Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Page 30 of 38 • Share
Page 30 of 38 • 1 ... 16 ... 29, 30, 31 ... 34 ... 38
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Nghề gánh rác ở núi Yên Tử
An Vui
5 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Mỗi công nhân vệ sinh ở chùa Đồng (Yên Tử) phải gánh mỗi lần 50kg rác vượt qua nhiều bậc thang kéo dài 3km mà chỉ nhận được khoảng hơn $10 một ngày – Ảnh: Lao Động
Ba tháng đầu năm, có khoảng 100 công nhân vệ sinh dọn rác ở khu di tích núi Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh.
Trong số đó, đội dọn rác ở chùa Đồng (đỉnh núi) phải nhọc nhằn gánh 50kg rác (110 lb) đi qua những bậc thang cheo leo dài 3 km (1.8miles) mỗi lần.
Chùa Đồng tọa lạc chỗ cao nhất trên núi Yên Tử, ở độ cao 1,068m (3503.9 feet) so với mực nước biển. Ba tháng đầu năm là thời điểm khu di tích Yên Tử đón nhiều du khách đến hành hương nhất.
Mỗi ngày, một công nhân vệ sinh ở chùa Đồng phải gánh rác gần 20 lần như vậy, trong thời tiết thường có sương mù dày đặc và thay đổi từng giờ, lúc nắng, lúc mưa. Lao Động ngày 5 Tháng Ba 2023 mô tả: Nhiệt độ trên đỉnh núi thay đổi thất thường, nhiều hôm lạnh đến 0 độ C (32 độ F), có hôm thì nắng chói chang, nhiệt độ lên đến 35 – 36 độ C (95-96.8 độ F).
Đội công nhân gánh rác phải đưa khoảng 8 tấn rác bằng đường bộ, từ chùa Đồng trên đỉnh đến chùa Hoa Yên bên dưới – là nơi tập trung rác, gom vào thùng vận chuyển xuống chân núi. Cả đội công nhân vệ sinh gồm 100 người, hầu hết là dân địa phương, được phân chia theo khu vực. Công việc của họ bao gồm thu dọn, quét và gánh rác về nơi tập trung chỗ chùa Hoa Yên. Nhọc nhằn, đồng lương không cao, thế mà có người gắn bó gần 20 năm với công việc này và bảo nhau luôn phải giữ gìn sức khỏe.
Vài công nhân được nhắc đến trong bài như bà Trần Thị Ngát, bà kể: “Hàng ngày tôi phải dậy từ 5 giờ sáng để đi từ nhà lên đỉnh Yên Tử, thời gian di chuyển khoảng một tiếng đồng hồ cho quãng đường từ chân núi lên đến chùa Đồng”.
Bà kể gánh rác nặng thì mệt nhưng mệt nhất là trên đường đi cũng phải gom rác, ngay ở những nơi hóc hẻm của địa hình như hốc đá, khe đá…, vì khách thập phương thường vứt các ly, chai nhựa đựng nước và vỏ các loại trái cây xuống vực.
Gánh rác từ chùa Đồng xuống chùa Hoa Yên phải đi qua hàng ngàn bậc thang trong thời tiết nhiều sương mù – Ảnh: Thanh Niên
Một công nhân khác, bà Bàn Thị Chinh phàn nàn: “Nhiều du khách không bỏ rác đúng nơi quy định, nên chỉ sau vài giờ buổi sáng là dọc tuyến đường hành hương đâu đâu cũng thấy vỏ lon nước, vỏ bánh kẹo và chúng tôi phải nhặt cho hết. Có rác chúng tôi mới có việc, nhưng ai cũng mong mọi người không xả rác, hoặc xả đúng nơi quy định để lúc nào nơi đất Phật cũng sạch đẹp, khang trang”.
Lao Động cũng dẫn lời ông Lê Trọng Thanh, Phó giám đốc công ty Tùng Lâm (đơn vị thầu dịch vụ thu dọn rác tại khu di tích Yên Tử) cho biết thêm, trung bình ngày thường đội vệ sinh sẽ thu dọn gần 5 – 8 tấn/ngày, đợt cuối tuần, cao điểm có hôm lên đến gần 20 tấn/ngày.
Thanh Niên ngày 17 Tháng Hai 2019 cho biết thêm nhiều chi tiết về nghề này: Bắt đầu từ 5 giờ sáng, bà Triệu Thị Chính (45 tuổi, ngụ xã Thượng Yên Công, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) lại cùng đồng nghiệp (tất thảy 30 người) leo bộ lên chùa Đồng để thu dọn rác, quét dọn vệ sinh. Bà Chính cho biết:
“Chúng tôi hầu hết là những lao động địa phương được ký hợp đồng theo mùa, vụ. Mỗi ngày gánh rác từ chùa Đồng xuống Hoa Yên, mỗi người được 275,000 đồng ($11.5)”. Công việc theo bà là rất nặng nhọc vì phải gánh rác đi bộ qua hàng ngàn bậc đá đường rừng, dốc núi, trong thời tiết khắc nghiệt. Bà kể: “Vào giờ nghỉ trưa, chúng tôi phải ăn cơm giữa đường rừng, cơm thì chuẩn bị sẵn ở nhà. Khi đến điểm nghỉ thì tranh thủ ăn, nhiều hôm vừa ăn mà hai hàm răng cứ va vào nhau vì lạnh”.
Một công nhân khác, ông Lý Văn Dân (36 tuổi) chia sẻ: “Công việc của chúng tôi bắt đầu từ 7 giờ và kết thúc vào lúc 18 giờ hàng ngày, mỗi người sẽ phải gánh khoảng 50 kg (110 lb) rác. Người khoẻ mạnh như tôi trung bình gánh được 18 chuyến/ngày”. Ông Dân kể thỉnh thoảng công nhân gánh rác cũng bị trượt ngã, ngay cả ông, rác đổ tung, phải nhặt lại hết và gánh tiếp xuống núi.
Theo ông Phạm Văn Dược, Phó ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử, nhà cầm quyền địa phương (TP.Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) cũng trích một phần tiền vé tham quan khu di tích để hỗ trợ cho công ty Tùng Lâm duy trì đội công nhân vệ sinh.
Các công nhân quét dọn vệ sinh trước chùa Hoa Yên, thuộc khu di tích Yên Tử – Ảnh Thanh Niên
Vnexpress ngày 3 Tháng Ba 2018 cho biết sau khi đầu tư sửa chữa khu di tích Yên Tử bằng tiền công đức của người dân góp lại, tỉnh Quảng Ninh đã lập trạm bán vé tham quan khu di tích này, giá 20,000 đồng/trẻ em (khoảng $1) – 40,0000 đồng/người lớn (khoảng $2) khiến người dân vừa bất ngờ vừa bất bình. Theo ông Đại đức Thích Đạo Hiển, Phó trưởng ban kiêm Chánh thư ký giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh, việc trùng tu Yên Tử trong nhiều năm qua từ nguồn tiền công đức của dân.
Ông nhấn mạnh: “Nhiều người không hiểu, bảo sao nhà chùa bán vé. Chúng tôi phải giải thích rằng đây là vé tham quan của chính quyền địa phương, được quyết định bởi hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh”. Ông Hiển cũng cho biết khoản thu từ việc bán vé tham quan sẽ chi 20% duy trì hoạt động của bộ máy (Ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử); 80% còn lại nộp ngân sách cho TP.Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) để gọi là… trùng tu di tích!
Nhưng thực tế 10 năm qua (trước Tháng Giêng 2018), khu di tích Yên Tử không thu tiền vé tham quan vẫn được các công ty và người dân thập phương góp tiền công đức trùng tu.
Cũng tờ báo này cho biết trong hai tuần tết của năm 2018, khu di tích Yên Tử đã thu được hơn 10 tỷ đồng ($421,496) tiền bán vé tham quan, còn tiền công đức có năm thu được 30 tỷ đồng (hơn $1.2 triệu) – vì việc kiểm đếm hòm công đức ở các chùa tại núi Yên Tử có sự giám sát của nhà cầm quyền địa phương! Kinh doanh tâm linh khấm khá thật, hèn chi nhà cầm quyền Việt Nam ưu tiên cấp đất cho các công ty xây chùa ở phía bắc (như chùa Bái Đính và chùa Vàng ở Ninh Bình, chùa Tam Chúc ở Hà Nam).
Thu nhiều thế, mà không có cách nào vận chuyển rác tốt hơn, để người công nhân vệ sinh phải vất vả gánh rác với mức lương bèo bọt 275,000 đồng/ngày ($11.5, nguồn Thanh Niên 2019), như vậy có phải là bóc lột không?
Năm 2018, khi trao đổi với Vnexpress, lãnh đạo công ty Tùng Lâm cho biết từ năm 2007 đến nay họ thầu toàn bộ việc dọn dẹp rác và làm sạch đẹp cảnh quan ở khu di tích Yên Tử. Trong ba tháng đầu năm, công ty Tùng Lâm huy động khoảng 100 công nhân dọn vệ sinh và từ Tháng Tư đến hết năm vẫn duy trì trên 20 công nhân, lương trung bình gần 6 triệu đồng/tháng/công nhân ($252/tháng/công nhân).
Trong bài báo mới nhất ngày 5 Tháng Ba 2023, Lao Động chỉ mô tả công việc và nỗi nhọc nhằn của công nhân dọn rác khu di tích Yên Tử mà không cho biết mức lương họ nhận được. Trên trang web của công ty Tùng Lâm cũng không có thông tin này.
An Vui
5 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Mỗi công nhân vệ sinh ở chùa Đồng (Yên Tử) phải gánh mỗi lần 50kg rác vượt qua nhiều bậc thang kéo dài 3km mà chỉ nhận được khoảng hơn $10 một ngày – Ảnh: Lao Động
Ba tháng đầu năm, có khoảng 100 công nhân vệ sinh dọn rác ở khu di tích núi Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh.
Trong số đó, đội dọn rác ở chùa Đồng (đỉnh núi) phải nhọc nhằn gánh 50kg rác (110 lb) đi qua những bậc thang cheo leo dài 3 km (1.8miles) mỗi lần.
Chùa Đồng tọa lạc chỗ cao nhất trên núi Yên Tử, ở độ cao 1,068m (3503.9 feet) so với mực nước biển. Ba tháng đầu năm là thời điểm khu di tích Yên Tử đón nhiều du khách đến hành hương nhất.
Mỗi ngày, một công nhân vệ sinh ở chùa Đồng phải gánh rác gần 20 lần như vậy, trong thời tiết thường có sương mù dày đặc và thay đổi từng giờ, lúc nắng, lúc mưa. Lao Động ngày 5 Tháng Ba 2023 mô tả: Nhiệt độ trên đỉnh núi thay đổi thất thường, nhiều hôm lạnh đến 0 độ C (32 độ F), có hôm thì nắng chói chang, nhiệt độ lên đến 35 – 36 độ C (95-96.8 độ F).
Đội công nhân gánh rác phải đưa khoảng 8 tấn rác bằng đường bộ, từ chùa Đồng trên đỉnh đến chùa Hoa Yên bên dưới – là nơi tập trung rác, gom vào thùng vận chuyển xuống chân núi. Cả đội công nhân vệ sinh gồm 100 người, hầu hết là dân địa phương, được phân chia theo khu vực. Công việc của họ bao gồm thu dọn, quét và gánh rác về nơi tập trung chỗ chùa Hoa Yên. Nhọc nhằn, đồng lương không cao, thế mà có người gắn bó gần 20 năm với công việc này và bảo nhau luôn phải giữ gìn sức khỏe.
Vài công nhân được nhắc đến trong bài như bà Trần Thị Ngát, bà kể: “Hàng ngày tôi phải dậy từ 5 giờ sáng để đi từ nhà lên đỉnh Yên Tử, thời gian di chuyển khoảng một tiếng đồng hồ cho quãng đường từ chân núi lên đến chùa Đồng”.
Bà kể gánh rác nặng thì mệt nhưng mệt nhất là trên đường đi cũng phải gom rác, ngay ở những nơi hóc hẻm của địa hình như hốc đá, khe đá…, vì khách thập phương thường vứt các ly, chai nhựa đựng nước và vỏ các loại trái cây xuống vực.
Gánh rác từ chùa Đồng xuống chùa Hoa Yên phải đi qua hàng ngàn bậc thang trong thời tiết nhiều sương mù – Ảnh: Thanh Niên
Một công nhân khác, bà Bàn Thị Chinh phàn nàn: “Nhiều du khách không bỏ rác đúng nơi quy định, nên chỉ sau vài giờ buổi sáng là dọc tuyến đường hành hương đâu đâu cũng thấy vỏ lon nước, vỏ bánh kẹo và chúng tôi phải nhặt cho hết. Có rác chúng tôi mới có việc, nhưng ai cũng mong mọi người không xả rác, hoặc xả đúng nơi quy định để lúc nào nơi đất Phật cũng sạch đẹp, khang trang”.
Lao Động cũng dẫn lời ông Lê Trọng Thanh, Phó giám đốc công ty Tùng Lâm (đơn vị thầu dịch vụ thu dọn rác tại khu di tích Yên Tử) cho biết thêm, trung bình ngày thường đội vệ sinh sẽ thu dọn gần 5 – 8 tấn/ngày, đợt cuối tuần, cao điểm có hôm lên đến gần 20 tấn/ngày.
Thanh Niên ngày 17 Tháng Hai 2019 cho biết thêm nhiều chi tiết về nghề này: Bắt đầu từ 5 giờ sáng, bà Triệu Thị Chính (45 tuổi, ngụ xã Thượng Yên Công, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) lại cùng đồng nghiệp (tất thảy 30 người) leo bộ lên chùa Đồng để thu dọn rác, quét dọn vệ sinh. Bà Chính cho biết:
“Chúng tôi hầu hết là những lao động địa phương được ký hợp đồng theo mùa, vụ. Mỗi ngày gánh rác từ chùa Đồng xuống Hoa Yên, mỗi người được 275,000 đồng ($11.5)”. Công việc theo bà là rất nặng nhọc vì phải gánh rác đi bộ qua hàng ngàn bậc đá đường rừng, dốc núi, trong thời tiết khắc nghiệt. Bà kể: “Vào giờ nghỉ trưa, chúng tôi phải ăn cơm giữa đường rừng, cơm thì chuẩn bị sẵn ở nhà. Khi đến điểm nghỉ thì tranh thủ ăn, nhiều hôm vừa ăn mà hai hàm răng cứ va vào nhau vì lạnh”.
Một công nhân khác, ông Lý Văn Dân (36 tuổi) chia sẻ: “Công việc của chúng tôi bắt đầu từ 7 giờ và kết thúc vào lúc 18 giờ hàng ngày, mỗi người sẽ phải gánh khoảng 50 kg (110 lb) rác. Người khoẻ mạnh như tôi trung bình gánh được 18 chuyến/ngày”. Ông Dân kể thỉnh thoảng công nhân gánh rác cũng bị trượt ngã, ngay cả ông, rác đổ tung, phải nhặt lại hết và gánh tiếp xuống núi.
Theo ông Phạm Văn Dược, Phó ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử, nhà cầm quyền địa phương (TP.Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) cũng trích một phần tiền vé tham quan khu di tích để hỗ trợ cho công ty Tùng Lâm duy trì đội công nhân vệ sinh.
Các công nhân quét dọn vệ sinh trước chùa Hoa Yên, thuộc khu di tích Yên Tử – Ảnh Thanh Niên
Vnexpress ngày 3 Tháng Ba 2018 cho biết sau khi đầu tư sửa chữa khu di tích Yên Tử bằng tiền công đức của người dân góp lại, tỉnh Quảng Ninh đã lập trạm bán vé tham quan khu di tích này, giá 20,000 đồng/trẻ em (khoảng $1) – 40,0000 đồng/người lớn (khoảng $2) khiến người dân vừa bất ngờ vừa bất bình. Theo ông Đại đức Thích Đạo Hiển, Phó trưởng ban kiêm Chánh thư ký giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh, việc trùng tu Yên Tử trong nhiều năm qua từ nguồn tiền công đức của dân.
Ông nhấn mạnh: “Nhiều người không hiểu, bảo sao nhà chùa bán vé. Chúng tôi phải giải thích rằng đây là vé tham quan của chính quyền địa phương, được quyết định bởi hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh”. Ông Hiển cũng cho biết khoản thu từ việc bán vé tham quan sẽ chi 20% duy trì hoạt động của bộ máy (Ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử); 80% còn lại nộp ngân sách cho TP.Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) để gọi là… trùng tu di tích!
Nhưng thực tế 10 năm qua (trước Tháng Giêng 2018), khu di tích Yên Tử không thu tiền vé tham quan vẫn được các công ty và người dân thập phương góp tiền công đức trùng tu.
Cũng tờ báo này cho biết trong hai tuần tết của năm 2018, khu di tích Yên Tử đã thu được hơn 10 tỷ đồng ($421,496) tiền bán vé tham quan, còn tiền công đức có năm thu được 30 tỷ đồng (hơn $1.2 triệu) – vì việc kiểm đếm hòm công đức ở các chùa tại núi Yên Tử có sự giám sát của nhà cầm quyền địa phương! Kinh doanh tâm linh khấm khá thật, hèn chi nhà cầm quyền Việt Nam ưu tiên cấp đất cho các công ty xây chùa ở phía bắc (như chùa Bái Đính và chùa Vàng ở Ninh Bình, chùa Tam Chúc ở Hà Nam).
Thu nhiều thế, mà không có cách nào vận chuyển rác tốt hơn, để người công nhân vệ sinh phải vất vả gánh rác với mức lương bèo bọt 275,000 đồng/ngày ($11.5, nguồn Thanh Niên 2019), như vậy có phải là bóc lột không?
Năm 2018, khi trao đổi với Vnexpress, lãnh đạo công ty Tùng Lâm cho biết từ năm 2007 đến nay họ thầu toàn bộ việc dọn dẹp rác và làm sạch đẹp cảnh quan ở khu di tích Yên Tử. Trong ba tháng đầu năm, công ty Tùng Lâm huy động khoảng 100 công nhân dọn vệ sinh và từ Tháng Tư đến hết năm vẫn duy trì trên 20 công nhân, lương trung bình gần 6 triệu đồng/tháng/công nhân ($252/tháng/công nhân).
Trong bài báo mới nhất ngày 5 Tháng Ba 2023, Lao Động chỉ mô tả công việc và nỗi nhọc nhằn của công nhân dọn rác khu di tích Yên Tử mà không cho biết mức lương họ nhận được. Trên trang web của công ty Tùng Lâm cũng không có thông tin này.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Chợ nổi Cái Răng có nguy cơ… ‘chìm’
Lê Thiệt
5 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Chợ nổi Cái Răng (TP Cần Thơ) nổi tiếng và lớn nhất vùng ĐBSCL đã và tồn tại hơn 100 năm qua. Chợ nằm trên trục đường thủy sông Cần Thơ – kênh Xáng Xà No, rất thuận tiện cho việc giao thương, buôn bán với các tỉnh, thành phố lân cận và cả vùng ĐBSCL. Đáng buồn là hiện nay nhiều du khách đến và nhận xét “chợ nổi đang có dấu hiệu chìm dần”.
Ông Trần Minh Thành, người có 26 năm gắn bó với chợ nổi Cái Răng cho biết, trước đây mỗi sáng chợ đón 500-600 ghe tàu chở lúa, rau quả từ các nơi về đây đậu san sát, chiếm gần 2/3 mặt sông, kéo dài hơn một km. Tuy nhiên vài năm qua, số ghe thuyền về chợ ngày càng giảm, có khi mỗi ngày chỉ 30-40 chiếc.
Ông Nguyễn Minh Thành có 26 năm gắn bó với chợ nổi Cái Răng. Ảnh: An Bình/VNExpress
Theo ông Thành, ghe thuyền vắng một phần do nhiều chành (điểm kinh doanh hàng hóa) đã dời sang bến sông khác phù hợp. Một số thương hồ bán tàu, ghe để lên bờ mua xe tải vận chuyển hàng. Thiếu vắng cảnh buôn bán khiến chợ nổi Cái Răng dần giảm sự thu hút khách du lịch.
Nhiều du khách muốn ghé chợ nổi Cái Răng trải nghiệm đã thất vọng vì không đúng những gì được quảng cáo. Nói chung, nó không có gì đặc sắc ngoài chuyện “chặt chém” và dơ bẩn. Một du khách cho biết, bà đã hoàn toàn thất vọng khi mua một ký xoài với giá 100.000 đồng của một ghe bán buôn gần cầu, nhưng khi vừa đi xa chưa đầy 100 mét, có ghe rao bán 100.000 đồng tới… 4 kg xoài còn ngon hơn chỗ xoài bà vừa mua.
Thành phố Cần Thơ đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo các cấp nhằm vực dậy hoạt động của chợ nổi Cái Răng, nhưng kết quả cũng rất đáng thất vọng. Trước nguy cơ chợ nổi Cái Răng bị “chìm”, năm 2016, UBND TP. Cần Thơ đã phê duyệt đề án “Bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng”, gồm 13 hạng mục, công trình với tổng kinh phí hơn 63 tỷ đồng, trong đó khoảng 10 tỷ đồng từ ngân sách thành phố. Tuy nhiên, đề án này chỉ kịp xài hết 10 tỷ đồng ngân sách rồi ngưng, vì không tìm được nguồn xã hội hóa.
Thương hồ chợ nổi Cái Răng bán trái cây cho các tàu du lịch. Ảnh: Cửu Long/VNExpress
Người ta cho rằng các quan chức làm đề án trên cái nhìn phiếm diện, không thực tế. “Đó là dự án của những người ngồi trong phòng lạnh, chứ không phải của người sống cùng chợ nổi.” Một thương hồ chia sẻ:
“Đề án phát triển chợ nổi Cái Răng mà không cho thương hồ tham gia thì làm sao nó sống được. Chúng tôi biết rõ chợ nổi thiếu gì, cần gì trong môi trường hàng ngày phải bương chải mưu sinh. Không hỏi chúng tôi mà cứ đặt để những kế hoạch mang tính ‘bề nổi’ thì kế hoạch đó ‘chết chìm’ là phải”.
Một người gắn bó với sông nước ở Cần Thơ nói hồi xưa, những chiếc ghe bán hàng rong bám theo ghe bán buông để phục vụ thương hồ, nay chính quyền xây bờ kè làm cho họ phải bỏ chợ nổi tìm đường khác sinh sống.
Cũng hồi xưa, khi ghe thuyền tấp nập thì du lịch phát triển, nay thương hồ cứ bỏ đi từ từ thì những ghe bán hàng rong cũng bỏ xứ mà đi. Một số ít ở lại, do khách ít nên phải tìm cách “chặt chém”, nên càng làm cho du khách không muốn quay trở lại.
Du khách nước ngoài tại chợ nổi Cái Răng – Ảnh: Duy Tân/Thanh Niên
Chính quyền Cần Thơ chẳng có gì ngoài nhiều… tiền, nên họ lại tiếp tục một đề án khác. Phó chủ tịch HĐND quận Cái Răng Vương Công Khanh cho hay địa phương đã phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng cầu tàu, điểm dừng chân, bãi xe, bến hàng hóa tại chợ nổi với kinh phí gần 35 tỷ đồng, thực hiện từ nay đến năm 2025.
Ông Nguyễn Thực Hiện, Phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ, cho biết thành phố đang chuẩn bị hội nghị tổng kết đề án phát triển chợ nổi Cái Răng. Các chuyên gia trên nhiều lĩnh vực sẽ được mời góp ý, đưa ra giải pháp tốt nhất để chợ nổi giữ chân người bán, bảo tồn văn hóa, phát triển du lịch.
Dư luận chẳng mấy ai tin mấy loại kế hoạch ấy thành công. “Chính quyền giỏi nhất là tìm cách tiêu tiền thuế của dân thôi. Họ chỉ cần ‘đạp bàn’ một phát là bay mất vài chục tỷ như chơi”.
Lê Thiệt
5 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Chợ nổi Cái Răng (TP Cần Thơ) nổi tiếng và lớn nhất vùng ĐBSCL đã và tồn tại hơn 100 năm qua. Chợ nằm trên trục đường thủy sông Cần Thơ – kênh Xáng Xà No, rất thuận tiện cho việc giao thương, buôn bán với các tỉnh, thành phố lân cận và cả vùng ĐBSCL. Đáng buồn là hiện nay nhiều du khách đến và nhận xét “chợ nổi đang có dấu hiệu chìm dần”.
Ông Trần Minh Thành, người có 26 năm gắn bó với chợ nổi Cái Răng cho biết, trước đây mỗi sáng chợ đón 500-600 ghe tàu chở lúa, rau quả từ các nơi về đây đậu san sát, chiếm gần 2/3 mặt sông, kéo dài hơn một km. Tuy nhiên vài năm qua, số ghe thuyền về chợ ngày càng giảm, có khi mỗi ngày chỉ 30-40 chiếc.
Ông Nguyễn Minh Thành có 26 năm gắn bó với chợ nổi Cái Răng. Ảnh: An Bình/VNExpress
Theo ông Thành, ghe thuyền vắng một phần do nhiều chành (điểm kinh doanh hàng hóa) đã dời sang bến sông khác phù hợp. Một số thương hồ bán tàu, ghe để lên bờ mua xe tải vận chuyển hàng. Thiếu vắng cảnh buôn bán khiến chợ nổi Cái Răng dần giảm sự thu hút khách du lịch.
Nhiều du khách muốn ghé chợ nổi Cái Răng trải nghiệm đã thất vọng vì không đúng những gì được quảng cáo. Nói chung, nó không có gì đặc sắc ngoài chuyện “chặt chém” và dơ bẩn. Một du khách cho biết, bà đã hoàn toàn thất vọng khi mua một ký xoài với giá 100.000 đồng của một ghe bán buôn gần cầu, nhưng khi vừa đi xa chưa đầy 100 mét, có ghe rao bán 100.000 đồng tới… 4 kg xoài còn ngon hơn chỗ xoài bà vừa mua.
Thành phố Cần Thơ đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo các cấp nhằm vực dậy hoạt động của chợ nổi Cái Răng, nhưng kết quả cũng rất đáng thất vọng. Trước nguy cơ chợ nổi Cái Răng bị “chìm”, năm 2016, UBND TP. Cần Thơ đã phê duyệt đề án “Bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng”, gồm 13 hạng mục, công trình với tổng kinh phí hơn 63 tỷ đồng, trong đó khoảng 10 tỷ đồng từ ngân sách thành phố. Tuy nhiên, đề án này chỉ kịp xài hết 10 tỷ đồng ngân sách rồi ngưng, vì không tìm được nguồn xã hội hóa.
Thương hồ chợ nổi Cái Răng bán trái cây cho các tàu du lịch. Ảnh: Cửu Long/VNExpress
Người ta cho rằng các quan chức làm đề án trên cái nhìn phiếm diện, không thực tế. “Đó là dự án của những người ngồi trong phòng lạnh, chứ không phải của người sống cùng chợ nổi.” Một thương hồ chia sẻ:
“Đề án phát triển chợ nổi Cái Răng mà không cho thương hồ tham gia thì làm sao nó sống được. Chúng tôi biết rõ chợ nổi thiếu gì, cần gì trong môi trường hàng ngày phải bương chải mưu sinh. Không hỏi chúng tôi mà cứ đặt để những kế hoạch mang tính ‘bề nổi’ thì kế hoạch đó ‘chết chìm’ là phải”.
Một người gắn bó với sông nước ở Cần Thơ nói hồi xưa, những chiếc ghe bán hàng rong bám theo ghe bán buông để phục vụ thương hồ, nay chính quyền xây bờ kè làm cho họ phải bỏ chợ nổi tìm đường khác sinh sống.
Cũng hồi xưa, khi ghe thuyền tấp nập thì du lịch phát triển, nay thương hồ cứ bỏ đi từ từ thì những ghe bán hàng rong cũng bỏ xứ mà đi. Một số ít ở lại, do khách ít nên phải tìm cách “chặt chém”, nên càng làm cho du khách không muốn quay trở lại.
Du khách nước ngoài tại chợ nổi Cái Răng – Ảnh: Duy Tân/Thanh Niên
Chính quyền Cần Thơ chẳng có gì ngoài nhiều… tiền, nên họ lại tiếp tục một đề án khác. Phó chủ tịch HĐND quận Cái Răng Vương Công Khanh cho hay địa phương đã phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng cầu tàu, điểm dừng chân, bãi xe, bến hàng hóa tại chợ nổi với kinh phí gần 35 tỷ đồng, thực hiện từ nay đến năm 2025.
Ông Nguyễn Thực Hiện, Phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ, cho biết thành phố đang chuẩn bị hội nghị tổng kết đề án phát triển chợ nổi Cái Răng. Các chuyên gia trên nhiều lĩnh vực sẽ được mời góp ý, đưa ra giải pháp tốt nhất để chợ nổi giữ chân người bán, bảo tồn văn hóa, phát triển du lịch.
Dư luận chẳng mấy ai tin mấy loại kế hoạch ấy thành công. “Chính quyền giỏi nhất là tìm cách tiêu tiền thuế của dân thôi. Họ chỉ cần ‘đạp bàn’ một phát là bay mất vài chục tỷ như chơi”.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Quán cơm cho người khó ở giáo xứ Vườn Xoài
Tường Vy
5 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
10 giờ 30 quán cơm 2.000 đồng đông người đến ăn – Ảnh: Thanh Niên
Nếu hỏi bất kỳ ai ở Sài Gòn 2.000 đồng mua được gì thì có lẽ rất nhiều người sẽ không trả lời được. “Một gói xôi hay một ổ bánh mì chan nước sốt cũng cỡ mười ngàn đồng rồi. Hai ngàn thì mua được gì!”
Thế nhưng, cầm 2.000 đồng đến nhà thờ giáo xứ Vườn Xoài (P.12, Q.3), người lao động được ăn một bữa cơm trưa tươm tất.
Nói tươm tất là đúng, chứ không khoa trương. Một bữa cơm vừa no, vừa ngon làm cho người nghèo ấm lòng.
Một ngày ở đây bắt đầu từ 10 giờ 30. Những người bán vé số, chạy xe ôm, sinh viên, những người có hoàn cảnh khó khăn xếp hàng trật tự, bỏ 2.000 đồng vào thùng và nhận những phần ăn từ người phục vụ. Trong sân nhà thờ, nhiều người đến thưởng thức bữa ăn, đều lịch sự, người ăn xong nhường chỗ cho người đến sau nên dù khách đông nhưng quán không chật chội.
Mỗi phần ăn được bán với giá tượng trưng – Ảnh: Thanh Niên
Theo báo Thanh Niên, bữa trưa hôm đó có gà chiên, rau xào, canh chua. Ngày mai lại có món khác. Thực đơn do linh mục Phêrô Vũ Minh Hùng (chánh xứ nhà thờ Vườn Xoài) thực hiện, tự tay đi chợ mua nguyên liệu. Linh mục Phêrô Vũ Minh Hùng cho biết cách đây 8 năm quán cơm 2.000 đồng được mở ở nhà thờ giáo xứ Thánh Martinô (Q.Bình Thạnh). Tháng 9.2022, sau khi chuyển về làm chánh xứ Vườn Xoài, linh mục tiếp tục duy trì quán cơm ý nghĩa này. Ông chia sẻ:
“Thành phố đông đúc, vẫn còn có người nghèo, những người nhập cư, người bán vé số, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Quán cơm được mở ra mong mọi người yên tâm có bữa trưa. Tôi thấy vui vì được chia sẻ cho họ những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, không sơ sài”.
Ông nói thêm, mức giá 2.000 đồng được đưa ra với ý nghĩa tượng trưng cho bà con không mặc cảm. Tất cả mọi người có thể đến ăn thay vì chỉ có giáo dân trong giáo xứ. Quán cơm được mở từ 10 giờ 30 – 12 giờ từ thứ Hai đến thứ Sáu. Chi phí thực hiện quán cơm được trích từ nguồn ngân sách giáo xứ và các nhà hảo tâm đóng góp.
Thùng tiền để người đến ăn cơm tự bỏ tiền vào đó rồi nhận cơm. Chẳng ai để mắt xem họ bỏ ít hay nhiều – Ảnh: Thanh Niên
Nhân viên quán không chỉ là giáo dân trong giáo xứ, mà cả những người không có đạo. Tất cả đến vì tấm lòng với người nghèo, họ chia nhau công việc với tinh thần tự nguyện, vui vẻ. Và đương nhiên, không ai lấy tiền công cả.
Vị linh mục cũng chỉ mong mọi người cùng làm với tinh thần sẻ chia, giúp cho người khó khăn bớt đi phần nào gánh nặng trong cuộc sống. Tiền tiết kiệm được từ bữa ăn trưa, c1o thể giúp họ dành tiền cho con cái ăn học.
Nhiều người nhiệt tình phục vụ tại quán ăn – Ảnh: Thanh Niên
Ông Nguyễn Thạch Hùng (52 tuổi, ở giáo xứ Thánh Martinô) là “bếp trưởng” của quán ăn. Ông gắn bó với quán từ khi còn được mở ở nhà thờ Thánh Martinô. Khi linh mục Phêrô chuyển về đây, ông vẫn tiếp tục tham gia góp sức. Ông nói: “Tôi biến tấu các món ăn mỗi ngày cho mọi người ăn không thấy chán. Tôi luôn cố gắng làm hết mình vì đến đây mới biết cuộc sống nhiều người không được trọn vẹn. Những người phục vụ như tôi thấy mọi người ăn ngon là vui rồi. Nhiều người cùng làm nên không thấy cực, vui vẻ. Lâu lâu tôi sẽ kiểm tra thùng rác để thấy những món nào còn sai sót, mọi người để lại nhiều sẽ điều chỉnh, làm kỹ hơn”.
Bà Phạm Thị Ngọc Lan (78 tuổi, ở Q.Phú Nhuận) sau khi đi lễ ở nhà thờ ghé vào quán cơm ăn trưa. Bà nhận xét cơm rất ngon, mọi người đều vui vẻ chào hỏi nhau. Bà xúc động cho biết: “Già cả neo đơn, tiết kiệm được bữa nào hay bữa đó. Hôm nào có tiền tôi sẽ bỏ thêm chút đỉnh. Cảm ơn những người đã đem đến bữa cơm tình nghĩa thân thương, tôi thấy rất ấm áp, hạnh phúc”.
Tường Vy
5 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
10 giờ 30 quán cơm 2.000 đồng đông người đến ăn – Ảnh: Thanh Niên
Nếu hỏi bất kỳ ai ở Sài Gòn 2.000 đồng mua được gì thì có lẽ rất nhiều người sẽ không trả lời được. “Một gói xôi hay một ổ bánh mì chan nước sốt cũng cỡ mười ngàn đồng rồi. Hai ngàn thì mua được gì!”
Thế nhưng, cầm 2.000 đồng đến nhà thờ giáo xứ Vườn Xoài (P.12, Q.3), người lao động được ăn một bữa cơm trưa tươm tất.
Nói tươm tất là đúng, chứ không khoa trương. Một bữa cơm vừa no, vừa ngon làm cho người nghèo ấm lòng.
Một ngày ở đây bắt đầu từ 10 giờ 30. Những người bán vé số, chạy xe ôm, sinh viên, những người có hoàn cảnh khó khăn xếp hàng trật tự, bỏ 2.000 đồng vào thùng và nhận những phần ăn từ người phục vụ. Trong sân nhà thờ, nhiều người đến thưởng thức bữa ăn, đều lịch sự, người ăn xong nhường chỗ cho người đến sau nên dù khách đông nhưng quán không chật chội.
Mỗi phần ăn được bán với giá tượng trưng – Ảnh: Thanh Niên
Theo báo Thanh Niên, bữa trưa hôm đó có gà chiên, rau xào, canh chua. Ngày mai lại có món khác. Thực đơn do linh mục Phêrô Vũ Minh Hùng (chánh xứ nhà thờ Vườn Xoài) thực hiện, tự tay đi chợ mua nguyên liệu. Linh mục Phêrô Vũ Minh Hùng cho biết cách đây 8 năm quán cơm 2.000 đồng được mở ở nhà thờ giáo xứ Thánh Martinô (Q.Bình Thạnh). Tháng 9.2022, sau khi chuyển về làm chánh xứ Vườn Xoài, linh mục tiếp tục duy trì quán cơm ý nghĩa này. Ông chia sẻ:
“Thành phố đông đúc, vẫn còn có người nghèo, những người nhập cư, người bán vé số, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Quán cơm được mở ra mong mọi người yên tâm có bữa trưa. Tôi thấy vui vì được chia sẻ cho họ những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, không sơ sài”.
Ông nói thêm, mức giá 2.000 đồng được đưa ra với ý nghĩa tượng trưng cho bà con không mặc cảm. Tất cả mọi người có thể đến ăn thay vì chỉ có giáo dân trong giáo xứ. Quán cơm được mở từ 10 giờ 30 – 12 giờ từ thứ Hai đến thứ Sáu. Chi phí thực hiện quán cơm được trích từ nguồn ngân sách giáo xứ và các nhà hảo tâm đóng góp.
Thùng tiền để người đến ăn cơm tự bỏ tiền vào đó rồi nhận cơm. Chẳng ai để mắt xem họ bỏ ít hay nhiều – Ảnh: Thanh Niên
Nhân viên quán không chỉ là giáo dân trong giáo xứ, mà cả những người không có đạo. Tất cả đến vì tấm lòng với người nghèo, họ chia nhau công việc với tinh thần tự nguyện, vui vẻ. Và đương nhiên, không ai lấy tiền công cả.
Vị linh mục cũng chỉ mong mọi người cùng làm với tinh thần sẻ chia, giúp cho người khó khăn bớt đi phần nào gánh nặng trong cuộc sống. Tiền tiết kiệm được từ bữa ăn trưa, c1o thể giúp họ dành tiền cho con cái ăn học.
Nhiều người nhiệt tình phục vụ tại quán ăn – Ảnh: Thanh Niên
Ông Nguyễn Thạch Hùng (52 tuổi, ở giáo xứ Thánh Martinô) là “bếp trưởng” của quán ăn. Ông gắn bó với quán từ khi còn được mở ở nhà thờ Thánh Martinô. Khi linh mục Phêrô chuyển về đây, ông vẫn tiếp tục tham gia góp sức. Ông nói: “Tôi biến tấu các món ăn mỗi ngày cho mọi người ăn không thấy chán. Tôi luôn cố gắng làm hết mình vì đến đây mới biết cuộc sống nhiều người không được trọn vẹn. Những người phục vụ như tôi thấy mọi người ăn ngon là vui rồi. Nhiều người cùng làm nên không thấy cực, vui vẻ. Lâu lâu tôi sẽ kiểm tra thùng rác để thấy những món nào còn sai sót, mọi người để lại nhiều sẽ điều chỉnh, làm kỹ hơn”.
Bà Phạm Thị Ngọc Lan (78 tuổi, ở Q.Phú Nhuận) sau khi đi lễ ở nhà thờ ghé vào quán cơm ăn trưa. Bà nhận xét cơm rất ngon, mọi người đều vui vẻ chào hỏi nhau. Bà xúc động cho biết: “Già cả neo đơn, tiết kiệm được bữa nào hay bữa đó. Hôm nào có tiền tôi sẽ bỏ thêm chút đỉnh. Cảm ơn những người đã đem đến bữa cơm tình nghĩa thân thương, tôi thấy rất ấm áp, hạnh phúc”.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Nikkei Asia: Đảng CS quá mạnh so với chính phủ khiến VN 'ngả về phía Nga và TQ'
06.03.2023
NGUỒN HÌNH ẢNH,AFP CONTRIBUTOR
Chụp lại hình ảnh,
Vụ Đảng CS cho Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc về nghỉ trước hạn gây choáng cho nhiều nhà quan sát Phương Tây
Một bài mới trên trang Nikkei Asia Review ở Nhật Bản đặt câu hỏi về hướng đi của Việt Nam sau các vụ "thanh trừng ở cấp cao" của Đảng Cộng sản.
Bài "How viable is Vietnam as a 'friend-shoring' destination?" của Toru Takahashi hôm 05/03/2023 nói các thay đổi lãnh đạo gần đây ở Việt Nam làm nổ ra quan ngại về "sự chuyển hướng về phía Trung Quốc và Nga" của Hà Nội.
Bài báo nhắc đến chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính sang Singapore trong tháng 2 và việc ông Chính tiếp bà Katherine Tai ở Hà Nội sau đó (13-14/02/2023). Đây là những động thái nhằm khẳng định chính phủ VN vẫn "chào đón đầu tư nước ngoài" (open to business) và việc VN tham gia sáng kiến thương mại IPEF do Hoa Kỳ dẫn đầu, không có Trung Quốc.
Nhưng theo bài báo, việc ông Phạm Minh Chính có còn giữ được vị trí hay không hiện vẫn là câu hỏi.
Và việc Đảng CS sau khi TBT Nguyễn Phú Trọng thăm TQ về, đã loại bỏ ba nhà lãnh đạo khác liên tục gần đây, Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam bị cho là dấu hiệu xấu về xu hướng của Việt Nam.
Có ý kiến từ ông Nobukatsu Imamura, nhà nghiên cứu chính của think tank Nhật Bản Sekai Seikei Chosakai, cho rằng quan hệ của VN với Hoa Kỳ và TQ sẽ không thay đổi, tờ Nikkei viết.
Việt Nam: Cho hai Phó Thủ tướng 'từ chức' để làm gương?
Nhiều báo VN gỡ đoạn phát ngôn của ông Nguyễn Xuân Phúc về vụ Việt Á?
Ông Võ Văn Thưởng nhậm chức Chủ tịch nước
Thế nhưng, ông M.K. Bhadrakumar, một nhà ngoại giao đã thôi chức vụ của Ấn Độ thì cho rằng Việt Nam đang dịch chuyển theo hướng nặng ý thức hệ, và ít thân Phương Tây hơn (more ideological and less pro-Western direction).
Trong một bài trên Asia Times, ông Bhadrakumar cho rằng cán cân giữa Đảng và Chính phủ ở VN nay "nghiêng về phía ưu thế cho Trung Quốc và Nga".
Toru Takahashi đồng ý với quan điểm của ông Bhadrakumar và cho rằng những diễn biến mới nhất việc thay đổi nhân sự cao cấp ở VN "ủng hộ quan điểm đó".
Tuy thế, GS đã nghỉ hưu Trần Văn Thọ (ĐH Waseda) lại cho rằng những diễn biến gần đây chỉ có tác động tiêu cựu về ngắn hạn còn "chính sách kinh tế sẽ không đổi, bởi tính chính danh của Đảng Cộng sản VN gắn với thành tích tăng trưởng".
Bên cạnh Hoa Kỳ, dù Việt Nam tiếp tục thúc đẩy các quan hệ với đối tác Nhật Bản, Ấn Độ, có quan chức thuộc chính phủ Nhật nêu ra cách nhìn thận trọng:
"Các hành động của Hà Nội cần phải được theo dõi cặn kẽ (to be monitored carefully) để xem có hay không thay đổi nào đó trong vị thế [của họ] với thương mại tự do và công bằng."
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Các lãnh đạo ASEAN nhóm họp tại Thượng đỉnh ASEAN tại Phnom Penh vào tháng 11/2022. Trong tháng 2/2023 Thủ tướng VN Phạm Minh Chính có chuyến thăm Singapore
Bài báo kết luận rằng toàn cầu hóa và tự do mậu dịch đóng vai trò chủ chốt cho việc tăng trưởng nhanh của VN nhưng tình hình thế giới đang chuyển biến mau.
"Washington nay định nghĩa cuộc cạnh tranh với Trung Quốc như một cuộc chiến giữa dân chủ và chủ nghĩa độc đoán, và nền kinh tế thế giới đang ngày càng chia rẽ thành các khối, dựa trên những lợi ích chiến lược."
Từ đó, theo bài báo, các nhà hoạch định chính sách trên thế giới cần cân nhắc kỹ lợi ích và rủi ro trong việc gắn kết các mối liên hệ kinh tế với Việt Nam, nhất là sau các vụ hạ bệ những nhà lãnh đạo chủ chốt (key leaders) ở nước này.
Tuy bài báo của Nikkei không viết ra nhưng gần đây, Việt Nam liên tiếp bỏ phiếu trắng, tránh lên án Nga trong các lần LHQ mở nghị quyết để bảo vệ Ukraine.
Xu thế hạn chế báo chí và kiểm soát mạng xã hội ở VN cũng nhận được cảnh báo từ các tổ chức theo dõi truyền thông, nhân quyền.
Về phía mình, chính phủ VN luôn cho rằng những thông tin, chỉ trích này "thiếu khách quan".
06.03.2023
NGUỒN HÌNH ẢNH,AFP CONTRIBUTOR
Chụp lại hình ảnh,
Vụ Đảng CS cho Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc về nghỉ trước hạn gây choáng cho nhiều nhà quan sát Phương Tây
Một bài mới trên trang Nikkei Asia Review ở Nhật Bản đặt câu hỏi về hướng đi của Việt Nam sau các vụ "thanh trừng ở cấp cao" của Đảng Cộng sản.
Bài "How viable is Vietnam as a 'friend-shoring' destination?" của Toru Takahashi hôm 05/03/2023 nói các thay đổi lãnh đạo gần đây ở Việt Nam làm nổ ra quan ngại về "sự chuyển hướng về phía Trung Quốc và Nga" của Hà Nội.
Bài báo nhắc đến chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính sang Singapore trong tháng 2 và việc ông Chính tiếp bà Katherine Tai ở Hà Nội sau đó (13-14/02/2023). Đây là những động thái nhằm khẳng định chính phủ VN vẫn "chào đón đầu tư nước ngoài" (open to business) và việc VN tham gia sáng kiến thương mại IPEF do Hoa Kỳ dẫn đầu, không có Trung Quốc.
Nhưng theo bài báo, việc ông Phạm Minh Chính có còn giữ được vị trí hay không hiện vẫn là câu hỏi.
Và việc Đảng CS sau khi TBT Nguyễn Phú Trọng thăm TQ về, đã loại bỏ ba nhà lãnh đạo khác liên tục gần đây, Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam bị cho là dấu hiệu xấu về xu hướng của Việt Nam.
Có ý kiến từ ông Nobukatsu Imamura, nhà nghiên cứu chính của think tank Nhật Bản Sekai Seikei Chosakai, cho rằng quan hệ của VN với Hoa Kỳ và TQ sẽ không thay đổi, tờ Nikkei viết.
Việt Nam: Cho hai Phó Thủ tướng 'từ chức' để làm gương?
Nhiều báo VN gỡ đoạn phát ngôn của ông Nguyễn Xuân Phúc về vụ Việt Á?
Ông Võ Văn Thưởng nhậm chức Chủ tịch nước
Thế nhưng, ông M.K. Bhadrakumar, một nhà ngoại giao đã thôi chức vụ của Ấn Độ thì cho rằng Việt Nam đang dịch chuyển theo hướng nặng ý thức hệ, và ít thân Phương Tây hơn (more ideological and less pro-Western direction).
Trong một bài trên Asia Times, ông Bhadrakumar cho rằng cán cân giữa Đảng và Chính phủ ở VN nay "nghiêng về phía ưu thế cho Trung Quốc và Nga".
Toru Takahashi đồng ý với quan điểm của ông Bhadrakumar và cho rằng những diễn biến mới nhất việc thay đổi nhân sự cao cấp ở VN "ủng hộ quan điểm đó".
Tuy thế, GS đã nghỉ hưu Trần Văn Thọ (ĐH Waseda) lại cho rằng những diễn biến gần đây chỉ có tác động tiêu cựu về ngắn hạn còn "chính sách kinh tế sẽ không đổi, bởi tính chính danh của Đảng Cộng sản VN gắn với thành tích tăng trưởng".
Bên cạnh Hoa Kỳ, dù Việt Nam tiếp tục thúc đẩy các quan hệ với đối tác Nhật Bản, Ấn Độ, có quan chức thuộc chính phủ Nhật nêu ra cách nhìn thận trọng:
"Các hành động của Hà Nội cần phải được theo dõi cặn kẽ (to be monitored carefully) để xem có hay không thay đổi nào đó trong vị thế [của họ] với thương mại tự do và công bằng."
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Các lãnh đạo ASEAN nhóm họp tại Thượng đỉnh ASEAN tại Phnom Penh vào tháng 11/2022. Trong tháng 2/2023 Thủ tướng VN Phạm Minh Chính có chuyến thăm Singapore
Bài báo kết luận rằng toàn cầu hóa và tự do mậu dịch đóng vai trò chủ chốt cho việc tăng trưởng nhanh của VN nhưng tình hình thế giới đang chuyển biến mau.
"Washington nay định nghĩa cuộc cạnh tranh với Trung Quốc như một cuộc chiến giữa dân chủ và chủ nghĩa độc đoán, và nền kinh tế thế giới đang ngày càng chia rẽ thành các khối, dựa trên những lợi ích chiến lược."
Từ đó, theo bài báo, các nhà hoạch định chính sách trên thế giới cần cân nhắc kỹ lợi ích và rủi ro trong việc gắn kết các mối liên hệ kinh tế với Việt Nam, nhất là sau các vụ hạ bệ những nhà lãnh đạo chủ chốt (key leaders) ở nước này.
Tuy bài báo của Nikkei không viết ra nhưng gần đây, Việt Nam liên tiếp bỏ phiếu trắng, tránh lên án Nga trong các lần LHQ mở nghị quyết để bảo vệ Ukraine.
Xu thế hạn chế báo chí và kiểm soát mạng xã hội ở VN cũng nhận được cảnh báo từ các tổ chức theo dõi truyền thông, nhân quyền.
Về phía mình, chính phủ VN luôn cho rằng những thông tin, chỉ trích này "thiếu khách quan".
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Tài xế xe tải uống nước tăng lực hoặc sử dụng ma túy để chống buồn ngủ
An Vui
6 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Tài xế Sâm lái xe qua địa phận Mèo Vạc, Hà Giang, hôm 5 Tháng Ba – Ảnh: nhân vật cung cấp
Câu chuyện về ba người tài xế trên Vnexpress hôm 6 Tháng Ba 2023 hé lộ những góc khuất của nghề vận chuyển hàng hóa đường dài bằng xe tải có đầu kéo.
Loại xe này là thủ phạm của hầu hết các vụ tai nạn giao thông ở Việt Nam, người Việt gọi là “hung thần đường phố” hay xe “hổ vồ”.
Người tài xế đầu tiên tên Khoa, chuyên chở hàng nông sản từ Đồng Nai ra Lạng Sơn, chỗ giáp biên giới Trung – Việt, bằng loại xe đầu kéo container có điều hòa, dài vài chục mét, nặng ba chục – bốn chục tấn, yêu cầu bằng FC, tuổi đời phải từ 24 trở lên. Khoa nói: “Công (container) lạnh yêu cầu thời gian chạy khoảng 50 tiếng, công nóng từ 45-48 tiếng cho quãng đường khoảng 2,000 km (1,242.7 miles)”.
Khoa kể khó khăn lớn nhất và hiểm nguy nhất của cánh tài xế là buồn ngủ, nên Khoa thường mang theo cà phê, nước trà đặc và nước tăng lực vào buồng lái để cắt cơn thèm ngủ. Để giữ sức khỏe, hai ngày trước chuyến đi, Khoa không dám đụng đến rượu. Khoa còn tiết lộ có những tài xế xe tải sử dụng ma túy để có sự hưng phấn, tỉnh táo và tập trung trên đường.
Chạy một mình đến tảng sáng là Khoa buồn ngủ phải đậu xe tại một nhà hàng quen ngủ ba tiếng rồi mới có sức chạy tiếp. Khoa kể: “Hành trình Nam – Bắc phải chạy hai ngày, hai đêm. Tổng thời gian ngủ khoảng 6 tiếng”. Những ngày đậu ở bến chờ giao hàng, Khoa luôn tìm cách ngủ bù. Đơn độc đường dài mãi cũng ngán, giờ Khoa xin lái “công nóng”, loại có hai tài xế thay phiên nhau mỗi 4 tiếng, nên cũng bớt áp lực.
Khác với Khoa, Sâm là tài xế điều khiển xe đò chở khách, loại 16 chỗ – 45 chỗ. Sâm thừa nhận buồn ngủ là kẻ thù nguy hiểm nhất, vì thế Sâm thường thủ theo xe các thùng nước tăng lực bò húc của Thái Lan. Chạy đêm ông uống một lon, còn chạy ban ngày, cứ 400 km (248.5 miles), ông uống hết 6 lon. Trung bình một tháng, Sâm mất một triệu đồng ($42) mua nước tăng lực, vì thứ nước này đối với ông là hiệu quả nhất. Ông nói với Vnexpress, uống nước tăng lực nhiều khiến sức khỏe ông giảm sút, nên bây giờ ông sẽ xin khách cho nghỉ khi buồn ngủ.
Người thứ ba là Minh, quê Gia Lâm, Hà Nội, gần 30 năm lái xe tải chở hàng từ Bắc vào Nam và ngược lại, áp lực chính của Minh là những cơn buồn ngủ do phải chạy liên tục để kịp giao hàng. Ông Minh bảo: “Nhắm mắt thấy tử thần là thật. Khi lái xe có hàng tỷ tình huống có thể xảy ra, người lái có thể giỏi nhưng người đi đường cũng vô vàn kiểu, bắt buộc phải luôn tập trung quan sát”.
Minh từng suýt chết vài lần cũng chỉ vì buồn ngủ. Và với kinh nghiệm lâu năm trong nghề, năm 2018 ông lập diễn đàn Văn hóa xe (VHX), quy tụ khoảng 20,000 thành viên tài xế, nhằm giúp nhau chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức lái xe an toàn.
62% bạn đọc của Vnexpress đều chọn cách “dừng xe để ngủ” – Ảnh chụp màn hình
Trao đổi với Vnexpress, ông Lê Trọng Nghĩa, Giám đốc một công ty vận tải hành khách ở Quảng Ninh, cho biết thời ông Nghĩa còn lái xe (thập niên 1990), tình trạng tài xế sử dụng rượu bia rất phổ biến. Khoảng những năm 2000 – 2010, tài xế lại sử dụng ma túy phổ biến. Những năm gần đây, cơ sở hạ tầng cải thiện nhiều, ý thức người đi đường cũng tốt hơn, song vẫn còn những tài xế non nghề, thiếu kinh nghiệm lái xe…. Ông Nghĩa phân tích: “Nguyên nhân gây tai nạn giao thông 50% lỗi là do người lái xe, 20% do phương tiện không bảo đảm, lái xe không đủ kiến thức kiểm tra xe trước khi xuất bến, 15% do cơ sở hạ tầng và 15% do lý do khách quan”.
Năm 2022, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia thống kê, Việt Nam có 11,457 vụ tai nạn giao thông, trong đó 30-40% số vụ liên quan đến giấc ngủ.
Luật Giao thông đường bộ Việt Nam quy định, trong vòng một ngày, thời gian lái xe của tài xế xe hơi không vượt quá 10 tiếng, mỗi 4 tiếng lái xe phải nghỉ 15 phút. Nếu tài xế vi phạm, sẽ bị phạt 3-5 triệu đồng ($126-$211), đồng thời tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 1-3 tháng. Có luật đấy nhưng dường như chưa tài xế xe tải nào bị công an phạt vì lái xe liên tục quá 4 tiếng.
Dưới bài viết này, có hơn 60 ý kiến bạn đọc. Cánh tài xế thì bày nhau cách chống buồn ngủ theo kinh nghiệm bản thân, từ nhai kẹo cao su, uống sữa, đến ăn ớt hoặc dùng wasabi quẹt lưỡi, nhưng tốt nhất theo họ là khi đã buồn ngủ thì tài xế nên dừng xe để ngủ, không nên cưỡng lại nhu cầu này để bảo vệ tính mạng cho mình và cho người khác. Đứng ở góc độ khác, không phải dân tài xế, bạn đọc cho rằng cách tốt nhất khi lái xe đường dài phải có ít nhất hai tài xế thay phiên nhau, hoặc tổ chức các trạm nghỉ, chia tài xế theo kíp, đến mỗi trạm nghỉ là đổi kíp tài xế khác (lý tưởng quá, đúng là mơ).
Bạn đọc tên Viet Truong hành nghề logistics được 10 năm, trong đó có 5 năm quản lý tài xế đường dài và ngắn đã cho biết: “Việc tài xế xe tải buồn ngủ có nguyên nhân xuất phát từ hai phía:
1/Chính lái xe trước khi đi làm vẫn thức khuya, nhậu, chơi bời….; – Ham kiếm tiền dựa trên sự lao động quá sức (chạy nhanh, chạy nhiều thưởng nhiều);
2/Từ doanh nghiệp/chủ xe: Muốn kiếm tiền nhiều từ việc tối ưu thời gian chạy xe.
Dù có quy định tài xế không chạy xe quá 10 tiếng trong ngày và không quá 4 tiếng liên tục, khi chạy gần 4 tiếng thì phải nghỉ 15 phút rồi chạy tiếp nhưng người Việt Nam lách luật. Luật quản lý bằng các thiết bị GPS gắn với xe truyền về tổng cục, mỗi tài xế có một thẻ từ để ghi nhận ai đang chạy xe, thế là hai ông tài xế hợp tác bằng cách mỗi lần chạy một ông cầm cả hai thẻ, cứ 3 tiếng 30 phút là tự quẹt thẻ một lần, cứ một người làm một tuần, người kia ở nhà kiếm thêm…”. Viet Truong kết luận: Công ty ngoại quốc tuân thủ đúng, nhưng thường đối tác Việt Nam của họ (công ty loại vừa và nhỏ chiếm từ 60%-70%) thì thường lách luật!
Lễ khâm liệm cho ba mẹ con bị xe tải đụng sáng 6 Tháng Ba 2023 được tổ chức ngay tại nơi xảy ra tai nạn, quá thương tâm – Ảnh: Tiền Phong
Bạn đọc Phong Tiu đề nghị: Vấn đề phải giải quyết ở phần gốc, vì lợi nhuận của mình sẽ có doanh nghiệp bất chấp tất cả, còn tài xế cho rằng vì miếng cơm manh áo mà phải như vậy. Tại sao không buộc doanh nghiệp đăng ký hai tài cho một chuyến xe đường dài và nếu đột xuất công an giao thông kiểm tra mà trên xe chỉ có một tài ( tài còn lại ở nhà nghỉ) thì rút giấy phép. Tại sao không buộc các chuyến xe đường dài gắn thiết bị cảnh báo tài xế mất tập trung (buồn ngủ) để phát tín hiệu về lực lượng thanh tra giao thông gần nhất để dừng xe buộc họ phải đi ngủ (không phạt)? Phong Tiu cũng đề nghị về lâu dài Việt Nam cần hình thành hệ thống vận tải đường sắt siêu tốc, đảm trách vận tải hàng hóa cần vận chuyển nhanh và xa với chi phí thấp. Những đề nghị này cũng quá lý tưởng, còn lâu mới có.
Chờ đến khi có xe lửa cao tốc, thì Việt Nam chắc chắn sẽ còn nhiều nạn nhân của xe tải. Thảm thương nhất là những vụ xe tải đụng xe gắn máy.
Vụ mới nhất xảy ra sáng 6 Tháng Ba 2023, xe tải đụng xe gắn máy, làm ba mẹ con chết tại chỗ. Sau khi công an khám nghiệm xong hiện trường tai nạn thì người dân địa phương và thân nhân đã kéo đến khâm liệm ba tử thi để đem về nhà mai táng. Thật thương tâm.
Vụ việc xảy ra lúc 6:45 sáng, tại địa phận xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, khi bà mẹ đi xe gắn máy chở ba đứa con đi học (một cháu học mầm non, hai cháu học tiểu học) va chạm với xe tải mang biển số tỉnh Quảng Ninh, khiến bốn mẹ con ngã xuống đường. Ba mẹ con tử vong tại chỗ, bao gồm người mẹ là bà Nguyễn Thị Hồng (sinh năm 1997), hai người con là cháu Hoàng Văn B. (sinh năm 2014), cháu Hoàng Kim O. (sinh năm 2016). Cháu bé nhất học mầm non tên Hoàng Văn Tr. (sinh năm 2018) đang được cấp cứu tại bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trong tình trạng chấn thương nặng.
Dạo này, người viết thường gặp những tài xế xe bike công nghệ (Gojek hay Be) tuổi trung niên, đã từng làm tài xế xe tải đường dài, nay bỏ nghề vì thấy tai nạn giao thông do xe tải gây ra nhiều quá. Nghe họ mô tả những áp lực của nghề chạy xe tải đường dài mà thấy tiền kiếm được cũng không thể bù đắp cho cái giá mà họ phải trả, về sức khỏe thể chất cũng như tinh thần.
An Vui
6 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Tài xế Sâm lái xe qua địa phận Mèo Vạc, Hà Giang, hôm 5 Tháng Ba – Ảnh: nhân vật cung cấp
Câu chuyện về ba người tài xế trên Vnexpress hôm 6 Tháng Ba 2023 hé lộ những góc khuất của nghề vận chuyển hàng hóa đường dài bằng xe tải có đầu kéo.
Loại xe này là thủ phạm của hầu hết các vụ tai nạn giao thông ở Việt Nam, người Việt gọi là “hung thần đường phố” hay xe “hổ vồ”.
Người tài xế đầu tiên tên Khoa, chuyên chở hàng nông sản từ Đồng Nai ra Lạng Sơn, chỗ giáp biên giới Trung – Việt, bằng loại xe đầu kéo container có điều hòa, dài vài chục mét, nặng ba chục – bốn chục tấn, yêu cầu bằng FC, tuổi đời phải từ 24 trở lên. Khoa nói: “Công (container) lạnh yêu cầu thời gian chạy khoảng 50 tiếng, công nóng từ 45-48 tiếng cho quãng đường khoảng 2,000 km (1,242.7 miles)”.
Khoa kể khó khăn lớn nhất và hiểm nguy nhất của cánh tài xế là buồn ngủ, nên Khoa thường mang theo cà phê, nước trà đặc và nước tăng lực vào buồng lái để cắt cơn thèm ngủ. Để giữ sức khỏe, hai ngày trước chuyến đi, Khoa không dám đụng đến rượu. Khoa còn tiết lộ có những tài xế xe tải sử dụng ma túy để có sự hưng phấn, tỉnh táo và tập trung trên đường.
Chạy một mình đến tảng sáng là Khoa buồn ngủ phải đậu xe tại một nhà hàng quen ngủ ba tiếng rồi mới có sức chạy tiếp. Khoa kể: “Hành trình Nam – Bắc phải chạy hai ngày, hai đêm. Tổng thời gian ngủ khoảng 6 tiếng”. Những ngày đậu ở bến chờ giao hàng, Khoa luôn tìm cách ngủ bù. Đơn độc đường dài mãi cũng ngán, giờ Khoa xin lái “công nóng”, loại có hai tài xế thay phiên nhau mỗi 4 tiếng, nên cũng bớt áp lực.
Khác với Khoa, Sâm là tài xế điều khiển xe đò chở khách, loại 16 chỗ – 45 chỗ. Sâm thừa nhận buồn ngủ là kẻ thù nguy hiểm nhất, vì thế Sâm thường thủ theo xe các thùng nước tăng lực bò húc của Thái Lan. Chạy đêm ông uống một lon, còn chạy ban ngày, cứ 400 km (248.5 miles), ông uống hết 6 lon. Trung bình một tháng, Sâm mất một triệu đồng ($42) mua nước tăng lực, vì thứ nước này đối với ông là hiệu quả nhất. Ông nói với Vnexpress, uống nước tăng lực nhiều khiến sức khỏe ông giảm sút, nên bây giờ ông sẽ xin khách cho nghỉ khi buồn ngủ.
Người thứ ba là Minh, quê Gia Lâm, Hà Nội, gần 30 năm lái xe tải chở hàng từ Bắc vào Nam và ngược lại, áp lực chính của Minh là những cơn buồn ngủ do phải chạy liên tục để kịp giao hàng. Ông Minh bảo: “Nhắm mắt thấy tử thần là thật. Khi lái xe có hàng tỷ tình huống có thể xảy ra, người lái có thể giỏi nhưng người đi đường cũng vô vàn kiểu, bắt buộc phải luôn tập trung quan sát”.
Minh từng suýt chết vài lần cũng chỉ vì buồn ngủ. Và với kinh nghiệm lâu năm trong nghề, năm 2018 ông lập diễn đàn Văn hóa xe (VHX), quy tụ khoảng 20,000 thành viên tài xế, nhằm giúp nhau chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức lái xe an toàn.
62% bạn đọc của Vnexpress đều chọn cách “dừng xe để ngủ” – Ảnh chụp màn hình
Trao đổi với Vnexpress, ông Lê Trọng Nghĩa, Giám đốc một công ty vận tải hành khách ở Quảng Ninh, cho biết thời ông Nghĩa còn lái xe (thập niên 1990), tình trạng tài xế sử dụng rượu bia rất phổ biến. Khoảng những năm 2000 – 2010, tài xế lại sử dụng ma túy phổ biến. Những năm gần đây, cơ sở hạ tầng cải thiện nhiều, ý thức người đi đường cũng tốt hơn, song vẫn còn những tài xế non nghề, thiếu kinh nghiệm lái xe…. Ông Nghĩa phân tích: “Nguyên nhân gây tai nạn giao thông 50% lỗi là do người lái xe, 20% do phương tiện không bảo đảm, lái xe không đủ kiến thức kiểm tra xe trước khi xuất bến, 15% do cơ sở hạ tầng và 15% do lý do khách quan”.
Năm 2022, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia thống kê, Việt Nam có 11,457 vụ tai nạn giao thông, trong đó 30-40% số vụ liên quan đến giấc ngủ.
Luật Giao thông đường bộ Việt Nam quy định, trong vòng một ngày, thời gian lái xe của tài xế xe hơi không vượt quá 10 tiếng, mỗi 4 tiếng lái xe phải nghỉ 15 phút. Nếu tài xế vi phạm, sẽ bị phạt 3-5 triệu đồng ($126-$211), đồng thời tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 1-3 tháng. Có luật đấy nhưng dường như chưa tài xế xe tải nào bị công an phạt vì lái xe liên tục quá 4 tiếng.
Dưới bài viết này, có hơn 60 ý kiến bạn đọc. Cánh tài xế thì bày nhau cách chống buồn ngủ theo kinh nghiệm bản thân, từ nhai kẹo cao su, uống sữa, đến ăn ớt hoặc dùng wasabi quẹt lưỡi, nhưng tốt nhất theo họ là khi đã buồn ngủ thì tài xế nên dừng xe để ngủ, không nên cưỡng lại nhu cầu này để bảo vệ tính mạng cho mình và cho người khác. Đứng ở góc độ khác, không phải dân tài xế, bạn đọc cho rằng cách tốt nhất khi lái xe đường dài phải có ít nhất hai tài xế thay phiên nhau, hoặc tổ chức các trạm nghỉ, chia tài xế theo kíp, đến mỗi trạm nghỉ là đổi kíp tài xế khác (lý tưởng quá, đúng là mơ).
Bạn đọc tên Viet Truong hành nghề logistics được 10 năm, trong đó có 5 năm quản lý tài xế đường dài và ngắn đã cho biết: “Việc tài xế xe tải buồn ngủ có nguyên nhân xuất phát từ hai phía:
1/Chính lái xe trước khi đi làm vẫn thức khuya, nhậu, chơi bời….; – Ham kiếm tiền dựa trên sự lao động quá sức (chạy nhanh, chạy nhiều thưởng nhiều);
2/Từ doanh nghiệp/chủ xe: Muốn kiếm tiền nhiều từ việc tối ưu thời gian chạy xe.
Dù có quy định tài xế không chạy xe quá 10 tiếng trong ngày và không quá 4 tiếng liên tục, khi chạy gần 4 tiếng thì phải nghỉ 15 phút rồi chạy tiếp nhưng người Việt Nam lách luật. Luật quản lý bằng các thiết bị GPS gắn với xe truyền về tổng cục, mỗi tài xế có một thẻ từ để ghi nhận ai đang chạy xe, thế là hai ông tài xế hợp tác bằng cách mỗi lần chạy một ông cầm cả hai thẻ, cứ 3 tiếng 30 phút là tự quẹt thẻ một lần, cứ một người làm một tuần, người kia ở nhà kiếm thêm…”. Viet Truong kết luận: Công ty ngoại quốc tuân thủ đúng, nhưng thường đối tác Việt Nam của họ (công ty loại vừa và nhỏ chiếm từ 60%-70%) thì thường lách luật!
Lễ khâm liệm cho ba mẹ con bị xe tải đụng sáng 6 Tháng Ba 2023 được tổ chức ngay tại nơi xảy ra tai nạn, quá thương tâm – Ảnh: Tiền Phong
Bạn đọc Phong Tiu đề nghị: Vấn đề phải giải quyết ở phần gốc, vì lợi nhuận của mình sẽ có doanh nghiệp bất chấp tất cả, còn tài xế cho rằng vì miếng cơm manh áo mà phải như vậy. Tại sao không buộc doanh nghiệp đăng ký hai tài cho một chuyến xe đường dài và nếu đột xuất công an giao thông kiểm tra mà trên xe chỉ có một tài ( tài còn lại ở nhà nghỉ) thì rút giấy phép. Tại sao không buộc các chuyến xe đường dài gắn thiết bị cảnh báo tài xế mất tập trung (buồn ngủ) để phát tín hiệu về lực lượng thanh tra giao thông gần nhất để dừng xe buộc họ phải đi ngủ (không phạt)? Phong Tiu cũng đề nghị về lâu dài Việt Nam cần hình thành hệ thống vận tải đường sắt siêu tốc, đảm trách vận tải hàng hóa cần vận chuyển nhanh và xa với chi phí thấp. Những đề nghị này cũng quá lý tưởng, còn lâu mới có.
Chờ đến khi có xe lửa cao tốc, thì Việt Nam chắc chắn sẽ còn nhiều nạn nhân của xe tải. Thảm thương nhất là những vụ xe tải đụng xe gắn máy.
Vụ mới nhất xảy ra sáng 6 Tháng Ba 2023, xe tải đụng xe gắn máy, làm ba mẹ con chết tại chỗ. Sau khi công an khám nghiệm xong hiện trường tai nạn thì người dân địa phương và thân nhân đã kéo đến khâm liệm ba tử thi để đem về nhà mai táng. Thật thương tâm.
Vụ việc xảy ra lúc 6:45 sáng, tại địa phận xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, khi bà mẹ đi xe gắn máy chở ba đứa con đi học (một cháu học mầm non, hai cháu học tiểu học) va chạm với xe tải mang biển số tỉnh Quảng Ninh, khiến bốn mẹ con ngã xuống đường. Ba mẹ con tử vong tại chỗ, bao gồm người mẹ là bà Nguyễn Thị Hồng (sinh năm 1997), hai người con là cháu Hoàng Văn B. (sinh năm 2014), cháu Hoàng Kim O. (sinh năm 2016). Cháu bé nhất học mầm non tên Hoàng Văn Tr. (sinh năm 2018) đang được cấp cứu tại bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trong tình trạng chấn thương nặng.
Dạo này, người viết thường gặp những tài xế xe bike công nghệ (Gojek hay Be) tuổi trung niên, đã từng làm tài xế xe tải đường dài, nay bỏ nghề vì thấy tai nạn giao thông do xe tải gây ra nhiều quá. Nghe họ mô tả những áp lực của nghề chạy xe tải đường dài mà thấy tiền kiếm được cũng không thể bù đắp cho cái giá mà họ phải trả, về sức khỏe thể chất cũng như tinh thần.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Tuyên giáo Việt Nam có quên 'dọn rác' khi kiểm soát mạng?
Tidoo Nguyễn
Gửi bài từ Sài Gòn, VN
06.03.2023
Vietnam NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Sau 1975, nhiều sách báo và phim ảnh được xuất bản trước 1975 đã bị nhà nước Việt Nam tịch thu và tiêu hủy vì là "tàn dư của chế độ cũ".
Ngày nay, truyền thông nhờ Đổi mới đã cởi mở hơn, nhưng lại có chuyện các kênh truyền hình HTV và VTV, các bài viết và video trên mạng xã hội đây đó chứa đựng nội dung về hành vi gợi dục và có ngôn từ gây hấn.
Kiểm duyệt hay không?
Chính phủ Việt Nam luôn nói nước này có nền báo chí "tự do" và rất ngại bị chê là kiểm duyệt.
Nhưng cùng lúc, ai cũng thấy là cả bộ máy nhà nước kiểm duyệt khắt khe thông tin trên các phương tiện truyền thông, và thậm chí xử phạt những cá nhân đưa ra ý kiến trái chiều đối với nhà nước. Quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam là vấn đề mà Human Rights Watch (HRW-Tổ chức Theo dõi Nhân quyền) phải "để mắt" đến.
Ví dụ HRW đã có một báo cáo về các sự kiện năm 2022 ở Việt Nam cho biết Việt Nam hiện đang giam giữ hơn 160 các nhà bất đồng chính kiến với nhà nước Việt Nam. Đó là các ông ôbgLê Văn Dũng, ông Đinh Văn Hải, blogger nổi tiếng Phạm Đoan Trang, ông Trịnh Bá Phương và bà Nguyễn Thị Tâm.
Đồng thời, nhà tù Việt Nam đang tạm giữ ít nhất là 14 người chưa được xét xử như bà Nguyễn Thúy Hạnh, ông Nguyễn Lân Thắng, ông Bùi Văn Thuận và ông Bùi Tuấn Lâm. Các bằng chứng kết tội họ thường là những thông tin họ đăng tải trên mạng xã hội.
Truyền hình đang quảng bá thứ 'văn hóa' gì?
Thế nhưng, ở Việt Nam có nghịch lý là nhà chức trách như "ngó lơ" các chương trình truyền hình mang tính chất giải trí - mua bản quyền theo định dạng các chương trình truyền hình của nước ngoài, và localize (cải biên, địa phương hóa) theo thị hiếu của khán giả trong nước.
Chẳng hạn như game show "2 ngày 1 đêm" được phát sóng trên HTV7 có những đoạn phải nói là chứa đựng hành vi gợi dục, đối thoại nhặng xị; chương trình truyền hình thực tế "Bạn muốn hẹn hò" được phát sóng trên HTV7 với nhiều cuộc đối thoại có ngôn từ trần trụi, thô tục.
Ban Tuyên giáo mặc kệ hoạt động giải trí "vô hại" về chính trị nên những chương trình như vậy vẫn được phát sóng trên đài truyền hình hàng đêm cho dân xem.
Khi tôi xem một video được đăng lại trên YouTube thuộc game show "2 ngày 1 đêm", ở mốc thời gian 1:13:38, nhân vật nam tham gia trong chương trình đã thực hiện màn thoát y như Chử Đồng Tử.
Ngay cả tựa đề cho video này trên Youtube cũng kém văn hóa "HIEUTHUHAI lần đầu bị LỘT SẠCH QUẦN ÁO giữa trời đông rét buốt" (sao y). Vậy mà, video này thu hút rất nhiều lượt view (952 ngàn lượt), 4,500 lượt like, và 280 lời bình luận cổ súy sau 10 ngày được đăng tải.
Khi nhân vật nam tham gia trong chương trình phô bày thân thể trần truồng, còn đám đông khán giả cổ vũ cho hành động đó, có nghĩa là họ đã có "lòng dục vọng".
Chụp lại hình ảnh,
Người dân tự do xả rác la liệt trước cổng trường quốc tế Việt Úc ở chi nhánh trên đường Phan Xích Long, quận Bình Thạnh và tự do "xả rác" trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội v.v làm "ô nhiễm môi trường sống" mà ngỡ là đã có được tự do
Còn khi tôi thử xem một vài videos trên YouTube phát lại chương trình truyền hình thực tế "Bạn muốn hẹn hò" được phát sóng cũng trên HTV7 cũng đan xen những cuộc đối thoại mang tính chất riêng tư, sử dụng ngôn từ suồng sã đề cập đến vấn đề trinh tiết.
Ví dụ video mang tựa đề "Hotgirl Khẳng Định Còn Trinh 100% Khiến Chàng Đỏ Mặt"; hay đề cập đến lông trên cơ thể người đàn ông và bộ phận sinh dục của đàn ông như video mang tựa đề "QUYỀN LINH ĐỎ MẶT VÌ BỊ CÔ GIÁO CHÊ YẾU NÓI RA SỰ THẬT MẤT LÒNG".
Ở mốc thời gian 5: 44 trong video "CHỦ TỊCH CẦM ĐỒ KHOE HÀNG ĐỘ 14 LI khiến bạn gái thích thú vì tiêu chí MÊ TRAI ĐẸP" chứa đầy những phát ngôn suồng sã đến mức tục tĩu của hai nhân vật nữ và hai nhân vật nam, thậm chí còn lặp đi lặp lại nhiều lần để ám chỉ kích thước dương vật của người đàn ông!!!
Hồi năm 2020, trang Người Lao Động có bài viết "Gameshow trên VTV3 bị "ném đá" vì cảnh dung tục, phản cảm" đã phê phán chương trình game show "Kèo này ai thắng" trên VTV3 mang tính dung tục vì nhân vật nữ tham gia trò chơi ngậm củ cải trắng trong miệng. Trong bài viết này cũng nêu ví dụ MC Sam trong chương trình game show "Trí khôn ta đây" đưa ra câu hỏi vô duyên, gợi hình ảnh trần trụi là "Cái gì nằm giữa hai chân người đàn ông?".
Làm gì với mạng xã hội đầy những drama và 'thánh chửi'?
Trên các mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Youtube v.v. đang tràn lan những đoạn video ngắn mang tính drama (bi kịch) với nội dung xoay quanh lối sống sa đọa của các cô nàng "trà xanh" (ám chỉ những cô gái trẻ đẹp dùng nhan sắc kiếm tiền bằng cách làm tình nhân hay vợ bé của người đã kết hôn); đề cao "gái ngành" (ám chỉ những cô gái bán dâm để kiếm tiền); khai thác những mối quan hệ loạn luân trong gia đình (cha chồng và con dâu); chế giễu mối quan hệ giữa phụ nữ lớn tuổi và các chàng trai trẻ.
Chụp lại hình ảnh,
Người Việt vẫn cầu cúng ông Địa và Thần Tài để xin số đề. Ảnh chụp dưới gầm cầu Hoàng Hoa Thám bắt ngang đường Trường Sa, quận Bình Thạnh đầu tháng 3/2023.
Bên cạnh đó, còn có rất nhiều videos có phát ngôn gây hấn của "những thánh chửi" v.v.
Mới đây, báo Tuổi Trẻ trong bài viết "Những cái máy chửi thời mạng" cũng đã báo động vấn nạn "Chí Phèo chửi bậy thời mạng xã hội" từ Bắc chí Nam trong những năm gần đây. Những nhân vật "Chí Phèo" thời nay trở nên nổi tiếng trên mạng xã hội, và tận dụng "cơ hội" đó để kinh doanh, kiếm tiền và đổi đời nhờ chửi. Và điều đáng nói là những "thánh chửi" đó thu hút lượng view rất lớn, nên không ít thì nhiều có thể cổ súy cách nói năng tùy tiện, vô văn hóa đến giới trẻ.
Phát ngôn của một người phản ảnh tính cách, văn hóa ứng xử của người đó. Ngạn ngữ có câu "Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói", hay ca dao có câu "Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe" đều minh chứng rằng phát ngôn đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người từ ngàn xưa.
Hành vi gợi dục và những phát ngôn tục tĩu khơi gợi "lòng dục vọng" của con người. Còn những "pha chửi" trên mạng xã hội liên quan đến sự thù hằn của nhân loại.
Theo tôi được biết, các môn thần học Ki-tô giáo và Phật giáo đều coi "lòng dục vọng" và "sự thù hằn" là các tội lỗi dễ mắc phải của con người, là nguồn gốc cho nhiều loại tội lỗi khác phát sinh. Chỉ có những ai vô thần vô thánh thì mới không nhìn nhận vấn đề gây ra từ việc gợi ra công khác các hành vi, ngôn từ chứa đựng dục vọng.
Việc ngăn trẻ em tiếp cận các nội dung nói trên đang ra sao ở Việt Nam, thực sự là không ai biết.
Thiển nghĩ, đã đến lúc công dân Việt Nam cần nhận thức ý nghĩa đúng đắn về sự "tự do". Chữ tự do kia cũng có ba bảy đường (phỏng theo thơ Kiều - Nguyễn Du: Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường): một mặt là tự do làm điều tốt để nâng cao giá trị - đời sống - nhân quyền của bản thân, mặt khác là tự do làm điều xấu tự hại bản thân như con thiêu thân.
Là công dân Việt Nam, chúng ta nên coi trọng sự tự do ở vế một, và cần nhận ra hành vi tự do phát ngôn bừa bãi, tự do khoe thân, tự do theo lối sống sa đọa thì không phải là tự do mà là "tự thiêu" chính mình và "thiêu" cả tương lai của chính con cháu mình.
Bài thể hiện quan điểm riêng của cây bút độc lập Tidoo Nguyễn, hiện sống ở Sài Gòn.
Tidoo Nguyễn
Gửi bài từ Sài Gòn, VN
06.03.2023
Vietnam NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Sau 1975, nhiều sách báo và phim ảnh được xuất bản trước 1975 đã bị nhà nước Việt Nam tịch thu và tiêu hủy vì là "tàn dư của chế độ cũ".
Ngày nay, truyền thông nhờ Đổi mới đã cởi mở hơn, nhưng lại có chuyện các kênh truyền hình HTV và VTV, các bài viết và video trên mạng xã hội đây đó chứa đựng nội dung về hành vi gợi dục và có ngôn từ gây hấn.
Kiểm duyệt hay không?
Chính phủ Việt Nam luôn nói nước này có nền báo chí "tự do" và rất ngại bị chê là kiểm duyệt.
Nhưng cùng lúc, ai cũng thấy là cả bộ máy nhà nước kiểm duyệt khắt khe thông tin trên các phương tiện truyền thông, và thậm chí xử phạt những cá nhân đưa ra ý kiến trái chiều đối với nhà nước. Quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam là vấn đề mà Human Rights Watch (HRW-Tổ chức Theo dõi Nhân quyền) phải "để mắt" đến.
Ví dụ HRW đã có một báo cáo về các sự kiện năm 2022 ở Việt Nam cho biết Việt Nam hiện đang giam giữ hơn 160 các nhà bất đồng chính kiến với nhà nước Việt Nam. Đó là các ông ôbgLê Văn Dũng, ông Đinh Văn Hải, blogger nổi tiếng Phạm Đoan Trang, ông Trịnh Bá Phương và bà Nguyễn Thị Tâm.
Đồng thời, nhà tù Việt Nam đang tạm giữ ít nhất là 14 người chưa được xét xử như bà Nguyễn Thúy Hạnh, ông Nguyễn Lân Thắng, ông Bùi Văn Thuận và ông Bùi Tuấn Lâm. Các bằng chứng kết tội họ thường là những thông tin họ đăng tải trên mạng xã hội.
Truyền hình đang quảng bá thứ 'văn hóa' gì?
Thế nhưng, ở Việt Nam có nghịch lý là nhà chức trách như "ngó lơ" các chương trình truyền hình mang tính chất giải trí - mua bản quyền theo định dạng các chương trình truyền hình của nước ngoài, và localize (cải biên, địa phương hóa) theo thị hiếu của khán giả trong nước.
Chẳng hạn như game show "2 ngày 1 đêm" được phát sóng trên HTV7 có những đoạn phải nói là chứa đựng hành vi gợi dục, đối thoại nhặng xị; chương trình truyền hình thực tế "Bạn muốn hẹn hò" được phát sóng trên HTV7 với nhiều cuộc đối thoại có ngôn từ trần trụi, thô tục.
Ban Tuyên giáo mặc kệ hoạt động giải trí "vô hại" về chính trị nên những chương trình như vậy vẫn được phát sóng trên đài truyền hình hàng đêm cho dân xem.
Khi tôi xem một video được đăng lại trên YouTube thuộc game show "2 ngày 1 đêm", ở mốc thời gian 1:13:38, nhân vật nam tham gia trong chương trình đã thực hiện màn thoát y như Chử Đồng Tử.
Ngay cả tựa đề cho video này trên Youtube cũng kém văn hóa "HIEUTHUHAI lần đầu bị LỘT SẠCH QUẦN ÁO giữa trời đông rét buốt" (sao y). Vậy mà, video này thu hút rất nhiều lượt view (952 ngàn lượt), 4,500 lượt like, và 280 lời bình luận cổ súy sau 10 ngày được đăng tải.
Khi nhân vật nam tham gia trong chương trình phô bày thân thể trần truồng, còn đám đông khán giả cổ vũ cho hành động đó, có nghĩa là họ đã có "lòng dục vọng".
Chụp lại hình ảnh,
Người dân tự do xả rác la liệt trước cổng trường quốc tế Việt Úc ở chi nhánh trên đường Phan Xích Long, quận Bình Thạnh và tự do "xả rác" trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội v.v làm "ô nhiễm môi trường sống" mà ngỡ là đã có được tự do
Còn khi tôi thử xem một vài videos trên YouTube phát lại chương trình truyền hình thực tế "Bạn muốn hẹn hò" được phát sóng cũng trên HTV7 cũng đan xen những cuộc đối thoại mang tính chất riêng tư, sử dụng ngôn từ suồng sã đề cập đến vấn đề trinh tiết.
Ví dụ video mang tựa đề "Hotgirl Khẳng Định Còn Trinh 100% Khiến Chàng Đỏ Mặt"; hay đề cập đến lông trên cơ thể người đàn ông và bộ phận sinh dục của đàn ông như video mang tựa đề "QUYỀN LINH ĐỎ MẶT VÌ BỊ CÔ GIÁO CHÊ YẾU NÓI RA SỰ THẬT MẤT LÒNG".
Ở mốc thời gian 5: 44 trong video "CHỦ TỊCH CẦM ĐỒ KHOE HÀNG ĐỘ 14 LI khiến bạn gái thích thú vì tiêu chí MÊ TRAI ĐẸP" chứa đầy những phát ngôn suồng sã đến mức tục tĩu của hai nhân vật nữ và hai nhân vật nam, thậm chí còn lặp đi lặp lại nhiều lần để ám chỉ kích thước dương vật của người đàn ông!!!
Hồi năm 2020, trang Người Lao Động có bài viết "Gameshow trên VTV3 bị "ném đá" vì cảnh dung tục, phản cảm" đã phê phán chương trình game show "Kèo này ai thắng" trên VTV3 mang tính dung tục vì nhân vật nữ tham gia trò chơi ngậm củ cải trắng trong miệng. Trong bài viết này cũng nêu ví dụ MC Sam trong chương trình game show "Trí khôn ta đây" đưa ra câu hỏi vô duyên, gợi hình ảnh trần trụi là "Cái gì nằm giữa hai chân người đàn ông?".
Làm gì với mạng xã hội đầy những drama và 'thánh chửi'?
Trên các mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Youtube v.v. đang tràn lan những đoạn video ngắn mang tính drama (bi kịch) với nội dung xoay quanh lối sống sa đọa của các cô nàng "trà xanh" (ám chỉ những cô gái trẻ đẹp dùng nhan sắc kiếm tiền bằng cách làm tình nhân hay vợ bé của người đã kết hôn); đề cao "gái ngành" (ám chỉ những cô gái bán dâm để kiếm tiền); khai thác những mối quan hệ loạn luân trong gia đình (cha chồng và con dâu); chế giễu mối quan hệ giữa phụ nữ lớn tuổi và các chàng trai trẻ.
Chụp lại hình ảnh,
Người Việt vẫn cầu cúng ông Địa và Thần Tài để xin số đề. Ảnh chụp dưới gầm cầu Hoàng Hoa Thám bắt ngang đường Trường Sa, quận Bình Thạnh đầu tháng 3/2023.
Bên cạnh đó, còn có rất nhiều videos có phát ngôn gây hấn của "những thánh chửi" v.v.
Mới đây, báo Tuổi Trẻ trong bài viết "Những cái máy chửi thời mạng" cũng đã báo động vấn nạn "Chí Phèo chửi bậy thời mạng xã hội" từ Bắc chí Nam trong những năm gần đây. Những nhân vật "Chí Phèo" thời nay trở nên nổi tiếng trên mạng xã hội, và tận dụng "cơ hội" đó để kinh doanh, kiếm tiền và đổi đời nhờ chửi. Và điều đáng nói là những "thánh chửi" đó thu hút lượng view rất lớn, nên không ít thì nhiều có thể cổ súy cách nói năng tùy tiện, vô văn hóa đến giới trẻ.
Phát ngôn của một người phản ảnh tính cách, văn hóa ứng xử của người đó. Ngạn ngữ có câu "Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói", hay ca dao có câu "Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe" đều minh chứng rằng phát ngôn đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người từ ngàn xưa.
Hành vi gợi dục và những phát ngôn tục tĩu khơi gợi "lòng dục vọng" của con người. Còn những "pha chửi" trên mạng xã hội liên quan đến sự thù hằn của nhân loại.
Theo tôi được biết, các môn thần học Ki-tô giáo và Phật giáo đều coi "lòng dục vọng" và "sự thù hằn" là các tội lỗi dễ mắc phải của con người, là nguồn gốc cho nhiều loại tội lỗi khác phát sinh. Chỉ có những ai vô thần vô thánh thì mới không nhìn nhận vấn đề gây ra từ việc gợi ra công khác các hành vi, ngôn từ chứa đựng dục vọng.
Việc ngăn trẻ em tiếp cận các nội dung nói trên đang ra sao ở Việt Nam, thực sự là không ai biết.
Thiển nghĩ, đã đến lúc công dân Việt Nam cần nhận thức ý nghĩa đúng đắn về sự "tự do". Chữ tự do kia cũng có ba bảy đường (phỏng theo thơ Kiều - Nguyễn Du: Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường): một mặt là tự do làm điều tốt để nâng cao giá trị - đời sống - nhân quyền của bản thân, mặt khác là tự do làm điều xấu tự hại bản thân như con thiêu thân.
Là công dân Việt Nam, chúng ta nên coi trọng sự tự do ở vế một, và cần nhận ra hành vi tự do phát ngôn bừa bãi, tự do khoe thân, tự do theo lối sống sa đọa thì không phải là tự do mà là "tự thiêu" chính mình và "thiêu" cả tương lai của chính con cháu mình.
Bài thể hiện quan điểm riêng của cây bút độc lập Tidoo Nguyễn, hiện sống ở Sài Gòn.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
BBC News, Tiếng Việt
Việt Nam cần 'thoát bất động sản' để tránh bẫy thu nhập trung bình?
Luật sư Ngô Ngọc Trai
Gửi bài từ Hà Nội
07.03.2023
Vietnamese factoryNGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Nhà máy VN -hình minh họa
Năm 2022 theo tính toán của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng 4163 USD, còn GDP bình quân của Philippines đạt khoảng 3597 USD.
Philippines là quốc gia mà tôi cho rằng đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình, bởi vì bên Philippines phát triển kinh tế thị trường trước Việt Nam bao nhiêu năm nhưng tới nay thu nhập bình quân của họ còn thấp hơn Việt Nam.
Đó là bằng chứng cho thấy Philippines đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình, khái niệm mà các tổ chức tài chính quốc tế đánh giá thu nhập bình quân đầu người của một quốc gia đã vượt qua khỏi mất thu nhập thấp nhưng không thể vượt ngưỡng 12.000 USD một người một năm để bước vào ngưỡng quốc gia có mức thu nhập cao.
Chất lượng chính sách ra sao?
Hình dung về đất nước Philippines tôi thấy hàng năm vẫn có những chính sách kinh tế pháp luật được ban hành nhưng nền kinh tế vẫn cứ chậm phát triển.
Đó là bởi vì chất lượng các chính sách được ban ra đã bị thao túng chi phối bởi các nhóm tinh hoa quyền lực, dẫn đến các quy định chính sách nhắm tới những mục tiêu của họ thay vì giải quyết các vấn đề một cách đúng đắn.
Ở Việt Nam hiện nay cũng có nhiều người nêu lên nguy cơ sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình, mặc dù còn một khoảng cách khá xa từ khoảng hơn 4163 USD một người một năm hiện nay cho tới mức 12.000 USD một người một năm cần vượt qua để bước vào ngưỡng quốc gia có thu nhập cao.
Nhưng nếu ngay từ bây giờ mà không có những chính sách đúng đắn phù hợp thì nguy cơ Việt Nam cũng sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình, tôi cho rằng nhiều khả năng nguyên nhân chính nếu để đất nước rơi vào bẫy thu nhập trung bình đó là những bất cập tồn tại trong thị trường bất động sản.
Lâu nay giá bất động sản quá cao doanh nghiệp bất động sản thu được lợi ích rất lớn, sau khi lập dự án bất động sản và xin phê duyệt cấp phép, khi được cấp phép, chỉ sau một đêm chủ doanh nghiệp bất động sản có thể trở thành tỷ phú.
Chỉ cần bỏ ra một khoản tiền để bồi thường cho các diện tích đất nông nghiệp để rồi bán ra cho khách hàng với giá đất ở và đất biệt thự.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Áp phích cổ động cho ngày bầu cử 23/5 ở Hà Nội vẽ ra hình ảnh xã hội với công nông tưng bừng vui vẻ nhưng cuộc sống thật của công nhân VN thì khác hẳn, như chính báo chí nhà nước thừa nhận: làm việc 50 giờ một tuần, gày còm, thiếu thốn
Vì lợi nhuận từ bất động sản như thế khiến cho nhiều doanh nghiệp sản xuất ban đầu có thiên hướng là công nghiệp cơ khí chế tạo, nhưng bị áp lực bởi nguồn lợi từ bất động sản nên cũng có thể đã bị thay đổi phương hướng kinh doanh dành những nguồn lực tài chính nhân sự cho hoạt động bất động sản thay vì các hoạt động ban đầu.
Từ đó khiến cho nền kinh tế sản xuất công nghệ của Việt Nam đạt được những bước phát triển còn hạn chế.
Hoạt động ngân hàng lâu nay cũng gắn kết chặt chẽ với những hoạt động về bất động sản. Thông qua các hoạt động tài trợ vốn dự án và cho vay thế chấp khiến cho một nguồn lực ngân hàng rất lớn bị hút vào lĩnh vực bất động sản thay cho các lĩnh vực sản xuất công nghiệp khác.
Vận động chính sách vì nhóm lợi ích
Ở Việt Nam ngày nay thì nền kinh tế cũng hoạt động theo hướng thị trường và đời sống xã hội cũng có nhiều những hoạt động vận hành có nhiều phạm vi cũng không khác nhiều so với những nước bên ngoài như Philippines.
Tức là cũng có những tầng lớp tinh hoa nắm nhiều ưu thế, họ cũng vận động cho các chính sách quy định pháp luật có lợi, mà nếu không nhận ra thì những chính sách ban hành ra tưởng là vì lợi ích chung nhưng mà lợi ích chung nhận được chỉ một phần nhỏ mà một phần lớn hơn sẽ thuộc về những nhóm vận động.
Lấy một ví dụ như nhiều năm trước đây có chính sách về mô hình hợp tác công tư, trong đó có loại hình dự án đầu tư BT, đổi đất lấy hạ tầng, theo đó doanh nghiệp sẽ bỏ vốn ra để xây dựng hạ tầng sau đấy sẽ được chính quyền địa phương trả lại cho bằng đất.
Lý do của mô hình kết hợp tác công tư BT là bởi vì nguồn vốn ngân sách công còn eo hẹp cho nên muốn huy động nguồn vốn tư nhân cho phát triển hạ tầng. Lý do như thế là rất hợp lý nên chính sách đã được ban hành đưa vào thực hiện.
Một ví dụ về dự án hợp tác công tư BT là dự án xây dựng 12 km đường trong phạm vi khu đô thị mới Thủ Thiêm, để doanh nghiệp thực hiện dự án làm đường này số giá trị tài sản mà chính quyền trả lại cho doanh nghiệp là những diện tích bất động sản cũng ở khu đô thị Thủ Thiêm mà đâu đó người ta đã tính ra cỡ khoảng 11.000 tỷ đồng.
Hoặc như ở Hà Nội nhiều năm trước một doanh nghiệp cũng đã bỏ tiền ra đầu tư làm con đường Lê Văn Lương kéo dài, sau đó địa phương đã cấp đất bên đường cho doanh nghiệp để rồi xây dựng nên những khu đô thị biệt thự đắt đỏ.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Chính sách đất đai ảnh hưởng cuộc sống người dân
Vài năm trước do kiểm tra tính toán lại thấy rằng có sự thất thoát rất lớn tài sản công cho nên nhà nước đã có sự điều chỉnh thay đổi, đến năm 2020 luật đầu tư sửa đổi đã bãi bỏ không còn tiếp tục cho phép thực hiện hợp tác công tư theo mô hình BT nữa. Tức là không còn cho phép thực hiện dự án đổi đất lấy hạ tầng.
Dẫn ra như thế để lấy ví dụ chứng minh rằng có những chính sách mà lâu nay được ban hành đâu đó cũng đem lại lợi ích cho phát triển nhưng mà một phần lớn hơn là bị thất thoát, và cũng thấy vai trò ảnh hưởng của những nhóm vận động vừa có sự hiệu quả, vừa tất yếu khó tránh.
Từ đó đòi hỏi cần có những cơ chế để bảo hộ quyền lợi nhiều nhóm người khác nhau trong xã hội, cùng những cơ chế đảm bảo quyết sách ban ra chất lượng đúng đắn.
Ví như từ năm 2012 tại Nghị quyết 19-NQ/TW đã có chủ trương áp thuế bất động sản, năm 2018 đã dự thảo hoàn chỉnh về dự luật thuế tài sản rồi nhưng cuối cùng thì lại không thông qua.
Tới nay nhiều ý kiến đã lại hối thúc ban hành luật thuế về bất động sản, áp mức thuế cho bất động sản từ thứ hai trở lên, tức là tài sản tích lũy, để đảm bảo công bằng xã hội cũng như là giảm mức giá bất động sản xuống, giải pháp hợp lý đúng đắn tuy vậy lại cũng có nhiều những ý kiến hoài nghi về thứ thuế này và có những ý kiến đề nghị không ban hành.
Một việc cần làm khác đối với lĩnh vực bất động sản hiện nay tôi cho rằng việc cần làm là kết thúc quá trình dài đã cho phép việc tiếp cận với nguồn tài nguyên đất đai quá dễ dàng.
Thay vào đó cần củng cố tôn trọng quyền sở hữu sử dụng đất của người dân, buộc những người muốn phát triển dự án bất động sản hoạt động nhiều hơn trên cơ sở những niềm tin giá trị công bằng và đầu tư trí tuệ, thay vì dựa vào quyền lực công.
Theo đó muốn làm dự án thì cần thương lượng thỏa thuận với người dân bằng cách đó doanh nghiệp sẽ phải đầu tư về trí tuệ về kỹ năng mềm để thuyết phục được người dân mua giao đất cũng như là tính toán bài toán tài chính để có thể đạt được lợi nhuận.
Tất nhiên lợi nhuận lúc này không thể đạt được rất nhiều và nhanh chóng như trước đây khi doanh nghiệp được Nhà nước thu hồi đất của người dân giao cho làm dự án bất động sản nữa.
Khi đó mức độ lợi nhuận của lĩnh vực bất động sản không chênh nhau bao nhiêu so với lợi nhuận thu được từ các lĩnh vực sản xuất cơ khí chế tạo công nghiệp.
Bằng cách đó nguồn lực tài chính, nguồn lực con người, nguồn lực trí tuệ của xã hội sẽ được nắn dòng điều chỉnh sang những lĩnh vực mà tạo ra nhiều công ăn việc làm cũng như là phát triển về công nghiệp hóa đất nước thay vì bị hút vào lĩnh vực bất động sản như hiện nay.
Bài thể hiện quan điểm riêng của LS Ngô Ngọc Trai từ Hà Nội, Việt Nam.
Việt Nam cần 'thoát bất động sản' để tránh bẫy thu nhập trung bình?
Luật sư Ngô Ngọc Trai
Gửi bài từ Hà Nội
07.03.2023
Vietnamese factoryNGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Nhà máy VN -hình minh họa
Năm 2022 theo tính toán của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng 4163 USD, còn GDP bình quân của Philippines đạt khoảng 3597 USD.
Philippines là quốc gia mà tôi cho rằng đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình, bởi vì bên Philippines phát triển kinh tế thị trường trước Việt Nam bao nhiêu năm nhưng tới nay thu nhập bình quân của họ còn thấp hơn Việt Nam.
Đó là bằng chứng cho thấy Philippines đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình, khái niệm mà các tổ chức tài chính quốc tế đánh giá thu nhập bình quân đầu người của một quốc gia đã vượt qua khỏi mất thu nhập thấp nhưng không thể vượt ngưỡng 12.000 USD một người một năm để bước vào ngưỡng quốc gia có mức thu nhập cao.
Chất lượng chính sách ra sao?
Hình dung về đất nước Philippines tôi thấy hàng năm vẫn có những chính sách kinh tế pháp luật được ban hành nhưng nền kinh tế vẫn cứ chậm phát triển.
Đó là bởi vì chất lượng các chính sách được ban ra đã bị thao túng chi phối bởi các nhóm tinh hoa quyền lực, dẫn đến các quy định chính sách nhắm tới những mục tiêu của họ thay vì giải quyết các vấn đề một cách đúng đắn.
Ở Việt Nam hiện nay cũng có nhiều người nêu lên nguy cơ sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình, mặc dù còn một khoảng cách khá xa từ khoảng hơn 4163 USD một người một năm hiện nay cho tới mức 12.000 USD một người một năm cần vượt qua để bước vào ngưỡng quốc gia có thu nhập cao.
Nhưng nếu ngay từ bây giờ mà không có những chính sách đúng đắn phù hợp thì nguy cơ Việt Nam cũng sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình, tôi cho rằng nhiều khả năng nguyên nhân chính nếu để đất nước rơi vào bẫy thu nhập trung bình đó là những bất cập tồn tại trong thị trường bất động sản.
Lâu nay giá bất động sản quá cao doanh nghiệp bất động sản thu được lợi ích rất lớn, sau khi lập dự án bất động sản và xin phê duyệt cấp phép, khi được cấp phép, chỉ sau một đêm chủ doanh nghiệp bất động sản có thể trở thành tỷ phú.
Chỉ cần bỏ ra một khoản tiền để bồi thường cho các diện tích đất nông nghiệp để rồi bán ra cho khách hàng với giá đất ở và đất biệt thự.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Áp phích cổ động cho ngày bầu cử 23/5 ở Hà Nội vẽ ra hình ảnh xã hội với công nông tưng bừng vui vẻ nhưng cuộc sống thật của công nhân VN thì khác hẳn, như chính báo chí nhà nước thừa nhận: làm việc 50 giờ một tuần, gày còm, thiếu thốn
Vì lợi nhuận từ bất động sản như thế khiến cho nhiều doanh nghiệp sản xuất ban đầu có thiên hướng là công nghiệp cơ khí chế tạo, nhưng bị áp lực bởi nguồn lợi từ bất động sản nên cũng có thể đã bị thay đổi phương hướng kinh doanh dành những nguồn lực tài chính nhân sự cho hoạt động bất động sản thay vì các hoạt động ban đầu.
Từ đó khiến cho nền kinh tế sản xuất công nghệ của Việt Nam đạt được những bước phát triển còn hạn chế.
Hoạt động ngân hàng lâu nay cũng gắn kết chặt chẽ với những hoạt động về bất động sản. Thông qua các hoạt động tài trợ vốn dự án và cho vay thế chấp khiến cho một nguồn lực ngân hàng rất lớn bị hút vào lĩnh vực bất động sản thay cho các lĩnh vực sản xuất công nghiệp khác.
Vận động chính sách vì nhóm lợi ích
Ở Việt Nam ngày nay thì nền kinh tế cũng hoạt động theo hướng thị trường và đời sống xã hội cũng có nhiều những hoạt động vận hành có nhiều phạm vi cũng không khác nhiều so với những nước bên ngoài như Philippines.
Tức là cũng có những tầng lớp tinh hoa nắm nhiều ưu thế, họ cũng vận động cho các chính sách quy định pháp luật có lợi, mà nếu không nhận ra thì những chính sách ban hành ra tưởng là vì lợi ích chung nhưng mà lợi ích chung nhận được chỉ một phần nhỏ mà một phần lớn hơn sẽ thuộc về những nhóm vận động.
Lấy một ví dụ như nhiều năm trước đây có chính sách về mô hình hợp tác công tư, trong đó có loại hình dự án đầu tư BT, đổi đất lấy hạ tầng, theo đó doanh nghiệp sẽ bỏ vốn ra để xây dựng hạ tầng sau đấy sẽ được chính quyền địa phương trả lại cho bằng đất.
Lý do của mô hình kết hợp tác công tư BT là bởi vì nguồn vốn ngân sách công còn eo hẹp cho nên muốn huy động nguồn vốn tư nhân cho phát triển hạ tầng. Lý do như thế là rất hợp lý nên chính sách đã được ban hành đưa vào thực hiện.
Một ví dụ về dự án hợp tác công tư BT là dự án xây dựng 12 km đường trong phạm vi khu đô thị mới Thủ Thiêm, để doanh nghiệp thực hiện dự án làm đường này số giá trị tài sản mà chính quyền trả lại cho doanh nghiệp là những diện tích bất động sản cũng ở khu đô thị Thủ Thiêm mà đâu đó người ta đã tính ra cỡ khoảng 11.000 tỷ đồng.
Hoặc như ở Hà Nội nhiều năm trước một doanh nghiệp cũng đã bỏ tiền ra đầu tư làm con đường Lê Văn Lương kéo dài, sau đó địa phương đã cấp đất bên đường cho doanh nghiệp để rồi xây dựng nên những khu đô thị biệt thự đắt đỏ.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Chính sách đất đai ảnh hưởng cuộc sống người dân
Vài năm trước do kiểm tra tính toán lại thấy rằng có sự thất thoát rất lớn tài sản công cho nên nhà nước đã có sự điều chỉnh thay đổi, đến năm 2020 luật đầu tư sửa đổi đã bãi bỏ không còn tiếp tục cho phép thực hiện hợp tác công tư theo mô hình BT nữa. Tức là không còn cho phép thực hiện dự án đổi đất lấy hạ tầng.
Dẫn ra như thế để lấy ví dụ chứng minh rằng có những chính sách mà lâu nay được ban hành đâu đó cũng đem lại lợi ích cho phát triển nhưng mà một phần lớn hơn là bị thất thoát, và cũng thấy vai trò ảnh hưởng của những nhóm vận động vừa có sự hiệu quả, vừa tất yếu khó tránh.
Từ đó đòi hỏi cần có những cơ chế để bảo hộ quyền lợi nhiều nhóm người khác nhau trong xã hội, cùng những cơ chế đảm bảo quyết sách ban ra chất lượng đúng đắn.
Ví như từ năm 2012 tại Nghị quyết 19-NQ/TW đã có chủ trương áp thuế bất động sản, năm 2018 đã dự thảo hoàn chỉnh về dự luật thuế tài sản rồi nhưng cuối cùng thì lại không thông qua.
Tới nay nhiều ý kiến đã lại hối thúc ban hành luật thuế về bất động sản, áp mức thuế cho bất động sản từ thứ hai trở lên, tức là tài sản tích lũy, để đảm bảo công bằng xã hội cũng như là giảm mức giá bất động sản xuống, giải pháp hợp lý đúng đắn tuy vậy lại cũng có nhiều những ý kiến hoài nghi về thứ thuế này và có những ý kiến đề nghị không ban hành.
Một việc cần làm khác đối với lĩnh vực bất động sản hiện nay tôi cho rằng việc cần làm là kết thúc quá trình dài đã cho phép việc tiếp cận với nguồn tài nguyên đất đai quá dễ dàng.
Thay vào đó cần củng cố tôn trọng quyền sở hữu sử dụng đất của người dân, buộc những người muốn phát triển dự án bất động sản hoạt động nhiều hơn trên cơ sở những niềm tin giá trị công bằng và đầu tư trí tuệ, thay vì dựa vào quyền lực công.
Theo đó muốn làm dự án thì cần thương lượng thỏa thuận với người dân bằng cách đó doanh nghiệp sẽ phải đầu tư về trí tuệ về kỹ năng mềm để thuyết phục được người dân mua giao đất cũng như là tính toán bài toán tài chính để có thể đạt được lợi nhuận.
Tất nhiên lợi nhuận lúc này không thể đạt được rất nhiều và nhanh chóng như trước đây khi doanh nghiệp được Nhà nước thu hồi đất của người dân giao cho làm dự án bất động sản nữa.
Khi đó mức độ lợi nhuận của lĩnh vực bất động sản không chênh nhau bao nhiêu so với lợi nhuận thu được từ các lĩnh vực sản xuất cơ khí chế tạo công nghiệp.
Bằng cách đó nguồn lực tài chính, nguồn lực con người, nguồn lực trí tuệ của xã hội sẽ được nắn dòng điều chỉnh sang những lĩnh vực mà tạo ra nhiều công ăn việc làm cũng như là phát triển về công nghiệp hóa đất nước thay vì bị hút vào lĩnh vực bất động sản như hiện nay.
Bài thể hiện quan điểm riêng của LS Ngô Ngọc Trai từ Hà Nội, Việt Nam.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Khi những “đại bàng” rời bỏ Việt Nam
Tùng Phong
9 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Cuối Tháng Hai 2023, Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (P.Tân Tạo, Q.Bình Tân, Sài Gòn) thông báo sa thải 2,358 công nhân bắt đầu từ Tháng Tư (ảnh: Thanh Niên)
Hơn 51,000 doanh nghiệp đã dừng hoạt động, trong đó có tới 1,900 doanh nghiệp bất động sản đã “bỏ cuộc chơi” chỉ trong hai tháng đầu năm; Thu thuế xuất nhập khẩu giảm 19.4% so với cùng kỳ; Samsung chuyển dây chuyền sản xuất các dòng flagship như Galaxy S23 sang Ấn Độ; PouYuen cắt giảm 6,000 công nhân trong quí 1 năm 2023; 83% doanh nghiệp trong Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM đang trong tình trạng rất khó khăn về thị trường, nguồn vốn…
Đó là những gam màu xám trên bức tranh kinh tế Việt Nam, đối lập với những báo cáo kinh tế vĩ mô và những phát ngôn tung trời của ông Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Các điểm tin báo chí thể hiện được phần nào thực trạng nền kinh tế “tăng trưởng GDP top đầu thế giới”. Còn để trực tiếp cảm nhận hơi thở của cuộc sống, cách tốt nhất là đặt một chiếc Grab đi dạo quanh phố phường Sài thành, từ những con phố buôn bán ở Quận Nhứt, Quận 5, các trung tâm thương mại nổi tiếng, đến những xóm trọ Pouyuen Bình Tân để tận mắt thấy hàng dãy phố dán kín biển bán nhà, cho thuê, khung cảnh đìu hiu thưa vắng tới ngỡ ngàng ở những ngôi chợ hàng trăm năm tuổi mang tính biểu tượng như Bến Thành, An Đông…, tận mắt thấy những gương mặt lo lắng quay quắt của đám đông tiểu thương, người lao động bị mất việc và trò chuyện với họ thì mới có thể hiểu được sự khó khăn tới cùng cực mà người dân đang phải chịu đựng.
Truyền thông trong nước trong những ngày qua xoay quanh thông tin về ông tân “Chủ tiệm nước” Võ Văn Thưởng. Mạng xã hội bàn tán về nguồn gốc xuất thân bất minh và nghi ngờ năng lực của một cán bộ đoàn tầm thường và giáo điều, cũng như lập trường kiên định thứ chủ nghĩa ngoại lai đã bị thế giới vứt vào thùng rác lịch sử từ lâu, chắc chắn sẽ không đem tới một sự thay đổi nào tốt đẹp.
Hệ thống y tế công tiếp tục chìm sâu vào khủng hoảng và bà Bộ trưởng Đào Hồng Lan vẫn tiếp tục “biệt lai vô dạng”. Có thể nhận thấy một trạng thái kỳ lạ của bộ máy công quyền hiện nay ở Việt Nam là nhiều tổ chức, đoàn thể, bộ ngành đang tê liệt. Tê liệt vì giới chức run sợ bởi các sai phạm đang trong tầm ngắm của “cái lò ông Trọng”, tê liệt vì sợ sai, sợ trách nhiệm, vì thiếu kinh phí, vì những khó khăn và biến động khách quan mà họ không đủ năng lực giải quyết.
Với “nền kinh tế rỗng” như Việt Nam, điều tệ hại nhất đang diễn ra. Đó là sự rút lui của các tập đoàn lớn như Samsung, Pouyuen, Nike… Sau nhiều thập niên thu hút đầu tư nước ngoài bằng lợi thế nhân công giá rẻ, ưu đãi về đất đai và các qui định dễ dãi về môi trường và nhân quyền…, giờ đây những điều này không còn mang nhiều ý nghĩa nữa.
Ấn Độ đang là điểm tới hấp dẫn với giới đầu tư quốc tế bởi nguồn nhân công đông đảo có chất lượng, giá rẻ hơn, có nền tảng công nghiệp phụ trợ tốt hơn. Một điểm khác biệt quan trọng so với chính sách đu dây và “bốn không” của Việt Nam là Ấn Độ vừa là nền kinh tế thứ năm thế giới, một thị trường với 1.1 tỷ dân và quốc gia này nằm trong bộ tứ QUAD của chiến lược hướng về Ấn Độ – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Bao giờ cùng vậy, chiến lược kinh tế dài hạn phải gắn liền với chính sách địa chính trị bền vững của các siêu cường.
Nguồn vốn FDI tiếp tục giảm kể từ 2020. Nguồn Bizlive tổng hợp theo báo cáo Bộ KHĐT
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20 Tháng Chín 2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) đạt $16.8 tỷ, giảm 15.3% so với cùng kỳ năm 2021 và giảm 3% so với 8 tháng. Đáng chú ý, tới cuối Tháng Chín, tổng vốn FDI đăng ký mới đạt $7.12 tỷ, giảm 43% so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng nghĩa, đây là tháng thứ tám liên tiếp kể từ đầu năm, vốn FDI đăng ký mới sụt giảm so với cùng kỳ.
Cộng đồng doanh nghiệp vốn FDI đóng góp 1/3 GDP nhưng lại chiếm tỷ trọng ưu thế tuyệt đối về xuất cảng với hơn 74% giá trị xuất khẩu hàng hóa. Doanh nghiệp vốn FDI được kỳ vọng đem tới động lực tăng trưởng và công nghệ cho nền kinh tế sau hơn 30 năm Mở Cửa. Nhưng Việt Nam vẫn dừng lại ở thứ bậc rất thấp trong chuỗi cung ứng toàn cầu, ngoài việc cung cấp lao động giản đơn cho các ngành thâm dụng lao động như may mặc, da giày, lắp ráp điện tử, chế biến gỗ, thủy sản… Quốc gia có nền kinh tế “định hướng XHCN” vẫn chưa thể sở hữu bất cứ công nghệ nguồn nào. Các chính sách thiển cận và bộ máy quan liêu nhũng lạm, chồng chéo tiếp tục vẫn là hòn đá tảng chặn bước tiến của nền kinh tế và giới đầu tư cả trong và ngoài nước.
Điều mà giới chức Việt Nam nỗ lực là tham gia càng nhiều càng tốt các hiệp định thương mại song phương và đa phương như EVFTA, RCEP, CPTTP… triệt để lợi dụng vị trí địa kinh tế thuận lợi, kề cận với “công xưởng thế giới” và là trung tâm của ASEAN để đẩy mạnh giao thương. Phải ghi nhận rằng, những chính sách này đem tới những hiệu quả trong ngắn hạn. Đặc biệt trong cuộc thương chiến Mỹ Trung, Việt Nam là quốc gia được hưởng lợi nhất. Dòng vốn FDI vào Việt Nam (phần lớn từ Đài loan, Hong Kong, Singapore) cách đây vài năm đã liên tục tăng theo như biểu đồ của Bizlive tổng hợp từ báo cáo của Bộ Kế hoạch Đầu tư. Nhưng kể từ 2019 cho tới nay, vốn FDI đã giảm đáng kể, đặc biệt rõ rệt vào năm 2022.
Cho đến nay, “sức mạnh” kinh tế Việt Nam vẫn dựa vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (baochinhphu.vn)
Để hiểu vai trò của dòng vốn FDI đối với nền kinh tế Việt Nam, có lẽ cần quay trở lại những năm 2008, 2012 và 2017. Sau cú “đại nhảy vọt” dưới trào Nguyễn Tấn Dũng, mô hình phát triển tập trung cho các tập đoàn nhà nước như Vinashin, Vinaline, Vinachem, Vinacomin… trở thành những “chaebol Đỏ” không những đốt sạch quĩ dự trữ quốc gia, gây lên một khoản nợ khổng lồ khoảng 1.2 triệu tỷ đồng (Cho tới thời điểm hiện tại, nợ của các tổng công ty, tập đoàn nhà nước đã tăng hơn 2.7 triệu tỷ đồng).
Dự trữ ngoại hối tại thời điểm 19 Tháng Sáu 2008 chỉ còn $20.7 tỷ. Vào thời điểm “trứng treo đầu đẳng” của nền kinh tế Việt Nam, Samsung quyết định đầu tư nhà máy lắp ráp điện thoại thông minh tại Bắc Ninh và Thái Nguyên, Việt Nam khi đó như “chết đuối vớ được cọc”. Chỉ ba năm, Samsung Việt Nam đóng góp $12.6 tỷ xuất cảng, chiếm 11% xuất khẩu năm 2012. Đến năm 2017, doanh số của bốn nhà máy Samsung tại Việt Nam là $65.1 tỷ (GDP Việt Nam 2017 chỉ khoảng 281 tỷ USD).
Những tập đoàn như Samsung hay PouYuen có ý nghĩa cực kỳ quan trọng với nền kinh tế và dân sinh Việt Nam. Ngoài việc đem tới công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn lao động và rất nhiều khoản thu cho ngân sách, các tập đoàn này là động lực thúc đẩy công nghiệp phụ trợ còn non trẻ của Việt Nam, mang về khoản thặng dư quyết định trong cán cân thương mại quốc gia, ổn định tỷ giá hối đoái…
Những năm 2008, 2009, GDP của Việt Nam chỉ khoảng $100 tỷ thì chỉ riêng các khoản đầu tư và doanh số của tập đoàn Samsung Việt Nam, có thời điểm chiếm tới gần 1/3 GDP quốc gia. Hẳn nhiên, chính quyền Việt Nam lấy đó làm thành tựu vượt bực nhờ sự chỉ đạo sáng suốt của “đảng và nhà nước”.
Thế nhưng, thời điểm dịch bệnh COVID-19 xảy ra, ngài Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc đi nhắc lại “lợi ích hài hòa, rủi ro thì chia sẻ” khi buộc các doanh nghiệp FDI chịu chi trả xét nghiệm bằng kit Test Việt Á và các chính sách phòng dịch mà chỉ có những “thiên tài đảng ta” mới có thể nghĩ ra như “ba tại chỗ”, “một cung đường, hai điểm đến”, xét nghiệm sàng lọc, phân loại f1, f2, f3, khoanh vùng thần tốc... Thế là các tỉnh, thành, ban ngành giăng bẫy “thập diện mai phục” để kiếm chác. Tình trạng này đã thực sự làm nản lòng cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài.
Đó là chưa kể, sau rất nhiều công cuộc “cải tiến” thủ tục hành chính như “Một Cửa”, chính phủ số…, hàng ngàn các giấy phép con, thông tư, nghị định dưới luật trong thực tế vẫn được ban hành. Năm 2016, một cuộc điều tra của VCCI (Liên đoàn công nghiệp-thương mại Việt Nam) cho biết có tới 7,000 giấy phép con của các bộ ngành và trong đó ½ là các giấy phép trái luật, không có cơ sở tồn tại. Công cuộc cải cách hành chính ở Việt Nam như điệu nhảy “cha cha cha”, cứ tiến lên được hai bước lại lùi ba bước. Nền kinh tế có cái đuôi định hướng XHCN vẫn loay hoay trong mớ bòng bong bởi cuộc tranh giành của lợi ích nhóm và tư duy tiểu nông của giới cầm quyền.
Hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp đại học tiếp tục thất nghiệp và bổ sung vào lực lượng vốn dư thừa chạy Grab kiếm sống qua ngày (ảnh: JobsGO)
Và cho đến nay, biến động về địa chính trị toàn cầu khiến các tập đoàn đa quốc gia buộc phải thay đổi cơ cấu và chiến lược đầu tư. Việt Nam đã mất một thập niên kể từ cuộc suy thoái 2008 để khắc phục những hậu quả. Nhưng đáng tiếc là không nhiều thay đổi mang tính cơ bản được thực thi, trong khi nền kinh tế có đuôi “định hướng XHVN” tiếp tục lặp lại sai lầm của một thập niên trước đó, chi tiêu đầu tư công phung phí, tham nhũng tràn lan, tín dụng dễ dãi khiến bong bóng bất động sản, chứng khoán nổ tung.
Lần này, không còn cơ hội nào để Việt Nam có thể “rút kinh nghiệm” được nữa. Khi những “đại bàng” rời đi, Việt Nam phải đối diện với thực trạng mắc kẹt trong bẫy nợ, tài nguyên cạn kiệt, sự phụ thuộc kinh tế ngày một lớn vào Trung Quốc dẫn đến sự phụ thuộc vào chính trị. Việt Nam còn đánh mất “cơ cấu dân số vàng”, áp lực về dân sinh và viễn cảnh chưa kịp giàu đã già hiện hữu. Hậu quả, con thuyền Việt Nam tiếp tục chìm sâu vào khủng hoảng từ kinh tế đến dân sinh.
Tùng Phong
9 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Cuối Tháng Hai 2023, Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (P.Tân Tạo, Q.Bình Tân, Sài Gòn) thông báo sa thải 2,358 công nhân bắt đầu từ Tháng Tư (ảnh: Thanh Niên)
Hơn 51,000 doanh nghiệp đã dừng hoạt động, trong đó có tới 1,900 doanh nghiệp bất động sản đã “bỏ cuộc chơi” chỉ trong hai tháng đầu năm; Thu thuế xuất nhập khẩu giảm 19.4% so với cùng kỳ; Samsung chuyển dây chuyền sản xuất các dòng flagship như Galaxy S23 sang Ấn Độ; PouYuen cắt giảm 6,000 công nhân trong quí 1 năm 2023; 83% doanh nghiệp trong Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM đang trong tình trạng rất khó khăn về thị trường, nguồn vốn…
Đó là những gam màu xám trên bức tranh kinh tế Việt Nam, đối lập với những báo cáo kinh tế vĩ mô và những phát ngôn tung trời của ông Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Các điểm tin báo chí thể hiện được phần nào thực trạng nền kinh tế “tăng trưởng GDP top đầu thế giới”. Còn để trực tiếp cảm nhận hơi thở của cuộc sống, cách tốt nhất là đặt một chiếc Grab đi dạo quanh phố phường Sài thành, từ những con phố buôn bán ở Quận Nhứt, Quận 5, các trung tâm thương mại nổi tiếng, đến những xóm trọ Pouyuen Bình Tân để tận mắt thấy hàng dãy phố dán kín biển bán nhà, cho thuê, khung cảnh đìu hiu thưa vắng tới ngỡ ngàng ở những ngôi chợ hàng trăm năm tuổi mang tính biểu tượng như Bến Thành, An Đông…, tận mắt thấy những gương mặt lo lắng quay quắt của đám đông tiểu thương, người lao động bị mất việc và trò chuyện với họ thì mới có thể hiểu được sự khó khăn tới cùng cực mà người dân đang phải chịu đựng.
Truyền thông trong nước trong những ngày qua xoay quanh thông tin về ông tân “Chủ tiệm nước” Võ Văn Thưởng. Mạng xã hội bàn tán về nguồn gốc xuất thân bất minh và nghi ngờ năng lực của một cán bộ đoàn tầm thường và giáo điều, cũng như lập trường kiên định thứ chủ nghĩa ngoại lai đã bị thế giới vứt vào thùng rác lịch sử từ lâu, chắc chắn sẽ không đem tới một sự thay đổi nào tốt đẹp.
Hệ thống y tế công tiếp tục chìm sâu vào khủng hoảng và bà Bộ trưởng Đào Hồng Lan vẫn tiếp tục “biệt lai vô dạng”. Có thể nhận thấy một trạng thái kỳ lạ của bộ máy công quyền hiện nay ở Việt Nam là nhiều tổ chức, đoàn thể, bộ ngành đang tê liệt. Tê liệt vì giới chức run sợ bởi các sai phạm đang trong tầm ngắm của “cái lò ông Trọng”, tê liệt vì sợ sai, sợ trách nhiệm, vì thiếu kinh phí, vì những khó khăn và biến động khách quan mà họ không đủ năng lực giải quyết.
Với “nền kinh tế rỗng” như Việt Nam, điều tệ hại nhất đang diễn ra. Đó là sự rút lui của các tập đoàn lớn như Samsung, Pouyuen, Nike… Sau nhiều thập niên thu hút đầu tư nước ngoài bằng lợi thế nhân công giá rẻ, ưu đãi về đất đai và các qui định dễ dãi về môi trường và nhân quyền…, giờ đây những điều này không còn mang nhiều ý nghĩa nữa.
Ấn Độ đang là điểm tới hấp dẫn với giới đầu tư quốc tế bởi nguồn nhân công đông đảo có chất lượng, giá rẻ hơn, có nền tảng công nghiệp phụ trợ tốt hơn. Một điểm khác biệt quan trọng so với chính sách đu dây và “bốn không” của Việt Nam là Ấn Độ vừa là nền kinh tế thứ năm thế giới, một thị trường với 1.1 tỷ dân và quốc gia này nằm trong bộ tứ QUAD của chiến lược hướng về Ấn Độ – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Bao giờ cùng vậy, chiến lược kinh tế dài hạn phải gắn liền với chính sách địa chính trị bền vững của các siêu cường.
Nguồn vốn FDI tiếp tục giảm kể từ 2020. Nguồn Bizlive tổng hợp theo báo cáo Bộ KHĐT
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20 Tháng Chín 2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) đạt $16.8 tỷ, giảm 15.3% so với cùng kỳ năm 2021 và giảm 3% so với 8 tháng. Đáng chú ý, tới cuối Tháng Chín, tổng vốn FDI đăng ký mới đạt $7.12 tỷ, giảm 43% so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng nghĩa, đây là tháng thứ tám liên tiếp kể từ đầu năm, vốn FDI đăng ký mới sụt giảm so với cùng kỳ.
Cộng đồng doanh nghiệp vốn FDI đóng góp 1/3 GDP nhưng lại chiếm tỷ trọng ưu thế tuyệt đối về xuất cảng với hơn 74% giá trị xuất khẩu hàng hóa. Doanh nghiệp vốn FDI được kỳ vọng đem tới động lực tăng trưởng và công nghệ cho nền kinh tế sau hơn 30 năm Mở Cửa. Nhưng Việt Nam vẫn dừng lại ở thứ bậc rất thấp trong chuỗi cung ứng toàn cầu, ngoài việc cung cấp lao động giản đơn cho các ngành thâm dụng lao động như may mặc, da giày, lắp ráp điện tử, chế biến gỗ, thủy sản… Quốc gia có nền kinh tế “định hướng XHCN” vẫn chưa thể sở hữu bất cứ công nghệ nguồn nào. Các chính sách thiển cận và bộ máy quan liêu nhũng lạm, chồng chéo tiếp tục vẫn là hòn đá tảng chặn bước tiến của nền kinh tế và giới đầu tư cả trong và ngoài nước.
Điều mà giới chức Việt Nam nỗ lực là tham gia càng nhiều càng tốt các hiệp định thương mại song phương và đa phương như EVFTA, RCEP, CPTTP… triệt để lợi dụng vị trí địa kinh tế thuận lợi, kề cận với “công xưởng thế giới” và là trung tâm của ASEAN để đẩy mạnh giao thương. Phải ghi nhận rằng, những chính sách này đem tới những hiệu quả trong ngắn hạn. Đặc biệt trong cuộc thương chiến Mỹ Trung, Việt Nam là quốc gia được hưởng lợi nhất. Dòng vốn FDI vào Việt Nam (phần lớn từ Đài loan, Hong Kong, Singapore) cách đây vài năm đã liên tục tăng theo như biểu đồ của Bizlive tổng hợp từ báo cáo của Bộ Kế hoạch Đầu tư. Nhưng kể từ 2019 cho tới nay, vốn FDI đã giảm đáng kể, đặc biệt rõ rệt vào năm 2022.
Cho đến nay, “sức mạnh” kinh tế Việt Nam vẫn dựa vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (baochinhphu.vn)
Để hiểu vai trò của dòng vốn FDI đối với nền kinh tế Việt Nam, có lẽ cần quay trở lại những năm 2008, 2012 và 2017. Sau cú “đại nhảy vọt” dưới trào Nguyễn Tấn Dũng, mô hình phát triển tập trung cho các tập đoàn nhà nước như Vinashin, Vinaline, Vinachem, Vinacomin… trở thành những “chaebol Đỏ” không những đốt sạch quĩ dự trữ quốc gia, gây lên một khoản nợ khổng lồ khoảng 1.2 triệu tỷ đồng (Cho tới thời điểm hiện tại, nợ của các tổng công ty, tập đoàn nhà nước đã tăng hơn 2.7 triệu tỷ đồng).
Dự trữ ngoại hối tại thời điểm 19 Tháng Sáu 2008 chỉ còn $20.7 tỷ. Vào thời điểm “trứng treo đầu đẳng” của nền kinh tế Việt Nam, Samsung quyết định đầu tư nhà máy lắp ráp điện thoại thông minh tại Bắc Ninh và Thái Nguyên, Việt Nam khi đó như “chết đuối vớ được cọc”. Chỉ ba năm, Samsung Việt Nam đóng góp $12.6 tỷ xuất cảng, chiếm 11% xuất khẩu năm 2012. Đến năm 2017, doanh số của bốn nhà máy Samsung tại Việt Nam là $65.1 tỷ (GDP Việt Nam 2017 chỉ khoảng 281 tỷ USD).
Những tập đoàn như Samsung hay PouYuen có ý nghĩa cực kỳ quan trọng với nền kinh tế và dân sinh Việt Nam. Ngoài việc đem tới công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn lao động và rất nhiều khoản thu cho ngân sách, các tập đoàn này là động lực thúc đẩy công nghiệp phụ trợ còn non trẻ của Việt Nam, mang về khoản thặng dư quyết định trong cán cân thương mại quốc gia, ổn định tỷ giá hối đoái…
Những năm 2008, 2009, GDP của Việt Nam chỉ khoảng $100 tỷ thì chỉ riêng các khoản đầu tư và doanh số của tập đoàn Samsung Việt Nam, có thời điểm chiếm tới gần 1/3 GDP quốc gia. Hẳn nhiên, chính quyền Việt Nam lấy đó làm thành tựu vượt bực nhờ sự chỉ đạo sáng suốt của “đảng và nhà nước”.
Thế nhưng, thời điểm dịch bệnh COVID-19 xảy ra, ngài Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc đi nhắc lại “lợi ích hài hòa, rủi ro thì chia sẻ” khi buộc các doanh nghiệp FDI chịu chi trả xét nghiệm bằng kit Test Việt Á và các chính sách phòng dịch mà chỉ có những “thiên tài đảng ta” mới có thể nghĩ ra như “ba tại chỗ”, “một cung đường, hai điểm đến”, xét nghiệm sàng lọc, phân loại f1, f2, f3, khoanh vùng thần tốc... Thế là các tỉnh, thành, ban ngành giăng bẫy “thập diện mai phục” để kiếm chác. Tình trạng này đã thực sự làm nản lòng cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài.
Đó là chưa kể, sau rất nhiều công cuộc “cải tiến” thủ tục hành chính như “Một Cửa”, chính phủ số…, hàng ngàn các giấy phép con, thông tư, nghị định dưới luật trong thực tế vẫn được ban hành. Năm 2016, một cuộc điều tra của VCCI (Liên đoàn công nghiệp-thương mại Việt Nam) cho biết có tới 7,000 giấy phép con của các bộ ngành và trong đó ½ là các giấy phép trái luật, không có cơ sở tồn tại. Công cuộc cải cách hành chính ở Việt Nam như điệu nhảy “cha cha cha”, cứ tiến lên được hai bước lại lùi ba bước. Nền kinh tế có cái đuôi định hướng XHCN vẫn loay hoay trong mớ bòng bong bởi cuộc tranh giành của lợi ích nhóm và tư duy tiểu nông của giới cầm quyền.
Hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp đại học tiếp tục thất nghiệp và bổ sung vào lực lượng vốn dư thừa chạy Grab kiếm sống qua ngày (ảnh: JobsGO)
Và cho đến nay, biến động về địa chính trị toàn cầu khiến các tập đoàn đa quốc gia buộc phải thay đổi cơ cấu và chiến lược đầu tư. Việt Nam đã mất một thập niên kể từ cuộc suy thoái 2008 để khắc phục những hậu quả. Nhưng đáng tiếc là không nhiều thay đổi mang tính cơ bản được thực thi, trong khi nền kinh tế có đuôi “định hướng XHVN” tiếp tục lặp lại sai lầm của một thập niên trước đó, chi tiêu đầu tư công phung phí, tham nhũng tràn lan, tín dụng dễ dãi khiến bong bóng bất động sản, chứng khoán nổ tung.
Lần này, không còn cơ hội nào để Việt Nam có thể “rút kinh nghiệm” được nữa. Khi những “đại bàng” rời đi, Việt Nam phải đối diện với thực trạng mắc kẹt trong bẫy nợ, tài nguyên cạn kiệt, sự phụ thuộc kinh tế ngày một lớn vào Trung Quốc dẫn đến sự phụ thuộc vào chính trị. Việt Nam còn đánh mất “cơ cấu dân số vàng”, áp lực về dân sinh và viễn cảnh chưa kịp giàu đã già hiện hữu. Hậu quả, con thuyền Việt Nam tiếp tục chìm sâu vào khủng hoảng từ kinh tế đến dân sinh.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Luyện tập thể dục quá mức, một người chết, một người suýt bị liệt
An Vui
9 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Thanh niên 18 tuổi ở Phú Thọ suýt liệt cả hai chân vì tập Gym quá sức hoặc sai cách – Ảnh: Bệnh viện Hùng Vương
Một thanh niên 18 tuổi vì luyện tập thể hình quá sức (hoặc sai cách) đã phải cấp cứu ở bệnh viện đa khoa Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ).
Tuổi Trẻ đưa tin ngày 9 Tháng Ba 2023: Một thanh niên bị liệt vận động hai chân, đại tiểu tiện không tự chủ, tê bì từ hai núm vú trở xuống sau khi tập thể hình (gym), được cấp cứu tại bệnh viện ngày 8 Tháng Ba.
Bác sĩ Lã Quang Thịnh, Phó trưởng khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện, cho biết kết quả chụp cộng hưởng từ (MRI) cho thấy cột sống ngực của thanh niên có khối máu tụ, chèn ép tủy ngang mức D3D4. Bệnh nhân được hội chẩn và phẫu thuật mở cung sau đốt sống D3D4 giải ép, cố định cột sống. Bác sĩ Thịnh nhận định: “Đây là một trường hợp hiếm gặp, bệnh nhân có thể gặp chấn thương do tập gym quá sức, sai tư thế, rất may bệnh nhân đã đến viện sớm và được phẫu thuật kịp thời. Khi tủy sống bị chèn ép, bệnh nhân có nguy cơ bị liệt hai chi dưới, phải ngồi xe lăn suốt đời”.
Sau ca mổ, thanh niên đã tự đi lại được với khung tập đi, đại tiểu tiện bình thường.
Liên quan đến việc chấn thương do tập thể dục, hôm 8 Tháng Ba 2023, Công an tỉnh Lâm Đồng cũng thông tin về việc bà N.H. (27 tuổi, ngụ tại thành phố Đà Lạt) khi tập yoga dây (hay còn gọi là yoga bay) một mình, đã tử vong trong tư thế treo lơ lửng trên dải dây tập yoga bằng vải.
Yoga bay có hạn chế không thể tập một mình và tập ở nhà như Yoga truyền thống nhưng lại đang là “trend” của các cô gái trẻ từng học yoga – Ảnh: Internet
Nơi xảy ra sự việc là một phòng tập yoga trên đường Phạm Hồng Thái, phường 10, TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Trước đó, chiều ngày 7 Tháng Ba, bà Phạm Thị Cúc (38 tuổi, ngụ phường 9, TP.Đà Lạt) tới phòng tập trên thì nhìn thấy bà N.H. đã tử vong tại phòng tập, trong tư thế bị dải dây tập bằng vải có đầu mối treo trên xà nhà thắt siết ngang bụng, hai chân sắp chạm tới mặt sàn.
Dân kinh nghiệm tập môn yoga bay cho biết có lẽ trong lúc luyện tập các động tác, bà H. đã bị sợi dây siết, thắt ngang bụng, trong khi chân lơ lửng trên sàn nhà, khiến bà ngạt thở và tử vong.
Điều đáng nói là bà H. không phải là người mới luyện tập yoga mà đã thành thục trong nhiều năm và đang chuẩn bị lấy chứng chỉ làm huấn luyện viên môn yoga bay.
Sau khi đại dịch Covid -19 càn quét Sài Gòn giữa năm 2021, dân Sài Gòn (trong đó có giới trẻ) siêng năng tập thể dục hơn trước. Vào sáng sớm và chiều tối, các công viên đông đúc người đi bộ, tập thể dục với các dụng cụ. Trong khi đó, các câu lạc bộ Gym, Yoga…. cũng đông nghẹt thanh niên thanh nữ tham gia rèn luyện thể lực.
Thông thường, nếu mua phiếu tập Gym riêng với huấn luyện viên một kèm một thì rất đắt tiền, nên các thanh niên thường chọn gói tự tập và trả tiền thuê dụng cụ tập theo tháng, chưa kể tự học hỏi nhau và học trên mạng các chiêu thức để lên cơ, lên múi cho nhanh. Có lẽ điều này dẫn đến chấn thương cho thanh niên ở Phú Thọ.
Còn Yoga bay có tên gọi là Yoga Kurunta, một loại hình Yoga thuộc trường phái Lyengar, xuất phát từ đất nước Ấn Độ. Yoga bay dành cho những người đã tập luyện yoga muốn mạo hiểm khi tập các tư thế truyền thống bằng dây lụa.
Khác với Yoga truyền thống là người tập chỉ cần một tấm thảm và có thể tự tập ở nhà một mình, Yoga bay đòi hỏi phải đến phòng tập có trang bị sẵn những dây lụa rộng và chắc chắn có thể chịu được trọng lượng trên 300 kg (661 lb). Với việc treo dây lụa cách sàn khoảng 1m (3.2 feet), các bài tập trong Yoga bay sẽ chú trọng vào phần trên của cơ thể nên cơ bắp phải hoạt động nhiều hơn, siết cơ để giữ thăng bằng, ổn định bên trong cơ thể. Vì vậy, khi tập Yoga bay, người tập phải chú tâm hơn bình thường vì phải treo mình trên không.
Các tư thế ở lớp Yoga bay chủ yếu kéo giãn cơ thể và có những kiểu chuyển tiếp đầy thử thách, trong đó phổ biến là tư thế lộn ngược người. Đặc biệt, các bài tập của Yoga bay không giới hạn, cho phép người tập tự sáng tạo những động tác yêu thích, chính vì vậy, đây là môn thể dục mạo hiểm và nguy hiểm, nếu chỉ tập một mình không có người hướng dẫn.
Điều nguy hiểm là hiện các phòng tập Yoga bay thường chỉ nhấn mạnh lợi ích của bộ môn này là giúp dáng thon gọn, trẻ trung hơn mà không có khuyến cáo kèm theo, dẫn đến sự ngộ nhận của nhiều cô gái trẻ đã từng học yoga, khiến họ đua nhau mua phiếu tự tập theo tháng hoặc theo năm tại các phòng tập mà không cần có huấn luyện viên đứng lớp.
An Vui
9 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Thanh niên 18 tuổi ở Phú Thọ suýt liệt cả hai chân vì tập Gym quá sức hoặc sai cách – Ảnh: Bệnh viện Hùng Vương
Một thanh niên 18 tuổi vì luyện tập thể hình quá sức (hoặc sai cách) đã phải cấp cứu ở bệnh viện đa khoa Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ).
Tuổi Trẻ đưa tin ngày 9 Tháng Ba 2023: Một thanh niên bị liệt vận động hai chân, đại tiểu tiện không tự chủ, tê bì từ hai núm vú trở xuống sau khi tập thể hình (gym), được cấp cứu tại bệnh viện ngày 8 Tháng Ba.
Bác sĩ Lã Quang Thịnh, Phó trưởng khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện, cho biết kết quả chụp cộng hưởng từ (MRI) cho thấy cột sống ngực của thanh niên có khối máu tụ, chèn ép tủy ngang mức D3D4. Bệnh nhân được hội chẩn và phẫu thuật mở cung sau đốt sống D3D4 giải ép, cố định cột sống. Bác sĩ Thịnh nhận định: “Đây là một trường hợp hiếm gặp, bệnh nhân có thể gặp chấn thương do tập gym quá sức, sai tư thế, rất may bệnh nhân đã đến viện sớm và được phẫu thuật kịp thời. Khi tủy sống bị chèn ép, bệnh nhân có nguy cơ bị liệt hai chi dưới, phải ngồi xe lăn suốt đời”.
Sau ca mổ, thanh niên đã tự đi lại được với khung tập đi, đại tiểu tiện bình thường.
Liên quan đến việc chấn thương do tập thể dục, hôm 8 Tháng Ba 2023, Công an tỉnh Lâm Đồng cũng thông tin về việc bà N.H. (27 tuổi, ngụ tại thành phố Đà Lạt) khi tập yoga dây (hay còn gọi là yoga bay) một mình, đã tử vong trong tư thế treo lơ lửng trên dải dây tập yoga bằng vải.
Yoga bay có hạn chế không thể tập một mình và tập ở nhà như Yoga truyền thống nhưng lại đang là “trend” của các cô gái trẻ từng học yoga – Ảnh: Internet
Nơi xảy ra sự việc là một phòng tập yoga trên đường Phạm Hồng Thái, phường 10, TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Trước đó, chiều ngày 7 Tháng Ba, bà Phạm Thị Cúc (38 tuổi, ngụ phường 9, TP.Đà Lạt) tới phòng tập trên thì nhìn thấy bà N.H. đã tử vong tại phòng tập, trong tư thế bị dải dây tập bằng vải có đầu mối treo trên xà nhà thắt siết ngang bụng, hai chân sắp chạm tới mặt sàn.
Dân kinh nghiệm tập môn yoga bay cho biết có lẽ trong lúc luyện tập các động tác, bà H. đã bị sợi dây siết, thắt ngang bụng, trong khi chân lơ lửng trên sàn nhà, khiến bà ngạt thở và tử vong.
Điều đáng nói là bà H. không phải là người mới luyện tập yoga mà đã thành thục trong nhiều năm và đang chuẩn bị lấy chứng chỉ làm huấn luyện viên môn yoga bay.
Sau khi đại dịch Covid -19 càn quét Sài Gòn giữa năm 2021, dân Sài Gòn (trong đó có giới trẻ) siêng năng tập thể dục hơn trước. Vào sáng sớm và chiều tối, các công viên đông đúc người đi bộ, tập thể dục với các dụng cụ. Trong khi đó, các câu lạc bộ Gym, Yoga…. cũng đông nghẹt thanh niên thanh nữ tham gia rèn luyện thể lực.
Thông thường, nếu mua phiếu tập Gym riêng với huấn luyện viên một kèm một thì rất đắt tiền, nên các thanh niên thường chọn gói tự tập và trả tiền thuê dụng cụ tập theo tháng, chưa kể tự học hỏi nhau và học trên mạng các chiêu thức để lên cơ, lên múi cho nhanh. Có lẽ điều này dẫn đến chấn thương cho thanh niên ở Phú Thọ.
Còn Yoga bay có tên gọi là Yoga Kurunta, một loại hình Yoga thuộc trường phái Lyengar, xuất phát từ đất nước Ấn Độ. Yoga bay dành cho những người đã tập luyện yoga muốn mạo hiểm khi tập các tư thế truyền thống bằng dây lụa.
Khác với Yoga truyền thống là người tập chỉ cần một tấm thảm và có thể tự tập ở nhà một mình, Yoga bay đòi hỏi phải đến phòng tập có trang bị sẵn những dây lụa rộng và chắc chắn có thể chịu được trọng lượng trên 300 kg (661 lb). Với việc treo dây lụa cách sàn khoảng 1m (3.2 feet), các bài tập trong Yoga bay sẽ chú trọng vào phần trên của cơ thể nên cơ bắp phải hoạt động nhiều hơn, siết cơ để giữ thăng bằng, ổn định bên trong cơ thể. Vì vậy, khi tập Yoga bay, người tập phải chú tâm hơn bình thường vì phải treo mình trên không.
Các tư thế ở lớp Yoga bay chủ yếu kéo giãn cơ thể và có những kiểu chuyển tiếp đầy thử thách, trong đó phổ biến là tư thế lộn ngược người. Đặc biệt, các bài tập của Yoga bay không giới hạn, cho phép người tập tự sáng tạo những động tác yêu thích, chính vì vậy, đây là môn thể dục mạo hiểm và nguy hiểm, nếu chỉ tập một mình không có người hướng dẫn.
Điều nguy hiểm là hiện các phòng tập Yoga bay thường chỉ nhấn mạnh lợi ích của bộ môn này là giúp dáng thon gọn, trẻ trung hơn mà không có khuyến cáo kèm theo, dẫn đến sự ngộ nhận của nhiều cô gái trẻ đã từng học yoga, khiến họ đua nhau mua phiếu tự tập theo tháng hoặc theo năm tại các phòng tập mà không cần có huấn luyện viên đứng lớp.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Page 30 of 38 • 1 ... 16 ... 29, 30, 31 ... 34 ... 38
Similar topics
» Nếu mình bị nhiễm cúm Trung Quốc Corona....
» Ưu tiên cho người Trung Quốc
» Việt Nam đã nhập sâu vào Trung Quốc (Phạm Trần)
» Bi đát phận đời con gái Việt bị bán sang Trung Quốc
» Một hòn đảo nhỏ của Canada mời gọi dân Việt Nam, Trung Quốc nhập cư
» Ưu tiên cho người Trung Quốc
» Việt Nam đã nhập sâu vào Trung Quốc (Phạm Trần)
» Bi đát phận đời con gái Việt bị bán sang Trung Quốc
» Một hòn đảo nhỏ của Canada mời gọi dân Việt Nam, Trung Quốc nhập cư
Page 30 of 38
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum