Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Page 17 of 38 • Share
Page 17 of 38 • 1 ... 10 ... 16, 17, 18 ... 27 ... 38
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Miền Trung: Lũ đổ về xối xả, nhiều nơi chìm sâu trong nước
Tường Vy tổng hợp
12 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Tuyến phố đi bộ và là khu chợ đêm sầm uất bên bờ nam sông Hoài ở Hội An chìm trong biển nước – Ảnh: Tuổi Trẻ
Trong vài ngày qua, những cơn mưa lớn khiến nước lũ đổ về các con sông miền Trung làm hàng ngàn nhà dân chìm trong nước, nhiều tuyến đường bị chia cắt, thậm chí đã có người thiệt mạng.
Ngập nặng nhất trong đợt mưa lũ này là hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi. Nhiều nơi ở hai địa phương này vẫn còn chìm sâu trong nước.
Tam Kỳ (Quảng Nam): Có nơi ngập sâu đến ba mét!
Nhà dân ở phường Phước Hòa, TP Tam Kỳ (Quảng Nam) ngập trong nước lũ – Ảnh: Tuổi Trẻ
Mưa rất lớn trong ba ngày qua, với tổng lượng mưa hơn 280 mm, khiến nước sông Tam Kỳ trên mức báo động 2 gây ngập lũ nhiều khu vực như phường Phước Hòa, Tân Thạnh và xã Tam Thăng.
Tại phường Phước Hòa, khu vực nằm ven sông Tam Kỳ, nước lũ ngập nhà dân hơn 1.2 m từ đêm đến sáng. Chính quyền địa phương đã thực hiện di dời hơn 400 gia đình của xã Tam Thăng, phường An Sơn và phường Phước Hòa. Đến 15h cùng ngày, tuyến Quốc lộ 1 qua xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh vẫn còn ngập nước lũ.
Một số quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ bị ngập 0.4 – 1.2m, có nơi ngập đến 3m.
Tại huyện Nông Sơn, nước sông Thu Bồn dâng cao làm ngập hơn 260 ngôi nhà khiến hơn 420 người phải di tản.
Đợt mưa lũ này làm hai người chết: Ông Đoàn Văn Hương (54 tuổi, trú tại phường Hòa Thuận, TP Tam Kỳ) chết do bị nước lũ cuốn trôi khi nhảy cứu một học sinh lớp 9 bị lũ cuốn, chị Lương Thị Mỹ Linh (37 tuổi, trú tại xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành) chết do bị nước cuốn trôi.
Một người khác là chị Hồ Thị Dâu (28 tuổi, trú xã Trà Cang, huyện Nam Trà My) bị nước cuốn trôi khi vượt sông và hiện chưa được tìm thấy.
Tại TP Hội An, lũ bắt đầu cuồn cuộn đổ về từ hai ngày qua khiến mực nước ở Hội An có thời điểm vượt trên báo động 3, nhiều tuyến phố đi bộ ngập sâu trong nước.
Một người mất tích trong vụ sạt lở thủy điện Kà Tinh 1
Hiện trường vụ sạt lở khu vực tổ máy phát điện của Nhà máy thủy điện Kà Tinh 1 – Ảnh: Người Lao Động
Khoảng 18 giờ 30 phút ngày 10 Tháng Mười, một phần quả núi đổ ập xuống khu vực tổ máy phát điện của Nhà máy thủy điện Kà Tinh 1 làm vùi lấp một tổ máy khiến một công nhân trực máy tên H.N.N. mất tích.
Thời điểm xảy ra sạt lở, công trường thi công dự án đang cúp điện, trời tối mịt nên lực lượng ứng cứu không thể vào được hiện trường.
Tổ máy phát điện nằm sát ven suối – Ảnh: Người Lao Động
Vụ sạt lở khiến tuyến Tỉnh lộ 622 đi các xã phía tây huyện Trà Bồng (Tây Trà cũ) bị chia cắt hoàn toàn.
Được biết, Thủy điện Kà Tinh có tổng mức đầu tư trên 437 tỉ đồng, do Công ty CP thủy điện Trà Bồng làm chủ đầu tư. Thủy điện hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2020.
Phú Yên: Hơn 200 căn nhà bị ngập
Khu dân cư ở huyện Đồng Xuân ngập sâu, sáng 12/10 – Ảnh: VNExpress
Sáng 12 Tháng Mười, các đường đi về trung tâm huyện Đồng Xuân nước ngập sâu, thị trấn La Hai bị cô lập hoàn toàn. Mưa lũ khiến hơn 200 căn nhà ở khu vực bị ngập sâu, trong đó 37 căn ngập hơn một mét. Huyện đã di dời gần 320 hộ với gần 800 người, cùng gần 2.500 gia súc, gia cầm đến nơi an toàn.
Thủy điện sông Ba Hạ trong xả lũ hồi tháng 11/2021. Nhiều người cho rằng nước lũ lên nhanh, một phần do thủy điện xả lũ nhưng không thông báo, khiến họ bị động, không kịp trở tay – Ảnh: VNExpress
Nước lũ cũng khiến nhiều tuyến đường bị ngập, có nơi nước dâng cao 2 m, chia cắt giao thông.
Trong khi đó BGĐ thủy điện sông Ba Hạ (huyện Sơn Hòa) xin xả lũ làm nhiều người lo lắng khu vực Tuy Hòa sẽ bị ngập nặng.
Tường Vy tổng hợp
12 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Tuyến phố đi bộ và là khu chợ đêm sầm uất bên bờ nam sông Hoài ở Hội An chìm trong biển nước – Ảnh: Tuổi Trẻ
Trong vài ngày qua, những cơn mưa lớn khiến nước lũ đổ về các con sông miền Trung làm hàng ngàn nhà dân chìm trong nước, nhiều tuyến đường bị chia cắt, thậm chí đã có người thiệt mạng.
Ngập nặng nhất trong đợt mưa lũ này là hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi. Nhiều nơi ở hai địa phương này vẫn còn chìm sâu trong nước.
Tam Kỳ (Quảng Nam): Có nơi ngập sâu đến ba mét!
Nhà dân ở phường Phước Hòa, TP Tam Kỳ (Quảng Nam) ngập trong nước lũ – Ảnh: Tuổi Trẻ
Mưa rất lớn trong ba ngày qua, với tổng lượng mưa hơn 280 mm, khiến nước sông Tam Kỳ trên mức báo động 2 gây ngập lũ nhiều khu vực như phường Phước Hòa, Tân Thạnh và xã Tam Thăng.
Tại phường Phước Hòa, khu vực nằm ven sông Tam Kỳ, nước lũ ngập nhà dân hơn 1.2 m từ đêm đến sáng. Chính quyền địa phương đã thực hiện di dời hơn 400 gia đình của xã Tam Thăng, phường An Sơn và phường Phước Hòa. Đến 15h cùng ngày, tuyến Quốc lộ 1 qua xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh vẫn còn ngập nước lũ.
Một số quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ bị ngập 0.4 – 1.2m, có nơi ngập đến 3m.
Tại huyện Nông Sơn, nước sông Thu Bồn dâng cao làm ngập hơn 260 ngôi nhà khiến hơn 420 người phải di tản.
Đợt mưa lũ này làm hai người chết: Ông Đoàn Văn Hương (54 tuổi, trú tại phường Hòa Thuận, TP Tam Kỳ) chết do bị nước lũ cuốn trôi khi nhảy cứu một học sinh lớp 9 bị lũ cuốn, chị Lương Thị Mỹ Linh (37 tuổi, trú tại xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành) chết do bị nước cuốn trôi.
Một người khác là chị Hồ Thị Dâu (28 tuổi, trú xã Trà Cang, huyện Nam Trà My) bị nước cuốn trôi khi vượt sông và hiện chưa được tìm thấy.
Tại TP Hội An, lũ bắt đầu cuồn cuộn đổ về từ hai ngày qua khiến mực nước ở Hội An có thời điểm vượt trên báo động 3, nhiều tuyến phố đi bộ ngập sâu trong nước.
Một người mất tích trong vụ sạt lở thủy điện Kà Tinh 1
Hiện trường vụ sạt lở khu vực tổ máy phát điện của Nhà máy thủy điện Kà Tinh 1 – Ảnh: Người Lao Động
Khoảng 18 giờ 30 phút ngày 10 Tháng Mười, một phần quả núi đổ ập xuống khu vực tổ máy phát điện của Nhà máy thủy điện Kà Tinh 1 làm vùi lấp một tổ máy khiến một công nhân trực máy tên H.N.N. mất tích.
Thời điểm xảy ra sạt lở, công trường thi công dự án đang cúp điện, trời tối mịt nên lực lượng ứng cứu không thể vào được hiện trường.
Tổ máy phát điện nằm sát ven suối – Ảnh: Người Lao Động
Vụ sạt lở khiến tuyến Tỉnh lộ 622 đi các xã phía tây huyện Trà Bồng (Tây Trà cũ) bị chia cắt hoàn toàn.
Được biết, Thủy điện Kà Tinh có tổng mức đầu tư trên 437 tỉ đồng, do Công ty CP thủy điện Trà Bồng làm chủ đầu tư. Thủy điện hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2020.
Phú Yên: Hơn 200 căn nhà bị ngập
Khu dân cư ở huyện Đồng Xuân ngập sâu, sáng 12/10 – Ảnh: VNExpress
Sáng 12 Tháng Mười, các đường đi về trung tâm huyện Đồng Xuân nước ngập sâu, thị trấn La Hai bị cô lập hoàn toàn. Mưa lũ khiến hơn 200 căn nhà ở khu vực bị ngập sâu, trong đó 37 căn ngập hơn một mét. Huyện đã di dời gần 320 hộ với gần 800 người, cùng gần 2.500 gia súc, gia cầm đến nơi an toàn.
Thủy điện sông Ba Hạ trong xả lũ hồi tháng 11/2021. Nhiều người cho rằng nước lũ lên nhanh, một phần do thủy điện xả lũ nhưng không thông báo, khiến họ bị động, không kịp trở tay – Ảnh: VNExpress
Nước lũ cũng khiến nhiều tuyến đường bị ngập, có nơi nước dâng cao 2 m, chia cắt giao thông.
Trong khi đó BGĐ thủy điện sông Ba Hạ (huyện Sơn Hòa) xin xả lũ làm nhiều người lo lắng khu vực Tuy Hòa sẽ bị ngập nặng.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Đà Nẵng ngập sâu, dân ‘chạy lũ’ trong đêm
Đằng Vân tổng hợp
14 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Tối 14/10, mưa lớn tiếp tục trút xuống khiến các tuyến đường, khu dân cư ở TP Đà Nẵng bị nước lũ bủa vây. Trong ảnh là đường số 4 (quận Liên Chiểu) nước chảy siết, ngập sâu hơn 1m – Ảnh: VietnamNet
Tối 14 Tháng Mười, mưa như trút kéo dài nhiều giờ khiến nhiều khu dân cư TP. Đà Nẵng ngập sâu đến cả thước, người dân phải “chạy lũ” trong đêm để cứu tài sản.
Tại khu vực ngã tư Hoàng Hoa Thám giao Lê Duẩn, quận Thanh Khê, khoảng 30 xe hơi bị bỏ lại giữa đường. Nước cao khoảng một mét, chảy xiết.
Đường Nguyễn Văn Linh ngập sâu, xe hơi chết máy được chủ xe bỏ lại – Ảnh: VietnamNet
Mưa lớn, nước dâng quá nhanh trong đêm khiến toàn thành phố ngập nặng. Nhiều người dân khu vực Hoàng Văn Thái, Trưng Nữ Vương… lên mạng cầu cứu khi trong nhà toàn người già, trẻ nhỏ chưa kịp sơ tán.
Trong đêm, người dân tại khu chung cư được huy động để “cứu” xe bị ngập – Ảnh: VietnamNet
Do nhiều nơi cầu cứu nên cơ quan chức năng không thể đáp ứng tất cả yêu cầu cùng một lúc, gây ra cảnh hỗn loạn một số nơi.
Do mưa lớn nên nhiều nơi trong thành phố bị cúp điện. Đại diện ngành điện cho biết họ phải cắt điện để bảo đảm an toàn cho dân.
Nước lũ dâng nhanh khiến người dân không kịp đưa các vật dụng lên cao – Ảnh: VietnamNet
Ông Nguyễn Hữu Thiện, một người ở trọ tại hẻm nối đường Mẹ Suốt với khu dân cư tổ 29, phường Hòa Khánh Nam, cho biết nước lên quá nhanh khiến ông không kịp kê dọn đồ đạc. Ông nói:
“Tôi nghĩ nước chỉ ngập vài gang tay từ nền nhà rồi rút, nhưng không ngờ nước lên rất nhanh khiến máy tính, tủ lạnh, chăn màn ướt sạch”.
Khu vực Khoa cấp cứu Bệnh viện Đà Nẵng cũng bị nước tràn vào – Ảnh: VietnamNet
Rất nhiều sinh viên, người lao động đến ở trọ tại các khu dân cư trũng thấp ở phường Hòa Khánh Nam đã trở tay không kịp vì nước lên quá nhanh.
Sân bay Đà Nẵng phải đóng cửa vì ngập nước
Chuyến bay VN7134 của Vietnam Airlines không thể hạ cánh tại Đà Nẵng, phải quay trở lại sân bay Tân Sơn Nhất – Ảnh: Flightradar.
Tình huống ngập lụt tại sân bay Đà Nẵng diễn biến nhanh chóng khiến nhiều chuyến bay đến Đà Nẵng đã phải bay vòng chờ rồi chuyển hướng đi sân bay khác.
Cụ thể, chuyến bay VN7134 của Vietnam Airlines khởi hành từ Sài Gòn đi Đà Nẵng đã quay trở lại đúng điểm khởi hành sau khoảng một giờ bay vòng trên bầu trời miền Trung. Trong một giờ, máy bay đã liệng khoảng 10 vòng trên trời trước khi cơ trưởng quyết định cho chuyến bay quay đầu. Đến 20h20, máy bay hạ cánh tại Tân Sơn Nhất.
Chuyến bay VN181 cất cánh từ Hà Nội đi Đà Nẵng cũng phải quay trở lại Nội Bài sau hơn 3 giờ “chờ đợi trên trời”.
Một chuyến bay khác là VN1673 từ Hải Phòng đi Đà Nẵng cũng phải vòng chờ và quay trở lại sân bay khởi hành.
Nhiều tuyến đường tại Đà Nặng nước ngập nửa người, mưa vẫn trút xuống dữ dội – Ảnh: Tuổi Trẻ
Theo số liệu từ Flightradar, tình trạng chuyển hướng hạ cánh của các chuyến bay đến Đà Nẵng bắt đầu xảy ra hàng loạt từ 18h25. Đến 19h, nhiều chuyến bay đến Đà Nẵng đã không cất cánh, chuyển sang trạng thái delay do nhận ra tình huống trục trặc tại sân bay đến.
Theo nhận định của lãnh đạo Cảng vụ Hàng không miền Trung, việc uy hiếp an toàn bay lúc này không phải là sức gió từ bão số 5 mà là tình trạng mưa lớn sau bão gây ngập các thiết bị tại sân bay.
Đằng Vân tổng hợp
14 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Tối 14/10, mưa lớn tiếp tục trút xuống khiến các tuyến đường, khu dân cư ở TP Đà Nẵng bị nước lũ bủa vây. Trong ảnh là đường số 4 (quận Liên Chiểu) nước chảy siết, ngập sâu hơn 1m – Ảnh: VietnamNet
Tối 14 Tháng Mười, mưa như trút kéo dài nhiều giờ khiến nhiều khu dân cư TP. Đà Nẵng ngập sâu đến cả thước, người dân phải “chạy lũ” trong đêm để cứu tài sản.
Tại khu vực ngã tư Hoàng Hoa Thám giao Lê Duẩn, quận Thanh Khê, khoảng 30 xe hơi bị bỏ lại giữa đường. Nước cao khoảng một mét, chảy xiết.
Đường Nguyễn Văn Linh ngập sâu, xe hơi chết máy được chủ xe bỏ lại – Ảnh: VietnamNet
Mưa lớn, nước dâng quá nhanh trong đêm khiến toàn thành phố ngập nặng. Nhiều người dân khu vực Hoàng Văn Thái, Trưng Nữ Vương… lên mạng cầu cứu khi trong nhà toàn người già, trẻ nhỏ chưa kịp sơ tán.
Trong đêm, người dân tại khu chung cư được huy động để “cứu” xe bị ngập – Ảnh: VietnamNet
Do nhiều nơi cầu cứu nên cơ quan chức năng không thể đáp ứng tất cả yêu cầu cùng một lúc, gây ra cảnh hỗn loạn một số nơi.
Do mưa lớn nên nhiều nơi trong thành phố bị cúp điện. Đại diện ngành điện cho biết họ phải cắt điện để bảo đảm an toàn cho dân.
Nước lũ dâng nhanh khiến người dân không kịp đưa các vật dụng lên cao – Ảnh: VietnamNet
Ông Nguyễn Hữu Thiện, một người ở trọ tại hẻm nối đường Mẹ Suốt với khu dân cư tổ 29, phường Hòa Khánh Nam, cho biết nước lên quá nhanh khiến ông không kịp kê dọn đồ đạc. Ông nói:
“Tôi nghĩ nước chỉ ngập vài gang tay từ nền nhà rồi rút, nhưng không ngờ nước lên rất nhanh khiến máy tính, tủ lạnh, chăn màn ướt sạch”.
Khu vực Khoa cấp cứu Bệnh viện Đà Nẵng cũng bị nước tràn vào – Ảnh: VietnamNet
Rất nhiều sinh viên, người lao động đến ở trọ tại các khu dân cư trũng thấp ở phường Hòa Khánh Nam đã trở tay không kịp vì nước lên quá nhanh.
Sân bay Đà Nẵng phải đóng cửa vì ngập nước
Chuyến bay VN7134 của Vietnam Airlines không thể hạ cánh tại Đà Nẵng, phải quay trở lại sân bay Tân Sơn Nhất – Ảnh: Flightradar.
Tình huống ngập lụt tại sân bay Đà Nẵng diễn biến nhanh chóng khiến nhiều chuyến bay đến Đà Nẵng đã phải bay vòng chờ rồi chuyển hướng đi sân bay khác.
Cụ thể, chuyến bay VN7134 của Vietnam Airlines khởi hành từ Sài Gòn đi Đà Nẵng đã quay trở lại đúng điểm khởi hành sau khoảng một giờ bay vòng trên bầu trời miền Trung. Trong một giờ, máy bay đã liệng khoảng 10 vòng trên trời trước khi cơ trưởng quyết định cho chuyến bay quay đầu. Đến 20h20, máy bay hạ cánh tại Tân Sơn Nhất.
Chuyến bay VN181 cất cánh từ Hà Nội đi Đà Nẵng cũng phải quay trở lại Nội Bài sau hơn 3 giờ “chờ đợi trên trời”.
Một chuyến bay khác là VN1673 từ Hải Phòng đi Đà Nẵng cũng phải vòng chờ và quay trở lại sân bay khởi hành.
Nhiều tuyến đường tại Đà Nặng nước ngập nửa người, mưa vẫn trút xuống dữ dội – Ảnh: Tuổi Trẻ
Theo số liệu từ Flightradar, tình trạng chuyển hướng hạ cánh của các chuyến bay đến Đà Nẵng bắt đầu xảy ra hàng loạt từ 18h25. Đến 19h, nhiều chuyến bay đến Đà Nẵng đã không cất cánh, chuyển sang trạng thái delay do nhận ra tình huống trục trặc tại sân bay đến.
Theo nhận định của lãnh đạo Cảng vụ Hàng không miền Trung, việc uy hiếp an toàn bay lúc này không phải là sức gió từ bão số 5 mà là tình trạng mưa lớn sau bão gây ngập các thiết bị tại sân bay.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Đà Nẵng: Ít nhất bốn người chết trong trận mưa lịch sử hôm 14/10
BBC
Lực lượng chức năng đưa ca nô xuống vùng ngập trên đường Cách Mạng Tháng 8
Chụp lại hình ảnh,
Lực lượng chức năng đưa ca nô xuống vùng ngập trên đường Cách Mạng Tháng 8
15.10.2022
Sáng nay 15/10, Đại tá Phan Văn Dũng, Phó Giám đốc Công an thành phố Đà Nẵng cho biết đã có bốn trường hợp tử vong do mưa lũ tối 14/10.
Trong số đó có ba nạn nhân thiệt mạng vì bị đuối nước, và một cán bộ công an gặp tai nạn giao thông, tông vào dải phân cách, tử vong trên đường đi cấp cứu, theo truyền thông Việt Nam.
Những trận mưa lớn kéo dài từ sáng tới đêm 14/10 do hoàn lưu của cơn bão số 5 - bão Sơn Ca khiến thành phố Đà Nẵng ngập lụt cục bộ, có nơi tới 1.5m.
Ngay từ 16:00 chiều, hoàn loạt tuyến đường đã ngập trong biển nước.
Mưa đặc biệt lớn lớn, nước dâng quá nhanh khiến hàng loạt phương tiện giao thông chết máy trên đường, nhiều người dân phải dắt bộ xe máy hàng cây số.
Nhiều người tan học, tan làm lúc 17h ngày 14/10 và trở về nhà lúc nửa đêm và rạng sáng ngày 15/10.
Hàng ngàn nhà dân bị ngập sâu, những gia đình bị mắc kẹt phải gọi điện, lên mạng xã hội kêu cứu.
Nhiều người dân phải dắt bộ hàng cây số vì xe chết máy
Chụp lại hình ảnh,
Nhiều người dân phải dắt bộ hàng cây số vì xe chết máy
Điện lực Đà Nẵng đã phải cắt điện trên diện rộng để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.
Lực lượng chức năng đã đưa ca nô xuống những vùng ngập như đường Cách Mạng Tháng 8 để cứu hộ những người mắc kẹt bên trong.
Tới sáng 15/10, nước đã rút ở nhiều nơi nhưng nhiều nhiều tuyến đường ở Đà Nẵng bị tê liệt do hàng dài ô tô, xe tải chết máy chờ cứu hộ.
Chụp lại hình ảnh,
Ô tô chết máy trên đường Trần Hưng Đạo sáng 15/10
Cũng trong đêm 14/10, lũ quét tràn từ trên núi Hải Vân xuống qua cầu dẫn số 1, số 2 phía Nam hầm Hải Vân tạo thành dòng nước lớn, chảy xiết. Quảng trường trước cửa hầm Hải Vân phía Nam bị ngập, buộc đơn vị quản lý và khai thác hầm Hải Vân phải đóng cửa hầm, cắt cử lực lượng cứu hộ chốt trực tại cửa hầm phía Bắc.
Chụp lại hình ảnh,
Đà Nẵng ngập cục bộ sau trận mưa 14/10
So với bão số 4 (Noru - dự báo là siêu bão), tần suất đưa tin và cảnh báo về bão số 5 trên truyền thông và mạng xã hội ít hơn hẳn.
Tuy nhiên, sau khi bão Noru đi qua, Đà Nẵng thiệt hại rất ít về người và tài sản thì nay bão số 5 chứng kiến điều ngược lại.
BBC
Lực lượng chức năng đưa ca nô xuống vùng ngập trên đường Cách Mạng Tháng 8
Chụp lại hình ảnh,
Lực lượng chức năng đưa ca nô xuống vùng ngập trên đường Cách Mạng Tháng 8
15.10.2022
Sáng nay 15/10, Đại tá Phan Văn Dũng, Phó Giám đốc Công an thành phố Đà Nẵng cho biết đã có bốn trường hợp tử vong do mưa lũ tối 14/10.
Trong số đó có ba nạn nhân thiệt mạng vì bị đuối nước, và một cán bộ công an gặp tai nạn giao thông, tông vào dải phân cách, tử vong trên đường đi cấp cứu, theo truyền thông Việt Nam.
Những trận mưa lớn kéo dài từ sáng tới đêm 14/10 do hoàn lưu của cơn bão số 5 - bão Sơn Ca khiến thành phố Đà Nẵng ngập lụt cục bộ, có nơi tới 1.5m.
Ngay từ 16:00 chiều, hoàn loạt tuyến đường đã ngập trong biển nước.
Mưa đặc biệt lớn lớn, nước dâng quá nhanh khiến hàng loạt phương tiện giao thông chết máy trên đường, nhiều người dân phải dắt bộ xe máy hàng cây số.
Nhiều người tan học, tan làm lúc 17h ngày 14/10 và trở về nhà lúc nửa đêm và rạng sáng ngày 15/10.
Hàng ngàn nhà dân bị ngập sâu, những gia đình bị mắc kẹt phải gọi điện, lên mạng xã hội kêu cứu.
Nhiều người dân phải dắt bộ hàng cây số vì xe chết máy
Chụp lại hình ảnh,
Nhiều người dân phải dắt bộ hàng cây số vì xe chết máy
Điện lực Đà Nẵng đã phải cắt điện trên diện rộng để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.
Lực lượng chức năng đã đưa ca nô xuống những vùng ngập như đường Cách Mạng Tháng 8 để cứu hộ những người mắc kẹt bên trong.
Tới sáng 15/10, nước đã rút ở nhiều nơi nhưng nhiều nhiều tuyến đường ở Đà Nẵng bị tê liệt do hàng dài ô tô, xe tải chết máy chờ cứu hộ.
Chụp lại hình ảnh,
Ô tô chết máy trên đường Trần Hưng Đạo sáng 15/10
Cũng trong đêm 14/10, lũ quét tràn từ trên núi Hải Vân xuống qua cầu dẫn số 1, số 2 phía Nam hầm Hải Vân tạo thành dòng nước lớn, chảy xiết. Quảng trường trước cửa hầm Hải Vân phía Nam bị ngập, buộc đơn vị quản lý và khai thác hầm Hải Vân phải đóng cửa hầm, cắt cử lực lượng cứu hộ chốt trực tại cửa hầm phía Bắc.
Chụp lại hình ảnh,
Đà Nẵng ngập cục bộ sau trận mưa 14/10
So với bão số 4 (Noru - dự báo là siêu bão), tần suất đưa tin và cảnh báo về bão số 5 trên truyền thông và mạng xã hội ít hơn hẳn.
Tuy nhiên, sau khi bão Noru đi qua, Đà Nẵng thiệt hại rất ít về người và tài sản thì nay bão số 5 chứng kiến điều ngược lại.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Trái phiếu, công ty An Đông và vụ án Vạn Thịnh Phát
BBC
Bà Trương Huệ Vân và Trương Mỹ Lan, hình của Bộ Công an Việt Nam
NGUỒN HÌNH ẢNH,MPS.GOV.VN
Chụp lại hình ảnh,
Bà Trương Huệ Vân và Trương Mỹ Lan, hình của Bộ Công an Việt Nam
15 tháng 10 2022
Doanh nhân nổi tiếng Trương Mỹ Lan và một số bị can mới đây đã bị bắt tại Việt Nam để điều tra cáo buộc “hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái quy định của pháp luật để chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng của người dân trong thời gian năm 2018 – 2019”.
Bộ Công an Việt Nam nói đây là vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan.
Các bị can bị bắt gồm: Trương Mỹ Lan, Trương Huệ Vân, Nguyễn Phương Hồng, Hồ Bửu Phương.
Tập đoàn Đầu tư An Đông làm gì?
Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông là thành viên của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Qua tìm hiểu, được biết Tập đoàn Đầu tư An Đông hoạt động từ tháng 4/2007, đang có vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng.
Địa chỉ công ty là tại 18 An Dương Vương, phường 9, quận 5, TP.HCM.
Người đại diện pháp luật và giám đốc là ông Kwok Hakman Oliver, quốc tịch Australia.
Tập đoàn Đầu tư An Đông hiện có ba lô trái phiếu đã phát hành.
Các lô trái phiếu có kỳ hạn 5 năm.
Trước hết, hai lô trái phiếu được phát hành vào tháng 9/2018, kỳ hạn trả lãi lần lượt là 3 tháng và 6 tháng, đáo hạn ngày 10/9/2023 với tổng giá trị phát hành gần 15.000 tỉ đồng.
Trong đó lô trái phiếu ADC-2018.09 huy động 11.969 tỷ đồng và lô ADC-2018.09.1 huy động 3.000 tỷ đồng.
Đến tháng 1/2019, An Đông phát hành một lô trái phiếu có mã ADC-2019.01 trị giá 10.000 tỉ đồng và đáo hạn vào ngày 22/1/2024.
Giai đoạn tháng 1/2019-6/2020, An Đông đã chi tổng cộng hơn 2.850 tỷ đồng cho các lô trái phiếu này.
Kỳ hạn trả lãi 6 tháng một lần áp dụng với 2 lô trái phiếu ADC-2018.09 và ADC-2019.01.
Lô trái phiếu ADC-2018.09.1 được trả lãi định kỳ 3 tháng một lần.
Trái phiếu là gì?
Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.
Theo luật của Việt Nam, hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng phải kèm theo quyết định của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua hồ sơ.
Đối với việc chào bán cổ phiếu ra công chúng của tổ chức tín dụng, hồ sơ phải có văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về thay đổi vốn điều lệ.
Đối với việc chào bán chứng khoán ra công chúng của tổ chức kinh doanh bảo hiểm làm thay đổi vốn điều lệ, hồ sơ phải có văn bản chấp thuận của Bộ Tài chính về thay đổi vốn điều lệ.
Tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng phải công bố thông tin định kỳ các nội dung sau đây:
a) Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận;
b) Báo cáo thường niên;
c) Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên đối với tổ chức phát hành là công ty cổ phần;
d) Báo cáo sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán đã được kiểm toán
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Việc bắt giữ bà Trương Mỹ Lan, doanh nhân nổi tiếng hàng đầu, đã làm tăng sự quan tâm về thực trạng thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Quốc hội Việt Nam, Vũ Hồng Thanh nói ngày 11/10 tại một phiên họp.
“Thị trường này cũng tồn tại hiện tượng sử dụng vốn huy động qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ sai mục đích, thiếu minh bạch.”
Ủy ban Kinh tế Quốc hội nói: "Những vụ việc xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức liên quan, cùng những vụ việc khác liên quan tới thị trường trái phiếu, chứng khoán gần đây… đã gây nhiều hệ lụy với phát triển bền vững thị trường vốn, gây mất niềm tin của người dân và nhà đầu tư."
Mới đây, công an Việt Nam bắt tạm giam, khởi tố ông Đỗ Anh Dũng - chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh - để điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo thông báo của công an, tập đoàn Tân Hoàng Minh bị tố cáo huy động tiền của các nhà đầu tư nhưng không sử dụng vào các hoạt động kinh doanh theo hồ sơ phát hành trái phiếu.
Tân Hoàng Minh bị nghi ngờ đã phát hành 9 đợt trái phiếu trái quy định pháp luật, tổng trị giá 10.300 tỉ đồng, để huy động tiền của nhà đầu tư nhưng không sử dụng vào các hoạt động kinh doanh theo hồ sơ phát hành trái phiếu.
Báo Kinh tế Sài Gòn ngày 14/10 dẫn lời Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB Law, khuyến nghị Chính phủ nghiên cứu cơ chế đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư trong trường hợp doanh nghiệp phát hành không có khả năng trả lãi, gốc trái phiếu cho nhà đầu tư tại thời điểm đáo hạn.
“Khi lãi suất trái phiếu cao hơn lãi suất ngân hàng thì họ tham gia mà không quan tâm đến tài sản đảm bảo. Khi xảy ra một số vụ việc với sự tham gia của các cơ quan tư pháp, nhiều lãnh đạo công ty phát hành vướng lao lý, nhà đầu tư cá nhân cũng không có kinh nghiệm trong xử lý việc này”, ông Hà nói.
Nghị định mới
Để chấn chỉnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Nghị định 65/2022/NĐ-CP bổ sung sửa đổi cho Nghị định 153 về chào bán trái phiếu riêng lẻ được ban hành và có hiệu lực từ ngày 16/9.
Nghị định 65 có nhiều điểm mới liên quan đến các đối tượng tham gia vào thị trường.
Nghị định bổ sung quy định doanh nghiệp phát hành phải có kết quả xếp hạng tín nhiệm trong một số trường hợp cụ thể theo quy định của Luật Chứng khoán và việc này sẽ áp dụng từ ngày 1/1/2023.
Khi doanh nghiệp phát hành cho nhà đầu tư cá nhân phải có hợp đồng kí kết với đại diện người chủ sở hữu trái phiếu; phải có xác nhận của ngân hàng thương mại về việc mở tài khoản từ việc phát hành trái phiếu.
Về trách nhiệm của doanh nghiệp phát hành, nghị định bổ sung các quy định để nâng cao trách nhiệm về nghĩa vụ công bố thông tin của nhà phát hành cho nhà đầu tư và trách nhiệm trong việc sử dụng vốn và các quy định khác.
Ngoài ra, nhà đầu tư cá nhân muốn trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp, phải đảm bảo phải có 2 tỷ đồng danh mục đầu tư với giá trị trung bình trong vòng 6 tháng và việc xác nhận đó sẽ có hiệu lực trong vòng 3 tháng.
BBC
Bà Trương Huệ Vân và Trương Mỹ Lan, hình của Bộ Công an Việt Nam
NGUỒN HÌNH ẢNH,MPS.GOV.VN
Chụp lại hình ảnh,
Bà Trương Huệ Vân và Trương Mỹ Lan, hình của Bộ Công an Việt Nam
15 tháng 10 2022
Doanh nhân nổi tiếng Trương Mỹ Lan và một số bị can mới đây đã bị bắt tại Việt Nam để điều tra cáo buộc “hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái quy định của pháp luật để chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng của người dân trong thời gian năm 2018 – 2019”.
Bộ Công an Việt Nam nói đây là vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan.
Các bị can bị bắt gồm: Trương Mỹ Lan, Trương Huệ Vân, Nguyễn Phương Hồng, Hồ Bửu Phương.
Tập đoàn Đầu tư An Đông làm gì?
Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông là thành viên của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Qua tìm hiểu, được biết Tập đoàn Đầu tư An Đông hoạt động từ tháng 4/2007, đang có vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng.
Địa chỉ công ty là tại 18 An Dương Vương, phường 9, quận 5, TP.HCM.
Người đại diện pháp luật và giám đốc là ông Kwok Hakman Oliver, quốc tịch Australia.
Tập đoàn Đầu tư An Đông hiện có ba lô trái phiếu đã phát hành.
Các lô trái phiếu có kỳ hạn 5 năm.
Trước hết, hai lô trái phiếu được phát hành vào tháng 9/2018, kỳ hạn trả lãi lần lượt là 3 tháng và 6 tháng, đáo hạn ngày 10/9/2023 với tổng giá trị phát hành gần 15.000 tỉ đồng.
Trong đó lô trái phiếu ADC-2018.09 huy động 11.969 tỷ đồng và lô ADC-2018.09.1 huy động 3.000 tỷ đồng.
Đến tháng 1/2019, An Đông phát hành một lô trái phiếu có mã ADC-2019.01 trị giá 10.000 tỉ đồng và đáo hạn vào ngày 22/1/2024.
Giai đoạn tháng 1/2019-6/2020, An Đông đã chi tổng cộng hơn 2.850 tỷ đồng cho các lô trái phiếu này.
Kỳ hạn trả lãi 6 tháng một lần áp dụng với 2 lô trái phiếu ADC-2018.09 và ADC-2019.01.
Lô trái phiếu ADC-2018.09.1 được trả lãi định kỳ 3 tháng một lần.
Trái phiếu là gì?
Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.
Theo luật của Việt Nam, hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng phải kèm theo quyết định của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua hồ sơ.
Đối với việc chào bán cổ phiếu ra công chúng của tổ chức tín dụng, hồ sơ phải có văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về thay đổi vốn điều lệ.
Đối với việc chào bán chứng khoán ra công chúng của tổ chức kinh doanh bảo hiểm làm thay đổi vốn điều lệ, hồ sơ phải có văn bản chấp thuận của Bộ Tài chính về thay đổi vốn điều lệ.
Tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng phải công bố thông tin định kỳ các nội dung sau đây:
a) Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận;
b) Báo cáo thường niên;
c) Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên đối với tổ chức phát hành là công ty cổ phần;
d) Báo cáo sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán đã được kiểm toán
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Việc bắt giữ bà Trương Mỹ Lan, doanh nhân nổi tiếng hàng đầu, đã làm tăng sự quan tâm về thực trạng thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Quốc hội Việt Nam, Vũ Hồng Thanh nói ngày 11/10 tại một phiên họp.
“Thị trường này cũng tồn tại hiện tượng sử dụng vốn huy động qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ sai mục đích, thiếu minh bạch.”
Ủy ban Kinh tế Quốc hội nói: "Những vụ việc xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức liên quan, cùng những vụ việc khác liên quan tới thị trường trái phiếu, chứng khoán gần đây… đã gây nhiều hệ lụy với phát triển bền vững thị trường vốn, gây mất niềm tin của người dân và nhà đầu tư."
Mới đây, công an Việt Nam bắt tạm giam, khởi tố ông Đỗ Anh Dũng - chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh - để điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo thông báo của công an, tập đoàn Tân Hoàng Minh bị tố cáo huy động tiền của các nhà đầu tư nhưng không sử dụng vào các hoạt động kinh doanh theo hồ sơ phát hành trái phiếu.
Tân Hoàng Minh bị nghi ngờ đã phát hành 9 đợt trái phiếu trái quy định pháp luật, tổng trị giá 10.300 tỉ đồng, để huy động tiền của nhà đầu tư nhưng không sử dụng vào các hoạt động kinh doanh theo hồ sơ phát hành trái phiếu.
Báo Kinh tế Sài Gòn ngày 14/10 dẫn lời Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB Law, khuyến nghị Chính phủ nghiên cứu cơ chế đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư trong trường hợp doanh nghiệp phát hành không có khả năng trả lãi, gốc trái phiếu cho nhà đầu tư tại thời điểm đáo hạn.
“Khi lãi suất trái phiếu cao hơn lãi suất ngân hàng thì họ tham gia mà không quan tâm đến tài sản đảm bảo. Khi xảy ra một số vụ việc với sự tham gia của các cơ quan tư pháp, nhiều lãnh đạo công ty phát hành vướng lao lý, nhà đầu tư cá nhân cũng không có kinh nghiệm trong xử lý việc này”, ông Hà nói.
Nghị định mới
Để chấn chỉnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Nghị định 65/2022/NĐ-CP bổ sung sửa đổi cho Nghị định 153 về chào bán trái phiếu riêng lẻ được ban hành và có hiệu lực từ ngày 16/9.
Nghị định 65 có nhiều điểm mới liên quan đến các đối tượng tham gia vào thị trường.
Nghị định bổ sung quy định doanh nghiệp phát hành phải có kết quả xếp hạng tín nhiệm trong một số trường hợp cụ thể theo quy định của Luật Chứng khoán và việc này sẽ áp dụng từ ngày 1/1/2023.
Khi doanh nghiệp phát hành cho nhà đầu tư cá nhân phải có hợp đồng kí kết với đại diện người chủ sở hữu trái phiếu; phải có xác nhận của ngân hàng thương mại về việc mở tài khoản từ việc phát hành trái phiếu.
Về trách nhiệm của doanh nghiệp phát hành, nghị định bổ sung các quy định để nâng cao trách nhiệm về nghĩa vụ công bố thông tin của nhà phát hành cho nhà đầu tư và trách nhiệm trong việc sử dụng vốn và các quy định khác.
Ngoài ra, nhà đầu tư cá nhân muốn trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp, phải đảm bảo phải có 2 tỷ đồng danh mục đầu tư với giá trị trung bình trong vòng 6 tháng và việc xác nhận đó sẽ có hiệu lực trong vòng 3 tháng.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Đà Nẵng: Bốn người thiệt mạng sau mưa lũ – Cả ngàn người Quảng Trị phải chạy lũ
Đằng Vân tổng hợp
16 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Đường phố Đà Nẵng tan hoang sau lũ dữ vào tối 14 Tháng Mười – Ảnh: Thanh Niên
Sau cơn mưa lũ lịch sử vào ngày 13 Tháng Mười tại Đà Nẵng, chính quyền ghi nhận đã có ít nhất bốn người tử vong. Rất may nhiều người dân bị mắc kẹt do nước lũ lên nhanh, đã được lực lượng ứng cứu đưa đến nơi khô ráo an toàn.
Cũng sau trận mưa lũ này, các tuyến đường trung tâm thành phố la liệt xe chết máy. Đến trưa 15 Tháng Mười, nhiều người dân do chưa thuê được phương tiện cứu hộ nên vẫn để xe hơi nằm lại các đường phố.
Ngoài ra, mưa lũ lịch sử còn khiến nhiều địa điểm tại khu vực ven biển Đà Nẵng sạt lở nghiêm trọng. Trong đó tuyến đường Hoàng Sa đi bán đảo Sơn Trà bị chia cắt hoàn toàn do nước lũ cuốn trôi mặt đường.
Cùng ngày 15 Tháng Mười tại Quảng Nam, trong lúc ra sau nhà mình chơi, một bé trai hai tuổi không may rơi xuống nước chết đuối thương tâm.
Nhiều người đến chia sẻ với gia đình ông Thơ -Ảnh: Thanh Niên
Vào lúc 9 giờ 50 phút cùng ngày, người thân bàng hoàng khi phát hiện cháu H.X.Th. (2 tuổi, con ông Hồ Xuân Thơ, ở xã Đại Nghĩa) tử vong do đuối nước ở khu vực phía sau nhà.
Thời điểm này, xung quanh ngôi nhà ông Thơ bị nước lụt ngập rất sâu, chỗ cháu bé chết đuối ngập sâu hơn 1 m. Nguyên nhân ban đầu là do cháu bé ra phía sau nhà chơi và không may té.
Hàng ngàn dân Quảng Trị “chạy” lũ
Nhiều vùng ở huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã ngập nặng – Ảnh: Thanh Niên
Tính cho đến ngày 15 Tháng Mười, chính quyền Quảng Trị đã đưa gần 4,000 người ra khỏi vùng ngập lụt, sạt lở đất.
Quảng Trị có có hơn 1,300 nhà bị ngập với mức ngập từ 0.3 đến 1.0 mét. Chỉ tính riêng huyện H.Hải Lăng là 917 nóc gia. Đây là vùng trũng bị ngập sâu nhất, có nơi sâu hơn 1 mét nước.
Nhà dân ngập gần tới mái ở thôn Đá Nổi (xã Ba Lòng, huyện Đakrông, Quảng Trị) – Ảnh: Thanh Niên
Hiện nước vẫn tiếp tục dâng cao, khiến hàng ngàn gia đình bị chia cắt. Một số đường bị nứt, sạt lở gây cắt đường hoàn toàn. Theo chính quyền địa phương, họ đang tiếp tục giúp dân di dời ra khỏi những vùng nguy hiểm.
Sạt lở nặng trên QL15D, đường lên Cửa khẩu quốc tế La Lay – Ảnh: Thanh Niên
Sáng 16 Tháng Mười, Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế La Lay (Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị) cho biết do mưa lớn kéo dài nên tuyến đường 15D bị sạt lở, sụt lún nghiêm trọng. Vết nứt lún, kéo dài trên 200 m, sâu 3 – 5 m, “đẩy” con đường khỏi vị trí cũ khoảng 6 m. Nguy cơ sạt cả quả đồi rất cao.
Chưa thấy báo cáo thiệt hại về người tại đây.
Thừa Thiên-Huế: Người đàn ông chết đuối trong lũ, để lại vợ con bơ vơ
Nạn nhân được gia đình tổ chức mai táng trong ngôi nhà đang bị ngập nước – Ảnh: Thanh Niên
Khu vực xã Quảng Vinh nằm ở hạ nguồn sông Bồ, từ đêm 14 Tháng Mười nước lũ vây quanh làng, các tuyến đường giao thông bị ngập, nhà dân cũng bị ngập nước từ 0.2-0.3 mét. Vào chiều 15 Tháng Mười, ông Thiện chèo ghe tới nhà bà con trong xóm và sau đó trở về nhà.
Khi đến khu vực ruộng ngập sâu ngay gần nhà mình thì bị lật ghe. Mặc dù người nhà cũng như hàng xóm nhìn thấy chạy lại ứng cứu nhưng vẫn không kịp.
Bơi thuyền trong thành phố Huế – Ảnh: Thanh Niên
Vợ chồng ông Thiện làm nghề nông, nhà rất nghèo. Ông chết để lại vợ và hai con nhỏ. Đám tang ông tổ chức trong căn nhà tạm bợ, nước đang ngập.
Ngoài ông Thiện, còn một nạn nhân nữa cũng bị chết đuối do mưa lũ.
Đến sáng 16 Tháng Mười, nhiều khu vực ở TP Huế, các huyện Quảng Điền, Phong Điền, Phú Vang của tỉnh Thừa Thiên – Huế vẫn còn ngập lụt, giao thông chia cắt một số nơi.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Đọc và coi pix thôi đã thấy ngon rồi
Tô bún bò ‘chuẩn vị’ Huế nửa thế kỷ của cụ bà 80 tuổi
Phạm Bá
16 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Quán bún bò mộc mạc, đơn sơ dưới hiên căn nhà cổ số 107 Chi Lăng (TP.Huế). Nguồn: Thanh Niên
Tô bún bò đầy ắp thông thương được bán với giá 25 ngàn đồng, nhưng những người lao động mua 10 ngàn mệ cũng bán, thậm chí còn bỏ thêm bún để khách ăn được no.
Vào khoảng xế chiều, khi qua đường Chi Lăng (TP.Huế) đến số 107, người đi đường sẽ bị thu hút bởi hình ảnh cụ bà phúc hậu, ngồi trước ngôi nhà cổ với nồi bún bò mộc mạc, tỏa hương thơm lừng.
Khách ăn chủ yếu là người dân địa phương
Nơi đây là địa chỉ ăn xế quen thuộc của người dân địa phương. Chủ quán là cụ bà Phan Thị Gái (80 tuổi), người đã bán bún bò Huế trên con đường này hơn 50 năm.
Người dân trong vùng biết đến quán hàng đơn sơ này với cái tên thân thương “bún bò mệ Sang”. Tại đây chỉ có vỏn vẹn ba bộ bàn nhựa cùng vài chiếc ghế thấp nhưng chỉ vừa “mở nồi” thực khách đã phải “xuýt xoa”, xếp hàng chờ thưởng thức.
Khách hàng ăn quen cho biết, họ bị quán bún này níu chân là bởi hương vị đặc trưng, mộc mạc chuẩn vị Huế.
Tô bún bò đậm đà đầy ắp, màu sắc bắt mắt
Ông khách quen Phạm Văn Liền (80 tuổi, P.Gia Hội, TP.Huế), vị khách “thâm niên” của quán, bày tỏ: “Bà Gái bán bún trên con đường Chi Lăng này 50 năm nay, vì ăn quen nên tôi chỉ ăn đây thì mới thấy ngon, đúng vị Huế nhất”.
Với người Huế, đã gọi “bún bò” thì phải là “bún bò giò heo”, thế nên trong nồi nước dùng của cụ bà 80 này cũng đầy đủ các loại thịt. Kèm theo đó là không thể thiếu những miếng chả cua béo ngậy, tất cả hòa quyện, bật lên mùi hương như muốn đánh thức mọi giác quan thực khách.
Khi được hỏi về bí quyết cho ra nồi bún bò Huế ‘chuẩn vị’, chủ quán thật thà nói: “Mệ (bà – PV) nấu chung tất cả thịt, giò, chả, gân huyết vào cùng một nồi om. Vị ngọt sẽ từ xương thịt hầm, kết hợp cùng mùi thơm dịu của sả, sau đó sẽ nêm nếm tùy ý, đặc biệt phải có một ít nước mắm ngon”.
Bún bò gốc Huế, sợi bún thường nhỏ hơn những nơi khác, được làm từ bột gạo pha với bột lọc nên trong và dai hơn. Khi chan nước vào bún sẽ không bị bở. Rau sống ăn kèm cũng “rất Huế”, với bắp chuối xắt mỏng, rau thơm, hành ngò, giá…
Cụ Gái giải thích, bún bò phục vụ người Huế nên trong nước dùng đã có vị cay nhẹ và ít ngọt. Nước lèo trong nhưng đậm đà bởi độ cay của sả và ớt, ăn kèm với một ít tương ớt và ớt trái xắt lát dầm nước mắm là chuẩn nhất.
Cụ bà 80 tuổi có 50 năm mưu sinh bằng gánh bún bò
Một tô bún bò gói gọn hết những tinh túy của ẩm thực cố đô được bà Gái bán với giá 25 ngàn đồng.
“Khách của mệ là người quen ăn từ lâu, chủ yếu là người dân ở đây chứ không có người đi đường nên bán giá đó thôi. Đôi khi những người làm lao động mua 10 ngàn mệ cũng bán, rồi bỏ thêm cho họ ăn được no, thấy người ta khổ lắm lúc mệ cũng không nỡ lấy tiền”, cụ Gái nói.
Quán bún bò Huế mộc mạc này không chỉ giữ chân thực khách bằng hương vị thơm ngon, chuẩn vị… mà còn bởi sự dễ thương trong tính cách đôn hậu, nhẹ nhàng của cụ bà 80 xứ Huế.
Tô bún bò ‘chuẩn vị’ Huế nửa thế kỷ của cụ bà 80 tuổi
Phạm Bá
16 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Quán bún bò mộc mạc, đơn sơ dưới hiên căn nhà cổ số 107 Chi Lăng (TP.Huế). Nguồn: Thanh Niên
Tô bún bò đầy ắp thông thương được bán với giá 25 ngàn đồng, nhưng những người lao động mua 10 ngàn mệ cũng bán, thậm chí còn bỏ thêm bún để khách ăn được no.
Vào khoảng xế chiều, khi qua đường Chi Lăng (TP.Huế) đến số 107, người đi đường sẽ bị thu hút bởi hình ảnh cụ bà phúc hậu, ngồi trước ngôi nhà cổ với nồi bún bò mộc mạc, tỏa hương thơm lừng.
Khách ăn chủ yếu là người dân địa phương
Nơi đây là địa chỉ ăn xế quen thuộc của người dân địa phương. Chủ quán là cụ bà Phan Thị Gái (80 tuổi), người đã bán bún bò Huế trên con đường này hơn 50 năm.
Người dân trong vùng biết đến quán hàng đơn sơ này với cái tên thân thương “bún bò mệ Sang”. Tại đây chỉ có vỏn vẹn ba bộ bàn nhựa cùng vài chiếc ghế thấp nhưng chỉ vừa “mở nồi” thực khách đã phải “xuýt xoa”, xếp hàng chờ thưởng thức.
Khách hàng ăn quen cho biết, họ bị quán bún này níu chân là bởi hương vị đặc trưng, mộc mạc chuẩn vị Huế.
Tô bún bò đậm đà đầy ắp, màu sắc bắt mắt
Ông khách quen Phạm Văn Liền (80 tuổi, P.Gia Hội, TP.Huế), vị khách “thâm niên” của quán, bày tỏ: “Bà Gái bán bún trên con đường Chi Lăng này 50 năm nay, vì ăn quen nên tôi chỉ ăn đây thì mới thấy ngon, đúng vị Huế nhất”.
Với người Huế, đã gọi “bún bò” thì phải là “bún bò giò heo”, thế nên trong nồi nước dùng của cụ bà 80 này cũng đầy đủ các loại thịt. Kèm theo đó là không thể thiếu những miếng chả cua béo ngậy, tất cả hòa quyện, bật lên mùi hương như muốn đánh thức mọi giác quan thực khách.
Khi được hỏi về bí quyết cho ra nồi bún bò Huế ‘chuẩn vị’, chủ quán thật thà nói: “Mệ (bà – PV) nấu chung tất cả thịt, giò, chả, gân huyết vào cùng một nồi om. Vị ngọt sẽ từ xương thịt hầm, kết hợp cùng mùi thơm dịu của sả, sau đó sẽ nêm nếm tùy ý, đặc biệt phải có một ít nước mắm ngon”.
Bún bò gốc Huế, sợi bún thường nhỏ hơn những nơi khác, được làm từ bột gạo pha với bột lọc nên trong và dai hơn. Khi chan nước vào bún sẽ không bị bở. Rau sống ăn kèm cũng “rất Huế”, với bắp chuối xắt mỏng, rau thơm, hành ngò, giá…
Cụ Gái giải thích, bún bò phục vụ người Huế nên trong nước dùng đã có vị cay nhẹ và ít ngọt. Nước lèo trong nhưng đậm đà bởi độ cay của sả và ớt, ăn kèm với một ít tương ớt và ớt trái xắt lát dầm nước mắm là chuẩn nhất.
Cụ bà 80 tuổi có 50 năm mưu sinh bằng gánh bún bò
Một tô bún bò gói gọn hết những tinh túy của ẩm thực cố đô được bà Gái bán với giá 25 ngàn đồng.
“Khách của mệ là người quen ăn từ lâu, chủ yếu là người dân ở đây chứ không có người đi đường nên bán giá đó thôi. Đôi khi những người làm lao động mua 10 ngàn mệ cũng bán, rồi bỏ thêm cho họ ăn được no, thấy người ta khổ lắm lúc mệ cũng không nỡ lấy tiền”, cụ Gái nói.
Quán bún bò Huế mộc mạc này không chỉ giữ chân thực khách bằng hương vị thơm ngon, chuẩn vị… mà còn bởi sự dễ thương trong tính cách đôn hậu, nhẹ nhàng của cụ bà 80 xứ Huế.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Đà Nẵng: Thẫn thờ tìm mộ người thân bị đất đá vùi lấp sau trận sạt lở kinh hoàng
Tường Vy tổng hợp
16 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Trận mưa lớn vừa qua khiến hàng tấn đất, đá từ các quả đồi sạt lở đổ ụp xuống một số khu vực ở Nghĩa trang TP Đà Nẵng (xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang) – Ảnh: VietnamNet
Sau trận mưa lớn lịch sử ngày 14 Tháng Mười, một khối lượng đất đá khổng lồ đã sạt lở, vùi lên hàng trăm ngôi mộ ở huyện Hòa Vang (Đà Nẵng).
Ngày 16 Tháng Mười, hàng trăm người có mộ người thân bị đất đá vùi lấp đang tập trung tại đây, nhiều người thẫn thờ tìm mộ thân nhân trong vô vọng.
Ông Lê Văn Bình (60 tuổi, trú P.Hòa Cường Nam, Hải Châu) tất bật đào đất, bưng đá tìm phần mộ cháu gái – Ảnh: Thanh Niên
Dốc hết sức bưng đá, đào đất để tìm mộ đứa cháu gái, ông Lê Văn Bình (60 tuổi, trú P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu) buồn bã cho biết tại khu vực sạt lở có đến hàng ngàn ngôi mộ nhưng giờ chỉ còn thấy đất đá. Ông nói:
“Thật đau xót, có quá nhiều ngôi mộ bị cuốn trôi và vùi lấp. Bây giờ không biết tìm kiếm kiểu gì nữa! Phần mộ cháu gái tôi may mắn có trồng cây hoa sứ nên cản được, nhưng đất đá đã vùi lấp hơn nửa phần mộ. Nhà neo người nên tôi phải ra sức bưng đá, xúc đất tìm mộ cháu”.
Bà Trần Thị Bốn (70 tuổi, ngụ quận Sơn Trà) cùng em trai đến nghĩa trang để kiểm tra. Bà Bốn cho biết, một số phần mộ của gia đình đã bị vùi lấp – Ảnh: VietnamNet
Bà Trần Thị Bốn (70 tuổi, trú Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng) hối thúc em trai chở mình tức tốc vượt quãng đường hơn 20 km đến nghĩa trang. Khi đến nơi, tìm mãi không thấy mộ cha mẹ và anh chị ở đâu, bà Bốn sững sờ, nước mắt lăn dài. Bà nghẹn lời:
“Nhiều ngôi mộ của gia đình đã bị cuốn trôi mất rồi. Cầm thẻ hương lên để thắp thế nhưng mộ phần đã không còn, chỉ biết thắp giữa dòng sạt lở…”
Khu vực phần mộ thai nhi và người vô danh tại nghĩa trang bị cuốn phăng, tan hoang – Ảnh: VietnamNet
Bà Phan Thị Thanh Hiền (trú xã Hòa Sơn, H.Hòa Vang) thất thần đứng nhìn, tỏ ra bất lực vì không thể định vị được mộ của người thân quen ở vị trí nào giữa ngổn ngang đất đá. Bà kể:
“Nhiều ngôi mộ người thân quen đã không thấy nữa, đất đá lấp hết rồi. Mấy ngôi mộ vô danh bị nước cuốn, đây là những ngôi mộ trẻ em mất lúc sơ sinh, được nhiều người an táng, cải tạo nhiều lần bây giờ thì hết thật rồi. Người đã mất rồi vẫn không hết khổ… Tiếng khóc than vang vọng mấy ngày nay ở nghĩa trang”.
Người thân đau lòng bên phần mộ bị cuốn trôi – Ảnh: Thanh Niên
Nhiều gia đình đã cho đào xới, nhặt nhạnh lại hài cốt của người thân, bên cạnh đó rất nhiều người vẫn chưa biết làm sao để tìm lại được mộ người đã khuất.
Do diện tích sạt lở lớn, đến nay Ban quản lý nghĩa trang Đà Nẵng vẫn chưa thể thống kê được hết số lượng mồ mả bị ảnh hưởng. Ban quản lý đang phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra để tính toán phương án khắc phục.
Đất đá tràn về vùi lấp hàng trăm ngôi mộ ở nghĩa trang Hòa Sơn – Ảnh: Tuổi Trẻ
Ông Phan Quang (xã Hòa Sơn, H.Hòa Vang) vẫn thường xuyên viếng thăm những phần mộ ở khu vực này. Ông cho biết trước trận mưa lớn lịch sử, người dân có khai thác cây keo lá tràm ở quả đồi nơi bị sạt lở. Ông tỏ ý nghi ngờ việc khai thác cây ở quả đồi là nguyên nhân gây ra vụ sạt lở kinh hoàng này. Ông chia sẻ:
“Chuyện sạt lở không thể đổ lỗi hết cho trời mưa lớn. Người ta mở đường khai thác cây keo và có thể đã gây sạt lở, vì bao năm nay không có hiện tượng này. Bây giờ kính mong cơ quan chức năng, quân đội vào giúp người dân tìm kiếm mộ phần”.
Tường Vy tổng hợp
16 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Trận mưa lớn vừa qua khiến hàng tấn đất, đá từ các quả đồi sạt lở đổ ụp xuống một số khu vực ở Nghĩa trang TP Đà Nẵng (xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang) – Ảnh: VietnamNet
Sau trận mưa lớn lịch sử ngày 14 Tháng Mười, một khối lượng đất đá khổng lồ đã sạt lở, vùi lên hàng trăm ngôi mộ ở huyện Hòa Vang (Đà Nẵng).
Ngày 16 Tháng Mười, hàng trăm người có mộ người thân bị đất đá vùi lấp đang tập trung tại đây, nhiều người thẫn thờ tìm mộ thân nhân trong vô vọng.
Ông Lê Văn Bình (60 tuổi, trú P.Hòa Cường Nam, Hải Châu) tất bật đào đất, bưng đá tìm phần mộ cháu gái – Ảnh: Thanh Niên
Dốc hết sức bưng đá, đào đất để tìm mộ đứa cháu gái, ông Lê Văn Bình (60 tuổi, trú P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu) buồn bã cho biết tại khu vực sạt lở có đến hàng ngàn ngôi mộ nhưng giờ chỉ còn thấy đất đá. Ông nói:
“Thật đau xót, có quá nhiều ngôi mộ bị cuốn trôi và vùi lấp. Bây giờ không biết tìm kiếm kiểu gì nữa! Phần mộ cháu gái tôi may mắn có trồng cây hoa sứ nên cản được, nhưng đất đá đã vùi lấp hơn nửa phần mộ. Nhà neo người nên tôi phải ra sức bưng đá, xúc đất tìm mộ cháu”.
Bà Trần Thị Bốn (70 tuổi, ngụ quận Sơn Trà) cùng em trai đến nghĩa trang để kiểm tra. Bà Bốn cho biết, một số phần mộ của gia đình đã bị vùi lấp – Ảnh: VietnamNet
Bà Trần Thị Bốn (70 tuổi, trú Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng) hối thúc em trai chở mình tức tốc vượt quãng đường hơn 20 km đến nghĩa trang. Khi đến nơi, tìm mãi không thấy mộ cha mẹ và anh chị ở đâu, bà Bốn sững sờ, nước mắt lăn dài. Bà nghẹn lời:
“Nhiều ngôi mộ của gia đình đã bị cuốn trôi mất rồi. Cầm thẻ hương lên để thắp thế nhưng mộ phần đã không còn, chỉ biết thắp giữa dòng sạt lở…”
Khu vực phần mộ thai nhi và người vô danh tại nghĩa trang bị cuốn phăng, tan hoang – Ảnh: VietnamNet
Bà Phan Thị Thanh Hiền (trú xã Hòa Sơn, H.Hòa Vang) thất thần đứng nhìn, tỏ ra bất lực vì không thể định vị được mộ của người thân quen ở vị trí nào giữa ngổn ngang đất đá. Bà kể:
“Nhiều ngôi mộ người thân quen đã không thấy nữa, đất đá lấp hết rồi. Mấy ngôi mộ vô danh bị nước cuốn, đây là những ngôi mộ trẻ em mất lúc sơ sinh, được nhiều người an táng, cải tạo nhiều lần bây giờ thì hết thật rồi. Người đã mất rồi vẫn không hết khổ… Tiếng khóc than vang vọng mấy ngày nay ở nghĩa trang”.
Người thân đau lòng bên phần mộ bị cuốn trôi – Ảnh: Thanh Niên
Nhiều gia đình đã cho đào xới, nhặt nhạnh lại hài cốt của người thân, bên cạnh đó rất nhiều người vẫn chưa biết làm sao để tìm lại được mộ người đã khuất.
Do diện tích sạt lở lớn, đến nay Ban quản lý nghĩa trang Đà Nẵng vẫn chưa thể thống kê được hết số lượng mồ mả bị ảnh hưởng. Ban quản lý đang phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra để tính toán phương án khắc phục.
Đất đá tràn về vùi lấp hàng trăm ngôi mộ ở nghĩa trang Hòa Sơn – Ảnh: Tuổi Trẻ
Ông Phan Quang (xã Hòa Sơn, H.Hòa Vang) vẫn thường xuyên viếng thăm những phần mộ ở khu vực này. Ông cho biết trước trận mưa lớn lịch sử, người dân có khai thác cây keo lá tràm ở quả đồi nơi bị sạt lở. Ông tỏ ý nghi ngờ việc khai thác cây ở quả đồi là nguyên nhân gây ra vụ sạt lở kinh hoàng này. Ông chia sẻ:
“Chuyện sạt lở không thể đổ lỗi hết cho trời mưa lớn. Người ta mở đường khai thác cây keo và có thể đã gây sạt lở, vì bao năm nay không có hiện tượng này. Bây giờ kính mong cơ quan chức năng, quân đội vào giúp người dân tìm kiếm mộ phần”.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Mong rằng 1 ngày rất gần tôi có thể đến thăm lớp học của anh Khánh
Lớp học đặc biệt của người thầy công nhân
Phạm Bá
16 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Lớp học trong phòng trọ. Nguồn: Dân Trí
Mỗi buổi tối, căn phòng trọ của anh Khánh đều rộn rã âm thanh nói cười cùng tiếng giảng bài trầm bổng từ lớp học miễn phí của người thầy vốn là công nhân. Những đứa trẻ đến lớp đều mang một số phận buồn. Em thì bố mất sớm, mẹ lập gia đình riêng phải ở với ông ngoại cao tuổi; em thì mồ côi cả cha lẫn mẹ, ở với chú. Nhiều em có cha mẹ là dân lao động nhập cư, chạy cơm từng bữa, ngay cả việc mua một cuốn tập cũng khó khăn…
Thầy giáo công nhân
Đều đặn từ Thứ Hai đến Thứ Sáu hàng tuần, vừa tan ca, anh Hoàng Trọng Khánh, 38 tuổi, trú tại phường Phước Long B, TP Thủ Đức, công nhân Công ty Liên doanh BiO lại vội vã trở về căn nhà trọ trên đường Tăng Nhơn Phú B để dạy kèm miễn phí cho 42 học sinh từ lớp 6 đến lớp 9, chủ yếu là con em công nhân có hoàn cảnh khó khăn.
Thầy giáo vẫn mặc nguyên bộ đồ công nhân, say sưa giảng bài về hằng đẳng thức, vận tốc…. Khó ai có thể nghĩ đây là lớp học tự phát nếu không được giới thiệu từ trước. Lời giảng rõ ràng, rành mạch, những câu hỏi logic xâu chuỗi kiến thức để xác định vận tốc, quãng đường.
Đáng chú ý là bài học không chỉ có những hằng đẳng số khô khan, khó tiếp thu mà luôn xen lẫn những hình vẽ minh họa vui nhộn, những ví dụ gần gũi, dễ hiểu và đôi khi còn là những câu đố dân gian vui nhộn khiến trò thích thú, lớp học vì thế luôn sôi động, vui vẻ, đầy hào hứng. Trong căn phòng trọ chỉ rộng chừng 20 m2, nhưng cả thầy lẫn trò say sưa đuổi theo giấc mơ con chữ, quên cả cái nóng bức vẫn còn hầm hập những ngày hè.
Về hành trình trở thành “thầy giáo bất đắc dĩ”, anh Khánh cho biết, đây là một sự bén duyên tình cờ. Năm 2010, khi vừa chân ướt chân ráo từ Đà Nẵng vào Sài Gòn làm công nhân cùng anh trai, trong một lần đến chơi nhà bạn ở đường Tăng Nhơn Phú, thấy một nhóm bốn đứa trẻ đang ngồi học cạnh khu Gò Mả (Quận 9 cũ), nhưng không ai dò bài, chẳng ai chỉ dạy nên không biết đáp án đúng hay sai.
Khi anh Khánh hỏi thăm thì chỉ nhận được cái xua tay lắc đầu của phụ huynh “tụi nó biết gì đâu mà học, mai mốt lớn theo ba mẹ đi phụ hồ”. Nghĩ lại bản thân cũng sinh ra trong gia đình nghèo, không được học đến hết lớp 12, giờ đi làm công nhân vất vả nắng mưa nên anh Khánh lại gần thủ thỉ: “Chú chỉ các con nha”.
Anh Khánh dạy học với tấm bảng cũ treo trên vách phòng trọ
Khánh thường bắt đầu bài học bằng những câu hỏi, kiểu đố IQ ngày xưa ông bà dạy như: “Không đánh mà kêu / Không khều mà rớt là cái sấm, cái mưa” rồi lồng câu hỏi: “Vậy trong vật lý hiện tượng như thế gọi là nguồn âm hay vật âm?”. Buổi học đầu tiên cứ thế kéo dài đến khi trời nhá nhem tối, lúc về các em còn níu kéo: “Mai chú lại qua chỉ tụi con tiếp nha”.
Kể từ ngày đó, chiều nào cũng vậy, vừa tan ca, anh Khánh lại đến khu Gò Mả để làm thầy giáo cho đám nhỏ. Điểm chung của các em hầu hết đều bị mất căn bản trầm trọng, bố mẹ lao động chân tay lo chạy cơm từng bữa không có điều kiện kèm cặp, hay cho đi học thêm nên để dạy cho các em là cực kỳ vất vả, phải có cách dạy riêng, vừa học vừa chơi để các bé hứng thú với việc học trở lại.
Một điều khó khăn khác còn lớn hơn là sự hoài nghi, ngăn cản của phụ huynh, như trường hợp của trò Trần Lê Minh Sơn rất mê học, ban đầu em lén theo bạn đến lớp học nhưng ba mẹ với anh trai biết nên cấm cản, sợ phải đóng học phí, còn khuyên em cẩn thận bị lừa. Khi em Sơn học hết học kỳ 3 mà không phải đóng một xu nào thì bố của em hiểu ra và đến cảm ơn.
Ban đầu, lớp học chỉ với cái bàn nhỏ nhô ra ở khu đất trống, dần chuyển vào khu chòi lá, đến lúc lớp học ngày càng đông hơn, bà con phụ giúp cho mượn quán nước, xưởng gỗ để thầy trò học có cái che nắng mưa. Mãi sau này, chủ nhà trọ cất nhà trong hẻm số 15, đường số 22, phường Phước Long B, Thủ Đức đã ngăn một phòng riêng cho anh Khánh ở và cũng là lớp học hiện tại để thầy trò không phải nghỉ học vào những ngày mưa gió.
Ròng rã suốt 12 năm qua, từ lớp học sơ khai chỉ bốn em tại khu vực Gò Mả nay đã lên tới 42 em, trong đó có sáu em là con công nhân cùng công ty với Khánh. Mỗi ngày chia làm hai ca, ca 1 từ 17h30 – 19h gồm các bé lớp 6 và lớp 9, ca 2 là lớp 7 và lớp 8 từ 19h30 – 21h. Lịch trong tuần luân phiên giữa các môn Văn, Toán, Lý, Hóa, Anh văn.
Dù chưa từng được đào tạo nghiệp vụ sư phạm và vẫn phải mưu sinh kiếm sống, nhưng vì tương lai các em, anh Khánh chủ động học hỏi thêm những kiến thức trên mạng thông qua các diễn đàn dạy học. Anh cũng mua thêm sách về tự nghiên cứu, thậm chí còn xin học sinh số điện thoại của thầy, cô giáo ở trường rồi liên hệ trao đổi, tương tác trực tiếp về các bài tập, cách dạy sao cho phù hợp.
Hơn 12 năm mở lớp, học trò của anh Khánh nay có em đã vào đại học. Nhiều em từ học lực yếu, kém sau thời gian được kèm cặp đã có thành tích học tập tiến bộ rõ rệt, có em vươn lên khá, giỏi. Một số em còn dẫn đầu lớp các môn Toán, Hóa với điểm số cuối năm lên đến 9.75 được nhà trường tuyên dương. Đáng chú ý, có trò Giáp Võ Quỳnh Như còn được học bổng “Ươm mầm ước mơ” từ lớp 5 đến hết lớp 12.
Sau năm năm theo học cùng thầy Khánh, Minh Sơn, 14 tuổi, học sinh lớp 9, Trường THCS Phước Bình, TP Thủ Đức chia sẻ: “Thầy dạy dễ hiểu, lại hay cho những ví dụ vui nhộn, nhờ vậy thành tích học tập của con cũng tiến bộ rõ rệt. Từ học lực trung bình, ba năm qua con đều được học sinh giỏi”.
Còn với cô bé Minh Hằng, mỗi buổi học của thầy Khánh không chỉ vui mà còn rất ý nghĩa, vì ngoài những câu chuyện dí dỏm hài hước, em còn được học các kiến thức về cuộc sống, cách ứng xử. Chưa kể, mỗi khi được thành tích cao, Hằng cũng như các bạn còn được thưởng những món quà vặt mà tuổi “teen” đều mê, dù chỉ là một cái bánh, một ly trà sữa hay một bữa ăn do thầy nấu cũng khiến đám trẻ mừng vui.
Miệt mài chỉ bảo học trò
“Tôi vui với niềm vui của các em nhỏ”
Sinh ra và lớn lên ở TP Huế, tuổi thơ anh Khánh đã thiếu thốn tình cảm, bàn tay chăm sóc của mẹ từ lúc mới lên bốn tuổi. Ba mẹ mỗi người có tổ ấm mới nên ba anh em của anh Khánh phải tự lo cuộc sống và đùm bọc lẫn nhau. Có lẽ cũng bởi vậy mà từ trong bản tính, anh Khánh vừa cần cù vừa đầy lòng trắc ẩn, yêu thương muốn bảo bọc những đứa trẻ có cuộc sống khó khăn, thiếu thốn.
“Khi mình đi làm rồi mới cảm nhận được sự thiếu thốn vòng tay yêu thương bảo ban tác động rất lớn đến những đứa trẻ, mình nhìn cuộc đời mình tự dưng thấy thương các bé, chỉ mong các con không bỏ học, đừng trở thành người xấu. Rất vui vì việc mình làm có thể thay đổi suy nghĩ của ba mẹ các bé. Chỉ cần thay đổi được suy nghĩ có thể thay đổi được cả cuộc đời con trẻ”, anh Khánh chia sẻ.
Ngoài làm công nhân tại công ty thuốc thú y, thời gian rảnh, anh Khánh còn tranh thủ nuôi gà, ấp trứng kiếm thêm thu nhập. Mỗi tháng anh có được khoảng 7 triệu đồng để trang trải mọi chi phí. Tiền lương ít ỏi, anh vẫn tự mua bảng, bàn ghế, sách vở, sắm sửa quạt… cho lớp học nghèo thêm tươm tất.
Mỗi dịp có tiền thưởng cuối năm, cộng thêm được bạn làm cùng san sẻ, anh Khánh tích cóp dành dụm mua chiếc tivi nhỏ thay máy chiếu để mở những đoạn phim, ảnh, nhạc… minh họa cho tiết học thêm sinh động.
Ông Phạm Hồng Thái, Tổ trưởng Tổ dân phố 17, Khu phố 4, phường Phước Long B cho biết: “Thầy Khánh là người tốt, tử tế. Nhờ lớp học của thầy đã giúp các em nhỏ có thêm động lực để đến trường, tỉ lệ bỏ học giảm hẳn. Khu phố thường tuyên dương những việc làm của thầy. Bà con quanh đây ai cũng quý mến, kính trọng”.
Chị Lê Thị Kim Loan, 43 tuổi, công nhân may Công ty Liên Phương, mẹ của bé Phan Tuấn Dũng thì vui vẻ chia sẻ về thành tích của con trai khi được thầy Khánh kèm cặp: “Tôi làm công nhân thường xuyên tăng ca, không có thời gian kèm cặp con học, nhờ thầy Khánh chỉ dạy cháu môn tiếng Anh nên giờ bé không những tiến bộ hơn, không còn thấy sợ học như trước đó mà còn rất thích, vui vẻ mỗi ngày đến lớp học”.
Không chỉ truyền đạt kiến thức, anh Khánh còn chỉ dạy các em kỹ năng giao tiếp, cách đối nhân xử thế. Vì thế các học trò của anh rất ngoan ngoãn, cư xử lễ phép và nghiêm chỉnh trong giờ học. Bên cạnh đó, anh còn là một người đáng tin cậy để các trò chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống, cũng như học được cách ứng xử trong trường học khi bị bạo hành học đường.
Lớp học đặc biệt của người thầy công nhân
Phạm Bá
16 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Lớp học trong phòng trọ. Nguồn: Dân Trí
Mỗi buổi tối, căn phòng trọ của anh Khánh đều rộn rã âm thanh nói cười cùng tiếng giảng bài trầm bổng từ lớp học miễn phí của người thầy vốn là công nhân. Những đứa trẻ đến lớp đều mang một số phận buồn. Em thì bố mất sớm, mẹ lập gia đình riêng phải ở với ông ngoại cao tuổi; em thì mồ côi cả cha lẫn mẹ, ở với chú. Nhiều em có cha mẹ là dân lao động nhập cư, chạy cơm từng bữa, ngay cả việc mua một cuốn tập cũng khó khăn…
Thầy giáo công nhân
Đều đặn từ Thứ Hai đến Thứ Sáu hàng tuần, vừa tan ca, anh Hoàng Trọng Khánh, 38 tuổi, trú tại phường Phước Long B, TP Thủ Đức, công nhân Công ty Liên doanh BiO lại vội vã trở về căn nhà trọ trên đường Tăng Nhơn Phú B để dạy kèm miễn phí cho 42 học sinh từ lớp 6 đến lớp 9, chủ yếu là con em công nhân có hoàn cảnh khó khăn.
Thầy giáo vẫn mặc nguyên bộ đồ công nhân, say sưa giảng bài về hằng đẳng thức, vận tốc…. Khó ai có thể nghĩ đây là lớp học tự phát nếu không được giới thiệu từ trước. Lời giảng rõ ràng, rành mạch, những câu hỏi logic xâu chuỗi kiến thức để xác định vận tốc, quãng đường.
Đáng chú ý là bài học không chỉ có những hằng đẳng số khô khan, khó tiếp thu mà luôn xen lẫn những hình vẽ minh họa vui nhộn, những ví dụ gần gũi, dễ hiểu và đôi khi còn là những câu đố dân gian vui nhộn khiến trò thích thú, lớp học vì thế luôn sôi động, vui vẻ, đầy hào hứng. Trong căn phòng trọ chỉ rộng chừng 20 m2, nhưng cả thầy lẫn trò say sưa đuổi theo giấc mơ con chữ, quên cả cái nóng bức vẫn còn hầm hập những ngày hè.
Về hành trình trở thành “thầy giáo bất đắc dĩ”, anh Khánh cho biết, đây là một sự bén duyên tình cờ. Năm 2010, khi vừa chân ướt chân ráo từ Đà Nẵng vào Sài Gòn làm công nhân cùng anh trai, trong một lần đến chơi nhà bạn ở đường Tăng Nhơn Phú, thấy một nhóm bốn đứa trẻ đang ngồi học cạnh khu Gò Mả (Quận 9 cũ), nhưng không ai dò bài, chẳng ai chỉ dạy nên không biết đáp án đúng hay sai.
Khi anh Khánh hỏi thăm thì chỉ nhận được cái xua tay lắc đầu của phụ huynh “tụi nó biết gì đâu mà học, mai mốt lớn theo ba mẹ đi phụ hồ”. Nghĩ lại bản thân cũng sinh ra trong gia đình nghèo, không được học đến hết lớp 12, giờ đi làm công nhân vất vả nắng mưa nên anh Khánh lại gần thủ thỉ: “Chú chỉ các con nha”.
Anh Khánh dạy học với tấm bảng cũ treo trên vách phòng trọ
Khánh thường bắt đầu bài học bằng những câu hỏi, kiểu đố IQ ngày xưa ông bà dạy như: “Không đánh mà kêu / Không khều mà rớt là cái sấm, cái mưa” rồi lồng câu hỏi: “Vậy trong vật lý hiện tượng như thế gọi là nguồn âm hay vật âm?”. Buổi học đầu tiên cứ thế kéo dài đến khi trời nhá nhem tối, lúc về các em còn níu kéo: “Mai chú lại qua chỉ tụi con tiếp nha”.
Kể từ ngày đó, chiều nào cũng vậy, vừa tan ca, anh Khánh lại đến khu Gò Mả để làm thầy giáo cho đám nhỏ. Điểm chung của các em hầu hết đều bị mất căn bản trầm trọng, bố mẹ lao động chân tay lo chạy cơm từng bữa không có điều kiện kèm cặp, hay cho đi học thêm nên để dạy cho các em là cực kỳ vất vả, phải có cách dạy riêng, vừa học vừa chơi để các bé hứng thú với việc học trở lại.
Một điều khó khăn khác còn lớn hơn là sự hoài nghi, ngăn cản của phụ huynh, như trường hợp của trò Trần Lê Minh Sơn rất mê học, ban đầu em lén theo bạn đến lớp học nhưng ba mẹ với anh trai biết nên cấm cản, sợ phải đóng học phí, còn khuyên em cẩn thận bị lừa. Khi em Sơn học hết học kỳ 3 mà không phải đóng một xu nào thì bố của em hiểu ra và đến cảm ơn.
Ban đầu, lớp học chỉ với cái bàn nhỏ nhô ra ở khu đất trống, dần chuyển vào khu chòi lá, đến lúc lớp học ngày càng đông hơn, bà con phụ giúp cho mượn quán nước, xưởng gỗ để thầy trò học có cái che nắng mưa. Mãi sau này, chủ nhà trọ cất nhà trong hẻm số 15, đường số 22, phường Phước Long B, Thủ Đức đã ngăn một phòng riêng cho anh Khánh ở và cũng là lớp học hiện tại để thầy trò không phải nghỉ học vào những ngày mưa gió.
Ròng rã suốt 12 năm qua, từ lớp học sơ khai chỉ bốn em tại khu vực Gò Mả nay đã lên tới 42 em, trong đó có sáu em là con công nhân cùng công ty với Khánh. Mỗi ngày chia làm hai ca, ca 1 từ 17h30 – 19h gồm các bé lớp 6 và lớp 9, ca 2 là lớp 7 và lớp 8 từ 19h30 – 21h. Lịch trong tuần luân phiên giữa các môn Văn, Toán, Lý, Hóa, Anh văn.
Dù chưa từng được đào tạo nghiệp vụ sư phạm và vẫn phải mưu sinh kiếm sống, nhưng vì tương lai các em, anh Khánh chủ động học hỏi thêm những kiến thức trên mạng thông qua các diễn đàn dạy học. Anh cũng mua thêm sách về tự nghiên cứu, thậm chí còn xin học sinh số điện thoại của thầy, cô giáo ở trường rồi liên hệ trao đổi, tương tác trực tiếp về các bài tập, cách dạy sao cho phù hợp.
Hơn 12 năm mở lớp, học trò của anh Khánh nay có em đã vào đại học. Nhiều em từ học lực yếu, kém sau thời gian được kèm cặp đã có thành tích học tập tiến bộ rõ rệt, có em vươn lên khá, giỏi. Một số em còn dẫn đầu lớp các môn Toán, Hóa với điểm số cuối năm lên đến 9.75 được nhà trường tuyên dương. Đáng chú ý, có trò Giáp Võ Quỳnh Như còn được học bổng “Ươm mầm ước mơ” từ lớp 5 đến hết lớp 12.
Sau năm năm theo học cùng thầy Khánh, Minh Sơn, 14 tuổi, học sinh lớp 9, Trường THCS Phước Bình, TP Thủ Đức chia sẻ: “Thầy dạy dễ hiểu, lại hay cho những ví dụ vui nhộn, nhờ vậy thành tích học tập của con cũng tiến bộ rõ rệt. Từ học lực trung bình, ba năm qua con đều được học sinh giỏi”.
Còn với cô bé Minh Hằng, mỗi buổi học của thầy Khánh không chỉ vui mà còn rất ý nghĩa, vì ngoài những câu chuyện dí dỏm hài hước, em còn được học các kiến thức về cuộc sống, cách ứng xử. Chưa kể, mỗi khi được thành tích cao, Hằng cũng như các bạn còn được thưởng những món quà vặt mà tuổi “teen” đều mê, dù chỉ là một cái bánh, một ly trà sữa hay một bữa ăn do thầy nấu cũng khiến đám trẻ mừng vui.
Miệt mài chỉ bảo học trò
“Tôi vui với niềm vui của các em nhỏ”
Sinh ra và lớn lên ở TP Huế, tuổi thơ anh Khánh đã thiếu thốn tình cảm, bàn tay chăm sóc của mẹ từ lúc mới lên bốn tuổi. Ba mẹ mỗi người có tổ ấm mới nên ba anh em của anh Khánh phải tự lo cuộc sống và đùm bọc lẫn nhau. Có lẽ cũng bởi vậy mà từ trong bản tính, anh Khánh vừa cần cù vừa đầy lòng trắc ẩn, yêu thương muốn bảo bọc những đứa trẻ có cuộc sống khó khăn, thiếu thốn.
“Khi mình đi làm rồi mới cảm nhận được sự thiếu thốn vòng tay yêu thương bảo ban tác động rất lớn đến những đứa trẻ, mình nhìn cuộc đời mình tự dưng thấy thương các bé, chỉ mong các con không bỏ học, đừng trở thành người xấu. Rất vui vì việc mình làm có thể thay đổi suy nghĩ của ba mẹ các bé. Chỉ cần thay đổi được suy nghĩ có thể thay đổi được cả cuộc đời con trẻ”, anh Khánh chia sẻ.
Ngoài làm công nhân tại công ty thuốc thú y, thời gian rảnh, anh Khánh còn tranh thủ nuôi gà, ấp trứng kiếm thêm thu nhập. Mỗi tháng anh có được khoảng 7 triệu đồng để trang trải mọi chi phí. Tiền lương ít ỏi, anh vẫn tự mua bảng, bàn ghế, sách vở, sắm sửa quạt… cho lớp học nghèo thêm tươm tất.
Mỗi dịp có tiền thưởng cuối năm, cộng thêm được bạn làm cùng san sẻ, anh Khánh tích cóp dành dụm mua chiếc tivi nhỏ thay máy chiếu để mở những đoạn phim, ảnh, nhạc… minh họa cho tiết học thêm sinh động.
Ông Phạm Hồng Thái, Tổ trưởng Tổ dân phố 17, Khu phố 4, phường Phước Long B cho biết: “Thầy Khánh là người tốt, tử tế. Nhờ lớp học của thầy đã giúp các em nhỏ có thêm động lực để đến trường, tỉ lệ bỏ học giảm hẳn. Khu phố thường tuyên dương những việc làm của thầy. Bà con quanh đây ai cũng quý mến, kính trọng”.
Chị Lê Thị Kim Loan, 43 tuổi, công nhân may Công ty Liên Phương, mẹ của bé Phan Tuấn Dũng thì vui vẻ chia sẻ về thành tích của con trai khi được thầy Khánh kèm cặp: “Tôi làm công nhân thường xuyên tăng ca, không có thời gian kèm cặp con học, nhờ thầy Khánh chỉ dạy cháu môn tiếng Anh nên giờ bé không những tiến bộ hơn, không còn thấy sợ học như trước đó mà còn rất thích, vui vẻ mỗi ngày đến lớp học”.
Không chỉ truyền đạt kiến thức, anh Khánh còn chỉ dạy các em kỹ năng giao tiếp, cách đối nhân xử thế. Vì thế các học trò của anh rất ngoan ngoãn, cư xử lễ phép và nghiêm chỉnh trong giờ học. Bên cạnh đó, anh còn là một người đáng tin cậy để các trò chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống, cũng như học được cách ứng xử trong trường học khi bị bạo hành học đường.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Cho tới hôm nay đã có 3 người chết.
Chùa Vĩnh Nghiêm xác nhận đám tang một giám đốc của Vạn Thịnh Phát ‘nhảy lầu’
Nguoiviet
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Một người đại diện của nhà tang lễ Vãng Sanh Đường, chùa Vĩnh Nghiêm, quận 3, Sài Gòn, xác nhận với nhật báo Người Việt qua điện thoại hôm 17 Tháng Mười, rằng đám tang ông Nguyễn Ngọc Dương, một giám đốc của tập đoàn Vạn Thịnh Phát, được tổ chức tại đây.
“Họ mang đi thiêu hôm qua [16 Tháng Mười] rồi,” người này nói rồi cúp máy. Như vậy, đây là người thứ ba “chết bí ẩn” trong vụ Vạn Thịnh Phát khi bà Trương Mỹ Lan, chủ tịch tập đoàn bị bắt cùng với ba người khác hôm 7 Tháng Mười.
" i-amphtml-auto-lightbox-visited="" style="box-sizing: border-box; margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-size: 18px; vertical-align: baseline; background: transparent; max-width: 100%; display: block !important;">Cáo phó của ông Nguyễn Ngọc Dương, người được cho là thuộc cấp của bà Trương Mỹ Lan. (Hình: Facebook Hoàng Dũng)
Mạng xã hội vài ngày qua lan truyền hình chụp bản cáo phó của ông Nguyễn Ngọc Dương, hưởng dương 49 tuổi, được cho là thuộc cấp của bà Trương Mỹ Lan.
Ông Nguyễn Ngọc Dương được ghi nhận làm giám đốc công ty Sài Gòn Penninsula, và là cựu tổng giám đốc công ty Vạn Phát Hưng. Cả hai doanh nghiệp này đều thuộc sở hữu của gia đình bà Trương Mỹ Lan.
Đêm 16 Tháng Mười, mạng xã hội lan truyền hình chụp văn bản được cho là của đảng ủy phường 2, quận 4, Sài Gòn về “Việc tử vong của một người rơi từ chung cư Grand Riverside ở Bến Vân Đồn, quận 4.”
Theo đó, ông Nguyễn Ngọc Dương, 48 tuổi, “nhảy lầu tự tử từ căn hộ G12.01 [tầng 12]” là căn nhà của ông này, và “chưa rõ nguyên nhân dẫn đến tự tử.”
Vụ rơi lầu được xác định xảy ra vào lúc 10 giờ 40 phút hôm 14 Tháng Mười tại chung cư này.
Tuy vậy, văn bản nêu trên cho biết thêm người ta tìm thấy trên thi thể ông Dương một tờ giấy ghi “Lời dặn gia đình.”
Báo cáo của đảng ủy Cộng sản tại phường 2 quận 4 về cái chết của ông Nguyễn Ngọc Dương. (Hình: FB Lê Quốc Quân)
Cũng trong đêm 16 Tháng Mười, hình chụp một tờ giấy viết tay đăng trên Facebook Hoàng Dũng được cho là giấy “Lời dặn gia đình” của ông Nguyễn Ngọc Dương.
Trong giấy này, ông Dương dặn vợ “nghỉ việc, lo cho hai con,” cũng như lần lượt dặn hai con “giá nào cũng phải học thành tài, lo cho gia đình và đất nước,” “mạnh mẽ và học nhé!”
Tờ giấy kết thúc với dòng chữ: “Ba đã phải trả giá bằng cả cuộc đời, nên gia đình phải hạnh phúc!”
Người được cho là ông Dương ký tên ở cuối tờ giấy và viết “Nguyễn Ngọc Dương.”
Đáng lưu ý, các báo ở Việt Nam không đưa tin về cái chết của ông Dương. Theo thông lệ, các vụ nhảy lầu tự tử ở chung cư tại Sài Gòn thường được các báo đưa tin.
Trước vụ này, đã có hai cái chết liên quan Vạn Thịnh Phát chỉ trong vòng vài ngày.
Lời dặc gia đình” của ông Nguyễn Ngọc Dương dặn dò vợ con. (Hình: FB Lê Quốc Quân)
Hôm 9 Tháng Mười, bà Nguyễn Phương Hồng, thành viên Hội Đồng Quản Trị của ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn (SCB), được ghi nhận “chết bí ẩn” sau khi bị bắt cùng lúc với bà Trương Mỹ Lan. Bà Lan cùng một số thuộc cấp “được cho là nhóm cổ đông chính của ngân hàng SCB.”
Báo Pháp Luật TP.HCM hôm 10 Tháng Mười, một trong ít tờ báo đầu tiên đưa tin về cái chết của bà Hồng sau đó đã phải gỡ bỏ bản tin nhưng không cho biết lý do.
Trước đó, hôm 6 Tháng Mười, ông Nguyễn Tiến Thành, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm tổng giám đốc công ty Cổ Phần Chứng Khoán Tân Việt (TVSI), thành viên Hội Đồng Quản Trị độc lập ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn (SCB), đột ngột qua đời khi mới 50 tuổi. Thông tin ban đầu được cho là “đột quỵ tại nhà” nhưng mạng xã hội loan tin “ông Thành té lầu tại nhà”.
Ông Thành là chồng của bà Tống Thị Thanh Hoàng, phó tổng giám đốc công ty Cổ Phần Tập Đoàn Vạn Thịnh Phát.
Hiện trường được cho là chụp tại sân chung cư Grand Riverside ở Bến Vân Đồn, quận 4, Sài Gòn, ngay sau vụ nhảy lầu của ông Nguyễn Ngọc Dương. (Hình: Facebook Viet Huynh)
Hôm 12 Tháng Mười, nhiều báo tại Việt Nam loan tin lại thông báo của Ngân Hàng Sài Gòn (SCB) cải chính tin trên mạng xã hội nói rằng ông Lưu Quốc Thắng, trưởng Ban Kiểm Soát của SCB và ông Diệp Bảo Châu, phó tổng giám đốc SCB, “đột ngột từ trần”.
Thông báo nói rằng cả hai ông vừa kể “vẫn đang điều hành công việc hàng ngày của ngân hàng”. Bài đính chính còn nói “SCB khẳng định các tin đồn thất thiệt về nhân sự cấp cao trên các trang mạng xã hội là sai sự thật làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của ngân hàng”.
Vì tin đồn trên mạng nói SCB có liên quan đến tập đoàn Vạn Thịnh Phát nên khách hàng hốt hoảng tới rút tiền liên tiếp từ khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt. Ngày 15 Tháng Mười, Ngân Hàng Nhà Nước đưa SCB vào diện “kiểm soát đặc biệt”.
Hiện các thông tin liên quan đến Vạn Thịnh Phát và bà Trương Mỹ Lan đang là nguồn tìm kiếm “hot” nhất trên mạng với hàng triệu lượt. Chỉ đánh máy nhóm từ “Vạn Thịnh Phát, Trương Mỹ Lan” mạng tìm kiếm Google cho tới 6.9 triệu lượt. (N.H.K – TN) [kn]
Chùa Vĩnh Nghiêm xác nhận đám tang một giám đốc của Vạn Thịnh Phát ‘nhảy lầu’
Nguoiviet
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Một người đại diện của nhà tang lễ Vãng Sanh Đường, chùa Vĩnh Nghiêm, quận 3, Sài Gòn, xác nhận với nhật báo Người Việt qua điện thoại hôm 17 Tháng Mười, rằng đám tang ông Nguyễn Ngọc Dương, một giám đốc của tập đoàn Vạn Thịnh Phát, được tổ chức tại đây.
“Họ mang đi thiêu hôm qua [16 Tháng Mười] rồi,” người này nói rồi cúp máy. Như vậy, đây là người thứ ba “chết bí ẩn” trong vụ Vạn Thịnh Phát khi bà Trương Mỹ Lan, chủ tịch tập đoàn bị bắt cùng với ba người khác hôm 7 Tháng Mười.
" i-amphtml-auto-lightbox-visited="" style="box-sizing: border-box; margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-size: 18px; vertical-align: baseline; background: transparent; max-width: 100%; display: block !important;">Cáo phó của ông Nguyễn Ngọc Dương, người được cho là thuộc cấp của bà Trương Mỹ Lan. (Hình: Facebook Hoàng Dũng)
Mạng xã hội vài ngày qua lan truyền hình chụp bản cáo phó của ông Nguyễn Ngọc Dương, hưởng dương 49 tuổi, được cho là thuộc cấp của bà Trương Mỹ Lan.
Ông Nguyễn Ngọc Dương được ghi nhận làm giám đốc công ty Sài Gòn Penninsula, và là cựu tổng giám đốc công ty Vạn Phát Hưng. Cả hai doanh nghiệp này đều thuộc sở hữu của gia đình bà Trương Mỹ Lan.
Đêm 16 Tháng Mười, mạng xã hội lan truyền hình chụp văn bản được cho là của đảng ủy phường 2, quận 4, Sài Gòn về “Việc tử vong của một người rơi từ chung cư Grand Riverside ở Bến Vân Đồn, quận 4.”
Theo đó, ông Nguyễn Ngọc Dương, 48 tuổi, “nhảy lầu tự tử từ căn hộ G12.01 [tầng 12]” là căn nhà của ông này, và “chưa rõ nguyên nhân dẫn đến tự tử.”
Vụ rơi lầu được xác định xảy ra vào lúc 10 giờ 40 phút hôm 14 Tháng Mười tại chung cư này.
Tuy vậy, văn bản nêu trên cho biết thêm người ta tìm thấy trên thi thể ông Dương một tờ giấy ghi “Lời dặn gia đình.”
Báo cáo của đảng ủy Cộng sản tại phường 2 quận 4 về cái chết của ông Nguyễn Ngọc Dương. (Hình: FB Lê Quốc Quân)
Cũng trong đêm 16 Tháng Mười, hình chụp một tờ giấy viết tay đăng trên Facebook Hoàng Dũng được cho là giấy “Lời dặn gia đình” của ông Nguyễn Ngọc Dương.
Trong giấy này, ông Dương dặn vợ “nghỉ việc, lo cho hai con,” cũng như lần lượt dặn hai con “giá nào cũng phải học thành tài, lo cho gia đình và đất nước,” “mạnh mẽ và học nhé!”
Tờ giấy kết thúc với dòng chữ: “Ba đã phải trả giá bằng cả cuộc đời, nên gia đình phải hạnh phúc!”
Người được cho là ông Dương ký tên ở cuối tờ giấy và viết “Nguyễn Ngọc Dương.”
Đáng lưu ý, các báo ở Việt Nam không đưa tin về cái chết của ông Dương. Theo thông lệ, các vụ nhảy lầu tự tử ở chung cư tại Sài Gòn thường được các báo đưa tin.
Trước vụ này, đã có hai cái chết liên quan Vạn Thịnh Phát chỉ trong vòng vài ngày.
Lời dặc gia đình” của ông Nguyễn Ngọc Dương dặn dò vợ con. (Hình: FB Lê Quốc Quân)
Hôm 9 Tháng Mười, bà Nguyễn Phương Hồng, thành viên Hội Đồng Quản Trị của ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn (SCB), được ghi nhận “chết bí ẩn” sau khi bị bắt cùng lúc với bà Trương Mỹ Lan. Bà Lan cùng một số thuộc cấp “được cho là nhóm cổ đông chính của ngân hàng SCB.”
Báo Pháp Luật TP.HCM hôm 10 Tháng Mười, một trong ít tờ báo đầu tiên đưa tin về cái chết của bà Hồng sau đó đã phải gỡ bỏ bản tin nhưng không cho biết lý do.
Trước đó, hôm 6 Tháng Mười, ông Nguyễn Tiến Thành, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm tổng giám đốc công ty Cổ Phần Chứng Khoán Tân Việt (TVSI), thành viên Hội Đồng Quản Trị độc lập ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn (SCB), đột ngột qua đời khi mới 50 tuổi. Thông tin ban đầu được cho là “đột quỵ tại nhà” nhưng mạng xã hội loan tin “ông Thành té lầu tại nhà”.
Ông Thành là chồng của bà Tống Thị Thanh Hoàng, phó tổng giám đốc công ty Cổ Phần Tập Đoàn Vạn Thịnh Phát.
Hiện trường được cho là chụp tại sân chung cư Grand Riverside ở Bến Vân Đồn, quận 4, Sài Gòn, ngay sau vụ nhảy lầu của ông Nguyễn Ngọc Dương. (Hình: Facebook Viet Huynh)
Hôm 12 Tháng Mười, nhiều báo tại Việt Nam loan tin lại thông báo của Ngân Hàng Sài Gòn (SCB) cải chính tin trên mạng xã hội nói rằng ông Lưu Quốc Thắng, trưởng Ban Kiểm Soát của SCB và ông Diệp Bảo Châu, phó tổng giám đốc SCB, “đột ngột từ trần”.
Thông báo nói rằng cả hai ông vừa kể “vẫn đang điều hành công việc hàng ngày của ngân hàng”. Bài đính chính còn nói “SCB khẳng định các tin đồn thất thiệt về nhân sự cấp cao trên các trang mạng xã hội là sai sự thật làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của ngân hàng”.
Vì tin đồn trên mạng nói SCB có liên quan đến tập đoàn Vạn Thịnh Phát nên khách hàng hốt hoảng tới rút tiền liên tiếp từ khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt. Ngày 15 Tháng Mười, Ngân Hàng Nhà Nước đưa SCB vào diện “kiểm soát đặc biệt”.
Hiện các thông tin liên quan đến Vạn Thịnh Phát và bà Trương Mỹ Lan đang là nguồn tìm kiếm “hot” nhất trên mạng với hàng triệu lượt. Chỉ đánh máy nhóm từ “Vạn Thịnh Phát, Trương Mỹ Lan” mạng tìm kiếm Google cho tới 6.9 triệu lượt. (N.H.K – TN) [kn]
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Viễn Đông Newspaper
Người thứ ba chết liên quan vụ Vạn Thịnh Phát
Cáo phó cho biết ông Nguyễn Ngọc Dương qua đời hôm thứ Sáu, 14 tháng 10, hưởng dương 49 tuổi, quê quán Hải Dương, lễ tang sáng Chủ Nhật tại Chùa Vĩnh Nghiêm, và hỏa táng cùng ngày Chủ Nhật.
SÀI GÒN - Một văn bản được tiết lộ trên mạng xã hội hôm Chủ Nhật cho thấy một cái chết bí ẩn thứ ba liên quan vụ đại công ty Vạn Thịnh Phát đang bị nhà nước cộng sản đánh sập.
Văn bản của giới chức phường 2, quận 4, cho thấy ông Nguyễn Ngọc Dương, 49 tuổi, quê Hải Dương, giám đốc Tập Đoàn Sài Gòn Penninsula, một công ty con của Vạn Thịnh Phát đã qua đời vì “nhảy lầu tự tử” từ căn hộ tầng 12 và “chưa rõ nguyên nhân.”
Văn bản cũng xác nhận ông Dương tự tử hôm thứ Sáu, 14/10, để lại văn bản ghi “lời dặn gia đình” cho vợ con.
Trong lá thư, người được cho là ông Dương dặn vợ “nghỉ việc, lo cho hai con,” nhắn nhủ con mình “mạnh mẽ” và “ráng học thành tài.”
Ông Dương cũng viết rằng “Ba đã phải trả giá bằng cả cuộc đời nên gia đình phải hạnh phúc.”
Nguyễn Ngọc Dương
Tất cả các báo đảng ở Việt Nam đều không dám đưa tin về cái chết của ông Dương.
Vài ngày trước cái chết của ông Nguyễn Ngọc Dương, dư luận trong nước đã rúng động trước hai cái chết liên tiếp của ông Nguyễn Tiến Thành và bà Nguyễn Phương Hồng, một đột tử tại nhà (ông Thành) và một trong nhà giam (bà Hồng).
Cả ông Thành và bà Hồng đều là thuộc cấp thân cận của bà Trương Mỹ Lan, người vừa bị bắt và khởi tố trong tuần qua. Bà tỷ phú Lan được cho là người tài trợ cho Lê Thanh Hải, cựu bí thư thành ủy TP.HCM.
Trước khi xảy ra cái chết thứ ba, là tòa nhà Vạn Thịnh Phát bị đốt cháy vào nửa đêm thứ Năm rạng sáng thứ Sáu. Nguyên nhân được cho là do máy đông lạnh bị chạm dây điện.
Thư tuyệt mạng được cho là của ông Dương để lại cho vợ và hai con trước khi nhảy lầu tự tử từ tầng lầu 12 tại Sài Gòn
Ba cái chết nêu trên có thể là tín hiệu của Omerta, tức “Luật Im Lặng.” Nhiều hồ sơ bị đốt cháy và những cá nhân “ngậm miệng” sẽ mang theo về bên kia thế giới nhiều bí mật, đủ để các nhân vật dính líu, kể bà Trương Mỹ Lan và quan chức lớn của chế độ tạm yên lòng.
Saigon Peninsula được thành lập vào năm 2003. Công ty này đang đầu tư một dự án trị giá $6 tỷ Mỹ kim tại Sài Gòn. Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công viên Mũi Đèn Đỏ và khu nhà ở đô thị (có tên thương mại là Saigon Peninsula).
Vị trí nằm tại phường Phú Nhuận, Quận 7, giáp với rạch Bà Bướm và sông Sài Gòn trên đường Đào Trí, khu vực này còn được gọi là khu Mũi Đèn Đỏ.
Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thuộc gia tộc họ Trương được xếp vào hàng những công ty gia đình giàu có và bí ẩn tại Việt Nam, bởi thông tin về những người chủ đều chỉ có một vài dòng ngắn gọn trên website và gần như không tiếp xúc với giới truyền thông.
Công ty do bà Trương Mỹ Lan thành lập năm 1992 với tên gọi Công Ty Vạn Thịnh Phát hoạt động ban đầu trong lãnh vực thương mại và kinh doanh nhà hàng – khách sạn. Công ty đã mở rộng hoạt động sang lãnh vực kinh doanh bất động sản với nhiều nhà hàng, khách sạn, cao ốc văn phòng và cao ốc căn hộ.
Năm 2007, Vạn Thịnh Phát tham gia thành lập công ty con là Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Vạn Thịnh Phát và Công Ty An Đông, đồng thời hợp tác với Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Times Square Việt Nam và tập đoàn Sài Gòn Peninsula để hình thành nên nhóm công ty chuyên liên kết đầu tư bất động sản.
Bà Lan và Vạn Thịnh Phát được nhiều người biết đến từ cuối năm 2011, khi Ngân Hàng TMCP Sài Gòn (SCB) thực hiện tái cơ cấu theo hình thức hợp nhất 3 ngân hàng yếu kém gồm ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và ngân hàng SCB.
Mặc dù không xuất hiện chính thức, nhưng bà Lan và Vạn Thịnh Phát được cho là nhóm cổ đông chính của cả ba ngân hàng nói trên.
Tháng 4/2016, Vạn Thịnh Phát cũng đã khởi công xây dựng dự án Saigon Peninsula trị giá $6 tỷ tại phường Phú Thuận, quận 7. Sài Gòn Peninsula là công ty có vốn điều lệ lớn nhất trong số các công ty con tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Thời gian gần đây, Vạn Thịnh Phát được nhắc tên nhiều trên báo chí với vai trò có liên quan đến hai công ty trúng đấu giá đất ở Thủ Thiêm. Tuy nhiên hai công ty này cũng “nối gót” Tân Hoàng Minh bỏ cọc sau khi trúng đấu giá đất Thủ Thiêm.
Bà Trương Mỹ Lan, 66 tuổi, sinh trưởng trong gia tộc được coi là một trong những gia tộc giàu có nhất Việt Nam. Bà là người Việt gốc Hoa, còn có tên là Trương Muội.
Trương Mỹ Lan được mệnh danh là “bà trùm” của những dự án bất động sản vĩ đại nằm tại nhiều vị trí đắc địa bậc nhất Sài Gòn. Một số dự án sở hữu vị trí “vàng” tại trung tâm tài chính quận 1 như: Times Square, VTP Office Building, khách sạn Duxton, Union Square.
Ngày 8/10, Bộ Công An khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Công Ty An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan. Công an cũng bắt tạm giam bà Trương Mỹ Lan cùng ba người khác là Trương Huệ Vân – tổng giám đốc Công Ty Windsor; Nguyễn Phương Hồng – trợ lý Tập Đoàn Vạn Thịnh Phát; và Hồ Bửu Phương – nguyên chủ tịch hội đồng quản trị Công Ty Tân Việt, nguyên phó tổng giám đốc phụ trách tài chính Tập Đoàn Vạn Thịnh Phát.
Từ ngày Vạn Thịnh Phát bi điều tra, những cán bộ cao cấp của tập đoàn đã chết đột ngột, gồm có:
- Nguyễn Tiến Thành, 49 tuổi, Chủ Tịch Chứng Khoán Tân Việt, thành viên HĐQT độc lập SCB, qua đời ngày 6/10.
- Nguyễn Phương Hồng, 38 tuổi, bị bắt cùng ngày bà Trương Mỹ Lan, chết ngày 9/10 trong lúc bị tạm giam.
- Nguyễn Ngọc Dương, 49 tuổi, giám đốc Sài Gòn Penninsula, qua đời 14/10.
Tin đồn cho biết hai nhân vật khác cũng đã chết nhưng chưa được kiểm chứng là Lưu Quốc Thắng cán bộ cao cấp VTP, trưởng ban kiểm soát ngân hàng SCB, và Diệp Bảo Châu, phó tổng giám đốc Ngân Hàng SCB.
Người thứ ba chết liên quan vụ Vạn Thịnh Phát
Cáo phó cho biết ông Nguyễn Ngọc Dương qua đời hôm thứ Sáu, 14 tháng 10, hưởng dương 49 tuổi, quê quán Hải Dương, lễ tang sáng Chủ Nhật tại Chùa Vĩnh Nghiêm, và hỏa táng cùng ngày Chủ Nhật.
SÀI GÒN - Một văn bản được tiết lộ trên mạng xã hội hôm Chủ Nhật cho thấy một cái chết bí ẩn thứ ba liên quan vụ đại công ty Vạn Thịnh Phát đang bị nhà nước cộng sản đánh sập.
Văn bản của giới chức phường 2, quận 4, cho thấy ông Nguyễn Ngọc Dương, 49 tuổi, quê Hải Dương, giám đốc Tập Đoàn Sài Gòn Penninsula, một công ty con của Vạn Thịnh Phát đã qua đời vì “nhảy lầu tự tử” từ căn hộ tầng 12 và “chưa rõ nguyên nhân.”
Văn bản cũng xác nhận ông Dương tự tử hôm thứ Sáu, 14/10, để lại văn bản ghi “lời dặn gia đình” cho vợ con.
Trong lá thư, người được cho là ông Dương dặn vợ “nghỉ việc, lo cho hai con,” nhắn nhủ con mình “mạnh mẽ” và “ráng học thành tài.”
Ông Dương cũng viết rằng “Ba đã phải trả giá bằng cả cuộc đời nên gia đình phải hạnh phúc.”
Nguyễn Ngọc Dương
Tất cả các báo đảng ở Việt Nam đều không dám đưa tin về cái chết của ông Dương.
Vài ngày trước cái chết của ông Nguyễn Ngọc Dương, dư luận trong nước đã rúng động trước hai cái chết liên tiếp của ông Nguyễn Tiến Thành và bà Nguyễn Phương Hồng, một đột tử tại nhà (ông Thành) và một trong nhà giam (bà Hồng).
Cả ông Thành và bà Hồng đều là thuộc cấp thân cận của bà Trương Mỹ Lan, người vừa bị bắt và khởi tố trong tuần qua. Bà tỷ phú Lan được cho là người tài trợ cho Lê Thanh Hải, cựu bí thư thành ủy TP.HCM.
Trước khi xảy ra cái chết thứ ba, là tòa nhà Vạn Thịnh Phát bị đốt cháy vào nửa đêm thứ Năm rạng sáng thứ Sáu. Nguyên nhân được cho là do máy đông lạnh bị chạm dây điện.
Thư tuyệt mạng được cho là của ông Dương để lại cho vợ và hai con trước khi nhảy lầu tự tử từ tầng lầu 12 tại Sài Gòn
Ba cái chết nêu trên có thể là tín hiệu của Omerta, tức “Luật Im Lặng.” Nhiều hồ sơ bị đốt cháy và những cá nhân “ngậm miệng” sẽ mang theo về bên kia thế giới nhiều bí mật, đủ để các nhân vật dính líu, kể bà Trương Mỹ Lan và quan chức lớn của chế độ tạm yên lòng.
Saigon Peninsula được thành lập vào năm 2003. Công ty này đang đầu tư một dự án trị giá $6 tỷ Mỹ kim tại Sài Gòn. Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công viên Mũi Đèn Đỏ và khu nhà ở đô thị (có tên thương mại là Saigon Peninsula).
Vị trí nằm tại phường Phú Nhuận, Quận 7, giáp với rạch Bà Bướm và sông Sài Gòn trên đường Đào Trí, khu vực này còn được gọi là khu Mũi Đèn Đỏ.
Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thuộc gia tộc họ Trương được xếp vào hàng những công ty gia đình giàu có và bí ẩn tại Việt Nam, bởi thông tin về những người chủ đều chỉ có một vài dòng ngắn gọn trên website và gần như không tiếp xúc với giới truyền thông.
Công ty do bà Trương Mỹ Lan thành lập năm 1992 với tên gọi Công Ty Vạn Thịnh Phát hoạt động ban đầu trong lãnh vực thương mại và kinh doanh nhà hàng – khách sạn. Công ty đã mở rộng hoạt động sang lãnh vực kinh doanh bất động sản với nhiều nhà hàng, khách sạn, cao ốc văn phòng và cao ốc căn hộ.
Năm 2007, Vạn Thịnh Phát tham gia thành lập công ty con là Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Vạn Thịnh Phát và Công Ty An Đông, đồng thời hợp tác với Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Times Square Việt Nam và tập đoàn Sài Gòn Peninsula để hình thành nên nhóm công ty chuyên liên kết đầu tư bất động sản.
Bà Lan và Vạn Thịnh Phát được nhiều người biết đến từ cuối năm 2011, khi Ngân Hàng TMCP Sài Gòn (SCB) thực hiện tái cơ cấu theo hình thức hợp nhất 3 ngân hàng yếu kém gồm ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và ngân hàng SCB.
Mặc dù không xuất hiện chính thức, nhưng bà Lan và Vạn Thịnh Phát được cho là nhóm cổ đông chính của cả ba ngân hàng nói trên.
Tháng 4/2016, Vạn Thịnh Phát cũng đã khởi công xây dựng dự án Saigon Peninsula trị giá $6 tỷ tại phường Phú Thuận, quận 7. Sài Gòn Peninsula là công ty có vốn điều lệ lớn nhất trong số các công ty con tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Thời gian gần đây, Vạn Thịnh Phát được nhắc tên nhiều trên báo chí với vai trò có liên quan đến hai công ty trúng đấu giá đất ở Thủ Thiêm. Tuy nhiên hai công ty này cũng “nối gót” Tân Hoàng Minh bỏ cọc sau khi trúng đấu giá đất Thủ Thiêm.
Bà Trương Mỹ Lan, 66 tuổi, sinh trưởng trong gia tộc được coi là một trong những gia tộc giàu có nhất Việt Nam. Bà là người Việt gốc Hoa, còn có tên là Trương Muội.
Trương Mỹ Lan được mệnh danh là “bà trùm” của những dự án bất động sản vĩ đại nằm tại nhiều vị trí đắc địa bậc nhất Sài Gòn. Một số dự án sở hữu vị trí “vàng” tại trung tâm tài chính quận 1 như: Times Square, VTP Office Building, khách sạn Duxton, Union Square.
Ngày 8/10, Bộ Công An khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Công Ty An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan. Công an cũng bắt tạm giam bà Trương Mỹ Lan cùng ba người khác là Trương Huệ Vân – tổng giám đốc Công Ty Windsor; Nguyễn Phương Hồng – trợ lý Tập Đoàn Vạn Thịnh Phát; và Hồ Bửu Phương – nguyên chủ tịch hội đồng quản trị Công Ty Tân Việt, nguyên phó tổng giám đốc phụ trách tài chính Tập Đoàn Vạn Thịnh Phát.
Từ ngày Vạn Thịnh Phát bi điều tra, những cán bộ cao cấp của tập đoàn đã chết đột ngột, gồm có:
- Nguyễn Tiến Thành, 49 tuổi, Chủ Tịch Chứng Khoán Tân Việt, thành viên HĐQT độc lập SCB, qua đời ngày 6/10.
- Nguyễn Phương Hồng, 38 tuổi, bị bắt cùng ngày bà Trương Mỹ Lan, chết ngày 9/10 trong lúc bị tạm giam.
- Nguyễn Ngọc Dương, 49 tuổi, giám đốc Sài Gòn Penninsula, qua đời 14/10.
Tin đồn cho biết hai nhân vật khác cũng đã chết nhưng chưa được kiểm chứng là Lưu Quốc Thắng cán bộ cao cấp VTP, trưởng ban kiểm soát ngân hàng SCB, và Diệp Bảo Châu, phó tổng giám đốc Ngân Hàng SCB.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Đương nhiên có nguyên nhân
Cá chết không nguyên nhân, nổi trắng cả hồ Tây, Hà Nội
Kim Lan
18 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ
(Ảnh: NLĐ)
Hồ Tây, điểm du lịch nổi tiếng tại Hà Nội lúc này đang làm cho nhiều người khiếp sợ vì trên mặt nước tràn ngập cá chết, nổi trắng trong suốt nhiều ngày. Theo tính toán của Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, tới nay đã vớt được hơn 800 kg cá chết trên mặt nước hồ Tây. Dân chúng trong khu vực sợ hãi về tình trạng kỳ lạ này, kéo nhau đến xem ngày một đông. UBND thành phố Hà Nội vội vã ra văn bản yêu cầu các cơ quan hữu trách phải lập tức giải quyết tình trạng cá chết, cũng như tiến hành quan trắc bảo đảm chất lượng môi trường mặt nước.
Từ ngày 28 Tháng Chín đến 6 Tháng Mười, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã liên tục cho người ra hồ vớt cá chết. Được biết cá chết đa phần là cá trôi, cá mè, cá chép… Thậm chí, có những con cá to nặng 3-5 kg/con cũng chết nổi trên mặt nước, bị gió thổi dạt vào bờ. Tình trạng cá chết hàng loạt, bốc mùi hôi thối tại hồ Tây khiến cho người dân sống gần đó vô cùng khó chịu.
Tuy vậy, cho đến ngày hôm nay chưa có kết luận nào về chuyện vì sao cá hồ Tây lại chết nhiều như vậy. Trong báo cáo tạm lý giải của Sở Xây dựng, thì chuyện cá chết tại hồ Tây có thể là do người dân thả phóng sinh nên cá chưa thích nghi được với môi trường sống mới. Bên cạnh đó, còn do nguyên nhân ảnh hưởng của thay đổi thời tiết. Đây là hiện tượng bình thường khi thời tiết thay đổi từ mưa sang nắng. Bước đầu, chưa phát hiện việc đầu độc hay ô nhiễm nguồn nước dẫn đến cá bị chết.
Thế nhưng cũng cùng lý do như vậy thì tất cả những hồ khác xung quanh Hà Nội lại không có tình trạng cá chết nói trên.
Trước đó, hồi năm 2016, tình trạng cá chết cũng diễn ra tại hồ Tây. Từ chiều ngày 1 đến ngày 2 Tháng Mười, hàng chục tấn cá nổi “lềnh phềnh” trên mặt nước. Lúc đó loại cá chết nhiều loại, chủ yếu là cá lành canh (chỉ có ở hồ Tây và sông Hồng), rô phi, chép, mè… thậm chí cá trê được coi là có khả năng thích nghi với mọi môi trường nước cũng “lăn đùng” ra chết.
Không phải hồ Tây trong xanh, tươi mát như mọi ngày, thay vào đó mùi tanh, hôi thối bốc lên nồng nặc khiến hàng trăm hộ dân xung quanh kinh hãi, tạp chí Người làm báo mô tả. “Đây tiếp tục lại là một thảm họa môi trường nữa rồi! Tôi sống ở đây gần 60 năm mà chưa bao giờ thấy hồ Tây “thê thảm” như thế này”, tạp chí Người làm báo dẫn lời ông Đại, người dân sống tại khu vực hồ Tây, bức xúc nói.
Tới năm 2018, hiện tượng cá chết tại hồ Tây lại xuất hiện trở lại. Báo chí ghi nhận từ ngày 8-10 Tháng Bảy, cá chết hàng loạt, trôi dạt trắng mặt hồ Tây tập trung nhiều ở phía đường Trích Sài, Nguyễn Đình Thi. Lúc đó, giới chức trách đã huy động hàng trăm người thu gom được hơn 20 tấn cá chết, đem xử lý ở bãi rác Nam Sơn.
Hiện nay, số lượng cá chết không rõ nguyên nhân mỗi lúc càng nhiều ở hồ Tây. Theo ghi nhận của báo chí, từ khoảng đầu Tháng Mười 2022 đến nay, tình trạng cá chết xuất hiện nhiều tại hồ Tây, nhất là khu vực phía đường Nguyễn Đình Thi, Trích Sài (quận Tây Hồ). Công ty Thoát nước Hà Nội thu gom mỗi ngày khoảng 50 đến 70 kg cá chết, chủ yếu là cá trôi, cá mè.
Cá chết không nguyên nhân, nổi trắng cả hồ Tây, Hà Nội
Kim Lan
18 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ
(Ảnh: NLĐ)
Hồ Tây, điểm du lịch nổi tiếng tại Hà Nội lúc này đang làm cho nhiều người khiếp sợ vì trên mặt nước tràn ngập cá chết, nổi trắng trong suốt nhiều ngày. Theo tính toán của Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, tới nay đã vớt được hơn 800 kg cá chết trên mặt nước hồ Tây. Dân chúng trong khu vực sợ hãi về tình trạng kỳ lạ này, kéo nhau đến xem ngày một đông. UBND thành phố Hà Nội vội vã ra văn bản yêu cầu các cơ quan hữu trách phải lập tức giải quyết tình trạng cá chết, cũng như tiến hành quan trắc bảo đảm chất lượng môi trường mặt nước.
Từ ngày 28 Tháng Chín đến 6 Tháng Mười, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã liên tục cho người ra hồ vớt cá chết. Được biết cá chết đa phần là cá trôi, cá mè, cá chép… Thậm chí, có những con cá to nặng 3-5 kg/con cũng chết nổi trên mặt nước, bị gió thổi dạt vào bờ. Tình trạng cá chết hàng loạt, bốc mùi hôi thối tại hồ Tây khiến cho người dân sống gần đó vô cùng khó chịu.
Tuy vậy, cho đến ngày hôm nay chưa có kết luận nào về chuyện vì sao cá hồ Tây lại chết nhiều như vậy. Trong báo cáo tạm lý giải của Sở Xây dựng, thì chuyện cá chết tại hồ Tây có thể là do người dân thả phóng sinh nên cá chưa thích nghi được với môi trường sống mới. Bên cạnh đó, còn do nguyên nhân ảnh hưởng của thay đổi thời tiết. Đây là hiện tượng bình thường khi thời tiết thay đổi từ mưa sang nắng. Bước đầu, chưa phát hiện việc đầu độc hay ô nhiễm nguồn nước dẫn đến cá bị chết.
Thế nhưng cũng cùng lý do như vậy thì tất cả những hồ khác xung quanh Hà Nội lại không có tình trạng cá chết nói trên.
Trước đó, hồi năm 2016, tình trạng cá chết cũng diễn ra tại hồ Tây. Từ chiều ngày 1 đến ngày 2 Tháng Mười, hàng chục tấn cá nổi “lềnh phềnh” trên mặt nước. Lúc đó loại cá chết nhiều loại, chủ yếu là cá lành canh (chỉ có ở hồ Tây và sông Hồng), rô phi, chép, mè… thậm chí cá trê được coi là có khả năng thích nghi với mọi môi trường nước cũng “lăn đùng” ra chết.
Không phải hồ Tây trong xanh, tươi mát như mọi ngày, thay vào đó mùi tanh, hôi thối bốc lên nồng nặc khiến hàng trăm hộ dân xung quanh kinh hãi, tạp chí Người làm báo mô tả. “Đây tiếp tục lại là một thảm họa môi trường nữa rồi! Tôi sống ở đây gần 60 năm mà chưa bao giờ thấy hồ Tây “thê thảm” như thế này”, tạp chí Người làm báo dẫn lời ông Đại, người dân sống tại khu vực hồ Tây, bức xúc nói.
Tới năm 2018, hiện tượng cá chết tại hồ Tây lại xuất hiện trở lại. Báo chí ghi nhận từ ngày 8-10 Tháng Bảy, cá chết hàng loạt, trôi dạt trắng mặt hồ Tây tập trung nhiều ở phía đường Trích Sài, Nguyễn Đình Thi. Lúc đó, giới chức trách đã huy động hàng trăm người thu gom được hơn 20 tấn cá chết, đem xử lý ở bãi rác Nam Sơn.
Hiện nay, số lượng cá chết không rõ nguyên nhân mỗi lúc càng nhiều ở hồ Tây. Theo ghi nhận của báo chí, từ khoảng đầu Tháng Mười 2022 đến nay, tình trạng cá chết xuất hiện nhiều tại hồ Tây, nhất là khu vực phía đường Nguyễn Đình Thi, Trích Sài (quận Tây Hồ). Công ty Thoát nước Hà Nội thu gom mỗi ngày khoảng 50 đến 70 kg cá chết, chủ yếu là cá trôi, cá mè.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Page 17 of 38 • 1 ... 10 ... 16, 17, 18 ... 27 ... 38
Similar topics
» Bi đát phận đời con gái Việt bị bán sang Trung Quốc
» Ưu tiên cho người Trung Quốc
» Việt Nam đã nhập sâu vào Trung Quốc (Phạm Trần)
» Một hòn đảo nhỏ của Canada mời gọi dân Việt Nam, Trung Quốc nhập cư
» Vaccine Trung Quốc về Việt Nam sử dụng thế nào?
» Ưu tiên cho người Trung Quốc
» Việt Nam đã nhập sâu vào Trung Quốc (Phạm Trần)
» Một hòn đảo nhỏ của Canada mời gọi dân Việt Nam, Trung Quốc nhập cư
» Vaccine Trung Quốc về Việt Nam sử dụng thế nào?
Page 17 of 38
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum