Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Page 9 of 38 • Share
Page 9 of 38 • 1 ... 6 ... 8, 9, 10 ... 23 ... 38
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Công nhân ở Bình Dương: Hở một chút là mất đồ
Đằng Vân
11 tháng 3, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Trộm cắp lộng hành khiến công nhân, người lao động lao đao – Ảnh: Lao Động
Nạn trộm cắp tại Bình Dương thời gian gần đây rộ lên một cách đáng sợ. Nhiều khu công nhân trước đây hoàn toàn yên bình, nay trở thành những mảnh đất màu mỡ cho bọn “thổ phỉ” tự do ra vào.
Bọn trộm cắp có vẻ xem những khu tạm cư này không có chính quyền, hay chính quyền đã “nằm trong tay” chúng. Dù đúng hay không, sự bất an của cư dân ở đây là có thật. Công nhân đang sống trong nỗi lo sợ một ngày nào đó sẽ mất tất cả tài sản sau nhiều năm làm lụng cực khổ mới tích góp được.
Ngày 11 Tháng Ba, trao đổi với phóng viên Lao Động, anh Việt (*) – (làm công nhân ở trọ tại khu phố 1, phường An Phú, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương) cho biết mình và một công nhân khác vừa mất xe máy.
Hai tên trộm đã đột nhập nhà trọ lúc 2h sáng 11 Tháng Ba, cắt khóa nhà để xe và lấy trộm hai chiếc xe máy hiệu Honda Vision. “Tôi đi làm ca đêm về, để xe máy ở trong nhà xe rồi lên phòng trọ ở tầng trên ngủ. Đến sáng tỉnh dậy thì nghe tin mất trộm xe máy. Đây là tài sản lớn của công nhân chúng tôi, mất xe lúc này thật sự rất khó khăn” anh Nam (*) chia sẻ.
Hai đối tượng cắt khóa nơi để xe trong nhà trọ trộm xe máy của công nhân – Ảnh: Lao Động
Cũng mất trộm xe máy tại phường An Phú, thành phố Thuận An, anh Nguyễn An Bình (35 tuổi, quê An Giang) cho biết, ngày 20 Tháng Hai, anh bị mất xe máy tại một quán ăn ở đường D1 khu dân cư VietSing. Anh kể:
“Hai vợ chồng mình trở lại Bình Dương sau Tết, làm công nhân may ở Công Ty Esprinta. Tối hôm đó đi làm về, vào quán kêu tô miến gà ăn vội. Khi đồ ăn chưa kịp mang ra, linh tính mất xe, tôi đứng dậy nhìn thì không thấy xe đâu. Chiếc xe máy hai vợ chồng vừa mua trả góp còn chưa đủ. Mất xe thực sự rất khó khăn, có hôm chúng tôi phải đi nhờ xe đồng nghiệp, có hôm thì mượn xe hàng xóm đến công ty làm việc”.
Trong khi đó, tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, vợ chồng ông Trần Văn Bình (sinh năm 1973, quê Hậu Giang, tạm trú ở phường Hiệp Thành) mới trình báo bị mất trộm toàn bộ tài sản tích góp sau 10 năm lên Bình Dương làm việc.
Vào rạng sáng ngày 8 Tháng Ba, phòng trọ của vợ chồng anh Bình bị kẻ trộm lẻn vào lấy đi một túi xách, bên trong có 7 chỉ vàng, 1 chiếc lắc tay 5 chỉ, 1 đôi bông tai, 1 cọng dây chuyền 7 chỉ và 30 triệu đồng tiền mặt. Tổng số tài sản khoảng 120 triệu đồng. Anh Bình cho biết vợ chồng mình làm lao động phục vụ trong các quán ăn ở thành phố Thủ Dầu Một. Số tài sản bị mất trộm là toàn bộ tích góp trong 10 năm mưu sinh tại Bình Dương.
Theo công an tỉnh Bình Dương, tình hình trộm cắp trên địa bàn có tính chất phức tạp như hiện nay là do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Thứ nhất, nhiều đối tượng do ảnh hưởng của cuộc sống, mất việc làm sau dịch dẫn đến thiếu tiền, sau đó đi trộm cắp; một số đối tượng từ các tỉnh thành khác đến Bình Dương nhưng không tìm việc làm.
Thứ hai, nhóm đối tượng trộm cắp là các thanh niên ăn chơi, lêu lổng và nghiện ma túy dẫn đến thiếu tiền, sau đó rủ rê, tụ tập trộm cắp để có tiền sử dụng ma túy.
Thứ ba là sự sơ hở, chủ quan của người dân. Có người khi dừng xe máy để mua hàng còn để nguyên chìa khóa trên xe, có gia đình đi chơi chụp hình đăng lên mạng xã hội. Những sơ hở này khiến các đối tượng trộm cắp nổi lòng tham và dễ dàng ra tay.
Không có nguyên nhân thứ tư, một nguyên nhân mà công nhân tại đây biết rõ nhưng cũng không dám nói. Đó là sự vô trách nhiệm của công an địa phương, và của đội dân quân tự vệ. Hai lực lượng “chuyên chính” (hết vô sản) này đã được người dân đóng tiền nuôi mấy chục năm nay, nhưng khi đụng chuyện thì không thấy một ai ló mặt ra giải quyết, giúp đỡ dân theo đúng chức trách, nhiệm vụ. (Theo Lao Động)
(*) Tên nhân vật đã được thay đổi
Đằng Vân
11 tháng 3, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Trộm cắp lộng hành khiến công nhân, người lao động lao đao – Ảnh: Lao Động
Nạn trộm cắp tại Bình Dương thời gian gần đây rộ lên một cách đáng sợ. Nhiều khu công nhân trước đây hoàn toàn yên bình, nay trở thành những mảnh đất màu mỡ cho bọn “thổ phỉ” tự do ra vào.
Bọn trộm cắp có vẻ xem những khu tạm cư này không có chính quyền, hay chính quyền đã “nằm trong tay” chúng. Dù đúng hay không, sự bất an của cư dân ở đây là có thật. Công nhân đang sống trong nỗi lo sợ một ngày nào đó sẽ mất tất cả tài sản sau nhiều năm làm lụng cực khổ mới tích góp được.
Ngày 11 Tháng Ba, trao đổi với phóng viên Lao Động, anh Việt (*) – (làm công nhân ở trọ tại khu phố 1, phường An Phú, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương) cho biết mình và một công nhân khác vừa mất xe máy.
Hai tên trộm đã đột nhập nhà trọ lúc 2h sáng 11 Tháng Ba, cắt khóa nhà để xe và lấy trộm hai chiếc xe máy hiệu Honda Vision. “Tôi đi làm ca đêm về, để xe máy ở trong nhà xe rồi lên phòng trọ ở tầng trên ngủ. Đến sáng tỉnh dậy thì nghe tin mất trộm xe máy. Đây là tài sản lớn của công nhân chúng tôi, mất xe lúc này thật sự rất khó khăn” anh Nam (*) chia sẻ.
Hai đối tượng cắt khóa nơi để xe trong nhà trọ trộm xe máy của công nhân – Ảnh: Lao Động
Cũng mất trộm xe máy tại phường An Phú, thành phố Thuận An, anh Nguyễn An Bình (35 tuổi, quê An Giang) cho biết, ngày 20 Tháng Hai, anh bị mất xe máy tại một quán ăn ở đường D1 khu dân cư VietSing. Anh kể:
“Hai vợ chồng mình trở lại Bình Dương sau Tết, làm công nhân may ở Công Ty Esprinta. Tối hôm đó đi làm về, vào quán kêu tô miến gà ăn vội. Khi đồ ăn chưa kịp mang ra, linh tính mất xe, tôi đứng dậy nhìn thì không thấy xe đâu. Chiếc xe máy hai vợ chồng vừa mua trả góp còn chưa đủ. Mất xe thực sự rất khó khăn, có hôm chúng tôi phải đi nhờ xe đồng nghiệp, có hôm thì mượn xe hàng xóm đến công ty làm việc”.
Trong khi đó, tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, vợ chồng ông Trần Văn Bình (sinh năm 1973, quê Hậu Giang, tạm trú ở phường Hiệp Thành) mới trình báo bị mất trộm toàn bộ tài sản tích góp sau 10 năm lên Bình Dương làm việc.
Vào rạng sáng ngày 8 Tháng Ba, phòng trọ của vợ chồng anh Bình bị kẻ trộm lẻn vào lấy đi một túi xách, bên trong có 7 chỉ vàng, 1 chiếc lắc tay 5 chỉ, 1 đôi bông tai, 1 cọng dây chuyền 7 chỉ và 30 triệu đồng tiền mặt. Tổng số tài sản khoảng 120 triệu đồng. Anh Bình cho biết vợ chồng mình làm lao động phục vụ trong các quán ăn ở thành phố Thủ Dầu Một. Số tài sản bị mất trộm là toàn bộ tích góp trong 10 năm mưu sinh tại Bình Dương.
Theo công an tỉnh Bình Dương, tình hình trộm cắp trên địa bàn có tính chất phức tạp như hiện nay là do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Thứ nhất, nhiều đối tượng do ảnh hưởng của cuộc sống, mất việc làm sau dịch dẫn đến thiếu tiền, sau đó đi trộm cắp; một số đối tượng từ các tỉnh thành khác đến Bình Dương nhưng không tìm việc làm.
Thứ hai, nhóm đối tượng trộm cắp là các thanh niên ăn chơi, lêu lổng và nghiện ma túy dẫn đến thiếu tiền, sau đó rủ rê, tụ tập trộm cắp để có tiền sử dụng ma túy.
Thứ ba là sự sơ hở, chủ quan của người dân. Có người khi dừng xe máy để mua hàng còn để nguyên chìa khóa trên xe, có gia đình đi chơi chụp hình đăng lên mạng xã hội. Những sơ hở này khiến các đối tượng trộm cắp nổi lòng tham và dễ dàng ra tay.
Không có nguyên nhân thứ tư, một nguyên nhân mà công nhân tại đây biết rõ nhưng cũng không dám nói. Đó là sự vô trách nhiệm của công an địa phương, và của đội dân quân tự vệ. Hai lực lượng “chuyên chính” (hết vô sản) này đã được người dân đóng tiền nuôi mấy chục năm nay, nhưng khi đụng chuyện thì không thấy một ai ló mặt ra giải quyết, giúp đỡ dân theo đúng chức trách, nhiệm vụ. (Theo Lao Động)
(*) Tên nhân vật đã được thay đổi
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Last edited by LDN on Thu Mar 17, 2022 5:14 pm; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Báo ngành công an nói bà Nguyễn Phương Hằng ‘ảo tưởng, ngông cuồng’
24 tháng 3 2022 - BBC
Hình ảnh bà Nguyễn Phương Hằng livestream tối ngày 25/5 về số tiền gần 14 tỷ đồng làm từ thiện của Hoài Linh
Hình ảnh bà Nguyễn Phương Hằng livestream tối ngày 25/5 về số tiền gần 14 tỷ đồng làm từ thiện của danh hài Hoài Linh
Báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh ngày 26/3 đăng một bài bình luận nói bà Nguyễn Phương Hằng, người vừa bị tạm giam để điều tra, là người "ảo tưởng bản thân, đi sai đường".
Bài báo viết: "Bắt tạm giam và xử lý bị can này cũng là một cách ngăn chặn tình trạng sử dụng ngôn từ mang tính chất nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội (MXH) diễn ra thời gian gần đây."
Công an TPHCM đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án và bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với bị can Nguyễn Phương Hằng hôm 24/3.
Có rất nhiều bình luận trên báo chí nhà nước và mạng xã hội về vụ việc.
Nhưng bài bình luận ngày 26/3 của báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh gây nhiều chú ý hơn, vì đây là tờ báo trực thuộc Công an Thành phố Hồ Chí Minh.
Bài này nhận định: "Trong một xã hội thượng tôn pháp luật thì không có chuyện cá nhân hay nhóm người nào đó được quyền "nhân danh công lý" để xúc phạm danh dự, chà đạp lên nhân phẩm người khác, thậm chí xúc phạm danh dự cả những người làm báo hiện nay."
"Sự ngông cuồng của bà Nguyễn Phương Hằng đã đi quá giới hạn từ lâu, từ nhiều lần livestream trước đó và bà phải trả giá."
Bài báo kết luận: "Tất cả cho thấy các cơ quan bảo vệ pháp luật TPHCM, Bộ CA đã cảnh báo nhiều lần nhưng với bản tính hung hăng, bất chấp pháp luật và dư luận, bà Nguyễn Phương Hằng đã phải trả giá cho những hành vi coi thường pháp luật của mình."
Ý kiến một luật sư
Trong khi đó, luật sư Nguyễn Doãn Hùng, Giám đốc Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam nêu ý kiến chưa thể coi bà Nguyễn Phương Hằng là tội phạm bởi "một người chưa được coi là có tội khi chưa có bản án và quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án".
Nói trên trang VietnamFinance, luật sư Nguyễn Doãn Hùng nói: "Thời điểm bà Hằng liên tục livestream cũng không khó để bắt gặp vô vàn những bình luận đồng tình và tin tưởng, cổ vũ thậm chí sùng bái đến mức chăm xem livestream bà Hằng hơn cả chương trình thời sự."
Luật sư Nguyễn Doãn Hùng cho rằng: "Tất cả chúng ta, trong đó có bà Hằng, khi bị bắt giữ để khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử đều có quyền được kêu oan, có quyền được mời luật sư bào chữa để bảo vệ cho những quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình."
'Làm việc với công an 4 lần' trước khi bị bắt
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM nói với báo chí rằng họ đã mời bà Nguyễn Phương Hằng lên làm việc bốn lần vào các ngày 18/02, 07/3, 09/3 và 16/3/2022 để cảnh báo, răn đe.
Trong các buổi làm việc, phía công an yêu cầu bà Hằng "chấm dứt hành vi lợi dụng các quyền tự do để sử dụng mạng xã hội thực hiện hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, nhưng bà Hằng cố ý né tránh, không chấp hành", theo tờ Công an TPHCM ngày 25/3.
Tờ báo ngành công an còn cho biết: "Bà Hằng tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động tụ tập đông người gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự (đến nhà riêng của các cá nhân có mâu thuẫn; sân bay Tân Sơn Nhất; tổ chức đoàn đi Hà Nội, Châu Đốc - An Giang...), tổ chức nhiều buổi livestream công kích, xúc phạm nhiều cá nhân, tổ chức, gây mất an ninh trật tự, vi phạm pháp luật."
Bà Nguyễn Phương Hằng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam, vừa bị công an TP Hồ Chí Minh bắt giữ theo quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh tạm giam đã được Viện Kiểm sát TP Hồ Chí Minh phê chuẩn.
Bà Phương Hằng bị bắt với tội danh lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích của cá nhân, được quy định tại Điều 331, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017).
Trước khi bị bắt, bà đã bị lệnh tạm cấm xuất cảnh trong thời gian từ 16/2 đến 29/4/2022, được cho là liên quan tới việc bà liên tục thực hiện các buổi livestream mạt sát nhiều người, trong đó có các nghệ sĩ, người nổi tiếng.
Thu hút sự chú ý của rất nhiều người với loạt các livestream cáo buộc một số diễn viên, ca sĩ, người dẫn chương trình có tiếng như Hoài Linh, Đàm Vĩnh Hưng, Thủy Tiên là ăn chặn tiền ủng hộ đồng bào bão lụt miền Trung trong các đợt quyên góp thiện nguyện hồi 2020, bà cũng ra các cáo buộc nặng nề về đời tư đối với một số người khác, như với ca sỹ Vy Oanh.
Các buổi livestream dài hàng giờ đồng hồ của bà Phương Hằng từng gây 'bão' trên mạng xã hội, thu hút hàng triệu lượt người trực tiếp theo dõi với lượng bình luận, chia sẻ và tương tác rất lớn.
Bà Nguyễn Phương Hằng có nhiều người hâm mộ
Những nội dung bà nói trong các buổi livestream, trong đó có rất nhiều thông tin cáo buộc người khác mà bà nói là bà 'mơ thấy', cũng tạo nên luồng dư luận tranh cãi dữ dội trong cộng đồng mạng, giữa những người ủng hộ bà và những người bênh vực các nhân vật bị bà 'điểm danh'.
Các cuộc tranh cãi đã có lúc tăng tới đỉnh điểm, dẫn tới việc có làn sóng kêu gọi trên mạng, đòi một số nghệ sĩ phải công bố công khai, chi tiết các khoản thu chi liên quan tới hoạt động quyên góp từ thiện của mình.
Một số những từ ngữ bà Phương Hằng dùng trong các buổi livestream đó cũng nhanh chóng trở thành 'xu hướng' được nhiều người sử dụng, như 'quá khứ dơ dáy dễ gì giấu diếm', hay 'ngỡ ngàng bật ngửa'...
Một trong những lá đơn đầu tiên được đưa ra nhằm kiện bà Phương Hằng về việc bôi nhọ người khác được đệ hồi 10/2021, của ca sỹ Vy Oanh, người bị bà Phương Hằng cho là đã 'đẻ thuê', 'làm gái bao', 'giật chồng'.
Được biết cho đến nay, đã có ít nhất 6 lá đơn từ 6 cá nhân, trong đó có ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, vợ chồng ca sĩ Thủy Tiên và cựu tuyển thủ Công Vinh, theo đó kiện bà Phương Hằng "làm nhục người khác", "vu khống" và "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".
Các tội danh quy định tại Điều 331, Bộ luật Hình sự có mức hình phạt từ nhẹ nhất là cảnh cáo, tới mức cao nhất là phạt tù 7 năm.
Điều 331 là gì?
Theo điều 331 Bộ luật hình sự 2015
1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận; tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội; và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Mới đây, bảy tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam và 79 trí thức đồng soạn thảo một kiến nghị yêu cầu bãi bỏ ba điều luật trong Bộ luật Hình sự năm 2015.
Bản Kiến nghị 117 có nội dung yêu cầu nhà nước bãi bỏ hoặc sửa ba điều luật trong BLHS 2015, gồm điều 109 "Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", điều 117 "Tội phán tán tài liệu nhằm chống nhà nước"; và điều 331 "Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước".
Một số vụ án liên quan Điều 331
Ngày 15/4/2021, Tòa án nhân dân quận Tân Phú (TPHCM) xử bị cáo Quách Duy (nguyên công chức Văn phòng UBND TPHCM) và tuyên phạt 4 năm 6 tháng tù về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" được quy định tại Điều 331 - Bộ luật Hình sự năm 2015.
HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội vào tháng 7 năm 2021, tuyên phạt bị cáo Trần Hoàng Minh 5 năm tù về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" quy định tại khoản 2, Điều 331 Bộ luật Hình sự.
Theo cáo trạng, ông Minh thường vào mạng internet đọc được nhiều bài viết có nội dung bôi nhọ, xúc phạm ãnh đạo Đảng, Nhà nước, Giám đốc Công an TP Hà Nội và các bài viết liên quan đến vụ án "Chống người thi hành công vụ" và "Giết người" xảy ra ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội vào ngày 9/1/2020.
Ông Minh sử dụng tài khoản mạng xã hội Facebook "Trần Hoàng Minh" để soạn thảo, hoặc sao chép các bài viết "có nội dung chính trị xấu" để đăng lên mạng.
Gần đây, ngày 28/10, Tòa án Nhân dân huyện Thới Lai (thành phố Cần Thơ) đã tuyên án bị cáo Trương Châu Hữu Danh và các thành viên nhóm "Báo Sạch" trong vụ án "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân," theo khoản 2 Điều 331 - Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Tòa tuyên phạt các bị cáo Trương Châu Hữu Danh 4 năm 6 tháng tù; Đoàn Kiên Giang 3 năm tù; Lê Thế Thắng 3 năm tù về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân."
Cùng tội này, hai bị cáo Nguyễn Phước Trung Bảo và Nguyễn Thanh Nhã mỗi người lĩnh 2 năm tù.
24 tháng 3 2022 - BBC
Hình ảnh bà Nguyễn Phương Hằng livestream tối ngày 25/5 về số tiền gần 14 tỷ đồng làm từ thiện của Hoài Linh
Hình ảnh bà Nguyễn Phương Hằng livestream tối ngày 25/5 về số tiền gần 14 tỷ đồng làm từ thiện của danh hài Hoài Linh
Báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh ngày 26/3 đăng một bài bình luận nói bà Nguyễn Phương Hằng, người vừa bị tạm giam để điều tra, là người "ảo tưởng bản thân, đi sai đường".
Bài báo viết: "Bắt tạm giam và xử lý bị can này cũng là một cách ngăn chặn tình trạng sử dụng ngôn từ mang tính chất nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội (MXH) diễn ra thời gian gần đây."
Công an TPHCM đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án và bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với bị can Nguyễn Phương Hằng hôm 24/3.
Có rất nhiều bình luận trên báo chí nhà nước và mạng xã hội về vụ việc.
Nhưng bài bình luận ngày 26/3 của báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh gây nhiều chú ý hơn, vì đây là tờ báo trực thuộc Công an Thành phố Hồ Chí Minh.
Bài này nhận định: "Trong một xã hội thượng tôn pháp luật thì không có chuyện cá nhân hay nhóm người nào đó được quyền "nhân danh công lý" để xúc phạm danh dự, chà đạp lên nhân phẩm người khác, thậm chí xúc phạm danh dự cả những người làm báo hiện nay."
"Sự ngông cuồng của bà Nguyễn Phương Hằng đã đi quá giới hạn từ lâu, từ nhiều lần livestream trước đó và bà phải trả giá."
Bài báo kết luận: "Tất cả cho thấy các cơ quan bảo vệ pháp luật TPHCM, Bộ CA đã cảnh báo nhiều lần nhưng với bản tính hung hăng, bất chấp pháp luật và dư luận, bà Nguyễn Phương Hằng đã phải trả giá cho những hành vi coi thường pháp luật của mình."
Ý kiến một luật sư
Trong khi đó, luật sư Nguyễn Doãn Hùng, Giám đốc Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam nêu ý kiến chưa thể coi bà Nguyễn Phương Hằng là tội phạm bởi "một người chưa được coi là có tội khi chưa có bản án và quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án".
Nói trên trang VietnamFinance, luật sư Nguyễn Doãn Hùng nói: "Thời điểm bà Hằng liên tục livestream cũng không khó để bắt gặp vô vàn những bình luận đồng tình và tin tưởng, cổ vũ thậm chí sùng bái đến mức chăm xem livestream bà Hằng hơn cả chương trình thời sự."
Luật sư Nguyễn Doãn Hùng cho rằng: "Tất cả chúng ta, trong đó có bà Hằng, khi bị bắt giữ để khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử đều có quyền được kêu oan, có quyền được mời luật sư bào chữa để bảo vệ cho những quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình."
'Làm việc với công an 4 lần' trước khi bị bắt
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM nói với báo chí rằng họ đã mời bà Nguyễn Phương Hằng lên làm việc bốn lần vào các ngày 18/02, 07/3, 09/3 và 16/3/2022 để cảnh báo, răn đe.
Trong các buổi làm việc, phía công an yêu cầu bà Hằng "chấm dứt hành vi lợi dụng các quyền tự do để sử dụng mạng xã hội thực hiện hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, nhưng bà Hằng cố ý né tránh, không chấp hành", theo tờ Công an TPHCM ngày 25/3.
Tờ báo ngành công an còn cho biết: "Bà Hằng tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động tụ tập đông người gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự (đến nhà riêng của các cá nhân có mâu thuẫn; sân bay Tân Sơn Nhất; tổ chức đoàn đi Hà Nội, Châu Đốc - An Giang...), tổ chức nhiều buổi livestream công kích, xúc phạm nhiều cá nhân, tổ chức, gây mất an ninh trật tự, vi phạm pháp luật."
Bà Nguyễn Phương Hằng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam, vừa bị công an TP Hồ Chí Minh bắt giữ theo quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh tạm giam đã được Viện Kiểm sát TP Hồ Chí Minh phê chuẩn.
Bà Phương Hằng bị bắt với tội danh lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích của cá nhân, được quy định tại Điều 331, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017).
Trước khi bị bắt, bà đã bị lệnh tạm cấm xuất cảnh trong thời gian từ 16/2 đến 29/4/2022, được cho là liên quan tới việc bà liên tục thực hiện các buổi livestream mạt sát nhiều người, trong đó có các nghệ sĩ, người nổi tiếng.
Thu hút sự chú ý của rất nhiều người với loạt các livestream cáo buộc một số diễn viên, ca sĩ, người dẫn chương trình có tiếng như Hoài Linh, Đàm Vĩnh Hưng, Thủy Tiên là ăn chặn tiền ủng hộ đồng bào bão lụt miền Trung trong các đợt quyên góp thiện nguyện hồi 2020, bà cũng ra các cáo buộc nặng nề về đời tư đối với một số người khác, như với ca sỹ Vy Oanh.
Các buổi livestream dài hàng giờ đồng hồ của bà Phương Hằng từng gây 'bão' trên mạng xã hội, thu hút hàng triệu lượt người trực tiếp theo dõi với lượng bình luận, chia sẻ và tương tác rất lớn.
Bà Nguyễn Phương Hằng có nhiều người hâm mộ
Những nội dung bà nói trong các buổi livestream, trong đó có rất nhiều thông tin cáo buộc người khác mà bà nói là bà 'mơ thấy', cũng tạo nên luồng dư luận tranh cãi dữ dội trong cộng đồng mạng, giữa những người ủng hộ bà và những người bênh vực các nhân vật bị bà 'điểm danh'.
Các cuộc tranh cãi đã có lúc tăng tới đỉnh điểm, dẫn tới việc có làn sóng kêu gọi trên mạng, đòi một số nghệ sĩ phải công bố công khai, chi tiết các khoản thu chi liên quan tới hoạt động quyên góp từ thiện của mình.
Một số những từ ngữ bà Phương Hằng dùng trong các buổi livestream đó cũng nhanh chóng trở thành 'xu hướng' được nhiều người sử dụng, như 'quá khứ dơ dáy dễ gì giấu diếm', hay 'ngỡ ngàng bật ngửa'...
Một trong những lá đơn đầu tiên được đưa ra nhằm kiện bà Phương Hằng về việc bôi nhọ người khác được đệ hồi 10/2021, của ca sỹ Vy Oanh, người bị bà Phương Hằng cho là đã 'đẻ thuê', 'làm gái bao', 'giật chồng'.
Được biết cho đến nay, đã có ít nhất 6 lá đơn từ 6 cá nhân, trong đó có ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, vợ chồng ca sĩ Thủy Tiên và cựu tuyển thủ Công Vinh, theo đó kiện bà Phương Hằng "làm nhục người khác", "vu khống" và "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".
Các tội danh quy định tại Điều 331, Bộ luật Hình sự có mức hình phạt từ nhẹ nhất là cảnh cáo, tới mức cao nhất là phạt tù 7 năm.
Điều 331 là gì?
Theo điều 331 Bộ luật hình sự 2015
1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận; tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội; và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Mới đây, bảy tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam và 79 trí thức đồng soạn thảo một kiến nghị yêu cầu bãi bỏ ba điều luật trong Bộ luật Hình sự năm 2015.
Bản Kiến nghị 117 có nội dung yêu cầu nhà nước bãi bỏ hoặc sửa ba điều luật trong BLHS 2015, gồm điều 109 "Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", điều 117 "Tội phán tán tài liệu nhằm chống nhà nước"; và điều 331 "Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước".
Một số vụ án liên quan Điều 331
Ngày 15/4/2021, Tòa án nhân dân quận Tân Phú (TPHCM) xử bị cáo Quách Duy (nguyên công chức Văn phòng UBND TPHCM) và tuyên phạt 4 năm 6 tháng tù về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" được quy định tại Điều 331 - Bộ luật Hình sự năm 2015.
HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội vào tháng 7 năm 2021, tuyên phạt bị cáo Trần Hoàng Minh 5 năm tù về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" quy định tại khoản 2, Điều 331 Bộ luật Hình sự.
Theo cáo trạng, ông Minh thường vào mạng internet đọc được nhiều bài viết có nội dung bôi nhọ, xúc phạm ãnh đạo Đảng, Nhà nước, Giám đốc Công an TP Hà Nội và các bài viết liên quan đến vụ án "Chống người thi hành công vụ" và "Giết người" xảy ra ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội vào ngày 9/1/2020.
Ông Minh sử dụng tài khoản mạng xã hội Facebook "Trần Hoàng Minh" để soạn thảo, hoặc sao chép các bài viết "có nội dung chính trị xấu" để đăng lên mạng.
Gần đây, ngày 28/10, Tòa án Nhân dân huyện Thới Lai (thành phố Cần Thơ) đã tuyên án bị cáo Trương Châu Hữu Danh và các thành viên nhóm "Báo Sạch" trong vụ án "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân," theo khoản 2 Điều 331 - Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Tòa tuyên phạt các bị cáo Trương Châu Hữu Danh 4 năm 6 tháng tù; Đoàn Kiên Giang 3 năm tù; Lê Thế Thắng 3 năm tù về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân."
Cùng tội này, hai bị cáo Nguyễn Phước Trung Bảo và Nguyễn Thanh Nhã mỗi người lĩnh 2 năm tù.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Ếch chết tại miệng và im lặng là vàng
Thái Hạo
25 tháng 3, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Câu chuyện bà Nguyễn Phương Hằng đang trở thành thời sự nóng nhất mạng xã hội Việt Nam (ảnh MXH)
Sự kiện bà Nguyễn Phương Hằng, CEO của Đại Nam, bị khởi tố và bắt tạm giam vì “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích cá nhân”, đã gây nên một cuộc bàn tán sôi nổi ở Việt Nam.
Bà Nguyễn Phương Hằng nổi tiếng trên mạng xã hội vài năm gần đây bởi những livestream tố cáo nhiều nhân vật, từ “thần y” Võ Hoàng Yên, đến giới nghệ sĩ, nhà báo…, và gần đây là đụng chạm tới chính quyền lẫn giới quan chức. Có rất nhiều quan điểm và đánh giá khác nhau trước sự kiện này ở cộng đồng mạng Việt Nam, trong đó, nổi bật lên là loại ý kiến được thể hiện bằng một câu thành ngữ: “Ếch chết tại miệng”.
Không xét nguồn gốc và nhiều cách giải thích khác nhau đối với câu thành ngữ này, ở đây, ứng hợp vào trường hợp bà chủ Đại Nam bị bắt, những người thốt ra câu nói trên đều mang hàm ý rằng: To mồm, nói năng càn quấy bạt mạng, không biết tiết chế giữ gìn v.v., thì “chết” là phải. Trong trường hợp bà Hằng, nó có thể rất đúng.
Vấn đề nằm ở chỗ, câu ếch chết tại miệng vốn phổ biến văn hóa Việt Nam, và nó thường được dùng như một lời cảnh báo, răn dạy, đe dọa, thậm chí mỉa mai, châm biếm. Và song hành với nó là một câu khác: Im lặng là vàng. Nghĩa là từ một kinh nghiệm sống khá khôn ngoan và có phần “chí lý” khi nhắc nhở việc nói năng chuẩn mực, người Việt dần sử dụng nó như một phương thức ứng xử phổ biến: Muốn sống thì ngậm miệng.
“Ngậm miệng” để không nói những lời vô nghĩa, những lời quàng xiên tùy tiện thì tất nhiên là đúng, và luôn nên như thế. Nhưng nếu ngậm miệng trước cả những bất công, ngang trái, ngậm miệng trước sự thật và những dối trá, ngậm miệng trước cái xấu cái ác… thì không những không còn đúng nữa mà còn là một lối hành xử tệ hại. Đáng tiếc và đáng lo thay, điều đó lại đang hiện hữu như một phương thức xử thế chủ đạo làm thành cách sống và “linh hồn” của cả một cộng đồng.
Người Việt thường “dạy khôn” nhau: Tránh voi chẳng xấu mặt nào; khôn thì sống, mống thì chết; lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau v.v. Thế là người ta né tránh sự thật, chấp nhận im lặng, “không phải việc nhà mình thì đừng có trây mồm vào”, “thật thà thẳng thắn thường thua thiệt” – nên hậu quả là nịnh bợ, xun xoe lại lên ngôi.
Lối ứng xử ngậm miệng này là một sản phẩm có tính lịch sử do hàng ngàn năm sống trong xã hội chuyên chế nhiều “tai bay vạ gió” mang lại. Theo thời gian và kinh nghiệm, nó trở thành một thứ tâm thức cộng đồng, chi phối từ trong sâu thẳm, “uốn nắn” hành vi của mỗi người. Không những luôn “nhìn trước ngó sau” mà hơn thế, công khai tuyên bố “không bàn chuyện chính trị” chẳng hạn.
Aristotle bảo “Con người là một sinh vật chính trị”; Bertolt Brecht thì nói, đại ý, trong mọi sự dốt nát thì dốt nát chính trị là tệ hại nhất. Nhưng người Việt thường coi việc “không nói đến chính trị” là một sự khôn ngoan và tự hào vì sự khôn ngoan ấy.
Tiếng nói của con người là vô cùng hệ trọng. Bởi nó không những là phương tiện giãi bày, kết nối để cân bằng đời sống cá nhân và liên nhân mà hơn thế, để kiến tạo xã hội. Socrates nhìn ra rằng “Chân lý sinh ra từ đối thoại”. Sự va đập quan điểm sẽ giúp con người trưởng thành. Một xã hội không có tiếng nói trung thực thẳng thắn, xã hội ấy sẽ trở thành một chiếc ao tù bốc mùi xú uế.
Khi người ta chọn im lặng trước những sai quấy nghĩa là họ đang tiếp tay cho cái ác. Phương châm sống “im lặng là vàng”, đáng sợ thay, lại đang được dùng để khuyên bảo nhau. Thay vì khuyến khích và tự khuyến khích nói ra suy nghĩ, quan điểm của mình thì người ta cảnh báo nhau một cách đầy đe dọa rằng “ếch chết tại miệng!”.
Người Việt và mạng xã hội Việt Nam thường rất ồn ào trước những chuyện đời tư của kẻ khác, nhưng những việc xã hội mang tính công lợi thì lại hay thờ ơ, lãnh đạm hoặc tìm cách im lặng, tránh né. Một đời sống tinh thần như thế tất mở ra viễn cảnh về tình trạng trì trệ lâu dài, không biết ngày nào mới ra khỏi.
Ếch chết không phải tại miệng, mà là tại người, tức là tại… loài khác. Tiếng kêu của con ếch là tiếng gọi bản năng, thiêng liêng và chính đáng. Tiếng kêu ấy không những tự thân nó không dẫn tới cái chết mà ngược lại, mang đến sự sống bất diệt của nòi giống. Không có tiếng kêu, con ếch tìm nhau kiểu gì và làm sao duy sự sống qua các thế hệ? Ếch có thể hoặc nên vì hiểm nguy mà ngậm miệng, suốt đời không kêu nữa? Ngụy biện là một trong những lỗi tư duy phổ biến và tai hại của người Việt, nhằm lấp liếm và lẩn tránh sự thật, lẩn tránh trách nhiệm.
Làm con ếch nghĩa là phải kêu. Cũng thế, làm người là phải nói. Vấn đề là cần phải học để sao cho lời nói trở nên đúng đắn, văn minh – chứ không phải không nói nữa.
Không thể vì những rủi ro do sự xấu ác của môi trường sống mà con người nên từ bỏ tiếng nói của mình; ngược lại, môi trường càng xấu ác, con người càng phải cất lên tiếng nói công chính, vì nó là một trong những phương cách hữu hiệu nhất để kiến tạo một xã hội lành mạnh, và là con đường dẫn tới sự kiến tạo phồn thịnh cho văn hóa lẫn đời sống.
Chừng nào người Việt còn trốn chạy khỏi tiếng nói thiêng liêng, chừng ấy chính họ còn phải sống trong lạc hậu và bất công ngang trái. Cái câu “Ếch chết tại miệng”, vì thế, có lẽ cần sửa lại, “Ếch sống tại miệng”!
Thái Hạo
25 tháng 3, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Câu chuyện bà Nguyễn Phương Hằng đang trở thành thời sự nóng nhất mạng xã hội Việt Nam (ảnh MXH)
Sự kiện bà Nguyễn Phương Hằng, CEO của Đại Nam, bị khởi tố và bắt tạm giam vì “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích cá nhân”, đã gây nên một cuộc bàn tán sôi nổi ở Việt Nam.
Bà Nguyễn Phương Hằng nổi tiếng trên mạng xã hội vài năm gần đây bởi những livestream tố cáo nhiều nhân vật, từ “thần y” Võ Hoàng Yên, đến giới nghệ sĩ, nhà báo…, và gần đây là đụng chạm tới chính quyền lẫn giới quan chức. Có rất nhiều quan điểm và đánh giá khác nhau trước sự kiện này ở cộng đồng mạng Việt Nam, trong đó, nổi bật lên là loại ý kiến được thể hiện bằng một câu thành ngữ: “Ếch chết tại miệng”.
Không xét nguồn gốc và nhiều cách giải thích khác nhau đối với câu thành ngữ này, ở đây, ứng hợp vào trường hợp bà chủ Đại Nam bị bắt, những người thốt ra câu nói trên đều mang hàm ý rằng: To mồm, nói năng càn quấy bạt mạng, không biết tiết chế giữ gìn v.v., thì “chết” là phải. Trong trường hợp bà Hằng, nó có thể rất đúng.
Vấn đề nằm ở chỗ, câu ếch chết tại miệng vốn phổ biến văn hóa Việt Nam, và nó thường được dùng như một lời cảnh báo, răn dạy, đe dọa, thậm chí mỉa mai, châm biếm. Và song hành với nó là một câu khác: Im lặng là vàng. Nghĩa là từ một kinh nghiệm sống khá khôn ngoan và có phần “chí lý” khi nhắc nhở việc nói năng chuẩn mực, người Việt dần sử dụng nó như một phương thức ứng xử phổ biến: Muốn sống thì ngậm miệng.
“Ngậm miệng” để không nói những lời vô nghĩa, những lời quàng xiên tùy tiện thì tất nhiên là đúng, và luôn nên như thế. Nhưng nếu ngậm miệng trước cả những bất công, ngang trái, ngậm miệng trước sự thật và những dối trá, ngậm miệng trước cái xấu cái ác… thì không những không còn đúng nữa mà còn là một lối hành xử tệ hại. Đáng tiếc và đáng lo thay, điều đó lại đang hiện hữu như một phương thức xử thế chủ đạo làm thành cách sống và “linh hồn” của cả một cộng đồng.
Người Việt thường “dạy khôn” nhau: Tránh voi chẳng xấu mặt nào; khôn thì sống, mống thì chết; lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau v.v. Thế là người ta né tránh sự thật, chấp nhận im lặng, “không phải việc nhà mình thì đừng có trây mồm vào”, “thật thà thẳng thắn thường thua thiệt” – nên hậu quả là nịnh bợ, xun xoe lại lên ngôi.
Lối ứng xử ngậm miệng này là một sản phẩm có tính lịch sử do hàng ngàn năm sống trong xã hội chuyên chế nhiều “tai bay vạ gió” mang lại. Theo thời gian và kinh nghiệm, nó trở thành một thứ tâm thức cộng đồng, chi phối từ trong sâu thẳm, “uốn nắn” hành vi của mỗi người. Không những luôn “nhìn trước ngó sau” mà hơn thế, công khai tuyên bố “không bàn chuyện chính trị” chẳng hạn.
Aristotle bảo “Con người là một sinh vật chính trị”; Bertolt Brecht thì nói, đại ý, trong mọi sự dốt nát thì dốt nát chính trị là tệ hại nhất. Nhưng người Việt thường coi việc “không nói đến chính trị” là một sự khôn ngoan và tự hào vì sự khôn ngoan ấy.
Tiếng nói của con người là vô cùng hệ trọng. Bởi nó không những là phương tiện giãi bày, kết nối để cân bằng đời sống cá nhân và liên nhân mà hơn thế, để kiến tạo xã hội. Socrates nhìn ra rằng “Chân lý sinh ra từ đối thoại”. Sự va đập quan điểm sẽ giúp con người trưởng thành. Một xã hội không có tiếng nói trung thực thẳng thắn, xã hội ấy sẽ trở thành một chiếc ao tù bốc mùi xú uế.
Khi người ta chọn im lặng trước những sai quấy nghĩa là họ đang tiếp tay cho cái ác. Phương châm sống “im lặng là vàng”, đáng sợ thay, lại đang được dùng để khuyên bảo nhau. Thay vì khuyến khích và tự khuyến khích nói ra suy nghĩ, quan điểm của mình thì người ta cảnh báo nhau một cách đầy đe dọa rằng “ếch chết tại miệng!”.
Người Việt và mạng xã hội Việt Nam thường rất ồn ào trước những chuyện đời tư của kẻ khác, nhưng những việc xã hội mang tính công lợi thì lại hay thờ ơ, lãnh đạm hoặc tìm cách im lặng, tránh né. Một đời sống tinh thần như thế tất mở ra viễn cảnh về tình trạng trì trệ lâu dài, không biết ngày nào mới ra khỏi.
Ếch chết không phải tại miệng, mà là tại người, tức là tại… loài khác. Tiếng kêu của con ếch là tiếng gọi bản năng, thiêng liêng và chính đáng. Tiếng kêu ấy không những tự thân nó không dẫn tới cái chết mà ngược lại, mang đến sự sống bất diệt của nòi giống. Không có tiếng kêu, con ếch tìm nhau kiểu gì và làm sao duy sự sống qua các thế hệ? Ếch có thể hoặc nên vì hiểm nguy mà ngậm miệng, suốt đời không kêu nữa? Ngụy biện là một trong những lỗi tư duy phổ biến và tai hại của người Việt, nhằm lấp liếm và lẩn tránh sự thật, lẩn tránh trách nhiệm.
Làm con ếch nghĩa là phải kêu. Cũng thế, làm người là phải nói. Vấn đề là cần phải học để sao cho lời nói trở nên đúng đắn, văn minh – chứ không phải không nói nữa.
Không thể vì những rủi ro do sự xấu ác của môi trường sống mà con người nên từ bỏ tiếng nói của mình; ngược lại, môi trường càng xấu ác, con người càng phải cất lên tiếng nói công chính, vì nó là một trong những phương cách hữu hiệu nhất để kiến tạo một xã hội lành mạnh, và là con đường dẫn tới sự kiến tạo phồn thịnh cho văn hóa lẫn đời sống.
Chừng nào người Việt còn trốn chạy khỏi tiếng nói thiêng liêng, chừng ấy chính họ còn phải sống trong lạc hậu và bất công ngang trái. Cái câu “Ếch chết tại miệng”, vì thế, có lẽ cần sửa lại, “Ếch sống tại miệng”!
Last edited by LDN on Sat Mar 26, 2022 12:01 pm; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
im lặng cũng chết, bao nhiêu đại gia im lặng cũng đã "chết" rồi
khi họ muốn cướp rồi thì có ngàn lý do
khi họ muốn cướp rồi thì có ngàn lý do
_________________
8DonCo
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
8DonCo wrote:im lặng cũng chết, bao nhiêu đại gia im lặng cũng đã "chết" rồi
khi họ muốn cướp rồi thì có ngàn lý do
Ldn thấy bà PH này 0 được bình thường á bro 8. Chưa thấy ai có tiền mà ngu như vậy. ở VN mà khoe tui giàu lắm bla bla. Còn nịnh nọt tên vc này vc nọ, đút lót được bao nhiêu tên vc, chỉ cần đưa ít đưa nhiều là cũng toi đời rồi.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
bả không có ngu mà bả NO CHOICE, tụi nó đã ngắm Đại Nam từ lâu, bả chỉ còn có cách đó cầu may
_________________
8DonCo
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
8DonCo wrote:bả không có ngu mà bả NO CHOICE, tụi nó đã ngắm Đại Nam từ lâu, bả chỉ còn có cách đó cầu may
hmmm.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Page 9 of 38 • 1 ... 6 ... 8, 9, 10 ... 23 ... 38
Similar topics
» Nếu mình bị nhiễm cúm Trung Quốc Corona....
» Ưu tiên cho người Trung Quốc
» Việt Nam đã nhập sâu vào Trung Quốc (Phạm Trần)
» Bi đát phận đời con gái Việt bị bán sang Trung Quốc
» Một hòn đảo nhỏ của Canada mời gọi dân Việt Nam, Trung Quốc nhập cư
» Ưu tiên cho người Trung Quốc
» Việt Nam đã nhập sâu vào Trung Quốc (Phạm Trần)
» Bi đát phận đời con gái Việt bị bán sang Trung Quốc
» Một hòn đảo nhỏ của Canada mời gọi dân Việt Nam, Trung Quốc nhập cư
Page 9 of 38
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum