Sách
Page 3 of 50 • Share
Page 3 of 50 • 1, 2, 3, 4 ... 26 ... 50
Re: Sách
GIẢI NOBEL CHO VĂN CHƯƠNG VIỆT, TẠI SAO CHƯA?
Posted on 12.01.2022 by Sara - inrasara
Ngày 9-1-2022, Tuổi trẻ đưa tin ở Lễ phát động Cuộc vận động sáng tác, Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc “mong ước một ngày không xa Việt Nam sẽ có nhà văn đạt giải thưởng Nobel văn chương, mang đến niềm tự hào cho đất nước”.
Bỏ qua các bình luận bao la của cư dân mạng, hãy đi thẳng vào một khía cạnh của vấn đề.
14 năm cũ, phát triển bài trả lời phỏng vấn trước đó, tôi có tiểu luận: “Giải Nobel cho văn chương Việt, tại sao chưa?” đăng Vietnamnet.net, 10-10-2008, sau đó in trong Song thoại với cái mới-2008.
Rồi “Thư cho Thùy Linh về Giải Nobel cho văn chương Việt” đăng ở Inrasara.com, 4-4-2009. Lần nữa, “Nobel văn chương năm nay đã trở lại với truyền thống”, Bình Thuận cuối tuần, 28-10-2017. Cuối cùng là: “Tại sao Nguyễn Huy Thiệp chưa thể với tới tầm Nobel?” viết ngay sau nhà văn này mất, khi dư luận Việt Nam lần nữa rộ lên nỗi thèm thuồng Nobel.
Thế mới rõ, mặc dù “em chả em chả’, Nobel Văn chương vẫn cứ ám ảnh dân Việt, từ đáy đến đỉnh. Không có gì dở cả, còn làm thế nào để có nó, mới là điều đáng bàn. Trước khi bàn về CÓ, ta hãy xét lại vụ CHƯA.
Quốc gia nhược tiểu hay ngôn ngữ yếu thế chăng, không hẳn. Môi trường chăng? Bộ môn Vật lí thì khó chớ, văn chương dễ ợt, nhà văn chỉ cần cây bút với tập giấy, là đủ. Thử điểm qua:
Pháp: Sartre, Camus sống và viết giữa thủ đô Paris hoa lệ. Mỹ: Hemingway lang bạt kì hồ còn Faulkner làm kẻ ở miền xa yên tĩnh. Nga: Brodsky lưu vong, Pasternak ẩn dật, trong khi Solzhenitsyn thì chịu kiếp tù đày.
Nghĩa là ở bất kì đâu, ta vẫn có thể giật Nobel, nếu ta muốn có… Nobel.
Nhà văn Việt Nam không muốn vì ta sợ chính trị, là chuyện dễ thấy nhất. Ta sợ cô đơn, khỏi hội đoàn, khỏi môi trường sống xung quanh. Nữa, ta sợ thoát khỏi vú mẹ: Nếp nghĩ, quan niệm văn chương của truyền thống.
Tắt một lời: Ta sợ “mất an ninh”, không dám đi một mình. Ta luôn là con người của số đông, số đông trong giới văn nghệ, số đông giữa người đọc và, số đông cả khi ngồi một mình, cô độc!
Hỏi, nhà văn Việt Nam,…
Có ai đã nói lên được tinh thần cốt tủy của dân tộc, “nhập cuộc về hướng mở” như Pamuk; hay lớn hơn – thời đại, mở rộng tối đa, đẩy đến cùng và thể hiện qua nhiều thể loại bằng nhiều cách thức khác nhau, như Camus không?
Có ai đã sáng tạo hay khai triển kĩ thuật mới ảnh hưởng đến lối viết của người cùng thời, như Faulkner không?
Cuối cùng, có ai là một trí thức mà tiếng nói được công chúng chờ đợi, như Sartre?
Chưa một nhà văn Việt Nam nào có tác phẩm gọi là tác động đến thời hiện đại mang tính toàn cầu. Kẻ tư tưởng, nghệ sĩ sáng tạo và con người dấn thân hội tụ trong một cây bút xuất chúng, ta càng chưa.
Thế nên chuyện Nobel văn chương vẫn cứ là giấc mộng xa vời…
Posted on 12.01.2022 by Sara - inrasara
Ngày 9-1-2022, Tuổi trẻ đưa tin ở Lễ phát động Cuộc vận động sáng tác, Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc “mong ước một ngày không xa Việt Nam sẽ có nhà văn đạt giải thưởng Nobel văn chương, mang đến niềm tự hào cho đất nước”.
Bỏ qua các bình luận bao la của cư dân mạng, hãy đi thẳng vào một khía cạnh của vấn đề.
14 năm cũ, phát triển bài trả lời phỏng vấn trước đó, tôi có tiểu luận: “Giải Nobel cho văn chương Việt, tại sao chưa?” đăng Vietnamnet.net, 10-10-2008, sau đó in trong Song thoại với cái mới-2008.
Rồi “Thư cho Thùy Linh về Giải Nobel cho văn chương Việt” đăng ở Inrasara.com, 4-4-2009. Lần nữa, “Nobel văn chương năm nay đã trở lại với truyền thống”, Bình Thuận cuối tuần, 28-10-2017. Cuối cùng là: “Tại sao Nguyễn Huy Thiệp chưa thể với tới tầm Nobel?” viết ngay sau nhà văn này mất, khi dư luận Việt Nam lần nữa rộ lên nỗi thèm thuồng Nobel.
Thế mới rõ, mặc dù “em chả em chả’, Nobel Văn chương vẫn cứ ám ảnh dân Việt, từ đáy đến đỉnh. Không có gì dở cả, còn làm thế nào để có nó, mới là điều đáng bàn. Trước khi bàn về CÓ, ta hãy xét lại vụ CHƯA.
Quốc gia nhược tiểu hay ngôn ngữ yếu thế chăng, không hẳn. Môi trường chăng? Bộ môn Vật lí thì khó chớ, văn chương dễ ợt, nhà văn chỉ cần cây bút với tập giấy, là đủ. Thử điểm qua:
Pháp: Sartre, Camus sống và viết giữa thủ đô Paris hoa lệ. Mỹ: Hemingway lang bạt kì hồ còn Faulkner làm kẻ ở miền xa yên tĩnh. Nga: Brodsky lưu vong, Pasternak ẩn dật, trong khi Solzhenitsyn thì chịu kiếp tù đày.
Nghĩa là ở bất kì đâu, ta vẫn có thể giật Nobel, nếu ta muốn có… Nobel.
Nhà văn Việt Nam không muốn vì ta sợ chính trị, là chuyện dễ thấy nhất. Ta sợ cô đơn, khỏi hội đoàn, khỏi môi trường sống xung quanh. Nữa, ta sợ thoát khỏi vú mẹ: Nếp nghĩ, quan niệm văn chương của truyền thống.
Tắt một lời: Ta sợ “mất an ninh”, không dám đi một mình. Ta luôn là con người của số đông, số đông trong giới văn nghệ, số đông giữa người đọc và, số đông cả khi ngồi một mình, cô độc!
Hỏi, nhà văn Việt Nam,…
Có ai đã nói lên được tinh thần cốt tủy của dân tộc, “nhập cuộc về hướng mở” như Pamuk; hay lớn hơn – thời đại, mở rộng tối đa, đẩy đến cùng và thể hiện qua nhiều thể loại bằng nhiều cách thức khác nhau, như Camus không?
Có ai đã sáng tạo hay khai triển kĩ thuật mới ảnh hưởng đến lối viết của người cùng thời, như Faulkner không?
Cuối cùng, có ai là một trí thức mà tiếng nói được công chúng chờ đợi, như Sartre?
Chưa một nhà văn Việt Nam nào có tác phẩm gọi là tác động đến thời hiện đại mang tính toàn cầu. Kẻ tư tưởng, nghệ sĩ sáng tạo và con người dấn thân hội tụ trong một cây bút xuất chúng, ta càng chưa.
Thế nên chuyện Nobel văn chương vẫn cứ là giấc mộng xa vời…
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
TẠI SAO VIỆT NAM KHÔNG CÓ GIẢI NOBEL VĂN HỌC?
An Phạm - 20 tháng 7 2018 - spiderum
Tôi viết bài này khi giải Nobel Văn Học 2018 đang bị hoãn do một vụ bê bối tình dục. Một quả phốt to đùng như thế tạo cảm hứng mạnh mẽ cho tôi hoàn thiện nốt bài viết dang dở của tôi từ lâu.
Tại sao Việt Nam không có giải Nobel Văn Học?
Bài viết sẽ nằm trong chuỗi bài hỏi cực ngu của tôi. Và câu trả lời tất nhiên sẽ là quan điểm chủ quan dựa trên tham khảo một số nguồn nhất định. Nên rất cần sự phản biện của mọi người.
1, Tại sao cần phải có giải Nobel Văn Học?
- Vì tiền. Lý do giải Nobel được các nhà khoa học chú ý ngay lúc mới ra mắt là vì giải thưởng kếch xù hấp dẫn của nó. Khác biệt hẳn với các giải thưởng thời bấy giờ: ba cọc ba đồng không đủ sống.
Thử nghĩ mà xem: Trở thành triệu phú đô la trong vòng một đêm là ước mơ của bao nhiêu con người trên quả đất này.
Trở thành triệu phú sau một đêm!
- Vì nó danh tiếng. Không chỉ nhận được một đống tiền, nhà văn còn được xuất hiện trên trang nhất của rất rất nhiều tờ báo khắp thế giới trên một thời gian dài. Là chủ đề bàn tán, tranh luận của rất nhiều diễn đàn, cộng đồng, có nhiều độc giả hơn, nhiều Fan hơn,...
- Chính vì danh tiếng nên nó cực kì ngầu. Và cả một dân tộc sẽ được thơm lây biết đến qua nhà văn và tác phẩm của nhà văn danh tiếng đó.
Nó sẽ ngầu đúng nghĩa bởi có một nhà văn xuất chúng thì tốt hơn là có nhiều những hoa khôi quốc tế, hay là những kỉ lục quái dị nào đó.
Và quan trọng nhất bởi vì: Văn là người!
Đúng vậy, một đất nước có những con người đáng kính thì chưa chắc đã có nền văn học phát triển, nhưng một đất nước có nền văn học phát triển thì chắc chắn tồn tại rất nhiều con người đáng kính.
Và để đánh giá một đất nước có nền văn học phát triển hay không thì phải dựa vào nhiều thứ. Trong đó đặc biệt cần những nhà văn xuất chúng.
Lại nói về nhà văn xuất chúng, một nhà văn xuất chúng chưa chắc đã có giải Nobel, nhưng một nhà văn đạt giải Nobel thì hẳn phải xuất chúng- hoặc phải có một cái gì đó làm người ta nghĩ rằng ông ta xuất chúng. Đúng chứ?
Tôi xin mạn phép trích một comment trào phúng như thế này:
Ở Việt Nam người ta tài nhất là nghĩ mình có tài.”
Ai cũng có tài hết!
Câu này có vẻ bỗ bã chụp mũ nhưng nó đặt ra cho chúng ta một câu hỏi rất đắt: Nếu chúng ta thực sự có khiếu Văn chương vậy tại sao lại không có giải thưởng danh giá (nhìn thấy) nào?
2, Tại sao không có giải Nobel?
2.1 Khách quan
Có đọc qua bài này trên Spiderum thì thấy những người chấm Nobel Văn học cực kì áp lực nên họ phải chọn một tiêu chí an toàn hơn hết thảy: Ưu tiên những tác giả, tác phẩm ở điểm “nóng” trên thế giới.
Tham khảo:
Vấn đề của giải Nobel Văn chương
Bài viết gửi bởi Trang Mia trong mục Quan điểm - Tranh luậnspiderum.com
Việt Nam chúng ta nhìn chung cũng chưa nóng lắm, chưa đủ nóng. Thật sự. Kinh tế dẫu đang phát triển nhưng vẫn chưa đủ là một con Rồng con của Châu Á. Chưa làm người ta phải ngạc nhiên mỗi khi nghĩ đến.
Vẫn còn xanh và non lắm!
Một lý do hiển nhiên nữa là chúng ta thường không ăn may. Trong nhiều lĩnh vực. Nobel thì cũng cần khá nhiều may mắn. Và văn học các nước khác thì cũng mạnh vcl ra nữa.
Dĩ nhiên rồi.
Đừng bảo do chúng ta chiến tranh tàn phá nhé, chiến tranh, nghèo đói, đau khổ và cô đơn mới là nguồn cảm hứng mạnh mẽ nhất cho các nhà văn thể hiện nỗi lòng họ.
2.2 Chủ quan
Những lý do như kiểu: Chúng ta không có nhiều nhân tài, nhiều nhà văn hay quá chung chung nên tôi sẽ không nêu vào. Tôi muốn đi sâu hơn chút nữa của vấn đề.
2.2.1 Nhà văn Việt Nam
* Không dám nói lên sự thật
Nhà văn, nhà báo Lê Thấu từng gật gù bảo:
Ở Việt Nam, muốn trở thành nhà văn giá trị nhất dễ ợt, chỉ cần viết sự thật, sự thật và sự thật, vì nay làm đéo gì có thằng nhà văn nào dám làm thế?”
Đúng vậy, lý do đầu tiên là vì chúng ta không dám nói lên sự thật. Trước khi ta đổ lỗi cho chế độ hay cho giáo dục, thì phải nhìn lại chính những nhà văn đã. Đất nước nào mà chả kiểm duyệt! Chả lẽ Nga thì không kiểm duyệt ở thời Sa hoàng? Tôi tin sự kiểm duyệt cũng rất gắt gao. Thế mà nước họ cũng có tác phẩm vĩ đại như: Chiến tranh và Hòa bình, Tội ác và trừng phạt…
Sự Thật, Sự Thật, Sự Thật!
Rồi Trung Quốc lại không kiểm duyệt các tác phẩm của Mạc Ngôn chăng?
Tác phẩm nào của Việt Nam viết hoặc tái hiện chân thực sinh động đến thế về nỗi đau nhân thế, sự mù lòa văn hóa và ấu trĩ về chính trị mà những gia đình và người dân Trung Quốc phải gánh chịu trong cuộc Đại cách mạng văn hóa như “Báu vật của đời” của Mạc Ngôn? Tác phẩm đã vạch rõ sự thật về tình người bị giày xéo, văn hóa bị giẫm đạp dửng dưng, nhân tính bị phủ lấp (chôn vùi) trong những mục tiêu điên rồ… Tác phẩm nào đi được tới tận cùng tội ác man rợ của con người như “Đàn hương hình”, “Cây tỏi nổi giận”? Mạc Ngôn đã cho thế giới thấy người Trung Quốc tàn bạo, man rợ, đau thương và nhẫn chịu vượt qua để sinh tồn ra sao, và cũng không ngần ngại cho thế giới thấy bản chất người Trung Quốc, và với bản chất ấy, họ sẽ tác động, xoay chuyển thế giới thế nào.
Vậy tại sao Mạc Ngôn viết được ra tất cả sự thật u tối ấy? Và tại sao Trung Quốc lại “bất cẩn” cho xuất bản những tác phẩm ấy của Mạc Ngôn?
Đọc thêm:
Về "Ếch" (Mạc Ngôn)
Bài viết gửi bởi The Merc trong mục Sáchspiderum.com
* Không có sự cầu tiến
Tôi nghĩ các nhà Văn Việt Nam thiếu sự máu chó, máu lửa trong tư duy. Họ viết văn để làm một cái khỉ gì đó rất mông lung. Và hễ nói đến danh vọng thì cứ bất cần để trông có vẻ thanh tao kiểu nghệ sĩ.
Viết máu chó lên các anh em tôi!
Viết không mục đích chính là cái đang làm cả một thế hệ nhà Văn Việt rối loạn.
Không ngạc nhiên lắm khi nhà văn xứng đáng với giải Nobel nhất của Việt Nam lại chính là Nam Cao. Qua "Đời Thừa" ông đã nói thẳng ước mơ của mình là chạm tới đỉnh cao của Văn Học:
Tôi chưa thất vọng đâu! Rồi các anh xem... Cả một đời tôi, tôi sẽ chỉ viết một quyển thôi, nhưng quyển ấy phải ăn giải Nobel và dịch ra đủ mọi thứ tiếng trên hoàn cầu”. - Nhân vật Hộ -
Và phấn đấu Subdomain của Spiderum cũng vậy. Đừng quên upvote đó.2.2.2 Môi trường Văn Học của Việt Nam
*Kiểm duyệt ở Việt Nam
Jack Ma từng nói một câu đại loại là : “Tuổi trẻ hãy cứ mắc sai lầm”
Vừa rồi TUỔI TRẺ ở Việt Nam cũng mắc sai lầm và kết quả là ... đắng à mà thôi.
220 củ và 3 tháng Đình Bản =))))
Tham khảo:
Báo Tuổi Trẻ Online bị đình bản ba tháng
Quyết định của Cục báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông nêu, ngoài việc bị đình bản, báo còn phải nộp phạt 220 triệu đồng.vnexpress.net
Và sau vụ “Nhân Văn Giai Phẩm” thì chắc chẳng còn ai dám ho he nửa lời nữa.
Các bạn có thể đọc cuốn “Chuyện kể năm 2000” để biết thêm chi tiết nhé =))
Đọc hay và hài lắm. Hiếm ông nào đi tù mà hài như Bùi Ngọc Tấn. =)) Mỗi tội bị kiểm duyệt thôi.
Ở Việt Nam làm bất cứ nghề gì cũng có thể đi tù sau một đêm, nhưng nhà văn lại là thuộc loại cực kì nhậy cảm, dễ đi bóc lịch.
Kỹ năng sinh tồn được dạy từ bé của rất nhiều người Việt chính là “Ếch chết tại miệng” hay “Họa từ miệng vào”. Lời nói gió bay mà còn vậy, huống chi ở đây là được ghi lại trong giấy, bằng chứng rõ mồn một nên đi tù là điều quá là dễ hiểu.
Sắp tới sẽ là luật An Ninh Mạng nữa, rất đáng để chờ đợi.
Giờ đến phần nhiều người mong chờ nhất đây:
* Đổ lỗi cho giáo dục
Tôi cũng mong chờ phần này nhất.
Thật vậy, sự thực là những nhà văn hay thì thường... không phải là dân chuyên văn. Những người đạt điểm cao trong Văn Học phổ thông- những sản phẩm hoàn hảo của nền giáo dục Việt hóa ra lại viết văn theo một khuôn mẫu giống y như nhau. Họ tả cậu Vàng y như nhau. Phân tích cảnh Lão Hạc ăn bả chó dãy chết y như nhau. Phân tích Chí Phèo yolo cùng Bá Kiến y như nhau.
Nhà Văn hay lại không phải dân chuyên văn.
Và thực sự họ không hề cập nhật. Không hề nhanh nhậy trong tư duy về cách viết văn. Cách trình bày bài văn hay thậm chí cách vận hành các ngành khác ngoài văn học.
Như thế không thể nào viết văn về hiện thực được! Chỉ viết những cái thiếu sáng tạo thôi.
2.2.3 Hệ sinh thái đọc ở Việt Nam
Đoạn này sẽ cực kỳ cực đoạn và dizz hết tất cả trong tầm mắt của tôi. =))
Ở Việt Nam, Người ta miệt mài viết về người Lính. Năm này qua năm khác, thập kỷ này qua thập kỷ khác. Như thể người lính là đề tài muôn thuở của họ vậy. Nhưng năm nào cũng toàn những câu cũ, những mĩ từ cũ rích. Tôi gọi đó là “thế hệ nhà văn già”.
Suốt ngày viết về người Lính!
Cũng ở Việt Nam, dòng “văn học trẻ” xuất hiện như một sự xỉ nhục nền văn học nước nhà. Với các tác phẩm nông toẹt, thể hiện sự tư duy rất hời hợt của giới trẻ. Cái quái gì cũng buồn. Tác phẩm nào cũng buồn mà chả hiểu buồn vì cái quái gì.
Đó là “Huyển Trang Hấp Hối” với các thể loại ngôn tình 3 xu rẻ tiền copy y xì đúc Trung Quốc. Trải nghiệm thật thì thực sự thiếu. Sinh năm 1997 mà cô ta viết văn như thể yêu được 7 7 49 mối tình lâm ly by đát dạy người ta cái này dạy người ta cái nọ. Đàn ông phải thế này Đàn ông là thế nọ. Đàn bà thế này Đàn bà thế kia. Đùa nhau chăng?
Đó là Gào với các thể loại triết lý mà ngồi trà đá vỉa hè hay đi chợ cũng có thể nghĩ ra. Tối ngày bàn chuyện đẻ đái chồng con rồi thì trầm cảm sau sinh . Thế mà cũng gọi là nhà văn như ai được.
=))) okay okay thì không giống ai
Nhà văn Nam Cao có sống dậy đọc được văn của họ chắc cũng hộc máu mà chết tức tưởi. Giờ ra một đám đông hỏi ai là nhà văn, thì bất kì ai cũng có thể dơ tay được. Chỉ cần viết dăm ba câu status, viết thật nhiều chữ bi lụy trầm cảm các kiểu con đà điểu rồi đóng lại thành quyển và tìm nhà xuất bản là thành nhà văn.
Một số “nhà văn” trẻ khác khá hơn, có trải nghiệm thật nhưng lại đi viết... Self Help.
Tham khảo:
Tuổi trẻ của bạn đáng giá hơn cuốn sách này
Bài viết gửi bởi Truê trong mục Sáchtrueham.spiderum.com
Thận: 3 tỷ, Gan: 6 tỷ, Phổi 4.5 tỷ, Tim:...
Nhà Xuất Bản ở Việt Nam thì mới là đỉnh cao thực sự. Nhã Nữ thì suốt ngày thấy Rừng Na Uy =)) . Tiki cũng chả khác, Nhà Giả Kim với cả Đắc Nhân Tâm thì in bạt ngàn chất đống. Toàn bí mật triệu phú tư duy triệu đô các kiểu thì sao mà văn hóa đọc khá hơn được.
Người đọc Việt Nam thì cũng chả kém cạnh. Một bộ phận “tâm thầm bái vật” mua sách đem về để... khoe chứ không hề đọc.
Bà để bà ngửi chứ bà không ăn...
Tham khảo:
Khoe sách: Căn bệnh tâm thần bái vật
Bài viết gửi bởi Tornad trong mục Quan điểm - Tranh luậnspiderum.com
Một số bạn đọc theo phong trào cứ sách hot là đọc. Đi hội sách như đi cái chợ. Riết rồi toàn đọc mấy cuốn giống y như nhau. Chả có gì là mới mẻ và khác bọt cả. Chả có chính kiến gì cả.
2.2.3 Nền tảng triết học
Chúng ta không có nền tảng Triết Học
Nền tảng triết học chưa có. Yeah. Chúng ta rất mông lung về nền tảng triết học của dân tộc mình.
Việt Nam không có các nhà triết học, không có các trường phái triết học cũng như không có các tác phẩm triết học. Vấn đề cơ bản của triết học, duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình.... chưa được đặt ra và giải quyết. Nếu có những tư tưởng triết học nào đó, thì nó cũng hoà lẫn trong văn, sử hoặc tôn giáo. Và hầu hết là du nhập từ nước ngoài và được cải tạo để thực tế với đất nước ta. Chứ nội tại thì không có.
Và Triết học thì ảnh hưởng trực tiếp tới văn học. Chính vì vậy mà văn học Việt mới yếu thế như vậy.
2.2.4 "Sống chết mặc bay" của các nhà phê bình Văn Học
Lần gần đây nhất bạn đọc một bài viết của một nhà phê bình văn học là khi nào?
Phê bình văn học đang ở đâu?
Thực sự buộc phải đặt câu hỏi là các nhà phê bình đang ở đâu khi các tác phẩm rác thì tràn lan còn văn học chính thống thì èo uột. Đó là việc của họ mà, chẳng phải sao?
Các nhà phê bình văn học Việt cũng... chẳng hơn là bao vì bản thân họ cũng sợ nói thật vào vấn đề chính như đoạn trên của tôi viết. Phản ứng của họ đơn giản là "kệ *** chúng mày"
Vậy cuối cùng ai phải đứng ra chịu trách nhiệm cho nền văn học nước nhà dậm chân tại chỗ đây. Chả lẽ là người đọc. Hay là người viết? Nhà Xuất Bản? Hay Bộ giáo dục? Hay tôi? Hay Bạn?
3, Kết bài
Văn Học Việt vẫn có những điểm sáng, gần đây nhất là nhà văn Nguyễn Ngọc Tư với giải thưởng LITERATURPREIS 2018.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên, nhà văn cũng không ngần ngại bày tỏ ý kiến:
Gần đây, chị quan tâm điều gì đến văn chương trong nước?
Sự tẻ nhạt gần như không chuyển động. Một vài bạn viết trẻ đáng tôn trọng. Một người bạn viết từng là thần tượng của tôi quay trở lại. Một vài cuộc thi mà đọc truyện ngắn giải nhất tôi tự hỏi họ mua giải giá bao nhiêu.
An Phạm - 20 tháng 7 2018 - spiderum
Tôi viết bài này khi giải Nobel Văn Học 2018 đang bị hoãn do một vụ bê bối tình dục. Một quả phốt to đùng như thế tạo cảm hứng mạnh mẽ cho tôi hoàn thiện nốt bài viết dang dở của tôi từ lâu.
Tại sao Việt Nam không có giải Nobel Văn Học?
Bài viết sẽ nằm trong chuỗi bài hỏi cực ngu của tôi. Và câu trả lời tất nhiên sẽ là quan điểm chủ quan dựa trên tham khảo một số nguồn nhất định. Nên rất cần sự phản biện của mọi người.
1, Tại sao cần phải có giải Nobel Văn Học?
- Vì tiền. Lý do giải Nobel được các nhà khoa học chú ý ngay lúc mới ra mắt là vì giải thưởng kếch xù hấp dẫn của nó. Khác biệt hẳn với các giải thưởng thời bấy giờ: ba cọc ba đồng không đủ sống.
Thử nghĩ mà xem: Trở thành triệu phú đô la trong vòng một đêm là ước mơ của bao nhiêu con người trên quả đất này.
Trở thành triệu phú sau một đêm!
- Vì nó danh tiếng. Không chỉ nhận được một đống tiền, nhà văn còn được xuất hiện trên trang nhất của rất rất nhiều tờ báo khắp thế giới trên một thời gian dài. Là chủ đề bàn tán, tranh luận của rất nhiều diễn đàn, cộng đồng, có nhiều độc giả hơn, nhiều Fan hơn,...
- Chính vì danh tiếng nên nó cực kì ngầu. Và cả một dân tộc sẽ được thơm lây biết đến qua nhà văn và tác phẩm của nhà văn danh tiếng đó.
Nó sẽ ngầu đúng nghĩa bởi có một nhà văn xuất chúng thì tốt hơn là có nhiều những hoa khôi quốc tế, hay là những kỉ lục quái dị nào đó.
Và quan trọng nhất bởi vì: Văn là người!
Đúng vậy, một đất nước có những con người đáng kính thì chưa chắc đã có nền văn học phát triển, nhưng một đất nước có nền văn học phát triển thì chắc chắn tồn tại rất nhiều con người đáng kính.
Và để đánh giá một đất nước có nền văn học phát triển hay không thì phải dựa vào nhiều thứ. Trong đó đặc biệt cần những nhà văn xuất chúng.
Lại nói về nhà văn xuất chúng, một nhà văn xuất chúng chưa chắc đã có giải Nobel, nhưng một nhà văn đạt giải Nobel thì hẳn phải xuất chúng- hoặc phải có một cái gì đó làm người ta nghĩ rằng ông ta xuất chúng. Đúng chứ?
Tôi xin mạn phép trích một comment trào phúng như thế này:
Ở Việt Nam người ta tài nhất là nghĩ mình có tài.”
Ai cũng có tài hết!
Câu này có vẻ bỗ bã chụp mũ nhưng nó đặt ra cho chúng ta một câu hỏi rất đắt: Nếu chúng ta thực sự có khiếu Văn chương vậy tại sao lại không có giải thưởng danh giá (nhìn thấy) nào?
2, Tại sao không có giải Nobel?
2.1 Khách quan
Có đọc qua bài này trên Spiderum thì thấy những người chấm Nobel Văn học cực kì áp lực nên họ phải chọn một tiêu chí an toàn hơn hết thảy: Ưu tiên những tác giả, tác phẩm ở điểm “nóng” trên thế giới.
Tham khảo:
Vấn đề của giải Nobel Văn chương
Bài viết gửi bởi Trang Mia trong mục Quan điểm - Tranh luậnspiderum.com
Việt Nam chúng ta nhìn chung cũng chưa nóng lắm, chưa đủ nóng. Thật sự. Kinh tế dẫu đang phát triển nhưng vẫn chưa đủ là một con Rồng con của Châu Á. Chưa làm người ta phải ngạc nhiên mỗi khi nghĩ đến.
Vẫn còn xanh và non lắm!
Một lý do hiển nhiên nữa là chúng ta thường không ăn may. Trong nhiều lĩnh vực. Nobel thì cũng cần khá nhiều may mắn. Và văn học các nước khác thì cũng mạnh vcl ra nữa.
Dĩ nhiên rồi.
Đừng bảo do chúng ta chiến tranh tàn phá nhé, chiến tranh, nghèo đói, đau khổ và cô đơn mới là nguồn cảm hứng mạnh mẽ nhất cho các nhà văn thể hiện nỗi lòng họ.
2.2 Chủ quan
Những lý do như kiểu: Chúng ta không có nhiều nhân tài, nhiều nhà văn hay quá chung chung nên tôi sẽ không nêu vào. Tôi muốn đi sâu hơn chút nữa của vấn đề.
2.2.1 Nhà văn Việt Nam
* Không dám nói lên sự thật
Nhà văn, nhà báo Lê Thấu từng gật gù bảo:
Ở Việt Nam, muốn trở thành nhà văn giá trị nhất dễ ợt, chỉ cần viết sự thật, sự thật và sự thật, vì nay làm đéo gì có thằng nhà văn nào dám làm thế?”
Đúng vậy, lý do đầu tiên là vì chúng ta không dám nói lên sự thật. Trước khi ta đổ lỗi cho chế độ hay cho giáo dục, thì phải nhìn lại chính những nhà văn đã. Đất nước nào mà chả kiểm duyệt! Chả lẽ Nga thì không kiểm duyệt ở thời Sa hoàng? Tôi tin sự kiểm duyệt cũng rất gắt gao. Thế mà nước họ cũng có tác phẩm vĩ đại như: Chiến tranh và Hòa bình, Tội ác và trừng phạt…
Sự Thật, Sự Thật, Sự Thật!
Rồi Trung Quốc lại không kiểm duyệt các tác phẩm của Mạc Ngôn chăng?
Tác phẩm nào của Việt Nam viết hoặc tái hiện chân thực sinh động đến thế về nỗi đau nhân thế, sự mù lòa văn hóa và ấu trĩ về chính trị mà những gia đình và người dân Trung Quốc phải gánh chịu trong cuộc Đại cách mạng văn hóa như “Báu vật của đời” của Mạc Ngôn? Tác phẩm đã vạch rõ sự thật về tình người bị giày xéo, văn hóa bị giẫm đạp dửng dưng, nhân tính bị phủ lấp (chôn vùi) trong những mục tiêu điên rồ… Tác phẩm nào đi được tới tận cùng tội ác man rợ của con người như “Đàn hương hình”, “Cây tỏi nổi giận”? Mạc Ngôn đã cho thế giới thấy người Trung Quốc tàn bạo, man rợ, đau thương và nhẫn chịu vượt qua để sinh tồn ra sao, và cũng không ngần ngại cho thế giới thấy bản chất người Trung Quốc, và với bản chất ấy, họ sẽ tác động, xoay chuyển thế giới thế nào.
Vậy tại sao Mạc Ngôn viết được ra tất cả sự thật u tối ấy? Và tại sao Trung Quốc lại “bất cẩn” cho xuất bản những tác phẩm ấy của Mạc Ngôn?
Đọc thêm:
Về "Ếch" (Mạc Ngôn)
Bài viết gửi bởi The Merc trong mục Sáchspiderum.com
* Không có sự cầu tiến
Tôi nghĩ các nhà Văn Việt Nam thiếu sự máu chó, máu lửa trong tư duy. Họ viết văn để làm một cái khỉ gì đó rất mông lung. Và hễ nói đến danh vọng thì cứ bất cần để trông có vẻ thanh tao kiểu nghệ sĩ.
Viết máu chó lên các anh em tôi!
Viết không mục đích chính là cái đang làm cả một thế hệ nhà Văn Việt rối loạn.
Không ngạc nhiên lắm khi nhà văn xứng đáng với giải Nobel nhất của Việt Nam lại chính là Nam Cao. Qua "Đời Thừa" ông đã nói thẳng ước mơ của mình là chạm tới đỉnh cao của Văn Học:
Tôi chưa thất vọng đâu! Rồi các anh xem... Cả một đời tôi, tôi sẽ chỉ viết một quyển thôi, nhưng quyển ấy phải ăn giải Nobel và dịch ra đủ mọi thứ tiếng trên hoàn cầu”. - Nhân vật Hộ -
Và phấn đấu Subdomain của Spiderum cũng vậy. Đừng quên upvote đó.2.2.2 Môi trường Văn Học của Việt Nam
*Kiểm duyệt ở Việt Nam
Jack Ma từng nói một câu đại loại là : “Tuổi trẻ hãy cứ mắc sai lầm”
Vừa rồi TUỔI TRẺ ở Việt Nam cũng mắc sai lầm và kết quả là ... đắng à mà thôi.
220 củ và 3 tháng Đình Bản =))))
Tham khảo:
Báo Tuổi Trẻ Online bị đình bản ba tháng
Quyết định của Cục báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông nêu, ngoài việc bị đình bản, báo còn phải nộp phạt 220 triệu đồng.vnexpress.net
Và sau vụ “Nhân Văn Giai Phẩm” thì chắc chẳng còn ai dám ho he nửa lời nữa.
Các bạn có thể đọc cuốn “Chuyện kể năm 2000” để biết thêm chi tiết nhé =))
Đọc hay và hài lắm. Hiếm ông nào đi tù mà hài như Bùi Ngọc Tấn. =)) Mỗi tội bị kiểm duyệt thôi.
Ở Việt Nam làm bất cứ nghề gì cũng có thể đi tù sau một đêm, nhưng nhà văn lại là thuộc loại cực kì nhậy cảm, dễ đi bóc lịch.
Kỹ năng sinh tồn được dạy từ bé của rất nhiều người Việt chính là “Ếch chết tại miệng” hay “Họa từ miệng vào”. Lời nói gió bay mà còn vậy, huống chi ở đây là được ghi lại trong giấy, bằng chứng rõ mồn một nên đi tù là điều quá là dễ hiểu.
Sắp tới sẽ là luật An Ninh Mạng nữa, rất đáng để chờ đợi.
Giờ đến phần nhiều người mong chờ nhất đây:
* Đổ lỗi cho giáo dục
Tôi cũng mong chờ phần này nhất.
Thật vậy, sự thực là những nhà văn hay thì thường... không phải là dân chuyên văn. Những người đạt điểm cao trong Văn Học phổ thông- những sản phẩm hoàn hảo của nền giáo dục Việt hóa ra lại viết văn theo một khuôn mẫu giống y như nhau. Họ tả cậu Vàng y như nhau. Phân tích cảnh Lão Hạc ăn bả chó dãy chết y như nhau. Phân tích Chí Phèo yolo cùng Bá Kiến y như nhau.
Nhà Văn hay lại không phải dân chuyên văn.
Và thực sự họ không hề cập nhật. Không hề nhanh nhậy trong tư duy về cách viết văn. Cách trình bày bài văn hay thậm chí cách vận hành các ngành khác ngoài văn học.
Như thế không thể nào viết văn về hiện thực được! Chỉ viết những cái thiếu sáng tạo thôi.
2.2.3 Hệ sinh thái đọc ở Việt Nam
Đoạn này sẽ cực kỳ cực đoạn và dizz hết tất cả trong tầm mắt của tôi. =))
Ở Việt Nam, Người ta miệt mài viết về người Lính. Năm này qua năm khác, thập kỷ này qua thập kỷ khác. Như thể người lính là đề tài muôn thuở của họ vậy. Nhưng năm nào cũng toàn những câu cũ, những mĩ từ cũ rích. Tôi gọi đó là “thế hệ nhà văn già”.
Suốt ngày viết về người Lính!
Cũng ở Việt Nam, dòng “văn học trẻ” xuất hiện như một sự xỉ nhục nền văn học nước nhà. Với các tác phẩm nông toẹt, thể hiện sự tư duy rất hời hợt của giới trẻ. Cái quái gì cũng buồn. Tác phẩm nào cũng buồn mà chả hiểu buồn vì cái quái gì.
Đó là “Huyển Trang Hấp Hối” với các thể loại ngôn tình 3 xu rẻ tiền copy y xì đúc Trung Quốc. Trải nghiệm thật thì thực sự thiếu. Sinh năm 1997 mà cô ta viết văn như thể yêu được 7 7 49 mối tình lâm ly by đát dạy người ta cái này dạy người ta cái nọ. Đàn ông phải thế này Đàn ông là thế nọ. Đàn bà thế này Đàn bà thế kia. Đùa nhau chăng?
Đó là Gào với các thể loại triết lý mà ngồi trà đá vỉa hè hay đi chợ cũng có thể nghĩ ra. Tối ngày bàn chuyện đẻ đái chồng con rồi thì trầm cảm sau sinh . Thế mà cũng gọi là nhà văn như ai được.
=))) okay okay thì không giống ai
Nhà văn Nam Cao có sống dậy đọc được văn của họ chắc cũng hộc máu mà chết tức tưởi. Giờ ra một đám đông hỏi ai là nhà văn, thì bất kì ai cũng có thể dơ tay được. Chỉ cần viết dăm ba câu status, viết thật nhiều chữ bi lụy trầm cảm các kiểu con đà điểu rồi đóng lại thành quyển và tìm nhà xuất bản là thành nhà văn.
Một số “nhà văn” trẻ khác khá hơn, có trải nghiệm thật nhưng lại đi viết... Self Help.
Tham khảo:
Tuổi trẻ của bạn đáng giá hơn cuốn sách này
Bài viết gửi bởi Truê trong mục Sáchtrueham.spiderum.com
Thận: 3 tỷ, Gan: 6 tỷ, Phổi 4.5 tỷ, Tim:...
Nhà Xuất Bản ở Việt Nam thì mới là đỉnh cao thực sự. Nhã Nữ thì suốt ngày thấy Rừng Na Uy =)) . Tiki cũng chả khác, Nhà Giả Kim với cả Đắc Nhân Tâm thì in bạt ngàn chất đống. Toàn bí mật triệu phú tư duy triệu đô các kiểu thì sao mà văn hóa đọc khá hơn được.
Người đọc Việt Nam thì cũng chả kém cạnh. Một bộ phận “tâm thầm bái vật” mua sách đem về để... khoe chứ không hề đọc.
Bà để bà ngửi chứ bà không ăn...
Tham khảo:
Khoe sách: Căn bệnh tâm thần bái vật
Bài viết gửi bởi Tornad trong mục Quan điểm - Tranh luậnspiderum.com
Một số bạn đọc theo phong trào cứ sách hot là đọc. Đi hội sách như đi cái chợ. Riết rồi toàn đọc mấy cuốn giống y như nhau. Chả có gì là mới mẻ và khác bọt cả. Chả có chính kiến gì cả.
2.2.3 Nền tảng triết học
Chúng ta không có nền tảng Triết Học
Nền tảng triết học chưa có. Yeah. Chúng ta rất mông lung về nền tảng triết học của dân tộc mình.
Việt Nam không có các nhà triết học, không có các trường phái triết học cũng như không có các tác phẩm triết học. Vấn đề cơ bản của triết học, duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình.... chưa được đặt ra và giải quyết. Nếu có những tư tưởng triết học nào đó, thì nó cũng hoà lẫn trong văn, sử hoặc tôn giáo. Và hầu hết là du nhập từ nước ngoài và được cải tạo để thực tế với đất nước ta. Chứ nội tại thì không có.
Và Triết học thì ảnh hưởng trực tiếp tới văn học. Chính vì vậy mà văn học Việt mới yếu thế như vậy.
2.2.4 "Sống chết mặc bay" của các nhà phê bình Văn Học
Lần gần đây nhất bạn đọc một bài viết của một nhà phê bình văn học là khi nào?
Phê bình văn học đang ở đâu?
Thực sự buộc phải đặt câu hỏi là các nhà phê bình đang ở đâu khi các tác phẩm rác thì tràn lan còn văn học chính thống thì èo uột. Đó là việc của họ mà, chẳng phải sao?
Các nhà phê bình văn học Việt cũng... chẳng hơn là bao vì bản thân họ cũng sợ nói thật vào vấn đề chính như đoạn trên của tôi viết. Phản ứng của họ đơn giản là "kệ *** chúng mày"
Vậy cuối cùng ai phải đứng ra chịu trách nhiệm cho nền văn học nước nhà dậm chân tại chỗ đây. Chả lẽ là người đọc. Hay là người viết? Nhà Xuất Bản? Hay Bộ giáo dục? Hay tôi? Hay Bạn?
3, Kết bài
Văn Học Việt vẫn có những điểm sáng, gần đây nhất là nhà văn Nguyễn Ngọc Tư với giải thưởng LITERATURPREIS 2018.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên, nhà văn cũng không ngần ngại bày tỏ ý kiến:
Gần đây, chị quan tâm điều gì đến văn chương trong nước?
Sự tẻ nhạt gần như không chuyển động. Một vài bạn viết trẻ đáng tôn trọng. Một người bạn viết từng là thần tượng của tôi quay trở lại. Một vài cuộc thi mà đọc truyện ngắn giải nhất tôi tự hỏi họ mua giải giá bao nhiêu.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Kể lại chuyện của chính mình, dạng hồi ký ví dụ, vẫn có thể là 1 tác phẩm lớn.
Văn học Việt Nam trên đường đi tìm những tác phẩm lớn
RFI
Các tác phẩm của nhà văn Peru vừa được giải Nobel văn học 2010, Mario Vargas Llosa. Bao giờ Việt Nam mới có được những tác phẩm văn chương ngang tầm thế giới ??? Reuters
Thụy My
Đã nhiều mùa Nobel văn chương trôi qua, có bao giờ những người Việt mơ tới tên tuổi của một người Việt Nam được nhắc đến ? Nếu giải Nobel là quá xa vời, thì khiêm tốn hơn, cũng chưa có những nhà văn Việt Nam, những tác phẩm văn chương Việt Nam nào được thế giới được xếp vào hàng đại thụ trong văn học.
Vì sao văn chương Việt Nam chưa có được những tác phẩm lớn ? Chúng tôi đã đặt câu hỏi này với nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên ở Hà Nội, và một nhà văn nữ trẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo phân tích của nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, thì có ba nguyên nhân chủ yếu. Trước hết là vấn đề tài năng có hạn, rồi nền tảng văn hóa, lịch sử của dân tộc, và sau đó là nỗ lực của nhà văn còn ít, trong hoàn cảnh xã hội hiện tại.
Văn học Việt Nam chưa có tác phẩm lớn vì sao, là một câu hỏi được treo lên trước mắt những người viết văn làm thơ, những người làm văn học Việt Nam, có lẽ không chỉ trong nước mà ở nước ngoài nữa, có nghĩa là với tất cả những người Việt cầm bút sáng tạo văn chương.
Tác phẩm lớn có thể nói là một tác phẩm có thể gây vang dội trong nước, vang dội ra cả nước ngoài, có thể đặt cạnh, sánh ngang hàng những tác phẩm lớn của nhân loại, của văn học thế giới, dự tranh được những giải thưởng cao quý, danh giá trên thế giới. Tác phẩm đạt vừa tầm dân tộc, vừa tầm nhân loại ; nói chuyện Việt Nam nhưng cũng đồng thời nói chuyện thế giới, vì văn học là vấn đề của con người. Địa dư, lãnh thổ, màu da, sắc tộc…là cái khu biệt bên ngoài. Còn đã nói chuyện Mỹ, hay Âu, Á, Phi, trên mặt trăng đi nữa – mà con người lên rồi – lên sao Hỏa đi nữa, thì là chuyện con người, mà phải nói một cách sâu sắc, thấm thía, nghệ thuật.
Một tác phẩm như thế ở Việt Nam chưa có, là vì sao ?
Trước hết có lẽ là vì tài năng chăng ? Bởi vì văn chương nghệ thuật, cái lĩnh vực sáng tạo đòi hỏi phải có tài năng, thiên tư cá nhân. Nhưng đã bàn về chuyện tài năng thì cái này là thuộc của trời rồi chứ không do con người quyết định. Vậy thì nguyên do thứ nhất là vì không có tài năng, hay là tài năng chỉ vừa vừa thôi, độ tầm trung, hạ chứ không đến tầm thường được. Đó là lý do của trời, thôi chúng ta gác sang một bên. Đó là lý do thứ nhất.
Nhưng thật ra ngay cả chuyện tài năng thì có lẽ dân tộc nào cũng có những con người tài năng, trước hết là trên mặt bằng của dân tộc mình. Vậy tại sao ở Việt Nam chưa có tác phẩm lớn ? Phải chăng ở đây lý do thứ hai - nền tảng văn hóa, nền tảng lịch sử của mỗi dân tộc quyết định, bởi vì không có ai sống tách rời cộng đồng dân tộc, đất nước mình cả. Phải chăng cơ tầng văn hóa, nền tảng lịch sử của chúng ta còn thấp, cái bệ đỡ cho người viết còn thấp, để khi muốn suy nghĩ, đào sâu, khái quát hiện thực mà nêu lên vấn đề, thì cũng chỉ đến thế thôi.
Có nhiều người bảo rằng người Việt không mạnh về tư tưởng. Nói về dân tộc Đức chẳng hạn thì ai cũng nói rằng Đức là đất nước của những nhà triết học. Còn Việt Nam không có một hệ thống tư tưởng, nhà tư tưởng, triết thuyết, mà văn học không lớn được nếu không mang tư tưởng, chưa kể phải là những tư tưởng lớn, và không lớn được nếu nhà văn không phải là nhà tư tưởng, không biết đào sâu. Có thể lịch sử rất nhiều biến động, rất nhiều chất liệu ; có thể đời sống hiện thực - ngay cả trong thế kỷ 20, trải qua mấy cuộc cách mạng, chiến tranh, bao nhiêu là đảo lộn xáo trộn. Hiện thực thì ngồn ngộn thế, nhưng vì nhà văn không có truyền thống tư tưởng trong lịch sử dân tộc nên chỉ biết mô tả, kể lại, phản ánh thôi, mà không biết khái quát, xây dựng những nhân vật để truyền tải được các vấn đề mang thông điệp lớn. Có phải thế chăng ?
Lý do thứ ba thì ôi thôi, tài năng đã ít, nền tảng đã thấp, nhưng dù sao vẫn có người tài, vẫn có truyền thống dân tộc, dù truyền thống đó có thể so với các dân tộc khác có truyền thống lớn hơn thì mình không bằng, nhưng vẫn là có truyền thống. Có phải chăng đây là vấn đề của hoàn cảnh xã hội hiện tại, thể chế, điều kiện sống hiện nay, điều kiện xuất bản, in ấn, quản lý hiện nay. Có phải đó là lý do thứ ba hay không ?
Thì cũng có một phần. Từ chỗ những việc quản lý, kiểm duyệt, biên tập có thể là có những hạn chế, đóng cửa, khép cửa, có mở ra nhưng mở ra chừng mực. Vẫn có những nỗi sợ hãi lơ lửng ở đâu đó, có cái vòng kim cô đâu đó đối với người viết, người in, người xuất bản, phát hành, và cả đối với người đọc nữa, người đọc cũng bị điều kiện hóa trong không gian ấy, môi trường ấy. Thì có phải thế chăng ? Cũng có thể có.
Vậy thì từ chuyện tài năng là của trời, truyền thống là của lịch sử, cho đến điều kiện hiện nay là của con người, thì có vẻ như là không phải là những yếu tố mang dấu dương, mang dấu tích cực cho việc xuất hiện những tác phẩm mà trong nước hay nói là tác phẩm mang tầm thời đại, mang kích cỡ lớn của nhân loại, những tác phẩm lớn.
Một nhà văn nữ từng đoạt giải nhất dành cho các cây bút trẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh, cũng cho rằng các tài năng văn chương Việt Nam chưa đủ lớn. Tuy nhiên chị cho rằng điều quan trọng vẫn là chưa có lực lượng người dịch đủ mạnh, cũng như các tác giả có khả năng bằng tiếng nước ngoài để có thể phổ biến các tác phẩm Việt Nam trên thế giới.
Trước tiên, thế nào là tác phẩm lớn và tác phẩm nhỏ. Tôi xin giả định, tác phẩm lớn là một tác phẩm mang tầm cỡ quốc tế và gây có thể chấn động thế giới chẳng hạn. Một tác phẩm lớn là tác phẩm văn học có độ phổ biến rộng rãi và tác động đến công chúng độc giả không chỉ của Việt Nam mà còn cả thế giới. Và thế giới này không là một hay hai nước trong phạm vi trao đổi văn hóa, mà là buộc độc giả các nước khác tìm đọc, để hiểu về văn học Việt Nam. Tạm thời chúng ta định nghĩa như vậy, vì tôi nghĩ cần một luận văn, thậm chí một hoặc vài luận án tiến sĩ cũng chưa đủ. Nhưng trong phạm vi chủ quan và tầm suy nghĩ hết sức hạn hẹp của mình thì tôi xin tạm đưa ra một vài nguyên nhân.
Thứ nhất là nguyên nhân có tính lịch sử. Văn học cận đại và hiện đại - không xét tới văn học phong kiến – của chúng ta được sáng tác bằng tiếng Việt. Và rõ ràng khi không có những người dịch tốt và những người sáng tác bằng tiếng nước ngoài tốt, cụ thể là bằng tiếng Anh, Pháp hoặc Trung Quốc để đến với lượng độc giả đông đảo nhất trên thế giới, thì đó là thiệt thòi thứ nhất, xét về mặt khách quan lịch sử.
Nguyên nhân thứ hai, tôi nghĩ nhà văn Việt Nam chưa có đủ tài năng lớn thực sự để có thể chạm đến những vấn đề mang tính toàn cầu. Nói về tài năng, tôi vẫn muốn quay lại với nguyên nhân thứ nhất là hoàn cảnh lịch sử chủ quan của Việt Nam. Và nếu chúng ta nhìn một cách bình tĩnh, gạt ra bên ngoài tất cả những định kiến về chính sách cầm quyền, về chế độ…thì có thể thấy rằng thời gian mà nền văn học đương đại được sáng tác trong điều kiện bình thường rõ ràng không quá lâu. Không phải là đổ lỗi, nhưng xét một cách toàn cục thì những điều kiện lịch sử khách quan của Việt Nam chưa cho phép Việt Nam có tác phẩm tốt, có tiếng vang với công chúng toàn cầu. Cái thứ hai là bản thân nhà văn Việt Nam tài năng cũng chưa đủ lớn.
Theo chị, thì nhà văn không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh xã hội không thuận lợi nên chưa có được những tác phẩm lớn.
Còn nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nhận định, không phải là người viết và người đọc Việt Nam không trăn trở về vấn đề trên, nhưng có vẻ lực bất tòng tâm.
Thật ra những vấn đề này trên các diễn đàn, trên báo chí, trong các cuộc trao đổi trên bàn trà, bàn rượu, ngay cả trong đại hội nhà văn - dù không mang ra thảo luận nhưng thực ra mọi người cũng có sự bức xúc. Nhưng rồi những sự bức xúc đó vẫn chỉ treo đấy thôi. Ví dụ như người ta bảo rằng vì sự hạn chế tự do sáng tạo. Thế thì nhiều người bảo rằng người Việt ở nước ngoài tha hồ tự do sáng tạo, tác phẩm lớn ở đâu ? Nếu nói trong nước là tự do sáng tạo bị hạn chế về viết, về in, về phát hành, cuốn nào có một chút gì thì có thể bị phê phán, cấm đoán. Thế thì các nhà văn Việt ở hải ngoại, ở những nước rất tự do dân chủ, tại sao văn chương hải ngoại cũng không có tác phẩm nào ? Ở đây khi nói thế này chúng ta gọi văn chương Việt, như tôi nói lúc đầu, là văn chương của người Việt và viết bằng tiếng Việt. Dù sinh sống ở đâu nhưng dùng tiếng Việt làm ngôn ngữ để viết ra những tác phẩm văn chương bằng tiếng Việt, dù phát hành, in ấn ở đâu và cho người Việt đọc.
Tất nhiên phải đấu tranh cho tự do sáng tạo. Nhưng giả dụ bây giờ cho tự do tuyệt đối đi, liệu có tác phẩm lớn được ngay không ? Đó chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ chính là người viết, nỗ lực nội tâm của người viết, mà người viết thì chúng ta biết như thế, là con người Việt Nam tầm vóc trí tuệ, tài năng tư tưởng hình như chỉ mới đến thế thôi
Có cái gì đó nửa vời, không triệt để, không chỉ trong văn học đâu, trong khoa học xã hội, trong đời sống văn hóa, tinh thần tư tưởng của người Việt nữa. Như chúng ta thấy, cá tính của người Việt hình như nó chỉ nửa vời, nông cạn, thiên về kể hơn là nghĩ. Cho nên khi đọc văn học nước ngoài, các nhà văn Việt Nam nhiều lúc cũng rất ngạc nhiên, tại sao chỉ là những câu chuyện rất bình thường, hiện thực rất bình thường mà các nhà văn lớn họ biết viết một cách như thế, biết nâng tầm tác phẩm lên như thế. Mà không phải người viết không đặt ra, người đọc không đòi hỏi, họ cũng rất cố gắng muốn viết nhưng lực bất tòng tâm, tài chỉ đến đó, lực chỉ đến đó.
Nói như thế không phải là biện hộ cho ai hết, cái chính vẫn là bản thân người viết - ở đây không chỉ là khả năng mà còn là thái độ sống. Bực bội chửi bới, bức xúc quá có khi cũng không thành văn chương được. Anh có thể thể hiện về mặt công dân, nhưng văn chương hình như nó khác.
Tôi nhắc lại, khi nói nhà văn Việt Nam ở đây là nói chung, không phân chia trong hay ngoài nước. Văn học hải ngoại chẳng hạn, thử nhìn lại xem nào. Tôi đọc văn học hải ngoại cũng khá nhiều, nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức kể thôi, kể lại quá khứ, lấy mình ra làm chất liệu, kể lại chuyện của mình. Cho nên dù đi đâu, dù sống ở Pháp, Mỹ, Canada, Úc, Nhật…thì cong người Việt Nam vẫn thế, sức nghĩ sức viết của con người Việt Nam vẫn thế.
Thôi thì chúng ta cứ tự an ủi với mình rằng là, trước hết hãy viết cho sâu sắc những gì mình có cái đã, những gì mà có thể thuyết phục được người đọc Việt Nam trước hết. Vì bây giờ không nhiều tác phẩm có thể thuyết phục được người đọc Việt Nam, chứ đừng nói thế giới.
Có lẽ để đạt đến đó là một quá trình, một chặng đường dài, mà theo tôi nghĩ trước hết các nhà văn Việt Nam hãy sáng tác thế nào đó để chinh phục được người đọc Việt Nam cái đã. Dù bên này hay bên kia, dù thái độ thế nào, nhưng khi đọc vừa thoát lên những hận thù, động chạm đến những vấn đề của lịch sử, của dân tộc, anh không giải quyết được vấn đề đó, thì anh chưa mong có được những tác phẩm lớn. Tại sao những đất nước cũng trải qua chiến tranh, chết chóc như Đức, Hungary, họ cũng lấy từ những trải nghiệm của bản thân, của dân tộc, nhưng họ đạt được ? Có lẽ các nhà văn suy nghĩ vẫn ao làng, chúng ta vẫn là văn học làng, chưa nói đến văn học thành phố, văn học thế giới được.
Khi chúng tôi đặt câu hỏi, như vậy có lẽ các nhà phê bình văn học Việt Nam chưa có nhiều việc để làm, ông Phạm Xuân Nguyên không đồng tình :
Không, có nhiều việc chứ ! Các nhà phê bình phải cùng với các nhà văn, cùng với độc giả, cũng phải đầu tư trên từng áng văn đó. Phải đọc, cũng phải cùng động não, chia sẻ nỗi bức xúc, khổ sở của người viết và người đọc.Thỉnh thoảng các nhà văn và bạn đọc đôi khi cũng tặc lưỡi suýt soa, trời ơi, những mẩu chuyện ấy, những cảnh đời này rất tiểu thuyết, giá như Nam Cao mà sống lại bây giờ sống lại, giá như Vũ Trọng Phụng sống ở thời này thì tha hồ viết. Thời nay có biết bao nhiêu là Chí Phèo, bao nhiêu là Xuân tóc đỏ, bao nhiêu là cảnh ngộ… mặc dù Chí Phèo, Xuân tóc đỏ thì cũng mới tầm cỡ Việt Nam thôi, chưa đạt mức như là Don Quichotte.
Ở đây có một điều nữa là văn học dịch vào cũng rất nhiều ở Việt Nam, và cũng là một thách thức, một câu hỏi lớn cho cả người viết và người đọc Việt Nam, nhất là tác phẩm của những tác giả được giải thưởng uy tín như Nobel, Booker, Goncourt. Ví dụ như tác phẩm của một tác giả Đức vừa rồi chuyển thể thành phim, được giải Oscar dành cho nữ diễn viên chính ; cả một quá khứ của nước Đức thời Hitler, cả một nỗi đau của dân tộc gói gọn, cô đúc trong một cuốn sách chưa đầy 200 trang.
Nhiều người cứ bảo tại sao các nhà văn mình không viết được như thế này về hiện thực lịch sử nước mình nhỉ. Rồi các nhà văn tự hỏi, tại sao mình không viết được như thế này nhỉ. Các câu hỏi có vẻ luẩn quẩn loanh quanh, nhưng có lẽ đây là một điều mà chúng ta không đổ lỗi cho lịch sử, cho thể chế nữa, mà trước hết phải nâng tầm văn học Việt Nam lên, tự chúng ta thôi, phải làm nghiêm túc.
Theo ông, các nhà văn Việt Nam hình như vẫn chưa thực sự đầu tư thật nghiêm túc cho tác phẩm :
Tôi nghĩ hình như rất nhiều nhà văn Việt Nam cả trong và ngoài nước ăn xổi ở thì. Rất ít người đầu tư được nghiêm túc cho một tác phẩm. Ngay cả tôi lấy ví dụ như cuốn của Jonathan Littell « Những kẻ thiện tâm ». Khi giới thiệu tôi đã nhấn mạnh, tác giả là một người Mỹ sinh năm 67, rất trẻ đọc được một bản tin trên báo về cuộc chiến tranh Xô Đức, về việc hành hình một nữ Hồng quân Liên Xô, thế thì bị đánh thức dậy một sự quan tâm đặc biệt, lao vào thư viện đọc tài liệu 5 năm để rồi viết một cuốn sách bằng tiếng Pháp, đoạt luôn hai giải Goncourt và giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp. Việt Nam, một đất nước chiến tranh khốc liệt, dằng dai như thế, thì bài học gì từ Jonathan người Mỹ viết bằng tiếng Pháp về nước Đức phát xít ? Kinh nghiệm gì ở đây ?. Nhất là những tác phẩm viết về chiến tranh, sau « Nỗi buồn chiến tranh » gần 20 năm nay đều rất là hời hợt, đều dừng lại ở mức kể, khá lắm thì tả, chưa đạt đến mức nghĩ, tức là mức tầm tư tưởng.
Nói bao nhiêu cũng không đủ, nhưng để trả lời câu hỏi của chị tôi có thể nói, văn học Việt Nam chưa có tác phẩm lớn vì tài năng có hạn, điều kiện, truyền thống lịch sử không thuận lợi, và cái chính là sự thôi thúc, nỗ lực của nhà văn còn ít và thiếu.
Về mặt khách quan, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho rằng Hội Nhà văn Việt Nam nếu hoạt động đúng nghĩa của một hội nghề nghiệp, thì có thể bảo vệ cho các nhà văn trước các ngoại lực để họ có thể tự do sáng tạo.
Thật ra hội có thể giúp được đứng trên khía cạnh nghề nghiệp và ở phía khách quan. Tức là có thể bảo vệ cho nhà văn trước những cản trở, chỉ làm được thế thôi nếu đúng là hội nghề nghiệp. Còn về việc chuyên môn thì mỗi nhà văn là một thế giới biệt lập của họ, không giúp gì được. Tôi xin nhắc lại là nếu Hội hoạt động theo đúng tính chất của một hội nghề nghiệp chuyên nghiệp thì có thể giúp cho nhà văn tránh được những ngoại lực, để bảo đảm cho nhà văn tự do sáng tạo, chỉ thế thôi. Còn thì các nhà văn Việt Nam vẫn sống trong bầu không khí ấy, khí quyển ấy, và khả năng của họ cũng chỉ đến thế thôi.
Nhà văn nữ trẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh trên đây thì vẫn muốn nhấn mạnh đến việc quảng bá, tiếp thị sách của các nhà văn Việt Nam ra nước ngoài.
Về khách quan, từ góc độ khách quan của các hội nghề nghiệp, cụ thể ở đây là Hội Nhà văn Việt Nam, nên chăng quan tâm một cách thiết thực hơn công tác quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài, bằng thực chất hơn là bằng hình thức. Tôi có quan sát rất kỹ các tác giả trẻ hiện nay đang là hiện tượng toàn cầu, tác phẩm của họ hay, nhưng không hay đến mức như là nó được quảng bá. Cái còn lại chính là công nghệ tiếp thị sách, mà Việt Nam lại không có, và bản thân nhà văn cũng không thể nào làm thay công việc của cả một bộ máy được.
RFI Việt ngữ xin chân thành cảm ơn chị, và nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên ở Hà Nội, đã vui lòng dành thì giờ trao đổi trong tạp chí văn hóa hôm nay.
Văn học Việt Nam trên đường đi tìm những tác phẩm lớn
RFI
Các tác phẩm của nhà văn Peru vừa được giải Nobel văn học 2010, Mario Vargas Llosa. Bao giờ Việt Nam mới có được những tác phẩm văn chương ngang tầm thế giới ??? Reuters
Thụy My
Đã nhiều mùa Nobel văn chương trôi qua, có bao giờ những người Việt mơ tới tên tuổi của một người Việt Nam được nhắc đến ? Nếu giải Nobel là quá xa vời, thì khiêm tốn hơn, cũng chưa có những nhà văn Việt Nam, những tác phẩm văn chương Việt Nam nào được thế giới được xếp vào hàng đại thụ trong văn học.
Vì sao văn chương Việt Nam chưa có được những tác phẩm lớn ? Chúng tôi đã đặt câu hỏi này với nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên ở Hà Nội, và một nhà văn nữ trẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo phân tích của nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, thì có ba nguyên nhân chủ yếu. Trước hết là vấn đề tài năng có hạn, rồi nền tảng văn hóa, lịch sử của dân tộc, và sau đó là nỗ lực của nhà văn còn ít, trong hoàn cảnh xã hội hiện tại.
Văn học Việt Nam chưa có tác phẩm lớn vì sao, là một câu hỏi được treo lên trước mắt những người viết văn làm thơ, những người làm văn học Việt Nam, có lẽ không chỉ trong nước mà ở nước ngoài nữa, có nghĩa là với tất cả những người Việt cầm bút sáng tạo văn chương.
Tác phẩm lớn có thể nói là một tác phẩm có thể gây vang dội trong nước, vang dội ra cả nước ngoài, có thể đặt cạnh, sánh ngang hàng những tác phẩm lớn của nhân loại, của văn học thế giới, dự tranh được những giải thưởng cao quý, danh giá trên thế giới. Tác phẩm đạt vừa tầm dân tộc, vừa tầm nhân loại ; nói chuyện Việt Nam nhưng cũng đồng thời nói chuyện thế giới, vì văn học là vấn đề của con người. Địa dư, lãnh thổ, màu da, sắc tộc…là cái khu biệt bên ngoài. Còn đã nói chuyện Mỹ, hay Âu, Á, Phi, trên mặt trăng đi nữa – mà con người lên rồi – lên sao Hỏa đi nữa, thì là chuyện con người, mà phải nói một cách sâu sắc, thấm thía, nghệ thuật.
Một tác phẩm như thế ở Việt Nam chưa có, là vì sao ?
Trước hết có lẽ là vì tài năng chăng ? Bởi vì văn chương nghệ thuật, cái lĩnh vực sáng tạo đòi hỏi phải có tài năng, thiên tư cá nhân. Nhưng đã bàn về chuyện tài năng thì cái này là thuộc của trời rồi chứ không do con người quyết định. Vậy thì nguyên do thứ nhất là vì không có tài năng, hay là tài năng chỉ vừa vừa thôi, độ tầm trung, hạ chứ không đến tầm thường được. Đó là lý do của trời, thôi chúng ta gác sang một bên. Đó là lý do thứ nhất.
Nhưng thật ra ngay cả chuyện tài năng thì có lẽ dân tộc nào cũng có những con người tài năng, trước hết là trên mặt bằng của dân tộc mình. Vậy tại sao ở Việt Nam chưa có tác phẩm lớn ? Phải chăng ở đây lý do thứ hai - nền tảng văn hóa, nền tảng lịch sử của mỗi dân tộc quyết định, bởi vì không có ai sống tách rời cộng đồng dân tộc, đất nước mình cả. Phải chăng cơ tầng văn hóa, nền tảng lịch sử của chúng ta còn thấp, cái bệ đỡ cho người viết còn thấp, để khi muốn suy nghĩ, đào sâu, khái quát hiện thực mà nêu lên vấn đề, thì cũng chỉ đến thế thôi.
Có nhiều người bảo rằng người Việt không mạnh về tư tưởng. Nói về dân tộc Đức chẳng hạn thì ai cũng nói rằng Đức là đất nước của những nhà triết học. Còn Việt Nam không có một hệ thống tư tưởng, nhà tư tưởng, triết thuyết, mà văn học không lớn được nếu không mang tư tưởng, chưa kể phải là những tư tưởng lớn, và không lớn được nếu nhà văn không phải là nhà tư tưởng, không biết đào sâu. Có thể lịch sử rất nhiều biến động, rất nhiều chất liệu ; có thể đời sống hiện thực - ngay cả trong thế kỷ 20, trải qua mấy cuộc cách mạng, chiến tranh, bao nhiêu là đảo lộn xáo trộn. Hiện thực thì ngồn ngộn thế, nhưng vì nhà văn không có truyền thống tư tưởng trong lịch sử dân tộc nên chỉ biết mô tả, kể lại, phản ánh thôi, mà không biết khái quát, xây dựng những nhân vật để truyền tải được các vấn đề mang thông điệp lớn. Có phải thế chăng ?
Lý do thứ ba thì ôi thôi, tài năng đã ít, nền tảng đã thấp, nhưng dù sao vẫn có người tài, vẫn có truyền thống dân tộc, dù truyền thống đó có thể so với các dân tộc khác có truyền thống lớn hơn thì mình không bằng, nhưng vẫn là có truyền thống. Có phải chăng đây là vấn đề của hoàn cảnh xã hội hiện tại, thể chế, điều kiện sống hiện nay, điều kiện xuất bản, in ấn, quản lý hiện nay. Có phải đó là lý do thứ ba hay không ?
Thì cũng có một phần. Từ chỗ những việc quản lý, kiểm duyệt, biên tập có thể là có những hạn chế, đóng cửa, khép cửa, có mở ra nhưng mở ra chừng mực. Vẫn có những nỗi sợ hãi lơ lửng ở đâu đó, có cái vòng kim cô đâu đó đối với người viết, người in, người xuất bản, phát hành, và cả đối với người đọc nữa, người đọc cũng bị điều kiện hóa trong không gian ấy, môi trường ấy. Thì có phải thế chăng ? Cũng có thể có.
Vậy thì từ chuyện tài năng là của trời, truyền thống là của lịch sử, cho đến điều kiện hiện nay là của con người, thì có vẻ như là không phải là những yếu tố mang dấu dương, mang dấu tích cực cho việc xuất hiện những tác phẩm mà trong nước hay nói là tác phẩm mang tầm thời đại, mang kích cỡ lớn của nhân loại, những tác phẩm lớn.
Một nhà văn nữ từng đoạt giải nhất dành cho các cây bút trẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh, cũng cho rằng các tài năng văn chương Việt Nam chưa đủ lớn. Tuy nhiên chị cho rằng điều quan trọng vẫn là chưa có lực lượng người dịch đủ mạnh, cũng như các tác giả có khả năng bằng tiếng nước ngoài để có thể phổ biến các tác phẩm Việt Nam trên thế giới.
Trước tiên, thế nào là tác phẩm lớn và tác phẩm nhỏ. Tôi xin giả định, tác phẩm lớn là một tác phẩm mang tầm cỡ quốc tế và gây có thể chấn động thế giới chẳng hạn. Một tác phẩm lớn là tác phẩm văn học có độ phổ biến rộng rãi và tác động đến công chúng độc giả không chỉ của Việt Nam mà còn cả thế giới. Và thế giới này không là một hay hai nước trong phạm vi trao đổi văn hóa, mà là buộc độc giả các nước khác tìm đọc, để hiểu về văn học Việt Nam. Tạm thời chúng ta định nghĩa như vậy, vì tôi nghĩ cần một luận văn, thậm chí một hoặc vài luận án tiến sĩ cũng chưa đủ. Nhưng trong phạm vi chủ quan và tầm suy nghĩ hết sức hạn hẹp của mình thì tôi xin tạm đưa ra một vài nguyên nhân.
Thứ nhất là nguyên nhân có tính lịch sử. Văn học cận đại và hiện đại - không xét tới văn học phong kiến – của chúng ta được sáng tác bằng tiếng Việt. Và rõ ràng khi không có những người dịch tốt và những người sáng tác bằng tiếng nước ngoài tốt, cụ thể là bằng tiếng Anh, Pháp hoặc Trung Quốc để đến với lượng độc giả đông đảo nhất trên thế giới, thì đó là thiệt thòi thứ nhất, xét về mặt khách quan lịch sử.
Nguyên nhân thứ hai, tôi nghĩ nhà văn Việt Nam chưa có đủ tài năng lớn thực sự để có thể chạm đến những vấn đề mang tính toàn cầu. Nói về tài năng, tôi vẫn muốn quay lại với nguyên nhân thứ nhất là hoàn cảnh lịch sử chủ quan của Việt Nam. Và nếu chúng ta nhìn một cách bình tĩnh, gạt ra bên ngoài tất cả những định kiến về chính sách cầm quyền, về chế độ…thì có thể thấy rằng thời gian mà nền văn học đương đại được sáng tác trong điều kiện bình thường rõ ràng không quá lâu. Không phải là đổ lỗi, nhưng xét một cách toàn cục thì những điều kiện lịch sử khách quan của Việt Nam chưa cho phép Việt Nam có tác phẩm tốt, có tiếng vang với công chúng toàn cầu. Cái thứ hai là bản thân nhà văn Việt Nam tài năng cũng chưa đủ lớn.
Theo chị, thì nhà văn không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh xã hội không thuận lợi nên chưa có được những tác phẩm lớn.
Còn nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nhận định, không phải là người viết và người đọc Việt Nam không trăn trở về vấn đề trên, nhưng có vẻ lực bất tòng tâm.
Thật ra những vấn đề này trên các diễn đàn, trên báo chí, trong các cuộc trao đổi trên bàn trà, bàn rượu, ngay cả trong đại hội nhà văn - dù không mang ra thảo luận nhưng thực ra mọi người cũng có sự bức xúc. Nhưng rồi những sự bức xúc đó vẫn chỉ treo đấy thôi. Ví dụ như người ta bảo rằng vì sự hạn chế tự do sáng tạo. Thế thì nhiều người bảo rằng người Việt ở nước ngoài tha hồ tự do sáng tạo, tác phẩm lớn ở đâu ? Nếu nói trong nước là tự do sáng tạo bị hạn chế về viết, về in, về phát hành, cuốn nào có một chút gì thì có thể bị phê phán, cấm đoán. Thế thì các nhà văn Việt ở hải ngoại, ở những nước rất tự do dân chủ, tại sao văn chương hải ngoại cũng không có tác phẩm nào ? Ở đây khi nói thế này chúng ta gọi văn chương Việt, như tôi nói lúc đầu, là văn chương của người Việt và viết bằng tiếng Việt. Dù sinh sống ở đâu nhưng dùng tiếng Việt làm ngôn ngữ để viết ra những tác phẩm văn chương bằng tiếng Việt, dù phát hành, in ấn ở đâu và cho người Việt đọc.
Tất nhiên phải đấu tranh cho tự do sáng tạo. Nhưng giả dụ bây giờ cho tự do tuyệt đối đi, liệu có tác phẩm lớn được ngay không ? Đó chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ chính là người viết, nỗ lực nội tâm của người viết, mà người viết thì chúng ta biết như thế, là con người Việt Nam tầm vóc trí tuệ, tài năng tư tưởng hình như chỉ mới đến thế thôi
Có cái gì đó nửa vời, không triệt để, không chỉ trong văn học đâu, trong khoa học xã hội, trong đời sống văn hóa, tinh thần tư tưởng của người Việt nữa. Như chúng ta thấy, cá tính của người Việt hình như nó chỉ nửa vời, nông cạn, thiên về kể hơn là nghĩ. Cho nên khi đọc văn học nước ngoài, các nhà văn Việt Nam nhiều lúc cũng rất ngạc nhiên, tại sao chỉ là những câu chuyện rất bình thường, hiện thực rất bình thường mà các nhà văn lớn họ biết viết một cách như thế, biết nâng tầm tác phẩm lên như thế. Mà không phải người viết không đặt ra, người đọc không đòi hỏi, họ cũng rất cố gắng muốn viết nhưng lực bất tòng tâm, tài chỉ đến đó, lực chỉ đến đó.
Nói như thế không phải là biện hộ cho ai hết, cái chính vẫn là bản thân người viết - ở đây không chỉ là khả năng mà còn là thái độ sống. Bực bội chửi bới, bức xúc quá có khi cũng không thành văn chương được. Anh có thể thể hiện về mặt công dân, nhưng văn chương hình như nó khác.
Tôi nhắc lại, khi nói nhà văn Việt Nam ở đây là nói chung, không phân chia trong hay ngoài nước. Văn học hải ngoại chẳng hạn, thử nhìn lại xem nào. Tôi đọc văn học hải ngoại cũng khá nhiều, nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức kể thôi, kể lại quá khứ, lấy mình ra làm chất liệu, kể lại chuyện của mình. Cho nên dù đi đâu, dù sống ở Pháp, Mỹ, Canada, Úc, Nhật…thì cong người Việt Nam vẫn thế, sức nghĩ sức viết của con người Việt Nam vẫn thế.
Thôi thì chúng ta cứ tự an ủi với mình rằng là, trước hết hãy viết cho sâu sắc những gì mình có cái đã, những gì mà có thể thuyết phục được người đọc Việt Nam trước hết. Vì bây giờ không nhiều tác phẩm có thể thuyết phục được người đọc Việt Nam, chứ đừng nói thế giới.
Có lẽ để đạt đến đó là một quá trình, một chặng đường dài, mà theo tôi nghĩ trước hết các nhà văn Việt Nam hãy sáng tác thế nào đó để chinh phục được người đọc Việt Nam cái đã. Dù bên này hay bên kia, dù thái độ thế nào, nhưng khi đọc vừa thoát lên những hận thù, động chạm đến những vấn đề của lịch sử, của dân tộc, anh không giải quyết được vấn đề đó, thì anh chưa mong có được những tác phẩm lớn. Tại sao những đất nước cũng trải qua chiến tranh, chết chóc như Đức, Hungary, họ cũng lấy từ những trải nghiệm của bản thân, của dân tộc, nhưng họ đạt được ? Có lẽ các nhà văn suy nghĩ vẫn ao làng, chúng ta vẫn là văn học làng, chưa nói đến văn học thành phố, văn học thế giới được.
Khi chúng tôi đặt câu hỏi, như vậy có lẽ các nhà phê bình văn học Việt Nam chưa có nhiều việc để làm, ông Phạm Xuân Nguyên không đồng tình :
Không, có nhiều việc chứ ! Các nhà phê bình phải cùng với các nhà văn, cùng với độc giả, cũng phải đầu tư trên từng áng văn đó. Phải đọc, cũng phải cùng động não, chia sẻ nỗi bức xúc, khổ sở của người viết và người đọc.Thỉnh thoảng các nhà văn và bạn đọc đôi khi cũng tặc lưỡi suýt soa, trời ơi, những mẩu chuyện ấy, những cảnh đời này rất tiểu thuyết, giá như Nam Cao mà sống lại bây giờ sống lại, giá như Vũ Trọng Phụng sống ở thời này thì tha hồ viết. Thời nay có biết bao nhiêu là Chí Phèo, bao nhiêu là Xuân tóc đỏ, bao nhiêu là cảnh ngộ… mặc dù Chí Phèo, Xuân tóc đỏ thì cũng mới tầm cỡ Việt Nam thôi, chưa đạt mức như là Don Quichotte.
Ở đây có một điều nữa là văn học dịch vào cũng rất nhiều ở Việt Nam, và cũng là một thách thức, một câu hỏi lớn cho cả người viết và người đọc Việt Nam, nhất là tác phẩm của những tác giả được giải thưởng uy tín như Nobel, Booker, Goncourt. Ví dụ như tác phẩm của một tác giả Đức vừa rồi chuyển thể thành phim, được giải Oscar dành cho nữ diễn viên chính ; cả một quá khứ của nước Đức thời Hitler, cả một nỗi đau của dân tộc gói gọn, cô đúc trong một cuốn sách chưa đầy 200 trang.
Nhiều người cứ bảo tại sao các nhà văn mình không viết được như thế này về hiện thực lịch sử nước mình nhỉ. Rồi các nhà văn tự hỏi, tại sao mình không viết được như thế này nhỉ. Các câu hỏi có vẻ luẩn quẩn loanh quanh, nhưng có lẽ đây là một điều mà chúng ta không đổ lỗi cho lịch sử, cho thể chế nữa, mà trước hết phải nâng tầm văn học Việt Nam lên, tự chúng ta thôi, phải làm nghiêm túc.
Theo ông, các nhà văn Việt Nam hình như vẫn chưa thực sự đầu tư thật nghiêm túc cho tác phẩm :
Tôi nghĩ hình như rất nhiều nhà văn Việt Nam cả trong và ngoài nước ăn xổi ở thì. Rất ít người đầu tư được nghiêm túc cho một tác phẩm. Ngay cả tôi lấy ví dụ như cuốn của Jonathan Littell « Những kẻ thiện tâm ». Khi giới thiệu tôi đã nhấn mạnh, tác giả là một người Mỹ sinh năm 67, rất trẻ đọc được một bản tin trên báo về cuộc chiến tranh Xô Đức, về việc hành hình một nữ Hồng quân Liên Xô, thế thì bị đánh thức dậy một sự quan tâm đặc biệt, lao vào thư viện đọc tài liệu 5 năm để rồi viết một cuốn sách bằng tiếng Pháp, đoạt luôn hai giải Goncourt và giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp. Việt Nam, một đất nước chiến tranh khốc liệt, dằng dai như thế, thì bài học gì từ Jonathan người Mỹ viết bằng tiếng Pháp về nước Đức phát xít ? Kinh nghiệm gì ở đây ?. Nhất là những tác phẩm viết về chiến tranh, sau « Nỗi buồn chiến tranh » gần 20 năm nay đều rất là hời hợt, đều dừng lại ở mức kể, khá lắm thì tả, chưa đạt đến mức nghĩ, tức là mức tầm tư tưởng.
Nói bao nhiêu cũng không đủ, nhưng để trả lời câu hỏi của chị tôi có thể nói, văn học Việt Nam chưa có tác phẩm lớn vì tài năng có hạn, điều kiện, truyền thống lịch sử không thuận lợi, và cái chính là sự thôi thúc, nỗ lực của nhà văn còn ít và thiếu.
Về mặt khách quan, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho rằng Hội Nhà văn Việt Nam nếu hoạt động đúng nghĩa của một hội nghề nghiệp, thì có thể bảo vệ cho các nhà văn trước các ngoại lực để họ có thể tự do sáng tạo.
Thật ra hội có thể giúp được đứng trên khía cạnh nghề nghiệp và ở phía khách quan. Tức là có thể bảo vệ cho nhà văn trước những cản trở, chỉ làm được thế thôi nếu đúng là hội nghề nghiệp. Còn về việc chuyên môn thì mỗi nhà văn là một thế giới biệt lập của họ, không giúp gì được. Tôi xin nhắc lại là nếu Hội hoạt động theo đúng tính chất của một hội nghề nghiệp chuyên nghiệp thì có thể giúp cho nhà văn tránh được những ngoại lực, để bảo đảm cho nhà văn tự do sáng tạo, chỉ thế thôi. Còn thì các nhà văn Việt Nam vẫn sống trong bầu không khí ấy, khí quyển ấy, và khả năng của họ cũng chỉ đến thế thôi.
Nhà văn nữ trẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh trên đây thì vẫn muốn nhấn mạnh đến việc quảng bá, tiếp thị sách của các nhà văn Việt Nam ra nước ngoài.
Về khách quan, từ góc độ khách quan của các hội nghề nghiệp, cụ thể ở đây là Hội Nhà văn Việt Nam, nên chăng quan tâm một cách thiết thực hơn công tác quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài, bằng thực chất hơn là bằng hình thức. Tôi có quan sát rất kỹ các tác giả trẻ hiện nay đang là hiện tượng toàn cầu, tác phẩm của họ hay, nhưng không hay đến mức như là nó được quảng bá. Cái còn lại chính là công nghệ tiếp thị sách, mà Việt Nam lại không có, và bản thân nhà văn cũng không thể nào làm thay công việc của cả một bộ máy được.
RFI Việt ngữ xin chân thành cảm ơn chị, và nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên ở Hà Nội, đã vui lòng dành thì giờ trao đổi trong tạp chí văn hóa hôm nay.
Last edited by LDN on Sun Mar 13, 2022 6:19 pm; edited 4 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Mắt xích giải đáp
0 biết khi copy & paste có làm lỗi 0 mà chỉ có tên truyện còn tác giả thì có khi 0 được nhắc đến: thiếu sót lớn & lỗi nghiêm trọng
Tôi sẽ bổ xung
19 sách đoạt giải Nobel Văn học phải đọc trong cuộc đời mỗi con người
Vnwriter
19 sách đoạt giải Nobel Văn học được giới thiệu trải qua hàng chục, hàng trăm năm vẫn giữ nguyên vẹn giá trị, có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ và lan tỏa suốt nhiều thế hệ độc giả.
Ở Quán Cà Phê Của Tuổi Trẻ Lạc Lối - Patrick Modiano
Liệu những con đường ta qua thời tuổi trẻ có thực sự là đường vòng? Hay chỉ đơn giản là một đường thẳng, dẫn về phía nội tâm?
Tuổi trẻ là một khối dồn nén. Nó có sức phá hoại đến nỗi, vào một thời điểm những tưởng đã quay lưng với cuộc đời, ta chợt nhìn lại và thấy vần vũ quanh mình những gương mặt, mối tình, những lần gặp gỡ, các cảm xúc chân thực và sống động như dao cứa. Đó là tình cảnh của Roland, nhân vật tuy xuất hiện về cuối trong “Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối” (Trần Bạch Lan dịch, Nhã Nam & NXB Văn Học) nhưng lại là mắt xích giải đáp cho mớ ngổn ngang còn lại. Một ngày bước qua quán cà phê La Condé thời xưa cũ rồi nhận ra quán đã đổi thành một cửa hiệu khác, Roland tái dựng ký ức về một cô gái mà anh đã gặp, đã yêu và đánh mất.
Cuốn tiểu thuyết mỏng của Patrick Modiano, khôi nguyên giải Nobel văn chương 2014, được chia thành nhiều giọng kể: một cựu sinh viên trường mỏ, một thám tử chuyên nghiệp, nữ nhân vật chính và Roland-người tình. Từng người kể chuyện tiến vào những vùng của bóng râm. Câu chuyện mở ra bằng việc Jacqueline Delanque, tên thường gọi là Louki, biến mất khỏi cuộc hôn nhân, rong ruổi ở Paris và để lại sau lưng một tấm màn bí ẩn, thêu dệt xung quanh một nhóm bạn vốn là khách quen ở quán cà phê Le Condé.
Ngay từ giọng kể đầu tiên, người kể đã bị ám ảnh bởi những bóng ma xung quanh một ký ức “tập trung” về những năm 1960 (tác phẩm ra đời 40 năm sau sự kiện tháng Năm 1968). Một giọng vô danh nhưng là hiện thân của tác giả với vai trò định vị không thời gian, tiết lộ những bí ẩn về nhóm khách năng lui tới quán Le Condé (“sống một cuộc đời lưu đãng, không phép tắc và cũng không đoái hoài tới ngày mai”)..
Chiến Tranh Không Có Một Khuôn Mặt Phụ Nữ - Svetlana Alexievich
Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ – Một tác phẩm của tác giả Svetlana Alexievich – Nobel văn chương 2015, bản dịch đầy đủ nhất từ trước tới nay, không cắt gọt, không kiểm duyệt của chính tác giả do dịch giả Nguyên Ngọc dịch mới hoàn toàn. Có một cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai mà bạn chưa từng nghe nói tới, những câu chuyện chưa bao giờ được đưa ra ánh sáng, những số phận gắn liền với chiến tranh, đã được tác giả tái hiện lại một cách chân thực nhất, đầy đủ nhất trong “Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ”. “Ở đấy, ta không thấy anh hùng cũng chẳng thấy chiến công không tưởng tượng nổi, mà chỉ đơn giản có những cá nhân bị cuốn vào một công việc phi nhân của nhân loại. Và trong ấy, không chỉ có họ (con người!) phải chịu đau đớn vì chiến tranh: cùng với con người là đất đai, chim chóc, cây cỏ. Toàn bộ thiên nhiên. Chúng chịu đau đớn mà chẳng nói được một lời, thế càng kinh khủng hơn… Thậm chí một sai lầm lớn. Còn có một cuộc chiến tranh khác mà chúng ta không biết.”
Cao Lương Đỏ - Mạc Ngôn
Bối cảnh câu chuyện là những năm 1920 và 1930 tại miền quê Cao Mật ở miền Nam Trung Hoa. Câu chuyện được kể từ ngôi thứ nhất, với nhân vật chính là bà nội của người kể truyện. Cô gái trẻ đầy khát vọng yêu đương đã bị gả cho một người đàn ông mắc bệnh phong. Ngày lên kiệu hoa, cô gái đầy chán chường ấy đã gặp và say mê một trong những người phu kiệu khỏe mạnh, mà sau này đã trở thành tư lệnh Dư Chiêm Ngao, người anh hùng phục kích đoàn xe Nhật. Ngày hôm ấy chính anh đã cứu cô khỏi tay bọn cướp.
Hai ngày sau ở nhà chồng, cô thức trắng với con dao trong tay. Ngày thứ ba được trả về, người phu kiệu đã cướp cô chạy vào rừng cao lương đỏ. Ba ngày hạnh phúc trong rừng đã đem lại cho cô một đứa con trai, cha của người kể chuyện.
Năm 14 tuổi, người con trai gia nhập đoàn quân của Dư Chiêm Ngao mà ông vẫn coi là cha nuôi. Người con gái giờ đây đã là người thiếu phụ, ngày ngày vẫn làm bánh đem ra chiến trường khao quân. Trong một lần gánh bánh gặp đúng lúc xe giặc đang đi qua, bà đã hy sinh. Trước khi chết bà nói cho con trai biết về người cha thật sự, và ra đi nhẹ nhàng trên đệm cây cao lương, nơi đã chứng kiến tình yêu và hạnh phúc của bà.
Mãi Đừng Xa Tôi - Kazuo Ishiguro
Mãi Đừng Xa Tôi là câu chuyện mang tính khoa học giả tưởng, lấy bối cảnh nước Anh cuối thế kỷ 20.
Kathy, Ruth và Tommy xuất thân từ một ngôi trường đặc biệt: trường nội trí Hailsham. Những con người ở đó đều có chung một số phận được định đoạt. Họ chấp nhận số phận, nhưng vẫn khát khao trì hoãn. Với giọng điệu bình thản như mặt biển sóng ngầm, câu chuyện kể về một hiện thực đáng sợ diễn ra trong một thế giới “giả tưởng”, nhưng cũng không xa lắm thế giới “thật tưởng” mà chúng ta đang sống. Câu chuyện ám ảnh chúng ta bởi tiếng kêu đau đớn đến xé lòng về tình yêu và hạnh phúc. Nó buộc chúng ta phải suy nghĩ lại về giá trị Người của chính mình.
Câu chuyện khép lại trong một kết thúc không thể nào khác được càng khiến cho ta hiểu thêm về giá trị nhân văn, nhân đạo, giá trị của con người. Tác phẩm rất xứng đáng là một trong 100 tiểu thuyết tiếng Anh hay nhất từ năm 1923. Một cuốn tiểu thuyết tình cảm, giả tưởng mà tất cả chúng ta nên đọc qua ít nhất một lần.
Trò Chuyện Trong Quán La Catedral - Mario Vargas Llosa
Santiago Zavalita, con trai của một kỹ nghệ gia giàu sang, đã từ bỏ tất cả cơ hội tiến thân để làm cho một tờ báo nhỏ, sau khi cảm thấy không cuộc sống nào thực sự dành cho mình – một luật sư thành đạt theo mong ước của gia đình, hay một thành viên nhiệt thành của Đảng cộng sản theo những người bạn cùng trường đại học. Một ngày, trong khi đi tìm con chó bị lạc, anh tình cờ gặp lại Ambrosio, người tài xế trung thành đã phục vụ cha của anh trong nhiều năm, giờ tay trắng, sống vất vưởng ở một góc thành phố Lima. Bên những chai bia trong quán rượu La Catedral, họ trôi theo dòng quá khứ của cả hai. Từ cuộc trò chuyện đó, không gian mở rộng cho những giọng nói của người sống và người chết thi nhau kể lại số phận nhỏ nhoi và những nỗi khổ đau ngỡ đã tan biến trong dòng thác lịch sử.
Cuốn tiểu thuyết chứa đựng hàng loạt nhân vật đại diện cho các loại người, các tầng lớp trong xã hội Peru dưới thời tên độc tài Odría. Don Fermín, cha của Santiago, một kỹ nghệ gia có nhiều dính líu mờ ám đến chính quyền; Cayo Bermudez, giám đốc An ninh của chính quyền Odría, một kẻ đê tiện; bọn tay sai của Bermudez phục vụ cho những thủ đoạn chính trị dơ bẩn; Hortensia – người tình của Bermudez, đã bị giết vì nắm được bí mật của Don Fermín; Amalia, hầu gái của gia đình Santiago và sau đó là Hortensia, vợ của Ambrosio; Queta, gái điếm và người tình đồng giới của Hortensia… Mỗi người đều dường như không thể thoát ra khỏi tiến trình tha hóa và sụp đổ, tiêu biểu là Ambrosio, vừa là nạn nhân vừa là tội phạm, xuất thân là kẻ cùng đinh và cuối cùng mất tất cả. Ngay chính Santiago, một thanh niên thông minh, trong sáng và đầy nhiệt tâm, cuối cùng cũng vỡ mộng, chán nản kéo lê cuộc sống tẻ nhạt của một phóng viên vô danh, “không là luật sư và cũng chẳng là hội viên của Club Nacional, không là kẻ vô sản cũng chẳng là tay tư sản”. Dù không chịu trở về với gia đình để trở thành trưởng giả, anh đã đủ trưởng thành để thôi huyễn tưởng về những thứ đã chi phối cả tuổi trẻ mình: “Còn nếu mày gia nhập hôm ấy thì sao, Zavalita? hắn nghĩ. Phải chăng nhiệt tình tranh đấu sẽ lôi mày theo, càng lúc càng dấn sâu vào hơn, mày có sẽ trở thành một kẻ có niềm tin, một kẻ lạc quan, một kẻ trong trắng khác, bí hiểm và anh hùng?… Thay vì những bài xã luận chống chó dại trên La Crónica, mày sẽ viết cho những trang in nghèo nàn của Unidad… Mày sẽ tệ hại hơn hay cũng thế hay hạnh phúc hơn? Hắn nghĩ: ồ, Zavalita”.
Tên tôi là Đỏ - Orhan Pamuk
Ẩn dấu bên trong bức màn bí ẩn, đầy lôi cuốn của câu chuyện trinh thám với những án mạng bi thảm, Tên tôi là Đỏ đã đưa độc giả trở về 4 thế kỷ trước, giữa thành Istanbul hoa lệ, khám phá chiều sâu tâm hồn của một dân tộc. Tác phẩm xuất sắc này của Orhan Pamuk đã đạt...
Câu chuyện bắt đầu vào mùa đông năm 1591, trong lễ kỷ niệm một ngàn năm Hegira, Hoàng đế Thổ ra lệnh cho Enishte – một nhà tiểu họa tài ba, thực hiện một cuốn sách ca ngợi đế quốc của mình, và phải được minh hoạ theo phong cách Venice, vốn là lối vẽ của phương Tây. Trong bối cảnh lịch sử, văn hóa của Thổ Nhĩ Kỳ thế kỷ XVI, đây là một điều bị ngăn cấm, ai thực hiện có thể sẽ gặp nguy hiểm. Nhận trọng trách từ Đức vua, Enishte bí mật giao cho những nhà tiểu họa bậc thầy: Zeytin, Zarif, Leylek, Kelebek, mỗi người một phần việc riêng để hoàn thành cuốn sách mà không một ai thấy được thành phẩm hoàn chính.
Thế nhưng, cuốn sách chưa kịp làm xong thì những vụ án mạng đã xảy ra. Zarif – người thợ mạ vàng tài hoa bị giết chết thảm khốc và ném xác xuống giếng hoang. Sau đó, Enishte bị hạ sát ngay tại nhà bằng chiếc bình mực cổ. Kẻ sát nhân đã để lại những vết tích kỳ lạ trên cuốn sách dang dở. Bao mối hoài nghi được đặt ra, phải chăng mục đích giết người là sự đố kỵ nghề nghiệp, lòng ghen tuông tình ái… Bức màn bí ẩn chỉ thực sự hé mở vào cuổi tác phẩm. Người đi tìm lời giải mã là chàng Siyah và sư phụ Osman – một nhà tiểu họa già. Động lực tình yêu của Siyah với Shekure, con gái của Enishte, đã đưa chàng khá phá vụ án bí ẩn đó. Chính điều này khiến Tên tôi là Đỏ đa chiều hơn, phong phú hơn, đẹp đẽ hơn.
Từ câu chuyện trinh thám ly kỳ, Tên tôi là Đỏ đưa ra một cuộc đối thoại Đông – Tây, để rồi từ đó khai phá chân dung và vẻ đẹp tinh thần ẩn chứa dưới những bức thành Istanbul, những nét đặc sắc đã đưa người Ba Tư trở thành một huyền thoại mãi mãi của thế giới. Cũng từ đó, tác phẩm khai phá một triết lý sống với những chiêm nghiệm về tình yêu, nghệ thuật, sự sống và cái chết.
Cô Gái Chơi Dương Cầm - Elfriede Jelinek
Được nhào nặn dưới bàn tay của một bà mẹ độc đoán, nghiêm khắc, cô giáo dạy dương cầm Erika Kohut luôn mang trong mình khao khát cháy bỏng về những điều thầm kín nhất của tình yêu, tình dục. Ẩn sau vẻ ngoài nghiêm trang, đứng đắn của cô là một tâm hồn bị kìm hãm luôn mong muốn được giải thoát. Chính những giằng xé nội tâm dữ dội ấy đã thúc đẩy Erika lén lút làm những việc bất bình thường và đẩy mối quan hệ giữa cô và chàng sinh viên Klemmer tới bờ vực cay đắng.
Kinh Cầu Nguyện Kaddis Dành Cho Đứa Trẻ Không Ra Đời - Kertész Imre
Tác phẩm hấp dẫn này mở ra khi một nhà văn – người sống sót sau nạn diệt chủng người Do Thái thời Đức quốc xã – giải thích cho bạn rằng: ông không thể sinh ra một đứa trẻ trong một thế giới mà nạn diệt chủng đó đã xả ra và có thể xảy ra lần nữa. Dõi theo câu chuyện phức tạp, chúng ta nhận thấy vô số thất vọng của người kể chuyện: sự nghiệp văn chương không thành công, hôn nhân thất bại, gia đình mới và con cái của người vợ cũ – những đứa trẻ có thể là con mình. Kinh Cầu Nguyện Kaddis Dành Cho Đứa Trẻ Không Ra Đời là một tác phẩm sâu sắc, thơ mộng và không dễ cảm nhận.
Trăm Năm Cô Đơn - Garcia Márquez
Trăm năm cô đơn là câu chuyện về dòng họ Buênđya tồn tại bảy thế hệ, người đầu tiên bị trói vào gốc cây và người cuối cùng bị kiến ăn, một dòng họ tự lưu đày vào cõi cô đơn để trốn tội loạn luân. Trong cõi cô đơn ấy, những Accađiô, Aurêlianô, Rêmêđiôt và những Amaranta đã ra đời, sống với số phận bi đát như đã được định trước: lay lắt trong nỗi cô đơn và hoài nhớ, thấp thỏm lo phạm tội loạn luân. Nhưng rồi họ yêu nhau mãnh liệt và lấy nhau với hy vọng tình yêu sẽ cải tạo nòi giống mình. Nhưng họ vẫn đẻ ra những đứa con có đuôi lợn và chính nó đã kết liễu dòng họ Buênđya.
Trăm năm cô đơn là lời kêu gọi mọi người hãy sống đúng bản chất người – tổng hòa các mối quan hệ xã hội – của mình, hãy vượt qua mọi định kiến, thành kiến cá nhân, hãy lấp bằng mọi hố ngăn cách cá nhân để cá nhân mình tự hòa đồng với gia đình, với cộng đồng xã hội. Vì lẽ đó Garcia Márquez từng tuyên bố cuốn sách mà ông để cả đời sáng tác là cuốn sách về cái cô đơn và thông qua cái cô đơn ông kêu gọi mọi người đoàn kết, đoàn kết để đấu tranh, đoàn kết để chiến thắng tình trạng chậm phát triển của Mỹ Latinh, đoàn kết để sáng tạo ra một thiên huyền thoại khác hẳn. Một huyền thoại mới, hấp dẫn của cuộc sống, nơi không ai bị kẻ khác định đoạt số phận mình ngay cả cái cách thức chết, nơi tình yêu có lối thoát và hạnh phúc là cái có khả năng thực sự, và nơi những dòng họ bị kết án trăm năm cô đơn cuối cùng và mãi mãi sẽ có vận may lần thứ hai để tái sinh trên mặt đất này.
Người đọc tìm đến với Trăm năm cô đơn bởi đó là cuốn sách văn học thực sự mang hơi thở đời sống hiện đại – cuốn sách của niềm tin và những số phận con người.
Cây Người - Patrick White
Patrick White không chỉ viết về những vấn đề phổ quát của thời đại: sự cô đơn, sự đơn độc của bản thể; văn của ông còn đi sâu vào chủ đề quen thuộc, những khía cạnh trần thế đời thường, ứng xử của con người với thiên nhiên vạn vật. Và Cây Người là đại diện tiêu biểu xuất sắc cho bút pháp ấy, một cuộc phản kháng văn chương, chống lại chủ nghĩa duy vật và nêu bật lên những mâu thuẫn của chủ nghĩa hiện thực…
Cây Người còn là một áng văn tuyệt mỹ về nước Úc sơ khai trữ tình, về những con người được tôi luyện trong gió và cát, cũng giống như cái cây nơi hoang dã, con người phải sống bằng chính sức lực của mình, phải chống lại mọi bão giông cuộc sống, giống như cái cây “không hề có phút giây yên tĩnh”… Dù bị đau đớn quằn quại, người ta vẫn tha thiết yêu thương cái mảnh đất ấy. Đến tận cùng, xứ sở cội nguồn của ta mới là điều quan trọng, dù ta có thích hay không…
Tất cả những điều đó đã đưa Patrick White thành một tượng đài văn chương, ông cũng là người Úc đầu tiên được trao giải Nobel Văn học, vì “những tác phẩm có nghệ thuật phân tích tâm lý sâu sắc tinh tế và bút pháp sử thi, nhờ đó đã mở ra một châu lục văn chương mới.”
Xứ Tuyết - Kawabata Yasunari,
Xứ Tuyết là tiểu thuyết dạng vừa đầu tiên của Kawabata Yasunari, cũng là tác phẩm đại diện cho chủ nghĩa duy mỹ ở ông. Trước khi chỉnh sửa và xuất bản thành sách vào năm 1948, Xứ tuyết đã xuất hiện từng phần trên tạp chí trong rải rác mười hai năm, qua hình hài các truyện ngắn Kính chiều, Kính ngày… là thành quả sau nhiều lần lữ du như áng mây lang bạt sang miền tuyết trắng, nơi trước tiên là ông, rồi đến nhân vật của ông chìm đắm trong vẻ đẹp hoang sơ đầy ắp động-tĩnh-thanh-sắc của thiên nhiên, trong vẻ đẹp tương phản nhưng đều hút hồn của con người.
Nhân vật chính, Shimamura, là một người cơm áo không lo, dần dần thành ra mau chán và ì trệ. Vì muốn củng cố thái độ sống của mình, anh quyết định đi xa leo núi, lấy sự vất vả về thể xác làm phương pháp rèn tinh thần. Từ trên núi xuống, anh ghé vào làng suối nước nóng ngay cạnh đó để nghỉ ngơi, nào ngờ từ đây buông mình vào mối quan hệ khiến anh nhiều khi ân hận nhưng không dứt bỏ được với một geisha nồng nàn, giàu nhục cảm, cho đến ngày một ngọn lửa điêu tàn bùng lên thiêu rụi tất cả.
Là tác phẩm đỉnh cao của Kawabata, giúp ông giành giải Nobel Văn chương năm 1968, Xứ tuyết đẩy đến cực hạn cái đẹp hư vô, cái đẹp thanh khiết và cái đẹp bi thiết bằng một bút pháp tinh tế, cô đọng, gợi ý, khó nắm bắt, tạo nên cuộc hội ngộ hoàn hảo giữa thể loại tiểu thuyết và thơ Haiku.
Sông Đông Êm Đềm - Michail Alexandrowitsch Scholochow
Sông Đông êm đềm miêu tả một giai đoạn lịch sử mười năm từ 1912 đến 1922 trong phạm vi địa lý rộng lớn: mặt trận miền Tây nước Nga trong Thế chiến thứ nhất, Ukraina, Ba Lan, România cho đến Sankt-Peterburg, Moskva nhưng chủ yếu diễn ra ở hai bờ sông Đông và tập trung vào một làng Cossack ven sông. Trong phần đầu của tiểu thuyết, Sholokhov đã quay lại quá khứ của gia đình Melekhov từ thời người ông nội với cô vợ người Thổ Nhĩ Kì bị người dân Cossack xa lánh và dị nghị do lối sống kì lạ. Gregori Melekhov là con thứ hai trong một gia đình ông nội là người Cossack, bà nội là người Thổ Nhĩ Kỳ. Gregori đem lòng yêu Aksinia, vợ một người hàng xóm và nhằm ngăn cản mối quan hệ này, gia đình Melekhov cưới Natalia cho chàng. Để được tiếp tục sống bên nhau, Gregori và Aksinia cùng bỏ nhà đi làm thuê. Tủi nhục, phẫn uất, Natalia đã quyên sinh nhưng không chết.
Gregori phải đi lính khi đến tuổi và cùng với những chàng trai Cossack khác, trong đó có người anh Pyotr nhập ngũ trước đó chiến đấu chống lại quân Áo, Đức trong những năm đầu của Thế chiến thứ nhất. Tham gia chiến tranh, do cứu sống một Trung tá bị thương, chàng được tặng Huân chương thánh Gorge đồng thời cảm nhận thấy tính chất tàn bạo, vô nghĩa của chiến tranh và luôn day dứt về điều đó. Ở quê nhà, Aksinia sống trong cơ cực, cô đơn, tuyệt vọng, đứa con đầu lòng cũng không sống nổi vì bệnh tật, nàng đã chấp nhận quan hệ với Evgeni, con trai của chủ nhà. Bị thương và về phép, biết được chuyện của Aksinia, Gregori quay trở về sống với Natalia và sau khi chàng trở lại quân ngũ ít lâu thì Natalia sinh đôi một trai, một gái. Cách mạng tháng Mười nổ ra, trong những ngày hỗn loạn ấy, Gregori bị xô đẩy hết từ “bên Đỏ” rồi lại sang “bên Trắng”. Mặc dù chán ghét và không ý thức được mình chém giết để làm gì nhưng vó ngựa Cossack của Gregori vẫn phiêu bạt khắp các chiến trường, lao vào những trận đánh đẫm máu.
Bất chấp những gì đã xảy ra, Gregori và Aksinia vẫn yêu nhau và họ đã nối lại quan hệ. Tuyệt vọng, Natalia nhờ một bà lang băm bỏ đi giọt máu của mình và Gregori mà nàng đang mang trong người rồi chết do mất máu, trước khi chết Natalia đã tha thứ cho Gregori. Không lâu sau, con gái của Gregori và Natalia cũng chết do bệnh tật. Sau khi giải ngũ về quê, đã chán ghét cảnh chém giết trên chiến trường chàng chỉ mong có một cuộc sống bình yên cùng Aksinia. Bất chấp điều đó và mặc dù giữa em gái Gregori với Miska Kosevoi, một người bạn của chàng đã trở thành đại diện cho chính quyền Xô viết trong vùng yêu nhau tha thiết, chàng luôn sống trong sự đe dọa phải trả giá cho những gì đã gây ra khi chống lại chính quyền mới. Lo sợ trước nguy cơ bị bắt giam và xét xử, Gregori bỏ trốn theo quân thổ phỉ của Fomin..
Người Xa Lạ - Albert Camus
Người xa lạ của Albert Camus được khởi thảo năm 1938, hoàn tất năm 1940 và xuất bản lần đầu năm 1942. Tiểu thuyết khắc họa chân dung nhân vật Meursault trong khoảng thời gian kể từ ngày mẹ của Meursault chết ở trại tế bần dành cho người già cho đến gần cái chết của chính anh ta. Cuốn sách được chia thành 2 phần với 11 chương, với kiểu tự thuật về cuộc đời của nhân vật tôi – Meursault, một nhân viên thư ký lãnh việc gửi hàng hóa. Anh ta sống cô độc, nhận được tin mẹ mất, “Mẹ đã chết hôm nay. Hay là hôm qua nhỉ, tôi không rõ.” Anh ta đi dự đám tang, rồi lại tới sở làm, đi bơi, xem xi-nê,… đi chơi với người yêu và giết người tại bãi biển. Meursault bị lên án vì không có biểu hiện của một người con mất mẹ (không thăm mẹ thường xuyên, không đau khổ, không nhìn mặt mẹ lần cuối, uống cà phê và hút thuốc trước quan tài người chết, ngủ trong khi canh linh cữu, xem phim hài và hành động yêu đương chỉ một ngày sau khi mẹ mất…), bị công tố viên buộc tội vì “đã chôn cất bà mẹ bằng trái tim của một kẻ sát nhân.” Câu chuyện mở đầu bằng cái chết, phân tách hai phần bằng cái chết và kết thúc bằng một án tử hình.
Qua Người xa lạ, Camus đã tạo nên một nhân vật Meursault hoàn toàn xa lạ với chính mình, với thế giới, với cái chết, với tình yêu và với mọi mối quan hệ xã hội. Trong sự vô nghĩa của đời sống con người, trên con đường đến với cái chết treo lơ lửng, Meursault đã đi qua Vô thức, Tỉnh thức và cuối cùng là Nổi loạn (Phản kháng).
Bác Sĩ Zhivago - Boris Pasternak
Bác sĩ Zhivago là cuốn sách tái hiện lại lịch sử nước Nga những năm đầu thế kỷ 20 cho đến sau đại chiến II. Trong bối cảnh chiến tranh và cách mạng, tác phẩm tập trung khắc họa số phận và lựa chọn của người trí thức trong sự xoay vần của thời cuộc. Bên cạnh những vấn đề lớn lao về lịch sử, tôn giáo, triết học… tác phẩm còn là câu chuyện tình yêu ngang trái giữa Yury Zhivago và Lara Guishar.
Được hoàn thành năm 1955 nhưng cuốn sách bị coi tác phẩm chống Xô viết nên bị cấm xuất bản tại Liên Xô cũ. Gần 30 năm sau, độc giả Nga mới được đọc tác phẩm này một cách hợp pháp.
Trên cái nền của chiến tranh và sự hỗn loạn, một câu chuyện tình yêu lãng mạn lại được tạo dựng theo con mắt hoàn toàn khác. Người ta tìm kiếm gì ở tác phẩm kinh điển Doctor Zhivago (Bác sĩ Zhivago)? Đó là sự hoàn hảo của bút pháp tạo hình điện ảnh, và tính lãng mạn của một chuyện tình đau khổ.
Của Chuột Và Người - John Steinbeck
Là tác phẩm nổi tiếng nhất của John Steinbeck, “Của Chuột Và Người” được coi là khuôn mẫu tiểu thuyết xuất sắc cho văn chương Mỹ. Câu chuyện khắc họa nỗi cùng khổ của những người dân lao động trong bối cảnh Đại khủng hoảng kinh tế, của những thân phận tột cùng cô độc giữa một xã hội đầy rẫy bất công. Ở đó, ước mơ và hoài bão mắc cạn trong cái vòng luẩn quẩn, còn khát khao làm chủ số phận chỉ là một ảo giác an thần kéo lê những đôi chân trĩu nặng không ngừng bôn ba xê dịch. Với lối kể chuyện giản dị, giàu cảm xúc, cùng cấu trúc ba hồi khúc chiết như một vở kịch, “Của Chuột Và Người” đã góp phần đưa John Steinbeck trở thành nhà văn sáng tác về tầng lớp lao động xuất sắc nhất nước Mỹ.
Ông Già Và Biển Cả - Ernest Hemingway
Ông già và Biển cả (tên tiếng Anh: The Old Man and the Sea) là một tiểu thuyết ngắn được Ernest Hemingway viết ở Cuba năm 1951 và xuất bản năm 1952. Nó là truyện ngắn dạng viễn tưởng cuối cùng được viết bởi Hemingway. Đây cũng là tác phẩm nổi tiếng và là một trong những đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Tác phẩm này đoạt giải Pulitzer cho tác phẩm hư cấu năm 1953. Nó cũng góp phần quan trọng để nhà văn được nhận Giải Nobel văn học năm 1954.
Trong tác phẩm này, ông đã triệt để dùng nguyên lý mà ông gọi là “tảng băng trôi”, chỉ mô tả một phần nổi còn lại bảy phần chìm, khi mô tả sức mạnh của con cá, sự chênh lệch về lực lượng, về cuộc chiến đấu không cân sức giữa con cá hung dữ với ông già. Tác phẩm ca ngợi niềm tin, sức lao động và khát vọng của con người.
Âm Thanh Và Cuồng Nộ - William Faulkner
Cuốn tiểu thuyết thứ tư của W.Faulkner là The Sound and the Fury được ấn hành lần đầu tiên vào ngày 7 tháng 10 năm 1929 đã mang đến cho ông danh tiếng lẫy lừng, đầu tiên là trong giới văn học, sau đó là trong quảng đại quần chúng. Tuy nhiên, đến tận bây giờ, cuốn sách vẫn là một thách đố đầy quyến rũ cho bất kỳ độc giả nào muốn thâm nhập vào thế giới âm u, náo động, mãnh liệt và thấm đẫm tình người của W.Faulkner.
Hàng trang sách không có dấu chấm câu, những đại từ nhân xưng ngôi thứ ba không rõ chỉ vào ai, những ẩn dụ rắc rối bí hiểm….. độc giả không kiên nhẫn sẽ khó có thể cùng William Faulkner thâm nhập vào một thế giới âm u, náo động, mãnh liệt, đầy Âm thanh và Cuồng nộ.
Tiểu thuyết gồm bốn chương thì có tới ba chương là độc thoại nội tâm của nhân vật. Ở đó có những tiếng gào khóc và điên giận, những ý nghĩ rời rạc, mù mờ, chắp nối, hỗn độn, những hồi ức, liên tưởng nhảy cóc từ thời điểm này sang thời điểm khác, xuôi ngược trên dòng thời gian, lẫn lộn quá khứ, hiện tại, tương lai. Tác phẩm tựa như một bản giao hưởng thuộc trường phái ấn tượng mà các chủ đề xuất hiện, biến mất, tái hiện rồi lại biến mất cho đến khi bùng nổ trọn vẹn. Và cái hấp dẫn người đọc lại chính là những vùng mờ tối, những mặt trái sáng, mơ hồ lấp lửng ấy. Chính vì thế, Âm thanh và cuồng nộ xứng đáng được gọi là một kiệt tác của William Faulkner, một nhà văn quan trọng nhất thế kỷ XX – người đã được nhận giải thưởng Nobel văn chương năm 1949.
Gia Đình Buddenbrook - Thomas Mann
Cuốn tiểu thuyết đầu tay vĩ đại của Thomas Mann, một trong hai tác phẩm mang về cho nhà văn giải Nobel Văn chương năm 1929. Cuốn sách xếp vị thứ 7 trong top 100 cuốn tiểu thuyết Đức ngữ hay nhất thế kỷ 20 do Literaturhaus Münchenvà Bertelsmann bình chọn. Cứ 10 người Đức thì có 1 người đọc Gia đình Buddenbrook. Ở Trung Quốc, Gia đình Buddenbrook được coi là phiên bản Đức ngữ của Hồng lâu mộng.
Gia đình Buddenbrook xuất bản lần đầu tại Đức năm 1901, khi Thomas Mann mới 26 tuổi, đã nhanh chóng trở thành tác phẩm kinh điển của văn học hiện đại. Câu chuyện kể về một gia đình bốn thế hệ thuộc tầng lớp đại tư sản ở thành phố Lübeck miền Bắc nước Đức. Với ngòi bút điêu luyện, Thomas Mann đã dựng lên một bức tranh toàn diện và chân thực về đời sống của tầng lớp trung lưu: kết hôn và ly hôn, sinh ra và chết đi, thành công và thất bại. Những sự kiện ấy lặp đi lặp lại qua nhiều thế hệ, trong khi gia đình Buddenbrook dần bị cuốn vào vòng xoáy hiện đại dẫn đến sự sụp đổ không thể tránh khỏi của cả dòng họ.
Với hơn 400 nhân vật, câu chuyện giàu chi tiết và đầy tính nhân văn, Gia đình Buddenbrook vượt qua tất cả các cuốn biên niên sử gia đình khác và trở thành hình mẫu cho thể loại văn chương này. Đây cũng được coi là tác phẩm vĩ đại nhất của Thomas Mann.
Buồn Nôn - J. P. Sartre
Với phương pháp mô tả theo hiện tượng học, nền văn nghệ thời mới đã thực hiện được cuộc hôn phối toàn bích với khoa triết lý. Trong số những triết gia ở trên đỉnh cao của thời hiện đại, Sartre là hình ảnh biểu trưng toàn vẹn cho lời quả quyết trên, nhờ vào thiên tài văn nghệ và sức sáng tác phong phú của ông. Dòng máu văn nghệ luân lưu trong huyết quản Sartre đã chuyên chở đến cho quần chúng độc giả những chất liệu cần thiết để đi vào tư tưởng Sartre, và còn gây nhiều ảnh hưởng quan trọng hơn là những bộ tiết luận vĩ đại của ông.
Tác phẩm Buồn Nôn (La Nausée, 1938) là một trong số những tác phẩm giá trị nhất của nền văn học thế kỷ thứ XX, đồng thời cũng là tác phẩm thuộc vào loại khó đọc, vì ngoài giá trị về phương diện thẩm mỹ, tác giả còn muốn đưa ta chạm mặt thực sự với một trực giác nguyên uỷ, làm trung tâm điểm cho nền hiện sinh vô thần của ông: trực giác về hiện hữu của sự vật.
Tất cả cố gắng của Roquentin – nhân vật chính và cũng là tác giả tập Nhật ký này – nhằm xoáy sâu cái nhìn, xuyên thủng qua những lần vỏ ngoài bao bọc, đề đạt đến tri kiến đích thực về bản chất của thực tại. Tri kiến ấy là tri kiến của hiện tính (existence) của vạn vật. Sự vật hiện hữu. Sự hiện hữu ấy mang tính chất lầm lì, dày đặc, bất khả giải ngộ và ngẫu nhiên. Chính cái tính cách bất tất (contingence) của sự vật là chất men gợi dậy cơn Buồn Nôn. Người ta bị đẩy vào trong cõi bao la đồng nhất của hiện hữu, một hiện hữu thoát vượt ra ngoài mọi tương quan để chỉ còn giữ lại mối tương quan duy nhất là tính chất “dư thừa” của những sự vật với nhau. Tất cả dư thừa nên tất cả đều là phi lý. Mọi sự đều phi lý: đây không phải là tiếng kêu phẫn hận với cuộc đời mà là một nỗi cay đắng âm thầm phát sinh từ trực giác về hiện hữu của sự vật. Ông cho tận cùng nỗi cay đắng ấy, con nguời lại tìm thấy sinh lộ giải phóng trực giác về hiện hữu dẫn đến sự khước từ Thượng đế và tự do trong trách nhiệm để tự thể hiện lý vận mệnh của mình. Người ta đã có lý khi xem Buồn Nôn là khai từ thơ mộng cho thiên triết luận hữu thể và vô thể, hồng tâm của tư tưởng Sartre.
Giờ đây, chỉ còn buông mình theo lời kể và dần dà đánh thức dậy anh chàng Roquentin đang ngủ im trong mỗi người chúng ta.
0 biết khi copy & paste có làm lỗi 0 mà chỉ có tên truyện còn tác giả thì có khi 0 được nhắc đến: thiếu sót lớn & lỗi nghiêm trọng
Tôi sẽ bổ xung
19 sách đoạt giải Nobel Văn học phải đọc trong cuộc đời mỗi con người
Vnwriter
19 sách đoạt giải Nobel Văn học được giới thiệu trải qua hàng chục, hàng trăm năm vẫn giữ nguyên vẹn giá trị, có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ và lan tỏa suốt nhiều thế hệ độc giả.
Ở Quán Cà Phê Của Tuổi Trẻ Lạc Lối - Patrick Modiano
Liệu những con đường ta qua thời tuổi trẻ có thực sự là đường vòng? Hay chỉ đơn giản là một đường thẳng, dẫn về phía nội tâm?
Tuổi trẻ là một khối dồn nén. Nó có sức phá hoại đến nỗi, vào một thời điểm những tưởng đã quay lưng với cuộc đời, ta chợt nhìn lại và thấy vần vũ quanh mình những gương mặt, mối tình, những lần gặp gỡ, các cảm xúc chân thực và sống động như dao cứa. Đó là tình cảnh của Roland, nhân vật tuy xuất hiện về cuối trong “Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối” (Trần Bạch Lan dịch, Nhã Nam & NXB Văn Học) nhưng lại là mắt xích giải đáp cho mớ ngổn ngang còn lại. Một ngày bước qua quán cà phê La Condé thời xưa cũ rồi nhận ra quán đã đổi thành một cửa hiệu khác, Roland tái dựng ký ức về một cô gái mà anh đã gặp, đã yêu và đánh mất.
Cuốn tiểu thuyết mỏng của Patrick Modiano, khôi nguyên giải Nobel văn chương 2014, được chia thành nhiều giọng kể: một cựu sinh viên trường mỏ, một thám tử chuyên nghiệp, nữ nhân vật chính và Roland-người tình. Từng người kể chuyện tiến vào những vùng của bóng râm. Câu chuyện mở ra bằng việc Jacqueline Delanque, tên thường gọi là Louki, biến mất khỏi cuộc hôn nhân, rong ruổi ở Paris và để lại sau lưng một tấm màn bí ẩn, thêu dệt xung quanh một nhóm bạn vốn là khách quen ở quán cà phê Le Condé.
Ngay từ giọng kể đầu tiên, người kể đã bị ám ảnh bởi những bóng ma xung quanh một ký ức “tập trung” về những năm 1960 (tác phẩm ra đời 40 năm sau sự kiện tháng Năm 1968). Một giọng vô danh nhưng là hiện thân của tác giả với vai trò định vị không thời gian, tiết lộ những bí ẩn về nhóm khách năng lui tới quán Le Condé (“sống một cuộc đời lưu đãng, không phép tắc và cũng không đoái hoài tới ngày mai”)..
Chiến Tranh Không Có Một Khuôn Mặt Phụ Nữ - Svetlana Alexievich
Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ – Một tác phẩm của tác giả Svetlana Alexievich – Nobel văn chương 2015, bản dịch đầy đủ nhất từ trước tới nay, không cắt gọt, không kiểm duyệt của chính tác giả do dịch giả Nguyên Ngọc dịch mới hoàn toàn. Có một cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai mà bạn chưa từng nghe nói tới, những câu chuyện chưa bao giờ được đưa ra ánh sáng, những số phận gắn liền với chiến tranh, đã được tác giả tái hiện lại một cách chân thực nhất, đầy đủ nhất trong “Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ”. “Ở đấy, ta không thấy anh hùng cũng chẳng thấy chiến công không tưởng tượng nổi, mà chỉ đơn giản có những cá nhân bị cuốn vào một công việc phi nhân của nhân loại. Và trong ấy, không chỉ có họ (con người!) phải chịu đau đớn vì chiến tranh: cùng với con người là đất đai, chim chóc, cây cỏ. Toàn bộ thiên nhiên. Chúng chịu đau đớn mà chẳng nói được một lời, thế càng kinh khủng hơn… Thậm chí một sai lầm lớn. Còn có một cuộc chiến tranh khác mà chúng ta không biết.”
Cao Lương Đỏ - Mạc Ngôn
Bối cảnh câu chuyện là những năm 1920 và 1930 tại miền quê Cao Mật ở miền Nam Trung Hoa. Câu chuyện được kể từ ngôi thứ nhất, với nhân vật chính là bà nội của người kể truyện. Cô gái trẻ đầy khát vọng yêu đương đã bị gả cho một người đàn ông mắc bệnh phong. Ngày lên kiệu hoa, cô gái đầy chán chường ấy đã gặp và say mê một trong những người phu kiệu khỏe mạnh, mà sau này đã trở thành tư lệnh Dư Chiêm Ngao, người anh hùng phục kích đoàn xe Nhật. Ngày hôm ấy chính anh đã cứu cô khỏi tay bọn cướp.
Hai ngày sau ở nhà chồng, cô thức trắng với con dao trong tay. Ngày thứ ba được trả về, người phu kiệu đã cướp cô chạy vào rừng cao lương đỏ. Ba ngày hạnh phúc trong rừng đã đem lại cho cô một đứa con trai, cha của người kể chuyện.
Năm 14 tuổi, người con trai gia nhập đoàn quân của Dư Chiêm Ngao mà ông vẫn coi là cha nuôi. Người con gái giờ đây đã là người thiếu phụ, ngày ngày vẫn làm bánh đem ra chiến trường khao quân. Trong một lần gánh bánh gặp đúng lúc xe giặc đang đi qua, bà đã hy sinh. Trước khi chết bà nói cho con trai biết về người cha thật sự, và ra đi nhẹ nhàng trên đệm cây cao lương, nơi đã chứng kiến tình yêu và hạnh phúc của bà.
Mãi Đừng Xa Tôi - Kazuo Ishiguro
Mãi Đừng Xa Tôi là câu chuyện mang tính khoa học giả tưởng, lấy bối cảnh nước Anh cuối thế kỷ 20.
Kathy, Ruth và Tommy xuất thân từ một ngôi trường đặc biệt: trường nội trí Hailsham. Những con người ở đó đều có chung một số phận được định đoạt. Họ chấp nhận số phận, nhưng vẫn khát khao trì hoãn. Với giọng điệu bình thản như mặt biển sóng ngầm, câu chuyện kể về một hiện thực đáng sợ diễn ra trong một thế giới “giả tưởng”, nhưng cũng không xa lắm thế giới “thật tưởng” mà chúng ta đang sống. Câu chuyện ám ảnh chúng ta bởi tiếng kêu đau đớn đến xé lòng về tình yêu và hạnh phúc. Nó buộc chúng ta phải suy nghĩ lại về giá trị Người của chính mình.
Câu chuyện khép lại trong một kết thúc không thể nào khác được càng khiến cho ta hiểu thêm về giá trị nhân văn, nhân đạo, giá trị của con người. Tác phẩm rất xứng đáng là một trong 100 tiểu thuyết tiếng Anh hay nhất từ năm 1923. Một cuốn tiểu thuyết tình cảm, giả tưởng mà tất cả chúng ta nên đọc qua ít nhất một lần.
Trò Chuyện Trong Quán La Catedral - Mario Vargas Llosa
Santiago Zavalita, con trai của một kỹ nghệ gia giàu sang, đã từ bỏ tất cả cơ hội tiến thân để làm cho một tờ báo nhỏ, sau khi cảm thấy không cuộc sống nào thực sự dành cho mình – một luật sư thành đạt theo mong ước của gia đình, hay một thành viên nhiệt thành của Đảng cộng sản theo những người bạn cùng trường đại học. Một ngày, trong khi đi tìm con chó bị lạc, anh tình cờ gặp lại Ambrosio, người tài xế trung thành đã phục vụ cha của anh trong nhiều năm, giờ tay trắng, sống vất vưởng ở một góc thành phố Lima. Bên những chai bia trong quán rượu La Catedral, họ trôi theo dòng quá khứ của cả hai. Từ cuộc trò chuyện đó, không gian mở rộng cho những giọng nói của người sống và người chết thi nhau kể lại số phận nhỏ nhoi và những nỗi khổ đau ngỡ đã tan biến trong dòng thác lịch sử.
Cuốn tiểu thuyết chứa đựng hàng loạt nhân vật đại diện cho các loại người, các tầng lớp trong xã hội Peru dưới thời tên độc tài Odría. Don Fermín, cha của Santiago, một kỹ nghệ gia có nhiều dính líu mờ ám đến chính quyền; Cayo Bermudez, giám đốc An ninh của chính quyền Odría, một kẻ đê tiện; bọn tay sai của Bermudez phục vụ cho những thủ đoạn chính trị dơ bẩn; Hortensia – người tình của Bermudez, đã bị giết vì nắm được bí mật của Don Fermín; Amalia, hầu gái của gia đình Santiago và sau đó là Hortensia, vợ của Ambrosio; Queta, gái điếm và người tình đồng giới của Hortensia… Mỗi người đều dường như không thể thoát ra khỏi tiến trình tha hóa và sụp đổ, tiêu biểu là Ambrosio, vừa là nạn nhân vừa là tội phạm, xuất thân là kẻ cùng đinh và cuối cùng mất tất cả. Ngay chính Santiago, một thanh niên thông minh, trong sáng và đầy nhiệt tâm, cuối cùng cũng vỡ mộng, chán nản kéo lê cuộc sống tẻ nhạt của một phóng viên vô danh, “không là luật sư và cũng chẳng là hội viên của Club Nacional, không là kẻ vô sản cũng chẳng là tay tư sản”. Dù không chịu trở về với gia đình để trở thành trưởng giả, anh đã đủ trưởng thành để thôi huyễn tưởng về những thứ đã chi phối cả tuổi trẻ mình: “Còn nếu mày gia nhập hôm ấy thì sao, Zavalita? hắn nghĩ. Phải chăng nhiệt tình tranh đấu sẽ lôi mày theo, càng lúc càng dấn sâu vào hơn, mày có sẽ trở thành một kẻ có niềm tin, một kẻ lạc quan, một kẻ trong trắng khác, bí hiểm và anh hùng?… Thay vì những bài xã luận chống chó dại trên La Crónica, mày sẽ viết cho những trang in nghèo nàn của Unidad… Mày sẽ tệ hại hơn hay cũng thế hay hạnh phúc hơn? Hắn nghĩ: ồ, Zavalita”.
Tên tôi là Đỏ - Orhan Pamuk
Ẩn dấu bên trong bức màn bí ẩn, đầy lôi cuốn của câu chuyện trinh thám với những án mạng bi thảm, Tên tôi là Đỏ đã đưa độc giả trở về 4 thế kỷ trước, giữa thành Istanbul hoa lệ, khám phá chiều sâu tâm hồn của một dân tộc. Tác phẩm xuất sắc này của Orhan Pamuk đã đạt...
Câu chuyện bắt đầu vào mùa đông năm 1591, trong lễ kỷ niệm một ngàn năm Hegira, Hoàng đế Thổ ra lệnh cho Enishte – một nhà tiểu họa tài ba, thực hiện một cuốn sách ca ngợi đế quốc của mình, và phải được minh hoạ theo phong cách Venice, vốn là lối vẽ của phương Tây. Trong bối cảnh lịch sử, văn hóa của Thổ Nhĩ Kỳ thế kỷ XVI, đây là một điều bị ngăn cấm, ai thực hiện có thể sẽ gặp nguy hiểm. Nhận trọng trách từ Đức vua, Enishte bí mật giao cho những nhà tiểu họa bậc thầy: Zeytin, Zarif, Leylek, Kelebek, mỗi người một phần việc riêng để hoàn thành cuốn sách mà không một ai thấy được thành phẩm hoàn chính.
Thế nhưng, cuốn sách chưa kịp làm xong thì những vụ án mạng đã xảy ra. Zarif – người thợ mạ vàng tài hoa bị giết chết thảm khốc và ném xác xuống giếng hoang. Sau đó, Enishte bị hạ sát ngay tại nhà bằng chiếc bình mực cổ. Kẻ sát nhân đã để lại những vết tích kỳ lạ trên cuốn sách dang dở. Bao mối hoài nghi được đặt ra, phải chăng mục đích giết người là sự đố kỵ nghề nghiệp, lòng ghen tuông tình ái… Bức màn bí ẩn chỉ thực sự hé mở vào cuổi tác phẩm. Người đi tìm lời giải mã là chàng Siyah và sư phụ Osman – một nhà tiểu họa già. Động lực tình yêu của Siyah với Shekure, con gái của Enishte, đã đưa chàng khá phá vụ án bí ẩn đó. Chính điều này khiến Tên tôi là Đỏ đa chiều hơn, phong phú hơn, đẹp đẽ hơn.
Từ câu chuyện trinh thám ly kỳ, Tên tôi là Đỏ đưa ra một cuộc đối thoại Đông – Tây, để rồi từ đó khai phá chân dung và vẻ đẹp tinh thần ẩn chứa dưới những bức thành Istanbul, những nét đặc sắc đã đưa người Ba Tư trở thành một huyền thoại mãi mãi của thế giới. Cũng từ đó, tác phẩm khai phá một triết lý sống với những chiêm nghiệm về tình yêu, nghệ thuật, sự sống và cái chết.
Cô Gái Chơi Dương Cầm - Elfriede Jelinek
Được nhào nặn dưới bàn tay của một bà mẹ độc đoán, nghiêm khắc, cô giáo dạy dương cầm Erika Kohut luôn mang trong mình khao khát cháy bỏng về những điều thầm kín nhất của tình yêu, tình dục. Ẩn sau vẻ ngoài nghiêm trang, đứng đắn của cô là một tâm hồn bị kìm hãm luôn mong muốn được giải thoát. Chính những giằng xé nội tâm dữ dội ấy đã thúc đẩy Erika lén lút làm những việc bất bình thường và đẩy mối quan hệ giữa cô và chàng sinh viên Klemmer tới bờ vực cay đắng.
Kinh Cầu Nguyện Kaddis Dành Cho Đứa Trẻ Không Ra Đời - Kertész Imre
Tác phẩm hấp dẫn này mở ra khi một nhà văn – người sống sót sau nạn diệt chủng người Do Thái thời Đức quốc xã – giải thích cho bạn rằng: ông không thể sinh ra một đứa trẻ trong một thế giới mà nạn diệt chủng đó đã xả ra và có thể xảy ra lần nữa. Dõi theo câu chuyện phức tạp, chúng ta nhận thấy vô số thất vọng của người kể chuyện: sự nghiệp văn chương không thành công, hôn nhân thất bại, gia đình mới và con cái của người vợ cũ – những đứa trẻ có thể là con mình. Kinh Cầu Nguyện Kaddis Dành Cho Đứa Trẻ Không Ra Đời là một tác phẩm sâu sắc, thơ mộng và không dễ cảm nhận.
Trăm Năm Cô Đơn - Garcia Márquez
Trăm năm cô đơn là câu chuyện về dòng họ Buênđya tồn tại bảy thế hệ, người đầu tiên bị trói vào gốc cây và người cuối cùng bị kiến ăn, một dòng họ tự lưu đày vào cõi cô đơn để trốn tội loạn luân. Trong cõi cô đơn ấy, những Accađiô, Aurêlianô, Rêmêđiôt và những Amaranta đã ra đời, sống với số phận bi đát như đã được định trước: lay lắt trong nỗi cô đơn và hoài nhớ, thấp thỏm lo phạm tội loạn luân. Nhưng rồi họ yêu nhau mãnh liệt và lấy nhau với hy vọng tình yêu sẽ cải tạo nòi giống mình. Nhưng họ vẫn đẻ ra những đứa con có đuôi lợn và chính nó đã kết liễu dòng họ Buênđya.
Trăm năm cô đơn là lời kêu gọi mọi người hãy sống đúng bản chất người – tổng hòa các mối quan hệ xã hội – của mình, hãy vượt qua mọi định kiến, thành kiến cá nhân, hãy lấp bằng mọi hố ngăn cách cá nhân để cá nhân mình tự hòa đồng với gia đình, với cộng đồng xã hội. Vì lẽ đó Garcia Márquez từng tuyên bố cuốn sách mà ông để cả đời sáng tác là cuốn sách về cái cô đơn và thông qua cái cô đơn ông kêu gọi mọi người đoàn kết, đoàn kết để đấu tranh, đoàn kết để chiến thắng tình trạng chậm phát triển của Mỹ Latinh, đoàn kết để sáng tạo ra một thiên huyền thoại khác hẳn. Một huyền thoại mới, hấp dẫn của cuộc sống, nơi không ai bị kẻ khác định đoạt số phận mình ngay cả cái cách thức chết, nơi tình yêu có lối thoát và hạnh phúc là cái có khả năng thực sự, và nơi những dòng họ bị kết án trăm năm cô đơn cuối cùng và mãi mãi sẽ có vận may lần thứ hai để tái sinh trên mặt đất này.
Người đọc tìm đến với Trăm năm cô đơn bởi đó là cuốn sách văn học thực sự mang hơi thở đời sống hiện đại – cuốn sách của niềm tin và những số phận con người.
Cây Người - Patrick White
Patrick White không chỉ viết về những vấn đề phổ quát của thời đại: sự cô đơn, sự đơn độc của bản thể; văn của ông còn đi sâu vào chủ đề quen thuộc, những khía cạnh trần thế đời thường, ứng xử của con người với thiên nhiên vạn vật. Và Cây Người là đại diện tiêu biểu xuất sắc cho bút pháp ấy, một cuộc phản kháng văn chương, chống lại chủ nghĩa duy vật và nêu bật lên những mâu thuẫn của chủ nghĩa hiện thực…
Cây Người còn là một áng văn tuyệt mỹ về nước Úc sơ khai trữ tình, về những con người được tôi luyện trong gió và cát, cũng giống như cái cây nơi hoang dã, con người phải sống bằng chính sức lực của mình, phải chống lại mọi bão giông cuộc sống, giống như cái cây “không hề có phút giây yên tĩnh”… Dù bị đau đớn quằn quại, người ta vẫn tha thiết yêu thương cái mảnh đất ấy. Đến tận cùng, xứ sở cội nguồn của ta mới là điều quan trọng, dù ta có thích hay không…
Tất cả những điều đó đã đưa Patrick White thành một tượng đài văn chương, ông cũng là người Úc đầu tiên được trao giải Nobel Văn học, vì “những tác phẩm có nghệ thuật phân tích tâm lý sâu sắc tinh tế và bút pháp sử thi, nhờ đó đã mở ra một châu lục văn chương mới.”
Xứ Tuyết - Kawabata Yasunari,
Xứ Tuyết là tiểu thuyết dạng vừa đầu tiên của Kawabata Yasunari, cũng là tác phẩm đại diện cho chủ nghĩa duy mỹ ở ông. Trước khi chỉnh sửa và xuất bản thành sách vào năm 1948, Xứ tuyết đã xuất hiện từng phần trên tạp chí trong rải rác mười hai năm, qua hình hài các truyện ngắn Kính chiều, Kính ngày… là thành quả sau nhiều lần lữ du như áng mây lang bạt sang miền tuyết trắng, nơi trước tiên là ông, rồi đến nhân vật của ông chìm đắm trong vẻ đẹp hoang sơ đầy ắp động-tĩnh-thanh-sắc của thiên nhiên, trong vẻ đẹp tương phản nhưng đều hút hồn của con người.
Nhân vật chính, Shimamura, là một người cơm áo không lo, dần dần thành ra mau chán và ì trệ. Vì muốn củng cố thái độ sống của mình, anh quyết định đi xa leo núi, lấy sự vất vả về thể xác làm phương pháp rèn tinh thần. Từ trên núi xuống, anh ghé vào làng suối nước nóng ngay cạnh đó để nghỉ ngơi, nào ngờ từ đây buông mình vào mối quan hệ khiến anh nhiều khi ân hận nhưng không dứt bỏ được với một geisha nồng nàn, giàu nhục cảm, cho đến ngày một ngọn lửa điêu tàn bùng lên thiêu rụi tất cả.
Là tác phẩm đỉnh cao của Kawabata, giúp ông giành giải Nobel Văn chương năm 1968, Xứ tuyết đẩy đến cực hạn cái đẹp hư vô, cái đẹp thanh khiết và cái đẹp bi thiết bằng một bút pháp tinh tế, cô đọng, gợi ý, khó nắm bắt, tạo nên cuộc hội ngộ hoàn hảo giữa thể loại tiểu thuyết và thơ Haiku.
Sông Đông Êm Đềm - Michail Alexandrowitsch Scholochow
Sông Đông êm đềm miêu tả một giai đoạn lịch sử mười năm từ 1912 đến 1922 trong phạm vi địa lý rộng lớn: mặt trận miền Tây nước Nga trong Thế chiến thứ nhất, Ukraina, Ba Lan, România cho đến Sankt-Peterburg, Moskva nhưng chủ yếu diễn ra ở hai bờ sông Đông và tập trung vào một làng Cossack ven sông. Trong phần đầu của tiểu thuyết, Sholokhov đã quay lại quá khứ của gia đình Melekhov từ thời người ông nội với cô vợ người Thổ Nhĩ Kì bị người dân Cossack xa lánh và dị nghị do lối sống kì lạ. Gregori Melekhov là con thứ hai trong một gia đình ông nội là người Cossack, bà nội là người Thổ Nhĩ Kỳ. Gregori đem lòng yêu Aksinia, vợ một người hàng xóm và nhằm ngăn cản mối quan hệ này, gia đình Melekhov cưới Natalia cho chàng. Để được tiếp tục sống bên nhau, Gregori và Aksinia cùng bỏ nhà đi làm thuê. Tủi nhục, phẫn uất, Natalia đã quyên sinh nhưng không chết.
Gregori phải đi lính khi đến tuổi và cùng với những chàng trai Cossack khác, trong đó có người anh Pyotr nhập ngũ trước đó chiến đấu chống lại quân Áo, Đức trong những năm đầu của Thế chiến thứ nhất. Tham gia chiến tranh, do cứu sống một Trung tá bị thương, chàng được tặng Huân chương thánh Gorge đồng thời cảm nhận thấy tính chất tàn bạo, vô nghĩa của chiến tranh và luôn day dứt về điều đó. Ở quê nhà, Aksinia sống trong cơ cực, cô đơn, tuyệt vọng, đứa con đầu lòng cũng không sống nổi vì bệnh tật, nàng đã chấp nhận quan hệ với Evgeni, con trai của chủ nhà. Bị thương và về phép, biết được chuyện của Aksinia, Gregori quay trở về sống với Natalia và sau khi chàng trở lại quân ngũ ít lâu thì Natalia sinh đôi một trai, một gái. Cách mạng tháng Mười nổ ra, trong những ngày hỗn loạn ấy, Gregori bị xô đẩy hết từ “bên Đỏ” rồi lại sang “bên Trắng”. Mặc dù chán ghét và không ý thức được mình chém giết để làm gì nhưng vó ngựa Cossack của Gregori vẫn phiêu bạt khắp các chiến trường, lao vào những trận đánh đẫm máu.
Bất chấp những gì đã xảy ra, Gregori và Aksinia vẫn yêu nhau và họ đã nối lại quan hệ. Tuyệt vọng, Natalia nhờ một bà lang băm bỏ đi giọt máu của mình và Gregori mà nàng đang mang trong người rồi chết do mất máu, trước khi chết Natalia đã tha thứ cho Gregori. Không lâu sau, con gái của Gregori và Natalia cũng chết do bệnh tật. Sau khi giải ngũ về quê, đã chán ghét cảnh chém giết trên chiến trường chàng chỉ mong có một cuộc sống bình yên cùng Aksinia. Bất chấp điều đó và mặc dù giữa em gái Gregori với Miska Kosevoi, một người bạn của chàng đã trở thành đại diện cho chính quyền Xô viết trong vùng yêu nhau tha thiết, chàng luôn sống trong sự đe dọa phải trả giá cho những gì đã gây ra khi chống lại chính quyền mới. Lo sợ trước nguy cơ bị bắt giam và xét xử, Gregori bỏ trốn theo quân thổ phỉ của Fomin..
Người Xa Lạ - Albert Camus
Người xa lạ của Albert Camus được khởi thảo năm 1938, hoàn tất năm 1940 và xuất bản lần đầu năm 1942. Tiểu thuyết khắc họa chân dung nhân vật Meursault trong khoảng thời gian kể từ ngày mẹ của Meursault chết ở trại tế bần dành cho người già cho đến gần cái chết của chính anh ta. Cuốn sách được chia thành 2 phần với 11 chương, với kiểu tự thuật về cuộc đời của nhân vật tôi – Meursault, một nhân viên thư ký lãnh việc gửi hàng hóa. Anh ta sống cô độc, nhận được tin mẹ mất, “Mẹ đã chết hôm nay. Hay là hôm qua nhỉ, tôi không rõ.” Anh ta đi dự đám tang, rồi lại tới sở làm, đi bơi, xem xi-nê,… đi chơi với người yêu và giết người tại bãi biển. Meursault bị lên án vì không có biểu hiện của một người con mất mẹ (không thăm mẹ thường xuyên, không đau khổ, không nhìn mặt mẹ lần cuối, uống cà phê và hút thuốc trước quan tài người chết, ngủ trong khi canh linh cữu, xem phim hài và hành động yêu đương chỉ một ngày sau khi mẹ mất…), bị công tố viên buộc tội vì “đã chôn cất bà mẹ bằng trái tim của một kẻ sát nhân.” Câu chuyện mở đầu bằng cái chết, phân tách hai phần bằng cái chết và kết thúc bằng một án tử hình.
Qua Người xa lạ, Camus đã tạo nên một nhân vật Meursault hoàn toàn xa lạ với chính mình, với thế giới, với cái chết, với tình yêu và với mọi mối quan hệ xã hội. Trong sự vô nghĩa của đời sống con người, trên con đường đến với cái chết treo lơ lửng, Meursault đã đi qua Vô thức, Tỉnh thức và cuối cùng là Nổi loạn (Phản kháng).
Bác Sĩ Zhivago - Boris Pasternak
Bác sĩ Zhivago là cuốn sách tái hiện lại lịch sử nước Nga những năm đầu thế kỷ 20 cho đến sau đại chiến II. Trong bối cảnh chiến tranh và cách mạng, tác phẩm tập trung khắc họa số phận và lựa chọn của người trí thức trong sự xoay vần của thời cuộc. Bên cạnh những vấn đề lớn lao về lịch sử, tôn giáo, triết học… tác phẩm còn là câu chuyện tình yêu ngang trái giữa Yury Zhivago và Lara Guishar.
Được hoàn thành năm 1955 nhưng cuốn sách bị coi tác phẩm chống Xô viết nên bị cấm xuất bản tại Liên Xô cũ. Gần 30 năm sau, độc giả Nga mới được đọc tác phẩm này một cách hợp pháp.
Trên cái nền của chiến tranh và sự hỗn loạn, một câu chuyện tình yêu lãng mạn lại được tạo dựng theo con mắt hoàn toàn khác. Người ta tìm kiếm gì ở tác phẩm kinh điển Doctor Zhivago (Bác sĩ Zhivago)? Đó là sự hoàn hảo của bút pháp tạo hình điện ảnh, và tính lãng mạn của một chuyện tình đau khổ.
Của Chuột Và Người - John Steinbeck
Là tác phẩm nổi tiếng nhất của John Steinbeck, “Của Chuột Và Người” được coi là khuôn mẫu tiểu thuyết xuất sắc cho văn chương Mỹ. Câu chuyện khắc họa nỗi cùng khổ của những người dân lao động trong bối cảnh Đại khủng hoảng kinh tế, của những thân phận tột cùng cô độc giữa một xã hội đầy rẫy bất công. Ở đó, ước mơ và hoài bão mắc cạn trong cái vòng luẩn quẩn, còn khát khao làm chủ số phận chỉ là một ảo giác an thần kéo lê những đôi chân trĩu nặng không ngừng bôn ba xê dịch. Với lối kể chuyện giản dị, giàu cảm xúc, cùng cấu trúc ba hồi khúc chiết như một vở kịch, “Của Chuột Và Người” đã góp phần đưa John Steinbeck trở thành nhà văn sáng tác về tầng lớp lao động xuất sắc nhất nước Mỹ.
Ông Già Và Biển Cả - Ernest Hemingway
Ông già và Biển cả (tên tiếng Anh: The Old Man and the Sea) là một tiểu thuyết ngắn được Ernest Hemingway viết ở Cuba năm 1951 và xuất bản năm 1952. Nó là truyện ngắn dạng viễn tưởng cuối cùng được viết bởi Hemingway. Đây cũng là tác phẩm nổi tiếng và là một trong những đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Tác phẩm này đoạt giải Pulitzer cho tác phẩm hư cấu năm 1953. Nó cũng góp phần quan trọng để nhà văn được nhận Giải Nobel văn học năm 1954.
Trong tác phẩm này, ông đã triệt để dùng nguyên lý mà ông gọi là “tảng băng trôi”, chỉ mô tả một phần nổi còn lại bảy phần chìm, khi mô tả sức mạnh của con cá, sự chênh lệch về lực lượng, về cuộc chiến đấu không cân sức giữa con cá hung dữ với ông già. Tác phẩm ca ngợi niềm tin, sức lao động và khát vọng của con người.
Âm Thanh Và Cuồng Nộ - William Faulkner
Cuốn tiểu thuyết thứ tư của W.Faulkner là The Sound and the Fury được ấn hành lần đầu tiên vào ngày 7 tháng 10 năm 1929 đã mang đến cho ông danh tiếng lẫy lừng, đầu tiên là trong giới văn học, sau đó là trong quảng đại quần chúng. Tuy nhiên, đến tận bây giờ, cuốn sách vẫn là một thách đố đầy quyến rũ cho bất kỳ độc giả nào muốn thâm nhập vào thế giới âm u, náo động, mãnh liệt và thấm đẫm tình người của W.Faulkner.
Hàng trang sách không có dấu chấm câu, những đại từ nhân xưng ngôi thứ ba không rõ chỉ vào ai, những ẩn dụ rắc rối bí hiểm….. độc giả không kiên nhẫn sẽ khó có thể cùng William Faulkner thâm nhập vào một thế giới âm u, náo động, mãnh liệt, đầy Âm thanh và Cuồng nộ.
Tiểu thuyết gồm bốn chương thì có tới ba chương là độc thoại nội tâm của nhân vật. Ở đó có những tiếng gào khóc và điên giận, những ý nghĩ rời rạc, mù mờ, chắp nối, hỗn độn, những hồi ức, liên tưởng nhảy cóc từ thời điểm này sang thời điểm khác, xuôi ngược trên dòng thời gian, lẫn lộn quá khứ, hiện tại, tương lai. Tác phẩm tựa như một bản giao hưởng thuộc trường phái ấn tượng mà các chủ đề xuất hiện, biến mất, tái hiện rồi lại biến mất cho đến khi bùng nổ trọn vẹn. Và cái hấp dẫn người đọc lại chính là những vùng mờ tối, những mặt trái sáng, mơ hồ lấp lửng ấy. Chính vì thế, Âm thanh và cuồng nộ xứng đáng được gọi là một kiệt tác của William Faulkner, một nhà văn quan trọng nhất thế kỷ XX – người đã được nhận giải thưởng Nobel văn chương năm 1949.
Gia Đình Buddenbrook - Thomas Mann
Cuốn tiểu thuyết đầu tay vĩ đại của Thomas Mann, một trong hai tác phẩm mang về cho nhà văn giải Nobel Văn chương năm 1929. Cuốn sách xếp vị thứ 7 trong top 100 cuốn tiểu thuyết Đức ngữ hay nhất thế kỷ 20 do Literaturhaus Münchenvà Bertelsmann bình chọn. Cứ 10 người Đức thì có 1 người đọc Gia đình Buddenbrook. Ở Trung Quốc, Gia đình Buddenbrook được coi là phiên bản Đức ngữ của Hồng lâu mộng.
Gia đình Buddenbrook xuất bản lần đầu tại Đức năm 1901, khi Thomas Mann mới 26 tuổi, đã nhanh chóng trở thành tác phẩm kinh điển của văn học hiện đại. Câu chuyện kể về một gia đình bốn thế hệ thuộc tầng lớp đại tư sản ở thành phố Lübeck miền Bắc nước Đức. Với ngòi bút điêu luyện, Thomas Mann đã dựng lên một bức tranh toàn diện và chân thực về đời sống của tầng lớp trung lưu: kết hôn và ly hôn, sinh ra và chết đi, thành công và thất bại. Những sự kiện ấy lặp đi lặp lại qua nhiều thế hệ, trong khi gia đình Buddenbrook dần bị cuốn vào vòng xoáy hiện đại dẫn đến sự sụp đổ không thể tránh khỏi của cả dòng họ.
Với hơn 400 nhân vật, câu chuyện giàu chi tiết và đầy tính nhân văn, Gia đình Buddenbrook vượt qua tất cả các cuốn biên niên sử gia đình khác và trở thành hình mẫu cho thể loại văn chương này. Đây cũng được coi là tác phẩm vĩ đại nhất của Thomas Mann.
Buồn Nôn - J. P. Sartre
Với phương pháp mô tả theo hiện tượng học, nền văn nghệ thời mới đã thực hiện được cuộc hôn phối toàn bích với khoa triết lý. Trong số những triết gia ở trên đỉnh cao của thời hiện đại, Sartre là hình ảnh biểu trưng toàn vẹn cho lời quả quyết trên, nhờ vào thiên tài văn nghệ và sức sáng tác phong phú của ông. Dòng máu văn nghệ luân lưu trong huyết quản Sartre đã chuyên chở đến cho quần chúng độc giả những chất liệu cần thiết để đi vào tư tưởng Sartre, và còn gây nhiều ảnh hưởng quan trọng hơn là những bộ tiết luận vĩ đại của ông.
Tác phẩm Buồn Nôn (La Nausée, 1938) là một trong số những tác phẩm giá trị nhất của nền văn học thế kỷ thứ XX, đồng thời cũng là tác phẩm thuộc vào loại khó đọc, vì ngoài giá trị về phương diện thẩm mỹ, tác giả còn muốn đưa ta chạm mặt thực sự với một trực giác nguyên uỷ, làm trung tâm điểm cho nền hiện sinh vô thần của ông: trực giác về hiện hữu của sự vật.
Tất cả cố gắng của Roquentin – nhân vật chính và cũng là tác giả tập Nhật ký này – nhằm xoáy sâu cái nhìn, xuyên thủng qua những lần vỏ ngoài bao bọc, đề đạt đến tri kiến đích thực về bản chất của thực tại. Tri kiến ấy là tri kiến của hiện tính (existence) của vạn vật. Sự vật hiện hữu. Sự hiện hữu ấy mang tính chất lầm lì, dày đặc, bất khả giải ngộ và ngẫu nhiên. Chính cái tính cách bất tất (contingence) của sự vật là chất men gợi dậy cơn Buồn Nôn. Người ta bị đẩy vào trong cõi bao la đồng nhất của hiện hữu, một hiện hữu thoát vượt ra ngoài mọi tương quan để chỉ còn giữ lại mối tương quan duy nhất là tính chất “dư thừa” của những sự vật với nhau. Tất cả dư thừa nên tất cả đều là phi lý. Mọi sự đều phi lý: đây không phải là tiếng kêu phẫn hận với cuộc đời mà là một nỗi cay đắng âm thầm phát sinh từ trực giác về hiện hữu của sự vật. Ông cho tận cùng nỗi cay đắng ấy, con nguời lại tìm thấy sinh lộ giải phóng trực giác về hiện hữu dẫn đến sự khước từ Thượng đế và tự do trong trách nhiệm để tự thể hiện lý vận mệnh của mình. Người ta đã có lý khi xem Buồn Nôn là khai từ thơ mộng cho thiên triết luận hữu thể và vô thể, hồng tâm của tư tưởng Sartre.
Giờ đây, chỉ còn buông mình theo lời kể và dần dà đánh thức dậy anh chàng Roquentin đang ngủ im trong mỗi người chúng ta.
Last edited by LDN on Sat Apr 02, 2022 9:14 am; edited 21 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Lục tìm sách cũ ở Sài Gòn
TTTVN
RFA
Những cuốn sách học tiếng Anh có từ trước năm 1975 ở Sài Gòn được tìm thấy ở một tiệm sách cũ.
Tại miền Nam Việt Nam, sau 30 tháng 4 năm 1975, những cuốn sách quí lần lượt bị mang ra đốt, bị ném hố rác, cuốn nào may mắn thì được gói giấy dầu lại để chôn. Và chỉ trong chưa đầy 10 năm, đến năm 1985, dường như những đầu sách, những tên tác giả vốn từng quen thuộc với trí thức miền Nam trở nên vắng bóng và xa lạ với giới trẻ. Những cuốn sách quí tưởng như mất dấu và đi vào quên lãng lại xuất hiện đâu đó trong xó xỉnh Sài Gòn thời còn bị cấm cản, đến khi vấn đề kiểm duyệt văn hóa bớt gắt gao và sắt máu thì nó được nằm trên những kệ sách cũ, trong những tiệm sách cũ Sài Gòn.
Có một điều lạ là hầu hết những cuốn sách quí, văn học nước ngoài đều có thể tìm được trong các tiệm sách cũ trên đường Lê Thánh Tôn, quận 5 và đường Cách Mạng Tháng Tám, quận Tân Bình, hay Nguyễn Oanh, Gò Vấp, Sài Gòn. Có những cuốn sách hiện tại vẫn bị cấm lưu hành, nếu là người mua sách thường xuyên và quen biết với chủ hiệu sách, những cuốn sách không tìm thấy trên kệ sách cũ vẫn có thể tìm được bởi sách được cất kĩ và bán cho người cần tìm.
Anh Lữ Như Hải, khách hàng mua sách cũ, chia sẻ: “Trước năm 1975 thì em thích những cuốn sách dạy ngữ văn như cuốn English for today đây, gồm 6 bộ.”
Bà Nguyễn Thị Hiền, chủ tiệm sách cũ ở quận 5, Sài Gòn, chia sẻ: “Nói chung bán từ hồi trải dưới đất ngoài đường. Sau này mướn nhà rồi vô đây bán.”
Cái hay của các cửa hàng sách cũ là các chủ cửa hàng kết nối với các nhà nghiên cứu, nhà sưu tập sách và tác giả để lưu giữ bản sách quí, nếu có người yêu một cuốn sách quí trước 1975 nào đó cất công tìm, nghĩa là sách đã tìm được bạn đọc, thì các nhà sưu tập, nhà nghiên cứu không ngần ngại chia sẻ cuốn sách của họ cho người đó với giá rất mềm, có trích một ít cho chủ hiệu sách. Dường như mối dây kết nối giữa sách và độc giả ở Sài Gòn vẫn chưa bao giờ đứt rời mặc dù có một thời sách trở thành mối nguy của trí thức.
Những đường sách cũ Sài Gòn như một dấu xưa, như một gạch nối giữa ký ức và hiện tại, giữa quá khứ bị lãng quên, thậm chí bị ruồng bỏ với hiện tại cuồng xoáy. Từ những cuốn sách được mua cân ký ở vỉa hè, giá rẻ hơn giấy lộn, người buôn sách đã tuyển chọn, lựa ra từng tác phẩm để tìm bạn đọc. Có thể nói rằng giá sách cũ ở Sài Gòn không hề rẻ, nhưng sách cũ Sài Gòn là nơi mà người ta có thể tìm được những cuốn sách quí trước 1975 sau khi đã đi mọi nơi để tìm.
Ông Hà Phước Hoàng, chủ tiệm sách cũ ở quận 5, Sài Gòn, chia sẻ: “Sách mà trước 75 thì sau một quảng thời gian giờ nó mai một nhiều, nguồn sách bây giờ không còn dồi dào như những năm 2000, chính xác là năm chín mấy.”
Bà Nguyễn Thị Hiền, chủ tiệm sách cũ ở quận 5, Sài Gòn, chia sẻ: “Nhiều tác giả hay lắm, mấy người trẻ hay tới tìm Nguyễn Nhật Ánh. Nhiều nhà văn hay lắm, nhiều đầu sách hay lắm nhưng mình đọc không hết được. Còn nguồn sách thì mình mua những người nhà họ không đọc nữa nên đem bán, còn cửa hàng mở được 20 năm rồi. Vốn thì ít ít, mình mua dần dần rồi mình bồi lên thành ra nhiều.”
Thời đại công nghệ mạng, độc giả có thể lướt web để tìm những tác phẩm cần, điều này dẫn tới hệ quả các tiệm sách giảm doanh thu đáng kể, và sách cũ không ngoại lệ. Nhưng với một số bạn đọc và nhà nghiên cứu, thú vui lục tìm sách cũ, nghe mùi giấy cũ và lần theo những trang sách xưa để nguộc dọc lịch sử, khám phá cái mới mẽ ngay trong cái tưởng như cũ rích vẫn là điều thú vị. Và có những đầu sách chỉ có ở tiệm sách cũ, bởi tác giả và dịch giả đã qua đời, việc hiệu đính hay tái bản nó khiến người ta không gần nó bằng những bản cũ.
Bà Nguyễn Thị Hiền, chủ tiệm sách cũ ở quận 5, Sài Gòn, chia sẻ: “Nói chung là nó mất một phần nhiều, hồi xưa người ta đọc sách nhiều nhưng giờ người ta lên mạng nên mình buôn bán khó khăn hơn.”
Ông Hà Phước Hoàng, chủ tiệm sách cũ ở quận 5, Sài Gòn, chia sẻ: “Triết học Tây phương hay văn học thì người ta vấn đang tìm tòi để phát huy văn hóa của thế hệ trước. Triết học Tây phương giờ vẫn có độc giả tìm tòi và người ta đọc rất nhiều, không phải là ít.”
Anh Lữ Như Hải, khách hàng mua sách cũ, chia sẻ: “Em thì thỉnh thoảng Thứ Bảy, Chủ Nhật mình đi kiếm sách, thú vui là ngày cuối tuần thư thái, nâng cao kiến thức. Như em kiếm sách giải trí như truyện tranh hoặc sách tiếng Anh, những cuốn sách này vừa giải trí vừa nâng cao kiến thức.”
Nếu như những năm cuối thập niên 1990 của thế kỉ trước, hình ảnh quen thuộc ở các tiệm sách cũ Sài Gòn vẫn là những nhà nghiên cứu, nhà sưu tập và một số rất hiếm hoi những sinh viên trẻ, thì hiện tại, hình ảnh đã hoàn toàn thay đổi. Hầu hết những người lục tìm sách cũ đều là các bạn trẻ, sinh viên. Họ tìm sách cũ, sách không được xuất bản và lưu hành trong thời đại họ đang sống để đọc và xem đó như một cánh cửa khác mở vào quá khứ trong hàng loạt cánh cửa mở ra ở thời đại công nghệ thông tin phát triển.
Một ngày cuối tuần hay một ngày nghỉ phép, ngày rảnh rỗi và cô đơn, băng qua những đường phố xe cộ ồn ào, tìm đến đường sách cũ trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, đường Trần Huy Liệu hay đường Trần Nhân Tôn, đường Cách Mạng Tháng Tám… tha hồ lục lọi và có thể ngồi đọc cả ngày… Điều đó như một cách để người ta giảm stress, quên đi mọi nhọc nhằng hoặc tìm cho mình một cõi riêng, cõi của những ẩn dụ màu giấy úa và những tự tình tưởng đã đi vào quên lãng. Có thể nói rằng, Sài Gòn sẽ chẳng còn gì đẹp nếu như không còn ai giữ thói quen uống cà phê vỉa hè và lục tìm sách cũ.Nếu như những năm cuối thập niên 1990 của thế kỉ trước, hình ảnh quen thuộc ở các tiệm sách cũ Sài Gòn vẫn là những nhà nghiên cứu, nhà sưu tập và một số rất hiếm hoi những sinh viên trẻ, thì hiện tại, hình ảnh đã hoàn toàn thay đổi. Hầu hết những người lục tìm sách cũ đều là các bạn trẻ, sinh viên. Họ tìm sách cũ, sách không được xuất bản và lưu hành trong thời đại họ đang sống để đọc và xem đó như một cánh cửa khác mở vào quá khứ trong hàng loạt cánh cửa mở ra ở thời đại công nghệ thông tin phát triển.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
TTTVN
RFA
Những cuốn sách học tiếng Anh có từ trước năm 1975 ở Sài Gòn được tìm thấy ở một tiệm sách cũ.
Tại miền Nam Việt Nam, sau 30 tháng 4 năm 1975, những cuốn sách quí lần lượt bị mang ra đốt, bị ném hố rác, cuốn nào may mắn thì được gói giấy dầu lại để chôn. Và chỉ trong chưa đầy 10 năm, đến năm 1985, dường như những đầu sách, những tên tác giả vốn từng quen thuộc với trí thức miền Nam trở nên vắng bóng và xa lạ với giới trẻ. Những cuốn sách quí tưởng như mất dấu và đi vào quên lãng lại xuất hiện đâu đó trong xó xỉnh Sài Gòn thời còn bị cấm cản, đến khi vấn đề kiểm duyệt văn hóa bớt gắt gao và sắt máu thì nó được nằm trên những kệ sách cũ, trong những tiệm sách cũ Sài Gòn.
Có một điều lạ là hầu hết những cuốn sách quí, văn học nước ngoài đều có thể tìm được trong các tiệm sách cũ trên đường Lê Thánh Tôn, quận 5 và đường Cách Mạng Tháng Tám, quận Tân Bình, hay Nguyễn Oanh, Gò Vấp, Sài Gòn. Có những cuốn sách hiện tại vẫn bị cấm lưu hành, nếu là người mua sách thường xuyên và quen biết với chủ hiệu sách, những cuốn sách không tìm thấy trên kệ sách cũ vẫn có thể tìm được bởi sách được cất kĩ và bán cho người cần tìm.
Anh Lữ Như Hải, khách hàng mua sách cũ, chia sẻ: “Trước năm 1975 thì em thích những cuốn sách dạy ngữ văn như cuốn English for today đây, gồm 6 bộ.”
Bà Nguyễn Thị Hiền, chủ tiệm sách cũ ở quận 5, Sài Gòn, chia sẻ: “Nói chung bán từ hồi trải dưới đất ngoài đường. Sau này mướn nhà rồi vô đây bán.”
Cái hay của các cửa hàng sách cũ là các chủ cửa hàng kết nối với các nhà nghiên cứu, nhà sưu tập sách và tác giả để lưu giữ bản sách quí, nếu có người yêu một cuốn sách quí trước 1975 nào đó cất công tìm, nghĩa là sách đã tìm được bạn đọc, thì các nhà sưu tập, nhà nghiên cứu không ngần ngại chia sẻ cuốn sách của họ cho người đó với giá rất mềm, có trích một ít cho chủ hiệu sách. Dường như mối dây kết nối giữa sách và độc giả ở Sài Gòn vẫn chưa bao giờ đứt rời mặc dù có một thời sách trở thành mối nguy của trí thức.
Những đường sách cũ Sài Gòn như một dấu xưa, như một gạch nối giữa ký ức và hiện tại, giữa quá khứ bị lãng quên, thậm chí bị ruồng bỏ với hiện tại cuồng xoáy. Từ những cuốn sách được mua cân ký ở vỉa hè, giá rẻ hơn giấy lộn, người buôn sách đã tuyển chọn, lựa ra từng tác phẩm để tìm bạn đọc. Có thể nói rằng giá sách cũ ở Sài Gòn không hề rẻ, nhưng sách cũ Sài Gòn là nơi mà người ta có thể tìm được những cuốn sách quí trước 1975 sau khi đã đi mọi nơi để tìm.
Ông Hà Phước Hoàng, chủ tiệm sách cũ ở quận 5, Sài Gòn, chia sẻ: “Sách mà trước 75 thì sau một quảng thời gian giờ nó mai một nhiều, nguồn sách bây giờ không còn dồi dào như những năm 2000, chính xác là năm chín mấy.”
Bà Nguyễn Thị Hiền, chủ tiệm sách cũ ở quận 5, Sài Gòn, chia sẻ: “Nhiều tác giả hay lắm, mấy người trẻ hay tới tìm Nguyễn Nhật Ánh. Nhiều nhà văn hay lắm, nhiều đầu sách hay lắm nhưng mình đọc không hết được. Còn nguồn sách thì mình mua những người nhà họ không đọc nữa nên đem bán, còn cửa hàng mở được 20 năm rồi. Vốn thì ít ít, mình mua dần dần rồi mình bồi lên thành ra nhiều.”
Thời đại công nghệ mạng, độc giả có thể lướt web để tìm những tác phẩm cần, điều này dẫn tới hệ quả các tiệm sách giảm doanh thu đáng kể, và sách cũ không ngoại lệ. Nhưng với một số bạn đọc và nhà nghiên cứu, thú vui lục tìm sách cũ, nghe mùi giấy cũ và lần theo những trang sách xưa để nguộc dọc lịch sử, khám phá cái mới mẽ ngay trong cái tưởng như cũ rích vẫn là điều thú vị. Và có những đầu sách chỉ có ở tiệm sách cũ, bởi tác giả và dịch giả đã qua đời, việc hiệu đính hay tái bản nó khiến người ta không gần nó bằng những bản cũ.
Bà Nguyễn Thị Hiền, chủ tiệm sách cũ ở quận 5, Sài Gòn, chia sẻ: “Nói chung là nó mất một phần nhiều, hồi xưa người ta đọc sách nhiều nhưng giờ người ta lên mạng nên mình buôn bán khó khăn hơn.”
Ông Hà Phước Hoàng, chủ tiệm sách cũ ở quận 5, Sài Gòn, chia sẻ: “Triết học Tây phương hay văn học thì người ta vấn đang tìm tòi để phát huy văn hóa của thế hệ trước. Triết học Tây phương giờ vẫn có độc giả tìm tòi và người ta đọc rất nhiều, không phải là ít.”
Anh Lữ Như Hải, khách hàng mua sách cũ, chia sẻ: “Em thì thỉnh thoảng Thứ Bảy, Chủ Nhật mình đi kiếm sách, thú vui là ngày cuối tuần thư thái, nâng cao kiến thức. Như em kiếm sách giải trí như truyện tranh hoặc sách tiếng Anh, những cuốn sách này vừa giải trí vừa nâng cao kiến thức.”
Nếu như những năm cuối thập niên 1990 của thế kỉ trước, hình ảnh quen thuộc ở các tiệm sách cũ Sài Gòn vẫn là những nhà nghiên cứu, nhà sưu tập và một số rất hiếm hoi những sinh viên trẻ, thì hiện tại, hình ảnh đã hoàn toàn thay đổi. Hầu hết những người lục tìm sách cũ đều là các bạn trẻ, sinh viên. Họ tìm sách cũ, sách không được xuất bản và lưu hành trong thời đại họ đang sống để đọc và xem đó như một cánh cửa khác mở vào quá khứ trong hàng loạt cánh cửa mở ra ở thời đại công nghệ thông tin phát triển.
Một ngày cuối tuần hay một ngày nghỉ phép, ngày rảnh rỗi và cô đơn, băng qua những đường phố xe cộ ồn ào, tìm đến đường sách cũ trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, đường Trần Huy Liệu hay đường Trần Nhân Tôn, đường Cách Mạng Tháng Tám… tha hồ lục lọi và có thể ngồi đọc cả ngày… Điều đó như một cách để người ta giảm stress, quên đi mọi nhọc nhằng hoặc tìm cho mình một cõi riêng, cõi của những ẩn dụ màu giấy úa và những tự tình tưởng đã đi vào quên lãng. Có thể nói rằng, Sài Gòn sẽ chẳng còn gì đẹp nếu như không còn ai giữ thói quen uống cà phê vỉa hè và lục tìm sách cũ.Nếu như những năm cuối thập niên 1990 của thế kỉ trước, hình ảnh quen thuộc ở các tiệm sách cũ Sài Gòn vẫn là những nhà nghiên cứu, nhà sưu tập và một số rất hiếm hoi những sinh viên trẻ, thì hiện tại, hình ảnh đã hoàn toàn thay đổi. Hầu hết những người lục tìm sách cũ đều là các bạn trẻ, sinh viên. Họ tìm sách cũ, sách không được xuất bản và lưu hành trong thời đại họ đang sống để đọc và xem đó như một cánh cửa khác mở vào quá khứ trong hàng loạt cánh cửa mở ra ở thời đại công nghệ thông tin phát triển.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
Last edited by LDN on Sat Apr 02, 2022 6:26 pm; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Mê mẩn đường sách Nguyễn Văn Bình Sài Gòn: Chụp ảnh cực Ảo, dạo chơi cực Vui
Vinpearl
Đường sách Nguyễn Văn Bình là một trong những điểm đến hấp dẫn du khách khi tới Sài Gòn. Bạn sẽ được đắm mình trong thiên đường sách khổng lồ và tận hưởng những phút giây thư giãn vô cùng tuyệt vời.
Khám phá đường sách Nguyễn Văn Bình - điểm đến hấp dẫn dành cho du khách (Ảnh: sưu tầm)
Không chỉ nổi tiếng với chợ Bến Thành, Dinh Độc Lập, Sài Gòn còn có đường sách Nguyễn Văn Bình vô cùng “hút” khách du lịch. Khám phá điểm đến thú vị này sẽ là một trong những trải nghiệm đáng nhớ mà du khách tới du lịch Sài Gòn không nên bỏ qua.
1. Kinh nghiệm đi đường sách Nguyễn Văn Bình
Nếu muốn tìm một nơi giúp bạn thỏa mãn niềm đam mê với những cuốn sách, nơi bạn có thể giao lưu, gặp gỡ, thư giãn và chụp ảnh “sống ảo” thì đường sách Nguyễn Văn Bình chính là một gợi ý tuyệt vời.
1.1. Đường sách Nguyễn Văn Bình ở đâu?Địa chỉ: đường Nguyễn Văn Bình, phường Bến Nghé, quận 1, TP. HCM
Đường sách Nguyễn Văn Bình tọa lạc ngay trung tâm thành phố, nằm ở hướng đối diện Dinh Độc Lập và cách phố Tây Bùi Viện chỉ khoảng 3km. Đây là một trong những địa điểm mới lạ, thu hút đông đảo người dân, du khách và đặc biệt là các bạn trẻ tìm đến.
Đường sách ở ngay trung tâm thành phố (Ảnh: sưu tầm)1.2. Đường sách Nguyễn Văn Bình mở cửa mấy giờ?
Đường sách Nguyễn Văn Bình mở cửa từ 8h - 22h tất cả các ngày trong tuần. Bởi vậy du khách có thể tự do tham quan, đọc sách hay ngồi quán cà phê thưởng thức văn hóa đọc mà không lo thiếu thời gian. Bạn cũng được thỏa sức check-in những điểm sống ảo thú vị cùng nhóm bạn hay người thân.
Cùng bạn bè khám phá thiên đường tri thức (Ảnh: sưu tầm)1.3. Đi đường sách Nguyễn Văn Bình gửi xe ở đâu?
Ngoài ra, du khách cũng có thể lựa chọn di chuyển bằng xe bus rất thuận tiện lại không mất nhiều thời gian gửi xe, lấy xe. Các tuyến bus đến đường sách bạn có thể tham khảo là: 03, 14, 30, và 42.
Du khách đến đường sách bằng xe bus cũng rất tiện lợi (Ảnh: sưu tầm)2. Những điều thú vị về đường sách Nguyễn Văn Bình
Không chỉ thu hút những người mê sách, con đường sách Nguyễn Văn Bình còn mang đến một không gian mới lạ và độc đáo khiến bất kỳ ai tới đây cũng muốn níu chân ở lại.
2.1. Lịch sử đường sách Nguyễn Văn Bình quận 1
Chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy yêu đường sách Nguyễn Văn Bình hơn vì đây là một trong những con đường cổ nhất ở Sài Gòn. Con đường nhỏ đã chứng kiến biết bao thăng trầm, thay đổi của mảnh đất hoa lệ này.
Thời Pháp: con đường có tên gọi là Hongkong. Từ ngày 24/02/1897: con đường được đổi tên thành Cardis.Từ ngày 19/10/1955: con đường đổi thành đường Nguyễn Hậu. Từ 07/04/2000: con đường được đổi tên thành đường Nguyễn Văn Bình cho đến tận bây giờ.Không gian xanh mát ở đường sách (Ảnh: sưu tầm)
Đường sách được lấy theo tên của nhà lãnh đạo tinh thần Công giáo, nhà trí thức nổi tiếng là ông Nguyễn Văn Bình. Bởi vậy, ngoài mang ý nghĩa văn hoá độc đáo, đây còn là nơi gắn kết giữa các tôn giáo và thể hiện sự trân trọng với tri thức.
2.2. Mua sắm ở “thiên đường sách” muôn màu
Là phức hợp đường sách đầu tiên ở Việt Nam, đường sách Nguyễn Văn Bình hội tụ nhiều nhà sách nổi tiếng trên cả nước. Ở đây có tới hơn 20 gian hàng thuộc các đơn vị, công ty phát hành như: nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Kim Đồng, Nhã Nam, Thái Hà, Alphabooks. Vậy nên bạn có thể tha hồ lựa chọn thể loại sách yêu thích của mình tại đây.
Đây là nơi tụ hội nhiều nhà sách nổi tiếng trên cả nước (Ảnh: sưu tầm)
Đến đường sách, bạn sẽ được đắm chìm trong “thiên đường sách” muôn màu, khám phá đủ các thể loại sách từ chính trị, xã hội, văn học, khoa học đến văn hoá, ngoại ngữ hay nhiều thể loại khác. Nơi đây cũng là địa chỉ mua sách quen thuộc của độc giả. Bạn có thể tìm mua những quyển sách mà nhiều nơi khác không có, hơn nữa giá cả lại vô cùng phải chăng.
Không gian triển lãm tranh tại đường sách (Ảnh: sưu tầm)
Mỗi gian hàng trưng bày sách ở đây được thiết kế theo những nét độc đáo riêng khiến độc giả cảm thấy vô cùng hào hứng. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh những cô bé, cậu bé đang túm tít với những quyển truyện trên tay, hay hình ảnh những bạn trẻ ngồi say sưa đọc sách bên ly cà phê ấm nóng hay là một ai đó đang ngồi mải mê cùng cuốn sách trong một góc tĩnh lặng.
2.3. Thỏa thích chụp ảnh với những background đẹp lung linh
Đường sách Nguyễn Văn Bình là một trong những địa điểm đang HOT ở Sài Gòn được check-in nhiều nhất. Du khách tới đây có thể thỏa sức chụp hình “sống ảo” với hàng loạt background đẹp lung linh. Và dù ở góc nào thì bạn cũng yên tâm sẽ có những bức hình trên cả tuyệt vời.
Đến đây, bạn có thể tha hồ chụp những bức ảnh lung linh xinh đẹp (Ảnh: sưu tầm)
2.4. Thư thả nhâm nhi cà phê đường sách Nguyễn Văn Bình
Không chỉ là một thiên đường sách, đường sách Nguyễn Văn Bình còn là nơi bạn có thể tận hưởng những phút giây thư thái, yên bình sau những xô bồ cuộc sống. Sẽ thật thú vị khi được ngồi nhâm nhi ly cà phê nóng, nghe điệu nhạc du dương và “gặm nhấm” một quyển sách hay ở nơi đây.
Du khách có thể tận hưởng những giây phút tuyệt vời bên bạn bè, người thân (Ảnh: VnExpress)2.5. Điểm vui chơi hấp dẫn cho các bạn nhỏ
Khu vui chơi trẻ em nằm trong đường sách là điểm đến được các bạn nhỏ vô cùng yêu thích. Các bé có thể tha hồ khám phá những bộ truyện tranh đầy màu sắc và tham gia nhiều trò chơi bổ ích. Qua đó, sẽ giúp bé ham tìm tòi, học hỏi và tình yêu sách của các bé sẽ ngày càng lớn hơn.
Các bạn nhỏ vô cùng hứng thú khi được tham quan đường sách (Ảnh: sưu tầm)3. Địa chỉ những quán ăn gần đường sách Nguyễn Văn Bình
Gần đường sách Nguyễn Văn Bình có khá nhiều quán ăn ngon, bổ, rẻ. Bởi vậy, du khách sẽ không cần phải lo lắng ăn gì ở Sài Gòn cho ngon. Dưới đây là những địa chỉ nổi tiếng mà bạn có thể tham khảo.
3.1. Khu ăn uống thuộc chợ Bến Thành
Chợ Bến Thành nổi tiếng là nơi tập trung nhiều quán ăn ngon với giá cả phải chăng. Bởi vậy mà ẩm thực chợ Bến Thành luôn thu hút người dân địa phương cũng như du khách trong và ngoài nước. Nếu có dịp đến đây, hãy dạo quanh một lần các quán ăn ngon này nhé, chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.
Khám phá nét ẩm thực độc đáo ở chợ Bến Thành (Ảnh: sưu tầm)
Bún mắm chợ Bến Thành
Địa chỉ: 22 Phan Bội Châu, phường Bến Thành, quận 1, TP. HCMGiờ mở cửa: 8h00 - 19h00Giá bán: 10.000 - 65.000 VNĐ/ suất
Hủ tiếu Nam Vang Lê Thánh Tôn
Địa chỉ: 254 Lê Thánh Tôn, quận 1, TP. HCMGiờ mở cửa: sáng từ 06h00 - 11h00, tối từ 18h00 - 22h00Giá bán: 5.000 - 35.000 VNĐ/ suất
Bánh tráng Nghĩa Mập
Địa chỉ: 136/17 Lê Thánh Tôn, phường Bến Thành, quận 1, TP. HCMGiờ mở cửa: 13h30 - 23h30Giá bán: 15.000 - 35.000VNĐ/ suất
Bún riêu Gánh
Địa chỉ: số 4 Phan Bội Châu, phường Bến Thành, quận 1, TP. HCMGiờ mở cửa: 08h00 - 19h00Giá bán: 35.000 - 40.000VNĐ/ suấtTô bún riêu gánh thơm nức mũi cùng nước dùng đậm đà, vị chua chua ngọt ngọt sẽ khiến du khách ăn một lần là nhớ mãi (Ảnh: sưu tầm)3.2. Nhà hàng Landmark 81
Nhà hàng Landmark 81 được biết đến là hệ thống các nhà hàng sang trọng nổi tiếng bậc nhất ở Sài Gòn. Trong không gian xa hoa tráng lệ, du khách có thể ngắm view cảnh toàn thành phố và thưởng thức những món ăn đẳng cấp với phong cách phục vụ vô cùng chuyên nghiệp. Đây chắc chắn sẽ là trải nghiệm khó quên mà bạn nên thử một lần trong đời.
Giữa lòng Sài Gòn náo nhiệt, bạn vẫn có thể tìm thấy một nơi yên bình, thanh tĩnh là đường sách Nguyễn Văn Bình. Hãy đến đây, hòa mình vào không gian ấy và tận hưởng những phút giây tuyệt vời bên bạn bè, người thân. Chúc bạn sẽ tìm được những quyển sách hay và có những trải nghiệm thật đáng nhớ ở nơi đây.
Vinpearl
Đường sách Nguyễn Văn Bình là một trong những điểm đến hấp dẫn du khách khi tới Sài Gòn. Bạn sẽ được đắm mình trong thiên đường sách khổng lồ và tận hưởng những phút giây thư giãn vô cùng tuyệt vời.
Khám phá đường sách Nguyễn Văn Bình - điểm đến hấp dẫn dành cho du khách (Ảnh: sưu tầm)
Không chỉ nổi tiếng với chợ Bến Thành, Dinh Độc Lập, Sài Gòn còn có đường sách Nguyễn Văn Bình vô cùng “hút” khách du lịch. Khám phá điểm đến thú vị này sẽ là một trong những trải nghiệm đáng nhớ mà du khách tới du lịch Sài Gòn không nên bỏ qua.
1. Kinh nghiệm đi đường sách Nguyễn Văn Bình
Nếu muốn tìm một nơi giúp bạn thỏa mãn niềm đam mê với những cuốn sách, nơi bạn có thể giao lưu, gặp gỡ, thư giãn và chụp ảnh “sống ảo” thì đường sách Nguyễn Văn Bình chính là một gợi ý tuyệt vời.
1.1. Đường sách Nguyễn Văn Bình ở đâu?Địa chỉ: đường Nguyễn Văn Bình, phường Bến Nghé, quận 1, TP. HCM
Đường sách Nguyễn Văn Bình tọa lạc ngay trung tâm thành phố, nằm ở hướng đối diện Dinh Độc Lập và cách phố Tây Bùi Viện chỉ khoảng 3km. Đây là một trong những địa điểm mới lạ, thu hút đông đảo người dân, du khách và đặc biệt là các bạn trẻ tìm đến.
Đường sách ở ngay trung tâm thành phố (Ảnh: sưu tầm)1.2. Đường sách Nguyễn Văn Bình mở cửa mấy giờ?
Đường sách Nguyễn Văn Bình mở cửa từ 8h - 22h tất cả các ngày trong tuần. Bởi vậy du khách có thể tự do tham quan, đọc sách hay ngồi quán cà phê thưởng thức văn hóa đọc mà không lo thiếu thời gian. Bạn cũng được thỏa sức check-in những điểm sống ảo thú vị cùng nhóm bạn hay người thân.
Cùng bạn bè khám phá thiên đường tri thức (Ảnh: sưu tầm)1.3. Đi đường sách Nguyễn Văn Bình gửi xe ở đâu?
Ngoài ra, du khách cũng có thể lựa chọn di chuyển bằng xe bus rất thuận tiện lại không mất nhiều thời gian gửi xe, lấy xe. Các tuyến bus đến đường sách bạn có thể tham khảo là: 03, 14, 30, và 42.
Du khách đến đường sách bằng xe bus cũng rất tiện lợi (Ảnh: sưu tầm)2. Những điều thú vị về đường sách Nguyễn Văn Bình
Không chỉ thu hút những người mê sách, con đường sách Nguyễn Văn Bình còn mang đến một không gian mới lạ và độc đáo khiến bất kỳ ai tới đây cũng muốn níu chân ở lại.
2.1. Lịch sử đường sách Nguyễn Văn Bình quận 1
Chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy yêu đường sách Nguyễn Văn Bình hơn vì đây là một trong những con đường cổ nhất ở Sài Gòn. Con đường nhỏ đã chứng kiến biết bao thăng trầm, thay đổi của mảnh đất hoa lệ này.
Thời Pháp: con đường có tên gọi là Hongkong. Từ ngày 24/02/1897: con đường được đổi tên thành Cardis.Từ ngày 19/10/1955: con đường đổi thành đường Nguyễn Hậu. Từ 07/04/2000: con đường được đổi tên thành đường Nguyễn Văn Bình cho đến tận bây giờ.Không gian xanh mát ở đường sách (Ảnh: sưu tầm)
Đường sách được lấy theo tên của nhà lãnh đạo tinh thần Công giáo, nhà trí thức nổi tiếng là ông Nguyễn Văn Bình. Bởi vậy, ngoài mang ý nghĩa văn hoá độc đáo, đây còn là nơi gắn kết giữa các tôn giáo và thể hiện sự trân trọng với tri thức.
2.2. Mua sắm ở “thiên đường sách” muôn màu
Là phức hợp đường sách đầu tiên ở Việt Nam, đường sách Nguyễn Văn Bình hội tụ nhiều nhà sách nổi tiếng trên cả nước. Ở đây có tới hơn 20 gian hàng thuộc các đơn vị, công ty phát hành như: nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Kim Đồng, Nhã Nam, Thái Hà, Alphabooks. Vậy nên bạn có thể tha hồ lựa chọn thể loại sách yêu thích của mình tại đây.
Đây là nơi tụ hội nhiều nhà sách nổi tiếng trên cả nước (Ảnh: sưu tầm)
Đến đường sách, bạn sẽ được đắm chìm trong “thiên đường sách” muôn màu, khám phá đủ các thể loại sách từ chính trị, xã hội, văn học, khoa học đến văn hoá, ngoại ngữ hay nhiều thể loại khác. Nơi đây cũng là địa chỉ mua sách quen thuộc của độc giả. Bạn có thể tìm mua những quyển sách mà nhiều nơi khác không có, hơn nữa giá cả lại vô cùng phải chăng.
Không gian triển lãm tranh tại đường sách (Ảnh: sưu tầm)
Mỗi gian hàng trưng bày sách ở đây được thiết kế theo những nét độc đáo riêng khiến độc giả cảm thấy vô cùng hào hứng. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh những cô bé, cậu bé đang túm tít với những quyển truyện trên tay, hay hình ảnh những bạn trẻ ngồi say sưa đọc sách bên ly cà phê ấm nóng hay là một ai đó đang ngồi mải mê cùng cuốn sách trong một góc tĩnh lặng.
2.3. Thỏa thích chụp ảnh với những background đẹp lung linh
Đường sách Nguyễn Văn Bình là một trong những địa điểm đang HOT ở Sài Gòn được check-in nhiều nhất. Du khách tới đây có thể thỏa sức chụp hình “sống ảo” với hàng loạt background đẹp lung linh. Và dù ở góc nào thì bạn cũng yên tâm sẽ có những bức hình trên cả tuyệt vời.
Đến đây, bạn có thể tha hồ chụp những bức ảnh lung linh xinh đẹp (Ảnh: sưu tầm)
2.4. Thư thả nhâm nhi cà phê đường sách Nguyễn Văn Bình
Không chỉ là một thiên đường sách, đường sách Nguyễn Văn Bình còn là nơi bạn có thể tận hưởng những phút giây thư thái, yên bình sau những xô bồ cuộc sống. Sẽ thật thú vị khi được ngồi nhâm nhi ly cà phê nóng, nghe điệu nhạc du dương và “gặm nhấm” một quyển sách hay ở nơi đây.
Du khách có thể tận hưởng những giây phút tuyệt vời bên bạn bè, người thân (Ảnh: VnExpress)2.5. Điểm vui chơi hấp dẫn cho các bạn nhỏ
Khu vui chơi trẻ em nằm trong đường sách là điểm đến được các bạn nhỏ vô cùng yêu thích. Các bé có thể tha hồ khám phá những bộ truyện tranh đầy màu sắc và tham gia nhiều trò chơi bổ ích. Qua đó, sẽ giúp bé ham tìm tòi, học hỏi và tình yêu sách của các bé sẽ ngày càng lớn hơn.
Các bạn nhỏ vô cùng hứng thú khi được tham quan đường sách (Ảnh: sưu tầm)3. Địa chỉ những quán ăn gần đường sách Nguyễn Văn Bình
Gần đường sách Nguyễn Văn Bình có khá nhiều quán ăn ngon, bổ, rẻ. Bởi vậy, du khách sẽ không cần phải lo lắng ăn gì ở Sài Gòn cho ngon. Dưới đây là những địa chỉ nổi tiếng mà bạn có thể tham khảo.
3.1. Khu ăn uống thuộc chợ Bến Thành
Chợ Bến Thành nổi tiếng là nơi tập trung nhiều quán ăn ngon với giá cả phải chăng. Bởi vậy mà ẩm thực chợ Bến Thành luôn thu hút người dân địa phương cũng như du khách trong và ngoài nước. Nếu có dịp đến đây, hãy dạo quanh một lần các quán ăn ngon này nhé, chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.
Khám phá nét ẩm thực độc đáo ở chợ Bến Thành (Ảnh: sưu tầm)
Bún mắm chợ Bến Thành
Địa chỉ: 22 Phan Bội Châu, phường Bến Thành, quận 1, TP. HCMGiờ mở cửa: 8h00 - 19h00Giá bán: 10.000 - 65.000 VNĐ/ suất
Hủ tiếu Nam Vang Lê Thánh Tôn
Địa chỉ: 254 Lê Thánh Tôn, quận 1, TP. HCMGiờ mở cửa: sáng từ 06h00 - 11h00, tối từ 18h00 - 22h00Giá bán: 5.000 - 35.000 VNĐ/ suất
Bánh tráng Nghĩa Mập
Địa chỉ: 136/17 Lê Thánh Tôn, phường Bến Thành, quận 1, TP. HCMGiờ mở cửa: 13h30 - 23h30Giá bán: 15.000 - 35.000VNĐ/ suất
Bún riêu Gánh
Địa chỉ: số 4 Phan Bội Châu, phường Bến Thành, quận 1, TP. HCMGiờ mở cửa: 08h00 - 19h00Giá bán: 35.000 - 40.000VNĐ/ suấtTô bún riêu gánh thơm nức mũi cùng nước dùng đậm đà, vị chua chua ngọt ngọt sẽ khiến du khách ăn một lần là nhớ mãi (Ảnh: sưu tầm)3.2. Nhà hàng Landmark 81
Nhà hàng Landmark 81 được biết đến là hệ thống các nhà hàng sang trọng nổi tiếng bậc nhất ở Sài Gòn. Trong không gian xa hoa tráng lệ, du khách có thể ngắm view cảnh toàn thành phố và thưởng thức những món ăn đẳng cấp với phong cách phục vụ vô cùng chuyên nghiệp. Đây chắc chắn sẽ là trải nghiệm khó quên mà bạn nên thử một lần trong đời.
Giữa lòng Sài Gòn náo nhiệt, bạn vẫn có thể tìm thấy một nơi yên bình, thanh tĩnh là đường sách Nguyễn Văn Bình. Hãy đến đây, hòa mình vào không gian ấy và tận hưởng những phút giây tuyệt vời bên bạn bè, người thân. Chúc bạn sẽ tìm được những quyển sách hay và có những trải nghiệm thật đáng nhớ ở nơi đây.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Kim Phụng - năm đăng: ~ 2018 - ybox
10 Nhà Văn Gốc Việt Tỏa Sáng Trên Văn Đàn Thế Giới
Có khá nhiều nhà văn gốc Việt được độc giả thế giới đón đọc, và trên hết họ được văn đàn thế giới công nhận và vinh danh tại các giải thưởng Văn học quốc tế. Dưới đây Bookaholic xin tổng hợp lại 10 nhà văn gốc Việt chủ yếu tại các quốc gia Âu Mỹ đã và đang tỏa sáng tại văn đàn thế giới.
1. Nguyễn Thanh Việt (Mỹ)
Sinh ra tại Buôn Ma Thuột, Nguyễn Thanh Việt theo gia đình di cư sang Mỹ từ năm 1975. Sau khi tốt nghiệp bằng danh dự ngành tiếng Anh và Nghiên cứu dân tộc học tại ĐH California – Berkeley, ông theo đuổi bằng Tiến sĩ cũng ở trường này, lấy bằng năm 1997. Hiện ông là giáo sư tại Đại học Nam California. Ngoài giảng dạy và viết lách, ông còn là một nhà phê bình văn hóa cho tờ The Los Angeles Times.
Giải Pulitzer công bố hôm 18/4/2016 đã mang đến sự chú ý của cả thế giới dảnh cho tác giả gốc Việt – Nguyễn Thanh Việt – chiến thắng ở hạng mục tiểu thuyết với tác phẩm The Sympathizer.
The Sympathizer (Cảm tình viên) là tác phẩm đầu tay của Nguyễn Thanh Việt. Câu chuyện nói về chiến tranh dưới góc nhìn của nhân vật chính – một người đàn ông mang hai dòng máu Việt – Pháp.
Trước khi chiến thắng Pulitzer, sách từng thắng giải tiểu thuyết đầu tay Center for Fiction 2015, huy chương Carnegie cho Tiểu thuyết xuất sắc của Hiệp hội Thư viện Mỹ, giải Tiểu thuyết văn học châu Á/ Thái Bình Dương của Hiệp hội Thư viện châu Á – Thái Bình Dương, giải thưởng PEN/ Faulkner hạng mục Tiểu thuyết và giải PEN/ Robert W. Bingham hạng mục Tiểu thuyết đầu tay.
2. Linda Lê (Pháp)
Trước tiên phải kể tới nữ nhà văn người Pháp gốc Việt – Linda Lê (sinh năm 1963) – một nữ tiểu thuyết gia đã gây được tiếng vang trong văn đàn Pháp, từng lọt vào tới vòng chung kết của giải thưởng văn học uy tín hàng đầu của Pháp – giải Goncourt năm 2012 – với cuốn tiểu thuyết Lame de fond (Sóng ngầm).
Các nhân vật trong “Sóng ngầm” đều thể hiện một phần tính cách, nội tâm của tác giả và thể hiện kín đáo mong muốn kết nối với quê hương Việt Nam của Linda Lê. “Sóng ngầm” của Lê xoay quanh nhân vật Văn – một người đàn ông Pháp gốc Việt.
Trước tiên phải kể tới nữ nhà văn người Pháp gốc Việt -
Sau khi qua đời vì một tai nạn xe hơi, khi nắp quan tài đã đóng lại, người đàn ông chưa đầy 50 tuổi này bắt đầu nhìn lại cuộc đời mình. Văn, nhân vật chính của truyện, ngoài vợ con, anh chỉ còn hai người bạn chí cốt là Rachid và Hugues, hai “tri kỷ” là rượu và thuốc lá.
Văn không còn mối liên hệ nào với Việt Nam từ năm anh 18 tuổi, sau khi mẹ đẻ Văn qua đời. Anh chỉ tìm thấy bóng dáng quê hương trong một vài quán ăn Việt ở Paris và cái tên Việt của chính mình.
Linda Lê hiện là cái tên được nhắc tới nhiều nhất ở mảng văn học “Francophone Vietnamese Literature” (Văn học Pháp do nhà văn Việt sáng tác). Cái tên Linda Lê đã rất quen thuộc và được độc giả Pháp cũng như độc giả của nhiều quốc gia khác biết tới và yêu mến.
Tác phẩm của cô đã được dịch ra các thứ tiếng như Anh, Hà Lan, Bồ Đào Nha. Tại Việt Nam, những cuốn đã được xuất bản gồm có “Vu khống”, “Lại chơi với lửa”, “Thư chết”…
Linda Lê không chỉ được độc giả yêu mến mà còn được giới phê bình công nhận với hàng loạt những giải thưởng văn học Pháp.
Một điều khá đặc biệt ở Linda Lê là cô luôn lẩn tránh báo giới, trong khi nhiều nhà văn coi đây là bệ phóng để giới thiệu, quảng bá cho những tác phẩm của mình, Linda Lê lại luôn sống khép kín, tự nhận mình là “con gấu núp trong hang”.
3. Lại Thanh Hà (Mỹ)
Nữ nhà văn người Mỹ gốc Việt -
Nữ nhà văn người Mỹ gốc Việt – Lại Thanh Hà (sinh năm 1965) cũng từng đoạt giải thưởng văn học danh giá của Mỹ – National Book Award hồi năm 2011 với cuốn tiểu thuyết đầu tay được viết bằng thơ – “Inside Out & Back Again” (Đi rồi cũng lại về). Cuốn tiểu thuyết như một cuốn hồi ký về chính cuộc đời tác giả được kể lại bằng 121 bài thơ.
“Inside Out & Back Again” kể về một bé gái 10 tuổi cùng gia đình rời quê hương đến Mỹ. Bước vào một thế giới mới và chưa thể hòa nhập, cô bé khao khát quay về thế giới thân thuộc của mình xưa kia bằng những ký ức ngày càng trở nên mơ hồ nhưng vẫn đầy ám ảnh trong trí nhớ, giữa thực tế cuộc sống khắc nghiệt nơi xứ lạ mà cô đang phải đối diện.
4. Kim Thúy (Canada)
Nữ nhà văn người Canada gốc Việt – Kim Thúy (sinh năm 1968), cô được biết tới nhiều nhất với cuốn tiểu thuyết “Ru”. Kim Thúy từng đoạt giải thưởng văn học Grand Prix RTL-Lire 2010 ở Liên hoan sách Paris, giải thưởng văn học danh giá của Canada – The Governor General’s Literary Awards 2010, lọt vào chung khảo giải Văn chương năm châu 2010 (Prix des 5 continents 2010) dành cho các nước nói tiếng Pháp… với cuốn tiểu thuyết “Ru”.
Nữ nhà văn người Canada gốc Việt -
“Ru” cũng là một trong 15 tác phẩm lọt vào sơ khảo giải Man Asia Literary 2012 – một giải thưởng văn học Châu Á uy tín được tổ chức hằng năm. Cuốn tiểu thuyết “Ru” kể lại những ngày tháng lưu lạc của Kim Thúy và gia đình từ khi cô còn nhỏ. “Ru” là một tựa đề đa nghĩa, bởi trong tiếng Pháp, “Ru” còn có nghĩa là dòng suối nhỏ.
5. Nguyễn Hoài Hương (Pháp)
Nữ nhà văn người Pháp gốc Việt – Nguyễn Hoài Hương (sinh năm 1976) với cuốn tiểu thuyết đầu tay “L’ombre douce” (Bóng mát dịu êm) đã đoạt giải nhất Văn học Bỉ năm 2013. Cuốn sách được hội đồng chấm giải đánh giá rất cao, đặc biệt nổi trội trong 20 tác phẩm được đề cử. Tác phẩm kể về chuyện tình lãng mạn nhưng nhiều bi kịch giữa Mai và Yann, một cô gái Việt Nam và một người lính Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Nữ nhà văn người Pháp gốc Việt -
Tác phẩm đưa lại một góc nhìn khác về chiến tranh, thông qua lăng kính tình yêu. Tuy sinh trưởng tại Pháp nhưng Nguyễn Hoài Hương cho biết cô luôn cố gắng học tiếng Việt, luôn tìm hiểu về văn hóa, lịch sử Việt Nam. “Hình ảnh Việt Nam luôn hiện hữu trong tâm hồn tôi. Và tôi đã chọn con đường văn học để thực hiện những hoài bão của mình” – Hoài Hương từng nói.
6. Trần Minh Huy (Pháp)
Nữ nhà văn người Pháp gốc Việt – Trần Minh Huy (sinh năm 1979), hiện là trợ lý tổng biên tập tạp chí Văn học Pháp – Le Magazine Littéraire. Trần Minh Huy từng được trao giải thưởng văn học Pháp – giải Gironde hồi năm 2008 – dành cho những cây bút mới với cuốn tiểu thuyết “La Princesse et le Pêcheur” (Công chúa và người đánh cá – 2007), lồng ghép giữa chuyện tình cổ tích Trương Chi – Mỵ Nương và một câu chuyện tình yêu ở thời hiện đại.
Nữ nhà văn người Pháp gốc Việt -
Ngoài ra, Trần Minh Huy còn có một số tác phẩm nổi bật khác như, “Le lac né en une nuit et autres légendes du Vietnam” (Đầm Nhất Dạ và các truyền thuyết khác của Việt Nam – 2008), hay “La double vie d’Anna Song” (Cuộc đời song đôi của Anna Song – 2009).
7. Monique Truong (Mỹ)
Monique Truong, sinh năm 1968, là nhà văn người Mỹ gốc Việt. Bà sinh ra ở Sài Gòn nhưng sang Mỹ định cư trước năm 1975. Truong, đã tốt nghiệp Đại học Yale và Columbia, là tác giả cuốn tiểu thuyết The Book of Salt (2003) – một trong những tác phẩm ăn khách nhất tại Mỹ năm 2003.
Năm 2012, Nhà văn gốc Việt Monique Truong được giải thưởng Man Asian mời vào Hội đồng giám khảo. Tại mùa giải năm đó, Maya Jaggi là trưởng ban giám khảo. Jaggi, người Anh, là nhà báo, nhà phê bình văn học nổi tiếng. Bà từng được mời làm giám khảo nhiều giải thưởng văn học lớn như Orange, Commonwealth Writers… Còn Vikram Chandra là tác giả người Ấn Độ. Ông từng đoạt giải thưởng văn học của Khối Thịnh vượng chung với cuốn Red Earth and Pouring Rain. Tác phẩm “The Garden of Evening Mists” (tạm dịch “Khu vườn sương đêm”) của nhà văn người Malaysia Tan Twang Eng đã giành được giải thưởng văn học danh giá nhất châu Á “Man Asian Literary Prize” 2012 trong đêm trao giải 14/3, tổ chức tại Hong Kong (Trung Quốc).
Được thành lập từ năm 1997, Man Asian là giải thưởng văn học dành cho các tác phẩm viết bằng tiếng Anh hoặc đã được dịch sang tiếng Anh của các nhà văn châu Á. Đối tượng dự giải là những sáng tác xuất bản trong năm trước.
8. Nam Lê (Úc)
Nhà văn Lê Nam sinh năm 1978 tại Rạch Giá, Kiên Giang. Khi vừa được ba tháng tuổi, cậu bé Nam đã cùng gia đình rời quê hương sang định cư tại thành phố Melbourne, Australia.
Nam Lên đã lớn lên và được đi học như những đứa trẻ bản xứ khác. “Tôi luôn băn khoăn về nguồn gốc của mình và gặp rất nhiều khó khăn trong việc hòa nhập với bạn bè”, anh kể. Dù vậy, Nam Lê đã nỗ lực không ngừng và luôn là một trong những học sinh giỏi của trường. Nam Lê đã tốt nghiệp trung học với phần thưởng là một học bổng để anh học tiếp lên đại học tại trường Đại học Melbourne.
Tập truyện ngắn The Boat của Nam Lê, tuy là tác phẩm đầu tiên được xuất bản, nhưng đã được giới phê bình tán thưởng. Tập truyện ngắn này bao gồm 7 truyện lấy bối cảnh ở bảy nơi khác nhau trên thế giớI, trong đó có biển Đông. Ở đây cũng xin mở ngoặc là gia đình của Nam Lê đã vượt biên sang trại tỵ nạn ở Malaysia vào năm 1978, trước khi được định cư ở Úc. Khi công bố giải thưởng Dylan Thomas năm 2008, chủ tịch ban giám khảo Peter Florence đã ca ngợi Nam Lê là ”một tài tăng văn chương phi thường”.
9. Nuage Rose (Pháp)
Nuage Rose tên thật là Bùi Thị Hồng Vân, bà sinh năm 1960 tại Hà Nội. Năm 1964, khi Mỹ bắt đầu bắn phá miền Bắc, cô bé Hồng Vân chỉ mới hơn bốn tuổi đã phải cùng gia đình rời căn nhà trên phố Triệu Việt Vương để về sơ tán tại Hải Dương. Trois Nuage au Pays des Nesnuphars (Ba áng mây phiêu dạt xứ bèo) tái hiện lại khoảng thời gian hơn 10 năm xa Hà Nội đi sơ tán (1964-1975).
Nuage Rose tốt nghiệp khoa tiếng Pháp – Đại học Tổng hợp. Khi còn là sinh viên bà rất yêu thích văn chương. Năm 1984, tác giả sang Pháp định cư. Hơn ba mươi năm sống trên đất Pháp, bà đã làm nhiều công việc khác nhau như nhân viên tòa thị chính, nhân viên bộ Tư pháp, hiện tại bà đang làm việc trong một ngân hàng ở Paris. Chưa bao giờ Nuage Rose làm công việc liên quan đến văn chương hay nghĩ mình sẽ trở thành một nhà văn.
Năm 2008, trong một lần về Việt Nam và tới thăm Bảo tàng Chứng tích chiến tranh tại TP HCM, Nuage Rose nung nấu ý định phải viết lại những câu chuyện mà mình đã trải qua trong chiến tranh. Ba áng mây phiêu dạt xứ bèo được viết trong gần 5 năm. Cuốn sách không chỉ là câu chuyện của một cô bé gái về những điều mình đã phải trải qua trong cuộc chiến, nó còn ẩn chứa cả những cảm nhận của một người trường thành về những trang sử hào hùng của dân tộc, tái hiện một giai đoạn lịch sử đáng nhớ. Để viết nên tác phẩm này tác giả cho biết bà đã phải nghiên cứu rất nhiều tư liệu về cuộc kháng chiến chống Mỹ của các học giả người Pháp và cả người Việt mà bà có thể tìm được ở Paris.
10. Anna Moi (Pháp)
Anna Moï tên thật là Trần Thiên Nga, bà sinh năm 1955, trong một gia đình gốc Bắc vào Nam từ năm 1954. Suốt thời thơ ấu bà đã đi và sống ở nhiều vùng đất như Sài Gòn, Buôn Mê Thuột và Hội An. Những năm 1970, bà sang Paris học lịch sử tại trường đại học Nanterre. Nhưng sự nghiệp của Anna Moï rẽ sang một hướng khác sau cuộc gặp gỡ với hai nhà tạo mẫu Agnès Troublè và Philippe Guibourgé. Bà quyết định trở thành nhà thiết kế thời trang. Do yêu cầu của công việc tạo mẫu, những năm 1980 tác giả đã có khoảng thời gian dài sống và làm việc tại Nhật Bản và Thái Lan. Chính vì thế, Anna Moï có thể sử dụng 5 thứ tiếng: Pháp, Việt, Anh, Nhật và Thái Lan.
Sau một thời gian dài sinh sống và làm việc tại Pháp với vai trò là nhà tạo mẫu, năm 1992, chị quyết định quay về TP.HCM để bắt đầu sự nghiệp sáng tác. Cho đến nay, chị sở hữu 8 tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết và ký bằng tiếng Pháp, trong đó tác phẩm “Lúa đen”(Riz noir).
Tác phẩm kể về những ngày tháng bi thương của 2 cô gái, 1 người trong đó là bạn học phổ thông của chị khi bị giam giữ và tra tấn tại nhà tù Côn Đảo những năm 1960 của thế kỷ trước. Tác phẩm này khi ra đời đã tạo nên tiếng vang và khiến tên tuổi nhà văn gốc Việt được biết đến nhiều hơn trong giới văn chương Pháp. Vấn đề bản sắc và hội nhập cũng là rào cản khiến cho nhiều tác phẩm nổi danh ở các thị trường sách trên thế giới nhưng lại gần như không được bạn đọc Việt Nam biết đến.
Các tác phẩm của Anna Moi Trần Thiên Nga mặc dù hướng về quê hương và khai thác những vấn đề của Việt Nam đương đại nhưng chưa được dịch sang tiếng Việt. Và thế là, dù đã có trong tay một số lượng tác phẩm tương đối lớn, nhưng những tác phẩm của chị vẫn chỉ thành công ở Pháp và độc giả thường biết đến chị như một tác giả người Pháp hơn là một nhà văn gốc Việt.
10 Nhà Văn Gốc Việt Tỏa Sáng Trên Văn Đàn Thế Giới
Có khá nhiều nhà văn gốc Việt được độc giả thế giới đón đọc, và trên hết họ được văn đàn thế giới công nhận và vinh danh tại các giải thưởng Văn học quốc tế. Dưới đây Bookaholic xin tổng hợp lại 10 nhà văn gốc Việt chủ yếu tại các quốc gia Âu Mỹ đã và đang tỏa sáng tại văn đàn thế giới.
1. Nguyễn Thanh Việt (Mỹ)
Sinh ra tại Buôn Ma Thuột, Nguyễn Thanh Việt theo gia đình di cư sang Mỹ từ năm 1975. Sau khi tốt nghiệp bằng danh dự ngành tiếng Anh và Nghiên cứu dân tộc học tại ĐH California – Berkeley, ông theo đuổi bằng Tiến sĩ cũng ở trường này, lấy bằng năm 1997. Hiện ông là giáo sư tại Đại học Nam California. Ngoài giảng dạy và viết lách, ông còn là một nhà phê bình văn hóa cho tờ The Los Angeles Times.
Giải Pulitzer công bố hôm 18/4/2016 đã mang đến sự chú ý của cả thế giới dảnh cho tác giả gốc Việt – Nguyễn Thanh Việt – chiến thắng ở hạng mục tiểu thuyết với tác phẩm The Sympathizer.
The Sympathizer (Cảm tình viên) là tác phẩm đầu tay của Nguyễn Thanh Việt. Câu chuyện nói về chiến tranh dưới góc nhìn của nhân vật chính – một người đàn ông mang hai dòng máu Việt – Pháp.
Trước khi chiến thắng Pulitzer, sách từng thắng giải tiểu thuyết đầu tay Center for Fiction 2015, huy chương Carnegie cho Tiểu thuyết xuất sắc của Hiệp hội Thư viện Mỹ, giải Tiểu thuyết văn học châu Á/ Thái Bình Dương của Hiệp hội Thư viện châu Á – Thái Bình Dương, giải thưởng PEN/ Faulkner hạng mục Tiểu thuyết và giải PEN/ Robert W. Bingham hạng mục Tiểu thuyết đầu tay.
2. Linda Lê (Pháp)
Trước tiên phải kể tới nữ nhà văn người Pháp gốc Việt – Linda Lê (sinh năm 1963) – một nữ tiểu thuyết gia đã gây được tiếng vang trong văn đàn Pháp, từng lọt vào tới vòng chung kết của giải thưởng văn học uy tín hàng đầu của Pháp – giải Goncourt năm 2012 – với cuốn tiểu thuyết Lame de fond (Sóng ngầm).
Các nhân vật trong “Sóng ngầm” đều thể hiện một phần tính cách, nội tâm của tác giả và thể hiện kín đáo mong muốn kết nối với quê hương Việt Nam của Linda Lê. “Sóng ngầm” của Lê xoay quanh nhân vật Văn – một người đàn ông Pháp gốc Việt.
Trước tiên phải kể tới nữ nhà văn người Pháp gốc Việt -
Sau khi qua đời vì một tai nạn xe hơi, khi nắp quan tài đã đóng lại, người đàn ông chưa đầy 50 tuổi này bắt đầu nhìn lại cuộc đời mình. Văn, nhân vật chính của truyện, ngoài vợ con, anh chỉ còn hai người bạn chí cốt là Rachid và Hugues, hai “tri kỷ” là rượu và thuốc lá.
Văn không còn mối liên hệ nào với Việt Nam từ năm anh 18 tuổi, sau khi mẹ đẻ Văn qua đời. Anh chỉ tìm thấy bóng dáng quê hương trong một vài quán ăn Việt ở Paris và cái tên Việt của chính mình.
Linda Lê hiện là cái tên được nhắc tới nhiều nhất ở mảng văn học “Francophone Vietnamese Literature” (Văn học Pháp do nhà văn Việt sáng tác). Cái tên Linda Lê đã rất quen thuộc và được độc giả Pháp cũng như độc giả của nhiều quốc gia khác biết tới và yêu mến.
Tác phẩm của cô đã được dịch ra các thứ tiếng như Anh, Hà Lan, Bồ Đào Nha. Tại Việt Nam, những cuốn đã được xuất bản gồm có “Vu khống”, “Lại chơi với lửa”, “Thư chết”…
Linda Lê không chỉ được độc giả yêu mến mà còn được giới phê bình công nhận với hàng loạt những giải thưởng văn học Pháp.
Một điều khá đặc biệt ở Linda Lê là cô luôn lẩn tránh báo giới, trong khi nhiều nhà văn coi đây là bệ phóng để giới thiệu, quảng bá cho những tác phẩm của mình, Linda Lê lại luôn sống khép kín, tự nhận mình là “con gấu núp trong hang”.
3. Lại Thanh Hà (Mỹ)
Nữ nhà văn người Mỹ gốc Việt -
Nữ nhà văn người Mỹ gốc Việt – Lại Thanh Hà (sinh năm 1965) cũng từng đoạt giải thưởng văn học danh giá của Mỹ – National Book Award hồi năm 2011 với cuốn tiểu thuyết đầu tay được viết bằng thơ – “Inside Out & Back Again” (Đi rồi cũng lại về). Cuốn tiểu thuyết như một cuốn hồi ký về chính cuộc đời tác giả được kể lại bằng 121 bài thơ.
“Inside Out & Back Again” kể về một bé gái 10 tuổi cùng gia đình rời quê hương đến Mỹ. Bước vào một thế giới mới và chưa thể hòa nhập, cô bé khao khát quay về thế giới thân thuộc của mình xưa kia bằng những ký ức ngày càng trở nên mơ hồ nhưng vẫn đầy ám ảnh trong trí nhớ, giữa thực tế cuộc sống khắc nghiệt nơi xứ lạ mà cô đang phải đối diện.
4. Kim Thúy (Canada)
Nữ nhà văn người Canada gốc Việt – Kim Thúy (sinh năm 1968), cô được biết tới nhiều nhất với cuốn tiểu thuyết “Ru”. Kim Thúy từng đoạt giải thưởng văn học Grand Prix RTL-Lire 2010 ở Liên hoan sách Paris, giải thưởng văn học danh giá của Canada – The Governor General’s Literary Awards 2010, lọt vào chung khảo giải Văn chương năm châu 2010 (Prix des 5 continents 2010) dành cho các nước nói tiếng Pháp… với cuốn tiểu thuyết “Ru”.
Nữ nhà văn người Canada gốc Việt -
“Ru” cũng là một trong 15 tác phẩm lọt vào sơ khảo giải Man Asia Literary 2012 – một giải thưởng văn học Châu Á uy tín được tổ chức hằng năm. Cuốn tiểu thuyết “Ru” kể lại những ngày tháng lưu lạc của Kim Thúy và gia đình từ khi cô còn nhỏ. “Ru” là một tựa đề đa nghĩa, bởi trong tiếng Pháp, “Ru” còn có nghĩa là dòng suối nhỏ.
5. Nguyễn Hoài Hương (Pháp)
Nữ nhà văn người Pháp gốc Việt – Nguyễn Hoài Hương (sinh năm 1976) với cuốn tiểu thuyết đầu tay “L’ombre douce” (Bóng mát dịu êm) đã đoạt giải nhất Văn học Bỉ năm 2013. Cuốn sách được hội đồng chấm giải đánh giá rất cao, đặc biệt nổi trội trong 20 tác phẩm được đề cử. Tác phẩm kể về chuyện tình lãng mạn nhưng nhiều bi kịch giữa Mai và Yann, một cô gái Việt Nam và một người lính Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Nữ nhà văn người Pháp gốc Việt -
Tác phẩm đưa lại một góc nhìn khác về chiến tranh, thông qua lăng kính tình yêu. Tuy sinh trưởng tại Pháp nhưng Nguyễn Hoài Hương cho biết cô luôn cố gắng học tiếng Việt, luôn tìm hiểu về văn hóa, lịch sử Việt Nam. “Hình ảnh Việt Nam luôn hiện hữu trong tâm hồn tôi. Và tôi đã chọn con đường văn học để thực hiện những hoài bão của mình” – Hoài Hương từng nói.
6. Trần Minh Huy (Pháp)
Nữ nhà văn người Pháp gốc Việt – Trần Minh Huy (sinh năm 1979), hiện là trợ lý tổng biên tập tạp chí Văn học Pháp – Le Magazine Littéraire. Trần Minh Huy từng được trao giải thưởng văn học Pháp – giải Gironde hồi năm 2008 – dành cho những cây bút mới với cuốn tiểu thuyết “La Princesse et le Pêcheur” (Công chúa và người đánh cá – 2007), lồng ghép giữa chuyện tình cổ tích Trương Chi – Mỵ Nương và một câu chuyện tình yêu ở thời hiện đại.
Nữ nhà văn người Pháp gốc Việt -
Ngoài ra, Trần Minh Huy còn có một số tác phẩm nổi bật khác như, “Le lac né en une nuit et autres légendes du Vietnam” (Đầm Nhất Dạ và các truyền thuyết khác của Việt Nam – 2008), hay “La double vie d’Anna Song” (Cuộc đời song đôi của Anna Song – 2009).
7. Monique Truong (Mỹ)
Monique Truong, sinh năm 1968, là nhà văn người Mỹ gốc Việt. Bà sinh ra ở Sài Gòn nhưng sang Mỹ định cư trước năm 1975. Truong, đã tốt nghiệp Đại học Yale và Columbia, là tác giả cuốn tiểu thuyết The Book of Salt (2003) – một trong những tác phẩm ăn khách nhất tại Mỹ năm 2003.
Năm 2012, Nhà văn gốc Việt Monique Truong được giải thưởng Man Asian mời vào Hội đồng giám khảo. Tại mùa giải năm đó, Maya Jaggi là trưởng ban giám khảo. Jaggi, người Anh, là nhà báo, nhà phê bình văn học nổi tiếng. Bà từng được mời làm giám khảo nhiều giải thưởng văn học lớn như Orange, Commonwealth Writers… Còn Vikram Chandra là tác giả người Ấn Độ. Ông từng đoạt giải thưởng văn học của Khối Thịnh vượng chung với cuốn Red Earth and Pouring Rain. Tác phẩm “The Garden of Evening Mists” (tạm dịch “Khu vườn sương đêm”) của nhà văn người Malaysia Tan Twang Eng đã giành được giải thưởng văn học danh giá nhất châu Á “Man Asian Literary Prize” 2012 trong đêm trao giải 14/3, tổ chức tại Hong Kong (Trung Quốc).
Được thành lập từ năm 1997, Man Asian là giải thưởng văn học dành cho các tác phẩm viết bằng tiếng Anh hoặc đã được dịch sang tiếng Anh của các nhà văn châu Á. Đối tượng dự giải là những sáng tác xuất bản trong năm trước.
8. Nam Lê (Úc)
Nhà văn Lê Nam sinh năm 1978 tại Rạch Giá, Kiên Giang. Khi vừa được ba tháng tuổi, cậu bé Nam đã cùng gia đình rời quê hương sang định cư tại thành phố Melbourne, Australia.
Nam Lên đã lớn lên và được đi học như những đứa trẻ bản xứ khác. “Tôi luôn băn khoăn về nguồn gốc của mình và gặp rất nhiều khó khăn trong việc hòa nhập với bạn bè”, anh kể. Dù vậy, Nam Lê đã nỗ lực không ngừng và luôn là một trong những học sinh giỏi của trường. Nam Lê đã tốt nghiệp trung học với phần thưởng là một học bổng để anh học tiếp lên đại học tại trường Đại học Melbourne.
Tập truyện ngắn The Boat của Nam Lê, tuy là tác phẩm đầu tiên được xuất bản, nhưng đã được giới phê bình tán thưởng. Tập truyện ngắn này bao gồm 7 truyện lấy bối cảnh ở bảy nơi khác nhau trên thế giớI, trong đó có biển Đông. Ở đây cũng xin mở ngoặc là gia đình của Nam Lê đã vượt biên sang trại tỵ nạn ở Malaysia vào năm 1978, trước khi được định cư ở Úc. Khi công bố giải thưởng Dylan Thomas năm 2008, chủ tịch ban giám khảo Peter Florence đã ca ngợi Nam Lê là ”một tài tăng văn chương phi thường”.
9. Nuage Rose (Pháp)
Nuage Rose tên thật là Bùi Thị Hồng Vân, bà sinh năm 1960 tại Hà Nội. Năm 1964, khi Mỹ bắt đầu bắn phá miền Bắc, cô bé Hồng Vân chỉ mới hơn bốn tuổi đã phải cùng gia đình rời căn nhà trên phố Triệu Việt Vương để về sơ tán tại Hải Dương. Trois Nuage au Pays des Nesnuphars (Ba áng mây phiêu dạt xứ bèo) tái hiện lại khoảng thời gian hơn 10 năm xa Hà Nội đi sơ tán (1964-1975).
Nuage Rose tốt nghiệp khoa tiếng Pháp – Đại học Tổng hợp. Khi còn là sinh viên bà rất yêu thích văn chương. Năm 1984, tác giả sang Pháp định cư. Hơn ba mươi năm sống trên đất Pháp, bà đã làm nhiều công việc khác nhau như nhân viên tòa thị chính, nhân viên bộ Tư pháp, hiện tại bà đang làm việc trong một ngân hàng ở Paris. Chưa bao giờ Nuage Rose làm công việc liên quan đến văn chương hay nghĩ mình sẽ trở thành một nhà văn.
Năm 2008, trong một lần về Việt Nam và tới thăm Bảo tàng Chứng tích chiến tranh tại TP HCM, Nuage Rose nung nấu ý định phải viết lại những câu chuyện mà mình đã trải qua trong chiến tranh. Ba áng mây phiêu dạt xứ bèo được viết trong gần 5 năm. Cuốn sách không chỉ là câu chuyện của một cô bé gái về những điều mình đã phải trải qua trong cuộc chiến, nó còn ẩn chứa cả những cảm nhận của một người trường thành về những trang sử hào hùng của dân tộc, tái hiện một giai đoạn lịch sử đáng nhớ. Để viết nên tác phẩm này tác giả cho biết bà đã phải nghiên cứu rất nhiều tư liệu về cuộc kháng chiến chống Mỹ của các học giả người Pháp và cả người Việt mà bà có thể tìm được ở Paris.
10. Anna Moi (Pháp)
Anna Moï tên thật là Trần Thiên Nga, bà sinh năm 1955, trong một gia đình gốc Bắc vào Nam từ năm 1954. Suốt thời thơ ấu bà đã đi và sống ở nhiều vùng đất như Sài Gòn, Buôn Mê Thuột và Hội An. Những năm 1970, bà sang Paris học lịch sử tại trường đại học Nanterre. Nhưng sự nghiệp của Anna Moï rẽ sang một hướng khác sau cuộc gặp gỡ với hai nhà tạo mẫu Agnès Troublè và Philippe Guibourgé. Bà quyết định trở thành nhà thiết kế thời trang. Do yêu cầu của công việc tạo mẫu, những năm 1980 tác giả đã có khoảng thời gian dài sống và làm việc tại Nhật Bản và Thái Lan. Chính vì thế, Anna Moï có thể sử dụng 5 thứ tiếng: Pháp, Việt, Anh, Nhật và Thái Lan.
Sau một thời gian dài sinh sống và làm việc tại Pháp với vai trò là nhà tạo mẫu, năm 1992, chị quyết định quay về TP.HCM để bắt đầu sự nghiệp sáng tác. Cho đến nay, chị sở hữu 8 tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết và ký bằng tiếng Pháp, trong đó tác phẩm “Lúa đen”(Riz noir).
Tác phẩm kể về những ngày tháng bi thương của 2 cô gái, 1 người trong đó là bạn học phổ thông của chị khi bị giam giữ và tra tấn tại nhà tù Côn Đảo những năm 1960 của thế kỷ trước. Tác phẩm này khi ra đời đã tạo nên tiếng vang và khiến tên tuổi nhà văn gốc Việt được biết đến nhiều hơn trong giới văn chương Pháp. Vấn đề bản sắc và hội nhập cũng là rào cản khiến cho nhiều tác phẩm nổi danh ở các thị trường sách trên thế giới nhưng lại gần như không được bạn đọc Việt Nam biết đến.
Các tác phẩm của Anna Moi Trần Thiên Nga mặc dù hướng về quê hương và khai thác những vấn đề của Việt Nam đương đại nhưng chưa được dịch sang tiếng Việt. Và thế là, dù đã có trong tay một số lượng tác phẩm tương đối lớn, nhưng những tác phẩm của chị vẫn chỉ thành công ở Pháp và độc giả thường biết đến chị như một tác giả người Pháp hơn là một nhà văn gốc Việt.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
DELETE@
Giống tui . Người viết chắc là Marx fan
Khoe sách: Căn bệnh tâm thần bái vật
Tornad
Dù bạn mua sách để đọc hay chỉ để khoe, khoe sách vẫn là chuyện cá nhân bạn, và không chỉ riêng bạn mà rất rất nhiều người cũng khoe sách với lí do tự do cá nhân; do đó khoe sách là một việc tưởng rất đỗi vô hại.
Tuy nhiên, ẩn nấp đằng sau những hành động trên là những vấn đề đã rất cũ đối với triết học và tâm lí học. Các triết gia quan ngại về vấn nạn này trước xã hội; các tâm lí gia, trong chừng mực nhất định, gọi đó là căn bệnh phá huỷ cuộc sống con người.
I. Từ vô thức tập thể của dân Việt
Dân chúng Việt Nam trước nay không mấy gần gũi với sách.
Cổ sử cho chúng ta thấy số lượng người biết chữ chỉ tập trung vào một nhóm nhỏ chứ chưa bao giờ phổ cập toàn dân. Cận sử với mốc 1945 dân ta chiếm 95% mù chữ, mãi đến 2006 số lượng biết chữ mới lên được 95%. Trong số đó cũng hiếm người mặn mà với sách, vì theo một bài báo 2012 thì người Việt trung bình đọc một cuốn sách mỗi năm.
Dầu vậy, khái niệm sách vẫn tồn tại trong tâm thức người Việt: Sách thánh hiền xưa kia học để thi cử làm quan, sách để học tập, sách để nghiên cứu, sách chứa điều hay.
Có thể thấy trong vô thức người Việt khái niệm sách gắn liền với thứ gì đó cao sang. Và chúng ta không bắt gặp ở những di sản để lại, như cổ tích hay sử liệu, trường hợp đọc sách chỉ để giải trí, hay đơn giản là mục đích nào khác ngoài tri thức.
Ngược lại, bằng chứng cho thấy người Việt trọng sách thì rất nhiều: Nói có sách, mách có chứng; Thuộc sách văn hay, mau tay tốt chữ; và các câu truyện nhờ sách mà thăng tiến như Lưu Bình - Dương Lễ.
Định nghĩa: Sách là phương tiện dùng để lưu trữ và chuyển tải kiến thức.
Như vậy sách và kiến thức vốn là hai khái niệm tách biệt. Kiến thức có thứ tốt, có thứ độc hại, nhưng vô thức người Việt mặc định sách là kiến thức tốt. Một cách khéo léo hai khái niệm này bị đồng hoá với nhau như một mẫu số chung trong vô thức dân Việt.
Tôi mượn thuật ngữ của nhà Phân tâm học Carl Jung gọi là vô thức tập thể.
Và vô thức tập thể ở người Việt rằng sách không những bị đồng hoá với kiến thức tốt mà sách còn lên tầm biểu tượng cho những gì cao quí hơn bình thường.
II. Đến bái vật hàng hoá
Triết gia Karl Marx trong bộ Tư bản luận của mình ở ngay chương đầu tiên phân tích về hàng hoá, ông đã đưa ra khái niệm bái vật hàng hoá.
Định nghĩa: Bái vật lấy từ thuật ngữ bái vật giáo, một tín ngưỡng sơ khai, chỉ những đồ vật được con người gán cho những tính chất và quyền năng vốn không thuộc về đồ vật ấy.
Marx chỉ ra trong xã hội tư bản sẽ đến lúc con người giao tiếp với nhau qua hàng hoá thay vì cá nhân từng người.
“Các sản phẩm của bộ óc con người thể hiện ra thành những sinh vật độc lập, có cuộc sống riêng của chúng, có những mối quan hệ nhất định với con người và giữa chúng với nhau.” [trích]
Một nhóm facebook chứa đầy kẻ bái vật
Các giá trị đảo điên: (1) Vật tiêu dùng chỉ mang lợi ích sử dụng biến thành hàng hoá và khoác lên mình giá trị xã hội riêng. (2) Con người không giao tiếp với nhau bằng cá nhân mình nữa mà bằng hàng hoá cá nhân làm ra. (3) Và hàng hoá thay vì là nô lệ của con người, chúng sẽ đảo ngược nô dịch lại chính con người.
Cụ thể với sách.
1. Nếu chỉ dừng lại là vật tiêu dùng (để đọc), hiển nhiên một cuốn sách mới: giấy bền, chữ nét sẽ mang giá trị cao hơn cuốn sách cũ thời 7x: giấy rách, ố vàng, chữ mờ.
Nhưng chuyện gì đã xảy ra, khi giá sách cũ nay đội lên trung bình 300k đến 900k VNĐ, ngoại lệ có những cuốn chục triệu. Trong khi cùng một nội dung, phiên bản tái bản cuốn sách ấy chưa đến 100k VNĐ.
Lúc này sách cũ không đơn thuần để “lưu trữ và chuyển tải kiến thức” như nhiệm vụ, mà đã được những kẻ bái vật gán thêm giá trị về địa vị xã hội, và tính lịch sử vào cuốn sách.
2. Và cũng những giá trị ấy ở cuốn sách những kẻ bái vật lại tượng trưng cho bản thân người sở hữu là mình. Lúc này họ chứng tỏ bản thân với người khác không bằng chính mình nữa, mà bằng cuốn sách cũ hiếm kia! Ai có được món hàng hiếm, kẻ ấy đáng gờm; ai có nhiều, kẻ ấy đáng trọng; và ai mua với giá khổng lồ, kẻ ấy địa vị xã hội cao. Tất cả bằng hàng hoá và nhờ hàng hoá khoác lên mẽ ngoài.
Lúc này họ giao tiếp và chứng tỏ với nhau bằng độ hiếm, độ cũ, độ đắt, độ nhiều của sách mình có thay vì phẩm chất cá nhân mình.
3. Nếu cộng đồng đọc sách giao tiếp với nhau bằng những gì trí tuệ mình hiểu biết về sách, thì cộng đồng khoe sách giao tiếp với nhau bằng ảnh chụp giá sách của mình, bằng số lượng sách mình có.
Thay vì đua nhau đọc hiểu sách, họ sẽ đua nhau mua sách mới, săn sách cũ điên cuồng. Ngoại trừ kẻ giàu mới nổi, số còn lại hiếm ai chi trả được cho những cuốn sách giá hàng triệu mà không rơi vào kiệt quệ (sẽ được nói thêm mục IV bên dưới).
Chính lúc này bái vật đã bắt đầu nô dịch con người.
Ảnh trên có thể thật, có thể trôn. Nhưng vẫn phản ánh chính xác vấn đề.
Marx cũng đã nói về cách thoát khỏi sự chi phối này. Nhưng đòi hỏi nền sản xuất hàng hoá phát triển cao như xã hội tư bản bây giờ, còn nước ta thì mới đang thời kì chuyển giao nên vấn nạn trước mắt của kẻ giàu mới nổi là khó tránh.
“Phải đợi đến khi có một nền sản xuất hàng hóa hoàn toàn phát triển thì mới có thể từ bản thân kinh nghiệm mà rút ra được một nhận thức khoa học là: các lao động tư nhân, được tiến hành một cách độc lập đối với nhau nhưng lại gắn liền với nhau về mọi mặt với tư cách là những khâu của sự phân công lao động xã hội tự phát, luôn luôn được quy thành thước đo xã hội của chúng một cách tỷ lệ.” [trích]
III. Cho đến bái vật ở tâm lí học
Định nghĩa: Bái vật ở tâm lí học, hay ái vật, chỉ đến những người có hấp dẫn tính dục với đồ vật; chỉ cần được nhìn, cầm nắm, liếm mút đồ vật cũng mang đến khoái cảm cho họ.
(Các bạn khoe sách có biểu hiện này hay không, chỉ các bạn biết rõ, hãy trung thực với lòng mình.)
Có nhiều lí giải nguyên nhân ái vật: (1) Do thơ ấu thiếu thốn đồ vật ấy mà sau này đồng hoá nó với ham muốn tính dục. (2) Do lần đầu động dục có liên quan đến đồ vật ấy. (3) Thậm chí theo Freud ái vật ở nam giới là bắt nguồn từ nỗi sợ bị thiến hoặc thấy người mẹ không có dương vật nên tưởng mẹ bị thiến (Freud không bàn về ái vật ở nữ giới).
Bệnh ái vật có thể xuất hiện ở bất cứ ai, giới thợ vẽ kiêm làm hề không ngoại lệ
Bản thân tôi nghiêng về lí thuyết 1, và lí thuyết này có thể lí giải trường hợp cuồng sách nhưng chưa đến mức ái vật. Và xin kết hợp Phân tâm học lí giải như sau:
Những kẻ khoe sách mới nổi bây giờ, mang mặc cảm thơ ấu đói sách vở, và mặc cảm thứ hai là họ không có khả năng hấp thụ được kiến thức trong sách.
Một mặt, vô thức của họ có vết sẹo ham muốn sách, mặt khác vì không đủ khả năng, vô thức sử dụng cơ chế phòng vệ bù trừ. Thay vì đọc hiểu sách (chất) họ sẽ bù trừ bằng số lượng sách (lượng), và thay vì đọc hiểu họ sẽ khoe sách để tự phong cho mình là người đọc sách, mình có tư cách đứng vào đội ngũ đọc sách.
IV. Và căn bệnh tâm thần bái vật
Tựa đề bài này và tựa đề mục IV không hề nói quá, hãy trông ảnh.
Hình trên minh hoạ một trường hợp có thật của hai bệnh nhân, một nặng một nhẹ.
Và nếu mọi người còn nhớ năm 2014 có hai vụ việc: Đạo diễn Lê Hoàng lấy sách kê chân ghế (và dư luận lên đồng phản đối); và bé gái ăn trộm sách bị đeo bảng Tôi là ăn trộm (và dư luận lên đồng bênh vực) ta sẽ thấy kha khá người trong xã hội này lệch lạc tâm lí.
Và bệnh tâm lí thì cần bác sĩ chữa thay vì lôi sách ra liếm láp đến khi mủn cả giấy.
Khoe sách: Căn bệnh tâm thần bái vật
Tornad
Dù bạn mua sách để đọc hay chỉ để khoe, khoe sách vẫn là chuyện cá nhân bạn, và không chỉ riêng bạn mà rất rất nhiều người cũng khoe sách với lí do tự do cá nhân; do đó khoe sách là một việc tưởng rất đỗi vô hại.
Tuy nhiên, ẩn nấp đằng sau những hành động trên là những vấn đề đã rất cũ đối với triết học và tâm lí học. Các triết gia quan ngại về vấn nạn này trước xã hội; các tâm lí gia, trong chừng mực nhất định, gọi đó là căn bệnh phá huỷ cuộc sống con người.
I. Từ vô thức tập thể của dân Việt
Dân chúng Việt Nam trước nay không mấy gần gũi với sách.
Cổ sử cho chúng ta thấy số lượng người biết chữ chỉ tập trung vào một nhóm nhỏ chứ chưa bao giờ phổ cập toàn dân. Cận sử với mốc 1945 dân ta chiếm 95% mù chữ, mãi đến 2006 số lượng biết chữ mới lên được 95%. Trong số đó cũng hiếm người mặn mà với sách, vì theo một bài báo 2012 thì người Việt trung bình đọc một cuốn sách mỗi năm.
Dầu vậy, khái niệm sách vẫn tồn tại trong tâm thức người Việt: Sách thánh hiền xưa kia học để thi cử làm quan, sách để học tập, sách để nghiên cứu, sách chứa điều hay.
Có thể thấy trong vô thức người Việt khái niệm sách gắn liền với thứ gì đó cao sang. Và chúng ta không bắt gặp ở những di sản để lại, như cổ tích hay sử liệu, trường hợp đọc sách chỉ để giải trí, hay đơn giản là mục đích nào khác ngoài tri thức.
Ngược lại, bằng chứng cho thấy người Việt trọng sách thì rất nhiều: Nói có sách, mách có chứng; Thuộc sách văn hay, mau tay tốt chữ; và các câu truyện nhờ sách mà thăng tiến như Lưu Bình - Dương Lễ.
Định nghĩa: Sách là phương tiện dùng để lưu trữ và chuyển tải kiến thức.
Như vậy sách và kiến thức vốn là hai khái niệm tách biệt. Kiến thức có thứ tốt, có thứ độc hại, nhưng vô thức người Việt mặc định sách là kiến thức tốt. Một cách khéo léo hai khái niệm này bị đồng hoá với nhau như một mẫu số chung trong vô thức dân Việt.
Tôi mượn thuật ngữ của nhà Phân tâm học Carl Jung gọi là vô thức tập thể.
Và vô thức tập thể ở người Việt rằng sách không những bị đồng hoá với kiến thức tốt mà sách còn lên tầm biểu tượng cho những gì cao quí hơn bình thường.
II. Đến bái vật hàng hoá
Triết gia Karl Marx trong bộ Tư bản luận của mình ở ngay chương đầu tiên phân tích về hàng hoá, ông đã đưa ra khái niệm bái vật hàng hoá.
Định nghĩa: Bái vật lấy từ thuật ngữ bái vật giáo, một tín ngưỡng sơ khai, chỉ những đồ vật được con người gán cho những tính chất và quyền năng vốn không thuộc về đồ vật ấy.
Marx chỉ ra trong xã hội tư bản sẽ đến lúc con người giao tiếp với nhau qua hàng hoá thay vì cá nhân từng người.
“Các sản phẩm của bộ óc con người thể hiện ra thành những sinh vật độc lập, có cuộc sống riêng của chúng, có những mối quan hệ nhất định với con người và giữa chúng với nhau.” [trích]
Một nhóm facebook chứa đầy kẻ bái vật
Các giá trị đảo điên: (1) Vật tiêu dùng chỉ mang lợi ích sử dụng biến thành hàng hoá và khoác lên mình giá trị xã hội riêng. (2) Con người không giao tiếp với nhau bằng cá nhân mình nữa mà bằng hàng hoá cá nhân làm ra. (3) Và hàng hoá thay vì là nô lệ của con người, chúng sẽ đảo ngược nô dịch lại chính con người.
Cụ thể với sách.
1. Nếu chỉ dừng lại là vật tiêu dùng (để đọc), hiển nhiên một cuốn sách mới: giấy bền, chữ nét sẽ mang giá trị cao hơn cuốn sách cũ thời 7x: giấy rách, ố vàng, chữ mờ.
Nhưng chuyện gì đã xảy ra, khi giá sách cũ nay đội lên trung bình 300k đến 900k VNĐ, ngoại lệ có những cuốn chục triệu. Trong khi cùng một nội dung, phiên bản tái bản cuốn sách ấy chưa đến 100k VNĐ.
Lúc này sách cũ không đơn thuần để “lưu trữ và chuyển tải kiến thức” như nhiệm vụ, mà đã được những kẻ bái vật gán thêm giá trị về địa vị xã hội, và tính lịch sử vào cuốn sách.
2. Và cũng những giá trị ấy ở cuốn sách những kẻ bái vật lại tượng trưng cho bản thân người sở hữu là mình. Lúc này họ chứng tỏ bản thân với người khác không bằng chính mình nữa, mà bằng cuốn sách cũ hiếm kia! Ai có được món hàng hiếm, kẻ ấy đáng gờm; ai có nhiều, kẻ ấy đáng trọng; và ai mua với giá khổng lồ, kẻ ấy địa vị xã hội cao. Tất cả bằng hàng hoá và nhờ hàng hoá khoác lên mẽ ngoài.
Lúc này họ giao tiếp và chứng tỏ với nhau bằng độ hiếm, độ cũ, độ đắt, độ nhiều của sách mình có thay vì phẩm chất cá nhân mình.
3. Nếu cộng đồng đọc sách giao tiếp với nhau bằng những gì trí tuệ mình hiểu biết về sách, thì cộng đồng khoe sách giao tiếp với nhau bằng ảnh chụp giá sách của mình, bằng số lượng sách mình có.
Thay vì đua nhau đọc hiểu sách, họ sẽ đua nhau mua sách mới, săn sách cũ điên cuồng. Ngoại trừ kẻ giàu mới nổi, số còn lại hiếm ai chi trả được cho những cuốn sách giá hàng triệu mà không rơi vào kiệt quệ (sẽ được nói thêm mục IV bên dưới).
Chính lúc này bái vật đã bắt đầu nô dịch con người.
Ảnh trên có thể thật, có thể trôn. Nhưng vẫn phản ánh chính xác vấn đề.
Marx cũng đã nói về cách thoát khỏi sự chi phối này. Nhưng đòi hỏi nền sản xuất hàng hoá phát triển cao như xã hội tư bản bây giờ, còn nước ta thì mới đang thời kì chuyển giao nên vấn nạn trước mắt của kẻ giàu mới nổi là khó tránh.
“Phải đợi đến khi có một nền sản xuất hàng hóa hoàn toàn phát triển thì mới có thể từ bản thân kinh nghiệm mà rút ra được một nhận thức khoa học là: các lao động tư nhân, được tiến hành một cách độc lập đối với nhau nhưng lại gắn liền với nhau về mọi mặt với tư cách là những khâu của sự phân công lao động xã hội tự phát, luôn luôn được quy thành thước đo xã hội của chúng một cách tỷ lệ.” [trích]
III. Cho đến bái vật ở tâm lí học
Định nghĩa: Bái vật ở tâm lí học, hay ái vật, chỉ đến những người có hấp dẫn tính dục với đồ vật; chỉ cần được nhìn, cầm nắm, liếm mút đồ vật cũng mang đến khoái cảm cho họ.
(Các bạn khoe sách có biểu hiện này hay không, chỉ các bạn biết rõ, hãy trung thực với lòng mình.)
Có nhiều lí giải nguyên nhân ái vật: (1) Do thơ ấu thiếu thốn đồ vật ấy mà sau này đồng hoá nó với ham muốn tính dục. (2) Do lần đầu động dục có liên quan đến đồ vật ấy. (3) Thậm chí theo Freud ái vật ở nam giới là bắt nguồn từ nỗi sợ bị thiến hoặc thấy người mẹ không có dương vật nên tưởng mẹ bị thiến (Freud không bàn về ái vật ở nữ giới).
Bệnh ái vật có thể xuất hiện ở bất cứ ai, giới thợ vẽ kiêm làm hề không ngoại lệ
Bản thân tôi nghiêng về lí thuyết 1, và lí thuyết này có thể lí giải trường hợp cuồng sách nhưng chưa đến mức ái vật. Và xin kết hợp Phân tâm học lí giải như sau:
Những kẻ khoe sách mới nổi bây giờ, mang mặc cảm thơ ấu đói sách vở, và mặc cảm thứ hai là họ không có khả năng hấp thụ được kiến thức trong sách.
Một mặt, vô thức của họ có vết sẹo ham muốn sách, mặt khác vì không đủ khả năng, vô thức sử dụng cơ chế phòng vệ bù trừ. Thay vì đọc hiểu sách (chất) họ sẽ bù trừ bằng số lượng sách (lượng), và thay vì đọc hiểu họ sẽ khoe sách để tự phong cho mình là người đọc sách, mình có tư cách đứng vào đội ngũ đọc sách.
IV. Và căn bệnh tâm thần bái vật
Tựa đề bài này và tựa đề mục IV không hề nói quá, hãy trông ảnh.
Hình trên minh hoạ một trường hợp có thật của hai bệnh nhân, một nặng một nhẹ.
Và nếu mọi người còn nhớ năm 2014 có hai vụ việc: Đạo diễn Lê Hoàng lấy sách kê chân ghế (và dư luận lên đồng phản đối); và bé gái ăn trộm sách bị đeo bảng Tôi là ăn trộm (và dư luận lên đồng bênh vực) ta sẽ thấy kha khá người trong xã hội này lệch lạc tâm lí.
Và bệnh tâm lí thì cần bác sĩ chữa thay vì lôi sách ra liếm láp đến khi mủn cả giấy.
Last edited by LDN on Sat Apr 16, 2022 8:27 am; edited 3 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Ah e ahem
Kuroe - Theo Trí Thức Trẻ
Người Nhật có từ riêng để chỉ việc "Mua sách về mà không đọc tới"
Với sự phát triển của các kênh phân phối hàng hóa Online, việc mua sách nay cũng đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Và đi kèm với đó, cũng là việc các "chồng sách mua về để đó" càng ngày càng cao hơn rất nhiều.
Sách ngày càng nhiều, trong khi thời gian hàng ngày thì vẫn chỉ có 24 tiếng như vậy. Và thường là, số lượng sách mua về luôn nhiều hơn hẳn so với tốc độ đọc của chúng ta. Nhất là ở thời đại mà bất cứ thứ gì cũng có thể mua chỉ bằng một cú click chuột.
Quá trình hình thành của những "chồng sách để đấy" của chúng ta thường diễn ra như thế này:
Chúng ta lên mạng, nhìn thấy quảng cáo của một quyển sách có vẻ ưng mắt. Đọc qua Review, rồi quyết định mua luôn và ngay, chứ để lâu thì lại quên hoặc mất hứng. Thế là lên Amazon, hay mấy trang phân phối sách tương tự, và mua chỉ với 1 cú click chuột. Rồi tiện tay, mua thêm một hai cuốn sách được gợi ý bên dưới nữa. Cứ thế lặp lại, và thế là chồng sách của chúng ta cao dần, cao dần lên.
Còn đến những kỳ hội sách hoặc những đợt sách giảm giá thì có khi, chỉ cần một buổi chiều là chúng ta đã mang về nhà một số lượng sách đủ để đọc trong cả năm trời.
Hiện tượng này diễn ra phổ biến đến mức, trong tiếng Nhật có hẳn một từ dùng để miêu tả tình trạng này, đó là「積ん読」(Tsundoku).
Tsundoku, được giải nghĩa là một chồng sách để đấy mà không được động tới. Giải nghĩa rõ ràng cụ thể hơn, thì「積ん読」(Tsundoku) được ghép bởi 2 từ, là 「積んでおく」(Tsundeoku) và 「読書」(Dokusho). Hai từ này, lần lượt mang nghĩa là "chồng lên để đó" và "đọc". Tới khoảng cuối thế kỷ 19, cụm từ ghép「積んで読」(Tsunde doku) được chuyển thành「積ん読」(Tsundoku) - nghe gần giống với "tsundeoku" - và giữ nguyên như vậy đến bây giờ.
Tại Goodreads, một trang web đánh giá sách tương đối nổi tiếng, chủ sở hữu của các "Tsundoku" lại tụ tập lại ở "Hội những người giấu tên nghiện mua sách" để chia sẻ những kinh nghiệm "đắng lòng" đến từ thói quen mua sách của mình. Một số người còn kể rằng, họ thậm chí phải giấu giếm việc mua sách với chính cả gia đình của mình.
Những chồng sách chất đống như vậy là chuyện "không của riêng ai"
"Ôi tôi cũng đồng cảm với các ông các bà lắm ấy chứ. Như tôi đây này, đang sống cùng với ông anh, bà chị dâu và ba đứa cháu. Ấy vậy mà, mỗi lần tôi mua sách về là lại phải giấu giấu giếm giếm mấy quyển sách cứ y như là đi buôn lậu. Nghe có buồn không các ông? Cơ mà, nếu không làm thế, kiểu gì cũng lại bị nghe cằn nhằn là 'Mua gì mà lắm sách thế? Chú còn nguyên cả chồng sách chưa động tới trong phòng còn chưa dọn kia kìa'. Khổ lắm các ông các bà ạ" - Một thành viên ẩn danh chia sẻ.
Một thành viên khác cho biết: "Cứ mỗi lần tôi để ra một ít tiền trong Paypal để tiết kiệm là y như rằng, kiểu gì tôi cũng tiêu sạch chỗ đấy trong một buổi đấu giá sách trên eBay."
Nhưng có một điểm mà hầu như ai cũng đồng ý, đó là cảm giác cầm trên tay một cuốn sách để đọc, luôn sướng hơn rất rất nhiều lần so với đọc e-book hay các hình thức tương tự. Theo một báo cáo được Pew Research thực hiện vào năm ngoái tại Mỹ, thì 73% dân số nước này đọc ít nhất một cuốn sách mỗi năm. Số lượng sách trung bình mà người Mỹ đọc là 4 cuốn/năm. Khoảng 66% người tham gia khảo sát đọc sách in, số còn lại là đọc sách điện tử và nghe sách tiếng.
Tất nhiên, trong kỷ nguyên kỹ thuật số, cùng với sự phát triển của các kênh phân phối hàng qua mạng, thì hiện tượng "Tsundoku" không chỉ xuất hiện với sách, mà còn với nhiều mặt hàng khác nữa. Chẳng nói đâu xa, rất nhiều người sử dụng dịch vụ của Steam cũng lâm vào tình cảnh "mua một đống Game xong để đấy không chơi đến"; hay mua và tải một đống album nhạc mà chưa chắc nghe đã hết.
Steamdoku chắc sẽ được dùng để chỉ mấy ông mua game trên Steam về xong không chơi
Quay trở lại với câu chuyện ban đầu, có lẽ sự hiện diện của sách in góp phần không nhỏ cho việc thúc đẩy khát khao được đọc sách của con người. Những cuốn sách in màu, là một trong những nguyên nhân chính làm tăng doanh số cho các nhà sách tại Mỹ và Anh. Và có lẽ, chính bởi việc chúng ta không có đủ thời gian đọc sách, đã trở thành động lực thúc đấy chúng ta mua nhiều sách hơn nữa. Nói như lời của nhà văn người Anh Jeanette Winterson, "Sưu tầm sách là một nỗi ám ảnh, một nghề, một căn bệnh, một thứ nghiện, một đam mê, một điều ngớ ngẩn, và cũng là số phận. Chứ nó không chỉ còn là sở thích đơn thuần nữa rồi.
Kuroe - Theo Trí Thức Trẻ
Người Nhật có từ riêng để chỉ việc "Mua sách về mà không đọc tới"
Với sự phát triển của các kênh phân phối hàng hóa Online, việc mua sách nay cũng đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Và đi kèm với đó, cũng là việc các "chồng sách mua về để đó" càng ngày càng cao hơn rất nhiều.
Sách ngày càng nhiều, trong khi thời gian hàng ngày thì vẫn chỉ có 24 tiếng như vậy. Và thường là, số lượng sách mua về luôn nhiều hơn hẳn so với tốc độ đọc của chúng ta. Nhất là ở thời đại mà bất cứ thứ gì cũng có thể mua chỉ bằng một cú click chuột.
Quá trình hình thành của những "chồng sách để đấy" của chúng ta thường diễn ra như thế này:
Chúng ta lên mạng, nhìn thấy quảng cáo của một quyển sách có vẻ ưng mắt. Đọc qua Review, rồi quyết định mua luôn và ngay, chứ để lâu thì lại quên hoặc mất hứng. Thế là lên Amazon, hay mấy trang phân phối sách tương tự, và mua chỉ với 1 cú click chuột. Rồi tiện tay, mua thêm một hai cuốn sách được gợi ý bên dưới nữa. Cứ thế lặp lại, và thế là chồng sách của chúng ta cao dần, cao dần lên.
Còn đến những kỳ hội sách hoặc những đợt sách giảm giá thì có khi, chỉ cần một buổi chiều là chúng ta đã mang về nhà một số lượng sách đủ để đọc trong cả năm trời.
Hiện tượng này diễn ra phổ biến đến mức, trong tiếng Nhật có hẳn một từ dùng để miêu tả tình trạng này, đó là「積ん読」(Tsundoku).
Tsundoku, được giải nghĩa là một chồng sách để đấy mà không được động tới. Giải nghĩa rõ ràng cụ thể hơn, thì「積ん読」(Tsundoku) được ghép bởi 2 từ, là 「積んでおく」(Tsundeoku) và 「読書」(Dokusho). Hai từ này, lần lượt mang nghĩa là "chồng lên để đó" và "đọc". Tới khoảng cuối thế kỷ 19, cụm từ ghép「積んで読」(Tsunde doku) được chuyển thành「積ん読」(Tsundoku) - nghe gần giống với "tsundeoku" - và giữ nguyên như vậy đến bây giờ.
Tại Goodreads, một trang web đánh giá sách tương đối nổi tiếng, chủ sở hữu của các "Tsundoku" lại tụ tập lại ở "Hội những người giấu tên nghiện mua sách" để chia sẻ những kinh nghiệm "đắng lòng" đến từ thói quen mua sách của mình. Một số người còn kể rằng, họ thậm chí phải giấu giếm việc mua sách với chính cả gia đình của mình.
Những chồng sách chất đống như vậy là chuyện "không của riêng ai"
"Ôi tôi cũng đồng cảm với các ông các bà lắm ấy chứ. Như tôi đây này, đang sống cùng với ông anh, bà chị dâu và ba đứa cháu. Ấy vậy mà, mỗi lần tôi mua sách về là lại phải giấu giấu giếm giếm mấy quyển sách cứ y như là đi buôn lậu. Nghe có buồn không các ông? Cơ mà, nếu không làm thế, kiểu gì cũng lại bị nghe cằn nhằn là 'Mua gì mà lắm sách thế? Chú còn nguyên cả chồng sách chưa động tới trong phòng còn chưa dọn kia kìa'. Khổ lắm các ông các bà ạ" - Một thành viên ẩn danh chia sẻ.
Một thành viên khác cho biết: "Cứ mỗi lần tôi để ra một ít tiền trong Paypal để tiết kiệm là y như rằng, kiểu gì tôi cũng tiêu sạch chỗ đấy trong một buổi đấu giá sách trên eBay."
Nhưng có một điểm mà hầu như ai cũng đồng ý, đó là cảm giác cầm trên tay một cuốn sách để đọc, luôn sướng hơn rất rất nhiều lần so với đọc e-book hay các hình thức tương tự. Theo một báo cáo được Pew Research thực hiện vào năm ngoái tại Mỹ, thì 73% dân số nước này đọc ít nhất một cuốn sách mỗi năm. Số lượng sách trung bình mà người Mỹ đọc là 4 cuốn/năm. Khoảng 66% người tham gia khảo sát đọc sách in, số còn lại là đọc sách điện tử và nghe sách tiếng.
Tất nhiên, trong kỷ nguyên kỹ thuật số, cùng với sự phát triển của các kênh phân phối hàng qua mạng, thì hiện tượng "Tsundoku" không chỉ xuất hiện với sách, mà còn với nhiều mặt hàng khác nữa. Chẳng nói đâu xa, rất nhiều người sử dụng dịch vụ của Steam cũng lâm vào tình cảnh "mua một đống Game xong để đấy không chơi đến"; hay mua và tải một đống album nhạc mà chưa chắc nghe đã hết.
Steamdoku chắc sẽ được dùng để chỉ mấy ông mua game trên Steam về xong không chơi
Quay trở lại với câu chuyện ban đầu, có lẽ sự hiện diện của sách in góp phần không nhỏ cho việc thúc đẩy khát khao được đọc sách của con người. Những cuốn sách in màu, là một trong những nguyên nhân chính làm tăng doanh số cho các nhà sách tại Mỹ và Anh. Và có lẽ, chính bởi việc chúng ta không có đủ thời gian đọc sách, đã trở thành động lực thúc đấy chúng ta mua nhiều sách hơn nữa. Nói như lời của nhà văn người Anh Jeanette Winterson, "Sưu tầm sách là một nỗi ám ảnh, một nghề, một căn bệnh, một thứ nghiện, một đam mê, một điều ngớ ngẩn, và cũng là số phận. Chứ nó không chỉ còn là sở thích đơn thuần nữa rồi.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Tựa cuốn Thiên đường tiếng đức là thiên đường đánh mất của nhà văn T.A.Gurnah. Tính đặt mua mà dội lại tại 25 tì lận
Những tác phẩm đoạt giải Nobel Văn học “thấm đẫm” tính nhân văn
Sinh Phúc (TH) - giaoducthoidai
GD&TĐ - Nobel Văn học là giải thưởng cao quý đối với người theo nghiệp văn chương. Các tác phẩm đoạt giải thưởng này luôn là những cuốn sách đáng đọc ít nhất một lần trong đời.
Hãy cùng điểm qua những tác phẩm đoạt giải Nobel Văn học “chứa đựng” tính nhân văn sâu sắc.
1. Thiên đường
Tanzania Abdulrazak Gurnah (72 tuổi), đã trở thành nhà văn da màu thứ hai ở châu Phi đoạt giải Nobel Văn học năm 2021. Những tác phẩm của ông thể hiện sự thâm nhập kiên định và nhân ái đối với tác động của chủ nghĩa thực dân và số phận những người tị nạn trong hố sâu ngăn cách giữa các nền văn hóa và lục địa.
Cuốn tiểu thuyết thứ 4 “Thiên đường” (năm 1994) của Abdulrazak Gurnah được coi là bước đột phá trong sự nghiệp văn chương. Tiểu thuyết phát triển từ một chuyến đi nghiên cứu đến Đông Phi vào khoảng năm 1990. Đây là câu chuyện về quá trình trưởng thành và một chuyện tình buồn trong thế giới khác biệt và va chạm những hệ thống niềm tin khác nhau.
Đây cũng được xem là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông Abdulrazak Gurnah được lọt vào danh sách rút gọn của giải Booker và giải thưởng văn học Whitbread, được trao hằng năm cho những nhà văn sống ở Anh và Ireland.
Người phát ngôn của Ủy ban trao giải Nobel Văn học đã nhận xét về ý nghĩa to lớn trong các tác phẩm của Gurnah: “Xuyên suốt trong các tác phẩm của ông là sự thâm nhập không nhân nhượng và đầy lòng trắc ẩn đối với những tác động của chủ nghĩa thực dân và số phận của những người tị nạn trong hố sâu ngăn cách giữa các nền văn hóa và lục địa”.
Ông Anders Olsson - Chủ tịch Ủy ban Nobel thuộc Viện Hàn lâm Thụy Điển đánh giá, các tiểu thuyết của Gurnah khiến người đọc biết nhiều hơn đến một nền văn hóa Đông Phi vốn còn xa lạ với thế giới.
2. Dịch hạch
“Dịch hạch” là tên một tiểu thuyết của nhà văn, triết gia người Pháp Albert Camus. Tác phẩm ra đời năm 1947. Năm 1957, Albert Camus được trao giải thưởng Nobel Văn học vì các sáng tác của ông đã đưa ra ánh sáng những vấn đề đặt ra cho lương tâm loài người ở thời đại chúng ta.
Tiểu thuyết “Dịch hạch” ra đời ngay sau Chiến tranh Thế giới thứ 2. Những gì tác phẩm miêu tả khiến người đọc liên tưởng tới một đại dịch khủng khiếp mà nhân loại vừa thoát khỏi trước đó 2 năm: Chủ nghĩa phát xít. Albert Camus được cho là một nhà dự báo thiên tài. Bởi, bối cảnh tác phẩm “Dịch hạch” ra đời 73 năm qua đang diễn ra trong đời sống nhân loại ngày nay, khi toàn thế giới đang phải đối mặt với đại dịch Covid-19.
Câu chuyện trong “Dịch hạch” xảy ra ở Oran - một thành phố bên bờ Địa Trung Hải ở Algerie khi còn thuộc Pháp. Oran là một thành phố yên tĩnh bỗng một ngày xuất hiện và xảy ra những sự kiện “không đúng chỗ, có phần không bình thường”. Đầu tiên là những con chuột chết lẻ tẻ nơi cầu thang, rồi người ta bắt gặp xác chuột chết ở ngoài đường không đúng chỗ…
Dịch hạch xuất hiện. Các bệnh nhân bắt đầu được đưa vào bệnh viện và đã có những người tử vong đầu tiên. Vài ngày sau những hiện tượng bất bình thường này, dịch bệnh bùng phát. Sau nhiều cuộc tranh cãi, chính quyền phải công nhận đó là đại dịch.
Thành phố bị đóng cửa, mọi liên lạc với bên ngoài đều bị cắt đứt. Bắt đầu từ đây, một cuộc chiến cam go giữa con người với dịch bệnh đã diễn ra âm thầm, quyết liệt bên trong thành phố bị phong tỏa đó.
Trong bối cảnh cả thành phố bị cách ly, cuộc sống của con người vẫn phải tiếp diễn. Những công dân của thành phố mỗi người mang một tâm trạng khác nhau. Người sống trong sợ hãi, người tuyệt vọng tìm những thú vui để quên đi sự lo âu. Trong khi đó, một số kẻ cơ hội tìm cách kiếm lợi từ đại dịch.
Bác sĩ Rieux - người đầu tiên nhìn thấy những xác chuột chết vào buổi sáng 16/4 năm ấy đã cùng những con người can đảm, với các phương tiện ít ỏi cố gắng nỗ lực cứu người, đẩy lùi đại dịch. Bác sĩ Rieux có suy nghĩ đơn giản, rõ ràng nhưng quyết liệt: “Nếu không điên thì cũng mù, không mù thì cũng hèn nhát mới cam chịu buông tay trước dịch hạch”, “sức lực tôi đến đâu thì tôi bảo vệ họ đến đó...”.
Những lời nói và hành động của Rieux đã thuyết phục được nhiều người, trong đó có linh mục Paneloux, Jean Tarrou - một trí thức xuất thân danh giá. Jean Tarrou là người đáng lẽ đứng ngoài cuộc, nhưng anh đã tình nguyện cùng Rieux chống lại bệnh dịch.
Khi viết “Dịch hạch”, Albert Camus hiểu rằng, mọi người đều mang bệnh dịch trong mình. Bởi, không ai trên thế giới thoát khỏi nó… Bệnh dịch có mầm mống tự nhiên. Khi kết thúc tác phẩm “Dịch hạch”, Albert Camus đã nhận ra rằng: “Bài học rút ra được giữa lúc gặp tai họa là trong con người, có nhiều điều đáng khâm phục hơn là cái đáng khinh ghét… Dịch bệnh được đẩy lùi thì mầm bệnh vẫn lẩn khuất đâu đó và chỉ chờ dịp để bùng phát lại. Do đó, con người vừa luôn phải cảnh giác, vừa luôn phải đoàn kết giữ vững niềm tin. Chỉ có như vậy, con người mới có thể chiến thắng đại dịch”.
3. Của chuột và người
Xuất bản năm 1937, giữa thời kỳ Đại suy thoái của nước Mỹ, “Của chuột và người” là một trong những tác phẩm xuất sắc giúp John Steinbeck đoạt giải Nobel Văn học năm 1962. Cuốn sách là sự suy ngẫm về số phận nghiệt ngã của những người lao động nghèo dưới đáy xã hội trong cơn khủng hoảng kinh tế. Họ là những con người nay đây mai đó, bấu víu vào hy vọng nhỏ nhoi để tiếp tục sống, tìm lối thoát giữa nỗi tuyệt vọng của thời cuộc.
“Của chuột và người” là một câu chuyện kể về George Milton và Lennie Small - hai chàng trai làm công cho một nông trại. Tuy cuộc sống vất vả và công việc nặng nhọc, nhưng họ luôn cố gắng đạt được ước mơ sở hữu một nông trại của riêng mình.
Bên bờ sông Salinas trong trẻo, tươi vui, George vẽ ra trước mắt Lennie viễn cảnh tương lai tràn ngập hạnh phúc, khi họ có thể sở hữu một căn nhà nhỏ của riêng mình, khu vườn đầy ắp hoa trái. Họ hình dung ra những loài thú nuôi đáng yêu cùng đồng hành trong ngày tháng tự do không phải chịu áp bức từ những chủ nô.
George tuy nhỏ bé nhưng thông minh và có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, luôn hành động dứt khoát theo lý trí. Lennie to khỏe, nhưng đầu óc chậm phát triển, lúc nào cũng như một đứa nhóc to xác biết vâng lời và ngoan ngoãn.
“Của chuột và người” khắc họa bức tranh xã hội Mỹ đương thời - nơi con người phải vật lộn để kiếm sống trong cuộc đại khủng hoảng. Đặc biệt, những người lao động chân tay nghèo khổ thường không có gia đình lẫn của cải. Họ phải liều mạng để làm việc, nhưng vẫn chỉ đủ ăn.
Họ mất đi sự tự do. Tiếng nói cá nhân cũng theo đó bị vùi lấp bởi sự sợ hãi và nỗi lo về cơm áo gạo tiền. Tác phẩm kết thúc với một bi kịch đầy bất ngờ và trần trụi, cũng diễn ra cạnh bờ sông Salinas. Đây là sự tượng trưng cho vòng lặp khổ đau mà những người dân nghèo chẳng tài nào thoát ra được.
4. Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ
Với “Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ”, tác giả Svetlana Alexievich là nhà văn đầu tiên của Belarus được trao giải Nobel Văn học (năm 2015). Xuất sắc vượt qua nhiều ứng cử viên nặng kí, Alexievich trở thành chủ nhân giải Nobel Văn học thứ 112 trong lịch sử “vì lối viết phức điệu, một tượng đài tưởng niệm sự thống khổ và lòng can đảm trong thời đại của chúng ta” (theo trích dẫn của giải thưởng).
“Bằng phương pháp độc đáo - ghi nhận tiếng nói của nhiều người và đưa vào tác phẩm của mình, nữ tác giả Alexievich giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về cả một kỷ nguyên”, Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đánh giá.
Nhà văn - nhà báo Alexievich tự sự rằng, bà đã chọn những thể loại phù hợp để theo đuổi con đường văn chương. Thông thường, bà cần khoảng 3 - 4 năm để hoàn thành một cuốn sách. Tuy nhiên, bà đã dành tâm huyết cho “Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ” trong gần 10 năm. Để viết cuốn sách này, bà phải gặp gỡ, phỏng vấn, lấy tư liệu thật, ghi âm giọng nói của nhiều người khác nhau.
Đời sống và thân phận của phụ nữ Nga trong chiến tranh đã hiện lên trong những cuốn sách của Alexievich, đầy đau khổ và anh hùng. “Thật khó khăn để tiếp tục làm một người phụ nữ trong chiến tranh. Tuy nhiên, cuốn sách của tôi phải là tiếng nói cất lên từ những người dân. Đó là một cách để thế giới biết sự thật”, bà Alexievich bày tỏ.
Cuộc chiến tranh được ghi nhận trong con mắt một nửa của thế giới là đàn ông chủ yếu bằng những con số, dữ liệu, sự kiện. Trong khi đó, với nữ giới, dường như, họ nhìn chiến tranh qua cảm xúc.
Những tác phẩm đoạt giải Nobel Văn học “thấm đẫm” tính nhân văn
Sinh Phúc (TH) - giaoducthoidai
GD&TĐ - Nobel Văn học là giải thưởng cao quý đối với người theo nghiệp văn chương. Các tác phẩm đoạt giải thưởng này luôn là những cuốn sách đáng đọc ít nhất một lần trong đời.
Hãy cùng điểm qua những tác phẩm đoạt giải Nobel Văn học “chứa đựng” tính nhân văn sâu sắc.
1. Thiên đường
Tanzania Abdulrazak Gurnah (72 tuổi), đã trở thành nhà văn da màu thứ hai ở châu Phi đoạt giải Nobel Văn học năm 2021. Những tác phẩm của ông thể hiện sự thâm nhập kiên định và nhân ái đối với tác động của chủ nghĩa thực dân và số phận những người tị nạn trong hố sâu ngăn cách giữa các nền văn hóa và lục địa.
Cuốn tiểu thuyết thứ 4 “Thiên đường” (năm 1994) của Abdulrazak Gurnah được coi là bước đột phá trong sự nghiệp văn chương. Tiểu thuyết phát triển từ một chuyến đi nghiên cứu đến Đông Phi vào khoảng năm 1990. Đây là câu chuyện về quá trình trưởng thành và một chuyện tình buồn trong thế giới khác biệt và va chạm những hệ thống niềm tin khác nhau.
Đây cũng được xem là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông Abdulrazak Gurnah được lọt vào danh sách rút gọn của giải Booker và giải thưởng văn học Whitbread, được trao hằng năm cho những nhà văn sống ở Anh và Ireland.
Người phát ngôn của Ủy ban trao giải Nobel Văn học đã nhận xét về ý nghĩa to lớn trong các tác phẩm của Gurnah: “Xuyên suốt trong các tác phẩm của ông là sự thâm nhập không nhân nhượng và đầy lòng trắc ẩn đối với những tác động của chủ nghĩa thực dân và số phận của những người tị nạn trong hố sâu ngăn cách giữa các nền văn hóa và lục địa”.
Ông Anders Olsson - Chủ tịch Ủy ban Nobel thuộc Viện Hàn lâm Thụy Điển đánh giá, các tiểu thuyết của Gurnah khiến người đọc biết nhiều hơn đến một nền văn hóa Đông Phi vốn còn xa lạ với thế giới.
2. Dịch hạch
“Dịch hạch” là tên một tiểu thuyết của nhà văn, triết gia người Pháp Albert Camus. Tác phẩm ra đời năm 1947. Năm 1957, Albert Camus được trao giải thưởng Nobel Văn học vì các sáng tác của ông đã đưa ra ánh sáng những vấn đề đặt ra cho lương tâm loài người ở thời đại chúng ta.
Tiểu thuyết “Dịch hạch” ra đời ngay sau Chiến tranh Thế giới thứ 2. Những gì tác phẩm miêu tả khiến người đọc liên tưởng tới một đại dịch khủng khiếp mà nhân loại vừa thoát khỏi trước đó 2 năm: Chủ nghĩa phát xít. Albert Camus được cho là một nhà dự báo thiên tài. Bởi, bối cảnh tác phẩm “Dịch hạch” ra đời 73 năm qua đang diễn ra trong đời sống nhân loại ngày nay, khi toàn thế giới đang phải đối mặt với đại dịch Covid-19.
Câu chuyện trong “Dịch hạch” xảy ra ở Oran - một thành phố bên bờ Địa Trung Hải ở Algerie khi còn thuộc Pháp. Oran là một thành phố yên tĩnh bỗng một ngày xuất hiện và xảy ra những sự kiện “không đúng chỗ, có phần không bình thường”. Đầu tiên là những con chuột chết lẻ tẻ nơi cầu thang, rồi người ta bắt gặp xác chuột chết ở ngoài đường không đúng chỗ…
Dịch hạch xuất hiện. Các bệnh nhân bắt đầu được đưa vào bệnh viện và đã có những người tử vong đầu tiên. Vài ngày sau những hiện tượng bất bình thường này, dịch bệnh bùng phát. Sau nhiều cuộc tranh cãi, chính quyền phải công nhận đó là đại dịch.
Thành phố bị đóng cửa, mọi liên lạc với bên ngoài đều bị cắt đứt. Bắt đầu từ đây, một cuộc chiến cam go giữa con người với dịch bệnh đã diễn ra âm thầm, quyết liệt bên trong thành phố bị phong tỏa đó.
Trong bối cảnh cả thành phố bị cách ly, cuộc sống của con người vẫn phải tiếp diễn. Những công dân của thành phố mỗi người mang một tâm trạng khác nhau. Người sống trong sợ hãi, người tuyệt vọng tìm những thú vui để quên đi sự lo âu. Trong khi đó, một số kẻ cơ hội tìm cách kiếm lợi từ đại dịch.
Bác sĩ Rieux - người đầu tiên nhìn thấy những xác chuột chết vào buổi sáng 16/4 năm ấy đã cùng những con người can đảm, với các phương tiện ít ỏi cố gắng nỗ lực cứu người, đẩy lùi đại dịch. Bác sĩ Rieux có suy nghĩ đơn giản, rõ ràng nhưng quyết liệt: “Nếu không điên thì cũng mù, không mù thì cũng hèn nhát mới cam chịu buông tay trước dịch hạch”, “sức lực tôi đến đâu thì tôi bảo vệ họ đến đó...”.
Những lời nói và hành động của Rieux đã thuyết phục được nhiều người, trong đó có linh mục Paneloux, Jean Tarrou - một trí thức xuất thân danh giá. Jean Tarrou là người đáng lẽ đứng ngoài cuộc, nhưng anh đã tình nguyện cùng Rieux chống lại bệnh dịch.
Khi viết “Dịch hạch”, Albert Camus hiểu rằng, mọi người đều mang bệnh dịch trong mình. Bởi, không ai trên thế giới thoát khỏi nó… Bệnh dịch có mầm mống tự nhiên. Khi kết thúc tác phẩm “Dịch hạch”, Albert Camus đã nhận ra rằng: “Bài học rút ra được giữa lúc gặp tai họa là trong con người, có nhiều điều đáng khâm phục hơn là cái đáng khinh ghét… Dịch bệnh được đẩy lùi thì mầm bệnh vẫn lẩn khuất đâu đó và chỉ chờ dịp để bùng phát lại. Do đó, con người vừa luôn phải cảnh giác, vừa luôn phải đoàn kết giữ vững niềm tin. Chỉ có như vậy, con người mới có thể chiến thắng đại dịch”.
3. Của chuột và người
Xuất bản năm 1937, giữa thời kỳ Đại suy thoái của nước Mỹ, “Của chuột và người” là một trong những tác phẩm xuất sắc giúp John Steinbeck đoạt giải Nobel Văn học năm 1962. Cuốn sách là sự suy ngẫm về số phận nghiệt ngã của những người lao động nghèo dưới đáy xã hội trong cơn khủng hoảng kinh tế. Họ là những con người nay đây mai đó, bấu víu vào hy vọng nhỏ nhoi để tiếp tục sống, tìm lối thoát giữa nỗi tuyệt vọng của thời cuộc.
“Của chuột và người” là một câu chuyện kể về George Milton và Lennie Small - hai chàng trai làm công cho một nông trại. Tuy cuộc sống vất vả và công việc nặng nhọc, nhưng họ luôn cố gắng đạt được ước mơ sở hữu một nông trại của riêng mình.
Bên bờ sông Salinas trong trẻo, tươi vui, George vẽ ra trước mắt Lennie viễn cảnh tương lai tràn ngập hạnh phúc, khi họ có thể sở hữu một căn nhà nhỏ của riêng mình, khu vườn đầy ắp hoa trái. Họ hình dung ra những loài thú nuôi đáng yêu cùng đồng hành trong ngày tháng tự do không phải chịu áp bức từ những chủ nô.
George tuy nhỏ bé nhưng thông minh và có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, luôn hành động dứt khoát theo lý trí. Lennie to khỏe, nhưng đầu óc chậm phát triển, lúc nào cũng như một đứa nhóc to xác biết vâng lời và ngoan ngoãn.
“Của chuột và người” khắc họa bức tranh xã hội Mỹ đương thời - nơi con người phải vật lộn để kiếm sống trong cuộc đại khủng hoảng. Đặc biệt, những người lao động chân tay nghèo khổ thường không có gia đình lẫn của cải. Họ phải liều mạng để làm việc, nhưng vẫn chỉ đủ ăn.
Họ mất đi sự tự do. Tiếng nói cá nhân cũng theo đó bị vùi lấp bởi sự sợ hãi và nỗi lo về cơm áo gạo tiền. Tác phẩm kết thúc với một bi kịch đầy bất ngờ và trần trụi, cũng diễn ra cạnh bờ sông Salinas. Đây là sự tượng trưng cho vòng lặp khổ đau mà những người dân nghèo chẳng tài nào thoát ra được.
4. Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ
Với “Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ”, tác giả Svetlana Alexievich là nhà văn đầu tiên của Belarus được trao giải Nobel Văn học (năm 2015). Xuất sắc vượt qua nhiều ứng cử viên nặng kí, Alexievich trở thành chủ nhân giải Nobel Văn học thứ 112 trong lịch sử “vì lối viết phức điệu, một tượng đài tưởng niệm sự thống khổ và lòng can đảm trong thời đại của chúng ta” (theo trích dẫn của giải thưởng).
“Bằng phương pháp độc đáo - ghi nhận tiếng nói của nhiều người và đưa vào tác phẩm của mình, nữ tác giả Alexievich giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về cả một kỷ nguyên”, Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đánh giá.
Nhà văn - nhà báo Alexievich tự sự rằng, bà đã chọn những thể loại phù hợp để theo đuổi con đường văn chương. Thông thường, bà cần khoảng 3 - 4 năm để hoàn thành một cuốn sách. Tuy nhiên, bà đã dành tâm huyết cho “Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ” trong gần 10 năm. Để viết cuốn sách này, bà phải gặp gỡ, phỏng vấn, lấy tư liệu thật, ghi âm giọng nói của nhiều người khác nhau.
Đời sống và thân phận của phụ nữ Nga trong chiến tranh đã hiện lên trong những cuốn sách của Alexievich, đầy đau khổ và anh hùng. “Thật khó khăn để tiếp tục làm một người phụ nữ trong chiến tranh. Tuy nhiên, cuốn sách của tôi phải là tiếng nói cất lên từ những người dân. Đó là một cách để thế giới biết sự thật”, bà Alexievich bày tỏ.
Cuộc chiến tranh được ghi nhận trong con mắt một nửa của thế giới là đàn ông chủ yếu bằng những con số, dữ liệu, sự kiện. Trong khi đó, với nữ giới, dường như, họ nhìn chiến tranh qua cảm xúc.
Last edited by LDN on Sat Apr 02, 2022 3:47 pm; edited 2 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Đọc 2 cuốn sách của ông Faulkner ta nói phức tạp nhiều khi khó hiểu gì đâu á. Hay thì có hay mà nhức đầu quá xá Có điều phải nhắc tới 1 thiên tài Văn Chương, sẵn khoe đã dám đọc tác phẩm của ông
Kỷ niệm 50 năm ngày mất của văn hào Mỹ William Faulkner (1962-2012)
Vĩ đại nhưng không... dễ đọc
08/06/2012 - Báo CAND
Trung tuần tháng 4 vừa qua, trong khuôn khổ cuộc thăm dò ý kiến "Các nhà văn lựa chọn những tác phẩm mà mình yêu thích", 125 nhà văn đương đại nổi tiếng nhất của Anh và Mỹ đã chọn mười tác phẩm vĩ đại nhất thế giới thế kỷ XX, và vinh hạnh thay cho William Faulkner, tiểu thuyết "Âm thanh và cuồng nộ" của ông đã có mặt trong tốp đó.
William Faulkner (1897-1962) là một trong những nhà văn quan trọng nhất thế kỷ XX. Ông từng đoạt Giải Nobel Văn học năm 1949 và hai giải Pulitzer vào các năm 1955, 1963. Có thể xem toàn bộ tác phẩm của ông như một cuốn "trường thiên tiểu thuyết" mô tả những thăng trầm của nước Mỹ kể từ sau thời kỳ nội chiến đến giữa thế kỷ XX, trong đó, tiểu thuyết "Âm thanh và cuồng nộ" được ghi nhận là một trong những kiệt tác văn chương, mang nhiều yếu tố cách tân. Hiện cuốn tiểu thuyết trứ danh này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng (trong đó có tiếng Việt).
William Faulkner là con cả trong một gia đình danh giá nhưng đang vào hồi sa sút ở New Albany, bang Mississippi. Ông tên thật là William Falkner (không có chữ u). Thuở mới cầm bút, biên tập viên một nhà xuất bản đã nhầm họ của ông thành Faulkner, từ đó ông lấy luôn cái tên William Faulkner làm bút danh.
Thời niên thiếu, William Faulkner học hành khá chật vật. Tuy nhiên, gia đình ông có truyền thống Scottish là đến bữa ăn sáng phải đọc một ít trang trong Kinh Thánh, nếu ai không thuộc thì không được ăn, thành ra việc làm này vô tình đã giúp đầu óc của cậu bé phần nào được "khai sáng". Năm 13 tuổi, William đem lòng yêu một cô bạn gái gần nhà, và vì việc đó mà ông nảy hứng làm hẳn một bài thơ tặng bạn gái. Vì gia cảnh nghèo nên chuyện yêu đương của ông không nên cơm nên cháo gì. Cho đến năm 17 tuổi, William Faulkner phải bỏ học để vào làm việc trong ngân hàng của ông nội. Năm 21 tuổi, Faulkner xung phong vào quân đội nhưng không được nhận vì vóc người quá nhỏ bé.
Trong thời gian xảy ra cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914-1918), Faulkner ghi tên vào Học viện Không quân ở Toronto, Canada, rồi gia nhập Không quân Hoàng gia Anh. Ông chưa kịp bay chuyến bay đầu tiên thì cuộc chiến đã kết thúc. Sau cuộc chiến, William Faulkner trở về sống tại quê hương.
Faulkner tiếp tục việc học hành dang dở của mình. Ông xin vào học Ban Ngôn ngữ châu Âu tại Trường Đại học Tổng hợp Oxford (bang Missisippi); tuy nhiên, chỉ một năm sau ông đã lại bỏ học.
Từng có thời gian Faulkner được nhận vào làm nhân viên bán hàng cho một hiệu sách ở New York trước khi ông trở thành nhân viên bưu cục tại trường đại học cũ của mình, nhưng rồi ông bị sa thải vì ham đọc sách trong giờ bán hàng. Faulkner bắt đầu dành nhiều thời gian cho việc viết.
"Âm thanh và cuồng nộ" là tác phẩm thành công nhất trong đời văn của Faulkner. Cuốn tiểu thuyết được ấn hành lần đầu vào ngày 7 tháng 10 năm 1929 đã mang đến cho ông danh tiếng lẫy lừng, đầu tiên là trong văn giới, sau đó đến với bạn đọc ngoài xã hội.
Trong thời gian này, người con gái mà ông từng theo đuổi từ thuở mới 13 đã ly dị chồng. Faulkner đã nối lại tình xưa. Hai người kết hôn và có với nhau hai mặt con.
Bìa cuốn "Âm thanh và cuồng nộ" của Faulkner xuất bản tại Việt Nam.
Có thể nói, gần như suốt cả thời trung niên, Faulkner luôn phải vật lộn với việc mưu sinh. Tác phẩm "Âm thanh và cuồng nộ" mặc dù được giới phê bình đánh giá cao, được suy tôn là "cuốn sách vĩ đại" song kỳ thực cũng thuộc loại sách không dễ bán. Bởi vậy, để có tiền trang trải cuộc sống và "tái tạo sức sản xuất", Faulkner quay sang viết cuốn "Thánh đường" và sách được hoàn thành với thời gian kỷ lục: chỉ trong 3 tuần. Sách kể chuyện một cô gái trẻ bị một tên cướp cưỡng hiếp, sau phải vào nhà chứa. Đây mới thực là cuốn sách thuộc dạng best-seller trong đời văn của Faulkner.
Ngoài tiểu thuyết, Faulkner còn viết nhiều vở kịch và truyện ngắn. Tác phẩm của ông khi được dịch in tại các nước châu Âu, nhiều nhà văn ở xứ sở này đã bày tỏ sự hoan nghênh văn tài của ông. Nhà văn Pháp J.P Sartre (Giải Nobel Văn học năm 1964) từng phải thốt lên: "Faulkner là Chúa Trời". Đến năm 1949 thì William Faulkner được trao giải Nobel Văn học.
Trong Diễn từ đọc tại tiệc chiêu đãi Giải thưởng Nobel tổ chức tại Stockholm (Thụy Điển) ngày 10/12/1949, William Faulkner tâm sự rất thực rằng, ông cảm thấy giải thưởng này không được trao cho ông với tư cách một con người mà là trao cho những tác phẩm đã ra đời trong sự lao khổ của tinh thần con người, những tác phẩm được viết ra không phải vì lợi lộc mà vì sự thôi thúc đưa ra những gì trước nay chưa từng có. Chính vì ý nghĩ đó, ông muốn cung hiến một phần số tiền của giải thưởng sao cho thật ý nghĩa. Và ông muốn nhận được lời hoan hô nồng nhiệt của mọi người khi phần thưởng đó được tới đúng địa chỉ, để rồi biết đâu sau này, những người được hỗ trợ sẽ lại có cơ hội được đứng trên bục vinh danh này như ông.
Nói là làm, Faulkner sau đó đã dành một phần tiền từ giải thưởng để lập quỹ khuyến khích các tác giả mới, về sau là giải PEN/Faulkner. Ông cũng dành ra một phần tiền khác để hỗ trợ cho bộ môn khảo cứu về người Mỹ gốc Phi tại Rust College, Mississippi.
Trở lại với tiểu thuyết "Âm thanh và cuồng nộ". Là tiểu thuyết thành công nhất của William Faulkner, nó đã kế thừa và phát huy xuất sắc kỹ thuật viết theo dòng ý thức mà M. Proust và Jame Joyce đã gây dựng từ trước đó. Cuốn tiểu thuyết cũng đã thể hiện ở Faulkner một sự cách tân quyết liệt. Trong cuốn tiểu thuyết này, nhà văn trẻ (bấy giờ mới 32 tuổi) đã phá vỡ kết cấu thông thường qua lối độc thoại nội tâm của nhân vật, đảo lộn thời gian, tăng thời gian đồng hiện, không gian đa tuyến. Đọc nó, bạn đọc phải thoát ra khỏi cách đọc truyền thống (như men theo cốt truyện, men theo xung đột tình huống để nắm bắt ý nghĩa nội dung). Tất cả đã bị xới tung. Thậm chí, bạn đọc nhiều lúc ngập mình trong những câu văn dài lê thê, tràng giang đại hải, những trang văn thậm chí không xuất hiện bóng dáng của một dấu chấm câu.
Với cuốn tiểu thuyết này, William Faulkner đã khiến kĩ thuật viết của ông - như một nhà nghiên cứu đã nhận xét - "không chỉ là một thử nghiệm thuần tuý hình thức mà đã tạo cho nó một giá trị, trở thành một kinh nghiệm thẩm mĩ được rất nhiều nhà văn thế hệ sau học tập".
Tuy vậy, với đông đảo bạn đọc "phổ thông", cho đến hôm nay, Faulkner vẫn là một tác giả… "khó nhằn".
Không chỉ khó đọc, tác phẩm của Faulkner từng một thời bị xem là "khó có thể dựng phim". Mặc dù từng là nhà biên kịch phim của Hollywood nhưng sinh thời, Faulkner chưa lần nào tự chuyển truyện của mình sang kịch bản phim. Tuy nhiên, hiện cách nhìn nhận của thiên hạ về vấn đề này đã có thay đổi. Tháng 12/2011, Công ty Redboard Productions của David Milch - nhà sản xuất phim truyền hình nổi tiếng của Mỹ - đã phải mất nhiều tháng trời mới ký được hợp đồng thỏa thuận mua bán bản quyền 19 tiểu thuyết và 125 truyện ngắn của Faulkner dùng làm "của để dành" cho việc chuyển thể sang kịch bản phim sau này.
Được biết, trong đời mình, chí ít từng có một lần William Faulkner bị lừa trong hợp đồng viết kịch bản phim kéo dài 7 năm với Hãng Warner Bros. Điều này đã được ông thể hiện trên một lá thư gồm hai trang đánh máy được gửi tới người đại diện của mình vào tháng 8/1943 và cách đây mấy năm, lá thư ấy đã được bán đấu giá với số tiền lên tới 18.000 USD.
Tháng 7/1962, ít ngày sau khi William Faulkner cho xuất bản tiểu thuyết "Quân kẻ cướp" - cuốn sách cuối cùng của đời ông, Faulkner đã bị ngã ngựa trong một chuyến đi chơi. Ba tuần sau ông lên cơn nhồi máu cơ tim và qua đời, hưởng thọ 65 tuổi.
Lại nhớ, trong Diễn từ đọc tại tiệc chiêu đãi giải thưởng Nobel của William Faulkner có đoạn: "Bi kịch ngày nay của chúng ta là nỗi sợ hãi về thể xác bao trùm, đeo đẳng lâu đến mức giờ đây chúng ta đã quen với việc chịu đựng nó. Không còn vấn đề của tinh thần nữa. Chỉ còn một câu hỏi: Khi nào tôi sẽ bị nổ tung? Vì lẽ đó, người cầm bút trẻ tuổi hôm nay đã lãng quên những vấn đề xung đột nội tại của tâm hồn con người. Chỉ riêng đề tài đó làm nên tác phẩm hay, bởi đó là điều duy nhất xứng đáng để viết" (bản dịch của Tân Đôn). William Faulkner đã hiểu đúng thiên chức của người cầm bút chân chính. Và vì cái sự "đúng" ấy mà mặc dù nhiều năm qua rồi, những vấn đề đặt ra trong nhiều tác phẩm của ông hiện vẫn được bạn đọc quan tâm
Trần Quang Thạch
Kỷ niệm 50 năm ngày mất của văn hào Mỹ William Faulkner (1962-2012)
Vĩ đại nhưng không... dễ đọc
08/06/2012 - Báo CAND
Trung tuần tháng 4 vừa qua, trong khuôn khổ cuộc thăm dò ý kiến "Các nhà văn lựa chọn những tác phẩm mà mình yêu thích", 125 nhà văn đương đại nổi tiếng nhất của Anh và Mỹ đã chọn mười tác phẩm vĩ đại nhất thế giới thế kỷ XX, và vinh hạnh thay cho William Faulkner, tiểu thuyết "Âm thanh và cuồng nộ" của ông đã có mặt trong tốp đó.
William Faulkner (1897-1962) là một trong những nhà văn quan trọng nhất thế kỷ XX. Ông từng đoạt Giải Nobel Văn học năm 1949 và hai giải Pulitzer vào các năm 1955, 1963. Có thể xem toàn bộ tác phẩm của ông như một cuốn "trường thiên tiểu thuyết" mô tả những thăng trầm của nước Mỹ kể từ sau thời kỳ nội chiến đến giữa thế kỷ XX, trong đó, tiểu thuyết "Âm thanh và cuồng nộ" được ghi nhận là một trong những kiệt tác văn chương, mang nhiều yếu tố cách tân. Hiện cuốn tiểu thuyết trứ danh này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng (trong đó có tiếng Việt).
William Faulkner là con cả trong một gia đình danh giá nhưng đang vào hồi sa sút ở New Albany, bang Mississippi. Ông tên thật là William Falkner (không có chữ u). Thuở mới cầm bút, biên tập viên một nhà xuất bản đã nhầm họ của ông thành Faulkner, từ đó ông lấy luôn cái tên William Faulkner làm bút danh.
Thời niên thiếu, William Faulkner học hành khá chật vật. Tuy nhiên, gia đình ông có truyền thống Scottish là đến bữa ăn sáng phải đọc một ít trang trong Kinh Thánh, nếu ai không thuộc thì không được ăn, thành ra việc làm này vô tình đã giúp đầu óc của cậu bé phần nào được "khai sáng". Năm 13 tuổi, William đem lòng yêu một cô bạn gái gần nhà, và vì việc đó mà ông nảy hứng làm hẳn một bài thơ tặng bạn gái. Vì gia cảnh nghèo nên chuyện yêu đương của ông không nên cơm nên cháo gì. Cho đến năm 17 tuổi, William Faulkner phải bỏ học để vào làm việc trong ngân hàng của ông nội. Năm 21 tuổi, Faulkner xung phong vào quân đội nhưng không được nhận vì vóc người quá nhỏ bé.
Trong thời gian xảy ra cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914-1918), Faulkner ghi tên vào Học viện Không quân ở Toronto, Canada, rồi gia nhập Không quân Hoàng gia Anh. Ông chưa kịp bay chuyến bay đầu tiên thì cuộc chiến đã kết thúc. Sau cuộc chiến, William Faulkner trở về sống tại quê hương.
Faulkner tiếp tục việc học hành dang dở của mình. Ông xin vào học Ban Ngôn ngữ châu Âu tại Trường Đại học Tổng hợp Oxford (bang Missisippi); tuy nhiên, chỉ một năm sau ông đã lại bỏ học.
Từng có thời gian Faulkner được nhận vào làm nhân viên bán hàng cho một hiệu sách ở New York trước khi ông trở thành nhân viên bưu cục tại trường đại học cũ của mình, nhưng rồi ông bị sa thải vì ham đọc sách trong giờ bán hàng. Faulkner bắt đầu dành nhiều thời gian cho việc viết.
"Âm thanh và cuồng nộ" là tác phẩm thành công nhất trong đời văn của Faulkner. Cuốn tiểu thuyết được ấn hành lần đầu vào ngày 7 tháng 10 năm 1929 đã mang đến cho ông danh tiếng lẫy lừng, đầu tiên là trong văn giới, sau đó đến với bạn đọc ngoài xã hội.
Trong thời gian này, người con gái mà ông từng theo đuổi từ thuở mới 13 đã ly dị chồng. Faulkner đã nối lại tình xưa. Hai người kết hôn và có với nhau hai mặt con.
Bìa cuốn "Âm thanh và cuồng nộ" của Faulkner xuất bản tại Việt Nam.
Có thể nói, gần như suốt cả thời trung niên, Faulkner luôn phải vật lộn với việc mưu sinh. Tác phẩm "Âm thanh và cuồng nộ" mặc dù được giới phê bình đánh giá cao, được suy tôn là "cuốn sách vĩ đại" song kỳ thực cũng thuộc loại sách không dễ bán. Bởi vậy, để có tiền trang trải cuộc sống và "tái tạo sức sản xuất", Faulkner quay sang viết cuốn "Thánh đường" và sách được hoàn thành với thời gian kỷ lục: chỉ trong 3 tuần. Sách kể chuyện một cô gái trẻ bị một tên cướp cưỡng hiếp, sau phải vào nhà chứa. Đây mới thực là cuốn sách thuộc dạng best-seller trong đời văn của Faulkner.
Ngoài tiểu thuyết, Faulkner còn viết nhiều vở kịch và truyện ngắn. Tác phẩm của ông khi được dịch in tại các nước châu Âu, nhiều nhà văn ở xứ sở này đã bày tỏ sự hoan nghênh văn tài của ông. Nhà văn Pháp J.P Sartre (Giải Nobel Văn học năm 1964) từng phải thốt lên: "Faulkner là Chúa Trời". Đến năm 1949 thì William Faulkner được trao giải Nobel Văn học.
Trong Diễn từ đọc tại tiệc chiêu đãi Giải thưởng Nobel tổ chức tại Stockholm (Thụy Điển) ngày 10/12/1949, William Faulkner tâm sự rất thực rằng, ông cảm thấy giải thưởng này không được trao cho ông với tư cách một con người mà là trao cho những tác phẩm đã ra đời trong sự lao khổ của tinh thần con người, những tác phẩm được viết ra không phải vì lợi lộc mà vì sự thôi thúc đưa ra những gì trước nay chưa từng có. Chính vì ý nghĩ đó, ông muốn cung hiến một phần số tiền của giải thưởng sao cho thật ý nghĩa. Và ông muốn nhận được lời hoan hô nồng nhiệt của mọi người khi phần thưởng đó được tới đúng địa chỉ, để rồi biết đâu sau này, những người được hỗ trợ sẽ lại có cơ hội được đứng trên bục vinh danh này như ông.
Nói là làm, Faulkner sau đó đã dành một phần tiền từ giải thưởng để lập quỹ khuyến khích các tác giả mới, về sau là giải PEN/Faulkner. Ông cũng dành ra một phần tiền khác để hỗ trợ cho bộ môn khảo cứu về người Mỹ gốc Phi tại Rust College, Mississippi.
Trở lại với tiểu thuyết "Âm thanh và cuồng nộ". Là tiểu thuyết thành công nhất của William Faulkner, nó đã kế thừa và phát huy xuất sắc kỹ thuật viết theo dòng ý thức mà M. Proust và Jame Joyce đã gây dựng từ trước đó. Cuốn tiểu thuyết cũng đã thể hiện ở Faulkner một sự cách tân quyết liệt. Trong cuốn tiểu thuyết này, nhà văn trẻ (bấy giờ mới 32 tuổi) đã phá vỡ kết cấu thông thường qua lối độc thoại nội tâm của nhân vật, đảo lộn thời gian, tăng thời gian đồng hiện, không gian đa tuyến. Đọc nó, bạn đọc phải thoát ra khỏi cách đọc truyền thống (như men theo cốt truyện, men theo xung đột tình huống để nắm bắt ý nghĩa nội dung). Tất cả đã bị xới tung. Thậm chí, bạn đọc nhiều lúc ngập mình trong những câu văn dài lê thê, tràng giang đại hải, những trang văn thậm chí không xuất hiện bóng dáng của một dấu chấm câu.
Với cuốn tiểu thuyết này, William Faulkner đã khiến kĩ thuật viết của ông - như một nhà nghiên cứu đã nhận xét - "không chỉ là một thử nghiệm thuần tuý hình thức mà đã tạo cho nó một giá trị, trở thành một kinh nghiệm thẩm mĩ được rất nhiều nhà văn thế hệ sau học tập".
Tuy vậy, với đông đảo bạn đọc "phổ thông", cho đến hôm nay, Faulkner vẫn là một tác giả… "khó nhằn".
Không chỉ khó đọc, tác phẩm của Faulkner từng một thời bị xem là "khó có thể dựng phim". Mặc dù từng là nhà biên kịch phim của Hollywood nhưng sinh thời, Faulkner chưa lần nào tự chuyển truyện của mình sang kịch bản phim. Tuy nhiên, hiện cách nhìn nhận của thiên hạ về vấn đề này đã có thay đổi. Tháng 12/2011, Công ty Redboard Productions của David Milch - nhà sản xuất phim truyền hình nổi tiếng của Mỹ - đã phải mất nhiều tháng trời mới ký được hợp đồng thỏa thuận mua bán bản quyền 19 tiểu thuyết và 125 truyện ngắn của Faulkner dùng làm "của để dành" cho việc chuyển thể sang kịch bản phim sau này.
Được biết, trong đời mình, chí ít từng có một lần William Faulkner bị lừa trong hợp đồng viết kịch bản phim kéo dài 7 năm với Hãng Warner Bros. Điều này đã được ông thể hiện trên một lá thư gồm hai trang đánh máy được gửi tới người đại diện của mình vào tháng 8/1943 và cách đây mấy năm, lá thư ấy đã được bán đấu giá với số tiền lên tới 18.000 USD.
Tháng 7/1962, ít ngày sau khi William Faulkner cho xuất bản tiểu thuyết "Quân kẻ cướp" - cuốn sách cuối cùng của đời ông, Faulkner đã bị ngã ngựa trong một chuyến đi chơi. Ba tuần sau ông lên cơn nhồi máu cơ tim và qua đời, hưởng thọ 65 tuổi.
Lại nhớ, trong Diễn từ đọc tại tiệc chiêu đãi giải thưởng Nobel của William Faulkner có đoạn: "Bi kịch ngày nay của chúng ta là nỗi sợ hãi về thể xác bao trùm, đeo đẳng lâu đến mức giờ đây chúng ta đã quen với việc chịu đựng nó. Không còn vấn đề của tinh thần nữa. Chỉ còn một câu hỏi: Khi nào tôi sẽ bị nổ tung? Vì lẽ đó, người cầm bút trẻ tuổi hôm nay đã lãng quên những vấn đề xung đột nội tại của tâm hồn con người. Chỉ riêng đề tài đó làm nên tác phẩm hay, bởi đó là điều duy nhất xứng đáng để viết" (bản dịch của Tân Đôn). William Faulkner đã hiểu đúng thiên chức của người cầm bút chân chính. Và vì cái sự "đúng" ấy mà mặc dù nhiều năm qua rồi, những vấn đề đặt ra trong nhiều tác phẩm của ông hiện vẫn được bạn đọc quan tâm
Trần Quang Thạch
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Phê bình sách, truyện, nhà văn theo thứ tự A-Z. Bỏ Liste danh sách dzô đây để 0 đăng 2 lần giống nhau
Âm thanh và cuồng nộ - William Faulkner
Bà Bovary - Gustave Flaubert
Bá Tước Monte Cristo - Alexandre Dumas
Bắt trẻ đồng xanh - J. D. Salinger
Bố Già - Mario Puzo
Heinrich Böll: Truyện ngắn
Michel Bussi
Albert Camus: Người xa lạ, Dịch hạch
Raymond Carver: Truyện ngắn
Anton Pavlovich Chekhov: Truyện ngắn
Cô gái trong chiếc lồng - Jussi Adler-Olsen
Cổ Long
Cuốn theo chiều gió - Margaret Mitchell
Guy De Maupassant: Truyện ngắn
Đồi gió hú - Emily Bronte
F. M. Dostoevsky: Anh em nhà Karamazov, Chàng Ngốc, Những đêm trắng
Eugenie Grandet - Honore de Balzac
Giết con chim nhại - Harper Lee
Patricia Highsmith
Hồ Biểu Chánh
Hoàng tử bé - Antoine de Saint-Exupery
Hội chợ phù hoa - William Thackeray
Kazuo Ishiguro: Đừng xa tôi, Tàn ngày còn lại
Jane Eyre - Charlotte Bronte
Minato Kanae: Thú tội
Khái Hưng
Khung cửa hẹp - Andre Gide
Kiêu hãnh và định kiến - Jane Austen
Kim Dung
Stephen King38
Jack London: Nanh trắng, Tiếng gọi nơi hoang dã
Henning Mankell: Người đàn ông đến từ Bắc Kinh, Chậm 1 bước, Bầy chó Riga, Tường lửa
Hilary Mantel: Lâu Đài sói, Falken, ...und Spiegel
Mùi Hương - Patrick Sueskind
Mười người da đen nhỏ - Agatha Christie
Jo Nesbo38
Nghĩ giàu làm giàu - Napoleon Hill
Người đọc - Bernhard Schlink
Người đua diều - Khaled Hosseini
Người tình - Marguerite Duras
Những kỳ vọng lớn lao by Charles Dickens
O. Henry: Truyện ngắn
Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối – Patrick Modiano
Ông già và biển cả - Ernest Hemingway
Ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ rồi biến mất - Jonas Jonasson
James Patterson
Edgar Allan Poe: Truyện ngắn, truyện kinh dị, truyện thám tử
Quo Vadis - Henry Sinkiewiecz
Erich Maria Remarque
Rừng Na-Uy - Haruki Murakami
Sidney Sheldon: Người lạ trong gương, Thiên thần nổi giận, Nếu còn có ngày mai, Hãy tả giấc mơ của em, Sao chiếu mệnh, Lộ mặt
Georges Simenon
John Steinbeck: Của chuột và người, Chùm nho phẫn nộ
Stieg Larsson
Tam Quốc Diễn Nghĩa - La Quán Trung
Tàn Ngày Để Lại - Kazuo Ishiguro
Thằng gù Nhà thờ Đức Bà - Victor Hugo
Thiên thần nổi giận - Sidney Sheldon
Lev Tolstoy: Anna Karenina, Chiến tranh và Hòa Bình, Phục Sinh
Trà Hoa Nữ - Alexandre Dumas fils
Trại súc vật - George Orwell
Trái tim bạc nhược - Javier Marias
Trăm năm cô đơn - Gabriel Garcia Marquez
Triệu phú nhà bên - Stanley
Trò chuyện trong quán la catedral - Mario Vargas Llosa
Trở lại cố hương - Thomas Hardy
Tự Lực Văn Đoàn: Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt
Cornell Woolrich
Xa đám đông điên loạn - Thomas Hardy
Xa ngoài kia nơi loài tôm hát - Delia Owens
~
Bài viết này có vẻ hay, có điều vài đoạn bị lập lại. Mới đầu tôi tưởng tôi copy sai nhưng hình như 0 phải. Tôi loại bỏ ~ đoạn lập lại.
Khắc kỷ là gì? mới google: Sứ mệnh của chủ nghĩa khắc kỷ là rèn luyện tinh thần con người cứng rắn và bình tĩnh hơn khi đối mặt với những nỗi đau và áp lực trong cuộc sống.
Hôm qua có Google về bà Mary Welsh vợ thứ 4 của ông Hemingway, được khen là sang và có học thức. Có lẽ cuộc sống vợ chồng cũng có ~ thăng trầm, cuối đời ông Hemingway cũng 0 cảm thấy hạnh phúc với bà Welsh nữa. Ông có ~ câu tâm sự bi quan...
Ông Già Và Biển Cả – Ernest Hemingway
Văn Học 365
Hemingway sống xuyên qua cả hai cuộc chiến tranh khủng khiếp nhất, cuộc chiến tranh thế giới thứ I (1914 – 1918) và cuộc chiến tranh thế giới thứ II (1937 – 1945). Đây là một thời kì biến động kéo dài và tác động sâu sắc đến con người nhà văn.
Xuất thân từ nghề viết báo nhưng ông tình nguyện tham gia vào Quân đội Mỹ để chứng kiến những hoạt động trong Chiến tranh thế giới I. Sau đó, Hemingway rời nước Mỹ đến châu Âu rồi tham gia chống quân Đức xâm lược trong hàng ngũ quân đội Ý. Ông kết thúc quãng đời chiến sĩ tình nguyện này với 247 mảnh đạn đại bác trên mình và lưu lại Pháp cho đến năm 1925.
Năm 1936, cuộc nội chiến Tây Ban Nha diễn ra, Hemingway làm phóng viên về nội chiến Tây Ban Nha cho tờ North American Newspaper Alliance (Liên minh Báo chí Bắc Mỹ).
Hoa Kỳ tham gia Chiến tranh thế giới II vào ngày 8 tháng 12, 1941, và lần đầu tiên trong cuộc đời mình, Hemingway tham gia chiến đấu trong hàng ngũ hải quân.
Các cây bút bình luận văn học phương Tây thường nói đến Hemingway như một nhà văn kì dị, “con người với nước da rám nắng và bộ râu trắng bạc, từng đi khắp năm châu mang bên mình một khẩu sung Carabin nhiều hơn là một cây bút máy hoặc một cái máy đánh chữ. ” Sống trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động với chiến tranh xảy ra liên tục, Hemingway đã chứng kiến biết bao số phận đau khổ, những cuộc đời bị chiến tranh cướp mất. Ông tìm được sự đồng cảm với những số phận nhỏ bé, yếu thế và chọn họ làm hình mẫu sáng tác. Đi nhiều, viết nhiều nên những sáng tác của Hemingway thường ngắn gọn, súc tích, ông viết về những con người khắc kỉ và ông ca ngợi sự mạnh mẽ không hề yếu đuối của họ [4, 5].
Gia đình
Hemingway là người con trai đầu tiên và là người con thứ hai mà ông Clarence Edmonds “Doc Ed” Hemingway – một bác sĩ làng và bà Grace Hall đã sinh ra. Cha của Hemingway rất chú ý tới sự ra đời của Ernest và đã thổi tù và ngay tại hành lang trước nhà để thông báo cho những người hàng xóm rằng vợ ông vừa sinh ra một cậu con trai. Gia đình Hemingway sống trong một ngôi nhà sáu phòng ngủ theo lối Victoria được xây dựng bởi người ông ngoại góa vợ của Ernest, Ernest Miller Hall, một người Anh nhập cư, từng là quân nhân trong cuộc Nội chiến Mỹ (American Civil War) và đã chung sống với gia đình khi còn sống. Hemingway có tên trùng với người ông ngoại này của mình [5].
Mẹ của Hemingway trước kia mong muốn được trở thành nghệ sĩ opera và đã kiếm tiền để đi học thanh nhạc. Bà là người độc đoán và rất sùng đạo, phản ánh cho quan niệm đạo đức mang tính nghiêm ngặt của người theo đạo Tin lành tại Oak Park, mà Hemingway sau này đã nhận định rằng có “những bãi cỏ rộng và những tư tưởng hẹp hòi” (“wide lawns and narrow minds”). Hemingway sau đó đi đến kết luận rằng mẹ ông đã chi phối bố ông tồi tệ đến mức bà đã hủy hoại ông. Những người khác cho rằng bà bị rối loạn thần kinh chức năng. Nhà thơ nổi tiếng Wallace Stevens đã đề cập đến trong một bức thư rằng Hemingway là người duy nhất mà ông từng gặp “thực sự ghét mẹ của mình” (“truly hated his own mother”). Tại The Hemingway Resource Center (Trung tâm Tài Nguyên Hemingway). Trong khi mẹ ông hi vọng rằng con trai của bà sẽ bộc lộ sự hứng thú đối với âm nhạc, Hemingway lại thừa hưởng từ cha mình những sở thích như đi săn, câu cá và cắm trại trong những khu rừng và hồ vùng Bắc Michigan. Gia đình ông sở hữu một ngôi nhà có tên Windemere trên Walloon Lake, gần Petoskey, Michigan và thường nghỉ hè tại đó. Những trải nghiệm đầu đời khi sống gần gũi với thiên nhiên này đã truyền cho Hemingway một niềm đam mê suốt đời đối với những cuộc phiêu lưu ngoài trời và với cuộc sống trong những khu vực xa xôi, hẻo lánh [6].
Hemingway có 4 đời vợ. Năm 1921, ở tuổi 22 tràn đầy sức lực và ham muốn tìm tòi những cái mới của cuộc đời, ông cưới người vợ đầu tiên của mình, đó chính là Hadley Richardson. Năm 1927 ông li dị với người vợ đầu tiên để cưới Polina Pleifer – một cô gái người Mỹ xinh đẹp và giàu có. Năm 1940 ông li dị Polina và cưới nữ nhà báo Martha Gelihorn. Và theo ông thì, ở Martha, ông đã tìm thấy được cái mà Polina không thể có được. Cả hai đều là nhà báo và nhà văn. Martha cũng đã có cuốn tiểu thuyết “Điều đau khổ tôi đã nhìn thấy” được đánh giá cao. Nhưng tình cảm say đắm và mãnh liệt đó của ông với nữ nhà báo Martha cũng tan biến khi ông bất chợt bắt gặp một nữ phóng viên khác là Mary Welsh. Trái tim ông đã bị chinh phục từ cái nhìn đầu tiên của nàng. Và nàng cũng thích ông. Sau một tuần ông ngỏ lời cầu hôn Mary Welsh. Và ông chăm sóc cho Mary rất chu đáo. Ông viết thư và làm thơ tặng nàng. Đây cũng chính là người vợ đã sống với ông cho đến những ngày ông đi vào thế giới vĩnh hằng [7].
Bản thân
Ngày 21 tháng 7 năm 1899, thị trấn nhỏ bé Oak Pak đón chào tiếng khóc đầu đời của một cậu bé mà sau này sẽ làm rạng danh cho nền văn học Mỹ. Cậu bé đó là Ernest Hemingway. Sinh ra trong một gia đình trung lưu, Hemingway chịu ảnh hưởng của cả cha lẫn mẹ. Nhưng về sau thì ông càng thoát xa ảnh hưởng của cha mẹ ông. Nếu những giai điệu tiết tấu từ những bản nhạc của người mẹ đã tạo ảnh hưởng đến tiết điệu ngôn từ của nhà văn Hemingway sau này, thì người cha lại khơi dậy trong chú bé Hemingway lòng yêu thiên nhiên, thú vui săn bắn nhưng không đam mê giết chóc và một lòng quả cảm tuyệt vời. Hemingway còn chịu nhiều ảnh hưởng từ người cha cách giải thích sự vật, hiện tượng một cách cực kỳ đơn giản và hấp dẫn. Điều này tạo nên dấu ấn riêng trong phong cách tự sự Hemingway.
Ngay từ khi còn học ở trường trung học, ông đã bắt đầu viết văn và tham gia vào các hoạt động báo chí của trường. Năm 1917, ông rời trường trung học và thay vì đi học đại học ông tới thành phố Kansas làm phóng viên cho tờ báo Star. Nhưng nghề phóng viên không hấp dẫn ông được lâu, do ưa thích mạo hiểm Hemingway đã tình nguyện đăng ký vào Hội đồng thập tự Hoa Kỳ và qua miền bắc nước Ý là tài xế xe cứu thương. Đến năm 1919, Hemingway trở về Hoa Kỳ, ông được đón tiếp như một vị anh hùng song ông cảm thấy không thể nào hoà nhập vào không khí nơi đây. Vào năm 1920, ông đến Chicago và cộng tác với tờ báo nổi tiếng “Diễn đàn Chicago”. Tháng 12 – 1921, ông sang Pháp và có dịp tiếp xúc với nhiều văn nghệ sĩ Paris như Anderson, Getrudestein…và chịu nhiều ảnh hưởng của họ khá rõ nét khi mới bắt đầu sáng tác [8].
Từ 1922, chủ nghĩa phát xít Mussolini thắng thế ở Ý, Hemingway là một trong những nhà văn sớm nhận ra tai họa của chủ nghĩa phát xít. Lúc bấy giờ có nhiều phóng viên Âu – Mỹ xem Mussolini là chính khách lớn. Trái lại, Hemingway miêu tả Mussolini là tên mị dân đã che dấu những âm mưu xấu xa bằng chủ nghĩa yêu nước giả dối và thực sự là ngốc cho những ai đem so sánh “hắn ta” với Napoleon. Mặt khác, ông cũng không đồng ý với những ai đánh giá thấp “hắn ta”. Năm 1936, Hemingway tới Tây Ban Nha làm phóng viên về nội chiến Tây Ban Nha cho tờ North American Newspaper Alliance (Liên Minh Báo chí Bắc Mỹ). Đại chiến thế giới lần thứ II bùng nổ, ông sang Pháp sung vào một đội du kích và được vinh dự là một trong những chiến sĩ đầu tiên trở về thành phố Paris giải phóng. Sau chiến tranh ông sang sống một thời gian dài ở Cuba. Ông đón chào cách mạng Cuba với nhiệt tình của một nhà văn yêu chuộng chính nghĩa và một người bạn thân thiết của người dân Cuba [9, 6].
Ngày 2 tháng 7 năm 1961, cả thế giới bàng hoàng trước tin Hemingway – “một con người có thể bị huỷ diệt nhưng không thể bị khuất phục” – đã tự sát bằng khẩu súng săn của mình. Trong suốt 62 năm tồn tại, nhà văn, nhà báo đồng thời cũng là người chiến sĩ Hemingway đã gióng lên hồi chuông ngợi ca lòng dũng cảm phê phán cái xấu trong cuộc đời. Giữa những làn khói đạn ngất trời, Hemingway đã làm đẹp con người. Giữa biển sóng mù khơi, Hemingway tôn vinh giá trị con người. Và như ngôi sao chổi băng qua thế kỷ XX, Hemingway đã đi vào lịch sử văn học như một huyền thoại giữa cuộc đời thường.
Các tác phẩm tiêu biểu
Hơn 40 năm sáng tác, Hemingway đã để lại một số lượng lớn các tác phẩm có giá trị mang tính thời đại và con người. Có thể kể đến tập truyện ngắn Trong thời đại của chúng ta (tựa gốc: In Our Time) của ông được xuất bản năm 1925, Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ vũ khí (1929), Winner Take Nothing (Kẻ thắng chẳng được gì) (1933), To Have and Have Not (Có và không có) (1937) …
The Sun also rises (Mặt trời vẫn mọc) (1927) là quyển tiểu thuyết quan trọng đầu tiên bởi Ernerst Hemingway. Xuất bản vào năm 1926, nội dung tập trung vào một nhóm kiều bào sống tha hương người Mỹ và người Anh tại lục địa Âu Châu trong thập niên 1920. Câu chuyện đi theo nhóm này từ Paris đến lễ hội đấu bò tại Pamploma. Tựa đề nguyên thủy của tác phẩm này đã là Fiesta, vốn được dùng trong ấn bản tiêu thụ tại Anh Quốc, Đức, Nga, Ý, Tiệp Khắc và Tây Ban Nha [9].
For Whom the Bell Tolls (Chuông nguyện hồn ai) được xuất bản vào năm 1940, kể về câu chuyện của Robert Jordan, một thanh niên Hoa Kỳ trẻ trong đội quân của những người tình nguyện chống lại chủ nghĩa Phát Xít và sự gắn bó của anh với một toán quân Cộng Hòa du kích trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Là một chuyên gia về thuốc nổ, anh được giao nhiệm vụ làm nổ một cây cầu trong một cuộc tấn công thành phố Segovia. Cuốn tiểu thuyết này được nhìn nhận là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Hemingway [11].
Năm 1954 ông được viện Hàn lâm Thụy Điển trao tặng giải Nobel văn học “vì thể văn mạnh mẽ dùng trong nghệ thuật kể chuyện mới lạ và thể hiện gần đây nhất qua tác phẩm “Ông Già và Biển Cả
Còn tiếp [/i][/i]
Âm thanh và cuồng nộ - William Faulkner
Bà Bovary - Gustave Flaubert
Bá Tước Monte Cristo - Alexandre Dumas
Bắt trẻ đồng xanh - J. D. Salinger
Bố Già - Mario Puzo
Heinrich Böll: Truyện ngắn
Michel Bussi
Albert Camus: Người xa lạ, Dịch hạch
Raymond Carver: Truyện ngắn
Anton Pavlovich Chekhov: Truyện ngắn
Cô gái trong chiếc lồng - Jussi Adler-Olsen
Cổ Long
Cuốn theo chiều gió - Margaret Mitchell
Guy De Maupassant: Truyện ngắn
Đồi gió hú - Emily Bronte
F. M. Dostoevsky: Anh em nhà Karamazov, Chàng Ngốc, Những đêm trắng
Eugenie Grandet - Honore de Balzac
Giết con chim nhại - Harper Lee
Patricia Highsmith
Hồ Biểu Chánh
Hoàng tử bé - Antoine de Saint-Exupery
Hội chợ phù hoa - William Thackeray
Kazuo Ishiguro: Đừng xa tôi, Tàn ngày còn lại
Jane Eyre - Charlotte Bronte
Minato Kanae: Thú tội
Khái Hưng
Khung cửa hẹp - Andre Gide
Kiêu hãnh và định kiến - Jane Austen
Kim Dung
Stephen King38
Jack London: Nanh trắng, Tiếng gọi nơi hoang dã
Henning Mankell: Người đàn ông đến từ Bắc Kinh, Chậm 1 bước, Bầy chó Riga, Tường lửa
Hilary Mantel: Lâu Đài sói, Falken, ...und Spiegel
Mùi Hương - Patrick Sueskind
Mười người da đen nhỏ - Agatha Christie
Jo Nesbo38
Nghĩ giàu làm giàu - Napoleon Hill
Người đọc - Bernhard Schlink
Người đua diều - Khaled Hosseini
Người tình - Marguerite Duras
Những kỳ vọng lớn lao by Charles Dickens
O. Henry: Truyện ngắn
Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối – Patrick Modiano
Ông già và biển cả - Ernest Hemingway
Ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ rồi biến mất - Jonas Jonasson
James Patterson
Edgar Allan Poe: Truyện ngắn, truyện kinh dị, truyện thám tử
Quo Vadis - Henry Sinkiewiecz
Erich Maria Remarque
Rừng Na-Uy - Haruki Murakami
Sidney Sheldon: Người lạ trong gương, Thiên thần nổi giận, Nếu còn có ngày mai, Hãy tả giấc mơ của em, Sao chiếu mệnh, Lộ mặt
Georges Simenon
John Steinbeck: Của chuột và người, Chùm nho phẫn nộ
Stieg Larsson
Tam Quốc Diễn Nghĩa - La Quán Trung
Tàn Ngày Để Lại - Kazuo Ishiguro
Thằng gù Nhà thờ Đức Bà - Victor Hugo
Thiên thần nổi giận - Sidney Sheldon
Lev Tolstoy: Anna Karenina, Chiến tranh và Hòa Bình, Phục Sinh
Trà Hoa Nữ - Alexandre Dumas fils
Trại súc vật - George Orwell
Trái tim bạc nhược - Javier Marias
Trăm năm cô đơn - Gabriel Garcia Marquez
Triệu phú nhà bên - Stanley
Trò chuyện trong quán la catedral - Mario Vargas Llosa
Trở lại cố hương - Thomas Hardy
Tự Lực Văn Đoàn: Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt
Cornell Woolrich
Xa đám đông điên loạn - Thomas Hardy
Xa ngoài kia nơi loài tôm hát - Delia Owens
~
Bài viết này có vẻ hay, có điều vài đoạn bị lập lại. Mới đầu tôi tưởng tôi copy sai nhưng hình như 0 phải. Tôi loại bỏ ~ đoạn lập lại.
Khắc kỷ là gì? mới google: Sứ mệnh của chủ nghĩa khắc kỷ là rèn luyện tinh thần con người cứng rắn và bình tĩnh hơn khi đối mặt với những nỗi đau và áp lực trong cuộc sống.
Hôm qua có Google về bà Mary Welsh vợ thứ 4 của ông Hemingway, được khen là sang và có học thức. Có lẽ cuộc sống vợ chồng cũng có ~ thăng trầm, cuối đời ông Hemingway cũng 0 cảm thấy hạnh phúc với bà Welsh nữa. Ông có ~ câu tâm sự bi quan...
Ông Già Và Biển Cả – Ernest Hemingway
Văn Học 365
Hemingway sống xuyên qua cả hai cuộc chiến tranh khủng khiếp nhất, cuộc chiến tranh thế giới thứ I (1914 – 1918) và cuộc chiến tranh thế giới thứ II (1937 – 1945). Đây là một thời kì biến động kéo dài và tác động sâu sắc đến con người nhà văn.
Xuất thân từ nghề viết báo nhưng ông tình nguyện tham gia vào Quân đội Mỹ để chứng kiến những hoạt động trong Chiến tranh thế giới I. Sau đó, Hemingway rời nước Mỹ đến châu Âu rồi tham gia chống quân Đức xâm lược trong hàng ngũ quân đội Ý. Ông kết thúc quãng đời chiến sĩ tình nguyện này với 247 mảnh đạn đại bác trên mình và lưu lại Pháp cho đến năm 1925.
Năm 1936, cuộc nội chiến Tây Ban Nha diễn ra, Hemingway làm phóng viên về nội chiến Tây Ban Nha cho tờ North American Newspaper Alliance (Liên minh Báo chí Bắc Mỹ).
Hoa Kỳ tham gia Chiến tranh thế giới II vào ngày 8 tháng 12, 1941, và lần đầu tiên trong cuộc đời mình, Hemingway tham gia chiến đấu trong hàng ngũ hải quân.
Các cây bút bình luận văn học phương Tây thường nói đến Hemingway như một nhà văn kì dị, “con người với nước da rám nắng và bộ râu trắng bạc, từng đi khắp năm châu mang bên mình một khẩu sung Carabin nhiều hơn là một cây bút máy hoặc một cái máy đánh chữ. ” Sống trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động với chiến tranh xảy ra liên tục, Hemingway đã chứng kiến biết bao số phận đau khổ, những cuộc đời bị chiến tranh cướp mất. Ông tìm được sự đồng cảm với những số phận nhỏ bé, yếu thế và chọn họ làm hình mẫu sáng tác. Đi nhiều, viết nhiều nên những sáng tác của Hemingway thường ngắn gọn, súc tích, ông viết về những con người khắc kỉ và ông ca ngợi sự mạnh mẽ không hề yếu đuối của họ [4, 5].
Gia đình
Hemingway là người con trai đầu tiên và là người con thứ hai mà ông Clarence Edmonds “Doc Ed” Hemingway – một bác sĩ làng và bà Grace Hall đã sinh ra. Cha của Hemingway rất chú ý tới sự ra đời của Ernest và đã thổi tù và ngay tại hành lang trước nhà để thông báo cho những người hàng xóm rằng vợ ông vừa sinh ra một cậu con trai. Gia đình Hemingway sống trong một ngôi nhà sáu phòng ngủ theo lối Victoria được xây dựng bởi người ông ngoại góa vợ của Ernest, Ernest Miller Hall, một người Anh nhập cư, từng là quân nhân trong cuộc Nội chiến Mỹ (American Civil War) và đã chung sống với gia đình khi còn sống. Hemingway có tên trùng với người ông ngoại này của mình [5].
Mẹ của Hemingway trước kia mong muốn được trở thành nghệ sĩ opera và đã kiếm tiền để đi học thanh nhạc. Bà là người độc đoán và rất sùng đạo, phản ánh cho quan niệm đạo đức mang tính nghiêm ngặt của người theo đạo Tin lành tại Oak Park, mà Hemingway sau này đã nhận định rằng có “những bãi cỏ rộng và những tư tưởng hẹp hòi” (“wide lawns and narrow minds”). Hemingway sau đó đi đến kết luận rằng mẹ ông đã chi phối bố ông tồi tệ đến mức bà đã hủy hoại ông. Những người khác cho rằng bà bị rối loạn thần kinh chức năng. Nhà thơ nổi tiếng Wallace Stevens đã đề cập đến trong một bức thư rằng Hemingway là người duy nhất mà ông từng gặp “thực sự ghét mẹ của mình” (“truly hated his own mother”). Tại The Hemingway Resource Center (Trung tâm Tài Nguyên Hemingway). Trong khi mẹ ông hi vọng rằng con trai của bà sẽ bộc lộ sự hứng thú đối với âm nhạc, Hemingway lại thừa hưởng từ cha mình những sở thích như đi săn, câu cá và cắm trại trong những khu rừng và hồ vùng Bắc Michigan. Gia đình ông sở hữu một ngôi nhà có tên Windemere trên Walloon Lake, gần Petoskey, Michigan và thường nghỉ hè tại đó. Những trải nghiệm đầu đời khi sống gần gũi với thiên nhiên này đã truyền cho Hemingway một niềm đam mê suốt đời đối với những cuộc phiêu lưu ngoài trời và với cuộc sống trong những khu vực xa xôi, hẻo lánh [6].
Hemingway có 4 đời vợ. Năm 1921, ở tuổi 22 tràn đầy sức lực và ham muốn tìm tòi những cái mới của cuộc đời, ông cưới người vợ đầu tiên của mình, đó chính là Hadley Richardson. Năm 1927 ông li dị với người vợ đầu tiên để cưới Polina Pleifer – một cô gái người Mỹ xinh đẹp và giàu có. Năm 1940 ông li dị Polina và cưới nữ nhà báo Martha Gelihorn. Và theo ông thì, ở Martha, ông đã tìm thấy được cái mà Polina không thể có được. Cả hai đều là nhà báo và nhà văn. Martha cũng đã có cuốn tiểu thuyết “Điều đau khổ tôi đã nhìn thấy” được đánh giá cao. Nhưng tình cảm say đắm và mãnh liệt đó của ông với nữ nhà báo Martha cũng tan biến khi ông bất chợt bắt gặp một nữ phóng viên khác là Mary Welsh. Trái tim ông đã bị chinh phục từ cái nhìn đầu tiên của nàng. Và nàng cũng thích ông. Sau một tuần ông ngỏ lời cầu hôn Mary Welsh. Và ông chăm sóc cho Mary rất chu đáo. Ông viết thư và làm thơ tặng nàng. Đây cũng chính là người vợ đã sống với ông cho đến những ngày ông đi vào thế giới vĩnh hằng [7].
Bản thân
Ngày 21 tháng 7 năm 1899, thị trấn nhỏ bé Oak Pak đón chào tiếng khóc đầu đời của một cậu bé mà sau này sẽ làm rạng danh cho nền văn học Mỹ. Cậu bé đó là Ernest Hemingway. Sinh ra trong một gia đình trung lưu, Hemingway chịu ảnh hưởng của cả cha lẫn mẹ. Nhưng về sau thì ông càng thoát xa ảnh hưởng của cha mẹ ông. Nếu những giai điệu tiết tấu từ những bản nhạc của người mẹ đã tạo ảnh hưởng đến tiết điệu ngôn từ của nhà văn Hemingway sau này, thì người cha lại khơi dậy trong chú bé Hemingway lòng yêu thiên nhiên, thú vui săn bắn nhưng không đam mê giết chóc và một lòng quả cảm tuyệt vời. Hemingway còn chịu nhiều ảnh hưởng từ người cha cách giải thích sự vật, hiện tượng một cách cực kỳ đơn giản và hấp dẫn. Điều này tạo nên dấu ấn riêng trong phong cách tự sự Hemingway.
Ngay từ khi còn học ở trường trung học, ông đã bắt đầu viết văn và tham gia vào các hoạt động báo chí của trường. Năm 1917, ông rời trường trung học và thay vì đi học đại học ông tới thành phố Kansas làm phóng viên cho tờ báo Star. Nhưng nghề phóng viên không hấp dẫn ông được lâu, do ưa thích mạo hiểm Hemingway đã tình nguyện đăng ký vào Hội đồng thập tự Hoa Kỳ và qua miền bắc nước Ý là tài xế xe cứu thương. Đến năm 1919, Hemingway trở về Hoa Kỳ, ông được đón tiếp như một vị anh hùng song ông cảm thấy không thể nào hoà nhập vào không khí nơi đây. Vào năm 1920, ông đến Chicago và cộng tác với tờ báo nổi tiếng “Diễn đàn Chicago”. Tháng 12 – 1921, ông sang Pháp và có dịp tiếp xúc với nhiều văn nghệ sĩ Paris như Anderson, Getrudestein…và chịu nhiều ảnh hưởng của họ khá rõ nét khi mới bắt đầu sáng tác [8].
Từ 1922, chủ nghĩa phát xít Mussolini thắng thế ở Ý, Hemingway là một trong những nhà văn sớm nhận ra tai họa của chủ nghĩa phát xít. Lúc bấy giờ có nhiều phóng viên Âu – Mỹ xem Mussolini là chính khách lớn. Trái lại, Hemingway miêu tả Mussolini là tên mị dân đã che dấu những âm mưu xấu xa bằng chủ nghĩa yêu nước giả dối và thực sự là ngốc cho những ai đem so sánh “hắn ta” với Napoleon. Mặt khác, ông cũng không đồng ý với những ai đánh giá thấp “hắn ta”. Năm 1936, Hemingway tới Tây Ban Nha làm phóng viên về nội chiến Tây Ban Nha cho tờ North American Newspaper Alliance (Liên Minh Báo chí Bắc Mỹ). Đại chiến thế giới lần thứ II bùng nổ, ông sang Pháp sung vào một đội du kích và được vinh dự là một trong những chiến sĩ đầu tiên trở về thành phố Paris giải phóng. Sau chiến tranh ông sang sống một thời gian dài ở Cuba. Ông đón chào cách mạng Cuba với nhiệt tình của một nhà văn yêu chuộng chính nghĩa và một người bạn thân thiết của người dân Cuba [9, 6].
Ngày 2 tháng 7 năm 1961, cả thế giới bàng hoàng trước tin Hemingway – “một con người có thể bị huỷ diệt nhưng không thể bị khuất phục” – đã tự sát bằng khẩu súng săn của mình. Trong suốt 62 năm tồn tại, nhà văn, nhà báo đồng thời cũng là người chiến sĩ Hemingway đã gióng lên hồi chuông ngợi ca lòng dũng cảm phê phán cái xấu trong cuộc đời. Giữa những làn khói đạn ngất trời, Hemingway đã làm đẹp con người. Giữa biển sóng mù khơi, Hemingway tôn vinh giá trị con người. Và như ngôi sao chổi băng qua thế kỷ XX, Hemingway đã đi vào lịch sử văn học như một huyền thoại giữa cuộc đời thường.
Các tác phẩm tiêu biểu
Hơn 40 năm sáng tác, Hemingway đã để lại một số lượng lớn các tác phẩm có giá trị mang tính thời đại và con người. Có thể kể đến tập truyện ngắn Trong thời đại của chúng ta (tựa gốc: In Our Time) của ông được xuất bản năm 1925, Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ vũ khí (1929), Winner Take Nothing (Kẻ thắng chẳng được gì) (1933), To Have and Have Not (Có và không có) (1937) …
The Sun also rises (Mặt trời vẫn mọc) (1927) là quyển tiểu thuyết quan trọng đầu tiên bởi Ernerst Hemingway. Xuất bản vào năm 1926, nội dung tập trung vào một nhóm kiều bào sống tha hương người Mỹ và người Anh tại lục địa Âu Châu trong thập niên 1920. Câu chuyện đi theo nhóm này từ Paris đến lễ hội đấu bò tại Pamploma. Tựa đề nguyên thủy của tác phẩm này đã là Fiesta, vốn được dùng trong ấn bản tiêu thụ tại Anh Quốc, Đức, Nga, Ý, Tiệp Khắc và Tây Ban Nha [9].
For Whom the Bell Tolls (Chuông nguyện hồn ai) được xuất bản vào năm 1940, kể về câu chuyện của Robert Jordan, một thanh niên Hoa Kỳ trẻ trong đội quân của những người tình nguyện chống lại chủ nghĩa Phát Xít và sự gắn bó của anh với một toán quân Cộng Hòa du kích trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Là một chuyên gia về thuốc nổ, anh được giao nhiệm vụ làm nổ một cây cầu trong một cuộc tấn công thành phố Segovia. Cuốn tiểu thuyết này được nhìn nhận là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Hemingway [11].
Năm 1954 ông được viện Hàn lâm Thụy Điển trao tặng giải Nobel văn học “vì thể văn mạnh mẽ dùng trong nghệ thuật kể chuyện mới lạ và thể hiện gần đây nhất qua tác phẩm “Ông Già và Biển Cả
Còn tiếp [/i][/i]
Last edited by LDN on Fri Nov 24, 2023 6:28 pm; edited 78 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Tiếp theo
Tác phẩm “The old man and the sea
PHÂN TÍCH
Nhân vật Xan-ti-a-gô
Nhân vật trung tâm của các phẩm là ông lão người Cuba, Xan-ti-a-gô, người đã cố gắng chiến đấu trong ba ngày đêm vật lộn với một con cá Kiếm khổng lồ trên biển vùng Giếng Lớn khi ông câu được nó. Sang đến ngày thứ ba, ông dùng lao đâm chết được con cá, buộc nó vào mạn thuyền và lôi về nhưng đàn cá mập đánh hơi thấy đã lăn xả tới, ông lại đem hết sức tàn chống chọi với lũ cá mập, phóng lao, thậm chí cả mái chèo để đánh. Ông giết được nhiều con, đuổi được chúng đi, nhưng cuối cùng khi nhìn đến con cá Kiếm của mình thì nó đã bị rỉa hết thịt chỉ còn trơ lại một bộ xương khổng lồ.
Ngoại hình, hoàn cảnh của nhân vật Xan-ti-a-gô:
Là người lao động lành nghề, có tâm hồn trong sáng, cao đẹp, có khát vọng lớn được thể hiện qua độc thoại nội tâm.
Luôn đặt con người đơn độc trước thử thách.
Con người phải vượt qua thử thách vượt qua giới hạn của mình để luôn vươn tới đạt được khác vọng của mình.
Ông lão gầy gò, giơ cả xương, gáy hằn sâu nhiều nếp nhăn. Những vệt nám vô hại trên làn da má của lão do bị ung thư bởi ánh mặt trời phản hồi trên mặt biển nhiệt đới. Những vệt ấy kéo dài xuống cả hai bên má, tay lão hằn những vết sẹo sâu bởi kéo những con cá lớn. Nhưng chẳng có vết nào trong số sẹo ấy còn mới cả. Chúng cũ kỹ như mấy vệt xói mòn trên sa mạc không cá. Mọi thứ trên cơ thể lão đều toát lên vẻ già nua, trừ đôi mắt; chúng có cùng màu với nước biển, vui vẻ và không hề thất bại.
Trong cuộc chiến với con cá, ông lão liên tục đối thoại với bản thân với mục đích giữ cho đầu óc tỉnh táo, bàn tay khỏi bị chuột rút, cơ thể khỏi bị đổ sập xuống vì cuộc chiến không cân sức. Khẩu hiệu chiến đấu của lão là tổng động viên mọi bộ phận trong cơ thể: “Kéo đi, tay ơi, lão thầm giục. Hãy đứng vững, đôi chân kia. Tỉnh táo vì tao, đầu à. Hãy tỉnh táo vì tao. Bọn mày chưa bao giờ bại trận. Lần này ta sẽ lật được nó”. Kết quả, nhờ vào ý chí và sự điêu luyện tay nghề, ông lão đã giết được con cá Kiếm. Nhưng tâm trạng của ông lão không hoàn toàn phấn khích trước thành quả đó.
Còn tiếp
“. The Old Man and the Sea (Ông Già và Biển Cả) được viết tại Cuba vào năm 1951 và xuất bản vào năm 1952. Đây là tác phẩm quan trọng cuối cùng trong loạt truyện hư cấu được sáng tác bởi Hemingway. Câu chuyện tập trung vào nhân vật Santiago, một ngư dân lớn tuổi gốc Cuba, người phải vật lộn với một con cá Kiếm không lồ ngoài biển khơi. Thiên tiểu thuyết này đã nêu lên những nét rất sâu sắc và cảm động về sức mạnh và lòng khao khát của con người. Nhiều trang viết của Ông già và biển cả có một phong cách độc đáo, giàu chất thơ và triết lý gợi cho người đọc suy nghĩ đến nhiều vấn đề về cuộc sống và về số phận con người trong cái xã hội còn có những ông già đánh cá sống nghèo đói và cô độc như ông lão Santiago [10].
Tác phẩm “The old man and the sea
Ý nghĩa nhan đề
Ông già và biển cả là một nhan đề ngắn gọn nhưng bao quát hết toàn bộ nội dung tác phẩm. Nhan đề ấy ngụ ý nhắc đến chuyến đi biển dài ba ngày hai đêm của ông lãoXantiagô.
. Đây là chuyến đi biển cuối cùng của một lão già với mong ước mong manh rằng: lần đi biển này, ông lão sẽ bắt đựơc một con cá to. Niềm mong ước mong manh ấy đã vô tình gặp được vận may và bất ngờ trở thành hiện thực. Một con cá Kiếm đã cắn câu. Ông lão vội vàng thu dây, kéo nó vào thuyền. Nhưng, đó mới chỉ là khỏi đầu. Hành trình chinh phục cá Kiếm to nhất đời, đẹp nhất đời là một hành trình vô cùng gian khổ. Đến cuối cùng, lão Xantiagô chỉ kéo được bộ xương cá về sau khi đã mệt mỏi đến kiệt sức để thu phục cá Kiếm và chiến đấu chống đàn cá mập. “Ông già và biển cả” là một nhan đề có sức khơi gợi sâu xa. Trong cái nhan đề ấy dường như muốn nói đến ước mơ, khát vọng của con người trong cuộc đời rộng lớn. Trước biển đời, con ngừơi ta như một lữ khách cô đơn, già nua, phải vắt kiệt sức để chống chọi với bão tố cuộc đời, để tự đứng lên, khẳng định vị thế của mình trong xã hội. Ngoài ra, tự nhan đề tác phẩm đã nói lên sự đối kháng quyết liệt: Ông già già yếu, cô độc còn biển cả thì mêng mông, hung dữ, rộng lớn vô bờ. Con người đối lập với biền khơi bởi một bên quá ư bé nhỏ còn một bên lại rộng lớn khôn cùng.
Song Hemingway lại nói “Ông già và biển cả”, tức là muốn đem con người đặt ngang hàng với thiên nhiên, tạo vật. Khẳng định tư thế chủ động của con người trước thiên nhiên và trước cuộc đời đầy khó khăn, phức tạp, biến hóa khôn lường.
Tác phẩm được nhà văn Hemingway sáng tác năm 1952, tác phẩm Ông già và biển cả kể về ông già Xan-ti-a-gô, 74 tuổi, làm nghề đánh cá.
Ông mơ ước đánh được một mẻ cá lớn, xứng đáng với uy danh của ông thời còn trai trẻ. Một mình một con thuyền ông ra khơi quyết lập một chiến công rạng rỡ cuối cùng.
Thế nhưng, đã đi biển nhiều ngày mà ông chẳng kiếm được con cá lớn nào. Những ngày đầu còn có cậu bé láng giềng Ma-nô-lin đi cùng nhưng vì thấy ông thường kém may mắn nên bố mẹ Ma-nô-lin buộc cậu đi theo thuyền khác. Một mình ra khơi, giữa biển cả, ông thả dây câu chờ đợi rất lâu, có lúc tưởng chừng hoàn toàn thất vọng. Đêm ngủ, lão mơ về thời trai trẻ với tiếng sóng gào, hương vị biển, những con tàu và đàn sư tử. Rồi một con cá Kiếm rất lớn đã mắc câu, và lôi thuyền ra rất xa. Đã qua một ngày mà con cá chưa nổi lên, ông phải cắt bớt dây câu nối vào một con cá khác mắc mồi để giữ con cá lớn. Nhiều lần ông ước có Ma-nô-lin giúp một tay. Có lần con cá quẫy mạnh kéo giật ông lão ngã dập xuống sàn thuyền làm toạc da phía đuôi mắt. Hai bàn tay ứa máu vì sợi dây cứa mạnh. Chiều hôm sau con cá bỗng ngoi lên mặt nước rồi lặn xuống. Chưa bao giờ ông thấy một con cá Kiếm to như vậy, một con cá hùng dũng mà ông hằng mơ ước. Sau nhiều lần vật lộn quyết liệt, nguy hiểm, ông lão dùng lao cắm phập vào con cá và giết được nó. Ông buộc xác con cá vào mũi thuyền và bơi vào bờ. Trên đường về, hết đàn cá mập này đến bầy cá mập hung dữ khác đuổi theo rỉa thịt con cá Kiếm. Dù phải đơn độc chiến đấu đến kiệt sức với lũ cá mập, ông lão vẫn nghĩ “không một ai cô đơn nơi biển cả”. Khi ông già mệt mỏi rã rời vào đến bờ, thì con cá Kiếm “dài hơn chiếc thuyền có tới sáu bảy tấc kia” chỉ còn trơ bộ xương…Đêm hôm thứ ba, lão vác cột buồm trên vai trở về lều, nằm vật xuống giường, chìm vào giấc ngủ rồi mơ về những con sư tử. Bên chiếc thuyền xương sống của con cá Kiếm kẻ thành một đường thẳng trơ trụi…
PHÂN TÍCH
Nhân vật Xan-ti-a-gô
Nhân vật trung tâm của các phẩm là ông lão người Cuba, Xan-ti-a-gô, người đã cố gắng chiến đấu trong ba ngày đêm vật lộn với một con cá Kiếm khổng lồ trên biển vùng Giếng Lớn khi ông câu được nó. Sang đến ngày thứ ba, ông dùng lao đâm chết được con cá, buộc nó vào mạn thuyền và lôi về nhưng đàn cá mập đánh hơi thấy đã lăn xả tới, ông lại đem hết sức tàn chống chọi với lũ cá mập, phóng lao, thậm chí cả mái chèo để đánh. Ông giết được nhiều con, đuổi được chúng đi, nhưng cuối cùng khi nhìn đến con cá Kiếm của mình thì nó đã bị rỉa hết thịt chỉ còn trơ lại một bộ xương khổng lồ.
Ngoại hình, hoàn cảnh của nhân vật Xan-ti-a-gô:
Là người lao động lành nghề, có tâm hồn trong sáng, cao đẹp, có khát vọng lớn được thể hiện qua độc thoại nội tâm.
Luôn đặt con người đơn độc trước thử thách.
Con người phải vượt qua thử thách vượt qua giới hạn của mình để luôn vươn tới đạt được khác vọng của mình.
Ông lão gầy gò, giơ cả xương, gáy hằn sâu nhiều nếp nhăn. Những vệt nám vô hại trên làn da má của lão do bị ung thư bởi ánh mặt trời phản hồi trên mặt biển nhiệt đới. Những vệt ấy kéo dài xuống cả hai bên má, tay lão hằn những vết sẹo sâu bởi kéo những con cá lớn. Nhưng chẳng có vết nào trong số sẹo ấy còn mới cả. Chúng cũ kỹ như mấy vệt xói mòn trên sa mạc không cá. Mọi thứ trên cơ thể lão đều toát lên vẻ già nua, trừ đôi mắt; chúng có cùng màu với nước biển, vui vẻ và không hề thất bại.
Trong cuộc chiến với con cá, ông lão liên tục đối thoại với bản thân với mục đích giữ cho đầu óc tỉnh táo, bàn tay khỏi bị chuột rút, cơ thể khỏi bị đổ sập xuống vì cuộc chiến không cân sức. Khẩu hiệu chiến đấu của lão là tổng động viên mọi bộ phận trong cơ thể: “Kéo đi, tay ơi, lão thầm giục. Hãy đứng vững, đôi chân kia. Tỉnh táo vì tao, đầu à. Hãy tỉnh táo vì tao. Bọn mày chưa bao giờ bại trận. Lần này ta sẽ lật được nó”. Kết quả, nhờ vào ý chí và sự điêu luyện tay nghề, ông lão đã giết được con cá Kiếm. Nhưng tâm trạng của ông lão không hoàn toàn phấn khích trước thành quả đó.
Còn tiếp
Last edited by LDN on Sat Apr 16, 2022 9:22 am; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Tiếp theo
Phẩm chất của nhân vật Xan-ti-a-gô
Phẩm chất đáng quý nữa ở Xan-ti-a-gô là tính cách luôn hành động. Có thể nói, ông lão là người không bao giờ chịu ngồi yên một chỗ để chờ vận may đến với mình. Trong cuộc chiến đấu đó, một phần con cá cứ liên tục kéo nên ông lão phải căng hết người lên mà chống đỡ, phần khác là vì, bản thân ông lão là con người hành động. Xan-ti-a-gô không chịu bó tay trước hoàn cảnh. Sự vận động khẳng định tố chất muốn thể hiện giá trị tồn tại của con người, ngay cả khi sức lực đã già nua. Hơn nữa, với Xan-ti-a-gô không hành động đồng nghĩa với việc chết. Lão không muốn chết. Do vậy, Xan-ti-a-gô luôn tồn tại trong thế động với các động tác của cơ thể, của tư duy cũng như của ngôn từ.
Khi sức khoẻ suy kiệt, Xan-ti-a-gô chiến đấu với con cá Kiếm bằng kinh nghiệm và sức mạnh tinh thần. Kinh nghiệm chủ yếu được thể hiện bằng cảm giác. Điều kì lạ là chỉ bằng cảm giác mà ông lão có thể xử lí hoàn hảo trước mọi động thái của con cá. Điều này cho thấy tay nghề câu cá của ông lão đã vượt qua cả ngưỡng siêu việt. Khai thác cảm giác này, Hemingway mới có điều kiện thuận lợi để xâm nhập sâu vào thế giới tư duy của nhân vật. Nhờ đó mà độc thoại nội tâm của nhân vật đã trở thành phương tiện biểu đạt tính cách nhân vật một cách hoàn hảo, tài tình: “Đúng lúc đó lão cảm thấy một cú quật đột ngột và cú nảy mạnh ở sợi dây lão đang níu bằng cả hai tay. Thật là sắc và cảm thấy cứng và nặng.
Nổi bật trong đoạn trích là hai cảm giác cơ bản của Xan-ti-a-gô: về sức khoẻ và về việc khuất phục con cá. Văn bản xuất hiện hàng loạt câu đề cập đến các cảm giác này. Người kể sử dụng hai thủ pháp ngôn từ để khắc hoạ. Một là bằng chính ngôn ngữ của mình để miêu tả (“Nhưng lão lại cảm thấy choáng váng”, “Nhưng đã hai lần lão cảm thấy chóng mặt và choáng váng và điều ấy khiến lão sợ”, … ). Hai là sử dụng ngôn ngữ của nhân vật (“Lượt tới nó lượn ra ta sẽ nghỉ”, lão nói. “Ta cảm thấy đỡ hơn nhiều. Chỉ hai ba vòng nữa thôi thì ta sẽ có nó”).
Không hề nản chí mà cứ miệt mài ra khơi với hi vọng bắt được con cá xứng đáng với tài nghệ lão. Mục đích ban đầu của lão không phải vì những tiêu chí đánh giá của cộng đồng mà vì ý thức của lão muốn sống một cách tử tế theo cách riêng của lão. Lão đã bắt được con cá mà ngay cả đến trong mơ lão cũng chưa từng gặp. Con cá ấy lớn hơn bất cứ con cá nào trước đó được đưa vào cảng La Havana.
Xan-ti-a-gô cũng như các nhân vật thuộc “thế hệ mất mát” đều tin vào các giá trị xác thực, tin vào khả năng của chính bản thân mình. Xan-ti-a-gô cầu Chúa giúp là chỉ giúp lão chịu đựng chứ không cầu giúp bắt con cá, có nghĩa lão ý thức được thành quả lao động là phải do chính tay con người làm ra chứ không thể có Chúa nào làm giúp cả. Họ không tin vào những điều trừu tượng, hoa mĩ như những gì Kinh Thánh giảng dạy. Do vậy, việc Xan-ti-a-gô hứa đọc kinh cầu Chúa giúp sức chỉ là một “phản xạ văn hoá” nhất thời (vì hằng bao thế kỉ, người phương Tây sống theo những quy chuẩn đạo đức Thiên Chúa giáo). Bởi vì sau đó Xan-ti-a-gô không đọc mà lão thầm nhủ: xem như đã đọc rồi. Sự bất tin ấy còn được đẩy đến mức bất kính. Tập trung nhất là ở chi tiết sau khi giết chết con cá ông lão thấy “mắt nó trông dửng dưng như những tấm kính trong kính viễn vọng hay như một vị thánh trong đám rước”.
Còn tiếp
Last edited by LDN on Sat Apr 02, 2022 3:03 pm; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Tiếp theo
– Cầu con cá đừng nhảy bởi sợ mất nó: “Đừng nhảy, cá”. Lão nói. “Đừng nhảy”.
– Cầu Chúa giúp bằng cách hứa đọc kinh: “Chúa giúp ta chịu đựng. Ta sẽ đọc một trăm lần kinh Lạy Cha và một trăm lần kinh mừng Đức Mẹ”.
– Phân tích tình hình: “Mình phải giữ cho nó đừng đau quá, lão nghĩ. Nỗi đau của ta thì không thành vấn đề. Ta có thể chế ngự. Nhưng nỗi đau của con cá thì có thể khiến nó cuồng lên”.
– Di chuyển được con cá: “Ta đã di chuyển được nó”.
– Động viên bản thân: “Kéo đi, tay ơi, lão thầm giục. Hãy đứng vững, đôi chân kia. Tỉnh táo vì tao, đầu à”.
– Tập trung sức lực: “Dồn hết mọi đớn đau và những gì còn lại của sức lực và lòng kiêu hãnh đã rời bỏ từ lâu, lão mang ra đương đầu với cơn hấp hối của con cá”.
– Phóng lao giết chết con cá.
Song song với diễn biến trên là quá trình suy kiệt sức lực của ông lão:
– Khi con cá bắt đầu lượn vòng, lão hãy còn đủ sức để kéo: “Lão chỉ cảm nhận áp lực của sợi dây hơi chùng lại và dùng tay phải, lão bắt đầu nhẹ nhàng kéo vào. Sợi dây chững lại, như mọi khi, nhưng ngay lúc lão kéo đến điểm sắp đứt thì sợi dây bắt đầu thu vào. Lão lách vai và đầu ra khỏi sợi dây và bắt đầu liên tục kéo nhẹ nhàng”.
– Nhưng rồi cứ phải ra sức níu sợi dây để buộc con cá phải quay vòng, sức lực lão suy kiệt nhanh chóng: “hai giờ sau, mồ hôi ướt đẫm người ông lão và lão mệt thấu xương”, “ông lão thấy hoa mắt suốt cả tiếng đồng hồ, mồ hôi xát muối vào mắt lão và xát muối lên vết cắt phía trên mắt và trán”, …
– Tiếp đó ông lão “lại cảm thấy choáng váng”, “toát mồ hôi đầm đìa nhưng không phải vì mặt trời mà vì một nguyên nhân khác”, “lão lại thấy xây xẩm mặt mày”, “miệng lão khô khốc không thể nói nổi, nhưng lúc này lão không thể với lấy cái chai”.
– Đỉnh điểm của việc kiệt sức là sự “lú lẫn đầu óc”. Ông lão bước vào trạng thái chênh chao giữa sống và chết khi “lão nói bằng giọng mà bản thân hầu như không còn nghe nổi”.
– Tại thời khắc đó, ông lão đã biết tự động viên kịp thời: “Hãy giữ đầu óc tỉnh táo và biết cách chịu đựng như một con người”, lão nghĩ. Rồi lão kêu gọi: “Đầu ơi, hãy tỉnh táo”. Bằng cách đó, từng phút giây, lão trở nên mạnh hơn con cá.
Không dựa vào Chúa, nhân vật của Hemingway dựa vào chính bản thân mình. Đây là giá trị nhân văn vô cùng to lớn. Xan-ti-a-gô đặt ra cho mình mục đích và cách sống. Bây giờ lão đang đi gần đến cái đích; con cá sắp bị lão chinh phục. Không có thế lực nào ngăn cản lão ngoại trừ chính bản thân lão. Đến đây ta bắt gặp một ý tưởng độc đáo của nhà văn: con người trong cuộc khám phá, chinh phục chính bản thân mình. Cuộc chinh phục của lão được tiến hành song song giữa hai đối tượng: đối tượng bên ngoài (con cá) và đối tượng bên trong (khả năng của thể trạng lão)..
Ngợi ca con cá và hành động trung thực, sòng phẳng của nó trong cuộc đối đầu với mình, Xan-ti-a-gô gợi cho người đọc ẩn ý thầm kín mà tác giả gửi gắm rằng trên đất liền ông lão không còn ai tri âm tri kỉ nữa, cuộc sống loài người đã bị đảo điên ghê gớm các chân giá trị. Xan-ti-a-gô không thể và không còn thuộc về thế giới ấy. Sự thẳng thắn, cao thượng của ông lão chỉ có thể tìm được sự tri âm ở chốn biển khơi. Con cá là bạn lão, cũng như đại dương bao la mới đích thực là ngôi nhà thân thiết của con người cô độc Xan-ti-a-gô. Giống như mọi nhân vật mã khác của mình, Hemingway kiến tạo một môi trường sống gần gũi với thiên nhiên cho nhân vật. Chỉ quay về với thiên nhiên, nhân vật Hemingway mới tìm được sự lắng dịu tâm hồn, sự đồng cảm. Mối quan hệ giữa ông lão và cá Kiếm thể hiện rõ điều này.
Trong chiến thắng của ông lão, không chỉ có mỗi sự nỗ lực vượt qua những đau đớn thể xác và tinh thần, mà còn có cả quá khứ và tất cả mọi thứ tốt và xấu trong chính con người lão: “Dồn hết mọi đớn đau và những gì còn lại của sức lực và lòng kiêu hãnh đã rời bỏ từ lâu, lão mang ra đương đầu với cơn hấp hối của con cá và con cá tiến gần mạn thuyền, từ từ bơi nghiêng, mõm nó gần như chạm vào ván thuyền và sắp sửa vượt qua, dài, sâu, rộng, ánh bạc, vằn tía và bất tận trong dòng nước”. Đớn đau, tàn lực và lòng kiêu hãnh của quá khứ được đặt liền kề. Sức mạnh của Xan-ti-a-gô không phải là sức mạnh của người sung sức mà là sức mạnh của tổng thể những gì đã suy thoái. Thế mà lão vẫn chiến thắng con cá. Đấy chính là giá trị tiềm tàng mà chỉ con người mới có được trên hành trình khẳng định sự sống.
Ông lão Xan-ti-a-gô là một người như thế! Lão rất yêu đại dương. Trong bóng tối, lão có thể cảm nhận bình minh đang đến; khi chèo, lão có thể nghe thấy những âm thanh run rẩy khi đàn cá chuồn rời khỏi mặt nước, cả tiếng lao xao phát ra từ bộ cánh cứng trong bóng đêm. Lão thương lũ cá chuồn nhỏ nhoi như một người bầu bạn lúc cô đơn giữa biển, lão thương lũ chim nhạn biển mỏng manh, cứ bay đi và tìm kiếm mãi nhưng hầu như chẳng thấy gì…
Cuộc chiến của ông lão và con cá Kiếm
Hình ảnh con cá Kiếm
Con cá Kiếm toát lên vẻ đẹp dũng mãnh, hiên ngang đối diện với hiểm nguy rình rập. Nó đã chiến đấu đến tận hơi thở cuối cùng, nó cũng giống như ông lão Xan-ti-a-gô, tận hết khả năng để khẳng định chính mình. “Khi ấy, con cá mang cái chết trong mình, sực tỉnh, phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực. Nó dường như treo lơ lửng trong không trung, phía trên ông lão và chiếc thuyền. Thoáng chốc, nó rơi sầm xuống làm nước bắn tung, trùm lên cả ông lão lẫn con thuyền”. Phải, nó là hiện thân của vẻ đẹp cao thượng, bởi ngay đến cái chết cũng phải chọn một cái chết đàng hoàng!
Diễn biến
Cuộc chiến của Xan-ti-a-gô với cá Kiếm diễn ra vô cùng gay cấn. Để giành chiến thắng ta thấy Xan-ti-a-gô tiến hành lần lượt các bước sau:
– Thu dây để khiến con cá quay vòng.– Cầu con cá đừng nhảy bởi sợ mất nó: “Đừng nhảy, cá”. Lão nói. “Đừng nhảy”.
– Cầu Chúa giúp bằng cách hứa đọc kinh: “Chúa giúp ta chịu đựng. Ta sẽ đọc một trăm lần kinh Lạy Cha và một trăm lần kinh mừng Đức Mẹ”.
– Phân tích tình hình: “Mình phải giữ cho nó đừng đau quá, lão nghĩ. Nỗi đau của ta thì không thành vấn đề. Ta có thể chế ngự. Nhưng nỗi đau của con cá thì có thể khiến nó cuồng lên”.
– Di chuyển được con cá: “Ta đã di chuyển được nó”.
– Động viên bản thân: “Kéo đi, tay ơi, lão thầm giục. Hãy đứng vững, đôi chân kia. Tỉnh táo vì tao, đầu à”.
– Tập trung sức lực: “Dồn hết mọi đớn đau và những gì còn lại của sức lực và lòng kiêu hãnh đã rời bỏ từ lâu, lão mang ra đương đầu với cơn hấp hối của con cá”.
– Phóng lao giết chết con cá.
Song song với diễn biến trên là quá trình suy kiệt sức lực của ông lão:
– Khi con cá bắt đầu lượn vòng, lão hãy còn đủ sức để kéo: “Lão chỉ cảm nhận áp lực của sợi dây hơi chùng lại và dùng tay phải, lão bắt đầu nhẹ nhàng kéo vào. Sợi dây chững lại, như mọi khi, nhưng ngay lúc lão kéo đến điểm sắp đứt thì sợi dây bắt đầu thu vào. Lão lách vai và đầu ra khỏi sợi dây và bắt đầu liên tục kéo nhẹ nhàng”.
– Nhưng rồi cứ phải ra sức níu sợi dây để buộc con cá phải quay vòng, sức lực lão suy kiệt nhanh chóng: “hai giờ sau, mồ hôi ướt đẫm người ông lão và lão mệt thấu xương”, “ông lão thấy hoa mắt suốt cả tiếng đồng hồ, mồ hôi xát muối vào mắt lão và xát muối lên vết cắt phía trên mắt và trán”, …
– Tiếp đó ông lão “lại cảm thấy choáng váng”, “toát mồ hôi đầm đìa nhưng không phải vì mặt trời mà vì một nguyên nhân khác”, “lão lại thấy xây xẩm mặt mày”, “miệng lão khô khốc không thể nói nổi, nhưng lúc này lão không thể với lấy cái chai”.
– Đỉnh điểm của việc kiệt sức là sự “lú lẫn đầu óc”. Ông lão bước vào trạng thái chênh chao giữa sống và chết khi “lão nói bằng giọng mà bản thân hầu như không còn nghe nổi”.
– Tại thời khắc đó, ông lão đã biết tự động viên kịp thời: “Hãy giữ đầu óc tỉnh táo và biết cách chịu đựng như một con người”, lão nghĩ. Rồi lão kêu gọi: “Đầu ơi, hãy tỉnh táo”. Bằng cách đó, từng phút giây, lão trở nên mạnh hơn con cá.
Dõi theo mạch trần thuật trên, ta thấy, diễn biến của trận đánh rất gay cấn, được tính theo từng vòng lượn của con cá và tính theo cả chút sức lực ít ỏi còn lại, dần hao mòn của ông lão: “Cứ cái đà này thì không ổn rồi, lão nghĩ. Miệng lão khô khốc không thể nói nổi, nhưng lúc này lão không thể với lấy cái chai. Lần này mình phải kéo nó cập mạn, lão nghĩ. Cứ thêm vài vòng nữa thì mình sẽ đuối sức.
Có lúc người đọc ngỡ như ông lão để mất con cá hoặc gục chết trước nó. Thế nhưng, lần nào cũng vậy, lão biết cách xốc lại tinh thần kịp thời: “Lần này mình phải kéo nó cập mạn, lão nghĩ. Cứ thêm vài vòng nữa thì mình sẽ đuối sức. Không, mày khoẻ, lão tự nhủ. Mày luôn khoẻ”. Cuối cùng ông lão đã chiến thắng. Một chiến thắng kì vĩ cho quyết tâm không thể gì lay chuyển.
Trong đoạn trích, cuộc chiến tập trung vào hai đối thủ đã rã rời thân xác. Cả hai đã đấu sức với nhau ròng rã hai ngày đêm. Bây giờ, kẻ nào không trụ vững, kẻ đó không tồn tại. Do vậy ta thấy độ căng của diễn biến được tăng dần theo sự suy kiệt sức lực của hai đối thủ. Trong lúc con cá dần ngoi lên (dấu hiệu của sự thúc thủ) thì ông lão nhiều lần suýt ngất. Nhưng ông lão vẫn gượng dậy. Cuối cùng con cá là kẻ bại trận.
Còn tiếp _________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Tiếp theo
Hành động theo riêng mình
Xan-ti-a-gô là người gần như bị cộng đồng (chỉ còn mỗi thằng bé Manolin quan tâm) và bị cả tạo hoá bỏ rơi (không bắt được cá suốt 84 ngày), nhưng ông lão tin vào bản thân mình. Chỉ cần lão bắt được cá thì mọi sự sẽ chấm dứt. Ở đây tồn tại xung đột ngầm giữa một Xan-ti-a-gô bị loại bỏ ra khỏi cộng đồng và một Xan-ti-a-gô với cách thức tồn tại riêng của lão bên cộng đồng đó.
Lão hành động như sau: không hề nản chí mà cứ miệt mài ra khơi với hi vọng bắt được con cá xứng đáng với tài nghệ lão. Mục đích ban đầu của lão không phải vì những tiêu chí đánh giá của cộng đồng mà vì ý thức của lão muốn sống một cách tử tế theo cách riêng của lão. Lão đã bắt được con cá mà ngay cả đến trong mơ lão cũng chưa từng gặp. Con cá ấy lớn hơn bất cứ con cá nào trước đó được đưa vào cảng La Havana.
Xan-ti-a-gô cũng như các nhân vật thuộc “thế hệ mất mát” đều tin vào các giá trị xác thực, tin vào khả năng của chính bản thân mình. Xan-ti-a-gô cầu Chúa giúp là chỉ giúp lão chịu đựng chứ không cầu giúp bắt con cá, có nghĩa lão ý thức được thành quả lao động là phải do chính tay con người làm ra chứ không thể có Chúa nào làm giúp cả. Họ không tin vào những điều trừu tượng, hoa mĩ như những gì Kinh Thánh giảng dạy. Do vậy, việc Xan-ti-a-gô hứa đọc kinh cầu Chúa giúp sức chỉ là một “phản xạ văn hoá” nhất thời (vì hằng bao thế kỉ, người phương Tây sống theo những quy chuẩn đạo đức Thiên Chúa giáo). Bởi vì sau đó Xan-ti-a-gô không đọc mà lão thầm nhủ: xem như đã đọc rồi. Sự bất tin ấy còn được đẩy đến mức bất kính. Tập trung nhất là ở chi tiết sau khi giết chết con cá ông lão thấy “mắt nó trông dửng dưng như những tấm kính trong kính viễn vọng hay như một vị thánh trong đám rước”.
Không dựa vào Chúa, nhân vật của Hemingway dựa vào chính bản thân mình. Đây là giá trị nhân văn vô cùng to lớn. Xan-ti-a-gô đặt ra cho mình mục đích và cách sống. Bây giờ lão đang đi gần đến cái đích; con cá sắp bị lão chinh phục. Không có thế lực nào ngăn cản lão ngoại trừ chính bản thân lão. Đến đây ta bắt gặp một ý tưởng độc đáo của nhà văn: con người trong cuộc khám phá, chinh phục chính bản thân mình. Cuộc chinh phục của lão được tiến hành song song giữa hai đối tượng: đối tượng bên ngoài (con cá) và đối tượng bên trong (khả năng của thể trạng lão).
Hemingway không thật sự tập trung vào việc để nhân vật chinh phục thế giới bên ngoài. Tiêu điểm của ông hướng cả vào việc khai thác thái độ của nhân vật trước hoàn cảnh đó. Với Hemingway, việc đánh một con cá lớn thì ai đó cũng có thể thực hiện được, nhưng qua việc đánh cá đó để kiểm định khả năng tồn tại và ý nghĩa sống của con người, thì chỉ có Xan-ti-a-gô thực hiện được mà thôi.
Từ quan niệm này, người đọc sẽ thấy Xan-ti-a-gô rất nhiều lần bộc lộ mình qua những đối thoại. Trong cuộc chiến với con cá, ông lão liên tục đối thoại với bản thân với mục đích giữ cho đầu óc tỉnh táo, bàn tay khỏi bị chuột rút, cơ thể khỏi bị đổ sập xuống vì cuộc chiến không cân sức. Khẩu hiệu chiến đấu của lão là tổng động viên mọi bộ phận trong cơ thể: “Kéo đi, tay ơi, lão thầm giục. Hãy đứng vững, đôi chân kia. Tỉnh táo vì tao, đầu à. Hãy tỉnh táo vì tao. Bọn mày chưa bao giờ bại trận. Lần này ta sẽ lật được nó”. Kết quả, nhờ vào ý chí và sự điêu luyện tay nghề, ông lão đã giết được con cá Kiếm. Nhưng tâm trạng của ông lão không hoàn toàn phấn khích trước thành quả đó.
Cảm nhận của ông lão về con cá Kiếm
Trong cuộc chinh phục cá Kiếm, ông lão cảm nhận được vẻ oai hùng, sòng phẳng, cao thượng, … của con cá nên cảm phục nó, xem nó là bạn, gọi nó là “người anh em”: “Mày đang giết tao, cá à, ông lão nghĩ. Nh¬ưng mày có quyền làm như thế. Tao chưa bao giờ thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày, người anh em ạ. Hãy đến và giết ta đi. Ta không quan tâm chuyện ai giết ai”. Khoảng cách của người chinh phục và kẻ bị chinh phục đã được rút đến điểm không. Mối quan hệ giữa ông lão và cá Kiếm lúc này không đơn thuần là quan hệ triệt tiêu một chiều mà là mối quan hệ đa diện phức tạp.
– Mình sẽ lại cố thêm.
– Lão lại cố và mọi chuyện vẫn như cũ.
– Mình sẽ lại cố thêm một lần nữa…
Hành động theo riêng mình
Xan-ti-a-gô là người gần như bị cộng đồng (chỉ còn mỗi thằng bé Manolin quan tâm) và bị cả tạo hoá bỏ rơi (không bắt được cá suốt 84 ngày), nhưng ông lão tin vào bản thân mình. Chỉ cần lão bắt được cá thì mọi sự sẽ chấm dứt. Ở đây tồn tại xung đột ngầm giữa một Xan-ti-a-gô bị loại bỏ ra khỏi cộng đồng và một Xan-ti-a-gô với cách thức tồn tại riêng của lão bên cộng đồng đó.
Lão hành động như sau: không hề nản chí mà cứ miệt mài ra khơi với hi vọng bắt được con cá xứng đáng với tài nghệ lão. Mục đích ban đầu của lão không phải vì những tiêu chí đánh giá của cộng đồng mà vì ý thức của lão muốn sống một cách tử tế theo cách riêng của lão. Lão đã bắt được con cá mà ngay cả đến trong mơ lão cũng chưa từng gặp. Con cá ấy lớn hơn bất cứ con cá nào trước đó được đưa vào cảng La Havana.
Xan-ti-a-gô cũng như các nhân vật thuộc “thế hệ mất mát” đều tin vào các giá trị xác thực, tin vào khả năng của chính bản thân mình. Xan-ti-a-gô cầu Chúa giúp là chỉ giúp lão chịu đựng chứ không cầu giúp bắt con cá, có nghĩa lão ý thức được thành quả lao động là phải do chính tay con người làm ra chứ không thể có Chúa nào làm giúp cả. Họ không tin vào những điều trừu tượng, hoa mĩ như những gì Kinh Thánh giảng dạy. Do vậy, việc Xan-ti-a-gô hứa đọc kinh cầu Chúa giúp sức chỉ là một “phản xạ văn hoá” nhất thời (vì hằng bao thế kỉ, người phương Tây sống theo những quy chuẩn đạo đức Thiên Chúa giáo). Bởi vì sau đó Xan-ti-a-gô không đọc mà lão thầm nhủ: xem như đã đọc rồi. Sự bất tin ấy còn được đẩy đến mức bất kính. Tập trung nhất là ở chi tiết sau khi giết chết con cá ông lão thấy “mắt nó trông dửng dưng như những tấm kính trong kính viễn vọng hay như một vị thánh trong đám rước”.
Không dựa vào Chúa, nhân vật của Hemingway dựa vào chính bản thân mình. Đây là giá trị nhân văn vô cùng to lớn. Xan-ti-a-gô đặt ra cho mình mục đích và cách sống. Bây giờ lão đang đi gần đến cái đích; con cá sắp bị lão chinh phục. Không có thế lực nào ngăn cản lão ngoại trừ chính bản thân lão. Đến đây ta bắt gặp một ý tưởng độc đáo của nhà văn: con người trong cuộc khám phá, chinh phục chính bản thân mình. Cuộc chinh phục của lão được tiến hành song song giữa hai đối tượng: đối tượng bên ngoài (con cá) và đối tượng bên trong (khả năng của thể trạng lão).
Hemingway không thật sự tập trung vào việc để nhân vật chinh phục thế giới bên ngoài. Tiêu điểm của ông hướng cả vào việc khai thác thái độ của nhân vật trước hoàn cảnh đó. Với Hemingway, việc đánh một con cá lớn thì ai đó cũng có thể thực hiện được, nhưng qua việc đánh cá đó để kiểm định khả năng tồn tại và ý nghĩa sống của con người, thì chỉ có Xan-ti-a-gô thực hiện được mà thôi.
Từ quan niệm này, người đọc sẽ thấy Xan-ti-a-gô rất nhiều lần bộc lộ mình qua những đối thoại. Trong cuộc chiến với con cá, ông lão liên tục đối thoại với bản thân với mục đích giữ cho đầu óc tỉnh táo, bàn tay khỏi bị chuột rút, cơ thể khỏi bị đổ sập xuống vì cuộc chiến không cân sức. Khẩu hiệu chiến đấu của lão là tổng động viên mọi bộ phận trong cơ thể: “Kéo đi, tay ơi, lão thầm giục. Hãy đứng vững, đôi chân kia. Tỉnh táo vì tao, đầu à. Hãy tỉnh táo vì tao. Bọn mày chưa bao giờ bại trận. Lần này ta sẽ lật được nó”. Kết quả, nhờ vào ý chí và sự điêu luyện tay nghề, ông lão đã giết được con cá Kiếm. Nhưng tâm trạng của ông lão không hoàn toàn phấn khích trước thành quả đó.
Cảm nhận của ông lão về con cá Kiếm
Trong cuộc chinh phục cá Kiếm, ông lão cảm nhận được vẻ oai hùng, sòng phẳng, cao thượng, … của con cá nên cảm phục nó, xem nó là bạn, gọi nó là “người anh em”: “Mày đang giết tao, cá à, ông lão nghĩ. Nh¬ưng mày có quyền làm như thế. Tao chưa bao giờ thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày, người anh em ạ. Hãy đến và giết ta đi. Ta không quan tâm chuyện ai giết ai”. Khoảng cách của người chinh phục và kẻ bị chinh phục đã được rút đến điểm không. Mối quan hệ giữa ông lão và cá Kiếm lúc này không đơn thuần là quan hệ triệt tiêu một chiều mà là mối quan hệ đa diện phức tạp.
Ông lão cố thêm một lần nữa.
Để vượt qua con cá và qua những phức cảm trong tâm hồn, ông lão chỉ còn cách “cố thêm lần nữa”. “Cố gắng” chính là nền tảng thành công của ông lão. Văn bản thường xuyên lặp lại mệnh đề này bằng ngôn ngữ của người kể và ngôn ngữ của chính Xan-ti-a-gô:
– Mình sẽ cố thêm lần nữa.
– Lão cố thêm lần nữa.– Mình sẽ cố thêm lần nữa.
– Mình sẽ lại cố thêm.
– Lão lại cố và mọi chuyện vẫn như cũ.
– Mình sẽ lại cố thêm một lần nữa…
Cứ một lần cố, ông lão đến gần hơn với chiến thắng. Sau một lần cố, con cá thêm một lần thất thế trước lão. Sự thành công của lão và sự thành công của con người nói chung phải chăng là nhờ những nỗ lực không ngừng trong cuộc đời?
Trong chiến thắng của ông lão, không chỉ có mỗi sự nỗ lực vượt qua những đau đớn thể xác và tinh thần, mà còn có cả quá khứ và tất cả mọi thứ tốt và xấu trong chính con người lão: “Dồn hết mọi đớn đau và những gì còn lại của sức lực và lòng kiêu hãnh đã rời bỏ từ lâu, lão mang ra đ¬ương đầu với cơn hấp hối của con cá và con cá tiến gần mạn thuyền, từ từ bơi nghiêng, mõm nó gần như¬ chạm vào ván thuyền và sắp sửa vượt qua, dài, sâu, rộng, ánh bạc, vằn tía và bất tận trong dòng n¬ước”. Đớn đau, tàn lực và lòng kiêu hãnh của quá khứ được đặt liền kề. Sức mạnh của Xan-ti-a-gô không phải là sức mạnh của người sung sức mà là sức mạnh của tổng thể những gì đã suy thoái. Thế mà lão vẫn chiến thắng con cá. Đấy chính là giá trị tiềm tàng mà chỉ con người mới có được trên hành trình khẳng định sự sống.
Ông lão cho rằng con cá Kiếm là vận may của ta.
Trên đây chúng tôi đã đề cập đến việc con cá là giá trị vật chất và tinh thần của ông lão. Bên cạnh đó, nó còn là vận may của Xan-ti-a-gô. Điều này được chính ông lão thừa nhận. Thì ra ngoài nỗ lực của bản thân, thành quả chiến thắng của ông lão còn nhờ vào sự rủi may của số mệnh.
Rất nhiều lần trong tác phẩm, ông lão xem việc không bắt được cá trong suốt 84 lần ra khơi là do vận rủi. Không chấp nhận điều đó, lão vẫn nuôi hi vọng sẽ bắt được cá lớn. Cuối cùng lão toại nguyện khi câu được con cá khổng lồ. Nhưng con cá kéo lão ra khơi xa. Lão trở thành “con mồi” của con cá. Một sự hoán vị lạ lùng.
Ông lão lại trở nên bị động trước con cá. Xem ra khát vọng càng lớn, con người càng bị nô lệ vào đó và rất dễ đánh mất đi sự tự do, tự chủ của chính bản thân mình. Trong trường hợp này, vận may lại trở thành vận rủi. Khi giết được con cá, vận may lại trở về với ông lão. Chỉ có điều, chẳng bao lâu vận may ấy lại chuyển sang vận rủi.
Cơ sự cũng bắt đầu bằng một hành động trái khoáy. Khi Xan-ti-a-gô đâm chết con cá, nghỉ ngơi lại sức và tự nhủ: “Bây giờ phải kéo nó vào, buộc chặt và tròng một chiếc thòng lọng vào giữa thân và một chiếc nữa vào đuôi để buộc nó vào thuyền”. Rồi lão gọi: “Đến đây, cá. Nhưng con cá không nhúc nhích. Thay vào đó, lúc này nó nằm vươn mình trên biển và ông lão phải lôi con thuyền lại chỗ nó”. Một lần nữa, ông lão lại mất thế chủ động trước con cá, ngay cả khi nó đã chết. Điều này lại báo hiệu vận rủi và không lâu sau đàn cá mập đánh hơi được mùi máu cá đã xông tới tấn công. Cuối cùng khi đưa được thuyền về bến, Xan-ti-a-gô chỉ còn lại bộ xương cá khổng lồ.
Còn tiếp _________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Tiếp theo
Có thể nói hành trình câu cá của ông lão là ẩn dụ cho hành trình rủi may của kiếp người. Trong đời rủi may luôn cận kề, không dễ gì nắm bắt và có thể hiểu hết. Hemingway khắc hoạ hình tượng nhân vật đầy ý chí, nghị lực, tài năng để vượt qua những rủi may ấy. Hành trình sống của họ hết đi từ điều may rủi này sang điều may rủi khác. Mọi phấn đấu của họ rốt cuộc sẽ cũng không thoát khỏi cái vòng rủi may kia. Và cuối cùng là cái chết – hư vô. Dẫu thế, nhân vật của Hemingway không bao giờ chịu khuất phục. Họ sống để khẳng định một điều, ngay cả lúc tả tơi nhất của số phận, con người vẫn luôn biết ngẩng cao đầu, kiên trì chịu đựng (chịu đựng như một con người), biết chiến đấu để vượt qua. Và đây là ý nghĩa sống tích cực nhất cho mọi lẽ sống: “con người có thể bị huỷ diệt chứ không chịu khuất phục” trước mọi thế lực bạo tàn.
Dấu ấn Thiên chúa giáo trong tác phẩm
Chúng ta đều nhận thấy sự sống bay nhảy của Ernest Hemingway, như không chịu dừng chân ở bất cứ đâu lâu, đã tự tạo cho mình một cuộc sống đa dạng ở khắp mọi ngã rẽ, vì thế những tác phẩm của Ernest Hemingway đã phong tỏa mọi mặt của đời người.
Khi chung sống với người vợ thứ hai Pauline Pfeiffer, Ernest Hemingway đã chuyển sang theo Thiên Chúa giáo và tôn giáo trở thành một vấn đề đối với Ernest Hemingway trong thời gian này, thậm chí Ernest Hemingway muốn rời bỏ Giáo Hội, tuy nhiên những người bạn của Ernest Hemingway nhận thấy Ernest Hemingway có những ràng buộc khá khôi hài (funny ties) với Thiên Chúa giáo trong nửa phần sau của cuộc đời. Chính vì ảnh hưởng ảnh hưởng của thiên chúa, sự tin tưởng tuyệt đối về lời chúa dạy nên các tác phẩm sau này của ông ít nhiều đều mang đậm dấu ấn thiên chúa. Truyện vừa Ông già và biển cả đã cho ta thấy được dấu ấn thiên chúa thể hiện như thế, kể về cuộc đấu tranh của con người với thiên nhiên như một tất yếu của sinh tồn, thông qua hình ảnh ông lão Xantiago quật cường và giàu ý chí, nghị lực trong cuộc chinh phục con cá Kiếm và bầy cá mập, tác phẩm nói lên cuộc hành trình đơn độc, nhọc nhằn của con người vì một khát vọng lớn lao đã thể hiện được lời dạy của Chúa không nản lòng trước khó khăn và thử thách của cuộc đời. Từ đó nhà văn gửi gắm thông điệp: Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, “con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”.
Nhân vật của Hemingway luôn có ý thức về sự hư vô mà họ phải đương đầu. Họ biết rất rõ rằng mục tiêu tồn tại của họ là chiến đấu chống trả lại cái hư vô đó. Nhưng họ không hề ảo tưởng con người đứng cao hơn số mệnh, cao hơn tự nhiên. Họ biết một khi vượt qua được cái hư vô này họ lại phải đối diện với một cái hư vô khác. Nhưng họ không bao giờ chịu buông xuôi.
Xantiago cầu Chúa giúp bằng cách hứa đọc kinh: “Chúa giúp ta chịu đựng. Ta sẽ đọc một trăm lần kinh Lạy Cha và một trăm lần kinh mừng Đức Mẹ”.
Bên cạnh đó là những độc thoại liên tiếp, có lúc “lão nói”, có lúc “lão nghĩ” – với chính mình, với con cá, Để chinh phục con cá, đến khi gần như kiệt lực, tưởng bắt được rồi lại vùng ra, ông lão đã viện dẫn đến cả thế lực siêu nhiên, muốn đọc Kinh lạy cha, kinh mừng đức Mẹ… nhưng lại rất thản nhiên: coi như mình đã đọc. Vì thời gian không thể dành cho việc đọc kinh mà phải bắt bằng được con cá đã sa vào lưới. Cuối cùng, điều quyết định thắng lợi nằm trong bàn tay con người chứ chẳng phải nhờ vào một lực lượng thánh thần nào cả. Con người ấy hiểu mục đích việc làm của mình, và tự hào, tự nhủ: hãy xứng đáng là một con người, hay ít nhất như một con cá! Suy nghĩ thật giản đơn, nhưng hàm chứa bao ý vị triết lý.
Xantiago cũng như các nhân vật thuộc “thế hệ mất mát” đều tin vào các giá trị xác thực, tin vào khả năng của chính bản thân mình. Xantiago cầu Chúa giúp là chỉ giúp lão chịu đựng chứ không cầu giúp bắt con cá, có nghĩa lão ý thức được thành quả lao động là phải do chính tay con người làm ra chứ không thể có Chúa nào làm giúp cả. Họ không tin vào những điều trừu tượng, hoa mĩ như những gì Kinh Thánh giảng dạy. Do vậy, việc Xantiago hứa đọc kinh cầu Chúa giúp sức chỉ là một “phản xạ văn hoá” nhất thời (vì hằng bao thế kỉ, người phương Tây sống theo những quy chuẩn đạo đức Thiên Chúa giáo).
Bởi vì sau đó Xantiago không đọc mà lão thầm nhủ: xem như đã đọc rồi. Sự bất tin ấy còn được đẩy đến mức bất kính. Tập trung nhất là ở chi tiết sau khi giết chết con cá ông lão thấy “mắt nó trông dửng dưng như những tấm kính trong kính viễn vọng hay như một vị thánh trong đám rước”.
Không dựa vào Chúa, nhân vật của Hemingway dựa vào chính bản thân mình. Đây là giá trị nhân văn vô cùng to lớn. Xantiago đặt ra cho mình mục đích và cách sống. Bây giờ lão đang đi gần đến cái đích; con cá sắp bị lão chinh phục. Không có thế lực nào ngăn cản lão ngoại trừ chính bản thân lão. Đến đây ta bắt gặp một ý tưởng độc đáo của nhà văn: con người trong cuộc khám phá, chinh phục chính bản thân mình. Cuộc chinh phục của lão được tiến hành song song giữa hai đối tượng: đối tượng bên ngoài (con cá) và đối tượng bên trong (khả năng của thể trạng lão).
Hemingway không thật sự tập trung vào việc để nhân vật chinh phục thế giới bên ngoài. Tiêu điểm của ông hướng cả vào việc khai thác thái độ của nhân vật trước hoàn cảnh đó. Với Hemingway, việc đánh một con cá lớn thì ai đó cũng có thể thực hiện được, nhưng qua việc đánh cá đó để kiểm định khả năng tồn tại và ý nghĩa sống của con người, thì chỉ có Xantiago thực hiện được mà thôi. Từ quan niệm này, người đọc sẽ thấy Xan-ti-a-gô rất nhiều lần bộc lộ mình qua những đối thoại. Trong cuộc chiến với con cá, ông lão liên tục đối thoại với bản thân với mục đích giữ cho đầu óc tỉnh táo, bàn tay khỏi bị chuột rút, cơ thể khỏi bị đổ sập xuống vì cuộc chiến không cân sức. Khẩu hiệu chiến đấu của lão là tổng động viên mọi bộ phận trong cơ thể: “Kéo đi, tay ơi, lão thầm giục. Hãy đứng vững, đôi chân kia. Tỉnh táo vì tao, đầu à. Hãy tỉnh táo vì tao. Bọn mày chưa bao giờ bại trận. Lần này ta sẽ lật được nó”. Kết quả, nhờ vào ý chí và sự điêu luyện tay nghề, ông lão đã giết được con cá Kiếm. Nhưng tâm trạng của ông lão không hoàn toàn phấn khích trước thành quả đó. Như vậy có thể nói rằng không phải ngẫu nhiên mà Hemingway lại thổi hồn vào trong những tác phẩm của mình những dấu ấn của Thiên Chúa giáo, phải nói rằng chúng có vai trò và ý nghĩa không nhỏ trong việc khắc họa, truyền tải tư tưởng của nhà văn.
Hình ảnh đàn sư tử trong tác phẩm
Trong Ông già và biển cả, ngoài hình ảnh về biển cả và những đàn cá, ta còn bắt gặp hình ảnh của đàn sư tử trong những giấc mơ của lão già Xan-ti-a-gô. Tại sao trong giấc mơ của Xan-ti-a-gô Hemingway không viết về những con vật khác như cá sấu hay cá mập (những hình ảnh này gần gũi với lão già vì ông thường thấy khi đi biển) mà tác giả lại viết về những con sư tử ? Phải chăng hình ảnh đàn sư tử mang một tầng ý nghĩa sâu sắc hơn ?
Hình ảnh đàn sư tử xuất hiện 3 lần trong tác phẩm Ông già và biển cả. Lần thứ nhất là vào đêm ngủ ở nhà, trước lúc Xan-ti-a-gô ra khơi câu cá “Bây giờ lão chỉ mơ về các vùng đất, về những con sư tử trên bờ biển. Chúng nô đùa như những chú mèo con trong hoàng hôn; lão yêu chúng như yêu thằng bé” [trang 24, 1]. Lúc này ông chưa hình dung được những vất vả mà mình sắp đối mặt trong chuyến ra khơi sắp tới nên giấc mơ về hình ảnh đàn sư tử gắn liền với quá khứ của Xan-ti-a-gô, mang ý nghĩa tượng trưng cho hạnh phúc của lão Xan-ti-a-gô về một vùng đất đầy tươi đẹp. Đây chính là điều an ủi lớn nhất cho Xan-ti-a-gô mỗi khi lão gặp khó khăn trong cuộc sống, lão yêu chúng như yêu thằng bé bởi chúng đại diện cho hạnh phúc của lão trong quá khứ, một quá khứ hạnh phúc bên người vợ mà Xan-ti-a-gô vô cùng yêu thương. Những con sư tử không xuất hiện ở nơi nào khác (thảo nguyên hay những vùng núi cao) mà xuất hiện trên bờ biển vì biển là nơi gắn liền với lão, gắn liền với cái nghề của lão, những tình yêu của lão với biển cả và những đàn cá ngoài khơi xa kia.
Lần thứ hai đàn sư tử xuất hiện là trong giấc mơ khi lão Xan-ti-a-gô ngủ trên thuyền sau một ngày mệt mỏi chiến đấu với con cá Kiếm “Mình mong nó ngủ và mình có thể ngủ và mình có thể mơ về những con sư tử, lão nghĩ. Tại sao đàn sư tử lại là hình ảnh xuất hiện đậm nét nhất trong kí ức ? Đừng nghĩ nữa, lão già ạ, lão tự nhủ” [trang 51, 1]. Lần này, hình ảnh đàn sư tử xuất hiện trong giấc mơ khi lão Xan-ti-a-gô đang ở trong một tình huống vô cùng khó khăn, khiến lão mong con cá Kiếm ngủ để lão có thể ngủ, để lão có thể mơ về đàn sư tử. Lúc này hình ảnh đàn sư tử mang ý nghĩa biểu tượng cho sức mạnh của tuổi trẻ, về thời trai trẻ đầy huy hoàng của Xan-ti-a-gô, một Xan-ti-a-gô mãnh liệt đầy sức sống. Sư tử là một loài động vật ăn thịt mạnh mẽ, là thợ săn của rừng xanh, chúng luôn dùng hết sức mạnh cũng như năng lực của bản thân để chinh phục con mồi đến cùng dù cho con mồi có to lớn và mạnh mẽ hơn chúng bội phần. Lão Xan-ti-a-gô cũng giống như vậy, bằng nhiệt huyết của tuổi trẻ huy hoàng trong quá khứ, lão dùng hết tất cả vốn liếng mà bản thân có, dồn hết vào trận chiến với con cá Kiếm với khát khao chinh phục được nó. Đồng thời đàn sư tử xuất hiện trong giấc mơ cũng giống như niềm tin về những kết quả tốt đẹp, những cảm giác bình yên, ấm áp mà Xan-ti-a-gô đã có được trong quá khứ huy hoàng một thời. Và lão tin rằng những cảm giác bình yên đó sẽ giúp lão chiến thắng trong cuộc chiến đầy khốc liệt với con cá Kiếm này.
Lần thứ ba đàn sư tử xuất hiện trong giấc mơ khi lão trở về nhà sau cuộc chiến đầy khốc liệt với đàn cá ngoài biển khơi “Phía trên đường, trong căn lều, ông lão lại ngủ. Lão vẫn nằm úp mặt ngủ: thằng bé ngồi bên cạnh nhìn lão. Ông lão đang mơ về những con sư tử” [trang 92, 1]. Sau khi trận chiến kết thúc, lão trở về nhà với hai bàn tay trắng trong tâm trạng chán nản và buồn rầu vì con cá Kiếm (biểu tượng cho vẻ đẹp, sức mạnh, ước mơ, khát vọng) đã không còn bởi sự giằng xé của đàn cá mập (đàn cá mập tượng trưng cho những khó khăn trong hành trình chinh phục ước mơ của cuộc sống).
Chính lúc này ông lại mơ về đàn sư tử như là niềm tự hào của lão Xan-ti-a-gô về quá khứ kiêu hùng, ông rất tự hào về những kĩ năng câu cá của mình, nhớ lại những con sư tử có nghĩa là Xan-ti-a-gô không buông bỏ quá khứ của mình bởi những kinh nghiệm trong quá khứ đã giúp ông chiến thắng trong cuộc chiến chinh phục được cái đẹp, ước mơ, khát vọng (được thể hiện thông qua hình ảnh con cá Kiếm).
Như vậy, liên kết những giấc mơ về các con sư tử, những con sư tử trở đi trở lại trong giấc mơ là biểu tượng của hạnh phúc, của niềm tự hào và sức mạnh của tuổi trẻ trong cuộc sống, là sự đan xen của quá khứ tốt đẹp với thực tại đầy khó khăn trong hành trình chinh phục thiên nhiên, chinh phục ước mơ khát vọng của lão già Xan-ti-a-gô. Mỗi lần lão cảm thấy khó khăn nhất cũng chính là lúc lão có một nguồn sức mạnh, một niềm tin tiếp sức để lão tiếp tục mạnh mẽ bước qua khó khăn – đó chính là hình ảnh đàn sư tử xuất hiện trong giấc mơ của lão.
Còn tiếp
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Nghệ thuật tác phẩm
1/ Xây dựng nhân vậtMột năm sau khi cuốn tiểu thuyết được xuất bản, Hemingway được trao tặng giải thưởng Nobel văn học không chỉ bởi một câu chuyện đánh động tâm hồn mà còn bởi nghệ thuật ông xây dựng nên một bức tranh lao động hoành tráng. Nhân vật của ông không phải là một con người khổng lồ nhưng là một con người hết sức bình thường, nhỏ bé với một công việc lao động mang tính chất thực tế: đi đánh cá.
Xan-ti-a-gô – lão ngư phủ gắn bó đời mình với cái nghề đầy khó khăn, nguy hiểm, đặc biệt ở cái độ tuổi của lão. Thế nhưng, Xan-ti-a-gô hiện lên không bởi những vẻ đẹp bên ngoài nhưng hơn hết lão hiện lên bởi những nét về mặt tâm lý. Hemingway không xây dựng hình tượng lão đánh cá bằng số lượng ngôn từ của mình nhưng bằng các mảnh rời rạc của nhân vật, là những cuộc nói chuyện ngắn với chú bé Manolin, với con gái và nhất là cuộc hiến với chú cá kiến và đàn c ấ mập. Chỉ một vài nét sơ sài, chủ yếu thông qua những hồi ức, những giấc mơ và chính yếu nhất là những lời độc thoại nội tâm, nhân vật tự nhiên xuất hiện với đầy đủ dáng vẻ, tính cách, cuộc đời và tài năng. Xan-ti-a-gô hiện lên là một ông già với bàn tay nứt nẻ vì dây câu, chỉ có một người bạn duy nhất là chú bé Manolin hằng ngày thường nói chuyện với nhau bằng những câu nói vờ vĩnh; với những giấc mơ trong đó chỉ có những chiếc thuyền lớn, những chú sư tử trên bãi biển châu Phi; với một quyết tâm sắt đá giết cho bằng được con cá Kiếm và đàn cá mập;… Hemingway không cần lời lẽ để giới thiệu chi tiết, người đọc cũng thấy được cả một quãng đời và thừa hiểu đấy là một con người như thế nào. Tuy có sự xuất hiện của chú bé Manolin và một vài người khác nhưng nhân vật duy nhất được nhà văn quan tâm là lão đánh cá Xan-ti-a-gô. Một thiên truyện hơn một trăm trang chỉ để nói về một nhân vật hoạt động trong ba ngày đêm thì chỉ có Hemingway. Tác giả đã vẽ nên hành động của ông già ở những nét đại lược nhất, giống như một sơ đồ về hành động của người ngư phủ nói chung. Bởi thế, khi mô tả ngoại hình nhân vật, Hemingway không đẩy tới độ cá thể hóa nhân vật: rất khó giữ lại một gương mặt cụ thể, riêng biệt về “con người này” ở đây. Ông tập trung đi sâu vào phân tích tâm lý nhân vật bằng cách xây dựng những màn độc thoại nội tâm độc đáo, ngắn gọn mà chứa đựng nhiều suy nghĩ, một thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, đa dạng của Hemingway. Dường như nhà văn không để cho nhân vật mình ngừng nói, ngừng suy nghĩ một giây phút nào. Ngay cả những lúc ông tự nhủ là đừng suy nghĩ gì nữa thì ông lại nghĩ ngay đến điều khác. Ông hỏi chim: “Mày bao nhiêu tuổi hở chim? Phải chăng đây là chuyến bay vượt biển đầu tiên của mày?”. Lão nói với con cá: “Cá ơi, mày không biết mệt thì quả mày là tay khác thường đấy”, “Cá ơi đằng nào rồi mày cũng phải chết mà thôi. Mày cũng muốn tao chết theo mày hả sao?”. Lão nói với bàn tay trái đang tê bại của mình: “Nào tay ơi, bây giờ mày ra sao rồi. Hay vẫn còn đang chưa hoàn hồn hả mày?”. Có thể xem tất cả bề dày, chiều sâu của nhân vật đã được gợi lên qua hình thức độc thoại nội tâm. Hemingway để cho nhân vật của mình tự bộc lộ tính cách, tư tưởng của bản thân. Những cuộc đối thoại với chú bé Manolin đang ở xa, với trời mây, với biển cả, với cá nước, chim trời… thể hiện một tư tưởng của nhà văn: “Con người kết án phải chết và phải sống, nhưng họ có thể tìm thấy nguồn khây khỏa trong ý nghĩ mà Rôbớt Jordan đã linh cảm thấy và ông già đánh cá biết thể nghiệm đến cùng, khi hiểu được rằng không có một ai phải cô đơn ngoài biển khơi”.
2/ Ngôn từ tác phẩmĐiểm đặc biệt trong ngôn từ của Hemingway tưởng chừng như giản dị như một cuộc dạo chơi của những câu chữ nhưng khiến người đọc suy nghĩ rất nhiều, để rồi chìm đắm trong thế giới nội tâm của con người. Khuất sâu dưới những trang viết, chúng ta bất chợt tìm thấy mình đâu đó trong những triết lý rất đỗi bình thường của cuộc sống.
Ông già và biển cả là bản anh hùng ca ca ngợi sức mạnh phi thường của con người trong cuộc chiến chống lại thiên nhiên khắc nghiệt để đạt đến ước vọng của mình. Nhiều trang viết ẩn chứa một phong cách độc đáo, giàu triết lý và chất thơ, gợi cho người đọc những liên tưởng đến những vấn đề lớn tồn tại trong xã hội. Điểm nổi bật là sự xuất hiện của một nhân vật chính duy nhất xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Bản thân nó toát lên một phong cách cũng như giọng điệu linh hoạt và vững vàng kết hợp với nghệ thuật “tảng băng trôi” rất “Hemingway” tạo nên hấp lực và truyền cảm rất lớn.
Ông lão Xan-ti-a-gô, cô đơn giữa biển cả trong cuộc chiến chống lại con cá Kiếm khổng lồ, và sau đó là đàn cá mập, cuối cùng trở về với con cá Kiếm chỉ còn trơ bộ xương, mệt mỏi và đau xót… Hình ảnh đó đã gây xúc động rất mạnh mẽ và là một minh chứng hùng hồn cho sức lao động và khát vọng cao đẹp của con người – khát vọng đó là sự khẳng định giá trị của bản thân, là những thành quả bắt nguồn từ trong những nghịch cảnh, là những điều tốt đẹp vẫn luôn được nhìn thấy đằng sau những đắng cay của cuộc sống. Con cá Kiếm trở về là sự khẳng định một chiến thắng, một chiến thắng tinh thần đầy dũng cảm và mãi mãi hình tượng đó trở thành biểu tượng cho tình yêu cuộc sống ở mọi thời đại, bởi suy cho cùng, ở đâu trên trái đất này, con người vẫn luôn đấu tranh cho hạnh phúc, cho giá trị sống chân chính của mình. Vẫn nhân hậu trên từng câu chữ, tác phẩm còn là tiếng nói ấm áp đầy yêu thương của tác giả đối với những con người nghèo khổ.
Với lối kể chuyện độc đáo, kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn kể và lời văn miêu tả nhân vật, miêu tả đối thoại, độc thoại nội tâm. Khắc hoạ thành công chân dung nhân vật qua cảm giác, sử dụng ngôn ngữ kể và ngôn ngữ của nhân vật để khắc hoạ điều này. Thêm vào đó là cách viết giản dị nhiểu chỗ tưởng như “lỏng” song kì thực lại rất chặt chẽ. Viết theo nguyên lí tảng băng trôi
3/ Cốt truyện
Ông già và biển cả là một cuốn truyện độc đáo mà trước hết là ở tính chất gần như không có cốt truyện của nó. Nếu quan niệm cốt truyện như sự phát triển của những sự kiện biến cố gắn bó với nhân vật trong sự vận động của thời gian (thậm chí có lúc nó đã được định hình trong một kết cấu có tên gọi là kết cấu đramatic gồm năm thành phần như trong một vở kịch truyền thống, rất tiêu biểu ở tiểu thuyết thế kỉ XIX trở về trước) thì quả thật Ông già và biển cả đã thể hiện quá trình hủy diệt cốt truyện ở thế kỉ XX một cách rõ rệt. Cả cuốn truyện dày hơn trăm trang chỉ là câu chuyện dài ba ngày đêm của ông lão đánh cá Xan-ti-a-gô. Điểm nhìn của tác phẩm được di động vào bên trong, bởi lẽ hành động bên ngoài rất đơn giản, dường như toàn bộ hành động diễn ra ở bên trong nhân vật; mà khi điểm nhìn đã di động v ào bên trong thì cốt truyện – theo quan niệm truyền thống, dựa trên sự phát triển của tình tiết – rõ ràng là bị giảm nhẹ.
4. Bàn về nguyên lí “Tảng băng trôi” trong tác phẩm
Ngay từ những năm sáu mươi, khi Giã từ vũ khí và Chuông nguyện hồn ai ra đời ở Việt Nam, tên tuổi Hemingwayđã trở nên rất gần gũi với nhiều lứa tuổi. Giống bao nghệ sĩ thiên tài khác, ông cũng phát biểu quan niệm nghệ thuật và cách thức sáng tạo của mình. Cách thức đó được gói trọn trong hình tượng Tảng băng trôi mà về sau các nhà nghiên cứu nâng lên thành nguyên lý và được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu không chỉ riêng đối với các sáng tác của Hemingway. Sở dĩ hậu thế làm điều ấy bởi lẽ quan niệm Tảng băng trôi có nét tương đồng giữa đông tây kim cổ, là quy luật chung cho bất kỳ kiệt tác nào [1, 100]
Hemingwaynhiều lần nhắc đến hình tượng Tảng băng trôi. Phần trích dịch sau, chúng tôi rút từ công trình Phỏng vấn Hemingway: “Tôi luôn cố gắng viết theo nguyên tắc Tảng băng trôi. Cứ bảy phần tám của nó chìm cho một phần nổi. Bất cứ điều gì bạn biết mà bạn có thể loại bỏ thì nó chỉ làm tăng thêm sức mạnh cho Tảng băng của bạn. Đó là những phần không được viết. Nhưng nếu nhà văn bỏ qua điều gì đó bởi vì anh ta không biết, vậy thì sẽ có một lỗ hổng trong truyện”. [1, 101]
Để hiểu rõ ý kiến trên, chúng ta cùng trở lại với bài phỏng vấn. Ngay từ đầu, Hemingway phát biểu: “Tôi có những cơn ác mộng và biết những cơn ác mộng mà người khác có. Nhưng bạn không phải viết lại tất cả. Bất kì vấn đề nào bạn có thể bỏ mà bạn biết rõ về nó thì nó vẫn hiện diện trong tác phẩm với hết thảy những phẩm chất, đặc điểm. Khi nhà văn bỏ qua những gì anh ta không biết. Điều ấy sẽ phô ra những lổ hổng trong truyện”. [1, 102]
Như thế, điều kiện đầu tiên để tạo ra nghệ thuật Tảng băng trôi trong tác phẩm: (a) nhà văn phải nắm rõ những gì liên quan đến việc viết và nội dung của điều cần biết, (b) có thể bỏ được chừng nào thì bỏ, càng nhiều càng tốt. Mục đích của thao tác này là nhằm phát huy khả năng đồng sáng tạo từ phía bạn đọc. [1, 101]
Hemingway nhấn mạnh đến việc loại bỏ tư liệu thu thập được. Như thế những chi tiết hình tượng được đưa lên trang giấy đã qua bộ lọc của ông. Nó ngấm vào máu thịt của ông mà phôi thai thành. Ông không muốn và không bao giờ đưa chất liệu sống lên trang giấy. Vậy nên ta có thể nói, nguồn gốc Tảng băng trôi được kết hợp theo công thức: Chất liệu+Loại bỏ+Hư cấu. [1, 101]
Hemingway đã sử dụng một hình ảnh nổi tiếng để nói về phương pháp viết của ông: đó là phương pháp “tảng băng trôi”, bảy phần tám chìm dưới nước, chỉ có một phần nổi lên trên cho mọi người nhìn thấy. Hình ảnh ấy chẳng những đã minh họa cho phong cách Hê- minh-uê, mà nó đã tóm tắt yêu cầu đối với một áng văn chương thực sự có giá trị, đặc biệt đối với độc giả thế kỷ XX. Mỗi người đọc theo những cấp độ khác nhau, sẽ phát hiện những tầng ngầm của “tảng băng trôi” – tác phẩm văn chương. Hình ảnh này của Hemingwaythật ra đã được một thuật ngữ lí luận gợi lên: đó là “mạch ngầm văn bản”. [2, 722]. Dưới vẻ trần trụi, thô sơ, rõ ràng bên ngoài, tác phẩm của ông ẩn dấu những phần sâu kín, đa nghĩa và đầy chất thơ. Thoạt nhìn, ngôn từ ở đây thường rất ngắn gọn và đơn giản, điều này đặc biệt thể hiện qua một loại ngôn từ mà người ta coi là sở trường của ông, ngôn ngữ đối thoại. Người ta ví lối văn chương đối thoại của Hemingwayvới những băng ghi âm hoặc nói đến loossi văn điện tín. Đối thoại rời rạc, khó hiểu ấy không đơn giản chỉ hứng thú của nhà văn, mà thường gắn bó với kiểu nhân vật Hê-minh-u: họ không trần tình, bộc lộ tâm tư mà thường khi lại giấu kín nó. Muốn hiểu hết đối thoại của nhân vật Hemingway, nhiều khi phải đọc cả những im lặng và nhập hẳn vào văn cảnh của họ nữa. Huống chi nhà văn thường ẩn mình, không giải thích, bình luận nhiều về nhân vật, nên có những câu đối thoại gần như hoàn toàn thuộc về phần chìm của “ tảng băng trôi”. [2, 273]
Nhà văn Hemingway quan niệm tác phẩm nghệ thuật như một “tảng băng trôi” có bảy phần chìm, chỉ một phần nổi. Hemingway lấy hình ảnh tảng băng trôi phần nổi ít, phần chìm nhiều đặt ra yêu cầu đối với tác phẩm văn chương phải tạo ra “ý toại ngôn ngoại”. Nhà văn không trực tiếp công khai phát ngôn cho ý tưởng của mình mà xây dựng hình tượng có nhiều sức gợi để người đọc tự rút ra phần ẩn ý.
Phần nổi: đầu tiên, “ông già và biển cả” là một tiêu đề mang nhiều tầng nghĩa. Ở phần nổi, đó chỉ đơn thuần là liệt kê hai yếu tố chính yếu của tác phẩm là ông già Xan-ti-a-gô là nhân vật chính và biển cả không gian chính. Phần nổi là nghĩa tường minh, là nội dung tác phẩm được thể hiện qua câu chữ qua nội dung của toàn bộ tác phẩm. Đó là những gì nhìn thấy được văn bản ngắn gọn, đơn giản. Qua lượng ngôn từ hạn hẹp chuyển tả những lớp nghĩa hết sức sâu xa. Nhân vật số lượng cũng không nhiều, cũng là tác phẩm đơn giản về hoạt động câu cá cũng là sự giản lược về cốt truyện. Tác giả đã miêu tả cuộc đấu giữa ông lão đánh cá và con cá kiếm. Đề cao sức mạnh của con người, thể hiện niềm tin vào nghị lực của con người và niềm tự hào về con người.
Lão Xan-ti-a-gô câu được con cá Kiếm. Con cá lượn những “vòng tròn rất lớn”. Ông lão “nhẹ nhàng” kéo con cá vào. Lão “dùng cả hai tay, lắc người, dốc hết lực của cả cơ thể của chân trụ ra mà kéo”. Con cá vẫn chậm rãi lượn vòng. Hai giờ sau, ông lão “mệt thấu xương”, các vòng tròn đã hẹp hơn nhiều. Con cá vẫn tiếp tục lượn vòng. Ông lão đã kiệt sức, thấy “hoa cả mắt”, cảm thấy “chóng mặt và choáng váng”. Lão tự động viên mình: “ta không thể tự chơi xỏ mình và chết trước một con cá như thế này”. Đến vòng thứ ba, lão đã nhìn thấy con cá, lão “không thể tin nổi độ dài của nó”. Một con cá kiếm khổng lồ, cái đuôi “lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn… thân hình đồ sộ… Cánh vi trên lưng xếp lại, còn bộ vây to sụ bên sườn xòe rộng”. Con cá tiếp tục lượn thêm nhiều vòng. Lão càng kiệt sức, lão tự gọi mình: “Đầu ơi, hãy tỉnh táo”. Lão cảm thấy “mình sắp ngất đi”, hai tay lão “đã rã rời và mắt lão chỉ có thể nhìn rõ được từng lúc mà thôi”, lão cảm thấy “xây xẩm cả mặt mày”. Lão đã kéo được con cá lại gần thuyền. Dồn hết mọi đau đớn và sức lực còn lại, “vận hết sức bình sinh”, lão phóng ngọn lao vào trúng tim con cá. Con cá đã chết, máu từ tim nó loang ra, “làm máu đen sẫm trông như bãi cát ngầm trong làn nước biếc sâu hơn ngàn thước. Rồi nó lan rộng tựa đám mây”. Trong cuộc đấu với con cá Kiếm, lão Xan-ti-a-gô là người chiến thắng. Lão đã chiến thắng con cá bằng chính sức mạnh của mình. Qua cuộc đấu, tác giả đề cao sức mạnh của con người.
Phần chìm là ý nghĩa của đoạn trích được suy ra từ các hình tượng.
Ông già, tượng trưng cho con người. Còn biển cả là biểu tượng của tự nhiên. Ông già và Biển cả được viết hoa không chỉ thể hiện sự trân trọng của tác giả dành cho con người và tự nhiên, mà còn bộc lộ sức mạnh to lớn ẩn chứa bên trong hai đối tượng này. Đồng thời việc sử dụng từ “ và” chỉ quan hệ đẳng lập, đã bộc lộ quan điểm của tác giả, con người có sức mạnh ngang với tự nhiên, thậm chí còn hơn cả tự nhiên. Con người hoàn toàn có thể chinh phục được tự nhiên, thậm chí đó là một lão giã đã gần đất xa trời. Hình tượng con cá kiếm là ước mơ của người lao động, cũng là biểu tượng về vẻ đẹp của tự nhiên. Ông lão đánh cá là biểu tượng về người lao động có ý chí và nghị lực phi thường. Cuộc đấu giữa ông lão và con cá kiếm thể hiện hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực. Qua phần nổi, tác giả còn đề cao con người, thể hiện niềm tin vào nghị lực của con người, tự hào về con người. Trong cuộc đấu với con cá kiếm, cả hai đều dũng cảm, mưu trí, cao thượng, nhưng chiến thắng cuối cùng thuộc về con người. Ông lão chiến thắng con cá không chỉ bằng sức mạnh mà bằng các ý chí, nghị lực phi thường.
Việc sắp đặt cặp nhân vật ông già Xan-ti-a-gô và thằng bé Manolin xuất hiện ở đầu và cuối tác phẩm cũng mang ý nghĩa biểu tượng. Manlolin luôn giúp đỡ ông lão, lo lắng cho ông lão, động viên ông lão, chúc ông lão những lời may mắn, tốt đẹp, hiểu và cảm phục “ thành quả” ông lão đạt được. Có thể nói cặp nhân vật này thể hiện quy luật tiếp nối không ngừng của nhân loại, ông lão là kẻ đi trước, còn thằng bé là người tiếp nối và kế thừa con đường và ý chí quật cường của ông lão. Cặp nhân vật này mang tính xã hội tiêu biểu, giống như Hemingway từng tâm niệm “một thế hệ qua đi, một thế hệ tiếp đến, và trái đất mãi mãi vững bền”. Thế nhưng Xan-ti-a-gô và Manolin còn là một cặp tri kỉ và thể hiện phần nào khát vọng luôn thôi thúc bên trong Hemingway, chính là tìm được một tri kỉ có thể hiểu và trân trọng những gì ông viết ra. Điềunày thể hiện rõ ở việc ông lão 3 ngày lênh đênh trên biển, thường lặp đi lặp lại một ước vọng giá mà Manollin ở đây. Ước vọng ấy đã trở thành một nốt nhấn trong tác phẩm.
Trong hệ thống biểu tượng ta không thể bỏ qua mảnh ghép trọng yếu nhất, chính là “bộ xương cá kiếm khổng lồ”, kết quả cuối cùng trong chuyến ra khơi của ông lão.
Với những người ngư dân, xét trên phương diện mưu sinh, bộ xương cá chỉ là một thứ bỏ đi, một sự thất bại ê chề. Song họ vẫn là người trong nghề, dù vẫn chưa hiểu được toàn bộ sự gian truân của lão, nhưng một phần nào đó, họ đã thực sự cảm động khi nhìn thấy bộ xương cá vĩ đại. Tuy nhiên, các du khách đi biển khi nhìn thấy bộ xương cá lại thốt lên rằng: “không ngờ cá mập lại đẹp như thế, dáng đuôi thật duyên dáng”. Lời khen đó chỉ là bộc phát, lời khen của họ sớm muộn cũng bị sóng biển cuốn trôi, chắc chắn sau này họ chẳng còn nhớ gì về nó nữa. Những du khách, họ chẳng thể nào hiểu được bộ xương cá mập kia chính là bộ xương cá kiếm, và để có được bộ xương cá đó, người đánh cá đã phải trải qua cuộc chiến khắc nghiệt. Chính ông lão Xan-ti-a-gô cũng là một ngư dân, xét trên phương diện mưu sinh, bộ xương cá là một sự thất bại, ngay cả chính ông lão cũng phải thừa nhận và thốt lên điều đó. Nhưng thực chất, bộ xương cá không phải là một sự thất bại. Đó chính là thành quả lao động của ông, là dấu ấn cho sự gian khổ của ông. Thật không ngẫu nhiên mà tác giả lại chọn bộ xương cá làm chi tiết chủ đạo cho tác phẩm. Bộ xương chính là biểu tượng cho sự thành công, sự bền vững không thể xóa mòn theo năm tháng. Một bộ xương cá đơn thuần, nhưng theo góc nhìn của nhiều người lại chứa đựng nhiều triết lí nhân sinh. Trong cuộc sống, thành quả mà ta đạt được chỉ có người tri kỉ mới hiểu được trọn vẹn mà thôi, kẻ trong nghề dù có thể hiểu nhưng không thể hiểu hết được toàn bộ, còn với kẻ ngoài cuộc chỉ là vô nghĩa. Không chỉ vậy dù thành quả ấy có không được trọn vẹn hay là một thứ đồ phế phẩm đi chăng nữa, ta cũng không được nản lòng bỏ cuôc. Vì cuộc đời còn nhiều gian nan, thành quả đạt được không dễ dàng.
Ông già và Biển cả là một tiểu thuyết rất ngắn, số lượng nhân vật trong tác phẩm cực ít. Ông già và biển cả có tám nhân vật (bao gồm cả cá Kiếm và cá Mập) song hiện diện trên hầu hết các trang sách chỉ mỗi một Xan-ti-a-gô. Nếu hiểu theo truyền thống thì tác phẩm gần như không có cốt truyện. Bởi lẽ những chi tiết hiếm hoi để tạo nên cốt truyện có thể kể là: Sau tám mươi tư ngày đi biển không đánh được cá. Xan-ti-a-gô lại ra khơi. Lần này ông lão câu được con cá Kiếm khổng lồ và bị nó kéo đi rất xa. Sau, ông cũng chinh phục được và đưa nó vào bờ nhưng chỉ còn bộ xương bởi dọc đường lão đã bị bầy cá Mập tấn công. [1, 103]
Ba ngày đêm của cuộc đời Xan-ti-a-gô được tái hiện trong tác phẩm quá ngắn ngủi. Hơn nữa, khi được đặt trong không gian mênh mông về bản chất nhưng hạn hẹp bởi thị lực của con người: mặt biển, thì câu truyện dường như diễn ra trong khoảnh khắc. Để ở đó, ông lão vừa chiến đấu, vừa ăn, nghỉ, ngủ, vừa hồi tưởng, tự hào, âu lo…Tất cả dồn nén nên sự hiện diện của thời gian vật lý dường như không quan trọng. Trong khi đó, không gian ngày càng bị thu hẹp bởi thị lực của lão yếu dần theo thể trạng. Như vậy, không-thời gian chỉ còn dồn vào một điểm: con cá mắc câu và ông lão giữ nó nên độ dàn trải của ngôn từ hầu hết được “cấy” trên dòng thời gian hồi tưởng của Xan-ti-a-gô. [1, 103]. Nó tạo nên kiểu ngôn từ tâm trạng: độc thoại nội tâm. Thế nhưng độc thoại nội tâm tuy nhiều về số lần song ngắn về lượt. Nó không chiếm cả chương và không đủ dài để trở thành dòng ý thức. Thêm nữa, ông lão thường nói lớn, đối thoại với chính bản thân mình, nên dòng độc thoại nội tâm ấy mang vóc dáng của những đối thoại. Ấy mà đối thoại ở tác phẩm này bị “cô” đến tận cùng có thể. Nó không chỉ ngắn về nội dung mà còn bị lược bỏ lời thuyết minh của thoại. Về chủ thể :lão nói, thằng bé đáp…Về các yếu tố ngôn từ biểu lộ sắc thái tìn cảm, chẳng hạn như khi miêu tả lời nói của ông lão “Ông nhớ cháu”, những nhà văn khác thường thêm “Lão nói âu yếm”… thì đây, với Hemingwaychỉ còn độc mỗi “Ông nhớ cháu”. [1, 104]
So với người kể chuyện cũng như những nhân vật khác, Xan-ti-a-gô nói nhiều. Suốt cả tác phẩm trừ khoảng vài ba trang đầu và cuối có lời dẫn chuyện, miêu tả của người kể chuyện: các trang còn lại, tuyệt đại đa số là lời ông lão. Điều này chứng tỏ tác phẩm có rất ít nhân vật, và người kể chuyện ý thức nhường lời cho nhân vật để hòng đạt hiệu quả khách quan tối ưu trong giao tiếp.
Do vậy, hiện diện trước độc giả, tác phẩm chỉ có một Xan-ti-a-go qua khả năng tiết kiệm cả ngôn từ đến cái nhìn ngoại cảnh. Thế mà ta có thể khai thác hình tượng nhân vật này dưới nhiều cấp độ, thậm chí là trái ngược nhau.
Trong sáng tác nghệ thuật, tính đa chiều kích là nguyên tác mà bất kì nghệ sĩ nào cũng cần hướng tới. Nhà văn sẽ chẳng nói được gì khi ngôn từ nghệ thuật của anh ta câm lặng, dẫu cho ngoài đời anh ta rất có tài diễn thuyết, hùng biện. Loại bỏ, hư cấu, xây dựng quan hệ, biểu tượng, huyền thoại và khai thác tính nước đôi… là cách chắp lời cho ngôn từ, là phương pháp sáng tạo độc đáo của Hemingway. Có hồi ông ví cái phần nổi núi băng của mình như một ngọn lửa, ngọn lửa nhỏ và ông lại “nén nhỏ nó xuống, xuống thấp cho đến lúc bất thình lình một tiếng nổ vang lên. Nếu không có gì khác ngoài tiếng nổ ấy, thì tác phẩm của tôi sẽ hấp dẫn đến mức không một ai lại thích nó”.Hemingway đã thực hiện được điều này trong tác phẩm. Nhưng có lẽ thành công nhất vẫn là Ông già và Biển cả, nơi tập trung mạnh nhất nguyên lý Ngọn lửa nén hay quen thuộc hơn là Tảng băng trôi. [1, 120]
Hết
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Anh Le - ybox
7 Cuốn Sách Đoạt Giải Nobel Văn Học Chắc Chắn Không Làm Bạn Thất Vọng
Nobel văn học là một giải thưởng hàn lâm vô cùng danh giá và có uy tín. Vì thế những tác phẩm văn học đoạt được giải thưởng cao quý này đều có thể được coi như là những tác phẩm kinh điển khó có thể bỏ qua. Hôm nay bài viết xin được giới thiệu đến với các bạn 7 cuốn tiểu thuyết đoạt giải Nobel văn học bán chạy nhất hiện nay trên mạng tại Việt Nam. Chúng tôi cam đoan đây là những tác phẩm văn học chắc chắn sẽ không bao giờ làm bạn thất vọng.
1. Sông Đông êm đềm - Mikhail Solokhov
Sông Đông êm đềm là bộ tiểu thuyết vĩ đại nhất của nhà văn Nga Mikhail Aleksandrovich Sholokhov. Với tác phẩm này, Sholokhov đã được tặng Giải Nobel văn học năm 1965.
Sông Đông êm đềm miêu tả một giai đoạn lịch sử mười năm từ 1912 đến 1922 trong phạm vi địa lý rộng lớn: mặt trận miền Tây nước Nga trong Thế chiến thứ nhất, Ukraina, Ba Lan, România cho đến Sankt-Peterburg, Moskva nhưng chủ yếu diễn ra ở hai bờ sông Đông và tập trung vào một làng Cossack ven sông. Trong phần đầu của tiểu thuyết, Sholokhov đã quay lại quá khứ của gia đình Melekhov từ thời người ông nội với cô vợ người Thổ Nhĩ Kì bị người dân Cossack xa lánh và dị nghị do lối sống kì lạ. Gregori Melekhov là con thứ hai trong một gia đình ông nội là người Cossack, bà nội là người Thổ Nhĩ Kỳ. Gregori đem lòng yêu Aksinia, vợ một người hàng xóm và nhằm ngăn cản mối quan hệ này, gia đình Melekhov cưới Natalia cho chàng. Để được tiếp tục sống bên nhau, Gregori và Aksinia cùng bỏ nhà đi làm thuê. Tủi nhục, phẫn uất, Natalia đã quyên sinh nhưng không chết.
Gregori phải đi lính khi đến tuổi và cùng với những chàng trai Cossack khác, trong đó có người anh Pyotr nhập ngũ trước đó chiến đấu chống lại quân Áo, Đức trong những năm đầu của Thế chiến thứ nhất. Tham gia chiến tranh, do cứu sống một Trung tá bị thương, chàng được tặng Huân chương thánh Gorge đồng thời cảm nhận thấy tính chất tàn bạo, vô nghĩa của chiến tranh và luôn day dứt về điều đó. Ở quê nhà, Aksinia sống trong cơ cực, cô đơn, tuyệt vọng, đứa con đầu lòng cũng không sống nổi vì bệnh tật, nàng đã chấp nhận quan hệ với Evgeni, con trai của chủ nhà. Bị thương và về phép, biết được chuyện của Aksinia, Gregori quay trở về sống với Natalia và sau khi chàng trở lại quân ngũ ít lâu thì Natalia sinh đôi một trai, một gái. Cách mạng tháng Mười nổ ra, trong những ngày hỗn loạn ấy, Gregori bị xô đẩy hết từ "bên Đỏ" rồi lại sang "bên Trắng". Mặc dù chán ghét và không ý thức được mình chém giết để làm gì nhưng vó ngựa Cossack của Gregori vẫn phiêu bạt khắp các chiến trường, lao vào những trận đánh đẫm máu.
Bất chấp những gì đã xảy ra, Gregori và Aksinia vẫn yêu nhau và họ đã nối lại quan hệ. Tuyệt vọng, Natalia nhờ một bà lang băm bỏ đi giọt máu của mình và Gregori mà nàng đang mang trong người rồi chết do mất máu, trước khi chết Natalia đã tha thứ cho Gregori. Không lâu sau, con gái của Gregori và Natalia cũng chết do bệnh tật. Sau khi giải ngũ về quê, đã chán ghét cảnh chém giết trên chiến trường chàng chỉ mong có một cuộc sống bình yên cùng Aksinia. Bất chấp điều đó và mặc dù giữa em gái Gregori với Miska Kosevoi, một người bạn của chàng đã trở thành đại diện cho chính quyền Xô viết trong vùng yêu nhau tha thiết, chàng luôn sống trong sự đe dọa phải trả giá cho những gì đã gây ra khi chống lại chính quyền mới. Lo sợ trước nguy cơ bị bắt giam và xét xử, Gregori bỏ trốn theo quân thổ phỉ của Fomin.
Chính quyền Xô viết ngày càng được củng cố và toán phỉ của Fomin không còn đất dung thân, Gregori đem Aksinia bỏ trốn đi một nơi xa mong có được cuộc sống yên ổn nhưng trên đường trốn chạy bị phát hiện, truy đuổi, Aksinia trúng đạn chết trên tay Gregori. Cùng trong lúc này, Gregori đã đem tất cả vũ khí thả xuống sông Đông như một hành động giã từ vũ khí. Trở về vùng sông Đông, anh gặp lại con trai. Anh được biết bố mẹ đã mất, anh trai (lính bảo hoàng) bị em rể (hồng quân) giết. Tất cả những gì còn lại của Gregori trên đời là đứa con trai duy nhất. Hình ảnh cuối cùng của bộ tiểu thuyết là cảnh Gregori bồng đứa con về nhà.
2. Tên tôi là đỏ - Orhan Pamuk
- Đạt Giải Nobel Văn Chương 2006 -
Ẩn dấu bên trong bức màn bí ẩn, đầy lôi cuốn của câu chuyện trinh thám với những án mạng bi thảm, Tên tôi là Đỏ đã đưa độc giả trở về 4 thế kỷ trước, giữa thành Istanbul hoa lệ, khám phá chiều sâu tâm hồn của một dân tộc.
Câu chuyện bắt đầu vào mùa đông năm 1591, trong lễ kỷ niệm một ngàn năm Hegira, Hoàng đế Thổ ra lệnh cho Enishte - một nhà tiểu họa tài ba, thực hiện một cuốn sách ca ngợi đế quốc của mình, và phải được minh hoạ theo phong cách Venice, vốn là lối vẽ của phương Tây. Trong bối cảnh lịch sử, văn hóa của Thổ Nhĩ Kỳ thế kỷ XVI, đây là một điều bị ngăn cấm, ai thực hiện có thể sẽ gặp nguy hiểm. Nhận trọng trách từ Đức vua, Enishte bí mật giao cho những nhà tiểu họa bậc thầy: Zeytin, Zarif, Leylek, Kelebek, mỗi người một phần việc riêng để hoàn thành cuốn sách mà không một ai thấy được thành phẩm hoàn chỉnh.
Thế nhưng, cuốn sách chưa kịp làm xong thì những vụ án mạng đã xảy ra. Zarif - người thợ mạ vàng tài hoa bị giết chết thảm khốc và ném xác xuống giếng hoang. Sau đó, Enishte bị hạ sát ngay tại nhà bằng chiếc bình mực cổ. Kẻ sát nhân đã để lại những vết tích kỳ lạ trên cuốn sách dang dở. Bao mối hoài nghi được đặt ra, phải chăng mục đích giết người là sự đố kỵ nghề nghiệp, lòng ghen tuông tình ái… Bức màn bí ẩn chỉ thực sự hé mở vào cuổi tác phẩm. Người đi tìm lời giải mã là chàng Siyah và sư phụ Osman - một nhà tiểu họa già. Động lực tình yêu của Siyah với Shekure, con gái của Enishte, đã đưa chàng khá phá vụ án bí ẩn đó. Chính điều này khiến Tên tôi là Đỏ đa chiều hơn, phong phú hơn, đẹp đẽ hơn.
Từ câu chuyện trinh thám ly kỳ, Tên tôi là Đỏ đưa ra một cuộc đối thoại Đông – Tây, để rồi từ đó khai phá chân dung và vẻ đẹp tinh thần ẩn chứa dưới những bức thành Istanbul, những nét đặc sắc đã đưa người Ba Tư trở thành một huyền thoại mãi mãi của thế giới. Cũng từ đó, tác phẩm khai phá một triết lý sống với những chiêm nghiệm về tình yêu, nghệ thuật, sự sống và cái chết.
3. Trăm năm cô đơn - Gabriel Garcia Marquez
Cho đến nay Trăm năm cô đơn vẫn là cuốn tiểu thuyết lớn nhất của Gabriel Garcia Márquez, nhà văn Columbia, người được giải Nobel về văn học năm 1982.
Trăm năm cô đơn ra đời (1967) đã gây dư luận sôi nổi trên văn đàn Mỹ Latinh và lập tức được cả thế giới hâm mộ. Sau gần hai mươi năm, Trăm năm cô đơn đã có mặt ở khắp nơi trên hành tinh chúng ta để đến với mọi người và mọi nhà.
Trăm năm cô đơn là câu chuyện về dòng họ Buênđya tồn tại bảy thế hệ, người đầu tiên bị trói vào gốc cây và người cuối cùng bị kiến ăn, một dòng họ tự lưu đày vào cõi cô đơn để trốn tội loạn luân. Trong cõi cô đơn ấy, những Accađiô, Aurêlianô, Rêmêđiôt và những Amaranta đã ra đời, sống với số phận bi đát như đã được định trước: lay lắt trong nỗi cô đơn và hoài nhớ, thấp thỏm lo phạm tội loạn luân. Nhưng rồi họ yêu nhau mãnh liệt và lấy nhau với hy vọng tình yêu sẽ cải tạo nòi giống mình. Nhưng họ vẫn đẻ ra những đứa con có đuôi lợn và chính nó đã kết liễu dòng họ Buênđya.
Trăm năm cô đơn là lời kêu gọi mọi người hãy sống đúng bản chất người - tổng hòa các mối quan hệ xã hội - của mình, hãy vượt qua mọi định kiến, thành kiến cá nhân, hãy lấp bằng mọi hố ngăn cách cá nhân để cá nhân mình tự hòa đồng với gia đình, với cộng đồng xã hội. Vì lẽ đó Garcia Márquez từng tuyên bố cuốn sách mà ông để cả đời sáng tác là cuốn sách về cái cô đơn và thông qua cái cô đơn ông kêu gọi mọi người đoàn kết, đoàn kết để đấu tranh, đoàn kết để chiến thắng tình trạng chậm phát triển của Mỹ Latinh, đoàn kết để sáng tạo ra một thiên huyền thoại khác hẳn. Một huyền thoại mới, hấp dẫn của cuộc sống, nơi không ai bị kẻ khác định đoạt số phận mình ngay cả cái cách thức chết, nơi tình yêu có lối thoát và hạnh phúc là cái có khả năng thực sự, và nơi những dòng họ bị kết án trăm năm cô đơn cuối cùng và mãi mãi sẽ có vận may lần thứ hai để tái sinh trên mặt đất này.
Người đọc tìm đến với Trăm năm cô đơn bởi đó là cuốn sách văn học thực sự mang hơi thở đời sống hiện đại - cuốn sách của niềm tin và những số phận con người.
4. Bác sĩ Zhivago - Boris Pasternak
Tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago được Pasternak viết xong năm 1956, nhưng do nội dung không thích hợp với đời sống văn học, chính trị Liên Xô lúc bấy giờ, nên đã bị Viện Văn học Moskva và Hội Nhà văn Liên Xô kịch liệt phản đối, các nhà xuất bản ở Liên Xô từ chối xuất bản, còn bản thân Pasternak bị Hội Nhà văn Liên Xô kịch liệt lên án, đả kích.
Dù không được xuất bản trong nước và bị lên án dữ dội, nhưng tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago vẫn tìm được đường đến với độc giả các nước phương Tây. Năm 1957, bản thảo truyện được in thành sách tiếng Nga tại Ý. Năm sau có ấn bản tiếng Ý và tiếng Anh. Pasternak nhờ đó mà được đề nghị nhận giải Nobel văn chương năm 1958, nhưng chính quyền Xô viết bấy giờ ép ông phải từ chối nhận giải thưởng này. Mãi đến 1988, tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago mới được cho in và xuất bản tại Nga.
Cho đến tận ngày nay, Bác sĩ Zhivago vẫn được xem là cuốn tiểu thuyết gây sóng gió bậc nhất, là tác phẩm văn học điển hình nhất của cuộc chiến tư tưởng giữa hai siêu cường thời Chiến tranh lạnh.
5. Trên sa mạc và trong rừng thẳm - Henryk Sienkiewicz
Câu chuyện kể về cuộc phiêu lưu trên vùng đất Đông Phi của cậu bé Stas mười bốn tuổi và cô bé Nell tám tuổi khi bị bắt cóc và đem từ kênh đào Suez qua sa mạc Sahara tới Sudan. Trải qua không biết bao nhiêu hiểm nguy, đối mặt với nhiều gian nan thử thách, khi thì trên sa mạc nắng cháy, lúc giữa rừng già thẳm sâu, cuối cùng, Stas và Nell cũng đoàn tụ được với gia đình.
Là tác phẩm duy nhất viết cho thiếu nhi của nhà văn Ba Lan nổi tiếng Henryk Sienkiewicz, ngay từ khi xuất bản lần đầu năm 1912, Trên sa mạc và trong rừng thẳm đã được hoan nghênh nhiệt liệt, được tái bản ngay và được dịch ra nhiều thứ tiếng, sau đó được dựng thành phim năm 1973 và 2001. Trong suốt một thế kỷ qua, tác phẩm đề cao lòng quả cảm, khát vọng đi tới những chân trời xa, thực hiện những kì tích phi thường này luôn được coi là một trong những cuốn truyện hay nhất dành cho thiếu nhi.
Cuốn sách Trên sa mạc và trong rừng thẳm được dịch giả Nguyễn Hữu Dũng dịch từ nguyên tác tiếng Ba Lan "W pustyni i w puszczy" - NXB Pans twowi institut widawniczi.
6. Ông già và biển cả - Ernest Hemingway
Ông già và Biển cả (tên tiếng Anh: The Old Man and the Sea) là một tiểu thuyết ngắn được Ernest Hemingway viết ở Cuba năm 1951 và xuất bản năm 1952. Nó là truyện ngắn dạng viễn tưởng cuối cùng được viết bởi Hemingway. Đây cũng là tác phẩm nổi tiếng và là một trong những đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Tác phẩm này đoạt giải Pulitzer cho tác phẩm hư cấu năm 1953. Nó cũng góp phần quan trọng để nhà văn được nhận Giải Nobel văn học năm 1954.
Trong tác phẩm này, ông đã triệt để dùng nguyên lý mà ông gọi là “tảng băng trôi”, chỉ mô tả một phần nổi còn lại bảy phần chìm, khi mô tả sức mạnh của con cá, sự chênh lệch về lực lượng, về cuộc chiến đấu không cân sức giữa con cá hung dữ với ông già. Tác phẩm ca ngợi niềm tin, sức lao động và khát vọng của con người.
7. Từ thăm thẳm lãng quên - Patrick Modiano & Sempé
Một câu chuyện bỗng nhiên hiện ra từ quá khứ mịn màng. Lúc nào người ta cũng tự hỏi, làm cách nào, bằng thứ giả thuật kim nào, mà tác giả có thể tạo ra những ký ức tinh xảo đến thế.
Nhưng Jaquenline, Van Bever rồi Peter Rachman, Paris và London của giai đoạn hậu chiến trong "Từ thăm thẳm lãng quên" dần dà làm cho chúng ta hiểu rằng vỏ bọc quá khứ mịn màng hoàn toàn có thể chứa đựng những kỷ niệm đâu đớn đến thế nào, những kỷ niệm ngủ yên nhưng sẽ quay trở lại quấy nhiễu chúng ta sau từng quãng thời gian mười lăm năm.
Cuốn sách không chỉ dệt nên mối quan hệ kỳ lạ giữa quá khứ và thực tại, mà còn tạo ra những mối liên hệ với các tiểu thuyết khác của Patrick Modiano, nhất là " Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối"
Theo top7thuvi.com
7 Cuốn Sách Đoạt Giải Nobel Văn Học Chắc Chắn Không Làm Bạn Thất Vọng
Nobel văn học là một giải thưởng hàn lâm vô cùng danh giá và có uy tín. Vì thế những tác phẩm văn học đoạt được giải thưởng cao quý này đều có thể được coi như là những tác phẩm kinh điển khó có thể bỏ qua. Hôm nay bài viết xin được giới thiệu đến với các bạn 7 cuốn tiểu thuyết đoạt giải Nobel văn học bán chạy nhất hiện nay trên mạng tại Việt Nam. Chúng tôi cam đoan đây là những tác phẩm văn học chắc chắn sẽ không bao giờ làm bạn thất vọng.
1. Sông Đông êm đềm - Mikhail Solokhov
Sông Đông êm đềm là bộ tiểu thuyết vĩ đại nhất của nhà văn Nga Mikhail Aleksandrovich Sholokhov. Với tác phẩm này, Sholokhov đã được tặng Giải Nobel văn học năm 1965.
Sông Đông êm đềm miêu tả một giai đoạn lịch sử mười năm từ 1912 đến 1922 trong phạm vi địa lý rộng lớn: mặt trận miền Tây nước Nga trong Thế chiến thứ nhất, Ukraina, Ba Lan, România cho đến Sankt-Peterburg, Moskva nhưng chủ yếu diễn ra ở hai bờ sông Đông và tập trung vào một làng Cossack ven sông. Trong phần đầu của tiểu thuyết, Sholokhov đã quay lại quá khứ của gia đình Melekhov từ thời người ông nội với cô vợ người Thổ Nhĩ Kì bị người dân Cossack xa lánh và dị nghị do lối sống kì lạ. Gregori Melekhov là con thứ hai trong một gia đình ông nội là người Cossack, bà nội là người Thổ Nhĩ Kỳ. Gregori đem lòng yêu Aksinia, vợ một người hàng xóm và nhằm ngăn cản mối quan hệ này, gia đình Melekhov cưới Natalia cho chàng. Để được tiếp tục sống bên nhau, Gregori và Aksinia cùng bỏ nhà đi làm thuê. Tủi nhục, phẫn uất, Natalia đã quyên sinh nhưng không chết.
Gregori phải đi lính khi đến tuổi và cùng với những chàng trai Cossack khác, trong đó có người anh Pyotr nhập ngũ trước đó chiến đấu chống lại quân Áo, Đức trong những năm đầu của Thế chiến thứ nhất. Tham gia chiến tranh, do cứu sống một Trung tá bị thương, chàng được tặng Huân chương thánh Gorge đồng thời cảm nhận thấy tính chất tàn bạo, vô nghĩa của chiến tranh và luôn day dứt về điều đó. Ở quê nhà, Aksinia sống trong cơ cực, cô đơn, tuyệt vọng, đứa con đầu lòng cũng không sống nổi vì bệnh tật, nàng đã chấp nhận quan hệ với Evgeni, con trai của chủ nhà. Bị thương và về phép, biết được chuyện của Aksinia, Gregori quay trở về sống với Natalia và sau khi chàng trở lại quân ngũ ít lâu thì Natalia sinh đôi một trai, một gái. Cách mạng tháng Mười nổ ra, trong những ngày hỗn loạn ấy, Gregori bị xô đẩy hết từ "bên Đỏ" rồi lại sang "bên Trắng". Mặc dù chán ghét và không ý thức được mình chém giết để làm gì nhưng vó ngựa Cossack của Gregori vẫn phiêu bạt khắp các chiến trường, lao vào những trận đánh đẫm máu.
Bất chấp những gì đã xảy ra, Gregori và Aksinia vẫn yêu nhau và họ đã nối lại quan hệ. Tuyệt vọng, Natalia nhờ một bà lang băm bỏ đi giọt máu của mình và Gregori mà nàng đang mang trong người rồi chết do mất máu, trước khi chết Natalia đã tha thứ cho Gregori. Không lâu sau, con gái của Gregori và Natalia cũng chết do bệnh tật. Sau khi giải ngũ về quê, đã chán ghét cảnh chém giết trên chiến trường chàng chỉ mong có một cuộc sống bình yên cùng Aksinia. Bất chấp điều đó và mặc dù giữa em gái Gregori với Miska Kosevoi, một người bạn của chàng đã trở thành đại diện cho chính quyền Xô viết trong vùng yêu nhau tha thiết, chàng luôn sống trong sự đe dọa phải trả giá cho những gì đã gây ra khi chống lại chính quyền mới. Lo sợ trước nguy cơ bị bắt giam và xét xử, Gregori bỏ trốn theo quân thổ phỉ của Fomin.
Chính quyền Xô viết ngày càng được củng cố và toán phỉ của Fomin không còn đất dung thân, Gregori đem Aksinia bỏ trốn đi một nơi xa mong có được cuộc sống yên ổn nhưng trên đường trốn chạy bị phát hiện, truy đuổi, Aksinia trúng đạn chết trên tay Gregori. Cùng trong lúc này, Gregori đã đem tất cả vũ khí thả xuống sông Đông như một hành động giã từ vũ khí. Trở về vùng sông Đông, anh gặp lại con trai. Anh được biết bố mẹ đã mất, anh trai (lính bảo hoàng) bị em rể (hồng quân) giết. Tất cả những gì còn lại của Gregori trên đời là đứa con trai duy nhất. Hình ảnh cuối cùng của bộ tiểu thuyết là cảnh Gregori bồng đứa con về nhà.
2. Tên tôi là đỏ - Orhan Pamuk
- Đạt Giải Nobel Văn Chương 2006 -
Ẩn dấu bên trong bức màn bí ẩn, đầy lôi cuốn của câu chuyện trinh thám với những án mạng bi thảm, Tên tôi là Đỏ đã đưa độc giả trở về 4 thế kỷ trước, giữa thành Istanbul hoa lệ, khám phá chiều sâu tâm hồn của một dân tộc.
Câu chuyện bắt đầu vào mùa đông năm 1591, trong lễ kỷ niệm một ngàn năm Hegira, Hoàng đế Thổ ra lệnh cho Enishte - một nhà tiểu họa tài ba, thực hiện một cuốn sách ca ngợi đế quốc của mình, và phải được minh hoạ theo phong cách Venice, vốn là lối vẽ của phương Tây. Trong bối cảnh lịch sử, văn hóa của Thổ Nhĩ Kỳ thế kỷ XVI, đây là một điều bị ngăn cấm, ai thực hiện có thể sẽ gặp nguy hiểm. Nhận trọng trách từ Đức vua, Enishte bí mật giao cho những nhà tiểu họa bậc thầy: Zeytin, Zarif, Leylek, Kelebek, mỗi người một phần việc riêng để hoàn thành cuốn sách mà không một ai thấy được thành phẩm hoàn chỉnh.
Thế nhưng, cuốn sách chưa kịp làm xong thì những vụ án mạng đã xảy ra. Zarif - người thợ mạ vàng tài hoa bị giết chết thảm khốc và ném xác xuống giếng hoang. Sau đó, Enishte bị hạ sát ngay tại nhà bằng chiếc bình mực cổ. Kẻ sát nhân đã để lại những vết tích kỳ lạ trên cuốn sách dang dở. Bao mối hoài nghi được đặt ra, phải chăng mục đích giết người là sự đố kỵ nghề nghiệp, lòng ghen tuông tình ái… Bức màn bí ẩn chỉ thực sự hé mở vào cuổi tác phẩm. Người đi tìm lời giải mã là chàng Siyah và sư phụ Osman - một nhà tiểu họa già. Động lực tình yêu của Siyah với Shekure, con gái của Enishte, đã đưa chàng khá phá vụ án bí ẩn đó. Chính điều này khiến Tên tôi là Đỏ đa chiều hơn, phong phú hơn, đẹp đẽ hơn.
Từ câu chuyện trinh thám ly kỳ, Tên tôi là Đỏ đưa ra một cuộc đối thoại Đông – Tây, để rồi từ đó khai phá chân dung và vẻ đẹp tinh thần ẩn chứa dưới những bức thành Istanbul, những nét đặc sắc đã đưa người Ba Tư trở thành một huyền thoại mãi mãi của thế giới. Cũng từ đó, tác phẩm khai phá một triết lý sống với những chiêm nghiệm về tình yêu, nghệ thuật, sự sống và cái chết.
3. Trăm năm cô đơn - Gabriel Garcia Marquez
Cho đến nay Trăm năm cô đơn vẫn là cuốn tiểu thuyết lớn nhất của Gabriel Garcia Márquez, nhà văn Columbia, người được giải Nobel về văn học năm 1982.
Trăm năm cô đơn ra đời (1967) đã gây dư luận sôi nổi trên văn đàn Mỹ Latinh và lập tức được cả thế giới hâm mộ. Sau gần hai mươi năm, Trăm năm cô đơn đã có mặt ở khắp nơi trên hành tinh chúng ta để đến với mọi người và mọi nhà.
Trăm năm cô đơn là câu chuyện về dòng họ Buênđya tồn tại bảy thế hệ, người đầu tiên bị trói vào gốc cây và người cuối cùng bị kiến ăn, một dòng họ tự lưu đày vào cõi cô đơn để trốn tội loạn luân. Trong cõi cô đơn ấy, những Accađiô, Aurêlianô, Rêmêđiôt và những Amaranta đã ra đời, sống với số phận bi đát như đã được định trước: lay lắt trong nỗi cô đơn và hoài nhớ, thấp thỏm lo phạm tội loạn luân. Nhưng rồi họ yêu nhau mãnh liệt và lấy nhau với hy vọng tình yêu sẽ cải tạo nòi giống mình. Nhưng họ vẫn đẻ ra những đứa con có đuôi lợn và chính nó đã kết liễu dòng họ Buênđya.
Trăm năm cô đơn là lời kêu gọi mọi người hãy sống đúng bản chất người - tổng hòa các mối quan hệ xã hội - của mình, hãy vượt qua mọi định kiến, thành kiến cá nhân, hãy lấp bằng mọi hố ngăn cách cá nhân để cá nhân mình tự hòa đồng với gia đình, với cộng đồng xã hội. Vì lẽ đó Garcia Márquez từng tuyên bố cuốn sách mà ông để cả đời sáng tác là cuốn sách về cái cô đơn và thông qua cái cô đơn ông kêu gọi mọi người đoàn kết, đoàn kết để đấu tranh, đoàn kết để chiến thắng tình trạng chậm phát triển của Mỹ Latinh, đoàn kết để sáng tạo ra một thiên huyền thoại khác hẳn. Một huyền thoại mới, hấp dẫn của cuộc sống, nơi không ai bị kẻ khác định đoạt số phận mình ngay cả cái cách thức chết, nơi tình yêu có lối thoát và hạnh phúc là cái có khả năng thực sự, và nơi những dòng họ bị kết án trăm năm cô đơn cuối cùng và mãi mãi sẽ có vận may lần thứ hai để tái sinh trên mặt đất này.
Người đọc tìm đến với Trăm năm cô đơn bởi đó là cuốn sách văn học thực sự mang hơi thở đời sống hiện đại - cuốn sách của niềm tin và những số phận con người.
4. Bác sĩ Zhivago - Boris Pasternak
Tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago được Pasternak viết xong năm 1956, nhưng do nội dung không thích hợp với đời sống văn học, chính trị Liên Xô lúc bấy giờ, nên đã bị Viện Văn học Moskva và Hội Nhà văn Liên Xô kịch liệt phản đối, các nhà xuất bản ở Liên Xô từ chối xuất bản, còn bản thân Pasternak bị Hội Nhà văn Liên Xô kịch liệt lên án, đả kích.
Dù không được xuất bản trong nước và bị lên án dữ dội, nhưng tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago vẫn tìm được đường đến với độc giả các nước phương Tây. Năm 1957, bản thảo truyện được in thành sách tiếng Nga tại Ý. Năm sau có ấn bản tiếng Ý và tiếng Anh. Pasternak nhờ đó mà được đề nghị nhận giải Nobel văn chương năm 1958, nhưng chính quyền Xô viết bấy giờ ép ông phải từ chối nhận giải thưởng này. Mãi đến 1988, tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago mới được cho in và xuất bản tại Nga.
Cho đến tận ngày nay, Bác sĩ Zhivago vẫn được xem là cuốn tiểu thuyết gây sóng gió bậc nhất, là tác phẩm văn học điển hình nhất của cuộc chiến tư tưởng giữa hai siêu cường thời Chiến tranh lạnh.
5. Trên sa mạc và trong rừng thẳm - Henryk Sienkiewicz
Câu chuyện kể về cuộc phiêu lưu trên vùng đất Đông Phi của cậu bé Stas mười bốn tuổi và cô bé Nell tám tuổi khi bị bắt cóc và đem từ kênh đào Suez qua sa mạc Sahara tới Sudan. Trải qua không biết bao nhiêu hiểm nguy, đối mặt với nhiều gian nan thử thách, khi thì trên sa mạc nắng cháy, lúc giữa rừng già thẳm sâu, cuối cùng, Stas và Nell cũng đoàn tụ được với gia đình.
Là tác phẩm duy nhất viết cho thiếu nhi của nhà văn Ba Lan nổi tiếng Henryk Sienkiewicz, ngay từ khi xuất bản lần đầu năm 1912, Trên sa mạc và trong rừng thẳm đã được hoan nghênh nhiệt liệt, được tái bản ngay và được dịch ra nhiều thứ tiếng, sau đó được dựng thành phim năm 1973 và 2001. Trong suốt một thế kỷ qua, tác phẩm đề cao lòng quả cảm, khát vọng đi tới những chân trời xa, thực hiện những kì tích phi thường này luôn được coi là một trong những cuốn truyện hay nhất dành cho thiếu nhi.
Cuốn sách Trên sa mạc và trong rừng thẳm được dịch giả Nguyễn Hữu Dũng dịch từ nguyên tác tiếng Ba Lan "W pustyni i w puszczy" - NXB Pans twowi institut widawniczi.
6. Ông già và biển cả - Ernest Hemingway
Ông già và Biển cả (tên tiếng Anh: The Old Man and the Sea) là một tiểu thuyết ngắn được Ernest Hemingway viết ở Cuba năm 1951 và xuất bản năm 1952. Nó là truyện ngắn dạng viễn tưởng cuối cùng được viết bởi Hemingway. Đây cũng là tác phẩm nổi tiếng và là một trong những đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Tác phẩm này đoạt giải Pulitzer cho tác phẩm hư cấu năm 1953. Nó cũng góp phần quan trọng để nhà văn được nhận Giải Nobel văn học năm 1954.
Trong tác phẩm này, ông đã triệt để dùng nguyên lý mà ông gọi là “tảng băng trôi”, chỉ mô tả một phần nổi còn lại bảy phần chìm, khi mô tả sức mạnh của con cá, sự chênh lệch về lực lượng, về cuộc chiến đấu không cân sức giữa con cá hung dữ với ông già. Tác phẩm ca ngợi niềm tin, sức lao động và khát vọng của con người.
7. Từ thăm thẳm lãng quên - Patrick Modiano & Sempé
Một câu chuyện bỗng nhiên hiện ra từ quá khứ mịn màng. Lúc nào người ta cũng tự hỏi, làm cách nào, bằng thứ giả thuật kim nào, mà tác giả có thể tạo ra những ký ức tinh xảo đến thế.
Nhưng Jaquenline, Van Bever rồi Peter Rachman, Paris và London của giai đoạn hậu chiến trong "Từ thăm thẳm lãng quên" dần dà làm cho chúng ta hiểu rằng vỏ bọc quá khứ mịn màng hoàn toàn có thể chứa đựng những kỷ niệm đâu đớn đến thế nào, những kỷ niệm ngủ yên nhưng sẽ quay trở lại quấy nhiễu chúng ta sau từng quãng thời gian mười lăm năm.
Cuốn sách không chỉ dệt nên mối quan hệ kỳ lạ giữa quá khứ và thực tại, mà còn tạo ra những mối liên hệ với các tiểu thuyết khác của Patrick Modiano, nhất là " Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối"
Theo top7thuvi.com
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Những câu nói hay về sách, danh ngôn, châm ngôn về việc đọc sách
Meta
Ngày Sách Việt Nam 21/4 đang tới rất gần rồi. Đây chính là một ngày hội lớn đối với những người yêu sách, giúp chúng ta càng thấy trân trọng giá trị to lớn của sách. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tham khảo những câu nói hay về sách, những câu châm ngôn, danh ngôn về sách bạn nhé.
Những câu nói hay về sách
"Chỉ có sách mới cho ta biết tới sự thật, cái đẹp hoàn mỹ và tình yêu". "Sách là một phép thuật di động độc đáo"... Có rất nhiều những câu nói hay về sách và có lẽ chẳng từ ngữ nào có thể diễn tả được hết tầm quan trọng, lợi ích, giá trị của những cuốn sách. Hãy cùng chúng tôi tham khảo một vài câu nói hay về sách dưới đây để cùng cảm nhận bạn nhé.
1. Một cuốn sách thực sự hay nên đọc trong tuổi trẻ, rồi đọc lại khi đã trưởng thành, và một nửa lúc tuổi già, giống như một tòa nhà đẹp nên được chiêm ngưỡng trong ánh bình minh, nắng trưa và ánh trăng. (Robertson Davies)
2. Tất cả những gì con người làm, nghĩ hoặc trở thành được bảo tồn một cách kỳ diệu trên những trang sách. (Thomas Carlyle)
3. Không có người bạn nào trung thành như một cuốn sách. (Ernest Hemingway)
4. Những gì sách dạy chúng ta cũng giống như lửa. Chúng ta lấy nó từ nhà hàng xóm, thắp nó trong nhà ta, đem nó truyền cho người khác và nó trở thành tài sản của tất cả mọi người. (Voltaire)
5. Một cuốn sách hay trên giá sách là một người bạn dù quay lưng lại nhưng vẫn là bạn tốt. (Sưu tầm)
6. Cuốn sách tốt nhất cho bạn là cuốn sách nói nhiều nhất với bạn vào lúc bạn đọc nó. Tôi không nói tới cuốn sách cho bạn nhiều bài học nhất mà là cuốn sách nuôi dưỡng tâm hồn bạn. Và điều đó phụ thuộc vào tuổi tác, trải nghiệm, nhu cầu về tâm lý và tinh thần. (Robertson Davies)
7. Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia. (Henry David Thoreau)
8. Một cuốn sách là một giấc mơ mà bạn cầm trong tay. (Sưu tầm)
9. Đằng sau sự thành công của một người đàn ông, là hình dáng của một người phụ nữ. Còn đằng sau sự thành công của bất kì ai là ít nhất một cuốn sách, hay cả một giá sách. (Sưu tầm)
10. Sách hay, cũng như bạn tốt, ít và được lựa chọn; chọn lựa càng nhiều, thưởng thức càng nhiều. (Louisa May Alcott)
Những câu nói hay về sách và văn hóa đọc
Tổng thống Barack Obama từng nói "Việc đọc rất quan trọng. Nếu bạn biết cách đọc, cả thế giới sẽ mở ra cho bạn". Quả thật đúng như vậy. Việc đọc và hình thành văn hóa đọc có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tất thảy những tinh túy, những kiến thức quý báu, vô giá đều đã được đúc kết trong chính những trang sách. Nếu bạn muốn khám phá thế giới, muốn mở mang tầm nhìn, muốn thành công thì đừng bỏ qua việc đọc sách.
Dưới đây là tổng hợp những câu nói hay về sách và văn hóa đọc, cũng như những câu nói hay về thói quen đọc sách để bạn thấy rõ được tầm quan trọng của việc đọc. Hãy cùng tham khảo bạn nhé.
1. Thích đọc sách tức là biết đánh đổi những giờ phút buồn tẻ không thể tránh được trong cuộc đời lấy những giờ phút lý thú. (Môngtexkiơ)
2. Đọc sách chính là hộ chiếu cho vô số cuộc phiêu lưu. (Mary Pope Osborne)
3. Một người không đọc sách chẳng hơn gì kẻ không biết đọc. (Mark Twain)
4. Những người đọc sách tuy chưa thành danh nhưng cũng đã có một tư cách cao thượng. Những người làm điều thiện, tuy không mong báo đáp nhưng tự trong lòng khoan khoái. (Sưu tầm)
5. Nếu bạn chỉ đọc những cuốn sách mà tất cả mọi người đều đọc, bạn chỉ có thể nghĩ tới điều tất cả mọi người đều nghĩ tới. (Haruki Murakami)
6. Nghệ thuật đọc sách là nghệ thuật tư duy với ít nhiều sự giúp đỡ của người khác… (Phaghe)
7. Đọc sách có thể không giàu, nhưng không đọc, chắc chắn nghèo. (Sưu tầm)
8. Không có gì có thể thay thế văn hóa đọc. (Günter Grass)
9. Không cần phải đốt sách để phá hủy một nền văn hóa. Chỉ cần buộc người ta ngừng đọc mà thôi. (Mahatma Gandhi)
10. Đọc sách hay cũng giống như trò chuyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua. (Rene Descartes)
Những câu danh ngôn, châm ngôn về sách hay
Sách là kho báu vô tận, là đúc kết những tinh hoa, tri thức của cả nhân loại, là sự kết tinh của lớp lớp thế hệ. Sở hữu một cuốn sách hay chính là chìa khóa quyền năng để chúng ta có thể chinh phục được những khó khăn, thử thách phía trước nhằm vươn đến thành công.
Nói một cách dễ hiểu, sách có thể làm thay đổi cuộc đời của con người theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Hãy cùng tham khảo những câu châm ngôn về sách, câu danh ngôn về sách dưới đây để cảm nhận rõ hơn những điều tốt đẹp mà sách mang lại bạn nhé.
1. Điều tồi tệ nhất với những cuốn sách mới là chúng ngăn ta đọc những cuốn sách cũ. (John Wooden)
2. Không gì tốt hơn việc đọc và hấp thu càng ngày càng nhiều tri thức. (Stephen Hawking)
3. Nếu tôi có quyền thế, tôi sẽ đem sách mà gieo rắc khắp mặt địa cầu như người ta gieo lúa trong luống cày vậy. (Mann Horace)
4. Sách có thể ít đi một chút, nhưng phải tốt đẹp hơn. Không nên đặt một cuốn sách tầm thường lên giá sách. (N.Ôxtơrốpxki)
5. Cần phải yêu mến và tin vào sách. Cần rèn luyện cho mình thói quen thực hành và kỹ năng dùng sách để làm việc. (N. Rubakin)
6. Một cuốn sách hay cho ta một điều tốt, một người bạn tốt cho ta một điều hay. (Gustavơ Lebon)
7. Ai đọc sách mà không biết được nhiều hơn những điều viết trong sách, người đó mới sử dụng sách có một nửa. Sách làm trí tuệ con người sâu sắc hơn và sáng sủa hơn. (G.Létxinh)
8. Chính nhờ sách mà những người khôn ngoan tìm được sự an ủi khỏi những rắc rối của cuộc đời. (Victor Hugo)
9. Để cho con một hòm vàng không bằng dạy cho con một quyển sách hay. (Sưu tầm)
10. Cuộc đời ta thay đổi theo hai cách: Qua những người ta gặp và qua những cuốn sách ta đọc. (Harvey MacKay)
Trên đây là những câu nói hay về sách, danh ngôn, châm ngôn về việc đọc sách để bạn tham khảo. Hi vọng rằng từ những chia sẻ này của chúng tôi, bạn đã hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của sách cũng như việc đọc sách. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Page 3 of 50 • 1, 2, 3, 4 ... 26 ... 50
Page 3 of 50
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum