Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Page 8 of 38 • Share
Page 8 of 38 • 1 ... 5 ... 7, 8, 9 ... 23 ... 38
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Tại sao phải nhớ?
Mặc Lâm
16 tháng 2, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Cánh hoa rừng màu tím biểu tượng cho cuộc chiến biên giới 1979
Mỗi năm cứ trước ngày 17 Tháng Hai vài hôm, mạng xã hội Việt Nam lại dấy lên những hình ảnh, bài viết về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc vào năm 1979, khi Trung cộng công khai xua quân vào các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh đánh phá và giết hại hàng chục ngàn bộ đội và thường dân. Hình ảnh các cuộc thảm sát ấy vẫn còn ghi mãi trong lòng người dân sáu tỉnh biên giới đặc biệt trong những gia đình có người thân bị quân Trung Quốc sát hại.
Cảnh đổ nát tan hoang sau khi quân Trung quốc rút đi. MXH
Rạng sáng ngày 17 Tháng Hai 1979, Trung Quốc đã huy động hơn 600,000 bộ đội tràn xuống sáu tỉnh giới phía Bắc Việt Nam, thực hiện cuộc chiến tranh có quy mô lớn mà Đặng Tiều Bình tuyên bố “cho Việt Nam một bài học”. Câu sỉ vả này lộ rõ bản chất người Cộng sản dù có tuyên truyền sâu đậm tới đâu thì ý nghĩ nhỏ mọn vẫn tồn tại trong tư tưởng của toàn bộ lãnh đạo cao cấp nhất của chế độ.
Trên con đường tiến quân xâm lược bộ đội Trung Quốc không ngần ngại tàn sát dân thường ở tỉnh Hà Giang, Lạng Sơn… chỉ sau ba ngày đã dàn quân hơn 1,200 km dọc khắp tuyến biên giới. Hàng ngàn dân thường bị chém giết vô tội, hàng ngàn nóc nhà bị đốt cháy, hàng trăm cây cầu dân sinh bị đánh sập…
Những chiêc cầu bị đánh sập. VNExpress
Trong khi cuộc chiến xảy ra, Hà Nội mở hết công suất tuyên truyền và động viên dân chúng chung tay bảo vệ tổ quốc nhưng chỉ hơn chục năm sau, khi mật ước Thành Đô được ký kết vào năm 1990 thì mọi thứ có liên quan đến cuộc chiến ấy đều bị xóa sạch, che mờ bằng nỗ lực cấm đoán, sách nhiễu của chính nhà nước. Đó là lý do tại sao người Việt bất kể ở phương trời nào cứ đến ngày 17 Tháng Hai đều tận dụng mọi phương tiện sẵn có để nhắc nhở lại vết tích lịch sử này cho những thế hệ sinh sau đẻ muộn biết rõ thêm bộ mặt thật của Trung cộng lẫn Hà Nội, cả hai đều phải chịu trách nhiệm trước lịch sử sau này.
Thông thường ở các chính phủ dân chủ, không ai ra rả nhắc lại một cuộc chiến bằng ngôn ngữ thù hận hay kích động nhưng cũng không có chính phủ nào lại lẳng lặng xóa hết những dấu vết mà quân xâm lược đã gây ra cho đất nước của họ. Việc làm này chỉ có thể giải thích rằng hoặc chính phủ ấy bán nước hoặc chính phủ ấy hèn nhát trước quân thù nên không dám công khai chỉ trích hay lên án mặc dù thời gian này cuộc chiến ấy đã kết thúc.
Bất cứ cuộc chiến tranh nào diễn ra luôn được sách giáo khoa ghi chép và giảng dạy cho học sinh nhằm trang bị kiến thức cho họ, tuy nhiên Việt Nam không đưa cuộc chiến tranh Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc năm 1979 vào sách giáo khoa lịch sử để giảng dạy cho học sinh trong các bậc học phổ thông và cả đại học, việc làm này bị ém nhẹm trên hệ thống báo chí và nếu ai lên tiếng đều bị bịt miệng một cách thô bạo.
Không những che giấu cuộc chiến, giới viết sử Việt Nam tỏ ra ngoan ngoãn dưới sự chỉ đạo của Đảng cố làm nhẹ bớt lòng căm thù của người Việt bằng những lời lẽ hoa ngôn xảo ngữ. Ông Phạm Hồng Tung giáo sư khoa sử khẳng định: “Để tránh việc dạy và học lịch sử trở thành một phương tiện tuyên truyền, dễ bị lợi dụng và xuyên tạc, trong diễn đạt cần tuyệt đối tránh các ngôn từ, hình ảnh, lối trình bày mang tính gây hấn, biểu cảm, miệt thị. Trong trình bày lịch sử nói chung, giảng dạy lịch sử nói riêng, các ngôn từ biểu cảm, miệt thị, như “chúng”, “quân địch”, “giặc”, “dã man”, “tàn bạo”, “khát máu” vv…”.
Tuyên bố này không đại diện cho ông Tung, chúng đại diện cho cả một tầng lớp phò Trung Quốc đến ngu muội. Bất kể vì lý do gì những “định hướng” này cần ghi chép lại để ngày sau con em chúng ta thấy rõ Việt Nam không những có Lý Thường Kiệt nhưng cũng không hiếm Lê Chiêu Thống.
Nhắc đến Lê Chiêu Thống người ta thấy vai trò của ông vua này trong việc rước voi về dày mã tổ không phải luôn bị toàn dân Việt lên án, ít ra cũng có hàng người trong bộ máy nhà nước hiện nay không muốn ai đá động tới Trung Quốc vì làm như thế là động tới miếng cơm, manh áo thậm chí danh tiếng của họ. Ông nhà sư Thích Chân Quang đã không ngần ngại “thuyết pháp” trước mặt hàng ngàn tín đồ của mình rằng “Trung Quốc là anh, Việt Nam là em, Lý Thường Kiệt mang quân đánh Trung Quốc là hỗn!”
Bên cạnh những vết tích mà sách giáo khoa không dám nhắc tới, những vết tích hằn sâu cuộc chiến cũng bị chính quyền âm thầm tẩy xóa. Đơn cử trường hợp gây cho người dân uất hận nhất là chiếc bia Khánh Khê ở Lạng Sơn, ghi nhận sự hi sinh của 650 bộ đội thuộc Sư đoàn 337 trên biên giới phía Bắc cản bước quân thù năm 1979, đã bị đục bỏ dòng chữ “quân Trung Quốc xâm lược”. Việc làm này không thể bao biện cho tình hữu nghị hay 4 tốt 16 chữ vàng như thường lệ, nó là hành vi phản quốc không cần phải tranh cãi.
Bia Khánh Khê bị đục bỏ chữ Trung Quốc xâm lược. MXH
Một trong hàng trăm hình ảnh bi thảm được người dân ghi lại là do không kịp di tản khi quân Trung Quốc tràn sang, hơn 40 phụ nữ và trẻ em, có bé mới 8 tháng tuổi ở Tổng Chúp (Cao Bằng) bị sát hại bằng búa và lưỡi lê, thi thể vùi dưới giếng.
Những chiếc lưỡi lê, búa tạ, sắt vuông cùng hàng chục loại hung khí dùng để giết người dân mà không tốn đạn đã được đoàn quân của Hứa Thế Hữu sử dụng thành thạo trong việc giết người, thế nhưng khi báo chí nhắc tới đều bị tuyên giáo chỉ thị phải gỡ bỏ tin tức hình ảnh có liên quan. Mãi đến hơn chục năm sau khi dư luận phê phán nặng nề, nhà nước mới buông lỏng tay một chút trong việc cho phép nhắc nhở một cách nhỏ giọt những “chiến tích” tàn ác của quân thù.
Sau khi chiến tranh biên giới Tháng Hai 1979 nổ ra, Đặng Tiều Bình lúc ấy vừa sang Mỹ đã tuyên bố trong các cuộc phỏng vấn của báo chí nước ngoài rằng ngoài lý do chiến lược, ông ta còn muốn trừng trị Việt Nam vì ghét thái độ của Hà Nội. Rõ ràng việc này họ Đặng không những sỉ nhục lãnh đạo Việt Nam mà còn xem thường cả dân tộc Việt Nam với một câu tuyên bố vi phạm thô bạo vào luật pháp quốc tế khi ngang nhiên xâm phạm nước khác chỉ vì “ghét” chính phủ nước ấy.
Thế nhưng ai ghét Đặng Tiểu Bình thì cứ ghét, nhà nước Việt Nam không những không ghét mà còn tán dương ông ta qua nhiều cuốn sách được liên tục xuất bản tại Việt Nam như: Mưu lược Đặng Tiểu Bình, Cha tôi Đặng Tiểu Bình, Cuộc đời Đặng Tiểu Bình, Đặng Tiểu Bình Nhà kinh tế chính trị lỗi lạc, Con đường phi thường của Đặng Tiểu Bình… cho tới cuốn Đặng Tiểu Bình, một trí tuệ siêu việt… thì bản chất của chính quyền Hà Nội đã lật ngửa con bài Hán nô.
Những chàng trai bảo vệ đất nước. MXH
Trong khi công khai ca ngợi kẻ đã xâm lược, khinh bỉ cả đất nước con người Việt Nam như Đặng Tiểu Bình thì ngược lại tất cả những hành động của dân chúng tập trung biểu tình chống Trung Quốc xâm lược bị đàn áp một cách dã man trên khắp nước. Từ Hà Nội tới Sài Gòn nơi nào có biểu tình nơi đó có dáng dấp của những cán bộ cao nhất thành phố đứng phía sau chỉ huy, đàn áp.
Biều tình chống Trung Quốc. MXH
Trên mặt trận báo chí bài viết nào có liên quan đến yếu tố Trung Quốc đều bị gỡ bỏ, người viết bài bị nhắc nhở và đôi khi bị đưa vào trại giam cảnh cáo. Nhà báo Lê Đức Dục có một bài thơ nổi tiếng rất hay, bài thơ này bị cắt bỏ trên nhiều trang mạng xã hội nhưng nó vẫn sống tới hôm nay, làm chứng cho một thời kỳ hán hóa.
Bài thơ có tên Những bông hoa không cần chỉ thị:
Mặc ai cấm rằng không được nhắc / Bạn vàng Trung Hoa từng thảm sát dân mình / Nhưng làm sao cấm hoa đào hoa mận / Nở rưng rưng rụng xuống những mộ phần / Kệ báo chí cứ phập phồng chờ đợi / Nói hay im? Ngồi nghe ngóng công văn / Những bông hoa không cần chỉ thị / Cứ ra Giêng, rụng thắm đất anh nằm…
Vậy đó, ngày 17 Tháng Hai hằng năm chúng ta phải nhắc, nhắc mãi cho đời sau không thể nào quên được…
Mặc Lâm
16 tháng 2, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Cánh hoa rừng màu tím biểu tượng cho cuộc chiến biên giới 1979
Mỗi năm cứ trước ngày 17 Tháng Hai vài hôm, mạng xã hội Việt Nam lại dấy lên những hình ảnh, bài viết về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc vào năm 1979, khi Trung cộng công khai xua quân vào các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh đánh phá và giết hại hàng chục ngàn bộ đội và thường dân. Hình ảnh các cuộc thảm sát ấy vẫn còn ghi mãi trong lòng người dân sáu tỉnh biên giới đặc biệt trong những gia đình có người thân bị quân Trung Quốc sát hại.
Cảnh đổ nát tan hoang sau khi quân Trung quốc rút đi. MXH
Rạng sáng ngày 17 Tháng Hai 1979, Trung Quốc đã huy động hơn 600,000 bộ đội tràn xuống sáu tỉnh giới phía Bắc Việt Nam, thực hiện cuộc chiến tranh có quy mô lớn mà Đặng Tiều Bình tuyên bố “cho Việt Nam một bài học”. Câu sỉ vả này lộ rõ bản chất người Cộng sản dù có tuyên truyền sâu đậm tới đâu thì ý nghĩ nhỏ mọn vẫn tồn tại trong tư tưởng của toàn bộ lãnh đạo cao cấp nhất của chế độ.
Trên con đường tiến quân xâm lược bộ đội Trung Quốc không ngần ngại tàn sát dân thường ở tỉnh Hà Giang, Lạng Sơn… chỉ sau ba ngày đã dàn quân hơn 1,200 km dọc khắp tuyến biên giới. Hàng ngàn dân thường bị chém giết vô tội, hàng ngàn nóc nhà bị đốt cháy, hàng trăm cây cầu dân sinh bị đánh sập…
Những chiêc cầu bị đánh sập. VNExpress
Trong khi cuộc chiến xảy ra, Hà Nội mở hết công suất tuyên truyền và động viên dân chúng chung tay bảo vệ tổ quốc nhưng chỉ hơn chục năm sau, khi mật ước Thành Đô được ký kết vào năm 1990 thì mọi thứ có liên quan đến cuộc chiến ấy đều bị xóa sạch, che mờ bằng nỗ lực cấm đoán, sách nhiễu của chính nhà nước. Đó là lý do tại sao người Việt bất kể ở phương trời nào cứ đến ngày 17 Tháng Hai đều tận dụng mọi phương tiện sẵn có để nhắc nhở lại vết tích lịch sử này cho những thế hệ sinh sau đẻ muộn biết rõ thêm bộ mặt thật của Trung cộng lẫn Hà Nội, cả hai đều phải chịu trách nhiệm trước lịch sử sau này.
Thông thường ở các chính phủ dân chủ, không ai ra rả nhắc lại một cuộc chiến bằng ngôn ngữ thù hận hay kích động nhưng cũng không có chính phủ nào lại lẳng lặng xóa hết những dấu vết mà quân xâm lược đã gây ra cho đất nước của họ. Việc làm này chỉ có thể giải thích rằng hoặc chính phủ ấy bán nước hoặc chính phủ ấy hèn nhát trước quân thù nên không dám công khai chỉ trích hay lên án mặc dù thời gian này cuộc chiến ấy đã kết thúc.
Bất cứ cuộc chiến tranh nào diễn ra luôn được sách giáo khoa ghi chép và giảng dạy cho học sinh nhằm trang bị kiến thức cho họ, tuy nhiên Việt Nam không đưa cuộc chiến tranh Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc năm 1979 vào sách giáo khoa lịch sử để giảng dạy cho học sinh trong các bậc học phổ thông và cả đại học, việc làm này bị ém nhẹm trên hệ thống báo chí và nếu ai lên tiếng đều bị bịt miệng một cách thô bạo.
Không những che giấu cuộc chiến, giới viết sử Việt Nam tỏ ra ngoan ngoãn dưới sự chỉ đạo của Đảng cố làm nhẹ bớt lòng căm thù của người Việt bằng những lời lẽ hoa ngôn xảo ngữ. Ông Phạm Hồng Tung giáo sư khoa sử khẳng định: “Để tránh việc dạy và học lịch sử trở thành một phương tiện tuyên truyền, dễ bị lợi dụng và xuyên tạc, trong diễn đạt cần tuyệt đối tránh các ngôn từ, hình ảnh, lối trình bày mang tính gây hấn, biểu cảm, miệt thị. Trong trình bày lịch sử nói chung, giảng dạy lịch sử nói riêng, các ngôn từ biểu cảm, miệt thị, như “chúng”, “quân địch”, “giặc”, “dã man”, “tàn bạo”, “khát máu” vv…”.
Tuyên bố này không đại diện cho ông Tung, chúng đại diện cho cả một tầng lớp phò Trung Quốc đến ngu muội. Bất kể vì lý do gì những “định hướng” này cần ghi chép lại để ngày sau con em chúng ta thấy rõ Việt Nam không những có Lý Thường Kiệt nhưng cũng không hiếm Lê Chiêu Thống.
Nhắc đến Lê Chiêu Thống người ta thấy vai trò của ông vua này trong việc rước voi về dày mã tổ không phải luôn bị toàn dân Việt lên án, ít ra cũng có hàng người trong bộ máy nhà nước hiện nay không muốn ai đá động tới Trung Quốc vì làm như thế là động tới miếng cơm, manh áo thậm chí danh tiếng của họ. Ông nhà sư Thích Chân Quang đã không ngần ngại “thuyết pháp” trước mặt hàng ngàn tín đồ của mình rằng “Trung Quốc là anh, Việt Nam là em, Lý Thường Kiệt mang quân đánh Trung Quốc là hỗn!”
Bên cạnh những vết tích mà sách giáo khoa không dám nhắc tới, những vết tích hằn sâu cuộc chiến cũng bị chính quyền âm thầm tẩy xóa. Đơn cử trường hợp gây cho người dân uất hận nhất là chiếc bia Khánh Khê ở Lạng Sơn, ghi nhận sự hi sinh của 650 bộ đội thuộc Sư đoàn 337 trên biên giới phía Bắc cản bước quân thù năm 1979, đã bị đục bỏ dòng chữ “quân Trung Quốc xâm lược”. Việc làm này không thể bao biện cho tình hữu nghị hay 4 tốt 16 chữ vàng như thường lệ, nó là hành vi phản quốc không cần phải tranh cãi.
Bia Khánh Khê bị đục bỏ chữ Trung Quốc xâm lược. MXH
Một trong hàng trăm hình ảnh bi thảm được người dân ghi lại là do không kịp di tản khi quân Trung Quốc tràn sang, hơn 40 phụ nữ và trẻ em, có bé mới 8 tháng tuổi ở Tổng Chúp (Cao Bằng) bị sát hại bằng búa và lưỡi lê, thi thể vùi dưới giếng.
Những chiếc lưỡi lê, búa tạ, sắt vuông cùng hàng chục loại hung khí dùng để giết người dân mà không tốn đạn đã được đoàn quân của Hứa Thế Hữu sử dụng thành thạo trong việc giết người, thế nhưng khi báo chí nhắc tới đều bị tuyên giáo chỉ thị phải gỡ bỏ tin tức hình ảnh có liên quan. Mãi đến hơn chục năm sau khi dư luận phê phán nặng nề, nhà nước mới buông lỏng tay một chút trong việc cho phép nhắc nhở một cách nhỏ giọt những “chiến tích” tàn ác của quân thù.
Sau khi chiến tranh biên giới Tháng Hai 1979 nổ ra, Đặng Tiều Bình lúc ấy vừa sang Mỹ đã tuyên bố trong các cuộc phỏng vấn của báo chí nước ngoài rằng ngoài lý do chiến lược, ông ta còn muốn trừng trị Việt Nam vì ghét thái độ của Hà Nội. Rõ ràng việc này họ Đặng không những sỉ nhục lãnh đạo Việt Nam mà còn xem thường cả dân tộc Việt Nam với một câu tuyên bố vi phạm thô bạo vào luật pháp quốc tế khi ngang nhiên xâm phạm nước khác chỉ vì “ghét” chính phủ nước ấy.
Thế nhưng ai ghét Đặng Tiểu Bình thì cứ ghét, nhà nước Việt Nam không những không ghét mà còn tán dương ông ta qua nhiều cuốn sách được liên tục xuất bản tại Việt Nam như: Mưu lược Đặng Tiểu Bình, Cha tôi Đặng Tiểu Bình, Cuộc đời Đặng Tiểu Bình, Đặng Tiểu Bình Nhà kinh tế chính trị lỗi lạc, Con đường phi thường của Đặng Tiểu Bình… cho tới cuốn Đặng Tiểu Bình, một trí tuệ siêu việt… thì bản chất của chính quyền Hà Nội đã lật ngửa con bài Hán nô.
Những chàng trai bảo vệ đất nước. MXH
Trong khi công khai ca ngợi kẻ đã xâm lược, khinh bỉ cả đất nước con người Việt Nam như Đặng Tiểu Bình thì ngược lại tất cả những hành động của dân chúng tập trung biểu tình chống Trung Quốc xâm lược bị đàn áp một cách dã man trên khắp nước. Từ Hà Nội tới Sài Gòn nơi nào có biểu tình nơi đó có dáng dấp của những cán bộ cao nhất thành phố đứng phía sau chỉ huy, đàn áp.
Biều tình chống Trung Quốc. MXH
Trên mặt trận báo chí bài viết nào có liên quan đến yếu tố Trung Quốc đều bị gỡ bỏ, người viết bài bị nhắc nhở và đôi khi bị đưa vào trại giam cảnh cáo. Nhà báo Lê Đức Dục có một bài thơ nổi tiếng rất hay, bài thơ này bị cắt bỏ trên nhiều trang mạng xã hội nhưng nó vẫn sống tới hôm nay, làm chứng cho một thời kỳ hán hóa.
Bài thơ có tên Những bông hoa không cần chỉ thị:
Mặc ai cấm rằng không được nhắc / Bạn vàng Trung Hoa từng thảm sát dân mình / Nhưng làm sao cấm hoa đào hoa mận / Nở rưng rưng rụng xuống những mộ phần / Kệ báo chí cứ phập phồng chờ đợi / Nói hay im? Ngồi nghe ngóng công văn / Những bông hoa không cần chỉ thị / Cứ ra Giêng, rụng thắm đất anh nằm…
Vậy đó, ngày 17 Tháng Hai hằng năm chúng ta phải nhắc, nhắc mãi cho đời sau không thể nào quên được…
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Nhìn Lại Lịch Sử
Tại sao Hà Nội không cho dạy lịch sử về Chiến tranh 1979?
Bài lược dịch từ nhận định của Travis Vincent, nhà hoạt động xã hội tại Việt Nam
Y Nguyên
18 tháng 2, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Trước sự phản đối dai dẳng của người dân, Việt Nam miễn cưỡng đưa một ít thông tin về cuộc xung đột năm 1979 vào sách giáo khoa lịch sử, sau khi đã im lặng kéo dài hàng chục năm.
Ở Việt Nam, kỳ thi tại các trường trung học thường rơi vào cuối Tháng Giêng, một vài tuần trước khi kỷ niệm Chiến tranh Trung-Việt, hay còn gọi là Chiến tranh biên giới trong tiếng Việt. Vì vậy, cuối học kỳ “sẽ là thời điểm hoàn hảo để suy ngẫm về cuộc chiến năm 1979, nhưng tôi không thể dẫn dắt sinh viên của mình thảo luận về nó”, Hằng, giảng viên môn chính trị quốc tế tại một trường cao đẳng ở Hà Nội cho biết.
Để đối phó với việc Việt Nam chiếm đóng Campuchia và ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với Liên Xô vào năm 1978, Trung Quốc đã tiến hành một cuộc xâm lược vào Việt Nam vào Tháng Hai năm 1979 và chiếm được một số thành phố biên giới. Các mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước Cộng sản trước khi trở thành “hữu nghị” đã gặp rất nhiều trắc trở.
Từ ngày 17 Tháng Hai đến ngày 16 Tháng Ba, cuộc chiến đã cướp đi sinh mạng của hàng chục ngàn binh sĩ Trung Quốc và Việt Nam, nhưng con số thương vong chính xác vẫn còn đang tranh cãi. Quân đội Trung Quốc rút lui sau ba tuần, thông báo rằng sứ mệnh “trừng phạt” của họ đã hoàn thành.
Trong hơn bốn thập niên kể từ khi chiến tranh kết thúc, các trường học của Việt Nam bị ngăn cản một cách kỳ lạ về việc giảng dạy cuộc xung đột này. Hằng, người đã yêu cầu thay đổi tên trong bài, nói đã không thể đưa sự kiện này vào bài kiểm tra cho học sinh của mình hoặc thậm chí vào giáo trình của riêng mình. Sự im lặng về cuộc chiến tranh trong khuôn viên trường giờ đây nặng nề hơn, so với thời kỳ cô còn là sinh viên năm thứ hai đại học, vào năm 1979.
“Giáo viên của tôi đã từng nói rằng một cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ không thể xảy ra bởi vì hai nước là đồng chí và anh em. Nhưng vài ngày sau bài giảng đó, Trung Quốc bắt đầu pháo kích vào biên giới. Nhưng tới nay nội dung rao giảng ấy vẫn không thay đổi. Và cũng không ai dám thốt lên lời nào về chuyện đó”, chị Hằng nói. Trong khi đó, ở Trung Quốc đại lục, người ta đề cập đến cuộc chiến này như là một cuộc chiến tự vệ chống lại Việt Nam, cụ thể nó được mô tả trong bộ phim nổi tiếng năm 2017 “Fanghua” (“Tuổi trẻ”)..
Trên thực tế, chính phủ Việt Nam cũng đã miễn cưỡng cho vào sách giáo khoa ở tất cả các cấp học về Chiến tranh Việt-Trung – và đây là một điều lại gây tò mò thêm, vì học sinh Việt Nam đã quen thuộc với lịch sử vốn đầy rẫy các cuộc chiến tranh chống quốc gia phương Bắc.
Từ lớp 6 đến lớp 7, học sinh tìm hiểu về gần một thiên niên kỷ dưới sự chiếm đóng của Trung Quốc cho đến năm 938, cho đến các cuộc chiến nhỏ giữa các triều đại khác nhau chống lại Trung Quốc. Các cuộc chiến tranh đó được nghiên cứu sâu hơn từ lớp 10 đến lớp 11. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh giữa hai quốc gia cộng sản “hữu nghị” năm 1979 lại bị che khuất trong các bài lịch sử.
Phiên bản năm 2001 của sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 ở Việt Nam kể lại cuộc chiến này trong 24 dòng ở cuối sách, trong khi phiên bản năm 2018 giảm phần miêu tả chỉ còn 11 dòng. Những lời kêu gọi của các chuyên gia về cải cách sách giáo khoa lịch sử, đặc biệt là cung cấp các bản tường thuật chi tiết về cuộc đụng độ năm 1979, cho đến nay vẫn bị làm ngơ. Mặc dù Hà Nội có thể cho phép các cuộc thảo luận cởi mở hơn về cuộc chiến trên các phương tiện truyền thông nhà nước, nhưng việc giáo dục toàn diện về cuộc chiến này vẫn chưa được thực hiện và không ai biết khi nào thì sẽ có được. Việc viết lại và ghi nhớ cuộc chiến sẽ đòi hỏi một cuộc đại tu các sách giáo khoa lịch sử do Đảng Cộng sản chỉ đạo.
Cuộc chiến ngắn và quan trọng mà cô Hằng nói đặt cô vào một tình thế khó khăn, vì cô ấy không thể thực hành những bài giảng. “Tôi đã bảo học sinh thảo luận và đặt câu hỏi trong lớp, nhưng sau đó tôi không thể thu hút chúng vào chính chủ đề này,” giáo viên nói. Để giải quyết tình huống khó xử, Hằng đề nghị các học sinh của mình đọc “Hồi ức và suy nghĩ”, một cuốn hồi ký nổi tiếng và được lưu hành rất nhiều của nhà ngoại giao cấp cao Trần Quang Cơ, được nhiều người coi là tài liệu có thẩm quyền nhất về quan hệ Trung-Việt trong những năm 1980. Cô cũng khuyến khích học sinh thảo luận cởi mở về cuốn hồi ký ấy với cô. Đây là điều mà nhiều giảng viên ở các trường đại học khác đã và đang làm để lấp đầy khoảng trống kiến thức.
Phạm Kim Ngọc, sinh viên năm 3 ngành Quan hệ quốc tế tại TP.HCM, cho biết cô giáo của cô đã đề cập đến chiến tranh trong một bài giảng ngắn và rất hoan nghênh những câu hỏi sau giờ học. Vậy mà không có sách giáo khoa nào để cô nghiên cứu thêm. Ngọc nói: “Chúng tôi được dạy rằng Trung Quốc là quốc gia quan trọng nhất để tìm hiểu đối với sinh viên Việt Nam, nhưng riêng sự kiện 1979 vẫn còn nhạy cảm”.
Nguyễn Ngọc Trâm, giáo viên lịch sử tại một trường trung học tư thục ở Hà Nội, nói cách tiếp cận về cuộc chiến tranh này rất hời hợt. Trong cuốn sách của giáo viên, không có chi tiết về cách dạy nó. “Cuộc chiến tranh biên giới đã được đề cập vào cuối sách giáo khoa, được cho là sẽ được giảng dạy vào cuối năm học. Không ai chú ý đến điều đó”, Trâm nói.
Ngoài ra, Trâm còn dạy kèm cho học sinh lớp 12 tập trung vào môn Lịch sử để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia. Bộ Giáo dục đã cố ý không đưa chiến tranh vào nội dung chuẩn bị thi. “Vì cuộc chiến biên giới sẽ không có trong kỳ thi, học sinh của tôi không có động lực để học nó”, Trâm nói. Hướng dẫn ít ỏi này về chiến tranh đã khiến Trâm ngạc nhiên, vì học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông phải học một cụm cụ thể gọi là “giáo dục về biển đảo” nhấn mạnh chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, vốn là một cục xương tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc. Là một sinh viên chuyên ngành lịch sử, Trâm đã có cơ hội tìm hiểu về cuộc chiến tại trường đại học của mình, mặc dù ở một mức độ hạn chế. Tuy nhiên, nhiều bạn bè của cô đã không nhận thức được điều đó.
Đặng Ngọc Oanh, sinh viên ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, Oanh am hiểu về chiến tranh nhờ có cha mình. Oanh đã rất sốc vì cô chưa bao giờ biết gì về nó ở trường. “Cha tôi từng là một người lính. Ông ấy không tham gia vào cuộc chiến đó, nhưng ông ấy đã nói với tôi về điều đó”, Oanh, người sau này đã tìm hiểu thêm về cuộc chiến qua sách tiếng Anh.
Mặc dù Trung Quốc ủng hộ Việt Nam trong các cuộc chiến chống lại Pháp và Hoa Kỳ, quan hệ giữa hai nước đã xuống dốc trong những năm 1960. Bằng cách phát động cuộc chiến tranh năm 1979, Trung Quốc đã tìm cách dạy cho “bá chủ nhỏ đầy tham vọng” Việt Nam một bài học, sau khi quốc gia này lật đổ chế độ Khmer Đỏ do Trung Quốc hậu thuẫn sau cuộc xâm lược Campuchia. Sự thù hận của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Trung Quốc sau đó nhiều đến nỗi phần mở đầu của Hiến pháp năm 1980 của Việt Nam đã gọi Trung Quốc là “kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm của Việt Nam”. Tuy nhiên, cụm từ này đã bị loại bỏ khỏi Hiến pháp 1980 vào năm 1988 để mở đường cho quá trình bình thường hóa song phương, bắt đầu cho một thỏa thuận từ trên xuống để quên quá khứ.
Từ năm 1980 đến năm 1987, Hà Nội đã có nhiều động thái chính thức và bí mật để nối lại đàm phán bình thường hóa với đồng chí phương Bắc, nhưng vô ích. Tháng Ba năm 1988, Trung Quốc cưỡng chiếm các khu vực thuộc quần đảo Trường Sa thuộc quyền tài phán của Việt Nam.
Tuy nhiên, Bắc Kinh, bị quốc tế cô lập sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, đã khởi xướng một cuộc họp bí mật năm 1990 tại Thành Đô, Trung Quốc, nơi hai nước nhất trí “quên đi quá khứ, hướng tới tương lai”. Kết quả, nhà nước Việt Nam đã chọn không kỷ niệm chính thức cuộc chiến năm 1979, và để nó đã rơi vào quên lãng. Các nhà lãnh đạo cao nhất tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ song phương ở cả cấp nhà nước và cấp đảng vào năm 1991. Một thập niên sau, hai bên ký Tuyên bố chung về Hợp tác Toàn diện. Năm 1999, trong chuyến thăm của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tới Bắc Kinh, một phương châm hay còn gọi là “16 chữ vàng” đã được thông qua cho mối quan hệ của hai nước: Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài và hướng tới tương lai. Đồng thời, Nguyễn Cơ Thạch, nhà ngoại giao nổi tiếng với lập trường cứng rắn trong các vấn đề Trung Quốc và thúc đẩy quan hệ chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ, đã bị loại khỏi Bộ Chính trị và Ủy ban Trung ương, thậm chí mất chức ngoại trưởng.
Trong nhiều bảo tàng, từ “chiến tranh” đã được tránh và “Trung Quốc” thậm chí không được nhắc đến khi đề cập đến sự kiện năm 1979, không giống như những mô tả về “cuộc đấu tranh anh dũng và chính nghĩa chống lại thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và quân ngụy miền Nam Việt Nam”.
Trong một thời gian dài, Việt Nam không công nhận những người đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh biên giới là anh hùng. Những người lính hy sinh trong cuộc chiến chống Trung Quốc chỉ được gọi là “bảo vệ tổ quốc”, không được vinh danh giống như những người đồng đội của họ trong các cuộc chiến chống Pháp và Hoa Kỳ. Trong khi Việt Nam thành công trong việc buộc Trung Quốc rút lui vào năm 1979, cả phương tiện truyền thông chính thống và sách giáo khoa lịch sử của Việt Nam đều không đề cập đến đây là một chiến thắng quân sự. Và mặc dù Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu Hoa Kỳ bồi thường chiến tranh, nhưng Việt Nam đã hoàn toàn im lặng trước những hành động tàn phá dã man của cuộc chiến năm 1979 do Trung Quốc gây ra.
Là một giáo viên, Trâm phải cân bằng giữa việc nói với học sinh về cuộc chiến phần lớn “không có hồi kết” và không vượt qua ranh giới bất thành văn. “Tôi phải huấn luyện mọi thứ bằng ngôn ngữ uyển chuyển”, Trâm nói. “Tôi phải dạy từng chút một, nếu không phụ huynh sẽ phàn nàn rằng những gì tôi dạy khác với sách giáo khoa”. Cô Trâm tận dụng môi trường sư phạm tương đối cởi mở ở một trường tư thục cố gắng dạy các học sinh nhỏ tuổi của mình về những dấu mốc quan trọng khác trong lịch sử mà sách giáo khoa còn thiếu. Cô nói: “Điều quan trọng là phải dạy họ rằng Việt Nam vào năm 938 không giống như Việt Nam ngày nay. Tôi vẫn phải dạy cho học sinh của mình rằng có nhiều phần lịch sử về cái mà họ gọi là ‘Việt Nam’ hiện nay, chứ không phải chỉ có một Việt Nam duy nhất được định nghĩa trong sách giáo khoa quốc gia”.
Việc viết lại lịch sử của Chiến tranh Trung-Việt cũng sẽ đòi hỏi những trình bày chi tiết hơn về cuộc xâm lược Campuchia năm 1978, mà phía Việt Nam vẫn ám chỉ là “giải phóng Campuchia khỏi Khmer Đỏ”. Cuộc xung đột đó được đề cập trong 13 dòng là “cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam” trong sách giáo khoa lịch sử hiện hành.
Nhà nước Cộng sản cũng chưa bao giờ thừa nhận miền Nam Việt Nam Cộng Hòa là một chính phủ hợp pháp. Nói cách khác, Hà Nội chưa bao giờ công nhận hai nước Việt Nam cùng tồn tại trong thế kỷ 20, mà coi Việt Nam là một quốc gia bị chia cắt bởi những kẻ xâm lược và phản bội Việt Nam. Sự thất thủ của Sài Gòn được miêu tả trong sách giáo khoa là đại diện cho sự thống nhất tất yếu của đất nước. Do đó dẫn đến kết quả là, cuộc giao tranh quân sự giữa lực lượng Hải quân của Trung Quốc và Việt Nam Cộng Hòa tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974 cũng ít được nhắc tới.
Tất cả sách giáo khoa lịch sử quốc gia cho học sinh trên toàn quốc đều tập trung vào diễn biến từ miền Bắc Việt Nam. Tại Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo đã độc quyền xuất bản sách giáo khoa sử dụng trên toàn quốc hàng chục năm nay. Kể từ năm 2019, chính phủ đã cấp phép cho một số nhà xuất bản làm nhiệm vụ này. Các trường học bây giờ có thể chọn những cuốn sách khác để sử dụng. Năm 2021, sách giáo khoa lớp 10 mới được phát hành. Năm 2023, một số phiên bản sách giáo khoa lớp 12 cũng sẽ được lưu hành. Nhưng nếu Đảng Cộng sản không đồng ý nới lỏng việc kiểm duyệt thì câu chuyện 1979 trong sách giáo khoa lịch sử mãi sẽ chỉ là chuyện bình mới rượu cũ.
Tại sao Hà Nội không cho dạy lịch sử về Chiến tranh 1979?
Bài lược dịch từ nhận định của Travis Vincent, nhà hoạt động xã hội tại Việt Nam
Y Nguyên
18 tháng 2, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Trước sự phản đối dai dẳng của người dân, Việt Nam miễn cưỡng đưa một ít thông tin về cuộc xung đột năm 1979 vào sách giáo khoa lịch sử, sau khi đã im lặng kéo dài hàng chục năm.
Ở Việt Nam, kỳ thi tại các trường trung học thường rơi vào cuối Tháng Giêng, một vài tuần trước khi kỷ niệm Chiến tranh Trung-Việt, hay còn gọi là Chiến tranh biên giới trong tiếng Việt. Vì vậy, cuối học kỳ “sẽ là thời điểm hoàn hảo để suy ngẫm về cuộc chiến năm 1979, nhưng tôi không thể dẫn dắt sinh viên của mình thảo luận về nó”, Hằng, giảng viên môn chính trị quốc tế tại một trường cao đẳng ở Hà Nội cho biết.
Để đối phó với việc Việt Nam chiếm đóng Campuchia và ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với Liên Xô vào năm 1978, Trung Quốc đã tiến hành một cuộc xâm lược vào Việt Nam vào Tháng Hai năm 1979 và chiếm được một số thành phố biên giới. Các mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước Cộng sản trước khi trở thành “hữu nghị” đã gặp rất nhiều trắc trở.
Từ ngày 17 Tháng Hai đến ngày 16 Tháng Ba, cuộc chiến đã cướp đi sinh mạng của hàng chục ngàn binh sĩ Trung Quốc và Việt Nam, nhưng con số thương vong chính xác vẫn còn đang tranh cãi. Quân đội Trung Quốc rút lui sau ba tuần, thông báo rằng sứ mệnh “trừng phạt” của họ đã hoàn thành.
Trong hơn bốn thập niên kể từ khi chiến tranh kết thúc, các trường học của Việt Nam bị ngăn cản một cách kỳ lạ về việc giảng dạy cuộc xung đột này. Hằng, người đã yêu cầu thay đổi tên trong bài, nói đã không thể đưa sự kiện này vào bài kiểm tra cho học sinh của mình hoặc thậm chí vào giáo trình của riêng mình. Sự im lặng về cuộc chiến tranh trong khuôn viên trường giờ đây nặng nề hơn, so với thời kỳ cô còn là sinh viên năm thứ hai đại học, vào năm 1979.
“Giáo viên của tôi đã từng nói rằng một cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ không thể xảy ra bởi vì hai nước là đồng chí và anh em. Nhưng vài ngày sau bài giảng đó, Trung Quốc bắt đầu pháo kích vào biên giới. Nhưng tới nay nội dung rao giảng ấy vẫn không thay đổi. Và cũng không ai dám thốt lên lời nào về chuyện đó”, chị Hằng nói. Trong khi đó, ở Trung Quốc đại lục, người ta đề cập đến cuộc chiến này như là một cuộc chiến tự vệ chống lại Việt Nam, cụ thể nó được mô tả trong bộ phim nổi tiếng năm 2017 “Fanghua” (“Tuổi trẻ”)..
Trên thực tế, chính phủ Việt Nam cũng đã miễn cưỡng cho vào sách giáo khoa ở tất cả các cấp học về Chiến tranh Việt-Trung – và đây là một điều lại gây tò mò thêm, vì học sinh Việt Nam đã quen thuộc với lịch sử vốn đầy rẫy các cuộc chiến tranh chống quốc gia phương Bắc.
Từ lớp 6 đến lớp 7, học sinh tìm hiểu về gần một thiên niên kỷ dưới sự chiếm đóng của Trung Quốc cho đến năm 938, cho đến các cuộc chiến nhỏ giữa các triều đại khác nhau chống lại Trung Quốc. Các cuộc chiến tranh đó được nghiên cứu sâu hơn từ lớp 10 đến lớp 11. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh giữa hai quốc gia cộng sản “hữu nghị” năm 1979 lại bị che khuất trong các bài lịch sử.
Phiên bản năm 2001 của sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 ở Việt Nam kể lại cuộc chiến này trong 24 dòng ở cuối sách, trong khi phiên bản năm 2018 giảm phần miêu tả chỉ còn 11 dòng. Những lời kêu gọi của các chuyên gia về cải cách sách giáo khoa lịch sử, đặc biệt là cung cấp các bản tường thuật chi tiết về cuộc đụng độ năm 1979, cho đến nay vẫn bị làm ngơ. Mặc dù Hà Nội có thể cho phép các cuộc thảo luận cởi mở hơn về cuộc chiến trên các phương tiện truyền thông nhà nước, nhưng việc giáo dục toàn diện về cuộc chiến này vẫn chưa được thực hiện và không ai biết khi nào thì sẽ có được. Việc viết lại và ghi nhớ cuộc chiến sẽ đòi hỏi một cuộc đại tu các sách giáo khoa lịch sử do Đảng Cộng sản chỉ đạo.
Cuộc chiến ngắn và quan trọng mà cô Hằng nói đặt cô vào một tình thế khó khăn, vì cô ấy không thể thực hành những bài giảng. “Tôi đã bảo học sinh thảo luận và đặt câu hỏi trong lớp, nhưng sau đó tôi không thể thu hút chúng vào chính chủ đề này,” giáo viên nói. Để giải quyết tình huống khó xử, Hằng đề nghị các học sinh của mình đọc “Hồi ức và suy nghĩ”, một cuốn hồi ký nổi tiếng và được lưu hành rất nhiều của nhà ngoại giao cấp cao Trần Quang Cơ, được nhiều người coi là tài liệu có thẩm quyền nhất về quan hệ Trung-Việt trong những năm 1980. Cô cũng khuyến khích học sinh thảo luận cởi mở về cuốn hồi ký ấy với cô. Đây là điều mà nhiều giảng viên ở các trường đại học khác đã và đang làm để lấp đầy khoảng trống kiến thức.
Phạm Kim Ngọc, sinh viên năm 3 ngành Quan hệ quốc tế tại TP.HCM, cho biết cô giáo của cô đã đề cập đến chiến tranh trong một bài giảng ngắn và rất hoan nghênh những câu hỏi sau giờ học. Vậy mà không có sách giáo khoa nào để cô nghiên cứu thêm. Ngọc nói: “Chúng tôi được dạy rằng Trung Quốc là quốc gia quan trọng nhất để tìm hiểu đối với sinh viên Việt Nam, nhưng riêng sự kiện 1979 vẫn còn nhạy cảm”.
Nguyễn Ngọc Trâm, giáo viên lịch sử tại một trường trung học tư thục ở Hà Nội, nói cách tiếp cận về cuộc chiến tranh này rất hời hợt. Trong cuốn sách của giáo viên, không có chi tiết về cách dạy nó. “Cuộc chiến tranh biên giới đã được đề cập vào cuối sách giáo khoa, được cho là sẽ được giảng dạy vào cuối năm học. Không ai chú ý đến điều đó”, Trâm nói.
Ngoài ra, Trâm còn dạy kèm cho học sinh lớp 12 tập trung vào môn Lịch sử để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia. Bộ Giáo dục đã cố ý không đưa chiến tranh vào nội dung chuẩn bị thi. “Vì cuộc chiến biên giới sẽ không có trong kỳ thi, học sinh của tôi không có động lực để học nó”, Trâm nói. Hướng dẫn ít ỏi này về chiến tranh đã khiến Trâm ngạc nhiên, vì học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông phải học một cụm cụ thể gọi là “giáo dục về biển đảo” nhấn mạnh chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, vốn là một cục xương tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc. Là một sinh viên chuyên ngành lịch sử, Trâm đã có cơ hội tìm hiểu về cuộc chiến tại trường đại học của mình, mặc dù ở một mức độ hạn chế. Tuy nhiên, nhiều bạn bè của cô đã không nhận thức được điều đó.
Đặng Ngọc Oanh, sinh viên ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, Oanh am hiểu về chiến tranh nhờ có cha mình. Oanh đã rất sốc vì cô chưa bao giờ biết gì về nó ở trường. “Cha tôi từng là một người lính. Ông ấy không tham gia vào cuộc chiến đó, nhưng ông ấy đã nói với tôi về điều đó”, Oanh, người sau này đã tìm hiểu thêm về cuộc chiến qua sách tiếng Anh.
Mặc dù Trung Quốc ủng hộ Việt Nam trong các cuộc chiến chống lại Pháp và Hoa Kỳ, quan hệ giữa hai nước đã xuống dốc trong những năm 1960. Bằng cách phát động cuộc chiến tranh năm 1979, Trung Quốc đã tìm cách dạy cho “bá chủ nhỏ đầy tham vọng” Việt Nam một bài học, sau khi quốc gia này lật đổ chế độ Khmer Đỏ do Trung Quốc hậu thuẫn sau cuộc xâm lược Campuchia. Sự thù hận của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Trung Quốc sau đó nhiều đến nỗi phần mở đầu của Hiến pháp năm 1980 của Việt Nam đã gọi Trung Quốc là “kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm của Việt Nam”. Tuy nhiên, cụm từ này đã bị loại bỏ khỏi Hiến pháp 1980 vào năm 1988 để mở đường cho quá trình bình thường hóa song phương, bắt đầu cho một thỏa thuận từ trên xuống để quên quá khứ.
Từ năm 1980 đến năm 1987, Hà Nội đã có nhiều động thái chính thức và bí mật để nối lại đàm phán bình thường hóa với đồng chí phương Bắc, nhưng vô ích. Tháng Ba năm 1988, Trung Quốc cưỡng chiếm các khu vực thuộc quần đảo Trường Sa thuộc quyền tài phán của Việt Nam.
Tuy nhiên, Bắc Kinh, bị quốc tế cô lập sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, đã khởi xướng một cuộc họp bí mật năm 1990 tại Thành Đô, Trung Quốc, nơi hai nước nhất trí “quên đi quá khứ, hướng tới tương lai”. Kết quả, nhà nước Việt Nam đã chọn không kỷ niệm chính thức cuộc chiến năm 1979, và để nó đã rơi vào quên lãng. Các nhà lãnh đạo cao nhất tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ song phương ở cả cấp nhà nước và cấp đảng vào năm 1991. Một thập niên sau, hai bên ký Tuyên bố chung về Hợp tác Toàn diện. Năm 1999, trong chuyến thăm của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tới Bắc Kinh, một phương châm hay còn gọi là “16 chữ vàng” đã được thông qua cho mối quan hệ của hai nước: Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài và hướng tới tương lai. Đồng thời, Nguyễn Cơ Thạch, nhà ngoại giao nổi tiếng với lập trường cứng rắn trong các vấn đề Trung Quốc và thúc đẩy quan hệ chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ, đã bị loại khỏi Bộ Chính trị và Ủy ban Trung ương, thậm chí mất chức ngoại trưởng.
Trong nhiều bảo tàng, từ “chiến tranh” đã được tránh và “Trung Quốc” thậm chí không được nhắc đến khi đề cập đến sự kiện năm 1979, không giống như những mô tả về “cuộc đấu tranh anh dũng và chính nghĩa chống lại thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và quân ngụy miền Nam Việt Nam”.
Trong một thời gian dài, Việt Nam không công nhận những người đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh biên giới là anh hùng. Những người lính hy sinh trong cuộc chiến chống Trung Quốc chỉ được gọi là “bảo vệ tổ quốc”, không được vinh danh giống như những người đồng đội của họ trong các cuộc chiến chống Pháp và Hoa Kỳ. Trong khi Việt Nam thành công trong việc buộc Trung Quốc rút lui vào năm 1979, cả phương tiện truyền thông chính thống và sách giáo khoa lịch sử của Việt Nam đều không đề cập đến đây là một chiến thắng quân sự. Và mặc dù Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu Hoa Kỳ bồi thường chiến tranh, nhưng Việt Nam đã hoàn toàn im lặng trước những hành động tàn phá dã man của cuộc chiến năm 1979 do Trung Quốc gây ra.
Là một giáo viên, Trâm phải cân bằng giữa việc nói với học sinh về cuộc chiến phần lớn “không có hồi kết” và không vượt qua ranh giới bất thành văn. “Tôi phải huấn luyện mọi thứ bằng ngôn ngữ uyển chuyển”, Trâm nói. “Tôi phải dạy từng chút một, nếu không phụ huynh sẽ phàn nàn rằng những gì tôi dạy khác với sách giáo khoa”. Cô Trâm tận dụng môi trường sư phạm tương đối cởi mở ở một trường tư thục cố gắng dạy các học sinh nhỏ tuổi của mình về những dấu mốc quan trọng khác trong lịch sử mà sách giáo khoa còn thiếu. Cô nói: “Điều quan trọng là phải dạy họ rằng Việt Nam vào năm 938 không giống như Việt Nam ngày nay. Tôi vẫn phải dạy cho học sinh của mình rằng có nhiều phần lịch sử về cái mà họ gọi là ‘Việt Nam’ hiện nay, chứ không phải chỉ có một Việt Nam duy nhất được định nghĩa trong sách giáo khoa quốc gia”.
Việc viết lại lịch sử của Chiến tranh Trung-Việt cũng sẽ đòi hỏi những trình bày chi tiết hơn về cuộc xâm lược Campuchia năm 1978, mà phía Việt Nam vẫn ám chỉ là “giải phóng Campuchia khỏi Khmer Đỏ”. Cuộc xung đột đó được đề cập trong 13 dòng là “cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam” trong sách giáo khoa lịch sử hiện hành.
Nhà nước Cộng sản cũng chưa bao giờ thừa nhận miền Nam Việt Nam Cộng Hòa là một chính phủ hợp pháp. Nói cách khác, Hà Nội chưa bao giờ công nhận hai nước Việt Nam cùng tồn tại trong thế kỷ 20, mà coi Việt Nam là một quốc gia bị chia cắt bởi những kẻ xâm lược và phản bội Việt Nam. Sự thất thủ của Sài Gòn được miêu tả trong sách giáo khoa là đại diện cho sự thống nhất tất yếu của đất nước. Do đó dẫn đến kết quả là, cuộc giao tranh quân sự giữa lực lượng Hải quân của Trung Quốc và Việt Nam Cộng Hòa tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974 cũng ít được nhắc tới.
Tất cả sách giáo khoa lịch sử quốc gia cho học sinh trên toàn quốc đều tập trung vào diễn biến từ miền Bắc Việt Nam. Tại Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo đã độc quyền xuất bản sách giáo khoa sử dụng trên toàn quốc hàng chục năm nay. Kể từ năm 2019, chính phủ đã cấp phép cho một số nhà xuất bản làm nhiệm vụ này. Các trường học bây giờ có thể chọn những cuốn sách khác để sử dụng. Năm 2021, sách giáo khoa lớp 10 mới được phát hành. Năm 2023, một số phiên bản sách giáo khoa lớp 12 cũng sẽ được lưu hành. Nhưng nếu Đảng Cộng sản không đồng ý nới lỏng việc kiểm duyệt thì câu chuyện 1979 trong sách giáo khoa lịch sử mãi sẽ chỉ là chuyện bình mới rượu cũ.
Last edited by LDN on Sun Feb 27, 2022 5:29 pm; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Last edited by LDN on Tue Feb 22, 2022 2:39 am; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Hà Nội chìm sâu trong giá rét, khiến người lao động ngoài đường phố thêm cực nhọc
Đằng Vân
21 tháng 2, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Trên đường phố Hà Nội, nhiều người mặc áo mưa để tránh rét, khi nhiệt độ xuống dưới 8 độ C – Ảnh: VietnamNet
Nhiều người làm việc ngoài trời tại Hà Nội phải chất củi đốt ven vỉa hè để sưởi ấm khi nhiệt độ tại thủ đô Hà Nội giảm sâu dưới mức 8 độ C (64.4 độ F)
Sáng 21 Tháng Hai, Hà Nội nhiệt độ dao động 7-9 độ C, trời tạnh ráo nhưng cảm giác rất rét buốt. Nhiều người dân trùm kín mít để ra đường, thậm chí mặc áo mưa để tránh rét.
Lúc 6h cùng ngày, nhiệt độ thấp nhất đo được tại Hà Nội là 8.8 độ C (47.8 độ F). Mặc dù chỉ còn xuất hiện mưa rải rác vào buổi sáng, sau đó trời tạnh ráo nhưng người ta vẫn cảm giác rét buốt.
Chị Lê Mỹ Linh (Quất Động, Thường Tín) chia sẻ, chị đi từ Thường Tín lúc 7h sáng, trời không còn mưa nhưng vô cùng rét. Chị cho biết:
“Để tránh rét mình phải đeo găng tay, quấn kín vùng cổ, đầu bằng khăn nhưng đi được một nửa đường thì không chịu được rét nên phải dừng lại mặc áo mưa”.
Vì thấm nước mưa, mỗi xe rác nặng đến gần 500kg khiến công việc người công nhân vệ sinh thêm nặng nhọc – Ành: VietnamNet
Chị Ngô Thị Mến (công nhân vệ sinh) vẫn bắt đầu công việc từ 4h30 đến khoảng 8h, hoàn thành trước giờ đường phố tấp nập. Nhiệm vụ của chị và bốn đồng nghiệp là thu gom hơn 30 xe chở rác tại khu vực phường Văn Quán (Hà Đông) về điểm tập kết. Chị chia sẻ:
“Tôi làm được công việc này khoảng 5 năm nay, đây là lần đầu tiên trải qua đợt rét kéo dài, lạnh buốt như thế này”.
Theo chị Mến, bình thường mỗi xe chở rác đã khá nặng so với sức của chị em nhưng vì có mưa, rác thấm nước mỗi xe phải nặng đến gần 500kg.
Không chỉ lạnh vì thời tiết những người “phu đá” còn phải tiếp xúc với đá lạnh khiến tay, lưng luôn tê buốt khi mang vác – Ảnh: VietnamNet
Tại ngã tư Vọng – Giải Phóng (Thanh Xuân), ông Thạch làm nghề bán đá lẻ cho các tiểu thương ở chợ Vọng và chợ Đồng Tâm được hơn 20 năm.
Theo ông Thạch, nghề vốn đã cực nhọc bởi phải vác đá cây nặng và lạnh thì trong thời tiết này ở Hà Nội cực nhọc gấp bội phần. Ông nói:
“Tôi bắt đầu đi lấy đá ở các xưởng sản xuất từ 3h sáng, trời lạnh kèm mưa khiến cảm giác rét càng thêm buốt. Đèo sau xe là các cây đá nặng hàng chục kg, đá tan thấm vào từng lớp áo, lạnh cắt da cắt thịt”.
Cũng theo ông Thạch, làm nghề bỏ đá lẻ thì lời lãi không được bao nhiêu. Mỗi cây đá lớn cắt ra để bán lẻ lãi chỉ được từ 10-20 nghìn đồng (chưa đến $1).
Để chống rét, bà Hiền bán hoa đào chọn cách mặc đến 5 lớp áo – Ảnh: VietnamNet
Còn bà Hiền, người “chôn chân” trong gió cố bán mấy cành hoa đào cho bà con chơi Rằm Tháng Giêng tại cổng Công viên Thống Nhất, nói với giọng run run:
“Tôi phải mặc đến 5 lớp áo dày và một áo mưa để đỡ buốt. Rạng sáng, nhiệt độ ngoài trời chắc chỉ trên dưới 10 độ C. Tết năm nay, mưa phùn và rét kéo dài nên người lao động chân tay như chúng tôi rất vất vả lắm”. (Theo VietnamNet)
Đằng Vân
21 tháng 2, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Trên đường phố Hà Nội, nhiều người mặc áo mưa để tránh rét, khi nhiệt độ xuống dưới 8 độ C – Ảnh: VietnamNet
Nhiều người làm việc ngoài trời tại Hà Nội phải chất củi đốt ven vỉa hè để sưởi ấm khi nhiệt độ tại thủ đô Hà Nội giảm sâu dưới mức 8 độ C (64.4 độ F)
Sáng 21 Tháng Hai, Hà Nội nhiệt độ dao động 7-9 độ C, trời tạnh ráo nhưng cảm giác rất rét buốt. Nhiều người dân trùm kín mít để ra đường, thậm chí mặc áo mưa để tránh rét.
Lúc 6h cùng ngày, nhiệt độ thấp nhất đo được tại Hà Nội là 8.8 độ C (47.8 độ F). Mặc dù chỉ còn xuất hiện mưa rải rác vào buổi sáng, sau đó trời tạnh ráo nhưng người ta vẫn cảm giác rét buốt.
Chị Lê Mỹ Linh (Quất Động, Thường Tín) chia sẻ, chị đi từ Thường Tín lúc 7h sáng, trời không còn mưa nhưng vô cùng rét. Chị cho biết:
“Để tránh rét mình phải đeo găng tay, quấn kín vùng cổ, đầu bằng khăn nhưng đi được một nửa đường thì không chịu được rét nên phải dừng lại mặc áo mưa”.
Vì thấm nước mưa, mỗi xe rác nặng đến gần 500kg khiến công việc người công nhân vệ sinh thêm nặng nhọc – Ành: VietnamNet
Chị Ngô Thị Mến (công nhân vệ sinh) vẫn bắt đầu công việc từ 4h30 đến khoảng 8h, hoàn thành trước giờ đường phố tấp nập. Nhiệm vụ của chị và bốn đồng nghiệp là thu gom hơn 30 xe chở rác tại khu vực phường Văn Quán (Hà Đông) về điểm tập kết. Chị chia sẻ:
“Tôi làm được công việc này khoảng 5 năm nay, đây là lần đầu tiên trải qua đợt rét kéo dài, lạnh buốt như thế này”.
Theo chị Mến, bình thường mỗi xe chở rác đã khá nặng so với sức của chị em nhưng vì có mưa, rác thấm nước mỗi xe phải nặng đến gần 500kg.
Không chỉ lạnh vì thời tiết những người “phu đá” còn phải tiếp xúc với đá lạnh khiến tay, lưng luôn tê buốt khi mang vác – Ảnh: VietnamNet
Tại ngã tư Vọng – Giải Phóng (Thanh Xuân), ông Thạch làm nghề bán đá lẻ cho các tiểu thương ở chợ Vọng và chợ Đồng Tâm được hơn 20 năm.
Theo ông Thạch, nghề vốn đã cực nhọc bởi phải vác đá cây nặng và lạnh thì trong thời tiết này ở Hà Nội cực nhọc gấp bội phần. Ông nói:
“Tôi bắt đầu đi lấy đá ở các xưởng sản xuất từ 3h sáng, trời lạnh kèm mưa khiến cảm giác rét càng thêm buốt. Đèo sau xe là các cây đá nặng hàng chục kg, đá tan thấm vào từng lớp áo, lạnh cắt da cắt thịt”.
Cũng theo ông Thạch, làm nghề bỏ đá lẻ thì lời lãi không được bao nhiêu. Mỗi cây đá lớn cắt ra để bán lẻ lãi chỉ được từ 10-20 nghìn đồng (chưa đến $1).
Để chống rét, bà Hiền bán hoa đào chọn cách mặc đến 5 lớp áo – Ảnh: VietnamNet
Còn bà Hiền, người “chôn chân” trong gió cố bán mấy cành hoa đào cho bà con chơi Rằm Tháng Giêng tại cổng Công viên Thống Nhất, nói với giọng run run:
“Tôi phải mặc đến 5 lớp áo dày và một áo mưa để đỡ buốt. Rạng sáng, nhiệt độ ngoài trời chắc chỉ trên dưới 10 độ C. Tết năm nay, mưa phùn và rét kéo dài nên người lao động chân tay như chúng tôi rất vất vả lắm”. (Theo VietnamNet)
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Những mảnh đời giá rét giữa Hà Nội trong những đêm trở lạnh
23 tháng 2, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Gần 10 giờ đêm, mấy mẹ con chị Bích vẫn ngồi ở vỉa hè tại ngã tư Tràng Thi-Hai Bà Trưng (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Hà Nội đang trong những ngày lạnh nhất mùa Đông, nhiệt độ về đêm xuống dưới 10 độ C (50 độ F), gió liên tục rít mạnh kèm với những hạt mưa tí tách khiến nhiều người dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ ấm áp hơn. Thế nhưng ở ngoài kia, có những phận đời vẫn đang phải gồng mình chống chọi lại với cái rét “cắt da cắt thịt”.
Họ là những cậu bé đánh giày, cụ bà bán hàng rong, nhặt ve chai, nhặt rác… Tất cả trong số họ chẳng có ai được mặc ấm cả, chỉ vài ba bộ quần áo nhàu nhĩ, mỏng manh. Đối với họ, nắng mưa hay giá rét cũng chẳng có gì khác nhau, họ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc ngủ vỉa hè, gầm cầu, hầm đi bộ, vườn hoa…
Một bà cụ nhặt phế liệu tìm được nơi kín gió để tránh rét
Trải một chiếc bao tải, mặc thêm cái áo mưa, ai may mắn thì có thêm chiếc chăn nhỏ do các đoàn từ thiện trao tặng. Không mái che, không tường chắn, từng cơn gió lạnh buốt kèm theo những hạt mưa khiến rét càng thêm rét lùa vào giấc ngủ.
Gần 10 giờ đêm, tại ngã tư Tràng Thi – Quang Trung, chị Nguyễn Thị Bích (38 tuổi, quê Thái Nguyên) vẫn ngồi co ro trên vỉa hè đút từng mẩu bánh mỳ mới xin được cho cậu con trai chưa tròn một tuổi đang bế trên tay. Còn cậu con lớn năm nay sáu tuổi vẫn đang mải mê với cái điện thoại cảm ứng bị lỗi màn hình. Chỗ ngủ của ba mẹ con không một miếng bìa cát tông, không chăn màn cũng chẳng có cái áo mưa nào để che chắn cái lạnh.
Chỉ với chiếc áo mưa và cái chăn mỏng, người vô gia cư phải chống chọi với cái rét dưới 10 độ C
Chị Bích chia sẻ, chồng chị qua đời từ Tháng Tám 2021 khi chị vừa sinh đứa con trai thứ hai được nửa tháng. Ở quê làm ruộng không đủ ăn nên ba mẹ con phải xuống Hà Nội mưu sinh. Hàng ngày chị cùng hai đứa con đi bán hàng rong khắp nơi, tối về lại ngủ vỉa hè, chứ không có tiền thuê nhà trọ.
“Mấy hôm nay lạnh quá, không bán được hàng nên cũng chẳng có tiền, bữa tối của ba mẹ con chỉ có hai cái bánh mì với mấy hộp sữa được cho. Đứa nhỏ từ sáng đến giờ người cứ lả đi, chắc vì lạnh và đói. Thương con lắm, nhưng khổ nỗi tiền không có nên cũng chẳng biết làm gì hơn. Ngồi đây một tí, đến đêm muộn chắc phải tìm chỗ khác, vì ở đây lạnh quá”, chị Bích nói.
Những người vô gia cư này chủ yếu làm nghề nhặt ve chai
Dọc đường Hai Bà Trưng (Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội) hàng chục người đang mặc áo mưa, nằm la liệt trên vỉa hè, khi được hỏi ai là người khổ nhất ở đây thì các hàng ăn, người bán nước chè đều chỉ ngay bà Nguyễn Thị Chuồn (SN 1950, quê Lào Cai). Nhiều năm nay, tối nào bà Chuồn cũng ngồi ở ngã ba Hai Bà Trưng – Triệu Quốc Đạt cùng với tấm biển có dòng chữ “Ung thư giai đoạn 3, chạy xạ, mong được sự giúp đỡ”.
Hơn 70 tuổi, nhưng bà Chuồn vẫn không có nơi nương tựa, hàng ngày vẫn phải ngủ vìa hè
Bà Chuồn tâm sự, bà không có nhà, không chồng con. Hơn 30 năm trước bà xuống Hà Nội mưu sinh bằng nghề nhặt ve chai, cũng kể từ khoảng thời gian đó bà không một lần về quê nên người thân bây giờ chẳng biết có còn ai hay không.
“Ngày trước tôi đi nhặt ve chai kiếm sống, nhưng mấy năm nay bị ung thư, sức khỏe giảm sút không đi làm được nữa. Cứ ngồi ở đây, mọi người đi qua ai có lòng tốt thì họ dừng lại cho mấy nghìn, tôi lại dồn vào để đi viện”, bà Chuồn chia sẻ.
Ông Nguyễn Văn Tám mặc áo mưa ngồi tránh rét trên phố Hai Bà Trưng.
Cũng trên phố Hai Bà Trưng, ông Nguyễn Văn Tám (72 tuổi, quê Nam Định) cho biết, sống trong cảnh lang thang không nhà cửa quen rồi. Vào mùa lạnh thì chỉ biết mặc áo mưa vào rồi tìm chỗ nào ngủ thôi, đến gần sáng thì dậy ra chợ kiếm cái để ăn. (Bải & hình: Nguyễn Long/Phụ Nữ Việt Nam)
23 tháng 2, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Gần 10 giờ đêm, mấy mẹ con chị Bích vẫn ngồi ở vỉa hè tại ngã tư Tràng Thi-Hai Bà Trưng (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Hà Nội đang trong những ngày lạnh nhất mùa Đông, nhiệt độ về đêm xuống dưới 10 độ C (50 độ F), gió liên tục rít mạnh kèm với những hạt mưa tí tách khiến nhiều người dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ ấm áp hơn. Thế nhưng ở ngoài kia, có những phận đời vẫn đang phải gồng mình chống chọi lại với cái rét “cắt da cắt thịt”.
Họ là những cậu bé đánh giày, cụ bà bán hàng rong, nhặt ve chai, nhặt rác… Tất cả trong số họ chẳng có ai được mặc ấm cả, chỉ vài ba bộ quần áo nhàu nhĩ, mỏng manh. Đối với họ, nắng mưa hay giá rét cũng chẳng có gì khác nhau, họ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc ngủ vỉa hè, gầm cầu, hầm đi bộ, vườn hoa…
Một bà cụ nhặt phế liệu tìm được nơi kín gió để tránh rét
Trải một chiếc bao tải, mặc thêm cái áo mưa, ai may mắn thì có thêm chiếc chăn nhỏ do các đoàn từ thiện trao tặng. Không mái che, không tường chắn, từng cơn gió lạnh buốt kèm theo những hạt mưa khiến rét càng thêm rét lùa vào giấc ngủ.
Gần 10 giờ đêm, tại ngã tư Tràng Thi – Quang Trung, chị Nguyễn Thị Bích (38 tuổi, quê Thái Nguyên) vẫn ngồi co ro trên vỉa hè đút từng mẩu bánh mỳ mới xin được cho cậu con trai chưa tròn một tuổi đang bế trên tay. Còn cậu con lớn năm nay sáu tuổi vẫn đang mải mê với cái điện thoại cảm ứng bị lỗi màn hình. Chỗ ngủ của ba mẹ con không một miếng bìa cát tông, không chăn màn cũng chẳng có cái áo mưa nào để che chắn cái lạnh.
Chỉ với chiếc áo mưa và cái chăn mỏng, người vô gia cư phải chống chọi với cái rét dưới 10 độ C
Chị Bích chia sẻ, chồng chị qua đời từ Tháng Tám 2021 khi chị vừa sinh đứa con trai thứ hai được nửa tháng. Ở quê làm ruộng không đủ ăn nên ba mẹ con phải xuống Hà Nội mưu sinh. Hàng ngày chị cùng hai đứa con đi bán hàng rong khắp nơi, tối về lại ngủ vỉa hè, chứ không có tiền thuê nhà trọ.
“Mấy hôm nay lạnh quá, không bán được hàng nên cũng chẳng có tiền, bữa tối của ba mẹ con chỉ có hai cái bánh mì với mấy hộp sữa được cho. Đứa nhỏ từ sáng đến giờ người cứ lả đi, chắc vì lạnh và đói. Thương con lắm, nhưng khổ nỗi tiền không có nên cũng chẳng biết làm gì hơn. Ngồi đây một tí, đến đêm muộn chắc phải tìm chỗ khác, vì ở đây lạnh quá”, chị Bích nói.
Những người vô gia cư này chủ yếu làm nghề nhặt ve chai
Dọc đường Hai Bà Trưng (Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội) hàng chục người đang mặc áo mưa, nằm la liệt trên vỉa hè, khi được hỏi ai là người khổ nhất ở đây thì các hàng ăn, người bán nước chè đều chỉ ngay bà Nguyễn Thị Chuồn (SN 1950, quê Lào Cai). Nhiều năm nay, tối nào bà Chuồn cũng ngồi ở ngã ba Hai Bà Trưng – Triệu Quốc Đạt cùng với tấm biển có dòng chữ “Ung thư giai đoạn 3, chạy xạ, mong được sự giúp đỡ”.
Hơn 70 tuổi, nhưng bà Chuồn vẫn không có nơi nương tựa, hàng ngày vẫn phải ngủ vìa hè
Bà Chuồn tâm sự, bà không có nhà, không chồng con. Hơn 30 năm trước bà xuống Hà Nội mưu sinh bằng nghề nhặt ve chai, cũng kể từ khoảng thời gian đó bà không một lần về quê nên người thân bây giờ chẳng biết có còn ai hay không.
“Ngày trước tôi đi nhặt ve chai kiếm sống, nhưng mấy năm nay bị ung thư, sức khỏe giảm sút không đi làm được nữa. Cứ ngồi ở đây, mọi người đi qua ai có lòng tốt thì họ dừng lại cho mấy nghìn, tôi lại dồn vào để đi viện”, bà Chuồn chia sẻ.
Ông Nguyễn Văn Tám mặc áo mưa ngồi tránh rét trên phố Hai Bà Trưng.
Cũng trên phố Hai Bà Trưng, ông Nguyễn Văn Tám (72 tuổi, quê Nam Định) cho biết, sống trong cảnh lang thang không nhà cửa quen rồi. Vào mùa lạnh thì chỉ biết mặc áo mưa vào rồi tìm chỗ nào ngủ thôi, đến gần sáng thì dậy ra chợ kiếm cái để ăn. (Bải & hình: Nguyễn Long/Phụ Nữ Việt Nam)
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Thuốc chống corona bán đầy đường ở VN?
https://youtu.be/o94mwnpK6y0
~
Dịch corona ở Hà Nội
https://youtu.be/RgF1VcZjp2A
https://youtu.be/o94mwnpK6y0
~
Dịch corona ở Hà Nội
https://youtu.be/RgF1VcZjp2A
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
thế giơi giờ ở đâu cũng vậy chớ đâu phải VN, khi có vaccines va thuốc họ hết care
_________________
8DonCo
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Bro chắc biết rõ hơn ldn á bro 8. Chắc ở VN chết nhiều lắm
Bên Đức còn khá nghiêm, phải đeo FFP2 nếu đi siêu thị, đi xe công cộng v.v...hãng của ldn họ cũng còn gắt gao. Ldn 0 theo dõi số người nhiễm, chết mỗi ngày, nhưng nếu mà nghe, tìm đọc tin là trên dưới 500 mạng mỗi ngày ở Đức.
Nhân kể ở Đức ra sao nên mới google, hôm qua 301 người chết thì phải.
Bên Đức còn khá nghiêm, phải đeo FFP2 nếu đi siêu thị, đi xe công cộng v.v...hãng của ldn họ cũng còn gắt gao. Ldn 0 theo dõi số người nhiễm, chết mỗi ngày, nhưng nếu mà nghe, tìm đọc tin là trên dưới 500 mạng mỗi ngày ở Đức.
Nhân kể ở Đức ra sao nên mới google, hôm qua 301 người chết thì phải.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Page 8 of 38 • 1 ... 5 ... 7, 8, 9 ... 23 ... 38
Similar topics
» Nếu mình bị nhiễm cúm Trung Quốc Corona....
» Ưu tiên cho người Trung Quốc
» Việt Nam đã nhập sâu vào Trung Quốc (Phạm Trần)
» Bi đát phận đời con gái Việt bị bán sang Trung Quốc
» Một hòn đảo nhỏ của Canada mời gọi dân Việt Nam, Trung Quốc nhập cư
» Ưu tiên cho người Trung Quốc
» Việt Nam đã nhập sâu vào Trung Quốc (Phạm Trần)
» Bi đát phận đời con gái Việt bị bán sang Trung Quốc
» Một hòn đảo nhỏ của Canada mời gọi dân Việt Nam, Trung Quốc nhập cư
Page 8 of 38
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum