Sách II
Page 3 of 7 • Share
Page 3 of 7 • 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
Re: Sách II
Ireviewsach
Ẩn danh
lehuyhoanghn.wordpress.com
Vì sao những gì đẹp thì lại thường buồn?
Tôi định bắt đầu như thế cho một bài viết nho nhỏ về cái đẹp. Nhưng rồi tôi đọc “Xứ tuyết”, và nhận ra, cuốn tiểu thuyết của Yasunari Kawabata ẩn chứa những thi vị hòa hợp thật tuyệt vời với những ý tứ của tôi.
Về “Xứ tuyết” và tác giả của nó, Yasunari Kawabata, có lẽ sẽ thừa nếu nói nhiều thêm về danh tiếng. Yasunari Kawabata là nhà văn người Nhật đầu tiên được trao giải Nobel Văn chương năm 1968. Còn “Xứ tuyết” vẫn được biết đến như là một kiệt tác hàng đầu của Kawabata, quốc bảo của văn học Nhật Bản.
Cốt truyện của “Xứ tuyết” không dài dòng, không rắc rối, thực ra có thể tóm tắt trong vài câu đơn giản. Nhân vật chính Shimamura là một trưởng giả, nhờ kế thừa gia nghiệp mà có một cuộc sống an nhàn, hưởng thụ. Chàng là người có nhạy cảm với nghệ thuật, với cái đẹp, và đem lòng yêu mến với “xứ tuyết”, nơi chàng đến du ngoạn trong những tháng ngày nhàn tản và cũng là nơi mà cái đẹp thơ mộng thấm nhuần cả cuốn tiểu thuyết.
Shimamura đến “xứ tuyết” lần đầu tiên vào một mùa xuân, và chàng đã gặp nàng Geisha tên Komako. Komako là một cô gái đơn thuần, nhưng không nông cạn. Nàng là kiểu người mà đám người trí giả sẽ bảo là không có gì nổi bật, một con người bình thường, sống cuộc đời bình thường với những tháng ngày trôi đi nơi thôn quê, không có mục tiêu gì lớn lao, không có lý tưởng gì đặc biệt. Nhưng nội tâm nàng phong phú một cách bản năng, nhạy cảm và tốt lành như thể bản chất. Với một bản tâm như vậy, nhưng do hạn chế trong sự giáo dục mà nàng được hưởng cũng như sự đơn điệu của cuộc sống, nàng trở thành một người đôi khi như thể chất chứa đầy những đam mê và nhạy bén, đôi khi lại u uẩn, không sao giãi bày suy nghĩ của mình.
Những cái gì đẹp thì thường buồn. Tại sao vậy? Bởi vì cũng như tất cả những thứ khác trên thế gian này, những thứ đẹp đều có lúc phải kết thúc. Kết thúc một điều đẹp đẽ là điều gì đó vô cùng buồn bã, nuối tiếc. Cho nên khi thấy thứ đẹp đẽ thì thường buồn, vì đã dự cảm trước sự tiêu tán của nó. Một khung cảnh đẹp, một áng thơ đẹp, một người con gái đẹp…
Shimamura có lẽ chính là có cái dự cảm như thế, cho nên anh mới tiếp xúc môn múa phương Tây theo kiểu “kính nhi viễn chi”. Với Komako cũng vậy. Sự lơ lửng trong mối quan hệ của anh với nàng cũng lơ lửng như với những điều đẹp đẽ khác. Shimamura đến “xứ tuyết”, rồi lại ra đi, rồi lại đến. “Xứ tuyết” hình như không còn là điểm đến du ngoạn nữa, mà trở nên thiết thân như quê nhà. Nhưng đó là một quê nhà không bao giờ anh thực sự sở hữu, cũng như nàng Komako là một người con gái đẹp mà vĩnh viễn chỉ là qua đường cho dù anh có quay lại gặp nàng thêm bao nhiêu lần, cũng như môn múa phương Tây anh không bao giờ xem dù nghiên cứu sách vở rất nhiều. Shimamura yêu cái đẹp, hình như luôn sợ nỗi đau mất đi cái đẹp nên không bao giờ dấn thân đủ sâu, mà cũng có vẻ như anh nghiện chính cái nỗi sợ đó. “Xứ tuyết” bao phủ, đến và đi, luôn mang trong mình vẻ đẹp, tất nhiên, đồng thời chừng như cũng luôn “vô ích”, cái để lại sau cùng chỉ là sự buồn bã và nuối tiếc mênh mông.
Còn có nàng Yoko nữa.
Yoko xuất hiện không nhiều, thực ra chỉ va chạm với Shimamura một đôi lần. Lần nào nàng cũng khiến cho Shimamura dạt dào xao xuyến, xúc động. Vẻ đẹp của Yoko, thanh âm tuyệt trần trong giọng nói của nàng có tác dụng như những chỉ dấu cho Shimamura thấy thoáng qua một cái đẹp khác. Cái đẹp khác ấy thôi thúc Shimamura tiến vào và khám phá không? Có. Nhưng cũng như với những cái đẹp đang có quanh mình, chàng không chủ tâm hay cố gắng đến với nó. Quả thực chàng nghiện cái sự mong manh lưng chừng.
Cái đẹp hòa vang, lỡ dở, ngập tràn bao phủ quanh ta đó mà luôn luôn phi thực, ở ngoài ta. Sự đau khổ, buồn nản, tiếc nuối vì lẽ đó, càng làm ta cảm rõ hơn cái hữu hạn và bé mọn của nhân sinh vô thường.
Link bài viết: https://lehuyhoanghn.wordpress.com/2018/07/19/xu-tuyet/
Ẩn danh
kilala.vn
Cốt truyện đứt quãng, tương phản nhưng thu hút lạ kì
Cách Kawabata xây dựng hình tượng nhân vật tưởng như tương đồng mà đối lập giữa hai nàng thơ Komako và Yoko trong lòng Shimamura là một điểm đặc sắc trong nghệ thuật truyện. Vẻ đẹp tràn đầy sức sống của Komako được khắc họa vô cùng sắc nét và sống động qua trái tim yêu thương nhiệt thành và tràn đầy đam mê của nàng dành cho Shimamura. Mặc dù Komako luôn sẵn sàng hiến dâng tình cảm chân thành không đòi hỏi đền đáp, mọi hình ảnh về nàng đều biến mất trong tâm trí Shimamura khi chàng bước ra khỏi xứ tuyết. Tất cả những gì gợi nhớ về Komako chỉ là ngón tay trỏ còn đọng lại sự tiếp xúc với Komako ở bàn tay trái của chàng. Vì sự say mê Shimamura đối với Komako bắt nguồn cứ cái đẹp chứ không phải vì nội tâm hay tính cách của nàng, chàng khó có thể mở lòng mình trọn vẹn trước tình cảm mãnh liệt của Komako. Trong mắt Shimamura, vẻ đẹp tinh khôi và tấm lòng chan chứa tình yêu nồng ấm của Komako không thể thắng được nỗi bi ai và buồn thương phảng phất trong sự hiện diện của nàng.
Nếu Komako đại diện cho vẻ đẹp rất “thực” và sống động thì vẻ đẹp thanh khiết củaYoko lại mong manh như hình ảnh phản chiếu của nàng trên tấm kính toa tàu. Vẻ đẹp thanh cao và thoát tục như sương khói ấy không thể chạm vào được mà chỉ có thể chiêm ngưỡng mà thôi. Sau khi Shimamura bắt gặp Yoko trên con tàu vào lần thứ hai đến với xứ tuyết, dường như tâm trí chàng đã bị chinh phục hoàn toàn bởi vẻ đẹp thoát tục của Yoko, một vẻ đẹp chàng hằng khao khát và theo đuổi. Chàng không nhớ gì đến Komako nữa, chỉ còn lại Yoko mà thôi. Điều này cũng lý giải vì sao câu chuyện được mở đầu với lần thứ hai Shimamura đến với xứ tuyết khi chàng tình cờ diện kiến Yoko thay vì lần đầu tiên với Komako.
Nghệ thuật tương phản trong truyện còn được thể hiện qua kết truyện với cái chết của Yoko. Ngọn lửa đỏ rực bùng lên giữa nền tuyết trắng, cũng như sự đối lập giữa ánh sáng choáng ngợp của lửa với bóng tối huyền bí của bóng đêm đã trở thành điểm nhấn của câu chuyện. Dưới con mắt duy mỹ của Shimamura, vẻ đẹp mong manh của Yoko đã được chuyển hóa từ sự sống sang cái chết mà vẫn giữ nguyên sự hoàn mỹ. Chứng kiến cái chết của Yoko, dường như Shimamura cũng trải qua sự ảnh hưởng và biến đổi mạnh mẽ về mặt tâm hồn với hình ảnh dải Ngân hà cuộn chảy thét gầm xuyên qua con người chàng.
Ẩn dưới cốt truyện đơn giản và có phần đứt quãng của Xứ tuyết là thế giới quan độc đáo với những rung cảm thẩm mỹ vô cùng tinh tế của tác giả. Cái đẹp và nỗi bi ai, sự tương giao hài hòa giữa con người với khung cảnh thiên nhiên, sự tương phản về sắc thái trong cách khắc họa chân dung và nội tâm nhân vật đã góp phần tạo nên cái hồn độc đáo của tác phẩm. Giữa khung cảnh xứ tuyết, hình tượng các nhân vật hiện lên vừa sắc nét chân thật, vừa lãng đãng huyền ảo dưới ngòi bút chứa đựng cả thi và họa của Kawabata. Ông đã xuất sắc kế thừa quan niệm thẩm mỹ truyền thống Nhật Bản như yuugen (huyền bí), wabi-sabi (thanh nhã, vô thường) và tính chất cô đọng mà giàu sắc thái của thơ haiku để có thể viết nên Xứ tuyết, một tuyệt tác in đậm dấu ấn Nhật Bản cả về nội dung và nghệ thuật.
~
Ẩn danh
kilala.vn
Chuyện của những chuyến hành trình, 1 chàng trai và 2 cô gái
Câu chuyện kể về chàng tài tử Shimamura từ Tokyo với ba lần đến thăm vùng núi suối nước nóng. Tác phẩm gây ấn tượng từ câu đầu tiên mở đầu với con tàu đưa Shimamura xuyên qua đường hầm núi, báo hiệu sự chuyển đổi không gian giữa thế giới hiện thực của Shimamura và thế giới huyền ảo của xứ tuyết. Chàng Shimamura đến thăm xứ tuyết lần đầu vào mùa xuân và gặp gỡ nàng Komako. Là một geisha vùng núi, nàng thường chơi đàn shamisen góp vui và uống rượu trong những bữa tiệc của du khách đến với xứ tuyết. Lần đầu tiên gặp Komako đã để lại trong lòng Shimamura dấu ấn khó phai về vẻ đẹp trong trẻo của nàng.
Lần thứ hai đến xứ tuyết vào mùa đông, khi Shimamura tình cờ chú ý tới nàng Yoko trên chuyến tàu hỏa đến xứ tuyết. Dung nhan của người thiếu nữ ngồi đối diện với chàng hiện lên trên khung cửa kính của toa tàu, khiến chàng như bị mê hoặc bởi vẻ đẹp thánh thiện và hư ảo ấy. Giọng nói trong thanh, phảng phất nỗi buồn của Yoko khi nàng cất tiếng nói càng gợi lên rung động trong lòng Shimamura. Ở xứ tuyết - xứ sở đẹp đẽ mà u buồn và cô độc ấy, tâm hồn của một kẻ chuyên tâm theo đuổi cái đẹp của Shimamura vừa bị mê hoặc, vừa bị giằng xé giữa hai mối tình với Komako và Yoko.
Ẩn danh
lehuyhoanghn.wordpress.com
Vì sao những gì đẹp thì lại thường buồn?
Tôi định bắt đầu như thế cho một bài viết nho nhỏ về cái đẹp. Nhưng rồi tôi đọc “Xứ tuyết”, và nhận ra, cuốn tiểu thuyết của Yasunari Kawabata ẩn chứa những thi vị hòa hợp thật tuyệt vời với những ý tứ của tôi.
Về “Xứ tuyết” và tác giả của nó, Yasunari Kawabata, có lẽ sẽ thừa nếu nói nhiều thêm về danh tiếng. Yasunari Kawabata là nhà văn người Nhật đầu tiên được trao giải Nobel Văn chương năm 1968. Còn “Xứ tuyết” vẫn được biết đến như là một kiệt tác hàng đầu của Kawabata, quốc bảo của văn học Nhật Bản.
Cốt truyện của “Xứ tuyết” không dài dòng, không rắc rối, thực ra có thể tóm tắt trong vài câu đơn giản. Nhân vật chính Shimamura là một trưởng giả, nhờ kế thừa gia nghiệp mà có một cuộc sống an nhàn, hưởng thụ. Chàng là người có nhạy cảm với nghệ thuật, với cái đẹp, và đem lòng yêu mến với “xứ tuyết”, nơi chàng đến du ngoạn trong những tháng ngày nhàn tản và cũng là nơi mà cái đẹp thơ mộng thấm nhuần cả cuốn tiểu thuyết.
Shimamura đến “xứ tuyết” lần đầu tiên vào một mùa xuân, và chàng đã gặp nàng Geisha tên Komako. Komako là một cô gái đơn thuần, nhưng không nông cạn. Nàng là kiểu người mà đám người trí giả sẽ bảo là không có gì nổi bật, một con người bình thường, sống cuộc đời bình thường với những tháng ngày trôi đi nơi thôn quê, không có mục tiêu gì lớn lao, không có lý tưởng gì đặc biệt. Nhưng nội tâm nàng phong phú một cách bản năng, nhạy cảm và tốt lành như thể bản chất. Với một bản tâm như vậy, nhưng do hạn chế trong sự giáo dục mà nàng được hưởng cũng như sự đơn điệu của cuộc sống, nàng trở thành một người đôi khi như thể chất chứa đầy những đam mê và nhạy bén, đôi khi lại u uẩn, không sao giãi bày suy nghĩ của mình.
Những cái gì đẹp thì thường buồn. Tại sao vậy? Bởi vì cũng như tất cả những thứ khác trên thế gian này, những thứ đẹp đều có lúc phải kết thúc. Kết thúc một điều đẹp đẽ là điều gì đó vô cùng buồn bã, nuối tiếc. Cho nên khi thấy thứ đẹp đẽ thì thường buồn, vì đã dự cảm trước sự tiêu tán của nó. Một khung cảnh đẹp, một áng thơ đẹp, một người con gái đẹp…
Shimamura có lẽ chính là có cái dự cảm như thế, cho nên anh mới tiếp xúc môn múa phương Tây theo kiểu “kính nhi viễn chi”. Với Komako cũng vậy. Sự lơ lửng trong mối quan hệ của anh với nàng cũng lơ lửng như với những điều đẹp đẽ khác. Shimamura đến “xứ tuyết”, rồi lại ra đi, rồi lại đến. “Xứ tuyết” hình như không còn là điểm đến du ngoạn nữa, mà trở nên thiết thân như quê nhà. Nhưng đó là một quê nhà không bao giờ anh thực sự sở hữu, cũng như nàng Komako là một người con gái đẹp mà vĩnh viễn chỉ là qua đường cho dù anh có quay lại gặp nàng thêm bao nhiêu lần, cũng như môn múa phương Tây anh không bao giờ xem dù nghiên cứu sách vở rất nhiều. Shimamura yêu cái đẹp, hình như luôn sợ nỗi đau mất đi cái đẹp nên không bao giờ dấn thân đủ sâu, mà cũng có vẻ như anh nghiện chính cái nỗi sợ đó. “Xứ tuyết” bao phủ, đến và đi, luôn mang trong mình vẻ đẹp, tất nhiên, đồng thời chừng như cũng luôn “vô ích”, cái để lại sau cùng chỉ là sự buồn bã và nuối tiếc mênh mông.
Còn có nàng Yoko nữa.
Yoko xuất hiện không nhiều, thực ra chỉ va chạm với Shimamura một đôi lần. Lần nào nàng cũng khiến cho Shimamura dạt dào xao xuyến, xúc động. Vẻ đẹp của Yoko, thanh âm tuyệt trần trong giọng nói của nàng có tác dụng như những chỉ dấu cho Shimamura thấy thoáng qua một cái đẹp khác. Cái đẹp khác ấy thôi thúc Shimamura tiến vào và khám phá không? Có. Nhưng cũng như với những cái đẹp đang có quanh mình, chàng không chủ tâm hay cố gắng đến với nó. Quả thực chàng nghiện cái sự mong manh lưng chừng.
Cái đẹp hòa vang, lỡ dở, ngập tràn bao phủ quanh ta đó mà luôn luôn phi thực, ở ngoài ta. Sự đau khổ, buồn nản, tiếc nuối vì lẽ đó, càng làm ta cảm rõ hơn cái hữu hạn và bé mọn của nhân sinh vô thường.
Link bài viết: https://lehuyhoanghn.wordpress.com/2018/07/19/xu-tuyet/
Ẩn danh
kilala.vn
Cốt truyện đứt quãng, tương phản nhưng thu hút lạ kì
Cách Kawabata xây dựng hình tượng nhân vật tưởng như tương đồng mà đối lập giữa hai nàng thơ Komako và Yoko trong lòng Shimamura là một điểm đặc sắc trong nghệ thuật truyện. Vẻ đẹp tràn đầy sức sống của Komako được khắc họa vô cùng sắc nét và sống động qua trái tim yêu thương nhiệt thành và tràn đầy đam mê của nàng dành cho Shimamura. Mặc dù Komako luôn sẵn sàng hiến dâng tình cảm chân thành không đòi hỏi đền đáp, mọi hình ảnh về nàng đều biến mất trong tâm trí Shimamura khi chàng bước ra khỏi xứ tuyết. Tất cả những gì gợi nhớ về Komako chỉ là ngón tay trỏ còn đọng lại sự tiếp xúc với Komako ở bàn tay trái của chàng. Vì sự say mê Shimamura đối với Komako bắt nguồn cứ cái đẹp chứ không phải vì nội tâm hay tính cách của nàng, chàng khó có thể mở lòng mình trọn vẹn trước tình cảm mãnh liệt của Komako. Trong mắt Shimamura, vẻ đẹp tinh khôi và tấm lòng chan chứa tình yêu nồng ấm của Komako không thể thắng được nỗi bi ai và buồn thương phảng phất trong sự hiện diện của nàng.
Nếu Komako đại diện cho vẻ đẹp rất “thực” và sống động thì vẻ đẹp thanh khiết củaYoko lại mong manh như hình ảnh phản chiếu của nàng trên tấm kính toa tàu. Vẻ đẹp thanh cao và thoát tục như sương khói ấy không thể chạm vào được mà chỉ có thể chiêm ngưỡng mà thôi. Sau khi Shimamura bắt gặp Yoko trên con tàu vào lần thứ hai đến với xứ tuyết, dường như tâm trí chàng đã bị chinh phục hoàn toàn bởi vẻ đẹp thoát tục của Yoko, một vẻ đẹp chàng hằng khao khát và theo đuổi. Chàng không nhớ gì đến Komako nữa, chỉ còn lại Yoko mà thôi. Điều này cũng lý giải vì sao câu chuyện được mở đầu với lần thứ hai Shimamura đến với xứ tuyết khi chàng tình cờ diện kiến Yoko thay vì lần đầu tiên với Komako.
Nghệ thuật tương phản trong truyện còn được thể hiện qua kết truyện với cái chết của Yoko. Ngọn lửa đỏ rực bùng lên giữa nền tuyết trắng, cũng như sự đối lập giữa ánh sáng choáng ngợp của lửa với bóng tối huyền bí của bóng đêm đã trở thành điểm nhấn của câu chuyện. Dưới con mắt duy mỹ của Shimamura, vẻ đẹp mong manh của Yoko đã được chuyển hóa từ sự sống sang cái chết mà vẫn giữ nguyên sự hoàn mỹ. Chứng kiến cái chết của Yoko, dường như Shimamura cũng trải qua sự ảnh hưởng và biến đổi mạnh mẽ về mặt tâm hồn với hình ảnh dải Ngân hà cuộn chảy thét gầm xuyên qua con người chàng.
Ẩn dưới cốt truyện đơn giản và có phần đứt quãng của Xứ tuyết là thế giới quan độc đáo với những rung cảm thẩm mỹ vô cùng tinh tế của tác giả. Cái đẹp và nỗi bi ai, sự tương giao hài hòa giữa con người với khung cảnh thiên nhiên, sự tương phản về sắc thái trong cách khắc họa chân dung và nội tâm nhân vật đã góp phần tạo nên cái hồn độc đáo của tác phẩm. Giữa khung cảnh xứ tuyết, hình tượng các nhân vật hiện lên vừa sắc nét chân thật, vừa lãng đãng huyền ảo dưới ngòi bút chứa đựng cả thi và họa của Kawabata. Ông đã xuất sắc kế thừa quan niệm thẩm mỹ truyền thống Nhật Bản như yuugen (huyền bí), wabi-sabi (thanh nhã, vô thường) và tính chất cô đọng mà giàu sắc thái của thơ haiku để có thể viết nên Xứ tuyết, một tuyệt tác in đậm dấu ấn Nhật Bản cả về nội dung và nghệ thuật.
~
Ẩn danh
kilala.vn
Chuyện của những chuyến hành trình, 1 chàng trai và 2 cô gái
Câu chuyện kể về chàng tài tử Shimamura từ Tokyo với ba lần đến thăm vùng núi suối nước nóng. Tác phẩm gây ấn tượng từ câu đầu tiên mở đầu với con tàu đưa Shimamura xuyên qua đường hầm núi, báo hiệu sự chuyển đổi không gian giữa thế giới hiện thực của Shimamura và thế giới huyền ảo của xứ tuyết. Chàng Shimamura đến thăm xứ tuyết lần đầu vào mùa xuân và gặp gỡ nàng Komako. Là một geisha vùng núi, nàng thường chơi đàn shamisen góp vui và uống rượu trong những bữa tiệc của du khách đến với xứ tuyết. Lần đầu tiên gặp Komako đã để lại trong lòng Shimamura dấu ấn khó phai về vẻ đẹp trong trẻo của nàng.
Lần thứ hai đến xứ tuyết vào mùa đông, khi Shimamura tình cờ chú ý tới nàng Yoko trên chuyến tàu hỏa đến xứ tuyết. Dung nhan của người thiếu nữ ngồi đối diện với chàng hiện lên trên khung cửa kính của toa tàu, khiến chàng như bị mê hoặc bởi vẻ đẹp thánh thiện và hư ảo ấy. Giọng nói trong thanh, phảng phất nỗi buồn của Yoko khi nàng cất tiếng nói càng gợi lên rung động trong lòng Shimamura. Ở xứ tuyết - xứ sở đẹp đẽ mà u buồn và cô độc ấy, tâm hồn của một kẻ chuyên tâm theo đuổi cái đẹp của Shimamura vừa bị mê hoặc, vừa bị giằng xé giữa hai mối tình với Komako và Yoko.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
REVIEW XỨ TUYẾT
Dường như khi đọc xong “Xứ tuyết” của Kawabata Yasunari người ta chỉ có thể dùng một từ để cảm thán: “đẹp”, đẹp từ nội dung cho tới văn phong. “Xứ tuyết” mơ màng như một bài thơ về văn hóa và con người Nhật Bản, phô bày trọn vẹn tài năng văn chương xuất sắc của Kawabata.
“Xứ tuyết” là câu chuyện về thân phận của tình yêu, của cái Đẹp, của những con người khao khát yêu, loay hoay nắm giữ cái Đẹp ở đời.
Nhưng, tình yêu thì không bền, cái Đẹp lại mong manh. Sau cùng tất cả, trên trang giấy chỉ còn vương nỗi buồn hoang hoải, niềm u uẩn đến day dứt. Song chính nỗi buồn ấy lại đẹp đến nao lòng khiến ta không thể rời mắt khỏi trang sách cho tới những dòng cuối cùng.
“Xứ tuyết” mở đầu bằng cảnh đoàn tàu “ra khỏi đường hầm dài ở khu vực giáp ranh thì sang xứ tuyết”. Trên chuyến tàu sang xứ tuyết ấy, chàng lữ khách đến từ Tokyo – Shimamura – gặp được Yoko. Và cũng chính từ đây, câu chuyện bắt đầu với những mối quan hệ kì lạ giữa Shimamura và hai nàng geisha Komako, Yoko.
Komako, nhân tình đã chung đụng xác thịt với Shimamura, là hiện thân cho vẻ đẹp trần thế, cho cái đẹp có thực ở đời. Nếu Shimamura nhận thấy ở Komako cảm giác gần gũi, tình cảm nồng nhiệt thì ở Yoko anh sững sờ trước vẻ đẹp hư ảo, dường như phi thực cùng với sự xa cách, huyền bí. Yoko chính là cái Đẹp Shimamura vẫn kiếm tìm, vẫn hằng mơ tưởng nhưng chẳng thể chạm tới. Kết thúc tác phẩm, khi Yoko chết trong đám cháy, tuyết tan, còn dải Ngân hà trên cao như tuôn vào lòng người lữ khách. Yoko đã thức dậy trong lòng Shimamura về những tình cảm nguyên sơ thuần khiết, nhắc nhở chàng rằng tình yêu nhục cảm vô cùng ngắn ngủi, không bền lâu được.
Cuối cùng, Shimamura không quay lại xứ tuyết thêm một lần nào nữa, anh mãi cô đơn trên hành trình kiếm tìm cái Đẹp của mình, anh vẫn khao khát nắm bắt được vẻ đẹp diệu vợi trong đời.
Review bởi Lim - Bila team
Dường như khi đọc xong “Xứ tuyết” của Kawabata Yasunari người ta chỉ có thể dùng một từ để cảm thán: “đẹp”, đẹp từ nội dung cho tới văn phong. “Xứ tuyết” mơ màng như một bài thơ về văn hóa và con người Nhật Bản, phô bày trọn vẹn tài năng văn chương xuất sắc của Kawabata.
“Xứ tuyết” là câu chuyện về thân phận của tình yêu, của cái Đẹp, của những con người khao khát yêu, loay hoay nắm giữ cái Đẹp ở đời.
Nhưng, tình yêu thì không bền, cái Đẹp lại mong manh. Sau cùng tất cả, trên trang giấy chỉ còn vương nỗi buồn hoang hoải, niềm u uẩn đến day dứt. Song chính nỗi buồn ấy lại đẹp đến nao lòng khiến ta không thể rời mắt khỏi trang sách cho tới những dòng cuối cùng.
“Xứ tuyết” mở đầu bằng cảnh đoàn tàu “ra khỏi đường hầm dài ở khu vực giáp ranh thì sang xứ tuyết”. Trên chuyến tàu sang xứ tuyết ấy, chàng lữ khách đến từ Tokyo – Shimamura – gặp được Yoko. Và cũng chính từ đây, câu chuyện bắt đầu với những mối quan hệ kì lạ giữa Shimamura và hai nàng geisha Komako, Yoko.
Komako, nhân tình đã chung đụng xác thịt với Shimamura, là hiện thân cho vẻ đẹp trần thế, cho cái đẹp có thực ở đời. Nếu Shimamura nhận thấy ở Komako cảm giác gần gũi, tình cảm nồng nhiệt thì ở Yoko anh sững sờ trước vẻ đẹp hư ảo, dường như phi thực cùng với sự xa cách, huyền bí. Yoko chính là cái Đẹp Shimamura vẫn kiếm tìm, vẫn hằng mơ tưởng nhưng chẳng thể chạm tới. Kết thúc tác phẩm, khi Yoko chết trong đám cháy, tuyết tan, còn dải Ngân hà trên cao như tuôn vào lòng người lữ khách. Yoko đã thức dậy trong lòng Shimamura về những tình cảm nguyên sơ thuần khiết, nhắc nhở chàng rằng tình yêu nhục cảm vô cùng ngắn ngủi, không bền lâu được.
Cuối cùng, Shimamura không quay lại xứ tuyết thêm một lần nào nữa, anh mãi cô đơn trên hành trình kiếm tìm cái Đẹp của mình, anh vẫn khao khát nắm bắt được vẻ đẹp diệu vợi trong đời.
Review bởi Lim - Bila team
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
[REVIEW SÁCH HAY] NGÀN CÁNH HẠC: ĐỘ TỐI CỦA THÂN PHẬN, ĐỘ SÂU CỦA TỘI LỖI
Đoàn Trúc - Elle
Gợi cảm đến đầy nhục dục, tinh tế đến mơ hồ, đẹp đẽ đến đau đớn, Ngàn cánh hạc của Kawabata đào sâu vào số phận những cá nhân bị nhấn chìm trong tội lỗi.
Kawabata Yasunari, người Nhật đầu tiên được nhận giải Nobel văn chương, từng tuyên bố trong diễn từ nhận giải của mình: “Coi tiểu thuyết Ngàn cánh hạc của tôi như một sự khơi gợi cho vẻ đẹp tinh thần và nghi thức của trà đạo là một cách hiểu sai. Nó là một tác phẩm phủ định nhằm nói lên nghi ngờ và cảnh báo với sự thô thiển mà nghi thức trà đạo đang sa vào”. Quả thật, những tính toán nhỏ nhen, những thao túng quyền lực, những hệ lụy thể xác đều như bày ra trong một bữa tiệc trà trong tác phẩm này của Kawabata. Thay vì là kết nối hòa hợp con người với thiên nhiên thông qua những động tác chuẩn xác để gợi đến sự tinh khiết và an nhiên, trà đạo trong Ngàn cánh hạc là nơi những nọc độc phát tiết và phun trào.
Ngàn cánh hạc mở đầu bằng chuyến đi của nhân vật chính là chàng trai trẻ Kikuji đến một buổi tiệc trà trong chùa Engaku ở Kamakura. Chỉ trong chương đầu tiên của tiểu thuyết, Kawabata bày ra trên sân khấu là trà thất cùng tất cả dụng cụ và lễ nghi trà đạo, toàn bộ hệ thống nhân vật với những mối quan hệ thân sơ mà rối rắm, ẩn hiện đầy thân tình lẫn ghen ghét. Dường như những gì tiếp biến ở các phần sau chỉ là sự triển khai một cách cụ thể hơn chuyện đã xảy ra trong buổi trà: cuộc sống của Kikuji bị chi phối bởi bốn người phụ nữ có mặt ở buổi chiều hôm ấy: Sư phụ Kurimoto Chikako cùng đệ tử của bà là Yukiko, phu nhân Ota cùng con gái Fumiko. Rất nhanh chóng, Kikuji bị cuốn vào mối quan hệ tình cảm với bà Ota, người hơn anh hơn hai mươi tuổi. Bị con gái phản đối cùng cực, lại dằn vặt khôn nguôi vì yếu lòng, bà Ota tìm đến cái chết. Kikuji chuyển tình yêu của mình sang Fumiko. Và xuyên suốt tác phẩm là sư phụ trà đạo Chikako với chiếc bớt màu đen trên ngực như phun tỏa nọc độc ra khắp những ai liên đới tới bà, khi xúc xiểm, khi gian trá, có mặt mọi nơi, can thiệp mọi chuyện.
Kỳ lạ thay, các bản dịch Ngàn cánh hạc tiếng Việt cũng như các thứ tiếng khác như tiếng Anh, Pháp, Đức đều dừng lại ở phần đầu tiên của tác phẩm nơi Kikuji bị bỏ lại một mình. Trong tiếng Nhật, tác phẩm Ngàn cánh hạc được chia ra làm hai phần lớn là “Ngàn cánh hạc” và “Cánh chim trên sóng”. Bản dịch Ngàn cánh hạc mới đã bổ sung phần thứ 2 và 2 chương nhỏ được coi là đang viết dở của Kawabata. Việc thêm phần thứ 2 “Cánh chim trên sóng” vào đã làm thay đổi một cách triệt để toàn bộ tiểu thuyết này xét trên bình diện nội dung lẫn cấu trúc của truyện kể khi chuyển sang một quãng đời hoàn toàn mới của Kikuji. Anh đã kết hôn cùng cô gái khác trong giai đoạn được gọi là “gia đình mới”. Cái kết truyện cũ giờ đây trở thành kết chương, và cảm giác hụt hẫng của người đọc khi Fumiko đột ngột biến mất được thay thế bằng sự choáng váng đến tươi mới của cuộc tân hôn bất ngờ. Trọng tâm của truyện đã đổi sang phía người con gái mang chiếc khăn furoshiki in hình ngàn cánh hạc mà ở phần đầu chỉ xuất hiện vô cùng mờ nhạt.
Lấy được người con gái trong sạch và thuần khiết những tưởng Kikuji giờ đây sẽ có được yên ổn, nhưng anh lại bị giày vò bởi mặc cảm tội lỗi. Bằng ngòi bút miêu tả tâm lý sắc sảo, Kawabata đào sâu vào những bất ổn thường trực của người chồng luôn thấy mình ô uế, không xứng đáng để tận hưởng tình yêu mới bởi nỗi ám ảnh không dứt của anh với người tình cũ.
Trong Ngàn cánh hạc, Kawabata miêu tả những dụng cụ uống trà được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ tay người này sang tay người khác. Và thân phận những người theo trà đạo dường như gắn bó khăng khít với những dụng cụ khi gương mặt và thân hình của họ ánh lên cái chén họ dùng, khi tình yêu và tội lỗi được truyền từ bố mẹ họ sang con cái họ. Bà Ota nhìn thấy hình ảnh người tình cũ trong hình dáng con trai ông. Đến lượt Kikuji nhìn thấy hình ảnh của bà Ota trong Fumiko. Fumiko đã tìm cách phá vỡ lời nguyền ấy bằng cách đập một cách đầy kịch tính cái chén uống trà có vệt son môi của mẹ. Còn Kikuji, để rũ bỏ hình ảnh Fumiko, để tiếp tục sống với vợ mà anh cũng yêu đắm say, đã đem bán cả bình đựng nước Shino lẫn chiếc chén trà Oribe đẹp đẽ năm xưa. Sự đoạn tuyệt với dụng cụ uống trà trở thành một ẩn dụ cho sự đoạn tuyệt với quá khứ, với những bóng ma cũ.
Ngàn cánh hạc là tác phẩm thể hiện bút pháp đỉnh cao của Kawabata trong nghệ thuật khơi gợi đầy ám ảnh bằng hình ảnh. Đâu chỉ riêng Kikuji mà dường như cả độc giả cũng bị mê hoặc bởi hình ảnh ngàn cánh hạc trên chiếc khăn furoshiki màu hồng đào của Yukiko. Những đối lập sạch sẽ/ bẩn thỉu, ô uế/trong trắng, tinh khiết/ dục vọng chạy xuyên suốt trong tác phẩm nhưng lại được chuyển tải bằng một thứ ngôn ngữ lãng đãng đầy hình ảnh đến mức văn xuôi của Ngàn cánh hạc như những làn sóng mỹ cảm làm chấp chới mọi lằn ranh, đẩy nhân vật vương vào những bi kịch nhân sinh, không lối thoát.
Đoàn Trúc - Elle
Gợi cảm đến đầy nhục dục, tinh tế đến mơ hồ, đẹp đẽ đến đau đớn, Ngàn cánh hạc của Kawabata đào sâu vào số phận những cá nhân bị nhấn chìm trong tội lỗi.
Kawabata Yasunari, người Nhật đầu tiên được nhận giải Nobel văn chương, từng tuyên bố trong diễn từ nhận giải của mình: “Coi tiểu thuyết Ngàn cánh hạc của tôi như một sự khơi gợi cho vẻ đẹp tinh thần và nghi thức của trà đạo là một cách hiểu sai. Nó là một tác phẩm phủ định nhằm nói lên nghi ngờ và cảnh báo với sự thô thiển mà nghi thức trà đạo đang sa vào”. Quả thật, những tính toán nhỏ nhen, những thao túng quyền lực, những hệ lụy thể xác đều như bày ra trong một bữa tiệc trà trong tác phẩm này của Kawabata. Thay vì là kết nối hòa hợp con người với thiên nhiên thông qua những động tác chuẩn xác để gợi đến sự tinh khiết và an nhiên, trà đạo trong Ngàn cánh hạc là nơi những nọc độc phát tiết và phun trào.
Ngàn cánh hạc mở đầu bằng chuyến đi của nhân vật chính là chàng trai trẻ Kikuji đến một buổi tiệc trà trong chùa Engaku ở Kamakura. Chỉ trong chương đầu tiên của tiểu thuyết, Kawabata bày ra trên sân khấu là trà thất cùng tất cả dụng cụ và lễ nghi trà đạo, toàn bộ hệ thống nhân vật với những mối quan hệ thân sơ mà rối rắm, ẩn hiện đầy thân tình lẫn ghen ghét. Dường như những gì tiếp biến ở các phần sau chỉ là sự triển khai một cách cụ thể hơn chuyện đã xảy ra trong buổi trà: cuộc sống của Kikuji bị chi phối bởi bốn người phụ nữ có mặt ở buổi chiều hôm ấy: Sư phụ Kurimoto Chikako cùng đệ tử của bà là Yukiko, phu nhân Ota cùng con gái Fumiko. Rất nhanh chóng, Kikuji bị cuốn vào mối quan hệ tình cảm với bà Ota, người hơn anh hơn hai mươi tuổi. Bị con gái phản đối cùng cực, lại dằn vặt khôn nguôi vì yếu lòng, bà Ota tìm đến cái chết. Kikuji chuyển tình yêu của mình sang Fumiko. Và xuyên suốt tác phẩm là sư phụ trà đạo Chikako với chiếc bớt màu đen trên ngực như phun tỏa nọc độc ra khắp những ai liên đới tới bà, khi xúc xiểm, khi gian trá, có mặt mọi nơi, can thiệp mọi chuyện.
Kỳ lạ thay, các bản dịch Ngàn cánh hạc tiếng Việt cũng như các thứ tiếng khác như tiếng Anh, Pháp, Đức đều dừng lại ở phần đầu tiên của tác phẩm nơi Kikuji bị bỏ lại một mình. Trong tiếng Nhật, tác phẩm Ngàn cánh hạc được chia ra làm hai phần lớn là “Ngàn cánh hạc” và “Cánh chim trên sóng”. Bản dịch Ngàn cánh hạc mới đã bổ sung phần thứ 2 và 2 chương nhỏ được coi là đang viết dở của Kawabata. Việc thêm phần thứ 2 “Cánh chim trên sóng” vào đã làm thay đổi một cách triệt để toàn bộ tiểu thuyết này xét trên bình diện nội dung lẫn cấu trúc của truyện kể khi chuyển sang một quãng đời hoàn toàn mới của Kikuji. Anh đã kết hôn cùng cô gái khác trong giai đoạn được gọi là “gia đình mới”. Cái kết truyện cũ giờ đây trở thành kết chương, và cảm giác hụt hẫng của người đọc khi Fumiko đột ngột biến mất được thay thế bằng sự choáng váng đến tươi mới của cuộc tân hôn bất ngờ. Trọng tâm của truyện đã đổi sang phía người con gái mang chiếc khăn furoshiki in hình ngàn cánh hạc mà ở phần đầu chỉ xuất hiện vô cùng mờ nhạt.
Lấy được người con gái trong sạch và thuần khiết những tưởng Kikuji giờ đây sẽ có được yên ổn, nhưng anh lại bị giày vò bởi mặc cảm tội lỗi. Bằng ngòi bút miêu tả tâm lý sắc sảo, Kawabata đào sâu vào những bất ổn thường trực của người chồng luôn thấy mình ô uế, không xứng đáng để tận hưởng tình yêu mới bởi nỗi ám ảnh không dứt của anh với người tình cũ.
Trong Ngàn cánh hạc, Kawabata miêu tả những dụng cụ uống trà được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ tay người này sang tay người khác. Và thân phận những người theo trà đạo dường như gắn bó khăng khít với những dụng cụ khi gương mặt và thân hình của họ ánh lên cái chén họ dùng, khi tình yêu và tội lỗi được truyền từ bố mẹ họ sang con cái họ. Bà Ota nhìn thấy hình ảnh người tình cũ trong hình dáng con trai ông. Đến lượt Kikuji nhìn thấy hình ảnh của bà Ota trong Fumiko. Fumiko đã tìm cách phá vỡ lời nguyền ấy bằng cách đập một cách đầy kịch tính cái chén uống trà có vệt son môi của mẹ. Còn Kikuji, để rũ bỏ hình ảnh Fumiko, để tiếp tục sống với vợ mà anh cũng yêu đắm say, đã đem bán cả bình đựng nước Shino lẫn chiếc chén trà Oribe đẹp đẽ năm xưa. Sự đoạn tuyệt với dụng cụ uống trà trở thành một ẩn dụ cho sự đoạn tuyệt với quá khứ, với những bóng ma cũ.
Ngàn cánh hạc là tác phẩm thể hiện bút pháp đỉnh cao của Kawabata trong nghệ thuật khơi gợi đầy ám ảnh bằng hình ảnh. Đâu chỉ riêng Kikuji mà dường như cả độc giả cũng bị mê hoặc bởi hình ảnh ngàn cánh hạc trên chiếc khăn furoshiki màu hồng đào của Yukiko. Những đối lập sạch sẽ/ bẩn thỉu, ô uế/trong trắng, tinh khiết/ dục vọng chạy xuyên suốt trong tác phẩm nhưng lại được chuyển tải bằng một thứ ngôn ngữ lãng đãng đầy hình ảnh đến mức văn xuôi của Ngàn cánh hạc như những làn sóng mỹ cảm làm chấp chới mọi lằn ranh, đẩy nhân vật vương vào những bi kịch nhân sinh, không lối thoát.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Ngàn cánh hạc – Chén trà thu lại phần ký ức, đời người tựa cánh hạc bay cuối ngàn
By Mọt Mọt - reviewsach
Ngay từ những tác phẩm đầu tiên cho tới những tác phẩm cuối của sự nghiệp, văn chương Kawabata Yasunari vẫn luôn hướng đến việc tái hiện những nét đẹp văn hóa truyền thống xứ Phù Tang. Để rồi, từ không gian nghệ thuật mang đậm phong vị ký ức như chén trà thu về một khoảng trời đã xa, những kiếp người trên trang văn Kawabata cứ mãi lầm lũi giữa cuộc đời tựa như cánh hạc bay cuối ngàn.
Đam mê, ký ức đọng lại nơi chén trà
Từ vẻ đẹp trong từng thước vải được tạo lên nơi Xứ tuyết, đến lễ hội đom đóm bay trên Hồ hay nghệ thuật hội họa đượm nét Đẹp và buồn, tác phẩm của Kawabata Yasunari vẫn luôn là những tạo tác được khắc họa bằng các mảnh vụn của đam mê lẫn ký ức. Vụn vỡ của quá khứ quyện hòa cùng mê đắm, khao khát không thành hằn lên những nét văn hóa truyền thống, càng như khắc sâu thêm sự hoài vọng, cổ kính song chênh vênh, bất định nơi văn chương ông.
Và tiểu thuyết Ngàn cánh hạc cũng là một tạo tác như thế. Những mảnh vụn không trọn vẹn, đau đớn, nhức nhối tâm can, rót vào tiềm thức và trở thành ẩn ức nơi đáy sâu tâm hồn con người; như lá trà đọng lại khi chén trà đã cạn vơi. Mà ngay chính nội tại tác phẩm, bối cảnh ra đời cùng cách thức Kawabata Yasunari sáng tác Ngàn cánh hạc cũng đã gợi lên bao sự dở dang không thành nơi trước tác này – Ngàn cánh hạc là một cuốn tiểu thuyết vĩnh viễn không hoàn thiện bởi tác giả đã không thể viết tiếp khi cuốn sổ tư liệu của ông bị mất cắp. Số phận tác phẩm, như chính số phận con người trên trang văn: mãi chìm vào đam mê yêu thương lẫn nhục cảm dang dở giữa cuộn xoáy thương đau, hoài niệm.
Những đoạn tình cảm dở dang không thành vừa mang màu sắc đau thương, vừa mang màu sắc nhục cảm đấy kéo dài từ quá khứ tới hiện tại và như mang theo trong đó cả tính chất truyền đời: cơ chế chuyển giao cảm xúc từ cha sang con trai, từ mẹ sang con gái hay giữa thế hệ sau với nhau. Tất cả, tạo lên những mối quan hệ như đi ngược lại hoàn toàn quan điểm đạo lý con người: Cha của Kikuji ngoại tình với hai người phụ nữ: Hanamoto Chikako và phu nhân Ota. Để rồi ngày trưởng thành, đến lượt Kikuji lại có mối quan hệ giao cảm cả về mặt thể xác lẫn tinh thần với người nhân tình trước kia của cha: phu nhân Ota. Thậm chí sau này, khi người phụ nữ đó đã tự vẫn, Kikuji và cô con gái của bà – Fumiko, lại nảy sinh một thứ tình cảm cả hai vẫn luôn gắng sức tránh né. Và ngay chính Chikako, người phụ nữ Kikuji coi như “rắn độc”, hẳn cũng chưa thể nguôi ngoai mối tình oan trái trong quá khứ, chưa thể quên đi bóng hình người xưa vẫn hiện hữu ở cảnh, vật và nhất là Kikuji – tạo tác bằng xương thịt của người đàn ông ấy vẫn tồn tại trên cõi đời.
Tất cả những con người đó, trong dòng xoáy quá khứ và hiện thực, ký ức và thực tại, chẳng ai có thể buông bỏ chấp niệm của chính mình. Người ta đắm mình trong dục vọng, nhục cảm, trong những mơ tưởng, hồi vọng như cách thức tìm đến một sự quên, như một cách để trốn tránh hiện thực mà lánh vào phần ký ức xa ngái dẫu đã trôi đi vĩnh viễn chẳng thể níu giữ. Nhưng càng trốn chạy, con người càng mãi chìm sâu thêm vào những vụn vỡ, người ta càng thêm lạc bước trong những đam mê, khát vọng không thành.
Để rồi cuối cùng, thứ một kiếp người còn lại, chỉ là hoài vọng về những kỷ niệm dở dang trong hiện thực, vốn đầy những nghiệt ngã mà ngay chính bản thân con người chẳng thể vượt qua được định kiến, vượt thoát được luân thường đạo lý trong ánh nhìn phán xét của người đời. Và có lẽ, càng đắm mình trong khát cầu yêu thương, càng cố gìn giữ từng phần ký ức tươi đẹp được vẹn nguyên, người ta lại càng thêm day dứt, số phận lại càng khổ đau. Như phu nhân Ota, đã lựa chọn cái chết đầy đau đớn như tìm về một sự giải thoát; như Fumiko, chọn cách rời xa Kikuji như một sự trốn chạy quá khứ và thực tại đầy tội lỗi; và cả như cái chết của Chikako, một cái chết trong đơn độc của nỗi tuyệt vọng muốn níu giữ chút kỷ niệm, kỷ vật xưa.
Đam mê, ký ức đọng lại nơi chén trà. Bao kiếp người trong tiểu thuyết Ngàn cánh hạc, quen nhau rồi vấn vương với nhau cũng qua nơi trà thất, ở chén trà thâu lại cả bầu trời hoài vọng ấy. Cha Kikuji quen biết Chikako nhờ trà đạo và Chikako, cũng là người trông coi gian trà thất, dụng cụ trà đạo của người đàn ông đã quá cố ấy như một sự nâng niu quá khứ đã xa. Tín vật giữa cha Kikuji và phu nhân Ota, không gì khác cũng là những vật dụng uống trà. Kikuji gặp lại các cố nhân xưa của cha, gặp cô gái mang chiếc khăn ngàn cánh hạc – Yukiko tại một buổi tiệc trà được tổ chức ở chùa Engaku…
Chén trà nói riêng và trà đạo nói chung, đến với tiểu thuyết Ngàn cánh hạc, đã trở thành một hình ảnh mang đậm tính biểu tượng trong đời sống từng cá nhân trên trang sách: Biểu tượng cho mê đắm của những trái tim khao khát yêu và được yêu, biểu tượng cho những đắm say yêu thương dở dang không thành, biểu tượng cho những mảnh vỡ trong quá khứ, cho sự vụn vỡ ở hiện tại, và cho cả những trốn chạy của con người hôm nay khi phải đối diện trước sự xâm lấn của vết thương ký ức. Nhưng chén trà có thể đập vỡ, trà thất có thể dỡ bỏ, thậm chí kẻ cuối cùng thuộc về lớp người đi trước – Chikako cũng đã tạ thế; song người ở lại, có thể thực sự dứt bỏ quá khứ với những mê đắm khi xưa để hướng tới tương lai? Hay thứ họ làm vẫn chỉ là lẩn tránh? Và rồi chính họ nhận ra càng trốn chạy, họ lại càng không thể thoát khỏi ẩn ức đau buồn; họ càng chối bỏ thì ký ức, hiện tại lẫn tương lai lại càng thêm đọng sâu vào chén trà tâm tưởng, mãi chẳng buông. “Kikuji nghĩ thật buồn thêm khi nhặt ghép những mảnh vỡ của chén trà dưới ngôi sao tươi mới. Anh vứt những mảnh vỡ trong tay xuống đó. Đêm qua, Kikuji chưa kịp ngăn thì Fumiko đã đập chén vào phiến đá trong vườn. Fumiko rời trà thất như biến mất,…”
Cái đẹp và sự thuần khiết trên trang viết của tiểu thuyết Ngàn cánh hạc
Như nhiều tác phẩm khác của Kawabata Yasunari, tiểu thuyết Ngàn cánh hạc cũng đề cập tới những mối quan hệ vượt ngoài yếu tố đạo lý luân thường của cuộc sống con người. Nhưng điều cuối cùng tác giả hướng tới, vẫn là cảm thức về cái đẹp và sự thuần khiết trên trang viết. Cái đẹp và sự thuần khiết đó, vượt lên trên những xấu xa, ti tiện của cuộc đời. Cái đẹp như một ám ảnh nhức nhối, cũng là điều người ta hướng về, đồng thời là thứ khiến lòng người, vốn mang quá nhiều vụn vỡ, đau thương cảm thấy dẫu khao khát cũng chẳng thể vươn tới. Còn phương diện thuần khiết, dù cũng phần nào khiến người ta sợ hãi, thấy tự ti và mặc cảm nhưng đó lại là sợi dây mong manh níu giữ hồn người ẩn chứa quá nhiều ham muốn ở lại với cuộc đời này.
Cái đẹp hiện lên, trước hết qua vẻ đẹp của người phụ nữ. Trong văn chương của Kawabata, chưa khi nào thiếu đi bóng hình những người phụ nữ đẹp. Nhưng hơn cả vẻ đẹp hình thể, những người phụ nữ trên trang văn của ông nói chung, trong trước tác Ngàn cánh hạc nói riêng, ở họ toát lên vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp nội tâm đầy tinh tế.
Những rung cảm sâu sắc đầy mâu thuẫn của phu nhân Ota với con trai của người tình cũ – Kikuji đã vượt lên trên luân thường đạo lý để tiến tới phạm trù của cái đẹp, của giao cảm tâm hồn. Kawabata tiên sinh hoàn toàn không đi sâu vào yếu tố tính dục trong mối quan hệ của hai con người này, việc ông làm chỉ là gợi mở mà từ đó, cuốn cảm xúc độc giả xuôi theo dòng tâm trạng nhân vật, của một chàng trai tuổi mới đôi mươi và của một người phụ nữ, đã trải đủ đắng cay cuộc đời. “Nó tự nhiên đến như thế […] Có thể nói không có bóng dáng đạo đức hay gì cả.” Phu nhân Ota, xuất hiện trong tác phẩm, như con người được tạo tác lên từ cõi mơ, giấc mộng. Thu vào đáy mắt, con người bà là cả bầu trời ký ức của hai người trẻ: Kikuji và Fumiko về những năm tháng trong chiến tranh, về mối giằng xé trong hiện tại. Phu nhân Ota ra đi, nhưng linh hồn của bà vẫn mãi tồn tại nơi đáy sâu tiềm thức của Kikuji, hiện hình trong chén trà Shino Kikuji dùng làm bình cắm hoa, trong chén trà Katsura đã ngấm dấu son môi bà dùng, dẫu bị Fumiko đập vỡ. Cũng như phạm trù cái đẹp, dẫu bị hủy hoại, dẫu bị dập vùi vẫn sẽ mãi tồn tại trong tâm thức người ở lại.
Đó là cô con gái Fumiko của phu nhân Ota, một cô gái trẻ nhưng đã sớm mang những ẩn ức buồn. Fumiko thừa hưởng mọi nét đẹp cổ truyền của người phụ nữ Nhật Bản từ người mẹ: “Cô con gái cũng thừa hưởng từ mẹ cái cổ cao và đôi vai tròn. Miệng cô lớn hơn miệng người mẹ, nhất mực khép chặt. […] Đôi mắt của cô gái đen hơn mẹ, trông đượm buồn.” Cô cũng mang một tâm hồn đầy nhạy cảm nhưng khác với phu nhân Ota, Fumiko vẫn đang tranh đấu giữa những giằng xé nội tâm để sống ở thực tại. Vẻ đẹp ở Fumiko, bởi thế vừa mang nét truyền thống, vừa mang nét hiện đại. Truyền thống trong cách thức cô gái pha trà, và hiện đại, trong quyết đoán ra đi để tìm lại một chốn bình yên cho tâm hồn.
Và ngay chính Chikako, người đàn bà hiện lên trên trang viết những tưởng là hiện thân của cái ác với ấn tượng về sự xấu xí cả ngoại hình lẫn tính cách đã hằn sâu vào tâm trí Kikuji: vết chàm lớn ở ngực cùng những lời nói, như những nọc độc của loài rắn. Song chính người phụ nữ đó, lại là người tha thiết gìn giữ những gì là kỷ niệm, là cội gốc nhất nơi tâm hồn con người. Căn trà thất nơi nhà cũ của Kikuji, những chiếc chén kỷ vật Chikako cố gắng nâng niu bằng mọi giá, nghệ thuật trà đạo cô truyền thụ lại cho những cô gái trẻ như Fumiko hay Yukiko… Chikako có thể là một người đàn bà đa đoan, một kẻ sống không hợp lòng người; nhưng ở cô vẫn toát lên nét đẹp của một người phụ nữ trân quý những nét truyền thống cho tới giây phút cuối đời. Một người phụ nữ xấu xí về mặt tâm hồn, hẳn không thể đạt tới cảnh giới cao như vậy ở nghệ thuật trà đạo, và người phụ nữ đó hẳn cũng không thể như đặt cả linh hồn vào việc gìn giữ, trân trọng những kỉ vật nhỏ nhoi tới thế. Nếu phu nhân Ota đại diện cho cõi mơ, thì Chikako đại diện cho cõi thực. Mà con người sống trên cuộc đời, đâu thể mãi đắm chìm trong mộng say không tỉnh, đuổi theo những ảo vọng xa vời? Căn gốc con người, vẫn nằm ở truyền thống, văn hóa nơi thực tại mà một người phụ nữ đa đoan như Chikako, đã giữ trọn một đời.
Từ vẻ đẹp nơi bản thể con người, cái đẹp trong Ngàn cánh hạc mở rộng tới nét đẹp văn hóa truyền thống của cả nước Nhật được Kawabata gửi gắm trọn vẹn trên trang văn. Là những bộ kimono sặc sỡ càng tôn lên vẻ đẹp người phụ nữ: “Kikuji có vẻ hoa mắt một chút. Trong mắt đầy màu sắc lộng lẫy của những bộ kimono, thoạt đầu anh không phân biệt được ai với ai.” Là một phần chiều dài lịch sử Nhật Bản hiện lên qua các chuyến đi của Fumiko và được gửi gắm vào những lá thư cô viết cho Kikuji. Là chất thơ, chất nhạc, chất họa của một nền văn hóa lâu đời ẩn sau những bức tranh tường được treo trên trà thất hay qua hình ảnh ngàn cánh hạc trên chiếc khăn furoshiki Yukiko thường mang.
Đặc biệt, lớp trầm tích văn hóa truyền thống đó đã trở đi trở lại trên trang viết qua biểu tượng chén trà và trà đạo: từ nghi thức, nghi lễ pha trà đến các bước pha trà ra sao, từ những loại lá trà được sử dụng tới công dụng của từng loại chén trà như thế nào. Từ đấy bao trùm lên toàn bộ yếu tố đó là không gian văn hóa bộ môn trà đạo được Kawabata tái hiện lên qua những buổi tiệc trà, nơi không gian trà thất, thậm chí không gian ấy thấm đượm cả trong kí ức, quá khứ mỗi nhân vật. Và trong bối cảnh nước Nhật những năm 50 của thế kỷ XX, một đất nước bước ra khỏi Thế chiến thứ Hai với tư cách kẻ chiến bại, phải đối diện trước cuộc khủng hoảng căn cước sâu sắc, cội gốc truyền thống dần lung lay, phai nhạt; thì những gửi gắm trầm tích văn hóa truyền thống trong tiểu thuyết Ngàn cánh hạc của Kawabata, lại càng thêm ý nghĩa.
Nếu cái đẹp khiến con người mê đắm vào những khao khát dở dang thì sự thuần khiết như phương thức người ta tìm tới để thanh lọc, neo đậu, níu giữ tâm hồn giữa cuộc sống ngổn ngang thương tổn. Và sự thuần khiết đó, thể hiện rõ nhất ở hình tượng Yukiko với chiếc khăn ngàn cánh hạc của cô. Trong tuyến nhân vật của Ngàn cánh hạc, Yukiko thực sự là con người của hiện tại, cô gái ấy đến với Kikuji bằng tất cả sự trong sáng, đơn thuần nhất. Yukiko dẫu được Chikako mai mối cho Kikuji, nhưng cô luôn đứng ngoài mối quan hệ phức tạp mang tính truyền đời giữa Kikuji – Chikako cùng mẹ con Fumiko. “Cô gái nhà Inamura lại pha trà cho phu nhân Ota. Cả gian phòng chăm chú nhìn về hướng ấy. Hẳn cô gái này không biết đến duyên nợ của cái chén Oribe, cô thao tác đúng như được học. […] Cành lá non hắt bóng lên tấm cửa lùa sau lưng cô gái, như phản chiếu nhẹ nhàng lên vai và tay áo kimono tươi tắn. Mái tóc cô cũng như đang chiếu sáng lung linh.” Nhưng cũng bởi Yukiko là sự tồn tại thuần khiết nhất giữa muôn vàn những cá nhân tâm hồn vốn đã chìm trong vụn vỡ mà cô gái ấy bỗng trở lên xa cách tựa ngàn cánh hạc bay trên tấm vải furoshiki, đẹp, tươi tắn mà mãi xa vời. Và khi đặt Yukiko bên cạnh những cá nhân như Kikuji hay Fumiko, độc giả lại càng thấy thêm thấm thía thương tổn ở những cá nhân mãi chẳng vượt thoát được bóng ma ký ức; đồng thời, thêm trân trọng sự trong trẻo của trái tim, tâm hồn Yukiko. Có thể nói chăng, chính nét trong trẻo vô ngần đó của cô gái, càng tăng thêm vẻ đẹp bi ai cho tiểu thuyết Ngàn cánh hạc, nhưng đồng thời lại không đẩy tác phẩm tới ngưỡng cửa bi kịch của sự tuyệt vọng.
Đời người tựa cánh hạc bay cuối ngàn.
Không gian văn hóa trong Ngàn cánh hạc là không gian nghệ thuật trà đạo, chén trà cũng thu lại cả phần ký ức lẫn ẩn ức yêu thương của con người. Nhưng tên tác phẩm lại được đặt theo ấn tượng đầu tiên khi Kikuji gặp gỡ Yukiko: “khăn furoshiki ngàn cánh hạc trắng bằng vải chirimen màu hồng đào rất đẹp.” Và biểu tượng ngàn cánh hạc trắng, cứ vậy trở đi trở lại trên trang sách, không đa dạng về hình thức xuất hiện hay nhức nhối với tần suất dày đặc như những ký hiệu gợi tới trà đạo mà biểu tượng đấy có phần bảng lảng, mơ hồ hơn song vẫn đầy day dứt, ám ảnh.
Trà đạo, nét đẹp gắn liền với ẩn ức đau buồn Kikuji muốn chối bỏ. Ngàn cánh hạc, vẻ đẹp thuần khiết Kikuji giữ mãi trong tâm trí song một người như anh, chẳng thể nào với tới được sự trong ngần ấy. Nhưng dẫu là cái đẹp lòng người muốn chối bỏ hay sự thuần khiết xa vời, thì tới cuối cùng, chính Kikuji đã thừa nhận “những gì thuần khiết nhất không bị bất kỳ điều gì làm ô uế.” Và con người, phải chăng ký ức như chén trà cạn vơi còn cuộc đời lại tựa cánh hạc bay cuối ngàn. Trọn kiếp đời, người ta mãi đắm mình trong những đam mê dở dang, mãi kiếm tìm bản diện cái tôi giữa những vụn vỡ ký ức, khổ đau thực tại lẫn bất định tương lai.
By Mọt Mọt - reviewsach
Ngay từ những tác phẩm đầu tiên cho tới những tác phẩm cuối của sự nghiệp, văn chương Kawabata Yasunari vẫn luôn hướng đến việc tái hiện những nét đẹp văn hóa truyền thống xứ Phù Tang. Để rồi, từ không gian nghệ thuật mang đậm phong vị ký ức như chén trà thu về một khoảng trời đã xa, những kiếp người trên trang văn Kawabata cứ mãi lầm lũi giữa cuộc đời tựa như cánh hạc bay cuối ngàn.
Đam mê, ký ức đọng lại nơi chén trà
Từ vẻ đẹp trong từng thước vải được tạo lên nơi Xứ tuyết, đến lễ hội đom đóm bay trên Hồ hay nghệ thuật hội họa đượm nét Đẹp và buồn, tác phẩm của Kawabata Yasunari vẫn luôn là những tạo tác được khắc họa bằng các mảnh vụn của đam mê lẫn ký ức. Vụn vỡ của quá khứ quyện hòa cùng mê đắm, khao khát không thành hằn lên những nét văn hóa truyền thống, càng như khắc sâu thêm sự hoài vọng, cổ kính song chênh vênh, bất định nơi văn chương ông.
Và tiểu thuyết Ngàn cánh hạc cũng là một tạo tác như thế. Những mảnh vụn không trọn vẹn, đau đớn, nhức nhối tâm can, rót vào tiềm thức và trở thành ẩn ức nơi đáy sâu tâm hồn con người; như lá trà đọng lại khi chén trà đã cạn vơi. Mà ngay chính nội tại tác phẩm, bối cảnh ra đời cùng cách thức Kawabata Yasunari sáng tác Ngàn cánh hạc cũng đã gợi lên bao sự dở dang không thành nơi trước tác này – Ngàn cánh hạc là một cuốn tiểu thuyết vĩnh viễn không hoàn thiện bởi tác giả đã không thể viết tiếp khi cuốn sổ tư liệu của ông bị mất cắp. Số phận tác phẩm, như chính số phận con người trên trang văn: mãi chìm vào đam mê yêu thương lẫn nhục cảm dang dở giữa cuộn xoáy thương đau, hoài niệm.
Những đoạn tình cảm dở dang không thành vừa mang màu sắc đau thương, vừa mang màu sắc nhục cảm đấy kéo dài từ quá khứ tới hiện tại và như mang theo trong đó cả tính chất truyền đời: cơ chế chuyển giao cảm xúc từ cha sang con trai, từ mẹ sang con gái hay giữa thế hệ sau với nhau. Tất cả, tạo lên những mối quan hệ như đi ngược lại hoàn toàn quan điểm đạo lý con người: Cha của Kikuji ngoại tình với hai người phụ nữ: Hanamoto Chikako và phu nhân Ota. Để rồi ngày trưởng thành, đến lượt Kikuji lại có mối quan hệ giao cảm cả về mặt thể xác lẫn tinh thần với người nhân tình trước kia của cha: phu nhân Ota. Thậm chí sau này, khi người phụ nữ đó đã tự vẫn, Kikuji và cô con gái của bà – Fumiko, lại nảy sinh một thứ tình cảm cả hai vẫn luôn gắng sức tránh né. Và ngay chính Chikako, người phụ nữ Kikuji coi như “rắn độc”, hẳn cũng chưa thể nguôi ngoai mối tình oan trái trong quá khứ, chưa thể quên đi bóng hình người xưa vẫn hiện hữu ở cảnh, vật và nhất là Kikuji – tạo tác bằng xương thịt của người đàn ông ấy vẫn tồn tại trên cõi đời.
Tất cả những con người đó, trong dòng xoáy quá khứ và hiện thực, ký ức và thực tại, chẳng ai có thể buông bỏ chấp niệm của chính mình. Người ta đắm mình trong dục vọng, nhục cảm, trong những mơ tưởng, hồi vọng như cách thức tìm đến một sự quên, như một cách để trốn tránh hiện thực mà lánh vào phần ký ức xa ngái dẫu đã trôi đi vĩnh viễn chẳng thể níu giữ. Nhưng càng trốn chạy, con người càng mãi chìm sâu thêm vào những vụn vỡ, người ta càng thêm lạc bước trong những đam mê, khát vọng không thành.
Để rồi cuối cùng, thứ một kiếp người còn lại, chỉ là hoài vọng về những kỷ niệm dở dang trong hiện thực, vốn đầy những nghiệt ngã mà ngay chính bản thân con người chẳng thể vượt qua được định kiến, vượt thoát được luân thường đạo lý trong ánh nhìn phán xét của người đời. Và có lẽ, càng đắm mình trong khát cầu yêu thương, càng cố gìn giữ từng phần ký ức tươi đẹp được vẹn nguyên, người ta lại càng thêm day dứt, số phận lại càng khổ đau. Như phu nhân Ota, đã lựa chọn cái chết đầy đau đớn như tìm về một sự giải thoát; như Fumiko, chọn cách rời xa Kikuji như một sự trốn chạy quá khứ và thực tại đầy tội lỗi; và cả như cái chết của Chikako, một cái chết trong đơn độc của nỗi tuyệt vọng muốn níu giữ chút kỷ niệm, kỷ vật xưa.
Đam mê, ký ức đọng lại nơi chén trà. Bao kiếp người trong tiểu thuyết Ngàn cánh hạc, quen nhau rồi vấn vương với nhau cũng qua nơi trà thất, ở chén trà thâu lại cả bầu trời hoài vọng ấy. Cha Kikuji quen biết Chikako nhờ trà đạo và Chikako, cũng là người trông coi gian trà thất, dụng cụ trà đạo của người đàn ông đã quá cố ấy như một sự nâng niu quá khứ đã xa. Tín vật giữa cha Kikuji và phu nhân Ota, không gì khác cũng là những vật dụng uống trà. Kikuji gặp lại các cố nhân xưa của cha, gặp cô gái mang chiếc khăn ngàn cánh hạc – Yukiko tại một buổi tiệc trà được tổ chức ở chùa Engaku…
Chén trà nói riêng và trà đạo nói chung, đến với tiểu thuyết Ngàn cánh hạc, đã trở thành một hình ảnh mang đậm tính biểu tượng trong đời sống từng cá nhân trên trang sách: Biểu tượng cho mê đắm của những trái tim khao khát yêu và được yêu, biểu tượng cho những đắm say yêu thương dở dang không thành, biểu tượng cho những mảnh vỡ trong quá khứ, cho sự vụn vỡ ở hiện tại, và cho cả những trốn chạy của con người hôm nay khi phải đối diện trước sự xâm lấn của vết thương ký ức. Nhưng chén trà có thể đập vỡ, trà thất có thể dỡ bỏ, thậm chí kẻ cuối cùng thuộc về lớp người đi trước – Chikako cũng đã tạ thế; song người ở lại, có thể thực sự dứt bỏ quá khứ với những mê đắm khi xưa để hướng tới tương lai? Hay thứ họ làm vẫn chỉ là lẩn tránh? Và rồi chính họ nhận ra càng trốn chạy, họ lại càng không thể thoát khỏi ẩn ức đau buồn; họ càng chối bỏ thì ký ức, hiện tại lẫn tương lai lại càng thêm đọng sâu vào chén trà tâm tưởng, mãi chẳng buông. “Kikuji nghĩ thật buồn thêm khi nhặt ghép những mảnh vỡ của chén trà dưới ngôi sao tươi mới. Anh vứt những mảnh vỡ trong tay xuống đó. Đêm qua, Kikuji chưa kịp ngăn thì Fumiko đã đập chén vào phiến đá trong vườn. Fumiko rời trà thất như biến mất,…”
Cái đẹp và sự thuần khiết trên trang viết của tiểu thuyết Ngàn cánh hạc
Như nhiều tác phẩm khác của Kawabata Yasunari, tiểu thuyết Ngàn cánh hạc cũng đề cập tới những mối quan hệ vượt ngoài yếu tố đạo lý luân thường của cuộc sống con người. Nhưng điều cuối cùng tác giả hướng tới, vẫn là cảm thức về cái đẹp và sự thuần khiết trên trang viết. Cái đẹp và sự thuần khiết đó, vượt lên trên những xấu xa, ti tiện của cuộc đời. Cái đẹp như một ám ảnh nhức nhối, cũng là điều người ta hướng về, đồng thời là thứ khiến lòng người, vốn mang quá nhiều vụn vỡ, đau thương cảm thấy dẫu khao khát cũng chẳng thể vươn tới. Còn phương diện thuần khiết, dù cũng phần nào khiến người ta sợ hãi, thấy tự ti và mặc cảm nhưng đó lại là sợi dây mong manh níu giữ hồn người ẩn chứa quá nhiều ham muốn ở lại với cuộc đời này.
Cái đẹp hiện lên, trước hết qua vẻ đẹp của người phụ nữ. Trong văn chương của Kawabata, chưa khi nào thiếu đi bóng hình những người phụ nữ đẹp. Nhưng hơn cả vẻ đẹp hình thể, những người phụ nữ trên trang văn của ông nói chung, trong trước tác Ngàn cánh hạc nói riêng, ở họ toát lên vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp nội tâm đầy tinh tế.
Những rung cảm sâu sắc đầy mâu thuẫn của phu nhân Ota với con trai của người tình cũ – Kikuji đã vượt lên trên luân thường đạo lý để tiến tới phạm trù của cái đẹp, của giao cảm tâm hồn. Kawabata tiên sinh hoàn toàn không đi sâu vào yếu tố tính dục trong mối quan hệ của hai con người này, việc ông làm chỉ là gợi mở mà từ đó, cuốn cảm xúc độc giả xuôi theo dòng tâm trạng nhân vật, của một chàng trai tuổi mới đôi mươi và của một người phụ nữ, đã trải đủ đắng cay cuộc đời. “Nó tự nhiên đến như thế […] Có thể nói không có bóng dáng đạo đức hay gì cả.” Phu nhân Ota, xuất hiện trong tác phẩm, như con người được tạo tác lên từ cõi mơ, giấc mộng. Thu vào đáy mắt, con người bà là cả bầu trời ký ức của hai người trẻ: Kikuji và Fumiko về những năm tháng trong chiến tranh, về mối giằng xé trong hiện tại. Phu nhân Ota ra đi, nhưng linh hồn của bà vẫn mãi tồn tại nơi đáy sâu tiềm thức của Kikuji, hiện hình trong chén trà Shino Kikuji dùng làm bình cắm hoa, trong chén trà Katsura đã ngấm dấu son môi bà dùng, dẫu bị Fumiko đập vỡ. Cũng như phạm trù cái đẹp, dẫu bị hủy hoại, dẫu bị dập vùi vẫn sẽ mãi tồn tại trong tâm thức người ở lại.
Đó là cô con gái Fumiko của phu nhân Ota, một cô gái trẻ nhưng đã sớm mang những ẩn ức buồn. Fumiko thừa hưởng mọi nét đẹp cổ truyền của người phụ nữ Nhật Bản từ người mẹ: “Cô con gái cũng thừa hưởng từ mẹ cái cổ cao và đôi vai tròn. Miệng cô lớn hơn miệng người mẹ, nhất mực khép chặt. […] Đôi mắt của cô gái đen hơn mẹ, trông đượm buồn.” Cô cũng mang một tâm hồn đầy nhạy cảm nhưng khác với phu nhân Ota, Fumiko vẫn đang tranh đấu giữa những giằng xé nội tâm để sống ở thực tại. Vẻ đẹp ở Fumiko, bởi thế vừa mang nét truyền thống, vừa mang nét hiện đại. Truyền thống trong cách thức cô gái pha trà, và hiện đại, trong quyết đoán ra đi để tìm lại một chốn bình yên cho tâm hồn.
Và ngay chính Chikako, người đàn bà hiện lên trên trang viết những tưởng là hiện thân của cái ác với ấn tượng về sự xấu xí cả ngoại hình lẫn tính cách đã hằn sâu vào tâm trí Kikuji: vết chàm lớn ở ngực cùng những lời nói, như những nọc độc của loài rắn. Song chính người phụ nữ đó, lại là người tha thiết gìn giữ những gì là kỷ niệm, là cội gốc nhất nơi tâm hồn con người. Căn trà thất nơi nhà cũ của Kikuji, những chiếc chén kỷ vật Chikako cố gắng nâng niu bằng mọi giá, nghệ thuật trà đạo cô truyền thụ lại cho những cô gái trẻ như Fumiko hay Yukiko… Chikako có thể là một người đàn bà đa đoan, một kẻ sống không hợp lòng người; nhưng ở cô vẫn toát lên nét đẹp của một người phụ nữ trân quý những nét truyền thống cho tới giây phút cuối đời. Một người phụ nữ xấu xí về mặt tâm hồn, hẳn không thể đạt tới cảnh giới cao như vậy ở nghệ thuật trà đạo, và người phụ nữ đó hẳn cũng không thể như đặt cả linh hồn vào việc gìn giữ, trân trọng những kỉ vật nhỏ nhoi tới thế. Nếu phu nhân Ota đại diện cho cõi mơ, thì Chikako đại diện cho cõi thực. Mà con người sống trên cuộc đời, đâu thể mãi đắm chìm trong mộng say không tỉnh, đuổi theo những ảo vọng xa vời? Căn gốc con người, vẫn nằm ở truyền thống, văn hóa nơi thực tại mà một người phụ nữ đa đoan như Chikako, đã giữ trọn một đời.
Từ vẻ đẹp nơi bản thể con người, cái đẹp trong Ngàn cánh hạc mở rộng tới nét đẹp văn hóa truyền thống của cả nước Nhật được Kawabata gửi gắm trọn vẹn trên trang văn. Là những bộ kimono sặc sỡ càng tôn lên vẻ đẹp người phụ nữ: “Kikuji có vẻ hoa mắt một chút. Trong mắt đầy màu sắc lộng lẫy của những bộ kimono, thoạt đầu anh không phân biệt được ai với ai.” Là một phần chiều dài lịch sử Nhật Bản hiện lên qua các chuyến đi của Fumiko và được gửi gắm vào những lá thư cô viết cho Kikuji. Là chất thơ, chất nhạc, chất họa của một nền văn hóa lâu đời ẩn sau những bức tranh tường được treo trên trà thất hay qua hình ảnh ngàn cánh hạc trên chiếc khăn furoshiki Yukiko thường mang.
Đặc biệt, lớp trầm tích văn hóa truyền thống đó đã trở đi trở lại trên trang viết qua biểu tượng chén trà và trà đạo: từ nghi thức, nghi lễ pha trà đến các bước pha trà ra sao, từ những loại lá trà được sử dụng tới công dụng của từng loại chén trà như thế nào. Từ đấy bao trùm lên toàn bộ yếu tố đó là không gian văn hóa bộ môn trà đạo được Kawabata tái hiện lên qua những buổi tiệc trà, nơi không gian trà thất, thậm chí không gian ấy thấm đượm cả trong kí ức, quá khứ mỗi nhân vật. Và trong bối cảnh nước Nhật những năm 50 của thế kỷ XX, một đất nước bước ra khỏi Thế chiến thứ Hai với tư cách kẻ chiến bại, phải đối diện trước cuộc khủng hoảng căn cước sâu sắc, cội gốc truyền thống dần lung lay, phai nhạt; thì những gửi gắm trầm tích văn hóa truyền thống trong tiểu thuyết Ngàn cánh hạc của Kawabata, lại càng thêm ý nghĩa.
Nếu cái đẹp khiến con người mê đắm vào những khao khát dở dang thì sự thuần khiết như phương thức người ta tìm tới để thanh lọc, neo đậu, níu giữ tâm hồn giữa cuộc sống ngổn ngang thương tổn. Và sự thuần khiết đó, thể hiện rõ nhất ở hình tượng Yukiko với chiếc khăn ngàn cánh hạc của cô. Trong tuyến nhân vật của Ngàn cánh hạc, Yukiko thực sự là con người của hiện tại, cô gái ấy đến với Kikuji bằng tất cả sự trong sáng, đơn thuần nhất. Yukiko dẫu được Chikako mai mối cho Kikuji, nhưng cô luôn đứng ngoài mối quan hệ phức tạp mang tính truyền đời giữa Kikuji – Chikako cùng mẹ con Fumiko. “Cô gái nhà Inamura lại pha trà cho phu nhân Ota. Cả gian phòng chăm chú nhìn về hướng ấy. Hẳn cô gái này không biết đến duyên nợ của cái chén Oribe, cô thao tác đúng như được học. […] Cành lá non hắt bóng lên tấm cửa lùa sau lưng cô gái, như phản chiếu nhẹ nhàng lên vai và tay áo kimono tươi tắn. Mái tóc cô cũng như đang chiếu sáng lung linh.” Nhưng cũng bởi Yukiko là sự tồn tại thuần khiết nhất giữa muôn vàn những cá nhân tâm hồn vốn đã chìm trong vụn vỡ mà cô gái ấy bỗng trở lên xa cách tựa ngàn cánh hạc bay trên tấm vải furoshiki, đẹp, tươi tắn mà mãi xa vời. Và khi đặt Yukiko bên cạnh những cá nhân như Kikuji hay Fumiko, độc giả lại càng thấy thêm thấm thía thương tổn ở những cá nhân mãi chẳng vượt thoát được bóng ma ký ức; đồng thời, thêm trân trọng sự trong trẻo của trái tim, tâm hồn Yukiko. Có thể nói chăng, chính nét trong trẻo vô ngần đó của cô gái, càng tăng thêm vẻ đẹp bi ai cho tiểu thuyết Ngàn cánh hạc, nhưng đồng thời lại không đẩy tác phẩm tới ngưỡng cửa bi kịch của sự tuyệt vọng.
Đời người tựa cánh hạc bay cuối ngàn.
Không gian văn hóa trong Ngàn cánh hạc là không gian nghệ thuật trà đạo, chén trà cũng thu lại cả phần ký ức lẫn ẩn ức yêu thương của con người. Nhưng tên tác phẩm lại được đặt theo ấn tượng đầu tiên khi Kikuji gặp gỡ Yukiko: “khăn furoshiki ngàn cánh hạc trắng bằng vải chirimen màu hồng đào rất đẹp.” Và biểu tượng ngàn cánh hạc trắng, cứ vậy trở đi trở lại trên trang sách, không đa dạng về hình thức xuất hiện hay nhức nhối với tần suất dày đặc như những ký hiệu gợi tới trà đạo mà biểu tượng đấy có phần bảng lảng, mơ hồ hơn song vẫn đầy day dứt, ám ảnh.
Trà đạo, nét đẹp gắn liền với ẩn ức đau buồn Kikuji muốn chối bỏ. Ngàn cánh hạc, vẻ đẹp thuần khiết Kikuji giữ mãi trong tâm trí song một người như anh, chẳng thể nào với tới được sự trong ngần ấy. Nhưng dẫu là cái đẹp lòng người muốn chối bỏ hay sự thuần khiết xa vời, thì tới cuối cùng, chính Kikuji đã thừa nhận “những gì thuần khiết nhất không bị bất kỳ điều gì làm ô uế.” Và con người, phải chăng ký ức như chén trà cạn vơi còn cuộc đời lại tựa cánh hạc bay cuối ngàn. Trọn kiếp đời, người ta mãi đắm mình trong những đam mê dở dang, mãi kiếm tìm bản diện cái tôi giữa những vụn vỡ ký ức, khổ đau thực tại lẫn bất định tương lai.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Ngàn cánh hạc: Nhân sinh chìm nổi trong một tách trà
Hanh Vi - revelogue
Ngàn cánh hạc là một trong những tác phẩm đặc sắc của nhà văn Kawabata Yasunari, thiên tiểu thuyết này đã đưa độc giả bước vào đời sống văn hóa tinh thần người Nhật Bản qua những trang văn nên thơ và đầy xúc cảm.
Vài nét khái quát về nhà văn Kawabata Yasunari
Kawabata sinh ngày mười bốn tháng sáu năm 1899 tại Osaka, ông là nhà văn Nhật Bản đầu tiên và là người Châu Á thứ ba đoạt giải Nobel Văn học vào năm 1968.
Quá trình trưởng thành của một tài năng văn chương kiệt xuất
Kawabata Yasunari mồ côi từ năm 2 tuổi và suốt quãng thời gian ấu thơ của mình, nhà văn phải lần lượt chứng kiến sự ra đi của những người thân yêu, từ chị gái đến ông bà ngoại rồi sau đó lại bị từ hôn bởi người thiếu nữ mà ông hết lòng yêu thương.
Chân dung nhà văn Kawabata Yasunari
Những ký ức đau buồn ấy đã sớm khuôn tâm hồn nhà văn thành chiếc ốc đảo cô liêu và từ đó đưa ông đến cội nguồn của sự sáng tạo. Kawabata neo đậu vào bến bờ văn chương và bước lên hành trình mải mê tìm kiếm cái đẹp để tự chữa lành những vết thương mà cuộc đời mang lại.
Thế nên trong các tác phẩm của ông, ta luôn cảm nhận được sự cô đơn và nỗi u hoài thấm đẫm qua từng trang sách.
Ngày nhỏ, Kawabata còn có niềm yêu thích đặc biệt với hội họa nhưng theo thời gian ông dần nhận ra mình có khiếu viết văn hơn là vẽ tranh. Đó là lý do vì sao mà ông quyết định đi theo tiếng gọi của văn chương và thời gian đã chứng minh lựa chọn của Kawabata Yasunari là hoàn toàn đúng đắn.
Những sáng tác nổi bật của nhà văn Kawabata Yasunari
Với tài năng văn chương độc đáo của mình, ông đã đóng góp rất lớn trong việc hoàn thiện diện mạo nền văn học hiện đại Nhật Bản. Các tác phẩm tiêu biểu làm nên tên tuổi nhà văn Kawabata Yasunari phải kể đến là Vũ nữ xứ Izu, Xứ tuyết, Đẹp và buồn, Những người đẹp say ngủ và loạt các truyện ngắn mà nhà văn gọi “truyện trong lòng bàn tay”.
Một trong những đại diện tiêu biểu của trường phái Tân cảm giác
Nhật Bản trong thời đại mà Kawabata sống đã lần lượt chứng kiến những thay đổi sâu sắc trên nhiều lĩnh vực. Với các chủ trương cải cách của vua Minh Trị, tiêu biểu là việc bãi bỏ bế quan tỏa cảng cùng sự phát triển của phong trào dịch thuật, xứ sở mặt trời mọc bước vào thời kỳ giao thoa văn hóa kỳ diệu giữa phương Đông và phương Tây.
Hưởng ứng không khí hội nhập ấy, nền văn học đương thời đã tiếp thu hàng loạt trào lưu, trường phái cũng như các tác phẩm lớn của văn học phương Tây và phân hóa thành nhiều dòng văn học khác nhau.
Kawabata Yasunari là đại diện của trường phái Tân cảm giác
Kawabata Yasunari cũng tham gia vào không khí sôi nổi của văn chương nghệ thuật thời đại mình, ông cùng ba nhà văn nổi tiếng khác là Yokomitsu Riichi, Kataoka Tetsubei, Nakagawa Yoichi khởi xướng nên trường phái Tân cảm giác.
Đây là dòng văn học đề cao vai trò của trực giác trong việc cảm thụ cái đẹp, các áng văn sáng tác theo trường phái này chú trọng việc bộc lộ những rung động tình cảm chân thật trước cái đẹp.
Chúng thuộc phạm trù nghệ thuật vị nghệ thuật mà nếu dùng lý trí để mổ xẻ thì khó cảm thụ được đến tận cùng.
Ngàn cánh hạc là một sáng tác dở dang để lại nhiều tiếc nuối
Ngàn cánh hạc là thiên tiểu thuyết chưa hoàn chỉnh được viết và đăng tải thành từng kỳ trên các mặt báo từ năm 1949 đến năm 1954.
Trong quá trình đi thực tế để thu thập tư liệu cho việc sáng tác Ngàn cánh hạc, chiếc túi có quyển sổ tay ghi chép của Kawabata Yasunari đã bị đánh cắp, điều đó khiến tác phẩm lâm vào tình trạng không thể viết tiếp và chỉ dừng lại ở chương 8 cùng với hai phần mở đầu chưa kịp dùng để triển khai một chương mới.
Bìa sách tươi tắn của tiểu thuyết Ngàn cánh hạc
Trong khoảng thời gian câu chuyện của Ngàn cánh hạc bị đóng băng, nhà văn vẫn tiếp tục cho ra đời tác phẩm Tiếng rền của núi, thế nên độc giả luôn mong đợi một dịp nào đó Kawabata sẽ thu thập tư liệu lại từ đầu và tiếp tục với Ngàn cánh hạc nhưng đáng tiếc dịp ấy không bao giờ đến vì nhà văn đã đột ngột qua đời vào năm 1972.
Tâm tư nhà văn gửi gắm trong Ngàn cánh hạc
Ngàn cánh hạc mang độc giả đến với nghệ thuật trà đạo, một lễ thức thưởng trà đã trở thành nét đẹp truyền thống đậm bản sắc dân tộc của người Nhật Bản.
Cốt truyện xoay quanh mối quan hệ của chàng trai trẻ Kikuji với bốn người phụ nữ có vai trò và vị trí vô cùng nhạy cảm trong cuộc đời anh là trà sư Chikako và cô học trò Yukiko cùng phu nhân Ota và con gái Fumiko. Họ gặp gỡ, gắn kết và chia xa đều qua bàn trà, những dằn xé về số phận mà họ mang cũng được bộc lộ trước những dụng cụ pha trà vô tri vô giác.
Câu chuyện của trà và người thưởng trà được thể hiện tinh tế qua Ngàn cánh hạc
Thông qua thiên tiểu thuyết này, Kawabata thể hiện niềm trăn trở của bản thân trước sự mai một của văn hóa truyền thống mà trong đó có trà đạo.
Tác phẩm lấy bối cảnh nước Nhật sau khi thất bại bước ra khỏi chiến tranh thế giới thứ hai. Đó là khoảng thời gian đầy khủng hoảng khi lòng người sụp đổ, nhân sinh lạc lối và con người dần mất niềm tin vào các giá trị tinh thần cốt lõi của dân tộc mình.
Bàn trà không còn là nơi mang đến sự tĩnh tại mà trở thành công cụ để con người chì chiết, dày vò lẫn nhau, những người tiền bối từng thực hành trà đạo suốt bao năm lần lượt ra đi để lại thế hệ người trẻ chẳng còn thực sự quan tâm đến nghi thức thưởng trà.
Thực trạng ấy ở xứ sở Phù Tang đã khuấy động trong tâm hồn nhà văn dân tộc nỗi u hoài khôn nguôi và thôi thúc ông viết nên thiên tiểu thuyết Ngàn cánh hạc.
“Coi tiểu thuyết Ngàn cánh hạc của tôi như một sự khơi gợi cho vẻ đẹp tinh thần và nghi thức của trà đạo là một cách hiểu sai. Nó là một tác phẩm phủ định nhằm nói lên nghi ngờ và cảnh báo với sự thô thiển mà nghi thức trà đạo đang sa vào”.
– Tuyên bố của Kawabata Yasunari trong diễn từ nhận giải Nobel năm 1968
Những gương mặt người phụ nữ trong Ngàn cánh hạc
Cha Kikuji vốn là một người đam mê trà đạo, ông đã từng có mối tình thoáng qua với trà sư Chikako và sau đó dành hầu hết khoảng thời gian cuối đời của mình để ở bên quả phụ Ota, vợ của người bạn cùng hội trà với mình.
Sau khi cha mất, Kikuji nhận được lời mời tham dự buổi tiệc trà của Chikako và chính tại trà thất bên trong chùa Engaku ở Kamakura này, những mối duyên thầm của quá khứ nổi lên rồi bện chặt vào hiện tại để từ đó cuộc đời Kikuji vĩnh viễn chẳng thể an yên.
Phu nhân Ota, vẻ đẹp của cõi mộng bị thực tại khước từ
Ấn tượng ban đầu của Kikuji về phu nhân Ota tại tiệc trà không hề có chút thiện cảm nào, bà hiện lên trong mắt anh với một hình tượng thật trơ trẽn khi đã phát sinh quan hệ thầm kín với cha Kikuji mà vẫn còn tự nhiên ra vẻ thân thiết và trìu mến với gia đình anh. Thế nhưng tận sâu trong thâm tâm, chàng trai không thể cưỡng lại sự ấm áp thân thuộc lạ kỳ của vị phu nhân này.
Sau tiệc trà tại chùa Engaku, do hoài niệm tình nhân đã quá cố là cha Kikuji, phu nhân Ota đã ôn lại chuyện xưa với anh suốt một đêm tại lữ quán đối diện chùa. Những chuyện xảy ra giữa Kikuji và phu nhân Ota trong đêm ấy nếu nhìn dưới con mắt của người đời thì thật khó để có thể chấp nhận.
Thế giới sâu thẳm của nội tâm con người được khơi gợi từ trang văn Ngàn cánh hạc
Thế nhưng Kawabata không cốt tạo nên tình huống giật gân từ câu chuyện luân thường đạo lý, nhà văn đi sâu vào việc khám phá vẻ đẹp của phu nhân Ota qua con mắt của Kikuji.
Họ bị cuốn hút vào nhau một cách tự nhiên, phu nhân Ota cảm nhận được hơi ấm của tình nhân trong bóng dáng người con trai và chính Kikuji cũng tìm thấy thiện ý bình an khi được bao bọc bởi tình cảm mềm mại của người phụ nữ trung niên. Bà đã khơi gợi trong anh những xúc cảm mà cả quãng đời về sau, chàng trai không cách nào quên được.
Trong mắt Kikuji, người phụ nữ ấy như đến từ thế giới khác, ở đó chẳng tồn tại khái niệm đạo đức hay không đạo đức cũng không hiện rõ dáng hình của bất kỳ ai mà chỉ có vẻ đẹp của phu nhân Ota tỏa rạng như dòng nước ấm nhẹ nhàng ôm ấp và vỗ về cả nhân loại.
“Anh thấy dường như phu nhân là người phụ nữ không thuộc loài người. Như người phụ nữ hơn cả loài người, hoặc như người phụ nữ cuối cùng của loài người.”
– Ngàn cánh hạc
Phu nhân là người phụ nữ của cõi mộng nhưng tiếc thay bà lại sống giữa thực tại. Thế nên, khi thoát ly khỏi thế giới của những mộng tưởng để đối diện với hiện thực hỗn độn, người phụ nữ ấy đã chịu sự dày vò khôn xiết đến mức phải tự kết liễu cuộc đời mình.
Fumiko, vẻ đẹp bừng sáng của sự sống đã được giác ngộ
Như những chén trà cổ được truyền từ đời này sang đời khác, nhân duyên cũng theo đó mà gắn kết con người với nhau. Sau cái chết của phu nhân Ota, giữa Kikuji và Fumiko, người con gái duy nhất của gia đình Ota đã chớm nở những xúc cảm khó nói thành lời, đó là tình yêu bắt nguồn từ sự đồng điệu trong những mặc cảm tội lỗi về nhau.
Nhiều khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp của xứ sở Phù Tang được khắc họa tỉ mỉ qua Ngàn cánh hạc
Thế nhưng sớm ý thức được đoạn tình cảm này rồi sẽ tạo nên nhiều bi kịch, Fumiko đã dứt khoát biến mất khỏi cuộc đời của Kikuji để anh không còn vướng bận gì với quá khứ và kết hôn với người được Chikako mai mối là Yukiko.
Chi tiết cô gái trẻ đập vỡ chiếc chén Shino có dấu son của người mẹ quá cố đã cho thấy rõ quyết tâm muốn cắt đứt với những yêu hận của thế hệ trước để tìm đến cuộc đời mới.
“Trên phiến đá bên bờ suối có phơi cái áo của cô bé. Chiếc áo khoác bông không tay, nhuộm màu xanh dương có hình bươm bướm và hoa mẫu đơn. Nhìn chiếc áo dưới nắng mai, em cảm nhận phúc lành ấm áp của sinh mệnh. May mắn rơi giữa ba tảng đá như thế gọi là gì nhỉ? Khoảng trống đó hẹp vừa suýt soát thân người đứa bé. Chỉ cần trật một chút là va vào đá, không mất mạng thì cũng bị thương. Đứa bé hình như không nhận thức được sự nguy hiểm đáng sợ đó, không tỏ vẻ đau đớn gì, lại thản nhiên như không. Em có cảm giác người rơi xuống một cách may mắn như vậy là đứa bé này nhưng không là đứa bé này.
Em đã không thể để mẹ sống. Nhưng nghĩ điều gì khiến em sống thì trái tim nguyện cầu hạnh phúc cho anh lại trở nên mạnh mẽ. Em cứ nghĩ khoảng cách giữa phiến đá ô uế và nghiệp chướng của con người liệu cũng có nơi cứu sinh như khé đá đứa bé rơi phải?
Mong được hưởng phước phần như đứa bé, em vuốt đôi mày đậm đen của nó và rời Hokke.”
– Ngàn cánh hạc
Các nhân vật trong tác phẩm ai cũng được tiếp xúc rất sâu với những nghi thức truyền thống Nhật Bản, từ trà đạo, cắm hoa đến tắm rừng nhưng không ai trong số họ thực sự được chữa lành, trừ Fumiko.
Cô gái mang đầy mặc cảm tội lỗi này đã thông qua chuyến đi biệt ly, một mình leo núi, trọ suối nước nóng để buông bỏ được khổ đau và sống thanh thản với cảm xúc thật trong mình.
“Em nhòa lệ trong ánh sáng bạc của cỏ bông lau dập dờn như sóng vỗ, nhưng không phải là nước mắt vấy bẩn nỗi buồn mà là nước mắt rửa sạch nỗi buồn.”
– Ngàn cánh hạc
Khi thực hành việc tắm suối nước nóng, ngạn ngữ Nhật có câu: “Hãy để quá khứ tan đi theo dòng nước” và chính trong thời khắc xa rời cuộc sống thị thành, Fumiko đã thực sự được thiên nhiên gột rửa và chữa lành.
Yukiko, sự trong sáng cứu rỗi tâm hồn
Trong số bốn người phụ nữ có quan hệ mật thiết với Kikuji thì người vợ Yukiko của anh là người duy nhất đứng ngoài vòng yêu hận và những dục vọng trái khoáy từ quá khứ. Cô thương Kikuji bằng một trái tim chân thành và lựa chọn âm thầm ở bên anh cho đến khi chàng trai sẵn sàng cùng cô bước về phía cuộc đời mới.
“Cành lá non hắt bóng lên tấm cửa lùa sau lưng cô gái, như phản chiếu nhẹ nhàng lên vai và tay áo kimono tươi tắn. Mái tóc cô cũng như đang chiếu sáng lung linh.
Đương nhiên quá sáng so với trà thất, nhưng điều đó khiến vẻ trẻ trung của cô gái tỏa sáng rực rỡ. Chiếc khăn fukusa đầy vẻ nữ tính tuy không ngọt ngào nhưng tạo cảm giác trẻ trung. Bàn tay cô gái như đang khiến bông hoa đỏ nở ra.
Kikuji thấy như ngàn cánh hạc trắng nhỏ bay lượn quanh cô gái.”
– Ngàn cánh hạc
Trong mắt Kikuji, Yukiko luôn đồng hiện với hình ảnh chiếc khăn furoshiki ngàn cánh hạc trắng bằng vải chirimen màu hồng đào hay bộ kimono có dải thắt lưng in hình hoa diên vỹ. Sự tồn tại của cô mang tất cả hàm ý phúc lành, thủy chung, tốt đẹp và trong sáng.
Cô là lối thoát của Kikuji để anh bước ra khỏi những mặc cảm tội lỗi bám chặt như rễ cây từ quá khứ và bắt đầu cuộc sống trong thực tại.
Chikako, sự xấu xí nảy sinh từ những tổn thương
Với sự kết hợp độc đáo giữa trà và thiền, trà đạo là liệu pháp giúp con người xa rời những tị hiềm, sân si của đời sống phàm tục để tiến đến cõi an yên, tĩnh tại trong tâm hồn. Thế nhưng Chikako, người giữ trách nhiệm truyền dạy lại cả một nét đẹp văn hóa truyền thống của xứ sở Phù Tang lại không giữ được tâm hồn yên ả theo đúng tinh thần của trà đạo.
Bên trong một trà thất truyền thống Nhật Bản
Bà biến buổi tiệc trà thành nơi phun nọc độc vào người khác, lấy những dụng cụ thưởng trà để chì chiết và gợi nhắc hận thù từ quá khứ. Nhân vật Chikako này luôn đồng hiện với ấn tượng về vết chàm xấu xí nơi bầu ngực và những hành động ngang nhiên can thiệp vào cuộc đời của người khác.
Thế nhưng khi nhìn thấy kết cục của Chikako, người đọc khó lòng che giấu được sự thương cảm. Người phụ nữ ấy đã mang nỗi mặc cảm về ngoại hình suốt cuộc đời mình, bà nỗ lực tự vệ bằng cách phun nọc độc về phía đối phương và kìm nén sự yếu đuối, nữ tính trong mình.
Khung cảnh một buổi tiệc trà
Chikako đã sớm xem bản thân là người phụng sự cho gia đình Mitani, từ việc sốt sắng giúp mẹ Kikuji đánh ghen đến lo liệu chu toàn cho hôn sự của anh. Thế nhưng cuối cùng, thứ người đời nhớ về bà cũng chỉ gói gọn trong hình ảnh một người phụ nữ có vết chàm xấu xí nơi bầu ngực và là một nhân vật cuồng ngôn phiền toái.
Chất họa trên trang văn Ngàn cánh hạc
Vốn yêu thích hồi họa từ thuở nhỏ nên sau này khi đã phát triển sự nghiệp văn chương, Kawabata Yasunari luôn khéo léo lồng ghép lượng kiến thức uyên thâm và bút pháp độc đáo của loại hình nghệ thuật này vào các tác phẩm của mình.
Mỗi đoạn văn trong Ngàn cánh hạc là một bức tranh nên thơ về thiên nhiên và con người, đạt đến sự hài hòa tuyệt đối về màu sắc cũng như đường nét. Giữa phông nền của gam màu lạnh, bao giờ ông cũng điểm xuyết lên những chấm màu ấm. Trong cảnh rừng núi cỏ cây tĩnh tại, nhà văn không lúc nào quên khắc họa sự chuyển động của con người.
“Cỏ lau hay cỏ hương bài trổ bông, trải dài dọc vệ đường, lấp lánh ánh bạc như trong suốt dưới ánh nắng sớm. Cây bách lá đỏ cũng chiếu sáng. Bóng tối lùi sâu giữa hàng cây tuyết tùng ở vạt rừng bên trái. Có đứa bé mặc kimono đỏ ngồi trên tấm chiếu trải bên bờ ruộng. Cái túi trắng đựng thức ăn ở sau lưng, đồ chơi trên chiếu. Người mẹ đang gặt lúa.”
– Ngàn cánh hạc
Tất cả những yếu tố ấy đã góp phần làm nên chất trừu tượng đặc trưng trong các sáng tác của Kawabata Yasunari. Nhà văn quan sát và khắc họa cảnh vật tỉ mỉ đến độ người đọc có thể chưa hiểu hết tâm tư ông gửi gắm nhưng đã sớm được thanh lọc bởi chính cái đẹp tuyệt đích ẩn hiện trong trang văn.
Âm hưởng cổ xưa nghìn đời được truyền giữ qua Ngàn cánh hạc
Mỗi món đồ cổ trong Ngàn cánh hạc đều đong đầy ký ức và sống động như một tâm hồn. Chúng được truyền giữ qua nhiều đời, mang theo câu chuyện và nỗi niềm của người chủ trước để rồi qua đó dệt nên mối duyên thầm xuyên suốt bao thế hệ từ đời cha Kikuji, phu nhân Ota, bà Chikako đến đời những người trẻ như Kikuji hay Fumiko.
Trong những dụng cụ thưởng trà tưởng chừng như vô tri vô giác ấy là sự đồng hiện của quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Đời người ngắn ngủi không bằng một nửa dòng thời gian cổ xưa và lâu dài của tách trà.
Âm hưởng thiêng liêng và huyền bí vang vọng xuyên suốt các trang văn Ngàn cánh hạc
Ngày hôm nay Kikuji có thể nhìn ngắm những tuyệt tác bằng gốm sứ của trà đạo để thấy lòng mình dậy sóng với bóng hình những người phụ nữ thoáng qua.
Thế nhưng theo thời gian, vật dụng rồi sẽ bước tiếp trên hành trình được truyền giữ của nó trong khi Kikuji thì đã dừng lại. Các sự kiện từng làm chấn động những người muôn năm cũ rồi cũng chỉ còn là câu chuyện vu vơ kể lại trong một buổi tiệc trà nào đó của nghìn năm sau.
“Vì là gốm cổ Shino, cũng ba, bốn trăm năm trước rồi đúng không? Có thể lúc đầu là chén mukozuke hay gì đó, chứ không phải chén trà hay cốc uống nước, những sau khi được dùng như chén trà nhỏ, trải qua thời gian dài, người xưa gìn giữ cẩn thận mà truyến đến ngày nay. Cũng có thể có người đã cất kỹ trong hộp trà đi đường, đem theo đến những nơi xa xôi. Nên không thể đập vỡ như đòi hỏi của cô Fumiko đâu.”
– Ngàn cánh hạc
Đã gần năm mươi năm trôi qua kể từ ngày Kawabata Yasunari lựa chọn một kết thúc buồn cho chính cuộc đời mình nhưng độc giả muôn thế hệ vẫn hoài nhớ tiếc và chưa từng để danh xưng của ông chìm vào quên lãng.
Sự cô đơn trên hành trình sáng tạo và bao nỗi lòng nhà văn xứ Phù Tang thầm lặng chôn giấu đã đọng lại thành âm hưởng linh thiêng và huyền bí vang vọng mãi trong các kiệt tác bất hủ của ông.
Hanh Vi - revelogue
Ngàn cánh hạc là một trong những tác phẩm đặc sắc của nhà văn Kawabata Yasunari, thiên tiểu thuyết này đã đưa độc giả bước vào đời sống văn hóa tinh thần người Nhật Bản qua những trang văn nên thơ và đầy xúc cảm.
Vài nét khái quát về nhà văn Kawabata Yasunari
Kawabata sinh ngày mười bốn tháng sáu năm 1899 tại Osaka, ông là nhà văn Nhật Bản đầu tiên và là người Châu Á thứ ba đoạt giải Nobel Văn học vào năm 1968.
Quá trình trưởng thành của một tài năng văn chương kiệt xuất
Kawabata Yasunari mồ côi từ năm 2 tuổi và suốt quãng thời gian ấu thơ của mình, nhà văn phải lần lượt chứng kiến sự ra đi của những người thân yêu, từ chị gái đến ông bà ngoại rồi sau đó lại bị từ hôn bởi người thiếu nữ mà ông hết lòng yêu thương.
Chân dung nhà văn Kawabata Yasunari
Những ký ức đau buồn ấy đã sớm khuôn tâm hồn nhà văn thành chiếc ốc đảo cô liêu và từ đó đưa ông đến cội nguồn của sự sáng tạo. Kawabata neo đậu vào bến bờ văn chương và bước lên hành trình mải mê tìm kiếm cái đẹp để tự chữa lành những vết thương mà cuộc đời mang lại.
Thế nên trong các tác phẩm của ông, ta luôn cảm nhận được sự cô đơn và nỗi u hoài thấm đẫm qua từng trang sách.
Ngày nhỏ, Kawabata còn có niềm yêu thích đặc biệt với hội họa nhưng theo thời gian ông dần nhận ra mình có khiếu viết văn hơn là vẽ tranh. Đó là lý do vì sao mà ông quyết định đi theo tiếng gọi của văn chương và thời gian đã chứng minh lựa chọn của Kawabata Yasunari là hoàn toàn đúng đắn.
Những sáng tác nổi bật của nhà văn Kawabata Yasunari
Với tài năng văn chương độc đáo của mình, ông đã đóng góp rất lớn trong việc hoàn thiện diện mạo nền văn học hiện đại Nhật Bản. Các tác phẩm tiêu biểu làm nên tên tuổi nhà văn Kawabata Yasunari phải kể đến là Vũ nữ xứ Izu, Xứ tuyết, Đẹp và buồn, Những người đẹp say ngủ và loạt các truyện ngắn mà nhà văn gọi “truyện trong lòng bàn tay”.
Một trong những đại diện tiêu biểu của trường phái Tân cảm giác
Nhật Bản trong thời đại mà Kawabata sống đã lần lượt chứng kiến những thay đổi sâu sắc trên nhiều lĩnh vực. Với các chủ trương cải cách của vua Minh Trị, tiêu biểu là việc bãi bỏ bế quan tỏa cảng cùng sự phát triển của phong trào dịch thuật, xứ sở mặt trời mọc bước vào thời kỳ giao thoa văn hóa kỳ diệu giữa phương Đông và phương Tây.
Hưởng ứng không khí hội nhập ấy, nền văn học đương thời đã tiếp thu hàng loạt trào lưu, trường phái cũng như các tác phẩm lớn của văn học phương Tây và phân hóa thành nhiều dòng văn học khác nhau.
Kawabata Yasunari là đại diện của trường phái Tân cảm giác
Kawabata Yasunari cũng tham gia vào không khí sôi nổi của văn chương nghệ thuật thời đại mình, ông cùng ba nhà văn nổi tiếng khác là Yokomitsu Riichi, Kataoka Tetsubei, Nakagawa Yoichi khởi xướng nên trường phái Tân cảm giác.
Đây là dòng văn học đề cao vai trò của trực giác trong việc cảm thụ cái đẹp, các áng văn sáng tác theo trường phái này chú trọng việc bộc lộ những rung động tình cảm chân thật trước cái đẹp.
Chúng thuộc phạm trù nghệ thuật vị nghệ thuật mà nếu dùng lý trí để mổ xẻ thì khó cảm thụ được đến tận cùng.
Ngàn cánh hạc là một sáng tác dở dang để lại nhiều tiếc nuối
Ngàn cánh hạc là thiên tiểu thuyết chưa hoàn chỉnh được viết và đăng tải thành từng kỳ trên các mặt báo từ năm 1949 đến năm 1954.
Trong quá trình đi thực tế để thu thập tư liệu cho việc sáng tác Ngàn cánh hạc, chiếc túi có quyển sổ tay ghi chép của Kawabata Yasunari đã bị đánh cắp, điều đó khiến tác phẩm lâm vào tình trạng không thể viết tiếp và chỉ dừng lại ở chương 8 cùng với hai phần mở đầu chưa kịp dùng để triển khai một chương mới.
Bìa sách tươi tắn của tiểu thuyết Ngàn cánh hạc
Trong khoảng thời gian câu chuyện của Ngàn cánh hạc bị đóng băng, nhà văn vẫn tiếp tục cho ra đời tác phẩm Tiếng rền của núi, thế nên độc giả luôn mong đợi một dịp nào đó Kawabata sẽ thu thập tư liệu lại từ đầu và tiếp tục với Ngàn cánh hạc nhưng đáng tiếc dịp ấy không bao giờ đến vì nhà văn đã đột ngột qua đời vào năm 1972.
Tâm tư nhà văn gửi gắm trong Ngàn cánh hạc
Ngàn cánh hạc mang độc giả đến với nghệ thuật trà đạo, một lễ thức thưởng trà đã trở thành nét đẹp truyền thống đậm bản sắc dân tộc của người Nhật Bản.
Cốt truyện xoay quanh mối quan hệ của chàng trai trẻ Kikuji với bốn người phụ nữ có vai trò và vị trí vô cùng nhạy cảm trong cuộc đời anh là trà sư Chikako và cô học trò Yukiko cùng phu nhân Ota và con gái Fumiko. Họ gặp gỡ, gắn kết và chia xa đều qua bàn trà, những dằn xé về số phận mà họ mang cũng được bộc lộ trước những dụng cụ pha trà vô tri vô giác.
Câu chuyện của trà và người thưởng trà được thể hiện tinh tế qua Ngàn cánh hạc
Thông qua thiên tiểu thuyết này, Kawabata thể hiện niềm trăn trở của bản thân trước sự mai một của văn hóa truyền thống mà trong đó có trà đạo.
Tác phẩm lấy bối cảnh nước Nhật sau khi thất bại bước ra khỏi chiến tranh thế giới thứ hai. Đó là khoảng thời gian đầy khủng hoảng khi lòng người sụp đổ, nhân sinh lạc lối và con người dần mất niềm tin vào các giá trị tinh thần cốt lõi của dân tộc mình.
Bàn trà không còn là nơi mang đến sự tĩnh tại mà trở thành công cụ để con người chì chiết, dày vò lẫn nhau, những người tiền bối từng thực hành trà đạo suốt bao năm lần lượt ra đi để lại thế hệ người trẻ chẳng còn thực sự quan tâm đến nghi thức thưởng trà.
Thực trạng ấy ở xứ sở Phù Tang đã khuấy động trong tâm hồn nhà văn dân tộc nỗi u hoài khôn nguôi và thôi thúc ông viết nên thiên tiểu thuyết Ngàn cánh hạc.
“Coi tiểu thuyết Ngàn cánh hạc của tôi như một sự khơi gợi cho vẻ đẹp tinh thần và nghi thức của trà đạo là một cách hiểu sai. Nó là một tác phẩm phủ định nhằm nói lên nghi ngờ và cảnh báo với sự thô thiển mà nghi thức trà đạo đang sa vào”.
– Tuyên bố của Kawabata Yasunari trong diễn từ nhận giải Nobel năm 1968
Những gương mặt người phụ nữ trong Ngàn cánh hạc
Cha Kikuji vốn là một người đam mê trà đạo, ông đã từng có mối tình thoáng qua với trà sư Chikako và sau đó dành hầu hết khoảng thời gian cuối đời của mình để ở bên quả phụ Ota, vợ của người bạn cùng hội trà với mình.
Sau khi cha mất, Kikuji nhận được lời mời tham dự buổi tiệc trà của Chikako và chính tại trà thất bên trong chùa Engaku ở Kamakura này, những mối duyên thầm của quá khứ nổi lên rồi bện chặt vào hiện tại để từ đó cuộc đời Kikuji vĩnh viễn chẳng thể an yên.
Phu nhân Ota, vẻ đẹp của cõi mộng bị thực tại khước từ
Ấn tượng ban đầu của Kikuji về phu nhân Ota tại tiệc trà không hề có chút thiện cảm nào, bà hiện lên trong mắt anh với một hình tượng thật trơ trẽn khi đã phát sinh quan hệ thầm kín với cha Kikuji mà vẫn còn tự nhiên ra vẻ thân thiết và trìu mến với gia đình anh. Thế nhưng tận sâu trong thâm tâm, chàng trai không thể cưỡng lại sự ấm áp thân thuộc lạ kỳ của vị phu nhân này.
Sau tiệc trà tại chùa Engaku, do hoài niệm tình nhân đã quá cố là cha Kikuji, phu nhân Ota đã ôn lại chuyện xưa với anh suốt một đêm tại lữ quán đối diện chùa. Những chuyện xảy ra giữa Kikuji và phu nhân Ota trong đêm ấy nếu nhìn dưới con mắt của người đời thì thật khó để có thể chấp nhận.
Thế giới sâu thẳm của nội tâm con người được khơi gợi từ trang văn Ngàn cánh hạc
Thế nhưng Kawabata không cốt tạo nên tình huống giật gân từ câu chuyện luân thường đạo lý, nhà văn đi sâu vào việc khám phá vẻ đẹp của phu nhân Ota qua con mắt của Kikuji.
Họ bị cuốn hút vào nhau một cách tự nhiên, phu nhân Ota cảm nhận được hơi ấm của tình nhân trong bóng dáng người con trai và chính Kikuji cũng tìm thấy thiện ý bình an khi được bao bọc bởi tình cảm mềm mại của người phụ nữ trung niên. Bà đã khơi gợi trong anh những xúc cảm mà cả quãng đời về sau, chàng trai không cách nào quên được.
Trong mắt Kikuji, người phụ nữ ấy như đến từ thế giới khác, ở đó chẳng tồn tại khái niệm đạo đức hay không đạo đức cũng không hiện rõ dáng hình của bất kỳ ai mà chỉ có vẻ đẹp của phu nhân Ota tỏa rạng như dòng nước ấm nhẹ nhàng ôm ấp và vỗ về cả nhân loại.
“Anh thấy dường như phu nhân là người phụ nữ không thuộc loài người. Như người phụ nữ hơn cả loài người, hoặc như người phụ nữ cuối cùng của loài người.”
– Ngàn cánh hạc
Phu nhân là người phụ nữ của cõi mộng nhưng tiếc thay bà lại sống giữa thực tại. Thế nên, khi thoát ly khỏi thế giới của những mộng tưởng để đối diện với hiện thực hỗn độn, người phụ nữ ấy đã chịu sự dày vò khôn xiết đến mức phải tự kết liễu cuộc đời mình.
Fumiko, vẻ đẹp bừng sáng của sự sống đã được giác ngộ
Như những chén trà cổ được truyền từ đời này sang đời khác, nhân duyên cũng theo đó mà gắn kết con người với nhau. Sau cái chết của phu nhân Ota, giữa Kikuji và Fumiko, người con gái duy nhất của gia đình Ota đã chớm nở những xúc cảm khó nói thành lời, đó là tình yêu bắt nguồn từ sự đồng điệu trong những mặc cảm tội lỗi về nhau.
Nhiều khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp của xứ sở Phù Tang được khắc họa tỉ mỉ qua Ngàn cánh hạc
Thế nhưng sớm ý thức được đoạn tình cảm này rồi sẽ tạo nên nhiều bi kịch, Fumiko đã dứt khoát biến mất khỏi cuộc đời của Kikuji để anh không còn vướng bận gì với quá khứ và kết hôn với người được Chikako mai mối là Yukiko.
Chi tiết cô gái trẻ đập vỡ chiếc chén Shino có dấu son của người mẹ quá cố đã cho thấy rõ quyết tâm muốn cắt đứt với những yêu hận của thế hệ trước để tìm đến cuộc đời mới.
“Trên phiến đá bên bờ suối có phơi cái áo của cô bé. Chiếc áo khoác bông không tay, nhuộm màu xanh dương có hình bươm bướm và hoa mẫu đơn. Nhìn chiếc áo dưới nắng mai, em cảm nhận phúc lành ấm áp của sinh mệnh. May mắn rơi giữa ba tảng đá như thế gọi là gì nhỉ? Khoảng trống đó hẹp vừa suýt soát thân người đứa bé. Chỉ cần trật một chút là va vào đá, không mất mạng thì cũng bị thương. Đứa bé hình như không nhận thức được sự nguy hiểm đáng sợ đó, không tỏ vẻ đau đớn gì, lại thản nhiên như không. Em có cảm giác người rơi xuống một cách may mắn như vậy là đứa bé này nhưng không là đứa bé này.
Em đã không thể để mẹ sống. Nhưng nghĩ điều gì khiến em sống thì trái tim nguyện cầu hạnh phúc cho anh lại trở nên mạnh mẽ. Em cứ nghĩ khoảng cách giữa phiến đá ô uế và nghiệp chướng của con người liệu cũng có nơi cứu sinh như khé đá đứa bé rơi phải?
Mong được hưởng phước phần như đứa bé, em vuốt đôi mày đậm đen của nó và rời Hokke.”
– Ngàn cánh hạc
Các nhân vật trong tác phẩm ai cũng được tiếp xúc rất sâu với những nghi thức truyền thống Nhật Bản, từ trà đạo, cắm hoa đến tắm rừng nhưng không ai trong số họ thực sự được chữa lành, trừ Fumiko.
Cô gái mang đầy mặc cảm tội lỗi này đã thông qua chuyến đi biệt ly, một mình leo núi, trọ suối nước nóng để buông bỏ được khổ đau và sống thanh thản với cảm xúc thật trong mình.
“Em nhòa lệ trong ánh sáng bạc của cỏ bông lau dập dờn như sóng vỗ, nhưng không phải là nước mắt vấy bẩn nỗi buồn mà là nước mắt rửa sạch nỗi buồn.”
– Ngàn cánh hạc
Khi thực hành việc tắm suối nước nóng, ngạn ngữ Nhật có câu: “Hãy để quá khứ tan đi theo dòng nước” và chính trong thời khắc xa rời cuộc sống thị thành, Fumiko đã thực sự được thiên nhiên gột rửa và chữa lành.
Yukiko, sự trong sáng cứu rỗi tâm hồn
Trong số bốn người phụ nữ có quan hệ mật thiết với Kikuji thì người vợ Yukiko của anh là người duy nhất đứng ngoài vòng yêu hận và những dục vọng trái khoáy từ quá khứ. Cô thương Kikuji bằng một trái tim chân thành và lựa chọn âm thầm ở bên anh cho đến khi chàng trai sẵn sàng cùng cô bước về phía cuộc đời mới.
“Cành lá non hắt bóng lên tấm cửa lùa sau lưng cô gái, như phản chiếu nhẹ nhàng lên vai và tay áo kimono tươi tắn. Mái tóc cô cũng như đang chiếu sáng lung linh.
Đương nhiên quá sáng so với trà thất, nhưng điều đó khiến vẻ trẻ trung của cô gái tỏa sáng rực rỡ. Chiếc khăn fukusa đầy vẻ nữ tính tuy không ngọt ngào nhưng tạo cảm giác trẻ trung. Bàn tay cô gái như đang khiến bông hoa đỏ nở ra.
Kikuji thấy như ngàn cánh hạc trắng nhỏ bay lượn quanh cô gái.”
– Ngàn cánh hạc
Trong mắt Kikuji, Yukiko luôn đồng hiện với hình ảnh chiếc khăn furoshiki ngàn cánh hạc trắng bằng vải chirimen màu hồng đào hay bộ kimono có dải thắt lưng in hình hoa diên vỹ. Sự tồn tại của cô mang tất cả hàm ý phúc lành, thủy chung, tốt đẹp và trong sáng.
Cô là lối thoát của Kikuji để anh bước ra khỏi những mặc cảm tội lỗi bám chặt như rễ cây từ quá khứ và bắt đầu cuộc sống trong thực tại.
Chikako, sự xấu xí nảy sinh từ những tổn thương
Với sự kết hợp độc đáo giữa trà và thiền, trà đạo là liệu pháp giúp con người xa rời những tị hiềm, sân si của đời sống phàm tục để tiến đến cõi an yên, tĩnh tại trong tâm hồn. Thế nhưng Chikako, người giữ trách nhiệm truyền dạy lại cả một nét đẹp văn hóa truyền thống của xứ sở Phù Tang lại không giữ được tâm hồn yên ả theo đúng tinh thần của trà đạo.
Bên trong một trà thất truyền thống Nhật Bản
Bà biến buổi tiệc trà thành nơi phun nọc độc vào người khác, lấy những dụng cụ thưởng trà để chì chiết và gợi nhắc hận thù từ quá khứ. Nhân vật Chikako này luôn đồng hiện với ấn tượng về vết chàm xấu xí nơi bầu ngực và những hành động ngang nhiên can thiệp vào cuộc đời của người khác.
Thế nhưng khi nhìn thấy kết cục của Chikako, người đọc khó lòng che giấu được sự thương cảm. Người phụ nữ ấy đã mang nỗi mặc cảm về ngoại hình suốt cuộc đời mình, bà nỗ lực tự vệ bằng cách phun nọc độc về phía đối phương và kìm nén sự yếu đuối, nữ tính trong mình.
Khung cảnh một buổi tiệc trà
Chikako đã sớm xem bản thân là người phụng sự cho gia đình Mitani, từ việc sốt sắng giúp mẹ Kikuji đánh ghen đến lo liệu chu toàn cho hôn sự của anh. Thế nhưng cuối cùng, thứ người đời nhớ về bà cũng chỉ gói gọn trong hình ảnh một người phụ nữ có vết chàm xấu xí nơi bầu ngực và là một nhân vật cuồng ngôn phiền toái.
Chất họa trên trang văn Ngàn cánh hạc
Vốn yêu thích hồi họa từ thuở nhỏ nên sau này khi đã phát triển sự nghiệp văn chương, Kawabata Yasunari luôn khéo léo lồng ghép lượng kiến thức uyên thâm và bút pháp độc đáo của loại hình nghệ thuật này vào các tác phẩm của mình.
Mỗi đoạn văn trong Ngàn cánh hạc là một bức tranh nên thơ về thiên nhiên và con người, đạt đến sự hài hòa tuyệt đối về màu sắc cũng như đường nét. Giữa phông nền của gam màu lạnh, bao giờ ông cũng điểm xuyết lên những chấm màu ấm. Trong cảnh rừng núi cỏ cây tĩnh tại, nhà văn không lúc nào quên khắc họa sự chuyển động của con người.
“Cỏ lau hay cỏ hương bài trổ bông, trải dài dọc vệ đường, lấp lánh ánh bạc như trong suốt dưới ánh nắng sớm. Cây bách lá đỏ cũng chiếu sáng. Bóng tối lùi sâu giữa hàng cây tuyết tùng ở vạt rừng bên trái. Có đứa bé mặc kimono đỏ ngồi trên tấm chiếu trải bên bờ ruộng. Cái túi trắng đựng thức ăn ở sau lưng, đồ chơi trên chiếu. Người mẹ đang gặt lúa.”
– Ngàn cánh hạc
Tất cả những yếu tố ấy đã góp phần làm nên chất trừu tượng đặc trưng trong các sáng tác của Kawabata Yasunari. Nhà văn quan sát và khắc họa cảnh vật tỉ mỉ đến độ người đọc có thể chưa hiểu hết tâm tư ông gửi gắm nhưng đã sớm được thanh lọc bởi chính cái đẹp tuyệt đích ẩn hiện trong trang văn.
Âm hưởng cổ xưa nghìn đời được truyền giữ qua Ngàn cánh hạc
Mỗi món đồ cổ trong Ngàn cánh hạc đều đong đầy ký ức và sống động như một tâm hồn. Chúng được truyền giữ qua nhiều đời, mang theo câu chuyện và nỗi niềm của người chủ trước để rồi qua đó dệt nên mối duyên thầm xuyên suốt bao thế hệ từ đời cha Kikuji, phu nhân Ota, bà Chikako đến đời những người trẻ như Kikuji hay Fumiko.
Trong những dụng cụ thưởng trà tưởng chừng như vô tri vô giác ấy là sự đồng hiện của quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Đời người ngắn ngủi không bằng một nửa dòng thời gian cổ xưa và lâu dài của tách trà.
Âm hưởng thiêng liêng và huyền bí vang vọng xuyên suốt các trang văn Ngàn cánh hạc
Ngày hôm nay Kikuji có thể nhìn ngắm những tuyệt tác bằng gốm sứ của trà đạo để thấy lòng mình dậy sóng với bóng hình những người phụ nữ thoáng qua.
Thế nhưng theo thời gian, vật dụng rồi sẽ bước tiếp trên hành trình được truyền giữ của nó trong khi Kikuji thì đã dừng lại. Các sự kiện từng làm chấn động những người muôn năm cũ rồi cũng chỉ còn là câu chuyện vu vơ kể lại trong một buổi tiệc trà nào đó của nghìn năm sau.
“Vì là gốm cổ Shino, cũng ba, bốn trăm năm trước rồi đúng không? Có thể lúc đầu là chén mukozuke hay gì đó, chứ không phải chén trà hay cốc uống nước, những sau khi được dùng như chén trà nhỏ, trải qua thời gian dài, người xưa gìn giữ cẩn thận mà truyến đến ngày nay. Cũng có thể có người đã cất kỹ trong hộp trà đi đường, đem theo đến những nơi xa xôi. Nên không thể đập vỡ như đòi hỏi của cô Fumiko đâu.”
– Ngàn cánh hạc
Đã gần năm mươi năm trôi qua kể từ ngày Kawabata Yasunari lựa chọn một kết thúc buồn cho chính cuộc đời mình nhưng độc giả muôn thế hệ vẫn hoài nhớ tiếc và chưa từng để danh xưng của ông chìm vào quên lãng.
Sự cô đơn trên hành trình sáng tạo và bao nỗi lòng nhà văn xứ Phù Tang thầm lặng chôn giấu đã đọng lại thành âm hưởng linh thiêng và huyền bí vang vọng mãi trong các kiệt tác bất hủ của ông.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
#byAnhDinh
Sống để viết, viết để sống
Yasunari Kawabata – “Ngàn cánh hạc”: Đời người trong chén trà
“Cuộc đời của cha tôi chỉ là một phần rất nhỏ so với cuộc đời của một cái chén uống trà”
Trà đạo (chado), một nét đẹp truyền thống của Nhật Bản, được nhà sư Eisan phát kiến từ cuối thế kỷ XII, sau chuyến tham vấn học đạo từ Trung Hoa trở về. Với nguyên lý kết hợp giữa thưởng trà và thiền, trà đạo như một liệu pháp giúp con người tĩnh tâm, an dưỡng, tách bạch khỏi đời sống phàm tục mà hướng đến sự thanh tao, an bình trong tâm hồn.
Tác phẩm “ngàn cánh hạc” được Yasunari Kawabata ngâm mình trong trà đạo, tưởng như thấm nhuần nước trà thanh khiết, ấy vậy mà khi bước vào câu chuyện, người đọc không khỏi rùng mình bởi sự dục tính và vô luân.
Dục tính, vô luân không phải bởi tác phẩm mang dục tính, vô luân; mà bởi câu chuyện của tác phẩm cứ xoay tròn quanh cái sự dục tính, vô luân ấy, nhuần nhuyễn đến độ chẳng phân biệt được đâu là dục tính, vô luân với tình yêu tuyệt đẹp của đời người.
Câu chuyện kể ra thì không có gì quá phức tạp. Chàng Kikuji, sau khi cha mất, được nhân tình cũ của cha là cô Chikako mời đến tham dự buổi trà đạo. Ngày nhỏ, Kikuji từng có dịp nhìn thấy vết bớt trên ngực Chikako và nghe cha cùng những người đàn ông bàn luận về vết bớt đó. Có lẽ bởi vết bớt kỳ dị, Chikako – một người phụ nữ xinh đẹp, tinh thông trà đạo, vẫn luôn chịu sự ghẻ lạnh từ cha Kikuji và giữ mình, không lấy chồng cũng chẳng có tình cảm với người đàn ông nào khác. Trong buổi trà đạo, Chikako mai mối Kikuji với một cô gái xinh đẹp nhà Inamura, người mà trong tác phẩm xuất hiện thoáng qua như một hư ảnh, nhưng lại có ấn tượng sâu sắc bởi cô gái đó mang theo chiếc khăn thêu ngàn cánh hạc, khiến Kikuji chú ý. Dẫu vậy, Kikuji chỉ gặp cô gái nhà Inamura có hai lần. Trong khi Chikako đang mai mối chàng với cô gái nhà Inamura, Kikuji lại phải lòng người tình cũ của cha – bà Ota. Hai người đã có những phút giây ân ái và Kikuji hoàn toàn đắm chìm trong cuộc giao hoan với người đàn bà hơn tuổi, nhưng với Ota, bà coi đó là tội lỗi. Bà lựa chọn tự sát vào ngày hôm sau, khiến cho Kikuji cùng con gái của bà Ota – nàng Fumiko, choáng váng và đau khổ. Kikuji chia sẻ với Fumiko những nỗi đau mất mát, mà chính bản thân Fumiko cũng biết mối quan hệ giữa mẹ với Kikuji, luôn cảm thấy có lỗi thay cho mẹ, và đem đến cho Kikuji những kỷ vật cùng ký ức của người mẹ quá cố. Trải qua thời gian, Kikuji có cảm tình với Fumiko nhưng cả hai như có vật cản vô hình để đến bên nhau. Với Kikuji, đó là những tình cảm tàn dư với người đã khuất, còn với Fumiko, chính là tôn ti, phép tắc và sự ngập ngừng trong trắng thánh thiện. Một ngày nọ, khi Fumiko biết tin Chikako nói dối với Kikuji rằng nàng đã lấy chồng, nàng lập tức đến nhà Kikuji để cải chính. Tại đây, Fumiko thuyết phục Kikuji để cho nàng đập vỡ cái chén shino, vốn là cái chén uống trà của mẹ nàng, còn lưu giữ dấu son môi, mà nàng đã đưa cho Kikuji trước đó. Sau khi chứng minh được “còn nhiều chén khác đẹp hơn”, Fumiko đã thuyết phục được Kikuji, nàng tự tay đập vỡ chén shino, đó cũng là lúc Fumiko được giải thoát để đến với Kikuji. Vậy nhưng sáng hôm sau khi thức dậy, Kikuji thấy những mảnh vỡ của cái chén thiếu mất một mảnh, trên trời có sao hôm kép đang rơi, còn Fumiko đã biến mất. Kikuji đi tìm Fumiko, đến cuối truyện, chàng vẫn không tìm thấy nàng, nhưng trở nên sững sờ, khó thở khi nghĩ đến những cử chỉ lạ của nàng, cùng với một mảnh vỡ của cái chén bị thiếu.
Tình yêu và ngăn cấm
Có thể thấy xuyên suốt tác phẩm “Ngàn cánh hạc”, tình yêu là chủ đề chính, dù các nhân vật không hề nói rằng họ yêu nhau. Tình yêu giữa cô Chikako với cha Kikuji, tình yêu giữa bà Ota với cha Kikuji, tình yêu giữa Kikuji với bà Ota, tình yêu giữa Fumiko với Kikuji, tình yêu giữa Kikuji với Fumiko. Quá nhiều tình yêu cho từng đấy con người, và có lẽ bởi vậy, họ trở thành những con rối trong mạng nhện, luôn cảm thấy không đủ và kiếm tìm hạnh phúc. Sự ngăn cấm vô hình đến từ lề thói xã hội cùng các định kiến cố hữu trong xã hội Nhật Bản cận đại, đã nảy nở ngay từ hồi đầu tác phẩm, khi những người đàn ông bàn tán về vết bớt trên ngực Chikako. Chikako khi đó còn là một thiếu nữ đài các, một trà sư được nhiều người kính trọng, nhưng bỏ qua vẻ đẹp thanh tao cùng tâm hồn thuần khiết, đám đàn ông quyền quý chỉ quan tâm đến một thứ: Chuyện gì xảy ra nếu như chồng cô ta phát hiện ra vết bớt đầy lông trên ngực cô ta? Chuyện gì xảy ra nếu như con cái bú sữa trên cái ngực đầy lông đó? Họ kinh tởm mà tiếc nuối, thương cảm mà chế giễu, trong khi chính họ cũng nói rằng nếu như đổi ngược lại, một người đàn ông có vết bớt đầy lông bị người vợ nhìn thấy trong đêm tân hôn, thì cũng chẳng hề gì.
Với tôi, đây là một đỉnh cao của Yasunari Kawabata khi đả kích sự bất bình đẳng và định kiến tư tưởng trong xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ. Thông qua một chi tiết kỳ quái, để làm nổi bật một câu chuyện thường ngày, chỉ riêng chi tiết này thôi, Nobel văn học cũng đã xứng đáng với Yasunari Kawabata.
Nhưng rào cản và ngăn cấm nào có hết ở đó. Tiếp tục dõi theo bước chân của Kikuji trong hành trình vô định của đời mình, ta còn thấy những rào cản và ngăn cấm khác.
Đó là khi Kikuji thực sự có tình cảm với bà Ota, tình nhân của cha, khi mà trước nay chàng chưa bao giờ tìm được tình yêu và dục cảm đích thực. Với Kikuji, chàng không có gì hổ thẹn về chuyện đó, nhưng bà Ota, một người phụ nữ, lại rất lấy làm hổ thẹn. Bà bị cô Chikako – tình địch trước đây, coi là “mụ hồ ly tinh” hết quyến rũ cha Kikuji lại quyến rũ chàng, cản trở hôn nhân của chàng với cô gái nhà Inamura. Bà tự ngăn cản mình gặp gỡ Kikuji, chôn giấu trong lòng những tình cảm và tâm tư, để rồi cuối cùng đi đến con đường tự sát.
Đó là khi Fumiko – con gái bà Ota, có tình cảm với Kikuji nhưng lại luôn lưỡng lự và không thể tiến tới. Đọc “Ngàn cánh hạc”, chúng ta đều thấy rõ Kikuji và Fumiko có những sợi dây liên kết vô hình, và hai người thực sự có thể đến bên nhau, như những mảnh vỡ của chiếc bình cổ, để hàn gắn cho nhau, và đem đến cho nhau tình yêu thuần khiết. Vậy nhưng bởi Kikuji là con trai của đại nhân có địa vị, bởi Kikuji là tình nhân trẻ của mẹ, bởi mẹ nàng vừa mới qua đời, Fumiko vẫn luôn dừng lại, né tránh Kikuji. Hình ảnh nàng Fumiko né tránh Kikuji đặc biệt ấn tượng trong phân đoạn mà nàng mất đà, ngã vào lòng Kikuji nhưng vẫn cố gắng chống tay lên đầu gối chàng, vặn mình lại để lấy thăng bằng, khỏi ngã vào lòng chàng. Ngay khi đó, Kikuji thấy vô cùng lạ lùng tại sao người ta có thể vặn mình và lấy lại thăng bằng giỏi đến thế, thực ra, tất cả là do rào cản ngăn cấm vô hình thời phong kiến tạo ra.
Dục tính và vô luân
Như đã đề cập ở bên trên, các nhân vật trong tác phẩm cứ bị xoay trong vòng quay của dục tính và sự vô luân. Đây luôn là một đề tài nhạy cảm, thậm chí đến tận ngày nay, khi xã hội đang ở thế kỷ XXI, thì ở phương Đông, vẫn là chủ đề nhạy cảm. Bạn đọc còn nhớ thì vừa qua, bộ phim “Vợ Ba” đã bị cấm chiếu bởi chủ đề nhạy cảm như vậy. Ra đời từ năm 1952, cách đây nửa thế kỷ, “Ngàn cánh hạc” đã đưa những chủ đề nhạy cảm này vào trong câu chuyện theo cách “nhẹ tựa lông hồng”. Thông qua giọng văn mộc mạc, góc nhìn đầy tương tư của chàng Kikuji, dục tính và vô luân lại trở nên tuyệt đẹp, như một phần của tình yêu giữa con người với con người. Tại đây, người ta thấu hiểu cho Kikuji và bà Ota bởi họ đều là những mảnh gốm bị khuyết, với những vết nứt trong tâm hồn. Dục tính, nếu như quá nhục dục thì xấu xa, nhưng nếu như sử dụng nó theo cách tự nhiên, thuần khiết, thì lại trở nên tuyệt đẹp. Có lẽ bởi Yasunari Kawabata là một trong những cầu nối giữa văn học Phương Đông và văn học Phương Tây, một người viết về truyền thống nhưng với tư tưởng hiện đại, nên dục tính và vô luân trong văn chương của ông được mỹ học hóa, thoát ra khỏi sự dung tục đời thường, và cũng bởi vậy, khiến cho cả những nhà phê bình văn học gia trưởng nhất cũng phải gật gù đồng cảm. Ở xã hội hiện đại, chúng ta cần quan tâm và thấu hiểu hơn tới nội tâm của từng con người, thay vì chỉ chăm chăm đánh giá họ trên khía cạnh đạo đức. Phải chăng, đó chính là thông điệp mà Yasunari Kawabata muốn nhắn nhủ qua “Ngàn cánh hạc”?
Ở đây, dịch giả Vương Trùng Dương, người dịch “Ngàn cánh hạc” đầu tiên ở Việt Nam cũng có đưa ra lời nhận xét trong thư, nói về tính dục trong tác phẩm “Ngàn cánh hạc” có thể hiểu theo tâm lý Freud. Đó là khi đưa tính dục vào các trường hợp cụ thể, tâm lý con người sẽ có những phản ứng về tội lỗi, tiếc nuối, ghen tị, nhưng nhìn chung, đều không thể cưỡng lại khi rơi vào sóng tình. Theo một khía cạnh nào đó, “Ngàn cánh hạc” của Yasunari Kawabata còn là một trong những tác phẩm đi đầu về tâm lý giữa tính dục và tình yêu, điều mà trong xã hội Nhật Bản trước đây còn kiêng kỵ nhắc đến.
Thanh cao và tầm thường
Vậy tại sao tác phẩm lại được tác giả đặt tên là “Ngàn cánh hạc”, khi chi tiết ngàn chánh hạc bay chỉ xuất hiện thoáng qua cùng với một nhân vật hư ảo là cô gái nhà Inamura?
Trong văn hóa Nhật Bản, cũng như văn hóa Phương Đông, hạc là biểu tượng cho đạo và cho sự thanh cao. Hạc trắng bay lên trên bầu trời thường gắn liền với các bậc thần tiên, cao nhân, giáo sĩ. Ở xứ sở phù tang, hạc được coi là linh điểu. Với người phụ nữ trong xã hội Nhật Bản xưa, hình tượng chim hạc còn biểu tượng cho sự thủy chung, còn với nghệ thuật xếp giấy origiami, ngàn con chim hạc là biểu trưng cho sự hạnh phúc, hưởng lạc, cầu được ước thấy.
Thanh cao là vậy, thế nhưng trong tác phẩm “Ngàn cánh hạc”, ta bắt gặp vô số sự tầm thường. Sự tầm thường của những gã đàn ông khi nghĩ về vết bớt trên ngực người phụ nữ. Sự tầm thường của những con người chẳng nghĩ được gì khác ngoại trừ các toan tính về hôn nhân. Sự tầm thường của chàng trai trẻ có địa vị, có tiền bạc, nhưng mắc kẹt trong nỗi bi thương nội tâm và tình yêu bi đát không hồi kết. Thêm vào đó, hai hình ảnh chủ đạo trong tác phẩm, đó là “ngàn cánh hạc” và “vết bớt trên ngực Chikako” lại quá tương phản với nhau, như đẩy lên đến cùng cực của cái đẹp và cái xấu, của sự thanh cao và thứ tầm thường.
Chỉ xuất hiện thoảng qua trong tâm trí Kikuji điểm xuyết giữa cuộc sống u uất, ngàn cánh hạc trên chiếc khăn tay của cô gái nhà Inamura, cũng như cô gái ấy, có lẽ là biểu trưng cho sự thanh cao mà một con người tự xem mình là tầm thường như Kikuji không hề nghĩa tới. Kikuji chưa từng nghĩ rằng chàng sẽ lấy cô gái nhà Inamura, dù chàng thấy cô gái đó xinh đẹp, dịu dàng và ấn tượng với chiếc khăn ngàn cánh hạc thanh khiết. Sau cùng, ngàn cánh hạc cũng chỉ là một mộng tưởng xa xôi trong xã hội Nhật Bản, mà Kikuji là sự tượng trưng, đã tỉnh táo để biết được rằng sự thanh cao ấy chẳng dành cho mình.
Rút cục thì, là con người liệu có thể mãi thanh cao? Những đời người trong tác phẩm “Ngàn cánh hạc” thật tầm thường, nhưng nếu nói chính xác hơn, thì phải là “đời thường” mới phải. Họ là những hình ảnh phản chiếu của con người chân thực trong đời sống xã hội, với những mưu toan, ích kỷ, tương tư, bế tắc, chứ chẳng phải những cánh hạc thanh khiết, tao nhã, cao sang bay trên bầu trời cao kia. Có lẽ đó mới thực sự là đời sống con người, mà sự thanh cao không hơn gì khác ngoài những hư ảnh.
Trà đạo và sa sút
Có thể nói, trà đạo như một tấm áo xuyên suốt trong tác phẩm “Ngàn cánh hạc”. Mở đầu tác phẩm là khi nhân vật chính Kikuji được mời tới một buổi trà đạo. Cô Chikako – người phụ nữ đầy ấn tượng với vết bớt trên ngực, là một trà sư (người dạy trà đạo). Kikuji nhớ về người cha quá cố trong trà thất (phòng dùng trà). Fumiko đưa cho Kikuji kỷ vật của người mẹ, là cái chén shino còn hằn lại vết son môi, thường được bà dùng để uống trà. Hình ảnh chiếc bình gốm được bà Ota dùng để cắm hoa sau khi cha Kikuji qua đời. Những bộ chén uống trà quý giá mà cha Kikuji sưu tập khi ông còn sống, mà sau khi ông chết, Kikuji đã không màng đụng đến…
Vốn là một nét văn hóa lâu đời, trà đạo đã tồn tại hàng trăm năm, truyền từ đời này sang đời khác. Đặt một bối cảnh nhỏ bé xoay quanh chàng Kikuji bên cạnh trà đạo, ta mới thấy kiếp sống con người thật ngắn ngủi, so với dòng thời gian vô tận. “Cuộc đời của cha tôi chỉ là một phần rất nhỏ so với cuộc đời của một cái chén uống trà”, Kikuji đã nói như vậy với Fumiko. Ngắn ngủi là vậy, nhưng trong lát cắt của thời gian, mỗi con người vẫn phải sống cuộc đời của mình, chịu trách nhiệm cho cuộc đời của mình, và bế tắc trong nỗi sầu tư, phiền muộn của mình mà cảm thấy như vô tận. Câu chuyện bắt đầu từ giữa dòng thời gian, và lại kết thúc ở giữa dòng thời gian, như biểu trưng cho sự ngắn ngủi và nhỏ bé đầy bi kịch của đời người.
Trong trà đạo, có bốn nguyên tắc căn bản, đó là Hòa, Kính, Thanh, Tịnh. Hòa là hòa hợp, con người hòa hợp với thiên nhiên, trà sư hòa hợp với trà cụ. Kính là tôn kính, kính trên nhường dưới, ngưỡng vọng bề trên và những người đang uống trà với mình. Thanh là thanh tịnh, thanh thản, khi bản thân không còn vương vấn âu lo. Và Tịnh là yên tĩnh, yên lặng, cảm nhận khí trời và không gian yên bình. Đó là cốt cách của trà đạo, bí quyết giúp người thưởng trà có thể cảm nhận vị ngon của trà và cuộc sống.
Trong “Ngàn cánh hạc”, từng nguyên tắc căn bản của trà đạo bị phá vỡ. Những con người trong tác phẩm không hòa hợp với nhau, họ khích bác nhau, nói xấu nhau, nghi kỵ nhau, dè chừng nhau. Những con người trong tác phẩm cũng chẳng kính trọng nhau. Một trà sư như Chikako nhưng trong lòng chẳng thanh, cũng chẳng tịnh, vẫn đây đó những toan tính và định kiến như một hệ quả từ sự định kiến và toan tính mà cô phải chịu khi còn trẻ. Và dĩ nhiên, những nhân vật còn lại trong tác phẩm, dù có thưởng trà hay không, cũng đều mang theo những tâm trạng, sắc thái hoàn toàn ngược lại với “thanh” và “tịnh”. Lại một lần nữa, Yasunari Kawabata vận dụng tài tình nghệ thuật tương phản để phản ánh thực trạng sa sút về tâm hồn của con người trong xã hội hiện đại (tính theo thời điểm lúc bấy giờ). Đâu rồi cốt cách của trà đạo tinh túy, nay chỉ còn là những cái chén bám bụi, bị Kikuji bỏ mặc trong trà thất đóng im ỉm quanh năm.
Trà đạo là tinh hoa, là đời sống tinh thần của người Nhật, ảnh hưởng sâu sắc đến phong tục tập quán của người Nhật. Chúng ta nhận thấy trà đạo len lỏi ở khắp nơi trong “Ngàn cánh hạc”, vậy nhưng tiếc thay, cũng vì trà đạo len lỏi khắp nơi, mà chúng ta cũng lại thấy sự sa sút rõ ràng của nó. Sự ra đi của cha Kikuji, bà Ota như ám chỉ sự qua đi của trà đạo truyền thống. Cô Chikako là một trà sư, nhưng trong lòng chẳng yên, lại đã có tuổi, sớm muộn cũng sẽ ra đi. Người trẻ như Kikuji, Fumiko lại chẳng quan tâm đến trà đạo. Trà thất bị đóng kín. Những cái chén uống trà của cha Kikuji bị bỏ rơi. Và đến cuối truyện, cái chén shino cũng bị đập vỡ. Ở “Ngàn cánh hạc”, chúng ta nhìn thấy trà đạo ở khắp nơi, mà cũng không nhìn thấy ở đâu cả. Tác giả có lẽ tỏ ra muộn phiền bởi sự sa sút của trà đạo trước làn sóng Âu hóa, cũng như những muộn phiền đời sống hiện đại. May mắn sao, rất nhiều năm sau đó, người Nhật, không rõ có phải chịu ảnh hưởng từ tác phẩm này của Yasunari Kawabata không, đã thay đổi, bảo tồn và phát triển trà đạo trở thành một quốc lễ đặc trưng của xứ phù tang. Âu cũng là niềm an ủi nho nhỏ cho đại văn hào đã qua đời bởi tự vẫn.
Ở một góc nhìn khác, trên Tạp chí Văn học Nghệ thuật số 396, tác giả Hoàng Thị Mỹ Nhị phân tích theo một khái niệm rất hay của Jung, đó là sự vô thức tập thể. Theo đó, vô thức tập thể là trạng thái mà ký ức, văn hóa, hành động loài người truyền từ đời này sang đời kia, từ thế hệ nọ sang thế hệ kia. Trong “Ngàn cánh hạc”, vô thức tập thể hiển diện một cách rõ ràng, truyền từ cha Kikuji sang Kikuji, từ bà Ota sang Fumiko. Sự truyền và tiếp nhận vô thức tập thể kết tinh trong trà đạo, nhưng cũng có thể thấy qua nỗi buồn của Kikuji, tội lỗi và sự tự sát (nếu như Fumiko thực sự có tự sát, do cuối truyện kết mở không thấy rõ) của Fumiko. Như vậy, trà đạo là một sự vô thức tập thể của người Nhật, nỗi buồn cũng là sự vô thức tập thể của người Nhật, và phải chăng tự sát, cũng là sự vô thức tập thể của người Nhật, khi mà chính tác giả Yasunari Kawabata sau này cũng đã tự sát?
Và những biểu tượng
Đọc “Ngàn cánh hạc”, chúng ta nhận thấy rất nhiều biểu tượng đáng giá trong tác phẩm. Cũng như trà đạo Nhật Bản phải lọc qua nhiều nước và thưởng trà với tâm thái an nhiên, hay thơ Haiku, ẩn chứa ý nghĩa đằng sau ngôn từ đơn giản, mộc mạc, có lẽ để thưởng “Ngàn cánh hạc” cũng cần phải có thời gian, thời điểm và sự nghiền ngẫm. Cá nhân tôi chưa tiếp xúc nhiều với văn học Nhật Bản, mới chỉ thông qua nhà văn mà mình yêu mến Ryu Murakami; đôi ba tác phẩm của Banana Yoshimoto, Haruki Murakami và một vài truyện ngắn của Ryunosuke Akutagawa, không nghĩ rằng mình có thể thực sự hiểu được “Ngàn cánh hạc” cũng như những ý nghĩa, biểu tượng của tác phẩm. Chỉ xin trích dẫn dưới đây một vài biểu tượng mình cực kỳ ấn tượng:
Vết bớt trên ngực: Như đã phân tích ở trên, vết bớt trên ngực cô Chikako chính là biểu tượng của sự định kiến mà xã hội xưa dành cho người phụ nữ
Chiếc khăn ngàn cánh hạc: Biểu tượng cho sự thanh cao xa vời mà những con người trong thế giới thực không với tới
Cái chén shino của bà Ota: Biểu tượng của trà đạo, cũng là biểu tượng của mối tình giữa Kikuji và bà Shino. Khi Kikuji còn giữ cái chén, Fumiko luôn lảng tránh chàng. Fumiko nói với Kikuji rằng “còn nhiều chén shino khác đẹp hơn” ám chỉ Kikuji có thể lựa chọn một tình yêu khác phù hợp hơn với mình. Fumiko đòi đập cái chén shino để xóa đi sự nhung nhớ của Kikuji với bà Ota. Kikuji để cho Fumiko đập vỡ cái chén là chấp nhận từ bỏ và xóa đi bức tường ngăn cách chàng với nàng.
Ngôi sao kép: Phải chăng ngôi sao kép ám chỉ cái chết của Fumiko? Một ngôi sao là bà Ota, ngôi sao còn lại là Fumiko. Đến cuối tác phẩm, Yasunari Kawabata đã không nói rõ liệu Fumiko có tự sát hay không, nhưng ta có thể mơ hồ nhận ra thông qua mảnh vỡ ở cái chén shino còn thiếu, hình ảnh ngôi sao kép và sự lo lắng, bàng hoàng của Kikuji ở cuối truyện.
Bình gốm cắm hoa, trà thất, những cái chén uống trà của cha Shino: Sự sa sút của trà đạo
Với bút pháp đơn giản, khéo léo miêu tả nội tâm nhân vật lồng vào cảnh sắc và đồ vật, Yasunari Kawabata đã thổi hồn vào từng chi tiết trong tác phẩm, kể một câu truyện đời thường, dung dị mà sâu sắc. Có lẽ “Ngàn cánh hạc” xứng đáng là một trong những tác phẩm văn học hay nhất của Nhật Bản, và vẫn luôn trường tồn với thời gian.
“Ngàn cánh hạc” không rõ ràng, dễ hiểu như các truyện ngắn của Ryunosuke Akutagawa, hay “cảm cái được ngay” như truyện của Haruki Murakami. Văn học, suy cho cùng cũng như trà đạo, liệu rằng ta có chắc ta hiểu được tác phẩm văn học và đã cảm nhận đúng với tinh thần của tác phẩm văn học ấy? Tôi không chắc về điều đó. Tôi chỉ có thể hy vọng một ngày nào đó, có thể ngồi ở một ngôi nhà cổ, thưởng thức trà nơi trà viên, và đọc đi đọc lại cuốn sách “Ngàn cánh hạc” này mà thôi.
Sống để viết, viết để sống
Yasunari Kawabata – “Ngàn cánh hạc”: Đời người trong chén trà
“Cuộc đời của cha tôi chỉ là một phần rất nhỏ so với cuộc đời của một cái chén uống trà”
Trà đạo (chado), một nét đẹp truyền thống của Nhật Bản, được nhà sư Eisan phát kiến từ cuối thế kỷ XII, sau chuyến tham vấn học đạo từ Trung Hoa trở về. Với nguyên lý kết hợp giữa thưởng trà và thiền, trà đạo như một liệu pháp giúp con người tĩnh tâm, an dưỡng, tách bạch khỏi đời sống phàm tục mà hướng đến sự thanh tao, an bình trong tâm hồn.
Tác phẩm “ngàn cánh hạc” được Yasunari Kawabata ngâm mình trong trà đạo, tưởng như thấm nhuần nước trà thanh khiết, ấy vậy mà khi bước vào câu chuyện, người đọc không khỏi rùng mình bởi sự dục tính và vô luân.
Dục tính, vô luân không phải bởi tác phẩm mang dục tính, vô luân; mà bởi câu chuyện của tác phẩm cứ xoay tròn quanh cái sự dục tính, vô luân ấy, nhuần nhuyễn đến độ chẳng phân biệt được đâu là dục tính, vô luân với tình yêu tuyệt đẹp của đời người.
Câu chuyện kể ra thì không có gì quá phức tạp. Chàng Kikuji, sau khi cha mất, được nhân tình cũ của cha là cô Chikako mời đến tham dự buổi trà đạo. Ngày nhỏ, Kikuji từng có dịp nhìn thấy vết bớt trên ngực Chikako và nghe cha cùng những người đàn ông bàn luận về vết bớt đó. Có lẽ bởi vết bớt kỳ dị, Chikako – một người phụ nữ xinh đẹp, tinh thông trà đạo, vẫn luôn chịu sự ghẻ lạnh từ cha Kikuji và giữ mình, không lấy chồng cũng chẳng có tình cảm với người đàn ông nào khác. Trong buổi trà đạo, Chikako mai mối Kikuji với một cô gái xinh đẹp nhà Inamura, người mà trong tác phẩm xuất hiện thoáng qua như một hư ảnh, nhưng lại có ấn tượng sâu sắc bởi cô gái đó mang theo chiếc khăn thêu ngàn cánh hạc, khiến Kikuji chú ý. Dẫu vậy, Kikuji chỉ gặp cô gái nhà Inamura có hai lần. Trong khi Chikako đang mai mối chàng với cô gái nhà Inamura, Kikuji lại phải lòng người tình cũ của cha – bà Ota. Hai người đã có những phút giây ân ái và Kikuji hoàn toàn đắm chìm trong cuộc giao hoan với người đàn bà hơn tuổi, nhưng với Ota, bà coi đó là tội lỗi. Bà lựa chọn tự sát vào ngày hôm sau, khiến cho Kikuji cùng con gái của bà Ota – nàng Fumiko, choáng váng và đau khổ. Kikuji chia sẻ với Fumiko những nỗi đau mất mát, mà chính bản thân Fumiko cũng biết mối quan hệ giữa mẹ với Kikuji, luôn cảm thấy có lỗi thay cho mẹ, và đem đến cho Kikuji những kỷ vật cùng ký ức của người mẹ quá cố. Trải qua thời gian, Kikuji có cảm tình với Fumiko nhưng cả hai như có vật cản vô hình để đến bên nhau. Với Kikuji, đó là những tình cảm tàn dư với người đã khuất, còn với Fumiko, chính là tôn ti, phép tắc và sự ngập ngừng trong trắng thánh thiện. Một ngày nọ, khi Fumiko biết tin Chikako nói dối với Kikuji rằng nàng đã lấy chồng, nàng lập tức đến nhà Kikuji để cải chính. Tại đây, Fumiko thuyết phục Kikuji để cho nàng đập vỡ cái chén shino, vốn là cái chén uống trà của mẹ nàng, còn lưu giữ dấu son môi, mà nàng đã đưa cho Kikuji trước đó. Sau khi chứng minh được “còn nhiều chén khác đẹp hơn”, Fumiko đã thuyết phục được Kikuji, nàng tự tay đập vỡ chén shino, đó cũng là lúc Fumiko được giải thoát để đến với Kikuji. Vậy nhưng sáng hôm sau khi thức dậy, Kikuji thấy những mảnh vỡ của cái chén thiếu mất một mảnh, trên trời có sao hôm kép đang rơi, còn Fumiko đã biến mất. Kikuji đi tìm Fumiko, đến cuối truyện, chàng vẫn không tìm thấy nàng, nhưng trở nên sững sờ, khó thở khi nghĩ đến những cử chỉ lạ của nàng, cùng với một mảnh vỡ của cái chén bị thiếu.
Tình yêu và ngăn cấm
Có thể thấy xuyên suốt tác phẩm “Ngàn cánh hạc”, tình yêu là chủ đề chính, dù các nhân vật không hề nói rằng họ yêu nhau. Tình yêu giữa cô Chikako với cha Kikuji, tình yêu giữa bà Ota với cha Kikuji, tình yêu giữa Kikuji với bà Ota, tình yêu giữa Fumiko với Kikuji, tình yêu giữa Kikuji với Fumiko. Quá nhiều tình yêu cho từng đấy con người, và có lẽ bởi vậy, họ trở thành những con rối trong mạng nhện, luôn cảm thấy không đủ và kiếm tìm hạnh phúc. Sự ngăn cấm vô hình đến từ lề thói xã hội cùng các định kiến cố hữu trong xã hội Nhật Bản cận đại, đã nảy nở ngay từ hồi đầu tác phẩm, khi những người đàn ông bàn tán về vết bớt trên ngực Chikako. Chikako khi đó còn là một thiếu nữ đài các, một trà sư được nhiều người kính trọng, nhưng bỏ qua vẻ đẹp thanh tao cùng tâm hồn thuần khiết, đám đàn ông quyền quý chỉ quan tâm đến một thứ: Chuyện gì xảy ra nếu như chồng cô ta phát hiện ra vết bớt đầy lông trên ngực cô ta? Chuyện gì xảy ra nếu như con cái bú sữa trên cái ngực đầy lông đó? Họ kinh tởm mà tiếc nuối, thương cảm mà chế giễu, trong khi chính họ cũng nói rằng nếu như đổi ngược lại, một người đàn ông có vết bớt đầy lông bị người vợ nhìn thấy trong đêm tân hôn, thì cũng chẳng hề gì.
Với tôi, đây là một đỉnh cao của Yasunari Kawabata khi đả kích sự bất bình đẳng và định kiến tư tưởng trong xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ. Thông qua một chi tiết kỳ quái, để làm nổi bật một câu chuyện thường ngày, chỉ riêng chi tiết này thôi, Nobel văn học cũng đã xứng đáng với Yasunari Kawabata.
Nhưng rào cản và ngăn cấm nào có hết ở đó. Tiếp tục dõi theo bước chân của Kikuji trong hành trình vô định của đời mình, ta còn thấy những rào cản và ngăn cấm khác.
Đó là khi Kikuji thực sự có tình cảm với bà Ota, tình nhân của cha, khi mà trước nay chàng chưa bao giờ tìm được tình yêu và dục cảm đích thực. Với Kikuji, chàng không có gì hổ thẹn về chuyện đó, nhưng bà Ota, một người phụ nữ, lại rất lấy làm hổ thẹn. Bà bị cô Chikako – tình địch trước đây, coi là “mụ hồ ly tinh” hết quyến rũ cha Kikuji lại quyến rũ chàng, cản trở hôn nhân của chàng với cô gái nhà Inamura. Bà tự ngăn cản mình gặp gỡ Kikuji, chôn giấu trong lòng những tình cảm và tâm tư, để rồi cuối cùng đi đến con đường tự sát.
Đó là khi Fumiko – con gái bà Ota, có tình cảm với Kikuji nhưng lại luôn lưỡng lự và không thể tiến tới. Đọc “Ngàn cánh hạc”, chúng ta đều thấy rõ Kikuji và Fumiko có những sợi dây liên kết vô hình, và hai người thực sự có thể đến bên nhau, như những mảnh vỡ của chiếc bình cổ, để hàn gắn cho nhau, và đem đến cho nhau tình yêu thuần khiết. Vậy nhưng bởi Kikuji là con trai của đại nhân có địa vị, bởi Kikuji là tình nhân trẻ của mẹ, bởi mẹ nàng vừa mới qua đời, Fumiko vẫn luôn dừng lại, né tránh Kikuji. Hình ảnh nàng Fumiko né tránh Kikuji đặc biệt ấn tượng trong phân đoạn mà nàng mất đà, ngã vào lòng Kikuji nhưng vẫn cố gắng chống tay lên đầu gối chàng, vặn mình lại để lấy thăng bằng, khỏi ngã vào lòng chàng. Ngay khi đó, Kikuji thấy vô cùng lạ lùng tại sao người ta có thể vặn mình và lấy lại thăng bằng giỏi đến thế, thực ra, tất cả là do rào cản ngăn cấm vô hình thời phong kiến tạo ra.
Dục tính và vô luân
Như đã đề cập ở bên trên, các nhân vật trong tác phẩm cứ bị xoay trong vòng quay của dục tính và sự vô luân. Đây luôn là một đề tài nhạy cảm, thậm chí đến tận ngày nay, khi xã hội đang ở thế kỷ XXI, thì ở phương Đông, vẫn là chủ đề nhạy cảm. Bạn đọc còn nhớ thì vừa qua, bộ phim “Vợ Ba” đã bị cấm chiếu bởi chủ đề nhạy cảm như vậy. Ra đời từ năm 1952, cách đây nửa thế kỷ, “Ngàn cánh hạc” đã đưa những chủ đề nhạy cảm này vào trong câu chuyện theo cách “nhẹ tựa lông hồng”. Thông qua giọng văn mộc mạc, góc nhìn đầy tương tư của chàng Kikuji, dục tính và vô luân lại trở nên tuyệt đẹp, như một phần của tình yêu giữa con người với con người. Tại đây, người ta thấu hiểu cho Kikuji và bà Ota bởi họ đều là những mảnh gốm bị khuyết, với những vết nứt trong tâm hồn. Dục tính, nếu như quá nhục dục thì xấu xa, nhưng nếu như sử dụng nó theo cách tự nhiên, thuần khiết, thì lại trở nên tuyệt đẹp. Có lẽ bởi Yasunari Kawabata là một trong những cầu nối giữa văn học Phương Đông và văn học Phương Tây, một người viết về truyền thống nhưng với tư tưởng hiện đại, nên dục tính và vô luân trong văn chương của ông được mỹ học hóa, thoát ra khỏi sự dung tục đời thường, và cũng bởi vậy, khiến cho cả những nhà phê bình văn học gia trưởng nhất cũng phải gật gù đồng cảm. Ở xã hội hiện đại, chúng ta cần quan tâm và thấu hiểu hơn tới nội tâm của từng con người, thay vì chỉ chăm chăm đánh giá họ trên khía cạnh đạo đức. Phải chăng, đó chính là thông điệp mà Yasunari Kawabata muốn nhắn nhủ qua “Ngàn cánh hạc”?
Ở đây, dịch giả Vương Trùng Dương, người dịch “Ngàn cánh hạc” đầu tiên ở Việt Nam cũng có đưa ra lời nhận xét trong thư, nói về tính dục trong tác phẩm “Ngàn cánh hạc” có thể hiểu theo tâm lý Freud. Đó là khi đưa tính dục vào các trường hợp cụ thể, tâm lý con người sẽ có những phản ứng về tội lỗi, tiếc nuối, ghen tị, nhưng nhìn chung, đều không thể cưỡng lại khi rơi vào sóng tình. Theo một khía cạnh nào đó, “Ngàn cánh hạc” của Yasunari Kawabata còn là một trong những tác phẩm đi đầu về tâm lý giữa tính dục và tình yêu, điều mà trong xã hội Nhật Bản trước đây còn kiêng kỵ nhắc đến.
Thanh cao và tầm thường
Vậy tại sao tác phẩm lại được tác giả đặt tên là “Ngàn cánh hạc”, khi chi tiết ngàn chánh hạc bay chỉ xuất hiện thoáng qua cùng với một nhân vật hư ảo là cô gái nhà Inamura?
Trong văn hóa Nhật Bản, cũng như văn hóa Phương Đông, hạc là biểu tượng cho đạo và cho sự thanh cao. Hạc trắng bay lên trên bầu trời thường gắn liền với các bậc thần tiên, cao nhân, giáo sĩ. Ở xứ sở phù tang, hạc được coi là linh điểu. Với người phụ nữ trong xã hội Nhật Bản xưa, hình tượng chim hạc còn biểu tượng cho sự thủy chung, còn với nghệ thuật xếp giấy origiami, ngàn con chim hạc là biểu trưng cho sự hạnh phúc, hưởng lạc, cầu được ước thấy.
Thanh cao là vậy, thế nhưng trong tác phẩm “Ngàn cánh hạc”, ta bắt gặp vô số sự tầm thường. Sự tầm thường của những gã đàn ông khi nghĩ về vết bớt trên ngực người phụ nữ. Sự tầm thường của những con người chẳng nghĩ được gì khác ngoại trừ các toan tính về hôn nhân. Sự tầm thường của chàng trai trẻ có địa vị, có tiền bạc, nhưng mắc kẹt trong nỗi bi thương nội tâm và tình yêu bi đát không hồi kết. Thêm vào đó, hai hình ảnh chủ đạo trong tác phẩm, đó là “ngàn cánh hạc” và “vết bớt trên ngực Chikako” lại quá tương phản với nhau, như đẩy lên đến cùng cực của cái đẹp và cái xấu, của sự thanh cao và thứ tầm thường.
Chỉ xuất hiện thoảng qua trong tâm trí Kikuji điểm xuyết giữa cuộc sống u uất, ngàn cánh hạc trên chiếc khăn tay của cô gái nhà Inamura, cũng như cô gái ấy, có lẽ là biểu trưng cho sự thanh cao mà một con người tự xem mình là tầm thường như Kikuji không hề nghĩa tới. Kikuji chưa từng nghĩ rằng chàng sẽ lấy cô gái nhà Inamura, dù chàng thấy cô gái đó xinh đẹp, dịu dàng và ấn tượng với chiếc khăn ngàn cánh hạc thanh khiết. Sau cùng, ngàn cánh hạc cũng chỉ là một mộng tưởng xa xôi trong xã hội Nhật Bản, mà Kikuji là sự tượng trưng, đã tỉnh táo để biết được rằng sự thanh cao ấy chẳng dành cho mình.
Rút cục thì, là con người liệu có thể mãi thanh cao? Những đời người trong tác phẩm “Ngàn cánh hạc” thật tầm thường, nhưng nếu nói chính xác hơn, thì phải là “đời thường” mới phải. Họ là những hình ảnh phản chiếu của con người chân thực trong đời sống xã hội, với những mưu toan, ích kỷ, tương tư, bế tắc, chứ chẳng phải những cánh hạc thanh khiết, tao nhã, cao sang bay trên bầu trời cao kia. Có lẽ đó mới thực sự là đời sống con người, mà sự thanh cao không hơn gì khác ngoài những hư ảnh.
Trà đạo và sa sút
Có thể nói, trà đạo như một tấm áo xuyên suốt trong tác phẩm “Ngàn cánh hạc”. Mở đầu tác phẩm là khi nhân vật chính Kikuji được mời tới một buổi trà đạo. Cô Chikako – người phụ nữ đầy ấn tượng với vết bớt trên ngực, là một trà sư (người dạy trà đạo). Kikuji nhớ về người cha quá cố trong trà thất (phòng dùng trà). Fumiko đưa cho Kikuji kỷ vật của người mẹ, là cái chén shino còn hằn lại vết son môi, thường được bà dùng để uống trà. Hình ảnh chiếc bình gốm được bà Ota dùng để cắm hoa sau khi cha Kikuji qua đời. Những bộ chén uống trà quý giá mà cha Kikuji sưu tập khi ông còn sống, mà sau khi ông chết, Kikuji đã không màng đụng đến…
Vốn là một nét văn hóa lâu đời, trà đạo đã tồn tại hàng trăm năm, truyền từ đời này sang đời khác. Đặt một bối cảnh nhỏ bé xoay quanh chàng Kikuji bên cạnh trà đạo, ta mới thấy kiếp sống con người thật ngắn ngủi, so với dòng thời gian vô tận. “Cuộc đời của cha tôi chỉ là một phần rất nhỏ so với cuộc đời của một cái chén uống trà”, Kikuji đã nói như vậy với Fumiko. Ngắn ngủi là vậy, nhưng trong lát cắt của thời gian, mỗi con người vẫn phải sống cuộc đời của mình, chịu trách nhiệm cho cuộc đời của mình, và bế tắc trong nỗi sầu tư, phiền muộn của mình mà cảm thấy như vô tận. Câu chuyện bắt đầu từ giữa dòng thời gian, và lại kết thúc ở giữa dòng thời gian, như biểu trưng cho sự ngắn ngủi và nhỏ bé đầy bi kịch của đời người.
Trong trà đạo, có bốn nguyên tắc căn bản, đó là Hòa, Kính, Thanh, Tịnh. Hòa là hòa hợp, con người hòa hợp với thiên nhiên, trà sư hòa hợp với trà cụ. Kính là tôn kính, kính trên nhường dưới, ngưỡng vọng bề trên và những người đang uống trà với mình. Thanh là thanh tịnh, thanh thản, khi bản thân không còn vương vấn âu lo. Và Tịnh là yên tĩnh, yên lặng, cảm nhận khí trời và không gian yên bình. Đó là cốt cách của trà đạo, bí quyết giúp người thưởng trà có thể cảm nhận vị ngon của trà và cuộc sống.
Trong “Ngàn cánh hạc”, từng nguyên tắc căn bản của trà đạo bị phá vỡ. Những con người trong tác phẩm không hòa hợp với nhau, họ khích bác nhau, nói xấu nhau, nghi kỵ nhau, dè chừng nhau. Những con người trong tác phẩm cũng chẳng kính trọng nhau. Một trà sư như Chikako nhưng trong lòng chẳng thanh, cũng chẳng tịnh, vẫn đây đó những toan tính và định kiến như một hệ quả từ sự định kiến và toan tính mà cô phải chịu khi còn trẻ. Và dĩ nhiên, những nhân vật còn lại trong tác phẩm, dù có thưởng trà hay không, cũng đều mang theo những tâm trạng, sắc thái hoàn toàn ngược lại với “thanh” và “tịnh”. Lại một lần nữa, Yasunari Kawabata vận dụng tài tình nghệ thuật tương phản để phản ánh thực trạng sa sút về tâm hồn của con người trong xã hội hiện đại (tính theo thời điểm lúc bấy giờ). Đâu rồi cốt cách của trà đạo tinh túy, nay chỉ còn là những cái chén bám bụi, bị Kikuji bỏ mặc trong trà thất đóng im ỉm quanh năm.
Trà đạo là tinh hoa, là đời sống tinh thần của người Nhật, ảnh hưởng sâu sắc đến phong tục tập quán của người Nhật. Chúng ta nhận thấy trà đạo len lỏi ở khắp nơi trong “Ngàn cánh hạc”, vậy nhưng tiếc thay, cũng vì trà đạo len lỏi khắp nơi, mà chúng ta cũng lại thấy sự sa sút rõ ràng của nó. Sự ra đi của cha Kikuji, bà Ota như ám chỉ sự qua đi của trà đạo truyền thống. Cô Chikako là một trà sư, nhưng trong lòng chẳng yên, lại đã có tuổi, sớm muộn cũng sẽ ra đi. Người trẻ như Kikuji, Fumiko lại chẳng quan tâm đến trà đạo. Trà thất bị đóng kín. Những cái chén uống trà của cha Kikuji bị bỏ rơi. Và đến cuối truyện, cái chén shino cũng bị đập vỡ. Ở “Ngàn cánh hạc”, chúng ta nhìn thấy trà đạo ở khắp nơi, mà cũng không nhìn thấy ở đâu cả. Tác giả có lẽ tỏ ra muộn phiền bởi sự sa sút của trà đạo trước làn sóng Âu hóa, cũng như những muộn phiền đời sống hiện đại. May mắn sao, rất nhiều năm sau đó, người Nhật, không rõ có phải chịu ảnh hưởng từ tác phẩm này của Yasunari Kawabata không, đã thay đổi, bảo tồn và phát triển trà đạo trở thành một quốc lễ đặc trưng của xứ phù tang. Âu cũng là niềm an ủi nho nhỏ cho đại văn hào đã qua đời bởi tự vẫn.
Ở một góc nhìn khác, trên Tạp chí Văn học Nghệ thuật số 396, tác giả Hoàng Thị Mỹ Nhị phân tích theo một khái niệm rất hay của Jung, đó là sự vô thức tập thể. Theo đó, vô thức tập thể là trạng thái mà ký ức, văn hóa, hành động loài người truyền từ đời này sang đời kia, từ thế hệ nọ sang thế hệ kia. Trong “Ngàn cánh hạc”, vô thức tập thể hiển diện một cách rõ ràng, truyền từ cha Kikuji sang Kikuji, từ bà Ota sang Fumiko. Sự truyền và tiếp nhận vô thức tập thể kết tinh trong trà đạo, nhưng cũng có thể thấy qua nỗi buồn của Kikuji, tội lỗi và sự tự sát (nếu như Fumiko thực sự có tự sát, do cuối truyện kết mở không thấy rõ) của Fumiko. Như vậy, trà đạo là một sự vô thức tập thể của người Nhật, nỗi buồn cũng là sự vô thức tập thể của người Nhật, và phải chăng tự sát, cũng là sự vô thức tập thể của người Nhật, khi mà chính tác giả Yasunari Kawabata sau này cũng đã tự sát?
Và những biểu tượng
Đọc “Ngàn cánh hạc”, chúng ta nhận thấy rất nhiều biểu tượng đáng giá trong tác phẩm. Cũng như trà đạo Nhật Bản phải lọc qua nhiều nước và thưởng trà với tâm thái an nhiên, hay thơ Haiku, ẩn chứa ý nghĩa đằng sau ngôn từ đơn giản, mộc mạc, có lẽ để thưởng “Ngàn cánh hạc” cũng cần phải có thời gian, thời điểm và sự nghiền ngẫm. Cá nhân tôi chưa tiếp xúc nhiều với văn học Nhật Bản, mới chỉ thông qua nhà văn mà mình yêu mến Ryu Murakami; đôi ba tác phẩm của Banana Yoshimoto, Haruki Murakami và một vài truyện ngắn của Ryunosuke Akutagawa, không nghĩ rằng mình có thể thực sự hiểu được “Ngàn cánh hạc” cũng như những ý nghĩa, biểu tượng của tác phẩm. Chỉ xin trích dẫn dưới đây một vài biểu tượng mình cực kỳ ấn tượng:
Vết bớt trên ngực: Như đã phân tích ở trên, vết bớt trên ngực cô Chikako chính là biểu tượng của sự định kiến mà xã hội xưa dành cho người phụ nữ
Chiếc khăn ngàn cánh hạc: Biểu tượng cho sự thanh cao xa vời mà những con người trong thế giới thực không với tới
Cái chén shino của bà Ota: Biểu tượng của trà đạo, cũng là biểu tượng của mối tình giữa Kikuji và bà Shino. Khi Kikuji còn giữ cái chén, Fumiko luôn lảng tránh chàng. Fumiko nói với Kikuji rằng “còn nhiều chén shino khác đẹp hơn” ám chỉ Kikuji có thể lựa chọn một tình yêu khác phù hợp hơn với mình. Fumiko đòi đập cái chén shino để xóa đi sự nhung nhớ của Kikuji với bà Ota. Kikuji để cho Fumiko đập vỡ cái chén là chấp nhận từ bỏ và xóa đi bức tường ngăn cách chàng với nàng.
Ngôi sao kép: Phải chăng ngôi sao kép ám chỉ cái chết của Fumiko? Một ngôi sao là bà Ota, ngôi sao còn lại là Fumiko. Đến cuối tác phẩm, Yasunari Kawabata đã không nói rõ liệu Fumiko có tự sát hay không, nhưng ta có thể mơ hồ nhận ra thông qua mảnh vỡ ở cái chén shino còn thiếu, hình ảnh ngôi sao kép và sự lo lắng, bàng hoàng của Kikuji ở cuối truyện.
Bình gốm cắm hoa, trà thất, những cái chén uống trà của cha Shino: Sự sa sút của trà đạo
Với bút pháp đơn giản, khéo léo miêu tả nội tâm nhân vật lồng vào cảnh sắc và đồ vật, Yasunari Kawabata đã thổi hồn vào từng chi tiết trong tác phẩm, kể một câu truyện đời thường, dung dị mà sâu sắc. Có lẽ “Ngàn cánh hạc” xứng đáng là một trong những tác phẩm văn học hay nhất của Nhật Bản, và vẫn luôn trường tồn với thời gian.
“Ngàn cánh hạc” không rõ ràng, dễ hiểu như các truyện ngắn của Ryunosuke Akutagawa, hay “cảm cái được ngay” như truyện của Haruki Murakami. Văn học, suy cho cùng cũng như trà đạo, liệu rằng ta có chắc ta hiểu được tác phẩm văn học và đã cảm nhận đúng với tinh thần của tác phẩm văn học ấy? Tôi không chắc về điều đó. Tôi chỉ có thể hy vọng một ngày nào đó, có thể ngồi ở một ngôi nhà cổ, thưởng thức trà nơi trà viên, và đọc đi đọc lại cuốn sách “Ngàn cánh hạc” này mà thôi.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Review tiểu thuyết Tiếng chim hót trong bụi mận gai - Colleen McCullough: Tình yêu hay nỗi đau tuyệt vời
Bởi kimhuynhflee - 27/08/2022 - bloganchoi
Nếu bạn có một niềm đam mê bất tận với dòng văn học cổ điển hoặc bạn chỉ muốn đổi “khẩu vị” và thử đọc thể loại này, vậy thì đừng bao giờ bỏ qua quyển tiểu thuyết Tiếng chim hót trong bụi mận gai. Với một tâm hồn đầy thi vị và xúc cảm, ắt hẳn bạn sẽ bị lôi cuốn vào câu chuyện đặc sắc này chỉ từ những trang sách đầu tiên.
Tiếng chim hót trong bụi mận gai là một tác phẩm văn học kinh điển vô cùng nổi tiếng trên thế giới và ẩn sâu trong quyển tiểu thuyết đồ sộ ấy là một câu chuyện tình yêu ngang trái mà nói một cách chính xác hơn, nó đã đi ngược lại mọi giáo điều giữa đức cha Ralph de Bricassart và cô nàng Meggie Cleary sắc sảo, đầy kiêu hãnh.
Thông tin chung về tiểu thuyết Tiếng chim hót trong bụi mận gai
Tác giả: Colleen McCullough
Dịch giả: Phạm Mạnh Hùng
Đôi nét về tác giả Colleen McCullough
Colleen McCullough (1/6/1937-29/1/2015) là một cây bút của thời đại đến từ nước Úc xinh đẹp. Tuy nhiên, vào thời điểm tác phẩm Tiếng chim hót trong bụi mận gai ra đời, bà chỉ là một nhân viên y tế bình thường. Thế nhưng để thực hiện được ước mơ “bình thường” ấy quả thật không hề dễ dàng. Bởi vì xuất thân trong một gia đình không mấy khá giả, bà đã phải làm rất nhiều công việc, không ngại khó khăn để có thể trang trải mọi chi phí và thực hiện được hoài bão cao cả của mình.
Tiểu thuyết Tiếng chim hót trong bụi mận gai được bà ấp ủ ngót nghét 4 năm, đến đầu mùa hè năm 1975, bà đã viết một mạch trong 10 tháng. Suốt khoảng thời gian ấy, công việc ở bệnh viện khiến bà bận rộn túi bụi nên bà chỉ có thể hành văn vào những buổi tối muộn. Sự bùng nổ của Tiếng chim hót trong bụi mận gai là minh chứng cho thấy mọi nỗ lực không biết mệt mỏi của bà thật không hề uổng phí.
Ngay khi vừa xuất bản vào năm 1977, quyển tiểu thuyết đã làm mưa làm gió trong giới văn học thời đó, thậm chí nó còn được sánh ngang với tác phẩm kinh điển của thời đại-Cuốn theo chiều gió.
Bên cạnh Tiếng chim hót trong bụi mận gai, một số tác phẩm khác như The song of troy, The touch hay On, off,… của bà cũng vô cùng nổi tiếng.
Nội dung tiểu thuyết Tiếng chim hót trong bụi mận gai
Tiếng chim hót trong bụi mận gai như một biên niên sử kéo dài gần nửa thế kỷ của ba thế hệ trong một gia đình lao động- gia đình Cleary ở trang trại Drogheda, một vùng đất thanh bình mà hoang dại của miền Nam nước Úc những năm 1915 đến 1969.
Nổi bật trên cả một đoạn trường dài về gia sử của gia đình Cleary mang màu sắc ảm đạm, u buồn là mối tình đẹp lãng mạn, mãnh liệt nhưng lại vô cùng ngang trái và tuyệt vọng của Meggie- cô con gái út nhà Cleary và vị cha xứ Ralph hoàn hảo từ trí tuệ, tính cách cho đến vẻ bề ngoài.
Có lẽ bạn đã hiểu vì sao tôi lại miêu tả mối tình này như một sự ngang trái và oan nghiệt đến cùng cực. Bởi vì nó đã đi ngược lại với những giáo điều thiêng liêng của Thiên Chúa giáo, đi ngược lại với những gì mà Chúa đã răn dạy cho chính những đứa con chiên ngoan đạo của mình. Làm thế nào mà một vị linh mục- mang trong mình sứ mệnh cao cả là dẫn dắt đoàn chiên giáo xứ, có thể để bản thân vướng vào tình yêu nam nữ của cõi hồng trần.
Có lẽ vì lý do đó mà xuyên suốt tác phẩm, tác giả đã xoáy vào những xung đột tâm lý và đạo đức để khiến độc giả có thể thấu cảm được nỗi thống khổ và dằn vặt của hai nhân vật. Tình yêu ấy được diễn tả như một nỗi đau tuyệt vời, được ví như truyền thuyết về một loài chim chỉ cất tiếng hót một lần trong đời. Bởi vì ngay từ khi rời tổ, chúng bay đi với một sứ mệnh duy nhất là đi tìm loài cây có những cành gai nhọn nhất và lao vào nó mà không chần chừ một phút giây nào. Để rồi giữa cơn hấp hối, chúng cất lên tiếng hót hay nhất thế gian. Cũng giống như chuyện tình Ralph và Meggie, để có được dù chỉ là niềm hạnh phúc tuyệt vời ngắn ngủi, con người ta phải trả giá bằng nỗi đau vô tận.
Có phải bạn đang rất muốn biết liệu cuối cùng họ có thể vượt qua được tham vọng của chính mình, vượt qua được những giáo điều, định kiến của tôn giáo và xã hội để đến bên nhau không? Vậy thì đừng chần chừ gì nữa mà hãy cầm lên và tự mình chiêm nghiệm quyển tiểu thuyết kinh điển của thời đại này nhé.
Những điều tâm đắc sau khi đọc Tiếng chim hót trong bụi mận gai
Gấp lại quyển tiểu thuyết dài nhất mà tôi đã từng đọc từ trước tới nay, con tim tôi dường như đang nhói đau từng phút một. Dưới ngòi bút tài hoa cùng với nghệ thuật xây dựng cốt truyện và diễn biến tâm lí nhân vật đặc sắc của Colleen McCullough, ba hình tượng người phụ nữ đã để lại trong tôi một ấn tượng vô cùng sâu sắc.
Nếu Fiona là một người phụ nữ gan góc, kiên cường và âm thầm cam chịu mọi khổ đau của số phận thì con gái bà là Meggie- có thể được xem là nhân vật trung tâm của tác phẩm, lại mang trong mình một trái tim mãnh liệt, kiên quyết và mạnh mẽ đến nỗi nàng dám đối đầu với cả Chúa Trời để giành lại tình yêu của đời mình, và Justine- con gái của Meggie lại là một cô gái có tư tưởng hiện đại, khát khao tự do, không muốn tự trói buộc bản thân vào những chuẩn mực xưa cũ.
Mỗi một nhân vật đều có cá tính của riêng mình. Khi nghiền ngẫm một cách thấu đáo hơn dường như ta có thể nhận thấy được rằng tính cách, lối tư duy cũng như sự lựa chọn của họ trước những bước ngoặt của cuộc sống đã quyết định số phận của họ. Khi ta soi chiếu chính bản thân vào đó và dành ra ít phút tĩnh lặng để tự mình chiêm nghiệm, có lẽ ta có thể rút ra được rất nhiều bài học quý giá cho cuộc sống của chính mình.
Chẳng biết bao giờ lòng tôi mới ngừng nguôi ngoai về nỗi ám ảnh đầy lãng mạn này nhưng những giá trị cốt lõi đầy tính nhân văn và nghệ thuật của quyển tiểu thuyết kinh điển này vẫn sẽ mãi mãi hằn sâu trong tâm trí tôi.
Bởi kimhuynhflee - 27/08/2022 - bloganchoi
Nếu bạn có một niềm đam mê bất tận với dòng văn học cổ điển hoặc bạn chỉ muốn đổi “khẩu vị” và thử đọc thể loại này, vậy thì đừng bao giờ bỏ qua quyển tiểu thuyết Tiếng chim hót trong bụi mận gai. Với một tâm hồn đầy thi vị và xúc cảm, ắt hẳn bạn sẽ bị lôi cuốn vào câu chuyện đặc sắc này chỉ từ những trang sách đầu tiên.
Tiếng chim hót trong bụi mận gai là một tác phẩm văn học kinh điển vô cùng nổi tiếng trên thế giới và ẩn sâu trong quyển tiểu thuyết đồ sộ ấy là một câu chuyện tình yêu ngang trái mà nói một cách chính xác hơn, nó đã đi ngược lại mọi giáo điều giữa đức cha Ralph de Bricassart và cô nàng Meggie Cleary sắc sảo, đầy kiêu hãnh.
Thông tin chung về tiểu thuyết Tiếng chim hót trong bụi mận gai
Tác giả: Colleen McCullough
Dịch giả: Phạm Mạnh Hùng
Đôi nét về tác giả Colleen McCullough
Colleen McCullough (1/6/1937-29/1/2015) là một cây bút của thời đại đến từ nước Úc xinh đẹp. Tuy nhiên, vào thời điểm tác phẩm Tiếng chim hót trong bụi mận gai ra đời, bà chỉ là một nhân viên y tế bình thường. Thế nhưng để thực hiện được ước mơ “bình thường” ấy quả thật không hề dễ dàng. Bởi vì xuất thân trong một gia đình không mấy khá giả, bà đã phải làm rất nhiều công việc, không ngại khó khăn để có thể trang trải mọi chi phí và thực hiện được hoài bão cao cả của mình.
Tiểu thuyết Tiếng chim hót trong bụi mận gai được bà ấp ủ ngót nghét 4 năm, đến đầu mùa hè năm 1975, bà đã viết một mạch trong 10 tháng. Suốt khoảng thời gian ấy, công việc ở bệnh viện khiến bà bận rộn túi bụi nên bà chỉ có thể hành văn vào những buổi tối muộn. Sự bùng nổ của Tiếng chim hót trong bụi mận gai là minh chứng cho thấy mọi nỗ lực không biết mệt mỏi của bà thật không hề uổng phí.
Ngay khi vừa xuất bản vào năm 1977, quyển tiểu thuyết đã làm mưa làm gió trong giới văn học thời đó, thậm chí nó còn được sánh ngang với tác phẩm kinh điển của thời đại-Cuốn theo chiều gió.
Bên cạnh Tiếng chim hót trong bụi mận gai, một số tác phẩm khác như The song of troy, The touch hay On, off,… của bà cũng vô cùng nổi tiếng.
Nội dung tiểu thuyết Tiếng chim hót trong bụi mận gai
Tiếng chim hót trong bụi mận gai như một biên niên sử kéo dài gần nửa thế kỷ của ba thế hệ trong một gia đình lao động- gia đình Cleary ở trang trại Drogheda, một vùng đất thanh bình mà hoang dại của miền Nam nước Úc những năm 1915 đến 1969.
Nổi bật trên cả một đoạn trường dài về gia sử của gia đình Cleary mang màu sắc ảm đạm, u buồn là mối tình đẹp lãng mạn, mãnh liệt nhưng lại vô cùng ngang trái và tuyệt vọng của Meggie- cô con gái út nhà Cleary và vị cha xứ Ralph hoàn hảo từ trí tuệ, tính cách cho đến vẻ bề ngoài.
Có lẽ bạn đã hiểu vì sao tôi lại miêu tả mối tình này như một sự ngang trái và oan nghiệt đến cùng cực. Bởi vì nó đã đi ngược lại với những giáo điều thiêng liêng của Thiên Chúa giáo, đi ngược lại với những gì mà Chúa đã răn dạy cho chính những đứa con chiên ngoan đạo của mình. Làm thế nào mà một vị linh mục- mang trong mình sứ mệnh cao cả là dẫn dắt đoàn chiên giáo xứ, có thể để bản thân vướng vào tình yêu nam nữ của cõi hồng trần.
Có lẽ vì lý do đó mà xuyên suốt tác phẩm, tác giả đã xoáy vào những xung đột tâm lý và đạo đức để khiến độc giả có thể thấu cảm được nỗi thống khổ và dằn vặt của hai nhân vật. Tình yêu ấy được diễn tả như một nỗi đau tuyệt vời, được ví như truyền thuyết về một loài chim chỉ cất tiếng hót một lần trong đời. Bởi vì ngay từ khi rời tổ, chúng bay đi với một sứ mệnh duy nhất là đi tìm loài cây có những cành gai nhọn nhất và lao vào nó mà không chần chừ một phút giây nào. Để rồi giữa cơn hấp hối, chúng cất lên tiếng hót hay nhất thế gian. Cũng giống như chuyện tình Ralph và Meggie, để có được dù chỉ là niềm hạnh phúc tuyệt vời ngắn ngủi, con người ta phải trả giá bằng nỗi đau vô tận.
Có phải bạn đang rất muốn biết liệu cuối cùng họ có thể vượt qua được tham vọng của chính mình, vượt qua được những giáo điều, định kiến của tôn giáo và xã hội để đến bên nhau không? Vậy thì đừng chần chừ gì nữa mà hãy cầm lên và tự mình chiêm nghiệm quyển tiểu thuyết kinh điển của thời đại này nhé.
Những điều tâm đắc sau khi đọc Tiếng chim hót trong bụi mận gai
Gấp lại quyển tiểu thuyết dài nhất mà tôi đã từng đọc từ trước tới nay, con tim tôi dường như đang nhói đau từng phút một. Dưới ngòi bút tài hoa cùng với nghệ thuật xây dựng cốt truyện và diễn biến tâm lí nhân vật đặc sắc của Colleen McCullough, ba hình tượng người phụ nữ đã để lại trong tôi một ấn tượng vô cùng sâu sắc.
Nếu Fiona là một người phụ nữ gan góc, kiên cường và âm thầm cam chịu mọi khổ đau của số phận thì con gái bà là Meggie- có thể được xem là nhân vật trung tâm của tác phẩm, lại mang trong mình một trái tim mãnh liệt, kiên quyết và mạnh mẽ đến nỗi nàng dám đối đầu với cả Chúa Trời để giành lại tình yêu của đời mình, và Justine- con gái của Meggie lại là một cô gái có tư tưởng hiện đại, khát khao tự do, không muốn tự trói buộc bản thân vào những chuẩn mực xưa cũ.
Mỗi một nhân vật đều có cá tính của riêng mình. Khi nghiền ngẫm một cách thấu đáo hơn dường như ta có thể nhận thấy được rằng tính cách, lối tư duy cũng như sự lựa chọn của họ trước những bước ngoặt của cuộc sống đã quyết định số phận của họ. Khi ta soi chiếu chính bản thân vào đó và dành ra ít phút tĩnh lặng để tự mình chiêm nghiệm, có lẽ ta có thể rút ra được rất nhiều bài học quý giá cho cuộc sống của chính mình.
Chẳng biết bao giờ lòng tôi mới ngừng nguôi ngoai về nỗi ám ảnh đầy lãng mạn này nhưng những giá trị cốt lõi đầy tính nhân văn và nghệ thuật của quyển tiểu thuyết kinh điển này vẫn sẽ mãi mãi hằn sâu trong tâm trí tôi.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai - Colleen McCullough
Ireviewsach
“Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót có một lần trong đời, nhưng hót hay nhất thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hót bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khổ khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi, và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đánh đổi bằng cả tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi lắng nghe, và chính thượng đế trên thiên đình cũng mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại..” Đây chính là thông điệp xuyên suốt của tác phẩm “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” của nhà văn Colleen McMcullough.
Bằng ngòi bút hiện thực lãng mạn của mình, nhà văn Colleen đã vẽ ra một giai đoạn lịch sử của sự phát triển của xã hội phương Tây trong thế kỉ 19, thời điểm mà những định kiến và truyền thống gia đình đang còn tác động rất sâu sắc lên suy nghĩ cũng như nhận thức của mỗi người và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đang ngày một rõ rệt thông qua sự phân biệt giai cấp. Colleen đã khéo léo thu nhỏ những giai đoạn lịch sử đó lên ba thế hệ xuyên suốt trong gia đình nhà Krili.
Không khô khan và cứng nhắc như một cuốn giáo trình lịch sử, nhà văn đã kết nối từ thế hệ này sang thế hệ khác, vẽ nên một bức tranh tương lai tươi sáng khi mà “cái mới” dần thay thế “cái cũ”, và “cái mới” cũng mang sự kế thừa có tính chọn lọc từ “cái cũ”.
Bà Fiona chính là một biểu trưng cho “cái cũ”, bà cam chịu cuộc sống trong thân phận “phụ nữ”, bà gai góc chấp nhận sự sắp đặt của số phận, cái sự sắp đặt mà vốn là bất công cho người phụ nữ trong xã hội ngày ấy. Chấp nhận buông xuôi theo sự sắp đặt bất công của gia đình khi biết bà mang thai, chấp nhận từ bỏ cuộc sống nhung lụa của mình để chung sống cùng người chồng Paddy mà bà không yêu, chỉ là để đối chọi với cái sự nghiệt ngã trong con mắt xã hội nhìn vào đứa con trai không bố của mình – Frank . Đó là cả một sự “hóa đá” trong tâm hồn người phụ nữ ấy. Nhưng bà vẫn chấp nhận điều đó, một phần cũng là từ tình mẫu tử của một người mẹ, bà không muốn Frank trở thành một đứa trẻ không có bố. Về phần Paddy, mặc dù ông chỉ là một gã làm thuê với thân phận thấp hèn so với vợ mình nhưng ông vẫn đầy tình thương yêu với bà, ông vẫn cố gắng để có thể yêu thương Frank như con đẻ của mình. Frank thì khác, anh yêu mẹ sâu sắc, cái tình yêu đó khác biệt với chúng ta, anh thậm chí tôn thờ mẹ anh như một cái gì đó trong sáng, thánh thiện. Và vì lẽ đó, cái tình yêu ấy vô tình giết chết tình yêu của anh dành cho dượng mình, anh căm hận Paddy, đau đớn khi nghĩ rằng người anh trong sáng, thánh thượng như mẹ lại có thể “ngủ” với người đàn ông đó. Anh mơ hồ cảm thấy cái xiềng xích vô hình đang buộc chặt những người phụ nữ mà anh yêu thương và căm phẫn rằng anh không thể làm bất cứ điều gì cho họ. Điều đó làm anh điên tiết và anh chuốc thù hận lên những nắm đấm, lên những lần đánh nhau với người ta như để khẳng định bản thân anh là “nhiều hơn” khi người ta chế giễu cái thân hình nhỏ bé của anh.
Giai đoạn tiếp sau của lịch sử là Meggie - đứa con gái duy nhất của bà Fiona.
Chúng ta có thể thấy rằng mặc dù xã hội thời đó không dành nhiều chỗ cho phụ nữ lắm nhưng trong tác phẩm của mình, Colleen đã rất “ưu ái” cho người phụ nữ. Họ đóng vai trò là mạch xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm. Đặc biệt là Meggie, cô là khởi nguồn của những điểm nhấn trong tác phẩm. Meggie được nhà văn miêu tả chân thực và sâu sắc từ khi cô chỉ mới bốn tuổi. Khi Meggie đủ tuổi đến trường, thông qua hình ảnh của em nhà văn lại khắc họa lên sự khắc nghiệt của chủ nghĩa “tôn thờ đồng tiền” trong trường dòng giáo xứ và có cả sự phân biệt chủng tộc ở phương Tây thời đó. Quá trình trưởng thành của Meggie đã cho thấy sự ảnh hưởng của người lớn lên hình thành nhân cách ở trẻ em, từ một đứa trẻ hồn nhiên trải qua nhiều sự cay đắng và khi nhận thức được những nghiệt ngã, bất công của xã hội, em đã trở nên “sỏi đá”, một chút gì đó ở đây là sự thừa hưởng từ gia đình. Nhưng nếu như bà Fiona cam chịu, buông xuôi theo số phận thì Meggie đã liều lĩnh dâng hiến trái tim của cho với linh mục Ralph. Ralph là người đàn ông đầu tiên chạm tới đáy tâm hồn cô, người đầu tiên thậm chí dạy cô cả những “bí mật” của phụ nữ, cũng là yêu đàn ông duy nhất đối xử với cô chân thành và thương yêu sâu sắc. Để rồi khi cô lớn lên, tình thương “chú – cháu” ấy phát triển thành tình yêu thuần khiết, trong sáng. Cả hai đều là những bổ sung cho tâm hồn của nửa kia, cả hai bù đắp cho những thiếu thốn tình cảm của nửa kia, cả hai như là một sự sắp đặt nghiệt ngã của Chúa trời.
Nhưng tình yêu ấy không thể lọt qua con mắt cáo già tráo trở của bà Carson – chị gái Paddy. Với gia tài đồ sộ của mình, bà cảm thấy thú vị khi được “chơi” với Ralph bởi bà cũng yêu Ralph như tình yêu đối với một thứ đồ chơi thông minh ngang tầm. Bà để lại hai bức di chức, bức đầu là nhường hết gia tài 13 triệu bảng cho Paddy, nhưng bức thứ hai lại để cho Ralph quyết định số gia tài đó và bức thứ hai có giá trị hơn bức đầu. Bà cố tình đặt linh mục Ralph vào một cán cân, một bên là tình yêu với Meggie và một bên là danh chức và quyền lực mà cha Ralph có thể có được với số tiền ấy. Và Ralph đã lựa chọn bức di chúc thứ hai nhưng chia thêm cho mỗi người trong gia đình Paddy một phần nhỏ của gia tài đó, và để họ cai quản mọi lợi nhuận có được ở Drogheda. Tất nhiên, ở Ralph quyền lực và danh phận trong Giáo hội là lên trên tất cả mọi thứ, lên trên tình yêu của ông đối với Meggie. Thực ra, cái tình yêu của ông đối với Chúa thực ra chỉ là cái cớ cho ham muốn quyền lực của ông, và ông cần tiền để tạo ra cái quyền lực đó.
Một xã hội của chủ nghĩa tư bản trong tác phẩm của Colleen đang dần hình thành, sức mạnh của đồng tiền chi phối mọi thứ, xâm lấn cả trong nơi uy nghiêm nhất của Chúa là nhà thờ. Nhà thờ là một sản phẩm của con người. Cũng vì lẽ đó, nó tuân theo những gì thuộc về con người.
Giống như bài học đầu tiên mà linh mục nói với Đen :
“Đừng thất vọng về những người vĩ đại của thế giới này, con ạ. Họ cũng có chỗ yếu của họ, để cho thuận tiện đôi khi họ cũng dùng đến sự nói dối vô hại để giải thoát. Con vừa nhận được một bài học có ích, tuy rằng chưa chắc con đã có dịp nào phải dùng đến. Song con nên hiểu rằng chúng ta, những đức ông áo đỏ, là những nhà ngoại giao đến tận xương tủy. Hãy tin ta, con của ta ạ, chỉ là vì ta chăm lo cho con. Sự hằn học và ghen tị không chỉ lởn vởn trong các trường đại học thế lực, mà cả trong các chủng viện. Con sẽ phải chịu sự ganh ghét của các bạn cùng học, vì họ coi Ralph là bác con, anh của mẹ con, nhưng con sẽ còn phải chịu đựng nhiều hơn nữa nếu họ nghĩ rằng giữa hai người không có mối quan hệ ruột thịt. Tất cả chúng ta trước hết là người, ở đây cũng như ở bất kì môi trường nào khác quanh ta, con sẽ tiếp xúc với những con người”.
Ngòi bút thương cảm nhưng đầy tính nghiêm khắc của Colleen trong hình tượng Meggie.
Lại nói về Meggie, cô yêu linh mục tha thiết, yêu đến mức sau khi Ralph rời đi, cô chấp nhận lấy một người con trai – Liuc với khuôn mặt tương tự như Ralph. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân của cô và Liuc là một sự đổ vỡ, Liuc không hề quan tâm đến vợ con, anh phó mặc Meggie và đứa con Jaxtina. Có thể thấy ở đây, nhà văn đã khá nhẫn tâm khi vẽ nên hình ảnh Meggie với một tình yêu dù chân thành, sâu sắc nhưng khá mù quáng. Tình yêu mù quáng của cô và linh mục được thể hiện qua cuộc hôn nhân của cô và Liuc, cuộc hôn nhân mà nguyên do chỉ vì Liuc có khuôn mặt tương tự như Ralph. Nhưng khác với mẹ mình, sau khi nhận ra cuộc hôn nhân không hạnh phúc, cô đã dám bỏ qua những định kiến để quyết định li dị với Liuc một mình nuôi đứa con gái duy nhất của họ - Jaxtina. Và đặc biệt nhất, cô đã gan dạ chống lại Chúa trời, chống lại quy luật của tôn giáo, bạo gan cướp đứa con trai - Den trong cuộc tình vung trộm với linh mục sau khi đã li dị với chồng.
Thế hệ thứ ba của nhà Krili xoay xung quanh Jaxtina – con gái của Meggie với Liuc và Den – con trai của Meggie và linh mục.
Nếu đem so sánh Meggie như là bước tiến mới trong sự phát triển mang tính khởi đầu của xã hội thời đó thì Jaxtina – con gái của Meggie như một bước “đại nhảy vọt”. Cô là một cái gì đó hoàn toàn khác, một cái gì đó rất gần với chúng ta bây giờ, thậm chí còn mới mẻ hơn chúng ta bây giờ. Cô tự tìm con đường cho riêng mình, cô tự ý thức được rằng mặc dù cô có năng khiếu về hội họa nhưng cô không thể kiếm sống với nó qua cách cô nói với Meggie khi Meggie cố năn nỉ cô theo nghiệp họa sĩ :
“Thực quả mẹ là người rất không thực tế, mẹ ạ. Bởi thế mới cho rằng con cái khi chọn nghề thường không nghĩ đến mặt thực tế. Vậy thì xin mẹ nhớ cho rằng con không có ý định chết đói ở một chỗ nào trên gác trang và chỉ nổi tiếng sau khi chết. Con định nếm mùi vinh quang hay khi còn sống và sống không thiếu thốn gì hết. Thành thử hội họa là dành cho tâm hồn, còn sân khấu là để kiếm tiền. Mẹ rõ chứ ?”
Một cô gái dám đưa ra ý kiến của riêng mình, dám nói rằng mẹ cô là người không thực tế mà Colleen khắc họa nên đã thổi vào tác phẩm một không khí hoàn toàn trẻ trung, làm tan biến đi màu “tro của hoa hồng” cũ kĩ xưa kia. Không những thế, khác với mẹ của mình, Jaxtina đã là một cô gái tự chủ độc lập trong tình yêu. Cô bĩu môi trước những quan điểm truyền thống lạc hậu trong hôn nhân:
“Suốt đời lau chùi những cái mũi thò lò và những nửa mình dưới bẩn thỉu ư? Và cúi rạp xuống tận chân một thằng ngốc nào đó không đáng giá bằng cái gót giầy con, vậy mà lại tưởng mình là ông chủ và chúa tể của con ư? Đừng hòng, cái trò đó không xứng đáng với con!”
Không giống như sự cam chịu trong hôn nhân của bà mình, không giống như sự quỵ lụy trong tình yêu của mẹ mình, ở Jaxtina làm một xu hướng mới trong tình yêu. Xu hướng nữ quyền
Jaxtina đã phản đối gay gắt cái nề nếp truyền thống, và thậm chí cô còn không muốn lấy chồng nếu như phải tuân thủ cái nề nếp đó. Cho đến khi cô gặp Lion, trái tim kiêu hãnh vốn thừa hưởng từ dòng máu quý tộc của cô mới bắt đầu tan rã. Lion là một người đàn ông có dung mạo bình thường nhưng bằng sự bao dung, trí thông minh và đặc biệt là tính nhẫn nại mà anh đã thuần hóa được con ngựa non hoang dại đến mức ngông cuồng như Jaxtina. Trải qua nhiều cuộc đấu trí, cuối cùng cô cũng hiểu ra được tình yêu của Lion và tự tìm đến với tình yêu đó. Và nhiều năm sau đó, cô chính thức thành bà Lion Harthaway dưới sự ban phước của Giáo hoàng Vatican
Những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại. Những gì đã chiếm đoạt được rồi đến lúc cũng phải trả về nơi nó sinh ra.
Den là đứa con trai duy nhất mà Meggie đã cướp đoạt từ mối tình với Ralph, đứa con mà cô dày công mưu tính để không cho Ralph được sở hữu nó, đứa con mà cô xem như một báu vật thách thức Chúa trời. Nhưng Meggie cũng không thể ngăn cản được quy luật của tạo hóa khi mà năm 18 tuổi, Den quyết tâm sẽ phụng sự nhà thờ, quyết tâm trở thành một linh mục. Den mơ hồ hiểu ra rằng ở bản thân mình là những gì tốt đẹp nhất mà một con người có thể có, một sự ưu ái kì lạ mà Chúa ban phát thì tất sẽ có cái giá của nó .
Cậu thở dài, vân vê lá cỏ Drogheda nom như chiếc lông vàng óng ánh:
“Con phải chứng tỏ với Chúa rằng con hiểu tại sao khi con ra đời, Chúa ban phát cho con nhiều đến thế. Con phải chứng tỏ rằng con biết rõ đời con không có Chúa ít có ý nghĩa như thế nào”
Không thể tưởng tượng nổi, Meggie đã đau đớn như thế nào như cậu con trai duy nhất của mình nói lên những điều đó , cô ngửa đầu lên và cười vang, không sao nén lại được :
“Không! Cái trò giễu cợt tai ác làm sao! Tro của hoa hồng. Tro bụi. Là cát bụi thì lại trở về cát bụi. Ngươi là của nhà thờ và sẽ được hiến dâng cho nhà thờ. Tuyệt vời, không chê vào đâu được! Đáng nguyền rủa thay Chúa trời, Chúa trời bỉ ổi, đê tiện! Kẻ thù độc ác nhất của tất cả phụ nữ, ông ta là như thế đấy! Chúng ta cố gắng sáng tạo nên một cái gì, còn ông ta chỉ biết phá hoại!”
Nén những chua xót và cơn giận dữ lại vì không muốn Den phải đau khổ, cô đành giao phó Den cho Ralph nhưng không may mảy cho Ralph biết rằng đó chính là con ông. Và chỉ cho đến khi Den ra đi trong một lần kiệt sức vì cứu người chết đuối ở Hi Lạp , cô mới cho Ralph biết rằng Den chính là đứa con oan nghiệt của ông. Nếu như Meggie đã cướp đi của Chúa một linh mục Ralph thì giờ đây cô phải trả giá bằng chính đứa con của mình. Den đã là của Chúa từ trước khi ý nghĩ điên cuồng cướp đoạt một Ralph nhỏ bé của Meggie hình thành. Cái chết của Den chính là bản án cuối cùng dành cho Meggie, là một sự kết thúc bi kịch của cả tác phẩm. Đen cuối cùng đã thực sự trở thành người của Chúa, dâng hiến cả thể xác để mãi mãi phụng sự bên Chúa như tâm nguyện của em.
Tác phẩm là sự đan xen nhuần nhuyễn của tính hiện thực và tính lãng mạn, làm sống lên một chuỗi sự kiện lịch sử trong cuộc sống gia đình thường ngày của mỗi nhân vật. Lối hành văn chậm chạp, chi tiết, đều đều mang đậm phong cách viết của tiểu thuyết ở thế kỉ 19. Tác giả cho ta cảm giác giống như đang được chứng kiến toàn bộ sự phát triển bùng nổ của chủ nghĩa tư bản, sự thay đổi mang chiều hướng tích cực trong suy nghĩ và nhận thức của xã hội thời đó. Có điều, chỉ qua ba thế hệ trong một gia đình thì khá là gấp rút trong bản tóm tắt của lịch sử nhân loại này, nhưng không vì thế mà Colleen bị lúng túng. Bà đã thể hiện được giọng văn rất nhuần nhuyễn, mềm mại đan xen cả những triết lí cuộc sống, những quy luật tự nhiên, thổi vào xã hội thời đó một luồng gió mới tràn trề sức sống, hứa hẹn những thay đổi trong tương lai. Có thể nói, “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” là một tác phẩm kinh điển nổi tiếng, đã làm nên tên tuổi của một tác giả không chuyên như Colleen, một tác phẩm vĩ đại có giá trị trường tồn trong cộng đồng người đọc
Tác giả : Thuy Dunning – Bookademy
~
Ẩn danh
Sách hay
Tôi dường như đang bắt đầu thích một câu chuyện sử thi hay, tôi từng nghĩ rằng tôi không bao giờ đọc hết một cuốn sách dài mà không cảm thấy nhàm chán. Nhưng tôi đã lầm, sách hay, tôi đắm chìm vào những nhân vật tốt và dành thời gian để xem họ phát triển và thay đổi. Cách viết và mô tả tính cách của McCullough cho các nhân vật chính rất tuyệt. Đôi khi, chủ đề nhạy cảm khiến bạn đặt câu hỏi rằng việc các linh mục Công giáo được 'kết hôn' với Chúa và toàn bộ vấn đề độc thân là như thế nào. Nỗi ám ảnh của Ralph với đứa trẻ Meggie hơi khó chịu. Tôi rất thích hồi tưởng lại loạt phim ngắn lãng mạn có Rachel Ward, Barbara Stanwyck, Gene Simmons và Chamberlain diễn ra trong đầu tôi. Tôi thích cách Meggie thay đổi từ ngọt ngào và ngây thơ sang cay độc và cay đắng. Có rất nhiều bi kịch trong cuốn sách này. Tôi cũng yêu thích khung cảnh của Úc, thậm chí có đề cập đến vùng ngoại ô nơi tôi sống. Tôi luôn có cảm tình với Drogheda, bất chấp cái nóng và công việc vất vả.
~
Ẩn danh
Hoàn hảo
Tuyệt vời! Thỉnh thoảng sẽ có một cuốn sách xuất hiện hoàn toàn đạt đến mức hoàn hảo. "Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai" là một trong những cuốn sách hiếm có đó. Một câu chuyện gia đình đẹp đẽ, đầy ám ảnh và là một trong những câu chuyện tình yêu sâu sắc nhất trong văn học. Tôi thấy bản thân tôi không thể ngừng nghĩ về nhân vật, về những đoạn nào đó. Đây là thể loại tiểu thuyết không thể bị lãng quên và sẽ sống mãi trong lòng người đọc trong nhiều năm tới. Tôi đã thổn thức (không khóc, thậm chí không khóc; rên rỉ thì đúng hơn), & tôi đã nín thở chờ đợi. Khi một cuốn sách có thể khơi dậy cảm xúc như vậy từ người đọc thì đó là một thành công. Năm sao lớn cho "Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai"!!
~
Ẩn danh
Cuốn sách yêu thích cũ của tôi. Chủ đề thực sự là sự ngạo mạn. Colleen McCullough có thể khiến tôi muốn tiếp tục đọc ngay cả khi việc không thể ngừng hoài nghi trở thành không thể; đây không phải là cuốn sách đó, mặc dù nó có tiềm năng đi đến đó. Tôi đã đọc và chấp nhận điều gì sẽ xảy ra ngay cả khi nó bị gượng. Nếu bạn nhìn vào một số nhân vật bằng con mắt sáng suốt, bạn sẽ thấy các nhân vật trở thành những bức tranh biếm họa khi tính cách kỳ quặc 'tự nhiên' của họ bị đẩy đi quá xa. Tuy nhiên, bằng cách nào đó, CMcC vẫn giữ chân người đọc. Tác phẩm của bà ấy khá đơn giản và thiếu đi những khởi sắc kịch tính nhưng bạn cứ tiếp tục đọc.
~
Ẩn danh
Cuốn hút
Tôi phải thừa nhận đây là một cuốn tiểu thuyết lãng mạn. Tôi sẽ không bao giờ đọc nó trừ khi mẹ chồng tôi đưa ra bản gốc - không có gì đáng ngờ về trang bìa chung và phần lớn nội dung của nó khá ấn tượng. Tôi cũng nhận thấy từ các bài đánh giá khác trên trang web này rằng mọi người đã viết luận văn về sách, vì vậy tôi cho rằng đó là tài liệu hợp pháp hay gì đó. Nhưng sau khi bắt đầu viết nó, tôi nhanh chóng bị cuốn hút. Có rất nhiều thông tin thú vị về sinh học và lịch sử của Úc trong đó. Tác giả là một phụ nữ thông minh- một nhà sinh lý học thần kinh hay gì đó. Và đọc nó theo kiểu "Cuốn theo chiều gió" cũng rất vui (tôi đã đọc cuốn sách đó ba lần từ đầu đến cuối khi tôi mười tuổi). Nhưng sách đi chệch một chút so với công thức lãng mạn tiêu chuẩn.
~
Ẩn danh
Thích thú
Tôi hoàn toàn thích thú với cuốn sách này. Tôi đã xem phim này ở tuổi đôi mươi nhưng đã quên phần lớn nội dung câu chuyện, ngoại trừ việc nó kể về tình yêu giữa một linh mục Công giáo và một phụ nữ bình thường trên một trại cừu ở Úc. Đọc câu chuyện gốc trên những năm cuối tuổi bốn mươi của tôi, điều đó khiến tôi xúc động sâu sắc vì trải nghiệm cuộc sống của chính tôi giờ đã đủ phong phú để đánh giá cao một số chủ đề chính - thời gian trôi qua, khoảng cách bắt buộc giữa những người thân yêu, những thất vọng mà cuộc sống chắc chắn mang lại và cách thức khác biệt mà các cá nhân chọn dẫn tới sự mất mát, sự cô đơn và cái chết. Câu chuyện sâu sắc này là một bức chân dung hùng vĩ về một vùng đất tươi đẹp và một nghiên cứu tuyệt vời về các mối quan hệ của con người.
~
Ẩn danh
Thôi miên
Mùa hè năm 1993, tôi đi nghỉ ở biển với bố mẹ và bạn bè của họ. Mùa hè nóng khủng khiếp, tôi và chị gái thực sự không có gì để làm ngoại trừ chơi cờ tỉ phú, khám phá cuộc sống dưới nước, đọc sách, la hét như địên mỗi khi chúng tôi nhìn thấy nhện, ngư dân địa phương phiền phức, trêu chọc những con bạch tuộc nhỏ tội nghiệp và ăn nhiều lần trong ngày. Đó là một mùa hè tuyệt vời. Nhưng cứ sau 4 giờ chiều hàng ngày, trong giờ ngủ trưa, mẹ tôi và bạn của mẹ tôi chẳng thèm đếm xỉa gì đến lũ trẻ. Mỗi khi tôi đặt câu hỏi, tôi chỉ nghe thấy '' Suỵt, im lặng đi, chơi đi '', hoặc các biến thể của câu trả lời đó. Trên tivi có chương trình tên là "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" với Richard Chamberlain và Rachel Ward. Đây là lần đầu tiên tôi thấy mẹ tôi bị thôi miên như vậy. Khi chúng tôi trở về nhà, trong nhà bà tôi, trong căn phòng cũ của mẹ tôi, tôi tìm thấy cuốn sách này. Tôi nhớ cảm giác khi lần đầu tiên đọc nó. Thôi miên. Vì vậy, vâng, lịch sử lặp lại lần nữa.
~
Ẩn danh
Thực sự thích
Tôi ngưỡng mộ cuốn sách này! Văn bản cổ điển hay. Mạo hiểm, thót tim, sử thi, tàn bạo, khoa trương và tổng thể là một vở kịch, hoàn hảo trong mọi cách. McCullough đã viết những câu văn xuôi khiến tôi rơi nước mắt. Tôi đã bị cuốn hút vào cuốn tiểu thuyết này ngay từ cảnh đầu tiên. Câu chuyện cuộc đời của Meggie ở vùng hẻo lánh của Úc là hai phần tàn bạo và một phần xinh đẹp. Tôi cảm thấy hơi hụt hẫng khi nhân vật thú vị nhất, anh cả của Meggie, Francis, bị loại khỏi câu chuyện khoảng một phần ba thời lượng. Nhưng cuộc sống là vậy. Tôi thích đọc tiểu thuyết cũ như thế này. Họ thực sự biết cách viết chúng như kiểu 40 năm về trước.
~
Ẩn danh
Hy vọng giữa bi kịch
Tôi trải qua vô số cảm xúc khi đọc cuốn sách này! Lúc đầu, cuốn sách rất thú vị, nhưng ngay sau đó, nhịp độ bắt đầu cảm thấy chậm. Tôi đã phải đọc lướt qua khoảng một trăm trang trước khi thực sự hiểu nó. Khi tôi đã bị cuốn hút, đó là một cuốn sách khó đọc, nhưng cũng thú vị. Cuốn sách chân thực - theo nghĩa là có đau đớn và tổn thương và cái chết, nhưng cũng có niềm vui và hy vọng. Tôi cũng thích phong cách viết của McCullough. Câu chuyện không cảm thấy bị gượng. Các nhân vật không cảm thấy bị ép buộc. Đó là sự tiến triển tự nhiên của cuộc sống mà họ đang sống. Tôi nghĩ đó là nơi đôi khi nó trở nên nhàm chán. Cuộc sống thực không phải lúc nào cũng thú vị. Cái kết đồng thời gây thất vọng nhưng là cái kết đúng đắn, có hy vọng giữa bi kịch.
~
Ẩn danh
Chẳng có gì
Tôi bắt đầu mong đợi một câu chuyện tình lãng mạn và tôi đã tìm thấy một câu chuyện cổ tích, tôi nghĩ nó có thể có gì đó của "Cuốn theo chiều gió", và tôi đã tìm thấy đúng là một vùng đất và một ngôi nhà, nhưng không có gì khác..3 thế hệ phụ nữ và 2 linh mục (đúng vậy), đó là tóm tắt. Những gì sẽ in đậm trong tôi là một ấn tượng sống động về cảnh quan, môi trường và sự khắc nghiệt của khí hậu Úc. Đó thực sự là một cái gì đó. Tôi ước có nhiều cảnh âu yếm hơn, thành thật mà nói...
~
Ẩn danh
Nhạt nhẽo
Tôi đã cố gắng lết đến trang cuối trong ba tuần với hy vọng điều gì đó sẽ xảy ra. Nhưng không. Những điều tốt và xấu cứ xảy ra xuyên suốt, nhưng không bao giờ theo một cách thú vị. Tác giả chỉ viết chúng ra như thể bà ấy đang ghi chú. Cô ấy quan tâm đến việc miêu tả các loài hoa hơn là làm cho TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU ĐÃ XẢY RA HƠN 50 NĂM trở nên thú vị. Sau khoảng 200 trang với hy vọng nó sẽ tốt hơn, tôi tiếp tục đọc, và khi đọc đến các chương của Dane, tôi đã rất chán. Trọng tâm của cuốn sách chuyển từ các nhân vật mà tôi đã dành 350 trang để tìm hiểu sang Dane và Justine cũng như cuộc sống của họ, những điều thật nhàm chán. Mọi người chết. Drogheda sẽ không còn nữa. Đó là kết truyện.
Ireviewsach
“Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót có một lần trong đời, nhưng hót hay nhất thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hót bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khổ khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi, và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đánh đổi bằng cả tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi lắng nghe, và chính thượng đế trên thiên đình cũng mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại..” Đây chính là thông điệp xuyên suốt của tác phẩm “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” của nhà văn Colleen McMcullough.
Bằng ngòi bút hiện thực lãng mạn của mình, nhà văn Colleen đã vẽ ra một giai đoạn lịch sử của sự phát triển của xã hội phương Tây trong thế kỉ 19, thời điểm mà những định kiến và truyền thống gia đình đang còn tác động rất sâu sắc lên suy nghĩ cũng như nhận thức của mỗi người và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đang ngày một rõ rệt thông qua sự phân biệt giai cấp. Colleen đã khéo léo thu nhỏ những giai đoạn lịch sử đó lên ba thế hệ xuyên suốt trong gia đình nhà Krili.
Không khô khan và cứng nhắc như một cuốn giáo trình lịch sử, nhà văn đã kết nối từ thế hệ này sang thế hệ khác, vẽ nên một bức tranh tương lai tươi sáng khi mà “cái mới” dần thay thế “cái cũ”, và “cái mới” cũng mang sự kế thừa có tính chọn lọc từ “cái cũ”.
Bà Fiona chính là một biểu trưng cho “cái cũ”, bà cam chịu cuộc sống trong thân phận “phụ nữ”, bà gai góc chấp nhận sự sắp đặt của số phận, cái sự sắp đặt mà vốn là bất công cho người phụ nữ trong xã hội ngày ấy. Chấp nhận buông xuôi theo sự sắp đặt bất công của gia đình khi biết bà mang thai, chấp nhận từ bỏ cuộc sống nhung lụa của mình để chung sống cùng người chồng Paddy mà bà không yêu, chỉ là để đối chọi với cái sự nghiệt ngã trong con mắt xã hội nhìn vào đứa con trai không bố của mình – Frank . Đó là cả một sự “hóa đá” trong tâm hồn người phụ nữ ấy. Nhưng bà vẫn chấp nhận điều đó, một phần cũng là từ tình mẫu tử của một người mẹ, bà không muốn Frank trở thành một đứa trẻ không có bố. Về phần Paddy, mặc dù ông chỉ là một gã làm thuê với thân phận thấp hèn so với vợ mình nhưng ông vẫn đầy tình thương yêu với bà, ông vẫn cố gắng để có thể yêu thương Frank như con đẻ của mình. Frank thì khác, anh yêu mẹ sâu sắc, cái tình yêu đó khác biệt với chúng ta, anh thậm chí tôn thờ mẹ anh như một cái gì đó trong sáng, thánh thiện. Và vì lẽ đó, cái tình yêu ấy vô tình giết chết tình yêu của anh dành cho dượng mình, anh căm hận Paddy, đau đớn khi nghĩ rằng người anh trong sáng, thánh thượng như mẹ lại có thể “ngủ” với người đàn ông đó. Anh mơ hồ cảm thấy cái xiềng xích vô hình đang buộc chặt những người phụ nữ mà anh yêu thương và căm phẫn rằng anh không thể làm bất cứ điều gì cho họ. Điều đó làm anh điên tiết và anh chuốc thù hận lên những nắm đấm, lên những lần đánh nhau với người ta như để khẳng định bản thân anh là “nhiều hơn” khi người ta chế giễu cái thân hình nhỏ bé của anh.
Giai đoạn tiếp sau của lịch sử là Meggie - đứa con gái duy nhất của bà Fiona.
Chúng ta có thể thấy rằng mặc dù xã hội thời đó không dành nhiều chỗ cho phụ nữ lắm nhưng trong tác phẩm của mình, Colleen đã rất “ưu ái” cho người phụ nữ. Họ đóng vai trò là mạch xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm. Đặc biệt là Meggie, cô là khởi nguồn của những điểm nhấn trong tác phẩm. Meggie được nhà văn miêu tả chân thực và sâu sắc từ khi cô chỉ mới bốn tuổi. Khi Meggie đủ tuổi đến trường, thông qua hình ảnh của em nhà văn lại khắc họa lên sự khắc nghiệt của chủ nghĩa “tôn thờ đồng tiền” trong trường dòng giáo xứ và có cả sự phân biệt chủng tộc ở phương Tây thời đó. Quá trình trưởng thành của Meggie đã cho thấy sự ảnh hưởng của người lớn lên hình thành nhân cách ở trẻ em, từ một đứa trẻ hồn nhiên trải qua nhiều sự cay đắng và khi nhận thức được những nghiệt ngã, bất công của xã hội, em đã trở nên “sỏi đá”, một chút gì đó ở đây là sự thừa hưởng từ gia đình. Nhưng nếu như bà Fiona cam chịu, buông xuôi theo số phận thì Meggie đã liều lĩnh dâng hiến trái tim của cho với linh mục Ralph. Ralph là người đàn ông đầu tiên chạm tới đáy tâm hồn cô, người đầu tiên thậm chí dạy cô cả những “bí mật” của phụ nữ, cũng là yêu đàn ông duy nhất đối xử với cô chân thành và thương yêu sâu sắc. Để rồi khi cô lớn lên, tình thương “chú – cháu” ấy phát triển thành tình yêu thuần khiết, trong sáng. Cả hai đều là những bổ sung cho tâm hồn của nửa kia, cả hai bù đắp cho những thiếu thốn tình cảm của nửa kia, cả hai như là một sự sắp đặt nghiệt ngã của Chúa trời.
Nhưng tình yêu ấy không thể lọt qua con mắt cáo già tráo trở của bà Carson – chị gái Paddy. Với gia tài đồ sộ của mình, bà cảm thấy thú vị khi được “chơi” với Ralph bởi bà cũng yêu Ralph như tình yêu đối với một thứ đồ chơi thông minh ngang tầm. Bà để lại hai bức di chức, bức đầu là nhường hết gia tài 13 triệu bảng cho Paddy, nhưng bức thứ hai lại để cho Ralph quyết định số gia tài đó và bức thứ hai có giá trị hơn bức đầu. Bà cố tình đặt linh mục Ralph vào một cán cân, một bên là tình yêu với Meggie và một bên là danh chức và quyền lực mà cha Ralph có thể có được với số tiền ấy. Và Ralph đã lựa chọn bức di chúc thứ hai nhưng chia thêm cho mỗi người trong gia đình Paddy một phần nhỏ của gia tài đó, và để họ cai quản mọi lợi nhuận có được ở Drogheda. Tất nhiên, ở Ralph quyền lực và danh phận trong Giáo hội là lên trên tất cả mọi thứ, lên trên tình yêu của ông đối với Meggie. Thực ra, cái tình yêu của ông đối với Chúa thực ra chỉ là cái cớ cho ham muốn quyền lực của ông, và ông cần tiền để tạo ra cái quyền lực đó.
Một xã hội của chủ nghĩa tư bản trong tác phẩm của Colleen đang dần hình thành, sức mạnh của đồng tiền chi phối mọi thứ, xâm lấn cả trong nơi uy nghiêm nhất của Chúa là nhà thờ. Nhà thờ là một sản phẩm của con người. Cũng vì lẽ đó, nó tuân theo những gì thuộc về con người.
Giống như bài học đầu tiên mà linh mục nói với Đen :
“Đừng thất vọng về những người vĩ đại của thế giới này, con ạ. Họ cũng có chỗ yếu của họ, để cho thuận tiện đôi khi họ cũng dùng đến sự nói dối vô hại để giải thoát. Con vừa nhận được một bài học có ích, tuy rằng chưa chắc con đã có dịp nào phải dùng đến. Song con nên hiểu rằng chúng ta, những đức ông áo đỏ, là những nhà ngoại giao đến tận xương tủy. Hãy tin ta, con của ta ạ, chỉ là vì ta chăm lo cho con. Sự hằn học và ghen tị không chỉ lởn vởn trong các trường đại học thế lực, mà cả trong các chủng viện. Con sẽ phải chịu sự ganh ghét của các bạn cùng học, vì họ coi Ralph là bác con, anh của mẹ con, nhưng con sẽ còn phải chịu đựng nhiều hơn nữa nếu họ nghĩ rằng giữa hai người không có mối quan hệ ruột thịt. Tất cả chúng ta trước hết là người, ở đây cũng như ở bất kì môi trường nào khác quanh ta, con sẽ tiếp xúc với những con người”.
Ngòi bút thương cảm nhưng đầy tính nghiêm khắc của Colleen trong hình tượng Meggie.
Lại nói về Meggie, cô yêu linh mục tha thiết, yêu đến mức sau khi Ralph rời đi, cô chấp nhận lấy một người con trai – Liuc với khuôn mặt tương tự như Ralph. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân của cô và Liuc là một sự đổ vỡ, Liuc không hề quan tâm đến vợ con, anh phó mặc Meggie và đứa con Jaxtina. Có thể thấy ở đây, nhà văn đã khá nhẫn tâm khi vẽ nên hình ảnh Meggie với một tình yêu dù chân thành, sâu sắc nhưng khá mù quáng. Tình yêu mù quáng của cô và linh mục được thể hiện qua cuộc hôn nhân của cô và Liuc, cuộc hôn nhân mà nguyên do chỉ vì Liuc có khuôn mặt tương tự như Ralph. Nhưng khác với mẹ mình, sau khi nhận ra cuộc hôn nhân không hạnh phúc, cô đã dám bỏ qua những định kiến để quyết định li dị với Liuc một mình nuôi đứa con gái duy nhất của họ - Jaxtina. Và đặc biệt nhất, cô đã gan dạ chống lại Chúa trời, chống lại quy luật của tôn giáo, bạo gan cướp đứa con trai - Den trong cuộc tình vung trộm với linh mục sau khi đã li dị với chồng.
Thế hệ thứ ba của nhà Krili xoay xung quanh Jaxtina – con gái của Meggie với Liuc và Den – con trai của Meggie và linh mục.
Nếu đem so sánh Meggie như là bước tiến mới trong sự phát triển mang tính khởi đầu của xã hội thời đó thì Jaxtina – con gái của Meggie như một bước “đại nhảy vọt”. Cô là một cái gì đó hoàn toàn khác, một cái gì đó rất gần với chúng ta bây giờ, thậm chí còn mới mẻ hơn chúng ta bây giờ. Cô tự tìm con đường cho riêng mình, cô tự ý thức được rằng mặc dù cô có năng khiếu về hội họa nhưng cô không thể kiếm sống với nó qua cách cô nói với Meggie khi Meggie cố năn nỉ cô theo nghiệp họa sĩ :
“Thực quả mẹ là người rất không thực tế, mẹ ạ. Bởi thế mới cho rằng con cái khi chọn nghề thường không nghĩ đến mặt thực tế. Vậy thì xin mẹ nhớ cho rằng con không có ý định chết đói ở một chỗ nào trên gác trang và chỉ nổi tiếng sau khi chết. Con định nếm mùi vinh quang hay khi còn sống và sống không thiếu thốn gì hết. Thành thử hội họa là dành cho tâm hồn, còn sân khấu là để kiếm tiền. Mẹ rõ chứ ?”
Một cô gái dám đưa ra ý kiến của riêng mình, dám nói rằng mẹ cô là người không thực tế mà Colleen khắc họa nên đã thổi vào tác phẩm một không khí hoàn toàn trẻ trung, làm tan biến đi màu “tro của hoa hồng” cũ kĩ xưa kia. Không những thế, khác với mẹ của mình, Jaxtina đã là một cô gái tự chủ độc lập trong tình yêu. Cô bĩu môi trước những quan điểm truyền thống lạc hậu trong hôn nhân:
“Suốt đời lau chùi những cái mũi thò lò và những nửa mình dưới bẩn thỉu ư? Và cúi rạp xuống tận chân một thằng ngốc nào đó không đáng giá bằng cái gót giầy con, vậy mà lại tưởng mình là ông chủ và chúa tể của con ư? Đừng hòng, cái trò đó không xứng đáng với con!”
Không giống như sự cam chịu trong hôn nhân của bà mình, không giống như sự quỵ lụy trong tình yêu của mẹ mình, ở Jaxtina làm một xu hướng mới trong tình yêu. Xu hướng nữ quyền
Jaxtina đã phản đối gay gắt cái nề nếp truyền thống, và thậm chí cô còn không muốn lấy chồng nếu như phải tuân thủ cái nề nếp đó. Cho đến khi cô gặp Lion, trái tim kiêu hãnh vốn thừa hưởng từ dòng máu quý tộc của cô mới bắt đầu tan rã. Lion là một người đàn ông có dung mạo bình thường nhưng bằng sự bao dung, trí thông minh và đặc biệt là tính nhẫn nại mà anh đã thuần hóa được con ngựa non hoang dại đến mức ngông cuồng như Jaxtina. Trải qua nhiều cuộc đấu trí, cuối cùng cô cũng hiểu ra được tình yêu của Lion và tự tìm đến với tình yêu đó. Và nhiều năm sau đó, cô chính thức thành bà Lion Harthaway dưới sự ban phước của Giáo hoàng Vatican
Những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại. Những gì đã chiếm đoạt được rồi đến lúc cũng phải trả về nơi nó sinh ra.
Den là đứa con trai duy nhất mà Meggie đã cướp đoạt từ mối tình với Ralph, đứa con mà cô dày công mưu tính để không cho Ralph được sở hữu nó, đứa con mà cô xem như một báu vật thách thức Chúa trời. Nhưng Meggie cũng không thể ngăn cản được quy luật của tạo hóa khi mà năm 18 tuổi, Den quyết tâm sẽ phụng sự nhà thờ, quyết tâm trở thành một linh mục. Den mơ hồ hiểu ra rằng ở bản thân mình là những gì tốt đẹp nhất mà một con người có thể có, một sự ưu ái kì lạ mà Chúa ban phát thì tất sẽ có cái giá của nó .
Cậu thở dài, vân vê lá cỏ Drogheda nom như chiếc lông vàng óng ánh:
“Con phải chứng tỏ với Chúa rằng con hiểu tại sao khi con ra đời, Chúa ban phát cho con nhiều đến thế. Con phải chứng tỏ rằng con biết rõ đời con không có Chúa ít có ý nghĩa như thế nào”
Không thể tưởng tượng nổi, Meggie đã đau đớn như thế nào như cậu con trai duy nhất của mình nói lên những điều đó , cô ngửa đầu lên và cười vang, không sao nén lại được :
“Không! Cái trò giễu cợt tai ác làm sao! Tro của hoa hồng. Tro bụi. Là cát bụi thì lại trở về cát bụi. Ngươi là của nhà thờ và sẽ được hiến dâng cho nhà thờ. Tuyệt vời, không chê vào đâu được! Đáng nguyền rủa thay Chúa trời, Chúa trời bỉ ổi, đê tiện! Kẻ thù độc ác nhất của tất cả phụ nữ, ông ta là như thế đấy! Chúng ta cố gắng sáng tạo nên một cái gì, còn ông ta chỉ biết phá hoại!”
Nén những chua xót và cơn giận dữ lại vì không muốn Den phải đau khổ, cô đành giao phó Den cho Ralph nhưng không may mảy cho Ralph biết rằng đó chính là con ông. Và chỉ cho đến khi Den ra đi trong một lần kiệt sức vì cứu người chết đuối ở Hi Lạp , cô mới cho Ralph biết rằng Den chính là đứa con oan nghiệt của ông. Nếu như Meggie đã cướp đi của Chúa một linh mục Ralph thì giờ đây cô phải trả giá bằng chính đứa con của mình. Den đã là của Chúa từ trước khi ý nghĩ điên cuồng cướp đoạt một Ralph nhỏ bé của Meggie hình thành. Cái chết của Den chính là bản án cuối cùng dành cho Meggie, là một sự kết thúc bi kịch của cả tác phẩm. Đen cuối cùng đã thực sự trở thành người của Chúa, dâng hiến cả thể xác để mãi mãi phụng sự bên Chúa như tâm nguyện của em.
Tác phẩm là sự đan xen nhuần nhuyễn của tính hiện thực và tính lãng mạn, làm sống lên một chuỗi sự kiện lịch sử trong cuộc sống gia đình thường ngày của mỗi nhân vật. Lối hành văn chậm chạp, chi tiết, đều đều mang đậm phong cách viết của tiểu thuyết ở thế kỉ 19. Tác giả cho ta cảm giác giống như đang được chứng kiến toàn bộ sự phát triển bùng nổ của chủ nghĩa tư bản, sự thay đổi mang chiều hướng tích cực trong suy nghĩ và nhận thức của xã hội thời đó. Có điều, chỉ qua ba thế hệ trong một gia đình thì khá là gấp rút trong bản tóm tắt của lịch sử nhân loại này, nhưng không vì thế mà Colleen bị lúng túng. Bà đã thể hiện được giọng văn rất nhuần nhuyễn, mềm mại đan xen cả những triết lí cuộc sống, những quy luật tự nhiên, thổi vào xã hội thời đó một luồng gió mới tràn trề sức sống, hứa hẹn những thay đổi trong tương lai. Có thể nói, “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” là một tác phẩm kinh điển nổi tiếng, đã làm nên tên tuổi của một tác giả không chuyên như Colleen, một tác phẩm vĩ đại có giá trị trường tồn trong cộng đồng người đọc
Tác giả : Thuy Dunning – Bookademy
~
Ẩn danh
Sách hay
Tôi dường như đang bắt đầu thích một câu chuyện sử thi hay, tôi từng nghĩ rằng tôi không bao giờ đọc hết một cuốn sách dài mà không cảm thấy nhàm chán. Nhưng tôi đã lầm, sách hay, tôi đắm chìm vào những nhân vật tốt và dành thời gian để xem họ phát triển và thay đổi. Cách viết và mô tả tính cách của McCullough cho các nhân vật chính rất tuyệt. Đôi khi, chủ đề nhạy cảm khiến bạn đặt câu hỏi rằng việc các linh mục Công giáo được 'kết hôn' với Chúa và toàn bộ vấn đề độc thân là như thế nào. Nỗi ám ảnh của Ralph với đứa trẻ Meggie hơi khó chịu. Tôi rất thích hồi tưởng lại loạt phim ngắn lãng mạn có Rachel Ward, Barbara Stanwyck, Gene Simmons và Chamberlain diễn ra trong đầu tôi. Tôi thích cách Meggie thay đổi từ ngọt ngào và ngây thơ sang cay độc và cay đắng. Có rất nhiều bi kịch trong cuốn sách này. Tôi cũng yêu thích khung cảnh của Úc, thậm chí có đề cập đến vùng ngoại ô nơi tôi sống. Tôi luôn có cảm tình với Drogheda, bất chấp cái nóng và công việc vất vả.
~
Ẩn danh
Hoàn hảo
Tuyệt vời! Thỉnh thoảng sẽ có một cuốn sách xuất hiện hoàn toàn đạt đến mức hoàn hảo. "Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai" là một trong những cuốn sách hiếm có đó. Một câu chuyện gia đình đẹp đẽ, đầy ám ảnh và là một trong những câu chuyện tình yêu sâu sắc nhất trong văn học. Tôi thấy bản thân tôi không thể ngừng nghĩ về nhân vật, về những đoạn nào đó. Đây là thể loại tiểu thuyết không thể bị lãng quên và sẽ sống mãi trong lòng người đọc trong nhiều năm tới. Tôi đã thổn thức (không khóc, thậm chí không khóc; rên rỉ thì đúng hơn), & tôi đã nín thở chờ đợi. Khi một cuốn sách có thể khơi dậy cảm xúc như vậy từ người đọc thì đó là một thành công. Năm sao lớn cho "Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai"!!
~
Ẩn danh
Cuốn sách yêu thích cũ của tôi. Chủ đề thực sự là sự ngạo mạn. Colleen McCullough có thể khiến tôi muốn tiếp tục đọc ngay cả khi việc không thể ngừng hoài nghi trở thành không thể; đây không phải là cuốn sách đó, mặc dù nó có tiềm năng đi đến đó. Tôi đã đọc và chấp nhận điều gì sẽ xảy ra ngay cả khi nó bị gượng. Nếu bạn nhìn vào một số nhân vật bằng con mắt sáng suốt, bạn sẽ thấy các nhân vật trở thành những bức tranh biếm họa khi tính cách kỳ quặc 'tự nhiên' của họ bị đẩy đi quá xa. Tuy nhiên, bằng cách nào đó, CMcC vẫn giữ chân người đọc. Tác phẩm của bà ấy khá đơn giản và thiếu đi những khởi sắc kịch tính nhưng bạn cứ tiếp tục đọc.
~
Ẩn danh
Cuốn hút
Tôi phải thừa nhận đây là một cuốn tiểu thuyết lãng mạn. Tôi sẽ không bao giờ đọc nó trừ khi mẹ chồng tôi đưa ra bản gốc - không có gì đáng ngờ về trang bìa chung và phần lớn nội dung của nó khá ấn tượng. Tôi cũng nhận thấy từ các bài đánh giá khác trên trang web này rằng mọi người đã viết luận văn về sách, vì vậy tôi cho rằng đó là tài liệu hợp pháp hay gì đó. Nhưng sau khi bắt đầu viết nó, tôi nhanh chóng bị cuốn hút. Có rất nhiều thông tin thú vị về sinh học và lịch sử của Úc trong đó. Tác giả là một phụ nữ thông minh- một nhà sinh lý học thần kinh hay gì đó. Và đọc nó theo kiểu "Cuốn theo chiều gió" cũng rất vui (tôi đã đọc cuốn sách đó ba lần từ đầu đến cuối khi tôi mười tuổi). Nhưng sách đi chệch một chút so với công thức lãng mạn tiêu chuẩn.
~
Ẩn danh
Thích thú
Tôi hoàn toàn thích thú với cuốn sách này. Tôi đã xem phim này ở tuổi đôi mươi nhưng đã quên phần lớn nội dung câu chuyện, ngoại trừ việc nó kể về tình yêu giữa một linh mục Công giáo và một phụ nữ bình thường trên một trại cừu ở Úc. Đọc câu chuyện gốc trên những năm cuối tuổi bốn mươi của tôi, điều đó khiến tôi xúc động sâu sắc vì trải nghiệm cuộc sống của chính tôi giờ đã đủ phong phú để đánh giá cao một số chủ đề chính - thời gian trôi qua, khoảng cách bắt buộc giữa những người thân yêu, những thất vọng mà cuộc sống chắc chắn mang lại và cách thức khác biệt mà các cá nhân chọn dẫn tới sự mất mát, sự cô đơn và cái chết. Câu chuyện sâu sắc này là một bức chân dung hùng vĩ về một vùng đất tươi đẹp và một nghiên cứu tuyệt vời về các mối quan hệ của con người.
~
Ẩn danh
Thôi miên
Mùa hè năm 1993, tôi đi nghỉ ở biển với bố mẹ và bạn bè của họ. Mùa hè nóng khủng khiếp, tôi và chị gái thực sự không có gì để làm ngoại trừ chơi cờ tỉ phú, khám phá cuộc sống dưới nước, đọc sách, la hét như địên mỗi khi chúng tôi nhìn thấy nhện, ngư dân địa phương phiền phức, trêu chọc những con bạch tuộc nhỏ tội nghiệp và ăn nhiều lần trong ngày. Đó là một mùa hè tuyệt vời. Nhưng cứ sau 4 giờ chiều hàng ngày, trong giờ ngủ trưa, mẹ tôi và bạn của mẹ tôi chẳng thèm đếm xỉa gì đến lũ trẻ. Mỗi khi tôi đặt câu hỏi, tôi chỉ nghe thấy '' Suỵt, im lặng đi, chơi đi '', hoặc các biến thể của câu trả lời đó. Trên tivi có chương trình tên là "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" với Richard Chamberlain và Rachel Ward. Đây là lần đầu tiên tôi thấy mẹ tôi bị thôi miên như vậy. Khi chúng tôi trở về nhà, trong nhà bà tôi, trong căn phòng cũ của mẹ tôi, tôi tìm thấy cuốn sách này. Tôi nhớ cảm giác khi lần đầu tiên đọc nó. Thôi miên. Vì vậy, vâng, lịch sử lặp lại lần nữa.
~
Ẩn danh
Thực sự thích
Tôi ngưỡng mộ cuốn sách này! Văn bản cổ điển hay. Mạo hiểm, thót tim, sử thi, tàn bạo, khoa trương và tổng thể là một vở kịch, hoàn hảo trong mọi cách. McCullough đã viết những câu văn xuôi khiến tôi rơi nước mắt. Tôi đã bị cuốn hút vào cuốn tiểu thuyết này ngay từ cảnh đầu tiên. Câu chuyện cuộc đời của Meggie ở vùng hẻo lánh của Úc là hai phần tàn bạo và một phần xinh đẹp. Tôi cảm thấy hơi hụt hẫng khi nhân vật thú vị nhất, anh cả của Meggie, Francis, bị loại khỏi câu chuyện khoảng một phần ba thời lượng. Nhưng cuộc sống là vậy. Tôi thích đọc tiểu thuyết cũ như thế này. Họ thực sự biết cách viết chúng như kiểu 40 năm về trước.
~
Ẩn danh
Hy vọng giữa bi kịch
Tôi trải qua vô số cảm xúc khi đọc cuốn sách này! Lúc đầu, cuốn sách rất thú vị, nhưng ngay sau đó, nhịp độ bắt đầu cảm thấy chậm. Tôi đã phải đọc lướt qua khoảng một trăm trang trước khi thực sự hiểu nó. Khi tôi đã bị cuốn hút, đó là một cuốn sách khó đọc, nhưng cũng thú vị. Cuốn sách chân thực - theo nghĩa là có đau đớn và tổn thương và cái chết, nhưng cũng có niềm vui và hy vọng. Tôi cũng thích phong cách viết của McCullough. Câu chuyện không cảm thấy bị gượng. Các nhân vật không cảm thấy bị ép buộc. Đó là sự tiến triển tự nhiên của cuộc sống mà họ đang sống. Tôi nghĩ đó là nơi đôi khi nó trở nên nhàm chán. Cuộc sống thực không phải lúc nào cũng thú vị. Cái kết đồng thời gây thất vọng nhưng là cái kết đúng đắn, có hy vọng giữa bi kịch.
~
Ẩn danh
Chẳng có gì
Tôi bắt đầu mong đợi một câu chuyện tình lãng mạn và tôi đã tìm thấy một câu chuyện cổ tích, tôi nghĩ nó có thể có gì đó của "Cuốn theo chiều gió", và tôi đã tìm thấy đúng là một vùng đất và một ngôi nhà, nhưng không có gì khác..3 thế hệ phụ nữ và 2 linh mục (đúng vậy), đó là tóm tắt. Những gì sẽ in đậm trong tôi là một ấn tượng sống động về cảnh quan, môi trường và sự khắc nghiệt của khí hậu Úc. Đó thực sự là một cái gì đó. Tôi ước có nhiều cảnh âu yếm hơn, thành thật mà nói...
~
Ẩn danh
Nhạt nhẽo
Tôi đã cố gắng lết đến trang cuối trong ba tuần với hy vọng điều gì đó sẽ xảy ra. Nhưng không. Những điều tốt và xấu cứ xảy ra xuyên suốt, nhưng không bao giờ theo một cách thú vị. Tác giả chỉ viết chúng ra như thể bà ấy đang ghi chú. Cô ấy quan tâm đến việc miêu tả các loài hoa hơn là làm cho TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU ĐÃ XẢY RA HƠN 50 NĂM trở nên thú vị. Sau khoảng 200 trang với hy vọng nó sẽ tốt hơn, tôi tiếp tục đọc, và khi đọc đến các chương của Dane, tôi đã rất chán. Trọng tâm của cuốn sách chuyển từ các nhân vật mà tôi đã dành 350 trang để tìm hiểu sang Dane và Justine cũng như cuộc sống của họ, những điều thật nhàm chán. Mọi người chết. Drogheda sẽ không còn nữa. Đó là kết truyện.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Huong Nguyen - ybox
Huong Nguyen@Viện Sách - Bookademy
[Bookademy] Review Sách "Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai" - Colleen McCullough. : Khúc Ngân Ngắn Ngủi Của Một Chuyện Tình Buồn.
"Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng hót hay nhất thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khổ khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi, và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi lắng nghe, và chính thượng đế trên Thiên đình cũng mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại... Ít ra là truyền thuyết nói như vậy".
“Tiếng chim hót trong bụi mận gai” được xuất bản vào mùa xuân năm 1977 bởi nữ văn hào Colleen McCullough. Khi đó, bà không phải là một cây viết chuyên nghiệp. Người phụ nữ sinh ra trong một gia đình công nhân xây dựng ấy đã nhen nhóm ý tưởng chắp bút trong ngót 4 năm. Tác phẩm được bà viết liền một mạch trong suốt 10 tháng, khi bà đang làm y tá tại một bệnh viện và chỉ có thời gian dành cho đứa con tinh thần của mình vào buổi tối và các ngày chủ nhật. Thành công của cuốn tiểu thuyết 6 năm sau đã được đưa lên màn ảnh bởi đạo diễn Daryl Duke. Năm 1983, “The Thorn Birds” phiên bản phim ra đời tại Mỹ. Năm 1988, phim được chiếu tại Việt Nam với nhan đề “Những con chim ẩn mình chờ chết.” Tác phẩm từng được cho là “cuốn sách xấu xa “thời bấy giờ và rất nhiều người đã cấm con cái mình đọc nó. Dịch giả Phạm Mạnh Hùng đánh giá cao tác phẩm này trong lời giới thiệu rằng "Một tác phẩm văn học Mỹ thời nay, xa lạ với những cảnh hung bạo, với "sex" với "phản nhân vật" đưa bạn đọc trở về với những vấn đề "nhà" (theo nghĩa quê hương) "cội nguồn", "Cha và con" mà lại được ham chuộng đến như thế ở phương tây thì điều đó chứng tỏ những vấn đề muôn thuở của nhân loại bao giờ cũng làm rung động lòng người ở bất cứ nơi nào trên hành tinh chúng ta.
Mình đọc quyển này từ hồi lớp 8. Lúc đọc xong truyện, mình thật sự không hiểu tại sao tác giả lại viết tác phẩm này. Nhưng mình cảm nhận được những nỗi đau, đau đến lặng người. Vì thế, sau hơn năm năm, mình mới đủ dũng cảm mở ra và đọc lại tác phẩm này. Những nỗi đau vẫn ở đó, nhưng mình bây giờ đã lớn và chịu đau giỏi hơn đứa nhóc năm lớp 8 ấy.
Khởi đầu là kết thúc
"Tiếng chim hót trong bụi mận gai" là câu chuyện tình một đời đau khổ của Meggie Cleary và cha xứ Ralp de Bricassart. Nếu bạn từng xúc động trước cuộc tình của Scarlett và Rhett trong tác phẩm “ Cuốn theo chiều gió” thì không thể không rơi lệ trước chuyện tình cấm kị, bản năng nhưng đầy chân thực này. Meggie và cha Ralp gặp nhau khi cha đã 28 tuổi còn cô chỉ là cô bé 9 tuổi, đi theo gia đình từ New Zealand sang Úc để thừa hưởng trang trại của người bà bác già Mary sắp gần đất xa trời. Meggie, cô bé xuất thân nghèo khó, cô độc, thiếu thốn tình thương của cha mẹ, tìm thấy ở cha Ralph một người cha, một người bạn và trên hết, một người đàn ông, một người tình mơ ước. Lần đầu tiên trong đời có kinh nguyệt, Meggie nói với cha Ralph chứ không phải với mẹ mình, vì cô bé sợ rằng mình bị bệnh sắp chết. Tiết lộ này làm cha Ralph, người không lạ gì trò bịa chuyện bị hãm hiếp khi xưng tội của những cô gái táo bạo, cũng phải đỏ mặt. Sự ngây thơ thuần khiết của Meggie đã khiến cha bối rối, và ông mang trong mình tình yêu với cô thiếu nữ đó, để đến sau này, khi gặp lại Meggie trong hình hài một người đàn bà, cha vẫn mải miết kiếm tìm cô bé đó, để rồi sững sờ vì thấy một Meggie đàn bà quyết liệt và sắc sảo. Giữa họ đã tồn tại một tình cảm đầy đam mê nhưng thật buồn, họ đều biết, khởi đầu chính là kết thúc. Họ quyết định rời xa nhau vì biết cả hai đều không thể vượt qua ranh giới – Chúa trời. Nhưng nếu cuộc đời đơn giản như vậy, làm sao có thể khiến người ta phải chọn lựa và đấu tranh?
Tiếng hót cháy lòng nơi bụi mận gai
Meggie cho rằng chỉ còn cách lấy chồng, có con sẽ giúp cô quên đi Ralp. Nhưng cô không nhận ra rằng khởi đầu cuộc hôn nhân này là một sai lầm bởi với Meggie, trong Luke có hình bóng của người cô yêu. Cô cố gắng tin vào tình yêu mình dành cho Luke, người lấy cô chỉ vì tiền, chăm sóc cho anh ta và đứa con gái đầu lòng. Nhưng số phận không để cô yên khi ngay cả khi nằm trên bàn mổ sinh đứa con đầu lòng với Luke, cô vẫn tự hỏi liệu đứa con này là con của cô với Ralp thì sao? Tại sao cô phải điên rồ đi đến quyết định lấy Luke khi trong sâu thẳm cô đều biết trái tim mình chỉ thuộc về Ralp? Để rồi cuối cùng, khi cha Ralp một lần trở về với cô, cô đã thốt lên:
“ Ôi lạy Chúa, lạy chúa lòng lành! Không, Chúa chẳng hiền lành chút nào! Chúa trời đã cho ta cái gì? Chúa đã lấy mất Ralph của ta, có thể thôi. Không, ta với Chúa trời chẳng yêu mến gì nhau cho lắm. Mà Ngài có biết thế nào không hở Chúa? Ngài không còn làm cho tôi sợ như trước nữa đâu. Ôi, trước đây tôi sợ Ngài, sợ sự trừng phạt của Ngài biết bao! Suốt đời vì sợ Ngài mà tôi không rời khỏi con đường đức hạnh. Mà con đường ấy dẫn tôi đến đâu? Nếu như tôi phạm vào tất thảy mọi điều răn của Ngài thì chẳng có gì tệ hại”
Và như một lời tuyên bố, cô từ bỏ cuộc hôn nhân với người chồng cũ – một điều được coi là cấm kị thời bấy giờ, đem về gia đình ở Drogheda một đứa con trong bụng - chiến lợi phẩm duy nhất mà cô đã đoạt từ tay Chúa trời – đứa con của cô và cha Ralp. Người con gái ấy quả thật đã yêu đến cháy lòng, bằng tất cả con tim và sự nồng nhiệt của mình. Cô chọn khổ đau thay vì quên đi dù biết mình sẽ không bao giờ chiến thắng Đức Chúa. Để rồi đến khi tóc đã bạc, tuổi đã xế chiều, trở thành một người mẹ của hai đứa con, cô vẫn không một chút hối hận:
"Chính ta đã xếp đặt số phận của ta như thế, ta không đổ lỗi cho ai và ta cũng ko hề tiếc nuối về một phút giây nào trong quá khứ.... “.
Và kể cả khi đến cuối cùng, cô vẫn viết thư khuyên con gái mình hãy sống hết mình, đi theo tiếng gọi của tình yêu để không phải hối hận sau này
Meggie, một khi đã tìm thấy tình yêu cuộc đời, sẽ không bao giờ chấp nhận buông bỏ, phó mặc cho số phận, vẫn quyết định đứng lên dẫu biết sẽ đau đớn như tên đâm ngàn mũi. Tình yêu của Meggie làm mình liên tưởng đến thi sĩ Xuân Quỳnh, nhà thơ làm mình ấn tượng trong suốt 3 năm trung học. Bà đã từng bộc bạch nỗi lòng của người con gái đang yêu qua những vần thơ đầy cảm xúc:
Tình yêu có xứng đáng để hi sinh?
Liệu có phải những người con gái khi đã yêu sẽ luôn liều lĩnh, bất chấp tất cả để có được tình cảm của bản thân? Dù sao đi nữa, ta cũng không thể trách Meggie và cho rằng cô ngu ngốc hay yếu đuối ôm lấy ảo mộng, để rồi phải nhận lấy khổ đau. Đối với Meggie, việc yêu điên cuồng, yêu đến cùng cũng vì ảnh hưởng từ những kí ức của cô về mẹ, Fiona, con người cả đời cam chịu không dám đứng lên vì mong ước và tình yêu của bản thân. Meggie không muốn như mẹ, cô muốn dũng cảm bảo vệ những điều cô yêu thương và đấu tranh cho những gì cô mong ước. Meggie chính là hiện thân cho loài chim ấy, dám cất lên tiếng hót một lần trong đời, dù biết phải lao mình vào bụi mận gai, phải đổi bằng tính mạng mới có được tiếng hót tuyệt diệu ấy. Sự yếu đuối của cô hóa ra lại là một điều gai góc, khiến mình cảm phục người con gái ấy. Trong xã hội ngày nay, những cuộc đổ vỡ, chia tay, li dị đã khiến chúng ta càng sợ bị tổn thương và giấu mình trong vỏ bọc an toàn. Ta không dám yêu vì sợ mình sẽ phải đau khổ, vì sợ sẽ không thể hồi phục sau những tổn thương tinh thần đọng lại của một cuộc tình. Ta nhìn tình yêu bằng con mắt gai góc, quyết đoán và đầy tính toán. Ta sợ phải cho đi, sợ phải thổ lộ và sợ phải bộc bạch lòng mình. Ta giấu kín những yếu đuối trong tâm hồn ta bằng khuôn mặt lạnh lùng, cái nhíu mày khó chịu với người đối diện. Ta nhìn những người đang yêu điên cuồng bằng con mắt cảm thương và có chút khinh thường. Nhưng nếu tình yêu chỉ có vị ngọt của đường, thì thế gian đã không có những vần thơ, câu chữ vĩ đại. Và nếu tình yêu chỉ có màu hồng, thì làm sao ta có Trịnh Công Sơn, có Xuân Quỳnh, hay Xuân Diệu? Giống như bao điều khác trong đời, tình yêu cũng có nhiều hương vị khác nhau, tổng thể tạo nên điều tuyệt vời nhất của con người. Nếu chỉ có hạnh phúc, có ngọt ngào thì đó chưa thể là tình yêu. Điều quan trọng, hãy trân trọng nó, sống hết mình với nó, bởi “Làm sao sống được mà không yêu, không nhớ không thương một kẻ nào”. (Xuân Diệu.) Hãy là một Meggie can đảm và táo bạo, luôn sống hết mình cho tình yêu:
nếu anh là cha Ralph
em sẽ là Meggie bé bỏng
bằng con tim với niềm ước vọng
giành lại anh từ tay đức chúa trời
có một loài chim như thế anh ơi!
không chịu sống một cuộc đời tẻ nhạt
mà phải sống với niềm khao khát
dù phải lao mình vào bụi mận gai…
Sự giằng xé giữa tình yêu và trách nhiệm
Meggie sẵn sàng bảo vệ tình yêu của mình và chiến đấu vì nó, còn cha Ralp thì không dám một lần lao mình vào bụi gai, để gai cứa nát trái tim mình. Ông nghĩ mình sẽ hiến dâng cả đời cho Chúa, nhưng ông cũng chỉ là một con người, có những cảm xúc tự nhiên, biết yêu, biết rung động.Thật tội nghiệp khi con người ấy cả đời chạy theo trách nhiệm và chức vị hão huyền để rồi phải chết vì hối hận. Ông đã không thể buông bỏ danh vọng hão huyền ấy, ngay cả khi chính Meggie đã phải thốt lên những lời đầy đau khổ với ông: “Các anh đều như thế, những con bướm to đầy lông lá, đang bị ngọn lửa quái lạ khuất sau một tấm kiếng trong suốt thu hút mà các anh không hề thấy.” thì ông vẫn bỏ nàng đi, không một lần ngoái đầu lại.
Đọc xong truyện, mình rất hận nhân vật này vì đã không dám theo đuổi tình yêu của bản thân đến tận cùng, nhưng cũng thương vì ông đã phải trải qua những suy nghĩ giằng xé suốt hơn chục năm trời. Ông sống mà như không sống, bởi lí trí ông ở tại nhà thờ, đặt vào Chúa trời nhưng con tim lại thuộc về Meggie. Cuối cùng, khi Ralp nhận ra sai lầm, nhận ra điều gì quan trọng của đời mình, thì đã quá muộn. Dane, người con trai duy nhất của ông, đã ra đi. Ông chết nức nở trong vòng tay của Meggie, trong hối hận muộn màng.
Mình đã mong Chúa nhân từ hơn với người con sinh ra trong mối tình đau khổ ấy, nhưng dường như số phận đã an bài cho chàng cái chết khi còn quá trẻ, để lại nỗi đau tột cùng cho những người sinh ra chàng.
Tình yêu có thể chiến thắng hiện thực?
Nhưng nếu tác giả để Ralp cùng Meggie trốn chạy thì mọi chuyện sẽ ra sao? Liệu họ có hạnh phúc cùng nhau đến khi tóc bạc, mắt mờ mà không một lần dằn vặt trước Đức Chúa trời hay không? Liệu tình yêu của họ có thể trở thành một bi kịch đối với nhà thờ và xã hội ở thế kỉ ấy? Liệu họ có phải chết trước khi được nắm tay nhau?
Câu hỏi này làm mình nhớ một câu nói trong phim "The words":
Nhưng cuối cùng, họ đã không có cơ hội được nắm tay nhau đến cuối đời.
Nếu đã thật sự yêu và muốn làm điều gì, hãy yêu và làm điều đó đến tới cùng. Dù khổ đau hay hạnh phúc, nhìn lại, ta sẽ không bao giờ hối tiếc. Ta có thể mỉm cười và nói với mình rằng : Năm tháng ấy, thật sự đã sống trọn vẹn. Nếu Meggie đã vượt qua định kiến, dám chống lại Chúa trời và xã hội để đến với tình yêu và giành lại nó, tại sao chúng ta lại không?
Một xã hội định kiến
Đan xen giữa câu chuyện tình của Meggie và cha Ralp, tác phẩm còn đưa người đọc về thế kỉ xưa, khi những định kiến, phân biệt giai cấp, tư duy nghèo nàn của con người khiến họ phải trải qua những số phận đau khổ. Những số phận nối tiếp nhau, nỗi đau chồng chất nỗi đau. Fiona, mẹ của Meggie, vì có thai với người mình yêu nên đã bị gia đình bắt lấy người chăn cừu vì sợ tai tiếng và phải chịu nhọc nhằn dù bà sinh ra trong gia đình có dòng dõi cao quý. Anh chị em nhà Meggie khi còn nhỏ đã bị đối xử tàn nhẫn bởi các bà sơ vì gia đình họ nghèo và không có địa vị trong xã hội. Từ khi sinh ra, Meggie đã không được chăm sóc đầy đủ, được nói lời yêu thương bởi mẹ cô luôn mệt mỏi và gia đình quá nghèo để lo đến đời sống tinh thần cho cô. Meggie đã trải qua những kí ức đau khổ, khiến một cô bé hồn nhiên, trong sáng trở thành con rùa rụt cổ, sợ hãi trước bất cứ thứ gì mới lạ và không dám thay đổi. Frank, anh trai của cô khi lớn lên đã trở thành người căm ghét xã hội, luôn muốn đánh nhau vì những kí ức tồi tệ như vậy. Bố của Meggie, vì mong có được gia tài của chị mình, đã phải làm việc cật lực, trở thành người hầu hạ trong gia đình bà ta. Và khi nghe về dòng dõi của mẹ Meggie, bà bác đã thay đổi thái độ hoàn toàn, từ khinh thường sang kính trọng, xu nịnh. Tất cả những con người ấy, trừ Meggie sau này, đã mù quáng tin vào thứ tôn giáo u mê, điều khiển con người ta như những con rối và cho rằng mình đang sống đúng với ý Chúa trời. Vì định kiến, vì sợ hãi, và những tham vọng vị kỉ, cha Ralp đã không thể đến được với Meggie. Vì định kiến mà Fiona cũng phải chịu đau khổ đến cuối đời. Vì định kiến mà những số phận ấy càng đau khổ lại càng ràng buộc nhau trong sợi dây xích vô hình được tạo ra bởi chế độ nhà thờ thối nát và hệ thống cai trị độc tài. Thế mới biết đôi khi, không phải tiền bạc hay vật chất khiến con người khốn khổ. Chính suy nghĩ vô hình của con người khiến họ phải chịu đựng đau khổ mà không hề hay biết.
Thời gian trôi đi, vạn vật thay đổi, những số phận mới, những kiếp người nối tiếp nhau đến rồi đi, nhưng tác phẩm vĩ đại như những pho tượng trường tồn, bất hủ, sống mãi với các thế hệ hôm nay và mai sau. “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” của nhà văn Coleen Mc Cullough là một tác phẩm như vậy.
Tác giả: Minh Hương - Bookademy
Huong Nguyen@Viện Sách - Bookademy
[Bookademy] Review Sách "Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai" - Colleen McCullough. : Khúc Ngân Ngắn Ngủi Của Một Chuyện Tình Buồn.
"Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng hót hay nhất thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khổ khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi, và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi lắng nghe, và chính thượng đế trên Thiên đình cũng mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại... Ít ra là truyền thuyết nói như vậy".
“Tiếng chim hót trong bụi mận gai” được xuất bản vào mùa xuân năm 1977 bởi nữ văn hào Colleen McCullough. Khi đó, bà không phải là một cây viết chuyên nghiệp. Người phụ nữ sinh ra trong một gia đình công nhân xây dựng ấy đã nhen nhóm ý tưởng chắp bút trong ngót 4 năm. Tác phẩm được bà viết liền một mạch trong suốt 10 tháng, khi bà đang làm y tá tại một bệnh viện và chỉ có thời gian dành cho đứa con tinh thần của mình vào buổi tối và các ngày chủ nhật. Thành công của cuốn tiểu thuyết 6 năm sau đã được đưa lên màn ảnh bởi đạo diễn Daryl Duke. Năm 1983, “The Thorn Birds” phiên bản phim ra đời tại Mỹ. Năm 1988, phim được chiếu tại Việt Nam với nhan đề “Những con chim ẩn mình chờ chết.” Tác phẩm từng được cho là “cuốn sách xấu xa “thời bấy giờ và rất nhiều người đã cấm con cái mình đọc nó. Dịch giả Phạm Mạnh Hùng đánh giá cao tác phẩm này trong lời giới thiệu rằng "Một tác phẩm văn học Mỹ thời nay, xa lạ với những cảnh hung bạo, với "sex" với "phản nhân vật" đưa bạn đọc trở về với những vấn đề "nhà" (theo nghĩa quê hương) "cội nguồn", "Cha và con" mà lại được ham chuộng đến như thế ở phương tây thì điều đó chứng tỏ những vấn đề muôn thuở của nhân loại bao giờ cũng làm rung động lòng người ở bất cứ nơi nào trên hành tinh chúng ta.
Mình đọc quyển này từ hồi lớp 8. Lúc đọc xong truyện, mình thật sự không hiểu tại sao tác giả lại viết tác phẩm này. Nhưng mình cảm nhận được những nỗi đau, đau đến lặng người. Vì thế, sau hơn năm năm, mình mới đủ dũng cảm mở ra và đọc lại tác phẩm này. Những nỗi đau vẫn ở đó, nhưng mình bây giờ đã lớn và chịu đau giỏi hơn đứa nhóc năm lớp 8 ấy.
Khởi đầu là kết thúc
"Tiếng chim hót trong bụi mận gai" là câu chuyện tình một đời đau khổ của Meggie Cleary và cha xứ Ralp de Bricassart. Nếu bạn từng xúc động trước cuộc tình của Scarlett và Rhett trong tác phẩm “ Cuốn theo chiều gió” thì không thể không rơi lệ trước chuyện tình cấm kị, bản năng nhưng đầy chân thực này. Meggie và cha Ralp gặp nhau khi cha đã 28 tuổi còn cô chỉ là cô bé 9 tuổi, đi theo gia đình từ New Zealand sang Úc để thừa hưởng trang trại của người bà bác già Mary sắp gần đất xa trời. Meggie, cô bé xuất thân nghèo khó, cô độc, thiếu thốn tình thương của cha mẹ, tìm thấy ở cha Ralph một người cha, một người bạn và trên hết, một người đàn ông, một người tình mơ ước. Lần đầu tiên trong đời có kinh nguyệt, Meggie nói với cha Ralph chứ không phải với mẹ mình, vì cô bé sợ rằng mình bị bệnh sắp chết. Tiết lộ này làm cha Ralph, người không lạ gì trò bịa chuyện bị hãm hiếp khi xưng tội của những cô gái táo bạo, cũng phải đỏ mặt. Sự ngây thơ thuần khiết của Meggie đã khiến cha bối rối, và ông mang trong mình tình yêu với cô thiếu nữ đó, để đến sau này, khi gặp lại Meggie trong hình hài một người đàn bà, cha vẫn mải miết kiếm tìm cô bé đó, để rồi sững sờ vì thấy một Meggie đàn bà quyết liệt và sắc sảo. Giữa họ đã tồn tại một tình cảm đầy đam mê nhưng thật buồn, họ đều biết, khởi đầu chính là kết thúc. Họ quyết định rời xa nhau vì biết cả hai đều không thể vượt qua ranh giới – Chúa trời. Nhưng nếu cuộc đời đơn giản như vậy, làm sao có thể khiến người ta phải chọn lựa và đấu tranh?
Tiếng hót cháy lòng nơi bụi mận gai
Meggie cho rằng chỉ còn cách lấy chồng, có con sẽ giúp cô quên đi Ralp. Nhưng cô không nhận ra rằng khởi đầu cuộc hôn nhân này là một sai lầm bởi với Meggie, trong Luke có hình bóng của người cô yêu. Cô cố gắng tin vào tình yêu mình dành cho Luke, người lấy cô chỉ vì tiền, chăm sóc cho anh ta và đứa con gái đầu lòng. Nhưng số phận không để cô yên khi ngay cả khi nằm trên bàn mổ sinh đứa con đầu lòng với Luke, cô vẫn tự hỏi liệu đứa con này là con của cô với Ralp thì sao? Tại sao cô phải điên rồ đi đến quyết định lấy Luke khi trong sâu thẳm cô đều biết trái tim mình chỉ thuộc về Ralp? Để rồi cuối cùng, khi cha Ralp một lần trở về với cô, cô đã thốt lên:
“ Ôi lạy Chúa, lạy chúa lòng lành! Không, Chúa chẳng hiền lành chút nào! Chúa trời đã cho ta cái gì? Chúa đã lấy mất Ralph của ta, có thể thôi. Không, ta với Chúa trời chẳng yêu mến gì nhau cho lắm. Mà Ngài có biết thế nào không hở Chúa? Ngài không còn làm cho tôi sợ như trước nữa đâu. Ôi, trước đây tôi sợ Ngài, sợ sự trừng phạt của Ngài biết bao! Suốt đời vì sợ Ngài mà tôi không rời khỏi con đường đức hạnh. Mà con đường ấy dẫn tôi đến đâu? Nếu như tôi phạm vào tất thảy mọi điều răn của Ngài thì chẳng có gì tệ hại”
Và như một lời tuyên bố, cô từ bỏ cuộc hôn nhân với người chồng cũ – một điều được coi là cấm kị thời bấy giờ, đem về gia đình ở Drogheda một đứa con trong bụng - chiến lợi phẩm duy nhất mà cô đã đoạt từ tay Chúa trời – đứa con của cô và cha Ralp. Người con gái ấy quả thật đã yêu đến cháy lòng, bằng tất cả con tim và sự nồng nhiệt của mình. Cô chọn khổ đau thay vì quên đi dù biết mình sẽ không bao giờ chiến thắng Đức Chúa. Để rồi đến khi tóc đã bạc, tuổi đã xế chiều, trở thành một người mẹ của hai đứa con, cô vẫn không một chút hối hận:
"Chính ta đã xếp đặt số phận của ta như thế, ta không đổ lỗi cho ai và ta cũng ko hề tiếc nuối về một phút giây nào trong quá khứ.... “.
Và kể cả khi đến cuối cùng, cô vẫn viết thư khuyên con gái mình hãy sống hết mình, đi theo tiếng gọi của tình yêu để không phải hối hận sau này
Meggie, một khi đã tìm thấy tình yêu cuộc đời, sẽ không bao giờ chấp nhận buông bỏ, phó mặc cho số phận, vẫn quyết định đứng lên dẫu biết sẽ đau đớn như tên đâm ngàn mũi. Tình yêu của Meggie làm mình liên tưởng đến thi sĩ Xuân Quỳnh, nhà thơ làm mình ấn tượng trong suốt 3 năm trung học. Bà đã từng bộc bạch nỗi lòng của người con gái đang yêu qua những vần thơ đầy cảm xúc:
Tình yêu có xứng đáng để hi sinh?
Liệu có phải những người con gái khi đã yêu sẽ luôn liều lĩnh, bất chấp tất cả để có được tình cảm của bản thân? Dù sao đi nữa, ta cũng không thể trách Meggie và cho rằng cô ngu ngốc hay yếu đuối ôm lấy ảo mộng, để rồi phải nhận lấy khổ đau. Đối với Meggie, việc yêu điên cuồng, yêu đến cùng cũng vì ảnh hưởng từ những kí ức của cô về mẹ, Fiona, con người cả đời cam chịu không dám đứng lên vì mong ước và tình yêu của bản thân. Meggie không muốn như mẹ, cô muốn dũng cảm bảo vệ những điều cô yêu thương và đấu tranh cho những gì cô mong ước. Meggie chính là hiện thân cho loài chim ấy, dám cất lên tiếng hót một lần trong đời, dù biết phải lao mình vào bụi mận gai, phải đổi bằng tính mạng mới có được tiếng hót tuyệt diệu ấy. Sự yếu đuối của cô hóa ra lại là một điều gai góc, khiến mình cảm phục người con gái ấy. Trong xã hội ngày nay, những cuộc đổ vỡ, chia tay, li dị đã khiến chúng ta càng sợ bị tổn thương và giấu mình trong vỏ bọc an toàn. Ta không dám yêu vì sợ mình sẽ phải đau khổ, vì sợ sẽ không thể hồi phục sau những tổn thương tinh thần đọng lại của một cuộc tình. Ta nhìn tình yêu bằng con mắt gai góc, quyết đoán và đầy tính toán. Ta sợ phải cho đi, sợ phải thổ lộ và sợ phải bộc bạch lòng mình. Ta giấu kín những yếu đuối trong tâm hồn ta bằng khuôn mặt lạnh lùng, cái nhíu mày khó chịu với người đối diện. Ta nhìn những người đang yêu điên cuồng bằng con mắt cảm thương và có chút khinh thường. Nhưng nếu tình yêu chỉ có vị ngọt của đường, thì thế gian đã không có những vần thơ, câu chữ vĩ đại. Và nếu tình yêu chỉ có màu hồng, thì làm sao ta có Trịnh Công Sơn, có Xuân Quỳnh, hay Xuân Diệu? Giống như bao điều khác trong đời, tình yêu cũng có nhiều hương vị khác nhau, tổng thể tạo nên điều tuyệt vời nhất của con người. Nếu chỉ có hạnh phúc, có ngọt ngào thì đó chưa thể là tình yêu. Điều quan trọng, hãy trân trọng nó, sống hết mình với nó, bởi “Làm sao sống được mà không yêu, không nhớ không thương một kẻ nào”. (Xuân Diệu.) Hãy là một Meggie can đảm và táo bạo, luôn sống hết mình cho tình yêu:
nếu anh là cha Ralph
em sẽ là Meggie bé bỏng
bằng con tim với niềm ước vọng
giành lại anh từ tay đức chúa trời
có một loài chim như thế anh ơi!
không chịu sống một cuộc đời tẻ nhạt
mà phải sống với niềm khao khát
dù phải lao mình vào bụi mận gai…
Sự giằng xé giữa tình yêu và trách nhiệm
Meggie sẵn sàng bảo vệ tình yêu của mình và chiến đấu vì nó, còn cha Ralp thì không dám một lần lao mình vào bụi gai, để gai cứa nát trái tim mình. Ông nghĩ mình sẽ hiến dâng cả đời cho Chúa, nhưng ông cũng chỉ là một con người, có những cảm xúc tự nhiên, biết yêu, biết rung động.Thật tội nghiệp khi con người ấy cả đời chạy theo trách nhiệm và chức vị hão huyền để rồi phải chết vì hối hận. Ông đã không thể buông bỏ danh vọng hão huyền ấy, ngay cả khi chính Meggie đã phải thốt lên những lời đầy đau khổ với ông: “Các anh đều như thế, những con bướm to đầy lông lá, đang bị ngọn lửa quái lạ khuất sau một tấm kiếng trong suốt thu hút mà các anh không hề thấy.” thì ông vẫn bỏ nàng đi, không một lần ngoái đầu lại.
Đọc xong truyện, mình rất hận nhân vật này vì đã không dám theo đuổi tình yêu của bản thân đến tận cùng, nhưng cũng thương vì ông đã phải trải qua những suy nghĩ giằng xé suốt hơn chục năm trời. Ông sống mà như không sống, bởi lí trí ông ở tại nhà thờ, đặt vào Chúa trời nhưng con tim lại thuộc về Meggie. Cuối cùng, khi Ralp nhận ra sai lầm, nhận ra điều gì quan trọng của đời mình, thì đã quá muộn. Dane, người con trai duy nhất của ông, đã ra đi. Ông chết nức nở trong vòng tay của Meggie, trong hối hận muộn màng.
Mình đã mong Chúa nhân từ hơn với người con sinh ra trong mối tình đau khổ ấy, nhưng dường như số phận đã an bài cho chàng cái chết khi còn quá trẻ, để lại nỗi đau tột cùng cho những người sinh ra chàng.
Tình yêu có thể chiến thắng hiện thực?
Nhưng nếu tác giả để Ralp cùng Meggie trốn chạy thì mọi chuyện sẽ ra sao? Liệu họ có hạnh phúc cùng nhau đến khi tóc bạc, mắt mờ mà không một lần dằn vặt trước Đức Chúa trời hay không? Liệu tình yêu của họ có thể trở thành một bi kịch đối với nhà thờ và xã hội ở thế kỉ ấy? Liệu họ có phải chết trước khi được nắm tay nhau?
Câu hỏi này làm mình nhớ một câu nói trong phim "The words":
Nhưng cuối cùng, họ đã không có cơ hội được nắm tay nhau đến cuối đời.
Nếu đã thật sự yêu và muốn làm điều gì, hãy yêu và làm điều đó đến tới cùng. Dù khổ đau hay hạnh phúc, nhìn lại, ta sẽ không bao giờ hối tiếc. Ta có thể mỉm cười và nói với mình rằng : Năm tháng ấy, thật sự đã sống trọn vẹn. Nếu Meggie đã vượt qua định kiến, dám chống lại Chúa trời và xã hội để đến với tình yêu và giành lại nó, tại sao chúng ta lại không?
Một xã hội định kiến
Đan xen giữa câu chuyện tình của Meggie và cha Ralp, tác phẩm còn đưa người đọc về thế kỉ xưa, khi những định kiến, phân biệt giai cấp, tư duy nghèo nàn của con người khiến họ phải trải qua những số phận đau khổ. Những số phận nối tiếp nhau, nỗi đau chồng chất nỗi đau. Fiona, mẹ của Meggie, vì có thai với người mình yêu nên đã bị gia đình bắt lấy người chăn cừu vì sợ tai tiếng và phải chịu nhọc nhằn dù bà sinh ra trong gia đình có dòng dõi cao quý. Anh chị em nhà Meggie khi còn nhỏ đã bị đối xử tàn nhẫn bởi các bà sơ vì gia đình họ nghèo và không có địa vị trong xã hội. Từ khi sinh ra, Meggie đã không được chăm sóc đầy đủ, được nói lời yêu thương bởi mẹ cô luôn mệt mỏi và gia đình quá nghèo để lo đến đời sống tinh thần cho cô. Meggie đã trải qua những kí ức đau khổ, khiến một cô bé hồn nhiên, trong sáng trở thành con rùa rụt cổ, sợ hãi trước bất cứ thứ gì mới lạ và không dám thay đổi. Frank, anh trai của cô khi lớn lên đã trở thành người căm ghét xã hội, luôn muốn đánh nhau vì những kí ức tồi tệ như vậy. Bố của Meggie, vì mong có được gia tài của chị mình, đã phải làm việc cật lực, trở thành người hầu hạ trong gia đình bà ta. Và khi nghe về dòng dõi của mẹ Meggie, bà bác đã thay đổi thái độ hoàn toàn, từ khinh thường sang kính trọng, xu nịnh. Tất cả những con người ấy, trừ Meggie sau này, đã mù quáng tin vào thứ tôn giáo u mê, điều khiển con người ta như những con rối và cho rằng mình đang sống đúng với ý Chúa trời. Vì định kiến, vì sợ hãi, và những tham vọng vị kỉ, cha Ralp đã không thể đến được với Meggie. Vì định kiến mà Fiona cũng phải chịu đau khổ đến cuối đời. Vì định kiến mà những số phận ấy càng đau khổ lại càng ràng buộc nhau trong sợi dây xích vô hình được tạo ra bởi chế độ nhà thờ thối nát và hệ thống cai trị độc tài. Thế mới biết đôi khi, không phải tiền bạc hay vật chất khiến con người khốn khổ. Chính suy nghĩ vô hình của con người khiến họ phải chịu đựng đau khổ mà không hề hay biết.
Thời gian trôi đi, vạn vật thay đổi, những số phận mới, những kiếp người nối tiếp nhau đến rồi đi, nhưng tác phẩm vĩ đại như những pho tượng trường tồn, bất hủ, sống mãi với các thế hệ hôm nay và mai sau. “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” của nhà văn Coleen Mc Cullough là một tác phẩm như vậy.
Tác giả: Minh Hương - Bookademy
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Tiếng chim hót trong bụi mận gai - Colleen McCullough – Khúc tình si đầy bi thương
By Gấu Mèo - reviewsach
“Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng hót hay nhất thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khổ khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi, và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi lắng nghe, và chính thượng đế trên Thiên đình cũng mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại… Ít ra là truyền thuyết nói như vậy“.- Lời tựa Tiếng chim hót trong bụi mận gai.
Với những người yên mến những tác phẩm kinh điển, hẳn không thể nào bỏ qua Tiếng chim hót trong bụi mận gai, thiên truyện đầy da diết và đã ám ảnh biết bao thế hệ độc giả. Tác phẩm kể về câu chuyện tình yêu giữa Meggie Cleary và Ralp de Bricassart, một cô bé và vị cha xứ cách nhau 19 tuổi. Một mối tình nghịch thiên, ngay từ bắt đầu đã không thể có kết thúc trọn vẹn, để từ đó mở ra liên tiếp những bi thương kéo dài suốt cả ba thế hệ.
Sự kìm hãm mang tên giai cấp và định kiến xã hội
Người ta vẫn thường nói như thế này, ở những xã hội được cho là tân tiến nhất, hạnh phúc nhất thì đồng tiền vẫn luôn có khả năng sai khiến lương tâm và đặt nền tảng cho sự phân biệt giai cấp. Tình yêu hay hạnh phúc của cả một đời người, niềm tin hay hi vọng, khát vọng cá nhân hay vòng tay che chở của gia đình; tất cả những giá trị được coi là trân quý nhất, thiêng liêng nhất đều phải dừng lại ở lằn ranh của sự phân biệt giai cấp và sự sai khiến của đồng tiền. Tiếng chim hót trong bụi mận gai đã khắc họa rất thành công những định kiến xã hội đó, giày vò suốt ba thế hệ.
Bắt đầu từ Fiona, mẹ của Meggie vì có thai với người yêu nên bị bắt phải lấy người chăn cừu. Bố của Meggie vì áp lực của cơm áo gạo tiền phải làm thuê cho người chị gái giàu có. Đến thời của Meggie, vì đem lòng yêu vị cha xứ, người thuộc về chúa mãi mãi chẳng thể đáp lại được tình cảm thuần khiết của nàng, đành trao mình cho một kẻ ích kỉ, tằn tiện. Con của Meggie, một người phải trải qua muôn ngàn khó khăn mới đến được với người mình yêu, một phải ra đi mãi mãi, như một lời khẳng định kết quả của một tình yêu không được chấp nhận không bao giờ được tồn tại. Thời gian đi qua những thế hệ, dẫu có sự khác biệt trong tính cách và kết thúc, song đều gặp nhau ở số phận bi thương, không ai trong số họ được hạnh phúc một cách trọn vẹn, tư duy vô hình buộc chặt lấy họ, khiến họ không còn khao khát mưu cầu hạnh phúc. Và ngay cả gia đình của họ cũng không cho phép ranh giới vô hình đó được phá bỏ. Đau đớn thay khi hạnh phúc của con người trở nên rẻ mạt. Xót xa thay khi tình yêu, thứ thiêng liêng nhất trên thế gian này lại phải quỳ gối trước những định kiến con người tự tạo ra.
Cái hay của Coleen McCullough là làm nổi bật những định kiến xã hội xuyên suốt cả ba thế hệ, thông qua câu chuyện tình yêu đầy bi thương của họ. Những nét vẽ khắc họa rất tới, không hời hợt qua loa. Độc giả khi đọc tác phẩm có thể nhận thấy rất rõ tác giả như sống cùng nhân vật, khóc thương cùng nhân vật, khát khao thay họ và đau đớn thay họ.
Meggie và cha xứ Ralp- tiếng chim hót trong bụi mận gai
*Bụi mận gai
Không quá nếu như ví rằng cuộc đời giống như lốc xoáy, sẽ không kiêng nể bất cứ ai mà cuốn phăng đi vạn vật, nó không quan tâm xấu hay đẹp, thiện hay ác, chỉ có những thứ gì mạnh mẽ nhất có khả năng vượt qua được tâm lốc thì mới có thể được tồn tại. Cuộc đời trong tác phẩm được khắc họa giống như thế, nhưng dưới hình ảnh của bụi mận gai, đâm thẳng vào những kiếp người. Meggie và cha xứ Ralp gặp gỡ nhau trong bụi mận gai như thế, bắt đầu cũng là lúc kết thúc. Cha Ralp thuộc về Chúa, cả đời cha đã được định sẵn là con chiên phục tùng Đức Chúa thiêng liêng, tình yêu cho Chúa lớn hơn rất nhiều so với tình yêu trần thế với một cô bé còn nhỏ tuổi. Người đời chắc chắn không bao giờ chấp nhận một mối tình như thế. Những chiếc gai đó đâm thật chặt vào mối tình của họ, nhất quyết không chịu buông tha, ngay cả khi mối tình của họ đang rỉ máu. Ông đã yêu Meggie từ những lúc cô còn là một cô bé. Tiếc thay, ông đã không đủ sức để đập tan bụi mận gai đang kìm hãm chính mình để tiếp tục bước tiếp bên tình yêu.
Như vậy có thể nói, hình tượng bụi mận gai trong tác phẩm tượng trưng cho những định kiến xã hội và số phận bi thương của các nhân vật. Meggie, tiếc thay, lại là nạn nhân chịu nhiều thương đau nhất. Đúng hay sai, yêu hay ghét, nhiều lúc phải đi qua cả một cuộc đời mới biết.
* Tiếng chim hót
Chính sự căm ghét với những hà khắc ràng buộc tự do yêu thương của con người thôi thúc tác giả viết nên tác phẩm Tiếng chim hót trong bụi mận gai, song cũng chính tình yêu thương của bà đối với những con người đang bất lực thôi thúc bà đi tìm tiếng hót lảnh lót trong hồn nhân vật. Tiếng chim hót giữa trang sách cất lên từ tình yêu của Meggie và cha Ralp, tuy nghiệt ngã, song họ đã vì nhau mà tồn tại
Meggie nguyện một đời yêu một người, cả đời cô chỉ dành tình cảm cho một người duy nhất là cha Ralp. Tình yêu đó là thuần khiết và trong sáng, như muốn đập tan mọi rào cản để đến được với người mình yêu. Meggie được khắc họa là một cô gái vô cùng mạnh mẽ, tượng trưng cho khát khao muốn đạp tung tất cả con người. Đối với cô, không có bất cứ một bụi mận gai nào có thể khóa được tâm hồn tự do của mình, cô một khi đã yêu là sống hết mình cho tình yêu đó, bất chấp sự trả giá.
Cha Ralp, cho đến cuối cùng vẫn lựa chọn một tình yêu lớn hơn, đó là Chúa. Có lẽ cần phải hiểu cho quyết định này của cha, bởi đó là số phận của cha. Nhưng có một điều chắc chắn, đôi mắt duy nhất khiến ông phải bận tâm chỉ có đôi mắt của Meggie. Trọn một đời, trọn một kiếp người, họ yêu nhau mà không cần phải ở bên nhau, tình yêu nằm ở sự thấu hiểu và đồng cảm, khi hai tâm hồn đồng điệu, mặc nhiên, nó sẽ trở thành tiếng hót đẹp nhất thế giới.
Tiếng chim hót trong bụi mận gai- bài học về cái đẹp bắt nguồn sự hi sinh nhiều hơn là lời than của phân biệt giai cấp.
“Từ khi mới nhen nhóm sự sống trên trái đất, phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi. Cũng đã phải trải qua 4 kỷ địa chất, con người mới hát hay hơn chim và mới chết vì yêu.”- Gacxia Marquez
Tiếng chim hót trong bụi mận gai trả lời cho câu hỏi tình yêu là gì mà khiến người ta sẵn lòng chết vì nó?
Ngay từ lời tựa của tác phẩm, độc giả đã có ấn tượng về một câu chuyện bi thương sẽ được viết ra. Phải, có bi thương, song tất cả những gì đọng lại vẫn là cái đẹp trường tồn vĩnh hằng. Cũng giống như tiếng chim chỉ được cất lên duy nhất một lần trong đời được đánh đổi bằng tính mạng, song lại khiến người ta mê đắm cả một đời, Meggie và cha Ralp đã chấp nhận hi sinh để giữ lại tình yêu của mình dành cho đối phương. Cả hai, đều đã phải trải qua sự trả giá, không ai biết bên nào bị bụi mận gai đâm nhiều hơn, song, sự hi sinh của họ là cần có. Cần cho nỗ lực vượt biên khỏi lằn răn định kiến xã hội. Cần cho khao khát giữ gìn cái đẹp bị che khuất trong tội ác. Cần cho những khát khao tình yêu cháy bỏng của chính các nhân vật, và của cả xã hội nói chung. Meggie đã vì cha Ralp mà nguyện một đời chung thủy, cô đơn đến già; cha Ralp vì Meggie mà nguyện đi ngược lại ý trời.
Tác phẩm là khúc ca của cái đẹp trong ngần trong tâm hồn con người, không sợ cái chết mà từ bỏ quyền được sống thật sự. Tuy còn rất nhiều tranh cãi về tình yêu giữa hai nhân vật chính, song không thể phủ nhận họ đã yêu nhau bằng cả niềm tin và khối óc, bằng cả trái tim và tâm hồn. Cả hai đều là những hình tượng được vẽ để ca ngợi và thúc đẩy con người đi tìm số phận của chính mình. Phá bỏ mọi rào chắn, thứ duy nhất còn tồn tại được sau những đớn đau chính là tình yêu đích thực. Tiếng chim hót trong bụi mận gai là tác phẩm mà khi độc giả gấp lại, vẫn còn đau đáu mãi về sự hi sinh mà các nhân vật dành cho nhau. Rốt cuộc tình yêu của nhân vật đúng hay sai, lại tùy thuộc vào cảm nhận của mỗi người. Xin được bỏ qua phân biệt giai cấp, xin được bỏ qua những tranh cãi về tình yêu, cái tác giả muốn bảo về nói cho cùng cũng là cái đẹp.
By Gấu Mèo - reviewsach
“Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng hót hay nhất thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khổ khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi, và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi lắng nghe, và chính thượng đế trên Thiên đình cũng mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại… Ít ra là truyền thuyết nói như vậy“.- Lời tựa Tiếng chim hót trong bụi mận gai.
Với những người yên mến những tác phẩm kinh điển, hẳn không thể nào bỏ qua Tiếng chim hót trong bụi mận gai, thiên truyện đầy da diết và đã ám ảnh biết bao thế hệ độc giả. Tác phẩm kể về câu chuyện tình yêu giữa Meggie Cleary và Ralp de Bricassart, một cô bé và vị cha xứ cách nhau 19 tuổi. Một mối tình nghịch thiên, ngay từ bắt đầu đã không thể có kết thúc trọn vẹn, để từ đó mở ra liên tiếp những bi thương kéo dài suốt cả ba thế hệ.
Sự kìm hãm mang tên giai cấp và định kiến xã hội
Người ta vẫn thường nói như thế này, ở những xã hội được cho là tân tiến nhất, hạnh phúc nhất thì đồng tiền vẫn luôn có khả năng sai khiến lương tâm và đặt nền tảng cho sự phân biệt giai cấp. Tình yêu hay hạnh phúc của cả một đời người, niềm tin hay hi vọng, khát vọng cá nhân hay vòng tay che chở của gia đình; tất cả những giá trị được coi là trân quý nhất, thiêng liêng nhất đều phải dừng lại ở lằn ranh của sự phân biệt giai cấp và sự sai khiến của đồng tiền. Tiếng chim hót trong bụi mận gai đã khắc họa rất thành công những định kiến xã hội đó, giày vò suốt ba thế hệ.
Bắt đầu từ Fiona, mẹ của Meggie vì có thai với người yêu nên bị bắt phải lấy người chăn cừu. Bố của Meggie vì áp lực của cơm áo gạo tiền phải làm thuê cho người chị gái giàu có. Đến thời của Meggie, vì đem lòng yêu vị cha xứ, người thuộc về chúa mãi mãi chẳng thể đáp lại được tình cảm thuần khiết của nàng, đành trao mình cho một kẻ ích kỉ, tằn tiện. Con của Meggie, một người phải trải qua muôn ngàn khó khăn mới đến được với người mình yêu, một phải ra đi mãi mãi, như một lời khẳng định kết quả của một tình yêu không được chấp nhận không bao giờ được tồn tại. Thời gian đi qua những thế hệ, dẫu có sự khác biệt trong tính cách và kết thúc, song đều gặp nhau ở số phận bi thương, không ai trong số họ được hạnh phúc một cách trọn vẹn, tư duy vô hình buộc chặt lấy họ, khiến họ không còn khao khát mưu cầu hạnh phúc. Và ngay cả gia đình của họ cũng không cho phép ranh giới vô hình đó được phá bỏ. Đau đớn thay khi hạnh phúc của con người trở nên rẻ mạt. Xót xa thay khi tình yêu, thứ thiêng liêng nhất trên thế gian này lại phải quỳ gối trước những định kiến con người tự tạo ra.
Cái hay của Coleen McCullough là làm nổi bật những định kiến xã hội xuyên suốt cả ba thế hệ, thông qua câu chuyện tình yêu đầy bi thương của họ. Những nét vẽ khắc họa rất tới, không hời hợt qua loa. Độc giả khi đọc tác phẩm có thể nhận thấy rất rõ tác giả như sống cùng nhân vật, khóc thương cùng nhân vật, khát khao thay họ và đau đớn thay họ.
Meggie và cha xứ Ralp- tiếng chim hót trong bụi mận gai
*Bụi mận gai
Không quá nếu như ví rằng cuộc đời giống như lốc xoáy, sẽ không kiêng nể bất cứ ai mà cuốn phăng đi vạn vật, nó không quan tâm xấu hay đẹp, thiện hay ác, chỉ có những thứ gì mạnh mẽ nhất có khả năng vượt qua được tâm lốc thì mới có thể được tồn tại. Cuộc đời trong tác phẩm được khắc họa giống như thế, nhưng dưới hình ảnh của bụi mận gai, đâm thẳng vào những kiếp người. Meggie và cha xứ Ralp gặp gỡ nhau trong bụi mận gai như thế, bắt đầu cũng là lúc kết thúc. Cha Ralp thuộc về Chúa, cả đời cha đã được định sẵn là con chiên phục tùng Đức Chúa thiêng liêng, tình yêu cho Chúa lớn hơn rất nhiều so với tình yêu trần thế với một cô bé còn nhỏ tuổi. Người đời chắc chắn không bao giờ chấp nhận một mối tình như thế. Những chiếc gai đó đâm thật chặt vào mối tình của họ, nhất quyết không chịu buông tha, ngay cả khi mối tình của họ đang rỉ máu. Ông đã yêu Meggie từ những lúc cô còn là một cô bé. Tiếc thay, ông đã không đủ sức để đập tan bụi mận gai đang kìm hãm chính mình để tiếp tục bước tiếp bên tình yêu.
Như vậy có thể nói, hình tượng bụi mận gai trong tác phẩm tượng trưng cho những định kiến xã hội và số phận bi thương của các nhân vật. Meggie, tiếc thay, lại là nạn nhân chịu nhiều thương đau nhất. Đúng hay sai, yêu hay ghét, nhiều lúc phải đi qua cả một cuộc đời mới biết.
* Tiếng chim hót
Chính sự căm ghét với những hà khắc ràng buộc tự do yêu thương của con người thôi thúc tác giả viết nên tác phẩm Tiếng chim hót trong bụi mận gai, song cũng chính tình yêu thương của bà đối với những con người đang bất lực thôi thúc bà đi tìm tiếng hót lảnh lót trong hồn nhân vật. Tiếng chim hót giữa trang sách cất lên từ tình yêu của Meggie và cha Ralp, tuy nghiệt ngã, song họ đã vì nhau mà tồn tại
Meggie nguyện một đời yêu một người, cả đời cô chỉ dành tình cảm cho một người duy nhất là cha Ralp. Tình yêu đó là thuần khiết và trong sáng, như muốn đập tan mọi rào cản để đến được với người mình yêu. Meggie được khắc họa là một cô gái vô cùng mạnh mẽ, tượng trưng cho khát khao muốn đạp tung tất cả con người. Đối với cô, không có bất cứ một bụi mận gai nào có thể khóa được tâm hồn tự do của mình, cô một khi đã yêu là sống hết mình cho tình yêu đó, bất chấp sự trả giá.
Cha Ralp, cho đến cuối cùng vẫn lựa chọn một tình yêu lớn hơn, đó là Chúa. Có lẽ cần phải hiểu cho quyết định này của cha, bởi đó là số phận của cha. Nhưng có một điều chắc chắn, đôi mắt duy nhất khiến ông phải bận tâm chỉ có đôi mắt của Meggie. Trọn một đời, trọn một kiếp người, họ yêu nhau mà không cần phải ở bên nhau, tình yêu nằm ở sự thấu hiểu và đồng cảm, khi hai tâm hồn đồng điệu, mặc nhiên, nó sẽ trở thành tiếng hót đẹp nhất thế giới.
Tiếng chim hót trong bụi mận gai- bài học về cái đẹp bắt nguồn sự hi sinh nhiều hơn là lời than của phân biệt giai cấp.
“Từ khi mới nhen nhóm sự sống trên trái đất, phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi. Cũng đã phải trải qua 4 kỷ địa chất, con người mới hát hay hơn chim và mới chết vì yêu.”- Gacxia Marquez
Tiếng chim hót trong bụi mận gai trả lời cho câu hỏi tình yêu là gì mà khiến người ta sẵn lòng chết vì nó?
Ngay từ lời tựa của tác phẩm, độc giả đã có ấn tượng về một câu chuyện bi thương sẽ được viết ra. Phải, có bi thương, song tất cả những gì đọng lại vẫn là cái đẹp trường tồn vĩnh hằng. Cũng giống như tiếng chim chỉ được cất lên duy nhất một lần trong đời được đánh đổi bằng tính mạng, song lại khiến người ta mê đắm cả một đời, Meggie và cha Ralp đã chấp nhận hi sinh để giữ lại tình yêu của mình dành cho đối phương. Cả hai, đều đã phải trải qua sự trả giá, không ai biết bên nào bị bụi mận gai đâm nhiều hơn, song, sự hi sinh của họ là cần có. Cần cho nỗ lực vượt biên khỏi lằn răn định kiến xã hội. Cần cho khao khát giữ gìn cái đẹp bị che khuất trong tội ác. Cần cho những khát khao tình yêu cháy bỏng của chính các nhân vật, và của cả xã hội nói chung. Meggie đã vì cha Ralp mà nguyện một đời chung thủy, cô đơn đến già; cha Ralp vì Meggie mà nguyện đi ngược lại ý trời.
Tác phẩm là khúc ca của cái đẹp trong ngần trong tâm hồn con người, không sợ cái chết mà từ bỏ quyền được sống thật sự. Tuy còn rất nhiều tranh cãi về tình yêu giữa hai nhân vật chính, song không thể phủ nhận họ đã yêu nhau bằng cả niềm tin và khối óc, bằng cả trái tim và tâm hồn. Cả hai đều là những hình tượng được vẽ để ca ngợi và thúc đẩy con người đi tìm số phận của chính mình. Phá bỏ mọi rào chắn, thứ duy nhất còn tồn tại được sau những đớn đau chính là tình yêu đích thực. Tiếng chim hót trong bụi mận gai là tác phẩm mà khi độc giả gấp lại, vẫn còn đau đáu mãi về sự hi sinh mà các nhân vật dành cho nhau. Rốt cuộc tình yêu của nhân vật đúng hay sai, lại tùy thuộc vào cảm nhận của mỗi người. Xin được bỏ qua phân biệt giai cấp, xin được bỏ qua những tranh cãi về tình yêu, cái tác giả muốn bảo về nói cho cùng cũng là cái đẹp.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
SachHay24H.com
Review sách Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai - Colleen McCullough
Những ai lần đầu nghe tựa đề “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” đều nghĩ rằng đây là một quyển sách nhẹ nhàng, lãng mạn và rất thơ. Nhưng sự thật thì sau khi đọc tác phẩm này có thể người đọc sẽ bị ám ảnh bởi câu chuyện tình yêu tuyệt đẹp, vừa mãnh liệt và lắm bi thương của hai nhân vật chính. Tác phẩm này đã trở thành một trong những kinh điển nhất của nền văn học thế giới mọi thời đại mà bạn không thể bỏ lỡ.
1.Tác giả Colleen McCullough
Colleen McCullough sinh năm 1937 trong một gia đình công nhân xây dựng ở bang New South Wales (Úc). Từ nhỏ, Colleen ước mơ được trở thành bác sĩ nhưng gia đình không có điều kiện để bà theo học trường đại học y. Bà đã thử làm một số nghề như công tác thư viện, làm báo, giáo viên để tìm kiếm cơ hội trở lại nghề y. Colleen không phải là một nhà văn chuyên nghiệp, năm 1974 bà viết tiểu thuyết đầu tay nhưng không có tiếng tăm.
Khi cuốn tiểu thuyết “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” ra đời và đem lại vinh quang cho tác giả thì khi ấy Colleen vẫn đang chỉ là một nhân viên y tế bình thường. Tác phẩm “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” được bà viết trong 4 năm, đến đầu mùa hè năm 1975, bà mới bắt đầu bắt tay vào viết một mạch trong 10 tháng. Ngay khi vừa xuất bản tác phẩm đã gây tiếng vang lớn sánh ngang với “Cuốn theo chiều gió” và “Đòi gió hú”.
2. Nội dung tác phẩm
Tác giả đã lấy bối cảnh nước Úc và các nước Châu Âu từ năm 1915 đến 1969 để khắc học được bức tranh thiên nhiên hoang dại miền Nam nước Úc, sự khắc nghiệt của thế chiến thứ hai và những cuộc chiến đấu giành giật thuộc địa của các cường quốc. Từ đó để làm nổi bật lên tình yêu, tình người, nỗi đau mất mát, sự hi sinh và cả sức sống mãnh liệt sau thiên tai, sau chiến tranh của thiên nhiên và con người.
Ngay từ lời tựa của tác phẩm, độc giả đã có ấn tượng về một câu chuyện tình yêu bi thương sẽ được viết ra. Đúng vậy, mối tình nghịch thiên giữa nàng Meggie Cleary và Cha xứ Ralp de Bricassart cách nhau 19 tuổi, ngay từ khi bắt đầu đã biết được sẽ có kết thúc không trọn vẹn, để từ đó mở ra liên tiếp những bi thương kéo dài suốt cả ba thế hệ. Dù có bi thương nhưng tất cả những gì đọng lại vẫn là cái đẹp trường tồn vĩnh hằng. Cũng giống như tiếng chim muốn được hót lên một lần duy nhất trong đời thì phải đánh đổi bằng cả tính mạng, nhưng lại khiến người ta đắm say cả một đời, cô bé Meggie và cha Ralp đã chấp nhận hi sinh để giữ lại tình yêu của mình dành cho đối phương.
“Tiếng chim hót trong bụi mận gai” đã khắc họa rất thành công những định kiến xã hội khắc khe thời đó và sự kìm hãm mang tên giai cấp, đã giày vò suốt ba thế hệ. Bắt đầy từ Fiona, mẹ của Meggie vốn sinh ra trong dòng dõi danh gia vọng tộc nhưng vì có thai với người yêu nên bị bắt phải kết hôn với người chăn cừu.
Quyển sách chứa đựng nhiều nội dung đắt giá
Vì áp lực cơm áo gạo tiền nên ba của Meggie phải làm thuê cho người chị gái giàu có. Đến cô gái Meggie, vì đem lòng một người mãi mãi không bao giờ có thể đáp lại được tình yêu thuần khiết của cô vì đó là cha xứ người thuộc về chúa, nên cô đành trao mình cho một kẻ ích kỉ, tằn tiện. Con của Meggie, Justine một người đã phải trải qua rất nhiều khó khăn sóng gió mới đến được với người mình yêu một người phải ra đi mãi mãi như một lời khẳng định kết quả của một một tình yêu không được chấp nhận không bao giờ được tồn tại trên cõi đời.
Cái hay của tác giả Colleen McCullough chính là làm nổi bật lên những định kiến xã hội xuyên suốt cả ba thế hệ, thông qua câu chuyện tình yêu đầy bi thương đau khổ của họ. Dù thời gian đã đi qua từng thế hệ, dù có sự khác biệt trong tính cách nhưng đầu giống nhau ở số phận bi thương, không một ai trong số họ có được một tình yêu kết thúc hạnh phúc trọn vẹn bởi vì tư duy vô hình đã buộc chặt lấy họ, khiến họ không còn khao khác mưu cầu hạnh phúc nữa.
Và ngay chính gia đình của họ cũng không cho phép cái ranh giới vô hình kia được phá bỏ. Tác phẩm làm cho người đọc cảm thấy đau đớn khi hạnh phúc của con người trở nên rẻ mạt, thấy xót xa cho tình yêu là thứ thiêng liêng nhất trên thế gian này lại phải bỏ cuộc quỳ gối trước những định kiến do chính con người tự tạo ra.
Cuộc đời trong tác phẩm được khắc họa giống như lốc xoáy, có thể cuốn phăng đi vạn vật mà không cần kiêng nể, không cần quan tâm xấu hay đẹp, thiện hay ác, chỉ có những thứ mạnh mẽ nhất có khả năng vượt qua được tâm lốc xoáy thì mới có thể tồn tại. Nhưng dưới hình ảnh của bụi mận gai, đâm thẳng vào những kiếp người dù có mạnh mẽ vẫn không thể chống cự. Meggie và cha xứ Ralp đã gặp gỡ nhau trong bụi mận gai, lúc bắt đầu cũng là lúc kết thúc. Cha xứ Ralp cả đời cha đã được định sẵn là con chiên phục tùng Đức Chúa thiêng liêng, tình yêu dành cho Chúa lớn hơn rất nhiều so với tình yêu dành cho một cô bé còn nhỏ tuổi.
Chẳng có người đời nào có thể chấp nhận một mối tình như vậy. Dù ông đã yêu Meggie khi cô còn là một cô bé nhưng ông đã không đủ sức để đập tan bụi mận gai đang kìm hãm chính mình để bước tiếp đến bên tình yêu. Độc giả sẽ hiểu được tại sao bụi mận gai lại được nhắc đến ở đây vì chính bụi mận gai tương trưng cho những định kiến xã hội và số phận bi đát của các nhân vật.
3. Thông điệp từ tác phẩm “Tiếng chim hót trong bụi mận gai”
Sau khi khép lại những trang sách, người đọc sẽ nhẫn ra rằng cuộc sống này lấp đầy những biến cố, dựng nên từ những mâu thuẫn. Đưa đẩy mỗi người vào trong một tình thế khác nhau, ép buộc ta phải đưa ra mỗi lựa chọn. Dù muốn hoặc không, cuộc sống vẫn tiếp tục và chúng ta phải đối mặt với mọi quyết định của bản thân. Hãy sống kiên cường như Fiona, sống dũng cảm và yêu nồng cháy như Meggie dù phải lao ngực mình vào gai nhọn, và hãy dứt khoát như Justine. Đời người chỉ sống một lần, không cơ hội nào gõ cửa lần hai và không có tình yêu nào đẹp như lần đầu mới yêu.
Tác phẩm còn muốn nhắn nhủ rằng nếu không đủ bản lĩnh thì đừng đặt những điều khác lên trên tình yêu qua nhân vật cha xứ Ralp. Là tuýp đàn ông thuộc về gia đình, họ có lý tưởng sống, có toan tính, hoạch định riêng của mình và cha xứ lựa chọn những điều đó thay vì chọn người phụ nữ mình yêu. Dù người phụ nữ quan trọng đến đâu cũng chỉ đứng sau những hoài bão ước mơ trở thành một cái gì đó vĩ đại mà thôi.
Vì đã không đặt tình yêu lên trên những điều khác, vì đã không dám lao vào đến tận cùng của những chiếc gai, để dù chết cũng đã từng hạnh phúc, trọn vẹn mà đã làm đau khổ người con gái yêu mình. Và đặc biệt, tác giả còn muốn mang đến một thông điệp dù phụ nữ biểu hiện ra sao trước cuộc đời, thì họ sẽ là những bông hồng xinh đẹp và rạng rỡ nhất nếu tìm được một người đàn ông yêu thương họ thật lòng và dám hi sinh mọi điều vì họ.
“Tiếng chim hót trong bụi mận gai” như những pho tượng trường tồn, bất hủ, sống mãi với các thế hệ hôm nay và mai sau dù thời gian trôi đi, vạn vật thay đổi nhưng giá trị nhân văn mà tác phẩm mang lại vẫn được giữ nguyên vẹn. Với tất cả những ai đang tìm kiếm tác phẩm kinh điển về tình yêu thì chắc chắn “Tiếng chim hót trong bụi gai” là dành cho bạn.
Review sách Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai - Colleen McCullough
Những ai lần đầu nghe tựa đề “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” đều nghĩ rằng đây là một quyển sách nhẹ nhàng, lãng mạn và rất thơ. Nhưng sự thật thì sau khi đọc tác phẩm này có thể người đọc sẽ bị ám ảnh bởi câu chuyện tình yêu tuyệt đẹp, vừa mãnh liệt và lắm bi thương của hai nhân vật chính. Tác phẩm này đã trở thành một trong những kinh điển nhất của nền văn học thế giới mọi thời đại mà bạn không thể bỏ lỡ.
1.Tác giả Colleen McCullough
Colleen McCullough sinh năm 1937 trong một gia đình công nhân xây dựng ở bang New South Wales (Úc). Từ nhỏ, Colleen ước mơ được trở thành bác sĩ nhưng gia đình không có điều kiện để bà theo học trường đại học y. Bà đã thử làm một số nghề như công tác thư viện, làm báo, giáo viên để tìm kiếm cơ hội trở lại nghề y. Colleen không phải là một nhà văn chuyên nghiệp, năm 1974 bà viết tiểu thuyết đầu tay nhưng không có tiếng tăm.
Khi cuốn tiểu thuyết “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” ra đời và đem lại vinh quang cho tác giả thì khi ấy Colleen vẫn đang chỉ là một nhân viên y tế bình thường. Tác phẩm “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” được bà viết trong 4 năm, đến đầu mùa hè năm 1975, bà mới bắt đầu bắt tay vào viết một mạch trong 10 tháng. Ngay khi vừa xuất bản tác phẩm đã gây tiếng vang lớn sánh ngang với “Cuốn theo chiều gió” và “Đòi gió hú”.
2. Nội dung tác phẩm
Tác giả đã lấy bối cảnh nước Úc và các nước Châu Âu từ năm 1915 đến 1969 để khắc học được bức tranh thiên nhiên hoang dại miền Nam nước Úc, sự khắc nghiệt của thế chiến thứ hai và những cuộc chiến đấu giành giật thuộc địa của các cường quốc. Từ đó để làm nổi bật lên tình yêu, tình người, nỗi đau mất mát, sự hi sinh và cả sức sống mãnh liệt sau thiên tai, sau chiến tranh của thiên nhiên và con người.
Ngay từ lời tựa của tác phẩm, độc giả đã có ấn tượng về một câu chuyện tình yêu bi thương sẽ được viết ra. Đúng vậy, mối tình nghịch thiên giữa nàng Meggie Cleary và Cha xứ Ralp de Bricassart cách nhau 19 tuổi, ngay từ khi bắt đầu đã biết được sẽ có kết thúc không trọn vẹn, để từ đó mở ra liên tiếp những bi thương kéo dài suốt cả ba thế hệ. Dù có bi thương nhưng tất cả những gì đọng lại vẫn là cái đẹp trường tồn vĩnh hằng. Cũng giống như tiếng chim muốn được hót lên một lần duy nhất trong đời thì phải đánh đổi bằng cả tính mạng, nhưng lại khiến người ta đắm say cả một đời, cô bé Meggie và cha Ralp đã chấp nhận hi sinh để giữ lại tình yêu của mình dành cho đối phương.
“Tiếng chim hót trong bụi mận gai” đã khắc họa rất thành công những định kiến xã hội khắc khe thời đó và sự kìm hãm mang tên giai cấp, đã giày vò suốt ba thế hệ. Bắt đầy từ Fiona, mẹ của Meggie vốn sinh ra trong dòng dõi danh gia vọng tộc nhưng vì có thai với người yêu nên bị bắt phải kết hôn với người chăn cừu.
Quyển sách chứa đựng nhiều nội dung đắt giá
Vì áp lực cơm áo gạo tiền nên ba của Meggie phải làm thuê cho người chị gái giàu có. Đến cô gái Meggie, vì đem lòng một người mãi mãi không bao giờ có thể đáp lại được tình yêu thuần khiết của cô vì đó là cha xứ người thuộc về chúa, nên cô đành trao mình cho một kẻ ích kỉ, tằn tiện. Con của Meggie, Justine một người đã phải trải qua rất nhiều khó khăn sóng gió mới đến được với người mình yêu một người phải ra đi mãi mãi như một lời khẳng định kết quả của một một tình yêu không được chấp nhận không bao giờ được tồn tại trên cõi đời.
Cái hay của tác giả Colleen McCullough chính là làm nổi bật lên những định kiến xã hội xuyên suốt cả ba thế hệ, thông qua câu chuyện tình yêu đầy bi thương đau khổ của họ. Dù thời gian đã đi qua từng thế hệ, dù có sự khác biệt trong tính cách nhưng đầu giống nhau ở số phận bi thương, không một ai trong số họ có được một tình yêu kết thúc hạnh phúc trọn vẹn bởi vì tư duy vô hình đã buộc chặt lấy họ, khiến họ không còn khao khác mưu cầu hạnh phúc nữa.
Và ngay chính gia đình của họ cũng không cho phép cái ranh giới vô hình kia được phá bỏ. Tác phẩm làm cho người đọc cảm thấy đau đớn khi hạnh phúc của con người trở nên rẻ mạt, thấy xót xa cho tình yêu là thứ thiêng liêng nhất trên thế gian này lại phải bỏ cuộc quỳ gối trước những định kiến do chính con người tự tạo ra.
Cuộc đời trong tác phẩm được khắc họa giống như lốc xoáy, có thể cuốn phăng đi vạn vật mà không cần kiêng nể, không cần quan tâm xấu hay đẹp, thiện hay ác, chỉ có những thứ mạnh mẽ nhất có khả năng vượt qua được tâm lốc xoáy thì mới có thể tồn tại. Nhưng dưới hình ảnh của bụi mận gai, đâm thẳng vào những kiếp người dù có mạnh mẽ vẫn không thể chống cự. Meggie và cha xứ Ralp đã gặp gỡ nhau trong bụi mận gai, lúc bắt đầu cũng là lúc kết thúc. Cha xứ Ralp cả đời cha đã được định sẵn là con chiên phục tùng Đức Chúa thiêng liêng, tình yêu dành cho Chúa lớn hơn rất nhiều so với tình yêu dành cho một cô bé còn nhỏ tuổi.
Chẳng có người đời nào có thể chấp nhận một mối tình như vậy. Dù ông đã yêu Meggie khi cô còn là một cô bé nhưng ông đã không đủ sức để đập tan bụi mận gai đang kìm hãm chính mình để bước tiếp đến bên tình yêu. Độc giả sẽ hiểu được tại sao bụi mận gai lại được nhắc đến ở đây vì chính bụi mận gai tương trưng cho những định kiến xã hội và số phận bi đát của các nhân vật.
3. Thông điệp từ tác phẩm “Tiếng chim hót trong bụi mận gai”
Sau khi khép lại những trang sách, người đọc sẽ nhẫn ra rằng cuộc sống này lấp đầy những biến cố, dựng nên từ những mâu thuẫn. Đưa đẩy mỗi người vào trong một tình thế khác nhau, ép buộc ta phải đưa ra mỗi lựa chọn. Dù muốn hoặc không, cuộc sống vẫn tiếp tục và chúng ta phải đối mặt với mọi quyết định của bản thân. Hãy sống kiên cường như Fiona, sống dũng cảm và yêu nồng cháy như Meggie dù phải lao ngực mình vào gai nhọn, và hãy dứt khoát như Justine. Đời người chỉ sống một lần, không cơ hội nào gõ cửa lần hai và không có tình yêu nào đẹp như lần đầu mới yêu.
Tác phẩm còn muốn nhắn nhủ rằng nếu không đủ bản lĩnh thì đừng đặt những điều khác lên trên tình yêu qua nhân vật cha xứ Ralp. Là tuýp đàn ông thuộc về gia đình, họ có lý tưởng sống, có toan tính, hoạch định riêng của mình và cha xứ lựa chọn những điều đó thay vì chọn người phụ nữ mình yêu. Dù người phụ nữ quan trọng đến đâu cũng chỉ đứng sau những hoài bão ước mơ trở thành một cái gì đó vĩ đại mà thôi.
Vì đã không đặt tình yêu lên trên những điều khác, vì đã không dám lao vào đến tận cùng của những chiếc gai, để dù chết cũng đã từng hạnh phúc, trọn vẹn mà đã làm đau khổ người con gái yêu mình. Và đặc biệt, tác giả còn muốn mang đến một thông điệp dù phụ nữ biểu hiện ra sao trước cuộc đời, thì họ sẽ là những bông hồng xinh đẹp và rạng rỡ nhất nếu tìm được một người đàn ông yêu thương họ thật lòng và dám hi sinh mọi điều vì họ.
“Tiếng chim hót trong bụi mận gai” như những pho tượng trường tồn, bất hủ, sống mãi với các thế hệ hôm nay và mai sau dù thời gian trôi đi, vạn vật thay đổi nhưng giá trị nhân văn mà tác phẩm mang lại vẫn được giữ nguyên vẹn. Với tất cả những ai đang tìm kiếm tác phẩm kinh điển về tình yêu thì chắc chắn “Tiếng chim hót trong bụi gai” là dành cho bạn.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
[Review sách] Tiếng chim hót trong bụi mận gai -Colleen McCullough
Linhlinh
Trước khi bắt đầu review cuốn sách, tôi sẽ nói cho các bạn biết, trong suốt nhiều thập niên vừa qua người ta coi đây là cuốn tiểu thuyết xấu xa và thậm chí những bà mẹ của thập niên 70 còn cấm không cho con cái đọc vì nó đi ngược lại với đạo lí và đức tin?
Đạo lí nào? Đi ngược làm sao? Hãy nghe câu chuyện tình yêu của Meggie và Ralph…
Tình yêu và sự trốn chạy
Meggie cùng gia đình từ New Zealand sang Australia để thừa hưởng gia sản từ một bà bác sắp gần đất xa trời. Cũng từ đây, cuộc sống của Meggie đã thay đổi, từ một cô bé sống trong cảnh thiếu thốn và nghèo đói, chỉ có món đồ chơi duy nhất là con búp bê và bộ ấm trà mà mẹ và anh trai làm nhân ngày sinh nhật, thì đến Australia, cuộc sống của cô bé và gia đình đã trở nên đủ đầy, no ấm. Cũng từ đây Meggie gặp Ralph, một vị linh mục quá quyến rũ để sống như một người bình thường.
Meggie 9 tuổi, cha Ralph 28 tuổi hai người gặp gỡ và cảm mến nhau. Đó là sự cảm mến của một con bé với một người cha, một người bạn lớn tuổi và sau cùng là một người tình. Ralph lịch lãm, cố kéo mình ra khỏi những ngượng ngùng khi đối diện với Meggie 15 tuổi ngây thơ lần đầu có kinh nguyệt, cố né tránh Meggie lộng lẫy kiêu kì trong bộ váy màu tro của hoa hồng ở lần sinh nhật 17 tuổi… Và phải né tránh tình yêu của mình dành cho Meggie chỉ vì ông là một linh mục.
Tình yêu và tranh đấu
Ralph yêu Meggie, Meggie yêu Ralph, nhưng họ không yêu nhau. Ralph rời đi đến Vatican để hết mình cho sự nghiệp đang rộng mở, Meggie kết hôn với Luke – một người chỉ biết yêu công việc và không thể cho cô thứ tình yêu mà cô mong đợi. Dẫu vậy cô cũng có một người con gái với Luke là Justine.
Đáng ra hai người nên tiếp tục trên những con đường như thế. Nhưng bản năng tình yêu và những xúc cảm mãnh liệt đã vượt lên tất cả những điều cấm kị, họ đã ăn trái cấm để những yêu thương và thù hận bao năm qua được hóa giải. Meggie quyết đối đầu với Chúa trời bởi người đã cướp Ralph khỏi tay cô, vì thế cô sẽ lấy đi của Ralph một thứ mà Chúa không thể lấy được từ ông, đó là một đứa trẻ.
Dane sinh ra đã giống cha một cách lạ kì, ngay từ khoảng khắc Dane chào đời, mẹ của Meggie đã biết ai là cha đứa bé. Meggie luôn tự hào về điều đó cho đến một ngày Dane lớn lên và muốn trở thành mục sư. Cậu yêu và tôn thờ Đức Chúa một cách bất diệt, ngay cả khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời, khi lên cơn đau tim giữa biển khơi, cậu vẫn hết lòng tin yêu Chúa sẽ cứu rỗi và cậu ra đi một cách thầm lặng, cao ngạo và mạnh mẽ.
Những tiếng chim hót trong bụi mận gai
Vậy sau cùng Meggie có chiến thắng được Chúa trời và dành được Ralph hay không? Vị tổng giám mục Ralph có chấp nhận từ bỏ con đường sự nghiệp đang rộng mở để một lần sống thật với bản năng tình yêu luôn rực cháy để trở về bù đắp cho Meggie?
Câu trả lời có lẽ không còn quan trọng nữa. Bởi ngay từ đầu tác phẩm, tác giả McCullough đã kể về một truyền thuyết khó tin.
Truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng hót hay nhất thế gian… Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao vào ngực chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi, và tiếng ca ấy đáng cho sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đánh đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi lắng nghe, và thượng đế cũng mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại… Ít ra là truyền thuyết nói như vậy.”
Truyền thuyết đó là có thật, loài chim đó là Meggie đáng thương, là cha Ralph bế tắc. Cả hai, không rõ ai là người đâm mình vào mũi gai dài nhất nhưng họ đã chấp nhận trả giá những nỗi đau khôn tả để được cất lên bài ca tình yêu nồng cháy và mãnh liệt duy nhất của cuộc đời mình. Giống như loài chim đó, dù biết là sai trái và phải trả giá bằng mạng sống nhưng nó vẫn quyết lao mình vào bụi mận gai.
Tình yêu, bản năng và chân thực
Rồi từ đó, Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai đã trở thành một biểu tượng vĩnh hằng… Đây là cuốn tiểu thuyết từng gây tranh cãi khi nó lột tả quá rõ nét tình yêu của một vị mục sư với một cô bé kém mình 19 tuổi, rõ ràng với những con chiên ngoan đạo thì đây là một điều cấm kị, sỉ vả và nhục nhã, nhưng chẳng ai có thể chối bỏ được tính chân thực của nó.
Trong cuốn tiểu thuyết 800 trang này, không chỉ là chuyện của riêng Meggie và Ralph, nó kể về ba thế hệ phụ nữ mà Meggie được nhắc đến nhiều nhất. Nếu trước kia bà Fiona từng là người cam chịu trước hôn nhân, phụ thuộc hoàn toàn vào người chồng cả về cuộc sống, gia đình và tình dục. Thì đến Meggie, cô đã dám đấu tranh để có được tình yêu lớn lao nhất của cuộc đời mình mặc dù cô mãi chỉ là một con chim hót trong bụi mận gai. Và sau cùng đến Justine, con gái của Meggie và Luke, tình yêu của cô gái này mặc dù chỉ xuất hiện trong đoạn cuối truyện nhưng ai cũng thấy đây là một cô gái mạnh mẽ và cá tính, có thể thống trị được tình yêu của mình.
Bản năng và chân thực là những từ người ta nên dành cho Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai thay vì hai tiếng “xấu xa” như trước kia bởi nó thật sự là một cuốn tiểu thuyết tuyệt vời.
Updated: Phiên bản tiếng Việt của The Thorn Birds đã được đổi tên từ “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” thành “Những con chim ẩn mình chờ chết” với ấn bản thiết kế mới.
Linhlinh
Trước khi bắt đầu review cuốn sách, tôi sẽ nói cho các bạn biết, trong suốt nhiều thập niên vừa qua người ta coi đây là cuốn tiểu thuyết xấu xa và thậm chí những bà mẹ của thập niên 70 còn cấm không cho con cái đọc vì nó đi ngược lại với đạo lí và đức tin?
Đạo lí nào? Đi ngược làm sao? Hãy nghe câu chuyện tình yêu của Meggie và Ralph…
Tình yêu và sự trốn chạy
Meggie cùng gia đình từ New Zealand sang Australia để thừa hưởng gia sản từ một bà bác sắp gần đất xa trời. Cũng từ đây, cuộc sống của Meggie đã thay đổi, từ một cô bé sống trong cảnh thiếu thốn và nghèo đói, chỉ có món đồ chơi duy nhất là con búp bê và bộ ấm trà mà mẹ và anh trai làm nhân ngày sinh nhật, thì đến Australia, cuộc sống của cô bé và gia đình đã trở nên đủ đầy, no ấm. Cũng từ đây Meggie gặp Ralph, một vị linh mục quá quyến rũ để sống như một người bình thường.
Meggie 9 tuổi, cha Ralph 28 tuổi hai người gặp gỡ và cảm mến nhau. Đó là sự cảm mến của một con bé với một người cha, một người bạn lớn tuổi và sau cùng là một người tình. Ralph lịch lãm, cố kéo mình ra khỏi những ngượng ngùng khi đối diện với Meggie 15 tuổi ngây thơ lần đầu có kinh nguyệt, cố né tránh Meggie lộng lẫy kiêu kì trong bộ váy màu tro của hoa hồng ở lần sinh nhật 17 tuổi… Và phải né tránh tình yêu của mình dành cho Meggie chỉ vì ông là một linh mục.
Tình yêu và tranh đấu
Ralph yêu Meggie, Meggie yêu Ralph, nhưng họ không yêu nhau. Ralph rời đi đến Vatican để hết mình cho sự nghiệp đang rộng mở, Meggie kết hôn với Luke – một người chỉ biết yêu công việc và không thể cho cô thứ tình yêu mà cô mong đợi. Dẫu vậy cô cũng có một người con gái với Luke là Justine.
Đáng ra hai người nên tiếp tục trên những con đường như thế. Nhưng bản năng tình yêu và những xúc cảm mãnh liệt đã vượt lên tất cả những điều cấm kị, họ đã ăn trái cấm để những yêu thương và thù hận bao năm qua được hóa giải. Meggie quyết đối đầu với Chúa trời bởi người đã cướp Ralph khỏi tay cô, vì thế cô sẽ lấy đi của Ralph một thứ mà Chúa không thể lấy được từ ông, đó là một đứa trẻ.
Dane sinh ra đã giống cha một cách lạ kì, ngay từ khoảng khắc Dane chào đời, mẹ của Meggie đã biết ai là cha đứa bé. Meggie luôn tự hào về điều đó cho đến một ngày Dane lớn lên và muốn trở thành mục sư. Cậu yêu và tôn thờ Đức Chúa một cách bất diệt, ngay cả khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời, khi lên cơn đau tim giữa biển khơi, cậu vẫn hết lòng tin yêu Chúa sẽ cứu rỗi và cậu ra đi một cách thầm lặng, cao ngạo và mạnh mẽ.
Những tiếng chim hót trong bụi mận gai
Vậy sau cùng Meggie có chiến thắng được Chúa trời và dành được Ralph hay không? Vị tổng giám mục Ralph có chấp nhận từ bỏ con đường sự nghiệp đang rộng mở để một lần sống thật với bản năng tình yêu luôn rực cháy để trở về bù đắp cho Meggie?
Câu trả lời có lẽ không còn quan trọng nữa. Bởi ngay từ đầu tác phẩm, tác giả McCullough đã kể về một truyền thuyết khó tin.
Truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng hót hay nhất thế gian… Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao vào ngực chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi, và tiếng ca ấy đáng cho sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đánh đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi lắng nghe, và thượng đế cũng mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại… Ít ra là truyền thuyết nói như vậy.”
Truyền thuyết đó là có thật, loài chim đó là Meggie đáng thương, là cha Ralph bế tắc. Cả hai, không rõ ai là người đâm mình vào mũi gai dài nhất nhưng họ đã chấp nhận trả giá những nỗi đau khôn tả để được cất lên bài ca tình yêu nồng cháy và mãnh liệt duy nhất của cuộc đời mình. Giống như loài chim đó, dù biết là sai trái và phải trả giá bằng mạng sống nhưng nó vẫn quyết lao mình vào bụi mận gai.
Tình yêu, bản năng và chân thực
Rồi từ đó, Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai đã trở thành một biểu tượng vĩnh hằng… Đây là cuốn tiểu thuyết từng gây tranh cãi khi nó lột tả quá rõ nét tình yêu của một vị mục sư với một cô bé kém mình 19 tuổi, rõ ràng với những con chiên ngoan đạo thì đây là một điều cấm kị, sỉ vả và nhục nhã, nhưng chẳng ai có thể chối bỏ được tính chân thực của nó.
Trong cuốn tiểu thuyết 800 trang này, không chỉ là chuyện của riêng Meggie và Ralph, nó kể về ba thế hệ phụ nữ mà Meggie được nhắc đến nhiều nhất. Nếu trước kia bà Fiona từng là người cam chịu trước hôn nhân, phụ thuộc hoàn toàn vào người chồng cả về cuộc sống, gia đình và tình dục. Thì đến Meggie, cô đã dám đấu tranh để có được tình yêu lớn lao nhất của cuộc đời mình mặc dù cô mãi chỉ là một con chim hót trong bụi mận gai. Và sau cùng đến Justine, con gái của Meggie và Luke, tình yêu của cô gái này mặc dù chỉ xuất hiện trong đoạn cuối truyện nhưng ai cũng thấy đây là một cô gái mạnh mẽ và cá tính, có thể thống trị được tình yêu của mình.
Bản năng và chân thực là những từ người ta nên dành cho Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai thay vì hai tiếng “xấu xa” như trước kia bởi nó thật sự là một cuốn tiểu thuyết tuyệt vời.
Updated: Phiên bản tiếng Việt của The Thorn Birds đã được đổi tên từ “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” thành “Những con chim ẩn mình chờ chết” với ấn bản thiết kế mới.
Last edited by LDN on Sun Jul 23, 2023 6:22 pm; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Thân Phương Trinh
[REVIEW SÁCH] [TIẾNG CHIM HÓT TRONG BỤI MẬN GAI] [COLLEEN MCCULLOUGH]
Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai – Tiếng Hót Mãi Không Dứt Trong Ngàn Thập Kỷ Qua
Người đời bảo rằng, đồ cổ quý báu, rượu cũ càng ngon, kỷ niệm cũ nhớ lâu và sách cổ thường là tuyệt phẩm. Đó là lý do tại sao ra mắt hơn 40 năm mà “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” vẫn làm siêu lòng hàng vạn độc giả hiện đại.
Được ví như một áng văn bất tử theo thời gian, cuốn tiểu thuyết cổ điển này tạo ra những giá trị văn học sâu sắc về gia đình, về tình yêu, về một xã hội đầy định kiến, và về cả những cuộc chiến tranh khắc nghiệt. Đâu đó chúng ta nhìn thấy bản thân mình trong từng nhân vật và thấu được sự đồng cảm với họ.
Nếu bạn có một trái tim mong manh dễ vỡ, thì tôi khuyên bạn đừng nên đọc “Tiếng chim hót trong bụi mận gai”. Bởi đây là một cuốn sách đầy gai góc của thực tế, pha lẫn chút giằng xé nội tâm của thứ tình yêu đầy bất lực.
Mượn hình ảnh của chú chim chỉ hót một lần trong đời, tác giả đã kể nên câu chuyện tình yêu vừa ngọt ngào lại lắm bi thương.
“Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng hót hay nhất thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khổ khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi, và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi lắng nghe, và chính thượng đế trên Thiên đình cũng mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại… Ít ra là truyền thuyết nói như vậy.”
Colleen McCullough đã mượn hình ảnh ẩn dụ này viết nên cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình làm rúng động cả diễn đàn văn học. Bà vốn không phải xuất thân nhà văn chuyên nghiệp nên đã mất thời gian khá lâu để cho ra đời tác phẩm này. Tận dụng những buổi tối sau giờ làm và ngày nghỉ cuối tuần, bà viết một mạch truyện trong vòng 10 tháng. Lấy bối cảnh Úc và New Zealand vào những năm 80, bà kể về lịch sử gia đình nhiều thế hệ Cleary xen lẫn những cuộc chiến tranh biên giới nổ ra. Giữa mạch truyện đầy biến cố gia đình, nổi bật lên đó là mối tình đẹp nghiệt ngã của Meggie và vị cha xứ Ralph.
Sống với cái thời tiết khắc nghiệt của New Zealand cùng với công việc tay chân lắm mồ hôi, theo lời mời của Mary Carson, gia đình Meggie đã di chuyển đến Úc để thừa hưởng trang trại của bà già gần đất xa trời. Meggie gặp gỡ và đem lòng mến vị cha xứ Ralph, người đã phát lời thề đoạn tuyệt với những cảm xúc trần tục, một lòng phục vụ Chúa.
Thứ tình cảm giành giật từ một ai khác đã khó, nay Meggie còn giành giật với đấng thiêng liêng, với Chúa trời thì lại càng gian nan hơn. Cũng chính vì thế mà khi nếm được vị ngọt của ái tình, cô nàng như đắm chìm vào đó, dũng cảm mưu cầu tình yêu mặc kệ những định kiến nghiệt ngã của xã hội.
Với tình yêu mãnh liệt của Meggie là thế, vị linh mục Ralph này thì sao? Cha đã rất đau khổ, bởi Cha đã phải lòng Meggie khi cô bé còn ngây thơ và non nớt nhất. Rồi khi gặp lại Meggie trong hình dáng của người đàn bà, Cha đã thốt lên trong đau khổ. Cha yêu Meggie, yêu đến bất lực bởi trên vai Cha là chức trách của nhà thờ, là lời thề không bao giờ kết hôn, sẽ phục vụ Chúa trời cả đời.
“Cha yêu con và giờ Cha có thể cưới con.” — Meggie–
“Nhưng ta yêu Chúa nhiều hơn.” –Ralph–
Tiếng chim hót trong bụi mận gai- Colleen Mccullough
Nỗi sợ hãi, tham vọng, vị kỷ của Ralph đã đẩy số phận hai con người ngày càng xa nhau, vô tình tạo nên nỗi thương lòng của Meggie. Thế nhưng, cô vẫn yêu Ralph, cô không chịu thua Chúa trời cho đến khi “mọi sự đã rồi” và cô phải cưới chồng, Luke, người có vài nét hao hao tình cũ. Thậm chí khi cô hạ sinh đứa con gái đầu lòng với Luke, trong cô vẫn hiện lên suy nghĩ “nếu đây là con của cô và Ralph thì sao?”.
Dám đứng lên đấu tranh, gạt bỏ cuộc hôn nhân không tình yêu này, cô trở về Drogheda tìm Ralph. Dù sau này cô vẫn không thắng nổi định mệnh và sự sắp đặt của Chúa trời thì sự dũng cảm của cô cũng khiến mọi người nể phục. Không phải người con gái nào cũng dám gạt bỏ đi mọi định kiến của thời đại, ánh nhìn của xã hội để tìm đến tìm yêu của mình. Bởi hành động bỏ chồng của cô lúc ấy, vấp phải những khó khăn của xã hội lúc bấy giờ, nhưng tình yêu với Ralph đã giúp cô vượt qua tất cả.
“Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại”.
Tiếng chim hót trong bụi mận gai- Colleen Mccullough
Phải chăng những thứ ngon ngọt nhất là những thứ độc hại nhất? Để được cất tiếng hót một lần trong đời, chú chim đã hót bằng tất cả sức lực của mình cho đến khi lịm đi đâm vào những chiếc gai nhọn nhất. Meggie cũng vậy, để sống trọn vẹn với tuổi trẻ của mình, với tình yêu và ước muốn của cô, cô bằng lòng trả mọi giá.
Thế nên cô dám vươn tay lên giành giật người đàn ông của Chúa trời, mưu cầu hạnh phúc riêng cô. Mãi cho đến sau khi đứa con đáng thương của hai người chết đuối và sự vỡ òa của Ralph sau khi biết sự thật rồi chết lịm đi. Cô mới nhận ra rằng, cô không còn gì nữa, Chúa đã lấy tất cả của cô. Nhưng cô vẫn không hối hận với tuổi xuân của mình, với những chuyện đã xảy ra. Bởi lẽ cô chỉ sống một lần trong đời, và cô không sống cho ai khác, cô sống cho chính cô, cho tình yêu bất diệt của mình.
“Chính ta đã xếp đặt số phận của ta như thế, ta không đổ lỗi cho ai và ta cũng ko hề tiếc nuối về một phút giây nào trong quá khứ…. “.
Tiếng chim hót trong bụi mận gai- Colleen Mccullough
Đan xen giữa mối tình sóng gió lắm truân chuyên của Meggie và Ralph, chúng ta có thể nhìn thấy được số phận của những người phụ nữ bị định kiến xã hội vây lấp. Ba thế hệ phụ nữ trong một gia đình với ba cách sống, cách yêu khác nhau.
Fiona, mẹ của Meggie, vốn sinh ra trong dòng dõi danh gia vọng tộc, nhưng trót lỡ mang thai với người tình đã bị gia đình bắt ép kết hôn với người chăn cừu. Từ đó, cô chỉ biết quây quẩn với những công việc nhà và sinh con đẻ cái. Cô sống đầy cam chịu, chấp nhận những đắng cay của số phận mà tiếp tục sống. Người phụ nữ này hiện thân của sự gai góc, kiên cường và mạnh mẽ dù số phận vùi dập không thôi. Đối lập với Fiona, là Justine, con gái đầu lòng của Meggie. Nghe lời mẹ, cô thoát ra khỏi những chuẩn mực chung của xã hội và không khuất phục trước cái gọi là số phận.
Sẽ là một thiếu sót nếu chúng ta bỏ qua người bà già gần đất xa trời, Mary Carson. Khoảnh khắc nhìn Cha Ralph trong bà nổi lên cảm giác xiêu lòng lúc xế chiều. Bà có tiền có thế, có địa vị quyền lực, những bà không mua nổi tình yêu của vị Cha xứ này.
“Bên trong cái xác già cỗi này tôi vẫn còn trẻ trung lắm! Tôi vẫn ham muốn, vẫn khao khát, vẫn mơ mộng, và tôi vẫn yêu ông!”
Khoảnh khắc bà thốt lên câu nói này, như một khao khát tuổi già cũng là lời tuyên án tử hình với tình yêu này. Bà có không được Ralph thì bà cũng không cho ai có được Cha. Qua hình ảnh đó, tác giả đã khắc họa lên lên một tình yêu đáng thương của người phụ nữ xế chiều, càng đáng hận hơn là tình yêu vị kỷ của người có quyền có thế.
Hẳn rằng với cương vị của một nữ y tá, tác giả đã có những ánh nhìn sâu sắc hơn với sự đến rồi đi của đời người, nên có sự đồng cảm hơn với số phận người phụ nữ. Mỗi người với một nỗi đau riêng, Chúa trời không cho ai chịu chung nỗi đau của ai. Thế nhưng, cái định kiến của xã hội ấy đã giết chết từng người phụ nữ.
Chúng ta thấy đâu đó hình ảnh của Xuân Quỳnh, Hồ Xuân Hương, những nữ thi sĩ chịu nhiều đắng cay trong tình trường qua câu chuyện này. Hoặc chăng không phải một ai khác, lấp ló hình ảnh chúng ta trong đời sống nhân vật này hay nhân vật kia. Đây là điều kỳ diệu của “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” khi Colleen McCullough đã khắc họa sống động và trọn vẹn cá tính nhân vật trong từng biến cố cuộc đời.
Khép lại trang sách, chợt chúng ta nhận ra rằng cuộc sống này lấp đầy những biến cố, dựng nên từ những mâu thuẫn. Đưa đẩy mỗi người vào trong mỗi “thế” khác nhau, ép buộc chúng ta phải đưa ra mỗi lựa chọn. Dù muốn dù không, cuộc sống này vẫn tiếp tục và chúng ta và đối mặt với mọi quyết định của mình.
Hãy sống, sống dũng cảm như Meggie, kiên cường như Fiona, và dứt khoát như Justine. Bởi không ai được sống hai lần, không cơ hội nào gõ cửa lần hai, và không tình yêu nào đẹp như lần đầu mới yêu.
Ngay cả Meggie còn dám giành giật tình yêu Chúa thì chúng ta ngại gì không thử tìm kiếm cơ hội của mình ngoài kia? Nào có đấng thiêng liêng nào mỉm cười với những ai cam chịu, họ chỉ mỉm cười với những ai dám đấu tranh. Nếu bạn không dám một lần đứng lên, liệu bạn có hy vọng nào chờ đợi với những gì tốt đẹp nhất sẽ đến?
[REVIEW SÁCH] [TIẾNG CHIM HÓT TRONG BỤI MẬN GAI] [COLLEEN MCCULLOUGH]
Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai – Tiếng Hót Mãi Không Dứt Trong Ngàn Thập Kỷ Qua
Người đời bảo rằng, đồ cổ quý báu, rượu cũ càng ngon, kỷ niệm cũ nhớ lâu và sách cổ thường là tuyệt phẩm. Đó là lý do tại sao ra mắt hơn 40 năm mà “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” vẫn làm siêu lòng hàng vạn độc giả hiện đại.
Được ví như một áng văn bất tử theo thời gian, cuốn tiểu thuyết cổ điển này tạo ra những giá trị văn học sâu sắc về gia đình, về tình yêu, về một xã hội đầy định kiến, và về cả những cuộc chiến tranh khắc nghiệt. Đâu đó chúng ta nhìn thấy bản thân mình trong từng nhân vật và thấu được sự đồng cảm với họ.
Nếu bạn có một trái tim mong manh dễ vỡ, thì tôi khuyên bạn đừng nên đọc “Tiếng chim hót trong bụi mận gai”. Bởi đây là một cuốn sách đầy gai góc của thực tế, pha lẫn chút giằng xé nội tâm của thứ tình yêu đầy bất lực.
Mượn hình ảnh của chú chim chỉ hót một lần trong đời, tác giả đã kể nên câu chuyện tình yêu vừa ngọt ngào lại lắm bi thương.
“Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng hót hay nhất thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khổ khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi, và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi lắng nghe, và chính thượng đế trên Thiên đình cũng mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại… Ít ra là truyền thuyết nói như vậy.”
Colleen McCullough đã mượn hình ảnh ẩn dụ này viết nên cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình làm rúng động cả diễn đàn văn học. Bà vốn không phải xuất thân nhà văn chuyên nghiệp nên đã mất thời gian khá lâu để cho ra đời tác phẩm này. Tận dụng những buổi tối sau giờ làm và ngày nghỉ cuối tuần, bà viết một mạch truyện trong vòng 10 tháng. Lấy bối cảnh Úc và New Zealand vào những năm 80, bà kể về lịch sử gia đình nhiều thế hệ Cleary xen lẫn những cuộc chiến tranh biên giới nổ ra. Giữa mạch truyện đầy biến cố gia đình, nổi bật lên đó là mối tình đẹp nghiệt ngã của Meggie và vị cha xứ Ralph.
Sống với cái thời tiết khắc nghiệt của New Zealand cùng với công việc tay chân lắm mồ hôi, theo lời mời của Mary Carson, gia đình Meggie đã di chuyển đến Úc để thừa hưởng trang trại của bà già gần đất xa trời. Meggie gặp gỡ và đem lòng mến vị cha xứ Ralph, người đã phát lời thề đoạn tuyệt với những cảm xúc trần tục, một lòng phục vụ Chúa.
Thứ tình cảm giành giật từ một ai khác đã khó, nay Meggie còn giành giật với đấng thiêng liêng, với Chúa trời thì lại càng gian nan hơn. Cũng chính vì thế mà khi nếm được vị ngọt của ái tình, cô nàng như đắm chìm vào đó, dũng cảm mưu cầu tình yêu mặc kệ những định kiến nghiệt ngã của xã hội.
Với tình yêu mãnh liệt của Meggie là thế, vị linh mục Ralph này thì sao? Cha đã rất đau khổ, bởi Cha đã phải lòng Meggie khi cô bé còn ngây thơ và non nớt nhất. Rồi khi gặp lại Meggie trong hình dáng của người đàn bà, Cha đã thốt lên trong đau khổ. Cha yêu Meggie, yêu đến bất lực bởi trên vai Cha là chức trách của nhà thờ, là lời thề không bao giờ kết hôn, sẽ phục vụ Chúa trời cả đời.
“Cha yêu con và giờ Cha có thể cưới con.” — Meggie–
“Nhưng ta yêu Chúa nhiều hơn.” –Ralph–
Tiếng chim hót trong bụi mận gai- Colleen Mccullough
Nỗi sợ hãi, tham vọng, vị kỷ của Ralph đã đẩy số phận hai con người ngày càng xa nhau, vô tình tạo nên nỗi thương lòng của Meggie. Thế nhưng, cô vẫn yêu Ralph, cô không chịu thua Chúa trời cho đến khi “mọi sự đã rồi” và cô phải cưới chồng, Luke, người có vài nét hao hao tình cũ. Thậm chí khi cô hạ sinh đứa con gái đầu lòng với Luke, trong cô vẫn hiện lên suy nghĩ “nếu đây là con của cô và Ralph thì sao?”.
Dám đứng lên đấu tranh, gạt bỏ cuộc hôn nhân không tình yêu này, cô trở về Drogheda tìm Ralph. Dù sau này cô vẫn không thắng nổi định mệnh và sự sắp đặt của Chúa trời thì sự dũng cảm của cô cũng khiến mọi người nể phục. Không phải người con gái nào cũng dám gạt bỏ đi mọi định kiến của thời đại, ánh nhìn của xã hội để tìm đến tìm yêu của mình. Bởi hành động bỏ chồng của cô lúc ấy, vấp phải những khó khăn của xã hội lúc bấy giờ, nhưng tình yêu với Ralph đã giúp cô vượt qua tất cả.
“Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại”.
Tiếng chim hót trong bụi mận gai- Colleen Mccullough
Phải chăng những thứ ngon ngọt nhất là những thứ độc hại nhất? Để được cất tiếng hót một lần trong đời, chú chim đã hót bằng tất cả sức lực của mình cho đến khi lịm đi đâm vào những chiếc gai nhọn nhất. Meggie cũng vậy, để sống trọn vẹn với tuổi trẻ của mình, với tình yêu và ước muốn của cô, cô bằng lòng trả mọi giá.
Thế nên cô dám vươn tay lên giành giật người đàn ông của Chúa trời, mưu cầu hạnh phúc riêng cô. Mãi cho đến sau khi đứa con đáng thương của hai người chết đuối và sự vỡ òa của Ralph sau khi biết sự thật rồi chết lịm đi. Cô mới nhận ra rằng, cô không còn gì nữa, Chúa đã lấy tất cả của cô. Nhưng cô vẫn không hối hận với tuổi xuân của mình, với những chuyện đã xảy ra. Bởi lẽ cô chỉ sống một lần trong đời, và cô không sống cho ai khác, cô sống cho chính cô, cho tình yêu bất diệt của mình.
“Chính ta đã xếp đặt số phận của ta như thế, ta không đổ lỗi cho ai và ta cũng ko hề tiếc nuối về một phút giây nào trong quá khứ…. “.
Tiếng chim hót trong bụi mận gai- Colleen Mccullough
Đan xen giữa mối tình sóng gió lắm truân chuyên của Meggie và Ralph, chúng ta có thể nhìn thấy được số phận của những người phụ nữ bị định kiến xã hội vây lấp. Ba thế hệ phụ nữ trong một gia đình với ba cách sống, cách yêu khác nhau.
Fiona, mẹ của Meggie, vốn sinh ra trong dòng dõi danh gia vọng tộc, nhưng trót lỡ mang thai với người tình đã bị gia đình bắt ép kết hôn với người chăn cừu. Từ đó, cô chỉ biết quây quẩn với những công việc nhà và sinh con đẻ cái. Cô sống đầy cam chịu, chấp nhận những đắng cay của số phận mà tiếp tục sống. Người phụ nữ này hiện thân của sự gai góc, kiên cường và mạnh mẽ dù số phận vùi dập không thôi. Đối lập với Fiona, là Justine, con gái đầu lòng của Meggie. Nghe lời mẹ, cô thoát ra khỏi những chuẩn mực chung của xã hội và không khuất phục trước cái gọi là số phận.
Sẽ là một thiếu sót nếu chúng ta bỏ qua người bà già gần đất xa trời, Mary Carson. Khoảnh khắc nhìn Cha Ralph trong bà nổi lên cảm giác xiêu lòng lúc xế chiều. Bà có tiền có thế, có địa vị quyền lực, những bà không mua nổi tình yêu của vị Cha xứ này.
“Bên trong cái xác già cỗi này tôi vẫn còn trẻ trung lắm! Tôi vẫn ham muốn, vẫn khao khát, vẫn mơ mộng, và tôi vẫn yêu ông!”
Khoảnh khắc bà thốt lên câu nói này, như một khao khát tuổi già cũng là lời tuyên án tử hình với tình yêu này. Bà có không được Ralph thì bà cũng không cho ai có được Cha. Qua hình ảnh đó, tác giả đã khắc họa lên lên một tình yêu đáng thương của người phụ nữ xế chiều, càng đáng hận hơn là tình yêu vị kỷ của người có quyền có thế.
Hẳn rằng với cương vị của một nữ y tá, tác giả đã có những ánh nhìn sâu sắc hơn với sự đến rồi đi của đời người, nên có sự đồng cảm hơn với số phận người phụ nữ. Mỗi người với một nỗi đau riêng, Chúa trời không cho ai chịu chung nỗi đau của ai. Thế nhưng, cái định kiến của xã hội ấy đã giết chết từng người phụ nữ.
Chúng ta thấy đâu đó hình ảnh của Xuân Quỳnh, Hồ Xuân Hương, những nữ thi sĩ chịu nhiều đắng cay trong tình trường qua câu chuyện này. Hoặc chăng không phải một ai khác, lấp ló hình ảnh chúng ta trong đời sống nhân vật này hay nhân vật kia. Đây là điều kỳ diệu của “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” khi Colleen McCullough đã khắc họa sống động và trọn vẹn cá tính nhân vật trong từng biến cố cuộc đời.
Khép lại trang sách, chợt chúng ta nhận ra rằng cuộc sống này lấp đầy những biến cố, dựng nên từ những mâu thuẫn. Đưa đẩy mỗi người vào trong mỗi “thế” khác nhau, ép buộc chúng ta phải đưa ra mỗi lựa chọn. Dù muốn dù không, cuộc sống này vẫn tiếp tục và chúng ta và đối mặt với mọi quyết định của mình.
Hãy sống, sống dũng cảm như Meggie, kiên cường như Fiona, và dứt khoát như Justine. Bởi không ai được sống hai lần, không cơ hội nào gõ cửa lần hai, và không tình yêu nào đẹp như lần đầu mới yêu.
Ngay cả Meggie còn dám giành giật tình yêu Chúa thì chúng ta ngại gì không thử tìm kiếm cơ hội của mình ngoài kia? Nào có đấng thiêng liêng nào mỉm cười với những ai cam chịu, họ chỉ mỉm cười với những ai dám đấu tranh. Nếu bạn không dám một lần đứng lên, liệu bạn có hy vọng nào chờ đợi với những gì tốt đẹp nhất sẽ đến?
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Meggie và Ralph mà dịch ra như thế, đọc oải thiệt...
Review sách Tiếng Chim Hót Trong Bụi mận Gai - Colleen McCullough
Bài viết được chia sẻ từ Hán Bích Hạnh - Top 1 Reviewer tại OBook “Truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng...
sophie - spiderum
“Truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng hót hay nhất thế gian… Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi, và tiếng ca ấy đáng cho sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đánh đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi lắng nghe, và thượng đế cũng mỉm cười. Bởi vì, tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại… Ít ra là truyền thuyết nói như vậy”.
Có một người con gái cũng mang trong mình tình yêu mãnh liệt như chú chim kia. Không tiếc đớn đau lao đầu vào một thứ tình yêu vô vọng. Để rồi thân mình rướm máu cô cũng không ngừng yêu thương. Mecghi bé nhỏ đáng thương chỉ biết vì yêu mà dấn bước.
Thế nhưng tiếng hót của ái tình ấy cũng chỉ khiến Ranfo rung động thoáng qua. Nó không đủ sức mạnh níu giữ đức Hồng y đáng kính dừng lại mãi mãi.
Nếu Ranfo là kẻ kiêu hãnh và nhiều tham vọng thì Mecghi cũng vô cùng ích kỷ. Họ dùng tình yêu như một tấm bùa che chở cho sai lầm của mình. Ranfo không muốn từ bỏ cả Mecghi lẫn chức vị, còn Mecghi cũng không cam thổ lộ bí mật lớn nhất đời mình cho người yêu. Bởi cô cho đó là một sự trả thù và chính cô cũng quá tự đắc trên chiến thắng tạm thời của bản thân. Cô cho việc mình lấy cắp được một đứa trẻ từ Chúa là vinh quang thắng lợi, nhưng cô không biết rằng một ngày nào đó cô cũng phải trả nó về với Chúa.
Câu chuyện của Mecghi và Ranfo rất buồn. Dù những phút giây họ trốn tránh thực tại để sống với nhau như chồng như vợ tôi vẫn thấy buồn thương cho họ. Có lẽ sắc tro của hoa hồng mà cả hai yêu thích đã báo hiệu một tương lai tàn úa cho chính họ. Hai người cả đời đấu tranh với mọi thứ, với chính nhau, với bản năng và tình yêu nhưng rốt cuộc đều là những kẻ bại trận thảm hại. Dường như chỉ đến khi về với đất Mẹ họ mới có được sự bình yên hoàn toàn.
Thành thật mà nói Mecghi và Ranfo không khiến tôi lưu luyến nhiều như Jaxtina và Lion.
Jaxtina đẹp mãnh liệt, cô không giống mẹ mà ngang bướng và kiêu ngạo một cách khác hẳn. Nhưng cách kiêu ngạo của cô là cách kiêu ngạo của một đứa trẻ. Cô không ích kỷ đầy ngạo mạn như mẹ cô. Thậm chí dù tỏ ra cứng rắn đến mấy cô cũng không mạnh mẽ bằng Mecghi, người mà thoạt nhìn có vẻ rất dịu dàng mền mỏng.
Tình yêu của Jaxtina với Lion cũng là một mối tình rất đẹp. Nó êm ả ngay cả khi cô gái ngốc nghếch ngang ngược muốn chia tay vì tự bản thân không vượt qua được mất mát của mình. Lúc đó Lion vẫn kiên nhẫn dệt một tấm lưới xung quanh Herzchen của anh, từ từ chậm rãi trong nhiều năm.
Không phải anh không nôn nóng hay sợ hãi mất cô mà chính vì quá yêu cô nên anh hiểu cần cho Jaxtina thời gian để trưởng thành. Và rồi trong ván cược ấy anh thắng. Jaxtina cuối cùng cũng hiểu ra nơi mà cô thực sự thuộc về là chính trong trái tim Lion. Dù đi đến đâu, dù mất bao lâu cô cũng không thể tìm được một người đàn ông tuyệt vời như anh làm bạn, làm anh, làm chồng được.
May mắn là Jaxtina không phải mất quá nhiều thời gian để nhận ra phương cách của hạnh phúc như bà và mẹ cô khi xưa. May mắn vì con chim bé nhỏ đầy sôi nổi này không còn phải oằn mình cất tiếng hót tuyệt vọng giữa bụi gai đẫm máu một lần nào nữa.
Review sách Tiếng Chim Hót Trong Bụi mận Gai - Colleen McCullough
Bài viết được chia sẻ từ Hán Bích Hạnh - Top 1 Reviewer tại OBook “Truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng...
sophie - spiderum
“Truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng hót hay nhất thế gian… Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi, và tiếng ca ấy đáng cho sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đánh đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi lắng nghe, và thượng đế cũng mỉm cười. Bởi vì, tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại… Ít ra là truyền thuyết nói như vậy”.
Có một người con gái cũng mang trong mình tình yêu mãnh liệt như chú chim kia. Không tiếc đớn đau lao đầu vào một thứ tình yêu vô vọng. Để rồi thân mình rướm máu cô cũng không ngừng yêu thương. Mecghi bé nhỏ đáng thương chỉ biết vì yêu mà dấn bước.
Thế nhưng tiếng hót của ái tình ấy cũng chỉ khiến Ranfo rung động thoáng qua. Nó không đủ sức mạnh níu giữ đức Hồng y đáng kính dừng lại mãi mãi.
Nếu Ranfo là kẻ kiêu hãnh và nhiều tham vọng thì Mecghi cũng vô cùng ích kỷ. Họ dùng tình yêu như một tấm bùa che chở cho sai lầm của mình. Ranfo không muốn từ bỏ cả Mecghi lẫn chức vị, còn Mecghi cũng không cam thổ lộ bí mật lớn nhất đời mình cho người yêu. Bởi cô cho đó là một sự trả thù và chính cô cũng quá tự đắc trên chiến thắng tạm thời của bản thân. Cô cho việc mình lấy cắp được một đứa trẻ từ Chúa là vinh quang thắng lợi, nhưng cô không biết rằng một ngày nào đó cô cũng phải trả nó về với Chúa.
Câu chuyện của Mecghi và Ranfo rất buồn. Dù những phút giây họ trốn tránh thực tại để sống với nhau như chồng như vợ tôi vẫn thấy buồn thương cho họ. Có lẽ sắc tro của hoa hồng mà cả hai yêu thích đã báo hiệu một tương lai tàn úa cho chính họ. Hai người cả đời đấu tranh với mọi thứ, với chính nhau, với bản năng và tình yêu nhưng rốt cuộc đều là những kẻ bại trận thảm hại. Dường như chỉ đến khi về với đất Mẹ họ mới có được sự bình yên hoàn toàn.
Thành thật mà nói Mecghi và Ranfo không khiến tôi lưu luyến nhiều như Jaxtina và Lion.
Jaxtina đẹp mãnh liệt, cô không giống mẹ mà ngang bướng và kiêu ngạo một cách khác hẳn. Nhưng cách kiêu ngạo của cô là cách kiêu ngạo của một đứa trẻ. Cô không ích kỷ đầy ngạo mạn như mẹ cô. Thậm chí dù tỏ ra cứng rắn đến mấy cô cũng không mạnh mẽ bằng Mecghi, người mà thoạt nhìn có vẻ rất dịu dàng mền mỏng.
Tình yêu của Jaxtina với Lion cũng là một mối tình rất đẹp. Nó êm ả ngay cả khi cô gái ngốc nghếch ngang ngược muốn chia tay vì tự bản thân không vượt qua được mất mát của mình. Lúc đó Lion vẫn kiên nhẫn dệt một tấm lưới xung quanh Herzchen của anh, từ từ chậm rãi trong nhiều năm.
Không phải anh không nôn nóng hay sợ hãi mất cô mà chính vì quá yêu cô nên anh hiểu cần cho Jaxtina thời gian để trưởng thành. Và rồi trong ván cược ấy anh thắng. Jaxtina cuối cùng cũng hiểu ra nơi mà cô thực sự thuộc về là chính trong trái tim Lion. Dù đi đến đâu, dù mất bao lâu cô cũng không thể tìm được một người đàn ông tuyệt vời như anh làm bạn, làm anh, làm chồng được.
May mắn là Jaxtina không phải mất quá nhiều thời gian để nhận ra phương cách của hạnh phúc như bà và mẹ cô khi xưa. May mắn vì con chim bé nhỏ đầy sôi nổi này không còn phải oằn mình cất tiếng hót tuyệt vọng giữa bụi gai đẫm máu một lần nào nữa.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Web Đọc Sách
Tiếng chim hót trong bụi mận gai - Colleen McCullough -
Khi tình yêu mãnh liệt và cố chấp sẽ trở thành niềm đau bất tận của những con tim yêu
Rất nhiều năm sau lần đọc đầu tiên, mình vẫn lần giở từng trang sách, đổi từ cuốn bìa mềm sang bìa cứng, cố tưởng tượng thật lãng mạn về màu “tro của hoa hồng” và tự huyễn hoặc, ít ra Meggie và Ralph vẫn bị ràng buộc bởi chữ yêu và là những thứ đẹp nhất trong cuộc đời của nhau.
Chiếc gai to nhất trong tiểu thuyết không phải vì Ralph là người của chúa, tình yêu với chúa là tình yêu lớn nhất, mà, tình yêu với Meggie là tình yêu thứ phát, trong trẻo quá đỗi, nhưng tiếc thay tình yêu đó không đủ để ông từ bỏ tôn giáo, sứ mệnh của mình để cất lên tiếng ca êm ái nhất, hay nhất của loài người. Và rồi, chỉ Meggie dám hát lên bài ca ấy và ngấm dần sự đau đớn, nghiệt ngã, bi thương trong suốt một kiếp người.
Không phải ngẫu nhiên mà ngay từ khi còn là một đứa trẻ Meggie thừa hưởng từ mẹ tính cam chịu, nhu mì, sẵn sàng đón nhận xui xẻo, bất công. Ấy là khi bị các anh phá con búp bê trong dịp sinh nhật lần thứ tư, bị đánh vào tay khi lần đầu tiên đến trường vì trót nôn vào trang phục của sơ, buộc tay trái vào ghế khi tập viết tay phải, hay bị bố khá thô bạo khi đầu có chấy vì bị lây từ bạn cùng trường. Nếu như mẹ Fiona là người tận tụy với gia đình nhưng khô khan, cố chôn chặt cảm xúc, được nhắc tên nhiều mỗi kỳ sinh đẻ thì bố Padraic cộc cằn, thô lỗ, quanh năm chỉ biết làm việc và không mấy quan tâm đến các con; nếu như Frank khá tốt, vì nóng tính mà phải đi rất xa, gặp khá nhiều giông bão để rồi lại trở về thì những người anh em khác như Bob, Jack, Hughie, Stuart, Jimes, Pasty nghịch ngợm khi bé, mờ nhạt, trầm tính khi lớn, ấy chính là những gợn sóng đủ để không mấy bình yên trong cuộc đời Meggie.
Niềm vui và an ủi lớn nhất của Meggie là được chuyện trò với cha Ralph khi gia đình chuyển sang Úc, khiến tuổi thơ của cô bớt tầm thường, ngờ ngệch. Cha Ralph từ một người bạn duy nhất trở thành tình yêu bất tận của Meggie; Meggie từ đứa bé gái gần như bị hắt hủi bởi những người đàn ông trong gia đình (ngoại trừ Frank, Stuart khá dịu dàng với cô), trở thành nốt nhạc vui duy nhất trong cuộc đời trầm buồn của một người đàn ông khác. Hai con người khác biệt về thế hệ, hoàn cảnh, suy nghĩ nhưng đồng điệu trong tâm hồn, tình yêu mãi không thể đến với nhau bởi cuộc đời của cha Ralph đã được mặc định, nơi đó không thể có mặt Meggie. Bụi mận gai, nơi “hẹn hò” của hai người mỗi lần Ralph đến trang trại, đã vô hình đâm vào họ ngay từ khi bắt đầu mà cả hai người dẫu biết vẫn không có cách nào dừng lại được. “Nỗi đau tuyệt vời” mà mọi người vẫn thường nói tới trong tác phẩm là cái cách Meggie yêu, đấu tranh vì tình yêu và ý chí mạnh mẽ, dám đánh cắp thứ thiêng liêng nhất của chúa, của người mình yêu, điều vốn dĩ nên có giữa hai người. Đó còn là khi trái tim cha Ralph hằn khắc đôi mắt của Meggie, những giây phút phản bội lại chúa để làm một người bình thường, được yêu chính đáng và chính đáng đón nhận tình yêu. Hạnh phúc lớn nhất của họ là đoạn thời gian ở đảo Matlock, nơi họ được sống hết mình vì tình yêu, hai trái tim quyện làm một, ngọt ngào và cố chấp.
Đi cả một đời, thành quả duy nhất Meggie có được là sự có mặt của Justine và Dane, hai đứa trẻ không đơn thuần chỉ là sự tiếp nối thế hệ trong gia đình Cleary. Justine là kết quả của cuộc hôn nhân giữa Meggie và người chăn cừu Luke O’Neill, mà ngay sau khi kết hôn cô chỉ nhìn thấy sự tằn tiện, ích kỷ, khốn nạn của hắn. Justine cá tính, cũng giống như Meggie, yêu em vô điều kiện, dám đấu tranh và sống với ước mơ, hoài bão của mình. Ngược lại, Dane là món quà tuyệt nhất Meggie có được, được sinh ra bởi sự phi thường, được nuôi dưỡng bằng khát khao hạnh phúc và con tim yêu đau đớn của một người đàn bà. Dane chết khi cố làm điều nên làm nhất của một đứa con chính nghĩa của chúa, mà không hề biết rằng mình được di truyền điều đó từ cha. Cái chết ấy gần như giết chết Meggie, giáng đòn cuối cùng làm gục ngã trái tim của Ralph, khiến cho tình yêu của Meggie và Ralph trở thành niềm đau bất tận trong văn học cổ điển.
Với Tiếng chim hót trong bụi mận gai, điều mình hận nhất là xem phim trước khi đọc tiểu thuyết, để chỉ đến khi cầm cuốn sách trên tay mới thấy hết được vì sao có thể biện hộ cho cái sai trong tình yêu này, sự sâu sắc, táo bạo của một tác giả nữ và sự vĩ đại, đẹp đẽ của một tác phẩm kinh điển.
Tiếng chim hót trong bụi mận gai - Colleen McCullough -
Khi tình yêu mãnh liệt và cố chấp sẽ trở thành niềm đau bất tận của những con tim yêu
Rất nhiều năm sau lần đọc đầu tiên, mình vẫn lần giở từng trang sách, đổi từ cuốn bìa mềm sang bìa cứng, cố tưởng tượng thật lãng mạn về màu “tro của hoa hồng” và tự huyễn hoặc, ít ra Meggie và Ralph vẫn bị ràng buộc bởi chữ yêu và là những thứ đẹp nhất trong cuộc đời của nhau.
Chiếc gai to nhất trong tiểu thuyết không phải vì Ralph là người của chúa, tình yêu với chúa là tình yêu lớn nhất, mà, tình yêu với Meggie là tình yêu thứ phát, trong trẻo quá đỗi, nhưng tiếc thay tình yêu đó không đủ để ông từ bỏ tôn giáo, sứ mệnh của mình để cất lên tiếng ca êm ái nhất, hay nhất của loài người. Và rồi, chỉ Meggie dám hát lên bài ca ấy và ngấm dần sự đau đớn, nghiệt ngã, bi thương trong suốt một kiếp người.
Không phải ngẫu nhiên mà ngay từ khi còn là một đứa trẻ Meggie thừa hưởng từ mẹ tính cam chịu, nhu mì, sẵn sàng đón nhận xui xẻo, bất công. Ấy là khi bị các anh phá con búp bê trong dịp sinh nhật lần thứ tư, bị đánh vào tay khi lần đầu tiên đến trường vì trót nôn vào trang phục của sơ, buộc tay trái vào ghế khi tập viết tay phải, hay bị bố khá thô bạo khi đầu có chấy vì bị lây từ bạn cùng trường. Nếu như mẹ Fiona là người tận tụy với gia đình nhưng khô khan, cố chôn chặt cảm xúc, được nhắc tên nhiều mỗi kỳ sinh đẻ thì bố Padraic cộc cằn, thô lỗ, quanh năm chỉ biết làm việc và không mấy quan tâm đến các con; nếu như Frank khá tốt, vì nóng tính mà phải đi rất xa, gặp khá nhiều giông bão để rồi lại trở về thì những người anh em khác như Bob, Jack, Hughie, Stuart, Jimes, Pasty nghịch ngợm khi bé, mờ nhạt, trầm tính khi lớn, ấy chính là những gợn sóng đủ để không mấy bình yên trong cuộc đời Meggie.
Niềm vui và an ủi lớn nhất của Meggie là được chuyện trò với cha Ralph khi gia đình chuyển sang Úc, khiến tuổi thơ của cô bớt tầm thường, ngờ ngệch. Cha Ralph từ một người bạn duy nhất trở thành tình yêu bất tận của Meggie; Meggie từ đứa bé gái gần như bị hắt hủi bởi những người đàn ông trong gia đình (ngoại trừ Frank, Stuart khá dịu dàng với cô), trở thành nốt nhạc vui duy nhất trong cuộc đời trầm buồn của một người đàn ông khác. Hai con người khác biệt về thế hệ, hoàn cảnh, suy nghĩ nhưng đồng điệu trong tâm hồn, tình yêu mãi không thể đến với nhau bởi cuộc đời của cha Ralph đã được mặc định, nơi đó không thể có mặt Meggie. Bụi mận gai, nơi “hẹn hò” của hai người mỗi lần Ralph đến trang trại, đã vô hình đâm vào họ ngay từ khi bắt đầu mà cả hai người dẫu biết vẫn không có cách nào dừng lại được. “Nỗi đau tuyệt vời” mà mọi người vẫn thường nói tới trong tác phẩm là cái cách Meggie yêu, đấu tranh vì tình yêu và ý chí mạnh mẽ, dám đánh cắp thứ thiêng liêng nhất của chúa, của người mình yêu, điều vốn dĩ nên có giữa hai người. Đó còn là khi trái tim cha Ralph hằn khắc đôi mắt của Meggie, những giây phút phản bội lại chúa để làm một người bình thường, được yêu chính đáng và chính đáng đón nhận tình yêu. Hạnh phúc lớn nhất của họ là đoạn thời gian ở đảo Matlock, nơi họ được sống hết mình vì tình yêu, hai trái tim quyện làm một, ngọt ngào và cố chấp.
Đi cả một đời, thành quả duy nhất Meggie có được là sự có mặt của Justine và Dane, hai đứa trẻ không đơn thuần chỉ là sự tiếp nối thế hệ trong gia đình Cleary. Justine là kết quả của cuộc hôn nhân giữa Meggie và người chăn cừu Luke O’Neill, mà ngay sau khi kết hôn cô chỉ nhìn thấy sự tằn tiện, ích kỷ, khốn nạn của hắn. Justine cá tính, cũng giống như Meggie, yêu em vô điều kiện, dám đấu tranh và sống với ước mơ, hoài bão của mình. Ngược lại, Dane là món quà tuyệt nhất Meggie có được, được sinh ra bởi sự phi thường, được nuôi dưỡng bằng khát khao hạnh phúc và con tim yêu đau đớn của một người đàn bà. Dane chết khi cố làm điều nên làm nhất của một đứa con chính nghĩa của chúa, mà không hề biết rằng mình được di truyền điều đó từ cha. Cái chết ấy gần như giết chết Meggie, giáng đòn cuối cùng làm gục ngã trái tim của Ralph, khiến cho tình yêu của Meggie và Ralph trở thành niềm đau bất tận trong văn học cổ điển.
Với Tiếng chim hót trong bụi mận gai, điều mình hận nhất là xem phim trước khi đọc tiểu thuyết, để chỉ đến khi cầm cuốn sách trên tay mới thấy hết được vì sao có thể biện hộ cho cái sai trong tình yêu này, sự sâu sắc, táo bạo của một tác giả nữ và sự vĩ đại, đẹp đẽ của một tác phẩm kinh điển.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
DU HỌC BLOG
Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai – Colleen Mccullough
Nguyễn Xuân Khôi
Tác phẩm kể về câu chuyện tình yêu giữa Meggie Cleary và Ralp de Bricassart, một cô bé và vị cha xứ cách nhau 19 tuổi. Một mối tình nghịch thiên, ngay từ bắt đầu đã không thể có kết thúc trọn vẹn, để từ đó mở ra liên tiếp những bi thương kéo dài suốt cả ba thế hệ.
Người ta vẫn thường nói như thế này, ở những xã hội được cho là tân tiến nhất, hạnh phúc nhất thì đồng tiền vẫn luôn có khả năng sai khiến lương tâm và đặt nền tảng cho sự phân biệt giai cấp. Tình yêu hay hạnh phúc của cả một đời người, niềm tin hay hi vọng, khát vọng cá nhân hay vòng tay che chở của gia đình; tất cả những giá trị được coi là trân quý nhất, thiêng liêng nhất đều phải dừng lại ở lằn ranh của sự phân biệt giai cấp và sự sai khiến của đồng tiền. Tiếng chim hót trong bụi mận gai đã khắc họa rất thành công những định kiến xã hội đó, giày vò suốt ba thế hệ.
Nếu anh là cha Ralph
Em sẽ là Meggie bé bỏng
Bằng con tim với niềm ước vọng
Giành lại anh từ tay đức chúa trời
Có một loài chim như thế anh ơi!
Không chịu sống một cuộc đời tẻ nhạt
Mà phải sống với niềm khao khát
Dù phải lao mình vào bụi mận gai…
Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng hót hay nhất thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khổ khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi, và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi lắng nghe, và Chúa trên cao cũng phải mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại…
Tuy không biết và cũng chưa từng nhìn thấy cây mận gai bao giờ nên lúc đọc tên tiểu thuyết thấy rất khó hiểu. Nhưng sau khi đọc truyện hai lần và hai lần xem phim (lần đầu xem Engsub và mới đây đã xem trọn bộ bằng Vietsub) đã hiểu được phần nào cái hồn của truyện. Tuy không theo đạo Thiên Chúa nhưng sau khi xem phim, một bộ phim có thể nói tình yêu dành cho Chúa được thể hiện rõ nét hơn bao giờ hết thì cái nhìn về đạo giáo này bỗng khác hẳn. Nhưng vẫn không hiểu được Chúa vĩ đại đến mức nào mà người ta (cha Ralph và Dane) có thể từ bỏ tình yêu để đến với Người…
Đọc truyện rồi xem phim đều ấn tượng với cha Ralph hơn. Có lẽ là cảm tình giới chăng? Cha trong truyện được miêu tả là một người hoàn hảo, hoàn hảo bởi cả ngoại hình và tâm hồn, mang trong mình một tình yêu bất tử đối với Chúa nhưng sau lần đầu tiên gặp Meggie, một cô bé 10 tuổi với mái tóc vàng óng một màu tóc ít cô gái nào có được, Cha đã phát hiện được thứ tình cảm đặc biệt mà Chúa chưa từng mang lại cho mình. Meggie có thể lấp đầy khoảng trống tận sâu thẳm trái tim Cha. Có lẽ kể từ giây phút đó cuộc đời Cha đã định sẽ gắn liền thật chặt chẽ với cô bé này. Khoảng cách tuổi tác khác biệt 18 tuổi không là gì đối với tình yêu đích thực. Hai con người một già một trẻ, hai số phận một vị linh mục và một cô bé hồn nhiên vô tư đến mức ngây thơ không biết gì chỉ biết có Cha. Bản thân tôi thích tình yêu đó, rất nhiều. Cha Ralph là hiện thân của Chúa cứu vớt cuộc đời Meggie khi mà cô bé không nhận được tình yêu đáng có từ người mẹ Fiona. Ngay cả kỳ kinh nguyệt đầu tiên cũng khiến Meggie bàng hoàng lo sợ nghĩ rằng mình sắp chết, giống như Hal đứa em trai vừa mới qua đời. Cũng là Ralph, Cha đã thay mẹ Fiona giải thích hiện tượng sinh lý này cho em hiểu, rằng mình đang trưởng thành. Ôi, có mấy ai được như Cha! Cá nhân mình thích giai đoạn Meggie từ 15 tuổi trở về trước hơn. Cũng giống như Ralph, Meggie luôn là cô gái bé nhỏ thân yêu mà Cha luôn bên cạnh chở che. Sau khi Meggie trưởng thành, từ một thiếu nữ rồi đến một người phụ nữ đầy đặn rồi làm mẹ dường như có cái gì đó khiến tôi không thích tính cách của nàng lắm.
Đối với phim, một lần nữa nhân vật Ralph De Bricassart lại chiếm được tình cảm của tôi hơn. Đó là bởi ánh mắt của ông, ánh mắt lúc nào cũng đượm buồn đến nỗi người khác nhìn vào đó như đắm chìm với nỗi buồn này. Xuyên suốt chiều dài bộ phim ông chỉ mặc có vài bộ đồ: đồ đen khi còn là một vị linh mục, áo sơ mi trắng cùng đôi ủng cưỡi ngựa, và bộ áo dòng màu đỏ sau khi được phong Hồng Y. Tất cả những tâm tư tình cảm của ông đều thể hiện qua ánh mắt. Ông không đẹp đến hoàn hảo như trong truyện miêu tả, có lẽ tại tôi không mấy thích vẻ đẹp người phương Tây, nhưng càng nhìn càng thấy ông mang một nét đẹp mà chỉ Ralph mới có. Trong phim, tôi ấn tượng với cô bé đóng Meggie lúc nhỏ nhất. Và cũng thích cách Ralph chăm sóc quan tâm Meggie lúc nhỏ nhất. Mỗi khi nhìn Meggie bé bỏng ánh mắt ông chứa chan tình cảm nồng nàn mà không thể thấy được khi ông nhìn người khác. Ánh mắt ông luôn dõi theo Meggie. Dường như có thể thấy mỗi lần nhắc đến Meggie là cả con người Ralph như đắm chìm cả vào những gì thuộc về Meggie, từ cái tên cho đến cuộc đời nàng. Một thứ tình cảm vượt trên cả tình yêu, rất mãnh liệt, rất mạnh mẽ khiến người ta cảm thấy trên đời này không có bất cứ tình cảm nào có thể vượt qua được. Rất rất thích thứ tình cảm như vậy!
Cha Ralph, hiện thân của đức Chúa trời luôn che chở bao bọc cho những con chiên của mình, nhưng lại đối xử đặc biệt với Meggie, một cô con gái của một gia đình bình thường đông con trai. Số phận của những người phụ nữ trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng này đều có gì đó rất giống nhau. Đó là số phận của ba người phụ nữ đại diện cho ba thế hệ trong gia đình Cleary: bà Fiona, Meggie và Justine. Cả ba đều sống trong thời mà người phụ nữ không hề được coi trọng, đặc biệt là những người phụ nữ sống trong gia đình thuộc tầng lớp thấp nhất. Và chính bản thân họ cũng không hề coi trọng con gái mình. Bà Fiona không quan tâm Meggie như sự quan tâm của bà đối với những cậu con trai, Meggie lại không quan tâm lo lắng cho Justine bằng Dane. Mặc dù trong thâm tâm họ rất thương yêu mỗi đứa con của mình nhưng vì thời đại vì hoàn cảnh không cho phép họ thể hiện tình yêu đó một cách công bằng.
Mỗi một nhân vật đều có tính cách riêng của mình. Đầu tiên là Paddy. Ông là một người đàn ông hết mực thương vợ yêu con. Duy chỉ có Frank là ông không thể đối xử công bằng bởi vì ông nghĩ Frank là người đã chiếm hết tất cả tình yêu của vợ mình Fiona. Còn lại, những gì ta thấy được qua cách đối xử với những đứa con ruột của ông đó là một người cha vô cùng tốt. Ngược lại với vợ mình, ông thương Meggie nhất. Meggie, đứa con gái duy nhất mà ông luôn che chở, bảo bọc, cưng chiều. Fiona, một người phụ nữ với tính cách mạnh mẽ đến mức dường như khi nhìn vào bà ta có cảm giác ác cảm. Bởi bà không bao giờ thể hiện tình cảm thật ra bên ngoài. Không cười, không khóc, không vui hay buồn, mặt lúc nào cũng một biểu cảm. Dường như chỉ một lần bà khóc đó là lúc Paddy và Stuart mất, khi bà nhận ra thì ra bà luôn rất yêu chồng mình nhưng đã quá muộn. Cuộc đời bà trải qua rất nhiều mất mát, đau đớn tưởng chừng như có thể chết đi nhưng cuối cùng không có bất cứ điều gì khiến cho người phụ nữ đanh thép này gục ngã.
Frank, chàng trai có số phận nghiệt ngã nhất khi mà lẽ ra không nên xuất hiện trên cõi đời này. Anh là kết tinh của Fiona và người bố không hề xuất hiện trong cuộc đời anh cũng như trong truyện, để rồi phải gánh chịu số phận bị Paddy hắt hủi phải nhẫn nhục chịu đựng làm những việc mình không hề thích. Nếu không có mẹ và Meggie có lẽ Frank đã bỏ nhà đi sớm hơn cái tuổi chưa đầy 30.
Cùng số phận với Frank, Dane con trai của Ralph và Meggie sau này cũng phải bỏ mạng vì hành vi bị cho là đắc tội với Chúa. Cả hai đều ra đời với suy nghĩ ích kỷ của hai bà mẹ, và đều phải chịu số phận giống nhau.
Stuart luôn trầm mặc, dường như anh chỉ sống trong thế giới của chính mình, nghĩ về những điều mà người khác không ai có thể hiểu để rồi cũng ra đi, về với thế giới của riêng anh.
Trong số những phụ nữ trong truyện có lẽ Justine là cô gái có cá tính nhất. Rất mạnh mẽ, kiên quyết, thậm chí là bất cần nhưng ẩn sâu là một trái tim yêu thương lớn lao, đặc biệt đối với Dane, cậu em trai khác bố nhỏ hơn một tuổi.
Quay trở lại với hai nhân vật chính làm nên câu chuyện tình yêu xuyên suốt truyện và cũng là xuyên suốt cuộc đời họ, Ralph và Meggie. Như ngay từ đầu tôi đã nói rằng thích Cha Ralph nhất cả trong truyện cũng như phim. Tình cảm mà Ralph dành cho Meggie là một thứ tình cảm thiêng liêng nhưng khác với tình yêu ông dành cho Chúa. Ralph yêu Meggie từ khi nàng mới chỉ là một cô bé 10 tuổi. Ralph yêu Meggie ngay từ lần đầu tiên gặp nàng. Ngay cả chính ông cũng không thể lý giải được thứ tình cảm kỳ lạ đó. Nhưng chính tham vọng và thiên hướng đối với Chúa đã khiến ông không thể cho đi cũng như đón nhận tình cảm đó. Ông luôn nói rằng ông yêu Chúa hơn Meggie nhưng với tôi, đó chỉ là lời biện minh cho cái hoài bão tham vọng điên cuồng kia của ông mà thôi. Vì thực ra, ông yêu Meggie hơn tất cả. Cái danh Hồng Y mà cuối cùng ông có được chính là vật cản trở tình yêu của hai người. Meggie bé bỏng, Meggie ngây thơ, Meggie hồn nhiên luôn cho rằng với tình yêu của mình Ralph sẽ từ bỏ Chúa và ở bên nàng với tư cách một người chồng và người cha của những đứa con trong tương lai của họ. Meggie tin tưởng tuyệt đối vào tình cảm của Ralph. Tuổi thơ Meggie nếu không có Ralph có lẽ cô sẽ không thể vượt qua hoàn cảnh để trở thành một Meggie trưởng thành yêu kiều, xinh đẹp, lộng lẫy. Meggie đơn thuần dù là lúc bé hay khi đã trở thành thiếu nữ đều một lòng hướng tình cảm của mình về phía Ralph. Nàng yêu Ralph, một tình yêu hồn nhiên nhưng rất mãnh liệt, một tình yêu dường như chỉ có ngày càng lớn lên chứ không hề suy giảm, kể cả khi Ralph vì tham vọng mà rời xa cô, Meggie cũng không hề để ý đến. Với nàng, đối với Ralph chỉ có tình yêu và chỉ tình yêu mà thôi. Ralph rời xa nàng, không những nàng không quên đi Ralph mà ngược lại tình yêu trong nàng vẫn luôn hừng hực cháy. Vì nàng tin rằng Ralph sẽ quay về và cưới nàng, bởi nàng yêu Ralph nhiều đến thế cơ mà! Xuyên suốt câu chuyện tình yêu đầy trắc trở của hai nhân vật, số lần họ gặp nhau từ sau khi Meggie 17 tuổi là rất ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhưng chính vì thế mà mỗi lần gặp lại của họ đều khiến ta cảm nhận thật sâu sắc tình yêu hai người dành cho nhau. Dường như sau mỗi lần gặp tình yêu dành cho đối phương lại nhiều thêm một bậc, nhiều đến mức không gì có thể đo đếm được dù đó là Chúa trời đi chăng nữa. Có lẽ vì vậy mà Chúa ghen ghét nên càng giày vò họ hơn tại thời điểm hai người phải chia tay nhau.
Thời gian trong truyện trải dài, rất dài, khoảng thời gian gần 50 năm để chứng kiến những đổi thay những thăng trầm của gia đình Cleary cùng vị linh mục Ralph De Bricassart. Về không gian thì chủ yếu là nơi quê hương gia đình Cleary – Drogheda và cảnh trong Giáo hội. Hai không gian tương phản đại diện cho hai mặt cuộc sống: nhà thờ trang hoàng lộng lẫy, nguy nga tráng lệ của Ralph và Drogheda bao la rộng lớn, bát ngát hoang dã của Meggie. Tuy không gian khác xa nhau nhưng hai người lại cùng chung tâm trạng. Dù là ở rất cách xa nhau nhưng trái tim ánh mắt họ đều hướng về nhau. Thương Meggie mỗi lần tựa cửa trông ngóng bóng hình Cha Ralph, thương ánh mắt Ralph đượm buồn luôn hướng về quê hương người yêu dấu. Hỡi Chúa, người là gì mà lại chia cắt hai thân xác không thể đến với nhau, người có quyền năng gì mà lại không cho hai con người nếu người còn lại không còn thì họ không thể sống nổi được ở bên nhau? Ắt hẳn những ai theo đạo Thiên Chúa sẽ cảm nhận được sức mạnh vĩ đại đó của Chúa, sức mạnh mà không gì Chúa không thể làm được. Nhưng với tôi, một đứa không theo bất cứ đạo giáo nào thì không hiểu được. Giống như Meggie, tuy cha nàng theo đạo Chúa nhưng nàng không hề bị trói buộc bởi những ý nghĩ Chúa vạn năng, Chúa vĩ đại của những con chiên ngoan đạo, ngược lại nàng sẵn sàng chống lại Chúa, quyết giành lấy đứa con của Chúa, quyết giành lấy thứ mà Chúa không thể có được từ De Bricassart bởi vì Người luôn cấm cản chuyện này. Riêng về điểm này, tôi thấy Meggie thật mạnh mẽ, rất quyết liệt, điều nên có trong tình yêu. Yêu cuồng nhiệt nhưng không ủy mị mà quyết giành lấy tình yêu cho bằng được dù người ngăn cản có là đức Chúa trời. Và, có lẽ cuối cùng nàng đã thành công. Đó là đã có được Ralph, tuy không phải với tư cách là bà De Bricassart. Nhưng chỉ bấy nhiêu đó thôi đã khiến nàng cảm thấy đủ, đủ để lấp đầy khoảng trống nàng luôn dành ra để chờ đón Ralph – đó là Dane, giọt máu kết tinh của tình yêu giữa hai người. Nhưng đáng buồn thay, Ralph không hề biết Dane là con trai ông tuy ông đối với cậu còn hơn là một người cha. Theo tôi, sự ra đi của Dane là kết cục cho sự tham vọng muốn kết hôn với Chúa của Ralph chứ không phải vì Meggie đã chống lại Chúa đoạt lấy phần đàn ông của Ralph. Meggie không có tội khi tạo ra Dane, nếu có thì đó chắc chắn là do Ralph, do ông đã không sống thật với tình cảm của chính mình. Đó là sự trừng phạt dành cho Ralph!
Mặc dù không hiểu biết về đạo Thiên Chúa nhưng chi tiết linh mục mà lại có con có lẽ đã gây xôn xao cho những con chiên ngoan đạo lúc bấy giờ. Không một người theo đạo nào lại có thể chấp nhận chuyện này. Trong khi xuyên suốt cốt truyện đều ca ngợi Chúa, tin tưởng tuyệt đối vào Chúa quyền năng nhưng một đấng Hồng Y lại có quan hệ xác thịt với phụ nữ rồi sau đó vẫn quay lại làm công việc ban phát phước lành cho những con chiên. Thật khó có thể chấp nhận được điều này! Tất nhiên, vì là tiểu thuyết nên chuyện gì cũng có thể xảy ra! Nhưng hơn hết đó là truyện đã rất thành công khi gột tả được tình yêu mãnh liệt, day dứt, giằng xé giữa Ralp và Meggie. Một thứ tình yêu không gì có thể sánh bằng. Thứ tình yêu có thể ám ảnh độc giả cũng như những khán giả xem phim. Và tôi cũng không ngoại lệ. Một kiểu ám ảnh rất lớn, khó có thể phai mờ được. Ám ảnh bởi bông hồng tro với sức sống dẻo dai, ám ảnh bởi đôi mắt kiên định của Meggie, ám ảnh bởi thần sắc bức người của Cha Ralph, ám ảnh bởi cuộc đời đầy thăng trầm sóng gió của gia đình nhà Cleary,… Để rồi phải thốt lên một câu “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở…”
~
– Nguyễn Thị Thư
Cuốn tiểu thuyết được viết về lịch sử nửa thế kỷ của ba thế hệ một gia đình lao động – gia đình Cleary.
Câu chuyện xoay quanh ba nhân vật Fiona, Meggie Jaxtina và cha đạo Ralph. Meggie chính là nhân vật trung tâm của mọi vấn đề, đó là mối tình lớn lao trong sáng với cha đạo Ralph.
Nếu Fiona gan góc chịu đựng mọi tai họa nhưng cam chịu số phận thì con gái bà là Meggie đã tìm cách cướp lấy hạnh phúc của mình từ tay Chúa trời. Và Jaxtina, con gái của Meggie là một cô gái hiện đại, có những chuẩn mực đạo đức hoàn toàn khác.
Có thể thấy Fiona, Meggie, Jaxtina là các cấp bậc cho một sự vươn lên một sự đấu tranh mãnh liệt trước số phận không quy hàng nó. Ba nhân vật này phần nào còn đại diện cho số phận phụ nữ thời đó, nổi bật nhất là Fiona.
Nhiều mệnh đề được đặt ra như tình yêu như thế nào là tốt, quan hệ trước hôn nhân, chồng mới của Mecggi chỉ biết làm mà không quan tâm vợ mình, Jaxtina không muốn lấy chồng…
Lòng tham và khát vọng của con người được phơi bày qua nhân vật Ralph, dù là linh mục hay đấng hồng y thì vẫn là con người, họ cũng khao khát quyền lực, được người đời tôn sùng, vẫn mang trong mình cảm xúc và tình yêu.
Tình yêu trong cuốn tiểu thuyết này là ngọt ngào và cay đắng. Mình cứ luôn trong chờ rằng có một tia hy vọng hay niềm hạnh phúc trọn vẹn nào đó đến với các nhân vật, nhưng điều đó chẳng dễ dàng cũng như ngoài đời thực vậy. Cuối truyện mở ra một tia sáng tuy rằng nhỏ nhoi nhưng đầy hy vọng.
Trích dẫn hay:
“Niềm tin không dựa trên bằng chứng hoặc sự tồn tại…nó dựa vào đức tin…không có đức tin sẽ chẳng có gì cả.”
“Tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại”
Ps: Nếu đọc best seller thì đây mới là cuốn đáng đọc.
~
– Đồng Vũ
“Tiếng chim hót trong bụi mận gai” là quyển tiểu thuyết nổi tiếng nhất của McCulough, được xuất bản năm 1977. Truyện xoay quanh mối tình giữa Meggie Cleary và vị cha xứ Ralph de Bricassart vừa hạnh phúc đến đỉnh điểm vừa đau đớn đến tột cùng. Khi gia đình Meggie chuyển từ New Zealand sang Australia để thừa hưởng trang trại của Mary Carson, năm đó Meggie 9 tuổi và cha Ralph 28 tuổi, họ đã gặp nhau như một định mệnh. Tình yêu của họ là đích thực, nhưng trước khi bắt đầu, mỗi người đều biết là không thể.
Ngay từ những trang đầu tiên, tôi đã ấn tượng với lời đề từ: “Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng hót hay nhất thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khổ khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi, và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi lắng nghe, và chính thượng đế trên Thiên đình cũng mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại… Ít ra là truyền thuyết nói như vậy.”
Số phận của con chim đó cũng như Meggie – nhân vật nữ chính trong tiểu thuyết. Cả cuộc đời là một bài hát, hát trong đau đớn và đó cũng là bài hát duy nhất trong đời. Con chim đi tìm bụi mận gai cũng như Meggie đi tìm tình yêu đích thực cho cuộc đời mình. Meggie chỉ yêu một lần duy nhất trong đời và đó là tình yêu mãnh liệt nhất. Dẫu biết rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách, cạm bẫy hay bức tường thành kiên cố mang tên Chúa trời đi chăng nữa thì nàng vẫn bất chấp để lao vào tình yêu. Nàng quyết giành lại được người nàng không được phép yêu từ tay Chúa, đó là cha xứ Ralph de Bricassart. Nàng khao khát được tận hưởng những giây hạnh phúc dù rất đỗi mong manh. Đó là một tình yêu tuyệt đẹp trong cuộc đời này. Nhưng nàng cũng phải trả giá bằng những trái đắng trong cuộc đời “bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại”. Song nàng không bao giờ hối hận vì điều đó “chính ta đã xếp đặt số phận của ta như thế, ta không đổ lỗi cho ai và ta cũng không hề tiếc nuối về một phút giây nào trong quá khứ…”. Nàng đã sống hết mình, cháy hết mình cho ngọn lửa tình yêu đó.
“Con chim mang chiếc gai của bụi mận cắm vào ngực tuân theo qui luật bất di bất dịch của thiên nhiên; bản thân nó không biết sức mạnh nào đã buộc nó lao vào mũi nhọn và chết mà vẫn hót. Lúc mũi gai xuyên qua tim nó, nó không nghĩ đến cái chết sắp đến, nó chỉ hót, hót cho đến lúc mất tiếng đứt hơi. Nhưng chúng ta, khi lao ngực vào bụi mận gai, chúng ta biết, chúng ta hiểu. Tuy thế ta vẫn lao ngực vào bụi mận gai. Sẽ mãi mãi như thế!”. Ai trong chúng ta cũng đều biết rằng tình yêu không hoàn toàn là một màu hồng ngọt ngào, nó có cả màu xám của sự chia ly, mất mát hay những dư vị của đắng cay và nước mắt. Nhưng tất cả mọi người đều muốn lao vào đó để biết được trái ngọt tình yêu – một món quà vĩ đại mà Thượng đế đã ban tặng cho chúng ta. Vì thế nên Meggie đã yêu Ralph bằng một tình yêu trong sáng của một cô gái cho đến niềm khao khát muốn chiếm giữ của một người đàn bà. Đã có lúc nàng đi tìm cho mình một tình yêu mới, đó chính là Luke O’’ Neil – một người có hình dáng giống Ralph. Tuy nhiên Luke không yêu nàng và nàng cũng nhận ra quyết định lấy Luke chỉ là cách trả thù Ralph. Nàng trốn chạy, vùng vẫy, đấu tranh và giằng xé nhưng nàng vẫn không thể thoát khỏi tình yêu với Ralph và cuối cùng đã dẫn tình yêu đó đi đến bi kịch. Cô hận Ralph và hận Chúa: “Không, Chúa chẳng lành hiền chút nào …Chúa đã lấy mất Ralph của ta, có thế thôi … Tôi tuyệt nhiên không nên căm thù Ralph mà căn thù ngài mới phải.” Ở đây nhà văn đã dám đề cập đến vấn đề quan điểm đối với tôn giáo. Cách sống không mộ đạo của Meggie đối với Chúa trời là một phản ứng tự nhiên của một người phụ nữ khi bị người khác cướp mất người nàng yêu.
Riêng với tôi, tôi vừa thích Meggie vừa không thích Meggie. Tôi thích vì nàng đã dám sống hết mình để đi tìm tình yêu đích thực trong cuộc đời “tôi sinh ra cho anh ấy và chỉ anh ấy mà thôi”. Nàng đã bảo vệ tình yêu chân chính của mình, đó là điều rất đáng trân trọng. Hơn hết, tôi cảm thấy rất thương nàng vì ngay từ khi còn nhỏ đã không được sự quan tâm và chú ý của mọi người. Meggie xuất hiện như một con chim lạc đàn trong một gia đình không chỉ thiếu thốn về vật chất mà còn nghèo nàn về tình cảm. Một gia đình với những người con trai và một bà mẹ gần như vô tâm vô cảm. Nàng như bị lãng quên trong chính gia đình ấy “phụ nữ không nhớ đến con gái. Con gái là cái gì kia chứ?…tôi cố quên đi rằng tôi có con gái”. Thế nhưng, tôi không thích việc Meggie theo đuổi tình yêu một cách khá cố chấp. Nàng vượt qua mọi rào cản, hy sinh tất cả để được sống trong tình yêu, để được đổi lấy giọt máu của Ralph nhưng cuối cùng nàng đã mất tất cả. Nàng không tận hưởng được tình yêu mà còn mất đi đứa con đã nối gót Ralph quay về bên Chúa và hy sinh cho Chúa.
Ralph là một vị linh mục, ông đem lòng yêu Meggie nhưng vì thân phận, địa vị, ông đã không dám đối mặt với tình yêu đó. Ông không chọn Meggie làm mục đích mà đã lựa chọn một vị trí tối cao trong nhà thờ và tình yêu của ông một lòng hướng về Chúa trời “ta yêu con, Meggie ạ, ta sẽ mãi mãi yêu con. Nhưng ta là linh mục, ta không thể…thực quả là ta không thể thế được”, “vì thế ta đã xéo bẹp con dưới gót giầy của lòng háo danh của ta; đối với ta giá trị của con không hơn bông hồng nhàu nát bị vứt xuống cỏ.”. Phải chăng Ralph cũng như con chim trong truyền thuyết kia ? Để giữ vững được tình yêu với Chúa, để có được danh vọng, ông đã phải trả giá bằng những “nỗi đau khổ vĩ đại” là đối mặt với nỗi cô đơn, không đủ can đảm để thoát ra “cái lồng” do chính mình tạo nên.
Một trong những hình ảnh khiến tôi không thể nào quên được trong tiểu thuyết đó chính là “tro của hoa hồng” . Đám bụi tro đó không chỉ có màu sắc ảm đạm buồn thương mà ở đó còn thấp thoáng những sắc hồng kiêu sa. Với trí tưởng tượng tài tình, tác giả đã sáng tạo ra “tro của hoa hồng” , đó là màu trên chiếc váy Meggie mặc trong buổi tiệc sinh nhật lần thứ mười bảy “bộ áo không bóng, màu xám nhạt có ánh hồng dịu dàng – trong những năm ấy, màu đó được gọi là “tro của hoa hồng” .” “Hoa hồng” và “tro của hoa hồng” đã chứng giám cho tình yêu giữa Meggie và Ralph “Hoa hồng. Tro của hoa hồng. Hoa hồng, hoa hồng khắp mọi nơi. Cánh hoa rải rác trên cỏ. Hoa hồng mùa hè: hồng trắng, hồng đỏ thắm, hồng vàng. Hương thơm ngọt ngào nồng đượm trong đêm. Những bông hoa hồng dịu, bợt màu dưới ánh trăng, nom gần như màu tro. Tro của hoa hồng, tro của hoa hồng”. Hình ảnh ấy đã khắc sâu trong tâm trí Ralph sau này khi mỗi lần nhớ đến Meggie “một bông hồng phơn phớt màu tro nhợt nhạt…để cha giữ làm kỉ niệm về con”. “Tro của hoa hồng” phải chăng là sắc màu tình yêu của hai người? Một tình yêu đẹp như hoa hồng nhưng cũng buồn thương như màu của tro?
“Tiếng chim hót trong bụi mận gai” là bản nhạc buồn thương, là viên ngọc quý trong kho tàng văn học thế giới. Sau khi khép trang sách lại, tôi đã nhận ra được nhiều cái đẹp, đặc biệt là nét đẹp tình yêu như Gacxia Marquez đã nói: “Từ khi mới nhen nhóm sự sống trên trái đất, phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi. Cũng đã phải trải qua 4 kỷ địa chất, con người mới hát hay hơn chim và mới chết vì yêu.”
~
– Tuyết Phạm
Trích dẫn Tiếng chim hót trong bụi mận gai
“Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng hót hay nhất thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khổ khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi, và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi lắng nghe, và chính thượng đế trên Thiên đình cũng mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại… Ít ra là truyền thuyết nói như vậy”.
“Con chim mang chiếc gai của bụi mận cắm vào ngực tuân theo qui luật bất di bất dịch của thiên nhiên; bản thân nó không biết sức mạnh nào đã buộc nó lao vào mũi nhọn và chết mà vẫn hót. Lúc mũi gai xuyên qua tim nó, nó không nghĩ đến cái chết sắp đến, nó chỉ hót, hót cho đến lúc mất tiếng đứt hơi. Nhưng chúng ta, khi lao ngực vào bụi mận gai, chúng ta biết, chúng ta hiểu. Tuy thế ta vẫn lao ngực vào bụi mận gai. Sẽ mãi mãi như thế!”.
“… Trong mỗi chúng ta đều có một cái gì mà dù có gào khóc thế nào đi nữa ta cũng không vượt qua được nó. Chúng ta là như thế và không làm thế nào được. Như con chim nọ trong một truyền thuyết cổ của dân tộc Celtic: lao ngực vào chiếc gai của bụi mận, và khi trái tim bị xuyên thủng thì cất tiếng hót và chết dần. Nó không thể làm khác đi được, số phận nó là như thế. Cho dù chính ta biết rằng ta sảy chân, thậm chí biết trước khi ta đi bước đầu tiên thì điều đó cũng không ngăn giữ được gì, không thể thay đổi được gì, phải không nào?
Mỗi người hát bài ca của mình và tin chắc rằng chưa bao giờ thế gian nghe thấy bài nào hay hơn. Chẳng lẽ anh không hiểu sao? Chính chúng ta tự tạo ra cho mình những chiếc gai nhọn và thậm chí không nghĩ đến việc ta phải trả một giá như thế nào. Rồi sau đó chỉ còn việc chịu đựng và tự nhủ rằng ta đau khổ không phải là vô ích…”
“Chẳng bao giờ có ai trải qua được nỗi đau của người khác, số phận dành cho mỗi người nỗi đau riêng.”
Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai – Colleen Mccullough
Nguyễn Xuân Khôi
Tác phẩm kể về câu chuyện tình yêu giữa Meggie Cleary và Ralp de Bricassart, một cô bé và vị cha xứ cách nhau 19 tuổi. Một mối tình nghịch thiên, ngay từ bắt đầu đã không thể có kết thúc trọn vẹn, để từ đó mở ra liên tiếp những bi thương kéo dài suốt cả ba thế hệ.
Người ta vẫn thường nói như thế này, ở những xã hội được cho là tân tiến nhất, hạnh phúc nhất thì đồng tiền vẫn luôn có khả năng sai khiến lương tâm và đặt nền tảng cho sự phân biệt giai cấp. Tình yêu hay hạnh phúc của cả một đời người, niềm tin hay hi vọng, khát vọng cá nhân hay vòng tay che chở của gia đình; tất cả những giá trị được coi là trân quý nhất, thiêng liêng nhất đều phải dừng lại ở lằn ranh của sự phân biệt giai cấp và sự sai khiến của đồng tiền. Tiếng chim hót trong bụi mận gai đã khắc họa rất thành công những định kiến xã hội đó, giày vò suốt ba thế hệ.
Nếu anh là cha Ralph
Em sẽ là Meggie bé bỏng
Bằng con tim với niềm ước vọng
Giành lại anh từ tay đức chúa trời
Có một loài chim như thế anh ơi!
Không chịu sống một cuộc đời tẻ nhạt
Mà phải sống với niềm khao khát
Dù phải lao mình vào bụi mận gai…
Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng hót hay nhất thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khổ khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi, và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi lắng nghe, và Chúa trên cao cũng phải mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại…
Tuy không biết và cũng chưa từng nhìn thấy cây mận gai bao giờ nên lúc đọc tên tiểu thuyết thấy rất khó hiểu. Nhưng sau khi đọc truyện hai lần và hai lần xem phim (lần đầu xem Engsub và mới đây đã xem trọn bộ bằng Vietsub) đã hiểu được phần nào cái hồn của truyện. Tuy không theo đạo Thiên Chúa nhưng sau khi xem phim, một bộ phim có thể nói tình yêu dành cho Chúa được thể hiện rõ nét hơn bao giờ hết thì cái nhìn về đạo giáo này bỗng khác hẳn. Nhưng vẫn không hiểu được Chúa vĩ đại đến mức nào mà người ta (cha Ralph và Dane) có thể từ bỏ tình yêu để đến với Người…
Đọc truyện rồi xem phim đều ấn tượng với cha Ralph hơn. Có lẽ là cảm tình giới chăng? Cha trong truyện được miêu tả là một người hoàn hảo, hoàn hảo bởi cả ngoại hình và tâm hồn, mang trong mình một tình yêu bất tử đối với Chúa nhưng sau lần đầu tiên gặp Meggie, một cô bé 10 tuổi với mái tóc vàng óng một màu tóc ít cô gái nào có được, Cha đã phát hiện được thứ tình cảm đặc biệt mà Chúa chưa từng mang lại cho mình. Meggie có thể lấp đầy khoảng trống tận sâu thẳm trái tim Cha. Có lẽ kể từ giây phút đó cuộc đời Cha đã định sẽ gắn liền thật chặt chẽ với cô bé này. Khoảng cách tuổi tác khác biệt 18 tuổi không là gì đối với tình yêu đích thực. Hai con người một già một trẻ, hai số phận một vị linh mục và một cô bé hồn nhiên vô tư đến mức ngây thơ không biết gì chỉ biết có Cha. Bản thân tôi thích tình yêu đó, rất nhiều. Cha Ralph là hiện thân của Chúa cứu vớt cuộc đời Meggie khi mà cô bé không nhận được tình yêu đáng có từ người mẹ Fiona. Ngay cả kỳ kinh nguyệt đầu tiên cũng khiến Meggie bàng hoàng lo sợ nghĩ rằng mình sắp chết, giống như Hal đứa em trai vừa mới qua đời. Cũng là Ralph, Cha đã thay mẹ Fiona giải thích hiện tượng sinh lý này cho em hiểu, rằng mình đang trưởng thành. Ôi, có mấy ai được như Cha! Cá nhân mình thích giai đoạn Meggie từ 15 tuổi trở về trước hơn. Cũng giống như Ralph, Meggie luôn là cô gái bé nhỏ thân yêu mà Cha luôn bên cạnh chở che. Sau khi Meggie trưởng thành, từ một thiếu nữ rồi đến một người phụ nữ đầy đặn rồi làm mẹ dường như có cái gì đó khiến tôi không thích tính cách của nàng lắm.
Đối với phim, một lần nữa nhân vật Ralph De Bricassart lại chiếm được tình cảm của tôi hơn. Đó là bởi ánh mắt của ông, ánh mắt lúc nào cũng đượm buồn đến nỗi người khác nhìn vào đó như đắm chìm với nỗi buồn này. Xuyên suốt chiều dài bộ phim ông chỉ mặc có vài bộ đồ: đồ đen khi còn là một vị linh mục, áo sơ mi trắng cùng đôi ủng cưỡi ngựa, và bộ áo dòng màu đỏ sau khi được phong Hồng Y. Tất cả những tâm tư tình cảm của ông đều thể hiện qua ánh mắt. Ông không đẹp đến hoàn hảo như trong truyện miêu tả, có lẽ tại tôi không mấy thích vẻ đẹp người phương Tây, nhưng càng nhìn càng thấy ông mang một nét đẹp mà chỉ Ralph mới có. Trong phim, tôi ấn tượng với cô bé đóng Meggie lúc nhỏ nhất. Và cũng thích cách Ralph chăm sóc quan tâm Meggie lúc nhỏ nhất. Mỗi khi nhìn Meggie bé bỏng ánh mắt ông chứa chan tình cảm nồng nàn mà không thể thấy được khi ông nhìn người khác. Ánh mắt ông luôn dõi theo Meggie. Dường như có thể thấy mỗi lần nhắc đến Meggie là cả con người Ralph như đắm chìm cả vào những gì thuộc về Meggie, từ cái tên cho đến cuộc đời nàng. Một thứ tình cảm vượt trên cả tình yêu, rất mãnh liệt, rất mạnh mẽ khiến người ta cảm thấy trên đời này không có bất cứ tình cảm nào có thể vượt qua được. Rất rất thích thứ tình cảm như vậy!
Cha Ralph, hiện thân của đức Chúa trời luôn che chở bao bọc cho những con chiên của mình, nhưng lại đối xử đặc biệt với Meggie, một cô con gái của một gia đình bình thường đông con trai. Số phận của những người phụ nữ trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng này đều có gì đó rất giống nhau. Đó là số phận của ba người phụ nữ đại diện cho ba thế hệ trong gia đình Cleary: bà Fiona, Meggie và Justine. Cả ba đều sống trong thời mà người phụ nữ không hề được coi trọng, đặc biệt là những người phụ nữ sống trong gia đình thuộc tầng lớp thấp nhất. Và chính bản thân họ cũng không hề coi trọng con gái mình. Bà Fiona không quan tâm Meggie như sự quan tâm của bà đối với những cậu con trai, Meggie lại không quan tâm lo lắng cho Justine bằng Dane. Mặc dù trong thâm tâm họ rất thương yêu mỗi đứa con của mình nhưng vì thời đại vì hoàn cảnh không cho phép họ thể hiện tình yêu đó một cách công bằng.
Mỗi một nhân vật đều có tính cách riêng của mình. Đầu tiên là Paddy. Ông là một người đàn ông hết mực thương vợ yêu con. Duy chỉ có Frank là ông không thể đối xử công bằng bởi vì ông nghĩ Frank là người đã chiếm hết tất cả tình yêu của vợ mình Fiona. Còn lại, những gì ta thấy được qua cách đối xử với những đứa con ruột của ông đó là một người cha vô cùng tốt. Ngược lại với vợ mình, ông thương Meggie nhất. Meggie, đứa con gái duy nhất mà ông luôn che chở, bảo bọc, cưng chiều. Fiona, một người phụ nữ với tính cách mạnh mẽ đến mức dường như khi nhìn vào bà ta có cảm giác ác cảm. Bởi bà không bao giờ thể hiện tình cảm thật ra bên ngoài. Không cười, không khóc, không vui hay buồn, mặt lúc nào cũng một biểu cảm. Dường như chỉ một lần bà khóc đó là lúc Paddy và Stuart mất, khi bà nhận ra thì ra bà luôn rất yêu chồng mình nhưng đã quá muộn. Cuộc đời bà trải qua rất nhiều mất mát, đau đớn tưởng chừng như có thể chết đi nhưng cuối cùng không có bất cứ điều gì khiến cho người phụ nữ đanh thép này gục ngã.
Frank, chàng trai có số phận nghiệt ngã nhất khi mà lẽ ra không nên xuất hiện trên cõi đời này. Anh là kết tinh của Fiona và người bố không hề xuất hiện trong cuộc đời anh cũng như trong truyện, để rồi phải gánh chịu số phận bị Paddy hắt hủi phải nhẫn nhục chịu đựng làm những việc mình không hề thích. Nếu không có mẹ và Meggie có lẽ Frank đã bỏ nhà đi sớm hơn cái tuổi chưa đầy 30.
Cùng số phận với Frank, Dane con trai của Ralph và Meggie sau này cũng phải bỏ mạng vì hành vi bị cho là đắc tội với Chúa. Cả hai đều ra đời với suy nghĩ ích kỷ của hai bà mẹ, và đều phải chịu số phận giống nhau.
Stuart luôn trầm mặc, dường như anh chỉ sống trong thế giới của chính mình, nghĩ về những điều mà người khác không ai có thể hiểu để rồi cũng ra đi, về với thế giới của riêng anh.
Trong số những phụ nữ trong truyện có lẽ Justine là cô gái có cá tính nhất. Rất mạnh mẽ, kiên quyết, thậm chí là bất cần nhưng ẩn sâu là một trái tim yêu thương lớn lao, đặc biệt đối với Dane, cậu em trai khác bố nhỏ hơn một tuổi.
Quay trở lại với hai nhân vật chính làm nên câu chuyện tình yêu xuyên suốt truyện và cũng là xuyên suốt cuộc đời họ, Ralph và Meggie. Như ngay từ đầu tôi đã nói rằng thích Cha Ralph nhất cả trong truyện cũng như phim. Tình cảm mà Ralph dành cho Meggie là một thứ tình cảm thiêng liêng nhưng khác với tình yêu ông dành cho Chúa. Ralph yêu Meggie từ khi nàng mới chỉ là một cô bé 10 tuổi. Ralph yêu Meggie ngay từ lần đầu tiên gặp nàng. Ngay cả chính ông cũng không thể lý giải được thứ tình cảm kỳ lạ đó. Nhưng chính tham vọng và thiên hướng đối với Chúa đã khiến ông không thể cho đi cũng như đón nhận tình cảm đó. Ông luôn nói rằng ông yêu Chúa hơn Meggie nhưng với tôi, đó chỉ là lời biện minh cho cái hoài bão tham vọng điên cuồng kia của ông mà thôi. Vì thực ra, ông yêu Meggie hơn tất cả. Cái danh Hồng Y mà cuối cùng ông có được chính là vật cản trở tình yêu của hai người. Meggie bé bỏng, Meggie ngây thơ, Meggie hồn nhiên luôn cho rằng với tình yêu của mình Ralph sẽ từ bỏ Chúa và ở bên nàng với tư cách một người chồng và người cha của những đứa con trong tương lai của họ. Meggie tin tưởng tuyệt đối vào tình cảm của Ralph. Tuổi thơ Meggie nếu không có Ralph có lẽ cô sẽ không thể vượt qua hoàn cảnh để trở thành một Meggie trưởng thành yêu kiều, xinh đẹp, lộng lẫy. Meggie đơn thuần dù là lúc bé hay khi đã trở thành thiếu nữ đều một lòng hướng tình cảm của mình về phía Ralph. Nàng yêu Ralph, một tình yêu hồn nhiên nhưng rất mãnh liệt, một tình yêu dường như chỉ có ngày càng lớn lên chứ không hề suy giảm, kể cả khi Ralph vì tham vọng mà rời xa cô, Meggie cũng không hề để ý đến. Với nàng, đối với Ralph chỉ có tình yêu và chỉ tình yêu mà thôi. Ralph rời xa nàng, không những nàng không quên đi Ralph mà ngược lại tình yêu trong nàng vẫn luôn hừng hực cháy. Vì nàng tin rằng Ralph sẽ quay về và cưới nàng, bởi nàng yêu Ralph nhiều đến thế cơ mà! Xuyên suốt câu chuyện tình yêu đầy trắc trở của hai nhân vật, số lần họ gặp nhau từ sau khi Meggie 17 tuổi là rất ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhưng chính vì thế mà mỗi lần gặp lại của họ đều khiến ta cảm nhận thật sâu sắc tình yêu hai người dành cho nhau. Dường như sau mỗi lần gặp tình yêu dành cho đối phương lại nhiều thêm một bậc, nhiều đến mức không gì có thể đo đếm được dù đó là Chúa trời đi chăng nữa. Có lẽ vì vậy mà Chúa ghen ghét nên càng giày vò họ hơn tại thời điểm hai người phải chia tay nhau.
Thời gian trong truyện trải dài, rất dài, khoảng thời gian gần 50 năm để chứng kiến những đổi thay những thăng trầm của gia đình Cleary cùng vị linh mục Ralph De Bricassart. Về không gian thì chủ yếu là nơi quê hương gia đình Cleary – Drogheda và cảnh trong Giáo hội. Hai không gian tương phản đại diện cho hai mặt cuộc sống: nhà thờ trang hoàng lộng lẫy, nguy nga tráng lệ của Ralph và Drogheda bao la rộng lớn, bát ngát hoang dã của Meggie. Tuy không gian khác xa nhau nhưng hai người lại cùng chung tâm trạng. Dù là ở rất cách xa nhau nhưng trái tim ánh mắt họ đều hướng về nhau. Thương Meggie mỗi lần tựa cửa trông ngóng bóng hình Cha Ralph, thương ánh mắt Ralph đượm buồn luôn hướng về quê hương người yêu dấu. Hỡi Chúa, người là gì mà lại chia cắt hai thân xác không thể đến với nhau, người có quyền năng gì mà lại không cho hai con người nếu người còn lại không còn thì họ không thể sống nổi được ở bên nhau? Ắt hẳn những ai theo đạo Thiên Chúa sẽ cảm nhận được sức mạnh vĩ đại đó của Chúa, sức mạnh mà không gì Chúa không thể làm được. Nhưng với tôi, một đứa không theo bất cứ đạo giáo nào thì không hiểu được. Giống như Meggie, tuy cha nàng theo đạo Chúa nhưng nàng không hề bị trói buộc bởi những ý nghĩ Chúa vạn năng, Chúa vĩ đại của những con chiên ngoan đạo, ngược lại nàng sẵn sàng chống lại Chúa, quyết giành lấy đứa con của Chúa, quyết giành lấy thứ mà Chúa không thể có được từ De Bricassart bởi vì Người luôn cấm cản chuyện này. Riêng về điểm này, tôi thấy Meggie thật mạnh mẽ, rất quyết liệt, điều nên có trong tình yêu. Yêu cuồng nhiệt nhưng không ủy mị mà quyết giành lấy tình yêu cho bằng được dù người ngăn cản có là đức Chúa trời. Và, có lẽ cuối cùng nàng đã thành công. Đó là đã có được Ralph, tuy không phải với tư cách là bà De Bricassart. Nhưng chỉ bấy nhiêu đó thôi đã khiến nàng cảm thấy đủ, đủ để lấp đầy khoảng trống nàng luôn dành ra để chờ đón Ralph – đó là Dane, giọt máu kết tinh của tình yêu giữa hai người. Nhưng đáng buồn thay, Ralph không hề biết Dane là con trai ông tuy ông đối với cậu còn hơn là một người cha. Theo tôi, sự ra đi của Dane là kết cục cho sự tham vọng muốn kết hôn với Chúa của Ralph chứ không phải vì Meggie đã chống lại Chúa đoạt lấy phần đàn ông của Ralph. Meggie không có tội khi tạo ra Dane, nếu có thì đó chắc chắn là do Ralph, do ông đã không sống thật với tình cảm của chính mình. Đó là sự trừng phạt dành cho Ralph!
Mặc dù không hiểu biết về đạo Thiên Chúa nhưng chi tiết linh mục mà lại có con có lẽ đã gây xôn xao cho những con chiên ngoan đạo lúc bấy giờ. Không một người theo đạo nào lại có thể chấp nhận chuyện này. Trong khi xuyên suốt cốt truyện đều ca ngợi Chúa, tin tưởng tuyệt đối vào Chúa quyền năng nhưng một đấng Hồng Y lại có quan hệ xác thịt với phụ nữ rồi sau đó vẫn quay lại làm công việc ban phát phước lành cho những con chiên. Thật khó có thể chấp nhận được điều này! Tất nhiên, vì là tiểu thuyết nên chuyện gì cũng có thể xảy ra! Nhưng hơn hết đó là truyện đã rất thành công khi gột tả được tình yêu mãnh liệt, day dứt, giằng xé giữa Ralp và Meggie. Một thứ tình yêu không gì có thể sánh bằng. Thứ tình yêu có thể ám ảnh độc giả cũng như những khán giả xem phim. Và tôi cũng không ngoại lệ. Một kiểu ám ảnh rất lớn, khó có thể phai mờ được. Ám ảnh bởi bông hồng tro với sức sống dẻo dai, ám ảnh bởi đôi mắt kiên định của Meggie, ám ảnh bởi thần sắc bức người của Cha Ralph, ám ảnh bởi cuộc đời đầy thăng trầm sóng gió của gia đình nhà Cleary,… Để rồi phải thốt lên một câu “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở…”
~
– Nguyễn Thị Thư
Cuốn tiểu thuyết được viết về lịch sử nửa thế kỷ của ba thế hệ một gia đình lao động – gia đình Cleary.
Câu chuyện xoay quanh ba nhân vật Fiona, Meggie Jaxtina và cha đạo Ralph. Meggie chính là nhân vật trung tâm của mọi vấn đề, đó là mối tình lớn lao trong sáng với cha đạo Ralph.
Nếu Fiona gan góc chịu đựng mọi tai họa nhưng cam chịu số phận thì con gái bà là Meggie đã tìm cách cướp lấy hạnh phúc của mình từ tay Chúa trời. Và Jaxtina, con gái của Meggie là một cô gái hiện đại, có những chuẩn mực đạo đức hoàn toàn khác.
Có thể thấy Fiona, Meggie, Jaxtina là các cấp bậc cho một sự vươn lên một sự đấu tranh mãnh liệt trước số phận không quy hàng nó. Ba nhân vật này phần nào còn đại diện cho số phận phụ nữ thời đó, nổi bật nhất là Fiona.
Nhiều mệnh đề được đặt ra như tình yêu như thế nào là tốt, quan hệ trước hôn nhân, chồng mới của Mecggi chỉ biết làm mà không quan tâm vợ mình, Jaxtina không muốn lấy chồng…
Lòng tham và khát vọng của con người được phơi bày qua nhân vật Ralph, dù là linh mục hay đấng hồng y thì vẫn là con người, họ cũng khao khát quyền lực, được người đời tôn sùng, vẫn mang trong mình cảm xúc và tình yêu.
Tình yêu trong cuốn tiểu thuyết này là ngọt ngào và cay đắng. Mình cứ luôn trong chờ rằng có một tia hy vọng hay niềm hạnh phúc trọn vẹn nào đó đến với các nhân vật, nhưng điều đó chẳng dễ dàng cũng như ngoài đời thực vậy. Cuối truyện mở ra một tia sáng tuy rằng nhỏ nhoi nhưng đầy hy vọng.
Trích dẫn hay:
“Niềm tin không dựa trên bằng chứng hoặc sự tồn tại…nó dựa vào đức tin…không có đức tin sẽ chẳng có gì cả.”
“Tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại”
Ps: Nếu đọc best seller thì đây mới là cuốn đáng đọc.
~
– Đồng Vũ
“Tiếng chim hót trong bụi mận gai” là quyển tiểu thuyết nổi tiếng nhất của McCulough, được xuất bản năm 1977. Truyện xoay quanh mối tình giữa Meggie Cleary và vị cha xứ Ralph de Bricassart vừa hạnh phúc đến đỉnh điểm vừa đau đớn đến tột cùng. Khi gia đình Meggie chuyển từ New Zealand sang Australia để thừa hưởng trang trại của Mary Carson, năm đó Meggie 9 tuổi và cha Ralph 28 tuổi, họ đã gặp nhau như một định mệnh. Tình yêu của họ là đích thực, nhưng trước khi bắt đầu, mỗi người đều biết là không thể.
Ngay từ những trang đầu tiên, tôi đã ấn tượng với lời đề từ: “Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng hót hay nhất thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khổ khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi, và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi lắng nghe, và chính thượng đế trên Thiên đình cũng mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại… Ít ra là truyền thuyết nói như vậy.”
Số phận của con chim đó cũng như Meggie – nhân vật nữ chính trong tiểu thuyết. Cả cuộc đời là một bài hát, hát trong đau đớn và đó cũng là bài hát duy nhất trong đời. Con chim đi tìm bụi mận gai cũng như Meggie đi tìm tình yêu đích thực cho cuộc đời mình. Meggie chỉ yêu một lần duy nhất trong đời và đó là tình yêu mãnh liệt nhất. Dẫu biết rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách, cạm bẫy hay bức tường thành kiên cố mang tên Chúa trời đi chăng nữa thì nàng vẫn bất chấp để lao vào tình yêu. Nàng quyết giành lại được người nàng không được phép yêu từ tay Chúa, đó là cha xứ Ralph de Bricassart. Nàng khao khát được tận hưởng những giây hạnh phúc dù rất đỗi mong manh. Đó là một tình yêu tuyệt đẹp trong cuộc đời này. Nhưng nàng cũng phải trả giá bằng những trái đắng trong cuộc đời “bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại”. Song nàng không bao giờ hối hận vì điều đó “chính ta đã xếp đặt số phận của ta như thế, ta không đổ lỗi cho ai và ta cũng không hề tiếc nuối về một phút giây nào trong quá khứ…”. Nàng đã sống hết mình, cháy hết mình cho ngọn lửa tình yêu đó.
“Con chim mang chiếc gai của bụi mận cắm vào ngực tuân theo qui luật bất di bất dịch của thiên nhiên; bản thân nó không biết sức mạnh nào đã buộc nó lao vào mũi nhọn và chết mà vẫn hót. Lúc mũi gai xuyên qua tim nó, nó không nghĩ đến cái chết sắp đến, nó chỉ hót, hót cho đến lúc mất tiếng đứt hơi. Nhưng chúng ta, khi lao ngực vào bụi mận gai, chúng ta biết, chúng ta hiểu. Tuy thế ta vẫn lao ngực vào bụi mận gai. Sẽ mãi mãi như thế!”. Ai trong chúng ta cũng đều biết rằng tình yêu không hoàn toàn là một màu hồng ngọt ngào, nó có cả màu xám của sự chia ly, mất mát hay những dư vị của đắng cay và nước mắt. Nhưng tất cả mọi người đều muốn lao vào đó để biết được trái ngọt tình yêu – một món quà vĩ đại mà Thượng đế đã ban tặng cho chúng ta. Vì thế nên Meggie đã yêu Ralph bằng một tình yêu trong sáng của một cô gái cho đến niềm khao khát muốn chiếm giữ của một người đàn bà. Đã có lúc nàng đi tìm cho mình một tình yêu mới, đó chính là Luke O’’ Neil – một người có hình dáng giống Ralph. Tuy nhiên Luke không yêu nàng và nàng cũng nhận ra quyết định lấy Luke chỉ là cách trả thù Ralph. Nàng trốn chạy, vùng vẫy, đấu tranh và giằng xé nhưng nàng vẫn không thể thoát khỏi tình yêu với Ralph và cuối cùng đã dẫn tình yêu đó đi đến bi kịch. Cô hận Ralph và hận Chúa: “Không, Chúa chẳng lành hiền chút nào …Chúa đã lấy mất Ralph của ta, có thế thôi … Tôi tuyệt nhiên không nên căm thù Ralph mà căn thù ngài mới phải.” Ở đây nhà văn đã dám đề cập đến vấn đề quan điểm đối với tôn giáo. Cách sống không mộ đạo của Meggie đối với Chúa trời là một phản ứng tự nhiên của một người phụ nữ khi bị người khác cướp mất người nàng yêu.
Riêng với tôi, tôi vừa thích Meggie vừa không thích Meggie. Tôi thích vì nàng đã dám sống hết mình để đi tìm tình yêu đích thực trong cuộc đời “tôi sinh ra cho anh ấy và chỉ anh ấy mà thôi”. Nàng đã bảo vệ tình yêu chân chính của mình, đó là điều rất đáng trân trọng. Hơn hết, tôi cảm thấy rất thương nàng vì ngay từ khi còn nhỏ đã không được sự quan tâm và chú ý của mọi người. Meggie xuất hiện như một con chim lạc đàn trong một gia đình không chỉ thiếu thốn về vật chất mà còn nghèo nàn về tình cảm. Một gia đình với những người con trai và một bà mẹ gần như vô tâm vô cảm. Nàng như bị lãng quên trong chính gia đình ấy “phụ nữ không nhớ đến con gái. Con gái là cái gì kia chứ?…tôi cố quên đi rằng tôi có con gái”. Thế nhưng, tôi không thích việc Meggie theo đuổi tình yêu một cách khá cố chấp. Nàng vượt qua mọi rào cản, hy sinh tất cả để được sống trong tình yêu, để được đổi lấy giọt máu của Ralph nhưng cuối cùng nàng đã mất tất cả. Nàng không tận hưởng được tình yêu mà còn mất đi đứa con đã nối gót Ralph quay về bên Chúa và hy sinh cho Chúa.
Ralph là một vị linh mục, ông đem lòng yêu Meggie nhưng vì thân phận, địa vị, ông đã không dám đối mặt với tình yêu đó. Ông không chọn Meggie làm mục đích mà đã lựa chọn một vị trí tối cao trong nhà thờ và tình yêu của ông một lòng hướng về Chúa trời “ta yêu con, Meggie ạ, ta sẽ mãi mãi yêu con. Nhưng ta là linh mục, ta không thể…thực quả là ta không thể thế được”, “vì thế ta đã xéo bẹp con dưới gót giầy của lòng háo danh của ta; đối với ta giá trị của con không hơn bông hồng nhàu nát bị vứt xuống cỏ.”. Phải chăng Ralph cũng như con chim trong truyền thuyết kia ? Để giữ vững được tình yêu với Chúa, để có được danh vọng, ông đã phải trả giá bằng những “nỗi đau khổ vĩ đại” là đối mặt với nỗi cô đơn, không đủ can đảm để thoát ra “cái lồng” do chính mình tạo nên.
Một trong những hình ảnh khiến tôi không thể nào quên được trong tiểu thuyết đó chính là “tro của hoa hồng” . Đám bụi tro đó không chỉ có màu sắc ảm đạm buồn thương mà ở đó còn thấp thoáng những sắc hồng kiêu sa. Với trí tưởng tượng tài tình, tác giả đã sáng tạo ra “tro của hoa hồng” , đó là màu trên chiếc váy Meggie mặc trong buổi tiệc sinh nhật lần thứ mười bảy “bộ áo không bóng, màu xám nhạt có ánh hồng dịu dàng – trong những năm ấy, màu đó được gọi là “tro của hoa hồng” .” “Hoa hồng” và “tro của hoa hồng” đã chứng giám cho tình yêu giữa Meggie và Ralph “Hoa hồng. Tro của hoa hồng. Hoa hồng, hoa hồng khắp mọi nơi. Cánh hoa rải rác trên cỏ. Hoa hồng mùa hè: hồng trắng, hồng đỏ thắm, hồng vàng. Hương thơm ngọt ngào nồng đượm trong đêm. Những bông hoa hồng dịu, bợt màu dưới ánh trăng, nom gần như màu tro. Tro của hoa hồng, tro của hoa hồng”. Hình ảnh ấy đã khắc sâu trong tâm trí Ralph sau này khi mỗi lần nhớ đến Meggie “một bông hồng phơn phớt màu tro nhợt nhạt…để cha giữ làm kỉ niệm về con”. “Tro của hoa hồng” phải chăng là sắc màu tình yêu của hai người? Một tình yêu đẹp như hoa hồng nhưng cũng buồn thương như màu của tro?
“Tiếng chim hót trong bụi mận gai” là bản nhạc buồn thương, là viên ngọc quý trong kho tàng văn học thế giới. Sau khi khép trang sách lại, tôi đã nhận ra được nhiều cái đẹp, đặc biệt là nét đẹp tình yêu như Gacxia Marquez đã nói: “Từ khi mới nhen nhóm sự sống trên trái đất, phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi. Cũng đã phải trải qua 4 kỷ địa chất, con người mới hát hay hơn chim và mới chết vì yêu.”
~
– Tuyết Phạm
Trích dẫn Tiếng chim hót trong bụi mận gai
“Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng hót hay nhất thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khổ khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi, và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi lắng nghe, và chính thượng đế trên Thiên đình cũng mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại… Ít ra là truyền thuyết nói như vậy”.
“Con chim mang chiếc gai của bụi mận cắm vào ngực tuân theo qui luật bất di bất dịch của thiên nhiên; bản thân nó không biết sức mạnh nào đã buộc nó lao vào mũi nhọn và chết mà vẫn hót. Lúc mũi gai xuyên qua tim nó, nó không nghĩ đến cái chết sắp đến, nó chỉ hót, hót cho đến lúc mất tiếng đứt hơi. Nhưng chúng ta, khi lao ngực vào bụi mận gai, chúng ta biết, chúng ta hiểu. Tuy thế ta vẫn lao ngực vào bụi mận gai. Sẽ mãi mãi như thế!”.
“… Trong mỗi chúng ta đều có một cái gì mà dù có gào khóc thế nào đi nữa ta cũng không vượt qua được nó. Chúng ta là như thế và không làm thế nào được. Như con chim nọ trong một truyền thuyết cổ của dân tộc Celtic: lao ngực vào chiếc gai của bụi mận, và khi trái tim bị xuyên thủng thì cất tiếng hót và chết dần. Nó không thể làm khác đi được, số phận nó là như thế. Cho dù chính ta biết rằng ta sảy chân, thậm chí biết trước khi ta đi bước đầu tiên thì điều đó cũng không ngăn giữ được gì, không thể thay đổi được gì, phải không nào?
Mỗi người hát bài ca của mình và tin chắc rằng chưa bao giờ thế gian nghe thấy bài nào hay hơn. Chẳng lẽ anh không hiểu sao? Chính chúng ta tự tạo ra cho mình những chiếc gai nhọn và thậm chí không nghĩ đến việc ta phải trả một giá như thế nào. Rồi sau đó chỉ còn việc chịu đựng và tự nhủ rằng ta đau khổ không phải là vô ích…”
“Chẳng bao giờ có ai trải qua được nỗi đau của người khác, số phận dành cho mỗi người nỗi đau riêng.”
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Review Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai - Colleen McCullough
Nhật Minh Hy - dembuon
Tiếng chim hót trong bụi mận gai (The thorn birds) hay Những con chim ẩn mình chờ chết là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nữ nhà văn người Úc tên Colleen McCullough xuất bản năm 1977.
Lấy bối cảnh nước Úc những năm đầu thế kỉ 19, Tiếng chim hót trong bụi mận gai là một bức tranh hiện thực thu nhỏ đầy sinh động cũng đầy đau thương về cuộc đời của những con người ở những giai cấp khác nhau ở xã hội Úc vào thời điểm này. Cuốn tiểu thuyết tập trung miêu tả những xung đột trong tâm lý và đạo đức giữa các thành viên trong gia đình, giữa những người yêu nhau, giữa tình yêu và lý trí, giữa luật lệ và con tim để khắc họa rõ rằng cuộc đời là những khúc cua mà không ai biết trước được và đôi khi là bi kịch mà bản thân là nhân vật chính trong vở kịch sống ấy.
Trong bức tranh xã hội ấy lại hiện lên một thứ tình yêu vượt qua mọi giới hạn nhưng lại không mang lại kết quả tốt đẹp như mong muốn. Một tình yêu từ những giây phút gặp gỡ đầu tiên, nhưng cũng là định mệnh đầy đau khổ, một cô bé đẹp đẽ, trong sáng và một vị cha sứ tài giỏi, ấm ấp nhưng lại đầy tham vọng. Đó là câu chuyện tình yêu ngọt ngào mà lại vô cùng đau đớn giữa Meggie và cha sứ Ralph.
"Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng hót hay nhất thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khổ khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi, và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi lắng nghe, và chính thượng đế trên Thiên đình cũng mỉm cười" (Trích tác phẩm)
Ngay từ đoạn mở đầu ta đã cảm nhận được một thứ cảm giác đau đớn không tả xiết trong sự hạnh phúc, thỏa mãn phút chốc, nhưng lại không có một chút nào là hối tiếc. Có lẽ, thứ tình yêu của Meggie và cha sứ Ralph cũng giống như thế, một thứ tình yêu phải có biết bao nhiêu can đảm để vượt lên mọi định kiến, luật lệ, giáo điều. Khi đọc tác phẩm, bạn sẽ thấy rằng Meggie là một cô gái xinh đẹp, đằm thắm và dịu dàng nhưng trong tình yêu, nàng gai góc và bản lĩnh nhường nào để có được tình yêu chính đáng thuộc về mình. Người con gái xinh đẹp này đã đem lòng yêu thương vị cha xứ Ralph lịch lãm dịu dàng, người đã chở che nàng từ thơ bé, nhìn nàng lớn lên, cùng vui nỗi vui của nàng, cùng đau nỗi đau của nàng.
Nhưng nàng không biết rằng chỉ có tình yêu sẽ không mang lại cho nàng hạnh phúc như nàng mong muốn mà ngược lại cả hai phải trải qua muôn vàn đau khổ và dày xé tâm can vì người mà nàng yêu đã dành hết tâm hồn và thể xác để phụng sự Chúa.
Khi còn trẻ chúng ta thường hay trì hoãn vì chúng ta nghĩ mình có nhiều thời gian nên đôi khi người ta chọn lơ là đi tiếng nói của con tim, những thứ danh vọng, nghiệt ngã của cuộc sống lại buộc họ chọn cách trốn tránh hoăc từ bỏ. Mà Meggie hay cha sứ Ralph cũng không ngoại lệ, mặc dù cả hai người đều biết được tình yêu đối phương dành cho mình nhưng không ai đủ can đảm thừa nhận trước xã hội đen tối và quá nhiều cấm điều. Trốn tránh thứ tình cảm nam nữ này, Meggie chọn kết hôn với một người đàn ông khác và sinh một bé gái nhưng nàng cũng không cảm nhận được thứ gọi là tình yêu mà lại luôn thương nhớ về một người chỉ có thể nhớ mà không thể nào yêu.
Nhưng mà định mệnh cũng hay trêu đùa con người, Meggie gặp lại cha sứ trên bãi biển, hai người được đoàn tụ trong thời gian ngắn ngủi, đúng hơn là khoảng thời gian định mệnh khiến hai con người vượt lên mọi luật lệ, tôn giáo, định kiến xã hội để trao cho nhau thứ tình yêu say đắm nhất. Sau cuộc gặp gỡ đó, một thứ sức mạnh từ tình yêu đã giúp Meggie mạnh mẽ hơn, nàng trở Drogheda và bắt đầu đấu tranh cho một tình yêu mà nàng đáng có, nàng quyết tâm giành lấy người mình yêu từ nơi Đức Chúa.
Nhưng thực tế lại không giống như chuyện cổ tích, nàng Meggie không thắng được định mệnh. Hai người yêu nhau không thể bên nhau trọn đời.
Câu chuyện kết thúc nhưng cảm giác nghẹn ngào vẫn còn như in, thứ cảm giác đỏ hoe nơi hốc mắt, không thở được cũng không thể nào hút lấy một chút không khí qua cuống họng, một chút uất ức nơi trái tim, người đã từng đau vì yêu sẽ biết đó là cảm giác gì mà người chưa từng cũng nếm trải thứ xúc cảm của một thứ hạnh phúc đau đớn.
Gấp trang sách lại, đi qua một câu chuyện giống như đã đi qua những cuộc đời thật dài, qua nhiều điều đáng học hỏi về xã hội, con người, danh vọng, tình yêu. Nhưng có lẽ thứ gây nên thứ cảm xúc mạnh mẽ nhất đó là sự đấu tranh đến cùng của nàng Meggie cho tình yêu, chỉ cần xác định có một thứ tình cảm mãnh liệt gọi là tình yêu luôn sục sôi, cháy bỏng nàng can tâm làm mọi thứ, sẵn sàng chiến đấu với đấng tối cao để có được về mình. Tình yêu vượt lên mọi sợ hãi.
"Nếu anh là cha Ralph
Em sẽ là Meggie bé bỏng
Bằng con với niềm ước vọng
Giành lại anh từ tay đức chúa trời
Có một loài chim như thế anh ơi
Không chịu sống một đời tẻ nhạt
Mà phải sống với niềm khao khát
Dù phải lao mình vào bụi mận gai.."
Tiếng chim hót trong bụi mận gai là một tiểu thuyết tình cảm phù hợp với mọi lứa tuổi, mình tin những ai có thể đọc qua một lần cũng khó nào quên được!
Nhật Minh Hy - dembuon
Tiếng chim hót trong bụi mận gai (The thorn birds) hay Những con chim ẩn mình chờ chết là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nữ nhà văn người Úc tên Colleen McCullough xuất bản năm 1977.
Lấy bối cảnh nước Úc những năm đầu thế kỉ 19, Tiếng chim hót trong bụi mận gai là một bức tranh hiện thực thu nhỏ đầy sinh động cũng đầy đau thương về cuộc đời của những con người ở những giai cấp khác nhau ở xã hội Úc vào thời điểm này. Cuốn tiểu thuyết tập trung miêu tả những xung đột trong tâm lý và đạo đức giữa các thành viên trong gia đình, giữa những người yêu nhau, giữa tình yêu và lý trí, giữa luật lệ và con tim để khắc họa rõ rằng cuộc đời là những khúc cua mà không ai biết trước được và đôi khi là bi kịch mà bản thân là nhân vật chính trong vở kịch sống ấy.
Trong bức tranh xã hội ấy lại hiện lên một thứ tình yêu vượt qua mọi giới hạn nhưng lại không mang lại kết quả tốt đẹp như mong muốn. Một tình yêu từ những giây phút gặp gỡ đầu tiên, nhưng cũng là định mệnh đầy đau khổ, một cô bé đẹp đẽ, trong sáng và một vị cha sứ tài giỏi, ấm ấp nhưng lại đầy tham vọng. Đó là câu chuyện tình yêu ngọt ngào mà lại vô cùng đau đớn giữa Meggie và cha sứ Ralph.
"Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng hót hay nhất thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khổ khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi, và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi lắng nghe, và chính thượng đế trên Thiên đình cũng mỉm cười" (Trích tác phẩm)
Ngay từ đoạn mở đầu ta đã cảm nhận được một thứ cảm giác đau đớn không tả xiết trong sự hạnh phúc, thỏa mãn phút chốc, nhưng lại không có một chút nào là hối tiếc. Có lẽ, thứ tình yêu của Meggie và cha sứ Ralph cũng giống như thế, một thứ tình yêu phải có biết bao nhiêu can đảm để vượt lên mọi định kiến, luật lệ, giáo điều. Khi đọc tác phẩm, bạn sẽ thấy rằng Meggie là một cô gái xinh đẹp, đằm thắm và dịu dàng nhưng trong tình yêu, nàng gai góc và bản lĩnh nhường nào để có được tình yêu chính đáng thuộc về mình. Người con gái xinh đẹp này đã đem lòng yêu thương vị cha xứ Ralph lịch lãm dịu dàng, người đã chở che nàng từ thơ bé, nhìn nàng lớn lên, cùng vui nỗi vui của nàng, cùng đau nỗi đau của nàng.
Nhưng nàng không biết rằng chỉ có tình yêu sẽ không mang lại cho nàng hạnh phúc như nàng mong muốn mà ngược lại cả hai phải trải qua muôn vàn đau khổ và dày xé tâm can vì người mà nàng yêu đã dành hết tâm hồn và thể xác để phụng sự Chúa.
Khi còn trẻ chúng ta thường hay trì hoãn vì chúng ta nghĩ mình có nhiều thời gian nên đôi khi người ta chọn lơ là đi tiếng nói của con tim, những thứ danh vọng, nghiệt ngã của cuộc sống lại buộc họ chọn cách trốn tránh hoăc từ bỏ. Mà Meggie hay cha sứ Ralph cũng không ngoại lệ, mặc dù cả hai người đều biết được tình yêu đối phương dành cho mình nhưng không ai đủ can đảm thừa nhận trước xã hội đen tối và quá nhiều cấm điều. Trốn tránh thứ tình cảm nam nữ này, Meggie chọn kết hôn với một người đàn ông khác và sinh một bé gái nhưng nàng cũng không cảm nhận được thứ gọi là tình yêu mà lại luôn thương nhớ về một người chỉ có thể nhớ mà không thể nào yêu.
Nhưng mà định mệnh cũng hay trêu đùa con người, Meggie gặp lại cha sứ trên bãi biển, hai người được đoàn tụ trong thời gian ngắn ngủi, đúng hơn là khoảng thời gian định mệnh khiến hai con người vượt lên mọi luật lệ, tôn giáo, định kiến xã hội để trao cho nhau thứ tình yêu say đắm nhất. Sau cuộc gặp gỡ đó, một thứ sức mạnh từ tình yêu đã giúp Meggie mạnh mẽ hơn, nàng trở Drogheda và bắt đầu đấu tranh cho một tình yêu mà nàng đáng có, nàng quyết tâm giành lấy người mình yêu từ nơi Đức Chúa.
Nhưng thực tế lại không giống như chuyện cổ tích, nàng Meggie không thắng được định mệnh. Hai người yêu nhau không thể bên nhau trọn đời.
Câu chuyện kết thúc nhưng cảm giác nghẹn ngào vẫn còn như in, thứ cảm giác đỏ hoe nơi hốc mắt, không thở được cũng không thể nào hút lấy một chút không khí qua cuống họng, một chút uất ức nơi trái tim, người đã từng đau vì yêu sẽ biết đó là cảm giác gì mà người chưa từng cũng nếm trải thứ xúc cảm của một thứ hạnh phúc đau đớn.
Gấp trang sách lại, đi qua một câu chuyện giống như đã đi qua những cuộc đời thật dài, qua nhiều điều đáng học hỏi về xã hội, con người, danh vọng, tình yêu. Nhưng có lẽ thứ gây nên thứ cảm xúc mạnh mẽ nhất đó là sự đấu tranh đến cùng của nàng Meggie cho tình yêu, chỉ cần xác định có một thứ tình cảm mãnh liệt gọi là tình yêu luôn sục sôi, cháy bỏng nàng can tâm làm mọi thứ, sẵn sàng chiến đấu với đấng tối cao để có được về mình. Tình yêu vượt lên mọi sợ hãi.
"Nếu anh là cha Ralph
Em sẽ là Meggie bé bỏng
Bằng con với niềm ước vọng
Giành lại anh từ tay đức chúa trời
Có một loài chim như thế anh ơi
Không chịu sống một đời tẻ nhạt
Mà phải sống với niềm khao khát
Dù phải lao mình vào bụi mận gai.."
Tiếng chim hót trong bụi mận gai là một tiểu thuyết tình cảm phù hợp với mọi lứa tuổi, mình tin những ai có thể đọc qua một lần cũng khó nào quên được!
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Khuê Anh Hoàng - ybox
Khuê Anh Hoàng@Viện Sách - Bookademy
[Review Sách] "Án Mạng Trên Sông Nile": Một Cuộc Chiến Của Tình, Tiền Và Tham Vọng
Án mạng trên sông Nile là một cuốn tiểu thuyết trinh thám kinh điển của nữ nhà văn Agatha Christie vào thế kỷ 20. Bà là tác giả nổi tiếng với 66 cuốn tiểu thuyết với 33 cuốn sách trinh thám xoay quanh hai thám tử nổi tiếng là ngài Hercule Poirot và bà Maple. Vừa hay, Án mạng trên sông Nile là một trong 10 các cuốn sách được đánh giá cao nhất trong bộ truyện lừng danh gồm 33 cuốn của bà. Cuốn sách này cũng đã từng được chuyển thể thành phim và là nguồn cảm hứng của nhiều tác phẩm từ những nhà văn trẻ khác như Robin Stevens. Câu chuyện này xoay quanh lòng tham không đáy và đó cũng là ngọn nguồn của mọi rắc rối. Tất nhiên, món ‘đặc sản’ là những cú twist siêu khó đoán của nữ tác giả cũng góp phần tạo nên dấu ấn khó phai của cuốn sách này.
Cô gái với mọi thứ lấy được bằng tiền:
If a girl’s as rich as that, she has no right to be a good-looker as well. And she is a good-looker… Got everything. Doesn’t seem fair.
Xuyên suốt phần đầu của cuốn sách, câu ‘she got everything’ (cô ấy có tất cả mọi thứ) là câu nói được dùng nhiều nhất để tả Linnet. Cô là cháu ngoại của một nhà tỉ phú và là con gái duy nhất của một đại gia khét tiếng. Nghe đến đây, chắc hẳn ai cũng hiểu rằng cô ấy được thừa hưởng một khối tài sản kếch sù đến như nào. Và chính thế, tổng những thứ mà cô được thừa kế có thể tính bằng hàng nghìn triệu. Cô đang trong quá trình tu sửa một vùng đất nhỏ có tên là Wode Hall cho riêng mình và tin đồn vây lấy cô về một hôn ước trong tương lai gần với cậu ấm của nhà Windlesham, người được thừa kế cả một vùng Charltonbury danh giá. Chỉ cần một cái gật đầu của Linnet, cô sẽ lên làm bà chủ của Charltonbury nhưng…..
It must be - rather wonderful- to feel like that …
Thứ duy nhất cô thiếu là tình yêu. Cô không yêu Charles Widdersham. Cô ghen tị với người bạn thân của mình -Jackie- khi Jackie có thể tìm được một ý trung nhân của đời mình, người mà cô có thể chết vì…Cô tin rằng cảm giác có thể chết vì một người nào đó chắc hẳn sẽ rất tuyệt. Cô khao khát có một tình yêu như Jackie. Và cho đến khi cô gặp vị hôn phu của cô bạn thân, Simon Doyle, cô lại khao khát có được trái tim anh ta. Như một lẽ thường đã hằn sâu trong suy nghĩ, cô phải có được những thứ mà cô mong muốn…..
‘Linnet Ridgement, can you look at me in the face and tell me of any occasion on which you’ve failed to do exactly as you wanted?’
Dù có được tất cả mọi thứ là thế nhưng Linnet luôn không hài lòng với những gì mình có. Cô không muốn chỉ yên phận làm bà Windlesham và cưới ngài Windersham - người mà cô không yêu. Theo xã hội ngày xưa làm vợ của một gia đình giàu có như thế cũng có nghĩa là phải theo họ chồng, nghe lời chồng và vì một họ chỉ có quyền quản một mảnh đất, làm bà chủ của Charltonbury cũng đồng nghĩa với việc Linnet phải từ bỏ Wode Hall, vùng đất mà cô dày công sửa sang. Làm bà chủ của Charltonbury cũng có nghĩa là kha khá tài sản của cô sẽ trở thành một món hồi môn nhỏ rót thêm vào số tài sản khổng lồ vốn có của nhà Windersham. Vốn những định kiến của xã hội xưa đã không công bằng là thế nhưng Linnet đã có khá khá nhiều so với những người khác - cô có tất cả những gì có thể mua được bằng tiền và dù các truyền thống của xã hội xưa có ra sao thì ngài Charles Widdersham cũng yêu cô hết lòng và sẽ không lạ gì nếu cô được chiều chuộng sau khi về nhà chồng. Nhưng không. Linnet không muốn vậy, cô vừa muốn giữ khối tài sản kếch xù và vùng đất mang quyền sở hữu của mình cũng như là tìm được tình yêu đích thực của đời mình cả kể điều đó nghĩa là cô phải cướp vị hôn thê mà bạn thân cô thề sống thề chết phải cưới. Rồi việc gì phải đến cũng đã đến. Lòng tham vọng của Linnet đã phải trả giá.
Chuyến tàu định mệnh:
‘I’ll never forget this trip as long as I live. Three deaths… It’s just like living a nightmare,’
Một chuyến tàu thoạt nhìn thì đầy sự ngẫu nhiên nhưng sự thật lại chẳng đơn giản đến thế. Hầu hết mọi người trong tàu đều tụ tập tại đây khi biết tin Linnet và chồng - Simon Dolye, người từng là hôn phu của Jacqueline - sẽ tận hưởng một tuần trăng mật ngọt ngào trên chuyến tàu chạy dọc sông Nile này. Và trùng hợp thay, đây cũng chính là chuyến tàu mà Poirot chọn để tận hưởng những ngày nghỉ ngắn ngủi của mình. Và rồi..
Cô ấy đã chết. Chết một cách đau đớn khi bị bắn thẳng vào hộp sọ trong đêm, khi cô vẫn đang say giấc nồng. Vậy ai trong chuyến tàu đầy kẻ thù đã giết Linnet một cách máu lạnh như vậy. Là Andrew Pennington - người tay hòm chìa khoá của nhà Ridgement chăng? Bởi lẽ sau khi hay tin Linnet vừa kết hôn, ông đã vội chạy tới đây với một mục đích mờ ám và che dấu sự mờ ám đó bằng cách nói cho cô gái đây chỉ là một sự tình cờ. Có phải vì cô quá cẩn thận khi ký giấy tờ mà điều đó lại trở thành động cơ để Pennington giết Linnet và sau đó dễ dàng xử lý người chồng gà mờ trong công việc mà sẽ thừa kế toàn bộ tài sản của cô? Hay là bà Van Schuyler, người mà sở hữu một trong những món đã được đánh giá là hung khí? Còn Tim Allerton, người đang nhăm nhe chiếc vòng kim cương giá trị triệu đô của Linnet thì sao? Fleetwood nữa, người mà từng có hôn ước với người hầu nữ của Linnet nhưng sau khi bị Linnet phát hiện ra rằng ông đã có vợ để rồi cô hầu nữ của Linnet đơn phương huỷ hôn, ông có muốn giết cô với mục đích trả thù không? Hơn nữa, trùng hợp làm sao, Jacqueline (Jackie), cô bạn thân mà đã bị Linnet cướp hôn phu cũng đang ở trên tàu. Vậy ai là người đã làm điều này? Trước khi màn sương bao vây sự thật được hé mở, 2 cái chết nữa lần lượt ập đến, đều với một mục đích là bịt miệng. Vụ án nom thì như một khoảnh khắc mà hung thủ chớp lấy thời cơ một cách thần kỳ nhưng thực thì chẳng phải vậy mà thay vào đó là một vụ án được tính toán kỹ càng tới từng chi tiết dù là nhỏ nhất. Poirot, lại một lần nữa phải dùng tới bộ não tài ba của mình để tìm đường qua một mê cung đầy rắc rối.
Ý tưởng mạnh mẽ về tình yêu mất lý trí và lòng tham:
‘Love can be a very frightening thing.’
Jacqueline de Bellfort, một cô gái thông minh, tốt bụng vẽ nên một câu chuyện tình như mơ với chàng trai ấm áp Simon Doyle và sắp sửa tiến tới đám cưới. Thế nhưng, sau khi chuyển tới Wode Hall để nhờ Linnet giúp xin việc cho Simon - người vừa bị cắt việc dưới ảnh hưởng của cuộc đại suy thoái về kinh tế (the great depression)- cả hai đã bị cuốn vào một kế hoạch tình, tiền. Khi Linnet vô tình yêu Simon từ cái bắt tay đầu tiên và muốn quyến rũ anh, Simon đã nhận ra cơ hội của bản thân và một kế hoạch đã được nhẩm tính kỹ lưỡng. Anh đã ‘bỏ’ Jackie để theo Linnet, điều mà thoạt nhìn thì ai cũng nghĩ là đương nhiên. Jacqueline, đau lòng khi mất đi người quan trọng nhất với mình, bắt đầu theo sát đôi vợ chồng mới cưới - Linnet và Simon- tới từng chỗ họ đi. Vốn là một cô gái mà được Poirot liên tục nhận xét là có tài năng và triển vọng, cô bỏ hết mọi lí trí để đuổi theo họ trong tiếng gọi của tình, tiền và sự trả thù.
Câu hỏi về mặt pháp lý luôn thường trực trong những câu chuyện trinh thám của bà Christie:
‘You will consent to my little arrangement, yes?’ Poirot pleaded. ‘It is irregular - I know it is irregular, yes - but I have high regard of human happiness’
Ở đây, Poirot đã xem nhẹ về vụ cướp nghìn đô liên quan tới cái vòng kim cương của Linnet (một vụ án riêng biệt so với vụ án mạng của nữ tỷ phú này) và thay vào đó xem trọng sự hạnh phúc và vui vẻ của con người hơn. Đúng, những người biết sửa sai thì nên được cho một cơ hội để làm lại. Tuy nhiên, vậy thì luật pháp ở đâu? Không hình phạt nào đã được đặt ra mà đơn giản chỉ là trả lại đồ đã lấy. Người này có thể ngồi lên những số tiền kiếm được từ các thương vụ trong quá khứ mà tiếp tục sống hạnh phúc. Đây là một tình tiết khá gây tranh cãi trong những cuốn tiểu thuyết của bà Agatha, dù điều đó có hợp tình hợp lý đến mấy thì tôi tin cũng nên để luật pháp quyết định. Nếu thật sự con người của họ tốt đến thế, có thể quay đầu nhanh đến vậy, tại sao họ lại dấn thân vào ngay từ đầu. Theo tôi, ở đây, lí do làm ăn cướp cho vui có thể là quá hời hợt và đặt một dấu chấm hỏi lớn liên quan tới luật pháp và công lý.
Cách viết thú vị qua ngôi người kể chuyện
Án mạng trên sông Nile là một cuốn sách được viết với ngôi người kể chuyện am hiểu tất cả mọi thứ (omnicious narrator). Dù không viết từ lời của một nhân vật nào nhưng người kể lại biết tường tận tất cả những cảm xúc cá nhân của từng nhân vật và khai thác rất kỹ lưỡng vào điều này. Bối cảnh được thay đổi liên tục và mạch chuyện chính được đưa tới cho đọc giả qua nhiều góc nhìn từ các nhân vật khác nhau. Phần mở đầu câu chuyện là về những bài báo xoay quanh Linnet, những lời tán ngẫu của mấy ông bạn nhậu tại quán bar về hôn sự của cô và Widdersham. Sau đó, thông tin này như được làm rõ qua một cuộc trò chuyện giữa Linnet và một người bạn của cô. Tin cô kết hôn cũng vậy, nó không được viết từ góc nhìn của cô mà lại là qua một bức thư mà cô gửi cho ngài Pennington. Bà Agatha đảm bảo được rằng mạch chuyện vẫn được diễn ra một cách liền mạch trong khi cùng lúc xen vào những đoạn giới thiệu về những nhân vật mới để tăng thêm kịch tính về cuộc chạm trán ‘ngẫu nhiên’ tại chiếc tàu trên sông Nile.
Kết cục:
‘A fool’s game, and we’ve lost. That’s all.’
Dù vậy, cái kết của câu chuyện cũng được xem là khá trọn vẹn dù cũng không kém phần bi thương. Những con người quá luỵ tình và tham vọng (ở đây nói về tiền bạc) đã phải trả cái giá xứng đáng và những con người đáng có được hạnh phúc thì đã có nó. Trong truyện, bà Agatha đã khéo léo lồng ghép thêm hai cặp đôi - được xem như là một cách để mang lại hạnh phúc tới những con người đã sống một cuộc sống khá khiêm tốn và không kém phần đau buồn. Dù vậy, vì đây là một câu chuyện trinh thám nên những chi tiết lãng mạn khá mờ nhạt, chưa được phát triển hết ý và hơi không cần thiết nhưng nó cũng phần nào làm trọn vẹn hơn kết truyện.
~
Ẩn danh
Nếu bạn tìm một quyển trinh thám với diễn biến nhanh thì “Án mạng trên sông Nile” chắc chắn không phải là một lựa chọn khôn ngoan. Vẫn theo lối kể chuyện từ từ không vội vàng của bà, chúng ta sẽ khám phá ra một vụ án tỉ mẩn đến từng chi tiết. Tuyến nhân vật khá dày xong cũng không quá khó để nhớ, mỗi tình tiết dù là nhỏ nhất cũng là một manh mối quan trọng.
Cô gái trẻ bị giết khi đang ngủ say, nói đơn giản là một giấc ngủ ngắn trở thành một giấc ngủ dài chỉ là cô sẽ không bao giờ tỉnh dậy.
“Cô Linnet Doyle tội nghiệp. Nằm ngủ thật yên bình… với một cái lỗ nhỏ trên đầu.”
Phần dẫn chuyện khá dài dòng lan man xong nửa cuối của truyện sẽ không làm bạn thất vọng, với những ai đọc nhiều trinh thám thì hung thủ không quá khó để đoán nhưng đối với những bạn mới đọc trinh thám và thích thêm chút romantic thì đây là một quyển sách không thể bỏ qua.
“Và khi bất kì thứ gì đẹp mất đi, đó là tổn thất cho thế giới này.”
~
Ẩn danh
Tôi đã không thất vọng khi quyết định mua nó.
Tôi đã mua cuốn sách Án mạng trên sông Nile này và tôi đã không thất vọng với giao dịch mua của mình, tôi rất thích câu chuyện.
Tôi thỉnh thoảng đắm chìm vào tiểu thuyết của Christie kể từ khi tôi còn là một thiếu niên. Án mạng trên sông Nile là một câu chuyện độc đáo với bối cảnh hạn chế và dàn nhân vật hạn chế. Nhiều người sẽ xem một bộ phim hoặc phiên bản truyền hình nên có thể dễ dàng hình dung bối cảnh. Đó là một cốt truyện được xây dựng tốt với đủ các nghi ngờ hợp lý để bạn tiếp tục đoán - cho đến khi đưa ra kết luận rất thông minh.
~
Ẩn danh
Đây không phải là một trong những tác phẩm hay nhất của Christie.
Đây là một trong những tác phẩm được biết đến nhiều nhất của Agatha Christie, và tương đối dài theo tiêu chuẩn của cô với 372 trang, mặc dù vụ giết người đầu tiên diễn ra giữa chừng.
Mặc dù bối cảnh trên một chuyến du thuyền trên sông Nile rất thú vị, nhưng cốt truyện vẫn có một chút rắc rối. Có rất nhiều nhân vật với động cơ giết người được giới thiệu rất nhanh chóng, nhưng toàn bộ mọi thứ dường như rất phức tạp với quá nhiều sự trùng hợp và tình tiết phụ được đưa vào khiến mọi thứ trở nên khó hiểu. Tôi thường thấy việc cố gắng làm sáng tỏ một âm mưu của Christie là một việc làm vô ích, vì kẻ giết người thường đến từ một hướng bất ngờ. Tuy nhiên, ở đây tôi đã tìm ra những gì đang diễn ra gần như ngay lập tức, nó có vẻ quá rõ ràng. Tôi nghĩ rằng câu chuyện trở nên buồn tẻ hơn khi nó tiến triển. Theo tôi, đây không phải là một trong những tác phẩm hay nhất của cô ấy.
Khuê Anh Hoàng@Viện Sách - Bookademy
[Review Sách] "Án Mạng Trên Sông Nile": Một Cuộc Chiến Của Tình, Tiền Và Tham Vọng
Án mạng trên sông Nile là một cuốn tiểu thuyết trinh thám kinh điển của nữ nhà văn Agatha Christie vào thế kỷ 20. Bà là tác giả nổi tiếng với 66 cuốn tiểu thuyết với 33 cuốn sách trinh thám xoay quanh hai thám tử nổi tiếng là ngài Hercule Poirot và bà Maple. Vừa hay, Án mạng trên sông Nile là một trong 10 các cuốn sách được đánh giá cao nhất trong bộ truyện lừng danh gồm 33 cuốn của bà. Cuốn sách này cũng đã từng được chuyển thể thành phim và là nguồn cảm hứng của nhiều tác phẩm từ những nhà văn trẻ khác như Robin Stevens. Câu chuyện này xoay quanh lòng tham không đáy và đó cũng là ngọn nguồn của mọi rắc rối. Tất nhiên, món ‘đặc sản’ là những cú twist siêu khó đoán của nữ tác giả cũng góp phần tạo nên dấu ấn khó phai của cuốn sách này.
Cô gái với mọi thứ lấy được bằng tiền:
If a girl’s as rich as that, she has no right to be a good-looker as well. And she is a good-looker… Got everything. Doesn’t seem fair.
Xuyên suốt phần đầu của cuốn sách, câu ‘she got everything’ (cô ấy có tất cả mọi thứ) là câu nói được dùng nhiều nhất để tả Linnet. Cô là cháu ngoại của một nhà tỉ phú và là con gái duy nhất của một đại gia khét tiếng. Nghe đến đây, chắc hẳn ai cũng hiểu rằng cô ấy được thừa hưởng một khối tài sản kếch sù đến như nào. Và chính thế, tổng những thứ mà cô được thừa kế có thể tính bằng hàng nghìn triệu. Cô đang trong quá trình tu sửa một vùng đất nhỏ có tên là Wode Hall cho riêng mình và tin đồn vây lấy cô về một hôn ước trong tương lai gần với cậu ấm của nhà Windlesham, người được thừa kế cả một vùng Charltonbury danh giá. Chỉ cần một cái gật đầu của Linnet, cô sẽ lên làm bà chủ của Charltonbury nhưng…..
It must be - rather wonderful- to feel like that …
Thứ duy nhất cô thiếu là tình yêu. Cô không yêu Charles Widdersham. Cô ghen tị với người bạn thân của mình -Jackie- khi Jackie có thể tìm được một ý trung nhân của đời mình, người mà cô có thể chết vì…Cô tin rằng cảm giác có thể chết vì một người nào đó chắc hẳn sẽ rất tuyệt. Cô khao khát có một tình yêu như Jackie. Và cho đến khi cô gặp vị hôn phu của cô bạn thân, Simon Doyle, cô lại khao khát có được trái tim anh ta. Như một lẽ thường đã hằn sâu trong suy nghĩ, cô phải có được những thứ mà cô mong muốn…..
‘Linnet Ridgement, can you look at me in the face and tell me of any occasion on which you’ve failed to do exactly as you wanted?’
Dù có được tất cả mọi thứ là thế nhưng Linnet luôn không hài lòng với những gì mình có. Cô không muốn chỉ yên phận làm bà Windlesham và cưới ngài Windersham - người mà cô không yêu. Theo xã hội ngày xưa làm vợ của một gia đình giàu có như thế cũng có nghĩa là phải theo họ chồng, nghe lời chồng và vì một họ chỉ có quyền quản một mảnh đất, làm bà chủ của Charltonbury cũng đồng nghĩa với việc Linnet phải từ bỏ Wode Hall, vùng đất mà cô dày công sửa sang. Làm bà chủ của Charltonbury cũng có nghĩa là kha khá tài sản của cô sẽ trở thành một món hồi môn nhỏ rót thêm vào số tài sản khổng lồ vốn có của nhà Windersham. Vốn những định kiến của xã hội xưa đã không công bằng là thế nhưng Linnet đã có khá khá nhiều so với những người khác - cô có tất cả những gì có thể mua được bằng tiền và dù các truyền thống của xã hội xưa có ra sao thì ngài Charles Widdersham cũng yêu cô hết lòng và sẽ không lạ gì nếu cô được chiều chuộng sau khi về nhà chồng. Nhưng không. Linnet không muốn vậy, cô vừa muốn giữ khối tài sản kếch xù và vùng đất mang quyền sở hữu của mình cũng như là tìm được tình yêu đích thực của đời mình cả kể điều đó nghĩa là cô phải cướp vị hôn thê mà bạn thân cô thề sống thề chết phải cưới. Rồi việc gì phải đến cũng đã đến. Lòng tham vọng của Linnet đã phải trả giá.
Chuyến tàu định mệnh:
‘I’ll never forget this trip as long as I live. Three deaths… It’s just like living a nightmare,’
Một chuyến tàu thoạt nhìn thì đầy sự ngẫu nhiên nhưng sự thật lại chẳng đơn giản đến thế. Hầu hết mọi người trong tàu đều tụ tập tại đây khi biết tin Linnet và chồng - Simon Dolye, người từng là hôn phu của Jacqueline - sẽ tận hưởng một tuần trăng mật ngọt ngào trên chuyến tàu chạy dọc sông Nile này. Và trùng hợp thay, đây cũng chính là chuyến tàu mà Poirot chọn để tận hưởng những ngày nghỉ ngắn ngủi của mình. Và rồi..
Cô ấy đã chết. Chết một cách đau đớn khi bị bắn thẳng vào hộp sọ trong đêm, khi cô vẫn đang say giấc nồng. Vậy ai trong chuyến tàu đầy kẻ thù đã giết Linnet một cách máu lạnh như vậy. Là Andrew Pennington - người tay hòm chìa khoá của nhà Ridgement chăng? Bởi lẽ sau khi hay tin Linnet vừa kết hôn, ông đã vội chạy tới đây với một mục đích mờ ám và che dấu sự mờ ám đó bằng cách nói cho cô gái đây chỉ là một sự tình cờ. Có phải vì cô quá cẩn thận khi ký giấy tờ mà điều đó lại trở thành động cơ để Pennington giết Linnet và sau đó dễ dàng xử lý người chồng gà mờ trong công việc mà sẽ thừa kế toàn bộ tài sản của cô? Hay là bà Van Schuyler, người mà sở hữu một trong những món đã được đánh giá là hung khí? Còn Tim Allerton, người đang nhăm nhe chiếc vòng kim cương giá trị triệu đô của Linnet thì sao? Fleetwood nữa, người mà từng có hôn ước với người hầu nữ của Linnet nhưng sau khi bị Linnet phát hiện ra rằng ông đã có vợ để rồi cô hầu nữ của Linnet đơn phương huỷ hôn, ông có muốn giết cô với mục đích trả thù không? Hơn nữa, trùng hợp làm sao, Jacqueline (Jackie), cô bạn thân mà đã bị Linnet cướp hôn phu cũng đang ở trên tàu. Vậy ai là người đã làm điều này? Trước khi màn sương bao vây sự thật được hé mở, 2 cái chết nữa lần lượt ập đến, đều với một mục đích là bịt miệng. Vụ án nom thì như một khoảnh khắc mà hung thủ chớp lấy thời cơ một cách thần kỳ nhưng thực thì chẳng phải vậy mà thay vào đó là một vụ án được tính toán kỹ càng tới từng chi tiết dù là nhỏ nhất. Poirot, lại một lần nữa phải dùng tới bộ não tài ba của mình để tìm đường qua một mê cung đầy rắc rối.
Ý tưởng mạnh mẽ về tình yêu mất lý trí và lòng tham:
‘Love can be a very frightening thing.’
Jacqueline de Bellfort, một cô gái thông minh, tốt bụng vẽ nên một câu chuyện tình như mơ với chàng trai ấm áp Simon Doyle và sắp sửa tiến tới đám cưới. Thế nhưng, sau khi chuyển tới Wode Hall để nhờ Linnet giúp xin việc cho Simon - người vừa bị cắt việc dưới ảnh hưởng của cuộc đại suy thoái về kinh tế (the great depression)- cả hai đã bị cuốn vào một kế hoạch tình, tiền. Khi Linnet vô tình yêu Simon từ cái bắt tay đầu tiên và muốn quyến rũ anh, Simon đã nhận ra cơ hội của bản thân và một kế hoạch đã được nhẩm tính kỹ lưỡng. Anh đã ‘bỏ’ Jackie để theo Linnet, điều mà thoạt nhìn thì ai cũng nghĩ là đương nhiên. Jacqueline, đau lòng khi mất đi người quan trọng nhất với mình, bắt đầu theo sát đôi vợ chồng mới cưới - Linnet và Simon- tới từng chỗ họ đi. Vốn là một cô gái mà được Poirot liên tục nhận xét là có tài năng và triển vọng, cô bỏ hết mọi lí trí để đuổi theo họ trong tiếng gọi của tình, tiền và sự trả thù.
Câu hỏi về mặt pháp lý luôn thường trực trong những câu chuyện trinh thám của bà Christie:
‘You will consent to my little arrangement, yes?’ Poirot pleaded. ‘It is irregular - I know it is irregular, yes - but I have high regard of human happiness’
Ở đây, Poirot đã xem nhẹ về vụ cướp nghìn đô liên quan tới cái vòng kim cương của Linnet (một vụ án riêng biệt so với vụ án mạng của nữ tỷ phú này) và thay vào đó xem trọng sự hạnh phúc và vui vẻ của con người hơn. Đúng, những người biết sửa sai thì nên được cho một cơ hội để làm lại. Tuy nhiên, vậy thì luật pháp ở đâu? Không hình phạt nào đã được đặt ra mà đơn giản chỉ là trả lại đồ đã lấy. Người này có thể ngồi lên những số tiền kiếm được từ các thương vụ trong quá khứ mà tiếp tục sống hạnh phúc. Đây là một tình tiết khá gây tranh cãi trong những cuốn tiểu thuyết của bà Agatha, dù điều đó có hợp tình hợp lý đến mấy thì tôi tin cũng nên để luật pháp quyết định. Nếu thật sự con người của họ tốt đến thế, có thể quay đầu nhanh đến vậy, tại sao họ lại dấn thân vào ngay từ đầu. Theo tôi, ở đây, lí do làm ăn cướp cho vui có thể là quá hời hợt và đặt một dấu chấm hỏi lớn liên quan tới luật pháp và công lý.
Cách viết thú vị qua ngôi người kể chuyện
Án mạng trên sông Nile là một cuốn sách được viết với ngôi người kể chuyện am hiểu tất cả mọi thứ (omnicious narrator). Dù không viết từ lời của một nhân vật nào nhưng người kể lại biết tường tận tất cả những cảm xúc cá nhân của từng nhân vật và khai thác rất kỹ lưỡng vào điều này. Bối cảnh được thay đổi liên tục và mạch chuyện chính được đưa tới cho đọc giả qua nhiều góc nhìn từ các nhân vật khác nhau. Phần mở đầu câu chuyện là về những bài báo xoay quanh Linnet, những lời tán ngẫu của mấy ông bạn nhậu tại quán bar về hôn sự của cô và Widdersham. Sau đó, thông tin này như được làm rõ qua một cuộc trò chuyện giữa Linnet và một người bạn của cô. Tin cô kết hôn cũng vậy, nó không được viết từ góc nhìn của cô mà lại là qua một bức thư mà cô gửi cho ngài Pennington. Bà Agatha đảm bảo được rằng mạch chuyện vẫn được diễn ra một cách liền mạch trong khi cùng lúc xen vào những đoạn giới thiệu về những nhân vật mới để tăng thêm kịch tính về cuộc chạm trán ‘ngẫu nhiên’ tại chiếc tàu trên sông Nile.
Kết cục:
‘A fool’s game, and we’ve lost. That’s all.’
Dù vậy, cái kết của câu chuyện cũng được xem là khá trọn vẹn dù cũng không kém phần bi thương. Những con người quá luỵ tình và tham vọng (ở đây nói về tiền bạc) đã phải trả cái giá xứng đáng và những con người đáng có được hạnh phúc thì đã có nó. Trong truyện, bà Agatha đã khéo léo lồng ghép thêm hai cặp đôi - được xem như là một cách để mang lại hạnh phúc tới những con người đã sống một cuộc sống khá khiêm tốn và không kém phần đau buồn. Dù vậy, vì đây là một câu chuyện trinh thám nên những chi tiết lãng mạn khá mờ nhạt, chưa được phát triển hết ý và hơi không cần thiết nhưng nó cũng phần nào làm trọn vẹn hơn kết truyện.
~
Ẩn danh
Nếu bạn tìm một quyển trinh thám với diễn biến nhanh thì “Án mạng trên sông Nile” chắc chắn không phải là một lựa chọn khôn ngoan. Vẫn theo lối kể chuyện từ từ không vội vàng của bà, chúng ta sẽ khám phá ra một vụ án tỉ mẩn đến từng chi tiết. Tuyến nhân vật khá dày xong cũng không quá khó để nhớ, mỗi tình tiết dù là nhỏ nhất cũng là một manh mối quan trọng.
Cô gái trẻ bị giết khi đang ngủ say, nói đơn giản là một giấc ngủ ngắn trở thành một giấc ngủ dài chỉ là cô sẽ không bao giờ tỉnh dậy.
“Cô Linnet Doyle tội nghiệp. Nằm ngủ thật yên bình… với một cái lỗ nhỏ trên đầu.”
Phần dẫn chuyện khá dài dòng lan man xong nửa cuối của truyện sẽ không làm bạn thất vọng, với những ai đọc nhiều trinh thám thì hung thủ không quá khó để đoán nhưng đối với những bạn mới đọc trinh thám và thích thêm chút romantic thì đây là một quyển sách không thể bỏ qua.
“Và khi bất kì thứ gì đẹp mất đi, đó là tổn thất cho thế giới này.”
~
Ẩn danh
Tôi đã không thất vọng khi quyết định mua nó.
Tôi đã mua cuốn sách Án mạng trên sông Nile này và tôi đã không thất vọng với giao dịch mua của mình, tôi rất thích câu chuyện.
Tôi thỉnh thoảng đắm chìm vào tiểu thuyết của Christie kể từ khi tôi còn là một thiếu niên. Án mạng trên sông Nile là một câu chuyện độc đáo với bối cảnh hạn chế và dàn nhân vật hạn chế. Nhiều người sẽ xem một bộ phim hoặc phiên bản truyền hình nên có thể dễ dàng hình dung bối cảnh. Đó là một cốt truyện được xây dựng tốt với đủ các nghi ngờ hợp lý để bạn tiếp tục đoán - cho đến khi đưa ra kết luận rất thông minh.
~
Ẩn danh
Đây không phải là một trong những tác phẩm hay nhất của Christie.
Đây là một trong những tác phẩm được biết đến nhiều nhất của Agatha Christie, và tương đối dài theo tiêu chuẩn của cô với 372 trang, mặc dù vụ giết người đầu tiên diễn ra giữa chừng.
Mặc dù bối cảnh trên một chuyến du thuyền trên sông Nile rất thú vị, nhưng cốt truyện vẫn có một chút rắc rối. Có rất nhiều nhân vật với động cơ giết người được giới thiệu rất nhanh chóng, nhưng toàn bộ mọi thứ dường như rất phức tạp với quá nhiều sự trùng hợp và tình tiết phụ được đưa vào khiến mọi thứ trở nên khó hiểu. Tôi thường thấy việc cố gắng làm sáng tỏ một âm mưu của Christie là một việc làm vô ích, vì kẻ giết người thường đến từ một hướng bất ngờ. Tuy nhiên, ở đây tôi đã tìm ra những gì đang diễn ra gần như ngay lập tức, nó có vẻ quá rõ ràng. Tôi nghĩ rằng câu chuyện trở nên buồn tẻ hơn khi nó tiến triển. Theo tôi, đây không phải là một trong những tác phẩm hay nhất của cô ấy.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
[Review] – Án Mạng Trên Sông Nile – Agatha Christie
Quidinh.wordpress
Tình yêu, thù hận và tiền bạc luôn là những đề tài quen thuộc trong các tác phẩm văn học. Và đến với Agatha Christie, bà đã đưa những chủ đề này thành một vụ án vô cùng hóc búa và đầy kinh hoàng. Thế nhưng, với Hercules Poirot, mọi khúc mắc đều có lời giải đáp, dù cho khó đến đâu. Với tài năng của mình, ông đã vạch trần một tội ác không thể dung thứ đã cướp đi sinh mệnh của cô gái trẻ đẹp, giàu có.
Không chỉ xinh đẹp và sắc sảo, Linnet còn đang sở hữu khối tài sản khổng lồ khiến cho bao kẻ phải ganh tị. Cô có tất cả mọi thứ, chỉ trừ tình yêu, cho đến khi cô gặp Simon, người yêu của bạn thân cô – Jackie. Với sắc đẹp lẫn sự giàu có, cô nhanh chóng hớp hồn Simon và đã cưới anh ta ngay sau đó, đồng thời gây nên sự hận thù sâu sắc đối với người bạn thân của mình. Chuyến đi trên sông Nile nằm trong chuyến đi trăng mật giữa 2 người nhưng chẳng có cái kết tốt đẹp khi mà vụ thảm sát kinh hoàng đã diễn ra. Linnet đã bị bắn và đầu, một số hành khách khác cũng chịu cái chết oan uổng. Thế hung thủ là ai mà tàn ác như vậy? Mục đích, động cơ có đơn thuần là vì tiền?
Các nhân vật của Agatha Chrisie trong tác phẩm này vẫn nhiều “như mọi khi” và nếu không có tài xây dựng thì chắc chắn bạn có có thể hình dung ra được nhân vật nào với nhân vật nào. Các tình tiết, diễn biến của vụ án đều vô cùng mạch lạc, logic và hiển nhiên không lộ ra bất cứ tình tiết thừa thãi nào. Có một số tình tiết được Agatha Christie “nhá” trước và khiến người đọc cảm thấy như bị hớ, tưởng vậy hóa ra không phải vậy, nếu đọc đến tận cuối. Nhịp độ câu chuyện vừa phải và nhanh hơn vào đoạn cuối, cũng khớp với sự kịch tính và bí bách cần được giải quyết.
So với một số vụ án khác của Agatha Christie thì vụ án này có phần hơi đơn giản và dễ đoán nữa. Điều phức tạp duy nhất ở đây đó là các tình tiết cộng với lời khai của các hành khách khiến câu chuyện thêm rối rắm chứ nếu tinh ý có thể phát hiện ra kẽ hở ngay từ khi bắt đầu. Vì thế, khi tìm ra được tên hung thủ, mình cũng không bất ngờ lắm nhưng lại có thoáng chút thất vọng. Vì nó không mang cảm giác hồi hộp thường thấy hay một plot twist khiến ai cũng chưng hửng.
Thực ra, vụ án này cũng có nét tương đồng với vụ án trên chuyến tàu tốc hành phương Đông về cách dựng kịch bản lẫn các mối quan hệ giữa các nhân vật. Nhưng rõ ràng, về mặt không khí, các tình tiết, sự phức tạp của lời khai… đều không tạo cảm giác “đã” bằng. Nhưng nếu bạn lần đầu tiên đọc Agatha Christie hay chưa đọc “Án mạng trên chuyến tàu tốc hành phương Đông” thì tác phẩm này vẫn rất đáng đọc. Có thể do mình đọc nhiều quá và đọc liền tù tì nên sẽ có cảm giác so sánh một chút.
Nhân vật Hercules Poirot thì vẫn như xưa, vẫn có những suy luận vô cùng sắc bén. Nhờ đó mà ông dễ dàng xâu chuỗi các lời khai lại với nhau rồi tìm ra khả năng có thể nhất, tên thủ phạm cũng theo đó mà lòi ra. Ngoài ra, trong khi phá án, ông cũng từng bước gỡ hết những khúc mắc của mỗi nhân vật khiến cho những tình tiết mà bạn thấy khó hiểu trước đó hóa ra đều vô cùng đúng và hợp lý. Rõ ràng, về điểm này, không ai không công nhận tài năng của Agatha Christie được.
~
Yến nguyễn
Bạn đọc rồi cho mình hỏi mấy thắc mắc của đứa mới tập tành đọc trinh thám này với:
1/ chi tiết cái giọt mực đỏ trong lọ đánh móng tay màu hồng là sao các bạn?
2/ chi tiết gói khẩu súng trong cái khăn tay rẻ tiền nữa. Tại sao tác giả cứ nhấn mạnh cái sự rẻ tiền của cái khăn tay nhỉ. Thêm nữa là Simon Doyle cuốn khẩu súng vào chiếc khăn quàng cổ màu tím của bà Van thực sự vì nghĩ nó có thể giảm âm thanh sao? Cái vụ này chẳng lẽ ko bàn với Jacquiline, và nếu mà bàn thì với 1 người sành về súng như Jack thì biết thừa nó chả có tác dụng gì.
3/ Tại sao sau khi Simon tự bắn vào chân rồi, nằm 1 chỗ rồi, lại k nhờ ng chăm sóc ngay bên cạnh mình là bác sĩ Bessner hoặc cô y tá gọi Jack đến để cảnh báo về Louis mà lại fai nhờ Poirot gọi. Chẳng khác nào lạy ông t ở bụi này cả.
4/ Lúc Poirot chỉ ra thủ đoạn của Simon và Jack thì chỉ là tính logic thôi. Làm gì đã có chứng cứ gì mà Jack nhận tội luôn vậy nhỉ.
Mình thực sự ko hiểu mấy điểm này luôn.
Trả lời
quidinh
1/ chi tiết cái giọt mực đỏ trong lọ đánh móng tay màu hồng là sao các bạn?
Chi tiết này có nghĩa là Simon Doyle dùng mực đỏ đó để giả làm máu trong phát súng đâu tiên của Jacqueline để giả bị thương á bạn. Vậy là lúc đó anh ta không bị sao và có thể chạy đi giết Linnet. Sau đó, ông lấy cái chai sơn móng tay chứa mực đỏ bỏ vào phòng nạn nhân để khỏi bị nghi ngờ, vì lỡ sau này có bị lục soát, ngta phát hiện lọ mực đỏ trong phòng anh là bị nghi ngờ ngay. Nên khi Poirot vào phòng Linnet kiểm tran thấy lọ sơn móng hết có mùi giấm và mực đỏ là hiểu nó được dùng để giả làm máu.
2/ chi tiết gói khẩu súng trong cái khăn tay rẻ tiền nữa. Tại sao tác giả cứ nhấn mạnh cái sự rẻ tiền của cái khăn tay nhỉ. Thêm nữa là Simon Doyle cuốn khẩu súng vào chiếc khăn quàng cổ màu tím của bà Van thực sự vì nghĩ nó có thể giảm âm thanh sao? Cái vụ này chẳng lẽ ko bàn với Jacquiline, và nếu mà bàn thì với 1 người sành về súng như Jack thì biết thừa nó chả có tác dụng gì.
Chiếc khăn tay rẻ tiền mình nghĩ chỉ để ám chỉ nó thuộc về tên Fleetwood rẻ tiền thôi vì nhiều bà khác cũng mất khăn tay hoặc khăn choàng mà. Với lại chiếc khăn đó là tên hung thủ cầm để không cho dấu vân tay dính lại thôi.
Chi tiết chiếc khăn choàng tím quấn để giảm thanh thì mình chưa rõ lắm nhưng mình đọc lại thì Poirot có nói là loại súng đó có thể do tiếng nổ vốn dĩ đã nhỏ lắm rồi, chỉ khi nào im lặng như tờ thì mới nghe rõ, còn nếu bắn trong lúc hỗn loạn + tiếng tàu chạy + quấn thêm khăn có thể giảm âm thanh tối thiểu rồi. Tiếng “póc” như bật nắp chai mà Tim nghe được chắc là nó á.!
Vụ này chắc rõ ràng hai người đã bàn với nhau rồi chứ. Mình cũng k rành về súng ống lắm nên cũng không biết súng thời đó như thế nào, chỉ đặt giả thuyết là phát súng thứ 3 là không ai nghe thấy thôi. Hồi đầu mình cũng thấy lạ là sao có thể giảm thanh hiệu quả với mỗi chiếc khăn thôi, hơi vô lý nhưng cũng cho qua kiểu như điều kiện “lý tưởng” vậy!
3/ Tại sao sau khi Simon tự bắn vào chân rồi, nằm 1 chỗ rồi, lại k nhờ ng chăm sóc ngay bên cạnh mình là bác sĩ Bessner hoặc cô y tá gọi Jack đến để cảnh báo về Louis mà lại fai nhờ Poirot gọi. Chẳng khác nào lạy ông t ở bụi này cả.
Cái này mình chưa hiểu ý bạn lắm ^^
4/ Lúc Poirot chỉ ra thủ đoạn của Simon và Jack thì chỉ là tính logic thôi. Làm gì đã có chứng cứ gì mà Jack nhận tội luôn vậy nhỉ.
Thực ra những vụ án của Agatha mình đọc thường chủ yếu tập trung vào cách phá án và suy đoán logic về trình tự gây án của thủ phạm. Vì thế mà những yếu tố khác như bằng chứng rõ mười mươi 100% thì ít thấy hoặc thường do hung thủ tự nhận thôi. Nói chung do xem nhiều nên mình cũng cho qua chứ khoogn xét nét gì thêm.
Quidinh.wordpress
Tình yêu, thù hận và tiền bạc luôn là những đề tài quen thuộc trong các tác phẩm văn học. Và đến với Agatha Christie, bà đã đưa những chủ đề này thành một vụ án vô cùng hóc búa và đầy kinh hoàng. Thế nhưng, với Hercules Poirot, mọi khúc mắc đều có lời giải đáp, dù cho khó đến đâu. Với tài năng của mình, ông đã vạch trần một tội ác không thể dung thứ đã cướp đi sinh mệnh của cô gái trẻ đẹp, giàu có.
Không chỉ xinh đẹp và sắc sảo, Linnet còn đang sở hữu khối tài sản khổng lồ khiến cho bao kẻ phải ganh tị. Cô có tất cả mọi thứ, chỉ trừ tình yêu, cho đến khi cô gặp Simon, người yêu của bạn thân cô – Jackie. Với sắc đẹp lẫn sự giàu có, cô nhanh chóng hớp hồn Simon và đã cưới anh ta ngay sau đó, đồng thời gây nên sự hận thù sâu sắc đối với người bạn thân của mình. Chuyến đi trên sông Nile nằm trong chuyến đi trăng mật giữa 2 người nhưng chẳng có cái kết tốt đẹp khi mà vụ thảm sát kinh hoàng đã diễn ra. Linnet đã bị bắn và đầu, một số hành khách khác cũng chịu cái chết oan uổng. Thế hung thủ là ai mà tàn ác như vậy? Mục đích, động cơ có đơn thuần là vì tiền?
Các nhân vật của Agatha Chrisie trong tác phẩm này vẫn nhiều “như mọi khi” và nếu không có tài xây dựng thì chắc chắn bạn có có thể hình dung ra được nhân vật nào với nhân vật nào. Các tình tiết, diễn biến của vụ án đều vô cùng mạch lạc, logic và hiển nhiên không lộ ra bất cứ tình tiết thừa thãi nào. Có một số tình tiết được Agatha Christie “nhá” trước và khiến người đọc cảm thấy như bị hớ, tưởng vậy hóa ra không phải vậy, nếu đọc đến tận cuối. Nhịp độ câu chuyện vừa phải và nhanh hơn vào đoạn cuối, cũng khớp với sự kịch tính và bí bách cần được giải quyết.
So với một số vụ án khác của Agatha Christie thì vụ án này có phần hơi đơn giản và dễ đoán nữa. Điều phức tạp duy nhất ở đây đó là các tình tiết cộng với lời khai của các hành khách khiến câu chuyện thêm rối rắm chứ nếu tinh ý có thể phát hiện ra kẽ hở ngay từ khi bắt đầu. Vì thế, khi tìm ra được tên hung thủ, mình cũng không bất ngờ lắm nhưng lại có thoáng chút thất vọng. Vì nó không mang cảm giác hồi hộp thường thấy hay một plot twist khiến ai cũng chưng hửng.
Thực ra, vụ án này cũng có nét tương đồng với vụ án trên chuyến tàu tốc hành phương Đông về cách dựng kịch bản lẫn các mối quan hệ giữa các nhân vật. Nhưng rõ ràng, về mặt không khí, các tình tiết, sự phức tạp của lời khai… đều không tạo cảm giác “đã” bằng. Nhưng nếu bạn lần đầu tiên đọc Agatha Christie hay chưa đọc “Án mạng trên chuyến tàu tốc hành phương Đông” thì tác phẩm này vẫn rất đáng đọc. Có thể do mình đọc nhiều quá và đọc liền tù tì nên sẽ có cảm giác so sánh một chút.
Nhân vật Hercules Poirot thì vẫn như xưa, vẫn có những suy luận vô cùng sắc bén. Nhờ đó mà ông dễ dàng xâu chuỗi các lời khai lại với nhau rồi tìm ra khả năng có thể nhất, tên thủ phạm cũng theo đó mà lòi ra. Ngoài ra, trong khi phá án, ông cũng từng bước gỡ hết những khúc mắc của mỗi nhân vật khiến cho những tình tiết mà bạn thấy khó hiểu trước đó hóa ra đều vô cùng đúng và hợp lý. Rõ ràng, về điểm này, không ai không công nhận tài năng của Agatha Christie được.
~
Yến nguyễn
Bạn đọc rồi cho mình hỏi mấy thắc mắc của đứa mới tập tành đọc trinh thám này với:
1/ chi tiết cái giọt mực đỏ trong lọ đánh móng tay màu hồng là sao các bạn?
2/ chi tiết gói khẩu súng trong cái khăn tay rẻ tiền nữa. Tại sao tác giả cứ nhấn mạnh cái sự rẻ tiền của cái khăn tay nhỉ. Thêm nữa là Simon Doyle cuốn khẩu súng vào chiếc khăn quàng cổ màu tím của bà Van thực sự vì nghĩ nó có thể giảm âm thanh sao? Cái vụ này chẳng lẽ ko bàn với Jacquiline, và nếu mà bàn thì với 1 người sành về súng như Jack thì biết thừa nó chả có tác dụng gì.
3/ Tại sao sau khi Simon tự bắn vào chân rồi, nằm 1 chỗ rồi, lại k nhờ ng chăm sóc ngay bên cạnh mình là bác sĩ Bessner hoặc cô y tá gọi Jack đến để cảnh báo về Louis mà lại fai nhờ Poirot gọi. Chẳng khác nào lạy ông t ở bụi này cả.
4/ Lúc Poirot chỉ ra thủ đoạn của Simon và Jack thì chỉ là tính logic thôi. Làm gì đã có chứng cứ gì mà Jack nhận tội luôn vậy nhỉ.
Mình thực sự ko hiểu mấy điểm này luôn.
Trả lời
quidinh
1/ chi tiết cái giọt mực đỏ trong lọ đánh móng tay màu hồng là sao các bạn?
Chi tiết này có nghĩa là Simon Doyle dùng mực đỏ đó để giả làm máu trong phát súng đâu tiên của Jacqueline để giả bị thương á bạn. Vậy là lúc đó anh ta không bị sao và có thể chạy đi giết Linnet. Sau đó, ông lấy cái chai sơn móng tay chứa mực đỏ bỏ vào phòng nạn nhân để khỏi bị nghi ngờ, vì lỡ sau này có bị lục soát, ngta phát hiện lọ mực đỏ trong phòng anh là bị nghi ngờ ngay. Nên khi Poirot vào phòng Linnet kiểm tran thấy lọ sơn móng hết có mùi giấm và mực đỏ là hiểu nó được dùng để giả làm máu.
2/ chi tiết gói khẩu súng trong cái khăn tay rẻ tiền nữa. Tại sao tác giả cứ nhấn mạnh cái sự rẻ tiền của cái khăn tay nhỉ. Thêm nữa là Simon Doyle cuốn khẩu súng vào chiếc khăn quàng cổ màu tím của bà Van thực sự vì nghĩ nó có thể giảm âm thanh sao? Cái vụ này chẳng lẽ ko bàn với Jacquiline, và nếu mà bàn thì với 1 người sành về súng như Jack thì biết thừa nó chả có tác dụng gì.
Chiếc khăn tay rẻ tiền mình nghĩ chỉ để ám chỉ nó thuộc về tên Fleetwood rẻ tiền thôi vì nhiều bà khác cũng mất khăn tay hoặc khăn choàng mà. Với lại chiếc khăn đó là tên hung thủ cầm để không cho dấu vân tay dính lại thôi.
Chi tiết chiếc khăn choàng tím quấn để giảm thanh thì mình chưa rõ lắm nhưng mình đọc lại thì Poirot có nói là loại súng đó có thể do tiếng nổ vốn dĩ đã nhỏ lắm rồi, chỉ khi nào im lặng như tờ thì mới nghe rõ, còn nếu bắn trong lúc hỗn loạn + tiếng tàu chạy + quấn thêm khăn có thể giảm âm thanh tối thiểu rồi. Tiếng “póc” như bật nắp chai mà Tim nghe được chắc là nó á.!
Vụ này chắc rõ ràng hai người đã bàn với nhau rồi chứ. Mình cũng k rành về súng ống lắm nên cũng không biết súng thời đó như thế nào, chỉ đặt giả thuyết là phát súng thứ 3 là không ai nghe thấy thôi. Hồi đầu mình cũng thấy lạ là sao có thể giảm thanh hiệu quả với mỗi chiếc khăn thôi, hơi vô lý nhưng cũng cho qua kiểu như điều kiện “lý tưởng” vậy!
3/ Tại sao sau khi Simon tự bắn vào chân rồi, nằm 1 chỗ rồi, lại k nhờ ng chăm sóc ngay bên cạnh mình là bác sĩ Bessner hoặc cô y tá gọi Jack đến để cảnh báo về Louis mà lại fai nhờ Poirot gọi. Chẳng khác nào lạy ông t ở bụi này cả.
Cái này mình chưa hiểu ý bạn lắm ^^
4/ Lúc Poirot chỉ ra thủ đoạn của Simon và Jack thì chỉ là tính logic thôi. Làm gì đã có chứng cứ gì mà Jack nhận tội luôn vậy nhỉ.
Thực ra những vụ án của Agatha mình đọc thường chủ yếu tập trung vào cách phá án và suy đoán logic về trình tự gây án của thủ phạm. Vì thế mà những yếu tố khác như bằng chứng rõ mười mươi 100% thì ít thấy hoặc thường do hung thủ tự nhận thôi. Nói chung do xem nhiều nên mình cũng cho qua chứ khoogn xét nét gì thêm.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Review sách hay nên đọc một lần trong đời
Người vô tội – Harlan Coben
Người dịch: Trần Thiện Huy
Matt Hunter – chàng sinh viên hiền lành, chẳng mong muốn gì hơn một cuộc đời bình dị. Rồi biến cố xảy ra, anh phạm tội ngộ sát, cái giá phải trả là 4 năm tù, một hình phạt có lẽ cũng không quá nặng, nếu không kể đến biệt danh sẽ gắn liền với anh suốt phần đời còn lại – kẻ giết người.
4 năm sau cái ngày định mệnh đó, anh ra tù, bắt đầu làm lại cuộc đời – điều chưa bao giờ là dễ dàng đối với loại người như anh. Đời vẫn cho anh cơ hội, dù chẳng nhiều nhặn gì, nhưng với anh thế là đủ. Rồi anh gặp Olivia, bất chấp quá khứ của anh, hai người yêu nhau và kết hôn, nàng là tất cả đối với anh…
Nàng có thai, đứa con là hoa trái tình yêu, là bằng chứng cho sự tồn tại của thứ gọi là hạnh phúc mà bấy lâu nay anh những tưởng đã vĩnh viễn đánh mất…. Anh và Olivia bắt đầu nảy sinh những dự định, viễn cảnh tươi đẹp đang trải ra trước mắt, dù còn nhiều chông gai, nhưng anh đã thấy ánh sáng…
Đời cho anh hy vọng. Và rồi lại tước đoạt nó khỏi anh…
Một đoạn video bí ẩn được gửi đến điện thoại của anh: một người đàn ông, và một người phụ nữ, trong một phòng khách sạn…. Anh nhận ra khuôn mặt người phụ nữ đó, khuôn mặt mà mỗi sáng thức dậy anh vẫn hằng nhìn ngắm, khuôn mặt của vợ anh – Olivia.
Một khởi đầu đơn giản, quen thuộc, có lẽ vậy. Tuy nhiên sau đó câu chuyện tiếp diễn theo chiều hướng không thể nào đoán định được: một bà sơ bị tra tấn đến chết; một cảnh sát về hưu bị phát hiện chết trong xe với hai phát đạn vào đầu, quần bị kéo tụt xuống tận mắt cá; rồi gái điếm, giang hồ, bảo kê, thậm chí cả FBI cũng vào cuộc. Tất cả những thứ đó có ý nghĩa gì? Có liên quan gì đến cuộc đời của Matt và Olivia?
Bóng ma quá khứ là chủ đề không mới trong văn học trinh thám. Một thông điệp đơn giản mà sâu sắc: gieo nhân nào gặt quả nấy, có vay ắt có trả, bạn có thể trốn chạy quá khứ, nhưng bạn không bao giờ thoát khỏi nó, rồi sẽ có một ngày nó quay lại tìm bạn. Rất nhiều nhà văn đã thành công với chủ đề này (trong đó không thể không kể đến cụ Conan Doyle với 4 thiên truyện về Holmes. Nhưng cũng không ít tác giả chưa làm được điều đó. Muốn xây dựng vụ án dựa trên nền tảng một (hoặc những) biến cố trong quá khứ, theo suy nghĩ của riêng mình, không phải là điều dễ dàng, tất cả mọi thứ đều phải được nhân hai: hai câu chuyện, hai bối cảnh, hai tuyến nhân vật. Kéo theo đó là hàng loạt khó khăn mà tác giả buộc phải xử lý: sự liên kết giữa các tình tiết trong quá khứ và hiện tại; sự nhất quán đi kèm với sự trưởng thành, biến chuyển về tâm lý của từng nhân vật; và đương nhiên, mối tương quan giữa các nhân vật với nhau, tùy vào từng thời điểm cũng cần được xây dựng thật chặt chẽ và logic. Riêng việc kể 2 mạch truyện quá khứ và hiện tại song song sao cho mạch lạc, dễ hiểu vốn đã rất khó, xây dựng nó thành một tác phẩm trinh thám còn phức tạp hơn bội phần.
Cái thú vị của tiểu thuyết trinh thám là tính ẩn giấu, tính đánh đố, kèm theo đó là sự logic, chặt chẽ tuyệt đối. Hãy hình dung thế này: mỗi tác phẩm trinh thám là một bức tranh ghép hình, các mảnh ghép càng nhiều, càng chi tiết thì vụ án càng phức tạp. Sự tài tình của tác giả không nằm ở chỗ tạo ra được nhiều mảnh ghép, mà ở chỗ biết cách cung cấp cho người đọc đúng những mảnh ghép mà họ cần, để họ không tài nào thấy được bức tranh toàn cảnh, nhưng vẫn nắm đủ manh mối tiếp tục trò chơi, bị kích thích, bị cuốn hút cho đến lúc đặt xong mảnh ghép cuối cùng.
Vậy có trường hợp nào tác giả không biết phải cung cấp gì cho người đọc không? Dĩ nhiên là có. Rất nhiều là đằng khác. Họ xây dựng một câu chuyện cực kỳ phức tạp, mối quan hệ đan xen, chồng chéo, dây mơ rễ má chằng chịt, nhưng họ chẳng biết làm thế nào truyền tải nó đến người đọc, thế là họ TỰ ghép lấy bức tranh của mình, không cho độc giả có cơ hội cùng tham gia vào trò chơi (dẫn chứng ngay và luôn: Robert Galbraith – đúng kiểu tự biên tự diễn, kể một mạch từ đầu đến cuối, chán không lời nào tả xiết).
Và Harlan Coben chắc chắn không nằm trong số đó. Ngược lại, có thể nói ông là một trong những “nhà tạo tác” tài ba nhất mà mình từng gặp ở mảng văn học trinh thám hiện đại với khả năng xây dựng cốt truyện tuyệt vời: mở đầu gợi tò mò, kích thích, diễn biến phức tạp nhưng không gây nhàm chán, nhịp truyện được giữ rất ổn định, có xen lẫn nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, tạo sự hứng thú, hấp dẫn người đọc, cốt truyện dù lắt léo nhưng vẫn cung cấp đủ manh mối để độc giả cùng suy luận. Và cái kết thì không chê vào đâu được, không quá bất ngờ (nhờ hint của tác giả mà mình đoán mò trúng kha khá) nhưng tựu trung lại là hoàn hảo: có thắt có mở, mọi gút mắc được giải quyết, không tồn tại tình tiết thừa.
Một điểm mình cực thích ở bác Coben nữa đó chính là văn phong: hấp dẫn, dứt khoát nhưng sâu sắc và khơi gợi nhiều cảm xúc. Khả năng khắc họa tâm lý nhân vật và truyền tải đến người đọc của bác Coben có thể gói gọn trong hai chữ: tuyệt vời.
Tóm lại, theo nhận xét cá nhân mình, “Người vô tội” quả là một tiểu thuyết trinh thám đúng nghĩa. Lâu rồi mới đọc được một tác phẩm chuẩn không cần chỉnh như vậy. Một cảm giác rất tuyệt vời!
Bài review của tác giả Steven Nguyễn (https://www.facebook.com/profile.php?id=100004564717289)
Người vô tội – Harlan Coben
Người dịch: Trần Thiện Huy
Matt Hunter – chàng sinh viên hiền lành, chẳng mong muốn gì hơn một cuộc đời bình dị. Rồi biến cố xảy ra, anh phạm tội ngộ sát, cái giá phải trả là 4 năm tù, một hình phạt có lẽ cũng không quá nặng, nếu không kể đến biệt danh sẽ gắn liền với anh suốt phần đời còn lại – kẻ giết người.
4 năm sau cái ngày định mệnh đó, anh ra tù, bắt đầu làm lại cuộc đời – điều chưa bao giờ là dễ dàng đối với loại người như anh. Đời vẫn cho anh cơ hội, dù chẳng nhiều nhặn gì, nhưng với anh thế là đủ. Rồi anh gặp Olivia, bất chấp quá khứ của anh, hai người yêu nhau và kết hôn, nàng là tất cả đối với anh…
Nàng có thai, đứa con là hoa trái tình yêu, là bằng chứng cho sự tồn tại của thứ gọi là hạnh phúc mà bấy lâu nay anh những tưởng đã vĩnh viễn đánh mất…. Anh và Olivia bắt đầu nảy sinh những dự định, viễn cảnh tươi đẹp đang trải ra trước mắt, dù còn nhiều chông gai, nhưng anh đã thấy ánh sáng…
Đời cho anh hy vọng. Và rồi lại tước đoạt nó khỏi anh…
Một đoạn video bí ẩn được gửi đến điện thoại của anh: một người đàn ông, và một người phụ nữ, trong một phòng khách sạn…. Anh nhận ra khuôn mặt người phụ nữ đó, khuôn mặt mà mỗi sáng thức dậy anh vẫn hằng nhìn ngắm, khuôn mặt của vợ anh – Olivia.
Một khởi đầu đơn giản, quen thuộc, có lẽ vậy. Tuy nhiên sau đó câu chuyện tiếp diễn theo chiều hướng không thể nào đoán định được: một bà sơ bị tra tấn đến chết; một cảnh sát về hưu bị phát hiện chết trong xe với hai phát đạn vào đầu, quần bị kéo tụt xuống tận mắt cá; rồi gái điếm, giang hồ, bảo kê, thậm chí cả FBI cũng vào cuộc. Tất cả những thứ đó có ý nghĩa gì? Có liên quan gì đến cuộc đời của Matt và Olivia?
Bóng ma quá khứ là chủ đề không mới trong văn học trinh thám. Một thông điệp đơn giản mà sâu sắc: gieo nhân nào gặt quả nấy, có vay ắt có trả, bạn có thể trốn chạy quá khứ, nhưng bạn không bao giờ thoát khỏi nó, rồi sẽ có một ngày nó quay lại tìm bạn. Rất nhiều nhà văn đã thành công với chủ đề này (trong đó không thể không kể đến cụ Conan Doyle với 4 thiên truyện về Holmes. Nhưng cũng không ít tác giả chưa làm được điều đó. Muốn xây dựng vụ án dựa trên nền tảng một (hoặc những) biến cố trong quá khứ, theo suy nghĩ của riêng mình, không phải là điều dễ dàng, tất cả mọi thứ đều phải được nhân hai: hai câu chuyện, hai bối cảnh, hai tuyến nhân vật. Kéo theo đó là hàng loạt khó khăn mà tác giả buộc phải xử lý: sự liên kết giữa các tình tiết trong quá khứ và hiện tại; sự nhất quán đi kèm với sự trưởng thành, biến chuyển về tâm lý của từng nhân vật; và đương nhiên, mối tương quan giữa các nhân vật với nhau, tùy vào từng thời điểm cũng cần được xây dựng thật chặt chẽ và logic. Riêng việc kể 2 mạch truyện quá khứ và hiện tại song song sao cho mạch lạc, dễ hiểu vốn đã rất khó, xây dựng nó thành một tác phẩm trinh thám còn phức tạp hơn bội phần.
Cái thú vị của tiểu thuyết trinh thám là tính ẩn giấu, tính đánh đố, kèm theo đó là sự logic, chặt chẽ tuyệt đối. Hãy hình dung thế này: mỗi tác phẩm trinh thám là một bức tranh ghép hình, các mảnh ghép càng nhiều, càng chi tiết thì vụ án càng phức tạp. Sự tài tình của tác giả không nằm ở chỗ tạo ra được nhiều mảnh ghép, mà ở chỗ biết cách cung cấp cho người đọc đúng những mảnh ghép mà họ cần, để họ không tài nào thấy được bức tranh toàn cảnh, nhưng vẫn nắm đủ manh mối tiếp tục trò chơi, bị kích thích, bị cuốn hút cho đến lúc đặt xong mảnh ghép cuối cùng.
Vậy có trường hợp nào tác giả không biết phải cung cấp gì cho người đọc không? Dĩ nhiên là có. Rất nhiều là đằng khác. Họ xây dựng một câu chuyện cực kỳ phức tạp, mối quan hệ đan xen, chồng chéo, dây mơ rễ má chằng chịt, nhưng họ chẳng biết làm thế nào truyền tải nó đến người đọc, thế là họ TỰ ghép lấy bức tranh của mình, không cho độc giả có cơ hội cùng tham gia vào trò chơi (dẫn chứng ngay và luôn: Robert Galbraith – đúng kiểu tự biên tự diễn, kể một mạch từ đầu đến cuối, chán không lời nào tả xiết).
Và Harlan Coben chắc chắn không nằm trong số đó. Ngược lại, có thể nói ông là một trong những “nhà tạo tác” tài ba nhất mà mình từng gặp ở mảng văn học trinh thám hiện đại với khả năng xây dựng cốt truyện tuyệt vời: mở đầu gợi tò mò, kích thích, diễn biến phức tạp nhưng không gây nhàm chán, nhịp truyện được giữ rất ổn định, có xen lẫn nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, tạo sự hứng thú, hấp dẫn người đọc, cốt truyện dù lắt léo nhưng vẫn cung cấp đủ manh mối để độc giả cùng suy luận. Và cái kết thì không chê vào đâu được, không quá bất ngờ (nhờ hint của tác giả mà mình đoán mò trúng kha khá) nhưng tựu trung lại là hoàn hảo: có thắt có mở, mọi gút mắc được giải quyết, không tồn tại tình tiết thừa.
Một điểm mình cực thích ở bác Coben nữa đó chính là văn phong: hấp dẫn, dứt khoát nhưng sâu sắc và khơi gợi nhiều cảm xúc. Khả năng khắc họa tâm lý nhân vật và truyền tải đến người đọc của bác Coben có thể gói gọn trong hai chữ: tuyệt vời.
Tóm lại, theo nhận xét cá nhân mình, “Người vô tội” quả là một tiểu thuyết trinh thám đúng nghĩa. Lâu rồi mới đọc được một tác phẩm chuẩn không cần chỉnh như vậy. Một cảm giác rất tuyệt vời!
Bài review của tác giả Steven Nguyễn (https://www.facebook.com/profile.php?id=100004564717289)
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Page 3 of 7 • 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
Page 3 of 7
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum