Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Page 27 of 38 • Share
Page 27 of 38 • 1 ... 15 ... 26, 27, 28 ... 32 ... 38
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Việt Nam năm Quý Mão (Nguyễn Quang Dy)
Năm Nhâm Dần đã qua, năm Quý Mão đã đến. Dù lo việc nhà hay quan tâm đến vận nước, ai cũng mong năm con mèo tốt đẹp hơn năm con hổ. Nhưng thực hư và may rủi ra sao, phải chờ đến cuối năm mới rõ, vì dự báo ngày càng khó, không thể dựa vào quả cầu pha lê hay lời sấm của các nhà tiên tri. Trong kỷ nguyên mới, thế giới biến động khó lường, các kênh truyền thông đầy tin thất thiệt, trong khi tư duy con người thay đổi quá chậm.
Cách đây đã lâu, nhà ngoại giao Lê Mai khi còn sống thường khai bút đầu năm bằng bài báo “dự cảm đầu xuân”. Đó là một cách dự báo nhẹ nhàng nhưng sâu sắc về các dấu hiệu khủng hoảng lúc đó đang tụ lại như đám mây đen ở cuối chân trời. Nếu muốn biết năm mới thế nào, người ta thường nhìn lại năm cũ và đặt vận nước vào bức tranh rộng lớn hơn của khu vực, vì thế giới toàn cầu hóa ngày càng phụ thuộc lẫn nhau như “ngôi làng toàn cầu”.
Về chống dịch và tham nhũng
Việt Nam đã may mắn vượt qua hai năm đại dịch mà không bị sa vào cái bẫy “zero covid” cực đoan như Trung Quốc. Một là Việt Nam đã mau chóng nhận ra nguy cơ và kịp thời điều chỉnh chính sách chống dịch. Hai là Việt Nam đã mở rộng hợp tác quốc tế và nhập vaccine về đúng lúc. Ba là Việt Nam đã nhanh chóng triển khai tiêm chủng kịp thời để đạt được miễn dịch cộng đồng, và may mắn có được sự đồng thuận của người dân.
Nhưng bên cạnh bức tranh sáng sủa đó, còn có những mảng tối tiêu cực như các vụ “Việt Á” và “chuyến bay giải cứu”. Đó là hai vụ án điển hình về các nhóm lợi ích đã “ăn của dân không từ một cái gì” (lời bà Nguyễn Thị Doan). Họ đã lợi dụng chống dịch để trục lợi bằng cách thao túng chính sách và lũng đoạn nhà nước. Một số cán bộ tuy có năng lực chuyên môn tốt, nhưng cũng bị dính vào vòng tham nhũng như “cái bẫy hệ thống”.
Hai vụ đại án “Việt Á” và “chuyến bay giải cứu” là tham nhũng có hệ thống, làm nhiều quan chức các cấp ở nhiều ngành phải “vào lò”, đến nay vẫn chưa kết thúc. Nhưng vụ án AIC còn nhạy cảm và nguy hiểm hơn vì liên quan đến lãnh đạo cấp cao, kể cả “tứ trụ”. Nói cách khác, vụ AIC có nhiều ẩn số khó lường mà kết cục còn phụ thuộc vào lời khai của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn và quyết định cuối cùng của TBT Nguyễn Phú Trọng.
Y tế và giáo dục là hai ngành rất quan trọng. Sau y tế, chắc giáo dục sẽ phải “lên thớt” vì nhóm lợi ích trong ngành giáo dục đã lũng đoạn quá lâu, bất chấp dư luận. Họ đã lũng đoạn và trục lợi không chỉ có sách giáo khoa mà còn nhiều dự án hàng ngàn tỉ đồng “để cải cách giáo dục”. Nếu tham nhũng trong ngành y tế có thể làm nhiều người mất mạng (đột tử) thì tham nhũng trong ngành giáo dục có thể làm thui chột hàng thế hệ (đẳng tử).
Muốn chống tham nhũng nay đã trở thành hệ thống nhằm thao túng chính sách và lũng đoạn nhà nước thì việc “đốt lò” phải triệt để, không chỉ “không có vùng cấm và ngoại lệ” mà còn phải cải tổ thể chế để diệt trừ tận gốc nguyên nhân tham nhũng. Tuy tham nhũng đã trở thành “quốc nạn” và chống tham nhũng được lòng dân, như “chống giặc nội xâm” nhưng chống tham nhũng cũng được hiểu là đấu tranh quyền lực để thanh trừng nội bộ.
Chiến dịch đốt lò triệt để cũng có thể đem lại những hệ lụy về kinh tế. Một là các quan chức lo ngại không dám làm gì, nên kinh doanh có thể bị đình trệ. Hai là các doanh nghiệp lo ngại gặp phải rủi ro với quá trình điều tra đang diễn ra nên họ cũng không dám làm gì. Ba là các doanh nghiệp sẽ phải cảnh giác hơn trước xu hướng tăng cường kiểm soát chặt chẽ và thanh trừng nội bộ, gây tâm trạng nặng nề trong cộng đồng doanh nghiệp.
Tuy Việt Nam đã vượt qua hai năm đại dịch Covid-19, nhưng nguy cơ vẫn còn vì sống bên cạnh Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đang ở vào “giai đoạn ba” của chu kỳ bùng phát dịch như cách đây ba năm. Theo các chuyên gia y tế thì giai đoạn ba là nguy hiểm nhất, vì hàng chục triệu người Trung Quốc đã đổ về quê vào dịp Tết, nay đang trở lại thành phố. Dòng người khổng lồ di chuyển có thể làm cho dịch lan nhanh như “sóng thần”.
Nếu trước đây các thành phố lớn ở Trung Quốc là tâm điểm của dịch thì nay nông thôn rộng lớn trở thành tâm điểm của dịch. Hệ thống y tế cộng đồng ở nông thôn kém xa thành phố, nhưng dân số quá đông. Theo Bloomberg (15/01/2022) số ca tử vong được báo cáo là “phần nổi của tảng băng chìm”. Theo Đại học Bắc Kinh, tính đến giữa tháng 1/2023, khoảng 64% dân số Trung Quốc đã bị lây nhiễm, và tỷ lệ tử vong trung bình là 0,1%.
Tỷ lệ lây nhiễm cao vì dân Trung Quốc chưa được miễn dịch. Khoảng 90 % dân số Trung Quốc đã được trích 2 liều vaccine, nhưng hai loại vaccine được sử dụng là CoronaVac và Sinopharm, sản xuất tại Trung Quốc, có thể kém hiệu quả. Theo Christian Bréchot (Global Virus Network) khi có 250 triệu người nhiễm bệnh đồng loạt thì sẽ giống như một thử nghiệm để tạo ra các loại biến thể mới nguy hiểm hơn, có nguy cơ lây lan nhanh hơn.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng không nắm được thông tin cập nhật về thực trạng dịch bệnh đang diễn ra tại Trung Quốc như thế nào, do chính quyền bưng bít thông tin và quy mô Trung Quốc quá lớn. Sau đại hội đảng lần thứ 20, làn sóng biểu tình chống chính sách “zero covid” như “tức nước vỡ bò” là một bất ngờ đối với ông Tập Cận Bình, làm chính quyền Bắc Kinh phải điều chỉnh chính sách “zero-covid” và nới lỏng phong tỏa.
Vì Trung Quốc mở cửa biên giới từ ngày 8/1/2023 nên Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Pháp và Tây Ban Nha đã triển khai ngay các biện pháp đối phó với nguy cơ dịch bùng phát do hành khách đến từ Trung Quốc. Nhưng các nước láng giềng như Việt Nam có nguy cơ cao hơn. Riêng ngày 8/1 tại cửa khẩu Móng Cái có hơn 3.000 người Trung Quốc nhập cảnh. Ngành y tế Việt Nam với thực trạng hiện nay khó có thể đối phó nếu dịch lại lại bùng phát.
Về chính trị
Gần đây, mỗi khi thấy có các điềm xấu hay sự kiện bất thường như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, người ta hay viện dẫn các nhà tiên tri như Nostradamus và Vanga để lý giải và phỏng đoán. Tại Việt Nam, người ta thường nói đến những lời sấm của Trạng Trình (Nguyễn Bỉnh Khiêm), như Mười phần chết bảy còn ba. Chết hai còn một mới ra thái bình hay Bỉnh chúc vô minh Quang tự diệt. Trọng Ngân bạc Phúc sản tất vong.
Trong khi nhiều người tin vào các lời sấm truyền, thì nhiều người khác lại coi đó là một cách thư giãn để giải tỏa tâm trạng bức xúc của họ trước nghịch cảnh. Dù có muốn cũng khó cấm được người dân lưu truyền những lời sấm và không thể quy kết Trạng Trình (Nguyễn Bỉnh Khiêm) là “thế lực phản động”. Nói cách khác, đó là văn hóa dân gian đã tồn tại hàng trăm năm, qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nên có sức sống dai dẳng.
Theo thông tin chưa chính thức, không chỉ Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có đơn xin nghỉ (đã được chấp thuận trước Tết), mà Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng có đơn xin nghỉ (đang chờ xem xét sau Tết), vì còn phụ thuộc vào kết cục của vụ AIC. Sau khi hai phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam trở thành củi gộc “vào lò”, thì Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng đã “nhận thẻ đỏ rời khỏi sân”. Đó là điều xưa nay hiếm.
Cộng đồng quốc tế và giới đầu tư nước ngoài nói chung bị bất ngờ và lo ngại. Họ cho rằng Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc bị mất chức “có thể mở đầu một giai đoạn bất ổn về chính trị”. Nhiều người đã đặt câu hỏi liệu đây có phải là chiến dịch chống tham nhũng thực sự hay chỉ là tranh giành quyền lực “kiểu Tập Cận Bình”. (Vietnam’s President Phuc dismissed amid Trong’s anti-graft drive, Tomoya Onishi, Nikkei Asia, January 18, 2023).
Đã có hai Phó thủ tướng mới là ông Trần Lưu Quang và Trần Hồng Hà (chứ không phải Lê Hoài Trung và Lê Minh Hưng như đồn đoán) thay ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam. Vì vậy, chắc không khó tìm người thay ông Nguyễn Xuân Phúc và Phạm Minh Chính. Dù đó là ông Tô Lâm hay ông Phan Văn Giang thì với cơ chế “tập trung dân chủ” và “lãnh đạo tập thể”, vai trò cá nhân không quá quan trọng như với mô hình Trung Quốc.
Một khi chỉ còn lại “trụ thứ tư” là ông Vương Đình Huệ để thay thế ông Nguyễn Phú Trọng thì bài toán có thể dễ giải hơn sau bài học kinh nghiệm về ông Trần Quốc Vượng không được Ban chấp hành Trung ương chấp thuận. Nhưng với vụ án AIC, chưa biết ông Huệ có an toàn không. Nếu vẫn chưa có người thay thế, chắc ông Trọng vẫn phải làm Tổng Bí Thư, và có thể một lần nữa phải kiêm nhiệm Chủ tịch nước như trước đây (déjà vu).
Theo Lê Hồng Hiệp (ISEAS, Singapore), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phải nghỉ vì liên quan đến vụ Việt Á, còn Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp rắc rối vì liên quan đến vụ AIC. Chỉ có Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ được lợi vì trở thành ứng viên duy nhất có thể thay thế TBT Nguyễn Phú Trọng vào năm 2026. (Red Card for the President Vietnams Biggest Political Drama in Decades, Le Hong Hiep, Fulcrum, January 17, 2023).
Lê Hồng Hiệp cho rằng những thay đổi về nhân sự chỉ liên quan đến chính trị trong nước, chứ không liên quan đến chính sách đối ngoại. Việc thanh trừng lãnh đạo cũ tham nhũng có thể mở đường cho lãnh đạo mới lên thay trong sạch hơn và có năng lực hơn, giúp Đảng chống tham nhũng và điều hành tốt hơn. Nếu thay đổi lãnh đạo không làm thay đổi chính sách thì không ảnh hưởng mấy đến kinh tế, vì GDP của Việt Nam vẫn tăng 8,02%.
Theo Alexander Vuving (APCSS, Honolulu), “Có nhiều khả năng là ông Trọng sẽ tiếp tục nắm quyền cho đến khi tình trạng sức khỏe không cho phép. Mặc dù ông có thể đã tạo ra nhiều kẻ thù, nhưng không có lãnh đạo nào khác được sự ủng hộ của đa số ủy viên TƯ. Với tình hình đó, ông Trọng vẫn là sự lựa chọn mặc định” (Vietnam’s Trong consolidates power with dismissals of deputy PMs, Tomoya Onishi, Nikkei Asia, January 7, 2023).
Theo Carl Thayer (New South Wales University), ông Trọng đã không đưa được người của mình là ông Trần Quốc Vượng lên thay tại Đại hội 13 (năm 2021). Sau khi tiếp tục làm Tổng Bí thư thêm nhiệm kỳ thứ ba (chưa có tiền lệ), ông Trọng đã lặng lẽ vận động Bộ Chính Trị, Ban Bí thư và các quan chức cấp cao khác về người kế nhiệm. Trong khi chờ đợi, ông tiếp tục chiến dịch “đốt lò” vì tham nhũng đe dọa tính chính danh của đảng.
Tuy có nhiều ý kiến khác nhau về ông Nguyễn Phú Trọng, nhưng không thể phủ nhận được một thực tế là ông chơi cờ rất giỏi, không hề “lú lẫn”. Tuy sức khỏe kém và nguồn lực mỏng, nhưng ông ấy đã lần lượt hạ đo ván các đối thủ nặng ký mà vẫn làm chủ bàn cờ. Theo Charles-Maurice de Talleyrand (nhà ngọại giao Pháp, 1754-1838), người ta phân biệt chính khách không phải bằng việc họ đã làm gì, mà bằng hệ quả của việc họ đã làm.
Về kinh tế
Năm Quý Mão đã thay thế năm Nhâm Dần và con hổ đã biến thành con mèo. Dù là hổ hay là mèo, thì kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng cao so với khu vực. Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), tăng trưởng GDP của Việt Nam là 8,02 (năm 2022), nhưng sẽ giảm còn 6,3% (năm 2023). Sang năm 2023, thế giới cũng như Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới do những biến động khó lường trong nước và trên thế giới.
Hầu hết các tổ chức quốc tế đều nhận định kinh tế toàn cầu năm 2023 sẽ khó khăn hơn năm 2022. Quỹ Tiền tệ Quốc Tế (IMF) đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới từ 2,9% xuống còn 2,7% (năm 2023). Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới từ 2,8% xuống còn 2,2% (năm 2023). Fitch Ratings cũng đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ 1,7% xuống còn 1,4%.
Việt Nam có bốn điểm yếu về an ninh kinh tế. Một là tăng trưởng phụ thuộc quá nhiều vào xuất nhập khẩu, dễ bị ảnh hưởng tiêu cực khi kinh tế toàn cầu suy giảm. Hai là xuất khẩu phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Mỹ (chiếm 30% kim ngạch) và không cân đối (Mỹ nhập siêu 100 tỉ USD). Ba là nhập khẩu phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc (110 tỉ USD). Bốn là xuất nhập khẩu Việt Nam phụ thuộc 90% vào đội tàu biển nước ngoài.
Theo thông báo của Tổng cục Thống kê, GDP của Việt Nam đã tăng 8,02% (2022), và sẽ tăng 6,5% (2023). Theo các tổ chức quốc tế, năm 2023 sẽ có nhiều khó khăn, thách thức hơn, nên tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ thấp hơn năm trước. IMF dự báo tăng 6,2%; WB dự báo tăng 6,7%; ADB dự báo tăng 6,3%. Tuy điều chỉnh mức tăng trưởng thấp hơn, nhưng họ lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam tăng nhanh nhất khu vực.
Trong năm 2022, Việt Nam về cơ bản đã thoát khỏi đại dịch Covid-19, nên một số lĩnh vực kinh tế đã phục hồi đáng kể. Trong khi các hoạt động sản xuất, giao thông vận tải và xuất nhập khẩu đã phục hồi mạnh sau hai năm bị phong tỏa, hàng triệu người đã đổ xô đi du lịch để “trả thù”. Nhưng sang năm 2023, các lợi thế nhất thời đó không còn nữa, trong khi các hệ lụy nặng nề và lâu dài của đại dịch đối với kinh tế và xã hội tiếp tục bộc lộ.
Theo Nishad Majmudar (Moody’s Investors Service), Viêt Nam sẵn sàng thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đang rời bỏ thị trường Trung Quốc vì chính sách “zero-Covid” và sự thất vọng của giới đầu tư công nghệ. Nhưng vấn đề là liệu đấu tranh quyền lực trong nội bộ Viêt Nam có coi nhẹ mục tiêu phát triển kinh tế không. Muốn tận dụng cơ hội, Việt Nam phải khôn khéo và có khả năng đáp ứng đòi hỏi của các nhà đầu tư.
Theo giới quan sát, thị trường chứng khoán Việt Nam (VN Index) đã lao dốc năm 2022. Tâm lý các nhà đầu tư Việt Nam không ổn định, thường nhảy từ cực nọ sang cực kia, từ quá lạc quan (hyper-bullish) sang quá bi quan và hoảng loạn (super-panicky). Tần suất và cường độ thay đổi theo các chu kỳ bùng phát và suy sụp (boom-bust cycles) cản trở Việt Nam tăng trưởng bình quân đầu người (per capita income) hiện nay là 3,700 USD.
Theo nguồn “Chinhphu.vn”, Quốc hội Việt Nam đã họp (10/11/2022) để thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2023, và “chốt” mức tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 là khoảng 6,5%; mức tăng trưởng bình quân đầu người của Việt Nam là khoảng 4,400 USD; và chỉ số giá tiêu dùng bình quân (CPI) của Việt Nam sẽ tăng khoảng 4,5% (năm 2023), do năng suất lao động của Việt Nam còn khá thấp.
Về Biển Đông
Theo Gregory Poling (Director AMTI, CSIS), tình hình Biển Đông vẫn bất ổn, nhưng lần đầu tiên trong một thập kỷ, Trung Quốc không kiểm soát thêm được gì, trong khi các nước Đông Nam Á vẫn giữ vững trận địa. Sự kiện gây ồn ào nguy hiểm là tranh chấp tại Second Thomas Shoal (4-6/2022) khi tàu dân quân Trung Quốc triển khai tại đây, làm cho Mỹ và Philippines phải tăng cường hợp tác. Mỹ đã tuyên bố viện trợ cho Manila 100 triệu USD (10/2022), và phó Tổng thống Kamala Harris đã đến thăm Manila (11/2022).
Tuy Việt Nam giữ im lặng với Trung Quốc, nhưng điều đó không có nghĩa là quan hệ bớt căng thẳng. Vì lo ngại về Trung Quốc, Việt Nam đã tăng cường xây dựng các tiền đồn ở Trường Sa. Vào cuối năm 2022, “Việt Nam đã nạo vét và bồi đắp bốn đảo (Namyit Island, Pearson Reef, Sand Cay, and Tennent Reef – khoảng 420 acres). Hiện nay, Namyit và Pearson là hai tiền đồn lớn nhất của Việt Nam tại Trường Sa”. (Southeast Asia stands firm against China in the South China Sea, Gregory Poling, Asia Times, January 23, 2023).
Việt Nam đã xây dựng thêm các hải cảng lớn tại các đảo này, có nghĩa là Việt Nam có kế hoạch triển khai thêm lực lượng hải quân và cảnh sát biển tại đây. Hà Nội tỏ ý không muốn quan hệ chặt chẽ hơn với Washington, vì vậy tháng 7/2022, Việt Nam đã hoãn chuyến thăm của tàu sân bay Ronald Reagan. Theo Carl Thayer, Việt Nam lo ngại chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch hạ Viện Nancy Pelosi sẽ làm quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng.
Khi TBT Nguyễn Phú Trọng đến thăm Bắc Kinh (30/10/2022), dư luận cho rằng đó là dấu hiệu quan hệ Viêt-Trung nồng ấm hơn. Tuy Hà Nội vẫn giữ khoảng cách với Washington, nhưng quan hệ hợp tác quốc phòng song phương tiếp tục tăng cường. Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ely Ratner đã đến thăm Hà Nội (9/2022) để đối thoại về quốc phòng. Hà Nội đã mời các công ty Mỹ dự Hội chợ Quốc phòng Quốc tế đầu tiên (12/2022).
Có thể nói Đài Loan và Biển Đông là hai “thùng thuốc súng” ở vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nơi Trung Quốc và Mỹ tranh chấp lợi ích chiến lược. Sau chiến tranh Ukraine, Chiến lược An ninh Quốc gia của Mỹ vẫn đánh giá Trung Quốc là thách thức lớn nhất. Những gì diễn ra tại Ukraine buộc Trung Quốc phải điều chỉnh ý đồ thâu tóm Đài Loan và Biển Đông. Nhưng về lâu dài, chỉ có Mỹ mới đủ sức đối trọng với Trung Quốc.
Đồng thời, Trung Quốc đã từng bước “Biển Đông hóa” tiểu vùng sông Mekong, để cạnh tranh chiến lược với Mỹ và Đồng Minh tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Gần đây, những dự án lớn có ý nghĩa chiến lược tại Lào và Campuchia (như sân bay Dara Sakor và quân cảng Ream gần Sihanoukville) làm cho Mỹ và đồng minh ngày càng lo ngại. Với chiến thuật “tằm ăn dâu”, Trung Quốc đã lấn sân và giành lợi thế tại “các vùng xám”.
Đến nay, Việt Nam vẫn lo ngại về cán cân quyền lực tại Biển Đông và mong muốn hợp tác thực chất với Mỹ để làm giảm thiểu sự mất cân bằng đó. Nhưng Hà Nội vẫn chưa thấy việc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược với Washington là cấp thiết. Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường xây dựng các căn cứ tại Trường Sa và hợp tác quân sự có giới hạn với Mỹ. Nếu không có biến động bất ngờ nào, quan hệ Việt-Mỹ năm 2023 cũng sẽ như 2022.
Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, “Việt Nam không chọn bên nhưng phải dám chơi và chơi được với tất cả các bên”. Nói cách khác, Việt Nam quan hệ với các nước lớn trong Hội đồng Bảo an LHQ thế nào thì cũng phải quan hệ với Mỹ như vậy. Ngược lại, Mỹ quan hệ với ASEAN thế nào thì cũng phải quan hệ với Việt Nam như vậy. Nếu không như vậy thì không phải là quan hệ cân bằng. Đây là yếu tố để đảm bảo hòa bình và ổn định.
Thay lời kết
Người ta nói, “chính sách đối ngoại là sự nối tiếp của chính sách đối nội”. Chính sách đối ngoại của Việt Nam chịu sự chi phối của cả hai yếu tố có tính cấu trúc là chính trị nội bộ và chính trị quốc tế. Trong kỷ nguyên mới, thế giới biến đổi khó lường nên biến số quan trọng hơn hằng số. Nói cách khác, “ứng vạn biến” quan trọng hơn “dĩ bất biến”. Nhưng muốn “ứng vạn biến” (ứng xử một cách linh hoạt) thì Việt Nam phải đổi mới thể chế.
30/01/2023
Nguyễn Quang Dy
Nguồn: https://boxitvn.blogspot.com/2023/01/viet-nam-nam-quy-mao.html
Tham khảo:
Vietnam’s Trong consolidates power with dismissals of deputy PMs, Tomoya Onishi, Nikkei Asia, January 7, 2023
Red Card for the President: Vietnam’s Biggest Political Drama in Decades, Le Hong Hiep, Fulcrum, January 17, 2023
Vietnam’s President Phuc reportedly ousted by party rivals, David Hutt, Die Welt, January 17, 2023
Vietnam’s President Phuc dismissed amid Trong’s anti-graft drive, Tomoya Onishi, Nikkei Asia, January 18, 2023
What Are the Fundamental Factors Behind Leadership Change in Vietnam? Thayer consultancy, Background Brief, January 18, 2023
Impact of Changes on Vietnam’s Politburo and Foreign Policy, Thayer consultancy, Background Brief, January 19, 2023
Southeast Asia stands firm against China in the South China Sea, Gregory Poling, Asia Times, January 23, 2023
Why Vietnam’s Political Shake-Up Will Not Affect Its Foreign Policy, Khang Vu, Diplomat, January 25, 2023
Vietnam: The Purge, John McCarthy, Asialink, 27 January 2023
ĐS Phạm Quang Vinh: Không chọn bên, nhưng phải dám chơi và chơi được với tất cả các bên, Nghiên cứu Quốc tế, 22/1/2023
Năm Nhâm Dần đã qua, năm Quý Mão đã đến. Dù lo việc nhà hay quan tâm đến vận nước, ai cũng mong năm con mèo tốt đẹp hơn năm con hổ. Nhưng thực hư và may rủi ra sao, phải chờ đến cuối năm mới rõ, vì dự báo ngày càng khó, không thể dựa vào quả cầu pha lê hay lời sấm của các nhà tiên tri. Trong kỷ nguyên mới, thế giới biến động khó lường, các kênh truyền thông đầy tin thất thiệt, trong khi tư duy con người thay đổi quá chậm.
Cách đây đã lâu, nhà ngoại giao Lê Mai khi còn sống thường khai bút đầu năm bằng bài báo “dự cảm đầu xuân”. Đó là một cách dự báo nhẹ nhàng nhưng sâu sắc về các dấu hiệu khủng hoảng lúc đó đang tụ lại như đám mây đen ở cuối chân trời. Nếu muốn biết năm mới thế nào, người ta thường nhìn lại năm cũ và đặt vận nước vào bức tranh rộng lớn hơn của khu vực, vì thế giới toàn cầu hóa ngày càng phụ thuộc lẫn nhau như “ngôi làng toàn cầu”.
Về chống dịch và tham nhũng
Việt Nam đã may mắn vượt qua hai năm đại dịch mà không bị sa vào cái bẫy “zero covid” cực đoan như Trung Quốc. Một là Việt Nam đã mau chóng nhận ra nguy cơ và kịp thời điều chỉnh chính sách chống dịch. Hai là Việt Nam đã mở rộng hợp tác quốc tế và nhập vaccine về đúng lúc. Ba là Việt Nam đã nhanh chóng triển khai tiêm chủng kịp thời để đạt được miễn dịch cộng đồng, và may mắn có được sự đồng thuận của người dân.
Nhưng bên cạnh bức tranh sáng sủa đó, còn có những mảng tối tiêu cực như các vụ “Việt Á” và “chuyến bay giải cứu”. Đó là hai vụ án điển hình về các nhóm lợi ích đã “ăn của dân không từ một cái gì” (lời bà Nguyễn Thị Doan). Họ đã lợi dụng chống dịch để trục lợi bằng cách thao túng chính sách và lũng đoạn nhà nước. Một số cán bộ tuy có năng lực chuyên môn tốt, nhưng cũng bị dính vào vòng tham nhũng như “cái bẫy hệ thống”.
Hai vụ đại án “Việt Á” và “chuyến bay giải cứu” là tham nhũng có hệ thống, làm nhiều quan chức các cấp ở nhiều ngành phải “vào lò”, đến nay vẫn chưa kết thúc. Nhưng vụ án AIC còn nhạy cảm và nguy hiểm hơn vì liên quan đến lãnh đạo cấp cao, kể cả “tứ trụ”. Nói cách khác, vụ AIC có nhiều ẩn số khó lường mà kết cục còn phụ thuộc vào lời khai của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn và quyết định cuối cùng của TBT Nguyễn Phú Trọng.
Y tế và giáo dục là hai ngành rất quan trọng. Sau y tế, chắc giáo dục sẽ phải “lên thớt” vì nhóm lợi ích trong ngành giáo dục đã lũng đoạn quá lâu, bất chấp dư luận. Họ đã lũng đoạn và trục lợi không chỉ có sách giáo khoa mà còn nhiều dự án hàng ngàn tỉ đồng “để cải cách giáo dục”. Nếu tham nhũng trong ngành y tế có thể làm nhiều người mất mạng (đột tử) thì tham nhũng trong ngành giáo dục có thể làm thui chột hàng thế hệ (đẳng tử).
Muốn chống tham nhũng nay đã trở thành hệ thống nhằm thao túng chính sách và lũng đoạn nhà nước thì việc “đốt lò” phải triệt để, không chỉ “không có vùng cấm và ngoại lệ” mà còn phải cải tổ thể chế để diệt trừ tận gốc nguyên nhân tham nhũng. Tuy tham nhũng đã trở thành “quốc nạn” và chống tham nhũng được lòng dân, như “chống giặc nội xâm” nhưng chống tham nhũng cũng được hiểu là đấu tranh quyền lực để thanh trừng nội bộ.
Chiến dịch đốt lò triệt để cũng có thể đem lại những hệ lụy về kinh tế. Một là các quan chức lo ngại không dám làm gì, nên kinh doanh có thể bị đình trệ. Hai là các doanh nghiệp lo ngại gặp phải rủi ro với quá trình điều tra đang diễn ra nên họ cũng không dám làm gì. Ba là các doanh nghiệp sẽ phải cảnh giác hơn trước xu hướng tăng cường kiểm soát chặt chẽ và thanh trừng nội bộ, gây tâm trạng nặng nề trong cộng đồng doanh nghiệp.
Tuy Việt Nam đã vượt qua hai năm đại dịch Covid-19, nhưng nguy cơ vẫn còn vì sống bên cạnh Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đang ở vào “giai đoạn ba” của chu kỳ bùng phát dịch như cách đây ba năm. Theo các chuyên gia y tế thì giai đoạn ba là nguy hiểm nhất, vì hàng chục triệu người Trung Quốc đã đổ về quê vào dịp Tết, nay đang trở lại thành phố. Dòng người khổng lồ di chuyển có thể làm cho dịch lan nhanh như “sóng thần”.
Nếu trước đây các thành phố lớn ở Trung Quốc là tâm điểm của dịch thì nay nông thôn rộng lớn trở thành tâm điểm của dịch. Hệ thống y tế cộng đồng ở nông thôn kém xa thành phố, nhưng dân số quá đông. Theo Bloomberg (15/01/2022) số ca tử vong được báo cáo là “phần nổi của tảng băng chìm”. Theo Đại học Bắc Kinh, tính đến giữa tháng 1/2023, khoảng 64% dân số Trung Quốc đã bị lây nhiễm, và tỷ lệ tử vong trung bình là 0,1%.
Tỷ lệ lây nhiễm cao vì dân Trung Quốc chưa được miễn dịch. Khoảng 90 % dân số Trung Quốc đã được trích 2 liều vaccine, nhưng hai loại vaccine được sử dụng là CoronaVac và Sinopharm, sản xuất tại Trung Quốc, có thể kém hiệu quả. Theo Christian Bréchot (Global Virus Network) khi có 250 triệu người nhiễm bệnh đồng loạt thì sẽ giống như một thử nghiệm để tạo ra các loại biến thể mới nguy hiểm hơn, có nguy cơ lây lan nhanh hơn.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng không nắm được thông tin cập nhật về thực trạng dịch bệnh đang diễn ra tại Trung Quốc như thế nào, do chính quyền bưng bít thông tin và quy mô Trung Quốc quá lớn. Sau đại hội đảng lần thứ 20, làn sóng biểu tình chống chính sách “zero covid” như “tức nước vỡ bò” là một bất ngờ đối với ông Tập Cận Bình, làm chính quyền Bắc Kinh phải điều chỉnh chính sách “zero-covid” và nới lỏng phong tỏa.
Vì Trung Quốc mở cửa biên giới từ ngày 8/1/2023 nên Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Pháp và Tây Ban Nha đã triển khai ngay các biện pháp đối phó với nguy cơ dịch bùng phát do hành khách đến từ Trung Quốc. Nhưng các nước láng giềng như Việt Nam có nguy cơ cao hơn. Riêng ngày 8/1 tại cửa khẩu Móng Cái có hơn 3.000 người Trung Quốc nhập cảnh. Ngành y tế Việt Nam với thực trạng hiện nay khó có thể đối phó nếu dịch lại lại bùng phát.
Về chính trị
Gần đây, mỗi khi thấy có các điềm xấu hay sự kiện bất thường như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, người ta hay viện dẫn các nhà tiên tri như Nostradamus và Vanga để lý giải và phỏng đoán. Tại Việt Nam, người ta thường nói đến những lời sấm của Trạng Trình (Nguyễn Bỉnh Khiêm), như Mười phần chết bảy còn ba. Chết hai còn một mới ra thái bình hay Bỉnh chúc vô minh Quang tự diệt. Trọng Ngân bạc Phúc sản tất vong.
Trong khi nhiều người tin vào các lời sấm truyền, thì nhiều người khác lại coi đó là một cách thư giãn để giải tỏa tâm trạng bức xúc của họ trước nghịch cảnh. Dù có muốn cũng khó cấm được người dân lưu truyền những lời sấm và không thể quy kết Trạng Trình (Nguyễn Bỉnh Khiêm) là “thế lực phản động”. Nói cách khác, đó là văn hóa dân gian đã tồn tại hàng trăm năm, qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nên có sức sống dai dẳng.
Theo thông tin chưa chính thức, không chỉ Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có đơn xin nghỉ (đã được chấp thuận trước Tết), mà Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng có đơn xin nghỉ (đang chờ xem xét sau Tết), vì còn phụ thuộc vào kết cục của vụ AIC. Sau khi hai phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam trở thành củi gộc “vào lò”, thì Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng đã “nhận thẻ đỏ rời khỏi sân”. Đó là điều xưa nay hiếm.
Cộng đồng quốc tế và giới đầu tư nước ngoài nói chung bị bất ngờ và lo ngại. Họ cho rằng Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc bị mất chức “có thể mở đầu một giai đoạn bất ổn về chính trị”. Nhiều người đã đặt câu hỏi liệu đây có phải là chiến dịch chống tham nhũng thực sự hay chỉ là tranh giành quyền lực “kiểu Tập Cận Bình”. (Vietnam’s President Phuc dismissed amid Trong’s anti-graft drive, Tomoya Onishi, Nikkei Asia, January 18, 2023).
Đã có hai Phó thủ tướng mới là ông Trần Lưu Quang và Trần Hồng Hà (chứ không phải Lê Hoài Trung và Lê Minh Hưng như đồn đoán) thay ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam. Vì vậy, chắc không khó tìm người thay ông Nguyễn Xuân Phúc và Phạm Minh Chính. Dù đó là ông Tô Lâm hay ông Phan Văn Giang thì với cơ chế “tập trung dân chủ” và “lãnh đạo tập thể”, vai trò cá nhân không quá quan trọng như với mô hình Trung Quốc.
Một khi chỉ còn lại “trụ thứ tư” là ông Vương Đình Huệ để thay thế ông Nguyễn Phú Trọng thì bài toán có thể dễ giải hơn sau bài học kinh nghiệm về ông Trần Quốc Vượng không được Ban chấp hành Trung ương chấp thuận. Nhưng với vụ án AIC, chưa biết ông Huệ có an toàn không. Nếu vẫn chưa có người thay thế, chắc ông Trọng vẫn phải làm Tổng Bí Thư, và có thể một lần nữa phải kiêm nhiệm Chủ tịch nước như trước đây (déjà vu).
Theo Lê Hồng Hiệp (ISEAS, Singapore), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phải nghỉ vì liên quan đến vụ Việt Á, còn Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp rắc rối vì liên quan đến vụ AIC. Chỉ có Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ được lợi vì trở thành ứng viên duy nhất có thể thay thế TBT Nguyễn Phú Trọng vào năm 2026. (Red Card for the President Vietnams Biggest Political Drama in Decades, Le Hong Hiep, Fulcrum, January 17, 2023).
Lê Hồng Hiệp cho rằng những thay đổi về nhân sự chỉ liên quan đến chính trị trong nước, chứ không liên quan đến chính sách đối ngoại. Việc thanh trừng lãnh đạo cũ tham nhũng có thể mở đường cho lãnh đạo mới lên thay trong sạch hơn và có năng lực hơn, giúp Đảng chống tham nhũng và điều hành tốt hơn. Nếu thay đổi lãnh đạo không làm thay đổi chính sách thì không ảnh hưởng mấy đến kinh tế, vì GDP của Việt Nam vẫn tăng 8,02%.
Theo Alexander Vuving (APCSS, Honolulu), “Có nhiều khả năng là ông Trọng sẽ tiếp tục nắm quyền cho đến khi tình trạng sức khỏe không cho phép. Mặc dù ông có thể đã tạo ra nhiều kẻ thù, nhưng không có lãnh đạo nào khác được sự ủng hộ của đa số ủy viên TƯ. Với tình hình đó, ông Trọng vẫn là sự lựa chọn mặc định” (Vietnam’s Trong consolidates power with dismissals of deputy PMs, Tomoya Onishi, Nikkei Asia, January 7, 2023).
Theo Carl Thayer (New South Wales University), ông Trọng đã không đưa được người của mình là ông Trần Quốc Vượng lên thay tại Đại hội 13 (năm 2021). Sau khi tiếp tục làm Tổng Bí thư thêm nhiệm kỳ thứ ba (chưa có tiền lệ), ông Trọng đã lặng lẽ vận động Bộ Chính Trị, Ban Bí thư và các quan chức cấp cao khác về người kế nhiệm. Trong khi chờ đợi, ông tiếp tục chiến dịch “đốt lò” vì tham nhũng đe dọa tính chính danh của đảng.
Tuy có nhiều ý kiến khác nhau về ông Nguyễn Phú Trọng, nhưng không thể phủ nhận được một thực tế là ông chơi cờ rất giỏi, không hề “lú lẫn”. Tuy sức khỏe kém và nguồn lực mỏng, nhưng ông ấy đã lần lượt hạ đo ván các đối thủ nặng ký mà vẫn làm chủ bàn cờ. Theo Charles-Maurice de Talleyrand (nhà ngọại giao Pháp, 1754-1838), người ta phân biệt chính khách không phải bằng việc họ đã làm gì, mà bằng hệ quả của việc họ đã làm.
Về kinh tế
Năm Quý Mão đã thay thế năm Nhâm Dần và con hổ đã biến thành con mèo. Dù là hổ hay là mèo, thì kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng cao so với khu vực. Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), tăng trưởng GDP của Việt Nam là 8,02 (năm 2022), nhưng sẽ giảm còn 6,3% (năm 2023). Sang năm 2023, thế giới cũng như Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới do những biến động khó lường trong nước và trên thế giới.
Hầu hết các tổ chức quốc tế đều nhận định kinh tế toàn cầu năm 2023 sẽ khó khăn hơn năm 2022. Quỹ Tiền tệ Quốc Tế (IMF) đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới từ 2,9% xuống còn 2,7% (năm 2023). Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới từ 2,8% xuống còn 2,2% (năm 2023). Fitch Ratings cũng đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ 1,7% xuống còn 1,4%.
Việt Nam có bốn điểm yếu về an ninh kinh tế. Một là tăng trưởng phụ thuộc quá nhiều vào xuất nhập khẩu, dễ bị ảnh hưởng tiêu cực khi kinh tế toàn cầu suy giảm. Hai là xuất khẩu phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Mỹ (chiếm 30% kim ngạch) và không cân đối (Mỹ nhập siêu 100 tỉ USD). Ba là nhập khẩu phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc (110 tỉ USD). Bốn là xuất nhập khẩu Việt Nam phụ thuộc 90% vào đội tàu biển nước ngoài.
Theo thông báo của Tổng cục Thống kê, GDP của Việt Nam đã tăng 8,02% (2022), và sẽ tăng 6,5% (2023). Theo các tổ chức quốc tế, năm 2023 sẽ có nhiều khó khăn, thách thức hơn, nên tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ thấp hơn năm trước. IMF dự báo tăng 6,2%; WB dự báo tăng 6,7%; ADB dự báo tăng 6,3%. Tuy điều chỉnh mức tăng trưởng thấp hơn, nhưng họ lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam tăng nhanh nhất khu vực.
Trong năm 2022, Việt Nam về cơ bản đã thoát khỏi đại dịch Covid-19, nên một số lĩnh vực kinh tế đã phục hồi đáng kể. Trong khi các hoạt động sản xuất, giao thông vận tải và xuất nhập khẩu đã phục hồi mạnh sau hai năm bị phong tỏa, hàng triệu người đã đổ xô đi du lịch để “trả thù”. Nhưng sang năm 2023, các lợi thế nhất thời đó không còn nữa, trong khi các hệ lụy nặng nề và lâu dài của đại dịch đối với kinh tế và xã hội tiếp tục bộc lộ.
Theo Nishad Majmudar (Moody’s Investors Service), Viêt Nam sẵn sàng thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đang rời bỏ thị trường Trung Quốc vì chính sách “zero-Covid” và sự thất vọng của giới đầu tư công nghệ. Nhưng vấn đề là liệu đấu tranh quyền lực trong nội bộ Viêt Nam có coi nhẹ mục tiêu phát triển kinh tế không. Muốn tận dụng cơ hội, Việt Nam phải khôn khéo và có khả năng đáp ứng đòi hỏi của các nhà đầu tư.
Theo giới quan sát, thị trường chứng khoán Việt Nam (VN Index) đã lao dốc năm 2022. Tâm lý các nhà đầu tư Việt Nam không ổn định, thường nhảy từ cực nọ sang cực kia, từ quá lạc quan (hyper-bullish) sang quá bi quan và hoảng loạn (super-panicky). Tần suất và cường độ thay đổi theo các chu kỳ bùng phát và suy sụp (boom-bust cycles) cản trở Việt Nam tăng trưởng bình quân đầu người (per capita income) hiện nay là 3,700 USD.
Theo nguồn “Chinhphu.vn”, Quốc hội Việt Nam đã họp (10/11/2022) để thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2023, và “chốt” mức tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 là khoảng 6,5%; mức tăng trưởng bình quân đầu người của Việt Nam là khoảng 4,400 USD; và chỉ số giá tiêu dùng bình quân (CPI) của Việt Nam sẽ tăng khoảng 4,5% (năm 2023), do năng suất lao động của Việt Nam còn khá thấp.
Về Biển Đông
Theo Gregory Poling (Director AMTI, CSIS), tình hình Biển Đông vẫn bất ổn, nhưng lần đầu tiên trong một thập kỷ, Trung Quốc không kiểm soát thêm được gì, trong khi các nước Đông Nam Á vẫn giữ vững trận địa. Sự kiện gây ồn ào nguy hiểm là tranh chấp tại Second Thomas Shoal (4-6/2022) khi tàu dân quân Trung Quốc triển khai tại đây, làm cho Mỹ và Philippines phải tăng cường hợp tác. Mỹ đã tuyên bố viện trợ cho Manila 100 triệu USD (10/2022), và phó Tổng thống Kamala Harris đã đến thăm Manila (11/2022).
Tuy Việt Nam giữ im lặng với Trung Quốc, nhưng điều đó không có nghĩa là quan hệ bớt căng thẳng. Vì lo ngại về Trung Quốc, Việt Nam đã tăng cường xây dựng các tiền đồn ở Trường Sa. Vào cuối năm 2022, “Việt Nam đã nạo vét và bồi đắp bốn đảo (Namyit Island, Pearson Reef, Sand Cay, and Tennent Reef – khoảng 420 acres). Hiện nay, Namyit và Pearson là hai tiền đồn lớn nhất của Việt Nam tại Trường Sa”. (Southeast Asia stands firm against China in the South China Sea, Gregory Poling, Asia Times, January 23, 2023).
Việt Nam đã xây dựng thêm các hải cảng lớn tại các đảo này, có nghĩa là Việt Nam có kế hoạch triển khai thêm lực lượng hải quân và cảnh sát biển tại đây. Hà Nội tỏ ý không muốn quan hệ chặt chẽ hơn với Washington, vì vậy tháng 7/2022, Việt Nam đã hoãn chuyến thăm của tàu sân bay Ronald Reagan. Theo Carl Thayer, Việt Nam lo ngại chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch hạ Viện Nancy Pelosi sẽ làm quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng.
Khi TBT Nguyễn Phú Trọng đến thăm Bắc Kinh (30/10/2022), dư luận cho rằng đó là dấu hiệu quan hệ Viêt-Trung nồng ấm hơn. Tuy Hà Nội vẫn giữ khoảng cách với Washington, nhưng quan hệ hợp tác quốc phòng song phương tiếp tục tăng cường. Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ely Ratner đã đến thăm Hà Nội (9/2022) để đối thoại về quốc phòng. Hà Nội đã mời các công ty Mỹ dự Hội chợ Quốc phòng Quốc tế đầu tiên (12/2022).
Có thể nói Đài Loan và Biển Đông là hai “thùng thuốc súng” ở vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nơi Trung Quốc và Mỹ tranh chấp lợi ích chiến lược. Sau chiến tranh Ukraine, Chiến lược An ninh Quốc gia của Mỹ vẫn đánh giá Trung Quốc là thách thức lớn nhất. Những gì diễn ra tại Ukraine buộc Trung Quốc phải điều chỉnh ý đồ thâu tóm Đài Loan và Biển Đông. Nhưng về lâu dài, chỉ có Mỹ mới đủ sức đối trọng với Trung Quốc.
Đồng thời, Trung Quốc đã từng bước “Biển Đông hóa” tiểu vùng sông Mekong, để cạnh tranh chiến lược với Mỹ và Đồng Minh tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Gần đây, những dự án lớn có ý nghĩa chiến lược tại Lào và Campuchia (như sân bay Dara Sakor và quân cảng Ream gần Sihanoukville) làm cho Mỹ và đồng minh ngày càng lo ngại. Với chiến thuật “tằm ăn dâu”, Trung Quốc đã lấn sân và giành lợi thế tại “các vùng xám”.
Đến nay, Việt Nam vẫn lo ngại về cán cân quyền lực tại Biển Đông và mong muốn hợp tác thực chất với Mỹ để làm giảm thiểu sự mất cân bằng đó. Nhưng Hà Nội vẫn chưa thấy việc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược với Washington là cấp thiết. Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường xây dựng các căn cứ tại Trường Sa và hợp tác quân sự có giới hạn với Mỹ. Nếu không có biến động bất ngờ nào, quan hệ Việt-Mỹ năm 2023 cũng sẽ như 2022.
Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, “Việt Nam không chọn bên nhưng phải dám chơi và chơi được với tất cả các bên”. Nói cách khác, Việt Nam quan hệ với các nước lớn trong Hội đồng Bảo an LHQ thế nào thì cũng phải quan hệ với Mỹ như vậy. Ngược lại, Mỹ quan hệ với ASEAN thế nào thì cũng phải quan hệ với Việt Nam như vậy. Nếu không như vậy thì không phải là quan hệ cân bằng. Đây là yếu tố để đảm bảo hòa bình và ổn định.
Thay lời kết
Người ta nói, “chính sách đối ngoại là sự nối tiếp của chính sách đối nội”. Chính sách đối ngoại của Việt Nam chịu sự chi phối của cả hai yếu tố có tính cấu trúc là chính trị nội bộ và chính trị quốc tế. Trong kỷ nguyên mới, thế giới biến đổi khó lường nên biến số quan trọng hơn hằng số. Nói cách khác, “ứng vạn biến” quan trọng hơn “dĩ bất biến”. Nhưng muốn “ứng vạn biến” (ứng xử một cách linh hoạt) thì Việt Nam phải đổi mới thể chế.
30/01/2023
Nguyễn Quang Dy
Nguồn: https://boxitvn.blogspot.com/2023/01/viet-nam-nam-quy-mao.html
Tham khảo:
Vietnam’s Trong consolidates power with dismissals of deputy PMs, Tomoya Onishi, Nikkei Asia, January 7, 2023
Red Card for the President: Vietnam’s Biggest Political Drama in Decades, Le Hong Hiep, Fulcrum, January 17, 2023
Vietnam’s President Phuc reportedly ousted by party rivals, David Hutt, Die Welt, January 17, 2023
Vietnam’s President Phuc dismissed amid Trong’s anti-graft drive, Tomoya Onishi, Nikkei Asia, January 18, 2023
What Are the Fundamental Factors Behind Leadership Change in Vietnam? Thayer consultancy, Background Brief, January 18, 2023
Impact of Changes on Vietnam’s Politburo and Foreign Policy, Thayer consultancy, Background Brief, January 19, 2023
Southeast Asia stands firm against China in the South China Sea, Gregory Poling, Asia Times, January 23, 2023
Why Vietnam’s Political Shake-Up Will Not Affect Its Foreign Policy, Khang Vu, Diplomat, January 25, 2023
Vietnam: The Purge, John McCarthy, Asialink, 27 January 2023
ĐS Phạm Quang Vinh: Không chọn bên, nhưng phải dám chơi và chơi được với tất cả các bên, Nghiên cứu Quốc tế, 22/1/2023
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Tết không tết trong Khu tạm cư Thủ Thiêm
Bài viết của Mai Tiên
2023.01.29
Khu tạm cư của người dân Thủ Thiêm mất đất
RFA
Suốt đoạn đường Lương Đình Của từ ngã tư đến cầu Cá Trê dài mấy trăm mét thuộc phường Bình Khánh, quận 2 cũ (giờ là TP Thủ Đức, thuộc TP HCM) từng rất sầm uất, bên ngoài là dãy cửa hàng và chợ, bên trong rất nhiều chung cư lớn nhỏ cũ mới, vô cùng nhộn nhịp. Một mét vuông đất ở đây đẻ ra tiền suốt 24 tiếng một ngày: sáng, người ta bày bán cà phê, đồ ăn sáng, thực phẩm tươi sống cho đến xế trưa. Chợ đồ tươi vừa vãn thì quán nhậu bày ra tới nửa đêm. Khúc nào rộng làm chỗ gởi xe. Hàng chục ngàn người dân trong các chung cư ăn uống, mua sắm rầm rập suốt ngày đêm, tràn lấn nghẹt cả những con đường nhỏ hẹp chưa được quy hoạch.
Nhất là từ khi bên kia sông-trung tâm quận 1- nở nồi ra, đất đai ngày càng thiếu thốn khiến người dân và doanh nghiệp phải nhìn sang bên kia sông Sài Gòn thì sinh khí vùng đất này càng bốc lên ngùn ngụt, mặc dù nó xô bồ, chen chúc và thiếu trật tự như bất cứ khu vực đang phát triển nóng sốt nào khác.
Nhà bà Phan Thị Thủy ở đó.
Bỗng dưng ra đường
Năm 1982, bà mua lại cái quán cà phê ở mặt tiền đường Lương Đình Của, nay là chỗ đối diện với cây cầu vượt xây dang dở rồi bỏ hoang từ năm nảo năm nào tới giờ. Ngôi nhà cấp 4 rộng 45 m2 có gác lửng, gia đình bà vừa buôn bán, vừa sinh sống. Giá mua năm đó là 2,5 cây vàng.
Tuy mua giấy tờ tay, chưa được cấp sổ hồng nhưng bà Thủy có xác nhận của địa phương, hàng năm đều lên phường đóng lệ phí sử dụng đất theo quy định của Nhà nước. Toàn gia đình gồm vợ chồng bà và hai con cũng được đăng ký KT3 tại địa chỉ này. Theo quy định, KT3 là bước xác nhận “tiền hộ khẩu”, do Công an địa phương xác thực và đăng ký cho người dân sinh sống ổn định tại một địa chỉ hợp pháp.
Giai đoạn đó muốn được cấp hộ khẩu TP HCM theo con đường chính thức là gần như không thể, do những quy định vô lý: Muốn mua nhà buộc phải có hộ khẩu, nhưng muốn có hộ khẩu thì phải có sẵn nhà. Quy định này tạo cơ hội làm mưa làm gió và làm giàu cho công an khu vực và công an hộ khẩu tại các quận suốt vài chục năm. Người dân muốn mua nhà hay muốn nhập hộ khẩu thành phố, không có cách nào khác là “chạy” công an. Giá chạy hộ khẩu tính bằng vàng.
Gia đình cô Thủy được cấp KT3 tại ngôi nhà họ đã mua, kinh doanh và sinh sống ổn định tại đó nhiều năm, nghĩa là dù quy định khó khăn cách mấy thì họ cũng đã sắp hoàn tất. Tối đa sau ba năm, họ sẽ được cấp hộ khẩu, từ đó chính thức xác nhận chủ quyền với ngôi nhà và được hưởng các chế độ hành chính của người dân TP HCM, như việc làm (nếu muốn vào Nhà nước), học hành của con cái, bảo hiểm chữa bệnh.v.v.
Ai ngờ, đang làm ăn sinh sống ngon lành thì tháng 1/2000, địa phương cho biết khu này giải tỏa. Mà ngôi nhà của cô thuộc loại giải tỏa trắng, không đền bù.
21 của dân, 48 của quan
“Họ kêu mình tự tháo dỡ, nếu không sẽ bị cưỡng chế”-bà Thủy kể - “Buồn quá, tôi dọn qua quận 4 ở với chị gái”.
Tháng 7/2001, biết thêm thông tin về vụ giải tỏa, bà đăng ký về khu tạm cư một héc-ta (1 ha) ở phường Bình Khánh, quận 2. Cả gia đình bốn người, hai con đang tuổi trưởng thành dồn vô căn phòng vỏn vẹn 21 mét vuông.
Rộng 3,2 m, sâu 7 m. Hơn 21 mét vuông chớ đâu ra 48 mét vuông mà người ta nói!
48 mét vuông là con số trên biên lai thu tiền điện nước của một gia đình hàng xóm cách nhà bà vài căn, cùng cảnh dân tạm cư trong khu 1 ha này. Tất cả các căn phòng đều như nhau, được xây dựng (tạm) hàng loạt để làm chỗ tạm cư cho dân bị giải tỏa khu vực Thủ Thiêm lúc bấy giờ. Nó thông thống từ trước ra sau, rộng 3,2 m, sâu 7 m, thành từng dãy trệt và trên lầu, đi lên bằng cầu thang sắt. Nhưng không hiểu sao trên giấy tờ lại ghi mỗi căn phòng rộng 48 m2.
-21 chứ đâu ra mà 48!
Bà Thủy cứ lầm thầm nhắc đi nhắc lại những con số đã thuộc lòng từ 22 năm nay, như cách phản ứng kiên nhẫn cùng cực của dân Thủ Thiêm với chính quyền. 21 mét vuông, căn phòng đúng nghĩa “chui rúc”, vì nó thiếu sáng, chật hẹp và bức bối không tả. Gom tất tật chỗ để xe máy, toilet, bếp vô đó nên không còn chỗ đặt bàn ghế, giường tủ gì nữa. Ban ngày, tấm nệm lớn dựng lên kiêm luôn chức năng bức vách chia căn phòng làm hai. Bên ngoài để xe máy và bà ngủ. Bên trong, cháu gái ngủ. Lênh đênh qua hành trình tạm cư của gia đình, cháu đã thành sinh viên. Chiếc bàn học nhỏ tí xíu kê giữa bề bộn áo quần chăn gối.
Chỉ cách đó đúng ba bước chân là bếp và phòng vệ sinh. Ban đầu Khu tạm cư không làm bếp riêng cho từng phòng, nhưng chật chội quá nên mọi gia đình đều phải tìm cách cơi nới. Có nhà xin lấn ra đoạn hành lang chung, lát gạch cao và che chắn thêm bên trên để kê bếp, chạn và dựng một chiếc bàn ăn chân xếp. Nhà bà Thủy không cơi ra ngoài mà cơi vào bên trong, ở đoạn thông thủy giữa hai dãy nhà tạm cư để làm bếp. Gọi là bếp nhưng nó chỉ đủ đặt một chiếc bàn kê vừa hai ba cái nồi nhỏ liền nhau. Không gian bên trên là chỗ treo, kê, móc tất cả các thứ đồ dùng bếp núc của một gia đình ba người. Dưới sàn, nước lép nhép, đen ngòm bẩn thỉu.
-Mỗi lần nhà bên kia xài nước là bên này nó dội lên, hôi, dơ lắm cháu ơi, mà phải chịu. Ban quản lý (Khu tạm cư) người ta cũng chẳng làm gì được!
Đã 22 năm, đủ để một thế hệ mới ra đời và trưởng thành, gia đình bà Thủy vẫn kẹt trong khu tạm cư. Không nghề nghiệp vì từ khi về khu tạm cư, bà không có không gian, mặt bằng và khách hàng để tiếp tục mở quán cà phê. Bà chuyển sang một “sự nghiệp” mới một cách bắt buộc: Đi kiện, đòi đền bù thỏa đáng cho ngôi nhà đã bị giải tỏa trắng.
Sau một thời gian kiện, chính quyền trả lời bà: được đền bù 50.000 đ/m2.
Tại sao lúc trước thì giải tỏa trắng, sau lại đền bù? Tại sao có giá 50.000 đ?
Bà Thủy cho rằng cách giải quyết của chính quyền không minh bạch. Nên bà không chấp nhận mà tiếp tục kiện.
Theo lời bà Thủy, chồng bà là thiếu tá Phòng điều tra Công an quận 10, sau được chuyển về Đội điều tra Công an quận 2. Nhưng vì chồng công an mà vợ đi kiện chính quyền suốt nên ông bị giáng cấp xuống đại úy. Không những thế, ông bị gây khó khăn liên tục trong công việc. Nên sau khi về khu tạm cư ít lâu, ông xin ra khỏi ngành.
Một ngày nọ, ông tự tử chết trong chính căn phòng tạm cư rộng 3,2 m, sâu 7 m mà gia đình mình đang tá túc.
Chỗ tạm cư của người dân Thủ Thiêm bị cưỡng chế nhà. RFAỞ tạm 22 năm
Còn lại một mình, bà Thủy vẫn kiên trì đi kiện.
Bàn tay những kẻ cướp đất xô những người dân bắn khỏi ngôi nhà của họ, nhưng cũng đẩy họ đến với nhau, giúp đỡ và cố kết với nhau thành một khối kiên gan trong suốt 26 năm đi kiện chính quyền TP HCM, dù luôn trong tâm thế trứng chọi đá.
Từ năm 2018, vừa đi kiện ở TP HCM, bà Thủy vừa bắt đầu hành trình đi kiện tận Hà Nội. Cứ mỗi năm hai lần, những người dân Thủ Thiêm đang sống vật vờ ở khu tạm cư lên đường ra Hà Nội, tìm đến Trung ương để đưa đơn, trình bày. Tiền-con cái họ vắt sức lao động để cung ứng cho cha mẹ đi kiện, mỗi năm khoảng hơn chục triệu đồng. Dân oan Thủ Thiêm thuê những căn nhà trọ xa tít ngoại ô cho thật rẻ, ăn uống chi phí vô cùng tiết kiệm để bám trụ được dài ngày ở thủ đô. Từ sáng sớm đến đêm khuya, những người dân cơ cực thay phiên nhau đến nhà riêng các vị lãnh đạo từ trước 7 giờ sáng để đảm bảo gặp bằng được trước khi các vị này rời khỏi nhà. Sau đó, bà con đến các cơ quan công quyền có chức năng giải quyết khiếu nại tố cáo để căng băng rôn, yêu cầu được giải quyết. Họ đi bộ và xe bus, tính tóan tỉ mỉ từng chặng đường để những đồng tiền đi kiện ở lại trong túi lâu nhất có thể.
Sau hơn 20 năm, đại án máu và nước mắt mang tên Thủ Thiêm dần dần hé lộ. Nhưng đã qua năm đời chủ tịch thành phố, những người dân bị cướp đất cướp nhà vẫn kéo dài sự tồn tại lay lắt trong những khu tạm cư. Mái tôn của những khu nhà rỉ một màu nâu đỏ. Cầu thang, lan can sắt đã mục thủng từ rất lâu. Nhưng chữ “tạm” mỉa mai vẫn bám chặt họ, có người năm năm, có người 13 năm, có người 22 năm...
Giữa hai dãy nhà của khu tạm cư 1 ha có một lối đi nhỏ. Công nhân vệ sinh chọn luôn chỗ ấy làm khu tập kết rác. Mặc dù thùng rác đã được rửa qua và úp lại chờ đến ngày mai, nhưng lối đi không lúc nào khô vì nước rỉ ra liên tục, nhuộm đen cả lòng đường. Chiều chiều, những người bán cá từ chợ tự phát gần đó hắt đổ nước sục và rửa cá còn thừa trước khi ra về khiến con đường biến thành một vũng nước đọng tanh hôi. Bà Thủy và con cháu thường xuyên phải xách nước ra dọn quét cho bớt mùi và ruồi nhặng.
Chúng tôi đến khu tạm cư vào những ngày cùng tận của năm Nhâm Dần. Dưới những mái nhà tối tăm, những bức vách tôn rỉ sét, những con đường nội khu lầy lụa ngập nước bẩn đen ngòm và cỏ dại, những căn phòng ổ chuột che chắn cơi nới đủ hình đủ dạng, đó đây vẫn có hoa vạn thọ vàng tươi rực rỡ, mào gà đỏ thắm, cành mai nhú những chùm nụ chen chúc căng mẩy… đặc trưng cái tết phương Nam.
Tết vẫn đến thản nhiên dù cho những con người sinh sống trong Khu tạm cư chẳng còn lòng dạ nào mong chờ. Tết nối Tết. Thời gian biến những mái tóc xanh ngày nào thành vầng cỏ bạc xơ xác. Nhưng trong lòng những kiếp người bỗng dưng tai bay vạ gió, cơ cực trầm luân suốt hai mươi mấy năm trời, dù cạn kiệt niềm tin vào luật người vẫn le lói hy vọng vào nhân quả, vào thứ luật lệ của Trời. Mỗi sợi khói tỏa lên từ mỗi nén nhang bàn thờ gia tiên ngày Tết đều chở oằn lời van vái cầu xin về một chốn định cư, an cư cho những ngày cuối của đời mình và cho các đời con cháu.
Các đời lãnh đạo thành phố gần như đều từng đến úy lạo tinh thần bà con dân oan Thủ Thiêm vào dịp tết. Năm nay cũng vậy, bà Thủy kể một vị lãnh đạo nào đó vừa đến tặng quà tết cho các hộ dân và thuyết phục họ lên chung cư Bình Khánh kế bên để sống vì khu này đã quá mục nát bẩn thỉu. Khu chung cư đồ sộ được xây từ 2014, làm nơi cư trú cho các hộ bị giải tỏa để nhường đất cho dự án Thủ Thiêm. Thời điểm đó nó vắng tanh và xa ngắt. Bây giờ, nó là vị trí đắc địa: nằm ở đường Lương Định Của, thuộc quận 2 cũ, khu vực rất sầm uất, chỉ cách quận 1 ít phút xe. Nhưng, mặc dù sống cảnh chen chúc vơí chuột và gián, mùi hôi thối, cái nóng nực ngột ngạt trong khu ổ chuột, thậm chí không thể gọi đó là cuộc sống, nhưng nhiều người dân Thủ Thiêm không cam lòng rời nó để lên ở trong chung cư thoáng mát lộng gió.
-Ở đó thì tốt hơn thiệt. Nhưng rồi ra sao? Ở đây tụi tui cũng tạm cư, lên đó vẫn tạm cư tiếp. Tạm cư hai mươi mấy năm rồi, lên đó lại tạm bao nhiêu năm nữa? Thì mình vẫn tiếp tục đi kiện được, tụi tui kiện tới chừng nào chánh phủ, bác Trọng giải oan cho tụi tui. Nhưng nếu tui chết thì con cháu tui người ta có cho ở tiếp không? Nó hổng có tên đi kiện, người ta đuổi nó thì sao? Mà người ta thấy mình sống ổn rồi, họ làm lơ luôn thì sao?-bà Thủy trầm ngâm.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.
Bài viết của Mai Tiên
2023.01.29
Khu tạm cư của người dân Thủ Thiêm mất đất
RFA
Suốt đoạn đường Lương Đình Của từ ngã tư đến cầu Cá Trê dài mấy trăm mét thuộc phường Bình Khánh, quận 2 cũ (giờ là TP Thủ Đức, thuộc TP HCM) từng rất sầm uất, bên ngoài là dãy cửa hàng và chợ, bên trong rất nhiều chung cư lớn nhỏ cũ mới, vô cùng nhộn nhịp. Một mét vuông đất ở đây đẻ ra tiền suốt 24 tiếng một ngày: sáng, người ta bày bán cà phê, đồ ăn sáng, thực phẩm tươi sống cho đến xế trưa. Chợ đồ tươi vừa vãn thì quán nhậu bày ra tới nửa đêm. Khúc nào rộng làm chỗ gởi xe. Hàng chục ngàn người dân trong các chung cư ăn uống, mua sắm rầm rập suốt ngày đêm, tràn lấn nghẹt cả những con đường nhỏ hẹp chưa được quy hoạch.
Nhất là từ khi bên kia sông-trung tâm quận 1- nở nồi ra, đất đai ngày càng thiếu thốn khiến người dân và doanh nghiệp phải nhìn sang bên kia sông Sài Gòn thì sinh khí vùng đất này càng bốc lên ngùn ngụt, mặc dù nó xô bồ, chen chúc và thiếu trật tự như bất cứ khu vực đang phát triển nóng sốt nào khác.
Nhà bà Phan Thị Thủy ở đó.
Bỗng dưng ra đường
Năm 1982, bà mua lại cái quán cà phê ở mặt tiền đường Lương Đình Của, nay là chỗ đối diện với cây cầu vượt xây dang dở rồi bỏ hoang từ năm nảo năm nào tới giờ. Ngôi nhà cấp 4 rộng 45 m2 có gác lửng, gia đình bà vừa buôn bán, vừa sinh sống. Giá mua năm đó là 2,5 cây vàng.
Tuy mua giấy tờ tay, chưa được cấp sổ hồng nhưng bà Thủy có xác nhận của địa phương, hàng năm đều lên phường đóng lệ phí sử dụng đất theo quy định của Nhà nước. Toàn gia đình gồm vợ chồng bà và hai con cũng được đăng ký KT3 tại địa chỉ này. Theo quy định, KT3 là bước xác nhận “tiền hộ khẩu”, do Công an địa phương xác thực và đăng ký cho người dân sinh sống ổn định tại một địa chỉ hợp pháp.
Giai đoạn đó muốn được cấp hộ khẩu TP HCM theo con đường chính thức là gần như không thể, do những quy định vô lý: Muốn mua nhà buộc phải có hộ khẩu, nhưng muốn có hộ khẩu thì phải có sẵn nhà. Quy định này tạo cơ hội làm mưa làm gió và làm giàu cho công an khu vực và công an hộ khẩu tại các quận suốt vài chục năm. Người dân muốn mua nhà hay muốn nhập hộ khẩu thành phố, không có cách nào khác là “chạy” công an. Giá chạy hộ khẩu tính bằng vàng.
Gia đình cô Thủy được cấp KT3 tại ngôi nhà họ đã mua, kinh doanh và sinh sống ổn định tại đó nhiều năm, nghĩa là dù quy định khó khăn cách mấy thì họ cũng đã sắp hoàn tất. Tối đa sau ba năm, họ sẽ được cấp hộ khẩu, từ đó chính thức xác nhận chủ quyền với ngôi nhà và được hưởng các chế độ hành chính của người dân TP HCM, như việc làm (nếu muốn vào Nhà nước), học hành của con cái, bảo hiểm chữa bệnh.v.v.
Ai ngờ, đang làm ăn sinh sống ngon lành thì tháng 1/2000, địa phương cho biết khu này giải tỏa. Mà ngôi nhà của cô thuộc loại giải tỏa trắng, không đền bù.
21 của dân, 48 của quan
“Họ kêu mình tự tháo dỡ, nếu không sẽ bị cưỡng chế”-bà Thủy kể - “Buồn quá, tôi dọn qua quận 4 ở với chị gái”.
Tháng 7/2001, biết thêm thông tin về vụ giải tỏa, bà đăng ký về khu tạm cư một héc-ta (1 ha) ở phường Bình Khánh, quận 2. Cả gia đình bốn người, hai con đang tuổi trưởng thành dồn vô căn phòng vỏn vẹn 21 mét vuông.
Rộng 3,2 m, sâu 7 m. Hơn 21 mét vuông chớ đâu ra 48 mét vuông mà người ta nói!
48 mét vuông là con số trên biên lai thu tiền điện nước của một gia đình hàng xóm cách nhà bà vài căn, cùng cảnh dân tạm cư trong khu 1 ha này. Tất cả các căn phòng đều như nhau, được xây dựng (tạm) hàng loạt để làm chỗ tạm cư cho dân bị giải tỏa khu vực Thủ Thiêm lúc bấy giờ. Nó thông thống từ trước ra sau, rộng 3,2 m, sâu 7 m, thành từng dãy trệt và trên lầu, đi lên bằng cầu thang sắt. Nhưng không hiểu sao trên giấy tờ lại ghi mỗi căn phòng rộng 48 m2.
-21 chứ đâu ra mà 48!
Bà Thủy cứ lầm thầm nhắc đi nhắc lại những con số đã thuộc lòng từ 22 năm nay, như cách phản ứng kiên nhẫn cùng cực của dân Thủ Thiêm với chính quyền. 21 mét vuông, căn phòng đúng nghĩa “chui rúc”, vì nó thiếu sáng, chật hẹp và bức bối không tả. Gom tất tật chỗ để xe máy, toilet, bếp vô đó nên không còn chỗ đặt bàn ghế, giường tủ gì nữa. Ban ngày, tấm nệm lớn dựng lên kiêm luôn chức năng bức vách chia căn phòng làm hai. Bên ngoài để xe máy và bà ngủ. Bên trong, cháu gái ngủ. Lênh đênh qua hành trình tạm cư của gia đình, cháu đã thành sinh viên. Chiếc bàn học nhỏ tí xíu kê giữa bề bộn áo quần chăn gối.
Chỉ cách đó đúng ba bước chân là bếp và phòng vệ sinh. Ban đầu Khu tạm cư không làm bếp riêng cho từng phòng, nhưng chật chội quá nên mọi gia đình đều phải tìm cách cơi nới. Có nhà xin lấn ra đoạn hành lang chung, lát gạch cao và che chắn thêm bên trên để kê bếp, chạn và dựng một chiếc bàn ăn chân xếp. Nhà bà Thủy không cơi ra ngoài mà cơi vào bên trong, ở đoạn thông thủy giữa hai dãy nhà tạm cư để làm bếp. Gọi là bếp nhưng nó chỉ đủ đặt một chiếc bàn kê vừa hai ba cái nồi nhỏ liền nhau. Không gian bên trên là chỗ treo, kê, móc tất cả các thứ đồ dùng bếp núc của một gia đình ba người. Dưới sàn, nước lép nhép, đen ngòm bẩn thỉu.
-Mỗi lần nhà bên kia xài nước là bên này nó dội lên, hôi, dơ lắm cháu ơi, mà phải chịu. Ban quản lý (Khu tạm cư) người ta cũng chẳng làm gì được!
Đã 22 năm, đủ để một thế hệ mới ra đời và trưởng thành, gia đình bà Thủy vẫn kẹt trong khu tạm cư. Không nghề nghiệp vì từ khi về khu tạm cư, bà không có không gian, mặt bằng và khách hàng để tiếp tục mở quán cà phê. Bà chuyển sang một “sự nghiệp” mới một cách bắt buộc: Đi kiện, đòi đền bù thỏa đáng cho ngôi nhà đã bị giải tỏa trắng.
Sau một thời gian kiện, chính quyền trả lời bà: được đền bù 50.000 đ/m2.
Tại sao lúc trước thì giải tỏa trắng, sau lại đền bù? Tại sao có giá 50.000 đ?
Bà Thủy cho rằng cách giải quyết của chính quyền không minh bạch. Nên bà không chấp nhận mà tiếp tục kiện.
Theo lời bà Thủy, chồng bà là thiếu tá Phòng điều tra Công an quận 10, sau được chuyển về Đội điều tra Công an quận 2. Nhưng vì chồng công an mà vợ đi kiện chính quyền suốt nên ông bị giáng cấp xuống đại úy. Không những thế, ông bị gây khó khăn liên tục trong công việc. Nên sau khi về khu tạm cư ít lâu, ông xin ra khỏi ngành.
Một ngày nọ, ông tự tử chết trong chính căn phòng tạm cư rộng 3,2 m, sâu 7 m mà gia đình mình đang tá túc.
Chỗ tạm cư của người dân Thủ Thiêm bị cưỡng chế nhà. RFAỞ tạm 22 năm
Còn lại một mình, bà Thủy vẫn kiên trì đi kiện.
Bàn tay những kẻ cướp đất xô những người dân bắn khỏi ngôi nhà của họ, nhưng cũng đẩy họ đến với nhau, giúp đỡ và cố kết với nhau thành một khối kiên gan trong suốt 26 năm đi kiện chính quyền TP HCM, dù luôn trong tâm thế trứng chọi đá.
Từ năm 2018, vừa đi kiện ở TP HCM, bà Thủy vừa bắt đầu hành trình đi kiện tận Hà Nội. Cứ mỗi năm hai lần, những người dân Thủ Thiêm đang sống vật vờ ở khu tạm cư lên đường ra Hà Nội, tìm đến Trung ương để đưa đơn, trình bày. Tiền-con cái họ vắt sức lao động để cung ứng cho cha mẹ đi kiện, mỗi năm khoảng hơn chục triệu đồng. Dân oan Thủ Thiêm thuê những căn nhà trọ xa tít ngoại ô cho thật rẻ, ăn uống chi phí vô cùng tiết kiệm để bám trụ được dài ngày ở thủ đô. Từ sáng sớm đến đêm khuya, những người dân cơ cực thay phiên nhau đến nhà riêng các vị lãnh đạo từ trước 7 giờ sáng để đảm bảo gặp bằng được trước khi các vị này rời khỏi nhà. Sau đó, bà con đến các cơ quan công quyền có chức năng giải quyết khiếu nại tố cáo để căng băng rôn, yêu cầu được giải quyết. Họ đi bộ và xe bus, tính tóan tỉ mỉ từng chặng đường để những đồng tiền đi kiện ở lại trong túi lâu nhất có thể.
Sau hơn 20 năm, đại án máu và nước mắt mang tên Thủ Thiêm dần dần hé lộ. Nhưng đã qua năm đời chủ tịch thành phố, những người dân bị cướp đất cướp nhà vẫn kéo dài sự tồn tại lay lắt trong những khu tạm cư. Mái tôn của những khu nhà rỉ một màu nâu đỏ. Cầu thang, lan can sắt đã mục thủng từ rất lâu. Nhưng chữ “tạm” mỉa mai vẫn bám chặt họ, có người năm năm, có người 13 năm, có người 22 năm...
Giữa hai dãy nhà của khu tạm cư 1 ha có một lối đi nhỏ. Công nhân vệ sinh chọn luôn chỗ ấy làm khu tập kết rác. Mặc dù thùng rác đã được rửa qua và úp lại chờ đến ngày mai, nhưng lối đi không lúc nào khô vì nước rỉ ra liên tục, nhuộm đen cả lòng đường. Chiều chiều, những người bán cá từ chợ tự phát gần đó hắt đổ nước sục và rửa cá còn thừa trước khi ra về khiến con đường biến thành một vũng nước đọng tanh hôi. Bà Thủy và con cháu thường xuyên phải xách nước ra dọn quét cho bớt mùi và ruồi nhặng.
Chúng tôi đến khu tạm cư vào những ngày cùng tận của năm Nhâm Dần. Dưới những mái nhà tối tăm, những bức vách tôn rỉ sét, những con đường nội khu lầy lụa ngập nước bẩn đen ngòm và cỏ dại, những căn phòng ổ chuột che chắn cơi nới đủ hình đủ dạng, đó đây vẫn có hoa vạn thọ vàng tươi rực rỡ, mào gà đỏ thắm, cành mai nhú những chùm nụ chen chúc căng mẩy… đặc trưng cái tết phương Nam.
Tết vẫn đến thản nhiên dù cho những con người sinh sống trong Khu tạm cư chẳng còn lòng dạ nào mong chờ. Tết nối Tết. Thời gian biến những mái tóc xanh ngày nào thành vầng cỏ bạc xơ xác. Nhưng trong lòng những kiếp người bỗng dưng tai bay vạ gió, cơ cực trầm luân suốt hai mươi mấy năm trời, dù cạn kiệt niềm tin vào luật người vẫn le lói hy vọng vào nhân quả, vào thứ luật lệ của Trời. Mỗi sợi khói tỏa lên từ mỗi nén nhang bàn thờ gia tiên ngày Tết đều chở oằn lời van vái cầu xin về một chốn định cư, an cư cho những ngày cuối của đời mình và cho các đời con cháu.
Các đời lãnh đạo thành phố gần như đều từng đến úy lạo tinh thần bà con dân oan Thủ Thiêm vào dịp tết. Năm nay cũng vậy, bà Thủy kể một vị lãnh đạo nào đó vừa đến tặng quà tết cho các hộ dân và thuyết phục họ lên chung cư Bình Khánh kế bên để sống vì khu này đã quá mục nát bẩn thỉu. Khu chung cư đồ sộ được xây từ 2014, làm nơi cư trú cho các hộ bị giải tỏa để nhường đất cho dự án Thủ Thiêm. Thời điểm đó nó vắng tanh và xa ngắt. Bây giờ, nó là vị trí đắc địa: nằm ở đường Lương Định Của, thuộc quận 2 cũ, khu vực rất sầm uất, chỉ cách quận 1 ít phút xe. Nhưng, mặc dù sống cảnh chen chúc vơí chuột và gián, mùi hôi thối, cái nóng nực ngột ngạt trong khu ổ chuột, thậm chí không thể gọi đó là cuộc sống, nhưng nhiều người dân Thủ Thiêm không cam lòng rời nó để lên ở trong chung cư thoáng mát lộng gió.
-Ở đó thì tốt hơn thiệt. Nhưng rồi ra sao? Ở đây tụi tui cũng tạm cư, lên đó vẫn tạm cư tiếp. Tạm cư hai mươi mấy năm rồi, lên đó lại tạm bao nhiêu năm nữa? Thì mình vẫn tiếp tục đi kiện được, tụi tui kiện tới chừng nào chánh phủ, bác Trọng giải oan cho tụi tui. Nhưng nếu tui chết thì con cháu tui người ta có cho ở tiếp không? Nó hổng có tên đi kiện, người ta đuổi nó thì sao? Mà người ta thấy mình sống ổn rồi, họ làm lơ luôn thì sao?-bà Thủy trầm ngâm.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Ở Việt Nam, xăng đang trở thành “công cụ” để đàn ông… đốt vợ!
An Vui
2 tháng 2, 2023 - Sài Gòn nhỏ
Nơi xảy ra vụ gã đàn ông dùng xăng đốt vợ cũ tại TP.Ban Mê Thuột trưa 1 Tháng Hai 2023 – Ảnh: Sài Gòn Giải Phóng
Một người đàn ông ở Ban Mê Thuột đã tưới 5 lít xăng (1.32 gallons) lên người vợ cũ và châm lửa đốt.
Sự việc xảy ra ở giữa đường Giải Phóng, thuộc phường Tân Thành, TP. Ban Mê Thuột (tỉnh Đăk Lăk) trưa 1 Tháng Hai 2023, khi Phạm Đoàn Phong Phú, 42 tuổi, gặp vợ cũ là bà Trần T.T.H., 39 tuổi. Lúc đó, Phú đang trên đường đến nhà vợ cũ với can xăng trên tay. Gã đàn ông đã bị phỏng nặng khi ngọn lửa lan từ người vợ cũ sang người gã. Do bị phỏng nặng, cả hai đã được chuyển từ bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên đến bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn điều trị.
Thông tin trên các báo vỏn vẹn chỉ có vậy, không cho biết chi tiết vì sao đã ly hôn, sống riêng mà Phú còn muốn sát hại vợ cũ.
Trong vài năm trở lại đây, xăng đã trở thành “công cụ” để người Việt “thanh toán” nhau khi có sự bất đồng, và điều trùng hợp là vụ án các ông chồng dùng xăng đốt vợ lặp lại khá nhiều, cứ như là… “học” nhau!
Ngày 11 Tháng Mười Hai 2020, Ngô Quang Đoan, 40 tuổi đã bị công an tỉnh Quảng Ninh khởi tố và tạm giam để điều tra về tội giết người. Bị vợ cằn nhằn do ăn nhậu, trưa 3 Tháng Mười Hai 2020, Đoan đã mua 120,000 đồng xăng (khoảng 7 lít xăng – tức 1.84 gallons – vào thời điểm đó) đổ xuống nền nhà và châm lửa đốt, khiến bà Nguyễn Thị Hà (45 tuổi) vợ Đoan, bị phỏng nặng.
Ảnh chụp màn hình Vnexpress: Xăng đang trở thành “công cụ” để chồng giết vợ. Tựa các bài báo từ năm 2020 đến nay
Ngày 15 Tháng Năm 2022, ông Đào Ngọc Thìn, 58 tuổi, ngụ huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc đã dùng súng khống chế và tưới xăng lên người vợ dọa đốt nếu bà không đưa giấy tờ nhà đất cho ông ta đem bán. May mà người vợ được giải cứu kịp, khi Thìn chưa kịp châm lửa.
Ngày 25 Tháng Năm 2022, tòa án tỉnh An Giang đã tuyên án chung thân Nguyễn Phước Chung, 52 tuổi, vì đã tạt xăng đốt vợ do ghen tuông hồi cuối Tháng Mười 2021. Điều tàn độc là Chung đã khóa trái cửa để đánh vợ, sau đó tạt xăng (cũng 5 lít) lên người bà và châm lửa đốt, làm đứa cháu ngoại trong nhà cũng bị vạ lây. Đứa cháu thoát chết nhưng bà vợ 50 tuổi của Chung vì phỏng nặng đã chết ở bệnh viện.
Không chỉ những ông chồng mới dùng xăng làm công cụ sát hại vợ, vụ án chấn động dư luận hồi cuối Tháng Mười 2022 là ba bà con gái vì tranh giành tài sản với em trai cũng dùng xăng đốt nhà mẹ ở huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên khiến ba người bị chết, trong đó có bà mẹ và hai đứa con gái ác nhơn. Mới nhất là vụ đánh ghen ở thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam hôm 26 Tháng Giêng 2023 (mùng 6 tết Quý Mão), khi hai người đàn bà (mẹ chồng và nàng dâu) đã chặn đường đổ xăng lên người cô nhân tình để đốt, với hậu quả là ba người bị phỏng (vợ, chồng và cô nhân tình).
Dùng xăng đốt vợ đến chết, Nguyễn Phước Chung 52 tuổi đã bị tòa án xử tù chung thân – Ảnh Vnexpress
Nói về phỏng xăng, bác sĩ Phạm Văn Gia, cựu Phó giám đốc Viện Bỏng Quốc gia cho biết trên Zing News ngày 13 Tháng Ba 2019: Xăng khi cháy có nhiệt độ rất cao nên thường gây phỏng sâu. Vết thương di chứng sau phỏng xăng rất nặng nề, ảnh hưởng sức khỏe, thẩm mỹ và đặc biệt là tâm lý của bệnh nhân. Phỏng do xăng có những điểm nguy hiểm khác biệt so với phỏng dầu ăn, nước sôi là dù được điều trị ngay lập tức vẫn bị thương tật nặng nề, cần thời gian điều trị lâu dài. Nếu không chữa trị đúng cách, vết thương do phỏng xăng thường lâu khỏi. Phỏng xăng rộng có thể dẫn đến hoại tử thứ phát, còn độ phỏng sâu hơn sẽ co kéo bề mặt da, tạo sẹo xấu. Nguy hiểm hơn, vết thương phỏng xăng có thể bị nhiễm trùng máu, suy thận, suy đa tạng, ảnh hưởng đến tính mạng….
Với sự nguy hiểm chết người của phỏng xăng, những kẻ dùng xăng sát hại người đều đã giết người có chủ đích, nghĩ mà rùng mình thiệt chớ!
An Vui
2 tháng 2, 2023 - Sài Gòn nhỏ
Nơi xảy ra vụ gã đàn ông dùng xăng đốt vợ cũ tại TP.Ban Mê Thuột trưa 1 Tháng Hai 2023 – Ảnh: Sài Gòn Giải Phóng
Một người đàn ông ở Ban Mê Thuột đã tưới 5 lít xăng (1.32 gallons) lên người vợ cũ và châm lửa đốt.
Sự việc xảy ra ở giữa đường Giải Phóng, thuộc phường Tân Thành, TP. Ban Mê Thuột (tỉnh Đăk Lăk) trưa 1 Tháng Hai 2023, khi Phạm Đoàn Phong Phú, 42 tuổi, gặp vợ cũ là bà Trần T.T.H., 39 tuổi. Lúc đó, Phú đang trên đường đến nhà vợ cũ với can xăng trên tay. Gã đàn ông đã bị phỏng nặng khi ngọn lửa lan từ người vợ cũ sang người gã. Do bị phỏng nặng, cả hai đã được chuyển từ bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên đến bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn điều trị.
Thông tin trên các báo vỏn vẹn chỉ có vậy, không cho biết chi tiết vì sao đã ly hôn, sống riêng mà Phú còn muốn sát hại vợ cũ.
Trong vài năm trở lại đây, xăng đã trở thành “công cụ” để người Việt “thanh toán” nhau khi có sự bất đồng, và điều trùng hợp là vụ án các ông chồng dùng xăng đốt vợ lặp lại khá nhiều, cứ như là… “học” nhau!
Ngày 11 Tháng Mười Hai 2020, Ngô Quang Đoan, 40 tuổi đã bị công an tỉnh Quảng Ninh khởi tố và tạm giam để điều tra về tội giết người. Bị vợ cằn nhằn do ăn nhậu, trưa 3 Tháng Mười Hai 2020, Đoan đã mua 120,000 đồng xăng (khoảng 7 lít xăng – tức 1.84 gallons – vào thời điểm đó) đổ xuống nền nhà và châm lửa đốt, khiến bà Nguyễn Thị Hà (45 tuổi) vợ Đoan, bị phỏng nặng.
Ảnh chụp màn hình Vnexpress: Xăng đang trở thành “công cụ” để chồng giết vợ. Tựa các bài báo từ năm 2020 đến nay
Ngày 15 Tháng Năm 2022, ông Đào Ngọc Thìn, 58 tuổi, ngụ huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc đã dùng súng khống chế và tưới xăng lên người vợ dọa đốt nếu bà không đưa giấy tờ nhà đất cho ông ta đem bán. May mà người vợ được giải cứu kịp, khi Thìn chưa kịp châm lửa.
Ngày 25 Tháng Năm 2022, tòa án tỉnh An Giang đã tuyên án chung thân Nguyễn Phước Chung, 52 tuổi, vì đã tạt xăng đốt vợ do ghen tuông hồi cuối Tháng Mười 2021. Điều tàn độc là Chung đã khóa trái cửa để đánh vợ, sau đó tạt xăng (cũng 5 lít) lên người bà và châm lửa đốt, làm đứa cháu ngoại trong nhà cũng bị vạ lây. Đứa cháu thoát chết nhưng bà vợ 50 tuổi của Chung vì phỏng nặng đã chết ở bệnh viện.
Không chỉ những ông chồng mới dùng xăng làm công cụ sát hại vợ, vụ án chấn động dư luận hồi cuối Tháng Mười 2022 là ba bà con gái vì tranh giành tài sản với em trai cũng dùng xăng đốt nhà mẹ ở huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên khiến ba người bị chết, trong đó có bà mẹ và hai đứa con gái ác nhơn. Mới nhất là vụ đánh ghen ở thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam hôm 26 Tháng Giêng 2023 (mùng 6 tết Quý Mão), khi hai người đàn bà (mẹ chồng và nàng dâu) đã chặn đường đổ xăng lên người cô nhân tình để đốt, với hậu quả là ba người bị phỏng (vợ, chồng và cô nhân tình).
Dùng xăng đốt vợ đến chết, Nguyễn Phước Chung 52 tuổi đã bị tòa án xử tù chung thân – Ảnh Vnexpress
Nói về phỏng xăng, bác sĩ Phạm Văn Gia, cựu Phó giám đốc Viện Bỏng Quốc gia cho biết trên Zing News ngày 13 Tháng Ba 2019: Xăng khi cháy có nhiệt độ rất cao nên thường gây phỏng sâu. Vết thương di chứng sau phỏng xăng rất nặng nề, ảnh hưởng sức khỏe, thẩm mỹ và đặc biệt là tâm lý của bệnh nhân. Phỏng do xăng có những điểm nguy hiểm khác biệt so với phỏng dầu ăn, nước sôi là dù được điều trị ngay lập tức vẫn bị thương tật nặng nề, cần thời gian điều trị lâu dài. Nếu không chữa trị đúng cách, vết thương do phỏng xăng thường lâu khỏi. Phỏng xăng rộng có thể dẫn đến hoại tử thứ phát, còn độ phỏng sâu hơn sẽ co kéo bề mặt da, tạo sẹo xấu. Nguy hiểm hơn, vết thương phỏng xăng có thể bị nhiễm trùng máu, suy thận, suy đa tạng, ảnh hưởng đến tính mạng….
Với sự nguy hiểm chết người của phỏng xăng, những kẻ dùng xăng sát hại người đều đã giết người có chủ đích, nghĩ mà rùng mình thiệt chớ!
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Xôn xao chuyện linh mục được thụ phong ở Vinh từng là người của Vũ Nhôm
Tuấn Khanh
9 tháng 2, 2023
Saigon Nhỏ
Đầu Tháng Hai 2023, giới Công giáo thạo tin trên các trang mạng tiếng Việt hết sức bất ngờ trước hình ảnh tiết lộ một vị linh mục Việt Nam được Giáo phận Maasin, Giáo hội Phi Luật Tân phong chức, tại Nhà thờ Chánh toà Maasin. Lễ thụ phong cho thấy sự kiện diễn ra hôm 7 Tháng Mười Hai 2022.
Thoạt đầu, chuyện tưởng chừng là niềm vui, nhưng sau đó là những điều nghi hoặc ập tới, bởi vị linh mục được thụ phong có tên là Hồ Hữu Hòa, không ai khác hơn là ông thầy phong thủy trong vụ án của Phan Văn Anh Vũ ở Đà Nẵng. Trong vụ án gây nhiều xôn xao, kết thúc vào năm 2021, Hồ Hữu Hòa là người được trả tự do ngay tại tòa vì “thành khẩn khai báo” mọi chuyện hối lộ giữa Phan Văn Anh Vũ – tự Vũ Nhôm (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79) và Nguyễn Duy Linh (Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Tình báo, Bộ Công an), khiến một người chịu 14 năm tù và một người chịu 30 năm tù.
Được biết chuyện ông Hồ Hữu Hòa đột nhiên học hết kinh sách làm linh mục chỉ trong một năm, và sau đó, được thư từ Giáo phận Vinh, gửi sang Phi Luật Tân để nhận lễ chịu chức khiến ai nấy đều bất ngờ. Ngay sau khi có lời bàn tán, video lễ thụ phong của ông Hòa bị gỡ khỏi Facebook của Giáo phận Maasin, nhưng các hình ảnh rải rác được giáo dân tập hợp, cho thấy vào mùng 5 Tết, thánh lễ Tạ Ơn Mừng Hồng Ân Vĩnh Khấn Nữ Đan Sĩ: Maria Augustino Nguyễn Thị Nga của Giáo xứ Tân Lộc, ông Hồ Hữu Hoà ngồi hàng đầu cùng các linh mục đồng tế khác.
Linh mục Đinh Hữu Thoại có viết trên trang của mình điều nghi vấn của ông về Hồ Hữu Hòa, là việc thụ chức linh mục bất thường này, đã “lọt qua mắt của hàng ngàn giáo dân và các Linh mục Gp Vinh mà không gặp trở ngại nào, là do trước đó không có rao phong chức như thông lệ Giáo luật yêu cầu (GL 1043 và 1051)”.
Hiện Giáo phận Vinh chưa có tiếng nói nào về những phát hiện này. Thậm chí ngay cả Giám mục là Anphong Nguyễn Hữu Long, người giới thiệu cho Hồ Hữu Hòa chịu chức ở Phi Luật Tân – cũng im lặng. Cuộc trò chuyện ngắn sau đây với linh mục Đặng Hữu Nam có thể hé lộ đôi điều về sự kiện này.
Ông Hồ Hữu Hòa trước tòa, người được đồn đoán là do phía an ninh cài vào mối quan hệ Phan Văn Anh Vũ và tướng tình báo Nguyễn Duy Linh để phá án.
Chào cha Đặng Hữu Nam, trường hợp đào tạo nhanh, thụ chức nhanh của linh mục Hồ Hữu Hòa, đang được nhiều người bàn tán, đặc biệt khi ông ta được đồn đoán là một người có dính líu đến giới an ninh ở Đà Nẵng…
Chuyện này có đủ bất thường và bình thường, nhưng nếu nhìn theo nhãn quan của Công giáo với giáo luật thì nó cũng có bất thường. Nếu xét về các quy chuẩn để được làm linh mục, giáo luật bắt đầu từ điều 1008, thì việc phong chức linh mục cho Hồ Hữu Hòa chưa phù hợp với các điều khoản của giáo luật, thì đó là một điều nghịch thường. Nhưng ngược lại, điều bình thường là Giám mục cũng có quyền phong chức cho bất cứ ai, mà không cần căn cứ vào điều khoản nào.
Trên thực tế, với niềm tin và phụng sự thì không thể có định kiến. Người ta có câu “Mỗi thánh nhân đều có một quá khứ, mỗi kẻ tội đồ đều có một tương lai”. Biết đâu từ sai lầm trong quá khứ, con người lại muốn phục thiện và làm điều tốt đẹp từ ơn Cải hoán của Chúa thì sao? Lịch sử Công giáo có nhiều trường hợp như vậy. Thánh Alfonso tạo dựng Dòng Chúa Cứu Thế chẳng hạn, ngài cũng đầy những lỗi lầm trước khi đến với Chúa. Nên nếu nói về trường hợp của linh mục Hồ Hữu Hòa, tôi nhìn từ cả hai chiều thì thấy, có những điều bất thường không hợp với giáo luật, và có những điều bình thường từ sự tự nhiên, nếu như đó là Chúa chọn con người.
Dường như câu chuyện về linh mục Hồ Hữu Hòa thật ra đã có lời bàn từ hơn năm trước, khi có ý kiến cho rằng đã thấy ông Hòa khi ấy đang học linh mục ở Sài Gòn. Và dường như Cha cũng có đã có lần lên tiếng về chuyện này?
Câu chuyện lúc đó là tôi yêu cầu đính chính về thông tin ông Hồ Hữu Hòa đang đi học linh mục ở Học viện Đa Minh và Học viện Franxicô ở Sài Gòn. Tôi còn nhớ là ông Thái Văn Đường có đưa tin về chuyện ông Hòa được một dòng gửi đi học, nhưng chính xác là ông Hòa được một vị giám mục giới thiệu đi học, và học với tư cách cá nhân, không thuộc dòng nào cả. Nên nói ông được một dòng tu nào, hay nói Giáo phận Vinh gửi đi là không chính xác. Vì như vậy là như xin vào học để hiểu biết, chứ không phải là thành viên của Giáo hội Việt Nam được gửi đi đào tạo để làm linh mục.
Nên nhớ rằng học vấn của Giáo hội được nhiều người bên ngoài nghiên cứu, xin theo học, và có cả những quan chức Ban Tuyên giáo hoặc sĩ quan an ninh tôn giáo xin học để tìm hiểu. Nên cần nói rõ ở đây để tránh hiểu lầm.
Nói tóm lại, linh mục Hồ Hữu Hòa chưa bao giờ là chủng sinh, chưa bao giờ là ứng viên được chọn để đào tạo chính thức của Giáo phận Vinh. Ông cũng chưa bao giờ tham gia một dòng tu nào để được gọi là tu sĩ.
Nhưng hiện nay, thời gian gọi là tu học để làm linh mục rất ngắn – chỉ có khoảng một năm – của linh mục Hồ Hữu Hòa đang được bàn tán rất nhiều. Liệu ông ta có những dấu hiệu xuất sắc bất ngờ của một người học đạo và được ai đó trong Giáo phận Vinh làm chứng, đặc cách gửi đi cho thụ chức ở Phi Luật Tân?
Đó cũng là một những ý kiến giáo dân xôn xao, vì tính trong thời gian được trả tại tòa vụ ông Phan Văn Anh Vũ, thì ông Hồ Đức Hòa được học và thụ phong rất nhanh. Khi sự việc xảy ra, tôi có vào trang mạng của Giáo phận Maasin, Giáo hội Phi Luật Tân thì tìm thấy thông tin người giới thiệu, đưa ông Hồ Hữu Hòa đi thụ chức linh mục là Giám mục An Phong Nguyễn Hữu Long. Ngài Giám Mục viết ủy nhiệm thư sang Giáo phận Maasin để cho ông Hồ Hữu Hòa được nhận lễ thụ phong linh mục. Ngài Giám mục còn ủy nhiệm cho linh mục Giêrađô Nguyễn Nam Việt sang Phi Luật Tân cùng ông Hồ Hữu Hòa để giúp trả lời những chất vấn của Giáo phận Maasin về lễ nghi và ứng viên Hồ Hữu Hòa.
Tin đang lan nhanh trên mạng facebook.
Thưa Cha, về mặt nghi lễ của Công giáo, thì việc làm lễ thụ phong linh mục ở Phi Luật Tân có khác biệt gì với ở Giáo phận Vinh? Và vì sao phải đưa đến tận Phi Luật Tân để làm lễ?
Theo Giáo luật, nếu là linh mục của Giáo phận thì phải làm lễ tại Giáo phận, vì đây là một việc rất hệ trọng. Nhưng vì hoàn cảnh tu học và vấn đề địa lý, đôi khi việc ủy nhiệm cho một giáo phận nào đó phong chức cũng không phải là ngoại lệ.
Nhưng trong sự kiện của linh mục Hồ Hữu Hòa thì nó có những vấn đề bất thường: Bởi ông Hòa không tu học ở Phi Luật Tân, mà được đưa từ Việt Nam sang đó để thụ chức. Có những bình luận suy đoán rằng ông Hòa được đưa sang đó để nhận chức linh mục, nhằm tránh những sự điều tiếng về chuyện trở thành linh mục quá nhanh của ông.
Với những điều mô tả, như vậy thì rốt cuộc bây giờ linh mục Hồ Hữu Hòa thuộc giáo phận nào, thưa Cha?
Lúc này thì có thể xác định rằng linh mục Hồ Hữu Hòa là người của Giáo phận Vinh, vì đã có sự tiến cử của Giám mục Giáo phận. Chỉ có điều là việc thụ phong linh mục này không nhiều người biết. Từ sau Tết Nguyên Đán, sự có mặt của linh mục Hồ Hữu Hòa ở một số thánh lễ khiến giáo dân, tu sĩ bàn tán. Chính thức thì về sau này, linh mục Hồ Hữu Hòa có được đưa đi làm việc ở đâu hay như thế nào, thì cũng tùy thuộc vào ngài Giám mục An Phong Nguyễn Hữu Long.
Dạ xin được hỏi Cha một câu hỏi cuối. Trong ý niệm mà Cha trình bày rất thú vị, là Thiên Chúa có thể vẽ một đường thẳng trên một đường cong để tìm thấy và hoán cải tính cách con người. Vậy thì trong bối cảnh của thế giới ngày càng hỗn loạn hôm nay, tín ngưỡng bị thao túng, những đứa con của Thiên Chúa không dễ tìm được người chỉ có Chúa trong tim – có hay không những người sẵn sàng vẽ những đường cong trên những đường thẳng, để làm những công việc của mình?
Trong lịch sử tồn tại của Công giáo, việc con người vẽ những đường cong trên những đường thẳng của Thiên Chúa là đã xảy ra rồi.
Trong nhãn quan của cá nhân tôi, không nhắm riêng vào ai, chuyện gì, thì chuyện vẽ những đường cong – như là một cách bách hại, tôi đã thấy. Chẳng hạn như ở Trung Quốc, tôn giáo bị coi như là một thế lực đối đầu và cần phải bị tiêu diệt. Thế giới hôm nay không còn tiện cho việc giết chóc nữa, nên có rất nhiều thủ thuật trong việc biến tôn giáo trở thành công cụ cho thế quyền. Tinh vi hơn, tôn giáo hôm nay bị làm cho tha hóa. Quyền lực duy vật làm xói mòn niềm tin vào Thiên Chúa. Tha hóa sẽ biến các hình thức nghi lễ ngày càng nhịp nhàng hơn như trống rỗng tâm linh. Tha hóa sẽ biến các vị chức sắc, lãnh đạo xa rời với các tiêu chuẩn của lời nguyện phục vụ Thiên Chúa. Và cuối cùng khi tín đồ nhìn thấy những điều đó, họ chán nản và từ bỏ. Cứ nhìn vào Trung Quốc sẽ thấy rõ: Các vị lãnh đạo bị khống chế và chỉ còn biết làm theo ý chính quyền.
Dạ xin cám ơn Cha cho cuộc trò chuyện.
Tuấn Khanh
9 tháng 2, 2023
Saigon Nhỏ
Đầu Tháng Hai 2023, giới Công giáo thạo tin trên các trang mạng tiếng Việt hết sức bất ngờ trước hình ảnh tiết lộ một vị linh mục Việt Nam được Giáo phận Maasin, Giáo hội Phi Luật Tân phong chức, tại Nhà thờ Chánh toà Maasin. Lễ thụ phong cho thấy sự kiện diễn ra hôm 7 Tháng Mười Hai 2022.
Thoạt đầu, chuyện tưởng chừng là niềm vui, nhưng sau đó là những điều nghi hoặc ập tới, bởi vị linh mục được thụ phong có tên là Hồ Hữu Hòa, không ai khác hơn là ông thầy phong thủy trong vụ án của Phan Văn Anh Vũ ở Đà Nẵng. Trong vụ án gây nhiều xôn xao, kết thúc vào năm 2021, Hồ Hữu Hòa là người được trả tự do ngay tại tòa vì “thành khẩn khai báo” mọi chuyện hối lộ giữa Phan Văn Anh Vũ – tự Vũ Nhôm (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79) và Nguyễn Duy Linh (Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Tình báo, Bộ Công an), khiến một người chịu 14 năm tù và một người chịu 30 năm tù.
Được biết chuyện ông Hồ Hữu Hòa đột nhiên học hết kinh sách làm linh mục chỉ trong một năm, và sau đó, được thư từ Giáo phận Vinh, gửi sang Phi Luật Tân để nhận lễ chịu chức khiến ai nấy đều bất ngờ. Ngay sau khi có lời bàn tán, video lễ thụ phong của ông Hòa bị gỡ khỏi Facebook của Giáo phận Maasin, nhưng các hình ảnh rải rác được giáo dân tập hợp, cho thấy vào mùng 5 Tết, thánh lễ Tạ Ơn Mừng Hồng Ân Vĩnh Khấn Nữ Đan Sĩ: Maria Augustino Nguyễn Thị Nga của Giáo xứ Tân Lộc, ông Hồ Hữu Hoà ngồi hàng đầu cùng các linh mục đồng tế khác.
Linh mục Đinh Hữu Thoại có viết trên trang của mình điều nghi vấn của ông về Hồ Hữu Hòa, là việc thụ chức linh mục bất thường này, đã “lọt qua mắt của hàng ngàn giáo dân và các Linh mục Gp Vinh mà không gặp trở ngại nào, là do trước đó không có rao phong chức như thông lệ Giáo luật yêu cầu (GL 1043 và 1051)”.
Hiện Giáo phận Vinh chưa có tiếng nói nào về những phát hiện này. Thậm chí ngay cả Giám mục là Anphong Nguyễn Hữu Long, người giới thiệu cho Hồ Hữu Hòa chịu chức ở Phi Luật Tân – cũng im lặng. Cuộc trò chuyện ngắn sau đây với linh mục Đặng Hữu Nam có thể hé lộ đôi điều về sự kiện này.
Ông Hồ Hữu Hòa trước tòa, người được đồn đoán là do phía an ninh cài vào mối quan hệ Phan Văn Anh Vũ và tướng tình báo Nguyễn Duy Linh để phá án.
Chào cha Đặng Hữu Nam, trường hợp đào tạo nhanh, thụ chức nhanh của linh mục Hồ Hữu Hòa, đang được nhiều người bàn tán, đặc biệt khi ông ta được đồn đoán là một người có dính líu đến giới an ninh ở Đà Nẵng…
Chuyện này có đủ bất thường và bình thường, nhưng nếu nhìn theo nhãn quan của Công giáo với giáo luật thì nó cũng có bất thường. Nếu xét về các quy chuẩn để được làm linh mục, giáo luật bắt đầu từ điều 1008, thì việc phong chức linh mục cho Hồ Hữu Hòa chưa phù hợp với các điều khoản của giáo luật, thì đó là một điều nghịch thường. Nhưng ngược lại, điều bình thường là Giám mục cũng có quyền phong chức cho bất cứ ai, mà không cần căn cứ vào điều khoản nào.
Trên thực tế, với niềm tin và phụng sự thì không thể có định kiến. Người ta có câu “Mỗi thánh nhân đều có một quá khứ, mỗi kẻ tội đồ đều có một tương lai”. Biết đâu từ sai lầm trong quá khứ, con người lại muốn phục thiện và làm điều tốt đẹp từ ơn Cải hoán của Chúa thì sao? Lịch sử Công giáo có nhiều trường hợp như vậy. Thánh Alfonso tạo dựng Dòng Chúa Cứu Thế chẳng hạn, ngài cũng đầy những lỗi lầm trước khi đến với Chúa. Nên nếu nói về trường hợp của linh mục Hồ Hữu Hòa, tôi nhìn từ cả hai chiều thì thấy, có những điều bất thường không hợp với giáo luật, và có những điều bình thường từ sự tự nhiên, nếu như đó là Chúa chọn con người.
Dường như câu chuyện về linh mục Hồ Hữu Hòa thật ra đã có lời bàn từ hơn năm trước, khi có ý kiến cho rằng đã thấy ông Hòa khi ấy đang học linh mục ở Sài Gòn. Và dường như Cha cũng có đã có lần lên tiếng về chuyện này?
Câu chuyện lúc đó là tôi yêu cầu đính chính về thông tin ông Hồ Hữu Hòa đang đi học linh mục ở Học viện Đa Minh và Học viện Franxicô ở Sài Gòn. Tôi còn nhớ là ông Thái Văn Đường có đưa tin về chuyện ông Hòa được một dòng gửi đi học, nhưng chính xác là ông Hòa được một vị giám mục giới thiệu đi học, và học với tư cách cá nhân, không thuộc dòng nào cả. Nên nói ông được một dòng tu nào, hay nói Giáo phận Vinh gửi đi là không chính xác. Vì như vậy là như xin vào học để hiểu biết, chứ không phải là thành viên của Giáo hội Việt Nam được gửi đi đào tạo để làm linh mục.
Nên nhớ rằng học vấn của Giáo hội được nhiều người bên ngoài nghiên cứu, xin theo học, và có cả những quan chức Ban Tuyên giáo hoặc sĩ quan an ninh tôn giáo xin học để tìm hiểu. Nên cần nói rõ ở đây để tránh hiểu lầm.
Nói tóm lại, linh mục Hồ Hữu Hòa chưa bao giờ là chủng sinh, chưa bao giờ là ứng viên được chọn để đào tạo chính thức của Giáo phận Vinh. Ông cũng chưa bao giờ tham gia một dòng tu nào để được gọi là tu sĩ.
Nhưng hiện nay, thời gian gọi là tu học để làm linh mục rất ngắn – chỉ có khoảng một năm – của linh mục Hồ Hữu Hòa đang được bàn tán rất nhiều. Liệu ông ta có những dấu hiệu xuất sắc bất ngờ của một người học đạo và được ai đó trong Giáo phận Vinh làm chứng, đặc cách gửi đi cho thụ chức ở Phi Luật Tân?
Đó cũng là một những ý kiến giáo dân xôn xao, vì tính trong thời gian được trả tại tòa vụ ông Phan Văn Anh Vũ, thì ông Hồ Đức Hòa được học và thụ phong rất nhanh. Khi sự việc xảy ra, tôi có vào trang mạng của Giáo phận Maasin, Giáo hội Phi Luật Tân thì tìm thấy thông tin người giới thiệu, đưa ông Hồ Hữu Hòa đi thụ chức linh mục là Giám mục An Phong Nguyễn Hữu Long. Ngài Giám Mục viết ủy nhiệm thư sang Giáo phận Maasin để cho ông Hồ Hữu Hòa được nhận lễ thụ phong linh mục. Ngài Giám mục còn ủy nhiệm cho linh mục Giêrađô Nguyễn Nam Việt sang Phi Luật Tân cùng ông Hồ Hữu Hòa để giúp trả lời những chất vấn của Giáo phận Maasin về lễ nghi và ứng viên Hồ Hữu Hòa.
Tin đang lan nhanh trên mạng facebook.
Thưa Cha, về mặt nghi lễ của Công giáo, thì việc làm lễ thụ phong linh mục ở Phi Luật Tân có khác biệt gì với ở Giáo phận Vinh? Và vì sao phải đưa đến tận Phi Luật Tân để làm lễ?
Theo Giáo luật, nếu là linh mục của Giáo phận thì phải làm lễ tại Giáo phận, vì đây là một việc rất hệ trọng. Nhưng vì hoàn cảnh tu học và vấn đề địa lý, đôi khi việc ủy nhiệm cho một giáo phận nào đó phong chức cũng không phải là ngoại lệ.
Nhưng trong sự kiện của linh mục Hồ Hữu Hòa thì nó có những vấn đề bất thường: Bởi ông Hòa không tu học ở Phi Luật Tân, mà được đưa từ Việt Nam sang đó để thụ chức. Có những bình luận suy đoán rằng ông Hòa được đưa sang đó để nhận chức linh mục, nhằm tránh những sự điều tiếng về chuyện trở thành linh mục quá nhanh của ông.
Với những điều mô tả, như vậy thì rốt cuộc bây giờ linh mục Hồ Hữu Hòa thuộc giáo phận nào, thưa Cha?
Lúc này thì có thể xác định rằng linh mục Hồ Hữu Hòa là người của Giáo phận Vinh, vì đã có sự tiến cử của Giám mục Giáo phận. Chỉ có điều là việc thụ phong linh mục này không nhiều người biết. Từ sau Tết Nguyên Đán, sự có mặt của linh mục Hồ Hữu Hòa ở một số thánh lễ khiến giáo dân, tu sĩ bàn tán. Chính thức thì về sau này, linh mục Hồ Hữu Hòa có được đưa đi làm việc ở đâu hay như thế nào, thì cũng tùy thuộc vào ngài Giám mục An Phong Nguyễn Hữu Long.
Dạ xin được hỏi Cha một câu hỏi cuối. Trong ý niệm mà Cha trình bày rất thú vị, là Thiên Chúa có thể vẽ một đường thẳng trên một đường cong để tìm thấy và hoán cải tính cách con người. Vậy thì trong bối cảnh của thế giới ngày càng hỗn loạn hôm nay, tín ngưỡng bị thao túng, những đứa con của Thiên Chúa không dễ tìm được người chỉ có Chúa trong tim – có hay không những người sẵn sàng vẽ những đường cong trên những đường thẳng, để làm những công việc của mình?
Trong lịch sử tồn tại của Công giáo, việc con người vẽ những đường cong trên những đường thẳng của Thiên Chúa là đã xảy ra rồi.
Trong nhãn quan của cá nhân tôi, không nhắm riêng vào ai, chuyện gì, thì chuyện vẽ những đường cong – như là một cách bách hại, tôi đã thấy. Chẳng hạn như ở Trung Quốc, tôn giáo bị coi như là một thế lực đối đầu và cần phải bị tiêu diệt. Thế giới hôm nay không còn tiện cho việc giết chóc nữa, nên có rất nhiều thủ thuật trong việc biến tôn giáo trở thành công cụ cho thế quyền. Tinh vi hơn, tôn giáo hôm nay bị làm cho tha hóa. Quyền lực duy vật làm xói mòn niềm tin vào Thiên Chúa. Tha hóa sẽ biến các hình thức nghi lễ ngày càng nhịp nhàng hơn như trống rỗng tâm linh. Tha hóa sẽ biến các vị chức sắc, lãnh đạo xa rời với các tiêu chuẩn của lời nguyện phục vụ Thiên Chúa. Và cuối cùng khi tín đồ nhìn thấy những điều đó, họ chán nản và từ bỏ. Cứ nhìn vào Trung Quốc sẽ thấy rõ: Các vị lãnh đạo bị khống chế và chỉ còn biết làm theo ý chính quyền.
Dạ xin cám ơn Cha cho cuộc trò chuyện.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Dùng hết ‘khiêm tốn’, Tổng bí thư chuyển sang xài... Pavel Korchagin (Trân Văn)
Theo tường thuật của tờ Dân Trí thì ông Đức được gọi nhập ngũ để “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” lúc ông 20 tuổi.
Tuần trước, báo điện tử Dân Trí giới thiệu trường hợp của ông Hoàng Công Đức trong mục “Tấm lòng nhân ái” nhằm kêu gọi thiên hạ hỗ trợ ông cụ 73 tuổi vốn vừa là cựu chiến binh, vừa là bệnh binh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, có thể thực hiện được ước mơ cuối đời: Vợ con được ăn cơm với tí thịt, được chữa bệnh và kịp sửa chỗ chui ra, chui vào trước khi nó sập…
Theo tường thuật của tờ Dân Trí thì ông Đức được gọi nhập ngũ để “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” lúc ông 20 tuổi. Sau sáu năm lăn lộn ở chiến trường, năm 1976 ông Đức bị loại ngũ vì mất 61% sức lao động… Ông lập gia đình rồi định cư tại thôn Yên Xá, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Vợ chồng ông Đức có ba người con trai. Người con thứ hai sinh năm 1979 đã mất lúc lên mười. Người con đầu sinh năm 1978 đã có gia đình nhưng rất nghèo. Người con thứ ba sinh năm 1982 thì quặt quẹo từ bé và tờ Dân Trí cho rằng đó là hậu quả của việc ông Đức nhiễm chất độc màu da cam ở chiến trường… Vài chục năm qua, gia đình ông Đức cư trú trong một gian nhà tập thể nơi được mô tả là dột nát, ẩm mốc và hôi hám vì ông Đức không còn đủ sức chăm sóc cho đứa con trai bại liệt từ bé, nay đã 41 tuổi…
Theo ông Đức thì cách nay chưa lâu, ông còn có vợ cùng chăm con trai tật nguyền nhưng giáp Tết, do tuyệt vọng vì tình trạng bệnh tật của cả hai mẹ con, cuộc sống lại quá cơ cực nên vợ ông bị trầm cảm rồi tự tử, may là được hàng xóm đưa đi cấp cứu kịp thời. Hiện bà đang được người con thứ hai chăm sóc. Cả hàng xóm lẫn các viên chức ấp, xã cùng xác nhận gia đình ông Đức thường phải dùng mì gói cầm hơi. Còn ông Đức bảo rằng, nếu tằn tiện, trợ cấp cho một bệnh binh mất sức lao động cũng tạm đủ cho vợ chồng ông và người con trai bệnh tật cầm cự, tuy nhiên vì có quá nhiều khoản phải chi cho chữa trị bệnh tật của vợ con nên cuối cùng, mơ ước lớn nhất của ông bây giờ chỉ là… “bữa cơm của vợ con có tí thịt” và “có chút tiền đưa hai mẹ con vào bệnh viện, nếu dư thì sửa lại cái nhà không thì nó sập” (1)…
***
Vài năm gần đây, năm nào ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư đảng CSVN cũng có vài lần khoe, đại ý: “Đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” (2) bất kể cả người dùng mạng xã hội lẫn hệ thống truyền thông chính thức liên tục bày ra vô số thân phận cơ cực, khốn khổ ngoài khả năng tưởng tưởng của nhiều người như thân phận ông Hoàng Công Đức…
Dân Trí chỉ là một trong số những cơ quan truyền thông chính thức mở hẳn một chuyên mục để giới thiệu về những đồng bào bị hệ thống chính trị, hệ thống công quyền không chỉ bỏ rơi mà còn hất sang bên lề cuộc đời nhằm kêu gọi những đồng bào khác chung tay cứu giúp. Nếu có thời gian đọc tường thuật về thảm cảnh của các nhân vật được nêu trong những chuyên mục kiểu như chuyên mục “Tấm lòng nhân ái” của báo điện tử Dân Trí (3) và đem những thảm cảnh đó so với điều ông Trọng không chỉ thường khoe mà còn nhấn mạnh rằng ông ta đã dùng… “tất cả sự khiêm tốn” để tuyên bố “tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế” của quốc gia “chưa bao giờ được như ngày nay”, chắc chắn sẽ có rất nhiều người lắc đầu vì không biết nên xếp ông Trọng vào loại nào!
Hồi thượng tuần tháng này, nhân dịp kỷ niệm 93 năm ngày thành lập đảng CSVN, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam đã long trọng tổ chức trao “Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng” cho ông Trọng, ông Trọng đã dùng một số ý của nhân vật Pavel Korchagin trong tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy” của Nikolai A. Ostrovsky thay cho diễn văn đáp từ: “Cái quý nhất của con người là cuộc sống và danh dự sống, vì đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí; để khỏi hổ thẹn vì những việc làm ti tiện, đớn hèn, bị mọi người khinh bỉ; để đến khi nhắm mắt xuôi tay ta có thể tự hào rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời – sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người, mang lại hạnh phúc cho nhân dân!”. Rồi… “Thép đã tôi trong lửa đỏ và nước lạnh, lúc đó thép trở nên không hề biết sợ!“… Rồi thơ Tố Hữu: “Còn một giây, một phút tàn hơi. Là vẫn còn chiến đấu quyết không thôi!” (4).
Khi còn nhiều triệu đồng bào vẫn còn vật lộn với cơm áo, tuyệt vọng vì bế tắc, thậm chí chỉ dám mơ “bữa cơm của vợ con có tí thịt” và “có chút tiền để vào bệnh viện”, 55 năm qua ông Trọng “chiến đấu” cho cái gì? Những người cộng sản như ông Trọng sẽ còn “chiến đấu” vì cái gì “cho đến lúc tàn hơi”? Cứ nhìn sự lầm than, cùng quẫn của nhân dân ắt sẽ thấy, thứ mà ông Trọng cho là “sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời” chắc chắn không phải là… “giải phóng con người, mang lại hạnh phúc cho nhân dân”!
Trân Văn
Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/dung-het-khiem-ton-tong-bi-thu-chuyen-sang-xai-pavel-korchagin-/6960624.html
Chú thích:
(1) https://dantri.com.vn/tam-long-nhan-ai/noi-thong-kho-cua-nguoi-benh-binh-giua-thu-do-them-bua-com-co-thit-20230207220030713.htm
(2) https://vtv.vn/chinh-tri/voi-tat-ca-su-khiem-ton-chung-ta-van-co-the-noi-rang-dat-nuoc-ta-chua-bao-gio-co-duoc-tiem-luc-vi-the-va-uy-tin-quoc-te-nhu-ngay-nay-20210126121805801.htm
(3) https://dantri.com.vn/tam-long-nhan-ai.htm
(4) http://dukcqtw.dcs.vn/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-nhan-huy-hieu-55-nam-tuoi-dang-duk15837.aspx
Theo tường thuật của tờ Dân Trí thì ông Đức được gọi nhập ngũ để “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” lúc ông 20 tuổi.
Tuần trước, báo điện tử Dân Trí giới thiệu trường hợp của ông Hoàng Công Đức trong mục “Tấm lòng nhân ái” nhằm kêu gọi thiên hạ hỗ trợ ông cụ 73 tuổi vốn vừa là cựu chiến binh, vừa là bệnh binh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, có thể thực hiện được ước mơ cuối đời: Vợ con được ăn cơm với tí thịt, được chữa bệnh và kịp sửa chỗ chui ra, chui vào trước khi nó sập…
Theo tường thuật của tờ Dân Trí thì ông Đức được gọi nhập ngũ để “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” lúc ông 20 tuổi. Sau sáu năm lăn lộn ở chiến trường, năm 1976 ông Đức bị loại ngũ vì mất 61% sức lao động… Ông lập gia đình rồi định cư tại thôn Yên Xá, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Vợ chồng ông Đức có ba người con trai. Người con thứ hai sinh năm 1979 đã mất lúc lên mười. Người con đầu sinh năm 1978 đã có gia đình nhưng rất nghèo. Người con thứ ba sinh năm 1982 thì quặt quẹo từ bé và tờ Dân Trí cho rằng đó là hậu quả của việc ông Đức nhiễm chất độc màu da cam ở chiến trường… Vài chục năm qua, gia đình ông Đức cư trú trong một gian nhà tập thể nơi được mô tả là dột nát, ẩm mốc và hôi hám vì ông Đức không còn đủ sức chăm sóc cho đứa con trai bại liệt từ bé, nay đã 41 tuổi…
Theo ông Đức thì cách nay chưa lâu, ông còn có vợ cùng chăm con trai tật nguyền nhưng giáp Tết, do tuyệt vọng vì tình trạng bệnh tật của cả hai mẹ con, cuộc sống lại quá cơ cực nên vợ ông bị trầm cảm rồi tự tử, may là được hàng xóm đưa đi cấp cứu kịp thời. Hiện bà đang được người con thứ hai chăm sóc. Cả hàng xóm lẫn các viên chức ấp, xã cùng xác nhận gia đình ông Đức thường phải dùng mì gói cầm hơi. Còn ông Đức bảo rằng, nếu tằn tiện, trợ cấp cho một bệnh binh mất sức lao động cũng tạm đủ cho vợ chồng ông và người con trai bệnh tật cầm cự, tuy nhiên vì có quá nhiều khoản phải chi cho chữa trị bệnh tật của vợ con nên cuối cùng, mơ ước lớn nhất của ông bây giờ chỉ là… “bữa cơm của vợ con có tí thịt” và “có chút tiền đưa hai mẹ con vào bệnh viện, nếu dư thì sửa lại cái nhà không thì nó sập” (1)…
***
Vài năm gần đây, năm nào ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư đảng CSVN cũng có vài lần khoe, đại ý: “Đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” (2) bất kể cả người dùng mạng xã hội lẫn hệ thống truyền thông chính thức liên tục bày ra vô số thân phận cơ cực, khốn khổ ngoài khả năng tưởng tưởng của nhiều người như thân phận ông Hoàng Công Đức…
Dân Trí chỉ là một trong số những cơ quan truyền thông chính thức mở hẳn một chuyên mục để giới thiệu về những đồng bào bị hệ thống chính trị, hệ thống công quyền không chỉ bỏ rơi mà còn hất sang bên lề cuộc đời nhằm kêu gọi những đồng bào khác chung tay cứu giúp. Nếu có thời gian đọc tường thuật về thảm cảnh của các nhân vật được nêu trong những chuyên mục kiểu như chuyên mục “Tấm lòng nhân ái” của báo điện tử Dân Trí (3) và đem những thảm cảnh đó so với điều ông Trọng không chỉ thường khoe mà còn nhấn mạnh rằng ông ta đã dùng… “tất cả sự khiêm tốn” để tuyên bố “tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế” của quốc gia “chưa bao giờ được như ngày nay”, chắc chắn sẽ có rất nhiều người lắc đầu vì không biết nên xếp ông Trọng vào loại nào!
Hồi thượng tuần tháng này, nhân dịp kỷ niệm 93 năm ngày thành lập đảng CSVN, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam đã long trọng tổ chức trao “Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng” cho ông Trọng, ông Trọng đã dùng một số ý của nhân vật Pavel Korchagin trong tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy” của Nikolai A. Ostrovsky thay cho diễn văn đáp từ: “Cái quý nhất của con người là cuộc sống và danh dự sống, vì đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí; để khỏi hổ thẹn vì những việc làm ti tiện, đớn hèn, bị mọi người khinh bỉ; để đến khi nhắm mắt xuôi tay ta có thể tự hào rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời – sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người, mang lại hạnh phúc cho nhân dân!”. Rồi… “Thép đã tôi trong lửa đỏ và nước lạnh, lúc đó thép trở nên không hề biết sợ!“… Rồi thơ Tố Hữu: “Còn một giây, một phút tàn hơi. Là vẫn còn chiến đấu quyết không thôi!” (4).
Khi còn nhiều triệu đồng bào vẫn còn vật lộn với cơm áo, tuyệt vọng vì bế tắc, thậm chí chỉ dám mơ “bữa cơm của vợ con có tí thịt” và “có chút tiền để vào bệnh viện”, 55 năm qua ông Trọng “chiến đấu” cho cái gì? Những người cộng sản như ông Trọng sẽ còn “chiến đấu” vì cái gì “cho đến lúc tàn hơi”? Cứ nhìn sự lầm than, cùng quẫn của nhân dân ắt sẽ thấy, thứ mà ông Trọng cho là “sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời” chắc chắn không phải là… “giải phóng con người, mang lại hạnh phúc cho nhân dân”!
Trân Văn
Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/dung-het-khiem-ton-tong-bi-thu-chuyen-sang-xai-pavel-korchagin-/6960624.html
Chú thích:
(1) https://dantri.com.vn/tam-long-nhan-ai/noi-thong-kho-cua-nguoi-benh-binh-giua-thu-do-them-bua-com-co-thit-20230207220030713.htm
(2) https://vtv.vn/chinh-tri/voi-tat-ca-su-khiem-ton-chung-ta-van-co-the-noi-rang-dat-nuoc-ta-chua-bao-gio-co-duoc-tiem-luc-vi-the-va-uy-tin-quoc-te-nhu-ngay-nay-20210126121805801.htm
(3) https://dantri.com.vn/tam-long-nhan-ai.htm
(4) http://dukcqtw.dcs.vn/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-nhan-huy-hieu-55-nam-tuoi-dang-duk15837.aspx
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
BBC News, Tiếng Việt
200.000 lao động mất lương hưu, bảo hiểm y tế: Ai chịu trách nhiệm?
Tác giả,T.K. Tran
Vai trò,Gửi đến BBC News Tiếng Việt từ Stuttgart, Đức
15 tháng 2 2023, 10:31 +07
Công nhân Việt NamNGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Theo báo chí Việt Nam, hiện nay có trường hợp hơn 200.000 người lao động sẽ không có lương hưu, mất trắng các phúc lợi khác… mặc dù họ đã đóng phần tiền lương để được bảo hiểm đầy đủ theo quy định của luật pháp.
Từ năm 1995, Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH) cho người lao động (NLĐ) được đưa vào thực hiện ở Việt Nam.
Bảo hiểm này bao gồm bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tai nạn lao động… và quan trọng nhất là lương hưu trí. Bảo hiểm này tương đối mới mẻ vì trước đó, chỉ có công chức nhà nước, quân nhân mới có lương hưu.
Trên nguyên tắc, bảo hiểm này có tính cách bắt buộc cho người lao động làm việc có lương cố định.
Chủ xí nghiệp trích 10,5% lương người lao động, góp thêm 21,5% phần của họ và phải chuyển khoản như vậy tổng cộng là 32% lương NLĐ vào Quỹ BHXH.
Sau tối thiểu 20 năm đóng góp, khi họ đến tuổi về hưu NLĐ sẽ được Quỹ BHXH chi trả lương hưu hàng tháng.
Tuy thế, theo báo chí trong nước, hiện nay có trường hợp hơn 200.000 NLĐ sẽ không có lương hưu, mất trắng các phúc lợi khác… mặc dù họ đã đóng phần tiền lương để được bảo hiểm đầy đủ theo quy định của luật pháp.
Vì đâu nên nỗi?
Ai sẽ phải chịu trách nhiệm trong vụ việc này?
Gần 1/2 doanh nghiệp trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH
Ở Việt Nam có hơn 610.000 xí nghiệp lớn nhỏ hoạt động. Thu nhập của các xí nghiệp được khai báo cho cơ quan thuế vụ để hàng năm thu thuế dựa theo lợi nhuận mà các xí nghiệp đạt được.
Thế nhưng quỹ BHXH chỉ có thể quản lý được khoảng 330.000 xí nghiệp. Số còn lại, gần 1/2 tổng số các xí nghiệp "chưa" tham gia vào BHXH, mặc dù quy định của luật pháp là bắt buộc.
Hàng triệu NLĐ do đó không được hưởng an sinh xã hội này.
Trong số các xí nghiệp mà Quỹ BHXH "nắm" được, lại có rất nhiều xí nghiệp 'ù lì', không đóng đúng kỳ hạn, không đóng đủ hoặc không đóng, dẫn đến tình trạng là Quỹ BHXH không thu được hàng chục ngàn tỷ đồng.
Tính tới cuối tháng 1/2023 thì tổng số tiền chậm đóng là 25.943 tỷ đồng, tăng 3.890 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.
Trách nhiệm của nhà nước: Biện pháp xử lý không triệt để
Công nhân Việt Nam
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Gần 1/2 tổng số các xí nghiệp "chưa" tham gia vào BHXH
Biện pháp đầu tiên là thanh tra. Năm 2022 Quỹ BHXH đã tổ chức 36.000 cuộc thanh tra các xí nghiệp. Xí nghiệp nợ tiền BHXH bị đưa lên báo chí "bêu xấu", sẽ phải đóng tiền phạt và bị truy thu số nợ.
Ví dụ là ngày 7 tháng 2 năm nay Công ty MTV Takson Huế bị xử phạt 200 triệu đồng do chậm đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ gần 3,8 tỉ đồng.
Tuy tiền phạt không nhiều, tương ứng với 5% số nợ, nhưng nhiều xí nghiệp vẫn không chấp hành, không trả nợ BHXH, cả không đóng tiền phạt.
Ở Trung Quốc, xí nghiệp trốn đóng BHXH sẽ bị phong tỏa tài sản, nhưng ở Việt Nam các xí nghiệp không phải chịu hình phạt này.
Trách nhiệm của nhà nước: Luật pháp mơ hồ, phức tạp
Công nhân Việt Nam
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Để có thể kết tội hình sự chủ doanh nghiệp trốn nợ, lại cần thêm một yếu tố là chủ xí nghiệp có "gian dối", có "thủ đoạn"...
Vấn đề "nợ BHXH" thực sự không mới, ít nhất là từ 10 năm nay tôi đã đọc những thông tin trên báo chí nhà nước về việc này, nhưng mãi đến năm 2015 bộ Luật hình sự mới quy định hành vi trốn nợ, gian lận BHXH là tội hình sự (điều 216).
Tuy nhiên, nhà nước ban hành Nghị định 28/2020 và Nghị định 117/2020 phân biệt thêm là các hành vi chậm đóng, đóng không đúng mức quy định, đóng không đủ số người quy định không phải là tội trốn đóng.
Để có thể kết tội hình sự chủ doanh nghiệp trốn nợ, lại cần thêm một yếu tố là chủ xí nghiệp có "gian dối", có "thủ đoạn"...
Năm 2019 Quỹ BHXH tỉnh Bình Thuận chuyển sang cho cơ quan Công an hồ sơ 7 doanh nghiệp cố tình trốn BHXH để điều tra và khởi tố. Kết quả không tới đâu. Bên Công An trả lời là đây là hành vi vi phạm luật dân sự, không thể xử lý hình sự được.
Muốn xử lý hình sự, Công an cho rằng bên khởi tố (Quỹ BHXH) phải chứng minh được "hành vi gian dối, thủ đoạn khác…" ví dụ như doanh nghiệp làm giả hồ sơ, che dấu sự thật… .Nhưng theo quan niệm của bà Nguyễn thị Hiệp Hòa, Phó chánh án, Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa thì trách nhiệm chứng minh tội phạm phải là của cơ quan điều tra. Song ở hồ sơ "nợ BHXH" Công an gây thêm khó khăn, đẩy trách nhiệm này cho bên bị thiệt hại.
Không những thế, việc cơ quan nào có thẩm quyền kiện doanh nghiệp cũng là một vấn đề.
Lúc đầu, đây là thẩm quyền của Quỹ BHXH. Tới năm 2016 thì quyền khởi kiện lại giao cho Công đoàn VN. Tuy nhiên, khi Công đoàn đứng ra khởi kiện thì tòa án không thụ lý hồ sơ với lý do là bên thiệt hại là NLĐ chứ không phải là Công đoàn. Chỉ khi nào cá nhân NLĐ bị thiệt hại trực tiếp ủy quyền cho Công đoàn thì Công đoàn mới khởi tố được.
Vấn đề "nợ BHXH" thực sự không mới, ít nhất là từ 10 năm nay tôi đã đọc những thông tin trên báo chí nhà nước về việc này, nhưng mãi đến năm 2015 bộ Luật hình sự mới quy định hành vi trốn nợ, gian lận BHXH là tội hình sự (điều 216).
Tuy nhiên, nhà nước ban hành Nghị định 28/2020 và Nghị định 117/2020 phân biệt thêm là các hành vi chậm đóng, đóng không đúng mức quy định, đóng không đủ số người quy định không phải là tội trốn đóng.
Để có thể kết tội hình sự chủ doanh nghiệp trốn nợ, lại cần thêm một yếu tố là chủ xí nghiệp có "gian dối", có "thủ đoạn"...
Năm 2019, Quỹ BHXH tỉnh Bình Thuận chuyển sang cho cơ quan Công an hồ sơ 7 doanh nghiệp cố tình trốn BHXH để điều tra và khởi tố. Kết quả không tới đâu. Bên Công An trả lời là đây là hành vi vi phạm luật dân sự, không thể xử lý hình sự được.
Muốn xử lý hình sự, Công an cho rằng bên khởi tố (Quỹ BHXH) phải chứng minh được "hành vi gian dối, thủ đoạn khác…" ví dụ như doanh nghiệp làm giả hồ sơ, che dấu sự thật…
Nhưng theo quan niệm của bà Nguyễn Thị Hiệp Hòa, Phó chánh án, Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa thì trách nhiệm chứng minh tội phạm phải là của cơ quan điều tra. Song ở hồ sơ "nợ BHXH" Công an gây thêm khó khăn, đẩy trách nhiệm này cho bên bị thiệt hại.
Không những thế, việc cơ quan nào có thẩm quyền kiện doanh nghiệp cũng là một vấn đề.
Lúc đầu, đây là thẩm quyền của Quỹ BHXH. Tới năm 2016 thì quyền khởi kiện lại giao cho Công đoàn VN.
Tuy nhiên, khi Công đoàn đứng ra khởi kiện thì tòa án không thụ lý hồ sơ với lý do là bên thiệt hại là NLĐ chứ không phải là Công đoàn. Chỉ khi nào cá nhân NLĐ bị thiệt hại trực tiếp ủy quyền cho Công đoàn thì Công đoàn mới khởi tố được.
Sự bất lực của Công đoàn
Công nhân Việt Nam
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Bất lực trước vụ việc hàng trăm nghìn người lao động có nguy cơ mất lương hưu có nghĩa là Công đoàn không xứng đáng là cơ quan đại diện cho người lao động
Ngày 01/02/23 ông Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Công đoàn Việt Nam đề nghị Chính phủ "báo cáo" Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam về việc "nợ BHXH" không có phương cách giải quyết, khiến quãng 200.000 NLĐ có nguy cơ bị mất lương hưu và các phúc lợi khác.
Điều này bộc lộ rõ sự bất lực của Công đoàn, cùng với một số tính chất của chế độ. Những tính chất này không mới, nhưng qua sự kiện này lại rõ ràng thêm:
Bảo vệ lợi ích NLĐ là nhiệm vụ số một của một tổ chức lao động. Bất lực trước vụ việc hàng trăm nghìn NLĐ có nguy cơ mất lương hưu có nghĩa là Công đoàn không xứng đáng là cơ quan đại diện cho NLĐ. Hàng trăm nghìn NLĐ sẽ sống bằng gì sau này khi họ nghỉ làm?
Công đoàn đề nghị "báo cáo" Bộ Chính trị, một cơ chế của Đảng Cộng sản Việt Nam, trên nguyên tắc không phải là một cơ quan hành chính nhà nước, có nghĩa là Công đoàn đưa đẩy trách nhiệm giải quyết cho Đảng.
Điều này cho thấy phương pháp làm việc của các "đầy tớ nhân dân": Tắc trách, sợ khó, gặp vấn đề thì đùn đẩy trách nhiệm giải quyết cho người khác, cơ chế khác . Tương tự như kiểu đùm đẩy trách nhiệm giữa Công an và Tòa án, giữa Quỹ BHXH và Công đoàn như đã kể ở trên.
Ở Việt Nam, lời nói của Bộ Chính trị quan trọng hơn luật pháp. Thay vì nghiêm khắc áp dụng luật pháp để có thể "trị" được nhóm doanh nghiệp ương ngạnh, coi thường luật pháp và chà đạp lợi ích NLĐ thì các quan chức lại kêu cứu Bộ Chính trị, chờ đợi một huấn lệnh nào đó.
Trách nhiệm vụ "nợ BHXH" thuộc về những doanh nghiệp tệ hại mà lợi nhuận của họ quan trọng hơn đồng lương hưu của NLĐ.
Nhưng vụ "nợ BHXH" cho thấy luật pháp mơ hồ, áp dụng không nghiêm minh, không công bằng khiến doanh nghiệp phạm lỗi không thể bị kết tội hình sự. Để tình trạng này xảy ra là phần trách nhiệm của nhà cầm quyền, khi họ không quyết liệt giải quyết, không quan tâm đúng mức tới NLĐ thấp cổ bé miệng.
Tôi cho rằng, trong mọi trường hợp, làm cho 200.000 con người lao động mất lương hưu, gia đình bị đẩy vào vòng cùng cực trong tương lai là một tội ác.
Bài thể hiện quan điểm riêng của ông T.K. Trần, một nhà quan sát các hoạt động nghiệp đoàn, công nhân và người lao động, hiện sống ở Stuttgart, Đức.
200.000 lao động mất lương hưu, bảo hiểm y tế: Ai chịu trách nhiệm?
Tác giả,T.K. Tran
Vai trò,Gửi đến BBC News Tiếng Việt từ Stuttgart, Đức
15 tháng 2 2023, 10:31 +07
Công nhân Việt NamNGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Theo báo chí Việt Nam, hiện nay có trường hợp hơn 200.000 người lao động sẽ không có lương hưu, mất trắng các phúc lợi khác… mặc dù họ đã đóng phần tiền lương để được bảo hiểm đầy đủ theo quy định của luật pháp.
Từ năm 1995, Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH) cho người lao động (NLĐ) được đưa vào thực hiện ở Việt Nam.
Bảo hiểm này bao gồm bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tai nạn lao động… và quan trọng nhất là lương hưu trí. Bảo hiểm này tương đối mới mẻ vì trước đó, chỉ có công chức nhà nước, quân nhân mới có lương hưu.
Trên nguyên tắc, bảo hiểm này có tính cách bắt buộc cho người lao động làm việc có lương cố định.
Chủ xí nghiệp trích 10,5% lương người lao động, góp thêm 21,5% phần của họ và phải chuyển khoản như vậy tổng cộng là 32% lương NLĐ vào Quỹ BHXH.
Sau tối thiểu 20 năm đóng góp, khi họ đến tuổi về hưu NLĐ sẽ được Quỹ BHXH chi trả lương hưu hàng tháng.
Tuy thế, theo báo chí trong nước, hiện nay có trường hợp hơn 200.000 NLĐ sẽ không có lương hưu, mất trắng các phúc lợi khác… mặc dù họ đã đóng phần tiền lương để được bảo hiểm đầy đủ theo quy định của luật pháp.
Vì đâu nên nỗi?
Ai sẽ phải chịu trách nhiệm trong vụ việc này?
Gần 1/2 doanh nghiệp trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH
Ở Việt Nam có hơn 610.000 xí nghiệp lớn nhỏ hoạt động. Thu nhập của các xí nghiệp được khai báo cho cơ quan thuế vụ để hàng năm thu thuế dựa theo lợi nhuận mà các xí nghiệp đạt được.
Thế nhưng quỹ BHXH chỉ có thể quản lý được khoảng 330.000 xí nghiệp. Số còn lại, gần 1/2 tổng số các xí nghiệp "chưa" tham gia vào BHXH, mặc dù quy định của luật pháp là bắt buộc.
Hàng triệu NLĐ do đó không được hưởng an sinh xã hội này.
Trong số các xí nghiệp mà Quỹ BHXH "nắm" được, lại có rất nhiều xí nghiệp 'ù lì', không đóng đúng kỳ hạn, không đóng đủ hoặc không đóng, dẫn đến tình trạng là Quỹ BHXH không thu được hàng chục ngàn tỷ đồng.
Tính tới cuối tháng 1/2023 thì tổng số tiền chậm đóng là 25.943 tỷ đồng, tăng 3.890 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.
Trách nhiệm của nhà nước: Biện pháp xử lý không triệt để
Công nhân Việt Nam
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Gần 1/2 tổng số các xí nghiệp "chưa" tham gia vào BHXH
Biện pháp đầu tiên là thanh tra. Năm 2022 Quỹ BHXH đã tổ chức 36.000 cuộc thanh tra các xí nghiệp. Xí nghiệp nợ tiền BHXH bị đưa lên báo chí "bêu xấu", sẽ phải đóng tiền phạt và bị truy thu số nợ.
Ví dụ là ngày 7 tháng 2 năm nay Công ty MTV Takson Huế bị xử phạt 200 triệu đồng do chậm đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ gần 3,8 tỉ đồng.
Tuy tiền phạt không nhiều, tương ứng với 5% số nợ, nhưng nhiều xí nghiệp vẫn không chấp hành, không trả nợ BHXH, cả không đóng tiền phạt.
Ở Trung Quốc, xí nghiệp trốn đóng BHXH sẽ bị phong tỏa tài sản, nhưng ở Việt Nam các xí nghiệp không phải chịu hình phạt này.
Trách nhiệm của nhà nước: Luật pháp mơ hồ, phức tạp
Công nhân Việt Nam
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Để có thể kết tội hình sự chủ doanh nghiệp trốn nợ, lại cần thêm một yếu tố là chủ xí nghiệp có "gian dối", có "thủ đoạn"...
Vấn đề "nợ BHXH" thực sự không mới, ít nhất là từ 10 năm nay tôi đã đọc những thông tin trên báo chí nhà nước về việc này, nhưng mãi đến năm 2015 bộ Luật hình sự mới quy định hành vi trốn nợ, gian lận BHXH là tội hình sự (điều 216).
Tuy nhiên, nhà nước ban hành Nghị định 28/2020 và Nghị định 117/2020 phân biệt thêm là các hành vi chậm đóng, đóng không đúng mức quy định, đóng không đủ số người quy định không phải là tội trốn đóng.
Để có thể kết tội hình sự chủ doanh nghiệp trốn nợ, lại cần thêm một yếu tố là chủ xí nghiệp có "gian dối", có "thủ đoạn"...
Năm 2019 Quỹ BHXH tỉnh Bình Thuận chuyển sang cho cơ quan Công an hồ sơ 7 doanh nghiệp cố tình trốn BHXH để điều tra và khởi tố. Kết quả không tới đâu. Bên Công An trả lời là đây là hành vi vi phạm luật dân sự, không thể xử lý hình sự được.
Muốn xử lý hình sự, Công an cho rằng bên khởi tố (Quỹ BHXH) phải chứng minh được "hành vi gian dối, thủ đoạn khác…" ví dụ như doanh nghiệp làm giả hồ sơ, che dấu sự thật… .Nhưng theo quan niệm của bà Nguyễn thị Hiệp Hòa, Phó chánh án, Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa thì trách nhiệm chứng minh tội phạm phải là của cơ quan điều tra. Song ở hồ sơ "nợ BHXH" Công an gây thêm khó khăn, đẩy trách nhiệm này cho bên bị thiệt hại.
Không những thế, việc cơ quan nào có thẩm quyền kiện doanh nghiệp cũng là một vấn đề.
Lúc đầu, đây là thẩm quyền của Quỹ BHXH. Tới năm 2016 thì quyền khởi kiện lại giao cho Công đoàn VN. Tuy nhiên, khi Công đoàn đứng ra khởi kiện thì tòa án không thụ lý hồ sơ với lý do là bên thiệt hại là NLĐ chứ không phải là Công đoàn. Chỉ khi nào cá nhân NLĐ bị thiệt hại trực tiếp ủy quyền cho Công đoàn thì Công đoàn mới khởi tố được.
Vấn đề "nợ BHXH" thực sự không mới, ít nhất là từ 10 năm nay tôi đã đọc những thông tin trên báo chí nhà nước về việc này, nhưng mãi đến năm 2015 bộ Luật hình sự mới quy định hành vi trốn nợ, gian lận BHXH là tội hình sự (điều 216).
Tuy nhiên, nhà nước ban hành Nghị định 28/2020 và Nghị định 117/2020 phân biệt thêm là các hành vi chậm đóng, đóng không đúng mức quy định, đóng không đủ số người quy định không phải là tội trốn đóng.
Để có thể kết tội hình sự chủ doanh nghiệp trốn nợ, lại cần thêm một yếu tố là chủ xí nghiệp có "gian dối", có "thủ đoạn"...
Năm 2019, Quỹ BHXH tỉnh Bình Thuận chuyển sang cho cơ quan Công an hồ sơ 7 doanh nghiệp cố tình trốn BHXH để điều tra và khởi tố. Kết quả không tới đâu. Bên Công An trả lời là đây là hành vi vi phạm luật dân sự, không thể xử lý hình sự được.
Muốn xử lý hình sự, Công an cho rằng bên khởi tố (Quỹ BHXH) phải chứng minh được "hành vi gian dối, thủ đoạn khác…" ví dụ như doanh nghiệp làm giả hồ sơ, che dấu sự thật…
Nhưng theo quan niệm của bà Nguyễn Thị Hiệp Hòa, Phó chánh án, Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa thì trách nhiệm chứng minh tội phạm phải là của cơ quan điều tra. Song ở hồ sơ "nợ BHXH" Công an gây thêm khó khăn, đẩy trách nhiệm này cho bên bị thiệt hại.
Không những thế, việc cơ quan nào có thẩm quyền kiện doanh nghiệp cũng là một vấn đề.
Lúc đầu, đây là thẩm quyền của Quỹ BHXH. Tới năm 2016 thì quyền khởi kiện lại giao cho Công đoàn VN.
Tuy nhiên, khi Công đoàn đứng ra khởi kiện thì tòa án không thụ lý hồ sơ với lý do là bên thiệt hại là NLĐ chứ không phải là Công đoàn. Chỉ khi nào cá nhân NLĐ bị thiệt hại trực tiếp ủy quyền cho Công đoàn thì Công đoàn mới khởi tố được.
Sự bất lực của Công đoàn
Công nhân Việt Nam
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Bất lực trước vụ việc hàng trăm nghìn người lao động có nguy cơ mất lương hưu có nghĩa là Công đoàn không xứng đáng là cơ quan đại diện cho người lao động
Ngày 01/02/23 ông Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Công đoàn Việt Nam đề nghị Chính phủ "báo cáo" Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam về việc "nợ BHXH" không có phương cách giải quyết, khiến quãng 200.000 NLĐ có nguy cơ bị mất lương hưu và các phúc lợi khác.
Điều này bộc lộ rõ sự bất lực của Công đoàn, cùng với một số tính chất của chế độ. Những tính chất này không mới, nhưng qua sự kiện này lại rõ ràng thêm:
Bảo vệ lợi ích NLĐ là nhiệm vụ số một của một tổ chức lao động. Bất lực trước vụ việc hàng trăm nghìn NLĐ có nguy cơ mất lương hưu có nghĩa là Công đoàn không xứng đáng là cơ quan đại diện cho NLĐ. Hàng trăm nghìn NLĐ sẽ sống bằng gì sau này khi họ nghỉ làm?
Công đoàn đề nghị "báo cáo" Bộ Chính trị, một cơ chế của Đảng Cộng sản Việt Nam, trên nguyên tắc không phải là một cơ quan hành chính nhà nước, có nghĩa là Công đoàn đưa đẩy trách nhiệm giải quyết cho Đảng.
Điều này cho thấy phương pháp làm việc của các "đầy tớ nhân dân": Tắc trách, sợ khó, gặp vấn đề thì đùn đẩy trách nhiệm giải quyết cho người khác, cơ chế khác . Tương tự như kiểu đùm đẩy trách nhiệm giữa Công an và Tòa án, giữa Quỹ BHXH và Công đoàn như đã kể ở trên.
Ở Việt Nam, lời nói của Bộ Chính trị quan trọng hơn luật pháp. Thay vì nghiêm khắc áp dụng luật pháp để có thể "trị" được nhóm doanh nghiệp ương ngạnh, coi thường luật pháp và chà đạp lợi ích NLĐ thì các quan chức lại kêu cứu Bộ Chính trị, chờ đợi một huấn lệnh nào đó.
Trách nhiệm vụ "nợ BHXH" thuộc về những doanh nghiệp tệ hại mà lợi nhuận của họ quan trọng hơn đồng lương hưu của NLĐ.
Nhưng vụ "nợ BHXH" cho thấy luật pháp mơ hồ, áp dụng không nghiêm minh, không công bằng khiến doanh nghiệp phạm lỗi không thể bị kết tội hình sự. Để tình trạng này xảy ra là phần trách nhiệm của nhà cầm quyền, khi họ không quyết liệt giải quyết, không quan tâm đúng mức tới NLĐ thấp cổ bé miệng.
Tôi cho rằng, trong mọi trường hợp, làm cho 200.000 con người lao động mất lương hưu, gia đình bị đẩy vào vòng cùng cực trong tương lai là một tội ác.
Bài thể hiện quan điểm riêng của ông T.K. Trần, một nhà quan sát các hoạt động nghiệp đoàn, công nhân và người lao động, hiện sống ở Stuttgart, Đức.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
BBC News, Tiếng Việt
Việt Nam lo lắng về lệnh cấm nhập khẩu vật liệu thô từ Tân Cương của Mỹ
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Năm 2022, mức thâm hụt thương mại Việt Nam với Mỹ là 116 tỷ USD, trong đó các mặt hàng điện tử, quần áo và giày dép chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong nền thương mại song phương
15 tháng 2 2023
Các công ty xuất khẩu tại Việt Nam đang tìm cách tuân thủ một lệnh cấm nhập khẩu vật liệu thô từ tỉnh Tân Cương (Trung Quốc) do Mỹ áp đặt, theo Reuters.
Các mặt hàng như quần áo, tấm pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam đang bị Washington giám sát chặt chẽ. Đại diện Phòng Thương mại Mỹ, bà Katherine Tai có chuyến đi đến Việt Nam trong tuần này.
Các lãnh đạo điều hành, và một số người nắm vấn đề cho biết một số ngành công nghiệp tại Việt Nam có lẽ đang nhập khẩu, đôi khi không biết là đang nhập vật liệu thô từ Tân Cương - hoặc có thể thấy việc đưa ra bằng chứng không nhập khẩu vật liệu từ Tân Cương là không hề dễ dàng.
Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội không đưa ra bình luận và vấn đề này không thuộc danh sách các chủ đề chính thức mà bà Katherine Tai dự kiến thảo luận với chính phủ Việt Nam, theo tuyên bố từ truyền thông.
Đạo luật Ngăn chặn Lao động Cưỡng bức Uyghur (Uyghur Forced Labor Prevention Act) của Mỹ đã có hiệu lực hồi tháng 6/2022, đã khiến hơn 1.500 chuyến hàng đến Mỹ từ khắp nơi trên thế giới bị ngưng lại, với trị giá khoảng 500 triệu USD, theo dữ liệu từ Hải quan Mỹ.
Những khuôn mặt từ trại cải tạo người Uyghur, Tân Cương
Trung Quốc có thể cắt giảm hàng triệu ca sinh ở Uyghur, theo báo cáo
Washington đã cáo buộc Trung Quốc tiến hành diệt chủng nhằm vào người Uyghur bản địa và người Hồi giáo ở Tân Cương, dồn họ vào những trại tập trung.
Bắc Kinh đã bác bỏ có vi phạm tại Tân Cương, nhưng cho biết đã thiết lập "những trung tâm đào tạo việc làm" nhằm kiểm soát chủ nghĩa khủng bố, ly khai và cực đoan tôn giáo.
Năm 2022, thâm hụt thương mại Việt Nam với Mỹ là 116 tỷ USD, trong đó các mặt hàng điện tử, quần áo và giày dép chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong nền thương mại song phương.
Lĩnh vực tấm pin năng lượng mặt trời có thể đặc biệt chịu rủi ro, khi phụ thuộc rất nhiều vào polysilicon đối với các tế bào quang điện, vốn có nền sản xuất toàn cầu tập trung tại Tân Cương.
Ảnh vệ tinh cho thấy bãi thử hạt nhân mới của TQ ở Tân Cương
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Các nhà sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời hàng đầu ở Việt Nam hầu hết là các công ty Trung Quốc, theo công ty tư vấn đầu tư Dezan Shira
Cùng với các quốc gia Đông Nam Á khác, Việt Nam chiếm khoảng 80% số lượng tấm pin năng lượng mặt trời cung cấp cho Mỹ, và giá trị xuất khẩu năm 2020 sang Mỹ là 3,4 tỷ USD.
"Đây là mối lo ngại lớn liệu silicon này có nguồn gốc từ khu vực đang bị quan ngại," Kheng Joo Ung, Giám đốc Điều hành công ty First Solar Inc ở Việt Nam cho biết, đây cũng là một nhà xuất khẩu hàng đầu tấm pin năng lượng mặt trời sang Mỹ.
First Solar không sử dụng polysilicon trong các tấm pin của mình, nhưng các công ty cạnh tranh thì có, ông cho biết, không nêu tên bất kỳ công ty nào. Ông Ung nói một số lượng polysilicon được sản xuất tại Việt Nam.
Bên cạnh First Solar, các nhà sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời hàng đầu ở Việt Nam hầu hết là các công ty Trung Quốc, theo công ty tư vấn đầu tư Dezan Shira.
Hiện có thêm các nhà cung cấp Trung Quốc về phụ tùng và dịch vụ hỗ trợ, như khuôn nhựa, đúc khuôn có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam để cung cấp cho các nhà sản xuất tấm pin mặt trời tại đó, hai chuyên gia trong lĩnh vực này nói với Reuters, và từ chối được nêu tên vì tính chất bảo mật của thông tin.
Cho đến nay không có bằng chứng nào được công bố về việc polysilicon của Tân Cương được sử dụng tại Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam không phản hồi ngay lập tức trước yêu cầu bình luận từ Reuters.
Những khuôn mặt từ trại cải tạo người Uyghur, Tân Cương
Trung Quốc có thể cắt giảm hàng triệu ca sinh ở Uyghur, theo báo cáo
Một chuyên gia thương mại thứ ba, người đã tham dự các cuộc họp nội bộ với giới chức hải quan của Mỹ trong tuần rồi nói với Reuters là Việt Nam gần đây thường xuyên bị đề cập nằm trong số các nước chịu rủi ro cao bị xung đột với các lệnh hạn chế thương mại từ Mỹ. Chuyên gia này cũng từ chối được nêu tên vì tính chất nhạy cảm của vấn đề.
Giới chức Mỹ cũng nêu các nỗ lực mang tính tích cực của Việt Nam trong việc tuân thủ các quy định mới và một số người cho rằng điều này chỉ là vấn đề tạm thời.
Thậm chí các công ty tuân thủ chặt chẽ các quy định cũng đối mặt với rủi ro.
Đối với các công ty nhỏ hơn, thì việc cung cấp giấy tờ cần thiết có thể không dễ dàng bởi vì chi phí thẩm định cao và chuỗi cung ứng rộng lớn, một nhà điều hành công ty có trụ sở tại Việt Nam nói với Reuters, và lưu ý thêm rằng lĩnh vực dệt may cũng lo lắng bởi vì Tân Cương cũng là nơi cung cấp nguồn bông vải lớn. Người này cũng muốn giấu tên vì không được phép trả lời truyền thông.
Việt Nam lo lắng về lệnh cấm nhập khẩu vật liệu thô từ Tân Cương của Mỹ
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Năm 2022, mức thâm hụt thương mại Việt Nam với Mỹ là 116 tỷ USD, trong đó các mặt hàng điện tử, quần áo và giày dép chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong nền thương mại song phương
15 tháng 2 2023
Các công ty xuất khẩu tại Việt Nam đang tìm cách tuân thủ một lệnh cấm nhập khẩu vật liệu thô từ tỉnh Tân Cương (Trung Quốc) do Mỹ áp đặt, theo Reuters.
Các mặt hàng như quần áo, tấm pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam đang bị Washington giám sát chặt chẽ. Đại diện Phòng Thương mại Mỹ, bà Katherine Tai có chuyến đi đến Việt Nam trong tuần này.
Các lãnh đạo điều hành, và một số người nắm vấn đề cho biết một số ngành công nghiệp tại Việt Nam có lẽ đang nhập khẩu, đôi khi không biết là đang nhập vật liệu thô từ Tân Cương - hoặc có thể thấy việc đưa ra bằng chứng không nhập khẩu vật liệu từ Tân Cương là không hề dễ dàng.
Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội không đưa ra bình luận và vấn đề này không thuộc danh sách các chủ đề chính thức mà bà Katherine Tai dự kiến thảo luận với chính phủ Việt Nam, theo tuyên bố từ truyền thông.
Đạo luật Ngăn chặn Lao động Cưỡng bức Uyghur (Uyghur Forced Labor Prevention Act) của Mỹ đã có hiệu lực hồi tháng 6/2022, đã khiến hơn 1.500 chuyến hàng đến Mỹ từ khắp nơi trên thế giới bị ngưng lại, với trị giá khoảng 500 triệu USD, theo dữ liệu từ Hải quan Mỹ.
Những khuôn mặt từ trại cải tạo người Uyghur, Tân Cương
Trung Quốc có thể cắt giảm hàng triệu ca sinh ở Uyghur, theo báo cáo
Washington đã cáo buộc Trung Quốc tiến hành diệt chủng nhằm vào người Uyghur bản địa và người Hồi giáo ở Tân Cương, dồn họ vào những trại tập trung.
Bắc Kinh đã bác bỏ có vi phạm tại Tân Cương, nhưng cho biết đã thiết lập "những trung tâm đào tạo việc làm" nhằm kiểm soát chủ nghĩa khủng bố, ly khai và cực đoan tôn giáo.
Năm 2022, thâm hụt thương mại Việt Nam với Mỹ là 116 tỷ USD, trong đó các mặt hàng điện tử, quần áo và giày dép chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong nền thương mại song phương.
Lĩnh vực tấm pin năng lượng mặt trời có thể đặc biệt chịu rủi ro, khi phụ thuộc rất nhiều vào polysilicon đối với các tế bào quang điện, vốn có nền sản xuất toàn cầu tập trung tại Tân Cương.
Ảnh vệ tinh cho thấy bãi thử hạt nhân mới của TQ ở Tân Cương
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Các nhà sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời hàng đầu ở Việt Nam hầu hết là các công ty Trung Quốc, theo công ty tư vấn đầu tư Dezan Shira
Cùng với các quốc gia Đông Nam Á khác, Việt Nam chiếm khoảng 80% số lượng tấm pin năng lượng mặt trời cung cấp cho Mỹ, và giá trị xuất khẩu năm 2020 sang Mỹ là 3,4 tỷ USD.
"Đây là mối lo ngại lớn liệu silicon này có nguồn gốc từ khu vực đang bị quan ngại," Kheng Joo Ung, Giám đốc Điều hành công ty First Solar Inc ở Việt Nam cho biết, đây cũng là một nhà xuất khẩu hàng đầu tấm pin năng lượng mặt trời sang Mỹ.
First Solar không sử dụng polysilicon trong các tấm pin của mình, nhưng các công ty cạnh tranh thì có, ông cho biết, không nêu tên bất kỳ công ty nào. Ông Ung nói một số lượng polysilicon được sản xuất tại Việt Nam.
Bên cạnh First Solar, các nhà sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời hàng đầu ở Việt Nam hầu hết là các công ty Trung Quốc, theo công ty tư vấn đầu tư Dezan Shira.
Hiện có thêm các nhà cung cấp Trung Quốc về phụ tùng và dịch vụ hỗ trợ, như khuôn nhựa, đúc khuôn có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam để cung cấp cho các nhà sản xuất tấm pin mặt trời tại đó, hai chuyên gia trong lĩnh vực này nói với Reuters, và từ chối được nêu tên vì tính chất bảo mật của thông tin.
Cho đến nay không có bằng chứng nào được công bố về việc polysilicon của Tân Cương được sử dụng tại Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam không phản hồi ngay lập tức trước yêu cầu bình luận từ Reuters.
Những khuôn mặt từ trại cải tạo người Uyghur, Tân Cương
Trung Quốc có thể cắt giảm hàng triệu ca sinh ở Uyghur, theo báo cáo
Một chuyên gia thương mại thứ ba, người đã tham dự các cuộc họp nội bộ với giới chức hải quan của Mỹ trong tuần rồi nói với Reuters là Việt Nam gần đây thường xuyên bị đề cập nằm trong số các nước chịu rủi ro cao bị xung đột với các lệnh hạn chế thương mại từ Mỹ. Chuyên gia này cũng từ chối được nêu tên vì tính chất nhạy cảm của vấn đề.
Giới chức Mỹ cũng nêu các nỗ lực mang tính tích cực của Việt Nam trong việc tuân thủ các quy định mới và một số người cho rằng điều này chỉ là vấn đề tạm thời.
Thậm chí các công ty tuân thủ chặt chẽ các quy định cũng đối mặt với rủi ro.
Đối với các công ty nhỏ hơn, thì việc cung cấp giấy tờ cần thiết có thể không dễ dàng bởi vì chi phí thẩm định cao và chuỗi cung ứng rộng lớn, một nhà điều hành công ty có trụ sở tại Việt Nam nói với Reuters, và lưu ý thêm rằng lĩnh vực dệt may cũng lo lắng bởi vì Tân Cương cũng là nơi cung cấp nguồn bông vải lớn. Người này cũng muốn giấu tên vì không được phép trả lời truyền thông.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Cam sành rớt giá thảm hại, có thương cũng không có sức giải cứu
Lê Thiệt
16 tháng 2, 2023
Saigon Nhỏ
Cam sành Vĩnh Long được bán giải cứu với giá 8.000 đồng/kg tại Sài Gòn – Ảnh: VTC News
Đây là mùa cam sành điêu đứng nhất trong nhiều năm qua, khi giá cam sành từ 25.000-30.000 đồng/kg rớt xuống chỉ còn 5.000-10.000 đồng/kg.
Trong khi đó, sầu riêng, và thanh long tăng giá mạnh.
Theo ghi nhận của Zing tại các chợ Tân Quy, chợ Tân Mỹ (quận 7), chợ Phạm Văn Hai (quận Tân Bình)…, hàng loạt điểm bán cam sành đang đưa ra mức giá chỉ 5.000-12.000 đồng/kg.
Những người bán cam tại chợ Tân Quy, chợ Tân Mỹ (quận 7), chợ Phạm Văn Hai (quận Tân Bình)…, đều cho biết đây là mức giá… rẻ như bèo.
Cam sành giảm giá tại siêu thị quận 7, Sài Gòn – Ảnh: Liên Phạm/VTC News
Dạo một vòng trên các chợ mạng xã hội những ngày này cũng không khó bắt gặp các dòng trạng thái “giải cứu cam sành”. Theo chị H.N, một người bán hàng online, giá cam tại vườn hiện chỉ khoảng 2.000-3.000 đồng/kg, chưa bao gồm công hái và vận chuyển. Chị nói:
“Tôi đang bán giá 7.000 đồng/kg, đã bao gồm tiền hái và công vận chuyển về Sài Gòn. Với mức giá này thực tế không có lời lãi gì, tôi chỉ góp sức hỗ trợ bà con nông dân tỉnh Vĩnh Long”.
Một số siêu thị lớn như GO!, Big C đang thu mua trực tiếp cam sành từ các hộ nông dân, hợp tác xã tại Vĩnh Long với giá 10.000 đồng/kg mà không qua thương lái. Giá bán “giải cứu” tại Sài Gòn là 10.900 đồng/kg đã bao gồm chi phí vận chuyển; tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên là 12.900 đồng/kg.
Trong khi đó, sàn thương mại điện tử Lazada mới đây cũng phối hợp cùng Foodmap đưa mặt hàng này lên bán với giá 10.000 đồng/kg. Đại diện Lazada cho biết chỉ trong vòng 2 giờ từ lúc mở bán, gian hàng chính hãng trên sàn đã bán hơn 1 tấn cam sành.
Tuy có cố gắng giúp đỡ bà con nông dân, như do số lượng cam sành nhiều quá, nên có thương cũng không có sức giải cứu.
Tại sao cam sành rớt giá?
Việc phát triển quá nóng diện tích cam sành đã và đang dẫn đến khủng hoảng thừa – Ảnh: VTC News
Ông Nguyên Như Cường, Cục trưởng Cục trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho rằng đó là hậu quả của sự phát triển ồ ạt, “khi giá đắt thì đua nhau trồng, không theo quy hoạch của cơ quan chức năng dẫn đến khủng hoảng thừa”.
Mấy năm trước, giá cam sành tăng quá cao, có thời điểm lên đến 35.000 – 40.000 đồng/kg, khiến nông dân mê quá, chặt cây cũ chuyển qua trồng cam sành, nên diện tích trồng vượt quy hoạch. Lúc đó ai nói gì cũng chẳng nghe, ngay cả khi Cục Trồng trọt sau khi khảo sát đã cảnh báo trong năm 2018 rằng tình trạng phát triển “nóng” cam sành sẽ phải trả giá, nhưng không ai nghe, vì họ nghĩ đến lợi nhuận quá lớn.
Một nguyên nhân khác cũng được ông Cường đề cập, là do cam sành chi tiêu thụ được trong nước. Năm nay do thời tiết lạnh hơn các năm nên nhu cầu mua cam sành về vắt nước uống cũng giảm nhiều.
Sau vụ rớt giá này, có thể sẽ có nhiều người chặt cam sành trồng cây khác, rồi sang năm, người tiêu thụ cả nước lại được dịp giải cứu một loại trái cây khác.
Lê Thiệt
16 tháng 2, 2023
Saigon Nhỏ
Cam sành Vĩnh Long được bán giải cứu với giá 8.000 đồng/kg tại Sài Gòn – Ảnh: VTC News
Đây là mùa cam sành điêu đứng nhất trong nhiều năm qua, khi giá cam sành từ 25.000-30.000 đồng/kg rớt xuống chỉ còn 5.000-10.000 đồng/kg.
Trong khi đó, sầu riêng, và thanh long tăng giá mạnh.
Theo ghi nhận của Zing tại các chợ Tân Quy, chợ Tân Mỹ (quận 7), chợ Phạm Văn Hai (quận Tân Bình)…, hàng loạt điểm bán cam sành đang đưa ra mức giá chỉ 5.000-12.000 đồng/kg.
Những người bán cam tại chợ Tân Quy, chợ Tân Mỹ (quận 7), chợ Phạm Văn Hai (quận Tân Bình)…, đều cho biết đây là mức giá… rẻ như bèo.
Cam sành giảm giá tại siêu thị quận 7, Sài Gòn – Ảnh: Liên Phạm/VTC News
Dạo một vòng trên các chợ mạng xã hội những ngày này cũng không khó bắt gặp các dòng trạng thái “giải cứu cam sành”. Theo chị H.N, một người bán hàng online, giá cam tại vườn hiện chỉ khoảng 2.000-3.000 đồng/kg, chưa bao gồm công hái và vận chuyển. Chị nói:
“Tôi đang bán giá 7.000 đồng/kg, đã bao gồm tiền hái và công vận chuyển về Sài Gòn. Với mức giá này thực tế không có lời lãi gì, tôi chỉ góp sức hỗ trợ bà con nông dân tỉnh Vĩnh Long”.
Một số siêu thị lớn như GO!, Big C đang thu mua trực tiếp cam sành từ các hộ nông dân, hợp tác xã tại Vĩnh Long với giá 10.000 đồng/kg mà không qua thương lái. Giá bán “giải cứu” tại Sài Gòn là 10.900 đồng/kg đã bao gồm chi phí vận chuyển; tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên là 12.900 đồng/kg.
Trong khi đó, sàn thương mại điện tử Lazada mới đây cũng phối hợp cùng Foodmap đưa mặt hàng này lên bán với giá 10.000 đồng/kg. Đại diện Lazada cho biết chỉ trong vòng 2 giờ từ lúc mở bán, gian hàng chính hãng trên sàn đã bán hơn 1 tấn cam sành.
Tuy có cố gắng giúp đỡ bà con nông dân, như do số lượng cam sành nhiều quá, nên có thương cũng không có sức giải cứu.
Tại sao cam sành rớt giá?
Việc phát triển quá nóng diện tích cam sành đã và đang dẫn đến khủng hoảng thừa – Ảnh: VTC News
Ông Nguyên Như Cường, Cục trưởng Cục trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho rằng đó là hậu quả của sự phát triển ồ ạt, “khi giá đắt thì đua nhau trồng, không theo quy hoạch của cơ quan chức năng dẫn đến khủng hoảng thừa”.
Mấy năm trước, giá cam sành tăng quá cao, có thời điểm lên đến 35.000 – 40.000 đồng/kg, khiến nông dân mê quá, chặt cây cũ chuyển qua trồng cam sành, nên diện tích trồng vượt quy hoạch. Lúc đó ai nói gì cũng chẳng nghe, ngay cả khi Cục Trồng trọt sau khi khảo sát đã cảnh báo trong năm 2018 rằng tình trạng phát triển “nóng” cam sành sẽ phải trả giá, nhưng không ai nghe, vì họ nghĩ đến lợi nhuận quá lớn.
Một nguyên nhân khác cũng được ông Cường đề cập, là do cam sành chi tiêu thụ được trong nước. Năm nay do thời tiết lạnh hơn các năm nên nhu cầu mua cam sành về vắt nước uống cũng giảm nhiều.
Sau vụ rớt giá này, có thể sẽ có nhiều người chặt cam sành trồng cây khác, rồi sang năm, người tiêu thụ cả nước lại được dịp giải cứu một loại trái cây khác.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Page 27 of 38 • 1 ... 15 ... 26, 27, 28 ... 32 ... 38
Similar topics
» Bi đát phận đời con gái Việt bị bán sang Trung Quốc
» Ưu tiên cho người Trung Quốc
» Việt Nam đã nhập sâu vào Trung Quốc (Phạm Trần)
» Một hòn đảo nhỏ của Canada mời gọi dân Việt Nam, Trung Quốc nhập cư
» Vaccine Trung Quốc về Việt Nam sử dụng thế nào?
» Ưu tiên cho người Trung Quốc
» Việt Nam đã nhập sâu vào Trung Quốc (Phạm Trần)
» Một hòn đảo nhỏ của Canada mời gọi dân Việt Nam, Trung Quốc nhập cư
» Vaccine Trung Quốc về Việt Nam sử dụng thế nào?
Page 27 of 38
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum