Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Page 16 of 38 • Share
Page 16 of 38 • 1 ... 9 ... 15, 16, 17 ... 27 ... 38
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Vụ cán bộ ném tiền tung tóe: Trơ tráo đổ thừa bị hành hung tại quán
Lê Thiệt
3 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Ông Đ.C.P. cho rằng đã bất bình vì con mình (trẻ chậm nói) bị quán đối xử không tốt – Ảnh cắt từ video clip
Cán bộ Đ.C.P (Phó trưởng Phòng Quản lý và Phát triển quỹ đất của Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc Sở TN&MT Đà Nẵng) – người ném tiền tung tóe ở quán bún bò Đà Nẵng – cho rằng quán bún đã đối xử không tốt với con mình (trẻ bị chậm nói) khi trả tiền thừa bằng nhiều tờ 1.000 đồng, 2.000 đồng nhàu nát.
Ông P. giải thích như thế khi có tin lãnh đạo Sở TN&MT Đà Nẵng yêu cầu làm rõ và xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật hoặc chuẩn mực đạo đức của cán bộ cấp dưới.
Dư luận cho rằng giải thích là quyền của ông P., nhưng việc đưa con ông vào để biện minh cho hành động sai trái là một việc làm “thô bỉ”, nhất là con ông lại là một đứa trẻ “khuyết tật” như lời ông trình bày.
Theo tường trình của ông P., sáng 1 Tháng Mười, ông cùng hai con ăn sáng tại quán bún bò trên đường Chương Dương (phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng). Đến khoảng 7 giờ 30, sau khi thanh toán tiền, ông P. đi làm, để hai con ở lại chờ nhận tiền thừa. Ông nói:
“Các con đợi đến 20 phút thì quán gom lại toàn tờ 1000 đồng và vài tờ 2000 đồng, tất cả đều nhàu nát và có tờ rách, đưa cho hai đứa trẻ, trong khi đó con tôi là trẻ chậm nói và không rành tiền”.
Đến sáng hôm sau, ông P. thấy nhiều tiền nhàu nát nên gặng hỏi thì biết vụ việc. “Thấy tội và bức xúc vì con mình khuyết tật mà bị đối xử như vậy, khoảng 10 giờ tôi mang những tờ tiền nhàu nát kia ra quán để nói rằng trẻ con lẽ ra phải được đối xử tốt chứ sao lại đối xử như vậy”.
Khi ông P vào quán, một thanh niên trên lầu xuống có lời qua tiếng lại. “Đến khi chủ quán cùng nhân viên tiến đến tôi đôi co qua lại làm vung những tờ tiền tôi đang cầm sang bên, bản thân tôi tự vệ vì người của quán rất đông”.
Ông P. khẳng định như vậy, do chủ quán và nhân viên đôi co với ông mới khiến xấp tiền lẻ bị tung tóe.
Trong khi đó, hình ảnh camera an ninh của quán cho thấy, chính ông P. là người vung tay ném xấp tiền lẻ này lên cao khiến chúng rơi tung tóe. Nhân viên quán là người phải ngồi xuống nhặt những tờ tiền này.
Đặc biệt, trong bản tường trình ông P. cho rằng ông bị chủ quán cùng nhân viên lao vào đánh, ném chai lọ vào người. Đến 13 giờ cùng ngày, những người trong gia đình ông P., gồm: em trai, anh rể, cháu gọi bằng chú, em con cậu ruột,… đến quán để làm rõ sự việc thì ông P. can ngăn, sau đó mọi người đi về.
Theo anh H.Tr. (chủ quán), sau khi ném tiền, người này còn tát anh một cái trước khi bỏ đi.
Đặc biệt, ông P. cho rằng mình bị chủ quán, nhân viên quán hành hung, ném chai lọ vào người – Ảnh cắt từ video clip
Không biết cả nhà ông P. đến quán “làm rõ sự việc” như thế nào, nhưng theo anh H.Tr., một người trong nhóm này đã đánh nhân viên của anh, đòi đập quán và đe dọa sáng mai sẽ quay lại phá quán tiếp. Điều này khiến anh H.Tr. lo sợ nên trình báo với công an địa phương nhờ bảo vệ.
Ông P. trình bày tiếp rằng tối cùng ngày ông đã cùng Tổ trưởng dân phố đến quán để trao đổi và nhìn nhận sự việc sai của mình. Trong bản tường trình, ông P. cho hay, sự việc xuất phát từ bất bình việc con ông bị khuyết tật mà bị đối xử không tốt nên ông đã không kiềm chế được và có những hành động không chuẩn mực, ông “thành thật xin lỗi và rút ra bài học…”
Qua tường trình của ông P. và video clip được chia sẻ trên mạng, dư luận bật cười vì lời giải thích của ông P. Có lẽ ông P. không kịp xem clip để thấy mình bị ghi hình, ghi âm như thế nào để tường trình cho đúng. Chỉ riêng lời tường trình bịa đặt của ông P., người ta đã thấy ông cán bộ phó phòng này giả dối, trâng tráo như thế nào.
Một Facebooker viết: “Ông P. đã thể hiện bản chất côn đồ, vô liêm sỉ của một đảng viên cộng sản. Đã có video bằng chứng rõ ràng rồi mà ông ta còn như thế, thử hỏi nếu quán không có camera an ninh thì ông ta ‘đổi trắng thay đen’ như thế nào. Lúc đó có thể chủ quán phải ngồi tù không chừng”.
Đúng là “miệng quan, trôn trẻ”!
Facebooker Thái Hạo nhận định: “Một nhân cách như thế mà leo lên đến chức Phó phòng được thì phải hiểu thế nào về cái gọi là ‘công tác cán bộ’; và làm sao để tin được rằng những ông quan khác đang không sở hữu những ‘phẩm chất’ tương tự như thế mà vẫn uy nghi ngồi ghế ‘lãnh đạo’, định đoạt cuộc sống của hàng triệu người dân?”
Như đã thông tin, ngày 2 Tháng Mười, đoạn clip đăng tải cảnh ông P. ném tiền tung tóe tại quán bún khiến nhiều người bất bình. Hầu hết mọi người đều phẫn nộ trước thái độ thách thức của người trong clip, đồng thời cho rằng hành vi ném tiền, xem tiền nhàu nát là “rác” của ông P. là “không đúng chuẩn mực”.
Lê Thiệt
3 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Ông Đ.C.P. cho rằng đã bất bình vì con mình (trẻ chậm nói) bị quán đối xử không tốt – Ảnh cắt từ video clip
Cán bộ Đ.C.P (Phó trưởng Phòng Quản lý và Phát triển quỹ đất của Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc Sở TN&MT Đà Nẵng) – người ném tiền tung tóe ở quán bún bò Đà Nẵng – cho rằng quán bún đã đối xử không tốt với con mình (trẻ bị chậm nói) khi trả tiền thừa bằng nhiều tờ 1.000 đồng, 2.000 đồng nhàu nát.
Ông P. giải thích như thế khi có tin lãnh đạo Sở TN&MT Đà Nẵng yêu cầu làm rõ và xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật hoặc chuẩn mực đạo đức của cán bộ cấp dưới.
Dư luận cho rằng giải thích là quyền của ông P., nhưng việc đưa con ông vào để biện minh cho hành động sai trái là một việc làm “thô bỉ”, nhất là con ông lại là một đứa trẻ “khuyết tật” như lời ông trình bày.
Theo tường trình của ông P., sáng 1 Tháng Mười, ông cùng hai con ăn sáng tại quán bún bò trên đường Chương Dương (phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng). Đến khoảng 7 giờ 30, sau khi thanh toán tiền, ông P. đi làm, để hai con ở lại chờ nhận tiền thừa. Ông nói:
“Các con đợi đến 20 phút thì quán gom lại toàn tờ 1000 đồng và vài tờ 2000 đồng, tất cả đều nhàu nát và có tờ rách, đưa cho hai đứa trẻ, trong khi đó con tôi là trẻ chậm nói và không rành tiền”.
Đến sáng hôm sau, ông P. thấy nhiều tiền nhàu nát nên gặng hỏi thì biết vụ việc. “Thấy tội và bức xúc vì con mình khuyết tật mà bị đối xử như vậy, khoảng 10 giờ tôi mang những tờ tiền nhàu nát kia ra quán để nói rằng trẻ con lẽ ra phải được đối xử tốt chứ sao lại đối xử như vậy”.
Khi ông P vào quán, một thanh niên trên lầu xuống có lời qua tiếng lại. “Đến khi chủ quán cùng nhân viên tiến đến tôi đôi co qua lại làm vung những tờ tiền tôi đang cầm sang bên, bản thân tôi tự vệ vì người của quán rất đông”.
Ông P. khẳng định như vậy, do chủ quán và nhân viên đôi co với ông mới khiến xấp tiền lẻ bị tung tóe.
Trong khi đó, hình ảnh camera an ninh của quán cho thấy, chính ông P. là người vung tay ném xấp tiền lẻ này lên cao khiến chúng rơi tung tóe. Nhân viên quán là người phải ngồi xuống nhặt những tờ tiền này.
Đặc biệt, trong bản tường trình ông P. cho rằng ông bị chủ quán cùng nhân viên lao vào đánh, ném chai lọ vào người. Đến 13 giờ cùng ngày, những người trong gia đình ông P., gồm: em trai, anh rể, cháu gọi bằng chú, em con cậu ruột,… đến quán để làm rõ sự việc thì ông P. can ngăn, sau đó mọi người đi về.
Theo anh H.Tr. (chủ quán), sau khi ném tiền, người này còn tát anh một cái trước khi bỏ đi.
Đặc biệt, ông P. cho rằng mình bị chủ quán, nhân viên quán hành hung, ném chai lọ vào người – Ảnh cắt từ video clip
Không biết cả nhà ông P. đến quán “làm rõ sự việc” như thế nào, nhưng theo anh H.Tr., một người trong nhóm này đã đánh nhân viên của anh, đòi đập quán và đe dọa sáng mai sẽ quay lại phá quán tiếp. Điều này khiến anh H.Tr. lo sợ nên trình báo với công an địa phương nhờ bảo vệ.
Ông P. trình bày tiếp rằng tối cùng ngày ông đã cùng Tổ trưởng dân phố đến quán để trao đổi và nhìn nhận sự việc sai của mình. Trong bản tường trình, ông P. cho hay, sự việc xuất phát từ bất bình việc con ông bị khuyết tật mà bị đối xử không tốt nên ông đã không kiềm chế được và có những hành động không chuẩn mực, ông “thành thật xin lỗi và rút ra bài học…”
Qua tường trình của ông P. và video clip được chia sẻ trên mạng, dư luận bật cười vì lời giải thích của ông P. Có lẽ ông P. không kịp xem clip để thấy mình bị ghi hình, ghi âm như thế nào để tường trình cho đúng. Chỉ riêng lời tường trình bịa đặt của ông P., người ta đã thấy ông cán bộ phó phòng này giả dối, trâng tráo như thế nào.
Một Facebooker viết: “Ông P. đã thể hiện bản chất côn đồ, vô liêm sỉ của một đảng viên cộng sản. Đã có video bằng chứng rõ ràng rồi mà ông ta còn như thế, thử hỏi nếu quán không có camera an ninh thì ông ta ‘đổi trắng thay đen’ như thế nào. Lúc đó có thể chủ quán phải ngồi tù không chừng”.
Đúng là “miệng quan, trôn trẻ”!
Facebooker Thái Hạo nhận định: “Một nhân cách như thế mà leo lên đến chức Phó phòng được thì phải hiểu thế nào về cái gọi là ‘công tác cán bộ’; và làm sao để tin được rằng những ông quan khác đang không sở hữu những ‘phẩm chất’ tương tự như thế mà vẫn uy nghi ngồi ghế ‘lãnh đạo’, định đoạt cuộc sống của hàng triệu người dân?”
Như đã thông tin, ngày 2 Tháng Mười, đoạn clip đăng tải cảnh ông P. ném tiền tung tóe tại quán bún khiến nhiều người bất bình. Hầu hết mọi người đều phẫn nộ trước thái độ thách thức của người trong clip, đồng thời cho rằng hành vi ném tiền, xem tiền nhàu nát là “rác” của ông P. là “không đúng chuẩn mực”.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Nhờ đâu Đảng Cộng sản Việt Nam 'cầm quyền bền vững'?
VN
BBC
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Duyệt binh
7 tháng 10 2022, 20:23 +07
Cập nhật 6 giờ trước
Một cuốn sách của hai tác giả Phương Tây nêu ra ba lý do khiến nền tảng quyền lực của Đảng Cộng sản và Nhà nước XHCN ở Việt Nam rất bền vững.
Cuốn “Revolution and Dictatorship: The Violent Origins of Durable Authoritarianism” của Steven Levitsky và Lucan Way có chương riêng nhìn vào ba nước Algeria, Ghana và Việt Nam từ cuộc chiến giải phóng dân tộc đến nay.
Phần về ‘Cách mạng và nền độc tài’ (Revolution and Dictatorship, bản trích trên Viet-Studies), đánh giá sự thành công của Đảng Cộng sản trong việc vượt qua giai đoạn chuyển đổi lớn trên thế giới ở giai đoạn cuối và sau Chiến tranh Lạnh (các thập niên 1980s và 1990s).
Khác hẳn các đảng bạn ở Đông Âu, nơi phong trào bất đồng chính kiến xuất hiện và thách thức, rồi hạ bệ các chế độ của đảng cộng sản, ở Việt Nam không hề có phong trào vận động dân chủ nào đáng kể.
Thậm chí so với Trung Quốc cùng thời, Đảng ở Việt Nam không đối mặt với thách thức nội bộ gì hay rạn nứt hàng ngũ. Chỉ có một vài nhóm bất đồng chính kiến, như Câu lạc bộ Những người Kháng chiến cũ ở miền Nam, đã bị vô hiệu hóa dễ dàng.
Sang thế kỷ 21, Đảng vẫn cầm quyền vững và hai tác giả Levitsky và Way tìm cách lý giải hiện tượng lạ này, qua cách nhìn vào quan hệ Đảng và Nhà nước với Xã hội Việt Nam, hình thành từ thời chiến, và các thành quả của cải cách kinh tế.
Ba lý do ‘xóa tan làn sóng dân chủ thứ ba’
Dùng khái niệm ‘Làn sóng Dân chủ III – Third Wave of Democratisation’ của Samuel Huntington (1991) nói về sự chuyển biến ở 60 nước cuối thế kỷ 20, hai tác giả nói trên cho rằng làn sóng này “ập tới Việt Nam mà không có sức mạnh gì”.
Theo họ, có ba lý do giải thích điều này.
Đầu tiên là việc chuyển giao thế hệ lãnh đạo (như ở Đông Âu, từ nhóm thấm sâu ý tưởng Chiến tranh Lạnh sang thế hệ trẻ, cải tổ), đã không xảy ra ở Việt Nam.
“Thế hệ lãnh đạo kế cận, thứ nhì” cũng như thế hệ một, đều vẫn là những người “có vai trò cách mạng trong cuộc chiến”, nhất là cuộc chiến chống Mỹ.
Yếu tố thứ nhì là bộ máy kiểm soát rộng khắp, có năng lực cao để áp dụng trấn áp cường độ thấp (low-intensity coercion).
“Nhân viên công an hoạt động ở mọi góc phố trên toàn quốc, theo dõi, quấy nhiễu, cho vào sổ đen, và đôi khi bắt các nhà bất đồng chính kiến, giúp chính quyền nhổ từ trong trứng mọi mầm mống của bất cứ phong trào phản đối nào.”
Trong khi đó, khả năng tự tập hợp lại của xã hội thì rất thấp. Khác Nam Hàn, Đài Loan ở VN không có Làn sóng thứ ba đòi dân chủ của sinh viên, nghiệp đoàn cuối thập niên 1980s.
Lý do nữa cho việc tồn tại bền chặt của chế độ là tăng trưởng kinh tế ở mức cao, đạt 7%/năm từ 1985 tới 1995 và vẫn tăng trưởng dương sau này.
“Kinh tế phát triển nhanh giúp làm giảm sức ép của công chúng bất bình, và tạo ra nguồn lợi có thể dùng để mua chuộc những người có tiềm năng phê phán chế độ.”
Lớn lên từ chiến tranh
Bước vào thế kỷ 21, hai tác giả này đánh giá Việt Nam về cơ bản vẫn duy trì cơ chế quyền lực có từ thời chiến.
Ví dụ, ngay sau khi cuộc chiến VN kết thúc, nước này có quân đội đông khổng lồ (nguyên văn: monstrous size), ăn hết 25% GDP. Thêm vào đó là 1,5 triệu dân quân tự vệ, các nhóm bán vũ trang. Bộ máy công an cũng đông đảo chưa từng có và kiểm soát từng hang cùng ngõ hẻm.
Dùng khác niệm ‘quan hệ quyền lực bất đối xứng giữa chính quyền và xã hội’ (state-society power asymmetries), họ cho rằng nhờ bộ máy kiểm soát to lớn khủng khiếp, cán cân vẫn nghiêng về phần ‘ổn định chế độ’. Tức là bộ máy kiểm soát to tới mức lấn át xã hội.
Cùng lúc, sang đầu thế kỷ 21, và đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, Việt Nam có xã hội dân sự còn yếu hơn ở Burundi, Gambia, Tajikistan và Yemen.
VN
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Công an và cảnh sát cơ động bảo vệ cho một sự kiện quốc tế ở Hà Nội năm 2019
Dùng nguyên tiếng Việt ‘cong an agents’ hai tác giả nói Việt Nam là nhà nước cảnh sát và ‘cong an agents’ có thể lên tới 1 triệu sau chiến tranh, và nhiều người có kinh nghiệm quân sự.
Ngoài ra, còn có mạng lưới chỉ điểm “ở công sở, trong trường lớp, ở phường phố” và “tổ dân phố” (neighborhood warden) gặp các gia đình, hộ dân cư thường xuyên. Việc theo dõi thư tín, điện thoại, và sau này là email xảy ra với bất cứ ai hoạt động bất đồng chính kiến.
Tác giả kết luận rằng trong trường hợp của Việt Nam, ba thập niên chiến tranh đã tạo ra bộ máy Đảng-Nhà nước hùng hậu và phá tan mọi trung tâm quyền lực văn hóa, kinh tế, xã hội và chính trị độc lập. Nhờ vậy, chế độ của ĐCSVN đã “vượt qua 70 năm cầm quyền một cách bền vững, bất chấp những đau khổ của công cuộc thống nhất quốc gia và cuộc khủng hoảng toàn cầu của chủ nghĩa cộng sản”.
Dù cuốn sách chưa nói đến giai đoạn mới nhất 2021-22, truyền thông Việt Nam cho hay đảng cộng sản cầm quyền đã và đang “tổng kết quy hoạch quốc gia thời kỳ 2021-2030 và đề ra Tầm nhìn 2050”.
Đây là chỉ dấu cho rằng các nhà lãnh đạo ở Việt Nam tin rằng hệ thống chính trị của họ sẽ còn tồn tại rất lâu.
VN
BBC
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Duyệt binh
7 tháng 10 2022, 20:23 +07
Cập nhật 6 giờ trước
Một cuốn sách của hai tác giả Phương Tây nêu ra ba lý do khiến nền tảng quyền lực của Đảng Cộng sản và Nhà nước XHCN ở Việt Nam rất bền vững.
Cuốn “Revolution and Dictatorship: The Violent Origins of Durable Authoritarianism” của Steven Levitsky và Lucan Way có chương riêng nhìn vào ba nước Algeria, Ghana và Việt Nam từ cuộc chiến giải phóng dân tộc đến nay.
Phần về ‘Cách mạng và nền độc tài’ (Revolution and Dictatorship, bản trích trên Viet-Studies), đánh giá sự thành công của Đảng Cộng sản trong việc vượt qua giai đoạn chuyển đổi lớn trên thế giới ở giai đoạn cuối và sau Chiến tranh Lạnh (các thập niên 1980s và 1990s).
Khác hẳn các đảng bạn ở Đông Âu, nơi phong trào bất đồng chính kiến xuất hiện và thách thức, rồi hạ bệ các chế độ của đảng cộng sản, ở Việt Nam không hề có phong trào vận động dân chủ nào đáng kể.
Thậm chí so với Trung Quốc cùng thời, Đảng ở Việt Nam không đối mặt với thách thức nội bộ gì hay rạn nứt hàng ngũ. Chỉ có một vài nhóm bất đồng chính kiến, như Câu lạc bộ Những người Kháng chiến cũ ở miền Nam, đã bị vô hiệu hóa dễ dàng.
Sang thế kỷ 21, Đảng vẫn cầm quyền vững và hai tác giả Levitsky và Way tìm cách lý giải hiện tượng lạ này, qua cách nhìn vào quan hệ Đảng và Nhà nước với Xã hội Việt Nam, hình thành từ thời chiến, và các thành quả của cải cách kinh tế.
Ba lý do ‘xóa tan làn sóng dân chủ thứ ba’
Dùng khái niệm ‘Làn sóng Dân chủ III – Third Wave of Democratisation’ của Samuel Huntington (1991) nói về sự chuyển biến ở 60 nước cuối thế kỷ 20, hai tác giả nói trên cho rằng làn sóng này “ập tới Việt Nam mà không có sức mạnh gì”.
Theo họ, có ba lý do giải thích điều này.
Đầu tiên là việc chuyển giao thế hệ lãnh đạo (như ở Đông Âu, từ nhóm thấm sâu ý tưởng Chiến tranh Lạnh sang thế hệ trẻ, cải tổ), đã không xảy ra ở Việt Nam.
“Thế hệ lãnh đạo kế cận, thứ nhì” cũng như thế hệ một, đều vẫn là những người “có vai trò cách mạng trong cuộc chiến”, nhất là cuộc chiến chống Mỹ.
Yếu tố thứ nhì là bộ máy kiểm soát rộng khắp, có năng lực cao để áp dụng trấn áp cường độ thấp (low-intensity coercion).
“Nhân viên công an hoạt động ở mọi góc phố trên toàn quốc, theo dõi, quấy nhiễu, cho vào sổ đen, và đôi khi bắt các nhà bất đồng chính kiến, giúp chính quyền nhổ từ trong trứng mọi mầm mống của bất cứ phong trào phản đối nào.”
Trong khi đó, khả năng tự tập hợp lại của xã hội thì rất thấp. Khác Nam Hàn, Đài Loan ở VN không có Làn sóng thứ ba đòi dân chủ của sinh viên, nghiệp đoàn cuối thập niên 1980s.
Lý do nữa cho việc tồn tại bền chặt của chế độ là tăng trưởng kinh tế ở mức cao, đạt 7%/năm từ 1985 tới 1995 và vẫn tăng trưởng dương sau này.
“Kinh tế phát triển nhanh giúp làm giảm sức ép của công chúng bất bình, và tạo ra nguồn lợi có thể dùng để mua chuộc những người có tiềm năng phê phán chế độ.”
Lớn lên từ chiến tranh
Bước vào thế kỷ 21, hai tác giả này đánh giá Việt Nam về cơ bản vẫn duy trì cơ chế quyền lực có từ thời chiến.
Ví dụ, ngay sau khi cuộc chiến VN kết thúc, nước này có quân đội đông khổng lồ (nguyên văn: monstrous size), ăn hết 25% GDP. Thêm vào đó là 1,5 triệu dân quân tự vệ, các nhóm bán vũ trang. Bộ máy công an cũng đông đảo chưa từng có và kiểm soát từng hang cùng ngõ hẻm.
Dùng khác niệm ‘quan hệ quyền lực bất đối xứng giữa chính quyền và xã hội’ (state-society power asymmetries), họ cho rằng nhờ bộ máy kiểm soát to lớn khủng khiếp, cán cân vẫn nghiêng về phần ‘ổn định chế độ’. Tức là bộ máy kiểm soát to tới mức lấn át xã hội.
Cùng lúc, sang đầu thế kỷ 21, và đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, Việt Nam có xã hội dân sự còn yếu hơn ở Burundi, Gambia, Tajikistan và Yemen.
VN
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Công an và cảnh sát cơ động bảo vệ cho một sự kiện quốc tế ở Hà Nội năm 2019
Dùng nguyên tiếng Việt ‘cong an agents’ hai tác giả nói Việt Nam là nhà nước cảnh sát và ‘cong an agents’ có thể lên tới 1 triệu sau chiến tranh, và nhiều người có kinh nghiệm quân sự.
Ngoài ra, còn có mạng lưới chỉ điểm “ở công sở, trong trường lớp, ở phường phố” và “tổ dân phố” (neighborhood warden) gặp các gia đình, hộ dân cư thường xuyên. Việc theo dõi thư tín, điện thoại, và sau này là email xảy ra với bất cứ ai hoạt động bất đồng chính kiến.
Tác giả kết luận rằng trong trường hợp của Việt Nam, ba thập niên chiến tranh đã tạo ra bộ máy Đảng-Nhà nước hùng hậu và phá tan mọi trung tâm quyền lực văn hóa, kinh tế, xã hội và chính trị độc lập. Nhờ vậy, chế độ của ĐCSVN đã “vượt qua 70 năm cầm quyền một cách bền vững, bất chấp những đau khổ của công cuộc thống nhất quốc gia và cuộc khủng hoảng toàn cầu của chủ nghĩa cộng sản”.
Dù cuốn sách chưa nói đến giai đoạn mới nhất 2021-22, truyền thông Việt Nam cho hay đảng cộng sản cầm quyền đã và đang “tổng kết quy hoạch quốc gia thời kỳ 2021-2030 và đề ra Tầm nhìn 2050”.
Đây là chỉ dấu cho rằng các nhà lãnh đạo ở Việt Nam tin rằng hệ thống chính trị của họ sẽ còn tồn tại rất lâu.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
‘Báo động’ về nạn sinh con rồi đem bỏ cho người khác nuôi
Lê Thiệt
7 tháng 10, 2022
Bé trai sơ sinh bị bỏ rơi trong giỏ nhựa trước cửa nhà người dân (Quảng Ninh) – Ảnh: UBND thị trấn Quảng Hà
Khoảng 23h đêm 5 Tháng Mười, tại khu phố Lê Đại Hành, thị trấn Quảng Hà (Quảng Ninh), người dân nghe thấy có tiếng trẻ khóc ở cổng nhà một phụ nữ tên Dung.
Bé trai sơ sinh nặng khoảng 3 kg mặc áo màu vàng, đội mũ xanh, quấn khăn màu xanh được đặt trong chiếc giỏ nhựa. Cạnh cháu bé có con dao màu vàng và 200 nghìn đồng cùng lá thư.
Nội dung tờ giấy viết: “Em chào anh chị, do điều kiện gia đình khó khăn em không thể chăm sóc cháu, nên em muốn gửi gắm gia đình mình, em mong gia đình thương cháu, tìm cho cháu một mái ấm để cháu khôn lớn thành người”.
Bà Dung đã mang cháu bé đến trạm y tế thăm khám, sức khỏe bé tốt và không bị vết thương nào trên người.
Hiện gia đình bà Dung nhận tạm chăm sóc bé trong khi chờ chính quyền tìm người thân của bé để trao lại. Quá 30 ngày, nếu người thân cháu bé không đến nhận lại, cơ quan chức năng sẽ giải quyết vụ việc theo luật định.
Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở huyện Hà Trung (Thanh Hóa) – Ảnh CTV
Trước đó hai ngày tại xã Hà Long, huyện Hà Trung (Thanh Hóa), một bé gái sơ sinh cũng bị bỏ rơi trước cổng nhà bà Nguyễn Thị Uy, ngụ ở thôn Gia Miêu.
Em bé nặng khoảng 3.2 kg được quấn chăn đặt trong giỏ nhựa cùng với bình sữa và quần áo.
Bên trong giỏ nhựa, bà Uy còn thấy một mẩu giấy ghi nội dung: “Con sinh ngày 26/9/2022, mẹ không đủ điều kiện nuôi nên nhờ gia đình chăm sóc và nuôi dưỡng bé nên người”.
Bà Uy đã báo cáo với chính quyền địa phương, đồng thời cùng cán bộ y tế xã đưa bé gái đến Bệnh viện Đa khoa huyện Hà Trung kiểm tra sức khỏe.
Mẩu giấy bỏ lại bên trong cùng cháu bé – Ảnh CTV
Trước mắt, gia đình bà Uy cùng con gái nhận chăm sóc và nuôi dưỡng bé gái này trong khi chờ chính quyền tìm người thân của bé.
Vào cuối Tháng Chín hai bé song sinh khoảng một tháng tuổi bị mẹ bỏ rơi tại lối vào khu đô thị Gamuda (Hà Nội), cùng với tờ giấy ghi:
“Tôi là mẹ đơn thân, tôi chưa lập gia đình. Chẳng may lỡ dở, ngày 25/8 sinh ra hai cháu, lại sinh non nên tôi không thể nuôi được. Tôi đành từ bỏ các cháu. Mong ai nhặt được các cháu sẽ cưu mang nuôi nấng các cháu nên người”.
Hình ảnh hai cháu bé lúc phát hiện bị bỏ rơi cạnh khu đô thị Gamuda – Ảnh: MXH
Những vụ bỏ con liên tiếp trong thời gian gần đây khiến dư luận bày tỏ sự ngạc nhiên trước sự xuống cấp của tình mẹ con. Trên mạng xã hội, nhiều người bày tỏ lòng thương xót cho các em bé xấu số bị mẹ bỏ rơi, đồng thời cũng lên án những bà mẹ trẻ vô trách nhiệm. Facebooker Hoàng Việt viết:
“Không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh nghèo khổ, không tiền nuôi con để rồi bỏ rơi con một cách tàn nhẫn như thế. Có người sống ở gầm cầu, đi lượm rác còn nuôi con được. Tương lai những người mẹ này sẽ chẳng bao giờ tốt đẹp và bình yên được vì không bao giờ họ gội rửa được tội lỗi này”.
Nickname Thanh Trần viết: “Đây là hậu quả của một nền giáo dục ‘quái thai’, các em lớn lên trong ‘môi trường dã thú’ thì cách hành xử như thế cũng không có gì lạ”.
Lê Thiệt
7 tháng 10, 2022
Bé trai sơ sinh bị bỏ rơi trong giỏ nhựa trước cửa nhà người dân (Quảng Ninh) – Ảnh: UBND thị trấn Quảng Hà
Khoảng 23h đêm 5 Tháng Mười, tại khu phố Lê Đại Hành, thị trấn Quảng Hà (Quảng Ninh), người dân nghe thấy có tiếng trẻ khóc ở cổng nhà một phụ nữ tên Dung.
Bé trai sơ sinh nặng khoảng 3 kg mặc áo màu vàng, đội mũ xanh, quấn khăn màu xanh được đặt trong chiếc giỏ nhựa. Cạnh cháu bé có con dao màu vàng và 200 nghìn đồng cùng lá thư.
Nội dung tờ giấy viết: “Em chào anh chị, do điều kiện gia đình khó khăn em không thể chăm sóc cháu, nên em muốn gửi gắm gia đình mình, em mong gia đình thương cháu, tìm cho cháu một mái ấm để cháu khôn lớn thành người”.
Bà Dung đã mang cháu bé đến trạm y tế thăm khám, sức khỏe bé tốt và không bị vết thương nào trên người.
Hiện gia đình bà Dung nhận tạm chăm sóc bé trong khi chờ chính quyền tìm người thân của bé để trao lại. Quá 30 ngày, nếu người thân cháu bé không đến nhận lại, cơ quan chức năng sẽ giải quyết vụ việc theo luật định.
Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở huyện Hà Trung (Thanh Hóa) – Ảnh CTV
Trước đó hai ngày tại xã Hà Long, huyện Hà Trung (Thanh Hóa), một bé gái sơ sinh cũng bị bỏ rơi trước cổng nhà bà Nguyễn Thị Uy, ngụ ở thôn Gia Miêu.
Em bé nặng khoảng 3.2 kg được quấn chăn đặt trong giỏ nhựa cùng với bình sữa và quần áo.
Bên trong giỏ nhựa, bà Uy còn thấy một mẩu giấy ghi nội dung: “Con sinh ngày 26/9/2022, mẹ không đủ điều kiện nuôi nên nhờ gia đình chăm sóc và nuôi dưỡng bé nên người”.
Bà Uy đã báo cáo với chính quyền địa phương, đồng thời cùng cán bộ y tế xã đưa bé gái đến Bệnh viện Đa khoa huyện Hà Trung kiểm tra sức khỏe.
Mẩu giấy bỏ lại bên trong cùng cháu bé – Ảnh CTV
Trước mắt, gia đình bà Uy cùng con gái nhận chăm sóc và nuôi dưỡng bé gái này trong khi chờ chính quyền tìm người thân của bé.
Vào cuối Tháng Chín hai bé song sinh khoảng một tháng tuổi bị mẹ bỏ rơi tại lối vào khu đô thị Gamuda (Hà Nội), cùng với tờ giấy ghi:
“Tôi là mẹ đơn thân, tôi chưa lập gia đình. Chẳng may lỡ dở, ngày 25/8 sinh ra hai cháu, lại sinh non nên tôi không thể nuôi được. Tôi đành từ bỏ các cháu. Mong ai nhặt được các cháu sẽ cưu mang nuôi nấng các cháu nên người”.
Hình ảnh hai cháu bé lúc phát hiện bị bỏ rơi cạnh khu đô thị Gamuda – Ảnh: MXH
Những vụ bỏ con liên tiếp trong thời gian gần đây khiến dư luận bày tỏ sự ngạc nhiên trước sự xuống cấp của tình mẹ con. Trên mạng xã hội, nhiều người bày tỏ lòng thương xót cho các em bé xấu số bị mẹ bỏ rơi, đồng thời cũng lên án những bà mẹ trẻ vô trách nhiệm. Facebooker Hoàng Việt viết:
“Không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh nghèo khổ, không tiền nuôi con để rồi bỏ rơi con một cách tàn nhẫn như thế. Có người sống ở gầm cầu, đi lượm rác còn nuôi con được. Tương lai những người mẹ này sẽ chẳng bao giờ tốt đẹp và bình yên được vì không bao giờ họ gội rửa được tội lỗi này”.
Nickname Thanh Trần viết: “Đây là hậu quả của một nền giáo dục ‘quái thai’, các em lớn lên trong ‘môi trường dã thú’ thì cách hành xử như thế cũng không có gì lạ”.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Trên Mạng Viết Gì?
‘Sự táng tận lương tâm’ của một hiệu trưởng
7 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Trường THPT Marie Curie thực hiện thu tiền bán trú 15.000 đồng/buổi/học sinh. Ảnh: Báo Lao Động
Mấy ngày qua trên mạng xã hôi xôn xao về khoản thu “tiền nghỉ trưa” tại trường THPT Marie Curie (quận 3, Sài Gòn).
Học sinh theo học trường này muốn được nghỉ trưa tại phòng phải đóng 600,000 đồng/tháng/em.
Một Facebooker chụp tờ giấy biên nhận kèm theo chia sẻ: “Con không có tiền đóng phí nghỉ trưa tại lớp, mà nhà thì xa, cô có thể giúp con lên tiếng về sự bất hợp lý này được không?”
Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Marie Curie cho biết, tiền đăng ký nghỉ trưa thực chất là “phí quản lý bán trú” (!?)
Còn ông Nguyễn Đăng Khoa, Hiệu trưởng Trường THPT Marie Curie (quận 3), khẳng định, khoản thu 600,000 đồng/tháng, là hoàn toàn tự nguyện và được phụ huynh đồng ý, có văn bản rõ ràng.
Ông Khoa cho biết thêm, số tiền 15,000 đồng/buổi tính từ thời gian 10 giờ 30 phút sáng đến 12 giờ 45 phút buổi chiều. Ông diễn giải:
“Khoản tiền này bao gồm các chi phí: Chăn chiếu, máy lạnh, tiền điện, tiền quản lý và chi phí báo về cho phụ huynh nếu học sinh vắng mặt hay có các vấn đề phát sinh. Do nhu cầu của phụ huynh và phụ huynh đồng ý chúng tôi mới tổ chức”.
Hiệu trưởng này cho biết thêm, thực tế cả 3 khối lớp 10,11,12 của nhà trường chỉ có khoảng hơn 400/3,500 học sinh đăng ký nghỉ trưa ở trường, còn lại các em được phụ huynh đưa về, hoặc ở lại trường, ăn uống tự do.
Lý giải về việc nếu không đăng ký nghỉ trưa, học sinh sẽ lang thang ở sân trường mà không được vào phòng học, ông Khoa nói: Nhà trường không tổ chức bán trú, nhưng những tiện ích trong trường khiến nhiều em học sinh thích ở lại buổi trưa. Việc không mở cửa phòng buổi trưa là chính đáng vì không có người quản lý, nhà trường không thể để các em tự do ở trong phòng mà không có ai trông coi, quản lý.
Phiếu thu tiền đăng ký nghỉ trưa của Trường THPT Marie Curie với mức thu 600.000 đồng/tháng – Ảnh: Facebook
Câu trả lời của hai người đứng đầu trường Marie Curie làm nhiều người phẫn nộ vì cách “làm tiền” học sinh trắng trợn của Ban Giám hiệu. Facebooker Thái Hạo, viết trên trang cá nhân như sau, xin được chia sẻ:
Tôi thắc mắc như sau:
– Học sinh ở lại buổi trưa, nhà trường này có sắm chăn chiếu thật ư? Tiền mua sắm này là bao nhiêu, hóa đơn đâu? Rồi trải chăn chiếu ấy ở chỗ nào trong khi phòng học đã chất đầy bàn ghế?
– Máy lạnh là nhà trường bỏ tiền đầu tư riêng để phục vụ nghỉ trưa hay là máy lạnh đã có sẵn do phụ huynh toàn trường đóng góp ngay từ đầu năm học? Nếu không phải tiền đầu tư riêng để phục vụ nghỉ trưa thì tính vào đây là gian dối.
– Tiền điện thì như tôi đã tính toán trong stt trước, chỉ khoảng 6000đ/phòng, làm gì mà thu mỗi em tới 15000đ, tức là lãi suất gấp 75 lần vốn!
– Tiền quản lý là tiền gì? Nhà trường có phân công giáo viên quản lý từng phòng không? Và thù lao trả cho họ là bao nhiêu? Danh sách giáo viên quản lý giờ nghỉ trưa đâu? Sổ sách chi trả cho những giáo viên quản lý ấy đang ở chỗ nào?
Tôi cũng là giáo viên, và là giáo viên ở một trường nội trú, tôi hiểu rất rõ cách quản lý đối với việc ăn ngủ của học trò. Xin thưa, trường tôi tới 120 phòng ký túc xá mà mỗi buổi chỉ có 1 đến 2 giáo viên trông coi, mà thực chất thì chẳng trông coi gì, cùng lắm là cả buổi lượn qua một lần cho có vì, chẳng có quản lý gì sất. Và giáo viên quản lý ấy mỗi tháng cũng chỉ được trả thêm phụ cấp khoảng 2 triệu đồng. Thời gian đầu, những giáo viên này còn bị hiệu trưởng ép làm không công, nhân danh “phục vụ và chăm lo cho học sinh” nữa đó ông Nguyễn Đăng Khoa ạ, không biết ông có làm thế với giáo viên của mình không? Tôi thách ông hiệu trưởng Nguyễn Đăng Khoa trưng ra được danh sách giáo viên quản lý giờ nghỉ trưa và bảng chi cho khoản này mà hết được số tiền thu như cướp đó đấy! Tôi đoán rằng, ở trường ông, cùng lắm thì cái gọi là “quản lý” ấy cũng chỉ là 1 ông bảo vệ hoặc 1 – 2 nhân viên văn phòng mà thôi.
Ngày xưa chúng tôi cũng đi học xa, những ngày học 2 buổi thì trưa ở lại, ra quán trước cổng trường ăn và vào lớp nghỉ, suốt bao nhiêu năm như thế, đâu ai thu tiền gì. Vì chuyện học sinh ở lại do điều kiện thực tế như thế là điều cần được những người làm giáo dục để tâm tới, tạo điều kiện cho các em, vì thực chất cũng không mất mát gì. Đằng này, ở Marie Curie, ông hiệu trưởng Nguyễn Đăng Khoa không mở cửa cho các em vào phòng nếu không đóng 600.000đ/tháng. Lợi dụng sự khó khăn của học sinh để làm tiền một cách vô đạo như hiệu trưởng Nguyễn Đăng Khoa đang làm và ra sức bao biện là một sự tán tận lương tâm, không còn chút tư cách nào của người được phép bước vào môi trường giáo dục nữa.
Học sinh sẽ lớn lên bằng gì trong một ngôi trường làm tiền tàn nhẫn đến không còn chút tình thầy trò và tình người nào như ở Marie Curie TPHCM? Có lẽ, chưa bao giờ giáo dục trở nên vô giáo dục đến thế, khi nó chỉ còn biết đến việc làm tiền học sinh một cách trơ tráo và hoàn toàn vắng mặt các giá trị làm người như bây giờ, mà Marie Curie của ông Khoa là một điển hình.
‘Sự táng tận lương tâm’ của một hiệu trưởng
7 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Trường THPT Marie Curie thực hiện thu tiền bán trú 15.000 đồng/buổi/học sinh. Ảnh: Báo Lao Động
Mấy ngày qua trên mạng xã hôi xôn xao về khoản thu “tiền nghỉ trưa” tại trường THPT Marie Curie (quận 3, Sài Gòn).
Học sinh theo học trường này muốn được nghỉ trưa tại phòng phải đóng 600,000 đồng/tháng/em.
Một Facebooker chụp tờ giấy biên nhận kèm theo chia sẻ: “Con không có tiền đóng phí nghỉ trưa tại lớp, mà nhà thì xa, cô có thể giúp con lên tiếng về sự bất hợp lý này được không?”
Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Marie Curie cho biết, tiền đăng ký nghỉ trưa thực chất là “phí quản lý bán trú” (!?)
Còn ông Nguyễn Đăng Khoa, Hiệu trưởng Trường THPT Marie Curie (quận 3), khẳng định, khoản thu 600,000 đồng/tháng, là hoàn toàn tự nguyện và được phụ huynh đồng ý, có văn bản rõ ràng.
Ông Khoa cho biết thêm, số tiền 15,000 đồng/buổi tính từ thời gian 10 giờ 30 phút sáng đến 12 giờ 45 phút buổi chiều. Ông diễn giải:
“Khoản tiền này bao gồm các chi phí: Chăn chiếu, máy lạnh, tiền điện, tiền quản lý và chi phí báo về cho phụ huynh nếu học sinh vắng mặt hay có các vấn đề phát sinh. Do nhu cầu của phụ huynh và phụ huynh đồng ý chúng tôi mới tổ chức”.
Hiệu trưởng này cho biết thêm, thực tế cả 3 khối lớp 10,11,12 của nhà trường chỉ có khoảng hơn 400/3,500 học sinh đăng ký nghỉ trưa ở trường, còn lại các em được phụ huynh đưa về, hoặc ở lại trường, ăn uống tự do.
Lý giải về việc nếu không đăng ký nghỉ trưa, học sinh sẽ lang thang ở sân trường mà không được vào phòng học, ông Khoa nói: Nhà trường không tổ chức bán trú, nhưng những tiện ích trong trường khiến nhiều em học sinh thích ở lại buổi trưa. Việc không mở cửa phòng buổi trưa là chính đáng vì không có người quản lý, nhà trường không thể để các em tự do ở trong phòng mà không có ai trông coi, quản lý.
Phiếu thu tiền đăng ký nghỉ trưa của Trường THPT Marie Curie với mức thu 600.000 đồng/tháng – Ảnh: Facebook
Câu trả lời của hai người đứng đầu trường Marie Curie làm nhiều người phẫn nộ vì cách “làm tiền” học sinh trắng trợn của Ban Giám hiệu. Facebooker Thái Hạo, viết trên trang cá nhân như sau, xin được chia sẻ:
Tôi thắc mắc như sau:
– Học sinh ở lại buổi trưa, nhà trường này có sắm chăn chiếu thật ư? Tiền mua sắm này là bao nhiêu, hóa đơn đâu? Rồi trải chăn chiếu ấy ở chỗ nào trong khi phòng học đã chất đầy bàn ghế?
– Máy lạnh là nhà trường bỏ tiền đầu tư riêng để phục vụ nghỉ trưa hay là máy lạnh đã có sẵn do phụ huynh toàn trường đóng góp ngay từ đầu năm học? Nếu không phải tiền đầu tư riêng để phục vụ nghỉ trưa thì tính vào đây là gian dối.
– Tiền điện thì như tôi đã tính toán trong stt trước, chỉ khoảng 6000đ/phòng, làm gì mà thu mỗi em tới 15000đ, tức là lãi suất gấp 75 lần vốn!
– Tiền quản lý là tiền gì? Nhà trường có phân công giáo viên quản lý từng phòng không? Và thù lao trả cho họ là bao nhiêu? Danh sách giáo viên quản lý giờ nghỉ trưa đâu? Sổ sách chi trả cho những giáo viên quản lý ấy đang ở chỗ nào?
Tôi cũng là giáo viên, và là giáo viên ở một trường nội trú, tôi hiểu rất rõ cách quản lý đối với việc ăn ngủ của học trò. Xin thưa, trường tôi tới 120 phòng ký túc xá mà mỗi buổi chỉ có 1 đến 2 giáo viên trông coi, mà thực chất thì chẳng trông coi gì, cùng lắm là cả buổi lượn qua một lần cho có vì, chẳng có quản lý gì sất. Và giáo viên quản lý ấy mỗi tháng cũng chỉ được trả thêm phụ cấp khoảng 2 triệu đồng. Thời gian đầu, những giáo viên này còn bị hiệu trưởng ép làm không công, nhân danh “phục vụ và chăm lo cho học sinh” nữa đó ông Nguyễn Đăng Khoa ạ, không biết ông có làm thế với giáo viên của mình không? Tôi thách ông hiệu trưởng Nguyễn Đăng Khoa trưng ra được danh sách giáo viên quản lý giờ nghỉ trưa và bảng chi cho khoản này mà hết được số tiền thu như cướp đó đấy! Tôi đoán rằng, ở trường ông, cùng lắm thì cái gọi là “quản lý” ấy cũng chỉ là 1 ông bảo vệ hoặc 1 – 2 nhân viên văn phòng mà thôi.
Ngày xưa chúng tôi cũng đi học xa, những ngày học 2 buổi thì trưa ở lại, ra quán trước cổng trường ăn và vào lớp nghỉ, suốt bao nhiêu năm như thế, đâu ai thu tiền gì. Vì chuyện học sinh ở lại do điều kiện thực tế như thế là điều cần được những người làm giáo dục để tâm tới, tạo điều kiện cho các em, vì thực chất cũng không mất mát gì. Đằng này, ở Marie Curie, ông hiệu trưởng Nguyễn Đăng Khoa không mở cửa cho các em vào phòng nếu không đóng 600.000đ/tháng. Lợi dụng sự khó khăn của học sinh để làm tiền một cách vô đạo như hiệu trưởng Nguyễn Đăng Khoa đang làm và ra sức bao biện là một sự tán tận lương tâm, không còn chút tư cách nào của người được phép bước vào môi trường giáo dục nữa.
Học sinh sẽ lớn lên bằng gì trong một ngôi trường làm tiền tàn nhẫn đến không còn chút tình thầy trò và tình người nào như ở Marie Curie TPHCM? Có lẽ, chưa bao giờ giáo dục trở nên vô giáo dục đến thế, khi nó chỉ còn biết đến việc làm tiền học sinh một cách trơ tráo và hoàn toàn vắng mặt các giá trị làm người như bây giờ, mà Marie Curie của ông Khoa là một điển hình.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Những câu hỏi từ vụ bắt Trương Mỹ Lan
Bình luận cuối tuần
Nguyễn Lan
8 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Hai bị can Trương Mỹ Lan (trái) và Trương Huệ Vân. Ảnh Bộ Công an.
Sự kiện bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị bắt giam gây chấn động dữ dội dư luận trong nước không chỉ vì bà Lan là người đàn bà giàu nhất Việt Nam, Vạn Thịnh Phát là chủ sở hữu nhiều khu đất kim cương tại trung tâm thành phố lớn nhất nước mà còn vì nó có thể báo hiệu nhiều chuyển biến lớn sắp tới mà chưa ai biết chắc được.
Trương Mỹ Lan là ai?
Theo truyền thông trong nước sáng ngày 8 tháng Mười, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã bắt giữ và khám xét nhà riêng bà Trương Mỹ Lan, sinh năm 1956, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Vạn Thịnh Phát. Ba đồng phạm cùng bị bắt là Trương Huệ Vân sinh năm 1988 (cháu bà Lan), Tổng giám đốc công ty cổ phần Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor; Nguyễn Phương Hồng sinh năm 1984, Trợ lý công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; Hồ Bửu Phương, sinh năm 1972, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt, nguyên Phó Tổng giám đốc phụ trách tài chính công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Bà Trương Mỹ Lan là người Việt gốc Hoa, tên khai sinh là Trương Muội, xuất thân là người bán vải ở chợ An Đông ở Quận 5 Sài Gòn. Do mối quan hệ nào đó, bà kết thân với bà Trương Thị Hiền, vợ ông Lê Thanh Hải (tức Hai Nhựt), lúc ông Hải còn là Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Quận 5, sau này là Ủy viên Bộ Chính trị , Bí thư Thành ủy TP.HCM. Bà Hiền cũng là em gái của bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước Việt Nam. Không biết có phải do đánh bóng tên tuổi hay không mà bà Trương Muội đổi tên thành Trương Mỹ Lan cho giống bà Trương Mỹ Hoa, làm bán tín bán nghi rằng bà ta cũng là em của bà phó chủ tịch nước.
Khởi đầu, bà Lan mở công ty trách nhiệm hữu hạn Vạn Thịnh Phát (VTP) vào năm 1992, hoạt động trong lĩnh vực thương mại và kinh doanh nhà hàng, khách sạn nhưng không mấy thành công. Vào năm 2007, công ty này mở rộng sang lĩnh vực đầu tư và phát triển bất động sản, thành lập thêm công ty CP Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát và Công ty CP Đầu tư An Đông. Bà có chồng là ông Eric Chu Nap Kee, một doanh nhân trong lĩnh vực bất động sản tại Hong Kong.
Tập đoàn VTP của bà Lan đã và đang sở hữu những bất động sản được cho là đắc địa bậc nhất ở Sài Gòn, trị giá hàng nghìn tỷ đồng. Cách làm của VTP là thâu tóm những “công sản” – tức những khu nhà ở, dinh thự có giá trị lớn nằm ở những đường phố trung tâm, vốn là dinh thự của chế độ miền Nam cũ bị nhà nước cộng sản tịch thu và quản lý; sau đó huy động vốn thực hiện dự án và đẩy giá lên ngất ngưởng như Union Square, Times Square, VTP Office Building, khách sạn Duxton; cao ốc căn hộ dịch vụ cao cấp Sherwood Residence, khách sạn thương mại An Đông-Windsor, khu dân cư Bonville Land, khu dân cư cao cấp Sterling Residence, khu căn hộ cao cấp Lambert Residence, Thuận Kiều Plaza…
Đường dẫn tới “hung thần” Lê Thanh Hải?
Lê Thanh Hải (trái) và Trương Mỹ Lan trong một sự kiện khen thưởng, Ảnh trên mạng.
Phần lớn những bất động sản mà VTP thâu tóm được diễn ra trong 15 năm, thời ông Lê Thanh Hải làm lãnh đạo Sài Gòn. Ông Hải làm chủ tịch thành phố từ 2001 đến 2006 và làm bí thư thành ủy từ 2006 đến 2015.
Tuy chưa có bằng chứng công khai về quan hệ cấu kết giữa tập đoàn VTP và gia đình Lê Thanh Hải, nhưng theo thực tế Việt Nam, việc mua các bất động sản do nhà nước cộng sản sở hữu và quản lý là chuyện vô cùng khó; bao giờ cũng phải có sự đồng thuận, thậm chí hợp tác ăn chia của giới chức chóp bu của thành phố và cấp cao hơn.
Là một nhà kinh doanh gốc Hoa, vợ chồng bà Lan rành sáu câu các thủ đoạn hối lộ, mua chuộc chính quyền để giành lợi thế kinh doanh. Tại phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng đầu năm 2014, với tư cách là một nhân chứng, Dương Chí Dũng khai đã nhận của bà Lan 20 tỷ đồng ($1 triệu) để chuyển cho Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an lúc đó, để xin cho Công ty VTP được thực hiện dự án trên khu đất Cảng Nhà Rồng, ở Khánh Hội, Quận 4 sau khi cảng Sài Gòn được di dời về Cát Lái.
Dư luận về sự thông đồng hối mại quyền thế giữa công ty VTP của bà Lan và ủy viên bộ chính trị, bí thư TP.HCM Lê Thanh Hải để bòn rút của công là hoàn toàn có cơ sở nhưng cho tới nay vẫn bị guồng máy cai trị của ĐCSVN giấu nhẹm, không công khai điều tra xử lý dù trong mắt đảng trưởng ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, Lê Thanh Hải cùng với “Ba X” Nguyễn Tấn Dũng là những mối thâm thù, chết cũng phải hiện hồn mà báo oán.
Nhiều người dự đoán bắt giữ bà Trương Mỹ Lan là bước đầu dẫn tới việc tóm cổ Lê Thanh Hải, một hung thần gây ra bao oan khuất của người dân bán đảo Thủ Thiêm, một con sâu thuộc loại bự nhất trong bầy sâu tham nhũng của chế độ Hà Nội.
Tin đồn bà Trương Mỹ Lan bị bắt đã râm ran trên mạng nhiều ngày trước, ngay sau khi ông đảng trưởng ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng có chuyến kinh lý bí mật tới Sài Gòn hôm 23 Tháng Chín.
Trong chuyến đi, ông Trọng dẫn theo đến bốn ủy viên bộ chính trị phụ trách các lĩnh vực tổ chức, tuyên giáo, quân đội và công an – một phái đoàn không đông nhưng quyền lực rất lớn. Tin tức nội bộ cho biết, một phái đoàn hùng hậu như vậy cất công từ Hà Nội vào không phải để “thăm và làm việc với lãnh đạo Sài Gòn” như tuyên truyền công khai mà là để đập nát một đế chế thao túng nền kinh tế, chuẩn bị bắt vô lò một số cựu lãnh đạo cao cấp của thành phố.
Ngoài “bố già” Lê Thanh Hải, những kẻ có thể bị biến thành củi do câu kết với VTP dự báo sẽ là Lê Hoàng Quân, cựu Chủ tịch TP.HCM, Nguyễn Văn Đua, cựu Phó Bí thư đều nằm trong phe cáo già đầu sỏ Lê Thanh Hải chủ trương bán tài sản cho gian thương để ăn chia và gây ra thảm án Thủ Thiêm kéo dài nhiều năm qua. Một cựu chủ tịch khác của Sài Gòn, Nguyễn Thành Phong, vừa bị loại khỏi ban chấp hành trung ương ĐCSVN đầu Tháng Mười vừa qua, dự kiến sẽ cùng chung số phận.
Nhưng cái lò của Trọng có đốt được củi gộc như vậy hay không là chuyện chưa chắc.
Ngân hàng có là máy ATM của bất động sản?
Ngoài quan hệ với gia đình Lê Thanh Hải và phe lãnh đạo Sài Gòn, bà Trương Mỹ Lan còn có quan hệ với giới kinh doanh bất động sản Hong Kong và Trung Quốc qua vai trò của doanh nhân Eric Chu Nap Kee, người Trung Quốc, chồng bà Lan.
Thị trường và cung cách kinh doanh bất động sản ở Việt Nam không khác nhiều so với Trung Quốc, từ việc hối lộ và câu kết với quan chức cầm quyền tới huy động tiền gửi tiết kiệm của dân chúng thông qua các ngân hàng tư nhân, phát hành cổ phiếu của các công ty đầu tư và tiền ứng trước của người mua nhà. Một số công ty bất động sản lớn của Việt Nam đồng thời là chủ sở hữu ngân hàng tư nhân hoặc là cổ đông lớn, nắm quyền điều hành một số ngân hàng tư nhân nào đó, sử dụng ngân hàng để thu hút tiền gửi của người dân và sử dụng nó như một máy ATM riêng của công ty bất động sản. Công ty VTP của bà Lan không ngoại lệ mà được biết đã vận dụng nhuần nhuyễn những thủ thuật này để thống trị thị trường bất động sản nóng sốt của Sài Gòn.
Đằng sau các dự án triệu đô, tỷ đô của VTP là các công ty CP Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát và Công ty CP Đầu tư An Đông. Tin “Bộ Công an quyết định khởi tố vụ án ‘Lừa đảo chiếm đoạt tài sản’ xảy ra tại công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông” đã làm cho người gửi tiền tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) như ngồi trên chảo lửa. Hàng ngàn người đã tập trung tại các điểm giao dịch của ngân hàng này trong mấy ngày qua, chầu chực để rút lại những đồng tiền tiết kiệm ít ỏi của họ, sau khi một bản tin trên báo Công An Nhân Dân hôm 7 Tháng Mười nói công ty Vạn Thịnh Phát và bà Trương Mỹ Lan “được cho là nhóm cổ đông chính của ngân hàng SCB”.
Hiện tượng người dân xếp hàng rồng rắn để rút tiền tại ngân hàng SCB đã buộc chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam liên tục ra thông cáo trấn an rằng SCB không liên quan và không bị ảnh hưởng từ việc bà Lan bị bắt giữ, khẳng định “sẽ có giải pháp bảo đảm SCB hoạt động bình thường”, nhưng tình trạng đổ xô đi rút tiền vẫn chưa giảm bớt.
Trương Mỹ Lan liên kết với tình báo Hoa Nam?
Hai bị can Nguyễn Phương Hồng (trái) và Hồ Bửu Phương, Ảnh Bộ Công an.
Cũng đã có tin đồn rằng, bà Trương Mỹ Lan và công ty VTP có mối liên kết bí mật với Cục Tình báo Hoa Nam của Trung Quốc, vì Bắc Kinh đổ tiền bạc và ảnh hưởng vào công ty VTP, sử dụng nó như một công cụ để thao túng thị trường bất động sản Sài Gòn, lũng đoạn bộ máy chính quyền và gây bất ổn xã hội. Một công cụ tương tự hoạt động ở khu vực miền Trung và miền Bắc Việt Nam là tập đoàn FLC của tỷ phú Trịnh Văn Quyết; ông Quyết hiện đã bị tạm giam chờ xét xử.
Tin đồn đó lan truyền mạnh sau năm 2014, khi bà Trương Mỹ Lan và chín thân nhân trong gia tộc là Trương Lập Hưng, Trương Mễ, Trương Huệ Nhi, Trương Chí Trung, Ngô Thanh Nhã, Trương Lập Tân, Trương Huệ Vân, Trương Lập Phát, và Lâm Thị Hòa đồng loạt xin thôi quốc tịch Việt Nam để xin nhập tịch một nước khác. Tuy nhiên đến tháng Sáu năm 2015, những người này đã “hồi tịch”, trở lại quốc tịch Việt Nam vì một lý do đơn giản: không có quốc tịch Việt Nam thì không được sở hữu và kinh doanh nhà đất ở Sài Gòn.
Đành rằng bàn tay lông lá của Trung Quốc, của Cục Tình báo Hoa Nam khét tiếng của nước này, đã và đang thò sâu vào mọi mặt kinh tế-xã hội và chính trị của Việt Nam, dựa vào “mối quan hệ anh em” giữa hai đảng và hai chính phủ cùng thể chế cộng sản, nhưng vẫn chưa có nhiều bằng chứng khả tín cho thấy Tình báo Hoa Nam đứng đằng sau các công ty bất động sản VTP và FLC.
Nếu quả thực những công ty này là công cụ của tình báo Trung Quốc thì ĐCSVN của ông Nguyễn Phú Trọng vuốt mặt phải nể mũi, nếu không muốn bị Bắc Kinh trả đũa. Câu chuyện “công cụ của tình báo Hoa Nam” ở đây có màu sắc của thuyết âm mưu hơn là biểu hiện thực tế.
Chưa phải là thực tâm chống tham nhũng
Cho đến nay, thông tin từ Bộ Công an Việt Nam, đăng trên báo Công an Nhân dân ngày 7 và 8 Tháng Mười chỉ cho biết bà Trương Mỹ Lan và các đồng phạm bị truy tố, bị tạm giam để điều tra tội ‘Lừa đảo chiếm đoạt tài sản’, theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Công an cũng cho biết, kết quả điều tra ban đầu xác định các bị can đã có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái quy định của pháp luật để chiếm đoạt hàng ngàn tỷ đồng của người dân trong thời gian 2018 – 2019.
Thông báo của Bộ Công an không nhắc gì tới các hành vi vi phạm pháp luật của bà Lan và VTP trong việc hối lộ hoặc câu kết với quan chức để trục lợi hay những sai phạm trong các dự án bất động sản của VTP. Do vậy, có khả năng đây chỉ là một vụ án kinh tế có quy mô lớn, hậu quả trầm trọng – tương tự như các vụ án Trịnh Văn Quyết, Đỗ Anh Dũng, Dương Thị Bạch Diệp… hơn là một cuộc chống tham nhũng, làm trong sạch môi trường kinh doanh ở trung tâm kinh tế lớn nhất nước như kỳ vọng.
Suy cho cùng, tham nhũng là thuộc tính nằm trong bản chất của chế độ chuyên chế; chừng nào ĐCSVN vẫn có quyền lực vô đối thì chừng đó tham nhũng còn lộng hành. Vụ bắt giữ một bà trùm bất động sản như Trương Mỹ Lan, thậm chí một cựu ủy viên bộ chính trị, “vua” Thành Hồ như Lê Thanh Hải vẫn chưa phải là dấu hiệu cho thấy ĐCSVN thực tâm chống tham nhũng.
Biết đâu đây chỉ là một đòn thanh trừng mà nhóm thế lực “công an trị” dưới quyền ông Tổng Trọng và Bộ trưởng Công An Tô Lâm rắp tâm thực hiện để triệt hạ một phần những thủ túc của cựu vương Nguyễn Tấn Dũng và tân thủ tướng Phạm Minh Chính trong cuộc đấu đá gay gắt ở Ba Đình mà chúng tôi đã trình bày trong một bài trước.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan bị bắt
Phạm Bá
8 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Bà Trương Mỹ Lan khi ở đỉnh cao thành công. Nguồn: vnexpress.vn
Với cáo buộc gian dối trong phát hành và mua bán trái phiếu, chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng, ngày 8 Tháng Mười, bà Trương Mỹ Lan, 66 tuổi, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã bị bắt tạm giam để điều tra về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Các bị can khác: Trương Huệ Vân (34 tuổi, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor); Nguyễn Phương Hồng (38 tuổi, trợ lý giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát); Hồ Bửu Phương (50 tuổi, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Tân Việt, cựu Phó tổng Giám đốc phụ trách tài chính Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cũng bị khởi tố, bắt tạm giam về cùng tội danh.
Nhà chức trách xác định, trong giai đoạn năm 2018-2019, bà Lan cùng các đồng phạm đã có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu để chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng của người dân,.
Việc bắt tạm giam các bị can được tiến hành sau khi cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan, vào ngày 7 Tháng Mười.
Bà Trương Mỹ Lan (trái) và Trương Huệ Vân sau khi bị bắt
Bà Trương Mỹ Lan là ai?
Bà Trương Mỹ Lan (66 tuổi) còn có tên Trương Muội, là doanh nhân, tỷ phú người Việt gốc Hoa. Chồng bà là doanh nhân giàu có trong lĩnh vực bất động sản tại Hong Kong.
Bà Lan thành lập Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát (VTP Group) từ năm 1992, ban đầu hoạt động trong lĩnh vực thương mại và kinh doanh nhà hàng – khách sạn. Sau này công ty mở rộng hoạt động sang lĩnh vực bất động sản với nhiều nhà hàng, khách sạn, cao ốc văn phòng và cao ốc căn hộ. Bà Lan được biết như một đại gia nắm giữ rất nhiều bất động sản có vị trí đắc địa, nhiều khu đất “vàng” ở Sài Gòn.
VTP Group là một tập đoàn được bà Lan thành lập năm 1992, hoạt động trong lĩnh vực thương mại và kinh doanh nhà hàng, khách sạn. VTP Group có vốn điều lệ 13,000 tỉ đồng do bà Trương Huệ Vân là cháu ruột bà Lan giữ chức Tổng Giám đốc. Bà Vân cũng bị khởi tố, bắt tạm giam lần này.
Năm 2007, VTP Group mở rộng đầu tư và phát triển sang lĩnh vực bất động sản thông qua việc thành lập hai pháp nhân, gồm Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát và Công ty CP Đầu tư An Đông.
Ngoài ra, bà Trương Mỹ Lan còn có cổ phần ở Công ty CP Đầu tư Time Square, vốn điều lệ 2,100 tỉ đồng, thuộc sở hữu của chồng bà và Công ty CP Tập đoàn Sài Gòn Peninsula với vốn đăng ký 18,000 tỉ đồng.
VTP Group còn đồng sở hữu nhiều dự án bất động sản có vị trí đắc địa tại Sài Gòn như Union Square, Times Square, VTP Office Building, khách sạn Duxton, Cao ốc căn hộ dịch vụ cao cấp Sherwood Residence, khách sạn thương mại An Đông, khu dân cư Bonville Land, khu dân cư cao cấp Sterling Residence, khu căn hộ cao cấp Lambert Residence… Bà Trương Mỹ Lan còn được “nể trọng” vì có mối quan hệ mật thiết với cựu bí thư thành uỷ Lê Thanh Hải – một “ông trùm” quyền lực và tiền của tại miền Nam.
Phạm Bá
8 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Bà Trương Mỹ Lan khi ở đỉnh cao thành công. Nguồn: vnexpress.vn
Với cáo buộc gian dối trong phát hành và mua bán trái phiếu, chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng, ngày 8 Tháng Mười, bà Trương Mỹ Lan, 66 tuổi, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã bị bắt tạm giam để điều tra về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Các bị can khác: Trương Huệ Vân (34 tuổi, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor); Nguyễn Phương Hồng (38 tuổi, trợ lý giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát); Hồ Bửu Phương (50 tuổi, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Tân Việt, cựu Phó tổng Giám đốc phụ trách tài chính Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cũng bị khởi tố, bắt tạm giam về cùng tội danh.
Nhà chức trách xác định, trong giai đoạn năm 2018-2019, bà Lan cùng các đồng phạm đã có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu để chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng của người dân,.
Việc bắt tạm giam các bị can được tiến hành sau khi cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan, vào ngày 7 Tháng Mười.
Bà Trương Mỹ Lan (trái) và Trương Huệ Vân sau khi bị bắt
Bà Trương Mỹ Lan là ai?
Bà Trương Mỹ Lan (66 tuổi) còn có tên Trương Muội, là doanh nhân, tỷ phú người Việt gốc Hoa. Chồng bà là doanh nhân giàu có trong lĩnh vực bất động sản tại Hong Kong.
Bà Lan thành lập Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát (VTP Group) từ năm 1992, ban đầu hoạt động trong lĩnh vực thương mại và kinh doanh nhà hàng – khách sạn. Sau này công ty mở rộng hoạt động sang lĩnh vực bất động sản với nhiều nhà hàng, khách sạn, cao ốc văn phòng và cao ốc căn hộ. Bà Lan được biết như một đại gia nắm giữ rất nhiều bất động sản có vị trí đắc địa, nhiều khu đất “vàng” ở Sài Gòn.
VTP Group là một tập đoàn được bà Lan thành lập năm 1992, hoạt động trong lĩnh vực thương mại và kinh doanh nhà hàng, khách sạn. VTP Group có vốn điều lệ 13,000 tỉ đồng do bà Trương Huệ Vân là cháu ruột bà Lan giữ chức Tổng Giám đốc. Bà Vân cũng bị khởi tố, bắt tạm giam lần này.
Năm 2007, VTP Group mở rộng đầu tư và phát triển sang lĩnh vực bất động sản thông qua việc thành lập hai pháp nhân, gồm Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát và Công ty CP Đầu tư An Đông.
Ngoài ra, bà Trương Mỹ Lan còn có cổ phần ở Công ty CP Đầu tư Time Square, vốn điều lệ 2,100 tỉ đồng, thuộc sở hữu của chồng bà và Công ty CP Tập đoàn Sài Gòn Peninsula với vốn đăng ký 18,000 tỉ đồng.
VTP Group còn đồng sở hữu nhiều dự án bất động sản có vị trí đắc địa tại Sài Gòn như Union Square, Times Square, VTP Office Building, khách sạn Duxton, Cao ốc căn hộ dịch vụ cao cấp Sherwood Residence, khách sạn thương mại An Đông, khu dân cư Bonville Land, khu dân cư cao cấp Sterling Residence, khu căn hộ cao cấp Lambert Residence… Bà Trương Mỹ Lan còn được “nể trọng” vì có mối quan hệ mật thiết với cựu bí thư thành uỷ Lê Thanh Hải – một “ông trùm” quyền lực và tiền của tại miền Nam.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
'Bất an vì SCB' lan ra Hà Nội từ cuối tuần đến nay
10.10.2022
Phương Nguyên
Gửi tới BBC từ Hà Nội, Việt Nam
Chụp lại hình ảnh,
Người gửi tiền tiết kiệm và dùng thẻ của SCB
Trước thông tin bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị khởi tố, bắt tạm giam với cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tải sản, nhiều người dân Hà Nội đã vây kín các trụ sở giao dịch của ngân hàng SCB đợi rút tiền tiết kiệm trong cả hai ngày cuối tuần.
Tại một chi nhánh của SCB ở phố Văn Cao, Hà Nội, bảo vệ chỉ hé cửa cuốn cho người ta vào nếu họ được đọc tên.
Báo chí Việt Nam nói các sai phạm của bà Trương Mỹ Lan xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan.
Công ty này là một trong những doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái của Công ty Cô phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Ngân hàng SCB phủ nhận có liên quan đến bà Trương Mỹ Lan, qua lời ông Hoàng Minh Hoàn, Phó Tổng Giám đốc phụ trách điều hành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), nói tại buổi họp báo chiều 8/10:
“Ngân hàng SCB đã rà soát và khẳng định công ty An Đông không phải cổ đông của SCB, bà Trương Mỹ Lan không giữ chức vụ quản lý và điều hành tại SCB.”
“Do đó, việc này không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bình thường của SCB. SCB cam kết có đầy đủ giải pháp, nguồn lực để bảo đảm quyền lợi và lợi ích của người gửi tiền cũng như quyền, lợi ích của đối tác và khách hàng của SCB theo quy định của pháp luật.”
Lãi suất của SCB tăng lên 8,9% cho khoản gửi 36 tháng, cao nhất cả nước.
Thế nhưng, tâm lý của người dân lại khác với những gì giới chức mong đợi.
Người dân bất an, đổ xô đi rút tiền
“Tôi xếp hàng ở đây từ 3 giờ sáng nhưng đến giờ là 7 giờ sáng thứ hai (10/10), ngân hàng vẫn đang giải quyết số khách xếp hàng từ ngày thứ bảy (8/10), chưa biết bao giờ mới tới lượt chúng tôi”, bà Vân Hồng ở quận Ba Đình cho BBC News Tiếng Việt biết.
Theo quan sát tại điểm, những người tới xếp hàng đợi rút tiền chủ yếu ở tuổi hưu trí vì nhóm người ở tuổi này thường có xu hướng giữ tiền “chắc ăn”, không tham gia những hoạt động đầu tư vì lo ngại rủi ro.
Chị Khánh Chi (quận Hai Bà Trưng) nói với người viết bài này “tôi đến đây để quan sát tình hình vì mẹ tôi gửi tiết kiệm ở đây nhưng vì sắp tới ngày đáo hạn nên mẹ tôi chưa muốn rút vì rút bây giờ là mất sạch tiền lãi. Tuy nhiên nếu không rút bây giờ, sợ tình hình ngân hàng hết tiền thì lại mất cả gốc lẫn lãi. Mẹ tôi lo lắm nên nhờ tôi đến nghe ngóng sự việc”.
Ngân hàng Nhà nước trấn an dân
Mấy ngày nay, các phương tiện thông tin nhà nước đã và đang ra sức trấn an người dân với nhiều thông tin tích cực.
Cổng thông tin Chính phủ đưa tin “Tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng được đảm bảo trong mọi trường hợp”.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Nguyễn Thị Hồng khẳng định trên trang Thông tin Chính phủ:
“Ở Việt Nam từ trước đến nay, những khoản tiền gửi của người dân tại ngân hàng, trong đó có Ngân hàng SCB đều được Nhà nước bảo đảm trong mọi trường hợp. Những khách hàng gửi tiền ở SCB cần hết sức bình tĩnh, không nên rút tiền, nhất là trước hạn, để bảo đảm quyền lợi của mình.”
Ngoài ra, do tâm lý bất an, nhiều người còn nhầm tưởng ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank có mã chứng khoán là STB với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB).
Ông Dương Công Minh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank phải đăng đàn nhấn mạnh “Sacombank đang hoạt động rất tốt và hoàn toàn không liên quan đến ngân hàng SCB”.
NGUỒN HÌNH ẢNH,PHUONG NGUYEN
Chụp lại hình ảnh,
Phố Văn Cao, Hà Nội: người dân xếp hàng từ 3 giờ sáng trước cửa ngân hàng SCB để rút tiền
Các ý kiến trái chiều trong dân
Dù được thông tin trấn an tâm lý từ phía Ngân hàng Nhà nước, trước cửa chi nhánh ngân hàng SCB, bà con vẫn có nhiều ý kiến trái chiều.
Bà Thành (quận Đống Đa) cầm trên tay năm sáu bìa sổ tiết kiệm đợi tới lượt mình để rút hết cho yên tâm. Bà nói “vì đây là toàn bộ số tiền gia đình tôi tiết kiệm trong bao năm, tôi thà chịu mất tiền lãi để mua lại sự an tâm còn hơn nơm nớp lo nghĩ mất ăn mất ngủ”.
Khác với suy nghĩ của bà Thành, ông Tạ (quận Hoàng Mai) nói “tôi không lo vì nếu xảy ra vấn đề gì thì đã có Ngân hàng Nhà nước đứng ra bảo đảm. Tôi vẫn để sổ tiết kiệm lại không rút và hôm nay ra đây để khuyên mọi người hãy bình tĩnh ra về, tin tưởng ở cơ quan nhà nước”.
Vẫn ông Hoàng Minh Hoàn đã khẳng định: "“SCB hiện đã tăng cường lượng tồn quỹ tiền mặt tại tất cả các điểm giao dịch để đáp ứng nhu cầu thanh toán và rút tiền chính đáng của người dân; đồng thời tăng tiền gửi tại NHNN để bảo đảm thanh toán liên ngân hàng.”
Dù vậy, các tin đồn đoán, bình luận trên mạng xã hội mà chúng tôi ghi nhận vẫn đang tiếp tục không nghỉ đến tối ngày 10/10 xung quanh việc rút tiền của SCB và giá trị trái phiếu liên quan.
Bản tin trên truyền hình buổi tối cùng ngày mà người ở Hà Nội xem được chỉ có cảnh "người dân đem tiền ra gửi" mà không đả động gì tới chuyện dân đổ xô đi rút tiền từ ngân hàng SCB.
Xem thêm trên Facebook của BBC News Tiếng Việt về tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng An Đông.
NGUỒN HÌNH ẢNH,PHUONG NGUYEN
Chụp lại hình ảnh,
Hà Nội: Sáng 10/10, lực lượng bảo vệ đọc danh sách khách đăng ký giao dịch tại chi nhánh của ngân hàng SCB ở phố Văn Cao từ thứ 7 (8/10). Ai có tên mới được vào bên trong.
10.10.2022
Phương Nguyên
Gửi tới BBC từ Hà Nội, Việt Nam
Chụp lại hình ảnh,
Người gửi tiền tiết kiệm và dùng thẻ của SCB
Trước thông tin bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị khởi tố, bắt tạm giam với cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tải sản, nhiều người dân Hà Nội đã vây kín các trụ sở giao dịch của ngân hàng SCB đợi rút tiền tiết kiệm trong cả hai ngày cuối tuần.
Tại một chi nhánh của SCB ở phố Văn Cao, Hà Nội, bảo vệ chỉ hé cửa cuốn cho người ta vào nếu họ được đọc tên.
Báo chí Việt Nam nói các sai phạm của bà Trương Mỹ Lan xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan.
Công ty này là một trong những doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái của Công ty Cô phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Ngân hàng SCB phủ nhận có liên quan đến bà Trương Mỹ Lan, qua lời ông Hoàng Minh Hoàn, Phó Tổng Giám đốc phụ trách điều hành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), nói tại buổi họp báo chiều 8/10:
“Ngân hàng SCB đã rà soát và khẳng định công ty An Đông không phải cổ đông của SCB, bà Trương Mỹ Lan không giữ chức vụ quản lý và điều hành tại SCB.”
“Do đó, việc này không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bình thường của SCB. SCB cam kết có đầy đủ giải pháp, nguồn lực để bảo đảm quyền lợi và lợi ích của người gửi tiền cũng như quyền, lợi ích của đối tác và khách hàng của SCB theo quy định của pháp luật.”
Lãi suất của SCB tăng lên 8,9% cho khoản gửi 36 tháng, cao nhất cả nước.
Thế nhưng, tâm lý của người dân lại khác với những gì giới chức mong đợi.
Người dân bất an, đổ xô đi rút tiền
“Tôi xếp hàng ở đây từ 3 giờ sáng nhưng đến giờ là 7 giờ sáng thứ hai (10/10), ngân hàng vẫn đang giải quyết số khách xếp hàng từ ngày thứ bảy (8/10), chưa biết bao giờ mới tới lượt chúng tôi”, bà Vân Hồng ở quận Ba Đình cho BBC News Tiếng Việt biết.
Theo quan sát tại điểm, những người tới xếp hàng đợi rút tiền chủ yếu ở tuổi hưu trí vì nhóm người ở tuổi này thường có xu hướng giữ tiền “chắc ăn”, không tham gia những hoạt động đầu tư vì lo ngại rủi ro.
Chị Khánh Chi (quận Hai Bà Trưng) nói với người viết bài này “tôi đến đây để quan sát tình hình vì mẹ tôi gửi tiết kiệm ở đây nhưng vì sắp tới ngày đáo hạn nên mẹ tôi chưa muốn rút vì rút bây giờ là mất sạch tiền lãi. Tuy nhiên nếu không rút bây giờ, sợ tình hình ngân hàng hết tiền thì lại mất cả gốc lẫn lãi. Mẹ tôi lo lắm nên nhờ tôi đến nghe ngóng sự việc”.
Ngân hàng Nhà nước trấn an dân
Mấy ngày nay, các phương tiện thông tin nhà nước đã và đang ra sức trấn an người dân với nhiều thông tin tích cực.
Cổng thông tin Chính phủ đưa tin “Tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng được đảm bảo trong mọi trường hợp”.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Nguyễn Thị Hồng khẳng định trên trang Thông tin Chính phủ:
“Ở Việt Nam từ trước đến nay, những khoản tiền gửi của người dân tại ngân hàng, trong đó có Ngân hàng SCB đều được Nhà nước bảo đảm trong mọi trường hợp. Những khách hàng gửi tiền ở SCB cần hết sức bình tĩnh, không nên rút tiền, nhất là trước hạn, để bảo đảm quyền lợi của mình.”
Ngoài ra, do tâm lý bất an, nhiều người còn nhầm tưởng ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank có mã chứng khoán là STB với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB).
Ông Dương Công Minh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank phải đăng đàn nhấn mạnh “Sacombank đang hoạt động rất tốt và hoàn toàn không liên quan đến ngân hàng SCB”.
NGUỒN HÌNH ẢNH,PHUONG NGUYEN
Chụp lại hình ảnh,
Phố Văn Cao, Hà Nội: người dân xếp hàng từ 3 giờ sáng trước cửa ngân hàng SCB để rút tiền
Các ý kiến trái chiều trong dân
Dù được thông tin trấn an tâm lý từ phía Ngân hàng Nhà nước, trước cửa chi nhánh ngân hàng SCB, bà con vẫn có nhiều ý kiến trái chiều.
Bà Thành (quận Đống Đa) cầm trên tay năm sáu bìa sổ tiết kiệm đợi tới lượt mình để rút hết cho yên tâm. Bà nói “vì đây là toàn bộ số tiền gia đình tôi tiết kiệm trong bao năm, tôi thà chịu mất tiền lãi để mua lại sự an tâm còn hơn nơm nớp lo nghĩ mất ăn mất ngủ”.
Khác với suy nghĩ của bà Thành, ông Tạ (quận Hoàng Mai) nói “tôi không lo vì nếu xảy ra vấn đề gì thì đã có Ngân hàng Nhà nước đứng ra bảo đảm. Tôi vẫn để sổ tiết kiệm lại không rút và hôm nay ra đây để khuyên mọi người hãy bình tĩnh ra về, tin tưởng ở cơ quan nhà nước”.
Vẫn ông Hoàng Minh Hoàn đã khẳng định: "“SCB hiện đã tăng cường lượng tồn quỹ tiền mặt tại tất cả các điểm giao dịch để đáp ứng nhu cầu thanh toán và rút tiền chính đáng của người dân; đồng thời tăng tiền gửi tại NHNN để bảo đảm thanh toán liên ngân hàng.”
Dù vậy, các tin đồn đoán, bình luận trên mạng xã hội mà chúng tôi ghi nhận vẫn đang tiếp tục không nghỉ đến tối ngày 10/10 xung quanh việc rút tiền của SCB và giá trị trái phiếu liên quan.
Bản tin trên truyền hình buổi tối cùng ngày mà người ở Hà Nội xem được chỉ có cảnh "người dân đem tiền ra gửi" mà không đả động gì tới chuyện dân đổ xô đi rút tiền từ ngân hàng SCB.
Xem thêm trên Facebook của BBC News Tiếng Việt về tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng An Đông.
NGUỒN HÌNH ẢNH,PHUONG NGUYEN
Chụp lại hình ảnh,
Hà Nội: Sáng 10/10, lực lượng bảo vệ đọc danh sách khách đăng ký giao dịch tại chi nhánh của ngân hàng SCB ở phố Văn Cao từ thứ 7 (8/10). Ai có tên mới được vào bên trong.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Ai khôn thì rút đi, mất 1 tí còn hơn mất hết. Kỳ này việt cộng chứng nào tật nấy, 0 những cướp của tập đoàn V.T.Phát mà còn cướp của người dân.
https://youtu.be/4_i1mDDBrNs
https://youtu.be/4_i1mDDBrNs
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
20 lượng vàng và 100.000 USD mà để ở nhà cho trộm lấy. Bà H.N.Hà này cũng...
https://youtu.be/5IiOBsxFy7I
https://youtu.be/5IiOBsxFy7I
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Vụ bắt bà Trương Mỹ Lan: Dân Sài Gòn hoang mang rút tiền, tìm chỗ đầu tư
BBC
SCB
NGUỒN HÌNH ẢNH,BẠN ĐỌC GỬI
Chụp lại hình ảnh,
Chi nhánh SCB trên đường Nguyễn Oanh, quận Gò Vấp - tình trạng đông kịt người giao dịch, lực lượng dân phòng và cảnh sát trật tự phải đến để hỗ trợ giảm ùn tắc.
10.10.2022
Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ TP.HCM
Thứ bảy 8/10/2022 dân Sài Gòn rần rần bàn tán, khi trên mạng tràn ngập tin bà Trương Mỹ Lan bị bắt và các chi nhánh ngân hàng SCB đông nghẹt khách rút tiền trước hạn.
Chiều 7/10 đến ngân hàng SCB ở đường Nguyễn Thông (quận 3) để mở tài khoản, tôi ngán ngẩm vì chờ đợi quá lâu. Các quầy giao dịch và các hàng ghế ngồi chờ đều kín khách, nhiều người phải đứng. Một vị khách nữ ngồi gần tôi cầm trên tay vài cuốn sổ tiết kiệm SCB với vẻ nôn nóng. Nhận một cuộc gọi từ ai đó, cô ấy nói khẽ: “Đông lắm, đang chờ gọi tất toán”.
Tôi vẫn thấy sự đông đúc của SCB chiều 7/10 bình thường vì hồi tháng 5/2022 đến ngân hàng này tôi cũng phải chờ đợi rất lâu. Từ năm 2019 đến nay, SCB nổi tiếng là ngân hàng có lãi suất tiền gửi cao nhất, nên hầu hết những ai không dám đầu tư chứng khoán hoặc bất động sản thì đều dồn tiền gửi ở đây.
Sáng 8/10 đọc thông tin về bà Trương Mỹ Lan bị tạm giam và SCB gần như “thất thủ” vì lượng khách hàng rút tiền tăng cao, tôi mới hiểu ra vẻ nôn nóng của vị khách hàng tại SCB Nguyễn Thông.
Chiều 8/10, một người bạn đưa lên FB ảnh chụp màn hình điện thoại và than phiền không thể truy cập vào app SCB. Một người khác nói app này đã bị sập từ lúc trưa.
Vẫn có khách gửi tiền ở SCB bình thản
Tuy nhiên, vài người tôi quen có tiền gửi tại SCB tỏ ra bình thản. Một bạn trên 50 tuổi (mới nghỉ hưu) nói: “Chỉ còn hai tuần là đáo hạn, kệ, đến hạn rồi tính tiếp! Hồi trước em gửi bên ACB cũng bị hai lần nghe tin sắp phá sản! Em cũng chẳng rút, và mọi việc rồi cũng ổn”.
Một cô cháu (trên 30 tuổi, buôn bán) tính: “Thứ ba tuần sau tới hạn, cháu mới lên rút vì rút trước mất lãi”. Một bạn thương gia bình thản: “Cả nhân viên lẫn mình đều có tiền gửi tại SCB. Bản thân mình không rút, đợi tới hạn. Ngân hàng Nhà nước không dám cho ngân hàng phá sản đâu”.
Đúng là chưa có ngân hàng nào phá sản ở Việt Nam, cho dù sếp cao nhất bị bắt, chẳng hạn như Đông Á Bank năm 2015 bị mua 0 đồng, đến nay vẫn hoạt động. Thông cáo báo chí của Ngân hàng Nhà nước chiều ngày 8/10 đã khẳng định sẽ theo dõi sát tình hình để ngân hàng hoạt động bình thường và có chính sách bảo đảm quyền và lợi ích của người gửi tiền, giữ vững ổn định của SCB và hệ thống các tổ chức tín dụng.
Bình luận về thông tin này, ông Lâm Minh Chánh – chuyên gia tư vấn tài chính cá nhân – ngày 9/10 có bài viết 'Trả lời nhanh một số thắc mắc chung quanh vụ TVSI, SCB, AN ĐÔNG, VẠN THỊNH PHÁT' trên trang Facebook cá nhân'.
“…có rất nhiều khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ mua lại SBC với giá 0 đồng. Tức là ngân hàng Nhà nước dùng ngân sách quốc gia để gánh nợ do SCB gây ra, nhằm cứu người gởi tiền tại SCB và ổn định 'an ninh tài chính' của Việt Nam…,” ông Chánh viết.
NGUỒN HÌNH ẢNH,BẠN ĐỌC GỬI
Chụp lại hình ảnh,
Chi nhánh SCB trên đường Quang Trung, quận Gò Vấp đông khách sáng nay (10/10), bảo vệ, dân phòng phải phụ giúp điều phối để tránh tình trạng ùn tắc trước ngân hàng
Nhà đầu tư cổ phiếu SCB và trái phiếu An Đông mới phải lo?
Có vẻ như người gửi tiền có kỳ hạn ở SCB không phải lo, nhưng người mua cổ phiếu chưa lên sàn của SCB và mua trái phiếu của công ty An Đông thì đang phát “sốt”.
Thông tin từ các báo cho hay dù chưa chính thức niêm yết, SCB vẫn bán cổ phiếu. Trong cuộc họp báo chiều 8/10, ông Hoàng Minh Hoàn - Phó tổng giám đốc phụ trách điều hành ngân hàng SCB cho hay, tính đến ngày 30/9/2022, SCB có 4.132 cổ đông, trong đó 7 cổ đông nước ngoài, sở hữu 27,91% vốn điều lệ; cổ đông trong nước là 4.125 cổ đông, trong đó 11 cổ đông tổ chức sở hữu 15,7% vốn điều lệ và 4.114 cổ đông cá nhân, sở hữu 56,11% vốn điều lệ.
Còn công ty CP tập đoàn đầu tư An Đông trực thuộc tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã có ba đợt huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, với trị giá gần 25.000 tỷ đồng (khoảng 1 tỷ USD), các lô trái phiếu đều có kỳ hạn 5 năm, đáo hạn ngày 10/9/2023 và 22/1/2024, theo Thanh Niên ngày 9/10.
Cũng trong cuộc họp báo chiều 8/10, được Tiền Phong đưa tin, ông Võ Minh Tuấn - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam chi nhánh TPHCM - khẳng định, khi người dân gửi tiền ngân hàng thì tiền gửi là tài sản và được bảo đảm quyền lợi, lợi ích hợp pháp khi rút tiền. Với nhà đầu tư trái phiếu, người có trách nhiệm trả tiền đầu tư là công ty phát hành trái phiếu, cụ thể ở đây là công ty CP tập đoàn đầu tư An Đông.
Trả lời một bạn đọc về nỗi lo vì đã mua trái phiếu của công ty chứng khoán Tân Việt (TVSI) thông qua ngân hàng SBC giới thiệu, chuyên gia Lâm Minh Chánh thẳng thắn: “Về trái phiếu doanh nghiệp, hầu như nhà nước chưa từng hỗ trợ cho khách hàng nào”
Cũng trong bài báo của Thanh Niên, TS. Đinh Thế Hiển trả lời: “Riêng về trái phiếu doanh nghiệp, những công ty đại chúng đã niêm yết trên sàn chứng khoán thường chỉ phát hành trái phiếu có lãi suất dao động từ 8 - 9%/năm thì cũng khá an toàn. Còn những công ty không đại chúng đẩy lãi suất lên cao hơn, từ 12 - 15%/năm thì rủi ro cao hơn. Nhà đầu tư chọn mua trái phiếu để hưởng lãi suất cao cũng phải chịu rủi ro cao hơn gửi tiết kiệm. Đó là nguyên tắc thị trường."
"Riêng đối với các trái chủ của An Đông, đây là một doanh nghiệp khá lớn nằm trong hệ sinh thái của Vạn Thịnh Phát nhưng không phải là công ty đại chúng, không niêm yết nên rủi ro khá cao. Sau khi ban lãnh đạo bị bắt tạm giam, trường hợp công ty phá sản thì các trái chủ sẽ là đối tượng sau cùng được nhận tiền, sau khi đã xử lý nợ theo trình tự ưu tiên như nợ ngân hàng, công nhân viên, nhà nước. Do đó, nếu như tài sản của An Đông vẫn còn để trả nợ thì trái chủ vẫn mất từ 10 - 50% số tiền đã mua trái phiếu.”
Trong số những người tôi quen, không ai đầu tư mua cổ phiếu SCB, trái phiếu TVSI hay trái phiếu An Đông. Một bạn coi việc đầu tư chứng khoán là nghề chính trong khoảng 4 năm nay nói với tôi: “Cổ phiếu chưa niêm yết trên sàn là em không bao giờ mua!”
Một bài học chưa cũ: sau khi nhà nước mua ngân hàng Đông Á với giá 0 đồng, kể từ ngày 14/8/2015, cổ đông của ngân hàng này bị cấm chuyển nhượng cổ phiếu EAB. Tháng 3/2021, cổ phiếu này được tìm mua trên sàn OTC với giá 2.000 đồng/cổ phiếu, bằng 20% mệnh giá, thấp nhất thị trường và cũng có cổ đông rao bán chui với giá 8.000 đồng/cổ phiếu nhưng không có giao dịch, theo Dân Trí.
NGUỒN HÌNH ẢNH,BẠN ĐỌC GỬI
Chụp lại hình ảnh,
Chi nhánh SCB trên đường Quang Trung, quận Gò Vấp đông khách sáng nay (10/10), bảo vệ, dân phòng phải phụ giúp điều phối để tránh tình trạng ùn tắc trước ngân hàng
Có tiền giờ hoang mang tìm kiếm kênh đầu tư
Trong nhiều năm nay, cách đầu tư phổ biến nhất mà hàng xóm và người quen của tôi thường chọn là mua thêm một căn nhà để cho thuê – nhà trong chung cư hoặc nhà phố. Trước đại dịch, , việc cho thuê cũng ổn vì Sài Gòn có nhiều du khách quốc tế, nhưng hiện nay, lượng khách giảm, lợi nhuận thu được hằng năm so với vốn đầu tư là rất thấp
Cách phổ biến thứ hai là đem tiền gửi tiết kiệm ngân hàng. Người kỹ tính thường chia nhỏ nhiều khoản để gửi vài ngân hàng khác nhau, đúng kiểu “không bỏ trứng vào một giỏ”. Tuy nhiên, cứ vài năm lại xảy ra chuyện một đại gia ngân hàng nào đó bị bắt, bị kết tội… thì e rằng ngân hàng nào ở Việt Nam cũng có rủi ro tiềm ẩn
Mặt khác, vài năm nay, vào bất cứ ngân hàng nào, nhân viên tư vấn cũng mời chào đủ thứ: mua chứng chỉ quỹ đầu tư, mua trái phiếu (như SCB chào bán trái phiếu TVSI), mua bảo hiểm nhân thọ… Ai ham lời và chịu liều, nghe nhân viên tư vấn quảng cáo lãi suất của trái phiếu hoặc chứng chỉ quỹ đầu tư cao hơn lãi suất ngân hàng thì ắt khó cầm lòng. Hoặc ai lớn tuổi, lắm bệnh tật, nghe rao: “Chỉ cần gửi ngân hàng 25 triệu đồng một năm là được gói bảo hiểm sức khỏe có mức tối đa trị giá 200 triệu đồng”… khó mà bỏ qua.
Ngân hàng đang trở thành kênh dẫn khách cho các công ty đầu tư tài chính, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm nhân thọ… mà trách nhiệm chẳng rõ như thế nào nếu chẳng may những khoản lãi (hoặc ưu đãi khám chữa bệnh) mà họ hứa hẹn với khách hàng không đúng hoặc bị xù.
Số ít người quen của tôi chọn đầu tư chứng khoán, nhưng kênh đầu tư này đang ảm đạm. Sáng 9/10, một chị bạn thừa nhận: “Chị đang lãi 45% giờ chỉ còn 4% thôi, vài hôm nữa chắc âm quá”. Một anh bạn khác xác định: Âm là chắc luôn. Anh bạn kể: “Năm 2020 tôi chơi lại chứng khoán sau 7 năm gián đoạn, ăn liên tục một năm trời, có lúc lãi lên đến 60%... rồi thị trường xuống từ từ, một tháng nay xuống đùng đùng, không biết đâu là đáy, tiền lời cũng hết sạch rồi”.
Anh bạn vốn cẩn thận, không mua theo phong trào mà có nghiên cứu, cũng không vay nợ để chơi, tự nhận đến giờ chưa lỗ là may. Anh thổ lộ: “Giờ chỉ còn cách đầu tư vào ngôi nhà mình đang ở, có lời là bán đi mua nhà khác, rồi lại đầu tư, rồi lại bán… coi bộ chắc ăn hơn!”.
Sau cùng, anh kết luận: “Kiếm tiền chưa bao giờ là việc dễ dàng. Gửi ngân hàng cũng sợ, cho bạn bè người thân mượn tiền… cũng chết, mất luôn bạn, mất luôn bà con. Đã né hết các loại tiền ảo, chỉ chơi chứng khoán trên sàn chính thức vì được nhà nước bảo vệ…mà thấy coi bộ cũng không được, chẳng hạn như ai có cổ phiếu của FLC sau khi đại gia Quyết bị bắt đang khóc ròng vì bị cấm giao dịch không biết đến bao giờ”.
Có một câu hỏi anh đặt ra mà tôi nghĩ ai cũng muốn có câu trả lời: “Sau khi bắt các đại gia, thanh lý tài sản khủng của các công ty, ngân hàng của họ… thì tài sản đó đi về đâu, rơi rụng vào tay ai? Những cổ đông của Đông Á Bank, của FLC… có lấy lại được tiền của họ không?”
BBC
SCB
NGUỒN HÌNH ẢNH,BẠN ĐỌC GỬI
Chụp lại hình ảnh,
Chi nhánh SCB trên đường Nguyễn Oanh, quận Gò Vấp - tình trạng đông kịt người giao dịch, lực lượng dân phòng và cảnh sát trật tự phải đến để hỗ trợ giảm ùn tắc.
10.10.2022
Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ TP.HCM
Thứ bảy 8/10/2022 dân Sài Gòn rần rần bàn tán, khi trên mạng tràn ngập tin bà Trương Mỹ Lan bị bắt và các chi nhánh ngân hàng SCB đông nghẹt khách rút tiền trước hạn.
Chiều 7/10 đến ngân hàng SCB ở đường Nguyễn Thông (quận 3) để mở tài khoản, tôi ngán ngẩm vì chờ đợi quá lâu. Các quầy giao dịch và các hàng ghế ngồi chờ đều kín khách, nhiều người phải đứng. Một vị khách nữ ngồi gần tôi cầm trên tay vài cuốn sổ tiết kiệm SCB với vẻ nôn nóng. Nhận một cuộc gọi từ ai đó, cô ấy nói khẽ: “Đông lắm, đang chờ gọi tất toán”.
Tôi vẫn thấy sự đông đúc của SCB chiều 7/10 bình thường vì hồi tháng 5/2022 đến ngân hàng này tôi cũng phải chờ đợi rất lâu. Từ năm 2019 đến nay, SCB nổi tiếng là ngân hàng có lãi suất tiền gửi cao nhất, nên hầu hết những ai không dám đầu tư chứng khoán hoặc bất động sản thì đều dồn tiền gửi ở đây.
Sáng 8/10 đọc thông tin về bà Trương Mỹ Lan bị tạm giam và SCB gần như “thất thủ” vì lượng khách hàng rút tiền tăng cao, tôi mới hiểu ra vẻ nôn nóng của vị khách hàng tại SCB Nguyễn Thông.
Chiều 8/10, một người bạn đưa lên FB ảnh chụp màn hình điện thoại và than phiền không thể truy cập vào app SCB. Một người khác nói app này đã bị sập từ lúc trưa.
Vẫn có khách gửi tiền ở SCB bình thản
Tuy nhiên, vài người tôi quen có tiền gửi tại SCB tỏ ra bình thản. Một bạn trên 50 tuổi (mới nghỉ hưu) nói: “Chỉ còn hai tuần là đáo hạn, kệ, đến hạn rồi tính tiếp! Hồi trước em gửi bên ACB cũng bị hai lần nghe tin sắp phá sản! Em cũng chẳng rút, và mọi việc rồi cũng ổn”.
Một cô cháu (trên 30 tuổi, buôn bán) tính: “Thứ ba tuần sau tới hạn, cháu mới lên rút vì rút trước mất lãi”. Một bạn thương gia bình thản: “Cả nhân viên lẫn mình đều có tiền gửi tại SCB. Bản thân mình không rút, đợi tới hạn. Ngân hàng Nhà nước không dám cho ngân hàng phá sản đâu”.
Đúng là chưa có ngân hàng nào phá sản ở Việt Nam, cho dù sếp cao nhất bị bắt, chẳng hạn như Đông Á Bank năm 2015 bị mua 0 đồng, đến nay vẫn hoạt động. Thông cáo báo chí của Ngân hàng Nhà nước chiều ngày 8/10 đã khẳng định sẽ theo dõi sát tình hình để ngân hàng hoạt động bình thường và có chính sách bảo đảm quyền và lợi ích của người gửi tiền, giữ vững ổn định của SCB và hệ thống các tổ chức tín dụng.
Bình luận về thông tin này, ông Lâm Minh Chánh – chuyên gia tư vấn tài chính cá nhân – ngày 9/10 có bài viết 'Trả lời nhanh một số thắc mắc chung quanh vụ TVSI, SCB, AN ĐÔNG, VẠN THỊNH PHÁT' trên trang Facebook cá nhân'.
“…có rất nhiều khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ mua lại SBC với giá 0 đồng. Tức là ngân hàng Nhà nước dùng ngân sách quốc gia để gánh nợ do SCB gây ra, nhằm cứu người gởi tiền tại SCB và ổn định 'an ninh tài chính' của Việt Nam…,” ông Chánh viết.
NGUỒN HÌNH ẢNH,BẠN ĐỌC GỬI
Chụp lại hình ảnh,
Chi nhánh SCB trên đường Quang Trung, quận Gò Vấp đông khách sáng nay (10/10), bảo vệ, dân phòng phải phụ giúp điều phối để tránh tình trạng ùn tắc trước ngân hàng
Nhà đầu tư cổ phiếu SCB và trái phiếu An Đông mới phải lo?
Có vẻ như người gửi tiền có kỳ hạn ở SCB không phải lo, nhưng người mua cổ phiếu chưa lên sàn của SCB và mua trái phiếu của công ty An Đông thì đang phát “sốt”.
Thông tin từ các báo cho hay dù chưa chính thức niêm yết, SCB vẫn bán cổ phiếu. Trong cuộc họp báo chiều 8/10, ông Hoàng Minh Hoàn - Phó tổng giám đốc phụ trách điều hành ngân hàng SCB cho hay, tính đến ngày 30/9/2022, SCB có 4.132 cổ đông, trong đó 7 cổ đông nước ngoài, sở hữu 27,91% vốn điều lệ; cổ đông trong nước là 4.125 cổ đông, trong đó 11 cổ đông tổ chức sở hữu 15,7% vốn điều lệ và 4.114 cổ đông cá nhân, sở hữu 56,11% vốn điều lệ.
Còn công ty CP tập đoàn đầu tư An Đông trực thuộc tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã có ba đợt huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, với trị giá gần 25.000 tỷ đồng (khoảng 1 tỷ USD), các lô trái phiếu đều có kỳ hạn 5 năm, đáo hạn ngày 10/9/2023 và 22/1/2024, theo Thanh Niên ngày 9/10.
Cũng trong cuộc họp báo chiều 8/10, được Tiền Phong đưa tin, ông Võ Minh Tuấn - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam chi nhánh TPHCM - khẳng định, khi người dân gửi tiền ngân hàng thì tiền gửi là tài sản và được bảo đảm quyền lợi, lợi ích hợp pháp khi rút tiền. Với nhà đầu tư trái phiếu, người có trách nhiệm trả tiền đầu tư là công ty phát hành trái phiếu, cụ thể ở đây là công ty CP tập đoàn đầu tư An Đông.
Trả lời một bạn đọc về nỗi lo vì đã mua trái phiếu của công ty chứng khoán Tân Việt (TVSI) thông qua ngân hàng SBC giới thiệu, chuyên gia Lâm Minh Chánh thẳng thắn: “Về trái phiếu doanh nghiệp, hầu như nhà nước chưa từng hỗ trợ cho khách hàng nào”
Cũng trong bài báo của Thanh Niên, TS. Đinh Thế Hiển trả lời: “Riêng về trái phiếu doanh nghiệp, những công ty đại chúng đã niêm yết trên sàn chứng khoán thường chỉ phát hành trái phiếu có lãi suất dao động từ 8 - 9%/năm thì cũng khá an toàn. Còn những công ty không đại chúng đẩy lãi suất lên cao hơn, từ 12 - 15%/năm thì rủi ro cao hơn. Nhà đầu tư chọn mua trái phiếu để hưởng lãi suất cao cũng phải chịu rủi ro cao hơn gửi tiết kiệm. Đó là nguyên tắc thị trường."
"Riêng đối với các trái chủ của An Đông, đây là một doanh nghiệp khá lớn nằm trong hệ sinh thái của Vạn Thịnh Phát nhưng không phải là công ty đại chúng, không niêm yết nên rủi ro khá cao. Sau khi ban lãnh đạo bị bắt tạm giam, trường hợp công ty phá sản thì các trái chủ sẽ là đối tượng sau cùng được nhận tiền, sau khi đã xử lý nợ theo trình tự ưu tiên như nợ ngân hàng, công nhân viên, nhà nước. Do đó, nếu như tài sản của An Đông vẫn còn để trả nợ thì trái chủ vẫn mất từ 10 - 50% số tiền đã mua trái phiếu.”
Trong số những người tôi quen, không ai đầu tư mua cổ phiếu SCB, trái phiếu TVSI hay trái phiếu An Đông. Một bạn coi việc đầu tư chứng khoán là nghề chính trong khoảng 4 năm nay nói với tôi: “Cổ phiếu chưa niêm yết trên sàn là em không bao giờ mua!”
Một bài học chưa cũ: sau khi nhà nước mua ngân hàng Đông Á với giá 0 đồng, kể từ ngày 14/8/2015, cổ đông của ngân hàng này bị cấm chuyển nhượng cổ phiếu EAB. Tháng 3/2021, cổ phiếu này được tìm mua trên sàn OTC với giá 2.000 đồng/cổ phiếu, bằng 20% mệnh giá, thấp nhất thị trường và cũng có cổ đông rao bán chui với giá 8.000 đồng/cổ phiếu nhưng không có giao dịch, theo Dân Trí.
NGUỒN HÌNH ẢNH,BẠN ĐỌC GỬI
Chụp lại hình ảnh,
Chi nhánh SCB trên đường Quang Trung, quận Gò Vấp đông khách sáng nay (10/10), bảo vệ, dân phòng phải phụ giúp điều phối để tránh tình trạng ùn tắc trước ngân hàng
Có tiền giờ hoang mang tìm kiếm kênh đầu tư
Trong nhiều năm nay, cách đầu tư phổ biến nhất mà hàng xóm và người quen của tôi thường chọn là mua thêm một căn nhà để cho thuê – nhà trong chung cư hoặc nhà phố. Trước đại dịch, , việc cho thuê cũng ổn vì Sài Gòn có nhiều du khách quốc tế, nhưng hiện nay, lượng khách giảm, lợi nhuận thu được hằng năm so với vốn đầu tư là rất thấp
Cách phổ biến thứ hai là đem tiền gửi tiết kiệm ngân hàng. Người kỹ tính thường chia nhỏ nhiều khoản để gửi vài ngân hàng khác nhau, đúng kiểu “không bỏ trứng vào một giỏ”. Tuy nhiên, cứ vài năm lại xảy ra chuyện một đại gia ngân hàng nào đó bị bắt, bị kết tội… thì e rằng ngân hàng nào ở Việt Nam cũng có rủi ro tiềm ẩn
Mặt khác, vài năm nay, vào bất cứ ngân hàng nào, nhân viên tư vấn cũng mời chào đủ thứ: mua chứng chỉ quỹ đầu tư, mua trái phiếu (như SCB chào bán trái phiếu TVSI), mua bảo hiểm nhân thọ… Ai ham lời và chịu liều, nghe nhân viên tư vấn quảng cáo lãi suất của trái phiếu hoặc chứng chỉ quỹ đầu tư cao hơn lãi suất ngân hàng thì ắt khó cầm lòng. Hoặc ai lớn tuổi, lắm bệnh tật, nghe rao: “Chỉ cần gửi ngân hàng 25 triệu đồng một năm là được gói bảo hiểm sức khỏe có mức tối đa trị giá 200 triệu đồng”… khó mà bỏ qua.
Ngân hàng đang trở thành kênh dẫn khách cho các công ty đầu tư tài chính, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm nhân thọ… mà trách nhiệm chẳng rõ như thế nào nếu chẳng may những khoản lãi (hoặc ưu đãi khám chữa bệnh) mà họ hứa hẹn với khách hàng không đúng hoặc bị xù.
Số ít người quen của tôi chọn đầu tư chứng khoán, nhưng kênh đầu tư này đang ảm đạm. Sáng 9/10, một chị bạn thừa nhận: “Chị đang lãi 45% giờ chỉ còn 4% thôi, vài hôm nữa chắc âm quá”. Một anh bạn khác xác định: Âm là chắc luôn. Anh bạn kể: “Năm 2020 tôi chơi lại chứng khoán sau 7 năm gián đoạn, ăn liên tục một năm trời, có lúc lãi lên đến 60%... rồi thị trường xuống từ từ, một tháng nay xuống đùng đùng, không biết đâu là đáy, tiền lời cũng hết sạch rồi”.
Anh bạn vốn cẩn thận, không mua theo phong trào mà có nghiên cứu, cũng không vay nợ để chơi, tự nhận đến giờ chưa lỗ là may. Anh thổ lộ: “Giờ chỉ còn cách đầu tư vào ngôi nhà mình đang ở, có lời là bán đi mua nhà khác, rồi lại đầu tư, rồi lại bán… coi bộ chắc ăn hơn!”.
Sau cùng, anh kết luận: “Kiếm tiền chưa bao giờ là việc dễ dàng. Gửi ngân hàng cũng sợ, cho bạn bè người thân mượn tiền… cũng chết, mất luôn bạn, mất luôn bà con. Đã né hết các loại tiền ảo, chỉ chơi chứng khoán trên sàn chính thức vì được nhà nước bảo vệ…mà thấy coi bộ cũng không được, chẳng hạn như ai có cổ phiếu của FLC sau khi đại gia Quyết bị bắt đang khóc ròng vì bị cấm giao dịch không biết đến bao giờ”.
Có một câu hỏi anh đặt ra mà tôi nghĩ ai cũng muốn có câu trả lời: “Sau khi bắt các đại gia, thanh lý tài sản khủng của các công ty, ngân hàng của họ… thì tài sản đó đi về đâu, rơi rụng vào tay ai? Những cổ đông của Đông Á Bank, của FLC… có lấy lại được tiền của họ không?”
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Sài Gòn: Vì sao cây xăng ngừng bán?
Thị trường xăng dầu do chính quyền điều hành tập trung không phù hợp với thế giới biến động nhanh
Hiếu Chân
10 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Ảnh trên Facebook
Người dân Sài Gòn và nhiều tỉnh miền Tây mấy ngày nay phải xếp hàng nhiều giờ trước các cây xăng; có người chạy lòng vòng qua năm bảy cây xăng mà vẫn không mua được xăng do nhiều cửa hàng treo bảng “nghỉ bán”, “hết xăng”. Lâu nay người dân vẫn than phiền xăng dầu tăng giá vô tội vạ, nhưng nay có tiền, chịu trả giá cao cũng không có xăng mà mua. Hiện tượng khan hiếm xăng dầu, vì đâu nên nỗi?
20% số cây xăng đóng cửa
Trang tin VNExpress dẫn nguồn từ Cục Quản lý thị trường TPHCM cho biết tới chiều thứ Hai ngày 10 Tháng Mười, TP HCM có 121/550 cửa hàng không còn xăng, nhiều nơi đã đăng ký mua nhưng đầu mối cung cấp vẫn chưa giao hàng. Hiện TP HCM có 15 đầu mối kinh doanh xuất nhập cảng xăng dầu, 60 thương nhân phân phối, 550 cửa hàng bán lẻ. Số 121 cửa hàng không còn xăng chiếm khoảng 20% số cửa hàng toàn thành phố, tập trung ở quận huyện vùng ven như Bình Chánh (8 cửa hàng), Bình Tân (15 cửa hàng), Thủ Đức (21 cửa hàng)… Quy mô các cửa hàng này ở mức vừa và nhỏ.
Chuyện thiếu xăng dầu đã râm ran từ vài tháng trước; hồi tháng Sáu, ngư dân nhiều tỉnh duyên hải đã phải cho tàu nằm bờ vì không mua được xăng dầu. Khi đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã mạnh miệng khẳng định trên báo Biên Phòng: “Từ đầu năm tới nay, Việt Nam chưa bao giờ thiếu nguồn cung xăng dầu; bằng mọi cách, Bộ Công thương sẽ đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước”.
Chẳng hiểu ông Diên và Bộ Công Thương bảo đảm thế nào mà đến bây giờ tình trạng thiếu xăng dầu càng lúc càng trầm trọng. Trên mạng xã hội, người dân đăng đầy hình ảnh các cây xăng đông nghẹt người và xe gắn máy, cùng những lời chê trách nặng nề cung cách điều hành kinh tế của chính phủ Hà Nội. Chuyện thiếu xăng cũng đã lan tới Ba Đình. VNExpress tường thuật: “Tại cuộc họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 10/10, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng báo cáo về tình hình [xăng dầu] chưa phản ánh đầy đủ những bức xúc của người dân liên quan đến giá xăng dầu”. “Một số cửa hàng xăng dầu phải đóng cửa vì càng kinh doanh càng lỗ, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của dân, có chỗ chỉ bán cho dân 50.000 đồng tiền xăng mỗi lần”, ông Thanh nêu vấn đề.
Cách điều hành thị trường “tập trung” lạc hậu…
Chấu chực đến tận đêm để mua xăng! Ảnh trên mạng
Thị trường xăng dầu ở Việt Nam chịu sự điều hành của hai bộ Công Thương và Tài Chính. Hai bộ này lập ra một Tổ Điều hành Liên Bộ, chịu trách nhiệm tính toán, điều hành việc lập kế hoạch nhập cảng xăng dầu, phân chia khối lượng mà các công ty nhập cảng đầu mối được mua về để phân chia lại cho các “cửa hàng đại lý” và thậm chí ấn định cả giá bán lẻ xăng dầu trong mỗi chu kỳ 15 ngày. Cách điều hành theo “kế hoạch tập trung” này chính là nguyên nhân gây bất ổn thị trường xăng dầu, thiệt thòi cho người dân và dẫn tới cuộc khủng hoảng xăng dầu hiện nay.
Như SGN đã nhiều lần phân tích, giá xăng ở Việt Nam, ngoài giá nhập cảng còn phải chịu nhiều sắc thuế như thuế nhập cảng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, phí bảo vệ môi trường và lợi nhuận định mức.
Lợi nhuận định mức, còn gọi là chi phí định mức, là phần tiền mà các công ty đầu mối nhập cảng xăng dầu được hưởng theo một tỷ lệ nhất định, khoảng 5% giá bán xăng; giá xăng càng cao thì các công ty đầu mối càng có lời.
Việt Nam hiện có 38 công ty đầu mối nhập cảng xăng dầu, phần lớn là doanh nghiệp nhà nước, trong đó có 15 công ty hoạt động tại Sài Gòn và các tỉnh miền Nam. Các công ty đầu mối cung cấp xăng dầu cho các thương nhân là chủ các cây xăng mà từ ngữ trong nước gọi là “cửa hàng đại lý”. Do giá bán lẻ xăng dầu được Liên Bộ ấn định, bán quá giá sẽ bị phạt nặng nên tiền lời của chủ cây xăng là khoản chênh lệch giữa giá bán lẻ và giá bán sỉ do công ty đầu mối ấn định, từ ngữ trong nước gọi là “hoa hồng chiết khấu”.
Các công ty đầu mối nhập cảng được hưởng cái gọi là lợi nhuận định mức, đồng thời được tùy tiện ấn định mức “chiết khấu” cho các cây xăng bán lẻ. Giá xăng bán lẻ dù lên cao thì phần tiền lời của các cây xăng vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào mức “chiết khấu” mà công ty đầu mối quy định.
Từ đầu năm đến nay mức chiết khấu giảm mạnh làm cho nhiều chủ cây xăng phải ngừng hoạt động hoặc bán cầm chừng vì không đủ bù chi phí, cây xăng càng bán càng lỗ. Một bản tin trên báo Tiền Phong cho biết: “Theo các đại lý kinh doanh xăng dầu, để đảm bảo hòa vốn, mức chiết khấu phải từ 1,000 – 1,200 đồng/lít, bởi có rất nhiều chi phí như vận chuyển, thuê mặt bằng, nhân công, điện nước… Trong khi đó, mức chiết khấu của các thương nhân đầu mối thời gian qua chỉ từ 100 – 150 đồng/lít, thậm chí có lúc chỉ còn 80 đồng/lít”.
Một số cây xăng cho biết, tình trạng mức chiết khấu thấp kéo dài từ đầu năm đến nay làm cho họ liên tục bị lỗ vốn. Đến đầu tháng Chín này, một số thương nhân không còn chịu nổi thua lỗ, ngừng mua xăng dầu và hậu quả là trong tuần qua số cây xăng đóng cửa, treo bảng “hết xăng” tăng nhanh. Người dân nhiều nơi không mua được xăng dầu. Đã có khách hàng nóng tính, chờ đợi lâu mà không mua được xăng, đã vác dao rượt chém nhân viên cây xăng ở Sài Gòn, may mà nhân viên này chạy thoát được.
Lo sợ không còn có xăng để mua, nhiều người mang can nhựa đi mua xăng về trữ dù trữ xăng trong nhà là chuyện rất nguy hiểm. Ảnh trên mạng
… trong một thế giới biến động nhanh
Vì sao các công ty đầu mối giảm “hoa hồng chiết khấu” để các cây xăng phải chọn cách ngừng bán?
Quan sát thị trường thế giới, dễ thấy rằng từ đầu năm đến nay giá xăng dầu thế giới đã có một đợt tăng rất mạnh rồi sau đó giảm dần và hiện đang có vẻ muốn tăng trở lại do tác động từ cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga, cùng với các biện pháp trừng phạt của Phương Tây và nhu cầu xăng dầu tăng mạnh sau thời đại dịch COVID. Giá dầu thô Brent tăng từ mức $65.57/thùng ngày 1 Tháng Mười Hai 2021 lên $123.70/thùng ngày 8 Tháng Ba 2022, nửa tháng sau ngày chiến tranh bùng nổ, rồi giảm dần xuống mức $76.71 ngày 30 Tháng Chín vừa qua.
Tại Việt Nam, các công ty đầu mối nhập cảng xăng với giá cao. Giá xăng ở Việt Nam lên tới đỉnh điểm vào ngày 21 Tháng Sáu 2022, xăng A95 bán ra có giá 32,873 đồng/lít, mang lại cho các công ty đầu mối khoản lợi nhuận định mức hơn 1,550 đồng mỗi lít. Do lo sợ giá xăng dầu thế giới tiếp tục tăng, các công ty đầu mối đã nhập cảng xăng dầu với số lượng rất lớn. Bất đồ, giá thế giới giảm mạnh và áp lực của người tiêu dùng trong nước, buộc liên bộ Công Thương – Tài Chính phải giảm giá bán lẻ xăng dầu, tới ngày 3 Tháng Mười vừa qua, giá xăng A95 chỉ còn 21,440 đồng/lít.
Các công ty đầu mối đã lỡ nhập xăng giá cao, nay phải bán giá thấp hơn, họ đã chuyển một phần khoản lỗ đó cho các đại lý, là các cây xăng – khoản chiết khấu cho cây xăng do vậy đã bị cắt giảm, có lúc còn 0 đồng, có lúc “chiết khấu âm”, nghĩa là giá mua xăng từ công ty đầu mối cao hơn giá bán lẻ được ấn định. Có công ty đầu mối lách luật bằng cách bán sỉ xăng dầu cho đại lý theo giá thấp hơn giá bán lẻ, nhưng lại tách chi phí vận chuyển xăng dầu từ công ty đến cây xăng thành một khoản thu khác, cộng chung lại thì cây xăng phải chịu “chiết khấu âm”. Hiện tượng này đã hai lần bị 36 công ty kinh doanh xăng dầu ở Sài Gòn gửi đơn lên Thủ tướng Việt Nam tố cáo cách điều hành xăng dầu của liên bộ Công Thương – Tài Chính thời gian qua gây bất lợi cho doanh nghiệp và bất ổn trên thị trường.
Thông tin mới nhất là từ chiều mai 11 Tháng Mười giờ Việt Nam, giá xăng có thể tăng trở lại, tăng 200-300 đồng một lít, dầu tăng khoảng 1,600-1,900 đồng một lít và chính sách “chiết khấu” có thể thay đổi. Nhiều đại lý cho biết nếu chính sách chiết khấu không thay đổi họ sẽ chỉ bán hết hàng tồn và có thể ngừng kinh doanh trong tuần tới.
Vẫn cố bao biện
Phản ứng với hiện tượng người dân ùn ùn đi mua xăng và hàng loạt cây xăng ở Sài Gòn, An Giang, Đồng Tháp, Bình Dương… phải đóng cửa, Bộ Công Thương cho rằng đây “không phải phổ biến, bởi chỉ có trên 100 cửa hàng đóng cửa trong tổng số 17.000 cửa hàng đang hoạt động trên cả nước”.
Mặt khác, báo chí trong nước cho biết Bộ Công Thương đã huy động các lực lượng trấn áp của mình và phối hợp với Bộ Công An, như các Cục Chống buôn lậu, Cục Quản lý thị trường, Cục Cảnh sát kinh tế, Cục Kiểm tra Đo lường Chất lượng “đồng loạt ra quân” kiểm tra các cây xăng, xử phạt các trường hợp găm hàng, đầu cơ tích trữ chờ giá lên mới bán ra.
Vấn đề thiếu nguồn cung xăng dầu, chính sách lợi nhuận định mức, ấn định giá bán lẻ và tỷ lệ chiết khấu cho các cây xăng thì không thấy các quan chức của bộ này đề cập tới.
Xem ra, Bộ Công Thương và rộng hơn là chính phủ Việt Nam vẫn chưa chịu nhìn nhận cung cách điều hành thị trường xăng dầu của họ, như trình bày trên, là sai lầm cần phải được cải cách theo hướng cạnh tranh thị trường mà vẫn cố bao biện và dùng những biện pháp hành chính, trấn áp để giải quyết khủng hoảng.
Tất nhiên, họ sẽ không thể giải quyết được hoặc chỉ có thể tạm thời xoa dịu tình hình. Và người dân trong nước còn phải khốn khổ khốn nạn vì một mặt hàng hết sức thiết yếu cho cuộc sống của mọi người vẫn do một nhóm quan chức điều hành một cách tùy tiện, miễn sao thu được nhiều tiền cho kho bạc nhà nước và tăng được lợi nhuận cho các công ty đầu mối xăng dầu sân sau của họ.
Thị trường xăng dầu do chính quyền điều hành tập trung không phù hợp với thế giới biến động nhanh
Hiếu Chân
10 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Ảnh trên Facebook
Người dân Sài Gòn và nhiều tỉnh miền Tây mấy ngày nay phải xếp hàng nhiều giờ trước các cây xăng; có người chạy lòng vòng qua năm bảy cây xăng mà vẫn không mua được xăng do nhiều cửa hàng treo bảng “nghỉ bán”, “hết xăng”. Lâu nay người dân vẫn than phiền xăng dầu tăng giá vô tội vạ, nhưng nay có tiền, chịu trả giá cao cũng không có xăng mà mua. Hiện tượng khan hiếm xăng dầu, vì đâu nên nỗi?
20% số cây xăng đóng cửa
Trang tin VNExpress dẫn nguồn từ Cục Quản lý thị trường TPHCM cho biết tới chiều thứ Hai ngày 10 Tháng Mười, TP HCM có 121/550 cửa hàng không còn xăng, nhiều nơi đã đăng ký mua nhưng đầu mối cung cấp vẫn chưa giao hàng. Hiện TP HCM có 15 đầu mối kinh doanh xuất nhập cảng xăng dầu, 60 thương nhân phân phối, 550 cửa hàng bán lẻ. Số 121 cửa hàng không còn xăng chiếm khoảng 20% số cửa hàng toàn thành phố, tập trung ở quận huyện vùng ven như Bình Chánh (8 cửa hàng), Bình Tân (15 cửa hàng), Thủ Đức (21 cửa hàng)… Quy mô các cửa hàng này ở mức vừa và nhỏ.
Chuyện thiếu xăng dầu đã râm ran từ vài tháng trước; hồi tháng Sáu, ngư dân nhiều tỉnh duyên hải đã phải cho tàu nằm bờ vì không mua được xăng dầu. Khi đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã mạnh miệng khẳng định trên báo Biên Phòng: “Từ đầu năm tới nay, Việt Nam chưa bao giờ thiếu nguồn cung xăng dầu; bằng mọi cách, Bộ Công thương sẽ đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước”.
Chẳng hiểu ông Diên và Bộ Công Thương bảo đảm thế nào mà đến bây giờ tình trạng thiếu xăng dầu càng lúc càng trầm trọng. Trên mạng xã hội, người dân đăng đầy hình ảnh các cây xăng đông nghẹt người và xe gắn máy, cùng những lời chê trách nặng nề cung cách điều hành kinh tế của chính phủ Hà Nội. Chuyện thiếu xăng cũng đã lan tới Ba Đình. VNExpress tường thuật: “Tại cuộc họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 10/10, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng báo cáo về tình hình [xăng dầu] chưa phản ánh đầy đủ những bức xúc của người dân liên quan đến giá xăng dầu”. “Một số cửa hàng xăng dầu phải đóng cửa vì càng kinh doanh càng lỗ, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của dân, có chỗ chỉ bán cho dân 50.000 đồng tiền xăng mỗi lần”, ông Thanh nêu vấn đề.
Cách điều hành thị trường “tập trung” lạc hậu…
Chấu chực đến tận đêm để mua xăng! Ảnh trên mạng
Thị trường xăng dầu ở Việt Nam chịu sự điều hành của hai bộ Công Thương và Tài Chính. Hai bộ này lập ra một Tổ Điều hành Liên Bộ, chịu trách nhiệm tính toán, điều hành việc lập kế hoạch nhập cảng xăng dầu, phân chia khối lượng mà các công ty nhập cảng đầu mối được mua về để phân chia lại cho các “cửa hàng đại lý” và thậm chí ấn định cả giá bán lẻ xăng dầu trong mỗi chu kỳ 15 ngày. Cách điều hành theo “kế hoạch tập trung” này chính là nguyên nhân gây bất ổn thị trường xăng dầu, thiệt thòi cho người dân và dẫn tới cuộc khủng hoảng xăng dầu hiện nay.
Như SGN đã nhiều lần phân tích, giá xăng ở Việt Nam, ngoài giá nhập cảng còn phải chịu nhiều sắc thuế như thuế nhập cảng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, phí bảo vệ môi trường và lợi nhuận định mức.
Lợi nhuận định mức, còn gọi là chi phí định mức, là phần tiền mà các công ty đầu mối nhập cảng xăng dầu được hưởng theo một tỷ lệ nhất định, khoảng 5% giá bán xăng; giá xăng càng cao thì các công ty đầu mối càng có lời.
Việt Nam hiện có 38 công ty đầu mối nhập cảng xăng dầu, phần lớn là doanh nghiệp nhà nước, trong đó có 15 công ty hoạt động tại Sài Gòn và các tỉnh miền Nam. Các công ty đầu mối cung cấp xăng dầu cho các thương nhân là chủ các cây xăng mà từ ngữ trong nước gọi là “cửa hàng đại lý”. Do giá bán lẻ xăng dầu được Liên Bộ ấn định, bán quá giá sẽ bị phạt nặng nên tiền lời của chủ cây xăng là khoản chênh lệch giữa giá bán lẻ và giá bán sỉ do công ty đầu mối ấn định, từ ngữ trong nước gọi là “hoa hồng chiết khấu”.
Các công ty đầu mối nhập cảng được hưởng cái gọi là lợi nhuận định mức, đồng thời được tùy tiện ấn định mức “chiết khấu” cho các cây xăng bán lẻ. Giá xăng bán lẻ dù lên cao thì phần tiền lời của các cây xăng vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào mức “chiết khấu” mà công ty đầu mối quy định.
Từ đầu năm đến nay mức chiết khấu giảm mạnh làm cho nhiều chủ cây xăng phải ngừng hoạt động hoặc bán cầm chừng vì không đủ bù chi phí, cây xăng càng bán càng lỗ. Một bản tin trên báo Tiền Phong cho biết: “Theo các đại lý kinh doanh xăng dầu, để đảm bảo hòa vốn, mức chiết khấu phải từ 1,000 – 1,200 đồng/lít, bởi có rất nhiều chi phí như vận chuyển, thuê mặt bằng, nhân công, điện nước… Trong khi đó, mức chiết khấu của các thương nhân đầu mối thời gian qua chỉ từ 100 – 150 đồng/lít, thậm chí có lúc chỉ còn 80 đồng/lít”.
Một số cây xăng cho biết, tình trạng mức chiết khấu thấp kéo dài từ đầu năm đến nay làm cho họ liên tục bị lỗ vốn. Đến đầu tháng Chín này, một số thương nhân không còn chịu nổi thua lỗ, ngừng mua xăng dầu và hậu quả là trong tuần qua số cây xăng đóng cửa, treo bảng “hết xăng” tăng nhanh. Người dân nhiều nơi không mua được xăng dầu. Đã có khách hàng nóng tính, chờ đợi lâu mà không mua được xăng, đã vác dao rượt chém nhân viên cây xăng ở Sài Gòn, may mà nhân viên này chạy thoát được.
Lo sợ không còn có xăng để mua, nhiều người mang can nhựa đi mua xăng về trữ dù trữ xăng trong nhà là chuyện rất nguy hiểm. Ảnh trên mạng
… trong một thế giới biến động nhanh
Vì sao các công ty đầu mối giảm “hoa hồng chiết khấu” để các cây xăng phải chọn cách ngừng bán?
Quan sát thị trường thế giới, dễ thấy rằng từ đầu năm đến nay giá xăng dầu thế giới đã có một đợt tăng rất mạnh rồi sau đó giảm dần và hiện đang có vẻ muốn tăng trở lại do tác động từ cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga, cùng với các biện pháp trừng phạt của Phương Tây và nhu cầu xăng dầu tăng mạnh sau thời đại dịch COVID. Giá dầu thô Brent tăng từ mức $65.57/thùng ngày 1 Tháng Mười Hai 2021 lên $123.70/thùng ngày 8 Tháng Ba 2022, nửa tháng sau ngày chiến tranh bùng nổ, rồi giảm dần xuống mức $76.71 ngày 30 Tháng Chín vừa qua.
Tại Việt Nam, các công ty đầu mối nhập cảng xăng với giá cao. Giá xăng ở Việt Nam lên tới đỉnh điểm vào ngày 21 Tháng Sáu 2022, xăng A95 bán ra có giá 32,873 đồng/lít, mang lại cho các công ty đầu mối khoản lợi nhuận định mức hơn 1,550 đồng mỗi lít. Do lo sợ giá xăng dầu thế giới tiếp tục tăng, các công ty đầu mối đã nhập cảng xăng dầu với số lượng rất lớn. Bất đồ, giá thế giới giảm mạnh và áp lực của người tiêu dùng trong nước, buộc liên bộ Công Thương – Tài Chính phải giảm giá bán lẻ xăng dầu, tới ngày 3 Tháng Mười vừa qua, giá xăng A95 chỉ còn 21,440 đồng/lít.
Các công ty đầu mối đã lỡ nhập xăng giá cao, nay phải bán giá thấp hơn, họ đã chuyển một phần khoản lỗ đó cho các đại lý, là các cây xăng – khoản chiết khấu cho cây xăng do vậy đã bị cắt giảm, có lúc còn 0 đồng, có lúc “chiết khấu âm”, nghĩa là giá mua xăng từ công ty đầu mối cao hơn giá bán lẻ được ấn định. Có công ty đầu mối lách luật bằng cách bán sỉ xăng dầu cho đại lý theo giá thấp hơn giá bán lẻ, nhưng lại tách chi phí vận chuyển xăng dầu từ công ty đến cây xăng thành một khoản thu khác, cộng chung lại thì cây xăng phải chịu “chiết khấu âm”. Hiện tượng này đã hai lần bị 36 công ty kinh doanh xăng dầu ở Sài Gòn gửi đơn lên Thủ tướng Việt Nam tố cáo cách điều hành xăng dầu của liên bộ Công Thương – Tài Chính thời gian qua gây bất lợi cho doanh nghiệp và bất ổn trên thị trường.
Thông tin mới nhất là từ chiều mai 11 Tháng Mười giờ Việt Nam, giá xăng có thể tăng trở lại, tăng 200-300 đồng một lít, dầu tăng khoảng 1,600-1,900 đồng một lít và chính sách “chiết khấu” có thể thay đổi. Nhiều đại lý cho biết nếu chính sách chiết khấu không thay đổi họ sẽ chỉ bán hết hàng tồn và có thể ngừng kinh doanh trong tuần tới.
Vẫn cố bao biện
Phản ứng với hiện tượng người dân ùn ùn đi mua xăng và hàng loạt cây xăng ở Sài Gòn, An Giang, Đồng Tháp, Bình Dương… phải đóng cửa, Bộ Công Thương cho rằng đây “không phải phổ biến, bởi chỉ có trên 100 cửa hàng đóng cửa trong tổng số 17.000 cửa hàng đang hoạt động trên cả nước”.
Mặt khác, báo chí trong nước cho biết Bộ Công Thương đã huy động các lực lượng trấn áp của mình và phối hợp với Bộ Công An, như các Cục Chống buôn lậu, Cục Quản lý thị trường, Cục Cảnh sát kinh tế, Cục Kiểm tra Đo lường Chất lượng “đồng loạt ra quân” kiểm tra các cây xăng, xử phạt các trường hợp găm hàng, đầu cơ tích trữ chờ giá lên mới bán ra.
Vấn đề thiếu nguồn cung xăng dầu, chính sách lợi nhuận định mức, ấn định giá bán lẻ và tỷ lệ chiết khấu cho các cây xăng thì không thấy các quan chức của bộ này đề cập tới.
Xem ra, Bộ Công Thương và rộng hơn là chính phủ Việt Nam vẫn chưa chịu nhìn nhận cung cách điều hành thị trường xăng dầu của họ, như trình bày trên, là sai lầm cần phải được cải cách theo hướng cạnh tranh thị trường mà vẫn cố bao biện và dùng những biện pháp hành chính, trấn áp để giải quyết khủng hoảng.
Tất nhiên, họ sẽ không thể giải quyết được hoặc chỉ có thể tạm thời xoa dịu tình hình. Và người dân trong nước còn phải khốn khổ khốn nạn vì một mặt hàng hết sức thiết yếu cho cuộc sống của mọi người vẫn do một nhóm quan chức điều hành một cách tùy tiện, miễn sao thu được nhiều tiền cho kho bạc nhà nước và tăng được lợi nhuận cho các công ty đầu mối xăng dầu sân sau của họ.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Bàn tay bí ẩn của Lê Thanh Hải
Và những cái chết bí ẩn quanh bà Trương Mỹ Lan
Mặc Lâm
10 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Trùm mafia Đỏ của Sài Gòn: Lê Thanh Hải (thanhnien)
Ngày 7 Tháng Mười 2022, bà Trương Mỹ Lan và ba người khác là bà Trương Huệ Vân, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor; bà Nguyễn Phương Hồng; Trợ lý Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và ông Hồ Bửu Phương bị Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam vì có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái để chiếm đoạt hàng nghìn tỉ đồng của người dân trong thời gian 2018 – 2019, xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan.
Việc bắt giữ bà Trương Mỹ Lan đã được người dân Sài Gòn chờ đợi từ lâu, không phải người dân ganh tị bà giàu có, quyền lực mà vì bà là khuôn mặt điển hình của tư bản đỏ, bắt tay với các nhóm lợi ích, nương tựa vào những cán bộ lãnh đạo của Thành Hồ để thắng những hợp đồng béo bở, đồng nghĩa với việc tạo ra dân oan mất đất, mất nhà. Những việc làm này tuy bất hợp pháp, nhưng bà và những người liên can không hề giấu diếm, cứ công khai chia chác, công khai thông tin những khu đất vàng giá trị nhất của Sài Gòn hợp pháp rơi vào tay tập đoàn Vạn Thịnh Phát, nơi mà bà Lan cùng với chồng là ông Eric Chu Nap Kee, một doanh nhân khét tiếng trong mảng bất động sản Hong Kong, cùng nhau điều hành.
Những khu vực đắc địa nhất Sài Gòn như Times Square, VTP Office Building, khách sạn Duxton, Union Square… đều là những dự án nằm xung quanh khu vực phố đi bộ Nguyễn Huệ sở hữu vị trí vàng khi nằm tại trung tâm tài chính Quận 1.
Năm 2015, Công ty Cổ phần Đầu tư An Đông đã chi gần 700 tỷ đồng mua lại khu dự án Thuận Kiều Plaza. Đây là khu căn hộ được xây dựng theo kiến trúc Hong Kong, tọa lạc tại quận 5, diện tích 9,971 m2 với ba tòa tháp cao 33 tầng. Rồi năm 2016, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát trở thành đối tác của Sài Gòn Peninsula công bố ký kết với nhà đầu tư Pavilion Group và Genting Group để phát triển dự án Saigon Peninsula. Dự án nằm tại Quận 7, diện tích 118 hecta, với mức đầu tư lên đến $6 tỷ (Mỹ kim)!
Bà Trương Mỹ Lan không thể từng bước chiếm lĩnh những vùng đất béo bở vừa nói nếu không được nhóm cán bộ thành phố chống lưng, mà cầm đầu là ông Lê Thanh Hải, từ khi ông này giữ chức bí thư Quận 5 cho tới khi ngồi ghế Bí thư thành phố. Lê Thanh Hải một mặt cấu kết với Trương Mỹ Lan, một mặt cho tay chân tấn công khu vực Thủ Thiêm bằng chiêu trò “Giải phóng mặt bằng”. Cho nên, khi nghe tin Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị xử lý, người dân vừa hớn hở, lại vừa nghi ngờ, bởi khi bắt giữ Trương Mỹ Lan mà tòng phạm đầu sỏ là Lê Thanh Hải vẫn còn nhởn nhơ thì người dân không nghi ngờ sao được?
Bà Trương Mỹ Lan
Câu hỏi mà người dân từng theo dõi những bước tiến lên cung son của gia tộc Trương Mỹ Lan không phải bây giờ mà từ lúc vụ án Dương Chí Dũng với những lời khai cùng vật chứng đầy đủ của ông này trước tòa án. Tại phiên tòa ngày 7 Tháng Giêng năm 2014, Dương Chí Dũng đã khai tại tòa là vào năm 2010, ông đã giúp bà Trương Mỹ Lan của Công ty Vạn Thịnh Phát khoản tiền hối lộ kếch sù $1 triệu cho Phạm Quý Ngọ – Thứ trưởng Bộ Công an. Trước lời khai có tính công phá này, tòa phải làm động tác tạm dừng để xét lại vụ án và trong thời gian tạm dừng ấy, Phạm Quý Ngọ đột ngột chết và được loan tin bị ung thư.
Cái chết của Phạm Quý Ngọ chưa chìm xuồng thì xảy ra cái chết thứ hai của ông Nguyễn Tiến Thành, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty CP Chứng khoán Tân Việt. Ông Tiến Thành chết đột ngột trước khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt một ngày. Ông Thành là thành viên hội đồng quản trị độc lập tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)- là chồng của bà Tống Thị Thanh Hoàng, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Trong khi cuộc điều tra bốn người trong nhóm bà Trương Mỹ Lan chỉ mới bắt đầu thì lại xảy ra một cái chết khác: Bà Nguyễn Phương Hồng, trợ lý Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, tử vong không rõ nguyên nhân, chỉ hai ngày sau khi bị công an khởi tố, bắt giam trong vụ án bà Trương Mỹ Lan, có nghĩa là bà Hồng chết trong cơ quan điều tra của Bộ Công an.
Ngoài chức vụ trợ lý giám đốc, bà Nguyễn Phương Hồng còn là Phó Tổng Giám đốc Phụ trách Khối Tái thẩm định kiêm Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB. Như vậy là ông Nguyễn Tiến Thành và bà Nguyễn Phương Hồng đều là người của Vạn Thịnh Phát và SCB. Hai cái chết này nói lên điều gì khi vụ án chưa bắt đầu lấy khẩu cung của các bị can?
Xâu chuỗi vụ án Trương Mỹ Lan hối lộ $1 triệu cho Phạm Quý Ngọ rồi hai cái chết của hai nhân vật có dính líu đến Vạn Thịnh Phát và ngân hàng SCB, người ta tin rằng cả ba cái chết ấy liên quan tới một thế lực khủng khiếp đứng sau nhằm bao che cho Trương Mỹ Lan và những người đứng sau bà ta, để tên trùm cuối quan trọng nhất có thể an toàn thoát thân. Thế lực chính trị này không những lớn mà còn rất mạnh, có thể chống lại thế lực thứ hai muốn giành phần thắng trong những chiếc ghế của Bộ Chính trị khóa tới. Giết người bịt miệng là cách an toàn nhất trong những chế độ phong kiến và Cộng sản.
Người liên can mật thiết nhất với Trương Mỹ Lan từ nhiều năm nay là Lê Thanh Hải, tuy thất sủng nhưng vẫn an toàn chưa bị đụng tới, có vai trò gì trong thế lực thứ nhất? Tại sao Lê Thanh Hải đã bị soi từng centimet bởi Thanh tra Chính phủ trong vụ Thủ Thiêm nhưng vẫn bình chân như vại? Ai là người đứng phía sau Lê Thanh Hải giúp cho đương sự thoát khỏi từng vụ một?
Tìm được lời giải cho câu hỏi bí ẩn này, người ta sẽ thấy ai là khuôn mặt trong bóng tối từng giết cả ba người để che giấu hành vi phạm tội. Trong chế độ toàn trị, không ai có thể tự thân làm giàu mà không phe cánh, móc ngoặc. Cũng thế, không ai an toàn ở một phe mà không bị phe bên kia đặt trong tầm ngắm. Càng giàu thì tầm ngắm càng gần, càng nhiều tay chân trong giới quyền lực càng tiến tới cái chết gần hơn khi xảy ra đâm chém giao tranh với nhau.
Và những cái chết bí ẩn quanh bà Trương Mỹ Lan
Mặc Lâm
10 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Trùm mafia Đỏ của Sài Gòn: Lê Thanh Hải (thanhnien)
Ngày 7 Tháng Mười 2022, bà Trương Mỹ Lan và ba người khác là bà Trương Huệ Vân, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor; bà Nguyễn Phương Hồng; Trợ lý Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và ông Hồ Bửu Phương bị Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam vì có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái để chiếm đoạt hàng nghìn tỉ đồng của người dân trong thời gian 2018 – 2019, xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan.
Việc bắt giữ bà Trương Mỹ Lan đã được người dân Sài Gòn chờ đợi từ lâu, không phải người dân ganh tị bà giàu có, quyền lực mà vì bà là khuôn mặt điển hình của tư bản đỏ, bắt tay với các nhóm lợi ích, nương tựa vào những cán bộ lãnh đạo của Thành Hồ để thắng những hợp đồng béo bở, đồng nghĩa với việc tạo ra dân oan mất đất, mất nhà. Những việc làm này tuy bất hợp pháp, nhưng bà và những người liên can không hề giấu diếm, cứ công khai chia chác, công khai thông tin những khu đất vàng giá trị nhất của Sài Gòn hợp pháp rơi vào tay tập đoàn Vạn Thịnh Phát, nơi mà bà Lan cùng với chồng là ông Eric Chu Nap Kee, một doanh nhân khét tiếng trong mảng bất động sản Hong Kong, cùng nhau điều hành.
Những khu vực đắc địa nhất Sài Gòn như Times Square, VTP Office Building, khách sạn Duxton, Union Square… đều là những dự án nằm xung quanh khu vực phố đi bộ Nguyễn Huệ sở hữu vị trí vàng khi nằm tại trung tâm tài chính Quận 1.
Năm 2015, Công ty Cổ phần Đầu tư An Đông đã chi gần 700 tỷ đồng mua lại khu dự án Thuận Kiều Plaza. Đây là khu căn hộ được xây dựng theo kiến trúc Hong Kong, tọa lạc tại quận 5, diện tích 9,971 m2 với ba tòa tháp cao 33 tầng. Rồi năm 2016, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát trở thành đối tác của Sài Gòn Peninsula công bố ký kết với nhà đầu tư Pavilion Group và Genting Group để phát triển dự án Saigon Peninsula. Dự án nằm tại Quận 7, diện tích 118 hecta, với mức đầu tư lên đến $6 tỷ (Mỹ kim)!
Bà Trương Mỹ Lan không thể từng bước chiếm lĩnh những vùng đất béo bở vừa nói nếu không được nhóm cán bộ thành phố chống lưng, mà cầm đầu là ông Lê Thanh Hải, từ khi ông này giữ chức bí thư Quận 5 cho tới khi ngồi ghế Bí thư thành phố. Lê Thanh Hải một mặt cấu kết với Trương Mỹ Lan, một mặt cho tay chân tấn công khu vực Thủ Thiêm bằng chiêu trò “Giải phóng mặt bằng”. Cho nên, khi nghe tin Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị xử lý, người dân vừa hớn hở, lại vừa nghi ngờ, bởi khi bắt giữ Trương Mỹ Lan mà tòng phạm đầu sỏ là Lê Thanh Hải vẫn còn nhởn nhơ thì người dân không nghi ngờ sao được?
Bà Trương Mỹ Lan
Câu hỏi mà người dân từng theo dõi những bước tiến lên cung son của gia tộc Trương Mỹ Lan không phải bây giờ mà từ lúc vụ án Dương Chí Dũng với những lời khai cùng vật chứng đầy đủ của ông này trước tòa án. Tại phiên tòa ngày 7 Tháng Giêng năm 2014, Dương Chí Dũng đã khai tại tòa là vào năm 2010, ông đã giúp bà Trương Mỹ Lan của Công ty Vạn Thịnh Phát khoản tiền hối lộ kếch sù $1 triệu cho Phạm Quý Ngọ – Thứ trưởng Bộ Công an. Trước lời khai có tính công phá này, tòa phải làm động tác tạm dừng để xét lại vụ án và trong thời gian tạm dừng ấy, Phạm Quý Ngọ đột ngột chết và được loan tin bị ung thư.
Cái chết của Phạm Quý Ngọ chưa chìm xuồng thì xảy ra cái chết thứ hai của ông Nguyễn Tiến Thành, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty CP Chứng khoán Tân Việt. Ông Tiến Thành chết đột ngột trước khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt một ngày. Ông Thành là thành viên hội đồng quản trị độc lập tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)- là chồng của bà Tống Thị Thanh Hoàng, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Trong khi cuộc điều tra bốn người trong nhóm bà Trương Mỹ Lan chỉ mới bắt đầu thì lại xảy ra một cái chết khác: Bà Nguyễn Phương Hồng, trợ lý Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, tử vong không rõ nguyên nhân, chỉ hai ngày sau khi bị công an khởi tố, bắt giam trong vụ án bà Trương Mỹ Lan, có nghĩa là bà Hồng chết trong cơ quan điều tra của Bộ Công an.
Ngoài chức vụ trợ lý giám đốc, bà Nguyễn Phương Hồng còn là Phó Tổng Giám đốc Phụ trách Khối Tái thẩm định kiêm Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB. Như vậy là ông Nguyễn Tiến Thành và bà Nguyễn Phương Hồng đều là người của Vạn Thịnh Phát và SCB. Hai cái chết này nói lên điều gì khi vụ án chưa bắt đầu lấy khẩu cung của các bị can?
Xâu chuỗi vụ án Trương Mỹ Lan hối lộ $1 triệu cho Phạm Quý Ngọ rồi hai cái chết của hai nhân vật có dính líu đến Vạn Thịnh Phát và ngân hàng SCB, người ta tin rằng cả ba cái chết ấy liên quan tới một thế lực khủng khiếp đứng sau nhằm bao che cho Trương Mỹ Lan và những người đứng sau bà ta, để tên trùm cuối quan trọng nhất có thể an toàn thoát thân. Thế lực chính trị này không những lớn mà còn rất mạnh, có thể chống lại thế lực thứ hai muốn giành phần thắng trong những chiếc ghế của Bộ Chính trị khóa tới. Giết người bịt miệng là cách an toàn nhất trong những chế độ phong kiến và Cộng sản.
Người liên can mật thiết nhất với Trương Mỹ Lan từ nhiều năm nay là Lê Thanh Hải, tuy thất sủng nhưng vẫn an toàn chưa bị đụng tới, có vai trò gì trong thế lực thứ nhất? Tại sao Lê Thanh Hải đã bị soi từng centimet bởi Thanh tra Chính phủ trong vụ Thủ Thiêm nhưng vẫn bình chân như vại? Ai là người đứng phía sau Lê Thanh Hải giúp cho đương sự thoát khỏi từng vụ một?
Tìm được lời giải cho câu hỏi bí ẩn này, người ta sẽ thấy ai là khuôn mặt trong bóng tối từng giết cả ba người để che giấu hành vi phạm tội. Trong chế độ toàn trị, không ai có thể tự thân làm giàu mà không phe cánh, móc ngoặc. Cũng thế, không ai an toàn ở một phe mà không bị phe bên kia đặt trong tầm ngắm. Càng giàu thì tầm ngắm càng gần, càng nhiều tay chân trong giới quyền lực càng tiến tới cái chết gần hơn khi xảy ra đâm chém giao tranh với nhau.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Page 16 of 38 • 1 ... 9 ... 15, 16, 17 ... 27 ... 38
Similar topics
» Nếu mình bị nhiễm cúm Trung Quốc Corona....
» Ưu tiên cho người Trung Quốc
» Việt Nam đã nhập sâu vào Trung Quốc (Phạm Trần)
» Bi đát phận đời con gái Việt bị bán sang Trung Quốc
» Một hòn đảo nhỏ của Canada mời gọi dân Việt Nam, Trung Quốc nhập cư
» Ưu tiên cho người Trung Quốc
» Việt Nam đã nhập sâu vào Trung Quốc (Phạm Trần)
» Bi đát phận đời con gái Việt bị bán sang Trung Quốc
» Một hòn đảo nhỏ của Canada mời gọi dân Việt Nam, Trung Quốc nhập cư
Page 16 of 38
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum