Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Page 23 of 38 • Share
Page 23 of 38 • 1 ... 13 ... 22, 23, 24 ... 30 ... 38
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Kỳ này chính quyền ta hốt khẩm. 40.000 người mất trắng.
BBC News, Tiếng Việt
Vụ Ngân hàng SCB, có ai nghĩ tới các nạn nhân?
15.12.2022
Nguyễn Lễ
Gửi BBC News Tiếng Việt từ Washington DC, Hoa Kỳ
Vụ trái phiếu SCB vẫn đang gây ra phẫn uất trong người dân ở Việt Nam. Nếu tôi nói ‘trái phiếu SCB’ mà bạn bảo nghe có gì đó sai sai thì tôi xin khẳng định: Đúng là tôi nói về trái phiếu SCB.
Không phải mình tôi nói đâu. Thử hỏi những người đã mua trái phiếu ở SCB, có ai gọi ‘trái phiếu An Đông’ không? Có ai đến công ty An Đông đòi tiền không? Và họ cũng không lầm đâu.
Đơn giản là vì vào cái ngày họ đi ‘mua trái phiếu’, họ không đi đến công ty An Đông, mà họ cũng không biết có Công ty đầu tư An Đông gì đó. Họ cũng không tìm đến Công ty Chứng khoán Tân Việt, bởi nhiều người trong số họ có biết chứng khoán, trái phiếu là gì đâu?
Họ tìm đến SCB. Họ đến ngân hàng là để gửi tiết kiệm. Họ không tìm đến ngân hàng để mua trái phiếu. Làm sao họ biết ngân hàng có bán trái phiếu mà mua?
Họ đến SCB gửi tiết kiệm, nhưng ra về lại là mua trái phiếu. Họ mua trái phiếu ở trong nhà SCB, mua từ người SCB, đưa tiền cho SCB và được SCB giới thiệu trái phiếu như là một gói sản phẩm của SCB có tên ‘tiết kiệm linh hoạt’. Từ đầu đến cuối họ chỉ biết SCB chứ có biết An Đông gì đâu?
Vậy mà đùng một cái xảy ra chuyện thì SCB bán cái qua An Đông, còn bản thân SCB phủi tay, nói họ chỉ là môi giới bán giùm. Có chuyện gì thì quý vị cứ kiếm An Đông mà hỏi.
Đầu tư trở thành nạn nhân
Câu chuyện tôi muốn nói là về ‘các nạn nhân đáng thương’ dù chắc nhiều người không đồng ý.
Họ là nhà đầu tư. Họ có bạc tỷ mua trái phiếu thì họ giàu có chứ nghèo khổ gì?Họ hám lợi tham lời thì họ chịu. Hơn nữa, khi lời thì họ hưởng, giờ ‘sụp hầm’ thì chịu chứ kêu ai?
Hãy nhìn những người dân khắp cả nước xuống đường, trương biểu ngữ đòi tiền, kêu cứu hay đến các chi nhánh SCB ăn dầm nằm dề, ròng rã từ tuần này sang tuần khác. Họ còn công ăn chuyện làm phải lo, còn gia đình, còn người thân phải chăm sócnữa. Điều gì khiến họ phải khổ sở như vậy?
Nếu quả thực họ là nhà đầu tư lời ăn lỗ chịu thì họ có uất ức vậy không? Nếu là nhà đầu tư thì họ biết lỗ lã là chuyện bình thường, đầu tư sai thì họ chịu. Đằng này, họ không biết gì về trái phiếu bỗng dưng thành nạn nhân trái phiếu. Họ là nhà đầu tư từ trên trời rơi xuống.
Đúng là họ có tiền để mua trái phiếu thì họ không nghèo. Nhưng họ cũng không giàu. Bao nhiêu người giàu đem tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn để ăn lời vài phần trăm? Nếu họ giàu sụ thì họ có so đo thêm 1% lãi suất không?
Đó là đồng tiền họ cực khổ làm ra, họ dành dụm, chắt bóp nên họ muốn gửi tiết kiệm ở ngân hàng cho an toàn, và đương nhiên khi gửi thì chọn chỗ có lời nhỉnh hơn, dù chỉ 1%, mà gửi vào để mong thêm được đồng nào hay đồng nấy để cuộc sống thoải mái hơn một chút. Nói họ tham cũng không thỏa đáng. Tham chi chỉ thêm có 1% tiền lời? Nói công bằng, họ là nạn nhân của sự lừa đảo chứ không phải thủ phạm của lòng tham.
Tôi nghe gia đình bạn bè từ Sài Gòn kể về cảnh những người bỏ tiền vào An Đông-SCB giờ đây bao nhiêu tiền bạc, của cải bỗng chốc mất hết khi Tết nhất gần kề.
Tôi có nghe nhiều hoàn cảnh của các nạn nhân. Đó có thể là số tiền họ dành dụm dành cho những lúc ngặt. Giờ rủi trong nhà có người bệnh nặng hoặc có việc cần kíp thì lấy tiền đâu trang trải?
Đó là chưa kể gia đình lục đục, bất hòa, vợ chồng, cha mẹ, con cái, anh em chì chiết, cắn đắng nhau hay thậm chí từ mặt nhau vì đó là số tiền sống còn của gia đình “bay hơi” nên nhà lâm vào cảnh lao đao khốn đốn.
Hậu quả to lớn vì niềm tin tan vỡ
Nhìn rộng ra, vụ trái phiếu SCB đổ bể vào lúc tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam đang manh nha những mầm mống khủng hoảng, nếu không xử lý thỏa đáng thì nó sẽ bồi thêm một cú vào nền kinh tế đang ốm yếu và thổi bùng ngọn lửa bất ổn xã hội.
Nhà máy thiếu đơn hàng, công nhân thất nghiệp tràn lan, bất động sản kiệt quệ vì kẹt vốn, nợ trái phiếu của các doanh nghiệp dồn cục. Nếu cộng thêm nguồn vốn huy động trong dân bế tắcthì kinh tế Việt Nam sốc toàn tập.
Ngân hàng là định chế được xây dựng trên lòng tin. Nếu lòng tin không còn thì ngân hàng sập.
Một người làm sai, cả hệ thống bị vạ lây. Giờ nghe đến trái phiếu doanh nghiệp ai mà không sợ. Không chỉ trái phiếu mà tiền bạc trong nhà người dân cũng cân nhắc có nên đưa vào ngân hàng hay không.
Tác hại không chỉ về kinh tế. Nạn nhân chủ yếu thuộc tầng lớp trung lưu, thành phần xã hội nền tảng. Lâu nay họ vẫn sống yên lành, chí thú làm ăn, tích cóp tiền của bỗng đùng một cái họ thấy mình là nạn nhân của xã hội. Mà đâu phải họ bị lừa bởi kẻ xấu nào đấy. Họ bị lừa đảo bởi một định chế thuộc sự quản lý của Nhà nước. Như vậy họ còn tin vào xã hội nữa không?
Nạn nhân SCB không phải là các nhà đầu tư chuyện nghiệp như trong vụ Tân Hoàng Minh, không co cụm một chỗ như trong vụThủ Thiêm, không tập trung vào một ngành nghề như vụ xả thải Formosa, họ trải khắp cả nước, khắp các ngành nghề, các tầng lớp xã hội. Hơn 40.000 người cộng thêm gia đình, người phụ thuộc của họ thì con số nạn nhân thực sự sẽ lên đến bao nhiêu?
Vai trò Nhà nước ở đâu?
Có lập luận rằng đây là chuyện giữa SCB và người dân, có liên quan gì mà lôi Nhà nước vào? Vụ SCB hẳn cơ quan quản lý không thể không biết. Nếu không biết thì quản lý kiểu gì? Còn đã biết nó sai thì sao không chặn ngay từ đầu mà để cho bung bét ra thế này?
Trong một buổi tiếp xúc cử tri Cần Thơ giữa tháng trước, Thủ tướng Phạm Minh Chính có nói ‘cần xây dựng hành lang pháp lý, cơ chế để quản lý chặt chẽ hơn’ trái phiếu doanh nghiệp. Có thể hiểu quản lý Nhà nước này có lỗ hổng, và có người đã lợi dụng lỗ hổng đó. Đành rằng Nhà nước không thể ba đầu sáu tay và có những việc đến chừng xảy ra mới biết mà sửa. Nhưng người dân có tội tình gì mà phải gánh chịu hậu quả của lỗ hổng đó vốn không phải lỗi của họ?
Tại sao một doanh nghiệp như An Đông lại được phát hành trái phiếu ra công chúng? Tại sao SCB chào bán trái phiếu rác? Tại sao SCB bán trái phiếu cho những người không biết gì về trái phiếu? Và SCB tự tin là họ không làm gì sai pháp luật. Có thể hiểu là một thời gian dài thị trường trái phiếu doanh nghiệp bị thả lỏng cốt là để các doanh nghiệp huy động vốn trong dân, và mới đây, khi thị trường gặp khó, Bộ Tài chính lại đề xuất hoãn áp dụng các quy định về điều kiện nhà đầu tư hay đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp.
Phải chi Nghị định 65 siết chặt các điều kiện mua bán trái phiếu và quy định chặt chẽ trách nhiệm của nhà phân phối trái phiếu được ban hành sớm hơn thì đâu có mấy chục ngàn người trở thành nạn nhân trái phiếu SCB như vậy.
Trong phiên họp chính phủ hồi cuối tháng 11, ông Chính khẳng định rằng “trong bất cứ hoàn cảnh nào, Chính phủ sẽ đảm bảo lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp và các đối tượng liên quan”.
Hy vọng ông Chính nói được làm được vì đó cũng chính là điều mà các nạn nhân trái phiếu SCB mong mỏi nhất hiện nay.
Nhà nước Việt Nam lâu nay vẫn ca ngợi tính ưu việt của chế độ là biết lo cho dân nghèo. Nhưng một xã hội sẽ ưu việt hơn nếu không chỉ cứ bỏ tiền lo cho dân nghèo mà còn phải bảo vệ được đồng tiền mồ hôi nước mắt do người dân lao độnglàm ra, để họ yên tâm làm ăn sinh sống.
Bài thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một nhà báo hiện sống ở Hoa Kỳ.
BBC News, Tiếng Việt
Vụ Ngân hàng SCB, có ai nghĩ tới các nạn nhân?
15.12.2022
Nguyễn Lễ
Gửi BBC News Tiếng Việt từ Washington DC, Hoa Kỳ
Vụ trái phiếu SCB vẫn đang gây ra phẫn uất trong người dân ở Việt Nam. Nếu tôi nói ‘trái phiếu SCB’ mà bạn bảo nghe có gì đó sai sai thì tôi xin khẳng định: Đúng là tôi nói về trái phiếu SCB.
Không phải mình tôi nói đâu. Thử hỏi những người đã mua trái phiếu ở SCB, có ai gọi ‘trái phiếu An Đông’ không? Có ai đến công ty An Đông đòi tiền không? Và họ cũng không lầm đâu.
Đơn giản là vì vào cái ngày họ đi ‘mua trái phiếu’, họ không đi đến công ty An Đông, mà họ cũng không biết có Công ty đầu tư An Đông gì đó. Họ cũng không tìm đến Công ty Chứng khoán Tân Việt, bởi nhiều người trong số họ có biết chứng khoán, trái phiếu là gì đâu?
Họ tìm đến SCB. Họ đến ngân hàng là để gửi tiết kiệm. Họ không tìm đến ngân hàng để mua trái phiếu. Làm sao họ biết ngân hàng có bán trái phiếu mà mua?
Họ đến SCB gửi tiết kiệm, nhưng ra về lại là mua trái phiếu. Họ mua trái phiếu ở trong nhà SCB, mua từ người SCB, đưa tiền cho SCB và được SCB giới thiệu trái phiếu như là một gói sản phẩm của SCB có tên ‘tiết kiệm linh hoạt’. Từ đầu đến cuối họ chỉ biết SCB chứ có biết An Đông gì đâu?
Vậy mà đùng một cái xảy ra chuyện thì SCB bán cái qua An Đông, còn bản thân SCB phủi tay, nói họ chỉ là môi giới bán giùm. Có chuyện gì thì quý vị cứ kiếm An Đông mà hỏi.
Đầu tư trở thành nạn nhân
Câu chuyện tôi muốn nói là về ‘các nạn nhân đáng thương’ dù chắc nhiều người không đồng ý.
Họ là nhà đầu tư. Họ có bạc tỷ mua trái phiếu thì họ giàu có chứ nghèo khổ gì?Họ hám lợi tham lời thì họ chịu. Hơn nữa, khi lời thì họ hưởng, giờ ‘sụp hầm’ thì chịu chứ kêu ai?
Hãy nhìn những người dân khắp cả nước xuống đường, trương biểu ngữ đòi tiền, kêu cứu hay đến các chi nhánh SCB ăn dầm nằm dề, ròng rã từ tuần này sang tuần khác. Họ còn công ăn chuyện làm phải lo, còn gia đình, còn người thân phải chăm sócnữa. Điều gì khiến họ phải khổ sở như vậy?
Nếu quả thực họ là nhà đầu tư lời ăn lỗ chịu thì họ có uất ức vậy không? Nếu là nhà đầu tư thì họ biết lỗ lã là chuyện bình thường, đầu tư sai thì họ chịu. Đằng này, họ không biết gì về trái phiếu bỗng dưng thành nạn nhân trái phiếu. Họ là nhà đầu tư từ trên trời rơi xuống.
Đúng là họ có tiền để mua trái phiếu thì họ không nghèo. Nhưng họ cũng không giàu. Bao nhiêu người giàu đem tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn để ăn lời vài phần trăm? Nếu họ giàu sụ thì họ có so đo thêm 1% lãi suất không?
Đó là đồng tiền họ cực khổ làm ra, họ dành dụm, chắt bóp nên họ muốn gửi tiết kiệm ở ngân hàng cho an toàn, và đương nhiên khi gửi thì chọn chỗ có lời nhỉnh hơn, dù chỉ 1%, mà gửi vào để mong thêm được đồng nào hay đồng nấy để cuộc sống thoải mái hơn một chút. Nói họ tham cũng không thỏa đáng. Tham chi chỉ thêm có 1% tiền lời? Nói công bằng, họ là nạn nhân của sự lừa đảo chứ không phải thủ phạm của lòng tham.
Tôi nghe gia đình bạn bè từ Sài Gòn kể về cảnh những người bỏ tiền vào An Đông-SCB giờ đây bao nhiêu tiền bạc, của cải bỗng chốc mất hết khi Tết nhất gần kề.
Tôi có nghe nhiều hoàn cảnh của các nạn nhân. Đó có thể là số tiền họ dành dụm dành cho những lúc ngặt. Giờ rủi trong nhà có người bệnh nặng hoặc có việc cần kíp thì lấy tiền đâu trang trải?
Đó là chưa kể gia đình lục đục, bất hòa, vợ chồng, cha mẹ, con cái, anh em chì chiết, cắn đắng nhau hay thậm chí từ mặt nhau vì đó là số tiền sống còn của gia đình “bay hơi” nên nhà lâm vào cảnh lao đao khốn đốn.
Hậu quả to lớn vì niềm tin tan vỡ
Nhìn rộng ra, vụ trái phiếu SCB đổ bể vào lúc tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam đang manh nha những mầm mống khủng hoảng, nếu không xử lý thỏa đáng thì nó sẽ bồi thêm một cú vào nền kinh tế đang ốm yếu và thổi bùng ngọn lửa bất ổn xã hội.
Nhà máy thiếu đơn hàng, công nhân thất nghiệp tràn lan, bất động sản kiệt quệ vì kẹt vốn, nợ trái phiếu của các doanh nghiệp dồn cục. Nếu cộng thêm nguồn vốn huy động trong dân bế tắcthì kinh tế Việt Nam sốc toàn tập.
Ngân hàng là định chế được xây dựng trên lòng tin. Nếu lòng tin không còn thì ngân hàng sập.
Một người làm sai, cả hệ thống bị vạ lây. Giờ nghe đến trái phiếu doanh nghiệp ai mà không sợ. Không chỉ trái phiếu mà tiền bạc trong nhà người dân cũng cân nhắc có nên đưa vào ngân hàng hay không.
Tác hại không chỉ về kinh tế. Nạn nhân chủ yếu thuộc tầng lớp trung lưu, thành phần xã hội nền tảng. Lâu nay họ vẫn sống yên lành, chí thú làm ăn, tích cóp tiền của bỗng đùng một cái họ thấy mình là nạn nhân của xã hội. Mà đâu phải họ bị lừa bởi kẻ xấu nào đấy. Họ bị lừa đảo bởi một định chế thuộc sự quản lý của Nhà nước. Như vậy họ còn tin vào xã hội nữa không?
Nạn nhân SCB không phải là các nhà đầu tư chuyện nghiệp như trong vụ Tân Hoàng Minh, không co cụm một chỗ như trong vụThủ Thiêm, không tập trung vào một ngành nghề như vụ xả thải Formosa, họ trải khắp cả nước, khắp các ngành nghề, các tầng lớp xã hội. Hơn 40.000 người cộng thêm gia đình, người phụ thuộc của họ thì con số nạn nhân thực sự sẽ lên đến bao nhiêu?
Vai trò Nhà nước ở đâu?
Có lập luận rằng đây là chuyện giữa SCB và người dân, có liên quan gì mà lôi Nhà nước vào? Vụ SCB hẳn cơ quan quản lý không thể không biết. Nếu không biết thì quản lý kiểu gì? Còn đã biết nó sai thì sao không chặn ngay từ đầu mà để cho bung bét ra thế này?
Trong một buổi tiếp xúc cử tri Cần Thơ giữa tháng trước, Thủ tướng Phạm Minh Chính có nói ‘cần xây dựng hành lang pháp lý, cơ chế để quản lý chặt chẽ hơn’ trái phiếu doanh nghiệp. Có thể hiểu quản lý Nhà nước này có lỗ hổng, và có người đã lợi dụng lỗ hổng đó. Đành rằng Nhà nước không thể ba đầu sáu tay và có những việc đến chừng xảy ra mới biết mà sửa. Nhưng người dân có tội tình gì mà phải gánh chịu hậu quả của lỗ hổng đó vốn không phải lỗi của họ?
Tại sao một doanh nghiệp như An Đông lại được phát hành trái phiếu ra công chúng? Tại sao SCB chào bán trái phiếu rác? Tại sao SCB bán trái phiếu cho những người không biết gì về trái phiếu? Và SCB tự tin là họ không làm gì sai pháp luật. Có thể hiểu là một thời gian dài thị trường trái phiếu doanh nghiệp bị thả lỏng cốt là để các doanh nghiệp huy động vốn trong dân, và mới đây, khi thị trường gặp khó, Bộ Tài chính lại đề xuất hoãn áp dụng các quy định về điều kiện nhà đầu tư hay đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp.
Phải chi Nghị định 65 siết chặt các điều kiện mua bán trái phiếu và quy định chặt chẽ trách nhiệm của nhà phân phối trái phiếu được ban hành sớm hơn thì đâu có mấy chục ngàn người trở thành nạn nhân trái phiếu SCB như vậy.
Trong phiên họp chính phủ hồi cuối tháng 11, ông Chính khẳng định rằng “trong bất cứ hoàn cảnh nào, Chính phủ sẽ đảm bảo lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp và các đối tượng liên quan”.
Hy vọng ông Chính nói được làm được vì đó cũng chính là điều mà các nạn nhân trái phiếu SCB mong mỏi nhất hiện nay.
Nhà nước Việt Nam lâu nay vẫn ca ngợi tính ưu việt của chế độ là biết lo cho dân nghèo. Nhưng một xã hội sẽ ưu việt hơn nếu không chỉ cứ bỏ tiền lo cho dân nghèo mà còn phải bảo vệ được đồng tiền mồ hôi nước mắt do người dân lao độnglàm ra, để họ yên tâm làm ăn sinh sống.
Bài thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một nhà báo hiện sống ở Hoa Kỳ.
Last edited by LDN on Fri Dec 16, 2022 11:27 am; edited 2 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Aha
BBC News, Tiếng Việt
Mỹ đàm phán bán trực thăng, drone cho Việt Nam
15 tháng 12 2022, 11:12 +07
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Các công ty quốc phòng Hoa Kỳ và các quan chức chính phủ Việt Nam đã thảo luận về việc cung cấp thiết bị quân sự, bao gồm máy bay trực thăng và drone, theo nguồn tin độc quyền của Reuters.
Đây được cho là một dấu hiệu mới cho thấy Việt Nam có thể giảm sự phụ thuộc vào vũ khí của Nga.
Các công ty bao gồm Lockheed Martin (LMT.N), Boeing (BA.N), Raytheon (RTX.N), Textron (TXT.N) và IM Systems Group đã gặp gỡ các quan chức Việt Nam bên lề hội chợ vũ khí quy mô lớn đầu tiên của nước này vào tuần trước, theo Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN, cơ quan tổ chức các cuộc đàm phán.
Một nguồn tin có mặt tại các cuộc thảo luận về vũ khí cho biết các cuộc đàm phán này có sự tham gia của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng.
Các cuộc đàm phán sơ bộ, có thể không dẫn đến bất kỳ thỏa thuận nào, diễn ra khi Việt Nam tìm kiếm các nhà cung cấp vũ khí mới và cuộc chiến Ukraine làm hạn chế khả năng cung cấp của Nga, đối tác quân sự chính của Việt Nam trong nhiều thập kỷ.
"Điều này đánh dấu sự khởi đầu của việc Quân đội Nhân dân Việt Nam cởi mở hơn với vũ khí của Mỹ và sẵn sàng tham gia sâu hơn với Mỹ trong lĩnh vực quốc phòng nói chung," Nguyễn Thế Phương, chuyên gia quân sự và nhà nghiên cứu tại Đại học New South Wales, cho biết.
Các thỏa thuận quân sự với Hoa Kỳ phải đối mặt với nhiều rào cản tiềm ẩn, bao gồm cả việc Washington có thể chặn việc bán vũ khí vì vấn đề nhân quyền; quan ngại về tác động của việc này đối với quan hệ vốn đã căng thẳng của Hà Nội với Trung Quốc; chi phí cao; và liệu các hệ thống do Mỹ sản xuất có thể được tích hợp với vũ khí cũ của Việt Nam hay không, các nhà phân tích cho biết.
Người tham dự các cuộc đàm phán cho biết các công ty đã đề xuất cung cấp một loạt thiết bị quân sự và có các cuộc thảo luận "đầy hứa hẹn" về các thiết bị không sát thương, bao gồm máy bay trực thăng để đảm bảo an ninh nội bộ, drone, radar và các hệ thống khác để theo dõi trên không, trên biển và không gian.
Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Việt Nam đã không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.
Một nguồn tin thứ hai cho biết các cuộc đàm phán về drone và máy bay trực thăng đã bắt đầu trước hội chợ vũ khí và có bàn đến đến nhiều loại vũ khí hơn.
Lockheed Martin, hãng trưng bày máy bay chiến đấu và vận tải quân sự tại sự kiện, từ chối bình luận.
Người phát ngôn của Boeing chuyển câu hỏi của Reuters tới Bộ Quốc phòng Việt Nam. Raytheon, Textron và IM Systems Group đã không trả lời các yêu cầu bình luận.
Các cuộc thảo luận cho thấy nỗ lực ngày càng tăng của Hoa Kỳ nhằm gây ảnh hưởng với Hà Nội, gần nửa thế kỷ sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc. Kể từ khi lệnh cấm vận vũ khí được dỡ bỏ vào năm 2016, xuất khẩu quốc phòng của Hoa Kỳ sang Việt Nam chỉ giới hạn ở các tàu tuần duyên và máy bay huấn luyện, trong khi Nga cung cấp khoảng 80% kho vũ khí của Việt Nam.
Hội chợ vũ khí đã thu hút hàng chục công ty quốc phòng từ 30 quốc gia, tất cả đều hy vọng nhận được một phần trong số tiền ước tính 2 tỷ USD mà Việt Nam chi hàng năm để nhập khẩu vũ khí trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với nước láng giềng Trung Quốc.
Cả hai nguồn tin, đề nghị giấu tên vì các cuộc đàm phán là bí mật, cho biết Lockheed Martin đã thảo luận riêng với Việt Nam về một vệ tinh liên lạc và quốc phòng mới, có thể thay thế một trong hai vệ tinh từ một công ty của Hoa Kỳ mà Việt Nam đã vận hành.
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội từ chối bình luận, nhưng Đại sứ Marc Knapper cho biết Hoa Kỳ sẵn sàng thảo luận về bất kỳ thiết bị quân sự nào mà Việt Nam có thể muốn mua.
Quân đội Hoa Kỳ đã cung cấp hai tàu tuần duyên Hamilton Cutter và chuyển giao hai máy bay huấn luyện T-6 Texan, trong đó 10 chiếc khác sẽ được xuất xưởng vào năm 2027. Họ cũng đã cam kết cung cấp drone trinh sát Boeing ScanEagle, hiện vẫn chưa được chuyển giao.
Các nguồn tin và nhà phân tích cho biết Việt Nam cũng đang xem xét thỏa thuận với các nhà cung cấp vũ khí từ Israel, Ấn Độ, các nước châu Âu và Đông Bắc Á. Trong thập kỷ qua, Israel là nước bán vũ khí lớn thứ hai cho Việt Nam sau Nga.
BBC News, Tiếng Việt
Mỹ đàm phán bán trực thăng, drone cho Việt Nam
15 tháng 12 2022, 11:12 +07
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Các công ty quốc phòng Hoa Kỳ và các quan chức chính phủ Việt Nam đã thảo luận về việc cung cấp thiết bị quân sự, bao gồm máy bay trực thăng và drone, theo nguồn tin độc quyền của Reuters.
Đây được cho là một dấu hiệu mới cho thấy Việt Nam có thể giảm sự phụ thuộc vào vũ khí của Nga.
Các công ty bao gồm Lockheed Martin (LMT.N), Boeing (BA.N), Raytheon (RTX.N), Textron (TXT.N) và IM Systems Group đã gặp gỡ các quan chức Việt Nam bên lề hội chợ vũ khí quy mô lớn đầu tiên của nước này vào tuần trước, theo Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN, cơ quan tổ chức các cuộc đàm phán.
Một nguồn tin có mặt tại các cuộc thảo luận về vũ khí cho biết các cuộc đàm phán này có sự tham gia của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng.
Các cuộc đàm phán sơ bộ, có thể không dẫn đến bất kỳ thỏa thuận nào, diễn ra khi Việt Nam tìm kiếm các nhà cung cấp vũ khí mới và cuộc chiến Ukraine làm hạn chế khả năng cung cấp của Nga, đối tác quân sự chính của Việt Nam trong nhiều thập kỷ.
"Điều này đánh dấu sự khởi đầu của việc Quân đội Nhân dân Việt Nam cởi mở hơn với vũ khí của Mỹ và sẵn sàng tham gia sâu hơn với Mỹ trong lĩnh vực quốc phòng nói chung," Nguyễn Thế Phương, chuyên gia quân sự và nhà nghiên cứu tại Đại học New South Wales, cho biết.
Các thỏa thuận quân sự với Hoa Kỳ phải đối mặt với nhiều rào cản tiềm ẩn, bao gồm cả việc Washington có thể chặn việc bán vũ khí vì vấn đề nhân quyền; quan ngại về tác động của việc này đối với quan hệ vốn đã căng thẳng của Hà Nội với Trung Quốc; chi phí cao; và liệu các hệ thống do Mỹ sản xuất có thể được tích hợp với vũ khí cũ của Việt Nam hay không, các nhà phân tích cho biết.
Người tham dự các cuộc đàm phán cho biết các công ty đã đề xuất cung cấp một loạt thiết bị quân sự và có các cuộc thảo luận "đầy hứa hẹn" về các thiết bị không sát thương, bao gồm máy bay trực thăng để đảm bảo an ninh nội bộ, drone, radar và các hệ thống khác để theo dõi trên không, trên biển và không gian.
Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Việt Nam đã không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.
Một nguồn tin thứ hai cho biết các cuộc đàm phán về drone và máy bay trực thăng đã bắt đầu trước hội chợ vũ khí và có bàn đến đến nhiều loại vũ khí hơn.
Lockheed Martin, hãng trưng bày máy bay chiến đấu và vận tải quân sự tại sự kiện, từ chối bình luận.
Người phát ngôn của Boeing chuyển câu hỏi của Reuters tới Bộ Quốc phòng Việt Nam. Raytheon, Textron và IM Systems Group đã không trả lời các yêu cầu bình luận.
Các cuộc thảo luận cho thấy nỗ lực ngày càng tăng của Hoa Kỳ nhằm gây ảnh hưởng với Hà Nội, gần nửa thế kỷ sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc. Kể từ khi lệnh cấm vận vũ khí được dỡ bỏ vào năm 2016, xuất khẩu quốc phòng của Hoa Kỳ sang Việt Nam chỉ giới hạn ở các tàu tuần duyên và máy bay huấn luyện, trong khi Nga cung cấp khoảng 80% kho vũ khí của Việt Nam.
Hội chợ vũ khí đã thu hút hàng chục công ty quốc phòng từ 30 quốc gia, tất cả đều hy vọng nhận được một phần trong số tiền ước tính 2 tỷ USD mà Việt Nam chi hàng năm để nhập khẩu vũ khí trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với nước láng giềng Trung Quốc.
Cả hai nguồn tin, đề nghị giấu tên vì các cuộc đàm phán là bí mật, cho biết Lockheed Martin đã thảo luận riêng với Việt Nam về một vệ tinh liên lạc và quốc phòng mới, có thể thay thế một trong hai vệ tinh từ một công ty của Hoa Kỳ mà Việt Nam đã vận hành.
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội từ chối bình luận, nhưng Đại sứ Marc Knapper cho biết Hoa Kỳ sẵn sàng thảo luận về bất kỳ thiết bị quân sự nào mà Việt Nam có thể muốn mua.
Quân đội Hoa Kỳ đã cung cấp hai tàu tuần duyên Hamilton Cutter và chuyển giao hai máy bay huấn luyện T-6 Texan, trong đó 10 chiếc khác sẽ được xuất xưởng vào năm 2027. Họ cũng đã cam kết cung cấp drone trinh sát Boeing ScanEagle, hiện vẫn chưa được chuyển giao.
Các nguồn tin và nhà phân tích cho biết Việt Nam cũng đang xem xét thỏa thuận với các nhà cung cấp vũ khí từ Israel, Ấn Độ, các nước châu Âu và Đông Bắc Á. Trong thập kỷ qua, Israel là nước bán vũ khí lớn thứ hai cho Việt Nam sau Nga.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Gánh nặng chồng chất của người lao động mất việc trước Tết
Hoài Thanh - Ngọc Trang
Thứ ba, 13/12/2022 - zingnews, báo việt cộng
Chới với, xoay xở, nỗ lực tìm công việc mới… là tình cảnh chung của nhiều công nhân thời gian gần đây. Bỗng dưng mất việc cận Tết, người lao động gánh chồng chất khó khăn.
“Cho chai nước ngọt đi Mười. Làm thêm tô
mì gói luôn”, một người phụ nữ nói khi bước từ phòng trọ bên cạnh qua phòng trọ của bà Mười.
Căn phòng trọ chừng 15 m2 có gác, chật chội, sát cửa sổ có một cái kệ nhỏ đặt khoảng chục chai nước ngọt. Cạnh đó là 3-4 dây gói dầu gội, sữa tắm, nước xả vải. Đó là tất cả đồ đạc để “khởi nghiệp” của bà Mười (55 tuổi, ngụ phường Hiệp Thành, quận 12) sau khi vừa bị Công ty TNHH May Sun Kyoung Việt Nam cho nghỉ làm.
8 năm gắn bó với công ty, bà Mười cũng như hàng trăm công nhân khác chỉ có công việc ở đây là nguồn thu nhập chính và gần như duy nhất. Bỗng dưng mất việc, bà Mười xoay xở mua một ít đồ đạc để bán cho người quanh xóm trọ, chủ yếu để có “công chuyện làm”.
Còn những người lao động không còn phương án nào khác thì cuống cuồng tìm cách xoay xở để có tiền trang trải cuộc sống.
Mất việc cận Tết, công nhân mở tạp hóa tại phòng trọ
Hàng nghìn lao động tại TP.HCM mất việc nhưng vẫn bám trụ ở thành phố. Trong thời gian chờ việc mới, nhiều người mở tạp hóa ngay trong phòng trọ để có thu nhập nuôi gia đình.
Bỗng dưng mất việc
Gần 19h, nhiều phòng trong khu trọ bà Mười vẫn khóa cửa im lìm. Người dân xung quanh cho hay công nhân mất việc phải tự tìm kế mưu sinh, có người tới tối khuya mới thấy trở về.
Khu trọ có khoảng 40 phòng nằm trong một con hẻm trên đường Lê Văn Khương, xen lẫn với các nhà dân. Ánh đèn lay lắt chỉ đủ nhìn rõ mặt người khiến không gian càng thêm ảm đạm.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (53 tuổi), quản lý một dãy trọ ở đây, cho biết sau khi mất việc, có nhiều công nhân trả phòng về quê, một số chuyển đi nơi khác cho gần chỗ làm việc mới. Bản thân cũng từng là công nhân, bà Hạnh hiểu sẽ chật vật ra sao khi tự nhiên mất việc làm.
Phòng trọ bị trả lại nhưng mà tôi mong cho những công nhân sớm tìm được việc làm mới, ổn định để trang trải cho cuộc sống
Bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (53 tuổi)
“Tôi rất đồng cảm với họ. Thời điểm này cũng gần Tết rồi, bao nhiêu thứ phải lo mà giờ mất việc làm như vậy. Xoay xở khó khăn. Tuy phòng trọ bị trả lại nhưng mà tôi mong cho những công nhân sớm tìm được việc làm mới, ổn định để trang trải cho cuộc sống”, bà Hạnh chia sẻ.
Trong căn phòng rộng chừng 15 m2, chị Thạch Thị Saphia (40 tuổi, quê Trà Vinh) cặm cụi chuẩn bị bữa tối đạm bạc cho hai vợ chồng. Trong diện tích nhỏ hẹp đó còn treo những quyển lịch các năm trước của Công ty May Sun Kyoung Việt Nam tặng.
Ngày 10/11 vừa qua, công ty này đã dừng hoạt động. Toàn bộ 826 công nhân viên buộc phải nghỉ việc. Trong đó, có 644 nữ, 182 nam, 14 người đang mang thai và 10 công nhân có con nhỏ dưới 12 tháng.
Hơn 4 năm cùng nhau làm việc tại Công ty May Sun Kyoung, vợ chồng chị Saphia thất nghiệp cùng lúc. Đột nhiên mất thu nhập, cả “đoàn tàu” phía sau 2 người rơi vào cảnh khốn đốn. Dù được công ty hỗ trợ một tháng lương, số tiền ấy cũng như “muối bỏ bể” khi vợ chồng phải gồng gánh, chăm lo cho gia đình ở quê.
Nhìn bữa cơm nay chỉ còn dưa muối và cá khô, chị Saphia cố giấu tiếng thở dài. “Vợ chồng làm chỉ có đủ chứ không dư, ngoài tiền gửi chăm con thì còn đang phải trả góp mấy món đồ trong nhà. Biết trước mất việc thì tôi đâu dám sắm sửa gì”.
Những món đồ trả góp mà chị Saphia nói là một chiếc tủ lạnh và máy giặt. Chị nói tủ lạnh đã trả hết, vừa mua máy giặt, tính góp trả dần hàng tháng thì bỗng dưng thất nghiệp. Giờ vừa lo tiền sinh hoạt hằng ngày, gửi về cho con ở quê, lại còn phải chắt chiu để trả góp cho cửa hàng.
Cách phòng trọ của chị Saphia vài căn, gia đình ông Nguyễn Tiến (44 tuổi) cũng chung hoàn cảnh. Ông có 2 người con, con gái lớn 18 tuổi đang đi học nghề, bé nhỏ học lớp 6 được ông bà ở Sóc Trăng chăm sóc giúp. Mỗi tháng, ông Tiến gửi về quê 4 triệu đồng. Nhưng bỗng nhiên rơi vào cảnh mất việc, điều ông sợ nhất không phải là thiếu ăn, thiếu mặc, mà là không có tiền gửi về quê nuôi con.
“Ở đây thiếu nhiều hơn đủ nhưng dù sao vẫn hơn ở quê. Ráng tới Tết, giờ về quê thì nhịn đói”, ông Tiến chia sẻ.
Cách đó khoảng 20 km, tại cửa ngõ phía Tây của thành phố, đường Kinh Dương Vương đoạn nối với quốc lộ 1A ngập trong nước sau cơn mưa chiều. Di chuyển vào sâu trong đường nhỏ, những mái nhà cấp 4 cũ kĩ, xập xệ là nơi gần chục công nhân đang mòn mỏi đợi hướng giải quyết từ Công ty TNHH Ta Shuan (KCN Tân Tạo, quận Bình Tân).
Cùng mất việc nhưng người lao động tại đây mang nhiều lo lắng bởi họ không những mất nguồn thu nhập mà cả trợ cấp cũng không nhận được do công ty nợ BHXH nhiều năm khoảng 7 tỷ đồng.
Trải qua 10 năm ăn Tết xa quê, thời điểm dịch bệnh, chị Thùy Trang chỉ đi làm cầm chừng song đây là lần đầu chị thấy “mọi thứ khó khăn đến thế”.
“Tôi nghỉ không lương từ đầu tháng. Làm ở đây 10 năm, giờ mất hết, trợ cấp cũng không có để tiêu Tết. Bữa giờ ở quê cũng gọi kêu gửi tiền về nhưng thật sự trong túi tôi chỉ còn có 15.000 đồng. Giờ tôi chỉ mong công ty sớm thanh toán bảo hiểm để chúng tôi còn xoay xở cuộc sống”, chị Trang bùi ngùi.
Nỗi lo của người phụ nữ cũng là bận tâm chung của nhiều lao động mất việc thời điểm cuối năm. Bởi không chỉ riêng những công ty này mà hàng loạt các doanh nghiệp khác cũng có động thái cắt giảm nhân sự hoặc giờ làm, khi chỉ còn vài chục ngày nữa là Tết Nguyên đán.
Gian nan tìm việc mới
TP.HCM chưa có thống kê cụ thể về số lượng lao động phải nghỉ Tết sớm. Song mấy tháng qua, nhiều công ty có quy mô từ nhỏ đến lớn tại TP.HCM có thông báo về việc cắt giảm lao động, giảm giờ làm ngay trước thời điểm cuối năm.
Công ty TNHH Việt Nam Samho (huyện Củ Chi) dự kiến cắt giảm hơn 1.400 lao động từ 16/12 với lý do khó khăn trong sản xuất. Gần 1.200 công nhân Công ty TNHH Tỷ Hùng (quận Bình Tân) cũng đã kết thúc những ngày làm việc cuối cùng tại công ty.
Nơi có lượng công nhân viên đông nhất TP.HCM là Công ty TNHH PouYuen Việt Nam với hơn 50.000 người lao động cũng nghỉ luân phiên từ ngày 1/12 đến 28/2/2023 do đơn đặt hàng ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất. Bên cạnh đó là hàng loạt doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực may mặc, gỗ, địa ốc, xây dựng… chịu ảnh hưởng từ “làn sóng” cắt giảm.
Công ty, xóm trọ đóng cửa im lìm giữa "làn sóng" cắt giảm lao động. Ảnh: Ngọc Trang.
Gắn bó suốt thời gian dài với một công ty khiến chị Saphia không có nhiều kỹ năng để xin công việc và thử sức ở môi trường khác. Chị cho biết dự định về quê Trà Vinh, đợi hết Tết mới tính đường tìm việc mới.
Trong khi đó, vợ chồng ông Tiến đã tìm được công việc tại một nhà máy may tư nhân. Chưa quan tâm đến mức lương, 2 người chỉ biết có công việc là có nguồn sống. Bắt đầu công việc mới, vợ kiểm hàng, chồng đóng khuy quần áo, không có thâm niên, cả 2 chấp nhận mức lương thấp hơn và không có tăng ca. Tại đây, họ được ký hợp đồng làm việc một năm, cuộc sống tạm ổn định.
“Con nhớ mẹ, gọi điện cho tôi suốt nhưng mới đi làm được 6 ngày, tôi không dám nghe máy. Tôi phải dặn con đừng gọi cho mẹ, lỡ người ta đuổi là cả nhà không có gì ăn”, vợ ông Tiến cười trừ.
Khi hàng trăm, hàng nghìn công nhân cùng mất việc, bước ra khỏi cửa là gặp người thất nghiệp thì cơ hội tìm việc lại càng khó khăn hơn
Chị Thạch Thị Saphia (40 tuổi)
Gia đình chị Saphia, chị Trang hay ông Tiến chỉ là số ít đại diện trong hàng nghìn hoàn cảnh chịu ảnh hưởng do mất việc, giảm thu nhập trước Tết. Người may mắn thì tìm được công việc mới, dù phải chấp nhận mức lương thấp. Số còn lại vẫn đang loay hoay.
Ngồi ở dãy nhà trọ, công nhân nhà máy May Sun Kyoung Việt Nam vẫn hay nhắc về công ty cũ, về lời hứa công nhân sẽ có công việc sau Tết, khi đã có đơn hàng mới. Thế nhưng, thông tin công ty đang tiến hành thủ tục giải thể khiến họ không còn mặn mà về ngày trở lại.
"Khi hàng trăm, hàng nghìn công nhân cùng mất việc, bước ra khỏi cửa là gặp người thất nghiệp thì cơ hội tìm việc lại càng khó khăn hơn", chị Saphia thở dài khi bày dĩa có vài con khô, một ít dưa cải cho bữa tối của hai vợ chồng.
Ngày mai, người phụ nữ này sẽ lại xách xe chạy đi tìm việc làm.
Hoài Thanh - Ngọc Trang
Thứ ba, 13/12/2022 - zingnews, báo việt cộng
Chới với, xoay xở, nỗ lực tìm công việc mới… là tình cảnh chung của nhiều công nhân thời gian gần đây. Bỗng dưng mất việc cận Tết, người lao động gánh chồng chất khó khăn.
“Cho chai nước ngọt đi Mười. Làm thêm tô
mì gói luôn”, một người phụ nữ nói khi bước từ phòng trọ bên cạnh qua phòng trọ của bà Mười.
Căn phòng trọ chừng 15 m2 có gác, chật chội, sát cửa sổ có một cái kệ nhỏ đặt khoảng chục chai nước ngọt. Cạnh đó là 3-4 dây gói dầu gội, sữa tắm, nước xả vải. Đó là tất cả đồ đạc để “khởi nghiệp” của bà Mười (55 tuổi, ngụ phường Hiệp Thành, quận 12) sau khi vừa bị Công ty TNHH May Sun Kyoung Việt Nam cho nghỉ làm.
8 năm gắn bó với công ty, bà Mười cũng như hàng trăm công nhân khác chỉ có công việc ở đây là nguồn thu nhập chính và gần như duy nhất. Bỗng dưng mất việc, bà Mười xoay xở mua một ít đồ đạc để bán cho người quanh xóm trọ, chủ yếu để có “công chuyện làm”.
Còn những người lao động không còn phương án nào khác thì cuống cuồng tìm cách xoay xở để có tiền trang trải cuộc sống.
Mất việc cận Tết, công nhân mở tạp hóa tại phòng trọ
Hàng nghìn lao động tại TP.HCM mất việc nhưng vẫn bám trụ ở thành phố. Trong thời gian chờ việc mới, nhiều người mở tạp hóa ngay trong phòng trọ để có thu nhập nuôi gia đình.
Bỗng dưng mất việc
Gần 19h, nhiều phòng trong khu trọ bà Mười vẫn khóa cửa im lìm. Người dân xung quanh cho hay công nhân mất việc phải tự tìm kế mưu sinh, có người tới tối khuya mới thấy trở về.
Khu trọ có khoảng 40 phòng nằm trong một con hẻm trên đường Lê Văn Khương, xen lẫn với các nhà dân. Ánh đèn lay lắt chỉ đủ nhìn rõ mặt người khiến không gian càng thêm ảm đạm.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (53 tuổi), quản lý một dãy trọ ở đây, cho biết sau khi mất việc, có nhiều công nhân trả phòng về quê, một số chuyển đi nơi khác cho gần chỗ làm việc mới. Bản thân cũng từng là công nhân, bà Hạnh hiểu sẽ chật vật ra sao khi tự nhiên mất việc làm.
Phòng trọ bị trả lại nhưng mà tôi mong cho những công nhân sớm tìm được việc làm mới, ổn định để trang trải cho cuộc sống
Bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (53 tuổi)
“Tôi rất đồng cảm với họ. Thời điểm này cũng gần Tết rồi, bao nhiêu thứ phải lo mà giờ mất việc làm như vậy. Xoay xở khó khăn. Tuy phòng trọ bị trả lại nhưng mà tôi mong cho những công nhân sớm tìm được việc làm mới, ổn định để trang trải cho cuộc sống”, bà Hạnh chia sẻ.
Trong căn phòng rộng chừng 15 m2, chị Thạch Thị Saphia (40 tuổi, quê Trà Vinh) cặm cụi chuẩn bị bữa tối đạm bạc cho hai vợ chồng. Trong diện tích nhỏ hẹp đó còn treo những quyển lịch các năm trước của Công ty May Sun Kyoung Việt Nam tặng.
Ngày 10/11 vừa qua, công ty này đã dừng hoạt động. Toàn bộ 826 công nhân viên buộc phải nghỉ việc. Trong đó, có 644 nữ, 182 nam, 14 người đang mang thai và 10 công nhân có con nhỏ dưới 12 tháng.
Hơn 4 năm cùng nhau làm việc tại Công ty May Sun Kyoung, vợ chồng chị Saphia thất nghiệp cùng lúc. Đột nhiên mất thu nhập, cả “đoàn tàu” phía sau 2 người rơi vào cảnh khốn đốn. Dù được công ty hỗ trợ một tháng lương, số tiền ấy cũng như “muối bỏ bể” khi vợ chồng phải gồng gánh, chăm lo cho gia đình ở quê.
Nhìn bữa cơm nay chỉ còn dưa muối và cá khô, chị Saphia cố giấu tiếng thở dài. “Vợ chồng làm chỉ có đủ chứ không dư, ngoài tiền gửi chăm con thì còn đang phải trả góp mấy món đồ trong nhà. Biết trước mất việc thì tôi đâu dám sắm sửa gì”.
Những món đồ trả góp mà chị Saphia nói là một chiếc tủ lạnh và máy giặt. Chị nói tủ lạnh đã trả hết, vừa mua máy giặt, tính góp trả dần hàng tháng thì bỗng dưng thất nghiệp. Giờ vừa lo tiền sinh hoạt hằng ngày, gửi về cho con ở quê, lại còn phải chắt chiu để trả góp cho cửa hàng.
Cách phòng trọ của chị Saphia vài căn, gia đình ông Nguyễn Tiến (44 tuổi) cũng chung hoàn cảnh. Ông có 2 người con, con gái lớn 18 tuổi đang đi học nghề, bé nhỏ học lớp 6 được ông bà ở Sóc Trăng chăm sóc giúp. Mỗi tháng, ông Tiến gửi về quê 4 triệu đồng. Nhưng bỗng nhiên rơi vào cảnh mất việc, điều ông sợ nhất không phải là thiếu ăn, thiếu mặc, mà là không có tiền gửi về quê nuôi con.
“Ở đây thiếu nhiều hơn đủ nhưng dù sao vẫn hơn ở quê. Ráng tới Tết, giờ về quê thì nhịn đói”, ông Tiến chia sẻ.
Cách đó khoảng 20 km, tại cửa ngõ phía Tây của thành phố, đường Kinh Dương Vương đoạn nối với quốc lộ 1A ngập trong nước sau cơn mưa chiều. Di chuyển vào sâu trong đường nhỏ, những mái nhà cấp 4 cũ kĩ, xập xệ là nơi gần chục công nhân đang mòn mỏi đợi hướng giải quyết từ Công ty TNHH Ta Shuan (KCN Tân Tạo, quận Bình Tân).
Cùng mất việc nhưng người lao động tại đây mang nhiều lo lắng bởi họ không những mất nguồn thu nhập mà cả trợ cấp cũng không nhận được do công ty nợ BHXH nhiều năm khoảng 7 tỷ đồng.
Trải qua 10 năm ăn Tết xa quê, thời điểm dịch bệnh, chị Thùy Trang chỉ đi làm cầm chừng song đây là lần đầu chị thấy “mọi thứ khó khăn đến thế”.
“Tôi nghỉ không lương từ đầu tháng. Làm ở đây 10 năm, giờ mất hết, trợ cấp cũng không có để tiêu Tết. Bữa giờ ở quê cũng gọi kêu gửi tiền về nhưng thật sự trong túi tôi chỉ còn có 15.000 đồng. Giờ tôi chỉ mong công ty sớm thanh toán bảo hiểm để chúng tôi còn xoay xở cuộc sống”, chị Trang bùi ngùi.
Nỗi lo của người phụ nữ cũng là bận tâm chung của nhiều lao động mất việc thời điểm cuối năm. Bởi không chỉ riêng những công ty này mà hàng loạt các doanh nghiệp khác cũng có động thái cắt giảm nhân sự hoặc giờ làm, khi chỉ còn vài chục ngày nữa là Tết Nguyên đán.
Gian nan tìm việc mới
TP.HCM chưa có thống kê cụ thể về số lượng lao động phải nghỉ Tết sớm. Song mấy tháng qua, nhiều công ty có quy mô từ nhỏ đến lớn tại TP.HCM có thông báo về việc cắt giảm lao động, giảm giờ làm ngay trước thời điểm cuối năm.
Công ty TNHH Việt Nam Samho (huyện Củ Chi) dự kiến cắt giảm hơn 1.400 lao động từ 16/12 với lý do khó khăn trong sản xuất. Gần 1.200 công nhân Công ty TNHH Tỷ Hùng (quận Bình Tân) cũng đã kết thúc những ngày làm việc cuối cùng tại công ty.
Nơi có lượng công nhân viên đông nhất TP.HCM là Công ty TNHH PouYuen Việt Nam với hơn 50.000 người lao động cũng nghỉ luân phiên từ ngày 1/12 đến 28/2/2023 do đơn đặt hàng ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất. Bên cạnh đó là hàng loạt doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực may mặc, gỗ, địa ốc, xây dựng… chịu ảnh hưởng từ “làn sóng” cắt giảm.
Công ty, xóm trọ đóng cửa im lìm giữa "làn sóng" cắt giảm lao động. Ảnh: Ngọc Trang.
Gắn bó suốt thời gian dài với một công ty khiến chị Saphia không có nhiều kỹ năng để xin công việc và thử sức ở môi trường khác. Chị cho biết dự định về quê Trà Vinh, đợi hết Tết mới tính đường tìm việc mới.
Trong khi đó, vợ chồng ông Tiến đã tìm được công việc tại một nhà máy may tư nhân. Chưa quan tâm đến mức lương, 2 người chỉ biết có công việc là có nguồn sống. Bắt đầu công việc mới, vợ kiểm hàng, chồng đóng khuy quần áo, không có thâm niên, cả 2 chấp nhận mức lương thấp hơn và không có tăng ca. Tại đây, họ được ký hợp đồng làm việc một năm, cuộc sống tạm ổn định.
“Con nhớ mẹ, gọi điện cho tôi suốt nhưng mới đi làm được 6 ngày, tôi không dám nghe máy. Tôi phải dặn con đừng gọi cho mẹ, lỡ người ta đuổi là cả nhà không có gì ăn”, vợ ông Tiến cười trừ.
Khi hàng trăm, hàng nghìn công nhân cùng mất việc, bước ra khỏi cửa là gặp người thất nghiệp thì cơ hội tìm việc lại càng khó khăn hơn
Chị Thạch Thị Saphia (40 tuổi)
Gia đình chị Saphia, chị Trang hay ông Tiến chỉ là số ít đại diện trong hàng nghìn hoàn cảnh chịu ảnh hưởng do mất việc, giảm thu nhập trước Tết. Người may mắn thì tìm được công việc mới, dù phải chấp nhận mức lương thấp. Số còn lại vẫn đang loay hoay.
Ngồi ở dãy nhà trọ, công nhân nhà máy May Sun Kyoung Việt Nam vẫn hay nhắc về công ty cũ, về lời hứa công nhân sẽ có công việc sau Tết, khi đã có đơn hàng mới. Thế nhưng, thông tin công ty đang tiến hành thủ tục giải thể khiến họ không còn mặn mà về ngày trở lại.
"Khi hàng trăm, hàng nghìn công nhân cùng mất việc, bước ra khỏi cửa là gặp người thất nghiệp thì cơ hội tìm việc lại càng khó khăn hơn", chị Saphia thở dài khi bày dĩa có vài con khô, một ít dưa cải cho bữa tối của hai vợ chồng.
Ngày mai, người phụ nữ này sẽ lại xách xe chạy đi tìm việc làm.
Last edited by LDN on Fri Dec 16, 2022 5:35 pm; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
CÔNG THƯƠNG, báo việt cộng
Nghệ An: Hơn 1.200 công nhân mất việc dịp cuối năm
Hoàng Trinh
VIỆC LÀM 05/12/2022
Nhiều doanh nghiệp ở Nghệ An gặp khó khăn về đơn hàng, nguyên liệu đầu vào khiến hơn 1.200 công nhân bị mất việc, giảm giờ làm vào dịp cuối năm.
Nghệ An: Doanh nghiệp xoay xở giữ công nhân khi giảm đơn hàng
Trong một tháng qua, có 5 doanh nghiệp tại Nghệ An cắt giảm hơn 1.200 lao động, trong đó chủ yếu là lao động ngành dệt may, giày da. Hàng loạt công nhân ở Nghệ An lại đột ngột mất việc, cuộc sống thêm chật vật.
Việc sa thải, cắt giảm giờ làm chủ yếu xảy ra ở doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nhiều như dệt may, da giày, chế biến gỗ, thủy hải sản, gia công linh kiện điện tử, cơ khí... Nguyên nhân được hầu hết các doanh nghiệp đưa ra, đó là các đơn hàng dịp cuối năm bị các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản cắt giảm nhu cầu tiêu dùng; khó khăn về nguyên liệu, chi phí tăng cao lẫn chịu biến động từ tình hình thế giới.
435/466 lao động thuộc Công ty TNHH Matrix Vinh mất việc làm khi công ty ngừng hoạt động (Ảnh: MT).
Báo cáo mới nhất của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An, hiện địa phương này có hơn 14.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó 233 doanh nghiệp có vốn Nhà nước, 100 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 13.717 doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Tỉnh Nghệ An có khoảng 231.150 lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp. Cụ thể, doanh nghiệp ngoài quốc doanh có 166.452 lao động, con số này tại khối doanh nghiệp có vốn nhà nước khoảng 23.000 người và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khoảng 42.000 người.
Về cơ bản hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An ổn định, ngoại trừ một số doanh nghiệp ngành may mặc, điện tử, sản xuất gỗ có biến động nhẹ.
Theo thống kê, tính tới ngày 24/11, trên địa bàn Nghệ An có 5 doanh nghiệp đã giảm từ 100 lao động trở lên trong một tháng qua, với tổng số lao động giảm là 1.257 người, 85% số này là lao động phổ thông. Cụ thể Công ty TNHH Matrix Vinh giảm 435 lao động (trên tổng số 466 lao động toàn công ty); Công ty cổ phần tập đoàn quốc tế ABC- chi nhánh Nghệ An giảm 371 lao động; Công ty TNHH Merry & Luxshare giảm 250 lao động; Công ty TNHH Tân Việt Trung giảm 101 lao động và Công ty CP Thế giới gỗ giảm 100 lao động.
Phân hóa theo ngành nghề, dệt may - da giày chiếm hơn 64,12%, tiếp đến là ngành điện - điện tử chiếm 19,89%, còn lại là lao động thuộc ngành sản xuất sản phẩm gỗ, tre, hóa chất, nhựa. Hiện, số lao động bị giảm này đã chuyển sang làm việc ở các doanh nghiệp khác trên địa bàn.
Trong khi đó, theo số lượng khảo sát của Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An, tính đến ngày 27/11, trên địa bàn tỉnh có 25 doanh nghiệp bị ảnh hưởng, cắt giảm đơn hàng, chủ yếu là những đơn vị thuộc ngành may mặc, giày da xuất khẩu thị trường Mỹ và châu Âu. Có gần 20.000 lao động bị giảm giờ làm, gần 1.800 lao động chấm dứt hợp đồng và 452 người tạm hoãn hợp đồng lao động.
Các doanh nghiệp ở Nghệ An nỗ lực tối đa để duy trì việc làm cho người lao động, hạn chế chấm dứt hợp đồng lao động, tạm hoãn lao động
Số liệu khảo sát của các ngành chức năng ở Nghệ An cho thấy, nhu cầu tuyển dụng lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn trong 3 tháng tới khá lớn. Hiện có 42 doanh nghiệp chủ yếu ngànhdệt may - da giày, điện tử đang có nhu cầu tuyển hơn 7.200 lao động, trong đó chủ yếu là lao động phổ thông (chiếm 96,5%).
Dự báo năm 2023 sẽ khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản, các doanh nghiệp xây dựng… do lãi suất, tỷ giá tăng cao; kéo theo số lao động bị ảnh hưởng từ các tỉnh phía Nam bị mất việc làm sẽ trở về địa phương.
...
Hoàng Trinh
Nghệ An: Hơn 1.200 công nhân mất việc dịp cuối năm
Hoàng Trinh
VIỆC LÀM 05/12/2022
Nhiều doanh nghiệp ở Nghệ An gặp khó khăn về đơn hàng, nguyên liệu đầu vào khiến hơn 1.200 công nhân bị mất việc, giảm giờ làm vào dịp cuối năm.
Nghệ An: Doanh nghiệp xoay xở giữ công nhân khi giảm đơn hàng
Trong một tháng qua, có 5 doanh nghiệp tại Nghệ An cắt giảm hơn 1.200 lao động, trong đó chủ yếu là lao động ngành dệt may, giày da. Hàng loạt công nhân ở Nghệ An lại đột ngột mất việc, cuộc sống thêm chật vật.
Việc sa thải, cắt giảm giờ làm chủ yếu xảy ra ở doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nhiều như dệt may, da giày, chế biến gỗ, thủy hải sản, gia công linh kiện điện tử, cơ khí... Nguyên nhân được hầu hết các doanh nghiệp đưa ra, đó là các đơn hàng dịp cuối năm bị các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản cắt giảm nhu cầu tiêu dùng; khó khăn về nguyên liệu, chi phí tăng cao lẫn chịu biến động từ tình hình thế giới.
435/466 lao động thuộc Công ty TNHH Matrix Vinh mất việc làm khi công ty ngừng hoạt động (Ảnh: MT).
Báo cáo mới nhất của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An, hiện địa phương này có hơn 14.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó 233 doanh nghiệp có vốn Nhà nước, 100 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 13.717 doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Tỉnh Nghệ An có khoảng 231.150 lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp. Cụ thể, doanh nghiệp ngoài quốc doanh có 166.452 lao động, con số này tại khối doanh nghiệp có vốn nhà nước khoảng 23.000 người và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khoảng 42.000 người.
Về cơ bản hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An ổn định, ngoại trừ một số doanh nghiệp ngành may mặc, điện tử, sản xuất gỗ có biến động nhẹ.
Theo thống kê, tính tới ngày 24/11, trên địa bàn Nghệ An có 5 doanh nghiệp đã giảm từ 100 lao động trở lên trong một tháng qua, với tổng số lao động giảm là 1.257 người, 85% số này là lao động phổ thông. Cụ thể Công ty TNHH Matrix Vinh giảm 435 lao động (trên tổng số 466 lao động toàn công ty); Công ty cổ phần tập đoàn quốc tế ABC- chi nhánh Nghệ An giảm 371 lao động; Công ty TNHH Merry & Luxshare giảm 250 lao động; Công ty TNHH Tân Việt Trung giảm 101 lao động và Công ty CP Thế giới gỗ giảm 100 lao động.
Phân hóa theo ngành nghề, dệt may - da giày chiếm hơn 64,12%, tiếp đến là ngành điện - điện tử chiếm 19,89%, còn lại là lao động thuộc ngành sản xuất sản phẩm gỗ, tre, hóa chất, nhựa. Hiện, số lao động bị giảm này đã chuyển sang làm việc ở các doanh nghiệp khác trên địa bàn.
Trong khi đó, theo số lượng khảo sát của Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An, tính đến ngày 27/11, trên địa bàn tỉnh có 25 doanh nghiệp bị ảnh hưởng, cắt giảm đơn hàng, chủ yếu là những đơn vị thuộc ngành may mặc, giày da xuất khẩu thị trường Mỹ và châu Âu. Có gần 20.000 lao động bị giảm giờ làm, gần 1.800 lao động chấm dứt hợp đồng và 452 người tạm hoãn hợp đồng lao động.
Các doanh nghiệp ở Nghệ An nỗ lực tối đa để duy trì việc làm cho người lao động, hạn chế chấm dứt hợp đồng lao động, tạm hoãn lao động
Số liệu khảo sát của các ngành chức năng ở Nghệ An cho thấy, nhu cầu tuyển dụng lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn trong 3 tháng tới khá lớn. Hiện có 42 doanh nghiệp chủ yếu ngànhdệt may - da giày, điện tử đang có nhu cầu tuyển hơn 7.200 lao động, trong đó chủ yếu là lao động phổ thông (chiếm 96,5%).
Dự báo năm 2023 sẽ khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản, các doanh nghiệp xây dựng… do lãi suất, tỷ giá tăng cao; kéo theo số lao động bị ảnh hưởng từ các tỉnh phía Nam bị mất việc làm sẽ trở về địa phương.
...
Hoàng Trinh
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Báo Công an Thành Phố Hồ Chí Minh, báo việt cộng
Công nhân trước cơn "bão" thất nghiệp: Vật vã mưu sinh kỳ 1
Thứ Năm, 15/12/2022 17:46 | Nam Anh
(CATP) Do ảnh hưởng kinh tế thế giới, các đối tác gặp khó khăn nên nhiều doanh nghiệp (DN) trong nước không còn đơn hàng để sản xuất. Theo đó, hàng trăm DN sản xuất da giày, túi sách, chế biến gỗ, may mặc, điện tử... đã buộc phải sa thải hàng loạt công nhân, nhằm cắt giảm chi phí để tồn tại. Bên cạnh việc cắt giảm nhân sự, nhiều công ty muốn níu kéo, giữ chân người lao động lại ra thông báo, cho công nhân nghỉ Tết kéo dài.
Nghỉ Tết... 2 - 3 tháng
Hiện nay nhiều DN trên địa bàn TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai... đang gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để tồn tại, giới chủ đã tìm nhiều biện pháp để khôi phục sản xuất như kế hoạch đề ra, nhưng nhiều tháng nay vẫn không tìm đủ đơn hàng. Do đó, nhiều DN đã buộc phải thu hẹp sản xuất và chấm dứt hợp đồng lao động với nhiều công nhân. Trước khi nghỉ việc, công ty (Cty) cam kết chi trả các chế độ trợ cấp thôi việc là 2 tháng tiền lương cho lao động bị cắt giảm, chi trả toàn bộ lương tháng 11 và tiền thưởng năm 2022 với mức thưởng 1 tháng lương nếu làm đủ 12 tháng trong 1 năm làm việc.
Ông Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, cả nước có 1.235 DN gặp khó khăn trong sản xuất, ảnh hưởng tới hơn 471.500 người lao động (chiếm 65,54% tổng số được khảo sát), trong đó khoảng 41.500 người bị mất việc (chiếm 8,8% tổng số). Qua thống kê tại 44 tỉnh thành, có khoảng 472.000 người bị ảnh hưởng tới việc làm. Đặc biệt, gần 30.300 người bị thôi việc là lao động nữ từ 35 tuổi trở lên, hơn 9.400 người đang mang thai, nuôi con nhỏ dưới 1 tuổi.
Trong khi đó, nhiều DN lại chọn giải pháp cho công nhân nghỉ Tết 2-3 tháng do nhà máy hết việc. Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Văn Kỳ, công nhân Cty Phoong in Việt Nam cho biết, còn hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán, nhưng hơn 700 lao động bất ngờ nhận được thông báo kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài... 3 tháng. Gần 20 năm rời quê đi làm công nhân, với anh đây là kỳ nghỉ "chưa từng có trong đời", bởi trải dài qua 3 tháng nghỉ việc là chuyện không tưởng. Theo anh Kỳ, ở lại thành phố thì không có việc làm, về quê nghỉ Tết quá sớm thì lấy tiền đâu để sinh sống? Cả 2 phương án về hay ở lại thì phương án nào cũng dở.
Anh Kỳ cho biết, từ tháng 8-2022, nhà máy đã bắt đầu giảm đơn hàng sản xuất nên Cty không còn tổ chức tăng ca. Trong 4 tháng qua, công nhân nghỉ luân phiên, mỗi tuần làm 3 - 4 ngày. Cùng lúc đó, Cty may nơi vợ anh làm cũng cắt giờ làm nên tổng thu nhập của gia đình giảm mạnh, từ 25 triệu đồng ??? xuống còn 12 - 15 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, hai đứa con nhỏ vẫn còn đi học nên phương án về quê được dẹp bỏ. Theo anh, Cty ra thông báo nghỉ Tết dài kéo dài đến 2 - 3 tháng thì lấy tiền đâu mà tiêu. Gia đình anh không mong Tết nữa mà chỉ mong đến ngày được đi làm trở lại.
Số lượng công nhân về quê trước Tết ngày càng nhiều
Nói trong nỗi buồn, chị Võ Thị Hồng Hạnh, công nhân Cty High Point Furniture Global, chuyên chế biến gỗ xuất khẩu cho biết, đây là lần đầu tiên trong đời công nhân phải nghỉ Tết sớm trước 2 tháng. Nghỉ kéo dài nhưng chị Hạnh không thể về quê vì bố mẹ 2 bên đã mất. Nếu về quê mà phải tá túc nhà của người thân trong 2 tháng trời là quá dài. Gần nửa tháng qua chị tìm việc làm thời vụ dịp Tết nhưng chưa có chỗ nhận. Theo chị Hạnh, Cty cho nghỉ dưới hình thức tạm hoãn hợp đồng lao động thời gian từ ngày 01-12-2022 đến 10-02-2023 (từ 08-11 đến 20-01 âm lịch), với nhiều công nhân, đây là kỳ nghỉ Tết dài nhất mà họ từng trải.
Tương tự, chị Nguyễn Thu Hồng, làm việc tại Khu Chế xuất Tân Thuận (quận 7) cho biết, năm 2021 nghỉ dài ngày do dịch Covid-19 còn được các nhà tài trợ đến phòng trọ tặng quà, cho tiền, chứ năm nay nghỉ do mất việc thì không ai để ý đến. Theo chị Hồng, Cty rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng sản xuất bắt đầu từ tháng 7 - 8 và không có đơn hàng sản xuất. Ai cũng mong cuối năm công việc khá hơn, có thưởng để bù đắp, nhưng tình hình thực tế ngày càng tệ. Nghỉ Tết kéo dài 2 - 3 tháng, đồng nghĩa với không có lương, tiền thưởng tháng 13 cũng chẳng được công ty nhắc đến.
Để tồn tại được ở thành phố, nhiều công nhân đã chạy đi nhiều nơi để tìm việc làm thời vụ, có đồng lương đắp đổi qua ngày, nhưng đi đến đâu cũng chỉ nhận được cái lắc đầu. Bí quá, nhiều công nhân nam đã nghĩ đến việc xin đi phụ hồ, chạy xe ôm. Đối với công nhân nữ thì xin đi làm may gia công, chạy bàn phục vụ ăn lương theo giờ, bán hàng online... để trang trải tiền trọ, lo tiền ăn, tiền học phí cho con. Đối với người lao động, trong thời điểm hiện nay, tìm được việc làm đã là may mắn. Nhiều công nhân khác còn không tìm được việc, buộc phải về quê đón Tết sớm. Mấy tháng trước, nhiều người còn hy vọng bám trụ lại thành phố, nhưng khi Tết đã cận kề, không còn hy vọng nữa nên buộc phải hồi hương.
Công nhân không có việc làm dắt nhau về quê
Theo chị Hồng, nhiều nhà máy trên địa bàn quận 7 đã cố gắng duy trì việc cho công nhân, nhưng thu nhập chỉ được 3 - 4 triệu đồng/tháng, chỉ đủ trả tiền trọ, mua mì tôm. Khu trọ của chị có gần 20 phòng, lúc cao điểm các phòng đều có người thuê. Nhưng từ đầu tháng 8 đến nay, công nhân trả phòng liên tục. Từ đầu tháng 12, số người về tăng nhanh do các Cty tạm hoãn hợp đồng, cho nghỉ Tết sớm. Đến nay, hơn phân nữa khu trọ là phòng trống. Những người ở lại thì được chủ nhà trọ giảm tiền phòng từ 300 - 500 nghìn đồng.
Hiện TPHCM chưa đưa ra thống kê số lao động phải nghỉ Tết sớm, song nhiều công nhân đã lên kế hoạch từ đầu tháng 12, sau khi một số nhà máy cho công nhân nghỉ việc, cắt giảm giờ làm. Đầu tháng 12, Cty giày Tỷ Hùng, đóng trên địa bàn quận Bình Tân đã cắt giảm gần 1.200 công nhân. Theo đó, phân nửa số công nhân đã chọn cách về quê nghỉ Tết sớm. Phân nửa số công nhân còn lại lựa chọn tìm việc làm bán thời gian ở thành phố, với hy vọng năm 2023 sẽ tìm được công việc mới.
Cạn chi phí sinh hoạt
Sau 2 năm chịu ảnh hưởng dịch Covid-19, năm nay đơn hàng giảm sút, không còn tăng ca, trong khi đó vật giá leo thang khiến cuộc sống của người lao động khó càng thêm khó. Có nơi cho ngưng tạm thời, vẫn hỗ trợ đời sống giúp công nhân cầm cự qua ngày khó khăn, chờ quay lại sản xuất. Có những cơ sở cho nghỉ luôn. Khoản tiền thưởng Tết vốn rất được mong ngóng, sau gần một năm cống hiến cũng trở nên mờ mịt.
Ngành may mặc và đồ điện tử đang thiếu đơn hàng trầm trọng
Ông Đặng Tấn Đạt, Trưởng ban Chính sách pháp luật Liên đoàn lao động tỉnh Bình Dương cho biết, người lao động phải chịu thiệt thòi quá nhiều, nhất là khi Tết đang cận kề. Liệu có điều "bất thường" khi tỷ lệ người bị mất việc trên 35 tuổi khá cao? Trong số này, những công nhân có thâm niên đóng BHXH gần 20 năm trở lên trên địa bàn tỉnh Bình Dương rất nhiều. Theo ông Đạt, không ai nghĩ đến chuyện hưởng chế độ một lần, song giờ đây họ phải băn khoăn lựa chọn. Ở độ tuổi không còn trẻ, chuyện tìm việc làm mới không phải là đơn giản.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngành BHXH cũng đang lo khi "tái" xuất hiện làn sóng người lao động đề nghị rút tiền một lần, không thể chờ đến ngày hưởng lương hưu. Dù muốn tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện cũng không có khả năng "chi trả". Nỗi niềm này còn lớn hơn cả lo Tết với túi cạn tiền. Ngổn ngang những vấn đề an sinh cho người dân ngày Tết đang cận kề, mất việc vào thời điểm "nhạy cảm", lo bữa ăn hằng ngày đã khó, nhiều người không đủ khả năng chi cho khoản tiền về quê ngày Tết. Họ cần sự trợ lực ngay từ lúc này, từ DN, từ chính quyền và cả sự chung tay từ nhà hảo tâm.
Ngành chế biến gỗ đang gặp khó khăn do không có đơn hàng
Còn nhớ mới đầu năm nay, nhiều DN còn khát lao động, sẵn sàng "trải thảm" đón công nhân, thậm chí cho xe về tận quê nhà chở người vào làm việc. Nay mọi chuyện thay đổi quá nhanh, trong khi khả năng ứng phó của DN chưa theo kịp. Tại những khu phòng trọ, người lớn được "ở nhà" vào ban ngày nhiều một cách khác thường. Con cái họ vẫn ngày ngày đến trường, trong khi bố mẹ thì... thất nghiệp ở nhà, mà mọi chi phí hằng ngày vẫn không giảm. Mùa Noel, dịp cuối năm, người lao động phải tăng ca, làm thêm giờ. Nhưng hiện nay, người ở nhà lại đông hơn người đi làm.
Trong khó khăn, nhiều DN đã tìm đủ mọi cách để giữ chân cùng các giải pháp hỗ trợ công nhân. Tuy nhiên, hiện nay không ít chủ DN cũng rơi vào hoàn cảnh khó khăn, nên người lao động đã rơi vào thảm cảnh mất việc. Trao đổi với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Hương Lài (43 tuổi, quê Hà Tĩnh) cho biết, từ 18 tuổi đã vào Nam làm việc, tính đến nay, chị đóng BHXH đã gần được 20 năm. Nay công ty cho nghỉ việc, chị cũng chưa biết tính sao nữa. Chắc phải tìm việc mới, vì giờ mà nghỉ thì con nhỏ ai nuôi.
Theo chị, trong số hàng nghìn lao động thất nghiệp lần này, không ít người đã vào tuổi 45 - 50, nên cơ hội tìm việc trở lại rất khó. Trong khi đó, những lao động trẻ tứ xứ đều có con nhỏ, có người đang mang thai, nên ai cũng lo lắng. Nghĩ tới Tết là tối tăm mặt mũi. Dù đi làm, có đồng lương 6-7 triệu đồng/tháng cộng với tiền lương của chồng cũng tạm đủ trang trải. Giờ đây chị Lài rơi vào cảnh thất nghiệp, theo đó cuộc sống gia đình lâm cảnh vô cùng khó khăn. Ở tuổi 43 cũng không dễ xin việc mới, trong khi muốn chuyển qua buôn bán thì vốn không có...
(Còn tiếp...)
Công nhân trước cơn "bão" thất nghiệp: Vật vã mưu sinh kỳ 1
Thứ Năm, 15/12/2022 17:46 | Nam Anh
(CATP) Do ảnh hưởng kinh tế thế giới, các đối tác gặp khó khăn nên nhiều doanh nghiệp (DN) trong nước không còn đơn hàng để sản xuất. Theo đó, hàng trăm DN sản xuất da giày, túi sách, chế biến gỗ, may mặc, điện tử... đã buộc phải sa thải hàng loạt công nhân, nhằm cắt giảm chi phí để tồn tại. Bên cạnh việc cắt giảm nhân sự, nhiều công ty muốn níu kéo, giữ chân người lao động lại ra thông báo, cho công nhân nghỉ Tết kéo dài.
Nghỉ Tết... 2 - 3 tháng
Hiện nay nhiều DN trên địa bàn TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai... đang gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để tồn tại, giới chủ đã tìm nhiều biện pháp để khôi phục sản xuất như kế hoạch đề ra, nhưng nhiều tháng nay vẫn không tìm đủ đơn hàng. Do đó, nhiều DN đã buộc phải thu hẹp sản xuất và chấm dứt hợp đồng lao động với nhiều công nhân. Trước khi nghỉ việc, công ty (Cty) cam kết chi trả các chế độ trợ cấp thôi việc là 2 tháng tiền lương cho lao động bị cắt giảm, chi trả toàn bộ lương tháng 11 và tiền thưởng năm 2022 với mức thưởng 1 tháng lương nếu làm đủ 12 tháng trong 1 năm làm việc.
Ông Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, cả nước có 1.235 DN gặp khó khăn trong sản xuất, ảnh hưởng tới hơn 471.500 người lao động (chiếm 65,54% tổng số được khảo sát), trong đó khoảng 41.500 người bị mất việc (chiếm 8,8% tổng số). Qua thống kê tại 44 tỉnh thành, có khoảng 472.000 người bị ảnh hưởng tới việc làm. Đặc biệt, gần 30.300 người bị thôi việc là lao động nữ từ 35 tuổi trở lên, hơn 9.400 người đang mang thai, nuôi con nhỏ dưới 1 tuổi.
Trong khi đó, nhiều DN lại chọn giải pháp cho công nhân nghỉ Tết 2-3 tháng do nhà máy hết việc. Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Văn Kỳ, công nhân Cty Phoong in Việt Nam cho biết, còn hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán, nhưng hơn 700 lao động bất ngờ nhận được thông báo kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài... 3 tháng. Gần 20 năm rời quê đi làm công nhân, với anh đây là kỳ nghỉ "chưa từng có trong đời", bởi trải dài qua 3 tháng nghỉ việc là chuyện không tưởng. Theo anh Kỳ, ở lại thành phố thì không có việc làm, về quê nghỉ Tết quá sớm thì lấy tiền đâu để sinh sống? Cả 2 phương án về hay ở lại thì phương án nào cũng dở.
Anh Kỳ cho biết, từ tháng 8-2022, nhà máy đã bắt đầu giảm đơn hàng sản xuất nên Cty không còn tổ chức tăng ca. Trong 4 tháng qua, công nhân nghỉ luân phiên, mỗi tuần làm 3 - 4 ngày. Cùng lúc đó, Cty may nơi vợ anh làm cũng cắt giờ làm nên tổng thu nhập của gia đình giảm mạnh, từ 25 triệu đồng ??? xuống còn 12 - 15 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, hai đứa con nhỏ vẫn còn đi học nên phương án về quê được dẹp bỏ. Theo anh, Cty ra thông báo nghỉ Tết dài kéo dài đến 2 - 3 tháng thì lấy tiền đâu mà tiêu. Gia đình anh không mong Tết nữa mà chỉ mong đến ngày được đi làm trở lại.
Số lượng công nhân về quê trước Tết ngày càng nhiều
Nói trong nỗi buồn, chị Võ Thị Hồng Hạnh, công nhân Cty High Point Furniture Global, chuyên chế biến gỗ xuất khẩu cho biết, đây là lần đầu tiên trong đời công nhân phải nghỉ Tết sớm trước 2 tháng. Nghỉ kéo dài nhưng chị Hạnh không thể về quê vì bố mẹ 2 bên đã mất. Nếu về quê mà phải tá túc nhà của người thân trong 2 tháng trời là quá dài. Gần nửa tháng qua chị tìm việc làm thời vụ dịp Tết nhưng chưa có chỗ nhận. Theo chị Hạnh, Cty cho nghỉ dưới hình thức tạm hoãn hợp đồng lao động thời gian từ ngày 01-12-2022 đến 10-02-2023 (từ 08-11 đến 20-01 âm lịch), với nhiều công nhân, đây là kỳ nghỉ Tết dài nhất mà họ từng trải.
Tương tự, chị Nguyễn Thu Hồng, làm việc tại Khu Chế xuất Tân Thuận (quận 7) cho biết, năm 2021 nghỉ dài ngày do dịch Covid-19 còn được các nhà tài trợ đến phòng trọ tặng quà, cho tiền, chứ năm nay nghỉ do mất việc thì không ai để ý đến. Theo chị Hồng, Cty rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng sản xuất bắt đầu từ tháng 7 - 8 và không có đơn hàng sản xuất. Ai cũng mong cuối năm công việc khá hơn, có thưởng để bù đắp, nhưng tình hình thực tế ngày càng tệ. Nghỉ Tết kéo dài 2 - 3 tháng, đồng nghĩa với không có lương, tiền thưởng tháng 13 cũng chẳng được công ty nhắc đến.
Để tồn tại được ở thành phố, nhiều công nhân đã chạy đi nhiều nơi để tìm việc làm thời vụ, có đồng lương đắp đổi qua ngày, nhưng đi đến đâu cũng chỉ nhận được cái lắc đầu. Bí quá, nhiều công nhân nam đã nghĩ đến việc xin đi phụ hồ, chạy xe ôm. Đối với công nhân nữ thì xin đi làm may gia công, chạy bàn phục vụ ăn lương theo giờ, bán hàng online... để trang trải tiền trọ, lo tiền ăn, tiền học phí cho con. Đối với người lao động, trong thời điểm hiện nay, tìm được việc làm đã là may mắn. Nhiều công nhân khác còn không tìm được việc, buộc phải về quê đón Tết sớm. Mấy tháng trước, nhiều người còn hy vọng bám trụ lại thành phố, nhưng khi Tết đã cận kề, không còn hy vọng nữa nên buộc phải hồi hương.
Công nhân không có việc làm dắt nhau về quê
Theo chị Hồng, nhiều nhà máy trên địa bàn quận 7 đã cố gắng duy trì việc cho công nhân, nhưng thu nhập chỉ được 3 - 4 triệu đồng/tháng, chỉ đủ trả tiền trọ, mua mì tôm. Khu trọ của chị có gần 20 phòng, lúc cao điểm các phòng đều có người thuê. Nhưng từ đầu tháng 8 đến nay, công nhân trả phòng liên tục. Từ đầu tháng 12, số người về tăng nhanh do các Cty tạm hoãn hợp đồng, cho nghỉ Tết sớm. Đến nay, hơn phân nữa khu trọ là phòng trống. Những người ở lại thì được chủ nhà trọ giảm tiền phòng từ 300 - 500 nghìn đồng.
Hiện TPHCM chưa đưa ra thống kê số lao động phải nghỉ Tết sớm, song nhiều công nhân đã lên kế hoạch từ đầu tháng 12, sau khi một số nhà máy cho công nhân nghỉ việc, cắt giảm giờ làm. Đầu tháng 12, Cty giày Tỷ Hùng, đóng trên địa bàn quận Bình Tân đã cắt giảm gần 1.200 công nhân. Theo đó, phân nửa số công nhân đã chọn cách về quê nghỉ Tết sớm. Phân nửa số công nhân còn lại lựa chọn tìm việc làm bán thời gian ở thành phố, với hy vọng năm 2023 sẽ tìm được công việc mới.
Cạn chi phí sinh hoạt
Sau 2 năm chịu ảnh hưởng dịch Covid-19, năm nay đơn hàng giảm sút, không còn tăng ca, trong khi đó vật giá leo thang khiến cuộc sống của người lao động khó càng thêm khó. Có nơi cho ngưng tạm thời, vẫn hỗ trợ đời sống giúp công nhân cầm cự qua ngày khó khăn, chờ quay lại sản xuất. Có những cơ sở cho nghỉ luôn. Khoản tiền thưởng Tết vốn rất được mong ngóng, sau gần một năm cống hiến cũng trở nên mờ mịt.
Ngành may mặc và đồ điện tử đang thiếu đơn hàng trầm trọng
Ông Đặng Tấn Đạt, Trưởng ban Chính sách pháp luật Liên đoàn lao động tỉnh Bình Dương cho biết, người lao động phải chịu thiệt thòi quá nhiều, nhất là khi Tết đang cận kề. Liệu có điều "bất thường" khi tỷ lệ người bị mất việc trên 35 tuổi khá cao? Trong số này, những công nhân có thâm niên đóng BHXH gần 20 năm trở lên trên địa bàn tỉnh Bình Dương rất nhiều. Theo ông Đạt, không ai nghĩ đến chuyện hưởng chế độ một lần, song giờ đây họ phải băn khoăn lựa chọn. Ở độ tuổi không còn trẻ, chuyện tìm việc làm mới không phải là đơn giản.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngành BHXH cũng đang lo khi "tái" xuất hiện làn sóng người lao động đề nghị rút tiền một lần, không thể chờ đến ngày hưởng lương hưu. Dù muốn tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện cũng không có khả năng "chi trả". Nỗi niềm này còn lớn hơn cả lo Tết với túi cạn tiền. Ngổn ngang những vấn đề an sinh cho người dân ngày Tết đang cận kề, mất việc vào thời điểm "nhạy cảm", lo bữa ăn hằng ngày đã khó, nhiều người không đủ khả năng chi cho khoản tiền về quê ngày Tết. Họ cần sự trợ lực ngay từ lúc này, từ DN, từ chính quyền và cả sự chung tay từ nhà hảo tâm.
Ngành chế biến gỗ đang gặp khó khăn do không có đơn hàng
Còn nhớ mới đầu năm nay, nhiều DN còn khát lao động, sẵn sàng "trải thảm" đón công nhân, thậm chí cho xe về tận quê nhà chở người vào làm việc. Nay mọi chuyện thay đổi quá nhanh, trong khi khả năng ứng phó của DN chưa theo kịp. Tại những khu phòng trọ, người lớn được "ở nhà" vào ban ngày nhiều một cách khác thường. Con cái họ vẫn ngày ngày đến trường, trong khi bố mẹ thì... thất nghiệp ở nhà, mà mọi chi phí hằng ngày vẫn không giảm. Mùa Noel, dịp cuối năm, người lao động phải tăng ca, làm thêm giờ. Nhưng hiện nay, người ở nhà lại đông hơn người đi làm.
Trong khó khăn, nhiều DN đã tìm đủ mọi cách để giữ chân cùng các giải pháp hỗ trợ công nhân. Tuy nhiên, hiện nay không ít chủ DN cũng rơi vào hoàn cảnh khó khăn, nên người lao động đã rơi vào thảm cảnh mất việc. Trao đổi với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Hương Lài (43 tuổi, quê Hà Tĩnh) cho biết, từ 18 tuổi đã vào Nam làm việc, tính đến nay, chị đóng BHXH đã gần được 20 năm. Nay công ty cho nghỉ việc, chị cũng chưa biết tính sao nữa. Chắc phải tìm việc mới, vì giờ mà nghỉ thì con nhỏ ai nuôi.
Theo chị, trong số hàng nghìn lao động thất nghiệp lần này, không ít người đã vào tuổi 45 - 50, nên cơ hội tìm việc trở lại rất khó. Trong khi đó, những lao động trẻ tứ xứ đều có con nhỏ, có người đang mang thai, nên ai cũng lo lắng. Nghĩ tới Tết là tối tăm mặt mũi. Dù đi làm, có đồng lương 6-7 triệu đồng/tháng cộng với tiền lương của chồng cũng tạm đủ trang trải. Giờ đây chị Lài rơi vào cảnh thất nghiệp, theo đó cuộc sống gia đình lâm cảnh vô cùng khó khăn. Ở tuổi 43 cũng không dễ xin việc mới, trong khi muốn chuyển qua buôn bán thì vốn không có...
(Còn tiếp...)
Last edited by LDN on Sun Dec 18, 2022 1:40 pm; edited 3 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Đọc bài báo này nên nghĩ tới...2 hãng bán giày lớn ở Đức với nhiều chi nhánh khai phá sản...
Công nhân trước cơn "bão" thất nghiệp: Cầm cự qua cơn... bĩ cực (kỳ cuối)
Thứ Sáu, 16/12/2022 16:32 | Nam Anh - congan, báo việt cộng
(CATP) Sau gần 2 năm bị gián đoạn do đại dịch Covid-19, những tưởng năm 2022 công ăn việc làm và thu nhập của người công nhân sẽ có một năm hưởng trọn niềm vui. Nhưng đến tháng 8 nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn khu vực Đông Nam Bộ ra thông báo cho hàng loạt người lao động nghỉ việc. Tình trạng cắt giảm lao động năm nay còn tệ hơn cả năm ngoái. Dịp cuối năm là thời điểm công nhân tăng ca liên tục để DN kịp giao hàng cho đối tác thì năm nay hàng loạt DN cắt giảm lao động...
Thất nghiệp vì không có đơn hàng
Vợ chồng chị Nguyễn Thị Tuyết làm cho Công ty (Cty) Chang Shin Việt Nam, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai cho biết, từ tháng 8 đến nay Cty ít hàng, công nhân làm đến 16 giờ đã hết việc. Không được tăng ca nên thu nhập chỉ dừng lại ở mức 5 triệu đồng/người, chưa bằng nửa lương những năm trước (12 - 13 triệu đồng, nếu tăng ca liên tục). Trong khi đó, chồng chị Tuyết đã nghỉ việc, ra ngoài chạy hàng ở chợ buôn bán đắp đổi qua ngày. Nếu tình trạng này kéo dài thì cuối năm nay vợ chồng chị sẽ phải về quê Quảng Bình làm ở gần nhà, tuy lương thấp nhưng được gần con cái, không tốn tiền trọ, đỡ tốn kém hơn.
Theo chị Tuyết, thu nhập giảm trong khi giá cả sinh hoạt tại Đồng Nai khá đắt đỏ. Một mớ rau trước đây 5.000 - 6.000 đồng, nay lên 10.000 đồng. Thịt cá, trứng, sữa đều tăng giá. Một số công nhân đã nghỉ việc, chạy xe ôm, bán hàng online... để trang trải tiền trọ, tiền ăn, tiền gửi về quê lo học phí cho con. Cuối năm nhiều khoản chi tiêu, không khéo mất Tết. Nhiều tháng qua, vợ chồng chị Tuyết không sắm sửa quần áo, đồ dùng mới mà dành tiền cuối năm về quê thăm con.
Theo khảo sát của chúng tôi, nhiều DN trên địa bàn TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai sẽ không có Tết vì cuối tháng 11 vừa qua, nhiều công nhân phải ký vào đơn chấm dứt hợp đồng lao động do Cty không còn đơn hàng để sản xuất. Anh Nguyễn Văn Hùng, 47 tuổi, làm việc tại Cty cổ phần Taekwang Vina - DN có 34.000 lao động tại KCN Biên Hòa 2 TP.Biên Hòa cho biết, buồn nhất là chỉ còn hơn tháng nữa là Tết Nguyên đán, được lĩnh lương tháng 13. Đùng một cái Cty cho nghỉ việc, không còn khoản trợ cấp nào. Công ty còn ít hàng tồn nhưng ai làm ngày nào tính tiền ngày đó, nhưng đến cuối tháng 12 cũng hết thôi. Giờ đi xin việc đâu có dễ, Cty chọn người trẻ rồi mới tới lượt người già như tôi.
Có việc làm trong thời điểm này là may mắn
Theo anh Hùng, gia đình anh đang nuôi ba đứa con ăn học, có đứa lớn đang học Đại học Nông Lâm TPHCM, tốn kém lắm. Không có thu nhập, tôi chưa biết xoay sở ra sao. Định đi bán hàng ngoài chợ nhưng kinh nghiệm không có, mối hàng cũng không. Trong khi đó, chị Trần Thu Hà, vợ anh làm công nhân may mặc cũng vừa nhận được thông báo dừng hợp đồng lao động. Theo đó, từ giờ tới Tết, anh chị chưa biết tìm công việc mới nào để trang trải các khoản chi tiêu trong gia đình.
Chị Nguyễn Thị Hạnh làm việc ở Cty TNHH Mabuchi Motor Việt Nam cho biết, cũng đang lo vì từ đầu năm tới nay Cty ít việc, lương giảm mạnh. Trước đây chị làm trong khoảng thời gian từ 19 - 20 giờ mới về, nay chỉ 16 - 17 giờ là hết việc. Trước đây công việc ổn định, tăng ca đều nên thu nhập khoảng 7 - 8 triệu đồng/tháng. Nay không tăng ca, nghỉ luân phiên nên thu nhập giảm còn khoảng 3 - 4 triệu/tháng. Theo chị Hạnh, vợ chồng chị làm chung công ty nên tổng thu nhập hơn 15 triệu đồng/tháng, chi tiêu phải dè sẻn từng tí. Với thâm niên 6 năm đi làm, vợ chồng chị Hạnh không thể mạo hiểm nhảy việc lúc này mà chỉ mong Cty sớm có đơn hàng.
Trong những ngày đi tìm hiểu thực tế về đời sống của người công nhân, trung tuần tháng 12, chúng tôi bắt gặp nhóm công nhân của Cty Chang Shin không về nhà sau giờ tan ca như mọi khi, nán lại hùn tiền với nhau cùng ăn một bữa chia tay ngay trên vỉa hè đối diện Cty. Chị Nguyễn Thị Bích Liên, một công nhân cho biết, nhóm người gần 20 công nhân mỗi người hùn dăm ba chục ngàn, họ mua thịt gà, bắp xào, giò, uống với nhau vài ly rượu pha với nước ngọt... Bình thường vô xưởng làm xong là mệt lả mạnh ai nấy về, đâu có đi ăn chung bao giờ. Nay làm việc ngày cuối, rồi mỗi người mỗi ngả làm sao gặp nhau được nữa.
Vật giá leo thang khiến đời sống công nhân thêm phần khó khăn
Hàng trăm nghìn người tạm ngừng hoặc mất việc
Đến cuối quý 4-2022, một số DN lớn đã phải có phương án sắp xếp lại lao động. Từ đầu tháng 8 đến nay hàng trăm DN đã phải cắt giảm lao động. Một số DN có đông người lao động thì ra kế hoạch thỏa thuận giảm thời gian làm việc (không hưởng lương). Theo ông Phạm Văn Tuyên, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương cho biết, do ảnh hưởng của thị trường thế giới nên đơn hàng giảm, nhiều DN uộc phải thu hẹp quy mô sản xuất, hoạt động cầm chừng với công suất giảm từ 30 - 50% so với trước.
Tính đến ngày 14-12, toàn tỉnh Bình Dương có gần 40.000 lao động bị tạm hoãn hợp đồng và hơn 250.000 lao động bị cắt giảm giờ làm. Trong khi đó, tại TPHCM tính đến đầu tháng 12 đã có hơn 15 nghìn người mất việc phải nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, nâng tổng số người bị mất việc 11 tháng đầu năm là gần 128.000 người. Con số này tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Tại Đồng Nai cũng có hơn 57,8 nghìn người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, trong khi con số này của cùng kỳ năm trước là 37 nghìn người và cao hơn số người thất nghiệp của năm 2020 là hơn 56 nghìn người.
Nói về khó khăn của DN, ông Đinh Sỹ Phúc, Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần Taekwang Vina - doanh nghiệp có 34.000 lao động tại KCN Biên Hòa 2 cho biết, tình hình năm nay còn tệ hơn năm 2021. Đại dịch Covid-19 khiến DN thiếu lao động nhưng không thiếu đơn hàng, công nhân vẫn tăng ca, có tiền thưởng để đón Tết. Tuy nhiên, từ tháng 8 đến nay DN gặp khó khăn khi giảm sút đơn hàng. Công ty đưa ra chính sách giảm bớt ngày làm việc của người lao động từ 5 - 7 ngày/tháng nhưng vẫn trả lương theo mức tối thiểu vùng. Công ty cũng duy trì các chế độ phúc lợi như lương thưởng Tết, tặng quà, tổ chức xe đưa đón công nhân ở miền Bắc và miền Trung về quê sum họp cùng gia đình.
Công nhân đi đăng ký lấy tiền bảo hiểm thất nghiệp
Theo khảo sát của chúng tôi, ngành da giày đang gặp không ít khó khăn và "khát" đơn hàng trong các tháng cuối năm. Các DN phải giảm giờ làm, cho lao động nghỉ việc luân phiên 5 - 7 ngày trong tháng. Năm nay hàng loạt DN da giày, đồ gỗ, túi sách, điện tử, may mặc... mất hơn phân nửa đơn hàng. Cá biệt, có những DN không còn đơn hàng để sản xuất. Từ nay tới Tết Nguyên đán Cty cố gắng duy trì hoạt động nhưng dự kiến phải nghỉ Tết kéo dài hơn năm ngoái. Năm trước nghỉ 12 ngày, năm nay nghỉ Tết 1 - 2 tháng.
Cùng chung cảnh ngộ, ông Kiều Văn Đồng, Công ty TNHH gỗ Lee Fu, TP.Biên Hòa, Đồng Nai cho biết, DN có khoảng 1.700 lao động. Do việc kinh doanh khó khăn, không có đơn hàng nên gần đây Cty buộc phải hoãn tạm thời với người lao động. Năm ngoái Cty chỉ giảm khoảng 100 người nhưng đến nay con số này là hơn 1.000 người. Hiện nay, Cty còn khoảng 650 người nhưng cũng phải nghỉ việc luân phiên. Dù đã cắt giảm gần 60% lao động nhưng DN vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Công ty không đủ đơn hàng cho công nhân làm, phải hoạt động cầm chừng, thứ bảy hàng tuần công nhân nghỉ, đời sống công nhân gặp rất nhiều khó khăn.
Nhiều công nhân bức xúc cho rằng, Cty cho nghỉ việc vào thời điểm này là có chủ ý, muốn cắt tháng lương thứ 13 của họ. Bắt ký dừng hợp đồng nhưng không hỗ trợ, công nhân phải điền vào đơn theo mẫu có sẵn là đơn xin thôi việc thì mới được làm thủ tục nghỉ việc. Hoàn tất thủ tục nghỉ việc thì công nhân mới xin được việc ở nơi khác, chuyển tiếp đóng bảo hiểm. Chúng tôi phản đối nhưng công ty trả lời: dừng công việc có thể tháng 5-2023 mới hoạt động trở lại, nếu không ký đơn thì đợi đến sang năm làm tiếp. Công ty không đề cập gì đến khoản trợ cấp trong thời gian nghỉ, lấy gì chúng tôi sống?
Theo ông Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam dự báo, tình hình sản xuất, kinh doanh của DN trong những quý đầu năm 2023 sẽ tiếp tục gặp khó khăn. Nhiều DN thuộc lĩnh vực dệt may, da giày, chế biến gỗ... tiếp tục gặp khó khăn đến hết quý 1-2023, thậm chí là quý 2-2023, dẫn tới nhiều lao động bị thiếu, mất việc làm. Kéo theo đó, cuộc sống nhiều công nhân bị ảnh hưởng do thu nhập giảm sút. Nguyên nhân do các DN bị thiếu đơn hàng từ nước ngoài, chi phí đầu vào tăng cao, sụt giảm nhu cầu tiêu dùng tại nhiều thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản.
...
Công nhân trước cơn "bão" thất nghiệp: Cầm cự qua cơn... bĩ cực (kỳ cuối)
Thứ Sáu, 16/12/2022 16:32 | Nam Anh - congan, báo việt cộng
(CATP) Sau gần 2 năm bị gián đoạn do đại dịch Covid-19, những tưởng năm 2022 công ăn việc làm và thu nhập của người công nhân sẽ có một năm hưởng trọn niềm vui. Nhưng đến tháng 8 nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn khu vực Đông Nam Bộ ra thông báo cho hàng loạt người lao động nghỉ việc. Tình trạng cắt giảm lao động năm nay còn tệ hơn cả năm ngoái. Dịp cuối năm là thời điểm công nhân tăng ca liên tục để DN kịp giao hàng cho đối tác thì năm nay hàng loạt DN cắt giảm lao động...
Thất nghiệp vì không có đơn hàng
Vợ chồng chị Nguyễn Thị Tuyết làm cho Công ty (Cty) Chang Shin Việt Nam, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai cho biết, từ tháng 8 đến nay Cty ít hàng, công nhân làm đến 16 giờ đã hết việc. Không được tăng ca nên thu nhập chỉ dừng lại ở mức 5 triệu đồng/người, chưa bằng nửa lương những năm trước (12 - 13 triệu đồng, nếu tăng ca liên tục). Trong khi đó, chồng chị Tuyết đã nghỉ việc, ra ngoài chạy hàng ở chợ buôn bán đắp đổi qua ngày. Nếu tình trạng này kéo dài thì cuối năm nay vợ chồng chị sẽ phải về quê Quảng Bình làm ở gần nhà, tuy lương thấp nhưng được gần con cái, không tốn tiền trọ, đỡ tốn kém hơn.
Theo chị Tuyết, thu nhập giảm trong khi giá cả sinh hoạt tại Đồng Nai khá đắt đỏ. Một mớ rau trước đây 5.000 - 6.000 đồng, nay lên 10.000 đồng. Thịt cá, trứng, sữa đều tăng giá. Một số công nhân đã nghỉ việc, chạy xe ôm, bán hàng online... để trang trải tiền trọ, tiền ăn, tiền gửi về quê lo học phí cho con. Cuối năm nhiều khoản chi tiêu, không khéo mất Tết. Nhiều tháng qua, vợ chồng chị Tuyết không sắm sửa quần áo, đồ dùng mới mà dành tiền cuối năm về quê thăm con.
Theo khảo sát của chúng tôi, nhiều DN trên địa bàn TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai sẽ không có Tết vì cuối tháng 11 vừa qua, nhiều công nhân phải ký vào đơn chấm dứt hợp đồng lao động do Cty không còn đơn hàng để sản xuất. Anh Nguyễn Văn Hùng, 47 tuổi, làm việc tại Cty cổ phần Taekwang Vina - DN có 34.000 lao động tại KCN Biên Hòa 2 TP.Biên Hòa cho biết, buồn nhất là chỉ còn hơn tháng nữa là Tết Nguyên đán, được lĩnh lương tháng 13. Đùng một cái Cty cho nghỉ việc, không còn khoản trợ cấp nào. Công ty còn ít hàng tồn nhưng ai làm ngày nào tính tiền ngày đó, nhưng đến cuối tháng 12 cũng hết thôi. Giờ đi xin việc đâu có dễ, Cty chọn người trẻ rồi mới tới lượt người già như tôi.
Có việc làm trong thời điểm này là may mắn
Theo anh Hùng, gia đình anh đang nuôi ba đứa con ăn học, có đứa lớn đang học Đại học Nông Lâm TPHCM, tốn kém lắm. Không có thu nhập, tôi chưa biết xoay sở ra sao. Định đi bán hàng ngoài chợ nhưng kinh nghiệm không có, mối hàng cũng không. Trong khi đó, chị Trần Thu Hà, vợ anh làm công nhân may mặc cũng vừa nhận được thông báo dừng hợp đồng lao động. Theo đó, từ giờ tới Tết, anh chị chưa biết tìm công việc mới nào để trang trải các khoản chi tiêu trong gia đình.
Chị Nguyễn Thị Hạnh làm việc ở Cty TNHH Mabuchi Motor Việt Nam cho biết, cũng đang lo vì từ đầu năm tới nay Cty ít việc, lương giảm mạnh. Trước đây chị làm trong khoảng thời gian từ 19 - 20 giờ mới về, nay chỉ 16 - 17 giờ là hết việc. Trước đây công việc ổn định, tăng ca đều nên thu nhập khoảng 7 - 8 triệu đồng/tháng. Nay không tăng ca, nghỉ luân phiên nên thu nhập giảm còn khoảng 3 - 4 triệu/tháng. Theo chị Hạnh, vợ chồng chị làm chung công ty nên tổng thu nhập hơn 15 triệu đồng/tháng, chi tiêu phải dè sẻn từng tí. Với thâm niên 6 năm đi làm, vợ chồng chị Hạnh không thể mạo hiểm nhảy việc lúc này mà chỉ mong Cty sớm có đơn hàng.
Trong những ngày đi tìm hiểu thực tế về đời sống của người công nhân, trung tuần tháng 12, chúng tôi bắt gặp nhóm công nhân của Cty Chang Shin không về nhà sau giờ tan ca như mọi khi, nán lại hùn tiền với nhau cùng ăn một bữa chia tay ngay trên vỉa hè đối diện Cty. Chị Nguyễn Thị Bích Liên, một công nhân cho biết, nhóm người gần 20 công nhân mỗi người hùn dăm ba chục ngàn, họ mua thịt gà, bắp xào, giò, uống với nhau vài ly rượu pha với nước ngọt... Bình thường vô xưởng làm xong là mệt lả mạnh ai nấy về, đâu có đi ăn chung bao giờ. Nay làm việc ngày cuối, rồi mỗi người mỗi ngả làm sao gặp nhau được nữa.
Vật giá leo thang khiến đời sống công nhân thêm phần khó khăn
Hàng trăm nghìn người tạm ngừng hoặc mất việc
Đến cuối quý 4-2022, một số DN lớn đã phải có phương án sắp xếp lại lao động. Từ đầu tháng 8 đến nay hàng trăm DN đã phải cắt giảm lao động. Một số DN có đông người lao động thì ra kế hoạch thỏa thuận giảm thời gian làm việc (không hưởng lương). Theo ông Phạm Văn Tuyên, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương cho biết, do ảnh hưởng của thị trường thế giới nên đơn hàng giảm, nhiều DN uộc phải thu hẹp quy mô sản xuất, hoạt động cầm chừng với công suất giảm từ 30 - 50% so với trước.
Tính đến ngày 14-12, toàn tỉnh Bình Dương có gần 40.000 lao động bị tạm hoãn hợp đồng và hơn 250.000 lao động bị cắt giảm giờ làm. Trong khi đó, tại TPHCM tính đến đầu tháng 12 đã có hơn 15 nghìn người mất việc phải nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, nâng tổng số người bị mất việc 11 tháng đầu năm là gần 128.000 người. Con số này tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Tại Đồng Nai cũng có hơn 57,8 nghìn người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, trong khi con số này của cùng kỳ năm trước là 37 nghìn người và cao hơn số người thất nghiệp của năm 2020 là hơn 56 nghìn người.
Nói về khó khăn của DN, ông Đinh Sỹ Phúc, Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần Taekwang Vina - doanh nghiệp có 34.000 lao động tại KCN Biên Hòa 2 cho biết, tình hình năm nay còn tệ hơn năm 2021. Đại dịch Covid-19 khiến DN thiếu lao động nhưng không thiếu đơn hàng, công nhân vẫn tăng ca, có tiền thưởng để đón Tết. Tuy nhiên, từ tháng 8 đến nay DN gặp khó khăn khi giảm sút đơn hàng. Công ty đưa ra chính sách giảm bớt ngày làm việc của người lao động từ 5 - 7 ngày/tháng nhưng vẫn trả lương theo mức tối thiểu vùng. Công ty cũng duy trì các chế độ phúc lợi như lương thưởng Tết, tặng quà, tổ chức xe đưa đón công nhân ở miền Bắc và miền Trung về quê sum họp cùng gia đình.
Công nhân đi đăng ký lấy tiền bảo hiểm thất nghiệp
Theo khảo sát của chúng tôi, ngành da giày đang gặp không ít khó khăn và "khát" đơn hàng trong các tháng cuối năm. Các DN phải giảm giờ làm, cho lao động nghỉ việc luân phiên 5 - 7 ngày trong tháng. Năm nay hàng loạt DN da giày, đồ gỗ, túi sách, điện tử, may mặc... mất hơn phân nửa đơn hàng. Cá biệt, có những DN không còn đơn hàng để sản xuất. Từ nay tới Tết Nguyên đán Cty cố gắng duy trì hoạt động nhưng dự kiến phải nghỉ Tết kéo dài hơn năm ngoái. Năm trước nghỉ 12 ngày, năm nay nghỉ Tết 1 - 2 tháng.
Cùng chung cảnh ngộ, ông Kiều Văn Đồng, Công ty TNHH gỗ Lee Fu, TP.Biên Hòa, Đồng Nai cho biết, DN có khoảng 1.700 lao động. Do việc kinh doanh khó khăn, không có đơn hàng nên gần đây Cty buộc phải hoãn tạm thời với người lao động. Năm ngoái Cty chỉ giảm khoảng 100 người nhưng đến nay con số này là hơn 1.000 người. Hiện nay, Cty còn khoảng 650 người nhưng cũng phải nghỉ việc luân phiên. Dù đã cắt giảm gần 60% lao động nhưng DN vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Công ty không đủ đơn hàng cho công nhân làm, phải hoạt động cầm chừng, thứ bảy hàng tuần công nhân nghỉ, đời sống công nhân gặp rất nhiều khó khăn.
Nhiều công nhân bức xúc cho rằng, Cty cho nghỉ việc vào thời điểm này là có chủ ý, muốn cắt tháng lương thứ 13 của họ. Bắt ký dừng hợp đồng nhưng không hỗ trợ, công nhân phải điền vào đơn theo mẫu có sẵn là đơn xin thôi việc thì mới được làm thủ tục nghỉ việc. Hoàn tất thủ tục nghỉ việc thì công nhân mới xin được việc ở nơi khác, chuyển tiếp đóng bảo hiểm. Chúng tôi phản đối nhưng công ty trả lời: dừng công việc có thể tháng 5-2023 mới hoạt động trở lại, nếu không ký đơn thì đợi đến sang năm làm tiếp. Công ty không đề cập gì đến khoản trợ cấp trong thời gian nghỉ, lấy gì chúng tôi sống?
Theo ông Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam dự báo, tình hình sản xuất, kinh doanh của DN trong những quý đầu năm 2023 sẽ tiếp tục gặp khó khăn. Nhiều DN thuộc lĩnh vực dệt may, da giày, chế biến gỗ... tiếp tục gặp khó khăn đến hết quý 1-2023, thậm chí là quý 2-2023, dẫn tới nhiều lao động bị thiếu, mất việc làm. Kéo theo đó, cuộc sống nhiều công nhân bị ảnh hưởng do thu nhập giảm sút. Nguyên nhân do các DN bị thiếu đơn hàng từ nước ngoài, chi phí đầu vào tăng cao, sụt giảm nhu cầu tiêu dùng tại nhiều thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản.
...
Last edited by LDN on Sun Dec 18, 2022 5:22 pm; edited 3 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
BBC News, Tiếng Việt
Việt Nam: Khách hàng kể về quá trình 'bị lừa' khi mua trái phiếu qua SCB
Khách hàng đến SCB chi nhánh 256 Trần PhúNGUỒN HÌNH ẢNH,NHUNG DA NANG
Chụp lại hình ảnh,
Khách hàng đến đòi tiền tại chi nhánh ngân hàng SCB tại địa chỉ 256 đường Trần Phú, Thành phố Đà Nẵng
18.12.2022
"Nhân viên nói đây là của ngân hàng SCB, tiết kiệm linh hoạt 31 ngày. Nếu biết là trái phiếu, tôi đâu có đồng ý," một người 'mua' trái phiếu từ một chi nhánh SCB tại Đà Nẵng nói.
"Nhân viên SCB nói là 'ngân hàng em không được phát hành trái phiếu, Tân Việt, An Đông cũng thuộc ngân hàng em, thì mới được phát hành trái phiếu của ngân hàng em'," một người khác cũng từ Đà Nẵng cho biết. Nhân viên SCB có nhắc đến trái phiếu nhưng gọi đó là "sản phẩm tiết kiệm mới linh hoạt của ngân hàng".
Trái phiếu công ty An Đông: 'Nhà đầu tư phải hành động ngay'
Đến với SCB, điều đầu tiên mà họ được nhân viên SCB tư vấn là 'sản phẩm tiết kiệm linh hoạt 31 ngày', thay vì được giải thích cặn kẽ thế nào là 'trái phiếu' và 'trái chủ'.
Họ rời khỏi SCB với lời hứa hẹn sẽ nhận được giấy tờ sau 15 ngày cho thứ mà họ ngỡ là 'gói tiết kiệm linh hoạt 31 ngày mà tôi có thể rút bất kỳ lúc nào'.
Họ là hai trong số hàng chục ngàn người đang 'chết đứng' trong cuộc khủng hoảng trái phiếu liên quan tới SCB và tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng hệ thống công ty chân rết.
Dưới đây là câu chuyện mà họ kể với BBC News Tiếng Việt hôm 18/12/2022.
Câu chuyện 1: 'Tôi đem tiền bán nhà đi gửi tiết kiệm nhưng lại bị chuyển thành mua trái phiếu'
Bà Nhung mua trái phiếu tại một chi nhánh Ngân hàng SCB ở Đà Nẵng, công ty phát hành là Vạn Trường Phát, nhưng bà nói bà không hề biết đó là trái phiếu.
"Hồi tháng 5, sau khi bán căn nhà ở Sơn Trà với giá 2,3 tỷ, tôi lấy 100 triệu để dành chi tiêu, còn 2,2 tỷ bỏ vào ngân hàng.
"Tôi không biết gì về ngân hàng SCB nhưng người mua nhà giao dịch với SCB nên tôi cùng người này đến phòng giao dịch SCB ở địa chỉ 912 Ngô Quyền.
"Khi đó nhân viên tư vấn làm cho tôi năm sổ, một sổ 200 triệu và bốn sổ còn lại mỗi sổ 500 triệu với kỳ hạn khác nhau.
"Ngày 17/08, người tư vấn SCB gọi điện thoại tôi báo đã đến hạn kỳ của sổ 200 triệu.
"Tôi nói với nhân viên tư vấn rằng tôi chỉ muốn để tiền trong vòng một đến hai tháng rồi tìm chỗ khác để mua nhà, không gửi lâu dài.
"Nhân viên tư vấn nói có loại hình sổ tiết kiệm linh hoạt 31 ngày, tôi có thể rút bất kỳ lúc nào.
"Tôi đâu có biết trái phiếu gì, chỉ biết đây là gói tiết kiệm. Nếu biết là trái phiếu thì tôi đâu có đồng ý."
"Sau đó, tôi qua ngân hàng thì được đưa giấy ủy nhiệm chi để ký, thì tôi ký. Sau đó nhân viên tư vấn nói nửa tháng sau sẽ đưa hợp đồng. Khi nhận hợp đồng tôi mới biết mình đã mua trái phiếu.
"Khi đó, nhân viên nói đây là của ngân hàng SCB, tiết kiệm linh hoạt 31 ngày.
"Tôi về hỏi mọi người xung quanh mới biết đây là trái phiếu, phát hành 5 năm, của công ty Vạn Trường Phát.
"Khi tôi hỏi lại ngân hàng thì nhân viên tư vấn mới nói là không sao đâu, 31 ngày là có thể rút được bình thường."
"Rồi tôi cũng yên tâm.
"Sau đó khoảng 15 ngày sau thì xảy ra vụ SCB, tôi ăn không ngon, ngủ không yên.
"Sau đó, tôi qua SCB rút thì nghe tin là trái phiếu này không rút được vì liên quan đến doanh nghiệp, tổ chức này kia, nói tiền sẽ không mất đâu, cơ quan chức năng đang rà soát. Giờ thì tôi nhắn tin thì nhân viên chỉ trả lời chung chung thôi."
Bà Nhung nói nhân viên tư vấn SCB cho đến nay liên tục trấn an bà, nói "tiền sẽ không mất", "có tài sản đảm bảo", nhưng bà không nhận được giấy thông báo gì từ ngân hàng.
"Tôi quá chủ quan, tin tưởng ngân hàng, nên nghĩ là giống tiết kiệm, rút ra lúc nào mà chả được, chẳng qua để mất lãi thôi.
"Tôi không hiểu về chính trị, tài chính gì cả, vì chỉ là người buôn bán áo quần cũ mà thôi.
"Tôi chỉ muốn gửi tiền ngân hàng để sau này có thể mua nhà cho mẹ và tôi ở. Mẹ tôi, năm nay đã hơn 80 tuổi, tật nguyền nằm một chỗ mà tôi phải nuôi mẹ, hai mẹ con tôi cũng không có nhà ở mà hiện phải ở nhà thuê."
NGUỒN HÌNH ẢNH,NHUNG DA NANG
Chụp lại hình ảnh,
Hợp đồng trái phiếu bà Nhung đã ký thông qua SCB
Câu chuyện 2: 'Họ nói đây là gói tiết kiệm linh hoạt của ngân hàng SCB'
Một người khác cũng từ Đà Nẵng, không muốn nên tên, cho BBC biết chị có nghe thấy nhân viên SCB trong quá trình tư vấn nhắc đến trái phiếu, nhưng cho biết họ giải thích rằng đó là "sản phẩm tiết kiệm mới linh hoạt của ngân hàng".
"Vì nghe như vậy thì tôi đã không đọc hợp đồng trái phiếu.
"Lẽ ra nhân viên phải nói đây là trái phiếu, ngân hàng SCB chỉ là giới thiệu, còn người bán là An Đông là công ty phát hành, nếu đồng ý mua thì lợi và rủi ro sẽ như thế này.
"Nếu giới thiệu rõ ràng vậy thì ai lại bắt đền SCB khi sau này có rủi ro chứ?
"Bản thân tôi không biết đây là trái phiếu An Đông, ở ngoài bìa ghi là Công ty chứng khoán Tân Việt, còn ở trong là An Đông.
"Lúc đó nhân viên mới nói với tôi là Tân Việt cũng của ngân hàng tụi em, chị yên tâm. Họ nói, 'ngân hàng em không được phát hành trái phiếu. Tân Việt, An Đông cũng thuộc ngân hàng em, thì mới được phát hành trái phiếu của ngân hàng em."
"Nhân viên tư vấn SCB còn khẳng định, 'Trái phiếu An Đông chị mua ở ngân hàng em khác với trái phiếu mua ở bên ngoài.'
"Nhân viên tư vấn SCB nói hợp đồng trái phiếu này là gói tiết kiệm rút linh hoạt sau 31 ngày, lãi cao.
"Bản thân tôi đặt câu hỏi là sao lãi cao thì nhân viên tư vấn nói là giải thích, 'đây là của ngân hàng em' mà không hề nói trái phiếu là của doanh nghiệp và SCB bán thay cho doanh nghiệp đó, cũng không hề nói về cái lợi, cái hại của việc mua trái phiếu.
"Sau này chúng tôi mới hiểu ra là khi mua trái phiếu là đã cho người ta mượn vốn làm ăn, làm ăn lời thì trả lãi cho mình, thua lỗ thì mình mất tiền luôn.
"Hầu hết nạn nhân của SCB đều là những người gửi tiết kiệm lâu năm, rất tin tưởng SCB và tôi cũng như vậy."
NGUỒN HÌNH ẢNH,NHUNG DA NANG
Chụp lại hình ảnh,
Khách hàng nằm phản đối tại chi nhánh ngân hàng SCB 256 đường Trần Phú, Thành phố Đà Nẵng
Tư vấn của nhân viên SCB
Người phụ nữ giấu tên trong câu chuyện trên cho biết chị cùng bà Nhung và những người lâm vào cảnh tương tự, trong đó có người mang thai, có người đang phải chữa trị ung thư, đang chỉ biết dựa vào nhau để tìm cách cùng đấu tranh, đòi lại tiền.
BBC News Tiếng Việt đã được xem một số tin nhắn nhân viên ngân hàng SCB ở Đà Nẵng gửi cho họ, nội dung như sau:
"Cô Lan [Trương Mỹ Lan] là cổ đông lớn của SCB nên mua của SCB an tâm, không có vấn đề gì."
"Cô Lan thế chấp mấy tòa nhà cho SCB là ok mà."
"Bên chị nhiều khách hết 1 năm là mua lại tiếp nhiều lắm."
"Ngân hàng không được phát hành trái phiếu nhưng đây là những doanh nghiệp do chủ tịch, cổ đông bên ngân hàng [của] con sáng lập và hoạt động nên nó gần như là trái phiếu của ngân hàng đó cô."
"Dạ cô an tâm, các mã TP [trái phiếu] của SCB đều là công ty chung chủ với SCB."
"Trái phiếu bên chị cam kết mua lại và rút linh hoạt nên rất đảm bảo."
"Công ty An Đông cô mua chủ tịch cũng là cổ đông lớn của ngân hàng tụi con, nên yên tâm cô ạ."
"Mấy cái trái phiếu của chị đều linh hoạt, chỉ cần 31 ngày là chị đã rút được rồi."
"Đây là sản phẩm của SCB và là sản phẩm dành riêng cho nhóm khách hàng VIP nên mọi vấn đề rủi ro đã được các chuyên gia ở SCB nghiên cứu cặn kẽ và chính SCB cũng giữ 70% trái phiếu của tập đoàn này để đầu tư chị nha."
Vụ Ngân hàng SCB, có ai nghĩ tới các nạn nhân?
Khủng hoảng trái phiếu bất động sản VN: 'Một số nhà phát hành rất khôn lỏi'?
NGUỒN HÌNH ẢNH,NHUNG DA NANG
Chụp lại hình ảnh,
Nhóm khách hàng đến chi nhánh SCB ở địa chỉ 16 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng hôm 30/11 để phản đối và đòi tiền
Gần đây, khi nhóm khách hàng trên tới đối chất thì ban lãnh đạo tại chi nhánh SCB này khẳng định "nhân viên đã tư vấn hoàn toàn đúng".
"Giờ thì SCB không trả lời gì, cứ cách 5-7 ngày thì chúng tôi cứ kéo lên chi nhánh SCB. Họ thì cứ nói tiếp nhận rồi trình lên hội sở," người phụ nữ giấu tên nói. "Tôi không cầm được nước mắt khi nhắc lại những hoàn cảnh của một số người đã trót mua trái phiếu SCB mà tôi được biết."
Vụ Ngân hàng SCB, có ai nghĩ tới các nạn nhân?
Khủng hoảng trái phiếu bất động sản VN: 'Một số nhà phát hành rất khôn lỏi'?
Vừa đi đòi tiền vừa lo bị công an 'hốt'
NGUỒN HÌNH ẢNH,NHUNG DA NANG
Chụp lại hình ảnh,
Khách hàng SCB bị đưa lên xe sau khi đến chi nhánh ở địa chỉ 16 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng hôm 30/11 để phản đối và đòi tiền
Bà Nhung cho biết vì ngân hàng không thông báo cụ thể đến từng khách hàng, thay vào đó cứ "bảo chờ, nói đừng lên làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng" và "im lặng".
Nói với BBC, bà Nhung và những người 'đồng cảnh ngộ' không thuê luật sư tư vấn, hay người tư vấn pháp lý mà cứ lên chi nhánh SCB để gặp ban lãnh đạo để đối chất, đấu tranh bằng các cách khác.
"Có mấy chị trong nhóm tôi làm đơn gửi cho công an, C01, C02, C03 ở Hà Nội, gửi nhiều lắm.
"Một số người bị trả về, một số người được trả lời chung chung... Nhưng không thấy câu trả lời rõ ràng gì hết."
"Cứ hàng tuần, hàng tháng, bọn tôi lập nhóm những nạn nhân trái phiếu, lên SCB rồi mặc áo, căng băng-rôn.
"Chúng tôi phải cũng phải bỏ thời gian, công việc của mình, tiền của ai cũng là tiền tỷ cả.
"Ngày 30/11, nhóm Đà Nẵng của chúng tôi cầm băng rôn, khoảng gần 30 người, cầm loa lên phản đối ở chi nhánh SCB ở 16 Trần Phú, cũng hơi ồn ào nên bị hốt lúc 12 giờ. 11 người bị hốt về công an phường, một số người sợ thì chạy.
"Những người ăn nói lưu loát thì đứng lên đặt câu hỏi cho SCB.
"Nhiều người bị công an mời lên mời xuống, nên họ thấy nản. Sau ngày 30/11 thì ôn hòa hơn, chúng tôi có lên SCB nhưng không cầm băng-rôn hay loa nữa," bà Nhung nói thêm.
Về diễn biến 'bị công an hốt về phường' hôm 30/11, người phụ nữ giấu tên nói chị "không biết đó là công an gì, vì họ không mặc đồ đồng phục công an".
Chị kể:
"Mọi người bị hốt lên xe, có người bị bóp cổ, bị đánh, trầy xước. Tôi cũng bị hốt lên xe rồi bốn người bị đưa về ủy ban phường, còn bảy người gồm có tôi thì bị đưa về công an quận, lấy lời khai.
"Công an nói chúng tôi là ồn ào, làm mất an ninh trật tự. Tôi có hỏi là sao Hà Nội, Sài Gòn đi phản đối được, còn tôi lại sao không được thì một công an làm ngơ."
"Tôi có nghe là sẽ có giấy phạt từ 1,5 triệu đến 4 triệu, nhưng đến giờ chưa nhận được."
Vụ Ngân hàng SCB, có ai nghĩ tới các nạn nhân?
Khủng hoảng trái phiếu bất động sản VN: 'Một số nhà phát hành rất khôn lỏi'?
Việt Nam: Ngân hàng SCB hậu 'kiểm soát đặc biệt' sẽ thế nào?
Trái phiếu công ty An Đông: 'Nhà đầu tư phải hành động ngay'
Cuộc khủng hoảng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt
NGUỒN HÌNH ẢNH,NHUNG DA NANG
Chụp lại hình ảnh,
Khách hàng đến đòi tiền tại chi nhánh ngân hàng SCB 256 đường Trần Phú, Thành phố Đà Nẵng
Tình hình người dân đòi tiền mua trái phiếu thông qua ngân hàng SCB đang tiếp tục 'nóng' lên, không chỉ tại Đà Nẵng mà còn ở nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Người dân đã kéo lên trụ sở của ngân hàng SCB như tại đường Cống Quỳnh, Quận 1, TP HCM, thậm chí quỳ lạy cầu cứu trước Ủy ban Nhân dân TP HCM.
Cách đây vài ngày, nhiều người đã kéo đến Bộ Tài chính kêu tên Bộ trưởng Hồ Đức Phớc hay Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng... với mong muốn được trợ giúp đòi lại tiền vì 'lỡ' mua trái phiếu thông qua ngân hàng SCB.
Trong phản ứng mới nhất, chiều 17/12, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết sẽ giám sát chặt chẽ các doanh nghiệp phát hành trái phiếu, đặc biệt là việc phải thanh toán đầy đủ nghĩa vụ trái phiếu tới hạn, bảo đảm quyền lợi chính đáng, hợp pháp của nhà đầu tư.
BBC News Tiếng Việt đã gửi email tới ngân hàng SCB để bình luận về thông tin từ hai vị khách. Chúng tôi sẽ cập nhật trong các bài viết sau nếu nhận được phản hồi chính thức từ SCB.
Việt Nam: Khách hàng kể về quá trình 'bị lừa' khi mua trái phiếu qua SCB
Khách hàng đến SCB chi nhánh 256 Trần PhúNGUỒN HÌNH ẢNH,NHUNG DA NANG
Chụp lại hình ảnh,
Khách hàng đến đòi tiền tại chi nhánh ngân hàng SCB tại địa chỉ 256 đường Trần Phú, Thành phố Đà Nẵng
18.12.2022
"Nhân viên nói đây là của ngân hàng SCB, tiết kiệm linh hoạt 31 ngày. Nếu biết là trái phiếu, tôi đâu có đồng ý," một người 'mua' trái phiếu từ một chi nhánh SCB tại Đà Nẵng nói.
"Nhân viên SCB nói là 'ngân hàng em không được phát hành trái phiếu, Tân Việt, An Đông cũng thuộc ngân hàng em, thì mới được phát hành trái phiếu của ngân hàng em'," một người khác cũng từ Đà Nẵng cho biết. Nhân viên SCB có nhắc đến trái phiếu nhưng gọi đó là "sản phẩm tiết kiệm mới linh hoạt của ngân hàng".
Trái phiếu công ty An Đông: 'Nhà đầu tư phải hành động ngay'
Đến với SCB, điều đầu tiên mà họ được nhân viên SCB tư vấn là 'sản phẩm tiết kiệm linh hoạt 31 ngày', thay vì được giải thích cặn kẽ thế nào là 'trái phiếu' và 'trái chủ'.
Họ rời khỏi SCB với lời hứa hẹn sẽ nhận được giấy tờ sau 15 ngày cho thứ mà họ ngỡ là 'gói tiết kiệm linh hoạt 31 ngày mà tôi có thể rút bất kỳ lúc nào'.
Họ là hai trong số hàng chục ngàn người đang 'chết đứng' trong cuộc khủng hoảng trái phiếu liên quan tới SCB và tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng hệ thống công ty chân rết.
Dưới đây là câu chuyện mà họ kể với BBC News Tiếng Việt hôm 18/12/2022.
Câu chuyện 1: 'Tôi đem tiền bán nhà đi gửi tiết kiệm nhưng lại bị chuyển thành mua trái phiếu'
Bà Nhung mua trái phiếu tại một chi nhánh Ngân hàng SCB ở Đà Nẵng, công ty phát hành là Vạn Trường Phát, nhưng bà nói bà không hề biết đó là trái phiếu.
"Hồi tháng 5, sau khi bán căn nhà ở Sơn Trà với giá 2,3 tỷ, tôi lấy 100 triệu để dành chi tiêu, còn 2,2 tỷ bỏ vào ngân hàng.
"Tôi không biết gì về ngân hàng SCB nhưng người mua nhà giao dịch với SCB nên tôi cùng người này đến phòng giao dịch SCB ở địa chỉ 912 Ngô Quyền.
"Khi đó nhân viên tư vấn làm cho tôi năm sổ, một sổ 200 triệu và bốn sổ còn lại mỗi sổ 500 triệu với kỳ hạn khác nhau.
"Ngày 17/08, người tư vấn SCB gọi điện thoại tôi báo đã đến hạn kỳ của sổ 200 triệu.
"Tôi nói với nhân viên tư vấn rằng tôi chỉ muốn để tiền trong vòng một đến hai tháng rồi tìm chỗ khác để mua nhà, không gửi lâu dài.
"Nhân viên tư vấn nói có loại hình sổ tiết kiệm linh hoạt 31 ngày, tôi có thể rút bất kỳ lúc nào.
"Tôi đâu có biết trái phiếu gì, chỉ biết đây là gói tiết kiệm. Nếu biết là trái phiếu thì tôi đâu có đồng ý."
"Sau đó, tôi qua ngân hàng thì được đưa giấy ủy nhiệm chi để ký, thì tôi ký. Sau đó nhân viên tư vấn nói nửa tháng sau sẽ đưa hợp đồng. Khi nhận hợp đồng tôi mới biết mình đã mua trái phiếu.
"Khi đó, nhân viên nói đây là của ngân hàng SCB, tiết kiệm linh hoạt 31 ngày.
"Tôi về hỏi mọi người xung quanh mới biết đây là trái phiếu, phát hành 5 năm, của công ty Vạn Trường Phát.
"Khi tôi hỏi lại ngân hàng thì nhân viên tư vấn mới nói là không sao đâu, 31 ngày là có thể rút được bình thường."
"Rồi tôi cũng yên tâm.
"Sau đó khoảng 15 ngày sau thì xảy ra vụ SCB, tôi ăn không ngon, ngủ không yên.
"Sau đó, tôi qua SCB rút thì nghe tin là trái phiếu này không rút được vì liên quan đến doanh nghiệp, tổ chức này kia, nói tiền sẽ không mất đâu, cơ quan chức năng đang rà soát. Giờ thì tôi nhắn tin thì nhân viên chỉ trả lời chung chung thôi."
Bà Nhung nói nhân viên tư vấn SCB cho đến nay liên tục trấn an bà, nói "tiền sẽ không mất", "có tài sản đảm bảo", nhưng bà không nhận được giấy thông báo gì từ ngân hàng.
"Tôi quá chủ quan, tin tưởng ngân hàng, nên nghĩ là giống tiết kiệm, rút ra lúc nào mà chả được, chẳng qua để mất lãi thôi.
"Tôi không hiểu về chính trị, tài chính gì cả, vì chỉ là người buôn bán áo quần cũ mà thôi.
"Tôi chỉ muốn gửi tiền ngân hàng để sau này có thể mua nhà cho mẹ và tôi ở. Mẹ tôi, năm nay đã hơn 80 tuổi, tật nguyền nằm một chỗ mà tôi phải nuôi mẹ, hai mẹ con tôi cũng không có nhà ở mà hiện phải ở nhà thuê."
NGUỒN HÌNH ẢNH,NHUNG DA NANG
Chụp lại hình ảnh,
Hợp đồng trái phiếu bà Nhung đã ký thông qua SCB
Câu chuyện 2: 'Họ nói đây là gói tiết kiệm linh hoạt của ngân hàng SCB'
Một người khác cũng từ Đà Nẵng, không muốn nên tên, cho BBC biết chị có nghe thấy nhân viên SCB trong quá trình tư vấn nhắc đến trái phiếu, nhưng cho biết họ giải thích rằng đó là "sản phẩm tiết kiệm mới linh hoạt của ngân hàng".
"Vì nghe như vậy thì tôi đã không đọc hợp đồng trái phiếu.
"Lẽ ra nhân viên phải nói đây là trái phiếu, ngân hàng SCB chỉ là giới thiệu, còn người bán là An Đông là công ty phát hành, nếu đồng ý mua thì lợi và rủi ro sẽ như thế này.
"Nếu giới thiệu rõ ràng vậy thì ai lại bắt đền SCB khi sau này có rủi ro chứ?
"Bản thân tôi không biết đây là trái phiếu An Đông, ở ngoài bìa ghi là Công ty chứng khoán Tân Việt, còn ở trong là An Đông.
"Lúc đó nhân viên mới nói với tôi là Tân Việt cũng của ngân hàng tụi em, chị yên tâm. Họ nói, 'ngân hàng em không được phát hành trái phiếu. Tân Việt, An Đông cũng thuộc ngân hàng em, thì mới được phát hành trái phiếu của ngân hàng em."
"Nhân viên tư vấn SCB còn khẳng định, 'Trái phiếu An Đông chị mua ở ngân hàng em khác với trái phiếu mua ở bên ngoài.'
"Nhân viên tư vấn SCB nói hợp đồng trái phiếu này là gói tiết kiệm rút linh hoạt sau 31 ngày, lãi cao.
"Bản thân tôi đặt câu hỏi là sao lãi cao thì nhân viên tư vấn nói là giải thích, 'đây là của ngân hàng em' mà không hề nói trái phiếu là của doanh nghiệp và SCB bán thay cho doanh nghiệp đó, cũng không hề nói về cái lợi, cái hại của việc mua trái phiếu.
"Sau này chúng tôi mới hiểu ra là khi mua trái phiếu là đã cho người ta mượn vốn làm ăn, làm ăn lời thì trả lãi cho mình, thua lỗ thì mình mất tiền luôn.
"Hầu hết nạn nhân của SCB đều là những người gửi tiết kiệm lâu năm, rất tin tưởng SCB và tôi cũng như vậy."
NGUỒN HÌNH ẢNH,NHUNG DA NANG
Chụp lại hình ảnh,
Khách hàng nằm phản đối tại chi nhánh ngân hàng SCB 256 đường Trần Phú, Thành phố Đà Nẵng
Tư vấn của nhân viên SCB
Người phụ nữ giấu tên trong câu chuyện trên cho biết chị cùng bà Nhung và những người lâm vào cảnh tương tự, trong đó có người mang thai, có người đang phải chữa trị ung thư, đang chỉ biết dựa vào nhau để tìm cách cùng đấu tranh, đòi lại tiền.
BBC News Tiếng Việt đã được xem một số tin nhắn nhân viên ngân hàng SCB ở Đà Nẵng gửi cho họ, nội dung như sau:
"Cô Lan [Trương Mỹ Lan] là cổ đông lớn của SCB nên mua của SCB an tâm, không có vấn đề gì."
"Cô Lan thế chấp mấy tòa nhà cho SCB là ok mà."
"Bên chị nhiều khách hết 1 năm là mua lại tiếp nhiều lắm."
"Ngân hàng không được phát hành trái phiếu nhưng đây là những doanh nghiệp do chủ tịch, cổ đông bên ngân hàng [của] con sáng lập và hoạt động nên nó gần như là trái phiếu của ngân hàng đó cô."
"Dạ cô an tâm, các mã TP [trái phiếu] của SCB đều là công ty chung chủ với SCB."
"Trái phiếu bên chị cam kết mua lại và rút linh hoạt nên rất đảm bảo."
"Công ty An Đông cô mua chủ tịch cũng là cổ đông lớn của ngân hàng tụi con, nên yên tâm cô ạ."
"Mấy cái trái phiếu của chị đều linh hoạt, chỉ cần 31 ngày là chị đã rút được rồi."
"Đây là sản phẩm của SCB và là sản phẩm dành riêng cho nhóm khách hàng VIP nên mọi vấn đề rủi ro đã được các chuyên gia ở SCB nghiên cứu cặn kẽ và chính SCB cũng giữ 70% trái phiếu của tập đoàn này để đầu tư chị nha."
Vụ Ngân hàng SCB, có ai nghĩ tới các nạn nhân?
Khủng hoảng trái phiếu bất động sản VN: 'Một số nhà phát hành rất khôn lỏi'?
NGUỒN HÌNH ẢNH,NHUNG DA NANG
Chụp lại hình ảnh,
Nhóm khách hàng đến chi nhánh SCB ở địa chỉ 16 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng hôm 30/11 để phản đối và đòi tiền
Gần đây, khi nhóm khách hàng trên tới đối chất thì ban lãnh đạo tại chi nhánh SCB này khẳng định "nhân viên đã tư vấn hoàn toàn đúng".
"Giờ thì SCB không trả lời gì, cứ cách 5-7 ngày thì chúng tôi cứ kéo lên chi nhánh SCB. Họ thì cứ nói tiếp nhận rồi trình lên hội sở," người phụ nữ giấu tên nói. "Tôi không cầm được nước mắt khi nhắc lại những hoàn cảnh của một số người đã trót mua trái phiếu SCB mà tôi được biết."
Vụ Ngân hàng SCB, có ai nghĩ tới các nạn nhân?
Khủng hoảng trái phiếu bất động sản VN: 'Một số nhà phát hành rất khôn lỏi'?
Vừa đi đòi tiền vừa lo bị công an 'hốt'
NGUỒN HÌNH ẢNH,NHUNG DA NANG
Chụp lại hình ảnh,
Khách hàng SCB bị đưa lên xe sau khi đến chi nhánh ở địa chỉ 16 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng hôm 30/11 để phản đối và đòi tiền
Bà Nhung cho biết vì ngân hàng không thông báo cụ thể đến từng khách hàng, thay vào đó cứ "bảo chờ, nói đừng lên làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng" và "im lặng".
Nói với BBC, bà Nhung và những người 'đồng cảnh ngộ' không thuê luật sư tư vấn, hay người tư vấn pháp lý mà cứ lên chi nhánh SCB để gặp ban lãnh đạo để đối chất, đấu tranh bằng các cách khác.
"Có mấy chị trong nhóm tôi làm đơn gửi cho công an, C01, C02, C03 ở Hà Nội, gửi nhiều lắm.
"Một số người bị trả về, một số người được trả lời chung chung... Nhưng không thấy câu trả lời rõ ràng gì hết."
"Cứ hàng tuần, hàng tháng, bọn tôi lập nhóm những nạn nhân trái phiếu, lên SCB rồi mặc áo, căng băng-rôn.
"Chúng tôi phải cũng phải bỏ thời gian, công việc của mình, tiền của ai cũng là tiền tỷ cả.
"Ngày 30/11, nhóm Đà Nẵng của chúng tôi cầm băng rôn, khoảng gần 30 người, cầm loa lên phản đối ở chi nhánh SCB ở 16 Trần Phú, cũng hơi ồn ào nên bị hốt lúc 12 giờ. 11 người bị hốt về công an phường, một số người sợ thì chạy.
"Những người ăn nói lưu loát thì đứng lên đặt câu hỏi cho SCB.
"Nhiều người bị công an mời lên mời xuống, nên họ thấy nản. Sau ngày 30/11 thì ôn hòa hơn, chúng tôi có lên SCB nhưng không cầm băng-rôn hay loa nữa," bà Nhung nói thêm.
Về diễn biến 'bị công an hốt về phường' hôm 30/11, người phụ nữ giấu tên nói chị "không biết đó là công an gì, vì họ không mặc đồ đồng phục công an".
Chị kể:
"Mọi người bị hốt lên xe, có người bị bóp cổ, bị đánh, trầy xước. Tôi cũng bị hốt lên xe rồi bốn người bị đưa về ủy ban phường, còn bảy người gồm có tôi thì bị đưa về công an quận, lấy lời khai.
"Công an nói chúng tôi là ồn ào, làm mất an ninh trật tự. Tôi có hỏi là sao Hà Nội, Sài Gòn đi phản đối được, còn tôi lại sao không được thì một công an làm ngơ."
"Tôi có nghe là sẽ có giấy phạt từ 1,5 triệu đến 4 triệu, nhưng đến giờ chưa nhận được."
Vụ Ngân hàng SCB, có ai nghĩ tới các nạn nhân?
Khủng hoảng trái phiếu bất động sản VN: 'Một số nhà phát hành rất khôn lỏi'?
Việt Nam: Ngân hàng SCB hậu 'kiểm soát đặc biệt' sẽ thế nào?
Trái phiếu công ty An Đông: 'Nhà đầu tư phải hành động ngay'
Cuộc khủng hoảng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt
NGUỒN HÌNH ẢNH,NHUNG DA NANG
Chụp lại hình ảnh,
Khách hàng đến đòi tiền tại chi nhánh ngân hàng SCB 256 đường Trần Phú, Thành phố Đà Nẵng
Tình hình người dân đòi tiền mua trái phiếu thông qua ngân hàng SCB đang tiếp tục 'nóng' lên, không chỉ tại Đà Nẵng mà còn ở nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Người dân đã kéo lên trụ sở của ngân hàng SCB như tại đường Cống Quỳnh, Quận 1, TP HCM, thậm chí quỳ lạy cầu cứu trước Ủy ban Nhân dân TP HCM.
Cách đây vài ngày, nhiều người đã kéo đến Bộ Tài chính kêu tên Bộ trưởng Hồ Đức Phớc hay Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng... với mong muốn được trợ giúp đòi lại tiền vì 'lỡ' mua trái phiếu thông qua ngân hàng SCB.
Trong phản ứng mới nhất, chiều 17/12, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết sẽ giám sát chặt chẽ các doanh nghiệp phát hành trái phiếu, đặc biệt là việc phải thanh toán đầy đủ nghĩa vụ trái phiếu tới hạn, bảo đảm quyền lợi chính đáng, hợp pháp của nhà đầu tư.
BBC News Tiếng Việt đã gửi email tới ngân hàng SCB để bình luận về thông tin từ hai vị khách. Chúng tôi sẽ cập nhật trong các bài viết sau nếu nhận được phản hồi chính thức từ SCB.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Sài Gòn ngày càng bị ô nhiễm bụi và tiếng ồn
Đằng Vân
20 tháng 12, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Những ngày qua, Sài Gòn thường xuất hiện lớp mù bao phủ khá dày đặc vào buổi sáng – Ảnh: Tuổi Trẻ
Với mức độ tiếng ồn và bụi mịn ở Sài Gòn hiện nay, người sống trong môi trường này không những dễ mắc bệnh về đường hô hấp, tăng nguy cơ bùng phát các bệnh nền, mà còn ảnh hưởng đến thính lực.
Các chuyên gia về môi trường cho biết thêm, điều này còn tác động xấu đến sức khỏe nhiều hơn vào thời điểm giáp Tết, vì đây là thời điểm các hoạt động giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, các công trình xây dựng… tăng cao hơn.
Bác sĩ Nguyễn Hải Nam (chuyên khoa tai – mũi – họng) cho rằng khi tiếng ồn và bụi mịn cùng lúc vượt ngưỡng thì tác động xấu đến sức khỏe như gấp bội.
Theo đó, nếu chúng ta sống và tiếp xúc tiếng ồn lớn trong thời gian dài thì sẽ ảnh hưởng thính lực, và dễ xảy ra điếc khi cường độ âm thanh từ mức 120 decibel (dB) trở lên. Bên cạnh đó, tiếng ồn còn ảnh hưởng đến tâm lý, hiệu quả công việc vì làm cho chúng ta dễ bức bối, không thể tập trung được.
Kẹt xe kèm khói, bụi tại xa lộ Hà Nội (TP Thủ Đức, Sài Gòn) khiến người dân ngán ngẩm mỗi khi ra đường – Ảnh: Tuổi Trẻ
Về bụi mịn, bác sĩ Hải Nam cho hay chúng thường xuất hiện khi bầu trời nhiều sương mù. Bụi mịn có kích thước càng nhỏ, càng nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu hít phải bụi mịn thường xuyên dễ mắc các bệnh đường hô hấp, gia tăng tình trạng hen suyễn, thậm chí ung thư…, trong đó nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh nhiều hơn là trẻ em và người già.
“Khi hít phải bụi mịn thì dễ mắc bệnh đường hô hấp, thậm chí khó thở. Đặc biệt hơn là sau dịch COVID-19, có nhiều người gặp các vấn đề về hô hấp và dưới tác động bụi mịn thì làm bệnh dễ trở nặng hơn, làm gia tăng người nhập viện điều trị vì mắc các bệnh đường hô hấp”, bác sĩ Hải Nam nói.
Theo WHO, trẻ nhỏ sống ở những nơi ô nhiễm không khí nặng khó phát triển chiều cao toàn diện và có nguy cơ mắc bệnh hô hấp cao hơn từ 19 – 25% so với bình thường.
Đằng Vân
20 tháng 12, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Những ngày qua, Sài Gòn thường xuất hiện lớp mù bao phủ khá dày đặc vào buổi sáng – Ảnh: Tuổi Trẻ
Với mức độ tiếng ồn và bụi mịn ở Sài Gòn hiện nay, người sống trong môi trường này không những dễ mắc bệnh về đường hô hấp, tăng nguy cơ bùng phát các bệnh nền, mà còn ảnh hưởng đến thính lực.
Các chuyên gia về môi trường cho biết thêm, điều này còn tác động xấu đến sức khỏe nhiều hơn vào thời điểm giáp Tết, vì đây là thời điểm các hoạt động giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, các công trình xây dựng… tăng cao hơn.
Bác sĩ Nguyễn Hải Nam (chuyên khoa tai – mũi – họng) cho rằng khi tiếng ồn và bụi mịn cùng lúc vượt ngưỡng thì tác động xấu đến sức khỏe như gấp bội.
Theo đó, nếu chúng ta sống và tiếp xúc tiếng ồn lớn trong thời gian dài thì sẽ ảnh hưởng thính lực, và dễ xảy ra điếc khi cường độ âm thanh từ mức 120 decibel (dB) trở lên. Bên cạnh đó, tiếng ồn còn ảnh hưởng đến tâm lý, hiệu quả công việc vì làm cho chúng ta dễ bức bối, không thể tập trung được.
Kẹt xe kèm khói, bụi tại xa lộ Hà Nội (TP Thủ Đức, Sài Gòn) khiến người dân ngán ngẩm mỗi khi ra đường – Ảnh: Tuổi Trẻ
Về bụi mịn, bác sĩ Hải Nam cho hay chúng thường xuất hiện khi bầu trời nhiều sương mù. Bụi mịn có kích thước càng nhỏ, càng nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu hít phải bụi mịn thường xuyên dễ mắc các bệnh đường hô hấp, gia tăng tình trạng hen suyễn, thậm chí ung thư…, trong đó nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh nhiều hơn là trẻ em và người già.
“Khi hít phải bụi mịn thì dễ mắc bệnh đường hô hấp, thậm chí khó thở. Đặc biệt hơn là sau dịch COVID-19, có nhiều người gặp các vấn đề về hô hấp và dưới tác động bụi mịn thì làm bệnh dễ trở nặng hơn, làm gia tăng người nhập viện điều trị vì mắc các bệnh đường hô hấp”, bác sĩ Hải Nam nói.
Theo WHO, trẻ nhỏ sống ở những nơi ô nhiễm không khí nặng khó phát triển chiều cao toàn diện và có nguy cơ mắc bệnh hô hấp cao hơn từ 19 – 25% so với bình thường.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Page 23 of 38 • 1 ... 13 ... 22, 23, 24 ... 30 ... 38
Similar topics
» Bi đát phận đời con gái Việt bị bán sang Trung Quốc
» Ưu tiên cho người Trung Quốc
» Việt Nam đã nhập sâu vào Trung Quốc (Phạm Trần)
» Một hòn đảo nhỏ của Canada mời gọi dân Việt Nam, Trung Quốc nhập cư
» Vaccine Trung Quốc về Việt Nam sử dụng thế nào?
» Ưu tiên cho người Trung Quốc
» Việt Nam đã nhập sâu vào Trung Quốc (Phạm Trần)
» Một hòn đảo nhỏ của Canada mời gọi dân Việt Nam, Trung Quốc nhập cư
» Vaccine Trung Quốc về Việt Nam sử dụng thế nào?
Page 23 of 38
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum