Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Page 8 of 55 • Share
Page 8 of 55 • 1 ... 5 ... 7, 8, 9 ... 31 ... 55
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Xung đột Ukraine: Chiến sự có thể lan rộng khắp châu Âu?
1 tháng 3 2022 - BBC
Quân đội Nga đang cố gắng đánh chiếm hai thành phố lớn nhất của Ukraine là Kyiv và Kharkiv nhưng vấp phải sự phản kháng gay gắt.
Trong khi đó, ước tính khoảng nửa triệu người tị nạn đã rời khỏi Ukraine, và ở Nga, các lệnh trừng phạt nặng nề đã bắt đầu có hiệu lực.
Khi tình hình trở nên căng thẳng, hai trong số các phóng viên của BBC trả lời các câu hỏi của độc giả liên quan đến tình hình chiến sự và đời sống người dân.
Biên tập viên quốc tế Lyse Doucet của BBC đang ở Kyiv, thủ đô Ukraine
Mark Lowen ở biên giới Ba Lan-Ukraine
Các quốc gia xung quanh Nga và một phần của Nato có an toàn không, trong bao lâu? - Cristina Onofras, Romania
Mark Lowen viết:
Lithuania ban bố tình trạng khẩn cấp. Thụy Điển và Phần Lan - mặc dù không phải là thành viên NATO - đã tham gia hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp của liên minh này vào tuần trước, và Mỹ đã tăng quân số ở các nước như Ba Lan.
Một số người Ba Lan mà tôi đã nói chuyện gần biên giới cảm thấy lo lắng về an ninh của chính họ - nhưng trọng tâm chính của họ vẫn là giúp đỡ bạn bè hoặc người thân Ukraine ở phía bên kia hoặc những người đã chạy trốn sang đây.
Đến thời điểm nào thì các nước Nato sẽ đồng ý là đủ và ủng hộ Ukraine? - Tim Mepham, Brighton
Lyse Doucet viết:
Các nước NATO và đồng minh đang theo dõi mọi động thái của Nga, đồng thời cảnh báo rằng liên minh quân sự phòng thủ của họ sẽ làm mọi cách để bảo vệ "từng tấc" lãnh thổ của họ.
Họ đã gửi vũ khí và đạn dược đến Ukraine, và huấn luyện binh lính Ukraine trong những năm gần đây - thực sự là ngay trước cuộc xâm lược của Nga.
Nhưng họ đã nhiều lần nói rằng sẽ không có bộ binh Nato được gửi đến bởi vì Ukraine không phải là thành viên của Nato.
Tuy nhiên, điều này sẽ thay đổi nếu Nga tấn công vượt biên giới Ukraine, vào một quốc gia thuộc NATO
Điều 5 trong hiến pháp của Nato nói rằng "một cuộc tấn công chống lại một đồng minh được coi là một cuộc tấn công chống lại tất cả các đồng minh."
Nếu điều đó xảy ra, thế giới sẽ bước vào giai đoạn chưa từng có và khả năng xảy ra một cuộc đối đầu Nato-Nga.
Khả năng Putin ném bom Vương quốc Anh? - Becky, Weymouth
Lyse Doucet viết:
Tôi rất xin lỗi khi bạn phải hỏi câu hỏi khủng khiếp và đáng sợ này. Tôi muốn trả lời là, không có cơ hội.
Đây là những thời điểm không thể đoán trước, không thể lường trước được nhưng tôi vẫn muốn tin rằng câu trả lời là không - không cho việc ném bom vào Anh hay bất kỳ quốc gia nào khác. Và một hy vọng rằng các vụ ném bom Ukraine sẽ nhanh chóng kết thúc.
Người dân trong các nơi tạm trú được đáp ứng nhu cầu về thức ăn, nước uống và vệ sinh như thế nào? Có đủ thực phẩm Kyiv vào thời điểm này không? - Arlene, Oregon, Hoa Kỳ
Lyse Doucet viết:
Khi hết lệnh giới nghiêm và còi báo động không kích ngưng, mọi người hồi hộp đổ xô đến các cửa hàng - nếu các cửa hàng mở cửa và các kệ hàng vẫn còn hàng.
Chúng tôi nghe thấy từ các nhà ga tàu điện ngầm nay đã biến thành các trại tạm trú, rằng mọi người đang giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng khi lệnh giới nghiêm có hiệu lực trong 36 giờ, thức ăn và nước uống bắt đầu cạn kiệt. Một số cư dân đã chuyển đến các khách sạn địa phương.
Họ cũng đang làm những gì có thể để có đủ thức ăn cho mọi người. Có một tinh thần cộng đồng tuyệt vời - tất cả mọi người đều tham gia, kể cả các tổ chức quốc tế và địa phương. Nhưng điều đáng lo ngại là nếu điều này diễn ra quá lâu thì ngay cả việc tìm kiếm thức ăn cũng trở nên khó khăn.
Làm thế nào và khi nào viện trợ quân sự mà các quốc gia phương Tây hứa hẹn sẽ đến Ukraine? Làm thế nào các quốc gia phương Tây có thể đẩy nhanh việc cung cấp viện trợ cần thiết này? - Christophe Borgia, Quebec
Mark Lowen viết:
Một số viện trợ quân sự đã được gửi đi. Ba Lan đã gửi đạn dược qua biên giới, Mỹ đã gửi khoảng 90 tấn viện trợ quân sự, Thụy Điển đang phá vỡ truyền thống không gửi vũ khí cho các nước có xung đột vũ trang, và giờ đây, lần đầu tiên EU đã đồng ý tài trợ cho việc mua và giao vũ khí cho một quốc gia đang bị tấn công.
Về cách làm thế nào để đẩy nhanh tiến độ, Ba Lan đã đề nghị trở thành một trung tâm hậu cần cho việc triển khai. Các quốc gia phương Tây nhận thức sâu sắc sự cần thiết phải đẩy nhanh việc này, trong khi Ukraine lo ngại rằng nước này sắp hết đạn.
Liệu quân đội Nga đang kìm hãm toàn bộ khả năng của họ, hay các vấn đề về hậu cần mà họ đang gặp phải đang thực sự ngăn cản họ chinh phục Ukraine? - John, Hoa Kỳ
Lyse Doucet viết:
Ngồi ở Kyiv, nhiều người nghĩ rằng việc quân đội Nga xuất hiện ở trung tâm thủ đô này chỉ là vấn đề thời gian - họ tính bằng giờ. Nhưng quân đội Ukraine đang kháng cự và quân đội Nga được cho là vẫn còn cách trung tâm thành phố khoảng 30 km (18,6 dặm).
Mỗi ngày, thêm nhiều binh sĩ chiến đấu và vũ khí hạng nặng được bố trí dọc theo biên giới Ukraine tiến về mọi hướng, nhưng không nhanh hoặc xa như nhiều người nghĩ.
Thật khó để nói việc này có phải là "đi theo kế hoạch" hay không vì không ai biết kế hoạch của Tổng thống Putin là gì. Nhưng đã có báo cáo về việc các đoàn xe của Nga hết nhiên liệu, binh lính Nga mất ý chí chiến đấu và người Ukraine chống trả - cả binh lính và dân thường, một số chỉ được trang bị sức mạnh của lòng yêu nước.
Ngoài ra còn có các cuộc giao tranh gay gắt trên các đường phố trong các khu vực bao gồm cả thành phố Kharkiv lớn thứ hai ở Ukraine. Quân đội Nga đã tiến lên và tấn công - tại thành phố Chernihiv ở phía đông bắc và thành phố Maripul ở phía nam, cùng nhiều nơi khác.
Có bao nhiêu chiến binh nước ngoài đã tham gia quân đội Ukraine để đáp lại lời kêu gọi của tổng thống? - George Menachery, Kerala, Ấn Độ
Mark Lowen viết:
Con số hiện chưa rõ ràng. Tổng thống Ukraine đã kêu gọi người nước ngoài tham gia cái mà ông gọi là "lữ đoàn quốc tế" nhưng chúng tôi không biết số lượng người đã đáp lại lời kêu gọi này.
Đại sứ quán Ukraine tại Israel đã đăng một bài đăng trên Facebook kêu gọi người Israel đến Ukraine để chiến đấu, nhưng bài đã bị xóa sau đó.
Nếu Nga tiếp quản Ukraine, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? - Nhlanhla, Nam Phi
Lyse Doucet viết:
Đó là một câu hỏi mang tính sống còn đối với Ukraine, một thời điểm mang tính quyết định và nguy hiểm cho thế giới.
Đầu tiên , quân đội Nga sẽ phải chiếm giữ những vùng lãnh thổ lớn hơn nhiều của Ukraine - quốc gia lớn thứ hai châu Âu, bao gồm cả thủ đô Kyiv, một thành phố gần ba triệu dân được biết là kiên quyết thân châu Âu và thân NATO.
Lịch sử cho chúng ta biết các cuộc đảo chính quân sự và các cuộc xâm lược đã thành công bằng cách chiếm các đài truyền hình và dinh tổng thống. Nhưng những việc này sẽ trở nên không đủ.
Sẽ có một cuộc phản công dữ dội và một cuộc nổi dậy của Ukraine sẽ nhanh chóng nổi lên. Hỗ trợ sẽ đổ về từ nhiều hướng, nhiều nguồn và nhiều loại. Thật khó để tưởng tượng rằng Nga có tiếp quản được Ukraine. Nó sẽ đi vào lịch sử như một thời kỳ đen tối nhất trong những giờ phút đen tối.
Có ai biết tại sao Nga chọn bây giờ để tấn công / xâm lược Ukraine, thay vì làm như vậy một năm trước hoặc hai năm trước, hoặc năm sau không? Có phải có một yếu tố "kích hoạt" để làm cho nó xảy ra bây giờ? - Anna, Hawaii
Lyse Doucet viết:
Đó là một câu hỏi quan trọng và chúng tôi vẫn chưa có tất cả câu trả lời. Cuộc chiến này thường được gọi là cuộc chiến của Tổng thống Putin - người ta tin rằng ông là người dẫn dắt nó và không ai rõ ông có khả năng và sẵn sàng đi bao xa để cố gắng kiểm soát một nước láng giềng mà ông nói rằng không nên tồn tại như một quốc gia.
Nhiều người hỏi liệu ông có cảm nhận được điểm yếu trong liên minh Nato, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, sau cuộc rút quân lộn xộn, thất bại khỏi Afghanistan và sự tiếp quản của Taliban hay không.
Nhiều người cũng suy đoán về sức khỏe tinh thần của nhà lãnh đạo Nga sau khi cô lập và lo lắng về đại dịch.
Có quốc gia nào trên toàn thế giới thực sự gửi quân đến giúp Ukraine không? - Thomas Ogren, San Luis, Hoa Kỳ
Mark Lowen viết:
Không chính thức. Không thành viên Nato nào muốn mạo hiểm đối đầu quân sự trực tiếp giữa quân đội nước này và quân đội Nga. Ví dụ, Tổng thống Biden đã nhiều lần tuyên bố rằng sẽ không có quân đội Mỹ tham chiến ở Ukraine.
Nhưng chúng tôi không biết liệu có người nước ngoài ở đó, bí mật làm việc với quân đội Ukraine hay không, đặc biệt là theo lời kêu gọi người nước ngoài đến giúp đỡ của tổng thống Ukraine
Những người Ukraine nói tiếng Nga nghĩ gì về cuộc xâm lược Ukraine hiện nay của Nga? - Man Chun Siu, London
Lyse Doucet viết:
Chúng tôi đã thấy một số cảnh ăn mừng ở các khu vực phía đông Ukraine do phe ly khai được Nga hậu thuẫn kiểm soát kể từ năm 2014.
Một số người di tản khỏi khu vực này đã nói với các đồng nghiệp của BBC về niềm hạnh phúc của họ rằng Nga đã công nhận Donetsk và Luhansk. Nhưng thật khó để biết được đã có bao nhiêu sự chào đón.
Cuộc sống trở nên khó khăn hơn nhiều đối với cư dân ở những khu vực này trong tám năm qua - họ đã bị chia cắt khỏi gia đình, thậm chí bị cắt cả lương hưu.
Nói tiếng Nga không có nghĩa là thân Nga. Nhiều người Ukraine nói cả hai thứ tiếng, bao gồm cả Tổng thống Zelensky.
Tại sao Mỹ và EU tin rằng chỉ riêng các biện pháp trừng phạt có thể ngăn cản Putin? - Aragorn, London
Lyse Doucet viết:
Các mối đe dọa chống lại Ukraine, và bây giờ là cuộc chiến chống Ukraine đã làm rung chuyển thế giới. Trong những ngày gần đây, chúng tôi đã chứng kiến sự tăng cường chậm chạp nhưng chắc chắn của các biện pháp trừng phạt, hạn chế, hành động của các quốc gia và tổ chức trên toàn thế giới là vô song.
Khi Nga xâm lược Ukraine, đợt trừng phạt đầu tiên có hiệu lực từ nước này tới nước khác. Chúng được người Ukraine ủng hộ nhưng lại bị chế giễu vì đơn giản là không đủ. Và quả thực, chúng không hề giúp thay đổi ý định của Tổng thống Putin.
Phương Tây đang dậy sóng trước quyết tâm chiếm Ukraine của Nga. Một số lệnh trừng phạt sẽ mất vài tuần, thậm chí vài tháng để có hiệu lực, nhưng một số lệnh trừng phạt hiện đang ảnh hưởng đến tiền tệ, chứng khoán của Nga, tài sản của giới tài phiệt giàu có và đáng buồn là cuộc sống của những người nghèo nhất.
Làm thế nào những nguồn cung cấp và vũ khí thiết yếu được hứa hẹn sẽ đến tiền tuyến trước sự vượt trội của sức mạnh không quân Nga? - Andy Sheridan (qua Twitter)
Mark Lowen viết:
Tất cả đều đi qua biên giới phía tây của Ukraine - chủ yếu là Ba Lan. Các chuyến bay quân sự đã đến đây từ những nơi xa như Mỹ và Canada và sau đó nó phần lớn được chở qua biên giới, một phần do mối đe dọa từ sức mạnh không quân của Nga.
Không phận Ukraine vẫn đóng cửa đối với các chuyến bay dân sự. Một số viện trợ quân sự cũng đến Ba Lan bằng tàu hỏa, bao gồm cả từ Cộng hòa Séc.
Đó là một hoạt động hậu cần khổng lồ để tiếp tế cho quân đội Ukraine.
1 tháng 3 2022 - BBC
Quân đội Nga đang cố gắng đánh chiếm hai thành phố lớn nhất của Ukraine là Kyiv và Kharkiv nhưng vấp phải sự phản kháng gay gắt.
Trong khi đó, ước tính khoảng nửa triệu người tị nạn đã rời khỏi Ukraine, và ở Nga, các lệnh trừng phạt nặng nề đã bắt đầu có hiệu lực.
Khi tình hình trở nên căng thẳng, hai trong số các phóng viên của BBC trả lời các câu hỏi của độc giả liên quan đến tình hình chiến sự và đời sống người dân.
Biên tập viên quốc tế Lyse Doucet của BBC đang ở Kyiv, thủ đô Ukraine
Mark Lowen ở biên giới Ba Lan-Ukraine
Các quốc gia xung quanh Nga và một phần của Nato có an toàn không, trong bao lâu? - Cristina Onofras, Romania
Mark Lowen viết:
Lithuania ban bố tình trạng khẩn cấp. Thụy Điển và Phần Lan - mặc dù không phải là thành viên NATO - đã tham gia hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp của liên minh này vào tuần trước, và Mỹ đã tăng quân số ở các nước như Ba Lan.
Một số người Ba Lan mà tôi đã nói chuyện gần biên giới cảm thấy lo lắng về an ninh của chính họ - nhưng trọng tâm chính của họ vẫn là giúp đỡ bạn bè hoặc người thân Ukraine ở phía bên kia hoặc những người đã chạy trốn sang đây.
Đến thời điểm nào thì các nước Nato sẽ đồng ý là đủ và ủng hộ Ukraine? - Tim Mepham, Brighton
Lyse Doucet viết:
Các nước NATO và đồng minh đang theo dõi mọi động thái của Nga, đồng thời cảnh báo rằng liên minh quân sự phòng thủ của họ sẽ làm mọi cách để bảo vệ "từng tấc" lãnh thổ của họ.
Họ đã gửi vũ khí và đạn dược đến Ukraine, và huấn luyện binh lính Ukraine trong những năm gần đây - thực sự là ngay trước cuộc xâm lược của Nga.
Nhưng họ đã nhiều lần nói rằng sẽ không có bộ binh Nato được gửi đến bởi vì Ukraine không phải là thành viên của Nato.
Tuy nhiên, điều này sẽ thay đổi nếu Nga tấn công vượt biên giới Ukraine, vào một quốc gia thuộc NATO
Điều 5 trong hiến pháp của Nato nói rằng "một cuộc tấn công chống lại một đồng minh được coi là một cuộc tấn công chống lại tất cả các đồng minh."
Nếu điều đó xảy ra, thế giới sẽ bước vào giai đoạn chưa từng có và khả năng xảy ra một cuộc đối đầu Nato-Nga.
Khả năng Putin ném bom Vương quốc Anh? - Becky, Weymouth
Lyse Doucet viết:
Tôi rất xin lỗi khi bạn phải hỏi câu hỏi khủng khiếp và đáng sợ này. Tôi muốn trả lời là, không có cơ hội.
Đây là những thời điểm không thể đoán trước, không thể lường trước được nhưng tôi vẫn muốn tin rằng câu trả lời là không - không cho việc ném bom vào Anh hay bất kỳ quốc gia nào khác. Và một hy vọng rằng các vụ ném bom Ukraine sẽ nhanh chóng kết thúc.
Người dân trong các nơi tạm trú được đáp ứng nhu cầu về thức ăn, nước uống và vệ sinh như thế nào? Có đủ thực phẩm Kyiv vào thời điểm này không? - Arlene, Oregon, Hoa Kỳ
Lyse Doucet viết:
Khi hết lệnh giới nghiêm và còi báo động không kích ngưng, mọi người hồi hộp đổ xô đến các cửa hàng - nếu các cửa hàng mở cửa và các kệ hàng vẫn còn hàng.
Chúng tôi nghe thấy từ các nhà ga tàu điện ngầm nay đã biến thành các trại tạm trú, rằng mọi người đang giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng khi lệnh giới nghiêm có hiệu lực trong 36 giờ, thức ăn và nước uống bắt đầu cạn kiệt. Một số cư dân đã chuyển đến các khách sạn địa phương.
Họ cũng đang làm những gì có thể để có đủ thức ăn cho mọi người. Có một tinh thần cộng đồng tuyệt vời - tất cả mọi người đều tham gia, kể cả các tổ chức quốc tế và địa phương. Nhưng điều đáng lo ngại là nếu điều này diễn ra quá lâu thì ngay cả việc tìm kiếm thức ăn cũng trở nên khó khăn.
Làm thế nào và khi nào viện trợ quân sự mà các quốc gia phương Tây hứa hẹn sẽ đến Ukraine? Làm thế nào các quốc gia phương Tây có thể đẩy nhanh việc cung cấp viện trợ cần thiết này? - Christophe Borgia, Quebec
Mark Lowen viết:
Một số viện trợ quân sự đã được gửi đi. Ba Lan đã gửi đạn dược qua biên giới, Mỹ đã gửi khoảng 90 tấn viện trợ quân sự, Thụy Điển đang phá vỡ truyền thống không gửi vũ khí cho các nước có xung đột vũ trang, và giờ đây, lần đầu tiên EU đã đồng ý tài trợ cho việc mua và giao vũ khí cho một quốc gia đang bị tấn công.
Về cách làm thế nào để đẩy nhanh tiến độ, Ba Lan đã đề nghị trở thành một trung tâm hậu cần cho việc triển khai. Các quốc gia phương Tây nhận thức sâu sắc sự cần thiết phải đẩy nhanh việc này, trong khi Ukraine lo ngại rằng nước này sắp hết đạn.
Liệu quân đội Nga đang kìm hãm toàn bộ khả năng của họ, hay các vấn đề về hậu cần mà họ đang gặp phải đang thực sự ngăn cản họ chinh phục Ukraine? - John, Hoa Kỳ
Lyse Doucet viết:
Ngồi ở Kyiv, nhiều người nghĩ rằng việc quân đội Nga xuất hiện ở trung tâm thủ đô này chỉ là vấn đề thời gian - họ tính bằng giờ. Nhưng quân đội Ukraine đang kháng cự và quân đội Nga được cho là vẫn còn cách trung tâm thành phố khoảng 30 km (18,6 dặm).
Mỗi ngày, thêm nhiều binh sĩ chiến đấu và vũ khí hạng nặng được bố trí dọc theo biên giới Ukraine tiến về mọi hướng, nhưng không nhanh hoặc xa như nhiều người nghĩ.
Thật khó để nói việc này có phải là "đi theo kế hoạch" hay không vì không ai biết kế hoạch của Tổng thống Putin là gì. Nhưng đã có báo cáo về việc các đoàn xe của Nga hết nhiên liệu, binh lính Nga mất ý chí chiến đấu và người Ukraine chống trả - cả binh lính và dân thường, một số chỉ được trang bị sức mạnh của lòng yêu nước.
Ngoài ra còn có các cuộc giao tranh gay gắt trên các đường phố trong các khu vực bao gồm cả thành phố Kharkiv lớn thứ hai ở Ukraine. Quân đội Nga đã tiến lên và tấn công - tại thành phố Chernihiv ở phía đông bắc và thành phố Maripul ở phía nam, cùng nhiều nơi khác.
Có bao nhiêu chiến binh nước ngoài đã tham gia quân đội Ukraine để đáp lại lời kêu gọi của tổng thống? - George Menachery, Kerala, Ấn Độ
Mark Lowen viết:
Con số hiện chưa rõ ràng. Tổng thống Ukraine đã kêu gọi người nước ngoài tham gia cái mà ông gọi là "lữ đoàn quốc tế" nhưng chúng tôi không biết số lượng người đã đáp lại lời kêu gọi này.
Đại sứ quán Ukraine tại Israel đã đăng một bài đăng trên Facebook kêu gọi người Israel đến Ukraine để chiến đấu, nhưng bài đã bị xóa sau đó.
Nếu Nga tiếp quản Ukraine, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? - Nhlanhla, Nam Phi
Lyse Doucet viết:
Đó là một câu hỏi mang tính sống còn đối với Ukraine, một thời điểm mang tính quyết định và nguy hiểm cho thế giới.
Đầu tiên , quân đội Nga sẽ phải chiếm giữ những vùng lãnh thổ lớn hơn nhiều của Ukraine - quốc gia lớn thứ hai châu Âu, bao gồm cả thủ đô Kyiv, một thành phố gần ba triệu dân được biết là kiên quyết thân châu Âu và thân NATO.
Lịch sử cho chúng ta biết các cuộc đảo chính quân sự và các cuộc xâm lược đã thành công bằng cách chiếm các đài truyền hình và dinh tổng thống. Nhưng những việc này sẽ trở nên không đủ.
Sẽ có một cuộc phản công dữ dội và một cuộc nổi dậy của Ukraine sẽ nhanh chóng nổi lên. Hỗ trợ sẽ đổ về từ nhiều hướng, nhiều nguồn và nhiều loại. Thật khó để tưởng tượng rằng Nga có tiếp quản được Ukraine. Nó sẽ đi vào lịch sử như một thời kỳ đen tối nhất trong những giờ phút đen tối.
Có ai biết tại sao Nga chọn bây giờ để tấn công / xâm lược Ukraine, thay vì làm như vậy một năm trước hoặc hai năm trước, hoặc năm sau không? Có phải có một yếu tố "kích hoạt" để làm cho nó xảy ra bây giờ? - Anna, Hawaii
Lyse Doucet viết:
Đó là một câu hỏi quan trọng và chúng tôi vẫn chưa có tất cả câu trả lời. Cuộc chiến này thường được gọi là cuộc chiến của Tổng thống Putin - người ta tin rằng ông là người dẫn dắt nó và không ai rõ ông có khả năng và sẵn sàng đi bao xa để cố gắng kiểm soát một nước láng giềng mà ông nói rằng không nên tồn tại như một quốc gia.
Nhiều người hỏi liệu ông có cảm nhận được điểm yếu trong liên minh Nato, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, sau cuộc rút quân lộn xộn, thất bại khỏi Afghanistan và sự tiếp quản của Taliban hay không.
Nhiều người cũng suy đoán về sức khỏe tinh thần của nhà lãnh đạo Nga sau khi cô lập và lo lắng về đại dịch.
Có quốc gia nào trên toàn thế giới thực sự gửi quân đến giúp Ukraine không? - Thomas Ogren, San Luis, Hoa Kỳ
Mark Lowen viết:
Không chính thức. Không thành viên Nato nào muốn mạo hiểm đối đầu quân sự trực tiếp giữa quân đội nước này và quân đội Nga. Ví dụ, Tổng thống Biden đã nhiều lần tuyên bố rằng sẽ không có quân đội Mỹ tham chiến ở Ukraine.
Nhưng chúng tôi không biết liệu có người nước ngoài ở đó, bí mật làm việc với quân đội Ukraine hay không, đặc biệt là theo lời kêu gọi người nước ngoài đến giúp đỡ của tổng thống Ukraine
Những người Ukraine nói tiếng Nga nghĩ gì về cuộc xâm lược Ukraine hiện nay của Nga? - Man Chun Siu, London
Lyse Doucet viết:
Chúng tôi đã thấy một số cảnh ăn mừng ở các khu vực phía đông Ukraine do phe ly khai được Nga hậu thuẫn kiểm soát kể từ năm 2014.
Một số người di tản khỏi khu vực này đã nói với các đồng nghiệp của BBC về niềm hạnh phúc của họ rằng Nga đã công nhận Donetsk và Luhansk. Nhưng thật khó để biết được đã có bao nhiêu sự chào đón.
Cuộc sống trở nên khó khăn hơn nhiều đối với cư dân ở những khu vực này trong tám năm qua - họ đã bị chia cắt khỏi gia đình, thậm chí bị cắt cả lương hưu.
Nói tiếng Nga không có nghĩa là thân Nga. Nhiều người Ukraine nói cả hai thứ tiếng, bao gồm cả Tổng thống Zelensky.
Tại sao Mỹ và EU tin rằng chỉ riêng các biện pháp trừng phạt có thể ngăn cản Putin? - Aragorn, London
Lyse Doucet viết:
Các mối đe dọa chống lại Ukraine, và bây giờ là cuộc chiến chống Ukraine đã làm rung chuyển thế giới. Trong những ngày gần đây, chúng tôi đã chứng kiến sự tăng cường chậm chạp nhưng chắc chắn của các biện pháp trừng phạt, hạn chế, hành động của các quốc gia và tổ chức trên toàn thế giới là vô song.
Khi Nga xâm lược Ukraine, đợt trừng phạt đầu tiên có hiệu lực từ nước này tới nước khác. Chúng được người Ukraine ủng hộ nhưng lại bị chế giễu vì đơn giản là không đủ. Và quả thực, chúng không hề giúp thay đổi ý định của Tổng thống Putin.
Phương Tây đang dậy sóng trước quyết tâm chiếm Ukraine của Nga. Một số lệnh trừng phạt sẽ mất vài tuần, thậm chí vài tháng để có hiệu lực, nhưng một số lệnh trừng phạt hiện đang ảnh hưởng đến tiền tệ, chứng khoán của Nga, tài sản của giới tài phiệt giàu có và đáng buồn là cuộc sống của những người nghèo nhất.
Làm thế nào những nguồn cung cấp và vũ khí thiết yếu được hứa hẹn sẽ đến tiền tuyến trước sự vượt trội của sức mạnh không quân Nga? - Andy Sheridan (qua Twitter)
Mark Lowen viết:
Tất cả đều đi qua biên giới phía tây của Ukraine - chủ yếu là Ba Lan. Các chuyến bay quân sự đã đến đây từ những nơi xa như Mỹ và Canada và sau đó nó phần lớn được chở qua biên giới, một phần do mối đe dọa từ sức mạnh không quân của Nga.
Không phận Ukraine vẫn đóng cửa đối với các chuyến bay dân sự. Một số viện trợ quân sự cũng đến Ba Lan bằng tàu hỏa, bao gồm cả từ Cộng hòa Séc.
Đó là một hoạt động hậu cần khổng lồ để tiếp tế cho quân đội Ukraine.
Last edited by LDN on Wed Mar 02, 2022 1:06 pm; edited 5 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Người Việt ở Ukraine: Bỏ đi di tản hay ở lại và đi thì như thế nào?
28 tháng 2 2022 - BBC
Chụp lại hình ảnh,
Chuyến xe với 20 người VN chạy khỏi Odessa về hướng biên giới Ba Lan
Chiến dịch quân sự ở Ukraine đe dọa trực tiếp và gia tăng đối với sinh mạng và sức khoẻ, tâm lý của 7,5 triệu trẻ em ở quốc gia này, theo UNICEF.
"Nhu cầu cứu trợ nhân đạo đang tăng đều, lan ra từng giờ. Trẻ em sợ hãi, bị shock và tuyệt vọng muốn được an toàn. Hàng trăm nghìn người đang di chuyển, đa số là phụ nữ, trẻ em. Nhiều gia đình đang bị chia rẽ khỏi người thân..."
Và không chỉ trẻ em mà cả người lớn, trong đó có nhiều người Việt sinh sống, làm ăn ở các vùng của Ukraine đang phải suy tính, đắn đó, đi hay là ở.
Đi thì họ phải bỏ lại tất cả để tới một quốc gia mới như Ba Lan, Slovakia, Hungary, Đức, với tương lai còn bất định, và chặng đường xa đi không dễ, tiếng tăm không biết, ở lại thì có thể gặp hiểm nguy.
Hai câu chuyện của hai người Việt ở Kyiv và Odessa cho thấy phần nào nỗi khốn khó của người dân ở quốc gia bị chiến sự những ngày qua.
Đi từ thành phố biển Odessa sang biên giới Ba Lan
Anh Phương Bắc, một người Việt đang trên đường rời khỏi Odessa, Ukraine, cho biết đi từ trung tâm thành phố Odessa cứ một đoạn lại có chốt chặn kiểm tra giấy tờ và tắc nghẽn tại những điểm này, tuy nhiên khi qua được thì đường thông thoáng hơn.
"Bọn em phải qua các chốt chặn kiểm tra giấy tờ nọ kia tắc đường quá. Mà từ đây sang tới tận Ba Lan thì còn xa lắm. Bọn em rất cần là khi qua bên kia thì được cộng đồng mình bên đó giúp đỡ."
Ba Lan
NGUỒN HÌNH ẢNH,UWAGA
Một lời SOS đăng trên trang Uwaga của cộng đồng Việt tại Ba Lan
"Bọn em đi một nhóm 20 người, thuê một xe ô tô do người tây lái. Đa số là công nhân ở bên này chạy nạn. Toàn anh em đồng hương Việt Nam với nhau cùng đi, có người mình quen, có người mình không quen, và có cả trẻ con 5-6 tuổi. Mấy anh em sang làm may cho công ty bên này. Em cũng mới sang Odessa được mấy tháng thôi.
"Đồ đạc bọn em mang đi được ít lắm, một hai bộ quần áo nhẹ thôi. Tiền bạc cũng không có vì đột xuất xảy ra và mình không lường trước được.
"Odessa có đỡ hơn trên Kyiv nhưng em nghĩ là rồi chiến tranh cũng sẽ đến Odessa nên chạy trước, chứ trên Kyiv chiến tranh ác liệt hơn.
"Odessa bọn em gần biển, nó đánh ven biển thì cũng lo sợ. Đêm hay có tiếng nổ, đạn pháo giật mình không ngủ được, mà bọn em không có hầm trú ẩn…"
Anh Phương Bắc, 38 tuổi trên chuyến xe sang Ba Lan
Chụp lại hình ảnh,
Anh Phương Bắc, 38 tuổi trên chuyến xe sang Ba Lan
Kể tới đây thì anh Phương Bắc cho biết phải xuống xe để kiểm tra giấy tờ và mong muốn khi qua biên giới được cộng đồng người Việt tại Balan giúp đỡ.
Ở lại thì phải đối mặt với nguy hiểm có thể ập tới bất cứ lúc nào
Chia sẻ với BBC News Tiếng Việt, ông Tuyen Nguyensy, một người Việt đã sống ở Kyiv, Ukraine hơn 30 năm. Ông lập gia đình và có con cũng tại thủ đô này. Nơi đây là nhà, là tổ ấm nhưng bây giờ gia đình ông phải đối mặt với sự bất định, hiểm nguy.
Ngay khi Nga cho quân vào xâm lược Ukraine, chính ông cũng bất ngờ. Ông Tuyen Nguyensy nhớ lại: "Diễn biến quá nhanh, người ta không bao giờ nghĩ Putin tàn bạo đến thế vì 2 dân tộc này rất gần gũi."
"Hiện 5-6 ngày nay, cứ nghe còi báo động là cả gia đình vội đi ẩn nấp. Điện thoại luôn cố gắng cập nhật tình hình qua các kênh Telegram, nhóm bạn bè ở khắp các thành phố, kênh riêng của các tình nguyện viên chiến trường.
"Lương thực chỉ còn đủ cho một tuần nhưng bây giờ ăn gì không còn cần thiết nữa. Quan trọng nhất đối với tôi là mạng sống của gia đình và lo mất nước," ông Tuyen Nguyensy bộc bạch.
Ông cũng cho BBC biết thêm, nếu có cơ hội di tản sang châu Âu, gia đình ông sẽ cố gắng đi để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, ông Tuyen Nguyensy cũng nói việc vượt qua phong tỏa để đến biên giới EU với chặng đường 600-1000 km là vô cùng rủi ro. Xăng có thể mua nhưng cũng phải chờ, xếp hàng cả trăm mét.
Ông Tuyen cũng chia sẻ về việc nói đến chiến tranh với hai con của ông, hiện đang là sinh viên đại học và đều là công dân Ukraine:
"Các cháu đều cảm nhận được hết. Không hoảng loạn, rất bình tĩnh và thực hiện các động tác hay cách thức tự cứu khi hỏa hoạn, cháy nổ mà chúng được học ở trường. Các cháu đọc rất nhiều về chiến tranh VN và nói đây là trải nghiệm khó quên. Chúng có căm hờn hành động này của giới cầm quyền Nga nhưng không hề có sự hằn thù dân tộc, tức không hề căm ghét người dân Nga một cách cực đoan mà chỉ phẫn nộ với kẻ trực tiếp ném bom Ukraine thôi."
Trên Facebook cá nhân, ông Tuyen Nguyensy viết: "Ngày 6 - Chúng tôi còn sống!"
Ông nói, đó là một trong những mẩu tin nhắn trong các nhóm chat Viber, Zalo... của anh em, bạn bè đồng hương người Việt ở Ukraine trong những ngày khốc liệt này.
"Sau một đêm thấp thỏm đầy âu lo thiếu ngủ thì sáng dậy nhắn tin cho nhau thăm hỏi nắm bắt tình hình. Hiện không có thiệt hại về người trong cộng đồng Việt Nam khoảng 7-8.000 người trên cả nước nhưng nhà thì có 2 người bị pháo kích - 1 căn hộ trong chung cư và 1 nhà vườn rất đẹp ở ngoại ô Kiev.
"Đêm qua quanh hoặc bên trong các TP lớn như Kiev, Khacov, Odessa, Chernhigov...đều diễn ra những trận đánh ác liệt và bị pháo kích bằng tên lửa hành trình "Smech", "Grad", bom chùm...và thậm chí 3 quả tên lửa khủng Iskander (tầm bắn đến 500km) được phóng từ Mozur (Belorus). Các TP bị vây hãm đến thời điểm này vẫn đứng vững, quân đội UKRAINE vẫn đánh bật kẻ địch và ks các sân bay quan trọng - mục tiêu của quân địch hòng sử dụng làm nơi đổ bộ quân chi viện. Một thành phố biển phía Nam Berdian rơi vào tay giặc. Thành phố này có duy nhất 1 gia đình Việt Nam sinh sống, hiện họ vẫn an toàn. 1 TP nhỏ khác thuộc tỉnh Khacov sát biên giới Nga cũng thất thủ do thị trưởng thuộc dạng 'Nga gian' tự nộp cho quân chiếm đóng."
NGUỒN HÌNH ẢNH,UWAGA
Chụp lại hình ảnh,
Cộng đồng Việt tại Ba Lan đóng góp một căn lều cung cấp hàng cứu trợ ở cửa khẩu Zosin-Uscilug
"Thật vô cùng cảm động vào những khoảnh khắc nguy cấp này có vô cùng nhiều cuộc gọi điện, nhắn tin của bạn bè, người thân từ khắp nơi trên thế giới, thậm chí có nhiều người chưa hề gặp. Các tổ chức thiện nguyện, cá nhân người Việt đồng hương từ các nước giáp biên Séc, Slovakia, Hungary, Ba Lan, Moldova, Romania... liên tục nhắn tin bày tỏ sẵn sàng trợ giúp và họ đã lo sẵn chỗ ở, chăn ấm, đồ ăn. Các ĐSQ VN tại Romania, Hung, Ukraine... đều công bố điện thoại nóng khi cần trợ giúp và yêu cầu lập danh sách đồng hương khi di tản sang đó. Tuy nhiên việc vượt qua phong toả là vô cùng rủi ro.
"Khi viết những dòng này (11:40 ngày 28/02) các thành phố lớn vẫn đang bị pháo kích, ném bom dữ dội. Có lẽ quân Nga vẫn nỗ lực tìm 'chiến thắng', gây áp lực để hoà đàm," ông Tuyen Nguyensy nhận định.
Ba Lan mở rộng vòng tay
CH Ba Lan được các báo châu Âu ca ngợi trong những ngày qua là đã tổ chức đón người tỵ nạn chiến tranh từ Ukraine vào lãnh thổ của họ qua nhiều cửa khẩu biên giới.
Người tới, chỉ cần được phía Biên phòng Ukraine cho sang, là Ba Lan nhận, kể cả không có giấy tờ và bất kể quốc tịch gì, theo báo Gazeta Wyborcza.
Theo Cao ủy Tỵ nạn LHQ (UNHCR), hơn 500.000 người đã rời Ukraine vì lý do an toàn trước cuộc xâm lược vô cớ của Nga.
Phát ngôn viên Shabia Mantoo cho biết khoảng 281.000 người tị nạn đã vào Ba Lan, hơn 84.500 người ở Hungary, khoảng 36.400 người ở Moldova, hơn 32.500 người ở Romania và khoảng 30.000 người ở Slovakia, số còn lại không xác định sống rải rác ở các quốc gia khác.
Chụp lại hình ảnh,
Những quốc gia mà người tị nạn Ukraine có thể đến
Cùng thời gian, các báo Ba Lan cho hay Ba Lan đón ít nhất 115 nghìn trong con số nêu trên, chủ yếu qua cửa khẩu Medyka.
Tại đây, hàng người và xe kéo dài nhiều cây số hình thành mấy ngày qua, và tuyến xe lửa cũng đầy ứ người tỵ nạn.
Tình trạng của những người đã sang được đất Ba Lan qua các cửa khẩu cũng khác nhau.
Gần như tất cả người Ukraine đều hoặc được đón bởi dân Ba Lan, các nhóm thiện nguyện chở xe miễn phí (tàu hỏa Ba Lan không lấy tiền vé cho mọi người tỵ nạn), và có địa chỉ ở Ba Lan hoặc các nước khác để đi tiếp.
Nhưng người châu Á, châu Phi thì thường bị kẹt lại như tờ Gazeta Wyborcza tường thuật từ Karczow.
Tại một khu tạm cư của Karczow, số chỗ cho 2000 người nay đã đầy tới 60%.
Báo này, trong bài của Michal Olszewski ngày 27/02 nói người Pakistan, Cameroon, Afghanistan... kêu ca rằng khi ở phía Ukraine, họ bị đối xử tệ, miệt thị chủng tộc hoặc vòi vĩnh tiền hối lộ.
Từ phản ánh của các trang tiếng Việt trên Facebook ở Ba Lan như Uwaga, có vẻ người Việt Nam chạy khỏi Ukraine không rơi vào cảnh đó vì tìm đến các mối người Việt bên Ba Lan để đi tiếp.
Trang này cho hay từ hôm 26/02, cộng đồng Việt tại Ba Lan đóng góp một căn lều cung cấp hàng ở cửa khẩu Zosin-Uscilug, với hai người Ukraine, hai Ba Lan và hai Việt Nam túc trực để trợ giúp người tỵ nạn. (Các bạn có thể tham khảo trang Uwaga -Người Việt ở Ba Lan để biết thêm thông tin).
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Người tỵ nạn từ Ukraine vào Hungary qua trạm xe lửa Zahonyi
Tại Hungary, Hiệp hội người Việt Nam tại Hungary hôm 26/2/2022 cũng họp và đã ra thông báo chính thức về việc hỗ trợ, giúp đỡ người Việt Nam từ Ukraine sang lánh nạn tại Hungary.
Các thông tin trên trang Facebook của Hiệp hội có nhiều comment của bà con VN sẵn sàng trợ giúp kể cả mời đồng bào Việt từ Ukraine về chia sẻ chỗ ở.
Ví dụ, bạn Dang Muoi viết: "Em có nhà có thể ở 4 người trong vòng 1 tháng nếu cần hơn em sẽ tính các bác nhé."
Vấn đề chung, tuy thế, là chặng đường khá dài và bất trắc cho người tỵ nạn từ các vùng chiến sự ở Ukraine tới biên giới các nước EU như Hungary, Ba Lan.
28 tháng 2 2022 - BBC
Chụp lại hình ảnh,
Chuyến xe với 20 người VN chạy khỏi Odessa về hướng biên giới Ba Lan
Chiến dịch quân sự ở Ukraine đe dọa trực tiếp và gia tăng đối với sinh mạng và sức khoẻ, tâm lý của 7,5 triệu trẻ em ở quốc gia này, theo UNICEF.
"Nhu cầu cứu trợ nhân đạo đang tăng đều, lan ra từng giờ. Trẻ em sợ hãi, bị shock và tuyệt vọng muốn được an toàn. Hàng trăm nghìn người đang di chuyển, đa số là phụ nữ, trẻ em. Nhiều gia đình đang bị chia rẽ khỏi người thân..."
Và không chỉ trẻ em mà cả người lớn, trong đó có nhiều người Việt sinh sống, làm ăn ở các vùng của Ukraine đang phải suy tính, đắn đó, đi hay là ở.
Đi thì họ phải bỏ lại tất cả để tới một quốc gia mới như Ba Lan, Slovakia, Hungary, Đức, với tương lai còn bất định, và chặng đường xa đi không dễ, tiếng tăm không biết, ở lại thì có thể gặp hiểm nguy.
Hai câu chuyện của hai người Việt ở Kyiv và Odessa cho thấy phần nào nỗi khốn khó của người dân ở quốc gia bị chiến sự những ngày qua.
Đi từ thành phố biển Odessa sang biên giới Ba Lan
Anh Phương Bắc, một người Việt đang trên đường rời khỏi Odessa, Ukraine, cho biết đi từ trung tâm thành phố Odessa cứ một đoạn lại có chốt chặn kiểm tra giấy tờ và tắc nghẽn tại những điểm này, tuy nhiên khi qua được thì đường thông thoáng hơn.
"Bọn em phải qua các chốt chặn kiểm tra giấy tờ nọ kia tắc đường quá. Mà từ đây sang tới tận Ba Lan thì còn xa lắm. Bọn em rất cần là khi qua bên kia thì được cộng đồng mình bên đó giúp đỡ."
Ba Lan
NGUỒN HÌNH ẢNH,UWAGA
Một lời SOS đăng trên trang Uwaga của cộng đồng Việt tại Ba Lan
"Bọn em đi một nhóm 20 người, thuê một xe ô tô do người tây lái. Đa số là công nhân ở bên này chạy nạn. Toàn anh em đồng hương Việt Nam với nhau cùng đi, có người mình quen, có người mình không quen, và có cả trẻ con 5-6 tuổi. Mấy anh em sang làm may cho công ty bên này. Em cũng mới sang Odessa được mấy tháng thôi.
"Đồ đạc bọn em mang đi được ít lắm, một hai bộ quần áo nhẹ thôi. Tiền bạc cũng không có vì đột xuất xảy ra và mình không lường trước được.
"Odessa có đỡ hơn trên Kyiv nhưng em nghĩ là rồi chiến tranh cũng sẽ đến Odessa nên chạy trước, chứ trên Kyiv chiến tranh ác liệt hơn.
"Odessa bọn em gần biển, nó đánh ven biển thì cũng lo sợ. Đêm hay có tiếng nổ, đạn pháo giật mình không ngủ được, mà bọn em không có hầm trú ẩn…"
Anh Phương Bắc, 38 tuổi trên chuyến xe sang Ba Lan
Chụp lại hình ảnh,
Anh Phương Bắc, 38 tuổi trên chuyến xe sang Ba Lan
Kể tới đây thì anh Phương Bắc cho biết phải xuống xe để kiểm tra giấy tờ và mong muốn khi qua biên giới được cộng đồng người Việt tại Balan giúp đỡ.
Ở lại thì phải đối mặt với nguy hiểm có thể ập tới bất cứ lúc nào
Chia sẻ với BBC News Tiếng Việt, ông Tuyen Nguyensy, một người Việt đã sống ở Kyiv, Ukraine hơn 30 năm. Ông lập gia đình và có con cũng tại thủ đô này. Nơi đây là nhà, là tổ ấm nhưng bây giờ gia đình ông phải đối mặt với sự bất định, hiểm nguy.
Ngay khi Nga cho quân vào xâm lược Ukraine, chính ông cũng bất ngờ. Ông Tuyen Nguyensy nhớ lại: "Diễn biến quá nhanh, người ta không bao giờ nghĩ Putin tàn bạo đến thế vì 2 dân tộc này rất gần gũi."
"Hiện 5-6 ngày nay, cứ nghe còi báo động là cả gia đình vội đi ẩn nấp. Điện thoại luôn cố gắng cập nhật tình hình qua các kênh Telegram, nhóm bạn bè ở khắp các thành phố, kênh riêng của các tình nguyện viên chiến trường.
"Lương thực chỉ còn đủ cho một tuần nhưng bây giờ ăn gì không còn cần thiết nữa. Quan trọng nhất đối với tôi là mạng sống của gia đình và lo mất nước," ông Tuyen Nguyensy bộc bạch.
Ông cũng cho BBC biết thêm, nếu có cơ hội di tản sang châu Âu, gia đình ông sẽ cố gắng đi để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, ông Tuyen Nguyensy cũng nói việc vượt qua phong tỏa để đến biên giới EU với chặng đường 600-1000 km là vô cùng rủi ro. Xăng có thể mua nhưng cũng phải chờ, xếp hàng cả trăm mét.
Ông Tuyen cũng chia sẻ về việc nói đến chiến tranh với hai con của ông, hiện đang là sinh viên đại học và đều là công dân Ukraine:
"Các cháu đều cảm nhận được hết. Không hoảng loạn, rất bình tĩnh và thực hiện các động tác hay cách thức tự cứu khi hỏa hoạn, cháy nổ mà chúng được học ở trường. Các cháu đọc rất nhiều về chiến tranh VN và nói đây là trải nghiệm khó quên. Chúng có căm hờn hành động này của giới cầm quyền Nga nhưng không hề có sự hằn thù dân tộc, tức không hề căm ghét người dân Nga một cách cực đoan mà chỉ phẫn nộ với kẻ trực tiếp ném bom Ukraine thôi."
Trên Facebook cá nhân, ông Tuyen Nguyensy viết: "Ngày 6 - Chúng tôi còn sống!"
Ông nói, đó là một trong những mẩu tin nhắn trong các nhóm chat Viber, Zalo... của anh em, bạn bè đồng hương người Việt ở Ukraine trong những ngày khốc liệt này.
"Sau một đêm thấp thỏm đầy âu lo thiếu ngủ thì sáng dậy nhắn tin cho nhau thăm hỏi nắm bắt tình hình. Hiện không có thiệt hại về người trong cộng đồng Việt Nam khoảng 7-8.000 người trên cả nước nhưng nhà thì có 2 người bị pháo kích - 1 căn hộ trong chung cư và 1 nhà vườn rất đẹp ở ngoại ô Kiev.
"Đêm qua quanh hoặc bên trong các TP lớn như Kiev, Khacov, Odessa, Chernhigov...đều diễn ra những trận đánh ác liệt và bị pháo kích bằng tên lửa hành trình "Smech", "Grad", bom chùm...và thậm chí 3 quả tên lửa khủng Iskander (tầm bắn đến 500km) được phóng từ Mozur (Belorus). Các TP bị vây hãm đến thời điểm này vẫn đứng vững, quân đội UKRAINE vẫn đánh bật kẻ địch và ks các sân bay quan trọng - mục tiêu của quân địch hòng sử dụng làm nơi đổ bộ quân chi viện. Một thành phố biển phía Nam Berdian rơi vào tay giặc. Thành phố này có duy nhất 1 gia đình Việt Nam sinh sống, hiện họ vẫn an toàn. 1 TP nhỏ khác thuộc tỉnh Khacov sát biên giới Nga cũng thất thủ do thị trưởng thuộc dạng 'Nga gian' tự nộp cho quân chiếm đóng."
NGUỒN HÌNH ẢNH,UWAGA
Chụp lại hình ảnh,
Cộng đồng Việt tại Ba Lan đóng góp một căn lều cung cấp hàng cứu trợ ở cửa khẩu Zosin-Uscilug
"Thật vô cùng cảm động vào những khoảnh khắc nguy cấp này có vô cùng nhiều cuộc gọi điện, nhắn tin của bạn bè, người thân từ khắp nơi trên thế giới, thậm chí có nhiều người chưa hề gặp. Các tổ chức thiện nguyện, cá nhân người Việt đồng hương từ các nước giáp biên Séc, Slovakia, Hungary, Ba Lan, Moldova, Romania... liên tục nhắn tin bày tỏ sẵn sàng trợ giúp và họ đã lo sẵn chỗ ở, chăn ấm, đồ ăn. Các ĐSQ VN tại Romania, Hung, Ukraine... đều công bố điện thoại nóng khi cần trợ giúp và yêu cầu lập danh sách đồng hương khi di tản sang đó. Tuy nhiên việc vượt qua phong toả là vô cùng rủi ro.
"Khi viết những dòng này (11:40 ngày 28/02) các thành phố lớn vẫn đang bị pháo kích, ném bom dữ dội. Có lẽ quân Nga vẫn nỗ lực tìm 'chiến thắng', gây áp lực để hoà đàm," ông Tuyen Nguyensy nhận định.
Ba Lan mở rộng vòng tay
CH Ba Lan được các báo châu Âu ca ngợi trong những ngày qua là đã tổ chức đón người tỵ nạn chiến tranh từ Ukraine vào lãnh thổ của họ qua nhiều cửa khẩu biên giới.
Người tới, chỉ cần được phía Biên phòng Ukraine cho sang, là Ba Lan nhận, kể cả không có giấy tờ và bất kể quốc tịch gì, theo báo Gazeta Wyborcza.
Theo Cao ủy Tỵ nạn LHQ (UNHCR), hơn 500.000 người đã rời Ukraine vì lý do an toàn trước cuộc xâm lược vô cớ của Nga.
Phát ngôn viên Shabia Mantoo cho biết khoảng 281.000 người tị nạn đã vào Ba Lan, hơn 84.500 người ở Hungary, khoảng 36.400 người ở Moldova, hơn 32.500 người ở Romania và khoảng 30.000 người ở Slovakia, số còn lại không xác định sống rải rác ở các quốc gia khác.
Chụp lại hình ảnh,
Những quốc gia mà người tị nạn Ukraine có thể đến
Cùng thời gian, các báo Ba Lan cho hay Ba Lan đón ít nhất 115 nghìn trong con số nêu trên, chủ yếu qua cửa khẩu Medyka.
Tại đây, hàng người và xe kéo dài nhiều cây số hình thành mấy ngày qua, và tuyến xe lửa cũng đầy ứ người tỵ nạn.
Tình trạng của những người đã sang được đất Ba Lan qua các cửa khẩu cũng khác nhau.
Gần như tất cả người Ukraine đều hoặc được đón bởi dân Ba Lan, các nhóm thiện nguyện chở xe miễn phí (tàu hỏa Ba Lan không lấy tiền vé cho mọi người tỵ nạn), và có địa chỉ ở Ba Lan hoặc các nước khác để đi tiếp.
Nhưng người châu Á, châu Phi thì thường bị kẹt lại như tờ Gazeta Wyborcza tường thuật từ Karczow.
Tại một khu tạm cư của Karczow, số chỗ cho 2000 người nay đã đầy tới 60%.
Báo này, trong bài của Michal Olszewski ngày 27/02 nói người Pakistan, Cameroon, Afghanistan... kêu ca rằng khi ở phía Ukraine, họ bị đối xử tệ, miệt thị chủng tộc hoặc vòi vĩnh tiền hối lộ.
Từ phản ánh của các trang tiếng Việt trên Facebook ở Ba Lan như Uwaga, có vẻ người Việt Nam chạy khỏi Ukraine không rơi vào cảnh đó vì tìm đến các mối người Việt bên Ba Lan để đi tiếp.
Trang này cho hay từ hôm 26/02, cộng đồng Việt tại Ba Lan đóng góp một căn lều cung cấp hàng ở cửa khẩu Zosin-Uscilug, với hai người Ukraine, hai Ba Lan và hai Việt Nam túc trực để trợ giúp người tỵ nạn. (Các bạn có thể tham khảo trang Uwaga -Người Việt ở Ba Lan để biết thêm thông tin).
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Người tỵ nạn từ Ukraine vào Hungary qua trạm xe lửa Zahonyi
Tại Hungary, Hiệp hội người Việt Nam tại Hungary hôm 26/2/2022 cũng họp và đã ra thông báo chính thức về việc hỗ trợ, giúp đỡ người Việt Nam từ Ukraine sang lánh nạn tại Hungary.
Các thông tin trên trang Facebook của Hiệp hội có nhiều comment của bà con VN sẵn sàng trợ giúp kể cả mời đồng bào Việt từ Ukraine về chia sẻ chỗ ở.
Ví dụ, bạn Dang Muoi viết: "Em có nhà có thể ở 4 người trong vòng 1 tháng nếu cần hơn em sẽ tính các bác nhé."
Vấn đề chung, tuy thế, là chặng đường khá dài và bất trắc cho người tỵ nạn từ các vùng chiến sự ở Ukraine tới biên giới các nước EU như Hungary, Ba Lan.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
DELETE@
khùng wrote:má ui chị Đại nổi khùng
phốt tin bá láp lung tung khắp nhà
U Cờ Rên đầu sỏ con rắn già (TLN)
kidnap bắt cóc con nhà thiện lương
Putin ra sức cứu thương
ai dè chị Đại mở đường cho rắn dông ...
thiệt là chị đắp nhiều công
la làng giúp sức TLN bớ người ta
Cóc nhái nhảy tùm lum thấy quải
Last edited by LDN on Sat Oct 15, 2022 8:44 am; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
chị Đại cắm lều ngủ chong nì, post tin tưới hột sen .......................
[/quote]
Cóc nhái nhảy tùm lum thấy quải [/quote]
[/quote]
Cóc nhái nhảy tùm lum thấy quải [/quote]
velosolex
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Những ngày u ám của giới tài phiệt Nga
Lê Tây Sơn
3 tháng 3, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Du thuyền Luna của tỉ phú Roman Abramovich (sau này bán lại cho một ông trùm Nga khác) đang neo tại cầu cảng Blohm+Voss, Hamburg – ảnh: Marcus Brandt/picture alliance via Getty Images
Oligarch là từ dùng chỉ tầng lớp doanh nhân Nga thu lợi hàng tỷ đôla bằng cách tận dụng mối quan hệ với Điện Kremlin trong thập niên 1990, lúc Liên Xô vừa tan rã để chia chác tài sản của chế độ cũ. Nay, cuộc xâm lược Ukraine của Putin đã biến họ thành “nạn nhân bất đắc dĩ”!
Từ trò “bóc mẽ” của Jack Sweeney
Jack Sweeney, 19 tuổi sống tại tiểu bang Florida, chủ một tài khoản Twitter chuyên theo dõi hành trình máy bay riêng của tỷ phú Elon Musk, nay có mục tiêu mới: Các nhà tài phiệt và tỷ phú người Nga. Anh vừa tung ra hai tài khoản Twitter mới @RUOligarchJets và @Putinjet sau khi Nga đưa quân vào Ukraine. Hai tài khoản này có gần 300,000 người theo dõi và cung cấp thông tin cập nhật “trong thời gian thực” về chuyển động của các máy bay phản lực được nhắm đến kèm hình ảnh bản đồ xác định vị trí của chúng.
Các tài phiệt Nga vừa đối mặt với tình trạng suy thoái kinh tế tại quê nhà vừa phải chịu sự trừng phạt của phương Tây sau khi Putin điều quân vào Ukraine. Mỹ và các đồng minh đã đáp trả bằng việc trừng phạt các cá nhân giàu có thân cận với Điện Kremlin. Trong số máy bay phản lực bị Sweeney theo dõi có Roman Abramovich, ông chủ Câu lạc bộ bóng đá Chelsea; doanh nhân Alisher Usmanov; và Leonid Mikhelson, Chủ tịch công ty sản xuất khí đốt Nga Novatek. Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg, Sweeney cho biết anh rất sửng sốt trước những chiếc máy bay mà các tài phiệt Nga làm chủ. “Thật điên rồ khi những người giàu nhất nước Nga sở hữu những chiếc máy bay thương mại Airbus A319 và Boeing 737, rất lớn so với các loại máy bay phản lực khác”.
Tính đến nay, Sweeney đang theo dõi hơn 40 máy bay và trực thăng của các tài phiệt Nga. Anh đã mời nhiều người hơn nữa tham gia truy vết để tăng số máy bay có thể theo dõi. Sweeney đã từ chối đề nghị nhận $5,000 để xóa tài khoản Twitter theo dõi máy bay của Musk… Trong bài phát biểu Tình trạng Liên bang đầu tiên vào tối Thứ Ba, ngày 1 Tháng Ba, Tổng thống Joe Biden đã nói thẳng với “Những người bạn tỷ phú của Putin” là Mỹ và các đồng minh sắp chiếm du thuyền, căn hộ sang trọng và máy bay phản lực riêng của họ. Thông điệp nhấn mạnh “Trụ đỡ vững chắc phía dưới bàn chân của các tài phiệt Nga đang bị lung lay”
Đến thế tiến thoái lưỡng nan của các tài phiệt Nga
Kể từ khi Putin xâm lược Ukraine, các chính phủ phương Tây đã tìm cách đóng băng tài sản ở nước ngoài của các tài phiệt cánh hẩu của Putin và cấm họ đi đến phương Tây. Các biện pháp trừng phạt vừa để phạt giai cấp thống trị Nga, vừa gây áp lực buộc Putin lùi bước. Đến thời điểm này, đòn trừng phạt đã buộc một số tài phiệt phải lên tiếng. Ngày 2 Tháng Ba, Tỷ phú Roman Abramovich, 55 tuổi, với trị giá sản nghiệp khoảng $13.5 tỷ, đã tuyên bố bán Câu lạc bộ bóng đá Chelsea mà ông đã mua lại vào năm 2003.
Dù Abramovich vẫn chưa có tên trong danh sách trừng phạt, các nhà lập pháp Vương quốc Anh đang gây sức ép với chính phủ. Có tin ông ta đã bán bớt một số tài sản ở London của mình để đề phòng trừng phạt. “Sợ bị trừng phạt là lý do tỷ phú Nga rao bán ngôi nhà và một căn hộ khác ở Anh” – nghị sĩ Anh Chris Bryant nói với hãng tin Bloomberg. Đầu tuần này, theo hãng tin CNBC, có ít nhất bốn du thuyền cao cấp thuộc sở hữu của các tỷ phú Nga có quan hệ với Putin được phát hiện đang chuyển tới Montenegro và Maldives.
Maldives, một quốc đảo ở Ấn Độ Dương, không có hiệp ước dẫn độ với Mỹ, đang trở thành thiên đường “cất giữ tài sản” của giới tài phiệt Nga. Nhưng thật không may cho họ, nhiều bến cảng an toàn khác bắt đầu cấm cửa du thuyền của các tài phiệt Nga. Monaco, công quốc nhỏ bé ở Riviera thuộc Pháp hiện là sân chơi được ưa thích của giới giàu có Nga, vừa thông qua các biện pháp trừng phạt giống EU. Đất nước Thụy Sĩ nổi tiếng trung lập cũng tuyên bố đóng cửa không phận máy bay Nga và áp đặt lệnh cấm nhập cảnh đối với một số thân tín của Putin.
Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát cho rằng việc trừng phạt các tỷ phú Nga không đơn giản vì họ rất “cao tay” trong việc che giấu tài sản bằng các công ty vỏ bọc. “Nếu thấy một nhà tài phiệt Nga ngồi trên du thuyền của họ ở Ấn Độ Dương thì chắc chắn du thuyền đó mang tên người khác – Alison Jimenez, chủ tịch công ty tư vấn Dynamic Securities Analytics nói – Bạn có thể tịch thu du thuyền, tịch thu máy bay, nhưng các tài phiệt Nga giấu tiền trên khắp thế giới. Cho dù bạn chiếm được 75% tài sản của họ, họ vẫn sẽ giàu có hơn rất nhiều người giàu khác trên thế giới!”.
Tuần này, hai tài phiệt nổi tiếng, Mikhail Fridman và Oleg Deripaska, quyết định rời “đội ngũ Putin” để kêu gọi chấm dứt cuộc chiến Ukraine. Fridman là Chủ tịch Alfa Group, một tập đoàn tư nhân kinh doanh ngân hàng, bảo hiểm, bán lẻ và nước khoáng. Lời kêu gọi hòa bình của ông được phụ hoạ bởi Deripaska, một daonh nhân nhôm thành công. “Hòa bình rất quan trọng! Các cuộc đàm phán cần phải bắt đầu càng sớm càng tốt!” – Deripaska viết trên Telegram.
Lê Tây Sơn
3 tháng 3, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Du thuyền Luna của tỉ phú Roman Abramovich (sau này bán lại cho một ông trùm Nga khác) đang neo tại cầu cảng Blohm+Voss, Hamburg – ảnh: Marcus Brandt/picture alliance via Getty Images
Oligarch là từ dùng chỉ tầng lớp doanh nhân Nga thu lợi hàng tỷ đôla bằng cách tận dụng mối quan hệ với Điện Kremlin trong thập niên 1990, lúc Liên Xô vừa tan rã để chia chác tài sản của chế độ cũ. Nay, cuộc xâm lược Ukraine của Putin đã biến họ thành “nạn nhân bất đắc dĩ”!
Từ trò “bóc mẽ” của Jack Sweeney
Jack Sweeney, 19 tuổi sống tại tiểu bang Florida, chủ một tài khoản Twitter chuyên theo dõi hành trình máy bay riêng của tỷ phú Elon Musk, nay có mục tiêu mới: Các nhà tài phiệt và tỷ phú người Nga. Anh vừa tung ra hai tài khoản Twitter mới @RUOligarchJets và @Putinjet sau khi Nga đưa quân vào Ukraine. Hai tài khoản này có gần 300,000 người theo dõi và cung cấp thông tin cập nhật “trong thời gian thực” về chuyển động của các máy bay phản lực được nhắm đến kèm hình ảnh bản đồ xác định vị trí của chúng.
Các tài phiệt Nga vừa đối mặt với tình trạng suy thoái kinh tế tại quê nhà vừa phải chịu sự trừng phạt của phương Tây sau khi Putin điều quân vào Ukraine. Mỹ và các đồng minh đã đáp trả bằng việc trừng phạt các cá nhân giàu có thân cận với Điện Kremlin. Trong số máy bay phản lực bị Sweeney theo dõi có Roman Abramovich, ông chủ Câu lạc bộ bóng đá Chelsea; doanh nhân Alisher Usmanov; và Leonid Mikhelson, Chủ tịch công ty sản xuất khí đốt Nga Novatek. Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg, Sweeney cho biết anh rất sửng sốt trước những chiếc máy bay mà các tài phiệt Nga làm chủ. “Thật điên rồ khi những người giàu nhất nước Nga sở hữu những chiếc máy bay thương mại Airbus A319 và Boeing 737, rất lớn so với các loại máy bay phản lực khác”.
Tính đến nay, Sweeney đang theo dõi hơn 40 máy bay và trực thăng của các tài phiệt Nga. Anh đã mời nhiều người hơn nữa tham gia truy vết để tăng số máy bay có thể theo dõi. Sweeney đã từ chối đề nghị nhận $5,000 để xóa tài khoản Twitter theo dõi máy bay của Musk… Trong bài phát biểu Tình trạng Liên bang đầu tiên vào tối Thứ Ba, ngày 1 Tháng Ba, Tổng thống Joe Biden đã nói thẳng với “Những người bạn tỷ phú của Putin” là Mỹ và các đồng minh sắp chiếm du thuyền, căn hộ sang trọng và máy bay phản lực riêng của họ. Thông điệp nhấn mạnh “Trụ đỡ vững chắc phía dưới bàn chân của các tài phiệt Nga đang bị lung lay”
Đến thế tiến thoái lưỡng nan của các tài phiệt Nga
Kể từ khi Putin xâm lược Ukraine, các chính phủ phương Tây đã tìm cách đóng băng tài sản ở nước ngoài của các tài phiệt cánh hẩu của Putin và cấm họ đi đến phương Tây. Các biện pháp trừng phạt vừa để phạt giai cấp thống trị Nga, vừa gây áp lực buộc Putin lùi bước. Đến thời điểm này, đòn trừng phạt đã buộc một số tài phiệt phải lên tiếng. Ngày 2 Tháng Ba, Tỷ phú Roman Abramovich, 55 tuổi, với trị giá sản nghiệp khoảng $13.5 tỷ, đã tuyên bố bán Câu lạc bộ bóng đá Chelsea mà ông đã mua lại vào năm 2003.
Dù Abramovich vẫn chưa có tên trong danh sách trừng phạt, các nhà lập pháp Vương quốc Anh đang gây sức ép với chính phủ. Có tin ông ta đã bán bớt một số tài sản ở London của mình để đề phòng trừng phạt. “Sợ bị trừng phạt là lý do tỷ phú Nga rao bán ngôi nhà và một căn hộ khác ở Anh” – nghị sĩ Anh Chris Bryant nói với hãng tin Bloomberg. Đầu tuần này, theo hãng tin CNBC, có ít nhất bốn du thuyền cao cấp thuộc sở hữu của các tỷ phú Nga có quan hệ với Putin được phát hiện đang chuyển tới Montenegro và Maldives.
Maldives, một quốc đảo ở Ấn Độ Dương, không có hiệp ước dẫn độ với Mỹ, đang trở thành thiên đường “cất giữ tài sản” của giới tài phiệt Nga. Nhưng thật không may cho họ, nhiều bến cảng an toàn khác bắt đầu cấm cửa du thuyền của các tài phiệt Nga. Monaco, công quốc nhỏ bé ở Riviera thuộc Pháp hiện là sân chơi được ưa thích của giới giàu có Nga, vừa thông qua các biện pháp trừng phạt giống EU. Đất nước Thụy Sĩ nổi tiếng trung lập cũng tuyên bố đóng cửa không phận máy bay Nga và áp đặt lệnh cấm nhập cảnh đối với một số thân tín của Putin.
Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát cho rằng việc trừng phạt các tỷ phú Nga không đơn giản vì họ rất “cao tay” trong việc che giấu tài sản bằng các công ty vỏ bọc. “Nếu thấy một nhà tài phiệt Nga ngồi trên du thuyền của họ ở Ấn Độ Dương thì chắc chắn du thuyền đó mang tên người khác – Alison Jimenez, chủ tịch công ty tư vấn Dynamic Securities Analytics nói – Bạn có thể tịch thu du thuyền, tịch thu máy bay, nhưng các tài phiệt Nga giấu tiền trên khắp thế giới. Cho dù bạn chiếm được 75% tài sản của họ, họ vẫn sẽ giàu có hơn rất nhiều người giàu khác trên thế giới!”.
Tuần này, hai tài phiệt nổi tiếng, Mikhail Fridman và Oleg Deripaska, quyết định rời “đội ngũ Putin” để kêu gọi chấm dứt cuộc chiến Ukraine. Fridman là Chủ tịch Alfa Group, một tập đoàn tư nhân kinh doanh ngân hàng, bảo hiểm, bán lẻ và nước khoáng. Lời kêu gọi hòa bình của ông được phụ hoạ bởi Deripaska, một daonh nhân nhôm thành công. “Hòa bình rất quan trọng! Các cuộc đàm phán cần phải bắt đầu càng sớm càng tốt!” – Deripaska viết trên Telegram.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Ukraine kêu cứu, Nato từ chối
Sau khi đụng độ dữ dội ở lò nguyên tử thì Ukraine kêu cứu Nato. Ukraine muốn Nato canh giữ vùng cấm bay trên không phận Ukraine, Nato từ chối. Nếu bằng lòng thì Nato sẽ phải bắn hạ máy bay Nga và sẽ lôi kéo ~ nước khác, Nato tuyên bố.
Tổng Thư ký Nato ông Stoltenberg nói ~ ngày tới sẽ thê thảm lắm, có thêm nhiều người chết, tang thương, tàn phá.
3 ngày hôm nay 0 dám coi nhiều hình ảnh vì càng ngày càng có nhiều người Ukraine chết. Bắn vào lò nguyên tử thì tuị Nga cũng chả còn kiêng dè gì, ai chết cũng kệ, nguyên Âu Châu lãnh đạn, miễn sao người Ukraine chịu đầu hàng.
https://www.n-tv.de/politik/Nach-Brand-in-Atomkraftwerk-NATO-weist-Hilferufe-der-Ukraine-zurueck-article23173640.html
Tổng Thư ký Nato ông Stoltenberg nói ~ ngày tới sẽ thê thảm lắm, có thêm nhiều người chết, tang thương, tàn phá.
3 ngày hôm nay 0 dám coi nhiều hình ảnh vì càng ngày càng có nhiều người Ukraine chết. Bắn vào lò nguyên tử thì tuị Nga cũng chả còn kiêng dè gì, ai chết cũng kệ, nguyên Âu Châu lãnh đạn, miễn sao người Ukraine chịu đầu hàng.
https://www.n-tv.de/politik/Nach-Brand-in-Atomkraftwerk-NATO-weist-Hilferufe-der-Ukraine-zurueck-article23173640.html
Last edited by LDN on Sat Mar 05, 2022 9:29 am; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Ukraine: Công dân Việt Nam ở vùng chiến sự nói về các chuyến bay giải cứu
2022.03.02 - RFA
Người tị nạn từ Ukraine ở biên giới Ba Lan
AFP
Truyền thông Việt Nam hôm 2/3 loan tin các hãng hàng không đã lên kế hoạch và sẵn sàng thực hiện các chuyến bay giải cứu công dân Việt Nam từ Ukraine về nước từ 6/3/2022. Người dân Việt Nam ở tại vùng chiến sự Ukraine nghĩ gì khi nhận được thông tin này?
Không trông mong gì!
“Hiện tại chỗ bọn tôi bom giật bom rung trên đầu, bom để ngay sát chân, chương trình bảo hộ của Việt Nam mình tôi nói thật là quá kém, chậm hơn so với các nước…”
Một người Việt ở Ukraine (yêu cầu không nêu danh tính) đã chia sẻ cảm nghĩ của mình về thông tin Chính phủ Việt Nam chỉ đạo các hãng hàng không tổ chức các chuyến bay giải cứu công dân Việt Nam ở Ukraine về nước, hồi cuối tháng hai.
Người đàn ông giấu tên trên cho biết thêm hiện chiến sự ở Ukraine mỗi ngày một leo thang. Thành phố Kharkov, nơi ông sinh sống mấy chục năm qua, đã không còn an toàn. Cả gia đình ông đã phải “lánh nạn” dưới hầm trú ẩn và chỉ dám rời khỏi hầm trong chốc lát để cập nhật tin tức chiến sự, khi tiếng bom tạm lắng xuống.
Ông nói, chính ông Đại sứ Việt Nam tại Ukraine, đã từng trấn an người dân là sẽ không có chiến tranh và Sứ quán đang theo dõi chặt chẽ thời cuộc để thực hiện bảo hộ công dân. Do đó, không ai chuẩn bị di tản vì nghĩ rằng Nga sẽ không tấn công Ukraine nặng nề như bây giờ. Tuy vậy, ông này cũng cho biết, rất may cả gia đình ông có trữ thực phẩm để dùng cho mùa đông, nên hiện không bị đói.
Về thông tin các chuyến bay giải cứu của Việt Nam ông nói chưa thấy động tĩnh gì:
“Đó là lên kế hoạch trên giấy tờ và báo chí thôi, chứ trên thực tế người dân hiện tại chưa nhận được một cái gì cả. Bọn tôi chỉ mới nhận được một cái thông báo là để xem Đại sứ quán có xin mở được đường xanh hay không thôi, chứ còn thực chất để cam kết với bọn tôi là có xe chở để đưa người đi là không có. Hiện tại Đại Sứ quán chưa có quyết định và cam kết sẽ đưa bọn tôi đi khỏi Ukraine này.”
Người đàn ông này cũng cho biết nếu thật sự có các chuyến bay giải cứu công dân, chưa chắc gia đình ông có được “suất” vì cũng giống như các chuyến bay giải cứu dịch COVID hồi năm ngoái:
“Nếu mà được thì sẽ rất nhiều bà con mình qua (Ba Lan - PV). Bởi vì người ta không còn đường nào nữa rồi.
Quan trọng là bây giờ thực chất là có đến lượt của bọn tôi hay không, chứ như đợt dịch COVID vừa rồi, ở Kharkov này hầu như là người dân không có đường đi, hoặc phải bỏ ra rất nhiều tiền. Bình thường vé chỉ có một ngàn đô, nhưng bọn tôi phải bỏ ra đến sáu ngàn đô thì mới được lên chuyến bay đó.
Thời điểm này bọn tôi cũng chẳng hy vọng gì cả!”
Với lý lẽ đó, ông chia sẻ hiện gia đình ông đang tìm đường lán nạn ở Ba Lan, tuy nhiên:
“Tôi tính xem người Việt Nam mình đi trước xem tình hình bên đó như thế nào, trên đường đi có xảy ra cướp bóc gì không. Bên này trường hợp cướp bóc là rất nhiều, tôi phải nghe ngóng trước.
Còn nếu mà nó xảy ra cướp bóc trên đường thì bọn tôi phải chấp nhận là trú ẩn nơi đây thôi. Bạn của tôi có bốn xe đi thì hiện tại có hai xe vẫn giữ được liên lạc, còn hai xe không giữ được liên lạc, không gọi được nữa, bọn tôi đang rất lo lắng.”
Lối vào một toà nhà bị quân Nga pháo kích ở Quảng trường Constitution tại Kharkiv, thành phố lớn thứ 2 của Ukraine hôm 2/3/2022. AFP
Hành trình nguy hiểm
Đã bước qua ngày thứ bảy Nga mở cuộc xâm lăng vào Ukraina, hiện lực lượng không vận của Nga đã đổ xuống Kharkov thành phố lớn thứ hai của Ukraine, nơi có khá đông người Việt đang sinh sống.
Theo Bộ giao thông vận tải, do các sân bay ở Ukraine đã đóng cửa nên các hãng hàng không đã lên kế hoạch đón công dân Việt Nam ở các nước lân cận như Ba Lan, Slovakia, Hungary, Belarus…
Trong tình hình hiện nay, rất nhiều người Việt ở Ukraine bình luận rằng để di chuyển được sang các nước láng giềng là một hành trình vô cùng nguy hiểm.
Ông Nguyễn Khiêm, đang bị kẹt tại Ukraine cho biết ông đã đăng ký về Việt Nam nhưng hiện không biết làm cách nào để đến được địa điểm đón người của các chuyến bay giải cứu:
“Chúng tôi có đăng ký rồi nhưng địa điểm như thế nào và chúng tôi cũng chưa biết là sẽ đi theo phương thức nào.
Thực sự để mà đi lại thì chúng tôi cũng chưa biết ra ngoài mức độ nguy hiểm nó sẽ thế nào. Chúng tôi cũng đang phải xem nếu ví dụ nếu sang bên Ba Lan thì cách chúng tôi là 1.200 cây số .
Có cái là chúng tôi ở bên đây cũng chỉ biết là nghe thông tin anh chị em, những người nào đi trước biết đường đi thì chúng tôi nghe ngóng tình hình thôi.”
Ông Khiêm cho hay thường xuyên theo dõi thông tin từ các hội nhóm người Việt cũng như từ Sứ quán Việt Nam nhưng với tình hình này thì phải “tự thân vận động”:
“Ở đây thì chúng tôi được hướng dẫn của các tổ chức hội đoàn với Đại Sứ quán thôi. Tình hình chiến sự thì cũng không thể ai ngờ được, bản thân tôi ở đây cũng không bao giờ nghĩ được là Nga sẽ đánh Ukraine.
Bản thân chúng tôi cũng không chuẩn bị được một cái gì. Hội đoàn và thông báo của Nhà nước thì chúng tôi cũng chỉ biết nghe là vậy thôi, chứ cũng phải “tự thân vận động” thôi.
Bây giờ ngoài kia bom rơi đạn lạc, trên đường đi như thế nào, nếu mà có đi thì chúng tôi cũng không dám đi xe riêng, sợ sẽ xảy ra nạn cướp bóc.
Thực sự cũng chưa nghe ai nói gì về tiền máy bay này, nhưng mà chúng tôi ở đây tất cả mọi người cũng sợ là tiền vé máy bay cũng giống như tiền giải cứu COVID, người ta cũng rất sợ nếu như thế thì chúng tôi sẽ không có đủ tiền để về.”
Được biết, trong ngày 2/3 Cục Hàng không thông báo, hãng hàng không Vietjet đã gửi công văn đến Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông vận tải đề nghị tham gia tổ chức chuyến bay miễn phí đưa công dân VN tại Ukraine về nước từ thành phố Warsaw (Ba Lan) sớm nhất dự kiến vào ngày 6/3.
Trước đó một ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết tại cuộc họp báo về tình hình chiến sự tại Ukraine rằng đến trưa 1.3.2022, đã có khoảng 200 người Việt Nam được Đại sứ quán và các hội đoàn tại Ukraine hướng dẫn và hỗ trợ sơ tán ra khỏi vùng chiến sự.
RFA đã nhiều lần gọi đến đường dây nóng bảo hộ công dân của Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine theo số (+380 (63) 8638999), được đăng công khai trên các phương tiện truyền thông, để xác nhận thông tin trên, nhưng không có ai nghe máy.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Cục diện giao chiến “tay đôi” trong đô thị Kyiv sẽ như thế nào?
P. Nguyễn Dũng
4 tháng 3, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Lính Ukraine tuần hành tại trung tâm Kyiv, ngày 3 Tháng Ba (ảnh: Aytac Unal/Anadolu Agency via Getty Images)
Giao tranh trong thành phố không bao giờ là những cuộc đọ súng được mong đợi vì lịch sử đã cho thấy, những cuộc chiến khi đã sa lầy vào trong từng khu phố, căn hầm, tòa cao ốc luôn là ác mộng. Tướng Christophe Gomart, cựu chỉ huy quân báo của Quân lực Pháp, nhận định về khả năng chiến trận đường phố tại Kyiv.
Chướng ngại vật được dựng tại Đài Độc lập, Kyiv; ngày 3 Tháng Ba (ảnh: Aytac Unal/Anadolu Agency via Getty Images)
Cựu Trung tướng Christophe Gomart từng là chỉ huy trưởng COS (Commandement des forces spéciales, Bộ Chỉ huy Lực lượng đặc biệt), rồi Giám đốc ngành Quân báo. Được báo Le Point (Pháp) hỏi về khả năng xảy ra một cuộc chiến trong thành phố khi đã xuất hiện một khối lượng quân binh Nga rất lớn, kéo dài mấy chục kilomet tiến về hướng thủ đô Kyiv, ông đã đưa ra những nhận định sau:
Tấn công ồ ạt với mục tiêu chiếm lĩnh một thành phố lớn, cụ thể là một thủ đô với ba triệu cư dân, trải rộng với những đại lộ to thoáng, không thể là chuyện dễ làm. Chiếm thành phố chưa bao giờ là việc dễ hoàn thành. Không cần nói đâu xa, mới trong thế kỷ trước, và điều này người Nga biết rất rõ, hồi Thế chiến 2, Leningrad và Stalingrad đều đã bị quân Đức bao vây suốt một thời gian dài nhưng không hề bị chiếm đóng hoàn toàn một ngày nào cả. Còn lính Đức đã chỉ chiếm được Sebastopol sau khi đã chịu thiệt hại rất lớn.
Cho nên điều mà không ai muốn thấy sẽ diễn ra tại Kyiv là cuộc tấn công và tàn sát mà quân đội Nga đã tiến hành tại Grozny vào Tháng Hai 2000, theo lệnh của Vladimir Putin. Trong lịch sử gần đây hơn, vào năm 2013-2014, để tái chiếm và giải phóng Mossoul (Iraq) khỏi các tay súng Hồi giáo cực đoan vũ trang jihadist, lính Mỹ và lính Iraq đã phải kiên nhẫn xung trận, tiêu diệt đối thủ trong suốt tám tháng liền. Máy bay, đại pháo và bộ binh đều tham gia mà cũng phải tái chiếm từng căn nhà, từng khu phố, từng làng.
Kyiv chuẩn bị giáp mặt cuộc giao tranh khốc liệt có thể xảy đến bất cứ lúc nào – ảnh: Quảng trường Maidan tại thủ đô ngày 3 Tháng Ba (ảnh: Diego Herrera/Europa Press via Getty Images)
Câu hỏi của nhiều người là trong hai ba ngày qua, quân lính Nga đã làm gì quanh Kyiv, được cựu tướng quân này giải thích: Họ tổ chức, chuẩn bị cho cuộc tấn công. Các đơn vị quân của Putin sẽ tìm cách bao vây thành phố, toàn bộ hoặc được chừng nào cũng được. Hệ thống dẫn nước, mạng lưới điện chắc chắn đã bị ảnh hưởng và rất có thể sẽ bị phá sụp nay mai, như tháp truyền hình đã bị phá tan hôm đầu Tháng Ba qua khiến việc Tổng thống Zelensky muốn liên lạc trực tiếp với đồng bào của mình để khích lệ, kêu gọi cầm chắc tay súng cũng bị khó. Nhưng với những hình ảnh được truyền qua các mạng xã hội, chúng ta thấy rằng cư dân Kyiv cũng rất biết chuẩn bị cho kháng chiến. Họ lo trữ lương thực, vũ khí, đào hầm, dựng chướng ngại vật trên đường phố. Thật đáng ngạc nhiên khi thấy họ còn biết sản xuất hàng trăm chai bom xăng (cocktail molotov) để thiêu hủy chiến xa Nga.
Ông Christophe Gomart tin rằng, nếu xảy ra chiến tranh đô thị trong nay mai, quân Nga sẽ gặp rất nhiều thử thách. “Không bao giờ được quên rằng, khi tấn công vào thành phố thì quân tấn công luôn có một yếu điểm là về quân số. Ở trận tuyến bình thường, cần trung bình ba tay súng tấn công mới chọi được một tay súng cầm cự, nhưng trong thành phố, để áp đảo được và tiêu diệt một tay súng cầm cự, đối phương phải cần đến không dưới 20 tay súng! Không cần các tay súng cầm cự ấy phải là những lính chuyên nghiệp, chỉ cần họ biết chuẩn bị trước, chuẩn bị tốt và kiên quyết chống lại kẻ xâm lược thì quân tấn công sẽ phải chịu nhiều tổn thất vì phải tấn công, giải trừ từng căn nhà, từng khu phố, từng căn hầm, từng sân trên mái nhà”…
“Chào mừng đến với địa ngục” – hàng chữ được sơn trên một xe quân sự bị tiêu diệt của Nga tại mặt trận Irpin; ngày 3 Tháng Ba (ảnh: Chris McGrath/Getty Images)
Thủ đô Kyiv lại là một thành phố có tổ chức, có quy mô rõ ràng với nhiều đại lộ rộng thoáng cho nên tổ chức cầm cự trong khung cảnh ấy sẽ không hiệu quả hơn là cầm cự trong những phố hẹp, vì quân đối phương sẽ dễ quan sát hơn để gọi điện cho máy bay, trực thăng vũ trang, drones có vũ trang tấn công từ xa với hiệu quả cao. Dân quân bảo vệ Kyiv chắc chắn đủ khả năng để lính Nga không thể chiếm thành phố của họ thật dễ dàng, nhanh chóng. Dân quân Kyiv nay, ngoài tiểu liên tấn công ra còn có súng chống tăng khoác vai, cocktail molotov, có thể trong đó cũng có nhiều tay thiện xạ. Vậy hãy nhớ lại Sarajevo năm nào cũng từng điêu đứng vì những tay súng thiện xạ.
Phát triển thời hậu Thế chiến 2, Kyiv trải qua thời Chiến Tranh Lạnh nên không thiếu những hầm ngầm chống bom hạt nhân. Chúng chằng chịt, có hệ thống hẳn hoi. Nay chúng sẽ là những không gian quen biết của cư dân Kyiv kháng chiến nhưng là những hang đen đầy hiểm nguy chết người đối với quân lính Nga tấn công. Bị áp cho lối du kích chiến trong hầm sâu sẽ là một ác mộng kinh hoàng đối với lính Nga. Cuộc chiến trong thành phố có thể sẽ kéo dài với nhiều thiệt hại nhân mạng, chắc chắn phía Nga biết điều này, nên có thể họ sẽ sử dụng đến đại pháo và bom ồ ạt xuống Kyiv. Nên nhớ rằng lính Đức cũng đã từng làm như vật khi bao vây Sebastopol (từ Tháng Mười 1941 đến Tháng Bảy 1942) và có ngày đã ném xuống thành phố cảng này 6,000 tấn bom…
P. Nguyễn Dũng
4 tháng 3, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Lính Ukraine tuần hành tại trung tâm Kyiv, ngày 3 Tháng Ba (ảnh: Aytac Unal/Anadolu Agency via Getty Images)
Giao tranh trong thành phố không bao giờ là những cuộc đọ súng được mong đợi vì lịch sử đã cho thấy, những cuộc chiến khi đã sa lầy vào trong từng khu phố, căn hầm, tòa cao ốc luôn là ác mộng. Tướng Christophe Gomart, cựu chỉ huy quân báo của Quân lực Pháp, nhận định về khả năng chiến trận đường phố tại Kyiv.
Chướng ngại vật được dựng tại Đài Độc lập, Kyiv; ngày 3 Tháng Ba (ảnh: Aytac Unal/Anadolu Agency via Getty Images)
Cựu Trung tướng Christophe Gomart từng là chỉ huy trưởng COS (Commandement des forces spéciales, Bộ Chỉ huy Lực lượng đặc biệt), rồi Giám đốc ngành Quân báo. Được báo Le Point (Pháp) hỏi về khả năng xảy ra một cuộc chiến trong thành phố khi đã xuất hiện một khối lượng quân binh Nga rất lớn, kéo dài mấy chục kilomet tiến về hướng thủ đô Kyiv, ông đã đưa ra những nhận định sau:
Tấn công ồ ạt với mục tiêu chiếm lĩnh một thành phố lớn, cụ thể là một thủ đô với ba triệu cư dân, trải rộng với những đại lộ to thoáng, không thể là chuyện dễ làm. Chiếm thành phố chưa bao giờ là việc dễ hoàn thành. Không cần nói đâu xa, mới trong thế kỷ trước, và điều này người Nga biết rất rõ, hồi Thế chiến 2, Leningrad và Stalingrad đều đã bị quân Đức bao vây suốt một thời gian dài nhưng không hề bị chiếm đóng hoàn toàn một ngày nào cả. Còn lính Đức đã chỉ chiếm được Sebastopol sau khi đã chịu thiệt hại rất lớn.
Cho nên điều mà không ai muốn thấy sẽ diễn ra tại Kyiv là cuộc tấn công và tàn sát mà quân đội Nga đã tiến hành tại Grozny vào Tháng Hai 2000, theo lệnh của Vladimir Putin. Trong lịch sử gần đây hơn, vào năm 2013-2014, để tái chiếm và giải phóng Mossoul (Iraq) khỏi các tay súng Hồi giáo cực đoan vũ trang jihadist, lính Mỹ và lính Iraq đã phải kiên nhẫn xung trận, tiêu diệt đối thủ trong suốt tám tháng liền. Máy bay, đại pháo và bộ binh đều tham gia mà cũng phải tái chiếm từng căn nhà, từng khu phố, từng làng.
Kyiv chuẩn bị giáp mặt cuộc giao tranh khốc liệt có thể xảy đến bất cứ lúc nào – ảnh: Quảng trường Maidan tại thủ đô ngày 3 Tháng Ba (ảnh: Diego Herrera/Europa Press via Getty Images)
Câu hỏi của nhiều người là trong hai ba ngày qua, quân lính Nga đã làm gì quanh Kyiv, được cựu tướng quân này giải thích: Họ tổ chức, chuẩn bị cho cuộc tấn công. Các đơn vị quân của Putin sẽ tìm cách bao vây thành phố, toàn bộ hoặc được chừng nào cũng được. Hệ thống dẫn nước, mạng lưới điện chắc chắn đã bị ảnh hưởng và rất có thể sẽ bị phá sụp nay mai, như tháp truyền hình đã bị phá tan hôm đầu Tháng Ba qua khiến việc Tổng thống Zelensky muốn liên lạc trực tiếp với đồng bào của mình để khích lệ, kêu gọi cầm chắc tay súng cũng bị khó. Nhưng với những hình ảnh được truyền qua các mạng xã hội, chúng ta thấy rằng cư dân Kyiv cũng rất biết chuẩn bị cho kháng chiến. Họ lo trữ lương thực, vũ khí, đào hầm, dựng chướng ngại vật trên đường phố. Thật đáng ngạc nhiên khi thấy họ còn biết sản xuất hàng trăm chai bom xăng (cocktail molotov) để thiêu hủy chiến xa Nga.
Ông Christophe Gomart tin rằng, nếu xảy ra chiến tranh đô thị trong nay mai, quân Nga sẽ gặp rất nhiều thử thách. “Không bao giờ được quên rằng, khi tấn công vào thành phố thì quân tấn công luôn có một yếu điểm là về quân số. Ở trận tuyến bình thường, cần trung bình ba tay súng tấn công mới chọi được một tay súng cầm cự, nhưng trong thành phố, để áp đảo được và tiêu diệt một tay súng cầm cự, đối phương phải cần đến không dưới 20 tay súng! Không cần các tay súng cầm cự ấy phải là những lính chuyên nghiệp, chỉ cần họ biết chuẩn bị trước, chuẩn bị tốt và kiên quyết chống lại kẻ xâm lược thì quân tấn công sẽ phải chịu nhiều tổn thất vì phải tấn công, giải trừ từng căn nhà, từng khu phố, từng căn hầm, từng sân trên mái nhà”…
“Chào mừng đến với địa ngục” – hàng chữ được sơn trên một xe quân sự bị tiêu diệt của Nga tại mặt trận Irpin; ngày 3 Tháng Ba (ảnh: Chris McGrath/Getty Images)
Thủ đô Kyiv lại là một thành phố có tổ chức, có quy mô rõ ràng với nhiều đại lộ rộng thoáng cho nên tổ chức cầm cự trong khung cảnh ấy sẽ không hiệu quả hơn là cầm cự trong những phố hẹp, vì quân đối phương sẽ dễ quan sát hơn để gọi điện cho máy bay, trực thăng vũ trang, drones có vũ trang tấn công từ xa với hiệu quả cao. Dân quân bảo vệ Kyiv chắc chắn đủ khả năng để lính Nga không thể chiếm thành phố của họ thật dễ dàng, nhanh chóng. Dân quân Kyiv nay, ngoài tiểu liên tấn công ra còn có súng chống tăng khoác vai, cocktail molotov, có thể trong đó cũng có nhiều tay thiện xạ. Vậy hãy nhớ lại Sarajevo năm nào cũng từng điêu đứng vì những tay súng thiện xạ.
Phát triển thời hậu Thế chiến 2, Kyiv trải qua thời Chiến Tranh Lạnh nên không thiếu những hầm ngầm chống bom hạt nhân. Chúng chằng chịt, có hệ thống hẳn hoi. Nay chúng sẽ là những không gian quen biết của cư dân Kyiv kháng chiến nhưng là những hang đen đầy hiểm nguy chết người đối với quân lính Nga tấn công. Bị áp cho lối du kích chiến trong hầm sâu sẽ là một ác mộng kinh hoàng đối với lính Nga. Cuộc chiến trong thành phố có thể sẽ kéo dài với nhiều thiệt hại nhân mạng, chắc chắn phía Nga biết điều này, nên có thể họ sẽ sử dụng đến đại pháo và bom ồ ạt xuống Kyiv. Nên nhớ rằng lính Đức cũng đã từng làm như vật khi bao vây Sebastopol (từ Tháng Mười 1941 đến Tháng Bảy 1942) và có ngày đã ném xuống thành phố cảng này 6,000 tấn bom…
Last edited by LDN on Sat Mar 05, 2022 7:44 am; edited 2 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
2 bài này nội dung giống nhau, hay. Tìm bài tiếng anh 0 thấy, có dịp sẽ tóm tắt.
https://www.welt.de/politik/ausland/article237328527/Ukraine-Krieg-Stoltenbergs-Vorgaenger-nennt-historischen-Fehler-der-Nato.html
&
https://www.n-tv.de/politik/Stoltenberg-Vorgaenger-sieht-historischen-Fehler-article23173826.html
https://www.welt.de/politik/ausland/article237328527/Ukraine-Krieg-Stoltenbergs-Vorgaenger-nennt-historischen-Fehler-der-Nato.html
&
https://www.n-tv.de/politik/Stoltenberg-Vorgaenger-sieht-historischen-Fehler-article23173826.html
Last edited by LDN on Sat Mar 05, 2022 7:27 am; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Last edited by LDN on Sat Mar 05, 2022 2:47 pm; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Putin trong canh bạc máu
Lê Tây Sơn
5 tháng 3, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu (trái) – một cận thần trung thành của Putin (ảnh: Mikhail Metzel\TASS via Getty Images)
Tổng thống Nga Vladimir Putin có mất trí không khi ông ta liều lĩnh đặt thế giới trên bờ vực hạt nhân trong một cuộc chiến được xem là phi lý, phi nhân? Cuộc xâm lược của Nga cũng không có đường lùi, vì lùi là tự sát chính trị và làm phá sản “học thuyết phục hồi Liên Xô” của Putin.
Tái thiết đế chế
Không thể tránh khỏi, ngay cả khi quân đội Nga lật đổ chính phủ dân cử của Ukraine, thay bằng một con rối của Nga và chiếm đóng nước này, Kremlin vẫn phải đối mặt với một cuộc nổi dậy đẫm máu và những hậu quả kinh tế nặng nề do các lệnh trừng phạt và tẩy chay. Điều Putin sợ nhất là phong trào “suy tôn lãnh tụ” do ông ta tự tay xây dụng nhiều năm sẽ đứng lên lật đổ ông ta, nếu cuộc xâm lược Ukraine thất bại. Vì vậy ông ta có thể đang cùng quẫn đến mất trí! Nhưng những người theo dõi tình hình Nga nhiều năm không tin Putin bị mất trí, mà ông ta chỉ tính toán sai dựa trên những thông tin tình báo không giống với thực tế.
Nhà văn Gabriel Garcia Marquez từng cảnh báo “Bắt đầu chiến tranh thì dễ nhưng kết thúc sẽ khó”. Putin không quên điều này. Là một sinh viên lịch sử, ông ta có thể giải thích sai quá khứ nước Nga nhưng không mất trí. Theo nhận thức của Putin thì chính nỗi nhục của nước Nga bị phương Tây lấn lướt đã thúc đẩy ông ta tìm cách viết lại lịch sử, bằng cả phát động chiến tranh. Động lực đó ít bị thôi thúc bởi “cái tôi quá lớn” mà từ mối quan tâm thực tế về “mối đe dọa có thật” mà Putin tin rằng sẽ tiêu diệt ông ta nếu không kiểm soát được nó.
Putin không thể duy trì quyền lực, cũng như sự giàu có (được cho là bất minh), trong một nhà nước Nga dân chủ pháp quyền. Trước khi tạm rời nhiệm kỳ tổng thống vào năm 2008, chuyển giao chức vụ cho người kế thừa tạm Dmitry Medvedev, nhà lãnh đạo Nga đã nói rõ ý định của mình. Năm 2005, Putin tuyên bố trong bài phát biểu thường niên trước Duma (Quốc hội Nga): “Sự sụp đổ của Liên Xô là thảm họa địa chính trị lớn nhất thế kỷ” và là “Bệnh dịch nuôi dưỡng các phong trào ly khai tràn sang chính nước Nga!”. Những bình luận vào Tháng Mười Hai 2021 của Putin về “sự sụp đổ lịch sử của Liên Xô” là sự tiếp nối tự nhiên của tuyên bố Tháng Ba 2018 khi ông ta nói với các phóng viên “sẽ đảo ngược sự sụp đổ này, nếu có thể”.
(Trái sang): Thứ trưởng Quốc phòng thứ nhất Ruslan Tsalikov, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu, và Thứ trưởng Quốc phòng Dmitry Bulgakov trong một cuộc họp video với Putin ngày 1 Tháng Ba 2022 (ảnh: Vadim Savitsky\TASS via Getty Images)
Chơi theo “playbook” KGB
Putin là một sĩ quan tình báo KGB được đào tạo và luôn bị ám ảnh bởi khả năng kiểm soát người khác, bắt người khác làm theo ý mình. Là một sĩ quan tình báo lõi đời, Putin luôn cố gắng thiết lập quyền lực đối với mọi người và mọi thứ. Có rất nhiều “sân chơi” để thực hiện tham vọng này, từ các bài phát biểu rực lửa không hề giấu diếm sự thâm độc, đến thủ đoạn duy trì sự phục tùng tuyệt đối của các quan chức cấp cao nhất và gieo vào đầu người dân về “một nước Nga có sức mạnh quân sự áp đảo chưa tiết lộ hết”.
Putin luôn nhồi sọ người dân Nga về một nước Nga kiêu hãnh đang bị phương Tây dồn vào chân tường. Đối với ông ta, hành động tự vệ hiệu quả nhất là “tấn công phủ đầu” để đẩy lùi mối đe dọa quân sự tiềm tàng. Triết lý của Putin là “Không bỏ sót cơ hội nào và làm mọi cách để buộc kẻ thù phản ứng theo cách mình muốn”. Nhưng tất cả những điều đó phụ thuộc vào một bộ óc minh mẫn và thông minh. Dĩ nhiên, kế hoạch nào cũng có các lỗ hổng tiềm ẩn nằm ngoài dự đoán.
Mặc dù còn quá sớm để đánh giá tình hình ở Ukraine, nhiều nhà phân tích quân sự đồng ý cuộc chiến của Putin đã không diễn ra theo cách ông ta mong đợi. Không ai có thể đọc được suy nghĩ của Putin, nhưng Putin là ông vua của một “triều đình” gồm những cận thần rất sợ cung cấp những tin tức mà ông ta không muốn xem. Đa số họ xuất thân từ các cơ quan tình báo của Nga, chủ yếu là KGB, những cựu điệp viên được Putin tin tưởng về khả năng thao túng và kiểm soát. Đây cũng chính là những kẻ say sưa cướp đoạt tài nguyên của đất nước và làm giàu nhờ lòng trung thành.
Các cuộc họp hội đồng an ninh quốc gia của Putin hầu như đều diễn ra theo kịch bản dựng sẵn. Các cơ quan hành pháp, tình báo, an ninh và quốc phòng đều phản ánh “định hướng và tầm nhìn” của lãnh đạo. Hoang tưởng về sự an toàn, tự cô lập để tránh rủi ro, và khả năng phản ứng nhanh nhẹn của Putin đã buộc những người thân tín phải mô tả đúng những gì ông ta muốn về thế giới bên ngoài. Dù Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng quân đội Valery Gerasimov minh bạch đến đâu về tinh thần chiến đấu, thương vong và hậu cần của các lực lượng xâm lược Nga thì những thiệt hại của Nga theo chính họ công bố vẫn đến nhanh hơn nhiều lần so với những thiệt hại mà Mỹ phải gánh chịu trong hơn 20 năm ở Afghanistan, Iraq và Syria.
Đại đế và đám cận thần
Tại cuộc họp hội đồng an ninh mới nhất người ta thấy có mặt Đô đốc Igor Olegovich Kostyukov, Giám đốc Cơ quan Tình báo Nga (GRU), người rất ít nghe nói đến, theo đường lối cứng rắn, có chung tầm nhìn với Putin và chịu trách nhiệm về Đơn vị 29155 chuyên ám sát, phá hoại và hỗ trợ các cuộc nổi dậy ở nước ngoài. Nhưng khi chiến lược của Nga trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến không đúng với đánh giá của GRU là quân đội Nga sẽ dễ dàng càn quét khắp Ukraine, uy tín của Kostyukov có vẻ đang suy giảm.
Cảnh Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga (SVR) Sergey Naryshkin và Giám đốc Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) Alexander Bortnikov thu mình lại và lóng ngóng nghe Putin nói trên màn hình, cho thấy có thể họ không bao giờ dám nói thật với Putin về sức kháng cự của quân đội Ukraine và phản ứng của các nền dân chủ tự do mạnh nhất thế giới. Khi cả thế giới đang nín thở theo dõi, Putin đã đánh tan các giả định từ lâu là đang có tranh giành quyền lực trong nội bộ Nga.
Trò chơi kết thúc thế nào vẫn là những câu hỏi bí ẩn. Nhưng có vẻ ông ta đang tuyệt vọng khi không thể đạt được chiến thắng quân sự nhanh. Chính vì lo ngại cuộc chiến kéo dài dẫn đến bất ổn trên sân nhà, Putin có thể áp dụng các chiến thuật tàn bạo đã thấy trong cuộc chiến Syria bằng cách san bằng các trung tâm đô thị, sử dụng vũ khí nhiệt áp và bom chùm sau khi mở hành lang di tản dân thường.
Nguồn tin tình báo quí giá mà Mỹ và các đồng minh có được về suy nghĩ của Điện Kremlin đã bị gián đoạn cách đây 5 năm khi một nhân viên CIA có quyền tiếp cận Putin bị lộ. Để lấp lỗ hổng này, Giám đốc CIA William Burns cam kết tái thiết cơ quan từ hoạt động chống khủng bố sang thu thập thông tin tình báo truyền thống chống lại các đối thủ chiến lược mà ưu tiên là Trung Quốc, Nga. CIA đang nỗ lực hết mình sau 20 năm không đầu tư vào hoạt động gián điệp truyền thống ở nước ngoài trong các môi trường khắc nghiệt hơn. Muốn có được một điệp viên giá trị trong lòng địch cần rất nhiều thời gian. Để nhận biết được mức độ liều lĩnh của Putin đòi hỏi phải có thông tin tình báo từ những người có khả năng tiếp cận với ông ta.
Lê Tây Sơn
5 tháng 3, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu (trái) – một cận thần trung thành của Putin (ảnh: Mikhail Metzel\TASS via Getty Images)
Tổng thống Nga Vladimir Putin có mất trí không khi ông ta liều lĩnh đặt thế giới trên bờ vực hạt nhân trong một cuộc chiến được xem là phi lý, phi nhân? Cuộc xâm lược của Nga cũng không có đường lùi, vì lùi là tự sát chính trị và làm phá sản “học thuyết phục hồi Liên Xô” của Putin.
Tái thiết đế chế
Không thể tránh khỏi, ngay cả khi quân đội Nga lật đổ chính phủ dân cử của Ukraine, thay bằng một con rối của Nga và chiếm đóng nước này, Kremlin vẫn phải đối mặt với một cuộc nổi dậy đẫm máu và những hậu quả kinh tế nặng nề do các lệnh trừng phạt và tẩy chay. Điều Putin sợ nhất là phong trào “suy tôn lãnh tụ” do ông ta tự tay xây dụng nhiều năm sẽ đứng lên lật đổ ông ta, nếu cuộc xâm lược Ukraine thất bại. Vì vậy ông ta có thể đang cùng quẫn đến mất trí! Nhưng những người theo dõi tình hình Nga nhiều năm không tin Putin bị mất trí, mà ông ta chỉ tính toán sai dựa trên những thông tin tình báo không giống với thực tế.
Nhà văn Gabriel Garcia Marquez từng cảnh báo “Bắt đầu chiến tranh thì dễ nhưng kết thúc sẽ khó”. Putin không quên điều này. Là một sinh viên lịch sử, ông ta có thể giải thích sai quá khứ nước Nga nhưng không mất trí. Theo nhận thức của Putin thì chính nỗi nhục của nước Nga bị phương Tây lấn lướt đã thúc đẩy ông ta tìm cách viết lại lịch sử, bằng cả phát động chiến tranh. Động lực đó ít bị thôi thúc bởi “cái tôi quá lớn” mà từ mối quan tâm thực tế về “mối đe dọa có thật” mà Putin tin rằng sẽ tiêu diệt ông ta nếu không kiểm soát được nó.
Putin không thể duy trì quyền lực, cũng như sự giàu có (được cho là bất minh), trong một nhà nước Nga dân chủ pháp quyền. Trước khi tạm rời nhiệm kỳ tổng thống vào năm 2008, chuyển giao chức vụ cho người kế thừa tạm Dmitry Medvedev, nhà lãnh đạo Nga đã nói rõ ý định của mình. Năm 2005, Putin tuyên bố trong bài phát biểu thường niên trước Duma (Quốc hội Nga): “Sự sụp đổ của Liên Xô là thảm họa địa chính trị lớn nhất thế kỷ” và là “Bệnh dịch nuôi dưỡng các phong trào ly khai tràn sang chính nước Nga!”. Những bình luận vào Tháng Mười Hai 2021 của Putin về “sự sụp đổ lịch sử của Liên Xô” là sự tiếp nối tự nhiên của tuyên bố Tháng Ba 2018 khi ông ta nói với các phóng viên “sẽ đảo ngược sự sụp đổ này, nếu có thể”.
(Trái sang): Thứ trưởng Quốc phòng thứ nhất Ruslan Tsalikov, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu, và Thứ trưởng Quốc phòng Dmitry Bulgakov trong một cuộc họp video với Putin ngày 1 Tháng Ba 2022 (ảnh: Vadim Savitsky\TASS via Getty Images)
Chơi theo “playbook” KGB
Putin là một sĩ quan tình báo KGB được đào tạo và luôn bị ám ảnh bởi khả năng kiểm soát người khác, bắt người khác làm theo ý mình. Là một sĩ quan tình báo lõi đời, Putin luôn cố gắng thiết lập quyền lực đối với mọi người và mọi thứ. Có rất nhiều “sân chơi” để thực hiện tham vọng này, từ các bài phát biểu rực lửa không hề giấu diếm sự thâm độc, đến thủ đoạn duy trì sự phục tùng tuyệt đối của các quan chức cấp cao nhất và gieo vào đầu người dân về “một nước Nga có sức mạnh quân sự áp đảo chưa tiết lộ hết”.
Putin luôn nhồi sọ người dân Nga về một nước Nga kiêu hãnh đang bị phương Tây dồn vào chân tường. Đối với ông ta, hành động tự vệ hiệu quả nhất là “tấn công phủ đầu” để đẩy lùi mối đe dọa quân sự tiềm tàng. Triết lý của Putin là “Không bỏ sót cơ hội nào và làm mọi cách để buộc kẻ thù phản ứng theo cách mình muốn”. Nhưng tất cả những điều đó phụ thuộc vào một bộ óc minh mẫn và thông minh. Dĩ nhiên, kế hoạch nào cũng có các lỗ hổng tiềm ẩn nằm ngoài dự đoán.
Mặc dù còn quá sớm để đánh giá tình hình ở Ukraine, nhiều nhà phân tích quân sự đồng ý cuộc chiến của Putin đã không diễn ra theo cách ông ta mong đợi. Không ai có thể đọc được suy nghĩ của Putin, nhưng Putin là ông vua của một “triều đình” gồm những cận thần rất sợ cung cấp những tin tức mà ông ta không muốn xem. Đa số họ xuất thân từ các cơ quan tình báo của Nga, chủ yếu là KGB, những cựu điệp viên được Putin tin tưởng về khả năng thao túng và kiểm soát. Đây cũng chính là những kẻ say sưa cướp đoạt tài nguyên của đất nước và làm giàu nhờ lòng trung thành.
Các cuộc họp hội đồng an ninh quốc gia của Putin hầu như đều diễn ra theo kịch bản dựng sẵn. Các cơ quan hành pháp, tình báo, an ninh và quốc phòng đều phản ánh “định hướng và tầm nhìn” của lãnh đạo. Hoang tưởng về sự an toàn, tự cô lập để tránh rủi ro, và khả năng phản ứng nhanh nhẹn của Putin đã buộc những người thân tín phải mô tả đúng những gì ông ta muốn về thế giới bên ngoài. Dù Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng quân đội Valery Gerasimov minh bạch đến đâu về tinh thần chiến đấu, thương vong và hậu cần của các lực lượng xâm lược Nga thì những thiệt hại của Nga theo chính họ công bố vẫn đến nhanh hơn nhiều lần so với những thiệt hại mà Mỹ phải gánh chịu trong hơn 20 năm ở Afghanistan, Iraq và Syria.
Đại đế và đám cận thần
Tại cuộc họp hội đồng an ninh mới nhất người ta thấy có mặt Đô đốc Igor Olegovich Kostyukov, Giám đốc Cơ quan Tình báo Nga (GRU), người rất ít nghe nói đến, theo đường lối cứng rắn, có chung tầm nhìn với Putin và chịu trách nhiệm về Đơn vị 29155 chuyên ám sát, phá hoại và hỗ trợ các cuộc nổi dậy ở nước ngoài. Nhưng khi chiến lược của Nga trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến không đúng với đánh giá của GRU là quân đội Nga sẽ dễ dàng càn quét khắp Ukraine, uy tín của Kostyukov có vẻ đang suy giảm.
Cảnh Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga (SVR) Sergey Naryshkin và Giám đốc Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) Alexander Bortnikov thu mình lại và lóng ngóng nghe Putin nói trên màn hình, cho thấy có thể họ không bao giờ dám nói thật với Putin về sức kháng cự của quân đội Ukraine và phản ứng của các nền dân chủ tự do mạnh nhất thế giới. Khi cả thế giới đang nín thở theo dõi, Putin đã đánh tan các giả định từ lâu là đang có tranh giành quyền lực trong nội bộ Nga.
Trò chơi kết thúc thế nào vẫn là những câu hỏi bí ẩn. Nhưng có vẻ ông ta đang tuyệt vọng khi không thể đạt được chiến thắng quân sự nhanh. Chính vì lo ngại cuộc chiến kéo dài dẫn đến bất ổn trên sân nhà, Putin có thể áp dụng các chiến thuật tàn bạo đã thấy trong cuộc chiến Syria bằng cách san bằng các trung tâm đô thị, sử dụng vũ khí nhiệt áp và bom chùm sau khi mở hành lang di tản dân thường.
Nguồn tin tình báo quí giá mà Mỹ và các đồng minh có được về suy nghĩ của Điện Kremlin đã bị gián đoạn cách đây 5 năm khi một nhân viên CIA có quyền tiếp cận Putin bị lộ. Để lấp lỗ hổng này, Giám đốc CIA William Burns cam kết tái thiết cơ quan từ hoạt động chống khủng bố sang thu thập thông tin tình báo truyền thống chống lại các đối thủ chiến lược mà ưu tiên là Trung Quốc, Nga. CIA đang nỗ lực hết mình sau 20 năm không đầu tư vào hoạt động gián điệp truyền thống ở nước ngoài trong các môi trường khắc nghiệt hơn. Muốn có được một điệp viên giá trị trong lòng địch cần rất nhiều thời gian. Để nhận biết được mức độ liều lĩnh của Putin đòi hỏi phải có thông tin tình báo từ những người có khả năng tiếp cận với ông ta.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Page 8 of 55 • 1 ... 5 ... 7, 8, 9 ... 31 ... 55
Similar topics
» Chiến tranh ở Gaza làm phức tạp cuộc chiến Ukraine đối với cả Zelensky và Putin
» Putin đã đúng về những điều gì trong Chiến tranh Ukraine?
» Durov và Telegram trong cuộc chiến ở Ukraine (Nguyễn Xuân Bích)
» Trung Quốc và chiến lược ‘chiến tranh hỗn hợp’ toàn cầu (Kevin Andrews
» Mỹ nghiên cứu Ukraine để đối phó với cuộc chiến Đài Loan
» Putin đã đúng về những điều gì trong Chiến tranh Ukraine?
» Durov và Telegram trong cuộc chiến ở Ukraine (Nguyễn Xuân Bích)
» Trung Quốc và chiến lược ‘chiến tranh hỗn hợp’ toàn cầu (Kevin Andrews
» Mỹ nghiên cứu Ukraine để đối phó với cuộc chiến Đài Loan
Page 8 of 55
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum