Our forum runs best with JavaScript enabled !

Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Page 9 of 55 Previous  1 ... 6 ... 8, 9, 10 ... 32 ... 55  Next

View previous topic View next topic Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sun Mar 06, 2022 12:23 pm


Cuộc chiến Ukraine với người Việt ly hương tỵ nạn

Ghi chép của đặc phái viên SGN tại tiểu bang Georgia

Trần Phú Đa
5 tháng 3, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Ihor Mazhayev, 54 tuổi, chụp cảnh căn nhà bị quân Nga phá sập ngày 5 Tháng Ba 2022 tại Markhalivka, Ukraine. Ihor Mazhayev mất vợ, cùng đứa con gái 12 tuổi (ảnh: Anastasia Vlasova/Getty Images)

Khi bài viết này được đăng thì cuộc chiến giữa Nga và Ukraine vẫn diễn ra ác liệt, khi hai vòng đàm phán không đạt được thỏa thuận nào đáng kể. Đạn bom và giao tranh vẫn cứ vang ầm ầm. Người dân Ukraine tiếp tục hứng chịu tang tóc đau thương mà đoàn quân vô cảm của Putin mang tới. Nhiều thành phố bị tàn phá thảm khốc. Cả triệu người dân Ukraine phải rời bỏ nhà cửa, phố phường thân yêu đi sơ tán tỵ nạn đến những quốc gia lân cận, với phần lớn là trẻ em, người già và phụ nữ…

Chạy giặc, Lviv, Ukraine; ngày 5 Tháng Ba (ảnh: Dan Kitwood/Getty Images)

Theo một bản tin BBC, một số du học sinh châu Phi khi qua biên giới lánh nạn đã bị chặn lại. Theo Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, khi một đất nước có chiến tranh thì người dân nơi đó không phân biệt màu da, chủng tộc phải được đi lánh nạn. Vậy mà nhiều người không phải công dân Ukraine lại bị từ chối.

Sau năm 1975, khi cộng sản miền Bắc được hậu thuẫn Liên Xô và Trung Cộng xua quân cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam, người dân miền Nam đã phải tìm đường di tản sang thế giới tự do. Nhiều người may mắn đến được Guam rồi được đưa sang California. Sau đó, từ 1976 đến thập niên 1990, rất nhiều người Việt vượt biên tìm tự do và được Liên Hiệp Quốc cấp cho thẻ tỵ nạn.

Tuy nhiên, năm 1992, một số người Việt Nam vượt biển đã bị Cao Ủy Người Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc khước từ, với lý do họ tỵ nạn kinh tế chứ không phải chính trị. Họ bị thanh lọc và đối xử không công bằng tại các trại tỵ nạn ở Hong Kong, Malaysia, Thái Lan và sau đó bị trục xuất về Việt Nam, dù nhiều người không hề muốn trở lại quê nhà sống với cộng sản. Họ thà chết trong trại tỵ nạn. Nhiều trường hợp tự tử trong trại tỵ nạn đã gây chấn động thời điểm đó.

Xác một lính Nga tại Sytniaky, Ukraine; ngày 5 Tháng Ba (ảnh: Anastasia Vlasova/Getty Images)

Khoảng thời gian đó, tôi lo lắng gọi điện về cho một người quen tên Khánh, chồng chị Huệ ở Quảng Nam. Chị cho biết anh Khánh bị trục xuất về Việt Nam từ trại tỵ nạn Hong Kong. Mấy năm ở trong trại vốn thiếu thốn mọi bề, khi về lại nước lại bị chính quyền địa phương trù dập khiến công ăn việc làm không ổn định, cuối cùng anh lâm bịnh và qua đời. Đâu chỉ một mình anh Khánh. Rất nhiều người tỵ nạn ở Thái Lan, Malaysia cũng bị Cao Ủy Người Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc sàng lọc rồi trả về nước. Nhiều người bị nhốt tù; một số người khác thì về quê cày cuốc kiếm sống qua ngày. Cuộc đời u tối, không có tương lai. Con cái họ sau này cũng vậy.

Buổi sáng cuối tuần trước, tôi ghé một tiệm cà phê Việt Nam nằm trên đường Jimmy Cater, thành phố Norcross (tiểu bang Georgia). Phần lớn người đến đây nhâm nhi cà phê trò chuyện là cô chú lớn tuổi. Một số người là cựu sĩ quan VNCH. Có người qua Mỹ từ rất sớm, khi chương trình HO chưa khởi động; có người vượt biên, vượt biển để tìm tự do sau những ngày nằm trong rừng, lênh đênh trên biển… Có người từng đi “học tập cải tạo” nếm cảnh khổ như địa ngục… Cũng có những người tưởng chừng không thể thoát khỏi danh sách thanh lọc và vĩnh viễn không thể đến được bến bờ tự do…

Thấy các chú tranh luận chuyện chiến sự diễn ra tại Ukraine, tôi xin phép ngồi cùng bàn. Chú THN, người đến tiểu bang Georgia này lâu năm nhất, nói:

-Bà mẹ nó, hồi chiến tranh lăn xả đánh đấm tưởng mất mạng mấy lần. Khi tụi Việt Cộng vô, phải đi vượt biên, lênh đênh trên biển mấy ngày, may sao được Mỹ vớt đưa lên Guam… Nhắc lại không biết bao nhiêu là chuyện. Mà cũng còn may hơn nhiều người. Bạn bè tui chết trong rừng thiêng nước độc đếm không xuể. Có người vượt biên thoát rồi lại bị trại tỵ nạn trả về. Đau xót làm sao. Bây chừ dòm cảnh bà con Ukraine kéo nhau, tay bồng tay bế, tay xách nách mang chạy giặc, thấy thương quá…

Một chú ngồi bên cạnh lên tiếng:

-Thằng Putin là tên độc tài khát máu, mộng bành trướng như Tàu cộng.

-Thì bọn chúng cũng cùng trường cùng thầy mà. Thiệt là một lũ khốn nạn.

-Chứ gì nữa. Thằng Mác-Lê, thằng Mao, thằng nào cũng gây oan nghiệt cho thế giới. Thằng Pu, thằng Tập bây giờ cũng rứa. Hai thằng này tai ác không biết từ nào mà tả.

-Mà tại sao nó (Putin) đương không xua quân đi đánh Ukraine vậy?

-Thì nó ôm mộng bành trướng chứ sao! Y như thằng Tập nuôi mộng xâm lược Đài Loan vậy.

-Tui nói thiệt. Tụi cộng sản là một giuộc. Cộng sản Việt Nam cũng vậy, tàn ác với dân không thể tưởng. Mà lại hèn với giặc, coi thằng Putin, thằng Tập như ông cố nội mình vậy…

-Nói đến chiến tranh thấy thương quá. Tui nhớ cảnh chạy giặc hồi 75. Lúc đó nhà tui ở Ban Mê Thuột. Nghe ông Thiệu nói “tái phối trí”, tức là bỏ Trung phần với Cao nguyên, tôi thúc cả nhà chạy vào Sài Gòn. Chỉ ôm theo được vài bộ đồ. Nhà cửa tài sản bỏ hết. Trên đường đi, xác nằm la liệt. Con nít ôm xác mẹ khóc. Vợ ôm xác chồng. Chua xót không biết bao nhiêu mà nói. Dân Ukraine bây giờ cũng vậy chứ gì. Súng đạn ầm ầm ai mà không sợ…

Hàng đoàn người bồng bế nhau chạy đến chuyến tàu lửa lên Kyiv, khi quân Nga tấn công Bucha và Irpin; Irpin, Ukraine, ngày 4 Tháng Ba (ảnh: Chris McGrath/Getty Images)

Nghe các chú nói chuyện, tôi thấy ký ức chiến tranh vẫn còn in đậm trong họ. Ai ai cũng ngao ngán chiến tranh. Thắng hay bại, tung hô hay lầm lũi quay lưng, thì những đổ nát, những cái chết thương tâm của dân thường lẫn binh lính hai bên, sự ray rứt nhớ thương người thân nằm xuống trong đám tro tàn, rồi những cuộc di tản tỵ nạn ồ ạt…, tất cả đều là những hình ảnh kinh khiếp.

-Mẹ bà thằng Putin… Khi đứng dậy chào các chú ra về, tôi vẫn còn nghe vọng lại câu nói ấy. Chú ấy không chỉ tức giận với ông tổng thống Nga. Chú ấy tức giận vì bi kịch chiến tranh mà Putin mang đến cho Ukraine. Chú ấy tức giận vì Putin muốn thể hiện quyền lực của hắn cho thế giới bằng cách đếm xác con người…

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Mon Mar 07, 2022 2:31 pm

Hôm nay bận nhiều chuyện, cũng chỉ coi & nghe tóm tắt tình hình được mà thôi 😊

https://youtu.be/nLxtJpX53A4

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Mon Mar 07, 2022 2:46 pm

Mới đọc lướt qua thôi. Ông này ở Koeln, 1 thành phố lớn ở  Đức.

Ukraine chống trả Nga xâm lăng: 'Với tôi đây là cuộc chiến của lương tâm'


Nguyễn Xuân Thọ
Hiện sống tại Cologne, CHLB Đức
07.03.2022

Chụp lại video,
tên lửa Nga tiếp tục tấn công

Cuộc xâm lăng Ukraine của Vladimir Putin phát động ngày 24/02 đã thay đổi thế giới.

Mặc dù Putin coi đây là chiến dich quân sự để gìn giữ hòa bình, nhưng sự tàn bạo trong 12 ngày qua cho thấy đây là một cuộc chiến tranh tổng lực nhằm xóa bỏ một nhà nước, vẽ lại đường biên giới, chia lại lãnh thổ.

Chiến tranh thông tin và đe dọa bùng nổ nguyên tử

Khác với mọi cuộc chiến tranh vũ khí thông thường (conventional weapons), đây là cuộc chiến tranh công nghệ IT đầu tiên trong lich sử. Hai bên đang tìm cách đánh vào các trung tâm dữ liệu và mạng của nhau. Trong lĩnh vực này Ukraine không thua kém Nga như tương quan về quân đội và vũ khí nặng.

Đáng sợ nhất là cuộc chiến tranh mang dấu hiệu về nguy cơ hạt nhân. Không nói đến những lời đe dọa dùng bom hạt nhân của Putin, việc quân Nga chiếm giữ khu vực nhà máy điện hạt nhân Chernobyl và đang tiến đến các nhà máy khác của Ukraine khiến cả nhân loại lo sợ. Năng lượng hạt nhân chiếm 52% tổng sản lượng điện lực của Ukraine với 16 lò phản ứng lắp đặt trong bốn nhà máy.

Hôm 04/03 nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu ở Zaporizhzhia đã bị tấn công. Người ta không chỉ lo sợ vì Putin đang hành động như một kẻ mất trí, mà vì kẻ mất trí đó đang kiểm soát một thể chế độc tài, và không ai quanh ông ta dám hé môi khuyên can.

Mục tiêu đánh nhanh thắng nhanh của Putin càng xa vời thì viễn cảnh thảm họa hạt nhân càng trở nên nhãn tiền. Để diệt kẻ thù ở Chechnya hay Syria, Putin đã hủy diệt các thành phố Grozny, Aleppo, Holms cùng hàng trăm ngàn dân thường.

Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Pháp Macron hôm 03/03, Putin đe dọa: "Điều tồi tệ nhất còn ở trước mắt".

Trong mọi cuộc chiến, hai bên đều phát động chiến tranh tâm lý, nhưng chiến tranh Ukraine là cuộc chiến truyền thông ở mức độ khác thường.

Xin nhắc lại, vào tháng 8/1965, Mỹ đổ quân vào Đà Nẵng, bắt đầu trực tiếp tham chiến ở Nam Việt Nam nhưng phải hai năm sau, phong trào phản chiến ở Mỹ mới phát triển và năm 1968, những hình ảnh của cuộc chiến thảm khốc mới tạo ra làn sóng phản đối của thanh niên toàn châu Âu.

Ngày đó nhân loại chưa có khái niệm về live stream, hay photoshoping. Mỗi đoạn phim từ mặt trận mất vài ngày mới lên được sóng TV ở Mỹ. Người miền Bắc chờ cả mấy tháng sau mới xem được những thước phim vượt Trường Sơn.

Còn ngày nay, bom đạn của Putin vừa dội xuống các thành phố Ukraine rạng sáng 24/02, chỉ mấy phút sau cả thế giới thấy những video live từ các mặt trận. Những người lính Nga trước khi chết còn kịp nhắn tin cho mẹ ở xa hàng ngàn cây số.

Trên mạng xã hội tràn ngập tin tức, thật giả lẫn lộn. Cả hai bên đều sử dụng lợi thế của Internet để tuyên truyền cho mình. Đáng nói là Internet của Ukraine vẫn hoạt động tốt, ngay khi bom nổ gần nơi người được phỏng vấn và được Starlink của Elon Musk hỗ trợ.

Chính quyền ba phải và hai phe 'quyết chiến trên mạng xã hội'

Mạng xã hội Việt tràn ngập các ý kiến và tin tức về cuộc chiến này. Trong khi chính phủ Việt Nam chỉ tuyên bố ba phải, không lên án ai, không ủng hộ ai thì dân chúng và giới tinh hoa Việt chia thành hai phe đánh nhau trên mạng.

Tôi không thể biết tỷ lệ trên toàn mạng, nhưng phần đông những người bạn Facebook của tôi đứng về phía dư luận toàn cầu, phản đối Putin xâm lược và ủng hộ nhân dân Ukraine đang bảo vệ quyền tự quyết của mình.

Ngược lại cũng có những ý kiến, chủ yếu của các bậc được học hành, thuộc tầng lớp tinh hoa đứng về phía Putin, coi việc ông ta đem quân sang Ukraine là để bảo vệ nước Nga trước đe dọa của Nato.

Tin giả và sự cường điệu tràn ngập cả hai phe

Bên này ca ngợi tinh thần chiến đấu của người dân Ukraine bằng hình ảnh của các nữ binh xinh đẹp, của các câu chuyện tình lãng mạn. Họ chế nhạo những cái chết thảm khốc của lính Nga, trong khi những thanh niên mặt còn bụ sữa này bị đẩy vào chỗ chết là nỗi đau bất tận của các bà mẹ Nga. Họ lạc quan tiên đoán thất bại nay mai của Putin bởi hình ảnh các đoàn xe tăng Nga cháy trụị.

Thực tế là sau những tổn thất của 8 ngày đầu, quân Nga đang thận trọng tiến chậm lại để đảm bảo khâu tiếp tế. Putin sẽ dần tung hết lực lượng dự trữ cho chiến dịch này đang còn nằm ở bên kia biên giới, quyết bao vây các thành phố lớn. Nếu cần Putin sẽ đưa thêm hàng trăm ngàn quân nữa sang.

Mục tiêu hủy diệt còn ở phía trước, tiềm lực chiến tranh của Putin còn nhiều.

Phe ủng hộ Putin thì luôn tung ra lập luận: "Ukraine vì theo Phương Tây mà buộc Nga phải đánh để bảo vệ an ninh của mình". Người hung hăng thì chế nhạo Zelenskyi là thằng hề bù nhìn của Mỹ, so sánh chế độ của Ukraine với Khmer Đỏ đáng bị xóa sổ. Người mềm dẻo hơn thì phán là chiến tranh" luôn do cả hai bên", là Zelenskyi "cũng có lỗi vì không khéo léo với Putin".

Họ bênh vực việc Putin coi Ukraine là "đe dọa nước Nga" và quyết "phi quân sự hóa" nước này trong khi quân đội Ukraine không có nổi một cuộc phản kích nào bằng pháo binh, tên lửa hoặc không quân vào các căn cứ của Nga bên kia biên giới.

Hải quân Ukraine hầu như không hoạt động. Thực tế, quân đội Ukraine so với Nga chỉ là một quân đội du kích. Cho đến nay họ chống cự được với đại quân Nga chính nhờ chiến thuật du kích, bởi lòng yêu nước và tinh thần dũng cảm.

Ai đó ủng hộ Putin xóa bỏ "chế độ phát-xít Ukraine" mà không biết rằng, chỉ riêng việc "anh hề" Zelenskyi được bầu làm tổng thống trong một cuộc bầu cử đa đảng, và việc chuyển giao quyền lực một cách êm đẹp từ cựu tổng thống Poroschenko, một nhà tài phiệt, đã chứng tỏ nền dân chủ bám rễ chắc ở đó.

Trong khi đó, Putin cầm quyền từ 2000 đến nay, đã có lúc phải giả vờ làm thủ tướng để lách hiến pháp, rồi thay đổi hiến pháp để có thể cầm quyền suốt đời.

Nhà sử học Mỹ Timothy Snyder từng nói: "Bước chuyển sang chủ nghĩa chuyên quyền cực hữu có lẽ là bậc thang cuối cùng của Chủ nghĩa Cộng sản" - dù mới nghe có vẻ rất quái gở.

Chủ nghĩa chuyên quyền cực hữu chính là một hiện thân của chủ nghĩa phát-xít. Tập Cận Bình đã xây dựng chế độ này ở Trung Quốc nhưng chưa ra tay. Putin đã ra đòn trước.

Hệ quả không ngờ với EU và Nato

Hành động này khiến Nato và EU đang chia rẽ bỗng đoàn kết lại. Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ và Orban của Hungary, vốn bị coi là hai tay trong của Putin ở Nato và EU cũng phải lên án cuộc xâm lăng.

Hai phe Dân Chủ và Cộng Hòa ở Mỹ bỗng đồng thanh vỗ tay diễn văn của ông Biden về thái độ của Mỹ. Các ngân hàng Thụy Sỹ bỏ nguyên tắc trung lập từ hàng trăm năm nay để tham gia vào cuộc cấm vận các ngân hàng Nga...

Chỉ năm ngày sau khi Putin tấn công Ukraine, giới chính trị Đức, cả tả lẫn hữu cùng nhất trí rũ bỏ chiếc áo "Vì quá khứ quân phiệt nên phải hòa bình" mà họ nấp trong đó lâu nay. Đức tuyên bố cung cấp ngay vũ khí 'made in Germany' cho Ukraine và nâng ngân sách quốc phòng lên 100 tỷ Euro (tức là 2,6% của 3800 tỷ EUR GDP).

Nghị sỹ QH Đức Gregor Gysi, người được coi như lãnh tụ của cánh tả, xưa nay vẫn bênh vực Putin, nay đã quay sang lên án Putin. Cựu thủ tướng Gerhard Schröder, bạn thân của Putin, có vị trí trong công ty dầu khí quốc gia Rosneft, đang bị dư luận Đức lên án vì không rời bỏ các chức vụ ở Nga. Câu lạc bộ bóng đá BVB Dortmund đã tước thẻ hội viên danh dự của Schröder. Liên đoàn bóng đá Đức và ngay cả đảng SPD đã ra tối hậu thư cho kẻ ngậm miệng ăn tiền này.

NGUỒN HÌNH ẢNH,LONG VO
Chụp lại hình ảnh,
Chùa Nhân Hòa gần Warsaw đón người Việt tỵ nạn chiến tranh từ Ukraine chạy sang Ba Lan

Ví dụ của Đức và muôn vàn ví dụ nữa, từ thể thao, nghệ thuật, kinh doanh… cho thấy cuộc chiến tranh Ukraine còn là cuộc chiến tranh của lương tâm, của cái thiện chống cái ác.

Trong người Việt với nhau, tôi thấy các lý lẽ về dân chủ, về Nato, về lịch sử nước Nga/Ukraine về xung đột lãnh thổ thời Liên Xô khó có thể thống nhất được, vì đó là tùy vào mức độ nhận thức, là lý trí.

Con người ngoài lý trí còn có lương tâm. Người lương thiện không thể bênh vực việc dùng bom đạn tàn phá một nước không hề và cũng không bao giờ đủ sức đe dọa mình. Lương tâm trong lành không thể bênh vực các cuộc ném bom vào dân thường.

Việc một quốc gia lựa chọn thể chế cũng giống như con người ta lựa chọn lối sống.

Nếu ông bố chỉ vì sợ con mình cũng bị lây thị hiếu nhạc rock và ăn mặc diêm dúa của con nhà hàng xóm thì nên đóng cửa lại và dạy con mình trò khác, "bản sắc dân tộc" hơn. Nhưng nếu lấy cớ "Chơi với Tây là đe dọa tao" để tràn sang đốt nhà và tàn sát gia đình hàng xóm thì đó là tội ác. Tôi tin rằng người có lương tâm phải biết phân biệt thiện-ác, bất kể tội ác xảy ra ở đâu.

Bài đã đăng trên Facebook cá nhân của tác giả Nguyễn Xuân Thọ ở Cologne, Đức hôm 04/03.


Last edited by LDN on Mon Mar 07, 2022 4:18 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by Xin lỗi chị Mon Mar 07, 2022 3:06 pm

Em đăng lộn bài.
Anonymous

Xin lỗi chị
Guest


Back to top Go down

New DELETE@

Post by LDN Mon Mar 07, 2022 4:38 pm

Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024 - Page 9 3507324239

Dzui, thiên hạ làm hề dzui, chứ 0 phải nói chiến tranh dzui.


Last edited by LDN on Mon Mar 07, 2022 6:16 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by Xin lỗi chị Mon Mar 07, 2022 4:56 pm

Em đăng lộn bài
Anonymous

Xin lỗi chị
Guest


Back to top Go down

New DELETE@

Post by LDN Mon Mar 07, 2022 5:01 pm

Chị đợi khi nào em hiểu chị nói gì thì mình nói tiếp.

Chị nhẫn nại lắm 😆

Em velo tội nghiệp của chị Blow Kiss


Last edited by LDN on Mon Mar 07, 2022 6:16 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New MJuFQMEbDr

Post by Xin lỗi chị Mon Mar 07, 2022 5:19 pm

Em ngu nên giấu đầu lòi đuôi. Xin lỗi chị

Anonymous

Xin lỗi chị
Guest


Back to top Go down

New DELETE@

Post by LDN Mon Mar 07, 2022 5:23 pm

Uhuh, em biết điều như vậy chị thấy ok😆 em 0 phải velo nhưng cũng đâu đó cùng niveau Lol

Em đi về nhà trẻ là đúng đó, khi không chui dzô forum tin tức bài nói về chiến tranh nói nhăng nói cuội. 0 thích đọc thì dzô forum truyện con nít, truyện tranh mà coi. Dzô duyên Lol

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Tue Mar 08, 2022 3:59 pm

Đại (bại) tướng Sergei Shoigu

Mỹ Anh
7 tháng 3, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu (ảnh: Gavriil Grigorov\TASS via Getty Images)
Nhân vật khiến Vladimir Putin thất vọng nhất hẳn là Đại tướng-Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu. Không ai có thể biết kế hoạch hành quân và tác chiến của Sergei Shoigu (trừ bộ sậu thân tín Putin và cá nhân Putin) nhưng quân đội Nga vẫn chưa thể bẻ gãy sức kháng cự phòng thủ Ukraine… Vài viên tướng Nga thậm chí đã tử trận…

Thiếu tướng Andrei Sukhovetsky, 47 tuổi, chỉ huy trưởng Sư đoàn Dù số 7 của Nga và là Phó tư lệnh Quân đoàn vũ trang liên hợp số 41, được xác nhận đã tử trận. Sukhovetsky là quan chức quân sự cấp cao nhất của Nga thiệt mạng trong cuộc chiến xâm lược Ukraine tính đến nay. Hai sĩ quan cao cấp khác, một sư đoàn trưởng và một trung đoàn trưởng, cũng thiệt mạng. Cho dù Nga thắng ở Ukraine hay không, chiến lược ban đầu của Shoigu nhằm lật đổ chớp nhoáng chính phủ Ukraine với tổn thất tối thiểu đã hoàn toàn thất bại. Sau 11 ngày chiến đấu, quân đội Nga không chiếm được thành phố lớn nào và còn gánh chịu tổn thất nặng. Ukraine được sự ủng hộ toàn cầu trong khi các lệnh trừng phạt phương Tây đang thổi những trận bão dữ dội tàn phá kinh tế Nga.

Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu, 66 tuổi, là một trong những cận thần trung thành số một của Putin. Xuất thân là kỹ sư xây dựng, Shoigu bắt đầu sự nghiệp khi làm người đứng đầu cơ quan quản lý khẩn cấp ngay trước khi Liên Xô sụp đổ. Ông đã đi khắp nước Nga để giải quyết vô số cuộc khủng hoảng vào thời gian này. Shoigu được người dân tín nhiệm lẫn tín cẩn trong chính trường. Luôn tỏ ra trung thành với Putin, Sergei Shoigu được bổ nhiệm Bộ trưởng Quốc phòng năm 2012.

Mùa Thu 1993, hai năm sau khi Liên Xô tan rã, vua pop Michael Jackson lần đầu tiên có mặt ở Moscow. Buổi biểu diễn ngày 15 Tháng Chín 1993, một phần trong chương trình lưu diễn Dangerous Tour, là một trong những buổi biểu diễn đầu tiên của Mỹ được phát sóng trên kênh truyền hình MTV Nga. Lúc ấy, người dân bắt đầu được tự do tiếp cận các hoạt động giải trí nhưng nước Nga thời hậu Liên Xô vẫn quay cuồng với thuế khóa nặng, tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt và vô số ngành công nghiệp sụp đổ. Tình trạng bất ổn dân sự diễn ra trong nhiều tháng sục sôi cuối cùng biến thành làn sóng chống đối không lâu khi Micheal Jackson rời Moscow.

Yeltsin bị phản đối bởi một nhóm tinh hoa quyền lực dẫn đầu bởi Alexander Rutskoy, một cựu phi công chiến đấu, từng phục vụ quân đội Nga thời Liên Xô chiếm đóng Afghanistan. Kiệt sức sau cuộc chiến kéo dài với phe Đối lập, Yeltsin giải tán cả hai viện Quốc hội. Hành động này gây ra cuộc đụng độ tóe lửa giữa những người ủng hộ Yeltsin và phe Đối lập do Rutskoy lãnh đạo. Yeltsin ra lệnh đàn áp. Chính Sergey Shoigu và lực lượng an ninh của mình đã đối đầu những người biểu tình chống Yeltsin và các nhà lập pháp trong sự kiện chấn động ngày 4 Tháng Mười 1993…

Quân đoàn Cứu hộ Nga được thành lập vào năm 1990 với Sergei Shoigu làm sếp lúc ấy không khác gì một lực lượng dân quân vũ trang (sau được đổi tên thành Bộ tình huống khẩn cấp). Nhờ vai trò bảo vệ Boris Yeltsin trong cuộc chính biến Tháng Mười 1993, uy tín chính trị Sergei Shoigu tăng mạnh. Gia đình Sergei Shoigu trước đó vốn thân với Yeltsin. Xuất thân từ Tuva, khu vực phía Nam Siberia và gần Mông Cổ, cha của Shoigu (Kozhuget Shoigu) và Boris Yeltsin từng có mối quan hệ làm ăn thời Liên Xô…

Sergei Shoigu và Tổng thống Syria Bashar al-Assad (ảnh: Vadim Savitsky\TASS via Getty Images)

Cuối thập niên 1990, ghế tổng thống của Yeltsin ngày càng bị đe dọa. Nhiều nhân vật chính trị sừng sỏ ra mặt đối đầu Yeltsin, trong đó có Yevgeny Primakov (thủ tướng từ 1998-1999) và Thị trưởng Moscow Yuri Luzhkov. Để chống lại thành phần đối lập, Đảng Thống nhất được thành lập vào Tháng Chín 1999, với sự ủng hộ của Tổng thống Yeltsin và Thủ tướng Vladimir Putin. Nhân vật lãnh đạo Đảng Thống nhất không ai khác hơn là Sergei Shoigu! Vào ngày cuối cùng của thế kỷ 20, Yeltsin đột ngột tuyên bố từ chức. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2000, Đảng Thống nhất của Sergei Shoigu ủng hộ Vladimir Putin làm ứng cử viên tổng thống. Từ đó, Sergei Shoigu trở thành cánh tay đắc lực của Putin…

10 năm qua từ khi ngồi ghế Bộ trưởng Quốc phòng, Sergei Shoigu nỗ lực nâng cấp quân đội Nga. Mỗi đầu năm, người ta thấy Shoigu tổ chức phô diễn các loại vũ khí thế hệ mới trên Quảng trường Đỏ. Chiến tích đầu tiên của Shoigu là Crimea vào năm 2014, khi ông chiếm bán đảo này bằng lực lượng đặc nhiệm tấn công vào ban đêm. Nhóm lính thiện chiến dễ dàng tiếp quản các tòa nhà chính phủ. Đây là đòn “trả thù” Ukraine khi một tháng trước đó họ lật đổ Tổng thống thân Nga Viktor Fedorovych Yanukovych.

Năm sau, 2015, Shoigu tiếp tục biểu thị sức mạnh quân đội Nga khi ra tay bảo vệ Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Uy tín Sergei Shoigu lên như diều gặp gió và Bộ Quốc phòng có tiếng nói mạnh hơn cả Bộ Ngoại giao. Sergey Radchenko, giáo sư Trường Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp Johns Hopkins, nói rằng: “Shoigu từ lâu được coi là người kế vị có nhiều khả năng nhất nếu Putin qua đời”.

Shoigu đã giúp nâng cao hình ảnh và “hệ tư tưởng” của Putin, đối đầu với phương Tây bằng lá bài cổ xúy chủ nghĩa dân tộc. Putin hài lòng với những gì Sergei Shoigu làm, từ việc thay đổi thiết kế quân phục để giống mẫu quân phục từng được Joseph Stalin đề xuất để kỷ niệm chiến thắng của Liên Xô trong Thế chiến thứ hai, đến việc tổ chức lễ an táng lính Nga trong Nhà thờ Chính của Lực lượng Vũ trang Nga, nơi sàn nhà được làm từ xác nấu chảy của xe tăng Đức. Dmitry Adamsky, giáo sư và chuyên gia về quân sự Nga tại Đại học Reichman, Israel, nhận định: Shoigu hiểu rõ những luồng gió chính trị có thể thổi theo cách nào và rất giỏi trong việc lặp lại những giá trị mà Putin thấy là quan trọng.

Bộ Quốc phòng thời Sergei Shoigu là nơi chuyên sản xuất video tuyên truyền, dùng drone quay cảnh chiến thắng hoành tráng của quân đội Nga tại Syria. Kênh truyền hình Ngôi sao Đỏ của quân đội cũng thường chiếu cảnh ngài bộ trưởng thân chinh đến thăm lính Nga tại các căn cứ Trung Đông và Bắc cực… Quân đội thời Sergei Shoigu còn được sử dụng để trấn áp bất kỳ ai chống đối Putin. Và quân đội của Sergei Shoigu cũng là “sân sau” cho các hợp đồng quân sự mờ ám. Shoigu đã ký nhiều hợp đồng với Yevgeny Prigozhin, một doanh nhân có quan hệ với Điện Kremlin, người điều hành ngân hàng cho một công ty quân sự tư nhân của Nga có tên Wagner. Wagner từng phối hợp với quân đội Nga tại điểm nóng Syria, và Bộ Quốc phòng đã thưởng cho Prigozhin các hợp đồng cung cấp lương thực.

Tuy nhiên, với cục diện Ukraine, hào quang Sergei Shoigu đang tan nhanh hơn khói thuốc súng. Đại tướng Sergei Shoigu trở thành “bại tướng”. Việc quân đội Nga không “luộc” nhanh được Ukraine cho thấy kịch bản chiến tranh của Sergei Shoigu lộ ra nhiều lỗ hổng toang hoác, từ hậu cần kém, sai sót và nóng vội trong phác thảo chiến lược, đến việc lính tráng không được chuẩn bị kỹ… Điều đó cho thấy thêm rằng bất kỳ chiến thắng quân sự nào nếu đạt cũng vô cùng tốn kém và sự chiếm đóng khó có thể duy trì. Michael Kofman, Giám đốc nghiên cứu về Nga tại CAN (Center for Naval Analyses; Arlington, tiểu bang Virginia), nói rằng, Sergei Shoigu, “về cơ bản, đã ném quân đội Nga vào một thảm họa”.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Tue Mar 08, 2022 4:06 pm

Kinh tế Nga – tan nát “lục phủ ngũ tạng”!

Mỹ Anh
7 tháng 3, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Moscow nghẹt thở với dày đặc an ninh để chuẩn bị cho làn sóng biểu tình dữ dội có thể xảy ra; Moscow, ngày 6 Tháng Ba 2022 (ảnh: Stringer/Anadolu Agency via Getty Images)

Bất luận chiến cuộc Ukraine như thế nào, Vladimir Putin cũng đang đưa nước Nga đến một thảm họa kinh tế chưa từng có đối với một quốc gia từ sau Thế chiến thứ hai đến nay. Cuộc chiến không tiếng súng này mới là cuộc chiến đặc biệt nghiêm trọng – một cuộc chiến mà tử thi không phải là xác lính Nga mà là những cú đòn cực nặng gây tổn thất cho “lục phủ ngũ tạng” nước Nga…

Xe hơi

Ford Motor Co. đã đình chỉ liên doanh với đối tác Sollers của Nga và tạm dừng bán hàng cho thị trường nước này. Volkswagen cũng đình chỉ sản xuất tất cả loại xe tại các nhà máy của họ ở Nga. Ngoài việc ngừng hoạt động hai nhà máy, VW cho biết họ cũng ngừng xuất khẩu xe sang Nga. Năm ngoái, thương hiệu VW đã giao 216,000 xe cho khách hàng Nga, chiếm khoảng 2.4% doanh số bán hàng trên toàn thế giới của công ty. Toyota Motor Corp cho biết họ sẽ tạm ngừng sản xuất tại Nga cho đến khi có thông báo mới. Toyota sản xuất các mẫu sedan Camry và RAV4 tại nhà máy ở St.Petersburg với sản lượng 80,000 xe mỗi năm. Toyota cũng sẽ ngừng bán xe nhập khẩu tại Nga.

Hàng không

Boeing đã đình chỉ việc cung cấp phụ tùng và dịch vụ bảo trì cho các hãng hàng không Nga cũng như tạm dừng toàn bộ hoạt động ở Moscow. Airbus ngừng cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng tại Nga. Nhà sản xuất máy bay này đã ngừng cung cấp phụ tùng thay thế cho các hãng hàng không Nga. Trong số nhà khai thác Airbus ở Nga, có ba hãng lớn nhất: Aeroflot-Russian Airlines, S7 Airlines và Rossiya Airlines.

Đoàn người xếp hàng rút đôla Mỹ tại một trạm ATM trên đường Tverskaya; Moscow, ngày 3 Tháng Ba (ảnh: Vlad Karkov/SOPA Images/LightRocket via Getty Images)

Tư vấn

Accenture PLC đã ngừng toàn bộ hoạt động kinh doanh (với 2,300 nhân viên) ở Nga. McKinsey & Co. và Boston Consulting Group cũng tương tự. Bốn công ty kế toán, mệnh danh “the Big Four” – Deloitte, Ernst & Young, KPMG và PricewaterhouseCoopers – cắt đứt các hoạt động tại Nga, tạm chia tay với các doanh nghiệp mà họ đã xây dựng trong nhiều thập niên với số nhân viên hơn 15,900 người.

Hàng tiêu dùng

Smirnoff Vodka và nhà sản xuất Guinness Diageo PLC đình chỉ xuất khẩu sang Ukraine và Nga.

Năng lượng

Tập đoàn năng lượng khổng lồ BP của Anh cho biết sẽ rút gần 20% cổ phần trong nhà sản xuất dầu Rosneft do chính phủ Nga kiểm soát. Exxon Mobil Corp. tạm dừng hoạt động tại một dự án dầu khí trị giá hàng tỷ đôla ở Nga và sẽ không đầu tư thêm vào Nga. Gã khổng lồ dầu mỏ của Mỹ cho biết họ chuẩn bị ngừng sản xuất từ ​​dự án Đảo Sakhalin ở vùng Viễn Đông thuộc Nga. Exxon sở hữu 30% cổ phần trong dự án, cùng với Rosneft, Sodeco của Nhật và ONGC Videsh của Ấn. Shell PLC sẽ rút khỏi liên doanh với tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga và chấm dứt tham gia dự án đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Nord Stream 2 mà công ty đã hỗ trợ tài chính.

IKEA quyết định ngưng mọi hoạt động tại Nga (ảnh: Pavel Pavlov/Anadolu Agency via Getty Images)

Tài chính

Visa Inc. và Mastercard Inc. tạm ngừng các hoạt động tại Nga. Điều đó có nghĩa người nước ngoài sẽ không thể sử dụng thẻ Visa hoặc Mastercard để mua hàng trong nước Nga, dù trực tuyến hay trực tiếp. Chủ thẻ Nga vẫn có thể sử dụng thẻ để mua hàng ở Nga, nhưng giao dịch của họ sẽ được thực hiện qua các mạng khác, chủ yếu qua Mir, hệ thống thanh toán nội địa của Nga. American Express Co. cắt dịch vụ tại Nga. Công ty cho biết thẻ AmEx được phát hành trên toàn cầu sẽ không hoạt động tại hệ thống cửa hàng bán lẻ hoặc máy ATM ở Nga, và thẻ do các ngân hàng Nga phát hành sẽ không hoạt động bên ngoài nước Nga dù dùng mạng AmEx. PayPal Holdings Inc. tạm ngừng hoạt động ở Nga, cũng như dịch vụ chuyển tiền quốc tế Xoom.

Phương tiện truyền thông

Một số hãng phim lớn nhất Hollywood, trong đó có Walt Disney Co. và Warner Bros., hoãn việc phát hành một số bộ phim theo kế hoạch. Netflix Inc. tạm ngừng dịch vụ ở Nga, nơi họ ra mắt cách đây chưa đầy một năm. Một trong những phim dự kiến chiếu tại Nga của Warner là The Batman.

Bán lẻ

IKEA đang đóng cửa tất cả cửa hàng của họ ở Nga, ngừng sản xuất tại nước này cũng như tạm dừng mọi hoạt động xuất nhập khẩu đến và đi từ Nga và Belarus. Nike Inc. tạm đóng cửa các cửa hàng mà họ sở hữu ở Nga. Có khoảng 116 cửa hàng Nike ở Nga.  Chủ sở hữu H&M, H&M Hennes & Mauritz AB, cho biết họ tạm dừng mọi hoạt động bán hàng tại Nga. Nhà bán lẻ thời trang Thụy Điển này có khoảng 4,800 cửa hàng trên toàn cầu, trong đó chừng 170 cửa hàng ở Nga, nơi là thị trường lớn thứ sáu của H&M và đóng góp 3.6% doanh số của tập đoàn trong quý gần đây nhất. Công ty mẹ của nhà bán lẻ T.J. Maxx (TJX Cos) cho biết họ có kế hoạch loại bỏ Familia – chuỗi bán lẻ của Nga. TJX Cos đã trả $225 triệu để mua 25% cổ phần Familia vào năm 2019.

Vận chuyển và hậu cần

FedEx Corp. và United Parcel Service Inc. đã đình chỉ các chuyến hàng vào Nga. Hai đại gia vận tải biển có trụ sở tại Mỹ trước đó đã cắt các chuyến hàng đến và đi từ Ukraine. Hiện tại, cả hai đều tạm ngừng giao các chuyến hàng đến Nga. UPS cho biết các gói hàng trên đường đến Nga và Ukraine sẽ được trả lại miễn phí cho người gửi, nếu có thể. Các nhà khai thác tàu container lớn nhất thế giới – A.P. Moller-Maersk A/S và Công ty Vận tải biển Địa Trung Hải – cho biết họ tạm ngừng dịch vụ đến các cảng của Nga. Maersk tạm dừng nhận đơn hàng mới đến Nga.

Công nghệ

Apple Inc. ngưng bán iPhone và các sản phẩm khác ở Nga cũng như tạm dừng tất cả đơn hàng xuất khẩu cung cấp cho các kênh bán hàng của họ tại Nga. Apple đang hỗ trợ các nỗ lực nhân đạo, viện trợ cho người tị nạn… Hai ứng dụng tin tức RT News và Sputnik News đã bị lột khỏi App Store của Apple bên ngoài Nga. Dịch vụ Apple Pay bị giới hạn ở Nga. Apple cũng vô hiệu hóa bản đồ của họ ở Ukraine. Google đình chỉ tất cả quảng cáo ở Nga; đồng thời chặn quyền truy cập của hãng tin nhà nước RT và Sputnik của Nga ở châu Âu. Facebook Meta Platforms Inc tạm thời dừng việc chạy quảng cáo nhắm đến người dùng ở Nga và sẽ không chạy quảng cáo từ các nhà quảng cáo ở Nga.

Samsung tạm dừng các chuyến hàng đến Nga. Samsung là thương hiệu điện thoại thông minh bán chạy hàng đầu tại Nga, chiếm khoảng 30% thị phần. Samsung cũng bán chất bán dẫn và nhiều thiết bị điện tử tiêu dùng ở Nga. TikTok cho biết tạm ngừng cho tải lên video mới và phát trực tiếp từ Nga.

Spotify đóng cửa văn phòng ở Nga “vô thời hạn” và hạn chế các chương trình “thuộc sở hữu và điều hành của các phương tiện truyền thông nhà nước Nga”. Roku, một công ty bán thiết bị cho phép người dùng truyền nội dung qua internet, đã loại hãng tin RT trên toàn thế giới. Microsoft tạm ngừng tất cả hoạt động bán sản phẩm và dịch vụ tại Nga.

_____________

Danh sách trên chỉ liệt kê một số tập đoàn khổng lồ. Còn vô số công ty nhỏ khác không thể kể kết… Và đó chỉ mới là phản ứng ban đầu, tính đến hôm nay, ngày 7 Tháng Ba 2022.


_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Tue Mar 08, 2022 4:45 pm

Khủng hoảng Ukraine: Thêm các tập đoàn rút đi hoặc dừng kinh doanh tại Nga

Michael Race & Lucy Hooker
Phóng viên Kinh doanh, BBC News
7 tháng 3 2022

Khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ tại Liên Xô cách đây hơn 30 năm thì các tập đoàn phương Tây là những người đầu tiên chen chân vào Nga.

Khi đó sự xuất hiện của Coca-Cola và McDonald's tượng trưng cho sự khởi đầu một kỷ nguyên mới. Người tiêu dùng Nga cũng nhiệt tình với quần jeans Levi's và hàng hóa cao cấp.

Sau khi Tổng thống Nga Putin tuyên bố một cuộc chiến tranh nhằm vào Ukraine thì một số tập đoàn bao gồm Apple, Jaguar Land Rover, H&M và Burberry tuyên bố dừng hoạt động tại Nga.

Thế thì tại sao một số khác vẫn còn giữ im lặng?

Dầu khí
Một dàn khoan dầu khí của hãng Rosneft tại vịnh Khatanga (Nga)
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Một dàn khoan dầu khí của hãng Rosneft tại vịnh Khatanga (Nga)

Khi cuộc chiến tại Ukraine bùng phát thì tập đoàn năng lượng BP đã chịu sức ép ngay lập tức. BP sở hữu 20% cổ phần trong gã khổng lồ Rosneft của Nga nhưng chỉ trong vài ngày sau đó đã tuyên bố bán khoản đầu tư này.

Động thái này theo sau các tuyên bố từ Shell, ExxonMobil và Equinor cắt các khoản đầu tư tại Nga theo sau áp lực từ các cổ đông cũng như từ chính phủ và công chúng.

Giá trị các cổ phần này có tầm quan trọng đối với tập đoàn năng lượng như BP khi chiếm đến 1/5 lợi nhuận của hãng trong những năm gần đây.

Shell có thể mất đến 3 tỉ đôla khi rút khỏi liên doanh với Gazprom.

Theo Russ Mould, Giám đốc đầu tư tại AJ Bell thì các tập đoàn muốn được nhìn nhận đang "làm điều đúng đắn".

Trong khi đó Total Energy nói sẽ không tài trợ dự án mới nào tại Nga thế nhưng không giống các tập đoàn chung ngành khác, Total Energy không có kế hoạch bán những khoản đầu tư hiện có.

Giải trí
Turning Red của Pixar sẽ không được công chiếu tại Nga
NGUỒN HÌNH ẢNH,DISNEY
Chụp lại hình ảnh,
Turning Red của Pixar sẽ không được công chiếu tại Nga

Các fan điện ảnh ở Nga giờ đây không thể xem bom tấn The Batman của Warner Bros khi hãng tuyên bố ngừng công chiếu tại Nga.

Disney và Sony cũng hủy bỏ kế hoạch công chiếu Turning Red và bom tấn siêu anh hùng Morbius từ vũ trụ điện ảnh Marvel.

Netflix, vốn là thành viên mới gia nhập hoạt động kinh doanh tại Nga đã ngưng các dịch vụ tại Nga và dừng "tất cả dự án tương lai".

Tất cả các công ty cho biết quyết định đã dựa trên "một cuộc khủng hoảng nhân đạo" tại Ukraine hơn là do các lệnh trừng phạt được áp đặt lên Moscow.

Các quyết định sẽ phát đi chung một thông điệp về sự cô lập về mặt văn hóa đối với Moscow, Susannah Streeter, nhà phân tích từ Hargreaves Lansdown nói.

Công nghệ
Tất cả cửa hàng của Apple đã dừng hoạt động tại Nga
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Tất cả cửa hàng của Apple đã dừng hoạt động tại Nga

Samsung, nhà cung cấp điện thoại thông minh hàng đầu tại Nga, hơn cả Xiaomi và Apple sẽ dừng việc vận chuyển sản phẩm Nga nhưng chưa rõ liệu các cửa hàng của Samsung sẽ đóng cửa hay không.

Có thông tin Phó Thủ tướng Ukraine Mykhailo Fedorov đã kêu gọi Samsung tạm ngừng cung cấp dịch vụ và sản phẩm đến Nga.

Apple cũng ngưng bán sản phẩm tại Nga, hạn chế các dịch vụ khác như Apple Pay và Apple Maps. Các cửa hàng của Apple cũng đã đóng cửa.

Chris Weafer, Giám đốc công ty tư vấn Macro-advisory Limited nói, "Các công ty không muốn dính dáng với chế độ tại Nga và những gì đang diễn ra tại Ukraine. Phần còn lại của thế giới quan trọng hơn."

Bên cạnh đó trước làn sóng tin giả, một số tập đoàn công nghệ đang hạn chế việc những hãng truyền thông liên quan đến Kremlin đăng tải thông tin trên nền tảng của mình.

Ví dụ như Facebook đã bị chặn tại Nga sau khi từ chối ngưng kiểm tra tin giả và dán nhãn các nội dung từ các cơ quan tin tức nhà nước.

Bán lẻ
Burberry in Red Square
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Inditex (Tây Ban Nha) chủ sở hữu 8 thương hiệu gồm Zara, Bershka, Stradivarius và Oysho đã đóng cửa tất cả 502 cửa hàng tại Nga...ảnh hưởng đến hơn 9.000 nhân viên.

Hãng nội thất Ikea của Thụy Điển cũng dừng hoạt động tại Nga, ảnh hưởng đến 17 cửa hàng mặc dù công ty mẹ vẫn giữ các trung tâm mua sắm Mega hoạt động.

Một thương hiệu nổi tiếng khác của Thụy Điển là H&M cũng ngưng hoạt động tại Nga, và theo đó là thêm nhiều thương hiệu khác.

H&M đã viện dẫn "những diễn biến bi kịch" tại Ukraine trong khi Nike thì đơn giản cho biết hiện thời không thể đảm bảo việc phân phối hàng hóa đến khách hàng tại Nga.

Nga hiện là thị trường bán lẻ lớn thứ 5 tại châu Âu trong năm 2021, với giá trị khoảng hơn 445 tỷ đôla. Một số thương hiệu có thể không muốn rũ bỏ tất cả và vẫn để mở khả năng quay trở lại vào một ngày nào đó.

Đó là lý do tại sao những nhà bán lẻ cao cấp như Burberry và Chanel chỉ nói "dừng" việc bán hàng và tạm thời đóng cửa các cửa hàng thay vì cùng rút việc kinh doanh khỏi Nga, theo Chris Weafer.

Hiện thời với các lệnh trừng phạt hạn chế các phương thức thanh toán, trao đổi ngoại tệ xuyên biên giới, thì sự bất ổn to lớn liên quan đến giá cả trong tương lai và sở thích của người tiêu dùng, bức tranh kinh doanh là "cực kỳ thách thức", Chris Weafer nói, và do đó việc quyết định dừng kinh doanh trở nên dễ dàng hơn.

Các lĩnh vực khác
Jaguar Land Rover nói dừng việc bán xe vì "những khó khăn trong giao dịch"
NGUỒN HÌNH ẢNH,PA MEDIA
Chụp lại hình ảnh,
Jaguar Land Rover nói dừng việc bán xe vì "những khó khăn trong giao dịch"

Jaguar Land Rover (JLR), General Motors, Aston Martin và Rolls-Royce là những tập đoàn sản xuất ô tô dừng việc cung cấp xe đến Nga vì cuộc chiến.

Ô tô là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu từ Anh Quốc đến Nga nhưng chỉ 1% xe của Anh được xuất sang Nga hồi năm ngoái.

Do đó bất kỳ quyết định ngừng xuất khẩu xe cũng sẽ không gây tổn thất lớn, theo nhà phân tích Russ Mould.

Một số hãng sản xuất khác như Volkswagen và BMW cũng đã dừng hoạt động sản xuất tại một số nhà máy ở châu Âu vì thiếu hụt linh kiện từ Ukraine.

Các tập đoàn thanh toán hàng đầu Visa, Mastercard, American Express và PayPal đã rút khỏi thị trường Nga để phản đối Ukraine.

PayPal dừng dịch vụ tại Nga nhưng cho biết sẽ ủng hộ việc rút khỏi kinh doanh "trong một khoảng thời gian".

Về lĩnh vực tư vấn tài chính, KPMG và PricewaterhouseCoopers LLP (PwC) ngày 06/03 cho biết không còn công ty thành viên ở Nga vì cuộc xâm lược nhằm vào Ukraine.

Ernst & Young (EY) nói sẽ tuân theo các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga nhưng không xác nhận liệu có ý định gắn kết thêm với bất kỳ khách hàng nào.

McKinsey thì cho biết không còn phục vụ cho bất kỳ "thực thể chính phủ nào tại Nga" và sẽ dừng hoạt động hiện tại với những thực thể nhà nước Nga.

Ai còn ở lại Nga?
M&S
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Marks & Spencer do một công ty Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu hiện có 48 cửa hàng tại Nga và vẫn mở cửa.

Tập đoàn sản xuất thuốc lá British American Tobacco đã dừng hoạt động tại Ukraine để đảm bảo "an toàn và phúc lợi" cho nhân viên thế nhưng vẫn duy trì hoạt động kinh doanh tại Nga.

British American Tobacco tuyên bố "sẽ luôn tuân thủ theo luật pháp sở tại và tất cả lệnh trừng phạt quốc tế".

Để đáp trả các lệnh trừng phạt từ phương Tây thì chính phủ Nga cũng đã cấm việc bán tài sản của Nga.

Ông Weafer tin rằng có thể các thương hiệu tiêu dùng lớn sẽ bày tỏ sự quan ngại liên quan đến cuộc xung đột quân sự, nhưng cố gắng "xoay sở chờ thời".

"Họ sẽ để mở khả năng tình hình sẽ được cải thiện giúp họ có thể vẫn ở lại [Nga]," ông dự đoán.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 9 of 55 Previous  1 ... 6 ... 8, 9, 10 ... 32 ... 55  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum