Our forum runs best with JavaScript enabled !

Sách

Page 26 of 50 Previous  1 ... 14 ... 25, 26, 27 ... 38 ... 50  Next

View previous topic View next topic Go down

Sách  - Page 26 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Dec 09, 2022 4:39 pm

Shu no Tsuki

Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối – Patrick Modiano

Nội dung: Tại quán cà phê Le Condé tập hợp những người trẻ tuổi lạc lõng, mong muốn tìm kiếm cho mình một mục đích sống. Họ gặp nhau, kết bạn với nhau nhưng không ai nói về quá khứ hay tương lai cả, họ chỉ sống cho hiện tại, chỉ biết nhau qua cánh cửa quán cà phê nhỏ hẹp, tìm một nơi chốn bình yên để quên đời và vui với hiện tại. Nhân vật chính là một cô gái trong số đó mà người ta gọi là Louki (tên thật Jacqueline Delanque). Không cha, ít thân thiết với mẹ, hầu như tuổi thơ cô chỉ có một mình. Do đó, cô thường trốn đi chơi, đi tìm những minh chứng cho sự sống của mình, thậm chí dùng cả hàng cấm. Mẹ mất, cô lấy chồng nhưng không lâu sau lại bỏ đi. Louki trở thành khách quen của Le Condé, hòa mình vào những con người giống mình. Louki đã kết thúc cuộc đời một cách đột ngột bằng việc nhảy lầu tự tử, thời gian sau rồi quán cà phê cũng bị dỡ bỏ, mỗi người một phương không còn liên hệ, cũng không còn gì chứng minh cho sự tồn tại một thời của Louki.

Nhận xét: Đọc truyện ta cảm thấy phảng phất sự cô đơn dù cho họ có đi chơi, có mở tiệc chăng nữa, mỗi người đều tự mình lạc lõng trong xã hội. Truyện chia 4 phần với 4 ngôi kể khác nhau: phần 1 do một thanh niên là khách quen của quán kể, qua đó giới thiệu nhân vật Louki, phần 2 do Pierre Caisley (nam) – thám tử tư – kể, ông được chồng Louki thuê tìm vợ và qua đó tìm ra quá khứ lúc sống với mẹ của cô, phần 3 do chính Louki kể, qua đó biết được quãng thời gian từ khi mẹ mất, lấy chồng và bỏ đi, phần 4 do Roland (nam) – người yêu của Louki sau khi cô bỏ chồng – kể, họ đã cùng đến Le Condé vài lần và chia sẻ nhiều thú vui chung.

Trích dẫn:

“Tôi vẫn luôn luôn tin rằng một số địa điểm là những thỏi nam châm và bạn bị hút về phía chúng nếu đang bước đi ở quanh đó. Và chuyện ấy xảy ra theo cách thức không thể nhận biết, thậm chí bạn còn chẳng ngờ tới. Chỉ cần một đường phố thoải dốc, một vỉa hè nắng lùa hoặc một vỉa hè ẩn trong râm mát. Hoặc giả một trận mưa rào. Và điều đó dẫn bạn tới đây, đúng cái điểm bạn phải đến.”

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 26 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Dec 09, 2022 5:23 pm

Bạch Ngọc Sách - Forum

[Điểm Sách] Tiểu thuyết: Trò chuyện trong quán la catedral - Mario Vargas Llosa

Phàm Nhân

Đôi nét về tác giả:
Mario Vargas Llosa (sinh 1936), người Peru, là một trong những nhà văn hàng đầu của Mỹ la tinh và thế giới. Tác phẩm nổi bật của ông gồm có La casa verde (1966), Conversación en la Catedral (1969), La tía Julia y el escribidor (Dì Julia và nhà văn quèn, 1977, đã dịch ra tiếng Việt), La guerra del fin del mundo (1981), La fiesta del chivo(2000), v.v. Ngoài tiểu thuyết, ông còn viết tiểu luận, phê bình, báo chí.

Vargas Llosa được Viện hàn lâm Thụy Điển quyết định trao giải Nobel Văn chương năm 2010

Lời giới thiệu:

Trò chuyện trong quán La Catedral là một cuốn tiểu thuyết đặc biệt, chỉ bằng những câu đối thoại, những tình tiết đan xen như phong cảnh qua cửa sổ trên chuyến tàu lao vùn vụt, lịch sử đất nước Peru trong một thời kỳ nhiễu nhương hiện ra với tầm vóc đồ sộ và những chi tiết rung động tâm can.

Santiago Zavalita, con trai của một kỹ nghệ gia giàu sang, đã từ bỏ tất cả cơ hội tiến thân để làm cho một tờ báo nhỏ, sau khi cảm thấy không cuộc sống nào thực sự dành cho mình – một luật sư thành đạt theo mong ước của gia đình, hay một thành viên nhiệt thành của Đảng cộng sản theo những người bạn cùng trường đại học. Một ngày, trong khi đi tìm con chó bị lạc, anh tình cờ gặp lại Ambrosio, người tài xế trung thành đã phục vụ cha của anh trong nhiều năm, giờ tay trắng, sống vất vưởng ở một góc thành phố Lima. Bên những chai bia trong quán rượu La Catedral, họ trôi theo dòng quá khứ của cả hai. Từ cuộc trò chuyện đó, không gian mở rộng cho những giọng nói của người sống và người chết thi nhau kể lại số phận nhỏ nhoi và những nỗi khổ đau ngỡ đã tan biến trong dòng thác lịch sử.

Cuốn tiểu thuyết chứa đựng hàng loạt nhân vật đại diện cho các loại người, các tầng lớp trong xã hội Peru dưới thời tên độc tài Odría. Don Fermín, cha của Santiago, một kỹ nghệ gia có nhiều dính líu mờ ám đến chính quyền; Cayo Bermudez, giám đốc An ninh của chính quyền Odría, một kẻ đê tiện; bọn tay sai của Bermudez phục vụ cho những thủ đoạn chính trị dơ bẩn; Hortensia – người tình của Bermudez, đã bị giết vì nắm được bí mật của Don Fermín; Amalia, hầu gái của gia đình Santiago và sau đó là Hortensia, vợ của Ambrosio; Queta, gái điếm và người tình đồng giới của Hortensia... Mỗi người đều dường như không thể thoát ra khỏi tiến trình tha hóa và sụp đổ, tiêu biểu là Ambrosio, vừa là nạn nhân vừa là tội phạm, xuất thân là kẻ cùng đinh và cuối cùng mất tất cả. Ngay chính Santiago, một thanh niên thông minh, trong sáng và đầy nhiệt tâm, cuối cùng cũng vỡ mộng, chán nản kéo lê cuộc sống tẻ nhạt của một phóng viên vô danh, “không là luật sư và cũng chẳng là hội viên của Club Nacional, không là kẻ vô sản cũng chẳng là tay tư sản”. Dù không chịu trở về với gia đình để trở thành trưởng giả, anh đã đủ trưởng thành để thôi huyễn tưởng về những thứ đã chi phối cả tuổi trẻ mình: “Còn nếu mày gia nhập hôm ấy thì sao, Zavalita? hắn nghĩ. Phải chăng nhiệt tình tranh đấu sẽ lôi mày theo, càng lúc càng dấn sâu vào hơn, mày có sẽ trở thành một kẻ có niềm tin, một kẻ lạc quan, một kẻ trong trắng khác, bí hiểm và anh hùng?... Thay vì những bài xã luận chống chó dại trên La Crónica, mày sẽ viết cho những trang in nghèo nàn của Unidad… Mày sẽ tệ hại hơn hay cũng thế hay hạnh phúc hơn? Hắn nghĩ: ồ, Zavalita”.

Đào sâu đến tận gốc rễ những mảng hiện thực ngổn ngang nhiều tầng lớp của Peru, Trò chuyện trong quán La Catedral như một cuốn biên niên ký vừa hiện thực vừa mang tính huyền thoại, khiến người đọc kinh ngạc vì sức mạnh và sức cuốn hút của nó. Toàn bộ tiểu thuyết là một dòng thác ngôn ngữ, không có một đoạn nào tách ra khỏi khung cảnh để suy tưởng độc lập. Từng chữ, từng chi tiết đều gắn với tâm trạng cụ thể hoặc mạch đối thoại của nhân vật. Những đoạn đối thoại cách xa về không gian và thời gian, được lồng vào nhau một cách tưởng như ngẫu nhiên, nhưng rất công phu – giống như những gì người ta nghe thấy trong một quán rượu ồn ào, mỗi lúc một câu, nhưng vẫn tìm được sự liên hệ. Ngôi nhân xưng thay đổi từ gián tiếp sang trực tiêp, từ đối thoại sang độc thoại, liên hệ với nhau bằng một logic ngầm xây dựng dựa trên các mối quan hệ, tính cách và hoàn cảnh của nhân vật. Những hình ảnh trái ngược gắn liền nhau một cách nhức nhối: lòng nhân hậu bên cạnh sự giả trá, tâm hồn đa cảm nằm trong sự thô lỗ, lòng vị tha đi đôi với tính ích kỷ… Ở đó, ranh giới thiện - ác bị xóa nhòa trước sự bất định của số phận, không cá nhân nào có quyền phán xét, không ai có quyền cho rằng mình nắm chân lý. Khổ đau của một xã hội – cũng là khổ đau của nhân loại – ngay cả cuộc đối thoại bất tận giữa nhiều thế hệ cũng không bao giờ đủ để nói hết về những con đường sai lầm mà người ta đã và đang đi…

------------------------------------

Bài review của darklion:

Trò chuyện trong quán La Catedral là một tác phẩm đồ sộ của Mario Vargas Llosa, tác giả của Thành phố và Lũ chó. Nói “đồ sộ” không phải chỉ vì nó quá dài (hơn 600 trang với khổ dài) mà còn vì nó quá rắc rối, bao trùm quá nhiều cuộc đời của quá nhiều người, thậm chí cả một giai đoạn của đất nước Peru.

Santiago Zavalita, con trai của một gia đình tư bản giàu sang, quyết tâm đi theo con đường riêng của mình và trở thành một nhà báo trẻ tuổi. Đây thật ra không phải là ước mơ của anh, làm việc với báo chí chỉ là công việc anh chọn để sinh sống sau khi nhận ra mình không hề có hứng thú đối với bất cứ ngành nghề nào – học luật theo ước nguyện của gia đình hay làm thanh niên tình nguyện theo Đảng Cộng sản,… Trong một lần đi tìm lại chú chó cho vợ mình, anh đã tình cờ gặp lại Ambrosio, trước đây là tài xế của gia đình anh.

Buổi chiều hôm đó, họ đã có một cuộc trò chuyện trong quán La Catedral. Chỉ trong một buổi chiều, cuộc trò chuyện đó của họ đã lật lại những khoảng thời gian ở Peru, cũng như những bộ mặt tưởng chừng đã bị giấu nhẹm thời bấy giờ.

Cũng từ câu chuyện này, Santiago nhận ra được khía cạnh khác của Người cha mà cậu luôn chống đối, nhưng cũng rất mực yêu quý.

Tác phẩm này rất khó đọc và cũng rất dễ gây cho người đọc cảm giác nhàm chán, một phần vì nó đề cập quá nhiều đến chính trị, những âm mưu, những quan chức tham nhũng, những màn phản bội, lật mặt trong chính quyền, quá nhiều phe phái, quá nhiều những bộ mặt, quá nhiều những cái tên.

Hơn nữa, nếu không tập trung đọc, người đọc rất dễ bị rối loạn. Bởi vì không gian, thời gian, ngôi thứ trong tác phẩm rất lộn xộn, chỉ có thể vừa đọc vừa suy.

Nếu nói trong Thành phố và Lũ chó, tác giả viết đã rất khó hiểu, thì trong Trò chuyện trong quán La Catedral, chỉ có thể nói, ông viết còn rối hơn rất nhiều.

Người kể chuyện là những kẻ say, thế nên họ không phân biệt ngôi thứ, họ không phân biệt thời gian, địa điểm, họ cũng không phân biệt được mình đang nói đến ai. Đôi khi là lời kể, đôi khi là suy nghĩ và đôi khi cũng là trần thuật.
Trong tác phẩm, không phải bất cứ ai cũng có một tên gọi nhất định, có khi họ được gọi bằng tên, cũng có khi họ được nhắc đến bằng họ hay bằng biệt danh. Và họ không được đặt riêng lẻ trong một tình huống nhất định, họ xuất hiện xen kẽ với nhau, song song với nhau, chuyện này xọ chuyện kia, thậm chí chỉ trong một đoạn hội thoại nhỏ.
Cái hay của tác giả là ở đó. Dù viết rất rối, nhưng từ những gì ông viết, người đọc có thể suy ra được người đó là ai, họ xuất hiện trong tình huống nào, nối tiếp cho những câu chuyện nào. Phải dần dần đọc hết tác phẩm thì người ta mới có thể nhận ra được điều gì đã xảy ra, tại sao lại dẫn đến những hành động, suy nghĩ đó.

Về nội dung, đây lại là một mảng rất phức tạp. Không như những tác phẩm khác, chỉ tập trung vào một hay nhiều mạch chính, tác phẩm này rất bao quát và cũng… rất loạn. Ở tác phẩm có cả tình bạn, sự phản bội, tuổi trẻ, nhiệt huyết, tình yêu, đam mê, nhục dục, lòng thương cảm,… Quá nhiều câu chuyện, quá nhiều mảnh đời chỉ trong một tác phẩm mà khi nghĩ lại, người đọc nhận ra những sự việc ấy có ảnh hưởng rất to lớn đến những sự việc nảy sinh sau đó.

Về nhân vật, như đã nói, tác phẩm là tập hợp của một dàn nhân vật rất đồ sộ. Từ Santiago, nhiệt huyết với tuổi trẻ nhưng sau đó lại thất vọng, mệt mỏi kéo lê cuộc sống của chính mịnh. Don Fermin, cha của Santiago, với vẻ ngoài lịch sự, tốt bụng nhưng dính dáng mờ ám đến chính trị và ẩn giấu góc khuất trong nhân cách. Ambrosio, một chàng trai chân chất, trung thành, sau đó lại trở thành sát nhân vì chủ của mình. Don Cayo, Bộ trưởng An ninh của chính quyền Odria, một kẻ đê tiện, hèn hạ, … Tất cả những con người ấy đều liên hệ với nhau bằng những sợi dây mơ hồ. Tuy quá nhiều nhân vật như vậy, nhưng không có bất cứ ai bị lu mờ. Người đọc luôn nhớ đến hoàn cảnh của họ, con người của họ và câu chuyện của họ. Chính vì thế nên tuy có rối rắm, đến cuối cùng, ta vẫn có thể xâu chuỗi tất cả những sự kiện tưởng chừng không hê liên quan lại với nhau.

Tuy thú vị như vậy, nhưng tác phẩm này thật sự không dành cho những ai cần giả trí. Bởi vì khi đọc sách phải tốn khá nhiều thời gian để suy ngẫm và cũng rất dễ buông xuôi do kết cấu của tác phẩm quá rối. Nói chung, những ai đang nhức đầu thì không nên đọc những loại thế này.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 26 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Dec 09, 2022 5:28 pm

Bookish

PHÍA SAU TRANG SÁCH Trò chuyện trong quán La Catedral - Mario Vargas Llosa: Một Peru hỗn mang

By minh

Văn chương Mỹ Latin nổi tiếng với truyền thống tái hiện lịch sử qua cuộc đời của các gia tộc. Từ Trăm năm cô đơn, Ngôi nhà của những hồn ma cho đến Bình địa trên lửa hay Pedro Páramo… ta thấy lẩn khuất đằng sau những thủ pháp cách tân nghệ thuật (kì ảo) đều là một hiện thực sống động có phần chua cay, với giới địa chủ, độc tài – thông qua góc nhìn của những thân phận nhỏ bé dưới đáy xã hội.

Nhà văn Peru đoạt giải Nobel Văn chương 2010, Mario Vargas Llosa cũng không nằm ngoài truyền thống này. Việc tái bản gần đây hai kiệt tác được in hơn một thập kỉ trước – Trò chuyện trong quán La Catedral và Thành phố và Lũ chó – đã cho thấy sức hút của ông với độc giả trong nước. Kết hợp được sự đa dạng của phong cách thể hiện cùng những cải tiến mới mẻ trong phong cách viết có thể được xem là lý do chính khiến các tác phẩm của Llosa thu hút độc giả.

Bằng việc cắt gọt các đoạn đối thoại, tình tiết, bối cảnh… Llosa đã cung cấp góc nhìn đơn tuyến nhưng toàn vẹn của một sự thật đa chiều. Có chủ trương thay đổi về cách trần thuật trong suốt 5 phần với hơn 600 trang sách, người đọc sống cùng một Peru biến động cùng những người con của nó, quằn quại và nhiều dằn xé.

Câu chuyện kể về nhân vật Santiago – con trai giữa của dòng họ Zavalita, có cha là người làm việc cho chính phủ độc tài Odría. Ngay từ lúc nhỏ anh đã là “con cừu đen” của gia đình, khi luôn có những ý kiến khác lạ lệch ngoài chuẩn mực. Tiểu thuyết đi suốt cuộc đời anh, từ thơ ấu, đến trưởng thành rồi sau này là “sản phẩm thải loại”, thông qua cuộc nói chuyện trong quán La Catedral với Ambrosio – người lái xe cho cha anh. Từ đó các bí mật được tiết lộ, những sự thật được phơi bày, càng làm rõ hơn một mảnh đất “khốn khổ khốn nạn” hơn bao giờ hết.

Nội dung dưới đây tiết lộ một số tình tiết quan trọng trong tác phẩm Trò chuyện trong quán La Catedral.

Mảnh đất lắm người nhiều ma
Nếu Juan Rulfo là người phơi bày rõ ràng tội ác của tầng lớp địa chủ, thì có thể nói Llosa là người cho thấy lịch sử hiện đại của Peru – với sự xúi giục của Mỹ ở sân sau – một chế độ độc tài cũng như những mầm mống chính trị nảy sinh trong suốt quá trình hình thành lịch sử hiện đại, từ chủ nghĩa quân phiệt, chế độ độc tài cho đến chủ nghĩa xã hội và những tư tưởng cấp tiến khác.

Lịch sử đó một mặt được bộc lộ qua nhân vật Santiago và quá trình rời nhà vượt thoát của anh. Luôn chống đối cha mình bởi ông là người kiếm tiền từ chế độ độc tài, Santiago và những người bạn đại học sớm theo Cahuide để kết hợp chi bộ Đại học và chi bộ Công nhân. Thế nhưng anh chưa bao giờ cảm nhận được hoàn toàn mình thuộc về nơi đâu. Chính sự bất định trong tư tưởng của anh cũng ngầm chỉ ra thế chênh vênh của một đất nước đầy hỗn loạn của các nền tư tưởng, mà như một câu thoại trong đây: “Nếu đánh mất sự nản lòng, chỉ cần mở bất cứ tờ báo Peru nào rồi bạn sẽ có lại cảm giác ấy”.

Được cai trị bởi một viên tướng thối tha, ăn cắp và bất lực, Llosa một lần nữa “giấu nhẹm” tổng thống, để cho thấy rằng đó chỉ là một cá nhân bù nhìn, không chủ kiến và hầu như vắng mặt trong suốt tiểu thuyết. Thay vào đó Llosa tập trung hướng vào viên tướng Bermundéz – vị giám đốc công an được đề cử nhanh cấp tốc, với những trò ham thú quyền lực. Ở nhân vật này, người đọc có thể thấy được mẫu hình chung của những tên độc tài đương thời như thể Diaz mà Alejo Carpentier từng thể hiện. Y ta nham hiểm, xấu xí và đầy mưu lược, từng bước từng bước trả thù, ăn miếng trả miếng để nhằm giữ vững chiếc ghế của mình. Mưu toan chồng chất lên nhau, trong đất nước đang dần rệu rã giờ đây chỉ còn những tấn trò hề.

Từ việc cảnh sát đàn áp các nhóm thanh niên nghiên cứu chủ nghĩa Marx cho đến các phong trào chống đối Odría; từ việc liên minh của các chính trị gia nhằm hất cẳng Bermundéz cho đến hành động hối lộ ám vào máu thịt… Llosa đã tái hiện một cách chung nhất mảnh đất “khốn khổ khốn nạn” nơi quê hương ông, mà trong thực tế với cuốn Thành phố và Lũ chó, ông cũng từng bị đuổi khỏi đất nước về sự nói thẳng và nói thực của mình.

Những cách tân nghệ thuật
Cấu tạo 5 phần như vở bi kịch năm hồi thường thấy, Llosa thay đổi phong cách viết ở từng phần một, từ liên tục trong một mạch kể duy nhất cho đến cắt rời câu chuyện, tiếp theo đó là những dòng suy tư dài cũng như những đoạn đối thoại nâng kịch tích không ngơi nghỉ. Tiểu thuyết dâng đến cao trào ở phần thứ 5 như hơi thở thở ra bất lực, của những sự thực được nói ra, của bí mật đã thôi kềm giữ. Bốn phần trước ông đều gài cắm những bi kịch riêng trên nền một câu chuyện lớn, để dần dần xâm chiếm và là cú bùng nổ cảm xúc cần thiết cuối cùng.

Sử dụng mạng lưới nhân vật chằng chịt là những cá thể xung quanh nhân vật chính Santiago, Llosa khai thác một cách hiệu quả các mối quan hệ xã hội, để không phân nhỏ vào mối quan hệ huyết thống, mà từ đó ta thấy được sự bất hạnh có thể đổ ập xuống đầu của bất kì ai trong bất kì lúc nào. Từ nàng Amalia mang bi kịch như trong Quán rượu của Zola cho đến Trinidad bị thẩm vấn dã man cuối cùng gục chết ở một góc phố. Từ thiếu phụ làng chơi – Nàng Thơ Hortensia cho đến Ambrosio – con người sống động duy nhất, vẫn giữ được nhân tính trong bầu không khí độc hại của quyền lực, mưu toan, tiền bạc và sau rốt là đánh mất nhân đạo.

Llosa tạo ra một trường phái riêng cho mình, khi ông cắt rời những câu đối thoại, bối cảnh… riêng lẻ để gom chúng vào một vision board, từ đó gợi lên nguyên nhân – kết quả, đôi khi là bổ sung góc nhìn, mà cũng có khi là gợi nên một sự hoang mang nhất định. Sự cắt rời này vừa là manh mối nhưng cũng là một ý nghĩa bâng quơ xẹt qua người đọc, nó nằm ở đó để đay nghiến rốt cuộc điều gì xảy ra, hay ai đang nói? Để rồi họ mang theo nó đến suốt hành trình, không dễ dàng để tìm ra hay chỉ ghép nối được ở phía sau cuối.

Sự tách rời ấy như biện pháp đảm bảo tính xác thực của Llosa. Chi tiết những cuộc biểu tình không chỉ đến riêng từ phía Don Cayo Bermúndez – người chuẩn bị bị hất cẳng, mà còn từ phía liên minh của những người gây ra xung đột. Cũng tương tự với câu chuyện của Amalia, của Trinidad, của Queta hay Ambrosio. Llosa ẩn thân hầu hết trong tiểu thuyết này, ông không cho cảm giác độc giả đang bị dắt mũi hay nhìn bó hẹp theo bản thân tác giả, mà với sự đa chiều trong cách khai thác sự thật, những gì ông viết ra có thể đánh lừa bất cứ ai e dè, có thể vẫn xuất phát từ ngòi bút tác giả, nhưng toàn vẹn và bao trùm.

Hình tượng xuyên suốt về một cơn nhộn nhạo dạ dày, là con rắn, là nhát dao hay là con sâu cũng lẩn khuất xuyên suốt tác phẩm. Mọi nhân vật đứng trước bi kịch đời mình đều cảm thấy tình trạng ấy, của nỗi sợ chết, của cuộc đời hoang đàng và của hậu kiếp đang chờ sau đó. Sự hội tụ này cho thấy Llosa quy tụ nhân vật về các nút thắt, để cho thấy rằng chúng đều bắt nguồn từ chính một lịch sử biến động của Peru, nơi họ sống, thở từng giây phút một của sự đàng điếm, xa hoa, và giờ đây rồi sẽ mục rữa và sụp đổ.

*

Trò chuyện trong quán La Catedral có thể thách thức bất cứ người đọc nóng vội nào. Bằng thời lượng lớn cũng như phong cách viết đặc biệt, Llosa đã khơi gợi lịch sử biến động của dải đất châu Mỹ, vừa đớn hèn mà cũng đau thương không thể khác được. Với tác phẩm lớn này, ông để lại dấu ấn cá nhân nhưng cũng phân tích một cách sâu sắc cấu trúc quyền lực cũng như thân phận nhỏ nhoi của những nạn nhân trong thời cuồng loạn. Mới mẻ và đầy đặc sắc.

Hết.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 26 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Dec 09, 2022 5:36 pm

Giới thiệu sách Trò Chuyện Trong Quán La Catedral – Nobel Văn Chương 2010

Santiago Zavala, một nhà báo bình thường ở thủ đô Lima, Peru, một hôm bất ngờ gặp lại Ambrosio, tài xế của bố anh ngày xưa, nay luống tuổi. Ngồi trong quán rượu La Catedral, hai người nhắc lại quá khứ, trò chuyện về những gì đã xảy ra trong mười mấy năm qua, và qua đó Santiago Zavala hồi tưởng lại chính mình, một chàng trai trong sáng, đầy lý tưởng, từng mong ước góp được chút gì trong sức của mình hòng thay đổi hiện trạng "khốn khổ khốn nạn" của một nước Peru đương mục ruỗng bởi nạn tham nhũng của giới cầm quyền thối nát, nhưng rồi thử thách của thực tại sẽ tỏ ra quá lớn so với chút nhiệt tình tuổi trẻ của anh… Thế rồi, qua Ambrosio, anh biết được những điều anh không muốn biết về cha đẻ của mình, rằng người cha mà anh từng nổi loạn chống lại – song chưa bao giờ thôi yêu quý – có thể có những mối liên hệ gì với chế độ độc tài mà anh căm ghét.

Bằng giọng văn sắc lạnh, sinh động, cuốn hút và vô cùng mạnh mẽ, cùng lối tự sự khác thường đan xen những mẩu thoại diễn ra song song tại nhiều nơi chốn khác nhau, với những tuyến hành động ở ngoài trật tự thời gian, Trò chuyện trong quán La Catedral giống một cuốc đi trên đoàn tàu tốc độ cao, đã bước lên là bị cuốn theo không dừng nổi, và toàn bộ xã hội Peru một thời đã qua – cũng là một trong nhiều dị bản của cõi nhân sinh – ào ào lướt qua mắt qua tai qua tâm trí chúng ta và đọng lại rất lâu sau khi trang cuối cùng gấp lại.

Mario Vargas Llosa (sinh 1936), người Peru, là một trong những nhà văn hàng đầu của Mỹ la tinh và thế giới. Tác phẩm nổi bật của ông gồm có La casa verde (1966), Conversación en la Catedral (1969), La tía Julia y el escribidor (Dì Julia và nhà văn quèn, 1977, đã dịch ra tiếng Việt), La guerra del fin del mundo (1981), La fiesta del chivo(2000), v.v. Ngoài tiểu thuyết, ông còn viết tiểu luận, phê bình, báo chí.

Vargas Llosa được Viện hàn lâm Thụy Điển quyết định trao giải Nobel Văn chương năm 2010

Trò chuyện trong quán La Catedral
SGTT.VN – Đây là tác phẩm thứ hai của nhà văn Peru – Mario Vargas Llosa, Nobel Văn chương 2010, được xuất bản tại Việt Nam (tiểu thuyết Dì Julia và nhà văn quèn đã được NXB Tác Phẩm Mới in năm 1986).

Là một tiểu thuyết dày, không dễ đọc, song, với những ai làm quen và thích nghi được lối viết dồi dào chi tiết, hoà trộn, đồng hiện không gian, văn cảnh từ đầu đến cuối cuốn sách, đây lại là một tác phẩm đầy hấp dẫn để khám phá ra một thứ phức cảm nảy sinh từ bối cảnh hiện thực mà tác giả đưa vào trang viết. Đó là một đất nước Peru đầy hỗn loạn, xô đẩy những con người trượt dài, tha hoá và trở nên tẻ nhạt, mất ý thức xã hội, không còn làm chủ được lẽ sống của mình… thể hiện qua câu chuyện những thế hệ trong gia đình Don Fermín – một kỹ nghệ gia giàu sang.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 26 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Dec 09, 2022 5:45 pm

22 cuốn sách đoạt giải Nobel Văn học hay xứng đáng tìm đọc

Readvii 

22 cuốn sách đoạt giải Nobel Văn học hay bao quát nhiều chủ đề, thể hiện góc nhìn của các tác giả, với cách viết độc đáo, giá trị tinh hoa vượt thời gian, bất kỳ ai cũng nên tìm đọc.

Quo Vadis
Quo vadis vẽ nên một bức tranh về thời kỳ sơ khai của Thiên chúa giáo, mấy chục năm sau ngày Chúa Jesus bị đóng đinh câu rút.

Câu chuyện xoay quanh mối tình của Vinicius và Lygia, trong bối cảnh rộng lớn hơn là vụ hỏa tai thành Roma năm 64, đưa đến cuộc khủng bố giáo dân sau đó. Tình yêu của đôi trẻ là hạt mầm tốt đẹp đã được gieo bởi đức tin chính vào những thời khắc ác nghiệt tăm tối nhất, thời của bạo chúa Nero và xã hội La Mã trụy lạc sa đọa.

Quo vadis tái hiện sinh động trước mắt ta một thành Roma đầy màu sắc, có những tiện dân từ mọi miền thế giới chen chúc nhau trên những con đường dẫn tới Forum Romanum, có những tiệc rượu trong tiếng nhạc lời thơ Anacreon, có tiếng sư tử gầm vang trong đấu trường, và có tiếng lửa thiêu da thịt kẻ tuẫn đạo treo mình trên thập tự.

Với những giá trị tư tưởng và nghệ thuật lớn lao, từ khi ra đời, Quo vadis đã được dịch sang hơn bốn mươi thứ tiếng với nhiều lần chuyển thể lên sân khấu và màn ảnh rộng, cho đến nay vẫn là kiệt tác bất hủ của văn hào Henryk Sienkiewicz được mọi thế hệ độc giả khắp thế giới đón nhận.

Mãi Đừng Xa Tôi
Mãi Đừng Xa Tôi là câu chuyện mang tính khoa học giả tưởng, lấy bối cảnh nước Anh cuối thế kỷ 20.

Kathy, Ruth và Tommy xuất thân từ một ngôi trường đặc biệt: trường nội trí Hailsham. Những con người ở đó đều có chung một số phận được định đoạt. Họ chấp nhận số phận, nhưng vẫn khát khao trì hoãn. Với giọng điệu bình thản như mặt biển sóng ngầm, câu chuyện kể về một hiện thực đáng sợ diễn ra trong một thế giới “giả tưởng”, nhưng cũng không xa lắm thế giới “thật tưởng” mà chúng ta đang sống. Câu chuyện ám ảnh chúng ta bởi tiếng kêu đau đớn đến xé lòng về tình yêu và hạnh phúc. Nó buộc chúng ta phải suy nghĩ lại về giá trị Người của chính mình.

Câu chuyện khép lại trong một kết thúc không thể nào khác được càng khiến cho ta hiểu thêm về giá trị nhân văn, nhân đạo, giá trị của con người. Tác phẩm rất xứng đáng là một trong 100 tiểu thuyết tiếng Anh hay nhất từ năm 1923. Một cuốn , giả tưởng mà tất cả chúng ta nên đọc qua ít nhất một lần.

Các Hung Thần Lên Cơn Khát
Anatole France là một trong những nhà văn lớn nhất của nước Pháp thời cận đại, ông sinh ở Paris ngày 16 tháng 4 năm 1844, ngày 13 tháng 10 năm 1924 ở Tours, Indre-et-Loire, Pháp. Năm 1921 ông được trao giải Nobel Văn học vì “những tác phẩm xuất sắc mang phong cách tinh tế, chủ nghĩa nhân văn sâu sắc và khí chất Gô-loa đích thực”… Đến năm 1922, sách của ông đã nằm trong danh sách cấm của Giáo Hội Công Giáo La Mã, bởi trước tác của ông chống lại sự mê hoặc tôn giáo, giáo điều chủ nghĩa; dưới ngòi bút châm biếm đả kích, trào lộng, A. France mỉa mai những luận điệu thần thánh, những thiết chế Nhà nước, những thối nát của nhà thờ cùng với sự đớn hèn của loài người.

Các hung thần lên cơn khát là một thiên hùng ca bi tráng về thời kỳ Công xã Paris. Nhân vật chính của câu chuyện là Évariste Gamelin, một họa sĩ trẻ tràn trề sức sống và lý tưởng, một người con hiếu thảo sống cùng mẹ già nghèo khó, một người bạn vô hại dễ thương, một công dân nhiệt tình yêu nước, một chiến sĩ tuyệt đối trung thành với Cách mạng được bổ nhiệm làm hội thẩm của Tòa án Cách mạng Pháp. Tư tưởng cực đoan và sự sùng bái cá nhân của Gamelin đối với các nhà lãnh đạo công xã Robespierre, Marat, và cơn ghen cuồng điên trong mối tình si chớm nở đã từng bước đưa anh từ một nghệ sĩ mộng mơ thành một tên giết người hàng loạt. Vì chế độ Cộng hòa, anh hy sinh không hối tiếc bao nhiêu sinh mạng, kể cả bạn bè, và nếu cần, cả em gái mình để làm lễ dâng lên bàn thờ Tổ quốc..

Trăm Năm Cô Đơn
Cho đến nay Trăm Năm Cô Đơn vẫn là cuốn tiểu thuyết lớn nhất của Gabriel Garcia Márquez, nhà văn Columbia, người được giải Nobel về văn học năm 1982. Trăm Năm Cô Đơn ra đời (1967) đã gây dư luận sôi nổi trên văn đàn Mỹ Latinh và lập tức được cả thế giới hâm mộ. Sau gần hai mươi năm, Trăm Năm Cô Đơn đã có mặt ở khắp nơi trên hành tinh chúng ta để đến với mọi người và mọi nhà.

Trăm Năm Cô Đơn là lời kêu gọi mọi người hãy sống đúng bản chất người – tổng hòa các mối quan hệ xã hội – của mình, hãy vượt qua mọi định kiến, thành kiến cá nhân, hãy lấp bằng mọi hố ngăn cách cá nhân để cá nhân mình tự hòa đồng với gia đình, với cộng đồng xã hội. Vì lẽ đó Garcia Márquez từng tuyên bố cuốn sách mà ông để cả đời sáng tác là cuốn sách về cái cô đơn và thông qua cái cô đơn ông kêu gọi mọi người đoàn kết, đoàn kết để đấu tranh, đoàn kết để chiến thắng tình trạng chậm phát triển của Mỹ Latinh, đoàn kết để sáng tạo ra một thiên huyền thoại khác hẳn. Một huyền thoại mới, hấp dẫn của cuộc sống, nơi không ai bị kẻ khác định đoạt số phận mình ngay cả cái cách thức chết, nơi tình yêu có lối thoát và hạnh phúc là cái có khả năng thực sự, và nơi những dòng họ bị kết án trăm năm cô đơn cuối cùng và mãi mãi sẽ có vận may lần thứ hai để tái sinh trên mặt đất này.

Người Xa Lạ
Người xa lạ của Albert Camus được khởi thảo năm 1938, hoàn tất năm 1940 và xuất bản lần đầu năm 1942.

Tiểu thuyết khắc họa chân dung nhân vật Meursault trong khoảng thời gian kể từ ngày mẹ của Meursault chết ở trại tế bần dành cho người già cho đến gần cái chết của chính anh ta.

Cuốn sách được chia thành 2 phần với 11 chương, với kiểu tự thuật về cuộc đời của nhân vật tôi – Meursault, một nhân viên thư ký lãnh việc gửi hàng hóa.

Sông Đông Êm Đềm
Sông Đông êm đềm là bộ tiểu thuyết vĩ đại nhất của nhà văn Nga Mikhail Aleksandrovich Sholokhov. Với tác phẩm này, Sholokhov đã được tặng Giải Nobel văn học năm 1965.

Sông Đông êm đềm miêu tả một giai đoạn lịch sử mười năm từ 1912 đến 1922 trong phạm vi địa lý rộng lớn: mặt trận miền Tây nước Nga trong Thế chiến thứ nhất, Ukraina, Ba Lan, România cho đến Sankt-Peterburg, Moskva nhưng chủ yếu diễn ra ở hai bờ sông Đông và tập trung vào một làng Cossack ven sông.

Trong phần đầu của tiểu thuyết, Sholokhov đã quay lại quá khứ của gia đình Melekhov từ thời người ông nội với cô vợ người Thổ Nhĩ Kì bị người dân Cossack xa lánh và dị nghị do lối sống kì lạ. Gregori Melekhov là con thứ hai trong một gia đình ông nội là người Cossack, bà nội là người Thổ Nhĩ Kỳ. Gregori đem lòng yêu Aksinia, vợ một người hàng xóm và nhằm ngăn cản mối quan hệ này, gia đình Melekhov cưới Natalia cho chàng. Để được tiếp tục sống bên nhau, Gregori và Aksinia cùng bỏ nhà đi làm thuê. Tủi nhục, phẫn uất, Natalia đã quyên sinh nhưng không chết..

Xứ Tuyết
Xứ tuyết là tiểu thuyết dạng vừa đầu tiên của Kawabata Yasunari, cũng là tác phẩm đại diện cho chủ nghĩa duy mỹ ở ông. Trước khi chỉnh sửa và xuất bản thành sách vào năm 1948, Xứ tuyết đã xuất hiện từng phần trên tạp chí trong rải rác mười hai năm, qua hình hài các truyện ngắn Kính chiều, Kính ngày… là thành quả sau nhiều lần lữ du như áng mây lang bạt sang miền tuyết trắng, nơi trước tiên là ông, rồi đến nhân vật của ông chìm đắm trong vẻ đẹp hoang sơ đầy ắp động-tĩnh-thanh-sắc của thiên nhiên, trong vẻ đẹp tương phản nhưng đều hút hồn của con người.

Nhân vật chính, Shimamura, là một người cơm áo không lo, dần dần thành ra mau chán và ì trệ. Vì muốn củng cố thái độ sống của mình, anh quyết định đi xa leo núi, lấy sự vất vả về thể xác làm phương pháp rèn tinh thần. Từ trên núi xuống, anh ghé vào làng suối nước nóng ngay cạnh đó để nghỉ ngơi, nào ngờ từ đây buông mình vào mối quan hệ khiến anh nhiều khi ân hận nhưng không dứt bỏ được với một geisha nồng nàn, giàu nhục cảm, cho đến ngày một ngọn lửa điêu tàn bùng lên thiêu rụi tất cả.

Là tác phẩm đỉnh cao của Kawabata, giúp ông giành giải Nobel Văn chương năm 1968, Xứ tuyết đẩy đến cực hạn cái đẹp hư vô, cái đẹp thanh khiết và cái đẹp bi thiết bằng một bút pháp tinh tế, cô đọng, gợi ý, khó nắm bắt, tạo nên cuộc hội ngộ hoàn hảo giữa thể loại tiểu thuyết và thơ Haiku..

Âm Thanh Và Cuồng Nộ
Khi nhắc đến các tác phẩm của W. Faulkner thì ta gọi nhớ đến bút pháp độc đáo và sáng tạo, đem tới nhiều thử thách cho độc giả. Và trong đó có cuốn tiểu thuyết “Âm thanh và cuồng nộ” đã mang đến cho cho ông danh tiếng lừng lẫy. Tuy nhiên, đến tận bây giờ, cuốn sách vẫn là một thách đố đầy quyến rũ cho bất kỳ độc giả nào muốn thâm nhập vào thế giới âm u, náo động, mãnh liệt và thấm đẫm tình người của W.Faulkner.

Nhan đề của cuốn sách được trích từ một câu thơ của W. Shakespeare, trong vở kịch Macbeth, đó là một định nghĩa về cuộc đời: “It is a tale told by an idiot, full of sound and fury, signifying nothing” (Đó là câu chuyện do một thằng ngây kể, đầy những kêu la và cuồng nộ, chẳng có ý nghĩa gì).

Tiểu thuyết gồm bốn chương thì có tới ba chương là độc thoại nội tâm của nhân vật. Ở đó có những tiếng gào khóc và điên giận, những ý nghĩ rời rạc, mù mờ, chắp nối, hỗn độn, những hồi ức, liên tưởng nhảy cóc từ thời điểm này sang thời điểm khác, xuôi ngược trên dòng thời gian, lẫn lộn quá khứ, hiện tại, tương lai. Tác phẩm tựa như một bản giao hưởng thuộc trường phái ấn tượng mà các chủ đề xuất hiện, biến mất, tái hiện rồi lại biến mất cho đến khi bùng nổ trọn vẹn. Tuy nhiên, không cần phải hiểu cặn kẽ từng câu trong kiệt tác này mới có thể cảm nhận vẻ đẹp và sức quyến rũ của nó, và cái hấp dẫn người đọc lại chính là những vùng mờ tối, những mặt trái sáng, mơ hồ lấp lửng ấy. Đôi khi có những gian nan khi đọc tác phẩm của W. Faulkner đó là: hàng trang sách không có dấu chấm câu, những đại từ nhân xưng không rõ chỉ vào ai, những ẩn dụ rắc rối, bí hiể Chính vì thế, Âm thanh và cuồng nộ xứng đáng được gọi là một kiệt tác của William Faulkner và nền văn học nhân loại..

Ông Già Và Biển Cả
Ông Già Và Biển Cả (tên tiếng Anh: The Old Man and the Sea) là một tiểu thuyết ngắn được Ernest Hemingway viết ở Cuba năm 1951 và xuất bản năm 1952. Tác phẩm là truyện ngắn dạng viễn tưởng và là một trong những đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn, đoạt giải Pulitzer năm 1953.

Nhân vật trung tâm của các phẩm là một ông già đánh cá người Cu-ba, người đã chiến đấu trong ba ngày đêm với con cá kiếm khổng lồ trên vùng biển Giếng Lớn khi ông câu được nó. Sang ngày thứ ba, ông dùng lao đâm chết được con cá, buộc nó vào mạn thuyền và lôi về nhưng đàn cá mập đánh hơi thấy và lăn xả tới, ông lại đem hết sức tàn chống chọi với lũ cá mập, phóng lao, thậm chí cả mái chèo để đánh chúng. Ông giết được nhiều con, đuổi được chúng đi, nhưng con cá kiếm của ông chỉ còn trơ lại một bộ xương khổng lồ. Ông lão trở về khi đã khuya, đưa được thuyền vào cảng, về đến lều, ông nằm vật xuống và chìm vào giấc ngủ, mơ về những con sư tử..

Trò Chuyện Trong Quán La Catedral
“Trò chuyện trong quán La Catedral” là tác phẩm thứ ba của Mario Vargas Llosa, được in khi ông 33 tuổi. Giới phê bình mô tả đây là cuốn sách phơi bày sự tàn nhẫn của chế độ độc tài, đồng thời là tác phẩm cay đắng và thấm đẫm sự tuyệt vọng của ông.

Santiago Zavala, một nhà báo bình thường ở thủ đô Lima, Peru, một hôm bất ngờ gặp lại Ambrosio, tài xế của bố anh ngày xưa, nay luống tuổi. Ngồi trong quán rượu La Catedral, hai người nhắc lại quá khứ, trò chuyện về những gì đã xảy ra trong mười mấy năm qua, và qua đó Santiago Zavala hồi tưởng lại chính mình, một chàng trai trong sáng, đầy lý tưởng, từng mong ước góp được chút gì trong sức của mình hòng thay đổi hiện trạng “khốn khổ khốn nạn” của một nước Peru đương mục ruỗng bởi nạn tham nhũng của giới cầm quyền thối nát, nhưng rồi thử thách của thực tại sẽ tỏ ra quá lớn so với chút nhiệt tình tuổi trẻ của anh…

Đẹp Và Buồn
Câu chuyện chính của Đẹp và buồn kể về mối quan hệ tình yêu tay ba đầy bi kịch và tuyệt vọng của Oki với tình nhân Otoko, và người vợ Fumiko.

Oki là một nhà văn đã có vợ, nhưng vẫn say đắm thiếu nữ Otoko khi ấy mới 17 tuổi, bởi vẻ đẹp thanh khiết, quyến rũ. Sau đó khi Otoko có thai, Oki không thể bỏ vợ và lấy Otoko nên Otoko sinh non, phát điên phải đi bệnh viện tâm thần.

Khi đã khỏi bệnh, nàng theo mẹ chuyển về cố đô Tokyo. Oki sau đó viết tác phẩm Thiếu nữ mười sáu và trở nên nổi tiếng. Nhưng tác phẩm ấy đã khiến người vợ của Oki, khi ấy đang mang thai, rơi vào mệt mỏi suy kiệt và trầm cảm, dẫn đến xảy thai.

Mối tình đau đớn ấy đã cướp đi sinh mạng của hai đứa trẻ sơ sinh, trở thành nỗi ám ảnh cho các nhân vật trong tiểu thuyết. Mặc dầu vậy, đó là câu chuyện của hai mươi năm trước, bi kịch chính của Đẹp và buồn thực sự bắt đầu khi Keiko, học trò của Otoko, cũng là người say đắm Otoko xuất hiện, với khao khát trả thù Oki..

Cao Lương Đỏ
Bối cảnh câu chuyện là những năm 1920 và 1930 tại miền quê Cao Mật ở miền Nam Trung Hoa. Câu chuyện được kể từ ngôi thứ nhất, với nhân vật chính là bà nội của người kể truyện. Cô gái trẻ đầy khát vọng yêu đương đã bị gả cho một người đàn ông mắc bệnh phong. Ngày lên kiệu hoa, cô gái đầy chán chường ấy đã gặp và say mê một trong những người phu kiệu khỏe mạnh, mà sau này đã trở thành tư lệnh Dư Chiêm Ngao, người anh hùng phục kích đoàn xe Nhật. Ngày hôm ấy chính anh đã cứu cô khỏi tay bọn cướp.

Hai ngày sau ở nhà chồng, cô thức trắng với con dao trong tay. Ngày thứ ba được trả về, người phu kiệu đã cướp cô chạy vào rừng cao lương đỏ. Ba ngày hạnh phúc trong rừng đã đem lại cho cô một đứa con trai, cha của người kể chuyện.

Năm 14 tuổi, người con trai gia nhập đoàn quân của Dư Chiêm Ngao mà ông vẫn coi là cha nuôi. Người con gái giờ đây đã là người thiếu phụ, ngày ngày vẫn làm bánh đem ra chiến trường khao quân. Trong một lần gánh bánh gặp đúng lúc xe giặc đang đi qua, bà đã hy sinh. Trước khi chết bà nói cho con trai biết về người cha thật sự, và ra đi nhẹ nhàng trên đệm cây cao lương, nơi đã chứng kiến tình yêu và hạnh phúc của bà.

Cây Người
Patrick White không chỉ viết về những vấn đề phổ quát của thời đại: sự cô đơn, sự đơn độc của bản thể; văn của ông còn đi sâu vào chủ đề quen thuộc, những khía cạnh trần thế đời thường, ứng xử của con người với thiên nhiên vạn vật. Và Cây Người là đại diện tiêu biểu xuất sắc cho bút pháp ấy, một cuộc phản kháng văn chương, chống lại chủ nghĩa duy vật và nêu bật lên những mâu thuẫn của chủ nghĩa hiện thực…

Cây Người còn là một áng văn tuyệt mỹ về nước Úc sơ khai trữ tình, về những con người được tôi luyện trong gió và cát, cũng giống như cái cây nơi hoang dã, con người phải sống bằng chính sức lực của mình, phải chống lại mọi bão giông cuộc sống, giống như cái cây “không hề có phút giây yên tĩnh”… Dù bị đau đớn quằn quại, người ta vẫn tha thiết yêu thương cái mảnh đất ấy. Đến tận cùng, xứ sở cội nguồn của ta mới là điều quan trọng, dù ta có thích hay không…

Tất cả những điều đó đã đưa Patrick White thành một tượng đài văn chương, ông cũng là người Úc đầu tiên được trao giải Nobel Văn học, vì “những tác phẩm có nghệ thuật phân tích tâm lý sâu sắc tinh tế và bút pháp sử thi, nhờ đó đã mở ra một châu lục văn chương mới.”

Buồn Nôn
Với phương pháp mô tả theo hiện tượng học, nền văn nghệ thời mới đã thực hiện được cuộc hôn phối toàn bích với khoa triết lý. Trong số những triết gia ở trên đỉnh cao của thời hiện đại, Sartre là hình ảnh biểu trưng toàn vẹn cho lời quả quyết trên, nhờ vào thiên tài văn nghệ và sức sáng tác phong phú của ông.

Dòng máu văn nghệ luân lưu trong huyết quản Sartre đã chuyên chở đến cho quần chúng độc giả những chất liệu cần thiết để đi vào tư tưởng Sartre, và còn gây nhiều ảnh hưởng quan trọng hơn là những bộ tiết luận vĩ đại của ông.

Tác phẩm Buồn Nôn (La Nausée, 1938) là một trong số những tác phẩm giá trị nhất của nền văn học thế kỷ thứ XX, đồng thời cũng là tác phẩm thuộc vào loại khó đọc, vì ngoài giá trị về phương diện thẩm mỹ, tác giả còn muốn đưa ta chạm mặt thực sự với một trực giác nguyên uỷ, làm trung tâm điểm cho nền hiện sinh vô thần của ông: trực giác về hiện hữu của sự vật..

Giờ đây, chỉ còn buông mình theo lời kể và dần dà đánh thức dậy anh chàng Roquentin đang ngủ im trong mỗi người chúng ta.

Tên Tôi Là Đỏ
Ẩn dấu bên trong bức màn bí ẩn, đầy lôi cuốn của câu chuyện trinh thám với những án mạng bi thảm, Tên tôi là Đỏ đã đưa độc giả trở về 4 thế kỷ trước, giữa thành Istanbul hoa lệ, khám phá chiều sâu tâm hồn của một dân tộc. Tác phẩm xuất sắc này của Orhan Pamuk đã đạt.

Câu chuyện bắt đầu vào mùa đông năm 1591, trong lễ kỷ niệm một ngàn năm Hegira, Hoàng đế Thổ ra lệnh cho Enishte – một nhà tiểu họa tài ba, thực hiện một cuốn sách ca ngợi đế quốc của mình, và phải được minh hoạ theo phong cách Venice, vốn là lối vẽ của phương Tây. Trong bối cảnh lịch sử, văn hóa của Thổ Nhĩ Kỳ thế kỷ XVI, đây là một điều bị ngăn cấm, ai thực hiện có thể sẽ gặp nguy hiểm. Nhận trọng trách từ Đức vua, Enishte bí mật giao cho những nhà tiểu họa bậc thầy: Zeytin, Zarif, Leylek, Kelebek, mỗi người một phần việc riêng để hoàn thành cuốn sách mà không một ai thấy được thành phẩm hoàn chính..

Ở Quán Cà Phê Của Tuổi Trẻ Lạc Lối
Liệu những con đường ta qua thời tuổi trẻ có thực sự là đường vòng? Hay chỉ đơn giản là một đường thẳng, dẫn về phía nội tâm?

Tuổi trẻ là một khối dồn nén. Nó có sức phá hoại đến nỗi, vào một thời điểm những tưởng đã quay lưng với cuộc đời, ta chợt nhìn lại và thấy vần vũ quanh mình những gương mặt, mối tình, những lần gặp gỡ, các cảm xúc chân thực và sống động như dao cứa. Đó là tình cảnh của Roland, nhân vật tuy xuất hiện về cuối trong “Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối” (Trần Bạch Lan dịch, Nhã Nam & NXB Văn Học) nhưng lại là mắt xích giải đáp cho mớ ngổn ngang còn lại. Một ngày bước qua quán cà phê La Condé thời xưa cũ rồi nhận ra quán đã đổi thành một cửa hiệu khác, Roland tái dựng ký ức về một cô gái mà anh đã gặp, đã yêu và đánh mất.

Cuốn tiểu thuyết mỏng của Patrick Modiano, khôi nguyên giải Nobel văn chương 2014, được chia thành nhiều giọng kể: một cựu sinh viên trường mỏ, một thám tử chuyên nghiệp, nữ nhân vật chính và Roland-người tình. Từng người kể chuyện tiến vào những vùng của bóng râm. Câu chuyện mở ra bằng việc Jacqueline Delanque, tên thường gọi là Louki, biến mất khỏi cuộc hôn nhân, rong ruổi ở Paris và để lại sau lưng một tấm màn bí ẩn, thêu dệt xung quanh một nhóm bạn vốn là khách quen ở quán cà phê Le Condé..

Kinh Cầu Nguyện Kaddis Dành Cho Đứa Trẻ Không Ra Đời
Tác phẩm hấp dẫn này mở ra khi một nhà văn – người sống sót sau nạn diệt chủng người Do Thái thời Đức quốc xã – giải thích cho bạn rằng: ông không thể sinh ra một đứa trẻ trong một thế giới mà nạn diệt chủng đó đã xả ra và có thể xảy ra lần nữa.

Dõi theo câu chuyện phức tạp, chúng ta nhận thấy vô số thất vọng của người kể chuyện: sự nghiệp văn chương không thành công, hôn nhân thất bại, gia đình mới và con cái của người vợ cũ – những đứa trẻ có thể là con mình.

Kinh Cầu Nguyện Kaddis Dành Cho Đứa Trẻ Không Ra Đời là một tác phẩm sâu sắc, thơ mộng và không dễ cảm nhận.

Của Chuột Và Người
Là tác phẩm nổi tiếng nhất của John Steinbeck, “Của Chuột Và Người” được coi là khuôn mẫu tiểu thuyết xuất sắc cho văn chương Mỹ.

Câu chuyện khắc họa nỗi cùng khổ của những người dân lao động trong bối cảnh Đại khủng hoảng kinh tế, của những thân phận tột cùng cô độc giữa một xã hội đầy rẫy bất công. Ở đó, ước mơ và hoài bão mắc cạn trong cái vòng luẩn quẩn, còn khát khao làm chủ số phận chỉ là một ảo giác an thần kéo lê những đôi chân trĩu nặng không ngừng bôn ba xê dịch.

Với lối kể chuyện giản dị, giàu cảm xúc, cùng cấu trúc ba hồi khúc chiết như một vở kịch, “Của Chuột Và Người” đã góp phần đưa John Steinbeck trở thành nhà văn sáng tác về tầng lớp lao động xuất sắc nhất nước Mỹ.

Gia Đình Buddenbrook
Cuốn tiểu thuyết đầu tay vĩ đại của Thomas Mann, một trong hai tác phẩm mang về cho nhà văn giải Nobel Văn chương năm 1929. Cuốn sách xếp vị thứ 7 trong top 100 cuốn tiểu thuyết Đức ngữ hay nhất thế kỷ 20 do Literaturhaus Münchenvà Bertelsmann bình chọn. Cứ 10 người Đức thì có 1 người đọc Gia đình Buddenbrook. Ở Trung Quốc, Gia đình Buddenbrook được coi là phiên bản Đức ngữ của Hồng lâu mộng.

Gia đình Buddenbrook xuất bản lần đầu tại Đức năm 1901, khi Thomas Mann mới 26 tuổi, đã nhanh chóng trở thành tác phẩm kinh điển của văn học hiện đại. Câu chuyện kể về một gia đình bốn thế hệ thuộc tầng lớp đại tư sản ở thành phố Lübeck miền Bắc nước Đức. Với ngòi bút điêu luyện, Thomas Mann đã dựng lên một bức tranh toàn diện và chân thực về đời sống của tầng lớp trung lưu: kết hôn và ly hôn, sinh ra và chết đi, thành công và thất bại. Những sự kiện ấy lặp đi lặp lại qua nhiều thế hệ, trong khi gia đình Buddenbrook dần bị cuốn vào vòng xoáy hiện đại dẫn đến sự sụp đổ không thể tránh khỏi của cả dòng họ.

Với hơn 400 nhân vật, câu chuyện giàu chi tiết và đầy tính nhân văn, Gia đình Buddenbrook vượt qua tất cả các cuốn biên niên sử gia đình khác và trở thành hình mẫu cho thể loại văn chương này. Đây cũng được coi là tác phẩm vĩ đại nhất của Thomas Mann.

Cô Gái Chơi Dương Cầm
Được nhào nặn dưới bàn tay của một bà mẹ độc đoán, nghiêm khắc, cô giáo dạy dương cầm Erika Kohut luôn mang trong mình khao khát cháy bỏng về những điều thầm kín nhất của tình yêu.

Ẩn sau vẻ ngoài nghiêm trang, đứng đắn của cô là một tâm hồn bị kìm hãm luôn mong muốn được giải thoát. Chính những giằng xé nội tâm dữ dội ấy đã thúc đẩy Erika lén lút làm những việc bất bình thường và đẩy mối quan hệ giữa cô và chàng sinh viên Klemmer tới bờ vực cay đắng..

Chiến Tranh Không Có Một Khuôn Mặt Phụ Nữ
Chiến Tranh Không Có Một Khuôn Mặt Phụ Nữ – Một tác phẩm của tác giả Svetlana Alexievich – Nobel văn chương 2015, bản dịch đầy đủ nhất từ trước tới nay, không cắt gọt, không kiểm duyệt của chính tác giả do dịch giả Nguyên Ngọc dịch mới hoàn toàn.

Có một cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai mà bạn chưa từng nghe nói tới, những câu chuyện chưa bao giờ được đưa ra ánh sáng, những số phận gắn liền với chiến tranh, đã được tác giả tái hiện lại một cách chân thực nhất, đầy đủ nhất trong “Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ”.

“Ở đấy, ta không thấy anh hùng cũng chẳng thấy chiến công không tưởng tượng nổi, mà chỉ đơn giản có những cá nhân bị cuốn vào một công việc phi nhân của nhân loại. Và trong ấy, không chỉ có họ (con người!) phải chịu đau đớn vì chiến tranh: cùng với con người là đất đai, chim chóc, cây cỏ. Toàn bộ thiên nhiên. Chúng chịu đau đớn mà chẳng nói được một lời, thế càng kinh khủng hơn… Thậm chí một sai lầm lớn. Còn có một cuộc chiến tranh khác mà chúng ta không biết.”

Bác Sĩ Zhivago
Tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago được Pasternak viết xong năm 1956, nhưng do nội dung không thích hợp với đời sống văn học, chính trị Liên Xô lúc bấy giờ, nên đã bị Viện Văn học Moskva và Hội Nhà văn Liên Xô kịch liệt phản đối, các nhà xuất bản ở Liên Xô từ chối xuất bản, còn bản thân Pasternak bị Hội Nhà văn Liên Xô kịch liệt lên án, đả kích.

Dù không được xuất bản trong nước và bị lên án dữ dội, nhưng tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago vẫn tìm được đường đến với độc giả các nước phương Tây. Năm 1957, bản thảo truyện được in thành sách tiếng Nga tại Ý. Năm sau có ấn bản tiếng Ý và tiếng Anh. Pasternak nhờ đó mà được đề nghị nhận giải Nobel văn chương năm 1958, nhưng chính quyền Xô viết bấy giờ ép ông phải từ chối nhận giải thưởng này. Mãi đến 1988, tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago mới được cho in và xuất bản tại Nga.

Cho đến tận ngày nay, Bác sĩ Zhivago vẫn được xem là cuốn tiểu thuyết gây sóng gió bậc nhất, là tác phẩm văn học điển hình nhất của cuộc chiến tư tưởng giữa hai siêu cường thời Chiến tranh lạnh.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 26 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat Dec 10, 2022 4:53 pm

Review Sách] Quo Vadis - Henryk Sienkiewicz


Bởi BTV5 - diemsach

Được chấp bút trong suốt hai năm 1895 – 1896, tác phẩm “Quo Vadis” là đỉnh cao sự nghiệp của văn hào người Ba Lan Henryk Sienkiewicz và đã đem lại cho ông giải Nobel Văn học năm 1905 vì thành tựu ông đóng góp cho thể loại tiểu thuyết lịch sử.

Lấy bối cảnh La Mã năm 64 Công nguyên, dưới sự trị vì của tên bạo chúa Nero, “Quo Vadis” đã vẽ nên một bức tranh về thời kỳ sơ khai của Thiên Chúa giáo vào khoảng mấy chục năm sau ngày Chúa Jesus bị đóng đinh trên thập tự giá. Diễn biến chính của cuốn tiểu thuyết xoay quanh mối tình giữa hai nhân vật: chàng hộ dân quan trẻ tuổi Vinicius thuộc dòng dõi quý tộc La Mã và nàng Lygia, công chúa người Lugii (một dân tộc đã bị chính quyền La Mã xâm lược và bắt làm nô lệ).

Câu chuyện tình yêu của Vinicius và Lygia diễn ra trong bối cảnh vụ đại hỏa hoạn thành Roma năm ấy, sự kiện đưa đến một cuộc khủng bố giáo dân tàn khốc sau đó. Tình yêu của đôi trẻ là hạt mầm tốt đẹp được gieo trồng bởi đức tin nơi Đấng Chúa cứu thế, đã thắp sáng lên niềm tin yêu và ngọn lửa hy vọng nơi những giáo dân trong những thời khắc ác nghiệt tăm tối nhất, khi tội ác của tên bạo chúa Nero và xã hội La Mã trụy lạc sa đọa như khói lửa phẫn nộ ngùn ngụt khắp trời.

Với độ dài 124 chương, “Quo Vadis” là một thiên tiểu thuyết lịch sử đồ sộ phục dựng lại một thời kỳ của thành Roma đầy tráng lệ, nhiều phù hoa mà cũng lắm bi ai thống khổ. Chính vì những giá trị tư tưởng và nghệ thuật lớn lao, từ khi ra đời, “Quo Vadis” đã được dịch sang hơn 40 thứ tiếng với nhiều lần chuyển thể lên sân khấu và màn ảnh rộng, cho đến nay vẫn là kiệt tác bất hủ của văn hào Henryk Sienkiewicz được mọi thế hệ độc giả trên khắp thế giới đón nhận.

Phần 2: Trải Nghiệm

Đọc một cuốn tiểu thuyết lịch sử đoạt giải Nobel Văn học ra đời cách đây gần hai thế kỷ, đối với tôi là một thử thách lớn, không chỉ vì độ dày của sách (tới 727 trang) mà còn vì tính chất xuyên suốt của mạch truyện, buộc độc giả phải đọc liên tục để nắm bắt và xâu chuỗi các tình tiết trong truyện lại. Việc đọc sách văn học khác với sách kỹ năng ở chỗ, bạn phải dành thời gian trọn vẹn cho nó, trong một dòng chảy liên tục để duy trì mạch cảm xúc, chứ không thể đọc vài ba chương rồi mấy ngày sau hay cả tuần sau mới đọc tiếp.

Ngoài độ dày, điều khiến tôi e ngại đầu tiên khi đọc cuốn sách là chuyện dịch thuật. Với một tác phẩm văn học thuộc hàng kinh điển thế giới như thế này, liệu dịch giả có đủ tài hoa để chuyển ngữ nó, mà cụ thể là tiếng Ba Lan sang tiếng Việt. Nhưng bản dịch công phu và mượt mà của dịch giả Nguyễn Hữu Dũng đã làm tôi bị cuốn vào mạch truyện tới mức quên mất rằng đây là một tác phẩm văn học dịch.

Ở những chương đầu tiên khi mô tả bối cảnh câu chuyện, độc giả không đơn thuần là đọc sách rồi mường tượng mà cứ như đang được xem một bộ phim sống động về thành Roma năm 64 Công Nguyên. Vào thế kỷ đầu kỷ nguyên Tây lịch, thành Roma là kinh đô của đế quốc La Mã lẫy lừng nhất lịch sử. Nơi đây có những tiện dân từ mọi miền thế giới chen chúc nhau trên những con đường dẫn tới Forum Romanum, có những tiệc rượu trong tiếng nhạc lời thơ Anacreon, có tiếng sư tử gầm vang trong đấu trường. Một thành Roma đầy màu sắc và sự nhộn nhịp của một giai đoạn lịch sử hoàng kim.

Trong một lần bị thương từ chiến trận, chàng hộ dân quan Vinicius được gia đình ông bà Aulus giúp đỡ và phải ở nhà ông bà điều trị một thời gian. Tại đây, Vinicius có cơ duyên gặp gỡ nàng Lygia xinh đẹp như một nữ thần Rạng Đông, con gái nuôi của ông Aulus, và đã trúng tiếng sét ái tình ngay khoảnh khắc nhìn thấy nàng chơi cùng cậu em trai nơi góc vườn. Đến khi hồi phục trở về nhà, Vinicius vẫn không ngừng tương tư và tưởng nhớ tới nàng Lygia, ngay từ khoảnh khắc gặp nàng, anh đã biết nhất định mình sẽ lấy nàng làm vợ, và anh chỉ yêu duy nhất mỗi mình nàng trên đời thôi.

Ở thành Roma, Petronius – cậu của Vinicius – vốn nức tiếng là một bậc thầy uyên bác đầy trí tuệ, một con người tài hoa am hiểu âm nhạc và thi ca, là người cận thần được hoàng đế Nero rất mực yêu quý và bảy tám phần nể nang. Biết đứa cháu của mình phải lòng Lygia tới mất ăn mất ngủ, Petronius đã ủ mưu để giúp anh chàng “đưa nàng về dinh”. Nếu Lygia chỉ là con gái của một vị quan bình thường trong thành thì chuyện chẳng có gì để nói, ở đây Lygia lại là công chúa của tộc người Lugii bị bắt về làm nô lệ, nên về bản chất thì nàng là người của hoàng đế Nero. Do vậy nếu Vinicius muốn cưới được Lygia thì phải thông qua sự cho phép của hoàng đế. Điều oái ăm nằm ở chỗ tên Râu Đỏ Nero lại là một người háo sắc, nếu y biết được vẻ đẹp của Lygia không thua kém gì nữ thần sắc đẹp và tình yêu, thậm chí còn vượt trội hơn ả hoàng hậu Poppaea của y thì không thể không động lòng ái dục.

Chính vì thế mà Petronius mới bày mưu tính kế để Nero ban Lygia cho Vinicius mà y không cần phải gặp nàng. Nhưng vô tình mưu kế này lại khiến cho Lygia sợ hãi cuộc hôn nhân ép buộc và bỏ trốn vì không muốn lấy Vinicius. Gần hết một nửa câu chuyện là hành trình Vinicius đi lùng sục tìm kiếm Lygia ở khắp nơi và phát hiện một bí mật động trời – hóa ra nàng là một giáo dân, một con chiên ngoan đạo thờ kính Chúa Jesus và hiện đang ở với Đức Sứ Đồ Peter cùng những cận thần người Lugii của nàng. Nửa sau đó là cuộc hội ngộ và gặp gỡ của cả hai, và rồi tình yêu bắt đầu nảy nở, mà tình yêu nhỏ của đôi trẻ ấy lại được bao bọc trong tình yêu lớn của Chúa.

Nhưng câu chuyện không đơn giản đến thế, nếu đơn giản như thế thì “Quo Vadis” đã không trở thành một kiệt tác văn chương bất hủ và được giải Nobel Văn học. Với tính chất điển hình của kết cấu bi kịch, khi mọi chuyện vừa trở nên khá hơn một chút ở giữa truyện thì sau đó mọi chuyện lại tồi tệ trở lại. Khi tình yêu giữa Vinicius và Lygia vừa mới chớm nở, cả hai đã bị chia cắt bởi cuộc khủng bố giáo dân của chính quyền Nero. Viên quan Tigellinus vì muốn xu nịnh cảm hứng thi ca của Nero và muốn thể hiện mình vượt trội hơn tài hoa của Petronius nên đã đốt cả thành Roma, biến Roma thành một chảo lửa đầy tiếng khóc than thống khổ của dân chúng, với mục đích cho tên bạo chúa Nero chứng kiến được một quang cảnh huy hoàng tráng lệ có một không hai trong lịch sử để viết nên một áng thơ bất hủ để đời. Đốt thành Roma xong rồi, y mị hoặc Nero rằng chính những tên giáo dân của một thứ dị giáo ngoại đạo là người đốt thành, và Nero đã ra lệnh truy lùng và bắt hết tất cả giáo dân nhốt vào lao ngục chờ ngày tử hình.

Tình yêu tươi đẹp của Vinicius và Lygia bị chia cắt ngay từ khoảnh khắc đó, khi Lygia bị nhốt vào lao ngục và chờ ngày hành hình, còn chàng thì không thể vào gặp được nàng nên càng héo hon tiều tụy. Cả Petronius và Vinicius đều bị Nero thất sủng vì những lời đường mật xảo trá của Tigellinus.

Liệu Vinicius có cứu được Lygia ra khỏi chốn ngục tù? Liệu hồng ân của Chúa cứu thế có ban phát cho tình yêu của đôi trẻ cùng những tín đồ Thiên Chúa giáo đang chịu cơn bĩ cực ở ngục tù Roma? Cái kết của câu chuyện tôi sẽ không tiết lộ, mà bỏ ngỏ để độc giả tìm đọc ở phần còn lại của cuốn sách. Một cái kết đặc biệt và đầy ấn tượng, đưa người đọc đi từ trạng thái cảm xúc này đến cảm xúc khác, và chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.

Phần 3: Biện Luận

Chương 1. Cuộc Đụng Độ Giữa Cường Quyền Và Thần Quyền.

Trong lần xuất bản đầu tiên, “Quo Vadis” còn có một tiêu đề phụ là “Tiểu thuyết về thời Nero”. Cơn ác mộng của đế chế La Mã lúc bấy giờ không phải là thiên tai nhân nạn, cũng không phải là giặc ngoại xâm, mà là chính vị hoàng đế của nó – tên bạo chúa Nero, người sẵn sàng giết cả mẹ, vợ và em trai mình để lên ngôi vua. Có thể nói Nero là một vị hoàng đế đa nhân cách: có một Nero yêu thi ca, thích được xu nịnh tán tụng như một nghệ sĩ vĩ đại nhất lịch sử; nhưng cũng có một Nero tàn bạo nhẫn tâm, ai thốt ra một lời không lọt tai là y liền ban cho án tử, hay đi tìm lạc thú trong việc đem đến bất hạnh cho người khác.

Roma thời kỳ đó có rất nhiều sự kiện lịch sử, nhưng Henryk Sienkiewicz chỉ tập trung chủ yếu vào hai vấn đề: vụ đốt cháy thành Roma và cuộc khủng bố các tín đồ Thiên Chúa giáo, còn các sự kiện khác chỉ được điểm qua làm nền. Chính sự thu hẹp phạm vi ấy đã cho phép tác giả làm nổi bật lên sự đối đầu giữa hai thế giới: một bên là thế giới triều đình của tên bạo chúa Nero đang ở đỉnh cao nhất của quyền lực, sống trong sự xa hoa, trụy lạc và tội lỗi; còn một bên là thế giới của những người nô lệ và dân nghèo theo đạo Thiên Chúa, xoay quanh hai vị Sứ Đồ Peter và Paul.

Trong thế giới của những người nghèo, họ không có chút quyền lực nào trong tay, nhỏ nhoi và yếu ớt, nhưng họ có một niềm tin mãnh liệt vào Chúa và không cam chịu khuất phục bạo lực. Cuộc đụng độ đầu tiên giữa hai bên là lần đọ nhãn quan tình cờ giữa Sứ Đồ Peter và Nero khi hoàng đế cùng đám quần thần rời bỏ Roma đi chu du nơi khác. Và rồi cuộc đối đầu thầm lặng giữa hai chiến tuyến đó dần mở rộng ra, dâng cao lên, cuốn hút toàn xã hội vào vòng xoáy lịch sử mãnh liệt của nó.

Ở cuộc khủng bố giáo dân năm đó, Nero cho thả những tín đồ Thiên Chúa giáo vào trong đấu trường để cho mãnh thú như sư tử và gấu đến xé xác họ ra. Y cho bịt mắt họ lại và để họ đấu với những binh lính của thành Roma, để rồi chết như ngã rạ. Y cho đốt sống tội nhân để thưởng thức tiếng da thịt cháy của họ. Khủng khiếp hơn, Nero cho đóng đinh giáo dân lên thập tự giá, tái diễn lại màn đóng đinh câu rút của Chúa Jesus. Cả một rừng thánh giá được dựng lên dày đặc trong đấu trường đầy những xác người, mùi máu tanh tởm lợm, trong sự vui sướng tột cùng của Nero và tiếng hò reo hứng khởi của đám dân chúng khi chứng kiến cảnh hành hình giáo dân – những người bị vu oan đã đốt thành Roma.

Nhưng dù cho sự bạo tàn của Nero có đẩy lên đỉnh điểm như thế nào, những tín đồ Thiên Chúa giáo vẫn một mực hướng về Chúa, mở rộng lòng từ ái để tha thứ hết cho những kẻ gây ra khổ đau cho họ về thể xác lẫn tinh thần. Chính ánh hào quang tỏa ra từ khuôn mặt bình thản, ánh mắt sáng rực, nụ cười rạng rỡ trên môi của những giáo dân thuần thành khiến cho chính Nero và nhiều người dân thường kinh ngạc đến sửng sốt.

Phải chăng có một thứ tôn giáo nào đó của tình yêu và sự sống vĩnh hằng đang nảy nở từ trong cái chết, mà ở tôn giáo đó người ta có được sự bình yên và hạnh phúc vượt thoát lên trên khổ đau? Chính cái ý niệm ấy vô hình trung đã dấy lên đâu đó trong xã hội La Mã lúc bấy giờ, và dù Nero có ra sức diệt trừ giáo dân như thế nào, mỗi ngày vẫn không ngừng có những hạt giống đạo mới được gieo khắp nơi.

Trong cuộc đụng độ giữa cường quyền và thần quyền, cuối cùng thì thần quyền cũng đã chiến thắng!

Chương 2. Bi Kịch Tình Yêu Trong Sự Dị Biệt Tôn Giáo.

Khi đọc câu chuyện tình yêu ngang trái trong “Quo Vadis”, tôi chợt liên tưởng tới một mối tình cũng trái ngang không kém được viết trước đó 300 năm – chuyện tình Romeo và Juliet, một câu chuyện bi kịch của đại văn hào William Shakespeare. Câu chuyện bắt đầu tại thành Verona, hai dòng họ nhà Montague và nhà Capulet có mối hận thù lâu đời. Romeo, con trai họ Montague và Juliet, con gái họ Capulet đã yêu nhau say đắm ngay từ cái nhìn đầu tiên tại buổi dạ tiệc tổ chức tại nhà Capulet. Sau đó, mối tình của cả hai phải trải qua nhiều sóng gió và dẫn tới một kết cục đầy bi ai.

Khi viết “Quo Vadis”, tôi đồ rằng có lẽ Henryk Sienkiewicz ít nhiều có chịu sự ảnh hưởng của cấu tứ bi kịch tình yêu như của Romeo và Juliet: hai đôi trẻ trai tài gái sắc yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên; sự khác biệt giữa hai dòng tộc – một bên là dòng dõi quý tộc La Mã, một bên là công chúa của một dân tộc bị đô hộ. Nhưng ở “Quo Vadis”, Henryk đã nâng tầm bi kịch tình yêu của mình lên một góc độ mới, đó là sự dị biệt về mặt tôn giáo của đôi trẻ –một bên là người theo tôn giáo truyền thống của người La Mã, tin vào các vị thần trên đỉnh Olympus, một bên lại là giáo dân tin vào sự cứu rỗi của Đức Chúa Jesus.

Ở những chương đầu tiên, nhân vật Vinicius hiện lên là một chàng hộ quan rất dễ nổi nóng, cộc tính. Ngay khi biết đám nô lệ của mình để xổng mất nàng Lygia, Vinicius nổi trận lôi đình vớ ngay lấy cái chân đèn bằng đồng đập vỡ toang sọ người lão nô Gulo – người một tay nuôi nấng anh từ nhỏ. Chính tính khí thất thường này của anh khiến Lygia mất hết thiện cảm ban đầu về Vinicius mà chỉ cảm thấy sợ hãi và trốn chạy khỏi anh càng xa càng tốt.

Chặng đường tìm lại Lygia của Vinicius cũng chính là quá trình cải biến nhân phẩm và tâm linh của anh, để rũ bỏ hình ảnh người lính La Mã hung bạo khắc nghiệt trong quá khứ để hướng về tình yêu và điều thiện. Chính tình yêu với Lygia đã cảm hóa Vinicius và dẫn lối đưa anh vào tình yêu của Chúa, để rồi Vinicius cũng nhận lễ rửa tội và chính thức trở thành một con chiên ngoan đạo. Sự thay đổi dần dần của người cháu khiến ông cậu Petronius phải thảng thốt ngạc nhiên khi tưởng anh uống lầm thuốc hay ai đó đã mê hoặc anh. Và cũng chính Vinicius là người sau đó dần dần đã cảm hóa được Petronius về sự tồn tại của một Đấng Chúa Trời toàn năng với tình yêu thương vô điều kiện.

***

Kết lại tác phẩm, có thể thấy được Vinicius chính là hiện thân của hy vọng vào tương lai. Khi lửa ngừng cháy trên thành Roma và cơn ác mộng bạo chúa qua đi, các thế hệ sau sẽ được xây dựng nên trên một thế giới tốt lành hơn từ những hạt mầm đã được gieo trong những thời khắc tối tăm ác nghiệt nhất.

“Quo Vadis” đã vượt lên trên cái tầm của một tiểu thuyết lịch sử thông thường. Sau cùng, tác phẩm không phải là một sự tái hiện lại về một thời kỳ lịch sử, mà nó cho người đọc thấy được hành trình mà những linh hồn đau khổ phải trải qua để biểu đạt đức tin, để theo đuổi cái thiện, tình yêu và hy vọng, để sống tốt lành và chết ngay thẳng. Sự chiến thắng của đức tin, tình yêu, điều thiện và cái đẹp trước những thế lực tàn bạo chính là chân giá trị của “Quo Vadis”.

Bài viết gốc: https://thefuture.com.vn/review-sach-quo-vadis/

Nguồn dẫn: https://www.noron.vn/post/review-sach-quo-vadis-6w54og5uqj

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 26 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat Dec 10, 2022 5:00 pm

[Bạn đọc cảm nhận] Quo vadis - Những vì tinh tú

Đăng bởi: Nguyễn Thị Thùy Chia - Sachdonga

“Quo Vadis” là một kiệt tác vĩ đại, đồ sộ, choáng ngợp, thực sự không thể diễn đạt chỉ bằng hai từ “tuyệt vời”. Sức hấp dẫn đến mê hoặc của “Quo Vadis” không chỉ đến từ cốt truyện mang tính sử thi mà còn đến từ hệ thống nhân vật vô cùng đặc sắc và độc đáo.

Nhìn lại lịch sử, đế quốc La Mã dưới thời kỳ bạo chúa Nero trị vì bị tín ngưỡng Đa thần giáo chi phối. Các nhà nghiên cứu tôn giáo gọi hệ thống tín ngưỡng Đa thần giáo này là “Tôn giáo của cá nhân”. Bởi sao lại gọi vậy? Bởi dấu ấn của các vị thần La Mã xuất hiện trong mọi suy tưởng, hành động, mọi lĩnh vực, ngành nghề, mọi cảm xúc, mọi tiêu chuẩn đạo đức vv..

Hệ thống nhân vật đặc sắc trong “Quo Vadis” bởi vậy cũng không thể không thấp thoáng bóng dáng biểu tượng của các vị thần La Mã, tôi xin được đưa ra vài ví dụ:

+ Thần Mars (hay Ares): Marcus Vinicius là một sĩ quan cao cấp và là một quý tộc La Mã. Trong tác phẩm, không ít lần Henryk Sienkiewicz đã mô tả thân hình như tượng tạc, sự dũng mãnh thiện chiến, tính cách nóng nảy của Vinicius chính là hiện thân của thần chiến tranh.

+ Thần Latone (hay Apollon): Gaius Petronius được biết đến với danh hiệu là "người điều tiết lịch lãm", vốn là cựu thống đốc của Bythinia. Petronius là thành viên của triều đình Nero. Ông dùng sự khôn ngoan của mình vừa nịnh bợ vừa châm chọc Nero. Petronius tài hoa, duy mỹ khiến ta không thể không liên tưởng tới Latone vị thần của âm nhạc và thơ ca.

+ Thần Bacchus (hay Dionysos): Dĩ nhiên bạo chúa Nero muốn mình là hiện thân của Latone nhưng trên thực tế ông ta thực sự giống Bacchus hơn bởi theo ông ta luôn là những đám rước hoàng tráng, rùm beng và lố lăng cùng với những cuộc ăn chơi sa đọa, thác loạn, quên trời, quên đất.

+ Thần Junon (hay Hera): Poppaea Sabina, là vợ của bạo chúa Nero, nàng là biểu tượng của sắc đẹp đương thời. Tuy nhiên giống như Junon nàng ta đa nghi, nổi danh với những chiêu trò ghen tuông, trả thù ghê gớm.

+ Thần Mercures (hay Hermex): Chilon Chilonides là một kẻ bịp bợm và là một thám tử tư. Ông được Marcus mướn đi tìm thánh nữ Ligia. Nếu Mercures trong thần thoại được mô tả là “tên tay sai đắc lực”, “kẻ thừa hành cần mẫn cho các thế lực xấu xa” thì Chilon cũng vừa vặn như in với những lời mô tả đó. Trong “Quo Vadis” những trường đoạn Chilon xảo quyệt cầu nguyện, mặc cả và thậm chí lừa lọc thậm chí cả thần Mercures hẳn vô cùng ấn tượng khiến bạn đọc không thể nào quên.

+ Thần Ceres (hay Demeter): Claudia Acte là một nô lệ và từng là người tình của Nero. Nero đã chán và quên lãng Claudia, nhưng bà vẫn còn yêu ông. Acte trong tác phẩm yêu mến và nhiệt thành giúp đỡ thánh nữ Ligia khi nàng bị giam lỏng trong hoàng cung khiến bạn đọc không thể không liên tưởng đến huyền thoại xúc động về tình mẹ con giữa Ceres và đứa con gái bị chúa tể địa ngục bắt cóc Proserpine (hay Persephone).

+ Thần Hercule (hay Heracles): Ursus là người bảo vệ thánh nữ Ligia. Ông rất trung thành với công chúa của mình. Sở hữu tầm vóc kỳ vĩ và thần lực hơn người, Ursus đã làm nên những điều phi thường ngoài sức tưởng tượng của con người, giống như Hercule với 12 kỳ công vĩ đại. Cũng giống Hercule lỡ tay giết thày dạy nhạc, Ursus cũng từng lỡ tay giết người khi cứu công chúa của mình và tội lỗi đó khiến ông không ngừng ăn năn trước Thiên Chúa.

Và bởi ở La Mã các vì sao được đặt theo tên của các vị thần nên tôi đã đặt tên bài viết là “Những vì tinh tú”.

©️ Bài viết của bạn Đặng Xuân Lương.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 26 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat Dec 10, 2022 5:03 pm

Su Miko - obook

Quo Vadis (Bìa Cứng) - by Henryk Sienkiewicz

“Quo Vadis?” là một tác phẩm tiểu thuyết lịch sử viết về thời gian đầu của một trong những tôn giáo lớn nhất thế giới, Kitô giáo; dưới triều đại của hoàng đế La Mã, tên Neron.

Nội dung tác phẩm xoay quanh các cuộc bách hại mà Kitô giáo phải chịu trong buổi đầu của tôn giáo này. Một tôn giáo mới lạ và độc đáo trong đế quốc, một tôn giáo tôn thờ một Con Người trên thập giá, một tôn giáo mới từ chối thờ hoàng đế và các phong tục dâm loạn và hoang dã của đế quốc, một tôn giáo coi tất cả mọi người là anh em.

Những cảnh hý trường đẫm máu Kitô hữu dưới nanh vuốt của sư tử, những ngọn đuốc người trong vườn dự yến của vua thật khiến người đọc xót xa. Họ mất đi tính mạng chỉ vì họ là Kitô hữu. Nhưng kỳ lạ thay, giữa cảnh tàn bạo ấy, họ không than thở nhưng một lòng hướng về trời cao và hát vang những bài thánh ca.

Tuy nhiên, tác phẩm cũng là một câu chuyện tình tuyệt đẹp của nàng Lygia và chàng sỹ quan quý tộc Marcus Vinicius. Một câu chuyện tình đi qua những cung bậc khác nhau nhưng sau cùng lại gặp nhau trong Thiên Chúa.

Tác phẩm, còn là câu chuyện của Neron, vị vua luôn lo sợ cho cái vị trí của mình đến nỗi sát hại cả những người thân. Ông đốt thành Roma với mong ước tạo nên một trường ca để đời nhưng lại chẳng dám nhận mình đã đốt thành mà vu vạ cho những Kitô hữu, những người đang lội ngược dòng chảy cuộc đời để sống với tôn giáo yêu thương của mình.

Câu chuyện còn là cuộc gặp gỡ định mệnh của Chúa Giêsu và thủ lãnh giáo hội lúc bấy giờ, Phêrô, người cũng đang hiện diện tại Roma. Giữa cảnh bách hại dã man của đế quốc, các tín hữu lo lắng cho vị cha tinh thần của mình, nên mọi người đồng loạt nhất trí khuyên thủ lãnh Phêrô rời đi để bảo toàn mạng sống và cũng chính là để bảo toàn tôn giáo. Nhưng người tính không bằng trời tính, cuộc gặp gỡ định mệnh với Đấng phục sinh đang vác thập giá đi ngược vào thành. Phêrô hỏi: "Lạy Chúa! Ngài đi đâu?" Giê-su trả lời: "Vì ngươi bỏ dân ta nên ta vào Roma để bị đóng đinh lần thứ hai”. Nghe câu nói đó, Phêrô tỉnh ngộ, quay lại Roma và cùng chịu tử vì đạo với những tín hữu tại đó.


Tóm lại, tác phẩm dưới ngòi bút của Henryk Sienkiewicz hiện lên thật sinh động. Bằng những nghiên cứu lịch sử nghiêm túc, tác phẩm này cho thấy tính cách lịch sử của nó, tuy chỉ là một tiểu thuyết. Có thể nói, đây là tác phẩm xuất sắc, đã được dịch ra hơn 50 ngôn ngữ, được chuyển thể thành phim và cũng giúp Henryk Sienkiewicz đoạt Nobel Văn Học.

Một tiểu thuyết viết về Kitô giáo, nên cân nhắc trước khi đọc vì sợ bạn sẽ bị mê hoặc vậy.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 26 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat Dec 10, 2022 5:07 pm

Review sách Quo Vadis (Bìa Cứng) - Tác Phẩm Đoạt Giải Nobel Văn học 1905

Nguyen Duong Hieu - obook

Quo Vadis là cuốn tiểu thuyết lịch sử, với bối cảnh thời gian là thế kỷ I (cụ thể là khoảng những năm 60 của thế kỷ này, với cái mốc chính là vụ cháy lớn ở Roma năm 64), không gian chính là Roma, kinh đô của đế quốc La Mã, một đế quốc trải rộng từ Tây và Nam Âu sang phần Tây Á, đồng thời kéo dài cả xuống mé dưới Bắc Phi – nghĩa là nó bao trùm toàn bộ vùng Địa Trung Hải, biến Địa Trung Hải thành …cái ao lọt thỏm trong đất nước rộng lớn và hùng mạnh đó. Sau khi Julius Caesar trở thành nhà độc tài năm 44 TrCN – trên thực tế có thể xem ông này như hoàng đế đầu tiên của La Mã – tương tự như Tần Thủy Hoàng “nhất thống thiên hạ” bên Tàu năm 221 TrCN!), từ năm 27 TrCN La Mã chánh thức trở thành đế quốc (empire) với vị vua đầu là Octavian (hay Augustus). Nero, một nhân vật chính trong Quo Vadis, là vị hoàng đế thứ 5 của La Mã, sinh năm 37, trị vì trong giai đoạn 54-68. Giai đoạn này cũng là giai đoạn mà Ki tô giáo (Christianity, Catholicism) đang trong những ngày đầu phát triển rất vất vả và bị đàn áp dữ dội bởi triều đình La Mã vốn theo tôn giáo đa thần kiểu Hy Lạp (anh em đọc thần thoại Hy Lạp hẳn còn nhớ là người Hy Lạp thờ …vô số thần linh, mỗi thần một nhiệm vụ!).

Tác giả muốn kể lại câu chuyện lịch sử về giai đoạn đầu của Ki tô giáo, đẫm máu và nước mắt, song tràn ngập tình yêu thương nhân loại vô điều kiện, bất kể sắc tộc, chức phận, đẳng cấp hay những thù hằn, lỗi lầm quá khứ - những lý thuyết và thực hành hoàn toàn đi ngược lại với văn hóa của đế quốc La Mã thời đó, một đế quốc đang ở thời thịnh vượng, hình thành dựa trên sự chinh phục và vũ lực, tôn sùng các giá trị vật chất và khoái lạc của cuộc sống trần gian, không tin vào đời sống vĩnh hằng sau cái chết. Giữa một bên chỉ có tình thương và sự bất bạo động, bên kia là nhà độc tài (Hoàng đế Nero) và cận thần cùng đám đông dân chúng thích ‘cảm giác mạnh’, dường như chỉ có cái chết theo kiểu ‘tử vì đạo’ mới tạo ra được những ảnh hưởng và thay đổi nào đó – và điều này đã được Sienkiewicz thể hiện rất rõ, rất hay, rất khéo léo qua gần 800 trang sách.

Nội dung cuốn sách quá nổi tiếng, giúp tác giả đoạt Nobel văn chương năm 1905 này thì nhiều người đã biết, tôi chỉ xin ghi lại vài cảm nhận khi đọc mà thôi. Có thể xem cuốn tiểu thuyết này bao gồm ba câu chuyện: câu chuyện về Nero và đế quốc La Mã của y; câu chuyện truyền đạo và phổ biến Ki tô giáo của những sứ đồ, những con chiên đầu tiên; và câu chuyện tình yêu phảng phất nét ‘cổ điển’ của đôi trẻ Vinicius – Lygia; cộng thêm hai nhân vật có vai trò kết nối giữa những câu chuyện, hay những thế giới, nói trên – nhà quý tộc Petronius và lão Chilo (một người Hy Lạp nghèo khó, khôn ranh, ma mãnh, vụ lợi và luôn tự xưng mình là ‘triết gia’). Trong câu chuyện thứ nhất, với tài miêu tả chi tiết và trí tưởng tượng vô song của mình, tác giả đã cho hậu thế hình dung ra được một La Mã cổ đại vào thời đỉnh cao của nó, thời mà ‘mọi con đường đều đi đến Roma’: từ phong cảnh tự nhiên, tới cung điện, đền miếu, đường phố, các khu nhà nghèo, các hý trường, nhà tù, những nơi ăn chơi của quý tộc và những nơi hội họp truyền giáo của các tín đồ Ki tô giáo v.v…. và v.v… Dường như mọi ngóc ngách trong xã hội Roma nói riêng và đế quốc La Mã nói chung đều được tác giả tỉ mỉ miêu tả vô cùng chi tiết và sống động, giúp ta như thấy được cả màu sắc trang phục của con người thời ấy, cảm được cả không khí xa hoa và mùi vị của các món ăn thức uống trong những bữa tiệc xa xưa… Ở khía cạnh này, đây quả là một tiểu thuyết lịch sử trọn vẹn, đọc cực kỳ hấp dẫn và thú vị. Độc giả phương Đông sẽ hiểu được vì sao La Mã được xem như cái nôi của văn minh phương Tây sau này, hình dung được cuộc sống của một thời kỳ cách ngày nay đã rất lâu – gần hai ngàn năm… Thú vị nhất là ta hiểu được ‘độc tài’ nghĩa là như thế nào, khi quyền lực tập trung trọn vẹn vào Nero – người tự xem (và được mọi người …nhất trí) mình như một vị á thần, giỏi giang vô song về …mọi mặt: không chỉ là chủ nhân của đế quốc với toàn quyền sanh sát mà còn là người …nghệ sĩ (thi sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ, luôn cả …kịch sĩ) số một. Cái ác, cái vĩ cuồng của con người được thể hiện ở mức độ cao nhất, hài hước nhất mà cũng đau đớn nhất, vì khi cái ác nắm ngôi chủ tể thì đám đông sẽ là những người chịu đau khổ nhất! Nhân loại, trong hai ngàn năm sau Nero, bất hạnh thay, dù có thêm đủ thứ tôn giáo, triết học và kiến thức khoa học nữa, vẫn tiếp tục – như một định mệnh của loài người – vẫn có nhiều ‘hoàng đế’ như y: từ Hitler, Stalin tới Mao hay Pol Pot…. Khi so sánh những ‘giai thoại’ của các nhà độc tài, những ông hoàng đế tự cổ chí kim, từ đông sang tây, người đọc Quo Vadis hẳn đều có thể bật cười khi nhận ra… kha khá nét tương đồng giữa họ (và đám ‘fan’ của họ, với số lượng đôi khi… cực khủng!), và hẳn là ai đó phải tự nhủ ‘sao mà ông văn sỹ Ba Lan Sienkiewicz này tài thế, hóm hỉnh và sâu cay thế!!!’

Câu chuyện thứ hai của Quo Vadis, có lẽ là ‘ý chánh’ của tác giả, là câu chuyện truyền giáo, câu chuyện lịch sử của một tôn giáo lúc sơ kỳ. Người ta biết Công giáo La Mã (Roman Catholicism) / Ki tô giáo trong thời trung cổ, cận và hiện đại là một tôn giáo hùng mạnh, đôi khi ‘tham chính’ với thần quyền át cả thế quyền, song như bất kỳ một tôn giáo hay triết thuyết nào khác trên cõi đời này, Ki tô giáo cũng từng trải qua những ngày trứng nước, đẫm máu và đau khổ - những ngày mà vô vàn cái chết ‘tử vì đạo’ của bao người đã lát những viên gạch đầu tiên cho những đền đài to lớn của họ về sau. Quo Vadis không chỉ miêu tả những sự đàn áp và tuẫn đạo của những tín đồ Ki tô giáo thời Nero, dẫn đầu là hai Sứ đồ Peter (Phê rô) và Paul (Phao lô), mà thú vị và có giá trị hơn, tác phẩm cũng nêu lên những ý tưởng chính, những hoài nghi và giải đáp về đạo lý của Ki tô giáo – theo một cách nào đó, bản thân cuốn sách cũng là một ‘công cụ truyền giáo’ cực kỳ mạnh mẽ. Ta không ngạc nhiên khi biết Sienkiewicz là người Ba Lan – một dân tộc sùng đạo vào bực nhứt ở Âu lục, một dân tộc mà ngay trong thời XHCN Đông Âu vẫn có một linh mục được tấn phong Giáo hoàng Vatican…. Những đoạn viết về Ki tô giáo, tác giả như ‘lên đồng’ thực sự, ta có thể thấy được sự mê say, sùng kính và niềm tin vô bờ bến của ông.

Câu chuyện thứ ba là ‘love story’, giữa một chàng quý tộc, võ tướng La Mã, cận thần của Hoàng đế là Vinicius, và nàng Lygia, nguyên là một cô công chúa của dân tộc Lugii, tổ tiên của người Ba Lan sau này. Hai nhân vật trong câu chuyện tình này, khác với những nhân vật trong hai câu chuyện về ‘Nero’ và về ‘Ki tô giáo thời kỳ đầu’, là hai nhân vật không có thật trong lịch sử, hoàn toàn do tác giả xây dựng nên. Bản thân câu chuyện tình này với tôi không đặc sắc cho lắm, nó mang hơi hướng cổ xưa, kiểu Romeo Juliet, chỉ nhằm minh họa một ý của tác giả: tình yêu đã cải biến con người ta như thế nào! Giống như Tam quốc diễn nghĩa ‘bảy thực ba hư’, nếu xét trên phương diện tiểu thuyết lịch sử thì Quo Vadis cũng có tỷ lệ thực/hư vào khoảng đó!

Đây là một bản dịch hay (dù tôi chẳng biết tiếng Ba Lan để đánh giá về độ chính xác của bản dịch!), đọc rất mượt mà, đậm chất sử thi, trang nhã, hào hùng, mê đắm, hài hước tùy theo từng đoạn văn! Cách kể chuyện theo trình tự thời gian, lớp lang - khá ‘cũ’ về cách viết văn, song vì đề tài và bối cảnh quá ‘khủng’ nên đọc vẫn hồi hộp, thích thú từ đầu chí cuối. Với gần hai chục trang chú thích thêm về các địa danh, nhân vật lịch sử và thần thoại Hy-La vốn xa lạ với độc giả Việt, thêm vài tra cứu Google và Wikipedia trong quá trình đọc, ta có thể thưởng thức tác phẩm này khá trọn vẹn, hiểu thêm được nhiều thứ về lịch sử, tôn giáo, văn hóa của phương Tây cách nay tròn hai mươi thế kỷ! Đồng thời, Quo Vadis trên hết vẫn là một tiểu thuyết cổ điển rất hay, với những đoạn tả cảnh, tả tình, với những màn đối thoại hài hước đặc trưng của người phương Tây, cùng vô số những cảnh sinh hoạt văn hóa Tây phương (ăn chơi nhảy múa, lễ hội, tiệc tùng, yêu đương khoái lạc v.v…) rất lạ lẫm với người Á đông chúng ta. Vì những lẽ đó, đây quả là một cuốn sách cần phải đọc.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 26 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat Dec 10, 2022 5:12 pm

Sachhaynendoc

Quo Vadis” là một tác phẩm lừng lẫy của văn hào Henryk Sienkiewicz. Cuốn sánh đã đem lại cho Henryk Sienkiewicz giải thưởng danh giá Nobel Văn học năm 1905.

Henryk Sienkiewicz là một tiểu thuyết gia nổi tiếng người Ba Lan hay còn được biết với bút danh Litwos. Ông là con trai của một địa chủ quý tộc nghèo sống ở vùng nông thôn. Sau khi theo học tại trường Đại học Warsawa, từ ngành luật và y khoa ông chuyển sang theo đuổi ngành văn và sử. Đó là lúc ông bắt đầu cho ra mắt những cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình như “Phí Hoài”, “Người Đầy Tớ Già”,… đồng thời cũng là một nhà báo tài năng. Sau này, với những đóng góp tích cực trong lịch sử văn hóa Ba Lan, ông được người dân ở đây ca tụng và suy tôn.

“Quo Vadis” là một tác phẩm đánh dấu tên tuổi của ông trên văn đàn thế giới, ngay sau khi ra mắt đã gây nên một cơn chấn động mạnh trong giới văn học, sau này được dịch ra nhiều thứ tiếng và xuất bản đi khắp thế giới. Không những thế, cuốn sách còn được truyền bá trên nhiều phương diện như kịch, điện ảnh,… ngay từ lúc còn xa xưa và trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều công trình trên thế giới.

Nhiều người sẽ thắc mắc tại sao tác giả lại chọn cái tên “Quo Vadis” cho tác phẩm này. Trong tiếng Latinh, “Quo Vadis” có nghĩa là “Ngài đi đâu?”. Đây là câu hỏi mà Phêrô, một kẻ đang chạy trốn khỏi án đóng đinh hỏi Chúa Giêsu khi bắt gặp Ngài ở trên đường.

Chúa Giêsu đã trả lời rằng: “Ta vào thành Rôma để chịu đóng đinh một lần nữa”. Thế là Phêrô đã nhận thức được trách nhiệm của mình và quay trở lại thành Rôma để kết án. Cuốn sách xoay quanh mối tình giữa Lygia, một thiếu nữ Cơ-đốc và Marcus Vinicius, một quý tộc La Mã. Qua đó, nền văn hóa của Đế quốc La Mã được tái hiện một cách chân thực và rõ nét nhất.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 26 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat Dec 10, 2022 6:05 pm

Quo Vadis, “Ngài đi đâu?”

NGUYỄN THỊ LIÊN TÂM - hvhnt

Một tâm hồn đầy trí tuệ, giàu cảm xúc, yêu thích lịch sử về thời Nero đã tìm đến đề tài này, khơi dậy và đã viết. Để rồi, năm 1895, ông đã cho ra đời tiểu thuyết Quo Vadis, tiểu thuyết lịch sử về thời Nero (nhưng thường được gọi ngắn gọn là Quo Vadis).

Ông là ai? Là tác giả, văn hào Henryk Sienkiewicz, người Ba Lan. Henryk Sienkiewicz sinh năm 1846 trong một gia đình quý tộc sa sút. Ông bước vào nghiệp viết lách bằng nghề báo từ năm 1869 và có truyện ngắn đầu tay vào năm 1872. Và sau đó là những tiểu thuyết nổi tiếng, trong đó có Quo Vadis.

Quo Vadis có nghĩa là gì? Trong tiếng Latinh Quo Vadis có nghĩa là "Ngài đi đâu?". Câu hỏi này liên hệ đến một truyền thuyết Kito giáo như sau:

Theo truyền thuyết của Hội Thánh, khi cơn bức hại Cơ- đốc giáo tại Roma dâng cao, Thánh Phêrô định bỏ chạy khỏi thành phố để khỏi bị kết án đóng đinh.

Khi vừa ra khỏi thành, ông gặp Chúa Giêsu đi vào. Phêrô dùng câu hỏi, mà ông từng hỏi Chúa trong Phúc Âm Giăng 13:36, để hỏi: "Quo vadis, Domine?" (Lạy Chúa, Ngài đang đi đâu?).

Chúa Giêsu đã trả lời: "Eo Romam crucifigi iterum" (Vì ngươi bỏ dân ta nên ta vào Roma để bị đóng đinh lần nữa). Một câu trả lời đầy hàm ý nhắc nhở. Nghe câu nói đó, Phi-e-rơ tỉnh ngộ, quay lại Rome và cùng chịu tử vì đạo với những tín hữu tại đó.

Văn chương đã làm nên điều kỳ diệu biết bao!

Quo Vadis- một cái tên được ghi dấu trên bức tường văn học của nhân loại đã trên cả trăm năm và sẽ mãi về sau.

Dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn đất nước Ba Lan xinh đẹp, câu hỏi nổi tiếng trong một truyền thuyết xứ đạo đã chuyển sang một thể thức mới. Quo Vadis được chọn làm nhan đề cho quyển tiểu thuyết lịch sử về Cơ đốc giáo.

Nguồn cảm hứng viết tiểu thuyết giá trị này bắt nguồn từ đâu? Văn hào Henryk Sienkiewicz đã đề cập đến trong một bức thư gửi cho nhà phê bình văn học- đồng thời cũng là nhà khảo cổ học Pháp tên là Boyer d’ Agen vào năm 1912.

Chuyện rằng: năm 1893, nhà văn có dịp thăm ngôi nhà thờ mang tên Quo Vadis (Chiesa del Domine Quo Vadis) tại Roma (1). Đó là ngôi nhà thờ được dựng tại nơi Phêrô gặp Đức Chúa Giêsu khi ông chạy trốn. Cảm hứng sáng tác dâng cao, ông đã bắt tay viết tiểu thuyết mang tên lịch sử ấy vào mùa xuân 1895 tại Warsaw và hoàn tất ngày 18/02/1896 tại Nice.

Quo Vadis là một tiểu thuyết lịch sử bởi những yếu tố sử thi mang bối cảnh về đế chế La Mã dưới thời bạo chúa Nero (Nero Claudius Drucus Germanicus: 15-68) đã được Henryk Sienkiewicz đưa vào tác phẩm một cách tự nhiên đầy tính văn chương. “Quo Vadis”, một tuyệt tác văn chương đã cuốn hút người đọc từ nhan đề, hệ thống nhân vật (vừa có nhân vật lịch sử, vừa có nhân vật hư cấu) để tạo nên sự nhuần nhị trữ tình cho tác phẩm.

Quo Vadis thuật lại một chuyện tình xảy ra tại thành Roma (dưới thời hoàng đế Nero) giữa Ligia, nhân vật nữ trong câu chuyện, là công chúa của bộ tộc Ligia, tiền thân của người Ba Lan hiện nay với Marcus Vinicius, một sĩ quan cao cấp và là một quý tộc La Mã, vừa trở lại Roma. Khi về đến nơi, Marcus gặp và yêu Ligia. Marcus Vinicius là một nhân vật lịch sử của thời đại ấy.

Trong khi đó, Ligia là một nhân vật hư cấu. Calina là tên thật của cô gái, nhưng người ta thường gọi nàng là Ligia. Công chúa Ligia là con gái của một vua Ligians (trị vì một bộ tộc dã man) đã băng hà. Quốc hội và dân chúng Roma đã giam giữ Ligia làm con tin. Ligia là một người đẹp tuyệt vời, và cũng là một Cơ - đốc- nhân - một điều mà Marcus không hay biết.

Nero là một nhân vật lịch sử. Nero được minh họa như một hoàng đế bất tài, nhỏ mọn và tàn ác, bị thao túng bởi quần thần. Ông thích nghe lời của những kẻ tâng bốc và dối gạt. Nero là một bạo chúa vì đã giết chết mẹ, vợ, em trai mình…

C. Petronius cũng là một nhân vật lịch sử, là thành viên của triều đình Nero. Là cậu của Marcus Vinicius. Ông được biết đến với danh hiệu là "người điều tiết lịch lãm", vốn là cựu thống đốc của Bythinia. Ông dùng sự khôn ngoan của mình vừa nịnh bợ vừa châm chọc Nero. Petronius được người La Mã thích vì những quan điểm phóng khoáng. Với một chút làm biếng và vô đạo đức, ông cố gắng giúp người cháu của mình, nhưng âm mưu xảo quyệt của ông đã bị những người bạn Cơ-đốc của Ligia ngăn trở.

Những cuộc chiến liên tục làm nền cho tác phẩm có đất diễn. Trên cái nền tổng thể cuộc chiến giữa hai thế lực: Nero và Ki tô giáo, là cuộc chiến giữa thế giới đầy tình yêu thương với thế giới cuồng loạn, giữa những tâm hồn duy mỹ với hình ảnh kẻ hề cực cùng ngoan cố cứ cho mình là nghệ sĩ chân chính.

Đó là cuộc chiến giành lấy Ligia- người mình yêu của chàng quý tộc La Mã - sĩ quan Vinixius với sự giúp sức của người cậu mình Petronius. Đó là cuộc chiến giữa các quan thần với nhau để tranh giành sự sủng ái của Nero bạo chúa. Đó là cuộc chiến âm ỉ của Poppea (người vợ của Marcus Salvius Otho sau Nero thông dâm cùng rồi cưới làm phi) xuất phát từ sự ganh ghét Ligia.

Đó là cuộc chiến giữa vị thần Cricux của Kito với đa thần của La Mã.

Cốt truyện, hệ thống nhân vật phân tuyến cụ thể, chi tiết truyện mang yếu tố lịch sử, huyền thoại cứ làm cho người đọc bị cuốn theo như lốc xoáy. Các nhân vật được miêu tả rất sắc, từ suy nghĩ, diễn biến tâm trạng đến hành động. Lời thoại của các nhân vật mang đậm lời ca của sử thi, của thần thoại Hy Lạp nên nghe như hát kinh thánh. Giọng văn đa sắc thái lúc thương yêu ngọt ngào, lúc mỉa mai châm biếm… Những chi tiết khiến người đọc yếu tim buồn nôn là những chi tiết miêu tả cách tra tấn dã man đối với người Kito.

Câu chuyện tình yêu trong Quo Vadis thật là dữ dội và da diết. Sự khác biệt về tôn giáo nên Ligia từ chối tình yêu của Vinixius. Vinixius phải nhờ cậu mình là Petronius. Vì yêu quý cháu, Petronius đã xin vị hoàng thượng ban hôn. Tai ương đã đến, bởi Poppea sợ Nero sẽ say đắm Ligia- một kẻ xinh đẹp hơn, nên đã vu oan cho Ligia giết con trai của Nero và mình. Được cậu Petronius giúp đỡ, chuyện cũng đã trôi qua. Nhưng hoàng đế Nero, với sự say cuồng đến điên dại về nghệ thuật, muốn chứng kiến cảnh một đô thành vĩ đại cháy như thành Troy năm xưa để có thể từ cảnh tượng “có một không hai ” ấy mà chắp bút xướng lên một bài ca vĩ đại. Chính vì thế nên bạo chúa hạ lệnh đốt thành Roma. Trong bối cảnh lửa cháy ngút trời và tiếng la hét hỗn loạn kinh động khắp nơi, Nero kéo các quan lên một ngọn đồi để đứng nghe Nero hát khúc ca mà ông ta cho là vĩ đại nhất.

Nhưng sau khi thấy dân chúng nổi loạn và bắt đầu đổ tội cho mình, Nero đã sợ và tìm cách chống lại, rồi nghe theo lời kẻ gian đổ tội lên đầu Kito giáo. Thế là người ta lùng sục người Kito giáo khắp nơi. Dân chúng sẽ chứng kiến kẻ bị cho là đốt thành kia bị thú vật ăn, bị đóng đinh vào thập tự, bị giết, bị hành hạ, bị làm nhục (với trinh nữ), bị đốt cháy thành ngọn đuốc sống trong vườn hoàng đế. Nero hiện hình là tên bạo chúa ác độc, dã man, khát máu, cuồng loạn.

Và giữa thành đô đẫm mùi máu ấy, hai đức sứ đồ chăn dắt đàn con chiên đã tử vì đạo, cũng đã phải chịu một cái chết đớn đau. Nhưng, cái chết đó lại mang ý nghĩa của bài ca chiến thắng, cái chết đó “đứng cao hơn”cái nghệ thuật ảo tưởng phi nhân tính của bạo chúa Nero. Hai vị thánh đã tử vì đạo, nhưng chân lý họ truyền cho con chiên thì sống mãi. Và nghệ thuật điên rồ của hoàng đế kia đã chết cùng Nero khi ông ta dùng dao kết liễu cuộc đời mình.

Petronius là nhà duy mĩ, là người chỉ sống vì cái đẹp, hiểu nghệ thuật, cảm nghệ thuật thực sự và cũng là một người đầy kiêu hãnh. Lúc đầu, ông được sự sủng ái của Nero. Nhưng sau đó, vì yêu thương giúp đỡ cho cháu Vinixius và những bất đồng… nên đã bị Nero căm ghét. Nero muốn giết ông nên ra lệnh tử hình. Ông đã chọn cách chết cùng với “cái đẹp nghệ thuật” trong bữa tiệc quý phái, tao nhã mà mình tổ chức. Có nàng Eunixe xinh đẹp sẵn sàng chết cùng ông bên cạnh. Có rượu ngon, có tiếng nhạc êm ái du dương, có những bài ca dành cho các vị thần. Mặc cho máu chảy từ mạch máu của cả hai người, Ông vẫn tiếp chuyện với khách, vẫn nghe nhạc, vẫn vọng lời ca, và dưới ánh dương đỏ hai người đã dần chìm vào giấc ngủ thiên thu.

Sienkiewicz đã nghiên cứu rất kỹ về Đế chế La Mã để có các dẫn cứ chính xác về lịch sử trước khi bắt tay viết tiểu thuyết này. Tuy nhiên sự chính xác của một vài sự kiện trong số những sự kiện đó cần phải được xem xét.

Chẳng hạn như: Với những trận Đại Hỏa hoạn tại Roma diễn ra vào năm AD 64, trong tiểu thuyết đã cho rằng được gây nên bởi những sắc luật của Nero. Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng nào xác định điều này. Vì thời xa xưa đó, hỏa hoạn rất phổ biến tại Roma nên qui kết cho sắc luật của Nero cũng chưa được thuyết phục..

Về mặt ý nghĩa lịch sử, có thể nói, tác phẩm đã truyền tải một thông điệp mạnh mẽ ủng hộ Cơ-đốc giáo, gián tiếp giải thích về nguồn gốc sâu xa của Cơ-đốc giáo tại Ba Lan.

Nhà văn đã viết và được in từng phần trên ba nhật báo Ba Lan tại các thành phố Warsaw, Poznan’ và Krako’w. Vài tháng sau đó, các nhà xuất bản Genethner & Wolff đã in thành sách với bộ 3 tập (3).

Quo Vadis đã có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến lĩnh vực phim ảnh. Vào thập niên 60 của thế kỷ XX, dựa vào tiểu thuyết Quo Vadis, nhiều bộ phim đã được dựng, nổi tiếng nhất là phim Quo Vadis do Hollywood sản xuất vào năm 1951, và đã thu hút lượng khán giả hâm mộ rất lớn.

Quo Vadis cũng đã có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến lĩnh vực dịch thuật văn học nước ngoài. Hiện nay, Quo Vadis đã được dịch ra hơn 50 ngôn ngữ. Ở Việt Nam, trong vòng gần 40 năm từ 1985 đến nay, quyển Trên sa mạc và trong rừng thẳm đã tái bản 25 lần, còn Quo Vadis tái bản 10 lần.

Henryk Sienkiewicz không chỉ là nhà văn kiệt xuất mà còn là nhà yêu nước vĩ đại và là người Ba Lan đầu tiên đoạt giải Nobel văn học. Một tài năng đáng trân trọng khi đã xuất sắc vượt qua biết bao cây bút xuất sắc trên thế giới để được vinh danh: nhận giải Nobel Văn học năm 1951.

Tham khảo
1/ Nguồn Wikipedia
2/ Quo Vadis. Tập 1, 2.3 NXB Văn học
3/ Quo Vadis. Tập 1 Trang 7. Trang 9, trang 8

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 26 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat Dec 10, 2022 6:08 pm

Nhi Nguyễn rated a book liked it - goodreads

Bác sĩ Zhivago - Boris Pasternak

Các nhân vật bị chi phối bởi thời đại đầy những biến động này của Nga (hay nói đúng hơn là Xô Viết), trong đó có bác sĩ Yuri Zhivago. Rồi còn thêm mấy phần bàn về triết lý cuộc đời và nghệ thuật, câu chữ cứ xoay mòng mòng mà mình chả hiểu gì mấy...

Càng đọc về sau thì càng thấy hay hơn, những chương sau hấp dẫn hơn những chương đầu (chắc nhờ có romance giữa bác sĩ Zhivago và nàng Lara trong khi cả hai đều là người đã có gia đình). Mối tình chớp nhoáng mà sâu đậm này của hai người có thể được tóm gọn lại theo lời của nàng Lara như sau:

"Tặng phẩm tình yêu cũng như bất kỳ tặng phẩm nào khác. Nó có thể rất lớn lao, nhưng nó sẽ không thể hiện ra nếu thiếu sự ban phúc. Hai đứa mình đúng là đã được dạy cách hôn nhau ở trên trời, rồi sau đó được phái xuống trần gian từ tuổi thơ ấu để sống cùng thời với nhau, để thử thách và kiểm tra cái tặng phẩm tình yêu kia. Một thứ hào quang chung sống, không phương diện, không mức độ cao thấp, một thứ ngang giá trị hoàn toàn, tất cả đều đem lại niềm vui, tất cả đều hóa thành tâm hồn. Nhưng trong sự âu yếm hoang dại luôn rình rập từng phút ấy có một cái gì đó ngỗ ngược theo kiểu trẻ con bị cấm đoán. Đó là một thứ bản năng tự phát có sức phá hoại, đối lập với sự bình yên trong gia đình. Bổn phận của em là phải biết sợ nó và không được tin cậy nó."

Đúng vậy, tình yêu của hai người rất ngỗ ngược, tự phát và có sức phá hoại vô cùng. Nó không phải tình yêu theo kiểu chồng vợ như cái cách bác sĩ Zhivago yêu người vợ Tonia của mình, hay như cái cách Lara yêu Pasa, chồng của cô. Và chính vì tình yêu ngỗ ngược, bất chấp luân thường đạo lý này mà bác sĩ Zhivago đã tìm gặp lại Lara và theo cô cho tới lúc phải bất đắc dĩ để cô đi, không thèm về thăm lại vợ mình, nhìn mặt đứa con mới sinh và cậu con trai lớn. Nói chung là mình cảm thấy không ưa chi tiết này lắm, mặc dù biết bác sĩ Zhivago rất yêu Lara. Bởi vì tình yêu nam nữ đó chẳng lẽ lại có thể mạnh hơn cả tình cha con hay sao? Chẳng lẽ Zhivago có thể vì mối tình bị cấm đoán này mà đành đoạn bỏ mặc con cái mình cho vợ, không thèm mảy may cố gắng liên lạc với vợ để xin nhìn mặt con? Làm cha gì kỳ vậy trời? Lara có thể là mối tình tri âm tri kỷ của Zhivago, là một nửa tâm hồn, một nửa trái tim gì gì đó blah blah blah, nhưng hai đứa con là MÁU THỊT của ông cơ mà????? Còn trách nhiệm yêu thương, nuôi dưỡng và chăm sóc con nữa? Chẳng lẽ không còn yêu vợ nữa thì bỏ luôn con à???? Nói chung đọc tới đây thấy kỳ kỳ, mặc dù những chương nói về mối tình giữa bác sĩ Zhivago và Lara là những chương hấp dẫn nhất của tác phẩm.

Chương cuối là bonus mấy bài thơ của bác sĩ Zhivago viết. Đọc bản dịch tiếng Việt thấy cũng hay hay (mặc dù nhiều chỗ ngộ ngộ và không được mượt cho lắm), cộng thêm mấy chương cuối mình khá thích nên cho 3 sao. Tiểu thuyết kinh điển kiểu này hơi bị khó xơi đó, nên ai đang muốn đọc cuốn này nên cân nhắc trước khi mua sách Very Happy Bằng chứng là mình đọc gần tháng rưỡi mới xong Smile)) (Vì đọc giữa chừng không muốn đọc nữa, bị reading slump vì mất hứng, sau cùng mới có hứng đọc trở lại cho đến hết ^^).

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 26 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat Dec 10, 2022 6:28 pm

OBook - Cộng Đồng Mọt Sách  · 

Bác sĩ Zhivago và bi kịch tuyệt đẹp về tình yêu

Văn học Nga thế kỷ 20 luôn cuốn hút người đọc bởi những câu chuyện giàu ý nghĩa nhân văn và “Bác sĩ Zhivago” của Boris Pasternak là một tác phẩm như thế.

Cuốn sách tái hiện lại lịch sử nước Nga những năm đầu thế kỷ 20 cho đến sau đại chiến thứ hai. Thông qua hình ảnh nhân vật Yury Zhivago cùng Lara Guishar, tác phẩm đã khắc họa số phận bi thảm của những con người trong giai đoạn lịch sử đau thương này. Họ là nạn nhân của chiến tranh nhưng vượt lên trên tất cả khắc nghiệt của cuộc sống, là câu chuyện tình yêu của họ - một mối tình lãng mạn, đẹp đẽ nhưng đầy nước mắt và khổ đau. [...]

Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, Yuri được một gia đình người Anh nuôi dưỡng và trở thành bác sĩ, anh cưới Tonya - con gái của người đã cưu mang anh. Trong khi đó, Lara sống thời niên thiếu với mẹ, cô gặp phải một sự cố với gã quý tộc thô cằn - Komarovsky khi mới 17 tuổi. Sau này, cô kết hôn với Pasha và có một cô con gái.

Nhưng khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra, Yuri tòng quân với tư cách bác sĩ quân y. Pasha - chồng của Lara cũng nhập ngũ và bị mất tích. Lara tình nguyện làm y tá với hy vọng tìm kiếm tông tích chồng. Yuri gặp Lara lần đầu tiên khi anh vào thăm vợ tại trạm quân y nơi Lara làm việc. Một tình yêu ngang trái đã âm thầm này nở nhưng cả hai đều đã tự ngăn cản trái tim mình.

Tuy nhiên, chiến tranh bùng nổ khắp nơi, Yuri và Lara được bổ nhiệm công tác chung tại một nhà thương ở tỉnh nhỏ xa xôi. Yuri bị thôi thúc bởi những cảm tình cho Lara. Và rồi họ đã yêu nhau tha thiết. Nhưng khi kết thúc nhiệm vụ, họ chia tay và trở về với con đường riêng của mình.

Sau cuộc chiến, Yuri trở về chức vị bác sĩ cũ tại nhà thương ở Moskva. Vì cá tính lãng mạn chàng thường bị các đồng nghiệp bài bác là thiếu logic và tinh thần cách mạng. Giữa các cuộc xung đột chống chủ nghĩa Marx nổ ra, Yuri cùng gia đình dời về Urals - một vùng đất mới yên bình, tránh chiến tranh. Tại đây, Yuri và Lara vô tình gặp lại nhau sau bao xa cách và ngọn lửa tình yêu trong tim họ lại một lần nữa bùng cháy bất chấp mọi ràng buộc và mặc cảm tội lỗi. Nhưng rồi, cuộc tình của họ cũng lại thêm một lần bị chia cắt bởi chiến tranh…

Trong bối cảnh u ám hỗn loạn của chiến tranh, mỗi cuộc chia ly là một sự biến mất. Bởi thời đại nhiễu nhương này, ai rồi biết ngày mai của mình sẽ ra sao? Thế nhưng, vượt lên mọi khoảng cách, mọi ràng buộc và vô vàn bất an, Yuri Zhivago và Lara Guishar vẫn yêu nhau và có nhau bằng một tình yêu chân thành nhất, say đắm nhất dù là trong tận cùng tuyệt vọng.

— An Sơn | Zing News

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 26 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat Dec 10, 2022 6:32 pm

Bạch Ngọc Sách

[Điểm Sách] Tiểu thuyết: Bác sĩ Zhivago - Boris Pasternak

Mr Củ Cà Rốt

Truyện: BÁC SĨ ZHIVAGO - Tác Giả: Boris Pasternak

NHỮNG NGƯỜI TÌNH LẠC NHAU

Là bộ tiểu thuyết sử thi vĩ đại bởi nó đặt ra vấn đề số phận con người - tình yêu trong những dòng xoáy của lịch sử, sự dằn vặt của lương tri về tính thiện của con người. Đằng thằng ra nó là như thế. Nhưng trong số đông người đọc,Bác sĩ Zhivagotrước tiên là một chuyện tình đau đớn, những người tình như những con tàu được đặt trên cùng một tuyến ray đối đầu nhau. Nếu hình dung nội dung của Bác sĩ Zhivago là tổng hòa của những lát cắt thì lát cắt này chính là lát cắt người nhất của bộ tiểu thuyết.

Yurri Zhivago là nhân vật chính. Nhưng Lara lại được người đời nhắc nhớ đến nhiều hơn. Nàng đẹp. Nhưng tình yêu đầy bi kịch của nàng còn đẹp hơn. Yuri là kẻ đã có gia đình, một gia đình hạnh phúc, chàng yêu vợ mình - Tonya, yêu con - Sasha. Cũng như Yuri, Lara yêu chồng - Pasha Antipov (tức Strelnikov), yêu con - Katenca. Sẽ chẳng có gì xảy ra cả nếu định mệnh không đưa họ đến với nhau. Họ - dường như là những kẻ đã lạc nhau trong kiếp trước, chỉ một thoáng chạm vào nhau trong kiếp này, khoảng cách thời gian, không gian đã bị xóa nhòa để họ có nhau. Nhưng nói như Shakespeare là “trong sổ đoạn trường tên chúng tôi cùng ghi ở một dòng” (Romeo và Juliette). Định mệnh trớ trêu là thế.

Gặp Lara, yêu và được yêu, sau khi bay lên đến những tầng cao chất ngất yêu đương, chuyện dan díu lại khiến Yury bị dằn vặt. Và chàng đã thú nhận với Tonya. Thế rồi họ lại lạc nhau để khắc khoải gọi nhau. Trong cô đơn cùng quẫn, Yurri bương qua họng súng, lội tuyết chỉ để tìm một bóng cây thanh lương trà - hình ảnh để chàng có thể hình dung rõ ràng hơn về người tình Lara của mình. “Cây thanh lương trà bị ngập tuyết đến lưng chừng, còn nửa ở trên thì bị đông cứng vì băng. Chàng chợt nhớ đến hai cánh tay mập mạp, trắng nõn của Lara, hai cánh tay tròn lẳn và hào phóng của nàng. Chàng bèn ôm lấy hai cành thanh lương trà, kéo cả cái cây lại với mình. Như đáp lại tấm lòng của chàng, cây rũ tuyết rơi lả tả xuống khắp người chàng. Chàng lắp bắp mà không hiểu mình nói gì và chẳng còn nhớ mình là ai nữa. Ta sẽ gặp lại em, người đẹp của ta, nữ hoàng của ta, thanh lương trà yêu dấu của ta, máu thịt của ta”… Ngay sau đó Zhivago đã trốn khỏi trại lính để lên đường tìm Lara. Trong tâm trí của Zhivago, chàng bị giằng xé giữa Tonya và Lara nhưng chàng cũng biết mình thương nhớ Lara nhiều hơn vợ con mình. Có nhạc sĩ đã viết “tình yêu vô tội…” “tình yêu như trái phá con tim mù lòa…” đấy thôi.

“Để em nói anh nghe. Giả dụ Strelnikov lại trở thành Pasha Antipov. Giả dụ anh ấy điên cuồng và nổi loạn. Giả dụ thời gian quay ngược lại. Giả dụ ở một nơi xa xăm nào đó, tận cùng trời cuối đất, nhờ một phép lạ, chợt le lói ánh đèn của sổ nhà em soi xuống các cuốn sách trên bàn viết của Pasha, thì có lẽ em sẽ tới đó, dù phải bò lết bằng hai đầu gối. Tình xưa nghĩa cũ sẽ lại trỗi dậy trong lòng em. Em sẽ đi theo tiếng gọi của dĩ vãng và lòng chung thủy. Em sẽ hy sinh tất cả. Ngay cả điều quý giá nhất. Cả anh. Cả sự gần gũi của em đối với anh, một sự gần gũi nhẹ nhàng, tự nhiên… Ôi nhưng em yêu anh…”.

Sự giằng xé giữa bổn phận và tình yêu luôn dày vò Zhivago. Nó khiến Zhivago như bị tách ra thành những mảnh nhỏ, rồi lại nhập vào… tách ra trong đớn đau. Zhivago quen với nó như quen với vết thương không thể nào khép miệng. Khi Zhivago thuyết phục mẹ con Lara ra đi để được sống, để được hạnh phúc và trong chừng mực nào đó còn là để nàng tìm thấy Pasha là lúc anh hy vọng rằng cách xa sẽ làm nhạt nhòa dần. Cho anh và cho cả Lara. Khi nghĩ về bổn phận, Zhivago tin rằng lời điều mình làm là đúng. Khi nhớ Lara anh lại quay quắt với thương yêu.

Yêu ai và không yêu ai đó hóa ra thật sự không hoàn toàn do ta quyết. Có những sự thật buộc phải chôn chặt vĩnh viễn trong tim óc. Những sự thật ấy khiến người ta như con lắc đong đưa chứ không thể lệch hẳn về một phía. Những tình yêu như Zhivago - Lara, như Lara - Pasha là những tình yêu của định mệnh, nằm ngoài ý muốn của logic lý trí, nó chạy theo những vệt mờ của con tim và không ai nhìn thấy phía trước là gì. Tình yêu định mệnh không thể cưỡng. Và người ta chỉ nhìn thấy nó trong ánh sáng của hai người. Với số đông nó là phi lý. Phi lý như sự nhầm lẫn của Lara và cả Zhivago. Cả hai đều nhầm. Họ tưởng rằng cách xa sẽ làm nhạt nhòa, rằng người này sẽ nhận phần đau đớn hơn người còn lại, và cứ thế nỗi khổ sở trong kẻ ở lại sẽ ít hơn trong lòng người ra đi. Lara tin thế cũng như Zhivago tin thế. Và họ lạc nhau vĩnh viễn.

Khi đọc Bác sĩ Zhivago, đến đoạn này bất giác tôi đã tin rằng họ sẽ mất nhau, vĩnh viễn sẽ không còn nhìn thấy nhau nữa và chợt nhớ bài thơ Tiễn của Trần Quốc Thực trong đó có hai câu:Tiễn nhau một bận qua bậu cửa/ Tiễn nhau lần nữa trong chiêm bao… Và ca khúcHối tiếctự nhiên vang vọng bên tai:Còn gì nữa đâu mà khuyên nhau hẹn hò. Tình như vó câu một bước trăm ngàn sầu... Còn gì nữa đâu, còn gì nữa đâu. Tình yêu đắm sâu đau đớn khi rời nhau. Một người bước mau, người quay đi nghẹn ngào. Chờ Em hút sâu. Anh quay lại với sầu…

Trong những ngày cô đơn ấy, thật trớ trêu Zhivago gặp Pasha. Sau một đêm trò chuyện, cuối cùng hai người đàn ông cùng yêu một người đàn bà đã ngủ thân thiện bên nhau dưới một mái nhà. Người này kính trọng người kia và cùng biết mình được yêu. Sáng ra Pasha tự sát. Pasha tin rằng đó là con đường giải thoát để mẹ con Lara hạnh phúc. Cách thoát khỏi tình huống của Pasha quyết liệt và không một chút cay đắng, trách móc gì. Pasha chết trong cô đơn trên bãi tuyết mênh mông. Điều mà Pasha cần là tình yêu, anh xác tín nó từ chính Zhivago. Thế là đủ. Được chết và chết được với Pasha là cập bến cuối. Pasha tin với Zhivago, Lara sẽ hạnh phúc, con mình sẽ hạnh phúc. Anh chết đi, Zhivago và Lara sẽ là con lắc dừng lại ở điểm giữa. Hỡi ôi, cả Pasha cũng nhầm nốt…

Nỗi nhớ mong chính là cây thập giá đè nặng trên vai Zhivago. Chín năm sau, anh ngã vật xuống mặt đường lát đá và chết trong nỗi hoài nhớ Lara đến tuyệt vọng. Nhiều năm sau Lara biệt tích và chết trong một trung tâm lao động trong thời gian bị lưu đày. Pasha chọn lối thoát bằng một viên đạn ít ra anh ta chết khi tất cả những câu hỏi, những dằn vặt của anh đã có câu trả lời; Zhivago chết vì con người ta không thể sống như một con lắc với hai điểm nhớ mong tận cùng tuyệt vọng; Lara chết trong cô đơn, không có người đàn ông nào của nàng bên cạnh. Không ai ân hận, không ai trách cứ gì nhau, và dường như người đọc cũng tin rằng không có gì đổ vỡ. Tất cả chỉ là sự tình cờ của số phận và cuộc đời thỉnh thoảng vẫn cay nghiệt thế. Ta biết để có thể bao dung hơn, vậy thôi.

Những người yêu nhau không sống được cùng nhau, dẫu biết rằng mong manh vẫn thường hẹn kiếp sau. Lát cắt người nhất trong Bác sĩ Zhivago là những người tình lạc nhau từ kiếp trước, tìm thấy nhau trong kiếp này và rồi phải khóc trong thinh lặng. Đọc Bác sĩ Zhivago lại càng thêm tin rằng hãy yêu nhau hơn nếu có thể. Đừng hò hẹn lần lữa, đừng chờ.

Văn học Nga thế kỷ 20 luôn cuốn hút người đọc bởi những câu chuyện giàu ý nghĩa nhân văn và “Bác sĩ Zhivago” của Boris Pasternak là một tác phẩm như thế.

Cuốn sách tái hiện lại lịch sử nước Nga những năm đầu thế kỷ 20 cho đến sau đại chiến thứ hai. Thông qua hình ảnh nhân vật Yury Zhivago cùng Lara Guishar, tác phẩm đã khắc họa số phận bi thảm của những con người trong giai đoạn lịch sử đau thương này. Họ là nạn nhân của chiến tranh nhưng vượt lên trên tất cả khắc nghiệt của cuộc sống, là câu chuyện tình yêu của họ - một mối tình lãng mạn, đẹp đẽ nhưng đầy nước mắt và khổ đau.

Trên cái nền của chiến tranh và sự hỗn loạn, Bác sĩ Zhivago là một câu chuyện tình yêu lãng mạn nhưng đầy đau khổ giữa bác sĩ Yury Zhivago và người y tá Lara Guishar.

Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, Yuri được một gia đình người Anh nuôi dưỡng và trở thành bác sĩ, anh cưới Tonya - con gái của người đã cưu mang anh. Trong khi đó, Lara sống thời niên thiếu với mẹ, cô gặp phải một sự cố với gã quý tộc thô cằn - Komarovsky khi mới 17 tuổi. Sau này, cô kết hôn với Pasha và có một cô con gái.

Nhưng khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra, Yuri tòng quân với tư cách bác sĩ quân y. Pasha - chồng của Lara cũng nhập ngũ và bị mất tích. Lara tình nguyện làm y tá với hy vọng tìm kiếm tông tích chồng. Yuri gặp Lara lần đầu tiên khi anh vào thăm vợ tại trạm quân y nơi Lara làm việc. Một tình yêu ngang trái đã âm thầm này nở nhưng cả hai đều đã tự ngăn cản trái tim mình.

Tuy nhiên, chiến tranh bùng nổ khắp nơi, Yuri và Lara được bổ nhiệm công tác chung tại một nhà thương ở tỉnh nhỏ xa xôi. Yuri bị thôi thúc bởi những cảm tình cho Lara. Và rồi họ đã yêu nhau tha thiết. Nhưng khi kết thúc nhiệm vụ, họ chia tay và trở về với con đường riêng của mình.

Sau cuộc chiến, Yuri trở về chức vị bác sĩ cũ tại nhà thương ở Moskva. Vì cá tính lãng mạn chàng thường bị các đồng nghiệp bài bác là thiếu logic và tinh thần cách mạng. Giữa các cuộc xung đột chống chủ nghĩa Marx nổ ra, Yuri cùng gia đình dời về Urals - một vùng đất mới yên bình, tránh chiến tranh. Tại đây, Yuri và Lara vô tình gặp lại nhau sau bao xa cách và ngọn lửa tình yêu trong tim họ lại một lần nữa bùng cháy bất chấp mọi ràng buộc và mặc cảm tội lỗi. Nhưng rồi, cuộc tình của họ cũng lại thêm một lần bị chia cắt bởi chiến tranh…

Trong bối cảnh u ám hỗn loạn của chiến tranh, mỗi cuộc chia ly là một sự biến mất. Bởi thời đại nhiễu nhương này, ai rồi biết ngày mai của mình sẽ ra sao? Thế nhưng, vượt lên mọi khoảng cách, mọi ràng buộc và vô vàn bất an, Yuri Zhivago và Lara Guishar vẫn yêu nhau và có nhau bằng một tình yêu chân thành nhất, say đắm nhất dù là trong tận cùng tuyệt vọng.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 26 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat Dec 10, 2022 6:38 pm

Chim Việt Cành Nam

Boris Leonidovich Pasternak (1890–1960)

"Cánh tay phải của tôi. Lau nước mắt giùm tôi".  Ðó là hai câu trong một bài thơ của Boris Leonidovich Pasternak đã viết để diễn tả những uẩn khúc trong tim khi tác phẩm Bác sĩ Zhivago ra đời năm 1957, bị cấm xuất bản cũng như lưu hành tại Nga, nhất là khi nội dung của tác phẩm bị nhà nước cho là bôi nhọ chính sách và buộc ông phải từ chối nhận đề cử lãnh giải thưởng Nobel văn chương năm 1958, với lý do sự việc này làm giảm uy tín của Đảng Cộng Sản Liên Xô.  Tháng 12 năm 1989, người con trai của Văn Hào Boris Leonidovich Pasternak tên là Yevgenii Borisovich Pasternak đã được phép đi tới thành phố Stockholm để nhận lãnh Giải Thưởng Nobel Văn Chương của cha cậu.  Vào buổi lễ, nhạc sĩ hồ cầm danh tiếng (cellist) người Nga và cũng là người ly khai chế độ Cộng Sản, tên là Mstislav Rostropovich, đã trình diễn một bản Serenade của J. S. Bach để vinh danh ông.

Văn Hào Boris L. Pasternak qua đời ngày 30 tháng 5 năm 1960 vì bệnh ung thư phổi tại nhà riêng của ông ở Peredelkino. Nấm mộ của Boris Pasternak đã trở nên ngôi đền thờ chính cho các hội viên của phong trào phản kháng Xô Viết. Năm 1980, một hành tinh nhỏ do nhà thiên văn Xô Viết Lyudmila Geogievna Karachkina khám phá đã được đặt bằng tên Pasternak (minor planet 3508 Pasternak).

Tóm tắt nội dung:

Sau đám tang của bà Marya Nikolaevna Zhivago, Yuri Andreievich Zhivago trở nên mồ côi cả cha lẫn mẹ từ khi chàng mới 10 tuổi, Yuri được người cậu ruột là cha Niklai Nikolaevich Vendenyapin gởi chàng cho gia đình ông bà Alexandrovich Gromeko & Anna Ivanovna Gromeko nuôi dưỡng, Tonya là con gái của ông bà Gromeko.  Yury theo học y khoa tại trường đại học Moscow và biết được cha của chàng có một người con trai với Princess Stolbunova-Enrizzi tên là Eugraf Zhivago.  Sau khi Yuri ra trường y khoa và Tonya trở về từ Paris, Yuri xin cưới nàng làm vợ và họ có với nhau một đứa con trai tên Sasha.

Larisa Fyodorovna (Lara) là con của bà góa phụ Amalia Karlovna Guichard hiện đang làm quản lý cho hãng may Komarovsky.  Luật sư Victor Ippolitolitovich Komarovsky nổi tiếng là một thương gia "khát máu" (cold blooded businessman) và là ân nhân cũng như tình nhân của bà Guichard, nhưng h(a)́n lại để ý đến Lara và trong một phút yếu lòng, Lara đã nghe theo lời dụ dỗ của Komarovsky và hiến thân cho hắn.   Lara bị bó buộc trở thành tình nhân của gã quý tộc thô cằn, đê tiện ấy vì Komarovsky luôn buông lời hăm dọa sẽ bêu xấu nàng với mọi người nếu nàng từ chối lời yêu cầu của hắn.  Sáu tháng trôi qua, Lara sống trong cơn tủi nhục cuồng nộ và trong một buổi tiệc Giáng Sinh tại nhà bà Sventitsky, Lara lén đi đến đó và nh(a)́m bắn vào Komarovsky nhưng không may lại bắn trúng công tố viên tòa án Moscow, ông Kornakov (Prosecutor of the Moscow court) và gây thương tích nhẹ cho ông, nhưng ông không khởi tố nàng ra tòa.  Sau đó, Lara nhận lời kết hôn với Pavel Pavlovich (Pasha), người tình đầu của nàng và họ có một cô con gái tên Katenka.  Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ, Pasha từ giã vợ và con gái gia nhập quân đội Hoàng Gia Nga (Imperial Russian Army) và đột nhiên bị mất tích.  Yuri cũng nhập ngũ với tư cách là bác sĩ quân y cho một bệnh viện ngoài chiến trường thuộc tỉnh Meliuzeeva. Tại đây, Yuri được tin là Thiếu uý Pasha Pavlovich chưa chết, anh bị quân đội Hung Gia Lợi Austro (Austro-Hungarian Army) b(a)́t làm tù binh.  Về phần Lara, nàng không tin là Pasha đã chết nên gởi con cho bạn bè rồi lên Galicia với hy vọng tìm kiếm ra tông tích của chồng.  Lúc ấy, Yuri là bác sĩ quân y và Lara là y tá thiện nguyện, cả hai được bổ nhiệm công tác chung tại một nhà thương ở tỉnh nhỏ Galicia.   G(a)̣p lại Lara, Yuri không lấy làm ngạc nhiên cho l(a)́m vì đây không phải là lần đầu tiên họ gặp nhau.   Lần thứ nhất, Yuri g(a)̣p Lara khi Yuri tới nhà của một phụ nữ đã tự tử nhưng được cứu thoát ở thành phố Montenegro với một người đàn ông lớn tuổi tên Komarovsky.  Lần thứ hai Lara đã bắn ông Komarovsky tại một buổi tiệc Giáng Sinh của bà Sventits.  Lần thứ ba khi chàng vào thăm vợ sanh đứa con trai đầu lòng tại trạm quân y khi Tonya sanh đứa con trai đầu lòng của chàng và lần sau cùng là nơi đây, nơi mà một tình yêu ngang trái đã âm thầm nẩy nở, nhưng cả hai đều e dè vì họ đều đã có gia đình.

Khi Chiến tranh kết thúc, họ chia tay và trở về với gia đình của mình.   Yuri trở về chức vị bác sĩ tại nhà thương ở Moskva nhưng với bản tính yêu chuộng tự do và bình quyền, chàng thường bị bạn bè cho là thiếu tinh thần cách mạng. Khi cuộc cách mạng tháng mười (October Revolution) và chiến tranh dân sự (Russian civil war) với những xung đột chống chủ nghĩa Marx bùng nổ, hầu hết người dân ở Moscow đều đi tản về vùng quê để tránh chiến tranh, Yuri cùng gia đình chạy về Urals, một vùng đất yên bình thuộc tỉnh Varykino gần Yuriatin và định cư ở nông trại mà trước kia là của ông nội Tonya nhưng bây giờ đang được tập thể hóa.  Trên chuyến đi này, Yuri nhận thức được nỗi khổ của nông dân, tù binh và những nạn nhân của cuộc chiến.  Chàng bất mãn với những hành động và tư tuởng quá cứng rắn, thiếu tình người của những người theo cách mạng.

Tại Urals, Yuri cùng gia đình khai đất làm ruộng, những lúc rảnh rỗi chàng làm thơ.  Tại đây, Yuri và Lara vô tình gặp lại nhau trong thư viện Yuriatin và cũng chính tại nơi này, họ bị lôi cuốn và ngọn lửa tình yêu bùng cháy, họ yêu nhau, bất chấp mọi ràng buộc và mặc cảm tội lỗi… Nhưng rồi cuộc tình ấy cũng ch(a)̉ng bền vững, kết thúc trong dang dở và bị chia cắt bởi chiến tranh….Yuri sau hai tháng chung sống với Lara, chàng luôn bị dày vò giũa hai mối tình:  Với Tonya và Lara. Trên đường về nhà, Yury quyết định cắt đứt liên lạc với Lara và sẽ thú nhận tất cả với vợ, nhưng khi đi được nửa đường, chàng bị một nhóm du kích vốn trung thành với nước Liberius do truong nhom du kich Forest Brotherhood, the botshevik guerrilla band bắt cóc và bị bắt buộc làm bác sĩ y tế cho đạo quân này.

Sau hai năm, cuối cuộc chiến tranh giữa quân Bạch Nga (the Tsarist Whites) và quân Cộng Sản Đỏ (the Communist Reds), Yuri trốn thoát và trở về Yuriatin để tìm kiếm Lara và biết được là gia đình chàng đã trở về Moscow sau khi Tonya sanh đứa con gái.  Lara là người giúp đỡ đẻ cho Tonya và họ trở thành đôi bạn thân thiết.  Trong thời gian này, Lara được tin Pasha còn sống với một tên mới là Strelnikov (Pasha), hiện là một thủ lãnh trong miền núi Urals nhưng lại là người đang bị truy nã. Lara cũng đang bị lùng b(a)́t nên để tránh không bị chỉ điểm, Yuri và Lara quyết định trốn sang một nông trại khi xưa gia đình chàng từng canh tác và hai người sống những ngày hạnh phúc bên nhau trong nhiều tháng.  Yuri tiếp tục làm thơ ghi chép lại những thăng trầm của cuộc đời mình, những lo sợ mỗi đêm và tình yêu chàng dành cho Lara.

Lá thư của Tonya đến trễ năm tháng, nàng cho Yuri biết là cha vợ của chàng, ông Gromeko, Tonya và hai đứa con của  chàng đã bị trục xuất khỏi Nga và hiện đang sinh sống tại Paris. Trong thư Tonya viết:  "Anh Yuri yêu quý, em yêu anh l(a)́m, nhưng anh ch(a)̉ng hề yêu em, có lẽ chúng ta ch(a)̉ng nên gập lại nhau làm gì.  Lara là một người đàn bà tốt".  Lời nói trong thư của Tonya đã làm cơn đau tim của Yuri bùng lên và chàng ngất đi…   Trong lúc Yuri và Lara đang sống trong những ngày hạnh phúc thì Komarovsky xuất hiện và khuyên họ nên đi lánh nạn về phía đông với ông để tránh bị giết, nhưng Yuri nghĩ đến sự an toàn cho Lara, chàng quyết định để Lara ra đi một mình, chàng đã lừa dối Lara và Katenka để họ cùng đi với Komarovsky.  Còn một mình ở lại Varykino, Yuri bắt đầu say sưa uống rượu để tìm quên trong nỗi nhớ Lara.  Một buổi tối, Strelnikov (Pasha) đột nhiên trở về Varykino tìm g(a)̣p Lara nhưng chỉ thấy Yuri, họ uống rượu và tâm sự rất lâu.  Sau khi biết chuyện Lara ngoại tình với Yuri, Strelmikov quá đau khổ và anh đã tự sát, sángt hôm sau Yuri đã tìm thấy xác của Strelmikov.

Yury trở lại thành phố Moscow và kiếm sống bằng nghề viết sách, Yuri gập lại các bạn cũ là Misha và Nick.  Yuri thuê một căn phòng nhỏ và chàng bắt đầu sống chung với Marina Vico, người con gái của chủ nhà và họ có hai đứa con gái.  M(a)̣c dù đang sống chung với Marina, nhưng tâm trí của Yuri vô cùng bất an vì hình bóng của Lara nên chàng không tìm được hạnh phúc bên Marina. Yuri nhận thấy rõ một điều là chàng và Lara yêu nhau bằng một tình yêu chân thật, say đắm dù tận cùng là tuyệt vọng, chàng quyết định rời xa Marina. Yuri g(a)̣p lại người em khác mẹ Eugraf zhivago hiện là Thiếu tướng trong quân đội Nga và nhờ Eugraf tìm cho chàng một chức vụ bác sĩ tại bệnh viện ở Moscow, nhưng trên đường đi làm, Yuri đã qua đời vì chứng đứng tim.

Lara từ Irkutsk lên Moskva và đi cùng với Thiếu tướng Eugraf Zhivago tới nhà liệm, nàng nhờ Eugraf tìm lại đứa con đã bị thất lạc trong chiến tranh, đứa trẻ ấy, phải chăng là kết quả của mối tình tuyệt vọng và bi thảm của Yuri và Lara.  Trong nhà liệm, xác của Yuri được đ(a)̣t trên một cái bàn dài, đ(a)̣t giữa phòng.  Lara đứng l(a)̣ng người nhìn chăm chú vào m(a)̣t Yuri, chàng đang n(a)̀m yên nghỉ trong quan tài, bình thản và l(a)̣ng lẽ… Còn một mình trong căn phòng v(a)́ng vẻ, Lara bước gần đến bên xác của Yuri, những giọt nước m(a)́t đang tuôn trào, lăn dài trên má làm ướt cả m(a)̣t chàng.  Lara cúi xuống và hôn nhẹ lên môi Yuri thì thầm:  "Yuri yêu dấu, hãy hôn em, nụ hôn cuối cùng"... Sau ngày ấy, tin Lara mất tích và không ai thấy nàng đâu nữa, có lẽ nàng đã bị bắt đi trại tập trung và đã chết ở đó.  (chế độ "tập thể hóa", cuộc "Đại Thanh Trừng" (the Joseph Stalin's Great Purge) và Quần Đảo Ngục Tù (the Gulag)).

Nhiều năm về sau, Misha và Nicky cùng chiến đấu trong Thế Chiến Thứ Hai và họ gặp một cô gái làm nghề giặt ủi tên là Tanya, cô đã kể lại cho họ nghe về cuộc đời của cô, họ nghĩ rằng Tanya chính là con của Yuri và Lara…Khi người con gái trẻ tên Tanya được gọi lên để  g(a)̣p vị Thiếu tướng  Eugraf Zhivago và kể cho ông nghe về cuộc đời của của cô thì ông không thể nào phủ nhận r(a)̀ng người con gái trẻ đang ngồi trước m(a)̣t ông thật giống Yuri, từ cái cầm nhọn, cái mũi cao và con m(a)́t biết cười ch(a)̉ng khác gì Yuri... Eugraf lẩm bẩm một mình:  Có thể đây là đứa con gái bị thất lạc của Yuri và Lara.  Eugraf Zhivago mỉm cười:  "Có thể ta đã tìm được cháu, ta sẽ cho cháu vào trường đại học, ta sẽ chăm sóc cháu, ta sẽ g(a)̣p cháu nhiều hơn"....

Phim chuyển thể:

Omar Sharif là nhân vật chính trong phim và thủ vai Yuri Zhivago, một bác sĩ y khoa và là một nhà thơ. Truyện kể về cuộc đời của Bác sĩ Zhivago qua những éo le tình ái cùng hai phụ nữ Tonya và Lara bao quanh cuộc cách mạng Nga năm 1917. Cuốn phim Bác sĩ Zhivago đã trở nên một phim bán chạy nhất trên khắp thế giới nhưng chỉ tới được nước Nga sau phong trào Cởi Mở Perestroika. Lịch sử nước Nga trong những năm đầu thế kỷ 20 cho đến sau đại chiến thứ hai, hình ảnh nhân vật Yury Zhivago cùng Lara Guishar đã vẽ lên một bức tranh về số phận bi thảm của con người sống trong giai đoạn lịch sử đau thương này.  Họ là nạn nhân của chiến tranh nhưng họ đã vượt lên trên tất cả khắc nghiệt của cuộc sống cho một chuyện tình yêu lãng mạn, một mối tình đẹp đẽ nhưng đầy nước mắt và khổ đau.

Omar Sharif và Julie Christie trong phim Bác sĩ Zhivago

Tác phẩm Bác sĩ Zhivago là tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Nga Boris Leonidovich Pasternak và đã được chuyển thể thành phim năm 1965, do David Lean đạo diễn, tài tử chính là Omar Sharif và Julie Christie.  Cuốn phim Bác Sĩ Zhivago đã được chiếu ở Sài Gòn trong những năm 1960-1975, nhưng ở Nga, mãi đến năm 1994, phim này mới được trình chiếu. Ấn bản TV Nga năm 2006 về Bác sĩ Zhivago, do đạo diễn Alexander Proshkin và thủ vai Zhivago là tài tử Oleg Menshikov, được coi là trung thực với tác phẩm của Văn Hào Pasternak hơn là cuốn phim năm 1965 của đạo diễn David Lean.

Tham luận tác phẩm:

Tác phẩm Bác sĩ Zhivago được hoàn tất vào năm  1956 nhưng vì quan điểm của tác giả về cuộc Cách mạng tháng 10, nên không được xuất bản ở Nga.  Năm 1957 bản thảo của truyện được in ra sách b(a)̀ng tiếng Nga tại Ý do nhà xuất bản Feltrinelli.  Năm 1958 ấn bản tiếng Ý và tiếng Anh ra đời, được đề nghị nhận giải Nobel văn chương nhưng chính quyền Nga ép ông phải từ chối.  Năm 1988, Tác phẩm Bác sĩ Zhivago mới được cho in và xuất bản tại Nga. Tại Việt Nam từ năm 1959-1988 có ít nhất sáu bản dịch ra tiếng Việt.  Tác phẩm Bác sĩ Zhivago trở thành một cuốn sách "best-seller" và được dịch ra 24 thứ tiếng trên toàn thế giới.

Theo người cháu ruột của Boris Pasternak, nhà văn Anna Pasternak viết về tác phẩm của ông, bà nhận định rằng tác phẩm Bác sĩ Zhivago đã ghi lại những sự kiện lịch sử, tôn giáo, triết học của nước Nga vào thời gian từ đầu thế kỷ 20 cho đến sau đại chiến II trong bối cảnh chiến tranh và cách mạng. Tác phẩm nhận định một cách rõ ràng về số phận và lựa chọn của người trí thức trong sự xoay vần của thời cuộc bên cạnh chuyện tình yêu ngang trái giữa Yury Zhivago và Lara Guishar dựa theo chuyện tình yêu của Boris Postermak với Olga Ivinskaya, người đã tạo cho ông nguồn cảm hứng để viết tác phẩm này.   Trong một lá thư gửi một người tên R. Schweizer đề ngày 7 tháng Năm, 1958, Boris Pasternak đã viết: "Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, tôi đã gặp một phụ nữ trẻ, tên là Olga Ivinskaya... Nàng chính là Lara trong cuốn tiểu thuyết mà tôi bắt đầu viết chính vào thời kỳ đó... Nàng là hiện thân của niềm yêu đời và đức hy sinh... Nàng biết rõ đời sống tinh thần của tôi và mọi công việc văn chương của tôi". Nhân vật Lara trong tác phẩm Bác sĩ Zhivago chính là hình bóng của Olga Ivinskaya và Yury không khác hơn là tác giả.  Olga Ivinskaya gặp Boris Pasternak năm 1946, một góa phụ 34 tuổi đang làm việc cho tạp chí văn học Novy Mir, tại tòa soạn "Thế giới mới". Olga là một phụ nữ rất quyến rũ với đôi mắt sâu thẳm, xanh biếc và suối tóc vàng trong khi Boris khi đã 56 tuổi và là một nhà thơ chịu nhiều vùi dập của nhà cầm quyền thời bấy giờ bởi chính những quan tâm của ông tới hạnh phúc cá nhân nhiều hơn là phúc lợi của xã hội. Trong cuốn tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago, Boris Pasternak nhác đến "chống Xô Viết" cũng như các lời chỉ trích rất tế nhị các chế độ "Stalin-nít", chế độ "tập thể hóa", cuộc "Đại Thanh Trừng" (the Great Purge) và Quần Đảo Ngục Tù (the Gulag) trong các đoạn văn của ông. Không những thế, tác phẩm Bác sĩ Zhivago còn bị nhà cầm quyền gán cho tội nói xấu cuộc Cách mạng Xô viết. Năm 1949, Olga bị bắt và bị lưu đày ở trại cải tạo lao động 4 năm thời Liên Xô (Gulag) vì nghi ngờ là gián điệp và có liên hệ với Boris Pasternak.

Đó là một bi kịch đối với Olga và Boris và là tình sử éo le cho hai người, điều này tương tự mhư chuyện tình của Yuri và Lara trong Bác sĩ Zhivago, tình yêu của họ cũng bị xã hội Xô viết cấm đoán. Dù cho ngay cả trong truyện hay ngoài đời thực, hai mối tình ấy đều không có tương lai và bi thảm mặc dù đó là những mối tình lãng mạn làm say mê lòng người. Một cuộc tình chứa đựng nhiều đau khổ, ám ảnh và hạnh phúc, một tài năng bị vùi dập trong xã hội; một chế độ độc tài luôn cản trở tình yêu đích thực của họ.  OlgaIvinskaya cũng nhắc lại mối tình của bà và Boris Pasternak như sau: "...Cuốn tiểu thuyết ấy đã bắt đầu quyết định cả số phận của hai chúng tôi. Nó như một thứ bùa mê. Nó đem đến niềm hạnh phúc điên cuồng cùng nỗi đau khổ ghê gớm. Càng gần đến cái chết của nhân vật, đến dấu chấm cuối cùng, thì đoạn kết của cuộc đời chúng tôi càng gần lại". Cuộc tình của Boris Pasternak và Olga Ivinskaya kéo dài đến khi ông qua đời vào năm 1960 và Olga Ivinskaya qua đời vào ngày 8 tháng Chín, 1995 tại Mạc Tư Khoa.

Sau khi Thế Chiến II chấm dứt, chính quyền Cộng Sản lại xiết chặt việc kiểm duyệt, một số tiểu thuyết gia bị khai trừ khỏi Hội Nhà Văn nên không phải chỉ có tác phẩm Bác sĩ Zhivago bị kiểm soát và cấm xuất bản mà từ tháng 11 năm 1917, đảng Cộng Sản Bolshevik lên nắm chính quyền tại nước Nga và đã kiểm soát mọi hoạt động văn hóa, kiểm duyệt chặt chẽ các tác phẩm văn chương, mọi nhật báo, tạp chí và văn hóa phẩm, ấn loát, nhiều nhà in bị đóng cửa, số lượng sách báo giảm hẳn đi đồng thời chính quyền đã khuyến khích các nhà văn, nhà thơ phải sáng tác một thứ văn chương của giai cấp vô sản, các tác phẩm văn học phải phục vụ quyền lợi của giới công nhân và nông dân. Sự kiểm duyệt và chỉ đạo của chính quyền đã bóp nghẹt các sáng tác văn học khiến cho trong giai đoạn 1917-1920, không có nhiều tác phẩm được viết. Tới thập niên 1920, chính quyền Cộng Sản đã nới lỏng một đôi phần tự do, các phê bình văn học xuất hiện một số nhà thơ, nhà văn mới bắt đầu từ đấy. Năm 1953, Stalin qua đời, bắt đầu một thời kỳ dễ thở trong nền văn học, trong thập niên 1960 đã có một số nhà văn trẻ, cấp tiến hơn, cổ động cho tự do và tính sáng tạo trong đời sống văn nghệ, chẳng hạn như hai nhà thơ trẻ Yevgeny Yevtushenko và Andrei Voznesensky. Năm 1968, tác phẩm "Vòng Tròn Thứ Nhất" (The First Circle) của Alexander Solzhenitsyn mô tả đời sống của các tù nhân chính trị trong thời đại Stalin, Solzhenitsyn được trao Giải Thưởng Nobel 1970 về Văn Chương nhưng rồi bị trục xuất khỏi Liên Xô vào năm 1974, điều này chứng tỏ rằng không phải chỉ có Boris Pasternak là người duy nhất bị cấm nhận Giải Thưởng Nobel.

Tóm lại, tôi hoàn toàn đồng ý với nhà biên khảo Phạm Văn Tuấn đây là bộ tiểu thuyết sử thi vĩ đại bởi nó đặt ra vấn đề số phận con người - tình yêu trong những dòng xoáy của lịch sử, sự dằn vặt của lương tri về tính thiện của con người. Tác phẩm Bác sĩ Zhivago là một chuyện tình đau đớn của những người tình lạc nhau trong chuyến tàu định mệnh, chiến tranh tạo nên sự chia ly và đặt con người trong chấp nhận hy sinh.

Tiểu sử và sự nghiệp văn chương:
Boris Leonidovich Pasternak sinh ngày 10 tháng 2 năm 1890 tại thành phố Moscow, trong một gia đình giàu có người Nga gốc Do Thái, ông là nhà thơ, tiểu thuyết gia và dịch giả người Nga. Boris Pasternak chịu ảnh hưởng của nhạc sĩ Scriabin nên ông có ước vọng trở một nhạc sĩ, ông ghi tên theo học Nhạc Viện Moscow (the Moscow Conservatory), học về bộ môn sáng tác nhạc trong 6 năm. Năm 1910, Boris thôi học nhạc, ông sang Ðức theo học tại Ðại Học Marburg, tại nơi này ông theo học các nhà triết học thuộc trường phái Kant-Mới (Neo-Kantian) là các Giáo Sư Hermann Cohen và Nicolai Hartman.

Tại Moscow, Boris Pasternak đã thán phục các nhà văn biểu tượng A. Blok và A. Bely nên vào năm 1913, đã tham gia vào nhóm thi sĩ thuộc trường phái "Tương Lai" (futurism) có tên là "Ly Tâm" (Tsentrifuga) và do ở trong nhóm thi sĩ này, Boris Pasternak đã cho ra đời tập thơ đầu tay có tên là "Người sinh đôi ở trong Mây" (The Twin in the Clouds, 1914). Trong thời kỳ Thế Chiến Thứ Nhất, Boris Pasternak dạy học và làm việc tại một xưởng hóa chất tại Vsevolodovo-Vilve, ông xuất bản các thi tập tiếp theo: "Vượt qua các trở ngại" (Over the Barriers, 1917), "Chị tôi, Cuộc Ðời" (My sister, Life, 1922), trong đó có phần phản ảnh triết học của Immanuel Kant, cũng như ảnh hưởng của các nhà thơ như Rilke, Lermontov, Pushkin và các nhà thơ lãng mạn Đức và "Sinh lần thứ Hai" (Second Birth, 1932). Boris Pasternak tiếp tục viết văn và phiên dịch các tác phẩm ngoại quốc, nhưng vào khoảng giữa năm 1918, các nhà văn hầu như không thể xuất bản các tác phẩm một cách dễ dàng bởi vì các văn hóa phẩm đều bị chính quyền Xô Viết kiểm soát chặt chẽ, tiếp theo Boris Pasternak sáng tác tập thơ trữ tình "Ðứt Ðoạn" (Rupture).

Cũng vào thập niên 1920, Boris Pasternak bắt đầu hai tập thơ dài nói về Cuộc Cách Mạng Nga Năm 1905 (the Russian Revolution of 1905). Ông chuyển sang viết văn xuôi và nhiều truyện tự thuật, đặc biệt là hai tác phẩm "Thời Niên Thiếu của Luvers" (The Childhood of Luvers) và "Cách Cư Xử An Toàn" (Safe Conduct). Sau năm 1932, chỉ có hai tập thơ của Boris Pasternak xuất hiện: "Trên Chuyến Tầu Sớm" (On Early Trains, 1943) và "Khoảng Trống Ðịa Cầu" (The Terrestrial Expanse, 1945), tác phẩm cuối cùng là "Khi thời tiết trở lại quang đãng" (When the Weather Clears, 1959). Vào mùa hè năm 1959, Pasternak bắt đầu viết vở kịch "Vẻ Ðẹp Mù", một trong bộ ba vở kịch nói về thời gian trước và sau khi Sa Hoàng Alexander II hủy bỏ chế độ nông nô tại nước Nga. Các bản dịch sang tiếng Nga của Boris Pasternak về các vở kịch của Johann Wolfgang von Goethe, Friedrich Schiller, Pedro Calderon de la Barca và William Shakespeare, các bản văn của Juliusz Slowacki và Pedro Calderon de la Barca. Trong khi dịch Calderon, Pasternak nhận được sự yểm trợ bí mật của Nicolai Mikhailovich Liubimov, một nhân vật cao cấp của bộ máy văn chương của Ðảng.

Sau khi Boris Pasternak qua đời, Olga Ivinskaya đã bị nhà cầm quyền Xô Viết bắt giam lần thứ hai cùng với cô con gái là Irina Emelyanova. Các tài liệu và các bức thư của ông Pasternak viết cho bà Ivinskaya đều bị mật vụ KGB tịch thu. Sau đó, KGB đã âm thầm thả cô Irina một năm sau, 1962, và thả bà Olga vào năm 1964. Năm 1978, hồi ký của bà Olga Ivinskaya đã được đưa lén lút ra nước ngoài và được xuất bản tại Paris. Bản dịch tiếng Anh do Max Hayward, đã được phổ biến cùng năm dưới nhan đề: "Thời Gian bị Cầm Tù: Các Năm của tôi với Pasternak" (A Captive of Time: My Years with Pasternak). Bà Olga Ivinskaya chỉ được khôi phục lại thanh danh vào năm 1988. Sau khi Liên Xô bị tan rã vào năm 1991, bà Ivinskaya đã kiện chính phủ Nga để đòi lại các bức thư và các tài liệu mà KGB đã chiếm giữ vào năm 1961 nhưng Tối Cao Pháp Viện Nga đã xác nhận rằng các giấy tờ này phải được lưu giữ trong văn khố quốc gia. Bà Olga Ivinskaya qua đời vì bệnh ung thư vào ngày 08 tháng 9 năm 1995.

Khánh Lan, California July 2020

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 26 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat Dec 10, 2022 6:50 pm

Review tiểu thuyết Người Xa Lạ - Albert Camus: Có nên sống một cuộc đời phi lý?

Bởi dangnhuquynh - bloganchoi

Người Xa Lạ của Albert Camus là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho triết học hiện sinh. Cuốn tiểu thuyết đã gợi lên nhiều câu hỏi về giá trị sống của con người khiến ta không khỏi day dứt: Liệu có nên sống một cuộc đời phi lý?

Người Xa Lạ: Có nên sống một cuộc đời phi lý?
Một cuộc đời như thế nào mới được xem là hữu lý hoặc phi lý? Muốn trả lời được câu hỏi này, ta phải xem xét trên phương diện ý nghĩa cuộc đời. Quả thật, không phải tự nhiên mà hành trình đi tìm ý nghĩa cuộc đời cũng như bản ngã chưa bao giờ rơi vào quên lãng. Với Người Xa Lạ, điều đó không phải là mới, nhưng dễ có mấy ai đủ sâu sắc, ưu tư về cuộc đời và thân phận của mình mà đặt ra để rồi trả lời câu hỏi như vậy?

Vài nét về tác giả Albert Camus
Albert Camus (1913 – 1960) là đại diện tiêu biểu nhất của chủ nghĩa hiện sinh cùng với Sartre trong thế kỷ 20. Con người Pháp tài hoa này vừa là nhà văn, vừa là triết gia đồng thời cũng là nhà lý luận nổi tiếng. Các tác phẩm của ông từng được săn tìm và đón nhận nồng nhiệt trên thị trường sách Việt Nam cũng như thế giới trong những năm giữa thế kỷ 20.

Albert Camus là đại diện tiêu biểu nhất của chủ nghĩa hiện sinh (Nguồn: Internet)

Với những tác phẩm nổi tiếng Người Xa Lạ, Huyền Thoại Sisyphe, Dịch Hạch,… ông được vinh dự nhận giải Nobel năm 1957. Trong đó chủ yếu thể hiện những học thuyết cơ bản của ông về những điều phi lý và vô lý. Lấy hình mẫu từ chính bản thân qua câu nói: “Tôi mãi mãi là kẻ xa lạ với chính mình”, Albert Camus đã xây dựng thành công nhân vật chính đầy phi lý trong đứa con tinh thần Người Xa Lạ của mình.

Nội dung chính của tiểu thuyết Người Xa Lạ
Trong bầu không khí xám xịt và bằng bút pháp đơn giản của Albert Camus, nội dung câu chuyện hiện lên không mấy hấp dẫn. Bắt đầu từ đám tang của mẹ nhân vật chính, Meursault, tác giả đã khắc họa anh ta với vẻ ngoài vô cảm, một người sống và làm việc như một cái máy. Anh ta không gặp mẹ mình lần cuối, không khóc trong tang lễ, thậm chí không nhớ mẹ mất khi nào.

Một ngày sau ở bãi tắm anh gặp lại Marie, một nữ đồng nghiệp từng làm cùng sở mà anh rất thích. Anh đùa giỡn với nàng, ngụp lặn với nàng và rủ nàng đi xem phim vào tối hôm đó, mặc cho sự ngạc nhiên của nàng về cái chết của mẹ anh mới hôm qua. Tuy vậy, họ vẫn đi xem phim và ngủ cùng nhau.

Những ngày sau đó anh tiếp xúc nhiều hơn với những người hàng xóm, đặc biệt là Raymond, một tên thường xuyên bạo hành vợ và dạo gần đây bị những tên Ả Rập – được cho là anh của vợ hắn – theo dõi. Hắn nhờ Meursault giúp đỡ và câu trả lời của anh rất thú vị, thậm chí đi ngược tư duy thông thường: “…chẳng có lý do gì mà lại không làm cho hắn hài lòng”.

Câu chuyện lẽ ra sẽ được tiếp diễn trong tiết tấu lạnh nhạt với những hành vi phá cách của Meursault nếu không phải vì anh ta phạm phải sai lầm ngớ ngẩn. Dĩ nhiên, anh ta chỉ khác người chứ không sống ngoài xã hội loài người nên hẳn độc giả có thể đoán được kết quả. Và chỉ khi đến phần kết, những quan niệm của Meursault về cuộc đời mới được bộc lộ rõ ràng.

Đánh giá của độc giả trên Goodreads. (Nguồn: BlogAnChoi)
Những điều tâm đắc sau khi đọc tiểu thuyết Người Xa Lạ
Phải nhấn mạnh đây là một tác phẩm dễ hoàn thành nhưng khó thấu hiểu, thậm chí hiểu sai. Thành thực mà nói tôi khá ức chế khi đọc tác phẩm này vì tôi không thể nào hiểu nổi tư duy của Meursault. Cái cách anh nhìn cuộc đời, đối xử với các mối quan hệ có phần bệnh hoạn và nổi loạn, dường như đang chống lại với lối suy nghĩ, quan niệm đạo đức của xã hội.

Đây là một tác phẩm khiến tôi phải đào sâu suy nghĩ, từ đó nâng trình độ đọc sách của bản thân lên cao hơn. Không khó để nhận ra rằng nếu không có lập trường vững vàng, độc giả, nhất là người trẻ, sẽ dễ rơi vào bẫy của tác giả, dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc như sống theo chủ nghĩa vị kỷ biến chất hay tôn sùng cái tôi quá đáng; quá lãng mạn hoặc quá vô cảm.

Những chiêm nghiệm tôi chợt bắt lấy khi đọc cuốn tiểu thuyết này vào một ngày mưa.
Dẫu vậy, tôi vẫn có thể nhặt ra được một vài điều đáng để học hỏi từ nhân vật chính. Chẳng hạn như hãy sống hết mình cho hiện tại – đây cũng là quan niệm cốt lõi của chủ nghĩa hiện sinh – như Meursault đã nghĩ: “ …tôi thật sự không thể hối hận một điều gì. Tôi luôn bị cuốn đi bởi những điều sắp tới, bởi hôm nay hoặc ngày mai.”

Và quan trọng hơn cả là tôi tìm ra đáp án cho câu hỏi: Liệu có nên sống một cuộc đời phi lý? Đời sống phi lý khi nó vô nghĩa, tức là khi ta không tìm được ý nghĩa của đời mình. Nhưng cho dù ta tìm được ý nghĩa thì sao, đằng nào ta cũng chết đi phải không? Vậy cuộc sống này thật phi lý và ta nên kết liễu nó? Độc giả hãy tỉnh táo trước câu hỏi như bẫy này, bởi suy cho cùng dù đích đến mỗi người ra sao thì thứ bây giờ ta đang nắm giữ chỉ có hiện tại.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 26 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat Dec 10, 2022 6:54 pm

Người xa lạ' và bi kịch của kẻ từ chối 'diễn'

“Mẹ tôi chết ngày hôm nay. Hay có lẽ từ hôm qua, tôi cũng không biết nữa".

Minh Thi - zingnews

Albert Camus đã mở đầu Người xa lạ với hai câu văn cô đọng như vậy. Đây có lẽ là những câu mở đầu đáng nhớ nhất trong văn chương hiện đại. Nhân vật tôi đưa ra một thông báo hệ trọng – cái chết của người mẹ, nhưng cái cách gã báo tin lại có phần dửng dưng. Với gã, sự kiện ấy có xảy ra hôm nay hay hôm qua, thì cũng “không nghĩa lý gì.”

“Không nghĩa lý gì” – Mersault nói như thế về rất nhiều sự kiện xảy ra xung quanh gã cũng như những sự kiện của chính cuộc đời gã. Thái độ dửng dưng ấy thể hiện con người gã: một kẻ đơn giản, thuần chất, có gì nói nấy, và bởi thế, đâm thành “người xa lạ”.

Danh từ “étranger” trong tiếng Pháp mang các nghĩa: người ngoài cuộc, kẻ lạ mặt, hoặc người ngoại quốc. Bản dịch tại Mỹ của cuốn sách thường lấy tựa The Stranger, nghĩa là “kẻ xa lạ”, “gã lạ mặt”, còn bản dịch của Anh thì lại là The Outsider, nghĩa là kẻ ngoài cuộc, kẻ bên lề. Cả hai cách dịch đều có lý riêng, và đều đúng với nhân vật chính Mersault: một kẻ xa lạ với chính mình, đứng ngoài lề xã hội và một gã người Pháp sống tại Algeria.  

Mersault hoàn toàn không phải một mẫu người khiến độc giả dễ đồng cảm. Vả chăng, gã cũng không mưu cầu sự đồng cảm, và chính điều đó khiến gã liên tiếp gặp rắc rối.

Ban đầu, gã gây khó chịu cho những người xung quanh khi không hề nhỏ một giọt nước mắt hay tỏ chút đau khổ trong đám tang mẹ. Ngay sau đám tang, hắn đi chơi với một cô gái và lên giường luôn cùng cô.

Vài ngày sau, gã gây ra một cái chết gần như hoàn toàn vô cớ, trong một vụ xung đột có liên quan đến một người bạn. Một gã người Ả rập chìa dao trước mặt gã, mà gã tình cờ lại mang súng. Ánh nắng mặt trời như thiêu đốt, khiến gã mất bình tĩnh, và gã đã bóp cò.

Một vụ hạ sát hoàn toàn vô nghĩa, chẳng hề có động cơ cụ thể. Kẻ giết người có thể bào chữa rằng mình chỉ tự vệ, nhưng khốn nỗi gã lại quá thật thà: gã chỉ kể lại sự việc đúng như những gì nó đã diễn ra. Nghĩa là, bản thân gã cũng không rõ vì sao mình lại bóp cò.

Tính chất vô nghĩa của vụ giết người dường như là một sự xúc phạm với những kẻ làm luật, những kẻ khăng khăng cho rằng bất cứ việc gì cũng phải có động cơ và ý nghĩa nào đó.

Tác phẩm Người xa lạ của Albert Camus với bản dịch của Thanh Thư vừa ra mắt độc giả Việt Nam.

BỨC TRANH XÃ HỘI
Mượn câu chuyện xử án, Camus khắc họa một bức tranh thu nhỏ đầy sống động về xã hội loài người. Có gì đó mỉa mai và hài hước trong cái cách Camus mô tả cách xã hội nhìn nhận một kẻ dửng dưng như Mersault.

Không ít lần, các nhân vật xung quanh Mersault tỏ ra khó chịu, thậm chí phẫn nộ trước thái độ của gã. Người ta không ngừng chất vấn gã, ngõ hầu moi móc một thứ cảm xúc mãnh liệt nào ở gã để có thể hiểu: dẫu chỉ là một xíu ăn năn hay chút vẻ âu sầu.

Thế nhưng, gã lại không hề phản ứng như những tên tội phạm khác. Gã thà chết vì án tử, chứ không nói dối. Gã chọn cách sống trung thực thay vì giả vờ ăn năn, đau khổ. Nhưng chẳng ai coi trọng điều đó cả, vì xã hội, từ xưa tới nay, vốn chẳng dành cho những kẻ từ chối “diễn.”

Và thế là, những sự việc chẳng hề liên quan tới vụ án bắt đầu bị đem ra mổ xẻ: việc Mersault không khóc trong đám tang mẹ, việc gã đi chơi với bạn gái ngay sau đám tang, việc gã đi nghỉ cùng bạn ở bãi biển ít lâu sau đó.

Những hành vi trái lệ thường của Mersault vốn dĩ đã khiêu khích con mắt phán xét của người đời, nên việc hẳn chẳng thiết phân trần càng chọc tức họ hơn. Không ai có thể chấp nhận câu trả lời trung thực, nhưng nghe thật vô tình: “tôi sẽ thích hơn nếu mẹ tôi còn sống” (thay vì “tôi đau khổ vô cùng vì mẹ tôi đã chết”). Người ta thường ghê tởm hoặc khinh ghét những gì người ta không thể hiểu. Kẻ không được hiểu sẽ không thể nào được cảm thông.

Phản ứng phẫn nộ của những người làm luật xung quanh Mersault, từ ông luật sư cho đến người dự thẩm, thể hiện cái cách xã hội vẫn “bài trừ” những “kẻ xa lạ”.

Cách Albert Camus ngầm chế giễu các nhân vật xung quanh Mersault vừa cho thấy sự thương hại của ông với con người, vừa có gì đó báng bổ đối với những ảo tưởng và xác tín của họ. Ông đặc biệt thể hiện tài văn trào phúng của mình trong đoạn hội thoại giữa Mersault và viên dự thẩm, người không ngừng hối thúc gã bày tỏ nỗi ăn năn và niềm tin vào sự cứu rỗi của Chúa, thậm chí nổi xung trước sự dửng dưng của gã. Bởi theo viên dự thẩm, nếu như ai đó còn nghi ngờ vào Chúa, thì cuộc đời ông không còn nghĩa lý gì nữa.

Cơn phẫn nộ của nhân vật này khi Mersault từ chối biểu lộ cảm xúc cũng như niềm tin vào Chúa ngầm ẩn tiếng cười trào lộng của Camus với cái cách con người ta sống và thiết lập trật tự xã hội. Việc chính viên dự thẩm này sau đó trở nên lạnh lùng với Mersault càng mỉa mai hơn.

Chúa dạy ta phải thương yêu con người, nhưng nếu ai đó không tin vào Chúa, thì người ấy chẳng còn đáng quan tâm nữa. Tâm lý con người chính là như vậy: tôi chỉ muốn giúp anh, nếu như anh đồng tình với tôi và tuân theo mệnh lệnh của tôi.

Vụ xử án của Mersault bóc trần một sự thật: muốn tồn tại trong xã hội, người ta phải chủ động tham dự cuộc chơi, phải làm tròn vai trò của mình, dẫu cho điều đó có đúng với con người thật của họ hay không.

Giả như Mersault đã nhỏ vài giọt nước mắt, hay ít nhất giả vờ âu sầu thương tiếc cho cái chết của người mẹ, hẳn gã đã nhận được chút thương cảm của tòa. Nếu như gã tỏ ra tuyệt vọng hay hãi sợ, có lẽ người ta đã có chút cảm thông.

Tội của Mersault là đã gây ra cái chết của một người đàn ông, nhưng với xã hội dường như bản thân tội lỗi ấy không quan trọng bằng việc hắn từ chối bày tỏ cảm xúc, nghĩa là từ chối quy phục thông lệ xã hội.

Và xã hội có ngay câu trả lời lạnh lùng: một kẻ từ chối “diễn” thì phải bị triệt tiêu. Việc Mersault phủ nhận ý nghĩa các hành động của hắn cũng như phủ nhận niềm tin vào sự cứu chuộc khiến cho hắn bị nhìn nhận như một mối đe dọa. Bởi xét cho cùng, cái cách mà xã hội được xây dựng theo những luật lệ và nền tảng đạo đức chính là để gìn giữ sự quy củ và cái gọi là “ý nghĩa” của cuộc sống.

Nhà văn Albert Camus (1913-1960).
TRIẾT LÝ CỦA CAMUS
Với Albert Camus, cuộc đời là một sự vô nghĩa vĩ đại. Có lẽ, ai cũng ngầm hiểu rằng đời người là cõi phù du.

Cái cách con người ta sống và chết, vốn dĩ là một sự ngẫu nhiên, một lẽ tình cờ dường như chẳng mang nghĩa lý gì. Nhưng có lẽ chính vì thế, người ta càng phải gán cho nó những ý nghĩa lớn lao, cao cả. Bởi nếu không có niềm tin ấy, họ biết sống thế nào?

Triết lý ấy của Camus có gì đó quá lý trí, thậm chí là tàn nhẫn. Nếu suy nghĩ thật kỹ, có lẽ không ít người phải đồng tình, nhưng chẳng ai dám nói thẳng điều đó cả, trừ Camus. Bởi khi nói ra điều đó, khác nào ta phủ nhận sự hệ trọng của kiếp người?

Trớ trêu thay, anh chàng Mersault, nhờ ý thức được và chấp nhận sự vô nghĩa ấy, mà sớm đạt được sự thanh thản trong tâm hồn mình.

Camus như muốn chỉ ra rằng: sự giác ngộ mãnh liệt và hệ trọng nhất, có thể chính là sự giác ngộ rằng cuộc đời vốn vô nghĩa. Bởi chỉ có như thế, người ta mới biết trân trọng hơn từng khoảnh khắc người ta sống.

Trong giây phút giác ngộ chốn ngục tù, khi lòng gã bỗng dâng trào nỗi phẫn nộ mãnh liệt, Mersault bỗng nghĩ đến người mẹ quá cố và khẳng định “Không ai, không một ai có quyền được khóc cho bà.”

Bởi gã hiểu, người mẹ ấy đã sống trọn cuộc đời bà theo cái cách bà muốn sống. Thế là đủ cho bà, không ai có quyền phán xét, hay thương tiếc cho đời bà. Và có lẽ cuộc đời gã cũng thế, bởi vì gã đã sống đúng với con người mình.

Trong một ghi chép của ông, Camus từng viết “Muốn trở thành một triết gia, hãy viết tiểu thuyết.” Quan điểm ấy được Camus thể hiện trong các sáng tác của mình: ông không đơn thuần kể những câu chuyện, mà gửi gắm trong đó những triết lý hiện sinh.

Và trong Người xa lạ, đó chính là chủ nghĩa phi lý với những câu hỏi đầy thách thức: tại sao con người cứ phải gán ý nghĩa nào đó cho cuộc sống? Tại sao con người cứ phải có đức tin? Đằng nào cũng chết, thì chết bây giờ hay chết hai mươi năm nữa có khác gì?

"Muốn trở thành triết gia hãy viết tiểu thuyết" - Albert Camus.
Cuốn tiểu thuyết chỉ dày hơn 100 trang nhưng để trả lời những câu hỏi mang tính triết học của Camus, có lẽ ta sẽ cần một cuốn sách có độ dài tương tự.

Xuyên suốt tác phẩm, Camus sử dụng văn phong đơn giản, cô đặc. Ông triệt để tận dụng những câu ngắn, như để thể hiện tính cách đơn giản, thuần chất của Mersault, nhân vật tôi và lối suy nghĩ trực diện, ít cầu kỳ của gã.

Ngay cả những câu văn miêu tả cảnh cũng súc tích, không hề lãng mạn hóa câu chuyện như nhiều tác phẩm văn học thông thường. Nói cách khác, tác phẩm này không dành cho những người tìm kiếm thứ văn phong giàu chất thơ hay nhiều kịch tính.

Giá trị của tác phẩm không nằm ở ngôn từ hoa mỹ, mà là phong cách kể chuyện sắc lạnh và tư tưởng vượt thời đại của Camus. Tác phẩm ra đời năm 1942 chắc chắn sẽ còn khiến nhiều độc giả ngày nay kinh ngạc trước tư duy mới mẻ và hiện đại của văn sĩ Pháp. Bởi thế, Người xa lạ tưởng như đơn giản, ngắn gọn, mà vẫn cho thấy sự dụng công và tính toán đầy khôn khéo.

Nhiều độc giả có thể không đồng tình, thậm chí phẫn nộ trước triết lý về cuộc đời vô nghĩa của Camus hay cái cách ông gần như báng bổ niềm tin tôn giáo của các nhân vật trong truyện (một phong cách giễu nhại và trào phúng rất Pháp!).

Thế nhưng, đồng tình hay phản đối cũng chẳng quá quan trọng. Không phải bất kỳ một tuyên bố triết học nào của Camus, mà chính cái cách ông đặt ra những câu hỏi mới mẻ và khiêu khích để độc giả suy nghĩ, chiêm nghiệm, và tự tìm lấy câu trả lời cho riêng mình, đã làm nên giá trị của Người xa lạ. Tính đột phá ấy đủ để làm nên một trong những kiệt tác văn học đáng đọc nhất thế kỷ 20!

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 26 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat Dec 10, 2022 7:03 pm

"Người xa lạ"- Kiệt tác đầu tay của Albert Camus

Huỳnh Trọng Khang - nld

Ra đời năm 1942, cuốn tiểu thuyết đầu tay này đã đưa Albert Camus vào hàng ngũ những nhà văn xuất sắc của Pháp thế kỷ XX. Ông đã sống một cuộc đời ngắn ngủi nhưng đủ đầy, tận hiến, được vinh danh bằng giải Nobel năm 1957
Từng có thời Albert Camus trở thành cái tên thần tượng của một bộ phận thanh niên Việt Nam. Các tác phẩm của ông như "Người xa lạ" ("L’Etranger"), "Ngộ nhận" ("Le Malentendu"), "Dịch hạch" ("La Peste")… trở thành sách gối đầu của đông đảo thế hệ sinh viên, học sinh say mê chủ nghĩa hiện sinh. Cũng dễ hiểu khi các sách của ông có nhiều bản dịch mà mỗi bản dịch đều có phong vị của riêng với ngôn ngữ tiệm cận với thế hệ mà dịch giả đang sống. Bản dịch "Người xa lạ" của dịch giả Thanh Thư (Dtbooks và NXB Văn học xuất bản 2019) là một trường hợp như thế.

Con người phi lý

Ra đời năm 1942, cuốn tiểu thuyết đầu tay này đã đưa Albert Camus vào hàng ngũ những nhà văn xuất sắc của Pháp thế kỷ XX, có ảnh hưởng, tác động đến suy nghĩ, tư tưởng của giới trí thức. Ở "Người xa lạ", Camus khai triển những chủ đề rồi được ông phát triển, bổ khuyết thêm ở các tác phẩm sau: "sự phi lý".

"Sự phi lý" theo Camus không phải bởi tự thân thế giới đã là phi lý mà nó đến từ sự đối nghịch giữa cá nhân với thế giới mà nói như nhà văn Jean-Paul Sartre, một yếu nhân khác của chủ nghĩa hiện sinh, "tha nhân là địa ngục".

Nhân vật chính trong "Người xa lạ" tên Meursault, một kẻ thậm chí dửng dưng trước tin mẹ của mình qua đời; đi tắm biển rồi "ngẫu nhiên" phạm tội giết người; khi tòa hỏi lý do phạm tội thì đổ tại mặt trời. Rõ ràng không thể xét đoán kiểu người như vậy bằng lý tính, đó là loại người đã ra khỏi những phạm trù đạo đức cố hữu mà ta chỉ có thể gọi họ, như Camus đã gọi, "con người phi lý". Cái con người phi lý sẵn sàng nhận lãnh cái phi lý của thế giới, y không phải là con rối bị cuộc đời giật dây, y không phấn đấu để vươn lên, để thoát ra, y chấp nhận sự phi lý với thái độ dửng dưng.

Người xa lạ- Kiệt tác đầu tay của Albert Camus - Ảnh 1.
Bìa sách “Người xa lạ” do NXB Văn học xuất bản năm 2019

Ngay cả khi đối diện với án tử, y cũng chỉ mong có thật nhiều người tới xem buổi hành hình và chửi rủa, để không cảm thấy lẻ loi, để mọi điều trọn vẹn.

Dù tên tuổi của Albert Camus thường gắn với chủ nghĩa hiện sinh nhưng ông lại tuyên bố: "Các kết luận của trường phái Hiện sinh là sai", thêm một sự nghe chừng phi lý khác trong cuộc đời của nhà văn, đeo đẳng ông suốt cuộc đời.

Thân phận con người

Trong thần thoại Hy Lạp, Sisyphe bị các vị thần trừng phạt, bắt ông phải lăn tảng đá lên đỉnh núi, khi tảng đá lên tới đỉnh, nó sẽ lăn xuống chân núi buộc Sisyphe phải lần nữa lăn nó lên, cứ thế, công việc nặng nhọc đó lặp đi lặp lại, không có kết thúc.

Camus mượn câu chuyện thần thoại này để nói lên sự phi lý của thân phận con người. Chúng ta cứ ngày ngày phải sống, phải làm những công việc lặp lại, với những mối quan hệ quanh quẩn, cũng giống như Sisyphe, mang một hòn đá vô hình trên lưng, vác cái gánh nặng của đời sống hữu hạn nhưng nhàm chán này. Meursault trong "Người xa lạ" là kẻ cảm nhận rõ ràng nhất sự vô nghĩa của đời sống không có chung cuộc ấy. Y có một gia đình, y có một công việc, thoạt trông y không khác chi với những người đi ngoài phố nhưng y sống để mà sống. Cuộc sống không mang đến cho y bất kỳ ý nghĩa nào cho nên khi đứng trước cái chết, y lại thấy vui vẻ là đằng khác.

Cũng trong năm xuất bản tiểu thuyết "Người xa lạ", Camus cho ra mắt tập hiện tượng luận "Huyền thoại Sisyphe". Hai tác phẩm này song trùng và có thể dùng để giải nghĩa lẫn nhau như bề trái và bề mặt. Nếu "Người xa lạ" là tiểu thuyết tuyên ngôn cho một tư tưởng, một công trình đầy ẩn nghĩa dưới hình thức giản dị và dung lượng nhỏ thì "Huyền thoại Sisyphe" có thể xem như chiếc chìa khóa mở vào công trình đó.

"Huyền thoại Sisyphe" có một mở đầu kinh điển: "Chỉ có một vấn đề triết lý thực sự nghiêm chỉnh, đó là tự tử. Xét xem đời đáng sống hay không đáng sống là trả lời cho câu hỏi cơ bản của triết học". Dù để Meursault kết cục phi lý là cái chết tất yếu nhưng đến cuối cùng, Camus vẫn phủ nhận phương pháp tối hậu trước cuộc đời phi lý là cái chết. Bởi vì cuộc đời dù có phi lý hay vô nghĩa lý thì rốt cuộc nó vẫn đáng sống. Cho nên, trong khi trình bày về sự phi lý của ngoại giới, Camus cũng nhắc nhở về sự phi lý trong chính cá nhân, Meursault vì thế không chỉ là "người xa lạ" trong xã hội mà còn là "người xa lạ" với chính bản thân mình.

Tài năng, mệnh yểu

Albert Camus đã sống và chết cũng giống như nhân vật của ông, ngắn ngủi và phi lý. Vụ tai nạn xe hơi năm 1960 đã cướp đi sinh mạng của ông khi nhà văn mới 46 tuổi, đương lúc bút lực còn sung mãn với nhiều dự định.

Nhưng cũng có thể nói Albert Camus đã sống một cuộc đời đủ đầy, tận hiến, được vinh danh bằng giải Nobel năm 1957. Trong diễn từ nhận giải Nobel, ông đã khẳng định: "Có nhà văn chân chính nào từ nay lại dám coi mình là người rao giảng đạo đức? Cá nhân tôi tuyên bố không thuộc thể loại này".

Trên hết, ông đã được người đương thời công nhận, mến mộ không chỉ gói gọn trong biên giới nước Pháp mà còn có sức ảnh hưởng trên toàn thế giới. Riêng tác phẩm "L’Etranger" trong tiếng Việt có nhiều bản dịch khác nhau của các dịch giả: Tuấn Minh, Dương Kiền và Bùi Ngọc Dung, Dương Tường...

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 26 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat Dec 10, 2022 7:10 pm

Người Xa Lạ - Albert Camus, một chút cảm nghĩ sau khi đọc. (Spoiler)

Spiderum

sherochu2311 JCZhuu

Chào những con người IQ200, đây là lần đầu mình đắng bài viết trên trang blog này. Mong mọi người có thể cho mình ý kiến và cảm nghĩ của mọi người sau khi đọc nhé!

《Người Xa Lạ》là một trong những tiểu thuyết triết học liên quan đến chủ nghĩa tồn tại (Existentialism) tiêu biểu của Albert Camus, nhà triết học người Algeria. Đây là câu chuyện về cuộc đời của Meursault, nhân vật chính trong tiểu thuyết. Tuy rằng cả một quá trình từ lễ tang của mẹ cho đến tử hình không đến nỗi dài, có khi là quá ngắn, ngắn đến nỗi đối với tôi có một chút hoang đường. Nhưng cả một quá trình như vậy lại có thể đem đến người đọc phong phú về cảm xúc, ý nghĩa về lý tính đối với việc suy nghĩ về "tồn tại". Bài viết này sẽ chia làm ba phần: 1. Những khúc hoang đường trong câu chuyện, 2. Mối quan hệ của luật, 3. thuần cảm nghĩ của bản thân.

Câu chuyện có thể chia thành hai phần: phần đầu là về cuộc sống và cảm nghĩ của Meursault, phần sau là quá trình phán xét trên phiên tòa khi Meursault đã lỡ tay giết chết kẻ thù của mình. Từ phần đầu của câu chuyện, có thể dễ dàng nhận thức được một chút khác người của Meursault từ lễ tang của mẹ mình. Meursault không rơi một giọt nước mắt, mặt không đem một chút cảm xúc và chỉ là đơn thuần làm những việc mình nên làm về mặt thực tế. Đến ngày hôm sau, Meursault hẹn hò cùng với bạn gái của mình, hai người cùng đi xem một bộ phim hài. Và đây cũng là chứng cứ để phiên tòa phán xét Meursault vào sau cùng câu chuyện. Đối với tôi, việc không rơi một giọt nước mắt trên lễ tang của mẹ mình là một hành động cực kỳ vô tâm, đó là một phán xét mà mọi người hay có khi chưa hiểu rõ con người của Meursault. Việc phán xét là dựa trên kinh nghiệm của mỗi cá nhân và kết hợp thành nhận thức chung của tổng thể, mà nhận thức chung là một quá trình không ngừng thay đổi, trong câu chuyện, tôi nghĩ nhận thức chung (Consensus) đã bị quy định thành một nguyên tố không thể thay đổi, là một luật quy định bất động. Mà khi nhận thức chung khi mất đi sự chuyển động sẽ tạo ra khuôn mẫu (stereotype). Do thế, nhận thức chung phát triển thành khuôn mẫu chỉ cần sự tham gia của quyền lực (Power). Do quyền lực đã quy định nhận thức chung, như là một thức gì đó đã chặn trước con đường mà nhận thức chung đang không ngừng di chuyển. Đây như là một phê bình về cỗ máy mang tên xã hội, xã hội tuy là một cỗ máy đã đoàn kết con người, nhưng lại tẩy chai hoặc không thể bao gồm được những con người có ý thức riêng biệt. Đến đoạn hoang đường thứ hai, chính là phần sau của câu chuyện. Trên phiên tòa, sự đối phó giữa số ít và số đông đã hiện hình rõ hơn. Vì những biểu hiện ở phần đầu của tiểu thuyết, Meursault đã rơi vào tình huống bị động, một là không bị mọi người hiểu biết, hai là mất đi quyền được nói (Discourse) trước phiên tòa. Từ phần này nhận thức chung như bị tri phối bởi quyền lực và quyền lực lại liên quan đến việc ảnh hưởng và bị ảnh hưởng và quyền lực chỉ tồn tại khi ta sử dụng (Exercise). Cho nên, co thể hiểu được rằng Meursault đã mất đi cả quyền lực của bản thân, bị ép buộc im lặng. Mỗi quyền lực mà Meursault có được, có thể chỉ còn là cảm nhận về hạnh phúc khi đến với cuộc đời này trước khi đi đối mặt với tử hình.

Từ đoạn trên ta có thể thấy được sự đấu tranh trên ý thức của cá thể và tổng thể, số ít và số đông. Mà khi tôi đưa cái nhìn rộng ra một chút nữa, tôi nhận được một cái nhìn ý nghĩa hơn nữa. Đó là sử ảnh hưởng giữa ba loại pháp luật: Luật tồn tại của con người (Meursault), luật của uy quyền (phiên tòa và tôn giáo) và quy luật của tự nhiên (mọi ngôi sao trên trời và mặt trời v.v.). Ba quy luật này đan xen và ảnh hưởng với nhau. Ví dụ như Meursault đã thể hiện quy luật tồn tại của con người có thể có nhiều cá thể khác nhau, nhưng lại không có một chút gì sai lầm, ít nhất đối với luật của tự nhiên là như vậy. Nhưng đối với luật của uy quyền lại có một chút xa lạ. Về mặt uy quyền, dùng ý tưởng của Immanuel Kant: "Prescribing Laws to Nature." (con người dựng luật cho tự nhiên), con người muốn hiểu biết về tự nhiên đầu tiên là phải nhận thức được là ta không thể thoát khỏi kinh nghiệm của bản thân (còn việc để khách quan có thể trở nên khả thi sẽ bàn luận sau, or maybe not...). Thì từ ý tưởng của Kant, uy quền tượng trưng co quy luật đã được định sẵn, quy định này bao gồm cả tự nhiên và quyền lợi cá nhân. Nếu không có quy luật, sẽ không có nhận thức đúng đắn về lý luận của con người và nhận biết về giới tự nhiên. Có thể nói, uy quyền và quyền lực khi được thực hành cũng sẽ ảnh hưởng tới luật tồn tại của con người và luật của tự nhiên, và trong tiểu thuyết thì luật của uy quyền bị phê bình để nhấn mạnh hơn quan hệ giữa cả ba luật. Ví dụ như trên phiên tòa, Meursault giết người có thể bị phán tử hình, đó là quy định của luật, nhưng lại không có quy luật cho việc  kiểm sát trưởng đã dùng những chứng cứ hầu như không liên quan đến vụ án để trực tiếp đưa vào phán xét. Còn về tôn giáo và tín ngưỡng, trong tiểu thuyết có đề cập đến việc: nếu tin vào Chúa sẽ được rửa tội và tha thứ, không tin thì sẽ phải xuống địa ngục. Đây đưa ra một điểm xung đột với nhau là: giết người mà có thể được tha thứ nếu tin vào thượng đế? Đến với quy luật của tự nhiên, có thể bản thân giới tự nhiên là một tồn tại khách quan, nhưng như đã nêu từ ý tưởng của Kant, con người muốn hiểu biết về tự nhiên vẫn phải dựng luật, phải đặt tên, cho nên nhận biết của con người về tự nhiên vẫn khổng thể thoát khỏi kinh nghiệm và chủ quan (Subjective). Trong tiểu thuyết, Meursault có đề cập đến sự ảnh hưởng của mặt trời mà đã trực tiếp ảnh hưởng anh nổ súng giết chết kẻ thù, từ đây tôi hiểu rằng là ảnh hưởng của tự nhiên đối với con người. Có thể nói, ba quy luật trong tiểu thuyết đã xan xen ảnh hưởng nhau mà không thể phân loại luật nào tốt hơn và luật nào quan trong hơn, cả ba đều năm trên cùng một bề mặt, đều phải được suy nghĩ khi ta nói về tồn tại ở thế giới này. Luật uy quyền trong tiểu thuyết đã bỏ qua lời biện hộ của Meursault cũng như khinh thường quy luật tồn tại của cá nhân và của tự nhiên khi có sự khác biệt, đây là một lỗi lớn của uy quyền. Tuy nhiên, tiểu thuyết có thể quá đáng chỉ trích uy quyền, để uy quền trở thành uy quyền là nhờ vào quyền lực, mà quyền lực lại là mối quan hệ của ảnh hưởng và bị ảnh hưởng. Suy ra, quyền lực cũng có thể thực hành một cách chủ động (Power is Productive) đối với mỗi cá nhân. Cho nên khi ta hiểu biết được ta có quyền lực để bày tỏ bản thân (Discourse) là ta đã chứng minh bản thân mình tồn tại, sau đó tìm kiếm sự điều hòa giữa ta và người xung quanh, và xã hội và với tự nhiên.

Sau khi đọc xong tiểu thuyết hai lần, thì lần đầu hiểu biết về chủ nghĩa hay ý nghĩa của việc tồn tại trong nhận thức của tôi còn rất nhỏ hẹp. Sau khi đọc lại, tôi lại cảm thấy, hình như hiểu và giải thích như thế nào cũng không đủ về ý nghĩa của việc ta tồn tại, nhưng cũng như thế mới làm cho việc tìm kiếm ý nghĩ của cuộc sống trở nên đa dạng, phong phú và thu hút tôi hơn. Không ngừng tìm kiếm và hiểu biết về bản thân và tìm ra sự hài hòa giữa ta và xã hội, và tự nhiên. Hiện tại, việc giải thích tốt nhất về ý nghĩa của tồn tại mà tôi thích nhất là từ triết lý của Heidegger: khi ta nhân thức được ta tồn tại, thì đã là như thế, đây như một câu trả lời bị động, nhưng trong này lại có một phần chủ động không hoàn toàn, đó chính là tuy ta bị vứt vào thế giới này với múc đích không rõ ràng hoặc không thể giải thích rõ ràng, nhưng ta có thể chọn lối sống ta muốn và cho nó một ý nghĩa của riêng mình.

Kết là tôi có thể đánh giá quá cao về cuốn tiểu thuyết này trong khi chưa đọc tiếp những tác phẩm khác của Albert Camus, nhưng đây là một trong những cuốn sách đã mở đầu cho con đường học triết học của mình. Cho nên cuốn sách này có thể mang tính đánh dấu cho một sự khởi đầu trong quá trình nghiên cứu triết học của tôi.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 26 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat Dec 10, 2022 7:15 pm

Khi xưa phải đọc Người xa lạ trong trường và 0 thích chút nào. 0 thích cốt truyện, 0 thích nhân vật và kết truyện. Có lẽ bây giờ đọc thì cảm nghĩ sẽ khác.
Tôi cũng quên chuyện ông Camus qua đời khi mới 46 tuổi.

Đánh Giá Tốt

Người Xa Lạ – Tác phẩm tiêu biểu về triết học nhân sinh


An Hạ  

Quyển sách Người Xa Lạ của Nhà văn Albert Camus là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho trường phái triết học hiện sinh. Thông qua quyển sách Chúng ta có thể khám phá được rất nhiều triết lý sâu sắc về cuộc sống và con người. Khơi gợi lên những câu hỏi thiết thực về giá trị sống khiến bao người phải day dứt: Liệu rằng chúng ta có nên sống một cuộc đời phi lý?

Về Albert Camus – Tác phẩm quyển sách Người Xa Lạ
Albert Camus là tác giả sinh năm 1913 mất năm 1960. Ông là một đại diện tiêu biểu cho văn học chủ nghĩa hiện sinh của thế kỷ 20 và là một người con của đất nước Pháp. Không chỉ là một nhà văn, Albert Camus còn đồng thời là một triết gia và một lý luận gia nổi tiếng. Các tác phẩm của ông ngay từ khi mới ra mắt đã nhận về sự chào đón nhiệt tình của người đọc và trở thành văn học kinh điển của thế giới. Một số tác phẩm nổi tiếng của Albert Camus phải kể đến như: Người Xa Lạ, Huyền thoại Sisyphe và Dịch hạch…

Vào năm 1957, Albert Camus vinh dự được nhân giải thưởng Nobel văn học danh giá. Các tác phẩm của ông chủ yếu thể hiện các kiến thức cơ bản về những điều phi lý và vô lý. Các tác phẩm của ông đấy cảm hứng từ chính bản thân ông thông qua câu nói “Tôi mãi là kẻ xa lạ đối với chính bản thân mình”. Nhờ đó ông đã thành công xây dựng nhân vật chính là đứa con tinh thần của mình trong tác phẩm Người Xa Lạ.

Review Người Xa Lạ – Tác phẩm tiêu biểu về triết học nhân sinh
Người Xa Lạ đã khắc họa nên một nhân vật Mersault không hề khiến người đọc dễ dàng đồng cảm. Con người của được tác giả miêu tả ngắn gọn chỉ qua một câu văn: “Mẹ tôi chết ngày hôm nay. Hay có lẽ từ hôm qua, tôi cũng không biết nữa”. Điều này thể hiện sự vô tâm tột cùng của Mersault đối với người mẹ của mình.

Ngay từ đầu, Mersault đã khiến cho người đọc vô cùng phẫn nộ khi không hề nhỏ một giọt nước mắt trong đám tang của mẹ mình. Hôm sau hắn lại tiếp tục đi chơi và ngủ với người đồng nghiệp của mình một cách vô tư. Và đến vài ngày sau hắn lại gây ra rắc rối khi vô tình liên quan đến cái chết của một người bạn hàng xóm mới quen – Raymond.

Mọi thứ hoàn toàn diễn ra một cách nhanh chóng và vô nghĩa khiến hắn không thể biện hộ. Và thực chất không hề biện hộ cho chính mình, Mersault thật thà đến mức kể lại hoàn toàn vụ án. Lý do vì sao cả hai gặp nhau, hắn không hiểu vì sao bản thân mình lại bóp cò. Mersault và Raymond gặp nhau vào một ngày trời nắng như lửa đốt, Raymond đột nhiên chìa dao ra trước mặt hắn, đúng lúc này hắn cũng mang súng và bắn chết anh ta ngay tại chỗ.

Tính chất và ý nghĩa của vụ án cùng lời kể của Mersault dường như là sự xúc phạm đối với những kẻ làm nghề luật. Họ luôn khăng khăng cho rằng bất cứ việc gì xảy ra cũng phải có động cơ và ý nghĩa nào đó. Và phải chăng bi kịch của Mersault chỉ là bi kịch của một kẻ “từ chối diễn”.

Để không ít lần các nhân vật xung quanh anh đưa ra nhiều câu hỏi chất vấn, khó chịu và vặn vẹo đối với Mersault. Mục đích chỉ là khiến cho gã cảm thấy phần nào sự hối hận về sự việc mà mình gây ra. Tuy nhiên, bộ mặt mà Mersault bày ra thậm chí không có một chút hối hận hay u sầu. Dường như có một chút gì đó mỉa mai và châm biếm theo cách Camus mô tả cách nhìn nhận xã hội của Mersault.

Nội dung chính của quyển sách Người Xa Lạ – Albert Camus
Quyển sách Người xa lạ Albert Camus mở ra cho chúng ta một bầu không khí xám xịt và cô đơn với bút pháp đơn giản của nhà văn. Câu chuyện bắt đầu từ sau đám tang của mẹ Meursault, nhân vật chính của quyển sách. Meursault Được mô tả là một người với vẻ ngoài vô cảm, sống lạnh lùng và làm việc như một cái máy. Anh ta không ngần ngại từ chối gặp mẹ mình lần cuối, không khóc trong đám tang Và thậm chí chưa bao giờ nhớ đến người mẹ đã mất của mình sau lễ tang.

Vài ngày sau tại bãi tắm lại một nữ đồng nghiệp cũ từng làm tên là Marie. Anh và Marrie có rất nhiều điểm chung, trong suốt thời gian ở đó, cả hai thường xuyên đùa giỡn, ngụp lặn. Tối hôm đó, Meursault còn rủ cô nàng đi xem phim một cách vô tư mặc cho cô nàng cảm thấy e ngại vì cái chết của mẹ anh chỉ vừa diễn ra vào tối qua. Tuy vậy, Marrie vẫn đồng ý, cả hai có một buổi tối lãng mạn bên nhau, xem phim, chơi đùa và ngủ cùng nhau.

Trong những ngày tiếp theo đó, Meursault tiếp xúc với những người hàng xóm xungq quanh mình, đặc biệt là anh hàng xóm người Ả Rập thường xuyên bạo hành vợ tên Raymond. Tên hàng xóm này đã nhờ Meursault trả lời giúp hắn rất nhiều câu hỏi và câu trả lời của anh cũng rất thú vị, thậm chí đi ngược lại với tư duy của những người bình thường. Điều này khiến cho Raymond vô cùng thích thú và hài lòng.

Câu chuyện đáng lẽ ra sẽ được tiếp diễn trong tiết tấu lạnh nhạt cùng những hành vi vô lý của Meursault. Tuy nhiên, sau khi Meursault phạm sai lầm ngớ ngẩn, câu chuyện lại đi đến một diễn biến khác và mở ra rất nhiều tình tiết mới giúp độc giả có thể hiểu hơn về con người của anh. Càng đến phần kết, những quan niệm về cuộc đời của Meursault mới càng được bộc lộ rõ ràng hơn khiến cho người đọc cảm thấy vô cùng thú vị và tò mò.

Cảm nhận sau khi đọc xong quyển sách Người Xa Lạ – Tác phẩm tiêu biểu về triết học nhân sinh
Người xa lạ là một quyển sách đang xen những dòng suy nghĩ về hiện thực, quá khứ, cuộc đời và các mối quan hệ của nhân vật chính tên Meursault. Có thể nói rằng cách mà nhân vật chính nhìn cuộc đời có phần ngược ngạo và tàn nhẫn. Anh đối xử với những mối quan hệ xung quanh mình theo xu hướng bệnh hoạn, nổi loạn và dường như đang chống lại hết tất cả những chuẩn mực xã hội và quan niệm đạo đức theo lẽ thường.

Đây là một tác phẩm phải khiến mình suy nghĩ và đào sâu thông điệp tác giả muốn mang đến. Do là một tác phẩm văn học đan xen triết học nhân sinh nên việc mang vào đó những tư tưởng triết học khô khan, cứng nhắc là điều khó tránh khỏi. Tuy vậy tôi vẫn là một tác phẩm sâu sắc và khiến người ta phải suy ngẫm rất nhiều. Cách dẫn dắt của tác giả lớp trưởng khiến người đọc rơi vào cái bẫy mà ông tạo ra. Từ đó dẫn đến việc có nhiều suy nghĩ lệch lạc theo quan niệm vị kỷ, biến chất, lãng mạn quá mức, vô tâm quá mức và tôn sùng cái tôi thái quá.

Dẫu vậy đằng sau quyển sách vẫn mang đến cho chúng ta nhiều bài học đắt giá. Chẳng hạn như việc hãy sống hết mình với hiện thực, đây cũng chính là quan niệm cốt lõi của chủ nghĩa hiện sinh. Cuộc đời của chúng ta chỉ thật sự phi lý khi bạn không tìm được ý nghĩa của chúng. Mỗi người chúng ta đều sẽ có những điểm đến riêng trong cuộc đời, nhưng chỉ có hiện tại mới là điều mà ta có thể nắm giữ và thay đổi.

Người Xa Lạ là một tác phẩm đòi hỏi người đọc phải tư duy và chiêm nghiệm về những vấn đề lớn lao mà tác giả chia sẻ để có thể hiểu được dù thật ra, tác giả không hề đòi hỏi về điều đó. Người đọc có thể đào sâu hơn về những lý luận bản ngã và tự trả lời cho câu hỏi: Liệu mình có đang sống một cuộc đời phi lý hay không?

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 26 Empty Re: Sách

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 26 of 50 Previous  1 ... 14 ... 25, 26, 27 ... 38 ... 50  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum