Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Page 31 of 55 • Share
Page 31 of 55 • 1 ... 17 ... 30, 31, 32 ... 43 ... 55
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Mỹ sẽ cung cấp xe tăng cho Ukraine?
Việt Bình
2 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Tăng M1A2 Abrams của Mỹ (ảnh: Chung Sung-Jun/Getty Images)
Lần đầu tiên, giới chức Hoa Kỳ cho biết Mỹ và các nước đồng minh phương Tây có thể cung cấp xe tăng hiện đại cho Ukraine. Nếu việc này được thực hiện, ưu thế chiến trường của Ukraine càng tăng mạnh.
Các nước NATO đã viện trợ hàng tỷ đôla cho Ukraine, trong đó có khoảng 300 xe tăng chiến đấu chủ lực, được mua từ Ba Lan, Cộng hòa Czech, North Macedonia và Romania. Tuy nhiên, tất cả là thế hệ xe tăng lạc hậu, có từ thời Chiến tranh Lạnh và là sản phẩm của Liên Xô cũ, đặc biệt dòng xe tăng T-72. Xe tăng của Ukraine và Nga cũng được làm theo kiểu T-72 và T-80 (chạy bằng tuabin xăng; gas turbine-powered). Điều này có điểm thuận lợi ở chỗ lính Ukraine quen thuộc sử dụng. Tuy nhiên, chúng lạc hậu, mặc dù một số – chẳng hạn PT-91 Twardy của Ba Lan hoặc T-55S do Romania cung cấp – có những cải tiến chút đỉnh về hỏa lực, thiết bị cảm biến và khả năng cơ động được cải tiến.
Các xe tăng hiện đại của NATO hiển nhiên hiện đại hơn các dòng xe tăng Liên Xô ngày xưa lẫn xe tăng Nga ngày nay (trừ dòng T-90M). Quân đội các nước NATO nói chung hiện dùng chủ yếu xe tăng M1A2 Abrams của Mỹ và Leopard 2 của Đức. Các xe tăng này có đại pháo 120 mm; điều khiển hỏa lực tiên tiến và được trang bị hệ thống giúp quan sát ban đêm bằng kỹ thuật hồng ngoại; động cơ, hộp số và hệ thống treo cũng tốt hơn.
Xe tăng NATO nhanh hơn, tiêu diệt hiệu quả hơn nhiều so với các xe tăng hiện có của Ukraine. Vấn đề ở đây không phải chi phí mà là thời gian cần có để lính tăng Ukraine có thể học cách sử dụng thành thạo, vốn chỉ quen sử dụng T-64 và T-64BM. Họ phải học cách vận hành và sửa chữa các thiết bị điện tử hoàn toàn mới mẻ đối với họ, đặc biệt hệ thống máy tính trung tâm, cảm biến hồng ngoại, máy tính điều khiển đạn đạo (ballistic computer) và thiết bị truyền thông kỹ thuật số. Việc đào tạo mất đến vài tháng.
Đó là chưa kể xe tăng NATO sử dụng đạn súng cối 120 mm và đạn súng máy 7.62 mm, không tương thích với đạn xe tăng hiện tại của Ukraine. Hơn nữa, tăng M1A2 Abrams của Mỹ sử dụng động cơ tuabin xăng (gas turbine engine), uống nhiên liệu như uống nước, khiến việc tiếp liệu phải được đáp ứng tốt một khi nó ra chiến trường.
Sự có mặt của xe tăng Mỹ tại chiến trường Ukraine chắc chắn tạo ra cục diện mới và mang lại lợi thế nhiều hơn cho Ukraine. Cần nhắc lại, vào Tháng Sáu, Mỹ đã gửi bốn dàn hỏa tiễn cơ động HIMARS tới Ukraine. Đây là phản ứng trước yêu cầu khẩn cấp, nhưng cũng là phép thử xem Ukraine “làm ăn” như thế nào. Thực tế chiến trường đã chứng minh quân đội Ukraine xứng đáng được viện trợ bổ sung và sau đó Ngũ Giác Đài gửi thêm 12 dàn HIMARS.
Theo Popular Mechanics, một trong những lựa chọn của Mỹ là chuyển giao Ukraine các xe tăng cũ, đặc biệt 200 chiếc M1A1 Abrams mà Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ gần đây cho “giải ngũ”. Một phương án khác là cung cấp cho Ukraine thế hệ M1A2 hiện đại hơn, hiện được trang bị cho các đơn vị thuộc Vệ binh Quốc gia và Lục quân Hoa Kỳ. Quyết định gửi xe tăng tới Ukraine là một thay đổi lớn trong chiến lược của NATO và từ đó có thể mở đường cho việc viện trợ những vũ khí nguy hiểm hơn, chẳng hạn chiến đấu cơ hoặc nhiều thứ “đồ nóng” dữ dằn khác.
Tác động từ chiến thắng Ukraine trên chiến trường, cuối cùng, sẽ buộc Nga phải ngồi vào bàn đàm phán. Thành công trong cuộc phản kích của Ukraine vào Tháng Chín, giúp tái chiếm được nhiều vùng đất vốn nằm trong tay quân đội Nga, cho thấy rõ rằng một khi quân đội Ukraine được trang bị tốt, họ hoàn toàn có khả năng đánh bại “đại quân” Nga mà trong thực tế chỉ là một đám hỗn quan hỗn quân với tinh thần chiến đấu bằng không, được cung cấp không chỉ vũ khí lạc hậu mà thậm chí chiến lược cũng lạc hậu.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Putin phá vỡ khế ước xã hội với người dân Nga
Lê Tây Sơn
2 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Người Nga chia tay thân nhân lên đường nhập ngũ – Moscow, ngày 29 Tháng Chín 2022 (ảnh: Sefa Karacan/Anadolu Agency via Getty Images)
Chỉ trong vòng chưa đầy một tuần, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hủy bỏ khế ước xã hội (social contract) đã giúp ông ta nắm quyền trong hơn hai thập niên.
Từ lâu, thỏa thuận bất thành văn của Putin với cử tri Nga là họ sẽ đứng ngoài chính trường và ông ta sẽ đảm bảo cuộc sống của họ ổn định. Nhưng cam kết này hoá ra chỉ là “màn đánh lừa” khi Putin quyết định tiến hành cuộc xâm lược toàn diện Ukraine. Vào thời điểm đó, ông ta đã cẩn thận nhấn mạnh cuộc tấn công chỉ là “hoạt động quân sự đặc biệt” và được thực hiện bởi các lực lượng quân sự chuyên nghiệp.
Hoá ra đó chỉ là một câu chuyện hư cấu để ru ngủ nhiều người Nga thiếu thông tin, tạo cho họ “cảm giác bình thường” và đẩy họ ra ngoài lề cuộc tàn sát khủng khiếp ở Ukraine. Nhưng mới đây, lệnh “tổng động viên một phần” đã đột ngột chấm dứt sự bình yên giả tạo và làm dấy lên nỗi bất bình lẫn sợ hãi trong dân chúng khiến giới chính trị Nga “sống an toàn trong tháp ngà với bổng lộc hậu hĩnh” đau đầu.
Cảnh sát Nga bắt người biểu tình chống lệnh tổng động viên – Moscow, ngày 24 Tháng Chín 2022 (Getty Images)
Phản ứng tức giận và tuyệt vọng của người dân đã quá rõ. Đoàn xe hơi xếp hàng dài tại biên giới của Nga với Phần Lan, Georgia, Mông Cổ cho thấy hàng ngàn người đàn ông Nga đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự đang “bỏ phiếu bằng chân” khi rời khỏi đất nước vào thời điểm mà những người dân tại các khu vực bị Nga xâm chiếm ở Ukraine bị bắt buộc “bỏ phiếu bằng tay” để gia nhập Nga và chết cho Putin.
Các cuộc biểu tình nổ ra ở cả các khu vực dân tộc thiểu số và chống đối bắt lính ở các vùng nông thôn. Nhiều văn phòng nhập ngũ bị đốt cháy và một sĩ quan tuyển dụng bị một thanh niên bắn. Các tin đồn hiện lan rộng là chính phủ Nga có thể chuẩn bị đóng cửa biên giới để ngăn chặn hoàn toàn những người đàn ông trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự rời khỏi đất nước, thậm chí Putin có thể ban bố một hình thức thiết quân luật.
Những lời phủ nhận của Kremlin về đóng cửa biên giới hầu như không trấn an được lòng dân. Người phát ngôn Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên khi được hỏi về khả năng đóng cửa biên giới: “Chưa có quyết định nào về vấn đề này!”. Putin đã xây dựng quyền lực của mình bằng cách tự xác định là người đối lập với cựu lãnh đạo Boris Yeltsin, người đưa ông ta lên nắm quyền sau khi điều hành quá trình chuyển đổi hỗn loạn của nước Nga thời hậu Liên Xô vào thập niên 1990.
Nhưng ngày nay, cảnh đám đông giận dữ hét vào mặt các quan chức tuyển quân và ẩu đả với cảnh sát địa phương về việc bắt chồng và con họ đi lính khiến nhiều người hồi tưởng về thời kỳ đó. Điều tương tự cũng xảy ra trên các kênh Telegram của Nga và các phương tiện truyền thông xã hội khác. Một số video cho thấy giới quản lý doanh nghiệp Nga nhận được tin họ sẽ phải ra mặt trận sau một khóa huấn luyện ngắn.
Bữa ăn cuối cùng trước khi (chuẩn bị) lên đường vào chiến trường địa ngục Ukraine (ảnh: Sefa Karacan/Anadolu Agency via Getty Images)
Một video được chia sẻ rộng rãi cho thấy một phụ nữ mặc quân phục nói với những người mới vào nghề là cần phải chuẩn bị bộ trang bị thiết yếu từ túi ngủ đến băng… vệ sinh! “Hãy hỏi bạn gái, vợ, mẹ bạn về băng vệ sinh. Bạn có biết nó dùng để làm gì không? Khi bị thương, bạn nhấn nó vào, vết thương phù lên và giữ cho phần thịt xung quanh cố định. Tôi học được điều này từ Chechnya” – cô nói.
Cuộc chiến đầu tiên ở Chechnya từ 1994 đến năm 1996 kết thúc với thất bại nhục nhã cho Liên bang Nga. Nó cũng bóc trần sự tham nhũng trong hàng ngũ quân đội và sự sụp đổ sức mạnh quân sự Nga. Những hình ảnh binh lính Nga bị chết, bị bắt cũng như những thiết bị quân sự bị phá hủy ở Ukraine ngày nay làm gợi nhớ cuộc chiến Chechnya lần thứ nhất thảm khốc, khi các nhiếp ảnh gia phát tán cả hình ảnh những lính nghĩa vụ sợ hãi, trang bị kém hay bị đối phương giam cầm.
Khi Putin lên nắm quyền trong cuộc chiến Chechnya lần thứ hai năm 1999, Kremlin đã cẩn thận hơn trong việc kiểm soát truyền thông, và xây dựng hình ảnh Putin như một lãnh đạo có khí chất, năng lực và cứng rắn. Vũ lực được sử dụng tối đa bất chấp sinh mạng dân thường và nhà cửa bị huỷ diệt qui mô lớn. Chiến thắng bằng máu đã dẫn đến thành lập một chính phủ tàn bạo thân Nga tại Chechnya. Rút ra bài học từ cuộc chiến Chechnya, Putin đã chủ trì quá trình chuyên nghiệp hóa quân đội với mục đích giảm lệ thuộc vào lính nghĩa vụ theo hợp đồng.
Hồ sơ nhập ngũ (ảnh: Sefa Karacan/Anadolu Agency via Getty Images)
Từ lâu, việc đối xử với những người lính nghĩa vụ trong quân đội Nga được xem là tàn bạo, khiến các nhóm như Ủy ban Các bà mẹ Chiến sĩ (Committee of Soldiers’ Mothers) phải vào cuộc để cung cấp lời khuyên pháp lý cho lính nghĩa vụ. Uỷ ban cũng tự tổ chức truy tìm những binh lính Nga bị người Chechnya bắt làm tù binh. Các cuộc biểu tình gần đây phản đối chiến dịch tổng động viên một phần là lời nhắc nhở cho thấy lệnh tuyển quân luôn là một vấn đề nhạy cảm trong đời sống chính trị Nga.
Ngày 25 Tháng Chín, trong các cuộc biểu tình lớn chống tuyển quân ở Makhachkala, thủ phủ nước Cộng hoà Dagestan nằm phía Bắc khu vực Caucasus, một phụ nữ bị bắt (được thấy trong video trên mạng xã hội) chất vấn cảnh sát: “Tại sao các người lại bắt con chúng tôi? Ai tấn công ai? Chính Nga đã tấn công Ukraine!” – dẫn lại từ CNN.
Những chính quyền địa phương còn làm công chúng phẫn nộ khi đưa cả giấy triệu tập cho những người không đủ sức khoẻ và đập cửa nhà dân để bảo đảm đạt được hạn ngạch tuyển quân quy định. Margarita Simonyan, tổng biên tập kênh truyền hình nhà nước RT (trước đây là Russia Today), cái loa tuyên truyền cho Putin, cho đăng một loạt lời phàn nàn về sự nặng tay của các quan chức địa phương, trong đó có trường hợp một nhân viên đi nghỉ với vé khứ hồi trên tay bị gây khó dễ tại biên giới… Dù được tiến hành một cách chuyên nghiệp hay nghiệp dư, lệnh động viên một phần là một trong những động thái rủi ro nhất của Putin, đặc biệt trong tình hình thành phố Lyman chiến lược ở khu vực vừa bị Nga sáp nhập bị quân Ukraine bao vây và chiếm lại.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Video cho thấy lính mới Nga được trang bị với súng rỉ sét và bao nilon. Các chuyên gia cảnh cáo Tây Phương, nếu ông Putin thua thì tây phương sẽ bị nguy hiểm.
https://www.merkur.de/politik/rost-ak-ak47-ausstattung-russland-rekruten-teilmobilisierung-ukraine-krieg-waffen-91814302.html
https://www.merkur.de/politik/rost-ak-ak47-ausstattung-russland-rekruten-teilmobilisierung-ukraine-krieg-waffen-91814302.html
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Lần đầu tiên bộ trưởng quốc phòng Đức bà Lambrecht tới thăm Ukraine và hứa sẽ giao System hệ thống phòng không Iris-T SLM.
https://www.zdf.de/nachrichten/politik/lambrecht-besuch-ukraine-krieg-russland-100.html
Iris-T SLM
https://youtu.be/U7e7COoy7es
https://www.zdf.de/nachrichten/politik/lambrecht-besuch-ukraine-krieg-russland-100.html
Iris-T SLM
https://youtu.be/U7e7COoy7es
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Cuộc sống địa ngục tại các lãnh thổ Ukraine bị Nga xâm chiếm
Lê Tây Sơn
3 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Tại Luhansk, Donetsk, Kherson và Zaporizhzhia, sau khi cưỡng chiếm, quân Nga đã ép người dân Ukraine bỏ phiếu thuận theo Nga trong cái gọi là “trưng cầu dân ý” giả hiệu (ảnh: Stringer/Anadolu Agency via Getty Images)
Trong nguồn thông tin về cuộc chiến ở Ukraine, người ta ít nghe nói đến cuộc sống hàng ngày của người dân trong các khu vực do Nga kiểm soát. Khi Nga chính thức sáp nhập bốn khu vực cướp được của Ukraine vào tuần trước, BBC đã nói chuyện với một số trong hàng triệu cư dân về cuộc sống dưới ách chiếm đóng. Tất cả tên của họ đều được thay đổi.
Câu chuyện của Boris
Boris đã sống ở thành phố Kherson phần lớn cuộc đời mình. Trong nhiều tháng, Boris đã cố duy trì cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp trong một thành phố tràn ngập binh lính và cảnh sát, mật vụ Nga. Đó là một cuộc sống đầy dẫy những tương phản. Có ngày Boris phải xóa nội dung trò chuyện tin nhắn khỏi điện thoại trước khi đi qua một trạm kiểm soát của Nga. “Bạn phải đảm bảo không có chứng cứ buộc tội nào trong điện thoại của bạn, cả ở thùng rác!” – ông nói. Rất nhiều người đã biến mất trong những tháng đầu tiên, khi những kẻ cai trị mới của thành phố thẳng tay đàn áp bất cứ ai bị cho là trung thành với Kyiv.
Một nửa trong dân số 280,000 người trước chiến tranh của thành phố vẫn còn ở lại. Số khác chạy đến vùng lãnh thổ do chính phủ Ukraine kiểm soát hoặc trốn ra nước ngoài. Boris, giống như tất cả những người khác mà BBC đã nói chuyện đều phản đối sự chiếm đóng và thôn tính của Nga. Sẽ là sai lầm nếu cho rằng tất cả mọi cư dân bị chiếm đóng đều chia sẻ quan điểm như thế, nhưng tất cả hồ sơ cử tri trước khi quân Nga đến đều thể hiện tuyệt đại đa số cư dân Kherson xem mình là công dân Ukraine.
Tiền và ngân hàng
Ở Kherson, việc cất giữ những gì bạn yêu thích đôi khi là một vấn đề lớn khiến bạn phải liên tục ứng biến. Tiền là một ví dụ điển hình. Bất chấp những nỗ lực của Moscow trong việc đưa vào lưu hành đồng rúp Nga, đồng hryvnia của Ukraine vẫn được sử dụng rộng rãi. Trong một thời gian, những chiếc xe tải nhỏ (được kết nối wi-fi) cho phép khách hàng đăng nhập vào các ngân hàng Ukraine và rút tiền hryvnia. Hiện đồng tiền của Nga đang dần lấn sân. Một số khoản thanh toán phúc lợi đã chuyển sang dùng đồng rúp và buộc các cửa hàng phải chấp nhận. Chỉ có các ngân hàng của Nga là được phép hoạt động. Để mở tài khoản, bạn phải có hộ chiếu Nga. Điều tương tự cũng áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước. “Đó là cách họ ép các cư dân Ukraine phải đổi sang quốc tịch Nga” – Boris nói. Từ Tháng Năm trở đi, nhiều áp phích mới xuất hiện trên các đường phố Kherson khẳng định Nga “trở lại là để ở đây vĩnh viễn”.
Đôi khi những khẩu hiệu này được đi kèm với hình ảnh các anh hùng Nga thế kỷ 18, khơi dậy ký ức Kherson từng là “thành phố pháo đài” của Catherine Đại đế, Nữ hoàng cuối cùng của Nga, vào năm 1778. Các áp phích khác tôn vinh hộ chiếu Nga với dòng chữ “Ổn định xã hội và an ninh”. Có áp phích tả một người chồng hạnh phúc ôm người vợ đang mang thai bên cạnh thông điệp kêu gọi những công dân trung thành với đất mẹ sinh thêm con. Ngoài ra còn có những biển quảng cáo “xảo quyệt” hơn. Đó là quảng cáo cho thấy một người nổi tiếng nào đó “khoe” mình là công dân Kherson, cống hiến cả đời mình cho nước Nga.
Các cuộc chiến khác liên quan đến văn hóa, lịch sử và thông tin, đang diễn ra trên khắp các lãnh thổ Ukraine bị chiếm đóng, từ những người yêu mến Ukraine bắt tín hiệu điện thoại di động ở khắp các chiến tuyến, đến việc cha mẹ bí mật giáo dục con cái trong các trường học trực tuyến của Ukraine để giảm ảnh hưởng của hệ thống giáo dục do Nga áp đặt. Nỗi sợ hãi hiện nay đối với những người đàn ông trong độ tuổi chiến đấu là lệnh động viên, đang được tiến hành ở Nga, Crimea và các khu vực ly khai ở vùng Donbas phía Đông Ukraine, sẽ được mở rộng đến Kherson. Cho đến nay, có vẻ như chỉ những người mang hộ chiếu Nga mới nhận được lệnh triệu tập nhưng sự lo lắng vẫn tăng.
Mariupol
“Sau khi bị Nga chiếm đóng, toàn bộ cuộc đời tôi như sụp đổ” – Alex, một cựu giáo viên nói. Sau một cuộc bao vây và bắn phá tàn khốc của quân Nga từ Tháng Ba đến Tháng Năm, những thường dân ở lại hoặc không thể chạy trốn thấy họ bỗng rơi vào vùng đất hoang tàn như địa ngục.
Mariupol (ảnh chụp ngày 29 Tháng Chín) – trông chẳng khác gì địa ngục (Stringer/Anadolu Agency via Getty Images)
Alex nói: “Người Nga đi từ căn hộ này sang căn hộ khác, phá hủy tất cả mọi thứ có liên quan đến Ukraine. Tại nhà tôi, họ đốt các biểu tượng của Ukraine và rất nhiều sách”. Khi cuộc bao vây kết thúc vào cuối Tháng Năm, quân Nga dần rút lui, để những kẻ ly khai thân Moscow điều hành thành phố. Daryna, một sinh viên ở lại (sau đó bỏ trốn vào Tháng Tám) cho biết: “Thành phố biến thành một đống đổ nát và trở thành cái chợ trời lớn, nơi mọi người bán bất cứ những gì có trong nhà để mua về một cái gì đó cần thiết”.
Điện và nước bị thiếu hụt. Hàng ngàn ngôi nhà bị phá hủy. Các thi thể không được chôn cất trong đống đổ nát. Đường phố nhanh chóng tràn ngập các biểu ngữ ca ngợi Moscow giải phóng Mariupol. Sự kết hợp giữa tuyên truyền, nhu cầu và tình cảm thân Nga của một số cư dân Mariupol đã có tác dụng. Nhiều người ủng hộ những kẻ chiếm đóng và nhiều người làm việc cho các “rashist” (một thuật ngữ xúc phạm người Nga) để kiếm tiền sống qua ngày. Về mặt địa lý, do gần gũi hơn với Nga và nằm ở cực Nam sông Donbas nên mối quan hệ của Mariupol với Moscow sâu sắc hơn Kherson một chút.
Chỉ thấy thoáng qua sự phản kháng trên phương tiện truyền thông xã hội như hình ảnh lan truyền về những người mang mặt nạ khoác cờ Ukraine màu xanh vàng. Chữ “Ï” trong bảng chữ cái Ukraine (không phải tiếng Nga) thỉnh thoảng được vẽ trên các bức tường. Nhưng Mariupol đã bị chiến tranh biến thành “thùng rác” cả về vật chất và tình cảm. Sự lạc quan không còn nhiều. “Không còn nhiều hy vọng – Alex nói – Bởi vì mọi người tin Mariupol đã bị bỏ rơi dù hy vọng vẫn còn”.
Enerhodar
Ở Enerhodar, nằm giữa Mariupol và Kherson, chiến tranh chưa bao giờ biến mất. Nga đã chiếm được thành phố và nhà máy điện hạt nhân rộng lớn ngay từ đầu cuộc chiến. Tuy nhiên, những tháng gần đây, các lực lượng Nga và Ukraine đã bắn súng qua lại trên sông Dnipro. Phía Ukraine cáo buộc Nga sử dụng nhà máy điện này làm nơi ẩn náu. Nguy cơ đạn lạc đã buộc người dân Enerhodar phải áp dụng các quy trình an toàn nghiêm ngặt. Maksym, 38 tuổi, nói: “Chúng tôi cố gắng hoàn thành tất cả công việc trong ngày như gặp bạn bè, thăm bố mẹ, mua đồ ăn. Còn vào ban đêm, chỉ có… chó chạy trên đường phố!”.
Enerhodar thuộc quyền kiểm soát của Nga kể từ Tháng Ba (Stringer/Anadolu Agency via Getty Images)
Thực phẩm từng biến mất khỏi các cửa hàng nay đã đỡ hơn trước. Ở khắp miền Nam, mọi người đều nói các siêu thị chứa đầy hàng hoá đắt tiền đến từ Nga, trong khi đường phố dồi dào thực phẩm sản xuất tại địa phương. Bị tách khỏi 80% diện tích Ukraine, nông dân ở các vùng chiếm đóng chỉ còn biết bán sản phẩm địa phương. Rau rẻ hơn, nhưng thịt, pho mát và sữa đắt gấp đôi trước chiến tranh. Sau hơn nửa năm bị chiếm đóng, Enerhodar đã giảm dân số một nửa.
Melitopol
Tại Melitopol do Nga kiểm soát, cách xa chiến tuyến và sâu bên trong miền Nam Ukraine bị chiếm đóng, Toma, một phụ nữ khoảng 30 tuổi, nói về một mối bận tâm thường ngày khác: Chăm sóc người bệnh. Chị nói:
“Trong vài ngày đầu, tôi có một nhiệm vụ khó khăn là tìm thuốc tim cho mẹ tôi. Hàng trăm người xếp hàng dài nhiều giờ để chờ mua thuốc. Nay tình trạng này không còn nữa. Tuy nhiên, các hiệu thuốc hiện do chính quyền điều hành và bán cả những thứ mà người dân địa phương xem là sản phẩm kém chất lượng đến từ Nga. Bốn trong năm loại thuốc mà mẹ tôi cần không có sẵn mà phải nhờ bạn bè hoặc người thân ở xa hơn về phía Bắc, tại Zaporizhzhia do Ukraine kiểm soát mua giúp rồi giao tận tay sau khi vượt qua cuộc hành trình đầy rủi ro qua các trạm kiểm soát của Ukraine và Nga. Giống như chúng ta đã lùi lại 35 năm (ám chỉ những ngày Ukraine vẫn còn là một phần của Liên bang Xô Viết)”.
Tình hình ở các trường học của Melitopol thật thảm khốc. Các giáo viên và giới chức quản lý từ chối hợp tác với các cơ quan quản lý nghề nghiệp, buộc họ phải tuyển dụng bất kỳ ai sẵn sàng chấp nhận một công việc họ không được đào tạo để làm. Người dọn vệ sinh trước đây của trường nay trở thành giáo viên đứng lớp! Dấu ấn Nga ở khắp mọi nơi, từ sách giáo khoa nhập khẩu đến lá cờ trong sân trường và bài quốc ca vang lên mỗi ngày.
Cha mẹ sẵn sàng cho con đi học được trợ cấp 10,000 rúp (khoảng $172) mỗi người, nhưng chỉ khi họ khai báo thông tin hộ chiếu và nơi cư trú của cha đứa trẻ. Tuy nhiên, đã có những dấu hiệu nổi loạn trong lớp học. Trẻ em viết các từ tiếng Nga bằng chữ cái Ukraine, treo các dải ruy băng màu xanh và vàng trên balô và đi tất in khẩu hiệu “Tàu chiến Nga… (từ thô tục)” (ám chỉ hành động thách thức của những lính Ukraine tại Đảo Rắn trong ngày đầu tiên của cuộc chiến).
Lê Tây Sơn
3 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Tại Luhansk, Donetsk, Kherson và Zaporizhzhia, sau khi cưỡng chiếm, quân Nga đã ép người dân Ukraine bỏ phiếu thuận theo Nga trong cái gọi là “trưng cầu dân ý” giả hiệu (ảnh: Stringer/Anadolu Agency via Getty Images)
Trong nguồn thông tin về cuộc chiến ở Ukraine, người ta ít nghe nói đến cuộc sống hàng ngày của người dân trong các khu vực do Nga kiểm soát. Khi Nga chính thức sáp nhập bốn khu vực cướp được của Ukraine vào tuần trước, BBC đã nói chuyện với một số trong hàng triệu cư dân về cuộc sống dưới ách chiếm đóng. Tất cả tên của họ đều được thay đổi.
Câu chuyện của Boris
Boris đã sống ở thành phố Kherson phần lớn cuộc đời mình. Trong nhiều tháng, Boris đã cố duy trì cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp trong một thành phố tràn ngập binh lính và cảnh sát, mật vụ Nga. Đó là một cuộc sống đầy dẫy những tương phản. Có ngày Boris phải xóa nội dung trò chuyện tin nhắn khỏi điện thoại trước khi đi qua một trạm kiểm soát của Nga. “Bạn phải đảm bảo không có chứng cứ buộc tội nào trong điện thoại của bạn, cả ở thùng rác!” – ông nói. Rất nhiều người đã biến mất trong những tháng đầu tiên, khi những kẻ cai trị mới của thành phố thẳng tay đàn áp bất cứ ai bị cho là trung thành với Kyiv.
Một nửa trong dân số 280,000 người trước chiến tranh của thành phố vẫn còn ở lại. Số khác chạy đến vùng lãnh thổ do chính phủ Ukraine kiểm soát hoặc trốn ra nước ngoài. Boris, giống như tất cả những người khác mà BBC đã nói chuyện đều phản đối sự chiếm đóng và thôn tính của Nga. Sẽ là sai lầm nếu cho rằng tất cả mọi cư dân bị chiếm đóng đều chia sẻ quan điểm như thế, nhưng tất cả hồ sơ cử tri trước khi quân Nga đến đều thể hiện tuyệt đại đa số cư dân Kherson xem mình là công dân Ukraine.
Tiền và ngân hàng
Ở Kherson, việc cất giữ những gì bạn yêu thích đôi khi là một vấn đề lớn khiến bạn phải liên tục ứng biến. Tiền là một ví dụ điển hình. Bất chấp những nỗ lực của Moscow trong việc đưa vào lưu hành đồng rúp Nga, đồng hryvnia của Ukraine vẫn được sử dụng rộng rãi. Trong một thời gian, những chiếc xe tải nhỏ (được kết nối wi-fi) cho phép khách hàng đăng nhập vào các ngân hàng Ukraine và rút tiền hryvnia. Hiện đồng tiền của Nga đang dần lấn sân. Một số khoản thanh toán phúc lợi đã chuyển sang dùng đồng rúp và buộc các cửa hàng phải chấp nhận. Chỉ có các ngân hàng của Nga là được phép hoạt động. Để mở tài khoản, bạn phải có hộ chiếu Nga. Điều tương tự cũng áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước. “Đó là cách họ ép các cư dân Ukraine phải đổi sang quốc tịch Nga” – Boris nói. Từ Tháng Năm trở đi, nhiều áp phích mới xuất hiện trên các đường phố Kherson khẳng định Nga “trở lại là để ở đây vĩnh viễn”.
Đôi khi những khẩu hiệu này được đi kèm với hình ảnh các anh hùng Nga thế kỷ 18, khơi dậy ký ức Kherson từng là “thành phố pháo đài” của Catherine Đại đế, Nữ hoàng cuối cùng của Nga, vào năm 1778. Các áp phích khác tôn vinh hộ chiếu Nga với dòng chữ “Ổn định xã hội và an ninh”. Có áp phích tả một người chồng hạnh phúc ôm người vợ đang mang thai bên cạnh thông điệp kêu gọi những công dân trung thành với đất mẹ sinh thêm con. Ngoài ra còn có những biển quảng cáo “xảo quyệt” hơn. Đó là quảng cáo cho thấy một người nổi tiếng nào đó “khoe” mình là công dân Kherson, cống hiến cả đời mình cho nước Nga.
Các cuộc chiến khác liên quan đến văn hóa, lịch sử và thông tin, đang diễn ra trên khắp các lãnh thổ Ukraine bị chiếm đóng, từ những người yêu mến Ukraine bắt tín hiệu điện thoại di động ở khắp các chiến tuyến, đến việc cha mẹ bí mật giáo dục con cái trong các trường học trực tuyến của Ukraine để giảm ảnh hưởng của hệ thống giáo dục do Nga áp đặt. Nỗi sợ hãi hiện nay đối với những người đàn ông trong độ tuổi chiến đấu là lệnh động viên, đang được tiến hành ở Nga, Crimea và các khu vực ly khai ở vùng Donbas phía Đông Ukraine, sẽ được mở rộng đến Kherson. Cho đến nay, có vẻ như chỉ những người mang hộ chiếu Nga mới nhận được lệnh triệu tập nhưng sự lo lắng vẫn tăng.
Mariupol
“Sau khi bị Nga chiếm đóng, toàn bộ cuộc đời tôi như sụp đổ” – Alex, một cựu giáo viên nói. Sau một cuộc bao vây và bắn phá tàn khốc của quân Nga từ Tháng Ba đến Tháng Năm, những thường dân ở lại hoặc không thể chạy trốn thấy họ bỗng rơi vào vùng đất hoang tàn như địa ngục.
Mariupol (ảnh chụp ngày 29 Tháng Chín) – trông chẳng khác gì địa ngục (Stringer/Anadolu Agency via Getty Images)
Alex nói: “Người Nga đi từ căn hộ này sang căn hộ khác, phá hủy tất cả mọi thứ có liên quan đến Ukraine. Tại nhà tôi, họ đốt các biểu tượng của Ukraine và rất nhiều sách”. Khi cuộc bao vây kết thúc vào cuối Tháng Năm, quân Nga dần rút lui, để những kẻ ly khai thân Moscow điều hành thành phố. Daryna, một sinh viên ở lại (sau đó bỏ trốn vào Tháng Tám) cho biết: “Thành phố biến thành một đống đổ nát và trở thành cái chợ trời lớn, nơi mọi người bán bất cứ những gì có trong nhà để mua về một cái gì đó cần thiết”.
Điện và nước bị thiếu hụt. Hàng ngàn ngôi nhà bị phá hủy. Các thi thể không được chôn cất trong đống đổ nát. Đường phố nhanh chóng tràn ngập các biểu ngữ ca ngợi Moscow giải phóng Mariupol. Sự kết hợp giữa tuyên truyền, nhu cầu và tình cảm thân Nga của một số cư dân Mariupol đã có tác dụng. Nhiều người ủng hộ những kẻ chiếm đóng và nhiều người làm việc cho các “rashist” (một thuật ngữ xúc phạm người Nga) để kiếm tiền sống qua ngày. Về mặt địa lý, do gần gũi hơn với Nga và nằm ở cực Nam sông Donbas nên mối quan hệ của Mariupol với Moscow sâu sắc hơn Kherson một chút.
Chỉ thấy thoáng qua sự phản kháng trên phương tiện truyền thông xã hội như hình ảnh lan truyền về những người mang mặt nạ khoác cờ Ukraine màu xanh vàng. Chữ “Ï” trong bảng chữ cái Ukraine (không phải tiếng Nga) thỉnh thoảng được vẽ trên các bức tường. Nhưng Mariupol đã bị chiến tranh biến thành “thùng rác” cả về vật chất và tình cảm. Sự lạc quan không còn nhiều. “Không còn nhiều hy vọng – Alex nói – Bởi vì mọi người tin Mariupol đã bị bỏ rơi dù hy vọng vẫn còn”.
Enerhodar
Ở Enerhodar, nằm giữa Mariupol và Kherson, chiến tranh chưa bao giờ biến mất. Nga đã chiếm được thành phố và nhà máy điện hạt nhân rộng lớn ngay từ đầu cuộc chiến. Tuy nhiên, những tháng gần đây, các lực lượng Nga và Ukraine đã bắn súng qua lại trên sông Dnipro. Phía Ukraine cáo buộc Nga sử dụng nhà máy điện này làm nơi ẩn náu. Nguy cơ đạn lạc đã buộc người dân Enerhodar phải áp dụng các quy trình an toàn nghiêm ngặt. Maksym, 38 tuổi, nói: “Chúng tôi cố gắng hoàn thành tất cả công việc trong ngày như gặp bạn bè, thăm bố mẹ, mua đồ ăn. Còn vào ban đêm, chỉ có… chó chạy trên đường phố!”.
Enerhodar thuộc quyền kiểm soát của Nga kể từ Tháng Ba (Stringer/Anadolu Agency via Getty Images)
Thực phẩm từng biến mất khỏi các cửa hàng nay đã đỡ hơn trước. Ở khắp miền Nam, mọi người đều nói các siêu thị chứa đầy hàng hoá đắt tiền đến từ Nga, trong khi đường phố dồi dào thực phẩm sản xuất tại địa phương. Bị tách khỏi 80% diện tích Ukraine, nông dân ở các vùng chiếm đóng chỉ còn biết bán sản phẩm địa phương. Rau rẻ hơn, nhưng thịt, pho mát và sữa đắt gấp đôi trước chiến tranh. Sau hơn nửa năm bị chiếm đóng, Enerhodar đã giảm dân số một nửa.
Melitopol
Tại Melitopol do Nga kiểm soát, cách xa chiến tuyến và sâu bên trong miền Nam Ukraine bị chiếm đóng, Toma, một phụ nữ khoảng 30 tuổi, nói về một mối bận tâm thường ngày khác: Chăm sóc người bệnh. Chị nói:
“Trong vài ngày đầu, tôi có một nhiệm vụ khó khăn là tìm thuốc tim cho mẹ tôi. Hàng trăm người xếp hàng dài nhiều giờ để chờ mua thuốc. Nay tình trạng này không còn nữa. Tuy nhiên, các hiệu thuốc hiện do chính quyền điều hành và bán cả những thứ mà người dân địa phương xem là sản phẩm kém chất lượng đến từ Nga. Bốn trong năm loại thuốc mà mẹ tôi cần không có sẵn mà phải nhờ bạn bè hoặc người thân ở xa hơn về phía Bắc, tại Zaporizhzhia do Ukraine kiểm soát mua giúp rồi giao tận tay sau khi vượt qua cuộc hành trình đầy rủi ro qua các trạm kiểm soát của Ukraine và Nga. Giống như chúng ta đã lùi lại 35 năm (ám chỉ những ngày Ukraine vẫn còn là một phần của Liên bang Xô Viết)”.
Tình hình ở các trường học của Melitopol thật thảm khốc. Các giáo viên và giới chức quản lý từ chối hợp tác với các cơ quan quản lý nghề nghiệp, buộc họ phải tuyển dụng bất kỳ ai sẵn sàng chấp nhận một công việc họ không được đào tạo để làm. Người dọn vệ sinh trước đây của trường nay trở thành giáo viên đứng lớp! Dấu ấn Nga ở khắp mọi nơi, từ sách giáo khoa nhập khẩu đến lá cờ trong sân trường và bài quốc ca vang lên mỗi ngày.
Cha mẹ sẵn sàng cho con đi học được trợ cấp 10,000 rúp (khoảng $172) mỗi người, nhưng chỉ khi họ khai báo thông tin hộ chiếu và nơi cư trú của cha đứa trẻ. Tuy nhiên, đã có những dấu hiệu nổi loạn trong lớp học. Trẻ em viết các từ tiếng Nga bằng chữ cái Ukraine, treo các dải ruy băng màu xanh và vàng trên balô và đi tất in khẩu hiệu “Tàu chiến Nga… (từ thô tục)” (ám chỉ hành động thách thức của những lính Ukraine tại Đảo Rắn trong ngày đầu tiên của cuộc chiến).
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Quân xâm lược Nga đang bị động trước sức phản công của Ukraine?
BBC
Một chiếc xe tăng của Nga bị cháy ở vùng Kharkiv, Ukraine, ngày 02 tháng 10 năm 2022
NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA-EFE/REX/SHUTTERSTOCK
Chụp lại hình ảnh,
Một chiếc xe tăng của Nga bị cháy ở vùng Kharkiv, Ukraine, ngày 02 tháng 10 năm 2022
4 tháng 10 2022
Sau khi chiếm lại thành phố Lyman vào cuối tuần qua, quân lực Ukraine không có dấu hiệu dừng lại, mà đang tiến về phía đông về phía thành phố Lysychansk, nơi bị Nga chiếm giữ vào mùa hè sau nhiều tuần giao tranh đẫm máu.
Việc Ukraine giành lại Lyman, một trung tâm đường sắt chiến lược và cửa ngõ vào khu vực phía đông Donbas, được xem là thất bại lớn của quân Nga kể từ cuộc xâm lược Ukraine ngày 24/2.
Trong ngày 3/10, Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga phê chuẩn luật về việc kết nạp bốn tỉnh Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia và Kherson của Ukraine vào Liên bang Nga.
Các văn bản sáp nhập - được Tổng thống Nga Vladimir Putin ký hôm 30/9 – sẽ được đưa ra Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga ngày 4/10.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres tuyên bố: “Mọi quyết định sáp nhập các tỉnh Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia của Ukraine sẽ không có giá trị pháp lý và đáng bị lên án.”
Chiến trường
Trong khi đó, trên chiến trường, việc chiếm lại Lyman sẽ cho phép các lực lượng Ukraine tiến vào khu vực Luhansk lân cận.
Andrii Marochko, một quan chức do Nga cài đặt tại Cộng hòa Nhân dân Luhansk (LPR) tự xưng, hôm 3/10 nói quân của Kyiv "đã vượt qua biên giới hành chính của LPR và đang đi theo hướng Lysychansk".
Lysychansk là thành phố quan trọng mà Nga chiếm giữ sau nhiều tuần giao tranh hồi đầu năm.
Những thành công của Ukraine bất chấp việc Nga tuyên bố sáp nhập đã làm gia tăng áp lực lên Tổng thống Vladimir Putin.
“Trong một khoảng thời gian nhất định, mọi thứ sẽ không dễ dàng đối với chúng ta. Chúng ta không nên mong đợi tin tốt ngay bây giờ,” Vladimir Solovyov, người dẫn chương trình nổi bật trên kênh truyền hình nhà nước, nói hôm Chủ nhật.
Dmitry Sablin, một nhà lập pháp Nga, cho biết trên chương trình của Solovyov rằng các lực lượng Nga cần "tập hợp lại" và đang phải đối mặt với đủ loại tình trạng thiếu hụt.
Những ngày gần đây, các blogger quân sự Nga theo chủ nghĩa dân tộc đã quay sang chỉ trích hướng đi của cuộc chiến.
Putin đã tìm cách tăng cường lực lượng bằng sắc lệnh động viên một phần, nhưng có vẻ xảy ra các vụ hỗn loạn cũng như việc nhiều người chạy trốn khỏi quân dịch.
Mặt trận phía nam
Quân lực Ukraine dường như đã đạt được tiến bộ mới hôm thứ Hai, khi Reuters tường thuật rằng quân Ukraine đã phá được chiến tuyến Nga ở miền nam, và đang tiến nhanh dọc theo sông Dnipro, đe dọa đường tiếp tế cho hàng nghìn quân Nga.
Kyiv chưa cung cấp nhiều thông tin, nhưng theo Reuters, nhiều người thân Nga thừa nhận rằng xe tăng Ukraine đã tiến sâu hàng chục cây số dọc theo bờ tây của con sông, chiếm lại một số ngôi làng trên đường đi.
Ở phía nam, cuộc tiến công của Ukraine đang nhắm vào đường tiếp tế cho khoảng 25.000 quân Nga ở bờ tây sông Dnipro.
Ukraine đã phá hủy các cây cầu chính, buộc lực lượng Nga phải sử dụng cầu vượt tạm thời.
Nhưng quân Nga vẫn đang kiểm soát phần lớn miền đông và miền nam Ukraine, và nhìn chung vẫn giữ lợi thế về quân số và hỏa lực.
Hoa Kỳ thì ngày càng lo ngại rằng Moscow, quốc gia nắm giữ kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới, có thể triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật để bù đắp cho những thất bại của quân đội.
Các nhà phân tích cho rằng một rủi ro đối với quân đội Ukraine là nếu Ukraine tiến quân quá nhanh, họ có thể bị kéo giãn lực lượng quá mỏng và dễ bị Nga phản công.
BBC
Một chiếc xe tăng của Nga bị cháy ở vùng Kharkiv, Ukraine, ngày 02 tháng 10 năm 2022
NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA-EFE/REX/SHUTTERSTOCK
Chụp lại hình ảnh,
Một chiếc xe tăng của Nga bị cháy ở vùng Kharkiv, Ukraine, ngày 02 tháng 10 năm 2022
4 tháng 10 2022
Sau khi chiếm lại thành phố Lyman vào cuối tuần qua, quân lực Ukraine không có dấu hiệu dừng lại, mà đang tiến về phía đông về phía thành phố Lysychansk, nơi bị Nga chiếm giữ vào mùa hè sau nhiều tuần giao tranh đẫm máu.
Việc Ukraine giành lại Lyman, một trung tâm đường sắt chiến lược và cửa ngõ vào khu vực phía đông Donbas, được xem là thất bại lớn của quân Nga kể từ cuộc xâm lược Ukraine ngày 24/2.
Trong ngày 3/10, Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga phê chuẩn luật về việc kết nạp bốn tỉnh Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia và Kherson của Ukraine vào Liên bang Nga.
Các văn bản sáp nhập - được Tổng thống Nga Vladimir Putin ký hôm 30/9 – sẽ được đưa ra Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga ngày 4/10.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres tuyên bố: “Mọi quyết định sáp nhập các tỉnh Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia của Ukraine sẽ không có giá trị pháp lý và đáng bị lên án.”
Chiến trường
Trong khi đó, trên chiến trường, việc chiếm lại Lyman sẽ cho phép các lực lượng Ukraine tiến vào khu vực Luhansk lân cận.
Andrii Marochko, một quan chức do Nga cài đặt tại Cộng hòa Nhân dân Luhansk (LPR) tự xưng, hôm 3/10 nói quân của Kyiv "đã vượt qua biên giới hành chính của LPR và đang đi theo hướng Lysychansk".
Lysychansk là thành phố quan trọng mà Nga chiếm giữ sau nhiều tuần giao tranh hồi đầu năm.
Những thành công của Ukraine bất chấp việc Nga tuyên bố sáp nhập đã làm gia tăng áp lực lên Tổng thống Vladimir Putin.
“Trong một khoảng thời gian nhất định, mọi thứ sẽ không dễ dàng đối với chúng ta. Chúng ta không nên mong đợi tin tốt ngay bây giờ,” Vladimir Solovyov, người dẫn chương trình nổi bật trên kênh truyền hình nhà nước, nói hôm Chủ nhật.
Dmitry Sablin, một nhà lập pháp Nga, cho biết trên chương trình của Solovyov rằng các lực lượng Nga cần "tập hợp lại" và đang phải đối mặt với đủ loại tình trạng thiếu hụt.
Những ngày gần đây, các blogger quân sự Nga theo chủ nghĩa dân tộc đã quay sang chỉ trích hướng đi của cuộc chiến.
Putin đã tìm cách tăng cường lực lượng bằng sắc lệnh động viên một phần, nhưng có vẻ xảy ra các vụ hỗn loạn cũng như việc nhiều người chạy trốn khỏi quân dịch.
Mặt trận phía nam
Quân lực Ukraine dường như đã đạt được tiến bộ mới hôm thứ Hai, khi Reuters tường thuật rằng quân Ukraine đã phá được chiến tuyến Nga ở miền nam, và đang tiến nhanh dọc theo sông Dnipro, đe dọa đường tiếp tế cho hàng nghìn quân Nga.
Kyiv chưa cung cấp nhiều thông tin, nhưng theo Reuters, nhiều người thân Nga thừa nhận rằng xe tăng Ukraine đã tiến sâu hàng chục cây số dọc theo bờ tây của con sông, chiếm lại một số ngôi làng trên đường đi.
Ở phía nam, cuộc tiến công của Ukraine đang nhắm vào đường tiếp tế cho khoảng 25.000 quân Nga ở bờ tây sông Dnipro.
Ukraine đã phá hủy các cây cầu chính, buộc lực lượng Nga phải sử dụng cầu vượt tạm thời.
Nhưng quân Nga vẫn đang kiểm soát phần lớn miền đông và miền nam Ukraine, và nhìn chung vẫn giữ lợi thế về quân số và hỏa lực.
Hoa Kỳ thì ngày càng lo ngại rằng Moscow, quốc gia nắm giữ kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới, có thể triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật để bù đắp cho những thất bại của quân đội.
Các nhà phân tích cho rằng một rủi ro đối với quân đội Ukraine là nếu Ukraine tiến quân quá nhanh, họ có thể bị kéo giãn lực lượng quá mỏng và dễ bị Nga phản công.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Nghiên cứu quốc tế
Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “Putin’s Next Move in Ukraine,” Foreign Affairs, 16/09/2022
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Ra lệnh động viên, rút lui, hay còn một phương án khác?
Lần đầu tiên trong cuộc chiến ở Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin phải đối mặt với viễn cảnh thua cuộc. Những thất bại ban đầu xung quanh Kyiv và Chernigov đã được bù đắp nhờ chiến thắng của Nga ở miền nam và miền đông Ukraine. Những thất bại đó cũng có thể được coi là quyết định rút lui chiến thuật và do đó là sự lựa chọn của người Nga, bất kể chúng có thực sự là vậy hay không. Ngược lại, thất bại của binh lính Nga ở khu vực Kharkiv vào ngày 10/09 mới đây – và thành công của lực lượng Ukraine khi nhanh chóng chiếm lại lãnh thổ trải dài khoảng 2.000 dặm vuông ở miền nam và miền đông – cho thấy rõ ràng rằng Ukraine đang thắng thế, còn quân đội Nga có thể sẽ tiếp tục thất thế. Chiến dịch Kharkiv của Ukraine đã phá tan ảo tưởng về sự bất khả chiến bại của Nga. Nó cũng báo trước một giai đoạn mới trong kỳ vọng của phương Tây. Đột nhiên, các nhà lãnh đạo và chiến lược gia phương Tây có thể tin rằng Ukraine đang chiếm thế thượng phong trong cuộc chiến này. Sự thay đổi quan điểm này chắc chắn sẽ mở ra một động lực hỗ trợ quân sự mới cho Ukraine. Lập luận rằng Ukraine nên đầu hàng vì hòa bình, thay vì tiếp tục chiến đấu, nay đã bị bác bỏ.
Tuy nhiên, quan điểm thay đổi nhiều nhất là ở Nga, và điều này sẽ kéo theo những rủi ro mới đáng kể cho cả Ukraine và phương Tây. Kể từ sau thất bại trong cuộc tấn công chớp nhoáng để chiếm Kyiv vào tháng 2, Putin đã phải giải quyết hai việc cùng lúc. Việc thứ nhất là duy trì cuộc chiến lâu dài với một quân đội Nga trong thời bình, dựa trên phỏng đoán rằng quân đội Ukraine yếu hơn họ, và rằng cuộc chiến kéo dài sẽ có lợi cho Nga. Việc thứ hai là đảm bảo rằng xã hội Nga vẫn được cách ly khỏi chiến tranh, với giả định rằng Putin có thể duy trì sự ủng hộ trong nước miễn là dân thường Nga không phải gánh chịu chi phí của chiến tranh. Nhưng thành công của Ukraine trên chiến trường xung quanh Kharkiv đã làm đảo lộn những tính toán này.
Putin hiện đang phải đối mặt với một loạt các lựa chọn khó khăn. Ông có thể giới hạn cam kết quân sự của Nga, duy trì quân số hiện tại và tiếp tục cách ly xã hội Nga, hoặc ông có thể ra lệnh động viên quy mô lớn. Cả hai lựa chọn này đều đe dọa nghiêm trọng đến tính chính danh của Putin. Nếu chọn phương án thứ nhất, Putin sẽ từ bỏ viễn cảnh chiến thắng của Nga và có nguy cơ thất bại hoàn toàn. Hiện tại, những người theo chủ nghĩa dân tộc ủng hộ chiến tranh đang ngày càng trở nên bất mãn hơn với cách mà cuộc chiến được tiến hành. Họ đã được hứa hẹn lãnh thổ và vinh dự trong một chiến dịch nhanh chóng. Nhưng thay vào đó, họ phải nhận về con số thương vong khủng khiếp trong khi lãnh thổ thu được chẳng là bao, và đến nay tình hình lại càng bấp bênh hơn nữa. Việc duy trì nguyên trạng có thể tạo ra những vết nứt mới cực kỳ nguy hiểm trong chế độ của Putin.
Mặt khác, một lệnh động viên sẽ hủy hoại hoàn toàn chiến lược quản lý chiến tranh cẩn trọng của Điện Kremlin ở quê nhà. Tăng đáng kể nhân lực có vẻ là lựa chọn hợp lý đối với một quốc gia có dân số gấp ba lần Ukraine, nhưng mức độ ủng hộ của người Nga dành cho cuộc chiến lại phụ thuộc vào con số nhân lực đó. Ngay cả thuật ngữ mà Nga dùng để gọi cuộc chiến, “chiến dịch quân sự đặc biệt,” cũng là một thuật ngữ mơ hồ. Bất chấp luận điệu “phi phát xít hóa” của Điện Kremlin, đối với người dân Nga, cuộc chiến ở Ukraine hoàn toàn không giống với cuộc chiến sống còn của Liên Xô trong Thế chiến II. Bằng cách tuyên bố lệnh động viên, Điện Kremlin có nguy cơ kích động phản đối trong nước đối với một cuộc chiến mà hầu hết người Nga không được chuẩn bị để sẵn sàng để chiến đấu.
Tất nhiên, Putin có thể chọn cả hai phương án này. Ông có thể tìm cách thay đổi cục diện chiến tranh bằng cách tìm ra một con đường nằm giữa tổng động viên và duy trì nguyên trạng. Dù tự xưng là “người đàn ông của hành động,” nhưng Putin lại thường có xu hướng thiếu quyết đoán nếu gặp phải rủi ro cao, ông thích gây ra vấn đề nhưng lại không bao giờ giải quyết chúng. Năm 2014, sau khi sáp nhập Crimea, người Nga tiến vào miền đông Ukraine, ký một thỏa thuận ngoại giao, và sau đó ở lại đây suốt nhiều năm, không tiến cũng chẳng lùi. Trong khi đó, Nga tiến vào Syria năm 2015, hỗ trợ quân sự cho Bashar al-Assad và lật ngược tình thế theo hướng có lợi cho ông ta. Nhưng tình hình ở Syria vẫn vô cùng bất định, và một giải pháp chính trị cho cuộc chiến hoàn toàn nằm ngoài tầm với.
Putin đã làm tổn hại chế độ của mình không chỉ bằng cách đưa quân đội Nga đến chỗ thất bại ở Kharkiv, mà còn bằng cách kết hợp các mục tiêu chính trị viển vông ở Ukraine với các phương tiện sơ sài và kém hiệu quả. Giờ đây, bất kỳ lựa chọn nào của Putin ở Ukraine cũng sẽ gây ra những hậu quả đáng kể. Dù động thái tiếp theo của ông ta có là gì, châu Âu và Mỹ nên tiếp tục cung cấp cho quân đội Ukraine những công cụ cần thiết nhất để duy trì thế tấn công. Nhưng cũng nên xem xét những tác động sâu rộng hơn đối với một chế độ đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng ở quê nhà, trong khi cố gắng tìm kiếm những cách thức mới để gây tổn hại tối đa cho Ukraine và các đồng minh. Đối với Putin, giây phút tuyệt vọng thường sẽ không đi kèm với giải pháp hợp lý.
PHƯƠNG ÁN RA LỆNH ĐỘNG VIÊN
Quyết định động viên của Putin, tiến hành chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc và ra lệnh triệu tập hàng trăm nghìn binh sĩ mới, sẽ đặt ra những thách thức mới cho cả Nga lẫn phương Tây. Dù có là lệnh động viên một phần, thì việc huy động của Điện Kremlin vẫn sẽ cho thấy rằng đất nước đang có chiến tranh. Nó cũng sẽ làm cho cuộc chiến trở nên chân thực hơn với người Nga. Cho đến nay, đối với hầu hết người dân Nga, cuộc xâm lược Ukraine thậm chí còn chưa được coi là một cuộc chiến. Nó chỉ được gọi là một chiến dịch quân sự, mà trên thực tế là một cuộc chiến mà Nga lựa chọn, được xây dựng dựa trên sự tự tin đến mức ảo tưởng, cùng những giả định sai lầm về Ukraine, cũng như về các đồng minh và đối tác của nước này. Tuy nhiên, với việc động viên, Nga sẽ công khai cam kết tham gia vào một cuộc chiến lớn. Cuộc chiến được lựa chọn sẽ trở thành cuộc chiến bắt buộc, và “chiến dịch đặc biệt” ban đầu sẽ trở thành cuộc chiến mà tất cả người Nga sẽ cần chiến đấu và chiến thắng. Một quyết định như vậy có thể sẽ khiến giới lãnh đạo Nga tin rằng thất bại là điều không thể chấp nhận được, từ đó làm cho triển vọng về một kết thúc được thương lượng càng khó xảy ra hơn.
Một diễn biến như vậy chứa đựng nhiều rủi ro đối với Putin. Cho đến nay, những gì quân đội Nga thể hiện hoàn toàn không cho thấy rằng việc đưa thêm binh sĩ ra chiến trường sẽ mang lại kết quả tốt hơn cho Moscow. Ngoài ra, việc huấn luyện binh lính sẽ mất nhiều thời gian, và quân trang của Nga cũng phải được gia tăng tương xứng. Đồng thời, bằng cách đưa vào nhiều người Nga không có ý định chiến đấu, lệnh động viên có thể làm trầm trọng thêm vấn đề tinh thần của quân đội Nga, thay vì giải quyết nó. Trên hết, dù là toàn bộ hay một phần, động viên cũng không nhất thiết đồng nghĩa với chiến thắng cho Nga. Một lệnh tổng động viên sẽ cần được gắn với các mục tiêu chiến lược có thể đạt được.
Khi theo đuổi phương án ra lệnh động viên, Putin sẽ phải chỉ rõ những nguy cơ quân sự, đồng thời duy trì sự ủng hộ của các nhóm chủ chiến và dân tộc chủ nghĩa vốn đã mạnh lên vì cuộc chiến và chắc chắn sẽ hoan nghênh động thái này. Nguy cơ quân sự ở đây là về mặt thời gian. Ngoài việc phải được đào tạo đầy đủ, các tân binh sẽ cần được tích hợp đúng cách vào các đơn vị chiến đấu, việc này sẽ mất nhiều tháng – nhưng hiện nay lực lượng sĩ quan của Nga đã bị trói chặt nơi chiến trường và một lượng lớn trong số đó đã thiệt mạng. Trong lúc lệnh động viên của Putin được triển khai, cứ từng tháng trôi qua, lại có thêm vũ khí và hỗ trợ sẽ được đổ vào Ukraine và quân đội Ukraine sẽ củng cố sức mạnh của mình. Nếu Nga cố gắng chờ qua mùa đông, sau đó phát động tấn công vào mùa xuân với lực lượng mới, thì họ sẽ chống lại một quốc gia đã được chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và chiến đấu kiên cường hơn so với hồi tháng 02/2022.
Tuy nhiên, đối với Putin, duy trì sự ủng hộ trong nước suốt quá trình động viên có thể là một nhiệm vụ khó khăn không kém. Theo quan điểm của Điện Kremlin, trong sáu tháng đầu tiên của cuộc chiến, Putin vẫn giữ được ổn định chính trị trong nước. Khi không có lệnh động viên, những tín đồ của Điện Kremlin và những người theo chủ nghĩa dân tộc Nga vẫn có thể hào hứng với một cuộc chiến tranh chinh phạt, để trả thù phương Tây. Còn đối với nhiều người Nga, những người không có ác cảm với Ukraine và đã bị bất ngờ khi chiến tranh nổ ra, với sự khuyến khích tích cực từ Điện Kremlin, họ có thể đơn giản phớt lờ những gì đang xảy ra. Đối với họ, đó chỉ là một chiến dịch đặc biệt nên được giao phó cho các chuyên gia. Tuy nhiên, lệnh động viên sẽ khiến chiến tranh không còn tách biệt với cuộc sống thường ngày của người dân thành thị Nga. Sau khi được chế độ Putin dạy dỗ trong tình trạng xa rời chính trị, giờ đây người dân Nga cần phải được huy động về mặt tinh thần. Họ sẽ phải chấp nhận rằng cha chú, anh em, và con trai của họ có thể bỏ mạng nơi chiến trường. Việc đòi hỏi người dân Nga thay đổi thái độ trên quy mô lớn như vậy có thể sẽ phản tác dụng đối với Putin.
Lệnh động viên cũng không giải quyết được logic sai lầm của cuộc chiến. Đặt cược vào một sai lầm chiến lược sẽ chỉ khiến tình hình tồi tệ hơn. Lệnh động viên sẽ không thể xóa bỏ tính toán sai lầm chiến lược quan trọng của Putin khi ông quyết định phát động xâm lược. Nó cũng không thể đảo ngược những thiệt hại mà cuộc chiến đã gây ra cho các lợi ích kinh tế và an ninh của Nga. Về vấn đề này, tình huống lưỡng nan chính trị mà Putin phải đối mặt khi ra lệnh động viên có liên quan trực tiếp đến bản chất của cuộc chiến. Trong lịch sử, Nga đã chứng tỏ mình là một đối thủ đáng gờm khi bị các thế lực bên ngoài tấn công: cả Napoléon và Hitler đều đánh giá thấp khả năng và quyết tâm của lực lượng Nga khi họ quyết định xâm lược nước này. Nhưng cũng giống như Mỹ và nhiều quốc gia khác, Nga đã phải vật lộn với các cuộc chiến mà họ lựa chọn. Chiến tranh Nga-Nhật năm 1905 – bắt đầu khi quan hệ ngoại giao với Triều Tiên tan vỡ, và là cuộc chiến mà Sa hoàng Nicholas II tìm cách kéo dài để giữ thể diện cho Nga – đã kết thúc tồi tệ đối với Moscow. Cuộc xâm lược Afghanistan của Liên Xô năm 1979 cũng vậy. (Và trong cả hai trường hợp, chiến tranh đều đã diễn ra mà không có thêm áp lực từ lệnh động viên). Trái ngược với việc huy động lực lượng cho một cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc, ra lệnh động viên nhân danh tham vọng đế quốc xấu xa là một công thức gây bất ổn chính trị trong nước. Người ta thà có một cuộc chiến nhỏ ngu ngốc còn hơn một cuộc chiến lớn ngu ngốc.
Đối với Ukraine và phương Tây, lệnh động viên của Nga thoạt đầu sẽ là một cú sốc tâm lý. Những điểm yếu của quân đội Nga sẽ tiếp tục có lợi cho Ukraine, nhưng việc huy động lực lượng báo hiệu một quyết tâm mới của giới lãnh đạo Nga nhằm ngăn chặn thất bại bằng bất cứ giá nào – ngay cả với cái giá là sự ủng hộ trong nước. Nếu Putin dốc toàn lực, phương Tây sẽ một lần nữa phải đánh giá lại trạng thái tinh thần của ông ta, cũng như đánh giá khả năng leo thang quân sự nghiêm trọng.
LÙI BƯỚC VÀ KÉO DÀI CUỘC CHIẾN
Một lựa chọn khác cho Putin là rút lui theo một vài hình thức nhất định. Khi chọn con đường này, ông sẽ phải từ bỏ viễn cảnh về một chiến thắng thực sự. Ông có thể tìm cách tiếp tục cuộc chiến, giảm các cam kết xuống mức tối thiểu cần thiết để giữ được các lãnh thổ đã giành được ở miền đông và miền nam. Ông cũng có thể quay trở lại cách tiếp cận ở miền đông Ukraine hồi năm 2014 – giữ phần lãnh thổ bị chiếm đóng dưới sự kiểm soát của Nga nhưng không cho tiến quân, do đó gây bất ổn cho toàn bộ đất nước – nhưng với sự hiện diện quân sự của Nga lớn hơn nhiều. Tuy nhiên, từ bỏ chiến thắng có nghĩa là phải tạm dừng các chiến dịch tấn công. Putin sẽ không bao giờ thừa nhận rằng mình đã bỏ cuộc. Ông sẽ tìm cách thể hiện rằng chiến tranh rồi sẽ leo thang, rằng ý định của ông đối với Ukraine vẫn không thay đổi, rằng thành công của ông sẽ xuất phát từ sự kiên nhẫn chiến lược. Putin cũng sẽ phụ thuộc vào quyết định của người Nga, liệu họ có chấp nhận tiếp tục cuộc sống mà không bận tâm đến tình trạng chiến tranh liên tục. Về điểm này, Nga sẽ cần duy trì tình trạng bế tắc ở miền đông Ukraine đủ để người Nga tiếp tục ngó lơ cuộc chiến. Nhưng chuyện đó còn tùy thuộc vào người Ukraine. Trong tương lai, Kyiv sẽ làm tất cả những gì mình có thể để khiến Nga không thể duy trì sự bế tắc thuận lợi cho nền chính trị trong nước.
Đối với Putin, người đang phải đối mặt với những thất bại đáng kể của quân đội Nga, sẽ không dễ dàng để thuyết phục công chúng tin vào việc không hành động quân sự. Cho đến nay, Điện Kremlin vẫn dựa vào huyền thoại về sự bất khả chiến bại của quân đội nước mình và câu chuyện về một cuộc chiến phòng thủ để kêu gọi ủng hộ “chiến dịch đặc biệt.” Tuy nhiên, theo thời gian, một chiến dịch bị đình trệ và tham vọng giảm sút nhiều sẽ vạch trần sự vô ích của cuộc chiến đã dẫn đến thương vong cho khoảng 70.000 đến 80.000 người Nga. Ngay cả khi con số thương vong hiện tại chưa được phổ biến rộng rãi ở Nga, vẫn sẽ có ngày càng nhiều gia đình bị ảnh hưởng bởi chiến tranh. Chiến dịch này cũng sẽ khiến bộ máy quân sự và an ninh của Nga bị chỉ trích dữ dội hơn vì họ không thể mang lại chiến thắng như đã hứa. Một số thành viên trong quân đội sẽ khao khát một cơ hội thứ hai – có lẽ là với một nhà lãnh đạo khác.
Đồng thời, trong lúc duy trì thế bế tắc, Putin cần nhớ rằng lực lượng Ukraine sẽ không chịu đứng yên. Sức mạnh của Ukraine sẽ tiếp tục phát triển nhờ được cung cấp vũ khí ngày càng tốt hơn. Dưới sự lãnh đạo của Zelensky, người Ukraine muốn giành chiến thắng trong cuộc chiến này. Bất kỳ tính toán sai lầm nghiêm trọng nào của Nga cũng có thể dẫn đến một thất bại nặng nề khác, và nó có thể là thất bại sau cùng. Ukraine có mọi lý do để không cho phép người Nga xâm nhập sâu hơn, dù tiến trình phản công chậm chạp của Ukraine xung quanh Kherson cho thấy không phải chiến dịch tấn công nào của Ukraine cũng sẽ thành công như chiến dịch gần đây ở Kharkiv.
XẤU XA HƠN VÀ NGUY HIỂM HƠN
Nếu xét những rủi ro trong nước liên quan đến cả lệnh động viên lẫn rút lui, Putin có thể sẽ cố gắng tìm ra một con đường trung gian. Đối với Ukraine và phương Tây, lựa chọn này sẽ ít nguy hiểm hơn là lệnh tổng động viên, nhưng vẫn là một thách thức nghiêm trọng cho những năm tháng sắp tới. Khi tìm kiếm những cách thức mới để tiến hành chiến tranh mà không phải dùng đến lệnh động viên, Putin có thể có một vài phương án. Ông có thể cố gắng sử dụng lệnh động viên bí mật – ví dụ như bắt buộc tù nhân trong các nhà tù của Nga phải tham gia lực lượng lính tình nguyện, lính nghĩa vụ hoặc lính đánh thuê Wagner. Ông cũng có thể thực hiện các hành động khủng bố mới đối với người dân Ukraine, chẳng hạn bằng cách đánh vào các cơ sở hạ tầng quan trọng như nguồn cung cấp năng lượng và nước, để làm suy sụp ý chí của người Ukraine khi mùa đông đến gần. Ông còn có thể gia tăng tấn công vào các mục tiêu dân sự thiết yếu như bệnh viện và trường học, đồng thời sử dụng các vũ khí nguy hiểm hơn như vũ khí nhiệt áp, vốn có tác động tàn phá môi trường xung quanh. Nói tóm lại, Putin có thể sẽ cố gắng lặp lại chiến thuật cực đoan mà ông từng sử dụng ở Syria. Ngoài ra, để củng cố sự ủng hộ dành cho mình, Putin có thể tìm ra những cách mới để trấn áp những người bất đồng chính kiến và truy tố “những kẻ phản bội” tại quê nhà.
Phương án này sẽ là ví dụ điển hình cho sự thiếu quyết đoán của Putin trong những tình huống căng thẳng. Thay vì thông báo lệnh động viên, ông có thể sử dụng các nguồn lực mới, khiêm tốn hơn để đạt được những thành công nhỏ chống lại Ukraine ở những khu vực mà vị thế của Nga là mạnh nhất. Ông cũng có thể tàn phá các khu vực của Ukraine đang không trực tiếp xảy ra giao tranh, bằng cách tấn công các cơ sở hạ tầng quan trọng, phá vỡ bất kỳ ‘cảm giác bình thường’ nào còn tồn tại ở Ukraine, và làm những gì có thể để ngăn chặn các nỗ lực hỗ trợ tái thiết của Mỹ và châu Âu. Qua những hành động đó, Putin sẽ cố gắng duy trì bầu không khí nguy hiểm đã ám ảnh Ukraine kể từ tháng 02/2022. Nếu ông gặp khó khăn trong việc kiểm soát tình hình trong nước, vì đây từng là cuộc chiến mà Nga được cho là sẽ thắng một cách dễ dàng, ông có thể sử dụng vũ lực để đè bẹp phe bất đồng chính kiến. Về điểm này, chính phủ của ông được trang bị rất tốt.
Con đường này cũng đòi hỏi sự quyết tâm và kiên nhẫn từ phương Tây. Putin sẽ đặt cược vào việc châu Âu và phương Tây giảm bớt sự ủng hộ dành cho Ukraine vì phải vật lộn với cuộc khủng hoảng năng lượng, chí ít là trong mùa đông sắp tới. Một cuộc chiến khốc liệt ở Ukraine có thể dẫn đến ngày càng nhiều lời kêu gọi chấm dứt các hành động thù địch, bất kể các điều kiện áp đặt lên Ukraine là gì. Ngay cả khi các quốc gia châu Âu không gây áp lực với Kyiv một cách rõ ràng, họ có thể hạn chế hỗ trợ quân sự với lập luận rằng kho dự trữ và khả năng kinh tế của chính họ đang bị dàn mỏng quá mức. Những thành công của Ukraine ở khu vực Kharkiv sẽ trì hoãn sự mệt mỏi do chiến tranh này trong một thời gian. Nhưng vẫn chưa rõ liệu thành công và tinh thần phấn chấn của người dân Ukraine có thể được lặp lại nơi người dân phương Tây hay không.
PHƯƠNG TÂY BÌNH TĨNH VÀ NƯỚC NGA HOẢNG LOẠN
Đối với cả Ukraine và các đồng minh phương Tây, tốt hơn hết là Nga không nên ra lệnh động viên. Một kết quả tốt hơn nữa, là Putin từ bỏ viễn cảnh chiến thắng. Tuy nhiên, các phương tiện để tác động đến lựa chọn của Putin là rất hạn chế. Một là duy trì nguyên trạng, tiếp tục cung cấp vũ khí và thông tin tình báo vốn đã giúp quân đội Ukraine thành công. Người Ukraine đã chứng tỏ rằng hệ thống chính trị của họ đủ khả năng để duy trì nỗ lực chiến tranh. Họ đã chứng tỏ rằng mình có khả năng chiến đấu xuất sắc và khả năng lãnh đạo quân sự. Sự kết hợp của những sức mạnh nội tại này với vũ khí tinh vi mà phương Tây sẵn sàng cung cấp sẽ khiến những người lính Nga xung quanh Kharkiv phải khiếp sợ. Không ai biết liệu kết hợp đó có đe dọa cả Điện Kremlin hay không, nhưng về lâu dài, Điện Kremlin sẽ chẳng thể phớt lờ sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Ukraine. Sức mạnh của Ukraine càng lớn thì Nga càng ít có khả năng chiến thắng ở Ukraine. Ngày qua ngày, Ukraine đang dần xây dựng sức mạnh răn đe của mình.
Với thực tế mới này, phương Tây có thể hy vọng rằng Putin sẽ hiểu được logic về giới hạn của Nga và năng lực của Ukraine. Trong kịch bản tốt nhất, Putin sẽ chấp nhận những thất bại chiến thuật và chiến lược bắt đầu vào đầu tháng 9, không xem chúng là dấu hiệu của một cuộc chiến sống còn, mà là kết quả của những lựa chọn quân sự sẽ xác định phạm vi và mục tiêu của đàm phán cuối cùng. Ukraine đã cải thiện đáng kể vị thế đàm phán của mình trong thời gian gần đây. Nga vẫn chưa thừa nhận cán cân quyền lực đã thay đổi và chưa giảm bớt các yêu cầu của mình, nhưng nước này có thể hưởng lợi nếu làm như vậy trong tương lai, khi lợi thế của họ trong chiến tranh bị sụt giảm nhanh chóng. Nếu Putin từ bỏ chiến thắng bằng cách từ bỏ chiến dịch tấn công, ngay cả khi ông từ chối đàm phán – và nhiều khả năng ông sẽ làm vậy, thì đó vẫn sẽ là chiến thắng một phần cho Ukraine và cho phương Tây. Dù có thể nó sẽ không khiến người ta hài lòng, nhưng so với vị thế của Ukraine vào ngày 24/02/2022, đó sẽ là một kết quả tuyệt vời.
Nếu Nga ra lệnh động viên, Ukraine và phương Tây cần giữ bình tĩnh và xây dựng chiến lược dựa trên những thành công trong bảy tháng qua. Nước Nga của Putin đã không thể phát triển một khái niệm rõ ràng cho cuộc chiến của mình, không thể học hỏi từ những sai lầm của mình, và không thể triển khai nhiều chức năng của một quân đội tầm cỡ thế giới. Và lệnh động viên cũng chẳng thể thay đổi được điều đó. Rủi ro lớn nhất của lệnh động viên có thể liên quan đến Nga nhiều hơn là đến Ukraine. Người dân Nga có thể chống lại lệnh huy động, trong trường hợp đó, chế độ sẽ bắt đầu sụp đổ, như điều đã xảy ra với chính phủ Sa hoàng vào năm 1917. Hoặc nước Nga có thể bị đánh bại sau khi tổng động viên toàn bộ, và một Putin thất bại sẽ chẳng thể nào tồn tại. Bên ngoài các bức tường của Điện Kremlin, điều này nghe có vẻ giống như một kết thúc có hậu, nhưng một nước Nga suy sụp cũng sẽ có ảnh hưởng đến hệ thống quốc tế như chúng ta đã biết, và sẽ gây ra bất ổn vượt ra ngoài biên giới của nước này. Không ai có thể đoán trước được loại chế độ nào có thể lên nắm quyền sau sự sụp đổ của chế độ Putin ở Nga.
Trong lúc chờ đợi phản ứng của Putin trước những thành công của Ukraine, cho dù đó là gì, Mỹ và châu Âu cũng nên tiếp tục cung cấp cho Ukraine sự hỗ trợ cần thiết để tiếp tục chiến đấu, và trên hết, để tiếp tục tấn công. Đồng thời, Đức và Pháp có thể sử dụng ngoại giao điện thoại, bất chấp sự gượng gạo khó xử của nó, để truyền đạt cho Putin về sự vô ích của cuộc chiến và của những nỗ lực nhằm làm suy yếu sự ủng hộ dành cho Ukraine bằng cách gây ra khủng hoảng năng lượng ở châu Âu và khủng hoảng lương thực trên toàn cầu. Trong trường hợp Putin leo thang và sử dụng luận điệu hạt nhân, phương Tây đừng nên cảm thấy bị đe dọa. Bởi điều đó sẽ nhắc nhở Nga về quy tắc vô hình của cuộc chiến: rằng không bên nào muốn biến cuộc chiến thông thường này thành cuộc đối đầu rộng lớn hơn giữa NATO và Nga . Leo thang hạt nhân sẽ vi phạm quy tắc đó và có thể dẫn đến sự can dự của NATO, gieo rắc thảm họa cho tất cả mọi người.
Những thành công của Ukraine đã mở ra một con đường vững chắc nhằm xây dựng một Ukraine quá mạnh khiến Nga không thể tấn công trong tương lai. Đó là một thành tựu đáng kể. Câu hỏi chưa được giải đáp là Putin sẽ cố gắng quản lý vị trí của quân đội Nga như thế nào, với mục đích quân sự gì và với thông điệp chính trị nào. Nếu từ bỏ cuộc chiến, ông sẽ phải tái sinh chính mình về mặt chính trị. Nếu ra lệnh động viên, ông sẽ phải tái sinh lại nước Nga mà ông đã tạo ra kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2000; một nước Nga được cứu rỗi khỏi sự hỗn loạn của những năm 1990; một nước Nga với tầng lớp trung lưu ổn định, hướng tới tiêu dùng; một nước Nga nơi mà cuộc sống riêng tư xa rời chính trị là một thú tiêu khiển thú vị. Bằng cách phát động xâm lược, Putin nghĩ rằng mình sẽ đẩy Ukraine của Zelensky xuống vực thẳm. Trên thực tế, ông có thể đã làm điều đó với chính chế độ của mình.
Liana Fix là Giám đốc Các vấn đề Quốc tế tại Quỹ Körber và là cựu nghiên cứu viên thường trú của Quỹ German Marshall, ở Washington, D.C.
Michael Kimmage là Giáo sư Lịch sử tại Đại học Công giáo Mỹ và là Nghiên cứu viên khách mời của Quỹ German Marshall. Từ năm 2014 đến năm 2016, ông phục vụ trong Nhóm Hoạch định Chính sách tại Bộ Ngoại giao Mỹ, nơi ông phụ trách khu vực Nga/Ukraine.
Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “Putin’s Next Move in Ukraine,” Foreign Affairs, 16/09/2022
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Ra lệnh động viên, rút lui, hay còn một phương án khác?
Lần đầu tiên trong cuộc chiến ở Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin phải đối mặt với viễn cảnh thua cuộc. Những thất bại ban đầu xung quanh Kyiv và Chernigov đã được bù đắp nhờ chiến thắng của Nga ở miền nam và miền đông Ukraine. Những thất bại đó cũng có thể được coi là quyết định rút lui chiến thuật và do đó là sự lựa chọn của người Nga, bất kể chúng có thực sự là vậy hay không. Ngược lại, thất bại của binh lính Nga ở khu vực Kharkiv vào ngày 10/09 mới đây – và thành công của lực lượng Ukraine khi nhanh chóng chiếm lại lãnh thổ trải dài khoảng 2.000 dặm vuông ở miền nam và miền đông – cho thấy rõ ràng rằng Ukraine đang thắng thế, còn quân đội Nga có thể sẽ tiếp tục thất thế. Chiến dịch Kharkiv của Ukraine đã phá tan ảo tưởng về sự bất khả chiến bại của Nga. Nó cũng báo trước một giai đoạn mới trong kỳ vọng của phương Tây. Đột nhiên, các nhà lãnh đạo và chiến lược gia phương Tây có thể tin rằng Ukraine đang chiếm thế thượng phong trong cuộc chiến này. Sự thay đổi quan điểm này chắc chắn sẽ mở ra một động lực hỗ trợ quân sự mới cho Ukraine. Lập luận rằng Ukraine nên đầu hàng vì hòa bình, thay vì tiếp tục chiến đấu, nay đã bị bác bỏ.
Tuy nhiên, quan điểm thay đổi nhiều nhất là ở Nga, và điều này sẽ kéo theo những rủi ro mới đáng kể cho cả Ukraine và phương Tây. Kể từ sau thất bại trong cuộc tấn công chớp nhoáng để chiếm Kyiv vào tháng 2, Putin đã phải giải quyết hai việc cùng lúc. Việc thứ nhất là duy trì cuộc chiến lâu dài với một quân đội Nga trong thời bình, dựa trên phỏng đoán rằng quân đội Ukraine yếu hơn họ, và rằng cuộc chiến kéo dài sẽ có lợi cho Nga. Việc thứ hai là đảm bảo rằng xã hội Nga vẫn được cách ly khỏi chiến tranh, với giả định rằng Putin có thể duy trì sự ủng hộ trong nước miễn là dân thường Nga không phải gánh chịu chi phí của chiến tranh. Nhưng thành công của Ukraine trên chiến trường xung quanh Kharkiv đã làm đảo lộn những tính toán này.
Putin hiện đang phải đối mặt với một loạt các lựa chọn khó khăn. Ông có thể giới hạn cam kết quân sự của Nga, duy trì quân số hiện tại và tiếp tục cách ly xã hội Nga, hoặc ông có thể ra lệnh động viên quy mô lớn. Cả hai lựa chọn này đều đe dọa nghiêm trọng đến tính chính danh của Putin. Nếu chọn phương án thứ nhất, Putin sẽ từ bỏ viễn cảnh chiến thắng của Nga và có nguy cơ thất bại hoàn toàn. Hiện tại, những người theo chủ nghĩa dân tộc ủng hộ chiến tranh đang ngày càng trở nên bất mãn hơn với cách mà cuộc chiến được tiến hành. Họ đã được hứa hẹn lãnh thổ và vinh dự trong một chiến dịch nhanh chóng. Nhưng thay vào đó, họ phải nhận về con số thương vong khủng khiếp trong khi lãnh thổ thu được chẳng là bao, và đến nay tình hình lại càng bấp bênh hơn nữa. Việc duy trì nguyên trạng có thể tạo ra những vết nứt mới cực kỳ nguy hiểm trong chế độ của Putin.
Mặt khác, một lệnh động viên sẽ hủy hoại hoàn toàn chiến lược quản lý chiến tranh cẩn trọng của Điện Kremlin ở quê nhà. Tăng đáng kể nhân lực có vẻ là lựa chọn hợp lý đối với một quốc gia có dân số gấp ba lần Ukraine, nhưng mức độ ủng hộ của người Nga dành cho cuộc chiến lại phụ thuộc vào con số nhân lực đó. Ngay cả thuật ngữ mà Nga dùng để gọi cuộc chiến, “chiến dịch quân sự đặc biệt,” cũng là một thuật ngữ mơ hồ. Bất chấp luận điệu “phi phát xít hóa” của Điện Kremlin, đối với người dân Nga, cuộc chiến ở Ukraine hoàn toàn không giống với cuộc chiến sống còn của Liên Xô trong Thế chiến II. Bằng cách tuyên bố lệnh động viên, Điện Kremlin có nguy cơ kích động phản đối trong nước đối với một cuộc chiến mà hầu hết người Nga không được chuẩn bị để sẵn sàng để chiến đấu.
Tất nhiên, Putin có thể chọn cả hai phương án này. Ông có thể tìm cách thay đổi cục diện chiến tranh bằng cách tìm ra một con đường nằm giữa tổng động viên và duy trì nguyên trạng. Dù tự xưng là “người đàn ông của hành động,” nhưng Putin lại thường có xu hướng thiếu quyết đoán nếu gặp phải rủi ro cao, ông thích gây ra vấn đề nhưng lại không bao giờ giải quyết chúng. Năm 2014, sau khi sáp nhập Crimea, người Nga tiến vào miền đông Ukraine, ký một thỏa thuận ngoại giao, và sau đó ở lại đây suốt nhiều năm, không tiến cũng chẳng lùi. Trong khi đó, Nga tiến vào Syria năm 2015, hỗ trợ quân sự cho Bashar al-Assad và lật ngược tình thế theo hướng có lợi cho ông ta. Nhưng tình hình ở Syria vẫn vô cùng bất định, và một giải pháp chính trị cho cuộc chiến hoàn toàn nằm ngoài tầm với.
Putin đã làm tổn hại chế độ của mình không chỉ bằng cách đưa quân đội Nga đến chỗ thất bại ở Kharkiv, mà còn bằng cách kết hợp các mục tiêu chính trị viển vông ở Ukraine với các phương tiện sơ sài và kém hiệu quả. Giờ đây, bất kỳ lựa chọn nào của Putin ở Ukraine cũng sẽ gây ra những hậu quả đáng kể. Dù động thái tiếp theo của ông ta có là gì, châu Âu và Mỹ nên tiếp tục cung cấp cho quân đội Ukraine những công cụ cần thiết nhất để duy trì thế tấn công. Nhưng cũng nên xem xét những tác động sâu rộng hơn đối với một chế độ đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng ở quê nhà, trong khi cố gắng tìm kiếm những cách thức mới để gây tổn hại tối đa cho Ukraine và các đồng minh. Đối với Putin, giây phút tuyệt vọng thường sẽ không đi kèm với giải pháp hợp lý.
PHƯƠNG ÁN RA LỆNH ĐỘNG VIÊN
Quyết định động viên của Putin, tiến hành chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc và ra lệnh triệu tập hàng trăm nghìn binh sĩ mới, sẽ đặt ra những thách thức mới cho cả Nga lẫn phương Tây. Dù có là lệnh động viên một phần, thì việc huy động của Điện Kremlin vẫn sẽ cho thấy rằng đất nước đang có chiến tranh. Nó cũng sẽ làm cho cuộc chiến trở nên chân thực hơn với người Nga. Cho đến nay, đối với hầu hết người dân Nga, cuộc xâm lược Ukraine thậm chí còn chưa được coi là một cuộc chiến. Nó chỉ được gọi là một chiến dịch quân sự, mà trên thực tế là một cuộc chiến mà Nga lựa chọn, được xây dựng dựa trên sự tự tin đến mức ảo tưởng, cùng những giả định sai lầm về Ukraine, cũng như về các đồng minh và đối tác của nước này. Tuy nhiên, với việc động viên, Nga sẽ công khai cam kết tham gia vào một cuộc chiến lớn. Cuộc chiến được lựa chọn sẽ trở thành cuộc chiến bắt buộc, và “chiến dịch đặc biệt” ban đầu sẽ trở thành cuộc chiến mà tất cả người Nga sẽ cần chiến đấu và chiến thắng. Một quyết định như vậy có thể sẽ khiến giới lãnh đạo Nga tin rằng thất bại là điều không thể chấp nhận được, từ đó làm cho triển vọng về một kết thúc được thương lượng càng khó xảy ra hơn.
Một diễn biến như vậy chứa đựng nhiều rủi ro đối với Putin. Cho đến nay, những gì quân đội Nga thể hiện hoàn toàn không cho thấy rằng việc đưa thêm binh sĩ ra chiến trường sẽ mang lại kết quả tốt hơn cho Moscow. Ngoài ra, việc huấn luyện binh lính sẽ mất nhiều thời gian, và quân trang của Nga cũng phải được gia tăng tương xứng. Đồng thời, bằng cách đưa vào nhiều người Nga không có ý định chiến đấu, lệnh động viên có thể làm trầm trọng thêm vấn đề tinh thần của quân đội Nga, thay vì giải quyết nó. Trên hết, dù là toàn bộ hay một phần, động viên cũng không nhất thiết đồng nghĩa với chiến thắng cho Nga. Một lệnh tổng động viên sẽ cần được gắn với các mục tiêu chiến lược có thể đạt được.
Khi theo đuổi phương án ra lệnh động viên, Putin sẽ phải chỉ rõ những nguy cơ quân sự, đồng thời duy trì sự ủng hộ của các nhóm chủ chiến và dân tộc chủ nghĩa vốn đã mạnh lên vì cuộc chiến và chắc chắn sẽ hoan nghênh động thái này. Nguy cơ quân sự ở đây là về mặt thời gian. Ngoài việc phải được đào tạo đầy đủ, các tân binh sẽ cần được tích hợp đúng cách vào các đơn vị chiến đấu, việc này sẽ mất nhiều tháng – nhưng hiện nay lực lượng sĩ quan của Nga đã bị trói chặt nơi chiến trường và một lượng lớn trong số đó đã thiệt mạng. Trong lúc lệnh động viên của Putin được triển khai, cứ từng tháng trôi qua, lại có thêm vũ khí và hỗ trợ sẽ được đổ vào Ukraine và quân đội Ukraine sẽ củng cố sức mạnh của mình. Nếu Nga cố gắng chờ qua mùa đông, sau đó phát động tấn công vào mùa xuân với lực lượng mới, thì họ sẽ chống lại một quốc gia đã được chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và chiến đấu kiên cường hơn so với hồi tháng 02/2022.
Tuy nhiên, đối với Putin, duy trì sự ủng hộ trong nước suốt quá trình động viên có thể là một nhiệm vụ khó khăn không kém. Theo quan điểm của Điện Kremlin, trong sáu tháng đầu tiên của cuộc chiến, Putin vẫn giữ được ổn định chính trị trong nước. Khi không có lệnh động viên, những tín đồ của Điện Kremlin và những người theo chủ nghĩa dân tộc Nga vẫn có thể hào hứng với một cuộc chiến tranh chinh phạt, để trả thù phương Tây. Còn đối với nhiều người Nga, những người không có ác cảm với Ukraine và đã bị bất ngờ khi chiến tranh nổ ra, với sự khuyến khích tích cực từ Điện Kremlin, họ có thể đơn giản phớt lờ những gì đang xảy ra. Đối với họ, đó chỉ là một chiến dịch đặc biệt nên được giao phó cho các chuyên gia. Tuy nhiên, lệnh động viên sẽ khiến chiến tranh không còn tách biệt với cuộc sống thường ngày của người dân thành thị Nga. Sau khi được chế độ Putin dạy dỗ trong tình trạng xa rời chính trị, giờ đây người dân Nga cần phải được huy động về mặt tinh thần. Họ sẽ phải chấp nhận rằng cha chú, anh em, và con trai của họ có thể bỏ mạng nơi chiến trường. Việc đòi hỏi người dân Nga thay đổi thái độ trên quy mô lớn như vậy có thể sẽ phản tác dụng đối với Putin.
Lệnh động viên cũng không giải quyết được logic sai lầm của cuộc chiến. Đặt cược vào một sai lầm chiến lược sẽ chỉ khiến tình hình tồi tệ hơn. Lệnh động viên sẽ không thể xóa bỏ tính toán sai lầm chiến lược quan trọng của Putin khi ông quyết định phát động xâm lược. Nó cũng không thể đảo ngược những thiệt hại mà cuộc chiến đã gây ra cho các lợi ích kinh tế và an ninh của Nga. Về vấn đề này, tình huống lưỡng nan chính trị mà Putin phải đối mặt khi ra lệnh động viên có liên quan trực tiếp đến bản chất của cuộc chiến. Trong lịch sử, Nga đã chứng tỏ mình là một đối thủ đáng gờm khi bị các thế lực bên ngoài tấn công: cả Napoléon và Hitler đều đánh giá thấp khả năng và quyết tâm của lực lượng Nga khi họ quyết định xâm lược nước này. Nhưng cũng giống như Mỹ và nhiều quốc gia khác, Nga đã phải vật lộn với các cuộc chiến mà họ lựa chọn. Chiến tranh Nga-Nhật năm 1905 – bắt đầu khi quan hệ ngoại giao với Triều Tiên tan vỡ, và là cuộc chiến mà Sa hoàng Nicholas II tìm cách kéo dài để giữ thể diện cho Nga – đã kết thúc tồi tệ đối với Moscow. Cuộc xâm lược Afghanistan của Liên Xô năm 1979 cũng vậy. (Và trong cả hai trường hợp, chiến tranh đều đã diễn ra mà không có thêm áp lực từ lệnh động viên). Trái ngược với việc huy động lực lượng cho một cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc, ra lệnh động viên nhân danh tham vọng đế quốc xấu xa là một công thức gây bất ổn chính trị trong nước. Người ta thà có một cuộc chiến nhỏ ngu ngốc còn hơn một cuộc chiến lớn ngu ngốc.
Đối với Ukraine và phương Tây, lệnh động viên của Nga thoạt đầu sẽ là một cú sốc tâm lý. Những điểm yếu của quân đội Nga sẽ tiếp tục có lợi cho Ukraine, nhưng việc huy động lực lượng báo hiệu một quyết tâm mới của giới lãnh đạo Nga nhằm ngăn chặn thất bại bằng bất cứ giá nào – ngay cả với cái giá là sự ủng hộ trong nước. Nếu Putin dốc toàn lực, phương Tây sẽ một lần nữa phải đánh giá lại trạng thái tinh thần của ông ta, cũng như đánh giá khả năng leo thang quân sự nghiêm trọng.
LÙI BƯỚC VÀ KÉO DÀI CUỘC CHIẾN
Một lựa chọn khác cho Putin là rút lui theo một vài hình thức nhất định. Khi chọn con đường này, ông sẽ phải từ bỏ viễn cảnh về một chiến thắng thực sự. Ông có thể tìm cách tiếp tục cuộc chiến, giảm các cam kết xuống mức tối thiểu cần thiết để giữ được các lãnh thổ đã giành được ở miền đông và miền nam. Ông cũng có thể quay trở lại cách tiếp cận ở miền đông Ukraine hồi năm 2014 – giữ phần lãnh thổ bị chiếm đóng dưới sự kiểm soát của Nga nhưng không cho tiến quân, do đó gây bất ổn cho toàn bộ đất nước – nhưng với sự hiện diện quân sự của Nga lớn hơn nhiều. Tuy nhiên, từ bỏ chiến thắng có nghĩa là phải tạm dừng các chiến dịch tấn công. Putin sẽ không bao giờ thừa nhận rằng mình đã bỏ cuộc. Ông sẽ tìm cách thể hiện rằng chiến tranh rồi sẽ leo thang, rằng ý định của ông đối với Ukraine vẫn không thay đổi, rằng thành công của ông sẽ xuất phát từ sự kiên nhẫn chiến lược. Putin cũng sẽ phụ thuộc vào quyết định của người Nga, liệu họ có chấp nhận tiếp tục cuộc sống mà không bận tâm đến tình trạng chiến tranh liên tục. Về điểm này, Nga sẽ cần duy trì tình trạng bế tắc ở miền đông Ukraine đủ để người Nga tiếp tục ngó lơ cuộc chiến. Nhưng chuyện đó còn tùy thuộc vào người Ukraine. Trong tương lai, Kyiv sẽ làm tất cả những gì mình có thể để khiến Nga không thể duy trì sự bế tắc thuận lợi cho nền chính trị trong nước.
Đối với Putin, người đang phải đối mặt với những thất bại đáng kể của quân đội Nga, sẽ không dễ dàng để thuyết phục công chúng tin vào việc không hành động quân sự. Cho đến nay, Điện Kremlin vẫn dựa vào huyền thoại về sự bất khả chiến bại của quân đội nước mình và câu chuyện về một cuộc chiến phòng thủ để kêu gọi ủng hộ “chiến dịch đặc biệt.” Tuy nhiên, theo thời gian, một chiến dịch bị đình trệ và tham vọng giảm sút nhiều sẽ vạch trần sự vô ích của cuộc chiến đã dẫn đến thương vong cho khoảng 70.000 đến 80.000 người Nga. Ngay cả khi con số thương vong hiện tại chưa được phổ biến rộng rãi ở Nga, vẫn sẽ có ngày càng nhiều gia đình bị ảnh hưởng bởi chiến tranh. Chiến dịch này cũng sẽ khiến bộ máy quân sự và an ninh của Nga bị chỉ trích dữ dội hơn vì họ không thể mang lại chiến thắng như đã hứa. Một số thành viên trong quân đội sẽ khao khát một cơ hội thứ hai – có lẽ là với một nhà lãnh đạo khác.
Đồng thời, trong lúc duy trì thế bế tắc, Putin cần nhớ rằng lực lượng Ukraine sẽ không chịu đứng yên. Sức mạnh của Ukraine sẽ tiếp tục phát triển nhờ được cung cấp vũ khí ngày càng tốt hơn. Dưới sự lãnh đạo của Zelensky, người Ukraine muốn giành chiến thắng trong cuộc chiến này. Bất kỳ tính toán sai lầm nghiêm trọng nào của Nga cũng có thể dẫn đến một thất bại nặng nề khác, và nó có thể là thất bại sau cùng. Ukraine có mọi lý do để không cho phép người Nga xâm nhập sâu hơn, dù tiến trình phản công chậm chạp của Ukraine xung quanh Kherson cho thấy không phải chiến dịch tấn công nào của Ukraine cũng sẽ thành công như chiến dịch gần đây ở Kharkiv.
XẤU XA HƠN VÀ NGUY HIỂM HƠN
Nếu xét những rủi ro trong nước liên quan đến cả lệnh động viên lẫn rút lui, Putin có thể sẽ cố gắng tìm ra một con đường trung gian. Đối với Ukraine và phương Tây, lựa chọn này sẽ ít nguy hiểm hơn là lệnh tổng động viên, nhưng vẫn là một thách thức nghiêm trọng cho những năm tháng sắp tới. Khi tìm kiếm những cách thức mới để tiến hành chiến tranh mà không phải dùng đến lệnh động viên, Putin có thể có một vài phương án. Ông có thể cố gắng sử dụng lệnh động viên bí mật – ví dụ như bắt buộc tù nhân trong các nhà tù của Nga phải tham gia lực lượng lính tình nguyện, lính nghĩa vụ hoặc lính đánh thuê Wagner. Ông cũng có thể thực hiện các hành động khủng bố mới đối với người dân Ukraine, chẳng hạn bằng cách đánh vào các cơ sở hạ tầng quan trọng như nguồn cung cấp năng lượng và nước, để làm suy sụp ý chí của người Ukraine khi mùa đông đến gần. Ông còn có thể gia tăng tấn công vào các mục tiêu dân sự thiết yếu như bệnh viện và trường học, đồng thời sử dụng các vũ khí nguy hiểm hơn như vũ khí nhiệt áp, vốn có tác động tàn phá môi trường xung quanh. Nói tóm lại, Putin có thể sẽ cố gắng lặp lại chiến thuật cực đoan mà ông từng sử dụng ở Syria. Ngoài ra, để củng cố sự ủng hộ dành cho mình, Putin có thể tìm ra những cách mới để trấn áp những người bất đồng chính kiến và truy tố “những kẻ phản bội” tại quê nhà.
Phương án này sẽ là ví dụ điển hình cho sự thiếu quyết đoán của Putin trong những tình huống căng thẳng. Thay vì thông báo lệnh động viên, ông có thể sử dụng các nguồn lực mới, khiêm tốn hơn để đạt được những thành công nhỏ chống lại Ukraine ở những khu vực mà vị thế của Nga là mạnh nhất. Ông cũng có thể tàn phá các khu vực của Ukraine đang không trực tiếp xảy ra giao tranh, bằng cách tấn công các cơ sở hạ tầng quan trọng, phá vỡ bất kỳ ‘cảm giác bình thường’ nào còn tồn tại ở Ukraine, và làm những gì có thể để ngăn chặn các nỗ lực hỗ trợ tái thiết của Mỹ và châu Âu. Qua những hành động đó, Putin sẽ cố gắng duy trì bầu không khí nguy hiểm đã ám ảnh Ukraine kể từ tháng 02/2022. Nếu ông gặp khó khăn trong việc kiểm soát tình hình trong nước, vì đây từng là cuộc chiến mà Nga được cho là sẽ thắng một cách dễ dàng, ông có thể sử dụng vũ lực để đè bẹp phe bất đồng chính kiến. Về điểm này, chính phủ của ông được trang bị rất tốt.
Con đường này cũng đòi hỏi sự quyết tâm và kiên nhẫn từ phương Tây. Putin sẽ đặt cược vào việc châu Âu và phương Tây giảm bớt sự ủng hộ dành cho Ukraine vì phải vật lộn với cuộc khủng hoảng năng lượng, chí ít là trong mùa đông sắp tới. Một cuộc chiến khốc liệt ở Ukraine có thể dẫn đến ngày càng nhiều lời kêu gọi chấm dứt các hành động thù địch, bất kể các điều kiện áp đặt lên Ukraine là gì. Ngay cả khi các quốc gia châu Âu không gây áp lực với Kyiv một cách rõ ràng, họ có thể hạn chế hỗ trợ quân sự với lập luận rằng kho dự trữ và khả năng kinh tế của chính họ đang bị dàn mỏng quá mức. Những thành công của Ukraine ở khu vực Kharkiv sẽ trì hoãn sự mệt mỏi do chiến tranh này trong một thời gian. Nhưng vẫn chưa rõ liệu thành công và tinh thần phấn chấn của người dân Ukraine có thể được lặp lại nơi người dân phương Tây hay không.
PHƯƠNG TÂY BÌNH TĨNH VÀ NƯỚC NGA HOẢNG LOẠN
Đối với cả Ukraine và các đồng minh phương Tây, tốt hơn hết là Nga không nên ra lệnh động viên. Một kết quả tốt hơn nữa, là Putin từ bỏ viễn cảnh chiến thắng. Tuy nhiên, các phương tiện để tác động đến lựa chọn của Putin là rất hạn chế. Một là duy trì nguyên trạng, tiếp tục cung cấp vũ khí và thông tin tình báo vốn đã giúp quân đội Ukraine thành công. Người Ukraine đã chứng tỏ rằng hệ thống chính trị của họ đủ khả năng để duy trì nỗ lực chiến tranh. Họ đã chứng tỏ rằng mình có khả năng chiến đấu xuất sắc và khả năng lãnh đạo quân sự. Sự kết hợp của những sức mạnh nội tại này với vũ khí tinh vi mà phương Tây sẵn sàng cung cấp sẽ khiến những người lính Nga xung quanh Kharkiv phải khiếp sợ. Không ai biết liệu kết hợp đó có đe dọa cả Điện Kremlin hay không, nhưng về lâu dài, Điện Kremlin sẽ chẳng thể phớt lờ sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Ukraine. Sức mạnh của Ukraine càng lớn thì Nga càng ít có khả năng chiến thắng ở Ukraine. Ngày qua ngày, Ukraine đang dần xây dựng sức mạnh răn đe của mình.
Với thực tế mới này, phương Tây có thể hy vọng rằng Putin sẽ hiểu được logic về giới hạn của Nga và năng lực của Ukraine. Trong kịch bản tốt nhất, Putin sẽ chấp nhận những thất bại chiến thuật và chiến lược bắt đầu vào đầu tháng 9, không xem chúng là dấu hiệu của một cuộc chiến sống còn, mà là kết quả của những lựa chọn quân sự sẽ xác định phạm vi và mục tiêu của đàm phán cuối cùng. Ukraine đã cải thiện đáng kể vị thế đàm phán của mình trong thời gian gần đây. Nga vẫn chưa thừa nhận cán cân quyền lực đã thay đổi và chưa giảm bớt các yêu cầu của mình, nhưng nước này có thể hưởng lợi nếu làm như vậy trong tương lai, khi lợi thế của họ trong chiến tranh bị sụt giảm nhanh chóng. Nếu Putin từ bỏ chiến thắng bằng cách từ bỏ chiến dịch tấn công, ngay cả khi ông từ chối đàm phán – và nhiều khả năng ông sẽ làm vậy, thì đó vẫn sẽ là chiến thắng một phần cho Ukraine và cho phương Tây. Dù có thể nó sẽ không khiến người ta hài lòng, nhưng so với vị thế của Ukraine vào ngày 24/02/2022, đó sẽ là một kết quả tuyệt vời.
Nếu Nga ra lệnh động viên, Ukraine và phương Tây cần giữ bình tĩnh và xây dựng chiến lược dựa trên những thành công trong bảy tháng qua. Nước Nga của Putin đã không thể phát triển một khái niệm rõ ràng cho cuộc chiến của mình, không thể học hỏi từ những sai lầm của mình, và không thể triển khai nhiều chức năng của một quân đội tầm cỡ thế giới. Và lệnh động viên cũng chẳng thể thay đổi được điều đó. Rủi ro lớn nhất của lệnh động viên có thể liên quan đến Nga nhiều hơn là đến Ukraine. Người dân Nga có thể chống lại lệnh huy động, trong trường hợp đó, chế độ sẽ bắt đầu sụp đổ, như điều đã xảy ra với chính phủ Sa hoàng vào năm 1917. Hoặc nước Nga có thể bị đánh bại sau khi tổng động viên toàn bộ, và một Putin thất bại sẽ chẳng thể nào tồn tại. Bên ngoài các bức tường của Điện Kremlin, điều này nghe có vẻ giống như một kết thúc có hậu, nhưng một nước Nga suy sụp cũng sẽ có ảnh hưởng đến hệ thống quốc tế như chúng ta đã biết, và sẽ gây ra bất ổn vượt ra ngoài biên giới của nước này. Không ai có thể đoán trước được loại chế độ nào có thể lên nắm quyền sau sự sụp đổ của chế độ Putin ở Nga.
Trong lúc chờ đợi phản ứng của Putin trước những thành công của Ukraine, cho dù đó là gì, Mỹ và châu Âu cũng nên tiếp tục cung cấp cho Ukraine sự hỗ trợ cần thiết để tiếp tục chiến đấu, và trên hết, để tiếp tục tấn công. Đồng thời, Đức và Pháp có thể sử dụng ngoại giao điện thoại, bất chấp sự gượng gạo khó xử của nó, để truyền đạt cho Putin về sự vô ích của cuộc chiến và của những nỗ lực nhằm làm suy yếu sự ủng hộ dành cho Ukraine bằng cách gây ra khủng hoảng năng lượng ở châu Âu và khủng hoảng lương thực trên toàn cầu. Trong trường hợp Putin leo thang và sử dụng luận điệu hạt nhân, phương Tây đừng nên cảm thấy bị đe dọa. Bởi điều đó sẽ nhắc nhở Nga về quy tắc vô hình của cuộc chiến: rằng không bên nào muốn biến cuộc chiến thông thường này thành cuộc đối đầu rộng lớn hơn giữa NATO và Nga . Leo thang hạt nhân sẽ vi phạm quy tắc đó và có thể dẫn đến sự can dự của NATO, gieo rắc thảm họa cho tất cả mọi người.
Những thành công của Ukraine đã mở ra một con đường vững chắc nhằm xây dựng một Ukraine quá mạnh khiến Nga không thể tấn công trong tương lai. Đó là một thành tựu đáng kể. Câu hỏi chưa được giải đáp là Putin sẽ cố gắng quản lý vị trí của quân đội Nga như thế nào, với mục đích quân sự gì và với thông điệp chính trị nào. Nếu từ bỏ cuộc chiến, ông sẽ phải tái sinh chính mình về mặt chính trị. Nếu ra lệnh động viên, ông sẽ phải tái sinh lại nước Nga mà ông đã tạo ra kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2000; một nước Nga được cứu rỗi khỏi sự hỗn loạn của những năm 1990; một nước Nga với tầng lớp trung lưu ổn định, hướng tới tiêu dùng; một nước Nga nơi mà cuộc sống riêng tư xa rời chính trị là một thú tiêu khiển thú vị. Bằng cách phát động xâm lược, Putin nghĩ rằng mình sẽ đẩy Ukraine của Zelensky xuống vực thẳm. Trên thực tế, ông có thể đã làm điều đó với chính chế độ của mình.
Liana Fix là Giám đốc Các vấn đề Quốc tế tại Quỹ Körber và là cựu nghiên cứu viên thường trú của Quỹ German Marshall, ở Washington, D.C.
Michael Kimmage là Giáo sư Lịch sử tại Đại học Công giáo Mỹ và là Nghiên cứu viên khách mời của Quỹ German Marshall. Từ năm 2014 đến năm 2016, ông phục vụ trong Nhóm Hoạch định Chính sách tại Bộ Ngoại giao Mỹ, nơi ông phụ trách khu vực Nga/Ukraine.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Bế tắc cùng quẫn, Putin sẽ điên cuồng xài vũ khí hạt nhân?
Lê Tây Sơn
5 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Một cuộc biểu tình chống Putin ở London, cảnh báo việc Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân (Vuk Valcic/SOPA Images/LightRocket via Getty Images)
Theo nhiều quan chức Mỹ, vũ khí hạt nhân chiến thuật là một phần trong nỗ lực cuối cùng của Putin nhằm ngăn chặn cuộc phản công đang tiến đến cao trào của Ukraine…
Ngũ Giác Đài lập mô hình Nga sử dụng vũ khí hạt nhân
Giới chức Mỹ cho biết một số cuộc thảo luận nhạy cảm nhất trong chính quyền Biden về những kịch bản mà Nga sử dụng vũ khí hạt nhân nhỏ đã được thực hiện gần đây. Họ có thể bắn một quả đạn đường kính 6 inch từ một khẩu pháo trên đất Ukraine, hoặc một đầu đạn nặng nửa tấn từ một hỏa tiễn đặt ở biên giới Nga. Mục tiêu là một căn cứ quân sự của Ukraine hoặc một thành phố nhỏ. Mức độ phá hủy và cả di chứng bức xạ sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố chính: Kích thước vũ khí và hướng gió.
Một vụ nổ hạt nhân nhỏ cũng có thể khiến hàng ngàn người thiệt mạng và biến căn cứ quân sự hoặc một phần thành phố trở thành nơi không thể ở được trong nhiều năm. Tuy nhiên, rủi ro đối với Putin cũng lớn hơn bất kỳ lợi ích nào. Đất nước của ông ta hoàn toàn trở thành một kẻ thù quốc tế và phương Tây sẽ dùng vụ tấn công hạt nhân để trừng phạt Trung Quốc, Ấn Độ và những nước khác vẫn đang mua dầu và khí đốt của Nga. Ngoài ra, cần nhấn mạnh, tùy hướng gió, phóng xạ phát sinh sau vụ nổ hạt nhân nhỏ có thể thổi ngược vào lãnh thổ Nga.
“Trên thực tế, dù vụ nổ hạt nhân chiến thuật có thể yếu hơn vũ khí thông thường nhưng phóng xạ sẽ tồn tại lâu dài” – theo Michael G. Vickers, cựu quan chức dân sự hàng đầu của Ngũ Giác Đài (thập niên 1970, Vickers được huấn luyện để tấn công phòng tuyến Liên Xô bằng một quả bom hạt nhân nhỏ cỡ chiếc ba lô).
Đối với phóng xạ chết người, đã có một bài học lớn vào năm 1986 ngay trên đất Ukraine khi một trong bốn lò phản ứng Chernobyl gặp sự cố và các vụ nổ đã phá hủy tòa nhà chứa lò phản ứng. Ngay lúc đó, những cơn gió thổi từ phía Nam và Đông Nam đã đưa các đám mây phóng xạ đến Belarus và Nga. Một số ít hơn được phát hiện ở châu Âu, đặc biệt là Thụy Điển và Đan Mạch. Tuy nhiên, nguy cơ phóng xạ từ các vũ khí hạt nhân nhỏ không nhiều bằng các lò phản ứng lớn. Ở Chernobyl, bụi phóng xạ làm ô nhiễm nặng những vùng đất bằng phẳng rộng lớn xung quanh và biến nhiều nơi thành thị trấn ma. Phóng xạ cũng gây ra hàng ngàn ca ung thư. Đến tận nay, vùng đất xung quanh nhà máy (ngừng hoạt động) này vẫn còn ô nhiễm.
Nhiều tháng nay, theo The New York Times, các mô phỏng máy tính do Ngũ Giác Đài, phòng thí nghiệm hạt nhân và các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã thử “mô hình hóa” những gì có thể xảy ra sau một vụ nổ hạt nhân chiến thuật và cách Hoa Kỳ phản ứng. Đây không phải là nhiệm vụ dễ dàng vì vũ khí hạt nhân chiến thuật có nhiều kích cỡ và chủng loại, hầu hết chỉ có sức công phá bằng một phần nhỏ so với hai quả bom nguyên tử mà Hoa Kỳ đã ném xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản vào năm 1945. Trong một bài phát biểu nảy lửa vào tuần trước với đầy sự đe dọa, Putin nói rằng những vụ ném bom của Mỹ xuống Nhật “đã tạo ra một tiền lệ”.
Một cuộc biểu tình phản đối cuộc chiến Ukraine của Putin tại London (ảnh: Kristian Buus/In Pictures via Getty Images)
Vũ khí hạt nhân chiến thuật là gì?
Kết quả từ nghiên cứu mô hình của Mỹ rất khác nhau tùy vào mục tiêu của Putin – là một căn cứ quân sự xa xôi, một thành phố nhỏ hay một vụ nổ “trình diễn” trên Hắc Hải. Kho vũ khí chiến thuật của Nga là bí
mật nhưng chúng khác nhau về quy mô và sức mạnh. Loại vũ khí mà châu Âu lo lắng nhất là đầu đạn hạng nặng lắp trên đầu hỏa tiễn liên lục địa Iskander-M có thể bay tới các thành phố Tây Âu. Các số liệu của Nga cho thấy vụ nổ hạt nhân nhỏ nhất từ Iskander sẽ bằng khoảng một phần ba sức nổ của quả bom thả xuống Hiroshima.
Thử tham khảo những gì biết được về các loại vũ khí chiến thuật được thiết kế cho kho vũ khí của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Lạnh. Một chiếc được sản xuất vào cuối thập niên 1950, được gọi là Davy Crockett, theo tên người lính biên phòng đã chết tại Alamo, nặng khoảng 70 pound trông giống quả dưa hấu lớn với bốn vây. Nó được thiết kế để bắn từ phía sau xe jeep và có sức công phá bằng một phần ngàn sức hủy diệt của quả bom ném xuống Hiroshima. Khi Chiến tranh Lạnh trở nên gay gắt, Hoa Kỳ và Liên Xô đã phát triển hàng trăm biến thể. Có cả vũ khí hạt nhân để tiêu diệt tàu ngầm. Vào thập niên 1970, có lúc NATO sở hữu tới 7,400 vũ khí hạt nhân chiến thuật, gần gấp bốn số dự trữ hiện tại của Nga.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật Davy Crockett của Mỹ, thập niên 1950 (US Army/Getty Images)
Kremlin có bao nhiêu vũ khí hạt nhân chiến thuật?
Cái tên “vũ khí chiến thuật” (“tactical weapons”) là để phân biệt chúng với những “cỗ máy phá thành phố” (“city busters”) lớn hơn rất nhiều lần mà Hoa Kỳ, Liên Xô và các quốc gia có vũ khí hạt nhân khác gắn trên hỏa tiễn xuyên lục địa (vốn luôn nằm trong các hầm chứa-silo, tàu ngầm và phi đội máy bay ném bom). “City buster” mạnh hơn nhiều so với những gì từng hủy diệt Hiroshima. Ngược lại, vũ khí chiến thuật chỉ làm sụp đổ một vài khối nhà của thành phố, một căn cứ hoặc ngăn chặn một nhóm quân đang đến.
Vũ khí hạt nhân chiến lược cỡ lớn là đối tượng của các hiệp ước kiểm soát vũ khí. Hiện Hoa Kỳ và Nga bị giới hạn ở 1,550 vũ khí được triển khai mỗi bên. Nhưng các loại vũ khí chiến thuật nhỏ hơn chưa bao giờ được quy định giới hạn. Sau vụ khủng bố 11 Tháng Chín, chính quyền George W. Bush lo ngại một nhóm như al-Qaida có thể sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật để phá hủy các tàu điện ngầm ở New York hoặc làm nhiễm xạ trung tâm thủ đô Washington.
CIA đã mất nhiều thời gian để xác định xem liệu al-Qaida hay Taliban đã có được công nghệ chế tạo bom hạt nhân cỡ nhỏ hay không. Chính quyền Obama cũng tổ chức loạt hội nghị thượng đỉnh về vũ khí hạt nhân (nuclear summit) với các nhà lãnh đạo thế giới với mục đích giảm lượng vật liệu hạt nhân bị thất thoát có thể biến thành một vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ hoặc bom bẩn (dirty bomb), mà về cơ bản, là những vũ khí phóng ra phóng xạ phát tán trong vài khu phố.
Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, NATO công khai thừa nhận, mức độ đe dọa của vũ khí hạt nhân chiến thuật là không cao nên họ loại bỏ hầu hết vì chúng không có giá trị quân sự. Hiện chỉ còn khoảng 100 chiếc được lưu giữ ở châu Âu, so với khoảng 2,000 chiếc của Nga. Câu hỏi đặt ra bây giờ là liệu Putin sử dụng chúng hay không. Có khả năng ông ta đang xem xét chiến thuật “leo thang để giảm leo thang” (escalate to de-escalate), nghĩa là quân đội Nga có thể bắn một vũ khí hạt nhân chiến thuật để buộc đối phương rút lui hoặc đầu hàng. Nếu kẻ thù rút lui, động thái leo thang này sẽ được tiếp tục bằng “giảm leo thang”.
RDS -1, quả bom hạt nhân đầu tiên của Nga (Sefa Karacan/Anadolu Agency/Getty Images)
Sử dụng vũ khí hạt nhân, Putin vẫn không xoay chuyển được tình thế
Nina Tannenwald, nhà khoa học chính trị tại Đại học Brown và chuyên gia nghiên cứu vũ khí hạt nhân, cho biết: Lần đầu tiên Putin dọa chuyển dùng vũ khí hạt nhân là năm 2014 khi Nga xâm lược Crimea. Năm 2015, Nga dọa dùng vũ khí hạt nhân hủy diệt các tàu chiến của Đan Mạch nếu quốc gia này gắn kết vào hệ thống NATO để phòng thủ các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn. Cuối Tháng Hai 2022, Putin đặt lực lượng hạt nhân Nga trong tình trạng báo động.
Tuần trước, Viện nghiên cứu chiến tranh (Institute for the Study of War) kết luận: “Việc sử dụng hạt nhân của Nga sẽ là một canh bạc lớn khi Putin không đạt được mục tiêu chiến tranh; tuy nhiên kết quả sẽ không như ông ta tưởng. Thành công lớn nhất, nếu có, là tạo ra làn ranh đỏ giữa hai bên để giúp Kremlin giữ vững các lãnh thổ đã chiếm đóng ở Ukraine. Bất luận thế nào, việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật cũng sẽ không thể giúp Nga chiếm được toàn bộ Ukraine như ý định ban đầu của Putin”.
Lê Tây Sơn
5 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Một cuộc biểu tình chống Putin ở London, cảnh báo việc Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân (Vuk Valcic/SOPA Images/LightRocket via Getty Images)
Theo nhiều quan chức Mỹ, vũ khí hạt nhân chiến thuật là một phần trong nỗ lực cuối cùng của Putin nhằm ngăn chặn cuộc phản công đang tiến đến cao trào của Ukraine…
Ngũ Giác Đài lập mô hình Nga sử dụng vũ khí hạt nhân
Giới chức Mỹ cho biết một số cuộc thảo luận nhạy cảm nhất trong chính quyền Biden về những kịch bản mà Nga sử dụng vũ khí hạt nhân nhỏ đã được thực hiện gần đây. Họ có thể bắn một quả đạn đường kính 6 inch từ một khẩu pháo trên đất Ukraine, hoặc một đầu đạn nặng nửa tấn từ một hỏa tiễn đặt ở biên giới Nga. Mục tiêu là một căn cứ quân sự của Ukraine hoặc một thành phố nhỏ. Mức độ phá hủy và cả di chứng bức xạ sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố chính: Kích thước vũ khí và hướng gió.
Một vụ nổ hạt nhân nhỏ cũng có thể khiến hàng ngàn người thiệt mạng và biến căn cứ quân sự hoặc một phần thành phố trở thành nơi không thể ở được trong nhiều năm. Tuy nhiên, rủi ro đối với Putin cũng lớn hơn bất kỳ lợi ích nào. Đất nước của ông ta hoàn toàn trở thành một kẻ thù quốc tế và phương Tây sẽ dùng vụ tấn công hạt nhân để trừng phạt Trung Quốc, Ấn Độ và những nước khác vẫn đang mua dầu và khí đốt của Nga. Ngoài ra, cần nhấn mạnh, tùy hướng gió, phóng xạ phát sinh sau vụ nổ hạt nhân nhỏ có thể thổi ngược vào lãnh thổ Nga.
“Trên thực tế, dù vụ nổ hạt nhân chiến thuật có thể yếu hơn vũ khí thông thường nhưng phóng xạ sẽ tồn tại lâu dài” – theo Michael G. Vickers, cựu quan chức dân sự hàng đầu của Ngũ Giác Đài (thập niên 1970, Vickers được huấn luyện để tấn công phòng tuyến Liên Xô bằng một quả bom hạt nhân nhỏ cỡ chiếc ba lô).
Đối với phóng xạ chết người, đã có một bài học lớn vào năm 1986 ngay trên đất Ukraine khi một trong bốn lò phản ứng Chernobyl gặp sự cố và các vụ nổ đã phá hủy tòa nhà chứa lò phản ứng. Ngay lúc đó, những cơn gió thổi từ phía Nam và Đông Nam đã đưa các đám mây phóng xạ đến Belarus và Nga. Một số ít hơn được phát hiện ở châu Âu, đặc biệt là Thụy Điển và Đan Mạch. Tuy nhiên, nguy cơ phóng xạ từ các vũ khí hạt nhân nhỏ không nhiều bằng các lò phản ứng lớn. Ở Chernobyl, bụi phóng xạ làm ô nhiễm nặng những vùng đất bằng phẳng rộng lớn xung quanh và biến nhiều nơi thành thị trấn ma. Phóng xạ cũng gây ra hàng ngàn ca ung thư. Đến tận nay, vùng đất xung quanh nhà máy (ngừng hoạt động) này vẫn còn ô nhiễm.
Nhiều tháng nay, theo The New York Times, các mô phỏng máy tính do Ngũ Giác Đài, phòng thí nghiệm hạt nhân và các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã thử “mô hình hóa” những gì có thể xảy ra sau một vụ nổ hạt nhân chiến thuật và cách Hoa Kỳ phản ứng. Đây không phải là nhiệm vụ dễ dàng vì vũ khí hạt nhân chiến thuật có nhiều kích cỡ và chủng loại, hầu hết chỉ có sức công phá bằng một phần nhỏ so với hai quả bom nguyên tử mà Hoa Kỳ đã ném xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản vào năm 1945. Trong một bài phát biểu nảy lửa vào tuần trước với đầy sự đe dọa, Putin nói rằng những vụ ném bom của Mỹ xuống Nhật “đã tạo ra một tiền lệ”.
Một cuộc biểu tình phản đối cuộc chiến Ukraine của Putin tại London (ảnh: Kristian Buus/In Pictures via Getty Images)
Vũ khí hạt nhân chiến thuật là gì?
Kết quả từ nghiên cứu mô hình của Mỹ rất khác nhau tùy vào mục tiêu của Putin – là một căn cứ quân sự xa xôi, một thành phố nhỏ hay một vụ nổ “trình diễn” trên Hắc Hải. Kho vũ khí chiến thuật của Nga là bí
mật nhưng chúng khác nhau về quy mô và sức mạnh. Loại vũ khí mà châu Âu lo lắng nhất là đầu đạn hạng nặng lắp trên đầu hỏa tiễn liên lục địa Iskander-M có thể bay tới các thành phố Tây Âu. Các số liệu của Nga cho thấy vụ nổ hạt nhân nhỏ nhất từ Iskander sẽ bằng khoảng một phần ba sức nổ của quả bom thả xuống Hiroshima.
Thử tham khảo những gì biết được về các loại vũ khí chiến thuật được thiết kế cho kho vũ khí của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Lạnh. Một chiếc được sản xuất vào cuối thập niên 1950, được gọi là Davy Crockett, theo tên người lính biên phòng đã chết tại Alamo, nặng khoảng 70 pound trông giống quả dưa hấu lớn với bốn vây. Nó được thiết kế để bắn từ phía sau xe jeep và có sức công phá bằng một phần ngàn sức hủy diệt của quả bom ném xuống Hiroshima. Khi Chiến tranh Lạnh trở nên gay gắt, Hoa Kỳ và Liên Xô đã phát triển hàng trăm biến thể. Có cả vũ khí hạt nhân để tiêu diệt tàu ngầm. Vào thập niên 1970, có lúc NATO sở hữu tới 7,400 vũ khí hạt nhân chiến thuật, gần gấp bốn số dự trữ hiện tại của Nga.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật Davy Crockett của Mỹ, thập niên 1950 (US Army/Getty Images)
Kremlin có bao nhiêu vũ khí hạt nhân chiến thuật?
Cái tên “vũ khí chiến thuật” (“tactical weapons”) là để phân biệt chúng với những “cỗ máy phá thành phố” (“city busters”) lớn hơn rất nhiều lần mà Hoa Kỳ, Liên Xô và các quốc gia có vũ khí hạt nhân khác gắn trên hỏa tiễn xuyên lục địa (vốn luôn nằm trong các hầm chứa-silo, tàu ngầm và phi đội máy bay ném bom). “City buster” mạnh hơn nhiều so với những gì từng hủy diệt Hiroshima. Ngược lại, vũ khí chiến thuật chỉ làm sụp đổ một vài khối nhà của thành phố, một căn cứ hoặc ngăn chặn một nhóm quân đang đến.
Vũ khí hạt nhân chiến lược cỡ lớn là đối tượng của các hiệp ước kiểm soát vũ khí. Hiện Hoa Kỳ và Nga bị giới hạn ở 1,550 vũ khí được triển khai mỗi bên. Nhưng các loại vũ khí chiến thuật nhỏ hơn chưa bao giờ được quy định giới hạn. Sau vụ khủng bố 11 Tháng Chín, chính quyền George W. Bush lo ngại một nhóm như al-Qaida có thể sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật để phá hủy các tàu điện ngầm ở New York hoặc làm nhiễm xạ trung tâm thủ đô Washington.
CIA đã mất nhiều thời gian để xác định xem liệu al-Qaida hay Taliban đã có được công nghệ chế tạo bom hạt nhân cỡ nhỏ hay không. Chính quyền Obama cũng tổ chức loạt hội nghị thượng đỉnh về vũ khí hạt nhân (nuclear summit) với các nhà lãnh đạo thế giới với mục đích giảm lượng vật liệu hạt nhân bị thất thoát có thể biến thành một vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ hoặc bom bẩn (dirty bomb), mà về cơ bản, là những vũ khí phóng ra phóng xạ phát tán trong vài khu phố.
Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, NATO công khai thừa nhận, mức độ đe dọa của vũ khí hạt nhân chiến thuật là không cao nên họ loại bỏ hầu hết vì chúng không có giá trị quân sự. Hiện chỉ còn khoảng 100 chiếc được lưu giữ ở châu Âu, so với khoảng 2,000 chiếc của Nga. Câu hỏi đặt ra bây giờ là liệu Putin sử dụng chúng hay không. Có khả năng ông ta đang xem xét chiến thuật “leo thang để giảm leo thang” (escalate to de-escalate), nghĩa là quân đội Nga có thể bắn một vũ khí hạt nhân chiến thuật để buộc đối phương rút lui hoặc đầu hàng. Nếu kẻ thù rút lui, động thái leo thang này sẽ được tiếp tục bằng “giảm leo thang”.
RDS -1, quả bom hạt nhân đầu tiên của Nga (Sefa Karacan/Anadolu Agency/Getty Images)
Sử dụng vũ khí hạt nhân, Putin vẫn không xoay chuyển được tình thế
Nina Tannenwald, nhà khoa học chính trị tại Đại học Brown và chuyên gia nghiên cứu vũ khí hạt nhân, cho biết: Lần đầu tiên Putin dọa chuyển dùng vũ khí hạt nhân là năm 2014 khi Nga xâm lược Crimea. Năm 2015, Nga dọa dùng vũ khí hạt nhân hủy diệt các tàu chiến của Đan Mạch nếu quốc gia này gắn kết vào hệ thống NATO để phòng thủ các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn. Cuối Tháng Hai 2022, Putin đặt lực lượng hạt nhân Nga trong tình trạng báo động.
Tuần trước, Viện nghiên cứu chiến tranh (Institute for the Study of War) kết luận: “Việc sử dụng hạt nhân của Nga sẽ là một canh bạc lớn khi Putin không đạt được mục tiêu chiến tranh; tuy nhiên kết quả sẽ không như ông ta tưởng. Thành công lớn nhất, nếu có, là tạo ra làn ranh đỏ giữa hai bên để giúp Kremlin giữ vững các lãnh thổ đã chiếm đóng ở Ukraine. Bất luận thế nào, việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật cũng sẽ không thể giúp Nga chiếm được toàn bộ Ukraine như ý định ban đầu của Putin”.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Ukraine giành lại những ngôi làng ở Kherson từ Nga
5 tháng 10 2022
Paul Kirby
BBC News
Một phụ nữ nói chuyện với phóng viên tại làng Kramatorsk, vùng Donetsk, Ukraine vào ngày 4/10, phía sau là ngôi nhà bị phá hủy sau đợt tấn công bằng tên lửa của Nga
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Quân đội Ukraine đã giải phóng một ngôi làng quan trọng ở khu vực phía nam Kherson, thúc ép Nga tiếp tục phải rút lui.
Bộ Quốc phòng Ukraine đã đăng một đoạn video cho thấy lữ đoàn hải quân số 35 đã treo cờ Ukraine ở ngôi làng Davydiv Brid, trong bối cảnh có thông tin Ukraine tái chiếm những ngôi làng gần đó.
Những thất bại mới nhất của quân Nga diễn ra sau khi Tổng thống Vladimir Putin ký sắc lệnh sáp nhập bốn vùng Ukraine, trong khi giao tranh vẫn diễn ra ở cả bốn khu vực.
Vụ sáp nhập không mang tính chính danh theo luật pháp quốc tế.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã tuyên bố các sắc lệnh này vô giá trị và không mang tính pháp lý.
Hôm 4/10, Tổng thống Joe Biden đã nói chuyện với ông Zelensky và đảm bảo rằng Mỹ sẽ không bao giờ công nhận việc sáp nhập của Nga. Hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận về khoản viện trợ trị giá 625 triệu USD, bao gồm cả các giàn phóng hỏa tiễn cơ động cao Himars.
Nga vẫn kiểm soát thành phố Kherson, thủ phủ của khu vực, ở phía nam. Nhưng sự kiểm soát của Nga ngày càng yếu trên toàn bộ khu vực phía bắc sông Dnieper, hay còn được gọi là Dnipro trong tiếng Ukraine.
Trong 48 giờ qua, các lực lượng Ukraine đã tiến về phía nam dọc theo bờ tây của con sông, và các đơn vị Nga hiện cũng buộc phải rút lui khỏi một số khu dân cư ở phía bắc Kherson.
Ông Zelensky cho biết quân đội Ukraine đã thực hiện những "bước đi nhanh, mạnh mẽ" ở miền nam Ukraine và giải phóng "hàng chục khu dân cư" chỉ trong tuần này.
“Cờ Ukraine lại bay trên ngôi làng Davydiv Brid”, Bộ Quốc phòng Ukraine tuyên bố trên mạng xã hội. Người dân quay lại cảnh binh lính Ukraine đi bộ qua ngôi làng.
Ukraine map
Trong bài phát biểu tối 4/10, ông Zelensky cho biết các ngôi làng Lyubimivka, Khreshchenivka, Zolota Balka, Bilyaivka, Ukrainka, Velyka Oleksandrivka và Mala Oleksandrivka cũng đã được giải phóng, và đây "chưa phải là danh sách đầy đủ".
Thứ trưởng Nội vụ Ukraine, Yevhen Enin cho biết 50 thị trấn và làng mạc đã được Ukraine giành lại và khoảng 3,500 công dân đã được tự do ở Kherson, nhưng không tiết lộ trong khoảng thời gian nào.
Bộ Quốc phòng Nga sau đó cho hay quân đội Nga đã mất tinh thần và cố gắng phá hủy các cây cầu nhằm làm chậm bước tiến của Ukraine.
Kirill Stremousov, một quan chức do Điện Kremlin bổ nhiệm ở Kherson, nói với người dân rằng: "Không có lý do gì để hoảng sợ".
Hiện tại chưa có xác nhận rằng các ngôi làng ở phía đông bắc Davydiv Brid cũng đã thất thủ và phát ngôn viên quân đội Nga không đề cập đến tổn thất ở đó.
Nhưng trên các bản đồ được sử dụng để minh họa các khu vực mà Nga kiểm soát, rõ ràng đã không còn các ngôi làng Arkhanhelske và Velyka Oleksandrivka ở phía đông bắc, và Dudchany trên bờ sông Dnieper.
Blogger quân sự của Nga, Rybar cho biết quân đội quyết định rút lui vì có nguy cơ bị bao vây. “Không rõ đường tiếp xúc mới sẽ ở đâu”, ông nói.
Phó thị trưởng Kherson đang phải lưu vong, Roman Holovnia cho biết: "Nhiều khu dân cư đã bị san phẳng - một số khu dân cư hầu như không còn tòa nhà nào nguyên vẹn."
Ông nói thêm rằng cư dân của thành phố đang chờ đợi quân đội Ukraine, mà họ biết rằng đang tiến đến.
Trong số 320.000 người sống ở Kherson trước chiến tranh, hiện chỉ còn 100.000 người, ông Holovnia nói.
Quân đội Ukraine đã nhắm mục tiêu vào các đường tiếp tế của Nga ở Kherson trong nhiều tuần, phá hủy một số cây cầu bắc qua sông. Nhưng cuộc tiến công về phía nam của họ cho đến nay vẫn chậm.
Kherson đã nhanh chóng bị quân Nga chiếm đóng từ khi cuộc chiến nổ ra, khi binh lính Nga tràn vào khu vực từ bán đảo Crimea được sáp nhập năm 2014.
Ukraine đã có nhiều chiến công quan trọng hơn ở Kharkiv, phía đông bắc và Donetsk, giành lại được địa điểm quan trọng về mặt chiến lược Lyman hôm 1/10. Thị trấn Lyman là một phần của Donetsk nhưng được coi là cửa ngõ dẫn đến Luhansk, khu vực bị Nga chiếm đóng gần như hoàn toàn.
Phóng viên BBC Orla Guerin, đưa tin từ Lyman, cho biết hiện nay có rất ít thường dân ở đó, trong khi có nhiều thi thể binh sĩ Nga mặc quân phục bên ngoài thị trấn.
Kherson, Luhansk và Donetsk nằm trong danh sách bốn khu vực của Ukraine đang bị Nga sáp nhập bất hợp pháp, thế nhưng sự đắc thắng trong tuyên bố của Tổng thống Vladimir Putin hôm 30/9 ngày càng cho thấy có vẻ quá sớm.
Lyman
Chụp lại hình ảnh,
Khi BBC đến Lyman, có rất ít dấu hiệu cho thấy cuộc sống bình thường đang diễn ra
Một blogger người Nga đã công bố tài khoản của hai người đàn ông mà anh ta nói rằng là binh lính lực lượng ủy nhiệm của Nga ở Luhansk, những người đã thoát khỏi vòng vây gần Lyman vào tuần trước.
"Chúng tôi rời Lyman, nhưng chỉ mình chúng tôi - không có đạn dược, không có gì cả. Mọi thứ đã bị thiêu rụi. Tất cả bạn bè và đồng đội của chúng tôi đều nằm lại [đã chết]", một người tên Mikhei nói.
Cho đến nay, Nga đã huy động hơn 200.000 quân kể từ khi Tổng thống Putin ra sắc lệnh vào tháng trước, theo Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu. Mục tiêu ban đầu của lệnh "động viên một phần" là 300.000 người, nhưng việc chiêu mộ binh lính đã bị lu mờ bởi những câu chuyện về người Nga cố gắng trốn quân dịch hoặc được cung cấp thiết bị kém chất lượng khi gia nhập quân đội.
Riêng Kazakhstan cho biết hơn 200.000 người Nga đã đến quốc gia này qua đường biên giới trong hai tuần qua.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Những cuộc chạy trốn khỏi lời dối trá của Putin
Lê Tây Sơn
6 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Những người Nga hướng về Tbilisi đóng gói đồ đạc vào một chiếc xe sau khi băng qua trạm kiểm soát hải quan Verkhni Lars vào ngày 28 Tháng Chín năm 2022 ở Zemo Larsi, Georgia, sau khi Tổng thống Putin công bố điều động một phần quân dự bị của quân đội Nga để chiến đấu ở Ukraine. (ảnh: Daro Sulakauri / Getty Images)
Trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin khoe khoang cuộc xâm lược đã mang lại cho nước Nga hàng triệu công dân mới tại các lãnh thổ mới sáp nhập, thì nước Nga lại “mất” rất nhiều công dân khác.
Ăn mừng!
Alexander, sinh viên đại học, 23 tuổi, đến từ vùng Viễn Đông của Nga, kể: “Khi bắt đầu chiến tranh, tụi em nghĩ sẽ chỉ ảnh hưởng đến các quân nhân chuyên nghiệp và gia đình họ, nhưng với lệnh động viên mới thì rất khác. Ở lại Nga có nghĩa là phải chọn lựa giữa ngồi tù và nhập ngũ!”.
Nhưng tình cảnh của những người chạy trốn lệnh động viên này như thế nào? Trên những con phố đầy nắng và bụi ở Bishkek, thủ đô của nước Cộng hoà Kyrgyzstan tách từ Liên Xô cũ, những nhóm người Nga trẻ, gần như tất cả là đàn ông, lang thang không mục đích, bàng hoàng khi thấy thế giới của họ bị đảo lộn và họ bị cuốn vào cuộc lưu vong vội vã.
Giá thuê nhà tăng chóng mặt, không chỉ khách sạn sang trọng mà cả những chung cư bẩn thỉu cũng không còn giường dự phòng. Họ đâu có muốn đặt chân đến một đất nước nghèo nàn, hẻo lánh như thế. Cũng ít người trong số họ biết chỗ này.
Sau lệnh động viên một phần của Tổng thống Putin, hàng chục ngàn thanh niên Nga đã và đang đổ về các quốc gia Trung Á bằng máy bay, xe hơi và xe buýt. Những người này chấp nhận rời bỏ gia đình và công việc thường được trả lương cao ở Moscow, Vladivostok, và nhiều thành phố Nga khác, vì sợ hãi nếu phải ra chiến trường và bỏ thây ở Ukraine.
Dòng chảy “du khách” bất ngờ này đã biến một quốc gia lâu nay bị xem như “nguồn lao động rẻ mạt và hệ thống giao thông lạc hậu” thành “thiên đường ẩn náu” của nhiều người Nga, kể cả những người giàu và có học vấn cao. Mong muốn thoát khỏi cuộc chiến ở Ukraine, khiến họ đoàn kết với nhau, nhưng kéo dài được đến đâu thì chưa biết!
Buổi họp mặt vào tối Thứ Sáu, 30 Tháng Chín của những người tị nạn thời bình nhằm ăn mừng, đánh dấu sự khởi đầu của một “cộng đồng người Nga” mới trong đông đảo người Nga lánh nạn sang các quốc gia Trung Á, Armenia, Georgia, Thổ Nhĩ Kỳ và ít hơn tại môt số quốc gia khác sẵn sàng tiếp nhận họ. Đây có thể xem là đợt di cư đông đảo nhất của người Nga kể từ cuộc Cách mạng Bolshevik năm 1917.
Người Nga đang cố gắng rời khỏi đất nước mình để tránh những cuộc triệu tập quân sự cho cuộc chiến Nga-Ukraine. (ảnh: Mirian Meladze / Anadolu Agency qua Getty Images)
Thật ra, dòng chảy đã bắt đầu từ Tháng Hai, với hàng trăm ngàn người ra đi sau khi Nga đưa quân xâm lược Ukraine, nhưng số người bỏ xứ tăng tốc kể từ ngày 21 Tháng Chín, khi Putin tuyên bố huy động một phần tân binh để bù đắp cho quân số bị mất mát. Chỉ bốn ngày sau lệnh động viên, tờ Novaya Gazeta của Nga đưa tin, có khoảng 261,000 đàn ông trong độ tuổi đi lính vượt biên giới bằng cách này hay cách khác. Thêm hàng chục ngàn người bỏ trốn kể từ đó. Cuộc chạy đua hỗn loạn mới để tránh cái chết hoặc chống chiến tranh đã làm biến dạng mục đích thông thường của những cuộc khủng hoảng tị nạn thời chiến.
Không giống như hàng triệu phụ nữ và trẻ em Ukraine lánh nạn sang Ba Lan và các nước châu Âu khác, những người đàn ông Nga này không chạy trốn đội quân xâm lược, mà là để không phải phục vụ trong đó. Họ cũng không phải là người di cư nghèo khổ liều chết thoát khỏi các nước nghèo hay chế độ chuyên chế.
Chạy trốn
“Tôi nhìn lên bầu trời quang đãng mỗi ngày và cảm ơn vì tôi đã ở đây,” Denis, một nhà tổ chức sự kiện đến từ Moscow hồ hởi nói khi anh cùng nhiều người Nga trốn quân dịch khác, đến giải trí tại một quán bar ở Bishkek hôm 30 Tháng Chín để ăn mừng cuộc bỏ chạy thành công. Họ sẽ được nhận giấy tờ cư trú của chính quyền sở tại và tìm việc làm.
“Ông ta (Putin) luôn nói dối mọi lúc mọi nơi!”, Yuri, nghệ sĩ 36 tuổi, đến từ Siberia, nhận định. Trước khi bắt đầu chuyến hành trình ba ngày bằng xe buýt và xe lửa đến Bishkek vào tuần trước, Yuri điều hành một doanh nghiệp nhỏ thiết kế bìa album cho một ban nhạc heavy metal của Mỹ và thực hiện các tác phẩm nghệ thuật cho các khách hàng nước ngoài khác. Còn bây giờ, anh ngủ trên giường tầng trong một phòng trọ đông đúc chung với 19 người khác.
“Ít nhất tôi cũng cảm thấy an toàn khi ở đây,” Yuri nói (giống như hầu hết những người Nga được The New York Times phỏng vấn, anh yêu cầu chỉ dùng tên không dùng họ vì sợ bị trả thù). Eldar, 23 tuổi, một gia sư toán đến từ đảo Sakhalin ở Thái Bình Dương của Nga, đổ lỗi cho nhiều người Nga quá thờ ơ với chiến tranh. “Hầu hết mọi người chỉ ngồi trên ghế sofa, nghe tuyên truyền và tin rằng nếu Putin đi, mọi thứ sẽ còn tồi tệ hơn,” anh nói. “Tôi không còn muốn nghe mấy lời nói nhảm ấy, mà chỉ muốn lo cho tương lai của mình.”
Việc nhiều người Nga phải mất quá nhiều thời gian để hiểu về bản chất cuộc chiến ở Ukraine và lo sợ khiến người Ukraine chịu đựng bảy tháng đau khổ và đổ máu vì quân xâm lược tức giận. Thậm chí ngay vào lúc này, hầu hết người Nga chạy trốn cũng chỉ quan tâm đến di chuyển, nhà cửa, tiền bạc và làm quen với những phong tục xa lạ.
Sau nhiều thập niên bị đối xử như những “người anh em láng giềng nghèo khổ và tuyệt vọng”, người dân Kyrgyzstan, kể cả Tổng thống Sadyr Japarov, rất vui khi nhìn thấy người Nga đã chịu tìm đến mình. “Đây là một hiện tượng rất mới đối với chúng tôi,” Japarov nói trong một cuộc phỏng vấn.
Hiện nay có hơn một triệu người Kyrgyzstan làm việc tại Nga, ông bảo đảm các công dân Nga đến đây cũng được sống, làm việc tự do và không sợ bị dẫn độ về nước. “Tôi không biết có bao nhiêu người đã đến, nhưng dòng chảy này sẽ giúp ích cho đất nước chúng tôi, ngay cả khi nó làm tăng giá thuê nhà, khiến một số chủ nhà phải đuổi người địa phương để nhường chỗ cho những người Nga sẵn sàng trả gấp đôi, gấp ba. Chúng tôi chẳng thấy bất kỳ tác hại nào, mà còn nhiều lợi ích là đàng khác.”
Dù từ lâu, Kyrgyzstan và các quốc gia Trung Á khác lo người tị nạn sẽ đổ về, đặc biệt là từ Afghanistan gần đó, nhưng Yan Matusevich, một học giả người Mỹ gốc Nga chuyên nghiên cứu về di cư ở Bishkek cho biết: “Ngay cả trong những giấc mơ hoang đường nhất, người Kyrgyzstan cũng không mong đợi dòng người tị nạn Nga đông đảo như thế.”
Những người Nga hướng về Tbilisi đóng gói đồ đạc vào một chiếc xe sau khi băng qua trạm kiểm soát hải quan Verkhni Lars vào ngày 28 Tháng Chín năm 2022 ở Zemo Larsi, Georgia, sau khi Tổng thống Putin công bố điều động một phần quân dự bị của quân đội Nga để chiến đấu ở Ukraine. (ảnh: Daro Sulakauri / Getty Images)
Ra đi và ở lại
Một số người di cư có rất nhiều tiền, nhưng đa số không giàu có hoặc bỏ đi vội vã đến mức họ chỉ có ít quần áo trên lưng và sống dựa vào lòng từ thiện của người dân địa phương. Tại Osh, thành phố lớn thứ hai của Kyrgyzstan, bà Dinara đăng số điện thoại của mình lên mạng và đề nghị được đón tiếp những người Nga cơ nhỡ tại nhà mình. “Tôi rất vui khi được giúp các bạn, gồm cả bữa ăn mà không cần bận tâm đến tiền bạc,” bà nói. Dĩ nhiên, hào phóng như bà Dinara không nhiều, nhưng cũng đủ để một số người Nga phải nghĩ lại. Vasily Sonkin, 32 tuổi, cư dân Moscow, cho biết đa số trong 10% dân số Kyrgyzstan làm việc tại Nga, phải làm những công việc nặng nhọc và bị phân biệt đối xử.
Những người Nga bỏ xứ ra đi không xem mình là người tị nạn, họ cũng không muốn bị gọi là trốn quân dịch. Một thiểu số nhỏ ủng hộ cuộc chiến nhưng không muốn chết. Dmitry, doanh nhân công nghệ từ Sochi chế giễu những người biểu tình chống chiến tranh nhưng thú nhận ông mất niềm tin vào Putin sau khi Điện Kremlin đồng ý trao đổi tù nhân và thả hơn 100 thành viên Trung đoàn Azov của Ukraine.
“Lúc đầu Putin nói mục tiêu của toàn bộ chiến dịch là phi hạt nhân hóa Ukraine, nhưng sau đó ông ấy lại thả những tên Quốc xã này,” Dmitry nói, hàm ý mỉa mai việc Putin tuyên truyền Azov là “những kẻ phát xít cuồng tín”. “Tôi miễn cưỡng bỏ vợ và con gái ở lại vì không thấy có ích gì khi mạo hiểm tại chiến trường sau khi những nhân viên quan trọng tại công ty tôi bắt đầu bỏ trốn. Từ Bishkek, tôi vẫn có thể điều hành công ty. Nếu chiến tranh tiếp tục, tôi sẽ chuyển gia đình sang đây”.
Ermek Myrzabekov, chủ một công ty du lịch ở Bishkek và là Chủ tịch hiệp hội du lịch Kyrgyzstan, cho biết ông nhận được rất nhiều yêu cầu từ các công ty muốn tuyển nhân viên nam người Nga. Hiện các khách sạn ở Bishkek và Osh đều đã kín chỗ 100%. Myrzabekov dự đoán xu hướng này sẽ tiếp tục sau bài phát biểu sáp nhập của Putin. Ai cũng thấy Putin đã đi quá xa và không thể lùi bước. Vì vậy, người Nga sẽ ở lại đây lâu dài.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Chiến tranh Ukraine: “Mẹ ơi, con sợ” – thành phố Zaporizhzhia bị tên lửa tàn phá
6 tháng 10 2022
Paul Adams ở Zaporizhzhia và Yaroslav Lukov ở London
BBC News
Nhân viên cứu hộ ở một tòa nhà bị tên lửa phá hủy
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Nhân viên cứu hộ ở một tòa nhà bị tên lửa phá hủy
Quan chức địa phương cho biết ít nhất một người đã thiệt mạng trong một loạt vụ tấn công bằng tên lửa của Nga vào thành phố Zaporizhzhia, miền nam Ukraine.
Họ nói tên lửa bắn trúng vào nhà dân cư trước bình minh và sau đó vài giờ. Được biết có người dưới đống đổ nát.
Nhân viên cứu hộ hiện đang tìm kiếm qua phần còn lại của một tòa nhà chung cư năm tầng sang trọng.
Khắp nơi là thủy tinh và gạch vụn, và các cửa hàng gần đó bị phá hủy tan tành.
Olha Chobotariova, sống gần đó, nói với BBC “Đám con tôi rất sợ hãi. Cửa sổ nổ tung. Con gái tôi hoảng sợ tới mức nó trốn vào một góc và tôi không kéo nó ra được.
“Tôi gọi con lại nhưng nó nói ‘Không, mẹ ơi con sợ’.”
Olha Chobotariova
Chụp lại hình ảnh,
Olha Chobotariova: “Tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho Nga”
“Tôi không hiểu làm sao họ có thể làm điều đó. Đây chỉ là người dân và trẻ con. Chúng tôi không làm gì cả. Sao họ lại hành hạ chúng tôi thế này?
“Tôi đau lòng cho Ukraine. Tôi không nói nên lời, tôi thấy đau đớn. Tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho Nga. Chúng tôi phải trả thù và đánh tới cùng. Vì chúng tôi là người Ukraine. Chúng tôi là người Ukraine. Tôi không thể chấp nhận thế này.”
Alla Yermachenko, một cư dân địa phương khác, nói với BBC ông có người thân lớn tuổi ở trong một các tòa nhà bị phá hủy.
“Có rất ít hy vọng họ vẫn còn sống. Tại sao quân Nga làm điều này với chúng tôi. Họ đang cố chứng minh cái gì? Giết người già. Tại sao? Để làm gì?” Ông Yermachenko nói.
“Cầu mong nước mắt chúng tôi không rơi xuống mặt đất mà trên ngực những kẻ đã phóng tên lửa đó.”
Nhân viên cứu hộ ở tòa nhà bị tên lửa phá hủy
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Phản ứng về vụ tấn công, Andriy Yermak, người đứng đầu văn phòng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, nói “khủng bố Nga chỉ biết chiến đấu với người dân ôn hòa.”
“Đám hèn nhát điên rồ”, ông nói thêm.
Oleksandr Starukh, người đứng đầu khu vực Zaporizhzhia cho biết có một phụ nữ thiệt mạng. Bảy người khác bị thương, trong đó có một đứa trẻ ba tuổi.
Nga tới nay vẫn chưa đưa ra bình luận.
Thành phố Zaporizhzhia do Ukraine nắm giữ là thủ phủ của vùng cùng tên.
Đầu tuần Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sáp nhập vùng Zaporizhzhia, cùng ba khu vực khác của Ukraine là Donetsk và Luhansk ở phía đông, và Kherson ở phía nam.
Ukraine và các đồng minh phương Tây lên án hành động này.
Moscow không hoàn toàn kiểm soát bất kỳ khu vực nào trong bốn vùng trên, và vài tuần gần đây, quân đội Ukraine đã có những bước tiến đáng kể ở phía đông bắc và phía nam của nước này.
Hôm thứ Tư, Nga cho biết sẽ tiếp quản nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia, lớn nhất ở Châu Âu, nằm trong khu vực Moscow chiếm đóng ở vùng Zaporizhzhia.
Người đứng đầu cơ quan giám sát hạt nhân của LHQ đang thăm Ukraine và sau đó là Nga để tìm cách xoa dịu khủng hoảng.
Nhà máy liên tục bị pháo kích trong vài tuần gần đây, cả hai phía Kyiv và Moscow đều cáo buộc lẫn nhau gây ra.
Có lo ngại rằng một sự cố lớn ở nhà máy hạt nhân có thể dẫn tới ô nhiễm phóng xạ ở nhiều nước châu Âu.
6 tháng 10 2022
Paul Adams ở Zaporizhzhia và Yaroslav Lukov ở London
BBC News
Nhân viên cứu hộ ở một tòa nhà bị tên lửa phá hủy
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Nhân viên cứu hộ ở một tòa nhà bị tên lửa phá hủy
Quan chức địa phương cho biết ít nhất một người đã thiệt mạng trong một loạt vụ tấn công bằng tên lửa của Nga vào thành phố Zaporizhzhia, miền nam Ukraine.
Họ nói tên lửa bắn trúng vào nhà dân cư trước bình minh và sau đó vài giờ. Được biết có người dưới đống đổ nát.
Nhân viên cứu hộ hiện đang tìm kiếm qua phần còn lại của một tòa nhà chung cư năm tầng sang trọng.
Khắp nơi là thủy tinh và gạch vụn, và các cửa hàng gần đó bị phá hủy tan tành.
Olha Chobotariova, sống gần đó, nói với BBC “Đám con tôi rất sợ hãi. Cửa sổ nổ tung. Con gái tôi hoảng sợ tới mức nó trốn vào một góc và tôi không kéo nó ra được.
“Tôi gọi con lại nhưng nó nói ‘Không, mẹ ơi con sợ’.”
Olha Chobotariova
Chụp lại hình ảnh,
Olha Chobotariova: “Tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho Nga”
“Tôi không hiểu làm sao họ có thể làm điều đó. Đây chỉ là người dân và trẻ con. Chúng tôi không làm gì cả. Sao họ lại hành hạ chúng tôi thế này?
“Tôi đau lòng cho Ukraine. Tôi không nói nên lời, tôi thấy đau đớn. Tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho Nga. Chúng tôi phải trả thù và đánh tới cùng. Vì chúng tôi là người Ukraine. Chúng tôi là người Ukraine. Tôi không thể chấp nhận thế này.”
Alla Yermachenko, một cư dân địa phương khác, nói với BBC ông có người thân lớn tuổi ở trong một các tòa nhà bị phá hủy.
“Có rất ít hy vọng họ vẫn còn sống. Tại sao quân Nga làm điều này với chúng tôi. Họ đang cố chứng minh cái gì? Giết người già. Tại sao? Để làm gì?” Ông Yermachenko nói.
“Cầu mong nước mắt chúng tôi không rơi xuống mặt đất mà trên ngực những kẻ đã phóng tên lửa đó.”
Nhân viên cứu hộ ở tòa nhà bị tên lửa phá hủy
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Phản ứng về vụ tấn công, Andriy Yermak, người đứng đầu văn phòng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, nói “khủng bố Nga chỉ biết chiến đấu với người dân ôn hòa.”
“Đám hèn nhát điên rồ”, ông nói thêm.
Oleksandr Starukh, người đứng đầu khu vực Zaporizhzhia cho biết có một phụ nữ thiệt mạng. Bảy người khác bị thương, trong đó có một đứa trẻ ba tuổi.
Nga tới nay vẫn chưa đưa ra bình luận.
Thành phố Zaporizhzhia do Ukraine nắm giữ là thủ phủ của vùng cùng tên.
Đầu tuần Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sáp nhập vùng Zaporizhzhia, cùng ba khu vực khác của Ukraine là Donetsk và Luhansk ở phía đông, và Kherson ở phía nam.
Ukraine và các đồng minh phương Tây lên án hành động này.
Moscow không hoàn toàn kiểm soát bất kỳ khu vực nào trong bốn vùng trên, và vài tuần gần đây, quân đội Ukraine đã có những bước tiến đáng kể ở phía đông bắc và phía nam của nước này.
Hôm thứ Tư, Nga cho biết sẽ tiếp quản nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia, lớn nhất ở Châu Âu, nằm trong khu vực Moscow chiếm đóng ở vùng Zaporizhzhia.
Người đứng đầu cơ quan giám sát hạt nhân của LHQ đang thăm Ukraine và sau đó là Nga để tìm cách xoa dịu khủng hoảng.
Nhà máy liên tục bị pháo kích trong vài tuần gần đây, cả hai phía Kyiv và Moscow đều cáo buộc lẫn nhau gây ra.
Có lo ngại rằng một sự cố lớn ở nhà máy hạt nhân có thể dẫn tới ô nhiễm phóng xạ ở nhiều nước châu Âu.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Cuộc chiến Ukraine: Giấc mơ chiến thắng của Putin tan thành mây khói
Sarah Rainsford Phóng viên BBC Đông Âu
07.10.2022
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Trong tháng rồi, quân đội Ukraine đã đẩy lùi quân Nga và tái chiếm nhiều vùng lãnh thổ
"Chân lý đứng về phía chúng ta và chân lý là sức mạnh!" Vladimir Putin bùng nổ trước micro trên Quảng trường Đỏ vào tuần trước, sau một buổi lễ lớn mà trong đó ông tuyên bố bốn vùng lớn lãnh thổ Ukraine thuộc về Nga.
"Thắng lợi sẽ thuộc về chúng ta."
Nhưng thực tế, mọi thứ có vẻ rất khác.
Ngay cả khi Tổng thống Nga ký hiệp ước sáp nhập bất hợp pháp tại Điện Kremlin, lực lượng Ukraine vẫn tiến vào các khu vực mà ông vừa thôn tính.
Nga: Bảy cột mốc định hình Tổng thống Vladimir Putin
Chiến tranh Ukraine: "Mẹ ơi, con sợ" - thành phố Zaporizhzhia bị tên lửa tàn phá
Báo Hà Nội Mới 'rút hình' đoàn chạy Ukraine: 'Lệnh trên ép xuống'?
Hàng trăm nghìn trai tráng đã trốn khỏi Nga thay vì nhập ngũ đi chiến đấu cho một cuộc chiến kéo dài.
Và mọi thứ trên chiến trường đang diễn ra tồi tệ đến nỗi Putin và những thân tín của ông giờ đang phải điều chỉnh lại những gì họ từng tuyên bố là "phi phát xít hóa" Ukraine và bảo vệ những người nói tiếng Nga trong một cuộc chiến sống còn chống lại toàn bộ "tập thể" phương Tây.
Đó là sự thật và không có gì đứng về phía Nga.
Nạn nhân chính hệ thống của mình
"Ông ta đang ở trong vùng mù. Có vẻ như ông ta không thực sự nhìn thấy những gì đang xảy ra", biên tập viên của Riddle Russia, Anton Barbashin, lập luận về tổng thống Nga.
Giống như nhiều người khác, nhà phân tích chính trị này tin rằng ông Putin đã hoàn toàn mất cảnh giác trước sự ủng hộ mạnh mẽ của phương Tây dành cho Kyiv, cũng như sự phản kháng quyết liệt của Ukraine đối với việc xâm lược.
Khi bước sang tuổi 70 hôm nay (ngày 7/10), sau hơn 20 năm cầm quyền, có vẻ như nhà lãnh đạo Nga đã trở thành nạn nhân của chính hệ thống của mình. Phong cách chuyên quyền của Putin đang ngáng chân ông ta tiếp cận với tình báo chuẩn xác.
Putin tuyên bố 'tiếp quản' nhà máy điện hạt nhân của Ukraine
Chiến tranh Ukraine: Nga cảnh báo Mỹ về nguy cơ đụng độ quân sự trực tiếp
Ukraine giành lại những ngôi làng ở Kherson từ Nga
Tatyana Stanovaya, người đứng đầu công ty phân tích R.Politik, giải thích: "Bạn không thể hoài nghi ý tưởng của ông ta".
"Tất cả những ai làm việc với Putin đều biết bức tranh của ông ấy về thế giới và Ukraine. Họ biết những kỳ vọng của ông ấy. Họ không thể cung cấp cho ông ấy những thông tin mâu thuẫn với tầm nhìn của ông ấy. Đó là cách mọi thứ hoạt động".
Bài phát biểu mới nhất của Tổng thống Nga, được đưa ra dưới những chiếc đèn chùm mạ vàng của Điện Kremlin, tái hiện lại tầm nhìn của ông về một trật tự thế giới mới.
Bài phát biểu nói về một nước Nga hùng mạnh, một phương Tây co rúm buộc phải học hỏi sự kính trọng và Kyiv một lần nữa, phải khuất phục trước Moscow.
Để đạt được điều đó, Ukraine là chiến trường được ông Putin lựa chọn.
Ngay cả khi tham vọng của ông ta có vẻ hão huyền nhất, Putin có vẻ sẽ không thu lại những tham vọng này.
"Nhiều tính toán lớn mà Điện Kremlin đang thực hiện đã không thành công và có vẻ như Putin không có Kế hoạch B nào, ngoài việc tiếp tục đẩy người lên chiến tuyến và hy vọng rằng những chênh lệch số lượng sẽ ngăn Ukraine tiến xa hơn," Anton Barbashin nhận định.
Chiêu quân miễn cưỡng
Việc "đẩy người lên tiền tuyến" đã là một sự thay đổi đáng kể.
Vladimir Putin tiếp tục gọi cuộc xâm lược của mình là một "hoạt động quân sự đặc biệt" - coi là có giới hạn về phạm vi và chỉ xảy ra trong thời gian ngắn.
Nhiều người Nga đã có thể chấp nhận điều đó - thậm chí ủng hộ - khi mà nó không ảnh hưởng trực tiếp đến họ. Nhưng việc huy động quân dự bị đã biến một cái gì đó xa vời và trừu tượng thành một nguy cơ rất sát sườn và mang tính cá nhân.
Quân đội Ukraine đột phá ở miền nam tiến tới Kherson
Nga: Hàng trăm người bị bắt giữ sau các biểu tình chống lệnh động viên
Các chính trị gia trong nước đang đuối sức trong một cuộc chạy đua theo kiểu Liên Xô để vượt mức hạn ngạch của mình, kêu gọi càng nhiều quân dự bị càng tốt.
Anton Barbashin nói: "Đây là khoảnh khắc định hình. Đối với đa số người Nga, cuộc chiến chỉ mới bắt đầu vài tuần trước."
"Trong những tháng đầu tiên, những người tử trận chủ yếu đến từ các vùng ngoại vi và các trung tâm nhỏ hơn. Nhưng việc huy động cuối cùng sẽ thay đổi điều đó, khi quan tài sẽ được đưa về Moscow và St Petersburg."
Tình trạng 'đơn giản là khủng khiếp'
Lệnh động viên đã tạo ra hàng loạt bàn tán trên mạng xã hội từ các bà vợ và mẹ của những tân binh - những người không vội chạy đến biên giới khi lệnh động viên được phát động.
Một số bài viết của họ - và video do chính những người đàn ông thực hiện - tiết lộ tình trạng tồi tệ: thực phẩm nghèo nàn, vũ khí cũ kĩ và thiếu nguồn cung y tế cơ bản. Những người phụ nữ thảo luận về việc gửi băng vệ sinh miếng để lót giày và băng vệ sinh dạng que để băng bó vết thương cho họ.
Thống đốc khu vực Kursk đã mô tả tình trạng ở một số đơn vị quân đội "đơn giản là khủng khiếp", thậm chí là thiếu đồng phục.
Những tiết lộ như vậy đã dội bom vào một trong những tuyên bố đầy tự hào nhất của Vladimir Putin: rằng ông đã xây dựng lại quân đội Nga thành một lực lượng chiến đấu chuyên nghiệp mà ở đó những công dân yêu nước sẽ muốn phục vụ.
Nhưng hiện tại, hầu hết vợ của các tân binh dường như tập trung vào việc ủng hộ quân đội của họ.
"Chúng ta đang ở giai đoạn mà một bộ phận đáng kể trong xã hội Nga vẫn tin rằng 'Nga là một cường quốc đối đầu NATO ở Ukraine' và gửi băng vệ sinh, tất và bàn chải đánh răng cho những người được huy động là một dấu hiệu của lòng yêu nước", Anton Barbashin viết trong một bài đăng trên Twitter trong tuần này.
Kiểm duyệt sụp đổ
Nhưng tình trạng lộn xộn trong việc huy động quân dự bị và sự lúng túng về quân sự của Nga đang khiến nhiều nhân vật nổi tiếng hơn phải lên tiếng.
Những người theo chủ nghĩa tự do lên án cuộc xâm lược Ukraine, họ đã bị bắt và nhiều người vẫn ngồi sau song sắt.
Thậm chí họ gọi nó là một cuộc chiến là phi pháp.
Tuy nhiên, trong giới "pro-Kremlin" (ủng hộ Điện Kremlin), từ này giờ đã trở nên phổ biến, cũng đã chỉ trích gay gắt đối với bộ chỉ huy quân sự của Nga.
Nghị sĩ Andrei Kartapolov là người mới đây nhất trong tuần này thúc giục Bộ Quốc phòng "ngừng dối trá" về những khó khăn của Nga, bởi vì "người dân của chúng tôi còn lâu mới ngu muội".
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Nhiều người Nga đã chạy trốn qua biên giới với Kazakhstan khi có lệnh bắt đầu nhập ngũ trong hai tuần qua
Margarita Simonyan, biên tập viên kênh truyền hình RT, trích dẫn thói hành quyết các tướng lĩnh "hèn nhát" và "bất tài" của Stalin.
Nhưng không có câu hỏi công khai nào về cuộc xâm lược, chứ đừng nói đến Vladimir Putin.
Margarita Simonyan gọi ông ta là "lãnh tụ" và ánh mắt trở nên đờ đẫn khi nói về việc sáp nhập lãnh thổ Ukraine như một thành tựu lịch sử.
"Không có phong trào chính trị phản chiến", Tatyana Stanovaya chỉ ra, đặc biệt là trong một bầu không khí chính trị đàn áp.
"Mặc dù những người chống lại cuộc huy động cũng đang chọn cách trốn thoát. Một số cố gắng rời khỏi đất nước, những người khác đang lẩn trốn. Nhưng chúng tôi không thấy bất kỳ nỗ lực tạo ra sự phản kháng chính trị nào."
Bà nói, điều này có thể thay đổi nếu Nga tiếp tục thua và miễn cưỡng huy động thêm quân.
"Putin phải mang lại một số thắng lợi."
'Thánh' chiến với phương Tây
Ngay cả Tổng thống Putin cũng ám chỉ về vấn đề này trong tuần này, mô tả tình hình ở các khu vực được sáp nhập là "bất ổn".
Nhưng có một sự thúc đẩy to lớn trong việc đổ lỗi cho sự thất bại của Nga lên đầu "tập thể" phương Tây đang hậu thuẫn cho Ukraine.
Những người dẫn chương trình của các kênh truyền thông nhà nước hiện đang mô tả việc chiếm đất ở Ukraine là một điều gì đó to tát hơn, dường như đang thúc đẩy quốc gia này tham gia một cuộc chiến quy mô lớn hơn.
"Đó là cuộc chiến của chúng ta với chủ nghĩa Satan thuần túy", Vladimir Solovyov nói với người xem tuần này.
"Đây không phải là về Ukraine. Mục đích của phương Tây rất rõ ràng. Thay đổi chế độ và đánh bại Nga, để Nga không còn tồn tại", ông nói.
Đó là "chân lý" mà Vladimir Putin tin tưởng và đó là lý do tại sao thời điểm yếu đuối khách quan này đối với nước Nga cũng là thời điểm rủi ro.
"Cuộc chiến này là sống còn đối với Nga và vì vậy đối với Putin, chiến thắng là điều có thể xảy ra", Tatyana Stanovaya lập luận.
Và "ông ấy có vũ khí hạt nhân", bà nói thẳng thừng.
"Tôi nghĩ ông ấy hy vọng rằng ở một mức độ leo thang hạt nhân nào đó, phương Tây sẽ rời bỏ Ukraine."
Chụp lại video,
Niềm vui được giải phóng của dân làng khi quân Ukraine đến.
Bà Tatyana Stanovaya không phải là người duy nhất lưu ý giọng điệu quyết liệt hơn, gần như là đấng cứu tinh của Putin.
Anton Barbashin nói: "Có cảm giác như đây là điều mà ông ấy thực sự tin tưởng: rằng đây là sự chống trả cuối cùng của Đế chế Nga, một cuộc chiến toàn diện với phương Tây," Anton Barbashin nói.
"Chúng ta đang gần đến đích, dù Nga có làm được hay không."
Tất nhiên, đó cũng là "chân lý" mà Vladimir Putin giờ đây cần phương Tây tin tưởng hơn bao giờ hết.
Sarah Rainsford Phóng viên BBC Đông Âu
07.10.2022
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Trong tháng rồi, quân đội Ukraine đã đẩy lùi quân Nga và tái chiếm nhiều vùng lãnh thổ
"Chân lý đứng về phía chúng ta và chân lý là sức mạnh!" Vladimir Putin bùng nổ trước micro trên Quảng trường Đỏ vào tuần trước, sau một buổi lễ lớn mà trong đó ông tuyên bố bốn vùng lớn lãnh thổ Ukraine thuộc về Nga.
"Thắng lợi sẽ thuộc về chúng ta."
Nhưng thực tế, mọi thứ có vẻ rất khác.
Ngay cả khi Tổng thống Nga ký hiệp ước sáp nhập bất hợp pháp tại Điện Kremlin, lực lượng Ukraine vẫn tiến vào các khu vực mà ông vừa thôn tính.
Nga: Bảy cột mốc định hình Tổng thống Vladimir Putin
Chiến tranh Ukraine: "Mẹ ơi, con sợ" - thành phố Zaporizhzhia bị tên lửa tàn phá
Báo Hà Nội Mới 'rút hình' đoàn chạy Ukraine: 'Lệnh trên ép xuống'?
Hàng trăm nghìn trai tráng đã trốn khỏi Nga thay vì nhập ngũ đi chiến đấu cho một cuộc chiến kéo dài.
Và mọi thứ trên chiến trường đang diễn ra tồi tệ đến nỗi Putin và những thân tín của ông giờ đang phải điều chỉnh lại những gì họ từng tuyên bố là "phi phát xít hóa" Ukraine và bảo vệ những người nói tiếng Nga trong một cuộc chiến sống còn chống lại toàn bộ "tập thể" phương Tây.
Đó là sự thật và không có gì đứng về phía Nga.
Nạn nhân chính hệ thống của mình
"Ông ta đang ở trong vùng mù. Có vẻ như ông ta không thực sự nhìn thấy những gì đang xảy ra", biên tập viên của Riddle Russia, Anton Barbashin, lập luận về tổng thống Nga.
Giống như nhiều người khác, nhà phân tích chính trị này tin rằng ông Putin đã hoàn toàn mất cảnh giác trước sự ủng hộ mạnh mẽ của phương Tây dành cho Kyiv, cũng như sự phản kháng quyết liệt của Ukraine đối với việc xâm lược.
Khi bước sang tuổi 70 hôm nay (ngày 7/10), sau hơn 20 năm cầm quyền, có vẻ như nhà lãnh đạo Nga đã trở thành nạn nhân của chính hệ thống của mình. Phong cách chuyên quyền của Putin đang ngáng chân ông ta tiếp cận với tình báo chuẩn xác.
Putin tuyên bố 'tiếp quản' nhà máy điện hạt nhân của Ukraine
Chiến tranh Ukraine: Nga cảnh báo Mỹ về nguy cơ đụng độ quân sự trực tiếp
Ukraine giành lại những ngôi làng ở Kherson từ Nga
Tatyana Stanovaya, người đứng đầu công ty phân tích R.Politik, giải thích: "Bạn không thể hoài nghi ý tưởng của ông ta".
"Tất cả những ai làm việc với Putin đều biết bức tranh của ông ấy về thế giới và Ukraine. Họ biết những kỳ vọng của ông ấy. Họ không thể cung cấp cho ông ấy những thông tin mâu thuẫn với tầm nhìn của ông ấy. Đó là cách mọi thứ hoạt động".
Bài phát biểu mới nhất của Tổng thống Nga, được đưa ra dưới những chiếc đèn chùm mạ vàng của Điện Kremlin, tái hiện lại tầm nhìn của ông về một trật tự thế giới mới.
Bài phát biểu nói về một nước Nga hùng mạnh, một phương Tây co rúm buộc phải học hỏi sự kính trọng và Kyiv một lần nữa, phải khuất phục trước Moscow.
Để đạt được điều đó, Ukraine là chiến trường được ông Putin lựa chọn.
Ngay cả khi tham vọng của ông ta có vẻ hão huyền nhất, Putin có vẻ sẽ không thu lại những tham vọng này.
"Nhiều tính toán lớn mà Điện Kremlin đang thực hiện đã không thành công và có vẻ như Putin không có Kế hoạch B nào, ngoài việc tiếp tục đẩy người lên chiến tuyến và hy vọng rằng những chênh lệch số lượng sẽ ngăn Ukraine tiến xa hơn," Anton Barbashin nhận định.
Chiêu quân miễn cưỡng
Việc "đẩy người lên tiền tuyến" đã là một sự thay đổi đáng kể.
Vladimir Putin tiếp tục gọi cuộc xâm lược của mình là một "hoạt động quân sự đặc biệt" - coi là có giới hạn về phạm vi và chỉ xảy ra trong thời gian ngắn.
Nhiều người Nga đã có thể chấp nhận điều đó - thậm chí ủng hộ - khi mà nó không ảnh hưởng trực tiếp đến họ. Nhưng việc huy động quân dự bị đã biến một cái gì đó xa vời và trừu tượng thành một nguy cơ rất sát sườn và mang tính cá nhân.
Quân đội Ukraine đột phá ở miền nam tiến tới Kherson
Nga: Hàng trăm người bị bắt giữ sau các biểu tình chống lệnh động viên
Các chính trị gia trong nước đang đuối sức trong một cuộc chạy đua theo kiểu Liên Xô để vượt mức hạn ngạch của mình, kêu gọi càng nhiều quân dự bị càng tốt.
Anton Barbashin nói: "Đây là khoảnh khắc định hình. Đối với đa số người Nga, cuộc chiến chỉ mới bắt đầu vài tuần trước."
"Trong những tháng đầu tiên, những người tử trận chủ yếu đến từ các vùng ngoại vi và các trung tâm nhỏ hơn. Nhưng việc huy động cuối cùng sẽ thay đổi điều đó, khi quan tài sẽ được đưa về Moscow và St Petersburg."
Tình trạng 'đơn giản là khủng khiếp'
Lệnh động viên đã tạo ra hàng loạt bàn tán trên mạng xã hội từ các bà vợ và mẹ của những tân binh - những người không vội chạy đến biên giới khi lệnh động viên được phát động.
Một số bài viết của họ - và video do chính những người đàn ông thực hiện - tiết lộ tình trạng tồi tệ: thực phẩm nghèo nàn, vũ khí cũ kĩ và thiếu nguồn cung y tế cơ bản. Những người phụ nữ thảo luận về việc gửi băng vệ sinh miếng để lót giày và băng vệ sinh dạng que để băng bó vết thương cho họ.
Thống đốc khu vực Kursk đã mô tả tình trạng ở một số đơn vị quân đội "đơn giản là khủng khiếp", thậm chí là thiếu đồng phục.
Những tiết lộ như vậy đã dội bom vào một trong những tuyên bố đầy tự hào nhất của Vladimir Putin: rằng ông đã xây dựng lại quân đội Nga thành một lực lượng chiến đấu chuyên nghiệp mà ở đó những công dân yêu nước sẽ muốn phục vụ.
Nhưng hiện tại, hầu hết vợ của các tân binh dường như tập trung vào việc ủng hộ quân đội của họ.
"Chúng ta đang ở giai đoạn mà một bộ phận đáng kể trong xã hội Nga vẫn tin rằng 'Nga là một cường quốc đối đầu NATO ở Ukraine' và gửi băng vệ sinh, tất và bàn chải đánh răng cho những người được huy động là một dấu hiệu của lòng yêu nước", Anton Barbashin viết trong một bài đăng trên Twitter trong tuần này.
Kiểm duyệt sụp đổ
Nhưng tình trạng lộn xộn trong việc huy động quân dự bị và sự lúng túng về quân sự của Nga đang khiến nhiều nhân vật nổi tiếng hơn phải lên tiếng.
Những người theo chủ nghĩa tự do lên án cuộc xâm lược Ukraine, họ đã bị bắt và nhiều người vẫn ngồi sau song sắt.
Thậm chí họ gọi nó là một cuộc chiến là phi pháp.
Tuy nhiên, trong giới "pro-Kremlin" (ủng hộ Điện Kremlin), từ này giờ đã trở nên phổ biến, cũng đã chỉ trích gay gắt đối với bộ chỉ huy quân sự của Nga.
Nghị sĩ Andrei Kartapolov là người mới đây nhất trong tuần này thúc giục Bộ Quốc phòng "ngừng dối trá" về những khó khăn của Nga, bởi vì "người dân của chúng tôi còn lâu mới ngu muội".
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Nhiều người Nga đã chạy trốn qua biên giới với Kazakhstan khi có lệnh bắt đầu nhập ngũ trong hai tuần qua
Margarita Simonyan, biên tập viên kênh truyền hình RT, trích dẫn thói hành quyết các tướng lĩnh "hèn nhát" và "bất tài" của Stalin.
Nhưng không có câu hỏi công khai nào về cuộc xâm lược, chứ đừng nói đến Vladimir Putin.
Margarita Simonyan gọi ông ta là "lãnh tụ" và ánh mắt trở nên đờ đẫn khi nói về việc sáp nhập lãnh thổ Ukraine như một thành tựu lịch sử.
"Không có phong trào chính trị phản chiến", Tatyana Stanovaya chỉ ra, đặc biệt là trong một bầu không khí chính trị đàn áp.
"Mặc dù những người chống lại cuộc huy động cũng đang chọn cách trốn thoát. Một số cố gắng rời khỏi đất nước, những người khác đang lẩn trốn. Nhưng chúng tôi không thấy bất kỳ nỗ lực tạo ra sự phản kháng chính trị nào."
Bà nói, điều này có thể thay đổi nếu Nga tiếp tục thua và miễn cưỡng huy động thêm quân.
"Putin phải mang lại một số thắng lợi."
'Thánh' chiến với phương Tây
Ngay cả Tổng thống Putin cũng ám chỉ về vấn đề này trong tuần này, mô tả tình hình ở các khu vực được sáp nhập là "bất ổn".
Nhưng có một sự thúc đẩy to lớn trong việc đổ lỗi cho sự thất bại của Nga lên đầu "tập thể" phương Tây đang hậu thuẫn cho Ukraine.
Những người dẫn chương trình của các kênh truyền thông nhà nước hiện đang mô tả việc chiếm đất ở Ukraine là một điều gì đó to tát hơn, dường như đang thúc đẩy quốc gia này tham gia một cuộc chiến quy mô lớn hơn.
"Đó là cuộc chiến của chúng ta với chủ nghĩa Satan thuần túy", Vladimir Solovyov nói với người xem tuần này.
"Đây không phải là về Ukraine. Mục đích của phương Tây rất rõ ràng. Thay đổi chế độ và đánh bại Nga, để Nga không còn tồn tại", ông nói.
Đó là "chân lý" mà Vladimir Putin tin tưởng và đó là lý do tại sao thời điểm yếu đuối khách quan này đối với nước Nga cũng là thời điểm rủi ro.
"Cuộc chiến này là sống còn đối với Nga và vì vậy đối với Putin, chiến thắng là điều có thể xảy ra", Tatyana Stanovaya lập luận.
Và "ông ấy có vũ khí hạt nhân", bà nói thẳng thừng.
"Tôi nghĩ ông ấy hy vọng rằng ở một mức độ leo thang hạt nhân nào đó, phương Tây sẽ rời bỏ Ukraine."
Chụp lại video,
Niềm vui được giải phóng của dân làng khi quân Ukraine đến.
Bà Tatyana Stanovaya không phải là người duy nhất lưu ý giọng điệu quyết liệt hơn, gần như là đấng cứu tinh của Putin.
Anton Barbashin nói: "Có cảm giác như đây là điều mà ông ấy thực sự tin tưởng: rằng đây là sự chống trả cuối cùng của Đế chế Nga, một cuộc chiến toàn diện với phương Tây," Anton Barbashin nói.
"Chúng ta đang gần đến đích, dù Nga có làm được hay không."
Tất nhiên, đó cũng là "chân lý" mà Vladimir Putin giờ đây cần phương Tây tin tưởng hơn bao giờ hết.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Mật vụ Mỹ phỏng đoán Ukraine cho người ám sát Dugina.
https://www.zdf.de/nachrichten/politik/dugina-mord-usa-ukraine-krieg-russland-100.html
https://www.zdf.de/nachrichten/politik/dugina-mord-usa-ukraine-krieg-russland-100.html
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Cho ~ ai muốn biết Dugina là ai....
BBC News, Tiếng Việt
Darya Dugina là ai và vụ ám sát ảnh hưởng thế nào đến Nga?
24 tháng 8 2022
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Lễ tưởng niệm Darya Dugina đã được tổ chức tại Moscow hôm 23/08
Cái chết của Darya Dugina, con gái của nhà triết học người Nga Alexander Dugin, người được mệnh danh là "bộ não của Putin" đã chuyển trọng tâm của cuộc chiến tranh Ukraine từ chiến trường sang ngoại ô Moscow.
Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) nói rằng Ukraine đứng đằng sau vụ ám sát và nghi phạm - bị cáo buộc, là một công dân Ukraine, đã bám theo Dugina và cha của cô này đến một lễ hội ở Moscow nhằm thực hiện vụ tấn công, nhưng sau đó chạy trốn sang quốc gia láng giềng Estonia, trước khi có thể bị bắt giữ.
Tuy nhiên, giới chức Ukraine đã chế nhạo giả thuyết này và bác bỏ bất kỳ sự liên quan nào, cố vấn tổng thống Ukraine, Mykhailo Podolyak đã mô tả cáo buộc của FSB về vụ giết người là "sự tuyên truyền của Nga từ một thế giới giả tưởng".
Thay vào đó, Kyiv nói rằng cuộc đấu đá chính trị nội bộ của Nga là nguyên nhân đằng sau vụ tấn công.
Tổng thống Putin lên án "tội ác hung tàn, đê hèn" và đã trao cho Dugina Huân chương Cảm tử.
Ông Alexander Dugin, người cha 60 tuổi của cô Darya Dugina, hôm 23/08 tuyên bố rằng: "Con bé đã chết cho nước Nga nơi tiền tuyến. Và rằng tiền tuyến là tại đây."
Con gái đồng minh Putin chết trong vụ đánh bom ở Moscow
Ukraine phủ nhận cáo buộc giết con gái của đồng minh Putin
Darya Dugina là ai?
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Dugina xuất hiện trên truyền hình Nga, thể hiện quan điểm chống Ukraine
Darya Dugina không phải là một cái tên được công chúng biết đến rộng rãi tại Nga nhưng cả cô và đặc biệt là cha cô đã xuất hiện khá thường xuyên trên truyền thông, lên tiếng chống Ukraine và có phát ngôn tuyên truyền chống Phương Tây.
Cha của cô, ông Alexander, đôi khi được mô tả là "bộ não của Putin" đã từ lâu bày tỏ triết lý chống Phương Tây, theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, và trở thành một nhân vật có tầm ảnh hưởng tại Moscow - mặc dù không nắm giữ chức vụ chính trị nào.
Là người người sáng lập của phong trào được gọi là Á - Âu (Eurasian movement), quan điểm của ông ta được giới tinh hoa chính trị của Nga ưa chuộng.
Trọng tâm trong học thuyết địa chính trị của Dugin đó là sứ mệnh của Nga chính là thách thức sự thống lĩnh của Mỹ trên thế giới, với sự trợ giúp của Iran, cũng như các bên theo chủ nghĩa hoài nghi Liên minh châu Âu.
Nhiều người ở Nga tin rằng Alexander Dugin là mục tiêu thực sự của vụ tấn công hồi cuối tuần qua, khi ông ta được cho sẽ đi cùng xe với con gái nhưng lại đi riêng vào phút cuối.
Song song đó, chính Darya là người lên tiếng tích cực về những ý tưởng của cha mình, là vị khách thường xuyên cho nhiều kênh truyền hình của Nga và YouTube. Cô cũng viết nhiều bài ủng hộ chính phủ Nga và cũng hoạt động tích cực trên mạng xã hội.
Cùng theo dòng tư tưởng của cha mình, Darya đã nói về việc phục hồi "Không gia Vĩ đại" của Nga trên khắp lục địa Á - Âu, bắt đầu từ liên minh Đông - Slavic, bao gồm Nga, Ukraine và Belarus.
Sinh năm 1992, Dugina học khoa triết Đại học Quốc gia Moscow danh giá.
Truyền thông Nga thường trích lời các giảng viên rằng cô có tiếng là một sinh viên tài năng và thông minh.
Từ năm 2012 đến 2013, cô học một thời gian ngắn ở Đại học Bordeaux III tại Pháp, tập trung vào nhà triết học Plato của Hy Lạp, công trình nghiên cứu của triết gia cổ đại này đã trở thành chủ đề trong luận văn của cô và cũng là trọng tâm trong nghiên cứu sau đại học.
Trang web Meduza độc lập của Nga cũng trao đổi với một số người bạn của Dugina, những người quen biết cô vào giữa những năm 2010.
Họ mô tả cô là một phụ nữ ấm áp, cởi mở, có chung sở thích âm nhạc điện tử. Một số còn thậm chí biểu diễn cùng cô trong một ban nhạc, Dugina chơi sáo.
"Cô ấy là một người thú vị để nói chuyện, thông minh mà lại có sự ngây thơ gần như như trẻ con," - một trong những người bạn của Darya nói với trang Meduza.
"Có cảm giác như chúng tôi có thể nói về bất kỳ điều gì nhưng không bao giờ về ý tưởng của cha cô ấy. Không phải bởi vì cô ấy tránh điều đó nhưng có nhiều điều thích thú hơn với cô ấy - kiến thức về sách và phim, một sở thích trang nhã."
Nga kêu gọi tân binh cho nỗ lực chiến tranh
Sáu tháng ngày Nga xâm lược Ukraine qua sáu hình ảnh
Người cha theo chủ nghĩa dân tộc
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Alexander Dugin được biết đến đã định hình quan điểm về thế giới của Tổng thống Nga Putin
Cùng thời điểm đó, cha của Darya, vốn đã nổi tiếng với tư tưởng theo chủ nghĩa dân tộc và chống Ukraine, ngày càng có tầm ảnh hưởng.
Năm 2014, trong một video cho thấy ông Dugin nói tiếng Nga: "Tôi nghĩ, giết, giết và giết [người Ukraine], không thể có bất kỳ cuộc nói chuyện nào khác."
Lời bình luận đã khiến nhiều người Nga giận dữ - hơn 10.000 người đã ký vào một thỉnh nguyện thư yêu cầu ông này bị cách chức trưởng khoa xã hội học và quan hệ quốc tế tại Đại học Quốc gia Moscow, và kết quả là ông bị sa thải.
Năm 2015, ông Dugin bị cả Mỹ và Canada trừng phạt vì cáo buộc có đóng vai trò trong vụ Nga sáp nhập bán đảo Crimea.
Ngay sau đó, bạn của Darya nói rằng cô ta đã bị lôi kéo vào Chính thống giáo của Nga, điều này đã khiến một số người bạn 'Tây hoá' ở Moscow của cô ngạc nhiên và tình bạn trở nên nguội lạnh.
"Cô ấy dần trở nên bám chặt ý tưởng của cha mình về một lục địa Á - Âu rộng lớn hơn và chúng tôi chấm dứt liên lạc," một người bạn của cô giải thích, theo trang Meduza.
Ủng hộ Nga xâm lược Ukraine
Trước thời điểm cuối những năm 2010, Darya Dugina bắt đầu xuất hiện trên một số kênh truyền hình khác nhau của Nga, cũng như viết cho một số trang web ủng hộ chính phủ, thường bình luận về chính trị châu Âu và bày tỏ sự ủng hộ cho các lực lượng chính trị mà cô mô tả "sự đúng đắn mới" và dự báo về chiến thắng trước phe tự do.
Năm 2018, trong một bài xã luận trên Russia today (RT), một kênh truyền thông tuyên truyền cho nhà nước Nga, Dugina đã viết về sự kết thúc vai trò tổng thống của Emmanuel Macron và bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ dành cho chính trị gia cực hữu Marine Le Pen.
Cùng lúc với cuộc bầu cử tổng thống Pháp năm 2017 và 2022, cô đã viết về niềm hy vọng bà Le Pen sẽ giành chiến thắng.
Trong tất cả những lần xuất hiện trên truyền thông, Dugina thường sử dụng bút danh "Platonova", được cho có liên quan đến niềm yêu thích triết gia Hy Lạp cổ đại Plato.
Chiến tranh Nga-Ukraine: Diễn biến và hệ quả sẽ như thế nào?
Dự đoán bước tiếp theo của Nga ở Ukraine
NGUỒN HÌNH ẢNH,INVESTIGATIVE COMMITTEE OF THE RUSSIAN FEDERATION
Chụp lại hình ảnh,
Các điều tra viên của Nga tại hiện trường vụ nổ xe
Hồi tháng 11 năm ngoái, sau khi Nga bắt đầu tập trung binh sĩ ở khu vực biên giới với Ukraine, Dugina đã mô tả Ukraine là một "biên giới sạch sẽ" giữa Nga và Phương Tây.
Sau khi Nga bắt đầu xâm lược Ukraine thì Dugina đã lên tiếng ủng hộ điều này, viết rằng đây là "sự hiện thực hoá của một đế chế".
Hồi tháng Bảy, cô cũng nằm trong danh sách bị Anh trừng phạt vì "là một người đóng góp thường xuyên và có tầm ảnh hưởng các tin tức giả mạo có liên quan đến Ukraine".
Giữa tháng Sáu, cô tđã đến thăm phức hợp nhà máy thép Azovstal ngay sau khi thành phố Mariupol đã hoàn toàn bị Nga chiếm giữ.
Trước vụ ám sát, Dugina đang hợp tác với một nhà xuất bản cực hữu của Nga "the Black Hundred" để xuất bản sách "The Book of Z", được nhà xuất bản này mô tả là "một tuyển tập các tuyên ngôn và câu chuyện từ những người tham gia và nhân chứng".
Chữ "Z" đã trở thành biểu tượng cho cuộc xâm lược của Nga tại Ukraine, với các xe quân sự và trang phục binh sĩ mang dòng chữ này trong sáu tháng qua.
BBC News, Tiếng Việt
Darya Dugina là ai và vụ ám sát ảnh hưởng thế nào đến Nga?
24 tháng 8 2022
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Lễ tưởng niệm Darya Dugina đã được tổ chức tại Moscow hôm 23/08
Cái chết của Darya Dugina, con gái của nhà triết học người Nga Alexander Dugin, người được mệnh danh là "bộ não của Putin" đã chuyển trọng tâm của cuộc chiến tranh Ukraine từ chiến trường sang ngoại ô Moscow.
Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) nói rằng Ukraine đứng đằng sau vụ ám sát và nghi phạm - bị cáo buộc, là một công dân Ukraine, đã bám theo Dugina và cha của cô này đến một lễ hội ở Moscow nhằm thực hiện vụ tấn công, nhưng sau đó chạy trốn sang quốc gia láng giềng Estonia, trước khi có thể bị bắt giữ.
Tuy nhiên, giới chức Ukraine đã chế nhạo giả thuyết này và bác bỏ bất kỳ sự liên quan nào, cố vấn tổng thống Ukraine, Mykhailo Podolyak đã mô tả cáo buộc của FSB về vụ giết người là "sự tuyên truyền của Nga từ một thế giới giả tưởng".
Thay vào đó, Kyiv nói rằng cuộc đấu đá chính trị nội bộ của Nga là nguyên nhân đằng sau vụ tấn công.
Tổng thống Putin lên án "tội ác hung tàn, đê hèn" và đã trao cho Dugina Huân chương Cảm tử.
Ông Alexander Dugin, người cha 60 tuổi của cô Darya Dugina, hôm 23/08 tuyên bố rằng: "Con bé đã chết cho nước Nga nơi tiền tuyến. Và rằng tiền tuyến là tại đây."
Con gái đồng minh Putin chết trong vụ đánh bom ở Moscow
Ukraine phủ nhận cáo buộc giết con gái của đồng minh Putin
Darya Dugina là ai?
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Dugina xuất hiện trên truyền hình Nga, thể hiện quan điểm chống Ukraine
Darya Dugina không phải là một cái tên được công chúng biết đến rộng rãi tại Nga nhưng cả cô và đặc biệt là cha cô đã xuất hiện khá thường xuyên trên truyền thông, lên tiếng chống Ukraine và có phát ngôn tuyên truyền chống Phương Tây.
Cha của cô, ông Alexander, đôi khi được mô tả là "bộ não của Putin" đã từ lâu bày tỏ triết lý chống Phương Tây, theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, và trở thành một nhân vật có tầm ảnh hưởng tại Moscow - mặc dù không nắm giữ chức vụ chính trị nào.
Là người người sáng lập của phong trào được gọi là Á - Âu (Eurasian movement), quan điểm của ông ta được giới tinh hoa chính trị của Nga ưa chuộng.
Trọng tâm trong học thuyết địa chính trị của Dugin đó là sứ mệnh của Nga chính là thách thức sự thống lĩnh của Mỹ trên thế giới, với sự trợ giúp của Iran, cũng như các bên theo chủ nghĩa hoài nghi Liên minh châu Âu.
Nhiều người ở Nga tin rằng Alexander Dugin là mục tiêu thực sự của vụ tấn công hồi cuối tuần qua, khi ông ta được cho sẽ đi cùng xe với con gái nhưng lại đi riêng vào phút cuối.
Song song đó, chính Darya là người lên tiếng tích cực về những ý tưởng của cha mình, là vị khách thường xuyên cho nhiều kênh truyền hình của Nga và YouTube. Cô cũng viết nhiều bài ủng hộ chính phủ Nga và cũng hoạt động tích cực trên mạng xã hội.
Cùng theo dòng tư tưởng của cha mình, Darya đã nói về việc phục hồi "Không gia Vĩ đại" của Nga trên khắp lục địa Á - Âu, bắt đầu từ liên minh Đông - Slavic, bao gồm Nga, Ukraine và Belarus.
Sinh năm 1992, Dugina học khoa triết Đại học Quốc gia Moscow danh giá.
Truyền thông Nga thường trích lời các giảng viên rằng cô có tiếng là một sinh viên tài năng và thông minh.
Từ năm 2012 đến 2013, cô học một thời gian ngắn ở Đại học Bordeaux III tại Pháp, tập trung vào nhà triết học Plato của Hy Lạp, công trình nghiên cứu của triết gia cổ đại này đã trở thành chủ đề trong luận văn của cô và cũng là trọng tâm trong nghiên cứu sau đại học.
Trang web Meduza độc lập của Nga cũng trao đổi với một số người bạn của Dugina, những người quen biết cô vào giữa những năm 2010.
Họ mô tả cô là một phụ nữ ấm áp, cởi mở, có chung sở thích âm nhạc điện tử. Một số còn thậm chí biểu diễn cùng cô trong một ban nhạc, Dugina chơi sáo.
"Cô ấy là một người thú vị để nói chuyện, thông minh mà lại có sự ngây thơ gần như như trẻ con," - một trong những người bạn của Darya nói với trang Meduza.
"Có cảm giác như chúng tôi có thể nói về bất kỳ điều gì nhưng không bao giờ về ý tưởng của cha cô ấy. Không phải bởi vì cô ấy tránh điều đó nhưng có nhiều điều thích thú hơn với cô ấy - kiến thức về sách và phim, một sở thích trang nhã."
Nga kêu gọi tân binh cho nỗ lực chiến tranh
Sáu tháng ngày Nga xâm lược Ukraine qua sáu hình ảnh
Người cha theo chủ nghĩa dân tộc
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Alexander Dugin được biết đến đã định hình quan điểm về thế giới của Tổng thống Nga Putin
Cùng thời điểm đó, cha của Darya, vốn đã nổi tiếng với tư tưởng theo chủ nghĩa dân tộc và chống Ukraine, ngày càng có tầm ảnh hưởng.
Năm 2014, trong một video cho thấy ông Dugin nói tiếng Nga: "Tôi nghĩ, giết, giết và giết [người Ukraine], không thể có bất kỳ cuộc nói chuyện nào khác."
Lời bình luận đã khiến nhiều người Nga giận dữ - hơn 10.000 người đã ký vào một thỉnh nguyện thư yêu cầu ông này bị cách chức trưởng khoa xã hội học và quan hệ quốc tế tại Đại học Quốc gia Moscow, và kết quả là ông bị sa thải.
Năm 2015, ông Dugin bị cả Mỹ và Canada trừng phạt vì cáo buộc có đóng vai trò trong vụ Nga sáp nhập bán đảo Crimea.
Ngay sau đó, bạn của Darya nói rằng cô ta đã bị lôi kéo vào Chính thống giáo của Nga, điều này đã khiến một số người bạn 'Tây hoá' ở Moscow của cô ngạc nhiên và tình bạn trở nên nguội lạnh.
"Cô ấy dần trở nên bám chặt ý tưởng của cha mình về một lục địa Á - Âu rộng lớn hơn và chúng tôi chấm dứt liên lạc," một người bạn của cô giải thích, theo trang Meduza.
Ủng hộ Nga xâm lược Ukraine
Trước thời điểm cuối những năm 2010, Darya Dugina bắt đầu xuất hiện trên một số kênh truyền hình khác nhau của Nga, cũng như viết cho một số trang web ủng hộ chính phủ, thường bình luận về chính trị châu Âu và bày tỏ sự ủng hộ cho các lực lượng chính trị mà cô mô tả "sự đúng đắn mới" và dự báo về chiến thắng trước phe tự do.
Năm 2018, trong một bài xã luận trên Russia today (RT), một kênh truyền thông tuyên truyền cho nhà nước Nga, Dugina đã viết về sự kết thúc vai trò tổng thống của Emmanuel Macron và bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ dành cho chính trị gia cực hữu Marine Le Pen.
Cùng lúc với cuộc bầu cử tổng thống Pháp năm 2017 và 2022, cô đã viết về niềm hy vọng bà Le Pen sẽ giành chiến thắng.
Trong tất cả những lần xuất hiện trên truyền thông, Dugina thường sử dụng bút danh "Platonova", được cho có liên quan đến niềm yêu thích triết gia Hy Lạp cổ đại Plato.
Chiến tranh Nga-Ukraine: Diễn biến và hệ quả sẽ như thế nào?
Dự đoán bước tiếp theo của Nga ở Ukraine
NGUỒN HÌNH ẢNH,INVESTIGATIVE COMMITTEE OF THE RUSSIAN FEDERATION
Chụp lại hình ảnh,
Các điều tra viên của Nga tại hiện trường vụ nổ xe
Hồi tháng 11 năm ngoái, sau khi Nga bắt đầu tập trung binh sĩ ở khu vực biên giới với Ukraine, Dugina đã mô tả Ukraine là một "biên giới sạch sẽ" giữa Nga và Phương Tây.
Sau khi Nga bắt đầu xâm lược Ukraine thì Dugina đã lên tiếng ủng hộ điều này, viết rằng đây là "sự hiện thực hoá của một đế chế".
Hồi tháng Bảy, cô cũng nằm trong danh sách bị Anh trừng phạt vì "là một người đóng góp thường xuyên và có tầm ảnh hưởng các tin tức giả mạo có liên quan đến Ukraine".
Giữa tháng Sáu, cô tđã đến thăm phức hợp nhà máy thép Azovstal ngay sau khi thành phố Mariupol đã hoàn toàn bị Nga chiếm giữ.
Trước vụ ám sát, Dugina đang hợp tác với một nhà xuất bản cực hữu của Nga "the Black Hundred" để xuất bản sách "The Book of Z", được nhà xuất bản này mô tả là "một tuyển tập các tuyên ngôn và câu chuyện từ những người tham gia và nhân chứng".
Chữ "Z" đã trở thành biểu tượng cho cuộc xâm lược của Nga tại Ukraine, với các xe quân sự và trang phục binh sĩ mang dòng chữ này trong sáu tháng qua.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Page 31 of 55 • 1 ... 17 ... 30, 31, 32 ... 43 ... 55
Similar topics
» Chiến tranh ở Gaza làm phức tạp cuộc chiến Ukraine đối với cả Zelensky và Putin
» Putin đã đúng về những điều gì trong Chiến tranh Ukraine?
» Durov và Telegram trong cuộc chiến ở Ukraine (Nguyễn Xuân Bích)
» Trung Quốc và chiến lược ‘chiến tranh hỗn hợp’ toàn cầu (Kevin Andrews
» Mỹ nghiên cứu Ukraine để đối phó với cuộc chiến Đài Loan
» Putin đã đúng về những điều gì trong Chiến tranh Ukraine?
» Durov và Telegram trong cuộc chiến ở Ukraine (Nguyễn Xuân Bích)
» Trung Quốc và chiến lược ‘chiến tranh hỗn hợp’ toàn cầu (Kevin Andrews
» Mỹ nghiên cứu Ukraine để đối phó với cuộc chiến Đài Loan
Page 31 of 55
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum