Our forum runs best with JavaScript enabled !

Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Page 32 of 38 Previous  1 ... 17 ... 31, 32, 33 ... 38  Next

View previous topic View next topic Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by 8DonCo Thu Mar 16, 2023 2:04 pm

Mừng quá, có tiền rồi Smile

_________________
Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc - Page 32 C7f64202b0357f04c779d805f437c5fc

Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc - Page 32 JQrjmZ
8DonCo

8DonCo


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Fri Mar 17, 2023 5:18 pm

VN: ICJ lên án việc điều tra LS Đặng Đình Mạnh vì vụ Tịnh Thất Bồng Lai

Luật sư Đặng Đình Mạnh từng tham gia bào chữa nhiều vụ án chính trị như vụ Đồng Tâm, Tịnh Thất Bồng Lai, vụ Huỳnh Thục Vy, tù nhân lương tâm Lê Đình Lượng, nhà hoạt động Vũ Quang Thuận...

17 tháng 3 2023 - BBC

Ủy ban Luật gia Quốc tế (ICJ) vừa gửi thư ngỏ tới Bộ Tư pháp và Bộ Công an Việt Nam, lên án việc điều tra đang diễn ra nhắm vào luật sư nhân quyền Đặng Đình Mạnh theo điều 331 Bộ luật Hình sự.

Cuộc điều tra, theo ICJ là liên quan đến việc thực hiện hợp pháp quyền, nghĩa vụ bào chữa và quyền tự do ngôn luận của ông Mạnh trong vụ án Thiền Am Bên bờ Vũ trụ, hay còn gọi là Tịnh Thất Bồng Lai.

ICJ thông tin rằng, ngày 2/3/2023, luật sư Đặng Đình Mạnh bị Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Long An triệu tập, thẩm vấn.

Sự việc diễn ra sau khi Bộ Công an đề nghị truy tố ông theo điều 331 BLHS với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân” bằng hành vi đăng tải hình ảnh, có những phát ngôn, bài viết lên mạng thông qua các video.

Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) bình luận trên Twitter hôm 15/3 về sự việc. Ông gọi thư ngỏ của ICJ là “sự can thiệp tuyệt vời” với vụ án của luật sư Mạnh.

Bình luận với BBC News Tiếng Việt ngày 17/3, ông Phil Robertson cho rằng:

"Việt Nam đang truy đuổi Đặng Đình Mạnh bởi lẽ họ quá mệt mỏi với việc đối mặt với ông ấy ở toà án và bị ông ấy phơi bày sự khôi hài của nền tư pháp Việt Nam. Tội lỗi thật sự của ông ấy, trong mắt của nhà cầm quyền, đó là đã dám lên tiếng thách thức những tội ác về nhân quyền trong những cuộc đàn áp ngày càng sâu rộng đối với bất kỳ sự bất đồng ý kiến nào."

Trong thư ngỏ đề ngày 13/3 gửi đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thanh Long và Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, ông Ian Seiderman, Giám đốc Pháp lý và Chính sách của ICJ, nói rằng cuộc điều tra hình sự đối với Đặng Đình Mạnh dường như có liên quan đến việc của ông đại diện cho những người bảo vệ nhân quyền, những người bất đồng chính kiến ​​và các thân chủ khác trong các vụ án có vẻ nhạy cảm, bao gồm cả vụ án Tịnh Thất Bồng Lai.

Bên cạnh đó, ông Seiderman cũng nêu quan ngại về Điều 331, không đồng nhất với luật nhân quyền quốc tế về bảo vệ quyền tự do ngôn luận vì nó mơ hồ và quá rộng, đồng thời hạn chế một cách không cần thiết và không tương xứng các hoạt động hợp pháp của những người bảo vệ nhân quyền và luật sư.

Đại diện của ICJ cho biết rằng điều luật này “mơ hồ và quá mông lung áp đặt những hạn chế không cần thiết và không phù hợp đối với các hoạt động hợp pháp” của những nhà bảo vệ nhân quyền, nhà hoạt động xã hội dân sự, và các nhà hoạt động trên mạng xã hội.

Từ đó, ICJ kêu gọi Bộ Tư pháp và Công an của Việt Nam ngay lập "chấm dứt các biện pháp điều tra hình sự tuỳ tiện” đối với luật sư Đặng Đình Mạnh và những luật sư khác nhằm phương hại đến công việc và quyền tự do biểu đạt của họ với tư cách là luật sư nhân quyền.

Tờ Dân trí đưa tin, ngày 14/3, Công an tỉnh Long An đã có giấy triệu tập luật sư Đào Kim Lân và Đặng Đình Mạnh (cùng Đoàn luật sư TPHCM) liên quan đến tin báo về tội phạm từ Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05 - Bộ Công an).

Theo đó, ông Lân, Mạnh cùng 3 luật sư khác từng tham gia bào chữa cho các bị cáo trong vụ án lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân xảy ra tại Tịnh thất Bồng Lai.

NGUỒN HÌNH ẢNH,CHỤP MÀN HÌNH

Chụp lại hình ảnh,

Lá thư ngỏ của ICJ về trường hợp luật sư Đặng Đình Mạnh

Về ông Lê Tùng Vân và vụ Tịnh Thất Bồng Lai

Theo hồ sơ lý lịch từ công an, năm 1975, ông Lê Tùng Vân (1932) rời quê nhà ở tỉnh An Giang lên Q.6, TP.HCM lập nghiệp. Năm 1990, ông Vân tự lập ra Trại Dưỡng Lão và Cô Nhi Thánh Đức ở ấp 2, xã Phạm Văn Hai, H.Bình Chánh, TP HCM.

Năm 2007, ông Vân bán hết đất và về tạm trú tại xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tại hộ bà Cao Thị Cúc (62 tuổi), sau đó sửa chữa làm điểm tu tại gia.

2014: Lê Thanh Huyền Trân, một thành viên của Thiền Am, tham gia và giành giải Á quân The Voice Kid 2014. Lúc này Huyền Trân được giới thiệu là người tu tại gia."

2017: Lê Thanh Hoàn Nguyên - Lê Thanh Nhất Nguyên tham gia tuyệt đỉnh song ca.

2019 : Nhóm 5 chú tiểu Bồng Lai tham gia gameshow Thách Thức Danh Hài đoạt giải quán quân. Tịnh Thất Bồng Lai (TTBL) ra đời.

2019, Võ Thị Diễm My (22 tuổi) được cho là bỏ nhà đến tu tại Thiền Am, dẫn đến các vụ việc bố mẹ đòi con, bắt con và Thiền Am đòi người

1/2020: Ông Lê Tùng Vân đổi tên Tịnh thất Bồng Lai thành Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ.

7/2020 : Các thành viên Thiền Am bị đưa đi cách ly vì bị cơ quan chắc năng cho là có tiếp xúc với người nhiễm Covid. Khi ông Tùng Vân cho xe tới đón người thân hết hạn cách ly thì ông những người ở đây bắt giữ. Các thành viên của Thiền Am sau đó lên YouTube cho hay họ bị bắt làm việc từ 7-11 giờ tối, buộc phải ký vào một tờ giấy có nội dung liên quan đến tội hình sự rồi mới được cho về.

1/2021: Truyền thông và mãng xã hội Việt Nam lan truyền kết quả kiểm tra DNA cho thấy ông Lê Tùng Vân có cùng huyết thống với nhiều người trong Thiền Am và bị nghi mắc tội 'loạn luân'.

3/1/2022: Căn cứ tài liệu thu thập được phản ánh các đối tượng tạm trú, sinh sống tại hộ bà Cao Thị Cúc có "các hành vi có dấu hiệu lợi dụng hình thức tu tại gia, nuôi dưỡng trẻ mồ côi, cơ nhỡ để kêu gọi quyên góp từ thiện trục lợi, và lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của tổ chức, cá nhân, loạn luân…, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại địa phương", Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Đức Hòa đã ra quyết định khởi tố vụ án "lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của tổ chức, cá nhân" theo điều 331 Bộ luật hình sự.

4/1/2022: Công an Đức Hòa đã tổ chức bắt quả tang và khám xét tại hộ bà Cao Thị Cúc, sau đó mời 14 người có liên quan tại đây về trụ sở công an huyện Đức Hòa để làm việc.

21/7/2022, tại phiên sơ thẩm, TAND huyện Đức Hòa tuyên phạt: Lê Tùng Vân 5 năm tù; Lê Thanh Hoàn Nguyên (32 tuổi), Lê Thanh Nhất Nguyên (31 tuổi), Lê Thanh Trùng Dương (27 tuổi) cùng 4 năm tù, Lê Thanh Nhị Nguyên (24 tuổi) 3 năm 6 tháng tù và Cao Thị Cúc (62 tuổi) 3 năm tù.

2/11/2022, TAND tỉnh Long An xét xử phiên phúc thẩm, tuyên 6 bị cáo trên y án sơ thẩm.

Điều 331 là gì?

Theo điều 331 Bộ luật hình sự 2015

1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận; tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội; và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Bên cạnh lên tiếng cụ thể về trường hợp của luật sư Đặng Đình Mạnh, ICJ cũng yêu cầu nhà nước Việt Nam thực hiện các biện pháp nhằm huỷ bỏ hoặc sửa đổi về thực chất điều 331 BLHS, phù hợp với luật nhân quyền quốc tế bảo vệ quyền tự do ngôn luận và thông tin.

Đồng thời, chính quyền cần thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để đảm bảo thực hiện tự do cho nghề luật sư trong mọi trường hợp để luật sư có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ nghề nghiệp hợp pháp của mình mà không sợ bị trả đũa hay chịu những hạn chế, kể cả sách nhiễu thông qua các thủ tục pháp lý.

Nói với BBC, ông Robertson từ HRW cũng cho rằng, Điều 331 là khoản luật tồi tệ nhất của Việt Nam, được viết một cách vô cùng mơ hồ, tựa như chỉ để nhà cầm quyền có thể truy tố bất kì hành vi nào được cho là không thuận mắt.

"Chúng ta không mấy ngạc nhiên khi họ đang viện dẫn điều luật đó để hạ bệ LS Mạnh."

Ông kiến nghị các cơ quan chức năng nên hủy bỏ ngay lập tức và vô điều kiện những cáo buộc không có thật này đối với luật sư quả cảm này.

Trước đó, bảy tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam và 79 trí thức đồng soạn thảo một kiến nghị yêu cầu bãi bỏ ba điều luật trong Bộ luật Hình sự năm 2015.

Bản Kiến nghị 117 có nội dung yêu cầu nhà nước bãi bỏ hoặc sửa ba điều luật trong BLHS 2015, gồm điều 109 "Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", điều 117 "Tội phán tán tài liệu nhằm chống nhà nước"; và điều 331 "Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước".

Một số trường hợp bị khởi tố, kết án theo điều 331

Trong vụ án Tịnh Thất Bồng Lai, hồi tháng 11/2022, 5 bị cáo đều cùng bị tuyên án theo Điều 331 BLHS.

Cụ thể, toà phúc thẩm đã tuyên phạt ông Lê Tùng Vân 5 năm tù; các đệ tử của ông gồm Lê Thanh Hoàn Nguyên (32 tuổi), Lê Thanh Nhất Nguyên (31 tuổi), Lê Thanh Trùng Dương (27 tuổi) cùng mức án 4 năm tù; Lê Thanh Nhị Nguyên (24 tuổi) 3 năm 6 tháng tù và bị cáo Cao Thị Cúc (62 tuổi) 3 năm tù.

Ngày 24/3/2022, nữ doanh nhân Nguyễn Phương Hằng (tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam) bị khởi tố, bắt tạm giam theo Điều 331 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Theo Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Bình Dương, bà Nguyễn Phương Hằng đã công khai xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của nghệ sĩ, nhà báo trong các buổi livestream.

Bà Nguyễn Phương Hằng, 51 tuổi, không chỉ được biết đến là một doanh nhân, bà còn nổi tiếng trên mạng xã hội với việc tạo nên kỉ lục livestream. Có thời điểm như ngày 25/5/2021, buổi livestream của bà hút tới gần nửa triệu người xem trực tiếp đồng thời trên các nền tảng YouTube và Facebook.

Trong chuỗi livestream của mình, bà Hằng cáo buộc một số diễn viên, ca sĩ, người dẫn chương trình có tiếng như Hoài Linh, Đàm Vĩnh Hưng, Thủy Tiên là ăn chặn tiền ủng hộ đồng bào bão lụt miền Trung trong các đợt quyên góp thiện nguyện hồi 2020, bà cũng ra các cáo buộc nặng nề về đời tư đối với một số người khác, như với ca sỹ Vy Oanh.

Facebooker nổi tiếng, đồng thời là cựu nhà báo Trương Châu Hữu Danh, hồi 17/12/2020 đã bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra hành vi "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân", theo Điều 331, Bộ luật Hình sự 2015.

Ông Danh (38 tuổi, ngụ xã An Vĩnh Ngãi, TP Tân An, tỉnh Long An) từng làm phóng viên tại báo Long An, Nông Thôn Ngày Nay, Lao Động, điện tử Làng Mới.

Trước khi bị bắt, ông Danh nổi tiếng trên mạng xã hội sau khi tham gia phong trào phản đối các BOT 'bẩn' cùng nhiều tài xế Việt Nam. Ông cũng có những bài viết phản biện nhưng bị xem là "chống phá" trong mắt chính quyền. Ông góp tiếng nói về các vấn đề nóng bỏng như Đồng Tâm, Thủ Thiêm, Hồ Duy Hải, và nhiều vụ việc thời sự khác.

Ngày 12/4/2022, cựu đại úy công an Lê Chí Thành bị truy tố trước tòa về theo điều 331 bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017).

Theo cáo buộc, từ tháng 7 đến tháng 10/2020, ông Thành đã đăng tải lên Facebook nhiều video, bài viết xuyên tạc, sai sự thật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Thứ trưởng Công an, lãnh đạo Trại giam Z30D, ngành công an và tòa án nhân dân, trang VNExpress đưa tin.

Trang này viết, trong nhiều video đăng tải trên các trang mạng xã hội của ông Thành, người ghi hình có hành vi và lời nói công kích, thách thức cảnh sát.

Ngày 22/6/2022, ông Thành bị tuyên 3 năm tù theo điều 331.

LS Đặng Đình Mạnh cũng là người bào chữa cho ông Thành trong vụ án này.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Sat Mar 18, 2023 5:20 am

TikTok Việt, tràn lan nội dung tục tĩu và khuyến khích mê tín dị đoan

An Vui
17 tháng 3, 2023

Saigon Nhỏ

“Dầu hồ ly”, một loại “bùa yêu” dành cho người mê tín dị đoan rao bán trên TikTok Việt – Ảnh: ZingNews

Nội dung tục tĩu và khuyến khích mê tín dị đoan đang tràn lan trên TikTok Việt, nền tảng mạng xã hội đang gia tăng nhanh số người dùng trẻ ở Việt Nam.

Vượt qua Facebook, Instagram hay Twitter, TikTok đang có nhiều lượt tải về nhất ở Việt Nam. Nền tảng này gây ấn tượng với người dùng bằng giao diện video dễ xem, cuốn hút và liên tục.

Vneconomy ngày 1 Tháng Hai 2023 cho biết: Theo dữ liệu của cơ quan nghiên cứu thị trường Apptopia, trong năm 2022, TikTok đứng đầu danh sách 10 ứng dụng được tải xuống nhiều nhất toàn cầu với 672 triệu lượt. Tiếp đó là Instagram ở vị trí số hai với 548 triệu và WhatsApp ở vị trí số ba với 424 triệu. Cùng thời gian, lượt tải xuống của Facebook lại giảm mạnh.

Sự tăng trưởng của Facebook đã bị đình trệ kể từ nửa cuối năm 2021, điều này là cơ hội của TikTok. Hiện tại, số người dùng hoạt động hàng tháng của Facebook là gần 3 tỷ, số người dùng hoạt động hàng tháng của Instagram là 2 tỷ và số người dùng hoạt động hàng tháng của các ứng dụng toàn cầu khác từ 500-700 triệu. Quy mô người dùng của TikTok tiệm cận Instagram nhưng chỉ bằng một nửa số người dùng hoạt động hàng tháng của Facebook, tuy nhiên theo dự đoán, trong tương lai số người dùng hoạt động hàng tháng của TikTok sẽ đạt 2.3 tỷ.

Lao Động ngày 17 Tháng Ba 2023 đã phê phán nền tảng này có nhiều nội dung tục tĩu và khuyến khích mê tín dị đoan, ảnh hưởng xấu đến giới trẻ. Nội dung tục tĩu xuất hiện trong các video mà chủ tài khoản hầu hết là nữ giới, chỉ dẫn các cách quan hệ tình dục, với những caption gây sốc như “cách làm chàng sướng”, “đẩy nhau ở đâu là sung nhất”.

Điều đáng nói là các video này xuất hiện với tần suất dày đặc và nếu đã xem một video, thuật toán của TikTok sẽ gợi ý rất nhiều video có nội dung tương tự. Hơn nữa, người dùng còn có thể xem video này mà không cần đăng nhập vào ứng dụng để kiểm soát độ tuổi, khiến cho trẻ em có thể vào xem dễ dàng.

VTV ngày 22 Tháng Tư 2022 cũng phản ảnh video các cô gái ăn mặc thiếu vải, hành động khêu gợi xuất hiện trên nền tảng TikTok rất nhiều, thậm chí còn dẫn link tài khoản Zalo chứa nội dung 18+ có thu phí như một kênh trung gian cho các hoạt động bán dâm trá hình.

Ngoài các video có nội dung tục tĩu, TikTok còn là nơi tụ tập của các thầy bói, bà đồng livestream xem bói các kiểu, chẳng hạn là video của bà đồng Trương Hương với câu nói “hot trend” là “đúng nhận, sai cãi”.

Bà đồng Trương Hương sau đó đã bị xử phạt hành chính về hành vi “Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc”. Nhưng đâu chỉ có mình bà ta?

Zing News ngày 7 Tháng Hai 2023 cho biết trên TikTok, hashtag #tarot có hơn 45 tỷ lượt xem, #xemboi có 540 triệu lượt xem và #tuvi thu hút 4.7 tỷ lượt xem. Các clip phổ biến nhất có nội dung: “Có ai đang âm thầm theo dõi bạn”, “Thông điệp vũ trụ đầu tháng”, “Thông điệp tuần này”, “Tin vui gì sắp đến với bạn”… . Nhiều nhóm có hơn 500,000 thành viên, chia sẻ hàng chục bài đăng mỗi ngày.

Tháng Chín 2022, giới nghệ sĩ, KOLs Việt rộ lên chiêu trò dụ fan “xem bói tử vi”, nhưng thực chất là quảng cáo bán đồ phong thủy, sau khi bị chỉ trích đã âm thầm xóa các bài đăng.

Các video tục tĩu về tình dục vẫn tràn lan trên nền tảng TikTok với chủ tài khoản hầu hết là nữ giới – Ảnh: Lao Động

Cũng ZingNews ngày 10 Tháng Hai 2023,  cho biết TikTok Shop bày bán công khai các sản phẩm mê tín dị đoan, bùa chú hay nhiều loại hàng cấm, thông qua nhiều video quảng cáo “lá phép” hay “bùa ngải”, vòng cổ hay dây đeo “thu hút tình cảm”. Người bán hàng đặt tên cho sản phẩm theo “công dụng” như “lá phép phát tài”, “bùa yêu” hay thậm chí là “dầu giúp mua đất”, “dầu hồ ly” – một loại bùa yêu, được người bán rao là thỉnh từ Thái Lan, đã được thầy pháp yểm chú. Vậy mà có không ít người tin theo, có người đặt hàng cả chục triệu đồng các loại bùa ngải này để “thu hút tình yêu”, “thu hút tài lộc”.

Chưa hết, có rất nhiều reviewer, người chuyên quay video để đánh giá các dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng…. trên TikTok có kiểu vòi vĩnh và gây áp lực với chủ dịch vụ lưu trú, resort hay nhà hàng…. Tệ hơn, một số tài khoản reviewer trên TikTok tiếng Việt còn chửi mắng nhân viên quán, ném đồ ăn, dựng câu chuyện giả để câu view, vòi tiền.

Theo báo cáo Thực thi Tiêu chuẩn Cộng đồng được TikTok công bố vào Tháng Tư năm 2022, trong Quý 4/2021, có gần 90 triệu video trên toàn cầu đã bị nền tảng này gỡ bỏ, trong đó gần 50% video vi phạm sự an toàn của trẻ vị thành niên, tiếp đến là các nội dung hoạt động bất hợp pháp và hình ảnh khỏa thân, liên quan đến tình dục. Trong báo cáo minh bạch đầu năm 2022, TikTok cho biết Việt Nam nằm trong 30 thị trường có số video bị xóa cao nhất, với khoảng 2.4 triệu video đã bị gỡ bỏ vì vi phạm chính sách cộng đồng.

Cuối năm 2022, nhiều người dùng mạng xã hội kêu gọi tẩy chay Tiktoker Nờ Ô Nô vì đăng video câu view, có lời lẽ miệt thị người già và nghèo như “Nghèo mà còn chê đồ ăn nữa”, “Phở rẻ vậy mà bà không có tiền mua ăn nữa hả?”… Tuy nhiên, dù nhận lượng lớn report (báo cáo), TikTok vẫn trả về kết quả là video trên “không vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng” và không hề khóa tài khoản Nờ Ô Nô. Phải đến ngày 28 Tháng Mười Một 2022, dưới sức ép của cộng đồng, tài khoản này mới bị TikTok khóa vĩnh viễn.

Vnexpress 30 Tháng Mười Một 2022 trích dẫn ý kiến của nhiều chuyên viên công nghệ Việt Nam và Hoa Kỳ cho biết thuật toán AI của TikTok ưu tiên những nội dung có khả năng giữ chân người dùng, sau đó gợi ý tới hàng triệu người chỉ trong tích tắc và động lực thực sự của TikTok không phải giải trí mà là lợi nhuận, bất chấp nội dung ra sao.

Sau khi nghiên cứu tài liệu “TikTok Algo 101” của Catherine Wang được công bố cuối 2021, Guillaume Chaslot, người sáng lập Algo Transparency, nói: “Thật điên rồ khi để thuật toán TikTok điều khiển cuộc sống của những đứa trẻ. Mỗi video một đứa trẻ xem, TikTok thu về một phần thông tin và tiếp tục phân phối nội dung”. Các chuyên gia lo ngại thuật toán bí mật của TikTok không chỉ gây nghiện với người dùng mà còn khiến những video có nội dung độc hại được lan truyền mạnh mẽ hơn so với bất kỳ mạng xã hội nào khác.

TikTok là nền tảng mạng xã hội duy nhất của ngoại quốc hiện đã đặt văn phòng đại diện ở Việt Nam, và thường tổ chức rất nhiều cuộc họp báo với quà tặng đắt tiền để lấy lòng truyền thông trong nước, giống như “đồng hương” Huawei.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Sat Mar 18, 2023 5:30 am

Việt Nam sẽ tụt hậu nếu đi theo Trung Quốc kiểm duyệt AI trên mạng? (RFA)

Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligent, viết tắt là AI) đang nổi lên như một công nghệ mới có thể thay đổi đời sống con người ở nhiều lĩnh vực chủ chốt. Gần đây, Chat GPT, một sản phẩm AI trên mạng của công ty Open AI, thu hút được sự chú ý của người dùng internet toàn thế giới với những lợi ích mới mẻ mà nó mang lại. 

 Hôm nay 16/3/2023, Công ty Baidu của Trung Quốc ra mắt Ernie Bot cạnh tranh với Chat GPT. Theo Financial Times, cổ phiếu Baidu giảm vì Ernie Bot gây thất vọng.

Các cơ quan chức năng ở Việt Nam hiện mới chỉ phản ứng với những trò đùa của người dân bằng cách hỏi Chat GPT những câu hỏi chính trị gây cười để cho ra những câu trả lời gây cười. Trên báo Điện tử Chính phủ, một chuyên gia của Việt Nam cho rằng cần khai thác “mặt tích cực” của AI và cũng đưa ra một giải pháp với hy vọng có thể điều khiển những nội dung do AI tạo ra để hạn chế “mặt trái”. 

Trung Quốc từ lâu đã sử dụng công nghệ AI phục vụ cho hệ thống kiểm duyệt khổng lồ của mình. Và theo nhiều chuyên gia quốc tế theo dõi tình hình Trung Quốc, họ đã đi tới giai đoạn thao túng nội dung do AI có thể tạo ra, từ đó dẫn tới nguy cơ bóp méo môi trường internet toàn cầu. Một nước đang phát triển như Việt Nam không dễ có thể “copy” được hệ thống kiểm duyệt gắt gao của Trung Quốc, và nếu Việt Nam cố gắng làm như vậy, điều đó có thể dẫn Việt Nam tới nguy cơ tụt hậu, trở thành ốc đảo giữa một thế giới đang phát triển công nghệ mới AI.

RFA trao đổi với ông Kian Vesteinsson, chuyên gia cao cấp tại Freedom House, một think tank ở Washington DC, về vấn đề này. Một trong những vấn đề Kian Vesteinsson chuyên nghiên cứu là mối quan hệ giữa dân chủ và các công nghệ mới.

***

RFA: Chúng ta đang bước vào thời đại mà Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence, viết tắt là AI) ngày càng đi sâu vào đời sống hàng ngày, kinh tế, an ninh, quân sự. Và chúng ta cũng chứng kiến hiện tượng kiểm duyệt bằng công nghệ AI. Người ta lo AI sẽ lấy mất công việc của nhiều nhóm nghề nghiệp. Và ở Trung Quốc có một điều bất ngờ là AI bắt đầu lấy mất nghề của cán bộ kiểm duyệt.  Xin ông cung cấp một bức tranh tổng quan về hiện tượng này.

Kian Vesteinsson: Chúng ta biết rằng các công ty trên khắp thế giới sử dụng hệ thống học máy (machine learning) để quản lý nội dung trên nền tảng (platform) của họ. Và đó là một thực tế đơn giản về quy mô hoạt động của Internet ngày nay. Có một số lo ngại lớn về việc áp dụng các nội dung và hệ thống tự động, chẳng hạn như vào việc kiểm duyệt, vì vậy, điều quan trọng là các công ty không dựa vào các hệ thống tự động này để xóa nội dung mà không được con người xem xét trực tiếp một cách cẩn thận.  

Nhưng nói chung, những loại hệ thống tự động này là một phần của mọi nền tảng truyền thông xã hội nhưng những hệ thống này cũng có thể là cái định hướng, để hạn chế sự biểu đạt của người dân trên mạng. Ví dụ kinh điển ở đây là hoạt động kiểm duyệt do AI điều khiển đã trở thành trọng tâm trong quy trình kiểm soát nội dung trực tuyến của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Và chắc chắn, những hệ thống tự động này là một cách hiệu quả về chi phí để kiểm soát sự biểu đạt của người dân Trung Quốc trên quy mô lớn.

Bây giờ tôi muốn nói thực sự rõ ràng ở đây. Các công ty như Alibaba, Tencent và Baidu là những công ty hàng đầu trong ngành về công nghệ kiểm duyệt và họ đã thực sự đạt đến trình độ tinh chỉnh, tinh vi về cách sử dụng các hệ thống tự động để nhắm mục tiêu và hạn chế có chủ ý nội dung chính trị, nội dung xã hội và các hình thức biểu đạt quan trọng khác.

Và sau đó họ bán những hệ thống tương tự cho các công ty Trung Quốc khác và khách hàng nước ngoài trên khắp thế giới. Họ đang làm điều này một phần vì chính phủ yêu cầu các trang web được lưu trữ tại địa phương, các nền tảng truyền thông xã hội và các công ty công nghệ khác phải chủ động giám sát và xóa một lượng đáng kể nội dung và tài khoản bị hạn chế. Những công ty này có thể phải đối mặt với sự trừng phạt nghiêm khắc nếu họ không tuân thủ. Vì vậy đối với tôi, vấn đề ở đây là, kiểu kiểm duyệt tự động tinh vi này là một sự đáp ứng tuấn thủ chính sách của ĐCSTQ đối với việc kiểm soát ở mức độ tuyệt đối Internet Trung Quốc. Và kết quả là, quyền của những người Trung Quốc viết bài trên mạng đã bị khống chế.

*

RFA: Việt Nam có xu hướng học theo những gì Trung Quốc làm. Nhưng Việt Nam nhỏ và năng lực thấp hơn Trung Quốc ở mức độ đáng kể. Về mặt công nghệ, áp dụng AI vào kiểm duyệt nội dung chính trị trên mạng có phải là việc dễ làm đối với một nước đang phát triển như Việt Nam? 

Kian Vesteinsson: Có một điều tôi sẽ nói ở khía cạnh này, đó là ngay cả khi nói đến môi trường Internet truyền thống, chỉ có những cách kiểm duyệt truyền thống, thì bức tranh về quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam đã ảm đạm rồi. 

Các bạn biết đấy, chúng tôi đã thấy trong năm qua, Chính phủ của các bạn đã xóa nội dung trực tuyến với tốc độ ngày càng tăng, kết án các nhà báo và người viết blog với án tù dài hạn. Từ thời điểm hiện tại này, đầu năm 2023, có vẻ như hoạt động kiểm duyệt này sẽ càng trở nên tệ hơn trong năm tới, với các quy định mới, để cụ thể hóa việc thực thi Luật An ninh mạng, có hiệu lực từ tháng 10 năm 2022. Và những quy định này sẽ mang lại cho chính phủ những con đường mới để ngăn chặn và xóa nội dung trực tuyến.

Sau đó, vào tháng 11 năm ngoái, Chính phủ các bạn đã thông báo rằng họ sẽ thắt chặt các yêu cầu đối với các công ty truyền thông xã hội trong việc xóa những bài đăng mà chính phủ cho là sai lệch. Và cũng trong khoảng thời gian đó, ĐCSVN đã đưa ra các quy định mới nhằm cấm quảng cáo trực tuyến trên một số trang web. Tôi nói tất cả những điều này bởi vì những diễn biến này cho thấy rằng người Việt Nam sẽ còn phải đối mặt nhiều hơn với sự kiểm duyệt trực tuyến nhằm hạn chế hoạt động báo chí độc lập và những tiếng nói bất đồng chính kiến trong năm tới. 

Điều đó có thể dẫn tới hậu quả là Việt Nam loại bỏ những tiềm năng chuyển đổi to lớn và tích cực mà những công cụ do AI có thể tạo ra. 

Còn về năng lực công nghệ của Việt Nam, vâng, tôi nghĩ rằng sẽ rất khó để đánh giá trước mức độ mà ĐCSVN có thể sử dụng các công cụ này theo cách giống như ĐCSTQ đã làm, và một phần là do nó đòi hỏi năng lực kỹ thuật cần thiết ở mức độ cao.

Các bạn biết rằng sự kiểm soát mà ĐCSTQ trên Internet là bao trùm tất cả. Để làm được điều này, họ đã làm được một điều rất khó là tạo ra một mức độ ảnh hưởng khổng lồ, mở rộng tầm kiểm soát của mình tới mọi nơi, từ các công ty công nghệ cơ sở hạ tầng Internet cho đến tận cuộc sống của những người bình thường sử dụng Internet. Nói một cách đơn giản, điều này khó. Thực sự rất khó để tái tạo Vạn lý Tường lửa (the Great Firewall) của Trung Quốc, bởi vì điều này đòi hỏi phải làm việc ở nhiều cấp độ, cấp độ pháp lý, cấp độ chính sách, cấp độ kinh tế và kỹ thuật.

Chúng ta biết rằng ĐCSTQ thực sự đang gửi lực lượng đi thuyết phục các chính phủ khác trên thế giới theo đuổi mô hình chủ nghĩa độc tài kỹ thuật số của mình. Nhờ đó, các công ty Trung Quốc đang bán những công cụ giám sát và kiểm duyệt tinh vi cho các khách hàng trên toàn thế giới. Và điều đó có thể cho phép các chính phủ khác tái tạo một số phần trong hệ thống kiểm soát của chính phủ Trung Quốc đối với Internet, thông qua việc mua các công cụ này từ các công ty đó.

*

RFA: Vậy nếu Việt Nam sử dụng các công cụ kiểm duyệt bằng AI của Trung Quốc thay vì sử dụng công nghệ AI theo tiêu chí Phương Tây, rủi ro cho an ninh quốc gia của nước này là gì? 

Kian Vesteinsson: Tôi xin để vấn đề đó cho các nhà phân tích về an ninh quốc gia, đó không phải là lĩnh vực chuyên môn của tôi. Vì vậy, tôi nghĩ tốt hơn là tôi không nói về điều đó. Nó thực sự phức tạp. 

*

RFA: Trung Quốc là một quốc gia có dân số lớn nhất và có lượng người dùng Internet lớn nhất thế giới. Việc ĐCSTQ kiểm soát mạng lưới Internet có lượng người dùng lớn nhất thế giới có ảnh hưởng tới nội dung do những công cụ AI, ví dụ như Chat GPT, tạo ra hay không? Ý tôi muốn nói là phạm vi ảnh hưởng có vượt ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc mà lan ra cấp độ toàn cầu hay không.

Kian Vesteinsson: Vâng, đó thực sự là một câu hỏi sâu sắc. Tôi muốn tiếp cận vấn đề như thế này. Những công cụ Học máy này phản ánh dữ liệu mà chúng được đào tạo. Và vì vậy, nếu một công cụ Học máy chủ yếu lấy thông tin từ Internet tiếng Trung Quốc hoặc tiếng Việt, thì kết quả đầu ra của nó sẽ phản ánh những gì mà ĐCSTQ và ĐCSVN phát tán bao gồm cả những thành kiến của họ, những thông tin họ tuyên truyền. Nó sẽ truyền tải cái bầu không khí tinh thần mà chúng ta thấy trên mạng Internet của Trung Quốc và Việt Nam.

Điều đáng chú ý ở đây là các hệ thống AI này cũng có thể phản ánh sự kiểm duyệt, do sự can thiệp của con người đối với nội dung do máy tạo ra này. Một ví dụ ở đây là các phiên bản đầu tiên của chương trình chuyển đổi văn bản thành hình ảnh ERNIE-ViLG của Baidu đã giới hạn các tham chiếu đến hình ảnh Quảng trường Thiên An Môn, các nhà lãnh đạo Trung Quốc, hạn chế các thuật ngữ như “cách mạng” hoặc “vượt tường lửa”. Vì vậy, tôi nghĩ điều này rất có khả năng là cái trạng thái thực tại của mạng Internet này sẽ khuôn định các công cụ sáng tạo bởi AI, vốn là cái dựa trên nền tảng Internet ấy. 

Một điểm khác, tôi sẽ trình bày ở đây về chủ đề này, đó là tôi nghĩ có một câu hỏi quan trọng là: điều gì có thể xảy ra với người dùng? Ai sử dụng các công cụ Học máy này để tạo nội dung mà các nhà lãnh đạo chính trị muốn nắm bắt? Vì vậy giả sử ai đó ở Việt Nam sử dụng một bài viết được Chatbot tạo ra có nội dung chỉ trích ĐCSVN và sau đó đăng ảnh chụp màn hình của sản phẩm đó lên mạng xã hội, người đó có thể phải đối mặt với những hình phạt nào từ các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam? Và điều gì xảy ra với công ty cung cấp những nền tảng đó? Vì vậy, đây là một câu hỏi thực sự lớn mà tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ chỉ thấy câu trả lời mở ra khi những công cụ này trở nên khả dụng hơn đối với người dân nói chung.

*

RFA: Đứng trước năng lực của Trung Quốc trong việc bóp méo nội dung do AI tạo ra như vậy, với tư cách là đảng cầm quyền ở Việt Nam, ĐCSVN phải đối diện với những vấn đề lớn hơn thế về mặt lợi ích quốc gia mà họ có trách nhiệm phải gánh vác. Tôi lấy ví dụ, Trung Quốc tranh chấp với một số nước ASEAN về chủ quyền lãnh thổ quốc gia ở Biển Đông. Trước khi có AI, họ đã huy động một số lượng lớn các học giả sản xuất tràn ngập các bài báo phát tán quan điểm sai trái của Trung Quốc một cách tinh vi. Họ áp đảo các học giả chân chính về mặt số lượng. Nay họ còn có thêm công cụ AI. Liệu AI sẽ tác động thế nào đến địa chính trị trong vùng?  

Kian Vesteinsson: Vâng đó là một câu hỏi thực sự hay, và thực tế là chúng ta sẽ không biết câu trả lời, do vấn đề còn phụ thuộc vào cách mà các công cụ AI này được thiết kế. Ví dụ, bạn biết rằng Baidu đang phát hành Chatbot Ernie của họ. Tôi nghĩ nó sẽ ra mắt trong tuần này. Các sản phẩm của Baidu và nhiều sản phẩm khác tương đương với nó trong bối cảnh quốc tế không minh bạch, người dùng hệ thống không rõ các mô hình học ngôn ngữ lớn này được đào tạo bằng những dữ liệu nào, và không rõ mức độ can thiệp của con người đối với quá trình đó. 

Vì vậy, trong ví dụ mà bạn đã chia sẻ này, sẽ rất khó để người dùng công cụ của Baidu, sẽ ra mắt vào tuần này, có thể đánh giá mức độ mà sản phẩm đầu ra của nó bị thao túng để phục vụ lợi ích của chính quyền. 

Đó là lý do tại sao điều thực sự quan trọng là các công ty phát triển những công cụ này phải tích hợp các nguyên tắc nhân quyền mạnh mẽ, các tiêu chuẩn cao về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình công khai, khi họ phát hành chúng. Điều đó thực sự đã bắt đầu với các công ty lớn ở bên ngoài Trung Quốc để thiết lập tiêu chuẩn cho các công ty khác, không thuộc Trung Quốc. 

*

RFA: Trung Quốc không chỉ sử dụng AI để kiểm duyệt, bây giờ thì họ có thể kiểm duyệt luôn cả AI, tức là bóp méo những gì mà AI có thể tạo ra theo ý muốn của họ. Ở trình độ này, họ có thể làm biến dạng mạng lưới thông tin toàn cầu hay không? Điều đó liệu có thể chia thế giới này làm đôi, tức là chia các nhà hoạch định chính sách, các công ty công nghệ và người sử dụng Internet làm hai nhánh, đi theo hai hướng, trên phạm vi toàn cầu hay không? 

Kian Vesteinsson: Vâng, điều này hoàn toàn đúng. Hệ thống kiểm duyệt của ĐCSTQ đối với Internet Trung Quốc đã làm biến dạng hoàn toàn mạng internet toàn cầu. Tôi chỉ xin nêu một vài ví dụ về một số chủ đề lớn bị kiểm duyệt nghiêm ngặt mà chúng tôi đã thấy trong năm qua, ý tôi là chỉ vài tháng trước, cuối năm 2022, khi người dân khắp Trung Quốc đã vận động một phong trào biểu tình phản đối không chỉ các chính sách Zero COVID mà còn nhiều chính sách kiểm soát chính trị hà khắc của chính quyền. Điều này đã phát triển mạnh mẽ trên Internet trong một số ngày trước khi hệ thống kiểm duyệt hoạt động, xóa và hạn chế những nội dung đó. Nó diễn ra cùng một cách mà chúng ta thấy trong đại dịch COVID-19 khi chính phủ Trung Quốc kiểm duyệt thực sự gay gắt. 

Lúc đó người dân chỉ trích việc phong tỏa hà khắc hoặc chia sẻ thông tin liên quan đến COVID. Loại biện pháp kiểm duyệt này thực sự đã trở thành một phần xu hướng mà chúng ta thấy trên khắp thế giới: xu hướng các chính phủ đang chia mạng Internet toàn cầu mở thành từng khu vực đàn áp chắp vá.

Nói chung, họ đang làm như vậy để cách ly về mặt kỹ thuật số cộng đồng của chính họ nhằm kiểm duyệt và giám sát người dùng theo những cách sâu hơn. 

Và như vậy, chính phủ Trung Quốc đã thực sự đi “tiên phong.” Cách tiếp cận này là xây dựng các đường biên giới kỹ thuật số, bên cạnh các đường biên giới lãnh thổ quốc gia. Điều đó thực sự tồi tệ đối với người dùng Internet và nhân quyền của họ.

Các công cụ học máy phản ánh dữ liệu mà chúng được đào tạo. Do đó, chúng có xu hướng phản ánh những thành kiến được nhúng trong những dữ liệu đó. Các mô hình ngôn ngữ lớn được đào tạo trên internet Trung Quốc, nơi bị ĐCSTQ kiểm duyệt gắt gao, có nguy cơ sao chép phiên bản internet bị thao túng đó trong kết quả đầu ra của họ. Điều này có thể ảnh hưởng đến các mô hình được xây dựng bởi các công ty có trụ sở bên ngoài Trung Quốc, không phải tuân theo các chỉ thị kiểm duyệt của ĐCSTQ. Điều quan trọng là các công ty xây dựng các mô hình này phải đặt ra tiêu chuẩn cao về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trước công chúng để những người sử dụng chúng biết được những giả định nào có thể được đưa vào quá trình xử lý của hệ thống học máy.

*

RFA: AI là một công nghệ có thể tạo ra những chuyển đổi to lớn mà những nước đang phát triển như Việt Nam không nên bỏ lỡ. Nhưng hệ thống kiểm duyệt của nước này tác động thế nào đến các công ty công nghệ mới trong lĩnh vực này khi họ muốn xem xét đầu tư vào một môi trường như Việt Nam? Ở trên ông nói hoạt động kiểm duyệt gắt gao trên diện rộng có thể dẫn tới hậu quả là Việt Nam loại bỏ những tiềm năng chuyển đổi to lớn và tích cực mà những công cụ do AI trên mạng có thể tạo ra. Xin ông giải thích.  

Kian Vesteinsson: Vâng, tôi xin đặt vấn đề như thế này. Những công cụ học máy AI này thực sự có khả năng biến đổi mọi lĩnh vực đời sống. Tôi nghĩ chúng sẽ thay đổi cách thức hoạt động của Internet. Và như với tất cả các công nghệ có khả năng tạo ra sự chuyển đổi tương tự, điều đó có khả năng mang lại nhiều lợi ích kinh tế, nhiều tăng trưởng và đổi mới cho những người đang xây dựng các công cụ này,  xây dựng các hệ thống mới này và những người biết cách sử dụng chúng.

Tuy nhiên, khi một chính phủ nào đó áp đặt các hệ thống kiểm duyệt ở quy mô lớn thì chính phủ ấy cũng đang cắt giảm thông tin phục vụ cho quá trình sáng tạo đổi mới đó, cắt giảm những lợi ích kinh tế mà ngành công nghiệp mới này có thể tạo ra.  

Khi các công ty công nghệ mới này tìm hiểu nơi họ nên đầu tư, nơi họ nên khai thác thị trường mới và tổ chức những hoạt động mới, một trong những việc họ sẽ phải làm là phân tích hai mặt lợi ích và chi phí. Trong đó, đối với họ, việc tuân thủ các yêu cầu kiểm duyệt và giám sát thực sự là việc khó khăn. Và vì vậy, để trả lời câu hỏi bạn đặt ra, tôi có thể nói rằng việc kiểm duyệt gắt gao trên diện rộng của chính phủ sẽ tạo ra những chi phí rất thực tế cho các công ty đang xem xét đầu tư vào một môi trường nhất định.

*

RFA: Như vậy nếu một nước đang phát triển như Việt Nam thực hiện một hệ thống kiểm duyệt chặt chẽ đối với sản phẩm do AI tạo ra trên Internet, điều này rốt cục sẽ khiến nước này có thể sẽ không nhận được đầy đủ lợi ích từ công nghệ mới này do không thu hút được đầu tư của các công ty? Đó có thể là một khả năng không? 

Kian Vesteinsson: Vâng, đó chắc chắn là một khả năng.

RFA: Ở trên ông đã nói về tính minh bạch như là một điều kiện cần thiết để công nghệ AI có thể tạo ra sự chuyển đổi tích cực cho kinh tế xã hội. Xin ông giải thích chi tiết hơn tại sao tính minh bạch lại quan trọng đối với công nghệ mới này và với các quốc gia muốn tham gia vào làn sóng mới này?

Kian Vesteinsson: Vâng. Khi đề cập đến tính minh bạch, tôi nói về tính minh bạch ở một mức độ rất rộng. Tôi muốn nói về tính minh bạch khi đề cập đến hệ thống kỹ thuật, cách thức vận hành, chính sách, cũng như tính minh bạch trong toàn bộ cách thức hoạt động của các công ty. 

Điều này thực sự quan trọng vì một số lý do khác nhau. Tôi muốn nói rằng nó quan trọng không chỉ đối với các công ty như Open AI đang triển khai các công cụ học máy này, mà còn cả các công ty như Meta và Google trên các nền tảng nền tảng này. Tính minh bạch trao quyền cho người sử dụng hiểu điều gì đang xảy ra trên những nền tảng mà họ đang dành cả cuộc sống cho nó, phải không? Những công cụ này, bao gồm cả Chat GPT, đang đóng một vai trò phi thường trong cuộc sống của mọi người. Do đó điều thực sự quan trọng là những người đang giao tiếp với hệ thống biết rằng họ có cơ hội, có điều kiện để hiểu được điều gì đang thực sự xảy ra ở mặt sau.

Một lý do khác khiến tính minh bạch thực sự quan trọng là điều này giúp xây dựng những quy định, những chế tài một cách thông minh và có chủ đích. Chúng ta đang ở thời điểm mà các chính phủ trên khắp thế giới đang tìm cách điều chỉnh lĩnh vực công nghệ. Và trong nhiều trường hợp, các chính phủ đang làm điều này với những hiểu biết và thông tin còn hạn hẹp. Và vì vậy, ở những tầng bậc mà chúng ta đã nói đến, tính minh bạch thực sự là chìa khóa để thúc đẩy quá trình hoạch định chính sách một cách thông minh. Như một điểm khởi đầu, các cơ quan quản lý trên khắp thế giới nên tìm kiếm cơ hội để thực thi các yêu cầu minh bạch đối với những công ty này, để từ đó chuẩn bị xa hơn nữa cho những chính sách hẹp và có chủ đích mà chúng ta muốn đạt tới trong tương lai

*

RFA xin cảm ơn nhà nghiên cứu Kian Vesteinsson và Freedom House đã dành cho độc giả của chúng tôi cuộc phỏng vấn này. 

RFA

Nguồn: https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/will-vietnam-lag-behind-if-it-follows-china-to-manipulate-online-ai.html

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Sun Mar 19, 2023 11:37 am

Tàu khai thác cát đi đến đâu, đồng ruộng mất đến đó

An Vui
18 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ

20 tàu hút cát trái phép trên sông Văn Úc, Hải Phòng. Ảnh Người Lao Động
Đây là hiện trạng báo động ở một số tỉnh/thành, đặc biệt miền Trung và các tỉnh miền Tây.

Tuổi Trẻ ngày 17 Tháng Ba 2023 đã kêu cứu dùm nông dân ở xã Quảng Phú, huyện Krông Nô (Đăk Nông). Những thửa ruộng của họ nằm dọc sông Krông Nô đang biến thành sông vì các tàu hút cát hoạt động hết công suất đã ngoạm vào bờ hàng trăm mét.

Mặc dù họ đã khiếu nại nhưng nơi cấp giấy phép – nhà cầm quyền địa phương, lại cho rằng họ chỉ có vai trò “trọng tài” trong tranh chấp giữa công ty khai thác cát và nông dân bị thiệt hại.

Ruộng đồng của người dân trải dài 6km (3.7 miles) dọc bờ sông Krông Nô, thuộc địa phận xã Nam Kar, huyện Lăk (Đăk Lăk) và xã Quảng Phú, huyện Krông Nô (Đắk Nông) có tới năm doanh nghiệp khai thác cát, với hơn 10 chiếc tàu hút cát đang hoạt động, trong đó một số tàu tiến vào gần bờ sông phía khu vực sạt lở. Khảo sát thực tế, Tuổi Trẻ cho biết tàu hút cát số hiệu ĐNô 0010 của công ty Văn Hồng hết hạn đăng kiểm từ ngày 22 Tháng Mười 2022 vẫn ngang nhiên hút cát.

Theo người dân, việc khai thác cát quá mức ở đoạn sông ngắn, cùng với hoạt động bất ngờ của thủy điện Chư Pông Krông (tỉnh Đăk Lăk đã lấy 5.41ha – 13.3 acres – đất rừng đặc dụng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Ka để làm thủy điện này) vào cuối năm 2022 khiến nhiều đoạn sông sạt lở nghiêm trọng.

Ông Y Chim Niê, một nông dân sở hữu ruộng ở bờ sông than thở rằng mỗi năm sông lại lấn vào bờ mấy chục mét, ông thắc mắc: “Tôi nghe xã nói, theo quy định tàu hút cát phải cách bờ 20m (787 inches), nhưng đất sạt đến đâu tàu cũng lấn theo đến đó. Ruộng cứ sạt mãi, thành sông, thành cát cho họ hút hết”.

Khi ông khiếu nại, công ty khai thác cát lại đến thỏa thuận bồi thường đất bị sạt lở để ông rút đơn. Mới đây có hai công ty bồi thường 115 triệu đồng/sào ($4,874/5,381 square feet) cho những gia đình có ruộng bị sạt lở đất. Vì đã nhận tiền, một số gia đình nông dân lo lắng các công ty cho rằng vì đã bồi thường nên sẽ tiếp tục lấn sâu vào bờ để lấy cát.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Chung Huy, trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Krông Nô, cho biết từ cuối năm 2022 đến nay, có 30 gia đình tại xã Quảng Phú khiếu nại về việc đất bị sạt lở. Sau đó, có 2/5 công ty khai thác cát (đoạn sông qua xã Quảng Phú) làm sạt lở bờ sông đã bồi thường cho dân, các công ty còn lại vẫn lặng thinh.

Ông Huy cũng nói thêm theo luật, các doanh nghiệp được khai thác cát cách bờ 20m (787 inches), nhưng không quy định việc phải xác định bờ thời điểm ban đầu cấp phép hay lúc tàu đang hút? Điều này dẫn đến việc sạt lở càng trầm trọng, vì sông sạt đến đâu, tàu cát đi theo hút cát đến đó.

Điều lạ lùng là khi phóng viên xin văn bản kết luận về tình trạng sạt lở bờ sông do các công ty cát gây ra thì ông chánh văn phòng Ủy ban tỉnh Đăk Nông cho rằng vì văn bản đóng dấu mật, không thể cung cấp? Lý do vì sao văn bản này đóng dấu mộc thì ông chánh văn phòng không nói.

Trước đó, ngày 16 Tháng Hai 2023, Tuổi Trẻ phản ảnh ruộng đồng của người dân ven sông Vu Gia (địa phận xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) biến mất theo từng năm khi nhà cầm quyền cấp phép cho công ty khai thác cát.

Dải phù sa ở sông Vu Gia vốn là vùng sản xuất hoa màu lớn nhất của nông dân huyện Đại Lộc, thế mà giờ ruộng đồng ở đây đang hoang hóa dần. Nông dân Trần Ngọc Hòa, xã Đại Hồng, kể ông có 5,000m2 (53,819 square feet) đất ruộng dọc triền sông, là nguồn sống của cả gia đình nhưng chỉ mấy năm qua đã bị sạt lở mất gần một nửa.

Ông buồn bã nói: “Đất của tôi nằm sát mỏ cát của công ty Trường Lợi, họ khai thác quá khủng khiếp nên đất bị sụt xuống sông. Đất trồng hoa màu lân cận mỏ cát này cũng mất 10 – 20m (394 inches – 787 inches) ăn sâu vào đất liền mỗi năm. Bà con rất phẫn nộ nhưng mọi kiến nghị đều không có kết quả”.

Sạt lở trầm trọng bờ sông Vu Gia. Ảnh Thanh Niên
Hiện trạng tàu thuyền, máy nạo hút lẫn xe cơ giới khai thác cát hoạt động ầm ỹ bên dòng sông Vu Gia, làm biến đổi dòng chảy, tạo nên hàng chục điểm hở hàm ếch, đã làm hai ngôi làng trong xã Đại Hồng biến mất, người dân phải di tản đi nơi khác.

Chỉ riêng Đại Lộc có tới hàng chục mỏ cát, người dân ở các ngôi làng dọc sông liên tục kêu cứu vì sông nuốt làng, nuốt đất sản xuất. Một nông dân ở thôn Ngọc Kinh Đông, xã Đại Hồng kể mỏ cát chỉ “trùm mền” khi có thanh tra, kiểm tra, xong rồi lại tiếp tục xúc cát như trước.

Ông Võ Ngọc Tốt, trưởng phòng tài nguyên-môi trường huyện Đại Lộc, cho biết tính tới Tháng Hai 2023 chỉ còn 2 mỏ cát quy mô lớn hoạt động, thuộc công ty Pha Lê (xã Đại Sơn) và công ty Trường Lợi (xã Đại Hồng) và sắp tới sẽ cấp phép thêm cho công ty Hoàng Cử. Như thế đã là hạn chế tối đa các mỏ cát trên sông Vu Gia, ông Tốt biện minh (!)

Tương tự miền Trung, nông dân các tỉnh miền Tây cũng khốn khổ vì nạn khai thác cát làm sạt lở bờ sông, cuốn theo đất vườn, đất ruộng, thậm chí cả nhà cửa. Đêm 5 Tháng Mười Hai rạng sáng 6 Tháng Mười Hai 2022, bờ sông Cổ Chiên, đoạn qua xã Hòa Ninh, huyện Long Hồ (tỉnh Vĩnh Long) sạt lở dài 500m (19,685 inches), tiến sâu vào đất liền 400m (15,748 inches) đã cuốn 12 căn nhà, một nhà xưởng, một xe cuốc đang xây dựng đê bao, hai ao nuôi cá chốt và khoảng 10 ha (24.7 acres) đất xuống dòng sông. Tổng thiệt hại khoảng 35 tỷ đồng ($1.48 triệu).

Vụ sạt lở kinh hoàng này đã làm 16 gia đình với 58 người dân bỗng chốc thành vô gia cư, nhưng nhà cầm quyền chỉ cho chỗ ở tạm, trao lương thực cùng 2 triệu đồng ($84.7) cho mỗi nhà.

Không thể lấp liếm được nữa, ngày 11 Tháng Hai 2023, Sở Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đã gửi báo cáo đến Ủy ban tỉnh Vĩnh Long xin dừng khai thác cát từ cầu Mỹ Thuận đến phà Đình Khao, để đánh giá lại việc khai thác cát trên toàn bộ sông Tiền và sông Cổ Chiên, đoạn qua tỉnh Vĩnh Long.

Khi nghiên cứu nguyên nhân thì kết quả cho thấy, chính hoạt động của con người đã làm biến đổi địa hình lòng sông, hạ thấp lòng dẫn mạnh nhất, gây sạt lở bờ Cổ Chiên.

Bình thường, mỗi ngày ở giữa sông Cổ Chiên luôn có hai xáng cạp khai thác cát do nhà cầm quyền cấp phép. Vào thời điểm xảy ra sạt lở, người dân ghi hình có xáng cạp đang múc cát đã nhanh chóng rời đi!

Cấp giấy phép bán tài nguyên (cát, khoáng sản, đất đai, cây rừng và sản vật từ rừng) là nhanh nhất để có tiền, có nguồn ngân sách cho địa phương và cũng là cách nhanh nhất để hủy diệt tương lai của giống nòi, nhưng các quan nào có quan tâm!

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Mon Mar 20, 2023 5:06 pm

Công nhân chật vật mưu sinh cuối năm

THỨ 2, 28/11/2022 - mcafef

Chỉ hồi phục được một thời gian ngắn sau dịch COVID-19, nhiều nhà máy, xí nghiệp lại rơi vào tình cảnh thiếu đơn hàng, hết việc nên buộc phải sản xuất cầm chừng hoặc sa thải công nhân. Đời sống nhiều người lao động hết sức khó khăn và phải chật vật mưu sinh dịp cuối năm.

Kỳ 1: Chới với vì mất việc

Không có đơn hàng, doanh nghiệp hết sức cầm cự đã buộc phải sa thải lao động khiến hàng vạn công nhân chới với khi năm hết, Tết đến cận kề.

Bỗng dưng thất nghiệp

“Xóm trọ 35” nằm đối diện cổng Công ty TNHH Tỷ Hùng (phường An Lạc, quận Bình Tân) là nơi ở của hơn 50 nữ công nhân công ty này. Những ngày qua, sau khi nghe công ty thông báo sẽ chấm dứt hợp đồng với gần 1.200 công nhân do không có đơn hàng từ đầu tháng 12 tới đây, không khí khu trọ cũng trở nên buồn thiu, ảm đạm. Nhặt nhạnh lại mớ rau đã mua từ ngày trước, chị Trần Thị Giúp (47 tuổi, quê Đồng Tháp) vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại lúc công ty thông báo chấm dứt hợp đồng lao động với 1.200 người, trong đó có chị. “Ai cũng bất ngờ, rất buồn và không biết nói gì. Suốt những ngày qua, tôi lo đến mất ăn mất ngủ bởi không biết lấy gì nuôi con” - nữ công nhân nghẹn ngào nói.

Gần 20 năm gắn bó với công ty với mức lương 8 triệu đồng/tháng, chị Giúp nuôi ước vọng sẽ làm tới lúc về hưu. Vậy mà cái tin bị sa thải như “sét đánh ngang tai” với chị. Chị không biết xoay xở thế nào để tìm được công việc mới khi tuổi đã lớn. “Tôi nghĩ nhiều lắm chứ, nếu tiếp tục ở lại, có thể mình sẽ xin đi rửa chén, quét dọn thuê; còn không thì về quê. Nhưng về quê cũng không có ruộng đất, biết sống ra sao” - chị Giúp nói. Giờ đây, miếng cơm manh áo của cả gia đình phụ thuộc hết vào đồng lương công nhân ít ỏi từ người chồng.

Sau khi tan ca, chị Ngô Thị Hồng Oanh (38 tuổi, quê Sóc Trăng) công nhân Công ty Tỷ Hùng, không về nhà trọ ngay mà rảo qua nhiều tuyến đường nhặt ve chai, kiếm ít đồng mua rau. Có thâm niên 10 năm làm công nhân may giày, đồng lương chỉ tầm 6 triệu đồng/tháng, chị Oanh xoay xở đủ đường để vừa lo cho gia đình, vừa bám trụ thành phố. “Mấy năm trước công ty có hàng, cuối năm vẫn tăng ca đều đều. Chỉ hai năm dịch là không có hàng, cũng không tăng ca. Nhiều lúc tôi muốn làm thêm để cuối năm có tiền Tết tháng thứ 13 rồi về quê, nhưng đâu ngờ công ty hết đơn hàng và thông báo cho cả nghìn người nghỉ việc” - chị Oanh nói.

Xóm trọ công nhân trên đường Hồ Học Lãm (quận Bình Tân) chạy tìm việc khắp nơi vì bị cắt hợp đồng khi Tết đã cận kề

Trong căn phòng trọ chưa tới 10m2 ở xã Tân Thạnh Đông (huyện Củ Chi), chị Phạm Thị Tem (33 tuổi, quê Trà Vinh) có 9 năm làm việc tại Công ty TNHH Việt Nam Samho không khỏi sốc, hụt hẫng khi biết sẽ mất việc làm. “Để yên tâm làm việc, tôi gửi 2 con nhỏ nhờ ngoại chăm sóc. Mỗi tháng nhận lương hơn 8 triệu đồng, tôi trích một nửa gửi về quê, còn lại chi phí sinh hoạt, ăn uống, nhà trọ… Sau khi nhận được thông báo của công ty, tôi đi xin việc nhiều nơi, từ nhặt rau, rửa chén cho đến phụ bán dép lề đường… thu nhập cũng được vài triệu đồng/tháng. Tuy nhiên đó chỉ là giải pháp tình thế, đợi qua Tết xem tình hình việc làm thế nào rồi tính tiếp. Bí bách quá cũng tính đến chuyện về quê” - chị Tem tâm sự.

Theo Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TPHCM Trần Anh Tuấn, lao động không có tay nghề, người làm công việc phổ thông sẽ dần bị đào thải, không cạnh tranh nổi trên thị trường lao động. “Thị trường lao động hiện nay và tương lai cho thấy xu hướng những ngành nghề sử dụng nhiều lao động, kỹ năng thấp… sẽ mất lợi thế cạnh tranh. Phần lớn lực lượng lao động kỹ năng thấp sẽ bị mất việc làm” – ông Tuấn nhấn mạnh.

Chuẩn bị bữa ăn tối chỉ với dĩa đậu bắp chấm chao, chị Bùi Thị Giang (52 tuổi, quê Bạc Liêu) đang trọ tại đường Bờ Xe Lam (xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh) thở dài khi nhắc đến việc đòi lương ở công ty cũ. Chị Giang là công nhân lâu năm của Công ty TNHH Ta Shuan (Khu công nghiệp Tân Tạo, quận Bình Tân) chuyên sản xuất nhựa tổng hợp. “Lúc đầu là nghỉ thứ Bảy, sau đó mỗi ca chỉ làm 8 tiếng và phải nghỉ luân phiên trong tuần. Lương cơ bản mỗi tháng chỉ khoảng 5 triệu đồng nên phải chi tiêu tằn tiện mới đủ đắp đổi qua ngày” - chị Giang cho hay.

Chị Trần Thị Giúp, công nhân Công ty Tỷ Hùng buồn tênh khi hay tin sẽ thất nghiệp vào đầu tháng 12 này

Hiện công ty thông báo đóng cửa, tạm ngừng hoạt động từ ngày 7/11 cho đến khi có đơn hàng mới. Mặc dù làm việc từ năm 2015 nhưng chị Giang không được ký HĐLĐ, đóng BHXH. Lo trắng tay khi nghỉ việc, ngày nào chị cũng đến công ty để nghe ngóng tình hình. Thất nghiệp, lại chẳng hề được trợ cấp, viễn cảnh những ngày sắp tới của chị Giang càng trở nên mờ mịt.

Nơm nớp lo mất việc

Có gần 17 năm làm việc tại một công ty chuyên về may mặc trong Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi (huyện Củ Chi), chị Võ Thị Hoài (gần 50 tuổi, quê Hà Tĩnh) nơm nớp lo mất việc khi doanh nghiệp thông báo giảm đơn hàng. “Gần đây liên tiếp nghe nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về sản xuất nên sa thải công nhân, đóng cửa nhà máy mà tôi lo đến mất ăn mất ngủ. Tôi sợ sẽ chung hoàn cảnh thất nghiệp như vậy, lúc đó sẽ không biết tính sao vì lớn tuổi rồi, chẳng ai thuê mướn gì nữa. Thật sự, đã quyết định chọn vào nhà máy làm công nhân, chúng tôi chỉ mong được yên ổn làm việc đến khi về hưu. Dù công ty có khó khăn, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ, chỉ hy vọng đừng mất việc” - chị Hoài nhìn xa xăm.

Trò chuyện cùng chị Lâm Thị Tư (40 tuổi, công nhân giày Thiên Hòa, TP Thủ Đức), chị kể, trong công ty đa số công nhân đều ở độ tuổi từ 18 đến 35. Những người cùng lứa với chị bị coi là “quá tuổi lao động” nên luôn nơm nớp lo doanh nghiệp sa thải bất cứ lúc nào vì lý do sức khỏe kém, mất nhiều chi phí cho bảo hiểm xã hội, tăng lương... “Tôi đã rảo qua rất nhiều doanh nghiệp treo bảng tuyển dụng, các sàn việc làm… nhưng nơi nào cũng yêu cầu lao động dưới 30 tuổi. Như tôi thất nghiệp chỉ có ra chợ phụ bưng bê hoặc về quê làm ruộng” - nữ công nhân ngậm ngùi cho biết.

Ông Nguyễn Phi Hùng, đại diện đơn vị cung ứng lao động Thanh Hoa chia sẻ, nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực tuyển dụng, ông thấy hầu hết các doanh nghiệp đều giới hạn độ tuổi lao động trong tuyển dụng, kể cả doanh nghiệp ngành dệt may cũng chỉ tuyển lao động dưới 40 tuổi. Nguyên nhân là do doanh nghiệp cho rằng, lao động lớn tuổi không còn nhanh nhẹn, sức khỏe giảm sút dẫn tới năng suất lao động thấp. Một lý do khác khiến doanh nghiệp không mặn mà khi tuyển lao động trung niên vì sẽ phải thỏa thuận lại mức lương. Do vậy, người lao động bị thất nghiệp ở độ tuổi trung niên thường khó tìm việc làm mới, dù có năng lực, kinh nghiệm và nhu cầu việc làm.

(Còn nữa)

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Mon Mar 20, 2023 5:08 pm

Công nhân chật vật mưu sinh cuối năm-Kỳ 2: Chịu đựng, thắt lưng buộc bụng

01/12/2022 - cafebiz

Lương cơ bản chỉ vừa nhích được đôi chút thì tiền nhà trọ, tiền ăn uống, điện nước đã ào ào tăng theo. “Thắt lưng buộc bụng, chi tiêu tằn tiện” là cẩm nang tồn tại của rất nhiều công nhân khi trò chuyện cùng chúng tôi.
Chịu đựng

Đi qua khu nghĩa trang liền kề nhà dân nằm sâu trong con hẻm nhỏ đường Bà Hom (quận Bình Tân), căn phòng trọ chưa tới 6m2 là nơi ở của 4 người trong gia đình chị Nguyễn Thị Ngọc Hằng (31 tuổi, quê Đồng Nai). Khi tôi tới, Hằng vừa dỗ dành con trai nhỏ 3 tuổi, vừa kèm chữ cho cậu con trai lớn chuẩn bị vào lớp 1.

Gần 13 năm làm công nhân, Hằng bảo: “Vẫn “giật gấu vá vai”, tiết kiệm từng khoản chi tiêu nhưng vẫn thiếu trước hụt sau”. Vốn là công nhân Công ty Bảo Nhân (quận Bình Tân) chuyên may quần áo xuất khẩu, mức lương của Hằng gần như kịch trần với 9 triệu đồng/tháng, khi được tăng ca còn nhận thêm từ 1-2 triệu đồng. Số tiền đó Hằng dành 5 triệu đồng đóng tiền học cho hai con, còn lại thuê nhà trọ, ăn uống. Con nhỏ nhiều bệnh nên hầu như tháng nào cũng đi bác sĩ…

Theo ông Phạm Chí Tâm, Phó chủ tịch LĐLĐ TPHCM, đến thời điểm hiện nay, theo báo cáo từ các công đoàn cơ sở có khoảng 143 doanh nghiệp bị thiếu đơn hàng, nên có khoảng 26.000 công nhân lao động bị ảnh hưởng đến việc làm. LĐLĐ TPHCM đã chỉ đạo các cấp công đoàn theo dõi sát sao, cập nhật liên tục tình hình việc làm của người lao động từ nay đến Tết Nguyên đán 2023 để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.

“Mới đây, mình phải vay nóng 10 triệu đồng lo cho con. Ba tháng nay, công ty ít việc nên không tăng ca. Còn chồng, sau giờ làm còn nhận thêm chân chở hàng, chạy xe ôm đến tối mịt mới về. Cố gắng hết sức nhưng vẫn hoàn thiếu” - Hằng nói.

Nhiều lần chị cũng có ý định tìm việc mới, công ty có nhiều đãi ngộ nhưng ngặt nỗi, chuyển việc đồng nghĩa mọi thứ bắt đầu từ số 0, mức lương cũng chưa chắc được như hiện tại nên chị vẫn không dám liều lĩnh.

Công ty Nhựa Chợ Lớn gần đây cắt giảm giờ làm chỉ còn 4 ngày/tuần. Không được tăng ca, việc ít, lương công nhân của chị Lê Thị Quyên (quê Sóc Trăng) chỉ 4 triệu đồng/tháng, chia làm hai đợt. Đồng lương ít ỏi đó, chị Quyên gửi hết về quê để nuôi hai con đang học lớp 9 và lớp 4.

“Lên thành phố làm việc từ năm 2000, suốt những năm làm công nhân, tôi “không dám” đau bệnh ngày nào. Nhưng chưa bao giờ công việc khó khăn như lúc này. Dẫu vậy, tôi cũng không dám tìm việc khác vì chẳng ai nhận người đã 40 tuổi nữa, dù mình có tay nghề, kinh nghiệm” - chị Quyên rớm nước mắt, nói.

Ăn bữa nay, lo bữa mai

Tối muộn, một ngày cuối tuần giữa tháng 11/2022 khi đến Khu lưu trú công nhân ở quận 7 (TPHCM) tôi tình cờ gặp anh Đoàn Minh Phương (37 tuổi, quê Vĩnh Long), công nhân của một công ty trong Khu chế xuất Tân Thuận. Vài tháng trước, anh Phương bị cho nghỉ luân phiên vì công ty giảm đơn hàng nên thiếu việc làm.

“Dù đang làm việc trong năm 2022 nhưng mình đã dùng tới phép năm 2023 cho những ngày nghỉ vì không có hàng” anh Phương chia sẻ. Thu nhập giảm sút, không thể cầm cự nổi nên anh đăng ký chạy xe công nghệ để lo cho gia đình. Dù vào nghề chưa lâu, chiếc áo khoác hãng xe công nghệ của anh đã bạc phếch. Anh Phương cho hay, đi làm từ khi trời còn mờ sáng đến tối mịt, thu nhập khoảng 400.000-500.000 đồng/ngày.

Công nhân chật vật mưu sinh cuối năm-Kỳ 2: Chịu đựng, thắt lưng buộc bụng - Ảnh 2.
Khu chợ cóc ở khu công nghiệp Tân Tạo (quận Bình Tân) đông nghịt công nhân mỗi buổi chiều

Vợ anh Phương, chị Bùi Thị Dinh (32 tuổi, quê Bắc Kạn) làm công nhân tại Công ty TNHH Hung Way chuyên sản xuất găng tay trượt tuyết. Mười năm bám nghề nhưng lương của chị chỉ khoảng 6 triệu đồng/tháng. Do đang mang thai lại gần tới ngày sinh nên không thể tăng ca, thu nhập vì thế cũng giảm đi nhiều. Vợ chồng anh chị có con trai 5 tuổi và chuẩn bị đón bé thứ hai. Bữa cơm tối của gia đình anh chỉ có nồi canh rau và vài bìa đậu hủ kho.

“Mỗi lần ra chợ phải tính toán chi li lắm để không thâm hụt vào số tiền quy định. Trung bình mình chỉ đi chợ trong khoảng 50.000 đồng/ngày, rau đậu là món “trường kỳ kháng chiến”, còn dư chút đỉnh mua lạng thịt cho con. Gia đình chúng tôi sắp đón thêm bé thứ 2 nên càng phải dè xẻn, tích cóp để có thể chăm sóc tốt nhất cho con” - chị Dinh bộc bạch.

Bày ra mấy con cá khô mặn ở quê gửi lên, chị Lê Thị Hiền (29 tuổi, quê Cà Mau) kể, mỗi lần về quê lên lại thành phố, túi đồ đem theo không có gì ngoài vài ký cá khô, hủ dưa mắm…

“Bình thường cứ cơm nguội cá khô, hôm nào sang lắm thì ra đầu ngõ kêu tô hủ tiếu gõ 25.000 đồng cũng xong bữa. Ăn lấy no còn có sức làm việc và tiết kiệm được đồng nào đỡ đồng nấy, còn dư gửi về quê cho cha mẹ già lo thuốc thang” - chị Hiền nói.

Công nhân chật vật mưu sinh cuối năm-Kỳ 2: Chịu đựng, thắt lưng buộc bụng - Ảnh 3.
Bữa cơm tối của gia đình anh Đoàn Minh Phương chỉ có rau đậu và chút cá nhỏ dành cho con.

Năm năm làm công nhân may tại Công ty Thiên Phúc (quận 12), lương của chị Hiền vẫn chỉ dao động ở mức 5-7 triệu đồng/tháng. Đưa chúng tôi xem cuốn sổ thu chi với chi chít con số, nữ công nhân lẩm nhẩm tính, tổng cộng mỗi tháng chi hết 2,5 triệu đồng. Sau khi giữ tầm 1 triệu đồng gửi tiết kiệm, còn bao nhiêu chị đều gửi về nhà.

“Tôi là con gái út lại độc thân, các anh chị có gia đình riêng nhưng cũng rất khó khăn. Cha mẹ đã 70 tuổi, quanh năm đau ốm; mình giúp ba mẹ được phần nào đều cố gắng hết sức” - nữ công nhân thổ lộ.

Chọn “hàng dạt”

Từ khoảng 17 giờ trở đi, khu chợ cóc trước Khu công nghiệp Tân Tạo (quận Bình Tân) đông nghịt công nhân đến mua thực phẩm. Chiếc loa tự chế oang oang phát ra từ một chiếc xe ba-gác rao đủ các loại thịt cá, rau củ, trái cây… có giá từ 10.000-50.000 đồng/kg tùy loại.

“Thanh long 15.000 đồng/kg; đầu cá đông lạnh 30.000 đồng/cái; rau muống, cà chua, dưa leo… tầm 15.000 đồng/túi... Đa số đều là thực phẩm “dạt” (không còn tươi ngon) nhưng giá lại rẻ, chỉ tầm 50.000 đồng có thể mua đủ bữa ăn cho gia đình 3 người. Mình mua về chế biến kỹ một chút vẫn có bữa ăn ngon” - chị Lâm Thị Vũ (42 tuổi, công nhân Công ty Pouyuen) nói.

50 nghìn đồng là định mức bữa tối của gia đình chị Thanh Tuyền (công nhân công ty đông lạnh tại TP Thủ Đức), được duy trì trong suốt hai năm qua. Hôm nào mua nhiều hơn thì hôm sau phải giảm bớt.

Khoe nửa con vịt đồng vừa mua ở chợ tự phát trên đường Bùi Văn Ba (quận 7) với giá hơn 100 nghìn đồng, anh Võ Văn Tình (công nhân cơ khí Công ty Thuận Phát, huyện Bình Chánh) cho biết, vừa lãnh lương được 6 triệu đồng, anh liền mua gạo, mì gói, đường muối, dầu ăn… đủ dùng cho cả tháng, trừ tiền nhà trọ, tiền học của hai con vẫn còn dư chút đỉnh nên đãi cả nhà “ăn sang” một bữa.

“Gần đây công ty gặp khó vì đối tác nước ngoài cắt hợp đồng đặt hàng, công nhân không tăng ca nên chỉ còn lương cơ bản. Thu nhập hai vợ chồng khoảng chục triệu đồng/tháng, mình phải thắt lưng buộc bụng đủ kiểu mới vừa đủ trang trải cho cả gia đình 4 người” - người đàn ông có vẻ ngoài khắc khổ, già hơn cái tuổi 40 giãi bày...

(Còn nữa)

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Mon Mar 20, 2023 5:10 pm

Báo điện tử Tiền Phong

Công nhân chật vật mưu sinh cuối năm (kỳ 3): Tự cứu mình

30/11/2022

TP - Mặc dù đang bị giảm việc làm và thu nhập, song thay vì than vãn, không ít công nhân tìm cách vượt lên chính mình và chờ đợi cơ hội mới khi tình hình việc làm được cải thiện.
“Tăng ca” ngoài chợ

Khu chợ vỉa hè trên đường Hồ Học Lãm (phường An Lạc, quận Bình Tân) chiều ngày 15/11, bỗng nghe một giọng chào mời rặt miền Trung: “Mua chả cá Phú Yên đi chị, tươi và ngon lắm. Em bán rẻ cho!”. Ngoảnh lại, tôi thấy chị bán hàng còn mặc nguyên bộ đồng phục công nhân Công ty Tỷ Hùng. Chị vừa cười vừa nói: “Em làm công nhân ở đó, vừa tan ca là em liền dọn hàng bán chả cá cho kịp chợ chiều”.

Xao xác khu trọ công nhân

Chị chủ hàng chả cá có vóc người nhỏ nhắn, tính tình cởi mở giới thiệu tên Lê Thị Thùy Trang (35 tuổi, quê Phú Yên), làm công nhân ở khâu hoàn thành sản phẩm của Công ty Tỷ Hùng được 9 năm, lương gần 7 triệu đồng/tháng. “Từ đầu năm 2022 đến nay, công ty không tăng ca, chỉ làm việc đến 16 giờ 30, thu nhập giảm sút nên em tìm việc làm thêm. Có người nhà ở Phú Yên giới thiệu mối chả cá ngon, đảm bảo an toàn thực phẩm nên em lấy vài ký rồi ra chợ bán thử. Lúc đầu chỉ có chị em trong công ty mua ủng hộ, sau nhiều người ăn thấy ngon nên em mạnh dạn đặt thêm hàng. Cứ sau giờ làm ở nhà máy, mình lại ra chợ vào ca 3, kiếm thêm đồng ra đồng vào phụ gia đình” - Trang thật thà kể.

Tâm sự về hoàn cảnh, Trang cho biết, chồng làm thợ hồ, rày đây mai đó nhưng thu nhập bấp bênh, bữa có bữa không. Ngoài con trai 8 tuổi đang gửi ở quê, Trang còn nuôi thêm hai cháu đang học lớp 10 và lớp 3. Dành dụm được khoản nào, chị lại gửi về quê cho các con ăn học. Giới thiệu nào chả chiên, chả lụa, cá bào… mỗi món Trang kiếm lời khoảng 10.000 đồng. Ngày Chủ nhật, Trang còn ra chợ Tân Bình (quận Tân Bình) lấy thêm quần áo bán trên facebook…


“Chỉ còn ít ngày nữa em sẽ thành người thất nghiệp, chắc chắn từ đây đến Tết không thể xin được việc mới. Những việc làm thêm này tạm thời thành nghề chính, ít ra vẫn có thể kiếm được tiền để nuôi con. Dù khó khăn thế nào, vợ chồng cũng quyết bám trụ thành phố, ai thuê mướn gì cũng nhận miễn sao lo cho các con ăn học nên người” - Trang khẳng định. Mua ủng hộ ít chả cá, chị công nhân cười tươi khoe, hôm nay “trúng mánh” vì có nhiều khách ủng hộ, lời được hơn trăm ngàn đồng.

Dù chưa đến nỗi mất việc nhưng anh Nguyễn Văn Tâm (40 tuổi, quê An Giang), công nhân công ty Pouyuen cũng bị giảm việc, không tăng ca. “Thu nhập không đủ nuôi vợ con, tôi đăng ký hãng xe ôm công nghệ để làm thêm. Từ chở khách, vận chuyển hàng hóa đến giao thức ăn… tôi đều nhận chạy. Nửa năm qua, bất kể mưa gió, tôi đều bắt đầu ra đường vào “ca 3” từ 17 giờ đến 22 giờ mỗi ngày, thu nhập khoảng 100.000 đồng” - anh Tâm nói.

Vừa tan ca, chị Lê Thị Thùy Trang vội ôm mẹt chả cá ra chợ bán kiếm thêm thu nhập

Mặc chiếc áo của một hãng xe công nghệ ra bên ngoài bộ đồ công nhân, anh Tâm tạm biệt chúng tôi để nhận một đơn hàng giao thức ăn khách vừa đặt qua ứng dụng. Anh vui vẻ nói thêm, nhiều bạn bè của anh cũng “hai tay, ba việc” như thế từ khi công ty gặp khó. “Vợ mình sau giờ tan ca cũng nhận chân dán lịch Tết tại một cơ sở gần khu trọ. Các con đều chuyển về quê nhờ ông bà trông hộ từ lúc dịch đến nay. Lắm lúc nhớ con nhưng vì cuộc sống, vì mưu sinh, mình đều cố nén lại. Hy vọng có thêm thu nhập để Tết này về quê, mua cho con tấm áo mới và món đồ chơi yêu thích” - anh Tâm nói nhanh rồi lao vút xe hòa vào dòng người tấp nập. Sài thành đã bắt đầu lên đèn!

Học nghề kiếm thêm thu nhập

Khu trọ công nhân trong con hẻm nhỏ trên đường An Dương Vương (quận Cool có hơn 50 phòng trọ chia thành nhiều khu. Đây là nơi ở của rất nhiều công nhân Công ty Pouyuen, Nhựa Chợ Lớn, Tỷ Hùng… Khu này còn có một khoảng đất trống, chủ nhà chưa xây thêm phòng đã trở thành sân chơi cho trẻ con mỗi chiều về.

Tưởng có người đến hỏi thuê phòng, bà Tâm (người thuê trọ) cho hay, còn nhiều phòng trống do công nhân không có việc làm nên về quê hết cả. “Tôi ở đây trông cháu nội cho các con đi làm, nhưng công việc cũng khó khăn lắm. Cứ tưởng rằng sau dịch, mọi việc sẽ tươi sáng hơn nhưng không ngờ…” - bà Tâm bỏ lửng câu nói.

Vừa đút cơm cho con, vừa tranh thủ liên hệ với người quen để tìm việc làm thêm, chị Lý Kim Nhạn (25 tuổi, quê Kiên Giang), công nhân Công ty TNHH 3Q Vina (phường 16, quận Cool chuyên may quần áo xuất khẩu tâm sự, may mắn là công ty vẫn có đơn hàng, công nhân làm việc suốt tuần. “Tuy không tăng ca nhưng có việc đều đặn, thu nhập 6 triệu/tháng cũng đủ để em nuôi con, trả tiền nhà trọ. Như vậy là mừng rồi, vì trong xóm trọ này, nhiều công nhân bị sa thải, thất nghiệp vì công ty không có đơn hàng” - Nhạn tâm sự.

Khảo sát mới đây của Công đoàn các KCX-KCN TPHCM cho thấy, có gần 6.000 công nhân của 51 doanh nghiệp tại 17 KCX-KCN thành phố bị ảnh hưởng của việc doanh nghiệp bị giảm đơn hàng. Nguyên nhân do giá nguyên liệu, nhiên liệu, khí đốt tăng cao, trong khi mùa đông ở châu Âu đang bắt đầu. Từ những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng đến cuộc sống người dân các nước Mỹ, châu Âu, buộc họ phải cắt giảm chi tiêu, mua sắm vào dịp cuối năm…. Trong đó, nhóm đơn hàng bị ảnh hưởng nặng nhất tập trung vào các ngành hàng như: nữ trang, thời trang cao cấp (quần áo, da giày có thương hiệu nổi tiếng trên thế giới), gỗ…

Căn phòng trọ bình dân rộng chừng 6m2 có giá thuê 1,7 triệu đồng/tháng này là “tổ ấm” gia đình nhỏ ba người của Nhạn suốt 4 năm qua. Trong phòng không có gì quý giá ngoài chiếc xe máy cũ. Chồng của Nhạn cũng là công nhân chuyên sản xuất bao bì nhựa, cũng phải nghỉ luân phiên. “Thu nhập bấp bênh nên chúng em phải co kéo lắm mới đủ chi phí sinh hoạt, gửi con đi trẻ, thuê nhà… Em cũng tính học thêm nghề “lận lưng” nhưng lại không có tiền. Mấy tháng trước có mối gia công dán kẹp tóc giao làm tại nhà, nhưng giờ hàng ít đi nên họ cũng không kêu mình nữa…” - người mẹ trẻ nén tiếng thở dài.

Nếu có tiền thưởng Tết, tôi sẽ mua thêm chiếc máy may để nhận hàng về gia công, kiếm thêm thu nhập - chị Lê Thị Quyên (40 tuổi, công nhân Công ty Nhựa Chợ Lớn) nói. Đầu tư một chiếc máy may cũng tầm 7-8 triệu đồng. Số tiền tuy không quá lớn nhưng lại vượt quá khả năng của chị, nhất là không biết Tết này có được thưởng hay không, bởi công ty chỉ còn cho công nhân làm việc từ 3-4 ngày/tuần. Chị Quyên trầm tư nói, 20 năm bươn chải ở Sài Gòn, nhưng chưa bao giờ thấy khó khăn như lúc này.

Những người công nhân tôi gặp đều có chung quyết tâm, phải tự lực cánh sinh đứng lên, bởi trước mắt họ là cả gia đình đang chờ đợi, là những đứa con tuổi ăn tuổi học chờ cha mẹ gửi tiền về…

Uyên Phương (Còn nữa)

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Mon Mar 20, 2023 5:16 pm

Công nhân chật vật mưu sinh cuối năm, kỳ cuối: Tìm việc, giữ người

THỨ 5, 01/12/2022 - m.cafef

Thay vì cắt giảm nhân sự, doanh nghiệp cố gắng tìm đơn hàng, sắp xếp tăng ca, giữ việc cho người lao động.

Gần 18 giờ, khu vực sản xuất của Công ty CP Quốc tế Dony (huyện Bình Chánh, TPHCM) chuyên may quần áo thời trang xuất khẩu vẫn sáng đèn, công nhân cẩn thận may từng đường kim mũi chỉ trên sản phẩm. Chị Thanh (36 tuổi), có gần 5 năm gắn bó với nghề lấp lánh niềm vui trong ánh mắt, nói: “Chúng tôi còn có việc làm, vẫn được tăng ca dù thời gian có ít lại nhưng vẫn rất vui. So với không ít đồng nghiệp, mình vẫn chưa trở thành người thất nghiệp. Tết này, có thể lương thưởng sẽ giảm so với các năm trước nhưng dù ít hay nhiều, có thưởng là mừng”.

Công nhân chật vật mưu sinh cuối năm, kỳ cuối: Tìm việc, giữ người - Ảnh 1.
Nhiều công nhân sau giờ làm còn nhặt thêm ve chai, nhận thêm sản phẩm kiếm chút thu nhập

Thời gian qua, Công ty TNHH Pousung Việt Nam (Khu công nghiệp Bàu Xéo, huyện Trảng Bom, Đồng Nai), vừa qua có khoảng 5.000 người ở xưởng sản xuất đồ dùng gia dụng nghỉ việc hai tháng do thiếu đơn hàng. Trong thời gian đó, công ty vẫn cho công nhân vào nhà máy mỗi ngày, làm các công việc khác như vệ sinh nhà xưởng, nhổ cỏ, lau kiếng, tham gia các buổi tuyên truyền về pháp luật lao động, tham gia các cuộc thi thể dục thể thao, thi kiến thức pháp luật… và đều được hưởng lương 100%. Ông Lê Nhật Trường, Chủ tịch Công đoàn Công ty Pousung Việt Nam cho hay, hiện 5.000 công nhân tại xưởng sản xuất đồ dùng gia dụng trên đã có đơn hàng trở lại. “Người lao động vẫn được tăng ca vì còn nhiều đơn hàng đang rất gấp” - ông Trường nói.

So với giai đoạn 6 tháng đầu năm 2022, đơn hàng của Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (quận Bình Tân) sụt giảm mạnh, chỉ còn từ 70 - 80% kể từ quý III/2022. Tuy nhiên doanh nghiệp đã cố gắng duy trì, tiếp tục giữ hoạt động sản xuất bằng các biện pháp tình thế như giảm giờ làm, giãn việc... hơn 53.000 lao động của doanh nghiệp này đã chấp nhận giảm 20 - 30% thu nhập để cùng doanh nghiệp vượt khó.

Tương tự, Công ty CP Hợp tác kinh tế và Xuất nhập khẩu Savimex (quận 12) - một doanh nghiệp sản xuất đồ nội thất đang có hơn 1.100 lao động. Các sản phẩm của doanh nghiệp chủ yếu cung ứng cho Mỹ và các nước châu Âu. Đang lúc tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, đơn hàng của các đối tác ở các thị trường truyền thống này bỗng nhiên sụt giảm từ 30 - 50%. Song, không vì thế mà doanh nghiệp sa thải lao động.

Còn lao động, còn cố gắng

Ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Công ty Dony khẳng định, không doanh nghiệp nào muốn giải thể, cắt giảm lao động trừ khi quá sức cầm cự. Phương châm của doanh nghiệp là vẫn nỗ lực giữ chân lao động chứ không cắt giảm. Về chế độ phúc lợi, công ty vẫn duy trì các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần để người lao động yên tâm làm việc và chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp.

Chia sẻ về cách tìm việc thời khó, ông Quang Anh tâm sự, nếu như trước đây không nhận gia công đơn hàng nhỏ của đối tác mới thì nay “mở toang cửa” tiếp khách. Dony còn nhận đơn hàng đa dạng chủng loại, sẵn sàng điều chỉnh máy móc đáp ứng yêu cầu của khách… “Ngày nào chúng tôi cũng đi tìm khách hàng chứ không chờ họ đặt quan hệ với mình như trước. Dony không đặt cược tất cả hy vọng vào khách hàng cũ, mà linh động tìm thêm đối tác mới; chấp nhận làm hòa vốn, thậm chí chịu lỗ để có đơn hàng, giữ việc và để công nhân được tăng ca” - ông Quang Anh nói.

Nếu như nửa đầu năm, Công ty CP Tập đoàn Gia Định có mức tăng trưởng 30% so với cùng kỳ, thì ở nửa cuối năm, những khó khăn từ các thị trường nhập khẩu đã khiến doanh nghiệp bị giảm đơn hàng 40 - 50%. Đơn hàng chủ lực sang thị trường EU giảm đột ngột. Để đảm bảo hoạt động và giữ việc cho hơn 1.500 công nhân, doanh nghiệp buộc phải thay đổi, tìm kiếm đơn hàng từ các thị trường ngách như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á…, đồng thời, chuyển đổi, đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu thị trường. “Mặt hàng truyền thống của chúng tôi là giày da nữ thời trang nhưng hiện giờ đã chuyển sang làm cả giày thể thao để làm sao có nhiều đơn hàng, đa dạng hoá mặt hàng, có hàng cho người lao động làm việc” - lãnh đạo Công ty Gia Định cho hay.

Công nhân chật vật mưu sinh cuối năm, kỳ cuối: Tìm việc, giữ người - Ảnh 2.
Ông Phạm Quang Anh (bìa phải) chạy khắp nơi tìm thêm đơn hàng để công nhân được tăng ca

Cố gắng giữ lao động cũng là cố gắng của Công ty TNHH may mặc Triple (huyện Củ Chi) với quy mô 2.000 lao động. Ông Nguyễn Đắc Thời, Chủ tịch công đoàn Công ty cho hay, đơn vị này cũng giảm nhân sự nhưng chỉ giảm đội ngũ quản lý khoảng 30 người và giữ lại công nhân. “Từ bài học chật vật tuyển lao động đầu năm, nhà máy cố giữ công nhân để chờ đơn hàng phục hồi” - ông Thời nói.

Hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động

Theo ông Phạm Chí Tâm, Phó chủ tịch LĐLĐ TPHCM, đến thời điểm hiện nay, theo báo cáo từ các công đoàn cơ sở có khoảng 143 doanh nghiệp bị thiếu đơn hàng, nên có khoảng 26.000 công nhân lao động bị ảnh hưởng đến việc làm. Thế nên, LĐLĐ TP kết nối, giới thiệu việc làm cho công nhân trong thời gian chờ việc, duy trì thu nhập. Ngoài ra, trong kế hoạch chăm lo Tết Nguyên đán 2023, tổ chức công đoàn TPHCM sẽ chú trọng đến đoàn viên công đoàn, người lao động bị mất việc làm do doanh nghiệp khó khăn phải thu hẹp sản xuất, ngừng hoạt động, giải thể, phá sản, doanh nghiệp di dời đi nơi khác, chủ doanh nghiệp bỏ trốn hoặc không được doanh nghiệp thưởng Tết tại thời điểm chăm lo Tết; lao động nữ đang mang thai, nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi.

...

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Tue Mar 21, 2023 1:41 pm

Bất động sản bán dạo trên vỉa hè và livestream trên mạng

An Vui
21 tháng 3, 2023

Saigon Nhỏ

Ông Nguyễn Hữu Chí, giám đốc công ty môi giới bất động sản ở Bình Thuận bày bán nhà-đất trên vỉa hè cuối năm 2022 – Ảnh: Tiền Phong

Thị trường bất động sản tê liệt, không có thanh khoản, có những ông chủ phải đi bán dạo và livestream giữa một đống sổ hồng, sổ đỏ.  

Potcasts ngày 21 Tháng Ba 2023 của Vnexpress có tựa đề “Bán dạo bất động sản” đã mô tả tình hình ảm đạm của thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay, khiến các ông bà chủ buôn bán nhà đất như ngồi trên đống lửa. Ai đầu tư ngành này cũng đi vay tiền, từ 50-70%, lãi vay hàng tháng quá nặng, phải tìm mọi cách bán, kể cả bán dạo trên vỉa hè và livestream trên mạng.

Tiếng rao hàng bất động sản mà nghe như “sơn đông mãi võ” bán thuốc hồi xưa: “Đất thổ cư xổ sẵn, giá 145, gọi ngay đi, đừng nhắn tin”, “Thổ cư 100 mét vuông 155 triệu, gọi ngay đi, gọi ngay đi”, “300 triệu một mẫu, xổ sẵn, công chứng sang tên ngay”. Một trong số đó là tiếng rao hàng livestream của ông Nguyễn Hữu Trí, Giám đốc một công ty môi giới bất động sản ở Bình Thuận. Trong sáu tháng (từ giữa năm 2022 đến cuối 2022) vì không có doanh thu nhưng phải gồng gánh chi phí hàng tháng vài chục triệu, công ty của ông đứng trên bờ vực phá sản.

Môi giới bất lực, thế mà mỗi ngày ông đều nhận liên tục các cuộc gọi nhờ bán nhà, bán đất, từ những khách hàng bị “ngộp” lãi vay, sợ bị phát mãi tài sản…. Họ muốn giảm giá nhưng không dám đăng trên mạng, vì xấu hổ với bạn bè. Có mảnh đất họ đăng bán 400 nhưng nói với ông Trí là được 200 họ cũng bán. Chỉ vì khi đầu tư vào nhà đất, họ dùng kiểu “đòn bẩy tài chính”: Chẳng hạn thế chấp căn nhà vay được 3 tỷ, họ chia ra mua ba căn nhà và căn nào cũng thế chấp sổ để vay, hy vọng bán được nhanh thì xoay tiếp. Cuối cùng không bán được, hàng tháng họ phải trả lãi suất ngân hàng cho tất thảy… bốn căn!

Ông Trí nói trong tình cảnh như vậy, ông chấp nhận hạ mình, từ giám đốc xuống lề đường rao bán bất động sản, vì “seo” (sales) là phải tìm mọi cách bán hàng, miễn đừng vi phạm pháp luật. Tháng Chín 2022 ông vào Đồng Nai bày sổ hồng (chủ quyền nhà), sổ đỏ (chủ quyền đất) trên vỉa hè, thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Ông cũng bảo đem cả sổ vào chợ để bán, chợ nào ông cũng vào, vì quảng bá ở chợ dễ lan truyền hơn. Chỉ cần có người hỏi, ông liền đưa đường link TikTok, lập tức nhiều người follow và lan truyền. Mỗi tuần ông livestream một tiếng bán nhà, bán đất trên TikTok, cứ bật lên là có khách hỏi, như hồi ở chợ Long Hoa (tỉnh Tây Ninh), clip bán bất động sản của ông cuốn hút được 800,000 view.

Hí họa của Tuổi Trẻ Cười về thị trường bất động sản hiện nay

Một bà chủ khác là Thủy ở Bà Rịa – Vũng Tàu bị vướng nợ vay ngân hàng khi đầu tư mua một căn nhà to và ba miếng đất nhỏ. Sau khi bán mãi không được, sợ bị ngân hàng phát mãi thì mất trắng, bà tìm đến một TikToker “mát tay” chuyên bán bất động sản và giao cho người này sổ hồng và sổ đỏ. Cuối cùng căn nhà và ba miếng đất đã được bán với giá hòa vốn, bà nói đã là may lắm.

Bà Mến ở Sài Gòn cũng vay ngân hàng ôm trong tay hàng chục lô đất ở Bình Thuận, dù giảm giá 50% vẫn bị chôn vốn. Vì vay ngân hàng với lãi suất 10 – 11%/năm, phải trả hàng trăm triệu đồng mỗi tháng, thế là bà liều giao sổ đỏ cho người nổi tiếng trên mạng để họ livestream bán dùm, mua 500 bán 200-300; trị giá 12 tỷ ($508,798) chỉ bán 8.5 tỷ ($360,399), bán được miếng nào tốt miếng đó.

Trang batdongsan.com cho biết năm 2022 là năm thanh khoản bất động sản kém nhất trong 5 năm qua. Bước qua Tháng Giêng 2023, nhu cầu tìm mua bất động sản giảm 10% so cùng kỳ và giảm 81% so Tháng Mười Hai 2022. Bên cạnh đó, số lượt tìm kiếm đất nền lẻ giảm 56%, tìm kiếm đất dự án giảm 66%. Suy giảm mạnh nhất rơi vào đất nền lẻ và đất dự án ở xa trung tâm, thuộc các tỉnh. Cũng theo trang này thống kê, đến Tháng Ba 2023, các chủ đất phía Nam sẵn sàng bán thấp hơn 10 – 25% so với đầu năm; số nhà đầu tư ôm đất nền bán giảm lời chiếm 30%, bán hòa vốn chiếm 30%, chịu lỗ chiếm 40%. Kể cả bán hòa vốn cũng bị xem là lỗ trên dưới 10% một năm!

Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam nhận định phải đến cuối 2024 – đầu 2025, may ra thị trường bất động sản mới tan băng và vực dậy.

Bà Lương Đình Thúy Vân, Giám đốc điều hành công ty Mogin Holdings cho rằng vì giai đoạn 2016-2019 giá bất động sản đã tăng trưởng bạo phát, nên các năm 2022-2023 và có thể cả năm 2024, thị trường bất động sản sẽ suy yếu, giá bất động sản sẽ dần trở về giá trị thực. Bà dự đoán cho đến khi làn sóng giảm giá dừng hẳn, thanh khoản tốt hơn, thị trường có tăng trưởng ổn định thì may ra mới phục hồi.

Potcasts ngày 20 Tháng Ba 2023 của Vnexpress cũng kể vài nhà đầu tư cá nhân bị vỡ nợ bị đất nền giảm giá. Có người ở Quảng Ninh, có người ở Bình Phước, có người ở Bà Rịa-Vũng Tàu, có người ở Cần Thơ. Họ đều vay ngân hàng và vay nóng của tư nhân mua đất đầu năm 2022, lúc giá đất nền đang lên cơn sốt, sau đó chới với vì giảm giá 30%-40% vẫn không ai mua. Thảm cảnh nhất là ông Long ở Bà Rịa – Vũng Tàu, gồng lãi không nổi phải bỏ luôn tài sản, để ngân hàng và chủ nợ phát mãi, coi như mất trắng, đến căn nhà gia đình ông đang ở cũng bị cầm cố.

Còn ông Thảo Cần Thơ thì bị nợ dí quá phải bỏ quê chạy trốn, không dám sống cùng thân nhân. Vài tháng nay ông sống vất vưởng nhờ cơm chay từ thiện và thú nhận có lúc chỉ muốn tự kết liễu.

Ông Phạm Lâm, phó chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, nhà đầu tư Việt có hai nhầm lẫn: thứ nhất tưởng giá sốt ảo là giá thật; thứ hai vay nóng lãi suất cao để đầu tư.

Tiền Phong ngày 12 Tháng Ba 2023 dẫn số liệu từ công ty DKRA Group cho biết, trong hai tháng đầu năm, khu vực phía Nam chỉ có 117 nền đất mở bán từ 4 dự án. Giá bán thứ cấp giảm 10 – 23% so với cuối năm 2022, mức giảm phổ biến 100 triệu đồng – 1 tỷ đồng/nền ($4,239 – $42,399). Ở phân khúc căn hộ chung cư, nguồn cung mới sụt giảm, số lượng chỉ bằng 44% so với cùng kỳ, còn sức mua chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ 2022.

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2023, số công ty bất động sản hoàn tất thủ tục giải thể tăng 19.9% so với cùng kỳ, còn số tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng 57%. Như vậy trung bình mỗi ngày có khoảng 30 công ty bất động sản rút khỏi thị trường.

Trong một xã hội mà ai cũng muốn làm giàu nhanh bằng cách “cạp đất mà ăn”, với nhiều “tấm gương làm giàu từ đất” của các đại gia bất động sản….không có gì lạ khi xã hội này đang khủng hoảng trong vũng lầy của chính nó.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Thu Mar 23, 2023 5:33 pm

Tin, có một chữ “tin”

Tuấn Khanh
23 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ

Chuyện 4 nữ tiếp viên hàng không mắc sai lầm – theo như mô tả của báo chí nhà nước, và được thông hiểu oan khiên bởi cơ quan điều tra – tất cả nằm trong gọn trong một chữ, là “tin”.

Có tin vào lời khai, có tin vào suy đoán vô tội làm tiền đề, thì các nhân viên điều tra mặt lạnh lùng và đủ nghiệp vụ để xoay mọi chiều luận tội mới để mọi thứ đi qua. Nói trên báo Dân Việt ngày 22 Tháng Ba, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp) nhận định rằng những người đang bị điều tra, bị can, bị cáo “không có nghĩa vụ phải chứng minh mình vô tội, không có nghĩa vụ nhận tội, thậm chí không có nghĩa vụ phải đưa ra bằng chứng để chống lại mình”.

Nhưng mấu chốt, là tin. Vì nếu không tin, mọi thứ tìm thấy trong quá trình điều tra đều có thể được cho là dàn dựng sẵn, và lại càng đáng nghi ngờ hơn. Chỉ có duy nhất là tin, thì mới có thể đưa đến kết quả như vụ án 11kg ma túy mang về từ Pháp. Hơn nữa, mọi tường thuật của báo chí đều xoay quanh một tình huống là các bản khai của cả 4 nữ tiếp viên hàng không chính là điểm cốt yếu để cơ quan điều tra nhận biết.

Hình ảnh cho thấy một vụ trọng án, mà cả 4 nữ tiếp viên hàng không ngồi trong một căn phòng tạm, cùng nhau viết lời khai, giống như học sinh cấp hai vi phạm nội quy cùng viết kiểm điểm. Luật sư Hà Huy Sơn trong một status có tên là “Công lý có bị nhạo báng?” có đặt vấn đề với tấm ảnh lấy lời khai rất lạ đó, là “Các tiếp viên hàng không được ngồi chung bàn để viết tường trình thì có “thông cung”, nghiệp vụ đấu tranh với tội phạm ở đâu?”

Có thể tạm trả lời ngay, là những phụ nữ mang 11kg ma túy đó về nước không bị coi là tội phạm, họ không bị “đấu tranh”, và họ được tin vào những gì họ nói, và viết ra. Dĩ nhiên, bài viết này không nhằm để cố làm khó các cô gái của ngành hành không, mà mục đích là muốn đặt câu hỏi: niềm tin ấy, niềm tin và  tinh thần suy đoán vô tội của luật pháp tuyệt vời đó, công dân Việt Nam nào sẽ được hưởng?

Trong vụ án của tử tù Nguyễn Văn Chưởng, đến nay treo lơ lửng đã 16 năm, chứng cứ quan trọng nhất anh Chưởng ở cách nơi xảy ra án mạng đến 30 cây số, nhưng các công an điều tra viên vẫn có một niềm tin chắc chắn là Chưởng đã bằng cách nào đó xuyên không về gây án.

Niềm tin đó chắc chắn đến mức Chưởng bị đánh nhiều lần ép nhận tội. Thư viết bằng máu kêu oan lén gửi ra, Chưởng kể rằng anh bị “đánh bằng gậy gỗ rồi đạp, giật xiềng, xiết đạp xích, đấm, tát, lấy đầu gậy tre chọc thẳng vào giữa ngực để buộc nhận tội”. Chưởng nói thà chết chứ không chịu nhận điều mà anh không làm. Lúc đó, đánh mệt, các công an viên nói “Thế mày biết thằng nào giết người?”.

Rõ ràng, phải có một niềm tin vô cùng vững chắc, dù không có chứng cứ đủ, các điều tra viên mới muốn lấy cho được bản nhận tội bằng máu của một thanh niên. Bênh cạnh đó, dù biết rõ cách điều tra và thói quen lấy cung của phần lớn các điều tra viên, quý vị thẩm phán luôn nói không hề ngượng miệng rằng “không có chứng cứ nhục hình”.

Điều này đã từng được vỡ òa vào ngày 4 Tháng 2014, khi tử tù Huỳnh Văn Nén nói ông bị đánh đến mức quẩn trí và buộc phải ký nhận mình là kẻ giết người. Điều tra viên Cao Văn Hùng trơ trẽn lên giọng nói không có chuyện nhục hình, quan tòa cũng gật đầu không tin. Ông Nén đã phải cởi áo phơi bày những vết tích thương tật trên thân thể mình trước mọi người, thì mọi thứ mới được tỏ tường.

Ông Huỳnh Văn Nén cởi áo cho thấy vết nhục hình trước tòa (Thanh Niên)
Nguyên cớ mà ông Nén bị bắt cũng là kiểu rất đặc thù của luật pháp Việt Nam. Ngay sau lúc có vụ án giết người, ông Nén kể ông đi đến chủ tiệm tạp hóa xin mua chịu 20 ngàn rượu trắng về nhậu. Chủ quán bực mình nên hỏi là “uống gì mà uống hoài”. Ông Nén lúc đó nói vui là “uống để giải bớt tội lỗi”.

Chuyện đến tai công an, đêm đó ông Nén bị bắt vì trở thành nghi can. Điều kinh hoàng hơn là để ép cung, cả gia đình 9 người nhà vợ ông Nén đều bị bắt giam, nhục hình và không ai trong số đó được dịu dàng hưởng quyền suy đoán vô tội. Cũng là một chữ “tin”, nhưng cái ác được tin và có những niềm tin đồng thuận với cả cái ác.

Trong cuốn Hành trình minh oan cho tử tù Hàn Đức Long, được luật sư Ngô Ngọc Trai viết lại toàn bộ quá trình của vụ án, ông có viết “Liệu các nhà lãnh đạo tư pháp cấp cao có tin vào lời kêu oan của tử tù và luật sư, hay là tin vào đội ngũ cán bộ tư pháp dưới quyền?”.

Các cơ quan điều tra sau khi kết tội, tin đó là nấc thang thăng tiến của mình, và luôn chống lại các suy nghĩ ngược chiều hay minh oan, nên trong vụ án của Hàn Đức Long, việc tiến hành sao lục hồ sơ để làm rõ là một trong những điều khó khăn nhất.

Cả hai ông Nguyễn Thanh Chấn và Hàn Đức Long đều kêu khóc trước tòa, nói mình không phạm tội nhưng bị nhục hình quá sức chịu đựng mà phải tự viết ra giấy nhận tội. Thật kinh khủng với niềm tin lạnh lẽo của các thẩm phán, khi họ thấy những tờ giấy viết tay thú tội đó, đã không hề có chút nghi hoặc nào – và tin ngay lập tức.

Nhận định trong sách, luật sư Ngô Ngọc Trai viết “Ép người ta nói miệng thừa nhận là một chuyện, nhưng buộc người ta phải viết ra bằng tay những điều mình không làm, điều này cho thấy mức độ cưỡng bức khuất phục cao hơn hẳn, cũng tức là mức độ tra tấn nhục hình đã ở tầng nấc cấp độ mới”. Dĩ nhiên, những tử tù như ông Chấn và ông Long lúc đó, chỉ có một niềm tin trong nỗi đau đớn vô kể ấy, là cứ nhận tội đã, rồi tin mình sẽ được minh oan.

Thật khó mà nói hết và phân định được, ai ở vòng lao lý được “tin” và nhận được “quyền suy đoán vô tội” trên chính đất nước mà họ sống, làm việc và tin vào luật pháp được ban hành. Vụ án Hồ Duy Hải đã 15 năm chờ thi hành án tử hình, bất chấp các chứng cứ đều không có.

Công an tìm thấy vân tay của Hồ Duy Hải không trùng khớp với dấu vân tay thu giữ được ở hiện trường, nhưng tòa án vẫn tin rằng đó không phải là bằng chứng ngoại phạm. Thậm chí đến nay đã có 7 nhân chứng xác nhận thời điểm án mạng xảy ra, anh Hải đang có mặt tại một đám tang.

Ở vị trí Chánh án, ông Nguyễn Hòa Bình khi trơ mặt xác nhận các chứng cứ như dao, thớt… hoàn toàn là điều tra viên ra chợ mua về làm tang vật, mà vẫn khẳng định anh Hồ Duy Hải là kẻ thủ ác, thì chỉ có một điều duy nhất nơi ông ta có, là niềm tin. Nhưng khác với những niềm tin được nói kể trên, niềm tin của ông Nguyễn Hòa Bình nhân danh luật pháp nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đẫm nước mắt, nỗi đau của gia đình nạn nhân và sự bất tín của những người Việt Nam đang đăm đăm nhìn vào hệ thống tòa án.

Vậy thì, ai sẽ được tin, ai sẽ được quyền suy đoán vô tội trong một quốc gia được gọi là “phát triển đầy nhân văn” hôm nay? Chắc chắnđó  không thể là chuyện may rủi như trò xổ số, mà luật pháp ở bất kỳ quốc gia nào biết tôn trọng dân tộc của mình, bắt buộc phải thật sự là chỗ dựa, niềm hy vọng và niềm tin của con người. Khi nào thì quyền suy đoán vô tội là niềm tin được chia đều cho mỗi con người Việt Nam?

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Fri Mar 24, 2023 2:35 am

Việt Nam với nạn bạo hành trong gia đình, vai trò của thủ phạm, nạn nhân và công chúng

Người phụ nữ với đôi mắt bầm tím vì bạo lực gia đình - Ảnh minh hoạNGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Người phụ nữ với đôi mắt bầm tím vì bạo lực gia đình - Ảnh minh hoạ

Tác giả,Nguyễn Tường Linh
Vai trò,Gửi tới BBC từ New York, Hoa Kỳ

24.03.2023

Trong vài tuần qua, mạng xã hội Việt Nam lan truyền một bài viết của một phụ nữ 30 tuổi giãi bày những ký ức đau xót thời ấu thơ. Ở đó có bóng dáng một người mẹ nhẫn nhịn và bất lực, người cha hung bạo và mất kiểm soát, ẩn sau vẻ hào nhoáng của tiếng tăm.

Tôi cảm nhận rằng nạn nhân không chỉ phải sống lại ký ức đau đớn nhất trong đời để kể câu chuyện đó, ngôn từ bình thản của chị cũng cho thấy chị đang tiến những bước vững chắc trên hành trình chữa lành.

Bằng việc phân tích mổ xẻ bi kịch kéo dài 17 năm của gia đình mình, đồng thời xem cha mẹ cũng là nạn nhân, chị cũng muốn độc giả nhận diện rõ nét về bạo hành xuyên thế hệ và muốn vòng quay nghiệt ngã này dừng lại.

Tuy nhiên, phản ứng của cộng đồng mạng xã hội nói chung khiến tôi có phần thất vọng: dường như sự chú ý của nhiều người chỉ dừng ở việc truy vấn và luận tội. Đó là một cách hiểu khá nông cạn trước một vấn đề phức tạp. Thật ra, bạo hành là một phương trình mà thủ phạm, nạn nhân, công chúng đều là các biến số.

Ít ai để ý rằng trong hơn 6 ngàn lượt share bài viết này, có không ít người tuyên bố rằng mình từng là nạn nhân của bạo hành gia đình.

Để trẻ em VN không ngã vào hố sâu của nghèo đói, bất công

Vụ bé gái 8 tuổi bị hành hạ tử vong ở Bình Thạnh, liệu sẽ lại có án tử hình?

Võ sư đánh vợ nhập viện gây phẫn nộ

Thống kê mới nhất của UN Women cho thấy 2 trong 3 phụ nữ Việt Nam đã kết hôn đã phải hứng chịu bạo hành thân thể, tình dục, cảm xúc, tài chính hoặc bị thao túng, số nạn nhân bị bạo hành chưa thể lên tiếng được dự đoán là hơn 50%.

Báo cáo của The American Journal of Emergency Medicine cho thấy thống kê về các trường hợp bạo hành tăng 25-33% ở cấp độ toàn cầu tính từ thời điểm bắt đầu đại dịch COVID-19, như vậy Việt Nam có thể đối mặt với một con số cao hơn chúng ta có thể hình dung.

Những dữ liệu này cho thấy bạo hành không chỉ xảy ra trong một vài gia đình mà đang là một vấn nạn ở Việt Nam.

Số liệu này gợi lên một câu hỏi: tại sao bạo hành lại lan rộng đến quy mô này?

Sang chấn tâm lý xuyên thế hệ?
Giới nghiên cứu nay tin rằng psychological trauma (sang chấn tâm lý) đóng một vai trò quan trọng.

Tiến sĩ Gabor Maté cắt nghĩa sang chấn tâm lý không phải là những chuyện tồi tệ bên ngoài, mà là những gì diễn ra bên trong tâm trí bởi những chuyện tồi tệ đó, như một bàn tay vô hình lèo lái hành vi và thế giới quan của con người. Nó cũng nguyên nhân hình thành các bệnh tâm lý những rối loạn hậu sang chấn (PTSD).

Trong một nghiên cứu tâm lý về những người Do Thái tị nạn, các nhà khoa học nhận diện một vài nạn nhân gặp khó khăn trong quản lý cảm xúc. Một số khác trở nên tức giận quá mức trước sự yếu đuối của người thân. Một số bao bọc con cái một cách thái quá. Số khác thì lại thờ ơ, lãnh đạm trước những vấn đề hệ trọng của gia đình.

Khi nghiên cứu tâm lý những đứa con, dù chúng được sinh ra khi cơn ác mộng đã lùi xa, các nhà khoa học ghi nhận hàng loạt hành vi mang tính kiểm soát, nỗi ám ảnh với những ký ức đau xót của cha mẹ, và cả tính phụ thuộc do thiếu trưởng thành (immature dependency) ở những đứa con được bao bọc thái quá.

Tất cả những biểu hiện này là hậu quả của sang chấn xuyên thế hệ. Sang chấn không chỉ tước đoạt tính tự chủ, làm rối loạn cảm xúc – hành vi của các nạn nhân trực tiếp mà còn tạo ra các sang chấn thứ phát ở các nạn nhân gián tiếp. (Cụm từ “xuyên thế hệ” do tôi thêm vào để giải thích sự ảnh hưởng đáng kể lên các thế hệ kế tiếp.)

Cũng giống như các cựu binh Mỹ và Pháp đi qua chiến tranh Đông Dương, sang chấn của nhiều người Việt Nam ngày nay được xem xét là do hậu quả của chiến tranh. Thế nhưng thế hệ cha mẹ tôi (7x) và tôi (2xx), chúng tôi chưa bao giờ phải ra chiến trường, chưa chứng kiến bom rơi đạn nổ mà các rối nhiễu tâm lý xem ra không hề vơi đi.

Nhìn vào một số gia đình ở Việt Nam, tôi đã chứng kiến nhiều cha mẹ có những hành vi được miêu tả trong nghiên cứu trên.

Nhiều trường hợp mà sự tức giận biến thành đòn roi, sự kiểm soát trở thành thao túng, thái độ vô cảm trở thành sự bỏ mặc, và các hành vi này đều nằm trong nội nghĩa của khái niệm bạo hành. Tôi cũng thấy nhiều người lớn lên trong bạo hành đã tái hiện chính những cơn ác mộng đó lên con cái mình.

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Nạn nhân bị kẹt trong môi trường độc hại, không ai giúp
Thống kê cho biết chỉ 1 trong 10 nạn nhân tìm sự giúp đỡ từ người thân. Một người bạn vong niên của tôi chia sẻ những ký ức đớn đau của 25 năm trước, khi bà ôm con trai nhỏ lên tàu Bắc Nam, chạy trốn khỏi người chồng vũ phu. (Ông này từng có những trải nghiệm tồi tệ trong trại tập trung sau chuyến vượt biên).

Khi bà ấy kể chuyện bị chồng bạo hành, cả hai bên nội ngoại của bà đều có chung một kiểu phản ứng. Họ hỏi: “Cô đã làm gì để đến nông nỗi ấy?”

Vì thiếu hiểu biết, những người thân này đã cô lập người phụ nữ đang là nạn nhân của bạo hành khỏi sự hỗ trợ mà bà và con bà xứng đáng được nhận. Đáng tiếc rằng đây là điều mà rất nhiều nạn nhân bị bạo hành gia đình từng hứng chịu khi tìm kiếm sự giúp đỡ, và tình hình chưa thay đổi gì so với ¼ thế kỷ trước.

Đa số vẫn xem đó là chuyện nội bộ của mỗi gia đình. Dư luận chỉ bắt đầu tỏ ra quan tâm khi có người nổi tiếng là thủ phạm hay nạn nhân. Nhiều câu hỏi được đặt ra chỉ để thỏa mãn sự hiếu kỳ, việc chúng có làm tổn thương nạn nhân hay không dường như chưa được tính đến.

Trong khoảng thời gian thực hành hỗ trợ tâm lý các bạn sinh viên và học sinh phổ thông, tôi được xác tín rằng việc cật vấn nạn nhân là điều không được khuyến khích. Điều nên làm là cho nạn nhân cơ hội giãi bày, còn chúng ta thì lắng nghe, ghi nhận mà không phán xét hay luận tội.

Việc đặt quá nhiều câu hỏi cật vất về tính xác thực của thông tin, bất chấp nạn nhân có bị tổn thương hay không, cũng nói lên rằng người ta muốn tin đó là tố cáo giả hơn. Nhưng thống kê về tố cáo bạo lực tình dục trên toàn thế giới, tố cáo sai chỉ chiếm 2-10% và các nhà nghiên cứu còn nhận định con số về bao cáo sai thường bị thổi phồng.

Với nền tảng văn hóa trọng nam khinh nữ, lối suy nghĩ cũ kỹ “thương cho roi cho vọt”, “đẹp khoe xấu che”, “vợ chồng đóng cửa bảo nhau”, “xấu chàng hổ ai”, … thì số nạn nhân chưa thể cất tiếng ở Việt Nam chắc chắn còn cao hơn.

Thực tế mà chúng ta phải đối mặt là đã cùng nhau tạo ra một môi trường độc hại, để bạo hành gia đình tiếp tục được dung dưỡng, và nhiều thủ phạm vẫn chưa phải đối mặt với bất kỳ một hình phạt nào thích đáng. Trong hai năm qua tại Việt Nam, số vụ việc bạo hành gia đình được đưa ra công luận khá ít, nhưng hậu quả đều vô cùng nghiêm trọng: Có 1 phụ nữ bị đánh đập đến thương tật, 2 phụ nữ đã chết và ít nhất 4 em nhỏ đã qua đời vì đòn roi của người lớn, ở các độ tuổi: 8, 6, 3 tuổi và nhỏ nhất là 17 tháng.

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Giải độc môi trường tâm lý và lên án các nhân vật nổi tiếng
Ở Mỹ, nhiều hãng phim và cá nhân từ chối hợp tác với Kevin Spacey, một trong những diễn viên gạo cội của Hollywood sau khi ông ta bị tố cáo lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên.

Trên mạng xã hội của Việt Nam gần đây, tôi cũng bắt gặp một vài nghệ sĩ, giám tuyển lên án bạo hành gia đình và tuyên bố ngưng hợp tác với nghệ sĩ, giám tuyển bị tố cáo nọ, cho đến khi vụ việc được làm sáng tỏ. Tôi cho đó là những động thái tích cực.

Nhưng giải pháp căn cơ là phòng chống bạo lực gia đình qua giáo dục. Qua tìm hiểu của tôi, nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ em chứng kiến bạo hành gia đình có xu hướng sao chép và lặp lại hành vi bạo lực trong tương lai.

Trong những năm qua, Việt Nam có rất nhiều bước tiến về khoa học kỹ thuật, kinh tế đồng thời cũng là một quốc gia đề cao giáo dục với hơn 1,4 tỉ USD hàng năm dành cho du học, theo một số số liệu báo chí công bố.

Cho dù đầu tư rất nhiều cho con cái, dường như ít cha mẹ nhận ra sai lệch trong quan niệm “thương cho roi cho vọt” truyền đời. Bên cạnh việc để lại hàng loạt chấn thương tâm lý, lối giáo dục này dạy cho trẻ em khiếp hãi bạo lực và chấp nhận bạo lực như một giải pháp phù hợp.

Với các nạn nhân, mặc dù đa số từ chối tiếp tục vòng tròn bạo lực, nhưng quá trình chữa lành đồng thời nâng cao sức khỏe tâm lý là một con đường gian nan với nhiều vật cản như tài chính, thời gian. Điều trị tâm lý luôn gắn chi phí cao và trên hết là một nỗi sợ bị dán nhãn “thần kinh”, “tâm thần”.

Một số liệu pháp tâm lý nhẹ nhàng hơn được sinh ra để gỡ bỏ rào cản này như các workshop hay các buổi thảo luận về những chủ đề liên quan. Các chuyên gia trong ngành cũng lưu ý hãy xem đó là một sự hỗ trợ thay vì giải pháp.

Tôi không phủ nhận sang chấn tâm lý sẽ để lại nhiều vết thương sâu cho các nạn nhân từng hứng chịu bạo hành. Nhưng tin tôi rằng tiêu chí “không tổn hại người khác” và “giúp bản thân đạt một sức khỏe tối thiểu” là những cột mốc khả thi cho mỗi cá nhân trên hành trình chữa lành.

Tuy nhiên, cũng không thể quy toàn bộ trách nhiệm cho sang chấn là nhân tố phát sinh bạo hành Một nghiên cứu khác ở Anh cũng cho thấy thực chất đa số nạn nhân có sang chấn tâm lý không có hành vi bạo lực trong tương lai.

Vì vậy, mặc dù hậu quả của chiến tranh rất nặng nề, và sang chấn có thể xuyên thế hệ, chúng ta vẫn có thể đấu tranh cho một thế giới mà sang chấn không định đoạn hành vi hay khiến chúng ta làm đau người kế bên.

Bài thể hiện quan điểm riêng của Nguyễn Tường Linh, sinh viên ngành Tâm Lý học, Đại học Niagara, New York, Hoa Kỳ

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by LDN Fri Mar 24, 2023 2:17 pm

Mặt bằng cho thuê ế ẩm ở khu vực trung tâm Sài Gòn

An Vui
24 tháng 3, 2023

Saigon Nhỏ

Các mặt bằng đều dán chi chít thông tin cho thuê. Nhiều cửa hàng đã đóng cửa suốt 3-4 năm qua nhưng vẫn chưa tìm được chủ – Ảnh: Dân Việt

Cửa đóng, then cài, dán chồng nhiều bảng cho thuê nhà… là tình trạng chung của nhiều cửa hàng ở khu trung tâm quận 1 và quận 3, Sài Gòn trong thời điểm hiện nay.

Phóng sự ảnh của Dân Việt trong hai ngày 23 – 24 Tháng Ba 2023 cho thấy sự ảm đạm của thị trường cho thuê mặt bằng tại nhiều đường phố đắt đỏ bậc nhất ở Sài Gòn.

Đường Lê Lợi chạy dài từ phố đi bộ Nguyễn Huệ đến chợ Bến Thành có chiều dài chỉ khoảng 984 feet (300 mét), là tuyến đường đắt đỏ bậc nhất ở Sài Gòn. Hiện nay, số nhà đóng cửa treo bảng cho thuê mặt bằng trên con đường này chiếm tỷ lệ cao nhất so với các con đường khác ở trung tâm Sài Gòn.

Mặc dù rào chắn thi công tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên đã được tháo bỏ trước Tết Nguyên Đán, đồng thời du khách đã bắt đầu gia tăng trên phố, nhưng hiện thời trên con đường này vẫn có hơn 20 mặt bằng đóng cửa im ỉm với chi chít bảng thông tin cho thuê, sang nhượng v.v.. trong suốt 3-4 năm qua nhưng vẫn chưa tìm được chủ. Thậm chí, một số khách thuê tiếp tục rời đi khi hết hợp đồng khiến bức tranh chung về cho thuê mặt bằng tại khu vực này càng trở nên xám xịt.

Một mặt bằng có hai mặt tiền, nằm cạnh chợ Bến Thành, hướng ra vòng xoay Quách Thị Trang, vị trí đắc địa, thế nhưng cũng không có khách thuê – Ảnh Dân Việt

Hầu hết mặt bằng trên đường Lê Lợi đều thuộc những căn chung cư cũ, nằm liền kề nhau. Việc tháo bỏ rào chắn thi công tuyến metro giúp các mặt bằng này sáng sủa hơn. Bà Thanh Thủy, người dân sống tại khu vực này, cho biết khu vực này đã ế ẩm từ nhiều năm trước do vướng rào chắn thi công metro, tuy nhiên hơn ba tháng nay, các rào chắn đã được gỡ bỏ vẫn không có người tới thuê.

Trên con đường này, hiện có một dãy mặt bằng gồm 6-7 căn liền kề đang đóng cửa, lúc trước từng là các cửa hàng kinh doanh đồ lưu niệm, quần áo thêu tay…. để phục vụ du khách ngoại quốc.

Đáng chú ý là các mặt bằng này nằm đối diện Trung tâm thương mại Saigon Centre và Takashimaya đang hoạt động nhộn nhịp. Trên một con đường, một bên nhộn nhịp, một bên lặng lẽ như tờ, cửa đóng then cài… trông thật đối nghịch.

Hiện chỉ có vài mặt bằng nhỏ đang mở quán cà phê, quán ăn nhưng nằm lọt thỏm trong một loạt mặt bằng bị bỏ trống. Theo quan sát của phóng viên Dân Việt, lượng khách ra vào các quán này chỉ lác đác, kể cả vào giờ cao điểm là chiều tối.

Không xa đường Lê Lợi là các trục đường Lý Tự Trọng, Lê Thánh Tôn, Nguyễn Huệ, Đồng Khởi mấy năm qua cũng có nhiều mặt bằng bỏ trống, chưa kiếm được khách thuê.

Trong khi bên kia đường – trung tâm thương mại Saigon Centre và Takashimaya nhộn nhịp sầm uất thì phía đối diện, các mặt bằng cửa đóng then cài trông thật ảm đạm – Ảnh: Dân Việt

Hầu hết các mặt bằng trên đường Đồng Khởi, Lý Tự Trọng, Lê Thánh Tôn, Nguyễn Thiệp, Đông Du…. thuộc quận 1 lúc trước đều kinh doanh  hàng thời trang, đồ lưu niệm hoặc nhà hàng nhưng đến nay, tỷ lệ lấp đầy mặt bằng cho thuê tại các tuyến đường này vẫn thấp. Ông Hoài An, quản lý một nhà hàng trên đường Lý Tự Trọng, cho hay giờ ông chuyển sang bán online vì khách ít ghé quán như thời trước dịch, mặt khác, giá thuê bây giờ cũng cao như hồi chưa dịch, mở bán không đủ chi phí.  Nhiều cửa hàng quần áo, phụ kiện thời trang trên con đường này cũng ngưng hợp đồng thuê, chuyển sang bán online để giảm chi phí.

Một nhà hàng Nhật Bản cách cửa Nam chợ Bến Thành không xa (đường Lê Thánh Tôn) đang cửa đóng then cài với chi chít số điện thoại liên lạc. Đây là một trong những mặt bằng vừa mới bị trả thuộc khu vực này.

Không chỉ các doanh nghiệp nhỏ mà một số thương hiệu lớn cũng đã “bỏ của chạy lấy người” sau hai năm kinh doanh khó khăn vì Covid-19. Các doanh nghiệp cho biết họ buộc phải đóng các mặt bằng có giá thuê cao, tìm chỗ khác rẻ hơn để tối ưu hóa doanh thu, lợi nhuận trong bối cảnh kinh tế khó khăn.

Thường ra trung tâm quận 1 chơi vào mỗi cuối tuần thời gian trước khi đại dịch ập đến, nay sau dịch trở lại tôi không còn tìm thấy nhiều cửa hàng yêu thích như trước. Tất cả đã biến mất không để lại dấu tích. Có hôm đứng tần ngần trước một cửa hàng bán đồ thủ công mỹ nghệ, phụ kiện và thời trang… của đôi vợ chồng người Nhật tổ chức sản xuất ở Sài Gòn, tôi bần thần tự hỏi: Người chủ cửa hàng quen thuộc dễ mến đó giờ lưu lạc nơi đâu?

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 32 of 38 Previous  1 ... 17 ... 31, 32, 33 ... 38  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum