Sách II
Page 6 of 7 • Share
Page 6 of 7 • 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
Re: Sách II
TRE Magazine
Lê Kung Diễm
October 13th, 2023
Người Đức mê sách
Đức là một trong số ít quốc gia yêu thích đọc sách. Hơn 80 triệu dân sở hữu cho mình thị trường sách lớn thứ hai thế giới. Trước làn sóng ào ạt, áp đảo của mạng internet, sách điện tử, liệu sách giấy có chao đảo, kiệt quệ đi đến “tuyệt chủng”?
Đứng, ngồi chờ tàu, xe cũng tận dụng thời gian đọc sách
Thói quen đọc sách
Ðọc sách trở thành một nét văn hóa của người dân Đức. Nó được xếp trong “top” 10 thói quen yêu thích của người Đức. Anh Stephan Matthes, 36 tuổi, một nhân viên văn phòng nói…: “Đối với tôi chỉ có bia, bóng đá và sách thôi! Nhà cha tôi ở Munich có tủ sách hơn 1,000 cuốn. Có cuốn xuất bản từ năm 1925, 1928”. Từ thế kỷ XV, J. Gutenberg, một người Đức đã đi đầu làm “cuộc cách mạng” về kỹ thuật in sách. Một số tác phẩm triết học, văn học, âm nhạc, chính trị-xã hội kinh điển của những I. Kant, Hegel, Nietzsche, Bach, J.W.Goethe…là những tác giả người Đức quen thuộc với các tầng lớp trí thức, học giả trên thế giới. Những triết gia, nhà văn, nhà thơ, nhà soạn nhạc nổi tiếng đã từng đọc sách trước khi nhiều người đọc sách của họ!
Tháng 7/2015, có một khảo sát với 2.5 vạn người Đức độ tuổi từ 14 trở lên, có 68.7% thích sách và thường xuyên đọc sách: 29.6% đặc biệt đam mê sách. Một ngày tháng 6/2019, tôi thật sự kinh ngạc khi thấy ngồi cùng dãy ghế với mình, trên chuyến bay từ Đức sang Ý, có đến 4 trên 5 người…đọc sách! Thỉnh thoảng tôi thấy tại trạm chờ tàu điện, trên tàu điện, xe buýt, máy bay, khá nhiều người Đức tay cầm cuốn sách. Lúc ngồi kể cả khi đứng, vẫn chăm chú đọc, dán mắt vào trang sách, như quanh mình chẳng còn ai! Tôi nghĩ, ngoài điện thoại di động hình như trong cặp xách, ba lô đeo trên vai của họ luôn có một, hai cuốn sách…Người cao tuổi, trung niên, thanh niên, thiếu niên đều say mê đọc sách. Đọc trong thư phòng, trên giường trước khi ngủ đã trở thành niềm đam mê của nhiều người Đức. Hầu hết trong nhà của họ đều có một tủ sách hoặc giá sách, ít nhất cũng cả trăm cuốn. Sách để đọc chứ không phải để trang trí, “làm màu”. Sách trong thư viện, trong trường học, sách cũng ra tận ngoài…thư viện vỉa hè, đường phố, ai cũng được đọc!
Cô chủ quán sách giới thiệu sách với khách hàng
Phải nói sách in giấy của Đức rất đẹp. Đẹp từ chất liệu giấy đến màu sắc, kỹ thuật, mỹ thuật in ấn, trình bày, bìa, gáy sách…sang trọng. Giá sách có rẻ không? Không hề! Trung bình một cuốn sách thường thường cũng từ 10 euro đến 15 euro/cuốn (khoảng 250 nghìn VNĐ đến gần 400 nghìn VNĐ). Sách song ngữ như Đức – Anh, Đức – Việt dành cho trẻ em thì đắt hơn nhiều! Người Đức vốn coi trọng sách nên họ không bao giờ đem gói hàng hay xé vứt lung tung. Nếu không đọc nữa, không giữ lại thì họ vẫn giúp cho sách luân chuyển, sống “một cuộc đời mới” bằng cách cho đi (bỏ trong thùng giấy đặt trước cửa nhà) hoặc mang ra các thư viện vỉa hè cho người khác đọc. Từng có một nhà văn nữ ở Hà Nội, năm 2017 sang Nuremberg, một thành phố lớn của bang Bayern, và bang Hamburg, CHLB Đức, đọc sách của mình (có người dịch sang tiếng Đức), có bán vé, giá 8 euro/vé và 14 euro/vé! Độc giả là người Đức lớn tuổi đến nghe rất chăm chú và giao lưu với tác giả.
Quán sách có bán cả cà phê
Sách trước thách thức…
Hằng năm, hơn 9 vạn cuốn sách mới được xuất bản ở Đức, trung bình 11.5 đầu sách trên 1 vạn dân. Và trung bình cứ 1.7 vạn dân có một hiệu sách. Trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin, mạng internet, sách điện tử không ngừng phát triển thì đâu chỉ sách in ở Đức mà cả thế giới cũng đang gồng lên “đối phó”! Kể ra cũng có điều may là sách điện tử có giá hơi cao hơn sách in và quan trọng là người Đức họ thích đọc sách in nhiều hơn. Cũng giống như ở Việt Nam, nhiều người vẫn thích đọc báo giấy, sách giấy vì đỡ đau mắt hơn, lật trang sách người đọc có cảm giác “gần gũi” hơn lướt trên màn hình…Ở Đức có gần 8 nghìn hiệu sách. Hiệu sách từ trung tâm thủ đô, đường phố đến nhà ga; từ thành phố lớn đến thành phố nhỏ. Hiệu sách không chỉ bán sách, còn bán kèm văn phòng phẩm như giấy bút, bưu thiếp, túi xách đeo bằng vải, nhựa… Có hiệu sách bày bán cà phê, nước giải khát bên trong, có bàn ghế cho khách ngồi đọc. Muốn mua sách báo cũ thì tìm đến các hiệu sách cũ hoặc chợ trời. Trên đường phố cũng có vài chỗ bán sách cũ, vài chục năm cũ cũng có. Tha hồ chọn lựa và giá thì rẻ bất ngờ!
Hằng năm, ở các thành phố lớn đều tổ chức hội chợ sách, thu hút nhiều nhà xuất bản sách trên thế giới tham gia… Đường phố ở Berlin có khá nhiều hiệu sách. Một chiều cuối tháng 9/2023, tôi đi bộ dọc đường Pappelallee và dừng lại trước một hiệu sách. Phía trước bày 3 cái bàn khiến tôi ngạc nhiên và tò mò…Cô chủ hiệu sách Montag tên Daniela, vui vẻ chia sẻ: “Chúng tôi có một lượng khách thường xuyên, quen thuộc là các bạn trẻ. Họ thích đọc sách in hơn là đọc trên điện thoại… Mỗi khi thấy câu, đoạn nào hay thì họ dùng bút gạch chân những chỗ đó… Bàn ghế tôi đặt phía trước là để ngồi uống cà phê. Tôi kết hợp bán sách với cà phê. Tất nhiên khách không uống cà phê vẫn ngồi thoải mái. Ngoài ra còn có khách du lịch hay ghé vào đây mua sách”. Người mua sách có thể ngồi nán lại đọc, không phải mua cà phê mà chẳng ai làm phiền.
Tác giả với bà Birgit, chủ một hiệu sách ở Berlin
Được hỏi giờ mở cửa, người nào thường mua sách; Trước sự lấn át của internet, sách điện tử, liệu sách giấy có còn bạn đọc truyền thống, bà Birgit, chủ một hiệu sách trên đường Kastanienallee nói với tôi: “Hiệu sách mở cửa từ thứ Hai đến thứ Sáu, lúc 11 giờ đến 19 giờ. Thứ Bảy mở cửa từ 11 giờ 30 phút đến 18 giờ. Chủ Nhật nghỉ. Chúng tôi bán sách vẫn ổn, đặc biệt người mua là giới trẻ. Mọi người thích cảm giác cầm một cuốn sách trên tay hơn đọc sách trên điện thoại. Một số sách, chẳng hạn như sách chuyên ngành ngày càng được đọc dưới dạng sách điện tử. Nhưng với tiểu thuyết, tiểu luận… thì người ta thích đọc trên sách in hơn. Chúng tôi có những khách hàng trung thành với sách. Sách báo trên internet ngày càng phát triển hơn. Nhưng tôi tin rằng việc buôn bán sách ở Đức vẫn ổn định”.
Có thể khẳng định, trước thách thức của sách điện tử, sách giấy vẫn duy trì, đều đặn đến với người dân Đức. Cũng trong khảo sát vào năm 2015, 44.6% người Đức đọc ít nhất một cuốn sách mỗi tuần. Nhiều người tin rằng một đất nước hùng mạnh như Đức có liên quan đến truyền thống, văn hóa đọc sách của người dân. Họ đọc sách, vừa nâng cao đời sống tinh thần, kiến thức, rèn kỹ năng phân tích, tư duy vừa nỗ lực đóng góp tâm sức để phát triển đất nước.
Đến tượng đá cũng cần có… sách!
Lê Kung Diễm
October 13th, 2023
Người Đức mê sách
Đức là một trong số ít quốc gia yêu thích đọc sách. Hơn 80 triệu dân sở hữu cho mình thị trường sách lớn thứ hai thế giới. Trước làn sóng ào ạt, áp đảo của mạng internet, sách điện tử, liệu sách giấy có chao đảo, kiệt quệ đi đến “tuyệt chủng”?
Đứng, ngồi chờ tàu, xe cũng tận dụng thời gian đọc sách
Thói quen đọc sách
Ðọc sách trở thành một nét văn hóa của người dân Đức. Nó được xếp trong “top” 10 thói quen yêu thích của người Đức. Anh Stephan Matthes, 36 tuổi, một nhân viên văn phòng nói…: “Đối với tôi chỉ có bia, bóng đá và sách thôi! Nhà cha tôi ở Munich có tủ sách hơn 1,000 cuốn. Có cuốn xuất bản từ năm 1925, 1928”. Từ thế kỷ XV, J. Gutenberg, một người Đức đã đi đầu làm “cuộc cách mạng” về kỹ thuật in sách. Một số tác phẩm triết học, văn học, âm nhạc, chính trị-xã hội kinh điển của những I. Kant, Hegel, Nietzsche, Bach, J.W.Goethe…là những tác giả người Đức quen thuộc với các tầng lớp trí thức, học giả trên thế giới. Những triết gia, nhà văn, nhà thơ, nhà soạn nhạc nổi tiếng đã từng đọc sách trước khi nhiều người đọc sách của họ!
Tháng 7/2015, có một khảo sát với 2.5 vạn người Đức độ tuổi từ 14 trở lên, có 68.7% thích sách và thường xuyên đọc sách: 29.6% đặc biệt đam mê sách. Một ngày tháng 6/2019, tôi thật sự kinh ngạc khi thấy ngồi cùng dãy ghế với mình, trên chuyến bay từ Đức sang Ý, có đến 4 trên 5 người…đọc sách! Thỉnh thoảng tôi thấy tại trạm chờ tàu điện, trên tàu điện, xe buýt, máy bay, khá nhiều người Đức tay cầm cuốn sách. Lúc ngồi kể cả khi đứng, vẫn chăm chú đọc, dán mắt vào trang sách, như quanh mình chẳng còn ai! Tôi nghĩ, ngoài điện thoại di động hình như trong cặp xách, ba lô đeo trên vai của họ luôn có một, hai cuốn sách…Người cao tuổi, trung niên, thanh niên, thiếu niên đều say mê đọc sách. Đọc trong thư phòng, trên giường trước khi ngủ đã trở thành niềm đam mê của nhiều người Đức. Hầu hết trong nhà của họ đều có một tủ sách hoặc giá sách, ít nhất cũng cả trăm cuốn. Sách để đọc chứ không phải để trang trí, “làm màu”. Sách trong thư viện, trong trường học, sách cũng ra tận ngoài…thư viện vỉa hè, đường phố, ai cũng được đọc!
Cô chủ quán sách giới thiệu sách với khách hàng
Phải nói sách in giấy của Đức rất đẹp. Đẹp từ chất liệu giấy đến màu sắc, kỹ thuật, mỹ thuật in ấn, trình bày, bìa, gáy sách…sang trọng. Giá sách có rẻ không? Không hề! Trung bình một cuốn sách thường thường cũng từ 10 euro đến 15 euro/cuốn (khoảng 250 nghìn VNĐ đến gần 400 nghìn VNĐ). Sách song ngữ như Đức – Anh, Đức – Việt dành cho trẻ em thì đắt hơn nhiều! Người Đức vốn coi trọng sách nên họ không bao giờ đem gói hàng hay xé vứt lung tung. Nếu không đọc nữa, không giữ lại thì họ vẫn giúp cho sách luân chuyển, sống “một cuộc đời mới” bằng cách cho đi (bỏ trong thùng giấy đặt trước cửa nhà) hoặc mang ra các thư viện vỉa hè cho người khác đọc. Từng có một nhà văn nữ ở Hà Nội, năm 2017 sang Nuremberg, một thành phố lớn của bang Bayern, và bang Hamburg, CHLB Đức, đọc sách của mình (có người dịch sang tiếng Đức), có bán vé, giá 8 euro/vé và 14 euro/vé! Độc giả là người Đức lớn tuổi đến nghe rất chăm chú và giao lưu với tác giả.
Quán sách có bán cả cà phê
Sách trước thách thức…
Hằng năm, hơn 9 vạn cuốn sách mới được xuất bản ở Đức, trung bình 11.5 đầu sách trên 1 vạn dân. Và trung bình cứ 1.7 vạn dân có một hiệu sách. Trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin, mạng internet, sách điện tử không ngừng phát triển thì đâu chỉ sách in ở Đức mà cả thế giới cũng đang gồng lên “đối phó”! Kể ra cũng có điều may là sách điện tử có giá hơi cao hơn sách in và quan trọng là người Đức họ thích đọc sách in nhiều hơn. Cũng giống như ở Việt Nam, nhiều người vẫn thích đọc báo giấy, sách giấy vì đỡ đau mắt hơn, lật trang sách người đọc có cảm giác “gần gũi” hơn lướt trên màn hình…Ở Đức có gần 8 nghìn hiệu sách. Hiệu sách từ trung tâm thủ đô, đường phố đến nhà ga; từ thành phố lớn đến thành phố nhỏ. Hiệu sách không chỉ bán sách, còn bán kèm văn phòng phẩm như giấy bút, bưu thiếp, túi xách đeo bằng vải, nhựa… Có hiệu sách bày bán cà phê, nước giải khát bên trong, có bàn ghế cho khách ngồi đọc. Muốn mua sách báo cũ thì tìm đến các hiệu sách cũ hoặc chợ trời. Trên đường phố cũng có vài chỗ bán sách cũ, vài chục năm cũ cũng có. Tha hồ chọn lựa và giá thì rẻ bất ngờ!
Hằng năm, ở các thành phố lớn đều tổ chức hội chợ sách, thu hút nhiều nhà xuất bản sách trên thế giới tham gia… Đường phố ở Berlin có khá nhiều hiệu sách. Một chiều cuối tháng 9/2023, tôi đi bộ dọc đường Pappelallee và dừng lại trước một hiệu sách. Phía trước bày 3 cái bàn khiến tôi ngạc nhiên và tò mò…Cô chủ hiệu sách Montag tên Daniela, vui vẻ chia sẻ: “Chúng tôi có một lượng khách thường xuyên, quen thuộc là các bạn trẻ. Họ thích đọc sách in hơn là đọc trên điện thoại… Mỗi khi thấy câu, đoạn nào hay thì họ dùng bút gạch chân những chỗ đó… Bàn ghế tôi đặt phía trước là để ngồi uống cà phê. Tôi kết hợp bán sách với cà phê. Tất nhiên khách không uống cà phê vẫn ngồi thoải mái. Ngoài ra còn có khách du lịch hay ghé vào đây mua sách”. Người mua sách có thể ngồi nán lại đọc, không phải mua cà phê mà chẳng ai làm phiền.
Tác giả với bà Birgit, chủ một hiệu sách ở Berlin
Được hỏi giờ mở cửa, người nào thường mua sách; Trước sự lấn át của internet, sách điện tử, liệu sách giấy có còn bạn đọc truyền thống, bà Birgit, chủ một hiệu sách trên đường Kastanienallee nói với tôi: “Hiệu sách mở cửa từ thứ Hai đến thứ Sáu, lúc 11 giờ đến 19 giờ. Thứ Bảy mở cửa từ 11 giờ 30 phút đến 18 giờ. Chủ Nhật nghỉ. Chúng tôi bán sách vẫn ổn, đặc biệt người mua là giới trẻ. Mọi người thích cảm giác cầm một cuốn sách trên tay hơn đọc sách trên điện thoại. Một số sách, chẳng hạn như sách chuyên ngành ngày càng được đọc dưới dạng sách điện tử. Nhưng với tiểu thuyết, tiểu luận… thì người ta thích đọc trên sách in hơn. Chúng tôi có những khách hàng trung thành với sách. Sách báo trên internet ngày càng phát triển hơn. Nhưng tôi tin rằng việc buôn bán sách ở Đức vẫn ổn định”.
Có thể khẳng định, trước thách thức của sách điện tử, sách giấy vẫn duy trì, đều đặn đến với người dân Đức. Cũng trong khảo sát vào năm 2015, 44.6% người Đức đọc ít nhất một cuốn sách mỗi tuần. Nhiều người tin rằng một đất nước hùng mạnh như Đức có liên quan đến truyền thống, văn hóa đọc sách của người dân. Họ đọc sách, vừa nâng cao đời sống tinh thần, kiến thức, rèn kỹ năng phân tích, tư duy vừa nỗ lực đóng góp tâm sức để phát triển đất nước.
Đến tượng đá cũng cần có… sách!
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Pé Nhiên - ybox
Review Sách "Tình Yêu Thời Thổ Tả": Cuốn Sách Ám Ảnh Nhất Của Marquez
Không giống nhiều bạn bè yêu thích văn học, độc giả Minh Tiệp chia sẻ: "Với cá nhân tôi, "Tình yêu thời thổ tả" mới là cuốn sách ám ảnh nhất của Marquez".
Những người đam mê dòng văn chương huyền ảo hẳn không lạ gì Gabriel Garcia Marquez với tiểu thuyết nổi tiếng Trăm năm cô đơn. Ông là một nhà văn vui tính, phóng túng và hiểu rất rõ về tâm lý, tình yêu của loài người. Điều này, đã được tổng quát trong tiểu thuyết Tình yêu thời thổ tả.
Nội dung tổng thể Tình yêu thời thổ tả đơn giản là câu chuyện về một người đàn ông đã chờ đợi cả một cuộc đời để có được người phụ nữ mà thời trẻ mình đã yêu say đắm. Về mặt chi tiết nội dung truyện nói về một xã hội hủ lậu nơi tình yêu không có đất sống, mọi giá trị đều được đánh giá bằng của cải và những nhục dục tầm thường của con người.
Mở đầu tình yêu thời thổ tả cũng đẹp như bao truyện “ngôn tình” khác. Một đôi trẻ phải lòng nhau, yêu nhau, hứa hẹn và mong muốn có một cuộc sống hạnh phúc trọn đời bên nhau. Và bi kịch bắt đầu xảy ra khi chàng trai Florentino Ariza có việc phải rời cô người yêu Fermina Daza trong một thời gian. Cô gái khắc khoải chờ đợi, còn chàng trai khắc khoải nhớ mong. Họ chỉ cần gặp lại nhau để thực hiện những gì còn thiếu cho một tình yêu.
Nhưng theo tôi sự thú vị của cuốn sách này chính là bước ngoặt khi hai nhân vật chính gặp lại nhau nhưng lại... chia tay nhau. Một diễn biết vừa có phần tàn nhẫn vừa hài hước. Lý do lớn nhất chính là khi Fermina gặp lại Florentino, cô đã không gặp lại được hình ảnh anh người yêu ngày trở về trong tưởng tượng của mình. Và lý do cho chuyện này chính lại vì Florentino quá nhớ nhung Fermina nên anh trông thật tiều tụy, mệt mỏi và đáng thương.
Quyết định lấy một người thuộc tầng lớp thượng lưu, giàu có - bác sĩ Urbino của Fermina đã đẩy cuộc đời Florentino vào một góc bẩn thỉu nhất, nhày nhụa nhất của cuộc sống. Cả cuộc đời ông phải loay hoay thủ đoạn, tìm mọi cách để trở thành chủ một hãng tàu thủy, trở thành một người giàu có, địa vị để có thể quay lại chinh phục Fermina. Và để vợi đi nỗi nhớ, ông chìm trong nhục dục, lê la khắp nơi với đủ hạng đàn bà xuất hiện trong cuộc đời.
Florentino có lại được Fermina khi cả hai ông bà đã hơn 70, khi chồng của Fermina đã chết, khi Fermina không còn bận tâm tới con cái hay những điều ràng buộc của xã hội đã chẳng còn ý nghĩa nhiều với những người ở độ tuổi như vậy. Nhưng cái kết cũng không trọn vẹn khi hai người để hoàn thành câu chuyện tình đẹp đã trốn lên con tàu thủy treo chiếc cờ dịch tả, chạy một mình trên một dòng sông.
Nội dung câu chuyện cũ vẫn còn xuất hiện nhiều trong cuộc sống hiện đại, xã hội hiện đại nơi con người nhiều khi vẫn đòi hỏi sự môn đăng hậu đối về mọi mặt trong cuộc sống, về địa vị, về của cải về học thức...
Có một câu hỏi rất lớn, tôi luôn đặt ra sau khi đọc cuốn sách này: Nếu Florentino không trở thành chủ của một hãng tàu, không có tiền tài, địa vị thì liệu quý bà Fermina 70 tuổi có quay lại để tiếp tục mối tình dang dở thời trẻ, mối tình của một cô gái con nhà buôn giàu có với chàng trai nghèo khổ hay không?
Nội dung câu chuyện cũ vẫn còn xuất hiện nhiều trong cuộc sống hiện đại, xã hội hiện đại nơi con người nhiều khi vẫn đòi hỏi sự môn đăng hậu đối về mọi mặt trong cuộc sống, về địa vị, về của cải về học thức...
Có một câu hỏi rất lớn, tôi luôn đặt ra sau khi đọc cuốn sách này: Nếu Florentino không trở thành chủ của một hãng tàu, không có tiền tài, địa vị thì liệu quý bà Fermina 70 tuổi có quay lại để tiếp tục mối tình dang dở thời trẻ, mối tình của một cô gái con nhà buôn giàu có với chàng trai nghèo khổ hay không?
Nguồn sưu tầm: https://goo.gl/bCukFY
Review Sách "Tình Yêu Thời Thổ Tả": Cuốn Sách Ám Ảnh Nhất Của Marquez
Không giống nhiều bạn bè yêu thích văn học, độc giả Minh Tiệp chia sẻ: "Với cá nhân tôi, "Tình yêu thời thổ tả" mới là cuốn sách ám ảnh nhất của Marquez".
Những người đam mê dòng văn chương huyền ảo hẳn không lạ gì Gabriel Garcia Marquez với tiểu thuyết nổi tiếng Trăm năm cô đơn. Ông là một nhà văn vui tính, phóng túng và hiểu rất rõ về tâm lý, tình yêu của loài người. Điều này, đã được tổng quát trong tiểu thuyết Tình yêu thời thổ tả.
Nội dung tổng thể Tình yêu thời thổ tả đơn giản là câu chuyện về một người đàn ông đã chờ đợi cả một cuộc đời để có được người phụ nữ mà thời trẻ mình đã yêu say đắm. Về mặt chi tiết nội dung truyện nói về một xã hội hủ lậu nơi tình yêu không có đất sống, mọi giá trị đều được đánh giá bằng của cải và những nhục dục tầm thường của con người.
Mở đầu tình yêu thời thổ tả cũng đẹp như bao truyện “ngôn tình” khác. Một đôi trẻ phải lòng nhau, yêu nhau, hứa hẹn và mong muốn có một cuộc sống hạnh phúc trọn đời bên nhau. Và bi kịch bắt đầu xảy ra khi chàng trai Florentino Ariza có việc phải rời cô người yêu Fermina Daza trong một thời gian. Cô gái khắc khoải chờ đợi, còn chàng trai khắc khoải nhớ mong. Họ chỉ cần gặp lại nhau để thực hiện những gì còn thiếu cho một tình yêu.
Nhưng theo tôi sự thú vị của cuốn sách này chính là bước ngoặt khi hai nhân vật chính gặp lại nhau nhưng lại... chia tay nhau. Một diễn biết vừa có phần tàn nhẫn vừa hài hước. Lý do lớn nhất chính là khi Fermina gặp lại Florentino, cô đã không gặp lại được hình ảnh anh người yêu ngày trở về trong tưởng tượng của mình. Và lý do cho chuyện này chính lại vì Florentino quá nhớ nhung Fermina nên anh trông thật tiều tụy, mệt mỏi và đáng thương.
Quyết định lấy một người thuộc tầng lớp thượng lưu, giàu có - bác sĩ Urbino của Fermina đã đẩy cuộc đời Florentino vào một góc bẩn thỉu nhất, nhày nhụa nhất của cuộc sống. Cả cuộc đời ông phải loay hoay thủ đoạn, tìm mọi cách để trở thành chủ một hãng tàu thủy, trở thành một người giàu có, địa vị để có thể quay lại chinh phục Fermina. Và để vợi đi nỗi nhớ, ông chìm trong nhục dục, lê la khắp nơi với đủ hạng đàn bà xuất hiện trong cuộc đời.
Florentino có lại được Fermina khi cả hai ông bà đã hơn 70, khi chồng của Fermina đã chết, khi Fermina không còn bận tâm tới con cái hay những điều ràng buộc của xã hội đã chẳng còn ý nghĩa nhiều với những người ở độ tuổi như vậy. Nhưng cái kết cũng không trọn vẹn khi hai người để hoàn thành câu chuyện tình đẹp đã trốn lên con tàu thủy treo chiếc cờ dịch tả, chạy một mình trên một dòng sông.
Nội dung câu chuyện cũ vẫn còn xuất hiện nhiều trong cuộc sống hiện đại, xã hội hiện đại nơi con người nhiều khi vẫn đòi hỏi sự môn đăng hậu đối về mọi mặt trong cuộc sống, về địa vị, về của cải về học thức...
Có một câu hỏi rất lớn, tôi luôn đặt ra sau khi đọc cuốn sách này: Nếu Florentino không trở thành chủ của một hãng tàu, không có tiền tài, địa vị thì liệu quý bà Fermina 70 tuổi có quay lại để tiếp tục mối tình dang dở thời trẻ, mối tình của một cô gái con nhà buôn giàu có với chàng trai nghèo khổ hay không?
Nội dung câu chuyện cũ vẫn còn xuất hiện nhiều trong cuộc sống hiện đại, xã hội hiện đại nơi con người nhiều khi vẫn đòi hỏi sự môn đăng hậu đối về mọi mặt trong cuộc sống, về địa vị, về của cải về học thức...
Có một câu hỏi rất lớn, tôi luôn đặt ra sau khi đọc cuốn sách này: Nếu Florentino không trở thành chủ của một hãng tàu, không có tiền tài, địa vị thì liệu quý bà Fermina 70 tuổi có quay lại để tiếp tục mối tình dang dở thời trẻ, mối tình của một cô gái con nhà buôn giàu có với chàng trai nghèo khổ hay không?
Nguồn sưu tầm: https://goo.gl/bCukFY
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Hơi bị thiếu muối
Tapnhan...
“Tình yêu thời thổ tả” có khác quả là có hơi nặng mùi. Bác Gabriel Garcia Marquez viết cái thiên tình sử thấm đượm tính ngôn tình này ngay sau khi đạt giải Nobel văn học năm 1982 với quyển Trăm năm cô đơn. Chuyện đặt bối cảnh ở một thị trấn cảng ở Colombia, kể về một anh chàng nhà nghèo tình cờ gặp gỡ và đem lòng tương tư một cô gái nhà giầu. Đương nhiên là thời đại nào cũng vậy, gì chứ không môn đăng hộ đối, tình yêu vượt giai cấp là gặp nhiều chông gai lắm nghe. Đặc biệt là ở thời đại ko có điện thoại, ko tin nhắn và mạng xã hội, làm sao mà như chúng ta văn minh âm thầm stalk người ta trên mạng được. Thế nên là nam 9 chỉ có cách ngày nào cũng nấp gốc cây đa giả tàng hình ở bụi chuối… tò tò theo đuôi nữ chính từ đông sang hạ từ hạ sang thu xem nàng ta mặc bộ đồ gì, tóc tai ra sao, thơm mùi như nào rồi xem lịch trình đi học, đi chợ, đi chơi, đi công viên buổi nào để sắp xếp lịch nhìn trộm về còn viết nhật ký stalker. Tình yêu lành mạnh thế mà. Phải cái mặc dù vừa gầy gò ốm yếu vừa đầu bù tóc rối chả được cái nước non gì nhưng bù lại nam 9 giỏi món viết thư tán gái, văn phong ngựa thần lướt gió tung mây, bao áng văn thư cứ biên cứ thun thút. Thế nên bẵng đi một thời gian nước chảy đá mòn thư từ qua lại cũng cua được nữ chính. Nữ chính con nhà gia quy nghiêm khắc lần đầu được tán tỉnh lại còn trốn cha trốn mẹ yêu đương vụng trộm nên hưng phấn lắm. Yêu ngừoi thật thì ít mà yêu cái ảo tưởng mình tự vẽ ra cho con nhà người ta là nhiều. Chẳng vì thế mà sau khi bị bố phát hiện, bị bắt đi về quê ngoại ở vài 3 năm để chia cắt cuộc tình cô vẫn giữ tấm lòng trung trinh với chàng cho đến ngày quay lại thành phố, trong vài 3 năm khi nữ chính đã chuyển mình từ một cô gái ngây thơ thành một người phụ nữ chín chắn rồi phút đầu tiên gặp lại người tình lâu năm sau bao ngày chia cắt, thấy chàng vẫn là một con đỗ nghèo khỉ đầu tóc bù rù như ngày nào thì chị không ngại ngần gì mà đá a không thương tiếc. Và dĩ nhiên giống như bao câu chuyện tình yêu khác, lúc đó nam phụ làm bác sĩ vừa có tiền vừa có tài vừa ngon zai lại con nhà thế tộc xuất hiện. Chị cũng chưa yêu thương gì lắm nhưng cũng chả nề hà gì lấy anh luôn rồi hai người vi vu trăng mật trời Âu vài ba năm xong đẻ bụp bụp con 2,3 đứa, cuộc sống vợ chồng viên mãn cho đến (SPOILER) năm anh bác sĩ mải trèo cây bắt vẹt lỡ hụt chân rồi hưởng dương 73 tuổi. 5 mươi mấy năm trời cuối cùng cũng chờ đến ngày nữ chính thành goá phụ, làm người tự do, ấy thế là anh nam chính lúc đó đầu cũng 2 thứ tóc tay chống gậy (lúc này cũng phấn đấu làm ăn có tiền có của ăn của để rồi) xuất hiện ngay cửa nhà bày tỏ tình cảm để 2 người nối lại tình xưa. Anh bảo 5 mươi mấy năm trời a chẳng quên được c, nhất quyết ko tạm bợ với một ai (nhưng vẫn ngủ lang với hàng trăm gái khác từ già để trẻ, từ người lạ người dưng đến cháu chắt trong nhà) chỉ chờ đến ngày chồng em xuống lỗ để chúng ta lại được ở bên nhau. Rồi sau đó 2 ông bà già nắm tay nhau bước chân lên chiếc du thuyền có gắn cờ vàng - cờ biểu hiện của tàu có người mắc bệnh tả, bệnh hiểm nghèo ko có thuốc chữa thời bấy giờ, cùng trôi về đường chân trời. Hết.
Cốt truyện thì thổ tả, máu chó, clique vậy đó nhưng văn của bác tác giả đẹp đẽ, nên thơ êm ái quá nên cũng khó chấm điểm thấp. Nhưng nếu ai muốn thử biết mùi văn học dòng hiện thực huyền ảo thì có lẽ nên bắt đầu bằng cuốn Trăm năm cô đơn thay vì quyển này, hiện thực không thấy đâu toàn thấy tình yêu hoang tưởng (và toxic).
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Oh je, người dịch lại phiên âm tên ra tiếng tự chế
ĐÔNG GIANG – HOÀNG HOA THÁM 60 NĂM
TÌNH YÊU THỜI THỔ TẢ _GARCIA MARQUEZ
Câu chuyện một gia đình 6 người chết trong một cuộc thảm sát vì tình ở Bình Phước đầu tháng 7/2015 vừa qua làm đã làm rúng động nhân tâm cả nước. Bấy giờ người ta mới sững sờ, thảng thốt hỏi nhau: điều gì khiến một chàng trai trẻ mới hai mươi bốn tuổi trở nên tàn độc, vô nhân tính với những người từng là người hắn hết lòng thương yêu như vậy, tình yêu chăng, mà tình yêu thì có tội gì???
+ + + + +
Câu chuyện bi thảm trên làm tôi nhớ đến một tiểu thuyết khá nổi tiếng của nhà văn người Colombia , đại diện tiêu biểu của nền văn học Mỹ Latinh. Ông là Gabriel José García Marquez, tác giả tiểu thuyết “Tình yêu thời thổ tả.”
Gabriel José García Marquez sinh ngày 6/3/1927, mất ngày 17/4/2014, từng được trao giải Nobel văn học năm 1982. Nói đến García Marquez người ta hay nhắc đến tiểu thuyết đậm chất hiện thực huyền ảo “Trăm năm cô đơn ’’, thế nhưng “ Tình yêu thời thổ tả ”cũng có thể được xem là thành công rực rỡ của García Marquez ở một phương diện khác. Câu chuyện tình yêu trong “Tình yêu thời thổ tả ” được Tạp chí New York Times đánh giá là một trong những thiên tình sử đẹp nhất mọi thời đại, là “Tuyên ngôn cho sự bất diệt của trái tim ”.Scott Stein-dorff, người mua bán quyền làm phim tác phẩm này nói : “Cùng với Romeo và Juliet của đại văn hào người Anh Shakespeare, đây là câu chuyện tình lớn nhất cho tới nay được kể ra. Nó đã khiến cho hầu hết các bậc mày râu chúng ta thấy mình thực sự bất hạnh bởi không được tận hưởng vẻ đẹp lãng mạn của tình yêu đó”. Cần nói thêm, câu chuyện tình yêu trong đời thực của cha và mẹ García Marquez chính là nguồn cảm hứng cho nhà văn viết nên tác phẩm này.
Trước hết, xin nói về nhan đề truyện lạ lùng, độc đáo: “Tình yêu thời thổ tả .” Có thể có mối quan hệ gì giữa tình yêu, vốn là một khái niệm long lanh, vời vợi như những vì sao xanh trên trời với một chứng bệnh rất đời thường khá phiền phức và thô thiển của con người? Có đấy ! Câu chuyện tình trong tiểu thuyết này mở đầu với bối cảnh của vùng cảng biển Caribê vào những năm 1880, khi mà đất nước Colombia còn là một xứ sở thuộc địa của đế quốc Tây Ban Nha. Vào thời ấy , đại dịch thổ tả đang hoành hành trên khắp nơi sau 7 lần bùng phát, bắt đầu từ Ấn Độ, lan rộng đến nước Nga qua các đường vận tải, tiếp theo là Châu Âu và Bắc Mỹ theo những chuyến di dân. Kết thúc câu chuyện ,để được bình yên bên nhau, đôi tình nhân sau hơn 50 năm xa cách phải sống trên một chiếc tàu thủy. Chiếc tàu thủy ấy có treo một lá cờ vàng, dấu hiệu trên tàu có người đang mắc bệnh thổ tả, vì vậy phải cách ly hoàn toàn với thế giới của con người. Hình ảnh chiếc tàu thủy với lá cờ vàng trên vùng cửa sông Macgơđalêna ngầu bùn mênh mông như ở tận bên kia thế giới vô hình trung đã trở thành biểu tượng đẹp của tình yêu, hơn thế nữa, cũng có thể xem là hình ảnh đẹp đẽ lãng mạn duy nhất còn lưu dấu lại trong văn chương, trong kí ức nhân loại sau những thảm họa kinh hoàng của 7 lần đại dịch tả cướp đi sinh mạng hàng chục triệu con người .
Hai nhân vật chính trong tiểu thuyết “Tình yêu thời thổ tả ‘’ của García Marquez là Phlorentino Arixa và Phecmina Đaxa. Mối tình trái ngang của họ là một trường hợp khá điển hình trong đời sống thực . Phlorentino Arixa là đứa con ngoài giá thú, sống với mẹ là người bán hàng vặt ngụ trong ngôi nhà thuê của một xóm nghèo.Trong khi đó, Phecmina Đaxa mẹ chết lúc còn nhỏ, cha là một nhà buôn giàu có mới phất lên. Nói hai gia đình không môn đăng hộ đối thì không chính xác, nhưng rõ ràng giữa hai người trẻ tuổi đã có sẵn một hố sâu ngăn cách, một sự chênh lệch khó lòng xóa bỏ giữa giàu và nghèo. Phlorentino Arixa bấy giờ mới mười tám tuổi, một điện báo viên bình thường, người gầy gò xanh xao, cặp kính cận dày, nom lúc nào cũng có vẻ cô đơn. Một ngày, Phlorentino Arixa đến nhà Phecmina Đaxa để trao cho cha cô một bức điện báo, khi đi ngang ngoài cửa sổ, tình cờ thấy Phecmina Đaxa mười ba tuổi , đang ngồi học bài, cô đã ngước nhìn lên, và cái nhìn ngẫu nhiên ấy là khởi thủy của một tấn bi kịch tình yêu mà hơn một nửa thế kỷ sau vẫn chưa kết thúc!
Hai tuần sau đó Phlorentino Arixa sống mà tâm tưởng lúc nào cũng chỉ nghĩ đến Phecmina Đaxa . Anh viết một bức thư dày hơn sáu mươi tờ giấy viết kín hai mặt và tìm mọi cách trao bức thư cho cô bé thiên thần của mình. Cũng từ khi gửi thư, nỗi khắc khoải mong đợi đã khiến anh ốm nặng: bụng quặn đau, nôn mửa, mạch chìm đi, hơi thở khò khè, mồ hôi vàng như mồ hôi người bệnh sắp chết. Bà mẹ Phlorentino Arixa phát hoảng vội mời thầy thuốc, hóa ra, mặc dù triệu chứng rất giống, Phlorentino Arixa không bị mắc bệnh thổ tả, anh chỉ khốn khổ vì mắc bệnh tương tư!
Về phần Phecmina Đaxa, cô thiếu nữ xinh đẹp có dáng đi kiêu hãnh của một loài “hoẵng cái”, ban đầu là sự ngạc nhiên, tò mò, và rồi không biết tự bao giờ sự tò mò ấy biến thành nỗi khát khao mong đợi những lần gặp mặt, những lá thư mà ngày nào họ cũng viết cho nhau.Tình yêu trong lòng người thiếu nữ, ban đầu chỉ là một đốm lửa, dần dần đã trở thành một đám cháy.
Nhưng hiển nhiên là Lorenxo Đaxa, ông bố của Phecmina Đaxa, không bao giờ có thể chấp nhận một cuộc hôn nhân không cân xứng như vậy. Vốn chỉ là một kẻ buôn lừa, không biết đọc cũng không biết viết, chỉ có quyết tâm làm giàu và ông đã làm việc cật lực đến mức không một con lừa nào của ông sánh kịp.Từ khi vợ chết, Lorenxo Đaxa chỉ có một mục đích phấn đấu duy nhất là để cô con gái thành một bà lớn. Và sự xuất hiện của chàng trai trẻ Phlorentino Arixa đã thành một trở lực cho tất cả những dự định đó.Với một khẩu súng lục trong tay, Lorenxo Đaxa nói chuyện với Phlorentino Arixa. Cuộc nói chuyện bất thành, biết không thể lay chuyển được ý chí của chàng trai, ngay trong tuần lễ đó, ông bố đem người con gái đi xa thật xa.
Phecmina Đaxa đã mười tám tuổi, ngày càng trở nên xinh đẹp và kiêu hãnh hơn xưa. Thời gian làm cho mọi chuyện trở nên mờ nhạt và cô gái nhận ra chuyện tình yêu với Phlorentino Arixa ngày xưa chỉ là một chuyện hoang đường. Khoảng thời gian ấy, bệnh tả đang lan tràn, chỉ trong mười một tuần lễ mà gây ra nạn chết người chưa từng có trong lịch sử nước nhà. Người chết ngã sóng sượt trên những vũng bùn ở chợ, nghĩa địa đầy ứ người và các nhà thờ cũng không còn chỗ để chôn cất tử thi. Phecmina Đaxa có vẻ như đang có những triệu chứng của bệnh tả. Điều đó khiến bố cô rất lo lắng và lập tức ông cho mời bác sĩ đến khám bệnh cho Phecmina Đaxa .
Bác sĩ Huvênan Ucbinô, hai mươi tám tuổi, trở về tổ quốc sau một thời gian dài học tập ở Pari, là niềm ngưỡng mộ của tất cả các cô gái trong thành phố. Kết quả chẩn đoán của ông là Phecmina Đaxa chỉ bị rối loạn tiêu hóa, điều trị tại gia trong ba ngày là khỏi. Nhưng bác sĩ Huvênan Ucbinô sau đó còn trở lại ngôi nhà của Phecmina Đaxa nhiều lần .Bác sĩ sĩ Huvênan Ucbinô từng là người hùng chiến đấu rất kiên cường với đại dịch tả nhưng lại hoàn toàn gục ngã trước sắc đẹp và sự kiêu hãnh của Phecmina Đaxa; và ông bố Phecmina Đaxa thực sự không có mong muốn gì hơn là một chàng rể học thức, giỏi giang, con nhà dòng dõi và giàu có như vậy .
Khi Phlorentino Arixa biết chuyện Phecmina Đaxa sẽ kết hôn cùng bác sĩ Huvênan Ucbinô, anh phát ốm không tài nào dậy nổi. Anh không ăn, không nói và trắng đêm khóc sướt mướt.Bà mẹ rất sợ hãi đã hết lời yên ủi con mình, và rồi bà tìm mọi cách khẩn cầu một người bà con cho anh làm việc trong một hãng tàu thủy, mục đích là rời xa thật xa khỏi thành phố cần được lãng quên này.
Năm mươi mốt năm chín tháng bốn ngày sau đó, mà mỗi ngày đều như được vạch một vạch để đánh dấu, Phlorentino Arixa đã trở thành ông chủ Hãng tàu thủy Caribê giàu có. Thời gian ấy, ông cũng đã trải qua 622 mối tình, mà mỗi mối tình đều được ghi chép tỉ mỉ vào một cuốn sổ. Mặc dù vậy, không một ngày nào, không một mối tình nào có thể làm cho Phlorentino Arixa nguôi quên được Phecmina Đaxa. Cả cuộc đời đã qua và còn lại của ông dường như chỉ hướng tới một mục đích cuối cùng, một mục đích duy nhất là chờ đợi ngày Phecmina Đaxa trở lại với ông .Ông đã chờ đợi cái ngày ấy với một khát vọng tình yêu mà không một trở lực nào của cõi đời hoặc cõi thần có thể bẻ gãy được.
Những thách thức, trở lực mà Phlorentino Arixa phải đương đầu để đạt đến khát vọng tình yêu của mình quả thực rất ghê gớm, bởi cuộc hôn nhân của bác sĩ Huvênan Ucbinô và Phecmina Đaxa trong mắt người đời chừng như rất lâu bền và viên mãn. Bác sĩ Huvênan Ucbinô không chỉ là một công dân sáng giá của thành phố mà còn là một ông chồng mẫu mực trong gia đình. Phecmina Đaxa quý phái , trang nhã đúng kiểu một phụ nữ tầng lớp thượng lưu, bà thường xuyên xuất hiện các hoạt động từ thiện và giao lưu văn hóa xã hội. Không ai ở bên ngoài có thể chê trách điều gì về cuộc sống của đôi vợ chồng này. Hai người vừa mới tổ chức lễ kỉ niệm Đám cưới vàng vào năm ngoái và Phecmina Đaxa khi ấy đã ngoài bảy mươi. Tuổi già làm họ càng gắn bó với nhau đến mức người này sống không thể thiếu người kia.Từ lâu, đã không còn ai đặt tay lên ngực chỗ trái tim mình mà tự hỏi: cuộc hôn nhân của họ có được bắt đầu từ tình yêu không ? Và từ lâu , cả hai đã đều muốn quên đi câu trả lời .
Vậy mà ngày Phlorentino Arixa mong đợi rồi cũng đến.Tám mươi mốt tuổi, cái chết của bác sĩ Huvênan Ucbinô đến tự nhiên như lẽ thường tình mà vẫn cứ khiến tất cả mọi người bất ngờ. Điều làm Phecmina Đaxa bất ngờ nhất là ngay trong ngày đám tang chồng bà, khi khách khứa vừa vãn thì Phlorentino Arixa, bấy giờ đã là một cụ già, ông mặc tang phục, đứng nghiêm trang, mũ úp lên phía ngực có trái tim, vẻ run rẩy và đường hoàng, nghẹn ngào bật ra tiếng nói:
_ Phecmina Đaxa, từ hơn một nửa thế kỉ anh đợi dịp này để một lần nữa nhắc lại với em lời thề hạnh phúc mãi mãi và tình yêu thủy chung son sắt của anh đối với em.
Câu nói của Phlorentino Arixa quả thực, nói như bây giờ, rất sến sẩm, rất cải lương, tưởng chừng như García Marquez đã cho nhân vật của mình sống lùi tới vài thế kỉ để nói cái kiểu lời nói của Romeo với Julieet trong tác phẩm của văn hào William Shakespeare. Nhưng ngẫm ngợi kĩ, trong hoàn cảnh ấy, những lời nói ấy rất tự nhiên và chân thành. Đó là những lời nói mà chàng trai _người đàn ông Phlorentino Arixa đã ấp ủ trong trái tim mình, đã đợi chờ miệt mài hơn nửa thế kỉ, chỉ mong cầu dẫu thế nào cũng phải được được nói ra và sẽ phải nói ra ngay khi có cơ hội đầu tiên, dù cơ hội đầu tiên đó đến ngay trong đám tang chồng Phecmina Đaxa.
Nghe câu nói của Phlorentino Arixa, thoạt tiên Phecmina Đaxa giận đến điên người và suýt nữa nổi cơn thịnh nộ với kẻ đã dám báng bổ vào thanh danh của gia đình bà ngay trong đám tang của chồng bà. Nhưng sau đó, khi chỉ còn một mình trong cái phòng ngủ trống trải ,trong đêm góa bụa đầu tiên của mình, lần đầu tiên sau hơn năm mươi năm bà khóc một mình, khóc cho chính mình. Và tất cả những gì vốn thuộc về quá khứ đã muốn đào sâu chôn chặt trong phút chốc lại hiện ra rõ ràng hơn bao giờ hết.
Mười tám tuổi, Phecmina Đaxa đã từ bỏ tình yêu với Phlorentino Arixa, không hẳn chỉ vì thuận theo ý cha, và trong suốt hơn năm mươi năm, chưa bao giờ bà nghi ngờ rằng cái quyết định ấy của mình là không đúng đắn. Mười tám tuổi, Phecmina Đaxa dẫu là cô gái mạnh mẽ, cá tính vẫn không thể thoát ra khỏi những định kiến xã hội cho rằng chính là bác sĩ Huvênan Ucbinô giàu có, danh giá _ chứ không phải là chàng điện báo viên Phlorentino Arixa nghèo khó, đáng thương_ mới là mẫu người đàn ông lý tưởng khả dĩ mang lại hạnh phúc cho cuộc đời nàng. Cũng như nhiều phụ nữ trẻ đứng trước ngưỡng cửa hôn nhân biết rằng cần phải tỉnh táo để lựa chọn người sẽ gắn bó với mình suốt cả một cuộc đời dài dằng dặc, Phecmina Đaxa đã bước qua những bối rối , hoang mang để thực tin rằng tình yêu không có thực, và dù rằng nếu nó có thực thì tình yêu cũng không phải là cái mà nếu thiếu nó người ta không thể sống được trên đời !!!
Tuy nhiên, ngay từ khi vợ chồng bác sĩ Huvênan Ucbinô trở về sau chuyến du lịch trăng mật ở Châu Âu, trong lòng người vợ trẻ Phecmina Đaxa đã xuất hiện những hoài nghi và sự hoài nghi ngày lại càng trở nên nguy hiểm Hai người vẫn thường xuyên xuất hiện với gương mặt tươi cười đầy hạnh phúc trước công chúng nhưng ngay trong dinh thự họ sống Phecmina Đaxa lại luôn cảm thấy có mùi chết chóc và tù đọng, bà sống nhưng lại luôn cảm thấy bất hạnh và khốn quẫn vì phải chịu đựng cái mùi chết chóc, tù đọng ấy. Những năm tháng sau, khi đã có con, bà hoàn toàn sống với những đứa con của mình, hoàn toàn chối bỏ những cảm xúc không có lợi cho việc duy trì cuộc hôn nhân như những phần đông người phụ nữ được tiếng đoan trang vẫn thường làm thế.
Về phía bác sĩ Huvênan Ucbinô cũng không thể nói mọi sự tốt đẹp hơn. Là người học thức, danh giá, giàu có, lẽ ra ông đã có thể điềm nhiên bước ra khỏi những ràng buộc của định kiến xã hội để có hạnh phúc thực sự với một cuộc hôn nhân có tình yêu. Nhưng ông đã không sáng suốt để có sự lựa chọn như vậy. Cũng có thể nói tình yêu của bác sĩ Huvênan Ucbinô với Phecmina Đaxa là một sự nhầm lẫn về bệnh lý. Ngay từ đầu ông bị mê hoặc bởi vẻ đẹp và sự tươi trẻ của Phecmina Đaxa nhưng ông lại nhầm lẫn giữa sự đam mê nhất thời ấy với tình yêu là sự đồng điệu, là sự kết nối sâu sắc bền vững giữa hai tâm hồn. Phecmina Đaxa với ông, không thực sự là một người vợ đúng nghĩa _một bạn đời tâm đầu ý hợp_ mà chỉ là một món hàng trang sức đẹp đẽ ông muốn có được để làm dáng, để được hãnh diện với người đời. Việc ông thường xuyên lén lút đắm say với một người phụ nữ lai da đen đã có chồng và những người đàn bà khác nữa _mặc dù bị bưng bít mọi đàng vẫn bị các báo lục lọi ra, làm ầm ĩ lên sau khi ông qua đời_ là minh chứng rõ ràng của sự thất bại nặng nề trong cuộc đời của người đàn ông vốn được xem rất thành công này
.
Vậy là, cả ba con người đáng thương ấy, thay vì được sống trọn vẹn từng ngày, họ đã bỏ phí hơn năm mươi năm quý giá của cuộc đời mình. Tất cả cũng chỉ vì họ không bước qua được những định kiến xã hội. Những giọt nước mắt của Phecmina Đaxa trong đêm góa bụa đầu tiên là những giọt nước mắt đau thương của sự thấu hiểu, cảm thương chính trái tim mình.
Nhưng thành trì của những định kiến xã hội cổ hủ và nặng nề chỉ hoàn toàn sụp đổ vào những tháng năm sau đó, khi hai sự thật nữa dần được báo chí phanh phui. Chuyện thứ nhất: hóa ra sự giàu có của ông bố Phecmina Đaxa có nguồn gốc từ những vụ làm ăn dối trá và bẩn thỉu động trời mà lợi nhuận của mỗi phi vụ có thể lên tới 2000% .Lão ta đã không từ một việc gì kể cả buôn lậu vũ khí, ăn cắp của công và làm bạc giả. Chuyện thứ hai: hóa ra bác sĩ Huvênan Ucbinô, người chồng gương mẫu gắn bó hơn năm mươi năm không chỉ là người tình của cô gái lai da đen, nữ tiến sĩ thần học Bacbara Lin, mà còn bồ bịch lăng nhăng hàng mấy năm trời với cả Lucrêxia, người bạn gái thân thiết nhất của gia đình vợ chồng Phecmina Đaxa.
Hai cú sốc đã làm Phecmina Đaxa gục ngã. Trong một thời gian ngắn, bà tàn tạ hẳn đi.Trong mỗi ánh nhìn, mỗi cử chỉ, người ta đều nhận ra ý nguyện muốn chấm dứt cuộc đời của bà. Nhưng Phlorentino Arixa, lúc bấy giờ là một cụ già đã ngoài tám mươi, chân bị què, lưng bó bột, ngày này qua ngày khác, kiên nhẫn giúp bà nhóm lại đốm sáng của niềm tin le lói giữa những đổ vỡ hoang tàn .
Sự gắn bó giữa hai người già đã làm thành phố dấy lên một làn sóng dư luận và làm đám con cháu nổi khùng lên. Cô con gái Ôphêlia tỏ rõ quan điểm: “ Tình yêu ở lứa tuổi chúng ta đã nực cười rồi , nhưng ở lứa tuổi các cụ, tình yêu là một cái gì đó dơ dáy, dơ dáy như những con lợn ấy” và quyết chí đuổi cụ Phlorentino Arixa ra khỏi nhà. Chính hành động ấy của Ôphêlia đã thổi bùng cơn giận dữ của Phecmina Đaxa, bà lại một lần nữa trở về cá tính mạnh mẽ, quật khởi như thời còn tuổi đôi mươi .Trước hài cốt của mẫu thân, bà đuổi đứa con gái hỗn láo ra khỏi nhà, và bằng thứ ngôn ngữ cầu kì giàu màu sắc của những năm tháng đẹp nhất cuộc đời, bà giãi bày tâm sự với cô con dâu: “Một thế kỉ nay người ta đã làm thất bại cuộc đời ta với người đàn ông đáng thương kia vì lúc ấy chúng ta còn quá trẻ,và giờ đây họ muốn làm lại điều đó vì chúng ta đã quá già”.
Vượt lên trên mọi sự ngăn trở của thần thánh và con người, đôi tình nhân sống những ngày cuối cùng với nhau trên một con tàu.Tình yêu càng gần cái chết càng trở nên mặn nồng. Bất chấp những xương xẩu xấu xí của tuổi già, bất chấp những buồn thảm vô vọng của cái chết kề bên, họ đã cùng sống với nhau những ngày yên bình, thanh thản nhất. Ngoài kia, trên mặt sông, những khóm sen nở bông đỏ thắm và những chiếc lá to xòe hình trái tim. Gió vùng Caribê qua cửa sổ ùa vào phòng và chim chóc đủ loại từ mọi nẻo kéo về bay vòng tròn kêu lảnh lót. Chính trên chiếc tàu đơn độc cũ kĩ này đây, họ nghe trong trái tim mình có những tiếng đập của ý nguyện rộn ràng.
Để không làm phiền ai, cũng chẳng để ai làm phiền mình, họ treo lên cột cờ của tàu một lá cờ vàng là dấu hiệu trên tàu có người mang bệnh dịch tả .
Và chiếc tàu thủy với với lá cờ vàng cứ mãi miết trôi đi hoài trên dòng sông Macgơdelena mênh mông xa mù như thể trong một giấc mơ.
+ + + + +
García Marquez là nhà văn tiên phong của dòng văn chương hiện thực huyền ảo Ở “Tình yêu thời thổ tả”, tuy tính huyền ảo không đậm nét như ở tác phẩm kinh điển “Trăm năm cô đơn”của nhưng người đọc vẫn dễ dàng nhận ra ở đây sự kết hợp giữa cái thực và cái ảo, cái bình thường với cái khác thường. Tình yêu của Phlorentino Arixa với Phecmina Đaxa là tình yêu của một người đàn ông bình thường, một công dân của xứ sở Colombia nửa cuối thế kỉ XIX, nhưng đồng thời cũng có thể nói đó là một thứ tình yêu “ngoại cỡ “ chỉ có thể có trong trí tưởng tượng của con người .Cách mà nhà văn để nhân vật chờ đợi năm mươi mốt năm chín tháng bốn ngày để nhắc lại “lời thề hạnh phúc mãi mãi và tình yêu thủy chung son sắt thủy chung”; cách mà nhà văn để nhân vật trải qua 622 mối tình với đủ hạng đàn bà trong đó không thiếu những mối tình chân thành và nồng nhiệt nhưng vẫn giữ gìn trọn vẹn một trái tim thanh tân; rồi cách mà tác giả để đôi tình nhân tuổi ngoài tám mươi phiêu lưu trên một chiếc tàu không bến đỗ…Tất cả những chi tiết không thực , không bình thường ấy đều thuộc về bút pháp nghệ thuật mà García Marquez sử dụng để có thể diễn đạt một cách sâu sắc và độc đáo một vấn đề muôn thuở: thân phận của con người , thân phận của tình yêu. Với “Tình yêu thời thổ tả”nhà văn châu Mỹ La Tinh García Marquez muốn gửi đến nhân loại một “Tuyên ngôn cho sự bất diệt của trái tim”.
+ + + + +
Như đã nói ở phần đầu, câu chuyện tình trong tiểu thuyết này mở đầu với bối cảnh một xứ sở thuộc địa của đế quốc Tây Ban Nha nửa cuối thế kỷ XIX. Khi ấy xã hội Colombia phải trải qua rất nhiều biến động trong đó có cuộc nội chiến tương tàn làm chết đến 300.000 người. Vào thời ấy mặc dù trên thế giới đã xảy ra sáu lần đại dịch tả kinh hoàng, ở đây đại đa số người dân còn chưa hiểu được cơ chế của dịch bệnh. Hai phần ba dân số không có nhà vệ sinh có thói quen phóng uế bừa bãi, phân người khô đi dưới ánh nắng mặt trời, biến thành bụi và người ta thích thú hít thở nó. Rác thải đủ các loại tiện đâu vứt đó. Nguồn nước ăn uống sinh hoạt được lấy trực tiếp từ sông là nơi phần lớn cống rãnh đổ ra…Hậu quả của tình trạng mất vệ sinh đó là sự lan tràn, hoành hành của bệnh dịch làm chết người nhiều nhất trong lịch sử đất nước này.
Đất nước Việt Nam của tôi thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI chừng như cũng rơi vào một hoàn cảnh tương tự . Cũng xứ sở thuộc địa, cũng nội chiến tương tàn, cũng di dân, cũng đói nghèo lạc hậu…Điều đáng buồn là sau bốn mươi năm hòa bình, những vấn đề của quá khứ chưa giải quyết xong mà hàng loạt những vấn đề mới xem chừng rất nan giải đã xuất hiện. Xã hội biến động chưa từng thấy, lòng người tan tác chưa từng thấy. Chưa bao giờ cái hố ngăn cách giàu nghèo sâu đến thế. Chưa bao giờ giáo dục xuống cấp như thế. Chưa bao giờ mà báo chí tràn lan những câu chuyện kinh tởm hoặc nhảm nhí được người ta háo hức tìm đọc như thế!…
Thế hệ chúng tôi lớn lên cùng chiến tranh, trưởng thành khi cuộc chiến vừa tàn. Bởi những biến động dữ dội của thời cuộc, nhiều người trong chúng tôi chỉ kịp nhận ra tình yêu vừa đi lướt ngang qua chứ không may mắn được sống với tình yêu, được nếm trải vị ngọt của tình yêu. Mặc dù thế, chúng tôi vẫn luôn muốn tin tình yêu, dù hết sức mong manh, nhưng là có thực. Với những thế hệ tiếp nối sau này, chút lãng mạn còn sót lại từ thế kỉ trước chưa dám chắc có chỗ để sống còn. Những thanh niên ngày nay phải lớn lên trong một môi trường xã hội thực sự khắc nghiệt và có khi còn tệ hại hơn cả thời của chúng tôi ngày trước. Một hiện trạng nhức nhối là: tầng lớp thượng lưu trong xã hội bây giờ lại là những kẻ cầm quyền ngang nhiên cấu kết với bọn con buôn bất kể thủ đoạn tìm cách vơ vét hết các món lợi dù lớn dù nhỏ và làm giàu nhanh với một tốc độ kinh khủng. Con số tài sản họ thường xuyên nói tới lên tới hàng triệu, hàng tỉ đôla. Trong khi đó, đại đa số người dân sống nghèo đói , cùng kiệt chỉ còn có mấy chọn lựa khả dĩ: hoặc là lao động đến kiệt sức với đồng lương khỏi chết đói ở các khu công nghiệp, hoặc là dạt về thành phố nơi chỉ có hai thứ nghề còn thấy treo bảng tìm người : bảo vệ nam và tiếp viên nữ !!!
Nhưng điều tệ hại nhất chưa phải chỉ là những đói nghèo và bất công, điều tệ hại nhất là lớp trẻ bây giờ phải ngày ngày sống và hít thở trong một môi trường văn hóa xã hội đã trở nên rất bẩn thỉu. Những bản tin đâm thọc vào đời tư con người với những cái tít giật gân, những bản nhạc tình sến sụa vô nghĩa lý, những thông tin về những câu chuyện giết người diễn ra như cơm bữa vì vô số những lý do quái đản …Và vì chỉ quanh quẩn trong một không gian hạn hẹp, chúng quen với tất cả những điều đó đến mức không cảm thấy lạ lùng, không thấy có gì cần phải phẫn nộ. Và thực chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu một trong số chúng hành xử như những gì đã nghe, đã thấy, y hệt như người dân ở xứ sở thuộc địa của thế kỷ trước vô cùng quen với việc hít thở bầu không khí đã bị ô nhiễm, vô cùng quen việc phóng uế, xả rác bừa bãi rồi điềm nhiên hằng ngày ăn uống tắm rửa bằng chính thứ nước thải được xả ra từ cống rãnh. Những con người ấy nói cho cùng là nạn nhân nhưng đồng thời cũng là tác nhân của những tấn thảm họa.
Và như vậy, những câu chuyện giết người vì tình bi thảm ở Bình Phước hay ở Nghệ An xảy ra gần đây có phải là những dấu hiệu cho thấy một đại dịch bệnh mới đang bùng phát ? ? ? Và phải chăng đó là những cái chết _ở một hình thái khác_ đã được báo trước _nhưng vẫn sẽ tiếp tục diễn ra vì sự thiếu hiểu biết và thiếu trách nhiệm của con người.
+ + + + +
“Tình yêu thời thổ tả “ của García Marquez là một tiểu thuyết về tình yêu. Với “Tình yêu thời thổ tả “ và rất nhiều tác phẩm văn học khác , nhân loại đã và sẽ mãi mãi tôn vinh giá trị vĩnh cửu của tình yêu , cũng là giá trị vĩnh cửu, đích thực của con người. Dịch thổ tả, dịch hạch, HIV, Ebola, Mers …hay bất cứ một hình thức bạo lực nào đe dọa cuộc sống con người, chà đạp lên lương tri nhân loại cũng sẽ bị lên án và đẩy lùi. Nhưng những ngày tháng này của thế kỷ XXI ,trên đất nước của mình, liệu chúng ta có còn đủ dũng khí để tin vào sự thật ấy hay không??
Sài Gòn , 22/7/2015.
Hà Thị Lệ Hà K8
ĐÔNG GIANG – HOÀNG HOA THÁM 60 NĂM
TÌNH YÊU THỜI THỔ TẢ _GARCIA MARQUEZ
Câu chuyện một gia đình 6 người chết trong một cuộc thảm sát vì tình ở Bình Phước đầu tháng 7/2015 vừa qua làm đã làm rúng động nhân tâm cả nước. Bấy giờ người ta mới sững sờ, thảng thốt hỏi nhau: điều gì khiến một chàng trai trẻ mới hai mươi bốn tuổi trở nên tàn độc, vô nhân tính với những người từng là người hắn hết lòng thương yêu như vậy, tình yêu chăng, mà tình yêu thì có tội gì???
+ + + + +
Câu chuyện bi thảm trên làm tôi nhớ đến một tiểu thuyết khá nổi tiếng của nhà văn người Colombia , đại diện tiêu biểu của nền văn học Mỹ Latinh. Ông là Gabriel José García Marquez, tác giả tiểu thuyết “Tình yêu thời thổ tả.”
Gabriel José García Marquez sinh ngày 6/3/1927, mất ngày 17/4/2014, từng được trao giải Nobel văn học năm 1982. Nói đến García Marquez người ta hay nhắc đến tiểu thuyết đậm chất hiện thực huyền ảo “Trăm năm cô đơn ’’, thế nhưng “ Tình yêu thời thổ tả ”cũng có thể được xem là thành công rực rỡ của García Marquez ở một phương diện khác. Câu chuyện tình yêu trong “Tình yêu thời thổ tả ” được Tạp chí New York Times đánh giá là một trong những thiên tình sử đẹp nhất mọi thời đại, là “Tuyên ngôn cho sự bất diệt của trái tim ”.Scott Stein-dorff, người mua bán quyền làm phim tác phẩm này nói : “Cùng với Romeo và Juliet của đại văn hào người Anh Shakespeare, đây là câu chuyện tình lớn nhất cho tới nay được kể ra. Nó đã khiến cho hầu hết các bậc mày râu chúng ta thấy mình thực sự bất hạnh bởi không được tận hưởng vẻ đẹp lãng mạn của tình yêu đó”. Cần nói thêm, câu chuyện tình yêu trong đời thực của cha và mẹ García Marquez chính là nguồn cảm hứng cho nhà văn viết nên tác phẩm này.
Trước hết, xin nói về nhan đề truyện lạ lùng, độc đáo: “Tình yêu thời thổ tả .” Có thể có mối quan hệ gì giữa tình yêu, vốn là một khái niệm long lanh, vời vợi như những vì sao xanh trên trời với một chứng bệnh rất đời thường khá phiền phức và thô thiển của con người? Có đấy ! Câu chuyện tình trong tiểu thuyết này mở đầu với bối cảnh của vùng cảng biển Caribê vào những năm 1880, khi mà đất nước Colombia còn là một xứ sở thuộc địa của đế quốc Tây Ban Nha. Vào thời ấy , đại dịch thổ tả đang hoành hành trên khắp nơi sau 7 lần bùng phát, bắt đầu từ Ấn Độ, lan rộng đến nước Nga qua các đường vận tải, tiếp theo là Châu Âu và Bắc Mỹ theo những chuyến di dân. Kết thúc câu chuyện ,để được bình yên bên nhau, đôi tình nhân sau hơn 50 năm xa cách phải sống trên một chiếc tàu thủy. Chiếc tàu thủy ấy có treo một lá cờ vàng, dấu hiệu trên tàu có người đang mắc bệnh thổ tả, vì vậy phải cách ly hoàn toàn với thế giới của con người. Hình ảnh chiếc tàu thủy với lá cờ vàng trên vùng cửa sông Macgơđalêna ngầu bùn mênh mông như ở tận bên kia thế giới vô hình trung đã trở thành biểu tượng đẹp của tình yêu, hơn thế nữa, cũng có thể xem là hình ảnh đẹp đẽ lãng mạn duy nhất còn lưu dấu lại trong văn chương, trong kí ức nhân loại sau những thảm họa kinh hoàng của 7 lần đại dịch tả cướp đi sinh mạng hàng chục triệu con người .
Hai nhân vật chính trong tiểu thuyết “Tình yêu thời thổ tả ‘’ của García Marquez là Phlorentino Arixa và Phecmina Đaxa. Mối tình trái ngang của họ là một trường hợp khá điển hình trong đời sống thực . Phlorentino Arixa là đứa con ngoài giá thú, sống với mẹ là người bán hàng vặt ngụ trong ngôi nhà thuê của một xóm nghèo.Trong khi đó, Phecmina Đaxa mẹ chết lúc còn nhỏ, cha là một nhà buôn giàu có mới phất lên. Nói hai gia đình không môn đăng hộ đối thì không chính xác, nhưng rõ ràng giữa hai người trẻ tuổi đã có sẵn một hố sâu ngăn cách, một sự chênh lệch khó lòng xóa bỏ giữa giàu và nghèo. Phlorentino Arixa bấy giờ mới mười tám tuổi, một điện báo viên bình thường, người gầy gò xanh xao, cặp kính cận dày, nom lúc nào cũng có vẻ cô đơn. Một ngày, Phlorentino Arixa đến nhà Phecmina Đaxa để trao cho cha cô một bức điện báo, khi đi ngang ngoài cửa sổ, tình cờ thấy Phecmina Đaxa mười ba tuổi , đang ngồi học bài, cô đã ngước nhìn lên, và cái nhìn ngẫu nhiên ấy là khởi thủy của một tấn bi kịch tình yêu mà hơn một nửa thế kỷ sau vẫn chưa kết thúc!
Hai tuần sau đó Phlorentino Arixa sống mà tâm tưởng lúc nào cũng chỉ nghĩ đến Phecmina Đaxa . Anh viết một bức thư dày hơn sáu mươi tờ giấy viết kín hai mặt và tìm mọi cách trao bức thư cho cô bé thiên thần của mình. Cũng từ khi gửi thư, nỗi khắc khoải mong đợi đã khiến anh ốm nặng: bụng quặn đau, nôn mửa, mạch chìm đi, hơi thở khò khè, mồ hôi vàng như mồ hôi người bệnh sắp chết. Bà mẹ Phlorentino Arixa phát hoảng vội mời thầy thuốc, hóa ra, mặc dù triệu chứng rất giống, Phlorentino Arixa không bị mắc bệnh thổ tả, anh chỉ khốn khổ vì mắc bệnh tương tư!
Về phần Phecmina Đaxa, cô thiếu nữ xinh đẹp có dáng đi kiêu hãnh của một loài “hoẵng cái”, ban đầu là sự ngạc nhiên, tò mò, và rồi không biết tự bao giờ sự tò mò ấy biến thành nỗi khát khao mong đợi những lần gặp mặt, những lá thư mà ngày nào họ cũng viết cho nhau.Tình yêu trong lòng người thiếu nữ, ban đầu chỉ là một đốm lửa, dần dần đã trở thành một đám cháy.
Nhưng hiển nhiên là Lorenxo Đaxa, ông bố của Phecmina Đaxa, không bao giờ có thể chấp nhận một cuộc hôn nhân không cân xứng như vậy. Vốn chỉ là một kẻ buôn lừa, không biết đọc cũng không biết viết, chỉ có quyết tâm làm giàu và ông đã làm việc cật lực đến mức không một con lừa nào của ông sánh kịp.Từ khi vợ chết, Lorenxo Đaxa chỉ có một mục đích phấn đấu duy nhất là để cô con gái thành một bà lớn. Và sự xuất hiện của chàng trai trẻ Phlorentino Arixa đã thành một trở lực cho tất cả những dự định đó.Với một khẩu súng lục trong tay, Lorenxo Đaxa nói chuyện với Phlorentino Arixa. Cuộc nói chuyện bất thành, biết không thể lay chuyển được ý chí của chàng trai, ngay trong tuần lễ đó, ông bố đem người con gái đi xa thật xa.
Phecmina Đaxa đã mười tám tuổi, ngày càng trở nên xinh đẹp và kiêu hãnh hơn xưa. Thời gian làm cho mọi chuyện trở nên mờ nhạt và cô gái nhận ra chuyện tình yêu với Phlorentino Arixa ngày xưa chỉ là một chuyện hoang đường. Khoảng thời gian ấy, bệnh tả đang lan tràn, chỉ trong mười một tuần lễ mà gây ra nạn chết người chưa từng có trong lịch sử nước nhà. Người chết ngã sóng sượt trên những vũng bùn ở chợ, nghĩa địa đầy ứ người và các nhà thờ cũng không còn chỗ để chôn cất tử thi. Phecmina Đaxa có vẻ như đang có những triệu chứng của bệnh tả. Điều đó khiến bố cô rất lo lắng và lập tức ông cho mời bác sĩ đến khám bệnh cho Phecmina Đaxa .
Bác sĩ Huvênan Ucbinô, hai mươi tám tuổi, trở về tổ quốc sau một thời gian dài học tập ở Pari, là niềm ngưỡng mộ của tất cả các cô gái trong thành phố. Kết quả chẩn đoán của ông là Phecmina Đaxa chỉ bị rối loạn tiêu hóa, điều trị tại gia trong ba ngày là khỏi. Nhưng bác sĩ Huvênan Ucbinô sau đó còn trở lại ngôi nhà của Phecmina Đaxa nhiều lần .Bác sĩ sĩ Huvênan Ucbinô từng là người hùng chiến đấu rất kiên cường với đại dịch tả nhưng lại hoàn toàn gục ngã trước sắc đẹp và sự kiêu hãnh của Phecmina Đaxa; và ông bố Phecmina Đaxa thực sự không có mong muốn gì hơn là một chàng rể học thức, giỏi giang, con nhà dòng dõi và giàu có như vậy .
Khi Phlorentino Arixa biết chuyện Phecmina Đaxa sẽ kết hôn cùng bác sĩ Huvênan Ucbinô, anh phát ốm không tài nào dậy nổi. Anh không ăn, không nói và trắng đêm khóc sướt mướt.Bà mẹ rất sợ hãi đã hết lời yên ủi con mình, và rồi bà tìm mọi cách khẩn cầu một người bà con cho anh làm việc trong một hãng tàu thủy, mục đích là rời xa thật xa khỏi thành phố cần được lãng quên này.
Năm mươi mốt năm chín tháng bốn ngày sau đó, mà mỗi ngày đều như được vạch một vạch để đánh dấu, Phlorentino Arixa đã trở thành ông chủ Hãng tàu thủy Caribê giàu có. Thời gian ấy, ông cũng đã trải qua 622 mối tình, mà mỗi mối tình đều được ghi chép tỉ mỉ vào một cuốn sổ. Mặc dù vậy, không một ngày nào, không một mối tình nào có thể làm cho Phlorentino Arixa nguôi quên được Phecmina Đaxa. Cả cuộc đời đã qua và còn lại của ông dường như chỉ hướng tới một mục đích cuối cùng, một mục đích duy nhất là chờ đợi ngày Phecmina Đaxa trở lại với ông .Ông đã chờ đợi cái ngày ấy với một khát vọng tình yêu mà không một trở lực nào của cõi đời hoặc cõi thần có thể bẻ gãy được.
Những thách thức, trở lực mà Phlorentino Arixa phải đương đầu để đạt đến khát vọng tình yêu của mình quả thực rất ghê gớm, bởi cuộc hôn nhân của bác sĩ Huvênan Ucbinô và Phecmina Đaxa trong mắt người đời chừng như rất lâu bền và viên mãn. Bác sĩ Huvênan Ucbinô không chỉ là một công dân sáng giá của thành phố mà còn là một ông chồng mẫu mực trong gia đình. Phecmina Đaxa quý phái , trang nhã đúng kiểu một phụ nữ tầng lớp thượng lưu, bà thường xuyên xuất hiện các hoạt động từ thiện và giao lưu văn hóa xã hội. Không ai ở bên ngoài có thể chê trách điều gì về cuộc sống của đôi vợ chồng này. Hai người vừa mới tổ chức lễ kỉ niệm Đám cưới vàng vào năm ngoái và Phecmina Đaxa khi ấy đã ngoài bảy mươi. Tuổi già làm họ càng gắn bó với nhau đến mức người này sống không thể thiếu người kia.Từ lâu, đã không còn ai đặt tay lên ngực chỗ trái tim mình mà tự hỏi: cuộc hôn nhân của họ có được bắt đầu từ tình yêu không ? Và từ lâu , cả hai đã đều muốn quên đi câu trả lời .
Vậy mà ngày Phlorentino Arixa mong đợi rồi cũng đến.Tám mươi mốt tuổi, cái chết của bác sĩ Huvênan Ucbinô đến tự nhiên như lẽ thường tình mà vẫn cứ khiến tất cả mọi người bất ngờ. Điều làm Phecmina Đaxa bất ngờ nhất là ngay trong ngày đám tang chồng bà, khi khách khứa vừa vãn thì Phlorentino Arixa, bấy giờ đã là một cụ già, ông mặc tang phục, đứng nghiêm trang, mũ úp lên phía ngực có trái tim, vẻ run rẩy và đường hoàng, nghẹn ngào bật ra tiếng nói:
_ Phecmina Đaxa, từ hơn một nửa thế kỉ anh đợi dịp này để một lần nữa nhắc lại với em lời thề hạnh phúc mãi mãi và tình yêu thủy chung son sắt của anh đối với em.
Câu nói của Phlorentino Arixa quả thực, nói như bây giờ, rất sến sẩm, rất cải lương, tưởng chừng như García Marquez đã cho nhân vật của mình sống lùi tới vài thế kỉ để nói cái kiểu lời nói của Romeo với Julieet trong tác phẩm của văn hào William Shakespeare. Nhưng ngẫm ngợi kĩ, trong hoàn cảnh ấy, những lời nói ấy rất tự nhiên và chân thành. Đó là những lời nói mà chàng trai _người đàn ông Phlorentino Arixa đã ấp ủ trong trái tim mình, đã đợi chờ miệt mài hơn nửa thế kỉ, chỉ mong cầu dẫu thế nào cũng phải được được nói ra và sẽ phải nói ra ngay khi có cơ hội đầu tiên, dù cơ hội đầu tiên đó đến ngay trong đám tang chồng Phecmina Đaxa.
Nghe câu nói của Phlorentino Arixa, thoạt tiên Phecmina Đaxa giận đến điên người và suýt nữa nổi cơn thịnh nộ với kẻ đã dám báng bổ vào thanh danh của gia đình bà ngay trong đám tang của chồng bà. Nhưng sau đó, khi chỉ còn một mình trong cái phòng ngủ trống trải ,trong đêm góa bụa đầu tiên của mình, lần đầu tiên sau hơn năm mươi năm bà khóc một mình, khóc cho chính mình. Và tất cả những gì vốn thuộc về quá khứ đã muốn đào sâu chôn chặt trong phút chốc lại hiện ra rõ ràng hơn bao giờ hết.
Mười tám tuổi, Phecmina Đaxa đã từ bỏ tình yêu với Phlorentino Arixa, không hẳn chỉ vì thuận theo ý cha, và trong suốt hơn năm mươi năm, chưa bao giờ bà nghi ngờ rằng cái quyết định ấy của mình là không đúng đắn. Mười tám tuổi, Phecmina Đaxa dẫu là cô gái mạnh mẽ, cá tính vẫn không thể thoát ra khỏi những định kiến xã hội cho rằng chính là bác sĩ Huvênan Ucbinô giàu có, danh giá _ chứ không phải là chàng điện báo viên Phlorentino Arixa nghèo khó, đáng thương_ mới là mẫu người đàn ông lý tưởng khả dĩ mang lại hạnh phúc cho cuộc đời nàng. Cũng như nhiều phụ nữ trẻ đứng trước ngưỡng cửa hôn nhân biết rằng cần phải tỉnh táo để lựa chọn người sẽ gắn bó với mình suốt cả một cuộc đời dài dằng dặc, Phecmina Đaxa đã bước qua những bối rối , hoang mang để thực tin rằng tình yêu không có thực, và dù rằng nếu nó có thực thì tình yêu cũng không phải là cái mà nếu thiếu nó người ta không thể sống được trên đời !!!
Tuy nhiên, ngay từ khi vợ chồng bác sĩ Huvênan Ucbinô trở về sau chuyến du lịch trăng mật ở Châu Âu, trong lòng người vợ trẻ Phecmina Đaxa đã xuất hiện những hoài nghi và sự hoài nghi ngày lại càng trở nên nguy hiểm Hai người vẫn thường xuyên xuất hiện với gương mặt tươi cười đầy hạnh phúc trước công chúng nhưng ngay trong dinh thự họ sống Phecmina Đaxa lại luôn cảm thấy có mùi chết chóc và tù đọng, bà sống nhưng lại luôn cảm thấy bất hạnh và khốn quẫn vì phải chịu đựng cái mùi chết chóc, tù đọng ấy. Những năm tháng sau, khi đã có con, bà hoàn toàn sống với những đứa con của mình, hoàn toàn chối bỏ những cảm xúc không có lợi cho việc duy trì cuộc hôn nhân như những phần đông người phụ nữ được tiếng đoan trang vẫn thường làm thế.
Về phía bác sĩ Huvênan Ucbinô cũng không thể nói mọi sự tốt đẹp hơn. Là người học thức, danh giá, giàu có, lẽ ra ông đã có thể điềm nhiên bước ra khỏi những ràng buộc của định kiến xã hội để có hạnh phúc thực sự với một cuộc hôn nhân có tình yêu. Nhưng ông đã không sáng suốt để có sự lựa chọn như vậy. Cũng có thể nói tình yêu của bác sĩ Huvênan Ucbinô với Phecmina Đaxa là một sự nhầm lẫn về bệnh lý. Ngay từ đầu ông bị mê hoặc bởi vẻ đẹp và sự tươi trẻ của Phecmina Đaxa nhưng ông lại nhầm lẫn giữa sự đam mê nhất thời ấy với tình yêu là sự đồng điệu, là sự kết nối sâu sắc bền vững giữa hai tâm hồn. Phecmina Đaxa với ông, không thực sự là một người vợ đúng nghĩa _một bạn đời tâm đầu ý hợp_ mà chỉ là một món hàng trang sức đẹp đẽ ông muốn có được để làm dáng, để được hãnh diện với người đời. Việc ông thường xuyên lén lút đắm say với một người phụ nữ lai da đen đã có chồng và những người đàn bà khác nữa _mặc dù bị bưng bít mọi đàng vẫn bị các báo lục lọi ra, làm ầm ĩ lên sau khi ông qua đời_ là minh chứng rõ ràng của sự thất bại nặng nề trong cuộc đời của người đàn ông vốn được xem rất thành công này
.
Vậy là, cả ba con người đáng thương ấy, thay vì được sống trọn vẹn từng ngày, họ đã bỏ phí hơn năm mươi năm quý giá của cuộc đời mình. Tất cả cũng chỉ vì họ không bước qua được những định kiến xã hội. Những giọt nước mắt của Phecmina Đaxa trong đêm góa bụa đầu tiên là những giọt nước mắt đau thương của sự thấu hiểu, cảm thương chính trái tim mình.
Nhưng thành trì của những định kiến xã hội cổ hủ và nặng nề chỉ hoàn toàn sụp đổ vào những tháng năm sau đó, khi hai sự thật nữa dần được báo chí phanh phui. Chuyện thứ nhất: hóa ra sự giàu có của ông bố Phecmina Đaxa có nguồn gốc từ những vụ làm ăn dối trá và bẩn thỉu động trời mà lợi nhuận của mỗi phi vụ có thể lên tới 2000% .Lão ta đã không từ một việc gì kể cả buôn lậu vũ khí, ăn cắp của công và làm bạc giả. Chuyện thứ hai: hóa ra bác sĩ Huvênan Ucbinô, người chồng gương mẫu gắn bó hơn năm mươi năm không chỉ là người tình của cô gái lai da đen, nữ tiến sĩ thần học Bacbara Lin, mà còn bồ bịch lăng nhăng hàng mấy năm trời với cả Lucrêxia, người bạn gái thân thiết nhất của gia đình vợ chồng Phecmina Đaxa.
Hai cú sốc đã làm Phecmina Đaxa gục ngã. Trong một thời gian ngắn, bà tàn tạ hẳn đi.Trong mỗi ánh nhìn, mỗi cử chỉ, người ta đều nhận ra ý nguyện muốn chấm dứt cuộc đời của bà. Nhưng Phlorentino Arixa, lúc bấy giờ là một cụ già đã ngoài tám mươi, chân bị què, lưng bó bột, ngày này qua ngày khác, kiên nhẫn giúp bà nhóm lại đốm sáng của niềm tin le lói giữa những đổ vỡ hoang tàn .
Sự gắn bó giữa hai người già đã làm thành phố dấy lên một làn sóng dư luận và làm đám con cháu nổi khùng lên. Cô con gái Ôphêlia tỏ rõ quan điểm: “ Tình yêu ở lứa tuổi chúng ta đã nực cười rồi , nhưng ở lứa tuổi các cụ, tình yêu là một cái gì đó dơ dáy, dơ dáy như những con lợn ấy” và quyết chí đuổi cụ Phlorentino Arixa ra khỏi nhà. Chính hành động ấy của Ôphêlia đã thổi bùng cơn giận dữ của Phecmina Đaxa, bà lại một lần nữa trở về cá tính mạnh mẽ, quật khởi như thời còn tuổi đôi mươi .Trước hài cốt của mẫu thân, bà đuổi đứa con gái hỗn láo ra khỏi nhà, và bằng thứ ngôn ngữ cầu kì giàu màu sắc của những năm tháng đẹp nhất cuộc đời, bà giãi bày tâm sự với cô con dâu: “Một thế kỉ nay người ta đã làm thất bại cuộc đời ta với người đàn ông đáng thương kia vì lúc ấy chúng ta còn quá trẻ,và giờ đây họ muốn làm lại điều đó vì chúng ta đã quá già”.
Vượt lên trên mọi sự ngăn trở của thần thánh và con người, đôi tình nhân sống những ngày cuối cùng với nhau trên một con tàu.Tình yêu càng gần cái chết càng trở nên mặn nồng. Bất chấp những xương xẩu xấu xí của tuổi già, bất chấp những buồn thảm vô vọng của cái chết kề bên, họ đã cùng sống với nhau những ngày yên bình, thanh thản nhất. Ngoài kia, trên mặt sông, những khóm sen nở bông đỏ thắm và những chiếc lá to xòe hình trái tim. Gió vùng Caribê qua cửa sổ ùa vào phòng và chim chóc đủ loại từ mọi nẻo kéo về bay vòng tròn kêu lảnh lót. Chính trên chiếc tàu đơn độc cũ kĩ này đây, họ nghe trong trái tim mình có những tiếng đập của ý nguyện rộn ràng.
Để không làm phiền ai, cũng chẳng để ai làm phiền mình, họ treo lên cột cờ của tàu một lá cờ vàng là dấu hiệu trên tàu có người mang bệnh dịch tả .
Và chiếc tàu thủy với với lá cờ vàng cứ mãi miết trôi đi hoài trên dòng sông Macgơdelena mênh mông xa mù như thể trong một giấc mơ.
+ + + + +
García Marquez là nhà văn tiên phong của dòng văn chương hiện thực huyền ảo Ở “Tình yêu thời thổ tả”, tuy tính huyền ảo không đậm nét như ở tác phẩm kinh điển “Trăm năm cô đơn”của nhưng người đọc vẫn dễ dàng nhận ra ở đây sự kết hợp giữa cái thực và cái ảo, cái bình thường với cái khác thường. Tình yêu của Phlorentino Arixa với Phecmina Đaxa là tình yêu của một người đàn ông bình thường, một công dân của xứ sở Colombia nửa cuối thế kỉ XIX, nhưng đồng thời cũng có thể nói đó là một thứ tình yêu “ngoại cỡ “ chỉ có thể có trong trí tưởng tượng của con người .Cách mà nhà văn để nhân vật chờ đợi năm mươi mốt năm chín tháng bốn ngày để nhắc lại “lời thề hạnh phúc mãi mãi và tình yêu thủy chung son sắt thủy chung”; cách mà nhà văn để nhân vật trải qua 622 mối tình với đủ hạng đàn bà trong đó không thiếu những mối tình chân thành và nồng nhiệt nhưng vẫn giữ gìn trọn vẹn một trái tim thanh tân; rồi cách mà tác giả để đôi tình nhân tuổi ngoài tám mươi phiêu lưu trên một chiếc tàu không bến đỗ…Tất cả những chi tiết không thực , không bình thường ấy đều thuộc về bút pháp nghệ thuật mà García Marquez sử dụng để có thể diễn đạt một cách sâu sắc và độc đáo một vấn đề muôn thuở: thân phận của con người , thân phận của tình yêu. Với “Tình yêu thời thổ tả”nhà văn châu Mỹ La Tinh García Marquez muốn gửi đến nhân loại một “Tuyên ngôn cho sự bất diệt của trái tim”.
+ + + + +
Như đã nói ở phần đầu, câu chuyện tình trong tiểu thuyết này mở đầu với bối cảnh một xứ sở thuộc địa của đế quốc Tây Ban Nha nửa cuối thế kỷ XIX. Khi ấy xã hội Colombia phải trải qua rất nhiều biến động trong đó có cuộc nội chiến tương tàn làm chết đến 300.000 người. Vào thời ấy mặc dù trên thế giới đã xảy ra sáu lần đại dịch tả kinh hoàng, ở đây đại đa số người dân còn chưa hiểu được cơ chế của dịch bệnh. Hai phần ba dân số không có nhà vệ sinh có thói quen phóng uế bừa bãi, phân người khô đi dưới ánh nắng mặt trời, biến thành bụi và người ta thích thú hít thở nó. Rác thải đủ các loại tiện đâu vứt đó. Nguồn nước ăn uống sinh hoạt được lấy trực tiếp từ sông là nơi phần lớn cống rãnh đổ ra…Hậu quả của tình trạng mất vệ sinh đó là sự lan tràn, hoành hành của bệnh dịch làm chết người nhiều nhất trong lịch sử đất nước này.
Đất nước Việt Nam của tôi thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI chừng như cũng rơi vào một hoàn cảnh tương tự . Cũng xứ sở thuộc địa, cũng nội chiến tương tàn, cũng di dân, cũng đói nghèo lạc hậu…Điều đáng buồn là sau bốn mươi năm hòa bình, những vấn đề của quá khứ chưa giải quyết xong mà hàng loạt những vấn đề mới xem chừng rất nan giải đã xuất hiện. Xã hội biến động chưa từng thấy, lòng người tan tác chưa từng thấy. Chưa bao giờ cái hố ngăn cách giàu nghèo sâu đến thế. Chưa bao giờ giáo dục xuống cấp như thế. Chưa bao giờ mà báo chí tràn lan những câu chuyện kinh tởm hoặc nhảm nhí được người ta háo hức tìm đọc như thế!…
Thế hệ chúng tôi lớn lên cùng chiến tranh, trưởng thành khi cuộc chiến vừa tàn. Bởi những biến động dữ dội của thời cuộc, nhiều người trong chúng tôi chỉ kịp nhận ra tình yêu vừa đi lướt ngang qua chứ không may mắn được sống với tình yêu, được nếm trải vị ngọt của tình yêu. Mặc dù thế, chúng tôi vẫn luôn muốn tin tình yêu, dù hết sức mong manh, nhưng là có thực. Với những thế hệ tiếp nối sau này, chút lãng mạn còn sót lại từ thế kỉ trước chưa dám chắc có chỗ để sống còn. Những thanh niên ngày nay phải lớn lên trong một môi trường xã hội thực sự khắc nghiệt và có khi còn tệ hại hơn cả thời của chúng tôi ngày trước. Một hiện trạng nhức nhối là: tầng lớp thượng lưu trong xã hội bây giờ lại là những kẻ cầm quyền ngang nhiên cấu kết với bọn con buôn bất kể thủ đoạn tìm cách vơ vét hết các món lợi dù lớn dù nhỏ và làm giàu nhanh với một tốc độ kinh khủng. Con số tài sản họ thường xuyên nói tới lên tới hàng triệu, hàng tỉ đôla. Trong khi đó, đại đa số người dân sống nghèo đói , cùng kiệt chỉ còn có mấy chọn lựa khả dĩ: hoặc là lao động đến kiệt sức với đồng lương khỏi chết đói ở các khu công nghiệp, hoặc là dạt về thành phố nơi chỉ có hai thứ nghề còn thấy treo bảng tìm người : bảo vệ nam và tiếp viên nữ !!!
Nhưng điều tệ hại nhất chưa phải chỉ là những đói nghèo và bất công, điều tệ hại nhất là lớp trẻ bây giờ phải ngày ngày sống và hít thở trong một môi trường văn hóa xã hội đã trở nên rất bẩn thỉu. Những bản tin đâm thọc vào đời tư con người với những cái tít giật gân, những bản nhạc tình sến sụa vô nghĩa lý, những thông tin về những câu chuyện giết người diễn ra như cơm bữa vì vô số những lý do quái đản …Và vì chỉ quanh quẩn trong một không gian hạn hẹp, chúng quen với tất cả những điều đó đến mức không cảm thấy lạ lùng, không thấy có gì cần phải phẫn nộ. Và thực chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu một trong số chúng hành xử như những gì đã nghe, đã thấy, y hệt như người dân ở xứ sở thuộc địa của thế kỷ trước vô cùng quen với việc hít thở bầu không khí đã bị ô nhiễm, vô cùng quen việc phóng uế, xả rác bừa bãi rồi điềm nhiên hằng ngày ăn uống tắm rửa bằng chính thứ nước thải được xả ra từ cống rãnh. Những con người ấy nói cho cùng là nạn nhân nhưng đồng thời cũng là tác nhân của những tấn thảm họa.
Và như vậy, những câu chuyện giết người vì tình bi thảm ở Bình Phước hay ở Nghệ An xảy ra gần đây có phải là những dấu hiệu cho thấy một đại dịch bệnh mới đang bùng phát ? ? ? Và phải chăng đó là những cái chết _ở một hình thái khác_ đã được báo trước _nhưng vẫn sẽ tiếp tục diễn ra vì sự thiếu hiểu biết và thiếu trách nhiệm của con người.
+ + + + +
“Tình yêu thời thổ tả “ của García Marquez là một tiểu thuyết về tình yêu. Với “Tình yêu thời thổ tả “ và rất nhiều tác phẩm văn học khác , nhân loại đã và sẽ mãi mãi tôn vinh giá trị vĩnh cửu của tình yêu , cũng là giá trị vĩnh cửu, đích thực của con người. Dịch thổ tả, dịch hạch, HIV, Ebola, Mers …hay bất cứ một hình thức bạo lực nào đe dọa cuộc sống con người, chà đạp lên lương tri nhân loại cũng sẽ bị lên án và đẩy lùi. Nhưng những ngày tháng này của thế kỷ XXI ,trên đất nước của mình, liệu chúng ta có còn đủ dũng khí để tin vào sự thật ấy hay không??
Sài Gòn , 22/7/2015.
Hà Thị Lệ Hà K8
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
cuốn này nhiều người ở VN review
Blog Chuyện Bâng Quơ
Muốn viết truyện hay phải liều viết truyện không hay trước đã.
Tôi đọc quyển Tình yêu thời thổ tả
Cuối tuần tôi thường hay thức sớm dù không có việc gì bắt tôi phải thức sớm cả. Tôi chỉ muốn có một vài giờ đầu óc mình tỉnh táo, lòng mình thanh thản để viết một cái gì đó. Đôi khi chỉ là những câu ngắn đăng trên blog, có khi sửa một bài viết câu cú còn lủng củng.
Tôi là một người có nhiều thói quen và nhiều thành kiến. Một trong những thành kiến của tôi là tôi thường tránh những quyển sách hay những cuồn phim mà người ta quảng cáo rầm rộ. Thí dụ như phim Titanic đến bây giờ tôi vẫn chưa xem. Một hai năm trước, nghe người ta nhắc đến Gabriel Garcia Marquez, lúc quyển hồi ký về những cô điếm buồn của ông ấy xuất hiện sau mười năm không xuất bản. Tôi đọc quyển ấy và phải nói tôi ghét nó đến độ ném nó đi. Uổng tiền và mất thì giờ để đi đọc câu truyện về một ông già đã hơn chín mươi, muốn ăn mừng lễ sinh nhật của mình bằng cách ngủ với một cô gái còn trinh. Ông già từ trước chưa bao giờ yêu ai hay được ai yêu, chưa bao giờ làm tình với ai, ông chỉ có thể làm chuyện ấy khi chuyện ấy là một cuộc mua bán xác thịt. Vì thế ông chọn một cô bé mười bốn tuổi và bảo một bà chủ chứa điếm dàn xếp cho ông được phá trinh cô bé. Chuyện không đơn giản như thế. Ông già đâm ra yêu cô bé nhưng chưa làm ăn gì được. Tôi đọc nửa chừng thấy nó nhảm quá, mất kiên nhẫn nên tôi ném nó đi. Tự nhủ mình là nên tuân theo cái thành kiến sẵn có của mình và không nên để những lời quảng cáo trên thị trường lung lạc.
Rồi có cô trong ban biên tập của một tờ báo mạng rủ viết bài về Nabokov. Tôi chợt nhớ cái ông Marquez này cũng có viết một truyện tương tự như Lolita của Nabokov, có lẽ nên đọc lại để có thể so sánh. Và đó là lý do mà tôi đọc quyển Tình yêu thời dịch tả. Người miền Nam dùng chữ dịch tả. Người miền Bắc dùng chữ thổ tả. Quyển này đã được dịch ra tiếng Việt còn tôi đọc bản tiếng Anh. Quyển sách này như chế nhạo cái thành kiến của tôi, và nó cũng làm tôi thay đổi ý kiến của tôi về tác giả mà tôi đã có sau khi đọc quyển những cô điếm buồn.
Cũng xin nhắc nhở, Gabriel García Márquez được trao tặng giải văn chương Nobel năm 1982. A, xin đừng để tôi sa đà vào chuyện tiểu sử tác giả, nếu có thể tôi sẽ nói thêm còn ở đây trên phương diện blog tôi chỉ muốn nói đến những điều tôi ghi chú trong quyển tình yêu thời thổ tả.
Florentino Ariza là một thanh niên, gia thế trung bình, con ngoại hôn của một ông thương gia. Anh chàng không mấy đẹp trai nhưng rất mơ mộng, thích làm thơ, viết nhạc, biết chơi vĩ cầm đủ để serenade cô gái anh ta si mê. Anh ta yêu một cô gái rất đẹp tên là Fermina Daza. Anh lãng mạn như một thanh niên trong thơ tình của Nguyễn Bính hay Xuân Diệu, cái kiểu đi ngang nhà nàng, mang theo hoa để tặng, âm thầm làm thơ và viết thơ tình. Nhà ấy dường như có mặt trời. Có rừng có suối có hoa tươi. Bao nhiêu chim lạ bao nhiêu bướm. Không có gì đâu có một người. Bố cô ấy cấm cản rồi ông bố mang cô gái đi xa. Khi ông mang cô trở về quê cũ thì Fermina lọt vào mắt xanh của Juvenal Urbino, một ông bác sĩ nổi tiếng, vì ông là người đã chặn đứng cơn dịch tả đang hoành hành thành phố ấy. Fermina thẳng thừng từ chối Florentino bảo rằng chuyện thư từ hẹn hò thời bé bỏng chỉ là chuyện mơ mộng hão huyền. Bác sĩ Juvenal Urbino đẹp trai và hào hoa đã chiếm được lòng nàng. Cuộc hôn nhân hạnh phúc ấy kéo dài đến hơn năm mươi năm.
Florentino vẫn yêu, âm thầm yêu. Yêu mà biết là mình sẽ chẳng bao giờ lấy được nàng. Tình yêu làm anh ta phát cuồng, đau ốm vì tương tư. Anh ta tìm quên bằng cách dan díu với những cuộc tình ngắn ngủi. Những người tình tạm bợ này là các cô điếm, những cô công nhân hay thư ký, những bà góa chồng, những người đàn bà có chồng mà chồng bỏ bê hoang đàng, và những người đàn bà có chồng mà chồng rất ghen, kể cả một cô bé 14 tuổi mà gia đình cô bé đã tin cậy Florentino nên ủy thác cho ông săn sóc cô bé. Đây là cô bé tương tự như Lolita của Nabokov. Để tìm quên một mối tình vô vọng, anh đã dan díu với 622 người tình, có cuộc tình kéo dài trong vài năm, có cuộc tình chỉ xảy ra một lần. Cứ mỗi lần “lọt gôn” là anh viết vào nhật ký. Khi bác sĩ Juvenal qua đời, Florentino tiếp tục theo đuổi Fermina và cuối cùng bà trở thành người yêu của ông lúc hai người đã hơn bảy mươi. Tình yêu của tuổi già ngọt ngào hơn cả cuộc hôn nhân với bác sĩ Juvenal mà ai cũng cho là hạnh phúc.
Cuốn truyện hấp dẫn vì nhiều điểm. Thứ nhất là lời văn. Tôi chỉ đọc được bản tiếng Anh của Edith Grossman không biết người dịch đã biến hóa nó như thế nào nhưng tôi rất yêu bản tiếng Anh. Gabriel Marquez có lối viết thật tỉnh táo gần như lạnh lùng, kể cả khi chuyện kể có thể làm người đọc cười hay khóc. Tôi có cảm giác người kể chuyện là người có máu khôi hài lạnh, ông nói những điều làm mình buồn cười vì cái điên và ngông của nhân vật. Ông làm chúng ta thương hại vì thấy cái đau đớn của người trong cuộc, tuy nhiên giọng kể thật là thản nhiên; rằng chuyện nó thế vì là nó như thế, buồn hay vui của người nghe chẳng có ảnh hưởng đến người kể chút nào. Ngoài ra, cho dù câu chuyện vô lý đến thế nào đi nữa, người nghe vẫn thấy nó có chút gì đủ hợp lý để người nghe tin là nó có thể xảy ra.
Trước khi bàn thêm về câu chuyện này, tôi xin kể cho các bạn nghe vài câu chuyện tình tạm bợ của Florentino. Anh ta thề giữ chữ trinh cho Fermina hy vọng hai người sẽ gặp lại nhau. Tuy nhiên người phá vỡ tiết hạnh của Florentino là một bà mẹ trẻ có đứa con sơ sinh. Cô ta đi cùng với hai người chị. Florentino gặp nhóm người này trên một chuyến tàu khi Florentino thuyên chuyển ra khỏi thành phố anh đang sống để về nơi miền xa tìm cách lãng quên Fermina. Phòng của anh và bà mẹ trẻ ở gần nhau và lợi dụng lúc mọi người không chú ý, người đàn bà lôi cổ anh vào phòng và … phá trinh anh. Hê hê, nghe kỳ cục không, tin nổi không? Khó tin nhưng tác giả làm tôi phì cười và nghĩ, ừ hừm, có lẽ, có thể, xảy ra.
Tôi nghĩ Haruki Murakami đã thuổng một ít tính chất của Gabriel Marquez trong quyển tình yêu thời thổ tả vào quyển Rừng Na uy. Bởi vì cái anh chàng Toru Watanabe trong Rừng Na Uy, đã ngủ với nhiều người (bốn người chứ chưa được đến 622 người) đàn bà và cái điểm giúp anh chàng chinh phục các cô cũng hao hao với tính chất của anh chàng Florentino. Watanabe của Rừng Na uy, Florentino của Tình yêu thời thổ tả, và Giáo sư Humbert của Lolita cùng có chung một đặc tính họ chinh phục đàn bà bằng cách làm đàn bà thương xót họ, tội nghiệp họ, muốn làm cho họ vơi bớt đau khổ. Đàn bà tự nguyện vào giường với Florentino vì anh ta biết lắng nghe tâm tình, nỗi thất vọng, mơ ước, đau đớn của họ. Đưa một cô gái vào giường sau khi nghe cô ta kể lể khóc than về những chuyện bất như ý trong đời của cô ta là điều hầu như xảy ra một cách tất yếu. Một cô gái đã ngủ với Watanabe vì người tình của cô tự tử. Cô đau buồn kể lể khóc lóc rồi hành động ái ân xảy ra như một điều tất yếu để xoa dịu đau buồn, và cũng là một sự thông cảm tột cùng từ tâm hồn đến thể xác. Anh chàng Florentino được một người góa phụ, chồng mới vừa tử nạn trong chiến tranh, tấn công anh chàng giữa tiếng nổ của súng và bom. Cô góa phụ này chiếu cố tận tình anh chàng Florentino, một người lúc nào cũng mang một vẻ đau buồn ảm đạm. Và giữa những lời nàng không ngớt khóc than về anh chồng quá cố là những tiếng kêu rên của sung sướng hoan lạc. Cứ tưởng tượng ra là đã thấy vô lý, và khôi hài. Có lẽ vì cái vô lý và khôi hài này tôi tha thứ cho cái sống sượng của tác giả nên đọc tiếp để xem ông ta sẽ đưa tôi đến đâu. Một nhà thơ không được trao giải thơ, thất chí và buồn bã đã đưa Florentino về nhà của cô ta. Sau khi Florentino nghe cô đọc thơ cô đền đáp tình tri kỷ bằng cách giao hoan. Cô có thói quen xấu là đã khóc cười kêu la đến độ Florentino phải lấp mồm của cô bằng cái núm vú giả người ta cho trẻ em ngậm mỗi khi chúng khóc mà chưa đến giờ bú. Và khi hai người giao hoan con mèo của cô ta cào cấu hai người trầy trụa khắp nơi. Gabriel Marquez biến tình huống thành một cảnh tượng rất khôi hài nên người đọc bị hấp dẫn không phải chỉ vì cách viết đầy dục vọng. Tuy nhiên ông không chỉ dùng sự khôi hài để thu hút độc giả. Đôi khi ông thêm vào những chi tiết đầy bi kịch bằng một giọng văn đầy hối hận như trong chuyện một cô nhân tình bị Florentino lấy sơn vẽ lên chỗ bụng dưới với những lời bông đùa. Khi cô thay áo ngủ anh chồng phát giác ra vết sơn, vì ghen nên anh chồng đã cắt cổ cô. Đó là một vài ví dụ tiêu biểu về những cuộc phiêu lưu tình cảm của Florentino. Những câu chuyện tuy có ít nhiều vô lý và tục tằn nhưng lời văn rất Gabriel rất đứng đắn, thanh nhã, khôi hài và chất chứa nhiều triết lý về đời sống, tình yêu, hôn nhân, tuổi già, đau đớn, thất bại, hy vọng, v.v… cứ như thế mà ông lôi tôi đi hết quyển sách. Tuy nhiên thú thật khi đến ba phần tư quyển sách tôi bắt đầu chán cái kiểu wise guy lôi hết người đàn bà này đến người đàn bà khác vào giường.
Thông thường giải Nobel được trao cho những người mà văn chương của họ tranh đấu cho nhân loại, chống đối những bất công trong xã hội. Tôi không biết quyển sách với giọng văn trào phúng duyên dáng thâm trầm về tình yêu tình dục và hôn nhân này đã góp phần như thế nào vào công cuộc đấu tranh nhân quyền cho nhân loại và giúp ông đoạt giải Nobel. Có lẽ phải đọc thêm một quyển nào đó rõ ràng hơn về lập trường này. Quyển sách này làm tôi suy nghĩ về cái định nghĩa về tình yêu của Gabriel Marquez. Tình yêu như một căn bệnh một nỗi ám ảnh không rời. Có thể nào người ta trải qua nhiều cuộc tình, nói cho thực tế một chút, không đến mức 622 cuộc tình, chỉ cần 62 cuộc tình thôi, chỉ để lãng quên một mối tình lớn không thành? Nghe sao đầy dối trá và cũng rất khôi hài. Giả tỉ như trong 622 người đó có 6 người yêu Florentino thành thật. Ông ta phụ bạc làm đau đớn 6 trái tim để chạy theo một trái tim xa vời? Và cũng may cho ông ta là các bà không khám phá và đổ ghen và xé xác ông ta. Có một tình yêu như thế không? Ông ta có thật sự yêu không? Không biết. Chúng ta mỗi người sẽ có một câu trả lời riêng. Gabriel Marquez nói như thế này. Không ai có thể dạy ai bài học về cuộc đời. Bằng tất cả những câu chuyện phiêu lưu ái tình đầy phi lý, ông cũng nói lên một sự thật về cuộc đời là: hôn nhân dù hạnh phúc đến đâu cũng có những bất hòa đủ để giết chết tình yêu. Ông nhận xét: Điều quan trọng trong hôn nhân không phải là niềm vui hay hạnh phúc mà là sự vững bền. Ông làm cho tôi có cảm tưởng tình yêu chỉ hiện diện lúc người ta rong ruổi đi kiếm tìm nó, như tìm một chiếc lá diêu bông, một mảnh trăng nằm dưới đáy hồ. Rằng những người nếu họ có yêu nhau thì chỉ nên nắm tay nhau đi ra ngã sáu rồi biến thành mưa, hay Tư mã Tương như và Trác văn quân chỉ nên cỡi phượng và hoàng bay lên trời rồi biến thành mây ngũ sắc để họ không phải đi đến chỗ cuối đường nơi tình yêu bị giết chết bằng hôn nhân.
Hề hề, muốn viết nữa nhưng thấy lười và thèm cái bồn nước nóng. Có thể sẽ sửa chữa bài này và viết tiếp. Có thể chỉ ngừng ở đây với những câu lủng củng như thế này. Chẳng mấy ai chịu khó đi đọc một cái blog vô danh. Chúc ai tình cờ đi ngang đây một niềm vui của ngày chủ nhật với tất cả nhàm chán vô vị vì người thân yêu bận rộn đâu đó hay thong dong tự tại vì không ai quấy rầy, một ngày mới là một ngày mới, mỗi ngày là một bắt đầu.
Blog Chuyện Bâng Quơ
Muốn viết truyện hay phải liều viết truyện không hay trước đã.
Tôi đọc quyển Tình yêu thời thổ tả
Cuối tuần tôi thường hay thức sớm dù không có việc gì bắt tôi phải thức sớm cả. Tôi chỉ muốn có một vài giờ đầu óc mình tỉnh táo, lòng mình thanh thản để viết một cái gì đó. Đôi khi chỉ là những câu ngắn đăng trên blog, có khi sửa một bài viết câu cú còn lủng củng.
Tôi là một người có nhiều thói quen và nhiều thành kiến. Một trong những thành kiến của tôi là tôi thường tránh những quyển sách hay những cuồn phim mà người ta quảng cáo rầm rộ. Thí dụ như phim Titanic đến bây giờ tôi vẫn chưa xem. Một hai năm trước, nghe người ta nhắc đến Gabriel Garcia Marquez, lúc quyển hồi ký về những cô điếm buồn của ông ấy xuất hiện sau mười năm không xuất bản. Tôi đọc quyển ấy và phải nói tôi ghét nó đến độ ném nó đi. Uổng tiền và mất thì giờ để đi đọc câu truyện về một ông già đã hơn chín mươi, muốn ăn mừng lễ sinh nhật của mình bằng cách ngủ với một cô gái còn trinh. Ông già từ trước chưa bao giờ yêu ai hay được ai yêu, chưa bao giờ làm tình với ai, ông chỉ có thể làm chuyện ấy khi chuyện ấy là một cuộc mua bán xác thịt. Vì thế ông chọn một cô bé mười bốn tuổi và bảo một bà chủ chứa điếm dàn xếp cho ông được phá trinh cô bé. Chuyện không đơn giản như thế. Ông già đâm ra yêu cô bé nhưng chưa làm ăn gì được. Tôi đọc nửa chừng thấy nó nhảm quá, mất kiên nhẫn nên tôi ném nó đi. Tự nhủ mình là nên tuân theo cái thành kiến sẵn có của mình và không nên để những lời quảng cáo trên thị trường lung lạc.
Rồi có cô trong ban biên tập của một tờ báo mạng rủ viết bài về Nabokov. Tôi chợt nhớ cái ông Marquez này cũng có viết một truyện tương tự như Lolita của Nabokov, có lẽ nên đọc lại để có thể so sánh. Và đó là lý do mà tôi đọc quyển Tình yêu thời dịch tả. Người miền Nam dùng chữ dịch tả. Người miền Bắc dùng chữ thổ tả. Quyển này đã được dịch ra tiếng Việt còn tôi đọc bản tiếng Anh. Quyển sách này như chế nhạo cái thành kiến của tôi, và nó cũng làm tôi thay đổi ý kiến của tôi về tác giả mà tôi đã có sau khi đọc quyển những cô điếm buồn.
Cũng xin nhắc nhở, Gabriel García Márquez được trao tặng giải văn chương Nobel năm 1982. A, xin đừng để tôi sa đà vào chuyện tiểu sử tác giả, nếu có thể tôi sẽ nói thêm còn ở đây trên phương diện blog tôi chỉ muốn nói đến những điều tôi ghi chú trong quyển tình yêu thời thổ tả.
Florentino Ariza là một thanh niên, gia thế trung bình, con ngoại hôn của một ông thương gia. Anh chàng không mấy đẹp trai nhưng rất mơ mộng, thích làm thơ, viết nhạc, biết chơi vĩ cầm đủ để serenade cô gái anh ta si mê. Anh ta yêu một cô gái rất đẹp tên là Fermina Daza. Anh lãng mạn như một thanh niên trong thơ tình của Nguyễn Bính hay Xuân Diệu, cái kiểu đi ngang nhà nàng, mang theo hoa để tặng, âm thầm làm thơ và viết thơ tình. Nhà ấy dường như có mặt trời. Có rừng có suối có hoa tươi. Bao nhiêu chim lạ bao nhiêu bướm. Không có gì đâu có một người. Bố cô ấy cấm cản rồi ông bố mang cô gái đi xa. Khi ông mang cô trở về quê cũ thì Fermina lọt vào mắt xanh của Juvenal Urbino, một ông bác sĩ nổi tiếng, vì ông là người đã chặn đứng cơn dịch tả đang hoành hành thành phố ấy. Fermina thẳng thừng từ chối Florentino bảo rằng chuyện thư từ hẹn hò thời bé bỏng chỉ là chuyện mơ mộng hão huyền. Bác sĩ Juvenal Urbino đẹp trai và hào hoa đã chiếm được lòng nàng. Cuộc hôn nhân hạnh phúc ấy kéo dài đến hơn năm mươi năm.
Florentino vẫn yêu, âm thầm yêu. Yêu mà biết là mình sẽ chẳng bao giờ lấy được nàng. Tình yêu làm anh ta phát cuồng, đau ốm vì tương tư. Anh ta tìm quên bằng cách dan díu với những cuộc tình ngắn ngủi. Những người tình tạm bợ này là các cô điếm, những cô công nhân hay thư ký, những bà góa chồng, những người đàn bà có chồng mà chồng bỏ bê hoang đàng, và những người đàn bà có chồng mà chồng rất ghen, kể cả một cô bé 14 tuổi mà gia đình cô bé đã tin cậy Florentino nên ủy thác cho ông săn sóc cô bé. Đây là cô bé tương tự như Lolita của Nabokov. Để tìm quên một mối tình vô vọng, anh đã dan díu với 622 người tình, có cuộc tình kéo dài trong vài năm, có cuộc tình chỉ xảy ra một lần. Cứ mỗi lần “lọt gôn” là anh viết vào nhật ký. Khi bác sĩ Juvenal qua đời, Florentino tiếp tục theo đuổi Fermina và cuối cùng bà trở thành người yêu của ông lúc hai người đã hơn bảy mươi. Tình yêu của tuổi già ngọt ngào hơn cả cuộc hôn nhân với bác sĩ Juvenal mà ai cũng cho là hạnh phúc.
Cuốn truyện hấp dẫn vì nhiều điểm. Thứ nhất là lời văn. Tôi chỉ đọc được bản tiếng Anh của Edith Grossman không biết người dịch đã biến hóa nó như thế nào nhưng tôi rất yêu bản tiếng Anh. Gabriel Marquez có lối viết thật tỉnh táo gần như lạnh lùng, kể cả khi chuyện kể có thể làm người đọc cười hay khóc. Tôi có cảm giác người kể chuyện là người có máu khôi hài lạnh, ông nói những điều làm mình buồn cười vì cái điên và ngông của nhân vật. Ông làm chúng ta thương hại vì thấy cái đau đớn của người trong cuộc, tuy nhiên giọng kể thật là thản nhiên; rằng chuyện nó thế vì là nó như thế, buồn hay vui của người nghe chẳng có ảnh hưởng đến người kể chút nào. Ngoài ra, cho dù câu chuyện vô lý đến thế nào đi nữa, người nghe vẫn thấy nó có chút gì đủ hợp lý để người nghe tin là nó có thể xảy ra.
Trước khi bàn thêm về câu chuyện này, tôi xin kể cho các bạn nghe vài câu chuyện tình tạm bợ của Florentino. Anh ta thề giữ chữ trinh cho Fermina hy vọng hai người sẽ gặp lại nhau. Tuy nhiên người phá vỡ tiết hạnh của Florentino là một bà mẹ trẻ có đứa con sơ sinh. Cô ta đi cùng với hai người chị. Florentino gặp nhóm người này trên một chuyến tàu khi Florentino thuyên chuyển ra khỏi thành phố anh đang sống để về nơi miền xa tìm cách lãng quên Fermina. Phòng của anh và bà mẹ trẻ ở gần nhau và lợi dụng lúc mọi người không chú ý, người đàn bà lôi cổ anh vào phòng và … phá trinh anh. Hê hê, nghe kỳ cục không, tin nổi không? Khó tin nhưng tác giả làm tôi phì cười và nghĩ, ừ hừm, có lẽ, có thể, xảy ra.
Tôi nghĩ Haruki Murakami đã thuổng một ít tính chất của Gabriel Marquez trong quyển tình yêu thời thổ tả vào quyển Rừng Na uy. Bởi vì cái anh chàng Toru Watanabe trong Rừng Na Uy, đã ngủ với nhiều người (bốn người chứ chưa được đến 622 người) đàn bà và cái điểm giúp anh chàng chinh phục các cô cũng hao hao với tính chất của anh chàng Florentino. Watanabe của Rừng Na uy, Florentino của Tình yêu thời thổ tả, và Giáo sư Humbert của Lolita cùng có chung một đặc tính họ chinh phục đàn bà bằng cách làm đàn bà thương xót họ, tội nghiệp họ, muốn làm cho họ vơi bớt đau khổ. Đàn bà tự nguyện vào giường với Florentino vì anh ta biết lắng nghe tâm tình, nỗi thất vọng, mơ ước, đau đớn của họ. Đưa một cô gái vào giường sau khi nghe cô ta kể lể khóc than về những chuyện bất như ý trong đời của cô ta là điều hầu như xảy ra một cách tất yếu. Một cô gái đã ngủ với Watanabe vì người tình của cô tự tử. Cô đau buồn kể lể khóc lóc rồi hành động ái ân xảy ra như một điều tất yếu để xoa dịu đau buồn, và cũng là một sự thông cảm tột cùng từ tâm hồn đến thể xác. Anh chàng Florentino được một người góa phụ, chồng mới vừa tử nạn trong chiến tranh, tấn công anh chàng giữa tiếng nổ của súng và bom. Cô góa phụ này chiếu cố tận tình anh chàng Florentino, một người lúc nào cũng mang một vẻ đau buồn ảm đạm. Và giữa những lời nàng không ngớt khóc than về anh chồng quá cố là những tiếng kêu rên của sung sướng hoan lạc. Cứ tưởng tượng ra là đã thấy vô lý, và khôi hài. Có lẽ vì cái vô lý và khôi hài này tôi tha thứ cho cái sống sượng của tác giả nên đọc tiếp để xem ông ta sẽ đưa tôi đến đâu. Một nhà thơ không được trao giải thơ, thất chí và buồn bã đã đưa Florentino về nhà của cô ta. Sau khi Florentino nghe cô đọc thơ cô đền đáp tình tri kỷ bằng cách giao hoan. Cô có thói quen xấu là đã khóc cười kêu la đến độ Florentino phải lấp mồm của cô bằng cái núm vú giả người ta cho trẻ em ngậm mỗi khi chúng khóc mà chưa đến giờ bú. Và khi hai người giao hoan con mèo của cô ta cào cấu hai người trầy trụa khắp nơi. Gabriel Marquez biến tình huống thành một cảnh tượng rất khôi hài nên người đọc bị hấp dẫn không phải chỉ vì cách viết đầy dục vọng. Tuy nhiên ông không chỉ dùng sự khôi hài để thu hút độc giả. Đôi khi ông thêm vào những chi tiết đầy bi kịch bằng một giọng văn đầy hối hận như trong chuyện một cô nhân tình bị Florentino lấy sơn vẽ lên chỗ bụng dưới với những lời bông đùa. Khi cô thay áo ngủ anh chồng phát giác ra vết sơn, vì ghen nên anh chồng đã cắt cổ cô. Đó là một vài ví dụ tiêu biểu về những cuộc phiêu lưu tình cảm của Florentino. Những câu chuyện tuy có ít nhiều vô lý và tục tằn nhưng lời văn rất Gabriel rất đứng đắn, thanh nhã, khôi hài và chất chứa nhiều triết lý về đời sống, tình yêu, hôn nhân, tuổi già, đau đớn, thất bại, hy vọng, v.v… cứ như thế mà ông lôi tôi đi hết quyển sách. Tuy nhiên thú thật khi đến ba phần tư quyển sách tôi bắt đầu chán cái kiểu wise guy lôi hết người đàn bà này đến người đàn bà khác vào giường.
Thông thường giải Nobel được trao cho những người mà văn chương của họ tranh đấu cho nhân loại, chống đối những bất công trong xã hội. Tôi không biết quyển sách với giọng văn trào phúng duyên dáng thâm trầm về tình yêu tình dục và hôn nhân này đã góp phần như thế nào vào công cuộc đấu tranh nhân quyền cho nhân loại và giúp ông đoạt giải Nobel. Có lẽ phải đọc thêm một quyển nào đó rõ ràng hơn về lập trường này. Quyển sách này làm tôi suy nghĩ về cái định nghĩa về tình yêu của Gabriel Marquez. Tình yêu như một căn bệnh một nỗi ám ảnh không rời. Có thể nào người ta trải qua nhiều cuộc tình, nói cho thực tế một chút, không đến mức 622 cuộc tình, chỉ cần 62 cuộc tình thôi, chỉ để lãng quên một mối tình lớn không thành? Nghe sao đầy dối trá và cũng rất khôi hài. Giả tỉ như trong 622 người đó có 6 người yêu Florentino thành thật. Ông ta phụ bạc làm đau đớn 6 trái tim để chạy theo một trái tim xa vời? Và cũng may cho ông ta là các bà không khám phá và đổ ghen và xé xác ông ta. Có một tình yêu như thế không? Ông ta có thật sự yêu không? Không biết. Chúng ta mỗi người sẽ có một câu trả lời riêng. Gabriel Marquez nói như thế này. Không ai có thể dạy ai bài học về cuộc đời. Bằng tất cả những câu chuyện phiêu lưu ái tình đầy phi lý, ông cũng nói lên một sự thật về cuộc đời là: hôn nhân dù hạnh phúc đến đâu cũng có những bất hòa đủ để giết chết tình yêu. Ông nhận xét: Điều quan trọng trong hôn nhân không phải là niềm vui hay hạnh phúc mà là sự vững bền. Ông làm cho tôi có cảm tưởng tình yêu chỉ hiện diện lúc người ta rong ruổi đi kiếm tìm nó, như tìm một chiếc lá diêu bông, một mảnh trăng nằm dưới đáy hồ. Rằng những người nếu họ có yêu nhau thì chỉ nên nắm tay nhau đi ra ngã sáu rồi biến thành mưa, hay Tư mã Tương như và Trác văn quân chỉ nên cỡi phượng và hoàng bay lên trời rồi biến thành mây ngũ sắc để họ không phải đi đến chỗ cuối đường nơi tình yêu bị giết chết bằng hôn nhân.
Hề hề, muốn viết nữa nhưng thấy lười và thèm cái bồn nước nóng. Có thể sẽ sửa chữa bài này và viết tiếp. Có thể chỉ ngừng ở đây với những câu lủng củng như thế này. Chẳng mấy ai chịu khó đi đọc một cái blog vô danh. Chúc ai tình cờ đi ngang đây một niềm vui của ngày chủ nhật với tất cả nhàm chán vô vị vì người thân yêu bận rộn đâu đó hay thong dong tự tại vì không ai quấy rầy, một ngày mới là một ngày mới, mỗi ngày là một bắt đầu.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Tình yêu thời Thổ tả – khái niệm xa lạ của sự thủy chung.
Tình yêu không phải chỉ là đặc ân của tuổi trẻ. Với tuổi thanh niên, nó chỉ là món khai vị, món chính tất nhiên là sự so găng của ham...
hieunm711 - spiderum
Nguyễn Minh Hiếu
12 tháng 4 2021
Tình yêu không phải chỉ là đặc ân của tuổi trẻ. Với tuổi thanh niên, nó chỉ là món khai vị, món chính tất nhiên là sự so găng của ham muốn phồn thực trên vũ đài của chăn đệm. Còn tình già, với đại đa số chúng ta, nó chỉ là gân gà, bỏ đi thì phí mà cố ăn thì mỏi mồm, lại chẳng có vị quái gì. Nhưng với Gabriel García Márquez, nó lại là miền đất hư ảo thần kỳ, nơi ông có thể ép các nhân vật của mình phải rũ bỏ những lớp trang điểm nặng nề của luân lý, danh vọng và cả những đam mê mù quáng của tuổi trẻ. Họ phải trần trụi trước tiếng vọng của tâm hồn, để bộc lộ hết những nhu cầu sâu kín của trái tim, trước khi cái đồng hồ quả lắc của thần chết ngân lên những tiếng tíc tắc cuối cùng. Chất văn của García Márquez là ngọn lửa hoang đàng cháy bập bùng giữa những bộn bề u trược của thời thế. Cái chất Mỹ La Tinh đắm say điên cuồng chỉ là vẻ ngoài nơi văn phong của ông, bên trong nó là những viên kim cương máu, vỡ ra sau lớp than cháy đến cạn kiệt.
Nhân vật nam chính trong tác phẩm này cũng như vậy, một con người rất dễ bị xã hội đồng nhất với sự lăng nhăng, không, có lẽ nó phải bị gọi là sự cuồng dâm mới đúng. Một người đàn ông, lao vào những cuộc tình xác thịt với 600 người đàn bà trong 50 năm, phần đa mọi người (những người tự nhận hiểu một chút về tâm lý học qua những cuốn sách ngôn tình ba xu và một loạt phim truyền hình nửa mùa) sẽ suy diễn rằng ông ta đang muốn trả thù đàn bà vì một sự đổ vỡ trong quá khứ nào đó. Đúng là ông đã bị phụ tình từ khi còn trẻ, nhưng tôi hiểu Florentino Ariza muốn gì khi đọc đến một nửa cuốn sách, lúc mà ông mới chỉ đang tứ tuần mà thôi, ông đang đi tìm một câu trả lời. Đầu tiên ông tìm cách làm thoả mãn chính ông, sau đó ông lại tìm cách để thoả mãn đàn bà, và cuối cùng là phải thoả mãn người mình yêu. Vẫn là người đàn bà đó, người mà vì bà, ông chà đạp lên tình cảm của cả trăm người đàn bà khác, hòng tìm ra nghiệm cho phương trình của sự cân bằng giữa tình yêu của ông và mong muốn của bà.
Tôi sẽ không thể nói rằng trong 50 năm có lẻ dài đằng đẵng đó, Fermina Daza cũng nghĩ về ông như ông nghĩ về bà. Bà dường như có tất cả mọi thứ: một người chồng giàu có, tài năng và danh giá, những đứa con thành công và cả một địa vị xã hội vượt xa những giấc mơ điên rồ nhất thời niên thiếu của bà. Với tất cả những điều đó, bà có cần phải nhớ đến ông, một mối tình đầu chớm nở đã nhanh tàn ở cái thuở cả hai còn nghi ngờ bản thân nhiều hơn là nghi ngờ lẫn nhau? Ông chỉ là cái bóng mờ của một quá khứ nổi loạn, và cái bóng đó chỉ rõ ràng hơn với bà khi mà tượng đài xa hoa của chồng bà bị gãy đổ. Không phải là bà không yêu ông, mà chỉ là bà không nhận ra điều đó sớm như ông mà thôi. Trong dòng chảy của thời gian, tình yêu đích thực không phải dễ để tìm thấy, có khi nó trốn ở đâu đó, hoặc bị che lấp vì một lý do nào đó, nhưng cuối cùng, những người yêu nhau sẽ luôn tìm thấy nhau.
Tôi rất ấn tượng với mối tình cuối cùng của Florentino Ariza trước khi đến với Fermina Daza ở tuổi thất thập cổ lai hy. Ông vẫn đủ sức khỏe và sự quyến rũ để đánh đu với một cô gái trẻ đáng tuổi cháu ông, một thứ sinh lực tràn trề trong lớp da tuổi trẻ quằn quại bên cạnh một ông già mà chỉ một bước hụt chân cũng bị thổi bay sang thế giới bên kia. Điều này làm tôi liên tưởng đến nhân vật chính trong tác phẩm “Người đẹp ngủ mê” của Yasunari Kawabata, không điều gì gợi nên sự đối lập giữa luân lý và dục vọng, giữa chồi non và tàn tro, giữa sự sống và cái chết như mối tình loạn luân này. Đây chính là cửa ải cuối cùng mà Florentino phải đối mặt, và ông đã bước qua xác của cô gái đó (đúng theo nghĩa đen) để đến với người mình yêu.
Tình yêu của Florentino là thứ tình yêu đến tuyệt vọng, và tôi không biết là nếu Fermina Daza không bị ông khuất phục thì cả cuộc đời ông và cuộc đời những người đàn bà bị ông hủy hoại sẽ mang được một ý nghĩa nào nữa? Cũng may, García Márquez không tàn nhẫn với ông, và với người đọc như thế.
Minh Hiếu
12/04/2021.
Nguồn: https://hieunguyen711.wordpress.com/2021/04/12/tinh-yeu-thoi-tho-ta-khai-niem-xa-la-cua-su-thuy-chung/
Tình yêu không phải chỉ là đặc ân của tuổi trẻ. Với tuổi thanh niên, nó chỉ là món khai vị, món chính tất nhiên là sự so găng của ham...
hieunm711 - spiderum
Nguyễn Minh Hiếu
12 tháng 4 2021
Tình yêu không phải chỉ là đặc ân của tuổi trẻ. Với tuổi thanh niên, nó chỉ là món khai vị, món chính tất nhiên là sự so găng của ham muốn phồn thực trên vũ đài của chăn đệm. Còn tình già, với đại đa số chúng ta, nó chỉ là gân gà, bỏ đi thì phí mà cố ăn thì mỏi mồm, lại chẳng có vị quái gì. Nhưng với Gabriel García Márquez, nó lại là miền đất hư ảo thần kỳ, nơi ông có thể ép các nhân vật của mình phải rũ bỏ những lớp trang điểm nặng nề của luân lý, danh vọng và cả những đam mê mù quáng của tuổi trẻ. Họ phải trần trụi trước tiếng vọng của tâm hồn, để bộc lộ hết những nhu cầu sâu kín của trái tim, trước khi cái đồng hồ quả lắc của thần chết ngân lên những tiếng tíc tắc cuối cùng. Chất văn của García Márquez là ngọn lửa hoang đàng cháy bập bùng giữa những bộn bề u trược của thời thế. Cái chất Mỹ La Tinh đắm say điên cuồng chỉ là vẻ ngoài nơi văn phong của ông, bên trong nó là những viên kim cương máu, vỡ ra sau lớp than cháy đến cạn kiệt.
Nhân vật nam chính trong tác phẩm này cũng như vậy, một con người rất dễ bị xã hội đồng nhất với sự lăng nhăng, không, có lẽ nó phải bị gọi là sự cuồng dâm mới đúng. Một người đàn ông, lao vào những cuộc tình xác thịt với 600 người đàn bà trong 50 năm, phần đa mọi người (những người tự nhận hiểu một chút về tâm lý học qua những cuốn sách ngôn tình ba xu và một loạt phim truyền hình nửa mùa) sẽ suy diễn rằng ông ta đang muốn trả thù đàn bà vì một sự đổ vỡ trong quá khứ nào đó. Đúng là ông đã bị phụ tình từ khi còn trẻ, nhưng tôi hiểu Florentino Ariza muốn gì khi đọc đến một nửa cuốn sách, lúc mà ông mới chỉ đang tứ tuần mà thôi, ông đang đi tìm một câu trả lời. Đầu tiên ông tìm cách làm thoả mãn chính ông, sau đó ông lại tìm cách để thoả mãn đàn bà, và cuối cùng là phải thoả mãn người mình yêu. Vẫn là người đàn bà đó, người mà vì bà, ông chà đạp lên tình cảm của cả trăm người đàn bà khác, hòng tìm ra nghiệm cho phương trình của sự cân bằng giữa tình yêu của ông và mong muốn của bà.
Tôi sẽ không thể nói rằng trong 50 năm có lẻ dài đằng đẵng đó, Fermina Daza cũng nghĩ về ông như ông nghĩ về bà. Bà dường như có tất cả mọi thứ: một người chồng giàu có, tài năng và danh giá, những đứa con thành công và cả một địa vị xã hội vượt xa những giấc mơ điên rồ nhất thời niên thiếu của bà. Với tất cả những điều đó, bà có cần phải nhớ đến ông, một mối tình đầu chớm nở đã nhanh tàn ở cái thuở cả hai còn nghi ngờ bản thân nhiều hơn là nghi ngờ lẫn nhau? Ông chỉ là cái bóng mờ của một quá khứ nổi loạn, và cái bóng đó chỉ rõ ràng hơn với bà khi mà tượng đài xa hoa của chồng bà bị gãy đổ. Không phải là bà không yêu ông, mà chỉ là bà không nhận ra điều đó sớm như ông mà thôi. Trong dòng chảy của thời gian, tình yêu đích thực không phải dễ để tìm thấy, có khi nó trốn ở đâu đó, hoặc bị che lấp vì một lý do nào đó, nhưng cuối cùng, những người yêu nhau sẽ luôn tìm thấy nhau.
Tôi rất ấn tượng với mối tình cuối cùng của Florentino Ariza trước khi đến với Fermina Daza ở tuổi thất thập cổ lai hy. Ông vẫn đủ sức khỏe và sự quyến rũ để đánh đu với một cô gái trẻ đáng tuổi cháu ông, một thứ sinh lực tràn trề trong lớp da tuổi trẻ quằn quại bên cạnh một ông già mà chỉ một bước hụt chân cũng bị thổi bay sang thế giới bên kia. Điều này làm tôi liên tưởng đến nhân vật chính trong tác phẩm “Người đẹp ngủ mê” của Yasunari Kawabata, không điều gì gợi nên sự đối lập giữa luân lý và dục vọng, giữa chồi non và tàn tro, giữa sự sống và cái chết như mối tình loạn luân này. Đây chính là cửa ải cuối cùng mà Florentino phải đối mặt, và ông đã bước qua xác của cô gái đó (đúng theo nghĩa đen) để đến với người mình yêu.
Tình yêu của Florentino là thứ tình yêu đến tuyệt vọng, và tôi không biết là nếu Fermina Daza không bị ông khuất phục thì cả cuộc đời ông và cuộc đời những người đàn bà bị ông hủy hoại sẽ mang được một ý nghĩa nào nữa? Cũng may, García Márquez không tàn nhẫn với ông, và với người đọc như thế.
Minh Hiếu
12/04/2021.
Nguồn: https://hieunguyen711.wordpress.com/2021/04/12/tinh-yeu-thoi-tho-ta-khai-niem-xa-la-cua-su-thuy-chung/
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Review Sách Tình Yêu Thời Thổ Tả - Gabriel García Márquez - Bạn Chưa Đủ Giỏi Đừng Nên Yêu Ai
Nguyen Van Cao - dembuon
Thông qua Tiểu thuyết kinh điển "Tình yêu thời thổ tả" của nhà văn Marquez
Bạn có đang gặp rắc rối trong tình yêu, hay bạn có đang đi tìm một nửa đích thực của đời mình hay không? Có lẽ rất nhiều người trong chúng ta, đều mong muốn có một tình yêu ngọt ngào, một hôn nhân viên mãn. Thế nhưng trong thực tế, chúng ta vẫn cứ hết lần này đến lần khác, gặp không ít những vấp ngã và đau khổ. Con đường hiểu được tình yêu, học cách yêu cũng là con đường với rất nhiều bài học ở đó. Để tôi luyện bản thân bạn có thể trưởng thành hơn, chi bằng song song với việc rút ra kinh nghiệm từ chính trải nghiệm tình yêu, hay từ những quan sát, chứng kiến trong cuộc sống, thì bạn có thể phong phú thêm trí tuệ về tình yêu của mình, thông qua những cuốn sách kinh điển.
Có một cuốn tiểu thuyết được mệnh danh là bách khoa toàn thư về tình yêu. Nó được tờ New York Times đánh giá là Thiên tình sử đẹp nhất trong lịch sử nhân loại. Đó là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của nhà văn Marquez, được viết ngay sau cuốn mà ông đạt giải Nobel. Đồng thời đây cũng là tác phẩm mà ông hài lòng nhất, nó mang tên "Tình yêu thời thổ tả". Cuốn sách này kể cho bạn về một câu chuyện tình yêu kéo dài hơn nửa thế kỷ. Ariza, một chàng trai nghèo đem lòng yêu Fermina, một cô gái xinh đẹp xuất thân từ gia đình giàu có. Và cũng chính sự khác biệt về địa vị và khoảng cách giàu nghèo đã ngăn cản họ đến với nhau. Fermina kết hôn với người khác, còn Ariza đã cố gắng nỗ lực cải thiện bản thân để giành lại tình yêu đích thực của đời mình. Và sau 51 năm với rất nhiều thăng trầm, cả hai cuối cùng cũng đến được với nhau. Đây là một câu chuyện tình yêu vượt qua thử thách về thời gian thật vĩ đại đúng không? Tuy nhiên, đằng sau mối tình rực rỡ ấy lại bộc lộ một mặt tàn khốc nhất của cuộc sống thực tại mà ai ai trong chúng ta cũng phải suy ngẫm. Tình yêu không chỉ có thể xây dựng bằng tấm chân tình, mà nó còn là sự tương hợp của sức mạnh toàn diện. Nếu bạn và người đó, khi cả hai không thể nào đồng điệu với nhau, thì tình yêu dù có mãnh liệt, có nồng nàn đến đâu, nó cũng có thể từ từ héo úa theo năm tháng.
Xin chào các bạn, hôm nay mình xin chia sẻ với các bạn một nội dung mang tên "Bạn chưa đủ giỏi, đừng nên yêu ai" qua cuốn tiểu thuyết nổi tiếng "Tình yêu thời thổ tả" của nhà văn vĩ đại người Colombia "Marquez".
1. Nếu bạn không đủ giỏi, yêu nhiều đến đâu, cũng không thể vực dậy tương lai.
Ariza nhân vật chính của truyện là đứa con riêng của người sáng lập công ty vận tải, người rất giàu có và quyền lực, nhưng chưa bao giờ anh được công nhận và đưa ra ngoài ánh sáng. Mọi sự hỗ trợ cho Ariza từ bố đều trong bí mật. Thế rồi một ngày nọ, cha của anh đột ngột qua đời, nguồn tài chính lúc bấy giờ bị cắt đứt, anh buộc phải bỏ học và đi mưu sinh bằng việc làm trong bưu điện. Trong một lần gửi điện tín, Ariza đã gặp Fermina, đôi mắt như hoa mai của cô vô tình liếc nhìn anh, khiến tim của Ariza loạn nhịp. Để thu hút sự chú ý của Fermina, mỗi sáng sớm, anh thường ngồi trên chiếc ghế trong vườn gần nhà cô, giả vờ đọc một tập thơ và còn không ngừng viết thư cho cô gái này. Trong các bức thư tình, anh nhét những cánh hoa có khắc những câu thơ bé xíu. Nửa đêm anh còn thường đứng gần nhà cô để dùng tiếng đàn du dương đưa cô vào giấc ngủ. Dần dần thì Fermina đã cảm mến với người con trai này, mối quan hệ của họ nhanh chóng phát triển và Ariza bắt đầu cầu hôn Fermina. Tuy nhiên, mọi chuyện hoàn toàn đi ngược lại với mong đợi. Vì Fermina đang học mà yêu, nên bị nhà trường kỷ luật và đuổi học. Cha cô thì nổi cơn lôi đình, tìm đến Ariza và quát tháo "Đừng cản đường cha con ta". Trong mắt của một người đi buôn mới phất lên và học vấn không cao, thì con gái của ông hẳn là một con át chủ bài cho tương lai. Còn Ariza, anh ta chỉ là đứa con ngoài giá thú, thực sự như là một cái gai cản đường của ông ta. Thì nên, cha của Fermina đã dùng khoảng cách để chia rẽ đôi lứa, ông đưa Fermina rời quê. Tuy nhiên, bất kể Fermina đi đâu, Ariza cũng có thể viết thư tình để gửi đến đó. Thấy không thể nào tách rời đôi uyên ương này, người cha đành phải trả lại quyền tự quyết định hôn nhân cho con gái mình. Sau một thời gian dài xa cách, Fermina đã gặp lại Ariza, nhưng mà giờ đây, trong mắt của cô Ariza là một người nghèo nàn, xấu xí, tàn tụa như là một gã lang thang, hoàn toàn khác với hình tượng bạch mã hoàng tử trong lòng cô trước kia. Cô đột nhiên phát hiện ra rằng, tình yêu khiến cô bị ám ảnh chẳng qua chỉ là ảo ảnh. Vì vậy, cô dứt khoát chia tay với Ariza. Trong sách có một câu "Kẻ yếu sẽ không bao giờ có thể bước vào được vương quốc tình yêu. Bởi vì đó là một vương quốc đầy khắc nghiệt và keo kiệt. Và phụ nữ sẽ chỉ hạ lòng trước những người đàn ông có bản lĩnh, bởi vì chỉ có những người đàn ông như vậy mới mang lại cho họ cảm giác an toàn. Họ mong muốn có cảm giác an toàn đó để đối mặt với những thách thức từ cuộc sống" . Một túp lều tranh hai trái tim vàng không có gì là xấu, nhưng mà đến một ngày, rồi có thể người trong cuộc sẽ phải hứng chịu những đau khổ trước những thách thức từ thực tế. Ariza thì thông minh, tài hoa, tuy nhiên sự yếu kém lúc đó của anh ấy giống như là một cái đinh đóng chặt anh xuống đáy xã hội. Mặc dù anh đã cố gắng hết sức để thể hiện tấm chung tình của mình, nhưng bản thân anh không có sự phát triển trong nhiều năm lại là một đòn chí mạng cho câu chuyện tình cảm của anh. Điều này cũng đúng với nhiều người, khi bạn thích một ai đó, bạn sẽ có thể vứt bỏ mọi nguyên tắc để lấy lòng người đó, giống như là một con thiêu thân để theo đuổi tình yêu của mình vậy. Nhưng cuối cùng khi không được đáp lại, bạn sẽ thất vọng và hụt hẫng. Tại sao lại bất công như vậy, khi mình thực lòng đem tình cảm chân thành, yêu một người nhiều đến vậy? Nhưng bạn không biết được rằng vấn đề thực sự lại nằm ở chính bạn, bạn không đủ ưu tú, bạn không đủ giỏi, có yêu nhiều đến đâu, tình yêu đó cũng không thể nào vực dậy nổi tương lai của hai người. Đằng sau bức màn tình yêu, những nhu cầu thiết yếu hàng ngày, luôn là những vấn đề thực tế. Đây chính là điều mà bất cứ ai vội vàng yêu vội vàng kết hôn cần phải đối mặt.
2. Tình yêu là một cuộc chạy đua maratong.
Sau khi chia tay về Ariza, Fermina lâm bệnh nặng, cô bị nôn mửa và tiêu chảy. Cha cô nghĩ rằng cô bị bệnh tả nên đã mời bác sĩ Opino đến khám. Khi bác sĩ Opino vừa nhìn thấy Fermina, anh ta lập tức bị choáng ngợp trước vẻ đẹp của cô. Cảnh tượng này đã bị người cha nhìn thấy và ngay sau đó, trong đầu của ông ta nảy ra một ý đồ. Bác sĩ Opino có gia thế quý tộc, y thuật cao siêu, ngoài việc cứu người, chữa bệnh, anh ta còn quan tâm đến các hoạt động phúc lợi nên rất có ảnh hưởng ở địa phương. Nếu gả con gái cho anh ta, con gái ông không những cả đời không phải lo cơm ăn áo mặc mà còn có một chỗ dựa vững chắc. Thế là người cha đã cố gắng vun vén vào và bác sĩ bắt đầu hẹn hò với Fermina. Sau khi gặp gỡ, Fermina cảm thấy rằng bác sĩ mặc dù không được lãng mạn cho lắm, nhưng mà anh ta có điều kiện tốt, rất quan tâm đến cô, nên là có thể đây sẽ là một người đáng để giao phó cả đời. Thế là cuối cùng cô cũng nhận lời với bác sĩ Opino. Có người nói rằng "Hôn nhân chẳng qua là một cuộc trao đổi, mỗi bên lấy về thứ mà mình cần". Sự xinh đẹp của Fermina và mê lực của bác sĩ Opino miêu tả rất đúng câu nói này. Nó giống như là một cuộc trao đổi vậy. Bất kể đi đến đâu, chỉ cần đưa Fermina đi cùng thì vẻ đẹp của cô sẽ khiến cho bác sĩ trở thành tâm điểm đáng để ghen tị. Còn về phía Fermina, cô không còn mang thân phận con gái của một kẻ đi buôn nữa, mà giờ đây cô đã trở thành phu nhân của bác sĩ Opino nổi tiếng, là một người có danh phận xã hội, được tận hưởng sự giàu sang và tiếng tăm. Nhưng bạn biết đó, vẻ đẹp nào thì cũng có ngày phải đối mặt với lão hóa, khuôn mặt tràn trề, sức thanh xuân sẽ dần biến thành những chiếc lá khô cằn nhăn nhúm, dáng người thon thả ngày nào cũng không còn nhẹ nhàng như xưa nữa. Lúc này, dường như sự cân bằng trong cuộc trao đổi ban đầu kia đang dần bị phá vỡ. Khi Fermina ngày càng lớn tuổi, sự kiêu sa trong cô dần mất đi, cô trở thành một bà nội trợ đứng sau cái bóng của chồng mình. Việc nhà lúc nào cũng nhiều không xuể khiến cô sức cùng lực kiệt. Trong khi đó, danh tiếng của bác sĩ Opino ngày càng lớn hơn, tầm nhìn của ông cũng ngày càng cao hơn. Rồi sau đó ông ta không còn hứng thú với khuôn mặt già nua của Fermina nữa, thậm chí còn đi ngoại tình với những người phụ nữ trẻ. Mặc dù sau này ông ta vẫn quay về với gia đình, nhưng giờ đây hai vợ chồng ngày càng nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn, thường xuyên cãi vã vì những chuyện vặt vãnh. Fermina đã phải trải qua phần đời còn lại của mình trong bầu không khí nặng nề đó. Trong cuốn tiểu thuyết trên có một câu nói như thế này "Tình yêu là một trò chơi, và bạn phải luôn giữ được sự ngang bằng, ngang sức với đối phương. Như vậy mới có thể yêu mến nhau lâu dài. Bởi đối phương quá mạnh thì sẽ rất mệt mỏi, đối phương quá yếu thì sẽ rất nhàm chán" . Đúng vậy, tình yêu là một cuộc chạy đua maraton. Khi hai người mới yêu, mới cưới, họ bắt đầu trên cùng một vạch xuất phát, nhưng để quyết định hai người có thể đi đến đích cùng nhau hay không, thì nó còn phụ thuộc vào năng lực toàn diện của mỗi người. Nếu hai người có cùng một tần số và đạt được trạng thái cân bằng thì cuộc sống sẽ rất hài hòa. Nhưng khi một bên không đủ mạnh, bên còn lại ngày càng phát triển hơn, thì khoảng cách giữa hai người sẽ ngày càng lớn hơn. Nếu không đủ bao dung, không đủ yêu thương thì người mạnh hơn sẽ giành quyền kiểm soát trong tình yêu. Còn bên tụt hậu sẽ bị thụ động và chấp nhận với cuộc sống. Trong cuốn sách "How to make anyone fall in love with you" của Leil Lowndes, một chuyên gia nổi tiếng về giao tiếp cá nhân và vấn đề tình cảm giới tính, có nhắc tới một yếu tố hết sức quan trọng để duy trì tình yêu, đó chính là "Nguyên tắc đồng giá" . Thật vô lý khi mà đem tình yêu ra đong đếm như trên thị trường đúng không? Nhưng sự thật lại là như thế. Các nhà nghiên cứu cho chúng ta biết rằng, những mối quan hệ hạnh phúc nhất luôn là những mối quan hệ đạt được trạng thái cân bằng. Và tác giả của cuốn sách này đã liệt kê ra sáu yếu tố để mọi người có thể dựa vào đó lựa chọn bạn đời cũng như là duy trì mối quan hệ tình cảm của mình. Đó chính là "Ngoại hình, tài sản, địa vị, kiến thức, phong độ xã hội và tính cách/nhân phẩm". Bạn có thể chấm theo thang điểm từ một đến mười trên sáu yếu tố này. So sánh bản thân với người mình yêu, xem liệu là bạn có số điểm tương đương cho từng mục với người mình yêu hay không. Hay ngay cả khi chúng ta không bằng nhau, thì những phẩm chất, năng lực mà bạn có đối phương không có hay ngược lại, cũng có thể bổ sung trung hòa lẫn nhau để hai bạn có thể điều chỉnh trở về một vị trí mà mình gọi đó là điểm cân bằng. Vậy nên hãy nhớ rằng, muốn cùng nhau chạy về đích, hai người phải có sức bền tương đương nhau.
3. Nếu hoa tự nở rộ, bướm ong ắt đến tìm.
Hồi đó khi Ariza thất tình vì biết tin Fermina lấy chồng, anh buồn không muốn nói, không ăn, không uống và rơi nước mắt suốt đêm. Sau này, anh mới rút ra kinh nghiệm đau đớn và bắt đầu nỗ lực để thay đổi hiện trạng. Anh đến công ty của chú mình để xin việc, vượt qua các bài kiểm tra khắc nghiệt, cuối cùng đã được chú mình tín nhiệm trở thành đối tượng đào tạo chủ chốt của công ty. Sự nghiệp của Ariza bắt đầu lên như diều gặp gió, nhưng về mặt tình cảm thì vẫn như một kẻ lang thang, không có bến dừng, bởi vì trong lòng anh luôn có một vị trí dành riêng cho Fermina. Cho dù anh đã yêu liên tiếp 622 người tình, thậm chí có tới 25 cuốn sổ viết đầy những thông tin liên hệ chi tiết với họ. Tuy nhiên, niềm vui sướng đó, nó cũng chỉ là một giọt sương mai vội vàng tan biến, bởi vì nó không bao giờ thay thế được mối tình đầu khó quên, nên việc để có thể bắt đầu lại với Fermina đã trở thành mục tiêu duy nhất của Ariza trong suốt quãng đời còn lại. Ariza đã chăm sóc cơ thể của mình rất cẩn thận, cho dù là ở tuổi già nhưng ông vẫn giữ được năng lượng và vóc dáng cường tráng. Trong sự nghiệp, ông ấy giỏi mọi việc với khả năng đáng ngưỡng mộ, và sau đó thì ông cũng thành công, trở thành chủ tịch của công ty. Giàu có, quyền lực và khỏe mạnh, Ariza cuối cùng cũng đợi được đến thời điểm mấu chốt, bác sĩ Opino qua đời. Vào ngày đầu tiên khi Fermina trở thành góa phụ, cô ấy chưa kịp lau đi những giọt nước mắt đau buồn thì Ariza đã xuất hiện. Ông đã bày tỏ tình yêu được cất giữ cả gần nửa thế kỷ của mình dành cho Fermina, nhưng bà ấy đã tức giận đuổi Ariza ra ngoài. Tất nhiên là ông không hề nhụt chí, ông lại cầm bút lên và viết những bức thư tình gửi đi. Những bức thư của ông đối với Fermina mà nói, giống như là một liều thuốc an thần vào lúc này. Cuối cùng, Fermina đã thoát khỏi hình bóng của góa phụ, nghe theo lời khuyên quyết định lên con tàu du lịch thuộc công ty của Ariza. Trong cuộc hành trình này, Ariza đã sắp xếp ca bin chính cho Fermina, và giữa mây trời biển cả, ông đã tạo nên một tình yêu không tưởng, tách biệt với thế gian. Đôi vợ chồng già đã mất đi nửa cuộc đời, nhưng cuối cùng cũng đã đến được với nhau và nhen nhóm lên tình yêu từ tuổi trẻ. Có người hỏi rằng Fermina có thực sự rung động trước tình yêu hay không? Nếu Ariza không phải là một người có năng lực như bây giờ, mà là một ông già nghèo khổ, xấu xí rồi đột nhiên lại đến nói với Fermina rằng "anh yêu em mãi mãi" thì kết cục liệu có được như bây giờ nữa không? Câu trả lời rõ ràng là không, thực tế Fermina một lần nữa sẽ không bao giờ chọn Ariza nếu như ông ấy vẫn là một người yếu kém như ngày nào. Đây chính là thực tiễn của cuộc đời. Bà ấy quyết định lên con tàu cùng Ariza, vì lúc này bà ta đã biết rằng tình cảm của Ariza đủ sâu đậm và thực lực của ông cũng mang đến cảm giác an toàn cho bà. "Gieo hạt ngô đồng, ắt có phượng hoàng tới thăm. Nếu hoa nở rộ, bướm ong ắt sẽ đến tìm" . Khi vẫn chưa có được điều mà bạn thực sự mong muốn, việc trước tiên là hãy nhìn lại chính mình. Thay vì chán nản, bi quan tốt hơn hết là hãy tĩnh tâm tôi luyện bản thân thông qua những nỗ lực thực tế để cải thiện chính mình. Khi đó không cần phải níu kéo, cũng không cần phải cố gắng để lấy lòng ai đó, bạn sẽ giống như là một bông hoa nở rộ, tự toát lên mùi hương thu hút người yêu mến. Tình yêu của Ariza dưới ngòi bút của nhà văn Marquez giống như là cơn cuồng nộ của bệnh tả ở Mỹ lúc bấy giờ, nó dễ lây lan, nó sẽ giết chết người và nó cũng được tái sinh. Đối với Ariza, cuộc theo đuổi tình yêu kéo dài hơn nửa thế kỷ này, nó giống như là một nỗi ám ảnh mà ông ấy không thể nào buông bỏ. Trên thực tế, những gì mà ông ấy quá chấp niệm chính là bản thân ông ấy đã bị từ chối trước đó. Chỉ khi chứng minh được thực lực và có lại được Fermina, ông ấy mới có thể chữa lành nỗi đau trong lòng và thực sự bước ra khỏi bóng tối của sự thất bại, giành lại được lòng tự tôn đã mất từ lâu. Câu chuyện của Ariza rất giống với nhiều người trong chúng ta, yêu một người dốc hết sức để theo đuổi nhưng lại nhỏ bé tủi rủi như cát bụi, để rồi cuối cùng không thoát khỏi số phận bị từ chối, vì một người không yêu mình, bạn có thể dốc cạn tuổi trẻ nhiệt huyết nhưng chẳng nhận lại được chút chân tình nào. Tuy nhiên, vấn đề sẽ luôn luôn nằm ở chính chúng ta. Một tác giả đã nói rằng "Trong số tất cả các trách nhiệm trên thế giới, trách nhiệm cơ bản nhất chính là phải trở thành chính mình. Sống với một cái tôi có cá tính và giá trị độc nhất" . Đừng cố theo đuổi một con ngựa khi bản thân mình không đủ mạnh. Chi bằng hãy dành thời gian đuổi ngựa ấy mà tự trồng lấy cỏ, khi mùa xuân ấm áp và hoa nở rộ, ngựa ắt tựu bị thu hút mà đến tìm. Ở hai đầu cán cân của tình yêu, đừng để tính cách, năng lực và điều kiện chưa được phát triển của chính mình làm bạn bấp bênh trên chính cái cân này. Tiền đề của tình yêu là trước tiên hãy trở thành một bản thân xuất sắc chỉ bằng cách không ngừng thúc đẩy bản thân, để bản thân được phát sáng, tự mình soi chiếu chính mình, bạn mới có thể thắp lên tình yêu của đời mình. Khi bạn càng giỏi, người bạn thích sẽ tự nhiên bước đến bên bạn.
"Nhân giả kiến nhân, trí giả kiến trí" . Cùng một vấn đề, mỗi người sẽ có cách nhìn nhận khác nhau. Cùng một cuốn sách, nhưng mỗi người sẽ có những hiểu biết riêng. Bài viết hôm nay là một hiểu biết và cảm nhận của mình sau khi đọc cuốn sách này và mình xin được chia sẻ tới tất cả các bạn cùng tham khảo. Nếu nói về tình yêu trong cuốn sách này, cá nhân mình không hề thích bác sĩ Opino, bởi vì ông ta là người đàn ông ngoại tình. Mình cũng không thích Ariza, bởi vì ông ấy vừa có thể giữ được tình cảm của mối tình 51 năm nhưng vẫn có thể yêu đương tới 622 người phụ nữ khác nhau. Mình cũng không thích Fermina, bởi vì suy cho cùng, cô ấy không thực sự yêu chồng mình và cũng chẳng yêu Ariza, cô ấy chỉ lựa chọn người mà mình kỳ vọng phù hợp nhất trong một khoảng thời gian nhất định. Đối với mình, cuốn sách này không hoàn toàn chỉ nói về tình yêu đơn thuần, mà nó là cuốn sách giúp chúng ta học hỏi từ chính nhân vật được khắc họa chân thực như đời thực, giúp bạn hiểu cách yêu, biết cách vun trồng và xây dựng nên hạnh phúc của mình. Trước và trong khi yêu ai, dù bất luận như thế nào, hãy yêu bản thân mình trước đã. Hãy học cách để bản thân bạn trở nên tốt hơn. Bởi khi bản thân bạn thay đổi, tự mình sẽ trở nên ưu tú hơn, bạn sẽ có đủ bao dung và biết cách yêu thực sự. Bạn sẽ cho đi một tình yêu không điều kiện, chứ không phải biến tình cảm trở thành một cuộc trao đổi nào đó. Điều chúng ta cần làm là đạt được trạng thái cân bằng và duy trì trạng thái ấy trong tình yêu, cân bằng mới là trạng thái tốt nhất để duy trì tình cảm bền lâu. Mình rất thích một câu nói này "Hãy học cách làm người từ chiếc ô, khi bạn không thể che nắng che mưa cho người khác, thì chẳng ai sẽ đội bạn cao trên đầu" . Hãy nhớ, miễn là bạn trở nên tốt hơn, những thứ khác sẽ dần tốt lên. Muốn yêu thương người khác, hãy học cách lấp đầy bản thân mình trước đã. Cách bạn yêu chính mình cũng chính là dạy cho người khác cách yêu bạn. Mong tất cả chúng ta hãy là một người chân thành, dùng sự ưu tú bản thân để có được một trải nghiệm tình yêu đẹp đẽ đúng nghĩa trong cuộc đời này.
Nguyen Van Cao - dembuon
Thông qua Tiểu thuyết kinh điển "Tình yêu thời thổ tả" của nhà văn Marquez
Bạn có đang gặp rắc rối trong tình yêu, hay bạn có đang đi tìm một nửa đích thực của đời mình hay không? Có lẽ rất nhiều người trong chúng ta, đều mong muốn có một tình yêu ngọt ngào, một hôn nhân viên mãn. Thế nhưng trong thực tế, chúng ta vẫn cứ hết lần này đến lần khác, gặp không ít những vấp ngã và đau khổ. Con đường hiểu được tình yêu, học cách yêu cũng là con đường với rất nhiều bài học ở đó. Để tôi luyện bản thân bạn có thể trưởng thành hơn, chi bằng song song với việc rút ra kinh nghiệm từ chính trải nghiệm tình yêu, hay từ những quan sát, chứng kiến trong cuộc sống, thì bạn có thể phong phú thêm trí tuệ về tình yêu của mình, thông qua những cuốn sách kinh điển.
Có một cuốn tiểu thuyết được mệnh danh là bách khoa toàn thư về tình yêu. Nó được tờ New York Times đánh giá là Thiên tình sử đẹp nhất trong lịch sử nhân loại. Đó là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của nhà văn Marquez, được viết ngay sau cuốn mà ông đạt giải Nobel. Đồng thời đây cũng là tác phẩm mà ông hài lòng nhất, nó mang tên "Tình yêu thời thổ tả". Cuốn sách này kể cho bạn về một câu chuyện tình yêu kéo dài hơn nửa thế kỷ. Ariza, một chàng trai nghèo đem lòng yêu Fermina, một cô gái xinh đẹp xuất thân từ gia đình giàu có. Và cũng chính sự khác biệt về địa vị và khoảng cách giàu nghèo đã ngăn cản họ đến với nhau. Fermina kết hôn với người khác, còn Ariza đã cố gắng nỗ lực cải thiện bản thân để giành lại tình yêu đích thực của đời mình. Và sau 51 năm với rất nhiều thăng trầm, cả hai cuối cùng cũng đến được với nhau. Đây là một câu chuyện tình yêu vượt qua thử thách về thời gian thật vĩ đại đúng không? Tuy nhiên, đằng sau mối tình rực rỡ ấy lại bộc lộ một mặt tàn khốc nhất của cuộc sống thực tại mà ai ai trong chúng ta cũng phải suy ngẫm. Tình yêu không chỉ có thể xây dựng bằng tấm chân tình, mà nó còn là sự tương hợp của sức mạnh toàn diện. Nếu bạn và người đó, khi cả hai không thể nào đồng điệu với nhau, thì tình yêu dù có mãnh liệt, có nồng nàn đến đâu, nó cũng có thể từ từ héo úa theo năm tháng.
Xin chào các bạn, hôm nay mình xin chia sẻ với các bạn một nội dung mang tên "Bạn chưa đủ giỏi, đừng nên yêu ai" qua cuốn tiểu thuyết nổi tiếng "Tình yêu thời thổ tả" của nhà văn vĩ đại người Colombia "Marquez".
1. Nếu bạn không đủ giỏi, yêu nhiều đến đâu, cũng không thể vực dậy tương lai.
Ariza nhân vật chính của truyện là đứa con riêng của người sáng lập công ty vận tải, người rất giàu có và quyền lực, nhưng chưa bao giờ anh được công nhận và đưa ra ngoài ánh sáng. Mọi sự hỗ trợ cho Ariza từ bố đều trong bí mật. Thế rồi một ngày nọ, cha của anh đột ngột qua đời, nguồn tài chính lúc bấy giờ bị cắt đứt, anh buộc phải bỏ học và đi mưu sinh bằng việc làm trong bưu điện. Trong một lần gửi điện tín, Ariza đã gặp Fermina, đôi mắt như hoa mai của cô vô tình liếc nhìn anh, khiến tim của Ariza loạn nhịp. Để thu hút sự chú ý của Fermina, mỗi sáng sớm, anh thường ngồi trên chiếc ghế trong vườn gần nhà cô, giả vờ đọc một tập thơ và còn không ngừng viết thư cho cô gái này. Trong các bức thư tình, anh nhét những cánh hoa có khắc những câu thơ bé xíu. Nửa đêm anh còn thường đứng gần nhà cô để dùng tiếng đàn du dương đưa cô vào giấc ngủ. Dần dần thì Fermina đã cảm mến với người con trai này, mối quan hệ của họ nhanh chóng phát triển và Ariza bắt đầu cầu hôn Fermina. Tuy nhiên, mọi chuyện hoàn toàn đi ngược lại với mong đợi. Vì Fermina đang học mà yêu, nên bị nhà trường kỷ luật và đuổi học. Cha cô thì nổi cơn lôi đình, tìm đến Ariza và quát tháo "Đừng cản đường cha con ta". Trong mắt của một người đi buôn mới phất lên và học vấn không cao, thì con gái của ông hẳn là một con át chủ bài cho tương lai. Còn Ariza, anh ta chỉ là đứa con ngoài giá thú, thực sự như là một cái gai cản đường của ông ta. Thì nên, cha của Fermina đã dùng khoảng cách để chia rẽ đôi lứa, ông đưa Fermina rời quê. Tuy nhiên, bất kể Fermina đi đâu, Ariza cũng có thể viết thư tình để gửi đến đó. Thấy không thể nào tách rời đôi uyên ương này, người cha đành phải trả lại quyền tự quyết định hôn nhân cho con gái mình. Sau một thời gian dài xa cách, Fermina đã gặp lại Ariza, nhưng mà giờ đây, trong mắt của cô Ariza là một người nghèo nàn, xấu xí, tàn tụa như là một gã lang thang, hoàn toàn khác với hình tượng bạch mã hoàng tử trong lòng cô trước kia. Cô đột nhiên phát hiện ra rằng, tình yêu khiến cô bị ám ảnh chẳng qua chỉ là ảo ảnh. Vì vậy, cô dứt khoát chia tay với Ariza. Trong sách có một câu "Kẻ yếu sẽ không bao giờ có thể bước vào được vương quốc tình yêu. Bởi vì đó là một vương quốc đầy khắc nghiệt và keo kiệt. Và phụ nữ sẽ chỉ hạ lòng trước những người đàn ông có bản lĩnh, bởi vì chỉ có những người đàn ông như vậy mới mang lại cho họ cảm giác an toàn. Họ mong muốn có cảm giác an toàn đó để đối mặt với những thách thức từ cuộc sống" . Một túp lều tranh hai trái tim vàng không có gì là xấu, nhưng mà đến một ngày, rồi có thể người trong cuộc sẽ phải hứng chịu những đau khổ trước những thách thức từ thực tế. Ariza thì thông minh, tài hoa, tuy nhiên sự yếu kém lúc đó của anh ấy giống như là một cái đinh đóng chặt anh xuống đáy xã hội. Mặc dù anh đã cố gắng hết sức để thể hiện tấm chung tình của mình, nhưng bản thân anh không có sự phát triển trong nhiều năm lại là một đòn chí mạng cho câu chuyện tình cảm của anh. Điều này cũng đúng với nhiều người, khi bạn thích một ai đó, bạn sẽ có thể vứt bỏ mọi nguyên tắc để lấy lòng người đó, giống như là một con thiêu thân để theo đuổi tình yêu của mình vậy. Nhưng cuối cùng khi không được đáp lại, bạn sẽ thất vọng và hụt hẫng. Tại sao lại bất công như vậy, khi mình thực lòng đem tình cảm chân thành, yêu một người nhiều đến vậy? Nhưng bạn không biết được rằng vấn đề thực sự lại nằm ở chính bạn, bạn không đủ ưu tú, bạn không đủ giỏi, có yêu nhiều đến đâu, tình yêu đó cũng không thể nào vực dậy nổi tương lai của hai người. Đằng sau bức màn tình yêu, những nhu cầu thiết yếu hàng ngày, luôn là những vấn đề thực tế. Đây chính là điều mà bất cứ ai vội vàng yêu vội vàng kết hôn cần phải đối mặt.
2. Tình yêu là một cuộc chạy đua maratong.
Sau khi chia tay về Ariza, Fermina lâm bệnh nặng, cô bị nôn mửa và tiêu chảy. Cha cô nghĩ rằng cô bị bệnh tả nên đã mời bác sĩ Opino đến khám. Khi bác sĩ Opino vừa nhìn thấy Fermina, anh ta lập tức bị choáng ngợp trước vẻ đẹp của cô. Cảnh tượng này đã bị người cha nhìn thấy và ngay sau đó, trong đầu của ông ta nảy ra một ý đồ. Bác sĩ Opino có gia thế quý tộc, y thuật cao siêu, ngoài việc cứu người, chữa bệnh, anh ta còn quan tâm đến các hoạt động phúc lợi nên rất có ảnh hưởng ở địa phương. Nếu gả con gái cho anh ta, con gái ông không những cả đời không phải lo cơm ăn áo mặc mà còn có một chỗ dựa vững chắc. Thế là người cha đã cố gắng vun vén vào và bác sĩ bắt đầu hẹn hò với Fermina. Sau khi gặp gỡ, Fermina cảm thấy rằng bác sĩ mặc dù không được lãng mạn cho lắm, nhưng mà anh ta có điều kiện tốt, rất quan tâm đến cô, nên là có thể đây sẽ là một người đáng để giao phó cả đời. Thế là cuối cùng cô cũng nhận lời với bác sĩ Opino. Có người nói rằng "Hôn nhân chẳng qua là một cuộc trao đổi, mỗi bên lấy về thứ mà mình cần". Sự xinh đẹp của Fermina và mê lực của bác sĩ Opino miêu tả rất đúng câu nói này. Nó giống như là một cuộc trao đổi vậy. Bất kể đi đến đâu, chỉ cần đưa Fermina đi cùng thì vẻ đẹp của cô sẽ khiến cho bác sĩ trở thành tâm điểm đáng để ghen tị. Còn về phía Fermina, cô không còn mang thân phận con gái của một kẻ đi buôn nữa, mà giờ đây cô đã trở thành phu nhân của bác sĩ Opino nổi tiếng, là một người có danh phận xã hội, được tận hưởng sự giàu sang và tiếng tăm. Nhưng bạn biết đó, vẻ đẹp nào thì cũng có ngày phải đối mặt với lão hóa, khuôn mặt tràn trề, sức thanh xuân sẽ dần biến thành những chiếc lá khô cằn nhăn nhúm, dáng người thon thả ngày nào cũng không còn nhẹ nhàng như xưa nữa. Lúc này, dường như sự cân bằng trong cuộc trao đổi ban đầu kia đang dần bị phá vỡ. Khi Fermina ngày càng lớn tuổi, sự kiêu sa trong cô dần mất đi, cô trở thành một bà nội trợ đứng sau cái bóng của chồng mình. Việc nhà lúc nào cũng nhiều không xuể khiến cô sức cùng lực kiệt. Trong khi đó, danh tiếng của bác sĩ Opino ngày càng lớn hơn, tầm nhìn của ông cũng ngày càng cao hơn. Rồi sau đó ông ta không còn hứng thú với khuôn mặt già nua của Fermina nữa, thậm chí còn đi ngoại tình với những người phụ nữ trẻ. Mặc dù sau này ông ta vẫn quay về với gia đình, nhưng giờ đây hai vợ chồng ngày càng nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn, thường xuyên cãi vã vì những chuyện vặt vãnh. Fermina đã phải trải qua phần đời còn lại của mình trong bầu không khí nặng nề đó. Trong cuốn tiểu thuyết trên có một câu nói như thế này "Tình yêu là một trò chơi, và bạn phải luôn giữ được sự ngang bằng, ngang sức với đối phương. Như vậy mới có thể yêu mến nhau lâu dài. Bởi đối phương quá mạnh thì sẽ rất mệt mỏi, đối phương quá yếu thì sẽ rất nhàm chán" . Đúng vậy, tình yêu là một cuộc chạy đua maraton. Khi hai người mới yêu, mới cưới, họ bắt đầu trên cùng một vạch xuất phát, nhưng để quyết định hai người có thể đi đến đích cùng nhau hay không, thì nó còn phụ thuộc vào năng lực toàn diện của mỗi người. Nếu hai người có cùng một tần số và đạt được trạng thái cân bằng thì cuộc sống sẽ rất hài hòa. Nhưng khi một bên không đủ mạnh, bên còn lại ngày càng phát triển hơn, thì khoảng cách giữa hai người sẽ ngày càng lớn hơn. Nếu không đủ bao dung, không đủ yêu thương thì người mạnh hơn sẽ giành quyền kiểm soát trong tình yêu. Còn bên tụt hậu sẽ bị thụ động và chấp nhận với cuộc sống. Trong cuốn sách "How to make anyone fall in love with you" của Leil Lowndes, một chuyên gia nổi tiếng về giao tiếp cá nhân và vấn đề tình cảm giới tính, có nhắc tới một yếu tố hết sức quan trọng để duy trì tình yêu, đó chính là "Nguyên tắc đồng giá" . Thật vô lý khi mà đem tình yêu ra đong đếm như trên thị trường đúng không? Nhưng sự thật lại là như thế. Các nhà nghiên cứu cho chúng ta biết rằng, những mối quan hệ hạnh phúc nhất luôn là những mối quan hệ đạt được trạng thái cân bằng. Và tác giả của cuốn sách này đã liệt kê ra sáu yếu tố để mọi người có thể dựa vào đó lựa chọn bạn đời cũng như là duy trì mối quan hệ tình cảm của mình. Đó chính là "Ngoại hình, tài sản, địa vị, kiến thức, phong độ xã hội và tính cách/nhân phẩm". Bạn có thể chấm theo thang điểm từ một đến mười trên sáu yếu tố này. So sánh bản thân với người mình yêu, xem liệu là bạn có số điểm tương đương cho từng mục với người mình yêu hay không. Hay ngay cả khi chúng ta không bằng nhau, thì những phẩm chất, năng lực mà bạn có đối phương không có hay ngược lại, cũng có thể bổ sung trung hòa lẫn nhau để hai bạn có thể điều chỉnh trở về một vị trí mà mình gọi đó là điểm cân bằng. Vậy nên hãy nhớ rằng, muốn cùng nhau chạy về đích, hai người phải có sức bền tương đương nhau.
3. Nếu hoa tự nở rộ, bướm ong ắt đến tìm.
Hồi đó khi Ariza thất tình vì biết tin Fermina lấy chồng, anh buồn không muốn nói, không ăn, không uống và rơi nước mắt suốt đêm. Sau này, anh mới rút ra kinh nghiệm đau đớn và bắt đầu nỗ lực để thay đổi hiện trạng. Anh đến công ty của chú mình để xin việc, vượt qua các bài kiểm tra khắc nghiệt, cuối cùng đã được chú mình tín nhiệm trở thành đối tượng đào tạo chủ chốt của công ty. Sự nghiệp của Ariza bắt đầu lên như diều gặp gió, nhưng về mặt tình cảm thì vẫn như một kẻ lang thang, không có bến dừng, bởi vì trong lòng anh luôn có một vị trí dành riêng cho Fermina. Cho dù anh đã yêu liên tiếp 622 người tình, thậm chí có tới 25 cuốn sổ viết đầy những thông tin liên hệ chi tiết với họ. Tuy nhiên, niềm vui sướng đó, nó cũng chỉ là một giọt sương mai vội vàng tan biến, bởi vì nó không bao giờ thay thế được mối tình đầu khó quên, nên việc để có thể bắt đầu lại với Fermina đã trở thành mục tiêu duy nhất của Ariza trong suốt quãng đời còn lại. Ariza đã chăm sóc cơ thể của mình rất cẩn thận, cho dù là ở tuổi già nhưng ông vẫn giữ được năng lượng và vóc dáng cường tráng. Trong sự nghiệp, ông ấy giỏi mọi việc với khả năng đáng ngưỡng mộ, và sau đó thì ông cũng thành công, trở thành chủ tịch của công ty. Giàu có, quyền lực và khỏe mạnh, Ariza cuối cùng cũng đợi được đến thời điểm mấu chốt, bác sĩ Opino qua đời. Vào ngày đầu tiên khi Fermina trở thành góa phụ, cô ấy chưa kịp lau đi những giọt nước mắt đau buồn thì Ariza đã xuất hiện. Ông đã bày tỏ tình yêu được cất giữ cả gần nửa thế kỷ của mình dành cho Fermina, nhưng bà ấy đã tức giận đuổi Ariza ra ngoài. Tất nhiên là ông không hề nhụt chí, ông lại cầm bút lên và viết những bức thư tình gửi đi. Những bức thư của ông đối với Fermina mà nói, giống như là một liều thuốc an thần vào lúc này. Cuối cùng, Fermina đã thoát khỏi hình bóng của góa phụ, nghe theo lời khuyên quyết định lên con tàu du lịch thuộc công ty của Ariza. Trong cuộc hành trình này, Ariza đã sắp xếp ca bin chính cho Fermina, và giữa mây trời biển cả, ông đã tạo nên một tình yêu không tưởng, tách biệt với thế gian. Đôi vợ chồng già đã mất đi nửa cuộc đời, nhưng cuối cùng cũng đã đến được với nhau và nhen nhóm lên tình yêu từ tuổi trẻ. Có người hỏi rằng Fermina có thực sự rung động trước tình yêu hay không? Nếu Ariza không phải là một người có năng lực như bây giờ, mà là một ông già nghèo khổ, xấu xí rồi đột nhiên lại đến nói với Fermina rằng "anh yêu em mãi mãi" thì kết cục liệu có được như bây giờ nữa không? Câu trả lời rõ ràng là không, thực tế Fermina một lần nữa sẽ không bao giờ chọn Ariza nếu như ông ấy vẫn là một người yếu kém như ngày nào. Đây chính là thực tiễn của cuộc đời. Bà ấy quyết định lên con tàu cùng Ariza, vì lúc này bà ta đã biết rằng tình cảm của Ariza đủ sâu đậm và thực lực của ông cũng mang đến cảm giác an toàn cho bà. "Gieo hạt ngô đồng, ắt có phượng hoàng tới thăm. Nếu hoa nở rộ, bướm ong ắt sẽ đến tìm" . Khi vẫn chưa có được điều mà bạn thực sự mong muốn, việc trước tiên là hãy nhìn lại chính mình. Thay vì chán nản, bi quan tốt hơn hết là hãy tĩnh tâm tôi luyện bản thân thông qua những nỗ lực thực tế để cải thiện chính mình. Khi đó không cần phải níu kéo, cũng không cần phải cố gắng để lấy lòng ai đó, bạn sẽ giống như là một bông hoa nở rộ, tự toát lên mùi hương thu hút người yêu mến. Tình yêu của Ariza dưới ngòi bút của nhà văn Marquez giống như là cơn cuồng nộ của bệnh tả ở Mỹ lúc bấy giờ, nó dễ lây lan, nó sẽ giết chết người và nó cũng được tái sinh. Đối với Ariza, cuộc theo đuổi tình yêu kéo dài hơn nửa thế kỷ này, nó giống như là một nỗi ám ảnh mà ông ấy không thể nào buông bỏ. Trên thực tế, những gì mà ông ấy quá chấp niệm chính là bản thân ông ấy đã bị từ chối trước đó. Chỉ khi chứng minh được thực lực và có lại được Fermina, ông ấy mới có thể chữa lành nỗi đau trong lòng và thực sự bước ra khỏi bóng tối của sự thất bại, giành lại được lòng tự tôn đã mất từ lâu. Câu chuyện của Ariza rất giống với nhiều người trong chúng ta, yêu một người dốc hết sức để theo đuổi nhưng lại nhỏ bé tủi rủi như cát bụi, để rồi cuối cùng không thoát khỏi số phận bị từ chối, vì một người không yêu mình, bạn có thể dốc cạn tuổi trẻ nhiệt huyết nhưng chẳng nhận lại được chút chân tình nào. Tuy nhiên, vấn đề sẽ luôn luôn nằm ở chính chúng ta. Một tác giả đã nói rằng "Trong số tất cả các trách nhiệm trên thế giới, trách nhiệm cơ bản nhất chính là phải trở thành chính mình. Sống với một cái tôi có cá tính và giá trị độc nhất" . Đừng cố theo đuổi một con ngựa khi bản thân mình không đủ mạnh. Chi bằng hãy dành thời gian đuổi ngựa ấy mà tự trồng lấy cỏ, khi mùa xuân ấm áp và hoa nở rộ, ngựa ắt tựu bị thu hút mà đến tìm. Ở hai đầu cán cân của tình yêu, đừng để tính cách, năng lực và điều kiện chưa được phát triển của chính mình làm bạn bấp bênh trên chính cái cân này. Tiền đề của tình yêu là trước tiên hãy trở thành một bản thân xuất sắc chỉ bằng cách không ngừng thúc đẩy bản thân, để bản thân được phát sáng, tự mình soi chiếu chính mình, bạn mới có thể thắp lên tình yêu của đời mình. Khi bạn càng giỏi, người bạn thích sẽ tự nhiên bước đến bên bạn.
"Nhân giả kiến nhân, trí giả kiến trí" . Cùng một vấn đề, mỗi người sẽ có cách nhìn nhận khác nhau. Cùng một cuốn sách, nhưng mỗi người sẽ có những hiểu biết riêng. Bài viết hôm nay là một hiểu biết và cảm nhận của mình sau khi đọc cuốn sách này và mình xin được chia sẻ tới tất cả các bạn cùng tham khảo. Nếu nói về tình yêu trong cuốn sách này, cá nhân mình không hề thích bác sĩ Opino, bởi vì ông ta là người đàn ông ngoại tình. Mình cũng không thích Ariza, bởi vì ông ấy vừa có thể giữ được tình cảm của mối tình 51 năm nhưng vẫn có thể yêu đương tới 622 người phụ nữ khác nhau. Mình cũng không thích Fermina, bởi vì suy cho cùng, cô ấy không thực sự yêu chồng mình và cũng chẳng yêu Ariza, cô ấy chỉ lựa chọn người mà mình kỳ vọng phù hợp nhất trong một khoảng thời gian nhất định. Đối với mình, cuốn sách này không hoàn toàn chỉ nói về tình yêu đơn thuần, mà nó là cuốn sách giúp chúng ta học hỏi từ chính nhân vật được khắc họa chân thực như đời thực, giúp bạn hiểu cách yêu, biết cách vun trồng và xây dựng nên hạnh phúc của mình. Trước và trong khi yêu ai, dù bất luận như thế nào, hãy yêu bản thân mình trước đã. Hãy học cách để bản thân bạn trở nên tốt hơn. Bởi khi bản thân bạn thay đổi, tự mình sẽ trở nên ưu tú hơn, bạn sẽ có đủ bao dung và biết cách yêu thực sự. Bạn sẽ cho đi một tình yêu không điều kiện, chứ không phải biến tình cảm trở thành một cuộc trao đổi nào đó. Điều chúng ta cần làm là đạt được trạng thái cân bằng và duy trì trạng thái ấy trong tình yêu, cân bằng mới là trạng thái tốt nhất để duy trì tình cảm bền lâu. Mình rất thích một câu nói này "Hãy học cách làm người từ chiếc ô, khi bạn không thể che nắng che mưa cho người khác, thì chẳng ai sẽ đội bạn cao trên đầu" . Hãy nhớ, miễn là bạn trở nên tốt hơn, những thứ khác sẽ dần tốt lên. Muốn yêu thương người khác, hãy học cách lấp đầy bản thân mình trước đã. Cách bạn yêu chính mình cũng chính là dạy cho người khác cách yêu bạn. Mong tất cả chúng ta hãy là một người chân thành, dùng sự ưu tú bản thân để có được một trải nghiệm tình yêu đẹp đẽ đúng nghĩa trong cuộc đời này.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Phần Lan - thiên đường cho người đọc sách
D.KIM THOA
TTO - Không hề nói quá khi cho rằng Phần Lan là thiên đường cho những người yêu sách. Người Phần Lan là những người tích cực tới các thư viện công cộng nhất, chỉ có 5,5 triệu dân nhưng mỗi năm trung bình họ mượn 68 triệu cuốn sách.
Phần Lan - thiên đường cho người đọc sách - Ảnh 1.
Thiết kế bên trong của thư viện Oodi - Ảnh: Guardian
Trong khi tại nhiều quốc gia châu Âu thư viện hoặc bị cắt giảm ngân sách hoặc thậm chí phải đóng cửa thì tại Helsinki, thủ đô Phần Lan, tháng 12 năm nay sẽ khánh thành công trình thư viện hiện đại và lớn nhất nước có tên Oodi với tổng giá trị xây dựng 98 triệu euro (gần 116 triệu USD).
Các thư viện cần phải hướng tới những thế hệ mới. Thế giới đang thay đổi, vậy nên các thư viện cũng cần thay đổi. Mọi người cần có nơi gặp gỡ, làm việc và phát triển các kỹ năng số của họ
Bà Nasima Razmyar (phó thị trưởng thành phố Helsinki)
Để hoàn thành dự án thư viện trung tâm lớn nhất nước này có sự góp công rất lớn của bà Nasima Razmyar, phó thị trưởng thành phố Helsinki.
Năm 1992, bà Razmyar cùng gia đình di cư tới Phần Lan diện tị nạn, bỏ chạy khỏi tình trạng bất ổn chính trị ở quê hương Afghanistan.
Vào thời điểm đó, không biết nói tiếng bản địa, kinh tế gia đình khó khăn, bà phát hiện một quyền lợi tuyệt vời, đó chính là tấm thẻ thư viện cấp miễn phí cho mọi cư dân.
Tấm thẻ thư viện chính là "tài sản" đầu tiên trong đời bà Razmyar được sở hữu. Chính nhờ những ngày tháng học hành, rèn luyện trong thư viện đã giúp bà trưởng thành và trở thành phó thị trưởng thành phố như hiện nay.
Không quên những ngày tháng hàn vi, bà Razmyar quyết tâm xây dựng một thư viện lớn để giúp những người khác có cơ hội thay đổi cuộc sống như những gì từng đến với bà.
Năm 2016, Liên Hiệp Quốc bình chọn Phần Lan là quốc gia đọc sách nhiều nhất. Cũng không khó hiểu vì sao các thư viện thành phố của Phần Lan lại được sử dụng nhiều như vậy. 84% dân số nước này sống tại đô thị.
Thư viện với họ không chỉ là nơi học tập, đọc hay mượn sách, mà còn là nơi quan trọng để kết nối với mọi người.
Ông Antti Nousjoki - một trong các kiến trúc sư cho công trình thư viện Oodi - mô tả thư viện mới như một "quảng trường thành phố trong nhà", tức là hoàn toàn khác biệt so với những mô hình thư viện truyền thống chỉ là những không gian im phăng phắc.
Ở Helsinki không chỉ có thư viện trung tâm Oodi. Thư viện Töölö cũng là một nơi quen thuộc với rất nhiều người yêu sách. Tại đó, vào bất cứ ngày nào trong tuần, chỉ 9h sáng đã có cả một hàng dài người xếp hàng chờ vào cửa.
Người Phần Lan thích tới thư viện, bởi các thư viện của họ còn cung ứng nhiều tiện ích khác ngoài sách, cho mượn cả các nội dung xuất bản dạng số, đồ điện, dụng cụ thể thao...
Một thư viện ở Vantaa thậm chí còn có cả dịch vụ karaoke. Thư viện Oodi sẽ có khu vực cà phê, nhà hàng, phòng thu âm, ghi hình... Theo bà Razmyar, sự thay đổi này là cần thiết để thư viện hấp dẫn hơn với thế hệ độc giả hôm nay.
D.KIM THOA
TTO - Không hề nói quá khi cho rằng Phần Lan là thiên đường cho những người yêu sách. Người Phần Lan là những người tích cực tới các thư viện công cộng nhất, chỉ có 5,5 triệu dân nhưng mỗi năm trung bình họ mượn 68 triệu cuốn sách.
Phần Lan - thiên đường cho người đọc sách - Ảnh 1.
Thiết kế bên trong của thư viện Oodi - Ảnh: Guardian
Trong khi tại nhiều quốc gia châu Âu thư viện hoặc bị cắt giảm ngân sách hoặc thậm chí phải đóng cửa thì tại Helsinki, thủ đô Phần Lan, tháng 12 năm nay sẽ khánh thành công trình thư viện hiện đại và lớn nhất nước có tên Oodi với tổng giá trị xây dựng 98 triệu euro (gần 116 triệu USD).
Các thư viện cần phải hướng tới những thế hệ mới. Thế giới đang thay đổi, vậy nên các thư viện cũng cần thay đổi. Mọi người cần có nơi gặp gỡ, làm việc và phát triển các kỹ năng số của họ
Bà Nasima Razmyar (phó thị trưởng thành phố Helsinki)
Để hoàn thành dự án thư viện trung tâm lớn nhất nước này có sự góp công rất lớn của bà Nasima Razmyar, phó thị trưởng thành phố Helsinki.
Năm 1992, bà Razmyar cùng gia đình di cư tới Phần Lan diện tị nạn, bỏ chạy khỏi tình trạng bất ổn chính trị ở quê hương Afghanistan.
Vào thời điểm đó, không biết nói tiếng bản địa, kinh tế gia đình khó khăn, bà phát hiện một quyền lợi tuyệt vời, đó chính là tấm thẻ thư viện cấp miễn phí cho mọi cư dân.
Tấm thẻ thư viện chính là "tài sản" đầu tiên trong đời bà Razmyar được sở hữu. Chính nhờ những ngày tháng học hành, rèn luyện trong thư viện đã giúp bà trưởng thành và trở thành phó thị trưởng thành phố như hiện nay.
Không quên những ngày tháng hàn vi, bà Razmyar quyết tâm xây dựng một thư viện lớn để giúp những người khác có cơ hội thay đổi cuộc sống như những gì từng đến với bà.
Năm 2016, Liên Hiệp Quốc bình chọn Phần Lan là quốc gia đọc sách nhiều nhất. Cũng không khó hiểu vì sao các thư viện thành phố của Phần Lan lại được sử dụng nhiều như vậy. 84% dân số nước này sống tại đô thị.
Thư viện với họ không chỉ là nơi học tập, đọc hay mượn sách, mà còn là nơi quan trọng để kết nối với mọi người.
Ông Antti Nousjoki - một trong các kiến trúc sư cho công trình thư viện Oodi - mô tả thư viện mới như một "quảng trường thành phố trong nhà", tức là hoàn toàn khác biệt so với những mô hình thư viện truyền thống chỉ là những không gian im phăng phắc.
Ở Helsinki không chỉ có thư viện trung tâm Oodi. Thư viện Töölö cũng là một nơi quen thuộc với rất nhiều người yêu sách. Tại đó, vào bất cứ ngày nào trong tuần, chỉ 9h sáng đã có cả một hàng dài người xếp hàng chờ vào cửa.
Người Phần Lan thích tới thư viện, bởi các thư viện của họ còn cung ứng nhiều tiện ích khác ngoài sách, cho mượn cả các nội dung xuất bản dạng số, đồ điện, dụng cụ thể thao...
Một thư viện ở Vantaa thậm chí còn có cả dịch vụ karaoke. Thư viện Oodi sẽ có khu vực cà phê, nhà hàng, phòng thu âm, ghi hình... Theo bà Razmyar, sự thay đổi này là cần thiết để thư viện hấp dẫn hơn với thế hệ độc giả hôm nay.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Review sách: Nhà đầu tư thông minh của Benjamin Graham
Cuốn sách “Nhà Đầu Tư Thông Minh” của Benjamin Graham là một tác phẩm kinh điển trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Với kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm lâu năm, tác giả đã chia sẻ những gợi ý và phương pháp độc đáo giúp các nhà đầu tư thông minh đưa ra quyết định đúng đắn trên thị trường tài chính phức tạp.
1. Thông tin chung về cuốn sách “Nhà đầu tư thông minh”
1.1 Đôi nét về tác giả Benjamin Graham
Benjamin Graham được coi là nhà đầu tư vĩ đại nhất của thế kỷ 20, đã chia sẻ sự sáng tạo của mình trong lĩnh vực đầu tư thông qua khả năng tự nhiên cùng với kiến thức sâu rộng. Điều này đã truyền cảm hứng thành công cho nhiều người, giúp họ tìm đúng hướng trong hành trình đầu tư của mình. Thậm chí, ông đã được tôn vinh với danh hiệu “Bố già của phân tích chứng khoán và đầu tư giá trị”.
Đôi nét về tác giả Benjamin Graham
Mặc dù ngày nay, Warren Buffett được xem là một trong những nhà đầu tư hàng đầu trên toàn cầu, nhưng với người yêu thích lĩnh vực đầu tư, Benjamin Graham vẫn là biểu tượng vĩ đại không thể thay thế. “Nhà đầu tư thông minh” – cuốn sách đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực đầu tư, giúp chúng ta nhận ra cách thức để đạt được mục tiêu tài chính của chúng ta.
1.2 Sơ lược về cuốn sách “Nhà đầu tư thông minh”
Cuốn sách “Nhà đầu tư thông minh” được ông viết ra vào năm 1949 đã phát huy tầm quan trọng trong giai đoạn đầu của sự nghiệp đầu tư của ông. Khi xuất bản, cuốn sách này đã thu hút sự quan tâm lớn và nhiều người đã mong muốn tham gia vào các khóa học đầu tư của Graham. Thú vị hơn, lớp học này thực sự đã tạo ra những người giàu có, trong đó có tên tuổi đáng kể như Warren Buffett.
Sơ lược về cuốn sách "Nhà đầu tư thông minh"
Cuốn sách bao gồm tất cả 20 chương nhằm giúp bạn đọc có những khuân khổ nhận thức rõ ràng về đầu tư. Phải có kỷ luật đối với bản thân. Ngoài ra, cuốn sách còn đề xuất các cách lựa chọn chứng khoán đối với nhà đầu tư mạnh bạo hay phòng thủ.
2. Nội dung ấn tượng của “Nhà đầu tư thông minh”
Thị trường đầu tư luôn ẩn chứa những biến động bất ngờ, gây choáng váng nhiều nhà đầu tư và đẩy họ vào tình trạng không rõ ràng, thậm chí dẫn đến thất bại. Điều này chứng tỏ rằng, đầu tư không chỉ là việc đặt vốn vào các doanh nghiệp mà còn đòi hỏi khả năng tính toán tỉ mỉ. Do đó, thành công trên hành trình này là món phần thưởng xứng đáng dành cho những nhà đầu tư thông minh, có tư duy kinh doanh và trí tuệ vững vàng.
Nội dung ấn tượng của "Nhà đầu tư thông minh"
Góc nhìn chính xác về nguyên tắc và thái độ của nhà đầu tư là mấu chốt để bắt đầu cuốn sách, tác giả tiết lộ mục tiêu mà “Nhà đầu tư thông minh” muốn đạt được. Quyển sách này sẽ đồng hành với bạn trong việc hiểu rõ những nguyên tắc mà nhà đầu tư cần tuân thủ để đạt thành công. Bạn sẽ khám phá những hướng dẫn chi tiết trong kỹ thuật phân tích đầu tư chứng khoán, không chỉ trong lý thuyết mà còn được minh họa thông qua những ví dụ thực tế.
Bên cạnh những nguyên tắc này, Benjamin Graham đã đưa ra một định nghĩa quan trọng về nhà đầu tư thông minh. Bạn có thể trở thành một nhà đầu tư thông minh khi có đủ kiên nhẫn, kỷ luật và lòng ham học hỏi. Đối với Graham, thái độ cũng đóng vai trò quan trọng, với khả năng kiểm soát cảm xúc và tư duy cá nhân được coi là những phẩm chất cần có của một nhà đầu tư thành công.
3. Bài học rút ra từ cuốn sách “Nhà đầu tư thông minh”
3.1 3 nguyên tác đầu tư đắt giá
Có ba nguyên tắc quan trọng cho quá trình đầu tư:
Nguyên tắc 1: Động cơ đằng sau việc đầu tư của những người thành công không phải chỉ là sở thích, mà là lợi ích cụ thể. Khi bạn quyết định đầu tư vào một công ty, bạn cần tìm hiểu cách công ty hoạt động, giá trị thực sự mà nó mang lại. Điều này sẽ là cơ sở để chứng minh rằng quyết định đầu tư của bạn là hợp lý và không gây lãng phí.
Nguyên tắc 2: Khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân, đặc biệt trong những thời kỳ thất bại, rất quan trọng. Bạn cần biến mình thành “phao cứu sinh” cho chính mình để giới hạn thiệt hại trong quá trình đầu tư. Thêm vào đó, hãy tránh tập trung đầu tư vào một công ty duy nhất, vì không có gì đảm bảo về sự ổn định của công ty đó. Thay vào đó, hãy phân tán danh mục đầu tư để có sự bù trừ rủi ro.
Nguyên tắc 3: Nhà đầu tư thông minh không bao giờ theo đuổi lợi nhuận phi thường, mà luôn tập trung vào lợi nhuận an toàn và ổn định. Do đó, bạn nên chọn lĩnh vực mà bạn có hiểu biết sâu rộ để đầu tư. Điều này đảm bảo rằng bạn có khả năng đánh giá đúng mức rủi ro và tiềm năng sinh lời của mỗi khoản đầu tư.
3.2 Đừng đặt niềm tin vào thị trường
Tác giả của cuốn sách coi thị trường chứng khoán như một người, nhưng người đó đặc biệt hơn. Nếu hàng ngày “Ngài Thị Trường” xuất hiện trước mắt bạn và đưa ra những mức giá khác nhau cho các cổ phiếu, bạn sẽ làm gì?
Đừng đặt niềm tin vào thị trường
Graham đã khuyên rằng bạn nên bỏ qua những lời giới thiệu ngọt ngào từ “Ngài Thị Trường”, bởi chúng ta không thể kiểm soát được thị trường. Vì vậy, điều duy nhất mà bạn có thể tin tưởng là chính bản thân bạn. Hãy chuẩn bị tâm lý vững vàng để đối mặt với thị trường và quá trình đầu tư.
3.3 Tuân thủ đúng theo công thức đầu tư
Hãy tuân theo một công thức duy nhất khi đầu tư, điều này sẽ giúp giảm áp lực từ biến động thị trường. Benjamin Graham gọi công thức này là “công thức đầu tư,” nhưng thuật ngữ chính xác để mô tả nó là “dollar chi phí trung bình.”
Nội dung của công thức này đơn giản là bạn thiết lập một ngân sách cố định cho mỗi khoảng thời gian đầu tư, có thể là hàng quý hoặc hàng tháng, sau đó bạn đầu tư vào các cổ phiếu bạn đã chọn trước đó.
Tuân thủ đúng theo công thức đầu tư
Ví dụ, mỗi tháng bạn sẽ dành khoảng 10% thu nhập để đầu tư. Mỗi khi bạn có thu nhập, bạn sẽ dành 10% đó để đầu tư vào cổ phiếu mình đang sở hữu.
Ý nghĩa của công thức này là giúp bạn kiểm soát cảm xúc. Mỗi lần, bạn chỉ đầu tư một số tiền cố định. Dù giá cổ phiếu tăng hay giảm, bạn không phải chịu sự tác động lớn.
4. Kết luận
Cuốn sách “Nhà đầu tư thông minh” của Benjamin Graham là một tài liệu vô cùng quý báu cho những ai quan tâm đến đầu tư tài chính và muốn học hỏi từ người tiên phong trong lĩnh vực này. Với những kiến thức sâu sắc và lời khuyên thực tiễn, cuốn sách này đã và vẫn đang trở thành một nguồn cẩm nang quý giá giúp định hình tư duy và chiến lược đầu tư thông minh.
Cuốn sách “Nhà Đầu Tư Thông Minh” của Benjamin Graham là một tác phẩm kinh điển trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Với kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm lâu năm, tác giả đã chia sẻ những gợi ý và phương pháp độc đáo giúp các nhà đầu tư thông minh đưa ra quyết định đúng đắn trên thị trường tài chính phức tạp.
1. Thông tin chung về cuốn sách “Nhà đầu tư thông minh”
1.1 Đôi nét về tác giả Benjamin Graham
Benjamin Graham được coi là nhà đầu tư vĩ đại nhất của thế kỷ 20, đã chia sẻ sự sáng tạo của mình trong lĩnh vực đầu tư thông qua khả năng tự nhiên cùng với kiến thức sâu rộng. Điều này đã truyền cảm hứng thành công cho nhiều người, giúp họ tìm đúng hướng trong hành trình đầu tư của mình. Thậm chí, ông đã được tôn vinh với danh hiệu “Bố già của phân tích chứng khoán và đầu tư giá trị”.
Đôi nét về tác giả Benjamin Graham
Mặc dù ngày nay, Warren Buffett được xem là một trong những nhà đầu tư hàng đầu trên toàn cầu, nhưng với người yêu thích lĩnh vực đầu tư, Benjamin Graham vẫn là biểu tượng vĩ đại không thể thay thế. “Nhà đầu tư thông minh” – cuốn sách đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực đầu tư, giúp chúng ta nhận ra cách thức để đạt được mục tiêu tài chính của chúng ta.
1.2 Sơ lược về cuốn sách “Nhà đầu tư thông minh”
Cuốn sách “Nhà đầu tư thông minh” được ông viết ra vào năm 1949 đã phát huy tầm quan trọng trong giai đoạn đầu của sự nghiệp đầu tư của ông. Khi xuất bản, cuốn sách này đã thu hút sự quan tâm lớn và nhiều người đã mong muốn tham gia vào các khóa học đầu tư của Graham. Thú vị hơn, lớp học này thực sự đã tạo ra những người giàu có, trong đó có tên tuổi đáng kể như Warren Buffett.
Sơ lược về cuốn sách "Nhà đầu tư thông minh"
Cuốn sách bao gồm tất cả 20 chương nhằm giúp bạn đọc có những khuân khổ nhận thức rõ ràng về đầu tư. Phải có kỷ luật đối với bản thân. Ngoài ra, cuốn sách còn đề xuất các cách lựa chọn chứng khoán đối với nhà đầu tư mạnh bạo hay phòng thủ.
2. Nội dung ấn tượng của “Nhà đầu tư thông minh”
Thị trường đầu tư luôn ẩn chứa những biến động bất ngờ, gây choáng váng nhiều nhà đầu tư và đẩy họ vào tình trạng không rõ ràng, thậm chí dẫn đến thất bại. Điều này chứng tỏ rằng, đầu tư không chỉ là việc đặt vốn vào các doanh nghiệp mà còn đòi hỏi khả năng tính toán tỉ mỉ. Do đó, thành công trên hành trình này là món phần thưởng xứng đáng dành cho những nhà đầu tư thông minh, có tư duy kinh doanh và trí tuệ vững vàng.
Nội dung ấn tượng của "Nhà đầu tư thông minh"
Góc nhìn chính xác về nguyên tắc và thái độ của nhà đầu tư là mấu chốt để bắt đầu cuốn sách, tác giả tiết lộ mục tiêu mà “Nhà đầu tư thông minh” muốn đạt được. Quyển sách này sẽ đồng hành với bạn trong việc hiểu rõ những nguyên tắc mà nhà đầu tư cần tuân thủ để đạt thành công. Bạn sẽ khám phá những hướng dẫn chi tiết trong kỹ thuật phân tích đầu tư chứng khoán, không chỉ trong lý thuyết mà còn được minh họa thông qua những ví dụ thực tế.
Bên cạnh những nguyên tắc này, Benjamin Graham đã đưa ra một định nghĩa quan trọng về nhà đầu tư thông minh. Bạn có thể trở thành một nhà đầu tư thông minh khi có đủ kiên nhẫn, kỷ luật và lòng ham học hỏi. Đối với Graham, thái độ cũng đóng vai trò quan trọng, với khả năng kiểm soát cảm xúc và tư duy cá nhân được coi là những phẩm chất cần có của một nhà đầu tư thành công.
3. Bài học rút ra từ cuốn sách “Nhà đầu tư thông minh”
3.1 3 nguyên tác đầu tư đắt giá
Có ba nguyên tắc quan trọng cho quá trình đầu tư:
Nguyên tắc 1: Động cơ đằng sau việc đầu tư của những người thành công không phải chỉ là sở thích, mà là lợi ích cụ thể. Khi bạn quyết định đầu tư vào một công ty, bạn cần tìm hiểu cách công ty hoạt động, giá trị thực sự mà nó mang lại. Điều này sẽ là cơ sở để chứng minh rằng quyết định đầu tư của bạn là hợp lý và không gây lãng phí.
Nguyên tắc 2: Khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân, đặc biệt trong những thời kỳ thất bại, rất quan trọng. Bạn cần biến mình thành “phao cứu sinh” cho chính mình để giới hạn thiệt hại trong quá trình đầu tư. Thêm vào đó, hãy tránh tập trung đầu tư vào một công ty duy nhất, vì không có gì đảm bảo về sự ổn định của công ty đó. Thay vào đó, hãy phân tán danh mục đầu tư để có sự bù trừ rủi ro.
Nguyên tắc 3: Nhà đầu tư thông minh không bao giờ theo đuổi lợi nhuận phi thường, mà luôn tập trung vào lợi nhuận an toàn và ổn định. Do đó, bạn nên chọn lĩnh vực mà bạn có hiểu biết sâu rộ để đầu tư. Điều này đảm bảo rằng bạn có khả năng đánh giá đúng mức rủi ro và tiềm năng sinh lời của mỗi khoản đầu tư.
3.2 Đừng đặt niềm tin vào thị trường
Tác giả của cuốn sách coi thị trường chứng khoán như một người, nhưng người đó đặc biệt hơn. Nếu hàng ngày “Ngài Thị Trường” xuất hiện trước mắt bạn và đưa ra những mức giá khác nhau cho các cổ phiếu, bạn sẽ làm gì?
Đừng đặt niềm tin vào thị trường
Graham đã khuyên rằng bạn nên bỏ qua những lời giới thiệu ngọt ngào từ “Ngài Thị Trường”, bởi chúng ta không thể kiểm soát được thị trường. Vì vậy, điều duy nhất mà bạn có thể tin tưởng là chính bản thân bạn. Hãy chuẩn bị tâm lý vững vàng để đối mặt với thị trường và quá trình đầu tư.
3.3 Tuân thủ đúng theo công thức đầu tư
Hãy tuân theo một công thức duy nhất khi đầu tư, điều này sẽ giúp giảm áp lực từ biến động thị trường. Benjamin Graham gọi công thức này là “công thức đầu tư,” nhưng thuật ngữ chính xác để mô tả nó là “dollar chi phí trung bình.”
Nội dung của công thức này đơn giản là bạn thiết lập một ngân sách cố định cho mỗi khoảng thời gian đầu tư, có thể là hàng quý hoặc hàng tháng, sau đó bạn đầu tư vào các cổ phiếu bạn đã chọn trước đó.
Tuân thủ đúng theo công thức đầu tư
Ví dụ, mỗi tháng bạn sẽ dành khoảng 10% thu nhập để đầu tư. Mỗi khi bạn có thu nhập, bạn sẽ dành 10% đó để đầu tư vào cổ phiếu mình đang sở hữu.
Ý nghĩa của công thức này là giúp bạn kiểm soát cảm xúc. Mỗi lần, bạn chỉ đầu tư một số tiền cố định. Dù giá cổ phiếu tăng hay giảm, bạn không phải chịu sự tác động lớn.
4. Kết luận
Cuốn sách “Nhà đầu tư thông minh” của Benjamin Graham là một tài liệu vô cùng quý báu cho những ai quan tâm đến đầu tư tài chính và muốn học hỏi từ người tiên phong trong lĩnh vực này. Với những kiến thức sâu sắc và lời khuyên thực tiễn, cuốn sách này đã và vẫn đang trở thành một nguồn cẩm nang quý giá giúp định hình tư duy và chiến lược đầu tư thông minh.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Review sách NHÀ ĐẦU TƯ THÔNG MINH - Đầu tư hay là chết?
revisach
5 tháng 2 2021
Con đường dẫn đến sự thành công không thể thiếu đi những kế hoạch đầu tư có tầm nhìn chiến lược. Dù bạn có đang điều hành một doanh nghiệp lớn hay chỉ là nhà đầu tư nhỏ trong mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, bạn cũng đều cần có trí tuệ sáng suốt để đưa ra những dự định một cách chính xác và rõ ràng.
Nhà đầu tư thông minh của Benjamin Graham hướng đến người đọc về cách tạo nên sự thành công trong đầu tư. Đầu tư ngoài cần có vốn, tầm hiểu biết thị trường cũng cần có nguyên tắc và kỷ luật cho cảm xúc.
Chắc chắn rằng khi đọc Nhà đầu tư thông minh bạn sẽ không bao giờ phải hối hận và sự thành công còn lại phụ thuộc vào trí lực của chính bạn.
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ VÀ NHÀ ĐẦU TƯ THÔNG MINH
Benjamin Graham là nhà tư vấn đầu tư vĩ đại nhất của thế kỷ 20. Ở thời điểm đó ít có doanh nhân nào vượt qua được sự xuất sắc của ông. Chính vì tài năng thiên bẩm và kiến thức hơn người, ông đã truyền cảm hứng cho nhiều người và giúp họ tìm ra hướng đi thật sự trên con đường đầu tư.
Nhà đầu tư thông minh được tác giả viết ngay sau khi tốt nghiệp bắt đầu sự nghiệp đầu tư vào năm 1949. Cuốn sách được đánh giá là cuốn sách đầu tư tốt nhất mà bạn cần có trong cách thức đạt được mục tiêu tài chính.
NỘI DUNG NỔI BẬT CỦA NHÀ ĐẦU TƯ THÔNG MINH
Thị trường đầu tư đầy rẫy những sự biến động đã khiến cho sự mơ hồ về đầu tư tăng lên và khiến nhiều người gặp thất bại ê chề. Đầu tư không chỉ là việc “rót” tiền vào túi các doanh nghiệp mà cần có sự tính toán tỉ mỉ. Lúc này là cơ hội chỉ thực sự dành cho những nhà đầu tư thông minh, có đầu óc kinh doanh và lý trí vững vàng.
Nhà đầu tư thông minh đưa ra 3 bài học then chốt giúp bạn chỉ việc bắt tay ngay vào đầu tư
CÓ 3 NGUYÊN TẮC ĐỂ ĐẦU TƯ THÔNG MINH
Nguyên tắc 1: Một nhà đầu tư thông minh không đầu tư chỉ vì sở thích mà đầu tư vì lợi ích của chính họ. Để có được lợi nhuận trước hết bạn cần tìm hiểu nguyên tắc cách thức vận hành của công ty, những giá trị thực sự mà bạn chắc chắn rằng sự đầu tư là không hề lãng phí.
Nguyên tắc 2: Trong quá trình đầu tư, chúng ta luôn sẽ gặp những thất bại. Thật khó để thành công ngay khi mới bắt đầu. Vấn đề là chúng ta cần sáng suốt để làm chủ cảm xúc trước những dự định tài chính và biết biến mình thành “phao thoát hiểm” cho chính mình khỏi những thiệt hại trong đầu tư.
Bạn không nên đầu tư tập trung vào duy nhất một công ty, chẳng có gì là chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ luôn trên đà phát triển. Cần đa dạng hóa các khoản đầu tư để đảm bảo bù trừ cho nhau.
Nguyên tắc 3: Một nhà đầu tư thông minh không bao giờ tìm kiếm lợi nhuận bất thường mà tập trung vào lợi nhuận an toàn và ổn định. Nhà đầu tư thông minh sẽ không lựa chọn lĩnh vực hay doanh nghiệp bạn không có kinh nghiệm hay chưa thực sự hiểu rõ về nó.
Trọng tâm của Nhà đầu tư thông minh hướng tới là tuyệt đối không bao giờ mất tiền.
KHÔNG BAO GIỜ TIN TƯỞNG NGÀI THỊ TRƯỜNG
Việc nắm vững thị trường giúp bạn biết nắm bắt cơ hội và từ bỏ những vật cản trên con đường đầu tư. Sự phức tạp của nền kinh tế thị trường cực kỳ khó đoán và thay đổi liên tục.
Vì vật , nhà đầu tư thông minh không được để phụ thuộc vào thị trường, chỉ nên tham khảo và lựa chọn dựa trên nghiên cứu của chính mình.
LUÔN LUÔN THEO CÔNG THỨC CHẶT CHẼ VÀ BẠN SẼ LÀM TỐT
Những công thức chặt chẽ trong đầu tư là cần thiết để đảm bảo bạn đang đi đúng hướng. Bạn nên thiết lập một ngân sách cố định bạn sẽ đầu tư hàng tháng hoặc quý, và sau đó đầu tư rằng vào các cổ phiếu bạn đã trước đó đã chọn và chắc chắn rằng không có vấn đề giá cả.
NHẬN XÉT VỀ NHÀ ĐẦU TƯ THÔNG MINH
Có thể quyển sách rất khó đọc với những người không hiểu về đầu tư giá trị, phương pháp đầu tư “mua tài sản giá 1 đô bằng 50 cent”, nhưng đối với các sinh viên đang theo học về quản trị tài chính và đầu tư chứng khoán, nội dung trong sách rất đáng để suy nghĩ.
Quyển sách đã cho tôi những tư liệu vô giá về hoạt động của thị trường trong quá khứ mà theo tôi là một căn cứ vững chắc và hữu ích khi bất kỳ ai quyết định đầu tư, bởi đơn giản kinh tế là một chu kì, một sự lặp lại, thịnh và suy nối tiếp nhau.
LỜI KẾT
Thành công trong đầu tư không đơn giản là việc bạn kinh doanh sản phẩm mà bạn thích. Việc giao tài sản cho người khác sẽ là vô nghĩa nếu không được lên kế hoạch một cách chỉnh chu.
Nhà đầu tư thông minh mở ra sự tò mò và hứng khởi cho độc giả, đem đến cơ hội tuyệt vời mà trước đây bạn không tìm ra được.
Không chỉ dừng lại ở việc đưa ra lời khuyên sáo rỗng, sách còn gửi đến những câu chuyện thực tế, trải nghiệm được đúc kết qua từng bài học trong sách giúp thế hệ trẻ khẳng định mình trên con đường chinh phục đầu tư.
revisach
5 tháng 2 2021
Con đường dẫn đến sự thành công không thể thiếu đi những kế hoạch đầu tư có tầm nhìn chiến lược. Dù bạn có đang điều hành một doanh nghiệp lớn hay chỉ là nhà đầu tư nhỏ trong mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, bạn cũng đều cần có trí tuệ sáng suốt để đưa ra những dự định một cách chính xác và rõ ràng.
Nhà đầu tư thông minh của Benjamin Graham hướng đến người đọc về cách tạo nên sự thành công trong đầu tư. Đầu tư ngoài cần có vốn, tầm hiểu biết thị trường cũng cần có nguyên tắc và kỷ luật cho cảm xúc.
Chắc chắn rằng khi đọc Nhà đầu tư thông minh bạn sẽ không bao giờ phải hối hận và sự thành công còn lại phụ thuộc vào trí lực của chính bạn.
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ VÀ NHÀ ĐẦU TƯ THÔNG MINH
Benjamin Graham là nhà tư vấn đầu tư vĩ đại nhất của thế kỷ 20. Ở thời điểm đó ít có doanh nhân nào vượt qua được sự xuất sắc của ông. Chính vì tài năng thiên bẩm và kiến thức hơn người, ông đã truyền cảm hứng cho nhiều người và giúp họ tìm ra hướng đi thật sự trên con đường đầu tư.
Nhà đầu tư thông minh được tác giả viết ngay sau khi tốt nghiệp bắt đầu sự nghiệp đầu tư vào năm 1949. Cuốn sách được đánh giá là cuốn sách đầu tư tốt nhất mà bạn cần có trong cách thức đạt được mục tiêu tài chính.
NỘI DUNG NỔI BẬT CỦA NHÀ ĐẦU TƯ THÔNG MINH
Thị trường đầu tư đầy rẫy những sự biến động đã khiến cho sự mơ hồ về đầu tư tăng lên và khiến nhiều người gặp thất bại ê chề. Đầu tư không chỉ là việc “rót” tiền vào túi các doanh nghiệp mà cần có sự tính toán tỉ mỉ. Lúc này là cơ hội chỉ thực sự dành cho những nhà đầu tư thông minh, có đầu óc kinh doanh và lý trí vững vàng.
Nhà đầu tư thông minh đưa ra 3 bài học then chốt giúp bạn chỉ việc bắt tay ngay vào đầu tư
CÓ 3 NGUYÊN TẮC ĐỂ ĐẦU TƯ THÔNG MINH
Nguyên tắc 1: Một nhà đầu tư thông minh không đầu tư chỉ vì sở thích mà đầu tư vì lợi ích của chính họ. Để có được lợi nhuận trước hết bạn cần tìm hiểu nguyên tắc cách thức vận hành của công ty, những giá trị thực sự mà bạn chắc chắn rằng sự đầu tư là không hề lãng phí.
Nguyên tắc 2: Trong quá trình đầu tư, chúng ta luôn sẽ gặp những thất bại. Thật khó để thành công ngay khi mới bắt đầu. Vấn đề là chúng ta cần sáng suốt để làm chủ cảm xúc trước những dự định tài chính và biết biến mình thành “phao thoát hiểm” cho chính mình khỏi những thiệt hại trong đầu tư.
Bạn không nên đầu tư tập trung vào duy nhất một công ty, chẳng có gì là chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ luôn trên đà phát triển. Cần đa dạng hóa các khoản đầu tư để đảm bảo bù trừ cho nhau.
Nguyên tắc 3: Một nhà đầu tư thông minh không bao giờ tìm kiếm lợi nhuận bất thường mà tập trung vào lợi nhuận an toàn và ổn định. Nhà đầu tư thông minh sẽ không lựa chọn lĩnh vực hay doanh nghiệp bạn không có kinh nghiệm hay chưa thực sự hiểu rõ về nó.
Trọng tâm của Nhà đầu tư thông minh hướng tới là tuyệt đối không bao giờ mất tiền.
KHÔNG BAO GIỜ TIN TƯỞNG NGÀI THỊ TRƯỜNG
Việc nắm vững thị trường giúp bạn biết nắm bắt cơ hội và từ bỏ những vật cản trên con đường đầu tư. Sự phức tạp của nền kinh tế thị trường cực kỳ khó đoán và thay đổi liên tục.
Vì vật , nhà đầu tư thông minh không được để phụ thuộc vào thị trường, chỉ nên tham khảo và lựa chọn dựa trên nghiên cứu của chính mình.
LUÔN LUÔN THEO CÔNG THỨC CHẶT CHẼ VÀ BẠN SẼ LÀM TỐT
Những công thức chặt chẽ trong đầu tư là cần thiết để đảm bảo bạn đang đi đúng hướng. Bạn nên thiết lập một ngân sách cố định bạn sẽ đầu tư hàng tháng hoặc quý, và sau đó đầu tư rằng vào các cổ phiếu bạn đã trước đó đã chọn và chắc chắn rằng không có vấn đề giá cả.
NHẬN XÉT VỀ NHÀ ĐẦU TƯ THÔNG MINH
Có thể quyển sách rất khó đọc với những người không hiểu về đầu tư giá trị, phương pháp đầu tư “mua tài sản giá 1 đô bằng 50 cent”, nhưng đối với các sinh viên đang theo học về quản trị tài chính và đầu tư chứng khoán, nội dung trong sách rất đáng để suy nghĩ.
Quyển sách đã cho tôi những tư liệu vô giá về hoạt động của thị trường trong quá khứ mà theo tôi là một căn cứ vững chắc và hữu ích khi bất kỳ ai quyết định đầu tư, bởi đơn giản kinh tế là một chu kì, một sự lặp lại, thịnh và suy nối tiếp nhau.
LỜI KẾT
Thành công trong đầu tư không đơn giản là việc bạn kinh doanh sản phẩm mà bạn thích. Việc giao tài sản cho người khác sẽ là vô nghĩa nếu không được lên kế hoạch một cách chỉnh chu.
Nhà đầu tư thông minh mở ra sự tò mò và hứng khởi cho độc giả, đem đến cơ hội tuyệt vời mà trước đây bạn không tìm ra được.
Không chỉ dừng lại ở việc đưa ra lời khuyên sáo rỗng, sách còn gửi đến những câu chuyện thực tế, trải nghiệm được đúc kết qua từng bài học trong sách giúp thế hệ trẻ khẳng định mình trên con đường chinh phục đầu tư.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Kỳ lạ những người mua sách về chỉ để… ngắm
Thứ năm, 13/10/2016 - Dân Trí
(Dân trí) - Bạn có bao giờ rơi vào tình trạng mua sách về mà mãi không có thời gian để đọc? Sách vẫn cứ “xếp xó”, không thể nào đọc cho đến trang cuối cùng được…
Kỳ lạ những người mua sách về chỉ để… ngắm - 1
Mỗi lần nhìn tới những cuốn sách đã mua về, những cuốn sách khiến bạn cảm thấy rất thích đọc, nhưng rồi bạn vẫn mãi không thu xếp được thời gian đọc cho xong, bạn lại cảm thấy có chút gì đó như bứt rứt, ăn năn…
Nếu trải qua những nét tâm lý này, bạn có thể sẽ được an ủi phần nào bởi thực tế, trong thời đại công nghệ và nhịp sống công nghiệp như hiện nay, có rất nhiều người rơi vào tình huống kể trên.
Thực tế, trong tiếng Nhật còn có hẳn một từ dành để chỉ tâm trạng bứt rứt, ăn năn của những người đã mua sách về nhưng… không đọc. Vấn đề của nhiều người thích đọc sách ở thời buổi hôm nay, đó là họ có thể dễ dàng mua về rất nhiều sách, nhưng lại có quá ít thời gian để đọc.
Trong tiếng Nhật, từ “tsundoku” dành để chỉ những cuốn sách được mua về xếp trên giá nhưng không bao giờ được đọc đến. Giáo sư Sahoko Ichikawa giảng dạy tiếng Nhật ở trường Đại học Cornell, New York, Mỹ, cho biết “tsunde” có nghĩa là “chất đống” và “oku” có nghĩa là “để dành”.
Kỳ lạ những người mua sách về chỉ để… ngắm - 2
Trong kỷ nguyên công nghệ thông tin với ngập tràn những luồng tin tức được đưa tới mỗi cá nhân thông qua nhiều phương thức đa dạng, thường những người có sở thích cổ điển - đọc sách, lại thường gặp phải một khó khăn chung phổ biến…
Đó là mua sách về mà gần như chẳng bao giờ có thể sắp xếp thời gian để đọc cho hoàn tất một cách liền mạch hoặc thậm chí, tệ hơn nữa, là mãi chẳng thể đọc hết một cuốn sách.
Goodreads - một website tiếng Anh nổi tiếng chuyên dành cho những người yêu thích việc đọc sách, một trang sinh hoạt cộng đồng dành cho các “mọt sách” chính hiệu - thậm chí còn có một nhóm chuyên dành cho những người “mua sách về nhưng không đọc”. Nhóm này có tới gần 3.200 thành viên, được lập nên để các “mọt sách” vào “thú tội”…
“Book Buying Addicts Anonymous” (Những người nghiện mua sách) là nơi để những người có “hội chứng” này vào chia sẻ những hậu quả từ tài chính cho tới tinh thần, đến từ việc làm rất nhỏ, tưởng như vô hại, đó là mua sách về nhưng không đọc.
Thực tế, đối với những người yêu đọc sách, việc nhìn thấy những cuốn sách vẫn còn mới nguyên trên giá, chưa hề được đọc đến, hoặc mãi vẫn ở tình trạng đang đọc dở… tượng trưng cho sự phí phạm phù phiếm. Mỗi cuốn sách như vậy xuất hiện trên giá lại tượng nhưng cho một sự bất lực.
Những người ham đọc sách trong bối cảnh hiện tại rất dễ trở thành những người thuộc nhóm nghiện mua sách một cách… phù phiếm. Trong nhóm “Book Buying Addicts Anonymous”, có rất nhiều người vào chia sẻ chân thật về cảm giác “tội lỗi” trong nội tâm của họ.
Thậm chí, nhiều khi họ phải giấu giếm việc mua thêm sách mới bởi không muốn người thân biết về sự “thất bại” âm thầm của mình.
Một thành viên trong nhóm “Book Buying Addicts Anonymous” chia sẻ: “Tôi rất hiểu những bạn nào nói rằng các bạn cảm thấy tội lỗi vì mua sách về mà mãi chẳng có thời gian đọc. Tôi sống với gia đình và nhiều khi phải giấu giếm việc mua thêm sách mới. Tôi phải giấu giếm như vậy bởi vì không muốn bị người nhà trêu chọc, chế giễu việc mình thích mua sách, chất đầy lên giá, nhưng chỉ để… ngắm vì chẳng có thời gian đọc”.
Việc đọc những cuốn sách in có thể gợi lên niềm vui dễ chịu và cảm nhận về sự hoài cổ, chậm rãi, vì vậy, nhiều người rất thích thú với việc đọc sách, nhưng trong bối cảnh cuộc sống hiện đại, khi một người có thể bị chi phối bởi quá nhiều luồng thông tin, bị phân tán sự tập trung bởi quá nhiều yếu tố đa dạng, việc có đủ thời gian và tâm thế ngồi xuống đọc một cuốn sách không phải việc đơn giản, dễ dàng đối với tất cả mọi người.
Việc chúng ta không có đủ thời gian để đọc những cuốn sách đã mua thực tế lại có thể tạo nên một hiệu ứng ngược, khiến ta càng thích thú với việc mua thêm sách về. Thói quen sưu tầm sách cũng là một sở thích gây nghiện, một nhu cầu nuông chiều bản thân tương đối giản dị và dễ dàng, nhưng cũng không kém phần mê hoặc…
Nếu bạn cũng mắc phải “hội chứng” này, giờ đây, ít nhất, bạn đã có thể tự an ủi mình rằng hóa ra, mình không phải là người duy nhất cảm thấy tội lỗi với thói quen mua sách về chỉ để… ngắm.
Bích Ngọc
Theo Quartz
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Kim Phụng - ybox
Mua Quá Nhiều Sách: Một Thói Quen Không Tuyệt Vời Như Bạn Tưởng!
Cho dù có thích đọc sách hay không thì hầu như ai cũng có một giá sách. Từ một vài cuốn (có thể nhằm mục đích trang trí là chính) cho đến một “thư viện nhỏ”, mỗi giá sách phản ánh một phần tính cách của người tạo nên nó. Với thị trường sách truyện ngày càng rộng mở, tiện nghi thì độc giả có xu hướng mua sách ít chọn lọc hơn, dẫn đến tình trạng có quá nhiều sách trên giá mà không phải cuốn nào cũng được yêu thích hoặc có những cuốn thậm chí chưa từng được đọc.
Nếu không có thứ gọi là “nghiện mua sách” thì sẽ không có những bài viết như thế này và khi tìm kiếm “book clutter” (đống sách lộn xộn) trên Google sẽ không cho ra trên 20 triệu kết quả. Hầu hết các bài viết đều mô tả một người yêu thích đọc sách, mò mẫm công tắc đèn bị che khuất và luồn lách qua những chồng sách nghiêng ngả, cuối cùng thốt lên “đã đủ rồi” và quyết định giải quyết đống sách thừa thãi mà thường là những cuốn bị mua hai lần, những cuốn chẳng bao giờ đọc hay những cuốn đã đọc rồi và chẳng thích tẹo nào. Đôi khi bạn có thể gặp phải tình huống số sách đã đọc chỉ chiếm một phần nhỏ trong cả giá sách khổng lồ tại nhà. Cho dù thế thì chẳng mấy khi chúng ta muốn “dọn dẹp” giá sách bằng cách bán hoặc tặng cho người khác.
Tuy nhiên, trong cuốn “Unpacking My Library” (tạm dịch: Mở ra thư viện của tôi), Walter Benjamin đã chia sẻ câu chuyện nhỏ sau:
Và bạn sẽ phản đối rằng không đọc sách có phải là đặc điểm của tất cả các nhà sưu tập không? Bạn có thể nói rằng bạn thấy điều này thật mới mẻ, nhưng thực tế không hẳn như vậy. Các chuyên gia sẽ giận điên lên nếu ai đó nói rằng đây là điều xưa nhất trái đất. Bằng chứng là câu trả lời của Anatole France dành cho câu hỏi kinh điển của một kẻ phàm phu tục tử ngưỡng mộ thư viện của ông “Vậy ngài đã đọc hết số sách này chưa, Ngài France?” “Chưa đến 1/10. Ông cũng đâu có dùng đồ sứ Sevres mỗi ngày, có phải không?”
Thực tế là có quá nhiều sách để đọc. Mặc dù một luận điểm chắc chắn là bạn có thể chỉ cần chờ đến lúc có thêm chỗ trống thì mới mua sách, nhưng khi đặt các cuốn sách thành hàng, cho dù đã đọc hay chưa, thì có điều gì đó sẽ tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về bản ngã đọc sách của bạn. Bởi vì khi nhắc đến đọc sách, thì số sách bạn chưa đọc sẽ luôn nhiều hơn số sách bạn đã đọc và khát vọng đọc sách của bạn sẽ luôn quan trọng hơn là những gì bạn đã đọc được. Benjamin đã viết: “Điều vui thích nhất đối với nhà sưu tập là khóa từng mục riêng rẽ lại trong một vòng tròn ma thuật tạo nên sự xúc động trong họ. Cảm xúc khi có được những cuốn sách tràn ngập trong con người họ. Mọi thứ được ghi nhớ và suy ngẫm, mọi thứ nhận thức được đều trở thành nền móng, khuôn khổ, cơ sở và tủ chứa tài sản của họ”.
Một thư viện gồm hầu hết các cuốn sách chưa đọc sẽ truyền cảm hứng hơn nhiều so với một thư viện gồm toàn những cuốn đã đọc rồi. Chẳng có gì hào hứng hơn việc gấp lại một cuốn sách sau khi đọc xong rồi đi loanh quanh giá sách để tìm xem bạn sẽ đọc gì tiếp theo.
Vì thế, giải pháp ở đây là mua sách chậm lại chứ không phải hoàn toàn không mua sách nữa. Có nghĩa là giới hạn chỉ mua một cuốn ở mỗi hiệu sách mà thôi. Hãy bắt đầu liệt kê “Những cuốn sách tôi muốn đọc” và chắc chắn danh sách đó sẽ ngày càng rộng và sâu sắc đến mức bạn không thể dự đoán được. Do vậy, dần dần thì thư viện của bạn có thể cân bằng hơn chứ không chỉ toàn những cuốn sách chưa đọc. Nhưng chắc chắn là sẽ không có giá sách nào chứa toàn những cuốn đã đọc rồi. Thư viện không cố định mà phải luôn thay đổi, bằng cách mua thêm sách. Miễn là bạn không vấp phải những chồng sách nằm trên sàn và bị gãy chân thì có vẻ việc có quá nhiều sách là một vấn đề tuyệt vời.
Thanh Nguyệt (lược dịch theo Publishers Weekly)
Mua Quá Nhiều Sách: Một Thói Quen Không Tuyệt Vời Như Bạn Tưởng!
Cho dù có thích đọc sách hay không thì hầu như ai cũng có một giá sách. Từ một vài cuốn (có thể nhằm mục đích trang trí là chính) cho đến một “thư viện nhỏ”, mỗi giá sách phản ánh một phần tính cách của người tạo nên nó. Với thị trường sách truyện ngày càng rộng mở, tiện nghi thì độc giả có xu hướng mua sách ít chọn lọc hơn, dẫn đến tình trạng có quá nhiều sách trên giá mà không phải cuốn nào cũng được yêu thích hoặc có những cuốn thậm chí chưa từng được đọc.
Nếu không có thứ gọi là “nghiện mua sách” thì sẽ không có những bài viết như thế này và khi tìm kiếm “book clutter” (đống sách lộn xộn) trên Google sẽ không cho ra trên 20 triệu kết quả. Hầu hết các bài viết đều mô tả một người yêu thích đọc sách, mò mẫm công tắc đèn bị che khuất và luồn lách qua những chồng sách nghiêng ngả, cuối cùng thốt lên “đã đủ rồi” và quyết định giải quyết đống sách thừa thãi mà thường là những cuốn bị mua hai lần, những cuốn chẳng bao giờ đọc hay những cuốn đã đọc rồi và chẳng thích tẹo nào. Đôi khi bạn có thể gặp phải tình huống số sách đã đọc chỉ chiếm một phần nhỏ trong cả giá sách khổng lồ tại nhà. Cho dù thế thì chẳng mấy khi chúng ta muốn “dọn dẹp” giá sách bằng cách bán hoặc tặng cho người khác.
Tuy nhiên, trong cuốn “Unpacking My Library” (tạm dịch: Mở ra thư viện của tôi), Walter Benjamin đã chia sẻ câu chuyện nhỏ sau:
Và bạn sẽ phản đối rằng không đọc sách có phải là đặc điểm của tất cả các nhà sưu tập không? Bạn có thể nói rằng bạn thấy điều này thật mới mẻ, nhưng thực tế không hẳn như vậy. Các chuyên gia sẽ giận điên lên nếu ai đó nói rằng đây là điều xưa nhất trái đất. Bằng chứng là câu trả lời của Anatole France dành cho câu hỏi kinh điển của một kẻ phàm phu tục tử ngưỡng mộ thư viện của ông “Vậy ngài đã đọc hết số sách này chưa, Ngài France?” “Chưa đến 1/10. Ông cũng đâu có dùng đồ sứ Sevres mỗi ngày, có phải không?”
Thực tế là có quá nhiều sách để đọc. Mặc dù một luận điểm chắc chắn là bạn có thể chỉ cần chờ đến lúc có thêm chỗ trống thì mới mua sách, nhưng khi đặt các cuốn sách thành hàng, cho dù đã đọc hay chưa, thì có điều gì đó sẽ tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về bản ngã đọc sách của bạn. Bởi vì khi nhắc đến đọc sách, thì số sách bạn chưa đọc sẽ luôn nhiều hơn số sách bạn đã đọc và khát vọng đọc sách của bạn sẽ luôn quan trọng hơn là những gì bạn đã đọc được. Benjamin đã viết: “Điều vui thích nhất đối với nhà sưu tập là khóa từng mục riêng rẽ lại trong một vòng tròn ma thuật tạo nên sự xúc động trong họ. Cảm xúc khi có được những cuốn sách tràn ngập trong con người họ. Mọi thứ được ghi nhớ và suy ngẫm, mọi thứ nhận thức được đều trở thành nền móng, khuôn khổ, cơ sở và tủ chứa tài sản của họ”.
Một thư viện gồm hầu hết các cuốn sách chưa đọc sẽ truyền cảm hứng hơn nhiều so với một thư viện gồm toàn những cuốn đã đọc rồi. Chẳng có gì hào hứng hơn việc gấp lại một cuốn sách sau khi đọc xong rồi đi loanh quanh giá sách để tìm xem bạn sẽ đọc gì tiếp theo.
Vì thế, giải pháp ở đây là mua sách chậm lại chứ không phải hoàn toàn không mua sách nữa. Có nghĩa là giới hạn chỉ mua một cuốn ở mỗi hiệu sách mà thôi. Hãy bắt đầu liệt kê “Những cuốn sách tôi muốn đọc” và chắc chắn danh sách đó sẽ ngày càng rộng và sâu sắc đến mức bạn không thể dự đoán được. Do vậy, dần dần thì thư viện của bạn có thể cân bằng hơn chứ không chỉ toàn những cuốn sách chưa đọc. Nhưng chắc chắn là sẽ không có giá sách nào chứa toàn những cuốn đã đọc rồi. Thư viện không cố định mà phải luôn thay đổi, bằng cách mua thêm sách. Miễn là bạn không vấp phải những chồng sách nằm trên sàn và bị gãy chân thì có vẻ việc có quá nhiều sách là một vấn đề tuyệt vời.
Thanh Nguyệt (lược dịch theo Publishers Weekly)
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
tramdoc.vn
Mua nhiều sách nhưng không đọc hết có lợi gì không?
Tôi còn “nghiện” mùi của những trang sách, một hương thơm nhẹ của gỗ và vani đặc trưng mà không thể tìm thấy ở đâu khác. Nhưng vấn đề là tôi mua quá nhiều sách mà không thể đọc hết. Chắc không ít các mọt cũng đã gặp phải tình trạng tương tự đúng không?
Chắc hẳn các mọt sách đã từng rơi vào trường hợp mua rất nhiều sách về nhưng cuối cùng vẫn chưa đọc được hết.
Theo Nassim Nicholas Taleb, việc không gian sống của chúng ta được bao quanh bởi những cuốn sách chưa đọc sẽ nhắc nhở ta về những thứ ta chưa biết.
Người Nhật có hẳn một từ để chỉ việc mua sách mà chưa đọc: “tsundoku”
Tôi là một mọt sách. Một khi bước vào hiệu sách, tôi sẽ không thể kìm lòng mà mua ba cuốn mới, ngay cả khi không có ý định mua từ trước. Tôi còn mua sách cũ bỏ túi trong các hội sách của Thư viện, rồi lại phải giải thích với gia đình khi khuân quá nhiều sách về nhà. Tôi còn “nghiện” mùi của những trang sách, một hương thơm nhẹ của gỗ và vani đặc trưng mà không thể tìm thấy ở đâu khác. Nhưng vấn đề là tôi mua quá nhiều sách mà không thể đọc hết. Chắc không ít các mọt cũng đã gặp phải tình trạng tương tự đúng không?
Chúng ta không cần cảm thấy tội lỗi vì còn quá nhiều sách chưa được đọc. Theo Nassim Nicholas Taleb, những cuốn sách chưa đọc chính là một "phản thư viện", và nó chính là biểu tượng của sự nâng tầm trí tuệ.
Có một “phản thư viện” của riêng mình
Taleb đã đưa ra khái niệm về “ phản thư viện” trong cuốn sách bán chạy nhất của mình Thiên nga đen trong một cuộc thảo luận với tác giả kiêm học giả nổi tiếng Umberto Eco, người sở hữu một thư viện cá nhân chứa đến 30.000 cuốn sách. Khi được tận mắt chứng kiến, nhiều du khách đã trầm trồ cho rằng chủ nhân thư viện khổng lồ này hẳn là phải có kiến thức sâu rộng lắm. Nhưng chỉ một vài người nhận ra rằng: Thư viện của Eco có nhiều sách không phải vì ông đã đọc rất nhiều; mà là vì ông muốn đọc nhiều hơn nữa.
Tính ra thì nếu đọc một cuốn sách mỗi ngày, trong 70 năm cuộc đời thì ông cũng chỉ có thể đọc khoảng 25.200 cuốn sách là hết mức. Đối với Eco, so với rất nhiều thư viện chứa hàng triệu cuốn sách thì thư viện này của ông chả bõ bèn gì.
Từ thư viện của Eco, Taleb chỉ ra: Giá trị của những cuốn sách chưa đọc còn gấp nhiều lần so với những cuốn ta đã đọc. Thư viện của riêng mỗi người nên chứa những gì mình chưa biết nếu bạn có đủ điều kiện để tự nhắc nhở về vốn kiến thức hạn hẹp luôn cần được bồi đắp của mình. Càng trưởng thành, bạn sẽ tích lũy thêm nhiều kiến thức và sách hơn, và số lượng sách chưa đọc tăng dần trên giá chắc chắn sẽ khiến bạn luôn muốn đọc thêm, tích lũy thêm. Cũng giống như càng biết nhiều, càng thấy mình cần phải đọc thêm nhiều, vì tích lũy kiến thức chưa bao giờ là đủ.
Càng biết nhiều, càng thấy mình cần phải đọc thêm nhiều, vì tích lũy kiến thức chưa bao giờ là đủ.
Theo Maria Popova, điều cốt lõi trong quan điểm về những cuốn sách chưa đọc của Taleb là: chúng ta có xu hướng đánh giá quá cao giá trị của những gì chúng ta biết, nhưng lại đánh giá thấp giá trị kiến thức chúng ta không biết. Và Taleb đã đi ngược lại lối mòn đó.
Những cuốn sách chưa đọc hiện hữu để thách thức chúng ta, liên tục nhắc nhở, khuyến khích ta tìm hiểu những gì mình không biết. Chúng luôn nhắc tôi về hiểu biết hạn hẹp của mình trong nhiều lĩnh vực, như mật mã, sự tiến hóa của lông vũ, văn hóa dân gian Ý, sử dụng ma túy bất hợp pháp trong Đệ tam Quốc xã, hay côn trùng học.
Taleb cho rằng: "Chúng ta có xu hướng coi kiến thức như một thứ tài sản cá nhân cần được bảo vệ. Kiến thức, trí tuệ chính là minh chứng giúp ta nâng tầm bản thân” Vì vậy, xu hướng chỉ tập trung vào kiến thức đã biết đi ngược lại với tinh thần thu thập sách để tạo nên một thư viện của riêng mình như Eco đã làm.
Những cuốn sách chưa được khám phá thúc đẩy chúng ta tiếp tục đọc, tiếp tục học hỏi và không hài lòng với tầm hiểu biết của mình. Jessica Stillman gọi đây là nhận thức khiêm tốn về trí tuệ.
Những người thiếu sự khiêm tốn về trí tuệ, không muốn mua những cuốn sách mới hoặc vào thư viện để tìm tòi, có thể thấy tự hào vì đã đọc hết các cuốn sách trong nhà mình, nhưng "thư viện" của họ chỉ như một chiếc cúp danh dự mà thôi. Giá sách đó chỉ như một vật trang trí trong nhà, không hơn không kém vì đó không phải là nơi mà ta có thể học hỏi, tiếp thu cho đến cuối đời.
Tsundoku
Tôi ủng hộ quan điểm của Taleb, nhưng tôi thấy cách gọi những cuốn sách chưa đọc là "phản thư viện" chưa đủ. Nghe như một đoạn trong tiểu thuyết Dan Brown - "Nhanh lên! Chúng ta phải ngăn Illuminati trước khi họ sử dụng phản thư viện để tiêu hủy tất cả những cuốn sách".
Kevin Mims của Tờ New York Times cũng không đồng tình với thuật ngữ này của Taleb. "Tôi không thực sự thích thuật ngữ 'phản thư viện' của Taleb. Thư viện là nơi lưu trữ sách, và cũng có rất nhiều sách trong đó vẫn chưa được đọc trong thời gian dài”.
Giá trị của một cuốn sách chưa đọc nằm ở chính sức mạnh thôi thúc ta đọc nhiều hơn nữa
Thuật ngữ của Taleb được mượn từ tiếng Nhật: tsundoku. Tsundoku là từ tiếng Nhật chỉ những chồng sách bạn đã mua nhưng chưa hề động tới. Trong đó, "tsunde" có nghĩa là "chất đống" và "oku" có nghĩa là "để dành".
"Tsundoku" bắt nguồn vào cuối thế kỷ 19 như một từ để châm biếm những giáo viên sở hữu nhiều sách nhưng lại không đọc hết. Dù đi ngược lại quan điểm của Taleb, thì hiện nay, "tsudoku" không còn mang ý nghĩa kỳ thị trong văn hóa Nhật Bản nữa."Tsundoku" cũng không đồng nghĩa với bibliomania, chỉ hội chứng nghiện sưu tầm sách mà không đọc.
Giá trị của tsundoku
Tôi biết là thật sự có những người sở hữu rất nhiều sách như một thư viện quốc gia , nhưng lại chưa hề động vào quyển nào trong đó. Mặc dù vậy, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sở hữu và đọc sách thường mang đến những tác động tích cực.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ em lớn lên trong một không gian có từ 80 đến 350 cuốn sách có khả năng cải thiện năng lực tính toán, văn chương , kĩ thuật và giao tiếp như người lớn. Các nhà nghiên cứu còn đề xuất năng tiếp xúc với sách để tăng cường những khả năng nhận thức, coi việc đọc như một thói quen.
Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy thói quen đọc mang lại rất nhiều lợi ích: đọc sách có thể giảm stress, thỏa mãn nhu cầu kết nối xã hội, cải thiện các kỹ năng xã hội, sự đồng cảm và tăng cường một số kỹ năng nhận thức nhất định. Đó là với sách hư cấu, còn sách phi hư cấu lại có liên quan mật thiết đến sự thành công của người đọc trong cuộc sống, đồng thời giúp ta hiểu về bản thân và thế giới.
Jessica Stillman đã tìm hiểu liệu "phản thư viện" có đi ngược lại với hiệu ứng Dunning-Kruger, một xu hướng nhận thức của những người tự đắc với vốn kiến thức, khả năng chưa đi đến đâu của mình. Nhiều người trong chúng ta không thích bị nhắc là thiếu hiểu biết, vì vậy những cuốn sách chưa đọc chính là động lực để ta trau dồi kiến thức mỗi ngày.
Theo Stillman "Những cuốn sách chưa đọc chính là minh chứng sự thiếu hiểu biết của chủ nhân". Nhưng một khi đã nhận ra nhược điểm của mình thì bạn đã hơn hẳn đại đa số người khác rồi.
Dù là "phản thư viện" hay tsundoku thì ta cũng không thể nào phủ nhận, giá trị của một cuốn sách chưa đọc nằm ở chính sức mạnh thôi thúc ta đọc nhiều hơn nữa.
Theo Bigthink
Mai Đào (biên dịch)
Mua nhiều sách nhưng không đọc hết có lợi gì không?
Tôi còn “nghiện” mùi của những trang sách, một hương thơm nhẹ của gỗ và vani đặc trưng mà không thể tìm thấy ở đâu khác. Nhưng vấn đề là tôi mua quá nhiều sách mà không thể đọc hết. Chắc không ít các mọt cũng đã gặp phải tình trạng tương tự đúng không?
Chắc hẳn các mọt sách đã từng rơi vào trường hợp mua rất nhiều sách về nhưng cuối cùng vẫn chưa đọc được hết.
Theo Nassim Nicholas Taleb, việc không gian sống của chúng ta được bao quanh bởi những cuốn sách chưa đọc sẽ nhắc nhở ta về những thứ ta chưa biết.
Người Nhật có hẳn một từ để chỉ việc mua sách mà chưa đọc: “tsundoku”
Tôi là một mọt sách. Một khi bước vào hiệu sách, tôi sẽ không thể kìm lòng mà mua ba cuốn mới, ngay cả khi không có ý định mua từ trước. Tôi còn mua sách cũ bỏ túi trong các hội sách của Thư viện, rồi lại phải giải thích với gia đình khi khuân quá nhiều sách về nhà. Tôi còn “nghiện” mùi của những trang sách, một hương thơm nhẹ của gỗ và vani đặc trưng mà không thể tìm thấy ở đâu khác. Nhưng vấn đề là tôi mua quá nhiều sách mà không thể đọc hết. Chắc không ít các mọt cũng đã gặp phải tình trạng tương tự đúng không?
Chúng ta không cần cảm thấy tội lỗi vì còn quá nhiều sách chưa được đọc. Theo Nassim Nicholas Taleb, những cuốn sách chưa đọc chính là một "phản thư viện", và nó chính là biểu tượng của sự nâng tầm trí tuệ.
Có một “phản thư viện” của riêng mình
Taleb đã đưa ra khái niệm về “ phản thư viện” trong cuốn sách bán chạy nhất của mình Thiên nga đen trong một cuộc thảo luận với tác giả kiêm học giả nổi tiếng Umberto Eco, người sở hữu một thư viện cá nhân chứa đến 30.000 cuốn sách. Khi được tận mắt chứng kiến, nhiều du khách đã trầm trồ cho rằng chủ nhân thư viện khổng lồ này hẳn là phải có kiến thức sâu rộng lắm. Nhưng chỉ một vài người nhận ra rằng: Thư viện của Eco có nhiều sách không phải vì ông đã đọc rất nhiều; mà là vì ông muốn đọc nhiều hơn nữa.
Tính ra thì nếu đọc một cuốn sách mỗi ngày, trong 70 năm cuộc đời thì ông cũng chỉ có thể đọc khoảng 25.200 cuốn sách là hết mức. Đối với Eco, so với rất nhiều thư viện chứa hàng triệu cuốn sách thì thư viện này của ông chả bõ bèn gì.
Từ thư viện của Eco, Taleb chỉ ra: Giá trị của những cuốn sách chưa đọc còn gấp nhiều lần so với những cuốn ta đã đọc. Thư viện của riêng mỗi người nên chứa những gì mình chưa biết nếu bạn có đủ điều kiện để tự nhắc nhở về vốn kiến thức hạn hẹp luôn cần được bồi đắp của mình. Càng trưởng thành, bạn sẽ tích lũy thêm nhiều kiến thức và sách hơn, và số lượng sách chưa đọc tăng dần trên giá chắc chắn sẽ khiến bạn luôn muốn đọc thêm, tích lũy thêm. Cũng giống như càng biết nhiều, càng thấy mình cần phải đọc thêm nhiều, vì tích lũy kiến thức chưa bao giờ là đủ.
Càng biết nhiều, càng thấy mình cần phải đọc thêm nhiều, vì tích lũy kiến thức chưa bao giờ là đủ.
Theo Maria Popova, điều cốt lõi trong quan điểm về những cuốn sách chưa đọc của Taleb là: chúng ta có xu hướng đánh giá quá cao giá trị của những gì chúng ta biết, nhưng lại đánh giá thấp giá trị kiến thức chúng ta không biết. Và Taleb đã đi ngược lại lối mòn đó.
Những cuốn sách chưa đọc hiện hữu để thách thức chúng ta, liên tục nhắc nhở, khuyến khích ta tìm hiểu những gì mình không biết. Chúng luôn nhắc tôi về hiểu biết hạn hẹp của mình trong nhiều lĩnh vực, như mật mã, sự tiến hóa của lông vũ, văn hóa dân gian Ý, sử dụng ma túy bất hợp pháp trong Đệ tam Quốc xã, hay côn trùng học.
Taleb cho rằng: "Chúng ta có xu hướng coi kiến thức như một thứ tài sản cá nhân cần được bảo vệ. Kiến thức, trí tuệ chính là minh chứng giúp ta nâng tầm bản thân” Vì vậy, xu hướng chỉ tập trung vào kiến thức đã biết đi ngược lại với tinh thần thu thập sách để tạo nên một thư viện của riêng mình như Eco đã làm.
Những cuốn sách chưa được khám phá thúc đẩy chúng ta tiếp tục đọc, tiếp tục học hỏi và không hài lòng với tầm hiểu biết của mình. Jessica Stillman gọi đây là nhận thức khiêm tốn về trí tuệ.
Những người thiếu sự khiêm tốn về trí tuệ, không muốn mua những cuốn sách mới hoặc vào thư viện để tìm tòi, có thể thấy tự hào vì đã đọc hết các cuốn sách trong nhà mình, nhưng "thư viện" của họ chỉ như một chiếc cúp danh dự mà thôi. Giá sách đó chỉ như một vật trang trí trong nhà, không hơn không kém vì đó không phải là nơi mà ta có thể học hỏi, tiếp thu cho đến cuối đời.
Tsundoku
Tôi ủng hộ quan điểm của Taleb, nhưng tôi thấy cách gọi những cuốn sách chưa đọc là "phản thư viện" chưa đủ. Nghe như một đoạn trong tiểu thuyết Dan Brown - "Nhanh lên! Chúng ta phải ngăn Illuminati trước khi họ sử dụng phản thư viện để tiêu hủy tất cả những cuốn sách".
Kevin Mims của Tờ New York Times cũng không đồng tình với thuật ngữ này của Taleb. "Tôi không thực sự thích thuật ngữ 'phản thư viện' của Taleb. Thư viện là nơi lưu trữ sách, và cũng có rất nhiều sách trong đó vẫn chưa được đọc trong thời gian dài”.
Giá trị của một cuốn sách chưa đọc nằm ở chính sức mạnh thôi thúc ta đọc nhiều hơn nữa
Thuật ngữ của Taleb được mượn từ tiếng Nhật: tsundoku. Tsundoku là từ tiếng Nhật chỉ những chồng sách bạn đã mua nhưng chưa hề động tới. Trong đó, "tsunde" có nghĩa là "chất đống" và "oku" có nghĩa là "để dành".
"Tsundoku" bắt nguồn vào cuối thế kỷ 19 như một từ để châm biếm những giáo viên sở hữu nhiều sách nhưng lại không đọc hết. Dù đi ngược lại quan điểm của Taleb, thì hiện nay, "tsudoku" không còn mang ý nghĩa kỳ thị trong văn hóa Nhật Bản nữa."Tsundoku" cũng không đồng nghĩa với bibliomania, chỉ hội chứng nghiện sưu tầm sách mà không đọc.
Giá trị của tsundoku
Tôi biết là thật sự có những người sở hữu rất nhiều sách như một thư viện quốc gia , nhưng lại chưa hề động vào quyển nào trong đó. Mặc dù vậy, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sở hữu và đọc sách thường mang đến những tác động tích cực.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ em lớn lên trong một không gian có từ 80 đến 350 cuốn sách có khả năng cải thiện năng lực tính toán, văn chương , kĩ thuật và giao tiếp như người lớn. Các nhà nghiên cứu còn đề xuất năng tiếp xúc với sách để tăng cường những khả năng nhận thức, coi việc đọc như một thói quen.
Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy thói quen đọc mang lại rất nhiều lợi ích: đọc sách có thể giảm stress, thỏa mãn nhu cầu kết nối xã hội, cải thiện các kỹ năng xã hội, sự đồng cảm và tăng cường một số kỹ năng nhận thức nhất định. Đó là với sách hư cấu, còn sách phi hư cấu lại có liên quan mật thiết đến sự thành công của người đọc trong cuộc sống, đồng thời giúp ta hiểu về bản thân và thế giới.
Jessica Stillman đã tìm hiểu liệu "phản thư viện" có đi ngược lại với hiệu ứng Dunning-Kruger, một xu hướng nhận thức của những người tự đắc với vốn kiến thức, khả năng chưa đi đến đâu của mình. Nhiều người trong chúng ta không thích bị nhắc là thiếu hiểu biết, vì vậy những cuốn sách chưa đọc chính là động lực để ta trau dồi kiến thức mỗi ngày.
Theo Stillman "Những cuốn sách chưa đọc chính là minh chứng sự thiếu hiểu biết của chủ nhân". Nhưng một khi đã nhận ra nhược điểm của mình thì bạn đã hơn hẳn đại đa số người khác rồi.
Dù là "phản thư viện" hay tsundoku thì ta cũng không thể nào phủ nhận, giá trị của một cuốn sách chưa đọc nằm ở chính sức mạnh thôi thúc ta đọc nhiều hơn nữa.
Theo Bigthink
Mai Đào (biên dịch)
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
tramdoc.vn
Lời thú tội của một mọt sách: Khi tôi rất nghiện mua sách và...không đọc
Mua sách và không thực sự đọc chắc phải là bệnh chung của 90% mọt sách, và đây là cách tôi trị bệnh cho mình.
Tôi yêu sách. Tôi không thể nào rời khỏi hiệu sách mà không mua tối thiểu là một quyển. Nhưng tôi cũng có xu hướng mua sách và không thực sự đọc chúng. Trong khi đang đọc dở, tôi lại bị các hoạt động giải trí khác lôi kéo. Để xây dựng lại thói quen đọc sách, tôi đã thay đổi một số điều đơn giản nhưng có thể khiến tôi duy trì thói quen này - mà không cần phải đọc nhanh như chảo chớp.
Tôi biến môi trường xung quanh thân thiện với việc đọc sách hơn
Thú Đọc Sách
Ưu tiên hàng đầu của tôi là khiến việc đọc dễ dàng hơn. Tôi muốn mình giống như dòng điện, tôi muốn trên con đường của tôi có ít vật cản nhất. Nếu có bất cứ chướng ngại vật nào cản trở tôi, tôi sẽ không đọc sách nữa và làm bất cứ việc gì, miễn dễ làm đồng thời làm tôi thỏa mãn ở giờ phút đó.
Trong trường hợp của tôi thì chướng ngại đó thường là bật tivi lên, chat trên điện thoại, chơi game hay ăn cho đến lúc buồn ngủ.
Để thay đổi, tôi rút ra từ một câu trích tôi từng đọc về việc vi phạm bản quyền phần mềm. Nó kiểu như là “Để hạn chế việc vi phạm bản quyền, bạn phải khiến cho sản phẩm của mình dễ mua hơn là dễ tải chùa.”
Về cơ bản, tôi nhận ra rằng tôi đã không có lòng tin về thói quen đọc vì tự tôi khiến việc đọc sách trở nên khó khăn hơn.
Cái đèn của tôi nằm ở một vị trí không hợp phong thủy, tôi không thể dễ dàng chạm vào nút bật tắt từ giường ngủ. Tôi sẽ phải ra khỏi giường để tắt hay bật đèn. Giường của tôi cũng quá cao, đối diện cửa sổ nên tôi không thể nửa nằm nửa ngồi khi tôi không thích nằm đọc. Tệ nhất là tôi có một cái tivi khổng lồ trong phòng. Tại sao phải đọc trong khi tôi buồn ngủ rũ rượi sau khi xem xong chương trình tivi?
Do đó, tôi thay đổi vị trí cái đèn ra một chỗ đắc địa hơn và sử dụng máy Kindle với độ sáng ổn định. Tôi sửa cái giường sao cho tôi có thể nằm thẳng thoải mái, cầm sách mà không sợ sách ụp xuống mặt. Tôi cũng chuyển cái tivi ra khỏi phòng. Chỉ riêng cái việc chuyển tivi đã là một thay đổi lớn đối với tôi. Tôi cũng chuyển hệ thống chơi game cầm tay đi và không còn để điện thoại gần giường để không có thứ gì cám dỗ được tôi khi tôi đang đọc sách.
Giờ tôi chỉ có thể làm một vài việc trong phòng: Tôi có thể đọc sách, nghe nhạc hoặc ngủ - thế thôi.
Môi trường đọc sách hoàn hảo là nơi cầm sách lên trở thành lựa chọn dễ nhất.
Tôi “tha” sách đi khắp nơi
Tôi từng nói về việc mang sách bên người trước đây - giống như khi bạn có một cái hạn chót để đọc - nhưng tôi không thực sự tạo được thói quen này cho đến khi tôi đọc câu chuyện cây viết Neil Pasricha trên Harvard Business Review nói về nhà văn Stephen King:
... Stephen King đã khuyên mọi người đọc khoảng năm tiếng một ngày. Người bạn tôi nói: “Cậu biết đấy, thật vớ vẩn. Ai mà làm nổi?”. Nhưng rồi nhiều năm sau, cậu ta đi nghỉ ở Maine. Anh chàng đứng xếp hàng ở một rạp chiếu phim với bạn gái, biết ai đứng đợi ngay trước anh chàng không? Stephen King đấy! Từ lúc xếp hàng, ông ấy luôn chúi mũi vào một quyển sách. Khi họ bước vào rạp, Stephen King vẫn còn đang đọc dưới ánh đèn mờ. Khi đèn sáng trở lại, ông mở sách ra ngay. Ông thậm chí còn đọc khi đang đi nữa.
Thú Đọc Sách
Câu chuyện này khiến tôi ngộ ra rằng luôn có những khoảng thời gian hữu ích trong từng ngóc ngách của mỗi việc ta làm.
Vì thế tôi bắt đầu dính lấy cái Kindle. Thay vì mở điện thoại ra và cuộn dòng thời gian, hay đọc một đống tin tức không vui, tôi chúi đầu vào Kindle. À vâng, bạn có thể đọc ebook trên điện thoại, nhưng tôi nghĩ đọc thế rất dễ bị xao nhãng bởi các ứng dụng khác và thông báo. Cầm Kindle vậy cũng không phải lí tưởng cho lắm - nó không vừa túi quần sau của tôi và có khi tôi bỏ quên trên xe - nhưng đa số thời gian thì Kindle vẫn kè kè bên người tôi và lúc nào cũng có thể mang ra đọc.
Tôi biết audiobook cũng rất có ích, đặc biệt là khi bạn muốn tận dụng thời gian di chuyển, nhưng cá nhân tôi không quan tâm lắm. Giọng đọc của phát thanh viên luôn luôn định hình những trải nghiệm của tôi, và với tư cách một nhà văn, tôi thích nhìn các cấu trúc ngữ pháp trong câu chuyện. Bạn sẽ khó học được từ những tác giả khác nếu bạn chỉ lắng nghe truyện của họ. Nhưng đó có thể không phải là vấn đề của bạn, nên cứ nghe audiobook đi nếu nó hợp với bạn.
Tôi bỏ qua những quyển sách tôi không thích
Tôi biết tôi muốn đọc hết những cuốn sách tôi bắt đầu đọc không thì tôi là “kẻ bỏ cuộc giữa đường” hay “ngu” hay “bỏ sót một số thứ có ý nghĩa”. Nhưng tất cả những nhận xét này đều xàm xí.
Thưởng thức sách cũng chẳng khác gì thưởng thức một tivi show hay một bộ phim. Nếu bạn không thích cái show đó, bạn không xem nữa và xem cái khác. Nếu bạn không thích một quyển sách, bạn đừng đọc nữa và kiếm quyển khác mà đọc đi.
Đọc sách nên là một trải nghiệm làm bạn cảm thấy vui vẻ và xứng đáng chứ không phải một quá trình cắn răng chịu đựng. Khi việc đọc sách không mang tính miễn cưỡng, bạn sẽ vui hơn. Và nếu việc đọc thú vị hơn, bạn sẽ đọc nhiều hơn. Bạn có thể bỏ dở cuốn nào bạn không thích. Cứ đặt sách xuống. Chẳng ai phán xét bạn. Vậy bạn cứ làm gì mình thích. Giờ thì lựa một quyển bạn muốn đọc và quẩy lên
Tôi đọc ba quyển - và chỉ ba quyển sách cùng lúc
Một số người có thể đọc xong cả một quyển sách trong một hai ngày. Tôi thì không. Tôi thấy chán và muốn đổi quyển khác. Tôi đọc vài quyển sách một lúc nên tôi có thể thay đổi qua lại và mọi thứ lúc nào cũng thật mới mẻ.
Có thể nói tôi đã làm thế với quá nhiều quyển sách một lúc. Tôi có rất nhiều sách đọc dang dở và phải nhắc lại một lần nữa, việc đọc dần trở nên chán ngắt vì tôi không thể nhớ hết những sự kiện và cốt truyện.
Giờ tôi đọc ba quyển một lúc thôi: một quyển văn học, một quyển phi hư cấu và một quyển tiểu thuyết tranh ảnh hay tương tự thế. Hoặc là tôi phải đọc xong một quyển sách mới tiếp tục hoặc là bỏ quyển đó
Tôi nói về sách thường xuyên hơn
Thú Đọc Sách
Tôi càng nói chuyện về chủ đề gì thì tôi càng thích chủ đề đó hơn. Chính vì vậy, không phải phim, tivi show hay game mà tôi xếp sách là nội dung cần ưu tiên hàng đầu trong những cuộc trò chuyện.
Khi tôi chat với bạn bè, tôi sẽ nói về quyển sách tôi đang đọc đầu tiên. Điều đó khiến tôi thích thú hơn với hoạt động đọc sách và thường giúp tôi nhận được những gợi ý sách hay từ người khác. Đổi lại, họ sẽ cùng xoáy vào vòng tròn “đọc sách, nói về sách, hào hứng vì sách, đọc nhiều sách hơn, ôi sách ơi…”
Tôi bắt đầu đặt ra những kì vọng nhất định trong đầu. Tôi nghĩ rằng “Nếu mình không đọc xong, họ sẽ nghĩ mình là một đứa nửa vời” hay “Mình phải xong để phòng trường hợp người ta hỏi câu chuyện trong sách như thế nào.”
Suy nghĩ này càng mạnh mẽ với những quyển sách tôi được gợi ý hay sách tôi và một người bạn khác cùng đọc một thời điểm. Nếu tôi chưa đọc xong, tôi không thể thảo luận về quyển đó - mà đây là phần yêu thích của tôi.
Tôi “hoàn thành chu trình” khi đọc sách
Ở nhà, tôi có một qui tắc được gọi là “hoàn thành chu trình”. Nói dễ hiểu, nó nghĩa là hoàn thành những việc bạn đã bắt đầu, để mọi thứ trong tình trạng như lúc mới đầu và không dùng dằng những việc có thể làm ngay. Tôi áp dụng quan niệm tương tự với thói quen đọc sách và kết quả thật tuyệt.
Khi tôi ngồi xuống và đọc, tôi luôn muốn hoàn thành chu trình. Và “chu trình” có thể là bất cứ điều gì tôi quyết định trước khi chính thức vào đọc.
Có thể là đọc trong khoảng thời gian 20 phút và đọc nhanh mà không bị xao nhãng trong cả quãng thời gian đã định. Có thể là đọc xong một chương mà tôi đang đọc dở. Có thể là đọc một số trang nhất định. Cho dù là gì, tôi đều cam kết hoàn thành và cứ theo cái mạch đó. Tôi bị cuốn hút vào nội dung quyển sách nhiều hơn và đọc nhiều hơn dự định.
Tôi không phải là một người đọc nhanh. Thực tế, tôi thường đọc lại những đoạn văn nhiều lần để hiểu rõ câu chuyện. Nhưng những thay đổi này đã giúp tôi tạo ra một dấu ấn trong quá trình đọc cả núi sách với nỗ lực tối thiểu.
Hi vọng là những mẹo này có thể có ích với bạn. Giờ thì thứ lỗi cho tôi không tiếp, tôi còn vài quyển sách để đọc nữa.
Trạm Đọc
Theo Life Hack
Lời thú tội của một mọt sách: Khi tôi rất nghiện mua sách và...không đọc
Mua sách và không thực sự đọc chắc phải là bệnh chung của 90% mọt sách, và đây là cách tôi trị bệnh cho mình.
Tôi yêu sách. Tôi không thể nào rời khỏi hiệu sách mà không mua tối thiểu là một quyển. Nhưng tôi cũng có xu hướng mua sách và không thực sự đọc chúng. Trong khi đang đọc dở, tôi lại bị các hoạt động giải trí khác lôi kéo. Để xây dựng lại thói quen đọc sách, tôi đã thay đổi một số điều đơn giản nhưng có thể khiến tôi duy trì thói quen này - mà không cần phải đọc nhanh như chảo chớp.
Tôi biến môi trường xung quanh thân thiện với việc đọc sách hơn
Thú Đọc Sách
Ưu tiên hàng đầu của tôi là khiến việc đọc dễ dàng hơn. Tôi muốn mình giống như dòng điện, tôi muốn trên con đường của tôi có ít vật cản nhất. Nếu có bất cứ chướng ngại vật nào cản trở tôi, tôi sẽ không đọc sách nữa và làm bất cứ việc gì, miễn dễ làm đồng thời làm tôi thỏa mãn ở giờ phút đó.
Trong trường hợp của tôi thì chướng ngại đó thường là bật tivi lên, chat trên điện thoại, chơi game hay ăn cho đến lúc buồn ngủ.
Để thay đổi, tôi rút ra từ một câu trích tôi từng đọc về việc vi phạm bản quyền phần mềm. Nó kiểu như là “Để hạn chế việc vi phạm bản quyền, bạn phải khiến cho sản phẩm của mình dễ mua hơn là dễ tải chùa.”
Về cơ bản, tôi nhận ra rằng tôi đã không có lòng tin về thói quen đọc vì tự tôi khiến việc đọc sách trở nên khó khăn hơn.
Cái đèn của tôi nằm ở một vị trí không hợp phong thủy, tôi không thể dễ dàng chạm vào nút bật tắt từ giường ngủ. Tôi sẽ phải ra khỏi giường để tắt hay bật đèn. Giường của tôi cũng quá cao, đối diện cửa sổ nên tôi không thể nửa nằm nửa ngồi khi tôi không thích nằm đọc. Tệ nhất là tôi có một cái tivi khổng lồ trong phòng. Tại sao phải đọc trong khi tôi buồn ngủ rũ rượi sau khi xem xong chương trình tivi?
Do đó, tôi thay đổi vị trí cái đèn ra một chỗ đắc địa hơn và sử dụng máy Kindle với độ sáng ổn định. Tôi sửa cái giường sao cho tôi có thể nằm thẳng thoải mái, cầm sách mà không sợ sách ụp xuống mặt. Tôi cũng chuyển cái tivi ra khỏi phòng. Chỉ riêng cái việc chuyển tivi đã là một thay đổi lớn đối với tôi. Tôi cũng chuyển hệ thống chơi game cầm tay đi và không còn để điện thoại gần giường để không có thứ gì cám dỗ được tôi khi tôi đang đọc sách.
Giờ tôi chỉ có thể làm một vài việc trong phòng: Tôi có thể đọc sách, nghe nhạc hoặc ngủ - thế thôi.
Môi trường đọc sách hoàn hảo là nơi cầm sách lên trở thành lựa chọn dễ nhất.
Tôi “tha” sách đi khắp nơi
Tôi từng nói về việc mang sách bên người trước đây - giống như khi bạn có một cái hạn chót để đọc - nhưng tôi không thực sự tạo được thói quen này cho đến khi tôi đọc câu chuyện cây viết Neil Pasricha trên Harvard Business Review nói về nhà văn Stephen King:
... Stephen King đã khuyên mọi người đọc khoảng năm tiếng một ngày. Người bạn tôi nói: “Cậu biết đấy, thật vớ vẩn. Ai mà làm nổi?”. Nhưng rồi nhiều năm sau, cậu ta đi nghỉ ở Maine. Anh chàng đứng xếp hàng ở một rạp chiếu phim với bạn gái, biết ai đứng đợi ngay trước anh chàng không? Stephen King đấy! Từ lúc xếp hàng, ông ấy luôn chúi mũi vào một quyển sách. Khi họ bước vào rạp, Stephen King vẫn còn đang đọc dưới ánh đèn mờ. Khi đèn sáng trở lại, ông mở sách ra ngay. Ông thậm chí còn đọc khi đang đi nữa.
Thú Đọc Sách
Câu chuyện này khiến tôi ngộ ra rằng luôn có những khoảng thời gian hữu ích trong từng ngóc ngách của mỗi việc ta làm.
Vì thế tôi bắt đầu dính lấy cái Kindle. Thay vì mở điện thoại ra và cuộn dòng thời gian, hay đọc một đống tin tức không vui, tôi chúi đầu vào Kindle. À vâng, bạn có thể đọc ebook trên điện thoại, nhưng tôi nghĩ đọc thế rất dễ bị xao nhãng bởi các ứng dụng khác và thông báo. Cầm Kindle vậy cũng không phải lí tưởng cho lắm - nó không vừa túi quần sau của tôi và có khi tôi bỏ quên trên xe - nhưng đa số thời gian thì Kindle vẫn kè kè bên người tôi và lúc nào cũng có thể mang ra đọc.
Tôi biết audiobook cũng rất có ích, đặc biệt là khi bạn muốn tận dụng thời gian di chuyển, nhưng cá nhân tôi không quan tâm lắm. Giọng đọc của phát thanh viên luôn luôn định hình những trải nghiệm của tôi, và với tư cách một nhà văn, tôi thích nhìn các cấu trúc ngữ pháp trong câu chuyện. Bạn sẽ khó học được từ những tác giả khác nếu bạn chỉ lắng nghe truyện của họ. Nhưng đó có thể không phải là vấn đề của bạn, nên cứ nghe audiobook đi nếu nó hợp với bạn.
Tôi bỏ qua những quyển sách tôi không thích
Tôi biết tôi muốn đọc hết những cuốn sách tôi bắt đầu đọc không thì tôi là “kẻ bỏ cuộc giữa đường” hay “ngu” hay “bỏ sót một số thứ có ý nghĩa”. Nhưng tất cả những nhận xét này đều xàm xí.
Thưởng thức sách cũng chẳng khác gì thưởng thức một tivi show hay một bộ phim. Nếu bạn không thích cái show đó, bạn không xem nữa và xem cái khác. Nếu bạn không thích một quyển sách, bạn đừng đọc nữa và kiếm quyển khác mà đọc đi.
Đọc sách nên là một trải nghiệm làm bạn cảm thấy vui vẻ và xứng đáng chứ không phải một quá trình cắn răng chịu đựng. Khi việc đọc sách không mang tính miễn cưỡng, bạn sẽ vui hơn. Và nếu việc đọc thú vị hơn, bạn sẽ đọc nhiều hơn. Bạn có thể bỏ dở cuốn nào bạn không thích. Cứ đặt sách xuống. Chẳng ai phán xét bạn. Vậy bạn cứ làm gì mình thích. Giờ thì lựa một quyển bạn muốn đọc và quẩy lên
Tôi đọc ba quyển - và chỉ ba quyển sách cùng lúc
Một số người có thể đọc xong cả một quyển sách trong một hai ngày. Tôi thì không. Tôi thấy chán và muốn đổi quyển khác. Tôi đọc vài quyển sách một lúc nên tôi có thể thay đổi qua lại và mọi thứ lúc nào cũng thật mới mẻ.
Có thể nói tôi đã làm thế với quá nhiều quyển sách một lúc. Tôi có rất nhiều sách đọc dang dở và phải nhắc lại một lần nữa, việc đọc dần trở nên chán ngắt vì tôi không thể nhớ hết những sự kiện và cốt truyện.
Giờ tôi đọc ba quyển một lúc thôi: một quyển văn học, một quyển phi hư cấu và một quyển tiểu thuyết tranh ảnh hay tương tự thế. Hoặc là tôi phải đọc xong một quyển sách mới tiếp tục hoặc là bỏ quyển đó
Tôi nói về sách thường xuyên hơn
Thú Đọc Sách
Tôi càng nói chuyện về chủ đề gì thì tôi càng thích chủ đề đó hơn. Chính vì vậy, không phải phim, tivi show hay game mà tôi xếp sách là nội dung cần ưu tiên hàng đầu trong những cuộc trò chuyện.
Khi tôi chat với bạn bè, tôi sẽ nói về quyển sách tôi đang đọc đầu tiên. Điều đó khiến tôi thích thú hơn với hoạt động đọc sách và thường giúp tôi nhận được những gợi ý sách hay từ người khác. Đổi lại, họ sẽ cùng xoáy vào vòng tròn “đọc sách, nói về sách, hào hứng vì sách, đọc nhiều sách hơn, ôi sách ơi…”
Tôi bắt đầu đặt ra những kì vọng nhất định trong đầu. Tôi nghĩ rằng “Nếu mình không đọc xong, họ sẽ nghĩ mình là một đứa nửa vời” hay “Mình phải xong để phòng trường hợp người ta hỏi câu chuyện trong sách như thế nào.”
Suy nghĩ này càng mạnh mẽ với những quyển sách tôi được gợi ý hay sách tôi và một người bạn khác cùng đọc một thời điểm. Nếu tôi chưa đọc xong, tôi không thể thảo luận về quyển đó - mà đây là phần yêu thích của tôi.
Tôi “hoàn thành chu trình” khi đọc sách
Ở nhà, tôi có một qui tắc được gọi là “hoàn thành chu trình”. Nói dễ hiểu, nó nghĩa là hoàn thành những việc bạn đã bắt đầu, để mọi thứ trong tình trạng như lúc mới đầu và không dùng dằng những việc có thể làm ngay. Tôi áp dụng quan niệm tương tự với thói quen đọc sách và kết quả thật tuyệt.
Khi tôi ngồi xuống và đọc, tôi luôn muốn hoàn thành chu trình. Và “chu trình” có thể là bất cứ điều gì tôi quyết định trước khi chính thức vào đọc.
Có thể là đọc trong khoảng thời gian 20 phút và đọc nhanh mà không bị xao nhãng trong cả quãng thời gian đã định. Có thể là đọc xong một chương mà tôi đang đọc dở. Có thể là đọc một số trang nhất định. Cho dù là gì, tôi đều cam kết hoàn thành và cứ theo cái mạch đó. Tôi bị cuốn hút vào nội dung quyển sách nhiều hơn và đọc nhiều hơn dự định.
Tôi không phải là một người đọc nhanh. Thực tế, tôi thường đọc lại những đoạn văn nhiều lần để hiểu rõ câu chuyện. Nhưng những thay đổi này đã giúp tôi tạo ra một dấu ấn trong quá trình đọc cả núi sách với nỗ lực tối thiểu.
Hi vọng là những mẹo này có thể có ích với bạn. Giờ thì thứ lỗi cho tôi không tiếp, tôi còn vài quyển sách để đọc nữa.
Trạm Đọc
Theo Life Hack
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Độc giả không cần giải Nobel văn chương
Thứ Tư, 28/08/2024 - van nghe quan ddoi
Adam Kirsch sinh năm 1976, là nhà thơ và nhà phê bình văn học người Mĩ. Ông đã xuất bản hai tập thơ và viết nhiều bài phê bình về các tác phẩm văn học nổi tiếng. Hiện tại Adam Kirsch làm việc tại Đại học Columbia.
**********
Bạn không biết mình đang có gì cho đến khi nó đã ra đi, Joni Mitchell bảo chúng ta thế. Bởi vậy mà nay khi giải Nobel văn chương đã ra đi - giải năm nay sẽ được hoãn lại, trong lúc Viện Hàn lâm Thụy Điển đối mặt với sự bung bét của một vụ bê bối quấy rối tình dục(1) - thì một câu hỏi đáng hỏi là chính xác thì giải này đem lại cho chúng ta điều gì. Chúng ta có nhớ nó vào tháng mười này không, khi các nhà hóa học, vật lí học, và kinh tế học háo hức về những người đoạt giải của họ, còn các nhà văn thì bị cho ra rìa? Một số người sẽ nhớ, chắc chắn - các nhà xuất bản tận dụng giải thưởng này để bán bản quyền nước ngoài của nhà văn, và các nhà báo mà hằng năm nó đem lại cho họ một dòng tít. Và tất nhiên một nhóm nhỏ các nhà văn thường được đồn đại là ứng cử viên Nobel - Philip Roth, nhà thơ Adonis người Syria - chắc hẳn phải rất giận.
Nhưng còn những độc giả thực sự thì sao? Liệu một năm không có giải Nobel có tước đi khỏi chúng ta cơ hội làm quen với một nhà văn mà chúng ta sẽ yêu mến và ngưỡng mộ? Ở đây câu trả lời rõ ràng là không. Trong hàng thập niên, lựa chọn của Viện Hàn lâm Thụy Điển đã không khơi gợi được nhiều sự quan tâm từ các nhà xuất bản và độc giả Mĩ. (Điều này cũng đúng thôi, bởi trong thời gian ấy Viện Hàn lâm Thụy Điển đã nhất quyết làm ngơ văn học Mĩ: Nhà văn người Mĩ gần đây nhất đoạt giải là Toni Morrison, năm 1993. Không, Bob Dylan không tính.) Lần cuối cùng bạn nghe người ta nói họ đang đọc J. M. G. Le Clézio hay Herta Müller là khi nào?
Điều này không chỉ là bởi độc giả Mĩ kháng cự văn học dịch, như các nhà xuất bản thường phàn nàn. Trái lại, trong hai thập niên qua, nhiều nhà văn nước ngoài đã để lại một tác động lớn lên nền văn học Mĩ. W. G. Sebald, Roberto Bolaño, Elena Ferrante, Karl Ove Knausgaard, và Haruki Murakami đều được ca ngợi ở đây và trên khắp thế giới; chưa ai trong số họ đoạt giải Nobel. Tuy thế, việc Viện Hàn lâm Thụy Điển không phản ánh được đánh giá thực sự của lịch sử văn học không phải là điều gì mới. Nếu bạn vẽ một biểu đồ Venn với những người đoạt giải Nobel ở một bên và các nhà văn có ảnh hưởng nhất và được đọc nhiều nhất của thế kỉ XX ở bên kia thì vùng chồng lấn của họ sẽ nhỏ một cách bất ngờ. Giải Nobel đã bỏ qua hầu hết các nhà văn hiện đại quan trọng, bắt đầu từ Henrik Ibsen ở đầu thế kỉ XX, tiếp đến là Marcel Proust, James Joyce, Virginia Woolf, Anna Akhmatova, Jorge Luis Borges, Aimé Césaire, và nhiều người khác.
Điều này có có nghĩa là Viện Hàn lâm Thụy Điển đặc biệt thiếu năng lực trong việc điều hành giải không? Liệu một nhóm các nhà phê bình và các giáo sư khác ở một đất nước rộng lớn hơn, quốc tế hơn, có làm tốt hơn việc chọn người đoạt giải không? Rất có thể; và một tác dụng phụ có lợi của việc hoãn giải là kéo sự chú ý đến bản thân Viện Hàn lâm. Như mọi giải thưởng văn chương khác, nhưng còn hơn thế nữa, uy tín của giải Nobel không đòi hỏi chúng ta phải chú ý quá nhiều đến các giám khảo. Các viện sĩ của Viện Hàn lâm Thụy Điển không che giấu danh tính, nhưng ngoài Thụy Điển không ai biết đến họ, và báo chí tường thuật về giải cũng hiếm khi nêu tên họ; trong tâm trí của công chúng, giải Nobel về cơ bản là rơi từ trên trời xuống đầu người đoạt giải. Nhưng nó đơn thuần là quyết định của một nhóm các độc giả nhất định với những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Như vụ bê bối gần đây đã cho thấy, họ cũng không tránh khỏi ảnh hưởng của động lực quyền lực và tranh giành chính trị như thành viên của bất cứ thể chế nào khác.
Nhưng vấn đề của giải Nobel văn chương còn đi sâu hơn thế. Không quan trọng những ai ở trong căn phòng nơi nó diễn ra, giải Nobel được thành lập trên ý tưởng là phẩm chất có thể được xác định tốt nhất bởi một nhóm nhỏ bao gồm các chuyên gia. Điều này có vẻ là có lí đối với giải thưởng trong các ngành khoa học và khoa học xã hội, bởi không ai ngoài các nhà chuyên môn có thể thâm nhập được vào các lĩnh vực này. Nhưng ngay cả trong các ngành khoa học cũng có một cảm giác ngày càng phổ biến rằng truyền thống chỉ trao giải cho một hoặc hai người đang làm méo mó cách khoa học hiện đại được tiến hành hiện nay: Hầu hết các khám phá quan trọng là công trình của tập thể, chứ không phải là của các thiên tài cá nhân ấp ủ trong cô lập.
Ít nhất thì văn chương cũng được sáng tác bởi các tác giả cá nhân; nhưng trong trường hợp này, sự phụ thuộc của giải Nobel vào đánh giá có vẻ chuyên môn dẫn đến một vấn đề khác. Bởi lẽ văn chương không hướng đến một nhóm đối tượng gồm các chuyên gia; nó chịu sự đánh giá của mọi độc giả. Văn chương cũng không phải là tiến bộ, với những khám phá mới thay thế cho những khám phá cũ: ngày nay Homer cũng mang tính đột phá như 2.500 năm trước. Điều này khiến việc xếp hạng các tác phẩm văn chương theo một tiêu chuẩn khách quan về sự cao thấp là bất khả. Những người khác nhau sẽ tìm được cảm hứng và sự bổ ích trong những cuốn sách khác nhau, bởi văn chương cũng đa dạng một cách không thể thu gọn được như chính con người.
Phê bình tốt giúp người ta tìm được những cuốn sách có ý nghĩa với họ, nhưng nó không tìm cách chỉ nêu lên “tác phẩm nổi bật nhất,” như cách mà giải Nobel làm. Không thể nào nêu lên nhà văn giỏi nhất bởi cùng một lí do mà bạn không thể nói về con người giỏi nhất: Có quá nhiều tiêu chí để đánh giá. Đó là lí do vì sao “điển phạm” luôn là một ẩn dụ sai lầm trong văn học. Một cuốn sách đạt đến vị thế của một tác phẩm kinh điển không phải là vì nó được chấp thuận bởi một ủy ban hay được đưa vào một giáo trình, mà đơn giản là vì nó có nhiều người thích trong một thời gian dài. Danh tiếng văn chương chỉ có thể nổi lên trong thị trường tự do, không phải là qua kế hoạch tập trung; và Viện Hàn lâm Thụy Điển chính là Bộ Chính trị của văn học.
Tất nhiên, giải Nobel văn chương đã trở lại - nó đáp ứng sự quan tâm của quá nhiều người để có thể bị hủy bỏ vĩnh viễn. Nhưng tháng mười tới sẽ là một thời điểm tốt để chúc mừng sự vắng mặt của nó bằng cách nhớ rằng, như nhà phê bình văn học vĩ đại của thế kỉ XVIII Samuel Johnson đã nói, “bằng lương tri của những độc giả không bị suy đồi bởi định kiến văn chương… mọi kẻ mong có danh tiếng thi ca rốt cuộc đều phải được đánh giá.”
Biên dịch: TRAM NGUYEN. Hiệu đính: NGUYỄN HUY HOÀNG
----------
1. Vụ bê bối xảy ra năm 2018, thời điểm tác giả viết tiểu luận
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Báo Hànộimới
“Đi tìm” những tác phẩm Nobel văn chương
Bài và ảnh: Bảo Khánh
08/01/2023 06:00
(HNMCT) - Lật một cuốn sách đang “hot” trên thị trường, độc giả có thể thấy nhiều lời đánh giá "có cánh" cùng “nhãn mác” giải thưởng mà tác giả - tác phẩm nhận được. Song, không phải giải thưởng nào cũng đủ uy tín, đánh giá nào cũng đủ tin cậy. Trong bối cảnh đó, sự ra đời của mô hình tủ sách Nobel văn chương như một chỉ dẫn để bạn đọc dễ dàng tìm đến những tác phẩm đỉnh cao.
Các tác phẩm đã xuất bản của Tủ sách Trăm năm Nobel.
Từ năm 1901, khi giải Nobel Văn học đầu tiên được trao cho một tác giả người Pháp, đến nay, đã có hơn 100 tác giả trên khắp thế giới được vinh danh. Trong số đó, nhiều tác giả, tác phẩm đã được giới thiệu với độc giả Việt, như Henryk Sienkiewicz với “Quo Vadis”; Hermann Hesse với “Câu chuyện dòng sông”; Albert Camus với “Dịch hạch”, “Kẻ xa lạ”; Boris Pasternak với “Bác sĩ Zhivago”; Mikhail Sholokhov với “Sông Đông êm đềm”, “Đất vỡ hoang”, “Số phận một con người”; Ernest Hemingway với “Giã từ vũ khí”, “Chuông nguyện hồn ai”, “Ông già và biển cả”; Gabriel García Márquez với “Trăm năm cô đơn”, “Tình yêu thời thổ tả”; Kawabata Yasunari với “Ngàn cánh hạc”, “Xứ tuyết”, “Đẹp và buồn”, “Tiếng núi”…
Được cho là không dễ tiếp cận với bạn đọc phổ thông, nhưng nhiều tác phẩm trong số đó vẫn tiếp tục được tái bản, được chỉnh lý bổ sung, hoặc được dịch lại. Điều đó cho thấy sức hút từ những tác phẩm “đính mác” Nobel vẫn luôn “nặng ký” với nhiều độc giả. Những năm gần đây, tác phẩm của của các tác giả Nobel ngày càng được giới thiệu đến độc giả Việt nhanh hơn, phong phú hơn, và được đầu tư truyền thông sâu rộng hơn.
Không chỉ lựa chọn những tác phẩm “dễ đọc” như trước kia, các đơn vị xuất bản hiện sẵn sàng giới thiệu các tác phẩm có lối viết, kết cấu mới lạ, độc đáo. Cùng với việc giới thiệu những tác phẩm ra đời đã lâu nhưng chưa từng được dịch sang tiếng Việt, thì những tác phẩm của các tác giả được vinh danh giải Nobel văn chương những năm gần đây cũng nhanh chóng được mua bản quyền và chuyển ngữ sang tiếng Việt. Cũng chính những đơn vị xuất bản đã tạo nên “làn sóng” chờ đợi của độc giả Việt đối với các tác phẩm văn chương Nobel. Có thể kể đến các tác giả như Svetlana Alexievich với “Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ”, “Lời nguyện cầu từ Chenobyl”, “Zinky Boys - Những cậu bé kẽm”; Kazuo Ishiguro với “Mãi đừng xa tôi”; Patrick Modiano với “Quảng trường ngôi sao”, “Phố những cửa hiệu u tối”, “Từ thăm thẳm lãng quên”; Olga Tokarczuk với “Bieguni, những người không ngừng chuyển động”…
Những tác phẩm nói trên được lựa chọn để chuyển ngữ và thiết kế muôn màu muôn vẻ tùy theo “gu” của từng đơn vị xuất bản để hướng tới đối tượng độc giả riêng. Như Đông A Books đã cho ra mắt tủ sách "Trăm năm Nobel" với mong muốn giới thiệu chân dung và tác phẩm của tất cả các tác giả từng được trao giải thưởng Nobel Văn học. Độc giả Việt sẽ gặp lại đầy đủ các tác giả và tác phẩm văn chương Nobel mà mình yêu mến trong một diện mạo mới, sang trọng và đồng bộ.
Giải thích vì sao có tên gọi "Trăm năm Nobel", đại diện Đông A Books cho biết: “Mỗi năm, Đông A sẽ in một hoặc nhiều tác phẩm của tác giả được nhận giải Nobel Văn học vừa tròn 100 năm về trước. Những tác phẩm có dung lượng đồ sộ gồm nhiều tập sẽ được in trước một hoặc hai tập, các tập tiếp theo sẽ ra sau”. Điểm đặc biệt là tất cả tác phẩm được in trong tủ sách "Trăm năm Nobel" đều được thực hiện theo quy cách bìa cứng bọc bằng buckram, có hộp, được in ấn bản giới hạn có đánh số, như một cách vinh danh xứng đáng dành cho những viên ngọc văn chương quý giá của nhân loại.
Ra mắt từ năm 2021, tủ sách "Trăm năm Nobel" đã giới thiệu hai ấn phẩm đầu tiên, đó là “Thi khúc & Thi phẩm” của Sully Prudhomme; “Tội ác của Sylvestre Bonnard” và “Đảo chim cánh cụt” của Anatole France. Lựa chọn hai tác giả này mở đầu cho tủ sách "Trăm năm Nobel" là bởi năm 2021 là kỷ niệm 100 năm tác giả Anatole France đoạt giải Nobel Văn học với hai tiểu thuyết được đánh giá có “văn phong tao nhã, mang chút châm biếm nhẹ nhàng, ý vị”; còn nhà thơ Sully Prudhomme là tác giả đầu tiên được trao giải Nobel Văn học vào năm 1901 “vì những giá trị văn chương xuất sắc, chủ nghĩa lý tưởng cao cả, nghệ thuật hoàn thiện và sự kết hợp tuyệt vời giữa tình cảm và tài năng”.
Mới đây, hai ấn phẩm tiếp theo trong tủ sách "Trăm năm Nobel" đã được ra mắt là “Lịch sử La Mã” của Mommsen - tác giả đoạt giải Nobel văn học năm 1902; “Tuyển tập kịch Jacinto Benavente” - tác giả đoạt giải Nobel văn học năm 1922. Bản tiếng Việt “Lịch sử La Mã” gồm 5 tập, do dịch giả Nguyễn Quí Hiển chuyển ngữ, sẽ được Đông A xuất bản lần lượt. Còn “Tuyển tập kịch Jacinto Benavente” được dịch giả Nguyễn Tuấn Linh chuyển ngữ từ tiếng Anh, kèm theo 15 bức minh họa do họa sĩ Lê Trí vẽ.
“Đi tìm” những tác phẩm Nobel văn chương
Bài và ảnh: Bảo Khánh
08/01/2023 06:00
(HNMCT) - Lật một cuốn sách đang “hot” trên thị trường, độc giả có thể thấy nhiều lời đánh giá "có cánh" cùng “nhãn mác” giải thưởng mà tác giả - tác phẩm nhận được. Song, không phải giải thưởng nào cũng đủ uy tín, đánh giá nào cũng đủ tin cậy. Trong bối cảnh đó, sự ra đời của mô hình tủ sách Nobel văn chương như một chỉ dẫn để bạn đọc dễ dàng tìm đến những tác phẩm đỉnh cao.
Các tác phẩm đã xuất bản của Tủ sách Trăm năm Nobel.
Từ năm 1901, khi giải Nobel Văn học đầu tiên được trao cho một tác giả người Pháp, đến nay, đã có hơn 100 tác giả trên khắp thế giới được vinh danh. Trong số đó, nhiều tác giả, tác phẩm đã được giới thiệu với độc giả Việt, như Henryk Sienkiewicz với “Quo Vadis”; Hermann Hesse với “Câu chuyện dòng sông”; Albert Camus với “Dịch hạch”, “Kẻ xa lạ”; Boris Pasternak với “Bác sĩ Zhivago”; Mikhail Sholokhov với “Sông Đông êm đềm”, “Đất vỡ hoang”, “Số phận một con người”; Ernest Hemingway với “Giã từ vũ khí”, “Chuông nguyện hồn ai”, “Ông già và biển cả”; Gabriel García Márquez với “Trăm năm cô đơn”, “Tình yêu thời thổ tả”; Kawabata Yasunari với “Ngàn cánh hạc”, “Xứ tuyết”, “Đẹp và buồn”, “Tiếng núi”…
Được cho là không dễ tiếp cận với bạn đọc phổ thông, nhưng nhiều tác phẩm trong số đó vẫn tiếp tục được tái bản, được chỉnh lý bổ sung, hoặc được dịch lại. Điều đó cho thấy sức hút từ những tác phẩm “đính mác” Nobel vẫn luôn “nặng ký” với nhiều độc giả. Những năm gần đây, tác phẩm của của các tác giả Nobel ngày càng được giới thiệu đến độc giả Việt nhanh hơn, phong phú hơn, và được đầu tư truyền thông sâu rộng hơn.
Không chỉ lựa chọn những tác phẩm “dễ đọc” như trước kia, các đơn vị xuất bản hiện sẵn sàng giới thiệu các tác phẩm có lối viết, kết cấu mới lạ, độc đáo. Cùng với việc giới thiệu những tác phẩm ra đời đã lâu nhưng chưa từng được dịch sang tiếng Việt, thì những tác phẩm của các tác giả được vinh danh giải Nobel văn chương những năm gần đây cũng nhanh chóng được mua bản quyền và chuyển ngữ sang tiếng Việt. Cũng chính những đơn vị xuất bản đã tạo nên “làn sóng” chờ đợi của độc giả Việt đối với các tác phẩm văn chương Nobel. Có thể kể đến các tác giả như Svetlana Alexievich với “Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ”, “Lời nguyện cầu từ Chenobyl”, “Zinky Boys - Những cậu bé kẽm”; Kazuo Ishiguro với “Mãi đừng xa tôi”; Patrick Modiano với “Quảng trường ngôi sao”, “Phố những cửa hiệu u tối”, “Từ thăm thẳm lãng quên”; Olga Tokarczuk với “Bieguni, những người không ngừng chuyển động”…
Những tác phẩm nói trên được lựa chọn để chuyển ngữ và thiết kế muôn màu muôn vẻ tùy theo “gu” của từng đơn vị xuất bản để hướng tới đối tượng độc giả riêng. Như Đông A Books đã cho ra mắt tủ sách "Trăm năm Nobel" với mong muốn giới thiệu chân dung và tác phẩm của tất cả các tác giả từng được trao giải thưởng Nobel Văn học. Độc giả Việt sẽ gặp lại đầy đủ các tác giả và tác phẩm văn chương Nobel mà mình yêu mến trong một diện mạo mới, sang trọng và đồng bộ.
Giải thích vì sao có tên gọi "Trăm năm Nobel", đại diện Đông A Books cho biết: “Mỗi năm, Đông A sẽ in một hoặc nhiều tác phẩm của tác giả được nhận giải Nobel Văn học vừa tròn 100 năm về trước. Những tác phẩm có dung lượng đồ sộ gồm nhiều tập sẽ được in trước một hoặc hai tập, các tập tiếp theo sẽ ra sau”. Điểm đặc biệt là tất cả tác phẩm được in trong tủ sách "Trăm năm Nobel" đều được thực hiện theo quy cách bìa cứng bọc bằng buckram, có hộp, được in ấn bản giới hạn có đánh số, như một cách vinh danh xứng đáng dành cho những viên ngọc văn chương quý giá của nhân loại.
Ra mắt từ năm 2021, tủ sách "Trăm năm Nobel" đã giới thiệu hai ấn phẩm đầu tiên, đó là “Thi khúc & Thi phẩm” của Sully Prudhomme; “Tội ác của Sylvestre Bonnard” và “Đảo chim cánh cụt” của Anatole France. Lựa chọn hai tác giả này mở đầu cho tủ sách "Trăm năm Nobel" là bởi năm 2021 là kỷ niệm 100 năm tác giả Anatole France đoạt giải Nobel Văn học với hai tiểu thuyết được đánh giá có “văn phong tao nhã, mang chút châm biếm nhẹ nhàng, ý vị”; còn nhà thơ Sully Prudhomme là tác giả đầu tiên được trao giải Nobel Văn học vào năm 1901 “vì những giá trị văn chương xuất sắc, chủ nghĩa lý tưởng cao cả, nghệ thuật hoàn thiện và sự kết hợp tuyệt vời giữa tình cảm và tài năng”.
Mới đây, hai ấn phẩm tiếp theo trong tủ sách "Trăm năm Nobel" đã được ra mắt là “Lịch sử La Mã” của Mommsen - tác giả đoạt giải Nobel văn học năm 1902; “Tuyển tập kịch Jacinto Benavente” - tác giả đoạt giải Nobel văn học năm 1922. Bản tiếng Việt “Lịch sử La Mã” gồm 5 tập, do dịch giả Nguyễn Quí Hiển chuyển ngữ, sẽ được Đông A xuất bản lần lượt. Còn “Tuyển tập kịch Jacinto Benavente” được dịch giả Nguyễn Tuấn Linh chuyển ngữ từ tiếng Anh, kèm theo 15 bức minh họa do họa sĩ Lê Trí vẽ.
Last edited by LDN on Tue Oct 15, 2024 4:15 am; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Don Quyxote – Đòn kết liễu số phận của tiểu thuyết hiệp sĩ
By Gấu Mèo -May 22, 2021
Đối với nền văn học Tây Ban Nha, Don Quyxote là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất thời kì Phục hưng và được đánh giá là tiểu thuyết đầu tiên của châu Âu, cấu thành nên bộ máy văn học phương Tây. Qua tác phẩm, tác giả Cervantes muốn chế giễu những tàn dư của lý tưởng hiệp sĩ phiêu lưu thời phong kiến, đả kích một thị hiếu tầm thường đang phổ biến trong công chúng, khát khao hướng đến một xã hội công bằng và nhân đạo.
Đối với nền văn học nhân loại: Don Quyxote đã đưa tên tuổi Cervantes đến với công chúng, trở thành một tác giả vĩ đại, một “người khổng lồ” có những đóng góp quan trọng đối với quá trình hiện đại hóa văn học thế giới. Tác phẩm Don Quyxote được người đọc đa quốc gia, đa thời đại ưa chuộng. Sau gần 4 thế kỉ, độc giả mọi thế hệ dường như vẫn thấy bóng dáng chàng hiệp sĩ Don Quyxote cưỡi con ngựa còm, rong ruổi khắp mọi nẻo đường.
Don Quyxote - Reviewsach.net
“Đứa con” ra đời trong lòng của sự khủng hoảng và hoài nghi
Cuốn tiểu thuyết có tên đầy đủ là “Don Quyxote – Nhà quý tộc tài ba xứ Mancha”, gồm 2 phần (phần một 52 chương, phần hai 74 chương), với gần 700 nhân vật, xoay quanh ba chuyến đi làm hiệp sĩ giang hồ của nhân vật trung tâm Don Quyxote.
Tác phẩm này được ấp ủ và thai nghén bởi chính cuộc đời của cha đẻ nó. Miguel de Cervantes (1547 – 1616) sinh ra trong một gia đình đông con tại vùng Alcala de Henares, Tây Ban Nha. Ông trải qua tuổi thơ khổ cực, cùng gia đình di chuyển qua nhiều thành phố để kiếm sống. Cervantes trưởng thành trong giai đoạn Tây Ban Nha là cường quốc số một châu Âu. Tuy nhiên đó cũng là thời kì sự phân hóa giàu nghèo trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết khi tất cả tiền của đều rơi vào tay tầng lớp quý tộc phong kiến. Đồng thời với đó là mâu thuẫn trong nội bộ lãnh đạo đã kéo Tây Ban Nha nhanh chóng bước vào giai đoạn suy thoái, rơi vào khủng hoảng. Cervantes đã trực tiếp chứng kiến toàn bộ những bước đi, thay đổi chóng vánh này cùng với việc tham gia nhiều trận đánh lớn, đến việc bị bắt làm tù binh, lưu lạc và được tiếp xúc với văn hóa Hồi giáo. Tất cả những trải nghiệm đó đã trở thành một pho tư liệu sống, hình thành nên hệ tư tưởng lớn mà ông đã truyền tải vào tác phẩm Don Quyxote sau này.
Phần một của cuốn tiểu thuyết chính thức hoàn thành vào năm 1605, tạo nên tiếng vang khắp Tây Ban Nha và Châu Âu lúc bấy giờ. Nhưng ít ai biết rằng, “đứa con khổng lồ” này lại được ra đời bên trong bốn bức tường tăm tối của ngục tù. Năm 1597, Cervantes phải ngồi tù vì nơi ông gửi số tiền thuế để nộp về Madrid là ngân hàng Sevillian bị phá sản. Phải chăng chính bối cảnh ngặt nghèo ấy là chất xúc tác tạo nên giá trị tác phẩm nghệ thuật của ông? Đến năm 1615, phần hai của cuốn tiểu thuyết được xuất bản. Dù Don Quyxote gây chấn động khắp các diễn đàn văn học đương thời, được tái bản và phát hành tới hàng triệu cuốn nhưng cuộc sống của Cervantes vẫn không khá khẩm lên được, vẫn là một cuộc sống cơ hàn, khổ cực. Và không ít người đã nói một cách tế nhị về giai thoại cuộc đời ông rằng: “Nếu sự nghèo túng buộc ông ta phải viết sách thì cầu Chúa cho ông ta không bao giờ sung túc để những tác phẩm của một người nghèo khổ như ông làm giàu cho thiên hạ” (Don Quyxote – nhà quý tộc tài ba xứ Mancha, Trương Đắc Vỵ dịch, NXB Văn học, H,1997).
Từ tất cả những thay đổi, biến chuyển đối lập mà Cervantes từng chứng kiến và trải qua đã dệt thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư duy nghệ thuật và quan điểm thẩm mĩ của ông. Đó chính là sự xung đột: xung đột về thể chế, chính trị; về văn hóa, xã hội, về tôn giáo, tín ngưỡng; về bản thể con người và về chính văn học. Mà tất cả được thể hiện qua lối kết hợp tương phản một cách kì quặc giữa cái thực với cái huyễn hoặc, biếm họa bởi bút pháp nghịch dị vô cùng đặc sắc của nhà văn. Có lẽ vì thế mà tác phẩm Don Quyxote đã sử dụng cách thức “nhại” lại thể loại tiểu thuyết hiệp sĩ – thể loại văn học tao nhã thời trung đại, để chế giễu, đả kích và kết liễu chính nó.
Don Quyxote-Review sach
Tiểu thuyết hiệp sĩ là đề tài của tiểu thuyết hiệp sĩ
Don Quyxote là câu chuyện đi theo bước chân của Alonso Quyxano – một nhà quý tộc nghèo “mặt mũi xương xẩu”, “cao lêu nghêu”, “gầy sắt seo” khoảng 50 tuổi tại Tây Ban Nha. Ông ta say mê những cuốn truyện hiệp sĩ đến phát rồ và đầu óc khi nào cũng tràn ngập ý tưởng về thách đấu, thương vong, tình tứ, những người khổng lồ, những lâu đài, những thiếu nữ bị bắt cóc và hành trình giải cứu người đẹp. Mọi sự tầm thường, phù du trong cuộc sống nhưng qua lăng kính của một kẻ “điên” vì những trang tiểu thuyết hiệp sĩ thì đều trở nên to lớn và vĩ đại. Don Quyxote quyết định tự trang bị cho mình những vũ khí gỉ sét còn sót lại của tổ tiên để lên đường hành hiệp, cứu khốn, phò nguy vì danh dự của bản thân và trách nhiệm đối với quần chúng. Ông ta chu du khắp nơi, tự thử thách mình bằng các hiểm nguy “tự tạo” như trong các truyện kiếm hiệp. Hành trình của chàng hiệp sĩ “tuổi xấp xỉ ngũ tuần” gồm ba lần lên đường với các câu chuyện thiết lập trật tự công lý đầy chất điên rồ. Cuối cùng nhân vật cậu tú Sanson Carrasco muốn cứu Don Quyxote bèn cải trang thành hiệp sĩ Vầng trăng bạc để thách đấu với điều kiện ai thua sẽ không được phép làm hiệp sĩ nữa. Kết quả Don Quyxote thua, phải trở về nhà và ít lâu sau thì qua đời. (Nguồn: Wikipedia)
Don Quyxote cũng giống như các cuốn tiểu thuyết hiệp sĩ khác – thể loại văn học tao nhã, xuất hiện từ thời Trung cổ (thế kỉ XII) tại Pháp và sau đó lan rộng ra cả châu Âu, thịnh hành và được ưa chuộng suốt gần 4 thế kỉ, đó là đều xây dựng hình tượng nhân vật trung tâm là người hiệp sĩ với hành trình chiến đấu bảo vệ công lý vì chính nghĩa và danh dự. Tuy nhiên, sâu xa hơn, đề tài của tiểu thuyết Don Quyxote vô cùng độc đáo, không chỉ viết về người hiệp sĩ mà cốt lõi ở đây đó chính là sử dụng “tiểu thuyết hiệp sĩ” làm đề tài của tiểu thuyết Don Quyxote. Bên trong cuốn tiểu thuyết Don Quyxote – nhà quí tộc tài ba xứ Mancha của Cervantes là tiểu thuyết Truyện Don Quyxote xứ Mancha của hiền sĩ Hamete Benengeli. Do đó người ta gọi cuốn tiểu thuyết này của Cervantes là “nhại” tiểu thuyết hiệp sĩ nhưng với mục đích là mượn chính tiểu thuyết hiệp sĩ để chế giễu nó.
Trong khi tiểu thuyết hiệp sĩ chỉ có một người kể chuyện nên chỉ có một điểm nhìn duy nhất thì cấu trúc người kể chuyện trong Don Quyxote là cấu trúc người kể chuyện đa tầng: có 3 lớp người kể chuyện trong Don Quyxote.
Người kể chuyện thứ nhất xưng “tôi”
Người kể chuyện thứ hai là hiền sĩ Hamete Benengeli
Lớp người kể chuyện thứ ba: các nhân vật tự kể câu chuyện của mình.
Cervantes đã tích cực đổi mới người kể chuyện và tăng thêm các điểm nhìn cho câu chuyện. Các điểm nhìn này được xác lập, tổ chức thành hệ thống, chuyển dịch và xen kẽ nhau (từ người kể chuyện này sang người kể chuyện khác ) làm cho các sự kiện được kể từ nhiều bình diện, nhiều góc độ, trở nên chân thực, đa dạng và sinh động hơn. Lấy ví dụ như mở đầu của câu chuyện là lời của người kể chuyện thứ nhất xưng “tôi”. Người kể chuyên xưng “tôi” này kể về nhà quý tộc Don Quyxote vì ham mê đến cuồng dại sách kiếm hiệp nên đã bỏ nhà ra đi làm hiệp sĩ giang hồ. Sau khi kể đến đoạn Don Quyxote đánh nhau với kỵ sĩ tỉnh Biscay thì câu chuyện dừng lại vì không tìm thấy tài liệu gì khác ngoài sự việc đã kể. Khi người kể chuyện xưng “tôi” tìm được cuốn sách viết tiếp câu chuyện tiếp theo về chàng hiệp sĩ Don Quyxote của sử gia người Ả Rập Hemete Benengeli thì bắt đầu từ đây, câu chuyện về chàng hiệp sĩ Don Quyxote được kể với lời kể của hiền sĩ Hamete Benengeli. Ngoài ra còn có các nhân vật phụ lồng ghép với câu chuyện của nhân vật chính và các nhân vật này tự kể câu chuyện của mình như Dorothea, Cardenio, Lucinda, Don Fernando,…
Bởi vậy, Don Quyxote dẫu có được “sinh” ra dưới “hình hài” của tiểu thuyết hiệp sĩ, song dưới lớp vỏ bề ngoài ấy là một thế giới mới về cả nội dung và nghệ thuật. Cũng chính những cách tân độc đáo đó là công cụ truyền tải những tư tưởng nhân văn tiến bộ của Cervantes.
review Don Quyxote -by Reviewsach.net
Điên hay tỉnh?
Nếu ở thể loại tiểu thuyết hiệp sĩ, nhân vật chính được xây dựng với tầm vóc lớn lao, ngoại hình tuấn tú phong độ, mang cảm hứng trang nghiêm, uy dũng, cao thượng thì ở Don Quyxote, nhân vật cùng tên được xây dựng với diện mạo hoàn toàn trái ngược. Đó là một vẻ ngoài tầm thường cùng tính cách quái dị, đầu óc mê muội với những biểu hiện hoang đường. Tuy nhiên, đằng sau thế giới quan “điên rồ” đó chúng ta mới thấy được trọn vẹn những khía cạnh của thực tại, trút bỏ được sự giả dối, ích kỉ, bất công mà những kẻ “tỉnh” đang tự hóa trang dưới vỏ bọc của chế độ phong kiến, lễ giáo đương thời.
Và nếu như mục đích chiến đấu của hiệp sĩ trong tiểu thuyết hiệp sĩ là lập chiến công vì quê hương, vì tôn giáo và vì người tình thì Don Quyxote là vì “trả thù cho những người bị xúc phạm, bênh vực kẻ hèn yếu, uốn nắn những điều sai trái, phi lý, đả phá mọi lạm dụng, bất công”, vì cả những “linh hồn có tội” nếu linh hồn đó biết hối cải”. Đó không chỉ là vì chính nghĩa, vì lí tưởng công bằng và tự do cho mọi người, mà còn là khát vọng chống phá, cải tạo cái hiện thực xã hội thối nát. So với mục đích chiến đấu của các hiệp sĩ thời Trung cổ thì lí tưởng của “kẻ điên” Don Quyxote ở một tầm nhân văn sâu sắc hơn.
KSWbtZVB
Yjp3NkDx
Dịch giả Trương Đắc Vỵ có nói: “Có hai cách đọc tiểu thuyết Don Quyxote – nhà quý tộc tài ba xứ Mancha: “Một là đọc trên những dòng chữ và ta sẽ thấy toàn bộ pho sách là mũi nhọn tấn công vào tiểu thuyết kiếm hiệp; hai là đọc giữa những dòng chữ để tìm hiểu ý tứ sâu xa của tác giả và tác phẩm”. Và ông cũng khẳng định: “Don Quyxote là một người chân chính”, “trong những hành động có vẻ điên rồ của Don Quyxote, vẫn thấy toát lên tình yêu thương nhân loại”. Khả năng cách tân nghệ thuật xây dựng nhân vật của Cervantes là ở chỗ này. Nhân vật Don Quyxote được xây dựng theo bút pháp lưỡng diện mà biểu hiện ở sự đối lập giữa nhận thức và hành động. Đó là sự đối lập giữa hai tính cách: điên và tỉnh, là sự tương phản đau đớn giữa thực tế phũ phàng và lý tưởng cao đẹp mà Don Quyxote khát khao và chiến đấu cho nó, là cuộc đấu tranh muôn thuở giữa thế giới thực tại đen đúa và bất công với thế giới tương lai mà con người ước vọng vươn tới. Nhưng chính sự đối lập giữa nhận thức và hành động của Don Quyxote đã cho thấy một bi kịch: chàng hiểu được bản chất xã hội nhưng đã không thể chiến thắng trong cuộc đấu tranh thiết lập lại trật tự lí tưởng. Lý tưởng và nhận thức của một kẻ bị coi là “điên rồ” trong xã hội đương thời lại nhân văn và vượt thời đại hơn bất kì một kẻ “tỉnh táo” nào lúc bấy giờ.
Thông qua kẻ “điên” Don Quyxote, tác giả đã cho thấy một giá trị khác biệt trong mối tương quan với thể loại tiểu thuyết hiệp sĩ – khi đó chỉ là những câu chyện hoang đường, không đem lại được những giá trị hiện thực. Thì ở đây, Cervantes đã chỉ ra cho độc giả thấy giá trị hiện thực sâu cay của xã hội Tây Ban Nha đương thời mà khái quát rộng ra là xã hội mọi thời đại sau này: Đó là sự trái khoáy giữa ước mơ và thực tiễn. Mà điều này được truyền tải qua hình tượng nhân vật Don Quyxote, đặc điểm không một nhân vật hiệp sĩ nào có được. Và cũng là lần đầu tiên trong lịch sử văn học, một nhân vật đã có khả năng tự nhận thức về bản thân mình. Từ đó, Don Quyxote là sự chôn vùi thể loại tiểu thuyết hiệp sĩ hoang đường, phi giá trị để rồi khai sinh là thể loại tiểu thuyết cận đại, một bước phát triển lớn của văn học nhân loại. Vậy ai có thể nói: “Don Quyxote là kẻ điên” đây?
Đòn kết liễu số phận của tiểu thuyết hiệp sĩ
Nếu như với tiểu thuyết hiệp sĩ, phần kết là chiến thắng của các hiệp sĩ, họ trở về trong sự vinh quang, tán thưởng với chiến công lẫy lừng, thì với tiểu thuyết Don Quyxote, phần kết là sự thua cuộc của người hiệp sĩ, lão ta bị đánh ngã, phải trở về nhà, không lâu sau thì qua đời. Cái chết của Don Quyxote cũng chính là cái chết của thể loại tiểu thuyết hiệp sĩ, là lời khước từ các tư tưởng chính thống của giáo hội và các nhà nước phong kiến – thực trạng kéo dài đến gần mười thế kỉ, kéo con người và cái “tôi” cá nhân xuống hàng thứ yếu, chìm trong “Đêm trường Trung cổ”.
Don Quyxote - van hoc tay ban nha Reviewsach.net
Bên cạnh đó, cái chết của chàng hiệp sĩ Don Quyxote cũng chính là việc ước mơ, lý tưởng về một xã hội tốt đẹp không được thực hiện. Xã hội vẫn như vậy, vẫn tồn tại theo trục xoay vần của nó. Thế nhưng lý tưởng nhân văn ấy vẫn sống và toả sáng mãi trên trái đất nơi luôn tồn tại những bất công ngang trái. Đó cũng là tinh thần nhân văn Phục hưng mà Cervantes gửi gắm qua Don Quyxote.
Cervantes có nói trong lời tựa cuốn tiểu thuyết rằng, ông muốn tác phẩm này từ đầu đến cuối phải là “một lời thóa mạ dài” đối với tiểu thuyết hiệp sĩ. Chính từ mục đích đó, độc giả có thể thấy ở cuốn tiểu thuyết này một giọng điệu vừa cười cợt vừa nghiêm túc. Cái tài của Cervantes ở đây là ông đã dùng tiếng cười như một vũ khí sắc nhọn, làm thức tỉnh không chỉ về tư tưởng mà còn về trí tuệ. Nhà văn đã đưa vào nhiều quan niệm mới mẻ về xã hội, tôn giáo, tình yêu, hôn nhân, gia đình,… nhằm phổ biến và biểu dương những tư tưởng nhân văn tiên tiến.
Tiểu thuyết hiệp sĩ đi theo chủ nghĩa lãng mạn xa rời thực tế, chi phối lên toàn bộ thế giới nghệ thuật của tác phẩm là tư tưởng chính thống của giáo hội và các nhà nước phong kiến, tách rời các truyền thống văn hóa dân gian. Trong khi đó, Don Quyxote là sản phẩm tiêu biểu của chủ nghĩa hiện thực phê phán, ra đời giữa lòng đời sống nhân dân và lại quay trở lại phục vụ đời sống nhân dân. Don Quyxote ra đời là đòn kết liễu số phận, đặt dấu chấm hết cho thể loại tiểu thuyết hiệp sĩ đồng thời khai sinh ra thể loại tiểu thuyết cận đại.
Không quá khi nói rằng, Cervantes đã làm nên tên tuổi của Don Quyxote và cũng chính Don Quyxote đã làm nên tên tuổi cho Cervantes – bậc thầy tiểu thuyết của nền văn học nhân loại. Dành thời gian vào cuốn sách và độc giả sẽ nhận lại được cấp số bội – một sự đầu tư khôn ngoan cho việc làm giàu trí tuệ và cảm xúc.
By Gấu Mèo -May 22, 2021
Đối với nền văn học Tây Ban Nha, Don Quyxote là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất thời kì Phục hưng và được đánh giá là tiểu thuyết đầu tiên của châu Âu, cấu thành nên bộ máy văn học phương Tây. Qua tác phẩm, tác giả Cervantes muốn chế giễu những tàn dư của lý tưởng hiệp sĩ phiêu lưu thời phong kiến, đả kích một thị hiếu tầm thường đang phổ biến trong công chúng, khát khao hướng đến một xã hội công bằng và nhân đạo.
Đối với nền văn học nhân loại: Don Quyxote đã đưa tên tuổi Cervantes đến với công chúng, trở thành một tác giả vĩ đại, một “người khổng lồ” có những đóng góp quan trọng đối với quá trình hiện đại hóa văn học thế giới. Tác phẩm Don Quyxote được người đọc đa quốc gia, đa thời đại ưa chuộng. Sau gần 4 thế kỉ, độc giả mọi thế hệ dường như vẫn thấy bóng dáng chàng hiệp sĩ Don Quyxote cưỡi con ngựa còm, rong ruổi khắp mọi nẻo đường.
Don Quyxote - Reviewsach.net
“Đứa con” ra đời trong lòng của sự khủng hoảng và hoài nghi
Cuốn tiểu thuyết có tên đầy đủ là “Don Quyxote – Nhà quý tộc tài ba xứ Mancha”, gồm 2 phần (phần một 52 chương, phần hai 74 chương), với gần 700 nhân vật, xoay quanh ba chuyến đi làm hiệp sĩ giang hồ của nhân vật trung tâm Don Quyxote.
Tác phẩm này được ấp ủ và thai nghén bởi chính cuộc đời của cha đẻ nó. Miguel de Cervantes (1547 – 1616) sinh ra trong một gia đình đông con tại vùng Alcala de Henares, Tây Ban Nha. Ông trải qua tuổi thơ khổ cực, cùng gia đình di chuyển qua nhiều thành phố để kiếm sống. Cervantes trưởng thành trong giai đoạn Tây Ban Nha là cường quốc số một châu Âu. Tuy nhiên đó cũng là thời kì sự phân hóa giàu nghèo trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết khi tất cả tiền của đều rơi vào tay tầng lớp quý tộc phong kiến. Đồng thời với đó là mâu thuẫn trong nội bộ lãnh đạo đã kéo Tây Ban Nha nhanh chóng bước vào giai đoạn suy thoái, rơi vào khủng hoảng. Cervantes đã trực tiếp chứng kiến toàn bộ những bước đi, thay đổi chóng vánh này cùng với việc tham gia nhiều trận đánh lớn, đến việc bị bắt làm tù binh, lưu lạc và được tiếp xúc với văn hóa Hồi giáo. Tất cả những trải nghiệm đó đã trở thành một pho tư liệu sống, hình thành nên hệ tư tưởng lớn mà ông đã truyền tải vào tác phẩm Don Quyxote sau này.
Phần một của cuốn tiểu thuyết chính thức hoàn thành vào năm 1605, tạo nên tiếng vang khắp Tây Ban Nha và Châu Âu lúc bấy giờ. Nhưng ít ai biết rằng, “đứa con khổng lồ” này lại được ra đời bên trong bốn bức tường tăm tối của ngục tù. Năm 1597, Cervantes phải ngồi tù vì nơi ông gửi số tiền thuế để nộp về Madrid là ngân hàng Sevillian bị phá sản. Phải chăng chính bối cảnh ngặt nghèo ấy là chất xúc tác tạo nên giá trị tác phẩm nghệ thuật của ông? Đến năm 1615, phần hai của cuốn tiểu thuyết được xuất bản. Dù Don Quyxote gây chấn động khắp các diễn đàn văn học đương thời, được tái bản và phát hành tới hàng triệu cuốn nhưng cuộc sống của Cervantes vẫn không khá khẩm lên được, vẫn là một cuộc sống cơ hàn, khổ cực. Và không ít người đã nói một cách tế nhị về giai thoại cuộc đời ông rằng: “Nếu sự nghèo túng buộc ông ta phải viết sách thì cầu Chúa cho ông ta không bao giờ sung túc để những tác phẩm của một người nghèo khổ như ông làm giàu cho thiên hạ” (Don Quyxote – nhà quý tộc tài ba xứ Mancha, Trương Đắc Vỵ dịch, NXB Văn học, H,1997).
Từ tất cả những thay đổi, biến chuyển đối lập mà Cervantes từng chứng kiến và trải qua đã dệt thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư duy nghệ thuật và quan điểm thẩm mĩ của ông. Đó chính là sự xung đột: xung đột về thể chế, chính trị; về văn hóa, xã hội, về tôn giáo, tín ngưỡng; về bản thể con người và về chính văn học. Mà tất cả được thể hiện qua lối kết hợp tương phản một cách kì quặc giữa cái thực với cái huyễn hoặc, biếm họa bởi bút pháp nghịch dị vô cùng đặc sắc của nhà văn. Có lẽ vì thế mà tác phẩm Don Quyxote đã sử dụng cách thức “nhại” lại thể loại tiểu thuyết hiệp sĩ – thể loại văn học tao nhã thời trung đại, để chế giễu, đả kích và kết liễu chính nó.
Don Quyxote-Review sach
Tiểu thuyết hiệp sĩ là đề tài của tiểu thuyết hiệp sĩ
Don Quyxote là câu chuyện đi theo bước chân của Alonso Quyxano – một nhà quý tộc nghèo “mặt mũi xương xẩu”, “cao lêu nghêu”, “gầy sắt seo” khoảng 50 tuổi tại Tây Ban Nha. Ông ta say mê những cuốn truyện hiệp sĩ đến phát rồ và đầu óc khi nào cũng tràn ngập ý tưởng về thách đấu, thương vong, tình tứ, những người khổng lồ, những lâu đài, những thiếu nữ bị bắt cóc và hành trình giải cứu người đẹp. Mọi sự tầm thường, phù du trong cuộc sống nhưng qua lăng kính của một kẻ “điên” vì những trang tiểu thuyết hiệp sĩ thì đều trở nên to lớn và vĩ đại. Don Quyxote quyết định tự trang bị cho mình những vũ khí gỉ sét còn sót lại của tổ tiên để lên đường hành hiệp, cứu khốn, phò nguy vì danh dự của bản thân và trách nhiệm đối với quần chúng. Ông ta chu du khắp nơi, tự thử thách mình bằng các hiểm nguy “tự tạo” như trong các truyện kiếm hiệp. Hành trình của chàng hiệp sĩ “tuổi xấp xỉ ngũ tuần” gồm ba lần lên đường với các câu chuyện thiết lập trật tự công lý đầy chất điên rồ. Cuối cùng nhân vật cậu tú Sanson Carrasco muốn cứu Don Quyxote bèn cải trang thành hiệp sĩ Vầng trăng bạc để thách đấu với điều kiện ai thua sẽ không được phép làm hiệp sĩ nữa. Kết quả Don Quyxote thua, phải trở về nhà và ít lâu sau thì qua đời. (Nguồn: Wikipedia)
Don Quyxote cũng giống như các cuốn tiểu thuyết hiệp sĩ khác – thể loại văn học tao nhã, xuất hiện từ thời Trung cổ (thế kỉ XII) tại Pháp và sau đó lan rộng ra cả châu Âu, thịnh hành và được ưa chuộng suốt gần 4 thế kỉ, đó là đều xây dựng hình tượng nhân vật trung tâm là người hiệp sĩ với hành trình chiến đấu bảo vệ công lý vì chính nghĩa và danh dự. Tuy nhiên, sâu xa hơn, đề tài của tiểu thuyết Don Quyxote vô cùng độc đáo, không chỉ viết về người hiệp sĩ mà cốt lõi ở đây đó chính là sử dụng “tiểu thuyết hiệp sĩ” làm đề tài của tiểu thuyết Don Quyxote. Bên trong cuốn tiểu thuyết Don Quyxote – nhà quí tộc tài ba xứ Mancha của Cervantes là tiểu thuyết Truyện Don Quyxote xứ Mancha của hiền sĩ Hamete Benengeli. Do đó người ta gọi cuốn tiểu thuyết này của Cervantes là “nhại” tiểu thuyết hiệp sĩ nhưng với mục đích là mượn chính tiểu thuyết hiệp sĩ để chế giễu nó.
Trong khi tiểu thuyết hiệp sĩ chỉ có một người kể chuyện nên chỉ có một điểm nhìn duy nhất thì cấu trúc người kể chuyện trong Don Quyxote là cấu trúc người kể chuyện đa tầng: có 3 lớp người kể chuyện trong Don Quyxote.
Người kể chuyện thứ nhất xưng “tôi”
Người kể chuyện thứ hai là hiền sĩ Hamete Benengeli
Lớp người kể chuyện thứ ba: các nhân vật tự kể câu chuyện của mình.
Cervantes đã tích cực đổi mới người kể chuyện và tăng thêm các điểm nhìn cho câu chuyện. Các điểm nhìn này được xác lập, tổ chức thành hệ thống, chuyển dịch và xen kẽ nhau (từ người kể chuyện này sang người kể chuyện khác ) làm cho các sự kiện được kể từ nhiều bình diện, nhiều góc độ, trở nên chân thực, đa dạng và sinh động hơn. Lấy ví dụ như mở đầu của câu chuyện là lời của người kể chuyện thứ nhất xưng “tôi”. Người kể chuyên xưng “tôi” này kể về nhà quý tộc Don Quyxote vì ham mê đến cuồng dại sách kiếm hiệp nên đã bỏ nhà ra đi làm hiệp sĩ giang hồ. Sau khi kể đến đoạn Don Quyxote đánh nhau với kỵ sĩ tỉnh Biscay thì câu chuyện dừng lại vì không tìm thấy tài liệu gì khác ngoài sự việc đã kể. Khi người kể chuyện xưng “tôi” tìm được cuốn sách viết tiếp câu chuyện tiếp theo về chàng hiệp sĩ Don Quyxote của sử gia người Ả Rập Hemete Benengeli thì bắt đầu từ đây, câu chuyện về chàng hiệp sĩ Don Quyxote được kể với lời kể của hiền sĩ Hamete Benengeli. Ngoài ra còn có các nhân vật phụ lồng ghép với câu chuyện của nhân vật chính và các nhân vật này tự kể câu chuyện của mình như Dorothea, Cardenio, Lucinda, Don Fernando,…
Bởi vậy, Don Quyxote dẫu có được “sinh” ra dưới “hình hài” của tiểu thuyết hiệp sĩ, song dưới lớp vỏ bề ngoài ấy là một thế giới mới về cả nội dung và nghệ thuật. Cũng chính những cách tân độc đáo đó là công cụ truyền tải những tư tưởng nhân văn tiến bộ của Cervantes.
review Don Quyxote -by Reviewsach.net
Điên hay tỉnh?
Nếu ở thể loại tiểu thuyết hiệp sĩ, nhân vật chính được xây dựng với tầm vóc lớn lao, ngoại hình tuấn tú phong độ, mang cảm hứng trang nghiêm, uy dũng, cao thượng thì ở Don Quyxote, nhân vật cùng tên được xây dựng với diện mạo hoàn toàn trái ngược. Đó là một vẻ ngoài tầm thường cùng tính cách quái dị, đầu óc mê muội với những biểu hiện hoang đường. Tuy nhiên, đằng sau thế giới quan “điên rồ” đó chúng ta mới thấy được trọn vẹn những khía cạnh của thực tại, trút bỏ được sự giả dối, ích kỉ, bất công mà những kẻ “tỉnh” đang tự hóa trang dưới vỏ bọc của chế độ phong kiến, lễ giáo đương thời.
Và nếu như mục đích chiến đấu của hiệp sĩ trong tiểu thuyết hiệp sĩ là lập chiến công vì quê hương, vì tôn giáo và vì người tình thì Don Quyxote là vì “trả thù cho những người bị xúc phạm, bênh vực kẻ hèn yếu, uốn nắn những điều sai trái, phi lý, đả phá mọi lạm dụng, bất công”, vì cả những “linh hồn có tội” nếu linh hồn đó biết hối cải”. Đó không chỉ là vì chính nghĩa, vì lí tưởng công bằng và tự do cho mọi người, mà còn là khát vọng chống phá, cải tạo cái hiện thực xã hội thối nát. So với mục đích chiến đấu của các hiệp sĩ thời Trung cổ thì lí tưởng của “kẻ điên” Don Quyxote ở một tầm nhân văn sâu sắc hơn.
KSWbtZVB
Yjp3NkDx
Dịch giả Trương Đắc Vỵ có nói: “Có hai cách đọc tiểu thuyết Don Quyxote – nhà quý tộc tài ba xứ Mancha: “Một là đọc trên những dòng chữ và ta sẽ thấy toàn bộ pho sách là mũi nhọn tấn công vào tiểu thuyết kiếm hiệp; hai là đọc giữa những dòng chữ để tìm hiểu ý tứ sâu xa của tác giả và tác phẩm”. Và ông cũng khẳng định: “Don Quyxote là một người chân chính”, “trong những hành động có vẻ điên rồ của Don Quyxote, vẫn thấy toát lên tình yêu thương nhân loại”. Khả năng cách tân nghệ thuật xây dựng nhân vật của Cervantes là ở chỗ này. Nhân vật Don Quyxote được xây dựng theo bút pháp lưỡng diện mà biểu hiện ở sự đối lập giữa nhận thức và hành động. Đó là sự đối lập giữa hai tính cách: điên và tỉnh, là sự tương phản đau đớn giữa thực tế phũ phàng và lý tưởng cao đẹp mà Don Quyxote khát khao và chiến đấu cho nó, là cuộc đấu tranh muôn thuở giữa thế giới thực tại đen đúa và bất công với thế giới tương lai mà con người ước vọng vươn tới. Nhưng chính sự đối lập giữa nhận thức và hành động của Don Quyxote đã cho thấy một bi kịch: chàng hiểu được bản chất xã hội nhưng đã không thể chiến thắng trong cuộc đấu tranh thiết lập lại trật tự lí tưởng. Lý tưởng và nhận thức của một kẻ bị coi là “điên rồ” trong xã hội đương thời lại nhân văn và vượt thời đại hơn bất kì một kẻ “tỉnh táo” nào lúc bấy giờ.
Thông qua kẻ “điên” Don Quyxote, tác giả đã cho thấy một giá trị khác biệt trong mối tương quan với thể loại tiểu thuyết hiệp sĩ – khi đó chỉ là những câu chyện hoang đường, không đem lại được những giá trị hiện thực. Thì ở đây, Cervantes đã chỉ ra cho độc giả thấy giá trị hiện thực sâu cay của xã hội Tây Ban Nha đương thời mà khái quát rộng ra là xã hội mọi thời đại sau này: Đó là sự trái khoáy giữa ước mơ và thực tiễn. Mà điều này được truyền tải qua hình tượng nhân vật Don Quyxote, đặc điểm không một nhân vật hiệp sĩ nào có được. Và cũng là lần đầu tiên trong lịch sử văn học, một nhân vật đã có khả năng tự nhận thức về bản thân mình. Từ đó, Don Quyxote là sự chôn vùi thể loại tiểu thuyết hiệp sĩ hoang đường, phi giá trị để rồi khai sinh là thể loại tiểu thuyết cận đại, một bước phát triển lớn của văn học nhân loại. Vậy ai có thể nói: “Don Quyxote là kẻ điên” đây?
Đòn kết liễu số phận của tiểu thuyết hiệp sĩ
Nếu như với tiểu thuyết hiệp sĩ, phần kết là chiến thắng của các hiệp sĩ, họ trở về trong sự vinh quang, tán thưởng với chiến công lẫy lừng, thì với tiểu thuyết Don Quyxote, phần kết là sự thua cuộc của người hiệp sĩ, lão ta bị đánh ngã, phải trở về nhà, không lâu sau thì qua đời. Cái chết của Don Quyxote cũng chính là cái chết của thể loại tiểu thuyết hiệp sĩ, là lời khước từ các tư tưởng chính thống của giáo hội và các nhà nước phong kiến – thực trạng kéo dài đến gần mười thế kỉ, kéo con người và cái “tôi” cá nhân xuống hàng thứ yếu, chìm trong “Đêm trường Trung cổ”.
Don Quyxote - van hoc tay ban nha Reviewsach.net
Bên cạnh đó, cái chết của chàng hiệp sĩ Don Quyxote cũng chính là việc ước mơ, lý tưởng về một xã hội tốt đẹp không được thực hiện. Xã hội vẫn như vậy, vẫn tồn tại theo trục xoay vần của nó. Thế nhưng lý tưởng nhân văn ấy vẫn sống và toả sáng mãi trên trái đất nơi luôn tồn tại những bất công ngang trái. Đó cũng là tinh thần nhân văn Phục hưng mà Cervantes gửi gắm qua Don Quyxote.
Cervantes có nói trong lời tựa cuốn tiểu thuyết rằng, ông muốn tác phẩm này từ đầu đến cuối phải là “một lời thóa mạ dài” đối với tiểu thuyết hiệp sĩ. Chính từ mục đích đó, độc giả có thể thấy ở cuốn tiểu thuyết này một giọng điệu vừa cười cợt vừa nghiêm túc. Cái tài của Cervantes ở đây là ông đã dùng tiếng cười như một vũ khí sắc nhọn, làm thức tỉnh không chỉ về tư tưởng mà còn về trí tuệ. Nhà văn đã đưa vào nhiều quan niệm mới mẻ về xã hội, tôn giáo, tình yêu, hôn nhân, gia đình,… nhằm phổ biến và biểu dương những tư tưởng nhân văn tiên tiến.
Tiểu thuyết hiệp sĩ đi theo chủ nghĩa lãng mạn xa rời thực tế, chi phối lên toàn bộ thế giới nghệ thuật của tác phẩm là tư tưởng chính thống của giáo hội và các nhà nước phong kiến, tách rời các truyền thống văn hóa dân gian. Trong khi đó, Don Quyxote là sản phẩm tiêu biểu của chủ nghĩa hiện thực phê phán, ra đời giữa lòng đời sống nhân dân và lại quay trở lại phục vụ đời sống nhân dân. Don Quyxote ra đời là đòn kết liễu số phận, đặt dấu chấm hết cho thể loại tiểu thuyết hiệp sĩ đồng thời khai sinh ra thể loại tiểu thuyết cận đại.
Không quá khi nói rằng, Cervantes đã làm nên tên tuổi của Don Quyxote và cũng chính Don Quyxote đã làm nên tên tuổi cho Cervantes – bậc thầy tiểu thuyết của nền văn học nhân loại. Dành thời gian vào cuốn sách và độc giả sẽ nhận lại được cấp số bội – một sự đầu tư khôn ngoan cho việc làm giàu trí tuệ và cảm xúc.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Bây giờ ai còn đọc sách?
Thứ Sáu, 20/09/2019, 08:02 - cand.com.vn
Có một lần tôi hỏi một người bà con của tôi rằng, liệu anh có thời gian đọc sách không để tôi tặng cuốn sách mới của mình. Thẳng thắn và cũng hết sức bất ngờ, anh nói rằng thời gian uống bia anh còn không có, nói chi tới việc đọc sách.
Tôi không giận người họ hàng ấy vì ít nhất anh đã không giả dối. Nhưng đó là câu trả lời hết sức đáng buồn với tôi và có lẽ với cả một nền văn hóa đọc nói chung. Sách là sự lựa chọn ở hàng rất thấp sau rất nhiều những thứ khác. Thế thì bây giờ ai còn đọc sách, hay số người có niềm yêu thích ấy sắp tuyệt chủng đến nơi rồi?
Những người tôi muốn đến đầu tiên là các em thiếu nhi. Tôi khẳng định đây là số người đọc sách nhiều nhất hiện nay trong xã hội Việt. Các bậc cha mẹ mua rất nhiều cuốn truyện tranh, truyện cổ tích cho các em, những tác giả bán sách chạy nhất cũng là những người viết cho thiếu nhi như Nguyễn Nhật Ánh, J. K. Rowling...
Đối tượng thiếu nhi là những người đọc sách nhiều nhất. Những bộ truyện tranh, truyện phiêu lưu dài kì luôn đứng đầu danh sách lựa chọn về sách của các em nhỏ và thường chúng bán rất chạy. Vì sao các em thiếu nhi là những người đọc sách nhiều nhất? Vì các em có quỹ thời gian tự do nhiều. Sau thời gian học trên lớp, đọc sách là thú vui của nhiều em nhỏ và điều này thường được cha mẹ khuyến khích hơn là chơi games máy tính hay xem phim hoạt hình trên tivi. Như con gái nhỏ của tôi, dù chưa biết chữ nhưng mỗi lần mua sách, vợ tôi cũng mua hàng chục quyển truyện tranh, truyện cổ tích về đọc dần cho con nghe và bé rất thích thú với điều này.
Đó là những đối tượng được cha mẹ chủ động mua sách cho. Khi các em lớn hơn một chút, vào lứa tuổi cấp cấp 2, cấp 3, các em cũng chủ động mua những quyển sách có chủ đề phiêu lưu, kì ảo hoặc những rung động đầu đời để đọc.
Tôi cũng quan sát sự thay đổi gu đọc ở con gái lớn của mình, khi còn nhỏ cháu thích truyện tranh, truyện cổ tích, khi vào giai đoạn lớn hơn cháu thích sách trinh thám, sách về tình bạn mới lớn, tình yêu đầu đời, truyện thiếu nhi kiểu Nhật Bản... Và cũng thích mua trọn bộ những cuốn sách ấy để đọc cho thỏa. Một bạn viết bảo tôi rằng muốn trở thành tác giả best seller nhanh nhất thì hãy viết cho thiếu nhi hoặc tuổi mới lớn, đó là những người đọc sách nhiều nhất hiện nay và đó là sự thực.
Đối tượng đọc sách nhiều tiếp theo là những thiếu nữ chưa chồng. Tôi nói điều này không phải là suy luận vô căn cứ. Tôi thường xuyên đến phố Nguyễn Xí, Đinh Lễ mua sách và đã có lần dành một buổi chỉ để quan sát những đối tượng đến mua sách. Nhiều nhất là những nữ sinh cấp 3, sinh viên đại học hoặc vừa tốt nghiệp đại học. Sách họ đọc chủ yếu là những tiểu thuyết tình yêu mà ta quen gọi là tiểu thuyết ngôn tình.
Tôi quan sát những người quen biết trong lứa tuổi này và thấy sở thích của họ là những cuốn sách dễ đọc về tình yêu, những sách giải trí nhẹ nhàng, sách dạy kĩ năng sống, dạy thành đạt... Nếu mọi người nghi ngờ nhận định của tôi, hãy đến một hội sách, phố sách nào đó và quan sát xem có đúng những thiếu nữ là những người đến mua và đọc sách nhiều nhất không? Tôi cũng quan sát trên trang facebook cá nhân của mình - nơi tôi gần như chỉ để giới thiệu sách thì thấy những người quan tâm, bình luận nhiều nhất về sách là các thiếu nữ, các cô gái chưa chồng...
Một đối tượng đọc sách quan trọng tiếp theo là những người đọc sách phục vụ nhu cầu công việc của mình. Đối tượng này ít hơn những đối tượng kể trên nhưng là những người đọc trung thành và bền vững. Sách họ quan tâm là những cuốn sách chuyên đề có độ khó, độ sâu nhất định, đọc sách là một nhu cầu bắt buộc cho công việc chuyên môn. Những người này có thể kể đến các bác sĩ, kĩ sư, những nhà nghiên cứu, nhà khoa học, các nhà văn, nhà phê bình... Ta dễ dàng thấy những giá sách cao ngất trong gia đình những người này và những sách có hàm lượng tri thức cao, chuyên biệt luôn là những cuốn được ưa thích nhất. Sách trở thành một phần công cụ cho công việc và mưu sinh hằng ngày của một số đối tượng nhất định, chủ yếu là giới trí thức.
Nhưng đối tượng quan trọng nhất của đọc sách là những người yêu thích sách thực sự, bất kể nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính. Những người này có thể là những cô cậu yêu đọc sách từ bé, xuyên suốt tuổi thanh niên và đến khi đi làm. Tôi nói thế vì muốn nhấn mạnh rằng, những em bé thích đọc sách từ tuổi ấu thơ, các thiếu nữ ham đọc sách sẽ rơi rụng dần theo năm tháng.
Hồi bé họ thích đọc sách nhưng lớn lên không thích nữa hoặc khi đi làm, công việc bận rộn, không có thời gian đọc sách, phát sinh các sở thích mới hoặc việc uống bia, tụ bạ bạn bè quan trọng hơn. Những thiếu nữ khi có chồng, có con, hiếm người còn duy trì được thói quen đọc sách lúc thiếu thời. Vẫn từ những quan sát tôi thu được khi đến các hiệu sách, hội chợ sách, khảo sát ở phố sách: ở độ tuổi 15 - 30 có rất nhiều phụ nữ đến mua sách nhưng bước qua tuổi đó, bóng dáng phụ nữ xuất hiện trong các hiệu sách ngày càng ít dần, thay vào đó là những đàn ông tuổi trung niên. Phụ nữ đã đi làm nếu có mua sách, họ thường mua cho con mình đọc. Nhưng những người yêu sách thực sự thì bất chấp tuổi tác, nghề nghiệp, đọc sách là thói quen, là nhu cầu và đây chính đối tượng quan trọng nhất, trung thành nhất của việc đọc.
Thời gian dù có bận rộn thế nào họ cũng có thể sắp xếp được một khoảng hợp lí để đọc. Tôi có một người bạn làm nghề sửa chữa điện tử, anh rất bận rộn nhưng ham đọc sách. Tôi hỏi anh lịch kín thế thì đọc sách vào lúc nào, anh trả lời vì cả ngày làm việc, anh thức dậy vào lúc sáng sớm để đọc sách. Tiếc thay, những người ham đọc sách thực sự ngày càng hiếm đi nhưng nếu ta thấy họ, ta rất dễ nhận ra: trong nhà những người ấy luôn có một tủ sách lớn; đi tàu xe, đi công tác luôn mang theo một vài cuốn sách để tranh thủ những lúc rảnh rỗi, chờ đợi tàu xe mang ra đọc.
Một đối tượng đặc biệt yêu quý sách nữa là những người sưu tầm, những người chơi sách. Những người này tuy ít nhưng thường là những fan hâm mộ đặc biệt với sách. Các bản sách cổ, sách quý hiếm, sách được in với phiên bản có giới hạn hoặc có dấu ấn đặc biệt, thủ bút của tác giả luôn được săn đón hoặc sẵn sàng trả giá cao để sở hữu.
Chơi sách, sưu tầm sách dần dần trở thành một thú chơi phổ biến như người ta sưu tập tem, sưu tập đồ cổ và theo quan sát của tôi, số những người này đang dần tăng lên, bằng chứng là các bản sách đặc biệt của các nhà xuất bản được đầu tư về giấy in ấn, bìa đẹp, kĩ thuật tinh xảo đều bán khá chạy với giá thành cao.
Tôi muốn nhận xét thêm về giới tính những người đọc sách. Ở tuổi rất nhỏ và thanh thiếu niên dường như các em gái thích đọc sách hơn các em trai. Tôi thấy điều này từ việc quan sát những người xung quanh mình.
Ngồi yên một chỗ đọc sách dường như là thói quen dễ dàng hơn với các em gái nếu so với các em trai. Đá bóng, chơi games, các trò chơi thiên về vận động được các em trai ưa thích hơn. Các thiếu nữ với một cuốn tiểu thuyết thời thượng có lẽ là hình ảnh dễ nhìn thấy hơn so với các bạn trai đồng lứa. Nhưng khi có gia đình, những cô gái này đã trở thành phụ nữ bận rộn với thiên chức làm vợ, làm mẹ, cộng với công việc kiếm sống, dường như họ còn rất ít thời gian dành cho việc đọc.
Ở giai đoạn này thì đàn ông, có lẽ cũng do đặc tính về giới cũng như truyền thống Á Đông, họ có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn. Ta thường nghe các bà vợ phàn nàn rằng, trong lúc vợ bận cho con bú, nấu ăn thì ông chồng vẫn có thể bình thản ngồi xem tivi, đọc sách...
Tất nhiên đọc sách không phải là nhu cầu quá thiết yếu như ăn cơm uống nước, nhiều người ít đọc sách họ vẫn có một cuộc sống thành đạt và hạnh phúc, nhưng rõ ràng nếu tạo được một thói quen đọc sách và yêu thích đọc sách, nó mang lại những lợi ích không nhỏ. Ngoài việc mang lại nguồn tri thức rất lớn mà ai cũng biết, đọc sách còn khiến cho con người tĩnh tâm, yên bình hơn. Khi gặp những trở ngại trong cuộc sống, công việc, thiếu một nguồn an ủi, chia sẻ tin cậy thì tôi tin rằng đọc một cuốn sách thú vị sẽ làm cho tâm hồn dịu bớt đi rất nhiều.
Ở điểm này, sách khá giống với âm nhạc khi cùng có tác dụng hỗ trợ, nâng đỡ cảm xúc con người, là người bạn trung thành và tin cậy. Còn với những đối tượng là các em nhỏ, rõ ràng đọc sách là một sở thích an toàn và cần thiết, nhất là với trẻ em thành phố thiếu không gian chơi và có nhiều cám dỗ nguy hiểm. Nếu so sánh với các loại hình giải trí khác dành cho thiếu nhi, rõ ràng đọc sách có những ưu điểm nổi bật và có giá trị như tính an toàn, hữu dụng, chi phí phù hợp, thực hành tiện lợi...
Tất nhiên văn hóa đọc không chỉ xoay quanh việc đọc sách mà có thể mở rộng ra những biên độ lớn hơn của nó. Đó là việc tạo ra các cuốn sách hay, có giá trị và đẹp đẽ. Đó là những cuốn sách thân thiện với môi trường, giá cả hợp lí và phát hành rộng rãi đến mọi đối tượng theo nhu cầu. Khi bản thân cuốn sách có sức hút lớn và phù hợp thì mọi người sẽ tìm đến. Đó cũng là sự khuyến khích và thúc đẩy văn hóa đọc bền bỉ, lâu dài từ khi đứa trẻ biết cảm nhận và suy nghĩ cho đến suốt hành trình sống và lao động của mình. Một xã hội thích đọc sách, yêu tri thức sẽ là nền tảng cho sự phát triển bền vững, thịnh vượng của mỗi cá nhân và cả cộng đồng rộng lớn.
Uông Triều
Thứ Sáu, 20/09/2019, 08:02 - cand.com.vn
Có một lần tôi hỏi một người bà con của tôi rằng, liệu anh có thời gian đọc sách không để tôi tặng cuốn sách mới của mình. Thẳng thắn và cũng hết sức bất ngờ, anh nói rằng thời gian uống bia anh còn không có, nói chi tới việc đọc sách.
Tôi không giận người họ hàng ấy vì ít nhất anh đã không giả dối. Nhưng đó là câu trả lời hết sức đáng buồn với tôi và có lẽ với cả một nền văn hóa đọc nói chung. Sách là sự lựa chọn ở hàng rất thấp sau rất nhiều những thứ khác. Thế thì bây giờ ai còn đọc sách, hay số người có niềm yêu thích ấy sắp tuyệt chủng đến nơi rồi?
Những người tôi muốn đến đầu tiên là các em thiếu nhi. Tôi khẳng định đây là số người đọc sách nhiều nhất hiện nay trong xã hội Việt. Các bậc cha mẹ mua rất nhiều cuốn truyện tranh, truyện cổ tích cho các em, những tác giả bán sách chạy nhất cũng là những người viết cho thiếu nhi như Nguyễn Nhật Ánh, J. K. Rowling...
Đối tượng thiếu nhi là những người đọc sách nhiều nhất. Những bộ truyện tranh, truyện phiêu lưu dài kì luôn đứng đầu danh sách lựa chọn về sách của các em nhỏ và thường chúng bán rất chạy. Vì sao các em thiếu nhi là những người đọc sách nhiều nhất? Vì các em có quỹ thời gian tự do nhiều. Sau thời gian học trên lớp, đọc sách là thú vui của nhiều em nhỏ và điều này thường được cha mẹ khuyến khích hơn là chơi games máy tính hay xem phim hoạt hình trên tivi. Như con gái nhỏ của tôi, dù chưa biết chữ nhưng mỗi lần mua sách, vợ tôi cũng mua hàng chục quyển truyện tranh, truyện cổ tích về đọc dần cho con nghe và bé rất thích thú với điều này.
Đó là những đối tượng được cha mẹ chủ động mua sách cho. Khi các em lớn hơn một chút, vào lứa tuổi cấp cấp 2, cấp 3, các em cũng chủ động mua những quyển sách có chủ đề phiêu lưu, kì ảo hoặc những rung động đầu đời để đọc.
Tôi cũng quan sát sự thay đổi gu đọc ở con gái lớn của mình, khi còn nhỏ cháu thích truyện tranh, truyện cổ tích, khi vào giai đoạn lớn hơn cháu thích sách trinh thám, sách về tình bạn mới lớn, tình yêu đầu đời, truyện thiếu nhi kiểu Nhật Bản... Và cũng thích mua trọn bộ những cuốn sách ấy để đọc cho thỏa. Một bạn viết bảo tôi rằng muốn trở thành tác giả best seller nhanh nhất thì hãy viết cho thiếu nhi hoặc tuổi mới lớn, đó là những người đọc sách nhiều nhất hiện nay và đó là sự thực.
Đối tượng đọc sách nhiều tiếp theo là những thiếu nữ chưa chồng. Tôi nói điều này không phải là suy luận vô căn cứ. Tôi thường xuyên đến phố Nguyễn Xí, Đinh Lễ mua sách và đã có lần dành một buổi chỉ để quan sát những đối tượng đến mua sách. Nhiều nhất là những nữ sinh cấp 3, sinh viên đại học hoặc vừa tốt nghiệp đại học. Sách họ đọc chủ yếu là những tiểu thuyết tình yêu mà ta quen gọi là tiểu thuyết ngôn tình.
Tôi quan sát những người quen biết trong lứa tuổi này và thấy sở thích của họ là những cuốn sách dễ đọc về tình yêu, những sách giải trí nhẹ nhàng, sách dạy kĩ năng sống, dạy thành đạt... Nếu mọi người nghi ngờ nhận định của tôi, hãy đến một hội sách, phố sách nào đó và quan sát xem có đúng những thiếu nữ là những người đến mua và đọc sách nhiều nhất không? Tôi cũng quan sát trên trang facebook cá nhân của mình - nơi tôi gần như chỉ để giới thiệu sách thì thấy những người quan tâm, bình luận nhiều nhất về sách là các thiếu nữ, các cô gái chưa chồng...
Một đối tượng đọc sách quan trọng tiếp theo là những người đọc sách phục vụ nhu cầu công việc của mình. Đối tượng này ít hơn những đối tượng kể trên nhưng là những người đọc trung thành và bền vững. Sách họ quan tâm là những cuốn sách chuyên đề có độ khó, độ sâu nhất định, đọc sách là một nhu cầu bắt buộc cho công việc chuyên môn. Những người này có thể kể đến các bác sĩ, kĩ sư, những nhà nghiên cứu, nhà khoa học, các nhà văn, nhà phê bình... Ta dễ dàng thấy những giá sách cao ngất trong gia đình những người này và những sách có hàm lượng tri thức cao, chuyên biệt luôn là những cuốn được ưa thích nhất. Sách trở thành một phần công cụ cho công việc và mưu sinh hằng ngày của một số đối tượng nhất định, chủ yếu là giới trí thức.
Nhưng đối tượng quan trọng nhất của đọc sách là những người yêu thích sách thực sự, bất kể nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính. Những người này có thể là những cô cậu yêu đọc sách từ bé, xuyên suốt tuổi thanh niên và đến khi đi làm. Tôi nói thế vì muốn nhấn mạnh rằng, những em bé thích đọc sách từ tuổi ấu thơ, các thiếu nữ ham đọc sách sẽ rơi rụng dần theo năm tháng.
Hồi bé họ thích đọc sách nhưng lớn lên không thích nữa hoặc khi đi làm, công việc bận rộn, không có thời gian đọc sách, phát sinh các sở thích mới hoặc việc uống bia, tụ bạ bạn bè quan trọng hơn. Những thiếu nữ khi có chồng, có con, hiếm người còn duy trì được thói quen đọc sách lúc thiếu thời. Vẫn từ những quan sát tôi thu được khi đến các hiệu sách, hội chợ sách, khảo sát ở phố sách: ở độ tuổi 15 - 30 có rất nhiều phụ nữ đến mua sách nhưng bước qua tuổi đó, bóng dáng phụ nữ xuất hiện trong các hiệu sách ngày càng ít dần, thay vào đó là những đàn ông tuổi trung niên. Phụ nữ đã đi làm nếu có mua sách, họ thường mua cho con mình đọc. Nhưng những người yêu sách thực sự thì bất chấp tuổi tác, nghề nghiệp, đọc sách là thói quen, là nhu cầu và đây chính đối tượng quan trọng nhất, trung thành nhất của việc đọc.
Thời gian dù có bận rộn thế nào họ cũng có thể sắp xếp được một khoảng hợp lí để đọc. Tôi có một người bạn làm nghề sửa chữa điện tử, anh rất bận rộn nhưng ham đọc sách. Tôi hỏi anh lịch kín thế thì đọc sách vào lúc nào, anh trả lời vì cả ngày làm việc, anh thức dậy vào lúc sáng sớm để đọc sách. Tiếc thay, những người ham đọc sách thực sự ngày càng hiếm đi nhưng nếu ta thấy họ, ta rất dễ nhận ra: trong nhà những người ấy luôn có một tủ sách lớn; đi tàu xe, đi công tác luôn mang theo một vài cuốn sách để tranh thủ những lúc rảnh rỗi, chờ đợi tàu xe mang ra đọc.
Một đối tượng đặc biệt yêu quý sách nữa là những người sưu tầm, những người chơi sách. Những người này tuy ít nhưng thường là những fan hâm mộ đặc biệt với sách. Các bản sách cổ, sách quý hiếm, sách được in với phiên bản có giới hạn hoặc có dấu ấn đặc biệt, thủ bút của tác giả luôn được săn đón hoặc sẵn sàng trả giá cao để sở hữu.
Chơi sách, sưu tầm sách dần dần trở thành một thú chơi phổ biến như người ta sưu tập tem, sưu tập đồ cổ và theo quan sát của tôi, số những người này đang dần tăng lên, bằng chứng là các bản sách đặc biệt của các nhà xuất bản được đầu tư về giấy in ấn, bìa đẹp, kĩ thuật tinh xảo đều bán khá chạy với giá thành cao.
Tôi muốn nhận xét thêm về giới tính những người đọc sách. Ở tuổi rất nhỏ và thanh thiếu niên dường như các em gái thích đọc sách hơn các em trai. Tôi thấy điều này từ việc quan sát những người xung quanh mình.
Ngồi yên một chỗ đọc sách dường như là thói quen dễ dàng hơn với các em gái nếu so với các em trai. Đá bóng, chơi games, các trò chơi thiên về vận động được các em trai ưa thích hơn. Các thiếu nữ với một cuốn tiểu thuyết thời thượng có lẽ là hình ảnh dễ nhìn thấy hơn so với các bạn trai đồng lứa. Nhưng khi có gia đình, những cô gái này đã trở thành phụ nữ bận rộn với thiên chức làm vợ, làm mẹ, cộng với công việc kiếm sống, dường như họ còn rất ít thời gian dành cho việc đọc.
Ở giai đoạn này thì đàn ông, có lẽ cũng do đặc tính về giới cũng như truyền thống Á Đông, họ có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn. Ta thường nghe các bà vợ phàn nàn rằng, trong lúc vợ bận cho con bú, nấu ăn thì ông chồng vẫn có thể bình thản ngồi xem tivi, đọc sách...
Tất nhiên đọc sách không phải là nhu cầu quá thiết yếu như ăn cơm uống nước, nhiều người ít đọc sách họ vẫn có một cuộc sống thành đạt và hạnh phúc, nhưng rõ ràng nếu tạo được một thói quen đọc sách và yêu thích đọc sách, nó mang lại những lợi ích không nhỏ. Ngoài việc mang lại nguồn tri thức rất lớn mà ai cũng biết, đọc sách còn khiến cho con người tĩnh tâm, yên bình hơn. Khi gặp những trở ngại trong cuộc sống, công việc, thiếu một nguồn an ủi, chia sẻ tin cậy thì tôi tin rằng đọc một cuốn sách thú vị sẽ làm cho tâm hồn dịu bớt đi rất nhiều.
Ở điểm này, sách khá giống với âm nhạc khi cùng có tác dụng hỗ trợ, nâng đỡ cảm xúc con người, là người bạn trung thành và tin cậy. Còn với những đối tượng là các em nhỏ, rõ ràng đọc sách là một sở thích an toàn và cần thiết, nhất là với trẻ em thành phố thiếu không gian chơi và có nhiều cám dỗ nguy hiểm. Nếu so sánh với các loại hình giải trí khác dành cho thiếu nhi, rõ ràng đọc sách có những ưu điểm nổi bật và có giá trị như tính an toàn, hữu dụng, chi phí phù hợp, thực hành tiện lợi...
Tất nhiên văn hóa đọc không chỉ xoay quanh việc đọc sách mà có thể mở rộng ra những biên độ lớn hơn của nó. Đó là việc tạo ra các cuốn sách hay, có giá trị và đẹp đẽ. Đó là những cuốn sách thân thiện với môi trường, giá cả hợp lí và phát hành rộng rãi đến mọi đối tượng theo nhu cầu. Khi bản thân cuốn sách có sức hút lớn và phù hợp thì mọi người sẽ tìm đến. Đó cũng là sự khuyến khích và thúc đẩy văn hóa đọc bền bỉ, lâu dài từ khi đứa trẻ biết cảm nhận và suy nghĩ cho đến suốt hành trình sống và lao động của mình. Một xã hội thích đọc sách, yêu tri thức sẽ là nền tảng cho sự phát triển bền vững, thịnh vượng của mỗi cá nhân và cả cộng đồng rộng lớn.
Uông Triều
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Ý nghĩa của việc đọc sách
Đọc sách để sống trọn vẹn hơn đời sống con người
Nguyễn Quốc Vương
01:41 CH @ Thứ Sáu - 21 Tháng Mười Hai, 2018 - chungta.com
Kính thưa các thầy cô giáo!
Rất vui và vinh dự cho tôi được đứng ở đây, hôm nay để trò chuyện với các thầy cô về chủ đề “đọc sách”.
Đối với chúng ta, những người làm giáo dục, đọc sách không hẳn là điều xa lạ nhưng nếu để ý các thầy cô sẽ thấy ý thức về sức mạnh của văn hóa đọc và các hoạt động liên quan đến đọc sách ở nước ta mới trở nên mạnh mẽ trong khoảng 5-7 năm trở lại đây.
Đấy là một sự trỗi dậy khá muộn màng so với các nước ở trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc…
Phong trào “Sách hóa nông thôn” do anh Nguyễn Quang Thạch khởi xướng đang giành được sự ủng hộ mạnh mẽ ở khắp nơi. Hàng ngàn, hàng vạn tủ sách được thiết lập đang đem lại cơ hội tiếp cận sách vở cho hàng chục vạn trẻ em và người lớn. Trên đất nước Việt Nam đầy thăng trầm của chúng ta này đang ngày càng có nhiều người đọc sách hơn.
Nhà nước và các cơ quan ban ngành có liên quan cũng đã có những chuyển động nhất định để thúc đẩy văn hóa đọc. Luật thư viện đang được bàn thảo để đưa ra xem xét, thảo luận trước quốc hội.
Nhưng chỉ bấy nhiêu thôi và nếu chỉ dừng lại như thế là chưa đủ.
Bởi vì sao?
Vì chúng ta đã bỏ lỡ quá nhiều thời cơ và đã bị thế giới, các nước xung quanh bỏ quá xa trong lĩnh vực này.
Chẳng hạn, nếu so sánh Việt Nam với Nhật Bản, chúng ta sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn. Sau 1945 Nhật Bản tiến hành cải cách để tái thiết đất nước sau và khoảng 5 năm sau thì ban hành các bộ luật về thư viện để phát triển mạnh mẽ và rộng khắp mạng lưới thư viện trên toàn quốc trong khi đó Việt Nam ngay khi tuyên bố độc lập lại bước vào những cuộc chiến tranh dài dằng dặc với di sản là 90% dân số mù chữ. Phát triển văn hóa, thúc đẩy công nghiệp hóa hướng tới xã hội văn minh ở một đất nước vốn bị tình trạng mù chữ đe dọa suốt chiều dài lịch sử là điều không hẳn dễ dàng. Chiến tranh kéo dài và sự nối dài không dứt của văn hóa thời chiến cũng là một trở lực lớn.
Để vượt qua những trở ngại đó, phong trào, pháp luật, chính sách là chưa đủ.
Trong thời đại mà vai trò và sức mạnh của công dân đang trỗi dậy mạnh mẽ, sự chuyển biến trong nhận thức của từng công dân đối với văn hóa đọc có ý nghĩa rất lớn.
Đối với mỗi người giáo viên, xét ở góc độ đạo đức và sứ mệnh nghề nghiệp, chuyện thúc đẩy văn hóa đọc giống như là một sự hiển nhiên.
Hơn nữa, trong thế giới đang biến đổi với gia tốc ngày một nhanh và trở nên rủi ro, khó lường, bất an hơn bao giờ hết hiện nay với ô nhiễm môi trường, tai nạn, bệnh tật nan y, chiến tranh sắc tộc, khủng bố, con người ngày càng nhận thức rõ hơn giá trị của cuộc đời hữu hạn.
Sống trọn vẹn nhân sinh với đầy đủ chiều sâu, độ dài và trải nghiệm tối đa nhưng phút giây hạnh phúc mà nó đem lại đang trở thành nhu cầu tha thiết của mỗi cá nhân.
Bởi vậy, ở đây, hôm nay khi nói về đọc sách, xin được trao đổi với các thầy cô vài ý nhỏ được sắp xếp tùy tiện thành chủ đề “Đọc sách để sống trọn vẹn hơn đời sống con người”.
Tác giả bài viết đang phát biểu
.
Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĐỌC SÁCH
Trước hết xin được nói về ý nghĩa của việc đọc sách. Dường như trong thế giới sinh vật, con người là một loài hết sức đặc biệt. Một loài luôn tỏ ra không bằng lòng với hoàn cảnh sống và thực tại của bản thân mình. Bởi thế, con người trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại đã luôn mải miết đi tìm câu trả lời cho các vấn đề đang đặt ra cả ở trong thực tế lẫn tâm tưởng.
Con người cho dù xét ở góc độ cá nhân hay ở phương diện loài ít khi làm điều gì đó mà không có chủ đích hay không gán một ý nghĩa nào đó cho những việc đó.
Đọc sách cũng tương tự.
Liệu rằng người ta có còn đọc sách nữa không khi người ta không trả lời được câu hỏi “Đọc sách để làm gì?”. Chắc chắn là như thế. Cho dù nhiều người không cầm giấy và viết ra những câu trả lời cho câu hỏi ấy nhưng chắc chắn rằng khi đọc sách-một công việc không đem lại cho họ tiền bạc ngay lập tức mà thậm chí còn lấy đi của họ thời gian, sức lực, tiền bạc-hàng ngày và duy trì liên tục suốt cuộc đời mình, ít nhất họ cũng phải thỏa mãn ý nghĩa của việc đọc sách trong sâu thẳm tâm hồn của họ ở mức độ nào đó.
Ở góc độ này, chúng ta cũng thường thấy nhiều người không đọc sách hay đặt ra câu hỏi ngược lại cho những người khuyên họ nên đọc sách rằng “Đọc sách ư? Tại sao tôi phải đọc? Tôi thấy nhiều người không đọc sách họ vẫn sống bình thường đó thôi?”.
Có thể, sẽ có những người mê đọc sách hay nhận thức sâu sắc về vai trò của đọc sách nổi khùng lên tự ái hoặc chán nản bỏ đi khi nghe những lời như thế.
Nhưng suy ngẫm cho kĩ thì thấy họ nói cũng có phần đúng. Con người, có lẽ chỉ mới biết làm ra sách và đọc sách cách đây khoảng trên dưới 5000-6000 năm mà thôi. Một mốc thời gian rất muộn so với lịch sử dài dằng dặc cả mấy triệu năm của loài người.
Trong khoảng thời gian rất dài đó, con người đã ra đời, sống, lao động, sinh hoạt, nuôi dạy con cái và chết đi mà không hề đọc sách…
Và hiện tại trong thế kỉ XXI, ở Việt Nam hay cũng có thể ở nhiều nơi khác trên thế giới cũng có rất nhiều người vẫn sống bình thường nhưng không hề đọc sách. Họ vẫn sống, lao động, ăn uống, dựng vợ gả chồng, sinh hoạt đời thường và nuôi con…
Nhưng nếu nhìn rộng ra, nghĩ kĩ hơn ta sẽ thấy rất hiếm ai đã từng đọc sách hay say mê đọc sách rồi quay lại nói rằng loài người không cần sách.
Cũng chẳng kiếm đâu ra một quốc gia, một cộng đồng văn minh nào trên thế giới lại là cộng đồng ít đọc sách và phủ nhận ý nghĩa của văn hóa đọc. Lịch sử cũng không cho thấy có quốc gia nào ở trạng thái bình thường muốn quay trở lại thời kì không có sách.
Xem trong tiểu sử các danh nhân, vĩ nhân từ cổ chí kim trong 4000-5000 năm trở lại đây, hầu như khi nhắc đến họ, người ta đều chú ý xem khi còn nhỏ họ đã đọc sách gì, trải nghiệm những gì, hưởng thụ nền giáo dục như thế nào.
.
Vậy thì, đọc sách, một cách cụ thể có ý nghĩa như thế nào?
Ở đây, xin tạm liệt kê và diễn giải ý nghĩa của việc đọc sách ở hai phương diện: phương diện vĩ mô khi nhìn ở bình diện quốc gia-dân tộc và phương diện vi mô khi nhìn ở góc độ cá nhân-công dân.
Khi xét ở phương diện quốc gia-dân tộc ta sẽ thấy sự chuyển biến của xã hội theo chiều hướng văn minh thực chất cũng là sự chuyển biến của văn hóa đọc. Sự ra đời của chữ viết, của sách vở và văn hóa đọc đi kèm là bằng chứng đánh dấu sự ra đời của văn minh quốc gia.
Thông thường khi nhìn nhận lịch sử phát triển của một quốc gia nào đó, người ta thường có xu hướng nhìn vào sự chuyển biến của chính trị như là sự thay đổi các triều đại hay sự thành công của các cuộc cách mạng và cho rằng đấy là động lực làm xã hội tiến bộ. Kì thực, sự chuyển biến của xã hội không thể nào diễn ra giản đơn và nhanh chóng như vậy. Sự chuyển biến tốt đẹp và bền vững phải là và phải dựa trên sự chuyển biến của từng người dân trong chính sinh hoạt thường ngày của họ. Điều này càng trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết kể từ thời cận đại, cho dù là nhìn vào nước Anh, Pháp, Mĩ hay Nhật Bản.
Chẳng hạn như ở Nhật Bản, một nước ở phương Đông, nơi không quá xa lạ với nhận thức của người Việt. Từ thế kỉ XVI, người Nhật và người Việt đã có mối quan hệ buôn bán, giao lưu qua lại. Từ cuối thế kỉ XIX trở đi khi Nhật Bản tiến hành cận đại hóa đất nước thành công theo mô hình phương Tây và thoát khỏi nanh vuốt của các liệt cường Âu-Mĩ nhờ vào Minh Trị Duy tân, người Việt trong đó tiêu biểu là các trí thức yêu nước xuất thân là nhà nho đã “thần tượng” Nhật Bản mạnh mẽ.
Vài người trong số họ và nhiều người Việt sau này đã tưởng rằng, nước Nhật làm được như thế chỉ là nhờ vào một ông thiên hoàng Minh trị anh minh sáng suốt, người đã dùng quyền lực đưa ra những quyết sách sáng suốt đưa dân tộc Nhật trở nên phú cường.
Sự thật lịch sử không đơn giản như thế! Dân tộc Nhật không thể nào có được thành tựu và vinh quang nhẹ nhàng và nhanh chóng như thế!
Minh trị lên ngôi khi 16 tuổi. Trong giai đoạn vận động lật đổ chính quyền Mạc phủ và trong những năm đầu khi chính quyền mới hình thành, quyền lực chính trị chủ yếu nằm trong tay các chính trị gia xuất thân võ sĩ ở hai phiên Satsuma và Choshu, lực lượng đã hậu thuẫn chuyển giao quyền lực từ tay Mạc phủ Edo về tay chính phủ mới.
Minh Trị lúc đó chỉ là một thiếu niên chưa có kinh nghiệm làm chính trị và vận hành quyền lực. Sau khi biết làm chính trị, trớ trêu thay những việc ông ta làm lại là những việc đi ngược lại các giá trị văn minh mà các trí thức tiến bộ của nước Nhật trước đó hết lòng cổ vũ. Ông cho quân xâm lược Đài Loan, Triều Tiên, đàn áp các trí thức có tiếng nói độc lập và thậm chí loại bỏ các cuốn sách của Fukuzawa Yukich (người được mệnh danh là “Voltaire của Nhật Bản” và cũng là người đề xướng độc lập dân tộc thông qua độc lập cá nhân có học vấn) khỏi trường học. Bản thân Fukuzawa trong tự truyện “Phúc ông tự truyện” đã bày tỏ sự kinh ngạc trước hành động này và tỏ ra “không hiểu tại sao?”.
.
Vậy thì, động lực nào đã làm cho nước Nhật thành công?
Sự thành công của nước Nhật là do nhiều yếu tố. Có yếu tố thuộc về thời thế, có yếu tố thuộc về vị trí địa lý. Nhưng yếu tố nổi bật và ngày càng được các học giả nghiên cứu về sau nhấn mạnh chính là nội lực của nước Nhật trước và trong cuộc cải cách Minh trị ở nhiều phương diện.
Đó là gần 300 năm hòa bình dưới thời kì mạc phủ Edo (1603-1867) đã tạo ra một nền tảng kinh tế công thương khá cơ bản.
Đó là văn hóa đô thị được nuôi dưỡng và phát triển mạnh.
Đó là ảnh hưởng của tư tưởng Vương Dương Minh.
Đó là nhờ cửa ngõ thông thương Nagasaki đã mở ra một con mắt để Nhật Bản nhìn vào thế giới.
Đó cũng là văn hóa võ sĩ với lối tư duy thực dụng, kĩ trị gắn bó với thực tiễn và coi trọng thực tiễn.
Đó cũng là những hệ quả khách quan của chế độ phong kiến tán quyền làm cho người cao quý và người có quyền lực không trùng khớp hoàn toàn.
Các yếu tố trên giúp hạn chế được tâm lý hoảng sợ quyền lực tuyệt đối và chủ nghĩa đầu hàng mang đậm màu sắc định mệnh vốn phổ biến ở dân chúng các nước phương Đông khác.
Tuy nhiên, cần phải đặc biệt kể đến yếu tố này: sự phổ biến và lớn mạnh của văn hóa đọc. Ngay trong thời Edo (1603-1867), Nhật Bản đã có tỉ lệ dân chúng biết đọc biết viết khá cao. Hệ thống trường học tư, trường học của phiên, các lớp học trong chùa cùng cuộc sống đầy tính thực dụng cần tới đọc, viết, tính toán đã thúc đẩy tạo nên điều đó. Nhìn chung trong thời Edo các nhà nghiên cứu người Nhật và cả người nước ngoài đều cho rằng có ít nhất 40-50% dân số Nhật biết chữ. Tỉ lệ số người biết chữ ở các đô thị lớn có thể còn cao hơn nữa. Công nghệ in đã có bước phát triển vượt bậc và việc in sách, bán sách đã trở thành một ngành thương mại.
Sách vở và đọc sách bùng nổ cũng gắn liền với sự tăng tiến của học thuật. Cuối thời Edo các ngành như Quốc học, Lan học (Hà Lan Học), Dương học đã phát triển mạnh với nhiều học giả tên tuổi tạo ra số lượng trước tác khổng lồ. Điều này giải thích lý do tại sao người Nhật có thể học hỏi phương Tây nhanh chóng khi cải cách, mở cửa. Những cuốn sách bán chạy thời Minh trị như “Khuyến học”, “Tây Dương sự tình”, “Bàn về tự do”… đã in và bán được hàng triệu bản là vì thế.
Dân chúng biết đọc, ham đọc, có thói quen đọc, sách vở được in ra và bán rộng rãi, dễ dàng là một điều kiện tuyệt vời để truyền bá văn minh, thức tỉnh quốc dân và thay đổi các thói quen tư duy, lề lối cũ.
Nếu không có điều kiện đó nước Nhật chưa chắc đã thành công trong thời Minh Trị cho dù bộ phận tinh hoa và nắm giữ quyền lực chính trị khi đó có “anh minh, sáng suốt” thế nào đi chăng nữa.
Chúng ta cũng đừng quên một chi tiết quan trọng, trong một lần công cán cho chính quyền Mạc phủ Tokugawa ở châu Âu, Fukuzawa Yukichi đã từng trò chuyện với một học giả người Trung Quốc. Khi người này hỏi rằng ở Nhật Bản khi đó có khoảng bao nhiêu người “đọc được chữ viết ngang” (chỉ chữ viết trong ngôn ngữ của Âu-Mĩ như tiếng Anh, Pháp, Hà Lan…). Fukuzawa đã nhẩm tính và đáp “có khoảng 500 người”. Trong khi đó học giả Trung Quốc kia tiết lộ ở Trung Quốc rộng mênh mông cùng lắm là có 50 người có khả năng ấy.
Hai con số đó trong tỉ lệ tương ứng với chiều dài lịch sử, quy mô diện tích và dân số cũng như số phận hai dân tộc sau đó mấy mươi năm nói lên rất nhiều điều đáng để chúng ta suy ngẫm.
Cơ hội chỉ đem đến thành công khi người ta có sự chuẩn bị về nội lực. Nhật Bản cận đại là một ví dụ sinh động cho điều đó.
Liên hệ với lịch sử cận đại Việt Nam, chúng ta sẽ thấy, so với người Nhật, chúng ta cũng chẳng thiếu anh hùng, chẳng thiếu những người thức giả thiết tha với vận mệnh dân tộc. Dân tộc chúng ta cũng có thừa lòng quả cảm.
Nhưng yếu điểm gần như là định mệnh của chúng ta là những tư tưởng, những giá trị tốt đẹp chỉ có thể truyền bá xoay vòng trong một vòng tròn nhỏ hẹp bao gồm một số lượng cá nhân nhỏ bé sống nơi đô thị lớn.
Truyền thống khoa cử, thói quen học kiểu tầm chương trích cú, học để làm quan và chỉ có một nhóm nhỏ được đến trường, được đi học (50% dân số là phụ nữ bị gạt bên lề, chỉ khoảng vài phần trăm dân số đọc được chữ Hán) đã làm yếu đi nội lực.
Cho nên khi cần cổ vũ để thay đổi thói quen sinh hoạt, thay đổi tư duy, thay đổi giá trị quan, học hỏi nước ngoài, những người tiên phong đã gặp khó khi lan truyền nó vào đại chúng? Dùng phương tiện nào đây khi hơn 90% dân số mù chữ. Một số khác thì tuy biết chữ nhưng chỉ có thể đọc được chữ Hán mà khi đó chữ Hán đã dần mất đi vị thế và không còn đắc dụng nhất là trong công việc truyền đạt các giá trị văn minh đến từ phương Tây? Đấy là khó khăn cao ngang trời mà các trí thức thức thời, thiết tha với vận mệnh dân tộc ta đối mặt vào những thập kỉ đầu của thế kỉ XX.
Truyền bá học thuật bằng con đường truyền miệng hay văn chương bình dân là một con đường đi vào ngõ cụt.
Không phải ngẫu nhiên mà các cụ Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Châu Trinh… và nhiều cụ khác nữa kêu lên thống thiết và giục giã người dân Việt Nam phải khẩn cấp học chữ quốc ngữ, kêu gọi học giới phải quốc ngữ hóa thành tựu văn minh phương Tây để truyền bá.
Các cụ làm thế vì ở nhiều mức độ khác nhau các cụ đã nhận ra điểm yếu “chết người” của dân tộc-mù chữ và không đọc sách.
Vì thế không phải ngẫu nhiên cụ Phạm Quỳnh trong một bài diễn thuyết trước các sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Đông Dương (1920) khóa I đã dứt khoát kêu gọi họ trở thành người “Độc thư quân tử” (người quân tử đọc sách) và sự nghiệp của họ là “Độc thư cứu quốc) (Đọc sách cứu nước).
Đấy là một công việc khẩn thiết kéo dài cho tới tận ngày nay.
Ngày nay, tỉ lệ người Việt Nam biết chữ rất cao, quốc tế cũng ngạc nhiên và thán phục điều này. Nhưng biết chữ và đọc sách trong rất nhiều trường hợp không trùng khớp với nhau. Có rất nhiều người biết chữ nhưng không đọc sách, thậm chí không đọc bất cứ gì ngoài phiếu ghi số đề và …sổ nợ.
Đấy là một điều đáng lo.
Những người Việt Nam sống trong hiện tại, phải chinh phục cho được hạn chế chết người mà lịch sử để lại này.
Mỗi người dân phải tích cực đọc sách để “cứu quốc”-nghĩa là kiến tạo đất nước một văn minh và có vị trí xứng đáng trên vũ đài thế giới.
.
Đấy là xét ý nghĩa của việc đọc sách ở phương diện quốc gia.
Còn xét ở phương diện cá nhân thì sao?
Kể từ khi phong trào văn hóa phục hưng, triết học khai sáng dấy lên ở châu Âu và các cuộc cách mạng công dân dồn dập nổ ra ở Anh, Pháp, Mĩ thiết lập nên các nền quân chủ lập hiến hoặc cộng hòa, các học giả và sau đó là cả dân chúng đều ngày một thừa nhận rộng rãi và sâu sắc vai trò của cá nhân-công dân trong kiến tạo xã hội.
Thông qua sự tiến bộ của cá nhân để đạt được sự tiến bộ về xã hội là một mệnh đề ngày càng được thực tiễn lịch sử chứng minh là đúng dắn và có sức hấp dẫn.
Khi hiểu như vậy, ta sẽ thấy để kiến tạo một quốc gia, một cộng đồng văn minh không thể nào không dựa trên nền tảng văn hóa đọc với trụ cột là thói quen, năng lực đọc sách của từng cá nhân, từng công dân.
Vậy thì, xét ở góc độ con người cá nhân, đọc sách đem lại ích lợi gì cho họ?
Nếu hỏi 1000 người mê đọc sách và đọc sách như một thói quen hàng ngày, họ sẽ sôi nổi kể cho chúng ta cả 1001 điều ích lợi có được nhờ đọc sách.
Ở đây, tôi chỉ xin liệt kê sơ sài một vài lợi ích dễ thấy nhất.
.
Đọc sách là trải nghiệm đầu đời quan trọng và đầy ý nghĩa
Nếu để ý chúng ta sẽ thấy trong tiểu sử viết về những nhà văn, nhà thơ, các nhà khoa học hay các vĩ nhân (và thậm chí ở thái cực khác là những tên tội phạm tàn bạo khét tiếng), các nhà viết tiểu sử thường dành một dung lượng tương đối để mô tả tuổi thơ của các nhân vật đó. Ở đó đương nhiên không thiếu các chi tiết như họ đã có tuổi thơ thế nào, học ở đâu, tiếp nhận nền giáo dục thế nào và…đọc những sách gì.
Chưa cần đến khoa học, chỉ cần bằng trải nghiệm cá nhân của mình, chúng ta cũng sẽ nhận thấy những gì làm chúng ta nhớ nhất và không thể nào quên thường là những món ăn, những kỉ niệm thời thơ ấu. Đấy là những thứ càng có tuổi chúng ta càng nhớ rõ. Cùng thời gian và tuổi tác, chúng sẽ hiện lên trong đầu óc chúng ta như một bộ phim quay chậm. Chúng cũng trở lại sinh động khi chúng ta có con và nhìn vào sự lớn lên của con mỗi ngày.
Và nữa, ở những giây phút nào chúng ta buồn khổ, cay đắng và thất vọng nhất, chắc chắn chúng ta cũng sẽ lại hồi tưởng lại quãng thời gian tuổi thơ còn ở trong vòng tay của cha mẹ. Khi ấy những người may mắn, những người bước qua được sự tuyệt vọng khôn cùng thường là những người có kí ức tuổi thơ đẹp đẽ.
Như thế những trải nghiệm đầu đời hiển nhiên vô cùng quan trọng.
Nếu một đứa trẻ ngay từ khi sinh ra đã được tiếp xúc với sách trong niềm vui chắc chắn đứa trẻ ấy sẽ có ấn tượng tốt với sách và trở thành người yêu sách.
Ở chuyện này, tôi có một trải nghiệm cá nhân đáng nhớ.
Tôi có con trai đầu lòng khi đang học ở Nhật Bản. Khi con trai tròn 3 tháng tuổi, tòa thị chính gửi giấy gọi đi khám sức khỏe định kì tại trung tâm y tế ở gần nhà. Khi đến nơi ngoài bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khám, tư vấn, tôi vô cùng nhạc nhiên khi thấy có cả nhân viên của thư viện thành phố đến tư vấn cho vợ chồng tôi về việc đọc sách cho con nghe. Nhân viên này cũng thay mặt thành phố tặng cho con trai tôi một cuốn sách ehon (sách tranh) và tập tài liệu hướng dẫn thủ tục sử dụng các dịch vụ của thư viện thành phố nơi tôi đang sống.
Tôi, cho dù là một người mê đọc sách từ nhỏ, vô cùng ngạc nhiên. Lúc đó, tôi thoáng có chút nghi ngờ “trẻ con chưa biết chữ thì đọc sách kiểu gì? con mới ba tháng thôi mà?”. Nhưng sau đó sau khi đọc sách cho con nghe theo hướng dẫn một thời gian, tôi kinh ngạc nhận ra, không phải cứ biết chữ trẻ mới đọc được sách. Cha mẹ, người lớn có thể đọc sách cho trẻ nghe.
Và đó quả thực là một công việc tuyệt vời!
Nhờ đọc sách cho con nghe từ nhỏ cha mẹ vừa thiết lập được cây cầu để kết nối tình yêu thương vừa truyền đến cho con cả những rung động sâu xa được biểu đạt bằng tiếng mẹ đẻ.
Cho dù là ba tháng, bốn tháng, hay năm tháng tuổi, mỗi khi vợ chồng chúng tôi cầm cuốn sách và đọc cho con nghe, mắt cháu lại lấp lánh niềm vui đầy hứng khởi. Và bây giờ khi gần 4 tuổi, cháu đã trở thành một đứa trẻ mê đọc (nghe đọc) dù chưa biết chữ. Cháu có thể trầm lặng ngồi lật giở từng trang sách một mình để đọc theo kiểu của riêng mình. Hoặc là đọc trong yên lặng, hoặc tự bịa ra lời. Cháu cũng có thể ngồi yên để nghe bố đọc những cuốn sách dài cả trăm trang đầy chăm chú và tập trung. Với đứa con thứ hai, vơ chồng tôi cũng làm như thế và thật đáng kinh ngạc, chuyện tương tự lại xảy ra.
Cháu cũng mê sách như anh trai mình.
Hóa ra để trẻ thích đọc sách nếu cha mẹ đọc sách cho con nghe từ sớm và làm đúng cách, chuyện đó không có gì là quá khó.
Cuốn sách đầu đời con trai tôi đọc ở Nhật đã trở thành cuốn sách cháu thích nhất. Khi cháu hơn hai tuổi và nhà tôi sắp về Việt Nam, vợ chồng tôi đưa cháu đến thư viện trẻ em thành phố chơi. Vợ chồng tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy cháu tìm được cuốn sách đầu đời cháu đã được tặng và đọc cho đến khi sáu tháng tuổi. Để thử xem có phải cháu thật sự nhớ cuốn sách đó, hôm sau tôi lại đưa cháu đến và vào trước giấu cuốn sách đó đi chỗ khác. Cháu chạy khắp nơi tìm và cuối cùng lại mang ra cuốn sách đó yêu cầu bố đọc. Hóa ra hình ảnh và nội dung của cuốn ehon đó đã hằn rất sâu trong tâm trí cậu bé. Về sau, khi về Việt Nam, vợ tôi tặng cuốn sách này cho con của em gái nhưng khi sang nhà ông ngoại chơi, nhìn thấy cuốn sách ở đó, cháu lại khóc và kiên quyết…đòi về.
Một cuốn sách giản đơn chỉ có khoảng 10 trang, mỗi trang là một bức vẽ diễn tả tiếng gió thổi, gà gáy, xe ô tô chạy, chiếc kèn kêu…mà trở nên vô cùng hấp dẫn.
Tìm thông tin trên mạng tôi được biết cuốn sách này nằm trong danh sách các cuốn sách tranh kinh điển của Nhật đã bán được hàng triệu bản.
Con tôi đã được tặng sách vì ở Nhật Bản khi đó có chương trình tặng sách cho tất cả trẻ em khi ra đời. Đây là chương trình cấp quốc gia của Nhật có tên là “book start” và nó được thực hiện liên tục từ năm 2000 đến nay. Ở Nhật có hẳn một tổ chức NPO chuyên trách công việc tặng sách, hướng dẫn đọc sách cho tất cả các trẻ em chào đời ở Nhật Bản đặc trách chương trình này.
Tôi hi vọng, đến một lúc nào đó, mỗi đứa trẻ ở Việt Nam khi ra đời cũng sẽ có cơ hội được nhận một cuốn sách đẹp và thú vị như thế.
Như vậy có thể thấy, đọc sách cũng có thể coi là một hoạt động quan trọng trong giáo dục gia đình, là điểm kết nối giữa bố mẹ và con cái. Đấy là điểm khởi đầu rất quan trọng của giáo dục gia đình mà nói theo cách của Bộ giáo dục văn hóa, thể thao, khoa học và công nghệ Nhật Bản thì “giáo dục gia đình là xuất phát điểm của tất cả giáo dục”.
.
Đọc sách chính là học
Trong quá trình dạy học, nghiên cứu, tiến hành các hoạt động khuyến đọc tôi nhận được rất nhiều lời tâm sự đau khổ từ phía học sinh. Học sinh nói rằng nhiều người từ thầy cô đến bố mẹ không muốn các em đọc sách vì sợ các em “phân tán tư tưởng”, “không tập trung vào việc học”…. Nhiều thầy cô, cha mẹ còn cấm luôn việc đọc sách của con. Nhiều trường có thư viện, phòng đọc nhưng sách vở nghèo nàn thậm chí có sách nhưng khóa cửa không cho học sinh vào đọc.
Cha mẹ, thầy cô có lý do để lo lắng như trên vì cuộc chiến thi cử ở Việt Nam chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Tuy nhiên mục đích cuối cùng của việc học không phải là thi đỗ hay giành được bằng cấp nào đó. Hai việc đó là vô nghĩa nếu như người học, người có bằng cấp cuối cùng không thể sống hạnh phúc trong tư cách là một con người độc lập. Sự độc lập của cá nhân trong xã hội không thể được hình thành một cách giản đơn như logic mà những cha mẹ, thầy cô trên thường nghĩ: “học tri thức giáo khoa-làm bài tập-luyện thi-thi đỗ-vào đại học-tốt nghiệp-đi làm-có thu nhập cao-sống hạnh phúc”.
Đường đời hoàn toàn không giống như trang giấy. Con người, cho dù là người đơn giản nhất, cũng là một sinh vật vô cùng phức tạp chứ không phải là cái máy được lập trình và chạy theo một quy trình tuần tự định trước.
Học theo công thức truyền đạt-tiếp nhận các tri thức giáo khoa để phục vụ việc thi cho dù đem lại thành công trước mắt nhưng không đảm bảo sự thành công lâu dài. Đơn giản vì để sống như một người bình thường và có thể lao động, sáng tạo con người cá nhân sẽ cần đến nhiều thứ.
Đó là khả năng tập trung.
Đó là lòng nhẫn nại
Là tinh thần và kĩ năng hợp tác
Là khả năng lý giải và đồng cảm với những người đối diện và ở xung quanh…
Những thứ đó rất khó có thể hình thành thông qua việc chỉ học các môn giáo khoa thuần túy hay luyện đi luyện lại các bài tập toán, các bài văn mẫu. Chúng chỉ có thể hình thành thông qua sự bồi đắp văn hóa nói chung bằng đọc sách, trải nghiệm đời sống và tương tác đa dạng qua sinh hoạt phong phú hàng ngày.
Chính vì vậy, cần phải hiểu HỌC là một quá trình phong phú, rộng lớn và nhắm đến mục tiêu sâu xa là sự phát triển ngày một hoàn thiện của cá nhân hơn là đạt được những mục tiêu ngắn hạn về tri thức cho dù trên bước đường nào đó, những thứ đó là không tránh khỏi và cần thiết.
Khi quan niệm thoải mái và bao dung về việc học như vậy, một cách tự nhiên ta sẽ thấy đọc chính là học. Một sự học tự nhiên, thường xuyên. Một sự học vừa nhẹ nhàng vừa sâu sắc. Một sự học vừa thâm trầm sâu lắng, vừa dữ dội với sự tập trung của tất cả nội tâm.
Đọc sẽ là cách học vô cùng tự do và dân chủ. Khi học như thế người ta có thể học ở bất cứ đâu, ở bất cứ khi nào người đó muốn. Khi đọc sách người ta cũng có thể lang thang khắp các miền tri thức không hề có giới hạn. Người ta có thể đối diện và trò chuyện, chất vấn bất cứ nhà hiền triết, nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học nào trên thế giới về ý tưởng, công trình của họ mà không hề có bức tường lễ nghi hay quyền uy nào ngăn cản.
Người ta cũng không phải dừng lại chờ một ai đó vì họ đi chậm hơn cũng không phải nén lòng tò mò hay dừng bước vì chương trình chưa tới. Người ta có thể thoải mái đi trên con đường tìm kiếm chân lý bằng đôi chân trí tuệ của mình, với tốc độ của mình và hướng theo mục tiêu của mình…
Đấy là cách học tự do.
Mà tự do luôn là thứ hấp dẫn con người. Đấy là lý do tại sao có nhiều cá nhân cảm thấy buồn chán ở trường học, từ chối đến trường nhưng lại say mê đọc, tìm tòi và có nhiều phát minh, cống hiến cho nhân loại.
Bởi thế, khi thấy học sinh, trẻ em ham đọc, cha mẹ, thầy cô thay vì ngăn cản hay làm ngơ hãy biết cách động viên, trợ giúp và hướng dẫn cần thiết. Hãy lấy việc đọc của trẻ làm trung tâm để mở rộng thế giới của trẻ và dẫn dắt trẻ vào thế giới của tri thức. Đấy là cách chúng ta đưa trẻ tìm đến với con đường tìm kiếm chân lý rộng mênh mông, xa xôi mà đầy hứng khởi.
.
Đọc cũng hỗ trợ tốt cho việc lựa chọn nghề nghiệp và nâng cao trình độ nghề nghiệp
Muốn có được cuộc sống hạnh phúc của con người và được người khác kính trọng, xã hội thừa nhận, hiển nhiên cá nhân con người trong xã hội ngày nay phải có được địa vị độc lập về tài chính. Sự độc lập về tài chính đó, lý tưởng nhất và thường thấy nhất, phải đến từ lao động nghề nghiệp. Vì vậy, lớn lên con mình sẽ làm nghề gì-là mối ưu tư thường trực của cha mẹ. Các giáo viên tận tâm với nghề khi dạy phổ thông cũng sẽ liên tục đặt ra câu hỏi đó.
Tuy nhiên, thực tế mấy chục năm qua cho chúng ta thấy, học sinh của chúng ta, thanh niên của nước ta đã không có sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp về nghề nghiệp. Rất nhiều người lựa chọn nghề nghiệp sai. Câu ca dân gian “nhất y nhì dược, tạm được bách khoa, bỏ qua sư phạm”, hay “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm” đã phản ánh một thực tế khá cay đắng và phũ phàng. Chọn nghề đã luôn được giản lược hóa đến đơn giản, vụng dại và vụ lợi sống sượng như thế.
Người ta ép thanh niên phải lựa chọn nghề thuần túy dựa vào lợi ích kinh tế mà ngành nghề đó có khả năng mang lại mà không hề tính toán đến khả năng của bản thân, thiên hướng của bản thân cũng như các yếu tố thuộc về giá trị của nghề nghiệp mang lại cho xã hội. Hệ quả tất yếu của nó là sau khi học xong, sinh viên thất nghiệp. Rất nhiều người đi làm cho đến khi về hưu mà vẫn không có được cảm giác thỏa mãn về nghề nghiệp mà bản thân đã trọn đời chung sống.
Nhiều người chuyển sang làm công việc không được đào tạo ngay sau khi tốt nghiệp hoặc sau khi đi làm chỉ một, hai năm vì nhận ra mình không hợp với nghề mình đã học. KHÔNG HẠNH PHÚC VỚI NGHỀ MÌNH ĐANG LÀM xét ở góc độ nhân sinh cũng khổ đau như là thất nghiệp.
Có nhiều lý do dẫn tới chuyện bên trên nhưng một trong những lý do đó là cả người lớn và trẻ em ít được đọc sách để mở rộng tầm hiểu biết về xã hội, về các nghề nghiệp trong xã hội.
Hiểu biết giúp thúc đẩy thay đổi tư duy, hình thành nên quan điểm giá trị đúng đắn. Khi có giá trị quan đúng đắn để soi chiếu xã hội và bản thân, trẻ em, thanh niên sẽ tự tìm thấy con đường đi của mình. Các em sẽ mạnh dạn lựa chọn được lĩnh vực, nghề nghiệp mà các em muốn học hỏi và theo đuổi. Khi đọc sách các em cũng sẽ gặp được những người thành công trong các lĩnh vực mà các em mơ ước, biến họ thành thần tượng để rồi tạo ra trong mình nguồn năng lượng để theo đuổi đam mê.
Mặt khác, chúng ta phải hiểu rằng trường học cho dù ngày càng gần gũi hơn với xã hội và sản xuất nhưng không thể mô phỏng hoàn toàn đời sống sản xuất. Do vậy, cho dù là học từ ngôi trường tuyệt vời nhất trên thế giới, không gì đảm bảo rằng người sinh viên sau khi tốt nghiệp trường đó có thể trở thành một ngươi thợ, một kĩ sư, một nhân viên tuyệt vời ngay. Vì vậy, sau khi ra trường, đi làm việc học hỏi để nâng cao trình độ, kĩ năng nghề nghiệp là chuyện tất yếu. Có nhiều cách để làm việc đó như tham gia khóa đào tạo của công ty, tiếp tục học lên sau đại học vào buổi tối, tham gia chương trình đào tạo của chuyên gia… Trong đó có một cách mà những người thợ, kĩ sư, nhân viên ở các nước tiên tiến thường xuyên làm là đọc sách và tự học. Vì vậy chuyện công sở, nhà máy, công ty của nước ngoài có thư viện, tủ sách là điều dễ hiểu.
Bản thân tôi khi bắt đầu làm công việc thông dịch cho một nghiệp đoàn ở Nhật chuyên cung cấp lao động người Việt cho các doanh nghiệp cơ khí đã vô cùng lo lắng khi phải dịch các thuật ngữ chuyên ngành và các nội dung liên quan tới kĩ thuật cơ khí, tự động hóa. Tuy nhiên, ông giám đốc của nghiệp đoàn đã động viên và tạo điều kiện cho tôi đọc tài liệu trong suốt một tháng trời, mỗi ngày 5 tiếng. Ông trả lương cho tôi ngồi đọc sách trong suốt thời gian đó vì thế mà công việc sau này trôi chảy và tôi có sự tự tin hơn.
Vì vậy, khi làm nghề, chúng ta đừng bao giờ quên đọc sách để mài sắc kĩ năng nghề nghiệp và trình độ của bản thân trong nghề đó. Và tất nhiên, tình yêu nghề chỉ thực sự có và đến khi chúng ta hiểu sâu sắc về nghề mình đang làm-cả vinh quang và cay đắng. Nghề giáo là một nghề như thế.
.
Đọc để sống… người hơn
Như đã từng nói trước đó, con người so với các động vật khác có rất nhiều điểm khác biệt. Ở đây, tôi xin nhấn mạnh vài điểm khác biệt chủ yếu như: con người có cảm xúc mạnh mẽ, tinh tế và phong phú, có tư duy sâu sắc và đặc biệt là có tính xã hội cao.
Trong thời đại trí tuệ ngày càng trở thành động lực trực tiếp dẫn dắt, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội, Robot-trí tuệ nhân tạo đang thay thế công việc của con người trong nhiều lĩnh vực.
Tuy nhiên, để Robot có cảm xúc, tình cảm phong phú như con người vẫn một điều gần như không thể.
Điều đó nói lên giá trị của con người. Cảm xúc phong phú, tinh tế, tình cảm sâu xa là một tiêu chuẩn nói lên tính người. Không phải ngẫu nhiên mà một trong những mục tiêu cơ bản của nhiều nền giáo dục là hình thành nên “tâm hồn phong phú” ở trẻ em. Để có tâm hồn phong phú, con người cần phải được giáo dục. Đọc sách là một phương thức nằm trong đó. Đọc sách, nhất là những cuốn sách về văn chương sẽ giúp trẻ sớm có được những rung cảm tinh tế nhất, nhân văn nhất. Ở đây ngôn ngữ, sách, tình cảm sâu xa và cảm xúc tinh tế dường như có mối quan hệ rất khó tách rời.
Câu chuyện về nhà văn Nguyễn Thanh Việt tôi kể dưới đây là một ví dụ. Ông là người Việt có quốc tịch Mĩ, được giải Pulitzer (2016) và đang sống ở Mĩ. Cho dù lớn lên ở Mĩ, nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ, ông luôn bị người khác nói rằng ông là người Việt và ông cũng cảm thấy ông là người Việt. Ông giải thích lý do đó trong một video đưa lên mạng thông qua một câu chuyện đã xảy ra với ông. Một lần ông đứng trong tiệm bách hóa và có nghe thấy một người đàn ông thuộc tầng lớp lao động, có dáng vẻ thô kệch đang gọi điện thoại bằng tiếng Việt. Nhà văn nghe thấy ông này nói với ai đó ở đầu dây bên kia “Ba đây, con ăn cơm chưa?”. Chỉ thế thôi, một câu rất đơn giản mà ông bảo nếu dịch ra tiếng Anh nó rất vô nghĩa, nhưng ông thú nhận nghe xong ông trào nước mắt vì “với tôi nó là tất cả”.
Tôi nghĩ ông đúng, vì tôi cũng từng ở nước ngoài 8 năm và sống cùng phòng với người Nhật ngay từ ngày đầu tiên tới Nhật Bản. Đằng sau hay ở trong ngôn ngữ là văn hóa, là kỉ niệm, là kí ức, là hạnh phúc và cả khổ đau. Tiếng nói của cha mẹ nhà văn là tiếng Việt và nhà văn xúc động vì với người Việt “Con ăn cơm chưa” là câu nói chứa đầy sự quan tâm và yêu thương.
Ở đây, tôi muốn kể thêm một câu chuyện riêng của bản thân gia đình tôi. Vợ tôi có bầu và đẻ con trai đầu lòng ở Nhật. Trong 5 ngày đầu tiên kể từ lúc sinh, vợ tôi ở trong viện một mình vì bệnh viện có điều kiện chăm sóc tốt và họ cũng không muốn người thân vào ở cùng vì hạn chế tiếp xúc bên ngoài dễ lây bệnh cho trẻ ở cùng. Trong đêm hôm khuya khắt, khi con giật mình thức giấc khóc, vợ tôi ru:
“Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào xin hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con”
Về sau này mỗi khi tôi ru con bằng bài ru ấy vợ tôi lại chảy nước mắt bảo “Anh làm em nhớ những ở trong viện”. Trước kia, khi còn nhỏ bố mẹ tôi cũng thường hay ru tôi bằng truyện Kiều hay ca dao như thế. Và giờ chúng tôi cũng ru con hàng ngày.
Tôi nghĩ những bài ca dao, những bài thơ được lưu truyền, được in thành sách được thử thách theo thời gian sẽ là một phương tiện hay và đầy ý nghĩa trong việc nuôi dưỡng cảm xúc của trẻ em. Có được cảm xúc phong phú và tinh tế con người sẽ biết khắc kỉ bản thân, biết tự chế để khỏi nhúng tay vào tội ác, có thêm sức mạnh để sống là mình trước cuộc đời nhiều thử thách và cám dỗ.
Ở góc độ con người, đọc cũng giúp con người luôn đào sâu suy nghĩ. Tư duy của con người là một đặc ân của tạo hóa. Nhưng nếu để tự nhiên, tư duy đó sẽ không thực sự phát huy được giá trị. Nó cần được mài sắc thường xuyên. Một trong những cách mài sắc hiệu quả là đọc sách. Khi đọc sách, đương nhiên người ta sẽ phải suy nghĩ vì ở trong sách người đọc sẽ bắt gặp vô vàn điều mới lạ, những thứ bí ẩn, những câu hỏi đang cần lời giải đáp và những kiến giải, bình luận khác với ý nghĩ của bản thân. Một cách tự nhiên, con người sẽ dùng trí tưởng tượng để đuổi theo thế giới trong trang sách, lý giải nó bằng cách riêng của mình, đặt ra những nghi vấn và tìm cách giải đáp thỏa mãn các nghi vấn ấy. Và cứ như thế, từng ngày, từng ngày, các mạch thần kinh trong não bộ nhiều lên, giúp con người trở nên thông minh hơn, nhanh nhạy hơn và quen với thao tác sáng tạo. Khi gặp các vấn đề cần phải giải quyết trong đời sống học thuật hay thực tiễn, bộ não ấy sẽ tìm kiếm được thông tin cần thiết nhanh hơn, xử lý nhanh hơn, hợp lý hơn, sắp xếp sáng tạo hơn để tìm ra phương án hiệu quả.
Đọc sách cũng giúp cho con người có tinh thần trách nhiệm hơn đối với cộng đồng và xã hội. Con người về bản chất chỉ có thể thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu của mình trong xã hội. Hãy thử tưởng tượng một con người có sức khỏe tốt, có học thức, và giàu có, nhưng lại sống trong một tòa lâu đài bơ vơ, xung quanh không có một ai hay nếu có cũng không có mối liên hệ tương tác nào đáng kể liệu rằng đời sống của anh ta có hạnh phúc không?
Trong hối hả của cuộc sống thường ngày, chúng ta thường quên đi mệnh đề đó. Chúng ta quên mất một điều giản dị rằng thực chất chúng ta chỉ có thể thỏa mãn được tốt nhất các nhu cầu của bản thân để có cuộc sống hạnh phúc trong xã hội. Mà xã hội lại là một thực thể được tạo thành bởi các mối quan hệ chăng chịt đầy trách nhiệm. Nếu các cá nhân sống trong xã hội đó vô cảm với xã hội chỉ chạy theo các lợi ích thuần túy của bản thân thì đấy sẽ là cách mà chúng ta tước bỏ đi hạnh phúc hay đúng hơn là phá hủy nền tảng nâng đỡ hạnh phúc của chính mình. Một ngôi nhà kín cổng cao tường đến mấy cũng không đủ để giữ cho chúng ta và con cái chúng ta an toàn và sống trong bình yên. Vì thế, việc chúng ta trân trọng những người cống hiến cho xã hội và tự bản thân chủ động góp phần làm cho xã hội tốt hơn là một cách để chúng ta sống hạnh phúc và kiến tạo hạnh phúc.
Để làm điều đó, chúng ta cần can đảm, mà trước hết là can đảm để thắng chính mình. Muốn thế, chúng ta phải có hiểu biết và triết lý nhân sinh. Tìm kiếm những thứ đó ở đâu nếu như không phải từ sách vở và trải nghiệm đời sống hàng ngày? Đọc sách chúng ta sẽ thấy ở đó những khổ đau, trăn trở của nhiều người cũng như tấm lòng cao cả của nhiều người khác. Vượt qua thói tục tầm thường, họ đã sống thực sự như một con người và sẽ truyền cho ta cảm hứng để sống một cuộc sống thật sự là người.
Để sống như một con người, chúng ta cũng cần phải biết giải trí để tìm kiếm niềm vui và tái tạo nguồn năng lượng. Đây là việc tưởng là dễ mà thực ra rất khó vì các cụ từng nói “nhàn cư vi bất thiện”. Nhàn rỗi vừa là cơ may để con người sống cuộc sống thực sự là người thông qua các hoạt động giải trí, sáng tạo, suy tưởng… nhưng nó cũng ẩn chứa nguy cơ phá hủy nhân tính và hủy hoại cuộc sống cá nhân, sự lành mạnh của xã hội khi con người đi vào con đường trụy lạc.
Câu nói trên của tiền nhân là một sự cảnh báo đồng thời cũng là sự mô tả một thực tế.
Trong suốt cuộc đời con người, sống đồng thời cũng sẽ là quá trình chống lại sự tha hóa cả về thể chất và tinh thần.
Muốn thế, con người phải có hiểu biết và thói quen để giải trí lành mạnh. Một trong những nội dung và cũng là mục tiêu giáo dục cho trẻ em trên thế giới là biết giải trí lành mạnh. Chẳng phải ngẫu nhiên mà trong chương trình môn Xã hội dành cho bậc tiểu học ban hành năm 1947 ở nước Nhật, bộ giáo dục nước họ lại bố trí hẳn một chủ đề có tên “chúng ta sử dụng thời gian rảnh rỗi như thế nào?” ở lớp 1.
Ở đó người ta sẽ hướng dẫn trẻ em tìm hiểu về vai trò của giải trí, thế nào là giải trí lành mạnh có lợi cho thể chất và tâm hồn, thế nào là giải trí có hại.
Đương nhiên ở đó, một trong những gợi ý được đưa ra là nên đọc sách vào thời gian rảnh rỗi. Đọc là một phương thức giải trí rất tốt để bồi bổ sức khỏe cho cả tâm hồn và thể chất. Hơn thế nữa đọc còn là cách để giải tỏa các căng thẳng do cuộc sống đem lại. Những trang sách hay, sâu sắc sẽ giúp con người lắng lại tâm hồn. Đặc biệt, như nhiều người, đặc biệt là các nhà tôn giáo, tâm lý học, triết học và bác sĩ tâm thần đã phân tích, chỉ ra đọc cũng là một cách thức hữu hiệu để đối diện với khổ đau. Khi gặp khổ dau, nếu như không đối diện, hóa giải nó rồi đi xuyên qua nó để sống đẹp hơn, mạnh mẽ hơn, nhân văn hơn con người ta sẽ gục ngã. Khi đó người ta sẽ hoặc là trụy lạc hoặc là tự kết thúc cuộc đời mình. Đấy là lý do khi cô đơn cùng cực, thất vọng cùng cực hay trong cảnh khốn cùng, chúng ta đừng quên lấy cuốn sách mình thích đọc nhất ra đọc lại hay tìm đọc cuốn sách nào đó do những người đã ở tận cùng của khổ đau viết lại.
Ở Nhật, trong trại tạm giam nọ tôi đã thấy dưới tấm biển viết dòng chữ thư pháp “Là người không thể tránh khỏi sai lầm nhưng không để sai lầm lặp lại mới chính là con người”là giá sách. Trong không gian bị tước đoạt tự do và phải đối diện với chính mình, với những gì mình đã làm, với lương tâm pháp luật-nơi thời gian trôi qua thật chậm (một ngày ở tù bằng thiên thu ở ngoài)-con người như một lẽ tự nhiên sẽ đọc sách. Và có lẽ, nhiều người đã tìm lại chính mình thông qua việc đối diện với nỗi buồn, nỗi cơ đơn và cả sự tuyệt vọng vô cùng trong những giờ phút ấy.
Bản thân tôi, mỗi lúc cô đơn hay chán nản, tôi lại đọc cuốn sách mình thích nhất hay tìm đọc những cuốn mà người khác đã viết ra trong nỗi cô đơn khôn cùng của họ. Và khi làm như thế khi gấp sách lại tôi thấy mình như được gột rửa và giải thoát.
Hà Nội, ngày 14.12.2018
Đọc sách để sống trọn vẹn hơn đời sống con người
Nguyễn Quốc Vương
01:41 CH @ Thứ Sáu - 21 Tháng Mười Hai, 2018 - chungta.com
Kính thưa các thầy cô giáo!
Rất vui và vinh dự cho tôi được đứng ở đây, hôm nay để trò chuyện với các thầy cô về chủ đề “đọc sách”.
Đối với chúng ta, những người làm giáo dục, đọc sách không hẳn là điều xa lạ nhưng nếu để ý các thầy cô sẽ thấy ý thức về sức mạnh của văn hóa đọc và các hoạt động liên quan đến đọc sách ở nước ta mới trở nên mạnh mẽ trong khoảng 5-7 năm trở lại đây.
Đấy là một sự trỗi dậy khá muộn màng so với các nước ở trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc…
Phong trào “Sách hóa nông thôn” do anh Nguyễn Quang Thạch khởi xướng đang giành được sự ủng hộ mạnh mẽ ở khắp nơi. Hàng ngàn, hàng vạn tủ sách được thiết lập đang đem lại cơ hội tiếp cận sách vở cho hàng chục vạn trẻ em và người lớn. Trên đất nước Việt Nam đầy thăng trầm của chúng ta này đang ngày càng có nhiều người đọc sách hơn.
Nhà nước và các cơ quan ban ngành có liên quan cũng đã có những chuyển động nhất định để thúc đẩy văn hóa đọc. Luật thư viện đang được bàn thảo để đưa ra xem xét, thảo luận trước quốc hội.
Nhưng chỉ bấy nhiêu thôi và nếu chỉ dừng lại như thế là chưa đủ.
Bởi vì sao?
Vì chúng ta đã bỏ lỡ quá nhiều thời cơ và đã bị thế giới, các nước xung quanh bỏ quá xa trong lĩnh vực này.
Chẳng hạn, nếu so sánh Việt Nam với Nhật Bản, chúng ta sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn. Sau 1945 Nhật Bản tiến hành cải cách để tái thiết đất nước sau và khoảng 5 năm sau thì ban hành các bộ luật về thư viện để phát triển mạnh mẽ và rộng khắp mạng lưới thư viện trên toàn quốc trong khi đó Việt Nam ngay khi tuyên bố độc lập lại bước vào những cuộc chiến tranh dài dằng dặc với di sản là 90% dân số mù chữ. Phát triển văn hóa, thúc đẩy công nghiệp hóa hướng tới xã hội văn minh ở một đất nước vốn bị tình trạng mù chữ đe dọa suốt chiều dài lịch sử là điều không hẳn dễ dàng. Chiến tranh kéo dài và sự nối dài không dứt của văn hóa thời chiến cũng là một trở lực lớn.
Để vượt qua những trở ngại đó, phong trào, pháp luật, chính sách là chưa đủ.
Trong thời đại mà vai trò và sức mạnh của công dân đang trỗi dậy mạnh mẽ, sự chuyển biến trong nhận thức của từng công dân đối với văn hóa đọc có ý nghĩa rất lớn.
Đối với mỗi người giáo viên, xét ở góc độ đạo đức và sứ mệnh nghề nghiệp, chuyện thúc đẩy văn hóa đọc giống như là một sự hiển nhiên.
Hơn nữa, trong thế giới đang biến đổi với gia tốc ngày một nhanh và trở nên rủi ro, khó lường, bất an hơn bao giờ hết hiện nay với ô nhiễm môi trường, tai nạn, bệnh tật nan y, chiến tranh sắc tộc, khủng bố, con người ngày càng nhận thức rõ hơn giá trị của cuộc đời hữu hạn.
Sống trọn vẹn nhân sinh với đầy đủ chiều sâu, độ dài và trải nghiệm tối đa nhưng phút giây hạnh phúc mà nó đem lại đang trở thành nhu cầu tha thiết của mỗi cá nhân.
Bởi vậy, ở đây, hôm nay khi nói về đọc sách, xin được trao đổi với các thầy cô vài ý nhỏ được sắp xếp tùy tiện thành chủ đề “Đọc sách để sống trọn vẹn hơn đời sống con người”.
Tác giả bài viết đang phát biểu
.
Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĐỌC SÁCH
Trước hết xin được nói về ý nghĩa của việc đọc sách. Dường như trong thế giới sinh vật, con người là một loài hết sức đặc biệt. Một loài luôn tỏ ra không bằng lòng với hoàn cảnh sống và thực tại của bản thân mình. Bởi thế, con người trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại đã luôn mải miết đi tìm câu trả lời cho các vấn đề đang đặt ra cả ở trong thực tế lẫn tâm tưởng.
Con người cho dù xét ở góc độ cá nhân hay ở phương diện loài ít khi làm điều gì đó mà không có chủ đích hay không gán một ý nghĩa nào đó cho những việc đó.
Đọc sách cũng tương tự.
Liệu rằng người ta có còn đọc sách nữa không khi người ta không trả lời được câu hỏi “Đọc sách để làm gì?”. Chắc chắn là như thế. Cho dù nhiều người không cầm giấy và viết ra những câu trả lời cho câu hỏi ấy nhưng chắc chắn rằng khi đọc sách-một công việc không đem lại cho họ tiền bạc ngay lập tức mà thậm chí còn lấy đi của họ thời gian, sức lực, tiền bạc-hàng ngày và duy trì liên tục suốt cuộc đời mình, ít nhất họ cũng phải thỏa mãn ý nghĩa của việc đọc sách trong sâu thẳm tâm hồn của họ ở mức độ nào đó.
Ở góc độ này, chúng ta cũng thường thấy nhiều người không đọc sách hay đặt ra câu hỏi ngược lại cho những người khuyên họ nên đọc sách rằng “Đọc sách ư? Tại sao tôi phải đọc? Tôi thấy nhiều người không đọc sách họ vẫn sống bình thường đó thôi?”.
Có thể, sẽ có những người mê đọc sách hay nhận thức sâu sắc về vai trò của đọc sách nổi khùng lên tự ái hoặc chán nản bỏ đi khi nghe những lời như thế.
Nhưng suy ngẫm cho kĩ thì thấy họ nói cũng có phần đúng. Con người, có lẽ chỉ mới biết làm ra sách và đọc sách cách đây khoảng trên dưới 5000-6000 năm mà thôi. Một mốc thời gian rất muộn so với lịch sử dài dằng dặc cả mấy triệu năm của loài người.
Trong khoảng thời gian rất dài đó, con người đã ra đời, sống, lao động, sinh hoạt, nuôi dạy con cái và chết đi mà không hề đọc sách…
Và hiện tại trong thế kỉ XXI, ở Việt Nam hay cũng có thể ở nhiều nơi khác trên thế giới cũng có rất nhiều người vẫn sống bình thường nhưng không hề đọc sách. Họ vẫn sống, lao động, ăn uống, dựng vợ gả chồng, sinh hoạt đời thường và nuôi con…
Nhưng nếu nhìn rộng ra, nghĩ kĩ hơn ta sẽ thấy rất hiếm ai đã từng đọc sách hay say mê đọc sách rồi quay lại nói rằng loài người không cần sách.
Cũng chẳng kiếm đâu ra một quốc gia, một cộng đồng văn minh nào trên thế giới lại là cộng đồng ít đọc sách và phủ nhận ý nghĩa của văn hóa đọc. Lịch sử cũng không cho thấy có quốc gia nào ở trạng thái bình thường muốn quay trở lại thời kì không có sách.
Xem trong tiểu sử các danh nhân, vĩ nhân từ cổ chí kim trong 4000-5000 năm trở lại đây, hầu như khi nhắc đến họ, người ta đều chú ý xem khi còn nhỏ họ đã đọc sách gì, trải nghiệm những gì, hưởng thụ nền giáo dục như thế nào.
.
Vậy thì, đọc sách, một cách cụ thể có ý nghĩa như thế nào?
Ở đây, xin tạm liệt kê và diễn giải ý nghĩa của việc đọc sách ở hai phương diện: phương diện vĩ mô khi nhìn ở bình diện quốc gia-dân tộc và phương diện vi mô khi nhìn ở góc độ cá nhân-công dân.
Khi xét ở phương diện quốc gia-dân tộc ta sẽ thấy sự chuyển biến của xã hội theo chiều hướng văn minh thực chất cũng là sự chuyển biến của văn hóa đọc. Sự ra đời của chữ viết, của sách vở và văn hóa đọc đi kèm là bằng chứng đánh dấu sự ra đời của văn minh quốc gia.
Thông thường khi nhìn nhận lịch sử phát triển của một quốc gia nào đó, người ta thường có xu hướng nhìn vào sự chuyển biến của chính trị như là sự thay đổi các triều đại hay sự thành công của các cuộc cách mạng và cho rằng đấy là động lực làm xã hội tiến bộ. Kì thực, sự chuyển biến của xã hội không thể nào diễn ra giản đơn và nhanh chóng như vậy. Sự chuyển biến tốt đẹp và bền vững phải là và phải dựa trên sự chuyển biến của từng người dân trong chính sinh hoạt thường ngày của họ. Điều này càng trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết kể từ thời cận đại, cho dù là nhìn vào nước Anh, Pháp, Mĩ hay Nhật Bản.
Chẳng hạn như ở Nhật Bản, một nước ở phương Đông, nơi không quá xa lạ với nhận thức của người Việt. Từ thế kỉ XVI, người Nhật và người Việt đã có mối quan hệ buôn bán, giao lưu qua lại. Từ cuối thế kỉ XIX trở đi khi Nhật Bản tiến hành cận đại hóa đất nước thành công theo mô hình phương Tây và thoát khỏi nanh vuốt của các liệt cường Âu-Mĩ nhờ vào Minh Trị Duy tân, người Việt trong đó tiêu biểu là các trí thức yêu nước xuất thân là nhà nho đã “thần tượng” Nhật Bản mạnh mẽ.
Vài người trong số họ và nhiều người Việt sau này đã tưởng rằng, nước Nhật làm được như thế chỉ là nhờ vào một ông thiên hoàng Minh trị anh minh sáng suốt, người đã dùng quyền lực đưa ra những quyết sách sáng suốt đưa dân tộc Nhật trở nên phú cường.
Sự thật lịch sử không đơn giản như thế! Dân tộc Nhật không thể nào có được thành tựu và vinh quang nhẹ nhàng và nhanh chóng như thế!
Minh trị lên ngôi khi 16 tuổi. Trong giai đoạn vận động lật đổ chính quyền Mạc phủ và trong những năm đầu khi chính quyền mới hình thành, quyền lực chính trị chủ yếu nằm trong tay các chính trị gia xuất thân võ sĩ ở hai phiên Satsuma và Choshu, lực lượng đã hậu thuẫn chuyển giao quyền lực từ tay Mạc phủ Edo về tay chính phủ mới.
Minh Trị lúc đó chỉ là một thiếu niên chưa có kinh nghiệm làm chính trị và vận hành quyền lực. Sau khi biết làm chính trị, trớ trêu thay những việc ông ta làm lại là những việc đi ngược lại các giá trị văn minh mà các trí thức tiến bộ của nước Nhật trước đó hết lòng cổ vũ. Ông cho quân xâm lược Đài Loan, Triều Tiên, đàn áp các trí thức có tiếng nói độc lập và thậm chí loại bỏ các cuốn sách của Fukuzawa Yukich (người được mệnh danh là “Voltaire của Nhật Bản” và cũng là người đề xướng độc lập dân tộc thông qua độc lập cá nhân có học vấn) khỏi trường học. Bản thân Fukuzawa trong tự truyện “Phúc ông tự truyện” đã bày tỏ sự kinh ngạc trước hành động này và tỏ ra “không hiểu tại sao?”.
.
Vậy thì, động lực nào đã làm cho nước Nhật thành công?
Sự thành công của nước Nhật là do nhiều yếu tố. Có yếu tố thuộc về thời thế, có yếu tố thuộc về vị trí địa lý. Nhưng yếu tố nổi bật và ngày càng được các học giả nghiên cứu về sau nhấn mạnh chính là nội lực của nước Nhật trước và trong cuộc cải cách Minh trị ở nhiều phương diện.
Đó là gần 300 năm hòa bình dưới thời kì mạc phủ Edo (1603-1867) đã tạo ra một nền tảng kinh tế công thương khá cơ bản.
Đó là văn hóa đô thị được nuôi dưỡng và phát triển mạnh.
Đó là ảnh hưởng của tư tưởng Vương Dương Minh.
Đó là nhờ cửa ngõ thông thương Nagasaki đã mở ra một con mắt để Nhật Bản nhìn vào thế giới.
Đó cũng là văn hóa võ sĩ với lối tư duy thực dụng, kĩ trị gắn bó với thực tiễn và coi trọng thực tiễn.
Đó cũng là những hệ quả khách quan của chế độ phong kiến tán quyền làm cho người cao quý và người có quyền lực không trùng khớp hoàn toàn.
Các yếu tố trên giúp hạn chế được tâm lý hoảng sợ quyền lực tuyệt đối và chủ nghĩa đầu hàng mang đậm màu sắc định mệnh vốn phổ biến ở dân chúng các nước phương Đông khác.
Tuy nhiên, cần phải đặc biệt kể đến yếu tố này: sự phổ biến và lớn mạnh của văn hóa đọc. Ngay trong thời Edo (1603-1867), Nhật Bản đã có tỉ lệ dân chúng biết đọc biết viết khá cao. Hệ thống trường học tư, trường học của phiên, các lớp học trong chùa cùng cuộc sống đầy tính thực dụng cần tới đọc, viết, tính toán đã thúc đẩy tạo nên điều đó. Nhìn chung trong thời Edo các nhà nghiên cứu người Nhật và cả người nước ngoài đều cho rằng có ít nhất 40-50% dân số Nhật biết chữ. Tỉ lệ số người biết chữ ở các đô thị lớn có thể còn cao hơn nữa. Công nghệ in đã có bước phát triển vượt bậc và việc in sách, bán sách đã trở thành một ngành thương mại.
Sách vở và đọc sách bùng nổ cũng gắn liền với sự tăng tiến của học thuật. Cuối thời Edo các ngành như Quốc học, Lan học (Hà Lan Học), Dương học đã phát triển mạnh với nhiều học giả tên tuổi tạo ra số lượng trước tác khổng lồ. Điều này giải thích lý do tại sao người Nhật có thể học hỏi phương Tây nhanh chóng khi cải cách, mở cửa. Những cuốn sách bán chạy thời Minh trị như “Khuyến học”, “Tây Dương sự tình”, “Bàn về tự do”… đã in và bán được hàng triệu bản là vì thế.
Dân chúng biết đọc, ham đọc, có thói quen đọc, sách vở được in ra và bán rộng rãi, dễ dàng là một điều kiện tuyệt vời để truyền bá văn minh, thức tỉnh quốc dân và thay đổi các thói quen tư duy, lề lối cũ.
Nếu không có điều kiện đó nước Nhật chưa chắc đã thành công trong thời Minh Trị cho dù bộ phận tinh hoa và nắm giữ quyền lực chính trị khi đó có “anh minh, sáng suốt” thế nào đi chăng nữa.
Chúng ta cũng đừng quên một chi tiết quan trọng, trong một lần công cán cho chính quyền Mạc phủ Tokugawa ở châu Âu, Fukuzawa Yukichi đã từng trò chuyện với một học giả người Trung Quốc. Khi người này hỏi rằng ở Nhật Bản khi đó có khoảng bao nhiêu người “đọc được chữ viết ngang” (chỉ chữ viết trong ngôn ngữ của Âu-Mĩ như tiếng Anh, Pháp, Hà Lan…). Fukuzawa đã nhẩm tính và đáp “có khoảng 500 người”. Trong khi đó học giả Trung Quốc kia tiết lộ ở Trung Quốc rộng mênh mông cùng lắm là có 50 người có khả năng ấy.
Hai con số đó trong tỉ lệ tương ứng với chiều dài lịch sử, quy mô diện tích và dân số cũng như số phận hai dân tộc sau đó mấy mươi năm nói lên rất nhiều điều đáng để chúng ta suy ngẫm.
Cơ hội chỉ đem đến thành công khi người ta có sự chuẩn bị về nội lực. Nhật Bản cận đại là một ví dụ sinh động cho điều đó.
Liên hệ với lịch sử cận đại Việt Nam, chúng ta sẽ thấy, so với người Nhật, chúng ta cũng chẳng thiếu anh hùng, chẳng thiếu những người thức giả thiết tha với vận mệnh dân tộc. Dân tộc chúng ta cũng có thừa lòng quả cảm.
Nhưng yếu điểm gần như là định mệnh của chúng ta là những tư tưởng, những giá trị tốt đẹp chỉ có thể truyền bá xoay vòng trong một vòng tròn nhỏ hẹp bao gồm một số lượng cá nhân nhỏ bé sống nơi đô thị lớn.
Truyền thống khoa cử, thói quen học kiểu tầm chương trích cú, học để làm quan và chỉ có một nhóm nhỏ được đến trường, được đi học (50% dân số là phụ nữ bị gạt bên lề, chỉ khoảng vài phần trăm dân số đọc được chữ Hán) đã làm yếu đi nội lực.
Cho nên khi cần cổ vũ để thay đổi thói quen sinh hoạt, thay đổi tư duy, thay đổi giá trị quan, học hỏi nước ngoài, những người tiên phong đã gặp khó khi lan truyền nó vào đại chúng? Dùng phương tiện nào đây khi hơn 90% dân số mù chữ. Một số khác thì tuy biết chữ nhưng chỉ có thể đọc được chữ Hán mà khi đó chữ Hán đã dần mất đi vị thế và không còn đắc dụng nhất là trong công việc truyền đạt các giá trị văn minh đến từ phương Tây? Đấy là khó khăn cao ngang trời mà các trí thức thức thời, thiết tha với vận mệnh dân tộc ta đối mặt vào những thập kỉ đầu của thế kỉ XX.
Truyền bá học thuật bằng con đường truyền miệng hay văn chương bình dân là một con đường đi vào ngõ cụt.
Không phải ngẫu nhiên mà các cụ Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Châu Trinh… và nhiều cụ khác nữa kêu lên thống thiết và giục giã người dân Việt Nam phải khẩn cấp học chữ quốc ngữ, kêu gọi học giới phải quốc ngữ hóa thành tựu văn minh phương Tây để truyền bá.
Các cụ làm thế vì ở nhiều mức độ khác nhau các cụ đã nhận ra điểm yếu “chết người” của dân tộc-mù chữ và không đọc sách.
Vì thế không phải ngẫu nhiên cụ Phạm Quỳnh trong một bài diễn thuyết trước các sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Đông Dương (1920) khóa I đã dứt khoát kêu gọi họ trở thành người “Độc thư quân tử” (người quân tử đọc sách) và sự nghiệp của họ là “Độc thư cứu quốc) (Đọc sách cứu nước).
Đấy là một công việc khẩn thiết kéo dài cho tới tận ngày nay.
Ngày nay, tỉ lệ người Việt Nam biết chữ rất cao, quốc tế cũng ngạc nhiên và thán phục điều này. Nhưng biết chữ và đọc sách trong rất nhiều trường hợp không trùng khớp với nhau. Có rất nhiều người biết chữ nhưng không đọc sách, thậm chí không đọc bất cứ gì ngoài phiếu ghi số đề và …sổ nợ.
Đấy là một điều đáng lo.
Những người Việt Nam sống trong hiện tại, phải chinh phục cho được hạn chế chết người mà lịch sử để lại này.
Mỗi người dân phải tích cực đọc sách để “cứu quốc”-nghĩa là kiến tạo đất nước một văn minh và có vị trí xứng đáng trên vũ đài thế giới.
.
Đấy là xét ý nghĩa của việc đọc sách ở phương diện quốc gia.
Còn xét ở phương diện cá nhân thì sao?
Kể từ khi phong trào văn hóa phục hưng, triết học khai sáng dấy lên ở châu Âu và các cuộc cách mạng công dân dồn dập nổ ra ở Anh, Pháp, Mĩ thiết lập nên các nền quân chủ lập hiến hoặc cộng hòa, các học giả và sau đó là cả dân chúng đều ngày một thừa nhận rộng rãi và sâu sắc vai trò của cá nhân-công dân trong kiến tạo xã hội.
Thông qua sự tiến bộ của cá nhân để đạt được sự tiến bộ về xã hội là một mệnh đề ngày càng được thực tiễn lịch sử chứng minh là đúng dắn và có sức hấp dẫn.
Khi hiểu như vậy, ta sẽ thấy để kiến tạo một quốc gia, một cộng đồng văn minh không thể nào không dựa trên nền tảng văn hóa đọc với trụ cột là thói quen, năng lực đọc sách của từng cá nhân, từng công dân.
Vậy thì, xét ở góc độ con người cá nhân, đọc sách đem lại ích lợi gì cho họ?
Nếu hỏi 1000 người mê đọc sách và đọc sách như một thói quen hàng ngày, họ sẽ sôi nổi kể cho chúng ta cả 1001 điều ích lợi có được nhờ đọc sách.
Ở đây, tôi chỉ xin liệt kê sơ sài một vài lợi ích dễ thấy nhất.
.
Đọc sách là trải nghiệm đầu đời quan trọng và đầy ý nghĩa
Nếu để ý chúng ta sẽ thấy trong tiểu sử viết về những nhà văn, nhà thơ, các nhà khoa học hay các vĩ nhân (và thậm chí ở thái cực khác là những tên tội phạm tàn bạo khét tiếng), các nhà viết tiểu sử thường dành một dung lượng tương đối để mô tả tuổi thơ của các nhân vật đó. Ở đó đương nhiên không thiếu các chi tiết như họ đã có tuổi thơ thế nào, học ở đâu, tiếp nhận nền giáo dục thế nào và…đọc những sách gì.
Chưa cần đến khoa học, chỉ cần bằng trải nghiệm cá nhân của mình, chúng ta cũng sẽ nhận thấy những gì làm chúng ta nhớ nhất và không thể nào quên thường là những món ăn, những kỉ niệm thời thơ ấu. Đấy là những thứ càng có tuổi chúng ta càng nhớ rõ. Cùng thời gian và tuổi tác, chúng sẽ hiện lên trong đầu óc chúng ta như một bộ phim quay chậm. Chúng cũng trở lại sinh động khi chúng ta có con và nhìn vào sự lớn lên của con mỗi ngày.
Và nữa, ở những giây phút nào chúng ta buồn khổ, cay đắng và thất vọng nhất, chắc chắn chúng ta cũng sẽ lại hồi tưởng lại quãng thời gian tuổi thơ còn ở trong vòng tay của cha mẹ. Khi ấy những người may mắn, những người bước qua được sự tuyệt vọng khôn cùng thường là những người có kí ức tuổi thơ đẹp đẽ.
Như thế những trải nghiệm đầu đời hiển nhiên vô cùng quan trọng.
Nếu một đứa trẻ ngay từ khi sinh ra đã được tiếp xúc với sách trong niềm vui chắc chắn đứa trẻ ấy sẽ có ấn tượng tốt với sách và trở thành người yêu sách.
Ở chuyện này, tôi có một trải nghiệm cá nhân đáng nhớ.
Tôi có con trai đầu lòng khi đang học ở Nhật Bản. Khi con trai tròn 3 tháng tuổi, tòa thị chính gửi giấy gọi đi khám sức khỏe định kì tại trung tâm y tế ở gần nhà. Khi đến nơi ngoài bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khám, tư vấn, tôi vô cùng nhạc nhiên khi thấy có cả nhân viên của thư viện thành phố đến tư vấn cho vợ chồng tôi về việc đọc sách cho con nghe. Nhân viên này cũng thay mặt thành phố tặng cho con trai tôi một cuốn sách ehon (sách tranh) và tập tài liệu hướng dẫn thủ tục sử dụng các dịch vụ của thư viện thành phố nơi tôi đang sống.
Tôi, cho dù là một người mê đọc sách từ nhỏ, vô cùng ngạc nhiên. Lúc đó, tôi thoáng có chút nghi ngờ “trẻ con chưa biết chữ thì đọc sách kiểu gì? con mới ba tháng thôi mà?”. Nhưng sau đó sau khi đọc sách cho con nghe theo hướng dẫn một thời gian, tôi kinh ngạc nhận ra, không phải cứ biết chữ trẻ mới đọc được sách. Cha mẹ, người lớn có thể đọc sách cho trẻ nghe.
Và đó quả thực là một công việc tuyệt vời!
Nhờ đọc sách cho con nghe từ nhỏ cha mẹ vừa thiết lập được cây cầu để kết nối tình yêu thương vừa truyền đến cho con cả những rung động sâu xa được biểu đạt bằng tiếng mẹ đẻ.
Cho dù là ba tháng, bốn tháng, hay năm tháng tuổi, mỗi khi vợ chồng chúng tôi cầm cuốn sách và đọc cho con nghe, mắt cháu lại lấp lánh niềm vui đầy hứng khởi. Và bây giờ khi gần 4 tuổi, cháu đã trở thành một đứa trẻ mê đọc (nghe đọc) dù chưa biết chữ. Cháu có thể trầm lặng ngồi lật giở từng trang sách một mình để đọc theo kiểu của riêng mình. Hoặc là đọc trong yên lặng, hoặc tự bịa ra lời. Cháu cũng có thể ngồi yên để nghe bố đọc những cuốn sách dài cả trăm trang đầy chăm chú và tập trung. Với đứa con thứ hai, vơ chồng tôi cũng làm như thế và thật đáng kinh ngạc, chuyện tương tự lại xảy ra.
Cháu cũng mê sách như anh trai mình.
Hóa ra để trẻ thích đọc sách nếu cha mẹ đọc sách cho con nghe từ sớm và làm đúng cách, chuyện đó không có gì là quá khó.
Cuốn sách đầu đời con trai tôi đọc ở Nhật đã trở thành cuốn sách cháu thích nhất. Khi cháu hơn hai tuổi và nhà tôi sắp về Việt Nam, vợ chồng tôi đưa cháu đến thư viện trẻ em thành phố chơi. Vợ chồng tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy cháu tìm được cuốn sách đầu đời cháu đã được tặng và đọc cho đến khi sáu tháng tuổi. Để thử xem có phải cháu thật sự nhớ cuốn sách đó, hôm sau tôi lại đưa cháu đến và vào trước giấu cuốn sách đó đi chỗ khác. Cháu chạy khắp nơi tìm và cuối cùng lại mang ra cuốn sách đó yêu cầu bố đọc. Hóa ra hình ảnh và nội dung của cuốn ehon đó đã hằn rất sâu trong tâm trí cậu bé. Về sau, khi về Việt Nam, vợ tôi tặng cuốn sách này cho con của em gái nhưng khi sang nhà ông ngoại chơi, nhìn thấy cuốn sách ở đó, cháu lại khóc và kiên quyết…đòi về.
Một cuốn sách giản đơn chỉ có khoảng 10 trang, mỗi trang là một bức vẽ diễn tả tiếng gió thổi, gà gáy, xe ô tô chạy, chiếc kèn kêu…mà trở nên vô cùng hấp dẫn.
Tìm thông tin trên mạng tôi được biết cuốn sách này nằm trong danh sách các cuốn sách tranh kinh điển của Nhật đã bán được hàng triệu bản.
Con tôi đã được tặng sách vì ở Nhật Bản khi đó có chương trình tặng sách cho tất cả trẻ em khi ra đời. Đây là chương trình cấp quốc gia của Nhật có tên là “book start” và nó được thực hiện liên tục từ năm 2000 đến nay. Ở Nhật có hẳn một tổ chức NPO chuyên trách công việc tặng sách, hướng dẫn đọc sách cho tất cả các trẻ em chào đời ở Nhật Bản đặc trách chương trình này.
Tôi hi vọng, đến một lúc nào đó, mỗi đứa trẻ ở Việt Nam khi ra đời cũng sẽ có cơ hội được nhận một cuốn sách đẹp và thú vị như thế.
Như vậy có thể thấy, đọc sách cũng có thể coi là một hoạt động quan trọng trong giáo dục gia đình, là điểm kết nối giữa bố mẹ và con cái. Đấy là điểm khởi đầu rất quan trọng của giáo dục gia đình mà nói theo cách của Bộ giáo dục văn hóa, thể thao, khoa học và công nghệ Nhật Bản thì “giáo dục gia đình là xuất phát điểm của tất cả giáo dục”.
.
Đọc sách chính là học
Trong quá trình dạy học, nghiên cứu, tiến hành các hoạt động khuyến đọc tôi nhận được rất nhiều lời tâm sự đau khổ từ phía học sinh. Học sinh nói rằng nhiều người từ thầy cô đến bố mẹ không muốn các em đọc sách vì sợ các em “phân tán tư tưởng”, “không tập trung vào việc học”…. Nhiều thầy cô, cha mẹ còn cấm luôn việc đọc sách của con. Nhiều trường có thư viện, phòng đọc nhưng sách vở nghèo nàn thậm chí có sách nhưng khóa cửa không cho học sinh vào đọc.
Cha mẹ, thầy cô có lý do để lo lắng như trên vì cuộc chiến thi cử ở Việt Nam chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Tuy nhiên mục đích cuối cùng của việc học không phải là thi đỗ hay giành được bằng cấp nào đó. Hai việc đó là vô nghĩa nếu như người học, người có bằng cấp cuối cùng không thể sống hạnh phúc trong tư cách là một con người độc lập. Sự độc lập của cá nhân trong xã hội không thể được hình thành một cách giản đơn như logic mà những cha mẹ, thầy cô trên thường nghĩ: “học tri thức giáo khoa-làm bài tập-luyện thi-thi đỗ-vào đại học-tốt nghiệp-đi làm-có thu nhập cao-sống hạnh phúc”.
Đường đời hoàn toàn không giống như trang giấy. Con người, cho dù là người đơn giản nhất, cũng là một sinh vật vô cùng phức tạp chứ không phải là cái máy được lập trình và chạy theo một quy trình tuần tự định trước.
Học theo công thức truyền đạt-tiếp nhận các tri thức giáo khoa để phục vụ việc thi cho dù đem lại thành công trước mắt nhưng không đảm bảo sự thành công lâu dài. Đơn giản vì để sống như một người bình thường và có thể lao động, sáng tạo con người cá nhân sẽ cần đến nhiều thứ.
Đó là khả năng tập trung.
Đó là lòng nhẫn nại
Là tinh thần và kĩ năng hợp tác
Là khả năng lý giải và đồng cảm với những người đối diện và ở xung quanh…
Những thứ đó rất khó có thể hình thành thông qua việc chỉ học các môn giáo khoa thuần túy hay luyện đi luyện lại các bài tập toán, các bài văn mẫu. Chúng chỉ có thể hình thành thông qua sự bồi đắp văn hóa nói chung bằng đọc sách, trải nghiệm đời sống và tương tác đa dạng qua sinh hoạt phong phú hàng ngày.
Chính vì vậy, cần phải hiểu HỌC là một quá trình phong phú, rộng lớn và nhắm đến mục tiêu sâu xa là sự phát triển ngày một hoàn thiện của cá nhân hơn là đạt được những mục tiêu ngắn hạn về tri thức cho dù trên bước đường nào đó, những thứ đó là không tránh khỏi và cần thiết.
Khi quan niệm thoải mái và bao dung về việc học như vậy, một cách tự nhiên ta sẽ thấy đọc chính là học. Một sự học tự nhiên, thường xuyên. Một sự học vừa nhẹ nhàng vừa sâu sắc. Một sự học vừa thâm trầm sâu lắng, vừa dữ dội với sự tập trung của tất cả nội tâm.
Đọc sẽ là cách học vô cùng tự do và dân chủ. Khi học như thế người ta có thể học ở bất cứ đâu, ở bất cứ khi nào người đó muốn. Khi đọc sách người ta cũng có thể lang thang khắp các miền tri thức không hề có giới hạn. Người ta có thể đối diện và trò chuyện, chất vấn bất cứ nhà hiền triết, nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học nào trên thế giới về ý tưởng, công trình của họ mà không hề có bức tường lễ nghi hay quyền uy nào ngăn cản.
Người ta cũng không phải dừng lại chờ một ai đó vì họ đi chậm hơn cũng không phải nén lòng tò mò hay dừng bước vì chương trình chưa tới. Người ta có thể thoải mái đi trên con đường tìm kiếm chân lý bằng đôi chân trí tuệ của mình, với tốc độ của mình và hướng theo mục tiêu của mình…
Đấy là cách học tự do.
Mà tự do luôn là thứ hấp dẫn con người. Đấy là lý do tại sao có nhiều cá nhân cảm thấy buồn chán ở trường học, từ chối đến trường nhưng lại say mê đọc, tìm tòi và có nhiều phát minh, cống hiến cho nhân loại.
Bởi thế, khi thấy học sinh, trẻ em ham đọc, cha mẹ, thầy cô thay vì ngăn cản hay làm ngơ hãy biết cách động viên, trợ giúp và hướng dẫn cần thiết. Hãy lấy việc đọc của trẻ làm trung tâm để mở rộng thế giới của trẻ và dẫn dắt trẻ vào thế giới của tri thức. Đấy là cách chúng ta đưa trẻ tìm đến với con đường tìm kiếm chân lý rộng mênh mông, xa xôi mà đầy hứng khởi.
.
Đọc cũng hỗ trợ tốt cho việc lựa chọn nghề nghiệp và nâng cao trình độ nghề nghiệp
Muốn có được cuộc sống hạnh phúc của con người và được người khác kính trọng, xã hội thừa nhận, hiển nhiên cá nhân con người trong xã hội ngày nay phải có được địa vị độc lập về tài chính. Sự độc lập về tài chính đó, lý tưởng nhất và thường thấy nhất, phải đến từ lao động nghề nghiệp. Vì vậy, lớn lên con mình sẽ làm nghề gì-là mối ưu tư thường trực của cha mẹ. Các giáo viên tận tâm với nghề khi dạy phổ thông cũng sẽ liên tục đặt ra câu hỏi đó.
Tuy nhiên, thực tế mấy chục năm qua cho chúng ta thấy, học sinh của chúng ta, thanh niên của nước ta đã không có sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp về nghề nghiệp. Rất nhiều người lựa chọn nghề nghiệp sai. Câu ca dân gian “nhất y nhì dược, tạm được bách khoa, bỏ qua sư phạm”, hay “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm” đã phản ánh một thực tế khá cay đắng và phũ phàng. Chọn nghề đã luôn được giản lược hóa đến đơn giản, vụng dại và vụ lợi sống sượng như thế.
Người ta ép thanh niên phải lựa chọn nghề thuần túy dựa vào lợi ích kinh tế mà ngành nghề đó có khả năng mang lại mà không hề tính toán đến khả năng của bản thân, thiên hướng của bản thân cũng như các yếu tố thuộc về giá trị của nghề nghiệp mang lại cho xã hội. Hệ quả tất yếu của nó là sau khi học xong, sinh viên thất nghiệp. Rất nhiều người đi làm cho đến khi về hưu mà vẫn không có được cảm giác thỏa mãn về nghề nghiệp mà bản thân đã trọn đời chung sống.
Nhiều người chuyển sang làm công việc không được đào tạo ngay sau khi tốt nghiệp hoặc sau khi đi làm chỉ một, hai năm vì nhận ra mình không hợp với nghề mình đã học. KHÔNG HẠNH PHÚC VỚI NGHỀ MÌNH ĐANG LÀM xét ở góc độ nhân sinh cũng khổ đau như là thất nghiệp.
Có nhiều lý do dẫn tới chuyện bên trên nhưng một trong những lý do đó là cả người lớn và trẻ em ít được đọc sách để mở rộng tầm hiểu biết về xã hội, về các nghề nghiệp trong xã hội.
Hiểu biết giúp thúc đẩy thay đổi tư duy, hình thành nên quan điểm giá trị đúng đắn. Khi có giá trị quan đúng đắn để soi chiếu xã hội và bản thân, trẻ em, thanh niên sẽ tự tìm thấy con đường đi của mình. Các em sẽ mạnh dạn lựa chọn được lĩnh vực, nghề nghiệp mà các em muốn học hỏi và theo đuổi. Khi đọc sách các em cũng sẽ gặp được những người thành công trong các lĩnh vực mà các em mơ ước, biến họ thành thần tượng để rồi tạo ra trong mình nguồn năng lượng để theo đuổi đam mê.
Mặt khác, chúng ta phải hiểu rằng trường học cho dù ngày càng gần gũi hơn với xã hội và sản xuất nhưng không thể mô phỏng hoàn toàn đời sống sản xuất. Do vậy, cho dù là học từ ngôi trường tuyệt vời nhất trên thế giới, không gì đảm bảo rằng người sinh viên sau khi tốt nghiệp trường đó có thể trở thành một ngươi thợ, một kĩ sư, một nhân viên tuyệt vời ngay. Vì vậy, sau khi ra trường, đi làm việc học hỏi để nâng cao trình độ, kĩ năng nghề nghiệp là chuyện tất yếu. Có nhiều cách để làm việc đó như tham gia khóa đào tạo của công ty, tiếp tục học lên sau đại học vào buổi tối, tham gia chương trình đào tạo của chuyên gia… Trong đó có một cách mà những người thợ, kĩ sư, nhân viên ở các nước tiên tiến thường xuyên làm là đọc sách và tự học. Vì vậy chuyện công sở, nhà máy, công ty của nước ngoài có thư viện, tủ sách là điều dễ hiểu.
Bản thân tôi khi bắt đầu làm công việc thông dịch cho một nghiệp đoàn ở Nhật chuyên cung cấp lao động người Việt cho các doanh nghiệp cơ khí đã vô cùng lo lắng khi phải dịch các thuật ngữ chuyên ngành và các nội dung liên quan tới kĩ thuật cơ khí, tự động hóa. Tuy nhiên, ông giám đốc của nghiệp đoàn đã động viên và tạo điều kiện cho tôi đọc tài liệu trong suốt một tháng trời, mỗi ngày 5 tiếng. Ông trả lương cho tôi ngồi đọc sách trong suốt thời gian đó vì thế mà công việc sau này trôi chảy và tôi có sự tự tin hơn.
Vì vậy, khi làm nghề, chúng ta đừng bao giờ quên đọc sách để mài sắc kĩ năng nghề nghiệp và trình độ của bản thân trong nghề đó. Và tất nhiên, tình yêu nghề chỉ thực sự có và đến khi chúng ta hiểu sâu sắc về nghề mình đang làm-cả vinh quang và cay đắng. Nghề giáo là một nghề như thế.
.
Đọc để sống… người hơn
Như đã từng nói trước đó, con người so với các động vật khác có rất nhiều điểm khác biệt. Ở đây, tôi xin nhấn mạnh vài điểm khác biệt chủ yếu như: con người có cảm xúc mạnh mẽ, tinh tế và phong phú, có tư duy sâu sắc và đặc biệt là có tính xã hội cao.
Trong thời đại trí tuệ ngày càng trở thành động lực trực tiếp dẫn dắt, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội, Robot-trí tuệ nhân tạo đang thay thế công việc của con người trong nhiều lĩnh vực.
Tuy nhiên, để Robot có cảm xúc, tình cảm phong phú như con người vẫn một điều gần như không thể.
Điều đó nói lên giá trị của con người. Cảm xúc phong phú, tinh tế, tình cảm sâu xa là một tiêu chuẩn nói lên tính người. Không phải ngẫu nhiên mà một trong những mục tiêu cơ bản của nhiều nền giáo dục là hình thành nên “tâm hồn phong phú” ở trẻ em. Để có tâm hồn phong phú, con người cần phải được giáo dục. Đọc sách là một phương thức nằm trong đó. Đọc sách, nhất là những cuốn sách về văn chương sẽ giúp trẻ sớm có được những rung cảm tinh tế nhất, nhân văn nhất. Ở đây ngôn ngữ, sách, tình cảm sâu xa và cảm xúc tinh tế dường như có mối quan hệ rất khó tách rời.
Câu chuyện về nhà văn Nguyễn Thanh Việt tôi kể dưới đây là một ví dụ. Ông là người Việt có quốc tịch Mĩ, được giải Pulitzer (2016) và đang sống ở Mĩ. Cho dù lớn lên ở Mĩ, nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ, ông luôn bị người khác nói rằng ông là người Việt và ông cũng cảm thấy ông là người Việt. Ông giải thích lý do đó trong một video đưa lên mạng thông qua một câu chuyện đã xảy ra với ông. Một lần ông đứng trong tiệm bách hóa và có nghe thấy một người đàn ông thuộc tầng lớp lao động, có dáng vẻ thô kệch đang gọi điện thoại bằng tiếng Việt. Nhà văn nghe thấy ông này nói với ai đó ở đầu dây bên kia “Ba đây, con ăn cơm chưa?”. Chỉ thế thôi, một câu rất đơn giản mà ông bảo nếu dịch ra tiếng Anh nó rất vô nghĩa, nhưng ông thú nhận nghe xong ông trào nước mắt vì “với tôi nó là tất cả”.
Tôi nghĩ ông đúng, vì tôi cũng từng ở nước ngoài 8 năm và sống cùng phòng với người Nhật ngay từ ngày đầu tiên tới Nhật Bản. Đằng sau hay ở trong ngôn ngữ là văn hóa, là kỉ niệm, là kí ức, là hạnh phúc và cả khổ đau. Tiếng nói của cha mẹ nhà văn là tiếng Việt và nhà văn xúc động vì với người Việt “Con ăn cơm chưa” là câu nói chứa đầy sự quan tâm và yêu thương.
Ở đây, tôi muốn kể thêm một câu chuyện riêng của bản thân gia đình tôi. Vợ tôi có bầu và đẻ con trai đầu lòng ở Nhật. Trong 5 ngày đầu tiên kể từ lúc sinh, vợ tôi ở trong viện một mình vì bệnh viện có điều kiện chăm sóc tốt và họ cũng không muốn người thân vào ở cùng vì hạn chế tiếp xúc bên ngoài dễ lây bệnh cho trẻ ở cùng. Trong đêm hôm khuya khắt, khi con giật mình thức giấc khóc, vợ tôi ru:
“Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào xin hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con”
Về sau này mỗi khi tôi ru con bằng bài ru ấy vợ tôi lại chảy nước mắt bảo “Anh làm em nhớ những ở trong viện”. Trước kia, khi còn nhỏ bố mẹ tôi cũng thường hay ru tôi bằng truyện Kiều hay ca dao như thế. Và giờ chúng tôi cũng ru con hàng ngày.
Tôi nghĩ những bài ca dao, những bài thơ được lưu truyền, được in thành sách được thử thách theo thời gian sẽ là một phương tiện hay và đầy ý nghĩa trong việc nuôi dưỡng cảm xúc của trẻ em. Có được cảm xúc phong phú và tinh tế con người sẽ biết khắc kỉ bản thân, biết tự chế để khỏi nhúng tay vào tội ác, có thêm sức mạnh để sống là mình trước cuộc đời nhiều thử thách và cám dỗ.
Ở góc độ con người, đọc cũng giúp con người luôn đào sâu suy nghĩ. Tư duy của con người là một đặc ân của tạo hóa. Nhưng nếu để tự nhiên, tư duy đó sẽ không thực sự phát huy được giá trị. Nó cần được mài sắc thường xuyên. Một trong những cách mài sắc hiệu quả là đọc sách. Khi đọc sách, đương nhiên người ta sẽ phải suy nghĩ vì ở trong sách người đọc sẽ bắt gặp vô vàn điều mới lạ, những thứ bí ẩn, những câu hỏi đang cần lời giải đáp và những kiến giải, bình luận khác với ý nghĩ của bản thân. Một cách tự nhiên, con người sẽ dùng trí tưởng tượng để đuổi theo thế giới trong trang sách, lý giải nó bằng cách riêng của mình, đặt ra những nghi vấn và tìm cách giải đáp thỏa mãn các nghi vấn ấy. Và cứ như thế, từng ngày, từng ngày, các mạch thần kinh trong não bộ nhiều lên, giúp con người trở nên thông minh hơn, nhanh nhạy hơn và quen với thao tác sáng tạo. Khi gặp các vấn đề cần phải giải quyết trong đời sống học thuật hay thực tiễn, bộ não ấy sẽ tìm kiếm được thông tin cần thiết nhanh hơn, xử lý nhanh hơn, hợp lý hơn, sắp xếp sáng tạo hơn để tìm ra phương án hiệu quả.
Đọc sách cũng giúp cho con người có tinh thần trách nhiệm hơn đối với cộng đồng và xã hội. Con người về bản chất chỉ có thể thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu của mình trong xã hội. Hãy thử tưởng tượng một con người có sức khỏe tốt, có học thức, và giàu có, nhưng lại sống trong một tòa lâu đài bơ vơ, xung quanh không có một ai hay nếu có cũng không có mối liên hệ tương tác nào đáng kể liệu rằng đời sống của anh ta có hạnh phúc không?
Trong hối hả của cuộc sống thường ngày, chúng ta thường quên đi mệnh đề đó. Chúng ta quên mất một điều giản dị rằng thực chất chúng ta chỉ có thể thỏa mãn được tốt nhất các nhu cầu của bản thân để có cuộc sống hạnh phúc trong xã hội. Mà xã hội lại là một thực thể được tạo thành bởi các mối quan hệ chăng chịt đầy trách nhiệm. Nếu các cá nhân sống trong xã hội đó vô cảm với xã hội chỉ chạy theo các lợi ích thuần túy của bản thân thì đấy sẽ là cách mà chúng ta tước bỏ đi hạnh phúc hay đúng hơn là phá hủy nền tảng nâng đỡ hạnh phúc của chính mình. Một ngôi nhà kín cổng cao tường đến mấy cũng không đủ để giữ cho chúng ta và con cái chúng ta an toàn và sống trong bình yên. Vì thế, việc chúng ta trân trọng những người cống hiến cho xã hội và tự bản thân chủ động góp phần làm cho xã hội tốt hơn là một cách để chúng ta sống hạnh phúc và kiến tạo hạnh phúc.
Để làm điều đó, chúng ta cần can đảm, mà trước hết là can đảm để thắng chính mình. Muốn thế, chúng ta phải có hiểu biết và triết lý nhân sinh. Tìm kiếm những thứ đó ở đâu nếu như không phải từ sách vở và trải nghiệm đời sống hàng ngày? Đọc sách chúng ta sẽ thấy ở đó những khổ đau, trăn trở của nhiều người cũng như tấm lòng cao cả của nhiều người khác. Vượt qua thói tục tầm thường, họ đã sống thực sự như một con người và sẽ truyền cho ta cảm hứng để sống một cuộc sống thật sự là người.
Để sống như một con người, chúng ta cũng cần phải biết giải trí để tìm kiếm niềm vui và tái tạo nguồn năng lượng. Đây là việc tưởng là dễ mà thực ra rất khó vì các cụ từng nói “nhàn cư vi bất thiện”. Nhàn rỗi vừa là cơ may để con người sống cuộc sống thực sự là người thông qua các hoạt động giải trí, sáng tạo, suy tưởng… nhưng nó cũng ẩn chứa nguy cơ phá hủy nhân tính và hủy hoại cuộc sống cá nhân, sự lành mạnh của xã hội khi con người đi vào con đường trụy lạc.
Câu nói trên của tiền nhân là một sự cảnh báo đồng thời cũng là sự mô tả một thực tế.
Trong suốt cuộc đời con người, sống đồng thời cũng sẽ là quá trình chống lại sự tha hóa cả về thể chất và tinh thần.
Muốn thế, con người phải có hiểu biết và thói quen để giải trí lành mạnh. Một trong những nội dung và cũng là mục tiêu giáo dục cho trẻ em trên thế giới là biết giải trí lành mạnh. Chẳng phải ngẫu nhiên mà trong chương trình môn Xã hội dành cho bậc tiểu học ban hành năm 1947 ở nước Nhật, bộ giáo dục nước họ lại bố trí hẳn một chủ đề có tên “chúng ta sử dụng thời gian rảnh rỗi như thế nào?” ở lớp 1.
Ở đó người ta sẽ hướng dẫn trẻ em tìm hiểu về vai trò của giải trí, thế nào là giải trí lành mạnh có lợi cho thể chất và tâm hồn, thế nào là giải trí có hại.
Đương nhiên ở đó, một trong những gợi ý được đưa ra là nên đọc sách vào thời gian rảnh rỗi. Đọc là một phương thức giải trí rất tốt để bồi bổ sức khỏe cho cả tâm hồn và thể chất. Hơn thế nữa đọc còn là cách để giải tỏa các căng thẳng do cuộc sống đem lại. Những trang sách hay, sâu sắc sẽ giúp con người lắng lại tâm hồn. Đặc biệt, như nhiều người, đặc biệt là các nhà tôn giáo, tâm lý học, triết học và bác sĩ tâm thần đã phân tích, chỉ ra đọc cũng là một cách thức hữu hiệu để đối diện với khổ đau. Khi gặp khổ dau, nếu như không đối diện, hóa giải nó rồi đi xuyên qua nó để sống đẹp hơn, mạnh mẽ hơn, nhân văn hơn con người ta sẽ gục ngã. Khi đó người ta sẽ hoặc là trụy lạc hoặc là tự kết thúc cuộc đời mình. Đấy là lý do khi cô đơn cùng cực, thất vọng cùng cực hay trong cảnh khốn cùng, chúng ta đừng quên lấy cuốn sách mình thích đọc nhất ra đọc lại hay tìm đọc cuốn sách nào đó do những người đã ở tận cùng của khổ đau viết lại.
Ở Nhật, trong trại tạm giam nọ tôi đã thấy dưới tấm biển viết dòng chữ thư pháp “Là người không thể tránh khỏi sai lầm nhưng không để sai lầm lặp lại mới chính là con người”là giá sách. Trong không gian bị tước đoạt tự do và phải đối diện với chính mình, với những gì mình đã làm, với lương tâm pháp luật-nơi thời gian trôi qua thật chậm (một ngày ở tù bằng thiên thu ở ngoài)-con người như một lẽ tự nhiên sẽ đọc sách. Và có lẽ, nhiều người đã tìm lại chính mình thông qua việc đối diện với nỗi buồn, nỗi cơ đơn và cả sự tuyệt vọng vô cùng trong những giờ phút ấy.
Bản thân tôi, mỗi lúc cô đơn hay chán nản, tôi lại đọc cuốn sách mình thích nhất hay tìm đọc những cuốn mà người khác đã viết ra trong nỗi cô đơn khôn cùng của họ. Và khi làm như thế khi gấp sách lại tôi thấy mình như được gột rửa và giải thoát.
Hà Nội, ngày 14.12.2018
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Người Việt không chỉ lười mà còn thiếu kỹ năng đọc sách
26/06/23 Nhà xuất bản Kim Đồng
Không chỉ lười đọc sách, nhiều người còn thiếu kỹ năng đọc khiến chất lượng tiếp nhận tri thức không như mong đợi.
Đa số độc giả cho rằng đọc nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào từng thể loại sách.
Đọc sách nhanh hay đọc sách chậm vẫn là một trong những tranh luận chưa có hồi kết với độc giả Việt Nam. Người thì cho rằng đọc nhanh sẽ khó đem lại kết quả tốt vì khả năng “tiêu hóa” của bộ óc có hạn. Có người thì khẳng định cần phải đọc chậm để tư duy về những điều “sách nói”.
Lười đọc sách nhưng thích đọc nhanh
Nhà nghiên cứu - dịch giả Nguyễn Quốc Vương cho hay, người Việt không chỉ bị mang tiếng lười đọc mà trong thực tế còn thiếu kỹ năng đọc - cụ thể là thích đọc nhanh.
“Ở nước ta hiện nay phong trào học ngoại ngữ khắp nơi, nhưng sức mạnh từ ngoại ngữ đem lại thì nhỏ bé. Hạn chế ấy nằm trong câu chuyện tưởng giản đơn “học ngoại ngữ để làm gì?”. Trong khoảng 100 năm tới, dịch thuật ở Việt Nam cùng văn hóa đọc sẽ vẫn là một vấn đề chìa khóa”. Nhà nghiên cứu - dịch giả Nguyên Quốc Vương
“Khi tôi viết là bao giờ Việt Nam dịch được nhiều sách hay như Nhật Bản đã từng làm trong 50 năm cuối thế kỉ 19, thì nhiều bạn lại đọc và hiểu là “sao không dịch sách từ tiếng Nhật”. Và rồi quay sang chuyện đọc thẳng từ tiếng Anh. Đọc thẳng từ nguyên tác là tốt nhất - đương nhiên, nhưng xin đừng lạc quan vì đọc thẳng từ nguyên tác là câu chuyện của một thiểu số tinh hoa”, ông Vương cho biết.
Cũng theo ông Vương, thử hình dung dân số Việt Nam là 100 triệu người, bao nhiêu người trong số đó có khả năng đọc được sách tiếng Anh - từ sách phổ thông tới sách chuyên ngành, sách khó như triết học, lịch sử, văn học?
Dù chưa có thống kê, nhưng ông Vương cho rằng không nhiều, kể cả người được học ngoại ngữ từ nhỏ. Có nhiều lý do, một là tuy học ngoại ngữ nhưng không có thói quen đọc sách, hai là động cơ học là để lấy bằng, ba là từ tâm lý và môi trường xã hội.
Thực tế này có thể thấy ở cả học sinh, sinh viên và người trưởng thành. Một số có thể đọc được nhưng không đọc. Số còn lại thì không thể đọc do năng lực ngôn ngữ và kiến thức nền tảng không đủ. Số còn lại thì không biết ngoại ngữ hoặc không được học ngoại ngữ.
Thậm chí, nhiều người dạy ngoại ngữ nhưng ít khi đọc sách ngoại văn đúng nghĩa, tức là đọc các tác phẩm lịch sử, văn hóa, văn học, triết học của người bản xứ viết bằng ngôn ngữ của họ.
Từ câu chuyện đọc sách ngoại văn đến việc đọc sách nói chung, người Việt bị xếp hạng và đánh giá ở mức thấp. Lười đọc sách nhưng lại thích đọc nhanh lại cho thấy một thói quen rất lạ ở người Việt, dù việc tranh luận đọc nhanh hay chậm có ích hơn vẫn chưa có hồi kết.
Nhiều người cho rằng, với số lượng đầu sách lớn và được xuất bản liên tục như hiện nay, đọc nhanh là một kĩ năng cần có để đọc được nhiều sách hơn, tiếp thu kiến thức từ sách nhiều hơn. Nhiều người lại khẳng định, đọc nhanh như cưỡi ngựa xem hoa, sẽ không “tiêu hóa” hết nội dung của sách, nên đọc chậm mới là chuẩn chân lý.
Đọc nhanh hay đọc chậm tưởng chừng đơn giản nhưng lại là vấn đề khá phức tạp. Câu chuyện này cũng được tranh luận nhiều trên các hội nhóm mạng xã hội. Tuy việc đọc nhanh hay chậm phụ thuộc vào thói quen tính cách mỗi người, nhưng kết quả đem lại mới là điều quan trọng nhất.
Nên đọc nhanh hay chậm?
Nhiều ý kiến khác nhau trên mạng xã hội về việc đọc sách nhanh hay chậm.
Trong diễn đàn thảo luận “Nên đọc sách nhanh hay chậm?” của Trạm Đọc - Read Station, có khá nhiều ý kiến khác nhau. Những người ủng hộ đọc nhanh cho rằng, đọc sách nhanh giúp học được nhiều hơn, thay vì một cuốn sách đọc trong 2 tuần sẽ rút ngắn thời gian 1 tuần và tuần còn lại sẽ hoàn thành một cuốn sách khác với những kiến thức mới.
Đồng thời, việc đọc sách nhanh cũng giúp người đọc tập trung hơn. Như Tony Buzan - một diễn giả hàng đầu về não bộ khẳng định: “Bộ não của bạn có thể tiếp thu một lượng thông tin khổng lồ tương đương 20.000 chữ/phút, song điều đáng buồn là đa số mọi người thường đọc với tốc độ 200 chữ/phút”.
Những người ủng hộ đọc chậm lại khẳng định việc đọc nhanh là kỹ năng dở tệ và ví đọc nhanh một cuốn sách giống tua nhanh một bộ phim, sẽ không biết các tình tiết cụ thể. Đọc không phải chỉ là việc của mắt, đọc đòi hỏi sự vận động của cả não bộ và tâm trí. Đọc cũng giống như biến tâm trí và từng câu chữ thành tri kỉ của nhau, đọc chính là sự gắn kết tinh thần với cuộc sống mà sách gửi gắm.
Nhà văn Uông Triều viết rằng: “Đọc chậm còn để suy ngẫm và tư duy. Nếu đọc quá nhanh, chỉ lướt qua, tốc độ của mắt nhanh hơn tốc độ cảm nhận và tư duy thì những gì tác giả viết ra chưa chắc người đọc đã kịp lĩnh hội hoặc lĩnh hội mơ hồ. Quá vội vã hoặc cẩu thả sẽ cho ra những thứ hời hợt, chỉ đủ để biết, còn chiều sâu thì hạn chế. Người ta đã chứng minh được rằng sự đọc bình tĩnh một văn bản sẽ có lợi về mặt tư duy, làm cho bộ não hoạt động tích cực hơn nếu so sánh với việc xem hình ảnh lướt qua…”.
Tuy nhiên, những người ủng hộ đọc nhanh lại khẳng định vẫn có thể tiếp nhận và lĩnh hội tri thức của sách. Vấn đề là đọc nhanh phải có kỹ năng, có phương pháp khoa học và phải được rèn luyện thường xuyên liên tục. Ví dụ câu viết: “Việt Nam chúng ta tiêu tốn thời gian khoảng 1 phút cho 1 trang sách” - người đọc chỉ cần chú ý đến “Việt Nam, 1 phút 1 trang sách” để tiết kiệm 1/2 thời gian.
Trong thảo luận “Nên đọc sách nhanh hay chậm?” của Trạm Đọc - Read Station, đa số độc giả cho rằng, tùy loại sách mà có thể đọc nhanh hoặc đọc chậm. Bạn Lê Anh Phương nêu quan điểm: “Tuỳ cảm nhận với mỗi cuốn sách mà cách đọc, nhịp điệu khác nhau. Có những thứ không thể đọc nhanh, có những điều đọc chậm lại mất hay”.
Bạn Thuỳ Diệu cho rằng: “Đọc nhanh hay chậm phải linh động chứ không thể cuốn nào cũng nhanh hay cuốn nào cũng chậm được. Thậm chí trong một cuốn nhưng có chương đọc rất nhanh, có chương lại đọc chậm”.
Độc giả Yu Trương lại khẳng định, việc đọc nhanh hay chậm tùy mục đích và khả năng mỗi người. Nếu mục đích thu thập kiến thức, thường đọc lướt chứ không chú ý nhiều tới ngôn từ tác giả. Tập trung vào cấu trúc để lọc ra nhanh nhất những thông tin cần thiết và chỉ đọc sâu những phần chưa hiểu.
Nguồn: Giáo Dục Thời Đại
26/06/23 Nhà xuất bản Kim Đồng
Không chỉ lười đọc sách, nhiều người còn thiếu kỹ năng đọc khiến chất lượng tiếp nhận tri thức không như mong đợi.
Đa số độc giả cho rằng đọc nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào từng thể loại sách.
Đọc sách nhanh hay đọc sách chậm vẫn là một trong những tranh luận chưa có hồi kết với độc giả Việt Nam. Người thì cho rằng đọc nhanh sẽ khó đem lại kết quả tốt vì khả năng “tiêu hóa” của bộ óc có hạn. Có người thì khẳng định cần phải đọc chậm để tư duy về những điều “sách nói”.
Lười đọc sách nhưng thích đọc nhanh
Nhà nghiên cứu - dịch giả Nguyễn Quốc Vương cho hay, người Việt không chỉ bị mang tiếng lười đọc mà trong thực tế còn thiếu kỹ năng đọc - cụ thể là thích đọc nhanh.
“Ở nước ta hiện nay phong trào học ngoại ngữ khắp nơi, nhưng sức mạnh từ ngoại ngữ đem lại thì nhỏ bé. Hạn chế ấy nằm trong câu chuyện tưởng giản đơn “học ngoại ngữ để làm gì?”. Trong khoảng 100 năm tới, dịch thuật ở Việt Nam cùng văn hóa đọc sẽ vẫn là một vấn đề chìa khóa”. Nhà nghiên cứu - dịch giả Nguyên Quốc Vương
“Khi tôi viết là bao giờ Việt Nam dịch được nhiều sách hay như Nhật Bản đã từng làm trong 50 năm cuối thế kỉ 19, thì nhiều bạn lại đọc và hiểu là “sao không dịch sách từ tiếng Nhật”. Và rồi quay sang chuyện đọc thẳng từ tiếng Anh. Đọc thẳng từ nguyên tác là tốt nhất - đương nhiên, nhưng xin đừng lạc quan vì đọc thẳng từ nguyên tác là câu chuyện của một thiểu số tinh hoa”, ông Vương cho biết.
Cũng theo ông Vương, thử hình dung dân số Việt Nam là 100 triệu người, bao nhiêu người trong số đó có khả năng đọc được sách tiếng Anh - từ sách phổ thông tới sách chuyên ngành, sách khó như triết học, lịch sử, văn học?
Dù chưa có thống kê, nhưng ông Vương cho rằng không nhiều, kể cả người được học ngoại ngữ từ nhỏ. Có nhiều lý do, một là tuy học ngoại ngữ nhưng không có thói quen đọc sách, hai là động cơ học là để lấy bằng, ba là từ tâm lý và môi trường xã hội.
Thực tế này có thể thấy ở cả học sinh, sinh viên và người trưởng thành. Một số có thể đọc được nhưng không đọc. Số còn lại thì không thể đọc do năng lực ngôn ngữ và kiến thức nền tảng không đủ. Số còn lại thì không biết ngoại ngữ hoặc không được học ngoại ngữ.
Thậm chí, nhiều người dạy ngoại ngữ nhưng ít khi đọc sách ngoại văn đúng nghĩa, tức là đọc các tác phẩm lịch sử, văn hóa, văn học, triết học của người bản xứ viết bằng ngôn ngữ của họ.
Từ câu chuyện đọc sách ngoại văn đến việc đọc sách nói chung, người Việt bị xếp hạng và đánh giá ở mức thấp. Lười đọc sách nhưng lại thích đọc nhanh lại cho thấy một thói quen rất lạ ở người Việt, dù việc tranh luận đọc nhanh hay chậm có ích hơn vẫn chưa có hồi kết.
Nhiều người cho rằng, với số lượng đầu sách lớn và được xuất bản liên tục như hiện nay, đọc nhanh là một kĩ năng cần có để đọc được nhiều sách hơn, tiếp thu kiến thức từ sách nhiều hơn. Nhiều người lại khẳng định, đọc nhanh như cưỡi ngựa xem hoa, sẽ không “tiêu hóa” hết nội dung của sách, nên đọc chậm mới là chuẩn chân lý.
Đọc nhanh hay đọc chậm tưởng chừng đơn giản nhưng lại là vấn đề khá phức tạp. Câu chuyện này cũng được tranh luận nhiều trên các hội nhóm mạng xã hội. Tuy việc đọc nhanh hay chậm phụ thuộc vào thói quen tính cách mỗi người, nhưng kết quả đem lại mới là điều quan trọng nhất.
Nên đọc nhanh hay chậm?
Nhiều ý kiến khác nhau trên mạng xã hội về việc đọc sách nhanh hay chậm.
Trong diễn đàn thảo luận “Nên đọc sách nhanh hay chậm?” của Trạm Đọc - Read Station, có khá nhiều ý kiến khác nhau. Những người ủng hộ đọc nhanh cho rằng, đọc sách nhanh giúp học được nhiều hơn, thay vì một cuốn sách đọc trong 2 tuần sẽ rút ngắn thời gian 1 tuần và tuần còn lại sẽ hoàn thành một cuốn sách khác với những kiến thức mới.
Đồng thời, việc đọc sách nhanh cũng giúp người đọc tập trung hơn. Như Tony Buzan - một diễn giả hàng đầu về não bộ khẳng định: “Bộ não của bạn có thể tiếp thu một lượng thông tin khổng lồ tương đương 20.000 chữ/phút, song điều đáng buồn là đa số mọi người thường đọc với tốc độ 200 chữ/phút”.
Những người ủng hộ đọc chậm lại khẳng định việc đọc nhanh là kỹ năng dở tệ và ví đọc nhanh một cuốn sách giống tua nhanh một bộ phim, sẽ không biết các tình tiết cụ thể. Đọc không phải chỉ là việc của mắt, đọc đòi hỏi sự vận động của cả não bộ và tâm trí. Đọc cũng giống như biến tâm trí và từng câu chữ thành tri kỉ của nhau, đọc chính là sự gắn kết tinh thần với cuộc sống mà sách gửi gắm.
Nhà văn Uông Triều viết rằng: “Đọc chậm còn để suy ngẫm và tư duy. Nếu đọc quá nhanh, chỉ lướt qua, tốc độ của mắt nhanh hơn tốc độ cảm nhận và tư duy thì những gì tác giả viết ra chưa chắc người đọc đã kịp lĩnh hội hoặc lĩnh hội mơ hồ. Quá vội vã hoặc cẩu thả sẽ cho ra những thứ hời hợt, chỉ đủ để biết, còn chiều sâu thì hạn chế. Người ta đã chứng minh được rằng sự đọc bình tĩnh một văn bản sẽ có lợi về mặt tư duy, làm cho bộ não hoạt động tích cực hơn nếu so sánh với việc xem hình ảnh lướt qua…”.
Tuy nhiên, những người ủng hộ đọc nhanh lại khẳng định vẫn có thể tiếp nhận và lĩnh hội tri thức của sách. Vấn đề là đọc nhanh phải có kỹ năng, có phương pháp khoa học và phải được rèn luyện thường xuyên liên tục. Ví dụ câu viết: “Việt Nam chúng ta tiêu tốn thời gian khoảng 1 phút cho 1 trang sách” - người đọc chỉ cần chú ý đến “Việt Nam, 1 phút 1 trang sách” để tiết kiệm 1/2 thời gian.
Trong thảo luận “Nên đọc sách nhanh hay chậm?” của Trạm Đọc - Read Station, đa số độc giả cho rằng, tùy loại sách mà có thể đọc nhanh hoặc đọc chậm. Bạn Lê Anh Phương nêu quan điểm: “Tuỳ cảm nhận với mỗi cuốn sách mà cách đọc, nhịp điệu khác nhau. Có những thứ không thể đọc nhanh, có những điều đọc chậm lại mất hay”.
Bạn Thuỳ Diệu cho rằng: “Đọc nhanh hay chậm phải linh động chứ không thể cuốn nào cũng nhanh hay cuốn nào cũng chậm được. Thậm chí trong một cuốn nhưng có chương đọc rất nhanh, có chương lại đọc chậm”.
Độc giả Yu Trương lại khẳng định, việc đọc nhanh hay chậm tùy mục đích và khả năng mỗi người. Nếu mục đích thu thập kiến thức, thường đọc lướt chứ không chú ý nhiều tới ngôn từ tác giả. Tập trung vào cấu trúc để lọc ra nhanh nhất những thông tin cần thiết và chỉ đọc sâu những phần chưa hiểu.
Nguồn: Giáo Dục Thời Đại
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Page 6 of 7 • 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
Page 6 of 7
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum