribbean, Mỹ Latinh và Thái Bình Dương. Và con số này đang giảm dần: kể từ năm 1990 đến nay đã có ít nhất 15 quốc gia cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan – trong đó gần đây nhất là Honduras vào ngày 25 tháng 3 – và khoảng 50 quốc gia đã làm như vậy trong những năm 1970. Vậy tại sao hòn đảo này lại đang mất dần đồng minh?
Câu trả lời nằm ở sự đối đầu kéo dài của Đài Loan với Trung Quốc. Hòn đảo này từng là thuộc địa của Nhật Bản trong 50 năm trước khi được trao trả lại cho chính quyền Trung Hoa Dân Quốc sau thất bại của chính Nhật Bản trong Thế chiến 2. Sau khi thua trong cuộc nội chiến với Đảng Cộng sản, chính quyền này buộc phải chạy ra đảo Đài Loan và vẫn tuyên bố mình là chính phủ hợp pháp của toàn Trung Quốc. Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Trung Quốc không thừa nhận điều này. Họ kiên định với quan điểm rằng Đài Loan là một phần của lãnh thổ Trung Quốc và chỉ có Đảng Cộng sản mới có quyền lãnh đạo Trung Quốc. Họ cũng từ chối thiết lập quan hệ ngoại giao với các quốc gia công nhận tuyên bố của Đài Loan. Sau khi Liên Hợp Quốc trục xuất Đài Loan vào năm 1971 và trao cho chính quyền Bắc Kinh vị trí thường trực trong Hội đồng Bảo an, thêm nhiều quốc gia đã từ bỏ Đài Loan. Mỹ cũng đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với hòn đảo này vào năm 1979 khi công nhận chính quyền Bắc Kinh.
Khi mới bắt đầu, cuộc cạnh tranh ngoại giao này là về việc ai lãnh đạo Trung Quốc. Cả hai chính phủ đều chấp nhận việc Đài Loan là một phần của Trung Quốc, quốc gia mà cả hai bên đều tuyên bố chủ quyền. Nhưng, trải qua nhiều năm, Đài Loan đã thay đổi. Họ đã từ bỏ hy vọng chiếm lại đại lục từ lâu và không còn tuyên bố chủ quyền với đại lục nữa. Vì vậy, họ chấp nhận việc các quốc gia có mối quan hệ ngoại giao với họ lẫn chính quyền Bắc Kinh. Nhưng đó sẽ là một sự đe doạ đối với Trung Quốc vì điều này sẽ ủng hộ ý tưởng cho rằng Đài Loan về mặt luật pháp cũng như về mặt thực tiễn, kể từ năm 1949, đã là một quốc gia độc lập.
Kể từ đó, Trung Quốc đã giành giật những đối tác chính thức còn sót lại của Đài Loan, phần nào bằng “ngoại giao ngân phiếu” – cung cấp cho các quốc gia này tiền mặt hoặc những khoản vay để đổi lấy sự trung thành. Ví dụ như với Honduras, quốc gia này từng tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ với Đài Loan vì đang “ngập” trong nợ và muốn nhận khoản đầu tư thêm mà Trung Quốc cung cấp. Trung Quốc đã chấm dứt thời kỳ “đình chiến” trong cuộc chiến tiêu hao về ngoại giao của mình khi bà Thái Anh Văn – một tổng thống có tư tưởng độc lập, đắc cử tại Đài Loan vào năm 2016.
Trung Quốc cũng sử dụng nhiều phương pháp ngầm hơn để lôi kéo các đồng minh của Đài Loan. David Panuelo, tổng thống sắp mãn nhiệm của Micronesia – quốc gia hiện công nhận Trung Quốc, nhưng đang xem xét chuyển sang công nhận Đài Loan – mô tả những đề nghị hối lộ của Trung Quốc dành cho các chính trị gia, trong đó bao gồm việc đưa phong bì tiền và cung cấp những chuyến đi bằng máy bay riêng. Trung Quốc có thể thu hồi củ cà rốt, nhưng cũng có thể chìa chúng ra. Một lựa chọn nữa là chuyển hướng các đoàn khách du lịch chi tiêu hào phòng của họ sang nước khác. Khi củ cà rốt không phát huy tác dụng, cây gậy sẽ xuất hiện. Ông Panuelo tuyên bố đã phải nhận những lời đe doạ tới an toàn cá nhân của mình từ các quan chức Trung Quốc.
Đài Loan cũng không ngần ngại sử dụng củ cà rốt của riêng mình. Vào tháng 3 năm 2023, hòn đảo này đã hứa tặng Micronesia một món quà trị giá 50 triệu đô la Mỹ, cộng thêm với một khoản thanh toán hàng năm trị giá 15 triệu đô la, để quốc gia này chuyển sang công nhận Đài Loan. Những bức điện ngoại giao của Mỹ do Wikileaks tiết lộ khẳng định rằng Đài Loan đã chi trả cho các quan chức chính phủ Nauru, một đảo quốc nhỏ ở Thái Bình Dương, một khoản trợ cấp hàng tháng để đổi lấy sự hỗ trợ. Và cũng như Trung Quốc, Đài Loan cũng tài trợ học bổng theo học tại các trường đại học của họ cho con của các nhà lãnh đạo nước ngoài.
Theo Graeme Smith tại Đại học Quốc gia Australia ở Canberra, với rất ít các đồng minh ngoại giao, Đài Loan có thể chi tiêu mạnh tay hơn cho các nước này, nhưng đã không còn những ngày mà Đài Loan có thể cạnh tranh với Trung Quốc trong một cuộc chiến giành giật sự công nhận ngoại giao – như hồi những năm 1970, khi nền kinh tế phát triển nhanh chóng của họ được mệnh danh là “phép màu Đài Loan”. Hiện nhiều quốc gia phụ thuộc vào Trung Quốc về thương mại, khiến cho mối đe doạ kinh tế từ quốc gia này đáng lo ngại hơn nhiều so với mối đe doạ từ Đài Loan. Với chiếc ví ngày một dày hơn của Trung Quốc, Đài Loan có thể sẽ phải hy vọng dựa vào các mối quan hệ lịch sử để giúp duy trì lòng trung thành của các đồng minh ngoại giao ít ỏi còn lại.
Mặc dù Đài Loan đang mất dần sự công nhận chính thức, nhưng các đồng minh không chính thức đã tăng cường hỗ trợ cho hòn đảo này. Trên lý thuyết, Đài Loan có thể tồn tại mà không cần sự công nhận chính thức, nhờ vào các nguồn hỗ trợ không chính thức, đặc biệt là từ Mỹ. Nhà Trắng đang thuyết phục các quốc gia hiện vẫn công nhận Đài Loan, đặc biệt là các quốc gia tại Mỹ Latinh, tiếp tục duy trì sự công nhận này. Mỹ nói rằng họ sẽ tuân thủ Đạo luật Quan hệ Đài Loan năm 1979, vốn bắt buộc Mỹ phải giúp Đài Loan tự vệ. Nhưng Tổng thống Joe Biden dường như còn đi xa hơn khi nói rằng quân đội Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan khỏi bất kỳ một “cuộc tấn công bất ngờ” nào. Điều đáng lo ngại là khả năng đó không còn xa vời nữa.
Tại sao Đài Loan đang mất dần đồng minh?
Nguồn: “Why is Taiwan losing its friends?”, The Economist, 28/03/2023.
Biên dịch: Tạ Hà Chi
Trung Quốc đang dần thu hút các đồng minh của hòn đảo này thông qua chính sách “ngoại giao ngân phiếu”
Các sản phẩm từ Đài Loan đang giúp vận hành mọi thứ, từ iPhone và tủ lạnh cho tới tên lửa đạn đạo. Hòn đảo này sản xuất tới hơn 60% lượng chip bán dẫn trên toàn thế giới. Đồng thời, chính nó cũng đóng vai trò quan trọng trong cuộc cạnh tranh giữa hai siêu cường Trung – Mỹ. Dù có vị trí quan trọng như vậy, nhưng chỉ có một ít quốc gia công nhận chính phủ Đài Loan. Hiện chỉ có 13 quốc gia có quan hệ ngoại giao với Đài Loan, chủ yếu là các quốc gia nhỏ ở vùng Caribbean, Mỹ Latinh và Thái Bình Dương. Và con số này đang giảm dần: kể từ năm 1990 đến nay đã có ít nhất 15 quốc gia cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan – trong đó gần đây nhất là Honduras vào ngày 25 tháng 3 – và khoảng 50 quốc gia đã làm như vậy trong những năm 1970. Vậy tại sao hòn đảo này lại đang mất dần đồng minh?
Câu trả lời nằm ở sự đối đầu kéo dài của Đài Loan với Trung Quốc. Hòn đảo này từng là thuộc địa của Nhật Bản trong 50 năm trước khi được trao trả lại cho chính quyền Trung Hoa Dân Quốc sau thất bại của chính Nhật Bản trong Thế chiến 2. Sau khi thua trong cuộc nội chiến với Đảng Cộng sản, chính quyền này buộc phải chạy ra đảo Đài Loan và vẫn tuyên bố mình là chính phủ hợp pháp của toàn Trung Quốc. Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Trung Quốc không thừa nhận điều này. Họ kiên định với quan điểm rằng Đài Loan là một phần của lãnh thổ Trung Quốc và chỉ có Đảng Cộng sản mới có quyền lãnh đạo Trung Quốc. Họ cũng từ chối thiết lập quan hệ ngoại giao với các quốc gia công nhận tuyên bố của Đài Loan. Sau khi Liên Hợp Quốc trục xuất Đài Loan vào năm 1971 và trao cho chính quyền Bắc Kinh vị trí thường trực trong Hội đồng Bảo an, thêm nhiều quốc gia đã từ bỏ Đài Loan. Mỹ cũng đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với hòn đảo này vào năm 1979 khi công nhận chính quyền Bắc Kinh.
Khi mới bắt đầu, cuộc cạnh tranh ngoại giao này là về việc ai lãnh đạo Trung Quốc. Cả hai chính phủ đều chấp nhận việc Đài Loan là một phần của Trung Quốc, quốc gia mà cả hai bên đều tuyên bố chủ quyền. Nhưng, trải qua nhiều năm, Đài Loan đã thay đổi. Họ đã từ bỏ hy vọng chiếm lại đại lục từ lâu và không còn tuyên bố chủ quyền với đại lục nữa. Vì vậy, họ chấp nhận việc các quốc gia có mối quan hệ ngoại giao với họ lẫn chính quyền Bắc Kinh. Nhưng đó sẽ là một sự đe doạ đối với Trung Quốc vì điều này sẽ ủng hộ ý tưởng cho rằng Đài Loan về mặt luật pháp cũng như về mặt thực tiễn, kể từ năm 1949, đã là một quốc gia độc lập.
Kể từ đó, Trung Quốc đã giành giật những đối tác chính thức còn sót lại của Đài Loan, phần nào bằng “ngoại giao ngân phiếu” – cung cấp cho các quốc gia này tiền mặt hoặc những khoản vay để đổi lấy sự trung thành. Ví dụ như với Honduras, quốc gia này từng tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ với Đài Loan vì đang “ngập” trong nợ và muốn nhận khoản đầu tư thêm mà Trung Quốc cung cấp. Trung Quốc đã chấm dứt thời kỳ “đình chiến” trong cuộc chiến tiêu hao về ngoại giao của mình khi bà Thái Anh Văn – một tổng thống có tư tưởng độc lập, đắc cử tại Đài Loan vào năm 2016.
Trung Quốc cũng sử dụng nhiều phương pháp ngầm hơn để lôi kéo các đồng minh của Đài Loan. David Panuelo, tổng thống sắp mãn nhiệm của Micronesia – quốc gia hiện công nhận Trung Quốc, nhưng đang xem xét chuyển sang công nhận Đài Loan – mô tả những đề nghị hối lộ của Trung Quốc dành cho các chính trị gia, trong đó bao gồm việc đưa phong bì tiền và cung cấp những chuyến đi bằng máy bay riêng. Trung Quốc có thể thu hồi củ cà rốt, nhưng cũng có thể chìa chúng ra. Một lựa chọn nữa là chuyển hướng các đoàn khách du lịch chi tiêu hào phòng của họ sang nước khác. Khi củ cà rốt không phát huy tác dụng, cây gậy sẽ xuất hiện. Ông Panuelo tuyên bố đã phải nhận những lời đe doạ tới an toàn cá nhân của mình từ các quan chức Trung Quốc.
Đài Loan cũng không ngần ngại sử dụng củ cà rốt của riêng mình. Vào tháng 3 năm 2023, hòn đảo này đã hứa tặng Micronesia một món quà trị giá 50 triệu đô la Mỹ, cộng thêm với một khoản thanh toán hàng năm trị giá 15 triệu đô la, để quốc gia này chuyển sang công nhận Đài Loan. Những bức điện ngoại giao của Mỹ do Wikileaks tiết lộ khẳng định rằng Đài Loan đã chi trả cho các quan chức chính phủ Nauru, một đảo quốc nhỏ ở Thái Bình Dương, một khoản trợ cấp hàng tháng để đổi lấy sự hỗ trợ. Và cũng như Trung Quốc, Đài Loan cũng tài trợ học bổng theo học tại các trường đại học của họ cho con của các nhà lãnh đạo nước ngoài.
Theo Graeme Smith tại Đại học Quốc gia Australia ở Canberra, với rất ít các đồng minh ngoại giao, Đài Loan có thể chi tiêu mạnh tay hơn cho các nước này, nhưng đã không còn những ngày mà Đài Loan có thể cạnh tranh với Trung Quốc trong một cuộc chiến giành giật sự công nhận ngoại giao – như hồi những năm 1970, khi nền kinh tế phát triển nhanh chóng của họ được mệnh danh là “phép màu Đài Loan”. Hiện nhiều quốc gia phụ thuộc vào Trung Quốc về thương mại, khiến cho mối đe doạ kinh tế từ quốc gia này đáng lo ngại hơn nhiều so với mối đe doạ từ Đài Loan. Với chiếc ví ngày một dày hơn của Trung Quốc, Đài Loan có thể sẽ phải hy vọng dựa vào các mối quan hệ lịch sử để giúp duy trì lòng trung thành của các đồng minh ngoại giao ít ỏi còn lại.
Mặc dù Đài Loan đang mất dần sự công nhận chính thức, nhưng các đồng minh không chính thức đã tăng cường hỗ trợ cho hòn đảo này. Trên lý thuyết, Đài Loan có thể tồn tại mà không cần sự công nhận chính thức, nhờ vào các nguồn hỗ trợ không chính thức, đặc biệt là từ Mỹ. Nhà Trắng đang thuyết phục các quốc gia hiện vẫn công nhận Đài Loan, đặc biệt là các quốc gia tại Mỹ Latinh, tiếp tục duy trì sự công nhận này. Mỹ nói rằng họ sẽ tuân thủ Đạo luật Quan hệ Đài Loan năm 1979, vốn bắt buộc Mỹ phải giúp Đài Loan tự vệ. Nhưng Tổng thống Joe Biden dường như còn đi xa hơn khi nói rằng quân đội Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan khỏi bất kỳ một “cuộc tấn công bất ngờ” nào. Điều đáng lo ngại là khả năng đó không còn xa vời nữa.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Đài Loan: Tại sao Đài Loan có thể tránh được số phận như của Ukraine? (Gideon Rachman)
Bầu cử Đài Loan: Dân chủ và Độc tài - Chiến tranh và Hòa bình (Giang Công Thế)
Tổng thống Đài Loan William Lai Ching-te (Lại Thanh Đức) của Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP)
Với đa số 24 triệu dân đảo thì đó là lựa chọn giữa Dân chủ và Độc tài trong khi với Bắc Kinh thì đó là Chiến tranh và Hòa bình.
Cử tri Đài Loan đã chọn ông William Lai Ching-te (Lại Thanh Đức) của Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) làm tổng thống mới vào ngày 13/1, mở ra nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có cho đảng cầm quyền ủng hộ độc lập.
Với 98% số phiếu đã được cơ quan bầu cử Đài Loan kiểm đếm, ông Lại giành được khoảng 40,2% phiếu ủng hộ, trong khi đối thủ chính Hầu Hữu Nghi thuộc Quốc Dân đảng (KMT) đối lập giành được 33,4% số phiếu.
Đây là một cuộc bầu cử quan trọng, xác định cách tiếp cận của hòn đảo dân chủ đối với các mối đe dọa của Trung Quốc trong bốn năm tới trong bối cảnh sự cạnh tranh siêu cường âm ỉ giữa Trung Quốc và Mỹ.
“Đài Loan đang nói với cả thế giới rằng giữa dân chủ và độc tài, chúng tôi chọn đứng về phía dân chủ”, ông Lại nói với cuộc mít tinh chiến thắng của mình vào đêm bầu cử.
Chiến thắng của ông là dấu hiệu cho thấy cử tri Đài Loan muốn tiếp tục đi theo con đường do Tổng thống đương nhiệm, Thái Anh Văn, đặt ra, khẳng định vị thế của Đài Loan như một quốc gia có chủ quyền, dân chủ – “Đài Loan của thế giới”, như bà Thái thường nói, chứ không phải là Đài Loan của Trung Quốc.
Lập trường đó khiến Trung Quốc tức giận, luôn tuyên bố Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình. Tập Cận Bình, gần đây đã gọi việc thống nhất với Đài Loan là “không thể tránh khỏi trong lịch sử” ngầm ý sẽ dùng vũ lực để thống nhất đảo này.
Các quan chức Trung Quốc đe dọa cử tri Đài Loan, gọi cuộc bầu cử này là sự lựa chọn giữa “chiến tranh và hòa bình, thịnh vượng và suy tàn”, và tố cáo DPP là những người ly khai.
Quốc dân đảng (KMT) ít tin tưởng vào Mỹ hơn, đòi đối thoại thân thiện và thương mại với Trung Quốc, từ chối độc lập cho Đài Loan, như một cách để giảm bớt căng thẳng.
Đảng thứ 3 TPP (Đảng Nhân dân Đài Loan) được 26% số phiếu bầu. Họ tập trung vào các vấn đề trong nước như nhà ở và tiền lương hơn là vấn đề lục địa dù họ cũng thân thiện với Bắc Kinh hơn và được các cử tri trẻ ưa chuộng.
Kết quả bầu cử Quốc hội thì cũng hơi giống Mỹ, DPP của tổng thống mất đa số (51) so với KMT (52). Và như vậy 3 đảng phải chia quyền lực, một tín hiệu tốt của nền dân chủ, cho dù sẽ có sự bế tắc trong các vấn đề quan trọng như quốc phòng và thương mại xuyên eo biển.
Ông Lai trước đây nổi tiếng là người thẳng thắn hơn bà Thái về vấn đề độc lập của Đài Loan. Nhưng trong chiến dịch tranh cử, ông hứa sẽ tiếp tục đi theo con đường ôn hòa, tránh những động thái đột ngột như tuyên bố độc lập (Đài Loan đã độc lập nên không cần phải tuyên bố, các nhà lãnh đạo của DPP hiện nay nói).
Một điểm nóng tiềm năng khác là ngày 20 tháng 5, ngày nhậm chức của Đài Loan, ông Lai từng gây tranh cãi trong chiến dịch tranh cử của mình khi nói rằng ông hy vọng một ngày nào đó sẽ thấy một Tổng thống Đài Loan bước vào Nhà Trắng làm các quan chức ngoại giao Mỹ lo sốt vó.
TT Biden cũng vừa tuyên bố không ủng hộ Đài Loan độc lập nhưng thực tế thì vẫn bán vũ khí tự vệ và chống lại bất kỳ cuộc xâm lược nào.
Kết quả bầu cử cho thấy, Bắc Kinh đã thất bại trong việc khiến cử tri Đài Loan từ bỏ DPP.
Bây giờ ông Tập sẽ cố gắng làm cho dân đảo hối hận bằng chính sách “bên miệng hố chiến tranh” như đã làm từ khi lập quốc (1949) có ĐCS.
Dân đảo thì to mồm, thách hồng sâm ngâm Mao Đài thì Tập cũng không dám bơi qua eo biển như Mao bơi trên sông Trường Giang
Cua Times chém gió từ tin tức của các báo Quốc tế.
FYI.
Thương mại hai chiều VN với Đài Loan lập kỷ lục mới trong năm 2022, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều gần 28 tỷ USD, nhập siêu cũng tăng lên 17,62 tỷ USD.
Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 175,57 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt 57,7 tỷ USD, trong khi nhập khẩu 117,87 tỷ USD. VN nhập siêu lên đến hơn 60 tỷ USD.
Giang Công Thế
Nguồn:
https://www.facebook.com/giang.the.5076/posts/pfbid0Envd9Wg3e9DkDNy5rEiHBaJYPCPXqAEWeNK7PUMn
Tổng thống Đài Loan William Lai Ching-te (Lại Thanh Đức) của Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP)
Với đa số 24 triệu dân đảo thì đó là lựa chọn giữa Dân chủ và Độc tài trong khi với Bắc Kinh thì đó là Chiến tranh và Hòa bình.
Cử tri Đài Loan đã chọn ông William Lai Ching-te (Lại Thanh Đức) của Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) làm tổng thống mới vào ngày 13/1, mở ra nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có cho đảng cầm quyền ủng hộ độc lập.
Với 98% số phiếu đã được cơ quan bầu cử Đài Loan kiểm đếm, ông Lại giành được khoảng 40,2% phiếu ủng hộ, trong khi đối thủ chính Hầu Hữu Nghi thuộc Quốc Dân đảng (KMT) đối lập giành được 33,4% số phiếu.
Đây là một cuộc bầu cử quan trọng, xác định cách tiếp cận của hòn đảo dân chủ đối với các mối đe dọa của Trung Quốc trong bốn năm tới trong bối cảnh sự cạnh tranh siêu cường âm ỉ giữa Trung Quốc và Mỹ.
“Đài Loan đang nói với cả thế giới rằng giữa dân chủ và độc tài, chúng tôi chọn đứng về phía dân chủ”, ông Lại nói với cuộc mít tinh chiến thắng của mình vào đêm bầu cử.
Chiến thắng của ông là dấu hiệu cho thấy cử tri Đài Loan muốn tiếp tục đi theo con đường do Tổng thống đương nhiệm, Thái Anh Văn, đặt ra, khẳng định vị thế của Đài Loan như một quốc gia có chủ quyền, dân chủ – “Đài Loan của thế giới”, như bà Thái thường nói, chứ không phải là Đài Loan của Trung Quốc.
Lập trường đó khiến Trung Quốc tức giận, luôn tuyên bố Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình. Tập Cận Bình, gần đây đã gọi việc thống nhất với Đài Loan là “không thể tránh khỏi trong lịch sử” ngầm ý sẽ dùng vũ lực để thống nhất đảo này.
Các quan chức Trung Quốc đe dọa cử tri Đài Loan, gọi cuộc bầu cử này là sự lựa chọn giữa “chiến tranh và hòa bình, thịnh vượng và suy tàn”, và tố cáo DPP là những người ly khai.
Quốc dân đảng (KMT) ít tin tưởng vào Mỹ hơn, đòi đối thoại thân thiện và thương mại với Trung Quốc, từ chối độc lập cho Đài Loan, như một cách để giảm bớt căng thẳng.
Đảng thứ 3 TPP (Đảng Nhân dân Đài Loan) được 26% số phiếu bầu. Họ tập trung vào các vấn đề trong nước như nhà ở và tiền lương hơn là vấn đề lục địa dù họ cũng thân thiện với Bắc Kinh hơn và được các cử tri trẻ ưa chuộng.
Kết quả bầu cử Quốc hội thì cũng hơi giống Mỹ, DPP của tổng thống mất đa số (51) so với KMT (52). Và như vậy 3 đảng phải chia quyền lực, một tín hiệu tốt của nền dân chủ, cho dù sẽ có sự bế tắc trong các vấn đề quan trọng như quốc phòng và thương mại xuyên eo biển.
Ông Lai trước đây nổi tiếng là người thẳng thắn hơn bà Thái về vấn đề độc lập của Đài Loan. Nhưng trong chiến dịch tranh cử, ông hứa sẽ tiếp tục đi theo con đường ôn hòa, tránh những động thái đột ngột như tuyên bố độc lập (Đài Loan đã độc lập nên không cần phải tuyên bố, các nhà lãnh đạo của DPP hiện nay nói).
Một điểm nóng tiềm năng khác là ngày 20 tháng 5, ngày nhậm chức của Đài Loan, ông Lai từng gây tranh cãi trong chiến dịch tranh cử của mình khi nói rằng ông hy vọng một ngày nào đó sẽ thấy một Tổng thống Đài Loan bước vào Nhà Trắng làm các quan chức ngoại giao Mỹ lo sốt vó.
TT Biden cũng vừa tuyên bố không ủng hộ Đài Loan độc lập nhưng thực tế thì vẫn bán vũ khí tự vệ và chống lại bất kỳ cuộc xâm lược nào.
Kết quả bầu cử cho thấy, Bắc Kinh đã thất bại trong việc khiến cử tri Đài Loan từ bỏ DPP.
Bây giờ ông Tập sẽ cố gắng làm cho dân đảo hối hận bằng chính sách “bên miệng hố chiến tranh” như đã làm từ khi lập quốc (1949) có ĐCS.
Dân đảo thì to mồm, thách hồng sâm ngâm Mao Đài thì Tập cũng không dám bơi qua eo biển như Mao bơi trên sông Trường Giang
Cua Times chém gió từ tin tức của các báo Quốc tế.
FYI.
Thương mại hai chiều VN với Đài Loan lập kỷ lục mới trong năm 2022, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều gần 28 tỷ USD, nhập siêu cũng tăng lên 17,62 tỷ USD.
Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 175,57 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt 57,7 tỷ USD, trong khi nhập khẩu 117,87 tỷ USD. VN nhập siêu lên đến hơn 60 tỷ USD.
Giang Công Thế
Nguồn:
https://www.facebook.com/giang.the.5076/posts/pfbid0Envd9Wg3e9DkDNy5rEiHBaJYPCPXqAEWeNK7PUMn
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Đài Loan: Tại sao Đài Loan có thể tránh được số phận như của Ukraine? (Gideon Rachman)
Tại sao Đài Loan có thể tránh được số phận như của Ukraine? (Gideon Rachman)
Tóm tắt: Vẫn còn những trở ngại khổng lồ đối với cuộc xâm lược của Trung Quốc vào hòn đảo này.
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Lời tuyên bố đó đã được cả thế giới chú ý. Câu nói của Tập được xem như một sự ủng hộ rõ ràng cho cuộc xâm lược Ukraine của Nga – đồng thời gợi ý rằng Trung Quốc cũng sẽ sớm có hành động của riêng mình để “thúc đẩy thay đổi.” Điều đó có hàm ý quan trọng với Đài Loan, vốn từ lâu đã phải đối mặt với mối đe dọa xâm lược từ Trung Quốc.
Lời đe dọa xâm lược đã một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý toàn cầu sau cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan cuối tuần qua. Trước thềm cuộc bỏ phiếu, Đảng Cộng sản Trung Quốc cảnh báo cử tri Đài Loan phải đưa ra “lựa chọn đúng đắn” giữa hòa bình và chiến tranh. Nhưng Đài Loan có lẽ đã “lựa chọn sai lầm,” theo quan điểm của Bắc Kinh, khi bỏ phiếu cho Lại Thanh Đức thuộc Đảng Dân Tiến (DPP), người mà Bắc Kinh coi là một kẻ ly khai nguy hiểm.
Có một số điểm tương đồng rõ ràng giữa tình thế nguy hiểm của Đài Loan và Ukraine trước năm 2022.
Điểm thứ nhất là cả Putin và Tập đều lần lượt coi Ukraine và Đài Loan là lãnh thổ thuộc về đất nước họ một cách chính đáng. Lời chấp nhận mang tính hình thức của Putin đối với một Ukraine độc lập đơn giản là không chân thành. Và việc “thống nhất” Đài Loan với đại lục là chính sách có từ lâu của Trung Quốc.
Điểm thứ hai là cả Putin và Tập đều cho rằng Ukraine và Đài Loan thiếu quyền tự chủ thực sự, và đang bị sử dụng như công cụ của một nước Mỹ bá quyền và hung hăng. Vì vậy, việc giành lại Ukraine/Đài Loan sẽ phục vụ một mục đích kép. Nó sẽ hoàn thành sứ mệnh lịch sử của Nga/Trung Quốc. Đồng thời, các cuộc xâm lược thành công sẽ giáng đòn đau vào sức mạnh toàn cầu của Mỹ trên hai chiến trường quan trọng: châu Âu và châu Á, theo đó tạo ra những thay đổi “chưa từng thấy trong 100 năm.”
Cơ hội trở thành nhân vật lịch sử thế giới chắc chắn là điều hấp dẫn đối với một nhà lãnh đạo cứng rắn. Putin và Tập đều phù hợp với khuôn mẫu lãnh đạo này. Hai nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc đều đã thay đổi hiến pháp của đất nước mình để kéo dài thời gian nắm quyền, có thể là trọn đời. Hai người cũng khuyến khích sự sùng bái cá nhân và gieo rắc nỗi sợ hãi cho những người xung quanh họ.
Putin thường hăm dọa những người thân cận nhất của mình ngay trước ống kính, và đã bỏ tù, giết hại, hoặc đẩy những đối thủ nguy hiểm nhất của mình vào cảnh lưu vong. Về phần mình, Tập đã liên tiếp tiến hành các cuộc thanh trừng nhắm vào giới lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc. Càng nắm giữ quyền lực lâu, hai nhà lãnh đạo càng có xu hướng quan tâm đến vị trí của mình trong lịch sử.
Mối bận tâm với lịch sử đã khiến cả hai nhà lãnh đạo tập trung vào Thế chiến II. Putin đã thần tượng hóa chiến thắng của Nga trong “cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại” chống lại Đức Quốc Xã. Tương tự, Tập đã khẳng định vai trò quan trọng của Trung Quốc và Đảng Cộng sản trong việc đánh bại chủ nghĩa phát xít.
Dù nhấn mạnh rằng lịch sử đang nghiêng về phía họ, cả Putin và Tập đều thể hiện sự lo lắng rằng các sự kiện có thể đang chống lại họ. Quyết định phát động cuộc xâm lược toàn diện Ukraine của nhà lãnh đạo Nga vào năm 2022 có lẽ phần nào bắt nguồn từ lo ngại rằng Ukraine đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của Nga. Nếu không hành động nhanh chóng, Putin có nguy cơ trở thành Sa hoàng “đánh mất Ukraine.”
Rõ ràng, điều nguy hiểm là Tập cuối cùng sẽ đi đến kết luận tương tự về Đài Loan. Sau tám năm dưới thời Tổng thống Thái Anh Văn của DPP, Trung Quốc hy vọng cuộc bầu cử năm nay sẽ chứng kiến sự chuyển hướng, quay trở lại với Quốc Dân Đảng thân Bắc Kinh. Ngược lại, chiến thắng của Lại Thanh Đức đã chứng minh DPP hiện là đảng cầm quyền tự nhiên của Đài Loan.
Kết quả này sẽ có những tác động lâu dài, ảm đạm đối với các kỳ vọng của Trung Quốc. Việc gia tăng số lượng người xem mình là người Đài Loan chứ không phải người Trung Quốc cũng là một xu hướng đáng lo ngại đối với Bắc Kinh. Một lần nữa, có những điểm tương đồng rõ ràng với Ukraine, nơi việc nhấn mạnh văn hóa Ukraine đã xúc phạm và làm cho những người theo chủ nghĩa dân tộc Nga lo lắng.
Nhưng liệu điều đó có nghĩa là cuối cùng Tập sẽ quyết định theo gương Putin, và sử dụng vũ lực để đạt được tham vọng cá nhân và quốc gia của mình?
Cái giá thảm khốc mà Nga phải trả cho cuộc xâm lược bất thành của họ chắc chắn sẽ khiến Tập phải suy nghĩ lại. Các quan chức Trung Quốc đôi khi lập luận rằng quân đội của họ là lớn hơn và đáng gờm hơn lực lượng của Nga. Nhưng thực ra, Putin có một đội quân với kinh nghiệm chiến trường dày dặn – những người đã chinh chiến thành công ở Syria, Gruzia, và Chechnya. Còn quân đội Trung Quốc đã không tham chiến kể từ năm 1979 – và giới lãnh đạo cao nhất của quân đội nước này đã liên tục bị thanh trừng vì nghi ngờ tham nhũng.
Ngoài ra còn có một sự khác biệt quan trọng trong lập trường của Mỹ. Chính phủ Mỹ ủng hộ nền độc lập của Ukraine, nhưng Tổng thống Joe Biden đã nói rõ rằng Mỹ sẽ không tham chiến để bảo vệ nước này. Trong trường hợp Đài Loan, cơ sở này lại bị đảo ngược. Mỹ không công nhận nền độc lập của Đài Loan, và vẫn lặp lại lập trường đó sau cuộc bầu cử cuối tuần qua. Nhưng Biden đã nhiều lần tuyên bố rằng Mỹ sẽ chiến đấu để bảo vệ Đài Loan.
Tiếp đến là yếu tố địa lý. Nga có thể xâm lược Ukraine qua biên giới trên bộ và bị sa lầy. Nhưng Trung Quốc sẽ phải cố gắng xâm lược bằng cách đổ bộ qua đường biển, vốn là điều khó khăn hơn nhiều.
Tuy nhiên, phía Mỹ tin rằng Tập Cận Bình đã ra lệnh cho lực lượng của mình sẵn sàng xâm lược Đài Loan vào năm 2027. Nhiệm vụ của Đài Loan và Mỹ là đảm bảo – khi ngày đó đến – Tập sẽ quyết định rằng việc xâm lược vẫn còn quá rủi ro. Nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể sẽ không bao giờ nhìn thấy “những thay đổi chưa từng thấy trong một thế kỷ” mà ông hằng mơ ước.
Gideon Rachman
Nguồn: https://www.ft.com/content/d77ec25e-8d78-43d8-acc5-359dad4a158f
Nguyễn Thị Kim Phụng
dịch từ Financial Times.
Nguồn: https://www.facebook.com/tuan.cu.5/posts/pfbid02DgGvYC67LDjaw4pMX3fQRWpbA5w32EmVwzhztfMEFmHy
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Page 2 of 2 • 1, 2
Similar topics
» Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
» Mỹ nghiên cứu Ukraine để đối phó với cuộc chiến Đài Loan
» “Kế hoạch Hòa bình Ukraine” của Trung Quốc thực chất là về Đài Loan
» Ukraine phản công
» TT Đức nói TQ phản đối sử dụng vũ khí hạt nhân tại Ukraine đủ là lý d
» Mỹ nghiên cứu Ukraine để đối phó với cuộc chiến Đài Loan
» “Kế hoạch Hòa bình Ukraine” của Trung Quốc thực chất là về Đài Loan
» Ukraine phản công
» TT Đức nói TQ phản đối sử dụng vũ khí hạt nhân tại Ukraine đủ là lý d
Page 2 of 2
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum