Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)
Page 4 of 4 • Share
Page 4 of 4 • 1, 2, 3, 4
Re: Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)
Trung Quốc phạt đoàn hài kịch 2 triệu USD vì đùa cợt về quân đội
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
17.05 2023
Fan Wang
BBC News
Một đoàn hài kịch Trung Quốc đã bị phạt 14,7 triệu nhân dân tệ (2,1 triệu USD) vì đã pha trò về quân đội với việc viện dẫn khẩu hiệu của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Câu nói đùa, ví hành vi của những con chó của một diễn viên hài với hành vi quân sự, đã khiến nhà chức trách bất bình.
Họ cho rằng Công ty Shanghai Xiaoguo Culture Media Co và tác giả truyện tranh Li Haoshi đã "làm nhục quân đội nhân dân".
Công ty này chấp nhận hình phạt và chấm dứt hợp đồng với ông Li.
Những câu từ xúc phạm được đưa ra trong một buổi diễn hài ở Bắc Kinh hôm thứ Bảy, khi ông Li ví hai con chó mà ông nuôi đang rượt đuổi một con sóc.
"Những con chó khác mà quý vị nhìn thấy sẽ khiến quý vị nghĩ rằng chúng thật đáng yêu. Hai con chó này chỉ khiến tôi nhớ đến... 'Chiến đấu để giành được chiến thắng, rèn luyện hành vi mẫu mực'", ông Li, với nghệ danh là Nhà, nói.
Điểm nhấn này là một phần trong khẩu hiệu mà Chủ tịch Tập công bố vào năm 2013 như một mục tiêu của quân đội Trung Quốc.
Trong một bản ghi âm buổi biểu diễn được chia sẻ trên nền tảng tương tự Twitter của Trung Quốc là Weibo, khán giả có thể nghe thấy tiếng cười của khán giả trước câu nói đùa này.
Nhưng nó không được chào đón nhiều trên internet, sau khi một khán giả phàn nàn về câu nói đùa này. Chính quyền Bắc Kinh cho biết họ đã mở một cuộc điều tra vào hôm thứ Ba.
Sau đó, họ tịch thu 1,32 triệu nhân dân tệ mà bị cho thu nhập bất hợp pháp và phạt công ty thêm 13,35 triệu nhân dân tệ, theo Tân Hoa Xã.
Các hoạt động của Shanghai Xiaoguo tại thủ đô Trung Quốc cũng bị đình chỉ vô thời hạn.
“Chúng tôi sẽ không bao giờ cho phép bất kỳ công ty hoặc cá nhân nào lấy thủ đô Trung Quốc làm sân khấu để phỉ báng hình ảnh vẻ vang của PLA [Quân đội Giải phóng Nhân dân],” văn phòng tại Bắc Kinh của Cục Văn hóa và Du lịch Trung Quốc cho biết.
Đoạn băng ghi âm đã lan truyền nhanh chóng, với một số người theo chủ nghĩa dân tộc nói rằng họ bị xúc phạm nặng nề và truyền thông nhà nước cũng đưa tin. Nhưng những người khác đặt câu hỏi liệu các phản ứng như thế có thái quá hay không.
"Tôi yêu nước và thực sự không thích người khác hạ nhục đất nước của chúng ta... Nhưng tôi thực sự không thích bầu không khí nơi mọi lời nói về chính trị đều bị coi là nhạy cảm," một bình luận được 1.200 lượt thích.
Ông Li xin lỗi hơn 136.000 người theo dõi Weibo của mình. "Tôi vô cùng xấu hổ và hối hận. Tôi xin nhận trách nhiệm, dừng mọi hoạt động, tự kiểm điểm, học hỏi lại".
Tài khoản Weibo của ông đã bị tạm ngưng hoạt động.
Vụ việc cho thấy rõ môi trường đầy thách thức đối với các nghệ sĩ hài Trung Quốc, những người đã bị chính quyền cũng như cư dân mạng nhắm đến.
Vào cuối năm 2020, diễn viên hài kịch độc lập Yang Li bị buộc tội "phân biệt giới tính" và "ghét đàn ông" sau khi pha trò cười về đàn ông. Một nhóm tuyên bố bảo vệ quyền nam giới cũng kêu gọi cư dân mạng phản ánh bà tới cơ quan quản lý truyền thông của Trung Quốc.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
17.05 2023
Fan Wang
BBC News
Một đoàn hài kịch Trung Quốc đã bị phạt 14,7 triệu nhân dân tệ (2,1 triệu USD) vì đã pha trò về quân đội với việc viện dẫn khẩu hiệu của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Câu nói đùa, ví hành vi của những con chó của một diễn viên hài với hành vi quân sự, đã khiến nhà chức trách bất bình.
Họ cho rằng Công ty Shanghai Xiaoguo Culture Media Co và tác giả truyện tranh Li Haoshi đã "làm nhục quân đội nhân dân".
Công ty này chấp nhận hình phạt và chấm dứt hợp đồng với ông Li.
Những câu từ xúc phạm được đưa ra trong một buổi diễn hài ở Bắc Kinh hôm thứ Bảy, khi ông Li ví hai con chó mà ông nuôi đang rượt đuổi một con sóc.
"Những con chó khác mà quý vị nhìn thấy sẽ khiến quý vị nghĩ rằng chúng thật đáng yêu. Hai con chó này chỉ khiến tôi nhớ đến... 'Chiến đấu để giành được chiến thắng, rèn luyện hành vi mẫu mực'", ông Li, với nghệ danh là Nhà, nói.
Điểm nhấn này là một phần trong khẩu hiệu mà Chủ tịch Tập công bố vào năm 2013 như một mục tiêu của quân đội Trung Quốc.
Trong một bản ghi âm buổi biểu diễn được chia sẻ trên nền tảng tương tự Twitter của Trung Quốc là Weibo, khán giả có thể nghe thấy tiếng cười của khán giả trước câu nói đùa này.
Nhưng nó không được chào đón nhiều trên internet, sau khi một khán giả phàn nàn về câu nói đùa này. Chính quyền Bắc Kinh cho biết họ đã mở một cuộc điều tra vào hôm thứ Ba.
Sau đó, họ tịch thu 1,32 triệu nhân dân tệ mà bị cho thu nhập bất hợp pháp và phạt công ty thêm 13,35 triệu nhân dân tệ, theo Tân Hoa Xã.
Các hoạt động của Shanghai Xiaoguo tại thủ đô Trung Quốc cũng bị đình chỉ vô thời hạn.
“Chúng tôi sẽ không bao giờ cho phép bất kỳ công ty hoặc cá nhân nào lấy thủ đô Trung Quốc làm sân khấu để phỉ báng hình ảnh vẻ vang của PLA [Quân đội Giải phóng Nhân dân],” văn phòng tại Bắc Kinh của Cục Văn hóa và Du lịch Trung Quốc cho biết.
Đoạn băng ghi âm đã lan truyền nhanh chóng, với một số người theo chủ nghĩa dân tộc nói rằng họ bị xúc phạm nặng nề và truyền thông nhà nước cũng đưa tin. Nhưng những người khác đặt câu hỏi liệu các phản ứng như thế có thái quá hay không.
"Tôi yêu nước và thực sự không thích người khác hạ nhục đất nước của chúng ta... Nhưng tôi thực sự không thích bầu không khí nơi mọi lời nói về chính trị đều bị coi là nhạy cảm," một bình luận được 1.200 lượt thích.
Ông Li xin lỗi hơn 136.000 người theo dõi Weibo của mình. "Tôi vô cùng xấu hổ và hối hận. Tôi xin nhận trách nhiệm, dừng mọi hoạt động, tự kiểm điểm, học hỏi lại".
Tài khoản Weibo của ông đã bị tạm ngưng hoạt động.
Vụ việc cho thấy rõ môi trường đầy thách thức đối với các nghệ sĩ hài Trung Quốc, những người đã bị chính quyền cũng như cư dân mạng nhắm đến.
Vào cuối năm 2020, diễn viên hài kịch độc lập Yang Li bị buộc tội "phân biệt giới tính" và "ghét đàn ông" sau khi pha trò cười về đàn ông. Một nhóm tuyên bố bảo vệ quyền nam giới cũng kêu gọi cư dân mạng phản ánh bà tới cơ quan quản lý truyền thông của Trung Quốc.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)
Ukraine: Tập Cận Bình chơi trò “đặt gạch hai cửa”
Câu chuyện thứ Năm
Hiếu Chân
17 tháng 5, 2023
Saigon Nhỏ
Chuyến đi của bộ trưởng ngoại giao Tần Cương ở châu Âu không có kết quả, ông Tập phải cử Lý Huy làm thuyết khách để quảng bá vai trò trung gian hòa giải cho cuộc xung đột Ukraine-Nga. Ảnh bộ trưởng Tần Cương (trái) bị nữ bộ trưởng ngoại giao Đức Annalena Baerbock “lên lớp” về Ukraine trong cuộc họp báo chung ở Berlin hôm 9 tháng Năm 2023. Ảnh Michele Tantussi/Getty Images
Đầu tuần này, Trung Quốc đã cử một đặc phái viên của Chủ tịch Tập Cận Bình sang châu Âu để tìm “một sự dàn xếp chính trị” cho cuộc xung đột ở Ukraine. Ông Lý Huy (Li Hui) sẽ đến Nga, Ukraine trước, rồi sau đó đến Ba Lan, Đức và Pháp với nhiệm vụ quảng bá cho vai trò trung gian hòa giải cuả Trung Quốc và vận động cho kế hoạch hòa bình 12 điểm mà Bắc Kinh đưa ra vào cuối tháng Hai 2023. Phải chăng Trung Quốc đã “quay xe”, đi về hướng chính nghĩa hay đây chỉ là trò “đặt gạch cả hai cửa” khi thấy gió sắp đổi chiều?
Lật lại vài sự kiện cũ để phân tích hành động mới của họ Tập. Chỉ hai tuần trước khi xua quân tràn qua biên giới Ukraine cuối tháng Hai 2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến Bắc Kinh hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và hai bên tuyên bố một sự hợp tác “không giới hạn”. Nếu có một chính trị gia nước ngoài nào biết trước thời điểm nổ ra cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine thì đó chính là Tập.
Từ khi súng nổ đến nay đã 15 tháng, cho dù lúc nào Trung Quốc cũng cao giọng tuyên bố “trung lập” nhưng ai cũng thấy Tập luôn đứng cùng phe với Putin, hỗ trợ Nga về ngoại giao, kinh tế và tuyên truyền. Thay vì lên án Nga gây ra chiến tranh xâm lược, Trung Quốc tố cáo Hoa Kỳ và Liên minh NATO chèn ép Nga đến nỗi Putin phải phản ứng bằng vũ lực. Trong năm chiến tranh đầu tiên, Tập đã bốn lần trực tiếp gặp gỡ và đàm luận với Putin nhưng từ chối điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky dù trước chiến tranh quan hệ giữa Trung Quốc và Ukraine khá mật thiết. Trên diễn đàn Liên hiệp quốc, mỗi khi các nước ra nghị quyết lên án hành vi xâm lược của Putin thì Trung Quốc lại đứng ra che chắn cho đồng bọn bằng những lá phiếu trắng.
Hôm 21 tháng Tư vừa qua, châu Âu sững sờ khi đại sứ Trung Quốc tại Pháp, ông Lư Sa Dã (Lu Shaye) lên truyền hình nói rằng các nước thành viên Liên Xô cũ, như Ukraine, không có tư cách quốc gia độc lập theo luật quốc tế; và “bán đảo Crimea có là một phần của Ukraine hay không còn tùy vào cách xem xét vấn đề”. Bình luận xấc xược của Lư đã gây phẫn nộ khắp châu Âu, 80 nghị sĩ của Nghị viện châu Âu yêu cầu chính phủ Pháp trục xuất họ Lư.
Bắc Kinh lập tức xoa dịu, nói rằng Lư chỉ phát biểu ý kiến cá nhân của ông ta. Năm ngày sau đó, ông Tập gọi điện cho ông Zelensky, đồng thời cử bộ trưởng ngoại giao Tần Cương (Qin Gang) đi một vòng châu Âu vào đầu tháng Năm để giải độc. Nhưng ở trong nước Trung Quốc, đại sứ Lư chẳng những không bị khiển trách mà còn được tôn sùng như một “chiến binh sói” quả cảm.
Chuyên gia Bonny Lin của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) nhận định trên Foreign Affairs rằng vụ phát ngôn gây sốc của Lư có thể là một phép thử mà Bắc Kinh sử dụng để thăm dò xem châu Âu sẽ phản ứng như thế nào với một lập trường như thế của Trung Quốc. Xét kỹ, quan điểm căn bản của ngoại giao Trung Quốc từ trước đến nay là không bao giờ tôn trọng chủ quyền của các quốc gia khác và sẵn sàng đe dọa những ai thách thức lợi ích của họ. Cùng với Nga, Trung Quốc đang nuôi tham vọng thay đổi trật tự thế giới hiện hành.
Phản ứng mạnh mẽ của châu Âu đã khiến Trung Quốc phải tính lại thế cờ. Quan hệ “không giới hạn” với Vladimir Putin hóa ra đã trở thành một thứ gánh nặng chính trị mà trong thâm tâm Tập Cận Bình đang cố trút bỏ.
Trên chiến trường Ukraine, trong gần 15 tháng, quân Nga bị tổn thất nặng nề mà vẫn không tiến được, nội bộ các cấp chỉ huy chia rẽ trầm trọng. Trong khi đó Ukraine liên tục được các đồng minh phương Tây tiếp viện những loại vũ khí càng ngày càng tân tiến và đang ráo riết chuẩn bị cho cuộc tổng phản công quét sạch quân Nga ra khỏi bờ cõi. Chuyến công du Tây Âu thành công ngoài mong đợi của tổng thống Zelensky càng làm cho triển vọng Ukraine đánh bại quân Nga trên chiến trường và giành lợi thế trên bàn đàm phán càng khả thi hơn bao giờ.
Đức Giáo hoàng Francis tiếp thân mật Tổng thống Ukraine Zelensky ở Vatican hôm 13/05/2023. Ông Zelensky vừa có chuyến đi rất thành công ở các nước Anh, Pháp, Ý, Đức vận động hỗ trợ cho Ukraine. Ảnh Vatican Media Vatican Pool/Getty Images
Với thủ đoạn thâm sâu của hậu duệ những mưu sĩ lừng danh như Tôn Vũ, Ngô Khởi, Tào Tháo, Gia Cát Lượng, Trương Lương, Trần Bình… Tập Cận Bình lập tức xoay sang làm hòa với Ukraine và các đồng minh của Kyiv. Ông ta cam kết với ông Zelensky rằng Trung Quốc sẽ không cung cấp vũ khí đạn dược cho Nga, sẽ ngăn cản Putin sử dụng vũ khí nguyên tử. Ông ta cử Tần Cương đi Đức, Pháp và Ba Lan, sai Vương Nghị – nay là ủy viên bộ chính trị, chủ nhiệm văn phòng đối ngoại trung ương đảng CSTQ, cấp trên của Tần – đi gặp cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan ở Vienna để nối lại liên lạc cấp cao giữa hai bên mà Bắc Kinh đã đơn phương cắt đứt sau vụ chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi thăm Đài Loan tháng Tám năm ngoái.
Và mới nhất là Tập cử Lý Huy – từng có 10 năm làm đại sứ Trung Quốc ở Nga – làm thuyết khách,“tìm sự dàn xếp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine”, tức là vận động cho kế hoạch 12 điểm mà Tập đưa ra rồi cuối tháng Hai 2023, qua đó đề cao vai trò của Trung Quốc như một cường quốc có trách nhiệm.
Thật ra Trung Quốc sợ cái kết cục bi đát là Nga thảm bại, Putin phải ra trước tòa án quốc tế như một tội phạm chiến tranh; khi ấy Trung Quốc có thể bị coi là “đồng lõa” bị cả thế giới xa lánh. Tệ hơn nữa, Trung Quốc có thể bị gạt ra bên lề, không được can dự vào công cuộc tái thiết Ukraine được các công ty cho là béo bở. Tam thập lục kế, cách tốt nhất của Tập bây giờ là đặt gạch ở cả hai cửa, theo triết lý con mèo của Đặng Tiểu Bình: Vẫn duy trì tình hữu nghị với Nga và cùng Nga chống Mỹ đến cùng, nhưng vẫn phải nối lại quan hệ với Ukraine và xoa dịu cơn phẫn nộ của các đồng minh của Kyiv ở châu Âu. Nga và Ukraine ai thắng cũng không sao, miễn là Trung Quốc luôn được lợi.
Cái khó của Lý là không ai tin Trung Quốc “trung lập” trong cuộc xung đột Nga-Ukraine như Bắc Kinh nhiều lần tuyên bố. Và do đó không ai tin cái kế hoạch 12 điểm của Tập, mà điểm quan trọng nhất là “đóng băng” cuộc chiến: quân đội Nga và Ukraine ngừng bắn, ai ở đâu thì ở yên đấy trong lúc các nhà ngoại giao tìm một giải pháp chính trị!
Kế hoạch của Tập ngay từ đầu đã bị các chính trị gia phương Tây coi là một thứ bẫy ngôn từ, là “sói mặc áo cừu” không bịp được ai; ngay cả Moscow cũng vứt nó vào sọt rác. Nhưng bây giờ, để đặt gạch với Ukraine, Tập không còn thứ gì khác để mời chào.
Món hàng của Tập xem chừng bị ế. Tại cuộc hội đàm với phái đoàn của Lý Huy ở Kyiv hôm thứ Tư 17 tháng Năm, bộ trưởng ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba nói rõ “các nguyên tắc khôi phục nền hòa bình bền vững và công bằng là phải tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”. Ông Kuleba nhắc lại lập trường kiên định của chính phủ ông là Ukraine không bao giờ chấp nhận mọi đề nghị “đóng băng” cuộc chiến dẫn tới việc Ukraine mất lãnh thổ vào tay quân xâm lược. Nói cách khác, Ukraine không chấp nhận “đổi đất lấy hòa bình” – mà đó lại là cốt lõi trong kế hoạch của Tập.
Tổng thống Zelensky thì quyết liệt hơn:“[Hòa bình ở Ukraine] không phải là vấn đề của Vatican, của Mỹ, của Trung Quốc hoặc của bất kỳ nước nào trên thế giới. Bởi vì Putin giết người, chúng tôi không thể đàm phán với ông ta”, ông Zelensky khẳng định tại Rome vào cuối tuần trước khi đề cập tới các nước muốn làm trung gian đàm phán.
Cho đến nay, Ukraine vẫn kiên trì kế hoạch 10 điểm mà ông Zelensky gọi là Công thức Hòa bình (Peace Formula), điểm quan trọng nhất là Nga phải rút quân khỏi tất cả các vùng lãnh thổ chiếm đóng của Ukraine, kể cả bán đảo Crimea và tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine trong phạm vi đường biên giới đã được quốc tế, kể cả Nga, công nhận năm 1991. Kế hoạch đó không tương thích với quan điểm “đóng băng” của Trung Quốc nên mưu đồ đặt gạch cả hai cửa của Tập xem ra khó có kết quả.
Hãy chờ xem hoàng đế Trung Hoa sẽ còn giở trò gì.
Câu chuyện thứ Năm
Hiếu Chân
17 tháng 5, 2023
Saigon Nhỏ
Chuyến đi của bộ trưởng ngoại giao Tần Cương ở châu Âu không có kết quả, ông Tập phải cử Lý Huy làm thuyết khách để quảng bá vai trò trung gian hòa giải cho cuộc xung đột Ukraine-Nga. Ảnh bộ trưởng Tần Cương (trái) bị nữ bộ trưởng ngoại giao Đức Annalena Baerbock “lên lớp” về Ukraine trong cuộc họp báo chung ở Berlin hôm 9 tháng Năm 2023. Ảnh Michele Tantussi/Getty Images
Đầu tuần này, Trung Quốc đã cử một đặc phái viên của Chủ tịch Tập Cận Bình sang châu Âu để tìm “một sự dàn xếp chính trị” cho cuộc xung đột ở Ukraine. Ông Lý Huy (Li Hui) sẽ đến Nga, Ukraine trước, rồi sau đó đến Ba Lan, Đức và Pháp với nhiệm vụ quảng bá cho vai trò trung gian hòa giải cuả Trung Quốc và vận động cho kế hoạch hòa bình 12 điểm mà Bắc Kinh đưa ra vào cuối tháng Hai 2023. Phải chăng Trung Quốc đã “quay xe”, đi về hướng chính nghĩa hay đây chỉ là trò “đặt gạch cả hai cửa” khi thấy gió sắp đổi chiều?
Lật lại vài sự kiện cũ để phân tích hành động mới của họ Tập. Chỉ hai tuần trước khi xua quân tràn qua biên giới Ukraine cuối tháng Hai 2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến Bắc Kinh hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và hai bên tuyên bố một sự hợp tác “không giới hạn”. Nếu có một chính trị gia nước ngoài nào biết trước thời điểm nổ ra cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine thì đó chính là Tập.
Từ khi súng nổ đến nay đã 15 tháng, cho dù lúc nào Trung Quốc cũng cao giọng tuyên bố “trung lập” nhưng ai cũng thấy Tập luôn đứng cùng phe với Putin, hỗ trợ Nga về ngoại giao, kinh tế và tuyên truyền. Thay vì lên án Nga gây ra chiến tranh xâm lược, Trung Quốc tố cáo Hoa Kỳ và Liên minh NATO chèn ép Nga đến nỗi Putin phải phản ứng bằng vũ lực. Trong năm chiến tranh đầu tiên, Tập đã bốn lần trực tiếp gặp gỡ và đàm luận với Putin nhưng từ chối điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky dù trước chiến tranh quan hệ giữa Trung Quốc và Ukraine khá mật thiết. Trên diễn đàn Liên hiệp quốc, mỗi khi các nước ra nghị quyết lên án hành vi xâm lược của Putin thì Trung Quốc lại đứng ra che chắn cho đồng bọn bằng những lá phiếu trắng.
Hôm 21 tháng Tư vừa qua, châu Âu sững sờ khi đại sứ Trung Quốc tại Pháp, ông Lư Sa Dã (Lu Shaye) lên truyền hình nói rằng các nước thành viên Liên Xô cũ, như Ukraine, không có tư cách quốc gia độc lập theo luật quốc tế; và “bán đảo Crimea có là một phần của Ukraine hay không còn tùy vào cách xem xét vấn đề”. Bình luận xấc xược của Lư đã gây phẫn nộ khắp châu Âu, 80 nghị sĩ của Nghị viện châu Âu yêu cầu chính phủ Pháp trục xuất họ Lư.
Bắc Kinh lập tức xoa dịu, nói rằng Lư chỉ phát biểu ý kiến cá nhân của ông ta. Năm ngày sau đó, ông Tập gọi điện cho ông Zelensky, đồng thời cử bộ trưởng ngoại giao Tần Cương (Qin Gang) đi một vòng châu Âu vào đầu tháng Năm để giải độc. Nhưng ở trong nước Trung Quốc, đại sứ Lư chẳng những không bị khiển trách mà còn được tôn sùng như một “chiến binh sói” quả cảm.
Chuyên gia Bonny Lin của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) nhận định trên Foreign Affairs rằng vụ phát ngôn gây sốc của Lư có thể là một phép thử mà Bắc Kinh sử dụng để thăm dò xem châu Âu sẽ phản ứng như thế nào với một lập trường như thế của Trung Quốc. Xét kỹ, quan điểm căn bản của ngoại giao Trung Quốc từ trước đến nay là không bao giờ tôn trọng chủ quyền của các quốc gia khác và sẵn sàng đe dọa những ai thách thức lợi ích của họ. Cùng với Nga, Trung Quốc đang nuôi tham vọng thay đổi trật tự thế giới hiện hành.
Phản ứng mạnh mẽ của châu Âu đã khiến Trung Quốc phải tính lại thế cờ. Quan hệ “không giới hạn” với Vladimir Putin hóa ra đã trở thành một thứ gánh nặng chính trị mà trong thâm tâm Tập Cận Bình đang cố trút bỏ.
Trên chiến trường Ukraine, trong gần 15 tháng, quân Nga bị tổn thất nặng nề mà vẫn không tiến được, nội bộ các cấp chỉ huy chia rẽ trầm trọng. Trong khi đó Ukraine liên tục được các đồng minh phương Tây tiếp viện những loại vũ khí càng ngày càng tân tiến và đang ráo riết chuẩn bị cho cuộc tổng phản công quét sạch quân Nga ra khỏi bờ cõi. Chuyến công du Tây Âu thành công ngoài mong đợi của tổng thống Zelensky càng làm cho triển vọng Ukraine đánh bại quân Nga trên chiến trường và giành lợi thế trên bàn đàm phán càng khả thi hơn bao giờ.
Đức Giáo hoàng Francis tiếp thân mật Tổng thống Ukraine Zelensky ở Vatican hôm 13/05/2023. Ông Zelensky vừa có chuyến đi rất thành công ở các nước Anh, Pháp, Ý, Đức vận động hỗ trợ cho Ukraine. Ảnh Vatican Media Vatican Pool/Getty Images
Với thủ đoạn thâm sâu của hậu duệ những mưu sĩ lừng danh như Tôn Vũ, Ngô Khởi, Tào Tháo, Gia Cát Lượng, Trương Lương, Trần Bình… Tập Cận Bình lập tức xoay sang làm hòa với Ukraine và các đồng minh của Kyiv. Ông ta cam kết với ông Zelensky rằng Trung Quốc sẽ không cung cấp vũ khí đạn dược cho Nga, sẽ ngăn cản Putin sử dụng vũ khí nguyên tử. Ông ta cử Tần Cương đi Đức, Pháp và Ba Lan, sai Vương Nghị – nay là ủy viên bộ chính trị, chủ nhiệm văn phòng đối ngoại trung ương đảng CSTQ, cấp trên của Tần – đi gặp cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan ở Vienna để nối lại liên lạc cấp cao giữa hai bên mà Bắc Kinh đã đơn phương cắt đứt sau vụ chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi thăm Đài Loan tháng Tám năm ngoái.
Và mới nhất là Tập cử Lý Huy – từng có 10 năm làm đại sứ Trung Quốc ở Nga – làm thuyết khách,“tìm sự dàn xếp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine”, tức là vận động cho kế hoạch 12 điểm mà Tập đưa ra rồi cuối tháng Hai 2023, qua đó đề cao vai trò của Trung Quốc như một cường quốc có trách nhiệm.
Thật ra Trung Quốc sợ cái kết cục bi đát là Nga thảm bại, Putin phải ra trước tòa án quốc tế như một tội phạm chiến tranh; khi ấy Trung Quốc có thể bị coi là “đồng lõa” bị cả thế giới xa lánh. Tệ hơn nữa, Trung Quốc có thể bị gạt ra bên lề, không được can dự vào công cuộc tái thiết Ukraine được các công ty cho là béo bở. Tam thập lục kế, cách tốt nhất của Tập bây giờ là đặt gạch ở cả hai cửa, theo triết lý con mèo của Đặng Tiểu Bình: Vẫn duy trì tình hữu nghị với Nga và cùng Nga chống Mỹ đến cùng, nhưng vẫn phải nối lại quan hệ với Ukraine và xoa dịu cơn phẫn nộ của các đồng minh của Kyiv ở châu Âu. Nga và Ukraine ai thắng cũng không sao, miễn là Trung Quốc luôn được lợi.
Cái khó của Lý là không ai tin Trung Quốc “trung lập” trong cuộc xung đột Nga-Ukraine như Bắc Kinh nhiều lần tuyên bố. Và do đó không ai tin cái kế hoạch 12 điểm của Tập, mà điểm quan trọng nhất là “đóng băng” cuộc chiến: quân đội Nga và Ukraine ngừng bắn, ai ở đâu thì ở yên đấy trong lúc các nhà ngoại giao tìm một giải pháp chính trị!
Kế hoạch của Tập ngay từ đầu đã bị các chính trị gia phương Tây coi là một thứ bẫy ngôn từ, là “sói mặc áo cừu” không bịp được ai; ngay cả Moscow cũng vứt nó vào sọt rác. Nhưng bây giờ, để đặt gạch với Ukraine, Tập không còn thứ gì khác để mời chào.
Món hàng của Tập xem chừng bị ế. Tại cuộc hội đàm với phái đoàn của Lý Huy ở Kyiv hôm thứ Tư 17 tháng Năm, bộ trưởng ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba nói rõ “các nguyên tắc khôi phục nền hòa bình bền vững và công bằng là phải tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”. Ông Kuleba nhắc lại lập trường kiên định của chính phủ ông là Ukraine không bao giờ chấp nhận mọi đề nghị “đóng băng” cuộc chiến dẫn tới việc Ukraine mất lãnh thổ vào tay quân xâm lược. Nói cách khác, Ukraine không chấp nhận “đổi đất lấy hòa bình” – mà đó lại là cốt lõi trong kế hoạch của Tập.
Tổng thống Zelensky thì quyết liệt hơn:“[Hòa bình ở Ukraine] không phải là vấn đề của Vatican, của Mỹ, của Trung Quốc hoặc của bất kỳ nước nào trên thế giới. Bởi vì Putin giết người, chúng tôi không thể đàm phán với ông ta”, ông Zelensky khẳng định tại Rome vào cuối tuần trước khi đề cập tới các nước muốn làm trung gian đàm phán.
Cho đến nay, Ukraine vẫn kiên trì kế hoạch 10 điểm mà ông Zelensky gọi là Công thức Hòa bình (Peace Formula), điểm quan trọng nhất là Nga phải rút quân khỏi tất cả các vùng lãnh thổ chiếm đóng của Ukraine, kể cả bán đảo Crimea và tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine trong phạm vi đường biên giới đã được quốc tế, kể cả Nga, công nhận năm 1991. Kế hoạch đó không tương thích với quan điểm “đóng băng” của Trung Quốc nên mưu đồ đặt gạch cả hai cửa của Tập xem ra khó có kết quả.
Hãy chờ xem hoàng đế Trung Hoa sẽ còn giở trò gì.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)
Nghiên cứu quốc tế
Trung Quốc: Khi người trẻ không muốn làm “phòng nô”
Tác giả: Nguyễn Thành Trung
Giới trẻ Trung Quốc đã sáng tạo ra nhiều từ ngữ mới để phản ánh cuộc sống hiện đại quá nhiều áp lực, nhất là với đòi hỏi mua nhà.
Theo một cơ quan giám sát ngôn ngữ Trung Quốc, một trong 10 từ thông dụng trên Internet ở nước này năm 2021 là “tang ping” [thảng bình], vốn nghĩa đen là “nằm thẳng”. Sự lan truyền của thuật ngữ có ý nghĩa chỉ lối sống buông xuôi không cần nỗ lực trên mạng ở Trung Quốc phản ánh sự bất lực của người trẻ trước sự cạnh tranh ngày một khốc liệt trong xã hội.
Sự xuất hiện của từ vựng mới chỉ để nhằm biểu đạt những sắc thái hay biến chuyển mới của xã hội. Căng thẳng xuất phát do những kỳ vọng từ bản thân, gia đình và xã hội Trung Quốc hiện đã ngột ngạt đến mức một số người trẻ nói họ đành từ bỏ ước mơ và khát vọng.
Áp lực cao phải mua nhà, rồi nuôi dạy con cái, chưa kể cạnh tranh gay gắt trong giáo dục và việc làm, khiến nhiều người trẻ Trung Quốc đã từ bỏ quan niệm truyền thống “an cư lạc nghiệp”.
THẢNG BÌNH
Từ “tang ping” được cho là xuất hiện lần đầu vào tháng 4-2021, trong một bài viết đăng trên mạng xã hội Trung Quốc Baidu Tieba, và đã nhanh chóng được giới trẻ Trung Quốc hưởng ứng.
Tiêu đề bài viết là “Nằm thẳng là chính nghĩa”, kèm bức ảnh tác giả đang nằm trên giường trong một căn phòng tối. Chẳng bao lâu sau, dù đã bị xóa bỏ ở trang gốc, bài viết vẫn lan truyền nhanh chóng và trở thành tuyên ngôn chống chủ nghĩa tiêu dùng và chủ nghĩa làm việc quá mức của người trẻ Trung Quốc. “Nằm thẳng” trở thành diễn ngôn mới của một bộ phận lớn giới trẻ nước này.
Xu hướng này được họ mô tả là “liều thuốc giải độc” cho các áp lực của xã hội. “Nằm thẳng” là từ chối làm việc quá mức, để mọi thứ trôi đi, bằng lòng với những gì mình có và dành thời gian để thư giãn.
Lối sống này đi ngược văn hóa Khổng giáo đề cao yêu cầu “tu thân”, làm việc, học tập đều phải chăm chỉ. Những người trẻ tuổi ở Trung Quốc thấy kiệt sức một phần bởi những gì họ nhận được quá ít ỏi so với kỳ vọng.
Khi nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình bắt đầu thực hiện cải cách mở cửa ở Trung Quốc vào cuối thập niên 1970 với quan điểm “mèo trắng mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột”, hàng trăm triệu người Trung Quốc đã được giải phóng sức lao động và làm việc chăm chỉ để thoát đói nghèo.
Trung Quốc dần trở thành “công xưởng của thế giới”, rồi nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu. Cho đến gần đây, công thức thông thường cho cuộc sống hạnh phúc ở Trung Quốc là làm việc chăm chỉ, mua nhà, kết hôn và sinh con.
PHÒNG NÔ
Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi nhiều với thế hệ trẻ hiện nay. Với họ, kết hôn, có con, và nhất là mua nhà, trở thành những yếu tố gây căng thẳng điển hình.
Thuật ngữ “phòng nô”, nghĩa đen là “nô lệ của nhà ở”, cũng xuất hiện trong những năm gần đây để mô tả những người phải làm việc cả đời để trả nợ mua nhà. Sở hữu nhà được coi là tiêu chí quan trọng để ổn định cuộc sống theo văn hóa Trung Quốc, và cải thiện khả năng kiếm được bạn đời với nam giới nước này.
Để trả hết tiền vay mua nhà, họ không dám thay đổi công việc, chi ít tiền cho giải trí, không có khả năng đi du lịch, chứ đừng nói tận hưởng cuộc sống. Đồng thời, họ phải làm việc trong lo lắng, làm nhiều hơn và sống chật vật hơn.
Giá nhà đất ở Trung Quốc tăng nhanh hơn nhiều so với thu nhập. Theo tạp chí China Briefing, giá nhà tăng không ngừng suốt 20 năm qua, đỉnh điểm là gần 10.000 nhân dân tệ (1.571 USD)/m2 (giá trung bình trên cả nước) vào năm 2020.
Ở các đô thị lớn như Thượng Hải và Thâm Quyến, hai trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới, giá nhà trở nên không tưởng với người làm công ăn lương: trung bình một mét vuông căn hộ có giá lần lượt 66.801 tệ (10.526 USD) và 71.209 tệ (11.221 USD) vào cuối năm 2021.
Còn theo Viện Nghiên cứu và giám sát thị trường bất động sản Zhuge, tỉ lệ giá nhà trên thu nhập của Trung Quốc “cao hơn nhiều” so với mức trung bình quốc tế từ là 3-6 lần. Khi nhiều người có tiền coi bất động sản là nguồn đầu tư mang lại thu nhập cao, giấc mơ có nhà của những người trẻ ngày càng xa vời hơn.
SÁU VÍ TIỀN VÀ BÃI LẠN
Một thuật ngữ mới, “sáu ví tiền”, được sử dụng để mô tả quá trình mua nhà của các cặp vợ chồng trẻ. Họ phải dùng hai ví tiền của mình và bốn ví nữa của bố mẹ hai bên để mua được chỉ một căn hộ tại các đô thị lớn.
Xu hướng đó gây áp lực ngày càng lớn với những người trẻ đang cố gắng tham gia thị trường bất động sản. Nhóm nhân khẩu học này lớn lên dưới thời “chính sách một con” và được kỳ vọng sẽ làm việc nhiều giờ hơn so với thế hệ cha mẹ hay ông bà, nhóm dân số lớn gấp đôi và đã hoặc đang gia nhập đội quân nghỉ hưu.
Nhưng kỳ vọng đó đã không thành hiện thực. Nhiều người trẻ Trung Quốc đang quay lưng lại với nền văn hóa hối hả đè bẹp họ. Một người dùng mạng xã hội Weibo bình luận: “Đừng làm việc chăm chỉ bất chấp. Công ty chẳng sao hết nếu không có bạn. Nhưng nếu bạn ra đi, mẹ bạn sẽ chẳng còn gì”.
Do đó, diễn ngôn ngày càng phổ biến trong giới trẻ là thất nghiệp, từ bỏ hôn nhân, không sinh con, và tránh xa những mong muốn vật chất như nhà cửa hoặc xe hơi.
Tháng 3-2022, thuật ngữ tiếng Trung “bai lan” [bãi lạn], nghĩa là hãy mặc kệ mọi thứ, xuất hiện trên mạng và cũng nhanh chóng phổ biến trong giới trẻ. Tuy nhiên, “bai lan” có một lớp nghĩa đáng lo ngại là giới trẻ chủ động chấp nhận tình hình xấu đi thay vì cố gắng xoay chuyển.
Giáo sư Phương Khả Thành, chuyên ngành truyền thông tại Đại học Trung văn Hong Kong, trả lời phỏng vấn báo Anh The Guardian cho biết giới trẻ Trung Quốc sử dụng từ “bai lan” hoặc “tang ping” không chỉ để “thể hiện bản thân, mà còn tìm kiếm sự kết nối với những người cùng cảm xúc”.
Sự phổ biến của các từ ngữ thời thượng này thể hiện tâm lý cộng hưởng của người trẻ khi cảm thấy tham vọng của họ đơn giản là không thể đạt được và đành phải từ bỏ. ■
Đầu tháng 5-2019, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong bài phát biểu quan trọng kỷ niệm 100 năm phong trào Ngũ Tứ của giới học sinh, sinh viên, trí thức Trung Quốc, đã khuyến khích giới trẻ nước này hướng tới “những lý tưởng vĩ đại” và kết hợp mục tiêu cá nhân vào “bức tranh lớn” của đất nước và nhân dân.
Ông nhấn mạnh: “Hy vọng của Trung Quốc nằm ở tuổi trẻ”. Nhưng thực tế với nhiều người trẻ lại là một tương lai bấp bênh và thất vọng. “Lý tưởng” khó thể là “hành trang” của họ khi tình hình tương đối ảm đạm ngay từ khi chưa tốt nghiệp đại học.
Hè năm 2023, thị trường việc làm Trung Quốc sẽ đón hơn 11,5 triệu sinh viên tốt nghiệp trong bối cảnh tỉ lệ thất nghiệp của những người từ 16 đến 24 tuổi ở mức hơn 18%. Năm 2021, tỉ lệ này, theo Cục Thống kê quốc gia, là 16,2%.
Khi kinh tế phát triển chậm lại do những hệ quả của chính sách mở cửa chậm chạp sau đại dịch COVID-19 và tình hình chiến sự Ukraine, cơ hội tìm việc làm cho các bạn trẻ Trung Quốc càng trở nên khó khăn. Những người trẻ đã có việc cũng vì vậy mà thường phải làm việc nhiều giờ hơn để giữ được công việc của mình.
Các công ty công nghệ Trung Quốc thúc đẩy văn hóa làm việc “996”, tức làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày một tuần.
Ông chủ tập đoàn Alibaba, Jack Ma, từng cho rằng văn hóa làm thêm giờ độc hại này là “may mắn lớn” với người trẻ và người lao động – họ nên coi đó là vinh dự hơn là gánh nặng.
Thậm chí, Ant Financial, công ty dịch vụ tài chính trực thuộc Alibaba, còn có lịch làm việc “9106”, tức bắt đầu từ 9 giờ sáng và kết thúc lúc 10 giờ tối, 6 ngày một tuần. Nhưng không phải người trẻ nào cũng cảm thấy nỗ lực của họ được đền đáp xứng đáng.
Theo luật pháp Trung Quốc, các doanh nghiệp không được cho phép nhân viên làm việc quá 8 tiếng một ngày hoặc 40 tiếng một tuần. Thời gian làm thêm giờ bị giới hạn ở mức 36 tiếng một tháng.
Tuy nhiên, nhân viên cũ và hiện tại của các công ty công nghệ lớn như Bytedance (chủ ứng dụng TikTok), Huawei, hay Pinduoduo (thương mại điện tử) cho biết quy định đó thường xuyên bị vi phạm.
Cư dân mạng cũng cáo buộc chính quyền không thực hiện chính sách hạn chế giờ làm đủ nghiêm túc khi có nhiều ca tử vong được cho là liên quan đến làm việc quá sức.
Nguồn: Tuổi Trẻ Cuối tuần
Trung Quốc: Khi người trẻ không muốn làm “phòng nô”
Tác giả: Nguyễn Thành Trung
Giới trẻ Trung Quốc đã sáng tạo ra nhiều từ ngữ mới để phản ánh cuộc sống hiện đại quá nhiều áp lực, nhất là với đòi hỏi mua nhà.
Theo một cơ quan giám sát ngôn ngữ Trung Quốc, một trong 10 từ thông dụng trên Internet ở nước này năm 2021 là “tang ping” [thảng bình], vốn nghĩa đen là “nằm thẳng”. Sự lan truyền của thuật ngữ có ý nghĩa chỉ lối sống buông xuôi không cần nỗ lực trên mạng ở Trung Quốc phản ánh sự bất lực của người trẻ trước sự cạnh tranh ngày một khốc liệt trong xã hội.
Sự xuất hiện của từ vựng mới chỉ để nhằm biểu đạt những sắc thái hay biến chuyển mới của xã hội. Căng thẳng xuất phát do những kỳ vọng từ bản thân, gia đình và xã hội Trung Quốc hiện đã ngột ngạt đến mức một số người trẻ nói họ đành từ bỏ ước mơ và khát vọng.
Áp lực cao phải mua nhà, rồi nuôi dạy con cái, chưa kể cạnh tranh gay gắt trong giáo dục và việc làm, khiến nhiều người trẻ Trung Quốc đã từ bỏ quan niệm truyền thống “an cư lạc nghiệp”.
THẢNG BÌNH
Từ “tang ping” được cho là xuất hiện lần đầu vào tháng 4-2021, trong một bài viết đăng trên mạng xã hội Trung Quốc Baidu Tieba, và đã nhanh chóng được giới trẻ Trung Quốc hưởng ứng.
Tiêu đề bài viết là “Nằm thẳng là chính nghĩa”, kèm bức ảnh tác giả đang nằm trên giường trong một căn phòng tối. Chẳng bao lâu sau, dù đã bị xóa bỏ ở trang gốc, bài viết vẫn lan truyền nhanh chóng và trở thành tuyên ngôn chống chủ nghĩa tiêu dùng và chủ nghĩa làm việc quá mức của người trẻ Trung Quốc. “Nằm thẳng” trở thành diễn ngôn mới của một bộ phận lớn giới trẻ nước này.
Xu hướng này được họ mô tả là “liều thuốc giải độc” cho các áp lực của xã hội. “Nằm thẳng” là từ chối làm việc quá mức, để mọi thứ trôi đi, bằng lòng với những gì mình có và dành thời gian để thư giãn.
Lối sống này đi ngược văn hóa Khổng giáo đề cao yêu cầu “tu thân”, làm việc, học tập đều phải chăm chỉ. Những người trẻ tuổi ở Trung Quốc thấy kiệt sức một phần bởi những gì họ nhận được quá ít ỏi so với kỳ vọng.
Khi nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình bắt đầu thực hiện cải cách mở cửa ở Trung Quốc vào cuối thập niên 1970 với quan điểm “mèo trắng mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột”, hàng trăm triệu người Trung Quốc đã được giải phóng sức lao động và làm việc chăm chỉ để thoát đói nghèo.
Trung Quốc dần trở thành “công xưởng của thế giới”, rồi nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu. Cho đến gần đây, công thức thông thường cho cuộc sống hạnh phúc ở Trung Quốc là làm việc chăm chỉ, mua nhà, kết hôn và sinh con.
PHÒNG NÔ
Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi nhiều với thế hệ trẻ hiện nay. Với họ, kết hôn, có con, và nhất là mua nhà, trở thành những yếu tố gây căng thẳng điển hình.
Thuật ngữ “phòng nô”, nghĩa đen là “nô lệ của nhà ở”, cũng xuất hiện trong những năm gần đây để mô tả những người phải làm việc cả đời để trả nợ mua nhà. Sở hữu nhà được coi là tiêu chí quan trọng để ổn định cuộc sống theo văn hóa Trung Quốc, và cải thiện khả năng kiếm được bạn đời với nam giới nước này.
Để trả hết tiền vay mua nhà, họ không dám thay đổi công việc, chi ít tiền cho giải trí, không có khả năng đi du lịch, chứ đừng nói tận hưởng cuộc sống. Đồng thời, họ phải làm việc trong lo lắng, làm nhiều hơn và sống chật vật hơn.
Giá nhà đất ở Trung Quốc tăng nhanh hơn nhiều so với thu nhập. Theo tạp chí China Briefing, giá nhà tăng không ngừng suốt 20 năm qua, đỉnh điểm là gần 10.000 nhân dân tệ (1.571 USD)/m2 (giá trung bình trên cả nước) vào năm 2020.
Ở các đô thị lớn như Thượng Hải và Thâm Quyến, hai trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới, giá nhà trở nên không tưởng với người làm công ăn lương: trung bình một mét vuông căn hộ có giá lần lượt 66.801 tệ (10.526 USD) và 71.209 tệ (11.221 USD) vào cuối năm 2021.
Còn theo Viện Nghiên cứu và giám sát thị trường bất động sản Zhuge, tỉ lệ giá nhà trên thu nhập của Trung Quốc “cao hơn nhiều” so với mức trung bình quốc tế từ là 3-6 lần. Khi nhiều người có tiền coi bất động sản là nguồn đầu tư mang lại thu nhập cao, giấc mơ có nhà của những người trẻ ngày càng xa vời hơn.
SÁU VÍ TIỀN VÀ BÃI LẠN
Một thuật ngữ mới, “sáu ví tiền”, được sử dụng để mô tả quá trình mua nhà của các cặp vợ chồng trẻ. Họ phải dùng hai ví tiền của mình và bốn ví nữa của bố mẹ hai bên để mua được chỉ một căn hộ tại các đô thị lớn.
Xu hướng đó gây áp lực ngày càng lớn với những người trẻ đang cố gắng tham gia thị trường bất động sản. Nhóm nhân khẩu học này lớn lên dưới thời “chính sách một con” và được kỳ vọng sẽ làm việc nhiều giờ hơn so với thế hệ cha mẹ hay ông bà, nhóm dân số lớn gấp đôi và đã hoặc đang gia nhập đội quân nghỉ hưu.
Nhưng kỳ vọng đó đã không thành hiện thực. Nhiều người trẻ Trung Quốc đang quay lưng lại với nền văn hóa hối hả đè bẹp họ. Một người dùng mạng xã hội Weibo bình luận: “Đừng làm việc chăm chỉ bất chấp. Công ty chẳng sao hết nếu không có bạn. Nhưng nếu bạn ra đi, mẹ bạn sẽ chẳng còn gì”.
Do đó, diễn ngôn ngày càng phổ biến trong giới trẻ là thất nghiệp, từ bỏ hôn nhân, không sinh con, và tránh xa những mong muốn vật chất như nhà cửa hoặc xe hơi.
Tháng 3-2022, thuật ngữ tiếng Trung “bai lan” [bãi lạn], nghĩa là hãy mặc kệ mọi thứ, xuất hiện trên mạng và cũng nhanh chóng phổ biến trong giới trẻ. Tuy nhiên, “bai lan” có một lớp nghĩa đáng lo ngại là giới trẻ chủ động chấp nhận tình hình xấu đi thay vì cố gắng xoay chuyển.
Giáo sư Phương Khả Thành, chuyên ngành truyền thông tại Đại học Trung văn Hong Kong, trả lời phỏng vấn báo Anh The Guardian cho biết giới trẻ Trung Quốc sử dụng từ “bai lan” hoặc “tang ping” không chỉ để “thể hiện bản thân, mà còn tìm kiếm sự kết nối với những người cùng cảm xúc”.
Sự phổ biến của các từ ngữ thời thượng này thể hiện tâm lý cộng hưởng của người trẻ khi cảm thấy tham vọng của họ đơn giản là không thể đạt được và đành phải từ bỏ. ■
Đầu tháng 5-2019, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong bài phát biểu quan trọng kỷ niệm 100 năm phong trào Ngũ Tứ của giới học sinh, sinh viên, trí thức Trung Quốc, đã khuyến khích giới trẻ nước này hướng tới “những lý tưởng vĩ đại” và kết hợp mục tiêu cá nhân vào “bức tranh lớn” của đất nước và nhân dân.
Ông nhấn mạnh: “Hy vọng của Trung Quốc nằm ở tuổi trẻ”. Nhưng thực tế với nhiều người trẻ lại là một tương lai bấp bênh và thất vọng. “Lý tưởng” khó thể là “hành trang” của họ khi tình hình tương đối ảm đạm ngay từ khi chưa tốt nghiệp đại học.
Hè năm 2023, thị trường việc làm Trung Quốc sẽ đón hơn 11,5 triệu sinh viên tốt nghiệp trong bối cảnh tỉ lệ thất nghiệp của những người từ 16 đến 24 tuổi ở mức hơn 18%. Năm 2021, tỉ lệ này, theo Cục Thống kê quốc gia, là 16,2%.
Khi kinh tế phát triển chậm lại do những hệ quả của chính sách mở cửa chậm chạp sau đại dịch COVID-19 và tình hình chiến sự Ukraine, cơ hội tìm việc làm cho các bạn trẻ Trung Quốc càng trở nên khó khăn. Những người trẻ đã có việc cũng vì vậy mà thường phải làm việc nhiều giờ hơn để giữ được công việc của mình.
Các công ty công nghệ Trung Quốc thúc đẩy văn hóa làm việc “996”, tức làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày một tuần.
Ông chủ tập đoàn Alibaba, Jack Ma, từng cho rằng văn hóa làm thêm giờ độc hại này là “may mắn lớn” với người trẻ và người lao động – họ nên coi đó là vinh dự hơn là gánh nặng.
Thậm chí, Ant Financial, công ty dịch vụ tài chính trực thuộc Alibaba, còn có lịch làm việc “9106”, tức bắt đầu từ 9 giờ sáng và kết thúc lúc 10 giờ tối, 6 ngày một tuần. Nhưng không phải người trẻ nào cũng cảm thấy nỗ lực của họ được đền đáp xứng đáng.
Theo luật pháp Trung Quốc, các doanh nghiệp không được cho phép nhân viên làm việc quá 8 tiếng một ngày hoặc 40 tiếng một tuần. Thời gian làm thêm giờ bị giới hạn ở mức 36 tiếng một tháng.
Tuy nhiên, nhân viên cũ và hiện tại của các công ty công nghệ lớn như Bytedance (chủ ứng dụng TikTok), Huawei, hay Pinduoduo (thương mại điện tử) cho biết quy định đó thường xuyên bị vi phạm.
Cư dân mạng cũng cáo buộc chính quyền không thực hiện chính sách hạn chế giờ làm đủ nghiêm túc khi có nhiều ca tử vong được cho là liên quan đến làm việc quá sức.
Nguồn: Tuổi Trẻ Cuối tuần
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)
Sinh viên giỏi của Trung Quốc phải lao động chân tay
Thắm Nguyễn - vietnamnet - báo việt cộng
Trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục, đất nước tỷ dân lại có thêm 11,58 triệu cử nhân vào mùa hè này.
Thừa cử nhân, tỷ lệ thất nghiệp tăng
Tình trạng dư thừa cử nhân và thiếu lao động nhà máy do già hóa dân số được dự báo sẽ làm trầm trọng thêm sự mất cân bằng thị trường việc làm của Trung Quốc.
Dẫn theo số liệu thống kê tờ South China Morning Post ngày 16/12/2022 tỷ lệ thất nghiệp tại thành thị ở Trung Quốc tăng 5,7% trong tháng 11. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh thiếu niên từ 16-24 tuổi ở mức 17,1%.
Bộ Giáo dục Trung Quốc cũng dự báo số lượng sinh viên mới tốt nghiệp ĐH bước vào thị trường lao động trong năm 2023 sẽ ở mức cao nhất từ trước đến nay. Cụ thể, đất nước này sẽ có 11,58 triệu sinh viên tốt nghiệp ĐH vào tháng 6/2023, tăng 820.000 so với năm 2022, theo Reuters.
Sinh viên giỏi tìm việc chân tay
Lương Hoa Hiếu là cử nhân ngành Toán ứng dụng. Sau khi tốt nghiệp, cô mất 2 năm để xin việc vào một công ty công nghệ của Trung Quốc nhưng không được.
Người này lại tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực dịch vụ và bán hàng. Không thành công, cô nộp đơn xin làm trợ lý trong tiệm bánh và thẩm mỹ viện. Mặc dù có trình độ học vấn cao, nhưng Lương Hoa Hiếu vẫn phải hạ thấp kỳ vọng để tìm được việc làm.
Ảnh minh họa: Reuters.
Một cô gái khác 25 tuổi ở Thái Nguyên, Trung Quốc cũng rơi vào tình trạng tương tự. "Tìm việc hiện giờ rất khó khăn, nên tôi đã nói với gia đình sẵn sàng lao động chân tay. Nghe xong, mẹ đã khóc vì cảm thấy rất tiếc cho tôi”, cô gái nói.
Sở hữu bằng thạc sĩ Ngôn ngữ học ứng dụng tại ĐH Queensland (Australia), sau tốt nghiệp Tạ Cách Anh cũng từng làm việc trong một cửa hàng tạp hóa. Tháng 2/2023, cô quyết định trở về TP Côn Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) để thi tuyển giáo viên tiếng Anh.
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc theo thống kê đến tháng 4/2023 khoảng 20,4%. Tạ Cách Anh 26 tuổi, cũng không tìm được việc ở Trung Quốc từ sau khi tốt nghiệp ĐH. Nữ thạc sĩ nói: "Tôi thực sự thất vọng".
Hàn Triệu Tuyết, 26 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ Hành chính công, đang điều hành một homestay ở nông thôn sau khi từ chối những lời đề nghị trả lương thấp. “Giới trẻ không còn tin rằng giá trị của người khác đến từ việc học hành chăm chỉ hay thành công trong sự nghiệp”, cô nói.
Anh Vương, 23 tuổi, là sinh viên tốt nghiệp ngành lập trình kiếm được 3.000 NDT/tháng (khoảng 10 triệu đồng/tháng) từ việc giao đồ ăn bán thời gian ở TP Tế Ninh, miền đông Trung Quốc.
"Ngưỡng để gia nhập ngành công nghiệp lập trình liên tục tăng. Tôi không thể tìm được việc làm tại các công ty công nghệ lớn. Tôi cũng không thích phải làm thực tập sinh tại công ty nhỏ không lương. Tôi thực sự mệt mỏi nên đã chuyển về quê để tập trung ôn thi công chức", anh Vương nói thêm.
Vấn đề thanh niên thất nghiệp có trình độ học vấn cao trở nên nghiêm trọng hơn khi nhiều người bắt đầu so sánh bản thân với vĩ nhân văn học Khổng Dịch Kỷ (trong truyện của tác giả Lỗ Tấn) phải đi ăn xin nên bị người đời chế giễu.
Tham vọng không phù hợp với thực tại
Công nghệ, giáo dục, bất động sản và tài chính là những ngành sinh viên mới tốt nghiệp thường làm. Thế những ngành này đều đang đối mặt với các cuộc siết theo quy định. Dù một số biện pháp đã được dỡ bỏ, nhưng tình hình kinh doanh phục hồi còn chậm.
Do đó, truyền thông Trung Quốc đã kêu gọi cử nhân thất nghiệp tạm dừng tham vọng hãy bắt tay vào các công việc chân tay. Thậm chí, truyền thông cả nước còn đưa tin về việc nhiều cử nhân ĐH kiếm được tiền nhờ bán thức ăn đường phố hoặc trồng trái cây...
Tháng 3/2023, câu chuyện về một số sinh viên vừa tốt nghiệp cho rằng, thà thất nghiệp còn hơn xoáy đinh vít trong các nhà máy đã gây xôn xao dư luận. Trước sự việc trên, Đoàn Thanh niên Trung Quốc khuyến khích thế hệ hiện tại hãy "cởi áo vest, xắn tay áo và đi làm ruộng".
Do đó, thời gian qua truyền thông Trung Quốc đã khuyến khích những sinh viên trẻ mới tốt nghiệp "xắn tay áo lên" và làm việc.
Câu chuyện này nhận được nhiều phản hồi khác nhau trên mạng xã hội. Những người trẻ thất nghiệp cho rằng chính quyền cần nỗ lực hơn nữa tạo việc làm cho thanh niên có học thức.
Trong khi đó, Bắc Kinh đã kêu gọi các doanh nghiệp nhà nước tuyển dụng nhiều sinh viên vừa tốt nghiệp. Chính phủ Trung Quốc cũng bắt đầu mở rộng các trường đào tạo nghề để lấp đầy sự thiếu hụt trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao.
Một số địa phương bao gồm cả Thượng Hải đang cung cấp việc làm cho các công ty tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp năm 2023.
Thắm Nguyễn (Theo Reuters, SMCP)
Thắm Nguyễn - vietnamnet - báo việt cộng
Trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục, đất nước tỷ dân lại có thêm 11,58 triệu cử nhân vào mùa hè này.
Thừa cử nhân, tỷ lệ thất nghiệp tăng
Tình trạng dư thừa cử nhân và thiếu lao động nhà máy do già hóa dân số được dự báo sẽ làm trầm trọng thêm sự mất cân bằng thị trường việc làm của Trung Quốc.
Dẫn theo số liệu thống kê tờ South China Morning Post ngày 16/12/2022 tỷ lệ thất nghiệp tại thành thị ở Trung Quốc tăng 5,7% trong tháng 11. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh thiếu niên từ 16-24 tuổi ở mức 17,1%.
Bộ Giáo dục Trung Quốc cũng dự báo số lượng sinh viên mới tốt nghiệp ĐH bước vào thị trường lao động trong năm 2023 sẽ ở mức cao nhất từ trước đến nay. Cụ thể, đất nước này sẽ có 11,58 triệu sinh viên tốt nghiệp ĐH vào tháng 6/2023, tăng 820.000 so với năm 2022, theo Reuters.
Sinh viên giỏi tìm việc chân tay
Lương Hoa Hiếu là cử nhân ngành Toán ứng dụng. Sau khi tốt nghiệp, cô mất 2 năm để xin việc vào một công ty công nghệ của Trung Quốc nhưng không được.
Người này lại tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực dịch vụ và bán hàng. Không thành công, cô nộp đơn xin làm trợ lý trong tiệm bánh và thẩm mỹ viện. Mặc dù có trình độ học vấn cao, nhưng Lương Hoa Hiếu vẫn phải hạ thấp kỳ vọng để tìm được việc làm.
Ảnh minh họa: Reuters.
Một cô gái khác 25 tuổi ở Thái Nguyên, Trung Quốc cũng rơi vào tình trạng tương tự. "Tìm việc hiện giờ rất khó khăn, nên tôi đã nói với gia đình sẵn sàng lao động chân tay. Nghe xong, mẹ đã khóc vì cảm thấy rất tiếc cho tôi”, cô gái nói.
Sở hữu bằng thạc sĩ Ngôn ngữ học ứng dụng tại ĐH Queensland (Australia), sau tốt nghiệp Tạ Cách Anh cũng từng làm việc trong một cửa hàng tạp hóa. Tháng 2/2023, cô quyết định trở về TP Côn Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) để thi tuyển giáo viên tiếng Anh.
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc theo thống kê đến tháng 4/2023 khoảng 20,4%. Tạ Cách Anh 26 tuổi, cũng không tìm được việc ở Trung Quốc từ sau khi tốt nghiệp ĐH. Nữ thạc sĩ nói: "Tôi thực sự thất vọng".
Hàn Triệu Tuyết, 26 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ Hành chính công, đang điều hành một homestay ở nông thôn sau khi từ chối những lời đề nghị trả lương thấp. “Giới trẻ không còn tin rằng giá trị của người khác đến từ việc học hành chăm chỉ hay thành công trong sự nghiệp”, cô nói.
Anh Vương, 23 tuổi, là sinh viên tốt nghiệp ngành lập trình kiếm được 3.000 NDT/tháng (khoảng 10 triệu đồng/tháng) từ việc giao đồ ăn bán thời gian ở TP Tế Ninh, miền đông Trung Quốc.
"Ngưỡng để gia nhập ngành công nghiệp lập trình liên tục tăng. Tôi không thể tìm được việc làm tại các công ty công nghệ lớn. Tôi cũng không thích phải làm thực tập sinh tại công ty nhỏ không lương. Tôi thực sự mệt mỏi nên đã chuyển về quê để tập trung ôn thi công chức", anh Vương nói thêm.
Vấn đề thanh niên thất nghiệp có trình độ học vấn cao trở nên nghiêm trọng hơn khi nhiều người bắt đầu so sánh bản thân với vĩ nhân văn học Khổng Dịch Kỷ (trong truyện của tác giả Lỗ Tấn) phải đi ăn xin nên bị người đời chế giễu.
Tham vọng không phù hợp với thực tại
Công nghệ, giáo dục, bất động sản và tài chính là những ngành sinh viên mới tốt nghiệp thường làm. Thế những ngành này đều đang đối mặt với các cuộc siết theo quy định. Dù một số biện pháp đã được dỡ bỏ, nhưng tình hình kinh doanh phục hồi còn chậm.
Do đó, truyền thông Trung Quốc đã kêu gọi cử nhân thất nghiệp tạm dừng tham vọng hãy bắt tay vào các công việc chân tay. Thậm chí, truyền thông cả nước còn đưa tin về việc nhiều cử nhân ĐH kiếm được tiền nhờ bán thức ăn đường phố hoặc trồng trái cây...
Tháng 3/2023, câu chuyện về một số sinh viên vừa tốt nghiệp cho rằng, thà thất nghiệp còn hơn xoáy đinh vít trong các nhà máy đã gây xôn xao dư luận. Trước sự việc trên, Đoàn Thanh niên Trung Quốc khuyến khích thế hệ hiện tại hãy "cởi áo vest, xắn tay áo và đi làm ruộng".
Do đó, thời gian qua truyền thông Trung Quốc đã khuyến khích những sinh viên trẻ mới tốt nghiệp "xắn tay áo lên" và làm việc.
Câu chuyện này nhận được nhiều phản hồi khác nhau trên mạng xã hội. Những người trẻ thất nghiệp cho rằng chính quyền cần nỗ lực hơn nữa tạo việc làm cho thanh niên có học thức.
Trong khi đó, Bắc Kinh đã kêu gọi các doanh nghiệp nhà nước tuyển dụng nhiều sinh viên vừa tốt nghiệp. Chính phủ Trung Quốc cũng bắt đầu mở rộng các trường đào tạo nghề để lấp đầy sự thiếu hụt trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao.
Một số địa phương bao gồm cả Thượng Hải đang cung cấp việc làm cho các công ty tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp năm 2023.
Thắm Nguyễn (Theo Reuters, SMCP)
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)
Những ngõ cụt của Tập Cận Bình (Ngô Nhân Dụng)
Tập Cận Bình mới lên tiếng kêu gọi thanh niên hãy rời các thành phố đi làm việc ở miền quê để giúp nông thôn “sống lại.”
Tập Cận Bình đang đứng trước những ngõ cụt. Dân số giảm nhưng giới trẻ không muốn lập gia đình. Người đã kết hôn không muốn sanh đẻ. Vì họ lo kiếm việc khó khăn, tương lai bất định.
Đài Á Châu Tự Do mới kể chuyện coi mấy đoạn phim ngắn được truyền trên Twitter ở Trung Quốc rất nhiều lần, tả cảnh một tài xế xe tải phải nộp tiền mãi lộ, giống như trả tiền “toll” ở Mỹ.
Trên “video clip,” chiếc xe bị chặn lại trên xa lộ từ Đường San (Tangshan) đi Mã Lan Trang (Malanzhuang) tỉnh Hà Bắc (Hebei). Một ông già cầm điện thoại ra hiệu phải đưa tiền mới được đi qua. “Cái gì vậy? Bao nhiêu? Một nguyên?” Một bà già đưa cái điện thoại cầm tay lên, trên máy có hình một dấu hiệu QR. Bác tài hỏi: “Trả tiền qua mạng WeChat, phải không?” QR là những dấu hiệu hình vuông trên các máy vi tính hoặc điện thoại, vẽ nhằng nhịt trong đó mỗi cái một khác, có thể dùng để trả tiền trên mạng, như dùng “PayPal” ở Mỹ hoặc “WeChat” ở bên Trung Quốc.
Lái xe thêm một quãng đường nữa, bác tài lại gặp một bà lão mặc cái áo rộng thùng thình màu đỏ. “Cái chi vậy? Trả tiền hả?” Bà cụ gật đầu. “Bao nhiêu? Năm nguyên?”
Cứ như thế, thêm hai lần ông tài xế gặp hai bà lão vẫy chào bằng điện thoại cầm tay; một bà đòi 10 nguyên, một bà đòi 5 nguyên.
Năm 2020, trước ngày kỷ niệm 100 năm thành lập đảng, Cộng sản Trung Quốc tuyên bố đã xóa bỏ hết nạn nghèo đói. Nhưng bản tin Tân Hoa Xã công nhận trong hai chục năm qua tỷ lệ người già ở thôn quê tự tử đã tăng gấp năm lần.
Trên đài ti vi của tỉnh Giang Tô (Jiangsu), một nhà bình luận cho biết hiện tượng các “trạm thu tiền” xuất hiện gần đây ở các tỉnh nằm ở giữa và phía Tây Trung Quốc, là nơi dân nghèo hơn cả. “Một nông dân kiếm được 107 đồng nguyên một tháng (Hiện hơn 7 đồng nguyên đổi một đô la Mỹ) trong khi một quan chức về hưu lãnh mỗi tháng hàng chục ngàn, nằm trong bệnh viện tốn hàng triệu đồng nguyên.
Giới trẻ cũng không khá gì hơn người già. Ngày 16 tháng 5, Sở Thống Kê Quốc gia ở Bắc Kinh cho biết trong lớp tuổi từ 16 đến 24, tỷ lệ thất nghiệp là 19.6 phần trăm trong tháng Ba, qua tháng Tư đã tăng lên 20.4%. Tỷ số đó sẽ còn tăng nữa; trong năm nay sẽ có thêm 11.58 triệu sinh viên tốt nghiệp đi kiếm việc làm. Trong lớp tuổi từ 25 đến 59, tỷ lệ thất nghiệp chỉ có 4.2%.
Các công ty mạng tin học (internet) lớn như Alibaba, Tencent và Baidu thường tuyển mộ nhiều người nhất, và trả lương cao nhất. Trong ba tháng đầu năm nay, số nhân viên mới mướn đã giảm bớt 9% so với thời gian trong cơn bệnh dịch Covid-19. Các công ty địa ốc đang lâm cảnh trì trệ đã cắt giảm bớt số người làm việc, từ 30% đến 50%, có nơi cắt tới 70% nhân sự, theo báo The New York Times.
Theo Sở Thống Kê, thị trường nhân lực đã sút giảm nhanh trong những năm qua. Từ 2019 đến 2022 số người làm việc giảm 40 triệu, một phần vì bệnh dịch, nhưng nguyên nhân chính là kinh tế chậm hồi phục vì nhu cầu tiêu thụ không tăng. Ở Mỹ, sau khi bệnh dịch đi qua nhiều người đã đem tiền tiết kiệm được đi mua sắm; nhu cầu tiêu thụ lên cao giúp kinh tế hoạt động trở lại như cũ. Ở Trung Quốc thì người ta vẫn lo xa, không muốn xài hết tiền đành dụm! Vì vậy, kinh tế hồi phục chậm gây nên cảnh sinh viên ra trường khó kiếm việc.
Vương Minh Nguyên (Wang Mingyuan), một kinh tế gia ở Bắc Kinh mới phổ biến một bài nghiên cứu được nhiều người chuyển, tiên đoán tình trạng này sẽ kéo dài, trong năm năm nữa sẽ có 50 triệu người trong lớp tuổi từ 16 đến 40 mất việc, cũng theo The New York Times. Tâm trạng bi quan khiến nhiều người Trung Hoa trẻ tuổi đã đi ra nước ngoài. Theo Cơ quan Tị nạn Liên Hiệp Quốc cuối năm 2022 đã có 116,000 người Trung Hoa xin tị nạn, cao gấp 10 lần so với thập niên trước.
Trên mạng xã hội người ta truyền tụng một từ mới, “Tuổi 35 bạc bẽo!” Họ than rằng “Tuổi 35 đã già quá khó kiếm việc làm, còn tuổi 60 vẫn trẻ quá không được nghỉ!” Các công ty Trung Quốc không muốn tuyển nhân viên trên 35 tuổi. Nhiều thông báo tuyển người nói rõ trên 35 tuổi đừng nạp đơn. Ngay cả khi tuyển công chức mới chính phủ Trung Quốc cũng đặt giới hạn phải dưới 35 tuổi! Sinh viên mới ra trường trẻ hơn, có những kiến thức cập nhật hơn, chưa lập gia đình nên sẵn sàng làm thêm giờ, và chấp nhận lương bổng thấp.
Trên các mạng xã hội đã truyền đi một bài so sánh số phận của những người trong lớp tuổi 35 bạc bẽo với nhân vật Khổng Ất Kỷ trong một truyện ngắn của Lỗ Tấn, đăng trên báo Tân Thanh Niên năm 1919. Khổng Ất Kỷ là một nho sinh lỡ vận, không đậu bằng cấp cao để được làm quan mà cũng không chịu đi làm việc tay chân. Lúc nào cũng mặc áo dài cũ rách để giữ nền nếp, mở miệng ra là dẫn những câu trong Tứ Thư, Ngũ Kinh, không ai hiểu nổi, Khổng Ất Kỷ có lúc đi ăn cắp, bị đánh què cẳng.
Bài bình luận so sánh các sinh viên thất nghiệp “không thể bước xuống khỏi cái bậc thang xã hội mình đã ngoi lên được, như Khổng Ất Kỷ không thể cởi bỏ cái áo dài.” Có người hỏi, “Thay vì bắt Khổng Ất Kỷ cởi bỏ cái áo dài, tại sao không bảo ông Hoàng đế cởi cái áo mới của ông ta đi!” Câu này chạm tới Hoàng đế Tập Cận Bình nên cả bài bình luận bị kiểm duyệt xóa ngay!
Tập Cận Bình mới lên tiếng kêu gọi thanh niên hãy rời các thành phố đi làm việc ở miền quê để giúp nông thôn “sống lại.” Nhà nước cho phổ biến video quay cảnh các sinh viên về làm việc trên cánh đồng, vui vẻ hát, cười. Tỉnh Quảng Đông đã đưa ra kế hoạch từ nay đến năm 2025 sẽ gửi 300,000 thanh niên về nông thôn. Những ý kiến này nhắc dân Trung Hoa nhớ lại khẩu hiệu “hạ phóng” thời Mao Trạch Đông, khi người Trung Hoa chưa biết kinh tế thị trường là cái gì. Bây giờ, không biết đảng Cộng sản có ép buộc được người dân như xưa được không! Nhưng nếu không kiếm được việc làm ở thành phố, nhiều thanh niên cũng tự mình tìm về làng cũ.
Báo The New York Times kể chuyện một người họ Lương 38 tuổi, thất nghiệp từ 3 năm nay, phải bỏ thành phố Quảng Châu về làng ở vì không thể trả tiền thuê nhà, mỗi tháng khoảng $100 đô la. Anh ta không thể lấy vợ, cũng như ba người anh em họ cùng tuổi. Anh nói, chỉ những người có việc làm chắc chắn như công chức, giáo viên, mới tính chuyện lập gia đình.
Tìm việc khó khăn là một nguyên nhân khiến nhiều người Trung Hoa không lập gia đình; cản trở cho kế hoạch của nhà nước muốn bảo vệ dân số cho không đi xuống. Năm ngoái, số thống kê cho thấy chỉ có 12 triệu trẻ ra đời trong lục địa; số sinh giảm liên tiếp trong bốn năm. Trung Cộng đã xóa bỏ lệnh cấm sinh 2 con, cho phép các cặp vợ chồng được tự do sanh đến 3 con; nhưng số trẻ sơ sinh không tăng. Trong khi đó, người già trên 60 tuổi đang chiếm một phần năm dân số và sẽ dần dần tăng thêm.
Năm ngoái, giáo sư kinh tế Nhiệm Dịch Bình (Ren Zeping, 任泽平), Đại học Tinh Hoa viết trên trang mạng cá nhân Weibo (Vi Bác), đề nghị chính phủ khuyến khích sanh đẻ bằng cách trợ cấp tiền cho các đám cưới và các bà mẹ sanh con. Ông yêu cầu Ngân Hàng Trung Ương ở Bắc Kinh mỗi năm in thêm 3 ngàn tỷ đồng nguyên, khoảng $314 tỷ mỹ kim, dùng trong kế hoạch này. Theo ông, trong mười năm nữa sẽ có thêm 50 triệu trẻ sơ sinh ra đời! Lời kêu gọi của ông được đưa lên mạng WeChat gây nên những cuộc bàn cãi sôi nổi, đầu năm 2022 đã bị kiểm duyệt bỏ.
Tập Cận Bình đang đứng trước những ngõ cụt. Dân số giảm nhưng giới trẻ không muốn lập gia đình. Người đã kết hôn không muốn sanh đẻ. Vì họ lo kiếm việc khó khăn, tương lai bất định. Việc làm khó kiếm vì kinh tế chưa hồi phục, dù bệnh dịch đã đi qua. Kinh tế trì trệ vì người dân chưa dám tiêu tiền. Giữ tiền đã dành dụm không xài trong mùa bệnh dịch vì ai cũng lo tương lai bất định. Những người già lo cho chính mình, tự động ra đường cái quan đặt những trạm thâu tiền mãi lộ; chẳng ai nghĩ rằng mình đang làm một việc phi pháp. Đến mấy ông tài xế xe tải chạy đường trường cũng chấp nhận nạp tiền, “trước cho xong việc, sau làm việc từ thiện!” Tất cả những người trên đều được khuyến khích “Học tập Tư tưởng Tập Cận Bình!”
Ngô Nhân Dụng
Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/nhung-ngo-cut-cua-tap-can-binh-/7167877.html
Tập Cận Bình mới lên tiếng kêu gọi thanh niên hãy rời các thành phố đi làm việc ở miền quê để giúp nông thôn “sống lại.”
Tập Cận Bình đang đứng trước những ngõ cụt. Dân số giảm nhưng giới trẻ không muốn lập gia đình. Người đã kết hôn không muốn sanh đẻ. Vì họ lo kiếm việc khó khăn, tương lai bất định.
Đài Á Châu Tự Do mới kể chuyện coi mấy đoạn phim ngắn được truyền trên Twitter ở Trung Quốc rất nhiều lần, tả cảnh một tài xế xe tải phải nộp tiền mãi lộ, giống như trả tiền “toll” ở Mỹ.
Trên “video clip,” chiếc xe bị chặn lại trên xa lộ từ Đường San (Tangshan) đi Mã Lan Trang (Malanzhuang) tỉnh Hà Bắc (Hebei). Một ông già cầm điện thoại ra hiệu phải đưa tiền mới được đi qua. “Cái gì vậy? Bao nhiêu? Một nguyên?” Một bà già đưa cái điện thoại cầm tay lên, trên máy có hình một dấu hiệu QR. Bác tài hỏi: “Trả tiền qua mạng WeChat, phải không?” QR là những dấu hiệu hình vuông trên các máy vi tính hoặc điện thoại, vẽ nhằng nhịt trong đó mỗi cái một khác, có thể dùng để trả tiền trên mạng, như dùng “PayPal” ở Mỹ hoặc “WeChat” ở bên Trung Quốc.
Lái xe thêm một quãng đường nữa, bác tài lại gặp một bà lão mặc cái áo rộng thùng thình màu đỏ. “Cái chi vậy? Trả tiền hả?” Bà cụ gật đầu. “Bao nhiêu? Năm nguyên?”
Cứ như thế, thêm hai lần ông tài xế gặp hai bà lão vẫy chào bằng điện thoại cầm tay; một bà đòi 10 nguyên, một bà đòi 5 nguyên.
Năm 2020, trước ngày kỷ niệm 100 năm thành lập đảng, Cộng sản Trung Quốc tuyên bố đã xóa bỏ hết nạn nghèo đói. Nhưng bản tin Tân Hoa Xã công nhận trong hai chục năm qua tỷ lệ người già ở thôn quê tự tử đã tăng gấp năm lần.
Trên đài ti vi của tỉnh Giang Tô (Jiangsu), một nhà bình luận cho biết hiện tượng các “trạm thu tiền” xuất hiện gần đây ở các tỉnh nằm ở giữa và phía Tây Trung Quốc, là nơi dân nghèo hơn cả. “Một nông dân kiếm được 107 đồng nguyên một tháng (Hiện hơn 7 đồng nguyên đổi một đô la Mỹ) trong khi một quan chức về hưu lãnh mỗi tháng hàng chục ngàn, nằm trong bệnh viện tốn hàng triệu đồng nguyên.
Giới trẻ cũng không khá gì hơn người già. Ngày 16 tháng 5, Sở Thống Kê Quốc gia ở Bắc Kinh cho biết trong lớp tuổi từ 16 đến 24, tỷ lệ thất nghiệp là 19.6 phần trăm trong tháng Ba, qua tháng Tư đã tăng lên 20.4%. Tỷ số đó sẽ còn tăng nữa; trong năm nay sẽ có thêm 11.58 triệu sinh viên tốt nghiệp đi kiếm việc làm. Trong lớp tuổi từ 25 đến 59, tỷ lệ thất nghiệp chỉ có 4.2%.
Các công ty mạng tin học (internet) lớn như Alibaba, Tencent và Baidu thường tuyển mộ nhiều người nhất, và trả lương cao nhất. Trong ba tháng đầu năm nay, số nhân viên mới mướn đã giảm bớt 9% so với thời gian trong cơn bệnh dịch Covid-19. Các công ty địa ốc đang lâm cảnh trì trệ đã cắt giảm bớt số người làm việc, từ 30% đến 50%, có nơi cắt tới 70% nhân sự, theo báo The New York Times.
Theo Sở Thống Kê, thị trường nhân lực đã sút giảm nhanh trong những năm qua. Từ 2019 đến 2022 số người làm việc giảm 40 triệu, một phần vì bệnh dịch, nhưng nguyên nhân chính là kinh tế chậm hồi phục vì nhu cầu tiêu thụ không tăng. Ở Mỹ, sau khi bệnh dịch đi qua nhiều người đã đem tiền tiết kiệm được đi mua sắm; nhu cầu tiêu thụ lên cao giúp kinh tế hoạt động trở lại như cũ. Ở Trung Quốc thì người ta vẫn lo xa, không muốn xài hết tiền đành dụm! Vì vậy, kinh tế hồi phục chậm gây nên cảnh sinh viên ra trường khó kiếm việc.
Vương Minh Nguyên (Wang Mingyuan), một kinh tế gia ở Bắc Kinh mới phổ biến một bài nghiên cứu được nhiều người chuyển, tiên đoán tình trạng này sẽ kéo dài, trong năm năm nữa sẽ có 50 triệu người trong lớp tuổi từ 16 đến 40 mất việc, cũng theo The New York Times. Tâm trạng bi quan khiến nhiều người Trung Hoa trẻ tuổi đã đi ra nước ngoài. Theo Cơ quan Tị nạn Liên Hiệp Quốc cuối năm 2022 đã có 116,000 người Trung Hoa xin tị nạn, cao gấp 10 lần so với thập niên trước.
Trên mạng xã hội người ta truyền tụng một từ mới, “Tuổi 35 bạc bẽo!” Họ than rằng “Tuổi 35 đã già quá khó kiếm việc làm, còn tuổi 60 vẫn trẻ quá không được nghỉ!” Các công ty Trung Quốc không muốn tuyển nhân viên trên 35 tuổi. Nhiều thông báo tuyển người nói rõ trên 35 tuổi đừng nạp đơn. Ngay cả khi tuyển công chức mới chính phủ Trung Quốc cũng đặt giới hạn phải dưới 35 tuổi! Sinh viên mới ra trường trẻ hơn, có những kiến thức cập nhật hơn, chưa lập gia đình nên sẵn sàng làm thêm giờ, và chấp nhận lương bổng thấp.
Trên các mạng xã hội đã truyền đi một bài so sánh số phận của những người trong lớp tuổi 35 bạc bẽo với nhân vật Khổng Ất Kỷ trong một truyện ngắn của Lỗ Tấn, đăng trên báo Tân Thanh Niên năm 1919. Khổng Ất Kỷ là một nho sinh lỡ vận, không đậu bằng cấp cao để được làm quan mà cũng không chịu đi làm việc tay chân. Lúc nào cũng mặc áo dài cũ rách để giữ nền nếp, mở miệng ra là dẫn những câu trong Tứ Thư, Ngũ Kinh, không ai hiểu nổi, Khổng Ất Kỷ có lúc đi ăn cắp, bị đánh què cẳng.
Bài bình luận so sánh các sinh viên thất nghiệp “không thể bước xuống khỏi cái bậc thang xã hội mình đã ngoi lên được, như Khổng Ất Kỷ không thể cởi bỏ cái áo dài.” Có người hỏi, “Thay vì bắt Khổng Ất Kỷ cởi bỏ cái áo dài, tại sao không bảo ông Hoàng đế cởi cái áo mới của ông ta đi!” Câu này chạm tới Hoàng đế Tập Cận Bình nên cả bài bình luận bị kiểm duyệt xóa ngay!
Tập Cận Bình mới lên tiếng kêu gọi thanh niên hãy rời các thành phố đi làm việc ở miền quê để giúp nông thôn “sống lại.” Nhà nước cho phổ biến video quay cảnh các sinh viên về làm việc trên cánh đồng, vui vẻ hát, cười. Tỉnh Quảng Đông đã đưa ra kế hoạch từ nay đến năm 2025 sẽ gửi 300,000 thanh niên về nông thôn. Những ý kiến này nhắc dân Trung Hoa nhớ lại khẩu hiệu “hạ phóng” thời Mao Trạch Đông, khi người Trung Hoa chưa biết kinh tế thị trường là cái gì. Bây giờ, không biết đảng Cộng sản có ép buộc được người dân như xưa được không! Nhưng nếu không kiếm được việc làm ở thành phố, nhiều thanh niên cũng tự mình tìm về làng cũ.
Báo The New York Times kể chuyện một người họ Lương 38 tuổi, thất nghiệp từ 3 năm nay, phải bỏ thành phố Quảng Châu về làng ở vì không thể trả tiền thuê nhà, mỗi tháng khoảng $100 đô la. Anh ta không thể lấy vợ, cũng như ba người anh em họ cùng tuổi. Anh nói, chỉ những người có việc làm chắc chắn như công chức, giáo viên, mới tính chuyện lập gia đình.
Tìm việc khó khăn là một nguyên nhân khiến nhiều người Trung Hoa không lập gia đình; cản trở cho kế hoạch của nhà nước muốn bảo vệ dân số cho không đi xuống. Năm ngoái, số thống kê cho thấy chỉ có 12 triệu trẻ ra đời trong lục địa; số sinh giảm liên tiếp trong bốn năm. Trung Cộng đã xóa bỏ lệnh cấm sinh 2 con, cho phép các cặp vợ chồng được tự do sanh đến 3 con; nhưng số trẻ sơ sinh không tăng. Trong khi đó, người già trên 60 tuổi đang chiếm một phần năm dân số và sẽ dần dần tăng thêm.
Năm ngoái, giáo sư kinh tế Nhiệm Dịch Bình (Ren Zeping, 任泽平), Đại học Tinh Hoa viết trên trang mạng cá nhân Weibo (Vi Bác), đề nghị chính phủ khuyến khích sanh đẻ bằng cách trợ cấp tiền cho các đám cưới và các bà mẹ sanh con. Ông yêu cầu Ngân Hàng Trung Ương ở Bắc Kinh mỗi năm in thêm 3 ngàn tỷ đồng nguyên, khoảng $314 tỷ mỹ kim, dùng trong kế hoạch này. Theo ông, trong mười năm nữa sẽ có thêm 50 triệu trẻ sơ sinh ra đời! Lời kêu gọi của ông được đưa lên mạng WeChat gây nên những cuộc bàn cãi sôi nổi, đầu năm 2022 đã bị kiểm duyệt bỏ.
Tập Cận Bình đang đứng trước những ngõ cụt. Dân số giảm nhưng giới trẻ không muốn lập gia đình. Người đã kết hôn không muốn sanh đẻ. Vì họ lo kiếm việc khó khăn, tương lai bất định. Việc làm khó kiếm vì kinh tế chưa hồi phục, dù bệnh dịch đã đi qua. Kinh tế trì trệ vì người dân chưa dám tiêu tiền. Giữ tiền đã dành dụm không xài trong mùa bệnh dịch vì ai cũng lo tương lai bất định. Những người già lo cho chính mình, tự động ra đường cái quan đặt những trạm thâu tiền mãi lộ; chẳng ai nghĩ rằng mình đang làm một việc phi pháp. Đến mấy ông tài xế xe tải chạy đường trường cũng chấp nhận nạp tiền, “trước cho xong việc, sau làm việc từ thiện!” Tất cả những người trên đều được khuyến khích “Học tập Tư tưởng Tập Cận Bình!”
Ngô Nhân Dụng
Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/nhung-ngo-cut-cua-tap-can-binh-/7167877.html
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc tăng cao kỷ lục
Tác giả,Annabelle Liang & Nick MarshVai trò,BBC News
17.07.2023
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc tăng lên mức kỷ lục mới, vào lúc quá trình phục hồi sau đại dịch của nước này đang chững lại.
Tỷ lệ mhững người từ 16 đến 24 tuổi ở khu vực thành thị thất nghiệp đã tăng lên 21,3% vào tháng trước, số liệu chính thức cho thấy.
Tình trạng này xảy ra khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chỉ tăng trưởng 0,8% trong ba tháng, tính đến cuối tháng Sáu.
Các nhà phân tích cho rằng tốc độ tăng trưởng yếu khiến người ta trông đợi nhiều hơn vào việc giới chức sớm công bố các biện pháp mới để thúc đẩy nền kinh tế.
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết dữ liệu "cho thấy đà phục hồi tốt".
Theo số liệu chính thức được công bố hôm thứ Hai, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,3% trong quý hai so với năm trước. Mức này vượt xa tốc độ tăng trưởng của quý một nhưng không đạt kỳ vọng của các nhà phân tích.
"Doanh số bán lẻ và lĩnh vực đầu tư nhà đất đặc biệt gây thất vọng," Qian Wang, trưởng kinh tế gia khu vực Châu Á Thái Bình Dương của hãng đầu tư Vanguard, nói với BBC.
“Điều này, cùng với các báo cáo về thương mại, lạm phát và tín dụng trước đó, đã tái khẳng định quan điểm của chúng tôi, rằng động lực tăng trưởng cơ bản vẫn còn rất yếu,” bà nói thêm.
Nhu cầu toàn cầu đối với hàng hóa Trung Quốc đã giảm đáng kể. Ngoài ra còn có những lo ngại về bong bóng nợ của chính quyền địa phương và thị trường nhà đất.
Tình trạng thất nghiệp của thanh niên đang được các nhà kinh tế theo dõi chặt chẽ, khi mà con số kỷ lục 11,58 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học dự kiến sẽ gia nhập thị trường việc làm Trung Quốc trong năm nay.
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên thành thị đã tăng lên trong vài tháng qua. Một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng này là sự không tương thích giữa những nội dung đào tạo mà sinh viên tốt nghiệp được trang bị với những công ăn việc làm hiện có trên thị trường.
Giới chức đã thừa nhận rằng tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên có thể sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới, trước khi đạt mức cao nhất vào khoảng tháng Tám.
Dan Wang, trưởng kinh tế gia tại Ngân hàng Hang Seng Trung Quốc, ước tính những người trẻ tuổi thất nghiệp chỉ chiếm 1,4% lực lượng lao động tiềm năng ở các khu vực thành thị của Trung Quốc.
Tuy nhiên, bà nói với BBC rằng vấn đề thanh niên thất nghiệp "đòi hỏi phải có những phản ứng chính sách trực tiếp hơn, bởi vì nhóm dân số này khá có tiếng nói trên mạng."
“Việc họ thể hiện sự bất mãn với tình hình hiện tại có thể gây ra sự mất niềm tin lớn hơn vào nền kinh tế,” bà nói thêm.
Trung Quốc bắt đầu công bố số liệu về mức độ thất nghiệp của thanh niên vào năm 2018. Tuy nhiên, nước này hiện không công bố dữ liệu về tình trạng việc làm của thanh niên ở khu vực nông thôn.
Vào tháng Ba, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường cho biết nước này cần nỗ lực gấp đôi để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5% trong năm nay.
Ông nói rằng mục tiêu sẽ "không dễ" đạt được mặc dù nền kinh tế đang "ổn định và phục hồi trở lại".
Tháng trước, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất lần đầu tiên sau gần một năm để khuyến khích chi tiêu.
Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng chính phủ vẫn còn nhiều vũ khí trong tay để kích thích nền kinh tế nếu tình hình không được cải thiện.
Tác giả,Annabelle Liang & Nick MarshVai trò,BBC News
17.07.2023
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc tăng lên mức kỷ lục mới, vào lúc quá trình phục hồi sau đại dịch của nước này đang chững lại.
Tỷ lệ mhững người từ 16 đến 24 tuổi ở khu vực thành thị thất nghiệp đã tăng lên 21,3% vào tháng trước, số liệu chính thức cho thấy.
Tình trạng này xảy ra khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chỉ tăng trưởng 0,8% trong ba tháng, tính đến cuối tháng Sáu.
Các nhà phân tích cho rằng tốc độ tăng trưởng yếu khiến người ta trông đợi nhiều hơn vào việc giới chức sớm công bố các biện pháp mới để thúc đẩy nền kinh tế.
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết dữ liệu "cho thấy đà phục hồi tốt".
Theo số liệu chính thức được công bố hôm thứ Hai, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,3% trong quý hai so với năm trước. Mức này vượt xa tốc độ tăng trưởng của quý một nhưng không đạt kỳ vọng của các nhà phân tích.
"Doanh số bán lẻ và lĩnh vực đầu tư nhà đất đặc biệt gây thất vọng," Qian Wang, trưởng kinh tế gia khu vực Châu Á Thái Bình Dương của hãng đầu tư Vanguard, nói với BBC.
“Điều này, cùng với các báo cáo về thương mại, lạm phát và tín dụng trước đó, đã tái khẳng định quan điểm của chúng tôi, rằng động lực tăng trưởng cơ bản vẫn còn rất yếu,” bà nói thêm.
Nhu cầu toàn cầu đối với hàng hóa Trung Quốc đã giảm đáng kể. Ngoài ra còn có những lo ngại về bong bóng nợ của chính quyền địa phương và thị trường nhà đất.
Tình trạng thất nghiệp của thanh niên đang được các nhà kinh tế theo dõi chặt chẽ, khi mà con số kỷ lục 11,58 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học dự kiến sẽ gia nhập thị trường việc làm Trung Quốc trong năm nay.
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên thành thị đã tăng lên trong vài tháng qua. Một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng này là sự không tương thích giữa những nội dung đào tạo mà sinh viên tốt nghiệp được trang bị với những công ăn việc làm hiện có trên thị trường.
Giới chức đã thừa nhận rằng tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên có thể sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới, trước khi đạt mức cao nhất vào khoảng tháng Tám.
Dan Wang, trưởng kinh tế gia tại Ngân hàng Hang Seng Trung Quốc, ước tính những người trẻ tuổi thất nghiệp chỉ chiếm 1,4% lực lượng lao động tiềm năng ở các khu vực thành thị của Trung Quốc.
Tuy nhiên, bà nói với BBC rằng vấn đề thanh niên thất nghiệp "đòi hỏi phải có những phản ứng chính sách trực tiếp hơn, bởi vì nhóm dân số này khá có tiếng nói trên mạng."
“Việc họ thể hiện sự bất mãn với tình hình hiện tại có thể gây ra sự mất niềm tin lớn hơn vào nền kinh tế,” bà nói thêm.
Trung Quốc bắt đầu công bố số liệu về mức độ thất nghiệp của thanh niên vào năm 2018. Tuy nhiên, nước này hiện không công bố dữ liệu về tình trạng việc làm của thanh niên ở khu vực nông thôn.
Vào tháng Ba, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường cho biết nước này cần nỗ lực gấp đôi để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5% trong năm nay.
Ông nói rằng mục tiêu sẽ "không dễ" đạt được mặc dù nền kinh tế đang "ổn định và phục hồi trở lại".
Tháng trước, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất lần đầu tiên sau gần một năm để khuyến khích chi tiêu.
Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng chính phủ vẫn còn nhiều vũ khí trong tay để kích thích nền kinh tế nếu tình hình không được cải thiện.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)
Chuyển địa chỉ đầu tư nước ngoài, Trung Quốc giảm khả năng thao túng phương Tây
Lê Tây Sơn
24 tháng 7, 2023
Saigon Nhỏ
Trung Quốc từng vung tiền thâu tóm loạt đại công ty phương Tây. Trong ảnh là Paul Fang, chủ tịch Midea, nơi từng mua nhà sản xuất người máy Kuka của Đức (ảnh: Silas Stein/picture alliance via Getty Images)
Chỉ gần một thập niên trước, tiền của Trung Quốc (TQ) đổ vào thế giới phương Tây với tốc độ đáng nể. Các nhà đầu tư TQ xúc tiến những thương vụ bom tấn và tranh giành những tài sản có khả năng sinh lời như tranh… chiến lợi phẩm; từ các biệt thự sang trọng, khách sạn năm sao ở New York đến một công ty hóa chất của Thụy Sĩ và một gã khổng lồ chuyên sản xuất người máy của Đức. Nhưng thời kỳ “tiền tươi” đó đã qua rồi.
Dấu hiệu của căng thẳng địa-chính trị và giảm toàn cầu hóa
Đầu tư của TQ đang rút khỏi phương Tây khi sự thù địch giữa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này và phương Tây ngày càng tăng. Thay vào đó, các công ty TQ chuyển sang đổ tiền nhiều hơn vào các nhà máy ở Đông Nam Á, các dự án khai thác mỏ và năng lượng ở châu Á, Trung Đông, Nam Mỹ.
Theo ước tính sơ bộ về các khoản đầu tư mới của TQ do Viện Doanh nghiệp Mỹ (American Enterprise Institute-AEI, một tổ chức tư vấn), quốc gia nhận đầu tư lớn nhất của TQ từ đầu năm đến nay là Indonesia, nơi có trữ lượng niken lớn (thành phần quan trọng trong nhiều loại pin được sử dụng để cung cấp năng lượng cho xe hơi điện-EV). Sự chuyển hướng dòng đầu tư cho thấy cách TQ “trả đũa” mối quan hệ xấu đi với phương Tây do Hoa Kỳ lãnh đạo, đồng thời tăng cường liên kết thương mại và đầu tư với các khu vực khác trên thế giới với ý đồ nắm chuỗi cung ứng quan trọng của nền kinh tế toàn cầu để sẵn sàng cho “đứt gẫy” khi cần.
Việc tiền TQ tháo chạy khỏi phương Tây có thể dẫn đến việc tạo ra ít việc làm hơn ở một số quốc gia, đồng thời làm giảm nguồn vốn mà các doanh nhân khởi nghiệp ở những trung tâm công nghệ như Silicon Valley có thể tìm đến. Không chỉ chuyển địa chỉ đầu tư, mà TQ suy yếu về kinh tế cũng tước đi một động lực tăng trưởng của thế giới. Nói rộng hơn, đây là dấu hiệu của một thế giới bị suy giảm quy mô toàn cầu hoá trong khi căng thẳng địa chính trị đe dọa nguy cơ đối đầu.
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của TQ đến phần còn lại của thế giới đã giảm 18% so với 2022 và giảm 25% so với đỉnh cao 2016 mà nguyên nhân là do hoạt động mua bán và sáp nhập ở nước ngoài của TQ giảm mạnh và Bắc Kinh thắt chặt luật đầu tư để hạn chế dòng vốn “chảy máu” qua một số biện pháp mới ban hành gần đây.
Bất chấp việc Bắc Kinh nới lỏng các hạn chế do đại dịch Covid-19 từ năm ngoái, TQ khó có thể quay trở lại thời kỳ hoàng kim với các thương vụ lớn ở nước ngoài, mà nguyên nhân là do căng thẳng địa-chính trị gia tăng với Mỹ và các đồng minh của Mỹ khiến nhiều khoản đầu tư của TQ bị ngăn chăn vì lý do an ninh quốc gia, đặc biệt là trong lĩnh vực mạng viễn thông.
Tập đoàn khổng lồ BYD đang có kế hoạch đầu tư vào Brazil (ảnh: VCG/VCG via Getty Images)
Ở TQ, đồng nội tệ đang yếu đi, khu vực tư nhân gặp khó khăn và việc Bắc Kinh tập trung hơn vào củng cố kinh tế trong nước theo hướng tăng cường khả năng tự cung tự cấp đã làm giảm dòng vốn đầu tư ra nước ngoài. Louis Kuijs, nhà kinh tế trưởng về châu Á-Thái Bình Dương tại S&P Global Ratings, nhận định: “Nói chung, khả năng TQ chuyển hướng đầu tư sang các nền kinh tế lớn đang bị thu hẹp. Từ ba đến năm năm tới, dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của TQ sẽ không tăng đáng kể”.
Wall Street Journal cho biết, tập đoàn sản xuất xe hơi TQ BYD vừa công bố kế hoạch đầu tư hơn $600 triệu vào một số nhà máy ở Brazil. Theo một số nhà kinh tế, việc TQ giảm đầu tư vào các nền kinh tế phương Tây có một số mặt tích cực. Ví dụ, không còn hành vi đầu cơ làm tăng giá bất động sản, như đã xảy ra ở Canada, Hoa Kỳ và Úc trước đại dịch. Jim Costello, nhà kinh tế trưởng tại công ty nghiên cứu bất động sản MSCI Real Assets giải thích:
“Khi người TQ mua nhà đất, họ đã thao túng thị trường, dẫn giắt trò chơi theo cách của họ, tạo khan hiếm giả tạo và đầy giá lên cao”.
Các nhà đầu tư TQ từng châm ngòi cho cơn sốt đầu cơ tại các thị trường như New York City vào giữa thập niên trước. Năm 2015, công ty bảo hiểm Anbang đã mua khách sạn Waldorf Astoria với giá $1.95 tỷ, và đây là giá mua cao nhất cho một khách sạn ở Hoa Kỳ. Anbang đã được chính phủ TQ tiếp quản vào năm 2018 trước khi người sáng lập bị kết án 18 năm tù vì tội gian lận tài chính và lạm quyền. Kế hoạch chuyển đổi Waldorf Astoria thành căn hộ cao cấp vẫn chưa được hoàn thành.
Chuyển địa chỉ
Nói chung, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài gần đây yếu hơn trên toàn thế giới, không chỉ từ TQ. Tất cả các quốc gia, gồm cả Hoa Kỳ, đầu tư ra nước ngoài đã giảm 14% vào năm 2022 so với năm 2021. Lạm phát, lo ngại suy thoái kinh tế và bất ổn thị trường tài chính đã khiến hoạt động đầu tư nước ngoài bị đình trệ (dữ liệu từ Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển-United Nations Conference on Trade and Development).
Nhưng sự suy giảm đầu của TQ mạnh mẽ hơn và kéo dài hơn, đặc biệt là tại các nước phát triển khi TQ muốn tách rời khỏi kinh tế phương Tây. Dữ liệu của Liên Hợp Quốc cho thấy, năm 2022 đầu tư ra nước ngoài của TQ đã giảm xuống còn khoảng $147 tỷ, giảm 18% so với một năm trước đó (đạt đỉnh $196 tỷ vào năm 2016). Trước năm 2016, Bắc Kinh tích cực khuyến khích các công ty TQ đầu tư ra nước ngoài để giúp chính phủ mở rộng ảnh hưởng kinh tế. Các tập đoàn như HNA và Dalian Wanda rót tiền vào các ngân hàng toàn cầu, chuỗi khách sạn và rạp chiếu phim hàng đống tiền.
Chiến dịch mua lại này được so sánh với hoạt động mua cấp tập của các công ty Nhật Bản ở Mỹ vào thập niên 1980, từ nhà máy thép, khách sạn nổi tiếng đến hãng phim. Tuy nhiên, đến năm 2016, những lo ngại về “chảy máu vốn” và căng thẳng tài chính tại các tập đoàn TQ đã buộc Bắc Kinh phải thắt chặt kiểm soát vốn và tăng cường giám sát hoạt động đầu tư nước ngoài của các công ty. Gần đây hơn, cái nhìn về hoạt đông “mua mão” của TQ càng tiêu cực hơn khi quan hệ của TQ với phương Tây do xấu đi. Washington và các đồng minh đã đối đầu với Bắc Kinh về nhiều vấn đề, từ an ninh quốc gia, thương mại không công bằng và Đài Loan.
Năm 2015, Trung Quốc mua khách sạn Waldorf Astoria ở New York City với giá $1.95 tỉ (ảnh: Kathy Willens/Associated Press/Getty Images)
Ngoài ra, TQ đang suy nghĩ lại về Sáng kiến Vành đai và Con đường (Belt and Road Initiative) mà trọng tâm là xây dựng cơ sở hạ tầng đường sá, cảnh biển tại các nước đang phát triển. Chính phủ TQ muốn những chủ nợ TQ thận trọng hơn với các dự án mới sau khi các khoản vay hàng tỷ đôla không phát huy hiệu quả.
Năm 2016, các công ty và tổ chức nhà nước TQ đã thực hiện 120 khoản đầu tư vào G-7 (Nhóm 7 nền kinh tế tiên tiến), 63 trong số đó vào Hoa Kỳ. Trong số thương vụ đầu tư có việc một nhóm công ty TQ mua công ty sản xuất máy tính-máy in Lexmark của Mỹ và công ty Midea của TQ mua công ty sản xuất robot Kuka của Đức. Tuy nhiên năm 2022, chỉ có 13 đầu tư của TQ vào các nước G-7. Năm 2016, $84 tỷ được các công ty TQ đầu tư vào G-7, chiếm khoảng một nửa tổng đầu tư ra nước ngoài nhưng đến năm 2022, G-7 chỉ còn nhận được tổng cộng $7.4 tỷ, tương đương 18% đầu tư ra nước ngoài của TQ trong năm đó.
Theo một báo cáo của công ty nghiên cứu Rhodium Group có trụ sở tại New York và Viện Nghiên cứu TQ Mercator, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Berlin, năm 2022, đầu tư trực tiếp nước ngoài của TQ vào châu Âu cũng đạt mức thấp nhất trong một thập niên, tương đương $8.8 tỷ. Ngành công nghiệp EV là điểm sáng hiếm hoi thu hút đầu tư của TQ vào phương Tây, dù quy mô không đủ lớn để bù đắp cho các giao dịch bị thu hẹp ở những nơi khác.
Các công ty và tổ chức nhà nước TQ hiện tập trung đầu tư vào châu Á, Nam Mỹ và Trung Đông; năm ngoái, đạt tổng cộng $24,5 tỷ, tăng 13% so với 2021, trong đó lớn nhất là $1.9 tỷ của gã khổng lồ dầu khí nhà nước TQ CNOOC đầu tư vào Brazil và đầu tư của hai tập đoàn sản xuất xe hơi Great Wall Motor và BYD vào Thái Lan. Tổng quát, trong nửa đầu năm nay, đầu tư nước ngoài của các công ty TQ đạt tổng cộng 29.5 tỷ (theo ước tính sơ bộ của AEI), chỉ tăng khiêm tốn dù đại dịch không còn.
Lê Tây Sơn
24 tháng 7, 2023
Saigon Nhỏ
Trung Quốc từng vung tiền thâu tóm loạt đại công ty phương Tây. Trong ảnh là Paul Fang, chủ tịch Midea, nơi từng mua nhà sản xuất người máy Kuka của Đức (ảnh: Silas Stein/picture alliance via Getty Images)
Chỉ gần một thập niên trước, tiền của Trung Quốc (TQ) đổ vào thế giới phương Tây với tốc độ đáng nể. Các nhà đầu tư TQ xúc tiến những thương vụ bom tấn và tranh giành những tài sản có khả năng sinh lời như tranh… chiến lợi phẩm; từ các biệt thự sang trọng, khách sạn năm sao ở New York đến một công ty hóa chất của Thụy Sĩ và một gã khổng lồ chuyên sản xuất người máy của Đức. Nhưng thời kỳ “tiền tươi” đó đã qua rồi.
Dấu hiệu của căng thẳng địa-chính trị và giảm toàn cầu hóa
Đầu tư của TQ đang rút khỏi phương Tây khi sự thù địch giữa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này và phương Tây ngày càng tăng. Thay vào đó, các công ty TQ chuyển sang đổ tiền nhiều hơn vào các nhà máy ở Đông Nam Á, các dự án khai thác mỏ và năng lượng ở châu Á, Trung Đông, Nam Mỹ.
Theo ước tính sơ bộ về các khoản đầu tư mới của TQ do Viện Doanh nghiệp Mỹ (American Enterprise Institute-AEI, một tổ chức tư vấn), quốc gia nhận đầu tư lớn nhất của TQ từ đầu năm đến nay là Indonesia, nơi có trữ lượng niken lớn (thành phần quan trọng trong nhiều loại pin được sử dụng để cung cấp năng lượng cho xe hơi điện-EV). Sự chuyển hướng dòng đầu tư cho thấy cách TQ “trả đũa” mối quan hệ xấu đi với phương Tây do Hoa Kỳ lãnh đạo, đồng thời tăng cường liên kết thương mại và đầu tư với các khu vực khác trên thế giới với ý đồ nắm chuỗi cung ứng quan trọng của nền kinh tế toàn cầu để sẵn sàng cho “đứt gẫy” khi cần.
Việc tiền TQ tháo chạy khỏi phương Tây có thể dẫn đến việc tạo ra ít việc làm hơn ở một số quốc gia, đồng thời làm giảm nguồn vốn mà các doanh nhân khởi nghiệp ở những trung tâm công nghệ như Silicon Valley có thể tìm đến. Không chỉ chuyển địa chỉ đầu tư, mà TQ suy yếu về kinh tế cũng tước đi một động lực tăng trưởng của thế giới. Nói rộng hơn, đây là dấu hiệu của một thế giới bị suy giảm quy mô toàn cầu hoá trong khi căng thẳng địa chính trị đe dọa nguy cơ đối đầu.
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của TQ đến phần còn lại của thế giới đã giảm 18% so với 2022 và giảm 25% so với đỉnh cao 2016 mà nguyên nhân là do hoạt động mua bán và sáp nhập ở nước ngoài của TQ giảm mạnh và Bắc Kinh thắt chặt luật đầu tư để hạn chế dòng vốn “chảy máu” qua một số biện pháp mới ban hành gần đây.
Bất chấp việc Bắc Kinh nới lỏng các hạn chế do đại dịch Covid-19 từ năm ngoái, TQ khó có thể quay trở lại thời kỳ hoàng kim với các thương vụ lớn ở nước ngoài, mà nguyên nhân là do căng thẳng địa-chính trị gia tăng với Mỹ và các đồng minh của Mỹ khiến nhiều khoản đầu tư của TQ bị ngăn chăn vì lý do an ninh quốc gia, đặc biệt là trong lĩnh vực mạng viễn thông.
Tập đoàn khổng lồ BYD đang có kế hoạch đầu tư vào Brazil (ảnh: VCG/VCG via Getty Images)
Ở TQ, đồng nội tệ đang yếu đi, khu vực tư nhân gặp khó khăn và việc Bắc Kinh tập trung hơn vào củng cố kinh tế trong nước theo hướng tăng cường khả năng tự cung tự cấp đã làm giảm dòng vốn đầu tư ra nước ngoài. Louis Kuijs, nhà kinh tế trưởng về châu Á-Thái Bình Dương tại S&P Global Ratings, nhận định: “Nói chung, khả năng TQ chuyển hướng đầu tư sang các nền kinh tế lớn đang bị thu hẹp. Từ ba đến năm năm tới, dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của TQ sẽ không tăng đáng kể”.
Wall Street Journal cho biết, tập đoàn sản xuất xe hơi TQ BYD vừa công bố kế hoạch đầu tư hơn $600 triệu vào một số nhà máy ở Brazil. Theo một số nhà kinh tế, việc TQ giảm đầu tư vào các nền kinh tế phương Tây có một số mặt tích cực. Ví dụ, không còn hành vi đầu cơ làm tăng giá bất động sản, như đã xảy ra ở Canada, Hoa Kỳ và Úc trước đại dịch. Jim Costello, nhà kinh tế trưởng tại công ty nghiên cứu bất động sản MSCI Real Assets giải thích:
“Khi người TQ mua nhà đất, họ đã thao túng thị trường, dẫn giắt trò chơi theo cách của họ, tạo khan hiếm giả tạo và đầy giá lên cao”.
Các nhà đầu tư TQ từng châm ngòi cho cơn sốt đầu cơ tại các thị trường như New York City vào giữa thập niên trước. Năm 2015, công ty bảo hiểm Anbang đã mua khách sạn Waldorf Astoria với giá $1.95 tỷ, và đây là giá mua cao nhất cho một khách sạn ở Hoa Kỳ. Anbang đã được chính phủ TQ tiếp quản vào năm 2018 trước khi người sáng lập bị kết án 18 năm tù vì tội gian lận tài chính và lạm quyền. Kế hoạch chuyển đổi Waldorf Astoria thành căn hộ cao cấp vẫn chưa được hoàn thành.
Chuyển địa chỉ
Nói chung, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài gần đây yếu hơn trên toàn thế giới, không chỉ từ TQ. Tất cả các quốc gia, gồm cả Hoa Kỳ, đầu tư ra nước ngoài đã giảm 14% vào năm 2022 so với năm 2021. Lạm phát, lo ngại suy thoái kinh tế và bất ổn thị trường tài chính đã khiến hoạt động đầu tư nước ngoài bị đình trệ (dữ liệu từ Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển-United Nations Conference on Trade and Development).
Nhưng sự suy giảm đầu của TQ mạnh mẽ hơn và kéo dài hơn, đặc biệt là tại các nước phát triển khi TQ muốn tách rời khỏi kinh tế phương Tây. Dữ liệu của Liên Hợp Quốc cho thấy, năm 2022 đầu tư ra nước ngoài của TQ đã giảm xuống còn khoảng $147 tỷ, giảm 18% so với một năm trước đó (đạt đỉnh $196 tỷ vào năm 2016). Trước năm 2016, Bắc Kinh tích cực khuyến khích các công ty TQ đầu tư ra nước ngoài để giúp chính phủ mở rộng ảnh hưởng kinh tế. Các tập đoàn như HNA và Dalian Wanda rót tiền vào các ngân hàng toàn cầu, chuỗi khách sạn và rạp chiếu phim hàng đống tiền.
Chiến dịch mua lại này được so sánh với hoạt động mua cấp tập của các công ty Nhật Bản ở Mỹ vào thập niên 1980, từ nhà máy thép, khách sạn nổi tiếng đến hãng phim. Tuy nhiên, đến năm 2016, những lo ngại về “chảy máu vốn” và căng thẳng tài chính tại các tập đoàn TQ đã buộc Bắc Kinh phải thắt chặt kiểm soát vốn và tăng cường giám sát hoạt động đầu tư nước ngoài của các công ty. Gần đây hơn, cái nhìn về hoạt đông “mua mão” của TQ càng tiêu cực hơn khi quan hệ của TQ với phương Tây do xấu đi. Washington và các đồng minh đã đối đầu với Bắc Kinh về nhiều vấn đề, từ an ninh quốc gia, thương mại không công bằng và Đài Loan.
Năm 2015, Trung Quốc mua khách sạn Waldorf Astoria ở New York City với giá $1.95 tỉ (ảnh: Kathy Willens/Associated Press/Getty Images)
Ngoài ra, TQ đang suy nghĩ lại về Sáng kiến Vành đai và Con đường (Belt and Road Initiative) mà trọng tâm là xây dựng cơ sở hạ tầng đường sá, cảnh biển tại các nước đang phát triển. Chính phủ TQ muốn những chủ nợ TQ thận trọng hơn với các dự án mới sau khi các khoản vay hàng tỷ đôla không phát huy hiệu quả.
Năm 2016, các công ty và tổ chức nhà nước TQ đã thực hiện 120 khoản đầu tư vào G-7 (Nhóm 7 nền kinh tế tiên tiến), 63 trong số đó vào Hoa Kỳ. Trong số thương vụ đầu tư có việc một nhóm công ty TQ mua công ty sản xuất máy tính-máy in Lexmark của Mỹ và công ty Midea của TQ mua công ty sản xuất robot Kuka của Đức. Tuy nhiên năm 2022, chỉ có 13 đầu tư của TQ vào các nước G-7. Năm 2016, $84 tỷ được các công ty TQ đầu tư vào G-7, chiếm khoảng một nửa tổng đầu tư ra nước ngoài nhưng đến năm 2022, G-7 chỉ còn nhận được tổng cộng $7.4 tỷ, tương đương 18% đầu tư ra nước ngoài của TQ trong năm đó.
Theo một báo cáo của công ty nghiên cứu Rhodium Group có trụ sở tại New York và Viện Nghiên cứu TQ Mercator, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Berlin, năm 2022, đầu tư trực tiếp nước ngoài của TQ vào châu Âu cũng đạt mức thấp nhất trong một thập niên, tương đương $8.8 tỷ. Ngành công nghiệp EV là điểm sáng hiếm hoi thu hút đầu tư của TQ vào phương Tây, dù quy mô không đủ lớn để bù đắp cho các giao dịch bị thu hẹp ở những nơi khác.
Các công ty và tổ chức nhà nước TQ hiện tập trung đầu tư vào châu Á, Nam Mỹ và Trung Đông; năm ngoái, đạt tổng cộng $24,5 tỷ, tăng 13% so với 2021, trong đó lớn nhất là $1.9 tỷ của gã khổng lồ dầu khí nhà nước TQ CNOOC đầu tư vào Brazil và đầu tư của hai tập đoàn sản xuất xe hơi Great Wall Motor và BYD vào Thái Lan. Tổng quát, trong nửa đầu năm nay, đầu tư nước ngoài của các công ty TQ đạt tổng cộng 29.5 tỷ (theo ước tính sơ bộ của AEI), chỉ tăng khiêm tốn dù đại dịch không còn.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)
Nghiên cứu quốc tế
Phụ nữ trẻ Trung Quốc đang thách thức Đảng Cộng sản
Nguồn: Leta Hong Fincher, “Young Chinese Women Are Defying the Communist Party,” New York Times, 26/11/2023
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Áp lực phải kết hôn bắt đầu khi Amiee mới ngoài 20 tuổi.
Đến năm 25 tuổi, cha mẹ buộc tội cô làm họ mất mặt trước mọi người, vì lúc đó cô vẫn chưa có kế hoạch kết hôn. Cha cô cảnh báo rằng phụ nữ sẽ mất giá trong mắt đàn ông khi họ gần 30 tuổi, khi mà – theo tuyên truyền của chính phủ Trung Quốc – thời kỳ phù hợp để sinh con của họ đã qua. Năm Amiee 29 tuổi, mẹ cô dọa sẽ nhảy lầu nếu cô không chịu tìm một người chồng.
Trong những buổi họp mặt gia đình như Tết Nguyên Đán, cô kể rằng họ hàng nài nỉ cô giúp “cả gia tộc tìm được bình yên.” Còn ở nơi làm việc, cô bị áp lực phải tham gia những buổi hẹn hò lần đầu do công ty tổ chức, dưới sự giám sát của một số đồng nghiệp. “Mọi thứ thật đáng sợ,” cô nói.
Amiee – cô gái đang được giấu tên để tránh những hậu quả có thể xảy ra khi dám đặt câu hỏi về chính sách của chính phủ Trung Quốc – thực chất không phản đối hôn nhân. Đơn giản là cô chưa tìm được người bạn tâm giao của mình, và không muốn vội vàng kết hôn chỉ để làm hài lòng cha mẹ hoặc chính phủ, những người muốn tăng tỷ lệ sinh. Giờ đây, dù vẫn độc thân nhưng đã có sự nghiệp thành công trong lĩnh vực quan hệ công chúng, cuối cùng cô cũng được hưởng chút bình yên. Amiee năm nay 34 tuổi, đã qua thời kỳ mà chính phủ Trung Quốc cho là thời kỳ sinh sản tốt nhất của phụ nữ, và gia đình đã ngừng gây áp lực lên cô.
Tôi đã nghe rất nhiều câu chuyện tương tự từ những phụ nữ độc thân ở khắp Trung Quốc, nơi chương trình tuyên truyền phân biệt giới tính của nhà nước gọi những phụ nữ độc thân có nghề nghiệp trên 27 tuổi là thặng nữ (sheng nu), hay phụ nữ còn thừa. Trong thời gian làm nghiên cứu thực địa ở Trung Quốc để lấy bằng Tiến sĩ Xã hội học, từ năm 2011 đến năm 2013, tôi đã trò chuyện với nhiều cô gái phải chịu đựng những mối quan hệ mà họ không mong muốn, phải chấp nhận những thỏa hiệp lớn về cá nhân, tài chính, và sự nghiệp. Tôi thực sự muốn bảo họ cứ mặc kệ tất cả.
Giờ đây, nhiều phụ nữ trẻ Trung Quốc đang làm chính xác điều đó, trì hoãn hoặc né tránh việc kết hôn và sinh con, tương tự như sự thay đổi của phụ nữ ở các xã hội Đông Á gia trưởng giàu có hơn, như Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan. Trên tư cách cá nhân, những phụ nữ Trung Quốc này nhìn chung không sẵn lòng thách thức chính sách chính thức. Nhưng thông qua những lựa chọn sinh sản của mình, cùng nhau, họ đặt ra một vấn đề căn bản và phức tạp cho Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Đối mặt với dân số ngày càng giảm và suy thoái kinh tế kéo dài, đảng muốn phụ nữ Trung Quốc phải ngoan ngoãn sinh con vì sự ổn định xã hội, kinh tế, và nhân khẩu học. Thay vào đó, nhiều phụ nữ Trung Quốc, những người hiện có nhiều tự do cá nhân và quyền kiểm soát cuộc sống của mình hơn so với thời kỳ đầu của chính quyền Cộng sản, đang âm thầm phản đối.
Vào cuối thập niên 1970, chính phủ đã áp dụng chính sách một con nhằm kiềm chế sự gia tăng dân số. Nhưng điều này lại dẫn đến tỷ lệ sinh giảm mạnh, dân số già đi, và mất cân bằng giới tính khi hàng triệu bào thai bé gái bị phá bỏ vì truyền thống ưu tiên sinh con trai nối dõi. (Tính đến năm 2020, tại Trung Quốc, số nam giới trong độ tuổi từ 20 đến 40 vẫn cao hơn khoảng 17,5 triệu so với số nữ giới, điều mà truyền thông chính phủ cảnh báo có thể trở thành mối đe dọa cho sự ổn định xã hội.) Vì lo lắng, chính phủ đã từ bỏ chính sách một con kể từ năm 2016, theo đó cho phép tất cả các cặp vợ chồng được có hai con, thậm chí còn nâng con số đó lên ba vào năm 2021.
Nhưng kỳ vọng về bùng nổ tỷ lệ sinh đã không trở thành hiện thực. Số lượng các cặp đôi đăng ký kết hôn đã giảm trong 9 năm liên tiếp tính đến năm 2022, xuống mức thấp nhất kể từ khi chính phủ bắt đầu công bố số liệu vào năm 1986. Số ca sinh mới cũng tiếp tục giảm, với chỉ 9,56 triệu trẻ được sinh ra vào năm ngoái, thấp nhất kể từ khi nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thành lập vào năm 1949. Dân số quốc gia đã giảm lần đầu tiên sau sáu thập niên vào năm 2022, cho phép Ấn Độ vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới.
Nhiều nam giới Trung Quốc cũng đang lảng tránh việc kết hôn. Nhưng sự thay đổi nhân khẩu học này chủ yếu được thúc đẩy bởi sự không sẵn sàng của phụ nữ trong việc hy sinh sự nghiệp và lối sống, hoặc chấp nhận gánh nặng chi phí giáo dục trẻ em ngày càng lớn. Các cuộc khảo sát gần đây cho thấy phụ nữ trẻ Trung Quốc có cái nhìn tiêu cực hơn về hôn nhân so với nam giới. Một cuộc khảo sát của Đoàn Thanh niên Cộng sản công bố năm 2021 cho thấy 30,5% thanh niên thành thị từ 18 đến 26 tuổi cho biết họ “không tin vào hôn nhân” và 73,4% số người đưa ra câu trả lời đó là phụ nữ.
Đó là điều đảng không hề muốn nghe. Mao Trạch Đông từng có câu nói nổi tiếng rằng “phụ nữ nắm giữ một nửa bầu trời,” nhưng Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói rõ rằng việc buộc phụ nữ khuất phục là điều cần thiết trong kế hoạch hiện đại hóa Trung Quốc của ông. Năm nay, chính phủ đã bắt đầu một nỗ lực mới để khuyến khích phụ nữ kết hôn và sinh con, và tại một cuộc họp chính trị hàng đầu dành cho phụ nữ vào tháng 10, Tập đã kêu gọi xây dựng “một kiểu văn hóa hôn nhân và sinh con mới,” trong đó đảng cố gắng thuyết phục giới trẻ Trung Quốc sinh con. Năm ngoái, lần đầu tiên kể từ năm 1997, không có một phụ nữ nào trong số 24 thành viên được bổ nhiệm vào Bộ Chính trị mới của đảng.
Nhưng các chính sách đi lùi của Tập đang rõ ràng đang mâu thuẫn với vai trò truyền thống của phụ nữ Trung Quốc. Bên cạnh việc phải từ bỏ các quyền tự do cá nhân và nghề nghiệp, hôn nhân có thể trở thành điều hết sức nguy hiểm đối với phụ nữ Trung Quốc. Nhiều phụ nữ đã phải đối mặt với bạo lực gia đình, và sau đó là cuộc chiến khó khăn khi theo đuổi việc ly hôn tại tòa án. Năm 2021, chính phủ thậm chí còn khiến việc ly hôn trở nên khó khăn gấp bội cho phụ nữ khi áp đặt thời gian hoà giải bắt buộc đối với các cặp vợ chồng có ý định ly hôn.
Chính phủ của Tập đã tiến hành đàn áp rộng rãi các tổ chức xã hội dân sự, khiến các hành động nữ quyền công khai trở nên nguy hiểm. Hoàng Tuyết Cầm, một nhà báo và nhà hoạt động nữ quyền hàng đầu, người đã khởi xướng phong trào #MeToo của Trung Quốc bằng cách tạo ra một nền tảng mạng xã hội để đưa tin về hành vi quấy rối tình dục vào năm 2018, đã bị đưa ra xét xử vào tháng 9 sau hai năm bị giam giữ, với các cáo buộc mơ hồ về tội lật đổ. Không có bản án nào được công bố.
Xung đột về quyền kiểm soát sinh sản đang xuất hiện, một cuộc xung đột có ý nghĩa lớn đối với quyền của phụ nữ và tương lai nhân khẩu học của Trung Quốc. Đảng đã xác định chủ nghĩa nữ quyền phương Tây là mối đe dọa đối với các mục tiêu kế hoạch hóa dân số và là một ví dụ về sự xâm nhập của hệ tư tưởng thù địch từ nước ngoài. Việc kiểm duyệt các chủ đề nữ quyền trên mạng đã được tăng cường, song song với đó là các chương trình tuyên truyền của nhà nước với quan điểm sai lầm về phụ nữ.
Nhưng khi số lượng phụ nữ Trung Quốc theo học đại học đạt mức cao kỷ lục, mối quan tâm đến các vấn đề nữ quyền và khẳng định quyền sinh sản cũng tăng lên. Phụ nữ tiếp tục lên mạng để thách thức sự phân biệt giới tính cũng như sự đối xử bất bình đẳng, và trao đổi ý kiến với nhau. Trong bối cảnh ngành xuất bản của Trung Quốc bị kiểm duyệt gắt gao, các tác phẩm dịch của các nhà hoạt động vì nữ quyền như học giả người Nhật Chizuko Ueno đã trở thành sách bán chạy nhất ở Trung Quốc.
Khi cuộc đấu tranh về quyền kiểm soát sinh sản leo thang, chính phủ có thể mở rộng hỗ trợ tài chính hoặc các biện pháp khác để khuyến khích sinh con. Nhưng xét đến tâm lý của Tập, chính phủ nhiều khả năng sẽ tăng áp lực lên chủ nghĩa nữ quyền và quyền phụ nữ nói chung. Hiện tại, việc thắt ống dẫn tinh cũng đã trở nên khó khăn hơn.
Nhưng các lựa chọn của Đảng Cộng sản đang bị hạn chế. Trung Quốc không thể ép buộc phụ nữ kết hôn hoặc mang thai, và khó có thể nới lỏng các chính sách nhập cư chặt chẽ để bù đắp cho lực lượng lao động đang bị thu hẹp. Việc đặt thêm áp lực lên phụ nữ hoặc sử dụng những hành động quyết liệt như áp đặt lệnh cấm phá thai hoặc tránh thai trên toàn quốc có thể khiến thái độ của phụ nữ trở nên cứng rắn hơn, thậm chí dẫn đến một cuộc nổi dậy. Một điều chắc chắn là những phụ nữ trẻ, có học vấn đã đứng đầu các cuộc biểu tình ở một số thành phố vào cuối năm 2022, nhằm chống lại các chính sách kiểm soát đại dịch hà khắc của chính phủ.
Đảng Cộng sản đã phải đối mặt với nhiều đối thủ và người bất đồng chính kiến suốt những thập niên cai trị của mình, nhanh chóng bịt miệng và đẩy họ vào quên lãng. Tuy nhiên, đứng trước những phụ nữ trẻ của đất nước, các lãnh đạo nam giới của đảng có lẽ sẽ phải đối mặt với thách thức khó khăn nhất của mình.
Leta Hong Fincher là chuyên gia về nữ quyền ở Trung Quốc và tác giả cuốn sách “Leftover Women: The Resurgence of Gender Inequality in China.” Bài viết có sự hỗ trợ của Yi Liu.
Phụ nữ trẻ Trung Quốc đang thách thức Đảng Cộng sản
Nguồn: Leta Hong Fincher, “Young Chinese Women Are Defying the Communist Party,” New York Times, 26/11/2023
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Áp lực phải kết hôn bắt đầu khi Amiee mới ngoài 20 tuổi.
Đến năm 25 tuổi, cha mẹ buộc tội cô làm họ mất mặt trước mọi người, vì lúc đó cô vẫn chưa có kế hoạch kết hôn. Cha cô cảnh báo rằng phụ nữ sẽ mất giá trong mắt đàn ông khi họ gần 30 tuổi, khi mà – theo tuyên truyền của chính phủ Trung Quốc – thời kỳ phù hợp để sinh con của họ đã qua. Năm Amiee 29 tuổi, mẹ cô dọa sẽ nhảy lầu nếu cô không chịu tìm một người chồng.
Trong những buổi họp mặt gia đình như Tết Nguyên Đán, cô kể rằng họ hàng nài nỉ cô giúp “cả gia tộc tìm được bình yên.” Còn ở nơi làm việc, cô bị áp lực phải tham gia những buổi hẹn hò lần đầu do công ty tổ chức, dưới sự giám sát của một số đồng nghiệp. “Mọi thứ thật đáng sợ,” cô nói.
Amiee – cô gái đang được giấu tên để tránh những hậu quả có thể xảy ra khi dám đặt câu hỏi về chính sách của chính phủ Trung Quốc – thực chất không phản đối hôn nhân. Đơn giản là cô chưa tìm được người bạn tâm giao của mình, và không muốn vội vàng kết hôn chỉ để làm hài lòng cha mẹ hoặc chính phủ, những người muốn tăng tỷ lệ sinh. Giờ đây, dù vẫn độc thân nhưng đã có sự nghiệp thành công trong lĩnh vực quan hệ công chúng, cuối cùng cô cũng được hưởng chút bình yên. Amiee năm nay 34 tuổi, đã qua thời kỳ mà chính phủ Trung Quốc cho là thời kỳ sinh sản tốt nhất của phụ nữ, và gia đình đã ngừng gây áp lực lên cô.
Tôi đã nghe rất nhiều câu chuyện tương tự từ những phụ nữ độc thân ở khắp Trung Quốc, nơi chương trình tuyên truyền phân biệt giới tính của nhà nước gọi những phụ nữ độc thân có nghề nghiệp trên 27 tuổi là thặng nữ (sheng nu), hay phụ nữ còn thừa. Trong thời gian làm nghiên cứu thực địa ở Trung Quốc để lấy bằng Tiến sĩ Xã hội học, từ năm 2011 đến năm 2013, tôi đã trò chuyện với nhiều cô gái phải chịu đựng những mối quan hệ mà họ không mong muốn, phải chấp nhận những thỏa hiệp lớn về cá nhân, tài chính, và sự nghiệp. Tôi thực sự muốn bảo họ cứ mặc kệ tất cả.
Giờ đây, nhiều phụ nữ trẻ Trung Quốc đang làm chính xác điều đó, trì hoãn hoặc né tránh việc kết hôn và sinh con, tương tự như sự thay đổi của phụ nữ ở các xã hội Đông Á gia trưởng giàu có hơn, như Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan. Trên tư cách cá nhân, những phụ nữ Trung Quốc này nhìn chung không sẵn lòng thách thức chính sách chính thức. Nhưng thông qua những lựa chọn sinh sản của mình, cùng nhau, họ đặt ra một vấn đề căn bản và phức tạp cho Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Đối mặt với dân số ngày càng giảm và suy thoái kinh tế kéo dài, đảng muốn phụ nữ Trung Quốc phải ngoan ngoãn sinh con vì sự ổn định xã hội, kinh tế, và nhân khẩu học. Thay vào đó, nhiều phụ nữ Trung Quốc, những người hiện có nhiều tự do cá nhân và quyền kiểm soát cuộc sống của mình hơn so với thời kỳ đầu của chính quyền Cộng sản, đang âm thầm phản đối.
Vào cuối thập niên 1970, chính phủ đã áp dụng chính sách một con nhằm kiềm chế sự gia tăng dân số. Nhưng điều này lại dẫn đến tỷ lệ sinh giảm mạnh, dân số già đi, và mất cân bằng giới tính khi hàng triệu bào thai bé gái bị phá bỏ vì truyền thống ưu tiên sinh con trai nối dõi. (Tính đến năm 2020, tại Trung Quốc, số nam giới trong độ tuổi từ 20 đến 40 vẫn cao hơn khoảng 17,5 triệu so với số nữ giới, điều mà truyền thông chính phủ cảnh báo có thể trở thành mối đe dọa cho sự ổn định xã hội.) Vì lo lắng, chính phủ đã từ bỏ chính sách một con kể từ năm 2016, theo đó cho phép tất cả các cặp vợ chồng được có hai con, thậm chí còn nâng con số đó lên ba vào năm 2021.
Nhưng kỳ vọng về bùng nổ tỷ lệ sinh đã không trở thành hiện thực. Số lượng các cặp đôi đăng ký kết hôn đã giảm trong 9 năm liên tiếp tính đến năm 2022, xuống mức thấp nhất kể từ khi chính phủ bắt đầu công bố số liệu vào năm 1986. Số ca sinh mới cũng tiếp tục giảm, với chỉ 9,56 triệu trẻ được sinh ra vào năm ngoái, thấp nhất kể từ khi nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thành lập vào năm 1949. Dân số quốc gia đã giảm lần đầu tiên sau sáu thập niên vào năm 2022, cho phép Ấn Độ vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới.
Nhiều nam giới Trung Quốc cũng đang lảng tránh việc kết hôn. Nhưng sự thay đổi nhân khẩu học này chủ yếu được thúc đẩy bởi sự không sẵn sàng của phụ nữ trong việc hy sinh sự nghiệp và lối sống, hoặc chấp nhận gánh nặng chi phí giáo dục trẻ em ngày càng lớn. Các cuộc khảo sát gần đây cho thấy phụ nữ trẻ Trung Quốc có cái nhìn tiêu cực hơn về hôn nhân so với nam giới. Một cuộc khảo sát của Đoàn Thanh niên Cộng sản công bố năm 2021 cho thấy 30,5% thanh niên thành thị từ 18 đến 26 tuổi cho biết họ “không tin vào hôn nhân” và 73,4% số người đưa ra câu trả lời đó là phụ nữ.
Đó là điều đảng không hề muốn nghe. Mao Trạch Đông từng có câu nói nổi tiếng rằng “phụ nữ nắm giữ một nửa bầu trời,” nhưng Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói rõ rằng việc buộc phụ nữ khuất phục là điều cần thiết trong kế hoạch hiện đại hóa Trung Quốc của ông. Năm nay, chính phủ đã bắt đầu một nỗ lực mới để khuyến khích phụ nữ kết hôn và sinh con, và tại một cuộc họp chính trị hàng đầu dành cho phụ nữ vào tháng 10, Tập đã kêu gọi xây dựng “một kiểu văn hóa hôn nhân và sinh con mới,” trong đó đảng cố gắng thuyết phục giới trẻ Trung Quốc sinh con. Năm ngoái, lần đầu tiên kể từ năm 1997, không có một phụ nữ nào trong số 24 thành viên được bổ nhiệm vào Bộ Chính trị mới của đảng.
Nhưng các chính sách đi lùi của Tập đang rõ ràng đang mâu thuẫn với vai trò truyền thống của phụ nữ Trung Quốc. Bên cạnh việc phải từ bỏ các quyền tự do cá nhân và nghề nghiệp, hôn nhân có thể trở thành điều hết sức nguy hiểm đối với phụ nữ Trung Quốc. Nhiều phụ nữ đã phải đối mặt với bạo lực gia đình, và sau đó là cuộc chiến khó khăn khi theo đuổi việc ly hôn tại tòa án. Năm 2021, chính phủ thậm chí còn khiến việc ly hôn trở nên khó khăn gấp bội cho phụ nữ khi áp đặt thời gian hoà giải bắt buộc đối với các cặp vợ chồng có ý định ly hôn.
Chính phủ của Tập đã tiến hành đàn áp rộng rãi các tổ chức xã hội dân sự, khiến các hành động nữ quyền công khai trở nên nguy hiểm. Hoàng Tuyết Cầm, một nhà báo và nhà hoạt động nữ quyền hàng đầu, người đã khởi xướng phong trào #MeToo của Trung Quốc bằng cách tạo ra một nền tảng mạng xã hội để đưa tin về hành vi quấy rối tình dục vào năm 2018, đã bị đưa ra xét xử vào tháng 9 sau hai năm bị giam giữ, với các cáo buộc mơ hồ về tội lật đổ. Không có bản án nào được công bố.
Xung đột về quyền kiểm soát sinh sản đang xuất hiện, một cuộc xung đột có ý nghĩa lớn đối với quyền của phụ nữ và tương lai nhân khẩu học của Trung Quốc. Đảng đã xác định chủ nghĩa nữ quyền phương Tây là mối đe dọa đối với các mục tiêu kế hoạch hóa dân số và là một ví dụ về sự xâm nhập của hệ tư tưởng thù địch từ nước ngoài. Việc kiểm duyệt các chủ đề nữ quyền trên mạng đã được tăng cường, song song với đó là các chương trình tuyên truyền của nhà nước với quan điểm sai lầm về phụ nữ.
Nhưng khi số lượng phụ nữ Trung Quốc theo học đại học đạt mức cao kỷ lục, mối quan tâm đến các vấn đề nữ quyền và khẳng định quyền sinh sản cũng tăng lên. Phụ nữ tiếp tục lên mạng để thách thức sự phân biệt giới tính cũng như sự đối xử bất bình đẳng, và trao đổi ý kiến với nhau. Trong bối cảnh ngành xuất bản của Trung Quốc bị kiểm duyệt gắt gao, các tác phẩm dịch của các nhà hoạt động vì nữ quyền như học giả người Nhật Chizuko Ueno đã trở thành sách bán chạy nhất ở Trung Quốc.
Khi cuộc đấu tranh về quyền kiểm soát sinh sản leo thang, chính phủ có thể mở rộng hỗ trợ tài chính hoặc các biện pháp khác để khuyến khích sinh con. Nhưng xét đến tâm lý của Tập, chính phủ nhiều khả năng sẽ tăng áp lực lên chủ nghĩa nữ quyền và quyền phụ nữ nói chung. Hiện tại, việc thắt ống dẫn tinh cũng đã trở nên khó khăn hơn.
Nhưng các lựa chọn của Đảng Cộng sản đang bị hạn chế. Trung Quốc không thể ép buộc phụ nữ kết hôn hoặc mang thai, và khó có thể nới lỏng các chính sách nhập cư chặt chẽ để bù đắp cho lực lượng lao động đang bị thu hẹp. Việc đặt thêm áp lực lên phụ nữ hoặc sử dụng những hành động quyết liệt như áp đặt lệnh cấm phá thai hoặc tránh thai trên toàn quốc có thể khiến thái độ của phụ nữ trở nên cứng rắn hơn, thậm chí dẫn đến một cuộc nổi dậy. Một điều chắc chắn là những phụ nữ trẻ, có học vấn đã đứng đầu các cuộc biểu tình ở một số thành phố vào cuối năm 2022, nhằm chống lại các chính sách kiểm soát đại dịch hà khắc của chính phủ.
Đảng Cộng sản đã phải đối mặt với nhiều đối thủ và người bất đồng chính kiến suốt những thập niên cai trị của mình, nhanh chóng bịt miệng và đẩy họ vào quên lãng. Tuy nhiên, đứng trước những phụ nữ trẻ của đất nước, các lãnh đạo nam giới của đảng có lẽ sẽ phải đối mặt với thách thức khó khăn nhất của mình.
Leta Hong Fincher là chuyên gia về nữ quyền ở Trung Quốc và tác giả cuốn sách “Leftover Women: The Resurgence of Gender Inequality in China.” Bài viết có sự hỗ trợ của Yi Liu.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)
Nghiên cứu quốc tế
Phụ nữ trẻ Trung Quốc đang thách thức Đảng Cộng sản
Nguồn: Leta Hong Fincher, “Young Chinese Women Are Defying the Communist Party,” New York Times, 26/11/2023
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Áp lực phải kết hôn bắt đầu khi Amiee mới ngoài 20 tuổi.
Đến năm 25 tuổi, cha mẹ buộc tội cô làm họ mất mặt trước mọi người, vì lúc đó cô vẫn chưa có kế hoạch kết hôn. Cha cô cảnh báo rằng phụ nữ sẽ mất giá trong mắt đàn ông khi họ gần 30 tuổi, khi mà – theo tuyên truyền của chính phủ Trung Quốc – thời kỳ phù hợp để sinh con của họ đã qua. Năm Amiee 29 tuổi, mẹ cô dọa sẽ nhảy lầu nếu cô không chịu tìm một người chồng.
Trong những buổi họp mặt gia đình như Tết Nguyên Đán, cô kể rằng họ hàng nài nỉ cô giúp “cả gia tộc tìm được bình yên.” Còn ở nơi làm việc, cô bị áp lực phải tham gia những buổi hẹn hò lần đầu do công ty tổ chức, dưới sự giám sát của một số đồng nghiệp. “Mọi thứ thật đáng sợ,” cô nói.
Amiee – cô gái đang được giấu tên để tránh những hậu quả có thể xảy ra khi dám đặt câu hỏi về chính sách của chính phủ Trung Quốc – thực chất không phản đối hôn nhân. Đơn giản là cô chưa tìm được người bạn tâm giao của mình, và không muốn vội vàng kết hôn chỉ để làm hài lòng cha mẹ hoặc chính phủ, những người muốn tăng tỷ lệ sinh. Giờ đây, dù vẫn độc thân nhưng đã có sự nghiệp thành công trong lĩnh vực quan hệ công chúng, cuối cùng cô cũng được hưởng chút bình yên. Amiee năm nay 34 tuổi, đã qua thời kỳ mà chính phủ Trung Quốc cho là thời kỳ sinh sản tốt nhất của phụ nữ, và gia đình đã ngừng gây áp lực lên cô.
Tôi đã nghe rất nhiều câu chuyện tương tự từ những phụ nữ độc thân ở khắp Trung Quốc, nơi chương trình tuyên truyền phân biệt giới tính của nhà nước gọi những phụ nữ độc thân có nghề nghiệp trên 27 tuổi là thặng nữ (sheng nu), hay phụ nữ còn thừa. Trong thời gian làm nghiên cứu thực địa ở Trung Quốc để lấy bằng Tiến sĩ Xã hội học, từ năm 2011 đến năm 2013, tôi đã trò chuyện với nhiều cô gái phải chịu đựng những mối quan hệ mà họ không mong muốn, phải chấp nhận những thỏa hiệp lớn về cá nhân, tài chính, và sự nghiệp. Tôi thực sự muốn bảo họ cứ mặc kệ tất cả.
Giờ đây, nhiều phụ nữ trẻ Trung Quốc đang làm chính xác điều đó, trì hoãn hoặc né tránh việc kết hôn và sinh con, tương tự như sự thay đổi của phụ nữ ở các xã hội Đông Á gia trưởng giàu có hơn, như Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan. Trên tư cách cá nhân, những phụ nữ Trung Quốc này nhìn chung không sẵn lòng thách thức chính sách chính thức. Nhưng thông qua những lựa chọn sinh sản của mình, cùng nhau, họ đặt ra một vấn đề căn bản và phức tạp cho Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Đối mặt với dân số ngày càng giảm và suy thoái kinh tế kéo dài, đảng muốn phụ nữ Trung Quốc phải ngoan ngoãn sinh con vì sự ổn định xã hội, kinh tế, và nhân khẩu học. Thay vào đó, nhiều phụ nữ Trung Quốc, những người hiện có nhiều tự do cá nhân và quyền kiểm soát cuộc sống của mình hơn so với thời kỳ đầu của chính quyền Cộng sản, đang âm thầm phản đối.
Vào cuối thập niên 1970, chính phủ đã áp dụng chính sách một con nhằm kiềm chế sự gia tăng dân số. Nhưng điều này lại dẫn đến tỷ lệ sinh giảm mạnh, dân số già đi, và mất cân bằng giới tính khi hàng triệu bào thai bé gái bị phá bỏ vì truyền thống ưu tiên sinh con trai nối dõi. (Tính đến năm 2020, tại Trung Quốc, số nam giới trong độ tuổi từ 20 đến 40 vẫn cao hơn khoảng 17,5 triệu so với số nữ giới, điều mà truyền thông chính phủ cảnh báo có thể trở thành mối đe dọa cho sự ổn định xã hội.) Vì lo lắng, chính phủ đã từ bỏ chính sách một con kể từ năm 2016, theo đó cho phép tất cả các cặp vợ chồng được có hai con, thậm chí còn nâng con số đó lên ba vào năm 2021.
Nhưng kỳ vọng về bùng nổ tỷ lệ sinh đã không trở thành hiện thực. Số lượng các cặp đôi đăng ký kết hôn đã giảm trong 9 năm liên tiếp tính đến năm 2022, xuống mức thấp nhất kể từ khi chính phủ bắt đầu công bố số liệu vào năm 1986. Số ca sinh mới cũng tiếp tục giảm, với chỉ 9,56 triệu trẻ được sinh ra vào năm ngoái, thấp nhất kể từ khi nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thành lập vào năm 1949. Dân số quốc gia đã giảm lần đầu tiên sau sáu thập niên vào năm 2022, cho phép Ấn Độ vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới.
Nhiều nam giới Trung Quốc cũng đang lảng tránh việc kết hôn. Nhưng sự thay đổi nhân khẩu học này chủ yếu được thúc đẩy bởi sự không sẵn sàng của phụ nữ trong việc hy sinh sự nghiệp và lối sống, hoặc chấp nhận gánh nặng chi phí giáo dục trẻ em ngày càng lớn. Các cuộc khảo sát gần đây cho thấy phụ nữ trẻ Trung Quốc có cái nhìn tiêu cực hơn về hôn nhân so với nam giới. Một cuộc khảo sát của Đoàn Thanh niên Cộng sản công bố năm 2021 cho thấy 30,5% thanh niên thành thị từ 18 đến 26 tuổi cho biết họ “không tin vào hôn nhân” và 73,4% số người đưa ra câu trả lời đó là phụ nữ.
Đó là điều đảng không hề muốn nghe. Mao Trạch Đông từng có câu nói nổi tiếng rằng “phụ nữ nắm giữ một nửa bầu trời,” nhưng Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói rõ rằng việc buộc phụ nữ khuất phục là điều cần thiết trong kế hoạch hiện đại hóa Trung Quốc của ông. Năm nay, chính phủ đã bắt đầu một nỗ lực mới để khuyến khích phụ nữ kết hôn và sinh con, và tại một cuộc họp chính trị hàng đầu dành cho phụ nữ vào tháng 10, Tập đã kêu gọi xây dựng “một kiểu văn hóa hôn nhân và sinh con mới,” trong đó đảng cố gắng thuyết phục giới trẻ Trung Quốc sinh con. Năm ngoái, lần đầu tiên kể từ năm 1997, không có một phụ nữ nào trong số 24 thành viên được bổ nhiệm vào Bộ Chính trị mới của đảng.
Nhưng các chính sách đi lùi của Tập đang rõ ràng đang mâu thuẫn với vai trò truyền thống của phụ nữ Trung Quốc. Bên cạnh việc phải từ bỏ các quyền tự do cá nhân và nghề nghiệp, hôn nhân có thể trở thành điều hết sức nguy hiểm đối với phụ nữ Trung Quốc. Nhiều phụ nữ đã phải đối mặt với bạo lực gia đình, và sau đó là cuộc chiến khó khăn khi theo đuổi việc ly hôn tại tòa án. Năm 2021, chính phủ thậm chí còn khiến việc ly hôn trở nên khó khăn gấp bội cho phụ nữ khi áp đặt thời gian hoà giải bắt buộc đối với các cặp vợ chồng có ý định ly hôn.
Chính phủ của Tập đã tiến hành đàn áp rộng rãi các tổ chức xã hội dân sự, khiến các hành động nữ quyền công khai trở nên nguy hiểm. Hoàng Tuyết Cầm, một nhà báo và nhà hoạt động nữ quyền hàng đầu, người đã khởi xướng phong trào #MeToo của Trung Quốc bằng cách tạo ra một nền tảng mạng xã hội để đưa tin về hành vi quấy rối tình dục vào năm 2018, đã bị đưa ra xét xử vào tháng 9 sau hai năm bị giam giữ, với các cáo buộc mơ hồ về tội lật đổ. Không có bản án nào được công bố.
Xung đột về quyền kiểm soát sinh sản đang xuất hiện, một cuộc xung đột có ý nghĩa lớn đối với quyền của phụ nữ và tương lai nhân khẩu học của Trung Quốc. Đảng đã xác định chủ nghĩa nữ quyền phương Tây là mối đe dọa đối với các mục tiêu kế hoạch hóa dân số và là một ví dụ về sự xâm nhập của hệ tư tưởng thù địch từ nước ngoài. Việc kiểm duyệt các chủ đề nữ quyền trên mạng đã được tăng cường, song song với đó là các chương trình tuyên truyền của nhà nước với quan điểm sai lầm về phụ nữ.
Nhưng khi số lượng phụ nữ Trung Quốc theo học đại học đạt mức cao kỷ lục, mối quan tâm đến các vấn đề nữ quyền và khẳng định quyền sinh sản cũng tăng lên. Phụ nữ tiếp tục lên mạng để thách thức sự phân biệt giới tính cũng như sự đối xử bất bình đẳng, và trao đổi ý kiến với nhau. Trong bối cảnh ngành xuất bản của Trung Quốc bị kiểm duyệt gắt gao, các tác phẩm dịch của các nhà hoạt động vì nữ quyền như học giả người Nhật Chizuko Ueno đã trở thành sách bán chạy nhất ở Trung Quốc.
Khi cuộc đấu tranh về quyền kiểm soát sinh sản leo thang, chính phủ có thể mở rộng hỗ trợ tài chính hoặc các biện pháp khác để khuyến khích sinh con. Nhưng xét đến tâm lý của Tập, chính phủ nhiều khả năng sẽ tăng áp lực lên chủ nghĩa nữ quyền và quyền phụ nữ nói chung. Hiện tại, việc thắt ống dẫn tinh cũng đã trở nên khó khăn hơn.
Nhưng các lựa chọn của Đảng Cộng sản đang bị hạn chế. Trung Quốc không thể ép buộc phụ nữ kết hôn hoặc mang thai, và khó có thể nới lỏng các chính sách nhập cư chặt chẽ để bù đắp cho lực lượng lao động đang bị thu hẹp. Việc đặt thêm áp lực lên phụ nữ hoặc sử dụng những hành động quyết liệt như áp đặt lệnh cấm phá thai hoặc tránh thai trên toàn quốc có thể khiến thái độ của phụ nữ trở nên cứng rắn hơn, thậm chí dẫn đến một cuộc nổi dậy. Một điều chắc chắn là những phụ nữ trẻ, có học vấn đã đứng đầu các cuộc biểu tình ở một số thành phố vào cuối năm 2022, nhằm chống lại các chính sách kiểm soát đại dịch hà khắc của chính phủ.
Đảng Cộng sản đã phải đối mặt với nhiều đối thủ và người bất đồng chính kiến suốt những thập niên cai trị của mình, nhanh chóng bịt miệng và đẩy họ vào quên lãng. Tuy nhiên, đứng trước những phụ nữ trẻ của đất nước, các lãnh đạo nam giới của đảng có lẽ sẽ phải đối mặt với thách thức khó khăn nhất của mình.
Leta Hong Fincher là chuyên gia về nữ quyền ở Trung Quốc và tác giả cuốn sách “Leftover Women: The Resurgence of Gender Inequality in China.” Bài viết có sự hỗ trợ của Yi Liu.
Phụ nữ trẻ Trung Quốc đang thách thức Đảng Cộng sản
Nguồn: Leta Hong Fincher, “Young Chinese Women Are Defying the Communist Party,” New York Times, 26/11/2023
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Áp lực phải kết hôn bắt đầu khi Amiee mới ngoài 20 tuổi.
Đến năm 25 tuổi, cha mẹ buộc tội cô làm họ mất mặt trước mọi người, vì lúc đó cô vẫn chưa có kế hoạch kết hôn. Cha cô cảnh báo rằng phụ nữ sẽ mất giá trong mắt đàn ông khi họ gần 30 tuổi, khi mà – theo tuyên truyền của chính phủ Trung Quốc – thời kỳ phù hợp để sinh con của họ đã qua. Năm Amiee 29 tuổi, mẹ cô dọa sẽ nhảy lầu nếu cô không chịu tìm một người chồng.
Trong những buổi họp mặt gia đình như Tết Nguyên Đán, cô kể rằng họ hàng nài nỉ cô giúp “cả gia tộc tìm được bình yên.” Còn ở nơi làm việc, cô bị áp lực phải tham gia những buổi hẹn hò lần đầu do công ty tổ chức, dưới sự giám sát của một số đồng nghiệp. “Mọi thứ thật đáng sợ,” cô nói.
Amiee – cô gái đang được giấu tên để tránh những hậu quả có thể xảy ra khi dám đặt câu hỏi về chính sách của chính phủ Trung Quốc – thực chất không phản đối hôn nhân. Đơn giản là cô chưa tìm được người bạn tâm giao của mình, và không muốn vội vàng kết hôn chỉ để làm hài lòng cha mẹ hoặc chính phủ, những người muốn tăng tỷ lệ sinh. Giờ đây, dù vẫn độc thân nhưng đã có sự nghiệp thành công trong lĩnh vực quan hệ công chúng, cuối cùng cô cũng được hưởng chút bình yên. Amiee năm nay 34 tuổi, đã qua thời kỳ mà chính phủ Trung Quốc cho là thời kỳ sinh sản tốt nhất của phụ nữ, và gia đình đã ngừng gây áp lực lên cô.
Tôi đã nghe rất nhiều câu chuyện tương tự từ những phụ nữ độc thân ở khắp Trung Quốc, nơi chương trình tuyên truyền phân biệt giới tính của nhà nước gọi những phụ nữ độc thân có nghề nghiệp trên 27 tuổi là thặng nữ (sheng nu), hay phụ nữ còn thừa. Trong thời gian làm nghiên cứu thực địa ở Trung Quốc để lấy bằng Tiến sĩ Xã hội học, từ năm 2011 đến năm 2013, tôi đã trò chuyện với nhiều cô gái phải chịu đựng những mối quan hệ mà họ không mong muốn, phải chấp nhận những thỏa hiệp lớn về cá nhân, tài chính, và sự nghiệp. Tôi thực sự muốn bảo họ cứ mặc kệ tất cả.
Giờ đây, nhiều phụ nữ trẻ Trung Quốc đang làm chính xác điều đó, trì hoãn hoặc né tránh việc kết hôn và sinh con, tương tự như sự thay đổi của phụ nữ ở các xã hội Đông Á gia trưởng giàu có hơn, như Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan. Trên tư cách cá nhân, những phụ nữ Trung Quốc này nhìn chung không sẵn lòng thách thức chính sách chính thức. Nhưng thông qua những lựa chọn sinh sản của mình, cùng nhau, họ đặt ra một vấn đề căn bản và phức tạp cho Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Đối mặt với dân số ngày càng giảm và suy thoái kinh tế kéo dài, đảng muốn phụ nữ Trung Quốc phải ngoan ngoãn sinh con vì sự ổn định xã hội, kinh tế, và nhân khẩu học. Thay vào đó, nhiều phụ nữ Trung Quốc, những người hiện có nhiều tự do cá nhân và quyền kiểm soát cuộc sống của mình hơn so với thời kỳ đầu của chính quyền Cộng sản, đang âm thầm phản đối.
Vào cuối thập niên 1970, chính phủ đã áp dụng chính sách một con nhằm kiềm chế sự gia tăng dân số. Nhưng điều này lại dẫn đến tỷ lệ sinh giảm mạnh, dân số già đi, và mất cân bằng giới tính khi hàng triệu bào thai bé gái bị phá bỏ vì truyền thống ưu tiên sinh con trai nối dõi. (Tính đến năm 2020, tại Trung Quốc, số nam giới trong độ tuổi từ 20 đến 40 vẫn cao hơn khoảng 17,5 triệu so với số nữ giới, điều mà truyền thông chính phủ cảnh báo có thể trở thành mối đe dọa cho sự ổn định xã hội.) Vì lo lắng, chính phủ đã từ bỏ chính sách một con kể từ năm 2016, theo đó cho phép tất cả các cặp vợ chồng được có hai con, thậm chí còn nâng con số đó lên ba vào năm 2021.
Nhưng kỳ vọng về bùng nổ tỷ lệ sinh đã không trở thành hiện thực. Số lượng các cặp đôi đăng ký kết hôn đã giảm trong 9 năm liên tiếp tính đến năm 2022, xuống mức thấp nhất kể từ khi chính phủ bắt đầu công bố số liệu vào năm 1986. Số ca sinh mới cũng tiếp tục giảm, với chỉ 9,56 triệu trẻ được sinh ra vào năm ngoái, thấp nhất kể từ khi nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thành lập vào năm 1949. Dân số quốc gia đã giảm lần đầu tiên sau sáu thập niên vào năm 2022, cho phép Ấn Độ vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới.
Nhiều nam giới Trung Quốc cũng đang lảng tránh việc kết hôn. Nhưng sự thay đổi nhân khẩu học này chủ yếu được thúc đẩy bởi sự không sẵn sàng của phụ nữ trong việc hy sinh sự nghiệp và lối sống, hoặc chấp nhận gánh nặng chi phí giáo dục trẻ em ngày càng lớn. Các cuộc khảo sát gần đây cho thấy phụ nữ trẻ Trung Quốc có cái nhìn tiêu cực hơn về hôn nhân so với nam giới. Một cuộc khảo sát của Đoàn Thanh niên Cộng sản công bố năm 2021 cho thấy 30,5% thanh niên thành thị từ 18 đến 26 tuổi cho biết họ “không tin vào hôn nhân” và 73,4% số người đưa ra câu trả lời đó là phụ nữ.
Đó là điều đảng không hề muốn nghe. Mao Trạch Đông từng có câu nói nổi tiếng rằng “phụ nữ nắm giữ một nửa bầu trời,” nhưng Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói rõ rằng việc buộc phụ nữ khuất phục là điều cần thiết trong kế hoạch hiện đại hóa Trung Quốc của ông. Năm nay, chính phủ đã bắt đầu một nỗ lực mới để khuyến khích phụ nữ kết hôn và sinh con, và tại một cuộc họp chính trị hàng đầu dành cho phụ nữ vào tháng 10, Tập đã kêu gọi xây dựng “một kiểu văn hóa hôn nhân và sinh con mới,” trong đó đảng cố gắng thuyết phục giới trẻ Trung Quốc sinh con. Năm ngoái, lần đầu tiên kể từ năm 1997, không có một phụ nữ nào trong số 24 thành viên được bổ nhiệm vào Bộ Chính trị mới của đảng.
Nhưng các chính sách đi lùi của Tập đang rõ ràng đang mâu thuẫn với vai trò truyền thống của phụ nữ Trung Quốc. Bên cạnh việc phải từ bỏ các quyền tự do cá nhân và nghề nghiệp, hôn nhân có thể trở thành điều hết sức nguy hiểm đối với phụ nữ Trung Quốc. Nhiều phụ nữ đã phải đối mặt với bạo lực gia đình, và sau đó là cuộc chiến khó khăn khi theo đuổi việc ly hôn tại tòa án. Năm 2021, chính phủ thậm chí còn khiến việc ly hôn trở nên khó khăn gấp bội cho phụ nữ khi áp đặt thời gian hoà giải bắt buộc đối với các cặp vợ chồng có ý định ly hôn.
Chính phủ của Tập đã tiến hành đàn áp rộng rãi các tổ chức xã hội dân sự, khiến các hành động nữ quyền công khai trở nên nguy hiểm. Hoàng Tuyết Cầm, một nhà báo và nhà hoạt động nữ quyền hàng đầu, người đã khởi xướng phong trào #MeToo của Trung Quốc bằng cách tạo ra một nền tảng mạng xã hội để đưa tin về hành vi quấy rối tình dục vào năm 2018, đã bị đưa ra xét xử vào tháng 9 sau hai năm bị giam giữ, với các cáo buộc mơ hồ về tội lật đổ. Không có bản án nào được công bố.
Xung đột về quyền kiểm soát sinh sản đang xuất hiện, một cuộc xung đột có ý nghĩa lớn đối với quyền của phụ nữ và tương lai nhân khẩu học của Trung Quốc. Đảng đã xác định chủ nghĩa nữ quyền phương Tây là mối đe dọa đối với các mục tiêu kế hoạch hóa dân số và là một ví dụ về sự xâm nhập của hệ tư tưởng thù địch từ nước ngoài. Việc kiểm duyệt các chủ đề nữ quyền trên mạng đã được tăng cường, song song với đó là các chương trình tuyên truyền của nhà nước với quan điểm sai lầm về phụ nữ.
Nhưng khi số lượng phụ nữ Trung Quốc theo học đại học đạt mức cao kỷ lục, mối quan tâm đến các vấn đề nữ quyền và khẳng định quyền sinh sản cũng tăng lên. Phụ nữ tiếp tục lên mạng để thách thức sự phân biệt giới tính cũng như sự đối xử bất bình đẳng, và trao đổi ý kiến với nhau. Trong bối cảnh ngành xuất bản của Trung Quốc bị kiểm duyệt gắt gao, các tác phẩm dịch của các nhà hoạt động vì nữ quyền như học giả người Nhật Chizuko Ueno đã trở thành sách bán chạy nhất ở Trung Quốc.
Khi cuộc đấu tranh về quyền kiểm soát sinh sản leo thang, chính phủ có thể mở rộng hỗ trợ tài chính hoặc các biện pháp khác để khuyến khích sinh con. Nhưng xét đến tâm lý của Tập, chính phủ nhiều khả năng sẽ tăng áp lực lên chủ nghĩa nữ quyền và quyền phụ nữ nói chung. Hiện tại, việc thắt ống dẫn tinh cũng đã trở nên khó khăn hơn.
Nhưng các lựa chọn của Đảng Cộng sản đang bị hạn chế. Trung Quốc không thể ép buộc phụ nữ kết hôn hoặc mang thai, và khó có thể nới lỏng các chính sách nhập cư chặt chẽ để bù đắp cho lực lượng lao động đang bị thu hẹp. Việc đặt thêm áp lực lên phụ nữ hoặc sử dụng những hành động quyết liệt như áp đặt lệnh cấm phá thai hoặc tránh thai trên toàn quốc có thể khiến thái độ của phụ nữ trở nên cứng rắn hơn, thậm chí dẫn đến một cuộc nổi dậy. Một điều chắc chắn là những phụ nữ trẻ, có học vấn đã đứng đầu các cuộc biểu tình ở một số thành phố vào cuối năm 2022, nhằm chống lại các chính sách kiểm soát đại dịch hà khắc của chính phủ.
Đảng Cộng sản đã phải đối mặt với nhiều đối thủ và người bất đồng chính kiến suốt những thập niên cai trị của mình, nhanh chóng bịt miệng và đẩy họ vào quên lãng. Tuy nhiên, đứng trước những phụ nữ trẻ của đất nước, các lãnh đạo nam giới của đảng có lẽ sẽ phải đối mặt với thách thức khó khăn nhất của mình.
Leta Hong Fincher là chuyên gia về nữ quyền ở Trung Quốc và tác giả cuốn sách “Leftover Women: The Resurgence of Gender Inequality in China.” Bài viết có sự hỗ trợ của Yi Liu.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)
BBC News, Tiếng Việt
Thế hệ Gen Z đầy lo lắng đang định hình lại Giấc mơ Trung Hoa
Joy TrươngNGUỒN HÌNH ẢNH,WANG XIQING/ BBC
Chụp lại hình ảnh,
Joy Trương là một trong hàng triệu sinh viên Trung Quốc mới tốt nghiệp đại học đang chật vật tìm việc làm
Tác giả,Laura Bicker
Vai trò,Phóng viên các vấn đề về Trung Quốc, BBC News
4 tháng 1 2024
Joy Trương, 23 tuổi, là sinh viên vừa tốt nghiệp chia sẻ: "Tôi đã làm một, hai, ba, bốn… năm công việc trong vài tháng qua”.
Cô đếm chúng trên những đầu ngón tay khi bước qua các sạp bán quần áo tại một khu chợ thực phẩm địa phương ở Thành Đô, một thành phố thuộc tỉnh Tứ Xuyên phía tây nam Trung Quốc.
“Thực tế là có rất nhiều việc làm, vấn đề là liệu bạn có chấp nhận hạ thấp kỳ vọng của mình hay không”, cô nói thêm trước khi quay sang mặc cả mớ đọt đậu tuyết
Trải nghiệm của Joy không phải là hiếm thấy ở Trung Quốc ngày nay, khi số lượng sinh viên tốt nghiệp nhiều hơn con số mà các nhà tuyển dụng cần. Trong số 32 sinh viên trong lớp cô, chỉ khoảng 1/3 tìm được việc làm toàn thời gian kể từ khi tốt nghiệp vào mùa hè.
Theo dữ liệu chính thức từ tháng 8 năm 2022, hơn một phần năm số người trong độ tuổi từ 16 đến 24 ở Trung Quốc thất nghiệp. Chính phủ đã không công bố số liệu thất nghiệp của những người trẻ kể từ đó.
Sau những năm bùng nổ của Trung Quốc, hàng triệu người trẻ đang phải đối mặt với một tương lai mà họ không hề chuẩn bị trước - và cách họ phản ứng sẽ định hình số phận của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Từ lóng phản ánh cơn vỡ mộng của giới trẻ Trung Quốc
Theo nhà nhân chủng học Hạng Tiêu, giáo sư từ Đại học Oxford, người dành nhiều thời gian nói chuyện với giới trẻ ở Trung Quốc, một cuộc cách mạng đang diễn ra trong tâm trí thế hệ Z.
"Toàn bộ đời sống của những người trẻ tuổi đã được định hình bởi quan điểm rằng nếu bạn học tập chăm chỉ thì phía cuối con đường của sự siêng năng là một công việc và một cuộc sống tốt đẹp, lương cao đang chờ đợi bạn. Và giờ đây họ nhận ra rằng lời hứa hẹn này không còn đúng nữa."
Cơ hội đã bị co hẹp trong một nền kinh tế chững lại, nợ nần chồng chất, bị tác động nặng nề bởi các đợt đóng cửa triệt để và đột ngột do dịch Covid. Và dưới sự kiểm soát cứng rắn của Bắc Kinh, Trung Quốc hiện là một nơi bất định để làm ăn đối với cả các doanh nhân lẫn các nhà đầu tư nước ngoài đang khao khát.
Giấc mơ xưa và nay
Điều đó được thể hiện rõ tại hội chợ việc làm gần đây ở Bắc Kinh.
Những nhà tuyển dụng khéo miệng hầu hết đều cung cấp các công việc có tay nghề thấp, chẳng hạn như trợ lý bán bảo hiểm hoặc thiết bị y tế.
“Tôi nghĩ khó khăn chỉ là tạm thời. Những người có năng lực thực sự sẽ tìm được việc làm”, một sinh viên tốt nghiệp thạc sĩ 25 tuổi cùng bạn đời mới từ Đức về nước khẳng định.
Anh nói: “Tương lai của thế giới là ở Trung Quốc”.
Thiên Vũ vừa tốt nghiệp, theo học ngành công nghệ phần mềm, dường như ít chắc chắn hơn về điều đó. Anh nói rằng mặc dù kỹ năng của anh “được săn lùng ráo riết” nhưng có quá nhiều sinh viên tốt nghiệp có hồ sơ tương tự. "Vì vậy, không dễ để tìm được việc làm."
WANG XIQING/ BBCNGUỒN HÌNH ẢNH,WANG XIQING/ BBC
Chụp lại hình ảnh,
Việc làm lương thấp phủ sóng khắp các hội chợ việc làm gần đây ở Bắc Kinh, khiến nhiều sinh viên tốt nghiệp thất vọng
Một số bạn bè của anh đang hướng tới sự nghiệp trong chính phủ do viễn cảnh ảm đạm ở khu vực tư nhân. Kỷ lục hơn ba triệu người Trung Quốc tham dự kỳ thi công chức vào tháng 11.
Nhưng Thiên Vũ nói: “Nhiều người đang tìm việc làm nhưng không có nhiều người tìm được việc”. Và những người may mắn đang làm việc ở những lĩnh vực không liên quan.
Đó cũng là điều Joy đã làm - không nản lòng, cô nhận những công việc mà cô có thể tìm được. Cô đã khẩn nài một công ty du lịch nhận cô làm hướng dẫn viên cho công viên gấu trúc ở Thành Đô vào mùa hè. Cô bán đồ uống nóng và thực tập tại một trường mẫu giáo.
Joy nói: “Những công việc này không có triển vọng đẹp đẽ cho tương lai của bạn. Họ đưa ra mức lương thấp và bạn rất dễ bị thay thế. Đó là lý do tại sao hầu hết mọi người thà ở nhà còn hơn”.
Hiện cô đã nhận lời làm công việc bán tài liệu giáo dục. Đây không phải là công việc mơ ước của cô nhưng cô coi đó là một cách để tích lũy kinh nghiệm.
Tuy nhiên, bố mẹ cô lại lo lắng. Niềm vui đến từ một ngôi làng nhỏ trên đồi, cách đó khoảng 400 km. Cô là người đầu tiên trong gia đình vào được đại học. Cha cô rất tự hào nên đã tổ chức một bữa tiệc vinh danh cô với hơn 30 bàn tiệc.
Cô nói: “Cha mẹ tôi mong đợi tôi có cuộc sống tốt hơn, công việc và thu nhập tốt hơn thế hệ của họ khi tôi tốt nghiệp đại học”.
"Họ kỳ vọng rằng sau khi họ dồn sức cho việc học của tôi, ít nhất tôi cũng có thể có được một công việc... [nhưng] tôi sẽ quyết chí đi theo con đường riêng của mình theo tốc độ của riêng mình."
Cô dừng lại để mua một ít bánh nóng nhân mía nâu đặc trong khi chỉ về phía người bán thịt đang làm xúc xích Tứ Xuyên cay. Nó ngon nhưng "quá ngậy" với cô, cô cười khúc khích.
WANG XIQING/ BBCNGUỒN HÌNH ẢNH,WANG XIQING/ BBC
Chụp lại hình ảnh,
Joy - người đầu tiên trong gia đình vào đại học - hiện gọi Thành Đô là nhà
Cô bắt đầu yêu thích thành phố sôi động này trong những năm học đại học. Cô muốn đi xa hơn và một ngày nào đó sẽ đến Úc và học tiếng Anh.
Thị trường việc làm có thể khó khăn, nhưng Joy tin rằng cuộc sống đối với cô vẫn dễ dàng hơn so với thời cha mẹ cô, khi Trung Quốc còn nghèo khổ hơn nhiều và ước mơ thì xa vời hơn rất nhiều.
Cô nói: “Tôi nghĩ thế hệ này thật may mắn và được phù hộ.
"Có rất nhiều thời gian và rất nhiều cơ hội để chúng ta đạt được mục tiêu của mình. Chúng ta có thể suy nghĩ sâu sắc hơn về những gì mình thực sự muốn. So với thế hệ trước, chúng ta không quan tâm nhiều đến việc kiếm tiền. Chúng ta nghĩ nhiều hơn về những gì chúng ta có thể làm để đạt được ước mơ của mình."
'Xắn tay áo lên'
Đây là điều mà Giáo sư Hạng Tiêu gọi là “việc viết lại giấc mơ Trung Hoa”. Ông nói, đại dịch là một trong những chất xúc tác cho tân Hoa mộng của Gen Z.
"Những người trẻ tuổi cảm thấy dễ bị tổn thương... [rằng] cuộc sống của họ có thể bị thay đổi, bị nghiền nát bởi các thế lực. Điều đó khiến họ phải suy nghĩ lại toàn bộ mô hình cách tổ chức xã hội Trung Quốc và cách tổ chức đời sống tập thể của người Trung Quốc."
Ngay cả trong thời gian Trung Quốc thực hiện lệnh phong tỏa nghiêm ngặt để ngăn chặn đại dịch, thanh niên vẫn được khuyến khích đi học đại học. Con số này rất lớn - đạt kỷ lục 11,6 triệu sinh viên tốt nghiệp chỉ tỉnh riêng trong năm 2023.
Sự thất vọng của họ đã mang đến niềm cảm hứng cho các meme (ảnh biếm họa) lan truyền, sự hài hước xen lẫn hoài nghi và thậm chí cả những lựa chọn phá cách. Thay vì đăng ảnh tốt nghiệp, một số đã đăng hình họ ném luận án vào thùng rác. Biệt danh "nằm phè" được đặt ra cho những người không tham gia cuộc cạnh tranh khốc liệt và tìm cách tồn tại mà không dự phần vào sự đua tranh của cuộc sống hiện đại.
Nhiều người đã ngừng tìm kiếm việc làm, thay vào đó trở về nhà để thành một "đứa trẻ toàn thời gian". Một số ghi lại cuộc sống của họ trên mạng xã hội khi họ kiếm được những khoản tiền nhỏ khi làm việc nhà cho cha mẹ hoặc chăm sóc những người trẻ hơn trong gia đình.
BBC đã nói chuyện với một phụ nữ trẻ không muốn tiết lộ danh tính, cô đã trở về nhà để sống với bố mẹ ở vùng nông thôn Trung Quốc. Cô cho biết đã có thời gian để đọc sách, trò chuyện với gia đình và cô đang trân trọng một cuộc sống khác với sự nghiệp ở đô thị. Cô nói thêm rằng cô biết điều đó không phải là mãi mãi - nhưng hiện tại cô hài lòng.
GETTY IMAGESNGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Sinh viên xếp hàng dự thi công chức ở Bắc Kinh
Giáo sư Hạng Tiêu nói: “Đây không chỉ là tình trạng thiếu việc làm, cơ hội hay thu nhập, mà còn là sự sụp đổ của giấc mơ vốn khiến họ phải làm việc rất chăm chỉ. Điều đó không chỉ mang lại sự thất vọng mà còn gây ra sự vỡ mộng.”
Bắc Kinh có thể lo lắng rằng cuộc khủng hoảng này có thể trầm trọng hơn, sự bất mãn xã hội sẽ gia tăng và tầng lớp thanh niên vỡ mộng sẽ trở thành mối đe dọa cho sự cai trị của Đảng Cộng sản.
Nó đã xảy ra trước đây.
Năm 2022, các cuộc biểu tình phản đối chính sách “Zero Covid” nghiêm ngặt của chính phủ đã nổ ra khắp cả nước - thách thức trực tiếp nhất đối với Đảng trong nhiều thập kỷ.
Và vào năm 1989, sự thất vọng tràn trề về tình trạng thất nghiệp và lạm phát đã châm ngòi cho những gì đã trở thành cuộc biểu tình lịch sử và quy mô lớn ở Quảng trường Thiên An Môn.
Cho đến nay, không có dấu hiệu nào cho thấy điều đó.
Giáo sư Hạng Tiêu nói: “Lý do rất quan trọng của điều này là sự chuyển giao vốn liếng giữa các thế hệ. Hệ thống hỗ trợ xã hội dựa vào gia đình vẫn còn đó. Cha mẹ họ được hưởng lợi từ những cải cách của Trung Quốc và có đủ tiền tiết kiệm cũng như tài sản bất động sản. Nhưng giờ đây giá trị của các khoản đó đang giảm dần."
Nhưng Bắc Kinh không bắt lấy cơ hội. Chủ tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi giới trẻ hãy “nếm mật nằm gai", một thuật ngữ của người Trung Quốc nghĩa là chịu đựng khổ ải.
Đảng đã kêu gọi các sinh viên tốt nghiệp ngừng nghĩ rằng họ ở trên mức lao động phổ thông, yêu cầu họ "xắn tay áo" và đảm nhận công việc chân tay.
Hy vọng và tuyệt vọng
Đó là giải pháp tạm thời cho sinh viên tốt nghiệp ngành tiếp thị và bán hàng 23 tuổi, Trịnh Cốc Lăng.
Cô cười khúc khích khi bị bạn trai trêu khi cô chuẩn bị cho cú thọc gậy tại một phòng chơi bi da ở Tần Hoàng Đảo, chỉ cách Bắc Kinh vài giờ lái xe. Họ gặp nhau ở trường đại học. Cả hai đều lo lắng tìm việc làm. Trịnh Cốc Lăng đang nghĩ đến việc làm vị trí giao dịch với khách hàng tại một công ty thẻ tín dụng.
“Khi đi hội chợ việc làm, tôi thấy hầu hết các công ty chỉ tuyển nhân viên bán hàng. Có rất ít công ty và rất ít vị trí phù hợp”, cô nói.
Trịnh Cốc Lăng là một trong sáu đứa trẻ đến từ một thị trấn nhỏ ở miền nam Trung Quốc. Cô chủ yếu được dạy học trực tuyến trong bốn năm. Cô chưa bao giờ học chung lớp với các bạn cùng lớp. Cô lo lắng rằng điều này đã tước đi những kỹ năng rất cần thiết của cô.
LAN PAN/BBCNGUỒN HÌNH ẢNH,LAN PAN/BBC
Chụp lại hình ảnh,
Cô Trương muốn mở cửa hàng bán bánh cuốn của riêng mình
Cả Trịnh Cốc Lăng lẫn Joy đều đang “xắn tay áo” và tìm con đường riêng cho mình. Tất nhiên đây không phải trường hợp nào cũng như vậy, Giáo sư Hạng Tiêu nói. Rất nhiều thanh niên Trung Quốc cảm thấy thất bại kinh khủng khi không thể kiếm được việc làm.
Nhưng ông tin rằng sự tuyệt vọng của họ cũng sẽ thúc đẩy một sự thay đổi. Ông cho rằng đây là “thế hệ rất hùng mạnh” có tiềm năng thay đổi Trung Quốc.
Ông nói: “Câu chuyện của Trung Quốc cần phải được viết lại. Nó không còn có thể nói về sự thịnh vượng, tăng trưởng và sức mạnh quốc gia nữa. Giới trẻ là động lực để viết lại giấc mơ Trung Hoa”.
Trong bài phát biểu đêm giao thừa, ông Tập nói rằng Trung Quốc đã vượt qua “thử thách giông bão” và tuyên bố “hoàn toàn tin tưởng vào tương lai”.
Nhưng câu hỏi lớn là liệu Giấc mơ Trung Hoa theo chủ nghĩa dân tộc của ông có phù hợp với giấc mơ của một thế hệ bất mãn, vỡ mộng, mông lung về tương lai của mình hay không.
Thu mình trong quán trà nhìn ra biển bị đóng băng, khuôn mặt của Trịnh Cốc Lăng sáng lên khi cô mô tả ước mơ cuối cùng của mình: Cô muốn trở thành bà chủ của chính mình.
Cô hy vọng kiếm đủ tiền để mở một quán ăn sáng ở quê bán bánh cuốn Quảng Đông. Cô nói: “Điều này sẽ mang lại cho tôi nhiều tự do hơn. Khi đó tôi có thể làm những gì mình thích thay vì cứ tiếp tục làm việc cho người khác”.
Khi nhâm nhi những món ăn nhẹ ở quán trà gồm bánh trung thu, hạt dẻ và xoài khô, cô giải thích rằng cô muốn nhiều hơn một cuộc sống tỉnh lẻ.
"Cha mẹ tôi chưa bao giờ rời quê hương. Họ quanh quẩn một chỗ. Họ chỉ muốn một cuộc sống ổn định. Nhưng chúng tôi muốn nhìn thấy nhiều thứ hơn. Nhìn ra thế giới bên ngoài và nghĩ về những gì chúng tôi thực sự mơ ước".
Thế hệ Gen Z đầy lo lắng đang định hình lại Giấc mơ Trung Hoa
Joy TrươngNGUỒN HÌNH ẢNH,WANG XIQING/ BBC
Chụp lại hình ảnh,
Joy Trương là một trong hàng triệu sinh viên Trung Quốc mới tốt nghiệp đại học đang chật vật tìm việc làm
Tác giả,Laura Bicker
Vai trò,Phóng viên các vấn đề về Trung Quốc, BBC News
4 tháng 1 2024
Joy Trương, 23 tuổi, là sinh viên vừa tốt nghiệp chia sẻ: "Tôi đã làm một, hai, ba, bốn… năm công việc trong vài tháng qua”.
Cô đếm chúng trên những đầu ngón tay khi bước qua các sạp bán quần áo tại một khu chợ thực phẩm địa phương ở Thành Đô, một thành phố thuộc tỉnh Tứ Xuyên phía tây nam Trung Quốc.
“Thực tế là có rất nhiều việc làm, vấn đề là liệu bạn có chấp nhận hạ thấp kỳ vọng của mình hay không”, cô nói thêm trước khi quay sang mặc cả mớ đọt đậu tuyết
Trải nghiệm của Joy không phải là hiếm thấy ở Trung Quốc ngày nay, khi số lượng sinh viên tốt nghiệp nhiều hơn con số mà các nhà tuyển dụng cần. Trong số 32 sinh viên trong lớp cô, chỉ khoảng 1/3 tìm được việc làm toàn thời gian kể từ khi tốt nghiệp vào mùa hè.
Theo dữ liệu chính thức từ tháng 8 năm 2022, hơn một phần năm số người trong độ tuổi từ 16 đến 24 ở Trung Quốc thất nghiệp. Chính phủ đã không công bố số liệu thất nghiệp của những người trẻ kể từ đó.
Sau những năm bùng nổ của Trung Quốc, hàng triệu người trẻ đang phải đối mặt với một tương lai mà họ không hề chuẩn bị trước - và cách họ phản ứng sẽ định hình số phận của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Từ lóng phản ánh cơn vỡ mộng của giới trẻ Trung Quốc
Theo nhà nhân chủng học Hạng Tiêu, giáo sư từ Đại học Oxford, người dành nhiều thời gian nói chuyện với giới trẻ ở Trung Quốc, một cuộc cách mạng đang diễn ra trong tâm trí thế hệ Z.
"Toàn bộ đời sống của những người trẻ tuổi đã được định hình bởi quan điểm rằng nếu bạn học tập chăm chỉ thì phía cuối con đường của sự siêng năng là một công việc và một cuộc sống tốt đẹp, lương cao đang chờ đợi bạn. Và giờ đây họ nhận ra rằng lời hứa hẹn này không còn đúng nữa."
Cơ hội đã bị co hẹp trong một nền kinh tế chững lại, nợ nần chồng chất, bị tác động nặng nề bởi các đợt đóng cửa triệt để và đột ngột do dịch Covid. Và dưới sự kiểm soát cứng rắn của Bắc Kinh, Trung Quốc hiện là một nơi bất định để làm ăn đối với cả các doanh nhân lẫn các nhà đầu tư nước ngoài đang khao khát.
Giấc mơ xưa và nay
Điều đó được thể hiện rõ tại hội chợ việc làm gần đây ở Bắc Kinh.
Những nhà tuyển dụng khéo miệng hầu hết đều cung cấp các công việc có tay nghề thấp, chẳng hạn như trợ lý bán bảo hiểm hoặc thiết bị y tế.
“Tôi nghĩ khó khăn chỉ là tạm thời. Những người có năng lực thực sự sẽ tìm được việc làm”, một sinh viên tốt nghiệp thạc sĩ 25 tuổi cùng bạn đời mới từ Đức về nước khẳng định.
Anh nói: “Tương lai của thế giới là ở Trung Quốc”.
Thiên Vũ vừa tốt nghiệp, theo học ngành công nghệ phần mềm, dường như ít chắc chắn hơn về điều đó. Anh nói rằng mặc dù kỹ năng của anh “được săn lùng ráo riết” nhưng có quá nhiều sinh viên tốt nghiệp có hồ sơ tương tự. "Vì vậy, không dễ để tìm được việc làm."
WANG XIQING/ BBCNGUỒN HÌNH ẢNH,WANG XIQING/ BBC
Chụp lại hình ảnh,
Việc làm lương thấp phủ sóng khắp các hội chợ việc làm gần đây ở Bắc Kinh, khiến nhiều sinh viên tốt nghiệp thất vọng
Một số bạn bè của anh đang hướng tới sự nghiệp trong chính phủ do viễn cảnh ảm đạm ở khu vực tư nhân. Kỷ lục hơn ba triệu người Trung Quốc tham dự kỳ thi công chức vào tháng 11.
Nhưng Thiên Vũ nói: “Nhiều người đang tìm việc làm nhưng không có nhiều người tìm được việc”. Và những người may mắn đang làm việc ở những lĩnh vực không liên quan.
Đó cũng là điều Joy đã làm - không nản lòng, cô nhận những công việc mà cô có thể tìm được. Cô đã khẩn nài một công ty du lịch nhận cô làm hướng dẫn viên cho công viên gấu trúc ở Thành Đô vào mùa hè. Cô bán đồ uống nóng và thực tập tại một trường mẫu giáo.
Joy nói: “Những công việc này không có triển vọng đẹp đẽ cho tương lai của bạn. Họ đưa ra mức lương thấp và bạn rất dễ bị thay thế. Đó là lý do tại sao hầu hết mọi người thà ở nhà còn hơn”.
Hiện cô đã nhận lời làm công việc bán tài liệu giáo dục. Đây không phải là công việc mơ ước của cô nhưng cô coi đó là một cách để tích lũy kinh nghiệm.
Tuy nhiên, bố mẹ cô lại lo lắng. Niềm vui đến từ một ngôi làng nhỏ trên đồi, cách đó khoảng 400 km. Cô là người đầu tiên trong gia đình vào được đại học. Cha cô rất tự hào nên đã tổ chức một bữa tiệc vinh danh cô với hơn 30 bàn tiệc.
Cô nói: “Cha mẹ tôi mong đợi tôi có cuộc sống tốt hơn, công việc và thu nhập tốt hơn thế hệ của họ khi tôi tốt nghiệp đại học”.
"Họ kỳ vọng rằng sau khi họ dồn sức cho việc học của tôi, ít nhất tôi cũng có thể có được một công việc... [nhưng] tôi sẽ quyết chí đi theo con đường riêng của mình theo tốc độ của riêng mình."
Cô dừng lại để mua một ít bánh nóng nhân mía nâu đặc trong khi chỉ về phía người bán thịt đang làm xúc xích Tứ Xuyên cay. Nó ngon nhưng "quá ngậy" với cô, cô cười khúc khích.
WANG XIQING/ BBCNGUỒN HÌNH ẢNH,WANG XIQING/ BBC
Chụp lại hình ảnh,
Joy - người đầu tiên trong gia đình vào đại học - hiện gọi Thành Đô là nhà
Cô bắt đầu yêu thích thành phố sôi động này trong những năm học đại học. Cô muốn đi xa hơn và một ngày nào đó sẽ đến Úc và học tiếng Anh.
Thị trường việc làm có thể khó khăn, nhưng Joy tin rằng cuộc sống đối với cô vẫn dễ dàng hơn so với thời cha mẹ cô, khi Trung Quốc còn nghèo khổ hơn nhiều và ước mơ thì xa vời hơn rất nhiều.
Cô nói: “Tôi nghĩ thế hệ này thật may mắn và được phù hộ.
"Có rất nhiều thời gian và rất nhiều cơ hội để chúng ta đạt được mục tiêu của mình. Chúng ta có thể suy nghĩ sâu sắc hơn về những gì mình thực sự muốn. So với thế hệ trước, chúng ta không quan tâm nhiều đến việc kiếm tiền. Chúng ta nghĩ nhiều hơn về những gì chúng ta có thể làm để đạt được ước mơ của mình."
'Xắn tay áo lên'
Đây là điều mà Giáo sư Hạng Tiêu gọi là “việc viết lại giấc mơ Trung Hoa”. Ông nói, đại dịch là một trong những chất xúc tác cho tân Hoa mộng của Gen Z.
"Những người trẻ tuổi cảm thấy dễ bị tổn thương... [rằng] cuộc sống của họ có thể bị thay đổi, bị nghiền nát bởi các thế lực. Điều đó khiến họ phải suy nghĩ lại toàn bộ mô hình cách tổ chức xã hội Trung Quốc và cách tổ chức đời sống tập thể của người Trung Quốc."
Ngay cả trong thời gian Trung Quốc thực hiện lệnh phong tỏa nghiêm ngặt để ngăn chặn đại dịch, thanh niên vẫn được khuyến khích đi học đại học. Con số này rất lớn - đạt kỷ lục 11,6 triệu sinh viên tốt nghiệp chỉ tỉnh riêng trong năm 2023.
Sự thất vọng của họ đã mang đến niềm cảm hứng cho các meme (ảnh biếm họa) lan truyền, sự hài hước xen lẫn hoài nghi và thậm chí cả những lựa chọn phá cách. Thay vì đăng ảnh tốt nghiệp, một số đã đăng hình họ ném luận án vào thùng rác. Biệt danh "nằm phè" được đặt ra cho những người không tham gia cuộc cạnh tranh khốc liệt và tìm cách tồn tại mà không dự phần vào sự đua tranh của cuộc sống hiện đại.
Nhiều người đã ngừng tìm kiếm việc làm, thay vào đó trở về nhà để thành một "đứa trẻ toàn thời gian". Một số ghi lại cuộc sống của họ trên mạng xã hội khi họ kiếm được những khoản tiền nhỏ khi làm việc nhà cho cha mẹ hoặc chăm sóc những người trẻ hơn trong gia đình.
BBC đã nói chuyện với một phụ nữ trẻ không muốn tiết lộ danh tính, cô đã trở về nhà để sống với bố mẹ ở vùng nông thôn Trung Quốc. Cô cho biết đã có thời gian để đọc sách, trò chuyện với gia đình và cô đang trân trọng một cuộc sống khác với sự nghiệp ở đô thị. Cô nói thêm rằng cô biết điều đó không phải là mãi mãi - nhưng hiện tại cô hài lòng.
GETTY IMAGESNGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Sinh viên xếp hàng dự thi công chức ở Bắc Kinh
Giáo sư Hạng Tiêu nói: “Đây không chỉ là tình trạng thiếu việc làm, cơ hội hay thu nhập, mà còn là sự sụp đổ của giấc mơ vốn khiến họ phải làm việc rất chăm chỉ. Điều đó không chỉ mang lại sự thất vọng mà còn gây ra sự vỡ mộng.”
Bắc Kinh có thể lo lắng rằng cuộc khủng hoảng này có thể trầm trọng hơn, sự bất mãn xã hội sẽ gia tăng và tầng lớp thanh niên vỡ mộng sẽ trở thành mối đe dọa cho sự cai trị của Đảng Cộng sản.
Nó đã xảy ra trước đây.
Năm 2022, các cuộc biểu tình phản đối chính sách “Zero Covid” nghiêm ngặt của chính phủ đã nổ ra khắp cả nước - thách thức trực tiếp nhất đối với Đảng trong nhiều thập kỷ.
Và vào năm 1989, sự thất vọng tràn trề về tình trạng thất nghiệp và lạm phát đã châm ngòi cho những gì đã trở thành cuộc biểu tình lịch sử và quy mô lớn ở Quảng trường Thiên An Môn.
Cho đến nay, không có dấu hiệu nào cho thấy điều đó.
Giáo sư Hạng Tiêu nói: “Lý do rất quan trọng của điều này là sự chuyển giao vốn liếng giữa các thế hệ. Hệ thống hỗ trợ xã hội dựa vào gia đình vẫn còn đó. Cha mẹ họ được hưởng lợi từ những cải cách của Trung Quốc và có đủ tiền tiết kiệm cũng như tài sản bất động sản. Nhưng giờ đây giá trị của các khoản đó đang giảm dần."
Nhưng Bắc Kinh không bắt lấy cơ hội. Chủ tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi giới trẻ hãy “nếm mật nằm gai", một thuật ngữ của người Trung Quốc nghĩa là chịu đựng khổ ải.
Đảng đã kêu gọi các sinh viên tốt nghiệp ngừng nghĩ rằng họ ở trên mức lao động phổ thông, yêu cầu họ "xắn tay áo" và đảm nhận công việc chân tay.
Hy vọng và tuyệt vọng
Đó là giải pháp tạm thời cho sinh viên tốt nghiệp ngành tiếp thị và bán hàng 23 tuổi, Trịnh Cốc Lăng.
Cô cười khúc khích khi bị bạn trai trêu khi cô chuẩn bị cho cú thọc gậy tại một phòng chơi bi da ở Tần Hoàng Đảo, chỉ cách Bắc Kinh vài giờ lái xe. Họ gặp nhau ở trường đại học. Cả hai đều lo lắng tìm việc làm. Trịnh Cốc Lăng đang nghĩ đến việc làm vị trí giao dịch với khách hàng tại một công ty thẻ tín dụng.
“Khi đi hội chợ việc làm, tôi thấy hầu hết các công ty chỉ tuyển nhân viên bán hàng. Có rất ít công ty và rất ít vị trí phù hợp”, cô nói.
Trịnh Cốc Lăng là một trong sáu đứa trẻ đến từ một thị trấn nhỏ ở miền nam Trung Quốc. Cô chủ yếu được dạy học trực tuyến trong bốn năm. Cô chưa bao giờ học chung lớp với các bạn cùng lớp. Cô lo lắng rằng điều này đã tước đi những kỹ năng rất cần thiết của cô.
LAN PAN/BBCNGUỒN HÌNH ẢNH,LAN PAN/BBC
Chụp lại hình ảnh,
Cô Trương muốn mở cửa hàng bán bánh cuốn của riêng mình
Cả Trịnh Cốc Lăng lẫn Joy đều đang “xắn tay áo” và tìm con đường riêng cho mình. Tất nhiên đây không phải trường hợp nào cũng như vậy, Giáo sư Hạng Tiêu nói. Rất nhiều thanh niên Trung Quốc cảm thấy thất bại kinh khủng khi không thể kiếm được việc làm.
Nhưng ông tin rằng sự tuyệt vọng của họ cũng sẽ thúc đẩy một sự thay đổi. Ông cho rằng đây là “thế hệ rất hùng mạnh” có tiềm năng thay đổi Trung Quốc.
Ông nói: “Câu chuyện của Trung Quốc cần phải được viết lại. Nó không còn có thể nói về sự thịnh vượng, tăng trưởng và sức mạnh quốc gia nữa. Giới trẻ là động lực để viết lại giấc mơ Trung Hoa”.
Trong bài phát biểu đêm giao thừa, ông Tập nói rằng Trung Quốc đã vượt qua “thử thách giông bão” và tuyên bố “hoàn toàn tin tưởng vào tương lai”.
Nhưng câu hỏi lớn là liệu Giấc mơ Trung Hoa theo chủ nghĩa dân tộc của ông có phù hợp với giấc mơ của một thế hệ bất mãn, vỡ mộng, mông lung về tương lai của mình hay không.
Thu mình trong quán trà nhìn ra biển bị đóng băng, khuôn mặt của Trịnh Cốc Lăng sáng lên khi cô mô tả ước mơ cuối cùng của mình: Cô muốn trở thành bà chủ của chính mình.
Cô hy vọng kiếm đủ tiền để mở một quán ăn sáng ở quê bán bánh cuốn Quảng Đông. Cô nói: “Điều này sẽ mang lại cho tôi nhiều tự do hơn. Khi đó tôi có thể làm những gì mình thích thay vì cứ tiếp tục làm việc cho người khác”.
Khi nhâm nhi những món ăn nhẹ ở quán trà gồm bánh trung thu, hạt dẻ và xoài khô, cô giải thích rằng cô muốn nhiều hơn một cuộc sống tỉnh lẻ.
"Cha mẹ tôi chưa bao giờ rời quê hương. Họ quanh quẩn một chỗ. Họ chỉ muốn một cuộc sống ổn định. Nhưng chúng tôi muốn nhìn thấy nhiều thứ hơn. Nhìn ra thế giới bên ngoài và nghĩ về những gì chúng tôi thực sự mơ ước".
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)
“Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)
Tóm tắt: Hàng triệu người Trung Quốc đang chờ đợi những ngôi nhà có thể không bao giờ được xây dựng.
Gu Lin chọn căn hộ chung cư tại One Riviera vì vị trí của nó: một khu dân cư yên tĩnh chỉ cách khu tài chính Thượng Hải vài km về phía nam và cách sông Hoàng Phố, con sông chia đôi thành phố thành đông và tây, một quãng đi xe đạp ngắn. Mặc dù Gu phải trả giá cao hơn cho khu vực như vậy, nhưng anh cho rằng điều đó khiến căn hộ có nhiều khả năng giữ được giá trị hơn nếu thị trường bất động sản, như anh nghi ngờ, cuối cùng sẽ rơi vào khủng hoảng.
Gu đã trả trước 70% cho căn hộ trị giá 20 triệu NDT (2,8 triệu USD) này vào tháng 3 năm 2020. Vợ và con của anh, cùng với bố mẹ của anh, dự định chuyển đến căn hộ ba phòng ngủ trên vào mùa xuân năm 2022. Gu, đến từ Thượng Hải và có một công việc được trả lương cao ở cấp quản lý, đã tưởng tượng mình đang đi dạo cùng gia đình dưới 300 cây anh đào mà công ty bất động sản dự định trồng bên cạnh hai tòa tháp dân cư. Nhưng gần hai năm sau khi gia đình nhận được chìa khóa, One Riviera vẫn chỉ là một công trường xây dựng.
Gu Lin là một trong hàng triệu người Trung Quốc đã đổ tiền tiết kiệm cả đời vào một bất động sản có thể không bao giờ được xây dựng. Một cuộc khủng hoảng chưa từng có trong lĩnh vực bất động sản, được tạo ra do sự kết hợp của các chủ đầu tư tham lam, lệnh phong tỏa do Covid-19 và các chính sách sai lầm của chính phủ, đã khiến các công ty phá sản và các nhà đầu tư mất tiền.
Sự hỗn loạn đang ảnh hưởng đến nhiều người trung lưu tại Trung Quốc – những người đã làm ăn phát đạt kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc mở cửa nền kinh tế vào những năm 1980. Một số người đã ngừng trả tiền đóng định kỳ. Khoản thanh toán này ở Trung Quốc thường bắt đầu từ rất lâu trước khi các công trình xây dựng mới hoàn thành. Một số người đã tổ chức biểu tình. Cho đến nay các cuộc biểu tình vẫn còn nhỏ và lẻ tẻ, nhưng các chính trị gia lo lắng trước nguy cơ bất ổn lan rộng và khủng hoảng ngân hàng do các khoản tiền mua nhà chưa thanh toán gây ra.
Khi chúng tôi gặp nhau tại một quán Starbucks ở ngoại ô Thượng Hải vào tháng 8, Gu đã đi thẳng vào vấn đề. Anh có thể mất khoảng 14 triệu NDT nếu không nhận được nhà. Khoảng 300 người mua nhà như anh thậm chí đã thanh toán đầy đủ giá trị căn nhà. Gu là một người đàn ông điềm tĩnh và ít nói ở độ tuổi 40. Nhưng anh ấy tỏ ra bối rối khi giải thích về câu chuyện của mình, và thường xuyên cau mày.
Chỉ vài tháng sau khi Gu xuống tiền mua căn hộ trên, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một loạt chính sách nhằm hạ nhiệt thị trường bất động sản đang quá nóng. Các nhà hoạch định chính sách lo ngại rằng các nhà phát triển lớn đang nợ quá nhiều. Họ cũng muốn chế ngự các công ty đã tích lũy quá nhiều quyền lực thị trường, điều mà Đảng Cộng sản không thích.
Chính phủ Trung Quốc đã hạn chế mức đòn bẩy mà các nhà phát triển bất động sản có thể được dùng, cấm các công ty có nhiều nợ ngắn hạn hơn tiền mặt. Các nhà hoạch định chính sách hy vọng điều này có thể ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính, ngăn chặn giá nhà tăng quá nhanh và ngăn chặn tình trạng đầu cơ dẫn đến các thành phố ma khét tiếng của Trung Quốc, nơi toàn bộ khu nhà là những ngôi nhà trống không thể bán được cho ai.
Các chính sách trên tỏ ra hiệu quả quá mức. Vào giữa năm 2021, Evergrande, nhà phát triển mắc nợ nhiều nhất thế giới, bắt đầu chật vật trả nợ. Công ty này vỡ nợ vào cuối năm đó. Vào năm 2022, lệnh phong tỏa vì Covid đã cản trở nền kinh tế Trung Quốc. Lo sợ về một tương lai không chắc chắn, những người mua nhà tiềm năng đã tiết kiệm tiền thay vì mua nhà. Nhiều nhà phát triển đã tạm dừng xây dựng và làn sóng vỡ nợ càn quét qua thị trường.
Những nạn nhân bao gồm các chủ nợ của các nhà phát triển – các nhà quản lý tài sản và các quỹ phòng hộ – đã không thể thu hồi được khoản đầu tư của họ. Nhưng các hộ gia đình bình thường cũng đang phải gánh chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng. Gavekal, một công ty tư vấn, đã ước tính chỉ riêng các công ty bất động sản lớn còn nợ người mua nhà tính theo giá trị căn hộ khoảng 7 nghìn tỷ NDT. Country Garden, một gã khổng lồ trong ngành bất động sản trước đây hiện đã vỡ nợ, đang xây dựng 1 triệu căn hộ.
Nhưng đại đa số các nhà phát triển bất động sản là các công ty nhỏ như Dongying, công ty đang xây dựng căn hộ của Gu Lin. Bởi vì các công ty này không được niêm yết trên bất kỳ sàn giao dịch chứng khoán nào nên rất khó để biết được quy mô của vấn đề. Một số nhà kinh tế ước tính rằng 2/3 số nhà chưa xây sẽ không bao giờ được hoàn thiện, mặc dù những người khác tỏ ra lạc quan hơn. Ở một số thành phố, người dân đã hết tiền và buộc phải chuyển gia đình đến sống tại những tòa nhà chưa hoàn thiện. Họ phải sống trong những cái hộp bê tông – nóng rẫy vào mùa hè và đóng băng vào mùa đông – và phải đun nước trên bếp lửa để tắm.
Dongying có nghĩa là “anh đào phương đông”, ám chỉ những cái cây mà nhà phát triển bất động sản định trồng tại khu chung cư. Khi tôi đến thăm One Riviera vào một buổi chiều ấm áp giữa tháng 10, thậm chí còn không có một cây non nào trong tầm mắt. (Dongying, công ty được liên hệ phỏng vấn, đã không bình luận gì về tình huống này.) Tôi gặp Liang Ming, một người đàn ông khoảng 40 tuổi, làm công việc văn phòng tại một công ty nước ngoài, người cũng đang chờ căn hộ của mình được xây dựng. Liang chỉ vào một trong những tầng trên của một trong những tòa tháp, chỉ cho tôi nơi gia đình và đồ đạc của anh đáng lẽ đã vào ở. Liang cho biết anh đã bán hai căn hộ khác để có được 23 triệu nhân dân tệ mua căn hộ này. Anh đã thanh toán đầy đủ bằng tiền mặt hai năm trước. Hiện anh đang miễn cưỡng thuê một căn hộ gần đó.
Các tòa nhà cao tầng này dường như chưa hoàn thiện. Hầu hết các ô cửa sổ đều đã được lắp đặt nhưng vẫn còn những mảng bê tông lộ thiên lớn. Khu vực xây dựng được rào lại bằng những bức tường xi măng cao, đổ nát và những rào chắn bằng tấm kim loại. Phía sau chúng là một vùng đất hoang đầy cỏ dại và những đống vật liệu xây dựng đang rỉ sét. Tôi không thấy một công nhân xây dựng nào vào ngày hôm đó. Liang cho biết không có công trình xây dựng nào đang được thực hiện, mặc dù đôi khi anh cũng phát hiện ra vài công nhân đi qua.
Nếu một công trường xây dựng không hoạt động trong một thời gian dài, chính quyền địa phương có thể dán nhãn cho nó là lanweilou – một dự án bị bỏ hoang. Các nhà đầu tư vào lanweilou có nhiều quyền truy đòi pháp lý hơn so với những nhà đầu tư trong các dự án vẫn đang hoạt động – ngay cả khi chỉ trên danh nghĩa, như One Riviera. Liang cho biết, các công ty xây dựng đang cố gắng duy trì vẻ ngoài là xây dựng đang đạt được tiến độ.
One Riviera xây trên một khu vực không rõ ràng về pháp lý. Vào năm 2020, Dongying đã bán khoản nợ của mình cho một công ty tên là Cinda Asset Management, một tập đoàn nhà nước chuyên tiếp quản các khoản nợ xấu của các công ty kém thanh khoản. Hồ sơ công khai cho thấy tập đoàn Cinda là chủ sở hữu thực sự của dự án One Riviera. Tập đoàn Cinda tỏ ra không mấy quan tâm đến việc hoàn thành dự án trên và thậm chí có thể được hưởng lợi nếu nó thất bại: nếu một công ty vỡ nợ, tập đoàn này có thể tiếp quản tài sản của nó.
Một đại diện của Dongying đã nói với các chủ nhà hồi đầu năm nay rằng Cinda đã mua cổ phần của công ty để đổi lấy các khoản nợ, nhưng đó hoàn toàn là một nhà đầu tư tài chính và không có nghĩa vụ phải hoàn thiện ngôi nhà. Không rõ ai kiểm soát tiền đặt cọc của chủ nhà hoặc tiền này đã đi đâu: tài khoản ký quỹ dùng để giữ tiền của One Riviera đã cạn kiệt.
Các chủ nhà đã kiện Dongying nhiều lần. Nhưng điều này chỉ dẫn đến những khoản phạt nhỏ cho công ty mà chủ nhà cho rằng họ đã phớt lờ. Gu Lin và Liang Ming đều được khuyên rằng việc khởi kiện Cinda là vô nghĩa – công ty này quá hùng mạnh nên tòa án địa phương sẽ không thụ lý vụ việc.
Kênh đàm phán duy nhất là ở cấp thấp nhất của chính phủ, một “văn phòng kiến nghị” gần One Riviera, nơi người dân địa phương có thể phàn nàn về mọi thứ, từ những người hàng xóm ồn ào đến nạn tham nhũng quy mô nhỏ. Thứ Năm hàng tuần, một nhóm chủ nhà tổ chức cuộc họp với một số nhà quản lý quận. Nhóm đã lập biểu đồ để theo dõi xem đến lượt ai sẽ “thay ca” trong việc đứng ra kiến nghị với các quan chức.
Liang cho rằng các cuộc đàm phán giống như một trận bóng đá không có bàn thắng: các câu hỏi về trách nhiệm được chuyền qua chuyền lại mà không có kết quả. Các cuộc thảo luận gần đây tại văn phòng này đã tiết lộ một diễn biến đáng lo ngại trong vụ án. Văn phòng kiến nghị cho biết những người chưa thanh toán đầy đủ tiền mua nhà nên thanh toán ngay bây giờ, như được quy định trong hợp đồng của họ. Nếu không, họ sẽ vi phạm các điều khoản ban đầu và có thể mất mọi yêu cầu bồi thường đối với căn hộ.
Khi tôi đến thăm văn phòng khiếu nại này vào một ngày thứ Năm trong tháng 10/2023, các chủ nhà đang tập trung trong một phòng họp nhỏ. Các quan chức ở đó không trả lời các câu hỏi do người dân nêu ra. Một số chủ nhà rùng mình khi nhìn thấy một nhà báo nước ngoài. Mặc dù một số người trong nhóm hoan nghênh sự chú ý của giới truyền thông nhưng những người khác tin rằng điều đó sẽ chỉ khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Một ông già yêu cầu tôi rời đi ngay lập tức. “Đảng Cộng sản sợ truyền thông nước ngoài hơn bất cứ điều gì khác,” ông nói và xua tôi đi.
Dongying gọi chủ nhà là xiaoyezhu, hay “tiểu địa chủ”. Gu Lin phàn nàn rằng thuật ngữ này thường được sử dụng trong các tranh chấp về tài sản nhỏ hơn nhiều và che đi thực tế rằng tiền tiết kiệm cả đời của hàng trăm gia đình đang bị đe dọa. “Tôi đã nhiều lần phản đối cách diễn đạt đó. Tôi nghĩ nó khá hay khi nói lên cách họ nghĩ về sinh kế của người dân. Tôi cảm thấy quyền tài sản và quyền sinh kế của chủ nhà đang bị chủ đầu tư, chính phủ và tòa án phớt lờ.”
Cảm giác bất công đang biến những cư dân tương lai của One Riviera thành những người biểu tình giận dữ. Khi thời hạn giao căn hộ trôi qua, họ bắt đầu tổ chức các cuộc biểu tình nhằm thu hút sự chú ý của chính quyền địa phương. Dongying, dường như lo lắng về việc thu hút sự chú ý không mong muốn từ chính quyền, đã công bố một buổi lễ đánh dấu sự sắp hoàn thành của dự án.
Họ gọi sự kiện này là “trận chiến 100 ngày” – ám chỉ lời hứa rằng người mua sẽ nhận được chìa khóa trong vòng 100 ngày tới. Vào ngày 5 tháng 3, một sân khấu đã được dựng lên tại One Riviera, phía sau là phông nền cao 3 mét với các khẩu hiệu đầy động lực được vẽ bằng các nét vẽ dày màu bạc: “Di chuyển nhanh chóng và siêng năng” và “Nhanh chóng dẫn đầu”. Vài chục chủ nhà, đội mũ cứng và mặc áo phản quang, theo dõi một giám đốc điều hành công ty phát biểu ăn mừng ngắn gọn trong khi một nhiếp ảnh gia tập trung ghi lại khoảnh khắc trên.
Buổi lễ đã có thể giúp giải quyết ổn thỏa mọi việc với các quan chức địa phương, nhưng nó không làm được gì để xoa dịu các chủ nhà. Vào tháng 10 (sau khi 100 ngày trôi qua) Liang Ming và một số người khác đột nhập vào công trường và trèo lên nhiều tầng. “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – họ đã hô vang từ vị trí trên cao đó. Liang cho biết, cảnh sát đã đến và đánh đập một số người biểu tình, xô ngã mọi người xuống đất.
Tại một cuộc biểu tình khác trong năm nay, nơi các chủ nhà của One Riviera tổ chức trước văn phòng khiếu nại, các sĩ quan của đội chống khủng bố Trung Quốc đã xuất hiện tại hiện trường. Họ kéo một số người biểu tình lên xe và thả họ xuống một khu vực cách đó 10 km, nơi rất khó bắt taxi. Nhóm này bao gồm một số người già và trẻ em, những người này đã phải đi bộ chậm rãi về hướng thành phố cho đến khi tìm được một chiếc taxi. Các sĩ quan cảnh sát đã đến thăm nhiều chủ nhà ở One Riviera để cảnh báo họ không nên biểu tình.
Một hình thức phản kháng khác là dùng tài chính. Một thực tế tàn khốc về sự thiếu hụt trong xây dựng là nhiều người mua đang mắc kẹt trong việc trả các khoản vay cho những căn hộ có thể không bao giờ tồn tại. Gu và một số người cũng đã lỡ mua căn hộ như anh cho biết vào tháng 9 rằng họ sẽ không trả tiền mua nhà theo đợt nữa.
Họ đang hợp tác tốt với nhau: một nhóm cư dân mạng bất đồng chính kiến bắt đầu thu thập dữ liệu về các cuộc tẩy chay trên khắp Trung Quốc vào tháng 6 năm 2022, tiết lộ rằng hàng chục nghìn người đã ngừng trả tiền như một hình thức phản đối. Một số người mua nhà thất vọng đã đăng các tuyên bố trực tuyến tuyên bố rằng họ sẽ không thanh toán cho đến khi nhận được chìa khóa. Điều này gây áp lực lên các ngân hàng và chính quyền địa phương trong việc giải quyết vấn đề, mặc dù Gu và những người hàng xóm tương lai của anh có thể phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng nếu họ không chịu thanh toán các khoản tiền mua nhà theo đợt.
Nói chuyện với giới truyền thông cũng có rủi ro, Gu biết điều đó. Nhưng sau khi thử những cách khác mà không đi đến đâu, anh cảm thấy buộc phải lên tiếng. Gu coi hoàn cảnh của mình phản ánh những vấn đề lớn hơn của Trung Quốc về pháp quyền. Anh nói: “Người dân đã đầu tư tài sản của nhiều thế hệ gia đình vào những căn hộ này và đây là những gì chúng tôi nhận được”.
Khế ước xã hội bất thành văn với Đảng Cộng sản Trung Quốc quy định rằng Đảng sẽ giúp người dân gia tăng của cải vật chất nhưng công dân phải tuyệt đối tuân lệnh lãnh đạo. Tuy nhiên, khi nền kinh tế gặp khó khăn, những công dân Trung Quốc vẫn buộc phải tuân lệnh. Đó là một trải nghiệm ngột ngạt và khó hiểu đối với những người đã sống qua nhiều thập kỷ tăng trưởng nhanh chóng.
Tình trạng khó khăn của chính anh đã khiến Gu tin rằng khắp Trung Quốc chắc chắn có nhiều người cũng giống anh. “Đây là Thượng Hải,” anh kêu lên. Thành phố lớn nhất Trung Quốc này có hệ thống tòa án phức tạp, với một số luật sư và thẩm phán giỏi nhất Trung Quốc, những người thông thạo luật thương mại. Nếu những rắc rối như vậy có thể xảy đến với Gu tại đây thì bất cứ ai cũng có thể bị ảnh hưởng.
Nguồn: https://www.economist.com/1843/2023/12/03/give-us-our-homes-the-angry-victims-of-chinas-property-crisis
Nguồn: https://www.facebook.com/tuan.cu.5/po
Tóm tắt: Hàng triệu người Trung Quốc đang chờ đợi những ngôi nhà có thể không bao giờ được xây dựng.
Gu Lin chọn căn hộ chung cư tại One Riviera vì vị trí của nó: một khu dân cư yên tĩnh chỉ cách khu tài chính Thượng Hải vài km về phía nam và cách sông Hoàng Phố, con sông chia đôi thành phố thành đông và tây, một quãng đi xe đạp ngắn. Mặc dù Gu phải trả giá cao hơn cho khu vực như vậy, nhưng anh cho rằng điều đó khiến căn hộ có nhiều khả năng giữ được giá trị hơn nếu thị trường bất động sản, như anh nghi ngờ, cuối cùng sẽ rơi vào khủng hoảng.
Gu đã trả trước 70% cho căn hộ trị giá 20 triệu NDT (2,8 triệu USD) này vào tháng 3 năm 2020. Vợ và con của anh, cùng với bố mẹ của anh, dự định chuyển đến căn hộ ba phòng ngủ trên vào mùa xuân năm 2022. Gu, đến từ Thượng Hải và có một công việc được trả lương cao ở cấp quản lý, đã tưởng tượng mình đang đi dạo cùng gia đình dưới 300 cây anh đào mà công ty bất động sản dự định trồng bên cạnh hai tòa tháp dân cư. Nhưng gần hai năm sau khi gia đình nhận được chìa khóa, One Riviera vẫn chỉ là một công trường xây dựng.
Gu Lin là một trong hàng triệu người Trung Quốc đã đổ tiền tiết kiệm cả đời vào một bất động sản có thể không bao giờ được xây dựng. Một cuộc khủng hoảng chưa từng có trong lĩnh vực bất động sản, được tạo ra do sự kết hợp của các chủ đầu tư tham lam, lệnh phong tỏa do Covid-19 và các chính sách sai lầm của chính phủ, đã khiến các công ty phá sản và các nhà đầu tư mất tiền.
Sự hỗn loạn đang ảnh hưởng đến nhiều người trung lưu tại Trung Quốc – những người đã làm ăn phát đạt kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc mở cửa nền kinh tế vào những năm 1980. Một số người đã ngừng trả tiền đóng định kỳ. Khoản thanh toán này ở Trung Quốc thường bắt đầu từ rất lâu trước khi các công trình xây dựng mới hoàn thành. Một số người đã tổ chức biểu tình. Cho đến nay các cuộc biểu tình vẫn còn nhỏ và lẻ tẻ, nhưng các chính trị gia lo lắng trước nguy cơ bất ổn lan rộng và khủng hoảng ngân hàng do các khoản tiền mua nhà chưa thanh toán gây ra.
Khi chúng tôi gặp nhau tại một quán Starbucks ở ngoại ô Thượng Hải vào tháng 8, Gu đã đi thẳng vào vấn đề. Anh có thể mất khoảng 14 triệu NDT nếu không nhận được nhà. Khoảng 300 người mua nhà như anh thậm chí đã thanh toán đầy đủ giá trị căn nhà. Gu là một người đàn ông điềm tĩnh và ít nói ở độ tuổi 40. Nhưng anh ấy tỏ ra bối rối khi giải thích về câu chuyện của mình, và thường xuyên cau mày.
Chỉ vài tháng sau khi Gu xuống tiền mua căn hộ trên, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một loạt chính sách nhằm hạ nhiệt thị trường bất động sản đang quá nóng. Các nhà hoạch định chính sách lo ngại rằng các nhà phát triển lớn đang nợ quá nhiều. Họ cũng muốn chế ngự các công ty đã tích lũy quá nhiều quyền lực thị trường, điều mà Đảng Cộng sản không thích.
Chính phủ Trung Quốc đã hạn chế mức đòn bẩy mà các nhà phát triển bất động sản có thể được dùng, cấm các công ty có nhiều nợ ngắn hạn hơn tiền mặt. Các nhà hoạch định chính sách hy vọng điều này có thể ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính, ngăn chặn giá nhà tăng quá nhanh và ngăn chặn tình trạng đầu cơ dẫn đến các thành phố ma khét tiếng của Trung Quốc, nơi toàn bộ khu nhà là những ngôi nhà trống không thể bán được cho ai.
Các chính sách trên tỏ ra hiệu quả quá mức. Vào giữa năm 2021, Evergrande, nhà phát triển mắc nợ nhiều nhất thế giới, bắt đầu chật vật trả nợ. Công ty này vỡ nợ vào cuối năm đó. Vào năm 2022, lệnh phong tỏa vì Covid đã cản trở nền kinh tế Trung Quốc. Lo sợ về một tương lai không chắc chắn, những người mua nhà tiềm năng đã tiết kiệm tiền thay vì mua nhà. Nhiều nhà phát triển đã tạm dừng xây dựng và làn sóng vỡ nợ càn quét qua thị trường.
Những nạn nhân bao gồm các chủ nợ của các nhà phát triển – các nhà quản lý tài sản và các quỹ phòng hộ – đã không thể thu hồi được khoản đầu tư của họ. Nhưng các hộ gia đình bình thường cũng đang phải gánh chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng. Gavekal, một công ty tư vấn, đã ước tính chỉ riêng các công ty bất động sản lớn còn nợ người mua nhà tính theo giá trị căn hộ khoảng 7 nghìn tỷ NDT. Country Garden, một gã khổng lồ trong ngành bất động sản trước đây hiện đã vỡ nợ, đang xây dựng 1 triệu căn hộ.
Nhưng đại đa số các nhà phát triển bất động sản là các công ty nhỏ như Dongying, công ty đang xây dựng căn hộ của Gu Lin. Bởi vì các công ty này không được niêm yết trên bất kỳ sàn giao dịch chứng khoán nào nên rất khó để biết được quy mô của vấn đề. Một số nhà kinh tế ước tính rằng 2/3 số nhà chưa xây sẽ không bao giờ được hoàn thiện, mặc dù những người khác tỏ ra lạc quan hơn. Ở một số thành phố, người dân đã hết tiền và buộc phải chuyển gia đình đến sống tại những tòa nhà chưa hoàn thiện. Họ phải sống trong những cái hộp bê tông – nóng rẫy vào mùa hè và đóng băng vào mùa đông – và phải đun nước trên bếp lửa để tắm.
Dongying có nghĩa là “anh đào phương đông”, ám chỉ những cái cây mà nhà phát triển bất động sản định trồng tại khu chung cư. Khi tôi đến thăm One Riviera vào một buổi chiều ấm áp giữa tháng 10, thậm chí còn không có một cây non nào trong tầm mắt. (Dongying, công ty được liên hệ phỏng vấn, đã không bình luận gì về tình huống này.) Tôi gặp Liang Ming, một người đàn ông khoảng 40 tuổi, làm công việc văn phòng tại một công ty nước ngoài, người cũng đang chờ căn hộ của mình được xây dựng. Liang chỉ vào một trong những tầng trên của một trong những tòa tháp, chỉ cho tôi nơi gia đình và đồ đạc của anh đáng lẽ đã vào ở. Liang cho biết anh đã bán hai căn hộ khác để có được 23 triệu nhân dân tệ mua căn hộ này. Anh đã thanh toán đầy đủ bằng tiền mặt hai năm trước. Hiện anh đang miễn cưỡng thuê một căn hộ gần đó.
Các tòa nhà cao tầng này dường như chưa hoàn thiện. Hầu hết các ô cửa sổ đều đã được lắp đặt nhưng vẫn còn những mảng bê tông lộ thiên lớn. Khu vực xây dựng được rào lại bằng những bức tường xi măng cao, đổ nát và những rào chắn bằng tấm kim loại. Phía sau chúng là một vùng đất hoang đầy cỏ dại và những đống vật liệu xây dựng đang rỉ sét. Tôi không thấy một công nhân xây dựng nào vào ngày hôm đó. Liang cho biết không có công trình xây dựng nào đang được thực hiện, mặc dù đôi khi anh cũng phát hiện ra vài công nhân đi qua.
Nếu một công trường xây dựng không hoạt động trong một thời gian dài, chính quyền địa phương có thể dán nhãn cho nó là lanweilou – một dự án bị bỏ hoang. Các nhà đầu tư vào lanweilou có nhiều quyền truy đòi pháp lý hơn so với những nhà đầu tư trong các dự án vẫn đang hoạt động – ngay cả khi chỉ trên danh nghĩa, như One Riviera. Liang cho biết, các công ty xây dựng đang cố gắng duy trì vẻ ngoài là xây dựng đang đạt được tiến độ.
One Riviera xây trên một khu vực không rõ ràng về pháp lý. Vào năm 2020, Dongying đã bán khoản nợ của mình cho một công ty tên là Cinda Asset Management, một tập đoàn nhà nước chuyên tiếp quản các khoản nợ xấu của các công ty kém thanh khoản. Hồ sơ công khai cho thấy tập đoàn Cinda là chủ sở hữu thực sự của dự án One Riviera. Tập đoàn Cinda tỏ ra không mấy quan tâm đến việc hoàn thành dự án trên và thậm chí có thể được hưởng lợi nếu nó thất bại: nếu một công ty vỡ nợ, tập đoàn này có thể tiếp quản tài sản của nó.
Một đại diện của Dongying đã nói với các chủ nhà hồi đầu năm nay rằng Cinda đã mua cổ phần của công ty để đổi lấy các khoản nợ, nhưng đó hoàn toàn là một nhà đầu tư tài chính và không có nghĩa vụ phải hoàn thiện ngôi nhà. Không rõ ai kiểm soát tiền đặt cọc của chủ nhà hoặc tiền này đã đi đâu: tài khoản ký quỹ dùng để giữ tiền của One Riviera đã cạn kiệt.
Các chủ nhà đã kiện Dongying nhiều lần. Nhưng điều này chỉ dẫn đến những khoản phạt nhỏ cho công ty mà chủ nhà cho rằng họ đã phớt lờ. Gu Lin và Liang Ming đều được khuyên rằng việc khởi kiện Cinda là vô nghĩa – công ty này quá hùng mạnh nên tòa án địa phương sẽ không thụ lý vụ việc.
Kênh đàm phán duy nhất là ở cấp thấp nhất của chính phủ, một “văn phòng kiến nghị” gần One Riviera, nơi người dân địa phương có thể phàn nàn về mọi thứ, từ những người hàng xóm ồn ào đến nạn tham nhũng quy mô nhỏ. Thứ Năm hàng tuần, một nhóm chủ nhà tổ chức cuộc họp với một số nhà quản lý quận. Nhóm đã lập biểu đồ để theo dõi xem đến lượt ai sẽ “thay ca” trong việc đứng ra kiến nghị với các quan chức.
Liang cho rằng các cuộc đàm phán giống như một trận bóng đá không có bàn thắng: các câu hỏi về trách nhiệm được chuyền qua chuyền lại mà không có kết quả. Các cuộc thảo luận gần đây tại văn phòng này đã tiết lộ một diễn biến đáng lo ngại trong vụ án. Văn phòng kiến nghị cho biết những người chưa thanh toán đầy đủ tiền mua nhà nên thanh toán ngay bây giờ, như được quy định trong hợp đồng của họ. Nếu không, họ sẽ vi phạm các điều khoản ban đầu và có thể mất mọi yêu cầu bồi thường đối với căn hộ.
Khi tôi đến thăm văn phòng khiếu nại này vào một ngày thứ Năm trong tháng 10/2023, các chủ nhà đang tập trung trong một phòng họp nhỏ. Các quan chức ở đó không trả lời các câu hỏi do người dân nêu ra. Một số chủ nhà rùng mình khi nhìn thấy một nhà báo nước ngoài. Mặc dù một số người trong nhóm hoan nghênh sự chú ý của giới truyền thông nhưng những người khác tin rằng điều đó sẽ chỉ khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Một ông già yêu cầu tôi rời đi ngay lập tức. “Đảng Cộng sản sợ truyền thông nước ngoài hơn bất cứ điều gì khác,” ông nói và xua tôi đi.
Dongying gọi chủ nhà là xiaoyezhu, hay “tiểu địa chủ”. Gu Lin phàn nàn rằng thuật ngữ này thường được sử dụng trong các tranh chấp về tài sản nhỏ hơn nhiều và che đi thực tế rằng tiền tiết kiệm cả đời của hàng trăm gia đình đang bị đe dọa. “Tôi đã nhiều lần phản đối cách diễn đạt đó. Tôi nghĩ nó khá hay khi nói lên cách họ nghĩ về sinh kế của người dân. Tôi cảm thấy quyền tài sản và quyền sinh kế của chủ nhà đang bị chủ đầu tư, chính phủ và tòa án phớt lờ.”
Cảm giác bất công đang biến những cư dân tương lai của One Riviera thành những người biểu tình giận dữ. Khi thời hạn giao căn hộ trôi qua, họ bắt đầu tổ chức các cuộc biểu tình nhằm thu hút sự chú ý của chính quyền địa phương. Dongying, dường như lo lắng về việc thu hút sự chú ý không mong muốn từ chính quyền, đã công bố một buổi lễ đánh dấu sự sắp hoàn thành của dự án.
Họ gọi sự kiện này là “trận chiến 100 ngày” – ám chỉ lời hứa rằng người mua sẽ nhận được chìa khóa trong vòng 100 ngày tới. Vào ngày 5 tháng 3, một sân khấu đã được dựng lên tại One Riviera, phía sau là phông nền cao 3 mét với các khẩu hiệu đầy động lực được vẽ bằng các nét vẽ dày màu bạc: “Di chuyển nhanh chóng và siêng năng” và “Nhanh chóng dẫn đầu”. Vài chục chủ nhà, đội mũ cứng và mặc áo phản quang, theo dõi một giám đốc điều hành công ty phát biểu ăn mừng ngắn gọn trong khi một nhiếp ảnh gia tập trung ghi lại khoảnh khắc trên.
Buổi lễ đã có thể giúp giải quyết ổn thỏa mọi việc với các quan chức địa phương, nhưng nó không làm được gì để xoa dịu các chủ nhà. Vào tháng 10 (sau khi 100 ngày trôi qua) Liang Ming và một số người khác đột nhập vào công trường và trèo lên nhiều tầng. “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – họ đã hô vang từ vị trí trên cao đó. Liang cho biết, cảnh sát đã đến và đánh đập một số người biểu tình, xô ngã mọi người xuống đất.
Tại một cuộc biểu tình khác trong năm nay, nơi các chủ nhà của One Riviera tổ chức trước văn phòng khiếu nại, các sĩ quan của đội chống khủng bố Trung Quốc đã xuất hiện tại hiện trường. Họ kéo một số người biểu tình lên xe và thả họ xuống một khu vực cách đó 10 km, nơi rất khó bắt taxi. Nhóm này bao gồm một số người già và trẻ em, những người này đã phải đi bộ chậm rãi về hướng thành phố cho đến khi tìm được một chiếc taxi. Các sĩ quan cảnh sát đã đến thăm nhiều chủ nhà ở One Riviera để cảnh báo họ không nên biểu tình.
Một hình thức phản kháng khác là dùng tài chính. Một thực tế tàn khốc về sự thiếu hụt trong xây dựng là nhiều người mua đang mắc kẹt trong việc trả các khoản vay cho những căn hộ có thể không bao giờ tồn tại. Gu và một số người cũng đã lỡ mua căn hộ như anh cho biết vào tháng 9 rằng họ sẽ không trả tiền mua nhà theo đợt nữa.
Họ đang hợp tác tốt với nhau: một nhóm cư dân mạng bất đồng chính kiến bắt đầu thu thập dữ liệu về các cuộc tẩy chay trên khắp Trung Quốc vào tháng 6 năm 2022, tiết lộ rằng hàng chục nghìn người đã ngừng trả tiền như một hình thức phản đối. Một số người mua nhà thất vọng đã đăng các tuyên bố trực tuyến tuyên bố rằng họ sẽ không thanh toán cho đến khi nhận được chìa khóa. Điều này gây áp lực lên các ngân hàng và chính quyền địa phương trong việc giải quyết vấn đề, mặc dù Gu và những người hàng xóm tương lai của anh có thể phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng nếu họ không chịu thanh toán các khoản tiền mua nhà theo đợt.
Nói chuyện với giới truyền thông cũng có rủi ro, Gu biết điều đó. Nhưng sau khi thử những cách khác mà không đi đến đâu, anh cảm thấy buộc phải lên tiếng. Gu coi hoàn cảnh của mình phản ánh những vấn đề lớn hơn của Trung Quốc về pháp quyền. Anh nói: “Người dân đã đầu tư tài sản của nhiều thế hệ gia đình vào những căn hộ này và đây là những gì chúng tôi nhận được”.
Khế ước xã hội bất thành văn với Đảng Cộng sản Trung Quốc quy định rằng Đảng sẽ giúp người dân gia tăng của cải vật chất nhưng công dân phải tuyệt đối tuân lệnh lãnh đạo. Tuy nhiên, khi nền kinh tế gặp khó khăn, những công dân Trung Quốc vẫn buộc phải tuân lệnh. Đó là một trải nghiệm ngột ngạt và khó hiểu đối với những người đã sống qua nhiều thập kỷ tăng trưởng nhanh chóng.
Tình trạng khó khăn của chính anh đã khiến Gu tin rằng khắp Trung Quốc chắc chắn có nhiều người cũng giống anh. “Đây là Thượng Hải,” anh kêu lên. Thành phố lớn nhất Trung Quốc này có hệ thống tòa án phức tạp, với một số luật sư và thẩm phán giỏi nhất Trung Quốc, những người thông thạo luật thương mại. Nếu những rắc rối như vậy có thể xảy đến với Gu tại đây thì bất cứ ai cũng có thể bị ảnh hưởng.
Nguồn: https://www.economist.com/1843/2023/12/03/give-us-our-homes-the-angry-victims-of-chinas-property-crisis
Nguồn: https://www.facebook.com/tuan.cu.5/po
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Page 4 of 4 • 1, 2, 3, 4
Similar topics
» Hoa Kỳ: Nạn nhân của cuộc khủng hoảng kép Covid-19 và dầu lửa
» Âu châu khủng hoảng khí đốt trong đợt lạnh đầu mùa đông
» Tàu: Khủng hoảng bất động sản huỷ hoại thịnh vượng của giới trung lưu
» Trục ác rõ dần trong cuộc xung đột mới ở Trung Đông
» Thủ tướng Canada ám chỉ Trung Quốc sử dụng lao động nô lệ trong sản xuất lithium (Reuters)
» Âu châu khủng hoảng khí đốt trong đợt lạnh đầu mùa đông
» Tàu: Khủng hoảng bất động sản huỷ hoại thịnh vượng của giới trung lưu
» Trục ác rõ dần trong cuộc xung đột mới ở Trung Đông
» Thủ tướng Canada ám chỉ Trung Quốc sử dụng lao động nô lệ trong sản xuất lithium (Reuters)
Page 4 of 4
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum