Our forum runs best with JavaScript enabled !

Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Page 28 of 38 Previous  1 ... 15 ... 27, 28, 29 ... 33 ... 38  Next

View previous topic View next topic Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Sat Feb 18, 2023 8:43 am

Vụ linh mục Hồ Hữu Hòa: Càng giải thích, càng phức tạp

Như Hồ
17 tháng 2, 2023

Saigon Nhỏ

Câu chuyện linh mục “giả” ở Việt Nam, giờ đã là bản tin Công giáo quốc tế

Một ngày sau khi phía Giáo phận Vinh đưa ra văn thư thứ hai, chuyện về linh mục “cấp tốc” Hồ Hữu Hòa lại càng phức tạp hơn khi Giáo phận Maasin chính thức lên tiếng nói rõ là mình chỉ là “được nhờ cậy”.

Nguyên văn trong thư của Giáo phận Maasin minh định ba điểm quan trọng:

(1) Chuyện linh mục Hồ Hữu Hòa đến Phi Luật Tân được phong chức là chính thức với các văn thư đầy đủ của Giáo phận Vinh và người của Giáo phận Vinh là linh mục chưởng ấn Giêrađô Nguyễn Nam Việt được phái đi cùng để xác nhận.

(2) Sự hình thành chức linh mục của Hồ Hữu Hòa nay được nêu tên có liên quan đến Giám mục Nguyễn Thái Hợp trong một thư tiến cử.

(3) Chi tiết không được làm rõ, là nội dung được Giáo phận Maasin nêu về “mức độ nghiêm trọng của lý do thỉnh cầu và tính phù hợp” (The gravity of the reason) của ông Hồ Hữu Hòa khi xin nhập tịch vào Giáo phận Maasin. Nhưng không ai biết nội dung “nghiêm trọng” này là gì? Và vì sao sự “nghiêm trọng” này được phối hợp với Giáo phận Vinh?

Truớc đó, văn thư thứ hai của Giáo Phận Vinh đưa ra vào ngày 15 Tháng Hai, ký tên bởi linh mục Phó Chánh văn phòng mới Antôn Trần Đức Hà, xác định là không cho GB. Hồ Hữu Hòa cử hành phụng vụ tại giáo phận Vinh, và ngưng chức vụ Chưởng ấn và Chánh văn phòng giáo phận Vinh của cha Giêrađô Nguyễn Nam Việt. Tuy nhiên thư này như chỉ muốn nhanh chóng khép lại các lời bàn cãi của xã hội, mà lại không có bất kỳ một giải thích nào về việc Giáo phận Vinh đã “điều tra” thấy gì, như đã thông báo trước đó.

Còn trong văn thư tuyên bố của Giáo phận Maasin, rõ ràng việc linh mục Hồ Hữu Hòa đến Phi Luật Tân để xin thụ phong vì lý do rất riêng nào đó, chắc chắn là đã được giải thích đủ bởi Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, và hoàn toàn được biết rõ bởi Giám mục Nguyễn Hữu Long. Và sau khi nhập tịch ở Giáo phận Maasin, ông Hòa đi về Vinh để xin phục vụ trực tiếp với Giám mục Long với tất cả giấy tờ liên quan. Như vậy rõ ràng không thể bác bỏ sự liên quan của Giám mục Long như từ đầu mô tả là “ngạc nhiên” trước sự việc.

Nội dung văn thư giáo phận Maasin như sau.

TUYÊN BỐ CHÍNH THỨC

Về lễ truyền chức linh mục cho Gioan Baotixita JB. Hồ Hữu Hòa

Với tin tưởng, chúng tôi đã truyền chức Phó tế cho Gioan Baotixita Hồ Hữu Hòa, vào ngày 8 tháng 9 năm 2022, và sau đó truyền chức Linh mục vào ngày 7 tháng 12 năm 2022, tại Giáo phận Maasin, cho Giáo phận Vinh, Việt Nam.

Việc truyền chức này diễn ra đúng các thủ tục theo Giáo luật thông thường, đặc biệt là việc trình các văn bản cần thiết cho truyền chức có chữ ký của Đức Cha Anphongsô Nguyễn Hữu Long, Giám mục Giáo phận Vinh, đóng dấu của Tòa Giám mục, và được cha Gerardo Nguyễn Nam Việt, Chưởng ấn xác nhận.

Hơn nữa, điều này được hỗ trợ bởi các tài liệu, chẳng hạn như thư xác nhận và giới thiệu, chứng nhận và thông tin xác thực, và thậm chí cả thư cảm ơn. Tất cả những điều này, được viết và ký bởi các giáo sĩ Việt Nam có uy tín chịu trách nhiệm cho việc đào tạo linh mục của Gioan Baotixita. Trong số này, có lá thư của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, OP, Nguyên Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh, nguyên Giám mục Giáo phận Vinh, trình bày vấn đề với Văn phòng chúng tôi và lý do của việc yêu cầu này.

Sau khi thụ phong linh mục, cha Gioan Baotixita cùng với cha Chưởng ấn Giáo phận Vinh, và một phó tế người Việt Nam làm thông dịch viên, xin được diện kiến ​​với chúng tôi. Trong buổi tiếp kiến ​​này, cha Gioan Baotixita, đã trình bày Đơn xin Nhập tịch vào Giáo phận Maasin. Sau khi cân nhắc mức độ nghiêm trọng của lý do thỉnh cầu và tính phù hợp của nó, thủ tục theo giáo luật bắt buộc đã được tiến hành và cuối cùng đã đưa ngài vào Giáo phận Maasin vào ngày 15 tháng 1 năm 2023.

Sự xôn xao hiện nay liên quan đến vấn đề này thực sự đáng tiếc và khó chịu. Chúng tôi hiện đang thực hiện các bước và thủ tục cần thiết, hy vọng sẽ giúp tất cả những người có liên quan được hiểu rõ, và vì vậy các vấn đề sẽ được làm rõ. Ngoài ra, chúng tôi giao phó tình hình cho cơ quan thích hợp để quyết định tính xác thực của các tài liệu được chuyển đến Văn phòng của chúng tôi.

Xin Ánh Sáng của Chúa Kitô hướng dẫn hành động của chúng ta, để chúng ta có thể tìm thấy sự thật.

Được ban hành tại Tòa Giám Mục của Giáo phận, Thành phố Maasin, Nam Leyte, Philippines, vào ngày 17 tháng 2 năm 2023 này.

Đức Cha Precioso D. Cantillas, SDB, DD

Giám mục Maasin

Linh mục Mark Vince D. Salang

Chưởng ấn

(Bản dịch của Linh mục Lê Ngọc Thanh)

Với công chúng, càng có thêm những lời giải thích, sự việc ở Giáo phận Vinh lại ngày càng rối rắm. Đặc biệt lúc này lại xuất hiện một loạt các giáo sĩ có liên quan với Hồ Hữu Hòa từ nhiều năm trước, và đặc biệt là với Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, một trong những gương mặt được sự tin tưởng của người dân miền Trung khi đi đầu trong công cuộc đòi công lý từ Formosa ở tận Đài Loan.

Từ sự kiện này, nhiều lời bình luận cho rằng nội dung ngưng chức linh mục Hồ Hữu Hòa vừa được đưa ra, có vẻ còn ẩn nhiều điều kỳ lạ. Vì bởi so với sự lừa dối cả hệ thống Công giáo Việt Nam và Phi Luật Tân, cách đối đãi với ông Hòa vẫn còn rất nhẹ nhàng; trong khi với những linh mục công chính, luôn lên tiếng nói cho giáo dân, cho đất nước như các linh mục Đinh Hữu Thoại, Nguyễn Duy Tân, Đặng Hữu Nam, Hồ Đắc Tâm… thì tình trạng của họ có vẻ ngày càng hết sức khó khăn trong công việc của mình.

Riêng đối chiếu với cách hành xử của Giám mục Nguyễn Hữu Long với linh mục Hồ Hữu Hòa ngay trong Giáo phận Vinh, nhiều giáo dân ở địa phận này đang nhắn tin cho nhau, và bày tỏ trên cả các trang mạng về sự khác biệt và khắc nghiệt đang diễn ra đối với linh mục Đặng Hữu Nam, người được giáo dân Nghệ An vô cùng thương mến vì luôn đứng về phía người dân trước các vấn đề về công lý và nhân quyền, nay bị ngưng mọi hoạt động linh mục của mình mà không có lý do chính đáng.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Mon Feb 20, 2023 2:57 am

Sắp xếp tủ quần áo cho người giàu, nghề mới ở Việt Nam

An Vui
19 tháng 2, 2023
Saigon Nhỏ

Dịch vụ sắp xếp tủ quần áo là nghề mới ở Việt Nam, phí cao nhưng khách hàng có khi phải xếp hàng chờ – Ảnh: Tiền Phong
Mua sắm quá đà, nhiều người giàu ở Việt Nam đang sở hữu những tủ quần áo khổng lồ, cần phải có người giúp sắp xếp, dọn dẹp.

Tiền Phong ngày 19 Tháng Hai 2023 có bài viết thú vị về dịch vụ sắp xếp tủ quần áo cho người giàu ở Việt Nam, một nghề mới của giới trẻ. Một người làm nghề dịch vụ sắp xếp quần áo tiết lộ: “Có những khách hàng riêng đồ lót đã sở hữu cả ngàn cái. Quần legging có đến 50 cái, áo sơ mi tầm 300 chiếc…”.

Khởi đầu từ hai năm trước, một công ty chuyên dọn dẹp đăng một bản tin trên group “Dân Ciputra”, khu đô thị đầu tiên ở Hà Nội: “Chúng tôi tự tin cung cấp gói dịch vụ gấp quần áo dành cho khách hàng có nhu cầu. Các chuyên viên của chúng tôi sẽ giúp bạn set-up lại tủ quần áo, giảm áp lực trước khối đồ đạc khổng lồ, tiết kiệm thời gian và tái tạo không gian sống khoa học”. Nội dung cung cấp dịch vụ này lúc đó đã khiến nhiều người ngạc nhiên, nhưng nay đã thành quen thuộc.

Bà Cao Thị Lê Hiền, người sáng lập House to Home, một trong những dịch vụ sắp xếp tủ quần áo ở Hà Nội cho biết dịch vụ sắp xếp tủ quần áo ở ngoại quốc đã có từ lâu, phổ biến ở Hoa Kỳ và Nhật, còn ở Trung Quốc phát triển mới 5 năm. Bước vào nghề này, bà Hiền đã có chứng chỉ của một học viện ở Bắc Kinh, Trung Quốc, chuyên đào tạo nghề sắp xếp nhà cửa và cho rằng “Chăm thôi chưa đủ, bạn cần am hiểu thời trang, am hiểu xu hướng, am hiểu chất liệu, màu sắc… vừa phải có tư duy của một nhà thiết kế nội thất, vừa có tư duy của một nhà thiết kế thời trang”.

Kinh nghiệm của bà Hiền với nhiều vị khách (từ độc thân đến đã có gia đình, nhiều lứa tuổi, từ trẻ đến trung niên, thu nhập từ khá đến giàu, không có thời gian sắp xếp dọn dẹp và luôn căng thẳng vì quá nhiều quần áo đến mức bừa bộn) cho thấy, họ có đặc điểm chung là thích mua sắm quần áo, phụ kiện và mua sắm quá nhiều, đến mức không nhớ được mình có những gì, cứ tiếp tục mua, tiếp tục nhồi nhét vào tủ…. mà không chịu cho đi những loại quần áo không thích mặc, mặc không vừa hoặc tệ hơn, chưa bao giờ mặc.

Giải pháp của bà Hiền đưa ra cho khách hàng có tủ quần áo bề bộn là phải mạnh tay loại bỏ những loại quần áo chả mấy khi mặc, cầm lên không thấy thích nữa. Số đó có thể bán rẻ, có thể tặng cho những người cần, những đoàn từ thiện…

Dịch vụ sắp xếp tủ quần áo là ngành nghề mới phát triển nhưng có nhiều triển vọng trong tương lai – Ảnh: Nhịp Sống Kinh Tế

Trả lời Nhịp Sống Kinh Tế  số Tháng Mười Hai 2022, bà Hiền giải thích về cách làm của mình:

“Trong quá trình trao đổi với khách hàng, chúng tôi cần biết thói quen của họ. Chẳng hạn như khách sẽ thuận bên trái hay bên phải, để giày dép bên nào. Trẻ em trong gia đình bao nhiêu tuổi để biết cỡ dép. Giày dép thường xuyên sử dụng và ít dùng phải đặt ở vị trí cao-thấp hoặc trong-ngoài khác nhau. Bắt tay vào làm mới thấy có rất nhiều vấn đề. Bước tiếp theo là phân loại quần áo, cố gắng làm khi khách ở nhà để họ thanh lọc tủ đồ luôn.

Sau quá trình phân loại mới đến sắp xếp. Hoàn thiện xong, chúng tôi sẽ in tem ghi chú các khu vực quần áo như một bản đồ, để sau này khách hàng tự biết phải đặt đồ ở khu vực nào. Đấy là cách duy trì sự gọn gàng lâu dài hơn. Ngoài ra, chúng tôi cũng có những kỹ năng gấp quần áo và sắp xếp sao cho khi lấy đồ ra không bị ảnh hưởng đến đồ khác. Phụ thuộc vào loại hình quần áo, đồ treo hay gấp, ít mặc hay mặc thường xuyên, chúng tôi sẽ có sự ưu tiên khu vực khác nhau. Mỗi gia đình lại như một bài toán mới. Không thể áp dụng cách sắp xếp của gia đình này cho gia đình khác”.

Thông thường, để sắp xếp một tủ đồ, bà Hiền sẽ cử hai nhân sự làm trong một ngày nhưng cũng có khi  cần bốn nhân sự làm trong hai ngày, phí dịch vụ 285,000 đồng/người/60 phút ($11.9/người/60 phút), nghĩa là trọn gói dịch vụ từ 4,560,000 đồng – 9,120,000 đồng ($191 -$382), nếu mỗi ngày sắp xếp chỉ kéo dài 8 tiếng.

Bà Hiền tiết lộ, dịp cuối năm và Tết nguyên đán vừa rồi, nhóm của bà phải làm việc từ sáng đến 11 giờ đêm liên tục mà vẫn không hết việc, phải hẹn một số khách hàng ra tết gặp nhau…

Theo báo cáo năm 2021 của Sina Finance, Trung Quốc đã có hơn 7,000 người sắp xếp quần áo chuyên nghiệp. Giá trị của ngành này được ước tính vượt $60 triệu vào năm 2023. Khảo sát năm 2020 của Sina cho thấy 83% số người tham gia trả lời có hơn 500 bộ quần áo trong tủ, 91% thừa nhận có xu hướng tích trữ đồ.

Afamily hồi Tháng Giêng 2023 cũng có bài viết về nghề sắp xếp tủ đồ ở Trung Quốc, cho biết các khóa đào tạo của Trung tâm dịch vụ sắp xếp nhà cửa Liucundao có hơn 6,000 học viên tham gia, phí đăng ký khóa học 9 ngày lên tới 28,800 CNY (Chinese Yuan) ($4,193). Nội dung giảng dạy bao gồm sắp xếp vật dụng, quy hoạch và đổi mới trang trí nội thất, kỹ năng đàm phán và giao dịch, nhận biết thương hiệu, kỹ năng thể hiện thẩm mỹ, vận hành studio…

Liucundao là trung tâm cung cấp dịch vụ sắp xếp dọn dẹp sớm nhất ở Trung Quốc. Trước năm 2015, khách hàng chính của họ là nhóm người dùng cao cấp như người nổi tiếng, giám đốc doanh nghiệp và nhân vật chính trị từ khắp nơi trên thế giới. Giá phí dịch vụ sắp xếp tủ quần áo của Liucundao là 990 CNY ($146.86) trên một mét, nghĩa là giá dịch vụ tính chiều ngang của tủ quần áo, không tính số lượng nhân viên hay số giờ làm việc. Khách hàng không trả tiền cho quy trình dọn dẹp và sắp xếp mà chỉ trả tiền tính theo thành quả nhận được.

Theo lời của bà Biện Lịch Thuần, người sáng lập Liucundao, bà từng tính phí 100,000 CNY ($14,560) cho vị khách đầu tiên để thiết kế một phòng chứa đồ rộng 300 mét vuông (3,229 square feet). Trung tâm này từng có khách hàng mua đến hơn 3,000 đôi giày hiệu, mỗi đôi có giá 4,000-5,000 CNY ($582 – $728), nhưng nhiều đôi còn chưa sử dụng.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Mon Feb 20, 2023 4:16 pm

BBC News, Tiếng Việt

Bong bóng BĐS: 'Ở Sài Gòn, có 3 tỷ vẫn khó mua căn hộ'

Tác giả,Bùi Thư
Vai trò,BBC News Tiếng Việt
20 tháng 2 2023, 16:30 +07
GettyNGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,

Theo chuyên gia, bất động sản đa phần nằm trong tay người có tiền, còn người nghèo khó sở hữu được nhà đất tại các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội

Đó là lời nhận định của chuyên gia Nguyễn Duy Chuyền, chủ kênh TikTok Doctor Housing nhận định với BBC News Tiếng Việt, giá bất động sản ở Việt Nam trong những năm vừa rồi tăng kinh khủng, căn hộ giá rẻ gần như tuyệt chủng nên thế hệ 8x, 9x rất khó tiếp cận.

"Bây giờ, nếu ở TP HCM cầm 3 tỷ đồng đi mua một căn hộ cũng đã cực kỳ khó. Một căn hộ hai phòng ngủ 70 mét vuông, tầm trung giao động 80-100 triệu/mét vuông. Nếu không có sự can thiệp của nhà nước mà giá căn hộ cứ nhảy lên như thế này thì ngày càng khó cho người trẻ."

Ngày 17/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính phải chủ trì hội nghị tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản ở Việt Nam, để giảm bớt tình trạng bong bóng bất động sản.

Người đứng đầu chính phủ cho rằng, doanh nghiệp bất động sản cần chủ động giải quyết vấn đề do chính mình gây ra, phải tính đường tự cứu mình trước đã, chứ không thể lời thì đút túi, lỗ thì kêu cứu.

Còn đối với thế hệ 8x, 9x, những người từng ấp ủ giấc mơ mua nhà chia sẻ với BBC rằng, điều này ngày càng xa vời khi giá bất động sản ở Việt Nam ngày càng tăng "chóng mặt".

"Giá nhà hiện tại quá cao so với mức thu nhập của tôi. Thực sự không thể nào mua nổi nếu chỉ làm công ăn lương dù tôi đã chấp nhận rằng mình phải mua chung cư ở xa trung tâm Sài Gòn.

"Hơn nữa, thông tin về giá nhà, về giấy tờ, sổ hồng ở Việt Nam không rõ ràng nên tôi cũng e dè, người chuyên kinh doanh bất động sản còn bị lừa nói gì tới tay ngang như mình," Minh Uyên, sinh năm 1989 nói với BBC News Tiếng Việt.

Thu nhập không 'đuổi kịp' giá nhà
Ngọc Linh, sinh 1995 chia sẻ với BBC News Tiếng Việt cô đang vay ngân hàng một tỷ đồng với lãi suất 10%/năm. Nhưng tiền để mua nhà phần lớn cũng nhờ ba mẹ cho chứ không phải từ tích luỹ của bản thân.

"Người ta nói phi thương bất phú, với những bạn bè cùng tuổi tôi mà làm kinh doanh thì khả năng họ mua nhà cao hơn tôi. Và khi họp lớp, tụ tập, chuyện mua nhà, mua xe luôn được nhắc đến trên bàn nhậu và mọi người dù muốn dù không cũng sẽ có sự so sánh, so bì với nhau.

"Tôi ngày xưa đứng top trong lớp cấp ba bây giờ so với nhiều bạn khác thì chỉ có thu nhập bình thường và những đứa khác học kém hơn nhưng so về tài chính thì hành công hơn. Và sự thành công của người này lại là áp lực đối với người khác," Linh cho biết.

Cũng theo Linh, gia đình cô ở gần cầu Rạch Chiếc, quận 2, hồi năm 2018, cha mẹ Linh mua căn nhà giá 50 triệu/m2 nhưng bây giờ giá đã tăng lên 200 triệu/m2. Còn trong bốn năm đó, lương của Linh không hề tăng mà còn bị giảm bớt vì đại dịch Covid.

Theo chuyên gia Nguyễn Duy Chuyền, người có kinh nghiệm tư vấn cho nhiều người trẻ mua bất động sản thì hiện tại, có khoảng 10% giới trẻ vượt qua thu nhập bình thường và họ biết cách tận dụng công nghệ 4.0 mới để kinh doanh, còn 90% còn lại nếu chỉ làm công ăn lương nên rất khó để có được tài sản.

"Việc này khó hơn rất nhiều cha mẹ họ vì BĐS tăng lên gần 20 lần, còn thu nhập thì tăng đâu bao nhiêu," ông Chuyền so sánh.

Minh Uyên thì cho rằng, sau đại dịch, tâm lý mọi người càng có xu hướng tích trữ:

"Cách đây khoảng trước Covid, tôi thấy mình sở hữu một căn nhà không quan trọng, tôi chưa bao giờ nghĩ tới chuyện đó vì có thể trả tiền nhà theo tháng và tôi thích điều đó vì thích ở chung cư. Sau Covid, tôi thay đổi suy nghĩ, mọi thứ đều bấp bênh, nếu mình có ngôi nhà đi ra đi vào khi có chuyện gì thì không ở trong tình trạng vô gia cư. Nhưng cũng không đặt nặng việc mua nhà," theo Minh Uyên.

Theo báo cáo dữ liệu thị trường bất động sản tháng 8/2022 do Batdongsan.com.vn công bố ngày 21/9, trong 8 tháng đầu năm 2022, nhu cầu tìm kiếm căn hộ chung cư tại Hà Nội và TP HCM đều tăng so với cùng kỳ năm trước, lượt tìm mua chung cư Hà Nội và TP HCM tăng lần lượt 9% và 4%.

Nhiều chung cư cao cấp mọc lên nhanh chóng với giá cao
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Nhiều chung cư cao cấp mọc lên nhanh chóng ở Việt Nam với giá ngày càng cao

Nam Anh, sinh năm 1990, làm công việc tự do trong mảng công nghệ thì nói với BBC rằng, giá nhà cửa cho thuê lẫn bán ở thành phố và khu lân cận càng ngày càng tăng vì nhu cầu mua tài sản tăng.

"Như vậy, đối với một người trẻ như tôi thì rất khó chen chân vì mua chung cư nếu muốn rẻ thì phải đặt từ khi nhà đầu tư gọi vốn. Nhưng như vậy thì tiềm ẩn rất nhiều rủi ro: chủ đầu tư không đủ kinh phí xây dựng, dự án phá sản hoặc chậm giao nhà so với tiến độ đã hứa. Việc này gây lo sợ cho nhiều người vì dồn hết tiền của vào một dự án trên giấy và qua những lời quảng cáo,"

"Khi đặt cọc xong thì lại nằm trong quy hoạch, tôi cảm thấy việc mua bán khó khăn. Chưa kể có nhiều dự án ma, nằm trên giấy và trong tưởng tượng thôi. Hoặc xây được cái chung cư rồi thì không ra được sổ, rất nhiều mối lo mà tài chính của tôi thì có hạn," Nam Anh bộc bạch.

Trang Vietnamnet trích tính toán Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa khi dùng bộ tiêu chí đánh giá bong bóng bất động sản của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF để soi chiếu vào thị trường Việt Nam hiện tại.

"Tiêu chí thứ nhất, nếu một người dân bình thường cần trên 30 năm làm việc mới mua được một căn hộ ở thì tức bắt đầu có bong bóng. Tại Trung Quốc, người dân cần 34 năm. Tại Việt Nam, tính đúng theo công thức chuẩn của IMF vào thời điểm 4 năm trước, người dân cần 35 năm để mua được một căn hộ. Nhưng hiện tại, con số này đã ở mức... 57 năm," theo ông Nghĩa.

'Bất động sản nằm trong tay người có tiền'
Theo chuyên gia Nguyễn Duy Chuyền, căn hộ giá rẻ gần như tuyệt chủng nên người trẻ tiếp cận rất khó, bởi nhiều lý do:

"Một là do quy hoạch tổng thể của TP HCM và Hà Nội không được làm ngay từ đầu, nó rất manh mún cho nên giờ quỹ đất cho chung cư cạn kiệt. Nhà đất thì liền kề lộn xộn nên muốn xây chung cư phải ở ngoại thành: Thủ Đức, Bình Chánh, Nhà Bè. Nhưng những khu này lại xa, bất tiện cho những người đi làm ở trung tâm. Phần lớn của lỗi quy hoạch là vì thời kỳ hậu chiến tranh, cho tới khi đất nước mở cửa, điều quan trọng là có cơm ăn áo mặc nên không có khái niệm đó ngay từ ban đầu để làm như các thành phố lớn trên thế giới.

"Vì vậy, có nhiều nơi người ta cứ đổ đất xây nhà, cho tới khi bùng nổ kinh tế, bất động sản tăng lên nhiều, những người phân lô bán nền bắt đầu lời nhiều nên nát hết tất cả. Đây cũng là một tác hại của việc phát triển quá nhanh trong khi thiếu vắng tầm nhìn xa và trình độ quản lý của chính quyền. Cho tới bây giờ một mét vuông trị giá 300-400 triệu thì làm sao quy hoạch được nữa," chuyên gia phân tích.

Cũng theo chủ kênh TikTok Doctor Housing, lý do thứ hai khiến giá căn hộ, nhà đất tăng cao là do quy trình xin giấy phép để xây dựng chung cư hiện thời rất khó khăn và ngày càng bị siết chặt.

Nhân vật cung cấp
NGUỒN HÌNH ẢNH,NHÂN VẬT CUNG CẤP
Chụp lại hình ảnh,
Chuyên gia về bất động sản Nguyễn Duy Chuyền, chủ kênh TikTok Doctor Housing

"Thứ ba là giá đất cao, thuế cao nên khi tạo ra một chung cư mới, các chủ đầu tư mở bán giá rất cao. Chủ đầu tư bây giờ không làm nhà tầm trung mà đổ tiền vào những dự án siêu cao cấp, với giá 10.000-20.000 USD/mét vuông. Người ta chỉ thích làm việc với người giàu, quên mất tầng lớp nghèo nên chung cư vừa túi tiền người dân không thấy đâu nữa. Vì vậy, cần lắm sự can thiệp của chính phủ mới hạ được giá bất động sản," chuyên gia nhìn nhận.

Ông Huỳnh Thế Du, chuyên gia kinh tế viết trên trang Facebook cá nhân rằng: "Phân khúc nhà ở hợp túi tiền (afforable housing) thiếu vắng trên thị trường chính thức vì các doanh nghiệp khó có thể cạnh tranh với khu vực phi chính thức có giá thành thấp hơn hẳn do né được nhiều loại chi phí. Nhà ở xã hội cũng khó cạnh tranh."

Ông Nguyễn Duy Chuyền đưa kiến nghị nhà nước nên có chính sách để kiềm hãm giá bất động sản:

"Một là phải xây dựng nhà ở xã hội nhiều vào để đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho những người thu nhập thấp. Thứ hai là đánh thuế cao lên để hạn chế đầu cơ bất động sản. Chính sách nhà nước phải đánh thuế, ví dụ như căn đầu là bao nhiêu đây thuế, căn thứ hai đánh cao hơn, cứ như vậy… Chứ còn không thì giá căn hộ sẽ còn tăng nữa và người trẻ khó mà sở hữu được căn hộ, rất chua, rất khủng khiếp. Bây giờ cầm 3 tỷ đồng còn khó chứ đừng nói 2 tỷ.

"Vì nhà cửa tuy giá rất cao nhưng người giàu sở hữu rất nhiều, họ có trong tay 5-7 căn hoặc thậm chí 20 căn hộ là điều bình thường vì họ có tiền, có tài chính, có quan hệ và biết cách kinh doanh bất động sản. Còn những người nghèo tìm mãi không có một căn. Thành thử, một khu chung cư xây lên đáng ra bán cho 1000 người thì đằng này chỉ bán cho 200 người, rồi họ bán lại hoặc cho thuê, đẩy giá cao lên. Vì vậy, toàn bộ bất động sản dường như nằm trong quyền kiểm soát của những người có tiền," chuyên gia kết luận.

Nhiều khu nhà lụp xụp ở Sài Gòn bên cạnh những toà nhà chung cư sang trọng, đầy đủ tiện nghi
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Nhiều khu nhà lụp xụp ở Sài Gòn bên cạnh những toà nhà chung cư sang trọng, đầy đủ tiện nghi

Muốn mua BĐS cần cân nhắc gì?
Trong cơn say bất động sản, khi người người, nhà nhà đua nhau mua bán căn hộ, đất đai thì cũng mọc lên nhiều đối tượng lừa đảo với nhiều hình thức tinh vi.

Theo chuyên gia tư vấn Nguyễn Duy Chuyền, có nhiều dự án được chào bán, huy động vốn nhưng rồi không được duyệt nên người dân trắng tay,

"Đó là một trong những kẽ hở ở BĐS tại Việt Nam vì những kẻ lừa đảo dễ dàng tạo ra một dự án, thu tiền của khách hàng trong khi trình độ, kiến thức để mua một dự án của người dân thì chưa đầy đủ nên dễ bị lừa. Còn có nhiều chung cư xây chui nên không ra sổ cho cư dân được vì họ làm liều nên chủ sở hữu căn hộ cũng chịu thiệt. Vì vậy, các bạn nên chuẩn bị trình độ, kiến thức ví dụ như: phân tích hồ sơ pháp lý, chủ đầu tư, … Trường hợp không đủ thời gian để tìm hiểu thì phải tham vấn chuyên gia, luật sư… tốn một chút chi phí thì họ kiểm tra, tư vấn cho mình những rủi ro, lợi ích," chuyên gia gợi ý.

Còn khi bắt tay vào mua một căn hộ, người trẻ cũng cần cân nhắc những đòn bẩy tài chính như vay ngân hàng, người thân:

"Thứ nhất: Ước lượng được số tiền phải trả hàng tháng và chuẩn bị những rủi ro nếu có sau đó. Nếu công việc chúng ta không thuận lợi, nếu chúng ta mất việc hay nghỉ việc thì nguồn thu ở đâu để tiếp tục trả nợ. Rất nhiều bạn vướng vào bẫy nợ và phải bán đổ bán tháo vì không lường trước được khả năng trả nợ của mình trong tương lai.

"Thứ hai: Dùng đòn bẩy ở một tỉ lệ hợp lý, dùng 50-70% giá trị căn hộ, còn lại chúng ta phải có sẵn. Nhưng số tiền vay cũng phải phù hợp với thu nhập. Nếu phải trả 30 triệu/tháng tiền nợ thì thu nhập phải gấp đôi. Đồng thời, nên tham khảo lãi suất ngân hàng, vì vay vài chục triệu không sao nhưng nếu vay vài tỉ thì phải chuẩn bị tâm lý.

"Nếu gia đình có tài chính thì đó là nguồn trợ giúp rất lớn, lãi suất có thể thấp hơn, thời hạn trả nợ có thể linh hoạt hơn. Nếu được vậy thì chúng ta phải trân trọng, biết ơn, chứ tôi thấy có nhiều người vay người thân rồi giật luôn," chuyên gia đúc kết.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Wed Feb 22, 2023 4:17 pm

6,000 công nhân gia công sản xuất giày ở Sài Gòn sẽ bị mất việc

An Vui
22 tháng 2, 2023
Saigon Nhỏ 

Công nhân làm việc ở khu C của công ty PouYuen Việt Nam, nơi có nhiều lao động bị cắt giảm – Ảnh: Vnexpress
3,000 công nhân sẽ bị sa thải và 3,000 công nhân khác sẽ không được gia hạn hợp đồng vì “rất ít đơn hàng sản xuất trong năm 2023”.

Đó là tin buồn từ PouYuen Việt Nam, một chi nhánh của Tập đoàn Pou Chen có trụ sở chính tại Đài Loan, chuyên sản xuất giày cho Nike và adidas tại quận Bình Tân, Sài Gòn. Công ty này có hơn 50,000 công nhân viên, có nguồn lao động lớn nhất ở Sài Gòn. Quyết định sa thải và chấm dứt hợp đồng sẽ hiệu lực từ cuối Tháng Hai 2023 nhưng số công nhân này vẫn sẽ được trả lương cho đến khi họ nhận được trợ cấp thất nghiệp.

Tuổi Trẻ dẫn thông tin từ PouYuen cho biết số lao động bị cắt giảm thuộc nhóm phải nghỉ chờ việc, nghỉ luân phiên, do một nhãn hàng giày ngưng đơn hàng từ năm 2022. Dù đã nỗ lực, công ty vẫn không có đủ công việc cho số lượng lớn lao động, cũng không dự báo được tình hình đơn hàng, nên buộc phải giải tán một số dây chuyền thuộc khu C và D.

Thời điểm đại dịch Covid-19, công ty PouYuen Việt Nam cũng đã giảm khoảng 2,000 lao động. Công ty đã trả trợ cấp cho mỗi năm làm việc của người lao động một tháng lương, kể cả thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp, từ năm 2009 đến 2020.

Về chính sách cho 3,000 lao động sắp bị nghỉ việc cuối Tháng Hai, công ty cũng dự định chi trả trợ cấp thôi việc cho công nhân tương tự như năm 2020. 

Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, trong Quý 4/ 2022, các đơn đặt hàng từ Hoa Kỳ giảm từ 30 – 40% và từ châu Âu giảm 60% so với năm ngoái. Sự cắt giảm chi phí sinh hoạt của châu Âu và Hoa Kỳ đã ảnh hưởng đến việc làm của người lao động Việt Nam – quốc gia vốn dựa vào tiềm năng xuất cảng từ các công ty có vốn đầu tư ngoại quốc (FDI). 

Theo Bộ Lao động- thương binh & xã hội Việt Nam, trong năm 2022 có hơn 630,000 lao động trong nước bị mất việc làm hay bị giảm giờ làm.

Đồ họa của Vnexpress về số lao động Việt Nam đang bị các công ty nợ tiền bảo hiểm xã hội, khiến nhiều người lao động bị mất việc không lãnh được tiền trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp 1 lần sau một năm nghỉ việc

Vnexpress ngày 21 Tháng Hai 2023 cho biết theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, cộng dồn đến hết năm 2022, Việt Nam có hơn 2.13 triệu lao động bị công ty chậm đóng BHXH từ một đến dưới ba tháng; 440,800 người bị nợ đóng từ ba tháng trở lên và gần 213,400 người bị “treo” quyền lợi bảo hiểm thất nghiệp vì công ty đã giải thể, ngừng hoạt động, nợ BHXH không thu hồi được. Số lao động đang bị nợ BHXH chiếm 17.4% tổng số lao động tham gia BHXH bắt buộc. 

Tổng cộng, cả nước có 2.79 triệu lao động đang bị công ty nợ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ một tháng trở lên. Hà Nội dẫn đầu về tỷ lệ công ty chậm đóng BHXH, kế đến là Sài Gòn, Hải Phòng, Cà Mau và Đăk Nông.

Các công ty FDI vốn là “xương sống” của nền kinh tế dựa vào xuất cảng của Việt Nam, đang bộc lộ những điểm yếu. 

Dân Việt ngày 16 Tháng Giêng 2023 cho biết Lotte, PouYuen và Long Well là ba công ty FDI lỗ nặng trong hai năm 2020-2021, theo báo cáo tài chính năm 2021 về doanh nghiệp FDI của Bộ Tài chính.

Trong số đó, mặc dù doanh thu cao, PouYuen Việt Nam vẫn bị lỗ sau thuế, số lỗ năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2020, số lỗ của PouYuen Việt Nam là 811 tỷ đồng ($34 triệu), sang năm 2021 số lỗ của doanh nghiệp này là hơn 1,131 tỷ đồng ($47.5 triệu).

Vì thế, nộp ngân sách nhà nước của PouYuen Việt Nam năm 2020 là 99 tỷ đồng ($4.1 triệu), sang năm 2021 chỉ còn 29 tỷ đồng ($1.2 triệu).

Theo Bộ Tài chính, dù có vai trò đặc biệt quan trọng nhưng các doanh nghiệp FDI vẫn sử dụng vốn bằng vay nợ, đóng góp ngân sách chưa cao.

Cụ thể, dù tăng trưởng tổng tài sản của doanh nghiệp FDI năm 2021 so với năm 2020 tăng trên trên 13%, song tốc độ tăng của nợ phải trả của doanh nghiệp FDI cũng cao 14.7%. Bộ Tài chính nhận định sự mở rộng tài sản của doanh nghiệp FDI đến từ khoản nợ nhiều hơn là từ nguồn vốn của nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, dù số nộp ngân sách năm 2021 của khu vực FDI tăng 9.3% so với năm 2020 song tốc độ tăng nộp ngân sách của FDI chậm hơn so với tốc độ tăng của nguồn vốn, doanh thu và lợi nhuận sau thuế, cho thấy: Mức đóng góp vào ngân sách nhà nước của doanh nghiệp FDI chưa thực sự tương xứng với mức đầu tư và kết quả kinh doanh.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Thu Feb 23, 2023 3:38 pm

Nông dân miền Tây ồ ạt bỏ lúa trồng sầu riêng, vài năm nữa có nguy cơ phải ‘giải cứu’

Lê Thiệt
22 tháng 2, 2023

Saigon Nhỏ

Vụ sầu riêng thứ hai tại vườn anh Trần Đăng Khoa (xã Tân Lập, huyện Tân Thạnh, Long An) – Ảnh: Hoàng Nam/VNExpress

Hàng ngàn hecta lúa và mít ở miền Tây đã bị nông dân chuyển sang trồng sầu riêng, khiến nhiều chuyên gia nông nghiệp lo vài năm nữa bà con sẽ lại gặp tình trạng “được mùa mất giá” như vụ mùa cam sành mới đây.

Cách đây gần mười năm, những người chuyển đổi cây trồng qua sầu riêng đã đạt được nhiều lợi nhuận do ít người trồng, giá sầu riêng cao. Những khu vườn sầu riêng kín trái, nhà cửa chủ vườn khang trang, thậm chí họ còn xây biệt thự với cổng lớn và hàng rào chạy dọc hết vườn sầu riêng. Hình ảnh thành công đó phần nào thúc đẩy nhiều người khác làm theo với hy vọng đỏi đời.

Ông Nguyễn Văn Đông, 50 tuổi, xã Hậu Thành (Cái Bè, Tiền Giang) cho biết, trước đây gia đình trồng lúa, mỗi năm chỉ lãi 20 triệu đồng. Khoảng 4 năm trước, mít Thái có giá cả trăm ngàn đồng một kg, ông cùng nhiều nhà vườn bỏ lúa, chuyển sang trồng mít. Tuy nhiên, giá mít sau đó lao dốc, bán không ai mua. Cùng thời điểm này sầu riêng có giá cao, gần 100.000 đồng một kg, nên ông tiếp tục đốn bỏ mít chuyển sang trồng sầu riêng. Ông nói:

“Vườn nhà tôi có tổng cộng 200 gốc sầu riêng, mỗi gốc đã bỏ chi phí khoảng 800 triệu đồng, do chi phí cao nên tôi phải vay thêm ngân hàng”.

Nông dân chăm sóc vườn sầu riêng tại Bình Phú, Cai Lậy, Tiền Giang – Ảnh: Hoàng Nam/VNExpress

Ông Đông không phải là hộ cá biệt tại địa phương hết mặn mà với cây lúa, mít. Trong vòng 3 năm, diện tích sầu riêng tại tỉnh Tiền Giang từ 14.500 ha tăng lên 17.600 ha.

Tình trạng nông dân ồ ạt trồng sầu riêng cũng phổ biến tại các tỉnh miền Tây như Cần Thơ, Hậu Giang, với diện tích hàng nghìn hecta. Hiện nay đất trồng sầu riêng cả nước đã trên 80.000 ha và vẫn còn tăng nữa, trong khi quy hoạch diện tích sầu riêng cả nước chỉ từ 65.000 đến 75.000 hecta mà thôi.

TS Võ Hữu Thoại, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam, đánh giá tình trạng nông dân ở miền Tây ồ ạt trồng các loại cây ăn quả sau đó bị rơi vào vòng luẩn quẩn “được mùa mất giá” từng xảy ra. Chẳng hạn trước đây cây mít Thái giá cao, nông dân đổ xô trồng, sau đó giá mít xuống còn 5.000 đồng một kg, phải đốn bỏ. Hay như cam sành Vĩnh Long diện tích vượt quy hoạch, cung vượt cầu sau đó phải nhờ giải cứu.

cHai ha đất lúa tại xã Tân Lập, Tân Thạnh (Long An) được san phẳng, đắp mô trồng sầu riêng. Ảnh: Hoàng Nam/VNExpress

Một nông dân cho biết thực ra không phải ai cũng chạy theo lợi nhuận cả, mà thực tế trồng lúa không sống được là có thiệt. Một tài khoản tên Night Student trình bày trên Facebook: “Nhà tôi bao đời trồng lúa, những đến đời tôi thì bỏ luôn. Mười năm nay giá lúa không lên, trong khi các chi hí khác thì mỗi năm mỗi tằng. Làm một hecta chỉ dư được vài triệu, trong khi công sức bỏ ra quá nhiều. Tôi thà bỏ luôn cho khỏe người”.

Độc giả Lam Lam của báo VNExpress cũng đồng cảnh ngộ chia sẻ “Ai đã từng sống ở quê, làm ruộng, làm vườn, con nhà thuần nông mới hiểu được tại sao bà con nông dân cứ thay đổi như vậy. Có ai thấm thía nỗi đau chi phí vật tư, phân bón, hạn mặn, phèn chua góp phần làm cây trồng ko đạt năng suất (thậm chí mất trắng vụ đó) cùng với mồ hôi công sức… nhưng lại không định được giá lúa, giá mít khi bán thì xin đừng nói nông dân hùa theo”.

Độc giả Thành Đạt chia sẻ: “Người nông dân họ khổ lắm, họ không có nghĩa vụ phải trồng lúa giá rẻ cho các bạn ăn, họ cũng phải tìm cách thoát nghèo. Ai cảm thấy trồng lúa ngon, được bao tiêu đầu ra thì xin mời cứ làm, còn những người nông dân dám mạo hiểm, dám gạt cái cũ để đổi sang cái mới tìm ánh sáng thì họ xứng đáng được hưởng thành quả bỏ ra, nếu thất bại thì người chịu cũng là họ, chả có ai chịu dùm, nên tốt nhất hãy ủng hộ còn nếu không ủng hộ thì chỉ cần im lặng là được, đừng chỉ trích họ”.
 

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Thu Feb 23, 2023 4:09 pm

BBC News, Tiếng Việt

Điện gió VN: Nguy cơ thiệt hại hàng tỷ USD đầu tư nước ngoài - Bài 1

Mỹ Hằng BBC News Tiếng Việt

23 tháng 2 2023, 09:12 +07

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

(Ảnh chỉ có tính chất minh họa)

Được đánh giá là một nước có tiềm năng điện gió ngoài khơi dồi dào nhất khu vực châu Á nhưng Việt Nam đang có nguy cơ để tuột khỏi tay nhiều cơ hội quý để phát triển ngành này, đồng thời làm nản lòng nhiều nhà đầu tư, theo các đánh giá mà BBC tìm hiểu.

Cuối tháng 7/2022, công ty năng lượng AES Corp có trụ sở tại Hoa Kỳ (AES.N) có kế hoạch phát triển một trang trại gió ngoài khơi Việt Nam trị giá 13 tỷ USD.

Trang trại gió này dự kiến có tổng công suất 4.000 MW, có khả năng tăng gấp đôi công suất điện gió của Việt Nam.

Năng lượng tái tạo VN: Nghịch lý tăng than dù thừa điện mặt trời và câu hỏi về điện khí LNG - Bài 1

Năng lượng tái tạo VN: Chỉ còn 'chờ quyết tâm của chính phủ' - Bài 2

Năng lượng tái tạo: 'VN cần nâng cấp lưới điện quốc gia' - Bài 3

Bên cạnh đó còn có Sumitomo Corp của Nhật Bản với dự án điện gió công suất 500 MG đến 1G vào 2030.

Ngoài ra, tập đoàn Renova của Nhật đã ký biên bản ghi nhớ với PetroVietnam Group, với kế hoạch phát triển dự án điện gió ngoài khơi công suất 2 GW.

Ở châu Âu có công ty Orsted của Đan Mạch đã ký biên bản ghi nhớ với tập đoàn T&T của Việt Nam, dự định phát triển các dự án điện tái tạo công suất 2 GW vào năm 2030.

Đáng kể nhất phải kể đến khoản đầu tư 15,5 tỷ USD từ các nước phát triển, ký kết vào năm ngoái, để Việt Nam thực hiện chuyển đổi sang năng lượng sạch nhằm đạt cam kết Net Zero vào 2050.

Nhưng hàng tỷ USD này đến này vẫn chỉ nằm trên giấy vì một đề án quy hoạch đã chỉnh sửa nhiều năm nhưng đến nay vẫn chưa được Việt Nam thông qua.

Nguồn tài nguyên gió dồi dào

Theo số liệu của Global Energy Monitoring cung cấp cho BBC News Tiếng Việt, cho tới tháng 1/2023, Việt Nam được xếp vào danh sách 20 nước có tiềm năng điện gió và mặt trời lớn nhất. Điện gió Việt Nam có khả năng đóng góp 1,2% vào tổng công suất điện gió toàn cầu.

Hiện Việt Nam có 79 trang trại điện gió đang vận hành với công suất 4.646 MW, và 39 trang trại điện gió đang được xây dựng.

Nhưng được đánh giá tiềm năng hơn cả là điện gió ngoài khơi. Uớc tính lĩnh vực này có thể bổ sung ít nhất 50 tỷ USD cho nền kinh tế của Việt Nam, theo Ngân hàng Thế giới.

Đáng mừng hơn, là hai cản trở mang tính lịch sử đối với năng lượng tái tạo là giá thành và tính không ổn định, nay đã không còn là mối lo ngại.

Bà Courtney Weatherby từ Phó Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Stimson nói với BBC News Tiếng Việt hồi tháng 1/2023:

"Giá điện mặt trời đã giảm xấp xỉ 85% từ năm 2009 và tiếp tục giảm bởi quy trình sản xuất được mở rộng và cải thiện. Điện gió cũng giảm ở mức tương tự trong cùng khung thời gian.

"Thậm chí ngay giữa đại dịch, Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế đã chỉ ra rằng chi phí cho cả hai nguồn năng lượng tái tạo trên tiếp tục giảm và đang ngày càng trở nên cạnh tranh."

Hiện năng lượng gió mới chỉ chiếm khoảng 5% trong tổng công suất phát điện của Việt Nam, và chỉ là điện gió trang trại.

Chính phủ Việt Nam có kế hoạch nâng tỷ lệ này lên khoảng 30% vào năm 2050, chủ yếu dựa vào điện gió ngoài khơi.

Nhiều lần trì hoãn và giá điện khiến nhà đầu tư lo ngại

Tiềm năng điện gió dồi dào này đang bị lãng phí khi mà việc cho phép đầu tư nước ngoài vào các dự án ngoài khơi phụ thuộc vào một quy hoạch chưa biết bao giờ mới được thông qua.

VN vẫn 'nghiện' điện than dù đã cam kết 'phát thải bằng 0' vào 2050 - Bài 1

Tăng điện than tới 2030 - 'Cú giáng' của VN vào mục tiêu năng lượng sạch? - Bài 2

Việt Nam sẽ làm gì với gói tài trợ khí hậu 15 tỷ USD từ G7?

Trong bản Dự thảo Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch Điện VIII) lần sửa đổi gần đây nhất của Bộ Công thương, Việt Nam dự định đạt mục tiêu 7GW điện gió ngoài khơi vào 2030 từ mức 0 GW hiện nay.

Nhưng việc thông qua dự thảo này đã nhiều lần bị trì hoãn. Ông Minh Nguyễn, phó chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam, phát biểu tại một hội nghị hôm thứ Năm rằng có thể tới cuối năm sau hoặc hơn thế nữa, theo Reuters.

Lý do mà ông Minh Nguyễn nêu ra là việc phê duyệt văn bản này phụ thuộc vào luật mới về sử dụng không gian biển cho mục đích quân sự, hàng hải hoặc các mục đích khác - dự kiến sẽ không được thông qua trước tháng 10.

Một số nhà ngoại giao và chuyên gia cho biết Việt Nam cũng muốn xem xét kỹ lưỡng đầu tư của Trung Quốc vào lĩnh vực điện gió ngoài khơi vì lý do an ninh quốc gia, lo ngại các trang trại gió có thể được sử dụng để giám sát, theo Reuters.

Chính vì sự chậm trễ này, Việt Nam được cho là đang làm nản lòng các nhà đầu tư lớn và có nguy cơ thiệt hại hàng tỷ đôla dự kiến đầu tư vào ngành này.

Trong một bài viết trên trang BBC News Tiếng Việt 'Việt Nam và con đường đến đích 'Phát thải Zero' mới đây, doanh nhân Singapore gốc Việt, ông Michael Nguyễn cho rằng câu chuyện ngành điện nằm trong bức tranh chung về chiến lược năng lượng sạch và các cam kết của chính phủ Việt Nam.

Ông cho rằng "chặng đường đến với Giảm phát thải Zero còn khá nhiều gập ghềnh không chỉ đối với các nhà đầu tư phát triển năng lượng trong nước và nước ngoài, mà còn là bài toán cần giải quyết giữa các cơ quan quản lý nhà nước tại Việt Nam".

Theo ông, giá bán điện mới, vừa được Bộ Công thương ban hành đầu tháng 1/2023 vừa qua, là một trong số các vấn đề nghiêm trọng:

"Trong một thời gian dài từ đầu tháng 11/2021 đến đầu tháng 1/2023, nhiều nhà máy điện đã xây dựng xong nhưng chưa có giá bán điện mới để hòa mạng, chưa được đấu nối, gây bức xúc cho nhà đầu tư và lãng phí cho nền kinh tế. Đây là các dự án không vận hành trước 11/1/2021 (là thời điểm chốt chính sách ưu đãi giá điện cũ) gồm 62 nhà máy điện gió với tổng công suất gần 3500MW và 16 nhà máy điện mặt trời với tổng công suất 252MW.

Do lo ngại về tính an toàn, ổn định của cả hệ thống, nên EVN không chấp nhận cho các nhà máy năng lượng tái tạo mới hoàn thành được hoà mạng. Tỷ lệ năng lượng tái tạo cao, chủ yếu là điện gió và điện mặt trời đã tạo ra những thách thức cho sự ổn định của lưới điện (quán tính hệ thống thấp, nghẽn đường truyền tải, dư thừa công suất, lỗi dự báo sai lệch lớn, nguy cơ lỗi đi qua và tỷ xuất dòng ngắn mạch giảm thấp gây mất ổn định."

Ông Michael Nguyễn kể câu chuyện:

"Trong cuộc họp Hội đồng quản trị đầu năm mới 2023 của một tập đoàn năng lượng tái tạo lớn tại Singapore mà tôi được mời dự với tư cách cố vấn, vị Chủ tịch tập đoàn tỏ ý quan ngại về các dự án điện đang và chuẩn bị thực hiện tại Việt Nam, với động thái mới nhất trên thị trường điện là Bộ công thương thông báo giá bán điện (FIT) áp dụng cho các dự án điện gió, mặt trời chuyển tiếp, cách đây một tuần. Họ lo ngại giá FIT mới không như kỳ vọng và không đem lại lợi ích cho nhà đầu tư."

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Thu Feb 23, 2023 4:12 pm

BBC News, Tiếng Việt

Cảm nhận về nạn tham nhũng ở quê nhà Việt Nam: Từ cần câu đến củi gộc

Nguyễn Xuân Thọ
Cologne, Đức
23 tháng 2 2023, 09:09 +07

Bệnh viện
Chụp lại hình ảnh,
Một bệnh viện ở TP HCM, Việt Nam

Bài 'Cảm nhận quê nhà: Chuyện cái cần câu cơm của người Việt Nam thời nghịch lý' của ông Nguyễn Xuân Thọ đăng trên trang Facebook cá nhân và được BBC News Tiếng Việt đăng tải lại đã thu hút nhiều bạn đọc và bình luận.

Chúng tôi giới thiệu tiếp bài mới đây của ông từ Facebook:

Khi Chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Đông Âu cuối 1989 thì Trung Quốc đã có kinh tế tư nhân„Mèo trắng-Mèo đen" từ lâu rồi. Ba nước Việt Nam, Cuba, Bắc Hàn loay hoay tìm lối thoát. Đảng CS Việt nam đã chọn „Đổi mới", chấp nhận kinh tế tư nhân. Điều này đã khiến xã hội Việt Nam thay đổi, giúp cho chế độ tồn tại. Giả sử Việt Nam chọn con đường XHCN kiên định của Cuba hay chủ nghĩa CS đồ đá của Bắc Hàn thì nhà nước này đã sụp đổ từ lâu, vì không có đủ tiềm lực kinh tế, xã hội như hai nước bạn.

Ngược lại, nếu Cuba mở cửa như Việt Nam thì có thể La Habana nay đã như Miami. Người Cuba văn hóa Tây Ban Nha vốn không ưa sự „nhờ nhờ", sẽ mở toang cửa để đâu vào đó! Có người từng khuyên Cuba học tập Việt Nam. Nhưng bạn không theo và nay mừng húm vì vẫn giữ nguyên chế độ. Dân khổ là tội của bọn cấm vận!

Thử tìm hiểu Đoàn và Đảng ở đâu trong tâm trí người trẻ Việt Nam

Cảm nhận quê nhà: Chuyện cái cần câu cơm của người Việt Nam

Số người siêu giàu ở VN tăng nhanh

Cha con nhà Kim thì biết chắc kinh tế nhà nước sẽ không có cơ sống sót với tư bản. Chỉ cần một khe hở thì làn sóng Tư bản Chủ nghĩa từ Nam Hàn đã phá toang cánh cửa từ lâu. Thế nên họ cự tuyệt mọi cải cách. Nhờ công nghiệp hóa sâu hơn Việt Nam nên cả Cuba và Bắc Hàn dù đóng cửa nhưng vẫn sống sót. Dân Cuba khổ nhưng không chết đói, vẫn tự hào vì xuất khẩu bác sỹ. Trẻ em Bắc Hàn suy dinh dưỡng thì đã có UNICEF lo. Đảng chỉ chuyên tâm làm bom các loại.

Xem ra „Chủ nghĩa Duy vật Lịch sử" của Marx cũng có lý, nếu đem soi quá trình phát triển ở ba nước này.

Chấp nhận tinh tế tư nhân tức là mở cửa cho Chủ nghĩa Tư bản (CNTB). Muốn có tư bản thì phải có tích lũy. CNTB phương Tây xuất hiện trên nền tảng tư hữu nên các nhà tư bản cạnh tranh, tước đoạt, nuốt chửng nhau để tích lũy. Đó là cạnh tranh khốc liệt nhưng tự do. Ở Việt Nam tich lũy phải lấy từ công hữu, xưa nay do đảng và nhà nước nắm, để biến thành tư bản. Lấy từ công chuyển sang tư rất dễ thành tham nhũng. Do vậy tích lũy TBCN do nhà nước chỉ đạo đã tạo ra tiền đề cho tham nhũng.

Ở đâu cũng có tham nhũng, vì lòng tham và thói tư hữu nằm trong mỗi con người. Nhưng nếu nhà nước không làm kinh tế, tức là không có nhiều tiền chùa, nếu có sự kiểm soát của các lực lượng chính trị khác nhau, có pháp chế độc lập, có tự do báo chí để người dân lên tiếng, có một xã hội dân sự thì tham nhũng sẽ bị chế ngự ở một mức độ nhất định. Ở Việt Nam cái không cần là tiền chùa thì lại quá nhiều, vì nhà nước nắm kinh tế.

Còn các cơ chế kiểm soát và chế tài nói trên thì không có. Mô hình „Công nghiệp hóa XHCN" thì đã biến mất theo Liên Xô, chỉ còn cách tư bản hóa để phát triến. Tham nhũng vô hình trung trở thành con đường tất yếu để „công hữu" chảy sang „tư bản".

Các công cụ: „Công tác cán bộ", „Nâng cao đạo đức", „Phê và tự phê" chỉ là những ước mong giáo điều, duy ý chí.

Giả sử như tài sản công bị biến thành các cơ sở sản xuất tư nhân thì có thể gây ra những hỗn loạn ban đầu, nhưng chúng sẽ giúp hình thành một tầng lớp tư sản mới, tạo công ăn việc làm, của cải cho xã hội. Không may, ngồi ở các vị trí lãnh đạo, có quyền chia chác bòn rút tài sản, đa số là bọn bất tài, cơ hội. Chúng chui vào đó vì biết sẽ có đặc quyền. Tiền bòn rút bị biến thành các sân golf, các lâu đài nữa gotic, nửa hiện đại, những tài khoản kếch sù ở trời Tây…

VN: 'Đốt lò' chống tham nhũng còn mang tính 'lặt vặt'?

Tiếng lành đồn xa, rất nhiều người ít tài, nhưng nhiều tham vọng nhìn thấy ở cái „cần câu cơm" cơ hội đổi đời. Thế là ở tất cả các cấp, từ cấp thôn, xã lên đến trung ương, bọn bất lương nhung nhúc chui vào đảng. Rồi chúng phát hiện ra một điều: Tham nhũng quyền lực là ngon nhất, vì không dính đến hình sự. Chỉ cần tập trung vào „Công tác cán bộ", thâu tóm cho đồng bọn, cho gia đình các vị trí ngon nhất là họ sẽ làm việc đó hộ mình.

Không phải tất cả đảng viên đều xấu, nhưng cái đặc quyền đặc lợi họ được hưởng khiến bọn xấu trong họ rất đông. Khi một kẻ nham hiểm đầy âm mưu ngồi bên một ông hiền lành thì hắn sẽ đè đầu ông, dìm ông chìm nghỉm.

Cứ như vậy, một lớp váng càng ngày càng dày nổi lên ngự trị xã hội. Và cũng cứ như thế, những cái „cần câu" to dần lên. Đến lúc nào đó nó to quá, gây khó chịu, sẽ thành cây củi. Càng lên cao, củi càng to.

Tôi không quan tâm đến chuyện đốt lò, dù nó làm không ít người hả dạ và cũng bị đàm tiếu rất nhiều. Khi đã coi là củi thì người đốt phải hiếu rõ nguyên tắc „Tre già măng mọc". Sẽ không có cái kết.

Điều tôi quan tâm là tham nhũng ở ta đã thành căn bệnh toàn dân.

Ở Đức cũng có tham nhũng. Nhưng tham nhũng chỉ xảy ra ở những dự án đầu tư của nhà nước từ hàng chục triệu euro trở lên. Ở châu Phi tôi từng đến cũng vậy, tham nhũng chỉ xảy ra ở cấp cao nên cuộc sống của dân ít bị ảnh hưởng. Ở Việt Nam nạn tham nhũng xảy ra tràn lan, ở mọi nơi, mọi cấp. Cứ dính đến nhà nước thì từ trường học, bệnh viện, ra phường, lên thôn, xã, đến công an, công chứng, chỗ nào cũng khó. Người dân cùng cực.

Tôi hay dính đến bệnh viện vì có cha mẹ già. Vậy chỉ dám kể về nó. Đây là khâu gây nhiều nhức nhối cho dân, nhất là người nghèo ở xa về. Nhức nhối này được nhân đôi, nhân ba, vì chăm sóc người bệnh là việc của bao người nhà đi theo.

Việt Nam
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,

Giai đoạn VN chống Covid là thời kỳ "làm ăn lớn" cho các nhóm tham nhũng nhân danh "cứu người""- Hình chỉ có tính mimh họa

Theo Ngân hàng Thế giới Việt Nam chi hàng năm 5,25% GDP cho y tế, Thái Lan chi 3,97%, Singapore 4,08%. Việt Nam có 2,6 giường bệnh/1.000 dân, Thái Lan có 2,1 và Singapore 2,5 [xem thêm số liệu World Bank]. Còn nhiều con số khác cho thấy y tế Việt Nam tương đương với mức độ của khu vực. Nếu kể cả số tiền khổng lồ mà người dân phải bỏ ra mỗi khi đến bệnh viện, từ lót tay y tá đến tiền mổ, tiền chụp chiếu v.v thì có lẽ phải 7-8% GDP của dân ta đổ vào ngành y.

Tôi không biết về miền Nam, chỉ biết nền „Y tế ba cấp ở miền Bắc" trước 1975 tuy nghèo nhưng vẫn là một điểm sáng ở Đông Nam Á. Nay thì người Việt có tiền toàn chạy sang Sing hoặc Thailand để chữa. Nếu kể cả số tiền đó, có lẽ người Việt mất đến 9% GDP cho chữa bệnh. Với 40 tỷ USD/năm, một nhà nước mạnh sẽ tạo ra một nền y tế nghiêm chỉnh.

Ở Việt Nam, được chữa bệnh không phải là quyền, mà là được ban ơn. Điều này đi vào tiềm thức của người dân nên họ sợ từ ông bảo vệ bệnh viện đến cô hộ lý bán nước sôi. Còn bác sỹ là thánh sống. Tôi chăm má tôi ở bệnh viện, phải làm tất cả mọi việc mà lẽ ra y tá, điều dưỡng phải làm. Y tá đến bảo đưa bà đi chụp phim, siêu âm. Tôi bế bà lên xe lăn, đẩy đi. Cô y tá cầm giấy tờ đi bên cạnh. Đến đâu cô cũng vào nói chuyện với bác sỹ, rồi kêu tôi vào nhấc bà lên giường siêu âm hay đỡ bà vào máy x-quang. Tôi vui vẻ làm thay cô, vì gì cũng là chăm má mình. Cô không đòi gì cả, nhưng má tôi cứ giục phải lấy tiền biếu cô. Đối với bà, lót tay là đương nhiên. Dù cô y tá không vòi tiền, nhưng việc bắt người nhà bệnh nhân làm công việc của mình chính là tham nhũng về đạo đức.

Lạ ở chỗ, không mấy ai khó chịu về điều đó.

-Lương thấp thì chỉ làm vậy thôi! Có người nói.

Thế mà phải mất nhiều tiền mới được nhận làm điều dưỡng, y tá ở bệnh viện. Nhìn vào cuộc sống của họ cũng vô vàn điều cám cảnh. Rốt cuộc họ cũng là nạn nhân.

Những chuyện ngành y tôi kể chỉ là một ví dụ cho cái thực trạng chấp nhận là nạn nhân để coi đó là cái cớ cho vô trách nhiệm. Ở nơi khác người ta có thể đình công phản đối để đòi lương xứng đáng. Dàn xếp xong lại làm việc tâm huyết. Ở ta đình công thì không được, nhưng lười và vô trách nhiệm thì thoải mái.

Cả xã hội chấp nhận cái thực trạng đó. Kinh tế vẫn tăng trưởng, các nhà đầu tư đang rút khỏi Trung Quốc để chuyển sang Việt Nam. Đúng thế, vì chi phí nhân công và môi trường ở Việt Nam rẻ hơn bên đó, chứ không phải vì họ kém ta. Việt Nam vẫn tiến, nhưng vẫn tụt hậu. Người có tiền vẫn sang Sing, sang Thái chữa bệnh, cho con cái ra nước ngoài học. Hàng Thái vẫn thắng hàng Việt Nam trên thế giới, kể cả nông, hải sản.

Tụt hậu thì ai cũng thấy, nhưng không nói ra nữa. Cả xã hội cứ chậm rãi, ổn định tiến lên nhờ lối sống mà người ta gọi là „dòng chính" (mainstream) này. Ở trên vẫn an tâm tung cái cần câu ra để giữ quyền lực, khi cần biến thì nó thành củi để chứng tỏ sự nghiêm minh. Người ở dưới thì vẫn chạy theo cái cần câu, bụng đinh ninh rằng ta đã tiến xa thời buổi bo-bo trộn bột mỳ Liên Xô.

Trước mắt tôi, cái mainstream đang lừ đừ chảy.

Nhưng tôi cũng nhận ra một thiểu số khác luôn tìm cách lội ngược giòng. Tuy lác đác, phải nhìn kỹ mới thấy, nhưng chúng làm cho bức tranh bớt đơn điệu.

Bài đã đăng trên Facebook cá nhân, thể hiện quan điểm riêng của tác giả hiện sống tại Cologne, Đức.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Thu Feb 23, 2023 4:26 pm

Nghiên cứu quốc tế

Thỏa thuận Việt Nam – Indonesia: Một hướng giải quyết tranh chấp Biển Đông?

Tác giả: Thanh Phương p/v Hoàng Việt

Sau 12 năm đàm phán, ngày 23/12/2022, Indonesia và Việt Nam đã giải quyết được tranh chấp trên biển, cụ thể là đã kết thúc đàm phán về việc phân định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) chồng lấn giữa hai nước tại khu vực quần đảo Natuna ở Biển Đông. Thỏa thuận giữa Hà Nội và Jakarta sẽ chấm dứt những căng thẳng lâu nay giữa hai nước, nhưng chắc là sẽ khiến Trung Quốc giận dữ, vì Bắc Kinh vẫn tuyên bố chủ quyền đối với một phần khu vực mà Indonesia và Việt Nam tranh chấp.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã công bố thỏa thuận này trong chuyến thăm cấp nhà nước 3 ngày của ông Phúc tại Indonesia tháng 12 năm ngoái.

Căng thẳng do đánh bắt cá

Trong những năm gần đây, Việt Nam và Indonesia thường xuyên gặp căng thẳng tại vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn lên nhau. Lực lượng tuần duyên Indonesia đã tịch thu và phá hủy hàng chục tàu thuyền Việt Nam trong vùng biển tranh chấp, đặc biệt là xung quanh quần đảo Natuna. Năm 2017, một tàu Cảnh sát biển Việt Nam bị cáo buộc đã ngăn chặn một nỗ lực của Indonesia nhằm hộ tống các tàu Việt Nam ra khỏi khu vực tranh chấp. Trong vụ này, một sĩ quan Indonesia bị lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam bắt giữ.

Tháng 4/2019, một tàu Indonesia va chạm với 2 tàu Kiểm ngư Việt Nam. Năm 2019, Indonesia đã phá hủy 38 tàu treo cờ Việt Nam bị cáo buộc đánh bắt trái phép. Đến tháng 3 năm 2021, Cảnh sát biển Indonesia lại bắt giữ hai tàu đánh cá Việt Nam. Ngoài nguồn thủy sản dồi dào, khu vực tranh chấp ranh giới giữa hai nước cũng được coi là giàu tài nguyên thiên nhiên.

Thỏa thuận nói trên như vậy là sẽ góp phần chấm dứt nhiều năm đụng độ giữa hai nước trong khu vực tranh chấp, đặc biệt là về nạn đánh bắt cá trái phép. Trả lời RFI Việt ngữ ngày 05/01/2023, nhà nghiên cứu Hoàng Việt, thuộc Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, nhận định:

“ Sau khi hiệp định có hiệu lực thì tình trạng này bắt đầu mới giảm bớt được. Trong thời gian qua, một số ngư dân Việt Nam bị phía Indonesia bắt vì bị cho là vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia, nhưng các ngư dân Việt Nam khẳng định là họ đánh bắt trong vùng biển của Việt Nam, chứ không phải của Indonesia. Nhưng điều này rất khó nói và khó tranh luận. Một trong những yếu tố dẫn đến việc Việt Nam vi phạm thẻ vàng về IUU Fishing ( đánh bắt cá bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định ), đó là có những khu vực mà rất nhiều tàu cá của Việt Nam  bị cáo buộc xâm phạm vùng biển của những quốc gia khác, trong đó có Indonesia. 

Sau khi hiệp định chính thức có hiệu lực thì chuyện tranh cãi về việc ngư dân Việt Nam xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Indonesia sẽ rõ ràng hơn, vì chắc chắn là khi phân định thì sẽ phân định rõ nơi nào thuộc đặc quyền kinh tế của Indonesia, nơi nào là của Việt Nam, nơi nào là vùng đánh cá chung của cả hai bên.”

Gợi ý cho những tranh chấp khác?

Trước mắt, các nhà phân tích tin rằng thỏa thuận giữa Indonesia với Việt Nam sẽ mở đường cho nhiều nước láng giềng của Trung Quốc giải quyết các yêu sách chủ quyền chồng lấn lên nhau ở Biển Đông. Ví dụ, Việt Nam cũng có tranh chấp tương tự với cả Philippines và Malaysia. Nhà nghiên cứu Hoàng Việt giải thích:

“Nó sẽ là gợi ý tốt cho Việt Nam và các các quốc gia Đông Nam Á có tranh chấp tương tự trên khu vực Biển Đông, bởi vì cơ sở của nó là luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, có các án lệ quốc tế liên quan đến phân định biển… Thực tiễn quốc tế mới là cơ sở để các quốc gia giải quyết vấn đề này. 

Việt Nam cũng có những vùng chồng lấn tương tự với vùng biển của Philippines và Malaysia, tuy nhiên, tình huống cụ thể với mỗi bên có rất nhiều điểm khác biệt. Trong quần đảo Trường Sa, có một số thực thể mà cả Việt Nam, Malaysia đều khẳng định chủ quyền. Những thực thể đó có những vùng biển xung quanh mà cả ba quốc gia đều cho là của mình. Giải quyết vấn đề này sẽ rất khó khăn, nhưng rõ ràng việc Việt Nam và Indonesia kết thúc được hiệp định này cho thấy, thứ nhất là các quốc gia ASEAN trong khu vực Biển Đông có những tranh chấp về chồng lấn như vậy hoàn toàn có thể giải quyết được tranh chấp này trong hòa bình và dưới ánh sáng của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Năm nay cũng là năm kỷ niệm 40 năm Công ước này được ký kết.

Tranh chấp Biển Đông là tranh chấp đầy phức tạp. Nếu các quốc gia ASEAN có tranh chấp Biển Đông mà giải quyết được những vấn đề khúc mắc của riêng mình, thì đó cũng là một điều tốt để cho  vấn đề Biển Đông có thể được giải quyết tốt hơn. Nếu tất cả các quốc gia có tranh chấp chồng lấn như vậy mà giải quyết ổn thỏa được các vấn đề đó, thì chỉ còn lại vấn đề quan trọng nhất là đối với Trung Quốc. Điều đó cũng sẽ tạo một sức ép không nhỏ đối với Trung Quốc.” 

Trong một bài viết trên trang Forbes ngày 27/12/2022, giáo sư Jill Goldenziel, Đại học Quốc Phòng Hoa Kỳ, cũng lưu ý rằng Việt Nam và Indonesia đã quyết định giải quyết tranh chấp ranh giới của họ dựa trên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), qua đó bác bỏ yêu sách của Trung Quốc về “quyền lịch sử” đối với vùng Biển Đông. Do đó, thỏa thuận này là một bước quan trọng hướng tới một mặt trận thống nhất giữa các nước láng giềng của Trung Quốc trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Việc lựa chọn UNCLOS làm cơ sở giải quyết tranh chấp ranh giới cũng ngầm thể hiện sự ủng hộ đối với phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực năm 2016 về vụ kiện của Philippines, bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Phản ứng của Trung Quốc ?

Giáo sư Goldenziel cũng nhấn mạnh là các chi tiết của thỏa thuận giữa Hà Nội và Jakarta vẫn chưa được công khai, bởi vì nếu làm như vậy, Trung Quốc có thể sẽ đáp trả bằng các biện pháp ngoại giao, hoặc thậm chí quân sự mạnh mẽ. Cho tới nay, bất cứ khi nào một quốc gia láng giềng chính thức bày tỏ sự ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực về Biển Đông, Trung Quốc đều phản đối mạnh mẽ. Thỏa thuận Indonesia-Việt Nam được thông qua vào thời điểm Trung Quốc ngày càng hung hăng, khẳng định các yêu sách chủ quyền của họ ở Biển Đông. Tại khu vực ranh giới giữa Indonesia và Việt Nam,Trung Quốc có thể triển khai lực lượng dân quân biển có vũ trang, đội lốt tàu cá, để xác quyết chủ quyền đối với khu vực.

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Hoàng Việt nêu lên hai lý do khác:

“Trường hợp thứ nhất, thông thường, nếu một hiệp định đã được hoàn tất, thì theo trình tự, còn một bước nữa là Quốc Hội mỗi bên thông qua, thì nó mới chính thức có hiệu lực. Hiện nay vẫn chưa có lịch trình của cả hai bên, đặc biệt là bên phía Việt Nam, để thông qua văn bản này. Như thế là phải mất thêm một thời gian nữa. Trong thời gian đó hai bên sẽ đều giữ kín thông tin.

Khả năng thứ hai là hai bên đã kết thúc đàm phán, tức là đã đồng ý với nhau một số nguyên tắc cơ bản, nhưng còn những vấn đề cụ thể của hiệp định thì vẫn chưa hoàn tất. Thậm chí là có những vấn đề kèm theo hiệp định đó, ví dụ như những phụ lục hay những hiệp định kèm theo thì vẫn chưa xong. Cho nên,  đó chỉ mới là bước đầu, chưa thật sự hoàn tất, chính vì vậy hai bên vẫn chưa đưa ra thông tin cụ thể trong lúc này.”

Giáo sư Goldenziel, tác giả bài viết trên trang Forbes ngày 27/12/2022, cho rằng thỏa thuận Indonesia-Việt Nam có thể  là khuôn mẫu cho các nỗ lực phối hợp nhằm chống lại sự bành trướng trên biển của Trung Quốc, và là một bước tiến tới một mặt trận Đông Nam Á thống nhất chống lại các yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông. Nhà nghiên cứu Hoàng Việt cũng có cùng nhận định:

“ Có ý kiến cho rằng Trung Quốc cũng không hài lòng về chuyện này, bởi vì cái quan trọng nhất là Trung Quốc vẫn muốn đàm phán với ASEAN về vấn đề Biển Đông, đặc biệt là về COC ( Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông ). Nhiều người cho rằng Trung Quốc vẫn muốn ngăn cản và chia rẽ các nước ASEAN. Chính vì vậy mà Trung Quốc sẽ tìm cách can thiệp vào hiệp định này. Cũng có người cho rằng, hiệp định dù có được ký kết thì cũng phải được Quốc Hội phê chuẩn. Đối với Quốc Hội Việt Nam thì chắc là không khó khăn lắm trong việc thông qua, khi mà chính phủ đã quyết định. Nhưng đối với Indonesia lại là chuyện khác. Ngay cả tại Indonesia cũng có những nhóm thân Trung Quốc hoặc không thân Trung Quốc, vì thế Trung Quốc cũng có thể tác động bằng cách này hay cách khác. Chỉ sau khi Quốc Hội Indonesia phê chuẩn thì lúc đó mới là chắc chắn. Khả năng là có thể xảy ra, bởi vì Trung Quốc sẽ tìm cách vận động khiến cho Quốc Hội có những tiếng nói khác biệt, dẫn tới việc phê chuẩn bị chậm trễ, hoặc kéo dài hoặc là chưa biết có được thông qua hay không.”

Sự hỗ trợ của Mỹ

Trong bài viết nói trên, giáo sư Goldenziel còn cho rằng thỏa thuận về biên giới trên biển giữa Việt Nam và Indonesia có thể góp phần giúp Hoa Kỳ chống lại Trung Quốc trong khu vực. Theo giáo sư Goldenziel, Hoa Kỳ nên làm việc với Indonesia và Việt Nam để tăng cường thỏa thuận, nhằm hỗ trợ chiến lược quốc gia của Hoa Kỳ trong việc chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không theo quy định và không báo cáo (IUU Fishing), đồng thời khẳng định luật pháp ở Biển Đông.

Tác giả bài viết khẳng định: “Hoa Kỳ sẵn sàng hành động để hỗ trợ Indonesia và Việt Nam giúp cho  thỏa thuận thành công. Việt Nam là quốc gia ưu tiên trong Đạo luật An Toàn Hàng hải của Hoa Kỳ, một phần trong Chiến lược Quốc gia của Hoa Kỳ về Chống Khai thác IUU. Điều này có nghĩa là Việt Nam đã bày tỏ sẵn sàng hành động chặt chẽ với Hoa Kỳ để chống đánh bắt cá bất hợp pháp.

Hoa Kỳ nên làm việc với Việt Nam và Indonesia để củng cố thỏa thuận của họ bằng cách cung cấp đào tạo và hỗ trợ cho lực lượng bảo vệ bờ biển của cả hai quốc gia để chống lại việc đánh bắt IUU và khẳng định các quyền hàng hải chống lại Trung Quốc.

Hoa Kỳ cũng có thể giúp tiến hành các chiến dịch thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức về ranh giới biển mới và các quyền hợp pháp của cả hai quốc gia đối với khu vực. Ngoài ra, Hoa Kỳ có thể hỗ trợ cả hai quốc gia lập hồ sơ và công khai các vi phạm đánh bắt IUU của Trung Quốc trong khu vực biên giới và thực hiện hành động pháp lý bất cứ khi nào thích hợp.”

Nguồn: RFI Vietnamese

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Sat Feb 25, 2023 3:07 am

Hà Nội: Đàn ông giàu chi hàng trăm triệu đồng mỗi lần cho dịch vụ mai mối

An Vui
24 tháng 2, 2023

Saigon Nhỏ

Buổi xem mắt hồi tháng 6/2019 của một doanh nhân học thạc sĩ ở Đức (hiện điều hành kinh doanh riêng) khi trở về Việt Nam, thông qua dịch vụ hẹn hò của công ty chị Ánh (Ảnh: Rudicaf)

Dân Trí ngày 24 Tháng Hai có bài viết kể về dịch vụ mai mối dành cho nhà giàu ở Hà Nội.

Đất kinh kỳ Thăng Long ngày xưa và Hà Nội ngày nay luôn có nhiều nhà giàu sẵn sàng vung tiền cho những dịch vụ lạ đời, chẳng hạn như xu hướng trong dịp Tết nguyên đán mấy năm gần đây là đua nhau tìm cây hoa có nguồn gốc từ núi cao rừng thẳm với giá vài triệu đồng/cành để chưng trong nhà khoe với thiên hạ, như đào chuông Yên Tử, đỗ quyên rừng, hoa tiêu Tây Bắc… bất chấp việc khai thác cây rừng trái phép sẽ làm rừng núi trụi lủi trong tương lai.

Dịch vụ sắp xếp quần áo cho nhà giàu hiện cũng chỉ mới xuất hiện ở Hà Nội, và giờ đến dịch vụ mai mối, Hà Nội đang học theo cách làm của nhà giàu Singapore, Nam Hàn và Ấn Độ.

Theo Dân Trí, dịch vụ mai mối cho nhà giàu ở Hà Nội có giá đắt nhất 120 triệu đồng ($5,043) và có những ông phải bỏ mấy lần 120 triệu đồng như vậy mới tìm được bà vợ ưng ý, đúng chuẩn “phu nhân”.

Bà Vũ Nguyệt Ánh, Giám đốc một công ty mai mối ở Hà Nội đã có thâm niên 6 năm hoạt động, kể với Dân Trí, công ty bà có nhiều gói dịch vụ với nhiều mức phí từ vài chục triệu đến hơn trăm  triệu, khách hàng được quyền chọn một – 9 đối tượng hẹn hò. Nếu bỏ ra 120 triệu đồng mua gói “cam kết thành công”, khách được giới thiệu không giới hạn số lượng ứng viên trong vòng hai năm.

Ngoài việc trả tiền, khách hàng còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn của công ty như sống ở Hà Nội, phải có giấy xác nhận tình trạng độc thân, ngoại hình ổn, công việc ổn định và khả năng chi trả ở mức cao.

38% khách hàng của bà là người giàu. Đàn ông đi xe sang, sở hữu nhiều bất động sản ở khắp nơi, tên tuổi “phủ sóng” tìm kiếm trên Google. Còn các cô gái nhà giàu tìm chồng thì thường là tiểu thư, không biết cách cư xử, vì luôn có cha mẹ giàu bao bọc.

Chi phí mai mối kiểu VIP giá 120 triệu đồng ($5,043) – Ảnh: Rudicaf

Điều kiện tìm kiếm “phu nhân” của một ông nhà giàu đưa ra cho bà Ánh cũng khiến bà chóng mặt: Đó là người phải đẹp kiểu sang chứ không “xôi thịt”, giỏi nữ công gia chánh, cư xử khéo léo, hướng về gia đình, biết quan tâm chăm sóc nhưng đồng thời cũng phải “thú vị và không nhàm chán”, thông minh và đủ chiều sâu để nói chuyện… Bà đề nghị nên gặp những cô gái cuối 8X hay đầu 9X để có độ chín chắn nhưng họ lại đòi trẻ hơn, từ giữa 9X đến trở về sau, lúc gặp mặt lại “chê” nhàm, nói chuyện nhạt.

Trong 6 năm làm mai, bà Ánh từng gặp những ông “đòi” dùng “gia tài” sổ đỏ thay thế cho đống giấy tờ phức tạp khi đăng ký như căn cước công dân, giấy xác nhận độc thân, công việc, học vấn…. Thậm chí, có người đưa ra những tiêu chuẩn như khuôn mặt bạn gái không được góc cạnh quá cũng không được tròn quá, cằm phải thon gọn tự nhiên…

Có những bà là giám đốc doanh nghiệp thành công trong sự nghiệp, mong muốn chọn chồng cũng giàu và giỏi giang ngang với mình, nhưng mấy ông thành đạt lại có xu hướng tìm gái trẻ và không cần vợ làm ra tiền. Thế nên nhiệm vụ làm bà mai của công ty không phải dễ ăn. Bà Ánh thú nhận có nhiều khách hàng, bà phải “lọc” tìm rất nhiều lần mới có ứng viên phù hợp với họ.

Rồi cũng có cả “công chúa” theo mẹ đến công ty của bà, từng du học trường Top ở châu Âu, có nhà riêng cha mẹ cho, ngay cả việc nấu ăn dọn dẹp cũng không đụng đến mà nhờ mẹ thuê người giúp, ngoài đi làm thì chẳng có thú vui nào, nói năng cộc lốc… Công ty của bà Ánh nhận tìm giúp “hoàng tử” nhưng ra điều kiện cô gái phải trải qua một khóa học các kỹ năng về ứng xử, giao tiếp… nhưng cô gái bỏ ngoài tai. Khi được công ty giới thiệu ba chàng trai thì anh nào cũng bị “công chúa” chê phủ đầu, đến mức công ty phải xếp “công chúa” này vào “danh sách đen”, từ chối mai mối tiếp.

Sau 6 năm hoạt động, dịch vụ của Nguyệt Ánh đã giúp được hơn chục đôi kết hôn và hàng chục cặp yêu nhau… và với bà Ánh, thế cũng là thành công, vì người giàu ở Hà Nội thu nhập khủng, học vấn cao nhưng kén chọn lắm (!)

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Sat Feb 25, 2023 3:36 am

BBC News, Tiếng Việt

Đổi tên đường ở TP HCM: Hậu quả từ 'áp đặt nhãn quan lịch sử một chiều'?

Chụp lại hình ảnh,

Đường Lê Thánh Tôn nằm trong danh sách đề xuất cần đổi tên ở TP HCM

24 tháng 2 2023

Việc hàng loạt con đường bị cho là đặt sai tên, trùng lặp trên địa bàn TP HCM hiện nay một lần nữa khiến một số chuyên gia đưa ý kiến tranh luận và người dân thành phố không khỏi băn khoăn.

Câu chuyện đổi tên đường không đơn giản chỉ là thay tấm biển ghi tên mới, mà còn ảnh hưởng tới đời sống cư dân và hơn hết là truyền lại giá trị lịch sử, nét đẹp văn hoá dân tộc cho thế hệ sau.

BBC News Tiếng Việt đã tham khảo ý kiến của các nhà nghiên cứu và chuyên gia sử học về vấn đề này.

Từ cách đặt tên đường ở Sài Gòn trước năm 1975

Thời Pháp thuộc, hầu hết các tên đường ở Sài Gòn đều mang tên của những sĩ quan người Pháp.

Sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam năm 1955, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa thành lập Ủy ban đổi tên đường đô thành và thay tên các con đường này sang tiếng Việt.

Trao đổi với BBC, nhà sử học Đinh Kim Phúc nhận định: “Tên đường phố ở Sài Gòn trước năm 1975 được đặt hết sức logic, khoa học và có giá trị giáo dục lịch sử, văn hoá và nhân văn”.

Từ cửa ngõ vào tới trung tâm Sài Gòn, tên đường phố được quy hoạch theo cụm, theo khu vực, thể hiện chiều dài văn minh lịch sử của nước Việt 4000 năm văn hiến.

Cửa ngõ Bến xe Miền Tây có các đường Hồng Bàng, Hùng Vương, An Dương Vương, Bà Triệu... rồi đến Lý Nam Đế, Lý Thường Kiệt, Triệu Quang Phục... tiếp đến là Mai Hắc Đế, Phùng Hưng, Ngô Quyền, Lý Chiêu Hoàng...

Càng tiến về trung tâm, các tên đường được đặt theo các nhân vật gần hơn với mốc thời gian hiện đại.

Khu vực Bến Thành, quận 1 là tên của những chí sĩ chống Pháp của Việt Nam Quốc dân Đảng như Nguyễn Thái Học, Cô Giang, Cô Bắc, Phó Đức Chính, Ký Con, Nguyễn Khắc Nhu...

Trong khi đó, khu vực quận 3 có một cụm tên võ tướng triều Tây Sơn như Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu, Ngô Thời Nhiệm… và các nhà văn hoá, thi sĩ nổi tiếng như Lê Quý Đôn, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan…

Bờ sông Sài Gòn thì được chia ra ba đoạn, đặt cho các tên Bến Bạch Đằng, Bến Chương Dương, và Bến Hàm Tử để ghi nhớ những chiến công lịch sử thời nhà Trần vào thế kỷ 13.

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Đến cách đặt tên đường ở TP HCM sau năm 1975

Sau sự kiện 30/4/1975, hàng loạt tên đường cũ từ thời Việt Nam Cộng Hoà đã bị bỏ và đổi thành tên khác.

Những cái tên nhân vật như như Gia Long, Minh Mạng… hay lý tưởng cao đẹp Tự Do, Công Lý… chỉ còn trong ký ức của người dân.

Chủ nghĩa nào đã làm Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ năm 1975?'

Bi hài kịch trong xã hội Việt Nam thời hậu cộng sản'

Nhà thơ, dịch giả, nhà nghiên cứu Hoàng Hưng đánh giá rằng việc đổi lại tên đường ở TP HCM sau năm 1975 là không khoa học, xuất phát từ ý tưởng chính trị nhiều hơn.

“Theo tôi nhớ là khi đó có một Hội đồng đặt tên đường bao gồm tất cả đại diện của các cơ quan đoàn thể, bao gồm Hội Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh... Mỗi một cơ quan đoàn thể đó có được vài suất tên, nên họ lấy những tên nhân vật từ đoàn hội đó mà không quen thuộc với toàn thể quần chúng nhân dân. Rất lộn xộn và buồn cười”.

Theo ông Hưng đó là lý do khiến những nhân vật lịch sử, danh nhân văn hoá bị mất tên, thay bằng những người mà không ai biết là ai cả, không ai hiểu những người đó có công tích gì, hoặc chỉ có những công tích rất ngắn hạn trong giai đoạn mấy năm.

“Riêng việc lấy những nhân vật có thành tích nhất thời trong một giai đoạn chiến tranh thay những nhân vật lịch sử thì tôi không tán thành. Có những nhân vật như anh du kích đánh vài chiếc xe tăng hay những cán bộ đoàn thanh niên hi sinh trong chiến tranh, tất nhiên là cũng nên công nhận sự hi sinh đẹp đẽ của họ, nhưng nên cân nhắc người nào có đóng góp lớn, ảnh hưởng tới lịch sử... Điều đó rất khập khiễng khi so sánh với công tích lịch sử dài hơi của những nhân vật kia”, ông Hưng nói.

Đồng quan điểm, nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc cho rằng do sự nhận thức ấu trĩ về vấn đề bên thắng cuộc - bên thua cuộc, dẫn đến việc xoá sạch các nhân vật lịch sử, danh nhân văn hoá đã nằm sâu trong tâm khảm của người dân vùng miền, thay bằng những cái tên xa lạ và không gắn được với đời sống văn hoá của cư dân.

NGUỒN HÌNH ẢNH,HOÀNG HƯNG

Chụp lại hình ảnh,

Nhà thơ, dịch giả, nhà nghiên cứu Hoàng Hưng

Tiêu chí nào chọn tên cho đường phố?

Một ví dụ đều được nhà sử học Đinh Kim Phúc và nhà nghiên cứu Hoàng Hưng đưa ra là tên đường theo các triều vua Nguyễn như Gia Long, Minh Mạng đều bị bỏ đi sau năm 1975.

“Những nhân vật này bị thành kiến, nhưng thực tế là nhiều vị vua, chúa nhà Nguyễn đã có công trạng mở đất, xây dựng đất nước trong một giai đoạn dài, có nhiều công tích nên cần giữ lại tên của họ”, ông Hưng nói với BBC.

Còn theo ông Phúc, để xét ai có công ai có tội thì phải đặt họ vào hoàn cảnh mà họ sống thời bấy giờ, cống hiến của họ đối với lịch sử dân tộc khi họ còn sinh thời, chứ đừng đem quan điểm hiện nay của thế kỷ 21 đòi hỏi nhân vật đó phục vụ gì cho chúng ta.

“Không có chúa Nguyễn thì đất nước Việt Nam hiện nay có hình chữ S hay không, có bờ cõi như hiện nay hay không. Chúng ta phải đặt vào tổng thể của sự phát triển của dân tộc chứ đừng vì sự yêu ghét, lập trường hay thoả mãn khẩu vị của một ai đó mà làm sai lệch tên đường phố như ngày hôm nay.”

Theo quan điểm của ông Phúc, cần xét đến việc Gia Long có công gì đối với đất nước khi mà trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay. “Chúng ta vẫn ca ngợi Gia Long đã đặt viên ngọc tức là Hoàng Sa lên vương miện của người, là xác lập chủ quyền lãnh thổ. Nhưng mặt khác chúng ta mạt sát Gia Long là bán nước thì cuộc đấu tranh giành chủ quyền lãnh thổ như thế nào?”

NGUỒN HÌNH ẢNH,ĐINH KIM PHÚC

Chụp lại hình ảnh,

Tiến sĩ lịch sử Đinh Kim Phúc

Nhà sử học nêu thêm một ví dụ về Phan Thanh Giản, suy cho cùng thì vị danh sĩ triều Nguyễn này có công hay có tội?

Ông cho rằng: “Việc ông ta cầm chén thuốc độc tự sát thì bản thân ông đã thấy mình có công hay có tội đối với đất nước. Nhưng cả cuộc đời của cụ Phan và những suy tư của cụ đến cuối đời trước tình hình đất nước có đáng trân trọng hay không, và di sản cụ Phan để lại có đáng học tập hay không? Đó là vấn đề đáng bàn chứ không phải vì cụ mở thành, giao thành cho Pháp mà chúng ta mãi mãi lên án cụ Phan.”

Xét về các danh nhân văn hoá, các chuyên gia cho rằng cái cần xem không phải là người đó đóng góp được gì cho cuộc đấu tranh giai cấp, mà phải xem sự nghiệp văn chương, âm nhạc của người đó có sánh tầm với sự nghiệp âm nhạc của dân tộc, hoặc thế giới hay không.

Không thể vì một người có vài bài thơ được dạy trong trường phổ thông, vài bài nhạc được một cộng đồng dân cư nào đó yêu thích rồi được đặt tên đường.

Ông Phúc chia sẻ rằng bản thân ông rất thích nhạc Trịnh Công Sơn, nhưng ông không đồng ý đem tên Trịnh Công Sơn để đặt tên đường. Vì so sánh như thế là khập khiễng so với bao nhiêu nhà văn hoá như Phạm Duy, hay Tố Hữu… những người có sức ảnh hưởng lớn trong đời sống văn nghệ Việt Nam.

Nhà thơ Hoàng Hưng đồng ý và cho rằng dấu ấn và tầm ảnh hưởng của nhạc sĩ Phạm Duy đối với quần chúng, xã hội là không phải bàn cãi, nhưng vì bị định kiến chống cách mạng, tư tưởng chính trị chi phối nên không có tên đường của nhân vật này.

Có áp nhãn quan lịch sử một chiều vào tên đường phố?

Nhà sử học Đinh Kim Phúc cũng cho rằng vấn đề đặt tên đường không phải chỉ ở riêng TP HCM mà có thể nói đây là vấn nạn của các tỉnh thành trên cả nước.

“Mặc dù chính phủ đã có chỉ thị, quy định về vấn đề đặt tên đường, rồi có Hội đồng đặt tên đường trực thuộc Hội đồng Nhân dân ở các địa phương, nhưng việc đặt tên đường vẫn hết sức bất cập”, nhà sử học nêu ý kiến.

Ông đặt câu hỏi: “Ở đâu cũng có Hội đồng đặt tên đường, nhưng những người có chuyên môn chuyên về lịch sử văn hoá dân tộc hay lịch sử văn minh thế giới có hiểu hết được người, địa danh mà mình sẽ biểu quyết đặt tên đường hay không. Hay họ chỉ có quyền phát biểu rồi một người nào đó không có kiến thức về văn hoá lịch sử được quyền đặt ai bỏ ai, thành ra mới trở thành vấn nạn như hiện nay?”

Theo chuyên gia này, các Hội đồng đặt tên đường được lập ra phải bao gồm tất cả các nhà khoa học có chuyên môn, có nghiên cứu và có đề án thuyết minh cho từng tên đường phố, chứ không phải vào nghe dăm ba tiếng đồng hồ rồi giơ tay biểu quyết theo một khẩu vị của ai đó.

Ngoài ra, ông Phúc cũng chỉ ra vấn đề người ta viện cớ không đủ quỹ tên đường để lấy tên cán bộ cao cấp hoặc nguyên thủ quốc gia qua đời vì tuổi già đặt cho tên đường bất chấp người đó có phải là nhân vật lịch sử hay danh nhân văn hoá hay không.

“Tôi cho rằng đó là nguỵ biện. Theo tôi cống hiến của một người chiến sĩ cách mạng không ai qua được một người liệt sĩ. Trong số hơn 40.000 tên liệt sĩ ở Củ Chi tha hồ để chọn vào quỹ tên đường, đừng đem cha mẹ mình ra để mà đặt tên”, ông Phúc bức xúc.

“Đừng bao giờ có quan điểm nay tôi đặt tên đường cho anh để mai đây anh đặt tên đường cho tôi. Đừng tham nhũng trong vấn đề đặt tên đường phố như đã xảy ra trong thời gian vừa qua. Cũng đừng vì quan điểm của bên thắng trận mà chúng ta tạo ra hiềm khích cho một dân tộc, tạo ra sự nghi kỵ. Khi đó giá trị giáo dục lịch sử, giáo dục văn hoá bằng không, thậm chí còn gây nguy hại, kéo dài sự chia rẽ của dân tộc này sau gần 50 năm chấm dứt chiến tranh”, là kết luận của nhà sử học.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Sat Feb 25, 2023 10:45 am

BBC News, Tiếng Việt

Ý kiến: Việt Nam tiếp tục bỏ phiếu trắng tại LHQ để tránh 'phật lòng cường quốc'

Tác giả,Bùi ThưVai trò,BBC News Tiếng Việt

26.02.2023

Chuyên gia nhận định rằng, các lá phiếu của Việt Nam tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về vấn đề Ukraine-Nga cho thấy nước này rất thận trọng và tránh “phật lòng” các cường quốc, bao gồm Nga.

Việt Nam cùng với Trung Quốc, Ấn Độ một lần nữa bỏ phiếu trắng trong nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lên án Nga xâm lược Ukraine và kêu gọi chấm dứt cuộc xung đột Nga - Ukraine trong bối cảnh tròn một năm chiến sự.

Nghị quyết của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc được sự ủng hộ của 141 quốc gia. Có 32 nước bỏ phiếu trắng (abstain) và bảy nước, bao gồm cả Nga, bỏ phiếu chống.

Đáng chú ý, 9/11 quốc gia Đông Nam Á đã bỏ phiếu ủng hộ Nghị quyết mới nhất này lên án việc Nga xâm lược Ukraine và kêu gọi Nga này rút quân nói trên. Việt Nam và Lào trở thành hai quốc gia duy nhất trong khối ASEAN bỏ phiếu trắng.

NGUỒN HÌNH ẢNH,CHỤP MÀN HÌNH

Việt Nam và Lào trở thành hai quốc gia duy nhất trong khối ASEAN bỏ phiếu trắng cho cuộc biểu quyết mới nhất của Đại hội đồng LHQ

Việt Nam tiếp tục "nước đôi"

Tiến sĩ Huỳnh Tâm Sáng, nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế từ Taiwan NextGen Foundation và Pacific Forum nhận xét với BBC News Tiếng Việt rằng, các lá phiếu của Việt Nam cho thấy quốc gia này vẫn rất thận trọng trong phản ứng đối với cuộc chiến Ukraine, duy trì chính sách phòng bị nước đôi trong quan hệ quốc tế, và quan trọng là tránh làm “tổn thương” hay “phật lòng” các cường quốc, bao gồm Nga.

"Nga có vị thế quan trọng trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam: là đối tác chiến lược toàn diện (giữ vị thế hàng đầu trong thang đo thứ bậc về đối tác của Việt Nam, cùng với Trung Quốc, Ấn Độ, và Hàn Quốc).

"Nga có mối quan hệ truyền thống và gắn bó trong lịch sử qua sự ủng hộ và hỗ trợ Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, kiên trì hợp tác dầu khí với Việt Nam ở Biển Đông bất chấp áp lực từ Trung Quốc.

"Tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc diễn ra vào tháng 12/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh Việt Nam phải “biết thời, biết thế”, đồng thời chú ý tôn trọng và giữ thể diện cho các cường quốc. Từ ứng xử của Việt Nam đối với cuộc chiến tranh Ukraine, cho đến nay, có thể khẳng định Hà Nội đặc biệt coi trọng yếu tố truyền thống và hữu nghị trong quan hệ với Nga," tiến sĩ nhận định.

Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào 24/02/2022, Hà Nội đã kiên trì với đường lối đối ngoại mà Thủ tướng Phạm Minh Chính từng nhấn mạnh là "không chọn bên mà chọn công lý và lẽ phải".

Tuy nhiên, việc Hà Nội vẫn kiên định với lá phiếu trắng dấy lên nhiều ý kiến trái chiều về lập trường "chọn chính nghĩa của Việt Nam".

Theo tiến sĩ Huỳnh Tâm Sáng, chính nghĩa, theo lối nói của Việt Nam, là ủng hộ hoà bình, an ninh, đề cao hợp tác và không ủng hộ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, cũng không gây chiến với các quốc gia khác.

"Chính sách Quốc phòng “bốn không” của Việt Nam, ban hành năm 2019, đã khẳng định tính chất hoà bình và tự vệ. Tuy nhiên, các lá phiếu của Việt Nam, dù không sai về khía cạnh luật pháp quốc tế, có thể gây quan ngại rằng Việt Nam đang xem trọng lợi ích thực dụng hơn là đề cao các tiêu chuẩn quốc tế.

"Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế ấn tượng, hội nhập kinh tế mạnh mẽ, mạng lưới đối tác được mở rộng, và việc được các quốc gia trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đánh giá cao, có thể củng cố sự tự tin của Hà Nội. Tình thế lưỡng nan về cân bằng giữa lợi ích và nguyên tắc. Có lẽ, vẫn tiếp tục tồn tại, nhưng không đủ sức thay đổi phương cách ứng xử của Việt Nam trong vấn đề Ukraine," ông Sáng nêu quan sát.

Việt Nam và Trung Quốc "chung chí hướng"?

Với diễn biến mới nhất, nhiều người chỉ ra cả năm lần bỏ phiếu tại Đại hội đồng LHQ, Việt Nam đều tình cờ biểu quyết "đồng điệu" với Trung Quốc.

Cụ thể, lần đầu tiên, ngày 1/3/2022, khi bỏ phiếu nghị quyết lên án cuộc xâm lược của Nga đối với Ukraine trong phiên họp đặc biệt khẩn cấp lần thứ 11 của Đại hội đồng LHQ, Việt Nam bỏ phiếu trắng.

Lần thứ hai, ngày 24/3, Đại hội đồng LHQ ra nghị quyết yêu cầu bảo vệ dân thường, Việt Nam cũng bỏ phiếu trắng.

Lần thứ ba, ngày 7/4/2022, đề nghị trục xuất Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Việt Nam bỏ phiếu chống.

Lần thứ tư, ngày 12/10 rạng sáng 13/10 theo giờ Việt Nam, Việt Nam tiếp tục bỏ phiếu trắng đối với Nghị quyết kêu gọi các quốc gia trên thế giới chống Nga sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraine.

Lần mới nhất này, Việt Nam tiếp tục bỏ phiếu trắng như Trung Quốc đối với nghị quyết kêu gọi Nga rút quân khỏi Ukraine.

Tuy nhiên, dưới quan sát của nhà nghiên cứu Huỳnh Tâm Sáng, ông cho rằng có sự khác biệt căn bản về cách tiếp cận của Trung Quốc và Việt Nam đối với cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine.

"Trung Quốc đang là đối tác quan trọng hàng đầu của Nga, và quan hệ hai nước đang phát triển cả về kinh tế và an ninh. Với những khác biệt về lợi ích và ý thức hệ, Nga và Trung Quốc đang nỗ lực chung tay thiết lập một mặt trận chung chống lại Mỹ và đồng minh.

"Dù Trung Quốc khẳng định mong là bên hoà giải và khuyến khích đối thoại giữa Nga và Ukraine nhưng về cơ bản, Bắc Kinh đang tính toàn những lợi ích tốt nhất cho mình trong khi tránh can thiệp vào cuộc chiến," ông Sáng phân tích.

Đồng thời, ông cũng chỉ ra sự khác biệt, tức về phía Việt Nam, quốc gia này luôn thận trọng và nỗ lực tối đa để tránh bị lôi kéo vào nền chính trị cường quyền (great-power politics).

"Là quốc gia tầm trung, Việt Nam thiên về kêu gọi đối thoại, hoà giải. Và không giống như Trung Quốc có thể xem cuộc chiến tại Ukraine là cơ sở để xử lý mối quan hệ phức tạp với Đài Loan, Việt Nam quan sát cuộc chiến với sự thận trọng hơn và nỗ lực không để trở thành một Ukraine thứ hai, nhất là khi Việt Nam tồn tại bên cạnh một láng giềng hùng mạnh và tham vọng như Trung Quốc," ông Sáng kết luận.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Mon Feb 27, 2023 3:26 am

Sài Gòn: Một phụ nữ suýt mù sau khi phẫu thuật mắt tại ‘thẩm mỹ viện’ Aries

Lê Thiệt
26 tháng 2, 2023
Saigon Nhỏ

Thanh tra Sở Y tế TP.HCM phát hiện viện thẩm mỹ không phép Aries (quận Bình Thạnh) – Ảnh: Thanh tra Sở Y tế TP.HCM
Một phụ nữ tìm đến thẩm mỹ viện Aries tại số 52 Lê Trực, phường 7, quận Bình Thạnh, cắt mí mắt. Nhờ cái tên nước ngoài, cộng thêm slogan “Giữ mãi nét đẹp thanh xuân” làm cho cô ấy tin tưởng, trao đôi mắt cho các bác sĩ tại đây với ước mong sẽ “đẹp hơn mơ ước”.

Thế nhưng, cô ấy chưa kịp giữ nét đẹp thanh xuân của mình thì đã bị tai biến. Cô gái cho hay sau khi phẫu thuật xong, thì mắt phải bị sưng bầm, chảy máu không cầm lại được khiến cô phải vào Bệnh viện Mắt cấp cứu.

Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán mắt phải bệnh nhân phù sưng to, tụ máu mi trên, xuất huyết kết mạc nghi ngờ tụ máu hốc mắt. Mắt phải bệnh nhân thị lực còn 1/10, mắt trái thị lực 8/10 và bầm nhẹ.

Các bác sĩ phẫu thuật giải áp hốc mắt, lấy máu tụ và dẫn lưu hốc mắt. Sau mổ, mắt phải của bệnh nhân tăng được thị lực lên 8/10. Sau khi cứu được đôi mắt của cô gái, bệnh viện chuyển hồ sơ qua Thanh tra Sở Y tế TP.HCM để làm rõ trách nhiệm của thẩm mỹ viện này.

Ngày 25 Tháng Hai, Thanh tra Sở Y tế phối hợp với Công an TP.HCM (PC06), phòng y tế, an ninh quận… kiểm tra đột xuất viện thẩm mỹ Aries.

Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở này có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn viện thẩm mỹ Aries. Tuy nhiên, họ lại không có hồ sơ có phép hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ, do đó Thanh tra Sở Y tế yêu cầu họ chấm dứt ngay hoạt động khám chữa bệnh thẩm mỹ.

Đoàn Thanh tra cùng công an PC06 đã niêm phong cơ sở này, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng tổng kết các hành vi vi phạm của cơ sở này để xử lý.

Rất may là cô gái, nạn nhân của cơ sở thẩm mỹ Aries, đã được cứu chữa kịp thời. Đây cũng là bài học cho những Việt ở hải ngoại muốn về Việt Nam phẫu thuật thẩm mỹ cho rẻ. Không phải viện thẩm mỹ nào mang tên nước ngoài, với slogan bóng bẩy, cơ sở khang trang, sạch đẹp,… đều có giấy phép làm việc, và có bác sĩ giỏi như quảng cáo.

Căn nhà được cho là Trung tâm thẩm mỹ Key Beauty Center thuê để thực hiện thẩm mỹ (đã bị gỡ bảng hiệu). Ảnh: Thanh tra Sở Y tế

Có người đã trả giá bằng mạng sống của mình sau khi ghé một trung tâm thẩm mỹ không có giấy phép hành nghề thực hiện đốt mỡ. Đó là Trung tâm Thẩm mỹ Key Beauty Center ở quận Phú Nhuận, nơi chỉ đăng ký kinh doanh chăm sóc da mặt, phun làm đẹp, nhưng vẫn thực hiện phẫu thuật làm đẹp, để rồi gây hậu quả nghiêm trọng, khiến bệnh nhân thiệt mạng, còn người chủ thì vào tù.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Mon Feb 27, 2023 3:00 pm



Last edited by LDN on Mon Feb 27, 2023 3:10 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 28 of 38 Previous  1 ... 15 ... 27, 28, 29 ... 33 ... 38  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum