Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Page 26 of 38 • Share
Page 26 of 38 • 1 ... 14 ... 25, 26, 27 ... 32 ... 38
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Trưa 30 Tết: Chợ hoa đìu hiu chờ dọn hàng về
Y Nguyên
20 tháng 1, 2023 - Sài Gòn nhỏ
Ai cũng nói, năm nay chợ hoa ế ẩm đến mức không tin nổi vào mắt mình. Từ mùng 23 Tháng Chạp, hoa đổ về chợ Bình Đông, các ngã đường ở quận 5, quận 10, quận 3… nhưng không ai dám nói thách giá cao, mà để giá vừa phải chỉ mong bán được hàng. Ấy vậy mà lượng mua cũng rất thấp. Hoa lặng lẽ chưng bày, người xem qua lại thì nhiều mà người hỏi mua thì chỉ lưa thưa.
Đến 30 Tết, theo thường lệ của vài năm nay, người đi mua mới rảo đi hỏi hoa để mua với giá rẻ giờ chót. Vậy mà vào trưa 30 Tết, các chợ chưng bày hoa cũng không có vẻ gì khá hơn. Phần đông người mua hoa chỉ để bày cúng, lượng người mua hàng để chưng, chơi hoa ở nhà mấy ngày Tết gần như mất hẳn.
“Điệu này, năm sau tui phải tính lại, chứ liên tiếp mấy năm liền gãy vốn hết”, anh Điệp, một chủ vườn ở Bến Tre lắc đầu. Giá chuyên chở, mướn bãi… giờ không sao bù đắp được. Chuyến đi Tết này, anh và gia đình dự trù lỗ vốn khoảng 120 triệu đồng. Nhưng so với những nhà buôn lớn thì số tiền đó vẫn còn là chuyện nhỏ.
Nhiều nơi bán hoa Tết ở Sài Gòn, nằm ngoài bến Bình Đông, mặt mày những người chủ đều buồn bã. Hàng ngàn chậu hoa Tết vẫn còn nằm ê hề. Đào, quất… nếu không bán được thì vào khoảng từ 3g chiều ngày 30 Tết sẽ xuất hiện tình cảnh chặt, đổ… vì mang về thì cũng tốn tiền chuyên chở thêm một lượt nữa. Lỗ chồng lỗ nên thà bỏ lại còn hơn.
Nhiều người chứng kiến, chỉ biết tặc lưỡi, xót cho đời nhà nông. Nhiều nơi bày bán quít với trái xum xuê, đã vào chậu sẵn mà chỉ có 100.000 đồng / chậu nhưng đến ngày 29 Tết, nhiều nơi đã vội vã bán với giá 25.000 hay 30.000 ngàn đồng, chứ không dám neo thêm.
Chị Cúc ở Mỹ Tho bán trên trên vỉa hè, kế bên bệnh viện Thống Nhất, Quận 11 nói chị mang lên từ 15 Âm lịch tháng Chạp chỉ 500 chậu bông cúc, mà đến sáng 30, chỉ bán được có gần 100 chậu. “Thôi, ăn cho hết chớ biết sao”, chị cười nhưng không buồn lắm vì tự thấy mình vốn nhỏ, “mình ráng chút không sao, chứ thấy mấy chỗ khác thấy tội quá, lỗ ai nấy mấy trăm triệu không hà”.
Chị Phượng, có chỗ bán hoa Tết tại công viên 23/9, quận 1, Sài Gòn, cho biết năm nay chi phí để chăm sóc, vận chuyển hoa từ miền Tây lên rất lớn nhưng đến nay hoa chỉ bán được rất ít. “Mai là phải dọn trả mặt bằng rồi, nếu không bán được hết hoa thì đành bỏ thôi chứ không biết làm sao. Mười mấy năm bán hoa Tết chưa năm nào ế như năm nay”, chị Phượng nói trên truyền thông nhà nước.
Nếu để tâm quan sát những nét mặt của giới bán buôn hoa Tết năm nay, mới thấy ai cũng mang sự mệt mỏi và đăm chiêu trên giương mặt. Mua hoa Tết để chưng và thưởng lãm đã là thú vui tao nhã của người miền Nam từ nhiều thập niên. Đến thập niên 2000 thì xuất hiện thêm tình trạng của người nhập cư vào Nam sống, cứ ép giá người bán cho đến ngày chót, mua với giá tận cùng. Thậm chí vào giờ dọn dẹp, bỏ hàng, lại có thêm chuyện hôi của, hay mua “mão” (tức trả giả rẻ mua hết)… Thú tiêu khiển đẹp và truyền thống của người miền Nam ngày nào đã trở nên nát nhàu, tiêu điều với nhiều vấn nạn.
Chị Lâm, người ở quận 3 nói ngày xưa mẹ chị hay dẫn ra chợ hoa Nguyễn Huệ ngày Tết, vừa chụp hình, mua hoa rồi ăn kem… Ký ức nhẹ nhàng được chia đều cho rất nhiều người Sài Gòn lúc đó. “Giờ thì người ta mua hoa như mua thịt, mua cá”, chị Lâm cười nói, “cái nét đẹp rất độc đáo của Sài Gòn giờ mất rồi”.
Nhưng không chỉ ở Sài Gòn, mà tất cả những nơi khác như Hà Nội, Đà Nẵng, Huế… người bán hoa Tết cũng đều chịu chung một nỗi niềm đìu hiu như vậy. Hoa Tết, đào, mai, quất… kén khách mua nên giờ đây xuất hiện thêm tình trạng thuê trưng trong mấy ngày Tết. Từ ngày 29, đã có những chủ hàng không đủ kiên nhẫn, dọn hàng đi về lặng lẽ.
Tết Quý Mão không chỉ là chuyện buồn của người buôn hàng hoa, mà còn cả nhiều thành phần thị dân khác, vốn phải đang thắt lưng buộc bụng. Tính đến hết tháng Mười Hai 2022, Việt Nam có hơn nửa triệu người bị giảm giờ làm, mất việc. Còn Liên đoàn lao động thì cho biết con số thất nghiệp lên đến 1,3 triệu người. Riêng giới doanh nhân hoạt động trong nước, có đến 143.000 công ty phá sản hay đóng cửa trong năm 2022. Nếu so với những con số như vậy, nhiều chủ hàng hoa Tết chắc họ cũng tự an ủi, vì thất bát mùa hoa năm nay cũng chưa phải là tệ nhất.
Y Nguyên
20 tháng 1, 2023 - Sài Gòn nhỏ
Ai cũng nói, năm nay chợ hoa ế ẩm đến mức không tin nổi vào mắt mình. Từ mùng 23 Tháng Chạp, hoa đổ về chợ Bình Đông, các ngã đường ở quận 5, quận 10, quận 3… nhưng không ai dám nói thách giá cao, mà để giá vừa phải chỉ mong bán được hàng. Ấy vậy mà lượng mua cũng rất thấp. Hoa lặng lẽ chưng bày, người xem qua lại thì nhiều mà người hỏi mua thì chỉ lưa thưa.
Đến 30 Tết, theo thường lệ của vài năm nay, người đi mua mới rảo đi hỏi hoa để mua với giá rẻ giờ chót. Vậy mà vào trưa 30 Tết, các chợ chưng bày hoa cũng không có vẻ gì khá hơn. Phần đông người mua hoa chỉ để bày cúng, lượng người mua hàng để chưng, chơi hoa ở nhà mấy ngày Tết gần như mất hẳn.
“Điệu này, năm sau tui phải tính lại, chứ liên tiếp mấy năm liền gãy vốn hết”, anh Điệp, một chủ vườn ở Bến Tre lắc đầu. Giá chuyên chở, mướn bãi… giờ không sao bù đắp được. Chuyến đi Tết này, anh và gia đình dự trù lỗ vốn khoảng 120 triệu đồng. Nhưng so với những nhà buôn lớn thì số tiền đó vẫn còn là chuyện nhỏ.
Nhiều nơi bán hoa Tết ở Sài Gòn, nằm ngoài bến Bình Đông, mặt mày những người chủ đều buồn bã. Hàng ngàn chậu hoa Tết vẫn còn nằm ê hề. Đào, quất… nếu không bán được thì vào khoảng từ 3g chiều ngày 30 Tết sẽ xuất hiện tình cảnh chặt, đổ… vì mang về thì cũng tốn tiền chuyên chở thêm một lượt nữa. Lỗ chồng lỗ nên thà bỏ lại còn hơn.
Nhiều người chứng kiến, chỉ biết tặc lưỡi, xót cho đời nhà nông. Nhiều nơi bày bán quít với trái xum xuê, đã vào chậu sẵn mà chỉ có 100.000 đồng / chậu nhưng đến ngày 29 Tết, nhiều nơi đã vội vã bán với giá 25.000 hay 30.000 ngàn đồng, chứ không dám neo thêm.
Chị Cúc ở Mỹ Tho bán trên trên vỉa hè, kế bên bệnh viện Thống Nhất, Quận 11 nói chị mang lên từ 15 Âm lịch tháng Chạp chỉ 500 chậu bông cúc, mà đến sáng 30, chỉ bán được có gần 100 chậu. “Thôi, ăn cho hết chớ biết sao”, chị cười nhưng không buồn lắm vì tự thấy mình vốn nhỏ, “mình ráng chút không sao, chứ thấy mấy chỗ khác thấy tội quá, lỗ ai nấy mấy trăm triệu không hà”.
Chị Phượng, có chỗ bán hoa Tết tại công viên 23/9, quận 1, Sài Gòn, cho biết năm nay chi phí để chăm sóc, vận chuyển hoa từ miền Tây lên rất lớn nhưng đến nay hoa chỉ bán được rất ít. “Mai là phải dọn trả mặt bằng rồi, nếu không bán được hết hoa thì đành bỏ thôi chứ không biết làm sao. Mười mấy năm bán hoa Tết chưa năm nào ế như năm nay”, chị Phượng nói trên truyền thông nhà nước.
Nếu để tâm quan sát những nét mặt của giới bán buôn hoa Tết năm nay, mới thấy ai cũng mang sự mệt mỏi và đăm chiêu trên giương mặt. Mua hoa Tết để chưng và thưởng lãm đã là thú vui tao nhã của người miền Nam từ nhiều thập niên. Đến thập niên 2000 thì xuất hiện thêm tình trạng của người nhập cư vào Nam sống, cứ ép giá người bán cho đến ngày chót, mua với giá tận cùng. Thậm chí vào giờ dọn dẹp, bỏ hàng, lại có thêm chuyện hôi của, hay mua “mão” (tức trả giả rẻ mua hết)… Thú tiêu khiển đẹp và truyền thống của người miền Nam ngày nào đã trở nên nát nhàu, tiêu điều với nhiều vấn nạn.
Chị Lâm, người ở quận 3 nói ngày xưa mẹ chị hay dẫn ra chợ hoa Nguyễn Huệ ngày Tết, vừa chụp hình, mua hoa rồi ăn kem… Ký ức nhẹ nhàng được chia đều cho rất nhiều người Sài Gòn lúc đó. “Giờ thì người ta mua hoa như mua thịt, mua cá”, chị Lâm cười nói, “cái nét đẹp rất độc đáo của Sài Gòn giờ mất rồi”.
Nhưng không chỉ ở Sài Gòn, mà tất cả những nơi khác như Hà Nội, Đà Nẵng, Huế… người bán hoa Tết cũng đều chịu chung một nỗi niềm đìu hiu như vậy. Hoa Tết, đào, mai, quất… kén khách mua nên giờ đây xuất hiện thêm tình trạng thuê trưng trong mấy ngày Tết. Từ ngày 29, đã có những chủ hàng không đủ kiên nhẫn, dọn hàng đi về lặng lẽ.
Tết Quý Mão không chỉ là chuyện buồn của người buôn hàng hoa, mà còn cả nhiều thành phần thị dân khác, vốn phải đang thắt lưng buộc bụng. Tính đến hết tháng Mười Hai 2022, Việt Nam có hơn nửa triệu người bị giảm giờ làm, mất việc. Còn Liên đoàn lao động thì cho biết con số thất nghiệp lên đến 1,3 triệu người. Riêng giới doanh nhân hoạt động trong nước, có đến 143.000 công ty phá sản hay đóng cửa trong năm 2022. Nếu so với những con số như vậy, nhiều chủ hàng hoa Tết chắc họ cũng tự an ủi, vì thất bát mùa hoa năm nay cũng chưa phải là tệ nhất.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Hơn 1.000 người cấp cứu vì đánh nhau trong hai ngày Tết
Lê Thiệt
24 tháng 1, 2023 - Sài Gòn nhỏ
729 trường hợp bị phạt lỗi nồng độ cồn trong chỉ một ngày Tết, tăng đến 524 trường hợp so với năm ngoái – Ảnh: Lao Động
Nếu so với hai ngày Tết năm ngoái, thì số người cấp cứu vì đánh nhau năm nay tăng… “ổn định”. Nếu so số liệu từng tháng thì cứ đến Tết người ta nhập viện nhiều hơn hẳn. Điều này có nghĩa là bạo lực có xu hướng tăng cao trong những ngày Tết, do uống bia, rượu nhiều hơn khiến máu bốc lên đầu nên dễ “thượng cẳng tay, hạ cẳng chân”, chẳng kiêng nể ai.
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế): Trong hai ngày nghỉ đầu tiên của dịp Tết Quý Mão, tính từ 7h sáng 29 Tết đến 7h sáng mùng 1 Tết) đã có tới 1.056 ca cấp cứu vì đánh nhau tại các bệnh viện trên cả nước. Riêng từ 7h sáng 30 Tết đến 7h sáng mùng Một, một người tử vong vì tai nạn đánh nhau, tổng chung hai ngày nghỉ Tết, có ba trường hợp tử vong.
Đa số vụ đánh nhau có liên quan đến bia rượu. Theo thống kê, người ta chi tiền cho bia rượu năm sau cao hơn năm trước. Bên cạnh yếu tố vật giá, mức độ gia tăng trong sử dụng rượu bia – gần gấp đôi sau 10 năm – là con số kinh khủng.
Càng kinh khủng hơn khi biết mỗi năm tổng số tiền chi cho bia rượu lên tới 3 đến 4 tỷ đô la Mỹ. Một con số không phải quá lớn mà là cực lớn!
Do đó, giờ thì chẳng ai còn ngạc nhiên khi biết chỉ trong ngày mùng một Tết, cảnh sát giao thông đã phạt 729 người điều khiển xe có nồng độ cồn trong máu, tăng hơn mùng Một Tết năm ngoái đến 524 trường hợp.
Như thế thì hai ông xay xỉn chạy xe đụng nhau, cãi nhau rồi có nhào vô đánh nhau thì cũng… bình thường thôi!
Lê Thiệt
24 tháng 1, 2023 - Sài Gòn nhỏ
729 trường hợp bị phạt lỗi nồng độ cồn trong chỉ một ngày Tết, tăng đến 524 trường hợp so với năm ngoái – Ảnh: Lao Động
Nếu so với hai ngày Tết năm ngoái, thì số người cấp cứu vì đánh nhau năm nay tăng… “ổn định”. Nếu so số liệu từng tháng thì cứ đến Tết người ta nhập viện nhiều hơn hẳn. Điều này có nghĩa là bạo lực có xu hướng tăng cao trong những ngày Tết, do uống bia, rượu nhiều hơn khiến máu bốc lên đầu nên dễ “thượng cẳng tay, hạ cẳng chân”, chẳng kiêng nể ai.
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế): Trong hai ngày nghỉ đầu tiên của dịp Tết Quý Mão, tính từ 7h sáng 29 Tết đến 7h sáng mùng 1 Tết) đã có tới 1.056 ca cấp cứu vì đánh nhau tại các bệnh viện trên cả nước. Riêng từ 7h sáng 30 Tết đến 7h sáng mùng Một, một người tử vong vì tai nạn đánh nhau, tổng chung hai ngày nghỉ Tết, có ba trường hợp tử vong.
Đa số vụ đánh nhau có liên quan đến bia rượu. Theo thống kê, người ta chi tiền cho bia rượu năm sau cao hơn năm trước. Bên cạnh yếu tố vật giá, mức độ gia tăng trong sử dụng rượu bia – gần gấp đôi sau 10 năm – là con số kinh khủng.
Càng kinh khủng hơn khi biết mỗi năm tổng số tiền chi cho bia rượu lên tới 3 đến 4 tỷ đô la Mỹ. Một con số không phải quá lớn mà là cực lớn!
Do đó, giờ thì chẳng ai còn ngạc nhiên khi biết chỉ trong ngày mùng một Tết, cảnh sát giao thông đã phạt 729 người điều khiển xe có nồng độ cồn trong máu, tăng hơn mùng Một Tết năm ngoái đến 524 trường hợp.
Như thế thì hai ông xay xỉn chạy xe đụng nhau, cãi nhau rồi có nhào vô đánh nhau thì cũng… bình thường thôi!
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Nước mắt chợ hoa đêm giao thừa Nhâm Dần - Quý Mão
Bình luận của blogger Gió Bấc
2023.01.23
RFA
Đêm Ba mươi, Phút Giao thừa là khoảnh khắc thiêng liêng nhất trong năm trong ý nghĩa gia đình đoàn tụ, sum vầy. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhiều gia đình đã giản lược thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, chỉ cần vài khóm vạn thọ, cúc, nhành mai, nhành đào là đủ không khí Tết. Thế nhưng, đêm 30 Tết năm nay rất nhiều gia đình đã không đủ tiền mua hoa. Hàng vạn người trồng hoa, bán hoa mang không khí Tết cho xã hội, cho mọi nhà lại không dám về nhà mà khắc khoải, vật vã rơi nước mắt bên những thảm hoa tươi nguyên thừa ế trên đường phố. Họ không chỉ mất Tết mà có nguy cơ trắng tay, vỡ nợ. Năm mới sẽ đến với họ đầy bất trắc.
Hàng chục năm qua, những người cần lao thuộc giai cấp tiên phong của chế độ, không dám đi chợ Tết ở các siêu thị, không đánh giá Tết lớn, Tết nhỏ qua giá cả rượu bia, lạp xưởng. Cái Tết trong mắt họ là những khu chợ hoa Tết nhan nhản khắp nông thôn, phố thị. Không tốn kém như ăn bằng miệng với các thứ bánh mứt, rượu thịt đắt tiền, người ta ăn Tết bằng mắt với vài chậu hoa cũng đủ ấm lòng trong ba ngày Tết.
Người khá giả thuê xe tải bỏ ra năm mười triệu mua hoa đắt tiền phủ màu sắc lên ngôi biệt thự. Người nghèo đi xe máy bỏ ra trên dưới 100 ngàn đồng (gần 5 USD) đã có thể mang không khí Tết về nhà.
Chợ hoa Tết Việt rất đặc trưng là các loại hoa truyền thống của từng vùng miền trồng theo mùa vụ. Miền Bắc chủ lực là đào, quất, miền Nam mai vàng, vạn thọ, cúc đủ loại bình dân là mâm xôi, đại đóa…, sang trọng là Tiger. Sa Đéc (Đồng Tháp), Chợ Lách (Bến Tre) trở thành thủ phủ hoa Tết của miền Nam với các loại hoa chất lượng cao được tỉa tót tạo hình tinh tế như mai bonsai, cúc, trạng nguyên. Ngoài ra ở từng tỉnh huyện cũng hình thành những tiểu vùng trồng hoa Tết với các loài hoa phổ biến như hướng dương, vạn thọ.
Trồng, bán hoa Tết thành một nghề quan trọng trong mùa vụ Tết. Thị trường hoa Tết trở thành hàn thử biểu nhạy cảm đo đạt mức phồn thịnh hoặc suy thoái của kinh tế. Mặc cho báo cáo, diễn văn chúc Tết của Đảng, Chính phủ nói nhăng nói cuội thế nào. Cứ nhìn vào sự nhộn nhịp, tấp nập của các chợ hoa Tết là biết ngay kinh tế ổn định, phát triển. Chợ hoa Tết eo sèo ế ẩm thì biết ngay kinh tế đang lụn bại chính xác như đinh đóng cột.
Năm nay, theo báo cáo của Chính phủ, theo báo đài tuyên truyền Nhà nước, năm 2022, tăng trưởng GDP ước đạt 8,02% với nhiều điểm sáng. Theo Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2022 vừa được Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/12, tăng trưởng kinh tế năm 2022 phục hồi tích cực với những tiến triển tốt và đồng đều trên cả ba khu vực, trong đó khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 3,36%; công nghiệp và xây dựng tăng 7,78%; dịch vụ tăng 9,99%. (1)
Đọc thấy phát ham. Tổng Trọng trong cơn mê cuồng đốt lò, tiêu diệt các đảng viên ưu tú do chính mình tuyển chọn, cơ cấu, đề bạt đúng quy trình trong nhiều nhiệm kỳ lại chai mặt lấy sức cạn hơi tàn đọc thư chúc Tết với những lời sáo rỗng muôn thuở: “vừa thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và hiệu quả” (2)
Trung Quốc mượn cớ COVID cản trợ xuất khẩu nông sản, các măt hàng gia công chiến lược may mặc, giày da, gỗ bị đứt gãy đơn hàng, hàng triệu công nhân thất nghiệp. Kinh tế tài chính vỡ toang bởi chiêu trò lũng đoạn của các đại gia FLC, Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát, bất động sản thừa ế đóng băng hàng trăm ngàn tỉ, người dân biểu tình đứng, biểu tình ngồi đòi tiền góp vốn ngân hàng, tiềm mua trái phiếu, công nhân đòi tăng lương khắp cả nước. Các con số GDP 8.02%, “phục hồi và phát triển kinh tế” là trò chơi chữ nghĩa, là cái bánh vẽ hy vọng mà chính quyền nhà sản vẫn rộng tay ưu ái tặng dân.
“GDP 8.02%”, “phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội” thực sự thê thảm thế nào hãy nhìn vào chợ hoa Tết năm nay. Gõ từ khóa “hoa tết ế” cho công cụ tìm kiếm của Google sẽ cho thấy con số hùng hồn khoảng 6.280.000 kết quả.
Chính báo chí lề phải có thể xem là thông tin vô thưởng vô phạt nên đã đồng loạt bỗng dưng nói thật. Với tựa đề “Mười mấy năm bán hoa Tết chưa năm nào ế như năm nay”, báo Zing News có lời dẫn “Chiều 29 tháng Chạp, nhiều tiểu thương bán hoa tại TP.HCM vẫn cầm cự ngồi chờ khách vì ế ẩm.” (3)
Báo Lao Động cũng có bài tương tự và có thêm cả phóng sự ảnh ở TP.Vinh Nghệ An “Hoa tết ế ẩm, tiểu thương chém gốc, vứt bỏ để về quê đón Tết” (4)
Đà Nẵng, nổi tiếng là TP đáng sống nhất cả nước nhưng “Chợ hoa xuân Đà Nẵng 29 Tết: Hạ giá bán như cho vẫn ế” (5)
Ngay Hà Nội thủ đô ngàn năm văn vật nơi tiền bạc cả nước đổ về cống nạp vẫn không thoát cảnh “Tiểu thương tại Hà Nội chặt bỏ đào quất ế trong chiều 30 Tết” (6)
Chợ hoa Tết về đêm
Đó chỉ là một phần nhỏ trong hàng ngàn bài báo về tình trạng chợ hoa ế ẩm trải dài trong cả nước từ bắc chí nam chứ không riêng một địa phương nào.
Nguyên nhân hoa ế không phải do yếu tố khí hậu, thời tiết hoặc do tăng sản lượng diện tích trồng đột biến làm tăng khoảng cách cung cầu. Số lượng hàng hóa vẫn như mọi năm. Địa điểm diện tích bày bán vẫn như truyền thống mọi năm. Hoa ế đơn giản chỉ do người dân không tiền mua sắm.
Thông thường hàng thừa ế, người ta bán xổ, bán rẻ mong thu về ít vốn liếng và cũng để không lãng phí mồ hôi, công sức vun trồng chăm sóc. Thế nhưng trong xã hội mang đầy chất nhân văn kiểu mới của thiên đường cộng sản từ Nghệ An quê Bác đến Hà Nội niềm tin và hy vọng của cả nước người bán dùng đến nghĩa cử cao cả là chặt bỏ chứ không bán rẻ chống lại tâm lý chờ hạ giá của người mua.
Những nhát dao này thật đau đớn hơn cả thất bát của mùa hoa, nó chặt đứt mối quan hệ đồng bào, tương thân của người mua, người bán.
Những thông tin báo chí đáng buồn nói trên đã thê thảm nhưng vẫn sáng sủa hơn nhiều so với những điều tôi trực tiếp chứng kiến khi có dịp hiếm hoi về ăn Tết ở một TP miền Tây. Nó không có chuyện quyết liệt tàn nhẫn chém hoa nhưng nó nghẹn uất kéo dài ngay đêm giao thừa.
Khu chợ Hoa tết của thành phố rộng khoảng vài héc-ta nằm trên vị trí đắc địa. Nằm ngay tại trung tâm TP, lại đúng vào cái thế trên bến dưới thuyền giáp với đại lộ rộng thênh thang và con sông là thủy lộ chính của địa phương.
Sáng ngày 30 Tết, khu chơ tràn ngập hoa đủ loài khoe sắc nhưng rất vắng nguời mua dù giá khá mềm. Một cặp cúc đại đóa, vạn thọ đẹp rực rỡ, có cả chậu bằng nhựa cứng chỉ tầm giá 150.000. Vạn thọ đẹp trong chậu nhựa mềm chỉ 90.000 một cặp. Lác đác một vài nơi đã treo bản đại hạ giá nhưng chừng như vẫn không hấp dẫn người mua.
Do các chợ hoa Tết là chợ dã chiến theo mùa vụ được sử dụng mặt bằng công viên của TP, ban quản lý phân lô hợp đồng cho thuê từ nhiều tháng trước. Theo quy ước, tiểu thương phải thu dọn cây kiểng hoàn trả mặt bằng từ giữa trưa 30 Tết để làm vệ sinh, giữ cảnh quan công viên nên phiên chợ 30 hoa rất ngắn, tầm 10 giờ sáng là phải bán xổ để không phải hủy hàng.
Thế nhưng do lượng khách mua thưa thớt, chủ hàng nấn ná tiếc nuối lượng hoa vẫn còn gần như nguyên vẹn đã dời hàng ra dọc theo hai bên lề đường quanh khu vực chợ để chờ bán tiếp.
9 giờ đêm 30 Tết, hầu hết các căn nhà trên trục lộ chính đã đóng cửa, hầu hết người dân TP đã về nhà họp mặt gia đình chào đón giao thừa thì hai bên lề đường của đại lộ dọc công viên vẫn còn đầy những bãi hoa hiu hắt treo bảng đại hạ giá. Những người bán hoa phờ phạc ngồi vật vã không biết đến lúc nào. Có lẽ họ sẽ đón giao thừa trên hè phố bên bải hoa ế ẩm ấy. Họ dư hiểu rằng khách hàng có tiền đã mua đủ hoa cho Tết, mua thêm họ cũng không còn chỗ để trưng bày. Người chưa mua không phải là không muốn mà do không có tiền nên dù hạ giá rất thấp vẫn không mấy người mua.
Những người bán hoa gần như lỗ trắng, công sức, vốn liếng, niềm hy vọng một mùa vụ làm ăn đã biến thành gánh nợ. Năm mới với mọi người là ước mơ, khát vọng về những điều tốt đẹp với họ sẽ là khó khăn chồng chất.
Sự phồn vinh, kinh tế ổn định và phát triển ở xứ thiên đường là như vậy đó. Sự ế ẩm của chợ hoa Tết không chỉ là nỗi đau nước mắt đêm 30 của người bán hoa mà còn là bức tranh ảm đạm của hàng triệu gia đình không có được số tiền ít ỏi để ăn tết nghèo bằng mắt
__________________
Tham khảo:
1-https://baochinhphu.vn/gdp-nam-2022-uoc-tang-802-lap-ky-luc-trong-hon-10...
2-https://baochinhphu.vn/loi-chuc-tet-xuan-quy-mao-2023-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-102230120205059628.htm
3-https://zingnews.vn/muoi-may-nam-ban-hoa-tet-chua-nam-nao-e-nhu-nam-nay-post1395528.html
4-https://laodong.vn/photo/hoa-tet-e-am-tieu-thuong-chem-goc-vut-bo-de-ve-que-don-tet-1139979.ldo
5-https://vtc.vn/cho-hoa-xuan-da-nang-29-tet-ha-gia-ban-nhu-cho-van-e-ar737791.html
6-https://vietnamnet.vn/tieu-thuong-tai-ha-noi-chat-bo-dao-quat-e-trong-chieu-30-tet-2103405.html
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
Bình luận của blogger Gió Bấc
2023.01.23
RFA
Đêm Ba mươi, Phút Giao thừa là khoảnh khắc thiêng liêng nhất trong năm trong ý nghĩa gia đình đoàn tụ, sum vầy. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhiều gia đình đã giản lược thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, chỉ cần vài khóm vạn thọ, cúc, nhành mai, nhành đào là đủ không khí Tết. Thế nhưng, đêm 30 Tết năm nay rất nhiều gia đình đã không đủ tiền mua hoa. Hàng vạn người trồng hoa, bán hoa mang không khí Tết cho xã hội, cho mọi nhà lại không dám về nhà mà khắc khoải, vật vã rơi nước mắt bên những thảm hoa tươi nguyên thừa ế trên đường phố. Họ không chỉ mất Tết mà có nguy cơ trắng tay, vỡ nợ. Năm mới sẽ đến với họ đầy bất trắc.
Hàng chục năm qua, những người cần lao thuộc giai cấp tiên phong của chế độ, không dám đi chợ Tết ở các siêu thị, không đánh giá Tết lớn, Tết nhỏ qua giá cả rượu bia, lạp xưởng. Cái Tết trong mắt họ là những khu chợ hoa Tết nhan nhản khắp nông thôn, phố thị. Không tốn kém như ăn bằng miệng với các thứ bánh mứt, rượu thịt đắt tiền, người ta ăn Tết bằng mắt với vài chậu hoa cũng đủ ấm lòng trong ba ngày Tết.
Người khá giả thuê xe tải bỏ ra năm mười triệu mua hoa đắt tiền phủ màu sắc lên ngôi biệt thự. Người nghèo đi xe máy bỏ ra trên dưới 100 ngàn đồng (gần 5 USD) đã có thể mang không khí Tết về nhà.
Chợ hoa Tết Việt rất đặc trưng là các loại hoa truyền thống của từng vùng miền trồng theo mùa vụ. Miền Bắc chủ lực là đào, quất, miền Nam mai vàng, vạn thọ, cúc đủ loại bình dân là mâm xôi, đại đóa…, sang trọng là Tiger. Sa Đéc (Đồng Tháp), Chợ Lách (Bến Tre) trở thành thủ phủ hoa Tết của miền Nam với các loại hoa chất lượng cao được tỉa tót tạo hình tinh tế như mai bonsai, cúc, trạng nguyên. Ngoài ra ở từng tỉnh huyện cũng hình thành những tiểu vùng trồng hoa Tết với các loài hoa phổ biến như hướng dương, vạn thọ.
Trồng, bán hoa Tết thành một nghề quan trọng trong mùa vụ Tết. Thị trường hoa Tết trở thành hàn thử biểu nhạy cảm đo đạt mức phồn thịnh hoặc suy thoái của kinh tế. Mặc cho báo cáo, diễn văn chúc Tết của Đảng, Chính phủ nói nhăng nói cuội thế nào. Cứ nhìn vào sự nhộn nhịp, tấp nập của các chợ hoa Tết là biết ngay kinh tế ổn định, phát triển. Chợ hoa Tết eo sèo ế ẩm thì biết ngay kinh tế đang lụn bại chính xác như đinh đóng cột.
Năm nay, theo báo cáo của Chính phủ, theo báo đài tuyên truyền Nhà nước, năm 2022, tăng trưởng GDP ước đạt 8,02% với nhiều điểm sáng. Theo Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2022 vừa được Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/12, tăng trưởng kinh tế năm 2022 phục hồi tích cực với những tiến triển tốt và đồng đều trên cả ba khu vực, trong đó khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 3,36%; công nghiệp và xây dựng tăng 7,78%; dịch vụ tăng 9,99%. (1)
Đọc thấy phát ham. Tổng Trọng trong cơn mê cuồng đốt lò, tiêu diệt các đảng viên ưu tú do chính mình tuyển chọn, cơ cấu, đề bạt đúng quy trình trong nhiều nhiệm kỳ lại chai mặt lấy sức cạn hơi tàn đọc thư chúc Tết với những lời sáo rỗng muôn thuở: “vừa thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và hiệu quả” (2)
Trung Quốc mượn cớ COVID cản trợ xuất khẩu nông sản, các măt hàng gia công chiến lược may mặc, giày da, gỗ bị đứt gãy đơn hàng, hàng triệu công nhân thất nghiệp. Kinh tế tài chính vỡ toang bởi chiêu trò lũng đoạn của các đại gia FLC, Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát, bất động sản thừa ế đóng băng hàng trăm ngàn tỉ, người dân biểu tình đứng, biểu tình ngồi đòi tiền góp vốn ngân hàng, tiềm mua trái phiếu, công nhân đòi tăng lương khắp cả nước. Các con số GDP 8.02%, “phục hồi và phát triển kinh tế” là trò chơi chữ nghĩa, là cái bánh vẽ hy vọng mà chính quyền nhà sản vẫn rộng tay ưu ái tặng dân.
“GDP 8.02%”, “phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội” thực sự thê thảm thế nào hãy nhìn vào chợ hoa Tết năm nay. Gõ từ khóa “hoa tết ế” cho công cụ tìm kiếm của Google sẽ cho thấy con số hùng hồn khoảng 6.280.000 kết quả.
Chính báo chí lề phải có thể xem là thông tin vô thưởng vô phạt nên đã đồng loạt bỗng dưng nói thật. Với tựa đề “Mười mấy năm bán hoa Tết chưa năm nào ế như năm nay”, báo Zing News có lời dẫn “Chiều 29 tháng Chạp, nhiều tiểu thương bán hoa tại TP.HCM vẫn cầm cự ngồi chờ khách vì ế ẩm.” (3)
Báo Lao Động cũng có bài tương tự và có thêm cả phóng sự ảnh ở TP.Vinh Nghệ An “Hoa tết ế ẩm, tiểu thương chém gốc, vứt bỏ để về quê đón Tết” (4)
Đà Nẵng, nổi tiếng là TP đáng sống nhất cả nước nhưng “Chợ hoa xuân Đà Nẵng 29 Tết: Hạ giá bán như cho vẫn ế” (5)
Ngay Hà Nội thủ đô ngàn năm văn vật nơi tiền bạc cả nước đổ về cống nạp vẫn không thoát cảnh “Tiểu thương tại Hà Nội chặt bỏ đào quất ế trong chiều 30 Tết” (6)
Chợ hoa Tết về đêm
Đó chỉ là một phần nhỏ trong hàng ngàn bài báo về tình trạng chợ hoa ế ẩm trải dài trong cả nước từ bắc chí nam chứ không riêng một địa phương nào.
Nguyên nhân hoa ế không phải do yếu tố khí hậu, thời tiết hoặc do tăng sản lượng diện tích trồng đột biến làm tăng khoảng cách cung cầu. Số lượng hàng hóa vẫn như mọi năm. Địa điểm diện tích bày bán vẫn như truyền thống mọi năm. Hoa ế đơn giản chỉ do người dân không tiền mua sắm.
Thông thường hàng thừa ế, người ta bán xổ, bán rẻ mong thu về ít vốn liếng và cũng để không lãng phí mồ hôi, công sức vun trồng chăm sóc. Thế nhưng trong xã hội mang đầy chất nhân văn kiểu mới của thiên đường cộng sản từ Nghệ An quê Bác đến Hà Nội niềm tin và hy vọng của cả nước người bán dùng đến nghĩa cử cao cả là chặt bỏ chứ không bán rẻ chống lại tâm lý chờ hạ giá của người mua.
Những nhát dao này thật đau đớn hơn cả thất bát của mùa hoa, nó chặt đứt mối quan hệ đồng bào, tương thân của người mua, người bán.
Những thông tin báo chí đáng buồn nói trên đã thê thảm nhưng vẫn sáng sủa hơn nhiều so với những điều tôi trực tiếp chứng kiến khi có dịp hiếm hoi về ăn Tết ở một TP miền Tây. Nó không có chuyện quyết liệt tàn nhẫn chém hoa nhưng nó nghẹn uất kéo dài ngay đêm giao thừa.
Khu chợ Hoa tết của thành phố rộng khoảng vài héc-ta nằm trên vị trí đắc địa. Nằm ngay tại trung tâm TP, lại đúng vào cái thế trên bến dưới thuyền giáp với đại lộ rộng thênh thang và con sông là thủy lộ chính của địa phương.
Sáng ngày 30 Tết, khu chơ tràn ngập hoa đủ loài khoe sắc nhưng rất vắng nguời mua dù giá khá mềm. Một cặp cúc đại đóa, vạn thọ đẹp rực rỡ, có cả chậu bằng nhựa cứng chỉ tầm giá 150.000. Vạn thọ đẹp trong chậu nhựa mềm chỉ 90.000 một cặp. Lác đác một vài nơi đã treo bản đại hạ giá nhưng chừng như vẫn không hấp dẫn người mua.
Do các chợ hoa Tết là chợ dã chiến theo mùa vụ được sử dụng mặt bằng công viên của TP, ban quản lý phân lô hợp đồng cho thuê từ nhiều tháng trước. Theo quy ước, tiểu thương phải thu dọn cây kiểng hoàn trả mặt bằng từ giữa trưa 30 Tết để làm vệ sinh, giữ cảnh quan công viên nên phiên chợ 30 hoa rất ngắn, tầm 10 giờ sáng là phải bán xổ để không phải hủy hàng.
Thế nhưng do lượng khách mua thưa thớt, chủ hàng nấn ná tiếc nuối lượng hoa vẫn còn gần như nguyên vẹn đã dời hàng ra dọc theo hai bên lề đường quanh khu vực chợ để chờ bán tiếp.
9 giờ đêm 30 Tết, hầu hết các căn nhà trên trục lộ chính đã đóng cửa, hầu hết người dân TP đã về nhà họp mặt gia đình chào đón giao thừa thì hai bên lề đường của đại lộ dọc công viên vẫn còn đầy những bãi hoa hiu hắt treo bảng đại hạ giá. Những người bán hoa phờ phạc ngồi vật vã không biết đến lúc nào. Có lẽ họ sẽ đón giao thừa trên hè phố bên bải hoa ế ẩm ấy. Họ dư hiểu rằng khách hàng có tiền đã mua đủ hoa cho Tết, mua thêm họ cũng không còn chỗ để trưng bày. Người chưa mua không phải là không muốn mà do không có tiền nên dù hạ giá rất thấp vẫn không mấy người mua.
Những người bán hoa gần như lỗ trắng, công sức, vốn liếng, niềm hy vọng một mùa vụ làm ăn đã biến thành gánh nợ. Năm mới với mọi người là ước mơ, khát vọng về những điều tốt đẹp với họ sẽ là khó khăn chồng chất.
Sự phồn vinh, kinh tế ổn định và phát triển ở xứ thiên đường là như vậy đó. Sự ế ẩm của chợ hoa Tết không chỉ là nỗi đau nước mắt đêm 30 của người bán hoa mà còn là bức tranh ảm đạm của hàng triệu gia đình không có được số tiền ít ỏi để ăn tết nghèo bằng mắt
__________________
Tham khảo:
1-https://baochinhphu.vn/gdp-nam-2022-uoc-tang-802-lap-ky-luc-trong-hon-10...
2-https://baochinhphu.vn/loi-chuc-tet-xuan-quy-mao-2023-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-102230120205059628.htm
3-https://zingnews.vn/muoi-may-nam-ban-hoa-tet-chua-nam-nao-e-nhu-nam-nay-post1395528.html
4-https://laodong.vn/photo/hoa-tet-e-am-tieu-thuong-chem-goc-vut-bo-de-ve-que-don-tet-1139979.ldo
5-https://vtc.vn/cho-hoa-xuan-da-nang-29-tet-ha-gia-ban-nhu-cho-van-e-ar737791.html
6-https://vietnamnet.vn/tieu-thuong-tai-ha-noi-chat-bo-dao-quat-e-trong-chieu-30-tet-2103405.html
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Hai tuần về nước tiêu mất $20,000 tiền dành dụm vài năm
An Vui
27 tháng 1, 2023 -- Sài Gòn nhỏ
Hành lý cồng kềnh vì có khi phải chứa nhiều quà cáp cho thân nhân khi kiều bào về quê ăn Tết 2023 – Ảnh: Thanh Niên
Về quê hương đón Tết cổ truyền ai cũng mong muốn, nhưng “gánh nặng” phải biếu xén thân nhân trong nước (bằng quà hay bằng tiền) khiến họ ngán ngẩm.
Podcast “Áp lực quà cáp của Việt kiều khi về nước” phát trên VnExpress hôm 27 Tháng Giêng 2023 đã nêu ý kiến của hai kiều bào hiện sinh sống tại Mỹ. Một người tên Thư (sống ở tiểu bang California) kể: Trong hai tuần ở Việt Nam, cha mẹ của cô đã phải chi $20,000, số tiền tích góp dành dụm vài năm, bao gồm quà cáp, phong bao lì xì và tất cả tiệc ăn uống cho gia đình hai bên nội/ngoại… Quà cáp và lì xì cho thân nhân mỗi lần về Việt Nam nhiều quá khiến gia đình Thư không mặn mà về Việt Nam ăn Tết, đành chọn cách gọi Facetime.
Nhi (sinh sống tại Mỹ, quê Bình Dương) sống ở vùng có khí hậu lạnh, mùa đông kiếm tiền rất vất vả, phải lên kế hoạch tích góp trong tám tháng mới dám về Việt Nam. Một ngày Nhi phải làm 10 tiếng, đi làm rồi về nhà, không có thời gian đi chơi, để có đủ số tiền $15,000. Nhi được họ hàng thấu hiểu phần nào vì phần lớn gia đình đã định cư ở Mỹ, nhưng mỗi lần về quê thì sự trông mong của mọi người vẫn gây áp lực cho Nhi. Nữ giới ở quê thích mỹ phẩm, nam giới thích quần áo, giày dép… rồi mỗi người phải lì xì $100.
Thảo, một kiều bào khác cho rằng đã đến lúc không nên sĩ diện, đừng gây áp lực cho chính mình. Nếu mình không có thành tựu gì ở hải ngoại thì nên tự “cởi trói” mình, nên nói thật hoàn cảnh với thân nhân, bản thân không đeo vàng, không mang đồ hiệu… và nên lùng kiếm những món đồ giá rẻ ở hải ngoại mà rất đắt ở Việt Nam để mang về làm quà.
Mua sắm và mang vác nhiều thùng quà cho thân nhân ở quê nhà là áp lực cho kiều bào – Ảnh: Tổ Quốc
Bạn đọc Cao Thanh Dũng nhận định: “Mong quý vị đừng tự tạo áp lực khi về quê hương nữa, phần đông người ở đây bây giờ cuộc sống cũng không đến nỗi nào, chỉ mong mọi người về để gia đình cùng đoàn tụ thôi, những trường hợp mà quý vị nêu trong phóng sự chỉ là cá biệt thôi, như tôi có ông anh ở Úc vừa về Tết đây thôi, rất vui vẻ, ngày Tết anh ấy cũng đi chúc Tết và lì xì cho người già và trẻ nhỏ ở mức tượng trưng thôi”.
Còn người trong cuộc có ý kiến thế nào? Bạn Hoa viết: “Lần đầu tiên tôi cũng hơi lo lắng vì áp lực quà, lì xì và các khoản tiệc tùng khi gặp mặt. Nhưng may mắn gia đình và bạn bè tôi là những người rất hiểu biết, hiểu chuyện nên thậm chí tôi lại được quan tâm tiếp đãi nhiều hơn. Khi phải họp mặt đại gia đình, mẹ tôi treo các bao lì xì lên cành mai để mọi người đến chọn và bảo rằng là lì xì của gia đình gởi mọi người. Trong đó là phần góp của tôi và các em. Khi đến thăm bạn bè có con nhỏ, tôi lì xì từ 50-100k, ai lời ra tiếng vào thì năm sau tôi không đến nữa. Vì những tờ tiền lì xì mà đánh giá nhau thì cũng chẳng cần những mối quan hệ ấy”.
Hồi năm 2016, Dương Quỳnh Tâm – một phụ nữ có chồng ở Singapore – đã phàn nàn trên Facebook về vấn đề quà cáp cho thân nhân bạn bè ở Việt Nam mỗi lần về chơi, làm dậy sóng bình luận. Bà Tâm viết: “Cứ mặc định Việt kiều là phải sang chảnh, phải mừng tuổi nhiều hơn, quà cáp nhiều hơn, là cái máy ATM ai thích vay là được à? Chán lắm, về làm nông dân cho nó sướng, đỡ ai trách móc, đỡ ai tưởng bở”.
Đầu Tháng Mười 2019, một kiều bào Úc viết trên trang thông tin SBS tiếng Việt ở Úc:
“Xa Việt Nam đã gần 10 năm trời, nhưng số lần về thăm quê của tôi đếm trên đầu ngón tay. Mỗi lần từ Úc về Việt Nam, tôi thường canh vé giá rẻ trước cả nửa năm trời, với ước mong tiết kiệm được vài trăm đô tiền vé. Một mẹ một con, nhiều khi phải quá cảnh vài tiếng ở Singapore chỉ để có giá vé thấp hơn vài chục đồng. Tiền vé cả ngàn đô cho một chuyến bay về Việt Nam không khiến tôi khiếp đảm bằng số tiền quà cáp, biếu xén cho bà con dòng họ.
Mua quà cáp không chỉ tính toán đến chuyện tiền nong, mà phải cân đong đo đếm xem thứ nào gọn nhẹ để tiện bề vận chuyển. Chồng tôi, một người Úc gốc Việt sinh ra và lớn lên ở Úc, không thể nào hiểu nổi tại sao mỗi lần tôi về Việt Nam lại thùng to thùng nhỏ, trùng trùng lớp lớp, tay xách nách mang nhiều đến như vậy. Ngay từ Úc trở về Việt Nam, tôi bỗng nhiên nhận ra mình có nhiều bạn bè lâu không liên lạc quay lại hỏi thăm, và số lượng bà con tự nhiên cũng đông lên “ngùn ngụt”.
Dường như hiện tượng trên đang trên đà giảm, khi năm nay, ngoài VnExpress, không còn tìm thấy báo nào đăng những chuyện phàn nàn tương tự của kiều bào về quê đón Tết.
An Vui
27 tháng 1, 2023 -- Sài Gòn nhỏ
Hành lý cồng kềnh vì có khi phải chứa nhiều quà cáp cho thân nhân khi kiều bào về quê ăn Tết 2023 – Ảnh: Thanh Niên
Về quê hương đón Tết cổ truyền ai cũng mong muốn, nhưng “gánh nặng” phải biếu xén thân nhân trong nước (bằng quà hay bằng tiền) khiến họ ngán ngẩm.
Podcast “Áp lực quà cáp của Việt kiều khi về nước” phát trên VnExpress hôm 27 Tháng Giêng 2023 đã nêu ý kiến của hai kiều bào hiện sinh sống tại Mỹ. Một người tên Thư (sống ở tiểu bang California) kể: Trong hai tuần ở Việt Nam, cha mẹ của cô đã phải chi $20,000, số tiền tích góp dành dụm vài năm, bao gồm quà cáp, phong bao lì xì và tất cả tiệc ăn uống cho gia đình hai bên nội/ngoại… Quà cáp và lì xì cho thân nhân mỗi lần về Việt Nam nhiều quá khiến gia đình Thư không mặn mà về Việt Nam ăn Tết, đành chọn cách gọi Facetime.
Nhi (sinh sống tại Mỹ, quê Bình Dương) sống ở vùng có khí hậu lạnh, mùa đông kiếm tiền rất vất vả, phải lên kế hoạch tích góp trong tám tháng mới dám về Việt Nam. Một ngày Nhi phải làm 10 tiếng, đi làm rồi về nhà, không có thời gian đi chơi, để có đủ số tiền $15,000. Nhi được họ hàng thấu hiểu phần nào vì phần lớn gia đình đã định cư ở Mỹ, nhưng mỗi lần về quê thì sự trông mong của mọi người vẫn gây áp lực cho Nhi. Nữ giới ở quê thích mỹ phẩm, nam giới thích quần áo, giày dép… rồi mỗi người phải lì xì $100.
Thảo, một kiều bào khác cho rằng đã đến lúc không nên sĩ diện, đừng gây áp lực cho chính mình. Nếu mình không có thành tựu gì ở hải ngoại thì nên tự “cởi trói” mình, nên nói thật hoàn cảnh với thân nhân, bản thân không đeo vàng, không mang đồ hiệu… và nên lùng kiếm những món đồ giá rẻ ở hải ngoại mà rất đắt ở Việt Nam để mang về làm quà.
Mua sắm và mang vác nhiều thùng quà cho thân nhân ở quê nhà là áp lực cho kiều bào – Ảnh: Tổ Quốc
Bạn đọc Cao Thanh Dũng nhận định: “Mong quý vị đừng tự tạo áp lực khi về quê hương nữa, phần đông người ở đây bây giờ cuộc sống cũng không đến nỗi nào, chỉ mong mọi người về để gia đình cùng đoàn tụ thôi, những trường hợp mà quý vị nêu trong phóng sự chỉ là cá biệt thôi, như tôi có ông anh ở Úc vừa về Tết đây thôi, rất vui vẻ, ngày Tết anh ấy cũng đi chúc Tết và lì xì cho người già và trẻ nhỏ ở mức tượng trưng thôi”.
Còn người trong cuộc có ý kiến thế nào? Bạn Hoa viết: “Lần đầu tiên tôi cũng hơi lo lắng vì áp lực quà, lì xì và các khoản tiệc tùng khi gặp mặt. Nhưng may mắn gia đình và bạn bè tôi là những người rất hiểu biết, hiểu chuyện nên thậm chí tôi lại được quan tâm tiếp đãi nhiều hơn. Khi phải họp mặt đại gia đình, mẹ tôi treo các bao lì xì lên cành mai để mọi người đến chọn và bảo rằng là lì xì của gia đình gởi mọi người. Trong đó là phần góp của tôi và các em. Khi đến thăm bạn bè có con nhỏ, tôi lì xì từ 50-100k, ai lời ra tiếng vào thì năm sau tôi không đến nữa. Vì những tờ tiền lì xì mà đánh giá nhau thì cũng chẳng cần những mối quan hệ ấy”.
Hồi năm 2016, Dương Quỳnh Tâm – một phụ nữ có chồng ở Singapore – đã phàn nàn trên Facebook về vấn đề quà cáp cho thân nhân bạn bè ở Việt Nam mỗi lần về chơi, làm dậy sóng bình luận. Bà Tâm viết: “Cứ mặc định Việt kiều là phải sang chảnh, phải mừng tuổi nhiều hơn, quà cáp nhiều hơn, là cái máy ATM ai thích vay là được à? Chán lắm, về làm nông dân cho nó sướng, đỡ ai trách móc, đỡ ai tưởng bở”.
Đầu Tháng Mười 2019, một kiều bào Úc viết trên trang thông tin SBS tiếng Việt ở Úc:
“Xa Việt Nam đã gần 10 năm trời, nhưng số lần về thăm quê của tôi đếm trên đầu ngón tay. Mỗi lần từ Úc về Việt Nam, tôi thường canh vé giá rẻ trước cả nửa năm trời, với ước mong tiết kiệm được vài trăm đô tiền vé. Một mẹ một con, nhiều khi phải quá cảnh vài tiếng ở Singapore chỉ để có giá vé thấp hơn vài chục đồng. Tiền vé cả ngàn đô cho một chuyến bay về Việt Nam không khiến tôi khiếp đảm bằng số tiền quà cáp, biếu xén cho bà con dòng họ.
Mua quà cáp không chỉ tính toán đến chuyện tiền nong, mà phải cân đong đo đếm xem thứ nào gọn nhẹ để tiện bề vận chuyển. Chồng tôi, một người Úc gốc Việt sinh ra và lớn lên ở Úc, không thể nào hiểu nổi tại sao mỗi lần tôi về Việt Nam lại thùng to thùng nhỏ, trùng trùng lớp lớp, tay xách nách mang nhiều đến như vậy. Ngay từ Úc trở về Việt Nam, tôi bỗng nhiên nhận ra mình có nhiều bạn bè lâu không liên lạc quay lại hỏi thăm, và số lượng bà con tự nhiên cũng đông lên “ngùn ngụt”.
Dường như hiện tượng trên đang trên đà giảm, khi năm nay, ngoài VnExpress, không còn tìm thấy báo nào đăng những chuyện phàn nàn tương tự của kiều bào về quê đón Tết.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
VOA
BLOG THIÊN HẠ LUẬN
Từ chuyện Xuân Bắc, nghĩ về nghệ sĩ của nhà nước và nhân dân
27/01/2023
Thiên Hạ Luận
Nghệ sĩ Nguyễn Xuân Bắc đăng bài chỉ trích khán giả hôm 23/1/2023.
Duan Dang nhắc chuyện “nhờ người khác sửa chính tả giùm trước khi post” là vì đã có một số người thử đếm thì phát giác “Cái tát của mẹ” có chừng... 121 lỗi chính tả...
Trân Văn
Có lẽ ông Nguyễn Xuân Bắc - 47 tuổi, Nghệ sĩ Ưu tú, Giám đốc Nhà hát kịch Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam – là nhân vật nổi nhất trên mạng xã hội Việt ngữ trong tuần này.
Sau khi xem “Gặp nhau cuối năm” (thường được gọi là “Táo quân”) - chương trình mang tính thường niên mà Đài Truyền hình Quốc gia (VTV) phát vào tối tất niên âm lịch – rất nhiều khán giả đã bày tỏ sự thất vọng của họ trên mạng xã hội, nhiều người cho rằng, đã đến lúc VTV nên dẹp bỏ chương trình này... Thế rồi ông Bắc - một trong những thành viên chính của nhóm thực hiện “Táo quân” – post lên trang của riêng ông trên facebook “Cái tát của mẹ”...
“Cái tát của mẹ” viết theo lối ẩn dụ, trong đó, ông Bắc xem ông như “mẹ”, khán giả như “con” – lũ con vô tri, vô cảm và đặc biệt là vô ơn nên mới dám chê “bánh chưng” – “Táo quân” - mà “mẹ” gói nên cần được “mẹ” giáo dục cho nên... “người” (1)...
***
“Cái tát của mẹ” đã làm hàng triệu người nổi giận, trong đó có rất nhiều người cho biết hàng chục năm nay họ không hề để mắt đến “Táo quân” nhưng vẫn lên tiếng vì sự trịch thượng của Nguyễn Xuân Bắc... chẳng hạn như Xuân Sơn Võ.
Xuân Sơn Võ cho biết ông không xem “Táo quân” kể từ khi chương trình này diễn tả “bác sĩ như một người máy” và ông nhận ra “chương trình này tầm thường và rẻ tiền cỡ nào”. Trong vài năm sau, thỉnh thoảng ông phải ngó qua vì... “Mẹ tôi còn xem chương trình này mà tôi thì phải vấn an mẹ ngày Tết. Bà đã quá quen với đài truyền hình quốc gia, với những chương trình được cho là ‘chính thống’. Thực ra, đa số người lớn tuổi đều nghĩ rằng những chương trình của đài này đều là chủ trương của đảng. Tuy nhiên hai, ba năm nay, có vẻ như mẹ tôi quên luôn trên đời này có cái chương trình gọi là “Táo quân”.
Theo Xuân Sơn Võ: Sở dĩ đến tận hôm nay tôi mới biết chương trình tầm thường và rẻ tiền ấy vẫn còn tồn tại không phải vì tôi thấy nó, hay nghe người ta nói về nó - bạn bè tôi gần như chẳng còn ai nói gì đến chương trình “Táo quân” cả. Tôi biết đến nó khi người ta bình luận về việc nghệ sĩ Xuân Bắc chửi người xem khi họ chê chương trình này. Tôi phải tìm xem bài viết của nghệ sĩ này... thì ra những điều người ta nói là đúng. Từ trước đến giờ, tôi cứ nghĩ, chương trình này phải theo định hướng nên các nghệ sĩ không thể nói khác được. Thậm chí, tôi còn nghĩ các nghệ sĩ đóng chương trình này đau lòng khi phải né tránh những chuyện nóng bỏng, chỉ tập trung moi móc những người, những ngành yếu thế, hoặc chỉ dám nói chung chung, xa xa... Đọc status của nghệ sĩ Xuân Bắc, tôi chợt nhận ra, không chỉ có chương trình “Táo quân” là tầm thường, rẻ tiền, mà trình độ của anh chàng nghệ sĩ này cũng không hơn gì. Nghệ sĩ mà chửi khán giả khi họ chê tác phẩm nghệ thuật của mình, rồi tự ví mình ở vai trò là mẹ của khán giả thì đó là loại nghệ sĩ gì? Cũng có thể, Xuân Bắc không cần đến khán giả, vì anh ấy nhận tiền và phục vụ cho đảng, cho chính quyền, chứ không phục vụ khán giả.
Cuối cùng, Xuân Sơn Võ bình thế này: Năm 1975, chế độ Sài Gòn sụp đổ, Việt Nam Cộng hòa chính thức thua trận. Đến nay đã 48 năm. Gần nửa thế kỷ trôi qua, những nghệ sĩ Sài Gòn thời ấy đều đã rất lớn tuổi, khả năng nghệ thuật chắc chắn đã không còn như xưa nhưng khi họ về Việt Nam biểu diễn, sân khấu luôn chật ních khán giả và không chỉ có những khán giả lớn tuổi, còn có khá nhiều khán giả được sinh ra sau năm 1975. Họ chính là những nghệ sĩ của nhân dân. Có bao giờ Xuân Bắc nghĩ đến cái ngày mà chế độ này giống như Liên Xô hay Đông Âu thì sẽ còn ai nhớ đến anh không? Người ta sẽ mong chờ anh, hay sẽ phỉ nhổ anh? Hãy nghĩ đến điều đấy vì chẳng có gì trường tồn, kể cả cái chỗ dựa tưởng như rất vững chắc của anh (2).
Trong trận bão dư luận do Nguyễn Xuân Bắc khuấy động, có một điểm đáng chú ý là rất nhiều người suy nghĩ như Xuân Sơn Võ. Thậm chí, có người như Hue Chi Ha Thi huỵch toẹt: Hơn bảy năm rồi mình chẳng thèm xem “Táo quân”. Vô duyên, làm không tới chốn. Chương trình “Táo quân” đang góp phần xí xóa hóa những vấn đề nổi cộm nhức nhối, ru ngủ dân chúng, xuề xòa hóa tất tần tật. Đừng tưởng là đang mang tiếng cười hay sự giải trí đến cho dân, mà thực ra đang mang tội với dân và với xã hội từ lâu rồi đấy (3). Hoặc lưu ý mọi người như Phuong Tran: Mình đã ngưng coi chương trình Táo quân hơn chục năm rồi nhưng nay nghe anh hề Xuân Bắc chửi khán giả mất dạy quá nên phải nói. Khán giả không mang nợ gì anh nói riêng, hay nghệ sĩ nói chung, họ có xem TV thì cũng phải trả tiền truyền hình cáp, không trả tiền trực tiếp thì họ cũng gián tiếp trả cho nhà đài bằng cách xem quảng cáo xen giữa chương trình. Không có chương trình của anh Xuân Bắc người ta cũng không chết, vẫn chán ối thứ khác để xem. Anh không ban ơn cho khán giả để có tư cách cao giọng chửi họ Xuân Bắc nhé. Bớt bố láo, bớt ảo tưởng về bản thân đi. Nhân đây nhắc lại chuyện năm 2018, Xuân Bắc và Võ Hạ Trâm là hai nghệ sĩ tích cực bưng bô cho đảng, chửi mắng những người xuống đường phản đối luật an ninh mạng và luật đặc khu đấy (4).
Cũng có những người như Khanh Nguyen tự sự thế này: Có vài anh chị nhắn tin, hỏi sao tôi không có ý kiến gì về vụ danh hề Xuân Bắc chửi xéo cả nước. Tôi xin đứng ngoài, vì lâu nay tôi không có nhu cầu thụ hưởng dòng văn hóa đánh lạc hướng đời sống thật nói chung và cười giả để gỡ rối hiện thực nói riêng như Táo nhà đài nên không biết gì mà nói và cũng chẳng thiết nói gì. Đã nói rồi thì phải nói một chút, thật ra, nhận định của anh Bắc là cái tát có giá trị bao cấp cho những ai lâu nay vẫn giữ niềm tin vào các chương trình như của anh ấy là hay, là trí tuệ, là thâm thúy. Nên đừng tức giận suông: Đã lỡ mang tiếng đá bát, thì đá cho nát và đừng quay lại chờ đợi xem nữa - đời còn biết bao nhiêu điều vui không làm các anh chị lạc hướng thực tế mà. Đừng khó chịu như có nợ với món cháo mà anh Bắc nói. Thật ra tiền thuế các anh chị đóng góp cho đất nước này không ít nên hãy tự hỏi vì sao các chương trình như Táo chỉ cố đưa đến cho các anh chị món cháo ảo, mà không là tô phở thật. Status này xin là chút tâm tình với các anh chị vậy thôi (5).
***
Có thể vì phản ứng của công chúng càng lúc càng... “chệch hướng” như đã dẫn nên mới đây, một số viên chức hữu trách tuyên bố sẽ làm việc với anh ta (6) và một số cơ quan truyền thông trong hệ thống truyền thông chính thức bắt đầu lên tiếng cho rằng Nguyễn Xuân Bắc... sai, cần xin lỗi khán giả (7)... Đó có thể là lý do mà Duan Dang mới... “nửa đùa, nửa thật” thế này: Chuyện Xuân Bắc, tôi không có ý kiến gì mà chỉ tọa sơn quan hổ đấu vì tôi đâu có coi “Táo quân”. Anh ta muốn chửi ai coi là chuyện của anh ta, tôi không thấy có vấn đề, cũng chả bức xúc gì cả. Hai bên cứ chửi qua chửi lại càng tốt, cho nó xôm. Tuy nhiên, thấy mấy bạn cứ đòi Xuân Bắc phải xin lỗi thấy cải lương quá. Nó chửi mình thì mình chửi lại. Cứng hơn nữa thì tuyên bố tẩy chay mọi nhãn hàng quảng cáo. Chứ cứ chạy theo kéo áo đòi xin lỗi hay đòi cơ quan quản lý vào cuộc nó không có fair. Không nên trấn áp và tước quyền được bày tỏ ý kiến của bất kỳ ai, dù nó ngu hay bố láo đến mức nào. Thực ra những người như Xuân Bắc nên để cho anh ta có cơ hội thể hiện. Chỉ cần một cái tút là lòi ra trình độ của ông Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam ngay. Đừng sợ Bắc ơi! Cứ là chính mình! Các bạn nghệ sỹ khác cũng vậy, đừng sợ! Cứ lên tút thoải mái thể hiện suy nghĩ của mình đi! Chỉ lưu ý là nhờ người khác sửa chính tả giùm trước khi post là được (!
Duan Dang nhắc chuyện “nhờ người khác sửa chính tả giùm trước khi post” là vì đã có một số người thử đếm thì phát giác “Cái tát của mẹ” có chừng... 121 lỗi chính tả (9), chưa kể cách diễn đạt rất khó để nhận xét sao cho không sai bản chất mà vẫn... lịch sự!
Chú thích
(1) https://www.facebook.com/nghesi.nguyenxuanbac/posts/pfbid0FoGAhS8bviEh9zbMFUnmFvx12QTNFCJKXRqEp7fyrwK1fH14Q1VUiatjBJ8PEqDol
(2) https://www.facebook.com/xuanson.vo.5/posts/pfbid0UsqRfAXAP8emBDTwGx3D3MG5Ka16mjBGQBy4URiBJY2zU8ssFfhEb7LVCoQf7n4xl
(3) https://www.facebook.com/hue.c.ha.9/posts/pfbid0WM26FFDNWTamCFCeeRgwftYXRbcKV4mwp7NzhCfpfX8BwjpR15wsYZBE6DSPN2B7l
(4) https://www.facebook.com/Ageratumconyzoides08/posts/pfbid02hDveg54L7BjZnrDH7H8f4HP38fmYwVFFfUsj6KuBXXv3dUFk9rQuxpnYEw2pff6t
(5) https://www.facebook.com/khanhtuanng/posts/pfbid02GejVe28M3gFnXq8hJngkqXWC8ubJyYKUTnKUkiV7G7MR2MXknw8Q793j3meu7CpKl
(6) https://vtc.vn/cuc-nghe-thuat-bieu-dien-se-lam-viec-voi-xuan-bac-vu-cai-tat-cua-me-ar738324.html
(7) https://tuoitre.vn/xuan-bac-anh-sai-roi-2023012611014034.htm
( https://www.facebook.com/duan.dang.9/posts/pfbid02NurjmbYHPgxVJAaHkd2UVQG2sE7pTvhLgyPPjocy7Dx2udccRXBmEr3PVSEZ66znl?__tn__=-R
(9) https://www.facebook.com/nyentrinh/posts/pfbid02vNkwZht6mgBohwM4m4TJEfsoK69STrKbJZRbkmBcfpRWCrwVTUUb9p3Dm999tTbUl
BLOG THIÊN HẠ LUẬN
Từ chuyện Xuân Bắc, nghĩ về nghệ sĩ của nhà nước và nhân dân
27/01/2023
Thiên Hạ Luận
Nghệ sĩ Nguyễn Xuân Bắc đăng bài chỉ trích khán giả hôm 23/1/2023.
Duan Dang nhắc chuyện “nhờ người khác sửa chính tả giùm trước khi post” là vì đã có một số người thử đếm thì phát giác “Cái tát của mẹ” có chừng... 121 lỗi chính tả...
Trân Văn
Có lẽ ông Nguyễn Xuân Bắc - 47 tuổi, Nghệ sĩ Ưu tú, Giám đốc Nhà hát kịch Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam – là nhân vật nổi nhất trên mạng xã hội Việt ngữ trong tuần này.
Sau khi xem “Gặp nhau cuối năm” (thường được gọi là “Táo quân”) - chương trình mang tính thường niên mà Đài Truyền hình Quốc gia (VTV) phát vào tối tất niên âm lịch – rất nhiều khán giả đã bày tỏ sự thất vọng của họ trên mạng xã hội, nhiều người cho rằng, đã đến lúc VTV nên dẹp bỏ chương trình này... Thế rồi ông Bắc - một trong những thành viên chính của nhóm thực hiện “Táo quân” – post lên trang của riêng ông trên facebook “Cái tát của mẹ”...
“Cái tát của mẹ” viết theo lối ẩn dụ, trong đó, ông Bắc xem ông như “mẹ”, khán giả như “con” – lũ con vô tri, vô cảm và đặc biệt là vô ơn nên mới dám chê “bánh chưng” – “Táo quân” - mà “mẹ” gói nên cần được “mẹ” giáo dục cho nên... “người” (1)...
***
“Cái tát của mẹ” đã làm hàng triệu người nổi giận, trong đó có rất nhiều người cho biết hàng chục năm nay họ không hề để mắt đến “Táo quân” nhưng vẫn lên tiếng vì sự trịch thượng của Nguyễn Xuân Bắc... chẳng hạn như Xuân Sơn Võ.
Xuân Sơn Võ cho biết ông không xem “Táo quân” kể từ khi chương trình này diễn tả “bác sĩ như một người máy” và ông nhận ra “chương trình này tầm thường và rẻ tiền cỡ nào”. Trong vài năm sau, thỉnh thoảng ông phải ngó qua vì... “Mẹ tôi còn xem chương trình này mà tôi thì phải vấn an mẹ ngày Tết. Bà đã quá quen với đài truyền hình quốc gia, với những chương trình được cho là ‘chính thống’. Thực ra, đa số người lớn tuổi đều nghĩ rằng những chương trình của đài này đều là chủ trương của đảng. Tuy nhiên hai, ba năm nay, có vẻ như mẹ tôi quên luôn trên đời này có cái chương trình gọi là “Táo quân”.
Theo Xuân Sơn Võ: Sở dĩ đến tận hôm nay tôi mới biết chương trình tầm thường và rẻ tiền ấy vẫn còn tồn tại không phải vì tôi thấy nó, hay nghe người ta nói về nó - bạn bè tôi gần như chẳng còn ai nói gì đến chương trình “Táo quân” cả. Tôi biết đến nó khi người ta bình luận về việc nghệ sĩ Xuân Bắc chửi người xem khi họ chê chương trình này. Tôi phải tìm xem bài viết của nghệ sĩ này... thì ra những điều người ta nói là đúng. Từ trước đến giờ, tôi cứ nghĩ, chương trình này phải theo định hướng nên các nghệ sĩ không thể nói khác được. Thậm chí, tôi còn nghĩ các nghệ sĩ đóng chương trình này đau lòng khi phải né tránh những chuyện nóng bỏng, chỉ tập trung moi móc những người, những ngành yếu thế, hoặc chỉ dám nói chung chung, xa xa... Đọc status của nghệ sĩ Xuân Bắc, tôi chợt nhận ra, không chỉ có chương trình “Táo quân” là tầm thường, rẻ tiền, mà trình độ của anh chàng nghệ sĩ này cũng không hơn gì. Nghệ sĩ mà chửi khán giả khi họ chê tác phẩm nghệ thuật của mình, rồi tự ví mình ở vai trò là mẹ của khán giả thì đó là loại nghệ sĩ gì? Cũng có thể, Xuân Bắc không cần đến khán giả, vì anh ấy nhận tiền và phục vụ cho đảng, cho chính quyền, chứ không phục vụ khán giả.
Cuối cùng, Xuân Sơn Võ bình thế này: Năm 1975, chế độ Sài Gòn sụp đổ, Việt Nam Cộng hòa chính thức thua trận. Đến nay đã 48 năm. Gần nửa thế kỷ trôi qua, những nghệ sĩ Sài Gòn thời ấy đều đã rất lớn tuổi, khả năng nghệ thuật chắc chắn đã không còn như xưa nhưng khi họ về Việt Nam biểu diễn, sân khấu luôn chật ních khán giả và không chỉ có những khán giả lớn tuổi, còn có khá nhiều khán giả được sinh ra sau năm 1975. Họ chính là những nghệ sĩ của nhân dân. Có bao giờ Xuân Bắc nghĩ đến cái ngày mà chế độ này giống như Liên Xô hay Đông Âu thì sẽ còn ai nhớ đến anh không? Người ta sẽ mong chờ anh, hay sẽ phỉ nhổ anh? Hãy nghĩ đến điều đấy vì chẳng có gì trường tồn, kể cả cái chỗ dựa tưởng như rất vững chắc của anh (2).
Trong trận bão dư luận do Nguyễn Xuân Bắc khuấy động, có một điểm đáng chú ý là rất nhiều người suy nghĩ như Xuân Sơn Võ. Thậm chí, có người như Hue Chi Ha Thi huỵch toẹt: Hơn bảy năm rồi mình chẳng thèm xem “Táo quân”. Vô duyên, làm không tới chốn. Chương trình “Táo quân” đang góp phần xí xóa hóa những vấn đề nổi cộm nhức nhối, ru ngủ dân chúng, xuề xòa hóa tất tần tật. Đừng tưởng là đang mang tiếng cười hay sự giải trí đến cho dân, mà thực ra đang mang tội với dân và với xã hội từ lâu rồi đấy (3). Hoặc lưu ý mọi người như Phuong Tran: Mình đã ngưng coi chương trình Táo quân hơn chục năm rồi nhưng nay nghe anh hề Xuân Bắc chửi khán giả mất dạy quá nên phải nói. Khán giả không mang nợ gì anh nói riêng, hay nghệ sĩ nói chung, họ có xem TV thì cũng phải trả tiền truyền hình cáp, không trả tiền trực tiếp thì họ cũng gián tiếp trả cho nhà đài bằng cách xem quảng cáo xen giữa chương trình. Không có chương trình của anh Xuân Bắc người ta cũng không chết, vẫn chán ối thứ khác để xem. Anh không ban ơn cho khán giả để có tư cách cao giọng chửi họ Xuân Bắc nhé. Bớt bố láo, bớt ảo tưởng về bản thân đi. Nhân đây nhắc lại chuyện năm 2018, Xuân Bắc và Võ Hạ Trâm là hai nghệ sĩ tích cực bưng bô cho đảng, chửi mắng những người xuống đường phản đối luật an ninh mạng và luật đặc khu đấy (4).
Cũng có những người như Khanh Nguyen tự sự thế này: Có vài anh chị nhắn tin, hỏi sao tôi không có ý kiến gì về vụ danh hề Xuân Bắc chửi xéo cả nước. Tôi xin đứng ngoài, vì lâu nay tôi không có nhu cầu thụ hưởng dòng văn hóa đánh lạc hướng đời sống thật nói chung và cười giả để gỡ rối hiện thực nói riêng như Táo nhà đài nên không biết gì mà nói và cũng chẳng thiết nói gì. Đã nói rồi thì phải nói một chút, thật ra, nhận định của anh Bắc là cái tát có giá trị bao cấp cho những ai lâu nay vẫn giữ niềm tin vào các chương trình như của anh ấy là hay, là trí tuệ, là thâm thúy. Nên đừng tức giận suông: Đã lỡ mang tiếng đá bát, thì đá cho nát và đừng quay lại chờ đợi xem nữa - đời còn biết bao nhiêu điều vui không làm các anh chị lạc hướng thực tế mà. Đừng khó chịu như có nợ với món cháo mà anh Bắc nói. Thật ra tiền thuế các anh chị đóng góp cho đất nước này không ít nên hãy tự hỏi vì sao các chương trình như Táo chỉ cố đưa đến cho các anh chị món cháo ảo, mà không là tô phở thật. Status này xin là chút tâm tình với các anh chị vậy thôi (5).
***
Có thể vì phản ứng của công chúng càng lúc càng... “chệch hướng” như đã dẫn nên mới đây, một số viên chức hữu trách tuyên bố sẽ làm việc với anh ta (6) và một số cơ quan truyền thông trong hệ thống truyền thông chính thức bắt đầu lên tiếng cho rằng Nguyễn Xuân Bắc... sai, cần xin lỗi khán giả (7)... Đó có thể là lý do mà Duan Dang mới... “nửa đùa, nửa thật” thế này: Chuyện Xuân Bắc, tôi không có ý kiến gì mà chỉ tọa sơn quan hổ đấu vì tôi đâu có coi “Táo quân”. Anh ta muốn chửi ai coi là chuyện của anh ta, tôi không thấy có vấn đề, cũng chả bức xúc gì cả. Hai bên cứ chửi qua chửi lại càng tốt, cho nó xôm. Tuy nhiên, thấy mấy bạn cứ đòi Xuân Bắc phải xin lỗi thấy cải lương quá. Nó chửi mình thì mình chửi lại. Cứng hơn nữa thì tuyên bố tẩy chay mọi nhãn hàng quảng cáo. Chứ cứ chạy theo kéo áo đòi xin lỗi hay đòi cơ quan quản lý vào cuộc nó không có fair. Không nên trấn áp và tước quyền được bày tỏ ý kiến của bất kỳ ai, dù nó ngu hay bố láo đến mức nào. Thực ra những người như Xuân Bắc nên để cho anh ta có cơ hội thể hiện. Chỉ cần một cái tút là lòi ra trình độ của ông Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam ngay. Đừng sợ Bắc ơi! Cứ là chính mình! Các bạn nghệ sỹ khác cũng vậy, đừng sợ! Cứ lên tút thoải mái thể hiện suy nghĩ của mình đi! Chỉ lưu ý là nhờ người khác sửa chính tả giùm trước khi post là được (!
Duan Dang nhắc chuyện “nhờ người khác sửa chính tả giùm trước khi post” là vì đã có một số người thử đếm thì phát giác “Cái tát của mẹ” có chừng... 121 lỗi chính tả (9), chưa kể cách diễn đạt rất khó để nhận xét sao cho không sai bản chất mà vẫn... lịch sự!
Chú thích
(1) https://www.facebook.com/nghesi.nguyenxuanbac/posts/pfbid0FoGAhS8bviEh9zbMFUnmFvx12QTNFCJKXRqEp7fyrwK1fH14Q1VUiatjBJ8PEqDol
(2) https://www.facebook.com/xuanson.vo.5/posts/pfbid0UsqRfAXAP8emBDTwGx3D3MG5Ka16mjBGQBy4URiBJY2zU8ssFfhEb7LVCoQf7n4xl
(3) https://www.facebook.com/hue.c.ha.9/posts/pfbid0WM26FFDNWTamCFCeeRgwftYXRbcKV4mwp7NzhCfpfX8BwjpR15wsYZBE6DSPN2B7l
(4) https://www.facebook.com/Ageratumconyzoides08/posts/pfbid02hDveg54L7BjZnrDH7H8f4HP38fmYwVFFfUsj6KuBXXv3dUFk9rQuxpnYEw2pff6t
(5) https://www.facebook.com/khanhtuanng/posts/pfbid02GejVe28M3gFnXq8hJngkqXWC8ubJyYKUTnKUkiV7G7MR2MXknw8Q793j3meu7CpKl
(6) https://vtc.vn/cuc-nghe-thuat-bieu-dien-se-lam-viec-voi-xuan-bac-vu-cai-tat-cua-me-ar738324.html
(7) https://tuoitre.vn/xuan-bac-anh-sai-roi-2023012611014034.htm
( https://www.facebook.com/duan.dang.9/posts/pfbid02NurjmbYHPgxVJAaHkd2UVQG2sE7pTvhLgyPPjocy7Dx2udccRXBmEr3PVSEZ66znl?__tn__=-R
(9) https://www.facebook.com/nyentrinh/posts/pfbid02vNkwZht6mgBohwM4m4TJEfsoK69STrKbJZRbkmBcfpRWCrwVTUUb9p3Dm999tTbUl
Last edited by LDN on Mon Jan 30, 2023 11:03 am; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
“Sắp vào vùng thời tiết xấu, xin cài dây an toàn”!
Bình luận cuối tuần
Hiếu Chân
29 tháng 1, 2023 - Sài Gòn nhỏ
Công nhân cảng Mỹ Thới, TP Long Xuyên, An Giang đang vận chuyển gạo xuống tàu dù đầu năm thiếu đơn hàng – Ảnh: BỬU ĐẤU/ Tuổi Trẻ
Những ngày Tết Quý Mão rồi cũng đi qua. Hoa đã tàn, rượu đã cạn; những đòn bánh tét bánh chưng rồi cũng hết. Mọi người lại bước vào một năm cày bừa mới. Ai cũng hy vọng năm mới hanh thông, vạn sự như ý như những lời chúc nhau trong ngày Tết.
Nhưng với những người theo dõi tình hình thời sự chính trị kinh tế, niềm hy vọng đó quá mong manh! Những tin hiệu đầu năm cho thấy năm mới Con Mèo có thể là một năm hết sức khó khăn cho người dân trong nước. Như chuyến bay sắp vào vùng thời tiết xấu, “xin thắt dây an toàn”!
Sức mua cạn kiệt
Tết là khoảng thời gian được các kinh tế gia coi là “thời kỳ kích cầu” – lúc người dân sẵn sàng dốc hầu bao mua sắm để đón một mùa xuân mới. Trước tết nhiều tháng, giới nông gia, tiểu thương và cả các chuỗi siêu thị đã chuẩn bị hàng hóa để đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhưng năm nay, tình hình chung được ghi nhận là “ế ẩm”, “ảm đạm”: không chỉ các chợ hoa nhiều người bán ít người mua mà cả những siêu thị tráng lệ ở đô thị cũng vắng vẻ.
Tình trạng ế ẩm của các chợ hoa tết được khá nhiều YouTuber tường thuật trên các kênh của họ vào những ngày cận tết. Hiện tượng hoa tết ế ẩm tới mức người trồng hoa cam tâm đập chậu, bẻ hoa thay vì tốn thêm tiền thuê xe chở hoa trở lại vườn năm nào cũng diễn ra vào chiều 30 Tết, nhưng năm nay hiện tượng đó có ở khắp nơi. Trang Zingnews chạy hẳn một phóng sự nhiều hình ảnh: “Mười mấy năm bán hoa Tết chưa năm nào ế như năm nay”.
Báo VNExpress có nhiều bài tường thuật cảnh mua sắm tết nhộn nhịp ở Hà Nội nhưng đìu hiu ở Sài Gòn; một phần do người dân tạm cư ở Sài Gòn đã trở về quê đón tết với gia đình, một phần dường như người Sài Gòn đã nghèo đi sau mấy năm dịch giã, không còn nhiều tiền để mua sắm. Những ngày sau tết tình hình buôn bán cũng không khá hơn dù công nhân và người lao động đã lục tục quay lại Sài Gòn và đi làm trở lại.
Báo cáo từ các cơ quan chức của chính quyền cho thấy, từ cuối quý 3 – tức ba tháng cuối năm 2022, có hơn nửa triệu người lao động trong khu vực chính thức đã mất việc, hoãn việc, giãn việc khi nền kinh tế bắt đầu xấu đi. Các báo cáo này không đề cập tới tình cảnh của người lao động khu vực phi chính thức, lao động tự do, mà cảnh mất việc chắc chắn còn trầm trọng hơn người làm ở các nhà máy và công sở. Mất việc, mất thu nhập
Số liệu thống kê chính thức do nhà nước Việt Nam công bố ngày 29 tháng Giêng 2023 nói rằng, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01-2023 tăng 0.52% so với tháng trước, tăng 4.89% so với tháng Giêng năm trước và nhận định nhu cầu mua sắm tết Nguyên đán khiến chỉ số CPI tăng! Báo chí truyền thông cũng phụ họa bằng những bài tường thuật nạn kẹt xe, quá tải ở các cửa ngõ ra vào thành phố, các phi trường, coi đó là dấu hiệu của kinh tế phục hồi sau đại dịch.
Phải hết sức để ý mới thấy thống kê ghi nhận rằng tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2023 (tháng Tết) chỉ bằng 88.1% quy mô của chỉ tiêu này trong thời kỳ trước đại dịch. Điều đó có nghĩa là sức mua của người dân đang kiệt quệ đi. Hàng hóa nhiều nhưng sức mua kém nên lạm phát không tăng mạnh và nhà cầm quyền coi đó như một thành tích điều hành kinh tế.
Thị trường xuất cảng bị thu hẹp
Với khối lượng thương mại lên tới 150% tổng sản lượng quốc gia GDP, Việt Nam là nền kinh tế có mức độ giao thương hàng hóa lớn thứ hai ở Đông Nam Á, chỉ sau Singapore. Thương mại (xuất cảng, nhập cảng) của Việt Nam khá sôi động trong nửa đầu năm 2022 nhờ thị trường phương Tây hồi phục mạnh sau hai năm đóng cửa vì đại dịch, nhưng sang cuối năm đã bắt đầu chững lại và đi xuống.
Thống kê của nhà nước nói, trong tháng 1-2023, tổng kim ngạch xuất, nhập cảng hàng hóa đạt $46.56 tỷ, giảm hơn 17% so với tháng trước và giảm 25% so với cùng kỳ năm trước. Trong số này xuất cảng đạt $25.08 tỷ, giảm 21%; nhập khẩu giảm gần 29%.
Nguồn: VnEconomy.
Phương thức vận hành chính của kinh tế Việt Nam là các nhà máy có vốn nước ngoài (FDI) nhập cảng nguyên vật liệu, thiết bị từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, sử dụng nguồn năng lượng và lao động giá rẻ của Việt Nam để sản xuất thành hàng hóa, xuất cảng sang các thị trường tiêu thụ lớn như Hoa Kỳ và châu Âu. Ngoài ra, Việt Nam còn xuất cảng một ít nguyên liệu thô, gạo, nông sản và thủy hải sản có giá trị thấp. Trong cách làm ăn này, tiền lời rơi vào tài khoản của các nhà tư bản, phần tiền công trả cho người lao động chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng khi việc tiêu thụ bị chậm lại hoặc sút giảm thì người lao động “lãnh đủ”, sẽ bị mất việc hoặc giảm giờ làm.
Thống kê cho thấy, tất cả các mặt hàng xuất cảng có giá trị trên $1 tỷ mỗi tháng, chủ yếu là hàng công nghiệp như điện thoại – điện tử và máy móc, dệt may, đồ gỗ và xe hơi, đều giảm mạnh trong tháng 01/2023, đặc biệt hàng dệt may và đồ gỗ giảm tới 30%. Sự suy giảm này liên quan với tình trạng sa thải hàng loạt đến nửa triệu công nhân trong những tháng cuối năm 2023.
Hoa Kỳ là khách hàng mua nhiều hàng hóa xuất cảng của Việt Nam nhất và thặng dư trong buôn bán với Mỹ – lên tới $95 tỷ năm 2022 – giúp Việt Nam bù lại khoản thâm hụt với Trung Quốc. Tuy kinh tế Mỹ đang tăng trưởng mạnh, GDP quý 4/2022 tăng 2.9% so với quý trước, trong đó chỉ số tiêu thụ của người dân tăng 2.1% nhưng xuất cảng hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Mỹ đã không tăng tương ứng mà ngược lại còn giảm mạnh. Xuất cảng của Việt Nam vào Mỹ trong tháng 01/2023 chỉ đạt $7.6 tỷ, giảm 24.5%. Mức sụt giảm xuất cảng vào thị trường châu Âu của Việt Nam còn thê thảm hơn, giảm tới 32.7%, cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê.
Tình hình những ngày tới chưa có vẻ sáng sủa. Sau Tết Quý Mão, nhiều “doanh nghiệp khai xuân rồi ngóng vì… thiếu đơn hàng”, theo nhan đề một phóng sự của báo Tuổi Trẻ hôm 29 tháng Giêng 2023.
Doanh nghiệp ngừng hoạt động nhiều gấp ba doanh nghiệp mới lập
Sức mua kém và thị trường bị thu hẹp làm cho giới kinh doanh đứng ngồi không yên. Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ghi nhận trong tháng 01/2023, cả nước có 10,800 doanh nghiệp được thành lập, giảm 16,6% so với cùng kỳ năm trước; nhưng có đến 34,994 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 19,6 % so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn gấp ba lần so với tổng số doanh nghiệp được thành lập trong tháng.
Đầu tư nước ngoài (FDI) cũng không sáng sủa. Việt Nam được cho là nước được hưởng lợi nhiều nhất từ làn sóng dịch chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp ra khỏi Trung Quốc của các tập đoàn đa quốc, nhờ môi trường chính trị ổn định, giá nhân công rẻ và luật lệ về môi trường lỏng lẻo. Đã có nhiều ý kiến lạc quan cho rằng Việt Nam sắp thay Trung Quốc đóng vai trò công xưởng mới của thế giới, cung cấp các mặt hàng tiêu dùng giá rẻ. Nhưng thực tế cho thấy hãy còn quá sớm để lạc quan như vậy.
Trong tháng 01/2023, Việt Nam chỉ mời gọi được $1.69 tỷ vốn FDI, bao gồm vốn mới cam kết, vốn điều chỉnh tăng lên và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, giảm 19.8% so với cùng kỳ năm trước.
Cuộc tranh giành quyền lực cấp cao ở cung đình Hà Nội, trong đó ông chủ tịch nước, hai phó thủ tướng và ba bộ trưởng bị mất chức trong thời gian ngắn đã làm các nhà đầu tư lo ngại về một sự mất ổn định chính trị ở tầm vĩ mô, ảnh hưởng tới các chính sách về kinh tế – tài chính. Nỗi lo ngại đó khiến nhiều công ty phải tính lại kế hoạch, thay vì chuyển tới Việt Nam họ có thể chọn Indonesia hay Ấn Độ – những quốc gia có thị trường rộng lớn hơn, ổn định hơn.
Chiến dịch “đốt lò” sôi động trong những ngày cuối năm cũng làm cho guồng máy chính quyền các cấp bị tê liệt, cán bộ công chức lo sợ không biết lửa lò bao giờ bén tới chiếc ghế của mình và có tâm lý ngồi im chờ xem thế cuộc xoay vần thay vì nỗ lực làm việc theo chức trách.
***
Những thực tế trên cho phép dự đoán kinh tế Việt Nam năm Con Mèo sẽ rất khó; tác động tới đời sống, việc làm và thu nhập của mọi người. Trừ một số ít gia đình thuộc thành phần quan chức, cán bộ hưu trí, chủ công ty v.v… có cuộc sống ổn định, phần lớn người dân ở các tầng lớp lao động tay chân và trí óc đều phải đối mặt với những thách thức khó lường. Như hành khách một chuyến bay sắp vào vùng bão táp, cần cài chặt dây an toàn; mọi người nên tính tới chuyện thắt lưng buộc bụng để sống sót qua thời gian khó.
Bình luận cuối tuần
Hiếu Chân
29 tháng 1, 2023 - Sài Gòn nhỏ
Công nhân cảng Mỹ Thới, TP Long Xuyên, An Giang đang vận chuyển gạo xuống tàu dù đầu năm thiếu đơn hàng – Ảnh: BỬU ĐẤU/ Tuổi Trẻ
Những ngày Tết Quý Mão rồi cũng đi qua. Hoa đã tàn, rượu đã cạn; những đòn bánh tét bánh chưng rồi cũng hết. Mọi người lại bước vào một năm cày bừa mới. Ai cũng hy vọng năm mới hanh thông, vạn sự như ý như những lời chúc nhau trong ngày Tết.
Nhưng với những người theo dõi tình hình thời sự chính trị kinh tế, niềm hy vọng đó quá mong manh! Những tin hiệu đầu năm cho thấy năm mới Con Mèo có thể là một năm hết sức khó khăn cho người dân trong nước. Như chuyến bay sắp vào vùng thời tiết xấu, “xin thắt dây an toàn”!
Sức mua cạn kiệt
Tết là khoảng thời gian được các kinh tế gia coi là “thời kỳ kích cầu” – lúc người dân sẵn sàng dốc hầu bao mua sắm để đón một mùa xuân mới. Trước tết nhiều tháng, giới nông gia, tiểu thương và cả các chuỗi siêu thị đã chuẩn bị hàng hóa để đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhưng năm nay, tình hình chung được ghi nhận là “ế ẩm”, “ảm đạm”: không chỉ các chợ hoa nhiều người bán ít người mua mà cả những siêu thị tráng lệ ở đô thị cũng vắng vẻ.
Tình trạng ế ẩm của các chợ hoa tết được khá nhiều YouTuber tường thuật trên các kênh của họ vào những ngày cận tết. Hiện tượng hoa tết ế ẩm tới mức người trồng hoa cam tâm đập chậu, bẻ hoa thay vì tốn thêm tiền thuê xe chở hoa trở lại vườn năm nào cũng diễn ra vào chiều 30 Tết, nhưng năm nay hiện tượng đó có ở khắp nơi. Trang Zingnews chạy hẳn một phóng sự nhiều hình ảnh: “Mười mấy năm bán hoa Tết chưa năm nào ế như năm nay”.
Báo VNExpress có nhiều bài tường thuật cảnh mua sắm tết nhộn nhịp ở Hà Nội nhưng đìu hiu ở Sài Gòn; một phần do người dân tạm cư ở Sài Gòn đã trở về quê đón tết với gia đình, một phần dường như người Sài Gòn đã nghèo đi sau mấy năm dịch giã, không còn nhiều tiền để mua sắm. Những ngày sau tết tình hình buôn bán cũng không khá hơn dù công nhân và người lao động đã lục tục quay lại Sài Gòn và đi làm trở lại.
Báo cáo từ các cơ quan chức của chính quyền cho thấy, từ cuối quý 3 – tức ba tháng cuối năm 2022, có hơn nửa triệu người lao động trong khu vực chính thức đã mất việc, hoãn việc, giãn việc khi nền kinh tế bắt đầu xấu đi. Các báo cáo này không đề cập tới tình cảnh của người lao động khu vực phi chính thức, lao động tự do, mà cảnh mất việc chắc chắn còn trầm trọng hơn người làm ở các nhà máy và công sở. Mất việc, mất thu nhập
Số liệu thống kê chính thức do nhà nước Việt Nam công bố ngày 29 tháng Giêng 2023 nói rằng, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01-2023 tăng 0.52% so với tháng trước, tăng 4.89% so với tháng Giêng năm trước và nhận định nhu cầu mua sắm tết Nguyên đán khiến chỉ số CPI tăng! Báo chí truyền thông cũng phụ họa bằng những bài tường thuật nạn kẹt xe, quá tải ở các cửa ngõ ra vào thành phố, các phi trường, coi đó là dấu hiệu của kinh tế phục hồi sau đại dịch.
Phải hết sức để ý mới thấy thống kê ghi nhận rằng tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2023 (tháng Tết) chỉ bằng 88.1% quy mô của chỉ tiêu này trong thời kỳ trước đại dịch. Điều đó có nghĩa là sức mua của người dân đang kiệt quệ đi. Hàng hóa nhiều nhưng sức mua kém nên lạm phát không tăng mạnh và nhà cầm quyền coi đó như một thành tích điều hành kinh tế.
Thị trường xuất cảng bị thu hẹp
Với khối lượng thương mại lên tới 150% tổng sản lượng quốc gia GDP, Việt Nam là nền kinh tế có mức độ giao thương hàng hóa lớn thứ hai ở Đông Nam Á, chỉ sau Singapore. Thương mại (xuất cảng, nhập cảng) của Việt Nam khá sôi động trong nửa đầu năm 2022 nhờ thị trường phương Tây hồi phục mạnh sau hai năm đóng cửa vì đại dịch, nhưng sang cuối năm đã bắt đầu chững lại và đi xuống.
Thống kê của nhà nước nói, trong tháng 1-2023, tổng kim ngạch xuất, nhập cảng hàng hóa đạt $46.56 tỷ, giảm hơn 17% so với tháng trước và giảm 25% so với cùng kỳ năm trước. Trong số này xuất cảng đạt $25.08 tỷ, giảm 21%; nhập khẩu giảm gần 29%.
Nguồn: VnEconomy.
Phương thức vận hành chính của kinh tế Việt Nam là các nhà máy có vốn nước ngoài (FDI) nhập cảng nguyên vật liệu, thiết bị từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, sử dụng nguồn năng lượng và lao động giá rẻ của Việt Nam để sản xuất thành hàng hóa, xuất cảng sang các thị trường tiêu thụ lớn như Hoa Kỳ và châu Âu. Ngoài ra, Việt Nam còn xuất cảng một ít nguyên liệu thô, gạo, nông sản và thủy hải sản có giá trị thấp. Trong cách làm ăn này, tiền lời rơi vào tài khoản của các nhà tư bản, phần tiền công trả cho người lao động chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng khi việc tiêu thụ bị chậm lại hoặc sút giảm thì người lao động “lãnh đủ”, sẽ bị mất việc hoặc giảm giờ làm.
Thống kê cho thấy, tất cả các mặt hàng xuất cảng có giá trị trên $1 tỷ mỗi tháng, chủ yếu là hàng công nghiệp như điện thoại – điện tử và máy móc, dệt may, đồ gỗ và xe hơi, đều giảm mạnh trong tháng 01/2023, đặc biệt hàng dệt may và đồ gỗ giảm tới 30%. Sự suy giảm này liên quan với tình trạng sa thải hàng loạt đến nửa triệu công nhân trong những tháng cuối năm 2023.
Hoa Kỳ là khách hàng mua nhiều hàng hóa xuất cảng của Việt Nam nhất và thặng dư trong buôn bán với Mỹ – lên tới $95 tỷ năm 2022 – giúp Việt Nam bù lại khoản thâm hụt với Trung Quốc. Tuy kinh tế Mỹ đang tăng trưởng mạnh, GDP quý 4/2022 tăng 2.9% so với quý trước, trong đó chỉ số tiêu thụ của người dân tăng 2.1% nhưng xuất cảng hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Mỹ đã không tăng tương ứng mà ngược lại còn giảm mạnh. Xuất cảng của Việt Nam vào Mỹ trong tháng 01/2023 chỉ đạt $7.6 tỷ, giảm 24.5%. Mức sụt giảm xuất cảng vào thị trường châu Âu của Việt Nam còn thê thảm hơn, giảm tới 32.7%, cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê.
Tình hình những ngày tới chưa có vẻ sáng sủa. Sau Tết Quý Mão, nhiều “doanh nghiệp khai xuân rồi ngóng vì… thiếu đơn hàng”, theo nhan đề một phóng sự của báo Tuổi Trẻ hôm 29 tháng Giêng 2023.
Doanh nghiệp ngừng hoạt động nhiều gấp ba doanh nghiệp mới lập
Sức mua kém và thị trường bị thu hẹp làm cho giới kinh doanh đứng ngồi không yên. Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ghi nhận trong tháng 01/2023, cả nước có 10,800 doanh nghiệp được thành lập, giảm 16,6% so với cùng kỳ năm trước; nhưng có đến 34,994 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 19,6 % so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn gấp ba lần so với tổng số doanh nghiệp được thành lập trong tháng.
Đầu tư nước ngoài (FDI) cũng không sáng sủa. Việt Nam được cho là nước được hưởng lợi nhiều nhất từ làn sóng dịch chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp ra khỏi Trung Quốc của các tập đoàn đa quốc, nhờ môi trường chính trị ổn định, giá nhân công rẻ và luật lệ về môi trường lỏng lẻo. Đã có nhiều ý kiến lạc quan cho rằng Việt Nam sắp thay Trung Quốc đóng vai trò công xưởng mới của thế giới, cung cấp các mặt hàng tiêu dùng giá rẻ. Nhưng thực tế cho thấy hãy còn quá sớm để lạc quan như vậy.
Trong tháng 01/2023, Việt Nam chỉ mời gọi được $1.69 tỷ vốn FDI, bao gồm vốn mới cam kết, vốn điều chỉnh tăng lên và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, giảm 19.8% so với cùng kỳ năm trước.
Cuộc tranh giành quyền lực cấp cao ở cung đình Hà Nội, trong đó ông chủ tịch nước, hai phó thủ tướng và ba bộ trưởng bị mất chức trong thời gian ngắn đã làm các nhà đầu tư lo ngại về một sự mất ổn định chính trị ở tầm vĩ mô, ảnh hưởng tới các chính sách về kinh tế – tài chính. Nỗi lo ngại đó khiến nhiều công ty phải tính lại kế hoạch, thay vì chuyển tới Việt Nam họ có thể chọn Indonesia hay Ấn Độ – những quốc gia có thị trường rộng lớn hơn, ổn định hơn.
Chiến dịch “đốt lò” sôi động trong những ngày cuối năm cũng làm cho guồng máy chính quyền các cấp bị tê liệt, cán bộ công chức lo sợ không biết lửa lò bao giờ bén tới chiếc ghế của mình và có tâm lý ngồi im chờ xem thế cuộc xoay vần thay vì nỗ lực làm việc theo chức trách.
***
Những thực tế trên cho phép dự đoán kinh tế Việt Nam năm Con Mèo sẽ rất khó; tác động tới đời sống, việc làm và thu nhập của mọi người. Trừ một số ít gia đình thuộc thành phần quan chức, cán bộ hưu trí, chủ công ty v.v… có cuộc sống ổn định, phần lớn người dân ở các tầng lớp lao động tay chân và trí óc đều phải đối mặt với những thách thức khó lường. Như hành khách một chuyến bay sắp vào vùng bão táp, cần cài chặt dây an toàn; mọi người nên tính tới chuyện thắt lưng buộc bụng để sống sót qua thời gian khó.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Bé trai 3 tuổi tử vong vì hóc hạt bí hay bệnh viện tắc trách?
Lê Thiệt
29 tháng 1, 2023 - Sài Gòn nhỏ
Gia đình buồn bã đứng bên thi thể cháu T.Đ.L tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi – Ảnh: Gia đình cung cấp cho báo chí
Một bé trai 3 tuổi ở TP. Quảng Ngãi nghi bị hóc hạt bí tử vong, gia đình tố các y bác sĩ ở Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi tắc trách. Họ không đề nghị chính quyền điều tra truy tố, mà chỉ cần một lời xin lỗi từ phía bệnh viện.
Câu chuyện đau lòng xảy ra vào tối 26 Tháng Giêng, cháu T.Đ.L. (3 tuổi, con anh Trần Văn Chi ở xã Nghĩa Dũng, TP. Quảng Ngãi) chơi đùa cùng với 4 cháu bé khác, một số cháu bé lấy hạt bí ra ngồi ăn. Một lúc sau, cháu L. bất ngờ bị ho sặc, khó thở nên các cháu trong nhóm đã báo với anh và nói rằng cháu L. đã ăn hạt bí và bị mắc nghẹn.
Tah61y con ngày càng khó thở và bị nôn mửa, cợ chồng anh Chi chở cháu lên Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi để cấp cứu.
Anh Chi kể, khi vào viện cấp cứu, gia đình đã báo với các y bác sĩ là cháu L. bị hóc hạt bí. Sau đó, một bác sĩ trẻ đến dùng dụng cụ y tế kiểm tra cuống họng cháu và nói với gia đình là không có gì. Một lúc sau bác sĩ mới cho bé đi chụp phim, và kết quả cũng “không có gì” như nhận định trước đó.
Thấy dù có một số bác sĩ thay nhau khám cho bé L. nhưng vẫn không tìm ra bệnh, nên Chi đề nghị chuyển con ra Bệnh viện Đà Nẵng để khám, điều trị, nhưng bác sĩ tiếp tục nói với gia đình không có vấn đề gì. Sau đó, có một bác sĩ chuyên về hô hấp đến khám, người này nói với gia đình anh là cháu L. bị hô hấp, hen suyễn chứ không phải hóc dị vật.
Anh Trần Văn Chi bức xúc sau khi cháu L. tử vong – Ảnh chụp lại từ clip
Anh Chi có yêu cầu hút đờm, nội soi và chụp MRI cho bé L., nhưng bác sĩ không đồng ý vì ở đó không có đủ dụng cụ chụp MRI.
Sau đó, bác sĩ chuyển cháu L. lên tầng 5 để điều trị. Tại đây, các y bác sĩ đã phát thuốc và hướng dẫn cho gia đình cho cháu thở khí dung. Khi thở khí dung, sức khỏe cháu L. ổn hơn. Nằm được khoảng 15 phút, cháu L. tiếp tục nôn ói dính khắp người, nên vợ anh Chi ra nhà vệ sinh của bệnh viện để lấy nước rửa cho con, nhưng lúc này nhà vệ sinh không có nước nóng.
Do không mang thẻ bảo hiểm y tế nên anh Chi không thể làm thủ tục nhập viện cho con được, cộng thêm lúc đó bé L. cần nước nóng để rửa người, nên khoảng hơn 12 giờ đêm, hai vợ chồng anh quyết định đưa con về nhà để rửa và thay đồ cho cháu, đồng thời tìm kiếm thẻ bảo hiểm y tế.
Đến khoảng gần 4 giờ sáng ngày 27 Tháng Giêng, hai vợ chồng anh Chi thuê taxi đưa cháu L. lên lại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi. Khi vừa vào cổng bệnh viện, cháu L. bị nấc nghẹn và được đưa thẳng vào Phòng cấp cứu. Khoảng 20 phút sau, bác sĩ báo bé L. đã tử vong. Anh Chi bàn hoàng nói:
“Tôi thấy các y bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi lúc đầu khám bệnh cho con tôi rất tắc trách nên con tôi mới bị như thế này, giờ con tôi không còn nữa tôi muốn một lời xin lỗi của các y bác sĩ với gia đình tôi”.
Bệnh viện cho rằng các bác sĩ đã làm đúng trách nhiệm, theo đúng quy trình nên không có lỗi trong việc bé L. tử vong.
Các nhân viên y tế của tua trực phối hợp xử trí, hồi sức tích cực cho trẻ nhưng đáng tiếc bệnh nhi bỏ về, không ở bệnh viện nên không theo dõi, can thiệp, cấp cứu kịp thời. Quá trình xử trí phù hợp và kịp thời. Để chẩn đoán xác định nguyên nhân tử vong cần phải mổ tử thi.
Người nhà của cháu L. đồng ý không mổ tử thi và xin đưa cháu về nhà. Hiện Công an Quảng Ngãi đang tiến hành thu thập hồ sơ bệnh án, điều tra theo thẩm quyền.
Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi tuy lớn nhưng hệ thống nước nóng không hoạt động – Ảnh: BVSN
Dư luận cho rằng lỗi đến từ hai phía. nếu nhân viên bệnh viện không đòi hỏi anh Chi phải đưa bảo hiểm y tế ngay lúc đó (cho phép bổ sung sau) mới cho nhập viện thì có lẽ cũng tránh được chuyện đau lòng này.
Về phía gia đình, việc tự ý đưa bé L. về nhà khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ khiến bé không được theo dõi thường xuyên, và các bác sĩ không thể ứng phó kịp thời.
Thêm nữa, một bệnh viện lớn như thế mà để hệ thống nước nóng hư trong thời gian dài không sửa, chứng tỏ có sự tắc trách trong quản lý, và xem thường bệnh nhân.
Lê Thiệt
29 tháng 1, 2023 - Sài Gòn nhỏ
Gia đình buồn bã đứng bên thi thể cháu T.Đ.L tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi – Ảnh: Gia đình cung cấp cho báo chí
Một bé trai 3 tuổi ở TP. Quảng Ngãi nghi bị hóc hạt bí tử vong, gia đình tố các y bác sĩ ở Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi tắc trách. Họ không đề nghị chính quyền điều tra truy tố, mà chỉ cần một lời xin lỗi từ phía bệnh viện.
Câu chuyện đau lòng xảy ra vào tối 26 Tháng Giêng, cháu T.Đ.L. (3 tuổi, con anh Trần Văn Chi ở xã Nghĩa Dũng, TP. Quảng Ngãi) chơi đùa cùng với 4 cháu bé khác, một số cháu bé lấy hạt bí ra ngồi ăn. Một lúc sau, cháu L. bất ngờ bị ho sặc, khó thở nên các cháu trong nhóm đã báo với anh và nói rằng cháu L. đã ăn hạt bí và bị mắc nghẹn.
Tah61y con ngày càng khó thở và bị nôn mửa, cợ chồng anh Chi chở cháu lên Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi để cấp cứu.
Anh Chi kể, khi vào viện cấp cứu, gia đình đã báo với các y bác sĩ là cháu L. bị hóc hạt bí. Sau đó, một bác sĩ trẻ đến dùng dụng cụ y tế kiểm tra cuống họng cháu và nói với gia đình là không có gì. Một lúc sau bác sĩ mới cho bé đi chụp phim, và kết quả cũng “không có gì” như nhận định trước đó.
Thấy dù có một số bác sĩ thay nhau khám cho bé L. nhưng vẫn không tìm ra bệnh, nên Chi đề nghị chuyển con ra Bệnh viện Đà Nẵng để khám, điều trị, nhưng bác sĩ tiếp tục nói với gia đình không có vấn đề gì. Sau đó, có một bác sĩ chuyên về hô hấp đến khám, người này nói với gia đình anh là cháu L. bị hô hấp, hen suyễn chứ không phải hóc dị vật.
Anh Trần Văn Chi bức xúc sau khi cháu L. tử vong – Ảnh chụp lại từ clip
Anh Chi có yêu cầu hút đờm, nội soi và chụp MRI cho bé L., nhưng bác sĩ không đồng ý vì ở đó không có đủ dụng cụ chụp MRI.
Sau đó, bác sĩ chuyển cháu L. lên tầng 5 để điều trị. Tại đây, các y bác sĩ đã phát thuốc và hướng dẫn cho gia đình cho cháu thở khí dung. Khi thở khí dung, sức khỏe cháu L. ổn hơn. Nằm được khoảng 15 phút, cháu L. tiếp tục nôn ói dính khắp người, nên vợ anh Chi ra nhà vệ sinh của bệnh viện để lấy nước rửa cho con, nhưng lúc này nhà vệ sinh không có nước nóng.
Do không mang thẻ bảo hiểm y tế nên anh Chi không thể làm thủ tục nhập viện cho con được, cộng thêm lúc đó bé L. cần nước nóng để rửa người, nên khoảng hơn 12 giờ đêm, hai vợ chồng anh quyết định đưa con về nhà để rửa và thay đồ cho cháu, đồng thời tìm kiếm thẻ bảo hiểm y tế.
Đến khoảng gần 4 giờ sáng ngày 27 Tháng Giêng, hai vợ chồng anh Chi thuê taxi đưa cháu L. lên lại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi. Khi vừa vào cổng bệnh viện, cháu L. bị nấc nghẹn và được đưa thẳng vào Phòng cấp cứu. Khoảng 20 phút sau, bác sĩ báo bé L. đã tử vong. Anh Chi bàn hoàng nói:
“Tôi thấy các y bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi lúc đầu khám bệnh cho con tôi rất tắc trách nên con tôi mới bị như thế này, giờ con tôi không còn nữa tôi muốn một lời xin lỗi của các y bác sĩ với gia đình tôi”.
Bệnh viện cho rằng các bác sĩ đã làm đúng trách nhiệm, theo đúng quy trình nên không có lỗi trong việc bé L. tử vong.
Các nhân viên y tế của tua trực phối hợp xử trí, hồi sức tích cực cho trẻ nhưng đáng tiếc bệnh nhi bỏ về, không ở bệnh viện nên không theo dõi, can thiệp, cấp cứu kịp thời. Quá trình xử trí phù hợp và kịp thời. Để chẩn đoán xác định nguyên nhân tử vong cần phải mổ tử thi.
Người nhà của cháu L. đồng ý không mổ tử thi và xin đưa cháu về nhà. Hiện Công an Quảng Ngãi đang tiến hành thu thập hồ sơ bệnh án, điều tra theo thẩm quyền.
Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi tuy lớn nhưng hệ thống nước nóng không hoạt động – Ảnh: BVSN
Dư luận cho rằng lỗi đến từ hai phía. nếu nhân viên bệnh viện không đòi hỏi anh Chi phải đưa bảo hiểm y tế ngay lúc đó (cho phép bổ sung sau) mới cho nhập viện thì có lẽ cũng tránh được chuyện đau lòng này.
Về phía gia đình, việc tự ý đưa bé L. về nhà khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ khiến bé không được theo dõi thường xuyên, và các bác sĩ không thể ứng phó kịp thời.
Thêm nữa, một bệnh viện lớn như thế mà để hệ thống nước nóng hư trong thời gian dài không sửa, chứng tỏ có sự tắc trách trong quản lý, và xem thường bệnh nhân.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Page 26 of 38 • 1 ... 14 ... 25, 26, 27 ... 32 ... 38
Similar topics
» Bi đát phận đời con gái Việt bị bán sang Trung Quốc
» Ưu tiên cho người Trung Quốc
» Việt Nam đã nhập sâu vào Trung Quốc (Phạm Trần)
» Một hòn đảo nhỏ của Canada mời gọi dân Việt Nam, Trung Quốc nhập cư
» Vaccine Trung Quốc về Việt Nam sử dụng thế nào?
» Ưu tiên cho người Trung Quốc
» Việt Nam đã nhập sâu vào Trung Quốc (Phạm Trần)
» Một hòn đảo nhỏ của Canada mời gọi dân Việt Nam, Trung Quốc nhập cư
» Vaccine Trung Quốc về Việt Nam sử dụng thế nào?
Page 26 of 38
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum