Our forum runs best with JavaScript enabled !

Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Page 24 of 38 Previous  1 ... 13 ... 23, 24, 25 ... 31 ... 38  Next

View previous topic View next topic Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Tue Dec 20, 2022 4:18 pm

Oh je 😄😆😁😅🤣😆😆😄

Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội treo pano có hình cờ Trung Quốc

'Không thể chỉ là lỗi cẩu thả. Đây chắc chắn là một âm mưu!'
Lê Thiệt

20 tháng 12, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Hình ảnh in phông nền cờ Trung Quốc được cho là ở Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội làm dư luận phẫn nộ. Ảnh: MXH
Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh tấm pano đặt trong khuôn viên Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ (ĐHKD&CN) Hà Nội với nội dung chào mừng 78 năm ngày thành lập QĐNDVN. Điều khiến dư luận bất bình là phông nền tấm pano này có hình nền lá cờ của đảng CS Trung Quốc “ngạo nghễ tung bay” ở góc trái pano.

Một Facebooker còn phát hiện thêm “ở góc dưới bên phải là hình ba thằng lính Tầu dưới có dòng chữ Hán ‘Bát nhất tiến quân’ nữa!”

Trước phản ứng gay gắt của dư luận, đại diện truyền thông Trường ĐHKD&CN Hà Nội xác nhận có tấm pano này trong khuôn viên nhà trường.

Theo vị đại diện này, nơi treo phông nền trên là cơ sở 2 Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cơ sở thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông nói:

“Qua xác minh ban đầu xác định một người ở Khoa Giáo dục Quốc phòng và An ninh và một người ở Phòng Quản trị đã tự ý làm nên và nghĩ đó là chuyện nhỏ. Sự việc được sinh viên chụp lại đưa lên mạng xã hội. Ngay sau khi xác định tính chất nghiêm trọng của vụ việc nhà trường đã họp kỷ luật hai cán bộ trên với hình thức trước mắt tạm đình chỉ công tác để xem xét mức độ kỷ luật”.

Báo Người Lao Động cho biết tên hai cán bộ này là N.V.C. (nhân viên phòng quản trị B) và ông T.M.H. (Phó Chủ nhiệm Khoa Giáo dục Quốc phòng và An ninh).

Nhiều người không đồng tình với lời giải thích của đại diện nhà trường. Nhạc sĩ Tuấn Khanh cho rằng việc đình chỉ công tác hai ông C. và H. chỉ là “biện pháp đưa yếu nhân lùi vào bóng tối, bảo vệ triệt để cho đến khi biến động đi qua” mà thôi.

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Ảnh: Đ.N
Một số Facebooker còn phân tích thêm, ở các trường đại học, để một tấm pano được in và treo lên phải qua nhiều giai đoạn và phải được trưởng bộ môn, cũng như lãnh đạo nhà trường duyệt xét, không thể có một vài cá nhân tự ý thiết kế, mang đi in ấn rồi tự tổ chức treo lên nơi công cộng được.

Những người biết chuyện cho rằng đây không phải là việc làm cẩu thả, hay vô trách nhiệm của hai cán bộ này, hoặc của trưởng bộ môn hay lãnh đạo nhà trường. Nhà văn Nguyễn Đình Bổn và nhiều người khác cho rằng “đây là sự cố ý có hệ thống của nhà trường từ nhiều năm nay”.

Vào Tháng Mười Một năm 2019, báo Người Lao Động và nhiều tờ báo khác cùng đưa tin giáo trình của khoa Tiếng Trung và Tiếng Nhật của trường Đại học ĐHKD&CN Hà Nội có hình ảnh “đường lưỡi bò” phi pháp. Điều đáng lên án là giáo trình này được giảng dạy tại trường, và lãnh đạo nhà trường lên tiếng “chối bỏ trách nhiệm”.

Sau đó ba ngày, trước sự phẫn nộ của dư luận, lãnh đạo nhà trường mới lên tiếng nhận trách nhiệm về giáo trình có “đường lưỡi bò” phi pháp này.

Mạng xã hội tiếp tục lên án hành vi phản quốc của những người thực hiện tấm pano trên và lãnh đạo nhà trường. Dư luận đòi hỏi Bộ GD-ĐT cần cách chức ngay toàn bộ Ban giám hiệu nhà trường và điều tra vụ việc. Nếu cần thiết, phải đưa những kẻ phản quốc này ra trước vành móng ngựa.

Tài khoản Kim Nhung viết: “Không thể dung thứ cho hành vi phản quốc. Nếu Bộ GD-ĐT bao che cho lãnh đạo trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, thì chính các vị lãnh đạo bộ là những kẻ bán nước!”

Không phải vô cớ dư luận lên án gay gắt Ban giám hiệu trường ĐHKD&CN Hà Nội, nhà nghiên cứu Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện còn tìm được nguồn hai tấm hình mà hai cán bộ Trường ĐHKD&CN Hà Nội dùng làm phông nền.

Nguồn gốc hai tấm hình dùng làm phông nền cho pano mang tính “bán nước” của trường ĐHKD&CN Hà Nội – Ảnh: Facebook Nguyễn Xuân Diện
Chính điều này làm tăng thêm phần nghi vấn về sự “cẩu thả”. Facebooker Trần Đình Trợ còn khẳng định:

“Không thể chỉ là lỗi cẩu thả. Đây chắc chắn là một âm mưu!”

Chưa biết đúng sai thế nào, nhưng dư luận đang nghiêng về giả thiết về một âm mưu nào đó, và chờ động thái của Bộ GD-ĐT.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Thu Dec 22, 2022 6:32 pm

Công nhân mất việc: Nghĩ tới Tết là tối tăm mặt mũi

07/12/2022 - tuoitre

Hơn 41.500 người mất việc, ngừng việc tập thể tăng so với cùng kỳ 2021
Công nhân ‘hùn’ tiền ăn chia tay ngay trên vỉa hè khi công ty cho nghỉ việc hàng loạt
TTO - Đó là tâm tư chung của những công nhân mất việc làm ngay cận Tết. Trong khó khăn chung, nhiều doanh nghiệp đã tìm cách giữ chân cùng các giải pháp hỗ trợ công nhân. Lại có nơi đang tuyển người từ phố về quê.
Công nhân mất việc: Nghĩ tới Tết là tối tăm mặt mũi - Ảnh 1.
Công nhân Công ty SSLV Đà Nẵng tập trung tại nhà máy khi được thông báo công ty giải thể - Ảnh: Đ.H.

Ngày 4-12, hơn 500 công nhân Công ty SSLV Đà Nẵng tại Khu công nghiệp (KCN) Liên Chiểu chính thức thất nghiệp sau khi nhận khoản hỗ trợ do công ty giải thể.

Bần thần mất việc, không lương

Chị Huỳnh Thị Xuân Phương (46 tuổi) bần thần trở về nhà ở quận Liên Chiểu. Sau 3 năm làm việc, nay chị được nhận khoản hỗ trợ 1,5 triệu đồng, lương tháng 11 cùng mấy ngày đầu tháng 12.

"Ba đứa đang đi học. Nghĩ tới Tết là tối tăm mặt mũi. Đồng lương tăng ca tròm trèm 6 triệu đồng/tháng nhưng cộng với tiền làm thợ đụng của chồng cũng tạm đủ trang trải. Từ nay cuộc sống lâm cảnh vô cùng khó khăn, ở tuổi này không dễ xin việc mới, buôn bán thì không có vốn" - chị Sương nói.

Theo chị, trong số hàng trăm lao động thất nghiệp lần này không ít người đã vào tuổi 45 - 50, cơ hội tìm việc trở lại rất khó. Trong khi đó, những lao động trẻ tứ xứ đều có con nhỏ, có người đang mang thai, nên ai cũng lo lắng.

Vợ chồng chị Trần Thị Nga (33 tuổi, trú phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu) làm chung Công ty SSLV và thất nghiệp cùng lúc. Công ty thông báo giải thể, cả hai rất sốc vì mọi nguồn sống bị cắt đứt. Mấy hôm nay hai vợ chồng chạy khắp nơi tìm việc. Một số công ty mà hai vợ chồng tìm đến đều từ chối vì chỉ nhận lao động dưới 30 tuổi.

"Con hai đứa đang đi học, nếu tình trạng thất nghiệp kéo dài thì có lẽ phải bớt các khoản học thêm của các cháu!" - chị Nga nói như mếu. Với những lao động ngoại tỉnh như Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, nhiều người cho biết ráng ở lại thêm ít hôm để giải quyết quyền lợi, lấy sổ bảo hiểm rồi về quê vì không thể tìm việc mới ở Đà Nẵng vào thời điểm này.

Doanh nghiệp cố gắng duy trì việc làm

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai, toàn tỉnh có hơn 100 doanh nghiệp (với khoảng 200.000 lao động) đang bị giảm đơn hàng, thiếu nguyên liệu. Trong đó, các doanh nghiệp trong ngành chế biến gỗ xuất khẩu, may mặc, da giày, điện tử chịu ảnh hưởng nặng nhất.

Đến quý 3 và quý 4, một số doanh nghiệp lớn đã phải có phương án sắp xếp lại lao động. Từ tháng 6 đến tháng 10-2022, khoảng 20.000 lao động bị doanh nghiệp cắt giảm. Một số doanh nghiệp đông lao động đã có kế hoạch thỏa thuận giảm thời gian làm việc (không hưởng lương).

"Mặc dù đang gặp khó khăn nhưng cơ bản các doanh nghiệp vẫn cố gắng đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo quy định, nỗ lực duy trì lao động chờ khôi phục sản xuất", đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai nói.

Ông Đinh Sỹ Phúc, chủ tịch công đoàn Công ty cổ phần Taekwang Vina - doanh nghiệp có 34.000 lao động tại KCN Biên Hòa 2 (TP Biên Hòa) - cho biết hầu hết các doanh nghiệp đều gặp khó khăn, giảm sút đơn hàng. Công ty đưa ra chính sách giảm bớt ngày làm việc của người lao động từ 2-3 ngày/tháng nhưng vẫn trả lương theo mức tối thiểu vùng. Công ty cũng duy trì các chế độ phúc lợi như lương thưởng Tết, tặng quà cho công nhân khó khăn, tổ chức xe đưa đón công nhân ở miền Bắc và miền Trung về quê sum họp cùng gia đình...

"Sau 2 năm chịu ảnh hưởng dịch COVID-19, năm nay đơn hàng giảm sút, không có tăng ca, vật giá leo thang khiến cuộc sống càng thêm khốn khó. Người lao động rất chật vật, càng cần sự quan tâm giúp đỡ" - ông Phúc bộc bạch. Đây cũng là cách chia sẻ để người lao động vượt qua khó khăn trước mắt, yên tâm gắn bó lâu dài với công ty.

Lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai cho hay dịp Tết Nguyên đán 2023, công đoàn các cấp sẽ tặng quà công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn và mất việc làm, người lao động không có điều kiện về quê đón Tết. Đồng Nai sẽ tổ chức chương trình "Chợ Tết Công đoàn" cung cấp các mặt hàng thiết yếu với giá ưu đãi... để người lao động đón Tết vui tươi và thiết thực.

Về quê, làm sao hưởng bảo hiểm thất nghiệp?

* Người lao động đang tạm hoãn hợp đồng lao động do công ty không có việc làm, không đóng bảo hiểm xã hội (BHXH). Muốn tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) phải làm sao?

Nhiều bạn đọc

Bà Phan Thị Mai - trưởng phòng quản lý thu, Bảo hiểm xã hội TP.HCM - giải đáp: Với những trường hợp này, công ty có thể lập danh sách tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS) gửi cơ quan BHXH, tiền BHYT người lao động và công ty thỏa thuận để đóng cho cơ quan BHXH. Hoặc người lao động có thể liên hệ với tổ chức dịch vụ thu để để tham gia BHYT hộ gia đình.

* Công ty tôi ở TP.HCM vừa đóng cửa, công nhân chúng tôi chuẩn bị về quê. Có cách nào để chúng tôi làm thủ tục online hưởng bảo hiểm thất nghiệp không hay phải trực tiếp đến cơ quan bảo hiểm tại TP.HCM khai báo?

Bạn đọc Nguyễn Ngọc

Ông Dương Chánh Nguyên - phó trưởng phòng công nghệ thông tin, Bảo hiểm xã hội TP.HCM - giải đáp: Bạn có thể truy cập vào đăng ký nộp hồ sơ hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp tại Cổng dịch vụ công quốc gia (dichvucong.gov.vn). Tuy nhiên, theo quy định, hằng tháng bạn vẫn phải đến Trung tâm Giới thiệu việc làm TP để thông báo tình hình tìm kiếm việc làm.

(trích thông tin hỏi đáp trong chương trình giao lưu trực tuyến về bảo hiểm xã hội do Tuổi Trẻ Online tổ chức vào sáng 6-12-2022)

Yêu cầu trả lương ngừng việc cho người lao động

Tại Bình Dương, các doanh nghiệp đang gắng gượng điều tiết công việc, trả phụ cấp, hỗ trợ... nhằm giữ chân công nhân với hy vọng sẽ có đơn hàng vào đầu năm sau.

Đại diện một doanh nghiệp da giày lớn tại Bình Dương cho biết đó còn là nhu cầu tự thân của doanh nghiệp vì doanh nghiệp cũng lo ngại khi để công nhân không có việc phải về quê, khi có đơn hàng sẽ rất khó thu hút họ trở lại.

UBND tỉnh Bình Dương yêu cầu cơ quan chức năng của tỉnh phối hợp, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định pháp luật về lao động, đặc biệt là quy định phải trả lương ngừng việc theo điều 99 Bộ luật lao động. Bình Dương có khoảng 240.000 lao động (chiếm khoảng 30%) tại các doanh nghiệp có cơ sở công đoàn đang giảm ngày làm hoặc làm việc cầm chừng cách nhật, phổ biến ở các doanh nghiệp chế biến gỗ, da giày và may mặc.

Một số doanh nghiệp lớn vẫn trả lương cho công nhân trong những ngày ngừng việc, như Công ty Chí Hùng (thị xã Tân Uyên) trả 180.000 đồng/ngày ngừng việc, Công ty TNHH Shyang Hung Cheng (TP Thuận An) trả 196.000 đồng/ngày ngừng việc... (BÁ SƠN)

Quảng Nam: 8.000 chỗ làm đang chờ người về quê

Tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Nam, ngày 5-12 có rất nhiều người đến đây tìm việc mới ở quê nhà. Tại Quảng Nam, hiện một số công ty ở khu công nghiệp Tam Thăng, Chu Lai vẫn thông báo tuyển dụng lao động, đặc biệt có công ty may thông báo tuyển hàng nghìn lao động ở các bộ phận như may, cắt, ủi, dệt nhuộm, cơ khí, nông nghiệp.

Quảng Nam - Công nhân mất việc (Cool 1(Read-Only)
Người lao động xem bảng thông tin việc làm, nhu cầu tuyển dụng tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Nam - Ảnh: LÊ TRUNG

Ông Võ Văn Dũng - giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Nam - cho biết thời gian gần đây tại trung tâm có trường hợp lao động từ thành phố lớn mất việc làm vào đây để làm hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp hoặc tìm việc, nhờ trung tâm giới thiệu việc làm.

Theo ông, tỉnh Quảng Nam có cơ hội việc làm nhiều, nhất là ở các khu công nghiệp lớn như Chu Lai, Tam Thăng, Đông Quế Sơn. Nhiều công ty về may mặc, dệt nhuộm, cơ khí, bao bì, nông nghiệp, da giày vẫn có nhu cầu tuyển dụng rất lớn. Nhất là tại những công ty của Tập đoàn Trường Hải (Thaco), Công ty TNHH MTV Panko Tam Thăng (may mặc, dệt nhuộm), nhu cầu việc làm vẫn lớn đối với lao động phổ thông và lao động có tay nghề. "Hiện nay nhu cầu tuyển dụng, vị trí việc làm trống của các doanh nghiệp ở địa bàn tỉnh còn khoảng 8.000. Đây là con số khá lớn, là cơ hội cho người lao động, nhất là những người mất việc ở thành phố lớn về quê" - ông cho hay.

Ông Dũng chi biết từ đây đến hết năm trung tâm phối hợp với các đơn vị tổ chức 4-5 phiên giao dịch việc làm tại các huyện miền núi như Tây Giang, Bắc Trà My hoặc các huyện ở đồng bằng như Đại Lộc với khoảng 3.500 vị trí việc làm. Đây là cơ hội để người lao động mất việc ở thành phố lớn về quê xin việc. Bên cạnh đó trong năm tới có kế hoạch đưa lao động làm việc ở nước ngoài. "Không nhất thiết bám trụ lại thành phố lớn vì hiện nay ở quê mình nhu cầu tuyển dụng việc làm nhiều, cần lượng lao động lớn, về quê vẫn có việc và sống được" - ông Dũng nói thêm. (LÊ TRUNG)

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Fri Dec 23, 2022 2:36 am

Du khách ngoại quốc vào Việt Nam giảm 81.9% so với thời gian trước dịch

An Vui
21 tháng 12, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Người bán dừa kiêm hướng dẫn viên hướng dẫn du khách ngoại quốc ra chợ Bến Thành_Ảnh An Vui
Trong hội nghị thúc đẩy thu hút du khách ngoại quốc vào Việt Nam sáng 21 Tháng Mười Hai, Thủ tướng Phạm Minh Chính đặt câu hỏi tại sao số du khách ngoại quốc vào Việt Nam thấp so với mục tiêu, trong khi Việt Nam mở cửa sau dịch sớm hơn nhiều quốc gia?

Ba thách thức của ngành du lịch Việt Nam_Nguồn Vietnam Report
Theo báo Tuổi Trẻ, từ ngày 15 Tháng Ba 2022, Việt Nam đã mở cửa đón khách quốc tế, khôi phục chính sách miễn thị thực và xuất nhập cảnh, không yêu cầu có chứng nhận chích ngừa vaccine, dừng việc khai báo y tế, không buộc xét nghiệm Covid-19… thế nhưng 11 tháng của năm chỉ đón 2.9 triệu khách, giảm 81.9% so với cùng kỳ năm 2019, năm chưa xảy ra đại dịch. Ước tính cả năm 2022, số du khách ngoại quốc đến Việt Nam đạt khoảng 3.5 triệu lượt, bằng 70% so với chỉ tiêu đặt ra từ đầu năm.

Du khách ngoại quốc quay trở lại sau đại dịch là nguồn kiếm sống của rất nhiều người dân Sài Gòn. Ảnh: An Vui
Khảo sát của Vietnam Report công bố Tháng Mười Hai 2022 cho biết ngành du lịch Việt Nam đang đối diện với ba thách thức lớn: Phẩm chất nhân sự yếu, thiếu nguồn cung lao động và thiếu sản phẩm du lịch mới lạ hấp dẫn. Trong đó, nguồn nhân lực yếu chiếm 36.7%, thiếu lao động chiếm 29.1%, thiếu sản phẩm du lịch chiếm 25.3%.

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, hàng năm ngành du lịch cần đến 40,000 lao động có trình độ thì các trường cũng chỉ cung ứng được khoảng 15,000. Không chỉ thiếu lao động, ngành du lịch cũng thiếu trầm trọng nhân lực có chuyên môn, đặc biệt là quản trị cấp cao. Báo Vneconomy dẫn lời bà Cao Thị Ngọc Lan, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết hiện nay nhân lực du lịch suy giảm cả số lượng lẫn phẩm chất so với thời điểm năm 2019, cơ cấu nhân sự chưa đồng bộ, thiếu trầm trọng nhân lực có chuyên môn cao, đặc biệt là quản trị cấp cao. Bên cạnh đó, sự mất cân đối nhân lực theo vùng/miền khiến nhiều khu vực thu hút du khách ngoại quốc đông nhưng chất lượng dịch vụ thấp.

Sự vui vẻ hướng dẫn của anh bán dừa đã giúp du khách ngoại quốc hài lòng và mua dừa của anh. Ảnh: An Vui
Thách thức thứ hai là Việt Nam thiếu sản phẩm du lịch đa dạng và thiếu điểm đến du lịch mới, còn các điểm đến phổ biến trong nước đối mặt với tình trạng quá tải, làm du khách ngán ngẩm.

Ngoài ra, những vấn đề về giao thông (kẹt xe), môi trường (ô nhiễm) ngày càng trầm trọng tại các đô thị Hà Nội, Đà Nẵng và Sài Gòn cũng là nguyên nhân. Trong những năm qua, hạ tầng du lịch chỉ tập trung đầu tư mở rộng nguồn cung cơ sở lưu trú nhưng lại thiếu cải thiện năng lực cung cấp dịch vụ và hạ tầng giao thông, môi trường. Các thách thức kể trên cộng với việc quản lý yếu kém khiến phần lớn du khách ngoại quốc đến Việt Nam một lần và không quay trở lại.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Sun Dec 25, 2022 8:04 am

Năm 2022, Việt Nam có 6,384 người chết vì tai nạn giao thông

An Vui
24 tháng 12, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Ba mẹ con đi cùng xe gắn máy bị xe tải đâm tử vong ngày 26 Tháng Mười Một tại Phú Yên_Ảnh VOV
Với 6,384 người chết vì tai nạn giao thông trong năm 2022, trung bình một ngày Việt Nam có 17.49 người chết, tức cứ mỗi hai giờ trôi qua là có ba người chết bất thình lình trên đường.

Đó là thống kê tại hiện trường tai nạn của Cục cảnh sát giao thông (C08) thuộc Bộ Công an, thông tin cho báo chí hôm 22 Tháng Mười Hai.

Trong đó, đường bộ xảy ra 11,323 vụ (chiếm 98.8%), làm chết 6,265 người (98.1%), bị thương 7,777 người (99.6%); đường sắt xảy ra 95 vụ, làm chết 74 người, bị thương 21 người; còn lại là đường thủy.

Con số trên được cho là đã giảm đối với cả ba tiêu chí so với cùng kỳ năm 2019 (năm chưa có đại dịch), giảm 6,205 số vụ (-35.15%), giảm 1,245 số người chết (-16.32%), giảm 5,841 số người bị thương (-42.81%).

Trên quốc lộ 22 ngày 18 Tháng Mười Hai_xe bốn bánh lấn vào làn đường dành cho xe 2 bánh và ép các loại xe này sát lề_Ảnh An Vui
Tuy nhiên, con số tai nạn giao thông do công an thống kê tại hiện trường tai nạn thường chỉ bằng 50% số người chết thực tế, theo các chuyên viên của ngành y tế. Thống kê đúng theo thông lệ quốc tế thì phải đợi kết quả chữa trị ở bệnh viện 30 ngày sau khi xảy ra tai nạn giao thông, và như thế con số người chết thực tế thường nhiều hơn.  

Nhiều năm nay, tai nạn giao thông ở Việt Nam đã là nỗi ám ảnh của người dân mỗi khi ra đường. Hầu như hiếm hoi lắm mới có ngày vắng tin tai nạn giao thông trên các báo. Nạn nhân gặp tai nạn giao thông ở Việt Nam đa số là dân chạy xe gắn máy, còn “hung thần” gây ra tai nạn thường là xe tải. Gần đây nhất, vụ tai nạn giao thông xảy ra hôm 26 Tháng Mười Một tại Phú Yên làm chết ba mẹ con đi cùng xe gắn máy và tại Thừa Thiên – Huế làm chết bốn mẹ con đi xe gắn máy (người mẹ mang thai 7 tháng tuổi) làm người đọc bần thần và xót xa.

Cũng ngày 26 Tháng Mười Một-một phụ nữ có thai chở hai con nhỏ đi xe gắn máy bị xe tải tông tử vong tại chỗ bốn mẹ con tại Thừa Thiên – Huế_Ảnh VOV
Một nguyên nhân chính khiến tai nạn giao thông ở Việt Nam chủ yếu xảy ra trên đường bộ là đa số các con đường (ngay cả quốc lộ) đều không có làn đường dành riêng cho xe hai bánh, người dân đi xe gắn máy buộc phải đi chung làn đường cùng xe bốn bánh, không có khoảng cách nên dễ gây ra va chạm, rất nguy hiểm. Ngay cả khi có làn đường riêng thì vì kẹt xe, xe bốn bánh sẽ chen ngay vào làn đường xe hai bánh. Bên cạnh đó là nguyên nhân nhiều tài xế uống bia rượu vẫn thản nhiên lái xe mà không bị ai phát giác cho đến khi xảy ra tai nạn.

Ngoài ra, còn có nguyên nhân là việc đăng kiểm xe của các cơ quan nhà nước dễ dãi, cho qua các loại xe tải bốn bánh không đủ điều kiện lưu thông và cho qua những tài xế xe tải thiếu bằng cấp và không đủ kinh nghiệm.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Sun Dec 25, 2022 8:11 am

BBC News, Tiếng Việt

Khủng hoảng trái phiếu ở Việt Nam: Còn cánh cửa nào cho nhà đầu tư?

Người dân biểu tình đòi ngân hàng SCB và công ty chứng khoán Tân Việt trả tiền trước trụ sở Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt NamNGUỒN HÌNH ẢNH,PHAM HAO
Chụp lại hình ảnh,
Người dân biểu tình đòi ngân hàng SCB và công ty chứng khoán Tân Việt trả tiền trước trụ sở Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội

25.12.2022

Khi một cuộc khủng hoảng trái phiếu xảy ra, việc đầu tiên nhà đầu tư cần làm là liên lạc với người đại diện pháp lý, theo một chuyên gia tài chính, ngân hàng từ Hoa Kỳ.

"Người đại diện pháp lý sẽ đưa ra phương án, thảo luận với nhà phát hành để đưa ra phương án giải quyết," Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu nói với BBC News Tiếng Việt.

Tuy nhiên, trong cơn bão 'trái phiếu SCB' ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều nhà đầu tư không hề biết 'người đại diện pháp lý' là gì.

Nắm giữ cổ phiếu - mua thông qua Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) - theo luật, họ nay được gọi là các nhà đầu tư.

Bản thân họ thì coi mình là nạn nhân, trước nay hầu như hoàn toàn không biết đến các khái niệm 'trái phiếu', trái chủ', 'nhà đầu tư', 'người đại diện pháp lý' và hàng loạt những thuật ngữ chuyên môn khác.

"Giờ biết mình bị lừa rồi, tôi cũng chẳng biết kiện ai nữa," bà Nhung ở Đà Nẵng, người đã mua trái phiếu thông qua SCB nói với BBC hôm 18/12. "Nhà nước không giải quyết thì biết làm sao bây giờ."

Bà Nhung nói bà và một số người khác cũng 'trót' mua trái phiếu qua SCB đều không hề biết lẽ ra họ phải có 'người đại diện pháp lý', hay ai là 'người đại diện diện pháp lý' của mình. Họ cũng không thuê luật sư bảo vệ quyền lợi cho mình.

Điều họ đã và đang làm cho đến nay, là tập hợp cùng nhau và "chỉ biết kéo lên các chi nhánh để đòi tiền".

Việt Nam: Khách hàng kể về quá trình 'bị lừa' khi mua trái phiếu qua SCB

Vụ Ngân hàng SCB, có ai nghĩ tới các nạn nhân?

Khủng hoảng trái phiếu bất động sản VN: 'Một số nhà phát hành rất khôn lỏi'?

"Không biết phải làm thế nào" cũng là tình trạng chung của các nhà đầu tư mua trái phiếu qua SCB ở nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Ngoài việc tới các chi nhánh của SCB, họ tới đứng ngoài trụ sở Bộ Tài chính, thậm chí quỳ lạy trước Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh để đòi tiền.

Trả lời BBC News Tiếng Việt từ Hoa Kỳ, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh đến vai trò 'người đại diện pháp lý' trong hợp đồng trái phiếu, và nhận xét tình thế khá là 'bế tắc, chạy ngõ nào cũng không xong' cho những người đang nắm giữ trái phiếu mua thông qua SCB.

Trước hết, ông giải thích về quan hệ, trách nhiệm giữa các bên trong giao dịch mua bán, phát hành, bảo lãnh trái phiếu theo quy định pháp lý tại Việt Nam.

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu: Tôi được biết SCB đã trả lời các nhà đầu tư rằng SCB không có trách nhiệm, vì họ không phải nhà phát hành trái phiếu.

Nguyên tắc của trái phiếu theo Nghị định 153 là tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm. Chính phủ không có trách nhiệm trong việc trả tiền, trả nợ cho nhà phát hành. Quan hệ giữa nhà phát hành và nhà đầu tư là quan hệ dân sự, không liên quan đến chính phủ. Cho nên chính phủ cũng không chịu trách nhiệm.

Các nhà đầu tư chỉ có cách họp nhau lại và liên lạc với người đại diện pháp luật để họ có thể giúp mình.

Tuy nhiên, rõ ràng phương pháp này cũng không phải là phương pháp hiệu nghiệm. Người dân Việt Nam không quen tranh đấu bằng pháp luật. Thành ra họ không biết phải nói chuyện với ai, và đặc biệt là với những cá nhân, họ cũng không biết làm sao để lấy được tin tức của nhà đầu tư.

Nếu bây giờ đưa ra tòa án thì cũng không xong, tại vì mở thủ tục đòi phá sản là quá trình rất tốn tiền và kéo dài. Những người dân thấp cổ bé miệng cũng chẳng quen đến vấn đề kiện ở tòa để đòi mở thủ tục phá sản.

Nếu ở một nước tiên tiến như Mỹ, thì việc đầu tiên của nhà đầu tư là liên lạc với người đại diện pháp lý. Người đại diện pháp lý sẽ đưa ra phương án, thảo luận với nhà phát hành để đưa ra phương án giải quyết.

Thế nhưng ở Việt Nam thì vai trò người đại diện pháp lý còn lu mờ lắm. Không hiểu trong trường hợp Vạn Thịnh Phát thì ai là người đại diện pháp lý.

Thành ra đúng là người dân chạy hết chỗ này, chạy hết chỗ kia, thì chẳng có chỗ nào chịu trách nhiệm cả.

Còn bây giờ nói đi đến thẳng Vạn Thịnh Phát thì họ đóng cửa, vì cũng đang bị điều tra. Thành ra tất cả mọi cánh cửa đều đóng lại.

Đây là một trường hợp bế tắc, chạy ngõ nào cũng không xong.

Việt Nam: Ngân hàng SCB hậu 'kiểm soát đặc biệt' sẽ thế nào?

Trái phiếu công ty An Đông: 'Nhà đầu tư phải hành động ngay'

NGUỒN HÌNH ẢNH,PHAM HAO
Chụp lại hình ảnh,
Băng rôn tại Hà Nội với nội dung yêu cầu ngân hàng SCB và công ty Tân Việt trả tiền cho người dân đã mua trái phiếu

BBC: Các nhà đầu tư nói với BBC họ không biết 'người đại diện pháp lý' là gì. Ngoài ra, hợp đồng mua trái phiếu mà BBC được xem, ký giữa một nhà đầu tư ở Đà Nẵng với công ty Vạn Trường Phát với bên môi giới là công ty chứng khoán Tân Việt, thì không có đề cập 'người đại diện pháp lý'. Vậy phải chăng có tình trạng không có 'người đại diện pháp lý' trong một số giao dịch mua bán trái phiếu ở Việt Nam?

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu: Người đại diện pháp lý phải được nêu danh trong hợp đồng trái phiếu, hoặc trong bản cáo bạch. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thể biết người đại diện pháp lý.

Cho nên, nếu có thể thì các nhà đầu tư như ở Đà Nẵng nên họp lại, rồi lên Bộ Tài Chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu cho biết tên người đại diện pháp lý để liên lạc. Nếu các cơ quan này không chịu tiết lộ thì có lẽ phải đi đến tòa án. Nói chung là đi vào con đường pháp lý là điều đầu tiên cần phải tìm người đại diện pháp lý là ai.

Do đó, các nhà đầu tư phải hành động ngay, phải đi tìm người đại diện pháp lý và liên lạc ngay. Không có người đại diện pháp lý mà họ đã chấm dứt nhiệm vụ của mình thì tình hình gay go.

Tuy nhiên, cũng có khả năng là không có người đại diện pháp lý.

Nếu không có người đại diện pháp lý thì tức là nhà phát hành đã không làm đúng luật. Nhưng mà nhà phát hành đang bị điều tra rồi, thì cáo buộc thêm sai phạm cho nhà phát hành cũng chẳng đi đến đâu.

Đây là một bài học cho tất cả các nhà đầu tư, các trái chủ. Khi đặt bút, xuống tiền mua trái phiếu, điều đầu tiên phải có bảng cáo bạch, và phải có hợp đồng và xem điều khoản về thời gian trả nợ, tính lãi suất như thế nào, và tên của người đại diện pháp lý là ai, hỏi cho rõ ràng, địa chỉ, email, số điện thoại để tìm đến. Đây là những điều cơ bản một trái chủ cần phải biết, cần phải có.

Nếu hợp đồng chỉ nêu người đại diện pháp lý chung chung thì có thể Ủy ban Chứng khoán Nhà nước biết.

Các nhà đầu tư phải có luật sư giỏi về trái phiếu để mở một vụ kiện về thủ tục phá sản.

Việt Nam: Khách hàng kể về quá trình 'bị lừa' khi mua trái phiếu qua SCB

Vụ Ngân hàng SCB, có ai nghĩ tới các nạn nhân?

NGUỒN HÌNH ẢNH,NHUNG DA NANG
Chụp lại hình ảnh,
Khách hàng nằm phản đối tại chi nhánh ngân hàng SCB 256 đường Trần Phú, Thành phố Đà Nẵng

BBC: Theo ông, SCB có thể nào vô can trong cuộc khủng hoảng trái phiếu tại Việt Nam? Và các nhà đầu tư có thể khởi kiện SCB hay không?

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu: Trong trường hợp SCB chỉ lĩnh nhiệm vụ phân phối trái phiếu thì SCB thì phải nói rõ cho nhà đầu tư biết đây là trái phiếu phát hành hộ cho Vạn Thịnh Phát... SCB phải nói rõ trái phiếu này không phải là sản phẩm tiết kiệm gì của ngân hàng này.

Trong Nghị định 65 có quy định là ngân hàng hỗ trợ vấn đề phát hành trái phiếu phải làm rõ vai trò của mình, hoặc là nhà phân phối có cam kết phân phối, hay là nhà bảo lãnh có cam kết bảo lãnh.

Trong trường hợp SCB bán hộ trái phiếu như thế này thì phải làm rõ không có trả nợ vì không có bảo lãnh thanh toán.

Điều thứ hai, quan trọng hơn, đó là SCB phải nói rõ ví dụ đây là sản phẩm của Vạn Thịnh Phát... không phải là sản phẩm tiết kiệm của ngân hàng.

Nếu trong trường hợp SCB lập lờ đánh lận con đen, để phát hành trái phiếu để có thể bán được trái phiếu và đạt được chỉ tiêu, thì các nhà đầu tư phải có ghi âm lại nội dung SCB nói gì, hoặc nếu SCB có tờ rơi thì nhà đầu tư có thể lưu lại làm bằng chứng.

Nếu SCB chỉ nói miệng mà các nhà đầu tư nghe, không có bằng chứng trên giấy trắng mực đen, thì vấn đề nhà đầu tư khởi kiện SCB rất khó khăn.

Việt Nam: Khách hàng kể về quá trình 'bị lừa' khi mua trái phiếu qua SCB

Vụ Ngân hàng SCB, có ai nghĩ tới các nạn nhân?

BBC: Nếu có bằng chứng cho thấy SCB đã tư vấn không rõ ràng và đầy đủ, khiến nhà đầu tư hiểu lầm rồi mua trái phiếu?

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu: Tôi không biết ngân hàng SCB đã nói gì, nên tôi đã không thể kết luận SCB có lừa đảo hay không. Ví dụ nếu nhân viên SCB chỉ nói là bán hộ trái phiếu nếu họ dừng lại ở đó và nhà đầu tư hiểu sai mua trái phiếu thì đó là trách nhiệm của nhà đầu tư.

Còn trong trường hợp ví dụ SCB nói "đây là trái phiếu Vạn Thịnh Phát", rồi "bà Trương Mỹ Lan nằm trong ban lãnh đạo SCB", "đây là sản phẩm an toàn đảm bảo, quý vị đừng lo, ngân hàng SCB trả được tiền, không mất tiền đâu"... những điều nói như thế mang tính cách 'khuyến dụ' người đầu tư mua, có thể trong lằn ranh 'thông tin sai sự thật'.

Đây là một động thái gọi là 'misrepresentation', hành động đưa thông tin sai sự thật, những cách nói khiến người nhận được thông tin hiểu khác đi.

Nhà đầu tư hiểu nhầm hoặc 'led to believe' (được dẫn dụ để hiểu theo cách này), 'tạo cơ hội để hiểu lầm'.

Hiện nay, nhiều nhà đầu tư nghĩ rằng mình đã bị khuyến dụ, dẫn dụ, nhưng đây là điều nhà đầu tư nghĩ, và kết luận sau cùng là của tòa án.

NGUỒN HÌNH ẢNH,NHUNG DA NANG
Chụp lại hình ảnh,
Nhóm khách hàng đến chi nhánh SCB ở địa chỉ 16 Trần Phú, Thành phố Đà Nẵng hôm 30/11 để phản đối và đòi tiền

BBC: Một số nhà đầu tư nói với BBC rằng SCB nói họ ở nhà chờ, đừng lên ngân hàng, gây cản trở hoạt động kinh doanh. Theo Tiến sĩ, nhà đầu tư phải chờ đến bao giờ?

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu: Việc chờ bao lâu tùy vào quá trình điều tra. Ngay sau khi kết thúc điều tra, chưa có gì đảm bảo là nhà đầu tư sẽ lấy lại được tiền, trừ phi sau khi điều tra, cơ quan điều tra kết luận Vạn Thịnh Phát có thể thanh lý tài sản để trả lại tiền cho nhà đầu tư.

Thậm chí có kết luận sai phạm thì xử pháp lý kéo dài rất lâu. Thành ra có thể nói các nhà đầu tư phải theo dõi sát sao điều tra của cơ quan chức năng, và không có giới hạn.


Last edited by LDN on Tue Dec 27, 2022 7:34 am; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Sun Dec 25, 2022 4:09 pm

Đồng bằng sông Cửu Long mất 500 hecta đất mỗi năm do sạt lở

An Vui
25 tháng 12, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Điểm sụt lún 13.12 ft_ ở Cà Mau ngăn trở giao thông khiến dân không đem lúa đi bán được_Ảnh cắt từ video của VTV4

Trung bình mỗi năm Đồng bằng sông Cửu Long mất khoảng 500 ha đất do sạt lở và xói mòn. 

Trong ba năm, từ 2018 – 2020, sạt lở và xói mòn đã gây thiệt hại hơn $8 triệu (hơn 200 tỷ đồng) tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Cà Mau.

Đó là con số được Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) và Tổng cục Phòng chống thiên tai công bố tại tọa đàm “Quản lý cát bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long và giải pháp cho tình trạng khan hiếm cát dưới góc nhìn chuyên gia và truyền thông” tổ chức tại Cần Thơ hôm 19 Tháng Mười Hai. 

Ảnh cắt từ video VTV 4 _Trong vòng 9 năm tốc độ sạt lở tăng lên 7 lần

Theo WWF Việt Nam, 13 tỉnh – thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long có hơn 18 triệu dân, là trung tâm sản xuất nông nghiệp với mức đóng góp 31.37% GDP ngành nông nghiệp, 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng thủy sản, 70% sản lượng trái cây, 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng cá xuất khẩu cả nước.

Nhưng vựa lúa miền Nam này cũng chịu tác động mạnh mẽ trước các vấn đề cực đoan như hạn hán, xâm nhập mặn, xói mòn, sụt lún, sạt lở… Vụ gần nhất xảy ra hôm 5 Tháng Mười Hai tại huyện Long Hồ (tỉnh Vĩnh Long) khiến 22 gia đình và 109 người dân bị ảnh hưởng, trong đó 12 căn nhà bị sụp hoàn toàn xuống sông.

Theo thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp Việt Nam, cuối năm 2021 Đồng bằng sông Cửu Long có 621 điểm sạt lở với tổng chiều dài khoảng 379.03 miles (610 km). Trong đó, sạt lở đặc biệt nguy hiểm có 147 điểm với chiều dài 78.9 miles (127 km), sạt lở nguy hiểm có 137 điểm với chiều dài 119.9 miles (193 km).

Ảnh cắt từ video VTV 4_40 phần trăm chiều dài bờ biển thuộc 7 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã bị sạt lở

Theo WWF Việt Nam, nguyên nhân chính gây ra tình trạng sạt lở nói trên là do việc xây dựng hàng loạt các đập thủy điện ở thượng nguồn khiến phù sa bồi đắp đồng bằng bị thiếu; tình trạng khai thác nước ngầm tràn lan và mất kiểm soát; khai thác cát sông ngày càng tăng, với tổng lượng cát bị lấy nhiều hơn khối lượng cát đổ vào sông hàng năm. 

Trong video “Sạt lở và sụt lún ở đồng bằng sông Cửu Long” của VTV4 phát trên YouTube hai tuần trước cũng có những thông tin đáng chú ý: Năm 2010, cả đồng bằng chỉ có 99 điểm sạt lở, nhưng đến cuối năm 2019, số điểm sạt lở tăng lên 681, tức sau 9 năm, số điểm sạt lở đã tăng lên 7 lần; khoảng 40% chiều dài bờ biển bị sạt lở, trong đó 26% chiều dài bờ biển bị sói lở nghiêm trọng;  10 năm trở lại đây, tốc độ sụt lún gấp ba lần nước biển dâng. Đây là vấn đề chung ảnh hưởng đến người dân 7 tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng hứng chịu nặng nề nhất là tỉnh Cà Mau. Đồng bằng sông Cửu Long đứng trước nguy cơ bị tan rã vì cuối thế kỷ 21 sẽ có nhiều vùng nằm dưới mặt nước biển. 

Cảnh báo sụt lún ở tỉnh Cà Mau__Nam Việt Nam_Ảnh cắt từ video của VTV 4

Nguyên nhân chính là vùng đất này đang thiếu hụt phù sa bồi đắp. Lúc trước hàng năm có 160 triệu tấn phù sa từ thượng nguồn bồi đắp, nhưng hiện mỗi năm chỉ còn 80 – 85 triệu tấn phù sa  và ngày càng giảm, do thượng nguồn sông Mekong có đến 110 đập thủy điện, phù sa bị giữ lại, khiến Đồng bằng sông Cửu Long bị mất 700-800 ha mỗi năm. 

Phù sa là “tấm khiên” bảo vệ rừng ngập mặn, ngăn chặn sóng biển xâm lấn vào bờ, khi thiếu phù sa, sóng biển dễ dàng cuốn trôi rừng ngập mặn khiến rừng ngập mặn suy giảm diện tích trung bình mỗi năm 300ha. Những cột sóng cao từ biển đánh thẳng vào bờ kè, gây sói mòn, sạt lở ven biển cộng với tình trạng khai thác nước ngầm tràn lan, không kiểm soát khiến đồng bằng tan rã từ bên trong. Ngoài ra, còn có chính sách “ngọt hóa” đi ngược lại thiên nhiên của nhà nước góp phần phá hoại (khuyến khích nông dân làm đê bao ngăn mặn nhưng không có nước ngọt đưa vào sông, làm mất cân bằng kết cấu các tầng đất khiến mặt đất không chịu nổi tải trọng).  

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Tue Dec 27, 2022 4:40 pm

Hơn 100,000 người lao động Việt Nam bị giảm việc và mất việc cuối năm

An Vui
27 tháng 12, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Sau một năm thất nghiệp người lao động chen chúc nhau đi rút bảo hiểm một lần tại cơ quan bảo hiểm xã hội ở TP.Thủ Đức_Ảnh Vnexpress chụp 7 Tháng Mười Hai 2022
Tổng liên đoàn lao động Việt Nam dự định chi tiền mặt cho hơn 100,000 lao động bị giảm việc, mất việc, với mức $40- $120 (từ 1 triệu – 3 triệu đồng Việt Nam), tổng kinh phí $12 triệu (300 tỷ đồng).

Trong số đó, người bị giảm việc, giảm giờ làm nhận $40 mỗi người; lao động chấm dứt hợp đồng nhưng chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp nhận $80 và công nhân chấm dứt hợp đồng nhưng chưa tìm được việc mới được nhận $120. Gói hỗ trợ sẽ được thực hiện trước Tết Quý Mão và dự định kéo dài đến hết Tháng Ba 2023.

Cơ quan này dự báo ra Giêng 2023 sẽ có thêm gần 288,000 lao động bị giảm việc, mất việc nên rất cần thêm các gói hỗ trợ lớn từ nhà cầm quyền.

Vnexpress dẫn lời ông Ngọ Duy Hiểu, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết hiện có hàng chục ngàn lao động về quê nghỉ Tết trước cả tháng vì nhà máy thiếu đơn hàng, giảm việc, ngược hẳn mọi năm. Ông Hiểu dẫn thống kê đến ngày 10 Tháng Mười Hai, gần 434,000 người giảm giờ làm hoặc ngừng việc có hưởng lương,  hơn 6,500 lao động tạm hoãn hợp đồng và 41,600 người đã mất việc.

Những ngành giảm mạnh nhu cầu tuyển dụng tại Việt Nam cuối năm 2022_Nguồn thống kê Navigos Group
75% lao động chịu ảnh hưởng làm việc trong các công ty FDI, tập trung ba ngành dệt may, da giầy, chế biến gỗ, chủ yếu ở phía Nam như Sài Gòn, Long An, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương và An Giang. Trong số này có hàng ngàn công nhân nữ 35 tuổi trở lên, đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Thống kê cho thấy lượng người nhận bảo hiểm thất nghiệp 10 tháng 2022 tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó, Sài Gòn tăng gần 26%, Bình Dương tăng 39.1%, Đồng Nai tăng 54.7% và Tiền Giang tăng 66.5% .

Cũng trên báo Vnexpress, tại tọa đàm ngày 8 Tháng Mười Hai, Viện Công nhân & Công đoàn (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam) đã công bố khảo sát đời sống công nhân trong bối cảnh các công ty bị mất đơn hàng với kết quả:  Gần 59% công nhân không có khoản tích lũy; thu nhập thực tế của họ chỉ còn $236/tháng (5.9 triệu đồng) thay vì $268/tháng (6.7 triệu đồng) như mức thống kê công bố Quý III/2022.

Cuộc khảo sát thực hiện trong Tháng Mười Một 2022 với trên 6,200 công nhân ở cả ba miền cho kết quả đáng buồn: Nếu mất việc thì có 11.7% số công nhân tồn tại được dưới một tháng; 16.7% số công nhân duy trì được 1-3 tháng; 12.7% số công nhân duy trì được trên ba tháng.

Người lao động ở Sài Gòn chờ suốt đêm tại văn phòng cơ quan bảo hiểm xã hội để được lãnh bảo hiểm một lần _Ảnh cắt từ video Vnexpress ngày 7 Tháng Mười Hai
Cũng trong khảo sát này, 38% công nhân cho biết đang nợ nần và 14% trong số đó khó trả nợ đúng hạn vì có thể vướng vào tín dụng đen với lãi suất rất cao.

Kết quả khảo sát cũng chỉ ra tổng thu nhập trung bình của công nhân gồm tiền lương, tăng ca, phúc lợi khoảng $349.6/tháng (8.74 triệu đồng) nhưng mức chi tiêu bắt buộc khoảng $412 (10.3 triệu đồng). Thu nhập chỉ đáp ứng được 83% chi tiêu nên 18% công nhân được khảo sát nói rằng họ có ý định rút bảo hiểm xã hội một lần nếu mất việc. Theo quy định, người lao động sau một năm nghỉ việc mà không tìm được việc mới, không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì đủ điều kiện rút một lần, song về già không có lương hưu. Những ngày đầu Tháng Mười Hai 2022, hàng trăm người lao động mất việc sau đợt dịch Covid 2021 phải xếp hàng suốt đêm trước trụ sở Bảo hiểm xã hội TP.Thủ Đức và huyện Hóc Môn chờ làm thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần.

Dữ liệu lớn từ Navigos Group (chủ sở hữu VietnamWorks và Navigos Search) chỉ ra, nhu cầu tuyển dụng của thị trường Việt Nam trong ba tháng cuối năm giảm mạnh ở một loạt ngành nghề, bao gồm: Dệt may/da giày (giảm 44%); Nhà hàng – Khách sạn (giảm 49%); Hàng không – Du lịch (giảm 51%); Hàng hải (giảm 43%); Bất động sản (bắt đầu giảm 29% vào Tháng Mười Một); Thu mua vật tư, cung vận (giảm 30%)…

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 24 of 38 Previous  1 ... 13 ... 23, 24, 25 ... 31 ... 38  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum