Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Page 31 of 38 • Share
Page 31 of 38 • 1 ... 17 ... 30, 31, 32 ... 34 ... 38
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Nào ai chung tình được mãi
Nickie Tran
10 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Ẩm thực đường phố Sài Gòn trong series ‘Street Food: Asia’ của Netflix
Một trong những chủ đề gần đây đang được quan tâm là tình hình mất việc làm của công nhân và hãng xưởng thoi thóp vì không có hàng. Hôm kia, tôi nói chuyện với người bạn. Cô ấy cũng nói mấy xưởng đồ gỗ đang chết lâm sàng.
Số liệu về xuất khẩu hàng may mặc giảm đến mức đáng báo động và mọi người nhận định là sẽ còn giảm nữa vì nhu cầu tiêu thụ giảm do xu hướng xanh. Giảm là giảm so với Việt Nam thôi. Cách đây 20 năm, cầm quần áo may mặc ở Mỹ lên thì cái gì cũng là made in China. Cách đây 5-10 năm thì cầm lên là quần áo made in Việt Nam. Cho đến đôi giày đôi vớ cũng made in Việt Nam.
Bây giờ nhu cầu không phải giảm mà là bị soán ngôi. Bất cứ ai ở Mỹ cứ đi vô cửa hàng quần áo, bốc đại mấy cái lên sẽ thấy đồ bây giờ chuyển hướng sang Bangladesh. Nhu cầu không phải giảm mà là bị thay thế. Tại sao? Có thể liệt kê tạm ra ba lý do:
1/ Nhân công ( có thể) thấp hơn.
2/ Họ nhanh chóng áp dụng qui trình xanh và nguyên liệu xanh vô sản xuất. Điều này có nhiều công ty ở Việt Nam… lì lắm, ít chịu thay đổi upgrade.
3/Chuyện thứ ba dân ngoài nghề chắc ít người biết. Mỹ cấm nhập khẩu tất cả các nguyên liệu sợi vải có nguồn gốc từ Tân Cương. Việt Nam phụ thuộc vùng nguyên liệu của Trung Quốc rất nhiều và để tránh chuyện mua hàng may mặc có nguồn gốc xuất xứ từ Tân Cương thì bên Mỹ họ né luôn Việt Nam cho nó lành.
Ngoài chuyện hàng may mặc ra thì còn nhiều cái khác cần chú ý. Mỗi lần có lô hàng nào xuất khẩu đi ra nước ngoài, tôi thấy báo chí đăng rần rần. Chẳng hạn như lô Thanh Long chiếu xạ được xuất khẩu qua Mỹ, xoài cát Hòa Lộc xuất khẩu qua Mỹ, cua đồng xuất khẩu qua Mỹ. Mắm xuất khẩu qua Mỹ. Trời ơi trời, mấy cái thứ đó chỉ có bán cho người Việt Nam trong chợ Việt Nam thôi.
Tác giả là chuyên gia ẩm thực nổi tiếng được nhắc đến trong nhiều bài báo lẫn phim tài liệu Mỹ về ẩm thực Việt Nam, chủ nhà hàng Kau Ba ở Houston, Texas
Mỹ họ biết Hòa Lộc là cái xứ mô nào, rồi con cua đồng là cái con chi chi? Kể nghe nè, cách đây cũng vài năm, bốc hộp tôm sú , tôm thẻ tôm càng này nọ lên ở ngoài siêu thị là Product of Vietnam. Bây giờ ra siêu thị Mỹ bốc lên là thấy Product of Ecuador… Mấy cái con tôm này thì mới nhiều người ở Mỹ ăn nên khi tự nào về sản phẩm thì sản phẩm đó nó phải mang tính chất đại chúng, làm ra tiền chứ không phải xuất con cá rô từ ao làng này qua ao làng nọ.
Tôi nhớ có chị kia nói ước gì mình hốt được mấy công ty rời Trung Quốc để Việt Nam thay thế làm công xưởng của thế giới. Tôi nói ngay cả chữ “công xưởng” nó cũng đã nói lên cái sự… làm công của mình. Giờ muốn phát triển thì bắt chước Singapore – làm trung tâm tài chính, bắt chước Đài Loan làm bà cố nội của thế giới về con chip chứ làm công làm cái gì. Dĩ nhiên lĩnh vực sản xuất không thể bỏ được và không thể một ngày một bữa là nâng tầm lên thành sản xuất sản phẩm đắt tiền nhưng có một thứ khác có thể làm ngay và làm liền được và khái niệm này hoàn toàn không mới: Làm Bếp Ăn Của Thế Giới.
Ai đi nhiều ăn nhiều sẽ thấy rốt cuộc không có nền ẩm thực nào mà sự phong phú và đa dạng như ẩm thực Việt Nam. Ông Gordon Ramsay mới đây đã chọn Việt Nam và Lào là hai nước có nền ẩm thực ngon nhứt thế giới. Trong mấy danh sách bầu chọn này nọ đều có tên món này món nọ của Việt Nam. Ngay cả danh sách Top 10, Top 5 thành phố ẩm thực của thế giới cũng có mặt cả Sài Gòn lẫn Hà Nội.
Nhưng Việt Nam mình KHÔNG CÓ LÀM cái chi hết để quảng cáo nó. Vài dòng tin ngắn ngủi cho người Việt đọc chơi để tự sướng tinh thần thôi chớ ngoài ra hông có mần cái chi hết để thu hút khách du lịch. Mấy cái này phải quảng cáo dữ dằn ra, thay vì xây tượng này tượng nọ thì cứ lấy tiền đó mướn mấy cha đạo diễn Hollywood làm bộ phim gì đó mà ai coi cũng chảy nước miếng.
Giống như Thái Lan cho Leonardo Di Caprio vô đóng bộ phim xong cái đảo đầy khách du lịch luôn. Mà chính sách visa làm dễ dễ lên chứ Việt Nam đâu có gần Mễ đâu mà sợ người ta qua ở lậu. Mà gần cũng chưa biết đứa nào qua nhà đứa nào ở ha. Đó, coi vậy cũng đâu có khó, dù dễ thì không dễ. Suy nghĩ khác chút đi. Ngồi đó mà tự sướng với những cái ngớ ngẩn. Cái đáng làm thì không làm.
Nickie Tran
10 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Ẩm thực đường phố Sài Gòn trong series ‘Street Food: Asia’ của Netflix
Một trong những chủ đề gần đây đang được quan tâm là tình hình mất việc làm của công nhân và hãng xưởng thoi thóp vì không có hàng. Hôm kia, tôi nói chuyện với người bạn. Cô ấy cũng nói mấy xưởng đồ gỗ đang chết lâm sàng.
Số liệu về xuất khẩu hàng may mặc giảm đến mức đáng báo động và mọi người nhận định là sẽ còn giảm nữa vì nhu cầu tiêu thụ giảm do xu hướng xanh. Giảm là giảm so với Việt Nam thôi. Cách đây 20 năm, cầm quần áo may mặc ở Mỹ lên thì cái gì cũng là made in China. Cách đây 5-10 năm thì cầm lên là quần áo made in Việt Nam. Cho đến đôi giày đôi vớ cũng made in Việt Nam.
Bây giờ nhu cầu không phải giảm mà là bị soán ngôi. Bất cứ ai ở Mỹ cứ đi vô cửa hàng quần áo, bốc đại mấy cái lên sẽ thấy đồ bây giờ chuyển hướng sang Bangladesh. Nhu cầu không phải giảm mà là bị thay thế. Tại sao? Có thể liệt kê tạm ra ba lý do:
1/ Nhân công ( có thể) thấp hơn.
2/ Họ nhanh chóng áp dụng qui trình xanh và nguyên liệu xanh vô sản xuất. Điều này có nhiều công ty ở Việt Nam… lì lắm, ít chịu thay đổi upgrade.
3/Chuyện thứ ba dân ngoài nghề chắc ít người biết. Mỹ cấm nhập khẩu tất cả các nguyên liệu sợi vải có nguồn gốc từ Tân Cương. Việt Nam phụ thuộc vùng nguyên liệu của Trung Quốc rất nhiều và để tránh chuyện mua hàng may mặc có nguồn gốc xuất xứ từ Tân Cương thì bên Mỹ họ né luôn Việt Nam cho nó lành.
Ngoài chuyện hàng may mặc ra thì còn nhiều cái khác cần chú ý. Mỗi lần có lô hàng nào xuất khẩu đi ra nước ngoài, tôi thấy báo chí đăng rần rần. Chẳng hạn như lô Thanh Long chiếu xạ được xuất khẩu qua Mỹ, xoài cát Hòa Lộc xuất khẩu qua Mỹ, cua đồng xuất khẩu qua Mỹ. Mắm xuất khẩu qua Mỹ. Trời ơi trời, mấy cái thứ đó chỉ có bán cho người Việt Nam trong chợ Việt Nam thôi.
Tác giả là chuyên gia ẩm thực nổi tiếng được nhắc đến trong nhiều bài báo lẫn phim tài liệu Mỹ về ẩm thực Việt Nam, chủ nhà hàng Kau Ba ở Houston, Texas
Mỹ họ biết Hòa Lộc là cái xứ mô nào, rồi con cua đồng là cái con chi chi? Kể nghe nè, cách đây cũng vài năm, bốc hộp tôm sú , tôm thẻ tôm càng này nọ lên ở ngoài siêu thị là Product of Vietnam. Bây giờ ra siêu thị Mỹ bốc lên là thấy Product of Ecuador… Mấy cái con tôm này thì mới nhiều người ở Mỹ ăn nên khi tự nào về sản phẩm thì sản phẩm đó nó phải mang tính chất đại chúng, làm ra tiền chứ không phải xuất con cá rô từ ao làng này qua ao làng nọ.
Tôi nhớ có chị kia nói ước gì mình hốt được mấy công ty rời Trung Quốc để Việt Nam thay thế làm công xưởng của thế giới. Tôi nói ngay cả chữ “công xưởng” nó cũng đã nói lên cái sự… làm công của mình. Giờ muốn phát triển thì bắt chước Singapore – làm trung tâm tài chính, bắt chước Đài Loan làm bà cố nội của thế giới về con chip chứ làm công làm cái gì. Dĩ nhiên lĩnh vực sản xuất không thể bỏ được và không thể một ngày một bữa là nâng tầm lên thành sản xuất sản phẩm đắt tiền nhưng có một thứ khác có thể làm ngay và làm liền được và khái niệm này hoàn toàn không mới: Làm Bếp Ăn Của Thế Giới.
Ai đi nhiều ăn nhiều sẽ thấy rốt cuộc không có nền ẩm thực nào mà sự phong phú và đa dạng như ẩm thực Việt Nam. Ông Gordon Ramsay mới đây đã chọn Việt Nam và Lào là hai nước có nền ẩm thực ngon nhứt thế giới. Trong mấy danh sách bầu chọn này nọ đều có tên món này món nọ của Việt Nam. Ngay cả danh sách Top 10, Top 5 thành phố ẩm thực của thế giới cũng có mặt cả Sài Gòn lẫn Hà Nội.
Nhưng Việt Nam mình KHÔNG CÓ LÀM cái chi hết để quảng cáo nó. Vài dòng tin ngắn ngủi cho người Việt đọc chơi để tự sướng tinh thần thôi chớ ngoài ra hông có mần cái chi hết để thu hút khách du lịch. Mấy cái này phải quảng cáo dữ dằn ra, thay vì xây tượng này tượng nọ thì cứ lấy tiền đó mướn mấy cha đạo diễn Hollywood làm bộ phim gì đó mà ai coi cũng chảy nước miếng.
Giống như Thái Lan cho Leonardo Di Caprio vô đóng bộ phim xong cái đảo đầy khách du lịch luôn. Mà chính sách visa làm dễ dễ lên chứ Việt Nam đâu có gần Mễ đâu mà sợ người ta qua ở lậu. Mà gần cũng chưa biết đứa nào qua nhà đứa nào ở ha. Đó, coi vậy cũng đâu có khó, dù dễ thì không dễ. Suy nghĩ khác chút đi. Ngồi đó mà tự sướng với những cái ngớ ngẩn. Cái đáng làm thì không làm.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Oh je
17 tấn thực phẩm bẩn từ miền Bắc đang xuôi Nam thì bị bắt
Lê Thiệt
9 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ trên
Lực lượng chức năng niêm phong toàn bộ số hàng hóa vi phạm – Ảnh: Công an cung cấp
Sáng 9 Tháng Ba, phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Nghệ An cho biết đã kịp thời ngăn chặn một xe container chở gần 17 tấn thực phẩm đông lạnh không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm vào miền Nam tiêu thụ.
Nghe 17 tấn thực phẩm bẩn tưởng là nhiều, nhưng cũng chỉ chứa trong một chiếc xe container thôi, chẳng là gì so với hàng ngàn chuyến xuôi Nam thành công.
Thôi thì, nói theo từ trong nghề, “nếu nó không biết hối lộ, thì cứ bắt tới đâu xử lý đến đó”. Nghe cương quyết trấn áp tội phạm lắm.
Trong 17 tấn thực phẩm bẩn trên chuyến xe hàng do tài xế Nguyễn Văn Chiến (43 tuổi, Quảng Bình) điều khiển, cơ quan chức năng cho biết chủ yếu đó là nội tạng động vật, không có một tờ giấy chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.
Ông tài xế Chiến khai ông ta tự thu gom số hàng trên từ các đầu nậu ở một số tỉnh phía Bắc, sau đó vận chuyển vào Nam tìm mối tiêu thụ.
Công an biết ông ta nhận tội để bịt đầu mối, chứ bao nhiêu vụ buôn lậu, chẳng tài xế nào tự thu gom hàng, rồi tự tìm mối bán cả. Tuy nhiên, việc điều tra đến đó là tạm ngưng, cơ quan chức năng đã lập biên bản, niêm phong số hàng để xử lý theo quy định.
Chỉ mong các anh ấy đừng tiêu thụ là dân mừng rồi.
17 tấn thực phẩm bẩn từ miền Bắc đang xuôi Nam thì bị bắt
Lê Thiệt
9 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ trên
Lực lượng chức năng niêm phong toàn bộ số hàng hóa vi phạm – Ảnh: Công an cung cấp
Sáng 9 Tháng Ba, phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Nghệ An cho biết đã kịp thời ngăn chặn một xe container chở gần 17 tấn thực phẩm đông lạnh không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm vào miền Nam tiêu thụ.
Nghe 17 tấn thực phẩm bẩn tưởng là nhiều, nhưng cũng chỉ chứa trong một chiếc xe container thôi, chẳng là gì so với hàng ngàn chuyến xuôi Nam thành công.
Thôi thì, nói theo từ trong nghề, “nếu nó không biết hối lộ, thì cứ bắt tới đâu xử lý đến đó”. Nghe cương quyết trấn áp tội phạm lắm.
Trong 17 tấn thực phẩm bẩn trên chuyến xe hàng do tài xế Nguyễn Văn Chiến (43 tuổi, Quảng Bình) điều khiển, cơ quan chức năng cho biết chủ yếu đó là nội tạng động vật, không có một tờ giấy chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.
Ông tài xế Chiến khai ông ta tự thu gom số hàng trên từ các đầu nậu ở một số tỉnh phía Bắc, sau đó vận chuyển vào Nam tìm mối tiêu thụ.
Công an biết ông ta nhận tội để bịt đầu mối, chứ bao nhiêu vụ buôn lậu, chẳng tài xế nào tự thu gom hàng, rồi tự tìm mối bán cả. Tuy nhiên, việc điều tra đến đó là tạm ngưng, cơ quan chức năng đã lập biên bản, niêm phong số hàng để xử lý theo quy định.
Chỉ mong các anh ấy đừng tiêu thụ là dân mừng rồi.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
BBC News, Tiếng Việt
TP HCM: Người dân vẫn 'ăn hành' vì thủ tục giấy tờ rườm rà
Song MayGửi bài từ Sài Gòn
10 tháng 3 2023, 10:42 +07
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Câu chuyện tôi kể ra chỉ là về một vài ví dụ ở Sài Gòn nhưng đủ cho thấy các loại giấy tờ khác nhau vẫn tiếp tục 'hành dân'.
Đầu tiên là việc học. Hiện nay, phụ huynh có con vào đầu cấp học (mẫu giáo hoặc lớp 1, lớp 6) ở Sài Gòn phải chuẩn bị hồ sơ nộp cho nhà trường.
Ngoài khai sanh của con, phụ huynh phải kèm theo "Giấy xác nhận cư trú" (ghi rõ diện thường trú hoặc tạm trú) hoặc "Thông báo Số định danh cá nhân và thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư" (tạm gọi tắt là "Thông báo") của đứa trẻ.
Ai "thân" với công an khu vực thì có thể nhờ làm cái giấy xác nhận cư trú rồi đưa đến tận nhà, ai không "thân" thì phải đến văn phòng công an phường xin. Tất nhiên phải đi ít nhất hai lần mới lấy được cái giấy đó.
Nhìn mẫu giấy xác nhận cư trú có nội dung dài hai trang A4 mà ngao ngán, vì có quá nhiều mục phải khai, chả khác gì bản lý lịch, đã vậy còn phải có tên và số định danh của chủ hộ, mối quan hệ với chủ hộ, rồi thông tin của các thành viên khác trong gia đình.
Nếu nhà nào có sẵn cái "Thông báo" của đứa trẻ thì chỉ cần photo và nộp cho trường.
"Thông báo" là tờ giấy A4 thay thế sổ hộ khẩu, do công an phường - nơi đăng ký hộ khẩu - cấp cho từng cá nhân từ năm 2021, tuy nhiên ngay ở Sài Gòn, người có, người không, tùy từng quận và tùy cả vào hoàn cảnh. Ngay trong cùng một nhà, cũng người có, người không - vì nếu may mắn không chỉnh sửa thông tin thì có ngay lần đầu phát, còn sai thông tin thì phải bổ sung giấy tờ và đợi đấy.
Lúc còn sổ hộ khẩu - một cuốn sổ nhỏ tiện cầm theo - thì trên đó ghi tên tất cả mọi người cùng sống trong căn nhà và trang đầu tiên sẽ là số hộ khẩu, họ tên chủ hộ, nơi thường trú, tổ…
Mỗi trang thông tin cá nhân trong sổ hộ khẩu chỉ bao gồm "Quan hệ với chủ hộ, họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quê quán, dân tộc, tôn giáo, số chứng minh nhân dân (CMND)….chuyển đến ngày nào, nơi thường trú trước khi chuyển đến….".
Còn cái "Thông báo" cho từng cá nhân thì rất nhiều thông tin. Ngoài số định danh cá nhân (trùng với số căn cước công dân - CCCD, nhưng không hiểu sao lại đặt tên mới cho thêm rối?), còn có những thông tin khác như nhóm máu, nơi đăng ký khai sinh, tên cha, tên mẹ, tình trạng hôn nhân, tên vợ hay chồng.
Trước khi có được cái "Thông báo" này, công an phát cho mỗi người một tờ khai, hệt như tờ khai lý lịch. Nếu cha mẹ còn sống thì phải kèm bản photo CMND hoặc CCCD của cha mẹ; nếu khai có vợ có chồng phải photo giấy kết hôn đính kèm.
Trong cái "Thông báo" này, kỳ cục nhất là nơi đăng ký khai sinh: nếu một người sanh ở Sài Gòn trước 1975 thì nơi sanh của họ - một xã nào đó thuộc quận nào đó hiện đã bị đổi tên, thì công an sẽ tự tiện đổi thành tên mới hiện nay, nghĩa là hoàn toàn khác với bản gốc khai sanh của họ!
Thế nhưng, nếu khiếu nại chắc chắn sẽ càng rước thêm mệt mỏi vào người.
Cái tờ "Thông báo" chứa đựng hầu hết thông tin của một người lại chỉ là tờ giấy A4 mỏng manh, nên để bảo vệ nó, tôi phải đi ép plastic, và tất nhiên, cất cho kỹ.
Mặc kệ dân bị mất thời gian và tiền bạc
Rồi đến chuyện Bộ Công an Việt Nam thay đổi passport (màu sắc, thiết kế cuốn sổ và thông tin bên trong) vừa qua "làm tốn không ít giấy mực" của báo chí, nói theo kiểu hồi báo in còn là số 1 trên thị trường.
Và ai chưa phải đi làm lại sổ mới trong thời gian lộn xộn vừa qua (ban đầu không ghi nơi sanh, rồi sau lại ghi nơi sanh; chưa gắn chip, rồi lại gắn chip) thì đúng là điều may mắn.
Thêm nữa, chuyện chứng nhận tạm trú. Một người bạn của tôi có nhà cho thuê. Bạn kể việc lên công an phường làm giấy chứng nhận tạm trú cho khách thuê cũng trần ai. Cùng một khách thuê trong hơn 10 năm, loại giấy này (có thời hạn ngắn) thay đổi tờ khai không biết bao nhiêu lần, càng ngày càng chi tiết.
Có năm công an phát cho khách thuê trọ dài hạn (gọi là KT3) một cuốn sổ tương tự sổ hộ khẩu, nhưng sau đó lại hủy bỏ, thay bằng giấy tạm trú (khổ A4) có thời hạn từng năm.
Mới nhất, giấy tạm trú cấp cho khách thuê có tên "Thông báo về kết quả giải quyết, hủy bỏ đăng ký cư trú" (tên gọi giấy tạm trú cũng rối rắm y như cái "Thông báo" thay sổ hộ khẩu), chỉ có thời hạn 2 năm.
Để có cái giấy "phòng thân" cho khách thuê dài hạn (vì đụng chỗ nào cũng đòi, ngay cả đi lãnh bảo hiểm thất nghiệp), bạn tôi phải nộp tờ khai thay đổi thông tin cư trú cho từng khách thuê, sau đó đến ngày hẹn lên lần nữa, may thì lấy được ngay, không thì chờ tiếp.
Mới đây, thông tin về việc CCCD thêm cái này, thay cái kia, đổi cái nọ, khiến một người bạn khác của tôi méo mặt. Vốn bị "ăn hành" đến mức "cay xé" mới có được CCCD gắn chip hồi năm ngoái, bạn hỏi tôi: - Thế giờ thay đổi nữa, tôi có phải đi làm thẻ CCCD mới không? - Không, cho đến khi nào cái thẻ ấy gần hết hạn thì bạn mới phải đi làm.
Bạn tôi thở phào nhẹ nhõm, vì thời hạn trên thẻ của bạn đến 10 năm. Nhưng khoan, tôi bảo - Thấy báo viết vậy, chứ trong thực tế không biết có đúng như vậy không nghen. Bạn tôi trợn mắt nhìn. Đúng. Vì tôi đã trải qua kinh nghiệm này rồi.
Thẻ CCCD mã vạch của tôi làm đầu năm 2020, ghi "Có giá trị đến "không thời hạn". Khi có lệnh thay đổi CCCD gắn chip, tôi yên chí "không thời hạn" thì khỏi phải làm CCCD gắn chip (báo và các công ty luật đều viết: "thẻ CCCD mã vạch chỉ đổi thành CCCD gắn chip khi hết hạn hoặc có thay đổi về thông tin") nhưng khi trình bày, cuối năm 2021 tôi vẫn bị gọi tên. Khi tôi bận chưa kịp đi, tổ trưởng đến nhà réo, sau đó đến công an, vậy có dám từ chối không?
Hơn một tháng sau, công an khu vực gọi tôi đến công an phường để nhận CCCD mới và đem theo CCCD có mã vạch còn mới nguyên để nộp lại. Tính phí làm một cái CCCD mã vạch thì không bao nhiêu, chỉ 30.000 VND (hơn 1USD) nhưng nhân lên vài chục triệu người, sẽ ra con số không nhỏ! Đó là chưa kể mất bao nhiêu thời gian công sức của dân, khi phải chầu chực đến hai lần (nửa buổi chờ làm và nửa buổi chờ lấy) trong khoảng thời gian chỉ hơn 1 năm.
Đã thế, còn "đoạn trường" này nữa, sau khi nhận thẻ CCCD có mã vạch, tôi phải làm đơn xin "Giấy xác nhận số chứng minh nhân dân", nghĩa là người có số CCCD này cũng là người có số CMND kia. Công an quận hẹn một tuần sau lấy. Sau đó, khi trình CCCD có mã vạch ở ngân hàng hay làm thủ tục nhà đất, tôi phải chìa cái giấy xác nhận này (bản chính lẫn bản photo) để ngân hàng và phòng công chứng nhà đất đối chiếu.
Thay giấy mới thì luôn thòng thêm "giấy phụ" (kiểu "giấy phép con" trong lãnh vực kinh tế), và "giấy phụ" còn lắm chi tiết hơn giấy cũ, đó là dấu hiệu XHCN, tức… xuống hố cả nút!
Thủ tục 'đầu tiên' là xong hết
Trên trang Facebook của chị Đặng Bích Phượng ở Hà Nội, hồi cuối năm 2022, tôi đọc thấy dòng trạng thái: "Hôm nọ nhà em ra ủy ban, thấy một ông ngồi bên đang nhăn nhó trình bày, là mẹ ông mới mất, mà giấy tờ của bà năm sinh không khớp nhau, CMND thì sinh năm 1928, hộ khẩu thì sinh năm 1927.
Bảo hiểm bắt ông về phường xác minh, là bà sinh năm 27 với bà sinh năm 28 chỉ là một. Phường bảo phường không xác minh được, vì ai làm sai mới sửa được, mà bây giờ chả biết cơ quan nào làm sai. Ông kia ngồi đực mặt ra, không biết làm sao. Ở xứ mình, mất giấy tờ còn làm lại được, chứ không khớp giấy tờ thì nhục như con trùng trục".
Một bạn của chị Phượng đã bình luận: "Chế độ cũ đơn giản hơn nhiều, chỉ cần người con cam kết trước pháp luật rằng hai năm sanh nói trên chỉ áp dụng cho một người, là đủ. Sau này nếu có sai trái, người làm đơn sẽ bị chế tài bởi luật pháp, còn trước mắt chánh quyền phải xác nhận theo nhu cầu của người dân vì gia đình ông này sống ở địa phương đó và những người xung quanh biết rõ.
Tôi đã sống qua ba chế độ: Cộng hoà, Cộng sản và Mỹ, thấy chế độ "ưu việt" là rắc rối nhứt, do luật tù mù, rối rắm nên người thi hành luật sợ trách nhiệm, rốt cuộc người dân lãnh đủ."
Bạn khác kết luận: "Phải làm thủ tục ĐẦU TIÊN (tiền đâu) rồi mọi chuyện sẽ được giải quyết hết" và rất nhiều người đã đồng ý sử dụng cách đó là nhanh nhất khi bị "ăn hành" vì giấy tờ không khớp.
Chị Phượng cũng kể kinh nghiệm khổ sở của mình khi đi làm giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (hay còn gọi là giấy chứng nhận độc thân). Vì không lập gia đình, khi cần làm giấy này, chị phải về nơi ở lúc chị 18 tuổi để xin xác nhận lúc đó chưa kết hôn với ai. Tóm lại, từ năm 18 tuổi đến thời điểm chị đi xin giấy, thay đổi bao nhiêu chỗ ở thì chị phải đến bấy nhiêu chỗ để xin giấy chứng nhận độc thân.
Một đứa cháu của tôi khi lập gia đình, muốn đăng ký kết hôn phải đi xin giấy chứng nhận độc thân ở ba phường thuộc hai quận, vì từ năm 18 tuổi đến năm 30 tuổi, nhà cháu thay đổi chỗ ở ba lần.
Khi trở về nơi ở đầu tiên để xin giấy này, nhìn vẻ lo lắng của cháu, bà tổ trưởng khu phố đã nói nhỏ: "Con cứ bỏ phong bì vài trăm ngàn là xong ngay."
Và quả là "xong ngay" trong vòng ba ngày. Cải cách gì mà cuối cùng thì đồng tiền luôn có sức nặng hơn mọi thủ tục.
Bài thể hiện quan điểm riêng của tác giả Song May từ Sài Gòn
TP HCM: Người dân vẫn 'ăn hành' vì thủ tục giấy tờ rườm rà
Song MayGửi bài từ Sài Gòn
10 tháng 3 2023, 10:42 +07
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Câu chuyện tôi kể ra chỉ là về một vài ví dụ ở Sài Gòn nhưng đủ cho thấy các loại giấy tờ khác nhau vẫn tiếp tục 'hành dân'.
Đầu tiên là việc học. Hiện nay, phụ huynh có con vào đầu cấp học (mẫu giáo hoặc lớp 1, lớp 6) ở Sài Gòn phải chuẩn bị hồ sơ nộp cho nhà trường.
Ngoài khai sanh của con, phụ huynh phải kèm theo "Giấy xác nhận cư trú" (ghi rõ diện thường trú hoặc tạm trú) hoặc "Thông báo Số định danh cá nhân và thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư" (tạm gọi tắt là "Thông báo") của đứa trẻ.
Ai "thân" với công an khu vực thì có thể nhờ làm cái giấy xác nhận cư trú rồi đưa đến tận nhà, ai không "thân" thì phải đến văn phòng công an phường xin. Tất nhiên phải đi ít nhất hai lần mới lấy được cái giấy đó.
Nhìn mẫu giấy xác nhận cư trú có nội dung dài hai trang A4 mà ngao ngán, vì có quá nhiều mục phải khai, chả khác gì bản lý lịch, đã vậy còn phải có tên và số định danh của chủ hộ, mối quan hệ với chủ hộ, rồi thông tin của các thành viên khác trong gia đình.
Nếu nhà nào có sẵn cái "Thông báo" của đứa trẻ thì chỉ cần photo và nộp cho trường.
"Thông báo" là tờ giấy A4 thay thế sổ hộ khẩu, do công an phường - nơi đăng ký hộ khẩu - cấp cho từng cá nhân từ năm 2021, tuy nhiên ngay ở Sài Gòn, người có, người không, tùy từng quận và tùy cả vào hoàn cảnh. Ngay trong cùng một nhà, cũng người có, người không - vì nếu may mắn không chỉnh sửa thông tin thì có ngay lần đầu phát, còn sai thông tin thì phải bổ sung giấy tờ và đợi đấy.
Lúc còn sổ hộ khẩu - một cuốn sổ nhỏ tiện cầm theo - thì trên đó ghi tên tất cả mọi người cùng sống trong căn nhà và trang đầu tiên sẽ là số hộ khẩu, họ tên chủ hộ, nơi thường trú, tổ…
Mỗi trang thông tin cá nhân trong sổ hộ khẩu chỉ bao gồm "Quan hệ với chủ hộ, họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quê quán, dân tộc, tôn giáo, số chứng minh nhân dân (CMND)….chuyển đến ngày nào, nơi thường trú trước khi chuyển đến….".
Còn cái "Thông báo" cho từng cá nhân thì rất nhiều thông tin. Ngoài số định danh cá nhân (trùng với số căn cước công dân - CCCD, nhưng không hiểu sao lại đặt tên mới cho thêm rối?), còn có những thông tin khác như nhóm máu, nơi đăng ký khai sinh, tên cha, tên mẹ, tình trạng hôn nhân, tên vợ hay chồng.
Trước khi có được cái "Thông báo" này, công an phát cho mỗi người một tờ khai, hệt như tờ khai lý lịch. Nếu cha mẹ còn sống thì phải kèm bản photo CMND hoặc CCCD của cha mẹ; nếu khai có vợ có chồng phải photo giấy kết hôn đính kèm.
Trong cái "Thông báo" này, kỳ cục nhất là nơi đăng ký khai sinh: nếu một người sanh ở Sài Gòn trước 1975 thì nơi sanh của họ - một xã nào đó thuộc quận nào đó hiện đã bị đổi tên, thì công an sẽ tự tiện đổi thành tên mới hiện nay, nghĩa là hoàn toàn khác với bản gốc khai sanh của họ!
Thế nhưng, nếu khiếu nại chắc chắn sẽ càng rước thêm mệt mỏi vào người.
Cái tờ "Thông báo" chứa đựng hầu hết thông tin của một người lại chỉ là tờ giấy A4 mỏng manh, nên để bảo vệ nó, tôi phải đi ép plastic, và tất nhiên, cất cho kỹ.
Mặc kệ dân bị mất thời gian và tiền bạc
Rồi đến chuyện Bộ Công an Việt Nam thay đổi passport (màu sắc, thiết kế cuốn sổ và thông tin bên trong) vừa qua "làm tốn không ít giấy mực" của báo chí, nói theo kiểu hồi báo in còn là số 1 trên thị trường.
Và ai chưa phải đi làm lại sổ mới trong thời gian lộn xộn vừa qua (ban đầu không ghi nơi sanh, rồi sau lại ghi nơi sanh; chưa gắn chip, rồi lại gắn chip) thì đúng là điều may mắn.
Thêm nữa, chuyện chứng nhận tạm trú. Một người bạn của tôi có nhà cho thuê. Bạn kể việc lên công an phường làm giấy chứng nhận tạm trú cho khách thuê cũng trần ai. Cùng một khách thuê trong hơn 10 năm, loại giấy này (có thời hạn ngắn) thay đổi tờ khai không biết bao nhiêu lần, càng ngày càng chi tiết.
Có năm công an phát cho khách thuê trọ dài hạn (gọi là KT3) một cuốn sổ tương tự sổ hộ khẩu, nhưng sau đó lại hủy bỏ, thay bằng giấy tạm trú (khổ A4) có thời hạn từng năm.
Mới nhất, giấy tạm trú cấp cho khách thuê có tên "Thông báo về kết quả giải quyết, hủy bỏ đăng ký cư trú" (tên gọi giấy tạm trú cũng rối rắm y như cái "Thông báo" thay sổ hộ khẩu), chỉ có thời hạn 2 năm.
Để có cái giấy "phòng thân" cho khách thuê dài hạn (vì đụng chỗ nào cũng đòi, ngay cả đi lãnh bảo hiểm thất nghiệp), bạn tôi phải nộp tờ khai thay đổi thông tin cư trú cho từng khách thuê, sau đó đến ngày hẹn lên lần nữa, may thì lấy được ngay, không thì chờ tiếp.
Mới đây, thông tin về việc CCCD thêm cái này, thay cái kia, đổi cái nọ, khiến một người bạn khác của tôi méo mặt. Vốn bị "ăn hành" đến mức "cay xé" mới có được CCCD gắn chip hồi năm ngoái, bạn hỏi tôi: - Thế giờ thay đổi nữa, tôi có phải đi làm thẻ CCCD mới không? - Không, cho đến khi nào cái thẻ ấy gần hết hạn thì bạn mới phải đi làm.
Bạn tôi thở phào nhẹ nhõm, vì thời hạn trên thẻ của bạn đến 10 năm. Nhưng khoan, tôi bảo - Thấy báo viết vậy, chứ trong thực tế không biết có đúng như vậy không nghen. Bạn tôi trợn mắt nhìn. Đúng. Vì tôi đã trải qua kinh nghiệm này rồi.
Thẻ CCCD mã vạch của tôi làm đầu năm 2020, ghi "Có giá trị đến "không thời hạn". Khi có lệnh thay đổi CCCD gắn chip, tôi yên chí "không thời hạn" thì khỏi phải làm CCCD gắn chip (báo và các công ty luật đều viết: "thẻ CCCD mã vạch chỉ đổi thành CCCD gắn chip khi hết hạn hoặc có thay đổi về thông tin") nhưng khi trình bày, cuối năm 2021 tôi vẫn bị gọi tên. Khi tôi bận chưa kịp đi, tổ trưởng đến nhà réo, sau đó đến công an, vậy có dám từ chối không?
Hơn một tháng sau, công an khu vực gọi tôi đến công an phường để nhận CCCD mới và đem theo CCCD có mã vạch còn mới nguyên để nộp lại. Tính phí làm một cái CCCD mã vạch thì không bao nhiêu, chỉ 30.000 VND (hơn 1USD) nhưng nhân lên vài chục triệu người, sẽ ra con số không nhỏ! Đó là chưa kể mất bao nhiêu thời gian công sức của dân, khi phải chầu chực đến hai lần (nửa buổi chờ làm và nửa buổi chờ lấy) trong khoảng thời gian chỉ hơn 1 năm.
Đã thế, còn "đoạn trường" này nữa, sau khi nhận thẻ CCCD có mã vạch, tôi phải làm đơn xin "Giấy xác nhận số chứng minh nhân dân", nghĩa là người có số CCCD này cũng là người có số CMND kia. Công an quận hẹn một tuần sau lấy. Sau đó, khi trình CCCD có mã vạch ở ngân hàng hay làm thủ tục nhà đất, tôi phải chìa cái giấy xác nhận này (bản chính lẫn bản photo) để ngân hàng và phòng công chứng nhà đất đối chiếu.
Thay giấy mới thì luôn thòng thêm "giấy phụ" (kiểu "giấy phép con" trong lãnh vực kinh tế), và "giấy phụ" còn lắm chi tiết hơn giấy cũ, đó là dấu hiệu XHCN, tức… xuống hố cả nút!
Thủ tục 'đầu tiên' là xong hết
Trên trang Facebook của chị Đặng Bích Phượng ở Hà Nội, hồi cuối năm 2022, tôi đọc thấy dòng trạng thái: "Hôm nọ nhà em ra ủy ban, thấy một ông ngồi bên đang nhăn nhó trình bày, là mẹ ông mới mất, mà giấy tờ của bà năm sinh không khớp nhau, CMND thì sinh năm 1928, hộ khẩu thì sinh năm 1927.
Bảo hiểm bắt ông về phường xác minh, là bà sinh năm 27 với bà sinh năm 28 chỉ là một. Phường bảo phường không xác minh được, vì ai làm sai mới sửa được, mà bây giờ chả biết cơ quan nào làm sai. Ông kia ngồi đực mặt ra, không biết làm sao. Ở xứ mình, mất giấy tờ còn làm lại được, chứ không khớp giấy tờ thì nhục như con trùng trục".
Một bạn của chị Phượng đã bình luận: "Chế độ cũ đơn giản hơn nhiều, chỉ cần người con cam kết trước pháp luật rằng hai năm sanh nói trên chỉ áp dụng cho một người, là đủ. Sau này nếu có sai trái, người làm đơn sẽ bị chế tài bởi luật pháp, còn trước mắt chánh quyền phải xác nhận theo nhu cầu của người dân vì gia đình ông này sống ở địa phương đó và những người xung quanh biết rõ.
Tôi đã sống qua ba chế độ: Cộng hoà, Cộng sản và Mỹ, thấy chế độ "ưu việt" là rắc rối nhứt, do luật tù mù, rối rắm nên người thi hành luật sợ trách nhiệm, rốt cuộc người dân lãnh đủ."
Bạn khác kết luận: "Phải làm thủ tục ĐẦU TIÊN (tiền đâu) rồi mọi chuyện sẽ được giải quyết hết" và rất nhiều người đã đồng ý sử dụng cách đó là nhanh nhất khi bị "ăn hành" vì giấy tờ không khớp.
Chị Phượng cũng kể kinh nghiệm khổ sở của mình khi đi làm giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (hay còn gọi là giấy chứng nhận độc thân). Vì không lập gia đình, khi cần làm giấy này, chị phải về nơi ở lúc chị 18 tuổi để xin xác nhận lúc đó chưa kết hôn với ai. Tóm lại, từ năm 18 tuổi đến thời điểm chị đi xin giấy, thay đổi bao nhiêu chỗ ở thì chị phải đến bấy nhiêu chỗ để xin giấy chứng nhận độc thân.
Một đứa cháu của tôi khi lập gia đình, muốn đăng ký kết hôn phải đi xin giấy chứng nhận độc thân ở ba phường thuộc hai quận, vì từ năm 18 tuổi đến năm 30 tuổi, nhà cháu thay đổi chỗ ở ba lần.
Khi trở về nơi ở đầu tiên để xin giấy này, nhìn vẻ lo lắng của cháu, bà tổ trưởng khu phố đã nói nhỏ: "Con cứ bỏ phong bì vài trăm ngàn là xong ngay."
Và quả là "xong ngay" trong vòng ba ngày. Cải cách gì mà cuối cùng thì đồng tiền luôn có sức nặng hơn mọi thủ tục.
Bài thể hiện quan điểm riêng của tác giả Song May từ Sài Gòn
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Báo điện tử Tiền Phong
Những khoảng lặng thanh xuân: Buồn - Vui duyên phận
30/06/2022
TP - Nhiều công nhân ngày ngày chỉ biết đi làm, đến khi quá lứa, nhỡ thì mới gặm nhấm nỗi cô đơn. Ngược lại, môi trường khu công nghiệp, dễ tìm bạn đời. Tuy nhiên, nếu không tỉnh táo, bản lĩnh, bạn trẻ lại vướng vào những cuộc tình bị thương…
Thiếu thốn tình cảm
Đúng giờ tan ca chiều thứ 6, chúng tôi có mặt ở thôn Ấp Đồng, xã Yên Trung (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh). Nằm bên KCN Yên Phong, Ấp Đồng sầm uất với những ánh đèn led nhấp nháy của quán hát, khách sạn, những sạp quần áo (chủ yếu dành cho nữ) và những cửa hàng ăn uống san sát nhau ngay từ cổng vào. Phía trong, từng tốp công nhân rảo bước về phòng trọ. Dừng chân cùng một tốp công nhân trước sạp giày dép, chúng tôi gặp Hoàng Thùy (SN 1989) quê ở Nam Định, đang thử đôi xăng đan. Trước khi về phòng, Thùy tạt mấy cửa hàng mua rau, cá để nấu bữa tối và cả ngày hôm sau. “Em chuẩn bị để ngày mai ngủ nướng, chứ chả muốn đi đâu chơi”, Thùy nói.
Mời chúng tôi vào gian phòng chừng 8m2 được trang bị đủ điều hòa, quạt, bếp ăn mi ni. Thùy vừa nhanh tay nhặt rau, rán cá vừa nói: “Em chọn làm ca, mỗi tuần làm 5 buổi, mỗi buổi 8 tiếng (nghỉ thứ 7 và Chủ nhật). Còn có xưởng sản xuất công nhân phải làm kíp, 4 ngày làm 12 tiếng thì được nghỉ 3 ngày/tuần, được trả lương cao hơn nhưng vất vả lắm”, Thùy cho hay. Thấy chúng tôi nhắc việc nghỉ nhiều có thời gian để yêu đương, Thùy đỏ mặt, lập tức hồi đáp: “Em có yêu ai đâu!”.
Khi còn là sinh viên, Thùy ấp ủ trở thành một cô giáo trường làng. Lấy xong tấm bằng cao đẳng nhưng về quê không xin được việc, Thùy lên Hà Nội làm phụ bếp cho một quán ăn ở phố Liễu Giai. Tại đây, làm được mấy năm, chị nảy sinh tình cảm với một người bạn ít tuổi hơn. Hai người quyết định tiến tới hôn nhân nhưng không được gia đình chấp nhận. Lúc đó, cô em gái cũng vừa học xong đại học, không xin được việc, hai chị em nhờ người quen giới thiệu xuống làm công nhân ở KCN Yên Phong.
“Hai chị em cùng làm ngày, cùng một công ty, ngày ngày chỉ biết đi làm rồi về phòng trọ, ngày tháng trôi qua, tuổi cứ lớn dần. Mỗi năm về thăm bố mẹ một hai lần. Tết về nhà thì sợ mọi người giục, em ở lại công ty tăng ca, kiếm tiền. Giờ, em đã 33 tuổi rồi, chưa yêu ai. Cũng có một vài lần có bạn trai tán tỉnh nhưng họ trẻ quá nên sợ…”, Thùy chia sẻ và cho biết, ở công ty cũng có nhiều bạn nữ cùng tuổi không có thời gian cho riêng mình, cứ vậy gặm nhấm nỗi cô đơn. Mục tiêu của Thùy là cố gắng làm vài năm nữa lấy chút vốn rồi về quê mở một cửa hàng, rồi có thời gian phụng dưỡng cha mẹ khi già.
Tình - tù tội mong manh
“Hai chị em cùng làm ngày, cùng một công ty, ngày ngày chỉ biết đi làm rồi về phòng trọ, ngày tháng trôi qua, tuổi cứ lớn dần. Mỗi năm về thăm bố mẹ một hai lần. Tết về nhà thì sợ mọi người giục, em ở lại công ty tăng ca, kiếm tiền”.
Công nhân Hoàng Thùy
Trong quá trình viết bài, chúng tôi rất đau xót khi tìm hiểu về những vụ án, án mạng liên quan đến yêu đương, tình dục trong công nhân đang ngày một gia tăng. Trong đó, chỉ riêng huyện Việt Yên, trọng điểm phát triển KCN của Bắc Giang đã liên tiếp xảy ra các vụ án đau lòng.
Ngày 4/7/2020, trong khu nhà trọ ở thôn Núi Hiểu, xã Quang Châu, Việt Yên, Bắc Giang xảy ra vụ án mạng khiến một người chết. Vụ án liên quan đến chị Lăng Thị T, quê ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, người trải qua hai cuộc hôn nhân bất hạnh (một người chồng tù tội, người còn lại chết sớm). Chị xuống làm công nhân trong khu công nghiệp ở huyện Việt Yên. Xuống đây, chị yêu anh Hoàng Văn Quyết, SN 1982, trú tại thôn Đồng Cẩy, xã Tân Thành (huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn) và sống chung với nhau 5 năm rồi chia tay. Sau đó, qua hội nhóm trên mạng xã hội chị T quen và yêu anh Vi Văn Thiện.
Sau đó, Quyết với Thiện lại mâu thuẫn với nhau vì Quyết muốn quay lại với chị T nhưng chị T và Thiện đều không đồng ý. Mọi lần, Quyết và Thiện cũng chỉ cãi nhau xong rồi thôi. Mọi người trong xóm trọ còn tò mò, can ngăn việc va chạm giữa Quyết và Thiện nhưng lâu dần không ai quan tâm. Đỉnh điểm, ngày 4/7/2020, Quyết đến phòng trọ của chị T và chạm mặt Thiện ở đó. Vừa thấy nhau, sau vài câu cà khịa, cãi vã hai người đàn ông này đã lao vào đấm đá. Quyết vớ một cây gậy ở phòng trọ cạnh đó để đánh Thiện thì bị Thiện cầm dao bấm đâm Quyết tử vong.
Một vụ liên quan đến tình yêu, tình dục chưa có án mạng nhưng gây chấn động cũng mới xảy ra tại Việt Yên, Bắc Giang. Theo đó, ngày 25/3/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bắc Giang khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam 4 đối tượng về tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”. Các bị can đều rất trẻ, gồm: Vàng Mí Tủa (SN 2006) và Giàng Mí Sử (SN 2005), Sùng Mí Po (SN 2003), cùng trú xã Đường Thượng, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang và Dương Đan Huy (SN 2006, trú xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên).
Thông tin được cơ quan công an đưa ra sau đó gây chấn động: Cháu T trú tại huyện Việt Yên có quan hệ tình cảm với Huy. Tối ngày 12/3/2022, tại phòng trọ của Huy ở tổ dân phố Kiểu, thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên, Huy đã có hành vi hiếp dâm cháu T. Đến chiều ngày 13/3, cháu T lại sang chơi tại phòng trọ của Vàng Mí Tủa, tại đây ba đối tượng lại tiếp tục thực hiện hành vi hiếp dâm cháu T...
Những nữ công nhân may mắn thành… bà chủ
Trong thiệt thòi chung đó, nhiều công nhân trẻ, đặc biệt là công nhân nữ có được may mắn trong tình yêu, hôn nhân. Tìm về tổ dân phố My Điền 2 thị trấn Nếnh (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang), hỏi nhà Bí thư Chi bộ Phùng Minh Nghị, anh Định, chủ cửa hàng ăn nhanh, sửa xe cạnh nhà văn hóa nhanh nhảu: “Anh lên xe em chở vào, bác ấy bận lắm không biết có nhà không”.
Nói là làm, anh Định quay chiếc SH trắng muốt mời tôi lên xe. Trên đường đi, anh Định cho biết, trước đây đi làm ở xa, khi có KCN anh về làm công ty. Được một thời gian, anh Định quen vợ (quê ở Sơn Động xuống đây làm công nhân, thuê trọ). Yêu nhau được 1 tháng, anh Định xin gia đình cho cưới. Vợ bụng mang dạ chửa, làm công ty vất vả nên cả hai cùng xin nghỉ. Hai vợ chồng tiếp quản lại 30 căn phòng trọ của bố mẹ, mở thêm quán nước, quán sửa xe, bán đồ ăn nhanh.
Chúng tôi đến nhà ông Nghị lúc giữa trưa nắng. Ông Nghị cho biết, đại đa số thanh niên trong làng đều cưới vợ là công nhân từ nơi khác đến. Cứ có 10 cặp cưới thì chỉ có 2 cặp là lấy vợ người trong tỉnh, còn lại là lấy người từ các tỉnh miền núi phía Bắc xuống đây.
Nhà ông Nghị cũng có hai con đang làm trong KCN. Con gái ông cùng chồng lập công ty cung ứng dịch vụ trong KCN, làm ăn cũng khấm khá. Còn cậu con trai cũng làm công nhân trong nhà máy ở KCN Vân Trung. Chỉ lên tấm ảnh cưới, ông Nghị cho biết, khi KCN phát triển, nhà máy mọc lên thì con trai ông cũng quay về đây để làm việc. Tại đây, anh quen biết vợ ở Hải Dương sang KCN làm, tìm hiểu và lấy nhau. Giờ hai vợ chồng đã sinh cho ông hai đứa cháu “đích tôn” kháu khỉnh.
Những khoảng lặng thanh xuân: Buồn - Vui duyên phận
30/06/2022
TP - Nhiều công nhân ngày ngày chỉ biết đi làm, đến khi quá lứa, nhỡ thì mới gặm nhấm nỗi cô đơn. Ngược lại, môi trường khu công nghiệp, dễ tìm bạn đời. Tuy nhiên, nếu không tỉnh táo, bản lĩnh, bạn trẻ lại vướng vào những cuộc tình bị thương…
Thiếu thốn tình cảm
Đúng giờ tan ca chiều thứ 6, chúng tôi có mặt ở thôn Ấp Đồng, xã Yên Trung (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh). Nằm bên KCN Yên Phong, Ấp Đồng sầm uất với những ánh đèn led nhấp nháy của quán hát, khách sạn, những sạp quần áo (chủ yếu dành cho nữ) và những cửa hàng ăn uống san sát nhau ngay từ cổng vào. Phía trong, từng tốp công nhân rảo bước về phòng trọ. Dừng chân cùng một tốp công nhân trước sạp giày dép, chúng tôi gặp Hoàng Thùy (SN 1989) quê ở Nam Định, đang thử đôi xăng đan. Trước khi về phòng, Thùy tạt mấy cửa hàng mua rau, cá để nấu bữa tối và cả ngày hôm sau. “Em chuẩn bị để ngày mai ngủ nướng, chứ chả muốn đi đâu chơi”, Thùy nói.
Mời chúng tôi vào gian phòng chừng 8m2 được trang bị đủ điều hòa, quạt, bếp ăn mi ni. Thùy vừa nhanh tay nhặt rau, rán cá vừa nói: “Em chọn làm ca, mỗi tuần làm 5 buổi, mỗi buổi 8 tiếng (nghỉ thứ 7 và Chủ nhật). Còn có xưởng sản xuất công nhân phải làm kíp, 4 ngày làm 12 tiếng thì được nghỉ 3 ngày/tuần, được trả lương cao hơn nhưng vất vả lắm”, Thùy cho hay. Thấy chúng tôi nhắc việc nghỉ nhiều có thời gian để yêu đương, Thùy đỏ mặt, lập tức hồi đáp: “Em có yêu ai đâu!”.
Khi còn là sinh viên, Thùy ấp ủ trở thành một cô giáo trường làng. Lấy xong tấm bằng cao đẳng nhưng về quê không xin được việc, Thùy lên Hà Nội làm phụ bếp cho một quán ăn ở phố Liễu Giai. Tại đây, làm được mấy năm, chị nảy sinh tình cảm với một người bạn ít tuổi hơn. Hai người quyết định tiến tới hôn nhân nhưng không được gia đình chấp nhận. Lúc đó, cô em gái cũng vừa học xong đại học, không xin được việc, hai chị em nhờ người quen giới thiệu xuống làm công nhân ở KCN Yên Phong.
“Hai chị em cùng làm ngày, cùng một công ty, ngày ngày chỉ biết đi làm rồi về phòng trọ, ngày tháng trôi qua, tuổi cứ lớn dần. Mỗi năm về thăm bố mẹ một hai lần. Tết về nhà thì sợ mọi người giục, em ở lại công ty tăng ca, kiếm tiền. Giờ, em đã 33 tuổi rồi, chưa yêu ai. Cũng có một vài lần có bạn trai tán tỉnh nhưng họ trẻ quá nên sợ…”, Thùy chia sẻ và cho biết, ở công ty cũng có nhiều bạn nữ cùng tuổi không có thời gian cho riêng mình, cứ vậy gặm nhấm nỗi cô đơn. Mục tiêu của Thùy là cố gắng làm vài năm nữa lấy chút vốn rồi về quê mở một cửa hàng, rồi có thời gian phụng dưỡng cha mẹ khi già.
Tình - tù tội mong manh
“Hai chị em cùng làm ngày, cùng một công ty, ngày ngày chỉ biết đi làm rồi về phòng trọ, ngày tháng trôi qua, tuổi cứ lớn dần. Mỗi năm về thăm bố mẹ một hai lần. Tết về nhà thì sợ mọi người giục, em ở lại công ty tăng ca, kiếm tiền”.
Công nhân Hoàng Thùy
Trong quá trình viết bài, chúng tôi rất đau xót khi tìm hiểu về những vụ án, án mạng liên quan đến yêu đương, tình dục trong công nhân đang ngày một gia tăng. Trong đó, chỉ riêng huyện Việt Yên, trọng điểm phát triển KCN của Bắc Giang đã liên tiếp xảy ra các vụ án đau lòng.
Ngày 4/7/2020, trong khu nhà trọ ở thôn Núi Hiểu, xã Quang Châu, Việt Yên, Bắc Giang xảy ra vụ án mạng khiến một người chết. Vụ án liên quan đến chị Lăng Thị T, quê ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, người trải qua hai cuộc hôn nhân bất hạnh (một người chồng tù tội, người còn lại chết sớm). Chị xuống làm công nhân trong khu công nghiệp ở huyện Việt Yên. Xuống đây, chị yêu anh Hoàng Văn Quyết, SN 1982, trú tại thôn Đồng Cẩy, xã Tân Thành (huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn) và sống chung với nhau 5 năm rồi chia tay. Sau đó, qua hội nhóm trên mạng xã hội chị T quen và yêu anh Vi Văn Thiện.
Sau đó, Quyết với Thiện lại mâu thuẫn với nhau vì Quyết muốn quay lại với chị T nhưng chị T và Thiện đều không đồng ý. Mọi lần, Quyết và Thiện cũng chỉ cãi nhau xong rồi thôi. Mọi người trong xóm trọ còn tò mò, can ngăn việc va chạm giữa Quyết và Thiện nhưng lâu dần không ai quan tâm. Đỉnh điểm, ngày 4/7/2020, Quyết đến phòng trọ của chị T và chạm mặt Thiện ở đó. Vừa thấy nhau, sau vài câu cà khịa, cãi vã hai người đàn ông này đã lao vào đấm đá. Quyết vớ một cây gậy ở phòng trọ cạnh đó để đánh Thiện thì bị Thiện cầm dao bấm đâm Quyết tử vong.
Một vụ liên quan đến tình yêu, tình dục chưa có án mạng nhưng gây chấn động cũng mới xảy ra tại Việt Yên, Bắc Giang. Theo đó, ngày 25/3/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bắc Giang khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam 4 đối tượng về tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”. Các bị can đều rất trẻ, gồm: Vàng Mí Tủa (SN 2006) và Giàng Mí Sử (SN 2005), Sùng Mí Po (SN 2003), cùng trú xã Đường Thượng, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang và Dương Đan Huy (SN 2006, trú xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên).
Thông tin được cơ quan công an đưa ra sau đó gây chấn động: Cháu T trú tại huyện Việt Yên có quan hệ tình cảm với Huy. Tối ngày 12/3/2022, tại phòng trọ của Huy ở tổ dân phố Kiểu, thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên, Huy đã có hành vi hiếp dâm cháu T. Đến chiều ngày 13/3, cháu T lại sang chơi tại phòng trọ của Vàng Mí Tủa, tại đây ba đối tượng lại tiếp tục thực hiện hành vi hiếp dâm cháu T...
Những nữ công nhân may mắn thành… bà chủ
Trong thiệt thòi chung đó, nhiều công nhân trẻ, đặc biệt là công nhân nữ có được may mắn trong tình yêu, hôn nhân. Tìm về tổ dân phố My Điền 2 thị trấn Nếnh (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang), hỏi nhà Bí thư Chi bộ Phùng Minh Nghị, anh Định, chủ cửa hàng ăn nhanh, sửa xe cạnh nhà văn hóa nhanh nhảu: “Anh lên xe em chở vào, bác ấy bận lắm không biết có nhà không”.
Nói là làm, anh Định quay chiếc SH trắng muốt mời tôi lên xe. Trên đường đi, anh Định cho biết, trước đây đi làm ở xa, khi có KCN anh về làm công ty. Được một thời gian, anh Định quen vợ (quê ở Sơn Động xuống đây làm công nhân, thuê trọ). Yêu nhau được 1 tháng, anh Định xin gia đình cho cưới. Vợ bụng mang dạ chửa, làm công ty vất vả nên cả hai cùng xin nghỉ. Hai vợ chồng tiếp quản lại 30 căn phòng trọ của bố mẹ, mở thêm quán nước, quán sửa xe, bán đồ ăn nhanh.
Chúng tôi đến nhà ông Nghị lúc giữa trưa nắng. Ông Nghị cho biết, đại đa số thanh niên trong làng đều cưới vợ là công nhân từ nơi khác đến. Cứ có 10 cặp cưới thì chỉ có 2 cặp là lấy vợ người trong tỉnh, còn lại là lấy người từ các tỉnh miền núi phía Bắc xuống đây.
Nhà ông Nghị cũng có hai con đang làm trong KCN. Con gái ông cùng chồng lập công ty cung ứng dịch vụ trong KCN, làm ăn cũng khấm khá. Còn cậu con trai cũng làm công nhân trong nhà máy ở KCN Vân Trung. Chỉ lên tấm ảnh cưới, ông Nghị cho biết, khi KCN phát triển, nhà máy mọc lên thì con trai ông cũng quay về đây để làm việc. Tại đây, anh quen biết vợ ở Hải Dương sang KCN làm, tìm hiểu và lấy nhau. Giờ hai vợ chồng đã sinh cho ông hai đứa cháu “đích tôn” kháu khỉnh.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Báo điện tử Tiền Phong
Những khoảng lặng thanh xuân: Xa vời an cư
02/07/2022
TP - Nhiều gia đình công nhân vẫn sống trong những phòng trọ chật đến mức dịch chuyển là va vào nhau. Đa phần họ chưa dám mơ về một chỗ ở để cả gia đình cùng sinh sống, nuôi dạy con cái ổn định lâu dài, cho dù, họ có thể làm công nhân 10, 20 hay 30 năm nữa.
Năm người 20 mét vuông
Căn nhà rộng chừng 20 m2 ở khu My Điền, thị trấn Nếnh, Việt Yên, Bắc Giang được lợp tấm lợp xi măng, là nơi sinh sống gần chục năm trời của gia đình anh Dương Văn Công, công nhân Công ty TNHH Hosiden. So với những phòng khác cùng dãy trọ thì phòng của gia đình anh Công thuộc dạng phòng “VIP”. Tuy nhiên, do gia đình có 5 người (gồm hai vợ chồng, hai cháu nhỏ và bà nội lên trông cháu) nên vẫn trở nên chật chội và nóng bức.
Loại hình khu nhà trọ được nhiều công nhân lựa chọn
Anh Công kể, năm 2013, khi vợ chồng anh chuẩn bị sinh con đầu lòng, cũng là lúc chủ nhà xây khu trọ 20 phòng, mỗi phòng tầm 10 m2. Xác định làm việc lâu dài, lại cần chỗ rộng rãi cho con ở, anh chị sang đặt riêng ông chủ ghép 2 phòng làm một cho vợ chồng anh thuê. Theo đó, 2 phòng được ngăn cách bằng vách ngăn, thông nhau bằng 1 lối đi.
Tại cuộc đối thoại giữa Thủ tướng và công nhân hôm 12/6 tại Bắc Giang, ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang cho hay, hiện Bắc Giang đang có 19 dự án nhà ở xã hội, trong đó có 14 dự án đang triển khai. Theo ông Thái, khúc mắc nhất với doanh nghiệp là phải trực tiếp ký hợp đồng với công nhân. Trong khi, nhiều trường hợp công nhân không làm việc ổn định, nhảy việc, chuyển chỗ ở nên rất khó khi doanh nghiệp thực hiện cho thuê. Ngoài ra, theo ông Thái, việc xác định giá cho thuê, hiện nay theo hướng dẫn của các bộ, ngành chưa cụ thể.
Phòng ngoài, ngay cửa ra vào là lối đi chung, cũng là chỗ trải chiếu ăn cơm. Diện tích còn lại kê chiếc bàn học cho con, chiếc phản nhỏ cho bà nằm và chiếc tủ nhỏ để giày dép. Phòng bên trong cũng chỉ đủ chỗ kê chiếc giường, tủ quần áo và chiếc bàn con con. Quần áo được cất trong chiếc tủ nhỏ góc tường. Những bộ áo quần không mặc tới anh chị cho vào trong vali để dưới gầm giường.
Đồ đạc được anh chị sắp xếp gọn gàng, nhưng nhìn vào vẫn có cảm giác bức bối.
Anh Công chia sẻ: “Thường ngày, vợ chồng tôi đi làm, các cháu đi học, mình bà ở phòng cũng thoải mái. Bất tiện nhất là những hôm vợ chồng tôi và các cháu cùng nghỉ. Năm người trong phòng, đi không khéo là va vào nhau. Phòng chật, nhà đông, mọi sinh hoạt đều rất khó khăn. Chuyện sinh hoạt vợ chồng nhiều lúc cũng vậy, chỉ tranh thủ ngày nghỉ bà về quê. Có lúc hai vợ chồng cũng muốn thuê nhà nghỉ nhưng ngại, tốn kém, nên thôi”.
Anh Công cho hay, cả khu trọ có 3 nhà vệ sinh, dùng chung cho hơn 40 người. Đến giờ làm, nhiều người chờ nhau, chỉ cần một “trục trặc” nhỏ có người sẽ không kịp đi vệ sinh để đi làm. “Vợ chồng tôi cũng muốn tìm thuê căn nhà rộng hơn, nhưng ở đây tìm được nhà như vậy rất khó, mà có tìm được thì giá cũng cao, tính đi tính lại đành chấp nhận ở lại đây để tiết kiệm tiền cho các cháu ăn học” - anh Công nói.
Anh Nguyễn Văn Báu, một công nhân thuê trọ ở My Điền, Việt Yên, Bắc Giang nấu ăn trong căn bếp chật chội
Gần đó là chỗ ở của vợ chồng anh Lèo Văn Tiệp, quê Mường La, Sơn La. Bình thường, anh chị gửi con ở quê nhờ bà nội trông nom nhưng vừa rồi các cháu nghỉ hè, anh chị đưa các cháu xuống ở cùng. Căn phòng 10 m2 trước chỉ có hai vợ chồng thu xếp vẫn ổn, giờ 4 người thành ra chật chội. Anh Tiệp nói: “Chúng đang ở trên quê rộng rãi quen rồi, nay xuống đây cứ phải quẩn quanh trong nhà trọ bức bí lại không có chỗ chơi thấy cũng tội. Tôi định mua cái tivi cho các cháu xem hè mà phòng chật quá không có chỗ kê nên thôi”.
Ba người trong gia đình anh Lý Văn Toán, quê Lạng Sơn thì chọn thuê 2 phòng cạnh nhau ở My Điền. Trước đây, vợ chồng anh chỉ thuê căn phòng 12 m2. Căn phòng cũng chỉ kê được một chiếc giường, phần còn lại là bếp nấu ăn và nhà vệ sinh. Đầu năm nay, con trai lớn nhà anh chị cũng theo bố mẹ xuống Bắc Giang làm công nhân. Mấy hôm đầu, cháu cũng ở cùng anh chị. “Hai vợ chồng ở thấy ổn, nhưng ba người thì quá chật chội, sinh hoạt nhiều bất tiện nên tôi thuê cho cháu một phòng riêng ngay sát phòng chúng tôi. Biết là tốn kém nhưng đành chấp nhận, cháu nó lớn rồi, cũng cần không gian riêng” - anh Toán cho hay.
Muốn thuê nhà rộng…
Trong căn phòng chưa đầy 10 m2, anh Hoàng Văn Tuyên đang cặm cụi nấu ăn. Vợ anh, chị Bùi Thị Quyến mang thai được 5 tháng nhưng vẫn phải làm ca đêm nhiều, người xanh xao, mệt mỏi. Thương vợ, bữa nay, anh có mua thịt bò về tẩm bổ cho 2 mẹ con. Gia đình 2 bên đều khó khăn, nêu người nên đợt tới sinh con, chị sẽ nghỉ ở nhà. Khi chị đi làm, chưa biết tính gửi con ra sao?
Anh Tuyên lo lắng nói: “Ở nhà trọ công nhân này, dù có mất nhiều tiền hơn một chút thuê người cũng chưa chắc có ai dám nhận. Phòng chật chội, bí bách, mùa đông còn đỡ, mùa hè nóng bức, ngột ngạt, con quấy khóc, ai dám nhận trông?”. Khi được hỏi anh chị có dự định mua nhà ở xã hội tại Bắc Giang không, anh Tuyên dè dặt: Hiện tại, lương 2 vợ chồng trung bình được khoảng 16, 17 triệu/tháng. Trừ tiền nhà trọ, điện nước, ăn uống và chi phí khác, hiện tại mỗi tháng cũng để ra 5-6 triệu. Nhưng sắp tới, vợ sinh con, chi phí sẽ tốn kém hơn nên số tiền tiết kiệm chẳng được bao nhiêu. “Nếu có khu nhà trọ hay nhà ở xã hội cho thuê đủ cho một gia đình sinh sống, giá cả phải chăng tôi sẽ cố gắng thuê. Còn việc mua nhà trả góp hàng tháng, hiện tại vợ chồng tôi cũng chưa nghĩ đến”, anh Tuyên cho hay.
Tương tự, vợ chồng anh Lã Văn Báu và chị Hoàng Thị Thanh quê ở Lạng Sơn cũng chưa dám nghĩ đến việc mua nhà. Vợ chồng anh chị cùng xuống Bắc Giang làm công nhân được gần 2 năm, con trai 5 tuổi ở nhà với ông bà nội. Hiện tại, thu nhập của hai vợ chồng trung bình mỗi tháng cũng được 15-16 triệu nhưng chi phí thuê nhà, điện nước, cỗ bàn, lại thêm tiền gửi hàng tháng về quê cho ông bà nuôi con nên tiết kiệm không được bao nhiêu. Bản thân anh chị xác định làm công nhân 20, 25 năm để có đủ điều kiện hưởng lương hưu, sau đó về quê sinh sống.
Trong vai người đi mua nhà, tôi tìm đến dự án nhà ở xã hội (NƠXH) Evergreen, thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên. Tại đây, tôi được các nhân viên môi giới nhiệt tình chào mời về dự án nhà ở xã hội quy mô lớn nhất tỉnh Bắc Giang này. Theo giới thiệu của nhân viên môi giới, dự án xây dựng 6 tòa chung cư cao tầng gồm Từ G1 đến G6, mỗi tòa khoảng 400 căn. Hiện, các căn của tòa G1, G2 đã bán hết, tòa G3 mới làm xong móng, đang xin phê duyệt giá.
Trước đây, giá của tòa G1, G2 là 12,5 triệu/m2; môi giới sẵn sàng mua được cho khách nếu chịu chi thêm 1 triệu/m2. Khi thấy tôi nói mình là công nhân mua nhà để ở, nữ nhân viên môi giới bán hàng cười nói: “Em chưa thấy công nhân nào đến hỏi mua nhà ở đây”.
(còn nữa)
Quốc Hưng
Những khoảng lặng thanh xuân: Xa vời an cư
02/07/2022
TP - Nhiều gia đình công nhân vẫn sống trong những phòng trọ chật đến mức dịch chuyển là va vào nhau. Đa phần họ chưa dám mơ về một chỗ ở để cả gia đình cùng sinh sống, nuôi dạy con cái ổn định lâu dài, cho dù, họ có thể làm công nhân 10, 20 hay 30 năm nữa.
Năm người 20 mét vuông
Căn nhà rộng chừng 20 m2 ở khu My Điền, thị trấn Nếnh, Việt Yên, Bắc Giang được lợp tấm lợp xi măng, là nơi sinh sống gần chục năm trời của gia đình anh Dương Văn Công, công nhân Công ty TNHH Hosiden. So với những phòng khác cùng dãy trọ thì phòng của gia đình anh Công thuộc dạng phòng “VIP”. Tuy nhiên, do gia đình có 5 người (gồm hai vợ chồng, hai cháu nhỏ và bà nội lên trông cháu) nên vẫn trở nên chật chội và nóng bức.
Loại hình khu nhà trọ được nhiều công nhân lựa chọn
Anh Công kể, năm 2013, khi vợ chồng anh chuẩn bị sinh con đầu lòng, cũng là lúc chủ nhà xây khu trọ 20 phòng, mỗi phòng tầm 10 m2. Xác định làm việc lâu dài, lại cần chỗ rộng rãi cho con ở, anh chị sang đặt riêng ông chủ ghép 2 phòng làm một cho vợ chồng anh thuê. Theo đó, 2 phòng được ngăn cách bằng vách ngăn, thông nhau bằng 1 lối đi.
Tại cuộc đối thoại giữa Thủ tướng và công nhân hôm 12/6 tại Bắc Giang, ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang cho hay, hiện Bắc Giang đang có 19 dự án nhà ở xã hội, trong đó có 14 dự án đang triển khai. Theo ông Thái, khúc mắc nhất với doanh nghiệp là phải trực tiếp ký hợp đồng với công nhân. Trong khi, nhiều trường hợp công nhân không làm việc ổn định, nhảy việc, chuyển chỗ ở nên rất khó khi doanh nghiệp thực hiện cho thuê. Ngoài ra, theo ông Thái, việc xác định giá cho thuê, hiện nay theo hướng dẫn của các bộ, ngành chưa cụ thể.
Phòng ngoài, ngay cửa ra vào là lối đi chung, cũng là chỗ trải chiếu ăn cơm. Diện tích còn lại kê chiếc bàn học cho con, chiếc phản nhỏ cho bà nằm và chiếc tủ nhỏ để giày dép. Phòng bên trong cũng chỉ đủ chỗ kê chiếc giường, tủ quần áo và chiếc bàn con con. Quần áo được cất trong chiếc tủ nhỏ góc tường. Những bộ áo quần không mặc tới anh chị cho vào trong vali để dưới gầm giường.
Đồ đạc được anh chị sắp xếp gọn gàng, nhưng nhìn vào vẫn có cảm giác bức bối.
Anh Công chia sẻ: “Thường ngày, vợ chồng tôi đi làm, các cháu đi học, mình bà ở phòng cũng thoải mái. Bất tiện nhất là những hôm vợ chồng tôi và các cháu cùng nghỉ. Năm người trong phòng, đi không khéo là va vào nhau. Phòng chật, nhà đông, mọi sinh hoạt đều rất khó khăn. Chuyện sinh hoạt vợ chồng nhiều lúc cũng vậy, chỉ tranh thủ ngày nghỉ bà về quê. Có lúc hai vợ chồng cũng muốn thuê nhà nghỉ nhưng ngại, tốn kém, nên thôi”.
Anh Công cho hay, cả khu trọ có 3 nhà vệ sinh, dùng chung cho hơn 40 người. Đến giờ làm, nhiều người chờ nhau, chỉ cần một “trục trặc” nhỏ có người sẽ không kịp đi vệ sinh để đi làm. “Vợ chồng tôi cũng muốn tìm thuê căn nhà rộng hơn, nhưng ở đây tìm được nhà như vậy rất khó, mà có tìm được thì giá cũng cao, tính đi tính lại đành chấp nhận ở lại đây để tiết kiệm tiền cho các cháu ăn học” - anh Công nói.
Anh Nguyễn Văn Báu, một công nhân thuê trọ ở My Điền, Việt Yên, Bắc Giang nấu ăn trong căn bếp chật chội
Gần đó là chỗ ở của vợ chồng anh Lèo Văn Tiệp, quê Mường La, Sơn La. Bình thường, anh chị gửi con ở quê nhờ bà nội trông nom nhưng vừa rồi các cháu nghỉ hè, anh chị đưa các cháu xuống ở cùng. Căn phòng 10 m2 trước chỉ có hai vợ chồng thu xếp vẫn ổn, giờ 4 người thành ra chật chội. Anh Tiệp nói: “Chúng đang ở trên quê rộng rãi quen rồi, nay xuống đây cứ phải quẩn quanh trong nhà trọ bức bí lại không có chỗ chơi thấy cũng tội. Tôi định mua cái tivi cho các cháu xem hè mà phòng chật quá không có chỗ kê nên thôi”.
Ba người trong gia đình anh Lý Văn Toán, quê Lạng Sơn thì chọn thuê 2 phòng cạnh nhau ở My Điền. Trước đây, vợ chồng anh chỉ thuê căn phòng 12 m2. Căn phòng cũng chỉ kê được một chiếc giường, phần còn lại là bếp nấu ăn và nhà vệ sinh. Đầu năm nay, con trai lớn nhà anh chị cũng theo bố mẹ xuống Bắc Giang làm công nhân. Mấy hôm đầu, cháu cũng ở cùng anh chị. “Hai vợ chồng ở thấy ổn, nhưng ba người thì quá chật chội, sinh hoạt nhiều bất tiện nên tôi thuê cho cháu một phòng riêng ngay sát phòng chúng tôi. Biết là tốn kém nhưng đành chấp nhận, cháu nó lớn rồi, cũng cần không gian riêng” - anh Toán cho hay.
Muốn thuê nhà rộng…
Trong căn phòng chưa đầy 10 m2, anh Hoàng Văn Tuyên đang cặm cụi nấu ăn. Vợ anh, chị Bùi Thị Quyến mang thai được 5 tháng nhưng vẫn phải làm ca đêm nhiều, người xanh xao, mệt mỏi. Thương vợ, bữa nay, anh có mua thịt bò về tẩm bổ cho 2 mẹ con. Gia đình 2 bên đều khó khăn, nêu người nên đợt tới sinh con, chị sẽ nghỉ ở nhà. Khi chị đi làm, chưa biết tính gửi con ra sao?
Anh Tuyên lo lắng nói: “Ở nhà trọ công nhân này, dù có mất nhiều tiền hơn một chút thuê người cũng chưa chắc có ai dám nhận. Phòng chật chội, bí bách, mùa đông còn đỡ, mùa hè nóng bức, ngột ngạt, con quấy khóc, ai dám nhận trông?”. Khi được hỏi anh chị có dự định mua nhà ở xã hội tại Bắc Giang không, anh Tuyên dè dặt: Hiện tại, lương 2 vợ chồng trung bình được khoảng 16, 17 triệu/tháng. Trừ tiền nhà trọ, điện nước, ăn uống và chi phí khác, hiện tại mỗi tháng cũng để ra 5-6 triệu. Nhưng sắp tới, vợ sinh con, chi phí sẽ tốn kém hơn nên số tiền tiết kiệm chẳng được bao nhiêu. “Nếu có khu nhà trọ hay nhà ở xã hội cho thuê đủ cho một gia đình sinh sống, giá cả phải chăng tôi sẽ cố gắng thuê. Còn việc mua nhà trả góp hàng tháng, hiện tại vợ chồng tôi cũng chưa nghĩ đến”, anh Tuyên cho hay.
Tương tự, vợ chồng anh Lã Văn Báu và chị Hoàng Thị Thanh quê ở Lạng Sơn cũng chưa dám nghĩ đến việc mua nhà. Vợ chồng anh chị cùng xuống Bắc Giang làm công nhân được gần 2 năm, con trai 5 tuổi ở nhà với ông bà nội. Hiện tại, thu nhập của hai vợ chồng trung bình mỗi tháng cũng được 15-16 triệu nhưng chi phí thuê nhà, điện nước, cỗ bàn, lại thêm tiền gửi hàng tháng về quê cho ông bà nuôi con nên tiết kiệm không được bao nhiêu. Bản thân anh chị xác định làm công nhân 20, 25 năm để có đủ điều kiện hưởng lương hưu, sau đó về quê sinh sống.
Trong vai người đi mua nhà, tôi tìm đến dự án nhà ở xã hội (NƠXH) Evergreen, thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên. Tại đây, tôi được các nhân viên môi giới nhiệt tình chào mời về dự án nhà ở xã hội quy mô lớn nhất tỉnh Bắc Giang này. Theo giới thiệu của nhân viên môi giới, dự án xây dựng 6 tòa chung cư cao tầng gồm Từ G1 đến G6, mỗi tòa khoảng 400 căn. Hiện, các căn của tòa G1, G2 đã bán hết, tòa G3 mới làm xong móng, đang xin phê duyệt giá.
Trước đây, giá của tòa G1, G2 là 12,5 triệu/m2; môi giới sẵn sàng mua được cho khách nếu chịu chi thêm 1 triệu/m2. Khi thấy tôi nói mình là công nhân mua nhà để ở, nữ nhân viên môi giới bán hàng cười nói: “Em chưa thấy công nhân nào đến hỏi mua nhà ở đây”.
(còn nữa)
Quốc Hưng
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Báo điện tử Tiền Phong
Những khoảng lặng thanh xuân, bài 2: Tan ca - ngủ và ăn nhậu
29/06/2022
TP - Sau khi tan ca, vì quá mệt mỏi hoặc thiếu định hướng cho tương lai, công nhân hầu như không biết làm gì ngoài việc ngủ, dán mắt vào màn hình điện thoại hoặc ăn nhậu.
Guồng quay
Chiều cuối tuần, dưới cái nóng hầm hập, chúng tôi tìm đến khu nhà trọ trên phố Thịnh Cầu, thị trấn Phố Mới (huyện Quế Võ, Bắc Ninh). Cạnh khu trọ là mương nước thải đen kịt khiến không khí trở nên khó thở. Khu nhà trọ được xây thành hai khối nhà 3 tầng úp mặt vào nhau, khoảng trống ở giữa dành làm nơi đỗ xe. Dù là cuối buổi chiều nhưng cả khu trọ vẫn im ắng, nhiều cánh cửa đóng kín.
Lên tầng 3 của khu trọ, hơi nóng từ mái tôn phả xuống khiến chúng tôi toát mồ hôi hột. Thấy có cánh cửa hé mở, chúng tôi gõ cửa. Những người trong phòng choàng tỉnh, mặc vội chiếc áo, mời vào. Một thanh niên giới thiệu là Bùi Duy Khánh (SN 1993), quê ở Lương Sơn (Hòa Bình). Căn phòng rộng chừng 12m2 bề bộn với quần áo, chăn màn, đồ sinh hoạt và khu vệ sinh không có cửa.
Cạnh chiếc tủ quần áo bằng vải, bạn của Khánh đang cởi trần, vẫn nằm ngủ dưới nền đá hoa. Phía trên, chiếc quạt trần chạy hết công suất, phần phật gió nhưng không làm dịu đi sức nóng. “Vợ em về Hà Giang gần 10 ngày rồi nên hơi bừa bộn. Hôm nay, em được nghỉ để thứ 2 chuyển sang làm ca đêm. Buồn quá nên rủ bạn ở quê xuống chơi. Sáng bạn xuống, em đón ra quán có uống ít rượu. Trời này phải có rượu mới dễ ngủ”, Khánh chỉ tay về phía can rượu 5 lít đã vơi phân nửa nói.
Khánh đang học cấp 3 thì bỏ dở. Năm 2011, Khánh xuống Gia Lâm (Hà Nội) phụ việc trong câu lạc bộ bi-a với lương 1,6 triệu đồng/tháng. Làm được hai năm, em xin chuyển về làm lễ tân ở một khách sạn trên quận Cầu Giấy, thu nhập 4 triệu đồng/tháng. Trải qua nhiều công việc, đến tháng 4/2020, Khánh theo bạn xuống KCN Quế Võ này làm cho công ty của Nhật Bản với lương hơn 10 triệu đồng/tháng. “Lúc đó, cứ 2 tuần làm ngày, 2 tuần làm đêm. Một tháng tăng ca “full” (đủ tháng) từ 8h sáng đến 20h tối (làm cả thứ 7, chủ nhật). Công việc hằng ngày là kéo xe chở hàng, đẩy thùng cho công nhân. Ngày lạnh thì mướt mát mồ hôi; nắng thì ướt đẫm hết áo. Cứ kéo xong một tua hàng lại phải chạy vào nhà vệ sinh cởi áo, vắt mồ hôi. Công việc vất vả lại thay đổi giờ sinh học nên lúc nào em cũng thèm ngủ. Ăn uống ở công ty, tan ca, về nhà trọ tắm rửa xong người rã rời, chỉ muốn ngủ luôn”, Khánh cho hay.
Khánh kể tiếp: “Có lần bạn xuống chơi, đi ăn uống, hôm sau đi làm như người mất hồn, chở nhầm hàng còn bị lập biên bản. Sau vụ đó, em ít giao du với bạn chỉ tập trung... cày”. Khánh cho biết thêm, trong một tháng, những ngày đổi từ ca đêm sang ca ngày thì anh em trong công ty sẽ được nghỉ. “Chủ nhật đó là ngày em được “xả trại”. Anh em trong xóm trọ thường rủ nhau đi uống rượu, đi hát karaoke”, Khánh nói.
Đang dở chuyện với Khánh thì Bùi Văn Toàn (SN 2000) làm công ty sản xuất nhựa trong KCN Quế Võ sang chơi. Nói về “giải trí” sau ca làm, Toàn cho biết: “Cảnh công nhân ngày làm tối ngủ hoặc tối làm ngày ngủ. Ngày nghỉ cuối tuần nếu không ngủ nướng thì rủ mấy đứa bạn cùng công ty hay đồng hương đi ra quán làm một chầu. Có lương thì thêm tiết mục karaoke, hát cho nhau nghe hoặc đi massage…”. Dù xuống Bắc Ninh được vài năm nhưng Toàn chỉ loanh quanh trong thị trấn Phố Mới (huyện Quế Võ).
Mệt nhoài xoay ca
Buổi tối, chúng tôi tìm về xã Chi Lăng (huyện Quế Võ). Ở đây, hầu như gia đình nào cũng có người đi làm công nhân trong KCN. Lúc 20h, cạnh nhà văn hóa thôn mới được xây dựng khang trang hiện đại là sân bóng chuyền đang nhộn nhịp người chơi. Nhưng người chơi chủ yếu là trung niên, những người già trên 50 tuổi.
Trong căn trọ của công nhân KCN Quế Võ
Phía sau nhà văn hóa, chúng tôi gặp anh Nguyễn Văn Ứng. Anh làm công nhân tại công ty điện tử lớn nhất trong KCN Quế Võ 1 đang tranh thủ dọn dẹp lại căn nhà đang sửa sang. Anh Ứng kể, ra trường, anh xin làm trong khu mỏ ở Quảng Ninh, đến 2015 anh chuyển về quê xin vào KCN. Nay, đã nhiều tuổi nên anh được sắp xếp vào vị trí “libero” (vị trí tự do, ai cần thì thay).
Với đặc thù công việc, kế hoạch sản xuất của công ty nên công nhân cũng được bố trí luân phiên một tháng làm ngày, một tháng làm đêm. “Nếu từ ca ngày chuyển sang ca đêm thì công nhân được nghỉ 24 tiếng, còn chuyển từ ca đêm sang ca ngày thì được nghỉ 36 tiếng. Mình sợ nhất là những ngày “xoay ca” đó, phải mất mấy ngày mới quen được. Ngày nào mệt quá thì ngủ thiếp đi, còn không, chơi điện thoại, chơi game cho rũ mắt đến 10h giờ mới ngủ được. Có lần đến công ty ngủ gật hỏng hàng, lỗi hàng bị trưởng ca nhắc hoặc bị phạt. Những lúc như thế chỉ có cách đi rửa mặt bằng nước lạnh cho tỉnh táo rồi tiếp tục làm việc”, anh Ứng kể. Ngoài làm bạn với điện thoại, mỗi tháng một lần, cứ đến ngày nhận lương, cả dây chuyền sản xuất của anh rủ nhau đi liên hoan nhậu nhẹt, hát hò đến khuya mới về. Nếu anh em thấy lương còn chưa đều thì tổ chức “chia lại lương” (đánh tá lả ăn tiền).
Công nhân sau giờ tan ca
Anh Ứng cho hay, với đặc thù công việc ca kíp nên việc giỗ chạp, cưới xin anh cũng phải sắp xếp từ sớm. Nếu có cưới xin vào chủ nhật, anh còn tham dự được, còn ngày thường phải tăng ca thì nhờ bạn bè làm giúp hoặc xin nghỉ sớm. Nếu là việc người thân trong gia đình thì viết đơn xin nghỉ phép. Mỗi tháng, mỗi công nhân được nghỉ phép một ngày có tính lương. Nếu hết phép thì đành lỗi hẹn với anh em, bạn bè.
Ông Nguyễn Hữu Sơn - GĐ Trung tâm Y tế các Khu Công nghiệp tỉnh Bắc Giang cho biết: Công nhân tăng ca nhiều, thường mắc chứng rối loạn tiền đình, cơ thể hay rơi vào trạng thái lâng lâng, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Đây là hậu quả của việc ăn uống, ngủ nghỉ không đảm bảo giờ giấc.
Quốc Hưng
Gần đó, anh Nguyễn Văn Trường đang tranh thủ bế con ra xem đánh bóng. Trường học ĐH ngành xã hội xong không xin được việc nên đành cất tấm bằng để xin làm công nhân tại công ty nhựa ở KCN Quế Võ 1. Trước đây, hai vợ chồng cùng làm công nhân thu nhập ổn định nhưng khi có con, anh cho vợ nghỉ luôn ở nhà.
Mình anh bươn chải, tăng ca nhưng cũng cố gắng chăm vợ con được ổn định. Mấy tháng trước, anh cùng nhóm bạn họp bàn, chốt ngày giờ cho gia đình đi du lịch, nhưng rồi đành hoãn vì công ty có đơn hàng, không thể nghỉ. “Ngày nghỉ, anh em công ty có tụ tập, tôi cũng chỉ tham gia chút, hát hò ít phút rồi về ngủ nướng. Có thời gian thì bế con đi dạo ít phút. Ngay cả xem tivi, nghe nhạc, đọc báo còn không có thời gian...”, anh Trường nói.
(Còn nữa)
Đức Anh
Những khoảng lặng thanh xuân, bài 2: Tan ca - ngủ và ăn nhậu
29/06/2022
TP - Sau khi tan ca, vì quá mệt mỏi hoặc thiếu định hướng cho tương lai, công nhân hầu như không biết làm gì ngoài việc ngủ, dán mắt vào màn hình điện thoại hoặc ăn nhậu.
Guồng quay
Chiều cuối tuần, dưới cái nóng hầm hập, chúng tôi tìm đến khu nhà trọ trên phố Thịnh Cầu, thị trấn Phố Mới (huyện Quế Võ, Bắc Ninh). Cạnh khu trọ là mương nước thải đen kịt khiến không khí trở nên khó thở. Khu nhà trọ được xây thành hai khối nhà 3 tầng úp mặt vào nhau, khoảng trống ở giữa dành làm nơi đỗ xe. Dù là cuối buổi chiều nhưng cả khu trọ vẫn im ắng, nhiều cánh cửa đóng kín.
Lên tầng 3 của khu trọ, hơi nóng từ mái tôn phả xuống khiến chúng tôi toát mồ hôi hột. Thấy có cánh cửa hé mở, chúng tôi gõ cửa. Những người trong phòng choàng tỉnh, mặc vội chiếc áo, mời vào. Một thanh niên giới thiệu là Bùi Duy Khánh (SN 1993), quê ở Lương Sơn (Hòa Bình). Căn phòng rộng chừng 12m2 bề bộn với quần áo, chăn màn, đồ sinh hoạt và khu vệ sinh không có cửa.
Cạnh chiếc tủ quần áo bằng vải, bạn của Khánh đang cởi trần, vẫn nằm ngủ dưới nền đá hoa. Phía trên, chiếc quạt trần chạy hết công suất, phần phật gió nhưng không làm dịu đi sức nóng. “Vợ em về Hà Giang gần 10 ngày rồi nên hơi bừa bộn. Hôm nay, em được nghỉ để thứ 2 chuyển sang làm ca đêm. Buồn quá nên rủ bạn ở quê xuống chơi. Sáng bạn xuống, em đón ra quán có uống ít rượu. Trời này phải có rượu mới dễ ngủ”, Khánh chỉ tay về phía can rượu 5 lít đã vơi phân nửa nói.
Khánh đang học cấp 3 thì bỏ dở. Năm 2011, Khánh xuống Gia Lâm (Hà Nội) phụ việc trong câu lạc bộ bi-a với lương 1,6 triệu đồng/tháng. Làm được hai năm, em xin chuyển về làm lễ tân ở một khách sạn trên quận Cầu Giấy, thu nhập 4 triệu đồng/tháng. Trải qua nhiều công việc, đến tháng 4/2020, Khánh theo bạn xuống KCN Quế Võ này làm cho công ty của Nhật Bản với lương hơn 10 triệu đồng/tháng. “Lúc đó, cứ 2 tuần làm ngày, 2 tuần làm đêm. Một tháng tăng ca “full” (đủ tháng) từ 8h sáng đến 20h tối (làm cả thứ 7, chủ nhật). Công việc hằng ngày là kéo xe chở hàng, đẩy thùng cho công nhân. Ngày lạnh thì mướt mát mồ hôi; nắng thì ướt đẫm hết áo. Cứ kéo xong một tua hàng lại phải chạy vào nhà vệ sinh cởi áo, vắt mồ hôi. Công việc vất vả lại thay đổi giờ sinh học nên lúc nào em cũng thèm ngủ. Ăn uống ở công ty, tan ca, về nhà trọ tắm rửa xong người rã rời, chỉ muốn ngủ luôn”, Khánh cho hay.
Khánh kể tiếp: “Có lần bạn xuống chơi, đi ăn uống, hôm sau đi làm như người mất hồn, chở nhầm hàng còn bị lập biên bản. Sau vụ đó, em ít giao du với bạn chỉ tập trung... cày”. Khánh cho biết thêm, trong một tháng, những ngày đổi từ ca đêm sang ca ngày thì anh em trong công ty sẽ được nghỉ. “Chủ nhật đó là ngày em được “xả trại”. Anh em trong xóm trọ thường rủ nhau đi uống rượu, đi hát karaoke”, Khánh nói.
Đang dở chuyện với Khánh thì Bùi Văn Toàn (SN 2000) làm công ty sản xuất nhựa trong KCN Quế Võ sang chơi. Nói về “giải trí” sau ca làm, Toàn cho biết: “Cảnh công nhân ngày làm tối ngủ hoặc tối làm ngày ngủ. Ngày nghỉ cuối tuần nếu không ngủ nướng thì rủ mấy đứa bạn cùng công ty hay đồng hương đi ra quán làm một chầu. Có lương thì thêm tiết mục karaoke, hát cho nhau nghe hoặc đi massage…”. Dù xuống Bắc Ninh được vài năm nhưng Toàn chỉ loanh quanh trong thị trấn Phố Mới (huyện Quế Võ).
Mệt nhoài xoay ca
Buổi tối, chúng tôi tìm về xã Chi Lăng (huyện Quế Võ). Ở đây, hầu như gia đình nào cũng có người đi làm công nhân trong KCN. Lúc 20h, cạnh nhà văn hóa thôn mới được xây dựng khang trang hiện đại là sân bóng chuyền đang nhộn nhịp người chơi. Nhưng người chơi chủ yếu là trung niên, những người già trên 50 tuổi.
Trong căn trọ của công nhân KCN Quế Võ
Phía sau nhà văn hóa, chúng tôi gặp anh Nguyễn Văn Ứng. Anh làm công nhân tại công ty điện tử lớn nhất trong KCN Quế Võ 1 đang tranh thủ dọn dẹp lại căn nhà đang sửa sang. Anh Ứng kể, ra trường, anh xin làm trong khu mỏ ở Quảng Ninh, đến 2015 anh chuyển về quê xin vào KCN. Nay, đã nhiều tuổi nên anh được sắp xếp vào vị trí “libero” (vị trí tự do, ai cần thì thay).
Với đặc thù công việc, kế hoạch sản xuất của công ty nên công nhân cũng được bố trí luân phiên một tháng làm ngày, một tháng làm đêm. “Nếu từ ca ngày chuyển sang ca đêm thì công nhân được nghỉ 24 tiếng, còn chuyển từ ca đêm sang ca ngày thì được nghỉ 36 tiếng. Mình sợ nhất là những ngày “xoay ca” đó, phải mất mấy ngày mới quen được. Ngày nào mệt quá thì ngủ thiếp đi, còn không, chơi điện thoại, chơi game cho rũ mắt đến 10h giờ mới ngủ được. Có lần đến công ty ngủ gật hỏng hàng, lỗi hàng bị trưởng ca nhắc hoặc bị phạt. Những lúc như thế chỉ có cách đi rửa mặt bằng nước lạnh cho tỉnh táo rồi tiếp tục làm việc”, anh Ứng kể. Ngoài làm bạn với điện thoại, mỗi tháng một lần, cứ đến ngày nhận lương, cả dây chuyền sản xuất của anh rủ nhau đi liên hoan nhậu nhẹt, hát hò đến khuya mới về. Nếu anh em thấy lương còn chưa đều thì tổ chức “chia lại lương” (đánh tá lả ăn tiền).
Công nhân sau giờ tan ca
Anh Ứng cho hay, với đặc thù công việc ca kíp nên việc giỗ chạp, cưới xin anh cũng phải sắp xếp từ sớm. Nếu có cưới xin vào chủ nhật, anh còn tham dự được, còn ngày thường phải tăng ca thì nhờ bạn bè làm giúp hoặc xin nghỉ sớm. Nếu là việc người thân trong gia đình thì viết đơn xin nghỉ phép. Mỗi tháng, mỗi công nhân được nghỉ phép một ngày có tính lương. Nếu hết phép thì đành lỗi hẹn với anh em, bạn bè.
Ông Nguyễn Hữu Sơn - GĐ Trung tâm Y tế các Khu Công nghiệp tỉnh Bắc Giang cho biết: Công nhân tăng ca nhiều, thường mắc chứng rối loạn tiền đình, cơ thể hay rơi vào trạng thái lâng lâng, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Đây là hậu quả của việc ăn uống, ngủ nghỉ không đảm bảo giờ giấc.
Quốc Hưng
Gần đó, anh Nguyễn Văn Trường đang tranh thủ bế con ra xem đánh bóng. Trường học ĐH ngành xã hội xong không xin được việc nên đành cất tấm bằng để xin làm công nhân tại công ty nhựa ở KCN Quế Võ 1. Trước đây, hai vợ chồng cùng làm công nhân thu nhập ổn định nhưng khi có con, anh cho vợ nghỉ luôn ở nhà.
Mình anh bươn chải, tăng ca nhưng cũng cố gắng chăm vợ con được ổn định. Mấy tháng trước, anh cùng nhóm bạn họp bàn, chốt ngày giờ cho gia đình đi du lịch, nhưng rồi đành hoãn vì công ty có đơn hàng, không thể nghỉ. “Ngày nghỉ, anh em công ty có tụ tập, tôi cũng chỉ tham gia chút, hát hò ít phút rồi về ngủ nướng. Có thời gian thì bế con đi dạo ít phút. Ngay cả xem tivi, nghe nhạc, đọc báo còn không có thời gian...”, anh Trường nói.
(Còn nữa)
Đức Anh
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Báo điện tử Tiền Phong
Những khoảng lặng thanh xuân: Trong vòng xoáy tăng ca
28/06/2022
TP - Lao động trẻ và rẻ được coi là lợi thế hấp dẫn doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, những nam nữ thanh niên công nhân đang vắt kiệt sức mình, hao tổn thể chất và tinh thần để có thu nhập. Thực tại đó nói lên điều gì? Tương lai của lớp người đang sung sức nhất hiện nay ra sao… sẽ được đề cập trong tuyến bài này.
Những chuyến xe ca lặng phắc
Bắc Giang, đầu tháng 6, thời tiết oi nồng và đỏng đảnh. Mới 6h sáng, vừa sáng rõ mặt người, mây đen lại kéo đến, trời tối mịt rồi mưa ràn rạt đổ xuống.
Chỗ tôi đang đứng là cổng Trường THPT Tân Yên (thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên) - nơi những công nhân đón xe đi làm. Mới đứng được 10 phút, hàng trăm công nhân từ các hướng khác nhau tiến về chen nhau dưới bạt.
Cạnh tôi, cậu công nhân tên Tuấn vừa cởi bỏ áo mưa, rũ mạnh, rồi cuộn tròn, cho vào túi gọn gàng. Thấy tôi hỏi xe đi khu công nghiệp (KCN) Vân Trung (Việt Yên, Bắc Giang), Tuấn nói: “Anh làm ở Luxshare à, cứ lên xe cùng em”.
Cảnh xe đón công nhân trong KCN
Hàng chục xe ca trưng biển Xuân Lương, Thanh Tuấn, Hiển Trang và cả những xe ghi tên công ty, nhà máy nơi công nhân làm việc nối đuôi nhau ghé điểm đón. Sau mươi phút, thấy chiếc xe màu đỏ, nhiều chỗ bong sơn đề dòng chữ “Nhà xe Thanh Tùng”, Tuấn vỗ vai tôi, giục: “Xe đến rồi, anh em ta đi”. Lên xe khá nhanh nhưng hai anh em chúng tôi chỉ kiếm được 2 ghế nhựa để ngồi. “Cố gắng dậy sớm, đi sớm thì mới có chỗ. Những xe từ Nhã Nam, Yên Thế (Bắc Giang) xuống đây như xe này hầu như đã đủ chỗ, đi những chuyến muộn có khi chỉ đứng một chân”, Tuấn nói.
Khác với những chuyến xe khách, những chuyến xe chở công nhân im ắng lạ thường. Trên xe chỉ có tiếng kẽo kẹt của cửa, của gầm xe, thậm chí còn nghe rõ được cả tiếng các bộ phận động cơ ô tô siết vào nhau. Nhiều người tranh thủ chợp mắt, chốc chốc lại nghiêng ngả, giật mình khi bác tài đánh lái tránh ổ gà. Ít người còn lại, không ngủ được, tranh thủ xem điện thoại cho đỡ buồn nhưng thi thoảng cũng ngáp vặt, chợp mắt.
Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa được ban hành ngày 23/03/2022 quy định về số giờ làm thêm trong 1 năm, 1 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, nghị quyết mở rộng ngành nghề, đối tượng được làm thêm đến 300 giờ trong một năm và đến 60 giờ/tháng.
Quốc Hưng
Có người đồng hành bất đắc dĩ là tôi nên Tuấn phải tiếp chuyện khi còn ngái ngủ. Tuấn sinh năm 1989 ở Tân Yên (Bắc Giang), học xong cấp 3, xin bố mẹ đi lao động ở Malaysia.
Năm 2015, Tuấn về quê lấy vợ. Hai vợ chồng dẫn nhau xuống KCN Vân Trung xin làm công nhân trong nhà máy. Mỗi sáng, vợ chồng ăn bánh mỳ, cơm nguội hoặc gói mỳ tôm rồi gửi 2 đứa con cho ông bà trông. Ngày nào cũng vậy, cứ 6h20 phút, hai vợ chồng đón ô tô chỗ vừa nãy để đi làm. Mỗi tháng, tiền xe hai vợ chồng hết 1 triệu đồng.
Xe chạy khoảng 30 phút thì đến cổng KCN Đình Trám (huyện Việt Yên, Bắc Giang) - nơi bắt đầu “rải” công nhân. Bác tài hắng giọng: “Ai xuống Đình Trám không?”. Tất cả công nhân trên xe như bừng tỉnh; người buộc tóc, người cất điện thoại chờ xuống xe. Khi xe đến ngã tư KCN Vân Trung, Tuấn cũng chào tôi và xuống xe.
“Sung sướng” vì được tăng ca
Trời đã tối mịt nhưng hơi nóng của không khí, của đường bê tông, nhà cửa vẫn còn bức bối. Tôi lên đúng chiếc xe hồi sáng từ KCN Vân Trung, chạy ngược lộ trình ban sáng. Xe đông, mùi mồ hôi, bụi bặm, ngột ngạt. Thỉnh thoảng, xe lại dừng để đón thêm các tốp công nhân. Lên xe, ai nấy đều uể oải, nhanh chóng tìm cho mình một chỗ ngồi.
Trước mặt tôi, một thanh niên tranh thủ lướt điện thoại, bấm một bản nhạc rồi cắm tai nghe vào và gục xuống ngủ. Cạnh đó, nữ công nhân còn khá trẻ tranh thủ gặm miếng bánh mỳ rồi cũng bắt đầu gà gật.
Cảnh công nhân ngủ trên xe. Ảnh: Đức Anh
Tôi gặp lại Tuấn, bước chân nặng nề lên xe, tiến về phía tôi, Tuấn ngồi phịch xuống ghế. “Tám giờ em bắt đầu làm, 10h nghỉ 10 phút. Đến 12h, các bộ phận khác được nghỉ 1 tiếng nhưng em nghỉ 30 phút để ăn trưa rồi vào làm. Lúc 15h, em được nghỉ 10 phút, đến 17h thì nghỉ. Nếu ai tăng ca được nghỉ 30 phút và làm đến 20h thì ra về”, Tuấn kể.
Như vậy, tổng thời gian Tuấn ở chỗ làm trong ngày tăng ca này là 12 tiếng. Nếu tính cả thời gian di chuyển, Tuấn đi làm hết gần… 16 tiếng trong một ngày. Nếu Tuấn ngủ đủ 8 tiếng, hết vèo 24 giờ.
“Ngày thường, công nhân được bố trí tăng ca luân phiên. Khi cao điểm có đơn hàng, công nhân bắt buộc phải tăng ca, ai tự ý bỏ về thì phải viết bản kiểm điểm. Nhưng hầu như không ai chê, đều xin “chiến đấu” vì miếng cơm manh áo, vì tăng ca được 200% lương. Hai vợ chồng em tăng ca đều, mỗi tháng cũng được khoảng 20 triệu”, Tuấn khoe.
Hàng ngày, nhóm của Tuấn chỉ làm một việc là dùng máy đánh bóng vỏ máy tính bảng. “Nếu không tăng ca thì mỗi ngày dây chuyền sẽ hoàn thiện khoảng 1.000 sản phẩm. Còn tăng ca dây chuyền sẽ được bố trí thêm công nhân và phải hoàn thiện khoảng 2.400 sản phẩm. Như thế đủ hiểu, tăng ca quan trọng với nhà máy và công nhân ra sao”, Tuấn chia sẻ.
Công nhân quê Bắc Giang như Tuấn đôi khi còn từ chối làm thêm nếu nhà có việc, nhưng với công nhân tỉnh khác về Bắc Giang, tăng ca là cơ hội tăng thu nhập. Sau khi chia tay Tuấn ở điểm chuyển xe buổi sáng đến KCN Vân Trung nêu trên, tôi lại hòa mình vào đoàn công nhân vừa tan ca. Tôi xin đi theo nhóm của Đường Thị Hằng (SN 1998), quê ở Cao Bằng. Sau khoảng 30 phút đi bộ, chúng tôi về xóm trọ của Hằng ở Thôn Chùa xã Tăng Tiến (cách KCN Vân Trung chừng 1 km).
Khu nhà trọ 7 tầng, khang trang sạch sẽ nhưng chỉ nhộn nhịp khoảng 1 tiếng mỗi sáng hoặc chiều trước giờ đi làm của công nhân. Phòng trọ của Hằng được trang bị một máy điều hòa, một chiếc giường và một tủ vải. Góc phòng là nhà vệ sinh và một chiếc bếp ga mini. “Em thuê một mình để nghỉ ngơi cho thoải mái. Điều hòa, giường chủ nhà trang bị, còn lại em tự sắm. Mỗi tháng tiền thuê hết 1 triệu”, Hằng cho biết.
Bốn năm trước, Hằng theo các chị ở quê xuống đây xin làm công nhân trong nhà máy điện tử ở KCN Vân Trung. Hằng ngày, cứ hơn 7h, Hằng ra khỏi nhà trọ rồi tranh thủ ăn sáng. Tám giờ, ca làm việc bắt đầu. Giờ nghỉ giải lao của Hằng cũng là giờ ăn trưa. Nếu không tăng ca, Hằng làm đến 17 giờ là về nhà trọ nấu nướng, ăn, rồi nghỉ ngơi. Nếu công ty cho tăng ca thì làm thông đến 19h30 phút (được tính tăng ca ba tiếng). Hằng khoe: “Tháng vừa rồi, em tăng ca hơn 50 giờ, lương hơn 10 triệu. Có tháng cao điểm, em tăng ca được 100 giờ, lương tháng đó được 14 triệu đấy”.
“Tăng ca là tăng thu nhập. Công nhân chúng em chỉ thích tăng ca thôi. Hôm nào không tăng ca về từ 17h cũng chán, vì không biết làm gì”, Hằng nói. Theo Hằng, công việc của em 4 năm qua cứ diễn ra chủ yếu theo một lịch trình: Ngủ dậy - đi làm - tăng ca - về ngủ. Hỏi về thời gian giải trí, yêu đương Hằng đùa rằng: “Yêu đương gì anh, mệt chết đi được. Đi làm về chỉ muốn ngủ thôi!”.
(Còn nữa)
Đức Anh
Những khoảng lặng thanh xuân: Trong vòng xoáy tăng ca
28/06/2022
TP - Lao động trẻ và rẻ được coi là lợi thế hấp dẫn doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, những nam nữ thanh niên công nhân đang vắt kiệt sức mình, hao tổn thể chất và tinh thần để có thu nhập. Thực tại đó nói lên điều gì? Tương lai của lớp người đang sung sức nhất hiện nay ra sao… sẽ được đề cập trong tuyến bài này.
Những chuyến xe ca lặng phắc
Bắc Giang, đầu tháng 6, thời tiết oi nồng và đỏng đảnh. Mới 6h sáng, vừa sáng rõ mặt người, mây đen lại kéo đến, trời tối mịt rồi mưa ràn rạt đổ xuống.
Chỗ tôi đang đứng là cổng Trường THPT Tân Yên (thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên) - nơi những công nhân đón xe đi làm. Mới đứng được 10 phút, hàng trăm công nhân từ các hướng khác nhau tiến về chen nhau dưới bạt.
Cạnh tôi, cậu công nhân tên Tuấn vừa cởi bỏ áo mưa, rũ mạnh, rồi cuộn tròn, cho vào túi gọn gàng. Thấy tôi hỏi xe đi khu công nghiệp (KCN) Vân Trung (Việt Yên, Bắc Giang), Tuấn nói: “Anh làm ở Luxshare à, cứ lên xe cùng em”.
Cảnh xe đón công nhân trong KCN
Hàng chục xe ca trưng biển Xuân Lương, Thanh Tuấn, Hiển Trang và cả những xe ghi tên công ty, nhà máy nơi công nhân làm việc nối đuôi nhau ghé điểm đón. Sau mươi phút, thấy chiếc xe màu đỏ, nhiều chỗ bong sơn đề dòng chữ “Nhà xe Thanh Tùng”, Tuấn vỗ vai tôi, giục: “Xe đến rồi, anh em ta đi”. Lên xe khá nhanh nhưng hai anh em chúng tôi chỉ kiếm được 2 ghế nhựa để ngồi. “Cố gắng dậy sớm, đi sớm thì mới có chỗ. Những xe từ Nhã Nam, Yên Thế (Bắc Giang) xuống đây như xe này hầu như đã đủ chỗ, đi những chuyến muộn có khi chỉ đứng một chân”, Tuấn nói.
Khác với những chuyến xe khách, những chuyến xe chở công nhân im ắng lạ thường. Trên xe chỉ có tiếng kẽo kẹt của cửa, của gầm xe, thậm chí còn nghe rõ được cả tiếng các bộ phận động cơ ô tô siết vào nhau. Nhiều người tranh thủ chợp mắt, chốc chốc lại nghiêng ngả, giật mình khi bác tài đánh lái tránh ổ gà. Ít người còn lại, không ngủ được, tranh thủ xem điện thoại cho đỡ buồn nhưng thi thoảng cũng ngáp vặt, chợp mắt.
Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa được ban hành ngày 23/03/2022 quy định về số giờ làm thêm trong 1 năm, 1 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, nghị quyết mở rộng ngành nghề, đối tượng được làm thêm đến 300 giờ trong một năm và đến 60 giờ/tháng.
Quốc Hưng
Có người đồng hành bất đắc dĩ là tôi nên Tuấn phải tiếp chuyện khi còn ngái ngủ. Tuấn sinh năm 1989 ở Tân Yên (Bắc Giang), học xong cấp 3, xin bố mẹ đi lao động ở Malaysia.
Năm 2015, Tuấn về quê lấy vợ. Hai vợ chồng dẫn nhau xuống KCN Vân Trung xin làm công nhân trong nhà máy. Mỗi sáng, vợ chồng ăn bánh mỳ, cơm nguội hoặc gói mỳ tôm rồi gửi 2 đứa con cho ông bà trông. Ngày nào cũng vậy, cứ 6h20 phút, hai vợ chồng đón ô tô chỗ vừa nãy để đi làm. Mỗi tháng, tiền xe hai vợ chồng hết 1 triệu đồng.
Xe chạy khoảng 30 phút thì đến cổng KCN Đình Trám (huyện Việt Yên, Bắc Giang) - nơi bắt đầu “rải” công nhân. Bác tài hắng giọng: “Ai xuống Đình Trám không?”. Tất cả công nhân trên xe như bừng tỉnh; người buộc tóc, người cất điện thoại chờ xuống xe. Khi xe đến ngã tư KCN Vân Trung, Tuấn cũng chào tôi và xuống xe.
“Sung sướng” vì được tăng ca
Trời đã tối mịt nhưng hơi nóng của không khí, của đường bê tông, nhà cửa vẫn còn bức bối. Tôi lên đúng chiếc xe hồi sáng từ KCN Vân Trung, chạy ngược lộ trình ban sáng. Xe đông, mùi mồ hôi, bụi bặm, ngột ngạt. Thỉnh thoảng, xe lại dừng để đón thêm các tốp công nhân. Lên xe, ai nấy đều uể oải, nhanh chóng tìm cho mình một chỗ ngồi.
Trước mặt tôi, một thanh niên tranh thủ lướt điện thoại, bấm một bản nhạc rồi cắm tai nghe vào và gục xuống ngủ. Cạnh đó, nữ công nhân còn khá trẻ tranh thủ gặm miếng bánh mỳ rồi cũng bắt đầu gà gật.
Cảnh công nhân ngủ trên xe. Ảnh: Đức Anh
Tôi gặp lại Tuấn, bước chân nặng nề lên xe, tiến về phía tôi, Tuấn ngồi phịch xuống ghế. “Tám giờ em bắt đầu làm, 10h nghỉ 10 phút. Đến 12h, các bộ phận khác được nghỉ 1 tiếng nhưng em nghỉ 30 phút để ăn trưa rồi vào làm. Lúc 15h, em được nghỉ 10 phút, đến 17h thì nghỉ. Nếu ai tăng ca được nghỉ 30 phút và làm đến 20h thì ra về”, Tuấn kể.
Như vậy, tổng thời gian Tuấn ở chỗ làm trong ngày tăng ca này là 12 tiếng. Nếu tính cả thời gian di chuyển, Tuấn đi làm hết gần… 16 tiếng trong một ngày. Nếu Tuấn ngủ đủ 8 tiếng, hết vèo 24 giờ.
“Ngày thường, công nhân được bố trí tăng ca luân phiên. Khi cao điểm có đơn hàng, công nhân bắt buộc phải tăng ca, ai tự ý bỏ về thì phải viết bản kiểm điểm. Nhưng hầu như không ai chê, đều xin “chiến đấu” vì miếng cơm manh áo, vì tăng ca được 200% lương. Hai vợ chồng em tăng ca đều, mỗi tháng cũng được khoảng 20 triệu”, Tuấn khoe.
Hàng ngày, nhóm của Tuấn chỉ làm một việc là dùng máy đánh bóng vỏ máy tính bảng. “Nếu không tăng ca thì mỗi ngày dây chuyền sẽ hoàn thiện khoảng 1.000 sản phẩm. Còn tăng ca dây chuyền sẽ được bố trí thêm công nhân và phải hoàn thiện khoảng 2.400 sản phẩm. Như thế đủ hiểu, tăng ca quan trọng với nhà máy và công nhân ra sao”, Tuấn chia sẻ.
Công nhân quê Bắc Giang như Tuấn đôi khi còn từ chối làm thêm nếu nhà có việc, nhưng với công nhân tỉnh khác về Bắc Giang, tăng ca là cơ hội tăng thu nhập. Sau khi chia tay Tuấn ở điểm chuyển xe buổi sáng đến KCN Vân Trung nêu trên, tôi lại hòa mình vào đoàn công nhân vừa tan ca. Tôi xin đi theo nhóm của Đường Thị Hằng (SN 1998), quê ở Cao Bằng. Sau khoảng 30 phút đi bộ, chúng tôi về xóm trọ của Hằng ở Thôn Chùa xã Tăng Tiến (cách KCN Vân Trung chừng 1 km).
Khu nhà trọ 7 tầng, khang trang sạch sẽ nhưng chỉ nhộn nhịp khoảng 1 tiếng mỗi sáng hoặc chiều trước giờ đi làm của công nhân. Phòng trọ của Hằng được trang bị một máy điều hòa, một chiếc giường và một tủ vải. Góc phòng là nhà vệ sinh và một chiếc bếp ga mini. “Em thuê một mình để nghỉ ngơi cho thoải mái. Điều hòa, giường chủ nhà trang bị, còn lại em tự sắm. Mỗi tháng tiền thuê hết 1 triệu”, Hằng cho biết.
Bốn năm trước, Hằng theo các chị ở quê xuống đây xin làm công nhân trong nhà máy điện tử ở KCN Vân Trung. Hằng ngày, cứ hơn 7h, Hằng ra khỏi nhà trọ rồi tranh thủ ăn sáng. Tám giờ, ca làm việc bắt đầu. Giờ nghỉ giải lao của Hằng cũng là giờ ăn trưa. Nếu không tăng ca, Hằng làm đến 17 giờ là về nhà trọ nấu nướng, ăn, rồi nghỉ ngơi. Nếu công ty cho tăng ca thì làm thông đến 19h30 phút (được tính tăng ca ba tiếng). Hằng khoe: “Tháng vừa rồi, em tăng ca hơn 50 giờ, lương hơn 10 triệu. Có tháng cao điểm, em tăng ca được 100 giờ, lương tháng đó được 14 triệu đấy”.
“Tăng ca là tăng thu nhập. Công nhân chúng em chỉ thích tăng ca thôi. Hôm nào không tăng ca về từ 17h cũng chán, vì không biết làm gì”, Hằng nói. Theo Hằng, công việc của em 4 năm qua cứ diễn ra chủ yếu theo một lịch trình: Ngủ dậy - đi làm - tăng ca - về ngủ. Hỏi về thời gian giải trí, yêu đương Hằng đùa rằng: “Yêu đương gì anh, mệt chết đi được. Đi làm về chỉ muốn ngủ thôi!”.
(Còn nữa)
Đức Anh
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Báo điện tử Tiền Phong
Những khoảng lặng thanh xuân - Bài 4: Giữa vòng vây tệ nạn
01/07/2022
TP - Những khu dân cư sát khu công nghiệp đang phát triển rầm rộ. Kinh tế phát triển, tệ nạn xã hội, tội phạm, ma túy, lô đề cờ bạc cũng theo đó xâm nhập thế giới công nhân trẻ tuổi…
Cuối buổi chiều, chúng tôi có mặt ở Tổ dân phố My Điền 1 thị trấn Nếnh (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang). Đúng giờ tan ca, các tuyến đường chật như nêm. Dọc hai bên đường là các cửa hàng chật chội, ô tô khó có thể đi vào, không khác gì Hà Nội. Đây là nơi tập trung đông đúc nhất các cửa hàng quần áo, giày dép, kính mũ thời trang, đồ gia dụng, điện tử, điện thoại, quán ăn vặt, thực phẩm chế biến sẵn, làm đẹp, cửa hàng vàng bạc, nhà nghỉ, quán cà phê, karaoke...
Thông tin từ Công an huyện Việt Yên, chỉ tính từ 15/12/2021 đến 14/5/2022, tại Việt Yên đã xảy ra 17 vụ việc liên quan đến ma túy trong khu công nghiệp và địa bàn các xã có khu công nghiệp. Trong đó, cơ quan công an đã khởi tố 15 vụ án liên quan đến 23 đối tượng. Thông tin từ Đồn công an KCN Quang Châu, cũng trong thời gian như trên, tại khu công nghiệp đã xảy ra 34 vụ trộm cắp tài sản của công ty trong nhà máy, tài sản của các công nhân trong khu trọ. Trong các đối tượng trộm cắp, có cả đối tượng đang là công nhân các nhà máy.
Tranh thủ len chân vào những ngõ nhỏ, hầu như nhà ai cũng xây nhà trọ cho thuê. Nhà ít thì có 5-7 phòng, còn trung bình có đến 40-60 phòng. Nhà đất rộng có hàng trăm phòng trọ. Nhà trọ là những khối bê tông cao đến 5-7 tầng với thiết kế đơn giản, nhiều phòng khép kín, mọc lên san sát. Nói ra, người ngoại tỉnh khó tin, đất rìa thị trấn như ở My Điền chỗ đẹp cũng 50 - 70 triệu đồng/m2.
Xẩm tối, My Điền sáng rực, sôi động hẳn lên. Hai bên đường dày đặc những cửa hàng, cửa hiệu rực rỡ ánh đèn Led nhấp nháy nhiều màu sắc. Phố “Hồng Kông” là cái tên mọi người ví von cho My Điền. Có những thời kỳ, những “dân chơi” ở thành phố Bắc Giang muốn tiếp khách đều di chuyển xuống My Điền. Họ rỉ tai nhau những quán karaoke có “chương trình” chăm sóc, đặc biệt nổi như A. L hay những quán massage hấp dẫn...
Khu dân cư My Điền sáng rực vào buổi tối
Trời càng tối, My Điền thêm tấp nập. Nhộn nhịp nhất là thời điểm từ 20 giờ đến 1-2 giờ sáng hôm sau. Thấy tôi trầm trồ, anh Định chủ quán ăn nhanh trên trục đường chính vào Tổ dân phố My Điền 2 giới thiệu: “Nhộn nhịp thế chứ công nhân ở đây giờ chỉ bằng 1/2 so trước dịch thôi. Bây giờ ít việc, mọi thứ đều tăng giá, công nhân ít được tăng ca nên "độ" ăn, tiêu, chơi bời cũng giảm nhiều”.
Định cho biết thêm, người dân ở My Điền trước đây quen với ruộng đồng nên khi công nghiệp hóa thì chưa biết làm kinh doanh. Họ có đất nên cho thuê lại mặt bằng hoặc xây dựng nhà trọ rồi cho thuê. Những ông chủ kinh doanh các dịch vụ ăn uống, vui chơi đều từ nơi khác đến.
Công an huyện Việt Yên bắt giữ những đối tượng bán ma túy cho công nhân dưới vỏ bọc là bảo vệ của các công ty trong KCN
Ngay cả Bí thư Chi bộ My Điền 2 Phùng Minh Nghị cũng cảm thấy choáng ngợp trước sự đô thị hóa đến chóng mặt của làng khi chúng tôi đề cập tới. Ông Nghị trước đây công tác ở Sở NN&PTNT Bắc Giang. Nghỉ hưu từ 10 năm trước, ông về đảm nhiệm chức Trưởng thôn, rồi Tổ trưởng Tổ dân phố, rồi vừa được bầu giữ chức Bí thư Chi bộ My Điền 2. “Trước 2010, My Điền là một làng thuần nông, mỗi năm người dân chỉ biết cấy 2 vụ lúa, có nghề phụ đan lát (đan rổ, rá bằng tre) kiếm thêm thu nhập. Kinh tế người dân chỉ đủ ăn. Trước đây, thanh niên trong làng My Điền hay đi làm ăn xa, nay mọi chuyện trái ngược hoàn toàn. “Thôn My Điền được đổi tên thành tổ dân phố: My Điền 1, My Điền 2, My Điền 3 như bây giờ. Ví dụ như ở My Điền 2 có hơn 300 hộ với khoảng hơn 1.000 nhân khẩu. Nhưng số người tạm trú, thường trú từ các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An đổ về làm công nhân nhiều gấp ba bốn lần số dân bản địa. Tất nhiên, người càng đông, càng sinh ra lắm chuyện” - ông Nghị nói.
Tệ nạn bủa vây
Vị Bí thư Chi bộ cho hay, dù kinh tế địa phương có nhiều đổi thay, nhưng kéo theo đó là rủi ro, mất an ninh trật tự, tội phạm và ma túy… “Sau dịch, công nhân giảm, nhưng các dịch vụ hát hò, tệ nạn ma túy, trộm cắp, lô đề vẫn diễn ra. Các quán karaoke vẫn mọc lên và hoạt động đến khuya. Trung bình mỗi tháng, vài lần tôi đi cùng lực lượng công an để kiểm tra, xử lý. Các quán karaoke đưa cả gái gú, ma túy vào sử dụng… Vừa rồi, cơ quan công an cũng tổ chức truy quét mấy vụ lô đề, nhắc nhở, bắt liên tục nhưng cũng không xuể”, ông Nghị cho hay.
Rồi ông Nghị kể tiếp, tệ nạn xâm nhập trước hết vào con em ở My Điền sau đó đến công nhân ở tỉnh xa về. Nhờ đất đai, dịch vụ, nhiều lớp trẻ ở My Điền giàu lên nhanh chóng, nhưng có những gia đình tán gia bại sản vì có con cái dính vào cờ bạc, ma túy. Giới trẻ ở đây “nổ” lô, “báo” đề và chơi cờ bạc nhiều, tinh vi và kín đáo. “Trong thôn có nhà nợ 4 - 5 tỷ đồng vì chơi lô đề, có gia đình bán nhà, bán đất để trả nợ. Như gia đình T. Đ. có hai cậu con trai báo lô đề vỡ nợ rồi bỏ vợ, con ở lại trốn biệt tăm. Gia đình đang rao bán nhà không có người mua. Dân xã hội đen đến ăn chực nằm chờ trước cửa, ném chất thải vào nhà gây mất an ninh địa phương. Hay như gia đình ông B có cháu nội nghiện, gia đình bà N ở Xóm 4 có cậu con trai cũng nghiện. Ngày ngày đi bán ở chợ được đồng nào nuôi con nghiện hết. Tất cả là do lôi kéo, đầu độc nhau thôi…”, ông Nghị chia sẻ và cho biết, cứ một vài tháng cơ quan công an bắt vài công nhân nghiện hút.
Không chỉ ở trong các khu trọ đông đúc như My Điền, tệ nạn ma túy còn len lỏi vào trong tường rào của các nhà máy ở khu công nghiệp. Đại úy Dương Quốc Kỳ, Phó đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - Công an huyện Việt Yên cho biết, ngày 21/4 vừa qua, cơ quan này bắt đối tượng Ngô Thị Khuê (SN 1965), trú tại tổ 1, phường Mỹ Độ (TP Bắc Giang) là bảo vệ Công ty TNHH Risuntek về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.
Trước đó, ngày 10/3, lực lượng Công an huyện Việt Yên bắt quả tang đối tượng Trần Văn Phương (SN 1972), trú tại thôn Sàng Bến, xã Tân Quang (Lục Ngạn, Bắc Giang). Với phương thức tương tự, dưới vỏ bọc là bảo vệ một công ty thuộc KCN Quang Châu, Phương đã mua bán trái phép chất ma túy, gieo rắc cái chết trắng cho nhiều công nhân trẻ vừa bước vào đời.
(Còn nữa)
Đức Anh
Những khoảng lặng thanh xuân - Bài 4: Giữa vòng vây tệ nạn
01/07/2022
TP - Những khu dân cư sát khu công nghiệp đang phát triển rầm rộ. Kinh tế phát triển, tệ nạn xã hội, tội phạm, ma túy, lô đề cờ bạc cũng theo đó xâm nhập thế giới công nhân trẻ tuổi…
Cuối buổi chiều, chúng tôi có mặt ở Tổ dân phố My Điền 1 thị trấn Nếnh (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang). Đúng giờ tan ca, các tuyến đường chật như nêm. Dọc hai bên đường là các cửa hàng chật chội, ô tô khó có thể đi vào, không khác gì Hà Nội. Đây là nơi tập trung đông đúc nhất các cửa hàng quần áo, giày dép, kính mũ thời trang, đồ gia dụng, điện tử, điện thoại, quán ăn vặt, thực phẩm chế biến sẵn, làm đẹp, cửa hàng vàng bạc, nhà nghỉ, quán cà phê, karaoke...
Thông tin từ Công an huyện Việt Yên, chỉ tính từ 15/12/2021 đến 14/5/2022, tại Việt Yên đã xảy ra 17 vụ việc liên quan đến ma túy trong khu công nghiệp và địa bàn các xã có khu công nghiệp. Trong đó, cơ quan công an đã khởi tố 15 vụ án liên quan đến 23 đối tượng. Thông tin từ Đồn công an KCN Quang Châu, cũng trong thời gian như trên, tại khu công nghiệp đã xảy ra 34 vụ trộm cắp tài sản của công ty trong nhà máy, tài sản của các công nhân trong khu trọ. Trong các đối tượng trộm cắp, có cả đối tượng đang là công nhân các nhà máy.
Tranh thủ len chân vào những ngõ nhỏ, hầu như nhà ai cũng xây nhà trọ cho thuê. Nhà ít thì có 5-7 phòng, còn trung bình có đến 40-60 phòng. Nhà đất rộng có hàng trăm phòng trọ. Nhà trọ là những khối bê tông cao đến 5-7 tầng với thiết kế đơn giản, nhiều phòng khép kín, mọc lên san sát. Nói ra, người ngoại tỉnh khó tin, đất rìa thị trấn như ở My Điền chỗ đẹp cũng 50 - 70 triệu đồng/m2.
Xẩm tối, My Điền sáng rực, sôi động hẳn lên. Hai bên đường dày đặc những cửa hàng, cửa hiệu rực rỡ ánh đèn Led nhấp nháy nhiều màu sắc. Phố “Hồng Kông” là cái tên mọi người ví von cho My Điền. Có những thời kỳ, những “dân chơi” ở thành phố Bắc Giang muốn tiếp khách đều di chuyển xuống My Điền. Họ rỉ tai nhau những quán karaoke có “chương trình” chăm sóc, đặc biệt nổi như A. L hay những quán massage hấp dẫn...
Khu dân cư My Điền sáng rực vào buổi tối
Trời càng tối, My Điền thêm tấp nập. Nhộn nhịp nhất là thời điểm từ 20 giờ đến 1-2 giờ sáng hôm sau. Thấy tôi trầm trồ, anh Định chủ quán ăn nhanh trên trục đường chính vào Tổ dân phố My Điền 2 giới thiệu: “Nhộn nhịp thế chứ công nhân ở đây giờ chỉ bằng 1/2 so trước dịch thôi. Bây giờ ít việc, mọi thứ đều tăng giá, công nhân ít được tăng ca nên "độ" ăn, tiêu, chơi bời cũng giảm nhiều”.
Định cho biết thêm, người dân ở My Điền trước đây quen với ruộng đồng nên khi công nghiệp hóa thì chưa biết làm kinh doanh. Họ có đất nên cho thuê lại mặt bằng hoặc xây dựng nhà trọ rồi cho thuê. Những ông chủ kinh doanh các dịch vụ ăn uống, vui chơi đều từ nơi khác đến.
Công an huyện Việt Yên bắt giữ những đối tượng bán ma túy cho công nhân dưới vỏ bọc là bảo vệ của các công ty trong KCN
Ngay cả Bí thư Chi bộ My Điền 2 Phùng Minh Nghị cũng cảm thấy choáng ngợp trước sự đô thị hóa đến chóng mặt của làng khi chúng tôi đề cập tới. Ông Nghị trước đây công tác ở Sở NN&PTNT Bắc Giang. Nghỉ hưu từ 10 năm trước, ông về đảm nhiệm chức Trưởng thôn, rồi Tổ trưởng Tổ dân phố, rồi vừa được bầu giữ chức Bí thư Chi bộ My Điền 2. “Trước 2010, My Điền là một làng thuần nông, mỗi năm người dân chỉ biết cấy 2 vụ lúa, có nghề phụ đan lát (đan rổ, rá bằng tre) kiếm thêm thu nhập. Kinh tế người dân chỉ đủ ăn. Trước đây, thanh niên trong làng My Điền hay đi làm ăn xa, nay mọi chuyện trái ngược hoàn toàn. “Thôn My Điền được đổi tên thành tổ dân phố: My Điền 1, My Điền 2, My Điền 3 như bây giờ. Ví dụ như ở My Điền 2 có hơn 300 hộ với khoảng hơn 1.000 nhân khẩu. Nhưng số người tạm trú, thường trú từ các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An đổ về làm công nhân nhiều gấp ba bốn lần số dân bản địa. Tất nhiên, người càng đông, càng sinh ra lắm chuyện” - ông Nghị nói.
Tệ nạn bủa vây
Vị Bí thư Chi bộ cho hay, dù kinh tế địa phương có nhiều đổi thay, nhưng kéo theo đó là rủi ro, mất an ninh trật tự, tội phạm và ma túy… “Sau dịch, công nhân giảm, nhưng các dịch vụ hát hò, tệ nạn ma túy, trộm cắp, lô đề vẫn diễn ra. Các quán karaoke vẫn mọc lên và hoạt động đến khuya. Trung bình mỗi tháng, vài lần tôi đi cùng lực lượng công an để kiểm tra, xử lý. Các quán karaoke đưa cả gái gú, ma túy vào sử dụng… Vừa rồi, cơ quan công an cũng tổ chức truy quét mấy vụ lô đề, nhắc nhở, bắt liên tục nhưng cũng không xuể”, ông Nghị cho hay.
Rồi ông Nghị kể tiếp, tệ nạn xâm nhập trước hết vào con em ở My Điền sau đó đến công nhân ở tỉnh xa về. Nhờ đất đai, dịch vụ, nhiều lớp trẻ ở My Điền giàu lên nhanh chóng, nhưng có những gia đình tán gia bại sản vì có con cái dính vào cờ bạc, ma túy. Giới trẻ ở đây “nổ” lô, “báo” đề và chơi cờ bạc nhiều, tinh vi và kín đáo. “Trong thôn có nhà nợ 4 - 5 tỷ đồng vì chơi lô đề, có gia đình bán nhà, bán đất để trả nợ. Như gia đình T. Đ. có hai cậu con trai báo lô đề vỡ nợ rồi bỏ vợ, con ở lại trốn biệt tăm. Gia đình đang rao bán nhà không có người mua. Dân xã hội đen đến ăn chực nằm chờ trước cửa, ném chất thải vào nhà gây mất an ninh địa phương. Hay như gia đình ông B có cháu nội nghiện, gia đình bà N ở Xóm 4 có cậu con trai cũng nghiện. Ngày ngày đi bán ở chợ được đồng nào nuôi con nghiện hết. Tất cả là do lôi kéo, đầu độc nhau thôi…”, ông Nghị chia sẻ và cho biết, cứ một vài tháng cơ quan công an bắt vài công nhân nghiện hút.
Không chỉ ở trong các khu trọ đông đúc như My Điền, tệ nạn ma túy còn len lỏi vào trong tường rào của các nhà máy ở khu công nghiệp. Đại úy Dương Quốc Kỳ, Phó đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - Công an huyện Việt Yên cho biết, ngày 21/4 vừa qua, cơ quan này bắt đối tượng Ngô Thị Khuê (SN 1965), trú tại tổ 1, phường Mỹ Độ (TP Bắc Giang) là bảo vệ Công ty TNHH Risuntek về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.
Trước đó, ngày 10/3, lực lượng Công an huyện Việt Yên bắt quả tang đối tượng Trần Văn Phương (SN 1972), trú tại thôn Sàng Bến, xã Tân Quang (Lục Ngạn, Bắc Giang). Với phương thức tương tự, dưới vỏ bọc là bảo vệ một công ty thuộc KCN Quang Châu, Phương đã mua bán trái phép chất ma túy, gieo rắc cái chết trắng cho nhiều công nhân trẻ vừa bước vào đời.
(Còn nữa)
Đức Anh
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Báo điện tử Tiền Phong
Những khoảng lặng thanh xuân - Bài cuối: Nghẹn đắng khi toan về già
04/07/2022
TP - Đa phần các doanh nghiệp (DN) trong khu công nghiệp (KCN) tuyển lao động có tuổi đời rất trẻ, rồi đào tạo ngắn hạn. Một số DN lại có xu hướng không tuyển hoặc tìm cách ép công nhân hơn 40 tuổi chuyển việc, nghỉ việc…
Nỗi niềm lao động xấp xỉ 40 tuổi
Dạo một vòng trong KCN Quế Võ (Bắc Ninh), chúng tôi thấy, hầu như các công ty đều trưng biển tuyển lao động đi làm ngay. Dừng chân trước cổng công ty Hawa techwin, dọc từ cổng đến hàng rào, liên tiếp có bảng đề “Tuyển dụng công nhân nữ chính thức” với các thông tin về lương (từ 7 - 9 triệu đồng/tháng), bảo hiểm, xe đưa đón, quà sinh nhật, du lịch hàng năm và thưởng ngày lễ, Tết... Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết là: Chỉ tuyển nữ, từ 18 đến 33 tuổi.
Đang đứng cạnh chờ người nhà, anh Nguyễn Văn Xuyền (SN 1976) quê ở ngay Quế Võ (Bắc Ninh) lắc đầu nói: “Phải là thanh niên trẻ, chứ tầm tuổi như anh em mình không có cửa”. Anh Xuyền kể, hơn 12 năm trước, thấy quê mọc lên nhiều nhà máy, anh nghỉ lái xe tải, về quê xin việc. Thế nhưng, đi mấy công ty, cứ phỏng vấn xong rồi họ để đấy, dù anh mới 34 tuổi, vẫn còn sung sức.
Công nhân nhiều tuổi sẽ không thể làm dây chuyền mà phải nghỉ việc hoặc làm những công việc lương thấp
Chán nản định quay lại lái xe thì có người nhà xin cho anh kéo hàng cho một DN chuyên sản xuất đồ nhựa trong KCN. “Lương mỗi tháng được khoảng 9 triệu nhưng phải làm ngoài trời. Mùa đông vẫn mồ hôi, mùa hè thì như chảo lửa…”, anh Xuyền kể. Làm được một thời gian, anh xin chuyển sang lái xe nâng hàng gần công ty cũ với mức lương tương tự.
“Lao động phải tự cứu mình bằng cách hoàn thiện bản thân, tự học hỏi, học nghề thuần thục để chứng minh năng lực; đặc biệt là kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình làm việc. Mặt khác, lao động phải tìm hiểu Luật Lao động để khi ký hợp đồng lao động với các công ty không bị ‘bẫy’”.
T, Giám đốc một doanh nghiệp cung ứng lao động khuyến cáo
Anh Nguyễn Văn Hà (SN 1985) cũng ở Quế Võ, cũng là công nhân, đang chờ đón vợ cạnh đó cũng góp thêm chuyện. Lúc mới đi làm, công ty sắp xếp cho đứng dây chuyền. Lúc đầu, anh đáp ứng được công việc, tăng ca đều nên thu nhập trên chục triệu đồng mỗi tháng. Hai năm trước, không đáp ứng được nữa, thấy bộ phận giúp việc cho dây chuyền thiếu người nên anh nộp đơn xin vào làm lại từ đầu tại bộ phận giúp việc.
Tuy lương không như trước nhưng anh thấy làm ở đây không bị gò bó, sức khỏe còn đáp ứng được nên đành chấp nhận. “Khi sức khỏe đi xuống, công ty sẽ chuyển bộ phận cho công nhân, nếu không đáp ứng được thì công nhân tự xin nghỉ. Công ty hầu như không chủ động đuổi người lao động”, anh Hà cho hay.
Bí mật của nhà cung ứng lao động
Qua bạn bè, tôi quen thân với T - một lãnh đạo công ty chuyên cung ứng lao động cho các DN tại Bắc Giang và Bắc Ninh. T nói, trong điều kiện bình thường, rất ít DN tuyển lao động 35-40 tuổi. Nhưng hiện nay, sau khi vãn dịch COVID-19, lao động khan hiếm nên nhiều công ty vẫn tuyển lao động có độ tuổi đến 38 - 40 nhưng tình hình này sẽ không kéo dài. Những người 38-40 tuổi được tuyển phải có năng lực thật sự. Rồi khi không có đơn hàng hoặc có thay đổi trong sản xuất, những người luống tuổi sẽ là những người bị cắt giảm đầu tiên.
“Các công ty cung ứng lao động cho các DN theo hai hình thức, một là cho thuê lại lao động, hai là tuyển hộ lao động và lấy phí. Thống kê lao động cung ứng của chúng tôi cho các công ty hiện nay cho thấy, số công nhân trên 40 tuổi chỉ dưới 10% trên tổng số lao động; có giai đoạn nhiều công nhân để tuyển, không có ai trên 40 tuổi” - T nói.
Các công ty đăng tuyển dụng công nhân tại khu công nghiệp. Trên bảng tuyển dụng ghi rõ không tuyển lao động nhiều tuổi
Theo T, hiện nay các DN có xu hướng sử dụng lao động thời vụ rất rõ. Theo đó, DN thuê lao động chỉ chịu trách nhiệm về công việc, trả chi phí thỏa thuận trong hợp đồng với nhà cung ứng lao động. Còn các chế độ đãi ngộ, tăng lương, phụ cấp cho công nhân do đơn vị cung ứng lao động tính toán, chi trả cho công nhân. “Đơn vị cung ứng lao động lại phải tính toán làm sao để cắt giảm tối đa chi phí đóng bảo hiểm, chi phí tăng lương, thâm niên… Ví dụ, đơn vị đó sẽ không ký hợp đồng hoặc chỉ ký hợp đồng thời vụ dưới 1 năm với lao động thì mới đảm bảo có lãi”, T. tiết lộ.
T cho hay, làm việc trong các nhà máy ở KCN chuyên môn hóa cao. Có lao động 10 năm chỉ làm động tác lắp 1 con ốc vít hay chỉ dán 1 cái tem. Khi có tuổi, làm chậm, DN sẽ không đuổi người lao động mà dùng biện pháp ép người lao động tự nghỉ. “Nếu “ông” đang dán tem, tôi chuyển “ông” sang bộ phận kho. Hai buổi bê hàng nặng quá không chịu được, nhăn mặt, xin nghỉ thì viết đơn, tôi ký ngay” - T nêu ví dụ. T phân tích: “Đây là chiêu lách luật rất hiệu nghiệm của doanh nghiệp. Bởi vì, khi lao động tự đề xuất nghỉ, họ chỉ được giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo pháp luật, DN không phải đền bù hợp đồng lao động. Khi yếu, nghỉ không làm nhà máy nữa, kỹ năng lắp ốc vít, dán tem không thể dùng được công nhân lại quay về làm nông dân”, T. phân tích.
Trao đổi về nội dung này, cán bộ phòng Việc làm, Sở LĐTB&XH tỉnh Bắc Ninh cũng cho rằng, hiện nay bắt đầu xuất hiện tình trạng lao động trên 35 tuổi, đặc biệt là lao động nữ bị chuyển việc, ép cho nghỉ việc. Họ chủ yếu là công nhân lao động làm các công việc đơn giản trong các ngành sử dụng nhiều lao động có môi trường, điều kiện lao động khắc nghiệt.
“Cùng với tuổi tác, ở lứa tuổi này, độ nhanh nhạy trong công việc giảm sút, sức khỏe đi xuống, nên rất khó để yêu cầu họ tăng ca, kíp, tăng năng suất lao động. Trong khi đó, DN phải trả cho nhóm đối tượng này chi phí bảo hiểm xã hội (BHXH), tiền lương cao hơn do chính sách thâm niên, đặc biệt là chi phí BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT). Vì thế, nhiều chủ sử dụng lao động tìm cách lách luật để thải loại những lao động này ra khỏi DN” - đại diện sở LĐTB&XH tỉnh Bắc Ninh nói.
Cũng như ý kiến của T, anh Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng phòng Việc làm của sở LĐTB&XH tỉnh Bắc Ninh cho hay, cách lách luật của DN muôn hình vạn trạng, nhưng phổ biến nhất là chuyển đổi công việc của công nhân khiến công nhân không đáp ứng được phải tự xin nghỉ, không bao giờ DN tự đuổi để phải chịu trách nhiệm. Và hậu quả là, “người lao động ở độ cao tuổi hầu như khó có cơ hội tìm việc làm mới trong các nhà máy. Sau nhiều năm làm việc trong các DN, đa số lao động nghỉ việc phải tiếp tục bươn chải, làm nghề tự do, làm dịch vụ, trở thành lao động phi chính thức” - anh Tuấn nói.
Đức Anh
Những khoảng lặng thanh xuân - Bài cuối: Nghẹn đắng khi toan về già
04/07/2022
TP - Đa phần các doanh nghiệp (DN) trong khu công nghiệp (KCN) tuyển lao động có tuổi đời rất trẻ, rồi đào tạo ngắn hạn. Một số DN lại có xu hướng không tuyển hoặc tìm cách ép công nhân hơn 40 tuổi chuyển việc, nghỉ việc…
Nỗi niềm lao động xấp xỉ 40 tuổi
Dạo một vòng trong KCN Quế Võ (Bắc Ninh), chúng tôi thấy, hầu như các công ty đều trưng biển tuyển lao động đi làm ngay. Dừng chân trước cổng công ty Hawa techwin, dọc từ cổng đến hàng rào, liên tiếp có bảng đề “Tuyển dụng công nhân nữ chính thức” với các thông tin về lương (từ 7 - 9 triệu đồng/tháng), bảo hiểm, xe đưa đón, quà sinh nhật, du lịch hàng năm và thưởng ngày lễ, Tết... Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết là: Chỉ tuyển nữ, từ 18 đến 33 tuổi.
Đang đứng cạnh chờ người nhà, anh Nguyễn Văn Xuyền (SN 1976) quê ở ngay Quế Võ (Bắc Ninh) lắc đầu nói: “Phải là thanh niên trẻ, chứ tầm tuổi như anh em mình không có cửa”. Anh Xuyền kể, hơn 12 năm trước, thấy quê mọc lên nhiều nhà máy, anh nghỉ lái xe tải, về quê xin việc. Thế nhưng, đi mấy công ty, cứ phỏng vấn xong rồi họ để đấy, dù anh mới 34 tuổi, vẫn còn sung sức.
Công nhân nhiều tuổi sẽ không thể làm dây chuyền mà phải nghỉ việc hoặc làm những công việc lương thấp
Chán nản định quay lại lái xe thì có người nhà xin cho anh kéo hàng cho một DN chuyên sản xuất đồ nhựa trong KCN. “Lương mỗi tháng được khoảng 9 triệu nhưng phải làm ngoài trời. Mùa đông vẫn mồ hôi, mùa hè thì như chảo lửa…”, anh Xuyền kể. Làm được một thời gian, anh xin chuyển sang lái xe nâng hàng gần công ty cũ với mức lương tương tự.
“Lao động phải tự cứu mình bằng cách hoàn thiện bản thân, tự học hỏi, học nghề thuần thục để chứng minh năng lực; đặc biệt là kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình làm việc. Mặt khác, lao động phải tìm hiểu Luật Lao động để khi ký hợp đồng lao động với các công ty không bị ‘bẫy’”.
T, Giám đốc một doanh nghiệp cung ứng lao động khuyến cáo
Anh Nguyễn Văn Hà (SN 1985) cũng ở Quế Võ, cũng là công nhân, đang chờ đón vợ cạnh đó cũng góp thêm chuyện. Lúc mới đi làm, công ty sắp xếp cho đứng dây chuyền. Lúc đầu, anh đáp ứng được công việc, tăng ca đều nên thu nhập trên chục triệu đồng mỗi tháng. Hai năm trước, không đáp ứng được nữa, thấy bộ phận giúp việc cho dây chuyền thiếu người nên anh nộp đơn xin vào làm lại từ đầu tại bộ phận giúp việc.
Tuy lương không như trước nhưng anh thấy làm ở đây không bị gò bó, sức khỏe còn đáp ứng được nên đành chấp nhận. “Khi sức khỏe đi xuống, công ty sẽ chuyển bộ phận cho công nhân, nếu không đáp ứng được thì công nhân tự xin nghỉ. Công ty hầu như không chủ động đuổi người lao động”, anh Hà cho hay.
Bí mật của nhà cung ứng lao động
Qua bạn bè, tôi quen thân với T - một lãnh đạo công ty chuyên cung ứng lao động cho các DN tại Bắc Giang và Bắc Ninh. T nói, trong điều kiện bình thường, rất ít DN tuyển lao động 35-40 tuổi. Nhưng hiện nay, sau khi vãn dịch COVID-19, lao động khan hiếm nên nhiều công ty vẫn tuyển lao động có độ tuổi đến 38 - 40 nhưng tình hình này sẽ không kéo dài. Những người 38-40 tuổi được tuyển phải có năng lực thật sự. Rồi khi không có đơn hàng hoặc có thay đổi trong sản xuất, những người luống tuổi sẽ là những người bị cắt giảm đầu tiên.
“Các công ty cung ứng lao động cho các DN theo hai hình thức, một là cho thuê lại lao động, hai là tuyển hộ lao động và lấy phí. Thống kê lao động cung ứng của chúng tôi cho các công ty hiện nay cho thấy, số công nhân trên 40 tuổi chỉ dưới 10% trên tổng số lao động; có giai đoạn nhiều công nhân để tuyển, không có ai trên 40 tuổi” - T nói.
Các công ty đăng tuyển dụng công nhân tại khu công nghiệp. Trên bảng tuyển dụng ghi rõ không tuyển lao động nhiều tuổi
Theo T, hiện nay các DN có xu hướng sử dụng lao động thời vụ rất rõ. Theo đó, DN thuê lao động chỉ chịu trách nhiệm về công việc, trả chi phí thỏa thuận trong hợp đồng với nhà cung ứng lao động. Còn các chế độ đãi ngộ, tăng lương, phụ cấp cho công nhân do đơn vị cung ứng lao động tính toán, chi trả cho công nhân. “Đơn vị cung ứng lao động lại phải tính toán làm sao để cắt giảm tối đa chi phí đóng bảo hiểm, chi phí tăng lương, thâm niên… Ví dụ, đơn vị đó sẽ không ký hợp đồng hoặc chỉ ký hợp đồng thời vụ dưới 1 năm với lao động thì mới đảm bảo có lãi”, T. tiết lộ.
T cho hay, làm việc trong các nhà máy ở KCN chuyên môn hóa cao. Có lao động 10 năm chỉ làm động tác lắp 1 con ốc vít hay chỉ dán 1 cái tem. Khi có tuổi, làm chậm, DN sẽ không đuổi người lao động mà dùng biện pháp ép người lao động tự nghỉ. “Nếu “ông” đang dán tem, tôi chuyển “ông” sang bộ phận kho. Hai buổi bê hàng nặng quá không chịu được, nhăn mặt, xin nghỉ thì viết đơn, tôi ký ngay” - T nêu ví dụ. T phân tích: “Đây là chiêu lách luật rất hiệu nghiệm của doanh nghiệp. Bởi vì, khi lao động tự đề xuất nghỉ, họ chỉ được giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo pháp luật, DN không phải đền bù hợp đồng lao động. Khi yếu, nghỉ không làm nhà máy nữa, kỹ năng lắp ốc vít, dán tem không thể dùng được công nhân lại quay về làm nông dân”, T. phân tích.
Trao đổi về nội dung này, cán bộ phòng Việc làm, Sở LĐTB&XH tỉnh Bắc Ninh cũng cho rằng, hiện nay bắt đầu xuất hiện tình trạng lao động trên 35 tuổi, đặc biệt là lao động nữ bị chuyển việc, ép cho nghỉ việc. Họ chủ yếu là công nhân lao động làm các công việc đơn giản trong các ngành sử dụng nhiều lao động có môi trường, điều kiện lao động khắc nghiệt.
“Cùng với tuổi tác, ở lứa tuổi này, độ nhanh nhạy trong công việc giảm sút, sức khỏe đi xuống, nên rất khó để yêu cầu họ tăng ca, kíp, tăng năng suất lao động. Trong khi đó, DN phải trả cho nhóm đối tượng này chi phí bảo hiểm xã hội (BHXH), tiền lương cao hơn do chính sách thâm niên, đặc biệt là chi phí BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT). Vì thế, nhiều chủ sử dụng lao động tìm cách lách luật để thải loại những lao động này ra khỏi DN” - đại diện sở LĐTB&XH tỉnh Bắc Ninh nói.
Cũng như ý kiến của T, anh Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng phòng Việc làm của sở LĐTB&XH tỉnh Bắc Ninh cho hay, cách lách luật của DN muôn hình vạn trạng, nhưng phổ biến nhất là chuyển đổi công việc của công nhân khiến công nhân không đáp ứng được phải tự xin nghỉ, không bao giờ DN tự đuổi để phải chịu trách nhiệm. Và hậu quả là, “người lao động ở độ cao tuổi hầu như khó có cơ hội tìm việc làm mới trong các nhà máy. Sau nhiều năm làm việc trong các DN, đa số lao động nghỉ việc phải tiếp tục bươn chải, làm nghề tự do, làm dịch vụ, trở thành lao động phi chính thức” - anh Tuấn nói.
Đức Anh
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
DELETE@
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Vì sao du khách quốc tế đến Việt Nam số lượng ít và chi xài cũng ít?
An Vui
11 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Du khách ngoại quốc cũng thường đến mua sắm tại chợ Bến Thành nhưng lại ngại mua hớ vì đa số hàng hóa ở đây không niêm yết giá – Ảnh: An Vui
Visa cấp hạn lưu trú quá ngắn, thủ tục gia hạn lại rườm rà, mức phí không đồng nhất; khi đến rồi không có gì để mua và để chơi… là những lý do khiến du khách quốc tế chán Việt Nam.
Hội thảo chủ đề “Mở visa, phục hồi du lịch” do Thanh Niên tổ chức ngày 10 Tháng Ba đã nêu nhiều mặt hạn chế của du lịch Việt Nam, khiến số lượng du khách đến Việt Nam sau đại dịch không đạt mục tiêu, trong đó rào cản lớn nhất là chính sách về visa.
Phạm Trung Lương, cựu Viện phó Viện Nghiên cứu phát triển du lịch cho rằng có nhiều yếu tố quyết định việc lựa chọn điểm đến sau Covid-19 của du khách, thứ nhất điểm đến có những giá trị hấp dẫn; thứ hai điểm đến dễ tiếp cận, trong đó là chính sách visa; thứ ba là nụ cười của nhân viên hải quan; thứ tư là có đường bay thẳng. Trong 4 yếu tố đó, ông Lương khẳng định visa là rào cản đầu tiên cần được giải quyết gấp, vì hiện chỉ có 13 quốc gia được miễn visa nhập cảnh vào Việt Nam, với thời gian lưu trú quá ngắn. Lương Hoài Nam, thành viên Hội đồng Tư vấn du lịch, phàn nàn chính sách visa của Việt Nam quá khắt khe so với nhiều nước. Ông dẫn chứng: Trước đại dịch, Việt Nam đón khách du lịch quốc tế bằng 1/2 của Thái Lan. Sau đại dịch, khách quốc tế vào Việt Nam chỉ còn bằng 1/3 so với Thái Lan. Nếu cứ đi lùi như vậy, ngành hàng không và du lịch Việt Nam sẽ gặp nguy hiểm khi hàng ngàn công ty du lịch, khách sạn, điểm tham quan, vui chơi giải trí vắng khách, thua lỗ, nợ nần, cắt giảm lao động. Hiện tại thì các hãng hàng không Việt Nam đang ngập trong nợ: Vietnam Airlines âm vốn chủ sở hữu, có nguy cơ bị hủy niêm yết; công ty “con” Pacific Airlines lỗ lũy kế gấp ba lần vốn chủ sở hữu; Vietjet Air sau nhiều năm lời to hiện cũng đã lỗ 2,170 tỷ đồng ($91,6 triệu) trong năm 2022.
Ông Nam đề nghị: Với khách từ thị trường Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ (những thị trường du lịch lớn có đường bay thẳng với Việt Nam), Việt Nam nên sớm có chính sách visa dài hạn song phương với thời hạn 5 – 10 năm; miễn visa cho các đoàn khách vào Việt Nam tham gia các sự kiện MICE, du lịch đánh golf; miễn visa cho du khách và phi hành đoàn đến Việt Nam bằng phi cơ riêng vì mục đích kinh doanh hoặc du lịch; mở rộng các nước được cấp visa điện tử (eVisa); nâng cấp hệ thống eVisa và luôn điều chỉnh thay đổi chính sách eVisa để cạnh tranh với các nước.
Visa là cánh cửa đầu tiên phải mở, bà Trần Nguyện, Phó tổng giám đốc Khối Sun World – Tập đoàn Sun Group, cho biết sự thuận lợi của việc cấp visa giúp tăng lượng khách quốc tế từ 5 – 25% mỗi năm. Bà Nguyện so sánh, Thái Lan kéo dài thời gian lưu trú từ 30 lên 45 ngày, từ 15 lên 30 ngày; Đài Loan áp dụng trở lại chính sách eVisa Quan Hồng cho khách đi theo đoàn với thủ tục đơn giản, nhanh chóng; Nam Hàn có loại visa cho phép khách ra vào nhiều lần, thời hạn lưu trú 30 ngày, không giới hạn số lần xuất nhập cảnh trong 5 năm… Đến nay, Malaysia và Singapore đã miễn visa 162 quốc gia, Philippines miễn visa 157 quốc gia, Nhật Bản miễn visa 68 quốc gia, Nam Hàn miễn visa 66 quốc gia, Thái Lan miễn visa 64 quốc gia… với thời gian lưu trú dài lên 6 tháng và nhiều lần nhập cảnh. Trong khi đó, Việt Nam mới chỉ miễn visa cho 24 quốc gia theo hình thức đơn phương và song phương; còn eVisa cấp cho 80 quốc gia nhưng lại giới hạn số điểm cho phép người ngoại quốc nhập cảnh, thời gian lưu trú chỉ được 15 ngày và nhập cảnh một lần.
Du khách ngoại quốc tham quan bưu điện thành phố (Sài Gòn), muốn mua sắm cũng chả có gì mới, chỉ là áo thun, nón lá, các móc khóa, búp bê, túi vải…. có mẫu mã lặp đi lặp lại và phẩm chất kém – Ảnh An Vui
Bên cạnh đó, dịch vụ visa du lịch đang làm méo mó chính sách visa, và thay vì hỗ trợ, công ty làm dịch vụ visa lại “hành” du khách để lấy tiền.
Ngoài chính sách visa cản trở, ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) chỉ ra độ vênh giữa thực tế và mục tiêu tăng số lượng/tăng chi tiêu của du khách quốc tế thời gian qua. Dẫn thống kê từ World Data về lịch sử khách quốc tế đến các nước trong khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2008 – 2019, ông Johnathan Hạnh Nguyễn cho biết, số du khách quốc tế tới Việt Nam đã vượt qua Indonesia, đưa Việt Nam vươn lên vị trí số 4 ở khu vực Đông Nam Á. Nhưng, trong khi các nước vẫn giữ được mức chi tiêu trung bình của một du khách quốc tế thì Việt Nam lại giảm từ vị trí thứ 5 xuống thứ 6.
So với Thái Lan, số lượng khách quốc tế của Việt Nam chỉ bằng 50%, còn mức độ chi tiêu chỉ bằng 40%. Chẳng hạn, khách quốc tế đến Việt Nam chi tiêu khoảng $7.5/người/đêm, còn ở Thái Lan họ chi hơn $30/người/đêm và ở Singapore là hơn $100.
Du lịch mua sắm của Thái Lan có đầy đủ các mô hình, từ trung tâm thương mại trung cấp, cao cấp tại các trung tâm thành phố, trung tâm thương mại factory outlet hàng hiệu bán hàng qua mùa, đến cửa hàng miễn thuế dưới phố, ẩm thực đường phố đặc sắc cùng nhiều hoạt động bán lẻ hàng hóa mang đặc thù bản địa như chợ vải, chợ thời trang… Du lịch mua sắm Thái Lan góp phần tăng mạnh doanh thu chi tiêu quốc tế với tỷ lệ tăng trưởng kép 28.2% và du lịch sức khỏe đóng góp tới $4.7 tỷ trong năm 2020.
Ông Hạnh cho rằng Việt Nam chỉ có du lịch nghỉ dưỡng và du lịch trải nghiệm, dựa vào lợi thế cảnh quan thiên nhiên và ẩm thực đa dạng giữa các vùng miền, nhưng thiếu du lịch sức khỏe và du lịch mua sắm, giải trí. Theo báo cáo của Global Wellness Institute, quy mô du lịch sức khỏe năm 2020 là $436 tỷ và dự báo lên đến $1,128 tỷ vào năm 2025, mang lại doanh thu cao nhất trong các loại hình du lịch.
Hạn chế của du lịch Việt Nam thì nhiều và ai cũng thấy; tấm gương của các quốc gia khác cũng có rất nhiều và hoàn toàn học hỏi được, vấn đề là từ thấy hay đến làm hay là một khoảng cách rất – rất xa ở xứ “nửa nạc nửa mỡ” (miệng nói trung thành với CNXH nhưng lại thích sống giàu sang như tư bản) này.
An Vui
11 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Du khách ngoại quốc cũng thường đến mua sắm tại chợ Bến Thành nhưng lại ngại mua hớ vì đa số hàng hóa ở đây không niêm yết giá – Ảnh: An Vui
Visa cấp hạn lưu trú quá ngắn, thủ tục gia hạn lại rườm rà, mức phí không đồng nhất; khi đến rồi không có gì để mua và để chơi… là những lý do khiến du khách quốc tế chán Việt Nam.
Hội thảo chủ đề “Mở visa, phục hồi du lịch” do Thanh Niên tổ chức ngày 10 Tháng Ba đã nêu nhiều mặt hạn chế của du lịch Việt Nam, khiến số lượng du khách đến Việt Nam sau đại dịch không đạt mục tiêu, trong đó rào cản lớn nhất là chính sách về visa.
Phạm Trung Lương, cựu Viện phó Viện Nghiên cứu phát triển du lịch cho rằng có nhiều yếu tố quyết định việc lựa chọn điểm đến sau Covid-19 của du khách, thứ nhất điểm đến có những giá trị hấp dẫn; thứ hai điểm đến dễ tiếp cận, trong đó là chính sách visa; thứ ba là nụ cười của nhân viên hải quan; thứ tư là có đường bay thẳng. Trong 4 yếu tố đó, ông Lương khẳng định visa là rào cản đầu tiên cần được giải quyết gấp, vì hiện chỉ có 13 quốc gia được miễn visa nhập cảnh vào Việt Nam, với thời gian lưu trú quá ngắn. Lương Hoài Nam, thành viên Hội đồng Tư vấn du lịch, phàn nàn chính sách visa của Việt Nam quá khắt khe so với nhiều nước. Ông dẫn chứng: Trước đại dịch, Việt Nam đón khách du lịch quốc tế bằng 1/2 của Thái Lan. Sau đại dịch, khách quốc tế vào Việt Nam chỉ còn bằng 1/3 so với Thái Lan. Nếu cứ đi lùi như vậy, ngành hàng không và du lịch Việt Nam sẽ gặp nguy hiểm khi hàng ngàn công ty du lịch, khách sạn, điểm tham quan, vui chơi giải trí vắng khách, thua lỗ, nợ nần, cắt giảm lao động. Hiện tại thì các hãng hàng không Việt Nam đang ngập trong nợ: Vietnam Airlines âm vốn chủ sở hữu, có nguy cơ bị hủy niêm yết; công ty “con” Pacific Airlines lỗ lũy kế gấp ba lần vốn chủ sở hữu; Vietjet Air sau nhiều năm lời to hiện cũng đã lỗ 2,170 tỷ đồng ($91,6 triệu) trong năm 2022.
Ông Nam đề nghị: Với khách từ thị trường Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ (những thị trường du lịch lớn có đường bay thẳng với Việt Nam), Việt Nam nên sớm có chính sách visa dài hạn song phương với thời hạn 5 – 10 năm; miễn visa cho các đoàn khách vào Việt Nam tham gia các sự kiện MICE, du lịch đánh golf; miễn visa cho du khách và phi hành đoàn đến Việt Nam bằng phi cơ riêng vì mục đích kinh doanh hoặc du lịch; mở rộng các nước được cấp visa điện tử (eVisa); nâng cấp hệ thống eVisa và luôn điều chỉnh thay đổi chính sách eVisa để cạnh tranh với các nước.
Visa là cánh cửa đầu tiên phải mở, bà Trần Nguyện, Phó tổng giám đốc Khối Sun World – Tập đoàn Sun Group, cho biết sự thuận lợi của việc cấp visa giúp tăng lượng khách quốc tế từ 5 – 25% mỗi năm. Bà Nguyện so sánh, Thái Lan kéo dài thời gian lưu trú từ 30 lên 45 ngày, từ 15 lên 30 ngày; Đài Loan áp dụng trở lại chính sách eVisa Quan Hồng cho khách đi theo đoàn với thủ tục đơn giản, nhanh chóng; Nam Hàn có loại visa cho phép khách ra vào nhiều lần, thời hạn lưu trú 30 ngày, không giới hạn số lần xuất nhập cảnh trong 5 năm… Đến nay, Malaysia và Singapore đã miễn visa 162 quốc gia, Philippines miễn visa 157 quốc gia, Nhật Bản miễn visa 68 quốc gia, Nam Hàn miễn visa 66 quốc gia, Thái Lan miễn visa 64 quốc gia… với thời gian lưu trú dài lên 6 tháng và nhiều lần nhập cảnh. Trong khi đó, Việt Nam mới chỉ miễn visa cho 24 quốc gia theo hình thức đơn phương và song phương; còn eVisa cấp cho 80 quốc gia nhưng lại giới hạn số điểm cho phép người ngoại quốc nhập cảnh, thời gian lưu trú chỉ được 15 ngày và nhập cảnh một lần.
Du khách ngoại quốc tham quan bưu điện thành phố (Sài Gòn), muốn mua sắm cũng chả có gì mới, chỉ là áo thun, nón lá, các móc khóa, búp bê, túi vải…. có mẫu mã lặp đi lặp lại và phẩm chất kém – Ảnh An Vui
Bên cạnh đó, dịch vụ visa du lịch đang làm méo mó chính sách visa, và thay vì hỗ trợ, công ty làm dịch vụ visa lại “hành” du khách để lấy tiền.
Ngoài chính sách visa cản trở, ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) chỉ ra độ vênh giữa thực tế và mục tiêu tăng số lượng/tăng chi tiêu của du khách quốc tế thời gian qua. Dẫn thống kê từ World Data về lịch sử khách quốc tế đến các nước trong khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2008 – 2019, ông Johnathan Hạnh Nguyễn cho biết, số du khách quốc tế tới Việt Nam đã vượt qua Indonesia, đưa Việt Nam vươn lên vị trí số 4 ở khu vực Đông Nam Á. Nhưng, trong khi các nước vẫn giữ được mức chi tiêu trung bình của một du khách quốc tế thì Việt Nam lại giảm từ vị trí thứ 5 xuống thứ 6.
So với Thái Lan, số lượng khách quốc tế của Việt Nam chỉ bằng 50%, còn mức độ chi tiêu chỉ bằng 40%. Chẳng hạn, khách quốc tế đến Việt Nam chi tiêu khoảng $7.5/người/đêm, còn ở Thái Lan họ chi hơn $30/người/đêm và ở Singapore là hơn $100.
Du lịch mua sắm của Thái Lan có đầy đủ các mô hình, từ trung tâm thương mại trung cấp, cao cấp tại các trung tâm thành phố, trung tâm thương mại factory outlet hàng hiệu bán hàng qua mùa, đến cửa hàng miễn thuế dưới phố, ẩm thực đường phố đặc sắc cùng nhiều hoạt động bán lẻ hàng hóa mang đặc thù bản địa như chợ vải, chợ thời trang… Du lịch mua sắm Thái Lan góp phần tăng mạnh doanh thu chi tiêu quốc tế với tỷ lệ tăng trưởng kép 28.2% và du lịch sức khỏe đóng góp tới $4.7 tỷ trong năm 2020.
Ông Hạnh cho rằng Việt Nam chỉ có du lịch nghỉ dưỡng và du lịch trải nghiệm, dựa vào lợi thế cảnh quan thiên nhiên và ẩm thực đa dạng giữa các vùng miền, nhưng thiếu du lịch sức khỏe và du lịch mua sắm, giải trí. Theo báo cáo của Global Wellness Institute, quy mô du lịch sức khỏe năm 2020 là $436 tỷ và dự báo lên đến $1,128 tỷ vào năm 2025, mang lại doanh thu cao nhất trong các loại hình du lịch.
Hạn chế của du lịch Việt Nam thì nhiều và ai cũng thấy; tấm gương của các quốc gia khác cũng có rất nhiều và hoàn toàn học hỏi được, vấn đề là từ thấy hay đến làm hay là một khoảng cách rất – rất xa ở xứ “nửa nạc nửa mỡ” (miệng nói trung thành với CNXH nhưng lại thích sống giàu sang như tư bản) này.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Ngư dân Việt: Vừa sợ đụng tàu Trung Quốc vừa ngán nạn giã cào
An Vui
11 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Tàu giã cào với tấm lưới quét sạch mọi sinh vật dưới đáy biển, tận diệt môi trường biển là nỗi sợ của ngư dân đánh cá kiểu truyền thống – Ảnh: Internet
Xóm Gành Cả ở thôn Châu Thuận Biển (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) là nơi có nhiều gia đình ngư dân vẫn can trường ra khơi ở gần đảo Hoàng Sa, cái đảo đã bị Trung Cộng xâm chiếm từ ngày 19 Tháng Giêng 1974.
Xóm nhỏ nằm khuất dưới quả đồi với vài trăm nóc nhà quay mặt ra hướng biển, cư dân thuộc bảy dòng họ: Bùi, Tiêu, Nguyễn, Trương, Dương, Phạm, Võ… với nghề nhiều đời là đánh cá và lặn biển.
Tuổi Trẻ đã có bài viết về cuộc sống của ngư dân xóm Gành Cả ngày 11 Tháng Ba 2023.
Gành Cả hồi năm 1965 chỉ có vài chục nóc nhà, giờ lên đến gần 300 nóc, nhà nào cũng có 3-4 thế hệ chuyên đánh cá và lặn biển ở Hoàng Sa, dù hiện nay hòn đảo của tổ quốc đã bị xâm chiếm, việc mạo hiểm đến gần hòn đảo này rất nguy hiểm.
Lão ngư Võ Bông (gần 80 tuổi) khẳng định ở xóm Gành Cả 100% gia đình đều đi biển Hoàng Sa nhiều thế hệ và tất cả đều biết lặn dưới biển sâu. Ông Bông kể về lịch sử ngôi làng: “Cha tôi đi bằng thuyền buồm, đến thời tôi đi tàu 20-30 mã lực, con tui đi tàu trăm mã lực, cháu tui giờ đi tàu hơn ngàn mã lực. Dĩ nhiên đều bám biển Hoàng Sa đánh cá”.
Dòng họ Võ ở Gành Cả rất nổi tiếng với những ngư dân can trường, dù gặp tàu Trung Quốc đe dọa, đánh chìm, họ vẫn đóng tàu tiếp tục ra Hoàng Sa. Nổi tiếng nhất trong số họ là ngư dân Võ Văn Lựu (58 tuổi). Tháng Bảy 2016, sau khi tàu cá QNg 904.79 của ông Lựu bị bắn chìm lần thứ ba ở Hoàng Sa, ông vẫn kiên cường về được đất liền và đóng lại tàu đi tiếp.
Ngư dân Bùi Ngọc Lành (phải) sau bao lần gặp nạn ở biển vẫn đi Hoàng Sa và con trai ông đang tiếp nối nghề của cha – Ảnh Tuổi Trẻ
Mới đây, chiều 24 Tháng Hai 2023, tàu cá QNg 906.27 của ngư dân Võ Văn Lựu cũng vừa trở về từ Hoàng Sa, phiên đi biển lỗ nặng vì về sớm hơn dự tính, nhưng ông lại vui vì cứu được bốn ngư dân trên tàu cá QNg 905.27 (của thuyền trưởng Võ Văn Kim, 33 tuổi) gặp nạn (không rõ thiên tai hay nhân tai – tức bị tàu Trung Quốc tấn công) bị chìm ở gần đảo đá Bông Bay thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu, cho biết ngư dân xóm Gành Cả rất đoàn kết và không bao giờ rút lui, bỏ mặc tàu bạn gặp nạn. Ông Nguyễn Thanh Hùng kể ông Lựu đã từng cứu rất nhiều tàu của ngư dân gặp nạn ở Hoàng Sa như tàu của ngư dân Võ Nhị, Phạm Văn Mỹ, Nguyễn Cư (xã Bình Châu), Trần Mai (xã Hoài Hải, huyện Hoài Nhơn, Bình Định)…
Ông Hùng bảo ngư dân ra Hoàng Sa không chỉ gặp thiên tai mà còn cả nhân tai, đó là tàu Trung Quốc.
Trong xóm Gành Cả còn có ngư dân Nguyễn Cư trạc tuổi ông Lựu, hơn 30 năm ra khơi đánh cá ở Hoàng Sa cũng từng cứu nhiều tàu cá Quảng Nam, Bình Định, Quảng Ngãi. Bản thân ông Cư đã hai lần được ông Lựu ứng cứu, giữ được mạng và giữ được cả tàu. Lần gần nhất vào năm 2014, sau một ngày lái tàu thoát khỏi tàu Trung Quốc, tàu của ông Cư bị mắc cạn ở một rạn san hô. Khi nhận được tín hiệu kêu cứu, ông Lựu đã đến và còn kéo tàu mắc cạn đem về.
Một nhân vật khác là ông Nguyễn Thanh Nam (60 tuổi), do bị tai biến trong một lần lặn biển Hoàng Sa hơn 20 năm trước, nên ông đảm trách việc trực thông tin từ Hoàng Sa, nối liên lạc giữa ngư dân và nhà cầm quyền địa phương. Gia đình ông Nam có ba người con trai đánh cá ở Hoàng Sa trên dưới 20 năm, là thuyền trưởng của ba tàu khác nhau. Khi hè đến, các cháu nội của ông Nam cũng lên tàu theo cha, đó là thế hệ đi biển Hoàng Sa thứ 5 của gia đình ông.
Xóm Gành Cả còn có những con tàu được dân biển ví von “bình mới rượu cũ”. Đó là những con tàu bị Trung Quốc đánh chìm nằm lại Hoàng Sa, nhưng thuyền trưởng con tàu may mắn sống sót trở về tiếp tục đóng tàu mới và xin cấp lại số cũ.
Cuối bài, Tuổi Trẻ nhắc đến những thuyền trưởng từng bị tàu Trung Quốc đâm ở Hoàng Sa. Đó là thuyền trưởng tàu QNg 90399 – Đặng Dũng và thuyền trưởng tàu QNg 95617 – Trương Văn Đức. Sau khi tàu chìm, họ sống sót trở về vẫn tiếp tục đóng tàu mới và ra khơi đánh cá ở Hoàng Sa. Tuổi Trẻ đã vinh danh tất cả những ngư dân này và gọi họ là “những bộ sử sống can trường”.
Trước đó, Tuổi Trẻ ngày 10 Tháng Ba cũng vinh danh ngư dân Trần Ngọc Sơn, biệt danh ông “Sơn cụt” hay “Kỳ nhân một tay” ở vùng biển Vinh Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Dù cụt nguyên bàn tay trái hồi 11 tuổi do nghịch kíp thuốc nổ còn sót lại sau chiến tranh, người ngư dân 50 tuổi này suốt mấy chục năm qua vẫn dọc ngang trùng khơi để đánh cá và nhiều lần cứu người thoát nạn trên biển.
Ngư dân Trần Ngọc Sơn còn một tay vẫn can trường mưu sinh trên biển và cứu nạn nhiều người – Ảnh: Tuổi Trẻ
Không ít lần bữa cơm gia đình nhà ông phải bỏ dở giữa chừng vì cứ hay tin có ghe tàu gặp nạn là ông Sơn đều vội bỏ dở, chạy đi gọi người đưa tàu thẳng ra hướng biển. Tự nhận mình có “kinh nghiệm đối diện tử thần”, ông Sơn hiểu cảm giác mong chờ được cứu giúp của người ngư dân chẳng may lâm nạn. Bà Đỗ Thị Thanh Loan, vợ ông Sơn nói: “Chưa khi nào ông chồng tui từ nan khi nghe có người gặp nạn trên biển dù sóng to gió lớn. Có lần biển động, gió rít ầm ầm mà ông cùng bạn thuyền vẫn chạy ghe đi cứu hộ một ghe khác bị sóng đánh trôi dạt tới tận biển Vinh Xuân cách đó mấy chục hải lý. Đi cứu hộ từ sáng mà đến nửa đêm mới về làm tui ở nhà đúng hồn treo cột buồm!”.
Ra biển cứu người gặp nạn không sợ, thế mà lão ngư dày dạn kinh nghiệm biển khơi này lại sợ nhất nạn giã cào trên biển. Giã cào là việc thả lưới (dài từ 500 – 1,500 m) sát đáy biển rồi kéo đi. Mắt lưới nhỏ của tàu giã cào khiến các sinh vật dưới biển bị tận diệt, tàu lại chạy với tốc độ cao nên rất dễ cuốn theo ngư cụ gây hư hỏng, thiệt hại cho các ngư dân đánh cá đi tàu nhỏ. Mắt lưới giã cào nhỏ nên toàn bộ tôm, cá, ốc, ghẹ non… đều bị hốt sạch.
Tàu giã cào thường đi theo cặp, gọi là tàu giã cào bay. Ngày trước tàu giã cào công suất nhỏ (khoảng 90 CV), ngày nay tàu được nâng cấp công suất lớn hơn (từ 600 – 800 CV) nên khả năng “tàn sát” cao, bị coi là “hung thần” trên biển đối với những ngư dân đánh cá kiểu truyền thống như ông Sơn.
Ông Sơn kể với Tuổi Trẻ: năm 2014, trong lần ra khơi bắt ghẹ, gia tài lúc đó của ông Sơn là tấm lưới trị giá mấy chục triệu đồng bị một tàu giã cào cuốn sạch. Sau chuyến đi biển lỗ nặng, ông Sơn về bờ xin tình nguyện tham gia tuần tra biển với tàu kiểm ngư để phát giác, đuổi tàu giã cào của ngư dân các tỉnh khác đến vùng biển Thừa Thiên-Huế.
Như vậy, ngư dân Việt Nam không chỉ gặp nạn vì tàu Trung Quốc mà còn gặp nạn giã cào tận diệt thủy hải sản – mà kiểu đánh cá này xuất phát từ tàu Trung Quốc và ngư dân Việt học theo.
Từ Tháng Mười Hai 2014, trang của VASEP – Hiệp hội chế biến và xuất cảng thủy hải sản Việt Nam đã lên tiếng về vấn nạn này: Chỉ vì mưu sinh, việc tranh chấp ngư trường đánh bắt thủy hải sản tại một số vùng biển ở nhiều địa phương đã xảy ra những cuộc hỗn chiến giữa biển khơi của các nhóm ngư dân, từ Hà Tĩnh, Thanh Hóa, đến Phú Yên, Bình Thuận.
Theo luật, các tàu giã cào chỉ được hành nghề cách bờ ít nhất 24 hải lý nhưng 90% tàu thuyền giã cào hiện nay hành nghề sát bờ, rộ từ Tháng Tám – Tháng Mười hàng năm ở vùng ven biển phía Bắc đến miền Trung, khiến lượng hải sản khai thác ngày càng giảm do không sinh sản kịp.
Theo Ủy ban tỉnh Bình Thuận ước tính, có khoảng 75% nguồn hải sản non bị “giã cào bay” tận diệt. Hoạt động này đã phá hoại toàn bộ thảm thực vật dưới đáy biển, làm mất các bãi cạn là nơi sinh sản của các loài cá, mực, ốc biển và lâu dài sẽ làm mất môi trường sinh sản của các loài thủy sản đặc trưng của biển Bình Thuận.
Theo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Quảng Trị, từ năm 2009 đến nay, tỉnh không cấp giấy phép hoạt động nghề giã cào cho tàu thuyền nào, thậm chí khi bị phát giác, tàu giã cào sẽ bị phạt nặng, thế là họ chuyển hướng hoạt động lén lút tại các ngư trường thuộc tỉnh khác – dù điều này cũng bị cấm.
Đọc bài vinh danh ngư dân của Tuổi Trẻ không thấy vui, chỉ thấy tương lai của ngư dân Việt thật ảm đạm: Ngư trường đã bị giới hạn vì tàu Trung Quốc xâm phạm, lại ngày càng thắt lại vì cách khai thác thủy hải sản tận diệt, tự mình giết mình.
An Vui
11 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Tàu giã cào với tấm lưới quét sạch mọi sinh vật dưới đáy biển, tận diệt môi trường biển là nỗi sợ của ngư dân đánh cá kiểu truyền thống – Ảnh: Internet
Xóm Gành Cả ở thôn Châu Thuận Biển (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) là nơi có nhiều gia đình ngư dân vẫn can trường ra khơi ở gần đảo Hoàng Sa, cái đảo đã bị Trung Cộng xâm chiếm từ ngày 19 Tháng Giêng 1974.
Xóm nhỏ nằm khuất dưới quả đồi với vài trăm nóc nhà quay mặt ra hướng biển, cư dân thuộc bảy dòng họ: Bùi, Tiêu, Nguyễn, Trương, Dương, Phạm, Võ… với nghề nhiều đời là đánh cá và lặn biển.
Tuổi Trẻ đã có bài viết về cuộc sống của ngư dân xóm Gành Cả ngày 11 Tháng Ba 2023.
Gành Cả hồi năm 1965 chỉ có vài chục nóc nhà, giờ lên đến gần 300 nóc, nhà nào cũng có 3-4 thế hệ chuyên đánh cá và lặn biển ở Hoàng Sa, dù hiện nay hòn đảo của tổ quốc đã bị xâm chiếm, việc mạo hiểm đến gần hòn đảo này rất nguy hiểm.
Lão ngư Võ Bông (gần 80 tuổi) khẳng định ở xóm Gành Cả 100% gia đình đều đi biển Hoàng Sa nhiều thế hệ và tất cả đều biết lặn dưới biển sâu. Ông Bông kể về lịch sử ngôi làng: “Cha tôi đi bằng thuyền buồm, đến thời tôi đi tàu 20-30 mã lực, con tui đi tàu trăm mã lực, cháu tui giờ đi tàu hơn ngàn mã lực. Dĩ nhiên đều bám biển Hoàng Sa đánh cá”.
Dòng họ Võ ở Gành Cả rất nổi tiếng với những ngư dân can trường, dù gặp tàu Trung Quốc đe dọa, đánh chìm, họ vẫn đóng tàu tiếp tục ra Hoàng Sa. Nổi tiếng nhất trong số họ là ngư dân Võ Văn Lựu (58 tuổi). Tháng Bảy 2016, sau khi tàu cá QNg 904.79 của ông Lựu bị bắn chìm lần thứ ba ở Hoàng Sa, ông vẫn kiên cường về được đất liền và đóng lại tàu đi tiếp.
Ngư dân Bùi Ngọc Lành (phải) sau bao lần gặp nạn ở biển vẫn đi Hoàng Sa và con trai ông đang tiếp nối nghề của cha – Ảnh Tuổi Trẻ
Mới đây, chiều 24 Tháng Hai 2023, tàu cá QNg 906.27 của ngư dân Võ Văn Lựu cũng vừa trở về từ Hoàng Sa, phiên đi biển lỗ nặng vì về sớm hơn dự tính, nhưng ông lại vui vì cứu được bốn ngư dân trên tàu cá QNg 905.27 (của thuyền trưởng Võ Văn Kim, 33 tuổi) gặp nạn (không rõ thiên tai hay nhân tai – tức bị tàu Trung Quốc tấn công) bị chìm ở gần đảo đá Bông Bay thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu, cho biết ngư dân xóm Gành Cả rất đoàn kết và không bao giờ rút lui, bỏ mặc tàu bạn gặp nạn. Ông Nguyễn Thanh Hùng kể ông Lựu đã từng cứu rất nhiều tàu của ngư dân gặp nạn ở Hoàng Sa như tàu của ngư dân Võ Nhị, Phạm Văn Mỹ, Nguyễn Cư (xã Bình Châu), Trần Mai (xã Hoài Hải, huyện Hoài Nhơn, Bình Định)…
Ông Hùng bảo ngư dân ra Hoàng Sa không chỉ gặp thiên tai mà còn cả nhân tai, đó là tàu Trung Quốc.
Trong xóm Gành Cả còn có ngư dân Nguyễn Cư trạc tuổi ông Lựu, hơn 30 năm ra khơi đánh cá ở Hoàng Sa cũng từng cứu nhiều tàu cá Quảng Nam, Bình Định, Quảng Ngãi. Bản thân ông Cư đã hai lần được ông Lựu ứng cứu, giữ được mạng và giữ được cả tàu. Lần gần nhất vào năm 2014, sau một ngày lái tàu thoát khỏi tàu Trung Quốc, tàu của ông Cư bị mắc cạn ở một rạn san hô. Khi nhận được tín hiệu kêu cứu, ông Lựu đã đến và còn kéo tàu mắc cạn đem về.
Một nhân vật khác là ông Nguyễn Thanh Nam (60 tuổi), do bị tai biến trong một lần lặn biển Hoàng Sa hơn 20 năm trước, nên ông đảm trách việc trực thông tin từ Hoàng Sa, nối liên lạc giữa ngư dân và nhà cầm quyền địa phương. Gia đình ông Nam có ba người con trai đánh cá ở Hoàng Sa trên dưới 20 năm, là thuyền trưởng của ba tàu khác nhau. Khi hè đến, các cháu nội của ông Nam cũng lên tàu theo cha, đó là thế hệ đi biển Hoàng Sa thứ 5 của gia đình ông.
Xóm Gành Cả còn có những con tàu được dân biển ví von “bình mới rượu cũ”. Đó là những con tàu bị Trung Quốc đánh chìm nằm lại Hoàng Sa, nhưng thuyền trưởng con tàu may mắn sống sót trở về tiếp tục đóng tàu mới và xin cấp lại số cũ.
Cuối bài, Tuổi Trẻ nhắc đến những thuyền trưởng từng bị tàu Trung Quốc đâm ở Hoàng Sa. Đó là thuyền trưởng tàu QNg 90399 – Đặng Dũng và thuyền trưởng tàu QNg 95617 – Trương Văn Đức. Sau khi tàu chìm, họ sống sót trở về vẫn tiếp tục đóng tàu mới và ra khơi đánh cá ở Hoàng Sa. Tuổi Trẻ đã vinh danh tất cả những ngư dân này và gọi họ là “những bộ sử sống can trường”.
Trước đó, Tuổi Trẻ ngày 10 Tháng Ba cũng vinh danh ngư dân Trần Ngọc Sơn, biệt danh ông “Sơn cụt” hay “Kỳ nhân một tay” ở vùng biển Vinh Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Dù cụt nguyên bàn tay trái hồi 11 tuổi do nghịch kíp thuốc nổ còn sót lại sau chiến tranh, người ngư dân 50 tuổi này suốt mấy chục năm qua vẫn dọc ngang trùng khơi để đánh cá và nhiều lần cứu người thoát nạn trên biển.
Ngư dân Trần Ngọc Sơn còn một tay vẫn can trường mưu sinh trên biển và cứu nạn nhiều người – Ảnh: Tuổi Trẻ
Không ít lần bữa cơm gia đình nhà ông phải bỏ dở giữa chừng vì cứ hay tin có ghe tàu gặp nạn là ông Sơn đều vội bỏ dở, chạy đi gọi người đưa tàu thẳng ra hướng biển. Tự nhận mình có “kinh nghiệm đối diện tử thần”, ông Sơn hiểu cảm giác mong chờ được cứu giúp của người ngư dân chẳng may lâm nạn. Bà Đỗ Thị Thanh Loan, vợ ông Sơn nói: “Chưa khi nào ông chồng tui từ nan khi nghe có người gặp nạn trên biển dù sóng to gió lớn. Có lần biển động, gió rít ầm ầm mà ông cùng bạn thuyền vẫn chạy ghe đi cứu hộ một ghe khác bị sóng đánh trôi dạt tới tận biển Vinh Xuân cách đó mấy chục hải lý. Đi cứu hộ từ sáng mà đến nửa đêm mới về làm tui ở nhà đúng hồn treo cột buồm!”.
Ra biển cứu người gặp nạn không sợ, thế mà lão ngư dày dạn kinh nghiệm biển khơi này lại sợ nhất nạn giã cào trên biển. Giã cào là việc thả lưới (dài từ 500 – 1,500 m) sát đáy biển rồi kéo đi. Mắt lưới nhỏ của tàu giã cào khiến các sinh vật dưới biển bị tận diệt, tàu lại chạy với tốc độ cao nên rất dễ cuốn theo ngư cụ gây hư hỏng, thiệt hại cho các ngư dân đánh cá đi tàu nhỏ. Mắt lưới giã cào nhỏ nên toàn bộ tôm, cá, ốc, ghẹ non… đều bị hốt sạch.
Tàu giã cào thường đi theo cặp, gọi là tàu giã cào bay. Ngày trước tàu giã cào công suất nhỏ (khoảng 90 CV), ngày nay tàu được nâng cấp công suất lớn hơn (từ 600 – 800 CV) nên khả năng “tàn sát” cao, bị coi là “hung thần” trên biển đối với những ngư dân đánh cá kiểu truyền thống như ông Sơn.
Ông Sơn kể với Tuổi Trẻ: năm 2014, trong lần ra khơi bắt ghẹ, gia tài lúc đó của ông Sơn là tấm lưới trị giá mấy chục triệu đồng bị một tàu giã cào cuốn sạch. Sau chuyến đi biển lỗ nặng, ông Sơn về bờ xin tình nguyện tham gia tuần tra biển với tàu kiểm ngư để phát giác, đuổi tàu giã cào của ngư dân các tỉnh khác đến vùng biển Thừa Thiên-Huế.
Như vậy, ngư dân Việt Nam không chỉ gặp nạn vì tàu Trung Quốc mà còn gặp nạn giã cào tận diệt thủy hải sản – mà kiểu đánh cá này xuất phát từ tàu Trung Quốc và ngư dân Việt học theo.
Từ Tháng Mười Hai 2014, trang của VASEP – Hiệp hội chế biến và xuất cảng thủy hải sản Việt Nam đã lên tiếng về vấn nạn này: Chỉ vì mưu sinh, việc tranh chấp ngư trường đánh bắt thủy hải sản tại một số vùng biển ở nhiều địa phương đã xảy ra những cuộc hỗn chiến giữa biển khơi của các nhóm ngư dân, từ Hà Tĩnh, Thanh Hóa, đến Phú Yên, Bình Thuận.
Theo luật, các tàu giã cào chỉ được hành nghề cách bờ ít nhất 24 hải lý nhưng 90% tàu thuyền giã cào hiện nay hành nghề sát bờ, rộ từ Tháng Tám – Tháng Mười hàng năm ở vùng ven biển phía Bắc đến miền Trung, khiến lượng hải sản khai thác ngày càng giảm do không sinh sản kịp.
Theo Ủy ban tỉnh Bình Thuận ước tính, có khoảng 75% nguồn hải sản non bị “giã cào bay” tận diệt. Hoạt động này đã phá hoại toàn bộ thảm thực vật dưới đáy biển, làm mất các bãi cạn là nơi sinh sản của các loài cá, mực, ốc biển và lâu dài sẽ làm mất môi trường sinh sản của các loài thủy sản đặc trưng của biển Bình Thuận.
Theo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Quảng Trị, từ năm 2009 đến nay, tỉnh không cấp giấy phép hoạt động nghề giã cào cho tàu thuyền nào, thậm chí khi bị phát giác, tàu giã cào sẽ bị phạt nặng, thế là họ chuyển hướng hoạt động lén lút tại các ngư trường thuộc tỉnh khác – dù điều này cũng bị cấm.
Đọc bài vinh danh ngư dân của Tuổi Trẻ không thấy vui, chỉ thấy tương lai của ngư dân Việt thật ảm đạm: Ngư trường đã bị giới hạn vì tàu Trung Quốc xâm phạm, lại ngày càng thắt lại vì cách khai thác thủy hải sản tận diệt, tự mình giết mình.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Một lần nữa, tám địa phương bị cấm xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc
Lê Thiệt
12 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Thị trường xuất khẩu lao động Hàn Quốc luôn là thị trường được nhiều lao động Việt Nam lựa chọn nhất – Ảnh: Dân Việt
Ngày 10 Tháng Ba, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết bên đối tác Hàn Quốc đã quyết định tiếp tục tạm dừng Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (chương trình EPS) đợt 1 đối với 8 huyện, thị xã, thành phố của 4 tỉnh.
Lý do họ đưa ra là những nơi này không giảm được tỷ lệ lao động trốn ở lại đất nước của họ.
Các địa phương bị tạm dừng gồm: Huyện Nghi Xuân, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh); thành phố Chí Linh (Hải Dương); thị xã Cửa Lò, huyện Nghi Lộc, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An); huyện Đông Sơn, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa).
Theo số liệu bên Hàn Quốc cung cấp, những đại phương kể trên có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc hơn 70 người, và tỳ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước đúng thời hạn hơn 27%.
Trước nguy cơ đổ bể hợp đồng cung cấp công nhân cho đối tác Hàn Quốc, Bộ LĐTBXH chỉ còn một cách là “năn nỉ” UBND cấp tỉnh “làm công tác tư tưởng”, xin người lao động hãy về nước đúng thời hẹn như đã thỏa thuận. Đồng thời Bộ cũng vận động gia đình có người đang cư trú bất hợp pháp, khuyên họ hãy sớm về nước, nếu không sẽ bị phạt.
Nhiều lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bỏ trốn làm lao động bất hợp pháp. (Một lao động Việt Nam làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc) – Ảnh: Dân Việt
Tình hình người đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc rồi trốn ở lại đã xảy ra từ nhiều năm trước. Có một thời gian nạn này tạm lắng xuống, nhưng hiện nay lại có vẻ bùng phát trở lại. Những người lao động chọn con đường ở lại Hàn Quốc, chấp nhận làm việc chui để lo cho gia đình trong nước chỉ có một lý do duy nhất, đó là kinh tế.
Từ một cuộc sống nghèo khổ ở quê nhà, làm công nhân cực khổ những chỉ nhận được năm, bảy triệu đồng một tháng. Gia đình cố gắng vay nợ, lo cho họ một suất lao động để “đổi đời”, thì làm sao họ có thể về khi chưa thực hiện được ước mơ “đổi đời” đó.
Trước đây, một lãnh đạo của Bộ LĐTBXH phải thừa nhận rằng, những người đi xuất khẩu lao động tìm mọi cách ở lại và làm việc bất hợp pháp sau khi hết hạn hợp đồng, do chênh lệch thu nhập giữa trong nước và nước ngoài quá lớn, có thể lên đến 10 lần, hoặc cao hơn nữa.
Lê Thiệt
12 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Thị trường xuất khẩu lao động Hàn Quốc luôn là thị trường được nhiều lao động Việt Nam lựa chọn nhất – Ảnh: Dân Việt
Ngày 10 Tháng Ba, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết bên đối tác Hàn Quốc đã quyết định tiếp tục tạm dừng Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (chương trình EPS) đợt 1 đối với 8 huyện, thị xã, thành phố của 4 tỉnh.
Lý do họ đưa ra là những nơi này không giảm được tỷ lệ lao động trốn ở lại đất nước của họ.
Các địa phương bị tạm dừng gồm: Huyện Nghi Xuân, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh); thành phố Chí Linh (Hải Dương); thị xã Cửa Lò, huyện Nghi Lộc, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An); huyện Đông Sơn, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa).
Theo số liệu bên Hàn Quốc cung cấp, những đại phương kể trên có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc hơn 70 người, và tỳ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước đúng thời hạn hơn 27%.
Trước nguy cơ đổ bể hợp đồng cung cấp công nhân cho đối tác Hàn Quốc, Bộ LĐTBXH chỉ còn một cách là “năn nỉ” UBND cấp tỉnh “làm công tác tư tưởng”, xin người lao động hãy về nước đúng thời hẹn như đã thỏa thuận. Đồng thời Bộ cũng vận động gia đình có người đang cư trú bất hợp pháp, khuyên họ hãy sớm về nước, nếu không sẽ bị phạt.
Nhiều lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bỏ trốn làm lao động bất hợp pháp. (Một lao động Việt Nam làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc) – Ảnh: Dân Việt
Tình hình người đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc rồi trốn ở lại đã xảy ra từ nhiều năm trước. Có một thời gian nạn này tạm lắng xuống, nhưng hiện nay lại có vẻ bùng phát trở lại. Những người lao động chọn con đường ở lại Hàn Quốc, chấp nhận làm việc chui để lo cho gia đình trong nước chỉ có một lý do duy nhất, đó là kinh tế.
Từ một cuộc sống nghèo khổ ở quê nhà, làm công nhân cực khổ những chỉ nhận được năm, bảy triệu đồng một tháng. Gia đình cố gắng vay nợ, lo cho họ một suất lao động để “đổi đời”, thì làm sao họ có thể về khi chưa thực hiện được ước mơ “đổi đời” đó.
Trước đây, một lãnh đạo của Bộ LĐTBXH phải thừa nhận rằng, những người đi xuất khẩu lao động tìm mọi cách ở lại và làm việc bất hợp pháp sau khi hết hạn hợp đồng, do chênh lệch thu nhập giữa trong nước và nước ngoài quá lớn, có thể lên đến 10 lần, hoặc cao hơn nữa.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Laodong.vn, báo việt cộng
17, 18 tuổi ra đời lăn lộn, cách dễ nhất để kiếm được tiền là đi làm công nhân. Song, với đồng lương eo hẹp, khi đã kết hôn và sinh con, công nhân tại các khu công nghiệp lại càng phải lo toan nhiều thứ. Họ chỉ mong mỏi được “cày cuốc” tăng ca mỗi ngày, gia tăng thu nhập, cho con cái có cuộc sống tốt đẹp nhất.
Xuống Khu công nghiệp Thăng Long tìm việc từ năm 18 tuổi, đến nay, anh Đỗ Văn Vương (SN 1994, quê Bảo Yên, Lào Cai) đã làm công nhân được 9 năm. Vợ chồng anh Vương đã có 2 con nhỏ, một cháu học lớp 1, một cháu được hơn 1 tuổi.
Đầu năm học mới, vợ chồng anh Vương phải sắm đủ các loại sách giáo khoa, đồng phục... cho con trai. “Các loại phí đồng phục, quỹ lớp... đã mất 5-7 triệu đồng trong khi lương của cả hai vợ chồng chỉ khoảng 10-15 triệu đồng/tháng”, nam công nhân chia sẻ.
Có hai con nhỏ, để tiết kiệm tối đa số tiền phải chi, vợ chồng anh Vương thường làm trái ca để luân phiên nhau trông con.
Phòng trọ của anh Vương có giá thuê 1,5 triệu đồng/tháng, chưa tính tiền điện, nước. Những tháng nóng đỉnh điểm vừa qua, hai vợ chồng anh chị đã tốn 3 triệu đồng tiền thuê trọ và điện nước vì sử dụng điều hòa liên tục. Khi được hỏi về nguyện vọng tương lai, anh Vương chỉ lắc đầu cười, không dám nghĩ thêm.
“Hồi thanh niên không phải lo nghĩ gì, đi làm được bao nhiêu tiêu bấy nhiêu. Bây giờ còn vợ và hai con, không dễ chi tiêu như trước nữa”, nam công nhân cho hay.
Với mức thu nhập của cả hai vợ chồng hiện tại, mỗi tháng anh Vương chỉ tiết kiệm được 1-2 triệu đồng. Song, dịp năm học mới đã khiến cặp vợ chồng công nhân đổ dồn mọi khoản tiết kiệm để lo cho con trai bước vào lớp 1.
Hàng ngày, ngoài hơn 10 tiếng trong nhà máy, sinh hoạt của vợ chồng anh Vương chỉ quanh quẩn trong nhà trọ với việc ăn, ngủ và chơi với các con.
"Thời gian đi làm bình thường là 8 tiếng/ngày, nếu tăng ca là 12 tiếng/ngày. Thời gian còn lại thì chỉ chăm con, trông con, cho con ăn uống, tắm giặt, đi học... Nhiều lúc muốn chơi thể thao cũng không thể, cách giải trí duy nhất là xem phim, hoặc lướt Facebook" - anh Vương chia sẻ.
Chúng tôi đến khu trọ khi chị Ma Huyền Trang (SN 1987, quê Tuyên Quang) - công nhân Công ty TNHH Linh kiện điện tử SEI - đang nghỉ ngơi sau khi kết thúc ca làm việc ban đêm.
Chị Trang đã làm công nhân được gần 10 năm. Kể từ khi có con, chị phải lo toan thêm nhiều khoản. Có một con gái năm nay học lớp 3, để tiện chăm con, chị Trang đưa con lên ở trọ cùng và xin học cho cháu tại Hà Nội. Nỗi lo cơm - áo - gạo - tiền khiến vợ chồng chị Trang cũng chẳng mảy may nghĩ đến các thú vui giải trí.
"Chồng tôi thường đi làm xa, thi thoảng mới về phòng trọ thăm hai mẹ con. Tôi ít khi được đi chơi vì điều kiện kinh tế không có, cả ngày, cả tháng chỉ đi làm. Hết công việc lại lo cho con ăn uống, học hành nên phải tranh thủ từng tí một" - chị Trang chia sẻ.
Với mức lương cơ bản khoảng hơn 5 triệu đồng/tháng, tiền học của con gái đã khiến chị Trang chi hết 1/3 tổng thu nhập trong một năm. Tuy nhiên, theo chị Trang số tiền này chỉ mới đóng tại trường học, chưa tính các khoản học thêm. Vì bận công việc, vợ chồng chị Trang không phải lúc nào cũng làm trái ca để ở nhà với con. Việc cho con đi học thêm vừa tránh để con gái ở nhà một mình, vừa hỗ trợ việc học của con một cách tốt nhất.
“Không phải lúc nào hai vợ chồng cũng có thể trái ca nhau để ở nhà trông con. Hàng xóm cũng không nhờ mãi họ trông con mình được. Con ở một mình rất nguy hiểm. Tôi cho con đi học thêm vừa tránh để con một mình ở nhà, vừa tạo điều kiện học tập tốt hơn cho con, giúp các cháu không quá sa đà vào việc xem tivi, điện thoại”, nữ công nhân chia sẻ.
Vợ chồng chị Trang Cho con đi học thêm 3 môn: Toán, tiếng Việt, tiếng Anh. Một buổi học hết khoảng 60.000 - 70.000 đồng. Một tháng học từ 12-15 tuổi đã tốn mất của chị Trang gần 1.000.000 đồng.
Quê ở Phú Thọ, chị Phan Thị Bích đã lên làm việc tại khu công nghiệp Thăng Long được 15 năm. Không muốn ở quê làm ruộng, chị Bích đi làm công nhân. Xuống Hà Nội, chị lập gia đình và sinh 3 người con: một cháu năm nay lên lớp 6, một cháu lên lớp 2, con út được 3 tháng tuổi. Trong phòng trọ chật chội của vợ chồng chị Bích gần như không có tài sản gì đáng giá, kê 2 chiếc bàn học của các con đã ngốn mất 2 góc phòng.
Trong căn phòng trọ được thuê với giá 900.000 đồng/tháng, gia đình chị Lã Hải Anh (SN 1982, quê Phú Thọ) sinh sống không có bất kỳ đồ đạc gì giá trị ngoài một chiếc laptop để phục vụ việc học của con gái. Chuẩn bị bước vào năm học mới, tiền sách vở đầu năm học của con gái đã ngốn của chị vài triệu đồng. Việc cho con gái học tập ở Hà Nội đã khiến chị Hải Anh phải lo toan thêm nhiều khoản chi phí.
"Một tháng thu nhập của tôi được 7-8 triệu đồng. Tiền học ở Hà Nội của con gái tôi đắt hơn ở quê. Vì muốn con có điều kiện học tốt hơn nên tôi để cháu học ở đây. Mỗi khi có lương, tôi phải phân chia cụ thể từng khoản, chỉ mong đủ tiêu chứ không tích lũy được bao nhiêu..." - chị Hải Anh tâm sự.
Thời gian gần đây, nữ công nhân này không được tăng ca, chỉ đi làm giờ hành chính. Đó cũng chính là lí do khiến thu nhập của chị giảm sút. "Gần đến ngày nghỉ trong tuần là công ty đã hết việc nên không ai được tăng ca. Giờ tôi chỉ mong việc đều, ổn định, không bị cắt giảm giờ làm là may lắm rồi", chị Hải Anh cho hay.
Con gái vừa lên lớp 10, chị Hải Anh cho hay sẽ cố gắng làm việc tại KCN cho đến khi con học hết cấp 3 rồi sẽ chuyển về quê sinh sống. "Là phụ huynh ai cũng mong mỏi con cái học hành chăm ngoan nhưng học được đến đâu còn phụ thuộc vào khả năng của từng cháu. Tôi cứ cố cho con học hết cấp 3, còn sau này cháu có học lên được nữa hay không là do nỗ lực của bản thân cháu", nữ công nhân tâm sự.
Khi được hỏi về các khoản phải chi đầu năm học, chị Đào Minh Tú (SN 1987, quê Tuyên Quang) nói: “Tốn nhiều lắm. Chưa họp phụ huynh nên tôi cũng chưa được thông báo cụ thể về các khoản cần phải đóng góp. Tôi chỉ mới mua sách vở, sắm quần áo... đã hết mấy triệu đồng. Tới đây chắc chắn sẽ phải đóng nhiều hơn”.
Với mức lương cơ bản khoảng hơn 5 triệu đồng/tháng, tiền học ở trường của con gái khiến chị phải đi vay thêm để chuẩn bị sẵn sàng tiền học cho con. Theo chị Tú, số tiền này chỉ mới đóng tại trường học, chưa tính các khoản tiền chị cho con đi học thêm khác ngoài trường.
Vợ chồng chị Tú Cho con đi học thêm 3 môn: Toán, tiếng Việt, tiếng Anh. Một buổi học hết khoảng 50.000 - 60.000 đồng; mỗi tháng học từ 13-15 buổi đã tốn mất của chị Tú gần 1.000.000 đồng.
Song, ngay kể cả khi phải lo toan nhiều khoản chi phí sinh hoạt, với các cặp vợ chồng là công nhân, việc học của con luôn được đặt lên hàng đầu.
Cũng làm công nhân tại Khu công nghiệp Thăng Long được gần 4 năm, đến nay, anh Nguyễn Văn Điệp (SN 1997) chưa lập gia đình. Do đó, thời gian rảnh anh chỉ để ngủ hoặc đi uống trà đá để khuây khỏa sau mỗi giờ làm việc mệt nhoài trong nhà máy.
Trong căn phòng trọ được thuê với giá 900.000 đồng/tháng, gia đình chị Lã Hải Anh (SN 1982, quê Phú Thọ) không có bất kỳ đồ đạc gì giá trị ngoài một chiếc laptop để phục vụ việc học của con gái. 10 năm làm công nhân ở KCN, chị Hải Anh thường dành thời gian được nghỉ làm để tranh thủ đưa con gái về quê thăm gia đình.
Chuẩn bị bước vào năm học mới, tiền sách vở đầu năm học của con gái đã ngốn của chị 2 triệu đồng. Hàng ngày, chị Hải Anh phải lo chi phí sinh hoạt và tiền học của con. Việc cho con gái học tập ở Hà Nội đã khiến chị Hải Anh phải lo toan thêm nhiều khoản chi phí. Đó cũng chính là lý do khiến nữ công nhân này không thể cho con đi du lịch hoặc đi chơi xa để giải trí.
"Một tháng thu nhập của tôi được 7-8 triệu đồng. Tiền học ở Hà Nội của con gái tôi đắt hơn ở quê. Đủ thứ tiền phải lo. Mỗi tháng có lương phải chia nhiều khoản, thỉnh thoảng về quê là hết không dư được đồng nào thì làm gì có tiền đi du lịch" - chị Hải Anh tâm sự. Khu công nghiệp Thăng Long là nơi sản xuất và cũng là nơi sinh sống của hàng nghìn công nhân. Song, họ đã phải sống trong cảnh 3 không: Không có không gian, thời gian - không có vui chơi giải trí - không có văn hóa văn nghệ. Công nhân trở nên chán nản và không còn thiết tha gắn bó với việc làm công nhân cả đời... Vì vậy người lao động rất mong nhận được sự quan tâm từ các cấp công đoàn, chủ doanh nghiệp để đời sống tinh thần, vật chất của công nhân được nâng cao có ý nghĩa hơn.
17, 18 tuổi ra đời lăn lộn, cách dễ nhất để kiếm được tiền là đi làm công nhân. Song, với đồng lương eo hẹp, khi đã kết hôn và sinh con, công nhân tại các khu công nghiệp lại càng phải lo toan nhiều thứ. Họ chỉ mong mỏi được “cày cuốc” tăng ca mỗi ngày, gia tăng thu nhập, cho con cái có cuộc sống tốt đẹp nhất.
Xuống Khu công nghiệp Thăng Long tìm việc từ năm 18 tuổi, đến nay, anh Đỗ Văn Vương (SN 1994, quê Bảo Yên, Lào Cai) đã làm công nhân được 9 năm. Vợ chồng anh Vương đã có 2 con nhỏ, một cháu học lớp 1, một cháu được hơn 1 tuổi.
Đầu năm học mới, vợ chồng anh Vương phải sắm đủ các loại sách giáo khoa, đồng phục... cho con trai. “Các loại phí đồng phục, quỹ lớp... đã mất 5-7 triệu đồng trong khi lương của cả hai vợ chồng chỉ khoảng 10-15 triệu đồng/tháng”, nam công nhân chia sẻ.
Có hai con nhỏ, để tiết kiệm tối đa số tiền phải chi, vợ chồng anh Vương thường làm trái ca để luân phiên nhau trông con.
Phòng trọ của anh Vương có giá thuê 1,5 triệu đồng/tháng, chưa tính tiền điện, nước. Những tháng nóng đỉnh điểm vừa qua, hai vợ chồng anh chị đã tốn 3 triệu đồng tiền thuê trọ và điện nước vì sử dụng điều hòa liên tục. Khi được hỏi về nguyện vọng tương lai, anh Vương chỉ lắc đầu cười, không dám nghĩ thêm.
“Hồi thanh niên không phải lo nghĩ gì, đi làm được bao nhiêu tiêu bấy nhiêu. Bây giờ còn vợ và hai con, không dễ chi tiêu như trước nữa”, nam công nhân cho hay.
Với mức thu nhập của cả hai vợ chồng hiện tại, mỗi tháng anh Vương chỉ tiết kiệm được 1-2 triệu đồng. Song, dịp năm học mới đã khiến cặp vợ chồng công nhân đổ dồn mọi khoản tiết kiệm để lo cho con trai bước vào lớp 1.
Hàng ngày, ngoài hơn 10 tiếng trong nhà máy, sinh hoạt của vợ chồng anh Vương chỉ quanh quẩn trong nhà trọ với việc ăn, ngủ và chơi với các con.
"Thời gian đi làm bình thường là 8 tiếng/ngày, nếu tăng ca là 12 tiếng/ngày. Thời gian còn lại thì chỉ chăm con, trông con, cho con ăn uống, tắm giặt, đi học... Nhiều lúc muốn chơi thể thao cũng không thể, cách giải trí duy nhất là xem phim, hoặc lướt Facebook" - anh Vương chia sẻ.
Chúng tôi đến khu trọ khi chị Ma Huyền Trang (SN 1987, quê Tuyên Quang) - công nhân Công ty TNHH Linh kiện điện tử SEI - đang nghỉ ngơi sau khi kết thúc ca làm việc ban đêm.
Chị Trang đã làm công nhân được gần 10 năm. Kể từ khi có con, chị phải lo toan thêm nhiều khoản. Có một con gái năm nay học lớp 3, để tiện chăm con, chị Trang đưa con lên ở trọ cùng và xin học cho cháu tại Hà Nội. Nỗi lo cơm - áo - gạo - tiền khiến vợ chồng chị Trang cũng chẳng mảy may nghĩ đến các thú vui giải trí.
"Chồng tôi thường đi làm xa, thi thoảng mới về phòng trọ thăm hai mẹ con. Tôi ít khi được đi chơi vì điều kiện kinh tế không có, cả ngày, cả tháng chỉ đi làm. Hết công việc lại lo cho con ăn uống, học hành nên phải tranh thủ từng tí một" - chị Trang chia sẻ.
Với mức lương cơ bản khoảng hơn 5 triệu đồng/tháng, tiền học của con gái đã khiến chị Trang chi hết 1/3 tổng thu nhập trong một năm. Tuy nhiên, theo chị Trang số tiền này chỉ mới đóng tại trường học, chưa tính các khoản học thêm. Vì bận công việc, vợ chồng chị Trang không phải lúc nào cũng làm trái ca để ở nhà với con. Việc cho con đi học thêm vừa tránh để con gái ở nhà một mình, vừa hỗ trợ việc học của con một cách tốt nhất.
“Không phải lúc nào hai vợ chồng cũng có thể trái ca nhau để ở nhà trông con. Hàng xóm cũng không nhờ mãi họ trông con mình được. Con ở một mình rất nguy hiểm. Tôi cho con đi học thêm vừa tránh để con một mình ở nhà, vừa tạo điều kiện học tập tốt hơn cho con, giúp các cháu không quá sa đà vào việc xem tivi, điện thoại”, nữ công nhân chia sẻ.
Vợ chồng chị Trang Cho con đi học thêm 3 môn: Toán, tiếng Việt, tiếng Anh. Một buổi học hết khoảng 60.000 - 70.000 đồng. Một tháng học từ 12-15 tuổi đã tốn mất của chị Trang gần 1.000.000 đồng.
Quê ở Phú Thọ, chị Phan Thị Bích đã lên làm việc tại khu công nghiệp Thăng Long được 15 năm. Không muốn ở quê làm ruộng, chị Bích đi làm công nhân. Xuống Hà Nội, chị lập gia đình và sinh 3 người con: một cháu năm nay lên lớp 6, một cháu lên lớp 2, con út được 3 tháng tuổi. Trong phòng trọ chật chội của vợ chồng chị Bích gần như không có tài sản gì đáng giá, kê 2 chiếc bàn học của các con đã ngốn mất 2 góc phòng.
Trong căn phòng trọ được thuê với giá 900.000 đồng/tháng, gia đình chị Lã Hải Anh (SN 1982, quê Phú Thọ) sinh sống không có bất kỳ đồ đạc gì giá trị ngoài một chiếc laptop để phục vụ việc học của con gái. Chuẩn bị bước vào năm học mới, tiền sách vở đầu năm học của con gái đã ngốn của chị vài triệu đồng. Việc cho con gái học tập ở Hà Nội đã khiến chị Hải Anh phải lo toan thêm nhiều khoản chi phí.
"Một tháng thu nhập của tôi được 7-8 triệu đồng. Tiền học ở Hà Nội của con gái tôi đắt hơn ở quê. Vì muốn con có điều kiện học tốt hơn nên tôi để cháu học ở đây. Mỗi khi có lương, tôi phải phân chia cụ thể từng khoản, chỉ mong đủ tiêu chứ không tích lũy được bao nhiêu..." - chị Hải Anh tâm sự.
Thời gian gần đây, nữ công nhân này không được tăng ca, chỉ đi làm giờ hành chính. Đó cũng chính là lí do khiến thu nhập của chị giảm sút. "Gần đến ngày nghỉ trong tuần là công ty đã hết việc nên không ai được tăng ca. Giờ tôi chỉ mong việc đều, ổn định, không bị cắt giảm giờ làm là may lắm rồi", chị Hải Anh cho hay.
Con gái vừa lên lớp 10, chị Hải Anh cho hay sẽ cố gắng làm việc tại KCN cho đến khi con học hết cấp 3 rồi sẽ chuyển về quê sinh sống. "Là phụ huynh ai cũng mong mỏi con cái học hành chăm ngoan nhưng học được đến đâu còn phụ thuộc vào khả năng của từng cháu. Tôi cứ cố cho con học hết cấp 3, còn sau này cháu có học lên được nữa hay không là do nỗ lực của bản thân cháu", nữ công nhân tâm sự.
Khi được hỏi về các khoản phải chi đầu năm học, chị Đào Minh Tú (SN 1987, quê Tuyên Quang) nói: “Tốn nhiều lắm. Chưa họp phụ huynh nên tôi cũng chưa được thông báo cụ thể về các khoản cần phải đóng góp. Tôi chỉ mới mua sách vở, sắm quần áo... đã hết mấy triệu đồng. Tới đây chắc chắn sẽ phải đóng nhiều hơn”.
Với mức lương cơ bản khoảng hơn 5 triệu đồng/tháng, tiền học ở trường của con gái khiến chị phải đi vay thêm để chuẩn bị sẵn sàng tiền học cho con. Theo chị Tú, số tiền này chỉ mới đóng tại trường học, chưa tính các khoản tiền chị cho con đi học thêm khác ngoài trường.
Vợ chồng chị Tú Cho con đi học thêm 3 môn: Toán, tiếng Việt, tiếng Anh. Một buổi học hết khoảng 50.000 - 60.000 đồng; mỗi tháng học từ 13-15 buổi đã tốn mất của chị Tú gần 1.000.000 đồng.
Song, ngay kể cả khi phải lo toan nhiều khoản chi phí sinh hoạt, với các cặp vợ chồng là công nhân, việc học của con luôn được đặt lên hàng đầu.
Cũng làm công nhân tại Khu công nghiệp Thăng Long được gần 4 năm, đến nay, anh Nguyễn Văn Điệp (SN 1997) chưa lập gia đình. Do đó, thời gian rảnh anh chỉ để ngủ hoặc đi uống trà đá để khuây khỏa sau mỗi giờ làm việc mệt nhoài trong nhà máy.
Trong căn phòng trọ được thuê với giá 900.000 đồng/tháng, gia đình chị Lã Hải Anh (SN 1982, quê Phú Thọ) không có bất kỳ đồ đạc gì giá trị ngoài một chiếc laptop để phục vụ việc học của con gái. 10 năm làm công nhân ở KCN, chị Hải Anh thường dành thời gian được nghỉ làm để tranh thủ đưa con gái về quê thăm gia đình.
Chuẩn bị bước vào năm học mới, tiền sách vở đầu năm học của con gái đã ngốn của chị 2 triệu đồng. Hàng ngày, chị Hải Anh phải lo chi phí sinh hoạt và tiền học của con. Việc cho con gái học tập ở Hà Nội đã khiến chị Hải Anh phải lo toan thêm nhiều khoản chi phí. Đó cũng chính là lý do khiến nữ công nhân này không thể cho con đi du lịch hoặc đi chơi xa để giải trí.
"Một tháng thu nhập của tôi được 7-8 triệu đồng. Tiền học ở Hà Nội của con gái tôi đắt hơn ở quê. Đủ thứ tiền phải lo. Mỗi tháng có lương phải chia nhiều khoản, thỉnh thoảng về quê là hết không dư được đồng nào thì làm gì có tiền đi du lịch" - chị Hải Anh tâm sự. Khu công nghiệp Thăng Long là nơi sản xuất và cũng là nơi sinh sống của hàng nghìn công nhân. Song, họ đã phải sống trong cảnh 3 không: Không có không gian, thời gian - không có vui chơi giải trí - không có văn hóa văn nghệ. Công nhân trở nên chán nản và không còn thiết tha gắn bó với việc làm công nhân cả đời... Vì vậy người lao động rất mong nhận được sự quan tâm từ các cấp công đoàn, chủ doanh nghiệp để đời sống tinh thần, vật chất của công nhân được nâng cao có ý nghĩa hơn.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Sài Gòn: Đi taxi 7km, một du khách Nhật Bản bị ‘chặt chém’ gấp 10 lần
Lê Thiệt
14 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Lực lượng chức năng lập biên bản nam tài xế taxi. Ảnh: M.H.
Ngày 14 Tháng Ba, một du khách Nhật Bản đón taxi từ phi trường Tân Sơn Nhất (Sài Gòn) về khách sạn ở quận 1, với quãng đường khoảng 7km.
Khi về đến khách sạn, du khách nhìn thấy đồng hồ báo cước phí là 120,000 đồng, nhưng bị tài xế thu tới 1,200,000 đồng.
Dù thấy tiền cước quá cao, nhưng du khách này vẫn trả, nhưng báo với quản lý khách sạn vụ việc. Sau đó, hành khách cũng đến Công an cửa khẩu phi trường Tân Sơn Nhất để trình báo.
Lực lượng chức năng đã vào cuộc và không lâu sau đó họ xác định nam tài xế tên N.T.T. (45 tuổi, ngụ quận 4) thuộc hãng taxi Saigontourist. Làm việc với công an, tài xế T. thừa nhận hành vi “chặt chém” và hoàn trả số tiền chiếm đoạt cho du khách.
Thanh tra giao thông cũng phát hiện phù hiệu trên taxi này hết hạn và lập biên bản xử lý theo quy định.
Một nhóm nữ du khách Hàn Quốc tới Đà Nẵng du lịch – Ảnh: Zing News
Vụ tài xế taxi “chặt chém” du khách nước ngoài xảy ra rất thường ở tất cả các cửa khẩu, chứ không riêng gì ở phi trường Tân Sơn Nhất. Cũng chỉ mới trong Tháng Hai vừa qua, cơ quan chức năng đã phạt một người chở khách không có giấy phép kinh doanh vận tải, nhưng vẫn “chặt chém” du khách Hàn Quốc cao gấp 10 lần giá thông thường.
Chuyện xảy ra vào ngày 27 Tháng Mười Hai năm 2022, tại phi trường Đà Nẵng. Nữ du khách Hàn Quốc tên Hye Yun Heo tới Đà Nẵng du lịch, và đặt xe grab đi từ phi trường về khách sạn trên đường Bạch Đằng.
Khi cô Hye đang chờ xe thì tên T.H. (31 tuổi, trú quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) tiếp cận, rồi lấy điện thoại của vị khách này để hủy yêu cầu đặt xe trên ứng dụng grab.
Sau đó, H. đưa khách tới ngã ba đường Bạch Đằng – Lý Tự Trọng và thu cước 120,000 won (tương đương 2.11 triệu đồng) – cao gấp 10 lần giá thông thường. Theo báo Zing News, các đơn vị chức năng đã liên hệ và hoàn trả số tiền chênh lệch trên cho nữ du khách.
Ngày 20 Tháng Hai, Thanh tra Sở GTVT TP Đà Nẵng đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với tài xế T.H. số tiền 11 triệu đồng do chạy xe chở khách nhưng không có giấy phép, đồng thời tạm giữ giấy phép lái xe hạng C của tên tài xế “chạy lậu” này
Lê Thiệt
14 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Lực lượng chức năng lập biên bản nam tài xế taxi. Ảnh: M.H.
Ngày 14 Tháng Ba, một du khách Nhật Bản đón taxi từ phi trường Tân Sơn Nhất (Sài Gòn) về khách sạn ở quận 1, với quãng đường khoảng 7km.
Khi về đến khách sạn, du khách nhìn thấy đồng hồ báo cước phí là 120,000 đồng, nhưng bị tài xế thu tới 1,200,000 đồng.
Dù thấy tiền cước quá cao, nhưng du khách này vẫn trả, nhưng báo với quản lý khách sạn vụ việc. Sau đó, hành khách cũng đến Công an cửa khẩu phi trường Tân Sơn Nhất để trình báo.
Lực lượng chức năng đã vào cuộc và không lâu sau đó họ xác định nam tài xế tên N.T.T. (45 tuổi, ngụ quận 4) thuộc hãng taxi Saigontourist. Làm việc với công an, tài xế T. thừa nhận hành vi “chặt chém” và hoàn trả số tiền chiếm đoạt cho du khách.
Thanh tra giao thông cũng phát hiện phù hiệu trên taxi này hết hạn và lập biên bản xử lý theo quy định.
Một nhóm nữ du khách Hàn Quốc tới Đà Nẵng du lịch – Ảnh: Zing News
Vụ tài xế taxi “chặt chém” du khách nước ngoài xảy ra rất thường ở tất cả các cửa khẩu, chứ không riêng gì ở phi trường Tân Sơn Nhất. Cũng chỉ mới trong Tháng Hai vừa qua, cơ quan chức năng đã phạt một người chở khách không có giấy phép kinh doanh vận tải, nhưng vẫn “chặt chém” du khách Hàn Quốc cao gấp 10 lần giá thông thường.
Chuyện xảy ra vào ngày 27 Tháng Mười Hai năm 2022, tại phi trường Đà Nẵng. Nữ du khách Hàn Quốc tên Hye Yun Heo tới Đà Nẵng du lịch, và đặt xe grab đi từ phi trường về khách sạn trên đường Bạch Đằng.
Khi cô Hye đang chờ xe thì tên T.H. (31 tuổi, trú quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) tiếp cận, rồi lấy điện thoại của vị khách này để hủy yêu cầu đặt xe trên ứng dụng grab.
Sau đó, H. đưa khách tới ngã ba đường Bạch Đằng – Lý Tự Trọng và thu cước 120,000 won (tương đương 2.11 triệu đồng) – cao gấp 10 lần giá thông thường. Theo báo Zing News, các đơn vị chức năng đã liên hệ và hoàn trả số tiền chênh lệch trên cho nữ du khách.
Ngày 20 Tháng Hai, Thanh tra Sở GTVT TP Đà Nẵng đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với tài xế T.H. số tiền 11 triệu đồng do chạy xe chở khách nhưng không có giấy phép, đồng thời tạm giữ giấy phép lái xe hạng C của tên tài xế “chạy lậu” này
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Trung tâm Sài Gòn có những ngôi nhà ổ chuột
An Vui
16 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Toàn cảnh khu tứ giác Nguyễn Cư Trinh trong đó có khu dân cư Mả Lạng lụp xụp tăm tối giữa những cao ốc rực rỡ ánh đèn xung quanh – Ảnh: Vnexpress
Hình ảnh những ngôi nhà ổ chuột chỉ rộng 4 – 5m2 (43-53 square feet) ở trung tâm Sài Gòn tràn ngập các báo trong nước hôm 16 Tháng Ba 2023.
Đó là khu Mả Lạng (thuộc khu tứ giác Nguyễn Cư Trinh, giới hạn bởi 4 tuyến đường gồm Nguyễn Trãi – Trần Đình Xu – Nguyễn Cư Trinh – Cống Quỳnh, thuộc phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1) bao gồm 1,424 căn nhà mái tôn lụp xụp, trong đó có 530 căn nhà dưới 20m2 (215 square feet). Khu vực này chỉ cách chợ Bến Thành chưa đến 1km (0.6 miles).
Điều này được nhắc lại sau khi có quyết định của Ủy ban thành phố (Sài Gòn) mới đây từ chối cho Bitexco tiếp tục đầu tư dự án xây dựng khu khách sạn – cao ốc văn phòng – trung tâm thương mại tại khu vực này. Như vậy sau 23 năm, chủ trương giải tỏa khu dân cư Mả Lạng với tổng diện tích 6.8 ha (16.8 acres) nhằm chỉnh trang đô thị của nhà cầm quyền thành phố đã thất bại. Năm 2000, dự án chỉnh trang đô thị khu vực này được giao cho Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn thực hiện, đến năm 2006 đã được chuyển giao cho Bitexco, nhưng từ đó đến nay, dự án này chỉ là “bánh vẽ” và công ty này không làm gì cả, khiến việc sửa chữa – xây dựng mới – mua bán nhà cửa ở đây hoàn toàn bị “treo”.
Trước 1975, nơi này là nghĩa địa với hàng chục ngôi mộ nằm xen lẫn nhà dân. Những năm 1977-1982, các ngôi mộ được dời đi, nhường chỗ cho những người dân vốn gốc ở đây, bị đuổi đi “kinh tế mới” thất bại trở về, làm nghề tự do như chạy xe ôm, bán hàng rong, phụ hồ, nhặt ve chai, phế liệu. Hơn 20 năm, nhiều gia đình phải chen chúc trong không gian chật hẹp, ẩm thấp vì thiếu ánh sáng, chỗ ngủ chỉ là nơi ngả lưng giữa đống đồ đạc lộn xộn vây quanh. Có nhà phải cơi nới thêm gác, nhưng cầu thang phải đưa ra đường hẻm. Còn đường hẻm chỉ hơn 1m (39 inches) là nơi đậu xe gắn máy, xe đạp, thậm chí làm nơi nấu nướng, cất trữ đồ đạc, trông rất bừa bộn, tối tăm và nhếch nhác.
Gia đình ông Nguyễn Quang Hải có 4 người đang thuê căn nhà 4m2 với giá 2 triệu đồng/tháng để sinh sống – Ảnh: Vnexpress
Phóng sự ảnh trên Vnexpress, kể về gia đình bà Võ Thị Cẩm Thoa gồm 12 người chui ra chui vào trong căn nhà 15m2 (161 square feet) với hai gác tạm, phải leo cầu thang ở hẻm 245/69 Nguyễn Trãi. Bà Thoa làm nghề buôn bán, theo chồng về khu Mả Lạng sinh sống từ năm 1986. Bà than: “Lúc tôi 19 tuổi đã nghe có tin di dời, giải tỏa khu này mà giờ tôi 56 tuổi vẫn chưa thấy đâu. Nhà cửa cũng không dám xây mới hay sửa sang nên cứ lụp xụp”.
Gia đình ông Nguyễn Quang Hải (51 tuổi) có 4 người, sinh hoạt trong căn nhà 4m2 (43 square feet) chỉ vừa lối đi với giá thuê 2 triệu đồng/tháng ($84/tháng). Hàng ngày, ông Hải chạy xe ôm và phụ vợ chở rau đem bán. Mỗi ngày, hai vợ chồng kiếm được 300,000-400,000 đồng ($12.7 – $16.9), vừa đủ tiền trọ, xăng xe và tiền ăn học cho con.
Nhà của bà Trần Thị Lan (70 tuổi) ở gần đó cũng chỉ có 6m2 (64 square feet). Bà Lan phụ con cháu làm cải để bán mì xào, ngoài bà còn có sáu người con/cháu, cùng với bà chị gái đang bệnh nằm một chỗ.
Thảm nhất là ông Nguyễn Ngọc Tấn, 67 tuổi, ngồi một chỗ giữa đám đồ dùng lỉnh kỉnh vì sau trận đột quỵ, ông không còn sức lao động. Do mất giấy tờ trong chiến tranh, đến nay ông vẫn chưa có căn cước hay hộ khẩu, dù cũng làm đủ thứ đơn trình báo. Ông buồn bã nói: “Tôi chỉ muốn có một tờ giấy chứng minh mình là công dân mà cũng không được, cứ chờ hoài”. Là dân sống ở đây từ nhỏ, khi nơi này từng là khu nghĩa địa, với vài dãy nhà tường, sau năm 1975, ông đi kinh tế mới, không làm ăn gì được ở rừng đành phải quay về chốn cũ và được cấp cho căn nhà ở đến nay.
Thế nhưng tại sao dù sống khổ như vậy, người dân vẫn không đi tìm nơi sống khác mà vẫn chịu đựng ở đây? Chia sẻ với ZingNews ngày 16 Tháng Ba, một cư dân là ông Đỗ Văn Sỹ (74 tuổi) cho biết dù sống chui rúc, chật chội nhưng mãi rồi cũng thành quen; đa số người dân ở đây làm nghề tự do, làm ngày nào ăn ngày nấy nên không có dư để lựa chọn chỗ ở tốt hơn; mặt khác ông cho rằng sống ở đây vẫn tốt hơn là bị di dời, do công việc tự do hàng ngày của họ đã có nhiều mối quen ở khu trung tâm, dễ làm ăn, chứ đi xa thì trắng tay!
Đường hẻm khu Mả Lạng trở thành chỗ để xe và nhà kho chứa các vật dụng của mỗi nhà – Ảnh: Tuổi Trẻ
Theo báo Đầu Tư ngày 16 Tháng Ba, cuộc họp ngày 20 Tháng Hai 2023 của nhà cầm quyền thành phố với người dân đã nói rõ tuy bỏ nhà đầu tư Bitexco nhưng lại sẵn sàng đón nhận nhà đầu tư khác, có nghĩa là người dân vẫn phải tiếp tục chờ đợi (không biết đến bao giờ), còn trước mắt, cuộc sống của họ vẫn không có gì thay đổi. Điều này, với không ít người đang sống ở Mả Lạng, có khi lại là may mắn.
Ngoài khu Mả Lạng, Sài Gòn còn 5 dự án cũng “treo lơ lửng” vài chục năm nay. Lao Động ngày 16 Tháng Bảy 2022 đã điểm tên 5 dự án đó là: Khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa (quận Bình Thạnh), dự án phê duyệt từ 1992, đến nay hàng ngàn gia đình không được sửa nhà, xây mới và cũng không được mua bán có giấy tờ đàng hoàng; Khu đô thị Tây Bắc ở hai huyện Củ Chi và Hóc Môn, dự án phê duyệt từ 1998, với khoảng 50,000 người dân sống trong khu quy hoạch treo; Công viên Sài Gòn Safari (xã An Nhơn Tây và Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi), dự án phê duyệt từ năm 2004; Ga Bình Triệu (phường Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức) được duyệt quy hoạch từ năm 2002, với hơn 3,000 gia đình bị vướng quy hoạch treo; Rạch Xuyên Tâm dài 8km (4.9 miles), đi qua hai quận Gò Vấp và Bình Thạnh, được phê duyệt làm sạch và khơi thông dòng chảy từ năm 2002, đến nay vẫn là dòng kinh ô nhiễm nhất Sài Gòn vì chứa đủ loại rác của người dân xả xuống đó.
Những dự án hình thành khu đô thị mới ở Sài Gòn bị “treo lơ lửng” là do không có nhà đầu tư, hoặc có… rồi sau thoái lui, hoặc “án binh bất động”. Nghĩa là dự án trên giấy thì vẽ ra đủ thứ, nghe có vẻ hấp dẫn nhưng sau khi khảo sát thực tế thì cuối cùng chả có ai chịu bỏ tiền ra. Đấy, ngay như dự án khu tứ giác Nguyễn Cư Trinh quận 1, tưởng ngon nhất rồi mà 23 năm sau, vẫn chỉ là khu ổ chuột.
An Vui
16 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Toàn cảnh khu tứ giác Nguyễn Cư Trinh trong đó có khu dân cư Mả Lạng lụp xụp tăm tối giữa những cao ốc rực rỡ ánh đèn xung quanh – Ảnh: Vnexpress
Hình ảnh những ngôi nhà ổ chuột chỉ rộng 4 – 5m2 (43-53 square feet) ở trung tâm Sài Gòn tràn ngập các báo trong nước hôm 16 Tháng Ba 2023.
Đó là khu Mả Lạng (thuộc khu tứ giác Nguyễn Cư Trinh, giới hạn bởi 4 tuyến đường gồm Nguyễn Trãi – Trần Đình Xu – Nguyễn Cư Trinh – Cống Quỳnh, thuộc phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1) bao gồm 1,424 căn nhà mái tôn lụp xụp, trong đó có 530 căn nhà dưới 20m2 (215 square feet). Khu vực này chỉ cách chợ Bến Thành chưa đến 1km (0.6 miles).
Điều này được nhắc lại sau khi có quyết định của Ủy ban thành phố (Sài Gòn) mới đây từ chối cho Bitexco tiếp tục đầu tư dự án xây dựng khu khách sạn – cao ốc văn phòng – trung tâm thương mại tại khu vực này. Như vậy sau 23 năm, chủ trương giải tỏa khu dân cư Mả Lạng với tổng diện tích 6.8 ha (16.8 acres) nhằm chỉnh trang đô thị của nhà cầm quyền thành phố đã thất bại. Năm 2000, dự án chỉnh trang đô thị khu vực này được giao cho Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn thực hiện, đến năm 2006 đã được chuyển giao cho Bitexco, nhưng từ đó đến nay, dự án này chỉ là “bánh vẽ” và công ty này không làm gì cả, khiến việc sửa chữa – xây dựng mới – mua bán nhà cửa ở đây hoàn toàn bị “treo”.
Trước 1975, nơi này là nghĩa địa với hàng chục ngôi mộ nằm xen lẫn nhà dân. Những năm 1977-1982, các ngôi mộ được dời đi, nhường chỗ cho những người dân vốn gốc ở đây, bị đuổi đi “kinh tế mới” thất bại trở về, làm nghề tự do như chạy xe ôm, bán hàng rong, phụ hồ, nhặt ve chai, phế liệu. Hơn 20 năm, nhiều gia đình phải chen chúc trong không gian chật hẹp, ẩm thấp vì thiếu ánh sáng, chỗ ngủ chỉ là nơi ngả lưng giữa đống đồ đạc lộn xộn vây quanh. Có nhà phải cơi nới thêm gác, nhưng cầu thang phải đưa ra đường hẻm. Còn đường hẻm chỉ hơn 1m (39 inches) là nơi đậu xe gắn máy, xe đạp, thậm chí làm nơi nấu nướng, cất trữ đồ đạc, trông rất bừa bộn, tối tăm và nhếch nhác.
Gia đình ông Nguyễn Quang Hải có 4 người đang thuê căn nhà 4m2 với giá 2 triệu đồng/tháng để sinh sống – Ảnh: Vnexpress
Phóng sự ảnh trên Vnexpress, kể về gia đình bà Võ Thị Cẩm Thoa gồm 12 người chui ra chui vào trong căn nhà 15m2 (161 square feet) với hai gác tạm, phải leo cầu thang ở hẻm 245/69 Nguyễn Trãi. Bà Thoa làm nghề buôn bán, theo chồng về khu Mả Lạng sinh sống từ năm 1986. Bà than: “Lúc tôi 19 tuổi đã nghe có tin di dời, giải tỏa khu này mà giờ tôi 56 tuổi vẫn chưa thấy đâu. Nhà cửa cũng không dám xây mới hay sửa sang nên cứ lụp xụp”.
Gia đình ông Nguyễn Quang Hải (51 tuổi) có 4 người, sinh hoạt trong căn nhà 4m2 (43 square feet) chỉ vừa lối đi với giá thuê 2 triệu đồng/tháng ($84/tháng). Hàng ngày, ông Hải chạy xe ôm và phụ vợ chở rau đem bán. Mỗi ngày, hai vợ chồng kiếm được 300,000-400,000 đồng ($12.7 – $16.9), vừa đủ tiền trọ, xăng xe và tiền ăn học cho con.
Nhà của bà Trần Thị Lan (70 tuổi) ở gần đó cũng chỉ có 6m2 (64 square feet). Bà Lan phụ con cháu làm cải để bán mì xào, ngoài bà còn có sáu người con/cháu, cùng với bà chị gái đang bệnh nằm một chỗ.
Thảm nhất là ông Nguyễn Ngọc Tấn, 67 tuổi, ngồi một chỗ giữa đám đồ dùng lỉnh kỉnh vì sau trận đột quỵ, ông không còn sức lao động. Do mất giấy tờ trong chiến tranh, đến nay ông vẫn chưa có căn cước hay hộ khẩu, dù cũng làm đủ thứ đơn trình báo. Ông buồn bã nói: “Tôi chỉ muốn có một tờ giấy chứng minh mình là công dân mà cũng không được, cứ chờ hoài”. Là dân sống ở đây từ nhỏ, khi nơi này từng là khu nghĩa địa, với vài dãy nhà tường, sau năm 1975, ông đi kinh tế mới, không làm ăn gì được ở rừng đành phải quay về chốn cũ và được cấp cho căn nhà ở đến nay.
Thế nhưng tại sao dù sống khổ như vậy, người dân vẫn không đi tìm nơi sống khác mà vẫn chịu đựng ở đây? Chia sẻ với ZingNews ngày 16 Tháng Ba, một cư dân là ông Đỗ Văn Sỹ (74 tuổi) cho biết dù sống chui rúc, chật chội nhưng mãi rồi cũng thành quen; đa số người dân ở đây làm nghề tự do, làm ngày nào ăn ngày nấy nên không có dư để lựa chọn chỗ ở tốt hơn; mặt khác ông cho rằng sống ở đây vẫn tốt hơn là bị di dời, do công việc tự do hàng ngày của họ đã có nhiều mối quen ở khu trung tâm, dễ làm ăn, chứ đi xa thì trắng tay!
Đường hẻm khu Mả Lạng trở thành chỗ để xe và nhà kho chứa các vật dụng của mỗi nhà – Ảnh: Tuổi Trẻ
Theo báo Đầu Tư ngày 16 Tháng Ba, cuộc họp ngày 20 Tháng Hai 2023 của nhà cầm quyền thành phố với người dân đã nói rõ tuy bỏ nhà đầu tư Bitexco nhưng lại sẵn sàng đón nhận nhà đầu tư khác, có nghĩa là người dân vẫn phải tiếp tục chờ đợi (không biết đến bao giờ), còn trước mắt, cuộc sống của họ vẫn không có gì thay đổi. Điều này, với không ít người đang sống ở Mả Lạng, có khi lại là may mắn.
Ngoài khu Mả Lạng, Sài Gòn còn 5 dự án cũng “treo lơ lửng” vài chục năm nay. Lao Động ngày 16 Tháng Bảy 2022 đã điểm tên 5 dự án đó là: Khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa (quận Bình Thạnh), dự án phê duyệt từ 1992, đến nay hàng ngàn gia đình không được sửa nhà, xây mới và cũng không được mua bán có giấy tờ đàng hoàng; Khu đô thị Tây Bắc ở hai huyện Củ Chi và Hóc Môn, dự án phê duyệt từ 1998, với khoảng 50,000 người dân sống trong khu quy hoạch treo; Công viên Sài Gòn Safari (xã An Nhơn Tây và Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi), dự án phê duyệt từ năm 2004; Ga Bình Triệu (phường Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức) được duyệt quy hoạch từ năm 2002, với hơn 3,000 gia đình bị vướng quy hoạch treo; Rạch Xuyên Tâm dài 8km (4.9 miles), đi qua hai quận Gò Vấp và Bình Thạnh, được phê duyệt làm sạch và khơi thông dòng chảy từ năm 2002, đến nay vẫn là dòng kinh ô nhiễm nhất Sài Gòn vì chứa đủ loại rác của người dân xả xuống đó.
Những dự án hình thành khu đô thị mới ở Sài Gòn bị “treo lơ lửng” là do không có nhà đầu tư, hoặc có… rồi sau thoái lui, hoặc “án binh bất động”. Nghĩa là dự án trên giấy thì vẽ ra đủ thứ, nghe có vẻ hấp dẫn nhưng sau khi khảo sát thực tế thì cuối cùng chả có ai chịu bỏ tiền ra. Đấy, ngay như dự án khu tứ giác Nguyễn Cư Trinh quận 1, tưởng ngon nhất rồi mà 23 năm sau, vẫn chỉ là khu ổ chuột.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Page 31 of 38 • 1 ... 17 ... 30, 31, 32 ... 34 ... 38
Similar topics
» Nếu mình bị nhiễm cúm Trung Quốc Corona....
» Ưu tiên cho người Trung Quốc
» Việt Nam đã nhập sâu vào Trung Quốc (Phạm Trần)
» Bi đát phận đời con gái Việt bị bán sang Trung Quốc
» Một hòn đảo nhỏ của Canada mời gọi dân Việt Nam, Trung Quốc nhập cư
» Ưu tiên cho người Trung Quốc
» Việt Nam đã nhập sâu vào Trung Quốc (Phạm Trần)
» Bi đát phận đời con gái Việt bị bán sang Trung Quốc
» Một hòn đảo nhỏ của Canada mời gọi dân Việt Nam, Trung Quốc nhập cư
Page 31 of 38
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum