Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)
Page 3 of 4 • Share
Page 3 of 4 • 1, 2, 3, 4
Re: Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)
Đấu khẩu chung quanh việc hạn chế du khách Trung Quốc
WHO bênh vực quyết định của các nước yêu cầu kết quả xét nghiệm âm tính của du khách từ Trung Quốc
Hiếu Chân
4 tháng 1, 2023 - Sài Gòn nhỏ
Dù chính phủ Bắc Kinh cố che giấu nhưng thực tế trầm trọng của đợt bùng phát COVID hiện nay ở Trung Quốc vẫn gây lo ngại sâu sắc cho các nước mà du khách Trung Quốc sắp đặt chân đến. Ảnh những bệnh nhân COVID tràn ngập khu sảnh nhận bệnh của bệnh viên Changhai ở Thượng Hải ngày 3 tháng Giêng. Bệnh viện đã không còn chỗ tiếp nhận và điều trị đúng mức. Ảnh RAY YOUNG / Feature China/Future Publishing via Getty Images
Từ ngày 8 tháng Giêng tới, Trung Quốc sẽ cho phép công dân đi du lịch nước ngoài sau ba năm đóng cửa vì đại dịch. Đã có gần một chục quốc gia áp đặt các hạn chế nhập cảnh đối với du khách từ Trung Quốc do lo ngại sự truyền nhiễm coronavirus từ nước này. Biện pháp đó đang gây ra một cuộc đấu khẩu giữa Trung Quốc, Tổ chức Y tế thế giới và các nước liên quan.
Nhiều nước yêu cầu xét nghiệm du khách Trung Quốc
Hôm thứ Tư 4 tháng Giêng, Nhật Bản thông báo sẽ yêu cầu kết quả xét nghiệm âm tính đối với tất cả những người đến từ Trung Quốc bắt đầu từ Chủ nhật 8 tháng Giêng. Biện pháp này cũng đã được Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Ý, Ấn Độ, Israel, Úc, Canada và nhiều quốc gia khác áp dụng.
Hôm thứ Tư các quan chức Liên minh châu Âu (EU) đã họp thảo luận về một phản ứng phối hợp, sau đó đưa ra một tuyên bố kêu gọi các quốc gia thành viên yêu cầu tất cả những người bay đến từ Trung Quốc phải trình kết quả xét nghiệm coronavirus trong vòng 48 giờ và khuyến nghị đeo khẩu trang trên các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc. Chủ tịch EU đồng thời kêu gọi các nước xét nghiệm coronavirus ngẫu nhiên đối với những người bay từ Trung Quốc đến một quốc gia thành viên, xét nghiệm nước thải trên máy bay… một phần để thu thập thông tin rõ ràng hơn về tình hình dịch tễ học và khẩn cấp giải trình tự gen để sàng lọc các biến thể mới xuất hiện tại nước này.
Từ ngày mai thứ Năm, Hàn Quốc sẽ yêu cầu tất cả du khách từ Trung Quốc phải có kết quả xét nghiệm âm tính mới được lên các chuyến bay đến nước này và phải trải qua xét nghiệm PCR trong ngày đầu tiên sau khi họ đến. Quyết định này được đưa ra sau khi hôm nay thứ Tư, nhà chức trách Hàn Quốc phải vất vả truy tìm một công dân Trung Quốc có kết quả xét nghiệm dương tính khi đến phi trường quốc tế Incheon gần thủ đô Seoul và dường như đã trốn thoát trong khi chờ được đưa vào cơ sở cách ly. Nếu bị bắt và kết án, du khách có thể phải đối mặt với hình phạt lên tới một năm tù hoặc phạt tiền lên tới 10 triệu won (khoảng $7,850) do vi phạm quy định về phòng dịch.
Đi xa nhất có lẽ là Ma-rốc (Morocco). Từ thứ Bảy tuần trước, Morocco đã cấm tất cả những người đến từ Trung Quốc, bất kể quốc tịch nào, “để tránh một làn sóng ô nhiễm mới ở Ma-rốc và mọi hậu quả của nó”.
Phi trường Sydney sáng ngày 5 tháng Giêng 2023. Cùng với nhiều nước khác, Úc đã quyết định du khách từ Trung Quốc phải có kết quả xét nghiệm COVID âm tính trước khi lên máy bay đến Úc. Ảnh Steven Saphore/Anadolu Agency via Getty Images
Trung Quốc dọa trả đũa
Trung Quốc đã nhiều lần nói các biện pháp hạn chế như vậy là không có cơ sở khoa học. Tại một cuộc họp báo thường kỳ hôm thứ Tư, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh đã chỉ trích các biện pháp như vậy là “không tương xứng và không thể chấp nhận được”, đồng thời kêu gọi các nước không sử dụng đại dịch như một cái cớ để “thao túng chính trị”. Trước đó, hôm thứ Ba, bà Mao Ninh cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ thực hiện “các biện pháp trả đũa tương ứng.”
Trung Quốc không nói rõ họ sẽ trả đũa như thế nào và cũng chưa công bố bất kỳ quy tắc mới nào. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn bắt buộc mọi người đến Trung Quốc phải trình kết quả xét nghiệm coronavirus âm tính và sẽ sớm hủy bỏ lệnh cách ly bắt buộc kéo dài một tuần từ tuần sau, sau khi mở cửa cho người Trung Quốc được đi nước ngoài. Tuy biện pháp kiểm soát của Trung Quốc nghiêm ngặt hơn tất cả các nước khác, nhưng Bắc Kinh vẫn lớn tiếng cáo buộc phương Tây “phá hoại nỗ lực kiểm soát Covid-19 trong ba năm của Trung Quốc”.
Đáp lại đe dọa trả đũa của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong cuộc họp báo hằng ngày tại Washington hôm 3 Tháng Giêng bà Karine Jean-Pierre, Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc, khẳng định Trung Quốc “không có lý do gì” để làm như vậy vì các quốc gia khác chỉ đang thực hiện “các biện pháp y tế thận trọng, có cơ sở khoa học để bảo vệ công dân của họ”.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng vào cuộc, biện minh cho biện pháp của các nước yêu cầu xét nghiệm âm tính các du khách đến từ Trung Quốc.
Tại một cuộc họp báo hôm thứ Tư, Tổng Giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus nói ông “có thể hiểu được việc một số quốc gia đang thực hiện các bước mà họ tin rằng sẽ bảo vệ công dân của họ.”
WHO từ trước đến nay vẫn phản đối các lệnh cấm đi lại trong đại dịch, cho rằng chúng phản tác dụng. Nhưng hôm thứ Tư các quan chức của WHO nhận định, hầu hết các yêu cầu của các nước hiện nay chỉ liên quan đến xét nghiệm chứ không phải lệnh cấm toàn diện, và được thúc đẩy bởi tình trạng thiếu thông tin, thiếu dữ liệu về đợt bùng phát COVID ở Trung Quốc hiện nay.
Mike Ryan, trưởng ban ứng cứu khẩn cấp của WHO cho biết: “Bạn có thể nhớ trong ba năm qua, Trung Quốc có những yêu cầu kiểm tra rất nghiêm ngặt đối với việc nhập cảnh vào Trung Quốc. Thực tế đối với Trung Quốc hiện nay là nhiều quốc gia cảm thấy rằng họ không có đủ thông tin để làm cơ sở đánh giá rủi ro, vì vậy họ đang thực hiện một cách tiếp cận phòng ngừa.”
Thiếu thông tin gây lo ngại
Thiếu giường bệnh, bệnh nhân Covid-19 phải nằm ngời ở hành lang bệnh viện. Ảnh chụp ngày 4 tháng Giêng 2023 tại bệnh viện Nhân dân số 2 thành phố Phúc Dương (Fuyang) tỉnh An Huy (Anhui) Trung Quốc của Sheldon Cooper/SOPA Images/LightRocket via Getty Images
Sau khi bất ngờ dỡ bỏ các biện pháp nghiêm ngặt “zero-covid” vào đầu tháng Mười Hai, Trung Quốc đã phải hứng chịu một làn sóng lây nhiễm COVID khiến các bệnh viện quá tải, nhà tang lễ không phục vụ kịp và bác bỏ lời bảo đảm chính thức rằng chính phủ đã kiểm soát được dịch.
Trung Quốc đang chuẩn bị mở cửa biên giới vào tuần tới lần đầu tiên kể từ khi đại dịch bắt đầu ba năm trước. Nhiều du khách Trung Quốc đang chuẩn bị ra nước ngoài hoặc về quê trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, bắt đầu từ ngày 22 tháng Giêng; lượng đặt vé máy bay quốc tế trên trang web du lịch Trung Quốc Ctrip đã tăng 260% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giới lãnh đạo Trung Quốc, vốn đã đối mặt với các cuộc biểu tình lịch sử cuối năm ngoái chống chính sách “zero-covid”, giờ đây phải đối mặt với sự chỉ trích ngày càng tăng về sự thay đổi đột ngột của họ, dẫn đến tình trạng thiếu thuốc trầm trọng và sự hoài nghi về số người chết. Tuy nhiên, các quan chức Trung Quốc tiếp tục nhấn mạnh rằng cách tiếp cận của chính phủ là đúng.
Cho đến nay, thông tin từ phía chính phủ Trung Quốc bị cho là không phản ánh đúng tình hình thực tế và điều đó gây lo ngại cho tất cả các nước mà người Trung Quốc sắp kéo đến.
Ông Ryan của WHO cho biết: “Chúng tôi tin rằng những con số hiện tại được công bố từ Trung Quốc phản ánh chưa đầy đủ tác động thực sự của căn bệnh này đối với số ca nhập viện, số ca nhập viện ICU và đặc biệt là về số ca tử vong.”
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc China CDC, đã có 5,258 ca tử vong do covid tính đến ngày 3 tháng Giêng. Nhưng sử dụng mô hình dựa trên dữ liệu khu vực của Trung Quốc, công ty dữ liệu y tế Airfinity có trụ sở tại Anh ước tính hơn 5,000 người có thể đã chết mỗi ngày trong đợt bùng phát hiện nay ở nước này.
WHO bênh vực quyết định của các nước yêu cầu kết quả xét nghiệm âm tính của du khách từ Trung Quốc
Hiếu Chân
4 tháng 1, 2023 - Sài Gòn nhỏ
Dù chính phủ Bắc Kinh cố che giấu nhưng thực tế trầm trọng của đợt bùng phát COVID hiện nay ở Trung Quốc vẫn gây lo ngại sâu sắc cho các nước mà du khách Trung Quốc sắp đặt chân đến. Ảnh những bệnh nhân COVID tràn ngập khu sảnh nhận bệnh của bệnh viên Changhai ở Thượng Hải ngày 3 tháng Giêng. Bệnh viện đã không còn chỗ tiếp nhận và điều trị đúng mức. Ảnh RAY YOUNG / Feature China/Future Publishing via Getty Images
Từ ngày 8 tháng Giêng tới, Trung Quốc sẽ cho phép công dân đi du lịch nước ngoài sau ba năm đóng cửa vì đại dịch. Đã có gần một chục quốc gia áp đặt các hạn chế nhập cảnh đối với du khách từ Trung Quốc do lo ngại sự truyền nhiễm coronavirus từ nước này. Biện pháp đó đang gây ra một cuộc đấu khẩu giữa Trung Quốc, Tổ chức Y tế thế giới và các nước liên quan.
Nhiều nước yêu cầu xét nghiệm du khách Trung Quốc
Hôm thứ Tư 4 tháng Giêng, Nhật Bản thông báo sẽ yêu cầu kết quả xét nghiệm âm tính đối với tất cả những người đến từ Trung Quốc bắt đầu từ Chủ nhật 8 tháng Giêng. Biện pháp này cũng đã được Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Ý, Ấn Độ, Israel, Úc, Canada và nhiều quốc gia khác áp dụng.
Hôm thứ Tư các quan chức Liên minh châu Âu (EU) đã họp thảo luận về một phản ứng phối hợp, sau đó đưa ra một tuyên bố kêu gọi các quốc gia thành viên yêu cầu tất cả những người bay đến từ Trung Quốc phải trình kết quả xét nghiệm coronavirus trong vòng 48 giờ và khuyến nghị đeo khẩu trang trên các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc. Chủ tịch EU đồng thời kêu gọi các nước xét nghiệm coronavirus ngẫu nhiên đối với những người bay từ Trung Quốc đến một quốc gia thành viên, xét nghiệm nước thải trên máy bay… một phần để thu thập thông tin rõ ràng hơn về tình hình dịch tễ học và khẩn cấp giải trình tự gen để sàng lọc các biến thể mới xuất hiện tại nước này.
Từ ngày mai thứ Năm, Hàn Quốc sẽ yêu cầu tất cả du khách từ Trung Quốc phải có kết quả xét nghiệm âm tính mới được lên các chuyến bay đến nước này và phải trải qua xét nghiệm PCR trong ngày đầu tiên sau khi họ đến. Quyết định này được đưa ra sau khi hôm nay thứ Tư, nhà chức trách Hàn Quốc phải vất vả truy tìm một công dân Trung Quốc có kết quả xét nghiệm dương tính khi đến phi trường quốc tế Incheon gần thủ đô Seoul và dường như đã trốn thoát trong khi chờ được đưa vào cơ sở cách ly. Nếu bị bắt và kết án, du khách có thể phải đối mặt với hình phạt lên tới một năm tù hoặc phạt tiền lên tới 10 triệu won (khoảng $7,850) do vi phạm quy định về phòng dịch.
Đi xa nhất có lẽ là Ma-rốc (Morocco). Từ thứ Bảy tuần trước, Morocco đã cấm tất cả những người đến từ Trung Quốc, bất kể quốc tịch nào, “để tránh một làn sóng ô nhiễm mới ở Ma-rốc và mọi hậu quả của nó”.
Phi trường Sydney sáng ngày 5 tháng Giêng 2023. Cùng với nhiều nước khác, Úc đã quyết định du khách từ Trung Quốc phải có kết quả xét nghiệm COVID âm tính trước khi lên máy bay đến Úc. Ảnh Steven Saphore/Anadolu Agency via Getty Images
Trung Quốc dọa trả đũa
Trung Quốc đã nhiều lần nói các biện pháp hạn chế như vậy là không có cơ sở khoa học. Tại một cuộc họp báo thường kỳ hôm thứ Tư, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh đã chỉ trích các biện pháp như vậy là “không tương xứng và không thể chấp nhận được”, đồng thời kêu gọi các nước không sử dụng đại dịch như một cái cớ để “thao túng chính trị”. Trước đó, hôm thứ Ba, bà Mao Ninh cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ thực hiện “các biện pháp trả đũa tương ứng.”
Trung Quốc không nói rõ họ sẽ trả đũa như thế nào và cũng chưa công bố bất kỳ quy tắc mới nào. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn bắt buộc mọi người đến Trung Quốc phải trình kết quả xét nghiệm coronavirus âm tính và sẽ sớm hủy bỏ lệnh cách ly bắt buộc kéo dài một tuần từ tuần sau, sau khi mở cửa cho người Trung Quốc được đi nước ngoài. Tuy biện pháp kiểm soát của Trung Quốc nghiêm ngặt hơn tất cả các nước khác, nhưng Bắc Kinh vẫn lớn tiếng cáo buộc phương Tây “phá hoại nỗ lực kiểm soát Covid-19 trong ba năm của Trung Quốc”.
Đáp lại đe dọa trả đũa của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong cuộc họp báo hằng ngày tại Washington hôm 3 Tháng Giêng bà Karine Jean-Pierre, Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc, khẳng định Trung Quốc “không có lý do gì” để làm như vậy vì các quốc gia khác chỉ đang thực hiện “các biện pháp y tế thận trọng, có cơ sở khoa học để bảo vệ công dân của họ”.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng vào cuộc, biện minh cho biện pháp của các nước yêu cầu xét nghiệm âm tính các du khách đến từ Trung Quốc.
Tại một cuộc họp báo hôm thứ Tư, Tổng Giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus nói ông “có thể hiểu được việc một số quốc gia đang thực hiện các bước mà họ tin rằng sẽ bảo vệ công dân của họ.”
WHO từ trước đến nay vẫn phản đối các lệnh cấm đi lại trong đại dịch, cho rằng chúng phản tác dụng. Nhưng hôm thứ Tư các quan chức của WHO nhận định, hầu hết các yêu cầu của các nước hiện nay chỉ liên quan đến xét nghiệm chứ không phải lệnh cấm toàn diện, và được thúc đẩy bởi tình trạng thiếu thông tin, thiếu dữ liệu về đợt bùng phát COVID ở Trung Quốc hiện nay.
Mike Ryan, trưởng ban ứng cứu khẩn cấp của WHO cho biết: “Bạn có thể nhớ trong ba năm qua, Trung Quốc có những yêu cầu kiểm tra rất nghiêm ngặt đối với việc nhập cảnh vào Trung Quốc. Thực tế đối với Trung Quốc hiện nay là nhiều quốc gia cảm thấy rằng họ không có đủ thông tin để làm cơ sở đánh giá rủi ro, vì vậy họ đang thực hiện một cách tiếp cận phòng ngừa.”
Thiếu thông tin gây lo ngại
Thiếu giường bệnh, bệnh nhân Covid-19 phải nằm ngời ở hành lang bệnh viện. Ảnh chụp ngày 4 tháng Giêng 2023 tại bệnh viện Nhân dân số 2 thành phố Phúc Dương (Fuyang) tỉnh An Huy (Anhui) Trung Quốc của Sheldon Cooper/SOPA Images/LightRocket via Getty Images
Sau khi bất ngờ dỡ bỏ các biện pháp nghiêm ngặt “zero-covid” vào đầu tháng Mười Hai, Trung Quốc đã phải hứng chịu một làn sóng lây nhiễm COVID khiến các bệnh viện quá tải, nhà tang lễ không phục vụ kịp và bác bỏ lời bảo đảm chính thức rằng chính phủ đã kiểm soát được dịch.
Trung Quốc đang chuẩn bị mở cửa biên giới vào tuần tới lần đầu tiên kể từ khi đại dịch bắt đầu ba năm trước. Nhiều du khách Trung Quốc đang chuẩn bị ra nước ngoài hoặc về quê trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, bắt đầu từ ngày 22 tháng Giêng; lượng đặt vé máy bay quốc tế trên trang web du lịch Trung Quốc Ctrip đã tăng 260% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giới lãnh đạo Trung Quốc, vốn đã đối mặt với các cuộc biểu tình lịch sử cuối năm ngoái chống chính sách “zero-covid”, giờ đây phải đối mặt với sự chỉ trích ngày càng tăng về sự thay đổi đột ngột của họ, dẫn đến tình trạng thiếu thuốc trầm trọng và sự hoài nghi về số người chết. Tuy nhiên, các quan chức Trung Quốc tiếp tục nhấn mạnh rằng cách tiếp cận của chính phủ là đúng.
Cho đến nay, thông tin từ phía chính phủ Trung Quốc bị cho là không phản ánh đúng tình hình thực tế và điều đó gây lo ngại cho tất cả các nước mà người Trung Quốc sắp kéo đến.
Ông Ryan của WHO cho biết: “Chúng tôi tin rằng những con số hiện tại được công bố từ Trung Quốc phản ánh chưa đầy đủ tác động thực sự của căn bệnh này đối với số ca nhập viện, số ca nhập viện ICU và đặc biệt là về số ca tử vong.”
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc China CDC, đã có 5,258 ca tử vong do covid tính đến ngày 3 tháng Giêng. Nhưng sử dụng mô hình dựa trên dữ liệu khu vực của Trung Quốc, công ty dữ liệu y tế Airfinity có trụ sở tại Anh ước tính hơn 5,000 người có thể đã chết mỗi ngày trong đợt bùng phát hiện nay ở nước này.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)
BBC News, Tiếng Việt
Trung Quốc: Người nổi tiếng tử vong, làm tăng lo ngại về số người chết vì Covid
Tác giả,Fan Wang
Vai trò,BBC News
05.01.2023
Chu LanlanNGUỒN HÌNH ẢNH,STATE TV
Chụp lại hình ảnh,
Nữ diễn viên kinh kịch Trữ Lan Lan qua đời vào tháng 12/2022 ở tuổi 40
Việc ngày càng nhiều nhân vật có tiếng ở Trung Quốc được công khai là đã chết đang khiến người dân đặt câu hỏi về con số tử vong chính thức vì Covid.
Cái chết của Trữ Lan Lan (Chu Lanlan), nữ diễn viên kinh kịch 40 tuổi, vào tháng trước là một cú sốc đối với nhiều người, vì cô còn rất trẻ.
Gia đình cô cho biết họ rất đau buồn trước "sự ra đi đột ngột" của cô, nhưng không cho biết chi tiết về nguyên nhân cái chết của cô.
Trung Quốc đã hủy bỏ chính sách zero-Covid nghiêm ngặt vào tháng 12/2022 và đã chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng các ca nhiễm và tử vong.
Hiện có báo cáo về việc các bệnh viện và lò hỏa táng trở nên quá tải.
Nhưng quốc gia này đã ngừng công bố dữ liệu ca nhiễm hàng ngày và chỉ công bố 22 trường hợp tử vong do Covid kể từ tháng 12, sử dụng các tiêu chí nghiêm ngặt của riêng họ.
Bây giờ chỉ những người chết vì các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi mới được tính là chết vì Covid.
Hôm thứ Tư, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo rằng Trung Quốc đang thể hiện thấp tác động thực sự của Covid-19 ở nước này - đặc biệt là số lượng tử vong.
Nhưng cái chết của Trữ Lan Lan và những người khác đang làm dấy lên đồn đoán về những tổn thất lớn hơn những gì được báo cáo chính thống.
Theo trang web tin tức chuyên ngành Operawire, Trữ Lan Lan là một giọng nữ cao chuyên về Kinh kịch - một loại hình nghệ thuật sân khấu trong đó người biểu diễn sử dụng lời nói, bài hát, điệu múa và các động tác chiến đấu để kể chuyện - và cũng tham gia vào các hoạt động từ thiện.
Vào ngày đầu năm mới, tin tức về cái chết của nam diễn viên Gong Jintang khiến nhiều cư dân mạng Trung Quốc bàng hoàng.
Gong Jintang
NGUỒN HÌNH ẢNH,GUANGDONG TV
Chụp lại hình ảnh,
Gong Jintang đã là một cái tên quen thuộc ở Trung Quốc trong nhiều năm
Gong, 83 tuổi, được nhiều gia đình biết đến nhờ diễn xuất trong bộ phim truyền hình dài tập nhất của Trung Quốc, In-Laws, Out-laws. Chân dung Cha Kang do ông thủ vai đã làm say đắm người hâm mộ trong hơn hai thập niên kể từ khi bộ phim được phát sóng lần đầu tiên vào năm 2000.
Nguyên nhân cái chết của ông vẫn chưa rõ ràng, nhưng nhiều người dùng mạng xã hội đã liên kết nó với cái chết gần đây của những người cao tuổi khác.
“Lạy chúa, xin hãy đối xử tốt hơn với người già,” bạn diễn của ông là Hu Yanfen viết trên mạng xã hội Trung Quốc Weibo.
"R.I.P Cha Kang. Làn sóng này đã thực sự cướp đi sinh mạng của nhiều người già, hãy chắc chắn rằng chúng ta bảo vệ những người cao tuổi trong gia đình mình", một người dùng Weibo viết.
Nhà biên kịch nổi tiếng Ni Zhen cũng nằm trong số những người chết gần đây. Người đàn ông 84 tuổi này nổi tiếng với tác phẩm của ông trong bộ phim Raise the Red Lantern (Đèn Lồng Đỏ Treo Cao) năm 1991, được các nhà phê bình đánh giá là một trong những bộ phim Trung Quốc hay nhất.
Trong khi đó Hu Fuming, cựu nhà báo và là giáo sư đã nghỉ hưu của Đại học Nam Kinh, qua đời vào ngày 2/1, ở tuổi 87.
Ông là tác giả chính của một bài bình luận nổi tiếng xuất bản năm 1978, đánh dấu sự khởi đầu của thời kỳ "Chuyển loạn thành chính" (Boluan Fanzheng) của Trung Quốc - thời kỳ loại bỏ hỗn loạn và trở lại bình thường sau biến động của Cách mạng Văn hóa dưới thời nhà lãnh đạo Cộng sản đầu tiên của đất nước Mao Trạch Đông.
Hu Fuming
NGUỒN HÌNH ẢNH,PHOENIX TV
Chụp lại hình ảnh,
Hu Fuming là một học giả và tác giả nổi tiếng
Theo thống kê của truyền thông Trung Quốc, 16 nhà khoa học từ các học viện khoa học và kỹ thuật hàng đầu của đất nước đã chết trong khoảng thời gian từ ngày 21 đến 26/12.
Không ai trong số những người này có liên quan đến Covid trong cáo phó của họ, nhưng điều đó không ngăn được những đồn đoán trên mạng.
"Có phải ông ấy cũng chết vì 'cúm nặng' không?" là một trong những bình luận được đánh giá cao nhất sau tin tức về cái chết của ông Ni.
"Ngay cả khi bạn tìm kiếm trên toàn bộ internet, bạn cũng không thể tìm thấy bất kỳ thông tin nào liên quan đến nguyên nhân cái chết của ông ấy", một người dùng internet khác nói.
Nhưng cũng có những lời chỉ trích đối với những người biểu tình xuống đường vào tháng 11 trong các cuộc biểu tình chính trị hiếm hoi kêu gọi chấm dứt chính sách zero-Covid của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình.
"Những người đó bây giờ có hạnh phúc không, nhìn những người già... giờ đang mở đường cho tự do của họ?" một người dùng mạng xã hội đặt câu hỏi.
Ông Tập dường như ám chỉ đến các cuộc biểu tình trong bài phát biểu mừng năm mới của mình, nói rằng việc mọi người có ý kiến khác nhau là điều hoàn toàn tự nhiên ở một đất nước rộng lớn như này.
Tuy nhiên, ông kêu gọi mọi người xích lại gần nhau và thể hiện sự đoàn kết khi Trung Quốc bước vào "giai đoạn mới" trong cách tiếp cận với Covid.
Các nhà chức trách Trung Quốc nhận thức được sự hoài nghi đang lan rộng mặc dù họ tiếp tục hạ thấp mức độ nghiêm trọng của làn sóng Covid đang càn quét đất nước này.
Giám đốc Viện các Bệnh về Hô hấp của Bắc Kinh thừa nhận số người cao tuổi tử vong trong mùa đông năm nay "chắc chắn nhiều hơn" so với những năm trước, đồng thời nhấn mạnh rằng các trường hợp nguy kịch vẫn chiếm thiểu số trong tổng số trường hợp nhiễm Covid.
Tuần này, Nhân dân Nhật báo, tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản, kêu gọi người dân hành động hướng tới "chiến thắng cuối cùng" trước Covid và bác bỏ những lời chỉ trích về chính sách zero-Covid trước đó.
Trung Quốc: Người nổi tiếng tử vong, làm tăng lo ngại về số người chết vì Covid
Tác giả,Fan Wang
Vai trò,BBC News
05.01.2023
Chu LanlanNGUỒN HÌNH ẢNH,STATE TV
Chụp lại hình ảnh,
Nữ diễn viên kinh kịch Trữ Lan Lan qua đời vào tháng 12/2022 ở tuổi 40
Việc ngày càng nhiều nhân vật có tiếng ở Trung Quốc được công khai là đã chết đang khiến người dân đặt câu hỏi về con số tử vong chính thức vì Covid.
Cái chết của Trữ Lan Lan (Chu Lanlan), nữ diễn viên kinh kịch 40 tuổi, vào tháng trước là một cú sốc đối với nhiều người, vì cô còn rất trẻ.
Gia đình cô cho biết họ rất đau buồn trước "sự ra đi đột ngột" của cô, nhưng không cho biết chi tiết về nguyên nhân cái chết của cô.
Trung Quốc đã hủy bỏ chính sách zero-Covid nghiêm ngặt vào tháng 12/2022 và đã chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng các ca nhiễm và tử vong.
Hiện có báo cáo về việc các bệnh viện và lò hỏa táng trở nên quá tải.
Nhưng quốc gia này đã ngừng công bố dữ liệu ca nhiễm hàng ngày và chỉ công bố 22 trường hợp tử vong do Covid kể từ tháng 12, sử dụng các tiêu chí nghiêm ngặt của riêng họ.
Bây giờ chỉ những người chết vì các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi mới được tính là chết vì Covid.
Hôm thứ Tư, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo rằng Trung Quốc đang thể hiện thấp tác động thực sự của Covid-19 ở nước này - đặc biệt là số lượng tử vong.
Nhưng cái chết của Trữ Lan Lan và những người khác đang làm dấy lên đồn đoán về những tổn thất lớn hơn những gì được báo cáo chính thống.
Theo trang web tin tức chuyên ngành Operawire, Trữ Lan Lan là một giọng nữ cao chuyên về Kinh kịch - một loại hình nghệ thuật sân khấu trong đó người biểu diễn sử dụng lời nói, bài hát, điệu múa và các động tác chiến đấu để kể chuyện - và cũng tham gia vào các hoạt động từ thiện.
Vào ngày đầu năm mới, tin tức về cái chết của nam diễn viên Gong Jintang khiến nhiều cư dân mạng Trung Quốc bàng hoàng.
Gong Jintang
NGUỒN HÌNH ẢNH,GUANGDONG TV
Chụp lại hình ảnh,
Gong Jintang đã là một cái tên quen thuộc ở Trung Quốc trong nhiều năm
Gong, 83 tuổi, được nhiều gia đình biết đến nhờ diễn xuất trong bộ phim truyền hình dài tập nhất của Trung Quốc, In-Laws, Out-laws. Chân dung Cha Kang do ông thủ vai đã làm say đắm người hâm mộ trong hơn hai thập niên kể từ khi bộ phim được phát sóng lần đầu tiên vào năm 2000.
Nguyên nhân cái chết của ông vẫn chưa rõ ràng, nhưng nhiều người dùng mạng xã hội đã liên kết nó với cái chết gần đây của những người cao tuổi khác.
“Lạy chúa, xin hãy đối xử tốt hơn với người già,” bạn diễn của ông là Hu Yanfen viết trên mạng xã hội Trung Quốc Weibo.
"R.I.P Cha Kang. Làn sóng này đã thực sự cướp đi sinh mạng của nhiều người già, hãy chắc chắn rằng chúng ta bảo vệ những người cao tuổi trong gia đình mình", một người dùng Weibo viết.
Nhà biên kịch nổi tiếng Ni Zhen cũng nằm trong số những người chết gần đây. Người đàn ông 84 tuổi này nổi tiếng với tác phẩm của ông trong bộ phim Raise the Red Lantern (Đèn Lồng Đỏ Treo Cao) năm 1991, được các nhà phê bình đánh giá là một trong những bộ phim Trung Quốc hay nhất.
Trong khi đó Hu Fuming, cựu nhà báo và là giáo sư đã nghỉ hưu của Đại học Nam Kinh, qua đời vào ngày 2/1, ở tuổi 87.
Ông là tác giả chính của một bài bình luận nổi tiếng xuất bản năm 1978, đánh dấu sự khởi đầu của thời kỳ "Chuyển loạn thành chính" (Boluan Fanzheng) của Trung Quốc - thời kỳ loại bỏ hỗn loạn và trở lại bình thường sau biến động của Cách mạng Văn hóa dưới thời nhà lãnh đạo Cộng sản đầu tiên của đất nước Mao Trạch Đông.
Hu Fuming
NGUỒN HÌNH ẢNH,PHOENIX TV
Chụp lại hình ảnh,
Hu Fuming là một học giả và tác giả nổi tiếng
Theo thống kê của truyền thông Trung Quốc, 16 nhà khoa học từ các học viện khoa học và kỹ thuật hàng đầu của đất nước đã chết trong khoảng thời gian từ ngày 21 đến 26/12.
Không ai trong số những người này có liên quan đến Covid trong cáo phó của họ, nhưng điều đó không ngăn được những đồn đoán trên mạng.
"Có phải ông ấy cũng chết vì 'cúm nặng' không?" là một trong những bình luận được đánh giá cao nhất sau tin tức về cái chết của ông Ni.
"Ngay cả khi bạn tìm kiếm trên toàn bộ internet, bạn cũng không thể tìm thấy bất kỳ thông tin nào liên quan đến nguyên nhân cái chết của ông ấy", một người dùng internet khác nói.
Nhưng cũng có những lời chỉ trích đối với những người biểu tình xuống đường vào tháng 11 trong các cuộc biểu tình chính trị hiếm hoi kêu gọi chấm dứt chính sách zero-Covid của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình.
"Những người đó bây giờ có hạnh phúc không, nhìn những người già... giờ đang mở đường cho tự do của họ?" một người dùng mạng xã hội đặt câu hỏi.
Ông Tập dường như ám chỉ đến các cuộc biểu tình trong bài phát biểu mừng năm mới của mình, nói rằng việc mọi người có ý kiến khác nhau là điều hoàn toàn tự nhiên ở một đất nước rộng lớn như này.
Tuy nhiên, ông kêu gọi mọi người xích lại gần nhau và thể hiện sự đoàn kết khi Trung Quốc bước vào "giai đoạn mới" trong cách tiếp cận với Covid.
Các nhà chức trách Trung Quốc nhận thức được sự hoài nghi đang lan rộng mặc dù họ tiếp tục hạ thấp mức độ nghiêm trọng của làn sóng Covid đang càn quét đất nước này.
Giám đốc Viện các Bệnh về Hô hấp của Bắc Kinh thừa nhận số người cao tuổi tử vong trong mùa đông năm nay "chắc chắn nhiều hơn" so với những năm trước, đồng thời nhấn mạnh rằng các trường hợp nguy kịch vẫn chiếm thiểu số trong tổng số trường hợp nhiễm Covid.
Tuần này, Nhân dân Nhật báo, tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản, kêu gọi người dân hành động hướng tới "chiến thắng cuối cùng" trước Covid và bác bỏ những lời chỉ trích về chính sách zero-Covid trước đó.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)
BBC News, Tiếng Việt
TQ: người trẻ tự làm lây Covid, người già lo bị bệnh nặng
Skating ring in ChinaNGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Cuộc sống đang trở lại bình thường ở Trung Quốc
6 tháng 1 2023
Khi người cha 85 tuổi của ông Chen bị Covid hồi tháng 12, ông không thể gọi được xe cấp cứu hay đặt hẹn với bác sỹ.
Họ tới Bệnh viện Chaoyang Hospital ở Bắc Kinh, nơi họ bị đẩy đi tìm bệnh viện khác hoặc phải ngồi chờ ở hành lang trong khi truyền dịch tĩnh mạch.
"Chẳng có giường, chẳng có máy thở, chẳng có thiết bị y tế”, ông Chen kể với BBC.
Cuối cùng, nhờ một mối quen biết, ông cũng tìm được một giường bệnh cho cha ở một bệnh viện khác, nhưng tới lúc đó cha ông đã bị viêm phổi nặng.
Cha của ông Chen tới giờ đã khỏi Covid, nhưng ông vẫn lo rằng nếu cha nhiễm Covid lần thứ hai thì sẽ khó qua khỏi.
Ba năm thực hiện các biện pháp phòng chống Covid ở TQ là hoàn toàn phí thời gian và thất bại, ông nói, vì chình phủ đã bỏ các biện pháp kiểm soát Covid quá nhanh, mà không có sự chuẩn bị, nên nhiều người đã bị nhiễm virus.
“Dịch sẽ quay trở lại lần nữa. Với người cao tuổi, họ chỉ biết trông vào số phận,” ông Chen nói.
Bước cuối cùng trong việc đảo ngược chính sách zero-Covid gây bức xúc của Trung Quốc sẽ diễn ra vào Chủ nhật khi nước này mở cửa biên giới với thế giới. Với các biện pháp trước đây như xét nghiệm đại trà, cách ly nghiêm ngặt, rồi bỗng nhiên, bỏ hết phong tỏa, các gia đình như nhà ông Chen lo lắng về những gì có thể diễn ra.
Nhưng giới trẻ Trung Quốc, những người không muốn tiết lộ tên, lại nghĩ khác. Một số người trẻ kể với BBC họ muốn tự làm lây Covid cho mình.
Một kỹ sư coding 27 tuổi ở Thượng Hải, người chưa tiêm vaccine Trung Quốc nào, cho biết anh tự nguyện làm lây virus.
"Vì tôi không muốn thay đổi kế hoạch đi nghỉ,” anh giải thích, “ và tôi có thể đảm bảo là tôi bị nhiễm rồi khỏi và không bị nhiễm lần nữa trong đợt nghỉ Tết nếu tôi kiểm soát thời điểm tôi nhiễm Covid.” Anh thừa nhận là anh không ngờ bị đau mỏi cơ khi nhiễm Covid, nhưng cho biết các triệu chứng nói chung đúng như anh trông đợi.
Một người dân Thượng Hải khác, một phụ nữ 26 tuổi, cho BBC biết cô đến thăm một người bạn dương tính với Covid “để tôi cũng nhiễm Covid”.
Nhưng cô nói quá trình phục hồi rất khó khăn: “Tôi nghĩ tôi sẽ chỉ bị cảm cúm nhưng tôi bị đau hơn thế rất nhiều.”
Old lady in hospital in China
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Nhiều người lo lắng không biết người cao tuổi sẽ ra sao khi TQ dỡ bỏ hết các biện pháp phòng chống Covid
Một phụ nữ 29 tuổi làm việc cho một doanh nghiệp quốc doanh ở thành phố Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang, cho biết cô rất mừng khi nghe tin biên giới sẽ mở cửa lại. Cô mong được đến các nơi khác ở Trung Quốc để đi xem ca nhạc.
“Cuộc sống thật là kỳ quặc khi tôi phải xin sếp tôi giấy phép để đi lại. Tôi chỉ muốn cuộc sống được trở lại bình thường,” cô nói. “Nhưng tôi rất lo cho người cao tuổi.”
Khi cha cô bị ốm nặng vì Covid, ông không chịu đi bệnh viện, ngay cả khi tình trạng của ông xấu đi, người phụ nữ này kể. Và tin tức về các bệnh viện và nhà hỏa táng quá tải chỉ làm mọi người thêm lo – cô nói cô nghe kể xác người chết nằm chồng chất trong các nhà tang lễ.
Bản thân cô chưa bị Covid, nhưng khi chồng cô bị, cô đeo khẩu trang 24/7, ngay cả khi đi ngủ.
“Tôi không muốn cả nhà cùng ốm một lúc,” cô kể. “Nhưng tôi không sợ Covid, vì hiếm người bị triệu chứng nặng.”
Ít nhất ở các thành phố lớn, người dân đã trở lại các trung tâm mua sắm, nhà hàng và công viên, và thậm chí xếp hàng xin visa và giấy phép du lịch. Tờ báo nhà nước Hoàn cầu Thời báo tuyên bố “thời kỳ bình thường đã trở lại”, trích lời của những người dân họ phỏng vấn.
Nếu cuộc sống bình thường thực sự đã trở lại, với nhiều người, sự trở lại này không dễ dàng. Chồng bà Liu chưa hề tiêm chủng vì ông bị tiểu đường nặng. Kể từ khi TQ bỏ các biện pháp hạn chế, bà chỉ ở trong nhà và khử trùng mọi món hàng được giao tới nhà, nhưng hai ông bà vẫn bị nhiễm Covid.
Con gái họ, cũng bị ốm vì Covid, phải đi lùng sục ở nhiều hiệu thuốc giữa Bắc Kinh giá lạnh để tìm mua Paxlovid, thuốc chữa Covid của Pfizer. Cuối cùng cô phải mua một hộp ở chợ đen với giá 7500 nhân dân tệ (chừng 25 triệu đồng).
“Chồng tôi đã bình phục tốt. Tôi nhẹ cả người,” bà Liu nói. “Nhưng khi làn sóng thứ hai tới, chuyện gì sẽ xảy ra với ông ấy?”.
Cô Wang, một người dân Bắc Kinh khác, và gia đình đã mua sẵn Paxlovid trước khi giá lên quá cao. Họ cũng mua sẵn bình oxy và máy đo nồng độ oxy cho ông nội của chồng cô. Cụ chưa bị Covid nhưng đã trên 90 tuổi.
"Nhưng thôi, việc mở cửa là tốt cho nền kinh tế. Các doanh nghiệp đã hồi phục nhanh,” cô nhận xét, và nói thêm các khách sạn, nhà hàng và trung tâm mua sắm đã đông người trở lại.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Mặc dù lo lắng dịch Covid lây lan mạnh, mọi người đang trở lại các nhà hàng và trung tâm mua sắm
Nhưng bên ngoài các thành phố lớn, khó mà biết được người dân – nhất là ở vùng nông thôn – đang phản ứng ra sao trước thông điệp của chính phủ.
Trong ba năm liền, truyền thông nhà nước liên tục mô tả Covid như mối hiểm họa cho xã hội, cam kết Trung Quốc thực hiện “chính sách zero-Covid năng động” để giữ an toàn cho người dân
Nhưng luận điệu này giờ đã đảo ngược trong vài tuần qua, với các bác sỹ thường xuyên kêu gọi mọi người bình tĩnh về sự thay đổi chính sách đột ngột.
Bà Li, một phụ nữ 52 tuổi ở Bắc Kinh, cho rằng chính phủ đã “làm đúng” trong hai năm qua nhưng lẽ ra họ nên chấm dứt zero-Covid vào đầu năm 2022.
“Giờ đây cuối cùng chúng ta cũng bỏ hết kiểm soát, nhưng mà quá đột ngột. Chính phủ lẽ ra phải làm từng bước một, từng vùng một. Làm vào mùa đông là mùa tệ nhất. Tại sao không đợi tới mùa xuân sang năm?” bà hỏi. “2022 là năm tồi tệ nhất cho chúng ta. Tôi chỉ cầu cho năm 2023 không xấu hơn.”
TQ: người trẻ tự làm lây Covid, người già lo bị bệnh nặng
Skating ring in ChinaNGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Cuộc sống đang trở lại bình thường ở Trung Quốc
6 tháng 1 2023
Khi người cha 85 tuổi của ông Chen bị Covid hồi tháng 12, ông không thể gọi được xe cấp cứu hay đặt hẹn với bác sỹ.
Họ tới Bệnh viện Chaoyang Hospital ở Bắc Kinh, nơi họ bị đẩy đi tìm bệnh viện khác hoặc phải ngồi chờ ở hành lang trong khi truyền dịch tĩnh mạch.
"Chẳng có giường, chẳng có máy thở, chẳng có thiết bị y tế”, ông Chen kể với BBC.
Cuối cùng, nhờ một mối quen biết, ông cũng tìm được một giường bệnh cho cha ở một bệnh viện khác, nhưng tới lúc đó cha ông đã bị viêm phổi nặng.
Cha của ông Chen tới giờ đã khỏi Covid, nhưng ông vẫn lo rằng nếu cha nhiễm Covid lần thứ hai thì sẽ khó qua khỏi.
Ba năm thực hiện các biện pháp phòng chống Covid ở TQ là hoàn toàn phí thời gian và thất bại, ông nói, vì chình phủ đã bỏ các biện pháp kiểm soát Covid quá nhanh, mà không có sự chuẩn bị, nên nhiều người đã bị nhiễm virus.
“Dịch sẽ quay trở lại lần nữa. Với người cao tuổi, họ chỉ biết trông vào số phận,” ông Chen nói.
Bước cuối cùng trong việc đảo ngược chính sách zero-Covid gây bức xúc của Trung Quốc sẽ diễn ra vào Chủ nhật khi nước này mở cửa biên giới với thế giới. Với các biện pháp trước đây như xét nghiệm đại trà, cách ly nghiêm ngặt, rồi bỗng nhiên, bỏ hết phong tỏa, các gia đình như nhà ông Chen lo lắng về những gì có thể diễn ra.
Nhưng giới trẻ Trung Quốc, những người không muốn tiết lộ tên, lại nghĩ khác. Một số người trẻ kể với BBC họ muốn tự làm lây Covid cho mình.
Một kỹ sư coding 27 tuổi ở Thượng Hải, người chưa tiêm vaccine Trung Quốc nào, cho biết anh tự nguyện làm lây virus.
"Vì tôi không muốn thay đổi kế hoạch đi nghỉ,” anh giải thích, “ và tôi có thể đảm bảo là tôi bị nhiễm rồi khỏi và không bị nhiễm lần nữa trong đợt nghỉ Tết nếu tôi kiểm soát thời điểm tôi nhiễm Covid.” Anh thừa nhận là anh không ngờ bị đau mỏi cơ khi nhiễm Covid, nhưng cho biết các triệu chứng nói chung đúng như anh trông đợi.
Một người dân Thượng Hải khác, một phụ nữ 26 tuổi, cho BBC biết cô đến thăm một người bạn dương tính với Covid “để tôi cũng nhiễm Covid”.
Nhưng cô nói quá trình phục hồi rất khó khăn: “Tôi nghĩ tôi sẽ chỉ bị cảm cúm nhưng tôi bị đau hơn thế rất nhiều.”
Old lady in hospital in China
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Nhiều người lo lắng không biết người cao tuổi sẽ ra sao khi TQ dỡ bỏ hết các biện pháp phòng chống Covid
Một phụ nữ 29 tuổi làm việc cho một doanh nghiệp quốc doanh ở thành phố Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang, cho biết cô rất mừng khi nghe tin biên giới sẽ mở cửa lại. Cô mong được đến các nơi khác ở Trung Quốc để đi xem ca nhạc.
“Cuộc sống thật là kỳ quặc khi tôi phải xin sếp tôi giấy phép để đi lại. Tôi chỉ muốn cuộc sống được trở lại bình thường,” cô nói. “Nhưng tôi rất lo cho người cao tuổi.”
Khi cha cô bị ốm nặng vì Covid, ông không chịu đi bệnh viện, ngay cả khi tình trạng của ông xấu đi, người phụ nữ này kể. Và tin tức về các bệnh viện và nhà hỏa táng quá tải chỉ làm mọi người thêm lo – cô nói cô nghe kể xác người chết nằm chồng chất trong các nhà tang lễ.
Bản thân cô chưa bị Covid, nhưng khi chồng cô bị, cô đeo khẩu trang 24/7, ngay cả khi đi ngủ.
“Tôi không muốn cả nhà cùng ốm một lúc,” cô kể. “Nhưng tôi không sợ Covid, vì hiếm người bị triệu chứng nặng.”
Ít nhất ở các thành phố lớn, người dân đã trở lại các trung tâm mua sắm, nhà hàng và công viên, và thậm chí xếp hàng xin visa và giấy phép du lịch. Tờ báo nhà nước Hoàn cầu Thời báo tuyên bố “thời kỳ bình thường đã trở lại”, trích lời của những người dân họ phỏng vấn.
Nếu cuộc sống bình thường thực sự đã trở lại, với nhiều người, sự trở lại này không dễ dàng. Chồng bà Liu chưa hề tiêm chủng vì ông bị tiểu đường nặng. Kể từ khi TQ bỏ các biện pháp hạn chế, bà chỉ ở trong nhà và khử trùng mọi món hàng được giao tới nhà, nhưng hai ông bà vẫn bị nhiễm Covid.
Con gái họ, cũng bị ốm vì Covid, phải đi lùng sục ở nhiều hiệu thuốc giữa Bắc Kinh giá lạnh để tìm mua Paxlovid, thuốc chữa Covid của Pfizer. Cuối cùng cô phải mua một hộp ở chợ đen với giá 7500 nhân dân tệ (chừng 25 triệu đồng).
“Chồng tôi đã bình phục tốt. Tôi nhẹ cả người,” bà Liu nói. “Nhưng khi làn sóng thứ hai tới, chuyện gì sẽ xảy ra với ông ấy?”.
Cô Wang, một người dân Bắc Kinh khác, và gia đình đã mua sẵn Paxlovid trước khi giá lên quá cao. Họ cũng mua sẵn bình oxy và máy đo nồng độ oxy cho ông nội của chồng cô. Cụ chưa bị Covid nhưng đã trên 90 tuổi.
"Nhưng thôi, việc mở cửa là tốt cho nền kinh tế. Các doanh nghiệp đã hồi phục nhanh,” cô nhận xét, và nói thêm các khách sạn, nhà hàng và trung tâm mua sắm đã đông người trở lại.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Mặc dù lo lắng dịch Covid lây lan mạnh, mọi người đang trở lại các nhà hàng và trung tâm mua sắm
Nhưng bên ngoài các thành phố lớn, khó mà biết được người dân – nhất là ở vùng nông thôn – đang phản ứng ra sao trước thông điệp của chính phủ.
Trong ba năm liền, truyền thông nhà nước liên tục mô tả Covid như mối hiểm họa cho xã hội, cam kết Trung Quốc thực hiện “chính sách zero-Covid năng động” để giữ an toàn cho người dân
Nhưng luận điệu này giờ đã đảo ngược trong vài tuần qua, với các bác sỹ thường xuyên kêu gọi mọi người bình tĩnh về sự thay đổi chính sách đột ngột.
Bà Li, một phụ nữ 52 tuổi ở Bắc Kinh, cho rằng chính phủ đã “làm đúng” trong hai năm qua nhưng lẽ ra họ nên chấm dứt zero-Covid vào đầu năm 2022.
“Giờ đây cuối cùng chúng ta cũng bỏ hết kiểm soát, nhưng mà quá đột ngột. Chính phủ lẽ ra phải làm từng bước một, từng vùng một. Làm vào mùa đông là mùa tệ nhất. Tại sao không đợi tới mùa xuân sang năm?” bà hỏi. “2022 là năm tồi tệ nhất cho chúng ta. Tôi chỉ cầu cho năm 2023 không xấu hơn.”
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)
Covid-19 tại Trung Quốc : Nguy cơ xuất hiện biến thể nguy hiểm hơn ?
Đăng ngày: 04/01/2023 - 12:25 - rfi
Bệnh nhân tại khoa cấp cứu của Bệnh viện Trung Sơn, Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 03/01/2023. REUTERS - STAFF
Chi Phương
Theo Financial Times, tại Trung Quốc hiện nay ít nhất 250 triệu người đã bị nhiễm Covid-19. Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng ít nhất 1 triệu người Trung Quốc có nguy cơ tử vong vì Covid-19 trong năm 2023. Với tốc độ lây lan chóng mặt của dịch bệnh, giới chuyên gia cảnh báo nguy cơ xuất hiện biến thể mới, nguy hiểm hơn và lây lan nhanh hơn.
Kể từ ngày 07/12/2022, Trung Quốc đã chính thức thông báo chấm dứt chính sách Zero Covid nghiêm ngặt với các đợt xét nghiệm hàng loạt, cách ly và phong tỏa nhiều thành phố từ 3 năm qua. Hiện Trung Quốc đang phải đối mặt với làn sóng dịch, được cho là chủ yếu do BF.7 (tên đầy đủ là BA.5.2.1.7), một biến thể phụ của Omicron BA.5 - được phát hiện vào tháng 05/2022. Kể từ ngày 25/12, chính quyền Bắc Kinh ngừng cung cấp thông tin thường nhật về số ca nhiễm mới. Do vậy có rất ít thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc, trong khi nhiều bệnh viện, nhà mai táng quá tải.
Thế giới lo ngại vì thiếu thông tin từ Trung Quốc
Trước thông tin Trung Quốc mở cửa biên giới, cho phép người dân tự do di chuyển kể từ ngày 08/01, chính phủ nhiều nước như Ấn Độ, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Pháp, đã nhanh chóng thực hiện biện pháp kiểm soát, xét nghiệm Covid-19 với hành khách đến từ Trung Quốc, vì lo ngại một làn sóng dịch mới bùng lên, khó kiểm soát. Trên mạng xã hội Twitter, giám đốc của Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) Tedros Adhanom Grebreyesus cho rằng “vì thiếu thông tin đầy đủ từ Trung Quốc, rất dễ hiểu khi các quốc gia trên toàn giới có hành động như vậy vì họ muốn bảo vệ công dân của họ”.
Ngày 16/12 vừa qua, giám đốc Viện sức khỏe toàn cầu, trực thuộc Đại học Geneva, ông Antoine Flahaul cho biết trên Twitter rằng : “BF.7 sẽ có tỷ lệ sinh sản (RO) từ 10 đến 18,6. Điều này có nghĩa là trung bình một người nhiễm bệnh sẽ truyền virus cho từ 10 đến 18,6 người khác, so với mức trung bình là 5,08 đối với Omicron”. Theo viện nghiên cứu Pasteur, tỷ lệ này cao hơn nhiều so với RO của chủng SARS-CoV-2 ban đầu, ước tính là 3, hoặc là 6 hoặc 7 đối với biến thể Delta.
Đọc thêm : Covid: Dù Trung Quốc mở cửa, dịch khó bùng phát mạnh ở Việt Nam
Các triệu chứng của người nhiễm chủng BF.7 tương tự như với các triệu chứng nhiễm Omicron vốn nhẹ hơn so với chủng corona virus được phát hiện ở Vũ Hán. Bệnh nhân có thể bị sốt, ho, đau họng, sổ mũi và mệt mỏi, một số ít trường hợp có biểu hiện nôn mửa và tiêu chảy. Tuy nhiên, BF.7 có khả năng lẩn tránh hệ miễn dịch. Điều này có nghĩa là những người đã có kháng thể do đã nhiễm Covid-19 hoặc đã được chích ngừa, đều có thể bị nhiễm BF.7. Ngoài ra, biến thể phụ này có một đột biến R346T, nằm trong gen mã hoá protein tăng đột biến. Đây là loại protein ở trên bề mặt của virus cho phép bám và lây nhiễm vào tế bào của con người. Đột biến này cho phép BF.7 có thể chống lại khả năng vô hiệu hoá virus mà vac-xin tạo ra hoặc kháng thể có được vì đã nhiễm corona virus.
"Lò thử nghiệm" tạo ra biến thể mới
Nhà virus học Christian Bréchot, kiêm giám đốc của Global Virus Network, trả lời trên đài truyền hình BFMTV ngày 26/12, cho biết mặc dù về mặt chính thức, chính quyền Bắc Kinh không cung cấp nhiều thông tin, nhưng các nhà khoa học Trung Quốc vẫn duy trì trao đổi thông tin với các đồng nghiệp nước ngoài. Bắc Kinh dường như không còn kiểm soát được số ca nhiễm, nhưng giới nghiên cứu Trung Quốc vẫn có các thước đo giám sát, theo dõi dịch bệnh. Tuy vậy, ông Christian Bréchot cũng bày tỏ quan ngại :
“Khi có tới 250 triệu người nhiễm bệnh đồng loạt, một cách nhanh chóng, thì đây chẳng khác nào cuộc thử nghiệm tạo ra các loại biến thể mới và nguy cơ khiến dịch bệnh lây lan nhanh hơn. Thêm vào đó, cũng còn một nguy cơ khác về kinh tế, đó là Trung Quốc đóng cửa”.
BQ.1.1, BQ.1, BA.2.3.20, BA.2.75.2, BF.7, BJ.1, XBB... L’Express miêu tả các biến thể phụ của Omicron, Delta hoặc Alpha, giống như một bầy thú có sức tấn công lớn, lây lan nhanh. Các biến thể phụ này thông thường được tạo ra khi những người có hệ miễn dịch kém nhiễm bệnh và không có khả năng loại bỏ virus ra khỏi cơ thể. Do vậy, virus có thời gian để thực hiện đột biến, đến mức tạo ra một nhánh mới trong cây phả hệ của Sars-CoV-2. Đối với các biến thể phụ từ Omicron, giáo sư sinh học tiến hoá tại Đại học Guelph ở Canada, trả lời l’Express rằng “virus càng lưu thông nhanh, thì càng có cơ hội tạo đột biến. Việc sửa đổi bộ gen xảy ra ngẫu nhiên, nhưng sau đó một số được giữ lại khi virus thấy có lợi thế để tồn tại”. Theo tạp chí khoa học Science et Vie của Pháp, virus cần phải biến đổi để có thể tiếp tục tồn tại được. Đó là nguyên tắc của quá trình chọn lọc tự nhiên, nghĩa là sinh vật nào thích ứng tốt hơn với môi trường mới thì có thể tồn tại lâu hơn.
Tỷ lệ lây nhiễm cao vì dân Trung Quốc chưa được miễn dịch
Riêng đối với loại biến thể phụ BF.7, đang hoành hành tại Trung Quốc, bác sĩ về nhiễm trùng học Benjamin Davido, tại bệnh viện Raymond-Poincarée, ở Garches, Pháp, trả lời đài truyền hình France 5 ngày 30/12, nhận định rằng : “Mức độ cảnh báo là tối đa. Bởi vì trước khi nói đến một loại biến thể mới thì chúng ta cần phải hiểu đằng sau nó vẫn luôn là Covid. Trong mỗi làn sóng dịch Covid-19, thường có một loại biến thể mới“.
Tuy nhiên, BF.7 lại không phải là biến thể phụ nguy hiểm nhất hiện nay. Tờ IndianExpress cho biết biến thể phụ khác của Omircon BQ.1 có thể chống lại khả năng trung hoà virus của vac-xin, cao gấp 10 lần so với BF.7. Các chuyên gia cho rằng không phải biến thể BF.7 có khả năng lây truyền cao hơn hay có cơ chế lẩn trốn hệ miễn dịch cao hơn khiến các ca bệnh ở Trung Quốc gia tăng, mà là do dân số chưa được miễn dịch. Tiến sĩ Anurag Agarwal, cựu giám đốc của Hiệp hội Di truyền SARS-CoV-2 Ấn Độ (INSACOG), một mạng lưới các phòng thí nghiệm do chính phủ thành lập để theo dõi các biến chủng của Covid-19, đã thực hiện giải trình tự bộ gen Covid-19, cho biết: “Trung Quốc hiện đang trải qua sự gia tăng của các ca nhiễm do Omicron và các biến thể phụ như các quốc gia khác. Điều này cũng giống như trường hợp của Hồng Kông khi nới lỏng các hạn chế”.
Nghi vấn về vac-xin do Trung Quốc sản xuất
Tại Trung Quốc, hai loại vac-xin chủ yếu được sử dụng là CoronaVac và Sinopharm, các hai đều được phát triển và sản xuất ở Trung Quốc. 90 % dân số Trung Hoa được trích ngừa ít nhất 2 liều vac-xin này. Khi dịch bùng phát mạnh, nhiều tin đồn được loan ra cho rằng các loại vac-xin Trung Quốc sản xuất không hiệu quả. Nhà dịch tễ học Ben Cowling tại Đại Học Hồng Kông bác bỏ thông tin này, đồng thời cho biết trên trang National Public Radio (NPR) của Hoa Kỳ, là “vac-xin Trung Quốc không giống các loại vac-xin của phương Tây (mRNA) như Pfizer hay Moderna”. Công nghệ mà Trung Quốc sử dụng cũ hơn, nhưng đã được khoa học chứng minh rằng có thể vô hiệu hoá hoặc loại bỏ các hình thức của virus SARS-CoV-2.
Đọc thêm : Covid-19 : Trung Quốc hạ thấp mức độ nghiêm trọng trước cuộc gặp với WHO
Phòng hơn là tránh
Theo bà Anne Sénéquier, bác sĩ và đồng giám đốc của Viện theo dõi sức khoẻ (IRIS) trả lời trong chương trình C’est dans l’air của đài truyền hình France 5 hôm 30/12, việc đóng cửa biên giới không có hiệu quả để ngăn ngừa dịch, mà thay vào đó phải củng cố hệ thống y tế :
“Hiện giờ, mục đích là làm sao để truy dấu vết và cố gắng dự phóng và không phải lúc nào cũng trong tình trạng “phản ứng ra sao” và chịu tác động từ dịch bệnh như thế nào. Chúng tôi đã bị chỉ trích rất nhiều trong những năm qua vì không có khả năng dự phóng. Chúng tôi cũng đã học được khá nhiều từ 3 năm qua. Chúng ta biết virus lây nhiễm như thế nào và làm sao để tự bảo vệ, có khẩu trang, làm thoáng khí …v.v. Đúng là có hiện tượng chán nản mệt mỏi với dịch trong dân chúng ở khắp các nước trên thế giới. Nhưng thật đáng buồn là, giống như những vấn đề lớn khác của thế kỷ XXI, chúng ta cần phải học cách sống cùng nó và không để virus trở thành một hạn chế.”
Biến thể Omicron đã xuất hiện từ tháng 12 năm 2021 và được cho là biến thể có độ lây nhiễm cao nhất, đã tạo ra vô số “hậu duệ”. Trong vòng hơn một năm qua, khoảng hơn 500 biến thể phụ của Omicron đã được phát hiện trên toàn thế giới. Giới chuyên gia cho rằng không cần phải quá lo lắng vì các biến thể phụ lây nhiễm ở Trung Quốc vốn đã xuất hiện tại nhiều nơi trên thế giới, tại châu Âu hay châu Á. Các loại vac-xin hiện nay vẫn có hiệu quả và tỷ lệ chủng ngừa cao.
Tuy nhiên, theo tạp chí Nature, nguy cơ xuất hiện một biến thể mới hung hãn hơn là hoàn toàn có thể xảy ra. Những gì xảy ra ở Trung Quốc cho thấy sang năm 2023 không nên tự mãn, cho rằng Covid-19 đã qua đi. Một biến thể mới được cho là đáng lo ngại nếu có cơ chế lẩn tránh hệ miễn dịch tốt hơn và gây ra những chứng bệnh nghiêm trọng hơn và dễ lây lan hơn các biến thể hiện hành.
Đăng ngày: 04/01/2023 - 12:25 - rfi
Bệnh nhân tại khoa cấp cứu của Bệnh viện Trung Sơn, Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 03/01/2023. REUTERS - STAFF
Chi Phương
Theo Financial Times, tại Trung Quốc hiện nay ít nhất 250 triệu người đã bị nhiễm Covid-19. Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng ít nhất 1 triệu người Trung Quốc có nguy cơ tử vong vì Covid-19 trong năm 2023. Với tốc độ lây lan chóng mặt của dịch bệnh, giới chuyên gia cảnh báo nguy cơ xuất hiện biến thể mới, nguy hiểm hơn và lây lan nhanh hơn.
Kể từ ngày 07/12/2022, Trung Quốc đã chính thức thông báo chấm dứt chính sách Zero Covid nghiêm ngặt với các đợt xét nghiệm hàng loạt, cách ly và phong tỏa nhiều thành phố từ 3 năm qua. Hiện Trung Quốc đang phải đối mặt với làn sóng dịch, được cho là chủ yếu do BF.7 (tên đầy đủ là BA.5.2.1.7), một biến thể phụ của Omicron BA.5 - được phát hiện vào tháng 05/2022. Kể từ ngày 25/12, chính quyền Bắc Kinh ngừng cung cấp thông tin thường nhật về số ca nhiễm mới. Do vậy có rất ít thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc, trong khi nhiều bệnh viện, nhà mai táng quá tải.
Thế giới lo ngại vì thiếu thông tin từ Trung Quốc
Trước thông tin Trung Quốc mở cửa biên giới, cho phép người dân tự do di chuyển kể từ ngày 08/01, chính phủ nhiều nước như Ấn Độ, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Pháp, đã nhanh chóng thực hiện biện pháp kiểm soát, xét nghiệm Covid-19 với hành khách đến từ Trung Quốc, vì lo ngại một làn sóng dịch mới bùng lên, khó kiểm soát. Trên mạng xã hội Twitter, giám đốc của Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) Tedros Adhanom Grebreyesus cho rằng “vì thiếu thông tin đầy đủ từ Trung Quốc, rất dễ hiểu khi các quốc gia trên toàn giới có hành động như vậy vì họ muốn bảo vệ công dân của họ”.
Ngày 16/12 vừa qua, giám đốc Viện sức khỏe toàn cầu, trực thuộc Đại học Geneva, ông Antoine Flahaul cho biết trên Twitter rằng : “BF.7 sẽ có tỷ lệ sinh sản (RO) từ 10 đến 18,6. Điều này có nghĩa là trung bình một người nhiễm bệnh sẽ truyền virus cho từ 10 đến 18,6 người khác, so với mức trung bình là 5,08 đối với Omicron”. Theo viện nghiên cứu Pasteur, tỷ lệ này cao hơn nhiều so với RO của chủng SARS-CoV-2 ban đầu, ước tính là 3, hoặc là 6 hoặc 7 đối với biến thể Delta.
Đọc thêm : Covid: Dù Trung Quốc mở cửa, dịch khó bùng phát mạnh ở Việt Nam
Các triệu chứng của người nhiễm chủng BF.7 tương tự như với các triệu chứng nhiễm Omicron vốn nhẹ hơn so với chủng corona virus được phát hiện ở Vũ Hán. Bệnh nhân có thể bị sốt, ho, đau họng, sổ mũi và mệt mỏi, một số ít trường hợp có biểu hiện nôn mửa và tiêu chảy. Tuy nhiên, BF.7 có khả năng lẩn tránh hệ miễn dịch. Điều này có nghĩa là những người đã có kháng thể do đã nhiễm Covid-19 hoặc đã được chích ngừa, đều có thể bị nhiễm BF.7. Ngoài ra, biến thể phụ này có một đột biến R346T, nằm trong gen mã hoá protein tăng đột biến. Đây là loại protein ở trên bề mặt của virus cho phép bám và lây nhiễm vào tế bào của con người. Đột biến này cho phép BF.7 có thể chống lại khả năng vô hiệu hoá virus mà vac-xin tạo ra hoặc kháng thể có được vì đã nhiễm corona virus.
"Lò thử nghiệm" tạo ra biến thể mới
Nhà virus học Christian Bréchot, kiêm giám đốc của Global Virus Network, trả lời trên đài truyền hình BFMTV ngày 26/12, cho biết mặc dù về mặt chính thức, chính quyền Bắc Kinh không cung cấp nhiều thông tin, nhưng các nhà khoa học Trung Quốc vẫn duy trì trao đổi thông tin với các đồng nghiệp nước ngoài. Bắc Kinh dường như không còn kiểm soát được số ca nhiễm, nhưng giới nghiên cứu Trung Quốc vẫn có các thước đo giám sát, theo dõi dịch bệnh. Tuy vậy, ông Christian Bréchot cũng bày tỏ quan ngại :
“Khi có tới 250 triệu người nhiễm bệnh đồng loạt, một cách nhanh chóng, thì đây chẳng khác nào cuộc thử nghiệm tạo ra các loại biến thể mới và nguy cơ khiến dịch bệnh lây lan nhanh hơn. Thêm vào đó, cũng còn một nguy cơ khác về kinh tế, đó là Trung Quốc đóng cửa”.
BQ.1.1, BQ.1, BA.2.3.20, BA.2.75.2, BF.7, BJ.1, XBB... L’Express miêu tả các biến thể phụ của Omicron, Delta hoặc Alpha, giống như một bầy thú có sức tấn công lớn, lây lan nhanh. Các biến thể phụ này thông thường được tạo ra khi những người có hệ miễn dịch kém nhiễm bệnh và không có khả năng loại bỏ virus ra khỏi cơ thể. Do vậy, virus có thời gian để thực hiện đột biến, đến mức tạo ra một nhánh mới trong cây phả hệ của Sars-CoV-2. Đối với các biến thể phụ từ Omicron, giáo sư sinh học tiến hoá tại Đại học Guelph ở Canada, trả lời l’Express rằng “virus càng lưu thông nhanh, thì càng có cơ hội tạo đột biến. Việc sửa đổi bộ gen xảy ra ngẫu nhiên, nhưng sau đó một số được giữ lại khi virus thấy có lợi thế để tồn tại”. Theo tạp chí khoa học Science et Vie của Pháp, virus cần phải biến đổi để có thể tiếp tục tồn tại được. Đó là nguyên tắc của quá trình chọn lọc tự nhiên, nghĩa là sinh vật nào thích ứng tốt hơn với môi trường mới thì có thể tồn tại lâu hơn.
Tỷ lệ lây nhiễm cao vì dân Trung Quốc chưa được miễn dịch
Riêng đối với loại biến thể phụ BF.7, đang hoành hành tại Trung Quốc, bác sĩ về nhiễm trùng học Benjamin Davido, tại bệnh viện Raymond-Poincarée, ở Garches, Pháp, trả lời đài truyền hình France 5 ngày 30/12, nhận định rằng : “Mức độ cảnh báo là tối đa. Bởi vì trước khi nói đến một loại biến thể mới thì chúng ta cần phải hiểu đằng sau nó vẫn luôn là Covid. Trong mỗi làn sóng dịch Covid-19, thường có một loại biến thể mới“.
Tuy nhiên, BF.7 lại không phải là biến thể phụ nguy hiểm nhất hiện nay. Tờ IndianExpress cho biết biến thể phụ khác của Omircon BQ.1 có thể chống lại khả năng trung hoà virus của vac-xin, cao gấp 10 lần so với BF.7. Các chuyên gia cho rằng không phải biến thể BF.7 có khả năng lây truyền cao hơn hay có cơ chế lẩn trốn hệ miễn dịch cao hơn khiến các ca bệnh ở Trung Quốc gia tăng, mà là do dân số chưa được miễn dịch. Tiến sĩ Anurag Agarwal, cựu giám đốc của Hiệp hội Di truyền SARS-CoV-2 Ấn Độ (INSACOG), một mạng lưới các phòng thí nghiệm do chính phủ thành lập để theo dõi các biến chủng của Covid-19, đã thực hiện giải trình tự bộ gen Covid-19, cho biết: “Trung Quốc hiện đang trải qua sự gia tăng của các ca nhiễm do Omicron và các biến thể phụ như các quốc gia khác. Điều này cũng giống như trường hợp của Hồng Kông khi nới lỏng các hạn chế”.
Nghi vấn về vac-xin do Trung Quốc sản xuất
Tại Trung Quốc, hai loại vac-xin chủ yếu được sử dụng là CoronaVac và Sinopharm, các hai đều được phát triển và sản xuất ở Trung Quốc. 90 % dân số Trung Hoa được trích ngừa ít nhất 2 liều vac-xin này. Khi dịch bùng phát mạnh, nhiều tin đồn được loan ra cho rằng các loại vac-xin Trung Quốc sản xuất không hiệu quả. Nhà dịch tễ học Ben Cowling tại Đại Học Hồng Kông bác bỏ thông tin này, đồng thời cho biết trên trang National Public Radio (NPR) của Hoa Kỳ, là “vac-xin Trung Quốc không giống các loại vac-xin của phương Tây (mRNA) như Pfizer hay Moderna”. Công nghệ mà Trung Quốc sử dụng cũ hơn, nhưng đã được khoa học chứng minh rằng có thể vô hiệu hoá hoặc loại bỏ các hình thức của virus SARS-CoV-2.
Đọc thêm : Covid-19 : Trung Quốc hạ thấp mức độ nghiêm trọng trước cuộc gặp với WHO
Phòng hơn là tránh
Theo bà Anne Sénéquier, bác sĩ và đồng giám đốc của Viện theo dõi sức khoẻ (IRIS) trả lời trong chương trình C’est dans l’air của đài truyền hình France 5 hôm 30/12, việc đóng cửa biên giới không có hiệu quả để ngăn ngừa dịch, mà thay vào đó phải củng cố hệ thống y tế :
“Hiện giờ, mục đích là làm sao để truy dấu vết và cố gắng dự phóng và không phải lúc nào cũng trong tình trạng “phản ứng ra sao” và chịu tác động từ dịch bệnh như thế nào. Chúng tôi đã bị chỉ trích rất nhiều trong những năm qua vì không có khả năng dự phóng. Chúng tôi cũng đã học được khá nhiều từ 3 năm qua. Chúng ta biết virus lây nhiễm như thế nào và làm sao để tự bảo vệ, có khẩu trang, làm thoáng khí …v.v. Đúng là có hiện tượng chán nản mệt mỏi với dịch trong dân chúng ở khắp các nước trên thế giới. Nhưng thật đáng buồn là, giống như những vấn đề lớn khác của thế kỷ XXI, chúng ta cần phải học cách sống cùng nó và không để virus trở thành một hạn chế.”
Biến thể Omicron đã xuất hiện từ tháng 12 năm 2021 và được cho là biến thể có độ lây nhiễm cao nhất, đã tạo ra vô số “hậu duệ”. Trong vòng hơn một năm qua, khoảng hơn 500 biến thể phụ của Omicron đã được phát hiện trên toàn thế giới. Giới chuyên gia cho rằng không cần phải quá lo lắng vì các biến thể phụ lây nhiễm ở Trung Quốc vốn đã xuất hiện tại nhiều nơi trên thế giới, tại châu Âu hay châu Á. Các loại vac-xin hiện nay vẫn có hiệu quả và tỷ lệ chủng ngừa cao.
Tuy nhiên, theo tạp chí Nature, nguy cơ xuất hiện một biến thể mới hung hãn hơn là hoàn toàn có thể xảy ra. Những gì xảy ra ở Trung Quốc cho thấy sang năm 2023 không nên tự mãn, cho rằng Covid-19 đã qua đi. Một biến thể mới được cho là đáng lo ngại nếu có cơ chế lẩn tránh hệ miễn dịch tốt hơn và gây ra những chứng bệnh nghiêm trọng hơn và dễ lây lan hơn các biến thể hiện hành.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)
BBC News, Tiếng Việt
Trung Quốc công bố số ca tử vong vì Covid tăng vọt sau các chỉ trích về số liệu
Bệnh nhân tại bệnh viện tại Thượng Hải NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Bệnh nhân tại khoa cấp cứu ở một bệnh viện tại Thượng Hải, ngày 05/01/2023
15.01.2023
Trung Quốc hôm thứ Bảy 14/01 công bố gần 60.000 người chết trong bệnh viện trong tháng 12/2022 kể từ khi dỡ bỏ chính sách zero-Covid.
Đây là mức tăng đáng kể so với con số được công bố trước đó, theo sau những chỉ trích trên toàn cầu về cách công bố số liệu ca nhiễm Covid của quốc gia này.
Hồi đầu tháng 12, Bắc Kinh đột ngột dỡ bỏ chính sách zero-Covid hà khắc kéo dài ba năm gồm xét nghiệm thường xuyên, hạn chế đi lại và phong tỏa trên diện rộng sau các cuộc biểu tình lan rộng hồi cuối tháng 11, và số ca nhiễm từ khi đó đã tăng cao trên khắp quốc gia gồm 1,4 tỷ dân này.
Một giới chức y tế hồi thứ Bảy 14/01 nói với Reuters số ca sốt vì Covid và nhập viện cấp cứu đã đạt đỉnh và số bệnh nhân nhập viện tiếp tục giảm.
Trong khoảng từ ngày 08 đến 12/01, số ca tử vong vì Covid tại các bệnh viện của Trung Quốc tổng là 59.938 ca, theo bà Giác Nhã Huệ (Jiao Yahui), người đứng đầu Cục Quản lý Y tế thuộc Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) nói trong một cuộc họp báo.
Trong số ca tử vong, 5.503 ca do nguyên nhân từ suy hô hấp vì Covid và số ca còn lại là kết hợp giữa Covid và các bệnh khác, bà Giác cho biết.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hồi đầu tuần này cho biết Trung Quốc đang báo cáo giảm bớt đáng kể số lượng ca tử vong vì Covid và kêu gọi có thêm thông tin.
Hôm thứ Bảy 14/01, WHO đã hoan nghênh tuyên bố của Bắc Kinh, trong khi lặp lại lời kêu gọi có thêm dữ liệu chi tiết hơn.
WHO cho biết Tổng Giám đốc cơ quan này, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đã nói chuyện với ông Mã Hiểu Vỹ (Ma Xiaowei), Giám đốc Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc về đợt dịch mới nhất, mà WHO cho là tương tự với những gì đã diễn ra ở những quốc gia khác.
"Dữ liệu công bố cho thấy số ca nhiễm, nhập viện và cần chăm sóc tích cực giảm," WHO bình luận về các con số mà Bắc Kinh đưa ra.
Trong khi giới chức y tế quốc tế đã dự đoán ít nhất một triệu ca tử vong liên quan đến Covid trong năm nay, Trung Quốc trước đó chỉ thông báo có hơn 5.000 ca tử vong kể từ khi đại dịch bắt đầu, một trong những tỷ lệ tử vong thấp nhất trên thế giới.
Giới chức đã thông tin năm ca tử vong hoặc ít hơn trong một ngày trong tháng vừa qua, số liệu không tương thích với dòng người có thể thấy tại những nhà tang lễ và những bao đựng thi thể được thấy bên ngoài các bệnh viện đông bệnh nhân.
Trung Quốc, lần cuối báo cáo số ca tử vong vì Covid theo ngày là hôm thứ Hai 09/01, đã thường xuyên biện hộ cho tính chuẩn xác trong các số liệu của mình.
Hôm thứ Bảy 14/01, bà Giác nói Trung Quốc chia số ca tử vong vì Covid giữa người bị suy hô hấp vì bị nhiễm Covid với những người có bệnh nền và nhiễm Covid.
Trung Quốc mở lại biên giới cho khách du lịch sau 3 năm đóng cửa vì Covid
Trung Quốc xóa hơn một ngàn tài khoản Weibo chỉ trích chính sách Covid
Hồi tháng 12/2022, một chuyên gia y tế Trung Quốc tại một cuộc họp báo chính phủ nói chỉ có ca tử vong do viêm phổi và suy hô hấp sau khi nhiễm Covid mới được phân loại và tử vong vì Covid. Bị đau tim hoặc bệnh tim mạch gây tử vong đối với những người bị nhiễm Covid sẽ không được xếp vô diện tử vong vì Covid.
Ông Yanzhong Huang, nhà nghiên cứu cấp cao về y tế toàn cầu tại Council on Foreign Relations ở New York nói số ca tử vong tăng gấp 10 lần, được công bố hôm thứ 14/01 cho thấy sự đảo ngược chính sách Covid "thật sự có liên quan" đến số ca bị bệnh nặng và tử vong tăng vọt, đặc biệt ở những người lớn tuổi.
Tuy nhiên, ông cho biết, không rõ là liệu số liệu mới có thật sự phản ánh số ca tử vong thật sự bởi vì các bác sĩ không được khuyến khích báo cáo số ca tử vong liên quan đến Covid và số liệu chỉ bao gồm những ca tử vong tại bệnh viện.
"Ví dụ tại vùng thôn quê, nhiều người lớn tuổi tử vong tại nhà không không được xét nghiệm Covid vì thiếu bộ xét nghiệm hoặc họ không muốn được xét nghiệm," ông Yanzhong Huang cho biết.
'Xu hướng giảm'
NGUỒN HÌNH ẢNH,TINGSHU WANG/REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Hồi tuần này, WHO đã cảnh báo về các nguy cơ từ việc đi lại ngày Tết, Trung Quốc đã mở cửa biên giới vào ngày 08/01
Bà Giác Nhã Huệ, quan chức y tế Trung Quốc nói số bệnh nhân cần được điều trị khẩn cấp đang giảm và số bệnh nhân tại các phòng khám sốt, dương tính với Covid cũng đang giảm dần dần. Số ca bệnh nặng cũng đã đạt đỉnh, bà nói thêm, mặc dù vẫn còn ở mức cao và số bệnh nhân đa phần là người già.
Giới chức cho biết Trung Quốc sẽ tăng cường cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế cho các khu vực ngoại ô và tăng cường huấn luyện cho giới chức y tế nơi tuyến đầu tại những khu vực này.
"Số ca người đi khám sốt nói chung đang có xu hướng giảm sau khi đạt đỉnh, cả ở thành phố và các vùng ngoại ô," bà Giác nói.
Việc đi lại tăng vọt trước thềm năm mới Âm lịch, khi hàng trăm triệu người từ các thành phố trở về nhà ở các thị trấn nhỏ và vùng ngoại ô đã làm gia tăng mối quan ngại số ca nhiễm Covid sẽ tăng vọt khi năm mới Âm lịch bắt đầu vào ngày 21/01.
Hồi tuần này, WHO đã cảnh báo về các nguy cơ từ việc đi lại ngày Tết. Trung Quốc đã mở cửa biên giới vào ngày 08/01.
Mặc cho các lo ngại, số hành khách đi máy bay tại Trung Quốc đã phục hồi đạt mức 63% của năm 2019 kể từ khi mùa đi lại hàng năm bắt đầu vào ngày 07/01, Bộ Giao thông nước này cho biết hôm thứ Sáu 13/01.
Cơ quan này cũng dự báo số lượng hành khách đi lại sẽ tăng 99,5% so với cùng kỳ năm trước trong mùa lễ hội, kéo dài tới ngày 15/02, phục hồi đạt mức 70,3% của năm 2019.
Trung Quốc công bố số ca tử vong vì Covid tăng vọt sau các chỉ trích về số liệu
Bệnh nhân tại bệnh viện tại Thượng Hải NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Bệnh nhân tại khoa cấp cứu ở một bệnh viện tại Thượng Hải, ngày 05/01/2023
15.01.2023
Trung Quốc hôm thứ Bảy 14/01 công bố gần 60.000 người chết trong bệnh viện trong tháng 12/2022 kể từ khi dỡ bỏ chính sách zero-Covid.
Đây là mức tăng đáng kể so với con số được công bố trước đó, theo sau những chỉ trích trên toàn cầu về cách công bố số liệu ca nhiễm Covid của quốc gia này.
Hồi đầu tháng 12, Bắc Kinh đột ngột dỡ bỏ chính sách zero-Covid hà khắc kéo dài ba năm gồm xét nghiệm thường xuyên, hạn chế đi lại và phong tỏa trên diện rộng sau các cuộc biểu tình lan rộng hồi cuối tháng 11, và số ca nhiễm từ khi đó đã tăng cao trên khắp quốc gia gồm 1,4 tỷ dân này.
Một giới chức y tế hồi thứ Bảy 14/01 nói với Reuters số ca sốt vì Covid và nhập viện cấp cứu đã đạt đỉnh và số bệnh nhân nhập viện tiếp tục giảm.
Trong khoảng từ ngày 08 đến 12/01, số ca tử vong vì Covid tại các bệnh viện của Trung Quốc tổng là 59.938 ca, theo bà Giác Nhã Huệ (Jiao Yahui), người đứng đầu Cục Quản lý Y tế thuộc Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) nói trong một cuộc họp báo.
Trong số ca tử vong, 5.503 ca do nguyên nhân từ suy hô hấp vì Covid và số ca còn lại là kết hợp giữa Covid và các bệnh khác, bà Giác cho biết.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hồi đầu tuần này cho biết Trung Quốc đang báo cáo giảm bớt đáng kể số lượng ca tử vong vì Covid và kêu gọi có thêm thông tin.
Hôm thứ Bảy 14/01, WHO đã hoan nghênh tuyên bố của Bắc Kinh, trong khi lặp lại lời kêu gọi có thêm dữ liệu chi tiết hơn.
WHO cho biết Tổng Giám đốc cơ quan này, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đã nói chuyện với ông Mã Hiểu Vỹ (Ma Xiaowei), Giám đốc Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc về đợt dịch mới nhất, mà WHO cho là tương tự với những gì đã diễn ra ở những quốc gia khác.
"Dữ liệu công bố cho thấy số ca nhiễm, nhập viện và cần chăm sóc tích cực giảm," WHO bình luận về các con số mà Bắc Kinh đưa ra.
Trong khi giới chức y tế quốc tế đã dự đoán ít nhất một triệu ca tử vong liên quan đến Covid trong năm nay, Trung Quốc trước đó chỉ thông báo có hơn 5.000 ca tử vong kể từ khi đại dịch bắt đầu, một trong những tỷ lệ tử vong thấp nhất trên thế giới.
Giới chức đã thông tin năm ca tử vong hoặc ít hơn trong một ngày trong tháng vừa qua, số liệu không tương thích với dòng người có thể thấy tại những nhà tang lễ và những bao đựng thi thể được thấy bên ngoài các bệnh viện đông bệnh nhân.
Trung Quốc, lần cuối báo cáo số ca tử vong vì Covid theo ngày là hôm thứ Hai 09/01, đã thường xuyên biện hộ cho tính chuẩn xác trong các số liệu của mình.
Hôm thứ Bảy 14/01, bà Giác nói Trung Quốc chia số ca tử vong vì Covid giữa người bị suy hô hấp vì bị nhiễm Covid với những người có bệnh nền và nhiễm Covid.
Trung Quốc mở lại biên giới cho khách du lịch sau 3 năm đóng cửa vì Covid
Trung Quốc xóa hơn một ngàn tài khoản Weibo chỉ trích chính sách Covid
Hồi tháng 12/2022, một chuyên gia y tế Trung Quốc tại một cuộc họp báo chính phủ nói chỉ có ca tử vong do viêm phổi và suy hô hấp sau khi nhiễm Covid mới được phân loại và tử vong vì Covid. Bị đau tim hoặc bệnh tim mạch gây tử vong đối với những người bị nhiễm Covid sẽ không được xếp vô diện tử vong vì Covid.
Ông Yanzhong Huang, nhà nghiên cứu cấp cao về y tế toàn cầu tại Council on Foreign Relations ở New York nói số ca tử vong tăng gấp 10 lần, được công bố hôm thứ 14/01 cho thấy sự đảo ngược chính sách Covid "thật sự có liên quan" đến số ca bị bệnh nặng và tử vong tăng vọt, đặc biệt ở những người lớn tuổi.
Tuy nhiên, ông cho biết, không rõ là liệu số liệu mới có thật sự phản ánh số ca tử vong thật sự bởi vì các bác sĩ không được khuyến khích báo cáo số ca tử vong liên quan đến Covid và số liệu chỉ bao gồm những ca tử vong tại bệnh viện.
"Ví dụ tại vùng thôn quê, nhiều người lớn tuổi tử vong tại nhà không không được xét nghiệm Covid vì thiếu bộ xét nghiệm hoặc họ không muốn được xét nghiệm," ông Yanzhong Huang cho biết.
'Xu hướng giảm'
NGUỒN HÌNH ẢNH,TINGSHU WANG/REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Hồi tuần này, WHO đã cảnh báo về các nguy cơ từ việc đi lại ngày Tết, Trung Quốc đã mở cửa biên giới vào ngày 08/01
Bà Giác Nhã Huệ, quan chức y tế Trung Quốc nói số bệnh nhân cần được điều trị khẩn cấp đang giảm và số bệnh nhân tại các phòng khám sốt, dương tính với Covid cũng đang giảm dần dần. Số ca bệnh nặng cũng đã đạt đỉnh, bà nói thêm, mặc dù vẫn còn ở mức cao và số bệnh nhân đa phần là người già.
Giới chức cho biết Trung Quốc sẽ tăng cường cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế cho các khu vực ngoại ô và tăng cường huấn luyện cho giới chức y tế nơi tuyến đầu tại những khu vực này.
"Số ca người đi khám sốt nói chung đang có xu hướng giảm sau khi đạt đỉnh, cả ở thành phố và các vùng ngoại ô," bà Giác nói.
Việc đi lại tăng vọt trước thềm năm mới Âm lịch, khi hàng trăm triệu người từ các thành phố trở về nhà ở các thị trấn nhỏ và vùng ngoại ô đã làm gia tăng mối quan ngại số ca nhiễm Covid sẽ tăng vọt khi năm mới Âm lịch bắt đầu vào ngày 21/01.
Hồi tuần này, WHO đã cảnh báo về các nguy cơ từ việc đi lại ngày Tết. Trung Quốc đã mở cửa biên giới vào ngày 08/01.
Mặc cho các lo ngại, số hành khách đi máy bay tại Trung Quốc đã phục hồi đạt mức 63% của năm 2019 kể từ khi mùa đi lại hàng năm bắt đầu vào ngày 07/01, Bộ Giao thông nước này cho biết hôm thứ Sáu 13/01.
Cơ quan này cũng dự báo số lượng hành khách đi lại sẽ tăng 99,5% so với cùng kỳ năm trước trong mùa lễ hội, kéo dài tới ngày 15/02, phục hồi đạt mức 70,3% của năm 2019.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)
Tử vong vì COVID ở Trung Quốc: từ 37 lên 60.000 người!
Tỷ lệ lây nhiễm ở Trung Quốc là 64%, tức là hơn 900 triệu công dân đã nhiễm virus
Hiếu Chân
14 tháng 1, 2023 - Sài Gòn nhỏ
Hàng triệu người Trung Quốc đã đổ xô ra nước ngoài du lịch kết hợp với tiêm chủng ngừa COVID, gây lo ngại về phát tán virus. Ảnh một nhóm du khách tại Chùa Wat Chedi Luang ở Chiang Mai, Thái Lan hôm 11/1/2023. Thái Lan dự tính đón 300.000 du khách Hoa Lục trong ba tháng đầu năm nay. Ảnh Pongmanat Tasiri/SOPA Images/LightRocket via Getty Images
Trung Quốc hôm thứ Bảy 14 tháng Giêng 2023 đã đột ngột điều chỉnh con số tử vong chính thức trong đợt bùng phát mới nhất của coronavirus từ đầu tháng Mười Hai đến nay từ mức chỉ 37 lên gần 60.000 người sau khi có nhiều chỉ trích mạnh mẽ của các chuyên gia y tế quốc tế và khiếu nại của người dân rằng chính phủ Trung Quốc che giấu quy mô thực sự của dịch bệnh.
Từ 37 lên 60.000 ca tử vong
Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho biết trong một cuộc họp báo sáng nay rằng các bệnh viện đã ghi nhận ít nhất 59.938 ca tử vong liên quan đến COVID -19 trong khoảng thời gian từ ngày 8 tháng Mười Hai 2022 đến ngày 12 tháng Giêng 2023 – tức là thời gian các hạn chế về đại dịch được dỡ bỏ và số ca nhiễm bệnh gia tăng trên khắp đất nước. Trong số tử vong này có 5.503 ca liên quan đến suy hô hấp do virus corona gây ra và số còn lại là do suy hô hấp gây ra bởi các bệnh tiềm ẩn kết hợp với COVID -19. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân tử vong là 80,3 tuổi.
Trước đó, Trung Quốc thông báo chỉ có 37 trường hợp tử vong trong khoảng thời gian từ ngày 7 tháng Mười Hai 2022 đến ngày 8 tháng Giêng 2023, ngày cuối cùng mà Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc báo cáo số liệu về COVID hàng ngày. Tính đến ngày 8 tháng Giêng, CDC của Trung Quốc đã báo cáo có tổng cộng 5.272 trường hợp tử vong kể từ khi đại dịch bắt đầu vào cuối năm 2019.
Việc báo cáo số người chết thấp một cách đáng kinh ngạc đã gây nghi ngờ sâu sắc cho các chuyên gia y tế và cả người dân bình thường trong lúc hình ảnh và video trên truyền thông cả trong và ngoài Trung Quốc đều ghi nhận hiện tượng các bệnh viện, lò hỏa táng và nhà tang lễ bị quá tải trên cả nước.
Dù chính phủ Bắc Kinh cố che giấu nhưng thực tế trầm trọng của đợt bùng phát COVID hiện nay ở Trung Quốc vẫn gây lo ngại sâu sắc cho các nước mà du khách Trung Quốc sắp đặt chân đến. Ảnh những bệnh nhân COVID tràn ngập khu sảnh nhận bệnh của bệnh viên Changhai ở Thượng Hải ngày 3 tháng Giêng. Bệnh viện đã không còn chỗ tiếp nhận và điều trị đúng mức. Ảnh RAY YOUNG / Feature China/Future Publishing via Getty Images
Hồi đầu tháng này, Giám đốc điều hành Chương trình Khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Michael Ryan, nói rằng chính phủ Trung Quốc không nên tự cho rằng mình biết điều gì là tốt nhất cho người dân. “Mọi người cần thông tin chính xác và đáng tin cậy; trên đó họ sẽ đánh giá rủi ro của chính họ và xử lý rủi ro đối với sức khỏe của họ”, ông Ryan nói.
900 triệu ca nhiễm virus
Trong phần lớn thời gian đại dịch, Trung Quốc đã theo đuổi chính sách “không COVID” nghiêm ngặt thông qua các biện pháp phong tỏa, cách ly bắt buộc và xét nghiệm hàng loạt cũng như theo dõi công dân. Sau các cuộc biểu tình rầm rộ phản đối các biện pháp đó vào cuối tháng Mười Một và sự gia tăng các ca nhiễm Omicron, các nhà chức trách đã bất ngờ bỏ các hạn chế đó vào ngày 7 tháng Mười Hai.
Báo The Wall Street Journal có được một biên bản họp kín ngày 21 tháng Mười Hai 2022 của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, trong đó các quan chức hàng đầu thừa nhận trong 20 ngày đầu tháng Mười Hai đã có 250 triệu người Trung Quốc bị nhiễm virus – cao hơn rất nhiều so với con số được nhà cầm quyền thừa nhận và công bố công khai.
Một bản tin của báo Quan sát Kinh tế Trung Quốc đưa ra con số lây nhiễm thực sự cho đến nay là 900 triệu người, nhiều gần gấp rưỡi con số lây nhiễm trên toàn cầu là 641 triệu người. Báo này không nêu tổng số người chết nhưng dựa theo tỷ lệ tử vong bình quân so với số ca nhiễm thì có thể suy đoán số người chết vì COVID 19 của Trung Quốc vào khoảng 18 triệu người. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Bắc Kinh, sử dụng kết quả tìm kiếm trên các nền tảng trực tuyến, cũng ước tính tỷ lệ lây nhiễm trên toàn Trung Quốc là 64%, tức là hơn 900 triệu công dân Hoa Lục đã nhiễm virus, theo tin của The Wall Street Journal ngày 14/1/2023.
Tin tốt là hiện nay Trung Quốc có dấu hiệu đã qua đỉnh dịch và số lây nhiễm bắt đầu giảm. Quan chức Ủy ban Y tế Quốc gia Jiao Yahui cho biết số bệnh nhân đến các phòng khám ở các thành phố và khu vực nông thôn đã giảm, từ mức cao nhất là 2,9 triệu ca vào ngày 23 tháng Mười Hai xuống dưới 500.000 ca vào ngày 12 tháng Giêng 2023. “Dữ liệu cho thấy đỉnh khẩn cấp quốc gia đã qua,” Jiao nói.
Đoàn người ở Thượng Hải kéo nhau về quê ăn Tết. (ảnh: VCG/VCG via Getty Images)
Tuy nhiên, người dân Trung Quốc đã bắt đầu rời các đô thị đi về nông thôn để đón Tết âm lịch cùng với gia đình, và điều đó có thể khiến cho mầm bệnh lây lan mạnh tới các vùng quê – những địa phương có điều kiện chăm sóc y tế yếu kém hơn. Bộ Giao thông Trung Quốc ước tính trong kỳ nghỉ tết dài ngày sẽ có hơn 2 tỷ chuyến đi khắp Trung Quốc bằng máy bay, xe lửa và các phương tiện khác. Cũng đang có một lượng lớn người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài sau ba năm bị “cấm cung” để phòng dịch, kết hợp tham quan du lịch, mua sắm, tránh cái lạnh mùa đông và đặc biệt là để tiêm chủng ngừa COVID bằng các loại vaccine có hiệu quả cao hơn của phương Tây. Cuộc di chuyển khổng lồ này là môi trường hết sức thuận lợi để virus phát tán.
Hàng chục quốc gia bao gồm Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản đã bắt đầu yêu cầu xét nghiệm coronavirus đối với những người đến từ Trung Quốc. Bắc Kinh đã trả đũa bằng cách đình chỉ việc cấp thị thực ngắn hạn (visa) đối với du khách tiềm năng đến từ Hàn Quốc và Nhật Bản.
Tỷ lệ lây nhiễm ở Trung Quốc là 64%, tức là hơn 900 triệu công dân đã nhiễm virus
Hiếu Chân
14 tháng 1, 2023 - Sài Gòn nhỏ
Hàng triệu người Trung Quốc đã đổ xô ra nước ngoài du lịch kết hợp với tiêm chủng ngừa COVID, gây lo ngại về phát tán virus. Ảnh một nhóm du khách tại Chùa Wat Chedi Luang ở Chiang Mai, Thái Lan hôm 11/1/2023. Thái Lan dự tính đón 300.000 du khách Hoa Lục trong ba tháng đầu năm nay. Ảnh Pongmanat Tasiri/SOPA Images/LightRocket via Getty Images
Trung Quốc hôm thứ Bảy 14 tháng Giêng 2023 đã đột ngột điều chỉnh con số tử vong chính thức trong đợt bùng phát mới nhất của coronavirus từ đầu tháng Mười Hai đến nay từ mức chỉ 37 lên gần 60.000 người sau khi có nhiều chỉ trích mạnh mẽ của các chuyên gia y tế quốc tế và khiếu nại của người dân rằng chính phủ Trung Quốc che giấu quy mô thực sự của dịch bệnh.
Từ 37 lên 60.000 ca tử vong
Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho biết trong một cuộc họp báo sáng nay rằng các bệnh viện đã ghi nhận ít nhất 59.938 ca tử vong liên quan đến COVID -19 trong khoảng thời gian từ ngày 8 tháng Mười Hai 2022 đến ngày 12 tháng Giêng 2023 – tức là thời gian các hạn chế về đại dịch được dỡ bỏ và số ca nhiễm bệnh gia tăng trên khắp đất nước. Trong số tử vong này có 5.503 ca liên quan đến suy hô hấp do virus corona gây ra và số còn lại là do suy hô hấp gây ra bởi các bệnh tiềm ẩn kết hợp với COVID -19. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân tử vong là 80,3 tuổi.
Trước đó, Trung Quốc thông báo chỉ có 37 trường hợp tử vong trong khoảng thời gian từ ngày 7 tháng Mười Hai 2022 đến ngày 8 tháng Giêng 2023, ngày cuối cùng mà Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc báo cáo số liệu về COVID hàng ngày. Tính đến ngày 8 tháng Giêng, CDC của Trung Quốc đã báo cáo có tổng cộng 5.272 trường hợp tử vong kể từ khi đại dịch bắt đầu vào cuối năm 2019.
Việc báo cáo số người chết thấp một cách đáng kinh ngạc đã gây nghi ngờ sâu sắc cho các chuyên gia y tế và cả người dân bình thường trong lúc hình ảnh và video trên truyền thông cả trong và ngoài Trung Quốc đều ghi nhận hiện tượng các bệnh viện, lò hỏa táng và nhà tang lễ bị quá tải trên cả nước.
Dù chính phủ Bắc Kinh cố che giấu nhưng thực tế trầm trọng của đợt bùng phát COVID hiện nay ở Trung Quốc vẫn gây lo ngại sâu sắc cho các nước mà du khách Trung Quốc sắp đặt chân đến. Ảnh những bệnh nhân COVID tràn ngập khu sảnh nhận bệnh của bệnh viên Changhai ở Thượng Hải ngày 3 tháng Giêng. Bệnh viện đã không còn chỗ tiếp nhận và điều trị đúng mức. Ảnh RAY YOUNG / Feature China/Future Publishing via Getty Images
Hồi đầu tháng này, Giám đốc điều hành Chương trình Khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Michael Ryan, nói rằng chính phủ Trung Quốc không nên tự cho rằng mình biết điều gì là tốt nhất cho người dân. “Mọi người cần thông tin chính xác và đáng tin cậy; trên đó họ sẽ đánh giá rủi ro của chính họ và xử lý rủi ro đối với sức khỏe của họ”, ông Ryan nói.
900 triệu ca nhiễm virus
Trong phần lớn thời gian đại dịch, Trung Quốc đã theo đuổi chính sách “không COVID” nghiêm ngặt thông qua các biện pháp phong tỏa, cách ly bắt buộc và xét nghiệm hàng loạt cũng như theo dõi công dân. Sau các cuộc biểu tình rầm rộ phản đối các biện pháp đó vào cuối tháng Mười Một và sự gia tăng các ca nhiễm Omicron, các nhà chức trách đã bất ngờ bỏ các hạn chế đó vào ngày 7 tháng Mười Hai.
Báo The Wall Street Journal có được một biên bản họp kín ngày 21 tháng Mười Hai 2022 của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, trong đó các quan chức hàng đầu thừa nhận trong 20 ngày đầu tháng Mười Hai đã có 250 triệu người Trung Quốc bị nhiễm virus – cao hơn rất nhiều so với con số được nhà cầm quyền thừa nhận và công bố công khai.
Một bản tin của báo Quan sát Kinh tế Trung Quốc đưa ra con số lây nhiễm thực sự cho đến nay là 900 triệu người, nhiều gần gấp rưỡi con số lây nhiễm trên toàn cầu là 641 triệu người. Báo này không nêu tổng số người chết nhưng dựa theo tỷ lệ tử vong bình quân so với số ca nhiễm thì có thể suy đoán số người chết vì COVID 19 của Trung Quốc vào khoảng 18 triệu người. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Bắc Kinh, sử dụng kết quả tìm kiếm trên các nền tảng trực tuyến, cũng ước tính tỷ lệ lây nhiễm trên toàn Trung Quốc là 64%, tức là hơn 900 triệu công dân Hoa Lục đã nhiễm virus, theo tin của The Wall Street Journal ngày 14/1/2023.
Tin tốt là hiện nay Trung Quốc có dấu hiệu đã qua đỉnh dịch và số lây nhiễm bắt đầu giảm. Quan chức Ủy ban Y tế Quốc gia Jiao Yahui cho biết số bệnh nhân đến các phòng khám ở các thành phố và khu vực nông thôn đã giảm, từ mức cao nhất là 2,9 triệu ca vào ngày 23 tháng Mười Hai xuống dưới 500.000 ca vào ngày 12 tháng Giêng 2023. “Dữ liệu cho thấy đỉnh khẩn cấp quốc gia đã qua,” Jiao nói.
Đoàn người ở Thượng Hải kéo nhau về quê ăn Tết. (ảnh: VCG/VCG via Getty Images)
Tuy nhiên, người dân Trung Quốc đã bắt đầu rời các đô thị đi về nông thôn để đón Tết âm lịch cùng với gia đình, và điều đó có thể khiến cho mầm bệnh lây lan mạnh tới các vùng quê – những địa phương có điều kiện chăm sóc y tế yếu kém hơn. Bộ Giao thông Trung Quốc ước tính trong kỳ nghỉ tết dài ngày sẽ có hơn 2 tỷ chuyến đi khắp Trung Quốc bằng máy bay, xe lửa và các phương tiện khác. Cũng đang có một lượng lớn người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài sau ba năm bị “cấm cung” để phòng dịch, kết hợp tham quan du lịch, mua sắm, tránh cái lạnh mùa đông và đặc biệt là để tiêm chủng ngừa COVID bằng các loại vaccine có hiệu quả cao hơn của phương Tây. Cuộc di chuyển khổng lồ này là môi trường hết sức thuận lợi để virus phát tán.
Hàng chục quốc gia bao gồm Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản đã bắt đầu yêu cầu xét nghiệm coronavirus đối với những người đến từ Trung Quốc. Bắc Kinh đã trả đũa bằng cách đình chỉ việc cấp thị thực ngắn hạn (visa) đối với du khách tiềm năng đến từ Hàn Quốc và Nhật Bản.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)
Nghiên cứu quốc tế
Người già Trung Quốc là nạn nhân của những sai lầm trong đại dịch
Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s elderly pay ultimate price for COVID missteps,” Nikkei Asia, 12/01/2023
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Người già ở Trung Quốc đang chết với tốc độ chưa từng thấy, khiến nhiều gia đình tan nát.
Tại Trung Quốc, người trẻ thường không ngần ngại nhường ghế cho người già trên tàu lửa và xe buýt. Nền văn hóa Nho giáo luôn luôn có truyền thống kính trọng người già.
Nhưng khi Covid-19 tấn công 1,4 tỷ dân của Trung Quốc, 200 triệu người cao tuổi ở nước này chính là nhóm bị tổn thương nhiều nhất, bị dồn vào chân tường.
Số người già chết mỗi ngày đã ở mức cao chưa từng thấy kể từ cuối tháng 12, thậm chí sớm hơn. Đại dịch đã cướp đi sinh mạng của nhiều bộ óc xuất sắc nhất Trung Quốc, chẳng hạn như các thành viên đáng kính của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và Học viện Kỹ thuật Trung Quốc ở độ tuổi 80 trở lên.
Trong khi tỷ lệ tử vong ở người trẻ là tương đối thấp, và ngày càng có nhiều người quay trở lại cuộc sống bình thường ở các thành phố lớn, việc có quá nhiều người già thiệt mạng đã đặt ra câu hỏi về khía cạnh nhân đạo trong những sai lầm của chính phủ.
“Hãy cứu người già.” Các luật sư ở nhiều nơi trên đất nước đã ký và gửi đơn kiến nghị có chứa thông điệp này tới các cơ quan chính phủ trung ương, kêu gọi họ ngay lập tức hành động, chẳng hạn như nhập khẩu số lượng lớn các loại thuốc hiệu quả từ nước ngoài và sản xuất bất cứ thứ gì có thể trong nước.
Chính quyền không công bố số liệu mô tả chính xác tình hình. Nhưng các đơn vị công tác địa phương (danwei) vẫn theo dõi và công bố thông tin đáng tin cậy về số ca tử vong. Khi cộng lại với nhau, con số là cực kỳ cao.
Nhân viên đẩy một chiếc quan tài bên ngoài một lò hỏa táng ở Bắc Kinh vào ngày 31/12. Số người được hỏa táng hàng ngày tại các nhà tang lễ ở một khu vực của tỉnh Phúc Kiến đã tăng gấp 5 đến 6 lần so với trung bình hàng năm kể từ đầu năm. AP
Thông báo về cái chết của nhiều cá nhân được đăng trên bảng tin của trường đại học, trong khi cái chết của những người khác được công bố trên các trang web. Chính quyền trung ương không thể che giấu quy mô của thảm kịch.
Cái chết của 25 giáo sư, giảng viên, và nhân viên đã nghỉ hưu được một trường đại học ở thành phố Đại Liên, đông bắc Trung Quốc, thông báo vào ngày 3/1.
Một chuyên gia phân tích các xu hướng xã hội ở Trung Quốc tính toán rằng số người về hưu tử vong do các trường đại học trên khắp Trung Quốc công bố gần đây gấp ít nhất là từ 3 đến 6 lần so với những năm trước.
Kể từ đầu năm, số lượng người được hỏa táng hàng ngày tại các nhà tang lễ ở một khu vực của tỉnh Phúc Kiến đã tăng gấp 5 đến 6 lần so với mức trung bình hàng năm.
Cái chết của các giảng viên và nhân viên, chủ yếu là người về hưu và các thành viên trong gia đình họ, tại các trường đại học ở Phúc Kiến được cho là cao gấp gần 10 lần dự đoán năm ngoái.
Nguyên nhân cái chết thường không được đề cập, vì phải cẩn trọng trước chính quyền trung ương. Nhưng không nghi ngờ gì, chúng có liên quan đến Covid.
Bệnh nhân nằm trên giường tại khoa cấp cứu của một bệnh viện ở Thượng Hải vào ngày 5/1. Reuters
Ngay cả các quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới, những người có thiện cảm với Trung Quốc trong những ngày đầu của đại dịch, giờ đây cũng chỉ trích sự khác biệt giữa số ca tử vong chính thức liên quan đến Covid do Trung Quốc công bố và con số thực tế.
Tuy nhiên, Bắc Kinh không có dấu hiệu thay đổi lập trường của mình. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã không nhấn mạnh đến cái chết của người cao tuổi trong thông điệp năm mới của họ. Tất cả những gì họ làm là nhắc lại những khẩu hiệu như “Hãy để đất nước được thịnh vượng, nhân dân được sống trong hòa bình.”
Trong khi đó, tình hình đang rất nghiêm trọng. Thuốc hạ sốt đã được bán sạch tại các hiệu thuốc trên khắp Trung Quốc. Do có quá nhiều nhân viên bị nhiễm Covid, các bệnh viện đã không thể khám cho bệnh nhân mới.
Các con buôn chợ đen hiện đang bán Paxlovid – một loại thuốc điều trị Covid được Bắc Kinh phê duyệt do công ty dược phẩm khổng lồ Pfizer của Mỹ phát triển – với giá cao ngất ngưởng hơn 10.000 nhân dân tệ (1.477 USD) mỗi hộp.
Những kệ hàng trống trơn trong một hiệu thuốc khi khách hàng cố gắng tìm thuốc để chuẩn bị cho đợt bùng phát Covid-19 ở Bắc Kinh vào ngày 13/12/2022. AP
Khi một trận động đất tàn phá Tứ Xuyên vào năm 2008, các tổ chức phi chính phủ đã can thiệp để phân phát thuốc men và tiến hành các hoạt động cứu trợ. Vào thời điểm đó, các tổ chức phi chính phủ non trẻ này đã mang lại hy vọng cho người dân rằng xã hội dân sự đang bắt đầu hoạt động ở Trung Quốc.
Mười lăm năm sau, mọi thứ đã thoái trào. Kể từ thời Chủ tịch Tập Cận Bình, các tổ chức phi chính phủ đã không được phép tự do hoạt động vì chúng buộc phải có thêm các chi bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Một nhà quan sát cho biết: “Hầu như không có hoạt động cứu trợ tình nguyện nào trong tình hình bùng phát dịch bệnh như hiện nay. Rõ ràng, xã hội dân sự đang thụt lùi.”
Trung Quốc có 200 triệu người già ở độ tuổi từ 65 trở lên, tương đương với toàn bộ dân số của Nhật Bản và Vương quốc Anh cộng lại, và corona virus đang gây ra nhiều thiệt hại cho họ hơn các nhóm tuổi khác.
Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, nước này có 10,14 triệu ca tử vong vào năm 2021. Con số tử vong vào năm 2022 sớm muộn cũng sẽ được công bố, cho thấy rõ cái giá nhân mạng phải trả cho Covid-19 cao đến thế nào – dù nguyên nhân tử vong vẫn còn mơ hồ.
Đến một lúc nào đó, người ta sẽ đặt câu hỏi về việc xử lý sai Covid. Các chính sách tồi đã từng gây hậu quả ở Trung Quốc trước đây. Các quyết định tai hại của Mao Trạch Đông khi tiến hành Đại nhảy vọt (1958-1961) và Cách mạng Văn hóa (1966-1976) đã gây ra những biến động lớn đến mức làm biến dạng tháp dân số quốc gia, như các nghiên cứu sau này đã chứng minh.
Lần này, thực ra có một cách để ngăn chặn mức độ tử vong cao như vậy. Trung Quốc có thể đã cứu được nhiều người già nếu họ chịu sử dụng vaccine mRNA từ phương Tây và sản xuất thêm hàng loạt vaccine trong nước.
Dù tình hình khá ảm đạm, nhưng vẫn có vài dấu hiệu tươi sáng. Làn sóng lây nhiễm hiện tại được cho là đã đạt đỉnh ở một số thành phố lớn, bao gồm cả Bắc Kinh, vào khoảng cuối tháng 12. Mọi người đang quay trở lại đường phố, và bình yên đang được khôi phục.
Trẻ em đeo khẩu trang đi trên những chiếc xe trang trí hình con thỏ để chào đón năm mới, trong khi người lớn mua sắm đồ trang trí Tết Nguyên Đán tại các quầy hàng vỉa hè vào ngày 7/1 ở Bắc Kinh. AP
Ở Trung Quốc, những người bị nhiễm bệnh được gọi là “dê.” Đó là vì từ “dương tính” trong tiếng Trung gồm chữ dương (yang), có cách phát âm giống như từ “con dê.”
“Anh thành dê rồi à?” đang là câu chào phổ biến mỗi khi bạn bè gặp nhau ngoài đường. Hầu hết những người đã ra ngoài đều là dê, nghĩa là từng mắc Covid ít nhất một lần.
Kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán bắt đầu vào cuối tháng này sẽ chứng kiến một lượng lớn người di chuyển. Nếu hơn 1 tỷ người cùng nhau lên đường về quê thăm gia đình sau gần ba năm phong tỏa, thì tình trạng lây nhiễm sẽ lan rộng hơn trên khắp đất nước.
Kịch bản tốt nhất của chính quyền trung ương là kiểm soát lây nhiễm vào cuối tháng 2, đạt được miễn dịch cộng đồng trên thực tế, và sau đó tổ chức phiên họp thường niên của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, tức Quốc hội Trung Quốc, vào đầu tháng 3. Đó sẽ là màn ra mắt tốt đẹp cho nhân vật số 2 Lý Cường, người được kỳ vọng sẽ kế nhiệm Lý Khắc Cường làm thủ tướng tại phiên họp.
Nhưng kịch bản lạc quan này chứa đầy cạm bẫy. Như các quốc gia khác đã từng trải qua, đợt lây nhiễm đầu tiên thường sẽ được theo sau bởi đợt lây nhiễm thứ hai và thứ ba của các biến chủng khác.
Chính sách zero-Covid không có hiệu quả đối với biến chủng omicron có khả năng lây nhiễm cao. Bằng chứng đã cho thấy điều đó từ trước khi chính phủ từ bỏ chính sách này.
Hành khách từ Trung Quốc thực hiện xét nghiệm kháng nguyên Covid-19 tại sân bay Narita vào ngày 8/1. (Ảnh của Mayumi Tsumita)
Cái đinh cuối cùng đóng vào chiếc quan tài zero-Covid là các cuộc biểu tình “giấy trắng“. Phong trào này đã nổ ra đồng thời hoặc theo phản ứng dây chuyền tại hơn 160 trường đại học và nhiều địa điểm khác. Nó được cho là đã bắt đầu tại một trường đại học ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, khi các sinh viên cầm những tờ giấy trắng trong cuộc biểu tình phản đối chính sách zero-Covid. Người trẻ đã trút bỏ nỗi bức xúc dồn nén bằng nhiều phương tiện khác nhau.
Điều mà lẽ ra chính phủ Trung Quốc nên làm là cung cấp vaccine hiệu quả cho công chúng, chủ yếu cho người già, và chuẩn bị một lượng lớn thuốc như thuốc hạ sốt.
Thay vào đó, họ lại bận rộn tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến chống Covid, cố gắng làm cho phản ứng của chính phủ trông có vẻ tốt đẹp.
Sau khi lãng phí thời gian quý báu, chính phủ Trung Quốc buộc phải từ bỏ chính sách zero-Covid một cách đột ngột.
Nhìn lại quá khứ, một phần nguyên nhân khiến hai thủ tướng Nhật Bản – Shinzo Abe và Yoshihide Suga – phải từ chức là do sự bất bình mạnh mẽ của công chúng vì họ đã xử lý thảm họa Covid-19 một cách tệ hại. Nhìn bề ngoài, có vẻ như Tập sẽ không phải lo lắng về điều đó vì không có bầu cử dân chủ.
Tuy nhiên, nếu nhiều gia đình Trung Quốc tiếp tục mất đi những thành viên lớn tuổi trong bối cảnh kinh tế suy thoái, điều đó có thể thay đổi. Nếu mọi người bắt đầu coi mớ hỗn độn này là một thảm họa nhân tạo do những sai lầm trong chính sách, nó sẽ dần dần giáng một đòn mạnh vào chế độ của Tập.
Sự tức giận như vậy có thể dẫn đến làn sóng biểu tình giấy trắng tiếp theo.
Katsuji Nakazawa là nhà báo và biên tập viên cấp cao của Nikkei, hiện sinh sống tại Tokyo. Ông đã dành bảy năm làm phóng viên thường trú ở Trung Quốc và sau đó trở thành trưởng văn phòng Trung Quốc. Ông đã nhận Giải Nhà báo Quốc tế Vaughn-Ueda năm 2014.
Người già Trung Quốc là nạn nhân của những sai lầm trong đại dịch
Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s elderly pay ultimate price for COVID missteps,” Nikkei Asia, 12/01/2023
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Người già ở Trung Quốc đang chết với tốc độ chưa từng thấy, khiến nhiều gia đình tan nát.
Tại Trung Quốc, người trẻ thường không ngần ngại nhường ghế cho người già trên tàu lửa và xe buýt. Nền văn hóa Nho giáo luôn luôn có truyền thống kính trọng người già.
Nhưng khi Covid-19 tấn công 1,4 tỷ dân của Trung Quốc, 200 triệu người cao tuổi ở nước này chính là nhóm bị tổn thương nhiều nhất, bị dồn vào chân tường.
Số người già chết mỗi ngày đã ở mức cao chưa từng thấy kể từ cuối tháng 12, thậm chí sớm hơn. Đại dịch đã cướp đi sinh mạng của nhiều bộ óc xuất sắc nhất Trung Quốc, chẳng hạn như các thành viên đáng kính của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và Học viện Kỹ thuật Trung Quốc ở độ tuổi 80 trở lên.
Trong khi tỷ lệ tử vong ở người trẻ là tương đối thấp, và ngày càng có nhiều người quay trở lại cuộc sống bình thường ở các thành phố lớn, việc có quá nhiều người già thiệt mạng đã đặt ra câu hỏi về khía cạnh nhân đạo trong những sai lầm của chính phủ.
“Hãy cứu người già.” Các luật sư ở nhiều nơi trên đất nước đã ký và gửi đơn kiến nghị có chứa thông điệp này tới các cơ quan chính phủ trung ương, kêu gọi họ ngay lập tức hành động, chẳng hạn như nhập khẩu số lượng lớn các loại thuốc hiệu quả từ nước ngoài và sản xuất bất cứ thứ gì có thể trong nước.
Chính quyền không công bố số liệu mô tả chính xác tình hình. Nhưng các đơn vị công tác địa phương (danwei) vẫn theo dõi và công bố thông tin đáng tin cậy về số ca tử vong. Khi cộng lại với nhau, con số là cực kỳ cao.
Nhân viên đẩy một chiếc quan tài bên ngoài một lò hỏa táng ở Bắc Kinh vào ngày 31/12. Số người được hỏa táng hàng ngày tại các nhà tang lễ ở một khu vực của tỉnh Phúc Kiến đã tăng gấp 5 đến 6 lần so với trung bình hàng năm kể từ đầu năm. AP
Thông báo về cái chết của nhiều cá nhân được đăng trên bảng tin của trường đại học, trong khi cái chết của những người khác được công bố trên các trang web. Chính quyền trung ương không thể che giấu quy mô của thảm kịch.
Cái chết của 25 giáo sư, giảng viên, và nhân viên đã nghỉ hưu được một trường đại học ở thành phố Đại Liên, đông bắc Trung Quốc, thông báo vào ngày 3/1.
Một chuyên gia phân tích các xu hướng xã hội ở Trung Quốc tính toán rằng số người về hưu tử vong do các trường đại học trên khắp Trung Quốc công bố gần đây gấp ít nhất là từ 3 đến 6 lần so với những năm trước.
Kể từ đầu năm, số lượng người được hỏa táng hàng ngày tại các nhà tang lễ ở một khu vực của tỉnh Phúc Kiến đã tăng gấp 5 đến 6 lần so với mức trung bình hàng năm.
Cái chết của các giảng viên và nhân viên, chủ yếu là người về hưu và các thành viên trong gia đình họ, tại các trường đại học ở Phúc Kiến được cho là cao gấp gần 10 lần dự đoán năm ngoái.
Nguyên nhân cái chết thường không được đề cập, vì phải cẩn trọng trước chính quyền trung ương. Nhưng không nghi ngờ gì, chúng có liên quan đến Covid.
Bệnh nhân nằm trên giường tại khoa cấp cứu của một bệnh viện ở Thượng Hải vào ngày 5/1. Reuters
Ngay cả các quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới, những người có thiện cảm với Trung Quốc trong những ngày đầu của đại dịch, giờ đây cũng chỉ trích sự khác biệt giữa số ca tử vong chính thức liên quan đến Covid do Trung Quốc công bố và con số thực tế.
Tuy nhiên, Bắc Kinh không có dấu hiệu thay đổi lập trường của mình. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã không nhấn mạnh đến cái chết của người cao tuổi trong thông điệp năm mới của họ. Tất cả những gì họ làm là nhắc lại những khẩu hiệu như “Hãy để đất nước được thịnh vượng, nhân dân được sống trong hòa bình.”
Trong khi đó, tình hình đang rất nghiêm trọng. Thuốc hạ sốt đã được bán sạch tại các hiệu thuốc trên khắp Trung Quốc. Do có quá nhiều nhân viên bị nhiễm Covid, các bệnh viện đã không thể khám cho bệnh nhân mới.
Các con buôn chợ đen hiện đang bán Paxlovid – một loại thuốc điều trị Covid được Bắc Kinh phê duyệt do công ty dược phẩm khổng lồ Pfizer của Mỹ phát triển – với giá cao ngất ngưởng hơn 10.000 nhân dân tệ (1.477 USD) mỗi hộp.
Những kệ hàng trống trơn trong một hiệu thuốc khi khách hàng cố gắng tìm thuốc để chuẩn bị cho đợt bùng phát Covid-19 ở Bắc Kinh vào ngày 13/12/2022. AP
Khi một trận động đất tàn phá Tứ Xuyên vào năm 2008, các tổ chức phi chính phủ đã can thiệp để phân phát thuốc men và tiến hành các hoạt động cứu trợ. Vào thời điểm đó, các tổ chức phi chính phủ non trẻ này đã mang lại hy vọng cho người dân rằng xã hội dân sự đang bắt đầu hoạt động ở Trung Quốc.
Mười lăm năm sau, mọi thứ đã thoái trào. Kể từ thời Chủ tịch Tập Cận Bình, các tổ chức phi chính phủ đã không được phép tự do hoạt động vì chúng buộc phải có thêm các chi bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Một nhà quan sát cho biết: “Hầu như không có hoạt động cứu trợ tình nguyện nào trong tình hình bùng phát dịch bệnh như hiện nay. Rõ ràng, xã hội dân sự đang thụt lùi.”
Trung Quốc có 200 triệu người già ở độ tuổi từ 65 trở lên, tương đương với toàn bộ dân số của Nhật Bản và Vương quốc Anh cộng lại, và corona virus đang gây ra nhiều thiệt hại cho họ hơn các nhóm tuổi khác.
Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, nước này có 10,14 triệu ca tử vong vào năm 2021. Con số tử vong vào năm 2022 sớm muộn cũng sẽ được công bố, cho thấy rõ cái giá nhân mạng phải trả cho Covid-19 cao đến thế nào – dù nguyên nhân tử vong vẫn còn mơ hồ.
Đến một lúc nào đó, người ta sẽ đặt câu hỏi về việc xử lý sai Covid. Các chính sách tồi đã từng gây hậu quả ở Trung Quốc trước đây. Các quyết định tai hại của Mao Trạch Đông khi tiến hành Đại nhảy vọt (1958-1961) và Cách mạng Văn hóa (1966-1976) đã gây ra những biến động lớn đến mức làm biến dạng tháp dân số quốc gia, như các nghiên cứu sau này đã chứng minh.
Lần này, thực ra có một cách để ngăn chặn mức độ tử vong cao như vậy. Trung Quốc có thể đã cứu được nhiều người già nếu họ chịu sử dụng vaccine mRNA từ phương Tây và sản xuất thêm hàng loạt vaccine trong nước.
Dù tình hình khá ảm đạm, nhưng vẫn có vài dấu hiệu tươi sáng. Làn sóng lây nhiễm hiện tại được cho là đã đạt đỉnh ở một số thành phố lớn, bao gồm cả Bắc Kinh, vào khoảng cuối tháng 12. Mọi người đang quay trở lại đường phố, và bình yên đang được khôi phục.
Trẻ em đeo khẩu trang đi trên những chiếc xe trang trí hình con thỏ để chào đón năm mới, trong khi người lớn mua sắm đồ trang trí Tết Nguyên Đán tại các quầy hàng vỉa hè vào ngày 7/1 ở Bắc Kinh. AP
Ở Trung Quốc, những người bị nhiễm bệnh được gọi là “dê.” Đó là vì từ “dương tính” trong tiếng Trung gồm chữ dương (yang), có cách phát âm giống như từ “con dê.”
“Anh thành dê rồi à?” đang là câu chào phổ biến mỗi khi bạn bè gặp nhau ngoài đường. Hầu hết những người đã ra ngoài đều là dê, nghĩa là từng mắc Covid ít nhất một lần.
Kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán bắt đầu vào cuối tháng này sẽ chứng kiến một lượng lớn người di chuyển. Nếu hơn 1 tỷ người cùng nhau lên đường về quê thăm gia đình sau gần ba năm phong tỏa, thì tình trạng lây nhiễm sẽ lan rộng hơn trên khắp đất nước.
Kịch bản tốt nhất của chính quyền trung ương là kiểm soát lây nhiễm vào cuối tháng 2, đạt được miễn dịch cộng đồng trên thực tế, và sau đó tổ chức phiên họp thường niên của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, tức Quốc hội Trung Quốc, vào đầu tháng 3. Đó sẽ là màn ra mắt tốt đẹp cho nhân vật số 2 Lý Cường, người được kỳ vọng sẽ kế nhiệm Lý Khắc Cường làm thủ tướng tại phiên họp.
Nhưng kịch bản lạc quan này chứa đầy cạm bẫy. Như các quốc gia khác đã từng trải qua, đợt lây nhiễm đầu tiên thường sẽ được theo sau bởi đợt lây nhiễm thứ hai và thứ ba của các biến chủng khác.
Chính sách zero-Covid không có hiệu quả đối với biến chủng omicron có khả năng lây nhiễm cao. Bằng chứng đã cho thấy điều đó từ trước khi chính phủ từ bỏ chính sách này.
Hành khách từ Trung Quốc thực hiện xét nghiệm kháng nguyên Covid-19 tại sân bay Narita vào ngày 8/1. (Ảnh của Mayumi Tsumita)
Cái đinh cuối cùng đóng vào chiếc quan tài zero-Covid là các cuộc biểu tình “giấy trắng“. Phong trào này đã nổ ra đồng thời hoặc theo phản ứng dây chuyền tại hơn 160 trường đại học và nhiều địa điểm khác. Nó được cho là đã bắt đầu tại một trường đại học ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, khi các sinh viên cầm những tờ giấy trắng trong cuộc biểu tình phản đối chính sách zero-Covid. Người trẻ đã trút bỏ nỗi bức xúc dồn nén bằng nhiều phương tiện khác nhau.
Điều mà lẽ ra chính phủ Trung Quốc nên làm là cung cấp vaccine hiệu quả cho công chúng, chủ yếu cho người già, và chuẩn bị một lượng lớn thuốc như thuốc hạ sốt.
Thay vào đó, họ lại bận rộn tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến chống Covid, cố gắng làm cho phản ứng của chính phủ trông có vẻ tốt đẹp.
Sau khi lãng phí thời gian quý báu, chính phủ Trung Quốc buộc phải từ bỏ chính sách zero-Covid một cách đột ngột.
Nhìn lại quá khứ, một phần nguyên nhân khiến hai thủ tướng Nhật Bản – Shinzo Abe và Yoshihide Suga – phải từ chức là do sự bất bình mạnh mẽ của công chúng vì họ đã xử lý thảm họa Covid-19 một cách tệ hại. Nhìn bề ngoài, có vẻ như Tập sẽ không phải lo lắng về điều đó vì không có bầu cử dân chủ.
Tuy nhiên, nếu nhiều gia đình Trung Quốc tiếp tục mất đi những thành viên lớn tuổi trong bối cảnh kinh tế suy thoái, điều đó có thể thay đổi. Nếu mọi người bắt đầu coi mớ hỗn độn này là một thảm họa nhân tạo do những sai lầm trong chính sách, nó sẽ dần dần giáng một đòn mạnh vào chế độ của Tập.
Sự tức giận như vậy có thể dẫn đến làn sóng biểu tình giấy trắng tiếp theo.
Katsuji Nakazawa là nhà báo và biên tập viên cấp cao của Nikkei, hiện sinh sống tại Tokyo. Ông đã dành bảy năm làm phóng viên thường trú ở Trung Quốc và sau đó trở thành trưởng văn phòng Trung Quốc. Ông đã nhận Giải Nhà báo Quốc tế Vaughn-Ueda năm 2014.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)
BBC News, Tiếng Việt
Covid ở Trung Quốc: 900 triệu người đã nhiễm, nhưng số tử vong chính thức lại quá thấp
NGUỒN HÌNH ẢNH,MARK R CRISTINO/EPA-EFE/REX/SHUTTERSTOCK
Chụp lại hình ảnh,
Số ca nhiễm Covid dự kiến sẽ tăng đột biến ở Trung Quốc trong dịp Tết Nguyên đán
16.01.2023
Trung Quốc tiếp tục ghi nhận các con số khủng khiếp về số người lây nhiễm Covid và số tử vong.
Một nghiên cứu của Đại học Bắc Kinh công bố cho hay tính tới 11/01/2023, số người bị nhiễm Covid ở Trung Quốc đã lên tới 900 triệu.
Ước tính 64% dân số quốc gia khổng lồ này đã có loại virus từng bị cho là quá nguy hiểm, phải phong tỏa triệt để để chống lây lan.
Chỉ riêng tỉnh Cam Túc, 91% người dân đã nhiễm Covid, so với 84% ở Vân Nam, và 80% ở Thanh Hải.
Lây nhiễm tại vùng nông thôn Trung Quốc, nơi mạng lưới y tế công rất mỏng, là một vấn đề.
Ngay từ đầy năm, đài báo Anh đã đánh giá việc đột nhiên mở tung cả nước trước Tết Nguyên đán, bỏ mọi kiểm soát chống dịch Covid sau nhiều tháng mà không có sự chuẩn bị hậu cần, thuốc men đang “gây nguy hiểm cho người dân và người cao tuổi” ở Trung Quốc.
Nay thì chính cách quan chức dịch tễ học ở TQ cũng nêu cảnh báo tương tự.
Họ nói đỉnh dịch sẽ đạt trong hai đến ba tháng năm nay.
Nhưng trước mắt, vấn đề là hàng trăm triệu người Trung Quốc đã và đang di chuyển dịp Tết Nguyên đán khiến việc lây lan đang trên đà tăng cao.
Lần đầu tiên, Trung Quốc công bố 60 nghìn ca tử vong liên quan đến Covid trong vòng một tháng.
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Hàng dài người xếp hàng xin cấp hộ chiếu và giấy phép để du lịch đến Hong Kong
'Số chết chính thức quá thấp so với chuẩn quốc tế'?
Số liệu từ 8/12/2022 đến 12/01/2023 ghi nhận 59.938 ca tử vong mà đa số là người trên 80 tuổi, có bệnh nền, theo nhà chức trách TQ.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng con số công bố bởi giới chức Trung Quốc "không đầy đủ", trang CNBC hôm 15/01 đưa tin.
Trong ngày 16/01 tạp chí TIME ở Mỹ trích nguồn của giới chuyên gia y tế nói số tử vong tại Trung Quốc vì Covid "đã phải lên tới hàng trăm nghìn", thậm chí gần 1 triệu.
TIME trích lời ông Zuo-Feng Zhang, bác sĩ trưởng khoa dịch tễ học, trường Fielding School of Public Health, ĐH University of California, Los Angeles cho rằng con số ước tính đúng ra phải là 900 nghìn người chỉ trong 5 tuần tính đến giữa tháng 1/2023.
Dùng chính số liệu của Đại học Bắc Kinh nói 64% dân số bị nhiễm Covid trong thời gian đó, ông nói ít nhất số chết phải là 0,1%.
Trong khi đó, con số chính thức ở Trung Quốc nêu ra là 1,17 ca tử trong trên 1 triệu dân, quá thấp so với chuẩn quốc tế.
Số liệu từ Hàn Quốc khi bỏ phong tỏa là 7 ca tử trong trên 1 triệu dân, New Zealand và Úc là 4/1 triệu và Singapore là 1/1 triệu dân, TIME cho hay, trong bài báo mang tựa đề 'China’s True COVID Death Toll Estimated To Be in Hundreds of Thousands '
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Các bệnh viện ở Trung Quốc, giống như bệnh viện này ở Thượng Hải đang phải đối mặt với tình trạng thiếu chỗ cho bệnh nhân
Covid ở Trung Quốc: 900 triệu người đã nhiễm, nhưng số tử vong chính thức lại quá thấp
NGUỒN HÌNH ẢNH,MARK R CRISTINO/EPA-EFE/REX/SHUTTERSTOCK
Chụp lại hình ảnh,
Số ca nhiễm Covid dự kiến sẽ tăng đột biến ở Trung Quốc trong dịp Tết Nguyên đán
16.01.2023
Trung Quốc tiếp tục ghi nhận các con số khủng khiếp về số người lây nhiễm Covid và số tử vong.
Một nghiên cứu của Đại học Bắc Kinh công bố cho hay tính tới 11/01/2023, số người bị nhiễm Covid ở Trung Quốc đã lên tới 900 triệu.
Ước tính 64% dân số quốc gia khổng lồ này đã có loại virus từng bị cho là quá nguy hiểm, phải phong tỏa triệt để để chống lây lan.
Chỉ riêng tỉnh Cam Túc, 91% người dân đã nhiễm Covid, so với 84% ở Vân Nam, và 80% ở Thanh Hải.
Lây nhiễm tại vùng nông thôn Trung Quốc, nơi mạng lưới y tế công rất mỏng, là một vấn đề.
Ngay từ đầy năm, đài báo Anh đã đánh giá việc đột nhiên mở tung cả nước trước Tết Nguyên đán, bỏ mọi kiểm soát chống dịch Covid sau nhiều tháng mà không có sự chuẩn bị hậu cần, thuốc men đang “gây nguy hiểm cho người dân và người cao tuổi” ở Trung Quốc.
Nay thì chính cách quan chức dịch tễ học ở TQ cũng nêu cảnh báo tương tự.
Họ nói đỉnh dịch sẽ đạt trong hai đến ba tháng năm nay.
Nhưng trước mắt, vấn đề là hàng trăm triệu người Trung Quốc đã và đang di chuyển dịp Tết Nguyên đán khiến việc lây lan đang trên đà tăng cao.
Lần đầu tiên, Trung Quốc công bố 60 nghìn ca tử vong liên quan đến Covid trong vòng một tháng.
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Hàng dài người xếp hàng xin cấp hộ chiếu và giấy phép để du lịch đến Hong Kong
'Số chết chính thức quá thấp so với chuẩn quốc tế'?
Số liệu từ 8/12/2022 đến 12/01/2023 ghi nhận 59.938 ca tử vong mà đa số là người trên 80 tuổi, có bệnh nền, theo nhà chức trách TQ.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng con số công bố bởi giới chức Trung Quốc "không đầy đủ", trang CNBC hôm 15/01 đưa tin.
Trong ngày 16/01 tạp chí TIME ở Mỹ trích nguồn của giới chuyên gia y tế nói số tử vong tại Trung Quốc vì Covid "đã phải lên tới hàng trăm nghìn", thậm chí gần 1 triệu.
TIME trích lời ông Zuo-Feng Zhang, bác sĩ trưởng khoa dịch tễ học, trường Fielding School of Public Health, ĐH University of California, Los Angeles cho rằng con số ước tính đúng ra phải là 900 nghìn người chỉ trong 5 tuần tính đến giữa tháng 1/2023.
Dùng chính số liệu của Đại học Bắc Kinh nói 64% dân số bị nhiễm Covid trong thời gian đó, ông nói ít nhất số chết phải là 0,1%.
Trong khi đó, con số chính thức ở Trung Quốc nêu ra là 1,17 ca tử trong trên 1 triệu dân, quá thấp so với chuẩn quốc tế.
Số liệu từ Hàn Quốc khi bỏ phong tỏa là 7 ca tử trong trên 1 triệu dân, New Zealand và Úc là 4/1 triệu và Singapore là 1/1 triệu dân, TIME cho hay, trong bài báo mang tựa đề 'China’s True COVID Death Toll Estimated To Be in Hundreds of Thousands '
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Các bệnh viện ở Trung Quốc, giống như bệnh viện này ở Thượng Hải đang phải đối mặt với tình trạng thiếu chỗ cho bệnh nhân
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)
Ghép tạng tử tù cho người nước ngoài, ngành kinh doanh béo bở tại Trung Quốc (Thùy Dương)
(Ảnh minh họa) – An ninh Trung Quốc đứng gác trước cổng một ” trung tâm dạy nghề”, trên thực tế là trại tập trung
người Duy Ngô Nhĩ ở vùng tân Cương. Ảnh chụp ngày 03/09/2018. REUTERS – Thomas Peter
Trên đây là nhận định của nhà nghiên cứu về Trung Quốc, Pierre-Antoine Donnet, trên trang mạng châu Á, The Asialyst, ngày 31/01/2023. RFI Tiếng Việt trích dịch và giới thiệu bài viết « Trung Quốc : Buôn bán nội tạng tử tù vẫn là ngành kinh doanh béo bở ».
Mở đầu bài viết, chuyên gia Pierre-Antoine Donnet, tác giả nhiều cuốn sách về Trung Quốc, cựu thông tín viên hãng tin Pháp AFP tại Bắc Kinh, trích dẫn nhận định của nhà nghiên cứu người Mỹ Ethan Gutman, tác giả của hai cuốn sách về chủ đề buôn bán nội tạng tử tù ở Trung Quốc, theo đó phương pháp này thực ra đã có ở Trung Quốc từ những năm 1980, thế nhưng : « Trong năm 2022, phương pháp này đã trở nên phổ biến đối với bệnh nhân đến từ các nước giàu có, chẳng hạn người Đức đi chuyên cơ riêng đến tận Thượng Hải để được phẫu thuật ghép gan trong vòng vài giờ đồng hồ, họ được ghép nội tạng vừa mới lấy và đúng với nhóm máu của họ.
Điều đó đơn giản có nghĩa là các nạn nhân được chọn lựa dựa vào các dữ liệu huyết học thu thập từ các ngân hàng dữ liệu. Họ được đưa ra khỏi trại giam và được đưa đến bệnh viện nơi khách hàng đang chờ. Các nghiên cứu của chúng tôi cũng khẳng định một thực tế là trong nhiều trường hợp, « những người hiến tạng » là người Duy Ngô Nhĩ được chở bằng máy bay từ miền tây Trung Quốc đến các nước vùng Vịnh để cung cấp nội tạng « sống » và « halal » cho các nhà lãnh đạo giàu có ».
Xây nhà hỏa táng để phi tang dấu vết cướp nội tạng sống
Vẫn theo nhà nghiên cứu Ethan Gutman, các hình ảnh vệ tinh chụp các trại giam ở Tân Cương, cũng như lời chứng có được từ khu vực có đông dân Duy Ngô Nhĩ và các sắc tộc người thiểu số Hồi giáo khác « cho thấy chính quyền Trung Quốc hồi năm 2018 đã mở 9 trung tâm hỏa táng tại các trại tập trung này. Mỗi nhà hỏa táng có 50 lính Trung Quốc canh gác, mỗi người hưởng mức lương tương đương 1.200 đô la mỗi tháng. Tôi tự hỏi tại sao họ cần nhà hỏa táng cho người Hồi giáo, trong khi theo nghi thức Hồi giáo, những người này phải được chôn cất sau khi chết ? Điều này chứng tỏ rằng sau những vụ mổ lấy nội tạng kiểu này, chính quyền Trung Quốc tiêu hủy các thi thể để loại bỏ mọi dấu vết giết người ».
Trong khi đó, theo Vijay Kranti, chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Châu Á Himalaya (CHASE) có trụ sở tại New Delhi, Ấn Độ, nạn nhân của những vụ lấy nội tạng này đa phần là người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng, những người theo Pháp Luân Công cũng như các tín đồ Thiên Chúa Giáo bị kết án tử hình và các tù nhân chính trị hoặc tù nhân lương tâm.
Bắc Kinh từ lâu đã tuyên bố rằng nội tạng cấy ghép được lấy từ những người hiến tạng hoàn toàn tình nguyện. Thế nhưng, tác giả Pierre-Antoine Donnet trích dẫn bà Jennifer Zeng, một người theo Pháp Luân Công, hiện sống tị nạn tại Mỹ và là một người dẫn chương trình truyền hình khá nổi tiếng, theo đó cơ sở dữ liệu về số người tình nguyện hiến tặng nội tạng không nhiều để có thể lý giải tại sao chính quyền Trung Quốc lại có thể cung cấp nhiều nội tạng như vậy. Theo bà, các bệnh viện đề xuất cung cấp nội tạng thuộc mọi nhóm máu và đáp ứng mọi tiêu chí khác nhau chỉ trong một khoảng thời gian cực kỳ ngắn, và điều đó cho thấy hàng triệu người đã bị giết trong những năm qua chỉ để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh tàn ác này.
Bác sĩ Enver Tohti Bughda, từng làm bác sĩ tại một bệnh viện ở Urumqi, thủ phủ vùng Tân Cương, một khu vực mà các tội phạm bị kết án tử hình đều do cảnh sát hành quyết, đã phân tích thông tin trên các trang web chính thức của một số bệnh viện Trung Quốc, và choáng váng khi thấy cách họ quảng cáo với bệnh nhân nước ngoài:
« Họ đề nghị cấy ghép bất kỳ cơ quan nội tạng nào, đáp ứng tiêu chí huyết học, trong vòng chỉ chưa đầy một tuần lễ. Đối với các ca ghép gan, một số bệnh viện chào mời là họ có thể tìm được gan tương thích trong vòng bốn giờ đồng hồ từ khi bệnh nhân đến. Trong nhiều trường hợp, họ còn chào mời rõ ràng là « Mua một, tặng một », giống y hệt với các mặt hàng tiêu dùng thông thường. Là bác sĩ, tôi biết rằng không có cơ quan nội tạng nào có thể giữ được lâu sau khi bị lấy ra khỏi cơ thể. Điều đó chứng tỏ họ có đủ số lượng người còn đang sống và thuộc các nhóm máu khác nhau. Chuyện này giống như quý vị đang ở trong một nhà hàng và quý vị được chào mời chọn một trong những con cá mà quý vị thấy còn đang sống trong bể cá. »
Người hiến tạng sống là những người đã bị kết án tử hình
Điều tra về hệ thống y tế Trung Quốc trong những năm gần đây, bác sĩ Tohti thấy có một số sân bay nhỏ được xây gần các trại giam người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Ông lý giải : « Các sân bay này tạo thuận lợi cho việc vận chuyển nhanh chóng các cơ quan nội tạng được thu thập theo yêu cầu của nhiều bệnh viện ở các thành phố xa xôi của Trung Quốc. Nhiều khi những người hiến tạng vẫn còn đang sống được máy bay chở đến các nước khác để lấy nội tạng sống. »
Trong cuốn sách có tiêu đề « Băng đảng có tổ chức về y tế » (La Santé en bande organisée) (NXB Robert Laffont 2022), Anne Jouan, nhà báo của Le Figaro và giáo sư Christian Riché, bác sĩ – dược sĩ, đã giải thích bằng cách nào mà vào những năm 1980, trong một chuyến đi đến Trung Quốc, họ đã phát hiện cả hệ thống buôn bán nội tạng quy mô lớn đến như vậy. Những người mới được ghép tạng nằm tập trung trong một phòng. Các giường đều có người nằm. Hai điểm thu hút sự chú ý của họ: Đa phần bệnh nhân không phải là người châu Á mà là người da trắng và các thiết bị theo dõi ở mỗi giường đều hiện đại tối tân.
Một đại diện của bệnh viện giải thích đó là một dịch vụ uy tín, dành cho tất cả bệnh nhân trên thế giới, nhưng nhưng bệnh nhân đến từ Mỹ và Úc đặc biệt đông. Ở Trung Quốc việc hiến tạng khi người hiến còn sống chỉ có thể thực hiện người hiến và người nhận quen biết nhau hoặc có quan hệ gia đình. Ở đây, nhưng người hiến tạng sống là những người đã bị kết án tử hình. Khi một người bị chọn để hiến nội tạng, nạn nhân sẽ bị mổ lấy tạng không xa bệnh viện để bảo đảm chất lượng nội tạng. Tất cả các công đoạn lấy tạng, ghép tạng đều được thực hiện trong một thời gian ngắn kỷ lục để bảo đảm ca ghép thành công.
Mất nội tạng là nguyên nhân thực sự khiến các tù nhân tử vong
Theo chuyên gia Pierre-Antoine Donnet, Trung Quốc hiện là nước ghép tạng nhiều thứ hai thế giới. Các ca ghép tạng tăng nhanh từ đầu những năm 2000, nhưng số người tình nguyện hiến tạng lại không tăng nhanh ở mức tương xứng, làm dấy lên câu hỏi về nguồn gốc của tạng được gọi là hiến tặng. Các mối lo ngại về nạn cưỡng bức lấy tạng bắt đầu nổi lên từ năm 2006-2007, sau các báo cáo của hai luật sư quốc tế về nhân quyền David Kilgour và David Matas. Với báo cáo này, họ đã được trao giải Nobel Hòa Bình.
Hơn 1 thập niên sau, China Tribunal được lập vào năm 2019. Đây là một ủy ban độc lập gồm các luật sư, chuyên gia về nhân quyền và một nhà phẫu thuật chuyên về ghép tạng và được đặt dưới sự điều hành của Sir Geoffrey Nice, một luật sư nhân quyền có tiếng người Anh. Mục đích của ủy ban này là điều tra độc lập về các cáo buộc cướp nội tạng sống.
China Tribunal đã xem xét nhiều loại bằng chứng, nhất là về số ca ghép tạng, các xét nghiệm y khoa được thực hiện đối với các tù nhân, nội dung các cuộc điện thoại được ghi âm gọi đến các bệnh viện thực hiện các ca ghép tạng, cũng như lời chứng của các bác sĩ và tù nhân. Kết luận cuối cùng của ủy ban điều tra, được công bố hồi tháng 03/2020, khẳng định rằng không còn nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc đã sử dụng các tù nhân bất đồng chính kiến bị tử hình làm nguồn cung cấp nội tạng trong suốt nhiều năm, các vụ cướp nội tạng sống xảy ra từ khoảng 20 năm nay ở nhiều nơi và vẫn đang tiếp diễn. China Tribunal cũng kết luận là chắc chắn có thể khẳng định rằng đảng Cộng Sản Trung Quốc là thủ phạm.
American Journal of Transplantation, tạp chí quan trọng nhất trên thế giới về quy trình ghép tạng, hồi tháng 04/2022 đã công bố một bài báo, theo đó tình trạng chết não ở người hiến tạng không được ghi nhận trong rất nhiều ca lấy tạng ở Trung Quốc, và chính việc lấy đi các cơ quan nội tạng thiết yếu mới là nguyên nhân thực sự khiến họ tử vong. Nói cách khác, các tù nhân này bị hành quyết bằng việc lấy tạng sống để cấy ghép cho người khác.
Thùy Dương
Nguồn: https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20230221-gh%C3%A9p-t%E1%BA%A1ng-t%E1%BB%AD-t%C3%B9-cho-ng%C6%B
(Ảnh minh họa) – An ninh Trung Quốc đứng gác trước cổng một ” trung tâm dạy nghề”, trên thực tế là trại tập trung
người Duy Ngô Nhĩ ở vùng tân Cương. Ảnh chụp ngày 03/09/2018. REUTERS – Thomas Peter
Trên đây là nhận định của nhà nghiên cứu về Trung Quốc, Pierre-Antoine Donnet, trên trang mạng châu Á, The Asialyst, ngày 31/01/2023. RFI Tiếng Việt trích dịch và giới thiệu bài viết « Trung Quốc : Buôn bán nội tạng tử tù vẫn là ngành kinh doanh béo bở ».
Mở đầu bài viết, chuyên gia Pierre-Antoine Donnet, tác giả nhiều cuốn sách về Trung Quốc, cựu thông tín viên hãng tin Pháp AFP tại Bắc Kinh, trích dẫn nhận định của nhà nghiên cứu người Mỹ Ethan Gutman, tác giả của hai cuốn sách về chủ đề buôn bán nội tạng tử tù ở Trung Quốc, theo đó phương pháp này thực ra đã có ở Trung Quốc từ những năm 1980, thế nhưng : « Trong năm 2022, phương pháp này đã trở nên phổ biến đối với bệnh nhân đến từ các nước giàu có, chẳng hạn người Đức đi chuyên cơ riêng đến tận Thượng Hải để được phẫu thuật ghép gan trong vòng vài giờ đồng hồ, họ được ghép nội tạng vừa mới lấy và đúng với nhóm máu của họ.
Điều đó đơn giản có nghĩa là các nạn nhân được chọn lựa dựa vào các dữ liệu huyết học thu thập từ các ngân hàng dữ liệu. Họ được đưa ra khỏi trại giam và được đưa đến bệnh viện nơi khách hàng đang chờ. Các nghiên cứu của chúng tôi cũng khẳng định một thực tế là trong nhiều trường hợp, « những người hiến tạng » là người Duy Ngô Nhĩ được chở bằng máy bay từ miền tây Trung Quốc đến các nước vùng Vịnh để cung cấp nội tạng « sống » và « halal » cho các nhà lãnh đạo giàu có ».
Xây nhà hỏa táng để phi tang dấu vết cướp nội tạng sống
Vẫn theo nhà nghiên cứu Ethan Gutman, các hình ảnh vệ tinh chụp các trại giam ở Tân Cương, cũng như lời chứng có được từ khu vực có đông dân Duy Ngô Nhĩ và các sắc tộc người thiểu số Hồi giáo khác « cho thấy chính quyền Trung Quốc hồi năm 2018 đã mở 9 trung tâm hỏa táng tại các trại tập trung này. Mỗi nhà hỏa táng có 50 lính Trung Quốc canh gác, mỗi người hưởng mức lương tương đương 1.200 đô la mỗi tháng. Tôi tự hỏi tại sao họ cần nhà hỏa táng cho người Hồi giáo, trong khi theo nghi thức Hồi giáo, những người này phải được chôn cất sau khi chết ? Điều này chứng tỏ rằng sau những vụ mổ lấy nội tạng kiểu này, chính quyền Trung Quốc tiêu hủy các thi thể để loại bỏ mọi dấu vết giết người ».
Trong khi đó, theo Vijay Kranti, chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Châu Á Himalaya (CHASE) có trụ sở tại New Delhi, Ấn Độ, nạn nhân của những vụ lấy nội tạng này đa phần là người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng, những người theo Pháp Luân Công cũng như các tín đồ Thiên Chúa Giáo bị kết án tử hình và các tù nhân chính trị hoặc tù nhân lương tâm.
Bắc Kinh từ lâu đã tuyên bố rằng nội tạng cấy ghép được lấy từ những người hiến tạng hoàn toàn tình nguyện. Thế nhưng, tác giả Pierre-Antoine Donnet trích dẫn bà Jennifer Zeng, một người theo Pháp Luân Công, hiện sống tị nạn tại Mỹ và là một người dẫn chương trình truyền hình khá nổi tiếng, theo đó cơ sở dữ liệu về số người tình nguyện hiến tặng nội tạng không nhiều để có thể lý giải tại sao chính quyền Trung Quốc lại có thể cung cấp nhiều nội tạng như vậy. Theo bà, các bệnh viện đề xuất cung cấp nội tạng thuộc mọi nhóm máu và đáp ứng mọi tiêu chí khác nhau chỉ trong một khoảng thời gian cực kỳ ngắn, và điều đó cho thấy hàng triệu người đã bị giết trong những năm qua chỉ để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh tàn ác này.
Bác sĩ Enver Tohti Bughda, từng làm bác sĩ tại một bệnh viện ở Urumqi, thủ phủ vùng Tân Cương, một khu vực mà các tội phạm bị kết án tử hình đều do cảnh sát hành quyết, đã phân tích thông tin trên các trang web chính thức của một số bệnh viện Trung Quốc, và choáng váng khi thấy cách họ quảng cáo với bệnh nhân nước ngoài:
« Họ đề nghị cấy ghép bất kỳ cơ quan nội tạng nào, đáp ứng tiêu chí huyết học, trong vòng chỉ chưa đầy một tuần lễ. Đối với các ca ghép gan, một số bệnh viện chào mời là họ có thể tìm được gan tương thích trong vòng bốn giờ đồng hồ từ khi bệnh nhân đến. Trong nhiều trường hợp, họ còn chào mời rõ ràng là « Mua một, tặng một », giống y hệt với các mặt hàng tiêu dùng thông thường. Là bác sĩ, tôi biết rằng không có cơ quan nội tạng nào có thể giữ được lâu sau khi bị lấy ra khỏi cơ thể. Điều đó chứng tỏ họ có đủ số lượng người còn đang sống và thuộc các nhóm máu khác nhau. Chuyện này giống như quý vị đang ở trong một nhà hàng và quý vị được chào mời chọn một trong những con cá mà quý vị thấy còn đang sống trong bể cá. »
Người hiến tạng sống là những người đã bị kết án tử hình
Điều tra về hệ thống y tế Trung Quốc trong những năm gần đây, bác sĩ Tohti thấy có một số sân bay nhỏ được xây gần các trại giam người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Ông lý giải : « Các sân bay này tạo thuận lợi cho việc vận chuyển nhanh chóng các cơ quan nội tạng được thu thập theo yêu cầu của nhiều bệnh viện ở các thành phố xa xôi của Trung Quốc. Nhiều khi những người hiến tạng vẫn còn đang sống được máy bay chở đến các nước khác để lấy nội tạng sống. »
Trong cuốn sách có tiêu đề « Băng đảng có tổ chức về y tế » (La Santé en bande organisée) (NXB Robert Laffont 2022), Anne Jouan, nhà báo của Le Figaro và giáo sư Christian Riché, bác sĩ – dược sĩ, đã giải thích bằng cách nào mà vào những năm 1980, trong một chuyến đi đến Trung Quốc, họ đã phát hiện cả hệ thống buôn bán nội tạng quy mô lớn đến như vậy. Những người mới được ghép tạng nằm tập trung trong một phòng. Các giường đều có người nằm. Hai điểm thu hút sự chú ý của họ: Đa phần bệnh nhân không phải là người châu Á mà là người da trắng và các thiết bị theo dõi ở mỗi giường đều hiện đại tối tân.
Một đại diện của bệnh viện giải thích đó là một dịch vụ uy tín, dành cho tất cả bệnh nhân trên thế giới, nhưng nhưng bệnh nhân đến từ Mỹ và Úc đặc biệt đông. Ở Trung Quốc việc hiến tạng khi người hiến còn sống chỉ có thể thực hiện người hiến và người nhận quen biết nhau hoặc có quan hệ gia đình. Ở đây, nhưng người hiến tạng sống là những người đã bị kết án tử hình. Khi một người bị chọn để hiến nội tạng, nạn nhân sẽ bị mổ lấy tạng không xa bệnh viện để bảo đảm chất lượng nội tạng. Tất cả các công đoạn lấy tạng, ghép tạng đều được thực hiện trong một thời gian ngắn kỷ lục để bảo đảm ca ghép thành công.
Mất nội tạng là nguyên nhân thực sự khiến các tù nhân tử vong
Theo chuyên gia Pierre-Antoine Donnet, Trung Quốc hiện là nước ghép tạng nhiều thứ hai thế giới. Các ca ghép tạng tăng nhanh từ đầu những năm 2000, nhưng số người tình nguyện hiến tạng lại không tăng nhanh ở mức tương xứng, làm dấy lên câu hỏi về nguồn gốc của tạng được gọi là hiến tặng. Các mối lo ngại về nạn cưỡng bức lấy tạng bắt đầu nổi lên từ năm 2006-2007, sau các báo cáo của hai luật sư quốc tế về nhân quyền David Kilgour và David Matas. Với báo cáo này, họ đã được trao giải Nobel Hòa Bình.
Hơn 1 thập niên sau, China Tribunal được lập vào năm 2019. Đây là một ủy ban độc lập gồm các luật sư, chuyên gia về nhân quyền và một nhà phẫu thuật chuyên về ghép tạng và được đặt dưới sự điều hành của Sir Geoffrey Nice, một luật sư nhân quyền có tiếng người Anh. Mục đích của ủy ban này là điều tra độc lập về các cáo buộc cướp nội tạng sống.
China Tribunal đã xem xét nhiều loại bằng chứng, nhất là về số ca ghép tạng, các xét nghiệm y khoa được thực hiện đối với các tù nhân, nội dung các cuộc điện thoại được ghi âm gọi đến các bệnh viện thực hiện các ca ghép tạng, cũng như lời chứng của các bác sĩ và tù nhân. Kết luận cuối cùng của ủy ban điều tra, được công bố hồi tháng 03/2020, khẳng định rằng không còn nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc đã sử dụng các tù nhân bất đồng chính kiến bị tử hình làm nguồn cung cấp nội tạng trong suốt nhiều năm, các vụ cướp nội tạng sống xảy ra từ khoảng 20 năm nay ở nhiều nơi và vẫn đang tiếp diễn. China Tribunal cũng kết luận là chắc chắn có thể khẳng định rằng đảng Cộng Sản Trung Quốc là thủ phạm.
American Journal of Transplantation, tạp chí quan trọng nhất trên thế giới về quy trình ghép tạng, hồi tháng 04/2022 đã công bố một bài báo, theo đó tình trạng chết não ở người hiến tạng không được ghi nhận trong rất nhiều ca lấy tạng ở Trung Quốc, và chính việc lấy đi các cơ quan nội tạng thiết yếu mới là nguyên nhân thực sự khiến họ tử vong. Nói cách khác, các tù nhân này bị hành quyết bằng việc lấy tạng sống để cấy ghép cho người khác.
Thùy Dương
Nguồn: https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20230221-gh%C3%A9p-t%E1%BA%A1ng-t%E1%BB%AD-t%C3%B9-cho-ng%C6%B
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)
Không sinh con, cuộc phản kháng thầm lặng tại Trung Quốc
Một “dấu hiệu tận thế” sớm của Trung Quốc
Lê Tây Sơn
1 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Sự phản kháng “bất bạo động” của giới trẻ Trung Quốc: Không kết hôn, không sinh con (ảnh: CFOTO/Future Publishing via Getty Images)
Tỷ lệ sinh và kết hôn sụt giảm tại Trung Quốc (TQ) là phản ánh sự bi quan và thất vọng sâu sắc của người dân quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Hậu quả của mô hình toàn trị
TQ đang ở giữa một đợt sụt giảm kéo dài tỷ lệ sinh con trên toàn quốc. Tháng trước, chính quyền TQ đã có cảnh báo mới về tình trạng dân số giảm. Tầm quan trọng của cảnh báo là rất lớn, dù thường bị các nhà quan sát trên thế giới bỏ qua trước đó. Gần đây nhất, năm 2019, các nhà nhân khẩu học tại Cơ quan điều tra dân số Hoa Kỳ (U.S. Census Bureau-UNCB) và Liên Hợp Quốc vẫn không tin dân số TQ sẽ bắt đầu giảm trước thập niên 2030. Nhưng họ không lường trước được đợt suy giảm đến sớm hơn và nhanh hơn.
Chính vì vậy, nguyên nhân của sự sụt giảm dân số của TQ đang được xem xét kỹ hơn. Những hậu quả nặng nề có thể xảy ra với thế giới khi cuộc khủng hoảng dân số tại TQ tiếp tục ảnh hưởng đến quốc gia này ở cả ba lĩnh vực: kinh tế, chính trị, chiến lược. TQ là “công xưởng của thế giới” nên lực lượng lao động cần được duy trì bằng dân số ổn định. Việc TQ giảm tỷ lệ kết hôn và sinh con là hồi chuông báo động và sự bất mãn sâu sắc về một tương lai mờ mịt mà chế độ định đoạt cho người dân của mình.
Ở vùng đất không có dân chủ này, sự sụp đổ tỷ lệ sinh có thể được xem là cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm thầm lặng nhưng “long trời lở đất” đối với ách cai trị “hoàng đế trọn đời” Tập Cận Bình. Các số liệu thống kê chính thức của chính phủ TQ còn lâu mới hoàn hảo (Thủ tướng Lý Khắc Cường từng gọi các con số kinh tế của TQ là “sản phẩm của con người”), nhưng chúng cũng đưa ra ước tính gần đúng về xu hướng sinh gần đây.
Chính sách một con dù được điều chỉnh nhưng tỉ lệ sinh ở Trung Quốc vẫn không hề khả quan (ảnh: Getty Images)
The Washington Post cho biết, theo dữ liệu, tỷ lệ sinh ở TQ đã giảm mạnh và giảm đều đặn kể từ năm 2016. Năm 2022, số ca sinh chỉ bằng khoảng một nửa so với sáu năm trước đó (9.6 triệu so với 17.9 triệu). Sự thay đổi lớn về tỷ lệ sinh con có trước cả đại dịch coronavirus và nó dường như là một phần của cú sốc lớn hơn: hôn nhân ở TQ cũng đang rơi tự do. Kể từ năm 2013 (năm Tập Cận Bình bắt đầu nắm quyền) tỷ lệ các cuộc hôn nhân đầu tiên ở TQ đã giảm hơn một nửa và tiếp tục giảm ở cả tỷ lệ sinh con.
Tỷ lệ sinh và tỷ lệ kết hôn cũng giảm trên toàn thế giới nhưng diễn ra dần dần suốt nhiều thập niên; trong khi tại TQ, những cơn địa chấn nhân khẩu học xảy ra rất nhanh. Giảm hôn nhân và giảm sinh con hầu như không bao giờ biến thành “cú sốc lớn” trong thời bình ở các chế độ dân chủ. Chỉ có nạn đói, chiến tranh hoặc những biến động tàn khốc khác mới dẫn đến sự sụp đổ nhanh chóng và nghiêm trọng tỷ lệ hôn nhân và sinh sản. Nay, TQ đang ở trong tình trạng này, nhưng nguyên nhân là các vấn đề nội tại của chế độ độc tài đảng trị và cá nhân trị làm mất lòng tin của người dân vào tương lai.
Lao dốc
Muốn hiểu các yếu tố dẫn đến việc giảm gần 50% tổng số ca sinh của một quốc gia chỉ trong vòng vài năm hãy nhìn lại các ước tính của Ban Dân số Liên Hợp Quốc (U.N. Population Division-UNPD). Trong nạn đói thời Mao Trạch Đông tại TQ khiến hàng chục triệu người chết, mức sinh đã giảm dưới 40% từ năm 1957 (năm cuối cùng trước Đại nhảy vọt) đến năm 1961 (năm tệ nhất của nạn đói).
Trong thời kỳ hỗn loạn sau sự sụp đổ của Liên Xô, mức sinh của Liên bang Nga giảm dưới 40% từ 1988 (năm trước khi Bức tường Berlin sụp đổ) đến 1994 (khi tuổi thọ của nam giới giảm xuống mức khủng khiếp, chỉ còn 57 tuổi!). Trong thời gian Nam Tư tan rã và thanh lọc sắc tộc man rợ, mức sinh ở Bosnia giảm khoảng 40%, từ 1990 (năm cuối cùng trước khi Nam Tư tan rã) đến 1995.
Thời Pol Pot, kiến trúc sư của chế độ diệt chủng Campuchia, tổng số ca sinh giảm một nửa trong cơn ác mộng Khmer Đỏ (theo UNPD, mức sinh giảm 48% từ 1973 đến 1977). Tuy nhiên, TQ đang ở thời kỳ xã hội không hề hỗn loạn, sức khỏe kinh tế khá ổn và không hề có dấu hiệu tận thế sắp đến, tại sao vẫn chịu đựng đợt lao dốc sinh nở đau đớn của chính mình mà chưa biết bao giờ mới kết thúc?
Câu trả lời thuyết phục nhất nằm ở tầm nhìn chán nản của chính người dân TQ. Không có chiến tranh (một trong những yếu tố dự đoán mạnh mẽ nhất về sinh suất trên toàn thế giới) giữa các quốc gia, giữa các sắc tộc và không có thảm họa đói kém, nhưng cả đàn ông và phụ nữ TQ đều ngại kết hôn và sinh con. Rõ ràng, hơn bất kỳ nguyên nhân nào khác, quyền tự quyết của con người đóng vai trò quan trọng trong mô hình sinh đẻ của các quốc gia, ở đây là TQ, và đó là sự thật hiển nhiên.
Có thể giải thích sự suy giảm tỷ lệ sinh của TQ kể từ năm 2016 là “cuộc cách mạng”, một sự thay đổi đột ngột trong tâm trạng quốc gia, lan tỏa như trận cháy rừng với cả bi quan lẫn tuyệt vọng. Thực ra, ngay trong năm 2016, mức sinh của TQ đã thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ 2.1 trẻ em trên một phụ nữ, mức cần thiết để giữ vững dân số.
Theo UNPD, tỷ lệ sinh năm 2016 tại TQ chỉ đạt 1.77, tức thấp hơn 19% so với tỷ lệ sinh cần thiết. Làn sóng lao dốc trong tỉ lệ sinh kéo dài sáu năm sau đó đã kéo mức sinh xuống mức cực kỳ thấp. Nếu số liệu sinh năm 2022 là chính xác, tỷ lệ sinh trên toàn quốc sẽ thấp hơn một nửa so với mức sinh cần thiết. Ngay cả khi sự lao dốc bị chặn lại và mức sinh giữ yên vị, thì số dân thay thế số mất đi vẫn chỉ đạt một nửa so với thế hệ trước.
“Tối hậu nhất đại” (最后一代, Thế hệ cuối cùng)
Không chỉ TQ mà phần lớn Đông Á cũng có tình trạng sinh thấp, gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Nhưng ở TQ, nó diễn ra nhanh hơn nhiều dưới một chế độ độc tài đang khuyến khích thần dân của mình hy sinh hơn cho đế chế. Thời điểm sụp đổ tỉ lệ trẻ sơ sinh của TQ có ý nghĩa quan trọng, bất chấp quyết định của Đảng Cộng sản TQ cho ngưng chính sách kiểm soát sinh sản cưỡng chế được áp đặt suốt nhiều thập niên.
“Thế hệ cuối cùng” (ảnh: VCG/VCG via Getty Images)
Cuối cùng, năm 2015, các nhà hoạch định dân số của Bắc Kinh phải công nhận “chính sách một con” đã ảnh hưởng tồi tệ đến lợi ích của nhà nước. Vì vậy, đến lúc phải đảo ngược chính sách này. Tuy nhiên chế độ tuyên bố vẫn giữ quyền quyết định quy mô gia đình, tức là quyền sinh sản, và nói theo tờ Nhân dân Nhật báo thì đây là “công việc của nhà nước, do chính phủ quản lý”.
Muốn có nhiều trẻ sơ sinh khó hơn hạn chế sinh đẻ. Một chế độ độc tài có thể sử dụng lưỡi lê để giảm số ca sinh nhưng dùng các công cụ trấn áp buộc phụ nữ sinh con sẽ phức tạp hơn rất nhiều, nếu không muốn nói là không thể. Bắc Kinh vẫn chưa tìm ra cách để người dân lạc quan về tương lai và bỏ qua suy nghĩ không muốn đưa thêm đứa con nào vào một thế giới hà khắc của công nghệ nhận dạng khuôn mặt và kiểm duyệt tự do.
Thay vào đó, hàng triệu thanh niên TQ âm thầm tham gia các phong trào bất tuân dân sự mới tự phát như xa lánh công việc (“tang ping”-thảng bình, 躺平, nằm bẹp ở nhà), không lập gia đình và rút lui khỏi xã hội. Chế độ Tập Cận Bình không biết phải làm gì với hình thức phản kháng thầm lặng này.
Năm ngoái, trong đợt phong tỏa quyết liệt vì đại dịch Covid, một đoạn video lan truyền cho thấy cảnh sát y tế TQ mặc đồ bảo hộ che mặt cố gắng cưỡng ép một thanh niên ra khỏi căn hộ của mình để đưa đến trại cách ly. Khi anh ta (đã xét nghiệm âm tính với Covid) không tuân lệnh, họ cảnh báo: “Nếu bạn không tuân thủ, điều tồi tệ có thể xảy ra với gia đình bạn trong ba thế hệ”. Câu trả lời là: “Xin lỗi, chúng tôi đã là thế hệ cuối cùng!”.
Một “dấu hiệu tận thế” sớm của Trung Quốc
Lê Tây Sơn
1 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Sự phản kháng “bất bạo động” của giới trẻ Trung Quốc: Không kết hôn, không sinh con (ảnh: CFOTO/Future Publishing via Getty Images)
Tỷ lệ sinh và kết hôn sụt giảm tại Trung Quốc (TQ) là phản ánh sự bi quan và thất vọng sâu sắc của người dân quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Hậu quả của mô hình toàn trị
TQ đang ở giữa một đợt sụt giảm kéo dài tỷ lệ sinh con trên toàn quốc. Tháng trước, chính quyền TQ đã có cảnh báo mới về tình trạng dân số giảm. Tầm quan trọng của cảnh báo là rất lớn, dù thường bị các nhà quan sát trên thế giới bỏ qua trước đó. Gần đây nhất, năm 2019, các nhà nhân khẩu học tại Cơ quan điều tra dân số Hoa Kỳ (U.S. Census Bureau-UNCB) và Liên Hợp Quốc vẫn không tin dân số TQ sẽ bắt đầu giảm trước thập niên 2030. Nhưng họ không lường trước được đợt suy giảm đến sớm hơn và nhanh hơn.
Chính vì vậy, nguyên nhân của sự sụt giảm dân số của TQ đang được xem xét kỹ hơn. Những hậu quả nặng nề có thể xảy ra với thế giới khi cuộc khủng hoảng dân số tại TQ tiếp tục ảnh hưởng đến quốc gia này ở cả ba lĩnh vực: kinh tế, chính trị, chiến lược. TQ là “công xưởng của thế giới” nên lực lượng lao động cần được duy trì bằng dân số ổn định. Việc TQ giảm tỷ lệ kết hôn và sinh con là hồi chuông báo động và sự bất mãn sâu sắc về một tương lai mờ mịt mà chế độ định đoạt cho người dân của mình.
Ở vùng đất không có dân chủ này, sự sụp đổ tỷ lệ sinh có thể được xem là cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm thầm lặng nhưng “long trời lở đất” đối với ách cai trị “hoàng đế trọn đời” Tập Cận Bình. Các số liệu thống kê chính thức của chính phủ TQ còn lâu mới hoàn hảo (Thủ tướng Lý Khắc Cường từng gọi các con số kinh tế của TQ là “sản phẩm của con người”), nhưng chúng cũng đưa ra ước tính gần đúng về xu hướng sinh gần đây.
Chính sách một con dù được điều chỉnh nhưng tỉ lệ sinh ở Trung Quốc vẫn không hề khả quan (ảnh: Getty Images)
The Washington Post cho biết, theo dữ liệu, tỷ lệ sinh ở TQ đã giảm mạnh và giảm đều đặn kể từ năm 2016. Năm 2022, số ca sinh chỉ bằng khoảng một nửa so với sáu năm trước đó (9.6 triệu so với 17.9 triệu). Sự thay đổi lớn về tỷ lệ sinh con có trước cả đại dịch coronavirus và nó dường như là một phần của cú sốc lớn hơn: hôn nhân ở TQ cũng đang rơi tự do. Kể từ năm 2013 (năm Tập Cận Bình bắt đầu nắm quyền) tỷ lệ các cuộc hôn nhân đầu tiên ở TQ đã giảm hơn một nửa và tiếp tục giảm ở cả tỷ lệ sinh con.
Tỷ lệ sinh và tỷ lệ kết hôn cũng giảm trên toàn thế giới nhưng diễn ra dần dần suốt nhiều thập niên; trong khi tại TQ, những cơn địa chấn nhân khẩu học xảy ra rất nhanh. Giảm hôn nhân và giảm sinh con hầu như không bao giờ biến thành “cú sốc lớn” trong thời bình ở các chế độ dân chủ. Chỉ có nạn đói, chiến tranh hoặc những biến động tàn khốc khác mới dẫn đến sự sụp đổ nhanh chóng và nghiêm trọng tỷ lệ hôn nhân và sinh sản. Nay, TQ đang ở trong tình trạng này, nhưng nguyên nhân là các vấn đề nội tại của chế độ độc tài đảng trị và cá nhân trị làm mất lòng tin của người dân vào tương lai.
Lao dốc
Muốn hiểu các yếu tố dẫn đến việc giảm gần 50% tổng số ca sinh của một quốc gia chỉ trong vòng vài năm hãy nhìn lại các ước tính của Ban Dân số Liên Hợp Quốc (U.N. Population Division-UNPD). Trong nạn đói thời Mao Trạch Đông tại TQ khiến hàng chục triệu người chết, mức sinh đã giảm dưới 40% từ năm 1957 (năm cuối cùng trước Đại nhảy vọt) đến năm 1961 (năm tệ nhất của nạn đói).
Trong thời kỳ hỗn loạn sau sự sụp đổ của Liên Xô, mức sinh của Liên bang Nga giảm dưới 40% từ 1988 (năm trước khi Bức tường Berlin sụp đổ) đến 1994 (khi tuổi thọ của nam giới giảm xuống mức khủng khiếp, chỉ còn 57 tuổi!). Trong thời gian Nam Tư tan rã và thanh lọc sắc tộc man rợ, mức sinh ở Bosnia giảm khoảng 40%, từ 1990 (năm cuối cùng trước khi Nam Tư tan rã) đến 1995.
Thời Pol Pot, kiến trúc sư của chế độ diệt chủng Campuchia, tổng số ca sinh giảm một nửa trong cơn ác mộng Khmer Đỏ (theo UNPD, mức sinh giảm 48% từ 1973 đến 1977). Tuy nhiên, TQ đang ở thời kỳ xã hội không hề hỗn loạn, sức khỏe kinh tế khá ổn và không hề có dấu hiệu tận thế sắp đến, tại sao vẫn chịu đựng đợt lao dốc sinh nở đau đớn của chính mình mà chưa biết bao giờ mới kết thúc?
Câu trả lời thuyết phục nhất nằm ở tầm nhìn chán nản của chính người dân TQ. Không có chiến tranh (một trong những yếu tố dự đoán mạnh mẽ nhất về sinh suất trên toàn thế giới) giữa các quốc gia, giữa các sắc tộc và không có thảm họa đói kém, nhưng cả đàn ông và phụ nữ TQ đều ngại kết hôn và sinh con. Rõ ràng, hơn bất kỳ nguyên nhân nào khác, quyền tự quyết của con người đóng vai trò quan trọng trong mô hình sinh đẻ của các quốc gia, ở đây là TQ, và đó là sự thật hiển nhiên.
Có thể giải thích sự suy giảm tỷ lệ sinh của TQ kể từ năm 2016 là “cuộc cách mạng”, một sự thay đổi đột ngột trong tâm trạng quốc gia, lan tỏa như trận cháy rừng với cả bi quan lẫn tuyệt vọng. Thực ra, ngay trong năm 2016, mức sinh của TQ đã thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ 2.1 trẻ em trên một phụ nữ, mức cần thiết để giữ vững dân số.
Theo UNPD, tỷ lệ sinh năm 2016 tại TQ chỉ đạt 1.77, tức thấp hơn 19% so với tỷ lệ sinh cần thiết. Làn sóng lao dốc trong tỉ lệ sinh kéo dài sáu năm sau đó đã kéo mức sinh xuống mức cực kỳ thấp. Nếu số liệu sinh năm 2022 là chính xác, tỷ lệ sinh trên toàn quốc sẽ thấp hơn một nửa so với mức sinh cần thiết. Ngay cả khi sự lao dốc bị chặn lại và mức sinh giữ yên vị, thì số dân thay thế số mất đi vẫn chỉ đạt một nửa so với thế hệ trước.
“Tối hậu nhất đại” (最后一代, Thế hệ cuối cùng)
Không chỉ TQ mà phần lớn Đông Á cũng có tình trạng sinh thấp, gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Nhưng ở TQ, nó diễn ra nhanh hơn nhiều dưới một chế độ độc tài đang khuyến khích thần dân của mình hy sinh hơn cho đế chế. Thời điểm sụp đổ tỉ lệ trẻ sơ sinh của TQ có ý nghĩa quan trọng, bất chấp quyết định của Đảng Cộng sản TQ cho ngưng chính sách kiểm soát sinh sản cưỡng chế được áp đặt suốt nhiều thập niên.
“Thế hệ cuối cùng” (ảnh: VCG/VCG via Getty Images)
Cuối cùng, năm 2015, các nhà hoạch định dân số của Bắc Kinh phải công nhận “chính sách một con” đã ảnh hưởng tồi tệ đến lợi ích của nhà nước. Vì vậy, đến lúc phải đảo ngược chính sách này. Tuy nhiên chế độ tuyên bố vẫn giữ quyền quyết định quy mô gia đình, tức là quyền sinh sản, và nói theo tờ Nhân dân Nhật báo thì đây là “công việc của nhà nước, do chính phủ quản lý”.
Muốn có nhiều trẻ sơ sinh khó hơn hạn chế sinh đẻ. Một chế độ độc tài có thể sử dụng lưỡi lê để giảm số ca sinh nhưng dùng các công cụ trấn áp buộc phụ nữ sinh con sẽ phức tạp hơn rất nhiều, nếu không muốn nói là không thể. Bắc Kinh vẫn chưa tìm ra cách để người dân lạc quan về tương lai và bỏ qua suy nghĩ không muốn đưa thêm đứa con nào vào một thế giới hà khắc của công nghệ nhận dạng khuôn mặt và kiểm duyệt tự do.
Thay vào đó, hàng triệu thanh niên TQ âm thầm tham gia các phong trào bất tuân dân sự mới tự phát như xa lánh công việc (“tang ping”-thảng bình, 躺平, nằm bẹp ở nhà), không lập gia đình và rút lui khỏi xã hội. Chế độ Tập Cận Bình không biết phải làm gì với hình thức phản kháng thầm lặng này.
Năm ngoái, trong đợt phong tỏa quyết liệt vì đại dịch Covid, một đoạn video lan truyền cho thấy cảnh sát y tế TQ mặc đồ bảo hộ che mặt cố gắng cưỡng ép một thanh niên ra khỏi căn hộ của mình để đưa đến trại cách ly. Khi anh ta (đã xét nghiệm âm tính với Covid) không tuân lệnh, họ cảnh báo: “Nếu bạn không tuân thủ, điều tồi tệ có thể xảy ra với gia đình bạn trong ba thế hệ”. Câu trả lời là: “Xin lỗi, chúng tôi đã là thế hệ cuối cùng!”.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)
Trung Quốc: Tập Cận Bình thâu tóm quyền lực, không một ai có thể thách thức?
Tác giả,Stephen McDonellVai trò,Phóng viên thường trú ở Trung Quốc
5 tháng 3 2023, 12:20 +07
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường (trái) và ông Lý Cường (phải)
Kỳ họp Quốc hội Trung Quốc bắt đầu từ cuối tuần này là một nấc thang mang tính biểu tượng về quá trình thâu tóm quyền lực của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Nhà lãnh đạo này đã thay đổi hoàn toàn Đảng Cộng sản Trung Quốc, tự đặt mình vào vị trí hạt nhân và không ai thậm chí có một cơ hội xa vời nào, có thể thách thức ông ta.
Sự thể hiện rõ ràng nhất sẽ là chuyển biến nhân sự được công bố trong phiên họp chính trị thường niên này, sẽ được 3.000 đại biểu quốc hội thông qua.
Người sẽ trở thành thủ tướng, quản lý nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, và về mặt lý thuyết, nắm giữ vị trí quyền lực thứ hai chỉ sau ông Tập.
Thủ tướng sắp mãn nhiệm, Lý Khắc Cường đứng ở vị trí trung tâm trong ngày đầu tiên. Và cuối cùng, tân Thủ tướng Trung Quốc, gần như chắc chắn là Lý Cường, sẽ đứng vào vị trí quyền lực.
Họ là hai con người rất khác biệt, đặc biệt xét về sự trung thành đối với Tập Cận Bình, người bắt đầu chiến dịch chống tham nhũng cách đây một thập kỷ, càn quét một loạt các thành phần đối lập trong đảng thuộc nhiều cấp bậc khác nhau.
Trong Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng 10/2022 với việc ra mắt Ban Thường vụ Bộ Chính trị mới gồm bảy thành viên đồng nghĩa nhóm quyền lực mạnh nhất ở quốc gia này hiện đều là những người trung thành với ông Tập.
Tại kỳ họp lần này, những người đứng đầu các sở ngành và vị trí bộ trưởng sẽ được thay thế. Tất cả họ đều được cho sẽ cùng một nhóm chính trị chung.
Điều này không đồng nghĩa là họ không đủ năng lực nhưng liệu họ sẽ sẵn sàng đến mức độ nào để đưa ra lời cố vấn chân thành và không khoan nhượng cho người đàn ông đã đặt họ vào vị trí đó?
"Một mặt, điều này có thể mang ý nghĩa Tập có thể giải quyết công việc với vai trò lãnh đạo mới của mình, nhưng mặt khác, cũng có rủi ro là ông ta sẽ bị kẹt cứng trong một căn phòng tiếng vọng (echo chamber)," một người có thâm niên trong lĩnh vực kinh doanh nói với BBC.
Vì thế, những bổ nhiệm này có ý nghĩa gì trong hướng đi sắp tới của Trung Quốc?
Nếu Lý Cường thật sự trở thành thủ tướng, ngồi ở đó vào ngày cuối của kỳ họp quốc hội, nhận những câu hỏi đã được sàng lọc trong sự kiện báo chí thường niên, điều này sẽ là bước 'đại nhảy vọt' dành cho ông ta.
Với vai trò là Bí thư thành phố Thượng Hải, ông Lý Cường chịu trách nhiệm trong thời gian thủ phủ tài chính của Trung Quốc trải qua hai tháng phong tỏa vì Covid thật thảm họa hồi năm ngoái.
Vì lý do này, nhiều người ngỡ ngàng khi ông ấy được thăng tiến trở thành nhân vật quyền lực thứ hai của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ai là ai: Những gương mặt sẽ nắm quyền tại Trung Quốc sau Đại hội ĐCS
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Thượng Hải đã trải qua một trong những đợt phong tỏa nghiêm ngặt và lâu nhất thế giới vào năm ngoái
Không chỉ về phong tỏa, mà còn về chuyện điều hành đã diễn ra một cách yếu kém. Việc bắt những tài xế giao hàng ở nhà đồng nghĩa thực phẩm và thuốc men không thể được vận chuyển hiệu quả đến nhiều triệu người dân không được phép ra ngoài.
Đã xảy ra vấn đề thiếu thực phẩm nghiêm trọng, và khi việc giao hàng được vận hành trở lại thì các cư dân đã đăng hình những loại rau héo úa mà họ được cho ăn để sống.
Khi đến hồi kết của quá trình phong tỏa toàn thành phố, người dân đã thấy quá đủ. Họ đạp đổ hàng rào dựng lên để hạn chế mình, chống trả với lực lượng canh gác tại chỗ về cách tiếp cận zero-Covid, vốn càng thêm bị căm phẫn sau đó.
Giới quan sát đã đặt câu hỏi là tại sao một người chịu trách nhiệm cho thất bại hậu cần quy mô vô cùng lớn như thế lại có thể được giao trọng trách điều hành toàn bộ đất nước.
Rồi thì quá khứ của ông ta đã cho thấy một bức tranh khác. Năm tháng trôi qua, giới doanh nghiệp nhận thấy ông ta là một nhà cải cách, có thể luồn lách qua những sự hà khắc trong giới đảng.
"Ông ta thông minh và là người vận hành tốt nhưng rõ ràng ông ta được vị trí đó là nhờ lòng trung thành với Tập Cận Bình. Khi ông chủ tịch nước kêu ông ta nhảy, ông ta trả lời, 'nhảy cao bao nhiêu?' Joerg Wuttke, Chủ tịch Văn phòng Thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc nói. Ông Wuttke đã thực hiện công việc kinh doanh của mình tại Trung Quốc từ những năm 1990 và đã có nhiều hoạt động liên quan đến giới chính trị cấp cao trong Đảng Cộng sản nước này trong nhiều năm.
Ông Wuttke nói thêm là những người tiêu dùng bình thường và các công ty vẫn còn cảm nhận được tác động tiêu cực từ chiến lược zero-Covid.
"Có sự cẩn trọng liên quan đến quan ngại trong vấn đề chi tiêu, từ sự tổn thương liên quan đến chính sách zero-Covid," ông nói, "Có người đã mắc phải vấn đề tâm lý trong những năm qua tại Trung Quốc. họ lo lắng về chuyện gặp rủi ro và rất cẩn trọng khi đưa ra quyết định." Sự tổn thương này đặc biệt hiện diện tại Thượng Hải và sức hấp dẫn của thành phố này đã bị phai mờ đáng kể khi xét về vấn đề đầu tư nước ngoài."
Tuy nhiên, ông Wuttke không nghĩ đây chỉ là lỗi của Lý Cường - và những doanh nhân khác cũng hưởng ứng điều này.
Ông Lý Cường được ghi nhận trong việc đưa Tesla về Thượng Hải. Đây là nhà máy sản xuất đầu tiên của công ty này bên ngoài lãnh thổ Mỹ, và được phép thành lập liên doanh riêng, không cần yêu cầu liên doanh với một đối tác Trung Quốc như cách mà các công ty sản xuất xe ô tô khác từ nước ngoài phải thực hiện.
Khi tán dương chương trình thử nghiệm Khu Thương mại Tự do Thượng Hải vào năm 2019, ông Lý Cường nói nơi này sẽ rộng mở đối với sự cạnh tranh quốc tế, và sẽ "đóng vai trò đơn vị vận chuyển quan trọng cho Trung Quốc để hội nhập sâu hơn vào tiến trình toàn cầu hóa kinh tế".
Trong một số nhóm nhất định, ông ấy được xem là một nhân vật tự do hơn, người sẵn sàng cúi đầu tuân theo luật lệ.
Nhưng chưa rõ liệu ông Lý sẽ là một người cúi đầu trước luật lệ được trao quyền lực, không sợ làm những gì cần phải làm bởi vì có sự hậu thuẫn của ông Tập hay không, hay sẽ là một người theo chủ nghĩa thực dụng trước đây, rơi vào một sân khấu lớn và đứng dưới cái bóng của ông Tập.
Hồi năm 2016, ông ta đã trở thành bí thư của một tỉnh giàu có miền đông Trung Quốc là Giang Tô, nổi tiếng với các công ty công nghệ. Ông ấy đã tìm cách gặp gỡ người sáng lập Alibaba là Jack Ma và các nhà lãnh đạo khác để tìm kiếm lời khuyên về môi trường kinh doanh tại tỉnh này.
Thế nhưng đó là quãng thời gian khác. Trong những năm gần đây, ông Tập đã lệnh những công ty công nghệ phải bị kiểm soát, cho rằng họ đã quá quyền lực vì lợi ích của mình. Chuyện những lãnh đạo của những công ty này "biến mất" để bị các cảnh sát theo dõi trong đảng thẩm vấn - vụ mới nhất là của tỷ phú Bao Fan, người sáng lập công ty môi giới giao dịch công nghệ hàng đầu tại Trung Quốc.
Bao Fan: Tỷ phú Trung Quốc 'mất tích' 'đang hỗ trợ chính quyền điều tra'
Đây dường như không phải là điều mà Lý Cường đã khuyến khích trong quá khứ, nhưng ông ta và Tập đã biết nhau lâu trước đó.
Trước khi đến Giang Tô, ông Lý đã ở phía nam Thượng Hải tại một tỉnh giàu có khác ở miền đông Trung Quốc là Chiết Giang. Vào thời điểm đó, bí thư tỉnh này là Tập Cận Bình, và sau khi Lý trở thành chánh văn phòng, hai người đã làm việc ngày đêm, gây ấn tượng với người lãnh đạo.
Ông Tập lại không bao giờ có cùng một quá khứ như vậy với thủ tướng sắp mãn nhiệm, Lý Khắc Cường.
Họ cũng lớn lên trong thời kỳ lãnh đạo mang tính thập thể hơn, và Lý Khắc Cường khi đó, theo một cách nào đó, là một đối thủ. Ông ta đã được cân nhắc cho vị trí hàng đầu này, Không thể nào không nghĩ đến Trung Quốc sẽ ra sao lúc này nếu ông Lý Khắc Cường là người kế nhiệm, thay vì ông Tập Cận Bình.
Là một nhà kinh tế học giỏi, tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh sau cuộc Cách mạng Văn hóa, Lý Khắc Cường đã thăng tiến qua các cấp bậc trong Đảng Cộng sản Trung Quốc từ con đường Đoàn Thanh niên, một nhóm quyền lực đối thủ.
Sau khi không thể vươn lên vị trí hàng đầu, ông Lý Khắc Cường nhanh chóng bị kiểm soát với vai trò là thủ tướng dưới quyền của Tập, người thâu tóm quyền lực chưa từng có kể từ thời của Mao Trạch Đông, người sáng lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Với vai trò thủ tướng, ông Lý Khắc Cường tuyên bố việc giới thiệu trở lại buôn bán đường phố ở các thành phố trên khắp Trung Quốc, giúp chấn hưng nền kinh tế và tạo một bầu không khí sôi động hơn. Nhưng những người hưởng ứng lời kêu gọi này của Bắc Kinh lại bị cảnh sát yêu cầu rời đi.
Dưới thời Tập, vấn đề khiến Bắc Kinh trông như "đi ngược" hoặc "cũ kỹ" đáng phải suy ngẫm. Một vị thủ tướng nêu vấn đề đó cũng không quan trọng. Ở Bắc Kinh, điều này sẽ không thể đi đến đâu.
Lý Khắc Cường, được xem là người theo cựu lãnh đạo Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, người bị đưa ra khỏi phiên bế mạc Đại hội Đảng Cộng sản hồi năm ngoái theo lệnh của Tập.
Có phải ông Hồ không khỏe hoặc ông ta đã gây rắc rối hay không sau khi người của ông ta đã không được cân nhắc, vẫn chưa giải thích được cho một sự kiện khi một kỷ nguyên trước đó bị hạ màn ngay trước truyền thông quốc tế.
Khi được dẫn đi, ông Hồ đã vỗ vai ông Lý Khắc Cường và ông Lý đã gật đầu lại.
Hồ Cẩm Đào: Bí ẩn của việc bị đưa ra khỏi phiên bế mạc Đại hội Đảng
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Ông Hồ Cẩm Đào vỗ vai ông Lý Khắc Cường khi được đưa ra khỏi phiên bế mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng 10/2022
Ông Lý Khắc Cường sẽ còn được nhớ đến với thành tích kinh tế mạnh mẽ, nhưng đến khi cuối nhiệm kỳ thì lại bị cuộc khủng hoảng zero-Covid làm xấu đi.
Trong suốt quãng thời gian tồi tệ nhất, ông nói nền kinh tế Trung Quốc đang chịu áp lực vô cùng lớn và kêu gọi giới chức cẩn trọng không để các lệnh hạn chế gây ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng.
Nhưng giữa yêu cầu bảo vệ nền kinh tế của ông Lý và chính sách duy trì zero-Covid của ông Tập, thì rõ ràng giới chức không có sự lựa chọn nào khác.
Không gì có thể đánh bại Tập Cận Bình, người đang có một đảng làm theo điều mà ông ta muốn.
Mối hiểm nguy duy nhất ông ta dường như đối mặt là danh tiếng của mình có thể bị ảnh hưởng trong một số thành phần dân chúng.
Phản đối Zero Covid, nhiều người biểu tình mất tích ở TQ
Zero-Covid; việc bãi bỏ đột ngột chính sách zero-Covid sau các cuộc biểu tình rộng khắp, khủng hoảng bất động sản, tỷ lệ thất nghiệp cao ở người trẻ; trấn áp công ty công nghệ và những tổn hại vô cùng lớn trong ngành công nghiệp dịch vụ đã ảnh hưởng đến vị thế của ông ta.
"Mao đã tồn tại trong suốt thời kỳ nền kinh tế bị sụp đổ hoàn toàn bởi vì người dân không còn gì để mất," ông Wuttke nói. "Hiện người dân đã có cuộc sống được cải thiện hơn nhiều, nhưng những người cha mẹ thuộc giới trung lưu đang bắt đầu lo lắng là con của mình sẽ không có cuộc sống tốt hơn họ."
Năm nay, tại phiên họp Quốc hội Trung Quốc, đặc biệt những nhân vật được bổ nhiệm mới, sẽ được quan sát chặt chẽ, về khả năng nền kinh tế hàng đầu thế giới này đang hướng đến đâu.
Nếu tất cả theo cách của Tập Cận Bình, thì Trung Quốc sẽ huy động tổng lực để loại trừ mọi chướng ngại đối với nhà lãnh đạo này.
Nếu quốc gia này không vận hành êm đẹp trên tất cả mặt trận, thì những câu hỏi khó hơn sẽ dần xuất hiện.
Tác giả,Stephen McDonellVai trò,Phóng viên thường trú ở Trung Quốc
5 tháng 3 2023, 12:20 +07
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường (trái) và ông Lý Cường (phải)
Kỳ họp Quốc hội Trung Quốc bắt đầu từ cuối tuần này là một nấc thang mang tính biểu tượng về quá trình thâu tóm quyền lực của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Nhà lãnh đạo này đã thay đổi hoàn toàn Đảng Cộng sản Trung Quốc, tự đặt mình vào vị trí hạt nhân và không ai thậm chí có một cơ hội xa vời nào, có thể thách thức ông ta.
Sự thể hiện rõ ràng nhất sẽ là chuyển biến nhân sự được công bố trong phiên họp chính trị thường niên này, sẽ được 3.000 đại biểu quốc hội thông qua.
Người sẽ trở thành thủ tướng, quản lý nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, và về mặt lý thuyết, nắm giữ vị trí quyền lực thứ hai chỉ sau ông Tập.
Thủ tướng sắp mãn nhiệm, Lý Khắc Cường đứng ở vị trí trung tâm trong ngày đầu tiên. Và cuối cùng, tân Thủ tướng Trung Quốc, gần như chắc chắn là Lý Cường, sẽ đứng vào vị trí quyền lực.
Họ là hai con người rất khác biệt, đặc biệt xét về sự trung thành đối với Tập Cận Bình, người bắt đầu chiến dịch chống tham nhũng cách đây một thập kỷ, càn quét một loạt các thành phần đối lập trong đảng thuộc nhiều cấp bậc khác nhau.
Trong Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng 10/2022 với việc ra mắt Ban Thường vụ Bộ Chính trị mới gồm bảy thành viên đồng nghĩa nhóm quyền lực mạnh nhất ở quốc gia này hiện đều là những người trung thành với ông Tập.
Tại kỳ họp lần này, những người đứng đầu các sở ngành và vị trí bộ trưởng sẽ được thay thế. Tất cả họ đều được cho sẽ cùng một nhóm chính trị chung.
Điều này không đồng nghĩa là họ không đủ năng lực nhưng liệu họ sẽ sẵn sàng đến mức độ nào để đưa ra lời cố vấn chân thành và không khoan nhượng cho người đàn ông đã đặt họ vào vị trí đó?
"Một mặt, điều này có thể mang ý nghĩa Tập có thể giải quyết công việc với vai trò lãnh đạo mới của mình, nhưng mặt khác, cũng có rủi ro là ông ta sẽ bị kẹt cứng trong một căn phòng tiếng vọng (echo chamber)," một người có thâm niên trong lĩnh vực kinh doanh nói với BBC.
Vì thế, những bổ nhiệm này có ý nghĩa gì trong hướng đi sắp tới của Trung Quốc?
Nếu Lý Cường thật sự trở thành thủ tướng, ngồi ở đó vào ngày cuối của kỳ họp quốc hội, nhận những câu hỏi đã được sàng lọc trong sự kiện báo chí thường niên, điều này sẽ là bước 'đại nhảy vọt' dành cho ông ta.
Với vai trò là Bí thư thành phố Thượng Hải, ông Lý Cường chịu trách nhiệm trong thời gian thủ phủ tài chính của Trung Quốc trải qua hai tháng phong tỏa vì Covid thật thảm họa hồi năm ngoái.
Vì lý do này, nhiều người ngỡ ngàng khi ông ấy được thăng tiến trở thành nhân vật quyền lực thứ hai của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ai là ai: Những gương mặt sẽ nắm quyền tại Trung Quốc sau Đại hội ĐCS
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Thượng Hải đã trải qua một trong những đợt phong tỏa nghiêm ngặt và lâu nhất thế giới vào năm ngoái
Không chỉ về phong tỏa, mà còn về chuyện điều hành đã diễn ra một cách yếu kém. Việc bắt những tài xế giao hàng ở nhà đồng nghĩa thực phẩm và thuốc men không thể được vận chuyển hiệu quả đến nhiều triệu người dân không được phép ra ngoài.
Đã xảy ra vấn đề thiếu thực phẩm nghiêm trọng, và khi việc giao hàng được vận hành trở lại thì các cư dân đã đăng hình những loại rau héo úa mà họ được cho ăn để sống.
Khi đến hồi kết của quá trình phong tỏa toàn thành phố, người dân đã thấy quá đủ. Họ đạp đổ hàng rào dựng lên để hạn chế mình, chống trả với lực lượng canh gác tại chỗ về cách tiếp cận zero-Covid, vốn càng thêm bị căm phẫn sau đó.
Giới quan sát đã đặt câu hỏi là tại sao một người chịu trách nhiệm cho thất bại hậu cần quy mô vô cùng lớn như thế lại có thể được giao trọng trách điều hành toàn bộ đất nước.
Rồi thì quá khứ của ông ta đã cho thấy một bức tranh khác. Năm tháng trôi qua, giới doanh nghiệp nhận thấy ông ta là một nhà cải cách, có thể luồn lách qua những sự hà khắc trong giới đảng.
"Ông ta thông minh và là người vận hành tốt nhưng rõ ràng ông ta được vị trí đó là nhờ lòng trung thành với Tập Cận Bình. Khi ông chủ tịch nước kêu ông ta nhảy, ông ta trả lời, 'nhảy cao bao nhiêu?' Joerg Wuttke, Chủ tịch Văn phòng Thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc nói. Ông Wuttke đã thực hiện công việc kinh doanh của mình tại Trung Quốc từ những năm 1990 và đã có nhiều hoạt động liên quan đến giới chính trị cấp cao trong Đảng Cộng sản nước này trong nhiều năm.
Ông Wuttke nói thêm là những người tiêu dùng bình thường và các công ty vẫn còn cảm nhận được tác động tiêu cực từ chiến lược zero-Covid.
"Có sự cẩn trọng liên quan đến quan ngại trong vấn đề chi tiêu, từ sự tổn thương liên quan đến chính sách zero-Covid," ông nói, "Có người đã mắc phải vấn đề tâm lý trong những năm qua tại Trung Quốc. họ lo lắng về chuyện gặp rủi ro và rất cẩn trọng khi đưa ra quyết định." Sự tổn thương này đặc biệt hiện diện tại Thượng Hải và sức hấp dẫn của thành phố này đã bị phai mờ đáng kể khi xét về vấn đề đầu tư nước ngoài."
Tuy nhiên, ông Wuttke không nghĩ đây chỉ là lỗi của Lý Cường - và những doanh nhân khác cũng hưởng ứng điều này.
Ông Lý Cường được ghi nhận trong việc đưa Tesla về Thượng Hải. Đây là nhà máy sản xuất đầu tiên của công ty này bên ngoài lãnh thổ Mỹ, và được phép thành lập liên doanh riêng, không cần yêu cầu liên doanh với một đối tác Trung Quốc như cách mà các công ty sản xuất xe ô tô khác từ nước ngoài phải thực hiện.
Khi tán dương chương trình thử nghiệm Khu Thương mại Tự do Thượng Hải vào năm 2019, ông Lý Cường nói nơi này sẽ rộng mở đối với sự cạnh tranh quốc tế, và sẽ "đóng vai trò đơn vị vận chuyển quan trọng cho Trung Quốc để hội nhập sâu hơn vào tiến trình toàn cầu hóa kinh tế".
Trong một số nhóm nhất định, ông ấy được xem là một nhân vật tự do hơn, người sẵn sàng cúi đầu tuân theo luật lệ.
Nhưng chưa rõ liệu ông Lý sẽ là một người cúi đầu trước luật lệ được trao quyền lực, không sợ làm những gì cần phải làm bởi vì có sự hậu thuẫn của ông Tập hay không, hay sẽ là một người theo chủ nghĩa thực dụng trước đây, rơi vào một sân khấu lớn và đứng dưới cái bóng của ông Tập.
Hồi năm 2016, ông ta đã trở thành bí thư của một tỉnh giàu có miền đông Trung Quốc là Giang Tô, nổi tiếng với các công ty công nghệ. Ông ấy đã tìm cách gặp gỡ người sáng lập Alibaba là Jack Ma và các nhà lãnh đạo khác để tìm kiếm lời khuyên về môi trường kinh doanh tại tỉnh này.
Thế nhưng đó là quãng thời gian khác. Trong những năm gần đây, ông Tập đã lệnh những công ty công nghệ phải bị kiểm soát, cho rằng họ đã quá quyền lực vì lợi ích của mình. Chuyện những lãnh đạo của những công ty này "biến mất" để bị các cảnh sát theo dõi trong đảng thẩm vấn - vụ mới nhất là của tỷ phú Bao Fan, người sáng lập công ty môi giới giao dịch công nghệ hàng đầu tại Trung Quốc.
Bao Fan: Tỷ phú Trung Quốc 'mất tích' 'đang hỗ trợ chính quyền điều tra'
Đây dường như không phải là điều mà Lý Cường đã khuyến khích trong quá khứ, nhưng ông ta và Tập đã biết nhau lâu trước đó.
Trước khi đến Giang Tô, ông Lý đã ở phía nam Thượng Hải tại một tỉnh giàu có khác ở miền đông Trung Quốc là Chiết Giang. Vào thời điểm đó, bí thư tỉnh này là Tập Cận Bình, và sau khi Lý trở thành chánh văn phòng, hai người đã làm việc ngày đêm, gây ấn tượng với người lãnh đạo.
Ông Tập lại không bao giờ có cùng một quá khứ như vậy với thủ tướng sắp mãn nhiệm, Lý Khắc Cường.
Họ cũng lớn lên trong thời kỳ lãnh đạo mang tính thập thể hơn, và Lý Khắc Cường khi đó, theo một cách nào đó, là một đối thủ. Ông ta đã được cân nhắc cho vị trí hàng đầu này, Không thể nào không nghĩ đến Trung Quốc sẽ ra sao lúc này nếu ông Lý Khắc Cường là người kế nhiệm, thay vì ông Tập Cận Bình.
Là một nhà kinh tế học giỏi, tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh sau cuộc Cách mạng Văn hóa, Lý Khắc Cường đã thăng tiến qua các cấp bậc trong Đảng Cộng sản Trung Quốc từ con đường Đoàn Thanh niên, một nhóm quyền lực đối thủ.
Sau khi không thể vươn lên vị trí hàng đầu, ông Lý Khắc Cường nhanh chóng bị kiểm soát với vai trò là thủ tướng dưới quyền của Tập, người thâu tóm quyền lực chưa từng có kể từ thời của Mao Trạch Đông, người sáng lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Với vai trò thủ tướng, ông Lý Khắc Cường tuyên bố việc giới thiệu trở lại buôn bán đường phố ở các thành phố trên khắp Trung Quốc, giúp chấn hưng nền kinh tế và tạo một bầu không khí sôi động hơn. Nhưng những người hưởng ứng lời kêu gọi này của Bắc Kinh lại bị cảnh sát yêu cầu rời đi.
Dưới thời Tập, vấn đề khiến Bắc Kinh trông như "đi ngược" hoặc "cũ kỹ" đáng phải suy ngẫm. Một vị thủ tướng nêu vấn đề đó cũng không quan trọng. Ở Bắc Kinh, điều này sẽ không thể đi đến đâu.
Lý Khắc Cường, được xem là người theo cựu lãnh đạo Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, người bị đưa ra khỏi phiên bế mạc Đại hội Đảng Cộng sản hồi năm ngoái theo lệnh của Tập.
Có phải ông Hồ không khỏe hoặc ông ta đã gây rắc rối hay không sau khi người của ông ta đã không được cân nhắc, vẫn chưa giải thích được cho một sự kiện khi một kỷ nguyên trước đó bị hạ màn ngay trước truyền thông quốc tế.
Khi được dẫn đi, ông Hồ đã vỗ vai ông Lý Khắc Cường và ông Lý đã gật đầu lại.
Hồ Cẩm Đào: Bí ẩn của việc bị đưa ra khỏi phiên bế mạc Đại hội Đảng
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Ông Hồ Cẩm Đào vỗ vai ông Lý Khắc Cường khi được đưa ra khỏi phiên bế mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng 10/2022
Ông Lý Khắc Cường sẽ còn được nhớ đến với thành tích kinh tế mạnh mẽ, nhưng đến khi cuối nhiệm kỳ thì lại bị cuộc khủng hoảng zero-Covid làm xấu đi.
Trong suốt quãng thời gian tồi tệ nhất, ông nói nền kinh tế Trung Quốc đang chịu áp lực vô cùng lớn và kêu gọi giới chức cẩn trọng không để các lệnh hạn chế gây ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng.
Nhưng giữa yêu cầu bảo vệ nền kinh tế của ông Lý và chính sách duy trì zero-Covid của ông Tập, thì rõ ràng giới chức không có sự lựa chọn nào khác.
Không gì có thể đánh bại Tập Cận Bình, người đang có một đảng làm theo điều mà ông ta muốn.
Mối hiểm nguy duy nhất ông ta dường như đối mặt là danh tiếng của mình có thể bị ảnh hưởng trong một số thành phần dân chúng.
Phản đối Zero Covid, nhiều người biểu tình mất tích ở TQ
Zero-Covid; việc bãi bỏ đột ngột chính sách zero-Covid sau các cuộc biểu tình rộng khắp, khủng hoảng bất động sản, tỷ lệ thất nghiệp cao ở người trẻ; trấn áp công ty công nghệ và những tổn hại vô cùng lớn trong ngành công nghiệp dịch vụ đã ảnh hưởng đến vị thế của ông ta.
"Mao đã tồn tại trong suốt thời kỳ nền kinh tế bị sụp đổ hoàn toàn bởi vì người dân không còn gì để mất," ông Wuttke nói. "Hiện người dân đã có cuộc sống được cải thiện hơn nhiều, nhưng những người cha mẹ thuộc giới trung lưu đang bắt đầu lo lắng là con của mình sẽ không có cuộc sống tốt hơn họ."
Năm nay, tại phiên họp Quốc hội Trung Quốc, đặc biệt những nhân vật được bổ nhiệm mới, sẽ được quan sát chặt chẽ, về khả năng nền kinh tế hàng đầu thế giới này đang hướng đến đâu.
Nếu tất cả theo cách của Tập Cận Bình, thì Trung Quốc sẽ huy động tổng lực để loại trừ mọi chướng ngại đối với nhà lãnh đạo này.
Nếu quốc gia này không vận hành êm đẹp trên tất cả mặt trận, thì những câu hỏi khó hơn sẽ dần xuất hiện.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)
Trung Quốc 'cần có khả năng bắn hạ Starlink
08.03.2023
Có gần 20.000 thiết bị đầu cuối Starlink tại UkraineNGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Có gần 20.000 thiết bị đầu cuối Starlink tại Ukraine
Trung Quốc cần có khả năng bắn hạ dịch vụ internet Starlink và tên lửa chống tăng Javelin của Mỹ, thể hiện hiệu quả trong cuộc chiến của Nga ở Ukraine.
Đây có vẻ là kết luận của nhiều nhà nghiên cứu quân sự của Trung Quốc, theo một phân tích của Reuters ngày 8/3.
Reuters cho hay họ đã đọc khoảng 100 bài báo trong hơn 20 tạp chí quốc phòng cho thấy một nỗ lực đánh giá của các học giả Trung Quốc về vũ khí và công nghệ Hoa Kỳ.
Các bài báo của các nhà nghiên cứu Trung Quốc nhấn mạnh mối quan tâm về vai trò của Starlink, một mạng lưới vệ tinh được phát triển bởi công ty thám hiểm không gian SpaceX có trụ sở tại Hoa Kỳ của tỉ phú Elon Musk.
Hồi tháng Chín năm ngoái, SpaceX gửi thư cho Lầu Năm Góc nói rằng có gần 20.000 thiết bị đầu cuối Starlink tại Ukraine.
Các thiết bị này gồm những chảo vệ tinh nhỏ, kết nối với các vệ tinh Starlink trong không gian.
Chúng giúp Ukraine có internet để sử dụng, đồng thời đóng vai trò trong việc sử dụng máy bay không người lái và nhắm mục tiêu pháo binh của Ukraine.
Một bài báo của phía Trung Quốc nhận định có nhu cầu "cấp bách" để Trung Quốc tìm cách bắn hạ hoặc vô hiệu hóa Starlink.
Trong khi đó, Javelin, tên lửa chống tăng nằm trong gói viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine, có thể được vận chuyển và bắn chỉ bởi một binh sĩ, đồng thời có hỏa lực đủ để nhắm mục tiêu cách xa 2,5km.
Nhiều bài báo khác tập trung vào những sai lầm của đội quân Nga, với một bài viết chỉ ra các chiến thuật lỗi thời và thiếu sự chỉ huy thống nhất.
Một bài báo khác kêu gọi Trung Quốc chuẩn bị trước cho phản ứng dữ dội của dư luận toàn cầu tương tự như phản ứng của Nga.
Trung Quốc nên thắt chặt kiểm soát phương tiện truyền thông xã hội để ngăn chặn các chiến dịch thông tin của phương Tây gây ảnh hưởng đến người dân trong một cuộc xung đột, theo bài.
Hôm 7/3, Bộ trưởng Ngoại giao Tần Cương khẳng định quá trình hiện đại hóa kiểu Trung Quốc là sự "phát triển lớn mạnh của lực lượng hòa bình, chính nghĩa và tiến bộ của thế giới".
Bộ trưởng Tần Cương nói Mỹ có sai lệch "nghiêm trọng trong nhận thức và định vị" về Trung Quốc, coi Trung Quốc là đối thủ chính và thách thức địa chính trị lớn nhất.
08.03.2023
Có gần 20.000 thiết bị đầu cuối Starlink tại UkraineNGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Có gần 20.000 thiết bị đầu cuối Starlink tại Ukraine
Trung Quốc cần có khả năng bắn hạ dịch vụ internet Starlink và tên lửa chống tăng Javelin của Mỹ, thể hiện hiệu quả trong cuộc chiến của Nga ở Ukraine.
Đây có vẻ là kết luận của nhiều nhà nghiên cứu quân sự của Trung Quốc, theo một phân tích của Reuters ngày 8/3.
Reuters cho hay họ đã đọc khoảng 100 bài báo trong hơn 20 tạp chí quốc phòng cho thấy một nỗ lực đánh giá của các học giả Trung Quốc về vũ khí và công nghệ Hoa Kỳ.
Các bài báo của các nhà nghiên cứu Trung Quốc nhấn mạnh mối quan tâm về vai trò của Starlink, một mạng lưới vệ tinh được phát triển bởi công ty thám hiểm không gian SpaceX có trụ sở tại Hoa Kỳ của tỉ phú Elon Musk.
Hồi tháng Chín năm ngoái, SpaceX gửi thư cho Lầu Năm Góc nói rằng có gần 20.000 thiết bị đầu cuối Starlink tại Ukraine.
Các thiết bị này gồm những chảo vệ tinh nhỏ, kết nối với các vệ tinh Starlink trong không gian.
Chúng giúp Ukraine có internet để sử dụng, đồng thời đóng vai trò trong việc sử dụng máy bay không người lái và nhắm mục tiêu pháo binh của Ukraine.
Một bài báo của phía Trung Quốc nhận định có nhu cầu "cấp bách" để Trung Quốc tìm cách bắn hạ hoặc vô hiệu hóa Starlink.
Trong khi đó, Javelin, tên lửa chống tăng nằm trong gói viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine, có thể được vận chuyển và bắn chỉ bởi một binh sĩ, đồng thời có hỏa lực đủ để nhắm mục tiêu cách xa 2,5km.
Nhiều bài báo khác tập trung vào những sai lầm của đội quân Nga, với một bài viết chỉ ra các chiến thuật lỗi thời và thiếu sự chỉ huy thống nhất.
Một bài báo khác kêu gọi Trung Quốc chuẩn bị trước cho phản ứng dữ dội của dư luận toàn cầu tương tự như phản ứng của Nga.
Trung Quốc nên thắt chặt kiểm soát phương tiện truyền thông xã hội để ngăn chặn các chiến dịch thông tin của phương Tây gây ảnh hưởng đến người dân trong một cuộc xung đột, theo bài.
Hôm 7/3, Bộ trưởng Ngoại giao Tần Cương khẳng định quá trình hiện đại hóa kiểu Trung Quốc là sự "phát triển lớn mạnh của lực lượng hòa bình, chính nghĩa và tiến bộ của thế giới".
Bộ trưởng Tần Cương nói Mỹ có sai lệch "nghiêm trọng trong nhận thức và định vị" về Trung Quốc, coi Trung Quốc là đối thủ chính và thách thức địa chính trị lớn nhất.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)
Nghiên cứu quốc tế
Trung Quốc đang điều chỉnh chiến lược cho vay nước ngoài ra sao?
Nguồn: “Xi Jinping’s next overseas-lending revolution” The Economist
Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy
Từ những ngày đầu, Trung Quốc đã gắn các khoản cho vay nước ngoài với các khẩu hiệu. Chiến lược “Hướng ra ngoài” năm 1999 nhường chỗ cho “Cộng đồng chung vận mệnh” năm 2011, để rồi nhanh chóng bị lu mờ bởi tầm nhìn “Vành đai và Con đường” của Tập Cận Bình hai năm sau đó. Trong suốt thời kỳ này, dù các khẩu hiệu có thay đổi, một loại dự án vẫn chiếm vai trò chủ đạo: cơ sở hạ tầng ở nước ngoài được tài trợ bởi các khoản vay của Trung Quốc. Các ngân hàng của Bắc Kinh đã tài trợ mọi thứ từ Mecca Metro, một tuyến đường sắt đang xây dựng ở Ả Rập Saudi trị giá 16,5 tỷ đô la, bởi cùng một công ty xây dựng đã từng đặt đường ray cho Mao; cho đến Bandar, một dự án bất động sản sang trọng ở bang Johor của Malaysia, được xây dựng nhằm cạnh tranh với Singapore.
Cho đến khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, và các khoản cho vay ít đi, cách tiếp cận của Trung Quốc bắt đầu trở nên không thỏa đáng. Theo ước tính của Economist, thế giới nợ tám ngân hàng quốc doanh lớn nhất của Trung Quốc ít nhất 1,6 nghìn tỷ đô la, tương đương 2% GDP toàn cầu. Những người phản đối cáo buộc Trung Quốc dụ các nước nghèo vào bẫy nợ để phục vụ lợi ích địa chính trị. Các nhà kỹ trị lo nghĩ về cách đưa Trung Quốc vào các cấu trúc xoá giảm nợ cho các nước nghèo mà thế giới giàu đã đặt ra. Trong khi đó, các quan chức Trung Quốc ngày càng lo không thể thu lại lợi nhuận từ một số lượng lớn các dự án. Nhưng Trung Quốc đang đổi chiến thuật khi cho vay tăng trở lại. Hệ thống mới giờ đây gọn gàng và tinh vi hơn, dẫu với nguyên quyết tâm định hình lại thế giới theo hướng có lợi cho Bắc Kinh.
Tình hình đầu tư nước ngoài của các công ty Trung Quốc. Nguồn: The Economist
Các thể chế không hề thay đổi. Các nước nghèo vay mượn từ phương Tây thông qua các tổ chức đa phương, các cơ quan viện trợ, ngân hàng và thị trường trái phiếu. Song những tổ chức cho vay nước ngoài của Trung Quốc, bao gồm hai ngân hàng lớn nhất là Exim và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, đều thuộc sở hữu nhà nước, làm mờ ranh giới giữa cho vay vì lợi nhuận và viện trợ. Trong khi các tổ chức cho vay của phương Tây ủy thác cho những người đi vay hoặc các tổ chức từ thiện ở các nước nhận, thì hầu hết tiền từ Trung Quốc đều đi vào các dự án cơ sở hạ tầng do chính các công ty nhà nước của nước này xây dựng, nghĩa là tiền chưa bao giờ rời khỏi Trung Quốc.
Trong những ngày đầu, hệ thống này dường như có lợi cho tất cả mọi người. Nhu cầu trong nước yếu đối với một số loại công trình xây dựng đã khiến các gã khổng lồ quốc doanh trong ngành rơi vào tình thế khó khăn. Các ngân hàng nhà nước tràn ngập đô la từ xuất khẩu tăng vọt. Bằng cách bắt tay hướng ra nước ngoài, cả hai không chỉ có được những hợp đồng giá trị mà còn ghi điểm với nhà nước. Đổi lại, nhà nước sẽ có thêm ưu thế ngoại giao với các nước đi vay. Các khoản vay đặc biệt chảy vào châu Phi, nơi có các chính phủ dễ tiếp cận và nguồn tài nguyên khoáng sản chưa khai thác khổng lồ. Nhưng tám ngân hàng quốc doanh lớn cũng cho vay khắp nơi. Tổng các khoản cho vay của Trung Quốc trên toàn thế giới đã tăng từ 390 tỷ đô la vào cuối năm 2010 lên 1,5 nghìn tỷ đô la vào năm 2017.
Tuy nhiên, các vết nứt bắt đầu xuất hiện vào cuối giai đoạn này. Các mệnh lệnh của ông Tập, tập trung vào một “con đường” các tuyến đường biển toàn cầu và một “vành đai” các tuyến đường bộ nối Trung Quốc với những nơi xa xôi nhất của châu Phi và châu Âu, không thể làm thay đổi bộ mặt của các khoản vay. Tiền từ Vành đai và Con đường tiếp tục chảy đến các quốc gia quá thù địch hoặc ở quá xa. Các nước nghèo gặp khó khi trả nợ, đồng nghĩa ngày càng có nhiều dự án bị bỏ dở. Các công ty xây dựng thuộc sở hữu nhà nước, là bên làm việc nhiều nhất với nước sở tại, lại không mất gì. Nếu một khoản vay xấu đi, các ngân hàng sẽ mất tiền và các quan chức lúng túng, trong khi các công ty xây dựng vẫn được thanh toán. Theo Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ (AEI), một tổ chức tư vấn theo dõi hoạt động cho vay của Trung Quốc, các dự án xây dựng mới đã bắt đầu ít đi từ trước Covid, cho thấy các quan chức muốn kiềm chế hoạt động cho vay.
Các nhà quan sát phương Tây từng kỳ vọng đà giảm từ trước đại dịch sẽ kéo dài cho đến khi Trung Quốc xử lý xong việc tái cấu trúc do thói cho vay vô tội vạ gây ra. Nhưng không, giới chức Trung Quốc đang hướng dẫn các tổ chức cho vay quay trở lại nước ngoài, và các nhà ngoại giao cấp cao sẽ đồng hành cùng họ để quá trình diễn ra suôn sẻ. Trung Quốc chưa bao giờ thừa nhận có giảm cho vay trong đại dịch, điều chỉ thể hiện qua số liệu của các nước nhận tiền. Trong khi đó, dữ liệu từ hãng tư vấn FDI Markets cho thấy số thông báo dự án mới, một chỉ dấu cho các khoản vay trong tương lai, đã tăng lên trong nửa cuối năm 2022.
Các đặc điểm của giai đoạn mới đang bắt đầu xuất hiện. Hồi năm 2020, giới chức đã nói với các công ty xây dựng rằng các dự án Vành đai và Con đường trong tương lai sẽ giống như “những bản vẽ tỉ mỉ”. Trong một bài phát biểu vào năm 2021, ông Tập nhắc nhở họ rằng “nhỏ là đẹp.” Sinosure, một công ty bảo hiểm do nhà nước điều hành, hiện từ chối cho vay với các nước đã mắc nợ Trung Quốc nhiều. Các công ty xây dựng cũng phải nắm giữ một phần nhỏ cổ phần trong các dự án mà họ thực hiện. Theo AEI, giá trị của một dự án xây dựng trung bình đã giảm từ 526 triệu đô la trong giai đoạn 2012-2017 xuống còn 423 triệu đô la trong giai đoạn 2018-2022. Một nguồn dữ liệu khác, được duy trì bởi các nhà nghiên cứu của Đại học Boston, cho thấy diện tích dự án cũng nhỏ đi, từ mức trung bình 90 km2 trong giai đoạn 2013-2017 xuống còn 16 km2 trong giai đoạn 2018-2021.
Ngoài ra, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang đẩy mạnh kiểm soát giải ngân. Theo dữ liệu từ Đại học Boston, trước đại dịch, các quỹ cổ phần thuộc sở hữu của các bộ, ngân hàng chính sách, và các cơ quan nhà nước khác, là nguồn tiền tăng nhanh nhất. Chúng giúp các quan chức chuyển tiền nhà nước đến nơi họ muốn mà không phải thông qua các công ty xây dựng nhà nước. Một số quỹ là quan hệ đối tác giữa Trung Quốc và các nước vùng Vịnh; trong khi số khác hoạt động như các công ty cổ phần tư nhân. Các nhà quản lý quỹ đưa ra các quyết định lớn. Cho đến nay họ đã chọn đầu tư vào fintech và công nghệ xanh. Theo thời gian, Trung Quốc thậm chí có thể sử dụng kênh này để đầu tư vào các nước giàu không có nhu cầu vay nợ.
Nhiều dự án thế hệ mới nằm trong các điểm nóng về hàng hóa cơ bản rất quan trọng đối với quá trình chuyển đổi xanh. Ngành công nghiệp sản xuất của Trung Quốc từng có nhu cầu dầu mỏ và quặng sắt cao. Giờ đây, họ sản xuất nhiều xe điện hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới và do đó cần lượng lớn coban, đồng và lithium. Từ năm 2018 đến năm 2021, ngay cả khi các ngân hàng quốc doanh ngừng cho vay ở những nơi khác, họ vẫn gửi hàng tỷ đô la vào các liên doanh giữa các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc với các công ty khai thác khoáng sản kim loại ở Mỹ Latinh. Điều này đã thúc đẩy các doanh nghiệp nhà nước và quỹ cổ phần mua vào, với ba trong số các quỹ đó chỉ đầu tư vào khu vực này.
Cho vay, mất bạn
Trong hệ thống gọn gàng và tập trung hơn này, tiền sẽ được chuyển đến hai loại đối tượng đi vay: những người có khả năng trả nợ tốt (dự án có khả năng sinh lãi hoặc chính phủ đủ giàu), hoặc những bên có giá trị ngoại giao hoặc quân sự đủ lớn để cân nhắc tài chính không còn là vấn đề. Các khoản vay cho các nước thân thiện nhưng kém giá trị địa chính trị, chẳng hạn như Angola và Venezuela, đã bị cắt. Nhưng Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan, tên gọi một siêu dự án 60 tỷ đô la ở một quốc gia đã nợ Trung Quốc hơn 30% tổng nợ nước ngoài, dường như là ngoại lệ trong quy tắc cho vay mới của Sinosure. Tính toán của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch cho thấy ít nhất bốn nhà máy điện ở Pakistan lẽ ra đã bị loại bỏ nếu các quan chức theo sát các chính sách khí hậu được thông qua gần đây.
Bản đồ cho vay nước ngoài của Trung Quốc đang được vẽ lại. Các ngân hàng đang rót ít tiền hơn vào châu Phi. Thay vào đó, chúng sẽ đi đến các quốc gia gần hơn, bên cạnh các nguồn hàng hóa cơ bản cần thiết và những nơi mà các công ty Trung Quốc có thể tránh hàng rào thuế quan của phương Tây. Malaysia và Indonesia được hưởng lợi nhờ gần gũi về mặt địa lý, còn Mỹ Latinh là nhờ khoáng sản. Một số lượng nhỏ nhưng ngày càng tăng các nhà sản xuất thuộc sở hữu nhà nước đang hướng tới các quốc gia có quan hệ với cả Bắc Kinh lẫn Washington, tận dụng tiền vay từ ngân hàng chính sách để thiết lập cơ sở kinh doanh với chính quyền và các công ty địa phương. Một trong những thỏa thuận như vậy là khu công nghiệp Kuantan ở Malaysia, một dự án hạ tầng 3,5 tỷ đô la thực hiện bởi liên doanh giữa hai nước và các doanh nghiệp nhà nước của họ. Trung Đông, nơi Oman và Ả Rập Saudi có các cụm sản xuất của Trung Quốc, cung cấp khả năng tiếp cận tương tự với châu Âu.
Tổng cho vay nước ngoài của Trung Quốc tính theo chủ thể cấp vốn. Nguồn: The Economist.
Kỷ nguyên cho vay mới của Trung Quốc còn nhiều ẩn số. Một là về quy mô đầu tư. Tiền từ các quỹ cổ phần đi qua những nơi như Hồng Kông và Quần đảo Virgin thuộc Anh, khiến việc theo dấu chúng rất khó khăn. Mặc dù các khoản vay từ các ngân hàng quốc doanh đang giảm dần, chúng đang được giải ngân nhanh hơn. Một mối quan tâm khác là về vấn đề phân tách kinh tế. Trong thời kỳ trước, tham vọng chủ đạo của Trung Quốc là hòa mình vào nền kinh tế toàn cầu. Nhưng giờ họ muốn tự bảo vệ mình khỏi cuộc chiến kinh tế của Mỹ. Nếu quan hệ tiếp tục xấu đi, Trung Quốc có thể đẩy mạnh các nỗ lực tài chính để tránh thuế quan, khóa chặt các đồng minh và đảm bảo chuỗi cung ứng toàn cầu. Một ẩn số cuối cùng là liệu những nỗ lực như vậy có bị cản trở bởi mong muốn của chính Bắc Kinh về một cách tiếp cận nợ bền vững hơn hay không. Một số người đang đặt câu hỏi liệu hành vi của Trung Quốc có thực sự thay đổi. Theo thời gian, bên cạnh các hoạt động mới, liệu họ có quay lại xây dựng và tài trợ cho các siêu dự án?
Trước đây, các ngân hàng Trung Quốc cho các nước nghèo vay tiền để thực hiện các dự án lớn nhưng vô ích. Song chính các ngân hàng này cũng tài trợ cho các dự án lớn và hữu ích, chẳng hạn như đập và đường sá, ở những nước không thể vay từ bất kỳ ai khác vì thiếu khả năng chi trả. Hãng tư vấn Oxford Economics ước tính rằng từ nay đến năm 2040, tình trạng thiếu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng toàn cầu sẽ lên tới 15 nghìn tỷ đô la. Khi thay đổi cách tiếp cận, Trung Quốc dường như sẽ không nhảy vào lấp chỗ trống, và các nước khác cũng không mặn mà. Kỷ nguyên cho vay mới của Trung Quốc đi theo hướng tập trung hơn và tốt hơn cho tài chính công của chính họ. Nhưng một số nước, đặc biệt là ở châu Phi, sẽ rất nhớ cách làm cũ./.
Trung Quốc đang điều chỉnh chiến lược cho vay nước ngoài ra sao?
Nguồn: “Xi Jinping’s next overseas-lending revolution” The Economist
Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy
Từ những ngày đầu, Trung Quốc đã gắn các khoản cho vay nước ngoài với các khẩu hiệu. Chiến lược “Hướng ra ngoài” năm 1999 nhường chỗ cho “Cộng đồng chung vận mệnh” năm 2011, để rồi nhanh chóng bị lu mờ bởi tầm nhìn “Vành đai và Con đường” của Tập Cận Bình hai năm sau đó. Trong suốt thời kỳ này, dù các khẩu hiệu có thay đổi, một loại dự án vẫn chiếm vai trò chủ đạo: cơ sở hạ tầng ở nước ngoài được tài trợ bởi các khoản vay của Trung Quốc. Các ngân hàng của Bắc Kinh đã tài trợ mọi thứ từ Mecca Metro, một tuyến đường sắt đang xây dựng ở Ả Rập Saudi trị giá 16,5 tỷ đô la, bởi cùng một công ty xây dựng đã từng đặt đường ray cho Mao; cho đến Bandar, một dự án bất động sản sang trọng ở bang Johor của Malaysia, được xây dựng nhằm cạnh tranh với Singapore.
Cho đến khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, và các khoản cho vay ít đi, cách tiếp cận của Trung Quốc bắt đầu trở nên không thỏa đáng. Theo ước tính của Economist, thế giới nợ tám ngân hàng quốc doanh lớn nhất của Trung Quốc ít nhất 1,6 nghìn tỷ đô la, tương đương 2% GDP toàn cầu. Những người phản đối cáo buộc Trung Quốc dụ các nước nghèo vào bẫy nợ để phục vụ lợi ích địa chính trị. Các nhà kỹ trị lo nghĩ về cách đưa Trung Quốc vào các cấu trúc xoá giảm nợ cho các nước nghèo mà thế giới giàu đã đặt ra. Trong khi đó, các quan chức Trung Quốc ngày càng lo không thể thu lại lợi nhuận từ một số lượng lớn các dự án. Nhưng Trung Quốc đang đổi chiến thuật khi cho vay tăng trở lại. Hệ thống mới giờ đây gọn gàng và tinh vi hơn, dẫu với nguyên quyết tâm định hình lại thế giới theo hướng có lợi cho Bắc Kinh.
Tình hình đầu tư nước ngoài của các công ty Trung Quốc. Nguồn: The Economist
Các thể chế không hề thay đổi. Các nước nghèo vay mượn từ phương Tây thông qua các tổ chức đa phương, các cơ quan viện trợ, ngân hàng và thị trường trái phiếu. Song những tổ chức cho vay nước ngoài của Trung Quốc, bao gồm hai ngân hàng lớn nhất là Exim và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, đều thuộc sở hữu nhà nước, làm mờ ranh giới giữa cho vay vì lợi nhuận và viện trợ. Trong khi các tổ chức cho vay của phương Tây ủy thác cho những người đi vay hoặc các tổ chức từ thiện ở các nước nhận, thì hầu hết tiền từ Trung Quốc đều đi vào các dự án cơ sở hạ tầng do chính các công ty nhà nước của nước này xây dựng, nghĩa là tiền chưa bao giờ rời khỏi Trung Quốc.
Trong những ngày đầu, hệ thống này dường như có lợi cho tất cả mọi người. Nhu cầu trong nước yếu đối với một số loại công trình xây dựng đã khiến các gã khổng lồ quốc doanh trong ngành rơi vào tình thế khó khăn. Các ngân hàng nhà nước tràn ngập đô la từ xuất khẩu tăng vọt. Bằng cách bắt tay hướng ra nước ngoài, cả hai không chỉ có được những hợp đồng giá trị mà còn ghi điểm với nhà nước. Đổi lại, nhà nước sẽ có thêm ưu thế ngoại giao với các nước đi vay. Các khoản vay đặc biệt chảy vào châu Phi, nơi có các chính phủ dễ tiếp cận và nguồn tài nguyên khoáng sản chưa khai thác khổng lồ. Nhưng tám ngân hàng quốc doanh lớn cũng cho vay khắp nơi. Tổng các khoản cho vay của Trung Quốc trên toàn thế giới đã tăng từ 390 tỷ đô la vào cuối năm 2010 lên 1,5 nghìn tỷ đô la vào năm 2017.
Tuy nhiên, các vết nứt bắt đầu xuất hiện vào cuối giai đoạn này. Các mệnh lệnh của ông Tập, tập trung vào một “con đường” các tuyến đường biển toàn cầu và một “vành đai” các tuyến đường bộ nối Trung Quốc với những nơi xa xôi nhất của châu Phi và châu Âu, không thể làm thay đổi bộ mặt của các khoản vay. Tiền từ Vành đai và Con đường tiếp tục chảy đến các quốc gia quá thù địch hoặc ở quá xa. Các nước nghèo gặp khó khi trả nợ, đồng nghĩa ngày càng có nhiều dự án bị bỏ dở. Các công ty xây dựng thuộc sở hữu nhà nước, là bên làm việc nhiều nhất với nước sở tại, lại không mất gì. Nếu một khoản vay xấu đi, các ngân hàng sẽ mất tiền và các quan chức lúng túng, trong khi các công ty xây dựng vẫn được thanh toán. Theo Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ (AEI), một tổ chức tư vấn theo dõi hoạt động cho vay của Trung Quốc, các dự án xây dựng mới đã bắt đầu ít đi từ trước Covid, cho thấy các quan chức muốn kiềm chế hoạt động cho vay.
Các nhà quan sát phương Tây từng kỳ vọng đà giảm từ trước đại dịch sẽ kéo dài cho đến khi Trung Quốc xử lý xong việc tái cấu trúc do thói cho vay vô tội vạ gây ra. Nhưng không, giới chức Trung Quốc đang hướng dẫn các tổ chức cho vay quay trở lại nước ngoài, và các nhà ngoại giao cấp cao sẽ đồng hành cùng họ để quá trình diễn ra suôn sẻ. Trung Quốc chưa bao giờ thừa nhận có giảm cho vay trong đại dịch, điều chỉ thể hiện qua số liệu của các nước nhận tiền. Trong khi đó, dữ liệu từ hãng tư vấn FDI Markets cho thấy số thông báo dự án mới, một chỉ dấu cho các khoản vay trong tương lai, đã tăng lên trong nửa cuối năm 2022.
Các đặc điểm của giai đoạn mới đang bắt đầu xuất hiện. Hồi năm 2020, giới chức đã nói với các công ty xây dựng rằng các dự án Vành đai và Con đường trong tương lai sẽ giống như “những bản vẽ tỉ mỉ”. Trong một bài phát biểu vào năm 2021, ông Tập nhắc nhở họ rằng “nhỏ là đẹp.” Sinosure, một công ty bảo hiểm do nhà nước điều hành, hiện từ chối cho vay với các nước đã mắc nợ Trung Quốc nhiều. Các công ty xây dựng cũng phải nắm giữ một phần nhỏ cổ phần trong các dự án mà họ thực hiện. Theo AEI, giá trị của một dự án xây dựng trung bình đã giảm từ 526 triệu đô la trong giai đoạn 2012-2017 xuống còn 423 triệu đô la trong giai đoạn 2018-2022. Một nguồn dữ liệu khác, được duy trì bởi các nhà nghiên cứu của Đại học Boston, cho thấy diện tích dự án cũng nhỏ đi, từ mức trung bình 90 km2 trong giai đoạn 2013-2017 xuống còn 16 km2 trong giai đoạn 2018-2021.
Ngoài ra, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang đẩy mạnh kiểm soát giải ngân. Theo dữ liệu từ Đại học Boston, trước đại dịch, các quỹ cổ phần thuộc sở hữu của các bộ, ngân hàng chính sách, và các cơ quan nhà nước khác, là nguồn tiền tăng nhanh nhất. Chúng giúp các quan chức chuyển tiền nhà nước đến nơi họ muốn mà không phải thông qua các công ty xây dựng nhà nước. Một số quỹ là quan hệ đối tác giữa Trung Quốc và các nước vùng Vịnh; trong khi số khác hoạt động như các công ty cổ phần tư nhân. Các nhà quản lý quỹ đưa ra các quyết định lớn. Cho đến nay họ đã chọn đầu tư vào fintech và công nghệ xanh. Theo thời gian, Trung Quốc thậm chí có thể sử dụng kênh này để đầu tư vào các nước giàu không có nhu cầu vay nợ.
Nhiều dự án thế hệ mới nằm trong các điểm nóng về hàng hóa cơ bản rất quan trọng đối với quá trình chuyển đổi xanh. Ngành công nghiệp sản xuất của Trung Quốc từng có nhu cầu dầu mỏ và quặng sắt cao. Giờ đây, họ sản xuất nhiều xe điện hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới và do đó cần lượng lớn coban, đồng và lithium. Từ năm 2018 đến năm 2021, ngay cả khi các ngân hàng quốc doanh ngừng cho vay ở những nơi khác, họ vẫn gửi hàng tỷ đô la vào các liên doanh giữa các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc với các công ty khai thác khoáng sản kim loại ở Mỹ Latinh. Điều này đã thúc đẩy các doanh nghiệp nhà nước và quỹ cổ phần mua vào, với ba trong số các quỹ đó chỉ đầu tư vào khu vực này.
Cho vay, mất bạn
Trong hệ thống gọn gàng và tập trung hơn này, tiền sẽ được chuyển đến hai loại đối tượng đi vay: những người có khả năng trả nợ tốt (dự án có khả năng sinh lãi hoặc chính phủ đủ giàu), hoặc những bên có giá trị ngoại giao hoặc quân sự đủ lớn để cân nhắc tài chính không còn là vấn đề. Các khoản vay cho các nước thân thiện nhưng kém giá trị địa chính trị, chẳng hạn như Angola và Venezuela, đã bị cắt. Nhưng Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan, tên gọi một siêu dự án 60 tỷ đô la ở một quốc gia đã nợ Trung Quốc hơn 30% tổng nợ nước ngoài, dường như là ngoại lệ trong quy tắc cho vay mới của Sinosure. Tính toán của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch cho thấy ít nhất bốn nhà máy điện ở Pakistan lẽ ra đã bị loại bỏ nếu các quan chức theo sát các chính sách khí hậu được thông qua gần đây.
Bản đồ cho vay nước ngoài của Trung Quốc đang được vẽ lại. Các ngân hàng đang rót ít tiền hơn vào châu Phi. Thay vào đó, chúng sẽ đi đến các quốc gia gần hơn, bên cạnh các nguồn hàng hóa cơ bản cần thiết và những nơi mà các công ty Trung Quốc có thể tránh hàng rào thuế quan của phương Tây. Malaysia và Indonesia được hưởng lợi nhờ gần gũi về mặt địa lý, còn Mỹ Latinh là nhờ khoáng sản. Một số lượng nhỏ nhưng ngày càng tăng các nhà sản xuất thuộc sở hữu nhà nước đang hướng tới các quốc gia có quan hệ với cả Bắc Kinh lẫn Washington, tận dụng tiền vay từ ngân hàng chính sách để thiết lập cơ sở kinh doanh với chính quyền và các công ty địa phương. Một trong những thỏa thuận như vậy là khu công nghiệp Kuantan ở Malaysia, một dự án hạ tầng 3,5 tỷ đô la thực hiện bởi liên doanh giữa hai nước và các doanh nghiệp nhà nước của họ. Trung Đông, nơi Oman và Ả Rập Saudi có các cụm sản xuất của Trung Quốc, cung cấp khả năng tiếp cận tương tự với châu Âu.
Tổng cho vay nước ngoài của Trung Quốc tính theo chủ thể cấp vốn. Nguồn: The Economist.
Kỷ nguyên cho vay mới của Trung Quốc còn nhiều ẩn số. Một là về quy mô đầu tư. Tiền từ các quỹ cổ phần đi qua những nơi như Hồng Kông và Quần đảo Virgin thuộc Anh, khiến việc theo dấu chúng rất khó khăn. Mặc dù các khoản vay từ các ngân hàng quốc doanh đang giảm dần, chúng đang được giải ngân nhanh hơn. Một mối quan tâm khác là về vấn đề phân tách kinh tế. Trong thời kỳ trước, tham vọng chủ đạo của Trung Quốc là hòa mình vào nền kinh tế toàn cầu. Nhưng giờ họ muốn tự bảo vệ mình khỏi cuộc chiến kinh tế của Mỹ. Nếu quan hệ tiếp tục xấu đi, Trung Quốc có thể đẩy mạnh các nỗ lực tài chính để tránh thuế quan, khóa chặt các đồng minh và đảm bảo chuỗi cung ứng toàn cầu. Một ẩn số cuối cùng là liệu những nỗ lực như vậy có bị cản trở bởi mong muốn của chính Bắc Kinh về một cách tiếp cận nợ bền vững hơn hay không. Một số người đang đặt câu hỏi liệu hành vi của Trung Quốc có thực sự thay đổi. Theo thời gian, bên cạnh các hoạt động mới, liệu họ có quay lại xây dựng và tài trợ cho các siêu dự án?
Trước đây, các ngân hàng Trung Quốc cho các nước nghèo vay tiền để thực hiện các dự án lớn nhưng vô ích. Song chính các ngân hàng này cũng tài trợ cho các dự án lớn và hữu ích, chẳng hạn như đập và đường sá, ở những nước không thể vay từ bất kỳ ai khác vì thiếu khả năng chi trả. Hãng tư vấn Oxford Economics ước tính rằng từ nay đến năm 2040, tình trạng thiếu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng toàn cầu sẽ lên tới 15 nghìn tỷ đô la. Khi thay đổi cách tiếp cận, Trung Quốc dường như sẽ không nhảy vào lấp chỗ trống, và các nước khác cũng không mặn mà. Kỷ nguyên cho vay mới của Trung Quốc đi theo hướng tập trung hơn và tốt hơn cho tài chính công của chính họ. Nhưng một số nước, đặc biệt là ở châu Phi, sẽ rất nhớ cách làm cũ./.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)
Trung Quốc lần đầu tiên mở cửa biên giới cho du khách quốc tế sau Covid
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
14.03.2023
Trung Quốc lần đầu tiên nối lại việc cấp thị thực cho du khách nước ngoài kể từ khi đại dịch Covid bùng phát cách đây 3 năm.
Việc nới lỏng các hạn chế chủ yếu diễn ra sau khi Bắc Kinh tuyên bố chiến thắng virus và rút bỏ chiến lược Không Covid vốn đã gây tổn hại cho nền kinh tế nước này.
Từ ngày 15/3, các cơ quan ở nước ngoài có thể xử lý đơn xin thị thực Trung Quốc.
Việc nhập cảnh miễn thị thực cũng sẽ được nối lại ở đảo Hải Nam và Thượng Hải đối với các tàu du lịch.
Các nhóm du lịch từ Hong Kong và Macau cũng sẽ được có lại đặc quyền miễn thị thực.
Ngoài ra, các thị thực hợp lệ được cấp trước khi Trung Quốc đóng cửa với thế giới vào ngày 28/3/2020 sẽ được công nhận trở lại.
Việc loại bỏ các hạn chế xuyên biên giới cuối cùng đang đánh dấu một bước quan trọng hướng tới việc nối lại cuộc sống bình thường ở Trung Quốc sau đại dịch.
Trước đại dịch, hàng chục triệu du khách quốc tế đến Trung Quốc mỗi năm, và ngành du lịch của nước này đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các biện pháp nghiêm ngặt phòng chống Covid.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, quốc gia này có thể kỳ vọng lượng khách quốc tế tăng đáng kể sau khi mở cửa lại biên giới.
Công dân Trung Quốc cũng sẽ được phép đi trong các tour du lịch tới 60 quốc gia, tăng từ mức 20 quốc gia trước đó.
Trung Quốc cho biết tổng sản phẩm quốc nội của họ chỉ tăng 3% vào năm 2022, là mức tồi tệ nhất trong gần nửa thế kỷ qua.
Năm nay, Bắc Kinh đặt mục tiêu tăng trưởng 5% và tân Thủ tướng Lý Cường nói rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang ổn định và phục hồi trở lại.
Chính sách Không Covid hồi tháng 12 đã làm dấy lên các cuộc biểu tình hiếm hoi chống lại nhà lãnh đạo Trung Quốc, Tập Cận Bình.
Kể từ đó, ông đã củng cố quyền lực của mình trong Đảng Cộng sản và giành được nhiệm kỳ thứ ba làm chủ tịch nước.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
14.03.2023
Trung Quốc lần đầu tiên nối lại việc cấp thị thực cho du khách nước ngoài kể từ khi đại dịch Covid bùng phát cách đây 3 năm.
Việc nới lỏng các hạn chế chủ yếu diễn ra sau khi Bắc Kinh tuyên bố chiến thắng virus và rút bỏ chiến lược Không Covid vốn đã gây tổn hại cho nền kinh tế nước này.
Từ ngày 15/3, các cơ quan ở nước ngoài có thể xử lý đơn xin thị thực Trung Quốc.
Việc nhập cảnh miễn thị thực cũng sẽ được nối lại ở đảo Hải Nam và Thượng Hải đối với các tàu du lịch.
Các nhóm du lịch từ Hong Kong và Macau cũng sẽ được có lại đặc quyền miễn thị thực.
Ngoài ra, các thị thực hợp lệ được cấp trước khi Trung Quốc đóng cửa với thế giới vào ngày 28/3/2020 sẽ được công nhận trở lại.
Việc loại bỏ các hạn chế xuyên biên giới cuối cùng đang đánh dấu một bước quan trọng hướng tới việc nối lại cuộc sống bình thường ở Trung Quốc sau đại dịch.
Trước đại dịch, hàng chục triệu du khách quốc tế đến Trung Quốc mỗi năm, và ngành du lịch của nước này đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các biện pháp nghiêm ngặt phòng chống Covid.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, quốc gia này có thể kỳ vọng lượng khách quốc tế tăng đáng kể sau khi mở cửa lại biên giới.
Công dân Trung Quốc cũng sẽ được phép đi trong các tour du lịch tới 60 quốc gia, tăng từ mức 20 quốc gia trước đó.
Trung Quốc cho biết tổng sản phẩm quốc nội của họ chỉ tăng 3% vào năm 2022, là mức tồi tệ nhất trong gần nửa thế kỷ qua.
Năm nay, Bắc Kinh đặt mục tiêu tăng trưởng 5% và tân Thủ tướng Lý Cường nói rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang ổn định và phục hồi trở lại.
Chính sách Không Covid hồi tháng 12 đã làm dấy lên các cuộc biểu tình hiếm hoi chống lại nhà lãnh đạo Trung Quốc, Tập Cận Bình.
Kể từ đó, ông đã củng cố quyền lực của mình trong Đảng Cộng sản và giành được nhiệm kỳ thứ ba làm chủ tịch nước.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)
Trung Quốc: Thế ngoại giao khó khăn của Chủ tịch Tập Cận Bình khi công du Nga
Ông Tập Cận Bình và ông PutinNGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
19 tháng 3 2023, 12:09 +07
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đối mặt với thế ngoại giao khó khăn trong chuyến công du đến Moscow vào tuần sau.
Ông Tập vừa phải thể hiện Trung Quốc là một nhà kiến tạo hòa bình thế giới, trong khi phải thắt chặt mối quan hệ với đồng minh thân cận nhất, Tổng thống Nga Vladimir Putin, người vừa bị Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) phát lệnh bắt giữ liên quan đến cuộc chiến tranh Ukraine, theo một phân tích từ Reuters.
Ông Tập Cận Bình sẽ bắt đầu chuyến công du nước ngoài đầu tiên vào ngày thứ Hai 20/03 kể từ khi bước vào nhiệm kỳ thứ ba. Dự kiến ông Tập sẽ tìm cách 'đánh bóng' sức ảnh hưởng của Bắc Kinh sau khi đã đóng vai trò trung gian trong một thỏa thuận nối lại mối quan hệ bất ngờ giữa Saudi Arabia và Iran hồi tuần rồi, thậm chí trong bối cảnh ông ấy đang thắt chặt mối quan hệ hợp tác "không giới hạn" với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin, người đang ngày càng bị cô lập.
Giới phân tích nhận định, ông Tập, người đã thâu tóm quyền lực để trở thành nhà lãnh đạo uy quyền nhất kể từ thời của cố Chủ tịch Đặng Tiểu Bình, cũng đang lo ngại có thể khiến Phương Tây giận dữ.
QUẢNG CÁO
Các đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc gồm Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã có những sự chỉ trích mạnh mẽ nhất nhằm vào cuộc chiến tranh của Nga tại Ukraine, mà Moscow gọi là một "chiến dịch quân sự đặc biệt".
Trung Quốc hồi tháng rồi đã đưa ra một bản đề xuất để chấm dứt cuộc xung đột, vốn đã khiến hàng chục ngàn người chết và hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa.
Bản đề xuất này đã được 'nồng ấm' đón nhận từ Kyiv và Moscow, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói ông sẵn sàng hội đàm với ông Tập, theo một số thông tin truyền thông cho hay, có thể diễn ra sau chuyến công du Nga của nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Mỹ và các đồng minh Phương Tây có sự ngờ vực sâu sắc về động cơ của Trung Quốc, đề cập Bắc Kinh đã từ chối lên án Nga và cung cấp nguồn sống kinh tế cho Moscow trong khi các nước khác đang gia tăng các lệnh trừng phạt.
"Có một hình thức nhảy múa ngoại giao ngày càng trở nên rõ rệt về phía Trung Quốc khi cuộc chiến tranh [Ukraine] tiếp diễn," Andrew Small, nhà nghiên cứu cấp cao từ German Marshall Fund cho biết.
Trung Quốc đã cố gắng "phát đi tín hiệu một số khu vực phải có khoảng cách, nhưng không thật sự tạo nên chuyển biến đối với bất kỳ vấn đề gì nhằm mang lại lợi ích" như gây áp lực cho phía Nga, ông Small nói.
Biden ‘tán thành’ tòa quốc tế muốn bắt Putin, Tổng thống Nga ‘sẽ khó ra nước ngoài’
'Không giới hạn'
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Vài giờ sau khi chuyến công du của ông Tập được công bố vào hôm thứ Sáu 17/03, Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã phát lệnh bắt giữ nhà lãnh đạo Nga, cáo buộc việc Moscow tiến hành trục xuất mang tính bắt buộc trẻ em Ukraine là tội ác chiến tranh
Trung Quốc và Nga đã tuyên bố mối quan hệ hợp tác "không giới hạn" hồi tháng 02/2022 khi ông Putin có chuyến công du đến Bắc Kinh nhân sự kiện khai mạc Thế Vận hội Mùa đông, chỉ vài ngày trước khi xảy ra cuộc xâm lược Ukraine.
Trong khi Bắc Kinh đã kêu gọi giữ bình tĩnh kể từ khi cuộc chiến tranh bắt đầu, thì quốc gia này cũng phần lớn phản ánh lập trường của Moscow về việc Nato đang đe dọa Nga khi mở rộng về phía đông và các đồng minh Phương Tây của Ukraine đã 'đổ thêm dầu vào lửa' khi cung cấp xe tăng và tên lửa cho Kyiv.
Trung Quốc đã mang lại nguồn thu chính cho Moscow khi Nga là quốc gia bán nhiều dầu nhất, cùng nền thương mại song phương tăng vọt trong những tháng gần đây. Các nhà lãnh đạo Mỹ và châu Âu cho biết có thông tin tình báo cho thấy Trung Quốc đã cân nhắc bán vũ khí cho Nga nhưng Bắc Kinh bác bỏ điều này.
"Chắc chắn Trung Quốc muốn cho thấy đóng vai trò ngoại giao khách quan và bất thiên vị, nhưng thật sự là ngược lại," Samuel Ramani, một chuyên gia về Nga, người giảng dạy tại Đại học Oxford cho biết.
Vài giờ sau khi chuyến công du của ông Tập được công bố vào hôm thứ Sáu 17/03, Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã phát lệnh bắt giữ nhà lãnh đạo Nga, cáo buộc việc Moscow tiến hành trục xuất mang tính bắt buộc trẻ em Ukraine là tội ác chiến tranh.
Điện Kremlin đã phản ứng với sự giận dữ. Nga cho biết theo chương trình đó, thì quốc gia này đã đưa hàng ngàn trẻ em Ukraine đến Nga và xem đây là một chiến dịch nhân đạo để bảo vệ trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi tại các khu vực xung đột.
Nga và Trung Quốc đều không phải là quốc gia thành viên của ICC. Trung Quốc cũng không đưa ra bình luận về lệnh bắt giữ.
Ông Tập Cận Bình sắp thăm Moscow, gặp ông Putin
Kinh tế hơn là chiếc bánh Blini?
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Ông Tập gọi ông Putin là "người bạn thân" trong chuyến công du vào năm 2019 khi họ cùng xem gấu trúc tại một vườn thú ở Moscow
Rất ít thông tin chi tiết về chuyến công du của ông Tập đến Moscow, lần đầu tiên trong gần bốn năm qua.
Cả hai phía cũng tuyên bố mục tiêu của chuyến đi là củng cố thêm mối quan hệ và làm sâu sắc thêm những gắn kết về mặt kinh tế. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói hôm thứ Sáu 17/03, chuyến đi là một "hành trình hữu nghị", "hợp tác" và "hòa bình". Ông Uông Văn Bân đã không đề cập đến Ukraine.
Hai nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc sẽ có các cuộc hội đàm trực tiếp và dùng chung bữa tối vào ngày thứ Hai 20/03, và sau đó tổ chức thêm "các cuộc đàm phán" và đưa ra tuyên bố chung vào ngày thứ Ba 21/03, trước khi ông Tập rời đi vào ngày thứ Tư 22/03, theo lịch trình tóm tắt mà Điện Kremlin công bố.
Các cuộc gặp trước đó giữa ông Tập và ông Putin đã mang đến những khoảnh khắc tươi sáng hơn. Ông Tập gọi ông Putin là "người bạn thân" trong chuyến công du vào năm 2019 khi họ cùng xem gấu trúc tại một vườn thú ở Moscow.
Cùng mang chiếc tạp dề xanh, hai nhà lãnh đạo cùng nấu chiếc bánh Blini truyền thống của Nga vào năm 2018 khi ông Tập đến thành phố cảng Vladivostok để tham dự Diễn đàn Kinh tế Phương Đông (Eastern Economic Forum).
Không rõ chuyến công du lần hai này sẽ có phần chụp hình chung như vậy nữa hay không trong bối cảnh kinh tế đang có những diễn biến nghiêm trọng và cuộc chiến tranh đẫm máu tại Ukraine.
Một điều chắc chắn, theo một số nhà ngoại giao nước ngoài, là bất kỳ thỏa thuận nào đạt được giữa hai nhà lãnh đạo thì ông Tập hiện tại đang giữ thế 'tay trên' trong mối quan hệ này.
"Đôi lúc Nga rõ ràng ở vị trí đối tác thấp hơn Trung Quốc nhưng cuộc chiến tranh Ukraine đã khiến sự áp đảo đó càng trở nên rõ rệt hơn nhiều," một nhà ngoại giao châu Âu ẩn danh trả lời Reuters.
"Bất kỳ sự hỗ trợ nào mà ông Tập trao cho Nga sẽ phải dựa theo điều khoản từ phía Trung Quốc," một nhà ngoại giao khác từ châu Âu nói với Reuters.
Ông Tập Cận Bình và ông PutinNGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
19 tháng 3 2023, 12:09 +07
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đối mặt với thế ngoại giao khó khăn trong chuyến công du đến Moscow vào tuần sau.
Ông Tập vừa phải thể hiện Trung Quốc là một nhà kiến tạo hòa bình thế giới, trong khi phải thắt chặt mối quan hệ với đồng minh thân cận nhất, Tổng thống Nga Vladimir Putin, người vừa bị Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) phát lệnh bắt giữ liên quan đến cuộc chiến tranh Ukraine, theo một phân tích từ Reuters.
Ông Tập Cận Bình sẽ bắt đầu chuyến công du nước ngoài đầu tiên vào ngày thứ Hai 20/03 kể từ khi bước vào nhiệm kỳ thứ ba. Dự kiến ông Tập sẽ tìm cách 'đánh bóng' sức ảnh hưởng của Bắc Kinh sau khi đã đóng vai trò trung gian trong một thỏa thuận nối lại mối quan hệ bất ngờ giữa Saudi Arabia và Iran hồi tuần rồi, thậm chí trong bối cảnh ông ấy đang thắt chặt mối quan hệ hợp tác "không giới hạn" với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin, người đang ngày càng bị cô lập.
Giới phân tích nhận định, ông Tập, người đã thâu tóm quyền lực để trở thành nhà lãnh đạo uy quyền nhất kể từ thời của cố Chủ tịch Đặng Tiểu Bình, cũng đang lo ngại có thể khiến Phương Tây giận dữ.
QUẢNG CÁO
Các đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc gồm Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã có những sự chỉ trích mạnh mẽ nhất nhằm vào cuộc chiến tranh của Nga tại Ukraine, mà Moscow gọi là một "chiến dịch quân sự đặc biệt".
Trung Quốc hồi tháng rồi đã đưa ra một bản đề xuất để chấm dứt cuộc xung đột, vốn đã khiến hàng chục ngàn người chết và hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa.
Bản đề xuất này đã được 'nồng ấm' đón nhận từ Kyiv và Moscow, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói ông sẵn sàng hội đàm với ông Tập, theo một số thông tin truyền thông cho hay, có thể diễn ra sau chuyến công du Nga của nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Mỹ và các đồng minh Phương Tây có sự ngờ vực sâu sắc về động cơ của Trung Quốc, đề cập Bắc Kinh đã từ chối lên án Nga và cung cấp nguồn sống kinh tế cho Moscow trong khi các nước khác đang gia tăng các lệnh trừng phạt.
"Có một hình thức nhảy múa ngoại giao ngày càng trở nên rõ rệt về phía Trung Quốc khi cuộc chiến tranh [Ukraine] tiếp diễn," Andrew Small, nhà nghiên cứu cấp cao từ German Marshall Fund cho biết.
Trung Quốc đã cố gắng "phát đi tín hiệu một số khu vực phải có khoảng cách, nhưng không thật sự tạo nên chuyển biến đối với bất kỳ vấn đề gì nhằm mang lại lợi ích" như gây áp lực cho phía Nga, ông Small nói.
Biden ‘tán thành’ tòa quốc tế muốn bắt Putin, Tổng thống Nga ‘sẽ khó ra nước ngoài’
'Không giới hạn'
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Vài giờ sau khi chuyến công du của ông Tập được công bố vào hôm thứ Sáu 17/03, Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã phát lệnh bắt giữ nhà lãnh đạo Nga, cáo buộc việc Moscow tiến hành trục xuất mang tính bắt buộc trẻ em Ukraine là tội ác chiến tranh
Trung Quốc và Nga đã tuyên bố mối quan hệ hợp tác "không giới hạn" hồi tháng 02/2022 khi ông Putin có chuyến công du đến Bắc Kinh nhân sự kiện khai mạc Thế Vận hội Mùa đông, chỉ vài ngày trước khi xảy ra cuộc xâm lược Ukraine.
Trong khi Bắc Kinh đã kêu gọi giữ bình tĩnh kể từ khi cuộc chiến tranh bắt đầu, thì quốc gia này cũng phần lớn phản ánh lập trường của Moscow về việc Nato đang đe dọa Nga khi mở rộng về phía đông và các đồng minh Phương Tây của Ukraine đã 'đổ thêm dầu vào lửa' khi cung cấp xe tăng và tên lửa cho Kyiv.
Trung Quốc đã mang lại nguồn thu chính cho Moscow khi Nga là quốc gia bán nhiều dầu nhất, cùng nền thương mại song phương tăng vọt trong những tháng gần đây. Các nhà lãnh đạo Mỹ và châu Âu cho biết có thông tin tình báo cho thấy Trung Quốc đã cân nhắc bán vũ khí cho Nga nhưng Bắc Kinh bác bỏ điều này.
"Chắc chắn Trung Quốc muốn cho thấy đóng vai trò ngoại giao khách quan và bất thiên vị, nhưng thật sự là ngược lại," Samuel Ramani, một chuyên gia về Nga, người giảng dạy tại Đại học Oxford cho biết.
Vài giờ sau khi chuyến công du của ông Tập được công bố vào hôm thứ Sáu 17/03, Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã phát lệnh bắt giữ nhà lãnh đạo Nga, cáo buộc việc Moscow tiến hành trục xuất mang tính bắt buộc trẻ em Ukraine là tội ác chiến tranh.
Điện Kremlin đã phản ứng với sự giận dữ. Nga cho biết theo chương trình đó, thì quốc gia này đã đưa hàng ngàn trẻ em Ukraine đến Nga và xem đây là một chiến dịch nhân đạo để bảo vệ trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi tại các khu vực xung đột.
Nga và Trung Quốc đều không phải là quốc gia thành viên của ICC. Trung Quốc cũng không đưa ra bình luận về lệnh bắt giữ.
Ông Tập Cận Bình sắp thăm Moscow, gặp ông Putin
Kinh tế hơn là chiếc bánh Blini?
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Ông Tập gọi ông Putin là "người bạn thân" trong chuyến công du vào năm 2019 khi họ cùng xem gấu trúc tại một vườn thú ở Moscow
Rất ít thông tin chi tiết về chuyến công du của ông Tập đến Moscow, lần đầu tiên trong gần bốn năm qua.
Cả hai phía cũng tuyên bố mục tiêu của chuyến đi là củng cố thêm mối quan hệ và làm sâu sắc thêm những gắn kết về mặt kinh tế. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói hôm thứ Sáu 17/03, chuyến đi là một "hành trình hữu nghị", "hợp tác" và "hòa bình". Ông Uông Văn Bân đã không đề cập đến Ukraine.
Hai nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc sẽ có các cuộc hội đàm trực tiếp và dùng chung bữa tối vào ngày thứ Hai 20/03, và sau đó tổ chức thêm "các cuộc đàm phán" và đưa ra tuyên bố chung vào ngày thứ Ba 21/03, trước khi ông Tập rời đi vào ngày thứ Tư 22/03, theo lịch trình tóm tắt mà Điện Kremlin công bố.
Các cuộc gặp trước đó giữa ông Tập và ông Putin đã mang đến những khoảnh khắc tươi sáng hơn. Ông Tập gọi ông Putin là "người bạn thân" trong chuyến công du vào năm 2019 khi họ cùng xem gấu trúc tại một vườn thú ở Moscow.
Cùng mang chiếc tạp dề xanh, hai nhà lãnh đạo cùng nấu chiếc bánh Blini truyền thống của Nga vào năm 2018 khi ông Tập đến thành phố cảng Vladivostok để tham dự Diễn đàn Kinh tế Phương Đông (Eastern Economic Forum).
Không rõ chuyến công du lần hai này sẽ có phần chụp hình chung như vậy nữa hay không trong bối cảnh kinh tế đang có những diễn biến nghiêm trọng và cuộc chiến tranh đẫm máu tại Ukraine.
Một điều chắc chắn, theo một số nhà ngoại giao nước ngoài, là bất kỳ thỏa thuận nào đạt được giữa hai nhà lãnh đạo thì ông Tập hiện tại đang giữ thế 'tay trên' trong mối quan hệ này.
"Đôi lúc Nga rõ ràng ở vị trí đối tác thấp hơn Trung Quốc nhưng cuộc chiến tranh Ukraine đã khiến sự áp đảo đó càng trở nên rõ rệt hơn nhiều," một nhà ngoại giao châu Âu ẩn danh trả lời Reuters.
"Bất kỳ sự hỗ trợ nào mà ông Tập trao cho Nga sẽ phải dựa theo điều khoản từ phía Trung Quốc," một nhà ngoại giao khác từ châu Âu nói với Reuters.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)
Nghiên cứu quốc tế
Tập Cận Bình đang chuẩn bị Trung Quốc cho chiến tranh
Nguồn: John Pomfret và Matt Pottinger, “Xi Jinping Says He Is Preparing China for War,” Foreign Affairs, 29/03/2023
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Và thế giới nên lưu tâm
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng ông đang chuẩn bị cho chiến tranh. Tại cuộc họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc và cơ quan cố vấn chính trị hàng đầu của nó vào tháng 3, Tập đã lồng ghép chủ đề sẵn sàng tham chiến vào bốn bài phát biểu riêng biệt. Thậm chí trong một bài phát biểu, ông còn nói với các tướng lĩnh rằng “hãy dám đánh.” Chính phủ của ông cũng vừa tuyên bố tăng 7,2% ngân sách quốc phòng, vốn đã tăng gấp đôi trong thập niên vừa qua, đồng thời công bố các kế hoạch giúp Trung Quốc bớt phụ thuộc vào ngũ cốc nhập khẩu. Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh còn tiết lộ các luật mới về quân sự, các hầm trú ẩn phòng không mới ở các thành phố nằm dọc Eo biển Đài Loan, và các văn phòng “Huy động Quốc phòng” mới trên toàn quốc.
Còn quá sớm để biết được những bước đi này có ý nghĩa gì. Xung đột hiện vẫn không chắc chắn hoặc không gần kề. Nhưng có điều gì đó đã thay đổi ở Bắc Kinh và các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo doanh nghiệp trên toàn thế giới không nên bỏ qua. Nếu Tập nói rằng ông đã sẵn sàng cho chiến tranh, sẽ thật ngu ngốc nếu chúng ta không tin lời ông ấy.
QUỶ THẦN PHẢI KHIẾP SỢ
Dấu hiệu đầu tiên cho thấy cuộc họp năm nay của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Quốc hội) và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (Chính Hiệp) – được gọi là “lưỡng hội” vì cả hai cơ quan họp đồng thời – có thể sẽ không như bình thường đã xuất hiện vào ngày 1/3, khi tạp chí lý luận hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cho xuất bản một bài tiểu luận có tiêu đề “Dưới sự chỉ đạo của Tư tưởng Tập Cận Bình về củng cố quân đội, chúng ta sẽ tiến lên thắng lợi.” Tác giả bài viết được đề tên là Quân Chính (Jun Zheng) – một từ đồng âm với “chính phủ quân sự,” nhiều khả năng đang ám chỉ cơ quan quân sự hàng đầu của Trung Quốc, Quân ủy Trung ương. Bài viết lập luận rằng “việc hiện đại hóa quốc phòng và quân đội phải được đẩy nhanh” và kêu gọi tăng cường tích hợp quân sự-dân sự, vốn là chính sách do Tập đề xuất, yêu cầu các công ty tư nhân và các tổ chức dân sự phục vụ nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc. Ngoài ra, khi trích dẫn bài phát biểu mà Tập đọc trước các nhà lãnh đạo quân sự Trung Quốc vào tháng 10/2022, bài tiểu luận này cũng có ý mỉa mai người Mỹ:
Đứng trước nguy cơ rơi vào chiến tranh, chúng ta phải nói chuyện với kẻ thù bằng thứ ngôn ngữ mà họ hiểu được, và sử dụng chiến thắng để giành được hòa bình và sự tôn trọng. Trong thời đại mới, Quân đội Nhân dân nhất quyết dùng vũ lực để chấm dứt giao tranh… Quân đội ta nổi tiếng thiện chiến, có tinh thần chiến đấu kiên cường. Chỉ với kê và súng trường[1], chúng ta đã đánh bại quân đội Quốc Dân Đảng có các trang bị từ Mỹ. Chúng ta đã đánh bại kẻ thù số một thế giới được trang bị đến tận răng trên chiến trường Triều Tiên, và mang đến những chiến công oai hùng khiến thiên hạ chấn động, còn quỷ thần phải khiếp sợ.
Ngay từ trước khi bài tiểu luận được xuất bản, đã có những dấu hiệu cho thấy các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang lên kế hoạch cho một cuộc xung đột tiềm tàng. Vào tháng 12, Bắc Kinh đã ban hành một luật mới cho phép Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) dễ dàng huy động lực lượng dự bị của mình và thể chế hóa một hệ thống bổ sung lực lượng tác chiến trong trường hợp nổ ra chiến tranh. Các biện pháp này, như hai nhà phân tích Lyle Goldstein và Nathan Waechter đã lưu ý, cho thấy rằng Tập có lẽ đã rút ra bài học về việc huy động quân đội từ những thất bại của Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Ukraine.
Luật quản lý quân nhân dự bị không phải là thay đổi pháp lý duy nhất cho thấy Bắc Kinh đang bắt đầu chuẩn bị. Vào tháng 2, cơ quan thảo luận hàng đầu của Quốc hội đã thông qua “Quyết định Điều chỉnh việc Áp dụng Một số Quy định của Luật Tố tụng Hình sự Trung Quốc đối với Quân đội trong Thời chiến,” mà theo tờ Nhân dân Nhật báo đã trao cho Quân ủy Trung ương quyền điều chỉnh các quy định pháp luật, bao gồm “thẩm quyền xét xử, bào chữa và đại diện, các biện pháp bắt buộc, lập hồ sơ vụ án, điều tra, truy tố, xét xử, và thi hành án.” Dù không thể đoán chắc quyết định này sẽ được sử dụng như thế nào, nhưng nó có thể sẽ trở thành vũ khí nhắm vào các cá nhân phản đối việc tiếp quản Đài Loan. PLA cũng có thể sử dụng nó để khẳng định thẩm quyền hợp pháp đối với một lãnh thổ có khả năng bị chiếm đóng, chẳng hạn như Đài Loan. Hoặc Bắc Kinh có thể sử dụng nó để buộc công dân Trung Quốc ủng hộ các quyết định của họ trong thời chiến.
Kể từ tháng 12, chính phủ Trung Quốc đã mở một loạt văn phòng Huy động Quốc phòng – hoặc trung tâm tuyển quân – trên khắp đất nước, bao gồm ở Bắc Kinh, Phúc Kiến, Hồ Bắc, Hồ Nam, Nội Mông, Sơn Đông, Thượng Hải, Tứ Xuyên, Tây Tạng và Vũ Hán. Đồng thời, các thành phố ở tỉnh Phúc Kiến, nằm đối diện Đài Loan, đã bắt đầu xây dựng hoặc nâng cấp các hầm tránh bom cùng với ít nhất một “bệnh viện thời chiến,” theo tin tức truyền thông nhà nước Trung Quốc. Sang tháng 3, Phúc Kiến và một số thành phố của tỉnh này đã bắt đầu chặn các địa chỉ IP ở nước ngoài truy cập các trang web của chính phủ, có lẽ là nhằm cản trở việc theo dõi tiến độ chuẩn bị cho chiến tranh của Trung Quốc.
SUY NGHĨ CỦA TẬP CẬN BÌNH
Nếu những diễn biến này gợi ý về một sự thay đổi trong tư duy của Bắc Kinh, thì hai phiên họp vào đầu tháng 3 gần như đã xác nhận điều đó. Trong số các đề xuất được thảo luận bởi Chính Hiệp – cơ quan tư vấn của đất nước – đã xuất hiện một kế hoạch lập danh sách đen các nhà hoạt động ủng hộ độc lập và các nhà lãnh đạo chính trị ở Đài Loan. Được soạn bởi blogger theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan nổi tiếng Chu Tiểu Bình (Zhou Xiaoping), kế hoạch này sẽ cho phép ám sát những cá nhân có tên trong danh sách đen – gồm cả Phó tổng thống Đài Loan, William Lại Thanh Đức – nếu họ không cải cách đường lối của mình. Chu sau đó nói với tờ Minh Báo của Hong Kong rằng đề xuất của ông đã được hội nghị chấp nhận và “đã được chuyển đến các cơ quan hữu quan để đánh giá và xem xét.” Những đề xuất như của Chu không xuất hiện một cách tình cờ. Hồi năm 2014, Tập từng ca ngợi Chu vì “năng lượng tích cực” trong những lời công kích của ông đối với Đài Loan và Mỹ.
Cũng tại hai phiên họp này, Thủ tướng sắp mãn nhiệm Lý Khắc Cường đã công bố ngân sách quốc phòng trị giá 1,55 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 224,8 tỷ USD) cho năm 2023, tăng 7,2% so với năm ngoái. Ông cũng kêu gọi tăng cường “chuẩn bị cho chiến tranh.” Các chuyên gia phương Tây từ lâu đã tin rằng Trung Quốc luôn báo cáo chi tiêu quốc phòng một cách không đầy đủ. Chẳng hạn, vào năm 2021, Bắc Kinh tuyên bố họ đã chi 209 tỷ USD cho quốc phòng, nhưng Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm đưa ra con số thực là 293,4 tỷ USD. Tuy nhiên, con số chính thức của Trung Quốc vẫn lớn hơn chi tiêu quân sự của tất cả các đồng minh hiệp ước tại khu vực Thái Bình Dương của Mỹ (gồm Australia, Nhật Bản, Philippines, Hàn Quốc và Thái Lan) cộng lại, và có thể chắc chắn rằng Trung Quốc đang chi tiêu nhiều hơn đáng kể so với những gì họ nói.
Nhưng những khoảnh khắc đáng chú ý nhất trong hai phiên họp lại liên quan đến chính Tập Cận Bình. Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã có tổng cộng bốn bài phát biểu – một bài phát biểu trước các đại biểu của Chính Hiệp, hai bài phát biểu trước Quốc hội, và một bài phát biểu trước các nhà lãnh đạo quân sự và bán quân sự. Trong đó, ông mô tả bối cảnh địa chính trị ảm đạm, chỉ ra Mỹ là đối thủ của Trung Quốc, khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân phục vụ các mục tiêu chiến lược và quân sự của Trung Quốc, đồng thời nhắc lại rằng ông coi việc thống nhất giữa Đài Loan và đại lục là yếu tố sống còn đối với sự thành công của chính sách mà ông đề xướng nhằm đạt được “sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa.”
Trong bài phát biểu đầu tiên vào ngày 6/3, Tập đã ám chỉ việc chuẩn bị cho cơ sở công nghiệp của Trung Quốc trong trường hợp chiến tranh và xung đột. Ông cảnh báo, “Trong giai đoạn tới, những rủi ro và thách thức mà chúng ta phải đối mặt sẽ ngày càng gia tăng và ngày càng gay gắt hơn. Chỉ khi nào toàn dân cùng nhìn về một hướng, cùng chung sức, giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết một lòng, dám đánh và đánh giỏi thì mới có thể tiếp tục giành được những thắng lợi mới, to lớn hơn.” Để giúp ĐCSTQ đạt được những “thắng lợi to lớn hơn” này, ông tuyên bố sẽ “hướng dẫn một cách đúng đắn” để các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào các dự án mà nhà nước ưu tiên.
Tập Cận Bình cũng trực tiếp đả kích Mỹ trong bài phát biểu của mình, vi phạm thông lệ không gọi Washington là kẻ thù, trừ khi nhắc lại lịch sử. Ông mô tả Mỹ và các đồng minh là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề hiện tại của Trung Quốc. Ông nói, “Các nước phương Tây do Mỹ dẫn đầu đã thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn, bao vây và đàn áp chúng ta từ mọi hướng, từ đó gây ra những thách thức nghiêm trọng chưa từng có đối với sự phát triển của đất nước chúng ta.” Trong khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh đến “hàng rào bảo vệ” và các biện pháp khác để làm chậm lại sự xấu đi của quan hệ Mỹ-Trung, Bắc Kinh rõ ràng lại đang chuẩn bị cho một kỷ nguyên mới, đối đầu hơn.
Vào ngày 5/3, Tập đã có bài phát biểu đưa ra tầm nhìn về khả năng tự cung tự cấp của Trung Quốc, vượt xa bất kỳ cuộc thảo luận nào trước đây của ông về chủ đề này, trong đó ông nói rằng bước tiến tới hiện đại hóa của Trung Quốc phụ thuộc vào việc phá vỡ sự phụ thuộc công nghệ vào các nền kinh tế nước ngoài – nghĩa là Mỹ và các nền dân chủ công nghiệp hóa khác. Tập cũng nói rằng ông muốn Trung Quốc chấm dứt sự phụ thuộc vào nhập khẩu ngũ cốc và sản phẩm chế tạo. “Trong trường hợp chúng ta thiếu một trong hai mặt hàng này, thị trường quốc tế sẽ không bảo vệ chúng ta,” ông tuyên bố. Vào cùng ngày, Thủ tướng sắp mãn nhiệm Lý Khắc Cường cũng nhấn mạnh điểm tương tự trong “báo cáo công tác” hàng năm của chính phủ, nói rằng Bắc Kinh phải “không ngừng giữ vững bát cơm của hơn 1,4 tỷ người dân Trung Quốc.” Nước này hiện đang nhập khẩu hơn một phần ba lượng tiêu thụ thực phẩm ròng của mình.
Trong bài phát biểu thứ ba, vào ngày 8/3 trước các đại diện của PLA và Lực lượng Cảnh sát Vũ trang Nhân dân, Tập tuyên bố rằng Trung Quốc phải tập trung nỗ lực đổi mới vào việc củng cố nền quốc phòng và thiết lập một lực lượng dự bị quốc gia có thể được huy động trong thời chiến. Ông cũng kêu gọi triển khai chiến dịch “Giáo dục Quốc phòng” để đoàn kết xã hội cùng ủng hộ PLA, lấy cảm hứng từ Phong trào Song ủng Vận động (Double Support Movement), một chiến dịch năm 1943 của phe Cộng sản nhằm quân sự hóa xã hội trong khu vực căn cứ của họ ở Diên An.
Trong bài phát biểu thứ tư (và là bài phát biểu đầu tiên của ông với tư cách là chủ tịch nước nhiệm kỳ thứ ba), vào ngày 13/3, Tập tuyên bố rằng “bản chất” của chiến dịch phục hưng vĩ đại là “sự thống nhất của tổ quốc.” Dù ông từng nói bóng gió về mối liên hệ giữa việc sáp nhập Đài Loan và chiến dịch về cơ bản là “làm cho Trung Quốc vĩ đại trở lại” của mình, nhưng hiếm khi ông làm điều đó một cách công khai như vậy.
HÃY LẮNG NGHE TẬP
Sau một thập niên Tập Cận Bình cầm quyền, rõ ràng điều quan trọng là phải nhìn nhận ông một cách nghiêm túc – nhưng đáng tiếc là nhiều nhà phân tích Mỹ lại không làm vậy. Khi Tập phát động một loạt chiến dịch tích cực chống tham nhũng, hay đàn áp doanh nghiệp tư nhân, tổ chức tài chính, lĩnh vực bất động sản và công nghệ, nhiều nhà phân tích đã dự đoán rằng những chiến dịch này sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Nhưng chúng đã kéo dài rất lâu. Điều này cũng đúng với chính sách zero-COVID hà khắc suốt ba năm – mãi cho đến khi Tập buộc phải đảo ngược hướng đi một cách bất thường vào cuối năm 2022.
Tập hiện đang củng cố một chiến dịch đã tồn tại được một thập niên, nhằm phá vỡ sự phụ thuộc kinh tế và công nghệ quan trọng vào thế giới dân chủ do Mỹ lãnh đạo. Ông làm như vậy để đón đầu một giai đoạn mới của “cuộc đấu tranh” về ý thức hệ và địa chiến lược. Thông điệp của ông về việc chuẩn bị cho chiến tranh và việc ông đánh đồng giữa phục hưng dân tộc và thống nhất tổ quốc đánh dấu một giai đoạn mới trong chiến dịch chiến tranh chính trị của ông nhằm đe dọa Đài Loan. Tập rõ ràng đã sẵn sàng sử dụng vũ lực để chiếm hòn đảo. Điều vẫn chưa rõ là liệu ông có nghĩ rằng mình có thể làm vậy mà không dẫn đến leo thang không kiểm soát với Mỹ hay không.
John Pomfret, cựu Giám đốc Văn phòng Bắc Kinh của tờ The Washington Post, là tác giả của cuốn sách “The Beautiful Country and the Middle Kingdom: America and China, 1776 to the Present.”
Matt Pottinger là Giám đốc Chương trình Trung Quốc tại Tổ chức Bảo vệ Dân chủ. Từ năm 2019 đến 2021, ông giữ chức Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ.
———————–
[1] “Kê và súng trường” là cụm từ mà Mao Trạch Đông dùng để chỉ nguồn lực ít ỏi của quân đội Trung Quốc
Tập Cận Bình đang chuẩn bị Trung Quốc cho chiến tranh
Nguồn: John Pomfret và Matt Pottinger, “Xi Jinping Says He Is Preparing China for War,” Foreign Affairs, 29/03/2023
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Và thế giới nên lưu tâm
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng ông đang chuẩn bị cho chiến tranh. Tại cuộc họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc và cơ quan cố vấn chính trị hàng đầu của nó vào tháng 3, Tập đã lồng ghép chủ đề sẵn sàng tham chiến vào bốn bài phát biểu riêng biệt. Thậm chí trong một bài phát biểu, ông còn nói với các tướng lĩnh rằng “hãy dám đánh.” Chính phủ của ông cũng vừa tuyên bố tăng 7,2% ngân sách quốc phòng, vốn đã tăng gấp đôi trong thập niên vừa qua, đồng thời công bố các kế hoạch giúp Trung Quốc bớt phụ thuộc vào ngũ cốc nhập khẩu. Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh còn tiết lộ các luật mới về quân sự, các hầm trú ẩn phòng không mới ở các thành phố nằm dọc Eo biển Đài Loan, và các văn phòng “Huy động Quốc phòng” mới trên toàn quốc.
Còn quá sớm để biết được những bước đi này có ý nghĩa gì. Xung đột hiện vẫn không chắc chắn hoặc không gần kề. Nhưng có điều gì đó đã thay đổi ở Bắc Kinh và các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo doanh nghiệp trên toàn thế giới không nên bỏ qua. Nếu Tập nói rằng ông đã sẵn sàng cho chiến tranh, sẽ thật ngu ngốc nếu chúng ta không tin lời ông ấy.
QUỶ THẦN PHẢI KHIẾP SỢ
Dấu hiệu đầu tiên cho thấy cuộc họp năm nay của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Quốc hội) và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (Chính Hiệp) – được gọi là “lưỡng hội” vì cả hai cơ quan họp đồng thời – có thể sẽ không như bình thường đã xuất hiện vào ngày 1/3, khi tạp chí lý luận hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cho xuất bản một bài tiểu luận có tiêu đề “Dưới sự chỉ đạo của Tư tưởng Tập Cận Bình về củng cố quân đội, chúng ta sẽ tiến lên thắng lợi.” Tác giả bài viết được đề tên là Quân Chính (Jun Zheng) – một từ đồng âm với “chính phủ quân sự,” nhiều khả năng đang ám chỉ cơ quan quân sự hàng đầu của Trung Quốc, Quân ủy Trung ương. Bài viết lập luận rằng “việc hiện đại hóa quốc phòng và quân đội phải được đẩy nhanh” và kêu gọi tăng cường tích hợp quân sự-dân sự, vốn là chính sách do Tập đề xuất, yêu cầu các công ty tư nhân và các tổ chức dân sự phục vụ nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc. Ngoài ra, khi trích dẫn bài phát biểu mà Tập đọc trước các nhà lãnh đạo quân sự Trung Quốc vào tháng 10/2022, bài tiểu luận này cũng có ý mỉa mai người Mỹ:
Đứng trước nguy cơ rơi vào chiến tranh, chúng ta phải nói chuyện với kẻ thù bằng thứ ngôn ngữ mà họ hiểu được, và sử dụng chiến thắng để giành được hòa bình và sự tôn trọng. Trong thời đại mới, Quân đội Nhân dân nhất quyết dùng vũ lực để chấm dứt giao tranh… Quân đội ta nổi tiếng thiện chiến, có tinh thần chiến đấu kiên cường. Chỉ với kê và súng trường[1], chúng ta đã đánh bại quân đội Quốc Dân Đảng có các trang bị từ Mỹ. Chúng ta đã đánh bại kẻ thù số một thế giới được trang bị đến tận răng trên chiến trường Triều Tiên, và mang đến những chiến công oai hùng khiến thiên hạ chấn động, còn quỷ thần phải khiếp sợ.
Ngay từ trước khi bài tiểu luận được xuất bản, đã có những dấu hiệu cho thấy các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang lên kế hoạch cho một cuộc xung đột tiềm tàng. Vào tháng 12, Bắc Kinh đã ban hành một luật mới cho phép Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) dễ dàng huy động lực lượng dự bị của mình và thể chế hóa một hệ thống bổ sung lực lượng tác chiến trong trường hợp nổ ra chiến tranh. Các biện pháp này, như hai nhà phân tích Lyle Goldstein và Nathan Waechter đã lưu ý, cho thấy rằng Tập có lẽ đã rút ra bài học về việc huy động quân đội từ những thất bại của Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Ukraine.
Luật quản lý quân nhân dự bị không phải là thay đổi pháp lý duy nhất cho thấy Bắc Kinh đang bắt đầu chuẩn bị. Vào tháng 2, cơ quan thảo luận hàng đầu của Quốc hội đã thông qua “Quyết định Điều chỉnh việc Áp dụng Một số Quy định của Luật Tố tụng Hình sự Trung Quốc đối với Quân đội trong Thời chiến,” mà theo tờ Nhân dân Nhật báo đã trao cho Quân ủy Trung ương quyền điều chỉnh các quy định pháp luật, bao gồm “thẩm quyền xét xử, bào chữa và đại diện, các biện pháp bắt buộc, lập hồ sơ vụ án, điều tra, truy tố, xét xử, và thi hành án.” Dù không thể đoán chắc quyết định này sẽ được sử dụng như thế nào, nhưng nó có thể sẽ trở thành vũ khí nhắm vào các cá nhân phản đối việc tiếp quản Đài Loan. PLA cũng có thể sử dụng nó để khẳng định thẩm quyền hợp pháp đối với một lãnh thổ có khả năng bị chiếm đóng, chẳng hạn như Đài Loan. Hoặc Bắc Kinh có thể sử dụng nó để buộc công dân Trung Quốc ủng hộ các quyết định của họ trong thời chiến.
Kể từ tháng 12, chính phủ Trung Quốc đã mở một loạt văn phòng Huy động Quốc phòng – hoặc trung tâm tuyển quân – trên khắp đất nước, bao gồm ở Bắc Kinh, Phúc Kiến, Hồ Bắc, Hồ Nam, Nội Mông, Sơn Đông, Thượng Hải, Tứ Xuyên, Tây Tạng và Vũ Hán. Đồng thời, các thành phố ở tỉnh Phúc Kiến, nằm đối diện Đài Loan, đã bắt đầu xây dựng hoặc nâng cấp các hầm tránh bom cùng với ít nhất một “bệnh viện thời chiến,” theo tin tức truyền thông nhà nước Trung Quốc. Sang tháng 3, Phúc Kiến và một số thành phố của tỉnh này đã bắt đầu chặn các địa chỉ IP ở nước ngoài truy cập các trang web của chính phủ, có lẽ là nhằm cản trở việc theo dõi tiến độ chuẩn bị cho chiến tranh của Trung Quốc.
SUY NGHĨ CỦA TẬP CẬN BÌNH
Nếu những diễn biến này gợi ý về một sự thay đổi trong tư duy của Bắc Kinh, thì hai phiên họp vào đầu tháng 3 gần như đã xác nhận điều đó. Trong số các đề xuất được thảo luận bởi Chính Hiệp – cơ quan tư vấn của đất nước – đã xuất hiện một kế hoạch lập danh sách đen các nhà hoạt động ủng hộ độc lập và các nhà lãnh đạo chính trị ở Đài Loan. Được soạn bởi blogger theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan nổi tiếng Chu Tiểu Bình (Zhou Xiaoping), kế hoạch này sẽ cho phép ám sát những cá nhân có tên trong danh sách đen – gồm cả Phó tổng thống Đài Loan, William Lại Thanh Đức – nếu họ không cải cách đường lối của mình. Chu sau đó nói với tờ Minh Báo của Hong Kong rằng đề xuất của ông đã được hội nghị chấp nhận và “đã được chuyển đến các cơ quan hữu quan để đánh giá và xem xét.” Những đề xuất như của Chu không xuất hiện một cách tình cờ. Hồi năm 2014, Tập từng ca ngợi Chu vì “năng lượng tích cực” trong những lời công kích của ông đối với Đài Loan và Mỹ.
Cũng tại hai phiên họp này, Thủ tướng sắp mãn nhiệm Lý Khắc Cường đã công bố ngân sách quốc phòng trị giá 1,55 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 224,8 tỷ USD) cho năm 2023, tăng 7,2% so với năm ngoái. Ông cũng kêu gọi tăng cường “chuẩn bị cho chiến tranh.” Các chuyên gia phương Tây từ lâu đã tin rằng Trung Quốc luôn báo cáo chi tiêu quốc phòng một cách không đầy đủ. Chẳng hạn, vào năm 2021, Bắc Kinh tuyên bố họ đã chi 209 tỷ USD cho quốc phòng, nhưng Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm đưa ra con số thực là 293,4 tỷ USD. Tuy nhiên, con số chính thức của Trung Quốc vẫn lớn hơn chi tiêu quân sự của tất cả các đồng minh hiệp ước tại khu vực Thái Bình Dương của Mỹ (gồm Australia, Nhật Bản, Philippines, Hàn Quốc và Thái Lan) cộng lại, và có thể chắc chắn rằng Trung Quốc đang chi tiêu nhiều hơn đáng kể so với những gì họ nói.
Nhưng những khoảnh khắc đáng chú ý nhất trong hai phiên họp lại liên quan đến chính Tập Cận Bình. Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã có tổng cộng bốn bài phát biểu – một bài phát biểu trước các đại biểu của Chính Hiệp, hai bài phát biểu trước Quốc hội, và một bài phát biểu trước các nhà lãnh đạo quân sự và bán quân sự. Trong đó, ông mô tả bối cảnh địa chính trị ảm đạm, chỉ ra Mỹ là đối thủ của Trung Quốc, khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân phục vụ các mục tiêu chiến lược và quân sự của Trung Quốc, đồng thời nhắc lại rằng ông coi việc thống nhất giữa Đài Loan và đại lục là yếu tố sống còn đối với sự thành công của chính sách mà ông đề xướng nhằm đạt được “sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa.”
Trong bài phát biểu đầu tiên vào ngày 6/3, Tập đã ám chỉ việc chuẩn bị cho cơ sở công nghiệp của Trung Quốc trong trường hợp chiến tranh và xung đột. Ông cảnh báo, “Trong giai đoạn tới, những rủi ro và thách thức mà chúng ta phải đối mặt sẽ ngày càng gia tăng và ngày càng gay gắt hơn. Chỉ khi nào toàn dân cùng nhìn về một hướng, cùng chung sức, giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết một lòng, dám đánh và đánh giỏi thì mới có thể tiếp tục giành được những thắng lợi mới, to lớn hơn.” Để giúp ĐCSTQ đạt được những “thắng lợi to lớn hơn” này, ông tuyên bố sẽ “hướng dẫn một cách đúng đắn” để các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào các dự án mà nhà nước ưu tiên.
Tập Cận Bình cũng trực tiếp đả kích Mỹ trong bài phát biểu của mình, vi phạm thông lệ không gọi Washington là kẻ thù, trừ khi nhắc lại lịch sử. Ông mô tả Mỹ và các đồng minh là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề hiện tại của Trung Quốc. Ông nói, “Các nước phương Tây do Mỹ dẫn đầu đã thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn, bao vây và đàn áp chúng ta từ mọi hướng, từ đó gây ra những thách thức nghiêm trọng chưa từng có đối với sự phát triển của đất nước chúng ta.” Trong khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh đến “hàng rào bảo vệ” và các biện pháp khác để làm chậm lại sự xấu đi của quan hệ Mỹ-Trung, Bắc Kinh rõ ràng lại đang chuẩn bị cho một kỷ nguyên mới, đối đầu hơn.
Vào ngày 5/3, Tập đã có bài phát biểu đưa ra tầm nhìn về khả năng tự cung tự cấp của Trung Quốc, vượt xa bất kỳ cuộc thảo luận nào trước đây của ông về chủ đề này, trong đó ông nói rằng bước tiến tới hiện đại hóa của Trung Quốc phụ thuộc vào việc phá vỡ sự phụ thuộc công nghệ vào các nền kinh tế nước ngoài – nghĩa là Mỹ và các nền dân chủ công nghiệp hóa khác. Tập cũng nói rằng ông muốn Trung Quốc chấm dứt sự phụ thuộc vào nhập khẩu ngũ cốc và sản phẩm chế tạo. “Trong trường hợp chúng ta thiếu một trong hai mặt hàng này, thị trường quốc tế sẽ không bảo vệ chúng ta,” ông tuyên bố. Vào cùng ngày, Thủ tướng sắp mãn nhiệm Lý Khắc Cường cũng nhấn mạnh điểm tương tự trong “báo cáo công tác” hàng năm của chính phủ, nói rằng Bắc Kinh phải “không ngừng giữ vững bát cơm của hơn 1,4 tỷ người dân Trung Quốc.” Nước này hiện đang nhập khẩu hơn một phần ba lượng tiêu thụ thực phẩm ròng của mình.
Trong bài phát biểu thứ ba, vào ngày 8/3 trước các đại diện của PLA và Lực lượng Cảnh sát Vũ trang Nhân dân, Tập tuyên bố rằng Trung Quốc phải tập trung nỗ lực đổi mới vào việc củng cố nền quốc phòng và thiết lập một lực lượng dự bị quốc gia có thể được huy động trong thời chiến. Ông cũng kêu gọi triển khai chiến dịch “Giáo dục Quốc phòng” để đoàn kết xã hội cùng ủng hộ PLA, lấy cảm hứng từ Phong trào Song ủng Vận động (Double Support Movement), một chiến dịch năm 1943 của phe Cộng sản nhằm quân sự hóa xã hội trong khu vực căn cứ của họ ở Diên An.
Trong bài phát biểu thứ tư (và là bài phát biểu đầu tiên của ông với tư cách là chủ tịch nước nhiệm kỳ thứ ba), vào ngày 13/3, Tập tuyên bố rằng “bản chất” của chiến dịch phục hưng vĩ đại là “sự thống nhất của tổ quốc.” Dù ông từng nói bóng gió về mối liên hệ giữa việc sáp nhập Đài Loan và chiến dịch về cơ bản là “làm cho Trung Quốc vĩ đại trở lại” của mình, nhưng hiếm khi ông làm điều đó một cách công khai như vậy.
HÃY LẮNG NGHE TẬP
Sau một thập niên Tập Cận Bình cầm quyền, rõ ràng điều quan trọng là phải nhìn nhận ông một cách nghiêm túc – nhưng đáng tiếc là nhiều nhà phân tích Mỹ lại không làm vậy. Khi Tập phát động một loạt chiến dịch tích cực chống tham nhũng, hay đàn áp doanh nghiệp tư nhân, tổ chức tài chính, lĩnh vực bất động sản và công nghệ, nhiều nhà phân tích đã dự đoán rằng những chiến dịch này sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Nhưng chúng đã kéo dài rất lâu. Điều này cũng đúng với chính sách zero-COVID hà khắc suốt ba năm – mãi cho đến khi Tập buộc phải đảo ngược hướng đi một cách bất thường vào cuối năm 2022.
Tập hiện đang củng cố một chiến dịch đã tồn tại được một thập niên, nhằm phá vỡ sự phụ thuộc kinh tế và công nghệ quan trọng vào thế giới dân chủ do Mỹ lãnh đạo. Ông làm như vậy để đón đầu một giai đoạn mới của “cuộc đấu tranh” về ý thức hệ và địa chiến lược. Thông điệp của ông về việc chuẩn bị cho chiến tranh và việc ông đánh đồng giữa phục hưng dân tộc và thống nhất tổ quốc đánh dấu một giai đoạn mới trong chiến dịch chiến tranh chính trị của ông nhằm đe dọa Đài Loan. Tập rõ ràng đã sẵn sàng sử dụng vũ lực để chiếm hòn đảo. Điều vẫn chưa rõ là liệu ông có nghĩ rằng mình có thể làm vậy mà không dẫn đến leo thang không kiểm soát với Mỹ hay không.
John Pomfret, cựu Giám đốc Văn phòng Bắc Kinh của tờ The Washington Post, là tác giả của cuốn sách “The Beautiful Country and the Middle Kingdom: America and China, 1776 to the Present.”
Matt Pottinger là Giám đốc Chương trình Trung Quốc tại Tổ chức Bảo vệ Dân chủ. Từ năm 2019 đến 2021, ông giữ chức Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ.
———————–
[1] “Kê và súng trường” là cụm từ mà Mao Trạch Đông dùng để chỉ nguồn lực ít ỏi của quân đội Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)
Trung Quốc bị dồn vào chân tường? (Francesco Sisci)
Quần chúng tụ tập để tham dự buổi lễ kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc
tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh ngày 1 tháng Bảy 2021. Ảnh của Koki Kataoka/Yomiuri/Yomiuri Shimbun qua AFP
Trung Quốc có thể đặt cược vào sự sụp đổ hệ thống của Mỹ hoặc sự chia rẽ xuyên Đại Tây Dương với châu Âu, nhưng những vụ đỏ đen này vẫn chưa được đền đáp
Trong Chiến tranh Lạnh lần thứ nhất, Liên Xô rất hùng mạnh và cả các đồng minh phương Tây lẫn những người ủng hộ Moskva – mỗi bên đều có lý do riêng – càng nâng cao vị thế của mình: ở mặt trận phía Tây, thúc đẩy kịch tính và khả năng cạnh tranh; tại nhà ở Liên Xô, để tăng cường sự tự tin.
Vậy tình hình thực tế của Trung Quốc hiện nay là gì?
Khi thực tế của cuộc Chiến tranh Lạnh mới với Trung Quốc ngày càng lớn hơn, các đánh giá về lập trường của Bắc Kinh sẽ khác nhau. Nhưng đây là một nỗ lực hướng tới một nhận thức vô tư, trong đó chúng ta nhìn thấy một kính vạn hoa các phương án thay thế giữa những lựa chọn tồi:
Như David Goldman đã lưu ý, vị thế thương mại của Trung Quốc đang tăng lên và quá trình hồi hương lớn không xảy ra. Nhưng có phải các mối đe dọa chống lại thương mại của Trung Quốc chỉ là một trò chơi đố chữ?
Trung Quốc là một siêu cường thương mại, sẽ tốt nếu được củng cố bởi quyền lực mềm (luật pháp, văn hóa), sức mạnh tài chính, liên minh chính trị và quân đội.
Nhưng Trung Quốc, trên tất cả các mặt trận khác, đều yếu hơn Mỹ. Thặng dư của nó có thể trở thành một khoản nợ trong nháy mắt. Các đơn đặt hàng có thể được chuyển từ từ đi nơi khác hoặc bị cắt đột ngột do bất khả kháng, như đã xảy ra với nguồn cung cấp khí đốt từ Nga. Xét cho cùng, ô tô không cần thiết như xăng. Tôi vẫn có thể lái một chiếc xe cũ nhưng không thể bật đèn nếu không đổ xăng.
Trung Quốc đang thúc đẩy thặng dư thương mại lớn hơn với niềm tin rõ ràng rằng sự phụ thuộc nước ngoài nhiều hơn vào hàng hóa của họ là một sự đảm bảo lớn hơn cho an ninh chính trị của họ. Đồng thời, họ muốn quốc tế hóa đồng nhân dân tệ so với đồng đô la và một quân đội phù hợp hơn với Mỹ. Tất cả những điều này mở ra một thách thức trên nhiều mặt, nơi thặng dư của Trung Quốc có thể trở thành mục tiêu chống lại Bắc Kinh vào bất kỳ thời điểm nào.
Trên thực tế, bong bóng thặng dư có thể vỡ khi nó lớn hơn và nó có thể gây tổn hại cho Trung Quốc nhiều hơn. Nếu nó cũng làm tổn thương nước Mỹ, thì nỗi đau của người Mỹ có thể hữu ích để hướng đến chống lại Đảng Cộng sản và châm ngòi cho sự oán giận. Sau đó, Trung Quốc nên giải thích rằng xuất khẩu của họ không phải là một cách để tống tiền hoặc ràng buộc Mỹ, nhưng điều đó có thể khó khăn vì tham vọng cạnh tranh của Trung Quốc với đồng đô la và quân đội Mỹ.
Nếu Trung Quốc, nhìn thấy điều này, cắt giảm thặng dư, họ cũng sẽ cắt giảm thu nhập của mình trong khi thị trường nội địa của người tiêu dùng cá nhân không tăng trưởng với tốc độ mong muốn. Đồng thời, một trong những động lực chính của tăng trưởng, bất động sản, đang sụp đổ, và động lực khác, cơ sở hạ tầng, đang tạo ra các kho bạc trong nước với những khoản nợ ngày càng lớn.
Về phía Nga, khải hoàn của Moskva là điều không thể. Nếu chiến tranh dừng lại, Mỹ sẽ gọi đó là chiến thắng, và Nga sẽ quay lưng lại với Trung Quốc – hoặc sẽ là gánh nặng đè nặng lên Trung Quốc trong tương lai gần. Nếu chiến tranh kéo dài, điều này sẽ làm giảm uy tín của Trung Quốc, vì Bắc Kinh đang cố gắng thoát khỏi sự ủng hộ của công chúng trong nước đối với Nga, nhưng họ không thể từ bỏ nó quá nhanh.
Ở trong nước, Trung Quốc đã làm tốt việc chấm dứt chính sách zero-Covid và ổn với lời kêu gọi mới đối với các doanh nhân và điều chỉnh lại các mối quan hệ với EU – nhưng vẫn chưa đủ.
Các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước đã từng bị đốt cháy ở Trung Quốc trong quá khứ và nhìn thấy triển vọng ảm đạm của đất nước ngày càng mâu thuẫn với Mỹ. Họ sẽ mất nhiều năm, nếu không muốn nói là hàng thập kỷ, để có thể yên tâm quay trở lại trừ khi có những cơ hội tuyệt vời.
Sau năm 1989, các doanh nhân Hồng Kông và Đài Loan, trước đây bị trục xuất khỏi Trung Quốc, được gọi đến và đưa ra những lựa chọn hàng đầu để kiếm tiền nhanh, chủ yếu là bất động sản và điện tử. Họ đã chọn cơ hội và ở lại.
Vấn đề là, có nhiều cơ hội nhanh chóng và phong phú sẵn có để trao tặng cho các tỷ phú có tiềm năng trung thành hay không? Trong khoảng thời gian sau năm 1989, không có sự thù địch công khai và nghiêm trọng nào từ Mỹ hoặc các nước láng giềng; nhiều người ở các quốc gia đó có hai suy nghĩ về Bắc Kinh. Trung Quốc không phải là một mối đe dọa, và thế giới phải vật lộn với hậu quả lộn xộn của Liên Xô. Bây giờ tình hình đã rất khác.
Một cái gì đó có thể được thử và một cái gì đó cũng có thể hoạt động, nhưng rất có thể không phải ở quy mô của những năm 1990. Đây có thể là lần thứ hai các nhà tư bản được hứa hẹn mọi thứ nhưng mọi thứ trở nên tồi tệ do những ý tưởng bất chợt của giới lãnh đạo chính trị bí ẩn và khó dò.
Tất nhiên, những bước ngoặt đột ngột không chỉ xảy ra ở Trung Quốc. Ở các nước tư bản cũng có những đổ vỡ về chính trị và tài chính, nhưng cơ chế minh bạch, tranh luận cởi mở, người ta có thể dự báo và chuẩn bị.
Những nỗ lực của Trung Quốc với châu Âu là tích cực nhưng báo hiệu sự rạn nứt của EU đối với Nga. Một số muốn nói chuyện với Moskva, trong khi những người khác thì không. Nhưng việc Bắc Kinh không đưa ra kết quả rõ ràng cho Macron về Moskva sẽ khiến nước này yếu đi.
Chủ tịch Xí Jinping (trái) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong cuộc gặp
tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 6 tháng Tư 2023. Ảnh: CGTN
Hơn nữa, Pháp có thể làm căng các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương đến giới hạn vì lịch sử của nước này với Mỹ. Nhưng Pháp sẽ không bao giờ phá vỡ những ràng buộc này vì một quốc gia khác. Vì vậy, nếu gặp khó khăn, cả Pháp hay bất kỳ quốc gia châu Âu nào khác sẽ không chọn Trung Quốc thay Mỹ.
Tình trạng khó khăn của Bắc Kinh có thể được minh họa bằng các cuộc tập trận quân sự trong lễ Phục sinh xung quanh Đài Loan, vốn vang lên một cách kỳ lạ đối với các tín đồ Cơ đốc giáo phương Tây khi Lễ Phục sinh là thời điểm cho hòa bình. Các cuộc tập trận quân sự chống Đài Loan là một công cụ buồn tẻ và có thể phản tác dụng: Chúng chỉ là tuyên truyền cho tổng thống Đài Loan. Tuy nhiên, Trung Quốc không thể không làm gì cả; khán giả trong nước của nó sẽ tức giận vì không hành động.
Họ phải làm một cái gì đó, nhưng họ có thể làm gì trong hoàn cảnh hiện tại? Đe dọa Đài Loan, vốn sẽ thúc đẩy hòn đảo này và các quốc gia khác tìm kiếm mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ, thúc giục Trung Quốc thể hiện PLA nhiều hơn, v.v.
Đó cũng là cách định hình xung đột hiện tại với Mỹ. Trung Quốc muốn một cuộc thảo luận cấp nhà nước trong đó hai nước chia sẻ lợi ích, gần giống như một Yalta thứ hai. Mỹ không muốn điều đó; nó muốn nói về các quy tắc quốc tế, mà Bắc Kinh nên tuân thủ trước tiên.
Trung Quốc dường như nghĩ điều gì đó như thế này: Mỹ chia thế giới với Liên Xô ở Yalta; họ có thể làm điều đó bây giờ với chúng tôi.
Mỹ dường như nghĩ rằng: Liên Xô không phải là một phần của thương mại toàn cầu và bị giới hạn trong khối của họ. Thêm nữa, chúng ta đã tiến hành một cuộc chiến tàn khốc gần đây cùng Liên Xô chống lại Quốc xã; chúng ta đã đồng ý về một số quy tắc nền tảng cơ bản và người Nga có văn hóa phương Tây, vì vậy chúng tôi hiểu nhau. Trung Quốc hiện là một phần không thể tách rời về mặt thương mại thế giới và vẫn không mở cửa thị trường và đồng tiền của họ không thể chuyển đổi hoàn toàn.
Đây là vấn đề thực sự – một vấn đề, với các quy tắc thị trường quốc tế, mà vào thời điểm đó Washington không có quan hệ với Moskva. Thêm vào đó, gần đây không có cuộc chiến nào xảy ra với Trung Quốc – và người Trung Quốc, thuộc một nền văn hóa khác, càng khó hiểu hơn. Làm sao chúng ta có thể chia sẻ điều gì đó với họ khi chúng ta không hiểu họ ngay từ đầu?
Trung Quốc đang ở một góc và có thể đấu tranh để có thêm không gian thở. Nhưng cuộc đấu tranh này cũng có thể chống lại họ, vì việc họ không chấp nhận các quy tắc hiện hành có thể được coi là sự thiếu thiện chí cố chấp của Trung Quốc.
Theo một cách nào đó, điều này giống như chuyện cổ Trung Hoa về Tôn Ngộ-không khôn lanh cố gắng chống lại Đức Phật, chỉ để phát hiện ra nó đang chơi trong bàn tay Đức Phật.
“Tây Du Ký” (Xiyouji ) cũng là câu chuyện về quá trình chuyển đổi khó khăn của Trung Quốc sang Phật giáo trong những thế kỷ đầu tiên của kỷ nguyên Cơ đốc giáo, lên đến đỉnh điểm vào thế kỷ 7, triều đại nhà Đường. Có lẽ một cái gì đó thuộc loại này đang xảy ra với phương Tây hiện đại.
Câu hỏi thực sự là, làm thế nào Trung Quốc cũng có thể trở thành một vị Phật? Câu trả lời trong Tây Du Ký là, đầu hàng Phật. Bây giờ Phật là ai, và cái gì sẽ quy phục ngài bây giờ?
Trung Quốc cần tìm một ý tưởng mới để thoát ra khỏi góc khuất của mình. Người Mỹ đơn giản là không tin bất cứ điều gì người Trung Quốc đang nói và muốn những sự thật mà Bắc Kinh hiện không thể đưa ra.
Chắc chắn Trung Quốc vẫn có thể đặt cược vào sự sụp đổ của hệ thống Mỹ, sự chia rẽ xuyên Đại Tây Dương với châu Âu, sự trỗi dậy chính trị của phương nam toàn cầu, v.v. Rất nhiều bằng chứng chỉ ra hướng này – một sự thất bại mang tính hệ thống của nước Mỹ, sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản.
Chắc chắn chủ nghĩa tư bản và nước Mỹ sớm muộn gì cũng sẽ thất bại, nhưng chính xác là khi nào? Trong một vài năm hay một thế kỷ? Tất cả những vụ cá cược này đều thất bại trong quá khứ; không có gì chắc chắn nó sẽ thành công trong tương lai.
Trong khi đó, thời gian có thể không đứng về phía Trung Quốc và có thể ngắn. Kỳ tích kép của phương Tây trước Covid và Nga thuyết phục nhiều người rằng Washington đang trên đà chiến thắng. Các ưu tiên trong nước của Mỹ, cụ thể là cuộc bầu cử tổng thống có khả năng gây chia rẽ vào năm tới, có thể đẩy Mỹ vào việc thúc đẩy chương trình nghị sự thống nhất duy nhất của mình – phản đối Trung Quốc.
Sau đó, có lẽ, Trung Quốc nên xem xét những gì họ có thể làm để phòng ngừa những vụ cá cược này. Nhưng điều này phải được sắp xếp với tất cả các ưu tiên trong nước, và mọi thứ trở nên rất rối rắm trong nhiều mâu thuẫn cần thiết.
Ở đây, đấu tranh nhiều hơn để có thêm không gian thở có thể là phản ứng khả dĩ nhất khi chờ đợi bụi lắng xuống ở mặt trận Nga và quan sát xem nền kinh tế vận hành như thế nào với các chính sách hậu Covid.
Rốt cuộc, không có mối nguy hiểm sắp xảy ra và Bắc Kinh có thể vẫn còn thời gian để cân nhắc về những chủ đề gai góc này, những chủ đề có thể cực kỳ khó xử lý và dẫn đến những quyết định sai lầm, như đã xảy ra với chính sách zero-Covid hoặc với cuộc xâm lược của Nga vào Ukraina.
Nó có thể kéo dài cho đến mùa hè hoặc mùa thu khi Nga và nền kinh tế trong nước sẽ đưa ra một bức tranh rõ ràng hơn, có thể là màu hồng hơn. Nhưng nếu bức tranh sau đó trở nên đen tối hơn, thì Bắc Kinh sẽ còn lãng phí nhiều thời gian hơn nữa.
Francesco Sisci – Asia Times
Biên dịch: GaD
Nguồn: https://nghiencuulichsu.com/2023/04/17/trung-quoc-bi-don-vao-chan-tuong/
Quần chúng tụ tập để tham dự buổi lễ kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc
tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh ngày 1 tháng Bảy 2021. Ảnh của Koki Kataoka/Yomiuri/Yomiuri Shimbun qua AFP
Trung Quốc có thể đặt cược vào sự sụp đổ hệ thống của Mỹ hoặc sự chia rẽ xuyên Đại Tây Dương với châu Âu, nhưng những vụ đỏ đen này vẫn chưa được đền đáp
Trong Chiến tranh Lạnh lần thứ nhất, Liên Xô rất hùng mạnh và cả các đồng minh phương Tây lẫn những người ủng hộ Moskva – mỗi bên đều có lý do riêng – càng nâng cao vị thế của mình: ở mặt trận phía Tây, thúc đẩy kịch tính và khả năng cạnh tranh; tại nhà ở Liên Xô, để tăng cường sự tự tin.
Vậy tình hình thực tế của Trung Quốc hiện nay là gì?
Khi thực tế của cuộc Chiến tranh Lạnh mới với Trung Quốc ngày càng lớn hơn, các đánh giá về lập trường của Bắc Kinh sẽ khác nhau. Nhưng đây là một nỗ lực hướng tới một nhận thức vô tư, trong đó chúng ta nhìn thấy một kính vạn hoa các phương án thay thế giữa những lựa chọn tồi:
Như David Goldman đã lưu ý, vị thế thương mại của Trung Quốc đang tăng lên và quá trình hồi hương lớn không xảy ra. Nhưng có phải các mối đe dọa chống lại thương mại của Trung Quốc chỉ là một trò chơi đố chữ?
Trung Quốc là một siêu cường thương mại, sẽ tốt nếu được củng cố bởi quyền lực mềm (luật pháp, văn hóa), sức mạnh tài chính, liên minh chính trị và quân đội.
Nhưng Trung Quốc, trên tất cả các mặt trận khác, đều yếu hơn Mỹ. Thặng dư của nó có thể trở thành một khoản nợ trong nháy mắt. Các đơn đặt hàng có thể được chuyển từ từ đi nơi khác hoặc bị cắt đột ngột do bất khả kháng, như đã xảy ra với nguồn cung cấp khí đốt từ Nga. Xét cho cùng, ô tô không cần thiết như xăng. Tôi vẫn có thể lái một chiếc xe cũ nhưng không thể bật đèn nếu không đổ xăng.
Trung Quốc đang thúc đẩy thặng dư thương mại lớn hơn với niềm tin rõ ràng rằng sự phụ thuộc nước ngoài nhiều hơn vào hàng hóa của họ là một sự đảm bảo lớn hơn cho an ninh chính trị của họ. Đồng thời, họ muốn quốc tế hóa đồng nhân dân tệ so với đồng đô la và một quân đội phù hợp hơn với Mỹ. Tất cả những điều này mở ra một thách thức trên nhiều mặt, nơi thặng dư của Trung Quốc có thể trở thành mục tiêu chống lại Bắc Kinh vào bất kỳ thời điểm nào.
Trên thực tế, bong bóng thặng dư có thể vỡ khi nó lớn hơn và nó có thể gây tổn hại cho Trung Quốc nhiều hơn. Nếu nó cũng làm tổn thương nước Mỹ, thì nỗi đau của người Mỹ có thể hữu ích để hướng đến chống lại Đảng Cộng sản và châm ngòi cho sự oán giận. Sau đó, Trung Quốc nên giải thích rằng xuất khẩu của họ không phải là một cách để tống tiền hoặc ràng buộc Mỹ, nhưng điều đó có thể khó khăn vì tham vọng cạnh tranh của Trung Quốc với đồng đô la và quân đội Mỹ.
Nếu Trung Quốc, nhìn thấy điều này, cắt giảm thặng dư, họ cũng sẽ cắt giảm thu nhập của mình trong khi thị trường nội địa của người tiêu dùng cá nhân không tăng trưởng với tốc độ mong muốn. Đồng thời, một trong những động lực chính của tăng trưởng, bất động sản, đang sụp đổ, và động lực khác, cơ sở hạ tầng, đang tạo ra các kho bạc trong nước với những khoản nợ ngày càng lớn.
Về phía Nga, khải hoàn của Moskva là điều không thể. Nếu chiến tranh dừng lại, Mỹ sẽ gọi đó là chiến thắng, và Nga sẽ quay lưng lại với Trung Quốc – hoặc sẽ là gánh nặng đè nặng lên Trung Quốc trong tương lai gần. Nếu chiến tranh kéo dài, điều này sẽ làm giảm uy tín của Trung Quốc, vì Bắc Kinh đang cố gắng thoát khỏi sự ủng hộ của công chúng trong nước đối với Nga, nhưng họ không thể từ bỏ nó quá nhanh.
Ở trong nước, Trung Quốc đã làm tốt việc chấm dứt chính sách zero-Covid và ổn với lời kêu gọi mới đối với các doanh nhân và điều chỉnh lại các mối quan hệ với EU – nhưng vẫn chưa đủ.
Các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước đã từng bị đốt cháy ở Trung Quốc trong quá khứ và nhìn thấy triển vọng ảm đạm của đất nước ngày càng mâu thuẫn với Mỹ. Họ sẽ mất nhiều năm, nếu không muốn nói là hàng thập kỷ, để có thể yên tâm quay trở lại trừ khi có những cơ hội tuyệt vời.
Sau năm 1989, các doanh nhân Hồng Kông và Đài Loan, trước đây bị trục xuất khỏi Trung Quốc, được gọi đến và đưa ra những lựa chọn hàng đầu để kiếm tiền nhanh, chủ yếu là bất động sản và điện tử. Họ đã chọn cơ hội và ở lại.
Vấn đề là, có nhiều cơ hội nhanh chóng và phong phú sẵn có để trao tặng cho các tỷ phú có tiềm năng trung thành hay không? Trong khoảng thời gian sau năm 1989, không có sự thù địch công khai và nghiêm trọng nào từ Mỹ hoặc các nước láng giềng; nhiều người ở các quốc gia đó có hai suy nghĩ về Bắc Kinh. Trung Quốc không phải là một mối đe dọa, và thế giới phải vật lộn với hậu quả lộn xộn của Liên Xô. Bây giờ tình hình đã rất khác.
Một cái gì đó có thể được thử và một cái gì đó cũng có thể hoạt động, nhưng rất có thể không phải ở quy mô của những năm 1990. Đây có thể là lần thứ hai các nhà tư bản được hứa hẹn mọi thứ nhưng mọi thứ trở nên tồi tệ do những ý tưởng bất chợt của giới lãnh đạo chính trị bí ẩn và khó dò.
Tất nhiên, những bước ngoặt đột ngột không chỉ xảy ra ở Trung Quốc. Ở các nước tư bản cũng có những đổ vỡ về chính trị và tài chính, nhưng cơ chế minh bạch, tranh luận cởi mở, người ta có thể dự báo và chuẩn bị.
Những nỗ lực của Trung Quốc với châu Âu là tích cực nhưng báo hiệu sự rạn nứt của EU đối với Nga. Một số muốn nói chuyện với Moskva, trong khi những người khác thì không. Nhưng việc Bắc Kinh không đưa ra kết quả rõ ràng cho Macron về Moskva sẽ khiến nước này yếu đi.
Chủ tịch Xí Jinping (trái) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong cuộc gặp
tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 6 tháng Tư 2023. Ảnh: CGTN
Hơn nữa, Pháp có thể làm căng các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương đến giới hạn vì lịch sử của nước này với Mỹ. Nhưng Pháp sẽ không bao giờ phá vỡ những ràng buộc này vì một quốc gia khác. Vì vậy, nếu gặp khó khăn, cả Pháp hay bất kỳ quốc gia châu Âu nào khác sẽ không chọn Trung Quốc thay Mỹ.
Tình trạng khó khăn của Bắc Kinh có thể được minh họa bằng các cuộc tập trận quân sự trong lễ Phục sinh xung quanh Đài Loan, vốn vang lên một cách kỳ lạ đối với các tín đồ Cơ đốc giáo phương Tây khi Lễ Phục sinh là thời điểm cho hòa bình. Các cuộc tập trận quân sự chống Đài Loan là một công cụ buồn tẻ và có thể phản tác dụng: Chúng chỉ là tuyên truyền cho tổng thống Đài Loan. Tuy nhiên, Trung Quốc không thể không làm gì cả; khán giả trong nước của nó sẽ tức giận vì không hành động.
Họ phải làm một cái gì đó, nhưng họ có thể làm gì trong hoàn cảnh hiện tại? Đe dọa Đài Loan, vốn sẽ thúc đẩy hòn đảo này và các quốc gia khác tìm kiếm mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ, thúc giục Trung Quốc thể hiện PLA nhiều hơn, v.v.
Đó cũng là cách định hình xung đột hiện tại với Mỹ. Trung Quốc muốn một cuộc thảo luận cấp nhà nước trong đó hai nước chia sẻ lợi ích, gần giống như một Yalta thứ hai. Mỹ không muốn điều đó; nó muốn nói về các quy tắc quốc tế, mà Bắc Kinh nên tuân thủ trước tiên.
Trung Quốc dường như nghĩ điều gì đó như thế này: Mỹ chia thế giới với Liên Xô ở Yalta; họ có thể làm điều đó bây giờ với chúng tôi.
Mỹ dường như nghĩ rằng: Liên Xô không phải là một phần của thương mại toàn cầu và bị giới hạn trong khối của họ. Thêm nữa, chúng ta đã tiến hành một cuộc chiến tàn khốc gần đây cùng Liên Xô chống lại Quốc xã; chúng ta đã đồng ý về một số quy tắc nền tảng cơ bản và người Nga có văn hóa phương Tây, vì vậy chúng tôi hiểu nhau. Trung Quốc hiện là một phần không thể tách rời về mặt thương mại thế giới và vẫn không mở cửa thị trường và đồng tiền của họ không thể chuyển đổi hoàn toàn.
Đây là vấn đề thực sự – một vấn đề, với các quy tắc thị trường quốc tế, mà vào thời điểm đó Washington không có quan hệ với Moskva. Thêm vào đó, gần đây không có cuộc chiến nào xảy ra với Trung Quốc – và người Trung Quốc, thuộc một nền văn hóa khác, càng khó hiểu hơn. Làm sao chúng ta có thể chia sẻ điều gì đó với họ khi chúng ta không hiểu họ ngay từ đầu?
Trung Quốc đang ở một góc và có thể đấu tranh để có thêm không gian thở. Nhưng cuộc đấu tranh này cũng có thể chống lại họ, vì việc họ không chấp nhận các quy tắc hiện hành có thể được coi là sự thiếu thiện chí cố chấp của Trung Quốc.
Theo một cách nào đó, điều này giống như chuyện cổ Trung Hoa về Tôn Ngộ-không khôn lanh cố gắng chống lại Đức Phật, chỉ để phát hiện ra nó đang chơi trong bàn tay Đức Phật.
“Tây Du Ký” (Xiyouji ) cũng là câu chuyện về quá trình chuyển đổi khó khăn của Trung Quốc sang Phật giáo trong những thế kỷ đầu tiên của kỷ nguyên Cơ đốc giáo, lên đến đỉnh điểm vào thế kỷ 7, triều đại nhà Đường. Có lẽ một cái gì đó thuộc loại này đang xảy ra với phương Tây hiện đại.
Câu hỏi thực sự là, làm thế nào Trung Quốc cũng có thể trở thành một vị Phật? Câu trả lời trong Tây Du Ký là, đầu hàng Phật. Bây giờ Phật là ai, và cái gì sẽ quy phục ngài bây giờ?
Trung Quốc cần tìm một ý tưởng mới để thoát ra khỏi góc khuất của mình. Người Mỹ đơn giản là không tin bất cứ điều gì người Trung Quốc đang nói và muốn những sự thật mà Bắc Kinh hiện không thể đưa ra.
Chắc chắn Trung Quốc vẫn có thể đặt cược vào sự sụp đổ của hệ thống Mỹ, sự chia rẽ xuyên Đại Tây Dương với châu Âu, sự trỗi dậy chính trị của phương nam toàn cầu, v.v. Rất nhiều bằng chứng chỉ ra hướng này – một sự thất bại mang tính hệ thống của nước Mỹ, sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản.
Chắc chắn chủ nghĩa tư bản và nước Mỹ sớm muộn gì cũng sẽ thất bại, nhưng chính xác là khi nào? Trong một vài năm hay một thế kỷ? Tất cả những vụ cá cược này đều thất bại trong quá khứ; không có gì chắc chắn nó sẽ thành công trong tương lai.
Trong khi đó, thời gian có thể không đứng về phía Trung Quốc và có thể ngắn. Kỳ tích kép của phương Tây trước Covid và Nga thuyết phục nhiều người rằng Washington đang trên đà chiến thắng. Các ưu tiên trong nước của Mỹ, cụ thể là cuộc bầu cử tổng thống có khả năng gây chia rẽ vào năm tới, có thể đẩy Mỹ vào việc thúc đẩy chương trình nghị sự thống nhất duy nhất của mình – phản đối Trung Quốc.
Sau đó, có lẽ, Trung Quốc nên xem xét những gì họ có thể làm để phòng ngừa những vụ cá cược này. Nhưng điều này phải được sắp xếp với tất cả các ưu tiên trong nước, và mọi thứ trở nên rất rối rắm trong nhiều mâu thuẫn cần thiết.
Ở đây, đấu tranh nhiều hơn để có thêm không gian thở có thể là phản ứng khả dĩ nhất khi chờ đợi bụi lắng xuống ở mặt trận Nga và quan sát xem nền kinh tế vận hành như thế nào với các chính sách hậu Covid.
Rốt cuộc, không có mối nguy hiểm sắp xảy ra và Bắc Kinh có thể vẫn còn thời gian để cân nhắc về những chủ đề gai góc này, những chủ đề có thể cực kỳ khó xử lý và dẫn đến những quyết định sai lầm, như đã xảy ra với chính sách zero-Covid hoặc với cuộc xâm lược của Nga vào Ukraina.
Nó có thể kéo dài cho đến mùa hè hoặc mùa thu khi Nga và nền kinh tế trong nước sẽ đưa ra một bức tranh rõ ràng hơn, có thể là màu hồng hơn. Nhưng nếu bức tranh sau đó trở nên đen tối hơn, thì Bắc Kinh sẽ còn lãng phí nhiều thời gian hơn nữa.
Francesco Sisci – Asia Times
Biên dịch: GaD
Nguồn: https://nghiencuulichsu.com/2023/04/17/trung-quoc-bi-don-vao-chan-tuong/
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)
Trung Quốc đang thực thi các bước đi ngoại giao 'trái ngược'?
BBC
Tập Cận Bình và PutinNGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Những bước đi của Trung Quốc bao gồm: thúc đẩy hòa bình ở Ukraine trong khi hội đàm với quân xâm lược Nga, trải thảm đỏ chào đón các nhà lãnh đạo Phương Tây trong khi leo thang căng thẳng với Đài Loan, hòn đảo theo thể chế dân chủ và thu hút những giám đốc điều hành (CEO) trong khi thực thi các biện pháp được coi là bóp nghẹt môi trường kinh doanh của Trung Quốc.
9 tháng 5 2023
Trung Quốc đang tăng cường tập trung vào an ninh quốc gia và tang cường đối đầu với Mỹ, đe dọa quá trình mở cửa trở lại với thế giới sau những năm hạn chế vì Covid chuyển thành một kỷ nguyên cô lập mới từ Phương Tây, theo một phân tích từ Reuters.
Kể từ khi nới lỏng các lệnh hạn chế vì đại dịch Covid vốn đã khiến quốc gia này đóng cửa biên giới kể từ năm 2020, Bắc Kinh trong những tháng gần đây đã tham gia vào một loạt các bước đi về kinh doanh và ngoại giao dường như mang tính trái ngược nhau, khiến nhiều nhà quan sát đặt câu hỏi về các động cơ thật sự của Bắc Kinh.
Những bước đi của Trung Quốc bao gồm: thúc đẩy hòa bình ở Ukraine trong khi hội đàm với quân xâm lược Nga, trải thảm đỏ chào đón các nhà lãnh đạo Phương Tây trong khi leo thang căng thẳng với Đài Loan, hòn đảo theo thể chế dân chủ và thu hút những giám đốc điều hành (CEO) trong khi thực thi các biện pháp được coi là bóp nghẹt môi trường kinh doanh của Trung Quốc.
Các nhà phân tích cho rằng các tín hiệu lẫn lộn là kết quả của mối tập trung mới của Chủ tịch Tập Cận Bình về nền an ninh quốc gia, được củng cố từ mối quan hệ ngoại giao đang ở mức thấp nhất với cường quốc đối thủ là Mỹ.
"Một thực tiễn khắc nghiệt ở Trung Quốc... là an ninh quốc gia đang vượt lên tất cả, từ nền kinh tế đến ngoại giao," Alfred Wu, phó trưởng khoa Ttrường Chính sách Công Lý Quang Diệu ở Singapore, nhận định.
Ông Wu cho biết việc tập trung quá mức đối với nền an ninh đang làm tổn hại đến các mối quan hệ ngoại giao của Trung Quốc cùng những kế hoạch tái thiết nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, trong bối cảnh quốc gia này đang tìm cách ghi dấu ấn về quyền lực của mình trong các vấn đề địa chính trị quan trọng, bao gồm cuộc khủng hoảng Ukraine.
"Đối với tất cả những gì mà Trung Quốc tuyên bố về mong muốn mở cửa với thế giới bên ngoài, thì quốc gia này đang dần dần đóng cửa."
Chủ tịch Tập cũng đã chọn an ninh quốc gia, một khái niệm rộng mang tính kết hợp các lĩnh vực từ chính trị đến kinh tế, cho đến công nghệ, và tranh chấp lãnh thổ, trong bài phát biểu sau khi tiếp tục nắm quyền Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp vào tháng 10/2022.
Bài phát biểu sau đó hồi tháng Ba tại kỳ họp Quốc hội Trung Quốc chỉ rõ hơn: Nền an ninh Trung Quốc đang bị thách thức từ các nỗ lực của Mỹ trong việc kiềm chế sự trỗi dậy của quốc gia này, ông Tập tuyên bố.
Bồ câu hay chó: Trung Quốc giữ hòa bình nhưng vẫn nhe nanh
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Sách 'Tập Cận Bình về quản lý đất nước Trung Quốc', tập II
Trong khi an ninh quốc gia vẫn luôn nằm trong các mối quan tâm chính của Tập Cận Bình kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, hai nhiệm kỳ đầu tiên của ông ấy tập trung vào các vấn đề trong nước như giới bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động nhân quyền và các cộng đồng thiểu số người Hồi giáo ở tỉnh Tân Cương, miền tây bắc Trung Quốc.
Trong bài phát biểu hồi tháng 10/2022, ông Tập thêm vào cụm từ "an ninh bên ngoài" và "an ninh quốc tế", theo các nhà phân tích là các tín hiệu về trọng tâm mới nhằm đối phó với các mối đe dọa từ nước ngoài, cụ thể là Washington.
Khi được hỏi phản hồi cho một loạt các câu hỏi về câu chuyện này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết họ "không biết về tình hình".
Giới chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã thường xuyên lặp lại tuyên bố quốc gia này là một cường quốc có trách nhiệm, ủng hộ chủ nghĩa đa phương và tiến trình toàn cầu hóa và đã cáo buộc các quốc gia khác đang tăng cường rêu rao về "mối đe dọa từ Trung Quốc".
'Chệch hướng ngầm'
Thế nhưng sự ám ảnh của Trung Quốc đối với vấn đề an ninh đã tác động xấu đến một số đề xuất ngoại giao gần đây của Bắc Kinh, theo các nhà phân tích.
Ví dụ, các nỗ lực của Trung Quốc nhằm thúc đẩy một bản kế hoạch hòa bình cho Ukraine đã vấp phải sự ngờ vực khi từ chối lên án Moscow, vốn là đồng minh thân cận và quốc gia cung cấp dầu mỏ lớn nhất cho Bắc Kinh.
Hồi tháng rồi, khi ông Tập có cuộc điện đàm đầu tiên với Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky kể từ khi cuộc chiến tranh nổ ra cách đây hơn một năm, một nỗ lực nhằm nhấn mạnh Bắc Kinh đang không chọn phe, một số nhà phân tích đã gọi đây là "sự kiểm soát tổn thất" sau khi Đại sứ Trung Quốc tại Pháp chất vấn về vấn đề chủ quyền của Ukraine.
Charles Parton, một nhà nghiên cứu từ cơ quan Council of Geostrategy của Anh cho biết lời kêu gọi của Trung Quốc cho nền hòa bình tại Ukraine có liên quan đến cuộc chiến tranh của quốc gia này với Mỹ.
"Bắc Kinh không quan tâm liệu quá trình kiến tạo hòa bình của mình có tác dụng hay không... quan trọng đây là một cơ hội để cho thấy hình ảnh xấu xí của người Mỹ," ông nói, đề cập đến các khẳng định của Trung Quốc rằng Mỹ và những quốc gia đồng minh đang thổi bùng ngọn lửa chiến tranh khi viện trợ vũ khí cho Kyiv.
Trung Quốc 'cảnh báo' khả năng NATO mở rộng ở Á châu
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Hồi tháng Tư, chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Pháp Macron rời Bắc Kinh, Trung Quốc đã tiến hành tập trận xung quanh hòn đảo Đài Loan
Michael Butler, Phó Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Clark ở Boston nói Ukraine là một phép thử quan trọng về ý chí của Mỹ liên quan đến vấn đề Đài Loan, một hòn đảo theo thể chế dân chủ mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.
"Mối quan tâm đặc biệt của Tập Cận Bình là tính toán liệu Mỹ sẽ, hoặc sẽ không sát cánh bảo vệ chủ quyền của Ukraine trước quân xâm lược Nga, trong khi công khai định vị Trung Quốc như một tiếng nói điềm tĩnh về lý lẽ và Mỹ là một kẻ áp bức gây lắm chuyện," ông nhận định.
Các nỗ lực của Trung Quốc nhằm lôi kéo các đồng minh của Mỹ ở châu Âu cũng là một phần trong chiến lược của Bắc Kinh nhằm đối phó với sự ảnh hưởng từ Washington, nhưng cũng có thành công mang tính lẫn lộn, các nhà phân tích cho biết.
Họ cũng chỉ ra cuộc họp hồi tháng rồi ở Trung Quốc giữa Chủ tịch Tập và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Một cuộc gặp dường như thân thiện, mang tính xây dựng, thế nhưng lại theo sau đó là cuộc tập trận của Bắc Kinh quanh hòn đảo Đài Loan chỉ vài giờ sau khi ông Macron rời đi.
Điều này, đi cùng với các bình luận của ông Macron, được cảm nhận là yếu về vấn đề Đài Loan, đã tăng thêm sự chỉ trích ở châu Âu rằng chuyến công du là để vuốt ve Bắc Kinh. Giới chức châu Âu sau đó cũng có lập trường cứng rắn hơn về Trung Quốc.
TT Macron nói châu Âu không nên theo chính sách của Mỹ hoặc TQ về vấn đề Đài Loan
Quan ngại về kinh doanh
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Các nỗ lực của Trung Quốc nhằm lôi kéo các đồng minh của Mỹ ở châu Âu cũng là một phần trong chiến lược của Bắc Kinh nhằm đối phó với sự ảnh hưởng từ Washington, nhưng cũng có thành công mang tính lẫn lộn, các nhà phân tích cho biết
Trọng tâm về an ninh của Trung Quốc cũng tạo rủi ro về việc quốc gia này bị cô lập về mặt kinh tế.
Tại hai kỳ họp thượng đỉnh tại Trung Quốc hồi tháng Ba, giới chức nước này đã khó khăn khi phải nhấn mạnh phải mở cửa trong lĩnh vực kinh doanh sau dịch Covid.
Trong những tuần gần đây, Trung Quốc cũng đã thông qua hiệu chỉnh về luật chống gián điệp của mình trên diện rộng và xem điều mà Mỹ tuyên bố là hành động "mang tính trừng phạt" đối với một số công ty nước ngoài ở Trung Quốc.
"Các lực lượng an ninh tại Trung Quốc dường như ngày càng táo bạo hơn, cùng lúc đó Trung Quốc đang tìm cách thu hút thêm đầu tư nước ngoài," Lester Ross, người đứng đầu Ủy ban chính sách Trung Quốc từ Văn phòng Thương mại Mỹ trả lời Reuters.
Giới chức Bộ Ngoại giao Trungn Quốc trước đó cho biết Bắc Kinh đã hoan nghênh các công ty nước ngoài miễn là họ tuân theo luật pháp quốc gia này.
Thay vì lạc quan về việc Trung Quốc mở cửa trở lại, tâm lý lạc quan của nước ngoài kéo dài hàng thập kỷ trên thị trường vốn của nước này đang bị phá vỡ, với sự cạnh tranh của Trung Quốc với Hoa Kỳ đang là mối lo ngại hàng đầu của các nhà đầu tư.
Ray Dalio, nhà sáng lập của Bridgewater, một trong các quỹ phòng hộ (hedge fund) lớn nhất thế giới và Sinophile, một quỹ nổi tiếng, là một trong những người quan ngại.
"(Trung Quốc và Mỹ) rất gần đến việc vượt qua lằn ranh đỏ, và nếu vượt qua, thì sẽ đẩy họ đến bờ vực không thể đảo ngược, của một dạng chiến tranh nào đó có thể gây tổn hại đến hai quốc gia và gây hại đến trật tự thế giới theo những cách nghiêm trọng và không thể đảo ngược," Dalio, hiện đã về hưu, gần đây viết trên tài khoản LinkedIn cá nhân của mình.
BBC
Tập Cận Bình và PutinNGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Những bước đi của Trung Quốc bao gồm: thúc đẩy hòa bình ở Ukraine trong khi hội đàm với quân xâm lược Nga, trải thảm đỏ chào đón các nhà lãnh đạo Phương Tây trong khi leo thang căng thẳng với Đài Loan, hòn đảo theo thể chế dân chủ và thu hút những giám đốc điều hành (CEO) trong khi thực thi các biện pháp được coi là bóp nghẹt môi trường kinh doanh của Trung Quốc.
9 tháng 5 2023
Trung Quốc đang tăng cường tập trung vào an ninh quốc gia và tang cường đối đầu với Mỹ, đe dọa quá trình mở cửa trở lại với thế giới sau những năm hạn chế vì Covid chuyển thành một kỷ nguyên cô lập mới từ Phương Tây, theo một phân tích từ Reuters.
Kể từ khi nới lỏng các lệnh hạn chế vì đại dịch Covid vốn đã khiến quốc gia này đóng cửa biên giới kể từ năm 2020, Bắc Kinh trong những tháng gần đây đã tham gia vào một loạt các bước đi về kinh doanh và ngoại giao dường như mang tính trái ngược nhau, khiến nhiều nhà quan sát đặt câu hỏi về các động cơ thật sự của Bắc Kinh.
Những bước đi của Trung Quốc bao gồm: thúc đẩy hòa bình ở Ukraine trong khi hội đàm với quân xâm lược Nga, trải thảm đỏ chào đón các nhà lãnh đạo Phương Tây trong khi leo thang căng thẳng với Đài Loan, hòn đảo theo thể chế dân chủ và thu hút những giám đốc điều hành (CEO) trong khi thực thi các biện pháp được coi là bóp nghẹt môi trường kinh doanh của Trung Quốc.
Các nhà phân tích cho rằng các tín hiệu lẫn lộn là kết quả của mối tập trung mới của Chủ tịch Tập Cận Bình về nền an ninh quốc gia, được củng cố từ mối quan hệ ngoại giao đang ở mức thấp nhất với cường quốc đối thủ là Mỹ.
"Một thực tiễn khắc nghiệt ở Trung Quốc... là an ninh quốc gia đang vượt lên tất cả, từ nền kinh tế đến ngoại giao," Alfred Wu, phó trưởng khoa Ttrường Chính sách Công Lý Quang Diệu ở Singapore, nhận định.
Ông Wu cho biết việc tập trung quá mức đối với nền an ninh đang làm tổn hại đến các mối quan hệ ngoại giao của Trung Quốc cùng những kế hoạch tái thiết nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, trong bối cảnh quốc gia này đang tìm cách ghi dấu ấn về quyền lực của mình trong các vấn đề địa chính trị quan trọng, bao gồm cuộc khủng hoảng Ukraine.
"Đối với tất cả những gì mà Trung Quốc tuyên bố về mong muốn mở cửa với thế giới bên ngoài, thì quốc gia này đang dần dần đóng cửa."
Chủ tịch Tập cũng đã chọn an ninh quốc gia, một khái niệm rộng mang tính kết hợp các lĩnh vực từ chính trị đến kinh tế, cho đến công nghệ, và tranh chấp lãnh thổ, trong bài phát biểu sau khi tiếp tục nắm quyền Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp vào tháng 10/2022.
Bài phát biểu sau đó hồi tháng Ba tại kỳ họp Quốc hội Trung Quốc chỉ rõ hơn: Nền an ninh Trung Quốc đang bị thách thức từ các nỗ lực của Mỹ trong việc kiềm chế sự trỗi dậy của quốc gia này, ông Tập tuyên bố.
Bồ câu hay chó: Trung Quốc giữ hòa bình nhưng vẫn nhe nanh
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Sách 'Tập Cận Bình về quản lý đất nước Trung Quốc', tập II
Trong khi an ninh quốc gia vẫn luôn nằm trong các mối quan tâm chính của Tập Cận Bình kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, hai nhiệm kỳ đầu tiên của ông ấy tập trung vào các vấn đề trong nước như giới bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động nhân quyền và các cộng đồng thiểu số người Hồi giáo ở tỉnh Tân Cương, miền tây bắc Trung Quốc.
Trong bài phát biểu hồi tháng 10/2022, ông Tập thêm vào cụm từ "an ninh bên ngoài" và "an ninh quốc tế", theo các nhà phân tích là các tín hiệu về trọng tâm mới nhằm đối phó với các mối đe dọa từ nước ngoài, cụ thể là Washington.
Khi được hỏi phản hồi cho một loạt các câu hỏi về câu chuyện này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết họ "không biết về tình hình".
Giới chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã thường xuyên lặp lại tuyên bố quốc gia này là một cường quốc có trách nhiệm, ủng hộ chủ nghĩa đa phương và tiến trình toàn cầu hóa và đã cáo buộc các quốc gia khác đang tăng cường rêu rao về "mối đe dọa từ Trung Quốc".
'Chệch hướng ngầm'
Thế nhưng sự ám ảnh của Trung Quốc đối với vấn đề an ninh đã tác động xấu đến một số đề xuất ngoại giao gần đây của Bắc Kinh, theo các nhà phân tích.
Ví dụ, các nỗ lực của Trung Quốc nhằm thúc đẩy một bản kế hoạch hòa bình cho Ukraine đã vấp phải sự ngờ vực khi từ chối lên án Moscow, vốn là đồng minh thân cận và quốc gia cung cấp dầu mỏ lớn nhất cho Bắc Kinh.
Hồi tháng rồi, khi ông Tập có cuộc điện đàm đầu tiên với Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky kể từ khi cuộc chiến tranh nổ ra cách đây hơn một năm, một nỗ lực nhằm nhấn mạnh Bắc Kinh đang không chọn phe, một số nhà phân tích đã gọi đây là "sự kiểm soát tổn thất" sau khi Đại sứ Trung Quốc tại Pháp chất vấn về vấn đề chủ quyền của Ukraine.
Charles Parton, một nhà nghiên cứu từ cơ quan Council of Geostrategy của Anh cho biết lời kêu gọi của Trung Quốc cho nền hòa bình tại Ukraine có liên quan đến cuộc chiến tranh của quốc gia này với Mỹ.
"Bắc Kinh không quan tâm liệu quá trình kiến tạo hòa bình của mình có tác dụng hay không... quan trọng đây là một cơ hội để cho thấy hình ảnh xấu xí của người Mỹ," ông nói, đề cập đến các khẳng định của Trung Quốc rằng Mỹ và những quốc gia đồng minh đang thổi bùng ngọn lửa chiến tranh khi viện trợ vũ khí cho Kyiv.
Trung Quốc 'cảnh báo' khả năng NATO mở rộng ở Á châu
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Hồi tháng Tư, chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Pháp Macron rời Bắc Kinh, Trung Quốc đã tiến hành tập trận xung quanh hòn đảo Đài Loan
Michael Butler, Phó Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Clark ở Boston nói Ukraine là một phép thử quan trọng về ý chí của Mỹ liên quan đến vấn đề Đài Loan, một hòn đảo theo thể chế dân chủ mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.
"Mối quan tâm đặc biệt của Tập Cận Bình là tính toán liệu Mỹ sẽ, hoặc sẽ không sát cánh bảo vệ chủ quyền của Ukraine trước quân xâm lược Nga, trong khi công khai định vị Trung Quốc như một tiếng nói điềm tĩnh về lý lẽ và Mỹ là một kẻ áp bức gây lắm chuyện," ông nhận định.
Các nỗ lực của Trung Quốc nhằm lôi kéo các đồng minh của Mỹ ở châu Âu cũng là một phần trong chiến lược của Bắc Kinh nhằm đối phó với sự ảnh hưởng từ Washington, nhưng cũng có thành công mang tính lẫn lộn, các nhà phân tích cho biết.
Họ cũng chỉ ra cuộc họp hồi tháng rồi ở Trung Quốc giữa Chủ tịch Tập và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Một cuộc gặp dường như thân thiện, mang tính xây dựng, thế nhưng lại theo sau đó là cuộc tập trận của Bắc Kinh quanh hòn đảo Đài Loan chỉ vài giờ sau khi ông Macron rời đi.
Điều này, đi cùng với các bình luận của ông Macron, được cảm nhận là yếu về vấn đề Đài Loan, đã tăng thêm sự chỉ trích ở châu Âu rằng chuyến công du là để vuốt ve Bắc Kinh. Giới chức châu Âu sau đó cũng có lập trường cứng rắn hơn về Trung Quốc.
TT Macron nói châu Âu không nên theo chính sách của Mỹ hoặc TQ về vấn đề Đài Loan
Quan ngại về kinh doanh
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Các nỗ lực của Trung Quốc nhằm lôi kéo các đồng minh của Mỹ ở châu Âu cũng là một phần trong chiến lược của Bắc Kinh nhằm đối phó với sự ảnh hưởng từ Washington, nhưng cũng có thành công mang tính lẫn lộn, các nhà phân tích cho biết
Trọng tâm về an ninh của Trung Quốc cũng tạo rủi ro về việc quốc gia này bị cô lập về mặt kinh tế.
Tại hai kỳ họp thượng đỉnh tại Trung Quốc hồi tháng Ba, giới chức nước này đã khó khăn khi phải nhấn mạnh phải mở cửa trong lĩnh vực kinh doanh sau dịch Covid.
Trong những tuần gần đây, Trung Quốc cũng đã thông qua hiệu chỉnh về luật chống gián điệp của mình trên diện rộng và xem điều mà Mỹ tuyên bố là hành động "mang tính trừng phạt" đối với một số công ty nước ngoài ở Trung Quốc.
"Các lực lượng an ninh tại Trung Quốc dường như ngày càng táo bạo hơn, cùng lúc đó Trung Quốc đang tìm cách thu hút thêm đầu tư nước ngoài," Lester Ross, người đứng đầu Ủy ban chính sách Trung Quốc từ Văn phòng Thương mại Mỹ trả lời Reuters.
Giới chức Bộ Ngoại giao Trungn Quốc trước đó cho biết Bắc Kinh đã hoan nghênh các công ty nước ngoài miễn là họ tuân theo luật pháp quốc gia này.
Thay vì lạc quan về việc Trung Quốc mở cửa trở lại, tâm lý lạc quan của nước ngoài kéo dài hàng thập kỷ trên thị trường vốn của nước này đang bị phá vỡ, với sự cạnh tranh của Trung Quốc với Hoa Kỳ đang là mối lo ngại hàng đầu của các nhà đầu tư.
Ray Dalio, nhà sáng lập của Bridgewater, một trong các quỹ phòng hộ (hedge fund) lớn nhất thế giới và Sinophile, một quỹ nổi tiếng, là một trong những người quan ngại.
"(Trung Quốc và Mỹ) rất gần đến việc vượt qua lằn ranh đỏ, và nếu vượt qua, thì sẽ đẩy họ đến bờ vực không thể đảo ngược, của một dạng chiến tranh nào đó có thể gây tổn hại đến hai quốc gia và gây hại đến trật tự thế giới theo những cách nghiêm trọng và không thể đảo ngược," Dalio, hiện đã về hưu, gần đây viết trên tài khoản LinkedIn cá nhân của mình.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)
Trung Quốc sẽ không còn là công xưởng độc quyền của thế giới
Lê Tây Sơn
10 tháng 5, 2023
Saigon Nhỏ
Tim Cook, CEO của Apple, trong buổi khai trương “Apple Store” đầu tiên tại Ấn Độ (tại khu phức hợp Bandra-Kurla ở Mumbai) ngày 18 Tháng Tư 2023 (ảnh: Anshuman Poyrekar/Hindustan Times via Getty Images)
Các công ty phương Tây, khi tìm kiếm một phương án dự phòng cho “công xưởng thế giới” Trung Quốc, đang nhìn về Ấn Độ, quốc gia duy nhất có lực lượng lao động và thị trường nội địa có quy mô tương đương TQ.
Những yếu tố khiến Trung Quốc mất sức hấp dẫn
Khi nỗ lực để làm cho môi trường kinh doanh thân thiện hơn trước, chính phủ Ấn Độ đã nhận được phản hồi lớn với quyết định của hãng Apple mở rộng hơn nữa sản xuất iPhone ở Ấn Độ, kể cả tăng lượng mẫu máy mới nhất. Các dấu hiệu về một Ấn Độ “công xưởng sản xuất” mới của thế giới có thể nhìn thấy tại các khu công nghiệp rộng lớn ở Sriperumbudur, một thành phố thuộc bang miền Nam Tamil Nadu. Từ lâu, các nhà máy nước ngoài ở đây đã sản xuất xe hơi và thiết bị cho thị trường Ấn Độ, nay, cùng tham gia với họ là các tập đoàn đa quốc gia sản xuất từ tấm pin mặt trời, turbin gió đến đồ chơi và giày dép. Tất cả là nhằm tìm kiếm một giải pháp thay thế cho công xưởng Trung Quốc – Wall Street Journal cho biết.
Năm 2021, Vestas, một trong những nhà sản xuất turbin gió lớn nhất thế giới của Đan Mạch, đã xây dựng hai nhà máy mới ở Sriperumbudur. Dự báo Ấn Độ sẽ trở thành thị trường lớn thứ hai về turbin đã thúc đẩy Vestas mở rộng sản xuất. Charles McCall, giám đốc cấp cao của Vestas Assembly India tuyên bố: “Chúng tôi không muốn tất cả trứng vào một giỏ ở TQ”. Một số nhà cung cấp vệ tinh của Vestas cũng đi theo. Ví dụ, công ty Mỹ TPI Composites đúc các cánh quạt turbin dài 260 foot đã mở rộng đáng kể ở Ấn Độ và giảm hoạt động ở TQ.
TQ trở thành công xưởng sản xuất của thế giới sau khi nước này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001. Nhưng nguy cơ quá lệ thuộc vào công xưởng này và các chính sách đơn phương của TQ gây ra gián đoạn chuỗi cung ứng đã khiến nhiều công ty đầu tư vào TQ phải tìm giải pháp dự phòng. Chi phí lao động tăng cao và áp lực chuyển giao công nghệ của chính phủ TQ cho các công ty nội địa đối thủ cạnh tranh của họ cũng là lực đẩy ra đi. Sau đó là chính sách áp đặt thuế quan của Mỹ đối với hàng nhập khẩu của TQ, rồi các đợt phong tỏa do Covid-19 từ 2020 đến cuối 2022, và nay là xu hướng của các chính phủ phương Tây muốn nền kinh tế ít lệ thuộc vào TQ. Ngoài Ấn Độ, nhiều quốc gia đang cạnh tranh để trở thành “công xưởng phụ”, đặc biệt là Việt Nam, Mexico, Thái Lan và Malaysia.
Thủ tướng Narendra Modi phát biểu trong lễ khánh thành nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới (do Samsung Electronics đầu tư), Tháng Bảy 2018 (ảnh: Sunil Ghosh/Hindustan Times via Getty Images)
Chính sách thu hút đầu tư của Ấn Độ có gì đáng chú ý?
Ấn Độ có những vấn đề mãn tính khiến nước này chỉ có vai trò nhỏ trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Hầu hết lực lượng lao động còn nghèo, không có kỹ năng; cơ sở hạ tầng kém phát triển và môi trường kinh doanh thiếu thân thiện với các quy định lạc hậu. Sản xuất vẫn manh mún so với quy mô của nền kinh tế. Tuy nhiên, sau nhiều thập niên cố gắng thay đổi, Ấn Độ đã đạt được nhiều tiến bộ.
Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2021 xuất khẩu hàng chế tạo của Ấn Độ chỉ bằng 1/10 TQ, nhưng đã vượt qua tất cả các thị trường mới nổi khác, trừ Mexico và Việt Nam. Mức tăng lớn nhất thuộc lĩnh vực điện tử, nơi xuất khẩu một năm tăng ba lần kể từ 2018 lên $23 tỷ trong tài khoá kết thúc vào Tháng Ba, 2023. Theo Counterpoint Technology Market Research, thị phần sản xuất điện thoại thông minh cầm tay của Ấn Độ trên thế giới đã tăng từ 9% trong năm 2016 lên 19% trong năm nay. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Ấn Độ đạt trung bình $42 tỷ hàng năm từ 2020-2022, tăng gấp đôi trong chưa đầy một thập niên.
Kể từ khi TQ tuyên bố tình hữu nghị “không giới hạn” với Nga vào đêm trước cuộc xâm lược Ukraine của Nga, Mỹ và các đồng minh đã đẩy mạnh nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào TQ. “Hoa Kỳ đang tăng cường hội nhập với nhiều đối tác thương mại đáng tin cậy, gồm cả Ấn Độ” – Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen tuyên bố trong chuyến thăm Ấn vào Tháng Hai qua.
Không có công ty nào thể hiện tốt hơn việc đặt cược vào Ấn Độ sẽ là “TQ tiếp theo” hơn Apple. Trong 15 năm qua, Apple đã xây dựng chuỗi cung ứng hiện đại gần như hoàn toàn ở TQ để sản xuất từ máy tính xách tay đến iPhone, phụ kiện và giúp ích rất nhiều để nâng vị thế “công xưởng sản xuất” của TQ. Tình hình nay đã khác. Apple lắp ráp các mẫu iPhone cấp thấp ở Ấn Độ kể từ năm 2017 nhưng bắt đầu sản xuất chiếc iPhone 14 cao cấp mới nhất tại đây.
J.P. Morgan ước tính 1/4 tổng số iPhone của Apple sẽ sản xuất tại Ấn Độ trong năm 2025. Các quan chức Ấn Độ hy vọng sự hiện diện tích cực của Apple sẽ thúc đẩy những công ty khác đi theo. “Những công ty chủ lực thường tạo ra xu hướng. Lần này Apple đang gửi tín hiệu mạnh mẽ đến các công ty khác ở châu Âu, châu Mỹ và Nhật Bản” – Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ Piyush Goyal trả lời một cuộc phỏng vấn. Apple đã và đang thúc đẩy các nhà cung cấp vệ tinh đa dạng hóa nhà máy ra ngoài TQ sau khi họ phải đối mặt với gián đoạn sản xuất trong thời gian TQ đóng cửa vì “zero-Covid”.
Căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa Mỹ-TQ và giữa Bắc Kinh-Đài Loan, nơi đặt trụ sở của Foxconn Technology Group, nhà sản xuất chính của Apple, cũng khiến công ty này phải mở rộng sản xuất iPhone tại nhà máy gần thành phố Chennai của Ấn Độ với sản lượng iPhone khoảng 20 triệu chiếc mỗi năm từ 2024 và tăng gần gấp ba số công nhân lên 100,000 người.
Để tạo môi trường kinh doanh thân thiện, chính phủ Ấn Độ đã tháo gỡ một số rào cản kinh doanh. Năm 2014, Thủ tướng Ấn Narendra Modi công bố chiến lược “Sản xuất tại Ấn Độ” (Make in India) để thúc đẩy sản xuất. Ấn Độ đã số hóa nhiều dịch vụ của chính phủ và tăng tốc xây dựng đường sắt, sân bay, cảng container và nhà máy điện. Ấn Độ vươn lên trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh thuận lợi của WB và tăng “chỉ số đổi mới toàn cầu” (global innovation index) của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (World Intellectual Property Organization) đồng thời thương lượng được nhiều hiệp định thương mại tự do để hội nhập toàn cầu.
Sasikumar Gendham, giám đốc điều hành công ty Salcomp của Phần Lan, nhà sản xuất bộ sạc điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, nhận định: “Ấn Độ đã áp dụng các khoản giảm thuế và hải quan cho hàng xuất khẩu từ năm 2015 và nâng cấp chúng vào năm 2021. Giảm thuế hải quan là cú huých cho toàn bộ ngành công nghiệp điện tử”. Kể từ 2014, lực lượng lao động tại chỗ của Salcomp đã tăng gấp sáu lần lên 12,000 người và hãng đặt mục tiêu thuê thêm 25,000 người nữa trong hai năm tới. Hiện Salcomp sản xuất khoảng 100 triệu chiếc mỗi năm tại Ấn Độ so với 180 triệu chiếc ở TQ.
Trong một nhà máy lắp ráp thiết bị điện tử thuộc công ty Intex Technologies của Ấn Độ (ảnh: Miguel Candela/SOPA Images/LightRocket via Getty Images)
Còn một số rào cản
Tuy nhiên, Jules Shih, giám đốc cơ quan xúc tiến thương mại TAITRA của Đài Loan có trụ sở tại Chennai, nhắc rằng, “ở nhiều khía cạnh Ấn Độ vẫn tụt hậu so với các nước khác”. Ví dụ mất nhiều thời gian hơn để phê duyệt địa điểm và xây dựng nhà máy cũng như xin thị thực rất chậm cho các kỹ thuật viên, nhà quản lý và kỹ sư người nước ngoài.
Tháng Ba, 2020, Ấn Độ công bố “các biện pháp khuyến khích liên kết sản xuất” nhằm trợ cấp trực tiếp cho các sản phẩm mục tiêu, bắt đầu là điện thoại di động và linh kiện, dược phẩm và thiết bị y tế. Nhưng một số công ty nước ngoài nhận thấy quá trình đề nghị hưởng các ưu đãi này còn nhiêu khê. Trong số phàn nàn có công ty Hàn Quốc Samsung Electronics. Ngoài ra, tình trạng thiếu lao động bắt đầu xuất hiện ở các trung tâm sản xuất của Ấn Độ. Trong khi TQ khuyến khích các công ty nước ngoài đưa nhà máy của chuỗi cung ứng đến các đặc khu kinh tế, nơi được giảm thuế linh kiện và máy móc nhập khẩu thì chiến lược “Sản xuất tại Ấn Độ” lại ưu tiên cho các sản phẩm sản xuất trong nước bằng cách tăng thuế nhập khẩu!
Tăng thuế không có lợi cho các công ty phải nhập khẩu nhiều linh kiện. Viral Acharya, nhà kinh tế tại Đại học New York và là cựu phó thống đốc ngân hàng trung ương Ấn Độ nhận xét trong một báo cáo gửi cho Viện Brookings vào Tháng Ba: “Ấn Độ đang theo chủ nghĩa bảo hộ sản xuất hàng hóa trong khi đang khao khát trở thành công xưởng của thế giới”.
Trong bản đánh giá thường niên về nền kinh tế Ấn vào cuối năm ngoái, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo: “Việc hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu của Ấn Độ đang bị đình trệ. Tỷ trọng của khu vực sản xuất trong GDP đã thực sự bị thu hẹp kể từ khi ‘Make in India’ được triển khai, xuống còn 14% trong năm 2021, thấp hơn nhiều so với Mexico, Việt Nam và Bangladesh”.
Lê Tây Sơn
10 tháng 5, 2023
Saigon Nhỏ
Tim Cook, CEO của Apple, trong buổi khai trương “Apple Store” đầu tiên tại Ấn Độ (tại khu phức hợp Bandra-Kurla ở Mumbai) ngày 18 Tháng Tư 2023 (ảnh: Anshuman Poyrekar/Hindustan Times via Getty Images)
Các công ty phương Tây, khi tìm kiếm một phương án dự phòng cho “công xưởng thế giới” Trung Quốc, đang nhìn về Ấn Độ, quốc gia duy nhất có lực lượng lao động và thị trường nội địa có quy mô tương đương TQ.
Những yếu tố khiến Trung Quốc mất sức hấp dẫn
Khi nỗ lực để làm cho môi trường kinh doanh thân thiện hơn trước, chính phủ Ấn Độ đã nhận được phản hồi lớn với quyết định của hãng Apple mở rộng hơn nữa sản xuất iPhone ở Ấn Độ, kể cả tăng lượng mẫu máy mới nhất. Các dấu hiệu về một Ấn Độ “công xưởng sản xuất” mới của thế giới có thể nhìn thấy tại các khu công nghiệp rộng lớn ở Sriperumbudur, một thành phố thuộc bang miền Nam Tamil Nadu. Từ lâu, các nhà máy nước ngoài ở đây đã sản xuất xe hơi và thiết bị cho thị trường Ấn Độ, nay, cùng tham gia với họ là các tập đoàn đa quốc gia sản xuất từ tấm pin mặt trời, turbin gió đến đồ chơi và giày dép. Tất cả là nhằm tìm kiếm một giải pháp thay thế cho công xưởng Trung Quốc – Wall Street Journal cho biết.
Năm 2021, Vestas, một trong những nhà sản xuất turbin gió lớn nhất thế giới của Đan Mạch, đã xây dựng hai nhà máy mới ở Sriperumbudur. Dự báo Ấn Độ sẽ trở thành thị trường lớn thứ hai về turbin đã thúc đẩy Vestas mở rộng sản xuất. Charles McCall, giám đốc cấp cao của Vestas Assembly India tuyên bố: “Chúng tôi không muốn tất cả trứng vào một giỏ ở TQ”. Một số nhà cung cấp vệ tinh của Vestas cũng đi theo. Ví dụ, công ty Mỹ TPI Composites đúc các cánh quạt turbin dài 260 foot đã mở rộng đáng kể ở Ấn Độ và giảm hoạt động ở TQ.
TQ trở thành công xưởng sản xuất của thế giới sau khi nước này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001. Nhưng nguy cơ quá lệ thuộc vào công xưởng này và các chính sách đơn phương của TQ gây ra gián đoạn chuỗi cung ứng đã khiến nhiều công ty đầu tư vào TQ phải tìm giải pháp dự phòng. Chi phí lao động tăng cao và áp lực chuyển giao công nghệ của chính phủ TQ cho các công ty nội địa đối thủ cạnh tranh của họ cũng là lực đẩy ra đi. Sau đó là chính sách áp đặt thuế quan của Mỹ đối với hàng nhập khẩu của TQ, rồi các đợt phong tỏa do Covid-19 từ 2020 đến cuối 2022, và nay là xu hướng của các chính phủ phương Tây muốn nền kinh tế ít lệ thuộc vào TQ. Ngoài Ấn Độ, nhiều quốc gia đang cạnh tranh để trở thành “công xưởng phụ”, đặc biệt là Việt Nam, Mexico, Thái Lan và Malaysia.
Thủ tướng Narendra Modi phát biểu trong lễ khánh thành nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới (do Samsung Electronics đầu tư), Tháng Bảy 2018 (ảnh: Sunil Ghosh/Hindustan Times via Getty Images)
Chính sách thu hút đầu tư của Ấn Độ có gì đáng chú ý?
Ấn Độ có những vấn đề mãn tính khiến nước này chỉ có vai trò nhỏ trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Hầu hết lực lượng lao động còn nghèo, không có kỹ năng; cơ sở hạ tầng kém phát triển và môi trường kinh doanh thiếu thân thiện với các quy định lạc hậu. Sản xuất vẫn manh mún so với quy mô của nền kinh tế. Tuy nhiên, sau nhiều thập niên cố gắng thay đổi, Ấn Độ đã đạt được nhiều tiến bộ.
Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2021 xuất khẩu hàng chế tạo của Ấn Độ chỉ bằng 1/10 TQ, nhưng đã vượt qua tất cả các thị trường mới nổi khác, trừ Mexico và Việt Nam. Mức tăng lớn nhất thuộc lĩnh vực điện tử, nơi xuất khẩu một năm tăng ba lần kể từ 2018 lên $23 tỷ trong tài khoá kết thúc vào Tháng Ba, 2023. Theo Counterpoint Technology Market Research, thị phần sản xuất điện thoại thông minh cầm tay của Ấn Độ trên thế giới đã tăng từ 9% trong năm 2016 lên 19% trong năm nay. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Ấn Độ đạt trung bình $42 tỷ hàng năm từ 2020-2022, tăng gấp đôi trong chưa đầy một thập niên.
Kể từ khi TQ tuyên bố tình hữu nghị “không giới hạn” với Nga vào đêm trước cuộc xâm lược Ukraine của Nga, Mỹ và các đồng minh đã đẩy mạnh nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào TQ. “Hoa Kỳ đang tăng cường hội nhập với nhiều đối tác thương mại đáng tin cậy, gồm cả Ấn Độ” – Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen tuyên bố trong chuyến thăm Ấn vào Tháng Hai qua.
Không có công ty nào thể hiện tốt hơn việc đặt cược vào Ấn Độ sẽ là “TQ tiếp theo” hơn Apple. Trong 15 năm qua, Apple đã xây dựng chuỗi cung ứng hiện đại gần như hoàn toàn ở TQ để sản xuất từ máy tính xách tay đến iPhone, phụ kiện và giúp ích rất nhiều để nâng vị thế “công xưởng sản xuất” của TQ. Tình hình nay đã khác. Apple lắp ráp các mẫu iPhone cấp thấp ở Ấn Độ kể từ năm 2017 nhưng bắt đầu sản xuất chiếc iPhone 14 cao cấp mới nhất tại đây.
J.P. Morgan ước tính 1/4 tổng số iPhone của Apple sẽ sản xuất tại Ấn Độ trong năm 2025. Các quan chức Ấn Độ hy vọng sự hiện diện tích cực của Apple sẽ thúc đẩy những công ty khác đi theo. “Những công ty chủ lực thường tạo ra xu hướng. Lần này Apple đang gửi tín hiệu mạnh mẽ đến các công ty khác ở châu Âu, châu Mỹ và Nhật Bản” – Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ Piyush Goyal trả lời một cuộc phỏng vấn. Apple đã và đang thúc đẩy các nhà cung cấp vệ tinh đa dạng hóa nhà máy ra ngoài TQ sau khi họ phải đối mặt với gián đoạn sản xuất trong thời gian TQ đóng cửa vì “zero-Covid”.
Căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa Mỹ-TQ và giữa Bắc Kinh-Đài Loan, nơi đặt trụ sở của Foxconn Technology Group, nhà sản xuất chính của Apple, cũng khiến công ty này phải mở rộng sản xuất iPhone tại nhà máy gần thành phố Chennai của Ấn Độ với sản lượng iPhone khoảng 20 triệu chiếc mỗi năm từ 2024 và tăng gần gấp ba số công nhân lên 100,000 người.
Để tạo môi trường kinh doanh thân thiện, chính phủ Ấn Độ đã tháo gỡ một số rào cản kinh doanh. Năm 2014, Thủ tướng Ấn Narendra Modi công bố chiến lược “Sản xuất tại Ấn Độ” (Make in India) để thúc đẩy sản xuất. Ấn Độ đã số hóa nhiều dịch vụ của chính phủ và tăng tốc xây dựng đường sắt, sân bay, cảng container và nhà máy điện. Ấn Độ vươn lên trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh thuận lợi của WB và tăng “chỉ số đổi mới toàn cầu” (global innovation index) của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (World Intellectual Property Organization) đồng thời thương lượng được nhiều hiệp định thương mại tự do để hội nhập toàn cầu.
Sasikumar Gendham, giám đốc điều hành công ty Salcomp của Phần Lan, nhà sản xuất bộ sạc điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, nhận định: “Ấn Độ đã áp dụng các khoản giảm thuế và hải quan cho hàng xuất khẩu từ năm 2015 và nâng cấp chúng vào năm 2021. Giảm thuế hải quan là cú huých cho toàn bộ ngành công nghiệp điện tử”. Kể từ 2014, lực lượng lao động tại chỗ của Salcomp đã tăng gấp sáu lần lên 12,000 người và hãng đặt mục tiêu thuê thêm 25,000 người nữa trong hai năm tới. Hiện Salcomp sản xuất khoảng 100 triệu chiếc mỗi năm tại Ấn Độ so với 180 triệu chiếc ở TQ.
Trong một nhà máy lắp ráp thiết bị điện tử thuộc công ty Intex Technologies của Ấn Độ (ảnh: Miguel Candela/SOPA Images/LightRocket via Getty Images)
Còn một số rào cản
Tuy nhiên, Jules Shih, giám đốc cơ quan xúc tiến thương mại TAITRA của Đài Loan có trụ sở tại Chennai, nhắc rằng, “ở nhiều khía cạnh Ấn Độ vẫn tụt hậu so với các nước khác”. Ví dụ mất nhiều thời gian hơn để phê duyệt địa điểm và xây dựng nhà máy cũng như xin thị thực rất chậm cho các kỹ thuật viên, nhà quản lý và kỹ sư người nước ngoài.
Tháng Ba, 2020, Ấn Độ công bố “các biện pháp khuyến khích liên kết sản xuất” nhằm trợ cấp trực tiếp cho các sản phẩm mục tiêu, bắt đầu là điện thoại di động và linh kiện, dược phẩm và thiết bị y tế. Nhưng một số công ty nước ngoài nhận thấy quá trình đề nghị hưởng các ưu đãi này còn nhiêu khê. Trong số phàn nàn có công ty Hàn Quốc Samsung Electronics. Ngoài ra, tình trạng thiếu lao động bắt đầu xuất hiện ở các trung tâm sản xuất của Ấn Độ. Trong khi TQ khuyến khích các công ty nước ngoài đưa nhà máy của chuỗi cung ứng đến các đặc khu kinh tế, nơi được giảm thuế linh kiện và máy móc nhập khẩu thì chiến lược “Sản xuất tại Ấn Độ” lại ưu tiên cho các sản phẩm sản xuất trong nước bằng cách tăng thuế nhập khẩu!
Tăng thuế không có lợi cho các công ty phải nhập khẩu nhiều linh kiện. Viral Acharya, nhà kinh tế tại Đại học New York và là cựu phó thống đốc ngân hàng trung ương Ấn Độ nhận xét trong một báo cáo gửi cho Viện Brookings vào Tháng Ba: “Ấn Độ đang theo chủ nghĩa bảo hộ sản xuất hàng hóa trong khi đang khao khát trở thành công xưởng của thế giới”.
Trong bản đánh giá thường niên về nền kinh tế Ấn vào cuối năm ngoái, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo: “Việc hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu của Ấn Độ đang bị đình trệ. Tỷ trọng của khu vực sản xuất trong GDP đã thực sự bị thu hẹp kể từ khi ‘Make in India’ được triển khai, xuống còn 14% trong năm 2021, thấp hơn nhiều so với Mexico, Việt Nam và Bangladesh”.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Page 3 of 4 • 1, 2, 3, 4
Similar topics
» Hoa Kỳ: Nạn nhân của cuộc khủng hoảng kép Covid-19 và dầu lửa
» Âu châu khủng hoảng khí đốt trong đợt lạnh đầu mùa đông
» Tàu: Khủng hoảng bất động sản huỷ hoại thịnh vượng của giới trung lưu
» Trục ác rõ dần trong cuộc xung đột mới ở Trung Đông
» Thủ tướng Canada ám chỉ Trung Quốc sử dụng lao động nô lệ trong sản xuất lithium (Reuters)
» Âu châu khủng hoảng khí đốt trong đợt lạnh đầu mùa đông
» Tàu: Khủng hoảng bất động sản huỷ hoại thịnh vượng của giới trung lưu
» Trục ác rõ dần trong cuộc xung đột mới ở Trung Đông
» Thủ tướng Canada ám chỉ Trung Quốc sử dụng lao động nô lệ trong sản xuất lithium (Reuters)
Page 3 of 4
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum